CNM365 Chào ngày mới 27 tháng 9. Wikipedia Ngày này năm xưa. Ngày Du lịch thế giới. Năm 1540 – Giáo hoàng Phaolô III phát hành sắc lệnh Regimini militantis, cho phép Inhaxiô thành lập Dòng Tên. Năm 1905 – Tạp chí vật lý học Annalen der Physik xuất bản bài luận "Quán tính của một Vật có Tùy theo Nội dung Năng lượng?", trong bài này Albert Einstein (hình) định rõ phương trình E=mc². Năm 1940 – Khởi nghĩa Bắc Sơn tại Liên bang Đông Dương bắt đầu khi 600 lính tiến về huyện lị và chiếm đồn binh Mõ Nhai. Năm 1988 – Aung San Suu Kyi và các cộng sự thành lập Đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ nhằm chống lại chính quyền quân sự tại Miến Điện.
Ngày Du lịch thế giới
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Ngày Du lịch thế giới được cử hành vào ngày 27 tháng 9, là ngày do Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên Hiêp Quốc đặt ra nhằm tuyên truyền nâng cao nhận thức về vai trò của du lịch trong cộng đồng quốc tế.
Tại khóa họp lần thứ 12 của "Tổ chức Du lịch Thế giới" ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng 10 năm 1997, Đại Hội đồng đã quyết định mỗi năm chỉ định một nước chủ nhà như một đối tác để cử hành Ngày Du lịch thế giới.
Tại khóa họp lần thứ 15 ở Bắc Kinh, Trung quốc vào tháng 10 năm 2003, Đại hội đồng đã quyết định cử hành Ngày Du lịch quốc tế theo thứ tự địa lý:
Lịch sử
Từ năm 1980, Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên Hiệp Quốc đã chọn ngày 27 tháng 9 hàng năm làm "Ngày Du lịch thế giới". Ngày 27 tháng 9 được chọn vì vào ngày này năm 1970, điều lệ của "Tổ chức Du lịch Thế giới" đã được chấp thuận. Việc chấp thuận điều lệ của Tổ chức được coi như mốc lịch sử quan trọng cho ngành du lịch toàn cầu. Mục tiêu của ngày này là để tuyên truyền nâng cao nhận thức về vai trò của du lịch trong cộng đồng quốc tế và để chứng tỏ cách mà du lịch ảnh hưởng tới các giá trị văn hóa, xã hội, chính trị và kinh tế trên khắp thế giới.Tại khóa họp lần thứ 12 của "Tổ chức Du lịch Thế giới" ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng 10 năm 1997, Đại Hội đồng đã quyết định mỗi năm chỉ định một nước chủ nhà như một đối tác để cử hành Ngày Du lịch thế giới.
Tại khóa họp lần thứ 15 ở Bắc Kinh, Trung quốc vào tháng 10 năm 2003, Đại hội đồng đã quyết định cử hành Ngày Du lịch quốc tế theo thứ tự địa lý:
- 2006: châu Âu
- 2007: Nam Á
- 2008: châu Mỹ
- 2009: châu Phi
- 2010: châu Á
- 2011: Trung Đông.
Các chủ đề
- 1980: Sự đóng góp của Du lịch vào việc bảo tồn di sản văn hóa, vào hòa bình và sự hiểu biết lẫn nhau
- 1981: Du lịch và phẩm chất cuộc sống
- 1982: Sự hãnh diện trong du lịch: Các khách tốt và các chủ nhà tốt
- 1983: Đi du lịch và các ngày nghỉ là quyền lợi nhưng cũng là nghĩa vụ đối với mọi người
- 1984: Du lịch cho hiểu biết quốc tế, hòa bình và hợp tác
- 1985: Du lịch giới trẻ: di sản văn hóa và lịch sử cho hòa bình và hữu nghị
- 1986: Du lịch: lực lượng cốt yếu cho hòa bình thế giới
- 1987: Du lịch cho Phát triển
- 1988: Du lịch: Sự giáo dục cho mọi người
- 1989: Sự di chuyển tự do của khách du lịch tạo ra một thế giới
- 1990: Du lịch: một ngành công nghiệp không được công nhận, một dịch vụ được đưa ra (Tuyên bố Den Haag về ngành Du lịch)
- 1991: Truyền thông, thông tin và giáo dục: những mặt mạnh của phát triển du lịch
- 1992: Du lịch: một yếu tố của sự liên đới xã hội và kinh tế tăng dần và của sự gặp gỡ giữa mọi người
- 1993: Phát triển du lịch và bảo vệ môi trường: hướng tới một sự hòa hợp lâu dài
- 1994: Chất lượng các nhân viên, chất lượng du lịch
- 1995: Tổ chức Thương mại Thế giới: phục vụ du lịch thế giới trong 20 năm
- 1996: Du lịch: một yếu tố của lòng khoan dung và hòa bình
- 1997: Du lịch: một hoạt động hàng đầu của thế kỷ 21 để tạo việc làm và bảo vệ môi trường
- 1998: Sự cộng tác khu vực công-tư: chìa khóa để phát triển và xúc tiến du lịch (nước chủ nhà: Mexico)
- 1999: Du lịch: việc bảo tồn di sản thế giới trong thiên niên kỷ mới (nước chủ nhà: Chile)
- 2000: Công nghệ và thiên nhiên: hai thách thức đối với du lịch vào buổi bình minh của thế kỷ 21 (nước chủ nhà: Đức)
- 2001: Du lịch: một phí tổn vì hòa bình và đối thoại giữa các nền văn minh (nước chủ nhà: Iran)
- 2002: Du lịch sinh thái, chìa khóa để phát triển bền vững (nước chủ nhà: Costa Rica)
- 2003: Du lịch: một động lực để giảm nghèo, tạo việc làm và hòa hợp xã hội (nước chủ nhà: Algérie)
- 2004: Thể thao và Du lịch: hai sức sống cho văn hóa, sự hiểu biết lẫn nhau và sự phát triển xã hội (nước chủ nhà: Malaysia)
- 2005: Du lịch và vận chuyển từ sức tưởng tượng của Jules Verne tới thực tế của thế kỷ 21 (nước chủ nhà: Qatar)
- 2006: Du lịch làm thêm phong phú (nước chủ nhà: Bồ Đào Nha)
- 2007: Du lịch mở cửa cho các phụ nữ (nước chủ nhà: Sri Lanka)
- 2008: Du lịch đáp ứng sự thách thức của biến đổi khí hậu và sự nóng lên toàn cầu (nước chủ nhà: Ấn Độ)
- 2009: Du lịch - Sự tán dương tính đa dạng (nước chủ nhà: châu Phi.)
- 2010: Du lịch & Đa dạng sinh học[1] (nước chủ nhà: Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.[2])
- 2011: Du lịch liên kết các nền văn hóa [3] (nước chủ nhà: (Aswan), Ai Cập.[4])
Tham khảo
- ^ “Tourism & Biodiversity”. World Tourism Day. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2010.
- ^ “World Tourism Day 2010 to Celebrate 'Tourism and Biodiversity'”. World Tourism Day. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2010.
- ^ “Tourism – Linking Cultures”. World Tourism Day. Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2011.
- ^ “=Tourism – Linking Cultures,Egypt to host official World Tourism Day celebrations”. World Tourism Day. Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2011.
Liên kết ngoài
Albert Einstein
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Albert Einstein | |
---|---|
Albert Einstein năm 1921
|
|
Sinh | 14 tháng 3, 1879 Ulm, Vương quốc Württemberg, Đế chế Đức |
Mất | 18 tháng 4, 1955 (76 tuổi) Princeton, New Jersey, Hoa Kỳ |
Nơi cư trú | Đức, Ý, Thụy Sĩ, Áo, Bỉ, Anh, Hoa Kỳ |
Quốc tịch | |
Ngành | Vật lý |
Alma mater | |
Người hướng dẫn luận án tiến sĩ | Alfred Kleiner |
Cố vấn nghiên cứu khác | Heinrich Friedrich Weber |
Sinh viên đáng chú ý | |
Nổi tiếng vì | |
Giải thưởng |
|
Chữ ký |
Khi bước vào sự nghiệp của mình, Einstein đã nhận ra cơ học Newton không còn có thể thống nhất các định luật của cơ học cổ điển với các định luật của trường điện từ. Từ đó ông phát triển thuyết tương đối đặc biệt, với các bài báo đăng trong năm 1905. Tuy nhiên, ông nhận thấy nguyên lý tương đối có thể mở rộng cho cả trường hấp dẫn, và điều này dẫn đến sự ra đời của lý thuyết về hấp dẫn trong năm 1916, năm ông xuất bản một bài báo về thuyết tương đối tổng quát. Ông tiếp tục nghiên cứu các bài toán của cơ học thống kê và lý thuyết lượng tử, trong đó đưa ra những giải thích về lý thuyết hạt và sự chuyển động của các phân tử. Ông cũng nghiên cứu các tính chất nhiệt học của ánh sáng và đặt cơ sở cho lý thuyết lượng tử ánh sáng. Năm 1917, Einstein sử dụng thuyết tương đối tổng quát để miêu tả mô hình cấu trúc của toàn thể vũ trụ.[6] Cùng với Satyendra Nath Bose, năm 1924-1925 ông tiên đoán một trạng thái vật chất mới đó là ngưng tụ Bose-Einstein của những hệ lượng tử ở trạng thái gần độ không tuyệt đối.[7] Tuy cũng là cha đẻ của thuyết lượng tử, nhưng ông lại tỏ ra khắt khe với lý thuyết này. Điều này thể hiện qua những tranh luận của ông với Niels Bohr và nghịch lý EPR về lý thuyết lượng tử.[8]
Khi ông đang thăm Hoa Kỳ thì Adolf Hitler lên nắm quyền vào năm 1933, do vậy ông đã không trở lại nước Đức, nơi ông đang là giáo sư ở Viện Hàn lâm Khoa học Berlin. Ông định cư tại Hoa Kỳ và chính thức trở thành công dân Mỹ vào năm 1940.[9] Vào lúc sắp diễn ra Chiến tranh thế giới lần hai, ông đã ký vào một lá thư cảnh báo Tổng thống Franklin D. Roosevelt rằng Đức Quốc xã có thể đang nghiên cứu phát triển "một loại bom mới cực kỳ nguy hiểm" và khuyến cáo nước Mỹ nên có những nghiên cứu tương tự. Thực sự, nó đã dẫn đến sự ra đời của Dự án Manhattan sau này. Einstein ủng hộ bảo vệ các lực lượng Đồng minh, nhưng nói chung chống lại việc sử dụng phát kiến mới về phân hạch hạt nhân làm vũ khí. Sau này, cùng với nhà triết học người Anh Bertrand Russell, ông đã ký Tuyên ngôn Russell–Einstein, nêu bật sự nguy hiểm của vũ khí hạt nhân. Einstein làm việc tại Viện Nghiên cứu Cao cấp ở Princeton, New Jersey cho đến khi ông qua đời vào năm 1955.
Einstein đã công bố hơn 300 bài báo khoa học và hơn 150 bài viết khác về những chủ đề khác nhau, ông cũng nhận được nhiều bằng tiến sĩ danh dự trong khoa học, y học và triết học từ nhiều cơ sở giáo dục đại học ở châu Âu và Bắc Mỹ.[6][10] Ông được tạp chí Times gọi là "Con người của thế kỷ". Những thành tựu tri thức lớn lao của ông đã khiến tên gọi "Einstein" đã trở nên đồng nghĩa với từ thiên tài
Mục lục
- 1 Tiểu sử
- 2 Nhận xét về Einstein
- 3 Sự nghiệp khoa học
- 3.1 Vật lý những năm 1900
- 3.2 Thăng giáng nhiệt động và vật lý thống kê
- 3.3 Thí nghiệm tưởng tượng và nguyên lý vật lý tiên nghiệm
- 3.4 Lý thuyết tương đối hẹp
- 3.5 Photon
- 3.6 Lượng tử hóa dao động nguyên tử
- 3.7 Nguyên lý đoạn nhiệt và các biến tác động góc
- 3.8 Lưỡng tính sóng - hạt
- 3.9 Lý thuyết giới hạn trắng đục
- 3.10 Năng lượng điểm không
- 3.11 Nguyên lý tương đương
- 3.12 Thuyết tương đối rộng
- 3.13 Vũ trụ học
- 3.14 Thuyết lượng tử hiện đại
- 3.15 Thống kê Bose–Einstein
- 3.16 Giả tenxơ năng lượng động lượng
- 3.17 Thuyết trường thống nhất
- 3.18 Lỗ sâu
- 3.19 Lý thuyết Einstein–Cartan
- 3.20 Nghịch lý Einstein–Podolsky–Rosen
- 3.21 Các phương trình chuyển động
- 3.22 Cộng tác với những nhà khoa học khác
- 4 Tình yêu âm nhạc
- 5 Quan điểm chính trị
- 6 Quan điểm tôn giáo
- 7 Giải thưởng
- 8 Vinh danh
- 9 Những dấu mốc trong cuộc đời của Einstein
- 10 Các bài viết
- 11 Xem thêm
- 12 Ghi chú
- 13 Chú thích
- 14 Tham khảo
- 15 Liên kết ngoài
Tiểu sử
Thời niên thiếu và trường học
Albert Einstein sinh ra trong một gia đình gốc Do Thái tại thành phố Ulm, bên dòng sông Đa Nuýp, tiểu bang Baden-Württemberg, nước Đức ngày 14 tháng Ba năm 1879.[12] Bố là ông Hermann Einstein, một kĩ sư đồng thời là nhân viên bán hàng, còn mẹ là Pauline Einstein (nhũ danh Koch). Năm 1880, gia đình chuyển đến München, tại đây bố và bác ông mở công ty Elektrotechnische Fabrik J. Einstein & Cie, chuyên sản xuất các thiết bị điện một chiều.[12]Dù là dân Do Thái, gia đình Einstein không theo Do Thái giáo. Albert học trường tiểu học Công giáo lúc 5 tuổi trong vòng 3 năm. Sau đó, lên 8 tuổi, Einstein được chuyển đến trường Luitpold Gymnasium nơi cậu học tiểu học và trung học trong vòng 7 năm trước khi rời nước Đức.[13] Mặc dù lúc còn bé Einstein nói rất khó khăn, nhưng cậu vẫn học giỏi ở trường công giáo trong các môn khoa học tự nhiên.[14] Ông là người viết tay phải;[14][15] và không có hình ảnh cụ thể nào để tin một cách rộng rãi rằng[16] ông viết tay trái.
Bố Einstein có lần chỉ cho cậu cái la bàn bỏ túi, và Einstein nhận thấy phải có cái gì đó làm cho kim chuyển động, mặc dù chỉ có "không gian trống rỗng" quanh cái kim.[17] Khi lớn lên, Einstein tự làm các mô hình và thiết bị cơ học để nghịch và bắt đầu biểu lộ năng khiếu toán học của mình.[12] Năm 1889, Max Talmud (sau đổi tên thành Max Talmey) chỉ cho cậu bé 10 tuổi Einstein những quyển sách cơ bản của khoa học, toán học và triết học, bao gồm Phê bình lý luận thuần túy của Immanuel Kant và cuốn Cơ bản của Euclid (sau này Einstein gọi là "sách hình học nhỏ thần thánh").[18] Talmud là một sinh viên y khoa Do thái nghèo đến từ Ba Lan. Cộng đồng người Do thái sắp xếp cho Talmud ăn cùng với Einstein vào các ngày thứ Năm trong tuần trong vòng sáu năm. Trong thời gian này Talmud đã tận tâm hướng dẫn Einstein đến với nhiều chủ đề thú vị.[fn 1]
Năm 1894, công ty của bố cậu bị phá sản do ngành công nghiệp điện thay thế dòng điện một chiều (DC) bằng dòng xoay chiều (AC). Để tìm lĩnh vực kinh doanh mới, gia đình Einstein chuyển đến Ý, ban đầu đến Milan và vài tháng sau đó là Pavia. Khi gia đình chuyển đến Pavia, Einstein ở lại München để hoàn thành việc học tại Luitpold Gymnasium. Bố Einstein dự định muốn anh theo học kĩ thuật điện, nhưng Einstein tranh cãi với hội đồng giáo dục với việc học và dạy giáo điều tại đây. Sau này ông viết rằng tinh thần học và tính sáng tạo bị mất đi trong sự giới hạn của phương pháp dạy và học thuộc lòng. Cuối tháng 12 năm 1894, anh tìm cách quay trở lại với gia đình ở Pavia, với thuyết phục nhà trường cho anh nghỉ bằng cách dùng nhận xét của bác sĩ về sức khỏe của anh.[20] Trong thời gian ở Ý, Einstein đã viết một tiểu luận khoa học ngắn với nhan đề, "Khảo cứu trạng thái Ether trong từ trường".[21][22]
Cuối hè 1895, ở tuổi 16, Einstein tham gia thi tuyển vào trường Bách khoa liên bang Thụy Sĩ ở Zurich (tên Thụy Sĩ sau này Eidgenössische Polytechnische Schule). Ông không trúng tuyển do không đạt điểm chuẩn ở một số môn, mặc dù có điểm cao ở môn Vật lý và Toán học.[23] Theo lời khuyên của hiệu trưởng trường ETH, anh tiếp tục học trường thành bang Aargau ở Aarau, Thụy Sĩ, năm 1895-96 để hoàn thiện bậc học phổ thông. Trong khi ở trọ với gia đình giáo sư Jost Winteler, anh đã yêu cô con gái của gia đình tên là Marie. (Em gái Maja Einstein sau này lấy người con trai của Wintelet, Paul)[24] Tháng 1 năm 1896, với sự đồng ý của bố anh, Einstein đã từ bỏ quyền công dân của vương quốc Württemberg để tránh nghĩa vụ quân sự.[25] (Ông trở thành công dân Thụy Sĩ 5 năm sau, tháng 2 năm 1901.)[26] Tháng 9 năm 1896, ông tốt nghiệp bậc học phổ thông của Thụy Sĩ với điểm số cao (bao gồm điểm 6 trong hai môn Vật lý và Toán học, theo thang điểm 1-6),[27] và ở tuổi 17, anh đỗ vào chương trình cử nhân sư phạm Vật lý và Toán học của trường ETH Zürich. Marie Winteler chuyển đến làm giáo viên ở Olsberg, Thụy Sĩ.
Trong cùng năm, Mileva Marić, người vợ tương lai của Einstein, cũng vào trường ETH để học làm giáo viên Toán và Vật lý, và là thiếu nữ duy nhất trong 6 sinh viên của lớp học. Tình bạn của hai người phát triển thành tình yêu trong các năm sau đó và họ đã cùng nhau đọc các sách Vật lý mà Einstein đang quan tâm đến. Năm 1900, Einstein tốt nghiệp cử nhân sư phạm ETH Zurich, nhưng Marić lại trượt bài thi do có điểm kém trong chuyên đề Lý thuyết hàm.[28] Đã có những ý kiến cho rằng Mileva Marić hỗ trợ cùng Einstein trong các bài báo đột phá năm 1905,[29][30] nhưng các nhà lịch sử Vật lý học không tìm thấy một chứng cứ nào cho những đóng góp của bà.[31][32][33][34]
Gia đình
Cuối tháng 1 năm 1902, khi Einstein đang ở Berne, Marić đã sinh con gái đầu lòng tên là Lieserl theo như thư từ trao đổi giữa hai người; lúc đó Mileva đang ở nhà bố mẹ đẻ mình sống ở Novi Sad.[35] Tên đầy đủ của con họ không được biết, và Lieserl sống đến khoảng sau năm 1903 do có thể bị sốt ban đỏ.[36]Einstein và Marić cưới tháng 1 năm 1903. Tháng 5 năm 1904, đứa con trai đầu tiên của hai người, Hans Albert Einstein, sinh ra tại Bern, Thụy Sĩ. Con trai thứ hai của họ, Eduard Einstein sinh tại Zurich vào tháng 6 năm 1910. Năm 1914, Einstein dời đến Berlin, trong khi vợ ông ở lại Zurich cùng với các con. Marić và Einstein ly dị ngày 14 tháng 2 năm 1919, sau khi sống ly thân trong 5 năm.
Einstein lấy người em họ hàng người Đức Elsa Löwenthal (née Einstein) vào ngày 2 tháng 6 năm 1919, sau khi có mối quan hệ với cô từ 1912. Hai người không có con chung và hai cô con gái riêng của Elsa được Albert đối xử như con đẻ, lấy họ của ông: Ilse Einstein và Margot Einstein.[37] Năm 1935, Elsa Einstein được chuẩn đoán các bệnh liên quan đến tim và thận; bà qua đời tháng 12 năm 1936.[38]
Cục bằng sáng chế
Sau khi tốt nghiệp đại học, Einstein đã mất gần hai năm khó khăn trong việc tìm một vị trí giảng dạy, cuối cùng bố của Marcel Grossmann nhờ quen biết với giám đốc cục sáng chế đã giúp ông làm việc tại Bern, ở Cục liên bang về sở hữu trí tuệ, cục bằng sáng chế, với vị trí là người kiểm tra các bằng sáng chế.[39] Ông đánh giá các sáng chế cho các thiết bị điện từ. Năm 1903, ông vào biên chế lâu năm của Cục sáng chế Thụy sĩ, mặc dù ông đã vượt qua sự đề bạt cho đến khi ông "nắm bắt được công nghệ máy móc".[40]Nhiều công việc của ông tại Cục liên quan đến câu hỏi về sự truyền tín hiệu điện và sự đồng bộ hóa cơ-điện của đồng hồ, hai vấn đề kĩ thuật xuất hiện rõ ràng trong các thí nghiệm tưởng tượng mà đã dẫn Einstein tới kết luận quan trọng về bản chất của ánh sáng và sự liên hệ mật thiết giữa không gian và thời gian.[41]
Cùng với những người bạn ông gặp ở Bern, Einstein đã thành lập một câu lạc bộ thảo luận hàng tuần về khoa học và triết học, mà ông nói đùa là "Viện hàn lâm Olympia". Họ thảo luận về các nghiên cứu của Henri Poincaré, Ernst Mach, and David Hume, mà sau này ảnh hưởng đến sự nghiệp khoa học và quan điểm triết học của Einstein.
Sự nghiệp hàn lâm
Năm 1901, ông công bố bài báo "Folgerungen aus den Kapillarität Erscheinungen" ("Các kết luận về hiện tượng mao dẫn") trên tạp chí nổi tiếng thời đó Annalen der Physik.[42] Ngày 30 tháng 4 năm 1905, Einstein hoàn thành luận án tiến sỹ của mình dưới sự hướng dẫn của giáo sư vật lý thực nghiệm Alfred Kleiner. Einstein được trao bằng tiến sỹ tại Đại học Zurich. Luận án của ông có tiêu đề "Một cách mới xác định kích thước phân tử".[43][44] Trong cùng năm, mà ngày nay các nhà khoa học gọi là Năm kỳ diệu của Einstein, ông công bố bốn bài báo đột phá, về hiệu ứng quang điện, về chuyển động Brown, thuyết tương đối hẹp, và sự tương đương khối lượng và năng lượng (E=mc2), khiến ông được chú ý tới trong giới hàn lâm trên toàn thế giới.Năm 1908, giới khoa học coi ông là nhà khoa học hàng đầu, và Đại học Bern mời ông về làm giảng viên của trường. Các năm sau, ông viết đơn thôi việc tại cục bằng sáng chế và cũng thôi vị trí giảng viên để đảm nhiệm chức danh Privatdozent về vật lý [45] tại Đại học Zurich. Ông trở thành giáo sư thực thụ tại Đại học Karl-Ferdinand (nay là Đại học Charles) ở Praha năm 1911. Năm 1914, ông trở lại Đức sau khi được bổ nhiệm làm giám đốc của Viện Kaiser Wilhelm về vật lý (1914–1932)[46] và giáo sư tại Đại học Humboldt, Berlin, với một điều khoản đặc biệt trong bản hợp đồng cho phép ông được tự do trước những nghĩa vụ giảng dạy. Ông trở thành thành viên của Viện hàn lâm khoa học Phổ. Năm 1916, Einstein được bổ nhiệm làm chủ tịch của Hội Vật lý Đức (1916–1918).[47][48]
Trong năm 1911, dựa trên những suy luận có từ năm 1907 về nhu cầu mở rộng thuyết tương đối đặc biệt, ông đã tìm ra hiện tượng dịch chuyển đỏ do hấp dẫn và tính toán độ lệch của tia sáng phát ra từ ngôi sao ở xa sẽ bị lệch bởi trường hấp dẫn của Mặt Trời. Tuy vậy giá trị tiên đoán chỉ bằng một nửa so với giá trị chính xác sau khi ông tìm ra được phương trình trung tâm cho thuyết tương đối tổng quát (1915). Tiên đoán này được xác nhận bởi đoàn thám hiểm người Anh dẫn đầu bởi Sir Arthur Eddington trong quá trình theo dõi nhật thực vào ngày 29 tháng 5, 1919. Các tờ báo quốc tế nhanh chóng đăng tải sự kiện này và Einstein trở nên nổi tiếng toàn thế giới. Ngày 7 tháng 11 năm 1919, tờ báo tin tức hàng đầu của Anh The Times in một dòng chữ tựa đề trên trang nhất viết là: "Cách mạng trong Khoa học – Lý thuyết mới về Vũ trụ – Các tư tưởng của Newton đã bị lật nhào".[49] Sau đó, rất nhiều câu hỏi xuất hiện liệu các đo đạc có đủ chính xác để công nhận tiên đoán. Cuối cùng thì những dữ liệu đo đạc của Eddington là đủ tin cậy và đoàn thám hiểm của ông thực sự đã xác nhận tiên đoán của Einstein.[50]
Năm 1921, Einstein nhận giải Nobel Vật lý. Do thuyết tương đối hẹp vẫn còn đang tranh cãi, nên hội đồng giải Nobel đã trao giải cho ông vì những giải thích về hiện tượng quang điện và các đóng góp cho vật lý. Ông nhận huy chương Copley từ Hội Hoàng gia năm 1925.
