Oa Khoát Đài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đại hãn Oa Khoát Đài | |
---|---|
Khả hãn của đế quốc Mông Cổ ("Hãn Mông Cổ") |
|
Tại vị | 1229 – 1241 |
Đăng quang | 1229 |
Tiền nhiệm | Thành Cát Tư Hãn |
Kế nhiệm | Hãn Quý Do |
Thông tin chung | |
Tên đầy đủ | Hãn Oa Khoát Đài |
Miếu hiệu | Thái Tông |
Hoàng tộc | Bột Nhi Chỉ Cân (Боржигин) |
Thân phụ | Thiết Mộc Chân |
Thân mẫu | Bột Nhi Thiếp |
Sinh | ~ 1186 |
Mất | 1241 |
Nền tảng
Oa Khoát Đài là con trai thứ ba của Thành Cát Tư Hãn, và được đại hãn này coi là người con yêu thích nhất của ông, ngay từ khi Oa Khoát Đài còn là một đứa trẻ. Khi trưởng thành, Oa Khoát Đài được biết đến vì khả năng gây ảnh hưởng tới những người hay nghi ngờ trong bất kỳ cuộc tranh luận nào mà ông tham dự, đơn giản là do sức thuyết phục từ nhân cách của ông. Ông có vóc người cao lớn, được đánh giá là vui tính, có sức lôi cuốn quần chúng rất cao, thông minh và kiên định. Uy tín của ông được quy là một phần của thành công của ông trong việc giữ cho đế quốc Mông Cổ đi đúng đường lối mà cha của ông đã vạch ra.Oa Khoát Đài cũng được biết đến như là một người khiêm tốn, người hiểu các nhược điểm của mình, và không tự coi mình là một thiên tài, biết lắng nghe và trọng dụng các vị lão tướng dưới quyền cha mình, cũng như những người mà bản thân ông cho là có khả năng nhất. Giống như những người Mông Cổ khác vào thời kỳ đó, ông đã được nuôi dưỡng và đào tạo như là một chiến binh ngay từ khi còn nhỏ, và trong vai trò là con trai của Thành Cát Tư Hãn nên ông là một phần trong kế hoạch của cha mình trong việc thiết lập một đế quốc toàn thế giới. Kinh nghiệm quân sự của ông đáng chú ý ở điểm là ông sẵn lòng lắng nghe các tướng của mình cũng như khả năng thích ứng với hoàn cảnh. Ông cũng là người cực kỳ thực dụng, giống như cha đẻ của mình, và nhìn nhận công việc ở kết quả cuối cùng chứ không phải nhìn vào cách thức thực hiện. Sự kiên định trong tính cách và làm mọi việc trên cơ sở có căn cứ tin cậy là những đặc điểm mà cha của ông đánh giá cao nhất đối với ông, và điều này đã đặt ông vào vị trí của người kế vị, chứ không phải hai người anh của ông là Truật Xích và Sát Hợp Đài.
Đại hãn
Ông được bầu làm Đại Hãn năm 1229, theo kết quả của hội nghị kurultai (khố lí nhĩ đài) diễn ra sau khi Thành Cát Tư Hãn chết. Điều này chưa bao giờ bị thách thức do nó là mong muốn rõ ràng của Thành Cát Tư Hãn rằng Oa Khoát Đài sẽ là người kế vị ông. Nhờ vào cơ chế tổ chức mà Thành Cát Tư Hãn để lại cũng như uy tín của ông mà phần lớn các công việc và vấn đề của đế quốc Mông Cổ vẫn giữ được sự ổn định trong thời gian trị vì của ông.Cũng cần phải bổ sung thêm rằng Oa Khoát Đài là người cực kỳ thực dụng và hiểu biết các hạn chế của mình. Ông không có bất kỳ ảo tưởng nào rằng ông là người tương đương với cha mình trong vai trò của cả người chỉ huy quân sự lẫn người tổ chức, và sử dụng các khả năng nào mà ông là người có ưu thế nhất.Trong thời gian trị vì của ông, người Mông Cổ đã hoàn thành việc tiêu diệt nhà Kim của người Nữ Chân (1115–1234) vào năm 1234, tiến tới việc thôn tính nhà Nam Tống. Năm 1235, dưới sự chỉ huy trực tiếp của ông, người Mông Cổ bắt đầu cuộc chiến tranh thôn tính chỉ kết thúc sau 45 năm, và tạo ra kết quả là sự hợp nhất toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc. Quân đội Mông Cổ cũng buộc Triều Tiên trở thành chư hầu, thiết lập sự kiểm soát vĩnh cửu đối với Ba Tư (do Chormagan chỉ huy) và, đáng chú ý nhất, mở rộng về phía tây dưới sự chỉ huy của hãn Bạt Đô (Ba tu) để chinh phục vùng thảo nguyên của Nga. Công cuộc chinh phục của họ về phía tây bao gồm gần như toàn bộ lãnh thổ Nga (ngoại trừ Novgorod trở thành chư hầu),đây là một chiến thắng lớn của Mông Cổ vì đại thắng nước Nga là việc ngay cả Napoléon và Hitler cũng không thể làm được.Tiếp theo Oa Khoát Đài bàn kế hoạch chinh phục Hungary và Ba Lan. Các con trai của Oa Khoát Đài là Khoát Đoan (Kadan) và hãn Quý Do (Güyük) đã tấn công Ba Lan và Transilvania.
