Wednesday, September 17, 2014

Chào ngày mới 18 tháng 9



Vị trí của Chile

CNM365 Chào ngày mới 18 tháng 9. Wikipedia Ngày này năm xưa. Ngày quan trắc nước thế giới; ngày quốc khánh tại Chile (1818); Ngày quan trắc nước thế giới. Năm 958Lưu Kế Hưng kế vị hoàng đế Nam Hán, cải danh Sưởng, ông là hoàng đế cuối cùng của quốc gia. Năm 1911 – Thủ tướng Đế quốc Nga Pyotr Stolypin  thiệt mạng do thương tích từ vụ ám sát tại Nhà hát Opera Kiev bốn ngày trước. Năm 1953 – Nguyên mẫu máy bay tiêm kích phản lực MiG-19 của Liên Xô thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên. Năm 1961 – Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Dag Hammarskjöld thiệt mạng trong một vụ rơi máy bay tại Bắc Rhodesia.

Chile

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cộng hòa Chile
República de Chile (tiếng Tây Ban Nha)
Flag of Chile.svg Coat of arms of Chile.svg
Quốc kỳ Huy hiệu
Vị trí của Chile
Màu xanh nhạt là vùng Chile đòi chủ quyền tại Châu Nam Cực (chồng lấn lên vùng Vương quốc Liên hiệp AnhArgentina đòi chủ quyền)
Khẩu hiệu
Por la Razón o la Fuerza
(tiếng Tây Ban Nha: "Bằng lý trí hay bằng sức mạnh")
Quốc ca
Himno Nacional
Hành chính
Chính phủ Cộng hòa tổng thống
Tổng thống Michelle Bachelet
Ngôn ngữ chính thức tiếng Tây Ban Nha
Thủ đô Santiago
33°26′N, 70°40′T
Thành phố lớn nhất Santiago
Địa lý
Diện tích 756.950 km² (hạng 38)
Diện tích nước 1,07% %
Múi giờ — (UTC-4); mùa hè: — (UTC-3)
Lịch sử
Ngày thành lập Từ Tây Ban Nha
18 tháng 9 năm 1810
12 tháng 2 năm 1818
25 tháng 4 năm 1844
Dân cư
Dân số ước lượng (2007) 16.598.074 người (hạng 60)
Dân số (2002) 15.116.435 người
Mật độ 22 người/km² (hạng 184)
Kinh tế
GDP (PPP) (2006) Tổng số: 212,671 tỷ đô la Mỹ
HDI (2004) 0,859 cao (hạng 38)
Đơn vị tiền tệ Peso Chile (CLP)
Thông tin khác
Tên miền Internet .cl
Dinh tổng thống "La Moneda" ở trung tâm thủ đô Santiago.
Chile (phiên âm tiếng Việt: Chi-lê[1], Hán-Việt: 智利共和国 / Chí Lợi Cộng hòa quốc), tên chính thức là Cộng hòa Chile (tiếng Tây Ban Nha: República de Chile) là một quốc gia tại Nam Mỹ, có dải bờ biển dài và hẹp xen vào giữa dãy núi Andes và biển Thái Bình Dương. Với Thái Bình Dương là giới hạn phía Tây, Chile giáp Peru phía bắc, giáp Bolivia phía đông-bắc và giáp Argentina phía đông. Giới hạn phía cực nam Chile là Eo biển Drake. Cùng với Ecuador, đây là một trong hai quốc gia ở Nam Mỹ không có biên giới giáp với Brazil. Chiều dài bờ biển là 6.435 kilometres (4000 mi).[2] Lãnh thổ của Chile còn bao gồm các hòn đảo ở Thái Bình Dương Juan Fernández, Salas y Gómez, Desventuradasđảo Phục Sinh. Chile còn tuyên bố chủ quyền trên 1.250.000 km² (480,000 sq mi) lãnh thổ châu Nam Cực. Tuy nhiên những tuyên bố này đều bị bác bỏ bởi Hiệp ước châu Nam Cực.
Hình dáng lãnh thổ Chile khá đặc thù với một dải đất dài 4.300 km (2,700 mi) nhưng chiều rộng trung bình chỉ là 175 km (109 mi). Đây là quốc gia có khí hậu đa dạng, từ sa mạc khô căn nhất trên thế giới - sa mạc Atacama - tới khí hậu Địa Trung Hải ở miền trung, và khí hậu ôn đới mưa ở miền nam.[3] Khu vực sa mạc phía bắc có trữ lượng khoáng sản lớn - chủ yếu là đồng đỏ. Dân số và tài nguyên nông nghiệp tập trung chủ yếu ở miền trung Chile, đây cũng là trung tâm văn hóa và chính trị mà từ đó Chile mở rộng lãnh thổ vào cuối thế kỷ 19 khi sáp nhập vùng phía bắc và phía nam đất nước. Khu vực phía nam Chile rất phong phú về tài nguyên rừng và đất đồng cỏ chăn nuôi gia súc với một chuỗi các núi lửa và hồ.
Trước khi người Tây Ban Nha di dân tới đây thế kỷ 16, phần phía bắc Chile nằm dưới sự thống trị của đế chế Inca trong khi người bản địa Mapuche sinh sống ở khu vực miền trung và nam Chile. Chile tuyên bố độc lập khỏi Tây Ban Nha từ ngày 12 tháng 2 năm 1818. Trong Chiến tranh Thái Bình Dương (1879–83), Chile đánh bại PeruBolivia và dành được lãnh thổ phía bắc như hiện nay. Thập niên 1880 người Mapuche bị chinh phục hoàn toàn.[2] Dù cho không phải chịu những cuộc đảo chính và các chính phủ chuyên quyền như các nước Nam Mỹ khác nhưng Chile phải trải qua giai đoạn 17 năm độc tài quân sự (1973–1990) trong đó đã làm hơn 3000 người chết và mất tích.[3]
Ngày nay, Chile là một trong những quốc gia ổn định và thịnh vượng nhất Nam Mỹ.[3] Đây là quốc gia dẫn đầu châu Mỹ La tinh về chỉ số phát triển con người, sức cạnh tranh, chất lượng cuộc sống, sự ổn định chính trị, thu nhập bình quân đầu người, toàn cầu hóa, tự do kinh tế, chỉ số nhận thức tham nhũng và tỉ lệ hộ nghèo tương đối thấp.[4] Quốc gia này cũng đứng ở vị trị cao trong các bảng xếp hạng về tự do báo chí và phát triển dân chủ. Tuy nhiên theo Chỉ số Gini thì Chile cũng gặp phải sự bất bình đẳng về thu nhập.[5] Tháng 5 năm 2010, Chile gia nhập OECD.[6] Chile là thành viên sáng lập của Liên Hiệp QuốcLiên minh các Quốc gia Nam Mỹ

