Tuesday, September 30, 2014

Chào ngày mới 1 tháng 10


Helmut Kohl 1997.jpg
CNM365 Chào ngày mới 1 tháng 10. Wikipedia Ngày này năm xưa.  Ngày quốc tế người cao tuổi; ngày quốc khánh Trung Quốc (1949); ngày độc lập tại Síp (1960), Nigeria (1960), Palau (1994), Tuvalu (1978); ngày thống nhất tại Cameroon (1961).  Năm 331 TCNAlexandros Đại đế của Macedon đánh bại Darius III của Achaemenes tại trận Gaugamela, sau được tôn làm “Vua của châu Á”. Năm 1367 – Tướng Từ Đạt của Chu Nguyên Chương chiếm được thành Bình Giang, bắt giữ Ngô vương Trương Sĩ Thành. Năm 1947 – Chiến đấu cơ North American F-86 Sabre tiến hành chuyến bay đầu tiên .Năm 1982Helmut Kohl (hình) nhậm chức Thủ tướng Cộng hòa Liên bang Đức, ông liên tục giữ chức vụ này trong 16 năm và là thủ tướng đầu tiên của nước Đức tái thống nhất.

Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(đổi hướng từ Trung Quốc)
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
中华人民共和国 (tiếng Trung)
中華人民共和國 (Chữ Hán phồn thể)
Flag of the People's Republic of China.svg National Emblem of the People's Republic of China.svg
Quốc kỳ Huy hiệu
Vị trí của Trung Quốc
Quốc ca
Nghĩa dũng quân tiến hành khúc (义勇军进行曲)
Trình đơn
0:00
Hành chính
Chính phủ Cộng sản một đảng
Tổng Bí thư Tập Cận Bình
Chủ tịch nước Tập Cận Bình
Thủ tướng Quốc Vụ Viện Lý Khắc Cường
Uỷ viên trưởng UBTV ĐHĐBNDTQ Trương Đức Giang
Chủ tịch Chính hiệp Du Chính Thanh
Ngôn ngữ chính thức Tiếng Trung¹
Thủ đô Bắc Kinh
36°55′B, 116°23′Đ
Thành phố lớn nhất Thượng Hải
Địa lý
Diện tích 9.596.960 km² (hạng 4)
Diện tích nước 2,8% %
Múi giờ UTC+8
Lịch sử
Ngày 1 tháng 10, 1949 Tuyên bố
Dân số (2012) 1.343.239.923[1] người
Mật độ 139,6 người/km² (hạng 71)
Kinh tế
GDP (PPP) (2013) Tổng số: 14.9614 tỷ Đô la Mỹ (hạng 2)
Bình quân đầu người: 10.253 đô la Mỹ (hạng 92)
GDP (danh nghĩa) (2013) Tổng số: 9.3253 tỉ Đô la Mỹ (hạng 2)
Bình quân đầu người: 6.853 Đô la Mỹ (hạng 83)
HDI (2012) 0,699 trung bình (hạng 101)
Đơn vị tiền tệ Nhân dân tệ (CNY)
Thông tin khác
Tên miền Internet .cn ² .中國, .中国
¹ Tiếng Phổ Thông là chuẩn chính thức về ngôn ngữ nói, ngoại trừ Hồng KôngMa Cao nói tiếng Quảng Đông. Tiếng Hoa cũng là ngôn ngữ chính thức bên cạnh tiếng Anh ở Hồng Kông và tiếng Bồ Đào Nha ở Ma Cao. Ở một số vùng thiểu số, tiếng Hoa ở mức độ nào đấy cùng là ngôn ngữ chính thức bên cạnh nhiều ngôn ngữ địa phương như tiếng Duy Ngô Nhĩ, Mông Cổ, và Tây Tạng.
² Chỉ tính Trung Quốc lục địa, không tính Hồng Kông, Ma Cao, và Đài Loan.
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (giản thể: 中华人民共和国, phồn thể: 中華人民共和國; bính âm: Zhōnghuá Rénmín Gònghéguó, ; Hán-Việt: Trung Hoa Nhân dân Cộng hòa quốc) được gọi tắt là Trung Quốc (中国). Ngoài ra người Việt hải ngoại còn dùng danh từ Trung Cộng tức Trung Hoa Cộng sản gọi rút ngắn. Đây là một quốc gia ở khu vực Đông Bắc Á. Đây là nước đông dân nhất trên thế giới với hơn 1,3 tỷ người, phần nhiều thuộc sắc tộc Hán. Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo dưới chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa một đảng [2]. Các đơn vị hành chính của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa gồm 22 tỉnh, năm khu tự trị, bốn thành phố trực thuộc trung ương (Bắc Kinh, Thiên Tân, Thượng Hải, Trùng Khánh) và hai đặc khu hành chính[3] (Hồng KôngMa Cao). Ngoài ra Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cũng tuyên bố Đài Loan, hiện do Trung Hoa Dân Quốc kiểm soát là tỉnh thứ 23 của mình. Thủ đô của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là Bắc Kinh.
Với diện tích 9.6 triệu km², Cộng hòa nhân dân Trung Hoa là quốc gia lớn thứ ba hoặc thứ tư thế giới về tổng diện tích[4] và lớn thứ hai về diện tích đất.[5]. Đây là quốc gia có địa hình đa dạng với cao nguyên và sa mạc ở khu vực phía bắc gần Mông CổSiberi của Nga, rừng cận nhiệt đới ở miền nam gần Việt Nam, Lào, Myanma. Địa hình ở phía tây gồ ghề với các dãy núi cao HimalayaThiên Sơn hình thành biên giới tự nhiên với Ấn Độ và các quốc gia thuộc khu vực Trung Á. Ngược lại, phía đông là vùng đồng bằng thấp và có 14.500 km chiều dài bờ biển. Các biển tiếp giáp với Trung Quốc là Bột Hải, Hoàng Hải, biển Hoa Đôngbiển Đông.
Nền văn minh Trung Hoa cổ đại - là một trong những nền văn minh lâu đời nhất thế giới - phát triển rực rỡ trên lưu vực sông Hoàng Hà chảy qua Đồng bằng Hoa Bắc[6]. Trong hơn 4000 năm, hệ thống chính trị Trung Quốc dựa trên chế độ phong kiến quân chủ chuyên chế cha truyền con nối. Triều đại đầu tiên là Nhà Hạ (khoảng năm 2000 trước CN) và sau đó Nhà Tần thống nhất Trung Quốc năm 221 trước CN. Triều đại cuối cùng là Nhà Thanh kết thúc năm 1911 sau thắng lợi của cuộc cách mạng tư sản Tân Hợi với sự thành lập của Nhà nước Trung Hoa Dân Quốc được lãnh đạo bởi Quốc Dân Đảng. Nửa đầu của thế kỷ 20 chứng kiến Trung Quốc chìm trong cuộc chiến tranh chống Nhật Bản xâm lược và cuộc nội chiến phân chia quốc gia theo hai đảng phái chính trị - Quốc Dân Đảng và Đảng Cộng Sản. Cuộc chiến chấm dứt năm 1949 sau khi Đảng Cộng Sản Trung Quốc giành chiến thắng và thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ở đại lục. Chính quyền Trung Hoa Dân Quốc phải rút ra đảo Đài Loan với chủ quyền giới hạn gồm Đài Loan và vài hòn đảo ngoài khơi. Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa liên tục đòi chủ quyền lãnh thổ đối với Đài Loan (cùng với quần đảo Bành Hồ, Kim Môn và quần đảo Mã Tổ), hiện do chính quyền Trung Hoa Dân Quốc quản lý. Thuật ngữ "Trung Quốc Đại lục" hay "Hoa Lục" thường dùng để chỉ lãnh thổ dưới sự quản lý của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (thường không tính hai đặc khu hành chính Hồng KôngMa Cao).
Từ khi tiến hành đổi mới kinh tế năm 1978, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã trở thành nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới,[7] với tốc độ phát triển thần kỳ trung bình 10% trong vòng ba thập kỷ liên tiếp và trở thành quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới cũng như là quốc gia nhập khẩu đứng thứ hai thế giới.
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là một cường quốc và là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới theo GDP danh nghĩa (thứ hai theo PPP) và là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, cũng như thành viên của các tổ chức quốc tế như WTO, APEC, G-20Tổ chức Hợp tác Thượng Hải. Trung Quốc là quốc gia được công nhận có sở hữu vũ khí hạt nhân và là quốc gia có quân đội chính quy lớn nhất thế giới. Trung Quốc được nhiều học giả[8], nhà phân tích quân sự[9], nhà phân tích kinh tế[10] đánh giá là một siêu cường tiềm năng.

Lịch sử

Sau khi Thế chiến thứ hai kết thúc năm 1945, nội chiến xảy ra giữa Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc Quốc dân đảngĐảng Cộng sản Trung Quốc và chấm dứt vào năm 1949 với kết quả là Quốc Dân đảng thua trận dẫn đến mất toàn bộ đại lục Trung Quốc (cả đảo Hải Nam) vào tay phe Cộng sản, chỉ còn quản lý Đài Loan cùng một số đảo ngoài khơi xa của tỉnh Phúc Kiến. Ngày 1 tháng 10 năm 1949, tại Bắc Kinh, Mao Trạch Đông tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa theo thể chế nhà nước cộng sản tại đại lục. Dưới thời Mao Trạch Đông, chủ quyền và tính thống nhất của Trung Quốc lần đầu tiên sau hàng thập kỷ đã được bảo đảm, và đã có sự phát triển về mặt cơ sở hạ tầng, công nghiệp, y tế, và giáo dục.Tất cả điều này đã giúp nâng cao tiêu chuẩn dân sinh cho đại bộ phận người dân Trung Quốc. Họ cũng tin tưởng rằng những phong trào như Đại nhảy vọtCách mạng văn hóa vô sản đã tác động tích cực đến sự phát triển của Trung Quốc và làm trong sạch nền văn hóa.
Tuy nhiên vào thời kỳ đầu Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã có một số sai lầm như Đại nhảy vọt, Cách mạng Văn hóa vô sản và Trăm hoa đua nở, gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế, đồng thời phá hoại nghiêm trọng di sản văn hóa Trung Hoa. Đặc biệt từ khi có phong trào Đại nhảy vọt đã xảy ra một nạn đói khủng khiếp ở Trung Quốc. Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc đã bầu Lưu Thiếu Kỳ làm Chủ tịch nước, khởi xướng cải cách kinh tế.

Địa lý

Bài chi tiết: Địa lý Trung Quốc
Địa lý Trung Quốc
Lượng mưa trung bình hằng năm tại Trung Quốc
Hiện nay, Trung Quốc có đường biên giới giáp 14 quốc gia khác ở châu Á. phía bắc giáp Mông Cổ, Nga; phía tây giáp Afghanistan, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan; phía nam giáp Nepal, Bhutan, Myanma, Ấn Độ, Lào, Việt Nambiển Đông; phía đông giáp Bắc Triều TiênBiển Hoa Đông. Hiện nay, có thể coi rằng Trung Quốc là nước có đường biên giới tương đối dài trên thế giới. Ngày 12 tháng 1 năm 2011, Quốc hội Tajikistan đã bỏ phiếu đồng ý trao 1,000 km vuông (386,1 dặm vuông) lãnh thổ cho Trung Quốc, chấm dứt cuộc tranh chấp kéo dài nhiều thế kỷ giữa hai nước.[11]
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là nước lớn thứ tư trên thế giới và có rất nhiều dạng khí hậu và địa dư khác nhau. phía đông, dọc theo bờ biển Hoàng HảiĐông Hải là các bình nguyên phù sa với mật độ dân cư rất dày đặc; dọc theo bờ Biển Đông (Trung Quốc gọi là Nam Hải) có nhiều núi non và miền nam đặc trưng bởi đồi và các dãy núi thấp. Trong vùng trung tâm của phía đông là các châu thổ của hai con sông chính Hoàng HàTrường Giang. Những con sông lớn khác gồm có Tây Giang, Lan Thương Giang (Mê Công), BrahmaputraHắc Long Giang.
Phía tây phần lớn là các dãy núi, đáng lưu ý nhất là dãy Hy Mã Lạp Sơn với đỉnh cao nhất của Trung Hoa cũng như của thế giới là đỉnh Everest, và các cao nguyên ở vị trí cao mà có đặc tính khô cằn của sa mạc như TaklamakanGobi. Do hạn hán kéo dài và có lẽ kỹ thuật canh tác nông nghiệp nghèo nàn, các cơn bão cát thường xuyên xảy ra vào mùa xuân ở Trung Quốc. Theo cơ quan Bảo vệ môi trường Trung Quốc, sa mạc Gobi đang mở rộng và trở thành khởi nguồn của những cơn bão cát ảnh hưởng đến Trung Quốc và các khu vực khác ở Đông Bắc Á như Đài Loan, Triều TiênNhật. Cát bụi từ đồng bằng phía bắc Trung Quốc còn tìm thấy ở Bờ Tây nước Mỹ. Việc vứt chất thải sinh hoạt cũng như chất thải công nghiệp bừa bãi vào các con sông, việc sử dụng tài nguyên nước không hiệu quả cho tưới tiêu và tiêu dùng, việc xây dựng nhiều đập chứa nước, cũng như vấn đề xói mòn đất đai đang trở thành mối lo ngại trong quan hệ giữa Trung Quốc với các nước láng giềng.

Chính trị

Mao Trạch Đông tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1949 tại Quảng trường Thiên An Môn
Theo thuật ngữ kỹ thuật của khoa học chính trị, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được nhiều người coi là một nhà nước cộng sản (xã hội chủ nghĩa) trong gần như suốt thế kỷ thứ 20, thế nhưng nhiều nhà khoa học chính trị lại không coi đơn giản như vậy. Mọi cố gắng để lột tả một cách đơn giản bản chất của cấu trúc chính trị của Trung Quốc đều không đạt được kết quả. Chế độ này có nhiều cách miêu tả với tính chất như độc tài, cộng sản, hay xã hội chủ nghĩa, hay thậm chí bằng kết hợp của các tính chất trên. Còn một số người cộng sản thiên tả thì gọi nó là tư bản nhà nước.
Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo. Trong khi có một vài xu hướng cho tự do chính trị, ở chỗ các cuộc bầu cử được tiến hành ở cấp làng xã và các cơ quan lập pháp đôi khi còn quyết đoán và Đảng vẫn giữ kiểm soát trong việc chỉ định các các chức vụ trong chính quyền. Trong khi đó, nhà nước dùng các phương pháp độc quyền để ứng xử với các thách thức đối với sự thống trị của nó, đồng thời, lại tìm cách hạn chế những bất đồng (chính kiến) bằng cách nâng cao nền kinh tế, cho phép người dân biểu lộ những bất bình, và có các đối đãi khoan dung với những người biểu thị sự bất đồng, nếu như họ được chính quyền tin là không có các tổ chức đứng sau.
Các phương tiện truyền thông dần dà chủ động tăng cường việc công khai hóa các vấn đề xã hội, tệ nạn tham nhũng, và sự thiếu hiệu quả của chính quyền cấp dưới. Đảng cũng đã không thành công lắm trong việc kiểm soát thông tin, và trong nhiều trường hợp phải thay đổi chính sách cho phù hợp với những phản ứng của quần chúng. Mặc dù sự chống đối có tổ chức không được dung tha, các cuộc biểu tình liên quan đến các vấn đề ở cấp địa phương diễn ra ngày càng phổ biến và được chấp nhận. Hiện chưa có thông tin rõ ràng về mức độ ủng hộ của dân chúng đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc, vì chưa có tuyển cử quốc gia đúng nghĩa, cũng như các đối thoại riêng tư, các tin đồn thường thể hiện những quan điểm mâu thuẫn. Nhiều người hài lòng về vai trò của chính quyền trong việc giữ ổn định xã hội tạo tiền đề cho tăng trưởng kinh tế liên tục. Những lo ngại chính trị tại Trung Quốc hiện bao gồm khoảng cách giàu và nghèo ngày càng lớn, và ngày càng nhiều bất đồng đối với sự lan tràn của tham nhũng trong giới lãnh đạo và cán bộ, quan chức các cấp.
Tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa hiện còn có một số đảng phái khác, mặc dù chúng thường được coi như gắn với hoặc như một bộ phận trong Đảng Cộng sản Trung Quốc. Đảng Cộng sản Trung Quốc phối hợp với các đảng này thông qua một hội nghị hiệp thương đặc biệt, gọi là Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc do Đảng này lãnh đạo. Mặc dù vậy, hiệu quả các đảng phái này trong chính quyền còn rất yếu. Với vai trò cố vấn không có quyền lực, Hội nghị Hiệp thương Chính trị giống như một con mắt bên ngoài, mặc dù có các viên chức của hội đồng này hầu hết là nằm trong các bộ ngành của chính quyền.