Hãn Oa Khoát Đài đã ra lệnh xâm chiếm toàn bộ châu Âu, tiến tới vùng "Biển Lớn" (Đại Tây Dương), và chỉ có cái chết của ông đã ngăn cản việc chôn vùi đầy khả năng đối với Áo, Đức, Italia, Pháp, Tây Ban Nha cũng như các công quốc nhỏ khác tại châu Âu. Trên thực tế, các lực lượng Mông Cổ đã tiến sát tới thành Viên, đã thực hiện chiến dịch quân sự ác liệt trong mùa đông chống lại Áo và Đức trong đợt tiến quân đầu tiên vào Tây Âu, khi Oa Khoát Đài chết. Nhiều nhà sử học tin rằng chỉ có cái chết của ông mới ngăn chặn sự xâm chiếm toàn bộ châu Âu. Một điều không thể nghi ngờ là sự dễ dàng khi người Mông Cổ tiêu diệt quân đội Ba Lan tại trận Legnica, và hai ngày sau đó là quân đội Hungary tại trận Mohi, đã không báo trước điềm may cho những lực lượng còn lại của châu Âu.
Sự bành trướng của người Mông Cổ trong gần như toàn bộ châu Á đại lục dưới sự chỉ huy của Oa Khoát Đài đã đem lại sự ổn định chính trị và tái thiết lập con đường tơ lụa, hành trình thương mại chính giữa phương Đông và phương Tây khi đó.
Sau khi chết
Oa Khoát Đài chết năm 1241, làm cho công cuộc chinh phục châu Âu của người Mông Cổ chấm dứt sớm hơn dự kiến. Các tướng lĩnh chỉ huy được biết tin xấu này khi họ đang trên đường tiến tới thành Wien, đã rút lui để về tham dự hội nghị Ikh kurultai tại Mông Cổ, và không bao giờ tiến quân xa như thế về phương tây nữa.Con trai của ông, Quý Do (1206-1248) cuối cùng đã trở thành người kế vị ông, sau 5 năm nhiếp chính của vợ ông là đại hoàng hậu Bột Lạt Cáp Chân (Töregene Khatun). Nhưng Bạt Đô (1205-1255), hãn của hãn quốc Kipchak (hay Kim Trướng hãn quốc) tại Nga, không bao giờ chấp nhận Quý Do, người đã chết khi trên đường tới đe dọa ông. Điều này diễn ra tới tận năm 1255, khi hãn Mông Kha (hay Mông Ca, Mongke - con trai của Đà Lôi) lên kế vị, và Bạt Đô cảm thấy đủ an toàn để có thể lại chuẩn bị cho việc xâm lăng châu Âu. Rất may mắn cho người châu Âu là ông này cũng đã chết trước khi kế hoạch của ông có thể được thực hiện. Con trai của ông là hãn Sartaq cũng có ý định thực hiện điều này, nhưng ông ta cũng đã chết năm 1256. Năm 1258, sau khi em trai của Bạt Đô là Biệt Nhi Ca (Berke) (?-1266) lên trị vì hãn quốc Kipchak thì do là người theo Hồi giáo nên ông này ưa thích việc ngăn chặn mọi ý định của người em họ là hãn Húc Liệt Ngột (Hulagu – con trai Đà Lôi) (1217-1265) trong việc làm tổn hại cho vùng đất thánh của mình thay vì xâm lăng châu Âu. Các nhà sử học đánh dấu sự thoái trào của đế quốc Mông Cổ hợp nhất là sau cái chết của Oa Khoát Đài, mặc dù việc lên ngôi của Mông Kha đã làm ngừng mọi cuộc nội chiến gia đình trong một khoảng thời gian.
