Botswana
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cộng hoà Botswana | |||||
---|---|---|---|---|---|
Lefatshe la Botswana (tiếng Tswana) Republic of Botswana (tiếng Anh) |
|||||
|
|||||
Khẩu hiệu | |||||
euli (Tiếng Setswana: "") | |||||
Quốc ca | |||||
Fatshe leno la rona | |||||
Hành chính | |||||
Chính phủ | Cộng hòa nghị viện | ||||
Tổng thống | Festus Gontebanye Mogae | ||||
Ngôn ngữ chính thức | Tiếng Anh, Tiếng Setswana | ||||
Thủ đô | Gaborone |
||||
Thành phố lớn nhất | Gaborone | ||||
Địa lý | |||||
Diện tích | 600.370 km² (hạng 46) | ||||
Diện tích nước | 2,5% % | ||||
Múi giờ | UTC+2 | ||||
Lịch sử | |||||
Ngày thành lập | 30 tháng 9 năm 1966 | ||||
Dân cư | |||||
Dân số ước lượng (2003) | 1.573.267 người (hạng 144) | ||||
Mật độ | 2,7 người/km² (hạng 189) | ||||
Kinh tế | |||||
GDP (PPP) (2005) | Tổng số: 16.640 tỷ đô la Mỹ | ||||
HDI (2003) | 0,565 trung bình (hạng 131) | ||||
Đơn vị tiền tệ | Pula (BWP ) |
||||
Thông tin khác | |||||
Tên miền Internet | .bw |
Mục lục
Lịch sử
Khi Liên minh Nam Phi được thành lập năm 1910, những thuộc địa chính của Anh Quốc trong vùng: Quốc gia bảo hộ Bechuanaland, Basutoland (hiện là Lesotho), và Swaziland ("Các Lãnh thổ Cao Uỷ") không thuộc vào đó, mà được dự định để sáp nhập với nhau sau này. Tuy nhiên, việc sáp nhập sẽ do nhân dân tại vùng đó quyết định, và dù các chính phủ sau này của Nam Phi không ngừng tìm cách đòi Anh Quốc chuyển giao chúng, Anh vẫn giữ các lãnh thổ này và cuối cùng việc chuyển giao đã không xảy ra. Cuộc bầu cử chính phủ Quốc gia năm 1948, dẫn tới việc thiết lập chế độ apartheid, và Nam Phi rút khỏi Khối thịnh vượng chung năm 1961, chấm dứt bất kỳ tham vọng sáp nhập vùng đất này vào Nam Phi.
Việc Anh Quốc mở rộng quyền lực trung ương và khuynh hướng chính phủ bộ lạc dẫn tới việc thành lập hai hội đồng tư vấn đại diện Người Phi và Người Âu vào năm 1920. Các tuyên bố năm 1934 quy định quyền của bộ lạc. Một hội đồng tư vấn Âu-Phi được thành lập năm 1951, và hiến pháp năm 1961 thành lập một hội đồng tư vấn lập pháp.
Tháng 6, 1964, Anh Quốc chấp nhận những đề xuất về một chính phủ dân chủ tự quản tại Botswana. Vị trí trụ sở chính phủ được chuyển từ Mafikeng ở Nam Phi tới Gaborone năm 1965. Hiến pháp năm 1965 dẫn tới những cuộc tổng tuyển cử đầu tiên và nền độc lập ngày 30 tháng 9, 1966. Seretse Khama, một lãnh đạo của phong trào độc lập và là người thích hợp nhất cho vị trí lãnh đạo Ngwato, được bầu làm tổng thống đầu tiên, ông tái cử thêm hai lần nữa và chết khi đang tại chức năm 1980. Quyền lực tổng thống được chuyển sang phó tổng thống, Ketumile Masire, ông chính thức trúng cử năm 1984 và tái nhiệm năm 1989 và 1994. Masire nghỉ hưu năm 1998. Chức vụ tổng thống lại được giao cho phó tổng thống, Festus Mogae, ông này chính thức trúng cử năm 1999 và tái trúng cử năm 2004.
Địa lý và Môi trường
Diện tích 600.370 km² (231.788 dặm²), Botswana là nước lớn thứ 45 trên thế giới (sau Ukraina). Kích thước nước này tương đương với Madagascar, và hơi nhỏ hơn bang Texas của Hoa Kỳ.
Diện tích Botswana chủ yếu bao phủ bởi Sa mạc Kalahari, tới 70% diện tích đất nước. Đồng bằng Okavango, đồng bằng trong đất liền lớn nhất thế giới, nằm ở phía tây bắc. Lòng chảo Makgadikgadi, một lòng chảo muối lớn nằm ở phía bắc.
Botswana có nhiều vùng thiên nhiên hoang dã đa dạng, gồm đồng bằng Okavango, sa mạc Kalahari, các đồng cỏ và savanna, các savana và đồng cỏ là nơi sinh sống của Blue Wildebeest và nhiều loài linh dương cũng như các loại động vật có vú khác.
Chính trị và Chính phủ
Khu vực hành chính
1 Trung 2 Ghanzi 3 Kgalagadi 4 Kgatleng 5 Kweneng |
6 Đông Bắc 7 Tây Bắc 8 Đông Nam 9 Nam |
- Các khu vực đông dân cư nhất (theo thứ tự giảm dần)
Thị trấn và Làng mạc
Quân đội
BDF là một lực lượng vũ trang tốt và có kỷ luật. Sau những thay đổi chính trị tích cực tại Nam Phi và trong vùng, các nhiệm vụ của BDF ngày càng chú trọng vào các hoạt động chống săn trộm, ngăn ngừa thảm hoạ, và giữ gìn hòa bình quốc tế. Hoa Kỳ là nước cung cấp viện trợ duy nhất và lớn nhất cho sự phát triển của BDF, và một phần lớn sĩ quan trong lực lượng này đã được huấn luyện quân sự từ Hoa Kỳ. BDF là một tổ chức phi chính trị và chuyên nghiệp.
Quan hệ nước ngoài
Kinh tế
Tuy nhiên, chi tiêu phát triển kinh tế đã bị cắt giảm 10% giai đoạn 2002-2003 hậu quả của sự tái phát thâm hụt ngân sách và tăng chi tiêu cho các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ. Botswana bị ảnh hưởng rất nặng bởi đại dịch AIDS; tuổi thọ bình quân chỉ xấp xỉ 40, chỉ hơn Zimbabwe và Swaziland. Gần một phần ba người dân Batswana có HIV, khiến Botswana trở thành nước có tỷ lệ người có HIV đứng hàng thứ hai thế giới, chỉ sau Swaziland. [4] Chính phủ nhận biết rằng HIV/AIDS sẽ ảnh hưởng tới nền kinh tế và đang tìm cách ngăn chặn đại dịch, gồm cung cấp thuốc miễn phí và một chương trình ngăn chặn bệnh truyền từ mẹ sang con trên khắp đất nước.
Một số khoản thâm hụt ngân sách của Botswana có nguyên nhân từ chi phí quân sự cao (khoảng 4% GDP năm 2004, theo CIA World Factbook), mà những lời chỉ trích cho rằng không cần thiết trong hoàn cảnh ít có khả năng xảy ra xung đột quốc tế (dù chính phủ Botswana cũng sử dụng đội quân này cho các chiến dịch đa bên và những hỗ trợ).
Phát triển lĩnh vực tư nhân và đầu tư nước ngoài
Botswana đang tìm cách đa dạng hóa nền kinh tế, không còn phụ thuộc nhiều vào khai thác mỏ, vốn chiếm tới một phần ba GDP, và đã giảm từ mức một nửa GDP trong thập kỷ 1990. Đầu tư và quản lý nước ngoài đang được khuyến khích tại Botswana. Botswana đã hủy bỏ việc kiểm soát trao đổi ngoại tệ năm 1999, và có mức thuế tổng thể thấp (15%), không cấm người nước ngoài sở hữu các công ty, và giữ được mức lạm phát trung bình (7.6% tháng 11, 2004). Chính phủ Botswana hiện dự kiến đưa ra các chính sách mới nhằm thúc đẩy khả năng cạnh tranh, gồm cả một Chiến lược Quản lý Đầu tư Nước ngoài mới, Chính sách Cạnh tranh, Kế hoạch Tư nhân hoá, và Chiến lược Phát triển Xuất khẩu Quốc gia.Với những thành tựu quản lý kinh tế tốt đã được chứng minh, Botswana được Tổ chức Minh bạch Thế giới xếp hạng là nước có tỷ lệ tham nhũng thấp nhất Châu Phi năm 2004, đứng trước cả nhiều nước Châu Âu và Châu Á. Diễn đàn Kinh tế Thế giới coi Botswana là một trong hai quốc gia mức độ tính cạnh tranh kinh tế cao nhất Châu Phi. Năm 2004 Botswana từng một lần nữa được Moody's và Standard & Poor's xếp hạng "A" theo tỷ lệ tín dụng. Thứ hạng này đồng nghĩa Botswana có mức rủi ro tín dụng thấp nhất Châu Phi và hơn cả nhiều nước tại Trung Âu, Đông Á và Mỹ La tinh.
Đầu tư của Mỹ tại Botswana còn ở mức độ khá thấp, nhưng vẫn đang tiếp tục tăng. Các công ty lớn của Mỹ, như H.J. Heinz và AON Corporation, hiện đang có mặt thông qua các dự án đầu tư trực tiếp, trong khi các công ty khác như Kentucky Fried Chicken và Remax, hiện diện thông qua các chi nhánh. Tỷ lệ quyền tín dụng theo Moody's và Standard & Poor's đã cho thấy rõ ràng rằng, dù vẫn còn những thách thức như thị trường nhỏ, không có cảng biển, thủ tục hành chính còn rườm ra, Botswana vẫn là một trong những địa điểm đầu tư tốt nhất trong số các nước đang phát triển. Botswana có một Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ gồm 90 thành viên chấp nhận tư cách thành viên từ những chi nhánh công ty Hoa Kỳ.
Vì yếu tố lịch sử và địa lý, Botswana có mối quan hệ bền chặt và tư lâu đời về kinh tế với Nam Phi. Liên minh Thuế quan Nam Phi (SACU), gồm Botswana, Lesotho, Swaziland, và Nam Phi, được thành lập từ năm 1910, và là liên minh thuế quan lâu đời nhất thế giới. Namibia tham gia liên minh năm 1990. Theo thỏa thuận liên minh, Nam Phi đã thu các khoản thuế quan, mua bán và thực hiện nghĩa vụ thuế cho tất cả năm thành viên, và chia theo tỷ lệ nhập khẩu của mỗi thành viên. Công thức chia chính xác và việc đưa ra quyết định về thuế quan — thuộc quyền riêng của Chính phủ Nam Phi — ngày càng gây nhiều tranh cãi, và các thành viên đang tái đàm phán lại thỏa thuận năm 2001. Cơ cấu mới đã được chính thức phê chuẩn và một Ban thư ký SACU đã được thành lập tại Windhoek, Namibia. Sau khi Nam Phi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Botswana cũng tham gia vào tổ chức này; vì thế nhiều loại thuế của SACU đã sụt giảm, khiến các sản phẩm từ biên ngoài có tính cạnh tranh cao hơn trong Botswana. Hiện các nước thành viên SACU và Hoa Kỳ đang đàm phán một hiệp định thương mại tự do. Botswana cũng đang đàm phán một hiệp định thương mại tự do với Mercosur và một Thỏa thuận Đối tác Kinh tế với Liên minh Châu Âu như một phần của SADC.
Tiền tệ của Botswana, đồng Pula, hoàn toàn chuyển đổi được và được định giá theo một rổ tiền tệ, đặc biệt theo đồng Rand của Nam Phi. Lợi tức và đầu tư trực tiếp có thể được đưa ra bên ngoài không bị hạn chế tại Botswana. Chính phủ Botswana đã giải phóng mọi biện pháp quản lý trao đổi ngoại tệ năm 1999. Ngân hàng Trung ương đã phá giá đồng Pula 7.5% vào tháng 2 năm 2004 trong nỗ lực nhằm giữ khả năng cạnh tranh chống lại sự tăng giá của đồng Pula. Tháng 5 năm 2005, một lần nữa đồng Pula lại bị phá giá 12% và chính sách "hạn chế thay đổi tỷ giá" đã được thông qua.
Đa số (70%) lượng điện của Botswana được nhập khẩu từ công ty Eskom của Nam Phi. 80% sản xuất trong nước tập trung ở một nhà máy, Morupule Power Station gần Palapye.[3]
Gaborone là nơi đóng trụ sở của Cộng đồng Phát triển Nam Châu Phi (SADC), hậu duệ của Hội nghị Phối hợp Phát triển Nam Châu Phi (SADCC-được khởi động năm 1980), tập trung vào việc tự do hóa phát triển kinh tế vùng không phụ thuộc vào nước Nam Phi đang còn dưới chế độ apartheid. SADC thu nhận Nam Phi với tư cách một thành viên dân chủ mới từ năm 1994 và đã có nhiều biện pháp khuyến khích tăng trưởng, phát triển và hội nhập kinh tế sâu rộng hơn nữa của Nam Phi. Nghị định thư Thương mại của SADC được đưa ra ngày 1 tháng 9, 2000, kêu gọi bãi bỏ mọi hàng rào thuế quan và phi thuế quan cho thương mại vào năm 2008 giữa 11 nước thành viên đã ký kết. Nếu thành công, nó sẽ tạo cho các công ty Botswana quyền tự do tiếp cận các thị trường rộng lớn trong vùng. Thất bại của SADC trong việc cô lập chính phủ Mugabe tại Zimbabwe đã gây phương hại tới một số cơ hội hợp tác giữa tổ chức này và Hoa Kỳ.
Botswana hiện đang trong quá trình vạch ra một Chương trình Hành động nhằm hạn chế tình trạng lao động trẻ em, được cho là sẽ được thông qua năm 2006-2007.
Tình hình kinh tế năm 2010
Mặc dù chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới trong năm 2009 (tăng trưởng âm 5,2%) nhưng nhờ có sự ổn định tương đối về chính trị, quản lý tài chính – ngân sách chặt chẽ, hiệu quả và có nguồn tài nguyên khoáng sản giàu có, kinh tế Botswana đã thoát ra khỏi suy thoái và có mức tăng trưởng đạt 3,1% trong năm 2010.Về ngoại thương, trong năm 2010, Botswana xuất khẩu một lượng hoá trị giá 4,4 tỷ USD trong đó chủ yếu là các mặt hàng khoáng sản như kim cương, đồng, niken. Dệt may chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ trong kim ngạch xuất khẩu của nước này.
Kim ngạch nhập khẩu hàng hoá năm 2010 đạt mức 4,5 tỷ USD với hàng hoá nhập khẩu chủ yếu là thực phẩm, máy móc, xăng dầu…
Du lịch
Du lịch đóng một vai trò quan trọng tại Botswana. Một số vườn quốc gia và các khu bảo tồn, với sự phong phú các loài động thực vật hoang dã, đang là nơi thu hút nhiều du khách.Botswana là khung cảnh cho loạt truyện trinh thám được nhiều người ưa thích của Alexander McCall Smith, The No. 1 Ladies' Detective Agency, và cũng là nơi quay bộ phim năm 1980 The Gods Must Be Crazy.