Quan hệ ngoại giao

Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có quan hệ ngoại giao với hầu hết các nước trên thế giới, và yêu cầu công nhận Đài Loan là một phần không thể tách khỏi của nước này cũng như không có quan hệ chính thức với Trung Hoa Dân Quốc là điều kiện tiên quyết để thiết lập quan hệ ngoại giao với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Chính quyền Trung Quốc cũng cực lực phản đối các chuyến công du nước ngoài của những lãnh đạo chính trị Đài Loan như Lý Đăng HuyTrần Thủy Biển, cũng như Đạt-lai Lạt-ma thứ 14.
Từ 1971, trong giai đoạn chuẩn bị cho Chuyến thăm Trung Hoa của Richard Nixon năm 1972, phía Mỹ đã ủng hộ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thay thế Trung Hoa Dân Quốc trong vai trò đại diện duy nhất của nước "Trung Quốc" tại Liên Hiệp Quốc và trở thành một trong năm thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. (Xem Trung Hoa và Liên Hiệp Quốc).
Đã có một thời gian Trung Quốc có quan hệ thân thiện với Phong trào không liên kết, và hiện tại chỉ ở vị trí quan sát viên. Phần lớn các chính sách ngoại giao của Trung Quốc hiện nay dựa trên khái niệm Sự trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc.
Quan hệ Hoa-Mỹ đã gặp trở ngại nhiều lần trong một vài thập niên. Sau chiến thắng của phe Cộng sản trên toàn bộ Hoa lục năm 1949, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa mới được thành lập không mấy thân thiện với Mỹ. Mao Trạch Đông trong tháng 6/1946 đã ra lệnh thực hiện chiến dịch bài Mỹ. Lực lượng của Mao đã sách nhiễu người Mỹ ở Trung Quốc. Một nhà ngoại giao Mỹ đã bị cảnh sát của Mao ở Thượng Hải đánh đập. Tổng lãnh sự Mỹ ở Thẩm Dương cũng bị quản thúc trong một năm liền và tháng 10/1950 khi Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc can thiệp vào Chiến tranh Triều Tiên, giúp Quân đội nhân dân Triều Tiên chống lại các lực lượng quân đội của Liên Hợp Quốc do Mỹ đứng đầu khi lực lượng này đang cố gắng đẩy lui cuộc tấn công Hàn Quốc của quân Bắc Triều Tiên do Kim Nhật Thành chỉ huy thì quan hệ ngoại giao giữa 2 nước chấm dứt. Năm 1972, quan hệ này mới được khôi phục sau Chuyến thăm Trung Hoa của Richard Nixon
Tháng 5 năm 1999, một máy bay tàng hình B-2 đã thả ba trái bom loại 900 kg, có vệ tinh nhân tạo hướng dẫn, vào ngay đại sứ quán của Trung Quốc ở Belgrade trong thời gian chiến tranh Kosovo, làm chết ba nhân viên. Hoa Kỳ đã nhấn mạnh rằng đó là một nhầm lẫn không chủ ý, cho rằng tài liệu dùng trong việc lựa chọn tòa nhà làm mục tiêu tấn công đã dựa trên bản đồ quá cũ được in ra bởi Cơ quan Ảnh và Bản đồ Quốc gia (tên mới của nó là Cơ quan Tình báo Địa dư Quốc gia. Họ đã nhận lầm toà nhà này là một cơ quan quân sự của chính quyền Nam Tư. Mặc dù Mỹ đã gửi đại diện ngoại giao đặc biệt tới Trung Quốc để giải thích sự nhầm lẫn, nhưng chính quyền Trung Quốc vẫn cho đó là hành động có chủ ý. Tháng 4 năm 2001, một máy bay nhận dạng tín hiệu EP-3E Aries II của Mỹ hoạt động tình báo gần đảo Hải Nam đã đụng độ với một chiếc máy bay chiến đấu của Trung Quốc đang theo dõi nó. Chiếc phản lực Trung Quốc bị hỏng nát và viên phi công bị chết. Còn chiếc máy bay của Mỹ bị hư hại buộc phải đáp khẩn cấp xuống đảo Hải Nam, tại đó, 24 thành viên phi hành đoàn Mỹ đã bị bắt giữ 12 ngày và các thiết bị dò thám đã bị tịch thu. Báo cáo Cox năm 1999 tiết lộ rằng các bí mật về hạt nhân của Mỹ bị Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa hoạt động gián điệp đánh cắp trong nhiều thập niên.
Sau nhiều thập niên cải cách, việc giải quyết các tranh chấp lãnh thổ của Trung Quốc đã có nhiều thay đổi. Từ chủ trương dùng vũ lực hoặc hăm dọa dùng vũ lực để giải quyết vấn đề như đưa quân kiểm soát một phần và toàn bộ quần đảo Hoàng Sa vào thập kỷ 50 và 70, chiếm đóng một phần quần đảo Trường Sa từ thập kỷ 80, đe dọa thống nhất Đài Loan bằng mọi biện pháp nếu Đài Loan tuyên bố độc lập, đưa tàu ngầm vào lãnh hải Nhật Bản, ra nhiều tuyên bố về chủ quyền các đảo và vùng biển tranh chấp với Nhật Bản, đơn phương khai thác tài nguyên vùng biển chồng lấn, từ chỗ bị nhiều người cho là nhân tố gây bất ổn ở eo biển Đài Loan, biển Hoa Đôngbiển Nam Trung Hoa, Trung Quốc đã thay đổi chủ trương giải quyết bất đồng thông qua đàm phán và thương lượng, cùng gạt qua bất đồng chủ quyền để hợp tác khảo sát và khai thác tài nguyên biển, cũng như các hoạt động ngoại giao thiện chí với Ấn ĐộPakistan. Trung Quốc hiện nay tỏ rõ quyết tâm về "sự trỗi dậy trong hòa bình của Trung Quốc".
Ngoài vấn đề Đài Loan, Trung Quốc đã có những tranh chấp khác về lãnh thổ như:

Quân sự

Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa duy trì một lực lượng quân đội lớn nhất thế giới, tuy nhiên theo nhiều chuyên gia, số lượng không phải là cơ sở để đánh giá sức mạnh của một quân đội. Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc bao gồm lục quân, không quânhải quân. Ngân sách quốc phòng của Trung Quốc năm 2005 theo như công bố chính thức là 30 tỷ đô la Mỹ, chưa kể chi tiêu cho việc mua vũ khí từ nước ngoài, ngân sách cho các nghiên cứu trong quân sự, cũng như chi phí cho các lực lượng bán quân sự (Vũ Cảnh). Nghiên cứu gần đây nhất của RAND ước tính tổng chi phí cho quân sự của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là gấp khoảng 1,4 đến 1,7 lần con số chính thức.
Như vậy theo ước lượng này thì ngân sách của Trung Quốc chi tiêu cho quân sự vào khoảng 56 tỷ đô la Mỹ, đứng thứ ba trên thế giới chỉ sau Mỹ (khoảng 400 tỷ đô la) và Nga. Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, mặc dù sở hữu vũ khí hạt nhân và hệ thống đẩy, được trong cũng như ngoài Trung Quốc đánh giá là khả năng quân sự hạn chế trong trường hợp có xung đột bên ngoài biên giới, và thường không được coi là siêu cường quốc tế thực sự mà chỉ là cường quốc tương đối trong khu vực. Nguyên nhân là vì hải quân và không quân thiếu các trang bị và vũ khí quy mô, hiện đại. Tuy nhiên, gần đây Trung Quốc đã có chiếc tàu sân bay đầu tiên - Liêu Ninh. Trung Quốc cũng đã đóng mới nhiều tàu ngầm hạt nhân, mua một số tàu ngầm diesel - điện hiện đại lớp Kilo của Nga. Trung Quốc cũng đã mua một số máy bay tiêm kích đa năng hiện đại Sukhoi Su-30 của Nga và đang tự nghiên cứu chế tạo tiêm kích thế hệ 5 Tiêm 20.
Quân đội Trung Quốc tăng cường vũ trang cho các lực lượng của mình trong trường hợp có đụng độ với Mỹ tại Đài Loan. Chứng kiến hiệu quả của không quân Mỹ tại Iraq nên quân đội Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã tích cực hiện đại hóa lực lượng không quân của mình. Không quân được sắm các tên lửa đất đối không cực kỳ hiện đại S-300, được coi là thiết bị ngăn chặn máy bay hiện đại nhất thế giới hiện nay. Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cũng nhanh chóng cải tiến và nâng cấp các lực lượng quân sự bằng cách nâng cao các năng lực tác chiến điện tử và nhắm mục tiêu của chúng. Tuy nhiên hình ảnh quốc tế của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong sự kiện Thiên An Môn vào tháng 6 năm 1989.

Phân chia hành chính

Các đơn vị hành chính cấp tỉnh của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
Toàn Trung Quốc có tất cả 34 đơn vị hành chính. Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa kiểm soát hơn 22 tỉnh (省); chính quyền Trung Quốc xem Đài Loan như là tỉnh thứ 23 của họ. (Xem Tình trạng chính trị của Đài Loan). Cùng với các tỉnh này Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cũng quản lý 5 khu tự trị (自治区) tập trung các sắc dân thiểu số, 4 thành phố trực thuộc trung ương (直辖市) là những thành phố lớn nhất của Trung Quốc và hai đặc khu hành chính (Ma CaoHồng Kông) (ĐKHC) (特别行政区). Toàn bộ 22 tỉnh, 5 khu tự trị và 4 thành phố lớn nhất thường được gọi chung như Đại lục Trung Quốc, thuật ngữ này thường không tính Hồng Kông, Ma Cao và Đài Loan.
Một góc thủ đô Bắc Kinh.
Toàn cảnh thành phố Thượng Hải.
Sau đây là danh sách các đơn vị hành chính do Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa quản lý:

Tỉnh

Tỉnh Tên tiếng Trung Tỉnh Tên tiếng Trung Tỉnh Tên tiếng Trung Tỉnh Tên tiếng Trung Tỉnh Tên tiếng Trung
An Huy (安徽) Giang Tô (江苏) Hắc Long Giang (黑龙江) Phúc Kiến (福建) Sơn Tây (山西)
Cam Túc (甘肃) Hà Bắc (河北) Hồ Bắc (湖北) Quảng Đông (广东) Thanh Hải (青海)
Cát Lâm (吉林) Hà Nam (河南) Hồ Nam (湖南) Quý Châu (贵州) Thiểm Tây (陕西)
Giang Tây (江西) Hải Nam (海南) Liêu Ninh (辽宁) Sơn Đông (山东) Tứ Xuyên (四川)
Triết Giang (浙江) Vân Nam (云南)

Khu tự trị

Thành phố trực thuộc trung ương

Đặc khu hành chính

Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đòi chủ quyền, Trung Hoa Dân Quốc quản lý

Kinh tế

Những tòa nhà chọc trời ở Thượng Hải, biểu tượng của thần kỳ kinh tế Trung Quốc
Tính đến năm 2012, Trung Quốc đã là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới về GDP danh nghĩa. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc năm 2011 đạt 7.298 nghìn tỉ đô la Mỹ, GDP bình quân đầu người đạt 5.417 đô la Mỹ, bằng khoảng 1/9 GDP bình quân đầu người của Mỹ (48.328 USD) và cao gấp 4 lần GDP bình quân đầu người của Việt Nam (1.374 USD). Nếu tính theo sức mua tương đương, GDP của Trung Quốc đạt 11.299 nghìn tỉ đô la Mỹ, GDP đầu người tương đương là 8.382 đô la Mỹ.
Đảng Cộng sản Trung Quốc gọi nền kinh tế của Trung Quốc là kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa mang màu sắc Trung Quốc (具有中国特色的社会主义市场经济). Bắt đầu từ cuối năm 1978 các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã tiến hành cải tổ nền kinh tế từ mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung kiểu Xô viết sang nền kinh tế hướng thị trường hơn nhưng vẫn trong khuôn khổ kiểm soát của Đảng. Theo mục tiêu này, chính quyền đã chuyển sang cơ chế khoán trong nông nghiệp thay cho hình thức hợp tác xã, tăng quyền hành đối với cán bộ địa phương và lãnh đạo các nhà máy trong công nghiệp, cho phép hoạt động đối với một loạt các doanh nghiệp cỡ nhỏ trong các ngành dịch vụ và sản xuất nhỏ, và mở cửa nền kinh tế cho ngoại thương và đầu tư nước ngoài. Các chính sách kiểm soát giá cả cũng được nới lỏng. Kết quả là nền kinh tế Hoa Lục đã chuyển từ một nền kinh tế mệnh lệnh sang hình thức kinh tế hỗn hợp, dung hòa cả khuynh hướng tư sản lẫn vô sản.
Chính phủ không còn nhấn mạnh đến sự công bằng mà chú trọng việc tăng thu nhập cũng như sức tiêu thụ cá nhân đồng thời áp dụng những hệ thống quản lý mới để tăng năng suất. Chính phủ cũng tập trung vào ngoại thương như một động cơ chính cho tăng trưởng kinh tế, theo đó 5 đặc khu kinh tế (ĐKKT) đã được thành lập với luật lệ đầu tư được nới lỏng để thu hút vốn nước ngoài. Kết quả là từ năm 1978, nền kinh tế của Trung Quốc đã tăng trường gần 100 lần[13] và là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới.[14] Theo IMF, tốc độ trưởng GDP bình quân hàng năm của Trung Quốc từ 2001 đến 2010 là 10,5% và nền kinh tế Trung Quốc được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng ở con số ấn tượng 9,5% từ 2011 đến 2015. Từ năm 2007 đến 2011, tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc ngang bằng tốc độ tăng trưởng của tất cả các quốc gia trong nhóm G7 gộp lại.[15]
Trung Quốc là quốc gia có lượng khách du lịch quốc tế đứng thứ ba trên thế giới, 55,7 triệu du khách quốc tế đã tới thăm nước này trong năm 2010.[16] Đây cũng là quốc gia có tốc độ tăng trưởng du lịch nội địa cao chóng mặt, chỉ riêng trong tháng 10/2012 đã có 740 triệu người Trung Quốc đi du lịch trong nước.[17] Trung Quốc là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và là cường quốc thương mại đứng thứ hai thế giới sau Mỹ, tổng giá trị thương mại quốc tế đạt 3,64 nghìn tỷ đô la Mỹ năm 2011.[18] Dự trữ ngoại hối đạt 2,85 nghìn tỷ vào cuối năm 2010, tăng 18,7% so với năm trước đó, biến Trung Quốc trở thành nước có lượng dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới.[19][20] Trung Quốc nắm giữ 1,16 nghìn tỷ đô la trái phiếu chính phủ Mỹ[21] và trở thành chủ nợ lớn nhất của Hoa Kỳ.[22][23] Trung Quốc là nước nhận được lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn thứ ba trên thế giới, quốc gia này đã thu hút 115 tỉ đô la Mỹ chỉ riêng trong năm 2011, tăng 9% so với năm 2010.[24][25] Số vốn FDI của Trung Quốc đầu tư ra nước ngoài cũng ngày càng gia tăng, tổng số vốn FDI ra nước ngoài năm 2010 là 68 tỉ đô la Mỹ.[26]
Thành công của Trung Quốc đạt được là nhờ sự phát triển vượt bậc của lĩnh vực sản xuất. Sự phát triển của kinh tế Trung Quốc là nhờ sự kết hợp của nhiều yếu tố như giá lao động rẻ, cơ sở hạ tầng tốt, năng suất lao động cao, khả năng quản lý kinh tế tốt, chính sách kinh tế ưu đãi và thuận lợi, và một đồng nội tệ được hạ thấp so với giá trị thực nhằm tằng sức cạnh tranh của hàng hóa Trung Quốc trên thị trường xuất khẩu. Việc định giá thấp đồng tiền giúp Trung Quốc có được thặng dư thương mại kỷ lục 262,7 tỉ đô la Mỹ năm 2007[27] và đây cũng là vấn đề gây tranh cãi giữa Trung Quốc và các đối tác thương mại lớn là Mỹ, EU và Nhật Bản.[28]
Mặc dù nhà nước vẫn nắm giữ các ngành công nghiệp chủ chốt (như năng lượng và công nghiệp nặng), nhưng các doanh nghiệp tư nhân đã phát triển với tốc độ chóng mặt, năm 2005, khối doanh nghiệp tư nhân đóng góp 33%[29] đến 70%[30] GDP quốc gia, trong khi OECD dự đoán con số này là 50%[31]. Thị trường Chứng khoán Thượng Hải có số lượng IPO đạt mức kỷ lục và Chỉ số Tổng hợp Thượng Hải đã tăng gấp đôi kể từ năm 2005. Giá trị vốn hóa thị trường của SSE đạt 3 nghìn tỉ đô la Mỹ năm 2007, trở thành thị trường chứng khoán lớn thứ năm trên thế giới.
Trung Quốc xếp thứ 29 về Chỉ số Cạnh tranh Toàn cầu[32] nhưng chỉ đứng thứ 135 về Chỉ số Tự do Kinh tế.[33] Năm 2011, 61 công ty Trung Quốc lọt vào danh sách 500 công ty lớn nhất thế giới Fortune Global 500.[34] Nếu tính theo doanh thu, ba trong số mười công ty có giá trị lớn nhất thế giới là của Trung Quốc, bao gồm tập đoàn Trung Quốc Thạch Hóa (Sinopec), Trung Quốc Thạch Du (CNOOC), Quốc gia Điện Cương (State Grid).[34]
Tầng lớp trung lưu của Trung Quốc (những người có thu nhập từ mức 17.000 USD trở lên) đạt trên 100 triệu người vào năm 2011,[35] trong khi đó những người siêu giàu với tài sản khoảng 1,5 triệu USD ước đạt 825.000 người.[36] Theo báo cáo của Hurun, số tỉ phủ của Trung Quốc đã tăng gấp đôi từ 130 người năm 2009 lên 271 người năm 2010, giúp Trung Quốc trở thành nước có số tỉ phủ lớn thứ hai trên thế giới.[37] Thị trường bán lẻ của Trung Quốc có giá trị 1.302 nghìn tỉ đô la Mỹ năm 2007 và tăng trưởng hàng năm ở mức 16,8%.[38] Trung Quốc hiện cũng là thị trường tiêu thụ hàng xa xỉ lớn thứ hai trên thế giới chỉ sau Nhật Bản, chiếm 27,5% thị phần toàn cầu.[39]
Nền kinh tế của Trung Quốc tiêu tốn rất nhiều điện năng và việc tiêu thụ điện năng ở quốc gia này cũng chưa đạt hiệu quả về mặt tiết kiệm, sản xuất công nghiệp ở Trung Quốc sử dụng điện năng nhiều hơn các nước trong OECD từ 20% đến 100%.[40] Trung Quốc trở thành nước tiêu thụ điện lớn nhất thế giới vào năm 2010,[41] nhưng 70% nhu cầu điện năng vẫn phụ thuộc vào than.[42] Cộng với chính sách lỏng lẻo về môi trường, điều này đã dẫn đến ô nhiễm nghiêm trọng nước và bầu không khí, khiến 20 trong tổng số 30 thành phố ô nhiễm nhất thế giới là của Trung Quốc.[40] Chính phủ đã cam kết sử dụng nhiều hơn năng lượng tái tạo. Vào năm 2010, Trung Quốc trở thành nhà cung cấp điện gió lớn nhất thế giới, với tổng sản lượng điện gió được lắp đặt là 41,8 GW.[43]
Trung Quốc từ lâu đã được coi là đế chế hàng giả khổng lồ nhất toàn cầu khi theo một thống kê, gần 90% số hàng giả, hàng nhái trên thế giới có nguồn gốc từ đây. Như tại Quảng Châu, Trung Quốc, nơi được mệnh danh là "Thiên đường của hàng fake", những nhãn hàng thời trang từ bình dân tới cao cấp được nhái lại, bày bán công khai với giá rẻ nếu bạn mua lẻ và giá rất rẻ nếu bạn mua sỉ. Thậm chí đáng ngạc nhiên hơn, nhiều xưởng sản xuất hàng nhái tại Trung Quốc còn có tuyệt chiêu làm giả sản phẩm chỉ dựa trên… hình ảnh của hàng hóa trên các tạp chí thời trang hoặc qua mạng internet[44]. Văn phòng xóa đói giảm nghèo của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã thống kê có 98,99 triệu người nghèo khổ đang sống ở vùng nông thôn[45] và khoảng cách giàu nghèo ở đây đã lên đến mức đáng báo động tiềm ẩn nguy cơ gây bất ổn xã hội[46].
Một vấn đề nữa mà Trung Quốc phải giải quyết là chênh lệch phát triển giữa khu vực ven biển giàu có với khu vực phía tây còn tương đối nghèo. Để giải bài toán bất ổn định này, chính phủ Trung Quốc đã đề ra các sáng kiến chiến lược Phát triển miền tây Trung Quốc (2000), sáng kiến Hồi sinh miền đông bắc Trung Quốc (2003), và chính sách Sự vươn lên của miền trung Trung Quốc (2004), tất cả đều nhắm đến việc giúp khu vực bên trong Trung Quốc theo kịp.