Tham khảo
- Amitai-Preiss, Reuven, The Mamluk-Ilkhanid War, 1998
- Chambers, James, The Devil's Horsemen: The Mongol Invasion of Europe
- Hildinger, Eric, Warriors of the Steppe: A Military History of Central Asia, 500 B.C. to A.D. 1700
- Morgan, David, The Mongols, ISBN 0-631-17563-6
- Nicolle, David, The Mongol Warlords Brockhampton Press, 1998
- Reagan, Geoffry, The Guinness Book of Decisive Battles, Canopy Books, NY (1992)
- Saunders, J.J., The History of the Mongol Conquests, Routledge & Kegan Paul Ltd, 1971, ISBN 0-8122-1766-7
- Sicker, Martin, The Islamic World in Ascendancy: From the Arab Conquests to the Siege of Vienna, Praeger Publishers, 2000
- Soucek, Svatopluk, A History of Inner Asia, Cambridge, 2000
Liên kết ngoài
- Lịch sử Trung Cổ: Sự xâm lăng của người Mông Cổ vào châu Âu tại historymedren.about.com
- Thế giới Hồi giáo cho tới năm 1600: Kim Trướng Hãn Quốc
Oa Khoát Đài
Nhà Borjigin (1206–1402)
Sinh: khoảng 1186 Mất: 1241 |
||
Hiệu | ||
---|---|---|
Tiền vị: Đà Lôi (nhiếp chính) |
Khả Hãn của Đế quốc Mông Cổ 1229–1241 |
Kế vị Bột Lạt Cáp Chân (nhiếp chính) |
Sửa | Khả Hãn của Đế quốc Mông Cổ | |
---|---|---|
Thành Cát Tư Hãn (1206-1227) | Đà Lôi (nhiếp chính) (1227-1229) | Oa Khoát Đài (1229-1241) | Nãi Mã Chân (nhiếp chính) (1241-1245) | Quý Do (1246-1248) | Hải Mê Thất (nhiếp chính) (1248-1251)| Mông Kha (1251-1259) | Hốt Tất Liệt (1260-1294)
|
|
Trận sông Aisne lần thứ nhất
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đừng nhầm lẫn với trận sông Aisne lần thứ hai (1917) và trận sông Aisne lần thứ ba (1918)
|
|
Vào ngày 11 tháng 9 năm 1914, sau khi bị đánh bại trong trận Marne lần thứ nhất, quân đội Đức triệt thoái về sông Aisne và phòng ngự ở vùng đất cao ở hướng Bắc con sông này. Trong ngày hôm đó, các Tập đoàn quân số 1 và số 2 của Đức đã bắt đầu đào hào bên sông Aisne.[8] Tập đoàn quân số 7 của Đức cũng tham gia đóng quân ở mạn Bắc sông Aisne.[4] Quân đội phe Hiệp Ước đã tiến công không lâu sau khi quân Đức đến được cao điểm Chemin des Dames:[1] vào ngày 12 tháng 9 năm 1914, một Sư đoàn Bộ binh Anh đã đến cái chóp của khu đất cao tại Venizel, nằm giữa chiến tuyến sông Aisne, nhưng Lực lượng Viễn chinh Anh sớm bị sa lầy ở giữa chiến tuyến.[8] Hôm sau (13 tháng 9), các Tập đoàn quân số 5 và số 6 của Pháp được sự hỗ trợ của quân Anh đã phát động cuộc tấn công trực diện của quân bộ binh vào chiến tuyến của Đức[4] nhằm vòng qua cánh tây của cao điểm Chemin des Dames, nhưng bị quân Đức đẩy lùi. Cơ hội duy nhất cho liên quân Anh - Pháp là ở bên phải chiến tuyến của họ, khi quân Pháp phát hiện ra một lỗ hổng giữa hai Tập đoàn quân số 1 và số 2 của Đức.[1][5][8] Nhưng một quân đoàn Đức đã được tung vào lỗ hổng này.[10] Sau khi lập đầu cầu ở phía bắc sông Aisne vào ngày 14 tháng 9 năm 1914, phe Hiệp Ước đã tiếp tục tập kích quân Đức nhưng các cuộc phản công của quân Đức đã bẻ gãy cuộc tập kích của đối phương.[4] Tập đoàn quân số 7 được lệnh của Tổng tham mưu trưởng Quân đội Đức là Erich von Falkenhayn cũng xuất hiện để che lấp lỗ hổng giữa hai Tập đoàn quân Đức.[10][11] Quân Đức tiếp tục nắm giữ thế thượng phong trước địch thủ của mình trong giai đoạn sau đó.[1] Súng máy và pháo binh mà họ khai triển để phòng ngự các cử điểm của mình đã gây bất lợi cho phe Hiệp Ước, và tuy phe Hiệp Ước đã thực hiện một số bước tiến nho nhỏ nhưng không thể củng cố chúng.[4]
Tổng tư lệnh Joseph Joffre của Quân đội Pháp phải ra lệnh chấm dứt cuộc truy kích[12]. Sau những thất bại của mình, khối Hiệp Ước đã bắt đầu thu nhỏ quy mô của cuộc chiến vào ngày 18 tháng 9 năm 1914, và cho đến ngày 28 tháng 9 năm ấy thì cuộc chiến kết thúc.[4][13] Trận sông Aisne lần thứ nhất cho thấy cả hai phe, nhất là khối Hiệp Ước đã không thể tiến công những cứ điểm được bố phòng vững chãi của đối phương.[6] Những cuộc tấn công dữ dội của liên quân Anh - Pháp đã không thể bọc sườn quân Đức, chưa kể quân Pháp còn chịu áp lực ngày một gia tăng tại Rheims.[4][14][15] Trong khi quân đội Anh mất hơn 10% binh lực của mình, Thống chế Kitchener của Anh Quốc đã nhận thấy rằng người Đức không thể bị đánh bại nhanh chóng, và trận chiến này được xem là một bi kịch quốc gia của Anh Quốc. Tình hình bế tắc đã bắt đầu trên Mặt trận phía tây của cuộc chiến, và hai phe giờ đây cố gắng đánh tạt sườn nhau trong cái gọi là cuộc "Chạy đua ra biển".[1]
Chú thích
- ^ a ă â b c d đ Spencer Tucker, World War I: A - D., Tập 1, các trang 11-12.
