Monday, July 21, 2014

Chào ngày mới 21 tháng 7


CNM365 Chào ngày mới 21 tháng 7 Wikipedia Ngày này năm xưa. Ngày Quốc khánh tại Bỉ (1831); ngày Hòa hợp chủng tộc tại Singapore; Ngày Giải phóng tại Guam (1944);  Năm 710Công chúa Thái BìnhLâm Tri vương Lý Long Cơ làm binh biến giết chết Vi hoàng hậu của triều Đường, chấm dứt mưu đồ xưng đế của bà.  Năm 1940 – Ba nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết là Estonia, Latvia, Litva được thành lập, và đều được sáp nhập với Liên Xô trong tháng sau. Năm 1954Chiến tranh Đông Dương: Hiệp định Genève về khôi phục hòa bình ở Đông Dương ra tuyên bố cuối cùng. Năm 2007Harry Potter và Bảo bối Tử thần được phát hành, là truyện cuối cùng của loạt truyện Harry Potter, và là sách bán chạy nhất trong lịch sử.

Bỉ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Vương quốc Bỉ
Royaume de Belgique (tiếng Pháp)
Koninkrijk België (tiếng Hà Lan)
Königreich Belgien (tiếng Đức)
Flag of Belgium.svg Great coat of arms of Belgium.svg
Quốc kỳ Huy hiệu
Vị trí của Bỉ
Khẩu hiệu
Tiếng Hà Lan: Eendracht maakt macht
Tiếng Pháp: L'union fait la force
Tiếng Đức: Einigkeit gibt Stärke
("Đoàn kết gây sức mạnh")
Quốc ca
Brabançonne
Hành chính
Chính phủ Quân chủ lập hiến
Vua Philippe
Thủ tướng Elio Di Rupo
Ngôn ngữ chính thức Tiếng Hà Lan, tiếng Pháptiếng Đức
Thủ đô Brussel/Bruxelles
50°54′B, 4°32′Đ
Thành phố lớn nhất Brussel/Bruxelles
Địa lý
Diện tích 30.528 km² (hạng 148)
Diện tích nước 6,4% %
Múi giờ CET (UTC+1); mùa hè: CEST (UTC+2)
Lịch sử
Từ Hà Lan
Ngày 4 tháng 10 năm 1830
 • Tuyên bố
Ngày 20 tháng 12 năm 1830  • Công nhận trên thực tế
Ngày 20 tháng 12 năm 1830  • Công nhận về pháp lý
Ngày 21 tháng 07 năm 1831[1]  • Quốc khánh
Ngày 19 tháng 4 năm 1839  • Tách 2 vương quốc với Hà Lan
Dân cư
Dân số ước lượng (2005) 10.445.852 người (hạng 79)
Dân số (2005) 10.445.852 người (hạng 79)
Mật độ 342 người/km² (hạng 17)
Kinh tế
GDP (PPP) (2004) Tổng số: 316,2 tỷ USD
HDI (2003) 0,945 cao (hạng 9)
Đơn vị tiền tệ Euro ¹ (EUR)
Thông tin khác
Tên miền Internet .be
¹ Trước năm 1999Franc Bỉ.