Lịch sử

Thổ dân châu Mỹ du nhập vùng ven biển và thung lũng sông nước Chile khoảng 10.000 năm trước. Người Inca bành trướng và chiếm đóng miền bắc Chile nhưng vì thổ ngơi khô cằn khiến cư dân bị hạn chế.
Năm 1520 trên chuyến hải hành vòng quanh thế giới, nhà thám hiểm Fernão de Magalhães khám phá ra thủy lộ thông Đại Tây DươngThái Bình Dương phía cực nam châu Nam Mỹ. Năm 1535 Diego de Almargo, người Tây Ban Nha từ Peru tiến vào Chile tìm vàng nhưng phải đợi đến năm 1540 người Âu châu mới mở cuộc chinh phục Chile dưới sự chỉ huy của Pedro de Valdivia. Họ bắt gặp làng mạc thổ dân sống du canh làm rẫy và săn bắn. Sang năm 1541 thì Valdivia thành lập thị trấn Santiago de Chile tức là thủ đô nước Chile ngày nay. Chile được sáp nhập vào Phó Vương Phủ Peru (Virreinato del Perú).
Tuy không tìm thấy vàng bạc người Tây Ban Nha đã nhận ra tiềm năng nông nghiệp của Chile. Nhưng vì sự phản kháng của thổ dân cuộc bình định Chile tiến hành chậm chạp. Năm 1553 bộ tộc Mapuche nổi loạn đốt phá các trấn lỵ. Valdivia bị bắt và giết. Người Mapuche lại nổi dậy năm 1598 và 1655. Người Tây Ban Nha phải rút bỏ miền nam để cố thủ vùng trung ương. Mãi đến năm 1683 khi chế độ nô lệ bị bãi bỏ tình hình mới yên.
Phong trào độc lập bộc phát năm 1808 khi Joseph Bonaparte được lập làm vua Tây Ban Nha, truất phế dòng vua cũ. Dân Chile không phục vị vua mới và nhóm quân chính (junta) lên nắm quyền ngày 18 Tháng Tám năm 1810. Họ tuyên bố Chile tự trị trong khuôn khổ hoàng triều Tây Ban Nha. Tuy nhiên triều đình Tây Ban Nha không công nhận chính thể tự trị, gây nên chiến tranh. Năm 1817 Bernardo O'HigginsJosé de San Martín kéo quân từ Argentina sang, vượt rặng Andes và đánh bại phe bảo hoàng. Sang năm sau ngày 12 Tháng Hai thì Chile tuyên bố độc lập hoàn toàn.
Sang thời kỳ độc lập, O'Higgins lập chính thể cộng hòa. Dù vậy, xã hội Chile không mấy thay đổi, giữ nguyên thành phần giai cấp cũ. Giáo hội Công giáo La Mã và nhóm địa chủ duy trì ảnh hưởng chính.
Cuối thế kỷ 19, Chile mở cuộc chinh phục miền nam vốn do bộ tộc Mapuche kiểm soát. Nhóm thổ dân thua và chính phủ Chile đưa dân vào lập nghiệp. Năm 1881 chính phủ lại ký hiệp ước với Argentina củng cố chủ quyền Chile trên Eo biển Magellan ở phía nam. Cùng lúc đó chiến tranh với Peru và Bolivia phía bắc kết thúc (1879-83); Chile chiếm được các tỉnh Tacna, Arica và Antofagasta. Chile sau nhượng lại Tacna cho Peru qua sự trung gian của Hoa Kỳ nhưng hậu quả chính của cuộc chiến là lãnh thổ Chile thêm rộng lớn và Bolivia mất đường thông ra biển.
Thời kỳ phát triển bị xáo trộn vì cuộc Nội chiến Chile ngắn ngủi năm 1891 giữa phe hành pháp (tổng thống) và lập pháp (quốc hội). Phe lập pháp thắng sau mấy đợt xung đột vũ trang và 10.000 tử vong. Tổng thống José Manuel Balmaceda phải trốn vào sứ quán Argentina và tự vẫn bằng súng.
Chile vào thể kỷ 20 chủ yếu bị chi phối bởi các nhóm tài phiệt tranh chấp với công nhân thợ thuyền. Năm 1920 nhóm công nhân đưa được Arturo Alessandri Palma vào ghế tổng thống nhưng chính sách cải tổ do ông đề ra đều bị phe quốc hội bảo thủ cản trở. Bất ổn chính trị kéo dài tới năm 1932 với mấy cuộc đảo chính của quân đội lật đổ chính phủ dân lập. Tướng Carlos Ilbañez del Campo năm 1932 cho phục hồi hiến pháp cũ và rút lui khỏi chính trường mở đầu cho thời kỳ 20 năm nắm quyền khuynh tả của đảng Cực đoan (1932-52) nhưng sau đó Ilbañez del Campo lại ra tranh cử và chấp chính, đưa Chile trở lại với đường lối chính trị bảo thủ.
Trong cuộc bầu cử năm 1964 ứng cử viên Eduardo Frei Montalva của đảng Dân chủ Thiên Chúa thắng toàn diện và đưa ra nhiều cải tổ với châm ngôn "Cách mệnh trong Tự do". Các ngành giáo dục, gia cư, nghiệp đoàn và cải cách nông nghiệp đều xúc tiến nhưng đối với phe thiên tả thì những cải cách đó quá ít oi. Ngược lại đối với phe bảo thủ thì chính sách của Montalva là quá độ. Hai quan điểm trên làm xã hội Chile thêm phân hóa.
Năm 1970 nghị sĩ Mác-xít Salvador Allende Gossens của đảng Xã hội dẫn đầu liên minh "Đoàn kết Bình dân" (Unidad Popular, UP) đắc cử. Allende chủ trương "đoàn kết quốc tế" về mặt ngoại giao, quốc hữu hóa nhiều doanh nghiệp, nhất là các mỏ đồng đỏ, và cải tổ kinh tế, hạn chế thành phần tư hữu cùng nhiều cải cách thiên tả khiến Chile lâm vào tình trạng khủng hoảng. Đối diện với hiện cảnh vốn đầu tư giảm sút, thất nghiệp tăng, sản xuất sụt, chính phủ Allende đưa ra biện pháp kiểm soát giá cả, tăng lương và tiến hành cải cách điền địa nhưng trước áp lực quốc tế do Mỹ dẫn đầu vì bất bình với việc Chile quốc hữu hóa nhiều công ty đa quốc gia, nền kinh tế Chile suy thoái và tê liệt. Lạm phát phi mã đưa đến nhiều cuộc đình công của công nhân, giáo chức, sinh viên và thương gia. Ngày 11 Tháng Chín năm 1973 phe quân đội đảo chính, nã pháo vào dinh tổng thống. Allende tương truyền phải tự tử. Tướng Augusto Pinochet Ugarte ra nắm quyền và mở cuộc đàn áp, vi phạm nhân quyền trầm trọng. Trong sáu tháng đầu, hơn 1.000 người bị xử tử. Theo bản báo cáo Rettig thì chính quyền Pinochet đem xử tử hơn 2.000 người nữa trong 16 năm nhiếp chính. Hơn 30.000 người phải bỏ nước và hàng chục ngàn bị tống giam và tra tấn theo bản điều tra của Ủy ban Valech (Comisión Nacional sobre Prisión Política y Tortura/Comisión Valech).
Năm 1980 Pinochet được lập làm tổng thống với nhiệm kỳ tám năm theo một hiến pháp mới. Kiểm soát chính trị được nới lỏng dần cuối thập niên 1980 cùng lúc chính phủ chủ trương theo mô hình kinh tế thị trường. Riêng các mỏ đồng đỏ vẫn giữ quốc hữu chứ không trao lại cho chủ cũ. Đầu tư quốc ngoại và quốc nội tăng trưởng hồi phục dần nền kinh tế Chile.
Trong cuộc trưng cầu dân ý năm 1988, dân Chile bác bỏ ý định của Pinochet làm tổng thống thêm nhiệm kỳ thứ hai. Tháng 12 năm 1989 ứng cử viên Patricio Aylwin của liên danh đảng Dân chủ Thiên Chúa cùng 17 đảng phái khác được bầu làm tổng thống, mở đầu thời kỳ chuyển tiếp của Chile về nếp chính trị dân chủ.

Bầu cử 2010

Trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2010, nha tỷ phú Sebastian Pinera của đảng Canh tân Quốc gia (phe khuynh hữu) đắc cử, đánh bại phe khuynh tả lần đầu tiên kể từ khi Pinochet bị truất phế.[7]

Chính trị

Là nước cộng hoà; Tổng thốngNguyên thủ quốc gia và đứng đầu Chính phủ, được bầu trực tiếp với nhiệm kỳ 4 năm.
Quốc hội bao gồm hai Viện: Thượng viện có 38 Thượng nghị sĩ, nhiệm kỳ 8 năm; Hạ viện có 120 Hạ nghị sĩ, nhiệm kỳ 4 năm, bầu trực tiếp.
Các đảng chính: Các đảng trong Liên minh Thống nhất cầm quyền gồm Đảng Xã hội, Liên minh Dân chủ Thiên chúa giáo, Đảng vì Dân chủ và Đảng Cấp tiến; các đảng đối lập chính tập trung trong Liên minh vì Chile gồm Đảng Phục hưng Dân tộc, Đảng Liên minh Dân chủ Độc lập, Đảng Miền Nam; ngoài ra còn có một số đảng khác (Đảng Cộng sản Chile, Đảng Phong trào Cánh tả Dân chủ A-giên-đê).