- ^ a ă â Battle of the Marne: 6-10 September 1914
- ^ a ă Nigel Thomas, The German Army in World War I (1): 1914-15, trang 10
- ^ a ă â b c d đ e ê g h i k l m The First Battle of the Aisne
- ^ a ă â Lawrence Sondhausm, World War One: The Global Revolution, trang 77
- ^ a ă â b Paul Kendall, Aisne 1914: The Dawn of Trench Warfare, các trang 10-12.
- ^ Tony Jaques, Dictionary of Battles and Sieges: A-E, trang 19
- ^ a ă â b First battle of the Aisne, 13-28 September 1914
- ^ Spencer C. Tucker, A Global Chronology of Conflict: From the Ancient World to the Modern Middle East: From the Ancient World to the Modern Middle East, trang 1582
- ^ a ă Hew Strachan, The First World War:Volume I: To Arms: Volume I: To Arms, trang 257
- ^ Robert T. Foley, German Strategy and the Path to Verdun: Erich von Falkenhayn and the Development of Attrition, 1870-1916, trang 99
- ^ Ian Sumner, The First Battle of the Marne 1914: The French miracle halts the Germans, trang 11
- ^ David F. Burg, L. Edward Purcell, Almanac of World War I
- ^ Spencer Tucker, World War I: A - D., Tập 1, trang 1243
- ^ Stanley Sandler, Ground Warfare: An International Encyclopedia, Tập 1, trang 547
Đọc thêm
- Evans, M. M. (2004). Battles of World War I. Select Editions. ISBN 1-84193-226-4.
Thể loại:
Lâm Bưu (林彪, bính âm: Lín Biāo; Wade-Giles: Lin Piao; tên khai sinh: 林育蓉 Lâm Dục Dung; 1907-1971) là một nhà hoạt động chính trị và quân sự Trung Quốc, nguyên soái của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng.
Khi Chiến tranh Triều Tiên nổ ra, Lâm Bưu lấy cớ ốm đau không nhận chỉ huy quân chí nguyện Trung Quốc ở Triều Tiên và Bành Đức Hoài đảm nhiệm cương vị này.
Năm 1955, Lâm Bưu vào Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc cùng lúc với Đặng Tiểu Bình và đến năm 1958, Lâm Bưu là 1 trong 5 Phó Chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Năm 1966, Lâm Bưu nhảy từ vị trí thứ 6 lên vị trí thứ 2 khi trở thành Phó Chủ tịch Đảng duy nhất.
Tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ IX (1969) Lâm Bưu là Phó Chủ tịch Đảng duy nhất và được chọn là người kế vị Mao Trạch Đông, được mệnh danh là "Phó Thống soái".
Lâm Bưu còn là Phó Thủ tướng từ năm 1954 cho đến lúc mất (1971).
Năm 1959, Lâm Bưu giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng thay Bành Đức Hoài đang bị đình chỉ mọi chức vụ và quản chế tại nhà riêng. Lâm Bưu cũng được coi là kiến trúc sư của Cách mạng Văn hóa.
Năm 1973, Lâm Bưu bị khai trừ khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc. Năm 1981, ông bị Tòa án Tối cao nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa kết tội phản cách mạng.
Sinh thời Lâm Bưu được coi là một trong những tướng lĩnh xuất sắc nhất của Hồng quân Trung Quốc. Tuy nhiên theo sử gia Philip Short, một chuyên gia về Mao Trạch Đông thì Lâm Bưu không phải là một nhà chiến lược quân sự lỗi lạc và cũng không phải là một tên phản loạn như tuyên truyền[2]
Từ điển bách khoa Việt Nam là tên của bộ từ điển bách khoa do Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa
in, được xuất bản lần đầu tiên năm 2005 và tái bản năm 2011, gồm bốn
tập và mỗi tập dày trên dưới 1.000 trang, khổ 19×27, gồm khoảng 40 ngàn
mục từ thuộc 40 ngành khoa học khác nhau. Đây là bộ từ điển bách khoa của Việt Nam đầu tiên được biên soạn với sự tổ chức và chỉ đạo của Nhà nước Việt Nam, với kinh phí 32 tỷ đồng và 1.200 nhà khoa học hàng đầu biên soạn trong 15 năm.
Trên cơ sở Nghị quyết của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam, năm 1981, Ban Từ điển bách khoa được thành lập trực thuộc Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam.[1] Ngày 10/10/1983, Hội đồng Bộ trưởng (Chính phủ) ban hành Nghị định số 167/HĐBT thành lập Viện Từ điển bách khoa trực thuộc Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam.[1]
Năm 1987, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng ký quyết định số 163a/CT ngày 15 tháng 5 năm 1987 "Quyết định thành lập Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam"[1].