Văn hoá
Nghệ thuật
Ở vùng phía bắc Botswana, phụ nữ trong các làng Etsha và Gumare nổi tiếng về nghề thủ công làm thúng từ Cọ Mokola và các loại thuốc nhuộm địa phương. Những chiếc thúng này nói chung được đan theo ba kiểu: lớn, thúng có nắp để đựng, thúng lớn không nắp để đội các vật trên đầu hay chứa thóc đã quạt sạch, và các thúng dẹt để đựng các loại gạo đã giã. Tính nghệ thuật của những chiếc thúng này được nâng cao nhờ việc sử dụng màu sắc và kiểu thiết kế, hiện tại chúng ngày càng được sản xuất chủ yếu cho mục đích thương mại.Các cộng đồng thủ công nổi tiếng khác gồm Gốm Thamaga và Dệt Oodi, cả hai đều ở vùng đông nam Botswana.
Những bức họa cổ nhất tại cả Botswana và Nam Phi đều thể hiện cảnh săn bắn, gồm cả những hình người và thú vật, chúng được người Khoisan (Kung San!/Bushmen) sáng tác từ 20.000 năm trước tại sa mạc Kalahari.
Văn học
Bessie Head thường được coi là nhà văn nổi tiếng Botswana. Bà đã chạy trốn chế độ apartheid tại Nam Phi sang sống và sáng tác tại Botswana. Bà đã sống ở đây từ năm 1964 (khi nó vẫn là Quốc gia Bảo hộ Bechuanaland) cho tới khi mất khi 49 tuổi năm 1986. Bà đã sống tại Serowe, và những cuốn sách nổi tiếng nhất của bà, When Rain Clouds Gather, Maru, và A Question of Power đều được sáng tác ở đây.Botswana là khung cảnh của nhiều tiểu thuyết trinh thám nổi tiếng của Alexander McCall Smith. Vai chính trong những tiểu thuyết đó, Precious Ramotswe, sống tại Gaborone. Cuốn đầu tiên, The No. 1 Ladies' Detective Agency xuất hiện năm 1998 tại UK (và 2001 tại US). Những cuốn sách vui vẻ được đón nhận nồng nhiệt vì sự quan tâm tới con người và các màu sắc địa phương.
Norman Rush, là một đạo diễn tại Peace Corps ở Botswana từ năm 1978 đến 1983, thường lấy khung cảnh đất nước làm nền cho những cuốn sách của ông, nói chung thường tập trung vào các cộng đồng xa xứ.
Unity Dow (sinh năm 1959) là một thẩm phán, nhà văn, nhà hoạt động nhân quyền Botswana. Bà xuất thân từ vùng nông thôn và thường coi trọng các giá trị truyền thống Châu Phi. Mẹ bà không thể đọc tiếng Anh, và thường mọi quyết định đều do người đàn ông trong nhà đưa ra. Bà đã học để trở thành một luật sư và đa số thời gian học tập đều diễn ra ở phương tây.
Khi còn là luật sư bà đã được ca ngợi vì những lập trường về nữ quyền của mình. Bà đã đứng nguyên đơn trong một vụ kiện cho phép con cái các phụ nữ quốc tịch bên ngoài được coi là người Batswana. Truyền thống và luật pháp về vấn đề quốc tịch này thường chỉ xét tới quốc tịch người cha. Bà sau này trở thành người phụ nữ đầu tiên làm Thẩm phán Tòa án Botswana.
Bà đã sáng tác ba cuốn sách. Chúng thường đề cập tới sự lo ngại về các vấn đề liên quan tới sự đấu tranh giữa các giá trị truyền thống và Phương Tây. Chúng cũng thể hiện sự quan tâm của bà tới vấn đề giới và sự nghèo đói của đất nước.
Ngày lễ
Ngày | Tên tiếng Việt | Tên địa phương | |
---|---|---|---|
1 tháng 1 | Năm mới | Ngwaga o mosha | |
2 tháng 1 | Lễ công cộng | ||
tùy thuộc [4] | Thứ Sáu May mắn | ||
Thứ Hai Phục sinh | |||
tùy thuộc [5] | Ngày thăng thiên | ||
1 tháng 7 | Ngày Sir Seretse Khama | ||
19 tháng 7 | Ngày Tổng thống | ||
20 tháng 7 | Lễ công cộng | ||
30 tháng 9 | Ngày Độc lập | Boipuso | |
25 tháng 12 | Giáng sinh | ||
26/27 tháng 12 | Ngày tặng quà | ||
Thứ 2 đầu tiên sau Giáng sinh cũng là một ngày nghỉ lễ công cộng. |
Tôn giáo
Ước tính có khoảng 70% công dân của nước này tự nhận mình là Kitô hữu. Anh giáo, Methodist chiếm đa số trong các Kitô hữu. Ngoài ra còn có Giáo hội Luther, người Công giáo La Mã, Giáo hội Cơ Đốc Phục Lâm, Báp-tít, Mennonites, Mặc Môn, Nhân chứng Jehovah, và giáo phái Kitô giáo khác.Theo điều tra dân số năm 2001, cả nước có khoảng 5.000 người Hồi giáo, chủ yếu là gốc Nam Á, 3.000 người theo đạo Hindu và 700 người đạo Bahá'í. Khoảng 20% người dân không tôn giáo.[6]
Giáo dục
Với việc phát hiện ra kim cương và khoản thu do nó mang lại, hệ thống giáo dục đã được chú trọng phát triển lớn. Tất cả học trò đều được đảm bảo mười năm giáo dục căn bản, để được cấp Chứng nhận giáo dục dưới đại học. Gần một nửa số người trong độ tuổi đi học theo học tiếp hai năm dự bị để được cấp Chứng nhận Giáo dục Tổng quát Botswana (BGCSE). Sau khi rời trường, học sinh có thể theo một trong số sáu trường cao đẳng kỹ thuật trong nước, hay trải qua các khóa học nghề. Các sinh viên giỏi nhất vào Đại học Botswana tại Gaborone, một trường hiện đại với số lượng sinh viên lên tới hơn mười nghìn người.
Số lượng không phải lúc nào cũng tương xứng với chất lượng. Các trường tiểu học đặc biệt thiếu thốn cơ sở vật chất và các giáo viên được trả lương thấp hơn đồng nghiệp cấp dự bị. Chính phủ Botswana hy vọng bằng cách đầu tư một khoản tiền lớn vào giáo dục, nền kinh tế đất nước sẽ ít phụ thuộc hơn vào nguồn thu từ kim cương, cũng như vào số lượng lao động lành nghề từ bên ngoài.
Tháng 1 năm 2006, Botswana đã thông báo việc tái thu phí giáo dục sau hai thập kỷ bao cấp[7] dù chính phủ vẫn cấp học bổng toàn phần và chi phí ăn ở cho mọi sinh viên đại học trong nước, cũng như tại trường Đại học Botswana hay nếu công dân muốn theo học những khoa chưa có trong nước, như y tế, họ sẽ được cấp học bổng để theo học ở nước ngoài.
Ghi chú và Tham khảo
- Denbow, James and Thebe, Phenyo C., Culture and Customs of Botswana
Xem thêm
- Danh sách các chủ đề liên quan tới Botswana
- Viễn thông Botswana
- Nhân khẩu Botswana
- Vận tải Botswana
- Âm nhạc Botswana
Liên kết ngoài
Tìm thêm về Botswana tại những đồng dự án của Wikipedia: | |
Từ điển ở Wiktionary | |
Sách ở Wikibooks | |
Cẩm nang du lịch ở Wikivoyage | |
Hồ sơ ở Wikiquote | |
Văn kiện ở Wikisource | |
Hình ảnh và phương tiện ở Commons | |
Tin tức ở Wikinews | |
Tài liệu giáo dục ở Wikiversity |
- Tổng quan
- BBC News - Country Profile: Botswana
- Cộng hòa Bôtxoana
- Mục “Botswana” trên trang của CIA World Factbook.
- Hướng dẫn
- Open Directory Project - Botswana directory category
- Stanford University - Africa South of the Sahara: Botswana directory category
- The Index on Africa - Botswana directory category
- [5] Botswana Map
- http://www.sas.upenn.edu/African_Studies/Country_Specific/Botswana.html University of Pennsylvania - African Studies Center: Botswana] directory category
- Yahoo! - Botswana directory category
- Encyclopedia of the Nations: Botswana
|
Thành viên Cộng đồng phát triển Nam Phi
|
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và phương tiện truyền tải về Botswana |
Đập Hoover
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hoover Dam | |
---|---|
Hoover Dam by Ansel Adams, 1942 |
|
Tên chính thức | Hoover Dam |
Địa phương | Clark County, Nevada / Mohave County, Arizona, US |
Tình trạng | Đang sử dụng |
Khởi công | 1931 |
Khánh thành | 1936 |
Chi phí xây dựng | 49 triệu USD |
Chủ sở hữu | Chính phủ Mỹ |
Đập chính và đập tràn | |
Loại đập | Concrete gravity-arch |
Chiều cao | 726,4 ft (221,4 m)[Chuyển đổi: Số không hợp lệ] |
Chiều dài | 1.244 ft (379 m) |
Crest width | 45 ft (14 m) |
Base width | 660 ft (200 m) |
Dung lượng | 3.250.000 cu yd (2.480.000 m3) |
Chắn qua | Colorado River |
Loại đập tràn | 2 x controlled drum-gate |
Dung tích đập tràn | 400.000 cu ft/s (11.000 m3/s) |
Hồ chứa | |
Tạo thành | Lake Mead |
Dung tích | 28.537.000 acre·ft (35,200 km3) |
Dung tích vận hành | 15.853.000 acre·ft (19,554 km3) |
Dung tích chết | 10.024.000 acre·ft (12,364 km3) |
Lưu vực | 167.800 sq mi (435.000 km2) |
Diện tích bề mặt | 247 sq mi (640 km2)[1] |
Chiều cao wcột nước tối đa | 590 ft (180 m) |
Trạm phát điện | |
Đơn vị vận hành | U.S. Bureau of Reclamation |
Áp lực cột nước | 590 ft (180 m) (Max) |
Tua bin | 17 main, Francis-type |
Công suất lắp đặt | 2080 MW |
Lượng điện hàng năm | 4.2 billion KWh[2] |
Website Bureau of Reclamation: Lower Colorado Region – Hoover Dam |
|
|- !colspan=2 class="fn org" style="font-size:100%;
text-align:center; background:#A8EDEF"|Hoover Dam
|-style="text-align:center" |colspan=2
style="background-color:PaleTurquoise; line-height:1.2"|Sổ bộ Địa danh Lịch sử Quốc gia Hoa Kỳ |-style="text-align:center" |colspan=2 style="line-height:1.2; background-color:SkyBlue"|Danh lam Lịch sử Quốc gia Hoa Kỳ |- |- |- |- |- |- |- |- |colspan=2 align=center| |- |- |Thành phố gần nhất: |Boulder City, Nevada |- |Toạ độ: |36°0′56″B 114°44′16″TTọa độ: 36°0′56″B 114°44′16″T |- |- |- |- |Xây/Thành lập: |1933 |- |Kiến trúc sư: |Six Companies, Inc. (structural), Gordon Kaufmann (exteriors) |- |Kiểu kiến trúc: |Art Deco |- |- |Cơ quan chủ quản: |Bureau of Reclamation |- |MPS: |Vehicular Bridges in Arizona MPS (AD) |- |Đưa vào NRHP: |April 08, 1981[3] |- |- |- |Công nhận (NHL): |August 20, 1985[4] |- |- |- |- |- |- |- |- |- |- |- |Số NRHP: |81000382 |- |- |- |- |
Sông Colorado rộng lớn với chiều dài 2.333 km, cung cấp nước tưới cho 1/12 ruộng đất nước Mỹ. Sông bắt đầu từ đầu nguồn thượng lưu dãy núi Rocheuses hướng về Tây Nam xuyên vượt sông Colorado, Utah và chảy qua khe sâu lớn, chảy vào bang New Mexico trước khi rót vào vịnh California, thành sông ranh giới giữa bang Arizona và bang Nevada, bang Arizona và bang Califonia. Sông Colorado là một con sông "dữ dội". Năm 1905, nó đột nhiên hoàn toàn thay đổi đường đi, hình thành nên hồ Sorton dài 77 km2, đe dọa đánh chìm lòng sông Inpiril bang California. Để khống chế và cải thiện điều kiện tưới nước, đồng thời dùng nó với mục đích phát điện, nhà chức trách quyết định xây dựng một đập nước lớn ở đoạn sông giáp giới bang Arizona và Nevada. Năm 1928, quốc hội xuất tiền, và công trình được khởi công vào năm 1931. Tổng thống lúc bấy giờ là Herbert Hoover hết sức quan tâm đến dự án này, quyết định lấy tên mình đặt là đập nước Hoover. Năm 1936, công trình xây xong, nhưng tổng thống Roosevelt gọi nó là đập nước Borde. Tên này được dùng mãi đến năm 1947, về sau quốc hội mới khôi phục lại tên cũ.
Để xây dựng đập nước này, người ta phải đào 8,2 triệu tấn nham thạch, với số lượng thép tương đương dùng để xây dựng Empire State Building. Nền đập dày 201 m, cao 221 m, suýt soát với độ cao của tòa nhà 70 tầng. Chỗ dựa sát vào phía Bắc đập nước đã thành hồ Mead, một trong những kho nước nhân tạo lớn nhất thế giới, với hình răng cưa không có quy tắc, dài 177 km, tuyến bờ hồ dài 1.323 km.
Ở phía Bắc hồ Mead là công viên quốc gia sa thạch đỏ rộng 14.165 ha. Sa thạch ở đây đang từ màu đỏ như lửa dần biến thành màu tím nhạt. Mưa gió xâm thực, sa thạch bị đẽo gọt thành dạng lọng tròn, tổ ong và các hình trạng lạ lùng độc đáo, giống như đầu và vòi của con voi lớn.
Khoảng 4.000 người đã tham gia xây dựng đập nước Hoover. Hoover nằm tại thị trấn Borde, một khu làng xinh xắn dễ chịu, với đủ nét đặc sắc của cả thành thị và thôn quê.
Tham khảo
- ^ “Frequently Asked Questions: Lake Mead”. Bureau of Reclamation. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2010.
- ^ Lỗi chú thích: Thẻ
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tênpowerfaq
- ^ “Inventory-Nomination form: Hoover Dam”. National Register of Historic Places. National Park Service. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2010.
- ^ “Hoover Dam”. National Historic Landmark summary listing. National Park Service. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2010.
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và phương tiện truyền tải về Đập Hoover |
Thể loại:
Hiệp ước München được ký kết tại München vào rạng sáng ngày 30 tháng 9 (song ghi ngày 29), 1938 giữa bốn cường quốc: Anh, Pháp, Đức Quốc xã và Ý nhằm cắt nhiều phần đất của Tiệp Khắc để chuyển giao cho Đức, Ba Lan và Hungari.