Bỉ
Bỉ (tiếng Hà Lan: België, tiếng Pháp: Belgique; tiếng Đức: Belgien), quốc danh hiện tại là Vương quốc Bỉ (tiếng Hà Lan: Koninkrijk België; tiếng Pháp: Royaume de Belgique; tiếng Đức: Königreich Belgien), là một quốc gia tại Tây Âu. Nước này là một thành viên sáng lập của Liên minh châu Âu và cũng là nơi đóng trụ sở của tổ chức này, cũng như nhiều tổ chức quốc tế lớn khác, gồm cả NATO.[2] Bỉ có diện tích 30.528km2 và dân số khoảng 10.7 triệu người.
Là biên giới văn hoá giữa châu Âu Germanchâu Âu Latinh, Bỉ là ngôi nhà của hai nhóm ngôn ngữ chính, Flemishngười nói tiếng Pháp, chủ yếu là Walloons, cộng với một nhóm nhỏ người nói tiếng Đức. Hai vùng lớn nhất của Bỉ là vùng nói tiếng Hà Lan Flanders ở phía bắc, với 59% dân số, và vùng nói tiếng Pháp ở phía nam là Wallonia, với 41% dân số. Vùng thủ đô Brussels, có hai ngôn ngữ chính thức, là vùng chủ yếu nói tiếng Pháp gồm trong Vùng Flemish và là nơi sinh sống của 10% dân số.[3] Một Cộng đồng nói tiếng Đức có tồn tại ở đông Wallonia.[4] Sự đa dạng ngôn ngữ của Bỉ và những cuộc xung đột chính trị và văn hoá liên quan tới nó được phản ánh trong lịch sử chính trị và một hệ thống chính phủ phức tạp.[5][6]
Về mặt lịch sử, Bỉ Hà LanLuxembourg được gọi là Các nước vùng thấp, thường để chỉ một vùng hơi rộng hơn nhóm quốc gia Benelux hiện tại. Từ cuối thời kỳ Trung Cổ cho tới thế kỷ 17, đây là một trung tâm văn hoá và thương mại thịnh vượng. Từ thế kỷ 16 tới cuộc Cách mạng Bỉ năm 1830, nhiều trận đánh giữa các cường quốc châu Âu đã diễn ra tại khu vực Bỉ, khiến nó bị gọi là vùng đất chiến trận của châu Âu[7]—một danh tiếng càng trở nên nổi bật hơn sau hai cuộc Thế chiến. Ngay khi giành được độc lập Bỉ lập tức tham gia vào cuộc Cách mạng công nghiệp[8][9] và, ở cuối thế kỷ 19, sở hữu nhiều thuộc địa ở châu Phi.[10] Nửa sau thế kỷ 20 được ghi dấu bởi sự trỗi dậy của những cuộc xung đột cộng đồng giữa người Flemings và Francophone được tiếp sức thêm bởi những sự khác biệt văn hoá ở một khía cạnh và khía cạnh kia là sự phát triển kinh tế không đồng đều của Flanders và Wallonia. Đây là những cuộc xung đột vẫn còn sôi sục và đã dẫn tới nhiều đề xuất cải cách từ một nhà nước Bỉ đơn nhất thành một nhà nước liên bang.

Nguồn gốc quốc hiệu

Danh xưng "Bỉ" trong tiếng Việt là giản xưng của Bỉ Lợi Thời (Trung văn giản thể: 比利时; Trung văn phồn thể: 比利時; bính âm: Bǐlìshí), dịch danh Trung văn của quốc hiệu nước Bỉ.
Quốc hiệu nước Bỉ (tiếng Hà Lan: België, tiếng Pháp: Belgique; tiếng Đức: Belgien) bắt nguồn từ Gallia Belgica, tên gọi của một Tỉnh La Mã ở phần cực bắc của Gaul nơi người Belgae, một sự pha trộn giữa người CelticGermanic, sinh sống.[11][12]

