Thursday, September 4, 2014

Chào ngày mới 4 tháng 9

TangTaizong.jpg
CNM365 Chào ngày mới 4 tháng 9. Wikipedia Ngày này năm xưa. Ngày Nhập cư tại Argentina.  Năm 476 – Hoàng đế Tây La Mã cuối cùng là Romulus Augustus bị tướng Odoacer phế truất. Năm 626 – Sau sự biến Huyền Vũ môn, Lý Thế Dân lên ngôi hoàng đế triều Đường, tức Đường Thái Tông (hình). Năm 1774 – Nhà thám hiểm người Anh James Cook trở thành người châu Âu đầu tiên trông thấy New CaledoniaNăm 1998Larry PageSergey Brin thành lập Google nhằm thúc đẩy công cụ tìm kiếm web mà họ phát triển từ khi còn là sinh viên Đại học Stanford.

Đường Thái Tông

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đường Thái Tông
Hoàng đế Trung Hoa (chi tiết...)
TangTaizong.jpg
Hoàng đế nhà Đường
Trị vì 4 tháng 9, 62610 tháng 7, 649[1]
Tiền nhiệm Đường Cao Tổ
Kế nhiệm Đường Cao Tông
Thông tin chung
Hoàng hậu Trưởng Tôn hoàng hậu
Tên thật Lý Thế Dân
Niên hiệu Trinh Quán: 4 tháng 9, 626 - 10 tháng 7, 649
Thụy hiệu Đầy đủ: Văn Vũ Đại thánh Đại quảng Hiếu hoàng đế
Ngắn: Văn Hoàng Đế
Miếu hiệu Thái Tông
Triều đại Nhà Đường
Thân phụ Đường Cao Tổ
Thân mẫu Thái Mục hoàng hậu Đậu thị
Sinh 23 tháng 1, 599
Mất 10 tháng 7, 649 (50 tuổi)
Trung Quốc
An táng Chiêu lăng
Đường Thái Tông (唐太宗,; 23 tháng 1 năm 599 – 10 tháng 7 năm 649), tên thật là Lý Thế Dân (李世民), là vị hoàng đế thứ hai của triều đại nhà Đường trong lịch sử Trung Quốc, trị vì từ năm 626 đến 649. Ông là một vị vua tài ba, người đã thiết lập sự cường thịnh của Đại Đường.

Thân thế

Lý Thế Dân là con trai thứ hai của Đường Cao Tổ Lý Uyên - vị vua khai quốc Đại Đường. Mẹ ông là Thái Mục hoàng hậu.
Lý Thế Dân rất giỏi võ nghệ, có tài cầm quân, sử dụng binh pháp, lại rất can đảm, không nề những việc nguy hiểm nhất, khi tấn công thì như vũ bão. Nhất là biết lựa người và dùng người, không ngại dùng kẻ thù cũ đã đầu hàng mình. Có lần cha ông là Lý Uyên tính giết Lý Tĩnh vì một mối hận riêng, Lý Tĩnh la lên: "Ông muốn đem thái bình cho quốc gia và cứu nhân dân mà việc đầu tiên của ông là giết một người vô tội để trả một mối thù riêng!". Thế Dân thấy vậy, xin cha tha cho Lý Tĩnh, và sau Lý Tĩnh thành một tướng danh tiếng của nhà Đường. Vì vậy mà các tướng sĩ đều phục Thế Dân, và mới 18 tuổi, chàng đã nắm binh quyền trong tay, thu phục được nhiều tướng tài, tận tâm như Lý Tĩnh, Uất Trì Kính Đức, Tần Thúc Bảo...

Thống nhất Trung Quốc

Lý Thế Dân là người động viên cha đứng lên khởi nghĩa chống lại nhà Tùy tại Thái Nguyên năm 617 và là người chỉ huy quân đội đi thu phục hầu hết các vùng đất quan trọng bị chia rẽ sau khi thành lập nhà Đường, từ các đối thủ bao gồm: Tần Vương Tiết Nhân Cảo, Định Dương Khả hãn Lưu Vũ Chu, Trịnh Vương Vương Thế Sung và Hạ Vương Đậu Kiến Đức. Với sự dẫn dắt của nhà Đường nói chung và tài mưu trí thao lược của Lý Thế Dân nói riêng nên Trung Quốc đã dần thống nhất sau khi nhà Tùy sụp đổ.