Dù có lực lượng quân sự hùng mạnh so với Đức và dù có những nghĩa vụ đã ký kết với Tiệp Khắc, cả Anh và Pháp đều cố xoa dịu Hitler nhằm tránh chiến tranh. Cuối cùng, Đức được mạnh thêm, Tiệp Khắc bị Đức thôn tính hẳn, Đồng minh mất những công sự phòng thủ quý giá ở Tiệp Khắc, và Thế chiến thứ hai vẫn xảy ra.
Nhưng vì có nhiều dân tộc khác nhau, ngay từ lúc đầu Tiệp Khắc bị giằng co bởi những vấn nạn nội bộ mà suốt 20 năm vẫn chưa thể giải quyết được. Đấy là vấn nạn của những dân tộc thiểu số. Có 1 triệu người Hungary, nửa triệu người Ruthenian, và 3 triệu rưởi người Đức ở Sudeten. Các dân tộc này tha thiết với "đất mẹ" của họ, lần lượt là Hungary, Nga và Đức; tuy rằng người Đức ở Sudetenland1 chưa bao giờ thuộc về Đế chế Đức (ngoại trừ trước nữa là một phần của Đế chế La Mã Thần thánh) nhưng chỉ thuộc về Áo. Nói chung, các dân tộc này đòi hỏi có thêm quyền tự trị.
So với những dân tộc thiểu số ở phương Tây, ngay cả ở Mỹ, những dân tộc thiểu số ở Tiệp Khắc không bị kém cỏi. Họ có quyền dân chủ và tự do cá nhân trọn vẹn – ngay cả quyền được bầu cử – và có thêm ít quyền được lập trường học riêng và duy trì cơ sở văn hóa của riêng họ. Lãnh tụ các dân tộc thiểu số thường là bộ trưởng trong chính phủ trung ương. Tuy nhiên, người Séc không thể giải quyết những vấn đề của người thiểu số. Họ thường có tư tưởng ái quốc cực đoan và thiếu khôn khéo.
Điều mỉa mai là người Đức Sudeten có vị thế khá trong nước Tiệp Khắc – chắc chắn khá hơn bất kỳ dân tộc thiểu số nào khác trong nước, và khá hơn những dân tộc thiểu số Đức ở Ba Lan hoặc ở nước Phát xít Ý. Nhưng họ bất mãn với tính hà khắc vụn vặt của quan chức địa phương người Séc và thái độ kỳ thị đôi lúc xảy ra ở thủ đô Praha. Sống trong các vùng tây-bắc và tây-nam công nghiệp hóa, họ giàu có lên và dần dà trở nên hòa thuận với người Séc, vẫn tiếp tục đòi hỏi thêm quyền tự trị và sự tôn trọng đối với các quyền về ngôn ngữ và văn hóa. Trước khi Hitler nổi lên, không có phong trào chính trị nghiêm túc nào đòi hỏi hơn thế.
Thế rồi, khi Hitler nắm quyền Thủ tướng Đức năm 1933, cơn bão Quốc xã tràn đến người Đức Sudeten. Năm này, một giáo viên môn thể dục dụng cụ tên Konrad Henlein thành lập Đảng người Đức Sudeten (SDP). Bộ Ngoại giao Đức bí mật hỗ trợ tài chính đảng cho đến năm 1935. Trong vòng vài năm, đảng này đã chiếm đa số trong cộng đồng người Đức Sudeten. Vào lúc Áo bị sáp nhập vào Đức, đảng SDP đã sẵn sàng để nghe theo lệnh của Hitler.
Để nhận lệnh, Henlein đi đến Berlin, và ngày 28 tháng 3 năm 1938 vào ngồi họp với Hitler trong ba tiếng đồng hồ. Chỉ thị của Hitler là "Đảng SDP phải ra những đòi hỏi mà chính phủ Tiệp Khắc không thể chấp nhận." Như chính Henlein tóm tắt quan điểm của Hitler: "Ta phải luôn đòi hỏi nhiều để ta không bao giờ hài lòng." Vì thế, hoàn cảnh khó khăn của người Đức thiểu số ở Tiệp Khắc đối với Hitler chỉ là cái cớ để quấy động, khuynh đảo, tung hỏa mù và gây hiểu lầm giữa những bạn hữu của Tiệp Khắc, và che giấu mục đích thực sự của ông: để hạ gục Tiệp Khắc và chiếm lấy lãnh thổ cùng dân cư cho Đế chế thứ Ba.
Các nhà lãnh đạo Anh và Pháp vẫn chưa nhận ra điều này. Suốt mùa xuân và mùa hè, thật ra cho đến lúc cuối, Thủ tướng Anh Arthur Neville Chamberlain và Thủ tướng Pháp Édouard Daladier cùng với đa số thế giới còn lại hiển nhiên vẫn còn thật sự tin rằng Hitler chỉ mong muốn sự bình đẳng cho người Đức ở Tiệp Khắc.
Hitler cảm thấy bẽ mặt nặng nề vì hành động của Tiệp Khắc, và cũng vì sự ủng hộ của Anh, Pháp và ngay cả Liên Xô dành cho Tiệp Khắc. Hitler càng phẫn nộ hơn vì bị cáo buộc – đúng tội nhưng quá sớm – về hành động gây hấn mà chính ông định sẽ thực hiện. Hitler ra lệnh cho Quân đội Đức soạn thảo những kế hoạch cuối cùng để sẵn sàng tấn công Tiệp Khắc ngày 1/10/1938.
Ngày 12/9, Hitler phát biểu trước một đám đông cuồng tín lấp đầy một sân vận động khổng lồ ở Nürnberg trong buổi bế mạc Đại hội Đảng Quốc xã, đòi hỏi chính phủ Tiệp Khắc tạo "bình đẳng" cho người Đức Sudeten. Nếu không, Đức sẽ có biện pháp để đạt điều này.
Ngôn từ của Hitler gây xao động đáng kể. Ở Sudetenland, một cuộc nổi loạn xảy ra. Sau hai ngày xô xát cuồng loạn, chính phủ Tiệp Khắc kiểm soát được tình hình bằng cách đưa quân đội đến và ra lệnh thiết quân luật. Henlein lẻn qua biên giới đến Đức, tuyên bố rằng giải pháp duy nhất bây giờ là nhượng vùng Sudetenland cho Đức.
Đấy là giải pháp mà Anh đang ủng hộ, nhưng cần đạt sự thỏa thuận của Pháp trước khi thúc đẩy thêm. Một ngày sau bài diễn văn của Hitler, nội các Pháp họp suốt ngày, vẫn chia rẽ nhau về việc liệu có nên tôn trọng nghĩa vụ giúp Tiệp Khắc trong trường hợp Đức tấn công, mà họ biết sắp diễn ra. Thủ tướng Daladier kêu gọi Chamberlain cố thương thuyết với Hitler.
Tối cùng ngày, Chamberlain gửi điện khẩn cho Hitler:
Chamberlain đáp xuống sân bay München ngày 15 tháng 9 năm 1938, một chiếc ô tô mui trần đưa ông đến nhà ga, rồi ông đi trên một chuyến tàu đặc biệt mất 3 giờ để đến Berchtesgaden2. Ông thấy từng toa xe tiếp nối chở đầy binh sĩ Đức và pháo trên đường ray đối diện. Hitler không ra đón ông tại Berchtesgaden, mà đứng chờ ở những bậc thềm trên cùng của biệt thự Berghof. Bây giờ là 4 giờ chiều, và Chamberlain đã phải di chuyển từ sáng sớm.
Giống như mỗi khi phát biểu, Hitler bắt đầu với lời lẽ dông dài về những gì ông đã làm cho dân tộc Đức, cho hòa bình, cho mối quan hệ Anh-Đức. Bây giờ có một vấn nạn mà ông chủ định giải quyết "bằng cách này hoặc cách khác." Người Đức Sudeten lúc trước thuộc về Áo, chưa bao giờ thuộc Đức. Ba triệu người Đức ở Tiệp Khắc phải "trở về" Đế chế. Cả trong buổi gặp gỡ này với Hitler và trong báo cáo với Nghị viện, Chamberlain, với vốn kiến thức về lịch sử Đức không có vẻ sâu lắm, chấp nhận việc sử dụng sai lạc từ ngữ "trở về".
Là người cực kỳ nhẫn nại, Chamberlain khó chen vào được câu nào, nhưng có giới hạn. Đến đây, ông ngắt lời để hỏi:
Tiệp Khắc từ khước các đề xuất qua công hàm có lòng tự trọng, với lời giải thích – và cũng là lời tiên tri – rằng chấp nhận những đề xuất ấy sẽ khiến cho Tiệp Khắc "không chóng thì chầy sẽ nằm hoàn toàn dưới sự thống trị của Đức."
Nhưng cả Anh vẫn gia tăng sức ép lên Tiệp Khắc, cho biết nếu không chấp nhận các đề xuất Anh-Pháp, Anh sẽ không còn liên can gì đến số phận của Tiệp Khắc, và nước này sẽ không còn trông mong Anh hoặc Pháp giúp đỡ nữa.
Vào lúc này, Tổng thống Tiệp Khắc Eduard Beneš nhận ra là bạn hữu của ông đã bỏ rơi ông. Ông kêu gọi đến Pháp, nhưng Pháp lại yêu cầu ông rút lại công hàm từ khước, chấp nhận các đề xuất Anh-Pháp, nếu không Tiệp Khắc sẽ phải một mình chống lại Đức.
Suốt ngày kế, đau nhức vì mệt mỏi, vì mất ngủ và vì bị phản bội, Beneš vẫn hội ý với nội các, các nhà lãnh đạo đảng và quân đội. Họ tỏ rõ lòng quả cảm trước sự đe dọa của kẻ thù, nhưng bắt đầu suy sụp vì bạn hữu và đồng minh đã bỏ rơi họ. Còn Liên Xô lặp lại cam kết là Liên Xô sẽ tôn trọng hiệp ước đã ký với Tiệp Khắc. Nhưng người Tiệp nhận ra rằng hiệp ước với Liên Xô quy định Liên Xô sẽ đến hỗ trợ với điều kiện Pháp cũng phải hỗ trợ. Và Pháp đã nuốt lời.
Xế chiều ngày 21 tháng 9, chính phủ Tiệp Khắc đành chịu thua, chấp nhận kế hoạch Anh-Pháp. Bản thông cáo giải thích một cách cay đắng: "Chúng tôi không có chọn lựa nào khác, vì chúng tôi bị bỏ rơi một mình." Trong riêng tư, Beneš nói một cách súc tích: "Chúng tôi đã bị phản bội từ cơ bản." Ngày kế, nội các từ chức. Tướng Tổng Thanh tra Quân đội Jan Sirovy được cử đứng đầu "chính phủ tập trung quốc gia."
Lần này, ít nhất là lúc khởi đầu, Chamberlain chủ động phát biểu trong hơn một giờ, giải thích những việc ông đã làm để thuyết phục cả hai nội các Anh và Pháp lẫn Tiệp Khắc. Ông chấp nhận ý kiến giao Sudetenland cho Đức mà không cần trưng cầu dân ý. Tương lai của những vùng pha trộn nhiều chủng tộc sẽ do một ủy hội gồm ba thành viên giải quyết: một Đức, một Tiệp Khắc, một trung lập. Một đảm bảo quốc tế sẽ thay thế các hiệp ước giữa Tiệp Khắc với Pháp và Liên Xô – mà Hitler có ác cảm.
Tất cả đều có vẻ rất đơn giản, rất hợp tình hợp lý đối với một Thủ tướng Anh gốc doanh nhân Anh yêu hòa bình. Ông ngưng nói với vẻ tự mãn, đợi chờ phản ứng của Hitler.
Hitler hỏi: "Có đúng là theo tôi hiểu rằng các chính phủ Anh, Pháp và Tiệp Khắc đồng ý chuyển giao Sudetenland từ Tiệp Khắc cho Đức?" Hitler cảm thấy kinh ngạc vì các nhượng bộ cho ông đi xa như thế và đến nhanh như thế. Ông biết Tiệp Khắc đã chấp nhận đề xuất Anh-Pháp. Tuy nhiên, có thể là Hitler không biết rõ chi tiết các điều khoản của kế hoạch Anh-Pháp cho đến khi Chamberlain giải thích.
Thủ tướng Anh mỉm cười đáp: "Phải."
Hitler nói: "Tôi rất lấy làm tiếc, nhưng sau những sự việc trong những ngày qua, kế hoạch này không còn ích lợi gì nữa."
Chamberlain đứng bật dậy, gương mặt lộ vẻ kinh ngạc và tức giận. Ông Chamberlain thấy bao nhiêu công khó nhọc của ông bị tiêu tán. Theo ghi chú của TS. Schmidt, Chamberlain nói với Hitler là ông cảm thấy
Tối ấy, Chamberlain hội ý qua điện thoại với nội các của ông và với chính phủ Pháp. Tình hình dường như không có triển vọng lắm, đến nỗi Anh và Pháp đồng ý nên thông báo cho Tiệp Khắc ngày kế rằng hai nước không thể "tiếp tục nhận trách nhiệm khuyên họ không nên động binh."
Nhưng Tiệp Khắc bắt đầu động binh lúc 10:30 giờ tối ngày 23 tháng 9.
Chamberlain cho Hitler biết ông sẽ đề nghị với Tiệp Khắc là, vì các bên đã bằng lòng giao Sudetenland cho Đức, người Đức Sudeten sẽ lo duy trì an ninh trật tự ở Sudetenland cho đến khi giao vùng đất này cho Đức.
Hitler không chấp nhận giải pháp dung hòa này, trả lời ông không muốn dung hòa, và kết luận rằng bây giờ có lẽ sẽ có chiến tranh.
Chamberlain chỉ trả lời ngắn gọn là yêu cầu Hitler ghi ra giấy những đòi hỏi mới, "cùng với một bản đồ" và sẽ làm nhiệm vụ "như người trung gian" để gửi qua Praha.
Chamberlain trở lại để có buổi hội đàm cuối cùng với Hitler bắt đầu lúc 10:30 giờ tối 23 tháng 9, Hitler trình bày những đòi hỏi trong một bản ghi nhớ cùng với một bản đồ. Chamberlain bị đối mặt với một thời hạn mới. Bên Tiệp phải bắt đầu rút ra khỏi lãnh thổ sẽ chuyển giao bắt đầu từ ngày 26 tháng 9 và xong xuôi ngày 28 tháng 9.
Chamberlain thốt lên: "Nhưng cái này không khác gì tối hậu thư!"
Hitler đáp trả: "Không phải... Xem đây, văn kiện có tựa là ‘Bản ghi nhớ’."
Vừa lúc ấy, một tùy viên mang vào một tin khẩn cấp cho Lãnh tụ. Ông xem qua và trao cho Schmidt để thông dịch: "Đọc cho ông Chamberlain nghe."
Schmidt đọc: "Beneš vừa tuyên cáo trên đài truyền thanh lệnh tổng động viên ở Tiệp Khắc."
Hitler nói: "Bây giờ, dĩ nhiên là mọi việc đều đã an bài. Người Tiệp sẽ không muốn nhượng lãnh thổ nào cho Đức."