Thăm nước ngoài
Einstein đến thành phố New York lần đầu tiên vào ngày 2 tháng 4 năm 1921, ở đây ông nhận được sự chào đón trọng thể từ thị trưởng thành phố, sau đó là ba tuần thuyết giảng và gặp gỡ nhiều người. Ông trình bày một số bài giảng ở Đại học Columbia và Đại học Princeton, và ở Washington ông đi cùng các đại diện của Viện hàn lâm Khoa học Quốc gia đến thăm Nhà Trắng. Trên đường trở lại châu Âu, nhà triết học và chính khách người Anh Viscount Haldane đã mời ông tới London, nơi ông gặp một vài nhà khoa học nổi tiếng, các chính trị gia và thực hiện một bài giảng ở trường King's College.[51]Năm 1922, ông đi du lịch và có các buổi phát biểu trong chuyến hành trình 6 tháng đến các nước châu Á và Palestine. Các nước ông đến bao gồm Singapore, Ceylon, và Nhật Bản, ở đây ông có một loạt các bài giảng trước hàng nghìn người dân Nhật Bản. Ông cũng đến diện kiến Nhật hoàng và hoàng hậu tại Hoàng cung. Einstein sau đó thể hiện sự cảm mến cho người Nhật trong bức thư ông gửi cho con trai mình:[52] "Trong những người mà bố đã gặp, bố thích người Nhật Bản nhất, vì họ là những người khiêm tốn, thông minh, chu đáo, và quan tâm tới nghệ thuật."[52] Trên hành trình đến Nhật Bản, ông cũng ghé thăm Hồng Kông và Thượng Hải, đồng thời nghe tin mình được trao giải Nobel Vật lý.[8]
Khi trở về, ông cũng ghé qua Palestine, lúc đó là thưộc địa của Anh, trong 12 ngày và cũng là lần viếng thăm vùng Trung Đông duy nhất của ông. Nhà tiểu sử Walter Isaacson viết "Ông được chào đón bởi sự long trọng của người Anh, như là một chính khách cao cấp hơn là một nhà vật lý lý thuyết", bao gồm một loạt pháo hiệu chào mừng khi đến dinh thự của toàn quyền Anh, Sir Herbert Samuel. Trong buổi tiếp, một đám đông đã vây quanh dinh thự để muốn trông thấy và nghe Einstein nói chuyện. Khi nói chuyện với thính giả, ông thể hiện niềm hạnh phúc của mình:
"Đây là một trong những ngày ý nghĩa lớn nhất của cuộc đời tôi. Trước đây, tôi luôn cảm thấy tiếc nuối một cái gì đó trong bản sắc người Do Thái, và đó là sự lãng quên trong chính mỗi người. Ngày nay, tôi thật hạnh phúc khi chứng kiến người Do Thái đã nhận ra chính họ và hành động để cho thế giới công nhận như là một dân tộc".[53]Ông cũng thăm Tây Ban Nha trước khi trở lại Đức. Năm 1925, ông viếng thăm Nam Mỹ bao gồm các thành phố Buenos Aires, Rio de Janeiro và Montevideo. Năm 1929, ông thăm Bỉ và hoàng gia Bỉ.[8]
Định cư tại Mỹ
Tháng 2 năm 1933 khi đang thăm Hoa Kỳ, Einstein đã quyết định không trở lại nước Đức do Đảng Quốc xã lên nắm chính quyền.[54][55] Trước đó ông đến thăm các trường đại Hoa Kỳ vào đầu năm 1933 và chuyến thăm lần thứ ba kéo dài hai tháng ở Viện Công nghệ California ở Pasadena. Ông và bà Elsa trở lại Bỉ bằng tàu biển vào cuối tháng 3. Trong chuyến hành trình, ông nghe được tin ngôi nhà và chiếc thuyền buồm của ông ở Berlin đã bị đảng viên Quốc xã tịch thu. Khi đến Antwerp vào ngày 28 tháng 3, ông đã đến lãnh sự quán Đức và chính thức từ bỏ quyền công dân Đức.[53]Đầu tháng 4, ông biết rằng chính phủ Đức đã thông qua các đạo luật ngăn cấm người Do Thái giữ bất kỳ một vị trí công việc nào, kể cả giảng viên tại các trường đại học.[53] Một tháng sau, các công trình nghiên cứu của Einstein nằm trong mục tiêu đốt phát của đảng Quốc xã, và bộ trưởng tuyên truyền Joseph Goebbels công bố, "Tri thức Do Thái đã bị tiêu diệt."[53]
Ông tạm trú tại Bỉ trong một vài tháng, trước khi chuyển sang Anh.[56][57] Trong một bức thư gửi cho người bạn, nhà vật lý Max Born, người cũng đã rời nước Đức và sống tại Anh, Einstein viết, "... Tôi phải thừa nhận rằng mức độ tàn bạo và hèn nhát đến một cách thật bất ngờ."[53]
Tháng 10 năm 1933 ông cùng bà Elsa quay trở lại Hoa Kỳ và đảm nhiệm chức vụ giáo sư tại Viện nghiên cứu cao cấp Princeton tại Princeton, New Jersey. Trường này ban đầu đề nghị ông làm việc trong thời gian một năm rưỡi.[58][59] Ông vẫn chưa quyết định về tương lai của mình (có nhiều trường đại học ở châu Âu mời ông về nghiên cứu, bao gồm Oxford), nhưng đến năm 1935 ông quyết định ở lại Hoa Kỳ.[60][61] Ông làm việc tại viện Princeton cho tới khi qua đời năm 1955.[62] Tại viện cũng có các nhà khoa học lớn khác như John von Neumann và Kurt Gödel), ông cũng sớm hình thành tình bạn thân thiết với Gödel. Họ hay đi dạo những quãng đường dài để cùng nhau thảo luận về công việc của nhau. Trợ lý cuối cùng của ông là nhà vật lý Bruria Kaufman. Ở viện nghiên cứu, ông tiếp tục tập trung phát triển thuyết trường thống nhất nhưng đã không thành công. Einstein cũng luôn luôn giữ vững quan điểm của mình khi cho rằng lý thuyết cơ học lượng tử là không đầy đủ và không chứa yếu tố bất định. "Chúa không chơi xúc xắc".[8]
Chiến tranh thế giới lần II và dự án Manhattan
Năm 1939, một nhóm các nhà khoa học Hungari bao gồm nhà vật lý Leó Szilárd cố gắng cảnh báo Washington rằng phe Quốc xã đang thực hiện các nghiên cứu bom nguyên tử. Tuy vậy cảnh báo của nhóm đã không gây sự chú ý đến giới chính trị.[63] Einstein và Szilárd, cùng những nhà khoa học tị nạn khác gồm Edward Teller và Eugene Wigner, "coi họ có trách nhiệm để cảnh báo người Mỹ khả năng của các nhà khoa học Đức có thể chế tạo thành công bom nguyên tử, và rằng Hitler rất quyết tâm có được vũ khí như vậy."[52][64] Hè 1939, vài tháng trước khi nổ ra chiến tranh ở châu Âu, Szilárd khuyên mời Einstein ký vào một bức thư gửi đến tổng thống Franklin D. Roosevelt để cảnh báo ông về khả năng này. Bức thư cũng đề cập đến chính phủ Hoa Kỳ nên chú ý tới và tham gia trực tiếp vào nghiên cứu uranium cũng như chuỗi phản ứng dây chuyền.Bức thư được cho là có khả năng "thúc đẩy chính phủ Hoa Kỳ chấp nhận cho phép nghiên cứu vũ khí hạt nhân".[65] Tổng thống Roosevelt không thể gánh rủi ro khi Hitler sở hữu bom nguyên tử đầu tiên. Cùng với lá thư và buổi gặp của Einstein với Roosevelt, Hoa Kỳ tham gia vào cuộc "chạy đua" phát triển bom, tập trung vào đây rất nhiều nguồn lực tài chính, vật liệu, cơ sở cũng như các nhà khoa học lớn trong dự án Manhattan. Cuối cùng Hoa Kỳ trở thành nước duy nhất sở hữu bom nguyên tử trong thời gian chiến tranh thế giới lần II.
Đối với Einstein, "chiến tranh là căn bệnh... [và] ông kêu gọi chống lại chiến tranh." Nhưng năm 1933, sau khi Hitler trở thành lãnh đạo tối cao ở Đức, "ông đã khẩn thiết kêu gọi các nước phương Tây chuẩn bị chống lại sự tấn công của nước Đức."[66]:110 Năm 1954, một năm trước khi qua đời, Einstein kể cho người bạn già của mình, Linus Pauling, "Tôi đã gây ra một trong những lỗi lầm lớn nhất trong cuộc đời — đó là khi tôi ký vào bức thư gửi tổng thống Roosevelt khuyến nghị nên chế tạo bom nguyên tử; với một số biện hộ — sẽ nguy hiểm hiểm nếu người Đức có được nó..."[67]
Công dân Mỹ
Einstein trở thành công dân Mỹ năm 1940 sau khi quyết định nghiên cứu ở Princeton, ông thể hiện sự đánh giá cao của mình về "chế độ nhân tài" trong văn hóa Mỹ so với châu Âu. Theo Isaacson, ông nhận ra "quyền cá nhân về suy nghĩ và phát ngôn thứ mà họ thích", mà không bị rào cản xã hội, và hệ quả là, từng cá nhân được "khuyến khích" trở lên sáng tạo hơn, một đặc điểm mà họ thừa hưởng từ nền giáo dục cơ sở. Einstein viết:Sự mới mẻ đến với đất nước này là đặc điểm dân chủ trong nhân dân. Không ai hạ mình trước người khác hay tầng lớp khác... Thanh niên Mỹ có may mắn không phải đối mặt với các rắc rối từ những truyền thống lỗi thời.[53]Là thành viên của "Hiệp hội quốc gia vì sự tiến bộ của người da màu" (NAACP) tại Princeton đấu tranh cho quyền công dân của người Mỹ gốc Phi, Einstein có trao đổi thư từ với nhà hoạt động dân chủ W. E. B. Du Bois, và năm 1946 Einstein gọi chủ nghĩa phân biệt chủng tộc ở Hoa Kỳ là "thứ bệnh tồi tệ nhất".[68] Ông nói, "Định kiến phân biệt chủng tộc không may đã trở thành truyền thống ở Mỹ lan truyền qua từng thế hệ mà không bị phê phán. Chỉ có thể khắc phục định kiến này bằng giáo dục và giác ngộ".[69]
Những năm cuối đời Einstein chuyển sang lối sống chay tịnh,[70] với lý giải "người ăn chay sống bằng hiệu ứng vật lý thuần túy trên khí chất cơ thể sẽ ảnh hưởng có lợi nhất đến đa số nhân loại".[71]
Sau khi Chaim Weizmann, vị tổng thống đầu tiên của Israel, qua đời tháng 11 năm 1952, thủ tướng David Ben-Gurion đã đề xuất Einstein làm tổng thống kế nhiệm, chủ yếu với vai trò danh dự.[72] Đại sứ Israel ở Washington, Abba Eban, giải thích lời đề nghị "thể hiện sự tôn trọng sâu sắc nhất của người dân Do Thái đối với ông".[52] Tuy thế Einstein đã từ chối lời đề nghị trong sự "xúc động sâu sắc":[73]
“ | Kính gửi ngài
đại sứ. Tôi rất cảm động về lời đề nghị trở thành tổng thống Israel nhân
danh Thủ tướng Ben Gourion, nhưng cũng rất buồn vì phải từ chối lời đề
nghị này. Do cả cuộc đời của tôi chỉ biết cống hiến cho khoa học nên tôi
cho rằng mình không đủ tố chất và kinh nghiệm để điều hành công việc
của một quốc gia. Hơn nữa, tuổi tác và sức khỏe là rào cản vô hình khó
có thể giúp tôi hoàn thành một nhiệm vụ quan trọng như vậy.
Thế nhưng cho dù có ở bất cứ nơi đâu, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, tôi
vẫn cố gắng làm tốt nhiệm vụ của một người Do Thái. Ước nguyện của tôi
là muốn thấy một Nhà nước Do Thái chung sống hòa bình với các dân tộc
Arập khác. Tôi hy vọng đất nước Israel sẽ tìm được một người kế thừa
xứng đáng cho cố Tổng thống Weizmann. [52][72][74] |
” |
Qua đời
Vào ngày 17 tháng 4 năm 1955, Albert Einstein bị chảy máu trong do vỡ động mạch chủ, mà trước đó đã được phẫu thuật bởi tiến sĩ Rudolph Nissen năm 1948.[75] Ông đã viết nháp chuẩn bị cho bài phát biểu trên truyền hình kỷ niệm ngày độc lập thứ bảy của nhà nước Israel khi trên đường đến bệnh viện, nhưng ông đã không kịp hoàn thành nó.[76] Einstein đã từ chối phẫu thuật, ông nói: "Tôi muốn đi khi tôi muốn. Thật vô vị để duy trì cuộc sống giả tạo. Tôi đã hoàn thành chia sẻ của mình, đã đến lúc phải đi. Tôi sẽ ra đi trong thanh thản."[77] Ông mất trong bệnh viện Princeton vào sáng sớm hôm sau ở tuổi 76, nơi ông vẫn tiếp tục làm việc đến hơi thở cuối cùng. Thi thể Einstein được hỏa táng và tro được rải khắp nơi quanh vùng của Viện nghiên cứu cao cấp, Princeton, New Jersey.[78][79]Trong quá trình khám nghiệm tử thi, nhà nghiên cứu bệnh học thuộc bệnh viện Princeton, Thomas Stoltz Harvey đã mổ lấy não của Einstein để bảo quản, mà không được sự cho phép của gia đình ông, với hy vọng rằng khoa học thần kinh trong tương lai có thể khám phá ra điều làm Einstein trở nên thông minh.[80]
Nhận xét về Einstein
Trong bài điếu văn, nhà vật lý hạt nhân Robert Oppenheimer tổng kết lại về Einstein: "Ông hầu như không có bản chất phức tạp và sự trần tục... Luôn luôn ở trong ông là sự thuần khiết tuyệt vời lúc như đứa trẻ lúc thì uyên thâm bướng bỉnh."[66]Tại phần nói đầu của cuốn sách "Subtle is the Lord..." nhà vật lý và lịch sử khoa học Abraham Pais viết: Nếu được nói một câu ngắn gọn về tiểu sử Einstein, tôi có thể nói rằng "ông là con người tự do nhất mà tôi đã từng biết", và một câu về sự nghiệp khoa học của ông, tôi có thể viết "giỏi hơn bất kỳ ai trước hơặc sau ông, ông biết cách phát minh ra các nguyên lý bất biến và biết cách sử dụng các định luật thống kê".[81]
Sự nghiệp khoa học
Trong suốt cuộc đời ông, Einstein xuất bản rất nhiều sách và hàng trăm bài báo. Phần lớn về vật lý, nhưng một số ít bày tỏ quan điểm chính trị cánh tả về chủ nghĩa hòa bình, chủ nghĩa xã hội, và chủ nghĩa phục quốc Do thái.[10][12] Ngoài các nghiên cứu của cá nhân ông, ông còn hợp tác với nhiều nhà khoa học khác về các lĩnh vực khoa học như: Thống kê Bose–Einstein, máy làm lạnh Einstein và nhiều nghiên cứu khác.[82]Vật lý những năm 1900
Các bài báo ban đầu của Einstein bắt nguồn từ sự cố gắng chứng minh rằng nguyên tử tồn tại và có kích thước hữu hạn khác không.[83] Tại thời điểm ông viết bài báo đầu tiên năm 1902, các nhà vật lý vẫn chưa chấp nhận hoàn toàn rằng nguyên tử tồn tại thực sự, mặc dù các nhà hóa học đã có những chứng cứ cụ thể từ các công trình của Antoine Lavoisier trước một thế kỷ. Lý do các nhà vật lý vẫn nghi ngờ vì không có một lý thuyết nào ở thế kỷ 19 có thể giải thích đầy đủ tính chất của vật chất từ các tính chất của nguyên tử.Ludwig Boltzmann là nhà vật lý thống kê hàng đầu của thế kỷ 19, người đã đấu tranh nhiều năm để thuyết phục cộng đồng khoa học chấp nhận nguyên tử tồn tại. Boltzmann đã đưa ra cách giải thích các định luật nhiệt động học, gợi ý rằng định luật tăng entropy có tính thống kê. Theo cách suy nghĩ của Boltzmann, entropy là logarit của số các trạng thái một hệ có được cấu hình bên trong. Lý do entropy tăng chỉ bởi vì xác suất để một hệ từ trạng thái đặc biệt với chỉ vài cấu hình bên trong chuyển sang hệ có nhiều trạng thái hơn là lớn. Trong khi cách giải thích thống kê của Boltzmann về entropy được công nhận rộng rãi ngày nay, và Einstein đã tin vào điều này, tại thời điểm đầu thế kỷ 20 nó ít được mọi người để ý đến.
Ý tưởng thống kê được áp dụng thành công nhất khi giải thích tính chất của chất khí. James Clerk Maxwell, một nhà vật lý học hàng đầu khác, đã tìm ra định luật phân bố vận tốc của các nguyên tử trong chất khí, và ông đi đến một kết luận ngạc nhiên là tính nhớt của chất khí có thể độc lập với mật độ của nó. Về mặt trực giác, ma sát trong chất khí dường như bằng không khi mật độ đi về không, nhưng điều này không phải vậy, bởi vì đường di chuyển tự do trung bình của các nguyên tử trở lên rộng hơn tại mật độ thấp. Những thí nghiệm tiếp sau của Maxwell và vợ ông xác nhận tiên đoán kì lạ này. Các thí nghiệm khác trên chất khí và chân không, sử dụng một trống quay tách, cho thấy các nguyên tử trong chất khí có các vận tốc phân bố tuân theo định luật phân bố của Maxwell.
Bên cạnh những thành công này, cũng có những mâu thuẫn. Maxwell chú ý rằng tại nhiệt độ thấp, lý thuyết nguyên tử tiên đoán nhiệt dung riêng quá lớn. Trong cơ học thống kê cổ điển, mọi dao động điều hòa đơn giản (chuyển động kiểu lò xo) có nhiệt năng kBT ở nhiệt độ trung bình T, do vậy nhiệt dung riêng của mọi lò xo là hằng số BoltzmannkB. Một chất rắn đơn nguyên tử với Nnguyên tử có thể được xem là N quả cầu nhỏ tương ứng với N nguyên tử gắn vào mỗi vị trí nút mạng với 3N lò xo, do vậy nhiệt dung riêng của chất rắn là 3NkB, một kết quả của định luật Dulong–Petit. Định luật đúng cho nhiệt độ phòng, nhưng không đúng đối với nhiệt độ lạnh hơn. Tại gần 0K, nhiệt dung riêng bằng không.
Tương tự, một chất khí cấu thành từ phân tử hai nguyên tử có thể được xem là hai quả cầu gắn với nhau bởi một lò xo. Lò xo này có năng lượng kBT tại nhiệt độ cao, và cộng thêm vào một lượng nhiệt kB cho nhiệt dung riêng ở nhiệt độ khoảng 1000 độ, nhưng tại nhiệt độ thấp lượng nhiệt thêm này sẽ biến mất. Tại 0 độ, mọi nhiệt dung riêng do sự quay và rung động đều biến mất. Kết quả này mâu thuẫn với vật lý cổ điển.
Những mâu thuẫn rõ ràng nhất là trong lý thuyết về sóng ánh sáng. Các sóng liên tục trong một hộp được coi như vô số lò xo chuyển động, mỗi cái tương ứng với sóng đứng. Mỗi sóng đứng có một nhiệt dung riêng xác định kB, do đó tổng nhiệt dung riêng của sóng liên tục giống ánh sáng trở thành vô hạn trong cơ học cổ điển. Điều này rõ ràng là vi phạm đối với định luật bảo toàn năng lượng.
Những mâu thuẫn này dẫn đến nhiều người nói rằng nguyên tử không có tính vật lý, mà là toán học. Đáng chú ý trong số những người hoài nghi là Ernst Mach, người theo triết học thực chứng mà đã dẫn ông đến nhu cầu là nếu nguyên tử tồn tại, thì nó có thể nhìn thấy được.[84] Mach tin rằng những nguyên tử này là một giả tưởng hữu dụng, mà trong thực tế chúng được giả sử là nhỏ vô hạn, do vậy số Avogadro là vô hạn, hoặc rất lớn để coi như vô hạn, và kB là vô cùng nhỏ. Có những thí nghiệm có thể giải thích được bằng lý thuyết nguyên tử, nhưng lại có những thí nghiệm thì không thể giải thích được, và nó vẫn luôn là thế.
Einstein đã phản đối quan điểm này. Suốt sự nghiệp của mình, ông là một nhà duy thực. Ông tin rằng một lý thuyết phù hợp duy nhất có thể giải thích được mọi quan sát, lý thuyết này sẽ là một mô tả về cái thực sự đã diễn ra, và những điều ẩn sau nó. Từ đó ông cho rằng quan điểm về nguyên tử là đúng. Điều này dẫn ông đầu tiên đến với nhiệt động học, rồi đến vật lý thống kê, và lý thuyết nhiệt dung riêng của chất rắn.
Năm 1905, trong khi làm việc ở phòng cấp phát bằng sáng chế, tạp chí tiếng Đức hàng đầu Annalen der Physik đã xuất bản bốn bài báo của Einstein. Bốn bài báo sau này được coi là một cuộc cách mạng trong vật lý, và năm 1905 trở thành "năm kỳ diệu của Einstein".
Ngày 30 tháng Tư năm 1905, Einstein hoàn thành luận án của mình dưới sự hướng dẫn của Alfred Kleiner, giáo sư vật lý thực nghiệm. Einstein được trao bằng tiến sĩ ở Đại học Zurich. Luận án của ông với tên "Một cách mới xác định kích thước phân tử".[43]
Thăng giáng nhiệt động và vật lý thống kê
Nghiên cứu của ông trong năm 1903 và 1904 tập trung vào hiệu ứng kích thước nguyên tử hữu hạn tác động đến hiện tượng tán xạ. Giống như nghiên cứu của Maxwell, sự hữu hạn của kích thước nguyên tử dẫn đến các hiệu ứng có thể quan sát được. Nghiên cứu này nằm trong vấn đề chính của vật lý ở thời đại ông đó là tìm cách quan sát và chứng minh nguyên tử tồn tại. Chúng cũng là nội dung chính trong luận án tiến sĩ của ông.[85]
Kết quả chính đầu tiên của ông trong lĩnh vực này là lý thuyết thăng giáng nhiệt động. Khi ở trạng thái cân bằng, một hệ có entropy cực đại, và theo cách hiểu của thống kê, nó chỉ có thăng giáng nhỏ. Einstein chỉ ra rằng thăng giáng thống kê của vật thể vĩ mô, có thể được hoàn toàn xác định bởi đạo hàm bậc hai của entropy.