Con người

Trung Quốc là quốc gia đa dân tộc với 56 dân tộc được chính thức công nhận. Trung Quốc là nước có dân số lớn nhất thế giới khoảng 1,3 tỉ người. Dân tộc chủ yếu là người Hán chiếm tới 93% số dân cả nước và là dân tộc chính trên một nửa diện tích Trung Quốc. Ngay người Hán cũng là một dân tộc tương đối không đồng nhất về mặt chủng tộc, có thể coi như là sự kết hợp giữa nhiều nhóm dân tộc khác nhau cùng chia sẻ những đặc điểm văn hóa và ngôn ngữ chung. Người Kinh (người Việt) tạo thành một nhóm nhỏ tập trung ở vùng ven biển Quảng Tây.
Là một nước đông dân, chính phủ có chính sách hạn chế phát triển dân số, chính sách này yêu cầu các gia đình ở các vùng đô thị (ngoại trừ các dân tộc "thiểu số" như Tây Tạng) chỉ nên có một con còn các hộ gia đình ở các vùng nông thôn có thể có hai con nếu con đầu là gái. Do ở các vùng nông thôn, người con trai được coi có lợi về mặt kinh tế hơn cộng với yếu tố văn hóa, tâm lý truyền thống của người Trung Quốc là chuộng con trai hơn, do vậy có vẻ như tỷ lệ phá thai chọn giới tínhvứt bỏ trẻ sơ sinh khá cao ở những vùng nông thôn. Đặc biệt chính sách này chỉ áp dụng đối với người Hán. Và ngày càng có nhiều viện cô nhi nuôi trẻ em bị bỏ rơi, và khoảng 98% những trẻ em này không có ai nhận làm con nuôi mà sống hẳn trong các viện này cho đến lúc trưởng thành. Trước tình hình đó, Trung Quốc đã mở một chương trình nhận con nuôi quốc tế nhưng hiện cũng chỉ đáp ứng được một tỷ lệ nhỏ những trẻ em này.
Kết quả là năm 2000 tỷ lệ giới tính của trẻ sơ sinh tại Trung Quốc là 177 bé trai so với 100 bé gái, cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ tự nhiên (106 trên 100). Mặc dù có thể giải thích bằng những nguyên nhân đề cập ở trên, có một nguyên nhân nữa cũng phải kể ra là do tỷ lệ mắc bệnh viêm gan cao ở người Trung Quốc (xem phần nói về sức khỏe cộng đồng dưới đây). Do vậy chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã cố gắng xử lý vấn đề này bằng cách đề cao hơn vai trò của người phụ nữ và lên án những trung tâm y tế và bác sỹ nào cho cha mẹ của đứa trẻ sắp sinh biết trước giới tính của nó. Sự bất cân đối trong tỷ lệ giới tính khiến cho khoảng 30-40 triệu đàn ông Trung Quốc không thể lấy vợ Trung Quốc được. Ngoài việc di cư gia tăng (hoặc có thể khiến tình trạng đa phu trở nên phổ biến), tình hình này cũng có thể làm gia tăng số lượng mại dâm, hoặc thậm chí có những trường hợp bắt cóc, mua bán phụ nữ từ nước ngoài hay từ các vùng quê hẻo lánh. Các vùng có mật độ dân cư đông nhất là: Đồng bằng Hoàng Hà, Trường Giang, Châu Giang và vùng đông bắc. Vùng miền núi phía tây gồm Tây Tạng, Tân Cương... dân cư thưa thớt.

Y tế

Một số vấn đề về sức khoẻ cộng đồng tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đang trở nên trầm trọng: các vấn đề về sức khoẻ do ô nhiễm không khí và nước tiêu dùng, sự lan tràn của dịch bệnh AIDS cùng với hàng trăm triệu người hút thuốc lá. Bệnh dịch HIV, ngoài những đường lây nhiễm thông thường, đã trầm trọng hơn do việc tiếp nhận và truyền máu không hợp vệ sinh trong thời gian trước đây, chủ yếu tại các vùng nông thôn. Vấn đề thuốc lá khá phức tạp do chính phủ độc quyền và phụ thuộc vào nguồn thu trong ngành kinh doanh này nên dường như lưỡng lự khi xử lý vấn đề thuốc lá so với các vấn đề sức khỏe cộng đồng khác.
Viêm gan B là một bệnh dịch ở Đại lục Trung Quốc, với tỷ lệ dân chúng nhiễm bệnh nghiêm trọng vào khoảng 10%. Do đó bệnh hư gan hay ung thư gan là một nguyên nhân tử vong phổ biến ở Trung Quốc. Bệnh viêm gan cũng là một trong những nguyên nhân của việc mất cân đối giới tính tại Trung Quốc (Số trẻ sơ sinh nữ ít hơn. Xem bài viết bằng tiếng Anh Hepatitus B and the Case of the Missing Women). Một chương trình khởi động năm 2002 phấn đấu trong vòng 5 năm sẽ chủng ngừa cho toàn bộ số trẻ sơ sinh tại Trung Quốc.
Vào tháng 11 năm 2002, bệnh viêm phổi không điển hình SARS xuất hiện ở tỉnh Quảng Đông. Tuy nhiên, vào những giai đoạn đầu của dịch bệnh, Trung Quốc đã giấu nhẹm cả trong lẫn ngoài nước tin tức về bùng nổ ổ dịch nên đã để dịch bệnh lan tràn tới các khu vực và các nước xung quanh như Hồng Kông, Việt Nam và các nước khác qua bước chân của khách du lịch. Chỉ tính trong Trung Quốc đã có 5327 ca nhiễm và 348 trường hợp tử vong được thông báo chính thức, khiến Trung Quốc trở thành nước nhiễm SARS nhiều nhất tính đến thời điểm hiện nay. Ngày 19 tháng 5 năm 2004, Tổ chức Y tế Thế giới đã công nhận Trung Quốc không còn trường hợp nào nhiễm dịch bệnh này.
Một vấn đề nữa mà Trung Quốc phải đối mặt là các dịch bệnh cúm gia cầm bùng nổ trong những năm gần đây cho các loài gia cầm và chim chóc, cùng với một số người nhiễm. Loại virus này chủ yếu lây từ gia cầm sang người, tuy vậy mối lo ngại hiện nay theo các chuyên gia là dự báo loại virus gây ra dịch bệnh toàn cầu này có khả năng biến thể sang hình thức lây nhiễm từ người sang người. Một vấn đề nữa Trung Quốc cũng gặp phải là việc truyền vi khuẩn Streptococcus từ lợn sang người trong thời gian gần đây đã dẫn đến số tử vong cao bất thường tại tỉnh Tứ Xuyên và các vùng xung quanh.

Khoa học và kỹ thuật

Các thành tựu thời cổ đại

Trung Quốc cổ đại đã đạt được rất nhiều thành tựu trong nghiên cứu khoa học và kỹ thuật. Trong số những thành tựu về khoa học của Trung Quốc cổ đại phải kể đến la bàn, thuốc súng, kỹ thuật làm giấykỹ thuật in ấn, được coi là tứ đại phát minh. Ngoài ra cũng còn nhiều phát minh trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Chương trình không gian của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ngày nay là thành tựu đáng kể, sử dụng và phối hợp nhiều tiến bộ khoa học và kỹ thuật tiên tiến.

Chương trình không gian

Sau khi Trung Quốc và Liên Xô cắt đứt quan hệ ngoại giao, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã tiến hành phát triển riêng hệ thống đánh chặn có sử dụng vũ khí hạt nhân (có sức tàn phá lớn) và hệ thống đẩy đi kèm. Từ đó Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trở thành một trong năm nước sở hữu vũ khí hạt nhân; nhưng cho tới nay Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là nước duy nhất không ký vào công ước không đánh đòn hạt nhân phủ đầu đối với các nước không có vũ khí hạt nhân nhằm răn đe Trung Hoa Dân Quốc. Chương trình phóng vệ tinh nhân tạo là một trong những thành quả của kế hoạch này. Năm 1970, Trung Quốc phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên của mình là Đông Phương Hồng I vào không gian. Thành tựu này đưa Trung Quốc trở thành quốc gia thứ năm tự phóng được vệ tinh nhân tạo. Nước này cũng có các kế hoạch để xây dựng chương trình tàu không gian có người lái cũng vào khoảng năm 1970, với dự án 714 và tàu không gian có người lái Thự Quang. Dự án này sau đó bị hủy bỏ vì một loạt những trục trặc chính trị và kinh tế.
Năm 1992, chương trình tàu không gian có người lái theo dự án 992 được triển khai. Vào ngày 19 tháng 11 năm 1999, tàu không gian không người lái Thần Châu 1 được phóng lên không gian coi như chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của chương trình. Sau ba lần thử nghiệm nữa, phi thuyền Thần Châu 5 được tên lửa Trường Chinh 2F phóng lên vào ngày 15 tháng 10 năm 2003, mang theo nhà du hành vũ trụ Dương Lợi Vỹ, đưa Trung Quốc thành nước thứ ba trên thế giới đưa được người vào không gian bằng khả năng của riêng mình. Lần phóng thứ hai tàu có người lái Thần Châu 6 vào ngày 12 tháng 10 năm 2005 với 2 nhà du hành vũ trụ Phí Tuấn Long và Nhiếp Hải Thắng cũng đã thành công. Nhiều chuyên gia cho rằng tàu không gian Thần Châu được phát triển từ thiết kế của tàu không gian Soyuz của Liên Xô, tuy nhiên nhiều người Trung Quốc phản đối điều này. Một tuần sau khi phóng tàu Thần Châu 5, một bài xã luận của Thời báo Ấn Độ nói là Trung Quốc chỉ thể hiện kết quả của một công nghệ cũ 40 năm. Tuy vậy, thành quả này của Trung Quốc có thể dấy lên một cuộc chạy đua vào không gian mới.

Quốc phòng

Khoa học và kỹ thuật trong Công nghiệp quốc phòng của Công hòa nhân dân Trung Hoa hầu hết được đặc nền móng khi Liên Xô đầu tư mạnh mẽ vào Trung Quốc vào những năm 1950. Và phần lớn các vũ khí quan trọng của Liên Xô đã được cấp giấy phép để sản xuất tại Trung Quốc. Cũng như Liên Xô đã giúp đỡ phát triển công nghệ hạt nhân và vũ khí nguyên tử tại Trung Quốc[47].
CHND Trung Hoa cũng đã có được một số công nghệ của Hoa Kỳ khi mối quan hệ giữa hai nước trở nên nồng ấm vào những năm 1970. Cũng như Trung Quốc bắt đầu sao chép những vũ khí mà mình mua được từ phương Tây nhưng không nhiều do các nước phương Tây thận trọng hơn trong vie54c mua bán vũ khí với Trung Quốc cũng như bị cấm vận vũ khí vào năm 1989[48].
Đến những năm 1990 thì Trung Quốc bắt đầu sao chép qui mô lớn các vũ khí hiện đại mua được từ Nga. Còn khi Nga từ chối bán các loại vũ khí của mình thì Trung Quốc chuyển sang mua của Ukraina vốn cũng sở hữu nhiều loại vũ khí hiện đại từ thời Liên Xô[49]. Hiện tại thì Trung Quốc đang tích cực sao chép các loại vũ khí của phương Tây mua được từ Israel[50].
Đã từng có thời, Nga hào phóng với Trung Quốc đến mức cung cấp miễn phí một lượng lớn vũ khí và công nghệ quân sự giúp cho ngành công nghiệp quốc phòng nước này có được một nền tảng cực kỳ quan trọng. Giới phân tích quân sự quốc tế khẳng định, Trung Quốc đã thu được những kết quả "khó tin" nhờ sự trợ giúp của Nga. Các nhà phân tích cho rằng, Bắc Kinh tin tưởng là bằng cách vi phạm bản quyền sản phẩm họ sẽ từng bước ngừng nhập khẩu vũ khí của Nga và tiến tới trở thành một nhà xuất khẩu lớn, đủ sức cạnh tranh với các cường quốc khác. Kể từ đó, Nga đã rất hạn chế bán thiết bị quân sự cho Trung Quốc mặc dù vẫn tiếp tục cung cấp động cơ máy bay. Thêm vào đó, mọi lời đề nghị sử dụng các nghiên cứu công nghệ cao từ phía Trung Quốc đều bị Nga từ chối thẳng thừng nhưng Nga lại sẵn lòng bán cho các đối thủ của Trung Quốc trong khu vực.[51].

Văn hóa

Bài chi tiết: Văn hóa Trung Quốc
Các giá trị truyền thống của Trung Quốc đa phần bắt nguồn từ các tư tưởng chính thống của Nho giáo/chủ nghĩa bảo thủ, những tư tưởng này đã từng là nội dung giảng dạy chính trong trường học và được đưa vào một phần trong các kỳ thi tuyển quan chức cho chế độ phong kiến. Tuy nhiên, thuật ngữ Nho giáo hơi có vấn đề ở chỗ hệ tư tưởng đã từng đạt đến đỉnh cao vào thời Trung Quốc phong kiến nhà Thanh, thực ra là kết quả của nhiều khuynh hướng tư tưởng khác nhau, trong đó có Pháp gia, mà dưới nhiều khía cạnh bắt nguồn từ tư tưởng chính thống ban đầu của Nho gia; thực tế là khi chế độ phong kiến Trung Quốc đạt tới đỉnh cao thì những vấn đề như ý thức quyền lợi cá nhân, góp ý với chính quyền, và đòi hỏi những thay đổi cho cuộc sống càng bị những triết gia "chính thống" tìm cách ngăn cản, cho rằng Nho giáo là đồng nghĩa với sự quy phục và ổn định chính trị. Hiện nay, có những nhà Nho đương đại lại phản đối kiểu diễn giải đó và cho rằng những lý tưởng dân chủ và quyền con người hoàn toàn phù hợp với những "giá trị châu Á" Nho giáo cổ truyền.
Những nhà lãnh đạo đã cố gắng thay đổi xã hội Trung Hoa sau khi Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thành lập vào năm 1949 đều là những người được đào tạo dưới xã hội cũ cùng với những dấu ấn giá trị của nó. Mặc dù đều là những người có ý thức cách mạng, họ không có ý định biến đổi hoàn toàn nền văn hóa Trung Hoa. Là những nhà quản lý thực dụng, lãnh đạo của Trung Quốc tìm cách thay đổi một số khía cạnh truyền thống như vấn đề sở hữu đất canh tác và vấn đề giáo dục, tuy vậy vẫn giữ những giá trị cũ như cơ cấu gia đình. Thực ra, nhiều người cho rằng thời kỳ cộng sản sau năm 1949 thực ra chỉ là sự nối tiếp lịch sử Trung Quốc truyền thống, chứ không phải là những gì thực sự cách mạng–quần chúng vẫn chấp nhận quan điểm phục tùng giai cấp lãnh đạo như xưa mà không hề phản đối. Chính quyền mới được coi như nắm giữ Thiên mệnh, giành quyền từ chế độ cũ và thiết lập triều đại mới. Cũng giống như thời phong kiến, người cai trị (Mao Trạch Đông) được tôn sùng và coi như không bao giờ mắc lỗi. Do vậy, thay đổi trong xã hội Trung Quốc không phải là toàn diện và nhất quán theo như phát ngôn chính thức.
Trong thời kỳ Cách mạng văn hóa do Hồng vệ binh tiến hành, nhiều khía cạnh của văn hóa truyền thống Trung Quốc như nghệ thuật, văn học, ngôn ngữ, bị chế độ coi là "tàn dư của chế độ phong kiến", là độc hại và đi lùi so với thời đại nên đã bị xóa bỏ khá nhiều. Trung Quốc đã cải cách nhiều loại hình nghệ thuật, theo kiểu như "biến đổi" Kinh kịch để phù hợp với các khẩu hiệu tuyên truyền hiện thực xã hội chủ nghĩa. Theo thời gian, phần lớn văn hóa truyền thống Trung Quốc được người dân và chế độ chấp nhận là một phần của của xã hội Trung Quốc; thực tế là chính sách quốc gia của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thường tán dương đây là những thành tựu quan trọng của nền văn minh Trung Quốc, và nhấn mạnh chúng là những yếu tố quan trọng trong việc hình thành một bản sắc quốc gia Trung Quốc. Trong những năm gần đây, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cũng thường xuyên củng cố tinh thần quốc gia mà nhiều người cho là chiến thuật để duy trì sự lãnh đạo hợp pháp của họ.

Tôn giáo

Nhà thờ Saint Sophia ở Cáp Nhĩ Tân, phía đông bắc Trung Quốc. Năm 1921, Cáp Nhĩ Tân đã có một cộng đồng người Nga khoảng 100.000 người, nó nuôi dưỡng sự phát triển của Kitô giáo trong thành phố.
Tự do tôn giáo được bảo đảm bởi hiến pháp của Trung Quốc, mặc dù các tổ chức tôn giáo không chính thức có thể bị đàn áp bởi nhà nước.[52] Một ước tính chính xác về số lượng tín đồ tôn giáo là khó khăn để có được vì thiếu dữ liệu chính thức, nhưng có một sự đồng thuận chung rằng niềm tin tôn giáo đã được hồi sinh tại Trung Quốc từ cuối những năm 1980 sau thời kỳ cách mạng văn hóa.[53] Một cuộc khảo sát năm 1998, được báo cáo bởi trang web Adherents.com nói rằng 59% (trên 700 triệu) dân số là không tôn giáo.[54] Một cuộc khảo sát sau đó, tiến hành năm 2007, cho thấy có 300 triệu tín đồ các tôn giáo ở Trung Quốc, chiếm 23% dân số, khác biệt so với con số chính thức là 100 triệu.[53]
Trong lịch sử, nền văn minh Trung Quốc đã bị ảnh hưởng bởi các tôn giáo khác nhau, bao gồm cả tôn giáo địa phương Trung Quốc, Đạo giáo, Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Saman giáo, Hồi giáo, Hỏa giáo và nhiều tôn giáo mới. Trong số này, Đạo giáo và Phật giáo đã có ảnh hưởng lớn nhất trong việc hình thành văn hóa Trung Quốc. Đạo giáo là tôn giáo bản địa Trung Quốc đáng chú ý nhất, nó bao gồm cả tín ngưỡng dân gian địa phương, trong khi Phật giáo truyền bá đến Trung Quốc từ Ấn Độ trong thế kỷ thứ 1 và trở nên có ảnh hưởng rộng rãi trong người dân suốt một thời gian dài của lịch sử Trung Quốc.
Hiện nay, theo sự khảo sát khác nhau, Đạo giáo là tôn giáo lớn nhất với hơn 30% dân số Trung Quốc tin theo. Phật giáo chiếm 10,85%[55] và 18% dân số của Trung Quốc theo các tôn giáo khác.[56] Trong đó, Kitô giáo chiếm 3,2% dân số, trong khi đạo Hồi chiếm 2% dân số.[57]
Phật giáo Đại thừa là hệ phái Phật giáo đông tín đồ nhất ở Trung Quốc. Phật giáo Nguyên thủy tồn tại chủ yếu trong cộng đồng người dân tộc thiểu số dọc theo rìa phía Nam của Trung Quốc đại lục.[58]
Kitô giáo lần đầu tiên được truyền bá đến Trung Quốc trong triều đại nhà Đường vào năm 635. Thống kê chính thức của chính phủ đưa ra con số của các Kitô hữu ở mức 25 triệu người, trong đó có 10 triệu người Công giáo Rôma, còn lại là Chính Thống giáo NgaTin Lành.[59]
Hồi giáo xuất hiện ở Trung Quốc trong năm 651. Qua nhiều thế kỷ sau, các thương nhân Hồi giáo và các học giả đã phát triển Hồi giáo trở thành tôn giáo nổi bật trong xã hội Trung Quốc. Cục Quản lý Nhà nước về tôn giáo của Trung Quốc cho biết có hơn 21 triệu người Hồi giáo trong cả nước (1,5% đến 2% tổng dân số), với ước tính không chính thức khác nhau khác là 50 triệu.[60]

Xã hội

Mâu thuẫn trong tranh chấp đất đai

Kể từ khi bãi bỏ thuế nông nghiệp năm 2006, lãnh đạo các địa phương đã ngày càng giàu thông qua việc bán đất (hay bán quyền sử dụng đất) mà theo luật, đất đai thuộc quyền "sỡ hữu toàn dân" và do nhà nước quản lý[61][62]. Mâu thuẫn giữa nông dân và các quan chức địa phương đã tăng khắp Trung Quốc, bởi vì các vụ thu hồi quyền sử dụng đất (hoặc "cưỡng chế đất đai") [61]. Từ năm 1990 đến nay, hơn 43% nông dân Trung Quốc từng bị chính quyền trưng thu đất đai [63] và ước tính 60% đến 70% thu nhập của chính quyền địa phương đến từ bán đất của nông dân, quan chức địa phương và các nhóm lợi ích trả cho nông dân một số tiền tối thiểu và sau đó được trả bởi nhà đầu cơ địa ốc gấp 50 lần, trở thành người hưởng lợi chính[62]
Khoảng chừng hơn 90.000 rối loạn dân sự ở Trung Quốc mỗi năm,[64] và ước tính 180.000 cuộc biểu tình hàng loạt xảy ra trong nước trong năm 2010,[65] phản ứng và cáo buộc các vụ tham nhũng của các nhóm lợi ích hoặc thu hồi đất bất hợp pháp, như tại Ô Khảm, Quảng Đông năm 2011. Quỹ Jamestown (Jamestown Foundation) cung cấp một lời giải thích vĩ mô cho sự gia tăng các cuộc xung đột: các quan chức địa phương, bị kẹt giữa sự thiếu hụt doanh thu của chính quyền địa phương do các biện pháp của chính quyền trung ương để làm nguội thị trường bất động sản quá nóng và sự đánh giá thành tích cá nhân của họ dựa trên đóng góp của địa phương vào tăng trưởng GDP, đã phải dùng biện pháp bòn rút để bồi thường càng ít càng tốt (tối thiểu) cho nông dân [66].