Chamberlain không đồng ý. Tiếp theo là cuộc tranh cãi dữ dội. Hitler nói người Tiệp đã động binh trước. Chamberlain nói ý khác: Đức đã động binh trước. Hitler phủ nhận Đức đã điều quân...
Thế là, cuộc tranh cãi kéo dài đến khuya. Cuối cùng, Chamberlain hỏi liệu bản ghi nhớ của Đức "có phải đúng là thực sự những lời cuối cùng của ông ấy hay không," Hitler trả lời rằng đúng, và Chamberlain nói không còn có ích gì phải thảo luận tiếp. Ông đã làm mọi việc; tất cả nỗ lực của ông đã thất bại. Ông trở về với con tim nặng trĩu, vì hy vọng mà ông mang theo khi đến Đức đã tắt lịm.
Nhưng nhà độc tài Đức vẫn chưa để cho ông yên. Ông có một "nhượng bộ."
Hitler nói một cách hớn hở:
Bản ghi nhớ đòi hỏi mọi lực lượng của Tiệp Khắc, kể cả cảnh sát, rút ra khỏi những vùng tô màu đỏ trên bản đồ. Một cuộc trưng cầu dân ý sẽ quyết định tương lai của những vùng tô màu lục. Phải để lại nguyên trạng mọi cơ sở quân sự trong vùng đã rút lui. Phải chuyển giao nguyên trạng cho bên Đức mọi vật liệu thương mại và giao thông, "đặc biệt là những cấu phần di động". Không được mang theo lương thực, hàng hóa, bò, nguyên vật liệu... Hàng trăm nghìn người Tiệp không được mang theo vật dụng nội thất hoặc bò của gia đình.
Trước khi Beneš có thời giờ để trả lời, Chamberlain gửi tiếp bức điện thứ hai, đề nghị Tiệp Khắc chấp nhận cho Đức chiếm đóng một phần vào ngày 1 tháng 10 rồi một uỷ ban biên giới Đức-Tiệp-Anh sẽ xác định những phần lãnh thổ khác sẽ giao cho Đức. Chamberlain phát biểu trên sóng phát thanh ở Anh:
Để khuyến dụ Hitler nên bỏ ngỏ cơ hội, Chamberlain viết một thư riêng cho Hitler và gửi hỏa tốc bằng một chuyến bay đặc biệt do Ngài Horace John Wilson (trợ lý đặc biệt cho Chamberlain) mang đi. Bức thư nói chính phủ Tiệp Khắc đã thông báo cho biết tối hậu thư Godesberg là "hoàn toàn không thể chấp nhận được." Khi nghe dịch bức thư, thình lình Hitler nhảy dựng lên, la hét: "Không có lý do gì phải đàm phán thêm!" rồi đi ra khỏi cửa. Rồi Hitler trở lại ngồi phệt trên ghế, nhiều lần ngắt ngang lời người thông dịch bằng cách hét lên:
Ngày 26 tháng 9, Hitler đọc diễn văn tại sân vận động Sportpalast ở Berlin đông kín người, la lối và gào thét trong cơn điên loạn. Hitler lăng mạ cá nhân Beneš, tuyên bố rằng vấn đề chiến tranh hoặc hòa bình bây giờ tùy thuộc vào tổng thống Beneš, và rằng dù sao chăng nữa, ông sẽ chiếm Sudetenland vào ngày 1 tháng 10. Ông thốt lên một cách khinh bỉ: "Chúng tôi không muốn người Tiệp!"
Ngày kế, 27 tháng 9, Hitler trở lại tư thái bình thường để tiếp kiến Ngài Horace Wilson lần thứ hai. Ông bảo không có lời gì nhắn gửi Chamberlain. Bây giờ là tùy người Tiệp. Họ có thể chấp nhận hoặc từ khước những yêu cầu của ông. Nếu họ từ khước, ông giận dữ thét lên: "Tôi sẽ tiêu diệt Tiệp Khắc." Ông lặp lại câu đe dọa này nhiều lần với vẻ thích thú.
Như thế là quá mức ngay cả đối với Wilson vốn hay nhượng bộ. Ông này đứng lên và nói:
Khi Ngài Horace trả lời rằng ông không nói thế, rằng rốt cuộc thì tùy nơi Hitler để có hòa bình hoặc chiến tranh, Hitler lớn tiếng: "Nếu Pháp và Anh muốn đánh, thì cứ đánh! Tôi hoàn toàn không màng. Hôm nay là Thứ Ba; vào ngày Thứ Hai tới chúng ta sẽ lâm chiến."
Wilson nói riêng với Hitler khi kết thúc: "Tôi sẽ cố làm cho người Tiệp biết điều," và Hitler trả lời ông "hoan nghênh việc này."
Có lẽ Hitler nghĩ rằng vẫn có thể vỗ về Chamberlain để ông này làm cho người Tiệp "biết điều." Đêm ấy, ông đọc cho thuộc hạ viết một bức thư gửi Chamberlain với ngôn từ khôn khéo.
Lá thư của Hitler được gửi khẩn bằng điện tín đến London tối 27 tháng 9 năm 1938. Đấy là tia hy vọng mỏng manh mà Thủ tướng Anh vội vàng nắm bắt. Ông trả lời sẵn sàng đích thân đi Đức lập tức.
Các cuộc thảo luận chỉ có tính thủ tục nhằm thực hiện chính xác những gì Hitler muốn vào thời điểm ông muốn. Công việc tiến hành một cách xuề xòa, và xét theo biên bản buổi họp được tịch thu sau chiến tranh, Thủ tướng Anh và Thủ tướng Pháp khá sẵn lòng đồng ý với Hitler.
Hội nghị bắt đầu công việc thật sự khi Mussolini, người phát biểu thứ ba – Daladier được để sau cùng – nói "nhằm mang đến một giải pháp thực tế cho vấn đề," ông đã mang theo một đề xuất ghi trên giấy. Nguồn gốc văn bản này là đáng để ý, và cho đến khi qua đời Chamberlain vẫn không biết. Từ hồi ký của François-Poncet và Henderson, rõ ràng là họ cũng không biết. Thật ra, câu chuyện chỉ được đưa ra ánh sáng một thời gian lâu sau khi hai nhà độc tài qua đời.
Cái mà Mussolini mang ra như là kế hoạch dung hòa của chính ông đã được vội vã soạn thảo ngày hôm trước tại Bộ Ngoại giao Đức. Các tác giả là Göring, Neurath và Weizsäcker làm việc sau lưng Ribbentrop, vì ba người không tin tưởng nơi phán xét của ông này. Göring mang bản văn đến trình Hitler, ông này chấp nhận, rồi TS. Schmidt vội vã dịch bản văn sang Pháp văn. Bản văn được trao cho Đại sứ Ý Attolico, và người này đọc nội dung qua điện thoại cho Mussolini nắm bắt ở Rome ngay trước khi ông lên đường đi München.
Vì các bên đều hoan nghênh "đề xuất Ý," chỉ cần thảo luận các chi tiết thi hành. Chamberlain – nguyên là doanh nhân và cựu Bộ trưởng Tài chính – muốn biết ai sẽ đền bù cho tài sản công được chuyển giao cho Đức. Có vẻ mệt nhọc và cũng bực dọc vì không thể theo dõi các câu trao đổi bằng tiếng Pháp và Anh, Hitler trả lời ngay là không có đền bù gì cả. Khi Chamberlain phản đối điều khoản quy định người Tiệp không được mang theo bò khi rút đi khỏi Sudetenland, Hitler lớn tiếng: "Không nên phí thời giờ quý báu của chúng ta vào chuyện vụn vặt như thế!" Vị Thủ tướng Anh bỏ qua vấn đề.
Nhưng ông đòi hỏi phải có mặt đại diện của Tiệp Khắc. Ông nói nước ông "không thể đảm bảo người Tiệp sẽ rút lui xong xuôi vào ngày 1/10 nếu Chính phủ Tiệp Khắc không cam kết việc này." Daladier tỏ ý ủng hộ tuy không nhiệt tình lắm.
Nhưng Hitler vẫn khăng khăng. Ông sẽ không cho phép người Tiệp đến với sự hiện diện của ông. Daladier ngoan ngoãn chịu thua, nhưng Chamberlain cuối cùng đạt được một ít nhượng bộ. Hội nghị đồng ý rằng một đại diện của Tiệp Khắc có thể chờ đợi "trong phòng bên cạnh" như Chamberlain đề nghị.
Và đúng thế: buổi xế chiều đi đến hai đại diện của Tiệp Khắc: TS. Voltech Mastny, Công sứ Tiệp Khắc tại Đức và TS. Hubert Masarik của Bộ Ngoại giao Tiệp Khắc. Họ được lạnh lùng đưa vào một căn phòng bên. Sau khi chờ đợi mỏi mòn từ 2 giờ chiều cho đến 7 giờ tối, họ được Frank Ashton-Gwatkin trong đoàn Anh báo tin chẳng lành. Hội nghị đã đi đến nhất trí chung, ông không thể cho biết chi tiết, nhưng còn "khắc nghiệt" hơn là đề xuất của Pháp-Anh.
Lúc 10:00 giờ tối, hai nhân vật Tiệp Khắc được đưa vào gặp Ngài Horace Wilson, cố vấn của Thủ tướng Anh. Thay mặt Thủ tướng, Wilson thông báo cho hai người về những điểm chính và trao cho họ tấm bản đồ theo đấy người Tiệp phải rút đi lập tức. Khi hai nhân vật Tiệp Khắc định lên tiếng phản đối, Wilson ngắt lời họ. Ông bảo không còn gì để nói, và lập tức bước ra khỏi phòng. Hai nhân vật Tiệp Khắc phản đối với Ashton-Gwatkin lúc này vẫn còn ở bên cạnh họ, nhưng vô vọng. Ông nói với hai người:
Thật ra, Hiệp ước đề ngày 29 tháng 9. Các điều khoản chính quy định Đức sẽ tiến vào chiếm đóng trong bốn giai đoạn từ ngày 1 đến 7 tháng 10. Đức sẽ chiếm đóng phần lãnh thổ còn lại ngày 10 tháng 10, sau khi "Ủy hội Quốc tế" vạch đường ranh giới. Ủy hội sẽ gồm đại diện của Anh, Pháp, Đức, Ý và Tiệp Khắc. "Ủy hội Quốc tế" sẽ tổ chức trưng cầu dân ý "chậm nhất là cuối tháng 11" ở những vùng không rõ tỷ lệ của các dân tộc, và sẽ định đường ranh giới.
Cam kết về trưng cầu dân ý không bao giờ được thực hiện. Cả Đức lẫn Ý không bao giờ đảm bảo cho Tiệp Khắc chống lại sự xâm lấn, ngay cả sau khi các vấn đề dân tộc thiểu số Ba Lan và Hungari đã được giải quyết, còn Anh và Pháp từ chối việc đảm bảo của họ.
Đối với Tổng thống Tiệp Khắc Beneš, không có chọn lựa nào khác hơn là phải chấp nhận. Anh và Pháp không những bỏ rơi đất nước ông, mà bây giờ còn ủng hộ Hitler sử dụng vũ lực nếu ông bác bỏ bản hiệp ước. Tiệp Khắc nhượng bộ "dưới sự phản đối với thế giới," theo lời bản công bố chính thức. Tướng Sirovy, tân Thủ tướng, nói với người dân Tiệp Khắc trên sóng phát thanh: "Chúng ta đã bị bỏ rơi. Chúng ta chỉ có một mình."
Anh và Pháp gây áp lực đến cùng trên đất nước mà họ đã dẫn dụ và phản bội. Đại sứ Pháp cố nói lên lời chia buồn, nhưng Bộ trưởng Ngoại giao Krofta ngắt lời: "Chúng tôi đã bị thúc ép mà lâm vào hoàn cảnh này; bây giờ mọi việc đều chấm dứt; hôm nay đến phiên chúng tôi, ngày mai sẽ đến phiên những người khác"...
Ngày 5 tháng 10 năm, do áp lực của Đức Tổng thống Tiệp Khắc Beneš từ chức và, khi biết tính mạng mình bị lâm nguy, bay đi lánh nạn ở Anh. Tướng Sirovy làm Tổng thống lâm thời.
"Ủy hội Quốc tế" được vội vã thành lập gồm các đại sứ Ý, Anh và Pháp, thêm công sứ Tiệp Khắc tại Đức và Thứ trưởng Ngoại giao Đức von Weizsäcker. Hitler và Quân lực Đức gây áp lực để mọi sự tranh cãi về các lãnh thổ được dàn xếp có lợi cho Đức. Cuối cùng, ngày 13/10 Ủy hội Quốc tế biểu quyết để bãi bỏ cuộc trưng cầu dân ý mà Hiệp ước München quy định cho những vùng đang bị tranh chấp.
Giống như những con kên kên, bây giờ Ba Lan và Hungari xông vào để xâu xé lãnh thổ của Tiệp Khắc.
Ba Lan chiếm gần 1.700 kilômét vuông chung quanh Teschen có 228.000 dân, trong số này có 133.000 người Séc.
Hungari chiếm hơn 19.000 kilômét vuông, với 500.000 người sắc tộc Magyar và 272.000 người Séc.
Thêm nữa, đất nước đã bị cắt manh mún và mất vị thế phòng thủ bây giờ lại bị Đức ép buộc lập một chính phủ thân Đức. Rõ ràng là từ lúc này, nước Tiệp Khắc mới chỉ biết trông cậy vào lòng khoan dung của nhà Lãnh tụ Đế chế thứ Ba.
Nhưng không chỉ có thế. Cả hệ thống đường sắt, đường bộ, điện thoại và điện tín của Tiệp Khắc đều bị xáo trộn. Theo số liệu của Đức, Tiệp Khắc mất trên dưới 80% than non, hóa chất, xi măng; trên dưới 70% than đá, sắt, thép, điện năng; và 40% gỗ. Một đất nước công nghiệp phồn thịnh trong phút chốc bị tan rã và phá sản.
Liệu Anh và Pháp có cần thiết phải nhượng bộ ở München không? Liệu Adolf Hitler có chơi nước bài tháu cáy hay không?
Bây giờ người ta biết rằng câu trả lời – một cách nghịch lý đối với cả hai câu hỏi – là: Không. Tất cả tướng lĩnh thân cận với Hitler và sống sót sau chiến tranh đều đồng ý là nếu không có Hiệp ước München, Hitler hẳn đã tấn công Tiệp Khắc ngày 1/10/1938, và họ nghĩ rằng dù lúc đầu có lưỡng lự, cuối cùng Anh, Pháp và Liên Xô sẽ bị cuốn hút vào chiến tranh.
Và điều quan trọng nhất cho lịch sử ở điểm này: các tướng lĩnh Đức đều nhất trí với nhau rằng Đức sẽ bại trận, và bại trận nhanh chóng. Còn người ủng hộ Chamberlain và Daladier – họ chiếm đa số lúc này – lập luận rằng Hiệp ước München không phải giúp phương Tây tránh chiến tranh, mà giúp cho họ tránh tàn phá trong chiến tranh, nhân thể tránh cho London và Paris bị không quân Đức san bằng.