Lịch sử

Bài chi tiết: Lịch sử Bỉ

Mười bảy tỉnh (vùng cam, nâu và vàng) và Địa phận Giám mục Liège (xanh)
Ở thế kỷ thứ 1 trước Công Nguyên, người La Mã, sau khi đánh bại các bộ tộc địa phương, đã thành lập tỉnh Gallia Belgica. Một cuộc nhập cư dần dần của các bộ tộc Frankish Germanic trong thế kỷ thứ 5, đã đưa vùng này nằm dưới sự cai trị của các vị vua Merovingian. Một sự dần thay đổi quyền lực trong thế kỷ thứ 8 đã khiến vương quốc của người Franks phát triển thành Đế chế Carolingian. Hiệp ước Verdun năm 843 phân chia vùng này thành TrungTây Francia và vì thế trở thành một tập hợp các thái ấp ở các mức độ độc lập khác nhau, và trong thời Trung Cổ các thái ấp này hoặc là chư hầu của Vua Pháp hoặc là của Hoàng đế La Mã Thần thánh. Nhiều thái ấp trong số đó đã được thống nhất vào bên trong Burgundian Hà Lan ở thế kỷ 14 và 15. Hoàng đế V đã mở rộng liên minh riêng tư của Mười bảy tỉnh trong những năm 1540, biến nó trở thành không chỉ là một liên minh riêng tư theo Sắc lệnh 1549 và gia tăng ảnh hưởng của ông với Địa phận Giám mục-Hoàng thân Liège.[13]
Cuộc chiến tranh tám mươi năm (1568–1648) đã chia các quốc gia vùng thấp thành Các tỉnh thống nhất (Belgica Foederata trong tiếng Latinh, "Liên bang Hà Lan") ở phía bắc và Nam Hà Lan (Belgica Regia, "Hoàng gia Hà Lan"). Nam Hà Lan nằm dưới sự cai trị liên tục của người Tây Ban NhaÁo Habsburg và bao gồm hầu hết nước Bỉ hiện đại. Đây là sân khấu của hầu hết các cuộc chiến tranh Pháp-Tây Ban NhaPháp-Áo trong thế kỷ 17 và 18.[14] Sau các chiến dịch năm 1794 trong các cuộc chiến tranh cách mạng Pháp, các quốc gia vùng thấp—gồm cả các lãnh thổ chưa bao giờ chính thức nằm dưới sự cai trị của Habsburg, như Địa phận Giám mục-Hoàng thân Liège—bị Đệ nhất Cộng hoà Pháp sáp nhập, chấm dứt thời kỳ cai trị của Áo trong vùng. Sự thống nhất các quốc gia vùng thấp trở thành Vương quốc Hà Lan Thống nhất diễn ra sau sự giải tán của Đệ nhất Đế chế Pháp năm 1815.