Hành chính

Chile được chia thành 15 khu (región), mỗi khu có intendente đứng đầu do tổng thống bổ nhiệm. Khu lại được chia thành tỉnh (provencia) có tỉnh trưởng cũng do tổng thống bổ nhiệm. Cấp hành chính nhỏ nhất là xã (comuna); mỗi xã có thị trưởng và nghị viên hội đồng xã do cư dân xã bầu ra với nhiệm kỳ bốn năm.
ChileRegions.png
Chú dẫn Tên vùng tên tiếng Tây Ban Nha Thủ phủ
XV Arica và Parinacota Región de Arica y Parinacota Arica
I Tarapacá Región de Tarapacá Iquique
II Antofagasta Región de Antofagasta Antofagasta
III Atacama Región de Atacama Copiapo
IV Coquimbo Región de Coquimbo La Serena
V Valparaíso Región de Valparaíso Valparaiso
VI O'Higgins Región del Libertador General Bernardo O'Higgins Rancagua
VII Maule Región del Maule Talca
VIII Biobío Región del Biobío Concepción
IX Araucanía Región de la Araucanía Temuco
XIV Los Ríos Región de Los Ríos Valdivia
X Los Lagos Región de Los Lagos Puerto Montt
XI Aisén Región Aisén del General Carlos Ibáñez del Campo Coyhaique
XII Magallanes Región de Magallanes y de la Antártica Chilena Punta Arenas
RM Santiago Región Metropolitana de Santiago Santiago

Chính trị

Sau khi giải thể chính phủ quân sự của Pinochet, bản Hiến pháp 1980 được tu chính mấy lần như giảm nhiệm kỳ của tổng thống từ sáu năm thành bốn năm; bỏ chức nghị sĩ trọn đời; và đặt quyền bổ nhiệm vị tướng chỉ huy quân đội dưới quyền của tổng thống.
Bầu cử tổng thống Chile có thể thực hiện thành mấy đợt. Trong trường hợp năm 2001, bốn ứng cử viên không ai đạt được hơn 50% số phiếu nên có cuộc bầu cử đợt hai giữa hai ứng cử viên có số phiếu cao hơn cả: Michelle Bachelet thuộc khối trung-tả "Concertación" và Sebastián Piñera thuộc khối trung-hữu "Alianza". Kết quả là Bachelet thắng.
Quốc hội Chile tổ chức gồm lưỡng viện nhóm họp ở Valparaíso cách Santiago 140 km. Thượng viện có 38 ghế, nhiệm kỳ 8 năm và Hạ viện có 120 ghế, nhiệm kỳ 4 năm. Kể từ sau cuộc bầu cử Quốc hội Tháng Mười Một 2005 phe chính phủ nắm 20 ghế Thượng viện và 63 ghế Hạ viện. Phe đối lập có 18 ghế Thượng viện và 57 ghế Hạ viện.

Địa lý

Là một nước vừa dài, vừa hẹp ở sườn tây rặng Andes, Chile bao gồm nhiều vùng địa thế. Từ bắc đến nam, Chile có chiều dài 4.630 km nhưng bề ngang đông-tây điểm rộng nhất chỉ có 430 km. Tổng diện tích là 756.950 km², xếp Chile lớn thứ 38 trong các nước trên thế giới.
Vùng sa mạc Atacama phía bắc là vùng giàu tài nguyên địa khoáng. Thung lũng miền Trung, tuy nhỏ nhưng là cái nôi lịch sử cùng là trung tâm kinh tế và dân cư của cả nước.
Ngọn Cuernos del Paine cao 2.500 m ở nam Chile
Miền nam Chile có nhiều tài nguyên lâm sản. Đây cũng là nơi tập trung sông hồ và núi lửa. Ven biển miền nam dày đặc những vịnh hẹp (fjord), vàm sông, kênh rạch và hải đảo.
châu Nam Cực Chile cũng tuyên bố chủ quyền trên 1.250.000 km² nhưng chiếu theo Hiệp ước châu Nam Cực mà Chile đã ký kết năm 1959 thì chủ quyền của các nước đều không được thừa nhận.
Ngoài khơi Thái Bình Dương Chile kiểm soát đảo Sala y Gómez, quần đảo Juan Fernández và đảo Phục Sinh, cách đất liền 3.600 km. Đảo Phục Sinh là miền cực đông nhóm Đa Đảo của châu Đại Dương.

Khí hậu

Chile nằm hoàn toàn trong vùng khí hậu Ôn đới nhưng cũng có nơi nóng đến 43 độ và rét đến -40 độ. Năm nóng nhất là năm 2001. (45 độ).

Khí hậu Miền Bắc

Do có địa hình thẳng đứng, trải dài từ bắc xuống nam nên khí hậu Ở Chile rất đa dạng. Phía Bắc Chile có một sa mạc khô hạn nhất thế giới là Atacama, một số khu vực nơi đây hầu như chưa bao giờ có mưa. Nhiệt độ ngày và đêm khác nhau rõ rệt.

Khí hậu Miền Trung

Khu vực đường bờ biển có khí hậu ôn đới quanh năm. Trong khi đó, ở khu vực đồng bằng trên vùng cao phía Bắc miền Trung, nhiệt độ mùa hè trung bình Ở mức 260 c vào ban ngày và có thể xuống thấp tới tận 130C vào ban đêm. Khí hậu Ở miền Trung là khí hậu cận nhiệt đới địa trung hải rất đa dạng, với mùa hè khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ cao nhất là 30-330C. Mùa đông ngắn, ít mưa, nhiệt độ cao nhất là 10 –150C, nhiệt độ thấp nhất là dưới 00C.

Khí hậu Miền Nam

Miền Nam Bio Bio có mưa thường xuyên trong năm. Nhiệt độ không khác biệt nhiều giữa thời gian ban ngày và ban đêm. Tuy nhiên, ở Patagonia. khu vực cận nam, có thời tiết đa dạng hơn, thường xuyên ẩm ướt, lạnh và có gió.

Khí hậu Khu vực đảo

Thời tiết Ở đảo Easterđảo Robinson Crusoe khá dễ chịu trong suốt cả năm.