Nghiên cứu cách kiểm tra quan hệ này, ông đã có đột phá lớn năm 1905. Ông nhận ra rằng lý thuyết này tiên đoán một hiệu ứng quan sát được cho một vật có thể di chuyển xung quanh tự do khi nằm trong môi trường nguyên tử hoạt động. Vì vật có vận tốc ngẫu nhiên do vậy nó có thể di chuyển ngẫu nhiên, giống như một nguyên tử đơn lẻ. Động năng trung bình của vật này là , và thời gian giảm thăng giáng có thể được xác định hoàn toàn bởi định luật ma sát.
Định luật ma sát cho quả cầu nhỏ trong chất lỏng nhớt giống nước được khám phá bởi George Stokes. Ông chỉ ra đối với vận tốc nhỏ, lực ma sát tỉ lệ với vận tốc, và bán kính của hạt. Quan hệ này được sử dụng để tính toán hạt chuyển động được một quãng đường bao nhiêu trong nước do chuyển động nhiệt ngẫu nhiên của nó, và Einstein chú ý là với những quả cầu kích thước khoảng một micron, chúng có thể di chuyển với vận tốc vài micron trong một giây. Chuyển động này đã được quan sát bởi nhà thực vật học Robert Brown dưới kính hiển vi, hay chuyển động Brown. Einstein đã đồng nhất chuyển động này với tiên đoán của lý thuyết ông đưa ra. Từ thăng giáng gây ra chuyển động Brown cũng chính là thăng giáng vận tốc của các nguyên tử, nên việc đo chính xác chuyển động Brown sử dụng lý thuyết của Einstein đã cho thấy hằng số Boltzmann là khác không và cho phép đo được số Avogadro.
Các thí nghiệm này được thực hiện vài năm sau đó, cho một ước lượng thô về số Avogadro phù hợp với ước lượng chính xác hơn của lý thuyết vật đen của Max Planck, và thí nghiệm đo điện tích của Robert Millikan.[86] Không như các phương pháp khác, đòi hỏi của Einstein cần rất ít các điều giả sử lý thuyết hay vật lý mới, vì đã trực tiếp đo chuyển động của nguyên tử qua các hạt nhìn thấy được.
Lý thuyết của Einstein về chuyển động Brown là bài báo đầu tiên về lĩnh vực vật lý thống kê. Nó thiết lập mối liên hệ giữa thăng giáng nhiệt động và sự tiêu tán năng lượng. Điều này được Einstein chỉ ra là đúng đối với thăng giáng độc lập thời gian, nhưng trong bài báo về chuyển động Brown ông chỉ ra rằng tỉ số nghỉ động học (dynamical relaxation rates) được tính toán từ cơ học cổ điển có thể được dùng là tỉ số nghỉ thống kê (statistical relaxation rates) để dẫn ra định luật khuếch tán động học. Những quan hệ này gọi là phương trình Einstein trong lý thuyết động học phân tử.
Lý thuyết về chuyển động Brown đã mở đầu năm kỳ diệu của Einstein, nhưng nó cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thuyết phục các nhà vật lý chấp nhận thuyết nguyên tử.[83]
Thí nghiệm tưởng tượng và nguyên lý vật lý tiên nghiệm
Suy nghĩ của Einstein phải trải qua một sự thay đổi vào năm 1905. Ông đã hiểu rằng các tính chất lượng tử của ánh sáng có nghĩa là các phương trình Maxwell chỉ là lý thuyết xấp xỉ. Ông biết rằng các định luật mới có thể thay thế chúng, nhưng ông chưa biết làm thế nào để tìm ra các định luật này. Ông cảm thấy rằng ước đoán các mối quan hệ hình thức sẽ không đi đến đâu.Thay vào đó ông quyết định tập trung vào các nguyên lý tiên nghiệm, chúng nói rằng các định luật vật lý có thể được hiểu là thỏa mãn trong những trường hợp rất rộng thậm chí trong những phạm vi mà chúng chưa từng được áp dụng hay kiểm nghiệm. Một ví dụ được các nhà vật lý chấp nhận rộng rãi của nguyên lý tiên nghiệm đó là tính bất biến quay (hay tính đối xứng quay, nói rằng các định luật vật lý là bất biến nếu chúng ta quay toàn bộ không gian chứa hệ theo một hướng khác). Nếu một lực mới được khám phá trong vật lý, lực này có thể lập tức được hiểu nó có tính bất biến quay mà không cần phải suy xét. Einstein đã hướng tìm các nguyên lý mới theo phương pháp bất biến này, để tìm ra các ý tưởng vật lý mới. Khi các nguyên lý cần tìm đã đủ, thì vật lý mới sẽ là lý thuyết phù hợp đơn giản nhất với các nguyên lý và các định luật đã được biết trước đó.
Nguyên lý tiên nghiệm tổng quát đầu tiên do Einstein tìm ra là nguyên lý tương đối,[87] theo đó chuyển động tịnh tiến đều không phân biệt được với trạng thái đứng im. Nguyên lý này được Hermann Minkowski mở rộng cho cả tính bất biến quay từ không gian vào không-thời gian. Những nguyên lý khác giả thiết bởi Einstein và sau đó mới được chứng minh là nguyên lý tương đương và nguyên lý bất biến đoạn nhiệt của số lượng tử. Một nguyên lý tổng quát khác của Einstein, còn gọi là nguyên lý Mach, vẫn còn là vấn đề đang được tranh luận giữa các nhà khoa học.
Việc sử dụng các nguyên lý tiên nghiệm là một phương pháp đặc biệt độc đáo trong các nghiên cứu đầu tiên của Einstein, và nó trở thành một công cụ tiêu chuẩn trong vật lý hiện đại.
Lý thuyết tương đối hẹp
Trong bài báo về sự tương đương khối lượng-năng lượng, vấn đề này cũng đã được quan tâm tới trước đó bởi các khái niệm khác, Einstein đã rút ra từ các phương trình của thuyết tương đối hẹp hệ thức nổi tiếng trong thế kỷ 20: E = mc2.[89][90] Hệ thức này cho thấy một khối lượng nhỏ tương đương với một năng lượng khổng lồ và nó là cơ sở cho lý thuyết năng lượng hạt nhân.[91]
Nhiều năm sau đó, công trình của Einstein về thuyết tương đối đặc biệt năm 1905 vẫn còn là đề tài tranh cãi, nhưng ngay từ ban đầu nó đã được các nhà vật lý lớn ủng hộ, khởi đầu là Max Planck.[92][93]
Photon
Bài báo của Einstein về các hạt ánh sáng hầu hết xuất phát từ các nghiên cứu về nhiệt động lực học. Ông không bị thúc đẩy bởi các thí nghiệm về hiệu ứng quang điện, mà không phù hợp với lý thuyết của ông trong vòng 50 năm sau. Einstein quan tâm đến entropy của ánh sáng tại nhiệt độ T, và phân nó thành hai phần bao gồm phần tần số thấp và phần tần số cao. Phần ánh sáng tần số cao được miêu tả bởi định luật Wien, có entropy giống hệt với entropy của các phân tử khí cổ điển.[95]
Từ entropy là số logarit của các trạng thái khả dĩ, Einstein kết luận là số các trạng thái của ánh sáng bước sóng ngắn trong một hộp với thể tích V bằng với số các trạng thái của một nhóm các hạt lượng tử trong cùng hộp. Do ông (không giống với những người khác) cảm thấy dễ chịu với cách giải thích thống kê, ông tin rằng tiên đề về ánh sáng được lượng tử hóa là một công cụ giải thích tính hợp lý cho entropy.
Điều này dẫn ông đến kết luận là mỗi sóng với tần số f sẽ đồng hành với một tập hợp các photon, mỗi hạt ứng với năng lượng hf, trong đó h là hằng số Planck. Ông không thể bàn luận thêm, bởi vì Einstein không dám chắc các hạt liên hệ như thế nào với sóng. Nhưng ông đề nghị là ý tưởng này có thể giải thích các kết quả thí nghiệm khác, như hiệu ứng quang điện.[96]
Lượng tử hóa dao động nguyên tử
Mô hình của Einstein coi mỗi nguyên tử được kết nối với một lò xo tưởng tượng. Thay vì liên kết tất cả các nguyên tử với nhau, mà sẽ dẫn đến các sóng đứng với các loại tần số khác nhau, Einstein tưởng tượng ra mỗi nguyên tử được gắn tại một điểm trong không gian bởi chỉ một lò xo. Điều này không đúng về mặt vật lý, nhưng lý thuyết vẫn tiên đoán giá trị hữu hạn nhiệt dung riêng là 3NkB, do số các dao động độc lập đều giống nhau.
Einstein từ đó giả sử là chuyển động trong mô hình này bị lượng tử hóa, tuân theo định luật Planck, do vậy mỗi chuyển động độc lập của lò xo có năng lượng bằng một số nguyên lần hf, trong đó f là tần số dao động. Với giả sử này, ông áp dụng phương pháp thống kê của Boltzmann để tính ra năng lượng trung bình của mỗi lò xo trong một khoảng thời gian. Kết quả thu được giống với kết quả của Planck cho ánh sáng: tại nhiệt độ mà kBT nhỏ hơn hf, chuyển động bị ngưng lại (đóng băng), và nhiệt dung riêng tiến về 0.
Và Einstein kết luận là cơ học lượng tử có thể giải quyết được các vấn đề lớn trong vật lý cổ điển, như tính dị thường của nhiệt dung riêng. Các hạt hàm ý trong công thức trên bây giờ được gọi là photon. Vì mọi lò xo trong lý thuyết của Einstein đều có độ cứng như nhau, nên chúng dao động như nhau tại cùng một nhiệt độ, và điều này dẫn đến tiên đoán là nhiệt dung riêng tiến về 0 theo hàm lũy thừa khi nhiệt độ giảm đi về 0K.
Nghiên cứu này là nền tảng của vật lý vật chất ngưng tụ sau này.
Nguyên lý đoạn nhiệt và các biến tác động góc
Trong thập niên 1910, lý thuyết lượng tử đã mở rộng phạm vi áp dụng cho nhiều hệ thống khác nhau. Sau khi Ernest Rutherford khám phá ra sự tồn tại các hạt nhân và đề xuất các electron có quỹ đạo quanh hạt nhân giống như quỹ đạo của các hành tinh, Niels Bohr đã áp dụng các tiên đề của cơ học lượng tử được Planck và Einstein đưa ra và phát triển để giải thích chuyển động của electron trong nguyên tử, và của bảng tuần hoàn các nguyên tố.Einstein đã đóng góp vào những phát triển này bằng liên hệ chúng với các tư tưởng của Wilhelm Wien năm 1898. Wien đã đưa ra giả thuyết về "bất biến đoạn nhiệt" của trạng thái cân bằng nhiệt cho phép mọi bức xạ của vật đen tại các nhiệt độ khác nhau được dẫn ra từ 'định luật dịch chuyển Wien. Einstein năm 1911 đã chú ý đến là cùng nguyên lý đoạn nhiệt này cũng chỉ ra các đại lượng bị lượng tử hóa trong chuyển động cơ học bất kì phải là bất biến đoạn nhiệt. Arnold Sommerfeld đã đồng nhất bất biến đoạn nhiệt này là biến tác dụng của cơ học cổ điển. Định luật tác dụng thay đổi được bị lượng tử hóa là nguyên lý cơ sở của thuyết lượng tử khi nó được biết từ 1900 đến 1925. (hay lý thuyết lượng tử cổ điển)
Lưỡng tính sóng - hạt
Lý thuyết giới hạn trắng đục
Einstein đã quay trở lại vấn đề nhiễu loạn nhiệt động học, với suy nghĩ tìm cách giải quyết những sự thay đổi mật độ trong chất lỏng tại điểm giới hạn của nó. Thông thường, nhiễu loạn mật độ được khử bởi đạo hàm bậc hai của năng lượng tự do theo mật độ. Tại điểm giới hạn này, đạo hàm bằng không, dẫn đến những nhiễu loạn lớn. Hiệu ứng nhiễu loạn mật độ mà theo đó mọi bước sóng của ánh sáng bị tán xạ khi đi vào môi trường khác, làm cho chất lỏng nhìn trắng như sữa. Einstein liên hệ hiện tượng này với hiện tượng tán xạ Raleigh, mà xảy ra khi độ lớn nhiễu loạn nhỏ hơn bước sóng, và hiện tượng này đã giải thích hiện tượng tại sao bầu trời có màu xanh.[99]Năng lượng điểm không
Trực giác vật lý của Einstein đã dẫn ông chú ý đến các năng lượng dao động Planck không thể có điểm không. Ông sửa lại giả thuyết Planck bằng cách cho trạng thái năng lượng thấp nhất của một đối tượng dao động bằng với 1⁄2hf, bằng một nửa khoảng năng lượng giữa hai mức. Sự thay đổi này được nghiên cứu cùng với Otto Stern, trên cơ sở của nhiệt động học phân tử hai nguyên tử mà có thể tách ra thành hai nguyên tử tự do.Nguyên lý tương đương
Mặc du sự xấp xỉ này là thô, nó cho phép ông tính được độ lệch của tia sáng do hấp dẫn. Điều này làm cho ông tin tưởng rằng lý thuyết vô hướng về hấp dẫn được đề xuất bởi Gunnar Nordström là không đúng. Nhưng giá trị thực cho độ lệch mà ông tính ra nhỏ đi 2 lần so với giá trị thực, do xấp xỉ ông sử dụng không còn thỏa mãn đối với các vật thể di chuyển gần vận tốc của ánh sáng. Khi Einstein hoàn thiện thuyết tương đối tổng quát, ông đã sửa lại thiếu sót này và tiên đoán được giá trị đúng của độ lệch tia sáng đi gần Mặt Trời.
Từ Praha, Einstein đăng một bài báo về các hiệu ứng của hấp dẫn tác động lên ánh sáng, đặc biệt là dịch chuyển đỏ do hấp dẫn và độ lệch ánh sáng do hấp dẫn. Bài báo đã thúc đẩy các nhà thiên văn học xác định độ lệch tia sáng trong quá trình quan sát nhật thực. [101] Nhà thiên văn người Đức Erwin Finlay-Freundlich đã công bố tiên đoán của Einstein ra toàn thế giới để cộng đồng các nhà khoa học được biết đến.[102]
Einstein đã suy nghĩ về bản chất trường hấp dẫn trong các năm 1909-1912, nghiên cứu các tính chất của chúng bằng các thí nghiệm tưởng tượng đơn giản. Trong đó có thí nghiệm về một cái đĩa quay. Einstein tưởng tượng ra một quan sát viên thực hiện các thí nghiệm trên 1 cái bàn quay. Ông chú ý rằng quan sát viên có thể đo được một giá trị khác cho hằng số toán học pi so với trong hình học Euclid. Lý do là vì bán kính của một đường tròn là không đổi do được đo với một cái thước không bị co độ dài, nhưng theo thuyết tương đối hẹp chu vi của đường tròn dường như lớn hơn do cái thước dùng để đo chu vi bị co ngắn lại.
Mặt khác Einstein tin tưởng rằng các định luật vật lý là cục bộ, được miêu tả bởi các hệ tọa độ cục bộ, ông kết luận rằng không thời gian có thể bị cong. Điều này dẫn ông đến nghiên cứu hình học Riemann, và hình thành lên ngôn ngữ của thuyết tương đối tổng quát.
Thuyết tương đối rộng
Năm 1917, một vài nhà thiên văn học chấp nhận lời đề xuất năm 1911 của Einstein khi ông ở Praha. Đài quan sát núi Wilson ở California, Hoa kì, công bố kết quả phân tích phổ của Mặt Trời cho thấy không có sự dịch chuyển đỏ do hấp dẫn.[105] Năm 1918, Đài quan sát Lick, cũng ở California, thông báo rằng rất khó có thể bác bỏ được tiên đoán của Einstein, mặc dù kết quả của họ không được công bố.[106]
Tuy nhiên vào tháng 5 năm 1919, một đội các nhà thiên văn học do Arthur Stanley Eddington dẫn đầu đã xác nhận rằng tiên đoán của Einstein về sự bẻ cong của tia sáng do hấp dẫn của Mặt Trời trong khi chụp các bức ảnh trong quá trình nhật thực tại Príncipe, một hòn đảo nằm phía tây châu Phi đồng thời với một đoàn thám hiểm ở Sobral, phía bắc Brasil.[102] Nobel gia Max Born tán dương thuyết tương đối tổng quát như là "một kỳ công lớn nhất của tư duy con người về tự nhiên";[108] và Nobel gia người Anh Paul Dirac nói "nó có thể là khám phá khoa học lớn nhất đã từng được phát hiện".[109] Các phương tiện thông tin quốc tế lan truyền khám phá này khiến Einstein trở nên nổi tiếng khắp thế giới.
Đã có những ý kiến cho rằng việc kiểm tra lại các bức ảnh của đoàn thám hiểm Eddington cho thấy độ lớn sai số của thí nghiệm bằng với kết quả thu được từ hiệu ứng mà Eddington đã đo để chứng minh, và đoàn thám hiểm người Anh năm 1962 đã kết luận là phương pháp đã đo là không đủ tin cậy.[49] Sự bẻ cong của tia sáng trong quá trình nhật thực đã được xác nhận bởi các quan sát chính xác hơn sau đó.[110] Về sau, nhiều thí nghiệm sau này đã xác nhận các tiên đoán của thuyết tương đối rộng.[103] Cùng với sự mới nổi tiếng của Einstein, nhiều nhà khoa học Đức thời đó đã có nhứng động thái để chống lại Einstein cũng như các công trình của ông.[111][112]
Vũ trụ học
Einstein tin tưởng rằng một vũ trụ tĩnh có tính đối xứng cầu sẽ phù hợp về mặt triết học, bởi vì nó tuân theo nguyên lý Mach. Ông đã chỉ ra rằng thuyết tương đối tổng quát gắn chặt với nguyên lý Mach trong trường hợp mở rộng hiệu ứng kéo hệ quy chiếu bằng trường hấp dẫn từ, nhưng ông biết rằng ý tưởng của Mach sẽ không đúng nếu vũ trụ cứ mở rộng ra vô hạn. Trong một vũ trụ đóng, ông tin rằng nguyên lý Mach sẽ được thỏa mãn.
Nguyên lý Mach cũng đã gây ra rất nhiều tranh cãi trong nhiều năm.
Thuyết lượng tử hiện đại
Thống kê Bose–Einstein
Giả tenxơ năng lượng động lượng
Einstein lập luận rằng điều này là đúng với những lý do cơ bản, bởi vì trường hấp dẫn có thể xuất hiện hoặc biến mất bằng cách chọn các tọa độ. Ông ủng hộ rằng giả tenxơ không hiệp biến năng lượng động lượng thực chất là cách miêu tả tốt nhất sự phân bố năng lượng và động lượng trong một trường hấp dẫn.[117][118] Cách tiếp cận này đã được phát triển bởi Lev Landau và Evgeny Lifshitz,[119] và những người khác, và đã trở thành một tiêu chuẩn.
Việc sử dụng các đối tượng không-hiệp biến như các giả tenxơ đã bị phê phán nhiều bởi Erwin Schrödinger và những người khác năm 1917.
Thuyết trường thống nhất
Tiếp theo nghiên cứu của ông về thuyết tương đối tổng quát, Einstein bắt tay vào chuỗi những cố gắng để tổng quát hóa lý thuyết hình học của ông về hấp dẫn, cho phép kết hợp được với tương tác điện từ. Năm 1950, ông miêu tả "thuyết trường thống nhất" của ông trong tạp chí Scientific American với tiêu đề "Về lý thuyết tổng quát của hấp dẫn".[120] Mặc dù ông tiếp tục được ca ngợi cho các công trình của ông, Einstein đã dần dần bị đơn độc trong con đường nghiên cứu thuyết thống nhất này, và những nỗ lực của ông đã hoàn toàn bị thất bại.Trong việc theo đuổi một lý thuyết thống nhất các lực cơ bản của tự nhiên, Einstein đã bỏ qua một số hướng phát triển chính của vật lý thời đó, điển hình nhất là việc nghiên cứu các lực hạt nhân mạnh và lực hạt nhân yếu, chúng chưa được hiểu triệt để cho đến tận nhiều năm sau khi ông mất. Mặt khác, các xu hướng vật lý lại chủ yếu bỏ qua các phương pháp tiếp cận của ông đối với lý thuyết thống nhất; với cơ học lượng tử là khuôn khổ chính, lý thuyết mà ông không chấp nhận hoàn toàn về tính mô tả thực tại của nó. Giấc mơ của Einstein để thống nhất mọi định luật vật lý khác với hấp dẫn đã thôi thúc một cuộc tìm kiếm hiện đại cho một lý thuyết của mọi vật và đặc biệt là thuyết dây, trong đấy các trường hình học được kết hợp với lý thuyết trường lượng tử hay hấp dẫn lượng tử.
Lỗ sâu
Nếu cuối một lỗ sâu mang điện tích dương, thì đầu kia của lỗ sâu phải mang điện tích âm. Những tính chất này dẫn Einstein đến sự tin tưởng rằng cặp các hạt và phản hạt có thể được miêu tả theo cách này.
Lý thuyết Einstein–Cartan
Nghịch lý Einstein–Podolsky–Rosen
Einstein do vậy đã sử dụng tính thực tại cục bộ để kết luận là những hạt khác có những tính chất này đã được định sẵn. Nguyên lý ông đề xuất là nếu có thể xác định được câu trả lời về vị trí hay động lượng qua phép đo một hạt đối tác, mà không ảnh hưởng đến hạt kia, thì các hạt thực sự có giá trị chính xác về vị trí hoặc động lượng, điều này mâu thuẫn với nguyên lý bất định Heisenberg.
Nguyên lý này được rút ra từ quá trình phản bác của Einstein về cơ học lượng tử. Là một nguyên lý vật lý, nó đã được chứng minh là không tương thích với các kết quả thí nghiệm.
Các phương trình chuyển động
Do các phương trình trong thuyết tương đôi tổng quát là phi tuyến, một lượng năng lượng xác định một trường hấp dẫn thuần túy, giống như hố đen, sẽ di chuyển trên một quỹ đạo được xác định bởi chính phương trình trường Einstein, không cần tới các định luật mới. Vì thế EInstein đề xuất rằng quỹ đạo của một nghiệm kì dị, giống như hố đen, có thể được xác định là một đường trắc địa từ chính thuyết tương đối rộng.
Phương trình này được Einstein, Infeld và Hoffmann viết ra cho các vật thể hạt điểm không có mô men động lượng, và bởi Roy Kerr cho các vật thể quay.