Bình định phía Tây

Trong những năm 618-620, Thế Dân bình phục được hết miền Tây Bắc Trung Hoa, thắng một trận lớn ở Sơn Tây.
Tháng 4 năm Vũ Đức thứ 2 đời Đường Cao Tổ (năm 619), Đột Quyết xúi giục Lưu Vũ Chu đánh Đường, tiến công Tiên Thứ (nay là Tiên Thứ thuộc tỉnh Sơn Tây), tập trung đánh Thái Nguyên. Quân Đường phải tăng viện mấy lần mà vẫn bị đại bại. Trấn giữ Thái Nguyên là Lý Nguyên Cát trong đêm dẫn bầu đoàn thê tử tháo chạy đến Trường An. Lưu Vũ Chu men theo phía nam Phần Thủy, Phổ Châu (Châu Trị nay thuộc Lâm Phần, Sơn Tây) tiến quân, hầu như không thành nào không phá. Tháng 10 lại qua Phổ Châu, Cối Châu (nay là Dực thành ở Sơn Tây). Cùng thời gian đó, một nông dân người Hạ Huyện tên là Lữ Sùng Mậu vì phản đối quân Tùy thực hiện vườn không nhà trống nên đã tập hợp quân khởi nghĩa cùng hưởng ứng với Lưu Vũ Chu. Vương Hành Bản trước cũng là Tùy tướng đang ở Bạc Bản cũng nhân cơ hội câu kết với Lưu Vũ Chu. Vì thế thành Hà Đông của nhà Đường trong phút chốc đã bị thất thủ.
Được tin Thái Nguyên thất thủ, Lý Uyên vô cùng kinh hãi: "Cường binh Phổ Dương có tới hàng vạn, lương thảo có thể dừng cả 10 năm, một nơi hưng thịnh như vậy mà phải mất vào tay bọn chúng". Quan Trung bị đe dọa, lòng người hoang mang nhụt mất chí phòng thủ. Lý Uyên thấy khó lòng mà chống cự, đành phải "hy sinh phía đông Hoàng Hà, thận trọng gìn giữ Quan Trung".
Lý Thế Dân thì lại không chịu buông xuôi mà cho rằng chỉ cần nỗ lực giành giật lại Hà Đông để tranh thủ tình hình có lợi ban đầu là có thể giữ được, hăng hái xung phong dẫn 3 vạn tinh binh đi bắt Lưu Vũ Chu, chiếm lại thành đã mất.
Lý Thế Dân quyết lợi dụng khoảng thời gian tháng 11 năm nay sông Hoàng Hà đóng băng, dẫn quân vượt qua sông đến đóng quân tại Bách Bích (nay là phía tây nam Tân Triết, tỉnh Sơn Tây) - nơi có thể trông thấy thuộc hạ của Lưu Vũ Chu là Tống Kim Cương. Tống Kim Cương vốn là thủ lĩnh một đội nghĩa quân hơn vạn người ở Dị Châu (nay là Dị Huyện, Hà Bắc) vừa bị Đậu Kiến Đức đánh bại nay quy hàng theo Lưu Vũ Chu, trở thành em rể của Lưu Vũ Chu.
Lý Thế Dân hiểu rằng đối với một kẻ thù hung mãnh như vậy, chỉ có thể bằng cách tranh thủ lúc có thời cơ thuận lợi mới có thể tiêu diệt; khinh suất manh động thì chỉ có thể bại. Vì vậy, sau khi định quân ở Bách Bích, chỉ cho bộ phận nhỏ binh mã ra quấy nhiễu, còn quân chủ lực kiên quyết không ra đánh, nằm im chờ cơ hội. Tống Kim Cương ra sức công thành nhưng Lý Thế Dân vẫn nằm im bất động, chỉ dùng cung bắn tên để đuổi lui quân địch.
Tháng 12, Lý Thế Dân cho một đội quân dùng chiến thuật "địch tiến ta lùi, địch lùi ta tiến" liên tục gặp thuận lợi và giành thắng lợi liên tiếp. Tướng lĩnh nhà Đường sốt ruột, thi nhau thỉnh chiến. Lý Thế Dân lại nhận thấy thời cơ chưa đến nên bỏ ngoài tai tất cả và ra nghiêm lệnh nằm im tịnh thủ Bách Bích.
Mãi tới tháng 4 năm sau, Tống Kim Cương mặc dù có tinh binh mãnh tướng nhưng rồi nhuệ khí cũng giảm. Lương thực dự trữ trong kho đã hết, hiện hoàn toàn duy trì bằng cách đi cướp bóc, lại thấy Lý Thế Dân cố thủ không chịu đánh, không có cách nào giành thắng lợi sớm nên đành cho bọn Tầm Tương đi sau yểm trợ để tản về phía bắc. Khi đó Lý Thế Dân mới chụp lấy cơ hội phá cổng thành, quyết đánh không tha.
Lý Thế Dân đuổi kịp và đại phá quân Tầm Tương tại Lữ Châu (nay là Hoắc Huyện, tỉnh Sơn Tây). Sau đó không một phút chậm trễ, tiếp tục đuổi theo, một ngày đêm hành quân hơn 200 dặm, đánh hơn 10 trận lớn nhỏ. Đuổi đến Cao Bích Lĩnh (nay thuộc phía nam Linh Thạch, tỉnh Sơn Tây) thì quân Lý Thế Dân cũng hết lương thảo, sĩ tốt cũng mệt mỏi nhiều. Lưu Hoằng Cơ vội kéo dây cương ngựa của Lý Thế Dân nói rằng: "Quân sĩ đói mệt, cho dù thế nào cũng phải chờ lương thảo tới. Đợi quân sĩ no bụng có đủ dũng khí rồi đuổi tiếp cũng chưa muộn mà!". Nhưng Lý Thế Dân bảo: "Tống Kim Cương cùng đường tháo chạy, quân lính đang phân tâm. Nếu chờ lương thảo tới, một khi cơ hội đã mất đi thì khi đó có hối cũng muộn rồi!". Nói rồi lại giục ngựa đuổi theo, đuổi đến Tước Thử Cốc (nay là Hiệp Cốc ở phía tây nam Giới Tức, tỉnh Sơn Tây), trong một ngày giao đấu với Tống quân 8 hiệp, bắt giết hơn vạn người, Tống Kim Cương lại tiếp tục tháo chạy.
Tướng sĩ cũng đang rất đói lại phải nhanh chóng tiến quân về phía bắc. Tống Kim Cương trong tay chỉ còn hơn vạn binh sĩ, vừa mới đến thành Giới Hưu, không thể ngờ rằng Lý Thế Dân đã đuổi đến nơi nên vừa lâm trận đã bị đánh bại bỏ lại binh mã tháo chạy về phía bắc.
Lý Thế Dân đang tìm cách chiêu hàng thuộc hạ của Tống Kim Cương là Uất Trì Cung và Tầm Tương thì có người vào báo: Lưu Vũ Chu ở Tịnh Châu (tức Thái Nguyên, thấy Tống Kim Cương bị thất bại hoàn toàn sợ Lý Thế Dân đuổi đến nên đã tháo chạy về phía bắc. Nghe tin, Lý Thế Dân vội vã dẫn kỵ binh ngày đêm bắc tiến. Lưu Vũ Chu, Tống Kim Cương quả thật bị sợ hãi vô cùng chi biết đem hơn 100 kỵ binh nhằm hướng Đột Quyết mà đi, về sau bị bỏ mạng ở Đột Quyết.
Vùng Hà Đông lại quay về với Lý Đường, một lần nữa thế tranh hùng hướng Đông của nhà Đường lại xuất hiện.