Kinh tế

Sau một thập niên phát triển đáng kể với mức tăng trưởng khoảng 8% mỗi năm, kinh tế Chile kể từ năm 1999 bước sang thời kỳ giảm sút vì tình hình suy thoái hoàn cầu liên quan đến cuộc khủng hoảng tài chánh châu Á năm 1997. Kinh tế Chile phát triển ở mức thấp đến năm 2003 thì bắt đầu có dấu hiệu hồi phục rõ rệt khi mức tăng trưởng tổng sản lượng quốc nội đạt 4%, rồi 6% năm 2004. Tuy nhiên vì giá nhiên liệu đắt đỏ và nhu cầu tiêu thụ quốc nội còn yếu kém nên kinh tế Chile vẫn chưa rực rỡ lắm.
Trong gần 30 năm qua Chile theo đuổi chính sách kinh tế cân bằng. Chính phủ quân đội trong thời kỳ 1973-90 đã cho tư hữu hóa nhiều cơ sở quốc doanh. Ba chính phủ dân sự kế tiếp cũng theo con đường đó nhưng ở tốc độ chậm hơn. Chính phủ Chile từ đó chỉ nắm giữ vai trò điều hành hạn chế ngoại trừ vài trường hợp như việc sở hữu công ty đồng CODELCO. Chile kiên quyết theo đuổi tự do mậu dịch và đã ký kết một số hiệp ước tự do mậu dịch (free trade agreement) với Hoa Kỳ, khối Liên Âu, Nhật Bản, Nam Hàn, New Zealand, Singapore, BruneiHoa lục.
Mức thất nghiệp vào thập niên 1990 ở 7% đã tăng lên 9-10% sau năm 1999. Với nền kinh tế Chile hồi phục, mức thất nghiệp tính đến Tháng Tám năm 2006 đã tụt xuống 6,8%. Tăng trưởng lợi tức tiếp tục vượt trên mức giá cả lạm phát (không quá 5% kể từ năm 1998) nên đời sống dân chúng dần khá hơn. Biến chuyển này được phản ảnh với số người sống ở dưới ngạch bần cùng giảm từ 45,1% năm 1987 xuống còn 13,7% năm 2006 và đồng peso (Chile) tăng giá so với đồng Mỹ kim. Tuy nhiên Chile vẫn phải đối phó với mức chênh lệch giàu nghèo rất lớn.
Trong thời gian 2005-2008 khi giá quặng đồng đỏ trên thị trường quốc tế gia tăng đến mức kỷ lục, ngân sách quốc gia của Chile đạt 42 tỷ Mỹ kim thặng dư.[8]
Ngày 11 Tháng Giêng năm 2010, Chile được chấp thuận làm thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (tiếng Anh: Organization for Economic Cooperation and Development, OECD), đánh dấu bước tiến của quốc gia từ những nước đang phát triển lên hàng những quốc gia tiên tiến.[9]

Ngoại thương

Một phần ba lượng đồng sản xuất trên thế giới xuất phát từ quặng mỏ ở Chile.
Năm 2006 là năm kỷ lục cho ngành ngoại thương Chile với mức tăng trưởng 31% so với năm 2005. Giá trị hàng hóa xuất cảng tăng 41%, tổng cộng là $58 tỷ Mỹ kim, trong số đó $33,3 tỷ là từ quặng mỏ đồng. Giá trị hàng nhập cảng là $35 tỷ Mỹ kim, tăng 17% so với 2005. Cán cân mậu dịch ngả về phía Chile với số bội thu $23 tỷ Mỹ kim.
Bạn hàng chính của Chile theo thứ tự là các nước châu Mỹ (42%), các nước châu Á (30%) và châu Âu (24%). Thị trường quốc tế lớn nhất đối với Chile là Hoa kỳ, phần vì "Hiệp ước Tự do Mậu dịch Hoa Kỳ--Chile" có hiệu lực từ Tháng Giêng năm 2004 đã mở rộng thương trường cho các sản phẩm. Tổng giá trị hàng hóa trao đổi song phương là $14,8 tỷ, tăng 60% so với thời kỳ trước hiệp ước. Trong vòng 12 năm nữa nếu theo đúng kế hoạch thì các ngạch thuế quan sẽ lần lượt bị bãi bỏ hoàn toàn giữa Hoa Kỳ và Chile. Việc này sẽ càng thúc đẩy ngành xuất nhập cảng song phương.
Đối với Á châu, các nước Nam Hàn, Nhật BảnHoa lục là những bạn hàng lớn nhất. Riêng với Hoa lục giá trị mậu dịch là $8,8 tỷ Mỹ kim, chiếm 66% giá trị hàng hóa Chile trao đổi với miền Viễn Đông.
Ngành nhập cảng Chile phần lớn mua hàng từ các nước châu Mỹ (54%), trong đó khối Mercosur cung cấp $9,1 tỷ và Hoa Kỳ $5,5 tỷ Mỹ kim. Khối Liên Âu bán cho Chile $5,2 tỷ Mỹ kim và Hoa lục $3,6 tỷ.
Hàng xuất cảng của Chile xưa nay trông cậy vào quặng mỏ đồng (do công ty quốc doanh CODELCO khai thác) với khả năng cung cấp cho thị trường quốc tế trong 200 năm nữa. Tuy vậy Chile đã cố gắng mở rộng loại hàng xuất cảng như lâm sản, trái cây, đồ biển, rượu vang và các thức ăn chế biến khác.

Tôn giáo

Theo điều tra dân số gần đây nhất (2002), 70% dân số trên 14 tuổi được xác định là Công giáo La Mã và 15,1% là Tin Lành. Trong cuộc điều tra dân số này, thuật ngữ "Tin Lành" để gọi tất cả các nhà thờ Kitô giáo ngoài Công giáo La Mã với một ngoại lệ là Chính Thống giáo, Mặc Môn, Giáo hội Cơ Đốc Phục Lâm, và Nhân chứng Giê-hô-va. Còn lại là các giáo phái khác như Phong trào Ngũ Tuần, Giáo hội Luther, Kháng Cách, Trưởng Lão, Anh giáo, Baptist và Methodist. Khoảng 8% dân số tuyên bố không tôn giáo, vô thần, hoặc theo thuyết bất khả tri.
Hiến pháp quy định về tự do tôn giáo, pháp luật và các chính sách khác góp phần vào việc thực hành tự do tín ngưỡng. Nhà thờ và nhà nước chính thức tách biệt ở Chile. Pháp luật năm 1999 về tôn giáo nghiêm cấm phân biệt đối xử tôn giáo. Tuy nhiên, Giáo hội Công giáo La Nã được hưởng một số đặc quyền đặc lợi và thỉnh thoảng nhận được sự ưu đãi của chính phủ. Quan chức chính phủ cũng thường tham dự các sự kiện Công giáo cũng như Tin Lành và nghi lễ của người Do Thái giáo.[10]
Các ngày lễ tôn bao gồm Giáng sinh, Thứ sáu Tuần Thánh, Lễ Đức Trinh Nữ của Carmen, Lễ kính Thánh PhêrôPhaolô, Lễ Đức Mẹ Lên Trời, ngày Lễ Các Thánh, và Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm được công nhận là ngày lễ quốc gia.[10] Chính phủ gần đây đã tuyên bố ngày 31 tháng 10, ngày khởi đầu phong trào Tin Lành là một ngày lễ quốc gia, đây được xem là một danh dự của các giáo hội Tin Lành ở Chile.
Số liệu thống kê cho biết Hồi giáo ở Chile ước tính là 3.196 người, đại diện cho 0,02% dân số. Hồi giáo đã được hưởng một lịch sử lâu dài ở Chile. Tổ chức Hồi giáo đầu tiên ở Chile, Liên Hội Hồi giáo (Sociedad Unión Musulmana), được thành lập vào ngày 25 tháng 9 năm 1926, tại Santiago. Hội tương trợ và từ thiện Hồi giáo được thành lập năm sau, vào ngày 16 tháng 10 năm 1927. Theo các nguồn của cộng đồng Hồi giáo chỉ ra rằng tại thời điểm này, ở Chile, có khoảng 3.000 người Hồi giáo, nhiều người trong số họ là người Chile bản xứ.
Đức tin Bahá'í ở Chile hiện diện vào đầu năm 1916. Cộng đồng Bahá'í đầu tiên được thành lập năm 1963. Năm 2002, cộng đồng này đã xây dựng được đền thờ Bahá'í đầu tiên ở Nam Mỹ. Chính phủ Mỹ ước tính có 6000 người Baha'is ở Chile vào năm 2007, mặc dù Hiệp hội các Tôn Giáo Lưu trữ dữ liệu ước tính có khoảng 25.000 người Baha'is trong năm 2005.

Chú thích

  1. ^ http://www.mofahcm.gov.vn/vi/mofa/cn_vakv/
  2. ^ a ă “Racial Structure”. The World Factbook. CIA. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2007.
  3. ^ a ă â “Country profile: Chile”. BBC News. 16 tháng 12 năm 2009. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2009.
  4. ^ “Human and income poverty: developing countries”. UNDP. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2008.
  5. ^ “Encuesta Casen”. Mideplan. 2007.
  6. ^ “Chile's accession to the OECD”. OECD.org. 7 tháng 5 năm 2010. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2010.
  7. ^ "Tycoon Pinera promises rapid growth for Chile" bài của BBC (tiếng Anh)
  8. ^ "Tycoon Pinera promises rapid growth for Chile" BBC
  9. ^ Chile signs up as the first OECD member in South America
  10. ^ a ă ^ a b c d "Chile". International Religious Freedom Report. United States Department of State. 19 September 2008.