Luận cứ này bị những người biết rõ nhất phản bác: chính là các tướng lĩnh thân cận với Hitler và ủng hộ ông từ đầu đến cuối. Người đứng đầu nhóm này là Thống chế Wilhelm Keitel (Tham mưu trưởng Bộ Tổng Tham mưu Quân lực Đức), trong Tòa án Nürnberg, khi được hỏi về phản ứng của tướng lĩnh Đức đối với Hiệp ước München, Keitel trả lời:
Nhiều luận cứ cho rằng một lý do khiến cho Anh quốc nhượng bộ là họ sợ không quân Đức sẽ san bằng London, và chắc hẳn người Pháp cũng run sợ trước viễn cảnh kinh khiếp là thủ đô hoa mỹ của họ cũng bị tàn phá. Nhưng khi được biết về sức mạnh của không quân Đức lúc bấy giờ, dân chúng London và Paris cũng như hai vị Thủ tướng không cần phải lo sợ quá đáng. Không quân Đức, giống như Lục quân Đức, đang tập trung chống lại Tiệp Khắc, vì thế không có khả năng đe dọa phương Tây. Ngay cả nếu vài máy bay thả bom của Đức có thể được tách ra để tấn công London và Paris, họ hẳn đã khó bay được đến các mục tiêu. Đức không có khả năng cung cấp máy bay chiến đấu để bảo vệ các máy bay thả bom của họ. Các sân bay quân sự của Đức ở khoảng cách quá xa.
Cũng đã có lập luận – nhất là từ hai đại sứ Pháp và Anh – rằng Hiệp ước München cho Pháp và Anh có được gần một năm để bắt kịp cuộc tái vũ trang của Đức. Sự kiện đi ngược lại lập luận này. Như Churchill, được mọi sử gia quân sự Đồng minh ủng hộ, đã viết:
Đức không đủ mạnh để tham chiến ngày 1 tháng 10 năm 1938 chống lại Tiệp Khắc và Anh-Pháp, chưa kể đến Liên Xô. Nếu Đức gây hấn, Đức sẽ chiến bại một cách nhanh chóng và dễ dàng, và đây sẽ là dấu chấm hết cho Hitler và Đế chế thứ Ba.
Thái độ ương ngạnh, cuồng tín của Chamberlain trong việc đáp ứng những gì Hitler đòi hỏi, và ba chuyến đi đến Đức đã cứu nguy cho Hitler, củng cố vị thế của ông này đối với Châu Âu, dân Đức và Quân đội Đức vượt quá những gì có thể tưởng tượng được vài tuần trước đấy. Việc này cũng tiếp sức mạnh vô hạn cho Đế chế thứ Ba so với các nền dân chủ phương Tây và Liên Xô.
Đối với Pháp, Hiệp ước München là thảm họa: vị thế quân sự của Pháp bị suy sụp. Vì lý do quân đội Pháp không bằng phân nửa quân đội Đức khi Đức đã động viên tổng lực và cũng vì khả năng sản xuất vũ khí yếu kém, Pháp đã khổ công gây dựng những mối liên minh với các nước nhỏ hơn bên cạnh sườn của Đức – và của Ý. Những nước này là Tiệp Khắc, Ba Lan, Nam Tư và Rumani. Hợp lại, họ có tiềm năng quân sự ngang bằng một cường quốc Châu Âu. Bây giờ, Pháp mất đi sự yểm trợ của 35 sư đoàn Tiệp Khắc được huấn luyện nhuần nhuyễn, được trang bị hùng hậu, trấn giữ những pháo đài kiên cố vùng đồi núi và có khả năng chống trả một lực lượng Đức lớn hơn. Nhưng không chỉ có thế. Sau Hiệp ước München, những nước liên minh với Pháp còn lại ở Tây Âu không còn tin tưởng nơi lời hứa hẹn trên giấy tờ của Pháp. Họ cố chen lấn nhau để tìm cách thỏa hiệp với Quốc xã trong khi còn có thời giờ.
Nếu không chen lấn, thì Moskva cũng cựa mình. Dù Liên Xô lập liên minh quân sự với cả Tiệp Khắc và Pháp, chính phủ Pháp đã về hùa với Đức và Anh mà loại Liên Xô ra khỏi hội nghị München. Josef Stalin sẽ không bao giờ quên hành động khinh rẻ này và sẽ khiến cho hai nước phương Tây trả giá đắt về sau.
Lúc 6 giờ sáng ngày 15 tháng 3 năm 1939, quân Đức tràn vào Böhmen và Mähren. Họ không gặp sự kháng cự nào, và đến buổi tối Hitler có thể tiến bước như người chiến thắng vào Praha. Trước khi rời Berlin, Hitler ra một tuyên cáo hùng hồn một cách hãnh diện: "Tiệp Khắc đã bị xóa sổ!"
Trận động đất Sumatra tháng 9 năm 2009 xảy ra ở Sumatra, Indonesia, vào lúc 17:16:10 giờ địa phương ngày 30 tháng 9 năm 2009 (10:16:10 giờ UTC, ngày 30 tháng 9).[3] Trận động đất có độ lớn 7,6 tương đương với độ lớn của trận động đất San Francisco 1906, động đất Quetta 1935, động đất Gujarat 2001, và động đất Kashmir 2005. Chấn động nằm ngoài biển cách Padang, Sumatra, Indonesia 50 km về phía tây-tây bắc, cách Pekanbaru, Sumatra, Indonesia 225 km về phía tây nam, cách Kuala Lumpur, Malaysia 475 km về phía nam-tây nam và Jakarta, Java, Indonesia 960 km về phía tây bắc.[3]
Ít nhất 770 người bị thiệt mạng do động đất và hàng ngàn người bị mắc
kẹt trong các đống đổ nát.Death-toll estimates range from a few hundred
to over 1100, with thousands more trapped in collapsed buildings.[4][5]
Một trận động đất khác có độ lớn 6,6 Mw tấn công vào tỉnh Jambi miền trung Sumatra vào lúc 08:52:29 giờ địa phương ngày 1 tháng 10 năm 2009, ở độ sâu 15 km và cách Sungaipenuh, tỉnh Jambi 46 km về phía đông nam.[6]
Báo động sóng thần được loan báo và có một số báo cáo về thiệt hại nhà và cháy.[9] Các khách sạn ở Padang bị phá hủy và thông tin liên lạc với thành phố bị cắt đứt.[10]
Kên truyền hình địa phương Metro TV đưa tin, các vụ cháy ở Padang làm cho dân chúng hoản loạn và chạy ra đường. Các đội cứu hộ gần đó thuộc Cơ quan Tìm kiếm và Cứu hộ quốc gia đã triển khai lực lượng đến Padang. Các tòa nhà lớn bị sụp đổ trong trận động đất. Cũng có báo cáo rằng các đường ống dẫn nước ở Padang bị vỡ gây ngập lụt đường phố.[11] Một số báo cáo nêu rằng có ít nhất 2 bệnh viện và 7 trường học bị sập đổ do động đất.[12] Các đường phố và cầu cũng bị phá hủy và trượt đất đã làm gián đoạn đường dây điện, một số trường hợp gây cháy.[7]
Mái của sân bay quốc tế Minangkabau của Padang sụp đổ do động đất;[12] một phi công miêu tả sân bay là "không thể đến được".[10][13]
World Vision, Oxfam, IFRC và Mercy Corps đồng ý đưa các đội cứu hộ khẩn cấp đến các khu vực bị tàn phá ở Padang để đánh giá nhanh về tình hình thảm họa.[14]
Video yêu thích
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
Trở về trang chính
hoangkim vietnam, hoangkim, hoangkimvietnam, Hoàng Kim, Ngọc Phương Nam, Chào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, VietnamAfricaCassavaRice, Khát khao xanh, Dayvahoc, Học mỗi ngày, Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống, Thơ cho con
Hiệp ước München
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
|
Bài viết hoặc đoạn này cần thêm chú thích nguồn gốc để có thể kiểm chứng thông tin. Những nội dung không có nguồn có thể bị đặt vấn đề và xóa bỏ. Mời bạn bổ sung chú thích từ các nguồn đáng tin cậy để giúp cải thiện bài viết. |
|
Bài viết này có một danh sách nguồn tham khảo nhưng thông tin trong bài vẫn chưa thể được xác thực vì thiếu chú thích trong hàng. Mời bạn giúp cải thiện bài viết này bằng cách bổ sung cước chú vào các đoạn thích hợp. |
Hiệp ước München | |
---|---|
Hiệp ước München | |
Trước khi ký Hiệp ước München, từ trái qua:
Neville Chamberlain, Édouard Daladier, Adolf Hitler, Benito Mussolini, Galeazzo Ciano.
Phía sau: Joachim von Ribbentrop và Ernst von Weizsäcker |
|
Ngày ký Địa điểm |
30 tháng 9 năm 1938 München, Đức |
Có hiệu lực | 1 tháng 10 năm 1938 |
Hết hiệu lực | 9 tháng 5 năm 1945 |
Bên tham dự | Đức Quốc xã Italia Anh Pháp |
Ngôn ngữ | Đức, Ý, Anh, Pháp |
Hiệp ước München tại Wikisource |
Dù có lực lượng quân sự hùng mạnh so với Đức và dù có những nghĩa vụ đã ký kết với Tiệp Khắc, cả Anh và Pháp đều cố xoa dịu Hitler nhằm tránh chiến tranh. Cuối cùng, Đức được mạnh thêm, Tiệp Khắc bị Đức thôn tính hẳn, Đồng minh mất những công sự phòng thủ quý giá ở Tiệp Khắc, và Thế chiến thứ hai vẫn xảy ra.
Mục lục
Bối cảnh lịch sử
Nước Cộng hòa Tiệp Khắc được thành lập sau Thế chiến thứ nhất từ các hòa ước mà người Đức rất căm ghét. Được tách ra từ Đế quốc Habsburg cũ, Tiệp Khắc phát triển thành một nước dân chủ và phồn thịnh nhất Trung Âu.Nhưng vì có nhiều dân tộc khác nhau, ngay từ lúc đầu Tiệp Khắc bị giằng co bởi những vấn nạn nội bộ mà suốt 20 năm vẫn chưa thể giải quyết được. Đấy là vấn nạn của những dân tộc thiểu số. Có 1 triệu người Hungary, nửa triệu người Ruthenian, và 3 triệu rưởi người Đức ở Sudeten. Các dân tộc này tha thiết với "đất mẹ" của họ, lần lượt là Hungary, Nga và Đức; tuy rằng người Đức ở Sudetenland1 chưa bao giờ thuộc về Đế chế Đức (ngoại trừ trước nữa là một phần của Đế chế La Mã Thần thánh) nhưng chỉ thuộc về Áo. Nói chung, các dân tộc này đòi hỏi có thêm quyền tự trị.
So với những dân tộc thiểu số ở phương Tây, ngay cả ở Mỹ, những dân tộc thiểu số ở Tiệp Khắc không bị kém cỏi. Họ có quyền dân chủ và tự do cá nhân trọn vẹn – ngay cả quyền được bầu cử – và có thêm ít quyền được lập trường học riêng và duy trì cơ sở văn hóa của riêng họ. Lãnh tụ các dân tộc thiểu số thường là bộ trưởng trong chính phủ trung ương. Tuy nhiên, người Séc không thể giải quyết những vấn đề của người thiểu số. Họ thường có tư tưởng ái quốc cực đoan và thiếu khôn khéo.
Điều mỉa mai là người Đức Sudeten có vị thế khá trong nước Tiệp Khắc – chắc chắn khá hơn bất kỳ dân tộc thiểu số nào khác trong nước, và khá hơn những dân tộc thiểu số Đức ở Ba Lan hoặc ở nước Phát xít Ý. Nhưng họ bất mãn với tính hà khắc vụn vặt của quan chức địa phương người Séc và thái độ kỳ thị đôi lúc xảy ra ở thủ đô Praha. Sống trong các vùng tây-bắc và tây-nam công nghiệp hóa, họ giàu có lên và dần dà trở nên hòa thuận với người Séc, vẫn tiếp tục đòi hỏi thêm quyền tự trị và sự tôn trọng đối với các quyền về ngôn ngữ và văn hóa. Trước khi Hitler nổi lên, không có phong trào chính trị nghiêm túc nào đòi hỏi hơn thế.
Thế rồi, khi Hitler nắm quyền Thủ tướng Đức năm 1933, cơn bão Quốc xã tràn đến người Đức Sudeten. Năm này, một giáo viên môn thể dục dụng cụ tên Konrad Henlein thành lập Đảng người Đức Sudeten (SDP). Bộ Ngoại giao Đức bí mật hỗ trợ tài chính đảng cho đến năm 1935. Trong vòng vài năm, đảng này đã chiếm đa số trong cộng đồng người Đức Sudeten. Vào lúc Áo bị sáp nhập vào Đức, đảng SDP đã sẵn sàng để nghe theo lệnh của Hitler.
Để nhận lệnh, Henlein đi đến Berlin, và ngày 28 tháng 3 năm 1938 vào ngồi họp với Hitler trong ba tiếng đồng hồ. Chỉ thị của Hitler là "Đảng SDP phải ra những đòi hỏi mà chính phủ Tiệp Khắc không thể chấp nhận." Như chính Henlein tóm tắt quan điểm của Hitler: "Ta phải luôn đòi hỏi nhiều để ta không bao giờ hài lòng." Vì thế, hoàn cảnh khó khăn của người Đức thiểu số ở Tiệp Khắc đối với Hitler chỉ là cái cớ để quấy động, khuynh đảo, tung hỏa mù và gây hiểu lầm giữa những bạn hữu của Tiệp Khắc, và che giấu mục đích thực sự của ông: để hạ gục Tiệp Khắc và chiếm lấy lãnh thổ cùng dân cư cho Đế chế thứ Ba.
Các nhà lãnh đạo Anh và Pháp vẫn chưa nhận ra điều này. Suốt mùa xuân và mùa hè, thật ra cho đến lúc cuối, Thủ tướng Anh Arthur Neville Chamberlain và Thủ tướng Pháp Édouard Daladier cùng với đa số thế giới còn lại hiển nhiên vẫn còn thật sự tin rằng Hitler chỉ mong muốn sự bình đẳng cho người Đức ở Tiệp Khắc.
Khủng hoảng đầu tiên
Ngày Thứ Sáu 20 tháng 5 năm 1938 bắt đầu một cuộc khủng hoảng mà sau này được gọi là "Khủng hoảng tháng Năm." Trong 48 giờ đầu, các chính phủ Anh, Pháp, Tiệp Khắc và Liên Xô trở nên hốt hoảng tin rằng Châu Âu ở gần bờ vực chiến tranh. Đây có lẽ chủ yếu là do kế hoạch của Đức tấn công Tiệp Khắc bị rò rỉ. Vì tin như thế mà Tiệp Khắc bắt đầu động binh, còn Anh, Pháp và Liên Xô biểu lộ sự cứng rắn và hợp nhất để đối phó với mối đe dọa của Đức.Hitler cảm thấy bẽ mặt nặng nề vì hành động của Tiệp Khắc, và cũng vì sự ủng hộ của Anh, Pháp và ngay cả Liên Xô dành cho Tiệp Khắc. Hitler càng phẫn nộ hơn vì bị cáo buộc – đúng tội nhưng quá sớm – về hành động gây hấn mà chính ông định sẽ thực hiện. Hitler ra lệnh cho Quân đội Đức soạn thảo những kế hoạch cuối cùng để sẵn sàng tấn công Tiệp Khắc ngày 1/10/1938.