Ngày 28/12/1988, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (Thủ tướng Chính phủ) ra Quyết định số 321-CT giải thể Viện Từ điển bách khoa, thành lập Trung tâm Quốc gia biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam.[1] Ngày 24/12/1997, Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam cho ý kiến đồng ý chuyển Trung tâm Quốc gia biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam thành Nhà xuất bản Từ điển bách khoa.[1]
Ngày 30/6/1998, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 112/1998/QĐ-TTG "Thành lập Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam để giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thực hiện kế hoạch, nội dung biên soạn và xuất bản các loại bách khoa thư và từ điển bách khoa, thay cho Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam thành lập theo Quyết định số 163a/CT ngày 15 tháng 5 năm 1987 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng".[2][3] do giáo sư Hà Học Trạc làm Chủ tịch Hội đồng.
Ngày 30/6/1998, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 112/1998/QĐ-TTg xác định cơ quan chủ quản của Nhà xuất bản là Hội đồng Quốc gia Chỉ đạo biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam. Ngày 8/12/1998 Nhà xuất bản Từ điển bách khoa được thành lập.[1]
Sau 15 năm biên soạn, bốn tập Từ điển bách khoa Việt Nam được hoàn thành vào ngày 13 tháng 9 năm 2005. Hiện tại, kế hoạch biên soạn một bộ Bách khoa toàn thư Việt Nam đầu tiên cũng được dự định tiến hành. Dự kiến bộ sách này gồm 23 quyển và một quyển sách dẫn với số lượng trên dưới 30.000 mục từ và chi phí dự kiến cho toàn bộ công trình khoảng 50 tỉ đồng, thực hiện trong vòng 6-7 năm.
Cuối tháng 9 năm 2006, Từ điển bách khoa Việt Nam bị tố cáo là có tham nhũng và tiêu cực. Phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm yêu cầu Bộ công an điều tra về việc tham ô, làm thất thoát hơn 1,5 tỷ đồng và mất trộm 50 triệu đồng tiền công quỹ tại hội đồng chỉ đạo biên soạn.[4] Một kết quả điều tra vào cuối tháng 11, 2006, cho thấy chủ tịch hội đồng đã cố ý làm trái quy định của nhà nước và hội đồng biên soạn đã tham ô hơn 471 triệu đồng.[5]
Ngày 27/7/2007, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 921/QĐ về việc kết thúc hoạt động của Hội đồng Quốc gia Chỉ đạo biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam và chuyển Nhà xuất bản Từ điển bách khoa về Viện Khoa học xã hội Việt Nam.[1]
Ngày 4/8/2008, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 1055/QĐ-TTg quy định Nhà xuất bản Từ điển bách khoa là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam. Ngày 17/9/2008, Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam có Quyết định số 1038/QĐ-KHXH thành lập Nhà xuất bản Từ điển bách khoa thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Quyết định số 1040/QĐ-KHXH quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Nhà xuất bản. Ngày 20/10/2008, Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam kí Quyết định số 1173/QĐ-KHXH ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của Nhà xuất bản.[1]
Từ điển do 1.200 nhà khoa học hàng đầu biên soạn trong 15 năm, với sự tổ chức và chỉ đạo của Nhà nước Việt Nam, với kinh phí 32 tỷ đồng.
Bộ sách được xuất bản lần đầu tiên năm 2005 và tái bản năm 2011, gồm bốn tập và mỗi tập dày trên dưới 1.000 trang, khổ 19×27, gồm khoảng 40 ngàn mục từ thuộc 40 ngành khoa học khác nhau.
Giáo sư Hà Học Trạc, Chủ tịch Hội đồng Quốc gia biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam cho rằng "những sai sót ấy là nhỏ và khó tránh khỏi do khối lượng công việc quá lớn"[7]. Giáo sư Hà Học Trạc giải thích việc từ điển có lỗi vì không đủ nhân lực và thời gian để viết từ điển nên quy trình biên soạn không được tuân thủ nghiêm túc. Các cuộc họp thường xuyên để thảo luận các mục từ không có nội dung gì đặc biệt, lần họp nào cũng khuyết vài thành viên, vì thế quy trình giơ tay biểu quyết từng mục từ được rút ngắn lại.[7]