Mikoyan-Gurevich MiG-19

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
MiG-19 "Farmer"
Mikoyan-Gurevich MiG-19S Farmer USAF.jpg
Mig-19 của Không quân nhân dân Việt Nam
Kiểu Máy bay tiêm kích
Hãng sản xuất Mikoyan-Gurevich OKB
Chuyến bay đầu tiên 18 tháng 09-1953
Được giới thiệu Tháng 3-1955
Hãng sử dụng chính Flag of the Soviet Union.svg Không quân Xô viết
Flag of the People's Republic of China.svg Không quân PLA
Flag of Vietnam.svg Không quân Nhân dân Việt Nam
Số lượng được sản xuất 8.500
Những phương án tương tự Shenyang J-6
Nanchang Q-5
Mikoyan-Gurevich MiG-19 (tiếng Nga: Микоян и Гуревич МиГ-19) (tên ký hiệu của NATO là "Farmer" - Nông dân) là máy bay tiêm kích phản lực thế hệ thứ hai của Liên Xô, một chỗ ngồi, gắn động cơ phản lực. Nó là máy bay đầu tiên của Liên Xô có khả năng bay với vận tốc siêu âm trên độ cao lớn. Được xem là tương đương với loại F-100 Super Sabre của Hoa Kỳ, MiG-19 là một loại máy bay chính được sử dụng để chống lại F-4 Phantom IIF-105 Thunderchief trong chiến tranh Việt Nam. MiG-19 được sản xuất bởi Mikoyan-Gurevich, bay thử lần đầu tiên vào ngày 18 tháng 9 năm 1953, nó được sử dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia, có khoảng 8.000 chiếc đã sản xuất và nó có biến thể khác là Shenyang J-6 do Trung Quốc sản xuất và Avia S-105 do Tiệp Khắc săn xuất.

Lịch sử

Vào ngày 20 tháng 4 năm 1951, OKB-155 (OKB - Cục thiết kế thực nghiệm) đã trình bày loại máy bay mới, tiếp sau mẫu máy bay chiến đấu MiG-17 dưới tên gọi là "I-340". Loại máy bay mới có 2 động cơ phản lực Mikulin AM-5 không có khả năng đốt nhiên liệu phụ (một phiên bản yếu hơn cũng được giới thiệu được trang bị động cơ Mikulin AM-3) với công suất (lực đẩy) 4.410 lbf (19.6 kN). I-340 có thể đạt tới vận tốc 725 mph (1.160 km/h; Mach 1) trên độ cao 6.560 ft (2.000 m) và 675 mph (1.080 km/h; Mach 0.97) trên độ cao 33.000 ft (10.000 m), đạt độ cao 33.000 ft (10.000 m) trong 2.9 phút, và có trần bay khoảng 55.000 ft (17.500 m). Loại máy bay mới ký hiệu là "SM-1", được thiết kế dựa trên khung của "SI-02" (mẫu đầu tiên của MiG-17, khung mới đã được thiết kế mới một số chi tiết để có thể lắp được 2 động cơ bên trong so với 1 động cơ của MiG-17. Máy bay được hoàn thành vào tháng 3 năm 1952. Máy bay mới có một buồng lái điều áp không đầy đủ, động cơ máy bay hay gây ra những tình huống bất thường như hay bốc cháy và bộ điều chỉnh không vận hành tốt. Động cơ này được cải tiến từ động cơ tiêu chuẩn AM-5A với lực đẩy lên tới 4.740 lbf (21.1 kN), động cơ này vượt quá công suất của động cơ Klimov VK-1F, làm thùng xăng phụ không thể cung cấp đủ nhiên liệu cho nó vận hành lâu dài. SM-1 vừa đủ thông số trở thành máy bay siêu âm, có thể bay với vận tốc 745 mph (1.193 km/h; Mach 1.03) trên độ cao 16.400 ft (5.000 m). Những đặc tính đó cho thấy mẫu máy bay SM-1 không đủ khả năng trở thành một loại máy bay chiến đấu siêu âm mới và động cơ AM-5F với thùng nhiên liệu phụ đã được đề nghị thay thế cho động cơ cũ. Nhưng loại động cơ này lại không được cung cấp đầy đủ, và AM-5F đã trở thành cơ sở của loại động cơ Tumansky RD-9 có sức thuyết phục hơn để đưa vào sản xuất máy bay. Những phát triển xa hơn có kết quả là "I-360" có 2 động cơ phản lực đã được hội đồng dân ủy chấp nhận, nó có ký hiệu là "SM-2", nó được cung cấp lực đẩy từ động cơ AM-5F, nhưng có chi tiết được đánh giá cao loại cánh xuôi góc lớn.
Vào ngày 15 tháng 8 năm 1953, cục thiết kế thực nghiệm Mikoyan-Gurevich đã đưa ra một loại máy bay mới, nó đã tạo nên một thế hệ máy bay chiến đấu mới. OKB đã đưa ra 2 thiết kế, bản thứ nhất một động cơ Klimov VK-7, bản thứ hai 2 động cơ Mikulin AM-9Fs. Loại máy bay chiến đấu 2 động cơ có ký hiệu là "SM-9", hơn nữa việc sản xuất SM-9 với tên gọi MiG-19, có cơ sở nền tảng từ mẫu SM-2. Mẫu thử nghiệm đầu tiên của SM-9 là "SM-9/1" bay lần đầu tiên vào ngày 5 tháng 1 năm 1954. Thùng nhiên liệu phụ đã không được lắp trong lần bay đầu tiên, nhưng nó được lắp vào trong lần bay thử thứ 2 và máy bay đã đạt đến vận tốc Mach 1.25 trên độ cao 26.400 ft (8.050 m). Lần bay tiếp theo vận tốc đã được nâng lên Mach 1.44. Những thông số trên là cơ sở của một loại máy bay mới có hiệu suất bay đầy hứa hẹn, MiG-19 được đặt sản xuất hàng loạt vào 17 tháng 2 năm 1954, mặc dù Hội đồng Dân ủy muốn có sự thử nghiệm đến trước tháng 9 năm 1954. Chiếc máy bay thành phẩm đầu tiên được giới thiệu vào tháng 3 năm 1955.
MiG-19 do Trung Quốc sản xuất với tên gọi Shenyang J-6
Ban đầu một số vấn đề đã làm nản lòng một số kỹ sư thiết kế. Điều gây hoang mang là khả năng nổ tung của thùng chứa nhiên liệu trong thân máy bay bởi nhiệt độ do động cơ gây ra, khi mà thùng nhiên liệu lại được lắp ở giữa các động cơ. Sự triển khai máy bay trong những cuộc tập trận với tốc độ cao chính là nguyên nhân chính khiến máy bay rơi. Bánh lái thiếu độ chính xác khi đang bay với tốc độ cao. Nó hạ cánh với tốc độ 145 mph (230 km/h) (so với 100 mph (160 km/h) của MiG-15), các phi công không được huấn luyện chuyển tiếp một cách cẩn thận do không có máy bay huấn luyện 2 chỗ của MiG-19. Với những vấn đề như vậy đã dẫn đến sự xuất hiện của mẫu thứ hai mang tên "SM-9/2", mẫu máy bay mới được thêm vào phanh hãm bằng không khí thứ 3 ở bụng, đưa vào hệ thống chống rung chống lại những dao động gây ra cho phi công trong khi bay với tốc độ âm thanh. Những cải tiến đó đã giúp MiG-19 cải thiện hiệu suất bay của mình, khiến nó trở thành loại máy bay số 1 trong những cuộc không chiến thời ấy. Mẫu SM-9/2 bay lần đầu tiên vào ngày 16 tháng 9 năm 1954, và đi vào sản xuất với tên gọi MiG-19S.
Có tổng cộng khoảng 8.500 chiếc MiG-19 được sản xuất, chủ yếu ở Liên Xô, nhưng MiG-19 cũng được sản xuất ở Trung Quốc với tên gọi là Shenyang J-6 và ở Tiệp Khắc với tên gọi Avia S-105. Nó phục vụ trong không quân nhiều quốc gia trên thế giới, gồm có cả Cuba, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Ai Cập, và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, Pakistan. MiG-19 được nhìn thấy các cuộc không chiến trong suốt chiến tranh Việt Nam, Chiến tranh Sáu ngày năm 1967 và chiến tranh Bangladesh năm 1971. Tất cả các biến thể của MiG-19 được sản xuất ở Liên Xô là loại có một chỗ ngồi. Mặc dù Trung Quốc phát triển mẫu máy bay huấn luyện JJ-6 cho Shenyang J-6, nhưng những người Liên Xô tin rằng việc điều khiển bằng tay dễ dàng không cần thiết phải thay đổi máy bay huấn luyện là MiG-15UTI.
Tại Liên Xô, MiG-19 nhanh chóng được thay thế bởi MiG-21 hiện đại hơn. Ở Trung Quốc thì Shenyang J-6 vẫn là loại máy bay chủ lực của không quân giải phóng nhân dân Trung Quốc, và nó được phát triển thành loại Nanchang Q-5 (tên ký hiệu của NATO là "Fantan"), một loại máy bay tấn công. MiG-19 và các biến thể của nó đã gây nhiều sự sửng sốt vì khả năng điều khiển bằng tay dễ dàng và hỏa lực mạnh, với 3 khẩu pháo 30 mm NR-30 có thể bắn ra cùng lúc 40 lb (18 kg) đạn, đủ để kẻ địch thảm bại trong các trận chiến.