Bình định phía Đông

Hai năm 620-622, Thế Dân chuyển quân qua phía Đông, đánh Trịnh Vương là Vương Thế SungLạc Dương (Đông Kinh), để tiến tới Sơn Đông.
Tháng 7 năm 620, Lý Thế Dân thống lãnh 7 đạo quân, 25 đại tướng và hơn 10 vạn binh mã tiến đánh Lạc Dương với mục đích tiêu diệt thành Lạc Dương của Vương Thế Sung. Đến tháng 9 đã quét sạch được cứ điểm ngoại vi, vây khốn Lạc Dương.
Lý Thế Dân muốn đánh nhanh hạ gục thành nhưng không ngờ Vương Thế Sung dựa vào thế thành cao hào sâu cố thủ, dằng dai mãi đến đầu năm sau mà thế cục chẳng mấy sáng sủa. Vương Thế Sung bị vây trong thành mấy tháng, quân dân đều đói, sai người cầu cứu với Hạ vương là Đậu Kiến Đức.
Khi hay tin, Đậu đem 30 vạn quân tới cứu Lạc Dương. Đậu Kiến Đức muốn duy trì thế chân vạc giữa ba nước, sợ nếu Vương Thế Sung thất thủ thì lực lượng của nhà Đường càng lớn mạnh, đến lúc đó thì vận mệnh của mình khó tránh hiểm nguy nên vội vã dấy binh ngày đêm đi cứu viện.
Các tướng của Thế Dân ngại không chống nổi cả hai mặt, muốn rút quân vây Lạc Dương về. Thế Dân cương quyết không nghe. Ông cho rằng: Đậu Kiến Đức đích thân dẫn quân đến tăng viện, thế đang mạnh. Nếu sợ hãi rút lui để cho Đậu - Vương hợp sức với nhau thì càng nguy. Vương Thế Sung đơn độc cố thủ giữ thành, quân tàn, lương thực hết, không khó khăn gì có thể kiềm chế được. Quân Đậu Kiến Đức vừa chiến thắng, quân sĩ đang trong lúc tự mãn sinh lười biếng. Nếu quân đội của ta dám nghênh đón trước, giữ lấy cửa Hổ Lao thì có thể chẹt được yết hầu quân Đậu Kiến Đức. Nếu sợ hãi lui quân thì mất đi cơ hội tốt, đợi khi quân Đậu Kiến Đức vượt qua Hổ Lao, đúng lúc những khu vực gần thành Lạc Dương vừa lấy được bị Đậu Kiến Đức cướp mất thì quân Đường mới thực sự rơi vào nguy hiểm.
Thế là, Lý Thế Dân ra lệnh cho Lý Nguyên Cát, Khuất Đột Thông tiếp tục vây khốn Lạc Dương, chỉ chọn cách vây mà không đánh. Còn bản thân mình thì lãnh đạo Lý Thế Tích, Trình Tri Tiết, Tần Thúc Bảo, Uất Trì Kính Đức, chỉ rút một phần nhỏ là 3.500 quân; và dùng 3.500 quân đó với 1 vạn quân trong đồn Tị Thủy ở gần Lạc Dương để chống với 10 vạn quân của Đậu Kiến Đức. Ông dùng chiến thuật tập kích, đánh phá những đoàn tiếp tế lương thực của Đậu.
Đậu Kiến Đức quyết định dốc hết toàn lực quyết một trận với quân Đường. Ông ta đã sắp xếp binh mã, bày binh bố trận, phía bắc dựa vào con sông lớn, phía nam dựa vào núi, phía tây đến tận Phiếm Thủy, trận địa rộng đến hơn 20 dặm. Lý Thế Dân đem theo Uất Trì Kính Đức lên trên cao nhìn xuống để tìm ra chỗ sơ hở và nhược điểm của quân địch. Sau một hồi xem xét, Lý Thế Dân bèn nói: "Nay tuy chúng đã bày trận lớn nhưng vẫn nhốn nháo vô độ, hàng ngũ cũng mất trật tự, thể hiện sự vô tổ chức, vô kỷ luật. Ta mà không có động tĩnh gì thì dũng khí của đối phương sẽ tự suy sụp. Lâu dần như vậy binh sĩ sẽ mệt mỏi, tất sẽ đều muốn quay về. Ta có thể khẳng định rằng chỉ trong một ngày, chỉ cần một đội tinh binh cũng có thể tiêu diệt được toàn bộ quân Đậu".
Quả nhiên quân Đậu bày trận từ sáng đến trưa, quân sĩ không được ăn uống gì nên đều vừa đói vừa mệt, đội ngũ hỗn loạn. Lý Thế Dân lệnh cho Vũ Văn Sĩ dẫn 300 kỵ binh hành quân từ phía bắc hướng về phía nam đến trước trận địa của quân Đậu, nếu thấy trận địa của địch nghiêm chỉnh thì không được đánh mà phải nhanh chóng quay về, còn nếu thấy thế trận dao động thì phải nhân thế mà đột kích. Thế trận của quân Đậu quả nhiên rất loạn, Lý Thế Dân lập tức lệnh cho toàn quân xuất kích, đánh đến đâu là quân Đậu tan tác đến đó. Trình Tri Tiết, Tần Thúc Bảo cùng với mãnh tướng đến từ Tây Đột Quyết - Sử Đại Nại cùng các kỵ binh sau khi xông thẳng vào quân Đậu thì trước tiên là cuốn cờ của quân Đường lại, xông thẳng từ trước ra sau quân Đậu rồi mới giương cao cờ giết quân Đậu từ phía sau. Quân Đậu rơi vào thế hỗn loạn vô cùng.
Quân Đậu tan tác, quân Đường thừa thắng truy kích đến hơn 30 dặm, bắt giữ được hơn 5 vạn tù binh, bắt sống được Đậu, đưa về thành Lạc Dương cho Vương Thế Sung thấy. Vương phải đầu hàng.
Quân Thế Dân vào chiếm thành, quân lệnh nghiêm ngặt, không cướp bóc giết hại một người dân. Vậy là chỉ trong một trận mà Thế Dân thắng được hai nước Trịnh và Hạ, làm chủ được trọn Hoa Bắc.

Bình định phía Nam

Tại Hoa Nam có hai tiểu vương, một làm chủ phía Tây, một làm chủ phía Đông ở Nam Kinh. Tiêu Tiển là dòng dõi nhà Lương, khởi binh ở Hồ Nam, mới được 5 ngày đã quy phục được mấy vạn người. Vì thế ông đã tự xưng làm hoàng đế nhà Lương, định đô ở Giang Lăng (Giang Lăng, Hồ Bắc ngày nay). Đến năm đầu Đường Vũ Đức (năm 618) đã có đến hơn 40 vạn binh, chiếm cứ cả một vùng rộng lớn, phía nam từ Giao Chỉ, phía bắc đến Hán Thủy, phía tây đến Tam Hiệp, phía đông đến Cửu Giang.
Nhà Đường đã chiếm được Tứ Xuyên ở thượng lưu sông Dương Tử. Thế Dân sai Lí Tĩnh dùng thuyền chở quân, từ Tứ Xuyên đổ xuống một cách bất ngờ. Tháng 9 cũng đúng vào mùa lũ, nước sông Trường Giang dâng cao, tướng sĩ đều cho rằng lúc này không thể dùng thuyền được. Lý Tĩnh lại khuyên Lý Hiếu Cung lập tức tiến quân, tiến công hết tốc lực, Tiêu Tiến chắc chắn không kịp phòng bị, tất sẽ bị bắt.
Lý Hiếu Cung đã chọn cách của Lý Tĩnh, đích thân dẫn hơn 2000 chiến hạm cùng với Lý Tĩnh tiến công ngay trong ngày hôm đó. Phòng tuyến dọc sông của Tiêu Tiển tuy có mà cũng như không, ngay lập tức bị quân Đường đập tan, thu được hơn 300 chiến hạm. Tiêu Tiến thấy mùa lũ đến nên đã giải tán quân để đi lo việc nông vụ ở các nơi, vì thế đành phải dùng các binh sĩ già bày trận nghênh chiến. Quân của Lý Tĩnh đại phá quân địch, đuổi đến tận dưới chân đô thành của Tiêu Tiển, sau đó chia quân đi thu nhặt được vô số chiến hạm.
Lý Hiếu Cung lại chọn kế sách của Lý Tĩnh, ra quân lệnh nghiêm cấm việc cướp giết. Vì thế mà các châu huyện ở phía nam nghe tin đều đến quy phục. Hơn 10 vạn viện binh cũng cởi giáp xin hàng. Nước Lương ở phía Tây phải đầu hàng. Rồi thừa thế, quân Lí Tĩnh xuôi dòng chiếm nốt Nam Kinh (622). Sau đó chỉ còn phải dẹp những bọn phản loạn nhỏ, và từ năm 625, nhà Đường cơ bản thống nhất Trung Hoa.
Thời Nhà Đường, Trung Quốc thịnh trị cả về văn hóa, kinh tế và chính trị nên được gọi là "Thịnh Thế Thiên Triều".