Du lịch

Khái quát về du lịch Trung Quốc

Là một đất nước rộng lớn và với bề dày lịch sử trên 5.000 năm, Trung Quốc ngày nay là một nơi hấp dẫn du lịch vào loại bậc nhất trên thế giới theo phong cách văn hóa Phương Đông. Năm 2000, Trung Quốc đón 84 triệu du khách nước ngoài (Kể cả Hongkong và Macao). Với 32 địa danh được UNESCO công nhận là di sản thế giới đến năm 2003, Trung Quốc trở thành quốc gia xếp thứ 3 trên thế giới về sở hữu số lượng di sản thế giới (Di sản vật thể). Với địa hình đa dạng và với lịch sử phong kiến tập quyền hàng ngàn năm, ngành du lịch Trung Quốc vẫn đang trong quá trình tìm kiếm và khai quật khảo cổ những địa danh thiên nhiên và lịch sử sẽ làm sửng sốt thêm hàng triệu du khách và chắc chắn rằng con số mà UNESCO công nhận ở Trung Quốc không dừng lại ở con số 32. Có thể nói, những di tích, những công trình kiến trúc, những hiện vật liên quan, thậm chí là những giai thoại lịch sử của người Trung Quốc... cách đây hàng mấy trăm năm thậm chí hàng ngàn năm nhưng các chính quyền Trung Quốc trước nay phần lớn đều gìn giữ nguyên vẹn. Đây là một thế mạnh quan trọng nhất của ngành du lịch về loại hình văn hóa - lịch sử.
Hiện tại du lịch Trung Quốc đã rất đa dạng về loại hình là nhằm mục đích phát triển đa dạng về nguồn khách. Ví dụ như muốn tìm hiểu đất nước Trung Quốc trong 10 năm qua thì nên đến thành phố Thâm Quyến; Trong 100 năm thì đến Thượng Hải; Trong 1.000 năm thì đến Bắc Kinh... Nhưng hầu hết khi nói đến du lịch Trung Quốc thì người ta nghĩ ngay đến các cảnh quan thiên nhiên huyền bí và các lăng tẩm, đền đài, thành luỹ rất cổ kính và đồ sộ của người Trung Quốc xưa. Và đó cũng là lý do để UNESCO công nhận, xếp hạng và bảo tồn các địa danh du lịch chính của Trung Quốc hiện nay.
Sau đây là danh sách các địa danh du lịch nổi tiếng của Trung Quốc đã được UNESCO công nhận đến năm 2003.

Các kỳ quan được UNESCO công nhận

Tên địa danh Năm xây dựng Tỉnh/TP Năm UNESCO công nhận Thể loại
Vạn lý Trường thành TK XII - IV TrCN. Nhiều tỉnh thành 12/1987 Văn hóa
Cố Cung 1406 - 1420 Bắc Kinh 12/1987 Văn hóa
Hang đá Mạc Cao
Cam Túc 12/1987 Văn hóa
Lăng mộ Tần Thủy Hoàngcác tượng binh mã 246-208 TCN Thiểm Tây 12/1987 Văn hóa
Di chỉ người vượn Bắc Kinh
Bắc Kinh 12/1987 Khảo cổ học
Núi Thái Sơn
Sơn Đông 12/1987 T. nhiên - V. hóa
Khu danh thắng Hoàng Sơn
An Huy 12/1990 T. nhiên - V. hóa
Khu danh thắng Võ Lăng Nguyên
Hồ Nam 12/1992 Thiên nhiên
Khu danh thắng Cửu Trại Câu
Tứ Xuyên 12/1992 Thiên nhiên
Khu danh thắng Thừa Đức 1703 Hà Bắc 12/1994 Văn hóa
Khổng Miếu, Khổng Phủ, Khổng Lâm 478 TCN Sơn Đông 12/1994 Văn hóa
Núi Võ Đang
Hồ Bắc 12/1994 Văn hóa
Cung điện Potala TK VII Tây Tạng 12/1994 Văn hóa
Khu danh thắng Lư Sơn
Giang Tây 12/1996 Văn hóa
Nga Mi Sơn - Lạc Sơn Đại Phật
Tứ Xuyên 12/1996 T. nhiên - V. hóa
Di Hòa Viên
Bắc Kinh 12/1998 Văn hóa
Thiên Đàn
Bắc Kinh 12/1998 Văn hóa
Lăng tẩm hoàng gia Minh-Thanh
Bắc Kinh 10/2000 Văn hóa
Thành cổ Bình Dao
Sơn Tây 12/1997 Văn hóa
Tô Châu Viên Lâm
Giang Tô 12/1997 Văn hóa
Thành cổ Lệ Giang
Vân Nam 12/1997 Văn hóa
Thôn cổ Tây Đệ - Hoành thôn
An Huy 12/2000 Văn hóa
Vũ Di Sơn
Phúc Kiến 12/1999 Văn hóa
Điêu khắc Đại Túc
Trùng Khánh 12/1999 Văn hóa
Núi Thanh Thành - Công trình thủy lợi Đô Giang Yển
Tứ Xuyên 12/2000 T. nhiên - V. hóa
Hang đá nhân tạo Long Môn
Hà Nam 12/2000 Văn hóa
Hang đá Vân Cương
Sơn Tây 2001 Văn hóa
Khu lịch sử Ma Cao
Ma Cao 2005 Văn hóa
Vũng Tam Giang
Vân Nam 12/2003 Thiên nhiên
Ân Khư khoảng thế kỷ 2 TCN Hà Nam 2006 Văn hóa
Khu danh thắng Hoàng Long
Tứ Xuyên 1992 Thiên nhiên
Khu bảo tồn Gấu Trúc Lớn tại Tứ Xuyên
Tứ Xuyên 2006 Thiên nhiên

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ CIA World Factbook ước tính
  2. ^ Walton, Greg; International Centre for Human Rights and Democratic Development (2001). “Executive Summary”. China's golden shield: Corporations and the development of surveillance technology in the People's Republic of China. Rights & Democracy. tr. 5. ISBN 9782922084429. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2009.
  3. ^ “Sino-British Joint Declaration”. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2008.
  4. ^ The ranking is disputed with the United States and is either ranked third or fourth. See List of countries and outlying territories by area for more information.
  5. ^ Countries of the world ordered by land area
  6. ^ “Rivers and Lakes”. China.org.cn. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2009.
  7. ^ “Country profile: China”. BBC News. 1 tháng 7 năm 2009. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2009.
  8. ^ Muldavin, Joshua (9 tháng 2 năm 2006). “From Rural Transformation to Global Integration: The Environmental and Social Impacts of China's Rise to Superpower”. Carnegie Endowment for International Peace. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2010.
  9. ^ (Lt Colonel, USAF) Uckert, Merri B. (tháng 4 năm 1995). China as an Economic and Military Superpower: A Dangerous Combination?. Maxwell Air Force Base, Alabama: Air War College, Air University. tr. 33.
  10. ^ Bergsten, C. Fred; Gill, Bates; Lardy, Nicholas R.; Mitchell, Derek (17 tháng 4 năm 2006). China: The Balance Sheet: What the World Needs to Know about the Emerging Superpower . PublicAffairs. tr. 224. ISBN 9781586484644.
  11. ^ China, Tajikistan sign border agreement
  12. ^ http://vnexpress.net/gl/the-gioi/tu-lieu/2012/05/toan-canh-tranh-chap-chu-quyen-trung-quoc-philippines/
  13. ^ 16 August 2010, China Overtakes Japan as World's Second-Biggest Economy, Bloomberg
  14. ^ “China's gross domestic product (GDP) growth”. Chinability. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2008.
  15. ^ Walker, Andrew (16 tháng 6 năm 2011). “Will China's Economy Stumble?”. BBC. Truy cập ngày 1 tháng 11 năm 2011.
  16. ^ “Microsoft Word - UNWTO Barom07 2 en.doc” (PDF). Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2010.
  17. ^ “China’s Economy: What the Tourist Boom Tells Us”. 17 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2012. Đã bỏ qua văn bản “work[[=TIME (tạp chí)|TIME]]” (trợ giúp)
  18. ^ 2011 China trade data. GTIG.com. 12 January 2012. Retrieved 22 April 2012.
  19. ^ “China's Foreign-Exchange Reserves Surge, Exceeding $2 Trillion”. Bloomberg L.P. 15 tháng 7 năm 2009. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2010.
  20. ^ “China's forex reserves reach USD 2.85 trillion”. Smetimes.tradeindia.com. Truy cập ngày 1 tháng 11 năm 2011.
  21. ^ "China now owns $1.16 trillion of U.S. debt". CBS News. 28 February 2011.
  22. ^ Washington learns to treat China with care. CNNMoney.com. 29 July 2009.
  23. ^ Hornby, Lucy (23 tháng 9 năm 2009). “Factbox: US-China Interdependence Outweighs Trade Spat”. Reuters. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2009.
  24. ^ "China FDI hits $115 billion in 2011, eases in December". CNBC, 5 January 2012. Retrieved 25 April 2012.
  25. ^ 19 January 2011 p.ambre (19 tháng 1 năm 2011). “China scores number one on FDI penetration, 16% rise in 2010”. Stockmarketdigital.com. Truy cập ngày 1 tháng 11 năm 2011.
  26. ^ "Insight: Bullish China shops in industrial Germany". Reuters, 3 April 2012. Retrieved 25 April 2012.
  27. ^ “2007 trade surplus hits new record – $262.2B”. China Daily. 11 tháng 1 năm 2008. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2010.
  28. ^ “China widens yuan, non-dollar trading range to 3%”. 23 tháng 9 năm 2005. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2010.
  29. ^ English@peopledaily.com.cn (13 tháng 7 năm 2005). “People.com”. People. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2010.
  30. ^ “Businessweek.com”. BusinessWeek. 22 tháng 8 năm 2005. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2010.
  31. ^ “Microsoft Word - China2bandes.doc” (PDF). Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2010.
  32. ^ The Global Competitiveness Report 2009-2010 World Economic Forum. Retrieved on 24 September 2009.
  33. ^ "2011 Index of Economic Freedom". The Heritage Foundation. Retrieved 17 April 2011.
  34. ^ a ă Global 500 2011: China. CNN. 2011. Retrieved 23 October 2012.
  35. ^ Abigmission.com China’s 100 million strong middle-class need to be reached. Retrieved on 30 August 2009.
  36. ^ One Person in Every 1700 in China has at least 10 Million Yuan[[]][liên kết hỏng] Hurun Report (14 April 2009). Retrieved on 4 March 2010.
  37. ^ "China's billionaires double in number". The Daily Telegraph. Retrieved 7 September 2011.
  38. ^ Total Retail Sales of Consumer Goods (2007.12) National Bureau of Statistics of China (13 March 2008). Retrieved on 21 November 2008.
  39. ^ Super Rich have Craze for luxury goods China Daily (3 March 2010). Retrieved on 4 March 2010.
  40. ^ a ă “China Quick Facts”. World Bank. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2008.
  41. ^ Swartz, Spencer; Oster, Shai (19 tháng 7 năm 2010). “China Becomes World's Biggest Energy Consumer”. Wall Street Journal. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2010.
  42. ^ Feller, Gordon. “China's Coal”. ECOworld. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2010.[[]][liên kết hỏng]
  43. ^ Wind power in the People's Republic of China
  44. ^ http://hn.24h.com.vn/thoi-trang/the-gioi-nhuc-nhoi-voi-dai-nan-do-fake-c78a589617.html
  45. ^ http://news.xinhuanet.com/english/china/2013-02/26/c_124391002.htm
  46. ^ http://kienthuc.net.vn/ho-so/khoang-cach-giau-ngheo-dang-so-o-trung-quoc-260105.html
  47. ^ http://quocphong.baodatviet.vn/Home/QPCN/Cac-ba-do-cua-CNQP-Trung-Quoc-ky-1/201210/236754.datviet
  48. ^ http://quocphong.baodatviet.vn/Home/QPCN/Cac-ba-do-cua-CNQP-Trung-Quoc-ky-2/201210/237135.datviet
  49. ^ http://quocphong.baodatviet.vn/Home/QPCN/Ukraine-o-at-ban-cong-nghe-quan-su-cho-Trung-Quoc/20116/149981.datviet
  50. ^ http://quocphong.baodatviet.vn/Home/QPCN/Cac-ba-do-cua-CNQP-Trung-Quoc-ky-4/201210/238364.datviet
  51. ^ http://infonet.vn/The-gioi/Binh-luan/Cong-nghiep-quoc-phong-Trung-Quoc-Khuon-mat-ke-boi-bac/120687.info
  52. ^ http://www.ft.com/cms/s/602b650e-dc69-11e1-a304-00144feab49a,Authorised=false.html?_i_location=http%3A%2F%2Fwww.ft.com%2Fcms%2Fs%2F0%2F602b650e-dc69-11e1-a304-00144feab49a.html&_i_referer=http%3A%2F%2Fen.wikipedia.org%2Fwiki%2FChina#axzz24qLQjsqF
  53. ^ a ă BBC News. 7 February 2007. Retrieved 15 June 2009.
  54. ^ http://www.adherents.com/Na/Na_473.html
  55. ^ http://www.euecran.eu/pdf/ECRAN%20Analysing%20the%20Recent%20Development%20of%20Religious%20Communities%20in%20Contemporary%20Rural%20China_Yu%20Tao.pdf
  56. ^ http://www.chinatoday.com.cn/ctenglish/se/txt/2009-06/19/content_203310.htm
  57. ^ http://www.pewforum.org/uploadedFiles/Topics/Religious_Affiliation/Christian/ChristianityAppendixC.pdf
  58. ^ ^ Macintosh, R. Scott. China's prosperity inspires rising spirituality (9 March 2006). Retrieved 15 April 2006.
  59. ^ ^ "Christians in China: Is the country in spiritual crisis?" BBC. 12 September 2011. Retrieved 18 April 2012.
  60. ^ http://www.state.gov/j/drl/rls/irf/religiousfreedom/index.htm#wrapper
  61. ^ a ă Pomfret, James (29 September 2011). "Velvet glove trumps iron fist in south China land riot". Reuters. Retrieved 13 October 2011
  62. ^ a ă Michael Young (17 tháng 1 năm 2012). “People of Wukan Challenge China Model”. The Epoch Times. Truy cập 20 Februar 2012., Bản dịch tiếng Việt
  63. ^ “Trung Quốc đề cao "Mô hình Ô Khảm"”. Tổ quốc, 12/02/2012.
  64. ^ “Chinese villagers riot over govt land seizure”. Gulf Times. AFP. 24 tháng 9 năm 2011.
  65. ^ Demick, Barbara (10 October 2011) "Protests in China over local grievances surge, and get a hearing". Los Angeles Times / Sacramento Bee
  66. ^ Mattis, Peter (20 December 2011). "Wukan Uprising Highlights Dilemmas of Preserving Stability. China Brief Volume 11, Issue 23. Jamestown Foundation. Archived from the original on 5 January 2012

Liên kết ngoài




Trận Gaugamela

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Trận Gaugamela
Một phần của Các cuộc chiến tranh của Alexandros Đại đế
Battle of Gaugamela (Arbela).PNG
Trận Gaugamela, thảm thêu Flanders, nửa đầu thế kỷ 18.
.
Thời gian 1 tháng 10 năm 331 trước Công nguyên
Địa điểm Có thể là Tel Gomel (Gaugamela) gần Mosul, không cách xa khu vực Irbil (Arbela), cũng đồng thời là tên trận đánh
Kết quả Thắng lợi quyết định của quân Macedonia[1]
Thay đổi lãnh thổ Alexandros chiếm được Babylon, một nửa Ba Tư, và những vùng ở Mesopotamia mà ông chưa chiếm được.
Tham chiến
Macedonia,
các đồng minh Hy Lạp
Đế quốc Achaemenes,
lính đánh thuê Hy Lạp
Chỉ huy
Alexandros Đại đế
và các tướng lĩnh khác
Darius III
và các tướng lĩnh khác


Lực lượng
47.000[2][3] 52.000 (Delbrück)[4] tới 120.000 (Thomas Harbottle)[3]
94.000-106.000
Tổn thất
100 bộ binh,
1.000 kỵ binh,
(Arrian),
300 bộ binh(Quintus Curtius Rufus),
500 bộ binh (Diodorus Siculus)
40.000 (Quintus Curtius Rufus),
47.000[5],
90.000 (Diodorus Siculus),
300.000 chết,
hơn 300.000 bị bắt sống[6]
.
Trận Gaugamela (tiếng Hy Lạp: Γαυγάμηλα) còn gọi là trận Arbela, diễn ra vào ngày 1 tháng 10 năm 331 trước Công nguyên, giữa Alexandros Đại đế của MacedoniaDarius III nhà Achaemenes. Đây là trận đánh lớn nhất trong cuộc chiến chinh phục đế quốc Ba Tư của Alexandros Đại đế và cũng là một trận đánh tiêu biểu cho tài nghệ quân sự của ông và đạo quân thiện chiến của mình. Đồng thời, với chiến thắng của Alexandros[1], trận chiến cũng là cuộc đọ sức nảy lửa cuối cùng quyết định sự sụp đổ của đế quốc Ba Tư dưới triều Achaemenes.
Vua Darius III đã dự kiến sử dụng ưu thế quân số của kỵ binh ông để bọc sườn quân Macedonia từ hai phía. Quân Macedonia đã hành binh theo đội hình nghiêng, cánh phải của họ đã chiếm cứ một vị trí về phía trước. Quân Ba Tư tấn công lực lượng này và bị đẩy lùi. Alexandros đã xua đội vệ sĩ của ông tiến công và chọc thủng chiến tuyến của Ba Tư. Sau đó, ông lao về trung quân Ba Tư và tấn công dữ dội vào vua Ba Tư, buộc Darius phải bỏ chạy giống như ở trận Issus trước đó.[1]
Trong khi ấy quân Ba Tư không phải là không giành thắng lợi. Họ đánh bại cánh trái của Macedonia và tấn công doanh trại của đối phương. Quân kỵ binh Ba Tư ở trung quân đã lợi dụng lỗ hổng giữa trận tuyến Macedonia và tấn công, nhưng bị tuyến quân thứ hai của Macedonia đánh lui. Tuy nhiên, quân Ba Tư đã không thể kháng cự sau khi nhà vua rút chạy. Thua tan nát, họ bị đánh thiệt hại nặng trong cuộc truy sát của người Macedonia.[1]