Cuộc cách mạng Bỉ năm 1830 dẫn tới sự thành lập một nhà nước Bỉ độc lập, Cơ đốc và trung lập dưới một chính phủ lâm thời và một nghị viện quốc gia. Từ khi Leopold I được lập lên làm vua ngày 21 tháng 7 năm 1831, Bỉ đã trở thành một nhà nước quân chủ lập hiếndân chủ nghị viện. Dù ban đầu quyền bầu cử bị giới hạn, quyền phổ thông đầu phiếu cho nam giới được ban hành năm 1893 (với việc bỏ phiếu theo khu vực cho tới năm 1919) và cho phụ nữ năm 1949. Các đảng chính trị lớn ở thế kỷ 19 là Đảng Cơ đốcĐảng Tự do, với Đảng Lao động Bỉ xuất hiện ở cuối thế kỷ. Tiếng Pháp ban đầu là ngôn ngữ chính thức duy nhất được giới quý tộctư sản lựa chọn. Nó dần mất đi tầm quan trọng khi tiếng Hà Lan cũng được công nhận. Sự công nhận này trở thành chính thức năm 1898 và vào năm 1967 một phiên bản Hiến pháp tiếng Hà Lan được chính thức công nhận.[15]
Hội nghị Berlin năm 1885 trao quyền kiểm soát Nhà nước Congo Tự do cho Vua Leopold II như vật sở hữu cá nhân của ông. Từ khoảng năm 1900 có sự lo ngại quốc tế ngày càng gia tăng về cách đối xử cực đoan và dã man với dân chúng Congo của chính quyền Leopold II, với ông ta Congo là nguồn thu chủ yếu từ ngà voi và sản xuất cao su. Năm 1908 sự phản đối này khiến nhà nước Bỉ phải nắm trách nhiệm quản lý chính phủ thuộc địa, vì thế nó được gọi là Congo Bỉ.[16]
Đức xâm lược Bỉ năm 1914 như một phần của Kế hoạch Schlieffen và hầu hết các trận đánh tại Mặt trận phía Tây trong Thế chiến I diễn ra ở vùng phía tây nước này. Bỉ chiếm các thuộc địa của ĐứcRuanda-Urundi (RwandaBurundi hiện nay) trong cuộc chiến và vào năm 1924 chúng được Hội quốc liên uỷ nhiệm cho Bỉ. Sau cuộc Thế chiến thứ nhất, Các quận Phổ Eupen và Malmedy bị Bỉ sáp nhập năm 1925, vì thế dẫn tới sự xuất hiện của một cộng đồng nói tiếng Đức. Nước này một lần nữa bị Đức xâm lược năm 1940 trong cuộc tấn công Blitzkrieg và bị chiếm đóng cho tới khi đoợc giải phóng năm 1945 bởi Đồng Minh. Congo Bỉ giành được độc lập năm 1960 trong cuộc Khủng hoảng Congo;[17] Ruanda-Urundi tiếp nối hai năm sau đó.
Sau Thế chiến II, Bỉ gia nhập NATO với tư cách một thành viên sáng lập và thành lập nhóm quốc gia Benelux với Hà LanLuxembourg. Bỉ trở thành một trong sáu thành viên sáng lập Cộng đồng Than và Thép châu Âu năm 1951 và của Cộng đồng Năng lượng Nguyên tử châu ÂuCộng đồng Kinh tế châu Âu, được thành lập năm 1957. Cộng đồng Kinh tế châu Âu hiện là Liên minh châu Âu, và Bỉ là nơi đóng trụ sở của các định chế và cơ cấu chính của tổ chức này, gồm Hội đồng châu Âu, Hội đồng Liên minh châu Âu và cũng là nơi tổ chức các kỳ họp thông thường và đặc biệt của Nghị viện châu Âu.