Ngày 12/9, Hitler phát biểu trước một đám đông cuồng tín lấp đầy một sân vận động khổng lồ ở Nürnberg trong buổi bế mạc Đại hội Đảng Quốc xã, đòi hỏi chính phủ Tiệp Khắc tạo "bình đẳng" cho người Đức Sudeten. Nếu không, Đức sẽ có biện pháp để đạt điều này.
Ngôn từ của Hitler gây xao động đáng kể. Ở Sudetenland, một cuộc nổi loạn xảy ra. Sau hai ngày xô xát cuồng loạn, chính phủ Tiệp Khắc kiểm soát được tình hình bằng cách đưa quân đội đến và ra lệnh thiết quân luật. Henlein lẻn qua biên giới đến Đức, tuyên bố rằng giải pháp duy nhất bây giờ là nhượng vùng Sudetenland cho Đức.
Đấy là giải pháp mà Anh đang ủng hộ, nhưng cần đạt sự thỏa thuận của Pháp trước khi thúc đẩy thêm. Một ngày sau bài diễn văn của Hitler, nội các Pháp họp suốt ngày, vẫn chia rẽ nhau về việc liệu có nên tôn trọng nghĩa vụ giúp Tiệp Khắc trong trường hợp Đức tấn công, mà họ biết sắp diễn ra. Thủ tướng Daladier kêu gọi Chamberlain cố thương thuyết với Hitler.
Tối cùng ngày, Chamberlain gửi điện khẩn cho Hitler:
- Xét qua tình hình càng lúc càng khẩn trương, tôi đề nghị đi đến gặp ông để cố gắng tìm một giải pháp hòa bình. Tôi đề nghị đi bằng máy bay và sẵn sàng lên đường ngày mai.
Chamberlain tại Berchtesgaden
Hitler vô cùng kinh ngạc nhưng rất vui sướng khi biết người nắm vận mệnh của Đế quốc Anh hùng mạnh sẽ đi đến kêu nài với ông, và cảm thấy hãnh diện rằng một người đã 69 tuổi và chưa từng đi máy bay lại đi chuyến bay dài 7 tiếng đồng hồ để đến Berchtesgaden ở phần xa nhất của nước Đức. Hitler đã không màng chiếu cố để đề nghị nơi gặp gỡ bên sông Rhine, vốn có thể giảm đường bay còn một nửa. Hitler tin chắc chuyến đi của Chamberlain là thêm sự đảm bảo rằng Anh và Pháp sẽ không can thiệp – như ông vẫn tin tưởng từ lâu.Chamberlain đáp xuống sân bay München ngày 15 tháng 9 năm 1938, một chiếc ô tô mui trần đưa ông đến nhà ga, rồi ông đi trên một chuyến tàu đặc biệt mất 3 giờ để đến Berchtesgaden2. Ông thấy từng toa xe tiếp nối chở đầy binh sĩ Đức và pháo trên đường ray đối diện. Hitler không ra đón ông tại Berchtesgaden, mà đứng chờ ở những bậc thềm trên cùng của biệt thự Berghof. Bây giờ là 4 giờ chiều, và Chamberlain đã phải di chuyển từ sáng sớm.
Giống như mỗi khi phát biểu, Hitler bắt đầu với lời lẽ dông dài về những gì ông đã làm cho dân tộc Đức, cho hòa bình, cho mối quan hệ Anh-Đức. Bây giờ có một vấn nạn mà ông chủ định giải quyết "bằng cách này hoặc cách khác." Người Đức Sudeten lúc trước thuộc về Áo, chưa bao giờ thuộc Đức. Ba triệu người Đức ở Tiệp Khắc phải "trở về" Đế chế. Cả trong buổi gặp gỡ này với Hitler và trong báo cáo với Nghị viện, Chamberlain, với vốn kiến thức về lịch sử Đức không có vẻ sâu lắm, chấp nhận việc sử dụng sai lạc từ ngữ "trở về".
Là người cực kỳ nhẫn nại, Chamberlain khó chen vào được câu nào, nhưng có giới hạn. Đến đây, ông ngắt lời để hỏi:
- Nếu Lãnh tụ nhất định giải quyết vấn đề này bằng vũ lực mà không chờ hai bên thảo luận, thế thì tại sao để cho tôi đến đây? Tôi đã uổng phí thời giờ của tôi.
- Liệu nước Anh đồng ý với việc nhượng vùng Sudeten, hay không đồng ý?... Nhượng trên cơ sở quyền tự quyết?
- cá nhân ông có thể nói rằng ông công nhận nguyên tắc của việc tách ra vùng Sudeten... Ông muốn trở về Anh để báo cáo với Chính phủ và xin họ chấp thuận quan điểm của cá nhân ông.
Anh và Pháp cố xoa dịu Hitler
Khi trở về Anh, Chamberlain triệu tập nội các để ông trình bày yêu sách của Hitler. Thủ tướng Pháp Daladier và Ngoại trưởng Pháp Bonnet đến London để tham khảo với nội các Anh. Cả hai bên Anh và Pháp đều muốn tránh chiến tranh nên nhanh chóng đồng ý về những đề xuất chung mà Tiệp Khắc phải chấp nhận: giao cho Đức mọi lãnh thổ có trên phân nửa là người Đức Sudeten để đảm bảo "duy trì hòa bình và an ninh của những quyền lợi sống còn của Tiệp Khắc." Để đáp lại, Anh và Pháp sẽ tham gia vào "sự đảm bảo quốc tế của những đường biên giới mới..." Sự đảm bảo này sẽ thay thế những hiệp ước mà Tiệp Khắc ký kết với Pháp và Liên Xô. Đây là lối thoát dễ dàng cho Pháp: không còn bị ràng buộc với hiệp ước hiện hữu.Tiệp Khắc từ khước các đề xuất qua công hàm có lòng tự trọng, với lời giải thích – và cũng là lời tiên tri – rằng chấp nhận những đề xuất ấy sẽ khiến cho Tiệp Khắc "không chóng thì chầy sẽ nằm hoàn toàn dưới sự thống trị của Đức."
Nhưng cả Anh vẫn gia tăng sức ép lên Tiệp Khắc, cho biết nếu không chấp nhận các đề xuất Anh-Pháp, Anh sẽ không còn liên can gì đến số phận của Tiệp Khắc, và nước này sẽ không còn trông mong Anh hoặc Pháp giúp đỡ nữa.
Vào lúc này, Tổng thống Tiệp Khắc Eduard Beneš nhận ra là bạn hữu của ông đã bỏ rơi ông. Ông kêu gọi đến Pháp, nhưng Pháp lại yêu cầu ông rút lại công hàm từ khước, chấp nhận các đề xuất Anh-Pháp, nếu không Tiệp Khắc sẽ phải một mình chống lại Đức.
Suốt ngày kế, đau nhức vì mệt mỏi, vì mất ngủ và vì bị phản bội, Beneš vẫn hội ý với nội các, các nhà lãnh đạo đảng và quân đội. Họ tỏ rõ lòng quả cảm trước sự đe dọa của kẻ thù, nhưng bắt đầu suy sụp vì bạn hữu và đồng minh đã bỏ rơi họ. Còn Liên Xô lặp lại cam kết là Liên Xô sẽ tôn trọng hiệp ước đã ký với Tiệp Khắc. Nhưng người Tiệp nhận ra rằng hiệp ước với Liên Xô quy định Liên Xô sẽ đến hỗ trợ với điều kiện Pháp cũng phải hỗ trợ. Và Pháp đã nuốt lời.
Xế chiều ngày 21 tháng 9, chính phủ Tiệp Khắc đành chịu thua, chấp nhận kế hoạch Anh-Pháp. Bản thông cáo giải thích một cách cay đắng: "Chúng tôi không có chọn lựa nào khác, vì chúng tôi bị bỏ rơi một mình." Trong riêng tư, Beneš nói một cách súc tích: "Chúng tôi đã bị phản bội từ cơ bản." Ngày kế, nội các từ chức. Tướng Tổng Thanh tra Quân đội Jan Sirovy được cử đứng đầu "chính phủ tập trung quốc gia."
Chamberlain tại Godesberg
Chamberlain mang đến cho Hitler mọi nhượng bộ theo yêu sách ở Berchtesgaden.Lần này, ít nhất là lúc khởi đầu, Chamberlain chủ động phát biểu trong hơn một giờ, giải thích những việc ông đã làm để thuyết phục cả hai nội các Anh và Pháp lẫn Tiệp Khắc. Ông chấp nhận ý kiến giao Sudetenland cho Đức mà không cần trưng cầu dân ý. Tương lai của những vùng pha trộn nhiều chủng tộc sẽ do một ủy hội gồm ba thành viên giải quyết: một Đức, một Tiệp Khắc, một trung lập. Một đảm bảo quốc tế sẽ thay thế các hiệp ước giữa Tiệp Khắc với Pháp và Liên Xô – mà Hitler có ác cảm.
Tất cả đều có vẻ rất đơn giản, rất hợp tình hợp lý đối với một Thủ tướng Anh gốc doanh nhân Anh yêu hòa bình. Ông ngưng nói với vẻ tự mãn, đợi chờ phản ứng của Hitler.
Hitler hỏi: "Có đúng là theo tôi hiểu rằng các chính phủ Anh, Pháp và Tiệp Khắc đồng ý chuyển giao Sudetenland từ Tiệp Khắc cho Đức?" Hitler cảm thấy kinh ngạc vì các nhượng bộ cho ông đi xa như thế và đến nhanh như thế. Ông biết Tiệp Khắc đã chấp nhận đề xuất Anh-Pháp. Tuy nhiên, có thể là Hitler không biết rõ chi tiết các điều khoản của kế hoạch Anh-Pháp cho đến khi Chamberlain giải thích.
Thủ tướng Anh mỉm cười đáp: "Phải."
Hitler nói: "Tôi rất lấy làm tiếc, nhưng sau những sự việc trong những ngày qua, kế hoạch này không còn ích lợi gì nữa."
Chamberlain đứng bật dậy, gương mặt lộ vẻ kinh ngạc và tức giận. Ông Chamberlain thấy bao nhiêu công khó nhọc của ông bị tiêu tán. Theo ghi chú của TS. Schmidt, Chamberlain nói với Hitler là ông cảm thấy
- vừa thất vọng vừa hoang mang. Ông có thể nói một cách đúng lý rằng Lãnh tụ đã nhận được tất cả từ ông đối với những gì đã đòi hỏi trước đây.
- Để đạt được điều này, ông đã đánh đố cả sự nghiệp chính trị của ông... Ông đang bị kết án ở Anh là đã bán đứng và phản bội Tiệp Khắc, đã nhượng bộ các nhà độc tài, và khi rời nước Anh sáng nay ông bị la ó chế nhạo.
Tối ấy, Chamberlain hội ý qua điện thoại với nội các của ông và với chính phủ Pháp. Tình hình dường như không có triển vọng lắm, đến nỗi Anh và Pháp đồng ý nên thông báo cho Tiệp Khắc ngày kế rằng hai nước không thể "tiếp tục nhận trách nhiệm khuyên họ không nên động binh."
Nhưng Tiệp Khắc bắt đầu động binh lúc 10:30 giờ tối ngày 23 tháng 9.
Chamberlain cho Hitler biết ông sẽ đề nghị với Tiệp Khắc là, vì các bên đã bằng lòng giao Sudetenland cho Đức, người Đức Sudeten sẽ lo duy trì an ninh trật tự ở Sudetenland cho đến khi giao vùng đất này cho Đức.
Hitler không chấp nhận giải pháp dung hòa này, trả lời ông không muốn dung hòa, và kết luận rằng bây giờ có lẽ sẽ có chiến tranh.
Chamberlain chỉ trả lời ngắn gọn là yêu cầu Hitler ghi ra giấy những đòi hỏi mới, "cùng với một bản đồ" và sẽ làm nhiệm vụ "như người trung gian" để gửi qua Praha.
Chamberlain trở lại để có buổi hội đàm cuối cùng với Hitler bắt đầu lúc 10:30 giờ tối 23 tháng 9, Hitler trình bày những đòi hỏi trong một bản ghi nhớ cùng với một bản đồ. Chamberlain bị đối mặt với một thời hạn mới. Bên Tiệp phải bắt đầu rút ra khỏi lãnh thổ sẽ chuyển giao bắt đầu từ ngày 26 tháng 9 và xong xuôi ngày 28 tháng 9.
Chamberlain thốt lên: "Nhưng cái này không khác gì tối hậu thư!"
Hitler đáp trả: "Không phải... Xem đây, văn kiện có tựa là ‘Bản ghi nhớ’."
Vừa lúc ấy, một tùy viên mang vào một tin khẩn cấp cho Lãnh tụ. Ông xem qua và trao cho Schmidt để thông dịch: "Đọc cho ông Chamberlain nghe."
Schmidt đọc: "Beneš vừa tuyên cáo trên đài truyền thanh lệnh tổng động viên ở Tiệp Khắc."
Hitler nói: "Bây giờ, dĩ nhiên là mọi việc đều đã an bài. Người Tiệp sẽ không muốn nhượng lãnh thổ nào cho Đức."
Chamberlain không đồng ý. Tiếp theo là cuộc tranh cãi dữ dội. Hitler nói người Tiệp đã động binh trước. Chamberlain nói ý khác: Đức đã động binh trước. Hitler phủ nhận Đức đã điều quân...
Thế là, cuộc tranh cãi kéo dài đến khuya. Cuối cùng, Chamberlain hỏi liệu bản ghi nhớ của Đức "có phải đúng là thực sự những lời cuối cùng của ông ấy hay không," Hitler trả lời rằng đúng, và Chamberlain nói không còn có ích gì phải thảo luận tiếp. Ông đã làm mọi việc; tất cả nỗ lực của ông đã thất bại. Ông trở về với con tim nặng trĩu, vì hy vọng mà ông mang theo khi đến Đức đã tắt lịm.
Nhưng nhà độc tài Đức vẫn chưa để cho ông yên. Ông có một "nhượng bộ."
Hitler nói một cách hớn hở:
- Ông là một trong số ít người mà tôi từng làm như thế này. Tôi sẵn sàng định ra một ngày duy nhất cho việc rút lui của Tiệp Khắc – ngày 1 tháng 10 – để tạo thuận lợi cho công việc của ông.