Cuộc viễn chinh của Alexandros Đại đế

Cho đến thế kỷ thứ 5 và nửa đầu thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên, bên cạnh các bậc "đàn anh" thường đứng ra cầm đầu các liên minh để xưng hùng tranh bá trên đất Hy Lạp như Athens, Sparta, Thebes, v.v… thì xứ Macedonia chỉ là một "đàn em" ít được ai nhắc nhở đến, thậm chí có khi còn bị coi là man rợ nữa.
Macedonia vốn là một tiểu quốc ở phía bắc Hy Lạp, nhưng đến triều đại Philippos II (359 - 336 TCN) thì Macedonia đã có nhiều biến chuyển. Nó sở hữu một nền kinh tế phồn vinh và thủ đô Pella luôn mở rộng cửa để đón mời các nhân tài của Hy Lạp. Philippos II lúc này vừa có thế lực mạnh lại vừa là nhà chính trị, quân sự, ngoại giao có tài. Ông đã dùng mọi cách để mở rộng lãnh thổ và phạm vi ảnh hưởng của mình ra khắp xung quanh. Đến năm 350 trước Công nguyên Macedonia đã trở thành một cường quốc nắm quyền khống chế cả miền bắc và miền trung Hy Lạp. Năm 338 trước Công nguyên, trong trận Chaeronea, Philippos II đã đập tan liên quân Athena - Thebes, chính thức dành quyền bá chủ trên đất Hy Lạp.
Khi đã giành quyền bá chủ trong nước, Philippos II liền nghĩ ngay đến việc tiến công Ba Tư. Ông đang khẩn trương chuẩn bị cho cuộc viễn chinh, nhưng công việc đang tiến hành dang dở thì ông bị ám sát. Kẻ thù của ông liền nhao nhao nổi dậy, đâu đâu cũng chuẩn bị khởi loạn. Tai hại hơn nữa, có những kẻ vì quyền lợi ích kỷ của mình, đã không ngần ngại phản lại nhân dân Hy Lạp, sẵn sàng liên kết với Ba Tư chống lại Macedonia.
Chính trong tình thế vô cùng hiểm nghèo đó, thái tử Alexandros lên nối ngôi cha, vào lúc vừa tròn 20 tuổi. Kẻ thù của Alexandros chắc mẩm phen này chẳng chóng thì chầy sẽ bóp chết tươi chàng thanh niên trẻ măng.
Không để đối phương kịp trở tay, sau khi thanh toán những kẻ ám hại cha mình Alexandros liền mở một cuộc "nam chinh bắc chiến" trên hầu khắp đất Hy Lạp. Khi những đạo quân dũng mãnh của ông đè bẹp một cách không thương tiếc cuộc nổi loạn của những người xứ Thebes thì những kẻ thù của Macedonia lúc bấy giờ mới biết rằng họ đã trót dại chọc tức một con mãnh sư. Thế là họ lại vội vàng xin quy phục Macedonia. Vốn là một nhà chính trị khôn ngoan chẳng kém gì cha, Alexandros liền chấp thuận hết và sẵn sàng tha thứ ngay cho cả Athens và Sparta là những xứ sở tỏ ra thù địch nhất đối với Macedonia.
Sau khi thu phục được nhân tâm và nắm chắc được chiếc vương trượng của toàn Hy Lạp, Alexandros cho triệu tập cuộc họp tại Kórinthos vào mùa thu năm 336 TCN để tuyên bố ý định sẽ tấn công đế quốc Ba Tư, kẻ thù lâu đời và nguy hiểm nhất của Hy Lạp.
Mùa xuân năm 334 TCN Alexandros đưa quân vượt sang Tiểu Á gồm 30.000 bộ binh và 5.000 kỵ binh. Người ta kể rằng khi thuyền cập bến Alexandros đã phóng ngọn lao xuống bãi biển và kêu lên: "Xin thần linh hãy giúp con chinh phục được châu Á bằng ngọn lao này".
Sau đó, Alexandros liên tiếp thu được những thắng lợi rực rỡ. Trong đó quan trọng nhất là trận đánh bại 40.000 quân Ba Tư ở bên bờ sông Granique vào tháng 5 năm 334 TCN và trận Issus vào khoảng tháng 10 năm 333 TCN, đập tan một đạo quân lớn do đích thân Darius III chỉ huy và khiến cho ông hoàng xấu số này phải lên ngựa chạy thục mạng, bỏ cả mẹ và vợ con trong đám bại quân.
Chiếm được Tiểu Á, Alexandros tiếp tục theo ven biển tiến suống phía nam, sau một trận công thành ác liệt kéo dài tới 7 tháng thì hạ được thành Týros, đoạt được một bộ phận quan trọng của hạm đội đối phương và cuối cùng kéo quân vào Ai Cập.
Sau 3 năm chinh chiến (từ mùa xuân năm 334 TCN đến cuối năm 332 TCN) Alexandros đã chiếm được Tiểu Á, làm chủ Ai Cập và nắm quyền khống chế phần lớn Địa Trung Hải, loại khỏi vòng chiến hạm đội Ba Tư. Tại thủ đô Memphis, trước bàn thờ thần tối cao của người Ai Cập, một vị trưởng giáo đã trịnh trọng đặt lên đầu Alexandros chiếc vương miện pharaon. Tại ốc đảo SiwahLibya, ông cũng được suy tôn là con của thần Amon-Ra.[7][8]

Bối cảnh trước trận chiến

Mùa xuân năm 331 TCN, Alexandros Đại đế rời Ai Cập kéo quân lên phía bắc, bắt đầu thực hiện phần chủ yếu nhất trong kế hoạch của cuộc viễn chinh là đập tan đạo quân chủ lực của Darius III để hoàn toàn đánh bại đế quốc Ba Tư. Vào ngày 1 tháng 10 năm 331 TCN, lịch sử đã ghi nhận một trong những trận đánh lớn nhất trong các cuộc chiến tranh giữa Hy Lạp và Ba Tư: đó là trận Gaugamela (còn gọi là trận Arbela).[9]
Sau lần đại bại ở Issus, Darius vẫn rắp tâm phục thù và nuôi hy vọng sẽ có ngày quật ngã được đối phương, nên mọi khả năng có thể đều được Darius dốc hết để chuẩn bị cho trận quyết chiến. Hơn một năm sau thất bại tại Issus, nơi ông ta thua gần như trắng tay và mất cả nguồn nhân lực, vật lực ở phía tây của đế quốc, Darius đã tập trung công sức để xây dựng một đạo quân đông đảo và hùng mạnh tại Babylon. Ở miền đông, trong các thành phố lớn, vàng bạc của Darius còn chất đống trong kho. Về nhân lực thì ngoài người Ba Tư và người Media là thành phần nòng cốt của quân đội Ba Tư, ông còn có cả một lực lượng đông đảo những người thuộc nhiều sắc tộc khác nhau ở miền Trung Á, phần lớn đều thiện chiến. Ngoài ra người Ấn Độ còn gửi voi chiến sang giúp. Darius đã chú trọng huấn luyện binh sĩ và cải tiến lại tổ chức trang bị. Đặc biệt lần này ông đặt rất nhiều hy vọng vào 200 chiếc chiến xa do ngựa kéo, bánh xe có móc thêm những lưỡi liềm và mũi xe chĩa ra những ngọn giáo dài tua tủa như hàng lông nhím.
Darius III đã chọn một vùng đồng bằng bát ngát nằm ở bên bờ trái sông Tigor, một con sông lớn có sòng nước chảy xiết, và phía xa hơn là rặng núi Cuốc di stăng. Phía nam cánh đồng là Arbela, một thành phố cổ được mệnh danh là thành phố của bốn vị thần. Gần cánh đồng là làng Gaugamela nhỏ bé (vì vậy người ta lấy hai tên này để đặt cho trận đánh). Thận trọng hơn, Darius III còn cho san phẳng những chỗ mấp mô để tiện cho chiến xa hoạt động. Với chiến trường được lựa chọn chu đáo, với đạo quân đông đảo của Ba Tư đủ cả xe, voi, ngựa được tự do bày binh bố trận, thay đổi trận thế. Darius III chắc chắn quân Ba Tư sẽ mặc sức vẫy vùng ngang dọc. Và Alexandros Đại đế dù có là thiên tài cũng khó có thể làm nên chuyện ở đây, nếu không muốn nói rằng, đạo quân Hy Lạp ít ỏi khó có thể thoát khỏi nguy cơ bị tiêu diệt.
Về phía Alexandros Đại đế, rời Ai Cập vào mùa xuân năm 331 TCN, ông tới miền Lưỡng Hà sau gần 9 tháng hành quân và chuẩn bị vượt hai con sông EuphrateTigre. Ngày 20 tháng 9 năm 331 TCN, từ Syria quân của Alexandros Đại đế vượt sông Tigre rồi hành quân theo hướng đông nam tiến về phía Arbela, nơi mà tin tức từ các tù binh cho ông biết rằng Darius III đã từ Babylon kéo đến dàn trận sẵn sàng nghênh chiến. Cách đại quân của Darius III vài dặm, Alexandros Đại đế cho dừng binh hạ trại. Quân sĩ được lệnh nghỉ ngơi và chuẩn bị chiến đấu. Vài ngày sau, cùng với một toán kỵ binh, Alexandros Đại đế tự mình tiến lên phía trước quan sát địa thế và tình hình đối phương. Ông đặc biệt quan tâm đến những dấu vết trận địa mới đào đắp mà phán đoán đó có thể là những cạm bẫy, những hố chông của đối phương.[10]

Lực lượng tham chiến

Quân Ba Tư

Theo ước tính ngày nay

Đơn vị Số lượng Số lượng
Lính phóng lao 10.000[4] 30.000[11]
Kỵ binh 12.000[4] 40.000[5]
Lính cận vệ hoàng gia Ba Tư 10.000[12] 10.000
Lính Hoplite Hy Lạp 8.000[4] 10.000[6]
Kỵ binh Đại Hạ 1.000[6] 2.000
Cung thủ 1,500 1,500
Scythed chariot 200 200
Voi chiến 15 15
Tổng 52,930[4] 93,930[3]
Một số học giả hiện đại cho rằng quân đội của Darius không thể lớn hơn 50.000 người vì vào thời điểm đó cung cấp hậu cần cho hơn 50.000 quân trên chiến trường là rất khó. Tuy nhiên, có thể là quân đội Ba Tư có trên 100.000 người. Một trong những ước tính cho rằng có 25.000 lính phóng lao,[3] 10.000 lính cận vệ hoàng gia Ba Tư[12], 2.000 lính hoplite đánh thuê người Hy Lạp[6], 1.000 người Đại Hạ[6], 40.000 kỵ binh, 200 chiến xa[13] và 15 voi chiến. Tuy nhiên Hans Delbruck ước tính rằng số lượng kỵ binh Ba Tư là vào khoảng 12.000, do vấn đề quản lý, và lực lượng bộ binh Ba Tư có thể ít hơn bộ binh nặng Macedonia và lính đánh thuê Hy lạp với khoảng 8.000.
Warry ước lượng quân Ba Tư có tổng số khoảng 91.000, Welman cũng ước lượng có 90.000, Delbrück (1978) ước tính có 52.000. Engels (1920) và Green (1990) cũng ước tính tổng số lượng quân đội của Darius III không lớn hơn 100.000 lúc ở Gaugamela.

Nguồn cổ đại

Theo Arian, lực lượng của Darius có khoảng 40.000 kỵ binh và một triệu lính bộ binh.[14] Diodorus Siculus cho con số 200.000 kỵ binh và 800.000 bộ binh.[15] Plutarch cho là phía Ba Tư có khoảng một triệu quân (không phân biệt rõ chủng loại).[16] Trong khi đó, theo Curtius Rufus, quân Ba Tư bao gồm 45.000 kỵ binh và 200.000 bộ binh.[17] Ngoài ra thì theo các nguồn Arrian,[13] Diodorus, Curtius, Darius còn có 200 chiến xa. Arian cũng đề cập đến 15 voi chiến Ba Tư.[14] Trong số lính bộ binh của Darius còn có cả 2.000 lính Hoplite Hy Lạp.[6]
Mặc dù Darius có lợi thế đáng kể về quân số nhưng phần lớn binh lính của ông đều thua kém so với quân của Alexandros. Lực lượng lính cầm giáo pezhetairoi của Alexandros được trang bị loại giáo sarissa dài tới 6m. Binh sĩ Ba Tư được huấn luyện cũng như trang bị nghèo nàn so với lực lượng pẽhetairoi và hoplite của Alexanros. Lực lượng bộ binh của Darius đáng kể hơn cả là 10.000 lính hoplite Hy Lạp[6] và 10.000 cận vệ của ông.[12] Lính đánh thuê Hy lạp đã chiến đấu theo kiểu đội hình phương trận Argos, trang bị một tấm khiên nặng, nhưng ngọn giáo không dài hơn 3m. Trong khi giáo của lính cận vệ hoàng gia Ba Tư chỉ được có 2m. Trong số các binh sĩ khác của ông thì có người Armenia được trang bị nặng nề theo kiểu của người Hy lạp, có lẽ là một đội phương trận Argos. Phần còn lại của quân đội Darius được trang bị nhẹ hơn. Vũ khí chính trong suốt chiều dài lịch sử của đế quốc Achaemenes là cung và tên.

Quân Macedonia

Nguồn hiện đại

Chủng loại Số lượng
Pezhetairoi 31.000[2]
Lính phóng lao 9.000[2]
Kỵ binh 7.000
Tổng cộng 47.000[2]
Alexandros chỉ huy một lực lượng đến từ vương quốc Macedonia, đồng minh Thrace và liên minh Kórinthos. Theo Arrian, sử gia đáng tin cậy nhất về Alexandros (có người cho sách của Arrian đã được viết dựa theo sách của Ptolemaios Soter), đạo quân này gồm 7.000 kỵ binh và 40.000 bộ binh.

Phương châm tác chiến

Cuộc vượt sông của quân Hy Lạp không gặp khó khăn gì bởi vì, theo lệnh Darius III, những đội quân Ba Tư trấn giữ ở các bến sông đều lui về phía sau, mở đường cho đối phương tiến sâu vào nội địa để đánh đòn tiêu diệt trên cánh đồng Arbela như đã chuẩn bị. Mưu kế của Darius là khá có tính toán, bởi vì nếu bị đánh bại ở đây thì quân Hy Lạp sẽ hoàn toàn tuyệt vọng khi mà phía sau lưng là hai con sông lớn chặn ngang. Đội quân đánh thuê người Hy Lạp nổi tiếng gan dạ và thiện chiến cùng với một đội quân tinh nhuệ người Ba Tư được hợp lại, tổ chức thành đạo trung quân để đối địch với Đội hình phalanx người Macedonia, lực lượng rất mạnh của Alexandros. Còn tả quân và hữu quân là những khối dày đặc bộ binh và kỵ binh thuộc các tộc người sống ở miền bắc và đông đế quốc. Trước mặt họ, Darius còn đặt thêm một tuyến kỵ binh gồm những người được lựa chọn ở một số bộ tộc có tinh thần và khả năng chiến đấu cao. Cuối cùng, dàn ra trước toàn bộ trận tuyến là 200 chiếc chiến xa, trong đó tập trung ở trước cánh trái là 100 chiếc. Đội voi chiến 15 con do những quản tượng người Ấn Độ điều khiển được Darius III bố trí ở chính giữa trận tiền. Ông tin rằng với vẻ hung tợn và sức mạnh ghê gớm của chúng, những con thú này sẽ thực sự là một mối đe doạ khủng khiếp đối với đối phương. Darius III đã triển khai xong một thế trận bậc thang, thành ba tuyến, có dáng hình chữ nhật, chiều ngang (chính diện) không cân đối (rộng quá) với chiều dọc (chiều sâu). Với thế trận này cùng với địa hình thuận lợi cho voi chiến và xe chiến cơ động, ông đinh ninh rằng Alexandros buộc phải giao chiến với quân Ba Tư trên thế bất lợi tất sẽ bị tiêu diệt.
Alexandros Đại đế đã quan sát kỹ thế trận của quân Ba Tư và thấy rằng một lần nữa có thể giành được chiến thắng bằng chiến thuật sở trường là đội hình nghiêng, hay chiến thuật phân bố lực lượng không đồng đều. Đội hình nghiêng là chiến thuật do danh tướng Epaminondas người Thebes phát minh ra đầu tiên. Khác hẳn với lối đánh dàn đều lực lượng và cứ giữ vững tuyến ngang mà tấn công như trước đây người Hy Lạp thường làm, Epaminondas đã nghĩ ra lối đánh bằng hai cánh: một cánh chuyên tấn công với mật độ bố trí quân số dày đặc và bao gồm những đội quân xung kích mạnh nhất, một cánh chuyên phòng ngự được bố trí vừa đủ lực lượng để cầm chân đối phương. Philippos II đã học được chiến thuật này trong thời gian sống ba năm ở Thebes làm con tin. Sau khi trở về nước ông đã vận dụng nó một cách sáng tạo và thành công trong những trận chiến của ông, mà kẻ bị ông đánh bại lại chính là những người Thebes đã phát minh ra chiến thuật đó. Từ đó đội hình nghiêng trở thành chiến thuật đặc trưng của dòng họ Philippos xứ Macedonia. Alexandros Đại đế sẽ đích thân thống lĩnh cánh quân tinh nhuệ nhất của quân đội Hy Lạp để đảm trách nhiệm vụ chủ yếu của cuộc tấn công. Còn lão tướng Parmenion, giống như thường lệ, chỉ huy cánh tả quân làm nhiệm vụ phòng ngự. Đội hình phalanx người Macedonia, được tổ chức thành 6 cụm, đứng ở vị chí trung quân, một vị trí gần như thường xuyên dành cho họ, người nào cũng được trang bị đầy đủ: kiếm, mộc, áo giáp da có đệm thêm những mảnh sắt, nhưng vũ khí của họ chủ yếu là cây thương sarissa nặng dài tới 7m.
Đội hình phalanx là đội hình của quân đội Hy Lạp cổ đại, bố trí thành khối dày đặc, gồm nhiều hàng quân. Các chiến binh đứng sát nhau, khoảng hai người trong 1m; trong tấn công, mỗi hàng cách nhau 1m; trong phòng ngự mỗi hàng cách nhau 0,5m. Trang bị của bộ binh có giáo, lao, kiếm, mộc, v.v… Bộ binh nặng có giáp sắt. Khi tấn công hay phòng ngự, cả khối người đó đều tiến hay lùi đều nhau, giữ vững cự ly giãn cách quy định. Mặt mạnh của đội hình này là ở chính diện, và có sức chiến đấu cao khi đánh với đối phương kém tổ chức, lực lượng yếu. Mặt yếu của nó là sau lưng và bên sườn, khả năng cơ động kém và chỉ dùng được ở địa hình bằng phẳng quang đãng. Để khắc phục nhược điểm, người ta dùng bộ binh nhẹ và kỵ binh để che sườn cũng như để tấn công vào sườn hay truy kích đối phương.
Trước một đối phương đông hơn, lại giao chiến ở nơi tráng địa, Alexandros Đại đế dự tính đến khả năng có thể bị đánh bọc sườn, thậm chí có khi còn bị bao vây. Vì vậy nên sau tuyến chính, ông bố trí thêm một tuyến thứ hai để nếu bình thường thì cứ tiếp tục tiến lên chiến đấu hoặc tăng cường lực lượng cho phía trước, nhưng khi cần thì lập tức quay đằng sau đối phó. Ông cũng nhắc các tướng phải khiến quân sĩ hiểu rằng đây không phải là một trận đánh bình thường mà là đòn quyết định sự sụp đổ của đế quốc Ba Tư và chiến thắng của nó sẽ đem lại cho họ vinh quang bất diệt. Alexandros yêu cầu ba quân hãy vững tâm, khi cần im lặng thì hàng ngũ không một tiếng động, không một lời xao xuyến, nhưng khi xung phong thì tiếng thét phải như thác đổ, sóng gào khiến quân thù phải kinh hồn khiếp đảm.
Lão tướng nổi danh Parmemion, người được coi như cánh tay phải của Alexandros, bàn rằng nên bất ngờ cướp trại vào đêm 30 tháng 9. Thế nhưng Alexandros cho rằng quân Ba Tư đã có phòng bị trước. Được lệnh của ông, quân Hy Lạp yên chí ngủ một giấc no say, trong khi đó suốt cả ngày và đêm 30 tháng 9, quân Ba Tư đã dàn thành thế trận chuẩn bị nghênh chiến, họ phải mặc giáp trụ trên người suốt đêm để đón chờ một cuộc tập kích không diễn ra của đối phương, khiến tinh thần có phần kém tỉnh táo vào buổi sáng.[18]