Cộng tác với những nhà khoa học khác
Ngoài sự cộng tác trong một thời gian dài với các nhà khoa học Leopold Infeld, Nathan Rosen, Peter Bergmann và những người khác, Einstein cũng từng cộng tác trong một thời gian ngắn với nhiều nhà khoa học.Tranh luận Bohr-Einstein
Thí nghiệm Einstein-de Haas
Mô hình khí Schrödinger
Einstein gợi ý cho Erwin Schrödinger rằng ông có thể suy lại được sự thống kê của khí Bose–Einstein bằng xét đến một hộp. Sau đó mỗi chuyển động lượng tưr khả dĩ của một hạt trong một hộp được gắn với một dao động tử điều hòa độc lập. Lượng tử hóa những dao động tử này, mỗi mức có một số nguyên tương ứng, sẽ là số các hạt trong hộp.Phương pháp này là một phần của lượng tử hóa chính tắc, nhưng nó đi ngược lại cơ học lượng tử hiện đại. Erwin Schrödinger áp dụng điều này để dẫn ra các tính chất nhiệt động của khí lý tưởng bán cổ điển. Schrödinger đã đề nghị Einstein để đưa thêm ông vào đồng tác giả, nhưng Einstein đã từ chối lời mời này.[130]
Tình yêu âm nhạc
Einstein bắt đầu cảm thụ âm nhạc từ khi còn nhỏ tuổi. Mẹ ông chơi dương cầm khá giỏi và muốn ông học đàn vĩ cầm, không chỉ để truyền dẫn cho ông niềm yêu thích âm nhạc mà còn giúp ông hòa nhập với nền văn hóa Đức. Theo nhạc trưởng Leon Botstein, Einstein có thể đã bắt đầu chơi nhạc từ lúc 5 tuổi nhưng chưa thể hiện niềm thích thú với âm nhạc khi đó.[131]Tuy nhiên, bước sang tuổi 13, ông được học bản sonata vĩ cầm của Mozart. "Einstein trở lên yêu thích" âm nhạc Mozart, Botstein viết, và học chơi vĩ cầm một cách tự nguyện hơn. Theo Einstein, ông tự học chơi đàn bằng cách "thực hành có hệ thống", và nói rằng "say mê là một người thầy tốt hơn ý thức trách nhiệm."[131] Khi 17 tuổi, ông trình bày bản sonata vĩ cầm của Beethoven trong một kỳ kiểm tra âm nhạc ở Aarau, và giáo viên chấm điểm đã nhận xét khi ông kết thúc là "xuất sắc và thể hiện nội dung tuyệt vời." Điều gây ấn tượng cho người giáo viên là, theo Botstein, Einstein "thể hiện sâu sắc tình yêu âm nhạc, một phẩm chất vẫn còn đang được hình thành. Âm nhạc có một ý nghĩa kỳ lạ đối với sinh viên này."[131]
Botstein lưu ý rằng âm nhạc đảm nhận một vai trò quan trọng và lâu dài trong cuộc sống kể từ thời gian đó của Einstein. Mặc dù chưa lúc nào ông nghĩ rằng sẽ theo đuổi sự nghiệp âm nhạc, nhưng ông thường tham gia chơi nhạc thính phòng với một vài nghệ sĩ, thường trình diễn cho nhóm vài người bạn. Âm nhạc thính phòng là một phần trong cuộc sống của ông khi còn ở Bern, Zurich, và Berlin, nơi ông chơi nhạc cùng Max Planck và những người khác. Năm 1931, trong thời gian đến Viện Công nghệ California, ông đến thăm gia đình Zoellner ở Los Angeles và chơi một số bản nhạc của Beethoven và Mozart cùng với các thành viên của nhóm tứ tấu Zoellner. Einstein sau đó trao cho người đại diện gia đình một bức ảnh lưu niệm chụp ông cùng với chữ ký.[132][133] Âm nhạc không chỉ là niềm vui thích mà còn giúp ông trong công việc. Bà Elsa nói "âm nhạc giúp ông khi đang suy nghĩ về các lý thuyết. Ông mải mê nghiên cứu, quay trở ra giải trí bằng đánh vài đoạn hợp âm piano, rồi tiếp tục trở lại công việc".[134]
Quan điểm chính trị
Trong cuộc Cách mạng tháng 11 ở Đức, Einstein đã ký vào một kháng nghị làm tiền đề cho đại hội tự do và dân chủ toàn quốc,[139][140] được công bố ở tờ tin tức Berliner Tageblatt vào ngày 16 tháng 11, 1918[141] và ông trở thành đảng viên của Đảng Dân chủ Đức. Sau Thế chiến thứ II, khi sự thù hằn giữa các nước đồng minh cũ trở nên căng thẳng, Einstein viết, "Tôi không biết Chiến tranh Thế giới lần thứ III người ta sẽ dùng vũ khí gì, nhưng tôi có thể nói với bạn con người có thể sử dụng vũ khí gì ở Chiến tranh Thế giới thứ IV - đá![142] Einstein 1949 Cùng với With Albert Schweitzer và Bertrand Russell, Einstein đã vận động để dừng việc thử nghiệm hạt nhân và bom trong tương lai. Trước lúc mất, Einstein đã ký vào bản tuyên ngôn Russell–Einstein, mà sau đó đã dẫn tới hội nghị Pugwash về Khoa học và Hòa bình Thế giới.[143]
Einstein là thành viên của nhiều nhóm quyền công dân, bao gồm đại hội Princeton của Hiệp hội quốc gia vì sự tiến bộ của người da màu (NAACP). khi W. E. B. Du Bois bị cáo buộc làm gián điệp Cộng sản, Einstein đã tình nguyện làm nhân chứng, và cáo buộc đã được bác bỏ ngay sau đó. Tình bạn của Einstein với nhà hoạt động Paul Robeson, người cùng với ông giữ chức đồng chủ tịch của Cuộc vận động người Mỹ chấm dứt kiểu hành hình Lynch phân biệt đối xử với người da đen, kéo dài đến 20 năm.[144]
Einstein từng nói "Chính trị là nhất thời, còn phương trình là vĩnh cửu."[145] Ông đã từ chối lời đề nghị làm tổng thống Israel vào năm 1952.[146]
Quan điểm tôn giáo
Báo chí đã cho đăng tải lặp đi lặp lại để thể hiện Albert Einstein là một người "khiêu khích" tôn giáo với phát biểu như sau của ông:
“ | Đúng là, dĩ nhiên, một hiểu lầm về những gì bạn được đọc về nhận thức tôn giáo của tôi, một hiểu lầm được lặp lại một cách có hệ thống. Tôi không tin vào một vị Chúa nhân cách hóa và tôi không bao giờ phủ định điều này và tôi đã biểu thị điều đó một cách rõ ràng. Nếu có thứ gì đối với tôi được gọi là tôn giáo thì đó là sự thán phục vô tận dành cho cấu trúc thế giới mà khoa học của chúng ta có thể khám phá ra. | ” |
“ |
Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi thần linh, giáo điều và thần học. Tôn giáo
ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn
bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lĩnh
vực trên trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa. Phật giáo sẽ đáp ứng được các điều kiện đó. (The religion of the future will be a cosmic religion. It should transcend personal God and avoid dogma and theology. Covering both the natural and the spiritual, it should be based on a religious sense arising from the experience of all things natural and spiritual as a meaningful unity. Buddhism answers this description. If there is any religion that could cope with modern scientific needs it would be Buddhism.) |
” |
“ |
Nếu có một tôn giáo nào đương đầu với các nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo. Phật giáo không cần xét lại quan điểm của mình để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học. Phật giáo không cần phải từ bỏ quan điểm của mình để xu hướng theo khoa học, vì Phật giáo bao hàm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học (If there is any religion that would cope with modern scientific needs, it would be Buddhism. Buddhism requires no revision to keep it up to date with recent scientific finding. Buddhism need no surrender its view to science, because it embrances science as well as goes beyond science.) |
” |
Giải thưởng
- Giải thưởng đoạt được
- Giải Nobel Vật lý 1921[152]
- Huy chương Matteucci 1921[153]
- Huy chương Copley 1925[154]
- Huy chương Max Planck đầu tiên 1929[155]
- The Franklin Institute Awards 1935[156]
- Giải thưởng mang tên ông
- Giải thưởng Albert Einstein do Lewis and Rosa Strauss Memorial Fund thành lập năm 1951 nhằm trao cho các công trình vật lý lý thuyết nổi bật trong khoa học tự nhiên.
- Huy chương Albert Einstein do Hội Albert Einstein lập 1979 trao hàng năm cho những người có cống hiến xuất sắc liên quan tới công trình của Albert Einstein
- Giải Einstein của Hội Vật lý Hoa Kỳ thành lập năm 2003 trao 2 năm một lần cho những người có thành tựu nổi bật trong lãnh vực tương tác hấp dẫn.
- Giải Khoa học thế giới Albert Einstein do Hội đồng Văn hóa Thế giới lập năm 1984 trao hàng năm cho các công trình nhìn nhận và khuyến khích các người có công nghiên cứu và phát triển khoa học kỹ thuật đem lại lợi ích thiết thực cho nhân loại.
- Albert Einstein Peace Prize được khởi động từ năm 1979 nhân dịp 100 năm ngày sinh Albert Einstein, trao cho những người đã đóng góp cho hòa bình thế giới.[157] Giải thưởng đầu tiên được trao cho Alva Reimer Myrdal[158]
Vinh danh
Để ghi nhớ công lao của Einstein, ngoài những công thức, phương trình và hiện tượng trong vật lý mang tên ông (như phương trình trường Einstein, vành Einstein...) còn có rất nhiều thứ khác được gán cho tên của ông như:- Một núi lửa được phát hiện năm 1952 trên bán cầu bắc, phần không nhìn thấy của Mặt Trăng được đặt tên theo tên ông: Hố va chạm Einstein.[159]
- Một tiểu hành tinh vòng trong vành đai chính phát hiện năm 1973 được đặt tên theo tên ông: 2001 Einstein
- Các nhà hóa học đặt tên của ông cho nguyên tố thứ 99 trong bảng tuần hoàn Einsteini.
Những dấu mốc trong cuộc đời của Einstein
-
[hiện]Các dấu mốc trong cuộc đời của ông
Các bài viết
- Các bài báo của Albert Einstein được dùng tham khảo trong bài này. Danh sách đầy đủ các bài viết của ông có ở Danh sách các bài báo khoa học của Albert Einstein.
- Einstein, Albert (1901), “Folgerungen aus den Capillaritätserscheinungen (Conclusions Drawn from the Phenomena of Capillarity)”, Annalen der Physik 4 (3): 513, Bibcode:1901AnP...309..513E, doi:10.1002/andp.19013090306
- Einstein, Albert (26 tháng 9 năm 2014), “Über einen die Erzeugung und Verwandlung des Lichtes betreffenden heuristischen Gesichtspunkt (On a Heuristic Viewpoint Concerning the Production and Transformation of Light)”, Annalen der Physik 17 (6): 132–148, Bibcode:1905AnP...322..132E, doi:10.1002/andp.19053220607 Đây là bài báo của Năm kỳ diệu về hiệu ứng quang điện mà tạp chí Annalen der Physik nhận được 18 thảng 3.
- Einstein, Albert (26 tháng 9 năm 2014), A new determination of molecular dimensions. Luận án tiến sĩ hoàn thành 30 tháng 4 và nộp 20 tháng 7.
- Einstein, Albert (26 tháng 9 năm 2014), “On the Motion – Required by the Molecular Kinetic Theory of Heat – of Small Particles Suspended in a Stationary Liquid”, Annalen der Physik 17 (8): 549–560, Bibcode:1905AnP...322..549E, doi:10.1002/andp.19053220806. Đây là bài báo của Năm kỳ diệu về chuyển động Brown gửi tới tạp chí ngày 11 tháng 5.
- Einstein, Albert (26 tháng 9 năm 2014), “On the Electrodynamics of Moving Bodies”, Annalen der Physik 17 (10): 891–921, Bibcode:1905AnP...322..891E, doi:10.1002/andp.19053221004. Đây là bài báo của Năm kỳ diệu về thuyết tương đối hẹp gửi tới tạp chí 30 tháng 6.
- Einstein, Albert (26 tháng 9 năm 2014), “Does the Inertia of a Body Depend Upon Its Energy Content?”, Annalen der Physik 18 (13): 639–641, Bibcode:1905AnP...323..639E, doi:10.1002/andp.19053231314. Đây là bài báo của Năm kỳ diệu về công thức E = mc2 tạp chí nhận được vào ngày 27 tháng 9.
- Einstein, Albert (1915), “Die Feldgleichungen der Gravitation (The Field Equations of Gravitation)”, Königlich Preussische Akademie der Wissenschaften: 844–847
- Einstein, Albert (26 tháng 9 năm 2014), “Kosmologische Betrachtungen zur allgemeinen Relativitätstheorie (Cosmological Considerations in the General Theory of Relativity)”, Königlich Preussische Akademie der Wissenschaften
- Einstein, Albert (26 tháng 9 năm 2014), “Zur Quantentheorie der Strahlung (On the Quantum Mechanics of Radiation)”, Physikalische Zeitschrift 18: 121–128, Bibcode:1917PhyZ...18..121E
- Einstein, Albert (11 tháng 7 năm 1923), “Fundamental Ideas and Problems of the Theory of Relativity”, Nobel Lectures, Physics 1901–1921, Amsterdam: Elsevier Publishing Company, Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 2 năm 2007, truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2007
- Einstein, Albert (1924), “Quantentheorie des einatomigen idealen Gases (Quantum theory of monatomic ideal gases)”, Sitzungsberichte der Preussichen Akademie der Wissenschaften Physikalisch-Mathematische Klasse: 261–267. Bài viết đầu tiên trong loạt bài về lĩnh vực này.
- Einstein, Albert (1926), “Die Ursache der Mäanderbildung der Flussläufe und des sogenannten Baerschen Gesetzes”, Die Naturwissenschaften 14 (11): 223–224, Bibcode:1926NW.....14..223E, doi:10.1007/BF01510300. On Baer's law and meanders in the courses of rivers.
- Einstein, Albert; Podolsky, Boris; Rosen, Nathan (15 tháng 5 năm 1935), “Can Quantum-Mechanical Description of Physical Reality Be Considered Complete?”, Physical Review 47 (10): 777–780, Bibcode:1935PhRv...47..777E, doi:10.1103/PhysRev.47.777
- Einstein, Albert (1940), “On Science and Religion”, Nature (Edinburgh: Scottish Academic) 146 (3706): 605, Bibcode:1940Natur.146..605E, doi:10.1038/146605a0, ISBN 0-7073-0453-9
- Einstein, Albert et al. (4 tháng 12 năm 1948), “To the editors of The New York Times”, New York Times (Melville, NY: AIP, American Inst. of Physics), ISBN 0-7354-0359-7
- Einstein, Albert (tháng 5 năm 1949), “Why Socialism?”, Monthly Review, Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 1 năm 2006, truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2006
- Einstein, Albert (1950), “On the Generalized Theory of Gravitation”, Scientific American, CLXXXII (4): 13–17
- Einstein, Albert (1954), Ideas and Opinions, New York: Random House, ISBN 0-517-00393-7
- Einstein, Albert (1969), Albert Einstein, Hedwig und Max Born: Briefwechsel 1916–1955 (bằng tiếng Đức), Munich: Nymphenburger Verlagshandlung, ISBN 3-88682-005-X
- Einstein, Albert (1979), Autobiographical Notes, Paul Arthur Schilpp , Chicago: Open Court, ISBN 0-87548-352-6. Thí nghiệm tưởng tượng đuổi theo tia sáng miêu tả trong trang 48–51.
- Collected Papers: Stachel, John, Martin J. Klein, a. J. Kox, Michel Janssen, R. Schulmann, Diana Komos Buchwald and others (Eds.) (1987–2006), The Collected Papers of Albert Einstein, Vol. 1–10, Princeton University Press Further information about the volumes published so far can be found on the webpages of the Einstein Papers Project and on the Princeton University Press Einstein Page
Xem thêm
Ghi chú
- ^ Sự phát triển trí thông minh của Albert được nuôi dạy chu đáo tại nhà. Mẹ cậu, một người tài năng về piano, dạy cho bọn trẻ niềm say mê âm nhạc. Bố cậu thường đọc to các tác phẩm của Schiller và Heine cho gia đình nghe. Bác Jakob đố Albert các câu đố toán học, mà cậu giải được với "niềm thích thú sâu đậm". Đáng chú ý nhất là Max Talmud, một sinh viên y khoa Do thái nghèo từ Ba lan, "một người trong cộng đồng Do thái mà nhận được bữa ăn miễn phí từ gia đình Einstein." Talmud đến vào các tối thứ Năm trong khoảng sáu năm, và " giành các kiến thức của mình để kiểm tra những điều lôi cuốn Albert." Talmud đã đọc cho Albert và thảo luận nhiều cuốn sách cùng với cậu. Bao gồm khoảng hai mươi cuốn sách phổ biến khoa học mà đã thuyết phục Albert rằng "rất nhiều câu chuyện trong Kinh thánh là không đúng", và một quyển về hình học phẳng khiến Albert tự tìm tòi về toán học trong các năm đi học tiểu học. Talmud thậm chí còn đọc cho Albert các tác phẩm của Kant; và kết quả là Einstein đã kể cho các bạn cùng lớp về Kant một cách "đầy sinh động và thuyết phục"[19]
Chú thích
- ^ “Mohammad Raziuddin Siddiqui”. Ias.ac.in. 2 tháng 1 năm 1998. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 6 năm 2004. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2011.
- ^ Zahar, Élie (2001), Poincaré's Philosophy. From Conventionalism to Phenomenology, Carus Publishing Company, Chapter 2, p.41, ISBN 0-8126-9435-X.
- ^ Whittaker, E. (1955). “Albert Einstein. 1879-1955”. Biographical Memoirs of Fellows of the Royal Society 1: 37–67. doi:10.1098/rsbm.1955.0005. JSTOR 769242.
- ^ David Bodanis, E = mc2: A Biography of the World's Most Famous Equation (New York: Walker, 2000).
- ^ “The Nobel Prize in Physics 1921”. Nobel Foundation. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 10 năm 2008. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2007.
- ^ a ă "Scientific Background on the Nobel Prize in Physics 2011. The accelerating universe." (page 2) Nobelprize.org.
- ^ a ă Einstein 1924
- ^ a ă â b Pais, Abraham (1982): Subtle is the Lord: The science and the life of Albert Einstein. Oxford University Press, trang 440
- ^ Hans-Josef, Küpper (2000). “Various things about Albert Einstein”. einstein-website.de. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2009.
- ^ a ă Paul Arthur Schilpp, editor (1951), Albert Einstein: Philosopher-Scientist, Volume II, New York: Harper and Brothers Publishers (Harper Torchbook edition), tr. 730–746His non-scientific works include: About Zionism: Speeches and Lectures by Professor Albert Einstein (1930), "Why War?" (1933, co-authored by Sigmund Freud), The World As I See It (1934), Out of My Later Years (1950), and a book on science for the general reader, The Evolution of Physics (1938, co-authored by Leopold Infeld).
- ^ Einstein 1979
- ^ a ă â b Albert Einstein – Biography, Quỹ Nobel, truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2007
- ^ John J. Stachel (2002), Einstein from "B" to "Z", Springer, tr. 59–61, ISBN 978-0-8176-4143-6, truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2011
- ^ a ă “The Legend of the Dull-Witted Child Who Grew Up to Be a Genius”. Albert Einstein archives. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2012.
- ^ “Frequently asked questions”. einstein-website.de. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2012.
- ^ “Left Handed Einstein”. Being Left Handed.com. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2012.
- ^ Schilpp (Ed.), P. A. (1979), Albert Einstein – Autobiographical Notes, Open Court Publishing Company, tr. 8–9
- ^ Dudley Herschbach, "Einstein hồi sinh viên," Department of Chemistry and Chemical Biology, Harvard University, Cambridge, MA, USA, page 3, web: HarvardChem-Einstein-PDF: Max Talmud thăm vào các ngày thứ Năm trong vòng sáu năm.
- ^ Einstein & Faith. Walter Isaacson Thursday, Apr. 05, 2007. Những điều khơi dậy trí thông minh của Einstein đến từ một sinh viên nghèo người cùng ăn tối với gia đình Albert một lần trong tuần. Đó là một phong tục cũ của người Do thái cần phải mời một học giả tôn giáo (religious scholar) đến dự bữa ăn Sabbath; thay vào đó gia đình Einstein đã mời một sinh viên y đến vào thứ Năm hàng tuần. Tên của anh ta là Max Talmud, ông đến gia đình Einstein khi ông 21 tuổi và Albert mới 10 tuổi [https://www.chem.purdue.edu/courses/chm374/Articles%20etc/Herschbach_Einstein_2005.pdf Einstein as a Student, pp. 3–5.
- ^ A. Fölsing, Albert Einstein, 1997, pp. 30-31.
- ^ Albert Einstein Collected Papers, vol. 1 (1987), doc. 5.
- ^ Mehra, Jagdish (2001), “Albert Einstein's first paper”, The Golden Age of Physics, World Scientific, ISBN 981-02-4985-3
- ^ A. Fölsing, Albert Einstein, 1997, pp. 36-37.
- ^ Highfield & Carter (1993, tr. 21,31,56–57)
- ^ A. Fölsing, Albert Einstein, 1997, p. 40.
- ^ Fölsing 1997, p. 82.
- ^ Collected Papers, vol. 1, docs. 21-27.
- ^ Albert Einstein Collected Papers, vol. 1, 1987, doc. 67.
- ^ Troemel-Ploetz, D., "Mileva Einstein-Marić: The Woman Who Did Einstein's Mathematics", Women's Studies Int. Forum, vol. 13, no. 5, pp. 415–432, 1990.
- ^ Walker, Evan Harris (tháng 2 năm 1989), Did Einstein Espouse his Spouse's Ideas? (PDF), Physics Today, doi:10.1063/1.2810898, truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2012.
- ^ Pais, A., Einstein Lived Here, Oxford University Press, 1994, pp. 1–29.
- ^ Holton, G., Einstein, History, and Other Passions, Harvard University Press, 1996, pp. 177–193.
- ^ Stachel, J., Einstein from B to Z, Birkhäuser, 2002, pp. 26–38; 39–55. philoscience.unibe.ch
- ^ Martinez, A. A., "Handling evidence in history: the case of Einstein's Wife." School Science Review, 86 (316), March 2005, pp. 49–56. PDF
- ^ This conclusion is from Einstein's correspondence with Marić. Lieserl is first mentioned in a letter from Einstein to Marić (who was staying with her family in or near Novi Sad at the time of Lieserl's birth) dated 4 February 1902 (Collected papers Vol. 1, document 134).
- ^ Short life history: Lieserl Einstein-Maric
- ^ Highfield & Carter 1993, tr. 193
- ^ Highfield & Carter 1993, tr. 216
- ^ Bây giờ là Viện sở hữu trí tuệ liên bang Thụy Sĩ - The Swiss Federal Institute of Intellectual Property, truy cập 16 tháng 10 năm 2006. Xem thêm FAQ about Einstein and the Institute
- ^ Peter Galison, "Einstein’s Clocks: The Question of Time" Critical Inquiry 26, no. 2 (Winter 2000): 355–389.
- ^ Gallison, Question of Time.
- ^ Galison, Peter (2003), Einstein's Clocks, Poincaré's Maps: Empires of Time, New York: W.W. Norton, ISBN 0-393-02001-0
- ^ a ă Einstein 1905b
- ^ “Eine Neue Bestimmung der Moleküldimensionen”. ETH Zürich. 1905. Truy cập 26/9/2011. doi:10.1002/andp.19063240204
- ^ “Universität Zürich: Geschichte”. Uzh.ch. 2 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2011.
- ^ Kant, Horst. "Albert Einstein and the Kaiser Wilhelm Institute for Physics in Berlin". in Renn, Jürgen. "Albert Einstein – Chief Engineer of the Universe: One Hundred Authors for Einstein." Ed. Renn, Jürgen. Wiley-VCH. 2005. pp. 166–169. ISBN 3-527-40574-7
- ^ Calaprice, Alice; Lipscombe, Trevor (2005), Albert Einstein: a biography, Greenwood Publishing Group, tr. xix, ISBN 0-313-33080-8, Timeline, p. xix
- ^ a ă Heilbron, 2000, p. 84.
- ^ a ă Andrzej, Stasiak (2003), “Myths in science”, EMBO Reports 4 (3): 236, doi:10.1038/sj.embor.embor779, truy cập 22 tháng 1, 2013
- ^ Kennefick, Daniel (tháng 3 năm 2009). “Testing relativity from the 1919 eclipse— a question of bias”. Physics Today (College Park, MD: American Institute of Physics): 37–42. ISSN 0031-9228.
- ^ Hoffman and Dukas (1972), pp. 145–148; Fölsing (1997), pp. 499–508.
- ^ a ă â b c Isaacson, Walter. Einstein: His Life and Universe, Simon & Schuster (2007)
- ^ a ă â b c d Isaacson, Walter. Einstein: His Life and Universe, Simon & Schuster (2007) pp. 407–410
- ^ Fölsing (1997), p. 659.
- ^ Isaacson (2007), p. 404.
- ^ Hoffman, B. (1972), pp. 165–171
- ^ Fölsing, A. (1997), pp. 666–677.