Tuy nhiên, Giáo sư Phạm Như Cương, Uỷ viên Thường trực Hội đồng biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam phản đối ý kiến của Hà Học Trạc: "Chúng tôi luôn sẵn sàng tham gia mỗi khi triệu tập cuộc họp. Các ủy viên Ban Thường trực, ủy viên Hội đồng Quốc gia, và trưởng, phó các ban biên soạn chuyên ngành yêu cầu họp. Còn Giáo sư Trạc lại nhất nhất bác bỏ, đặc biệt là hai năm trở lại đây". Quan điểm của ông Trần Thọ Kim, nguyên Phó Ban Biên tập sách, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia là: "Giáo sư Hà Học Trạc có tổ chức họp đâu mà các ủy viên Hội đồng Quốc gia đến họp". Ông Kim cho rằng nguyên nhân khiến chất lượng Từ điển bách khoa Việt Nam không tốt là do "Việc biên soạn chẳng có ai đôn đốc, mạnh ai nấy làm, làm xong gần như chẳng có người đọc lại".[7]
- Bài viết về France thiếu tọa độ địa lý
- Bài viết thiếu tọa độ địa lý
- Sơ khai quân sự
- Trận đánh liên quan tới Đức
- Trận đánh liên quan tới Anh
- Trận đánh liên quan tới Pháp
- Xung đột năm 1914
- Pháp 1914
- Các trận đánh trong đệ nhất thế chiến
Lâm Bưu
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Lâm Bưu 林彪 |
|
---|---|
Nguyên soái Lâm Bưu |
|
Chức vụ
|
|
Phó Thủ tướng thứ hai nước Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa
|
|
Nhiệm kỳ | 1965 – 1971 |
Kế nhiệm | Đặng Tiểu Bình |
Thông tin chung
|
|
Đảng phái | Đảng Cộng sản |
Sinh | 5 tháng 12 năm 1907 Hoàng Cương, Hồ Bắc |
Mất | 13 tháng 9 năm 1971 (63 tuổi) Öndörkhaan, Mông Cổ |
Alma mater | Trường quân sự Hoàng Phố |
Dân tộc | Hán |
Tôn giáo | không |
Vợ | Diệp Quần (叶群) |
Tham gia cách mạng
Lâm Bưu sinh năm 1907, trong một gia đình địa chủ ở Hoàng Cương, tỉnh Hồ Bắc. Năm 1925 ông gia nhập Liên đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc, sau đó gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc khi đang theo học Trường Quân sự Hoàng Phố. Trong cuộc Vạn Lý trường chinh Lâm Bưu giữ chức Sư trưởng Bát lộ quân. Năm 1945, Lâm Bưu giữ chức tư lệnh quân dã chiến Đông Bắc.Khi Chiến tranh Triều Tiên nổ ra, Lâm Bưu lấy cớ ốm đau không nhận chỉ huy quân chí nguyện Trung Quốc ở Triều Tiên và Bành Đức Hoài đảm nhiệm cương vị này.
Đỉnh cao quyền lực
Năm 1955, ông được phong nguyên soái và thường xuất hiện bên cạnh Mao Trạch Đông như nhân vật số hai trong quân đội.Năm 1955, Lâm Bưu vào Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc cùng lúc với Đặng Tiểu Bình và đến năm 1958, Lâm Bưu là 1 trong 5 Phó Chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Năm 1966, Lâm Bưu nhảy từ vị trí thứ 6 lên vị trí thứ 2 khi trở thành Phó Chủ tịch Đảng duy nhất.
Tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ IX (1969) Lâm Bưu là Phó Chủ tịch Đảng duy nhất và được chọn là người kế vị Mao Trạch Đông, được mệnh danh là "Phó Thống soái".
Lâm Bưu còn là Phó Thủ tướng từ năm 1954 cho đến lúc mất (1971).
Năm 1959, Lâm Bưu giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng thay Bành Đức Hoài đang bị đình chỉ mọi chức vụ và quản chế tại nhà riêng. Lâm Bưu cũng được coi là kiến trúc sư của Cách mạng Văn hóa.
Trốn chạy
Ngày 13 tháng 9 năm 1971, Lâm Bưu tử nạn máy bay ở Mông Cổ khi đang trốn chạy sau vụ mưu sát Mao Trạch Đông không thành. Tuy nhiên có người cho rằng Lâm Bưu không phải chết vì máy bay bị rơi mà do hỏa tiễn bắn khi đi ăn tiệc về[1].Năm 1973, Lâm Bưu bị khai trừ khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc. Năm 1981, ông bị Tòa án Tối cao nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa kết tội phản cách mạng.
Sinh thời Lâm Bưu được coi là một trong những tướng lĩnh xuất sắc nhất của Hồng quân Trung Quốc. Tuy nhiên theo sử gia Philip Short, một chuyên gia về Mao Trạch Đông thì Lâm Bưu không phải là một nhà chiến lược quân sự lỗi lạc và cũng không phải là một tên phản loạn như tuyên truyền[2]
Chú thích
- ^ Yao Ming-le. The Conspiracy and Death of Lin Biao: How Mao's Successor Plotted and Failed- An Inside Account of the Most Bizarre and Mysterious Event in the History of Modern China (ấn bản 1983). Alfred A. Knopf. ISBN 0394525434.
- ^ Short, Philip. Mao: A Life (ấn bản 2001). Holt Paperbacks. ISBN 0805066381.