Chính phủ và chính trị

Bài chi tiết: Chính trị Bỉ
Bỉ là một quốc gia quân chủ nhân dân, lập hiếndân chủ nghị viện.

Cựu Thủ tướng Herman Van Rompuy
Nghị viện liên bang lưỡng viện gồm Thượng viện và một Viện đại biểu. Thượng viện gồm 40 chính trị gia được bầu trực tiếp và 21 đại diện do 3 nghị viện cộng đồng chỉ định, 10 thượng nghị sĩ đồng lựa chọn và các con của nhà vua, là thượng nghị sĩ theo quyền những người trên thực tế không bỏ phiếu. 150 thành viên của Viện đại biểu được bầu theo hệ thống bầu cử tỷ lệ từ 11 quận bầu cử. Bỉ là một trong số ít quốc gia áp dụng bỏ phiếu bắt buộc và vì thế có một trong những tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu cao nhất thế giới.[18]
Vua (hiện tại là Philippe) là nguyên thủ quốc gia, dù có đặc quyền hạn chế. Vua chỉ định các bộ trưởng, gồm cả một Thủ tướng, và phải được Viện đại biểu tín nhiệm để lập chính phủ liên bang. Số lượng các bộ trưởng nói tiếng Hà Lan và tiếng Pháp là tương đương như được ghi trong hiến pháp.[19] Hệ thống tư pháp dựa trên luật dân sự và có nguồn gốc từ luật Napoleon. Toà phá án là cơ quan tối cao, với Toà phúc thẩm ở mức thấp hơn.
Các định chế chính trị của Bỉ rất phức tạp, hầu hết quyền lực chính trị được tổ chức xung quanh nhu cầu đại diện cho các cộng đồng văn hoá. Từ khoảng năm 1970, các đảng chính trị quốc gia quan trọng của Bỉ đã chia rẽ thành các thành phần riêng biệt chủ yếu đại diện cho các lợi ích chính trị và ngôn ngữ của các cộng đồng. Các đảng chính trong mỗi cộng đồng, dù gần gũi với phái chính trị trung dung, thuộc ba nhóm chính: phe tự do cánh hữu, phe Dân chủ Thiên chúa giáo xã hội bảo thủnhững người xã hội hình thành nên cánh tả. Các đảng đáng chú ý khác bắt đầu phát triển từ nửa sau thế kỷ 20, chủ yếu quanh các chủ đề ngôn ngữ, quốc gia, hay môi trường và gần đây là các đảng nhỏ hơn đi theo một số ý tưởng tự do riêng biệt.
Một loạt các liên minh chính phủ Dân chủ Thiên chúa giáo từ năm 1958 đã bị tan vỡ sau cuộc bầu cử năm 1999 sau cuộc khủng hoảng dioxine đầu tiên, một scandal nhiễm độc thức ăn lớn.[20][21] Một 'liên minh cầu vồng' gồm sáu đảng xuất hiện: phái Tự do nói tiếng Flemish và tiếng Pháp, những người Dân chủ Xã hội, Đảng Xanh.[22] Sau này, một 'liên minh tía' của những người Tự do và Dân chủ Xã hội được thành lập sau khi Đảng Xanh mất ghế trong cuộc bầu cử năm 2003.[23] Chính phủ dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Guy Verhofstadt từ năm 1999 tới năm 2007 đã thành công trong việc cân bằng ngân sách, thực hiện một số cải cách thuế, và cải cách thị trường lao động, lên kế hoạch loại bỏ hạt nhân và đưa ra khung pháp lý cho phép việc truy tố nghiêm khắc hơn với tội phạm chiến tranh và khoan dung hơn với việc sử dụng các chất ma tuý loại nhẹ. Những giới hạn về cản trở cái chết không đau đớn được giảm bớt hôn nhân đồng giới được hợp pháp hoá. Chính phủ khuyến khích tăng cường ngoại giao ở châu Phi[24] và opposed the invasion of Iraq.[25] Liên minh của Verhofstadt có kết quả tồi trong cuộc bầu cử tháng 6 năm 2007. Trong hơn một năm, nước này đã trải qua một cuộc khủng hoảng chính trị.[26] Cuộc khủng hoảng này tồi tệ tới mức nhiều nhà quan sát đã dự đoán một khả năng phân chia nước Bỉ. Từ ngày 21 tháng 12 năm 2007 tới ngày 20 tháng 3 năm 2008 Chính phủ tạm quyền Verhofstadt III đảm đương chức vụ. Liên minh này của những người Flemishnhững người Dân chủ Thiên chúa giáo Francophone, Flemishnhững người Tự do Francophone cùng với những người Dân chủ Xã hội Francophone là chính phủ tạm quyền cho tới ngày 20 tháng 3 năm 2008. Vào ngày này một chính phủ mới, dưới sự lãnh đạo của Yves Leterme Dân chủ Thiên chúa giáo Flemish, phe giành thắng lợi trong cuộc bầu cử liên bang tháng 6 năm 2007, tuyên thệ nhậm chức trước nhà vua. Ngày 15 tháng 7 năm 2008 Leterme thông báo việc từ chức của nội các tới nhà vua, và không có tiến bộ nào trong việc cải cách hiến pháp được thực hiện.[27] Tháng 12 năm 2008 một lần nữa ông đệ đơn từ chức tới nhà vua sau một cuộc khủng hoảng liên quan tới việc bán Fortis cho BNP Paribas.[28] Trước tình hình này, đơn từ chức của ông đã được chấp nhận và Herman Van Rompuy thuộc phe Dân củ Thiên chúa giáo Flemish tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng ngày 30 tháng 12 năm 2008.[29]
Trong bảng xếp hạng Chỉ số tự do báo chí thế giới năm 2007, tổ chức Phóng viên không biên giới xếp Bỉ (cùng với Phần LanThuỵ Điển) đứng hạng 5 trong 169 nước.[30]