Bản ghi nhớ đòi hỏi mọi lực lượng của Tiệp Khắc, kể cả cảnh sát, rút ra khỏi những vùng tô màu đỏ trên bản đồ. Một cuộc trưng cầu dân ý sẽ quyết định tương lai của những vùng tô màu lục. Phải để lại nguyên trạng mọi cơ sở quân sự trong vùng đã rút lui. Phải chuyển giao nguyên trạng cho bên Đức mọi vật liệu thương mại và giao thông, "đặc biệt là những cấu phần di động". Không được mang theo lương thực, hàng hóa, bò, nguyên vật liệu... Hàng trăm nghìn người Tiệp không được mang theo vật dụng nội thất hoặc bò của gia đình.
Anh-Pháp gây thêm áp lực
Trở về nước, Chamberlain cố thuyết phục nội các Anh chấp thuận yêu sách mới của Quốc xã. Ông còn cảnh cáo Tổng thống Beneš rằng Đức sẽ vượt biên giới Tiệp Khắc nếu nước này không chấp nhận những điều kiện của Đức. Ông trách móc là Quân đội Đức sẽ tràn ngập Böhmen mà không cường quốc nào có thể làm gì được để cứu Tiệp Khắc khỏi số phận này. Và đấy là sự thật cho dù kết quả của chiến tranh thế giới sẽ ra sao. Thế là, Chamberlain đặt trách nhiệm về hòa bình hoặc chiến tranh lên Beneš chứ không phải Hitler.Trước khi Beneš có thời giờ để trả lời, Chamberlain gửi tiếp bức điện thứ hai, đề nghị Tiệp Khắc chấp nhận cho Đức chiếm đóng một phần vào ngày 1 tháng 10 rồi một uỷ ban biên giới Đức-Tiệp-Anh sẽ xác định những phần lãnh thổ khác sẽ giao cho Đức. Chamberlain phát biểu trên sóng phát thanh ở Anh:
- Dù cho chúng ta có thể thông cảm với một quốc gia nhỏ đối mặt với một nước láng giềng lớn và hùng mạnh, trong mọi trường hợp chúng ta không thể lôi cả Đế quốc Anh can dự vào một cuộc chiến. Nếu chúng ta phải chiến đấu, thì nên chiến đấu cho những vấn đề lớn hơn thế nữa...
Để khuyến dụ Hitler nên bỏ ngỏ cơ hội, Chamberlain viết một thư riêng cho Hitler và gửi hỏa tốc bằng một chuyến bay đặc biệt do Ngài Horace John Wilson (trợ lý đặc biệt cho Chamberlain) mang đi. Bức thư nói chính phủ Tiệp Khắc đã thông báo cho biết tối hậu thư Godesberg là "hoàn toàn không thể chấp nhận được." Khi nghe dịch bức thư, thình lình Hitler nhảy dựng lên, la hét: "Không có lý do gì phải đàm phán thêm!" rồi đi ra khỏi cửa. Rồi Hitler trở lại ngồi phệt trên ghế, nhiều lần ngắt ngang lời người thông dịch bằng cách hét lên:
- Người Đức đang bị đối xử như là da đen... Ngày 1 tháng 10 tôi sẽ chiếm Tiệp Khắc. Nếu Pháp và Anh muốn đánh, cứ để cho họ đánh...
Ngày 26 tháng 9, Hitler đọc diễn văn tại sân vận động Sportpalast ở Berlin đông kín người, la lối và gào thét trong cơn điên loạn. Hitler lăng mạ cá nhân Beneš, tuyên bố rằng vấn đề chiến tranh hoặc hòa bình bây giờ tùy thuộc vào tổng thống Beneš, và rằng dù sao chăng nữa, ông sẽ chiếm Sudetenland vào ngày 1 tháng 10. Ông thốt lên một cách khinh bỉ: "Chúng tôi không muốn người Tiệp!"
Ngày kế, 27 tháng 9, Hitler trở lại tư thái bình thường để tiếp kiến Ngài Horace Wilson lần thứ hai. Ông bảo không có lời gì nhắn gửi Chamberlain. Bây giờ là tùy người Tiệp. Họ có thể chấp nhận hoặc từ khước những yêu cầu của ông. Nếu họ từ khước, ông giận dữ thét lên: "Tôi sẽ tiêu diệt Tiệp Khắc." Ông lặp lại câu đe dọa này nhiều lần với vẻ thích thú.
Như thế là quá mức ngay cả đối với Wilson vốn hay nhượng bộ. Ông này đứng lên và nói:
- Trong trường hợp này, tôi được Thủ tướng tôi ủy quyền để có lời tuyên bố sau: "Nếu vì làm tròn nghĩa vụ hiệp ước mà Pháp can dự tích cực vào hành động thù địch với Đức, Vương quốc Anh sẽ bắt buộc phải ủng hộ Pháp".
Khi Ngài Horace trả lời rằng ông không nói thế, rằng rốt cuộc thì tùy nơi Hitler để có hòa bình hoặc chiến tranh, Hitler lớn tiếng: "Nếu Pháp và Anh muốn đánh, thì cứ đánh! Tôi hoàn toàn không màng. Hôm nay là Thứ Ba; vào ngày Thứ Hai tới chúng ta sẽ lâm chiến."
Wilson nói riêng với Hitler khi kết thúc: "Tôi sẽ cố làm cho người Tiệp biết điều," và Hitler trả lời ông "hoan nghênh việc này."
Có lẽ Hitler nghĩ rằng vẫn có thể vỗ về Chamberlain để ông này làm cho người Tiệp "biết điều." Đêm ấy, ông đọc cho thuộc hạ viết một bức thư gửi Chamberlain với ngôn từ khôn khéo.
Lá thư của Hitler được gửi khẩn bằng điện tín đến London tối 27 tháng 9 năm 1938. Đấy là tia hy vọng mỏng manh mà Thủ tướng Anh vội vàng nắm bắt. Ông trả lời sẵn sàng đích thân đi Đức lập tức.
Sự đầu hàng ở München
Vào lúc 12:30 giờ xế chiều ngày 29 tháng 9 năm 1938, Adolf Hitler với vị thế như là người chuyên đi thôn tính tiếp đón nguyên thủ của các chính phủ Anh, Pháp và Ý.Các cuộc thảo luận chỉ có tính thủ tục nhằm thực hiện chính xác những gì Hitler muốn vào thời điểm ông muốn. Công việc tiến hành một cách xuề xòa, và xét theo biên bản buổi họp được tịch thu sau chiến tranh, Thủ tướng Anh và Thủ tướng Pháp khá sẵn lòng đồng ý với Hitler.
Hội nghị bắt đầu công việc thật sự khi Mussolini, người phát biểu thứ ba – Daladier được để sau cùng – nói "nhằm mang đến một giải pháp thực tế cho vấn đề," ông đã mang theo một đề xuất ghi trên giấy. Nguồn gốc văn bản này là đáng để ý, và cho đến khi qua đời Chamberlain vẫn không biết. Từ hồi ký của François-Poncet và Henderson, rõ ràng là họ cũng không biết. Thật ra, câu chuyện chỉ được đưa ra ánh sáng một thời gian lâu sau khi hai nhà độc tài qua đời.
Cái mà Mussolini mang ra như là kế hoạch dung hòa của chính ông đã được vội vã soạn thảo ngày hôm trước tại Bộ Ngoại giao Đức. Các tác giả là Göring, Neurath và Weizsäcker làm việc sau lưng Ribbentrop, vì ba người không tin tưởng nơi phán xét của ông này. Göring mang bản văn đến trình Hitler, ông này chấp nhận, rồi TS. Schmidt vội vã dịch bản văn sang Pháp văn. Bản văn được trao cho Đại sứ Ý Attolico, và người này đọc nội dung qua điện thoại cho Mussolini nắm bắt ở Rome ngay trước khi ông lên đường đi München.
Vì các bên đều hoan nghênh "đề xuất Ý," chỉ cần thảo luận các chi tiết thi hành. Chamberlain – nguyên là doanh nhân và cựu Bộ trưởng Tài chính – muốn biết ai sẽ đền bù cho tài sản công được chuyển giao cho Đức. Có vẻ mệt nhọc và cũng bực dọc vì không thể theo dõi các câu trao đổi bằng tiếng Pháp và Anh, Hitler trả lời ngay là không có đền bù gì cả. Khi Chamberlain phản đối điều khoản quy định người Tiệp không được mang theo bò khi rút đi khỏi Sudetenland, Hitler lớn tiếng: "Không nên phí thời giờ quý báu của chúng ta vào chuyện vụn vặt như thế!" Vị Thủ tướng Anh bỏ qua vấn đề.
Nhưng ông đòi hỏi phải có mặt đại diện của Tiệp Khắc. Ông nói nước ông "không thể đảm bảo người Tiệp sẽ rút lui xong xuôi vào ngày 1/10 nếu Chính phủ Tiệp Khắc không cam kết việc này." Daladier tỏ ý ủng hộ tuy không nhiệt tình lắm.
Nhưng Hitler vẫn khăng khăng. Ông sẽ không cho phép người Tiệp đến với sự hiện diện của ông. Daladier ngoan ngoãn chịu thua, nhưng Chamberlain cuối cùng đạt được một ít nhượng bộ. Hội nghị đồng ý rằng một đại diện của Tiệp Khắc có thể chờ đợi "trong phòng bên cạnh" như Chamberlain đề nghị.
Và đúng thế: buổi xế chiều đi đến hai đại diện của Tiệp Khắc: TS. Voltech Mastny, Công sứ Tiệp Khắc tại Đức và TS. Hubert Masarik của Bộ Ngoại giao Tiệp Khắc. Họ được lạnh lùng đưa vào một căn phòng bên. Sau khi chờ đợi mỏi mòn từ 2 giờ chiều cho đến 7 giờ tối, họ được Frank Ashton-Gwatkin trong đoàn Anh báo tin chẳng lành. Hội nghị đã đi đến nhất trí chung, ông không thể cho biết chi tiết, nhưng còn "khắc nghiệt" hơn là đề xuất của Pháp-Anh.
Lúc 10:00 giờ tối, hai nhân vật Tiệp Khắc được đưa vào gặp Ngài Horace Wilson, cố vấn của Thủ tướng Anh. Thay mặt Thủ tướng, Wilson thông báo cho hai người về những điểm chính và trao cho họ tấm bản đồ theo đấy người Tiệp phải rút đi lập tức. Khi hai nhân vật Tiệp Khắc định lên tiếng phản đối, Wilson ngắt lời họ. Ông bảo không còn gì để nói, và lập tức bước ra khỏi phòng. Hai nhân vật Tiệp Khắc phản đối với Ashton-Gwatkin lúc này vẫn còn ở bên cạnh họ, nhưng vô vọng. Ông nói với hai người:
- Nếu các ông không chấp nhận, các ông sẽ phải giải quyết chuyện của các ông với người Đức mà không có chúng tôi. Có lẽ người Pháp sẽ nói với các ông điều này một cách nhỏ nhẹ hơn, nhưng các ông nên tin tôi là họ cùng quan điểm với chúng tôi. Họ không quan tâm.
Thật ra, Hiệp ước đề ngày 29 tháng 9. Các điều khoản chính quy định Đức sẽ tiến vào chiếm đóng trong bốn giai đoạn từ ngày 1 đến 7 tháng 10. Đức sẽ chiếm đóng phần lãnh thổ còn lại ngày 10 tháng 10, sau khi "Ủy hội Quốc tế" vạch đường ranh giới. Ủy hội sẽ gồm đại diện của Anh, Pháp, Đức, Ý và Tiệp Khắc. "Ủy hội Quốc tế" sẽ tổ chức trưng cầu dân ý "chậm nhất là cuối tháng 11" ở những vùng không rõ tỷ lệ của các dân tộc, và sẽ định đường ranh giới.
Cam kết về trưng cầu dân ý không bao giờ được thực hiện. Cả Đức lẫn Ý không bao giờ đảm bảo cho Tiệp Khắc chống lại sự xâm lấn, ngay cả sau khi các vấn đề dân tộc thiểu số Ba Lan và Hungari đã được giải quyết, còn Anh và Pháp từ chối việc đảm bảo của họ.
Đối với Tổng thống Tiệp Khắc Beneš, không có chọn lựa nào khác hơn là phải chấp nhận. Anh và Pháp không những bỏ rơi đất nước ông, mà bây giờ còn ủng hộ Hitler sử dụng vũ lực nếu ông bác bỏ bản hiệp ước. Tiệp Khắc nhượng bộ "dưới sự phản đối với thế giới," theo lời bản công bố chính thức. Tướng Sirovy, tân Thủ tướng, nói với người dân Tiệp Khắc trên sóng phát thanh: "Chúng ta đã bị bỏ rơi. Chúng ta chỉ có một mình."
Anh và Pháp gây áp lực đến cùng trên đất nước mà họ đã dẫn dụ và phản bội. Đại sứ Pháp cố nói lên lời chia buồn, nhưng Bộ trưởng Ngoại giao Krofta ngắt lời: "Chúng tôi đã bị thúc ép mà lâm vào hoàn cảnh này; bây giờ mọi việc đều chấm dứt; hôm nay đến phiên chúng tôi, ngày mai sẽ đến phiên những người khác"...
Ngày 5 tháng 10 năm, do áp lực của Đức Tổng thống Tiệp Khắc Beneš từ chức và, khi biết tính mạng mình bị lâm nguy, bay đi lánh nạn ở Anh. Tướng Sirovy làm Tổng thống lâm thời.
"Ủy hội Quốc tế" được vội vã thành lập gồm các đại sứ Ý, Anh và Pháp, thêm công sứ Tiệp Khắc tại Đức và Thứ trưởng Ngoại giao Đức von Weizsäcker. Hitler và Quân lực Đức gây áp lực để mọi sự tranh cãi về các lãnh thổ được dàn xếp có lợi cho Đức. Cuối cùng, ngày 13/10 Ủy hội Quốc tế biểu quyết để bãi bỏ cuộc trưng cầu dân ý mà Hiệp ước München quy định cho những vùng đang bị tranh chấp.
Giống như những con kên kên, bây giờ Ba Lan và Hungari xông vào để xâu xé lãnh thổ của Tiệp Khắc.
Ba Lan chiếm gần 1.700 kilômét vuông chung quanh Teschen có 228.000 dân, trong số này có 133.000 người Séc.
Hungari chiếm hơn 19.000 kilômét vuông, với 500.000 người sắc tộc Magyar và 272.000 người Séc.
Thêm nữa, đất nước đã bị cắt manh mún và mất vị thế phòng thủ bây giờ lại bị Đức ép buộc lập một chính phủ thân Đức. Rõ ràng là từ lúc này, nước Tiệp Khắc mới chỉ biết trông cậy vào lòng khoan dung của nhà Lãnh tụ Đế chế thứ Ba.
Hậu quả
Hiệp ước München trao cho Hitler những gì mà ông đòi hỏi ở Godesberg, và "Ủy hội Quốc tế" vì những hù dọa của ông mà phải cho thêm. Cuối cùng, đến ngày 20 tháng 11 năm 1938, Tiệp Khắc nhường cho Đức gần 30.000 kilômét vuông lãnh thổ, trên đó có 2.800.000 người Đức Sudeten và 800.000 người Séc sinh sống. Trên lãnh thổ này là một hệ thống lô cốt mà từ trước đến giờ tạo nên tuyến phòng thủ vững chắc nhất Châu Âu, có lẽ chỉ kém Phòng tuyến Maginot của Pháp.Nhưng không chỉ có thế. Cả hệ thống đường sắt, đường bộ, điện thoại và điện tín của Tiệp Khắc đều bị xáo trộn. Theo số liệu của Đức, Tiệp Khắc mất trên dưới 80% than non, hóa chất, xi măng; trên dưới 70% than đá, sắt, thép, điện năng; và 40% gỗ. Một đất nước công nghiệp phồn thịnh trong phút chốc bị tan rã và phá sản.