- ^ Clark (1971), p. 619.
- ^ Fölsing (1997), pp. 649, 678.
- ^ Clark (1971), p.642.
- ^ Fölsing (1997), pp. 686-687.
- ^ “In Brief”. Institute for Advanced Study. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 3 năm 2010. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2010.
- ^ Evans-Pritchard, Ambrose (29 tháng 8 năm 2010). “Obama could kill fossil fuels overnight with a nuclear dash for thorium”. The Daily Telegraph (London).
- ^ Gosling, F.G. The Manhattan Project: Making the Atomic Bomb, U.S. Department of Energy, History Division (January 1999) p. vii
- ^ Diehl, Sarah J.; Moltz, James Clay. Nuclear Weapons and Nonproliferation: a Reference Handbook, ABC-CLIO (2008) p. 218
- ^ a ă Stern, Fritz. Essay, "Einstein's Germany", E = Einstein: His Life, His Thought, and His Influence on Our Culture, Sterling Publishing (2006) pp. 97–118
- ^ Einstein: The Life and Times by Ronald Clark. page 752
- ^ Fred Jerome, Rodger Taylor (2006) Einstein on Race and Racism Rutgers University Press, 2006.
- ^ Calaprice, Alice (2005) The new quotable Einstein. pp.148–149 Princeton University Press, 2005. See also Odyssey in Climate Modeling, Global Warming, and Advising Five Presidents
- ^ “North America: early 20th Century Albert Einstein (1879-1955)”. International Vegetarian
- ^ Jon Wynne-Tyson (1985), The Extended Circle
- ^ a ă “ISRAEL: Einstein Declines”. Time magazine. 1 tháng 12 năm 1952. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2010.
- ^ Vì sao bác học Einstein không muốn trở thành Tổng thống Israel? Văn Hòa, An ninh thế giới, 7:10, 27/08/2005 (theo Historia)
- ^ “Einstein in Princeton / Scientist, Humanitarian, Cultural Icon”. Historical Society of Princeton. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 4 năm 2010. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2010.
- ^ The Case of the Scientist with a Pulsating Mass, 14 tháng 6 năm 2002, truy cập 11 tháng 6 năm 2007
- ^ Albert Einstein Archives (tháng 4 năm 1955), Draft of projected Telecast Israel Independence Day, tháng 4 năm 1955 (last statement ever written), Einstein Archives Online: Albert_Einstein, truy cập 21/3/2012 Bản lưu 7/6/2003
- ^ Cohen, J.R.; Graver, L.M. (November năm 1995). “The ruptured abdominal aortic aneurysm of Albert Einstein”. Surgery, Gynecology & Obstetrics 170 (5): 455–8. ISSN 0039-6087. PMID 2183375.
- ^ O’Connor, J.J.; Robertson, E.F. (1997), “Albert Einstein”, The MacTutor History of Mathematics archive, School of Mathematics and Statistics, University of St. Andrews, truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2007
- ^ Dr. Albert Einstein Dies in Sleep at 76. World Mourns Loss of Great Scientist., New York Times, 19 tháng 4 năm 1955, “Princeton, New Jersey, 18 tháng 4 năm 1955. Dr. Albert Einstein, one of the great thinkers of the ages, died in his sleep here early today.”
- ^ The Long, Strange Journey of Einstein’s Brain, truy cập 3 tháng 10 năm 2007
- ^ Pais, Abraham (1982), Subtle is the Lord. The Science and the Life of Albert Einstein, Oxford University Press, tr. xi, ISBN 019853907X
- ^ a ă "Einstein archive at the Instituut-Lorentz." Instituut-Lorentz. 2005. Truy cập 21 tháng 11 năm 2005.
- ^ a ă â Hans-Josef Kuepper. “List of Scientific Publications of Albert Einstein”. Einstein-website.de. Truy cập 3 April 2013 tiếng Đức.
- ^ Điều này trở thành có thể đến khi phát triển các thiết bị dò hạt anpha ở đầu thế kỷ 20. Rutherford mời Mach xem màn hình nhấp nháy trong phòng tối, nơi mà bản thân các hạt anpha va đập vào và được nhìn trực tiếp trên man tối.
- ^ có thể xem tại đây
- ^ Điện tích của 1 mol electron đã được đo theo hằng số Faraday. Chia cho điện tích của 1 electron ta được số Avogadro.
- ^ Major, Fouad G. (2007). The quantum beat: principles and applications of atomic clocks (ấn bản 2). Springer. tr. 142. ISBN 0-387-69533-8.
- ^ Einstein 1905d
- ^ Hawking, S. W. (2001), Vũ trụ trong vỏ hạt dẻ, Bantam Books, ISBN 0-55-380202-X
- ^ Schwartz, J.; McGuinness, M. (1979), Einstein cho người mới bắt đầu, Pantheon Books, ISBN 0-39-450588-3
- ^ Einstein 1905e
- ^ Thảo luận về sự chấp nhận thuyết tương đối trên toàn thế giới, cũng như những phản đối, xem bài viết của Thomas F.Glick, ed., The Comparative Reception of Relativity (Kluwer Academic Publishers, 1987), ISBN 90-277-2498-9.
- ^ Pais, Abraham (1982), Subtle is the Lord. The Science and the Life of Albert Einstein, Oxford University Press, tr. 382–386, ISBN 019853907X
- ^ Einstein, Albert (1905), “Über einen die Erzeugung und Verwandlung des Lichtes betreffenden heuristischen Gesichtspunkt”, Annalen der Physik 17: 132–148, truy cập 27 tháng 6 năm 2009
- ^ a ă â Pais, Abraham (1982), Subtle is the Lord. The Science and the Life of Albert Einstein, Oxford University Press, tr. Ch 6, ISBN 019853907X
- ^ Einstein 1905a.
- ^ Pais, Abraham (1982), Subtle is the Lord. The Science and the Life of Albert Einstein, Oxford University Press, tr. 522, ISBN 019853907X
- ^ O'Connor, John J.; Robertson, Edmund F., “Albert Einstein”, Bộ lưu trữ lịch sử toán học MacTutor
- ^ Levenson, Thomas. "Einstein: Genius Among Geniuses." Public Broadcasting Service. 2005. Truy cập 25 tháng 2 năm 2006. bản lưu 02/02/1999
- ^ Einstein, A., “Relativitätsprinzip und die aus demselben gezogenen Folgerungen (On the Relativity Principle and the Conclusions Drawn from It)”, Jahrbuch der Radioaktivität (Yearbook of Radioactivity) 4: 411–462 page 454 (Wir betrachen zwei Bewegung systeme...)
- ^ Einstein, Albert (1911), “On the Influence of Gravity on the Propagation of Light”, Annalen der Physik 35: 898–908, doi:10.1002/andp.19113401005 (also in Collected Papers Vol. 3, document 23)
- ^ a ă Crelinsten, Jeffrey. "Einstein’s Jury: The Race to Test Relativity." Princeton University Press. 2006. Truy cập 13 tháng 3 năm 2007. ISBN 978-0-691-12310-3
- ^ a ă Einstein 1915
- ^ Two friends in Leiden, truy cập 11 tháng 6 năm 2007
- ^ Crelinsten, Jeffrey (2006), Einstein’s Jury: The Race to Test Relativity, Princeton University Press, tr. 103–108, ISBN 978-0-691-12310-3, truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2007
- ^ Crelinsten, Jeffrey (2006), Einstein’s Jury: The Race to Test Relativity, Princeton University Press, tr. 114–119, ISBN 978-0-691-12310-3, truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2007
- ^ Andrzej, Stasiak (2003), “Myths in science”, EMBO reports 4 (3): 236, doi:10.1038/sj.embor.embor779, truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2007
- ^ The genius of space and time, The Guardian, 17 tháng 9 năm 2005, truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2007
- ^ Jürgen Schmidhuber. "Albert Einstein (1879–1955) and the ’Greatest Scientific Discovery Ever’." 2006. Truy cập 4 tháng 10 năm 2006.
- ^ See the table in MathPages Bending Light
- ^ Hentschel, Klaus and Ann M. (1996), Physics and National Socialism: An Anthology of Primary Sources, Birkhaeuser Verlag, xxi, ISBN 3-76-435312-0
- ^ For a discussion of nhà thiên văn họcs’ attitudes and debates about relativity, see Crelinsten, Jeffrey (2006), Einstein’s Jury: The Race to Test Relativity, Princeton University Press, ISBN 0691123101, especially chapters 6, 9, 10 and 11.
- ^ Einstein 1917a
- ^ Kant, Horst. "Albert Einstein and the Kaiser Wilhelm Institute for Physics in Berlin." in Renn, Jürgen. "Albert Einstein – Chief Engineer of the Universe: One Hundred Authors for Einstein." Ed. Renn, Jürgen. Wiley-VCH. 2005. pp. 166–169. ISBN = 3527405747
- ^ Einstein 1917b
- ^ Cornell and Wieman Share 2001 Nobel Prize in Physics, 9 tháng 10 năm 2001, truy cập 11 tháng 6 năm 2007 bản lưu 24/11/2001
- ^ Albert Einstein, Das hamiltonisches Prinzip und allgemeine Relativitätstheorie (The Hamiltonian principle and general relativity). Sitzungsber. preuss. Acad. Wiss. 1916, 2, 1111–1116.
- ^ Albert Einstein, Der Energiesatz in der allgemeinen Relativitätstheorie. (An energy conservation law in general relativity). Sitzungsber. preuss. Acad. Wiss. 1918, 1, 448–459
- ^ Lev Davidovich Landau & Evgeny Mikhailovich Lifshitz, The Classical Theory of Fields, (1951), Pergamon Press, ISBN 7-5062-4256-7 ch 11, ph #96
- ^ Einstein 1950
- ^ Einstein, Albert and Rosen, Nathan (1935). “The Particle Problem in the General Theory of Relativity”. Physical Review 48: 73. Bibcode:1935PhRv...48...73E. doi:10.1103/PhysRev.48.73.
- ^ Élie Cartan. "Sur une généralisation de la notion de courbure de Riemann et les espaces à torsion." C. R. Acad. Sci. (Paris), 174:593–595, 1922.
- ^ Élie Cartan. "Sur les variétés à connexion affine et la théorie de la relativité généralisée." Part I: Ann. Éc. Norm. 40: 325–412 and ibid. 41: 1–25; Part II: ibid. 42: 17–88
- ^ Hubert F. M. Goenner. "On the History of Unified Field Theories." Living Rev. Relativity, 7, (2004), 2.
- ^ Bohr N. "Discussions with Einstein on Epistemological Problems in Atomic Physics". The Value of Knowledge: A Miniature Library of Philosophy. Marxists Internet Archive. Lấy từ bản gốc ngày 13 tháng 9, 2010. Truy cập 30 tháng 8, 2010. Lấy từ Albert Einstein: Philosopher-Scientist (1949), xuất bản bởi Ấn hành Đại học Cambridge University, 1949. Ghi chép lại của Niels Bohr về cuộc hội thoại với Einstein.
- ^ Einstein 1969. A reprint of this book was published by Edition Erbrich in 1982, ISBN 3-88682-005-X
- ^ Einstein 1935
- ^ A. Einstein, W. J. de Haas, Experimenteller Nachweis der Ampereschen Molekularströme, Deutsche Physikalische Gesellschaft, Verhandlungen 17, pp. 152–170 (1915).
- ^ A Pais. Subtle is the Lord: The science and the life of Albert Einstein. Oxford University Press, trang 245
- ^ Moore, Walter (1989), Schrödinger: Life and Thought, Cambridge: Cambridge University Press, ISBN 0-521-43767-9
- ^ a ă â Botstein, Leon; Galison, Peter; Holton, Gerald James; Schweber, Silvan S. Einstein for the 21st century: His Legacy in Science, Art, and Modern Culture, Princeton Univ. Press (2008) pp. 161-164
- ^ Cariaga, Daniel, "Not Taking It with You: A Tale of Two Estates," Los Angeles Times, 22 December 1985. Retrieved April 2012.
- ^ Auction listing by RR Auction, auction closed 13 October 2010.
- ^ Einstein and his love of music Physics world - January 2005
- ^ "I am convinced there is only one way to eliminate (the) grave evils (of capitalism), namely through the establishment of a socialist economy, accompanied by an educational system which would be oriented toward social goals. In such an economy, the means of production are owned by society itself and are utilized in a planned fashion. A planned economy, which adjusts production to the needs of the community, would distribute the work to be done among all those able to work and would guarantee a livelihood to every man, woman, and child. The education of the individual, in addition to promoting his own innate abilities, would attempt to develop in him a sense of responsibility for his fellow-men in place of the glorification of power and success in our present society." trong Why Socialism? bởi Albert Einstein, Monthly Review, tháng 5 1949
- ^ David E. Rowe and Robert Schulmann (08). “What Were Einstein's Politics?”. Trong David A., Walsh. George Mason University's History News Network (George Mason University). Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2012.
- ^ "Einstein and Complex Analyses of Zionism" Jewish Daily Forward, 24 tháng 7 năm 2009
- ^ "Albert Einstein on Zionism", Edward Corrigan
- ^ Pulzer, Peter G.J. (2003), Jews and the German state: the political history of a minority, 1848–1933, Blackwell Publishers, ISBN 9780814331309, truy cập 21 tháng 10 năm 2009
- ^ Leonhard, Elke (1993), Von postrevolutionärer Scheinblüte zum politischen Bankrott; Weimars liberale Parteien DDP und DVP (bằng tiếng Đức), Sozialdemokratischer Pressedienst, truy cập 21 tháng 10 năm 2009
- ^ Holborn, Hajo (1971), Deutsche Geschichte in der Neuzeit, III (bằng tiếng Đức), R. oldenbourg, ISBN 9783486432510, truy cập 21 tháng 10 năm 2009
- ^ Calaprice, Alice (2005), The new quotable Einstein, Princeton University Press, tr. 173, ISBN 0-691-12075-7 Other versions of the quote exist.
- ^ Butcher, Sandra Ionno (May năm 2005), The Origins of the Russell–Einstein Manifesto (PDF), Council of the Pugwash Conferences on Science and World Affairs, truy cập 2 tháng 5, 2007
- ^ Ken Gewertz (12 tháng 4, 2007), Albert Einstein, Civil Rights activist, Harvard University Gazette, truy cập 11 tháng 6, 2007
- ^ Hawking, Stephen W. (2001), The universe in short, Bantam Books, tr. 26, ISBN 9780553802023
- ^ Feldman, Burton (2001), The Nobel prize: a history of genius, controversy, and prestige, Arcade Publishing, tr. 141, ISBN 1-559-70592-2, Trang 141
- ^ Brian, Dennis (1996), Einstein: A Life, New York: John Wiley & Sons, tr. 127, ISBN 0471114596
- ^ "Belief in God a 'product of human weaknesses': Einstein letter", CBC News. Truy cập 16 tháng 12 năm 2009.
- ^ "Letters of Note: The word God is a product of human weakness", Letters of Note. Truy cập 16 tháng 12 năm 2009.
- ^ From Wikiquote; letter to an atheist (1954) as quoted in Albert Einstein: The Human Side (1981) edited by Helen Dukas and Banesh Hoffman ISBN 0-691-02368-9
- ^ a ă Einstein, Albert (1930). "Religion and Science" New York Times Magazine (9 tháng 11): 1-4.
- ^ The Nobel Prize in Physics 1921: Albert Einstein
- ^ "Matteucci" Medal
- ^ Copley Medal 1925
- ^ Preisträger Max Planck nach Jahren: Max-Planck-Medaille
- ^ Albert Einstein - The Franklin Institute Awards - Laureate Database
- ^ Letter from the Albert Einstein Peace Prize Foundation to Joshua Lederberg, Norman Cousins, 14/12/1979
- ^ NAMES & FACES" in Boston Globe March 14, 1980. Retrieved June 6, 2006.
- ^ Planetary Names: Crater, craters: Einstein on Moon IAU
Tham khảo
- Brian, Denis (1996). Einstein: A Life. New York: John Wiley.
- Clark, Ronald (1971). Einstein: The Life and Times. New York: Avon Books.
- Fölsing, Albrecht (1997): Albert Einstein: A Biography. New York: Penguin Viking. (Translated and abridged from the German by Ewald Osers.) ISBN 978-0670855452
- Highfield, Roger; Carter, Paul (1993). The Private Lives of Albert Einstein. London: Faber and Faber. ISBN 978-0-571-16744-9.
- Hoffmann, Banesh, with the collaboration of Helen Dukas (1972): Albert Einstein: Creator and Rebel. London: Hart-Davis, MacGibbon Ltd. ISBN 978-0670111817
- Isaacson, Walter (2007): Einstein: His Life and Universe. Simon & Schuster Paperbacks, New York. ISBN 978-0-7432-6473-0
- Moring, Gary (2004): The complete idiot's guide to understanding Einstein (1st ed. 2000). Indianapolis IN: Alpha books (Macmillan USA). ISBN 0-02-863180-3
- Pais, Abraham (1982): Subtle is the Lord: The science and the life of Albert Einstein. Oxford University Press. ISBN 978-0198539070. The definitive biography to date.
- Pais, Abraham (1994): Einstein Lived Here. Oxford University Press. ISBN 0-192-80672-6
- Parker, Barry (2000): Einstein's Brainchild: Relativity Made Relatively Easy!. Prometheus Books. Illustrated by Lori Scoffield-Beer. A review of Einstein's career and accomplishments, written for the lay public. ISBN 978-1591025221
- Schweber, Sylvan S. (2008): Einstein and Oppenheimer: The Meaning of Genius. Harvard University Press. ISBN 978-0-674-02828-9.
- Oppenheimer, J.R. (1971): "On Albert Einstein," p. 8–12 in Science and synthesis: an international colloquium organized by Unesco on the tenth anniversary of the death of Albert Einstein and Teilhard de Chardin, Springer-Verlag, 1971, 208 pp. (Lecture delivered at the UNESCO House in Paris on 13 December 1965.) Also published in The New York Review of Books, 17 March 1966, On Albert Einstein by Robert Oppenheimer
Liên kết ngoài
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và phương tiện truyền tải về Albert Einstein |
Tìm thêm về Albert Einstein tại những đồng dự án của Wikipedia: | |
Từ điển ở Wiktionary | |
Sách ở Wikibooks | |
Cẩm nang du lịch ở Wikivoyage | |
Hồ sơ ở Wikiquote | |
Văn kiện ở Wikisource | |
Hình ảnh và phương tiện ở Commons | |
Tin tức ở Wikinews | |
Tài liệu giáo dục ở Wikiversity |
- Anhxtanh A. tại Từ điển bách khoa Việt Nam
- Albert Einstein, Thế giới như tôi thấy. NXB Tri Thức 2005
- Lá thư mới tiết lộ cuộc sống tình cảm của Einstein M.T. VnExpress 11/7/2006, 09:36 GMT+7 (theo Reuters)
- Albert Einstein (German-American physicist) tại Encyclopædia Britannica (tiếng Anh)
- Albert Einstein Archives, Jerusalem
- Báo cáo về Albert Einstein trên FBI
- Einstein Online.(tiếng Anh) Trang web với thông tin cơ bản về thuyết tương đối
- Einstein Archives online (tiếng Anh) Các tài liệu lưu trữ của Einstein
- Works by Albert Einstein (public domain in Canada)
- The MacTutor History of Mathematics archive, School of Mathematics and Statistics, University of St Andrews, Scotland, April năm 1997, truy cập 31 tháng 01 năm 2013
- Nobelprize.org Biography: Albert Einstein
- Các công trình liên quan hoặc của Albert Einstein trên các thư viện của thư mục (WorldCat)
|
|
Thể loại:
- Sinh 1879
- Mất 1955
- Albert Einstein
- Nhà vật lý Đức
- Nhà vật lý Thụy Sĩ
- Nhà vật lý Hoa Kỳ
- Nhà vật lý Do Thái
- Người đoạt giải Nobel Vật lý
- Người Đức đoạt giải Nobel
- Người Thụy Sĩ đoạt giải Nobel
- Người Hoa Kỳ đoạt giải Nobel
- Dự án Manhattan
- Người Mỹ gốc Đức
- Người Mỹ gốc Do Thái
- Nhà vật lý lý thuyết
- Dân chủ xã hội
Sự tương đương khối lượng-năng lượng
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Trong vật lý học, sự tương đương khối lượng-năng lượng là khái niệm nói về khối lượng của vật thể được đo bằng lượng năng lượng của nó. Năng lượng nội tại toàn phần E của vật thể ở trạng thái nghỉ bằng tích khối lượng nghỉ của nó m với một hệ số bảo toàn
phù hợp để biến đổi khối lượng đơn vị thành năng lượng đơn vị. Nếu vật
thể không đứng im tương đối với quan sát viên thì lúc đó ta phải tính
đến hiệu ứng tương đối tính ở đó m được tính theo khối lượng tương đối tính và E trở thành năng lượng tương đối tính của vật thể. Albert Einstein đề xuất công thức tương đương khối lượng-năng lượng vào năm 1905 trong những bài báo của Năm Kì diệu với tiêu đề Quán tính của một vật có phụ thuộc vào năng lượng trong nó? ("Does the inertia of a body depend upon its energy-content?")[1] Sự tương đương được miêu tả bởi phương trình nổi tiếng
Phương trình E = mc2 cho thấy năng lượng luôn luôn thể hiện được bằng khối lượng cho dù năng lượng đó ở dưới dạng nào đi chăng nữa.[3] sự tương đương khối lượng-năng lượng cũng cho thấy cần phải phát biểu lại định luật bảo toàn khối lượng, hay hoàn chỉnh hơn đó là định luật bảo toàn năng lượng, nó là định luật thứ nhất của nhiệt động lực học. Các lý thuyết hiện nay cho thấy khối lượng hay năng lượng không bị phá hủy, chúng chỉ biến đổi từ dạng này sang dạng khác.
Phương trình E = mc2 cho thấy năng lượng luôn luôn thể hiện được bằng khối lượng cho dù năng lượng đó ở dưới dạng nào đi chăng nữa.[3] sự tương đương khối lượng-năng lượng cũng cho thấy cần phải phát biểu lại định luật bảo toàn khối lượng, hay hoàn chỉnh hơn đó là định luật bảo toàn năng lượng, nó là định luật thứ nhất của nhiệt động lực học. Các lý thuyết hiện nay cho thấy khối lượng hay năng lượng không bị phá hủy, chúng chỉ biến đổi từ dạng này sang dạng khác.
Tham Khảo
- ^ Einstein, A. (1905), “Ist die Trägheit eines Körpers von seinem Energieinhalt abhängig?”, Annalen der Physik 18: 639–643, doi:10.1002/andp.19053231314. Xem thêm bản dịch tiếng Anh.
- ^ Flores, F., trong E. N. Zalta, The Equivalence of Mass and Energy, Stanford Encyclopedia of Philosophy, truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2010
- ^ Paul Allen Tipler, Ralph A. Llewellyn (tháng 1 năm 2003), Modern Physics, W. H. Freeman and Company, tr. 87–88, ISBN 0-7167-4345-0
Liên kết ngoài
Wikisource có văn bản gốc Anh ngữ liên quan với bài: |
- The Equivalence of Mass and Energy – Entry in the Stanford Encyclopedia of Philosophy
- Living Reviews in Relativity – An open access, peer-referred, solely online physics journal publishing invited reviews covering all areas of relativity research.
- A shortcut to E=mc2 – An easy to understand, high-school level derivation of the E=mc2 formula.
- Einstein on the Inertia of Energy – MathPages
Dòng Tên
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Dòng Tên (Dòng Chúa Giêsu) | |
---|---|
Gọi tắt | S.J. |
Khẩu hiệu | Ad maiorem Dei gloriam - Để Vinh Danh Thiên Chúa Hơn |
Thành lập | 27 tháng 9 năm 1540 |
Loại hình | Dòng Tu Công Giáo |
Trụ sở chính | Nhà Thờ Giê-su (Nhà Thờ Mẹ), General Curia (Nhà Bề Trên Cả) |
Tọa độ | Rome, Italy |
Bề Trên Cả | Adolfo Nicolás |
Nhân vật chủ chốt | Thánh I-nhã—đấng sáng lập Jorge Mario Bergoglio (ĐTC Phanxicô) - Giáo Hoàng thứ 266 |
Cơ quan chính | General Curia |
Trang web | dongten.net |
Nguyên tên bằng tiếng La Tinh Societas Iesu nghĩa là Đoàn Giêsu, người Việt Công giáo gọi là Dòng Tên, là do thói quen kiêng gọi tên Chúa Giêsu.