Lịch sử hoạt động

Trong suốt thời gian phục vụ trong lực lượng PVO Strany (Quân Chủng Phòng Không Liên Xô) và tại Cộng hòa Dân chủ Đức, những chiếc MiG-19 đã nhiều lần ngăn chặn các máy bay do thám của phương Tây. Sự kiện đầu tiên là cuộc chạm chán giữa MiG-19 và Lockheed U-2 vào mùa thu năm 1957. Phi công MiG-19 đã trông thấy chiếc U-2 nhưng không thể bắn hạ, vì chiếc U-2 bay cao hơn chiếc MiG-19 7.000 foot. Lần thứ 2 thì chiếc U-2 của Gary Powers không gặp may mắn như thế, nó đã bị một chiếc MiG-19P bám sát truy kích, và bị bắn hạ bởi tên lửa SAM-2 (NATO gọi là: SA-2 'Guideline') vào ngày 1 tháng 5 năm 1960. Vào ngày 1 tháng 7 năm 1960, một chiếc MiG-19 đã bắn hạ một chiếc RB-47H số hiệu S/N 53-4281, đây là một chiếc máy bay do thám đang bay nhiệm vụ trong không phận Liên Xô, làm chết 4 người và 2 người bị bắt giữ (sau đó 2 người náy được trao đổi với phía Mỹ năm 1961). Một sự kiện nữa là ngày 28 tháng 1 năm 1964, một chiếc MiG-19 đã bắn hạ một chiếc T-39 Sabreliner đang bay lạc trong không phận Đông Đức khi đang bay huấn luyện, cả 3 phi công đều tử nạn.

Các biến thể của MiG-19

MiG-19 với giá treo vũ khí
MiG-19PM
  • MiG-19 (NATO: "Farmer-A") - phiên bản sản xuất đầu tiên, trang bị vũ khí 3 khẩu pháo 23 mm NR-23.
  • MiG-19P (NATO: "Farmer-B") - trang bị rada RP-1 Izumrud ở mũi, 2x 23 mm NR-23 (sau này là 2x 30 mm NR-30) ở cánh, có giá treo tên lửa không điều khiển ở mỗi cánh, có sự cải tiến khí động lực giống MiG-19S; sau này được lắp tên lửa không đối không Vympel K-13 (AA-2 'Atoll'), bắt đầu phục vụ năm 1955.
  • MiG-19PG - MiG-19P với hệ thống truyền dữ liệu mặt đất Gorizont-1.
  • MiG-19S (NATO: "Farmer-C") - làm dài phần đuôi, bộ phận chuyển động, 3 phanh không khí sau sườn bụng, máy thu điều hướng Svod, 3 khấu pháo 30 mm NR-30, lắp thêm giá đỡ tên lửa không điều khiển hoặc bom FAB-250 dưới mỗi cánh, bắt đầu phục vụ năm 1956.
  • MiG-19SF - sản xuất sau MiG-19S với động cơ RD-9BF-1 của MiG-19R.
  • MiG-19SV - phiên bản chống khí cấu do thám trên độ cao lớn, bay cao 68.044 ft (20.740 m), bắt đầu phục vụ năm 1956.
  • MiG-19SVK - MiG-19SV với cánh mới.
  • MiG-19SU (SM-50) - phiên bản bay cao để ngăn chặn Lockheed U-2; trang bị thùng chứa nhiên liệu phụ giá lắp tên lửa, đã bị loại bỏ không sản xuất do gặp vấn đề về hệ thống điều khiển và hiện tượng bổ nhào quay tròn khi bắt đầu bay với vận tốc âm thanh trên độ cao lớn.
  • MiG-19R - phiên bản trinh sát từ MiG-19S với những chiếc camera thay thế cho pháo ở phần mũi, sử dụng động cơ RD-9BF-1.
  • MiG-19PF - phiên bản 1 chỗ trang bị radar, đây là máy bay tiêm kích đánh chặn mọi thời tiết. Chế tạo với số lượng nhỏ.
  • MiG-19PM (NATO: "Farmer-E") - không trang bị pháo, mang 4 quả tên lửa điều khiển bằng sóng radio Kaliningrad K-5M NATO: AA-1 'Alkali'), bắt đầu sản xuất năm 1957.
  • MiG-19PML - MiG-19PM với hệ thống truyền dữ liệu mặt đất Lazur.
  • MiG-19PU - mang hệ thống rocket giống MiG-19SU.
  • MiG-19PT - MiG-19P mang tên lửa Vympel K-13 (NATO: AA-2 'Atoll').
  • MiG-19M - máy bay mục tiêu không người lái cải tạo từ MiG-19 và MiG-19S.
  • SM-6 - 2 chiếc MiG-19P cải tạo thành phòng thí nghiệm bay thử nghiệm Grushin K-6 phát triển AAM (có ý định phát triển cho máy bay chiến đấu Sukhoi T-3) và rada Almaz-3.
  • SM-12 - mẫu máy bay chiến đấu mới, có 4 chiếc được sản xuất, phát triển thành MiG-21.
  • SM-20 - mẫu thử nghiệm phóng tên lửa hạt nhân tầm thấp Raduga Kh-20 (NATO: AS-3 'Kangaroo').
  • SM-30 - phiên bản dùng công nghệ zero-length launch (ZEL) với giá đỡ rocket PRD-22.
  • SM-K - có thể phóng tên lửa hạt nhân tầm thấp cho thử nghiệm Raduga K-10 (NATO: AS-2 'Kipper').
  • Avia S-105 - MiG-19S được sản xuất ở Tiệp Khắc với giấy phép của Liên Xô.
  • Lim 7 - phiên bản MiG-19 của Ba Lan
  • Shenyang J-6 - phiên bản MiG-19 của người Trung Quốc. Phiên bản này được đưa vào phục vụ trong không quân Pakistan với tên gọi F-6. F-6 sau này được cải tiến để mang được tên lửa AIM-9 Sidewinder.