Liên kết ngoài
Tiếng Anh:- The Lin Biao Reference Archive
- Lin Biao Biography From Spartacus Educational
- Distorting History: Lessons From The Lin Biao Incident article by Qiu Jin author of "The Culture of Power: The Lin Biao Incident in the Cultural Revolution," Stanford University Press (tháng 6 năm 1999), ISBN 0804735298
|
|
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và phương tiện truyền tải về Lâm Bưu |
Từ điển bách khoa Việt Nam
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Từ điển bách khoa Việt Nam | |
---|---|
Từ điển bách khoa Việt Nam toàn tập |
|
Thông tin sách | |
Tác giả | Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam |
Quốc gia | Việt Nam |
Ngôn ngữ | Tiếng Việt |
Bộ sách | Từ điển bách khoa Việt Nam |
Chủ đề | Từ điển bách khoa toàn thư |
Nhà xuất bản | Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa |
Ngày phát hành | 1996, 2002, 2003 [cần dẫn nguồn]và 2005 Tái bản: 2011 |
Lịch sử
Từ năm 1978, Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã có chủ trương giao cho Ban Tuyên huấn Trung ương và Bộ Văn hóa-Thông tin chỉ đạo việc nghiên cứu, chuẩn bị biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam. Sau đó, Bộ Chính trị có Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 20/4/1981 về "Xúc tiến việc biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam"[1].Trên cơ sở Nghị quyết của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam, năm 1981, Ban Từ điển bách khoa được thành lập trực thuộc Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam.[1] Ngày 10/10/1983, Hội đồng Bộ trưởng (Chính phủ) ban hành Nghị định số 167/HĐBT thành lập Viện Từ điển bách khoa trực thuộc Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam.[1]
Năm 1987, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng ký quyết định số 163a/CT ngày 15 tháng 5 năm 1987 "Quyết định thành lập Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam"[1].
Ngày 28/12/1988, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (Thủ tướng Chính phủ) ra Quyết định số 321-CT giải thể Viện Từ điển bách khoa, thành lập Trung tâm Quốc gia biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam.[1] Ngày 24/12/1997, Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam cho ý kiến đồng ý chuyển Trung tâm Quốc gia biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam thành Nhà xuất bản Từ điển bách khoa.[1]
Ngày 30/6/1998, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 112/1998/QĐ-TTG "Thành lập Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam để giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thực hiện kế hoạch, nội dung biên soạn và xuất bản các loại bách khoa thư và từ điển bách khoa, thay cho Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam thành lập theo Quyết định số 163a/CT ngày 15 tháng 5 năm 1987 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng".[2][3] do giáo sư Hà Học Trạc làm Chủ tịch Hội đồng.
Ngày 30/6/1998, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 112/1998/QĐ-TTg xác định cơ quan chủ quản của Nhà xuất bản là Hội đồng Quốc gia Chỉ đạo biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam. Ngày 8/12/1998 Nhà xuất bản Từ điển bách khoa được thành lập.[1]
Sau 15 năm biên soạn, bốn tập Từ điển bách khoa Việt Nam được hoàn thành vào ngày 13 tháng 9 năm 2005. Hiện tại, kế hoạch biên soạn một bộ Bách khoa toàn thư Việt Nam đầu tiên cũng được dự định tiến hành. Dự kiến bộ sách này gồm 23 quyển và một quyển sách dẫn với số lượng trên dưới 30.000 mục từ và chi phí dự kiến cho toàn bộ công trình khoảng 50 tỉ đồng, thực hiện trong vòng 6-7 năm.
Cuối tháng 9 năm 2006, Từ điển bách khoa Việt Nam bị tố cáo là có tham nhũng và tiêu cực. Phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm yêu cầu Bộ công an điều tra về việc tham ô, làm thất thoát hơn 1,5 tỷ đồng và mất trộm 50 triệu đồng tiền công quỹ tại hội đồng chỉ đạo biên soạn.[4] Một kết quả điều tra vào cuối tháng 11, 2006, cho thấy chủ tịch hội đồng đã cố ý làm trái quy định của nhà nước và hội đồng biên soạn đã tham ô hơn 471 triệu đồng.[5]
Ngày 27/7/2007, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 921/QĐ về việc kết thúc hoạt động của Hội đồng Quốc gia Chỉ đạo biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam và chuyển Nhà xuất bản Từ điển bách khoa về Viện Khoa học xã hội Việt Nam.[1]
Ngày 4/8/2008, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 1055/QĐ-TTg quy định Nhà xuất bản Từ điển bách khoa là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam. Ngày 17/9/2008, Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam có Quyết định số 1038/QĐ-KHXH thành lập Nhà xuất bản Từ điển bách khoa thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Quyết định số 1040/QĐ-KHXH quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Nhà xuất bản. Ngày 20/10/2008, Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam kí Quyết định số 1173/QĐ-KHXH ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của Nhà xuất bản.[1]
Nét chính của từ điển
Từ điển có mục đích cung cấp những kiến thức cơ bản nhất về đất nước, con người, lịch sử xã hội, văn hóa, khoa học, công nghệ Việt Nam xưa và nay và những tri thức văn hóa, khoa học, kỹ thuật của thế giới.Từ điển do 1.200 nhà khoa học hàng đầu biên soạn trong 15 năm, với sự tổ chức và chỉ đạo của Nhà nước Việt Nam, với kinh phí 32 tỷ đồng.
Bộ sách được xuất bản lần đầu tiên năm 2005 và tái bản năm 2011, gồm bốn tập và mỗi tập dày trên dưới 1.000 trang, khổ 19×27, gồm khoảng 40 ngàn mục từ thuộc 40 ngành khoa học khác nhau.