Sự biến cửa Huyền Vũ

Sự biến cửa Huyền Vũ (Huyền Vũ môn chi biến) là sự kiện tranh giành quyền lực giữa các con trai Đường Cao Tổ là Thái tử Lý Kiến Thành, Tần Vương Lý Thế Dân và Tề Vương Lý Nguyên Cát. Kiến Thành và Nguyên Cát liên minh chống lại Thế Dân, hai bên mâu thuẫn gay gắt, ra sức xây dựng thế lực riêng và dùng nhiều thủ đoạn để triệt hạ lẫn nhau.
Những năm 625, 626, cảm thấy sự tranh đoạt ngôi vị giữa các con sẽ gây ảnh hưởng xấu cho triều Đường mới thành lập, Lý Uyên dần dần tỏ ý muốn cắt giảm quyền lực của Lý Thế Dân, củng cố ngôi vị Thái tử. Trong khi Lý Kiến Thành chủ động xin đi đánh dẹp Lưu Hắc Thát và chiến thắng trở về, địa vị càng thêm vững chắc thì hàng loạt thuộc hạ của Lý Thế Dân bị điều động đi xa, cùng năm đó Đột Quyết xâm lấn, Đường Cao Tổ cũng không cử Lý Thế Dân đi đánh dẹp như thường lệ mà giao việc này cho Lý Nguyên Cát. Lý Thế Dân biết ý cha mình đã định nên quyết định ra tay trước. Theo mưu kế của thuộc hạ, Lý Thế Dân dâng tấu tố cáo Lý Kiến Thành và Lý Nguyên Cát tư thông với hậu cung, khiến Đường Cao Tổ hoài nghi, cho triệu cả ba vào cung tra xét thực hư. Lý Thế Dân ngầm đặt phục binh ở cửa Huyền Vũ, đợi lúc Kiến Thành và Nguyên Cát đi vào liền đổ ra giết chết cả hai. Lý Kiến Thành bị Thế Dân bắn chết, Lý Nguyên Cát bị Uất Trì Kính Đức giết chết. Lúc này, Phùng Dực, Phùng Lập là thuộc hạ của Thái tử và các tướng lĩnh trong phủ Tề Vương như Tiết Vạn Triệt đã dẫn hàng ngàn binh mã tấn công Huyền Vũ môn nhưng chưa phá được thì Uất Trì Kính Đức đã chặt thủ cấp của Lý Kiến Thành và Lý Nguyên Cát để phủ dụ. Thấy Thái tử, Tề Vương đều đã chết, đạo binh mã này mới tan.
Đây là một vết đen trong đời Thế Dân, chẳng những anh và em ông bị giết, mà theo lệ, 5 người con trai của Kiến Thành và 5 người con trai của Nguyên Cát cũng bị hành hình, sợ họ sẽ trả thù cho cha.[2]
Vua cha Cao Tổ sửng sốt trước sự biến, nhưng trước việc đã rồi, ông không thể trị tội nốt Thế Dân vì bản thân Thế Dân là người có công chinh chiến đánh dẹp để dựng lên cơ nghiệp nhà Đường, có nhiều uy tín với trăm quan và có vây cánh mạnh. Vì thế Đường Cao Tổ đã khôn khéo rút lui, nhường ngôi cho Thế Dân, lên làm Thái thượng hoàng, sống an nhàn tới cuối đời (mất năm 635).
Năm 626, Lý Thế Dân lên ngôi, tức là vua Đường Thái Tông.

Trị vì

Đối nội

Sau khi Đường Cao Tổ qua đời, Thái Tông thả ngay 3.000 cung nữ của Cao Tổ, cho về với cha mẹ.[3]
Đường Thái Tông là vị vua giỏi việc cai trị quốc gia. Tùy Dạng Đế sau khi giành được ngôi hoàng đế vội vàng ăn chơi xa xi vô độ, kết quả biến nhà Tùy từ một đế quốc giàu có bậc nhất thành một vương triều đoản mệnh. Lý Thế Dân không lặp lại sai lầm đó. Ông thực hành một loạt chính sách giảm nhẹ sưu thuế, thúc đẩy sản xuất. Ông nói:
Muốn làm vua được tốt, cần trước tiên để trăm họ sống nổi. Nếu vì mình mà làm tổn hại đến trăm họ, giống như cắt thịt đùi ăn vào bụng, bụng no thì người cũng chết.
Năm Trinh Quán thứ 1, Lý Thế Dân muốn xây dựng một cung điện, nguyên liệu đã chuẩn bị xong, nhưng vừa nhớ đến phải "giảm sự xa xỉ, tiết kiệm chi tiêu", ông quyết định không xây nữa. Tháng 8 năm Trinh Quán thứ 2, quần thần 3 lần kiến nghị xây lầu gác ở trên cao để cải thiện ẩm thấp trong cung điện, nhưng Lý Thế Dân kiên quyết không đồng ý. Năm Trinh Quán thứ 4. ông nói với các đại thần: "Việc trang hoàng lộng lẫy cung điện, tham luyến cảnh đẹp, vui chơi trong lầu gác đình đài, tuy là nguyện vọng của mỗi vị vua nhưng sự xa xỉ hoang phí là mối họa cho dân chúng, vì vậy không thể tùy tiện xây dựng". Việc vua và quan phủ giảm bớt sự xa xỉ, dân chúng thì tăng thời gian lao động của mình trên đồng ruộng khiến sức sản xuất tự nhiên phát triển.
Đầu đời Trinh Quán, các địa phương ở Quan Trung liên tục 3 năm xảy ra tai nạn, Thái Tông hạ lệnh mở kho phát chẩn cho dân. Kết quả, sau nạn đói, mọi nhà vẫn còn lương ăn. Thái Tông còn hạ lệnh lấy vàng bạc, vải lụa trong kho của hoàng gia chuộc những nạn dân phải bán mình làm nô tì.
Đường Thái Tông chú ý cất nhắc nhân tài. Một lần ông phát hiện có một viên quan trình lên một bản sớ tấu viết rất hay, hỏi ra mới biết do một người không có bất kỳ chức vị gì tên Mã Chu viết, Thái Tông lập tức chọn ông ta làm quan, thăng thẳng lên đến Tể tướng. Đường Thái Tông biết Tể Tướng Phong Đức Di vì không tìm được nhân tài mà suốt ngày buồn rầu than thở, liền nói với ông ta:
Dùng người như sử dụng đồ vật, mỗi người chọn lấy sở trường của họ, thì đâu có thiếu nhân tài kỳ sĩ. Lẽ nào thời thịnh trị ngày xưa lại phải mượn lấy nhân tài ở một thời đại khác? Đó chẳng qua là khanh không khéo biết người đó thôi.
Các cải cách của Thái tông về tổ chức hành chánh tỉnh đáng coi là quan trọng và lâu bền nhất. Nhà Tần đặt ở đầu mỗi quận một quan văn coi về hành chánh và một quan võ coi về võ bị, quyền ngang nhau. Nhà Hán bỏ chế độ đó, chỉ dùng quan văn. Nhưng sau đời Hán, loạn lạc liên miên, sự cai trị các quận giao cho quan võ do bọn vương hầu cử. Thái tông loại lần lần các quan võ đó, mà đích thân lựa những người có học, có hạnh tốt thay vào. Chế độ tuyển cử đó có vào đời Tùy, nhưng tổ chức còn sơ sài. Thái tôn theo Tùy, đặt ra khoa tiến sĩ trọng văn từ, khoa minh kinh trọng sự tinh thông một kinh. Lễ bộ coi việc khảo thí; người nào đậu rồi, muốn làm quan thì phải thi lại ở bộ Lại, có đậu mới được bổ dụng. Các kì thi tổ chức rất nghiêm và rất công bằng. Thí sinh mà gian lận thì bị trừng trị nặng, giám khảo mà gian lận thì bị cách chức.
Chính sách dùng thi cử để lựa người cai trị dân lúc đó là tiến bộ nhất đương thời. Nó làm cho quyền hành của giới quý tộc bị cha truyền con nối bị thay thế bằng quyền hành của giới bình dân nhưng có tài năng, trí tuệ.[3]
Đường Thái Tông rất thích câu nói cảnh giới của đại thần Ngụy Trưng: "Nghe rộng thì sáng, nghe thiên lệch thì tối", cho nên khi cùng tể tướng bàn việc đều gọi gián quan tham gia; đối với người dám chỉ ra sai lầm của vua, có khi còn đặc cách khen thưởng. Ông từng nói với quan viên 3 tỉnh (cơ quan nhà nước cấp cao):
Theo chỉ ý của ta mà làm, không có một câu ý kiến bất đồng thì làm thế nào được? Từ nay về sau, nếu có chiếu sắc không thích hợp, cần chỉ ra, không được biết mà không nói.
Ở thời kỳ đầu Trinh Quán, Đường Thái Tông đúng là giỏi việc cai trị, nhưng cuối đời ông lại sống theo cách xa hoa, xây dựng ngày một nhiều. Đối với lời can gián, có khi cũng không chịu nghe. Về điểm này, ông cũng có nhận ra. Trước khi chết một năm, ông nói với Thái tử Lý Trị:
Một đời mình tuy công lớn hơn lầm lỗi, nhưng "nếu đem so sánh với tận thiện tận mỹ thì còn rất đáng hổ thẹn.
Theo truyền thuyết, nhà sư Đường Huyền Trang (Đường Tăng) đi Tây Thiên lấy kinh được ông kết làm huynh đệ.