Diễn biến

Bố trí lực lượng ban đầu

Trận đánh bắt đầu khi người Ba Tư có mặt tại chiến trường, Darius đã tuyển dụng những kỵ binh tốt nhất từ các tổng trấn phía đông của mình và từ liên minh với bộ lạc người Scythia. Darius cũng đã triển khai chiến xa mà ông đã chuẩn bị phía trước mặt, cùng 15 con voi hỗ trợ bởi chiến xa của người Ấn Độ, mặc dù vậy chúng hầu như không có vai trò gì trong trận đánh. Trước khi trận đánh, Darius đã ra lệnh nhổ hết cây và bụi cỏ để tận dụng tối đa hiệu quả của chiến xa.
Vị trí quân của hai bên vào đầu trận đánh.
Darius đặt mình ở trung tâm cùng với đội quân bộ binh tốt nhất của mình theo truyền thống của các vị vua Ba Tư. Bên phải của ông là các kỵ binh Caria, lính đánh thuê Hy Lạp, và kỵ binh cận vệ Ba Tư. Ở bên phải-trung tâm ông đặt quân bộ binh cận vệ Ba Tư, kỵ binh Ấn Độ, và các cung thủ Mardian của ông.
Ở hai cánh đều là kỵ binh. Bessus chỉ huy cánh trái với người Bactria, kỵ binh Dahae, kỵ binh người Arachosia, kỵ binh Ba Tư, kỵ binh Susia, kỵ binh Cadusi và người Nguyệt Chi. Chiến xa được đặt đằng trước một đội quân nhỏ người Đại Hạ. Mazaeus chỉ huy cánh phải với người Syria, Media, Lưỡng Hà, Parthia, Sacia, Tapuria, Hyrcania, người Anbani ở dãy Kavkaz, người Sacesinia, người Cappadocia, và kỵ binh Armenia. Người Cappadocia và Armenia ở đằng trước các đơn vị kỵ binh khác và dẫn đầu cuộc tấn công. Kỵ binh Albania và Sacesinia được phái đến sườn bên trái quân Macedonia.
Quân Macedonia được chia làm hai, bên cánh phải dưới sự chỉ huy trực tiếp của Alexandros Đại đế, còn bên trái là Parmenion. Alexandros đã chiến đấu với lực lượng kỵ binh đồng đội tinh nhuệ của mình. Cùng với đó là người Paionia và lực lượng kỵ binh nhẹ của Macedonia. Kỵ binh lính đánh thuê được chia thành hai nhóm, với các chiến binh dày dạn kinh nghiệm được bố trí ở bên cánh phải, và phần còn lại được đặt ở phía trước người Agria và cung thủ Macedonia, được bố trí ở gần đội hình phalanx. Parmenion ở bên cánh trái với người Thessaly, lính đánh thuê Hy Lạp, và kỵ binh Thrace. Họ được sử dụng nhằm kéo giãn đội hình đối phương và tạo điều kiện cho Alexandros tung các đòn quyết định từ bên phải.
Ở bên phải trung tâm của đội hình là lính đánh thuê Crete. Đằng sau họ là một nhóm kỵ binh Thessaly dưới quyền Philippos và lính đánh thuê Achaia. Về phía bên phải họ là một phần của kỵ binh đồng minh Hy Lạp.

Trận chiến bắt đầu

Alexandros Đại đế bắt đầu trận chiến bằng việc hạ lệnh cho bộ binh của mình tiến về trung quân của Ba Tư theo đội hình nghiêng. Trong khi đó lực lượng của Alexandros ở hai cánh trái và phải đã đứng theo môt góc chéo 45 độ so với quân Ba Tư để dụ kỵ binh Ba Tư tấn công vào đây. Trong khi các chiến binh phalanx Macedonia tiến về trung quân Ba Tư, vua Darius III hạ lệnh cho một phần lớn kỵ binh và một vài đơn vị bộ binh mở cuộc tấn công vào cánh trái của quân Macedonia do Parmenionos chỉ huy.
Alexandros dẫn cánh hữu quân tiến nhanh lên trước với ý định dùng sức mạnh nhất của mình để đập tan cánh trái của đối phương. Nhưng vì toàn bộ đội hình của quân Hy Lạp ngắn hơn rất nhiều so với đội hình quân Ba Tư, nên cứ theo đà ấy mà tiến thẳng thì cánh hữu quân của Alexandros sẽ chẳng những không đánh trúng cánh trái đối phương mà ngược lại sẽ lọt vào chính giữa đội hình của quân Ba Tư, nơi mà Darius tập trung lực lượng mạnh nhất. Alexandros thấy thế liền điều chỉnh hướng tiến, cho quân di chuyển chếch sang phía bên phải; làm như vậy ông vừa tránh được nguy cơ bị quân mạnh của đối phương bao vây và tấn công, lại vừa thực hiện được ý định ban đầu là đánh vào cánh trái của đối phương.[19] Cách xử trí khôn ngoan và bất ngờ ấy của Alexandros làm cho Darius lúng túng. Vì Alexandros không chịu tiến quân vào khoảng đất mà Darius đã nhọc công cho dọn dẹp san lấp từ trước để đội chiến xa có đủ điều kiện phát huy hết sức mạnh. Tình huống này không được dự kiến từ trước nên Darius đã mất bình tĩnh, cho các "binh chủng" ra giao chiến không đúng lúc.[20]
Trong trận chiến, Alexandros sử dụng một chiến thuật bất thường chỉ được dùng vài lần trong suốt chiều dài lịch sử quân sự: đó chính là nhử càng nhiều kỵ binh địch sang hai cánh càng tốt. Làm như vậy đội hình Ba Tư sẽ để hở một khoảng trống và Alexandros sẽ lợi dụng khoảng trống này để mở một đòn tấn công vào trung quân Ba Tư. Điều này đòi hỏi người dùng binh phải biết canh đúng thời điểm và phải điều binh hết sức khéo léo; và chính Alexandros là người ra tay trước. Lần này Alexandros phải tìm mọi cách buộc cho quân Ba Tư tấn công trước, đây là một điều không dễ dàng vì Darius đã trở nên cẩn trọng hơn rất nhiều sau bài học đau đớn ở trận Issus 2 năm về trước. Thế nhưng Alexandros đã thành công và quân Ba Tư là những người mở đợt tấn công đầu tiên trong trận đánh.
Theo lệnh vua Darius, một đội kỵ binh lao ra tấn công vào sườn quân Hy Lạp, nhưng họ đã vấp phải một đội kỵ binh nhẹ của Alexandros được tung ra nghênh chiến. Một cuộc đọ sức quyết liệt giữa hai đội kỵ binh của đôi bên đã xảy ra. Đúng vào lúc ấy chiến trường bỗng náo động hẳn lên bởi tiếng quân reo ngựa hý. Đoàn chiến xa Ba Tư bắt đầu chuyển bánh lao về phía đối phương, cát bụi quấn theo mù mịt. Vua Darius hạ lệnh cho chiến xa Ba Tư tấn công vào các phương trận Macedonia. Quân Macedonia phản ứng lại bằng cách cho cung thủ và quân phóng lao Agrianes bắn dữ dội vào các chiến xa Ba Tư. Đồng thời quân Macedonia đã được huấn luyện kỹ một chiến thuật đặc biệt dùng để đối phó với các chiến xa nguy hiểm này: các phương trận Macedonia dạt sang hai bên, chừa một lối đi cho chiến xa lọt vào. Tất nhiên lũ ngựa kéo chiến xa sẽ tránh né những hàng giáo tua tủa trong các phương trận mà chạy vào lối đi được bày sẵn ấy. Quân Macedonia đã bố trí sẵn những đội quân đứng ở cuối "con đường" này để chặn các chiến xa, và ngay lúc đó quân Macedonia ở hai bên "con đường: sẽ đổ ập vào tiêu diệt chiếc chiến xa xấu số. Vì vậy đòn tấn công bằng chiến xa đã trở nên vô hiệu. Thế là "bảo bối" của Darius bị đập tan. Tuy nhiên lực lượng quân Ba Tư vẫn còn rất mạnh. Nhận thấy cánh trái của mình vẫn chưa đẩy lùi được cánh hữu quân do Alexandros chỉ huy, Darius điều thêm một lực lượng lớn kỵ binh đánh bọc sườn quân Alexandros. Vì vậy mà giữa cánh trái quân Ba Tư lộ ra một khoảng trống lớn.[20]

Đòn đột kích quyết định của Alexandros

Đòn tấn công quyết định của Alexandros.
Alexandros đã phát hiện ngay ra chỗ sơ hở đó và không bỏ lỡ thời cơ. Chỉ để lại một bộ phận đương đầu với các đội kỵ binh đang công kích ở bên sườn, Alexandros cho cánh hữu quân mau chóng chuyển qua đội hình mũi nhọn có chiều sâu để xung phong thẳng vào khoảng trống nói trên và từ đó đánh thốc vào sườn đạo trung quân đối phương. Alexandros đích thân dẫn đầu cuộc xung phong, bên phía chính diện, bốn trong sáu cụm quân của đội hình phalanx cũng tiến lên công kích. Quân Ba Tư phải dốc sức ra để chống chọi với cuộc tấn công như vũ bão của đối phương, nhưng chẳng được bao lâu họ bắt đầu núng thế. Ở phía trước mặt, những cây sarissa nhọn hoắt trong đội hình phalanx kết lại dày đặc như những lớp rào di động đang chĩa thẳng mũi nhọn xông vào quân Ba Tư, phá vỡ từng mảng lớn đội hình của nó; đồng thời từ bên sườn, những chiến binh tinh nhuệ của đội kỵ binh hoàng gia Macedonia cũng vung kiếm đánh thốc vào quân Ba Tư. Trước đòn tấn công hết sức lợi hại và mãnh liệt của đối phương, Darius III lo lắng bối rối, không còn đủ tâm trí để bao quát và chỉ huy toàn bộ trận đánh nữa. Khi nhìn thấy Alexandros đang dũng mãnh mở đường qua các vệ sĩ Ba Tư để xông lên, Darius III mất bình tĩnh nên vội ra lệnh quay xe chạy trốn. Hành động bỏ trốn vội vã và hèn nhát của vua Ba Tư thật vô cùng tai hại và càng không thể tha thứ được, vì không những ông là người đầu tiên bỏ chạy khỏi chiến trường mà hơn nữa, người chỉ huy đã bỏ chạy vào lúc mà tình thế chưa phải là tuyệt vọng.
Cánh hữu quân Ba Tư do tướng Mazaios chỉ huy lúc này lại đang thắng thế. Họ đã gần như bao vây được cánh tả quân Hy Lạp do Parmenionos chỉ huy, thậm chí một bộ phận kỵ binh của họ còn phá vỡ được tuyến thứ hai của quân Hy Lạp. Nhưng đáng lẽ phải quay trở lại tấn công vào sau lưng đối phương thì đám kỵ binh ấy lại tranh nhau ùa cả vào doanh trại quân Hy Lạp đặt ở phía sau đội hình để vơ vét cướp phá, nhờ vậy mà Parmenionos không bị tấn công từ sau lưng. Tuy nhiên Parmenionos vẫn còn khốn đốn nên buộc lòng phải cho người xin Alexandros cứu viện khẩn cấp. Trong khi chờ đợi, ông vẫn đem hết sức mình ra chống đỡ, không hổ danh một vị danh tướng, đánh lui được nhiều đợt xung phong của đối phương và dần dần ổn định được tình thế. Trong khi ấy quân Ba Tư bắt đầu rối loạn khi nghe tin chủ tướng và đại bộ phận quân đã bỏ trốn. Parmenionos liền chuyển sang phản kích. Thế là toàn bộ cánh quân của Mazaios, kể cả bộ phận đang cướp doanh trại hỗn loạn, đều rút chạy.
Toán quân này đã vấp phải đạo quân Alexandros đang trên đường quay trở về tiếp cứu cho Parmenionos. Một cuộc hỗn chiến ác liệt xảy ra. Quân Ba Tư phải liều chết mà đánh, cuối cùng một bộ phận mở được đường máu chạy thoát. Alexandros chuyển sang truy kích. Cùng với đoàn kỵ binh Alexandros mải miết phóng ngựa đuổi theo Darius III suốt ngày hôm ấy. Mãi đến khi mặt trời lặn, Alexandros mới tạm dừng lại một lát rồi sau đó lại tiếp tục đuổi suốt đêm. Ngày hôm sau, Alexandros tới thành phố Arbela, nơi lương thực khí giới và tiền bạc của Darius III còn chất đống trong kho. Nhưng "chiến lợi phẩm" quan trọng nhất đối với Alexandros Đại đế là Darius III thì không còn nữa: ông ta đã vượt qua dãy núi Kurdistan trốn sang miền Media cùng với tàn quân. Biết không thể đuổi kịp, Alexandros cho ngừng truy kích và chuẩn bị tiến quân về Babylon.[21]
Darius bỏ chạy khỏi chiến trường.

Thương vong

Thương vong giữa đôi bên chênh lệch thật là ghê gớm. Quân Ba Tư không những bị tổn thất tại trận mà còn bị thiệt hại nhiều hơn nữa trong khi bị truy kích, đã xô đẩy nhau để vượt qua một chiếc cầu hẹp bắc qua một con sông nhỏ trên đường chạy về Arbela. Rất nhiều người đã ngã xuống sông và bị dòng nước xiết quấn đi. Thương vong ước tính của quân Ba Tư là khoảng bốn vạn người (theo Rufus). Những con voi chiến cũng bị bắt giữ. Nói chung, đây là một thất bại thảm bại của họ. Trong khi đó quân Hy Lạp chỉ mất khoảng vài trăm người.[22]

Phân tích

Trong trận này thực tiễn cho thấy, nếu như Alexandros không kiên quyết điều khiển thế trận theo như mưu kế đã định, không quyết đoán nhanh và không xử trí khôn ngoan thì không có thắng lợi huy hoàng ở trận Gaugamela này. Dưới đây bàn tới ba tình huống có quan hệ nhân quả.
  1. Giữa lúc cả hai khối quân sắp giao chiến Alexandros nhận thấy nếu cánh phải quân Hy Lạp cứ đà ấy tiến thẳng thì không những không đánh trúng cánh trái quân Ba Tư như ý định ban đầu của ông, mà có thể sa vào thế "trong miệng cọp" tức là lọt vào chính giữa đội hình của Darius, nơi mà quân Ba Tư tập trung lực lượng mạnh nhất. Do đó không chút do dự, Alexandros đã cho di chuyển chếch sang bên phải. làm như vậy, ông vừa tránh được nguy cơ bị quân Ba Tư bao vây và tấn công cả ba bốn phía, vừa buộc Darius phải tung quân ra đánh vào sườn cánh hữu quân của ông, nơi được chuẩn bị sẵn lực lượng để đối phó, lại thực hiện được đúng ý định ban đầu là đánh vào cánh phải đối phương, quả nhiên Darius đã trúng kế.
  2. Khi Darius tung 200 xe chiến ra giao tranh nhằm dọn đường cho những đợt xung phong liên tiếp của kỵ binh và bộ binh tràn lên hòng nghiền nát quân Hy Lạp, Alexandros đã bình tĩnh chờ cho đoàn "quái vật" ấy đến gần và khi đã đến đúng tầm hiệu lực của tên và lao, tức thì ông lệnh cho quân cung thủ và quân phóng lao ở đội hình phalanx và cánh hữu quân bắn ra như mưa, mục tiêu nhằm vào người đánh xe và ngựa. Chiến thuật ấy đã làm cho "bảo bối" của Darius bị đập tan. Đó là cách xử trí khôn khéo, một biểu hiện cụ thể của việc phát huy triệt để tính chiến thuật và khắc phục mặt hạn chế của quân Alexandros là không có chiến xa.
  3. Do mất bình tĩnh, Darius vội vàng điều một lực lượng lớn kỵ binh tiến ra đánh bọc vào sườn quân Hy Lạp. Thế là đội hình cánh trái quân Ba Tư lộ ra một khoảng trống lớn. Với cặp mắt của nhà quân sự tinh tường, Alexandros chớp lấy thời cơ có lợi đó và chỉ để lại một bộ phận đương đầu với các đội kỵ binh Ba Tư đang công kích ở bên sườn, còn đích thân ông dẫn chủ lực cánh hữu quân mau chóng chuyển qua đội hình mũi nhọn có chiều sâu, xông thẳng vào khoảng trống nói trên để rồi từ đó đánh thốc vào sườn đạo trung quân đối phương. Các cụm quân đội hình phalanx ở chính diện lúc này cũng tiến lên công kích quân Ba Tư, và từ bên sườn những chiến binh tinh nhuệ của đội kỵ binh hoàng gia cũng vung kiếm đánh thốc vào. Nó làm cho đại bộ phận quân Ba Tư đang nằm trong vòng vây bị tiêu diệt hoặc bị tan vỡ ra từng mảng tháo chạy tán loạn.
Đó là ba tình huống chủ yếu của trận Gaugamela, nhưng tình huống ba là quyết định nhất. Qua đó, thấy rằng quan hệ giữa mưu kế và thế trận là mối quan hệ hữu cơ, là ý định và biện pháp giải quyết mâu thuẫn và là sự đối chọi tình huống, tạo thời cơ thuận lợi nhất cho trận đánh.[23]