Các hạn chế
Theo ý kiến một số đọc giả, nhiều mục từ còn sơ lược, sắp xếp thiếu hệ thống, thiếu nhiều mục từ quan trọng, thông tin bị hạn chế, nhiều từ giải thích sai về sự kiện hoặc nội dung, những mục từ về danh nhân viết khá tuỳ tiện, phiên âm tiếng nước ngoài không thống nhất... nên chưa thỏa mãn người tra cứu.[6][7][8] Nội dung trên web không được cập nhật thường xuyên, ít có hình minh họa.[cần dẫn nguồn]Giáo sư Hà Học Trạc, Chủ tịch Hội đồng Quốc gia biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam cho rằng "những sai sót ấy là nhỏ và khó tránh khỏi do khối lượng công việc quá lớn"[7]. Giáo sư Hà Học Trạc giải thích việc từ điển có lỗi vì không đủ nhân lực và thời gian để viết từ điển nên quy trình biên soạn không được tuân thủ nghiêm túc. Các cuộc họp thường xuyên để thảo luận các mục từ không có nội dung gì đặc biệt, lần họp nào cũng khuyết vài thành viên, vì thế quy trình giơ tay biểu quyết từng mục từ được rút ngắn lại.[7]
Tuy nhiên, Giáo sư Phạm Như Cương, Uỷ viên Thường trực Hội đồng biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam phản đối ý kiến của Hà Học Trạc: "Chúng tôi luôn sẵn sàng tham gia mỗi khi triệu tập cuộc họp. Các ủy viên Ban Thường trực, ủy viên Hội đồng Quốc gia, và trưởng, phó các ban biên soạn chuyên ngành yêu cầu họp. Còn Giáo sư Trạc lại nhất nhất bác bỏ, đặc biệt là hai năm trở lại đây". Quan điểm của ông Trần Thọ Kim, nguyên Phó Ban Biên tập sách, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia là: "Giáo sư Hà Học Trạc có tổ chức họp đâu mà các ủy viên Hội đồng Quốc gia đến họp". Ông Kim cho rằng nguyên nhân khiến chất lượng Từ điển bách khoa Việt Nam không tốt là do "Việc biên soạn chẳng có ai đôn đốc, mạnh ai nấy làm, làm xong gần như chẳng có người đọc lại".[7]
Chú thích
- ^ a ă â b c d đ e ê Nhà Xuất Bản Từ Điển Bách Khoa - QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
- ^ Quyết định về việc thành lập Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam của thủ tướng chính phủ ký 30/6/1998
- ^ Giới thiệu Nhà xuất bản Từ điển bách khoa, Vũ Thị Huyền Trang 14 tháng 11 năm 2011 21:17
- ^ BBC Tiếng Việt, Bê bối ở dự án làm từ điển, Cập nhật 09h22 GMT 22 Tháng 9 2006 - truy cập 29 tháng 1, 2013.
- ^ Tuổi Trẻ Online 25/11/2006, Biên soạn từ điển bách khoa, tham ô 471 triệu đồng M.Quang, 25/11/2006 03:51 (GMT + 7), báo Tuổi Trẻ
- ^ Từ điển BKVN: 6 nhóm sai sót điển hình báo Tuổi Trẻ 7/04/2006 20:21 (GMT + 7), đăng lại Từ điển BKVN: Nhiều sai sót nghiêm trọng, vì đâu? | Kỳ 1: 6 nhóm sai sót điển hình của Quốc Dũng trên báo Tiền Phong cập nhật lúc 15:34 | 06/04/2006
- ^ a ă â b Từ điển BKVN: Nhiều sai sót, vì đâu nên nỗi? báo Tuổi Trẻ 7/04/2006 21:31 (GMT + 7) đăng lại bài của Quốc Dũng trên báo Tiền Phong 15:35 | 07/04/2006
- ^ Từ điển BKVN: Chuyện chưa kết thúc báo Tuổi Trẻ 10/04/2006 12:30 (GMT + 7), theo Từ điển BKVN: Nhiều sai sót nghiêm trọng, vì đâu? | Kỳ cuối: Mất đoàn kết nặng của Quốc Dũng, báo Tiền Phong 11:13 | 10/04/2006
Liên kết ngoài
- Trang chính của từ điển bách khoa Việt Nam
- Xuất bản trọn bộ Từ điển Bách khoa Việt Nam Ts Phạm Văn Tình, báo Nhân Dân, Cập nhật lúc 10:19, Thứ hai, 09/01/2006 (GMT+7)
- Bao giờ bắt đầu biên soạn Bách khoa toàn thư VN? Quốc Thanh, báo Tuổi Trẻ, 9/02/2004 08:38 (GMT + 7)
- Hoàn tất bộ Từ điển bách khoa VN Đ.Tr., báo Tuổi Trẻ, 14/09/2005 06:20 (GMT + 7)
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
Trở về trang chính
hoangkim vietnam, hoangkim, hoangkimvietnam, Hoàng Kim, Ngọc Phương Nam, Chào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, VietnamAfricaCassavaRice, Khát khao xanh, Dayvahoc, Học mỗi ngày, Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống, Thơ cho con
No comments:
Post a Comment