Đối ngoại

Với Đột Quyết

Năm 626, chỉ sau khi Lý Thế Dân lên ngôi được 12 ngày, một dân tộc lớn mạnh ở phương Bắc là Đột Quyết do Hiệt Lợi lãnh đạo đã phát binh xuống phía Nam, đánh đến phía bắc Tiện Kiều, sông Vị Thủy, cách Trường An 40 dặm. Để chứng tỏ thực lực của triều Đường, Thái Tông thân dẫn các vị đại thần, phóng ngựa ra bờ sông Vị Thủy trách mắng Đột Quyết đã làm trái những điều thỏa thuận, buộc Đột Quyết lại phải cam kết liên minh lần nữa và lui binh.
Năm 629, Đột Lợi lại cho quân cướp phá biên giới, như vậy là xé minh ước. Thái Tông sai Lý Tĩnh đem hơn 10 vạn đại quân Bắc phạt đánh Đột Quyết. Năm sau, quân Đường đánh bại Đột Quyết, giết 10 vạn lính Đột Quyết, bắt được trai gái 15 vạn người, bắt cả Khả hãn Hiệt Lợi. Đông Đột Quyết mất. Từ đó trở đi, Đường Thái Tông được Đột Quyết tôn làm Thiên Khả hãn.
Thổ Cốc Hồn cũng thường cướp phá biên giới gần miền ngọn sông Hoàng Hà, ở Cam TúcLương Châu. Năm 634, Thế Dân lại sai Lí Tĩnh đi dẹp. Lí Tĩnh chia quân làm 2 đạo, một đạo chính Lí chỉ huy, tiến lên phía bắc, một đạo do Hầu Quân Tập chỉ huy tiến theo dãy núi Côn Lôn ở phía Nam. Đạo phía Bắc phá tan quân Thổ Cốc Hồn ở dãy núi Kokongr; đạo phía Nam đã làm được một kì công: leo dãy núi Côn Lôn rất cao, tuyết phủ quanh năm, người và ngựa đều phải ăn băng và tuyết. Họ thình lình tập kích quân Thổ Cốc Hồn trên bờ một hồ nước tại ngọn sông Hoàng Hà. Quân Thổ Cốc Hồn hoảng hốt bỏ chạy; quân Đường đuổi theo. Tới Thanh Hải, Thổ Cốc Hồn bị quân Lí Tĩnh đón đầu và tận diệt. Khả hãn Thổ Cốc Hồn bị một tướng làm phản giết. Một Khả hãn khác lên thay, chịu thuần phục nhà Đường.

Với người Hồi giáo

Nhà tiên tri Muhammad (570 - 632), người sáng lập đạo HồiẢ Rập đã viết thư cho ba đại đế thế giới thời bấy giờ là hoàng đế Đông La Mã Heraclius, hoàng đế Ba Tư Khosrau II và Đường Thái Tông, buộc họ phải chấp nhận đạo Hồi, nếu không thì sẽ bị trừng trị. Nhận được thư, Đường Thái Tông cho người Ả RậpTrung Hoa được xây thánh đường đầu tiên của họ ở phía Đông.[3]

Với Cao Câu Ly

Thời nhà Tùy, Tùy Dạng Đế đã đem tới 130 vạn quân, chia làm 4 đợt tấn công Cao Câu Ly nhưng đại bại. Cuối thời Đường Thái Tông, nước Cao Câu Ly có loạn: một vị đại thần tiếm ngôi, và đem quân đánh một nước nhỏ, Tân La, khiến Tân La phải cầu cứu nhà Đường. Thái Tông thân chinh đem quân đi đánh Cao Câu Ly. Ông dùng cả hải quânlục quân; một đạo vượt biển vào gần vàm sông Áp Lục, một đạo vòng vòng lên phía bắc theo đường bộ, đánh Liêu Dương. Quân Đường thắng được nhiều trận lớn, rồi vây thành An Thị ở bán đảo Liêu Đông. Sau 63 ngày, quân Đường không hạ nổi thành, phải rút lui về.[3]
Cuộc chiến này không đạt mục đích trừng trị loạn thần tiếm ngôi mặc dù chiếm được Liêu Dương và nhiều thành khác, bắt 7 vạn người Cao Câu Ly làm nô lệ. Theo lệ, 7 vạn nô lệ đó sẽ được chia cho tướng sĩ, nhưng nhà vua không nỡ, thấy họ khóc lóc thảm thiết vì cha con vợ chồng phải chia ly, nên bỏ tiền ra chuộc họ và cho họ định cư ở Trung Quốc, kiếm việc làm ăn.[3]

Nghi vấn sửa sử

Theo Tư trị thông giám cuốn 196 và 197, Đường Thái Tông đã nhiều lần yêu cầu xem và sửa quốc sử.[4] Do vậy các nhà nghiên cứu lịch sử hiện đại có ý đặt ra nghi vấn về sự trung thực của các tài liệu sử học viết về Đường Thái Tông nói riêng và viết về thời kỳ này nói chung, đặc biệt là đoạn sử viết về Lý Kiến Thành và sự biến Huyền Vũ môn.

Cuối đời

Gần cuối đời, Thái Tông phải thấy cảnh chính con trai là thái tử Lý Thừa Càn làm phản, muốn giết ông để cướp ngôi. Lý Thừa Càn vốn không chịu học hành, chỉ thích sống lêu lổng, dựng lều trong vườn cấm, cùng với một bọn lưu manh cướp bóc dân chúng đem về nhậu nhẹt, hát những bài hát Hồ. Nhiều đại thần khuyên Thái tông truất ngôi thái tử mà đưa người con khác lên, nhưng ông sợ các con sẽ dẫm vào vết xe đổ của chính mình nên không nghe theo, cứ giữ đúng tôn pháp nhà Chu, chỉ con cả của dòng vợ chính mới được nối ngôi.
Sau Lý Thừa Càn nghe lời bạn xúi giục, âm mưu giết cha để cướp ngôi để mau được sống theo ý mình. Âm mưu bị lộ, Thái Tông không nỡ giết, chỉ đày đi Tứ Xuyên, năm sau Lý Thừa Càn chết tại đó.
Năm 649, Đường Thái Tông nên qua đời, hưởng thọ 51 tuổi, được truy tôn miếu hiệuThái Tông, thụy hiệu Văn hoàng đế, táng tại Chiêu lăng. Ông đưa Lý Trị lên thay làm Thái tử.
Đời Đường Thái Tông chỉ đặt 1 niên hiệu là Trinh Quán (626 – 649). Thái tử Lý Trị lên thay, tức là Đường Cao Tông.