Ý nghĩa

Trận Gaugamela qua nét vẽ của Jan Brueghel Lớn (1602)
Sau trận này, vua Alexandros Đại đế còn phải mất hơn ba năm nữa mới hoàn toàn làm chủ được toàn bộ lãnh địa mênh mông của đế quốc Ba Tư. Nhưng đối với vua Darius III thì trận này là trận quyết định số phận của ông, đồng thời cũng quyết định sự sụp đổ không thể cứu vãn nổi của nhà Achaemenes. Cho đến trước khi bị một quân vương dưới quyền là Bessus sát hại, Darius III hoàn toàn suy sụp về ý chí, đã không đủ nghị lực và khả năng đương đầu với Alexandros Đại đế trong bất kỳ một cuộc giao tranh nào khác.
Các đạo quân khác của Ba Tư cũng tháo chạy vào lãnh thổ mình, theo thông lệ của các rợ. Những người chỉ huy quân đồn trú và giữ kho báu ở các kinh đô của Ba Tư đã chính thức đầu hàng Alexandros. Trong số đó có Mazaeus - người hùng Ba Tư tại Gaugamela - đã đầu hàng tại Babylon cùng với quan coi kho (gazophylax) Bagophanes, và Alexandros Đại đế đã tiến vào thành phố cổ trong nghi lễ lớn.[8] Bessus đã giết Darius rồi chạy về phía đông. Alexandros Đại Đế truy kích Bessus, cuối cùng ông bắt sống và xử tử Bessus bằng cách xé đôi người vào năm sau. Phần lớn các satrap đương nhiệm đã tuyên bố trung thành với Alexandros Đại Đế, vì thế họ không bị mất chức. Dù vậy, theo quan điểm truyền thống, đế quốc Ba Tư đã sụp đổ sau cái chết của Darius (330 TCN).
Đối với Alexandros Đại đế, trận này chưa phải là chiến thắng lớn cuối cùng của ông. Ông tiếp tục chinh phục đế quốc Ba Tư, vượt qua sông Ấn để tiến quân vào miền tây Ấn Độ, và đánh thắng thêm nhiều trận nữa (xem thêm trận Hydaspes). Nhưng nhìn chung trong toàn bộ sự nghiệp quân sự của ông thì trận này vẫn là chiến thắng nổi bật nhất và tiêu biểu nhất cho nghệ thuật quân sự của ông: đó là nghệ thuật biết tập trung lực lượng ưu thế để tiến công vào hướng và mục tiêu quyết định, nghệ thuật nắm thời cơ và tận dụng thời cơ mà nét tiêu biểu là mưu kế bày thế trận và đối chọi tình huống của ông.[22] Sau này, chiến thuật đội hình nghiêng của Alexandros trong trận Gaugamela đã được vua Friedrich Đại đế của Vương quốc Phổ áp dụng thành công trong trận Leuthen (1757).[24][25]
Sử gia Edward Creasy xếp trận Gaugamela vào trong danh sách 15 trận chiến có ý nghĩa quan trọng nhất trong lịch sử (tính từ trận Marathon tới trận Waterloo).[26]

Trong phim ảnh

Năm 2004, bộ phim sử thi Alexander của đạo diễn Oliver Stone với Colin Farrell trong vai chính đã được ra mắt. Phim chủ yếu dựa trên cuốn sách Alexandros Đại Đế được viết vào những năm 1970 bởi nhà sử học Robin Lane Fox. Trong phim, trận Gaugamela giữa quân đội của Alexandros Đại đế với quân Ba Tư đã được tái hiện lại. Một số nhà lịch sử học đã phê bình tính chính xác về mặt lịch sử của trận chiến này. Ý kiến của họ là trong phim, dường như Alexandros đã tiêu diệt được Ba Tư chỉ sau một trận chiến duy nhất là Gaugamela, trong khi thực tế ông phải đánh khá nhiều trận để đạt được điều này.[27]

Chú thích

  1. ^ a ă â b Stanley Sandler, Ground Warfare: An International Encyclopedia, Tập 1, trang 313
  2. ^ a ă â b Moerbeek (1997) estimates 31.000 phalangites and 9.000 light infantry.
  3. ^ a ă â b Warry (1998) ước tính tổng số là 91.000. Welman thì cho con số 90.000. Delbrück (1978) ước tính 52.000. Thomas Harbottle cho con số tới 120.000 quân Ba Tư.[1] Engels (1920) và Green (1990) cho rằng quân đội của Darius không thể có hơn 10 vạn tại Gaugamela.
  4. ^ a ă â b c History of the Art of War by Hans Delbrück (1990)
  5. ^ a ă Welman
  6. ^ a ă â b c d đ The Anabasis of Alexander: The Battle of Gaugamela
  7. ^ Nguyễn Văn Nhã, Nguyễn Văn Hùng, Những trận đánh hay trên thế giới (trước công nguyên), NXB Quân đội nhân dân, 1992, trang 28-32
  8. ^ a ă Waldemar Heckel, The Wars of Alexander the Great: 336-323 BC, các trang 48-50.
  9. ^ Ngày nay gọi là Irbil, nằm ở giáp giới giữa IraqIran.
  10. ^ Nguyễn Văn Nhã, Nguyễn Văn Hùng, Những trận đánh hay trên thế giới (trước công nguyên), NXB Quân đội nhân dân, 1992, trang 33-36
  11. ^ Moerbeek (1997).
  12. ^ a ă â Curtius
  13. ^ a ă Anabasis 3.11
  14. ^ a ă Anabasis 3.8
  15. ^ Library of History 17.53
  16. ^ Saying of Alexander, 12
  17. ^ Life of Alexander 4.12.13
  18. ^ Nguyễn Văn Nhã, Nguyễn Văn Hùng, Những trận đánh hay trên thế giới (trước công nguyên), NXB Quân đội nhân dân, 1992, trang 36-38
  19. ^ Nguyễn Văn Nhã, Nguyễn Văn Hùng, Những trận đánh hay trên thế giới (trước công nguyên), NXB Quân đội nhân dân, 1992, trang 38-39
  20. ^ a ă Nguyễn Văn Nhã, Nguyễn Văn Hùng, Những trận đánh hay trên thế giới (trước công nguyên), NXB Quân đội nhân dân, 1992, trang 39
  21. ^ Nguyễn Văn Nhã, Nguyễn Văn Hùng, Những trận đánh hay trên thế giới (trước công nguyên), NXB Quân đội nhân dân, 1992, trang 39-41
  22. ^ a ă Nguyễn Văn Nhã, Nguyễn Văn Hùng, Những trận đánh hay trên thế giới (trước công nguyên), NXB Quân đội nhân dân, 1992, trang 41
  23. ^ Nguyễn Văn Nhã, Nguyễn Văn Hùng, Những trận đánh hay trên thế giới (trước công nguyên), NXB Quân đội nhân dân, 1992, trang 41-43
  24. ^ Ulrich Wilcken, Alexander the Great, trang 9
  25. ^ Simon Goodenough, Tactical genius in battle, các trang 6, 99.
  26. ^ Edward Shepherd Creasy, The Fifteen Decisive Battles of the World: from Marathon to Waterloo, chapter 8
  27. ^ http://www.rferl.org/content/article/1057143.html

Liên kết ngoài


Helmut Kohl

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Helmut Kohl
Helmut Kohl 1997.jpg
Chức vụ
Nhiệm kỳ 1 tháng 10 năm 1982 (Tây Đức) / 3 tháng 10 năm 1990 (nước Đức thống nhất) – 27 tháng 10 năm 1998
Tiền nhiệm Helmut Schmidt
Kế nhiệm Gerhard Schröder
Thông tin chung
Đảng phái CDU
Sinh 3 tháng 4, 1930 (84 tuổi)
Ludwigshafen am Rhein, Đức
Alma mater Đại học Heidelberg
Tôn giáo Cơ đốc giáo La Mã
Chữ ký Helmut Kohl Signature.svg
Helmut Josef Michael Kohl (sinh ngày 3 tháng 4 năm 1930) là một chính khách và chính trị gia bảo thủ Đức. Ông từng là Thủ tướng Đức từ năm 1982 đến năm 1998 (của Tây Đức từ năm 1982 đến năm 1990 và của nước Đức thống nhất từ năm 1990 đến năm 1998) và chủ tịch của Liên minh Dân chủ Thiên chúa giáo (CDU) từ năm 1973 đến năm 1998. 16 năm cầm quyền của ông là giai đoạn tại vị lâu nhất của một thủ tướng Đức từ thời Otto von Bismarck và cũng là thời gian chấm dứt cuộc Chiến tranh Lạnh và sự thống nhất nước Đức. Kohl được đa số người coi là một trong những kiến trúc sư chính của quá trình thống nhất nước Đức, và, cùng với Tổng thống Pháp François Mitterrand, Hiệp ước Maastricht, tạo lập nên Liên minh châu Âu.
Kohl và François Mitterrand là cùng được nhận giải Karlspreis năm 1988.[1] Năm 1998, Kohl được bầu làm Công dân Danh dự của châu Âu bởi các lãnh đạo nhà nước hay chính phủ châu Âu vì đóng góp to lớn của ông cho quá trình hội nhập và hợp tác của châu Âu, một danh dự trước đó chỉ được trao cho Jean Monnet.[2] Năm 1996 ông được Giải thưởng Hoàng tử Asturias danh giá trong Hợp tác Quốc tế[3]
Kohl đã được Tổng thống Hoa Kỳ George H. W. Bush miêu tả là "lãnh đạo vĩ đại nhất của châu Âu nửa sau thế kỷ 20"[4].

Cuộc đời

Tuổi trẻ

Kohl sinh tại Ludwigshafen am Rhein (thời điểm ấy là một phần của Bavaria, hiện ở Rheinland-Pfalz) Đức, con của Cäcilie (tên khi sinh Schnur; 1890–1979) và chồng bà là Hans Kohl (1887–1975), một nhân viên dân sự. Ông là người con thứ ba trong gia đình theo Cơ đốc giáo La Mã và bảo thủ này. Trước và sau năm 1933, gia đình ông vẫn trung thành với Đảng Cơ đốc giáo Trung tâm. Người anh lớn của ông chết trong Thế chiến II khi còn là một binh sĩ ở độ tuổi thanh niên, Helmut Kohl cũng đăng ký vào lính, nhưng ông không tham gia bất kỳ trận đánh nào.
Kohl theo học trường sơ đẳng Ruprecht, và tiếp tục tại Max Planck Gymnasium. Năm 1946, ông gia nhập CDU vừa mới được thành lập. Năm 1947, ông là một trong những người đồng sáng lập chi nhánh Junge Union tại Ludwigshafen. Sau khi tốt nghiệp năm 1950, ông bắt đầu học luật tại Frankfurt am Main. Năm 1951, ông chuyển sang Đại học Heidelberg nơi ông chuyên học về Lịch sửKhoa học Chính trị. Năm 1953, ông gia nhập ban điều hành chi nhánh Rhineland-Palatinate của CDU. Năm 1954, ông trở thành phó chủ tịch Junge Union tại Rhineland-Palatinate. Năm 1955, ông quay lại ban điều hành chi nhánh Rhineland-Palatinate của CDU.

Trước khi tham gia chính trị

Sau khi tốt nghiệp năm 1956 ông trở thành nghiên cứu sinh tại Viện Alfred Weber thuộc Đại học Heidelberg nơi ông là một thành viên tích cực của hội sinh viên AIESEC. Năm 1958, he ông nhận bằng tiến sĩ cho luận văn về "Những Phát triển Chính trị trong Lãnh địa và Tái xây dựng các Đảng Chính trị sau năm 1945". Sau đó, ông bước vào kinh doanh, đầu tiên làm trợ lý giám đốc một xưởng đúc tại Ludwigshafen và, vào năm 1959, là một người quản lý cho Liên đoàn Công nghiệp Hoá chất tại Ludwigshafen. Trong năm này ông cũng trở thành chủ tịch chi nhánh Ludwigshafen của CDU. Năm sau đó, ông lấy Hannelore Renner, người ông đã biết từ năm 1948, và họ có hai con trai.

Khởi đầu sự nghiệp chính trị

Năm 1960, ông được bầu vào hội đồng thành phố của Ludwigshafen nơi ông làm lãnh đạo đảng CDU cho đến năm 1969. Năm 1963, ông cũng được bầu vào Landtag của Rhineland-Palatinate và làm lãnh đạo đảng CDU trong cơ quan lập pháp này. Từ năm 1966 đến năm 1973, ông làm chủ tịch CDU, và ông cũng là một thành viên của ban điều hành Liên bang CDu. Sau khi được bầu làm chủ tịch dảng, ông được cử làm người kế vị Peter Altmeier, người là bộ trưởng-chủ tịch Rhineland-Palatinate ở thời điểm ấy. Tuy nhiên, sau cuộc bầu cử Landtag diễn ra sau đó, Altmeier vẫn là bộ trưởng-chủ tịch.

Bộ trưởng-Chủ tịch Rhineland-Palatinate

Helmut Kohl, 1969
Ngày 19 tháng 5 năm 1969, Kohl được bầu làm bộ trưởng-chủ tịch Rhineland-Palatinate, người kế nhiệm Peter Altmeier. Trong nhiệm kỳ làm bộ trưởng-chủ tịch, Kohl đã thành lập Đại học Trier-Kaiserlautern và tiến hành cải cách lãnh thổ. Cũng trong năm 1969, Kohl trở thành phó chủ tịch đảng CDU liên bang.
Năm 1971, ông là ứng cử viên trở thành chủ tịch CDU liên bang, nhưng không trúng cử. Rainer Barzel tiếp tục giữ chức vụ đó. Năm 1972, Barzel tìm cách gây ra một cuộc khủng hoảng nội các trong chính phủ của SPD/FDP. Âm mưu không thành công, khiến ông phải lùi bước. Năm 1973, Kohl kế vị ông làm chủ tịch liên bang, ông giữ chức vụ này tới năm 1998.

Cuộc bầu cử Bundestag năm 1976

Tại cuộc bầu cử liên bang năm 1976, Kohl là ứng cử viên Thủ tướng của CDU/CSU. Liên minh CDU/CSU hoạt động tốt, giành 48.6% số phiếu. Tuy nhiên họ vẫn không thể thành lập chính phủ bởi Chính phủ trung tả do Đảng Dân chủ Xã hội ĐứcĐảng Dân chủ Tự do (Đức), do nhà Dân chủ Xã hội Helmut Schmidt đã được thành lập. Kohl sau đó từ chức bộ trưởng-chủ tịch Rhineland-Palatinate để trở thành lãnh đạo CDU/CSU trong Bundestag. Ông được kế nhiệm bởi Bernhard Vogel.

Lãnh đạo đối lập

Trong cuộc bầu cử liên bang năm 1980, Kohl ở địa vị phụ thuộc, khi lãnh đạo CSU Franz Josef Strauß trở thành ứng cử viên thủ tướng của CDU/CSU. Strauß cũng không thể đánh bại liên minh SPD/FDP. Không như Kohl, Strauß không muốn tiếp tục làm lãnh đạo CDU/CSU và tiếp tục làm bộ trưởng-chủ tịch Bavaria. Kohl tiếp tục làm lãnh đạo đối lập, dưới thời nội các thứ ba của Schmidt (1980–82).
Ngày 17 tháng 9 năm 1982, một cuộc xung đột về chính sách kinh tế xảy ra giữa các bên tham gia liên minh SPD/FDP cầm quyền. FDP muốn giải phóng triệt để thị trường lao đông, trong khi SPD muốn đảm bảo việc làm cho những người đã có việc. FDP bắt đầu các cuộc đàm phán với CDU/CSU để thành lập một chính phủ mới.

Thủ tướng Tây Đức

Lên nắm quyền lực

Ngày 1 tháng 10 năm 1982, CDU đề xuất một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm được FDP ủng hộ. Đề xuất được thông qua, và, vào ngày 3 tháng 10, Bundestag bỏ phiếu cho mộtnội các liên minh CDU/CSU-FDP mới, và Kohl trở thành thủ tướng. Nhiều chi tiết quan trọng của liên minh mới đã được lập ra ngày 20 tháng 9, dù các chi tiết nhỏ được cho là vẫn được đàm phán ở thời điểm cuộc bỏ phiếu diễn ra.
Dù việc bầu Kohl được tiến hành theo Luật Cơ bản, một số người lên án hành động này bởi FDP đã tiến hành chiến dịch tranh cử năm 1980 cùng với SPD và thậm chí đặt hình ảnh Thủ tướng Schmidt lên một số poster tranh cử của họ. Một số người còn đi xa hơn khi cho rằng chính phủ mới không có sự ủng hộ của đa số người dân. Để trả lời vấn đề này, chính phủ mới đặt ra mục tiêu tổ chức cuộc bầu cử mới ở thời gian sớm nhất có thể.
Bởi Luận Cơ bản chỉ giới hạn trên việc giải tán nghị viện, Kohl phải thực hiện một hành động gây tranh cãi khác: ông kêu gọi một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm chỉ một tháng sau khi tuyên bố nhậm chức, trong đó các thành viên liên minh của ông bỏ phiếu trắng. Kết quả bề ngoài là phản đối dành cho Kohl sau đó cho phép Tổng thống Karl Carstens giải tán Bundestag tháng 1 năm 1983.
Hành động này gây ra tranh cãi bởi các đảng trong niên minh bác bỏ những lá phiếu cho cùng một người mà họ đã bầu làm Thủ tướng từ một tháng trước đó và là người họ muốn tái bầu lên sau cuộc bầu cử nghị viện. Tuy nhiên, hành động này được Toà án Hiến pháp Liên bang bỏ qua coi là một phương tiện pháp lý và một lận nữa được áp dụng (bởi Thủ tướng SPD Gerhard Schröder và đồng minh Green) năm 2005.