Mục lục
Lịch sử
Sau thời gian tuổi trẻ đầy tham vọng và với binh nghiệp sáng chói, Inhaxiô (tên gốc: Ignacio López), một quý tộc xứ Loyola (Tây Ban Nha), đã đi tìm các trải nghiệm về tôn giáo Thiên chúa. Sau nhiều cuộc mò mẫm tìm tòi, ông tuyên bố đã tìm thấy tiếng gọi thiêng liêng cứu các linh hồn (chính lời của ông) và phụng sự chúa Kitô. Ông bắt đầu học thần học tại Đại học Paris rồi dần dần tập hợp quanh mình các bạn hữu trong Chúa, sẵn sàng làm việc để vinh danh Chúa (khẩu hiệu tiếng latin Ad maiorem Dei gloriam trong Giáo hội Công giáo).Ngày 15 tháng 8 năm 1534, Inhaxiô cùng 6 bạn sinh viên khác trong đó có François Xavier và Pierre Favre (người được thụ phong linh mục đầu tiên của Dòng Tên) họp lại ở Montmartre và quyết định hiến thân cho Chúa, lập ra Đoàn Giêsu, khấn hứa giữ khó nghèo, khiết tịnh và vâng phục (bề trên). Inhaxiô đã gợi ý cho các bạn tên Đoàn Giêsu để nhắc nhở các tu sĩ dấn thân triệt để làm chiến sĩ phục vụ Chúa. Tên Societas Iesu được ghi trong Sắc chỉ Giáo hoàng công nhận Dòng năm 1539.
Từ Tu sĩ dòng Tên (Jésuite) hay "Giêsu hữu" xuất hiện sau năm 1545, khi đó người theo Tin Lành gán cho với nghĩa xấu là "Người đạo đức giả"[1].
Năm 1537, Inhaxiô cùng các bạn sang Ý để xin Giáo hoàng Phaolô III công nhận Dòng và đã được Giáo hoàng công nhận trong sắc chỉ Regimini militantis ecclesiae năm 1539. Ngày 21 tháng 7 năm 1550, Giáo hoàng Julius III tái công nhận Dòng trong sắc chỉ "Exposcit debitum".
Sau khi Cải cách Kháng Cách thành công, Giáo hội Công giáo cũng thấy cần phải có một cuộc cải cách, do đó Giáo hoàng Phaolô III đã triệu tập Công đồng Tridentinô (ở Trento, Ý từ 1545-1563), trong đó các tu sĩ dòng Tên đã góp phần quan trọng trong phong trào chống Cải cách.
Ban đầu, dòng Tên hoạt động chủ yếu trong lãnh vực truyền giáo, nhưng từ năm 1547, dòng đã quay sang tập trung vào lãnh vực giáo dục cho tới cuối thế kỷ 16. Năm 1551, Dòng đã mở 1 trường trung học ở Rôma, trong khi các tu sĩ của Dòng đã có mặt ở Congo, Brasil, Angola và cả Đế quốc Ottoman với trường trung học thánh Benoît lập năm 1583.
Khi Inhaxiô qua đời năm 1556), Dòng đã có trên 1.000 tu sĩ và 60 năm sau, Dòng có trên 13.000 tu sĩ trên toàn châu Âu. Inhaxiô được Giáo hoàng Paul V tôn phong Chân phước năm 1609 và được Giáo hoàng Gregory XV phong Thánh năm 1622.
Phát triển
François Xavier tới Goa (Ấn Độ) năm 1542 và Nhật Bản ngày 27 tháng 7 năm 1549. Một lãnh chúa samurai là Mitsuhide Akechi cho ông ta truyền giáo ở Nagasaki từ năm 1580. Nhưng lúc đó Nhật Bản đang trong thời kỳ bất ổn chính trị. Chỉ 2 năm sau, năm 1582, Mitsuhide bị giết và người giết Mitsuhide là Hideyoshi Toyotomi đã trục xuất François Xavier khỏi Nhật Bản vào năm 1587.Năm 1582, phái bộ truyền giáo Dòng Tên tới Trung Quốc. Linh mục Matteo Ricci được các quan lại công nhận ngang hàng với họ. Matteo là người đầu tiên nghiên cứu Hán học. Alexandre de Rhodes tới truyền giáo tại Việt Nam và đã góp công lớn trong việc hình thành chữ Quốc ngữ (theo mẫu tự latin). Hai nhà truyền giáo Dòng Tên Johann Grüber và Albert Dorville tới Lhassa (Tây Tạng) năm 1661.
Tại châu Mỹ, các tu sĩ dòng Tên tới Québec (Canada) năm 1625. Các tu sĩ dòng Tên cũng đã tham gia các phái bộ truyền giáo Tây ban nha tại California (1769-1823). Tại Nam Mỹ, nhất là ở Brasil và Paraguay phái bộ truyền giáo dòng Tên gây ra sự bài xích thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, và chống đối việc nô lệ hóa dân bản xứ. Các tu sĩ dòng Tên lập ra các khu tập trung người bản xứ để truyền giáo và dạy chữ cho họ từ năm 1609. Cũng chính các tu sĩ này đã lập ra nhiều thành phố ở đây, như thành phố São Paulo năm 1554.
Năm 1550 và 1551, các hội nghị ở Valladolid công nhận nguyên tắc bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ của mọi người. Văn hóa của người da đỏ bản xứ được công nhận. Mặc dù vậy, một số thực dân vẫn tiếp tục lạm dụng người da đỏ và đối xử với họ như nô lệ. Các tu sĩ dòng Tên đã học ngôn ngữ và phong tục tập quán của người bản xứ và lập ra các tổ chức xã hội để giúp đỡ các người bản xứ.
Ngay khi tới Peru, năm 1566, các tu sĩ dòng Tên cũng đã lập các khu tập trung truyền giáo và dạy chữ cho các người da đỏ Mojos (hoặc Moxos), Chiquitos và Guarani. Tuy nhiên, do sự căng thẳng giữa dòng Tên với các viên chức thuộc địa và sự chống đối của Tây ban nha và Bồ Đào Nha, các khu này đã dần dần biến mất. Các tu sĩ dòng Tên đã buộc phải dời bỏ các khu truyền giáo ở Nam Mỹ năm 1767, các khu này bị phá, ngoại trừ khu của người Chiquitos và Mojos.
Trên thế giới, dòng Tên tranh đấu chống ảnh hưởng của Tin Lành. Dòng Tên đã phải đối mặt với các cuộc bách hại dữ dội vì lập trường thần học của mình và việc ủng hộ Giáo hoàng vô điều kiện. Dòng đã bị giải tán trên lãnh thổ Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha năm 1767.
Tại Pháp
Vào năm 1580, các tu sĩ dòng Tên thiết lập Maison Professe ở Paris, trong khu Marais, để tiếp đón các nhà thần học và khoa học. Đồng thời họ cũng quyết định lập 1 nguyện đường lớn cạnh Maison Professe (nay là nhà thờ Saint-Paul Saint-Louis). Tháng 5/1641, Hồng y de Richelieu đã dâng thánh lễ misa đầu tiên tại nhà thờ này. Giới quí tộc thường tới đây dâng lễ và nghe giảng. Bà de Sévigné cũng tới dây dâng lễ, nghe linh mục Louis Bourdaloue (1 người thuyết giảng nổi tiếng) giảng thuyết. Người ta cũng tới đây nghe nhạc của những nhạc sĩ Pháp tên tuổi đương thời như Marc-Antoine Charpentier và Jean-Philippe Rameau.Người ta nghi ngờ các tu sĩ Dòng Tên đã dính líu đến vụ ám sát vua Henri IV - ông vua đã chấm dứt tình cảnh chiến tranh tôn giáo Pháp vào thế kỷ thứ 16.[2] Trong các năm 1656 - 1657, theo yêu cầu của phái jansénisme, Blaise Pascal đã công kích Dòng Tên trong tập Les Provinciales (gồm 18 thư) về vấn đề thần học trong các tình huống khó khăn (casuistique).
Tại Việt Nam
Các giáo sĩ dòng Tên đến Việt Nam lần đầu tiên năm 1625 tại Hội An. Giáo sĩ Đắc Lộ (Alexandre de Rhodes) và các bạn đã đóng góp đáng kể cho việc hình thành chữ quốc ngữ. Từ năm 1957 đến 1975, các giáo sĩ dòng Tên điều hành Giáo hoàng Học viện Pio X Đà Lạt, góp phần đào tạo các linh mục Việt Nam.Tại Sài Gòn, các giáo sĩ dòng Tên điều hành trung tâm Đắc Lộ. Năm 1979, các giáo sĩ tại đây bị bắt, trung tâm Đắc Lộ bị tịch thu. Từ năm 1980 tới 2004, trung tâm Đắc Lộ được dùng làm trụ sở báo Tuổi Trẻ. Một phần trung tâm Đắc Lộ được trả lại cho dòng Tên năm 2006.
Các khó khăn, giải thể và tái lập
Trong suốt lịch sử của Dòng Tên, họ đã phải trải qua những năm tháng gian khổ.[2] Các năm 1704 và 1742, Giáo hoàng ra lệnh cấm các nghi lễ Trung Hoa, mang nét của thuyết hỗn hợp (syncretism) mà các nhà truyền giáo dòng Tên đã tôn trọng.Quốc gia châu Âu đầu tiên nỗ lực trục xuất Dòng Tên là Bồ Đào Nha. Vào năm 1758, các tu sĩ Dòng Tên bị quan Tổng trưởng Đế quốc (tương đương Thủ tướng) Sebastião José de Carvalho e Melo gán cho cái tội mưu sát vua José I. Không những thế, Melo còn tiến hành tuyên truyền bài trừ Dòng Tên trên khắp châu Âu, để các nước khác ủng hộ ông ta. Cuối cùng, vào năm 1759, ông ta ban bố sắc lệnh đuổi Dòng Tên ra khỏi Bồ Đào Nha. Không lâu sau, Pháp theo chân Bồ Đào Nha, quan Tổng trưởng Ngoại giao là Công tước Choiseul và ái thiếp của vua Louis XV là Nữ Hầu tước Pompadour chống đối ảnh hưởng của Dòng Tên. Họ gán cho Dòng tội mưu sát vua Louis XV, dù không phải là chủ mưu.[2] Họ bị những người theo thuyết Giansêniô (Jansénisme) và các triều thần tấn công, rồi bị cấm và bị trục xuất khỏi Pháp năm 1763-1764, khoảng 200 trường của họ bị đóng cửa. Theo gót Pháp, vua Tây Ban Nha là Carlos III đã trục xuất Dòng Tên ra khỏi đất nước (1767), không những thế, ông ta còn đuổi các tu sĩ Dòng Tên ra khỏi ra khỏi xứ Napoli (1767) và xứ Parma (1768) - những xứ nằm dưới quyền thống trị của thân quyến của ông ta.[2]
Cuối cùng, vào năm 1773, Giáo hoàng Clêmentê XIV - trước áp lực quá lớn của các nền quân chủ Pháp, Tây Ban Nha và Napoli, phải quyết định bãi bỏ Dòng Tên. Nữ hoàng Áo là Maria Theresia bất đắc dĩ thi hành mệnh lệnh.[2] Lệnh của Giáo hoàng chỉ không có hiệu lực ở hai nước Phổ và Nga - các nền quân chủ phi Công giáo và không chịu ảnh hưởng của thế lực Giáo hoàng. Vua Phổ là Friedrich II Đại Đế đang thực hiện chính sách khoan dung tôn giáo,[3] không những thế ông còn đề cao nền tri thức của Dòng Tên. Vị vua này đã gây bất ngờ đối với trào lưu triết học Khai Sáng tiến bộ thời đó.[4] Tương tự, Nữ hoàng Nga là Ekaterina II Đại Đế cũng tôn trọng tài năng xuất sắc của các tu sĩ Dòng Tên, bà cho rằng họ sẽ giúp ích cho nền văn hóa nước nhà.[2]
Nhờ có Quốc vương Friedrich II Đại Đế và Nữ hoàng Ekaterina II Đại Đế mà Dòng Tên vẫn còn tồn tại được. Dòng Tên được Giáo hoàng Piô VII tái lập vào năm 1814,[2] tuy nhiên các cuộc công kích họ vẫn tiếp tục suốt thế kỷ 19:
- Tại Thụy Sĩ, mãi tới năm 1973 mới bãi bỏ luật cấm các tu sĩ dòng Tên hoạt động. Luật này được ban hành từ năm 1848.
Ngày nay
Tính đến ngày 1 tháng 1 năm 2005, Dòng có 19.850 tu sĩ ở rải rác tại 112 quốc gia trên thế giới[9], so với khoảng 35.000 năm 1964. Cũng giống như các dòng khác của Giáo hội Công giáo, Dòng Tên cũng bị giảm ơn gọi (đi tu). Ngày nay phần lớn các tu sĩ dòng Tên có mặt tại châu Á (khoảng 3.500 ở Ấn Độ), ở châu Mỹ latin và châu Phi. Hiện dòng có khoảng 900 người dự tu.Linh mục bề trên tổng Dòng hiện nay là Adolfo Nicolás, người Tây Ban Nha, được bầu trong đại hội dòng lần thứ 35 ngày 21 tháng 1 năm 2008[10], thay thế cho linh mục Peter Hans Kolvenbach (người Hà Lan) từ chức ngày 7 tháng 1 năm 2008. Đặc biệt, vào ngày 13 tháng 3 năm 2013, Hồng y Jorge Mario Bergoglio thuộc Dòng Tên được bầu làm giáo hoàng thứ 266 của Giáo hội Công giáo, ông lấy tông hiệu là Giáo hoàng Phanxicô
Chú thích
- ^ Lettre de Pierre Canisius à l'empereur Oswald II, 5 février 1545 (écrite de Cologne), dans Epistulae, Fribourg, 1896, p. 134.
- ^ a ă â b c d đ Ellen Judy Wilson, Peter Hanns Reill, Encyclopedia of the Enlightenment, trang 318
- ^ Gerhard Ritter, Frederick the Great: a historical profile, trang 52
- ^ Gerhard Ritter, Frederick the Great: a historical profile, trang 168
- ^ en 1878, 1514 Jésuites étaient répartis sur 46 établissements cf. Etat des congrégations autorisées ou non (1085 Jésuites en 1861 cf. Recensement spécial des communautés religieuse)
- ^ Site de la revue Nouvelle Revue Théologique
- ^ Site de la revue America
- ^ Site de la "Faculté de Théologie de la Compagnie de Jésus à Bruxelles
- ^ [http://www.fides.org/fra/news/2005/0503/31_3821.html Agenzia Fides - EUROPE / ITALIE - Le nombre des Jésuites est de 19.850: confirmation de la tendance des dernières années, d’une diminution du nombre des prêtres et des frères
- ^ (tiếng Pháp) « Les Jésuites élisent Adolfo Nicolás comme supérieur général » sur Wikinews, le 21 janvier 2008.
Tài liệu tham khảo
- Alain Guillermou, Les Jésuites. Paris: PUF, coll. « Que sais-je ? », 1999. (ISBN 2130443346)
- André Ravier, Ignace fonde la Compagnie de Jésus,
- Jésuites, Jean Lacouture, Seuil, octobre 1991.
- (ISBN 2-02-012213-8) (tome 1, édition brochée)
- (ISBN 2-02-014407-7) (édition complète)
- (ISBN 2-02-013714-3) (tome 1, édition reliée)
- (ISBN 2-02-014408-5) (édition complète)
- Alain Woodrow et Albert Longchamp, Les Jésuites. Histoire de pouvoirs. Paris, Jean-Claude Lattès, 1984. (ISBN 2010181107)
- Gerhard Ritter, Frederick the Great: a historical profile, University of California Press, 1975. ISBN 0-520-02775-2.
- François de Dainville, L'éducation des Jésuites (XVIe-XVIIIe siècles). Paris: éd. de Minuit, 1978. (Le sens commun). (ISBN 2-7073-0222-8).
- Ellen Judy Wilson, Peter Hanns Reill, Encyclopedia of the Enlightenment, Infobase Publishing, 2004. ISBN 0-8160-5335-9.
Liên kết ngoài
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và phương tiện truyền tải về Dòng Tên |
- (tiếng Anh) Le portail mondial de la Compagnie de Jésus
- (tiếng Pháp) Constitutions de la Compagnie de Jésus
- (tiếng Pháp) Le site de la province de France
- (tiếng Pháp) Le site de la province de Belgique francophone
- (tiếng Pháp) Le site de la province du Canada français et d'Haïti
- (tiếng Pháp) Jésuites-Bollandistes
- (tiếng Pháp) Études
- (tiếng Pháp) Christus
- (tiếng Pháp) Centre de recherche et d'action sociales (Ceras) et sa revue Projet
- (tiếng Việt) Website dòng Tên Việt Nam
- (tiếng Việt) Dòng Tên đã từng bị giải thể: Nguyên nhân và Bài học
Aung San Suu Kyi
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Aung San Suu Kyi အောင်ဆန်းစုကြည် |
|
---|---|
Suu Kyi tại Yangon, tháng 11 năm 2011 |
|
Chức vụ
|
|
Chủ tịch và Tổng Bí thư NLD
|
|
Nhiệm kỳ | 27 tháng 11 năm 1988 – Hiện nay |
Tiền nhiệm | Không có |
Kế nhiệm | Chưa có |
Thông tin chung
|
|
Đảng phái | NLD |
Sinh | 19 tháng 6, 1945 Rangoon, Myanma |
Alma mater | Đại học Delhi St Hugh's College, Oxford Đại học London |
Nghề nghiệp | Chính trị gia |
Tôn giáo | Phật giáo Nguyên thủy |
Chồng | Michael Aris (1972–1999) |
Con cái | Alexander Kim |
Giải thưởng | Giải Rafto Giải Nobel Hòa bình Giải Jawaharlal Nehru Giải Simón Bolívar Quốc tế Giải Olof Palme |
Năm 1990, bà được trao Giải tưởng niệm Thorolf Rafto và Giải thưởng Sakharov cho Tự do Tư tưởng. Bà được tặng giải Nobel Hòa bình năm 1991 [11] và Giải thưởng Jawharlal Nehru cho Hiểu biết quốc tế của chính phủ Ấn Độ và Giải thưởng Simón Bolívar của chính phủ Cânnda. Tháng 9 năm 2006, theo bình chọn của tạp chí Forbes, Aung San Suu Kyi ở vị trí thứ 47 trong số 100 phụ nữ quyền lực nhất thế giới [12]. Năm 2011 bà được trao Huy chương Wallenberg.[13]. Hiện nay bà là hội viên danh dự của Câu lạc bộ Madrid và là công dân danh dự của Canada[14]. Năm 2012, bà nhận Huy chương Vàng Quốc hội Hoa Kỳ[15].
Tháng 4 năm 2012, với tư cách thành viên NLD, bà trúng cử vào Hạ viện Myanmar, Pyithu Hluttaw đại diện cho khu vực Kawhmu[16]. Ngày 6 tháng 6 năm 2013, Suu Kyi thống báo tại trang web của Diễn đàn Kinh tế Thế giới rằng bà muốn tranh cử tổng thống vào năm 2015[17]. Bà thường được gọi với tên là Daw Aung San Suu Kyi. Daw trong ngôn ngữ Myanma mang ý nghĩa gần giống với danh xưng Bà (Madam), dùng để tỏ sự tôn trọng.
Mục lục
Tiểu sử
|
Bài viết hoặc đoạn này cần thêm chú thích nguồn gốc để có thể kiểm chứng thông tin. Những nội dung không có nguồn có thể bị đặt vấn đề và xóa bỏ. Mời bạn bổ sung chú thích từ các nguồn đáng tin cậy để giúp cải thiện bài viết. |
1945 - 1964
- 1942: Sĩ quan chỉ huy của quân đội độc lập Miến Điện Aung San, làm quen với Ma Khin Kyi, nữ y tá cao cấp của nhà thương lớn tại Rangoon, nơi ông ta hồi phục sau cuộc hành quân. Hai người kết hôn vào ngày 6 tháng 9.
- 1945: Suu Kyi, con thứ ba của Aung San, ra đời tại Rangoon ngày 19 tháng 6. Người anh kế của Suu Kyi bị chết đuối khi bà còn nhỏ. Người anh cả định cư tại Hoa Kỳ.
- 1947: Tướng Aung San bị ám sát ngày 19 tháng 7, khi Suu Kyi mới hai tuổi. Mẹ là Daw Khin Kyi trở thành một nhân vật trong chính trường, lãnh đạo một số cơ quan về kế hoạch và xã hội. Tướng Aung San được coi là người thành lập Quân đội Miến điện.
- 1948: Liên hiệp Độc lập Miến Điện thành lập ngày 4 tháng.
- 1960: Daw Khin Kyi được cử làm đại sứ tại Ấn Độ. Suu Kyi theo mẹ sang New Delhi.
- 1960-1964: Suu Kyi theo học trường trung học và trường Lady Shri Ram College tại New Delhi.
1965 - 1985
- 1964-1967: Học bằng Cử nhân triết, chính trị và kinh tế tại Đại học Oxford. Khi ở Anh, Suu Kyi sống chung với gia đình "cha nuôi" là Sir Gore-Booth, cựu đại sứ và cao ủy Anh Quốc tại Miến Điện, và qua đó làm quen với Michael Aris, một sinh viên người Anh chuyên khảo cứu về văn minh Tây Tạng.
- 1969-1971: Suu Kyi đến New York để học cho xong, sống chung với bạn là Ma Than E, một nhân viên của Liên Hiệp Quốc. Qua đó, Suu Kyi tạm ngưng việc học, theo làm phụ tá thư ký, ban tham vấn về điều hành hành chính tại Liên Hiệp Quốc. Ngoài giờ làm việc thì làm việc thiện nguyện tại nhà thương, an ủi và đọc sách cho bệnh nhân.
- 1972: Suu Kyi và Michael Aris kết hôn ngay 1 tháng 1. Suu Kyi Theo chồng đi Bhutan. Michael là người dạy tiếng Anh cho hoàng gia Bhutan và là trưởng phòng phiên dịch. Suu Kyi sau đó làm nhân viên khảo cứu cho Bộ Ngoại giao.
- 1973: Hai vợ chồng trở về Luân Đôn. Suu Kyi sinh con đầu lòng Alexander.
- 1977: sinh con thứ nhì là Kim tại Oxford. Trong khi ờ nhà nuôi con nhỏ, Suu Kyi bắt đầu viết sách, nghiên cứu về cha của bà và giúp chồng khảo cứu về văn hoá vùng Himalaya.
- 1984: Xuất bản bài về cha mình Aung San trong phần "Các lãnh tụ Á châu" của báo định kỳ Đại học Queensland. (Xem Freedom from Fear, pp. 3–38.)
- 1985: Xuất bản "Đi thăm Miến Điện" cho giới đọc giả trẻ. Xuất bản sách về Nepal và Bhutan (NXB: Burke, London)
1985 - 1988
- 1985-1986: Là học giả nội trú tại Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á của Đại học Kyoto, Suu Kyi tìm hiểu về cha bà trong thời gian ông ở Nhật.
- 1986: Hằng năm, hai con trai của Suu Kyi, Alexander và Kim, về Rangoon thăm bà ngoại và dần dần học hỏi về tu hành đạo Phật.
- 1987: Sau khi được trao bằng thành viên của trường nghiên cứu văn hóa Ấn, Suu Kyi cùng chồng con về cư trú tại Simla. Sau đó về London khi mẹ bà cần mổ mắt vì bệnh cườm thủy tinh thể mắt. Xuất bàn "Thời sự xã hội chính trị Miến Điện trong những năm 1910-1940" trong báo của Đại học Tokyo. (Xem "Freedom from Fear", pp. 140–164.) Gia đình trở về Oxford vào tháng 9. Suu Kyi ghi danh học tại trường London nghiên cứu về châu Á và châu Phi.