Gia quyến

  1. Văn Đức Thuận Thánh hoàng hậu Trưởng Tôn thị (文德順聖皇后长孙氏, 601 - 636), em gái của Trưởng Tôn Vô Kỵ (长孙无忌), con là Lý Thừa Càn, Lý Thái, Lý Trị.
  2. Vi Quý phi (韋貴妃; 597 - 665) Vi Khuê, con là Kỷ vương Lý Thận, sau khi Trưởng Tôn Hoàng hậu qua đời, công việc Hậu cung do bà cai quản. Sau Cao Tông tôn bà làm Kỷ Quốc Thái phi.
  3. Dương Quý phi (杨贵妃), con là Triệu vương Lý Phúc.
  4. Yến Đức phi (燕德妃, 609 - 671), con là Việt vương Lý Trinh, Cao Tông tôn phong làm Việt Quốc Thái phi.
  5. Trịnh Hiền phi (鄭賢妃).
  6. Từ Hiền phi (徐賢妃; 627 - 650), tên là Từ Huệ (徐惠), ban đầu là Tài nhân, Tiệp dư tiến phong thành Sung dung. Khi Thái Tông chết, Từ Huệ chết theo, truy phong làm Hiền phi.
  7. Dương Phi (楊妃), con gái của Tùy Dạng đế, con trai là Ngô vương Lý Khác.
  8. Âm Tần (陰嬪), nguyên phong là Âm Đức phi, do con trai là Tề vương Lý Hữu mắc tội, giáng làm Âm Tần.
  9. Vi Chiêu dung (韋昭容).
  10. Chiêu nghi (昭儀) không rõ danh tính.
  11. Tiệp dư (婕妤) không rõ danh tính.
  12. Dương Tiệp dư (楊婕妤), con gái thứ ba của Dương Cung Đạo[5].
  13. Tiêu Mỹ nhân (蕭美人), con gái thứ hai của Tiêu Thước.
  14. Thôi Tài nhân (崔才人), trưởng nữ của Thôi Hoành Đạo.
  15. Tiêu Tài nhân (蕭才人), con gái thứ hai của Tiêu Khanh.
  16. Võ Tài nhân (武才人), tên là Mị Nương (媚娘), sau trở thành Tắc Thiên hoàng hậu của Đường Cao Tông Lý Trị.
  17. Tam phẩm Cung nhân Chu thị (三品宮人周氏).
  18. Thất phẩm Điển đăng (七品典燈).
  19. Đao nhân Cao thị (刀人高氏).
  20. Vương thị(王氏), con trai là Tương vương Lý Uẩn.
  21. Sào Vương phi Dương thị (巢王妃楊氏), nguyên là vợ Tề vương Lý Nguyên Cát), con trai là Tào vương Lý Minh.

Con cái

Trai

  1. Thường Sơn quận vương → Trung Sơn quận vương → hoàng thái tử Lý Thừa Càn, mẹ là Trưởng Tôn hoàng hậu, sau bị phế làm thứ dân, sau khi chết được khôi phục lại làm Thường Sơn mẫn vương[6].
  2. Sở vương Lý Khoan (mẹ không rõ, chết sớm)
  3. Trường Sa quận vương → Hán vương → Thục vương → Ngô vương → Định Nam quận vương→ phế làm thứ dân[7] → Uất Lâm vương Lý Khác (mẹ là Dương phi, con gái của Tùy Dạng đế)
  4. Nghi Đô quận vương → Vệ vương → Việt vương → Ngụy vương → giáng làm Đông Lai quận vương → Thuận Dương quận vương → Bộc Cung vương Lý Thái (mẹ là Trưởng Tôn hoàng hậu)
  5. Nghi Dương quận vương → Sở vương → Yên vương → Tề vương Lý Hữu (mẹ là Âm phi, sau có tội bị phế làm thứ dân)
  6. Lương vương → Thục vương → biếm làm thứ dân[8] → Phù Lăng quận vương → Thục Điệu vương Lý Âm (mẹ là Dương phi)
  7. Đàm vương → Tương vương Lý Uẩn (mẹ là Vương thị)
  8. Hán vương → Nguyên vương → Việt vương Lý Trinh [9] Mẹ là Yến phi)
  9. Tấn vương → hoàng thái tử → Cao Tông Lý Trị (mẹ là Trưởng Tôn hoàng hậu)
  10. Thân vương → Lỷ vương Lý Thận[10] (mẹ là Vi phi)
  11. Giang thương vương Lý Hiêu (mẹ là Yến phi, chết sớm)
  12. Đại vương Lý Giản (mẹ không rõ, chết sớm)
  13. Triệu vương Lý Phúc (mẹ là Dương phi)
  14. Tào vương Lý Minh (mẹ nguyên là vợ của Lý Nguyên Cát, tức Sào Lạt vương phi Dương thị)

Gái

Đường Thái Tông có 21 con gái[11]:
  1. Công chúa Tương Thành (lấy Tiêu Duệ, sau lại lấy Khương Giản)
  2. Công chúa Nhữ Nam (chết sớm)
  3. Công chúa Nam Bình (lấy Vương Kính Trực, sau lại lấy Lưu Huyền Ý)
  4. Công chúa Toại An (lấy Đậu Quỳ, sau lại lấy Vương Đại Lễ)
  5. Công chúa Trường Lạc (mẹ là Trưởng Tôn hoàng hậu, lấy Trưởng Tôn Xung)
  6. Công chúa Dự Chương (mẹ mất sớm, do Trưởng Tôn hoàng hậu nuôi dưỡng, lấy Đường Nghĩa Thức)
  7. Công chúa Ba Lăng (lấy Sài Lệnh Vũ, sau bị ép tự sát, truy phong làm công chúa Tỉ Cảnh)
  8. Công chúa Phổ An (lấy Sử Nhân Biểu)
  9. Công chúa Đông Dương (mẹ là Trưởng Tôn hoàng hậu, lấy Cao Lý Hành)
  10. Công chúa Lâm Xuyên (mẹ là Vi quý phi, lấy Chu Đạo Vũ)
  11. Công chúa Thanh Hà Lý Kính (còn có tên là Đức Hiền, lấy Trình Hoài Lượng)
  12. Công chúa Lan Lăng Lý Thục (còn gọi là Lệ Trinh, lấy Đậu Hoài Chiết)
  13. Công chúa Tấn An (lấy Vi Tư An, sau lại lấy Dương Nhân Lộ)
  14. Công chúa An Khang (lấy Độc Cô Mưu)
  15. Công chúa Tân Hưng (lấy Trưởng Tôn Hy)
  16. Công chúa Thành Dương (mẹ là Trưởng Tôn hoàng hậu, lấy Đỗ Hà, sau lấy Tiết Quán). Con trai là Tiết Thiệu sau này lấy công chúa Thái Bình.
  17. Công chúa Cao Dương (mẹ mất sớm, do Trưởng Tôn hoàng hậu nuôi dưỡng, lấy Phòng Di Ái, sau bị ép phải tự sát, truy phong làm công chúa Hợp Phố
  18. Công chúa Kim Sơn (chết sớm)
  19. Công chúa Tấn Dương (tên là Minh Đạt, mẹ là Trưởng Tôn hoàng hậu, sau mẹ chết do Đường Thái Tông tự thân nuôi dưỡng, chết năm 12 tuổi)
  20. Công chúa Thường Sơn
  21. Công chúa Tân Thành (mẹ là Trưởng Tôn hoàng hậu, trước lấy Trưởng Tôn Thuyên, sau lại lấy Vi Chánh Củ)