Liệu Anh và Pháp có cần thiết phải nhượng bộ ở München không? Liệu Adolf Hitler có chơi nước bài tháu cáy hay không?
Bây giờ người ta biết rằng câu trả lời – một cách nghịch lý đối với cả hai câu hỏi – là: Không. Tất cả tướng lĩnh thân cận với Hitler và sống sót sau chiến tranh đều đồng ý là nếu không có Hiệp ước München, Hitler hẳn đã tấn công Tiệp Khắc ngày 1/10/1938, và họ nghĩ rằng dù lúc đầu có lưỡng lự, cuối cùng Anh, Pháp và Liên Xô sẽ bị cuốn hút vào chiến tranh.
Và điều quan trọng nhất cho lịch sử ở điểm này: các tướng lĩnh Đức đều nhất trí với nhau rằng Đức sẽ bại trận, và bại trận nhanh chóng. Còn người ủng hộ Chamberlain và Daladier – họ chiếm đa số lúc này – lập luận rằng Hiệp ước München không phải giúp phương Tây tránh chiến tranh, mà giúp cho họ tránh tàn phá trong chiến tranh, nhân thể tránh cho London và Paris bị không quân Đức san bằng.
Luận cứ này bị những người biết rõ nhất phản bác: chính là các tướng lĩnh thân cận với Hitler và ủng hộ ông từ đầu đến cuối. Người đứng đầu nhóm này là Thống chế Wilhelm Keitel (Tham mưu trưởng Bộ Tổng Tham mưu Quân lực Đức), trong Tòa án Nürnberg, khi được hỏi về phản ứng của tướng lĩnh Đức đối với Hiệp ước München, Keitel trả lời:
- Chúng tôi rất đỗi vui mừng là việc này không dẫn đến chiến dịch quân sự bởi vì... chúng tôi luôn nghĩ rằng chúng tôi không có đủ phương tiện để đánh phá những công sự phòng thủ vùng biên giới của Tiệp Khắc.
- Nếu chiến tranh bùng nổ, chúng tôi không thể bảo vệ biên giới phía Tây lẫn biên giới Ba Lan, và rõ ràng là chúng tôi hẳn đã bị các công sự phòng thủ của Tiệp Khắc chặn đứng, bởi vì chúng tôi không có khả năng để xuyên phá.
- Không thể nào năm sư đoàn tác chiến và bảy sư đoàn dự bị ở miền Tây... chống chọi được 100 sư đoàn của Pháp. Về mặt quân sự, việc này là không thể được.
Nhiều luận cứ cho rằng một lý do khiến cho Anh quốc nhượng bộ là họ sợ không quân Đức sẽ san bằng London, và chắc hẳn người Pháp cũng run sợ trước viễn cảnh kinh khiếp là thủ đô hoa mỹ của họ cũng bị tàn phá. Nhưng khi được biết về sức mạnh của không quân Đức lúc bấy giờ, dân chúng London và Paris cũng như hai vị Thủ tướng không cần phải lo sợ quá đáng. Không quân Đức, giống như Lục quân Đức, đang tập trung chống lại Tiệp Khắc, vì thế không có khả năng đe dọa phương Tây. Ngay cả nếu vài máy bay thả bom của Đức có thể được tách ra để tấn công London và Paris, họ hẳn đã khó bay được đến các mục tiêu. Đức không có khả năng cung cấp máy bay chiến đấu để bảo vệ các máy bay thả bom của họ. Các sân bay quân sự của Đức ở khoảng cách quá xa.
Cũng đã có lập luận – nhất là từ hai đại sứ Pháp và Anh – rằng Hiệp ước München cho Pháp và Anh có được gần một năm để bắt kịp cuộc tái vũ trang của Đức. Sự kiện đi ngược lại lập luận này. Như Churchill, được mọi sử gia quân sự Đồng minh ủng hộ, đã viết:
- Thời gian một năm ‘có thêm’ do Hiệp ước München khiến cho Anh và Pháp sau đấy ở vị thế còn tệ hại hơn so với thời điểm ký Hiệp ước.
Đức không đủ mạnh để tham chiến ngày 1 tháng 10 năm 1938 chống lại Tiệp Khắc và Anh-Pháp, chưa kể đến Liên Xô. Nếu Đức gây hấn, Đức sẽ chiến bại một cách nhanh chóng và dễ dàng, và đây sẽ là dấu chấm hết cho Hitler và Đế chế thứ Ba.
Thái độ ương ngạnh, cuồng tín của Chamberlain trong việc đáp ứng những gì Hitler đòi hỏi, và ba chuyến đi đến Đức đã cứu nguy cho Hitler, củng cố vị thế của ông này đối với Châu Âu, dân Đức và Quân đội Đức vượt quá những gì có thể tưởng tượng được vài tuần trước đấy. Việc này cũng tiếp sức mạnh vô hạn cho Đế chế thứ Ba so với các nền dân chủ phương Tây và Liên Xô.
Đối với Pháp, Hiệp ước München là thảm họa: vị thế quân sự của Pháp bị suy sụp. Vì lý do quân đội Pháp không bằng phân nửa quân đội Đức khi Đức đã động viên tổng lực và cũng vì khả năng sản xuất vũ khí yếu kém, Pháp đã khổ công gây dựng những mối liên minh với các nước nhỏ hơn bên cạnh sườn của Đức – và của Ý. Những nước này là Tiệp Khắc, Ba Lan, Nam Tư và Rumani. Hợp lại, họ có tiềm năng quân sự ngang bằng một cường quốc Châu Âu. Bây giờ, Pháp mất đi sự yểm trợ của 35 sư đoàn Tiệp Khắc được huấn luyện nhuần nhuyễn, được trang bị hùng hậu, trấn giữ những pháo đài kiên cố vùng đồi núi và có khả năng chống trả một lực lượng Đức lớn hơn. Nhưng không chỉ có thế. Sau Hiệp ước München, những nước liên minh với Pháp còn lại ở Tây Âu không còn tin tưởng nơi lời hứa hẹn trên giấy tờ của Pháp. Họ cố chen lấn nhau để tìm cách thỏa hiệp với Quốc xã trong khi còn có thời giờ.
Nếu không chen lấn, thì Moskva cũng cựa mình. Dù Liên Xô lập liên minh quân sự với cả Tiệp Khắc và Pháp, chính phủ Pháp đã về hùa với Đức và Anh mà loại Liên Xô ra khỏi hội nghị München. Josef Stalin sẽ không bao giờ quên hành động khinh rẻ này và sẽ khiến cho hai nước phương Tây trả giá đắt về sau.
Chung cục
Ít ngày sau khi ký Hiệp ước München, Hitler bắt đầu khởi động kế hoạch để đạt đến giải pháp toàn diện.Lúc 6 giờ sáng ngày 15 tháng 3 năm 1939, quân Đức tràn vào Böhmen và Mähren. Họ không gặp sự kháng cự nào, và đến buổi tối Hitler có thể tiến bước như người chiến thắng vào Praha. Trước khi rời Berlin, Hitler ra một tuyên cáo hùng hồn một cách hãnh diện: "Tiệp Khắc đã bị xóa sổ!"
Tham khảo
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và phương tiện truyền tải về Hiệp ước München |
- The rise and fall of the Third Reich – A history of Nazi Germany của William L. Shirer, NXB Simon & Schuster, Inc. (1960).
Chú giải
- Chú giải 1: Sudetenland: vùng đất gồm Böhmen và Mähren và một phần Silesia chung quanh dãy núi Sudeten, có phần lớn người gốc Đức (gọi là người Đức Sudeten) cư ngụ, vào thời gian 1918-38 và sau năm 1945 thuộc về Tiệp Khắc; hiện nay là miền tây, một phần miền bắc và một phần miền nam của Cộng hòa Séc.
- Chú giải 2: Berchtesgaden: ngôi làng vùng núi Alps miền đông-nam của Đức, nằm trong Bang Bayern, gần biên giới Đức-Áo, nơi có biệt thự nghỉ dưỡng của Hitler mang tên Berghof (hiện đã bị phá hủy).
|
Động đất Tây Sumatra 2009
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Động đất Sumatra tháng 9 năm 2009 | |
---|---|
Ngày | 10:16:10, 30 tháng 9, 2009 (UTC) |
Độ lớn | 7,6 |
Độ sâu | 87 km |
Tâm chấn | 1,397°N 99,9°ĐTọa độ: 1,397°N 99,9°Đ |
Quốc gia và vùng chịu ảnh hưởng |
Indonesia Singapore Malaysia |
Thương vong | ít nhất 1100,[1] báo cáo của chính phủ xác nhận 1.115 chết, 1.214 bị thương nghiêm trọng và 1.688 bi6 thương nhẹ.[2] |
Một trận động đất khác có độ lớn 6,6 Mw tấn công vào tỉnh Jambi miền trung Sumatra vào lúc 08:52:29 giờ địa phương ngày 1 tháng 10 năm 2009, ở độ sâu 15 km và cách Sungaipenuh, tỉnh Jambi 46 km về phía đông nam.[6]
Tổng quan
Indonesia nằm trong dải hoạt động địa chấn gọi là "vành đai lửa Thái Bình Dương". Thành phố Padang có dân số 900.000, là thủ phủ của tỉnh Tây Sumatra. Nó nằm trên một đới đứt gãy đang hoạt động mạnh nhất thế giới chạy song song với "vành đai Lửa", nơi gặp nhau của mảng Ấn-Úc và mảng Á-Âu thường xuyên tao ra động đất.Ảnh hưởng
Các chấn động từ trận động đất lan rộng đến Jakarta, Malaysia và Singapore.[7] Cơ quan quản lý các tòa nhà cao tầng ở Singapore đã sơ tán nhân viên của họ.[8]Báo động sóng thần được loan báo và có một số báo cáo về thiệt hại nhà và cháy.[9] Các khách sạn ở Padang bị phá hủy và thông tin liên lạc với thành phố bị cắt đứt.[10]
Kên truyền hình địa phương Metro TV đưa tin, các vụ cháy ở Padang làm cho dân chúng hoản loạn và chạy ra đường. Các đội cứu hộ gần đó thuộc Cơ quan Tìm kiếm và Cứu hộ quốc gia đã triển khai lực lượng đến Padang. Các tòa nhà lớn bị sụp đổ trong trận động đất. Cũng có báo cáo rằng các đường ống dẫn nước ở Padang bị vỡ gây ngập lụt đường phố.[11] Một số báo cáo nêu rằng có ít nhất 2 bệnh viện và 7 trường học bị sập đổ do động đất.[12] Các đường phố và cầu cũng bị phá hủy và trượt đất đã làm gián đoạn đường dây điện, một số trường hợp gây cháy.[7]
Mái của sân bay quốc tế Minangkabau của Padang sụp đổ do động đất;[12] một phi công miêu tả sân bay là "không thể đến được".[10][13]
Ứng cứu
Phó Tổng thống Indonesia, Jusuf Kalla, cho rằng số người chết có thể tăng nhiều do một số lớn người dân còn bị mắc kẹt trong các tòa nhà bị sụp đổ. Chính quyền thông báo rằng một số nhóm khắc phục thảm họa được đưa đến Padang mặc dù phải mất vài giờ mới đến được các vùng xa xôi.[12]World Vision, Oxfam, IFRC và Mercy Corps đồng ý đưa các đội cứu hộ khẩn cấp đến các khu vực bị tàn phá ở Padang để đánh giá nhanh về tình hình thảm họa.[14]
Các dư chấn
Danh sách sau chỉ liệt kê các dư chấn có độ lớn 5,5 trở lên.[15] Chấn động chính có độ lớn 7,6 Mw được tô màu xanh đậm.Date (YYYY-MM-DD) |
Time (UTC) |
Latitude | Longitude | Depth | Magnitude |
---|---|---|---|---|---|
2009-09-30 | 10:16:09 | 0.789° S | 99.961° E | 80 km (50 mi) | 7.6 (Mw) |
2009-09-30 | 10:38:54 | 0.717° S | 100.070° E | 104,2 km (65 mi) | 5.5 (Mw) |
Tham khảo
- ^ “Indonesia quake deaths pass 1000”. BBC. 1 tháng 10 năm 2009. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2009.
- ^ http://www.antara.co.id/en/news/1255472809/number-of-fatalities-in-w-sumatra-quake-now-1-115
- ^ a ă “Magnitude 7.6 - SOUTHERN SUMATRA, INDONESIA”. United States Geological Survey. 30 tháng 9 năm 2009. Truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2009.
- ^ “Indonesia quake deaths pass 1,000”. BBC News. 1 tháng 10 năm 2009. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2009.
- ^ “Indonesia Earthquake Survivors Lack Food, Clean Water, Shelter”. Bloomberg News. 2 tháng 10 năm 2009. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2009.
- ^ “Magnitude 6.6 - SOUTHERN SUMATRA, INDONESIA”. United States Geological Survey. 1 tháng 10 năm 2009. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2009.
- ^ a ă “More than 1,000 feared dead in Sumatra earthquake”. Telegraph. 30 tháng 9 năm 2009. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2009.
- ^ “Powerful 7.6-magnitude quake strikes Indonesia”. Channel NewsAsia. 30 tháng 9 năm 2009. Truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2009.
- ^ “Official tsunami watch bulletin”. NOAA. 30 tháng 9 năm 2009. Truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2009.; “Indonesia 7.6 Earthquake Triggers Tsunami Alert, Panic in Padang”. Jakarta Globe. 30 tháng 9 năm 2009. Truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2009.
- ^ a ă Beaumont, Peter (30 tháng 9 năm 2009). “Desperate hunt for the living as Sumatra quake toll mounts”. guardian.co.uk. Truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2009.
- ^ “Strong Earthquake Hits Indonesian Island of Sumatra”. The New York Times. 30 tháng 9 năm 2009. Truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2009.
- ^ Lỗi chú thích: Thẻ
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tênDozens_dead_in_Indonesian_quake
- ^ Flights to Padang canceled after quake. Jakarta Post. 30 tháng 9 năm 2009.
- ^ “Officials: Indonesia quake toll could soar”. CNN. 30 tháng 9 năm 2009. Truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2009.
- ^ “Earthquake List for Map of S Pacific Region”. earthquakes.usgs.gov. 29 tháng 9 năm 2009. Truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2009.
Liên kết ngoài
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
Trở về trang chính
hoangkim vietnam, hoangkim, hoangkimvietnam, Hoàng Kim, Ngọc Phương Nam, Chào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, VietnamAfricaCassavaRice, Khát khao xanh, Dayvahoc, Học mỗi ngày, Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống, Thơ cho con
No comments:
Post a Comment