1988
- 31 tháng 3: Khi nghe tin mẹ bị tai biến mạch máu não trầm trọng, Suu Kyi về Rangoon chăm sóc cho bà.
- 23 tháng 7: Tướng Ne Win, nhà độc tài Myanma từ năm 1962, từ chức. Những cuộc biểu tình chống đối tiếp tục xảy ra.
- 8 tháng 8: Nhiều cuộc nổi dậy khắp nơi. Chính quyền dùng vũ lực đàn áp, rất nhiều người chết và bị thương.
- 15 tháng 8: Suu Kyi bắt đầu hoạt động chính trị. Bà gửi thư cho chính phủ, kêu gọi thành lập ủy ban cố vấn độc lập về vấn đề bầu cử đa đảng.
- 26 tháng 8: Trong bản tuyên bố đầu tiên trước hàng trăm ngàn công chúng bên ngoài chùa Shwedagon, bà kêu gọi thành lập chính phủ tự do dân chủ. Chồng và hai con trai bà cũng có mặt hôm ấy.
- 18 tháng 9: Chính phủ quân đội Myanma (SLORC) ban ra hình luật để áp chế các cuộc biểu tình.
- 24 tháng 9: Đảng Liên kết Quốc gia Dân chủ (NLD) thành lập do Suu Kyi làm tổng thư ký. Chủ trương bất bạo động.
- Tháng 10 - 12: Mặc dù bị nhà nước cấm, Suu Kyi tiếp tục đi khắp nơi phát huy, cổ động nhân dân về phong trào tự do, dân chủ.
- 27 tháng 12: Mẹ của Suu Kyi, bà Khin Kyi, chết (thọ 76 tuổi).
1989
- 2 tháng 1: tang lễ của Khin Kyi rất lớn. Suu Kyi thề sẽ theo bước mẹ cha phục vụ đồng bào Miến Điện cho đến chết.
- Tháng 1 - tháng 7: Suu Kyi tiếp tục tranh đấu mặc dù bị đàn áp, đe dọa, bắt bớ bởi quân lính nhà nước.
- 17 tháng 2: Suu Kyi bị nhà nước cấm không cho tranh cử.
- 5 tháng 4: Sự kiện tại khu Irawaddy Delta, Suu Kyi can đảm đi thẳng tới trước những nòng súng của quân đội chính phủ đang chĩa vào bà.
- 20 tháng 7: Suu Kyi bị giam lỏng trong nhà, không có án kết. Hai con trai đang sống cùng bà. Chồng bà là Michael bay từ Rangoon về thăm sau khi nghe tin bà tuyệt thực ba ngày để đòi được đem vào tù chung với những học sinh bị bắt tại tư gia của bà. Bà ngưng tuyệt thực khi chính quyền hứa sẽ đối xử tốt với học sinh.
1990
- 27 tháng 5: Đảng NLD thắng cử (82% phiếu) mặc dù Suu Kyi đang bị giam lỏng. Nhà nước SLORC không chấp nhận kết quả bầu cử.
- 12 tháng 10: Suu Kyi lãnh giải thưởng Nhân Quyền Rafto.
1991
- 10 tháng 7: Các quốc gia châu Âu trao tặng Suu Kyi giải Nhân Quyền Shakarov
- 14 tháng 10: Suu Kyi được trao giải Giải Nobel Hòa bình
- Tháng 12: Sách tựa đề Freedom from Fear (Thoát vòng sợ hãi) được nhà xuất bản Penguin phát hành tại Hoa Kỳ, Anh Quốc, Canada, Úc, New Zealand và được dịch ra tiếng Pháp, tiếng Na Uy, tiếng Tây Ban Nha.
- 10 tháng 12: Hai con trai bà sang Oslo thay mặt mẹ lãnh giải Nobel. Bà quyết định không rời Miến Điện khi nhà nước khuyên bà nên ra khỏi nước và thôi làm chính trị.
1992
Suu Kyi công bố bà sẽ dành khoản tiền nhận được từ giải Nobel (khoảng 1,3 triệu đô Mỹ) để tái thiết các trụ sở giáo dục và y tế cho đồng bào Myanma.1993
- Nhóm người lãnh giải Nobel Hòa bình xin gặp bà nhưng bị nhà nước Myanma từ chối. Họ sang thăm dân Myanma tỵ nạn tại Thái Lan và kêu gọi nhà nước Myanma trả tự do cho Suu Kyi. Sau đó lời kêu gọi này được lập lại tại Liên Hiệp Quốc.
1994
- Tháng 2: Những người không bà con được thăm Suu Kyi gồm có đại diện Liên Hiệp Quốc, nghị viên Mỹ, phóng viên báo New York Times.
- Tháng 9 - 10: Các nhà lãnh đạo chính quyền Myanma gặp Suu Kyi - bà vẫn đòi một cuộc đối thoại công khai.
1995
- 10 tháng 7: SLORC thả Suu Kyi sau 6 năm giam lỏng.
1996 - 2006
Trong nhiều năm sau, Suu Kyi bị kềm chế về vấn đề đi lại. Bà có cơ hội gọi điện thoại cho thân nhân ở Anh Quốc nhưng ngoài ra không hoạt động gì được. Báo chí do nhà nước quản chế liên tục bôi nhọ bà và nhiều người lo sợ cho an ninh của bà. Mọi nỗ lực để phát huy đảng NLD đều bị dập tắt, nhiều thành viên bị đánh đập và bỏ tù. Một vài tháng sau khi lệnh quản thúc tại gia kết thúc, Suu Kyi có cố gắng tuyên bố trước đám đông công chúng tụ tập tại nhà bà, nhưng sau đó hoạt động này bị dẹp. Tuy nhiên bà vẫn được nhiều người ngưỡng mộ và ủng hộ.Suu Kyi vẫn tiếp tục có tiếng nói trên thời sự quốc tế. Phóng viên, ký giả vẫn có thể quay phim và phỏng vấn bà. Tại cuộc hội thảo quốc tế về phụ nữ do Liên Hiệp Quốc tổ chức tại Bắc Kinh tháng 8 năm 1995, bà gửi video để tường trình các vấn đề chính yếu với diễn đàn các tổ chức phi chính phủ.
Trong khi đó, SLORC đổi tên thành Ủy ban Hòa bình và Xây dựng Quốc gia, nhưng vẫn tiếp tục vi phạm nhân quyền như trước.
Suu Kyi khuyến khích thế giới đừng du lịch và ngưng liên hệ ngoại giao với Myanma cho đến khi nào nước này có tự do chân chính. Tuy Hoa Kỳ có ra biện pháp cấm vận kinh tế với Myanma, những nước láng giềng vẫn có liên hệ ngoại giao với nước này và Myanma đã được nhận vào Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN).
Ngày 27 tháng 3 năm 1999, chồng Suu Kyi qua đời tại London vì bệnh ung thư tuyến tiền liệt ở tuổi 52 khi đang là Giáo sư Oxford. Lần cuối cùng ông bà gặp nhau là vào Giáng sinh năm 1995. Khi biết tin mình bị ung thư, ông cố gắng gặp vợ lần cuối cùng nhưng chính phủ Myanma không cấp visa cho ông vào Miến điện. Ông xin cấp visa hơn 30 lần, có cả sự can thiệp của Giáo Hoàng, Tổng thống Mỹ Bill Clinton nhưng chính phủ Miến điện luôn từ chối và luôn khuyên Suu Kyi rời nước đi thăm chồng, nhưng bà từ chối vì biết rằng một khi bà ra khỏi nước, chính phủ Myanma sẽ không bao giờ được cho phép bà trở về lại Myanma. Suu Kyi xem sự đau khổ xa cách chồng, ngay cả khi ông chết, là một hy sinh bà phải nhận trong quá trình tranh đấu cho tự do dân tộc Myanma.
Năm 2004, đặc sứ Liên hiệp quốc Razali Ismali đến Myanma, thăm bà Suu Kyi, nhưng trong 2 năm sau đó không có người nước ngoài nào được tới gặp bà.
Tháng 5 năm 2006, Phó tổng thư ký Liên hiệp quốc phụ trách chính trị Ibrahim Gambari đến Myanma để thảo luận với chính quyền quân sự về vấn đề nhân quyền cũng như việc lập lại dân chủ. Ông đã gặp bà Suu Kyi, tuy nhiên nội dung cuộc trò chuyện không được công bố.
2007
Cuộc biểu tình của tu sĩ Phật giáo tại Burma bắt đầu ngày 19 tháng 8 năm 2007, khởi nguồn từ sự tăng giá quá cao của xăng dầu. Mặc dầu bị quân đội chính quyền Junta đàn áp tàn bạo nhưng các vị sư sãi vẫn tiếp tục xuống đường lên án nhà nước [18].Ngày thứ bảy, 22 tháng 9, mặc dầu đang bị giam lỏng tại tư gia, bà Aung San Suu Kyi xuất hiện trước công chúng tại cổng nhà mình, đón tiếp các vị tăng ni phật giáo trên đường họ kéo về tham gia biểu tình đòi nhân quyền [19].
Sau đó có tin là Suu Kyi bị bắt đem về nhà tù Insein nơi bà từng bị giam cầm năm 2003 [20] [21][22][23], nhưng qua cuộc đàm thoại ngày 30 tháng 9 và 2 tháng 10 với phái đoàn Liên Hiệp Quốc do ông Ibrahim Gambari dẫn đầu thì bà chỉ tiếp tục bị giam lỏng tại tư gia.[24][25].
2009
Ngày 3 tháng 5, 2009, một người Mỹ tên John Yettaw không hiểu vì lý do gì lại lội ngang hồ Inya. Ông tìm đến nhà bà Suu Kyi xin trú ngụ vì ông ta mệt quá và khi ông ta dự định lội trở về vài hôm sau thì bị bắt. Ngày 13 tháng 5 khi chính quyền Myanma nghe tin này liền kết tội bà Suu Kyi là vi phạm bản án tù tại gia.[26] Bà bị bắt giam tại trại giam Insein, với nghi án có thể lên đến 5 năm tù ở.[27] Phiên tòa xử bà Suu Kyi và hai người hầu của bà bắt đầu ngày 18 tháng 5.[28][29] Các nhà ngoại giao và phóng viên báo chí bị cấm theo dõi, nhưng sau đó một số nhân viên ngoại giao của Nga, Thái Lan và Singapore được vào gặp bà Suu Kyi.[30]Phiên tòa lúc đầu dự định cho kêu mời 22 nhân chứng [31] đồng thời kết ông Yettaw vào tội làm nhục quốc thể Burma.[32] Bà Suu Kyi tuyên bố là bà vô tội. Bên bị cáo chỉ được gọi 1 nhân chứng (trong 4 người) trong khi bên chính quyền lại kêu 14 nhân chứng. Hai nhân chứng bên bị cáo là Tin Oo và Win Tin (thành viên đảng NLD) bị từ chối.[33] Có tin cho rằng chính quyền Burma dự định tống giam bà Suu Kyi vào một trại lính bên ngoài thủ đô.[34] Tại một phiên tòa khác ông Yettaw nói rằng ông lội đến nhà bà Suu Kyi đề cảnh giác bà là bà ta sắp gặp nạn lớn.[35] Cảnh sát trưởng quốc gia sau đó xác định rằng Yettaw là "thủ phạm chính" trong vụ án của bà Suu Kyi.[36] Theo lời của người tùy tùng thì bà Suu Kyi nằm tù trong thời gian quanh ngày sinh nhật thứ 64 của bà.[37]
Vụ bắt giữ và xét xử bà Aung San Suu Kyi bị cả thế giới phản đối, nhất là từ Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon, the Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc,[38] các chính phủ tây phương [39] Nam Phi,[40] Nhật Bản [41] và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Burma là thành viên của hiệp hội này).[42]
Chính quyền Myanma phản bác các phản đối này là không tôn trọng truyền thống [43] và đồng thời chỉ trích Thái Lan đã xen vào chuyện nội bộ của Burma.[44] Ngoại trưởng Burma Nyan Win tuyên bố trên báo nhà nước Ánh sáng Mới Myanmar rằng: Vụ án này được thổi phồng lên để tăng áp lực đến chính phủ Burma do một số phần tử phản động bên trong và ngoài Burma không muốn thấy những thay đổi tốt trong chính sách liên hệ giữa các nước này với Burma.[32] Ông Ban Ki-moon lãnh thỉnh nguyện thư của các nước [45] đem sang Burma thương lượng nhưng chính quyền Burma khước từ các thỉnh nguyện này.[46]
Chính quyền Burma đình hoãn tuyên án bà Suu Kyi đến ngày 11 tháng 8 [47] và ra án 18 tháng tù tại gia [48]. Bà Suu Kyi do đó sẽ không thể ra ứng cử trong cuộc bầu cử năm tới. Liên Hiệp Quốc và chính phủ tại nhiều quốc gia lên tiếng phản đối hành động này của chính quyền Burma.[49]
Ông Yettaw bị tuyên án 7 nằm tù khổ sai.[48]
Ngày 14 tháng 8, nghị sĩ Hoa Kỳ Jim Webb sang gặp chính quyền Myanma và sau đó thăm bà Suu Kyi. Ông Webb xin tha và Burma quyết định thả và trục xuất Yettaw.[50]
Luật sư của bà Suu Kyi kháng cáo.[51] Ngày 18 tháng 8 tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama kêu gọi chính quyền Burma thả tất cả các tù nhân chính trị, trong đó có bà Suu Kyi.[52]
Ngày 25 tháng 9, Suu Kyi chuẩn bị để cùng làm việc với các lãnh đạo quân sự Miến Điện hầu sự cấm vận kinh tế đang áp đặt ở quốc gia này được bãi bỏ. Điều mà trước đây Suu Kyi nhất mực chống lại. Theo lời U Nyan Win, phát ngôn viên vừa là luật sư của Suu Kyi, thì Suu Kyi thảo một bức thư gửi trực tiếp cho nhà lãnh đạo quân đội, Tướng Than Shwe, theo đó bà sẵn sàng hợp tác để làm sao cho việc cấm vận được bãi bỏ. Shwe bỏ ra chừng một tiếng đồng hồ để cùng bà thảo bức thư được miêu tả là "lối suy nghĩ mới" của bà về việc cấm vận. Trong vài ngày tới, bức thư được chính thức nộp cho nhà lãnh đạo quân sự. Luật sư Nyan Win nói Suu Kyi muốn biết có bao nhiêu cấm vận từng áp đặt lên đất nước Miến Điện, và phần lớn mang lại hậu quả tiêu cực đối với đời sống của dân chúng. Trong lá thư bà còn bày tỏ muốn nghe ý kiến của các quốc gia khác đang có đại sứ ở Miến Điện. Đảng đối thủ Liên minh Quốc gia vì Dân chủ của bà, từng thắng cử trong cuộc đầu phiếu năm 1989, chưa quyết định sẽ tham gia cuộc tuyển cử trở lại vào năm 2010 hay không. Quyết định tiếp xúc với chánh đảng quân sự của Suu Kyi đến cùng lúc với chính sách thay đổi của Hoa Kỳ đối với Miến Điện.
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton công bố ngày 23/9 rằng Hoa Kỳ sẽ cố liên hệ trực tiếp với các nhà lãnh đạo Miến mà không phải bãi bỏ việc cấm vận hiện tại. Theo bà, đây là một phần của sự tái duyệt chính sách đã được công bố từ Tháng Hai, và chi tiết sẽ được đưa ra trong vài ngày sắp đến. Sự tái duyệt chính sách này bị chậm lại vào tháng 5 sau khi có sự gia hạn việc quản chế dành cho Suu Kyi. Suu Kyi tuyên bố ngày 24/9 rằng bà tán đồng sự thay đổi chính sách của Hoa Kỳ, nhưng nhấn mạnh rằng bất cứ quan hệ nào của Mỹ cũng sẽ đều gặp sự chống đối. Bà Clinton nói, "Chúng ta muốn thấy có sự cải cách về dân chủ; một chính quyền biết đáp ứng nguyện vọng của nhân dân Miến; thả lập tức và không điều kiện những tù nhân chính trị, kể cả bà Aung San Suu Kyi; đối thoại nghiêm túc với phe chống đối và các nhóm thuộc sắc tộc thiểu số."
Ngày 2 tháng 10, một tòa án tại Myanma ra phán quyết bác bỏ đơn xin trả tự do của Suu Kyi, theo luật sư của bà. Suu Kyi nói việc kết tội bà là không đúng, nhưng tòa ở Yangon bác bỏ đơn này. Ông nói rằng các luật sư đại diện cho Suu Kyi sẽ đưa đơn lên Tối cao Pháp viện trong vòng 60 ngày và nếu điều này thất bại sẽ tiếp tục kiện lên tòa kháng án đặc biệt tại thủ đô mới ở Naypyidaw. Phán quyết của tòa án Myanma đưa ra trong lúc có sự thay đổi trong chính sách của Hoa Kỳ đối với chính quyền quân phiệt tại Myanma.[53]
Suu Kyi gặp một viên chức chính quyền quân sự ngày 7 tháng 10. Ðây là cuộc gặp gỡ thứ nhì trong một tuần kể từ khi bà lên tiếng kêu gọi mở ra một thời đại hợp tác.[54] Cuộc họp không được loan báo trước giữa Suu Kyi và Bộ trưởng Giao tế Aung Kyi diễn ra tại một nhà khách chính phủ gần căn nhà bên bờ hồ của bà ở Yangon và kéo dài chừng nửa giờ đồng hồ.[55] Chi tiết của cuộc gặp gỡ này không được tiết lộ.
Nyan Win, phát ngôn viên của đảng Liên đoàn quốc gia Dân chủ, tin rằng điều này có thể liên hệ đến lá thư của Suu Kyi và sự tiếp nối của cuộc họp ngày 3 tháng 10. Phía đảng Liên đoàn quốc gia Dân chủ đòi hỏi là nếu muốn có sự hợp tác, phía chính quyền phải trả tự do cho thành phần tranh đấu còn đang bị giam giữ và cho mở cửa văn phòng đại diện của đảng Liên đoàn quốc gia Dân chủ trên cả nước.[56]
2010
Chiều ngày 13 tháng 11 năm 2010, theo chiếu lệ của tòa án Miến Điện, Aung San Suu Kyi được trả tự do, sau khi bị quản thúc tại gia 15 năm trong 21 năm qua.[57][58]Đây là ngày được ấn định là hết hạn giam giữ theo một phán quyết của tòa án trong tháng 8 năm 2009. Bà được thả sáu ngày sau cuộc tổng tuyển bị cử chỉ trích rộng rãi. Bà xuất hiện trước một đám đông người ủng hộ đổ xô đến nhà bà ở Rangoon, khi rào chắn gần đó đã được gỡ bỏ bởi các lực lượng an ninh.The Light tờ báo của chính phủ mới của Myanmar nói việc thả tự do là tích cực, [122] nói rằng bà đã được ân xá sau khi chấp hành hình phạt "tốt" [123]. The New York Times cho rằng chính phủ quân sự có thể đã thả Suu Kyi bởi vì họ cảm thấy đó là ở một cách để kiểm soát người ủng hộ bà sau cuộc bầu cử. [122] Vai trò Suu Kyi thể hiện trong tương lai đối với dân chủ ở Miến Điện vẫn còn là một chủ đề của nhiều cuộc tranh luận.
Con trai Kim Aris của bà đã được cấp thị thực trong tháng 11 năm 2010 để gặp lại mẹ của mình ngay sau khi được thả, lần đầu tiên trong 10 năm. Anh đã thăm một lần nữa vào ngày 05 Tháng 7 năm 2011, đi cùng bà trên một chuyến đi đến Bagan, chuyến đi đầu tiên ra bên ngoài Yangon từ năm 2003. Con trai của bà đã đến thăm một lần nữa trong 08 tháng 8 năm 2011, đi cùng bà trên một chuyến đi đến Pegu.
Các cuộc thảo luận đã được tổ chức giữa Suu Kyi và chính phủ Miến Điện trong năm 2011, dẫn đến một số cử chỉ chính thức để đáp ứng nhu cầu của bà. Trong tháng mười, khoảng 1/10 của các tù nhân chính trị Miến Điện trả tự do ân xá và tổ chức công đoàn đã được hợp pháp hoá.
Tháng 11 năm 2011, sau một cuộc họp của các nhà lãnh đạo, NLD tuyên bố ý định đăng ký lại như một đảng chính trị để tranh 48 vị trí nghị sĩ. Sau quyết định, Suu Kyi đã tổ chức điện đàm với Tổng thống Mỹ Barack Obama, trong đó đồng ý rằng Ngoại trưởng Hillary Clinton sẽ thực hiện một chuyến viếng thăm Miến Điện, một cuộc viếng thăm nhận được phản ứng thận trọng từ đồng minh Trung Quốc. Vào ngày 01 tháng 12 năm 2011, Suu Kyi gặp với Hillary Clinton tại nơi cư trú của nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ tại Yangon.
Ngày 21 tháng 12, năm 2011, Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra gặp Suu Kyi tại Yangoon, trở thành "lần đầu tiên cuộc họp với nhà lãnh đạo của một quốc gia nước ngoài" của Suu Kyi.
Ngày 5 tháng 1 năm 2012, Bộ trưởng Ngoại giao Anh William Hague đã gặp bà Aung San Suu Kyi và đối tác Miến Điện của mình. Đây là một chuyến thăm quan trọng cho Suu Kyi và Miến Điện. Suu Kyi học tại Vương quốc Anh và duy trì mối quan hệ, trong khi Anh là nhà tài trợ song phương lớn nhất của Miến Điện. Aung San Suu Kyi là chuyến thăm của bà tới châu Âu và thăm quốc hội Thụy Sĩ và nhận giải thưởng Nobel năm 1991 ở Oslo.
Bầu cử năm 2012
Trong 1 bài phát biểu chính thức của chiến dịch phát sóng trên MRTV truyền hình nhà nước Miến Điện của ngày 14 tháng Ba năm 2012, Suu Kyi công khai vận động cải cách Hiến pháp năm 2008, loại bỏ các luật hạn chế, bảo vệ đầy đủ hơn quyền dân chủ của người dân, và thành lập tư pháp độc lập. Bài phát biểu đã bị rò rỉ trên internet một ngày trước khi nó được phát sóng. Một đoạn văn trong bài phát biểu, tập trung vào kiểm soát của Quân đội Miến điện bằng pháp luật, đã bị kiểm duyệt bởi chính quyền.Suu Kyi cũng đã kêu gọi các phương tiện truyền thông quốc tế giám sát cuộc bầu cử sắp tới, trong khi công khai chỉ ra bất thường trong danh sách cử tri chính thức, trong đó bao gồm các cá nhân đã chết và loại trừ các cử tri đủ điều kiện khác trong bầu cử gây tranh cãi. Vào ngày 21 tháng 3 năm 2012, bà Aung San Suu Kyi đã được trích dẫn khi nói "Gian lận và vi phạm quy tắc đang diễn ra và chúng tôi thậm chí có thể nói rằng chúng đang gia tăng."
Ngày 01 Tháng tư 2012, NLD tuyên bố rằng Suu Kyi đã thắng cử một ghế trong Quốc hội.
Nhận giải Nobel Hòa Bình 1991 sau 21 năm
Ngày 16/6/2012, Ủy Ban Giải Nobel Hòa Bình đã tổ chức đón tiếp bà Suu Kyi, người đoạt giải Nobel Hòa Bình năm 1991. Buỗi lễ với sự hiện diện của vua Harald, hoàng hậu Sonja, thái tử Haakon, thủ tướng Jens Stoltenberg, chủ tịch quốc hội Dag T. Andersen, và lãnh đạo các chính đảng của Nauy. Chủ tịch Ủy Ban, ông Thorbjørn Jagland đọc diễn văn chào đón Aung San Suu Kyi. Diễn văn nhấn mạnh gương tranh đấu của Aung San Suu Kyi đã mang lại hi vọng cho thế giới. Chế độ quân phiệt càng quản chế và cô lập mạnh bao nhiêu, tiếng nói của bà càng rõ hơn. Lý tưởng và sự tranh đấu kiên trì của bà đã động viên được người dân Miến và chiến thắng được chế độ quân phiệt. Tự do và dân chủ không do nhà cầm quyền hay luật pháp ban phát. Những giá trị cao quý đó phải do tranh đấu bền bỉ mà có. Thành quả tranh đấu của Aung San Suu mang một thông điệp: chế độ độc tài có tất cả mọi thứ trong tay nhưng họ rất sợ dân chủ và trước sau cũng sụp đổ.[59]Các tác phẩm chính trị nổi bật
- Freedom from fear: là tên của một bài viết nổi tiếng của bà Suu Kyi. Đây cũng là tên của cuốn sách tập hợp các bài viết của bà. Nội dung chính nhấn mạnh về sự đấu tranh cho dân chủ và tự do. Nội dung xem ở [2].