Chú thích

  1. ^ Ghi chú chung: Ngày tháng tại đây lấy theo lịch Julius. Nó không phải là lịch Gregory đón trước.
  2. ^ Lịch sử Trung Hoa
  3. ^ a ă â b c Nguyễn Hiến Lê, Sử Trung Quốc, sđd.
  4. ^ Tư trị thông giám cuốn 196: "Tháng tư năm Nhâm Tý, vua cho gọi Gián nghị đại phu Chử Toại Lương, hỏi: "Khanh viết "Khởi cư chú", sách này có thể trình cho trẫm xem được không?" Đáp: "Sử quan có trách nhiệm ghi chép lại lời nói và việc làm của vua, thiện ác gồm đủ, khiến cho vua không dám làm chuyện sai trái, xưa nay thần chưa từng nghe có ai tự xem đoạn sử viết về mình." Vua nói: "Có chuyện không hay, khanh cũng ghi lại hết ư?" Đáp: "Thần giữ chức này, không dám không ghi". Tư trị thông giám cuốn 197: "Vua cho gọi Giám tu quốc sử Phòng Huyền Linh, hỏi: "Trước kia những ghi chép của sử quan đều không cho vua xem, tại sao lại như thế?" Đáp: "Sử quan không tô vẽ cho đẹp cũng không che giấu chuyện ác, sợ vua xem xong sẽ tức giận nên không dám trình lên." Vua nói: "Tâm tư của trẫm không giống những vua đời trước. Đế vương muốn xem quốc sử, biết được những việc làm ác đã làm để hạn chế về sau. Ông soạn xong hãy trình lên cho trẫm." Gián nghị đại phu Chu Tử Xa can: "Nếu bệ hạ thân mang thánh đức, chưa từng làm chuyện gì sai lầm, sử quan tất sẽ ghi lại toàn những chuyện tốt đẹp. Bệ hạ xem "Khởi cư", với sử quan tuy không mất mát gì, nhưng giả như cái lệ này truyền lại cho con cháu, nếu gặp bậc quân chủ không sáng, muốn bao che lỗi lầm, sử quan tất bị đại hình hoặc tru sát. Cứ như thế thì sử quan ai cũng chiều theo thánh ý, tránh để bản thân bị hại, trải qua ngàn năm, sử sách còn điểm nào tin được! Sở dĩ xưa nay không dám cho vua xem sử chính là vì thế." Vua không nghe, lệnh cho Phòng Huyền Linh cùng Cấp sự trung Hứa Kính Tông sửa "Cao Tổ thực lục", "Kim thượng thực lục". "
  5. ^ Toàn Đường văn quyển chín: Thái Tông
  6. ^ Cựu Đường thư: Thái Tông chư tử liệt truyện gọi là "Hằng Sơn vương", Tân Đường thư: Thái Tông tử liệt truyện gọi là "Thường Sơn mẫn vương ". Do Hằng Sơn, Thường Sơn chỉ là tên gọi khác nhau của cùng một địa danh, nhà Tần lập quận Hằng Sơn, thời Tây Hán do kị húy Hán Văn Đế Lưu Hằng nên đổi thành quận Thường Sơn, thời kỳ đầu nhà Đường đổi thành châu, gọi là Hằng châu, đến niên hiệu Thiên Bảo gọi là quận Thường Sơn
  7. ^ Tân Đường thư: Thái Tông tử liệt truyện. Đường Thái Tông có thời lập Lý Khác làm thái tử, nhưng bị Trưởng Tôn Vô Kỵ phản đối. Sau khi Đường Cao Tông lên ngôi, Trưởng Tôn Vô Kỵ chuyên quyền, bách hại Lý Khác và em cùng mẹ là Lý Âm. Lý Khác bị vu khống là mưu nghịch, bị ép phải tự sát, Lý Âm bị phế làm thứ dân.
  8. ^ Bị cho là cùng Ngô vương Lý Khác mưu phản nghịch nên bị biếm
  9. ^ Sau phản Võ hậu, thua trận bị chết, bị Võ hậu đổi họ 「Hủy」, đến niên hiệu Thần Long được phục hồi quan tước.
  10. ^ Vì lý do Việt vương Lý Trinh có sự, bị Võ hậu đổi họ 「Hủy」, đến niên hiệu Thần Long được phục hồi quan tước.
  11. ^ Tân Đường thư, quyển 083: Tân Đường thư: chư đế công chúa liệt truyện

Tham khảo

Liên kết ngoài

Đường Thái Tông
Sinh: 23 tháng 1 năm 599 Mất: 10 tháng 7 năm 649
Tước hiệu
Tiền vị:
Đường Cao Tổ
Hoàng đế nhà Đường
626-649
Kế vị
Đường Cao Tông
Hoàng đế Trung Hoa (phần lớn các khu vực)
626-649
Tiền vị:
Lương Sư Đô (Lương đế)
Hoàng đế Trung Hoa (Bắc Thiểm Tây/Tây Nội Mông Cổ)
628-649

Nouvelle-Calédonie

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nouvelle-Calédonie

Flag of New Caledonia.svg Emblem of New Caledonia.svg
Quốc kỳ Huy hiệu
Vị trí của Nouvelle-Calédonie
Quốc ca
La Marseillaise
Hành chính
Chính phủ Lãnh thổ hải ngoại của Pháp
Ngôn ngữ chính thức tiếng Pháp
Thủ đô Nouméa
Thành phố lớn nhất Nouméa
Địa lý
Diện tích 18.575 km² (hạng 154)
Múi giờ UTC+11
Lịch sử
Lãnh thổ phụ thuộc
Ngày thành lập 1853
Dân cư
Dân số ước lượng (2007) 240.400 người (hạng 176)
Mật độ 13 người/km² (hạng 200)
Kinh tế
GDP (PPP) (2003) Tổng số: 3,158 tỷ đô la
Đơn vị tiền tệ CFP franc
Thông tin khác
Tên miền Internet .nc
Nouvelle-Calédonie, còn có tên thông dụng là KanakyLe caillou, là lãnh thổ phụ thuộc của Pháp tại châu Đại Dương. Đối với người Việt, từ thời Pháp thuộc, Nouvelle-Calédonie còn được gọi với tên là Tân Thế giới[1], hầu hết người Việt thời đó sang đây là những người chân đăng. Lãnh thổ này nằm trong khu vực tây nam Thái Bình Dương, vùng Melanesia, gồm đảo chính (Grand Terre), quần đảo Loyauté và một số đảo nhỏ. Tổng diện tích là 18.575 km² với dân số 240.400 người tính vào đầu năm 2007. Thủ phủ Nouméa cũng là thành phố lớn nhất.