Các nước sử dụng MiG-19

Bản đồ các nước sử dụng MiG-19

Thông số kỹ thuật (MiG-19S)

MiG-19 3-view drawing.svg

Thông số riêng

  • Phi đoàn: 1 người
  • Dài: 12.5 m (41 ft)
  • Sải cánh:.2 m (30 ft 2 in)
  • Cao: 3.9 m (12 ft 10 in)
  • Diện tích cánh: 25.0 m² (270 ft²)
  • Trọng lượng rỗng: 5.447 kg (11.983 lb)
  • Trọng lượng cất cánh tối đa: 7.560 kg (16.632 lb)
  • Động cơ: 2× động cơ phản lực có thùng nhiên liệu phụ Tumansky RD-9B, lực đẩy 31.9 kN (7.178 lbf) mỗi động cơ.
  • Sức chứa nhiên liệu: 1.800 kg (3.960 lb)

Hiệu suất bay

  • Vận tốc cực đại: 1.455 km/h (909 mph)
  • Tầm hoạt động: 685 km (430 mi); nhiệm vụ 2.200 km (1.375 mi)
  • Trần bay: 17.500 m (57.400 ft)
  • Tốc độ lên cao: 180 m/s (35.425 ft/min)
  • Lực nâng của cánh: 302.4 kg/m² (61.6 lb/ft²)
  • Lực nâng: 0.86

Vũ khí

  • 3 khẩu pháo 30 mm NR-30 (70 viên đạn mỗi súng gắn trên cánh, 55 viên súng gắn trên thân).
  • Mang 250 kg (550 lb) bom hoặc rocket không điều khiển trên 4 giá đỡ dưới cánh.

Tham khảo

Liên kết ngoài

Nội dung liên quan

Máy bay có phát triển liên quan

Mikoyan-Gurevich MiG-17 - Nanchang Q-5 - Shenyang J-6

Máy bay có thể so sánh được

F-100 Super Sabre - Dassault Super Mystère

Danh sách tiếp nối

MiG-13 (I-250) - MiG-15 - MiG-17 - MiG-19 - MiG-21 - MiG-23 - MiG-25

Dag Hammarskjöld

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Dag Hammarskjöld
Dag Hammarskjöld
Thứ tự: Tổng thư ký thứ 2
Nhiệm kỳ: 10 tháng 4 năm 195318 tháng 9 năm 1961
Tiền nhiệm: Trygve Lie
Kế nhiệm: U Thant
Ngày sinh: 19 tháng 7 năm 1905
Nơi sinh: Jönköping, Thụy Điển
Ngày chết: 18 tháng 9 năm 1961 (56 tuổi)
Nơi chết: Ndola, Cộng hòa Rhodesia và Nyasaland

Dag Hjalmar Agne Carl Hammarskjöld (1905 - 1961) là nhà ngoại giao người Thụy Điển, Tổng thư ký thứ hai của Liên Hiệp Quốc. Ông làm Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc từ tháng 4-1953 tới khi mất trong một vụ tai nạn máy bay có nhiều tình tiết đáng ngờ vào tháng 9-1961. Nguyên nhân chính thức cái chết của ông hiện vẫn còn gây tranh cãi.

Trước khi làm Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc

Dag Hammarskjöld sinh tại Jönköping, nhưng ông trải qua thời niên thiếu ở Uppsala. Ông là con thứ tư và con út của Hjalmar Hammarskjöld, Thủ tướng Thụy Điển (1914–1917), và Agnes Almquist. Dòng họ Hammarskjöld nắm giữ những vị trí quan trọng trong triều đình Thụy Điển từ thế kỷ 17. Dag Hammarskjöld tốt nghiệp Đại học Uppsala với bằng thạc sĩ kinh tế chính trị và cử nhân luật rồi chuyển tới sống ở Stockholm.
Từ năm 1930 tới 1934, ông là thư ký của ủy ban thành phố về lao động và việc làm. Trong giai đoạn này, ông nghiên cứu và viết tiểu luận kinh tế học Konjunkturspridningen (Sự lan tỏa của chu kỳ kinh doanh) và nhận bằng tiến sĩ của Đại học Stockholm năm 1933. Năm 1936, Hammarskjöld nhận chức vụ thư ký Ngân hàng trung ương Thụy Điển, rồi phó thư ký phụ trách tài chính. Từ năm 1941 tới năm 1948, ông đảm nhận chức chủ tịch Ngân hàng trung ương Thụy Điển.
Đầu năm 1945, ông được chỉ định làm cố vấn cho chính phủ về các vấn đề kinh tế và tài chính cũng như các kế hoạch giải quyết những vấn đề kinh tế của giai đoạn hậu chiến.
Năm 1947, Hammarskjöld vào làm ở Bộ ngoại giao Thụy Điển và năm 1949 trở thành Bộ trưởng bộ ngoại giao Thụy Điển. Ông là một đại biểu có mặt ở Hội nghị Paris thông qua Kế hoạch Marshall về trợ giúp kinh tế của Mỹ cho châu Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Năm 1948, cũng tại Paris, ông tham dự hội nghị thành lập Tổ chức hợp tác kinh tế châu Âu, tiền thân của Liên minh châu Âu sau này. Năm 1951, ông được chỉ định làm quốc vụ khanh và quyền thứ trưởng bộ ngoại giao. Dù Hammarskjöld làm việc trong một nội các mà các đảng viên Dân chủ xã hội chiếm số đông, ông chưa bao giờ chính thức gia nhập một đảng phái chính trị nào. Cũng năm 1951, Hammarskjöld được cử làm phó đoàn đại biểu Thụy Điển tham dự hội nghị của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ở Paris và một năm sau là trưởng đoàn đại biểu Thụy Điển ở New York. Ngày 20-12-1954, ông được bầu vào Viện khoa học Hoàng gia Thụy Điển, thay cho cha ông.

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc

Hammarskjöld đứng bên ngoài Trụ sở Liên Hiệp QuốcNew York.
Khi Trygve Lie từ chức Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc vào năm 1953, Hội đồng bảo an quyết định mời Hammarskjöld vào vị trí đó. Đó là một bất ngờ với ông và Hammarskjöld đã được lựa chọn vào ngày 31-3-1953 với đa số 10/11 nước bỏ phiếu. Đại hội đồng đã chính thức hóa kết quả đó vào tháng Tư, với 57/60 phiếu thuận. Năm 1957, ông được bầu lại thêm một nhiệm kỳ nữa.
Hammarskjöld bắt đầu nhiệm kỳ của mình bằng cách thiết lập một bộ máy trợ lý của Liên Hiệp Quốc với 4.000 nhân viên hành chính. Ông thiết lập nên những quy định định nghĩa trách nhiệm của từng bộ phận. Ông khẳng định rằng tổng thư ký có quyền hành động trong những tình huống khẩn cấp mà không cần sự đồng ý trước của Hội đồng bảo an hay Đại hội đồng.
Trong nhiệm kỳ của mình, Hammarskjöld đã cố gắng dàn xếp những cuộc xung đột giữa Israel và các nước A-rập. Năm 1955, ông đã tới Trung Quốc để thương lượng về việc giải thoát 15 phi công Mỹ từng tham gia Chiến tranh Triều Tiên và bị Trung Quốc bắt giữ. Năm 1956, ông thành lập Lực lượng phản ứng nhanh Liên Hiệp Quốc (UNEF). Năm 1957, ông tham gia giải quyết Cuộc khủng hoảng Suez. Năm 1960, nước Cộng hòa dân chủ Congo, trước kia là Congo thuộc Bỉ, vừa mới giành được độc lập và đã yêu cầu Liên Hiệu Quốc can thiệp giúp ổn định tình hình trước những xung đột vũ trang trong nước ngày càng leo thang có nguy cơ bùng phát thành nội chiến. Hammarskjöld đã có bốn chuyến thăm tới Congo. Những nỗ lực của ông bị Liên Xô coi là vô ích và tháng 9-1960, Liên Xô không chấp hành một quyết định của tổng thư ký đưa tới Congo một lực lượng phản ứng nhanh gìn giữ hòa bình. Liên Xô, qua phát biểu của Tổng bí thư Nikita Khrushchev, yêu cầu Hammarskjöld phải từ chức và kiến nghị một định chế tổng thư ký mới với ba người, đại diện cho ba nhóm nước khác nhau, các nước tư bản, các nước xã hội chủ nghĩa và các nước mới độc lập, cùng đảm nhận.[1]