Nội các thứ hai

Trong cuộc bầu cử liên bang tháng 3 năm 1983, Kohl giành một thắng lợi lớn. CDU/CSU giành 48.8%, trong khi FDP giành 7.0%. Một số thành viên đối lập trong Bundestag yêu cầu Toà án Hiến pháp Liên bang tuyên bố toàn bộ quá trình này là vi hiến. Toà án đã bác bỏ yêu cầu của họ.
Nội các thứ hai của Kohl đưa ra nhiều kế hoạch gây tranh cãi, gồm cả việc cho triển khai các tên lửa tầm trung của NATO, chống lại sự phản đối từ phong trào hoà bình.
Vào ngày 24 tháng 1 năm 1984, Kohl phát biểu trước Knesset (Nghị viện) của Israel, với tư cách Thủ tướng đầu tiên của thế hệ hậu chiến. Trong bài phát biểu của mình, ông đã sử dụng câu nói nổi tiếng của Günter Gaus, rằng ông đã có "sự may mắn khi ra đời muộn".
Vào ngày 22 tháng 9 năm 1984 Kohl gặp Tổng thống Pháp François Mitterrand tại bãi chiến trường Verdun xưa - nơi quân Pháp giành chiến thắng kiểu Pyrros trước quân Đức trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Họ cùng tưởng niệm những người chết trong cả hai cuộc Thế chiến. Bức ảnh, thể hiện cái bắt tay dài nhiều phút giữa hai người đã trở thành một biểu tượng quan trọng của sự hoà giải Pháp-Đức. Kohl và Mitterrand đã phát triển một mối quan hệ chính trị thân cận, hình thành nên một động cơ quan trọng cho quá trình hội nhập châu Âu. Cùng nhau, họ đã đặt những nền tảng cho các dự án châu Âu, như EurocorpsArte. Sự hợp tác Pháp-Đức này cũng là tối quan trọng cho các dự án châu Âu, như Hiệp ước Maastricht và đồng Euro.
Vào năm 1985, Kohl và Tổng thống Hoa Kỳ Ronald Reagan, như một phần kế hoạch kỷ niệm lần thứ 40 của V-E Day, đã thấy một cơ hội để thể hiện sức mạnh của tình hữu nghị giữa Đức và kẻ cựu thù. Trong chuyến thăm tháng 11 năm 1984 tới Nhà Trắng, Kohl đã đề nghị Reagan cùng mình thể hiện sự hoà giải giữa hai quốc gia tại một nghĩa trang quân sự Đức. Khi Reagan tới thăm Đức như một hần của cuộc hội nghị G6 tại Bonn, hai người đã tới thăm trại tập trung Bergen-Belsen ngày 5 tháng 5, và một hành động gây tranh cãi nhiều hơn là tới thăm nghĩa trang quân đội Đức tại Bitburg, nơi 49 thành viên của Waffen-SS được chôn cất.
Năm 1986, một bài tham luận được xuất bản trên Frankfurter Allgemeine Zeitung ngày 25 tháng 4 năm 1986 với tựa đề "Đất đai không có một lịch sử" được viết bởi một trong các cố vấn của Kohl, nhà sử học Michael Stürmer, còn gây tranh cãi lớn hơn, trong đó Stürmer cho rằng Tây Đức thiếu một lịch sử để tự hào, và kêu gọi nỗ lực từ phía chính phủ, các nhà lịch sử và truyền thông để xây dựng sự tự hào quốc gia trong lịch sử Đức. Dù Stürmer nhấn mạnh rằng ông viết nó trên cơ sở cá nhân chứ không phải với tư cách cố vấn của Thủ tướng, nhiều trí thức cánh tả đã lên án bản tham luận của Stürmer cũng chứa các quan điểm của Kohl.

Nội các thứ ba

Thủ tướng Kohl phía sau và bên phải Tổng thống Ronald Reagan (ở giữa) tại Cổng Brandenburg. Tổng thống Reagan, đề nghị Gorbachev "phá vỡ bức tường này!" năm 1987
Sau cuộc bầu cử liên bang năm 1987 Kohl giành một đa số mong manh và thành lập nội các thứ ba của mình. Ứng cử viên của SPD cho chức thủ tướng là bộ trưởng-chủ tịch North Rhine-Westphalia, Johannes Rau.
Năm 1987, Kohl đón tiếp lãnh đạo Đông Đức Erich Honecker chuyến thăm đầu tiên của một lãnh đạo nhà nước Đông Đức tới Tây Đức. Đây được mọi người coi là một dấu hiệu mà Kohl đã theo đuổi Ostpolitik, một chính sách giảm căng thẳng giữa Đông và Tây. Sau sự tan rã của Bức tường Berlin năm 1989, việc giải quyết các vấn đề Đông Đức của Kohl đã trở thành điểm mấu chốt trong thời kỳ cầm quyền của ông.

Con đường đến thống nhất

Helmut Kohl tại Krzyżowa (Kreisau), Ba Lan, 1989.
Tận dụng ưu thế những thay đổi chính trị mang tính lịch sử đang xảy ra ở Đông Đức, Kohl đã đệ trình một kế hoạch mười điểm để "Vượt qua sự chia rẽ của Đức và châu Âu" mà không cần tham vấn đối tác trong liên minh, FDP, hay các Đồng minh phương Tây. Tháng 2 năm 1990, ông tới thăm Liên xô tìm kiếm một sự bảo đảm từ nhà lãnh đạo Xô viết Mikhail Gorbachev rằng Liên xô sẽ cho phép quá trình thống nhất nước Đức diễn ra. Ngày 18 tháng 5 năm 1990, ông ký một hiệp ước liên minh kinh tế và xã hội với Đông Đức. Chống lại ý muốn của chủ tịch ngân hàng liên bang Đức, ông đã cho phép tỷ lệ trao đổi 1:1 về lương, lợi tức và thanh toán giữa đồng mark Tây Đứcmark Đông Đức. Cuối cùng, chính sách này sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho các công ty tại New Länder. Cùng với Bộ trưởng Ngoại giao Hans-Dietrich Genscher, Kohl đã hoàn thành các cuộc đàm phán với các Liên minh cũ trong Thế chiến II để cho phép việc Thống nhất nước Đức và mở rộng NATO vào nhà nước Đông Đức cũ. Ngày 3 tháng 10 năm 1990, nhà nước Đông Đức bị bãi bỏ và lãnh thổ của nó được thống nhất với Tây Đức. Sau sự sụp đổ của Bức tường Berlin, Kohl xác nhận rằng lãnh thổ Đông Đức theo lịch sử ở phía đông đường Oder-Neisse là một phần không thể tranh cãi của Cộng hoà Ba Lan, vì thế cuối cùng đã chấm dứt những tuyên bố lãnh thổ của Tây Đức. Năm 1993, Kohl xác nhận, trong một hiệp ước với Cộng hoà Séc, rằng Đức sẽ không còn đặt ra các yêu cầu lãnh thổ nữa với cái gọi là Sudetenland của sắc tộc Đức trước năm 1945. Đây là một sự thất vọng cho Heimatvertriebene Đức, những người phải dời chỗ.

Thủ tướng nước Đức thống nhất

Helmut Kohl năm 1990.
Sau cuộc bầu cử năm 1990 – cuộc bầu cử công bằng và tự do đầu tiên trên toàn nước Đức kể từ thời kỳ Cộng hoà Weimar  – Helmut Kohl giành một thắng lợi vang dội trước ứng cử viên đối lập bộ trưởng-chủ tịch Saarland, Oskar Lafontaine. Ông thành lập Nội các Kohl IV.
Sau cuộc bầu cử liên bang năm 1994 Helmut Kohl tái trúng cử với đa số mong manh. Ông đánh bại bộ trưởng-chủ tịch Rhineland-Palatinate Rudolf Scharping. Tuy nhiên SPD vẫn có được đa số trong Bundesrat, làm giới hạn khá lớn quyền lực của Thủ tướng Kohl. Về chính sách đối ngoại, Kohl thành công hơn, ví dụ giúp Frankfurt am Main trở thành nơi đặt trụ sở của Ngân hàng Trung ương châu Âu. Năm 1997, Kohl được nhận Giải thưởng Tầm nhìn châu Âu vì những nỗ lực của ông trong việc thống nhất châu Âu.
Tới cuối thập niên 1990, hào quang vây quanh Kohl phần lớn đã tắt khi tình trạng thất nghiệp gia tăng. Ông bị đánh bại nặng trong cuộc 1998 bầu cử liên bang bởi bộ trưởng-chủ tịch Hạ Saxony, Gerhard Schröder.
Vào ngày 17 tháng 8 năm 1991, nhân kỷ niệm ngày mất của vị vua - chiến binh lỗi lạc Friedrich II Đại Đế nước Phổ năm xưa, Thủ tướng Helmut Kohl tiến hành làm lễ an táng cho nhà vua tại điện Vô Ưu, cố đô Potsdam. Trước kia, nhà vua năm lần bảy lượt muốn được mai táng tại điện Vô Ưu cùng với những con chó săn thỏ yêu quý của mình, nhưng các vị vua kế tục không nghe theo đã táng nhà vua tại Nhà thờ,[5] sau này khi đất nước Đức biến động sau cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai, người ta chuyển thi hài vua về thị trấn Hechingen.[6] Sự hiện diện của Kohl trong buổi lễ này gây ra nhiều tranh cãi.[7][8] Việc mai táng nhà vua tại điện Vô Ưu bị nhiều người phản đối, tỷ như nhà báo Rudolf Augstein. Có những người lo sợ rằng chủ nghĩa quân phiệt Phổ - Đức sẽ quay trở lại qua lễ táng vị vua Phổ xưa kia. Tuy nhiên, khảo sát trong các tờ báo và tạp chí khác cho thấy người Đức đã có thể yên tâm vì chủ nghĩa quân phiệt Phổ - Đức đã qua đi mãi mãi. Như vậy là cuối cùng, với lễ táng do Thủ tướng Kohl tổ chức, vị vua vĩ đại nhất của nước Phổ thưở xưa đã được yên nghỉ đúng tại cung điện mà nhà vua yêu thích cùng với những con thú cưng của mình, hai thế kỷ sau khi về cõi vĩnh hằng.[7][9][10][11]

Nghỉ hưu và các rắc rối pháp lý

Một liên minh xanh-đỏ do Schröder lãnh đạo đã thay thế chính phủ Helmut Kohl ngày 27 tháng 10 năm 1998. Ông ngay lập tức từ chức lãnh đạo CDU và hầu như rút lui hoàn toàn khỏi chính trị. Tuy nhiên, ông vẫn là một thành viên của Bundestag cho tới khi ông quyết định không chạy đua để được tái cử trong cuộc bầu cử năm 2002.

Vụ việc tài chính của CDU

Cuộc sống sau chính trị của Kohl có đặc điểm ở vụ scandal tài chính đảng CDU và bởi những sự phát triển trong đời sống cá nhân của ông.
Một scandal tài chính của đảng bắt đầu bị phanh phui năm 1999, khi mọi người phát hiện ra rằng CDU đã nhận và duy trì các khoản đóng góp bất hợp pháp thời ông còn lãnh đạo.
Những cuộc điều tra của Bundestag vào nguồn gốc những quỹ bất hợp pháp của CDU, chủ yếu được cất giữ trong các tài khoản ngân hàng ở Geneva, cho thấy có hai nguồn. Một từ việc bán các xe tăng của Đức cho Ả Rập Saudi (vấn đề lại quả), trong khi nguồn kia là sự gian lận tư nhân hoá câu kết với cựu Tổng thống François Mitterrand người muốn có 2,550 mảnh đất chưa sử dụng ở Đông Đức cũ cho Elf Aquitaine khi ấy đang thuộc sở hữu của Pháp. Tháng 12 năm 1994 phe CDU đa số trong Bundestag đã cho thực thi một điều luật huỷ bỏ tất cả quyền của các chủ sở hữu hiện tại. Hơn 300 triệu DM trong các quỹ bất hợp pháp bị phát hiện trong các tài khoản tại Geneva. Những lô đất có được một cách bất hợp pháp sau đó đã được tư nhân hoá như một phần của Elf Aquitaine và trở thành TotalFinaElf, hiện là Total S.A., sau hợp nhất.
Chính Kohl tuyên bố rằng Elf Aquitaine đâ đề xuất (và trong lúc ấy cũng thực hiện) một cuộc đầu tư ồ ạt vào ngành công nghiệp hoá chất Đông Đức cùng với việc mua lại 2,000 cây xăng ở Đức trước kia thuộc sở hữu của ông ty dầu quốc gia Minol. Elf Aquitaine bị cho là đã cung cấp tài chính một cách bất hợp pháp cho CDU, theo lệnh của Mitterrand, như việc họ thường làm ở các nước châu Phi.
Kohl và các chính trị gia Đức và Pháp khác đã tự bảo vệ mình rằng họ thúc đẩy sự hoà giải và hợp tác giữa Pháp và Đức vì quá trình hội nhập và hoà bình của châu Âu, và rằng họ không có động cơ cá nhân trong việc chấp nhận sự cung cấp tài chính từ nước ngoài cho đảng.
Những vấn đề rắc rối đó vẫn đang được điều tra. Doanh nhân Đức-Canada Karlheinz Schreiber, một đồng minh lâu năm của đối thủ chính trị cũ của Kohl trong CSU Franz Josef Strauß, bị các công tố viên Bavaria truy nã về các tội danh lừa dối và tham nhũng, nhưng Schreiber đã chống lại sự dẫn độ từ Canada về Đức trong hơn 8 năm, từ mùa hè năm 1999. Schreiber đang được tự do nhờ đóng bảo lãnh tại Canada vào thời điểm tháng 4 năm 2008, đã đưa ra một bản khai có tuyên thệ hàm ý chỉ cựu Thủ tướng Canada Brian Mulroney, một đồng minh kinh doanh khác của ông. Thủ tướng Canada Stephen Harper ngày 13 tháng 11 năm 2007, đã kêu gọi một cuộc điều tra công khai để chứng minh những lời khai của Schreiber.

Đời sống sau khi rời bỏ chính trường

Bản mẫu:Christian Democracy sidebar
Kohl và Vladimir Putin năm 2000
Kohl và Garry Kasparov
Năm 2002, Kohl rời Bundestag và chính thức rút lui khỏi chính trị. Những năm gần đây, Kohl đã một lần nữa được phục hồi lớn trong đảng. Sau khi lên nắm quyền, Angela Merkel đã mời người thủ lĩnh cũ của mình tới Văn phòng Thủ tướng và Ronald Pofalla, Tổng thư ký CDU, thông báo rằng CDU sẽ hợp tác chặt chẽ hơn với Kohl, "để tận dụng kinh nghiệm của chính khách tài ba này", như Pofalla nói.
Ngày 5 tháng 7 năm 2001, Hannelore Kohl, vợ ông, tự sát sau nhiều năm bị photodermatitis. Ngày 4 tháng 3 năm 2004, ông xuất bản cuốn hồi ký đầu tiên của mình, tên là "Hồi ký 1930–1982", viết về giai đoạn từ 1930 đến 1982, khi ông trở thành thủ tướng. Phần thứ hai, được xuất bản ngày 3 tháng 11 năm 2005, gồm nửa đầu thời kỳ cầm quyền của ông (từ 1982 đến 1990). Ngày 28 tháng 12 năm 2004, Kohl được Không quân Sri Lanka cứu, sau khi bị mắc kẹt trong một khách sạn bởi Trận động đất Ấn Độ Dương năm 2004.
Ông là một thành viên của Câu lạc bộ Madrid.[12]
Như báo chí Đức thông báo, ông cũng đặt tên mình cho Trung tâm nghiên cứu châu Âu Helmut Kohl sắp ra mắt (hiện là 'Trung tâm nghiên cứu châu Âu'), là nền tảng chính trị mới của Đảng Nhân dân châu Âu.
Tháng 4 năm 2008, Kohl được thông báo là đang được chăm sóc y tế đặc biệt vì một vụ tai nạn đầu năm đó, và không thể nói được. Sau khi hồi phục, ông lấy đối tác 43 tuổi, Maike Richter, ngày 8 tháng 5 năm 2008.

Các quan điểm chính trị

Kohl có những quan điểm chính trị mạnh, phức tạp và đầy tham vọng, chú trọng vào các vấn đề kinh tế[cần dẫn nguồn] và chính trị quốc tế.
Về kinh tế, các quan điểm chính trị và chính sách của Kohl bị ảnh hưởng bởi những niềm tin tư bản của Ronald ReaganMargaret Thatcher như cải cách an sinh nhà nước và hạ thấp thuế.[cần dẫn nguồn]
Về chính trị quốc tế Kohl cam kết hội nhập châu Âu, duy trì quan hệ thân thiết với Tổng thống Pháp Mitterrand. Song song với đó ông cũng cam kết với quá trình thống nhất nước Đức. Dù ông tiếp tục chương trình Ostpolitik của chính trị gia dân chủ xã hội tiến nhiệm, Kohl cũng ủng hộ các chính sách cực đoan hơn của Reagan nhằm làm suy yếu Liên bang Xô viết.

Nhận thức của công chúng

Trong những năm đầu thời kỳ cầm quyền của ông, Kohl phải đối mặt với sự đối lập cứng rắn từ phía phe chính trị cánh tả Tây Đức. Những đối thủ của ông thường gọi ông bằng biệt danh dược rất nhiều người biết đến và có ý miệt thị là Birne (một từ tiếng Đức nghĩa là quả lê và từ tiếng lóng ở phía nam có nghĩa là "đầu"; sau khi một đoạn phim hoạt hình thể hiện ông với cái đầu như một quả lê). Sự chế nhạo của công chúng giảm xuống khi ngôi sao chính trị của Kohl bắt đầu đi lên: trở thành lãnh đạo của quá trình hội nhập châu Âu và một nhân vật quan trọng của cuộc thống nhất nước Đức. Kohl trở thành một trong những chính trị gia có ảnh hưởng nhất ở Đức và được tôn trọng như một chính khách châu Âu.

Danh dự

Tham khảo

  1. ^ a ă “Der Karlspreisträger 1988” (bằng tiếng Đức). Stiftung Internationaler Karlspreis zu Aachen. Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2008.
  2. ^ a ă “European leaders honour Kohl”. BBC NEWS. 11 tháng 12 năm 1998.
  3. ^ Helmut Kohl
  4. ^ http://www.time.com/time/europe/hero2006/kohl.html
  5. ^ James R. Gaines, Evening in the Palace of Reason: Bach meets Frederick the Great in the Age of Enlightenment, trang 245
  6. ^ Giles MacDonogh, Frederick the Great: A Life in Deed and Letters, trang 8
  7. ^ a ă Christopher M. Clark, Iron kingdom: the rise and downfall of Prussia, 1600-1947, trang 690
  8. ^ Christopher M. Clark, Iron kingdom: the rise and downfall of Prussia, 1600-1947, trang XV
  9. ^ James R. Gaines Evening in the Palace of Reason: Bach meets Frederick the Great in the Age of Enlightenment, trang 268
  10. ^ Giles MacDonogh, Frederick the Great: A Life in Deed and Letters, trang 9
  11. ^ David Fraser, Frederick the Great: King of Prussia, trang 614
  12. ^ “Helmut Kohl”. Club of Madrid. Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2008.
  13. ^ Williams, Jennifer (31 tháng 8 năm 1998). “Kohl's honorary degree 'an affirmation of healing'” (PDF). BrandeisReporter.
  14. ^ “Bundesverdienstkreuz mit Lorbeerkranz für Kohl” (bằng tiếng Đức). Rhein-Zeitung. 26 tháng 10 năm 1998.
  15. ^ “Presidential Medal of Freedom Recipient Dr. Helmut Kohl”. medaloffreedom.com. Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2008.

Liên kết ngoài

Bản mẫu:Đại biểu RhinelandPalatinate Bản mẫu:Sự sụp đổ của Chủ nghĩa Cộng sản
Video yêu thích 
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam


Trở về trang chính
 
hoangkim vietnam, hoangkim, hoangkimvietnam,
Hoàng Kim, Ngọc Phương NamChào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, VietnamAfricaCassavaRice, Khát khao xanh, DayvahocHọc mỗi ngày,  Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook  Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sốngThơ cho con
 

No comments:

Post a Comment