Địa lý

Bản đồ Tân Đảo
Nouvelle-Calédonie nằm khoảng 1200 km phía đông nước Úc và 1500 km phía bắc New Zealand, khoảng tọa độ 21°30′N 165°30′Đ
Đảo chính là Grande Terre. Một số hải đảo nhỏ hơn như quần đảo Belep nằm về phía bắc và Îles Loyauté về phía đông. Phía nam có Île des Pins và nhóm đảo Chesterfield Islands. Chủ quyền hai đảo Matthew và Hunter còn trong vòng tranh chấp giữa Pháp (nhân danh Nouvelle-Calédonie) và Vanuatu.
Đảo Grande Terre lớn hơn cả, diện tích 16.372 km2, bề rộng khoảng 70 km, dài 350 km, cấu tạo bởi một rặng núi chạy dọc chiều dài của đảo theo hướng tây bắc-đông. Ngọn núi cao nhất là đỉnh Panié đo được 1628 m.
Theo địa chất học thì Nouvelle-Calédonie là phần cực bắc của lục địa lớn chìm dưới biển, mang tên Zealandia. Chỉ có 7% diện tích của lục địa này lộ trên mặt biển. Zealandia tách rời khỏi lục địa Úc Châu khoảng 60–85 triệu năm trước và trôi dạt về hướng bắc. Xưa hơn nữa Zealandia tách khỏi Nam Cực Châu khoảng 130-85 triệu năm trước. Khoảng 50 triệu năm trước thì Nouvelle-Calédonie ổn định ở vị trí ngày nay.[2]

Lịch sử

Con người có mặt ở vùng nam Thái Bình Dương khoảng 50.000 năm trước. Riêng quần đảo Nouvelle-Calédonie thì người Lapita đến lập nghiệp khoảng 1500 năm trước Công nguyên. Họ giỏi nghề đi biển và biết trồng trọt. Ảnh hưởng của họ bao gồm vùng rộng lớn trong khu vực này.
Khoảng thế kỷ 11 trở đi người Polynesia di cư và hòa nhập vào số thổ dân trên đảo.
Người châu Âu biết đến Nouvelle-Calédonie vào cuối thế kỷ 18. Nhà thám hiểm James Cook người Anh đặt tên "New Caledonia" cho đảo để nhớ về ScotlandCaledonia vốn là tên cổ (tiếng Latin) của Scotland. Quần đảo gần đó thì ông đặt tên "New Hebrides", cũng để nhớ lại quần đảo Hebrides thuộc Scotland. Người Pháp sau dịch "New Caledonia" thành "Nouvelle-Calédonie" tức là tên hiện hữu.
Thương thuyền và ngư thuyền Anh và Úc ghé Nouvelle-Calédonie để cất dầu cá voi hay mua gỗ trầm hương nhưng quan hệ với thổ dân không mấy tốt đẹp. Năm 1849 thì bạo động bùng nổ: thủy thủ thuyền Cutter bị thổ dân bắt giết và ăn thịt. Ngược lại thổ dân bị nhiễm bệnh đậu, sởi, cúm, giang mai của người da trắng khiến chết nhiều.
Với lượng trầm hương giảm, Nouvelle-Calédonie biến thành nơi xuất xứ dân nô lệ đi làm phu ở Úc. Tệ nạn này đến đầu thế kỷ 20 mới chấm dứt.
Trong khi đó việc truyền giáo của đạo Thiên Chúa làm biến đổi văn hóa thổ dân về mặt tín ngưỡng, trang phục cũng như dẹp tục ăn thịt người.
Năm 1853 Pháp sát nhập vùng đảo trong cuộc tranh đua thuộc địa với Anh vì Anh đã thu nạp ÚcNew Zealand. Cũng giống như cách người Anh dùng xứ Úc để lưu đày tội phạm, Pháp gửi 22.000 tù nhân sang khai lập Nouvelle-Calédonie từ năm 1864 đến 1922. Thêm vào đó là thường dân Pháp và dân phu chân đăng Á Châu (Việt Nam). Cùng lúc đó số thổ dân lại giảm nghiêm trọng vì bệnh dịch và chính sách hà khắc của bộ luật Code de l'Indigénat nhằm củng cố địa vị độc tôn của người da trắng và hạn chế tối đa quyền đi lại, sinh nhai và sở hữu của người thổ dân.
Trong cuộc Thế chiến thứ hai với quân đội Nhật Bản tiến chiếm vùng Nam Thái Bình Dương, tư lệnh quân đội Mỹ được đặt ở Nouméa để chặn bước tiến quân địch.
Kể từ thập niên 1980 phong trào độc lập bắt đầu tranh đấu đòi thành lập nước "Kanaky". Bạo động như vụ bắt con tin và ám sát buộc Pháp tăng quyền tự trị cho Nouvelle-Calédonie và nhìn nhận hành trình "giảm chính" (devolution) qua hiệp ước Matignon 1988 và Nouméa 1998. Phương thức bày nhằm tạo ý niệm dân tộc Calédonie gồm quyền dân tịch và biểu tượng địa phương hầu đưa tới một ngày quyết định chính trị cho lãnh thổ này trong tương lai.

Chính trị

Cờ lực lượng phong trào độc lập
Nouvelle-Calédonie có quy chế đặc biệt vì đây là một lãnh thổ hải ngoại của Pháp nhưng có nhiều điểm gần như một quốc gia độc lập.
Nghị viện lãnh thổ (Congrès du territoire) và chính phủ địa phương ngày càng rộng quyền chiếu theo Hiệp ước Nouméa (1998) ký với chính phủ trung ương. Các lãnh vực thuế má, luật lao động, vệ sinh y tế và cả ngoại thương nay thuộc quyền của chính phủ địa phương. Mục đích giảm chính (devolution) là tiến tới thể chế khi Pháp chỉ nắm giữ một số lãnh vực then chốt như ngoại giao, hình pháp, quốc phòng, an ninh công cộng, và ngân khố. Những lãnh vực khác sẽ thuộc chính phủ địa phương. Chính phủ Nouvelle-Calédonie đã theo đuổi một số chính sách độc lập như duy trì đơn vị tiền tệ franc CFP thay vì đổi theo Euro như ở trung ương. Chủ đích của chính phủ Nouvelle-Calédonie là xây dựng ý niệm công dân riêng cho Nouvelle-Calédonie.
Đề tài độc lập sẽ hoãn đến sau năm 2013
Đại diện chính quốc Pháp là Cao ủy Cộng hòa (Haut-Commissaire de la République, thường gọi là "haussaire"). Lãnh thổ Nouvelle-Calédonie gửi hai đại biểu lên Hạ viện Quốc hội Pháp ở Paris và một nghị sĩ lên Thượng viện.

Hành chánh

Đặc khu được chia thành ba đơn vị:

Dân cư

Thổ dân Kanak chiếm khoảng 42%, dân gốc Âu Châu 37%, số còn lại là dân gốc Polynesia và Á Châu, trong đó khoảng 1,5% là dân gốc Việt.

Chú thích

  1. ^ Người Việt ở Tân Thế Giới
  2. ^ Boyer & Giribet 2007: 355

Bạn có thể tham khảo nội dung bài này trong Wikipedia tiếng Pháp để có thêm thông tin mở rộng cho bài này. Nếu bạn không biết tiếng Pháp, có thể dùng công cụ dịch, như Google Dịch.


No comments:

Post a Comment