Các cộng đồng và các vùng


Các cộng đồng:
   Cộng đồng Flemish / khu vực tiếng Hà Lan
         Cộng đồng Flemish & tiếng Pháp/ khu vực song ngữ
   Cộng đồng Pháp / khu vực tiếng Pháp
   Cộng đồng nói tiếng Đức / khu vực tiếng Đức

Các vùng:
   Vùng Flemish / Khu vực tiếng Hà Lan
   Vùng thủ đô Brussels / khu vực song ngữ
   Vùng Walloon / các khu vực tiếng Pháp và tiếng Đức
Sau một sự sử dụng có thể truy nguyên từ thời các toà án Burgundian và Habsburgian,[31] ở thế kỷ 19 cần phải nói tiếng Pháp để có thể thuộc về tầng lớp trên cầm quyền và những người chỉ có thể nóitiếng Hà Lan thực tế là các công dân hạng hai. Cuối thế kỷ 19, và tiếp tục tới thế kỷ 20, các phong trào Flemish xuất hiện phản đối tình hình này. Tuy Walloons và hầu hết dân cư Brussels chấp nhận tiếng Pháp như ngôn ngữ thứ nhất, Flemings khước từ và đã thành công trong việc đưa tiếng Hà Lan trở thành ngôn ngữ chính thức của Flanders. Sau thế chiến II, chính trị Bỉ dần bị thống trị bởi sự tự quản của hai cộng đồng ngôn ngữ chính của nó. Những căng thẳng giữa các sắc tộc gia tăng và hiến pháp đã được sửa đổi để ngăn chặn bất kỳ nguy cơ xung đột nào.
Dựa trên bốn vùng ngôn ngữ được xác định năm 1962–63 (vùng tiếng Hà Lan, song ngữ, tiếng Pháp và tiếng Đức), những lần sửa đổi liên tục của hiến pháp nhà nước năm 1970, 1980, 1988 và 1993 đã thiết lập một nhà nước liên bang đơn nhất với quyền lực chính trị được phân chia thành ba cấp[32][33]:
  1. Chính phủ liên bang, có trụ sở tại Brussels.
  2. Ba cộng đồng ngôn ngữ:
  3. Ba vùng:
Phần quy định về ngôn ngữ trong hiến pháp xác định các ngôn ngữ chính thức được sử dụng trong các vùng, cũng như các giới hạn địa lý của các định chế có quyền về các vấn đề riêng biệt. Dù điều này sẽ cho phép bảy nghị viện và chính phủ, khi các Cộng đồng và các Vùng được thành lập năm 1980, các chính trị gia Flemish quyết định sáp nhập cả hai. Vì thế Flemings chỉ có một cơ quan nghị viện và chính phủ duy nhất có quyền lực với mọi vấn để riêng biệt của địa phương ngoại trừ với các vấn đề liên bang.[34] Các biên giới chồng lấn của các Vùng và các Cộng đồng đã tạo ra hai thứ lập dị: lãnh thổ Vùng thủ đô Brussels (đã tổn tại từ sau các vùng khác khoảng gần một thập kỷ) được gồm trong cả các Cộng đồng Flemish và Pháp, và lãnh thổ Cộng đồng nói tiếng Đức nằm toàn bộ bên trong Vùng Walloon. Những xung đột giữa các cơ cấu được giải quyết tại Toà án Hiến pháp Bỉ. Cơ cấu này được dự dịnh trở thành một thiết chế hoà giải để cho phép các nền văn hoá khác nhau cùng chung sống hoà bình.[8]
Cơ quan chính quyền liên bang gồm tư pháp, quốc phòng và cảnh sát liên bang, an ninh xã hội, năng lượng nguyên tử, chính sách tiền tệ, nợ công và các mặt khác của tài chính công. Các công ty thuộc sở hữu nhà nước gồm Belgian Post GroupĐường sắt Bỉ. Chính phủ liên bang chịu trách nhiệm về các trách nhiệm của Bỉ và các định chế liên bang của nó với Liên minh châu Âu và NATO. Chính phủ liên bang kiểm soát phần lớn lĩnh vực chăm sóc y tế, nhà ở và đối ngoại.[35] Ngân sách –không tính nợ- được kiểm soát bởi chính phủ liên bang chiếm tới 50% thu nhập thuế quốc gia. Chính phủ liên bang sử dụng khoảng 12% nhân viên dân sự.[36]
Các cộng đồng chỉ có quyền trong khu vực địa lý ngôn ngữ đã được xác định, ban đầu hướng tới các cá nhân của một cộng đồng ngôn ngữ: văn hoá (gồm cả truyền thông), giáo dục và sử dụng ngôn ngữ liên quan. Những vấn đề mở rộng của cá nhân không liên quan trực tiếp tới ngôn ngữ gồm chính sách y tế (chăm sóc và ngăn ngừa) và hỗ trợ cá nhân (bảo vệ trẻ em, an sinh xã hội, trợ giúp gia đình, dịch vụ hỗ trợ người nhập cư, vân vân).[37]
Các vùng chỉ có quyền trong các lĩnh vực liên quan chặt chẽ tới lãnh thổ của họ. Chúng gồm kinh tế, việc làm, nông nghiệp, chính sách sử dụng nước, nhà ở, công trình công cộng, năng lượng, vận tải, môi trường, quy hoạch thị trấn và nông thôn, bảo vệ thiên nhiên, tín dụng và thương mại nước ngoài. Họ giám sát các tỉnh, khu đô thị và các công ty liên cộng đồng.[37]
Trong nhiều lĩnh vực, mỗi cộng đồng có nhiều mức độ tiếp cận khác nhau với vấn đề riêng biệt của họ. Ví dụ, về giáo dục, quyền của các Cộng đồng không bao gồm việc đưa ra quyết định về tính chất bắt buộc cũng không được phép đặt ra các yêu cầu tối thiểu về chất lượng, đây là những vấn đề thuộc liên bang.[35] Mỗi cấp độ chính phủ có thể tham gia vào nghiên cứu khoa học và quan hệ quốc tế gắn liền với quyền lực của nó.[38][38] The treaty-making power of the Region's and Communities' Governments is the broadest of all the Federating units of all the Federations all over the world.[39][40][41]