Cái chết đầy nghi vấn

Hành trình chuyến bay của Hammarskjöldvà nơi xảy ra thảm kịch, tháng 9-1961
Tháng 9-1961, Hammarskjöld nhận được tin về một cuộc đụng độ giữa lực lượng Liên Hiệp Quốc và một nhóm vũ trang ở Congo. Ông đã lên đường để đến Congo với mong muốn đạt được một thỏa thuận ngừng bắn giữa hai phía. Tối ngày 17, rạng sáng ngày 18-9-1961, chiếc máy bay DC-6B chở ông gặp tai nạn ở gần Ndola, Liên bang Rhodesia và Nyasaland (hiện là Zambia). Ông và 15 người khác đi cùng chuyến bay thiệt mạng.
Sau khi Hammarskjöld qua đời, nhà ngoại giao người Nepal Rishikesh Shaha được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc chọn để điều tra về cái chết của ông.[2]
Giải thích của những điều tra viên khi đó là máy bay của Hammarskjöld đã bay quá thấp khi tới gần sân bay Ndola, mặc dù thời tiết hoàn toàn bình thường. Không có dấu hiệu nào của một vụ đánh bom, tên lửa đất đối không hay không tặc mặc dù sau tai nạn, 180 người đã được cử tới rà soát cẩn thận một khu vực rộng sáu cây số vuông dọc theo đoạn đường bay cuối cùng của chiếc máy bay trở Hammarskjöld. Những chứng cứ khác do người duy nhất sống sót sau chuyến bay, một trong ba vệ sĩ riêng của tổng thư ký, cũng không cung cấp được gì hơn.[3]
Ngày 19-8-1998, Tổng giám mục Desmond Tutu, Chủ tịch Ủy ban đức tin và hòa giải Nam Phi (TRC) tuyên bố rằng những lá thư mới được công bố gần đây cho thấy cơ quan tình báo Anh MI5, cơ quan tình báo Mỹ CIA và cơ quan tình báo Nam Phi có liên quan tới vụ tai nạn máy bay. Một lá thư của TRC cho hay có một quả bom được đặt ở phần bánh máy bay phát nổ khi bánh chạm đất. Tuy nhiên, Tutu cũng nói rằng tính xác thực của lá thư này cần xem xét lại; Văn phòng ngoại vụ Anh đưa ra giả thuyết rằng những lá thư đó là hệ quả của việc thông tin sai lầm từ phía Liên Xô.[4]
Ngày 29-7-2005, nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh Hammarskjöld, thiếu tướng quân đội Na Uy Bjørn Egge đã có cuộc trả lời phỏng vấn với tờ báo Aftenposten về những sự kiện diễn ra xung quanh cái chết của cố tổng thư ký. Theo Egge, là nhân viên Liên Hiệp Quốc đầu tiên nhìn thấy thi thể của Hammarskjöld, trên trán ông có một lỗ thủng đã bị xử lý kỹ thuật trong những bức ảnh chụp thi thể sau đó. Theo Egge, Hammarskjöld có vẻ như đã bị ném khỏi máy bay, những ngọn cỏ và lá cây mà ông nắm chặt trong tay chỉ ra rằng rất có thể ông đã sống sót sau tay nạn và đã cố gắng bò ra xa đống đổ nát. Egge không nói thẳng rằng vết thương trên trán Hammarskjöld là một vết đạn bắn, và tuyên bố của ông không khớp với thông tin của Tổng giám mục Tutu hay những phát hiện khác trong cuộc điều tra chính thức.[5]
Trong một cuộc phỏng vấn ngày 24-3-2007 trên kênh truyền hình Na Uy NRK, một nhân vật tự nhận là lính đánh thuê và giấu danh tính tuyên bố từng ở cùng phòng với một lính đánh thuê cũng không rõ tên người Nam Phi tự nhận là đã bắn Hammarskjöld. Theo đó, kẻ sát nhân đã chết vào cuối những năm 1990.[6]

Ghi nhận

Hammarskjöld được trao giải Nobel hòa bình vào năm 1961 và đã được đề cử trước khi ông qua đời.
Sau khi Hammarskjöld qua đời, Tổng thống Mỹ John F. Kennedy tỏ ý hối tiếc vì ông đã phản đối chính sách của Liên Hiệp Quốc tại Congo và nói: "Giờ thì tôi nhận ra rằng so với ông ấy, tôi chỉ là một người nhỏ nhen. Ông ấy là chính trị gia vĩ đại nhất của thế kỷ này".[7]
Nhà sử học Paul Kennedy ca tụng Hammarskjöld trong cuốn sách của ông, The Parliament of Man như là tổng thư ký vĩ đại nhất của Liên Hiệp Quốc vì khả năng trực tiếp đương đầu với các sự vụ quốc tế của Hammarskjöld, hoàn toàn trái ngược với những người kế nhiệm ông sau này.
Đại học Carleton là trường đầu tiên trao cho Hammarskjöld bằng tiến sĩ danh dự vào năm 1954 và từ đó đến nay, trường luôn trao bằng tiến sĩ danh dự cho mọi tổng thư ký của Liên Hiệp Quốc như một phần truyền thống của trường.
Thư viện Hammarskjöld, một phần của tổng hành dinh Liên Hiệp Quốc, được khánh thành vào ngày 16-11-1961 để tưởng niệm vị tổng thư ký quá cố. Ngoài ra, còn có một thư viện Hammarskjöld nữa ở trường mà ông đã tốt nghiệp, Đại học Uppsala.
Một công viên tại Manhattan gần tổng hành dinh của Liên Hiệp Quốc, cũng như một số tòa nhà cạnh đó, được đặt theo tên ông.
Hammarskjöld còn được tưởng niệm như một người đã đấu tranh vì hòa bình trong danh sách những ngày lễ thánh trong năm của nhà thờ Tin lành ở Mỹ. Ngày tưởng niệm ông là ngày 18-9.
Nhiều trường học được đặt theo tên ông, bao gồm trường trung học cơ sở Hammarskjöld ở East Brunswick Township, New Jersey, trường trung học cơ sở Dag Hammarskjold ở Wallingford, Connecticut, trường tiểu học Dag Hammarskjold ở Parma, Ohio (đều ở Mỹ) và trường trung học phổ thông Hammarskjold ở Thunder Bay, Ontario, Canada.
Năm 1962, quỹ Dag Hammarskjöld được thành lập tại Thụy Điển để tưởng nhớ ông.[8]
Ngày 22-7-1997, Hội đồng bảo an thông qua nghị quyết số 1121 (1997) trao tặng Huân chương Hammarskjöld để ghi nhận và tưởng nhớ những ai đã hy sinh trong các chiến dịch gìn giữ hòa bình hoặc khi thực hiện các nhiệm vụ của Liên Hiệp Quốc.[9]
Quyển sách duy nhất của Hammarskjöld, Vägmärken, được xuất bản vào năm 1963. Giống như một quyển hồi ký, quyển sách bắt đầu vào khi ông 20 tuổi, năm 1925, cho tới khi ông qua đời năm 1961.[10] Quyển sách đó rất phổ biến trong giới sinh viên Mỹ giai đoạn bấy giờ.

Chú thích

Xem thêm

Liên kết ngoài



Video yêu thích 
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam


Trở về trang chính
 
hoangkim vietnam, hoangkim, hoangkimvietnam,
Hoàng Kim, Ngọc Phương NamChào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, VietnamAfricaCassavaRice, Khát khao xanh, DayvahocHọc mỗi ngày,  Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook  Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sốngThơ cho con
 

No comments:

Post a Comment