- "It is not power that corrupts but fear. Fear of losing power corrupts those who wield it and fear of the scourge of power corrupts those who are subject to it." (không phải quyền lực mà là sự sợ hãi làm cho người ta thối nát. Sợ mất quyền thế làm cho những kẻ đương quyền trở nên đồi bại, và sợ bị những kẻ quyền thế trừng phạt làm cho những người bị trị sai lạc). Phát biểu khi được nhận giải Freedom of Glasgow.[60]
- "Bất cứ nơi nào sự đau khổ bị làm ngơ thì ở đó sẽ có mầm mống của xung đột…". Bài phát biểu trong buổi lễ nhận giải Nobel 16/6/2012 có thể đọc ở đây.[3]
Truyền thông
Năm 2011, một phim tiểu sử về một đoạn đời của bà đã được một tổ hợp Anh-Pháp thực hiện, với tựa đề The Lady do Luc Besson làm đạo diễn, với sự góp mặt của Dương Tử Quỳnh trong vai Aung San Suu Kyi và David Thewlis trong vai người chồng quá cố của bà là Michael Aris.Chú thích
- ^ “Aung San Suu Kyi”. Oxford Dictionaries Online. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2012.
- ^ Aung San Suu Kyi should lead Burma, Pravda Online. 25 September 2007
- ^ The Next United Nations Secretary-General: Time for a Woman. Equality Now.org. November 2005.
- ^ MPs to Suu Kyi: You are the real PM of Burma. The Times of India. 13 June 2007
- ^ Walsh, John. (February 2006). Letters from Burma. Shinawatra International University.
- ^ Deutsche Welle.
- ^ Sharpe, Penny. “Daw Aung San Suu Kyi”. Penny Sharpe MLC. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 3 năm 2010.
- ^ twist in Aung San Suu Kyi's fate
- ^ Burma releases Aung San Suu Kyi. BBC News, 13 November 2010.
- ^ Aye Aye Win, Myanmar's Suu Kyi Released From Hospital, Associated Press (via the Washington Post, 10 June 2006.
- ^ Trang web của giải Nobel
- ^ [1]
- ^ Recipients of the Wallenberg Medal. Wallenberg.umich.edu. Retrieved 2 April 2012.
- ^ “Canada makes Myanmar's Suu Kyi an honorary citizen”. Reuters. 17 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2010.
- ^ “Burma's Aung San Suu Kyi given US Congressional medal”. 19 tháng 7 năm 2012.
- ^ Fuller, Thomas, Democracy Advocate Elected to Myanmar’s Parliament, Her Party Says, The New York Times, 1 April 2012.
- ^ Maierbrugger, Arno (6 tháng 6 năm 2013). “Suu Kyi wants to run for president”. Inside Investor. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2013.
- ^ Yahoo News on Buddhist monk uprising
- ^ AFP:Democracy icon Aung San Suu Kyi greets Myanmar monks
- ^ Reuters News 25 tháng 9 năm 2007 quote 1: In another sign of a potential clash, a well-placed source said detained democracy leader Aung San Suu Kyi had been moved to the notorious Insein prison on Sunday, a day after she appeared in front of her house to greet marching monks. quote 2: If true, removing Suu Kyi from her lakeside villa would deprive the protesters of a focus after they were stunned by police allowing them through the barricades sealing...
- ^ BBC News: Inside Burma's Insein jail. Report from 2003 Ed. Note: Describes conditions at the jail
- ^ The Australian: Security tight amid speculation Suu Kyi jailed 28 tháng 9 năm 2007 reportquote: The head of Burma's self-proclaimed government-in-exile, Sein Win, said in Paris on Wednesday that Ms Suu Kyi had been at Insein since Sunday. Sein Win, a first-cousin of Ms Suu Kyi, said two sources had confirmed her transfer.
- ^ current article about conditions in Time.com
- ^ http://news.bbc.co.uk/1/hi/world/asia-pacific/7020465.stm UN envoy sees top Burma dissident.
- ^ http://news.bbc.co.uk/1/hi/world/asia-pacific/7023344.stm UN envoy holds key Burmese talks
- ^ U.S. Man Held After Swim to Burmese Nobel Peace Laureate’s Home, New York Times, 7 tháng 5 năm 2009
- ^ Lake swimmer could cost Suu Kyi her freedom, Guardian, 14 tháng 5 năm 2009
- ^ Burma opposition leader on trial, Financial Times, 19 tháng 5 năm 2009
- ^ Burma's Aung San Suu Kyi on trial, BBC News Online, 18 tháng 5 năm 2009
- ^ Suu Kyi 'composed' at Burma trial, BBC News Online, 20 tháng 5 năm 2009
- ^ Lawyers for Aung San Suu Kyi protest innocence as trial begins, The Times, 18 tháng 5 năm 2009
- ^ a ă Myanmar Court Charges Suu Kyi, Wall Street Journal, 22 tháng 5 năm 2009
- ^ “Court Rejects Two Suu Kyi Defense Witnesses”. Irrawaddy.org. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2009.
- ^ “Myanmar Aung San Suu Kuy to be put under detention - Asia News”. Asianews.it. 14 tháng 2 năm 2006. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2009.
- ^ Suu Kyi's witnesses 'rejected', BBC News Online, 28 tháng 5 năm 2009
- ^ Myanmar says American main culprit in Suu Kyi case. AP. 25 tháng 6 năm 2009
- ^ Aung San Suu Kyi celebrates 64th birthday with jail guards. The Guardian. 19 tháng 6 năm 2009
- ^ UN calls for release of Suu Kyi, The Age, 24 tháng 5 năm 2009
- ^ Western outcry over Suu Kyi case, BBC News Online, 18 tháng 5 năm 2009
- ^ SAfrica urges immediate Aung San Suu Kyi release, AFP at IC Publications, 22 tháng 5 năm 2009
- ^ Asian leaders call for release of Aung San Suu Kyi, Radio Australia, 15 tháng 5 năm 2009
- ^ Asian leaders condemn Burma trial, BBC News Online, 19 tháng 5 năm 2009
- ^ Myanmar protests ASEAN alternate chairman statement on Aung San Suu Kyi, Xinhua, 24 tháng 5 năm 2009
- ^ Burma lashes out at Thailand over Suu Kyi, Bangkok Post, 25 tháng 5 năm 2009
- ^ Free Burma's Political Prisoners Now! Campaign.
- ^ Horn, Robert (5 tháng 7 năm 2009). Ban Ki-Moon Leaves Burma Disappointed. Time.
- ^ Lawyers still hope Suu Kyi will be freed ca.news.yahoo.com
- ^ a ă Suu Kyi sentenced to 18 months house arrest - Sydney Morning Herald
- ^ Anger greets Suu Kyi conviction - news.bbc.co.uk
- ^ “Senator wins release of US prisoner in Myanmar”, Associated Press, 15 tháng 8 năm 2009
- ^ McCurry, Justin (12 tháng 8 năm 2009). Lawyers to appeal against Aung San Suu Kyi sentence. The Guardian.
- ^ Obama appeals to Myanmar junta to release Aung San Suu Kyi. The Times of India. 18 tháng 8 năm 2009.
- ^ Burma denies Suu Kyi appeal court access: Verdict October
- ^ Suu Kyi Meets Junta Liaison Again
- ^ Myanmar official: Suu Kyi meets with junta minister | Radio Netherlands Worldwide
- ^ http://rawstory.com/news/afp/Suu_Kyi_meets_with_junta_minister_o_10072009.html
- ^ “Myanmar's Aung San Suu Kyi released - Asia-Pacific”. Al Jazeera English. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2010.
- ^ “Aung San Suu Kyi Freed From House Arrest”. Sky News. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2010.
- ^ http://www.nobelprize.org/nobel_prizes/peace/laureates/1991/kyi-lecture_en.html
- ^ http://news.bbc.co.uk/2/hi/uk_news/scotland/glasgow_and_west/7923425.stm
Tham khảo
Do Aung San Suu Kyi viết:- Freedom from Fear and Other Writings. Edited with introduction by Michael Aris. 2nd ed., revised. New York and London: Penguin, 1995. (Includes essays by friends and scholars.)
- Voice of Hope: Conversations. London: Penguin, 1997 and New York City: Seven Stories Press, 1997 (Conversations beginning in November 1995 with Alan Clements, the founder of the Burma Project in California who helped with the script for the film based on her life, "Beyond Rangoon".)
- "Aung San Suu Kyi", in Current Biography, February 1992.
- Clements, Alan and Leslie Kean. Burma’s Revolution of the Spirit: The Struggle for Democratic Freedom and Dignity. New York: Aperture, 1994. (Many colour photographs with text, Includes essay by Aung San Suu Kyi.)
- Clements, Alan. Burma: The Next Killing Fields. Tucson, Arizona; Odonian Press, 1992. (With a foreword by the Dalai Lama.)
- Lintner, Bertil. Burma in Revolt: Opium and Insurgency since 1948. Boulder, Colorado: Westview, 1994. (By a well-informed Swedish journalist.)
- Lintner, Bertil. Outrage: Burma’s Struggle for Democracy. 2nd ed., Edinburgh: Kiscadale, 1995.
- Mirante, Edith T. Burmese Looking Glass. A Human Rights Adventure and a Jungle Revolution. New York: Grove, 1993.
- Smith, Martin J. Burma: Intrangency and the Politics of Ethnicity. London: Zed Books, 1991. (A detailed and well-organised account by a journalist of the violent conflict between the military government and the many minorities.)
- Victor, Barbara. The Lady: Aung San Suu Kyi: Nobel Laureate and Burma’s Prisoner. Boston and London: Faber & Faber, 1998. (A sympathetic account by a wellpublished author and journalist, whose research in Burma included interviews with government leaders.)
Đọc thêm
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và phương tiện truyền tải về Aung San Suu Kyi |
- Aung San Suu Kyi đấu tranh cho tự do, Huỳnh Văn Thanh dịch, Nxb Văn hóa Thông tin và Công ty Văn Lang, 1998
|
Thể loại:
Khởi nghĩa Bắc Sơn - cuộc khởi nghĩa vũ trang đầu tiên do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo là một cuộc khởi nghĩa của người Việt chống lại thực dân Pháp và phát xít Nhật diễn ra tại Bắc Sơn, Lạng Sơn vào năm 1940 trong thời kỳ Đệ nhị thế chiến. Quân Nhật đánh vào Lạng Sơn ngày 22 tháng 9 năm 1940, quân đội Pháp trên đường thua chạy đã rút lui qua châu Bắc Sơn. Nhân cơ hội đó, Đảng bộ Bắc Sơn thuộc Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo người dân nổi dậy tước khí giới của tàn quân Pháp để tự vũ trang cho mình, giải tán chính quyền địch, thành lập chính quyền cách mạng (27-9-1940). Nhưng sau đó Nhật thỏa hiệp với Pháp để quay trở lại đàn áp phong trào khởi nghĩa.
Bất chấp việc đàm phán đã ngã ngũ, lực lượng quân sự Nhật vẫn tiến hành khởi sự. 9 giờ tối ngày 22 tháng 9, sư đoàn 5 tinh nhuệ trực thuộc quân đoàn 21 Nhật tràn qua biên giới từ Long Châu vào Việt Nam qua ngả Đồng Đăng và giao tranh quyết liệt với quân Pháp tại đây. Giao tranh lan ra các đồn binh Pháp dọc biên giới. Xe bọc thép Nhật uy hiếp Lạng Sơn, buộc quân Pháp tại đây giương cờ đầu hàng ngày 22 tháng 9. Tới lúc này các đơn vị quân thuộc địa bắt đầu hoảng loạn rút chạy, hàng trăm lính tập rã ngũ, vứt bỏ vũ khí lại trên đường chạy về Hà Nội. Cùng thời gian, máy bay thuộc hải quân Nhật cất cánh từ tàu sân bay trên vịnh Bắc Bộ bắn phá các mục tiêu Pháp trên bộ ngày 24 tháng 9. Hải quân Nhật tiến hành đổ bộ 4,500 lính bộ binh và hơn một chục xe tăng ở phía nam cảng Hải Phòng, tiến hành tước khí giới quân Pháp tại Đồ Sơn. Tới tối ngày 26, quân Nhật đã chiếm sân bay Gia Lâm, trạm xe lửa từ biên giới Vân Nam vào Lào Cai và Phủ Lạng Thương trên tuyến đường sắt từ Hà Nội-Lạng Sơn. 900 quân Nhật chiếm cảng Hải Phòng, 600 quân khác đóng tại Hà Nội trước sự bất lực của Pháp.
Cuộc khởi nghĩa diễn ra tự phát, nên khi lãnh đạo chi bộ Chu Văn Tấn được tin, ông cấp tốc liên lạc với Xứ ủy Bắc Kỳ xin chỉ thị. Xứ ủy nhanh chóng điều Trần Đăng Ninh về Bắc Sơn cùng Chu Văn Tấn thiết lập ủy ban khởi nghĩa ngày 16 tháng 10, thành lập đội du kích gồm 20 người, và tuyên bố xóa bỏ chính quyền thực dân. Lực lượng khởi nghĩa đánh phá nhà cửa của các thành phần bị coi là phản động, cướp thóc gạo, vải vóc và tiền bạc đem chia cho dân nghèo. Họ cũng xử tử các nhân vật bị buộc tội làm mật thám cho Pháp.[2]
Ngày 28 tháng 10, khoảng một ngàn người tập trung tại làng Vũ Lăng để nghe diễn văn cách mạng và chuẩn bị đánh chiếm lại đồn Mõ Nhai. Tuy nhiên một chủ đồn điền Pháp tại địa phương nghe được tin này từ trước đã cấp báo cho Pháp. Quân Pháp từ đồn Mõ Nhai dùng đường tắt băng qua đèo, tấn công vào khu mit-ting. Những người tham gia cuộc mitting bị bất ngờ, bỏ chạy toán loạn. Quân Pháp tiếp đó cho hành quyết công khai, đốt phá nhà cửa, ruộng nương, tịch thu thóc lúa và gia súc.[3] Quân Nhật không can thiệp, để Pháp rảnh tay tái lập trật tự, theo thỏa thuận ký ngày 22 tháng 9. Nghĩa quân rút chạy vào vùng Bắc Sơn (Lạng Sơn) và Võ Nhai (Thái Nguyên). Đến cuối năm 1940 thì khởi nghĩa Bắc Sơn bị coi như tan rã hoàn toàn.
Video yêu thích
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
Trở về trang chính
hoangkim vietnam, hoangkim, hoangkimvietnam, Hoàng Kim, Ngọc Phương Nam, Chào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, VietnamAfricaCassavaRice, Khát khao xanh, Dayvahoc, Học mỗi ngày, Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống, Thơ cho con
- Sinh 1945
- Nhân vật còn sống
- Nhân vật bất đồng chính kiến
- Nữ chính khách
- Người đoạt giải Nobel Hòa bình
- Nhà hoạt động nhân quyền
- Người Myanma
- Bất bạo động
- Phụ nữ đoạt giải Nobel
- Tù nhân lương tâm
Khởi nghĩa Bắc Sơn
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
|
Mục lục
Diễn biến
Quân Nhật tiến vào Đông Dương
Năm 1940, Tướng Nhật Takuma Nishimura được giao quyền chỉ huy quân đoàn Hoa Nam, tiến hành đàm phán với đô đốc Pháp Decoux, toàn quyền Đông Dương, để thỏa thuận triển khai quân Nhật trên lãnh thổ Đông Dương thuộc Pháp. Cuộc đàm phán tiến triển quá chậm chạp nên giới tướng lãnh Nhật chỉ huy quân đoàn Hoa Nam quyết định gây hấn để phá hoại quá trình đàm phán. Để tránh giao tranh, ngày 21 tháng 9 năm 1945, phía Pháp đồng ý nhượng bộ, cho phép Nhật đóng 6 ngàn quân ở Bắc kỳ, được quyền sử dụng 4 sân bay, đồng thời được quyền chuyển 25 ngàn quân qua Bắc kỳ vào Vân Nam, quyền sử dụng cảng Hải Phòng để vận chuyển một sư đoàn thuộc quân đoàn 21.Bất chấp việc đàm phán đã ngã ngũ, lực lượng quân sự Nhật vẫn tiến hành khởi sự. 9 giờ tối ngày 22 tháng 9, sư đoàn 5 tinh nhuệ trực thuộc quân đoàn 21 Nhật tràn qua biên giới từ Long Châu vào Việt Nam qua ngả Đồng Đăng và giao tranh quyết liệt với quân Pháp tại đây. Giao tranh lan ra các đồn binh Pháp dọc biên giới. Xe bọc thép Nhật uy hiếp Lạng Sơn, buộc quân Pháp tại đây giương cờ đầu hàng ngày 22 tháng 9. Tới lúc này các đơn vị quân thuộc địa bắt đầu hoảng loạn rút chạy, hàng trăm lính tập rã ngũ, vứt bỏ vũ khí lại trên đường chạy về Hà Nội. Cùng thời gian, máy bay thuộc hải quân Nhật cất cánh từ tàu sân bay trên vịnh Bắc Bộ bắn phá các mục tiêu Pháp trên bộ ngày 24 tháng 9. Hải quân Nhật tiến hành đổ bộ 4,500 lính bộ binh và hơn một chục xe tăng ở phía nam cảng Hải Phòng, tiến hành tước khí giới quân Pháp tại Đồ Sơn. Tới tối ngày 26, quân Nhật đã chiếm sân bay Gia Lâm, trạm xe lửa từ biên giới Vân Nam vào Lào Cai và Phủ Lạng Thương trên tuyến đường sắt từ Hà Nội-Lạng Sơn. 900 quân Nhật chiếm cảng Hải Phòng, 600 quân khác đóng tại Hà Nội trước sự bất lực của Pháp.
Khởi nghĩa bùng nổ
Cuối tháng 9, khi tàn quân Pháp rút chạy qua Lạng Sơn, các dân tộc thiểu số Tày, Nùng, Dao thu thập hàng trăm vũ khí bị vứt bỏ lại, tước vũ khí hoặc thuyết phục các toán tàn binh lính tập hạ vũ khí. Do có tin đồn chính quyền Pháp sụp đổ trên toàn Đông Dương, những người nổi dậy đánh phá vài đồn cảnh sát, uy hiếp các gia đình có người làm việc cho Pháp.[1] Tiếp đó, ngày 27 tháng 9, khoảng 600 quân khởi nghĩa, vũ trang bằng súng trường, mã tấu, đao, tiến về huyện Bắc Sơn và chiếm đồn binh Mõ Nhai, đốt bỏ tài liệu và ấn tín. Quan huyện Bắc Sơn và tiểu đội lính dõng đóng tại đây bỏ chạy. Tuy nhiên, chỉ 3 ngày sau, một đơn vị lính tập do sỹ quan Pháp chỉ huy chiếm lại đồn Mõ Nhai và huyện lỵ Bắc Sơn.Cuộc khởi nghĩa diễn ra tự phát, nên khi lãnh đạo chi bộ Chu Văn Tấn được tin, ông cấp tốc liên lạc với Xứ ủy Bắc Kỳ xin chỉ thị. Xứ ủy nhanh chóng điều Trần Đăng Ninh về Bắc Sơn cùng Chu Văn Tấn thiết lập ủy ban khởi nghĩa ngày 16 tháng 10, thành lập đội du kích gồm 20 người, và tuyên bố xóa bỏ chính quyền thực dân. Lực lượng khởi nghĩa đánh phá nhà cửa của các thành phần bị coi là phản động, cướp thóc gạo, vải vóc và tiền bạc đem chia cho dân nghèo. Họ cũng xử tử các nhân vật bị buộc tội làm mật thám cho Pháp.[2]
Ngày 28 tháng 10, khoảng một ngàn người tập trung tại làng Vũ Lăng để nghe diễn văn cách mạng và chuẩn bị đánh chiếm lại đồn Mõ Nhai. Tuy nhiên một chủ đồn điền Pháp tại địa phương nghe được tin này từ trước đã cấp báo cho Pháp. Quân Pháp từ đồn Mõ Nhai dùng đường tắt băng qua đèo, tấn công vào khu mit-ting. Những người tham gia cuộc mitting bị bất ngờ, bỏ chạy toán loạn. Quân Pháp tiếp đó cho hành quyết công khai, đốt phá nhà cửa, ruộng nương, tịch thu thóc lúa và gia súc.[3] Quân Nhật không can thiệp, để Pháp rảnh tay tái lập trật tự, theo thỏa thuận ký ngày 22 tháng 9. Nghĩa quân rút chạy vào vùng Bắc Sơn (Lạng Sơn) và Võ Nhai (Thái Nguyên). Đến cuối năm 1940 thì khởi nghĩa Bắc Sơn bị coi như tan rã hoàn toàn.
Chú thích
Tham khảo
- David Marr (3 tháng 11 năm 1997). 'Vietnam 1945'. University of California Press. ISBN 0520212282.
- Lương Ninh, 2000, Chương XV – Cuộc vận động giành độc lập, tự do (Việt Nam 1930-1945), Lịch sử Việt Nam giản yếu, Hà Nội, NXB Chính trị Quốc gia, Tr.478-484
- Dương Trung Quốc, 2001, Việt Nam những sự kiện lịch sử (1919-1945), Hà Nội, NXB Giáo Dục, Tr. 318.
Xem thêm
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
Trở về trang chính
hoangkim vietnam, hoangkim, hoangkimvietnam, Hoàng Kim, Ngọc Phương Nam, Chào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, VietnamAfricaCassavaRice, Khát khao xanh, Dayvahoc, Học mỗi ngày, Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống, Thơ cho con
Always look forward for such nice post & finally I got you. Really very impressive post & glad to read this. Good luck & keep writing such awesome content. Best content & valuable as well. Thanks for sharing this content.
ReplyDeleteWeb Development Company in Greater Noida
Software development company In Greater noida
CMS and ED
CMSED
Homoeopathic treatment for Psoriasis in greater noida
Medical Entrance Exams Classes In Gwalior
i heard about this blog & get actually whatever i was finding. Nice post love to read this blog
ReplyDeleteGST consultant In Indore
digital marketing consultant In Indore
Different people, especially digital marketers,
ReplyDeletefind the answer to the question where to safely buy
pinterest accounts for their service and product promotion.
The internet marketers buy old pinterest accounts for increasing
the promotion of their product.
#Instagram_pva
To buy old facebook accounts from planets you have to browse the landing page first. Then you have to go to the service section when you will see the facebook account services listed. Go to the facebook account page and you will see different types of packages. From there just choose your desired package that you want to buy. Select or click any packages and it will let you redirect to the payment page where you can pay with a different payment option.
ReplyDeletebuy aged facebook account
Different people, especially digital marketers, find the answer
ReplyDeleteto the question where to safely buy instagram accounts for their
service and product promotion. The internet marketers buy old instagram
accounts for increasing the promotion of their product. Pvanets have
different packages so If you are a digital marketer then instagram account
is the best solution to reach your product to the people.
buy instagram accounts instagram pva accounts buy bulk instagram accounts pvaaccountss com buy gmail google voice facebook yahoo youtube accounts for your business promotion
Amazing Post, this is informative Post. I hope Author will be sharing more information about this topic. My blog is all about that Best_Hair_Patch_In_Delhi l Hair_Patch & Hair_Fall_Treatment. To Book Your Service ��+91-9873152223, +91-9250504810 and be our Happy Client. Click Here for Contact us at Whatsapp no: https://wa.me/919873152223. Address - Vardhman Diamond Plaza, First Floor D.B. Gupta Road Pahar Ganj New Delhi – 110055.
ReplyDeleteCheckout 18th Birthday Wishes, Messages, Greetgs, Quotes
ReplyDeleteCheckout Max Holloway Daily Route
ReplyDelete