Địa lý, khí hậu và môi trường

Bài chi tiết: Địa lý Bỉ

Những dải đất lấn biển dọc theo sông Yser
Bỉ có chung biên giới với Pháp (620 km), Đức (167 km), Luxembourg (148 km) và Hà Lan (450 km). Tổng diện tích nước này, gồm cả diện tích mặt nước, Là 33.990 kilômét vuông; diện tích đất liền riêng là 30.528 km2. Bỉ có ba vùng địa lý chính: đồng bằng ven biển ở phía tây bắc và cao nguyên trung tâm đều thuộc về Châu thổ Anglo-Belgian; các vùng đất cao Ardennes ở phía đông nam là một phần của vành đai kiến tạo Hercynian. Châu thổ Paris chiếm một phần tư diện tích mũi cực nam nhỏ của Bỉ, Lorraine Bỉ.[42]
Đồng bằng ven biển chủ yếu gồm các đụn cát và đất lấn biển. Sâu hơn phía trong lục địa là vùng đất cao dần lên được tưới tiêu bởi nhiều kênh lạch, với các thung lũng màu mỡ và đồng bằng cát phía đông bắc của Campine (Kempen). Những quả đồi nhiều cây và các cao nguyên Ardennes gồ ghề và nhiều đá hơn với những hang động và các hẽm núi nhỏ, và là nơi sinh sống của hầu hết các loài sinh vật hoang dã của Bỉ nhưng ít có giá trị nông nghiệp. Kéo dài về phía tây tới Pháp, vùng này kết nối ở phía đông với Eifel tại Đức nhờ cao nguyên High Fens, tại đây Signal de Botrange là đỉnh cao nhất nước ở độ cao 694 mét (2.277 ft).[43][44]

Phong cảnh cây cối tại Ardennes
Khí hậu kiểu đại dương ôn hoà, với lượng mưa khá lớn trong mọi mùa (Xếp hạng khí hậu Köppen: Cfb). Nhiệt độ trung bình thấp nhất vào tháng 1 ở mức 3 °C (37,4 °F) và cao nhất vào tháng 7 ở mức 18 °C (64,4 °F). Lượng mưa trung bình tháng thay đổi trong khoảng 54 milimét (2,1 in) vào tháng 2 hay tháng 4 tới 78 mm (3,1 in) vào tháng 7.[45] Mức trung bình năm giai đoạn 2000 tới 2006 nhiệt độ tối thiểu ban ngày đạt 7 °C (44,6 °F) và tối đa 14 °C (57,2 °F) và lượng mưa hàng tháng 74 mm (2,9 in); tăng khỏng 1 °C và gần 10 so với các giá trị thông thường ở thế kỷ trước.[46]
Về địa lý thực vật, Bỉ nằm giữa các khu vực châu Âu Đại Tây Dương và Trung Âu của Vùng quanh Boreal bên trong Giới Boreal.[47] Theo WWF, lãnh thổ Bỉ thuộc vùng sinh thái Đại Tây Dương với rừng pha trộn.[48]
Vì có mật độ dân số cao, vị trí ở trung tâm Tây Âu và những nỗ lực chính trị không đủ, Bỉ phải đối mặt với nhiều vấn đề môi trường nghiêm trọng. Một báo cáo năm 2003 cho thấy lượng nước tự nhiên của Bỉ (các con sông và nước ngầm) có chất lượng thấp nhất trong số 122 quốc gia được nghiên cứu.[49] Trong Chỉ số Thực hành Môi trường thí điểm năm 2006, Bỉ đạt 75.9% về tổng thực hành môi trường và được xếp hạng thấp nhất trong số các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu, dù vẫn đứng thứ 39 trên 133 nước.[50]

Kinh tế

Bài chi tiết: Kinh tế Bỉ

Sản xuất thép dọc theo sông Meuse tại Ougrée, gần Liège
Bỉ có nền kinh tế toàn cầu hoá mạnh[51]cơ sở hạ tầng vận tải của nước này được kết nối với toàn bộ châu Âu. Vị trí ở trung tâm một khu vực công nghiệp hoá cao khiến nước này trở thành quốc gia đứng hạng 15 thế giới về thương mại năm 2007.[52][53] Nền kinh tế có đặc trưng ở nguồn nhân lực có khả năng sản xuất cao, GNP cao và xuất khẩu trên đầu người cao.[54] Các mặt hàng nhập khẩu chính của Bỉ là thực phẩm, máy, kim cương thô, dầu mỏ và các sản phẩm hoá dầu, hoá chất, vải vóc và phụ kiện và hàng dệt may. Các sản phẩm xuất khẩu chính gồm ô tô, sản thực phẩm, sắt và thép, kim cương đã gia công, dệt may, nhựa, sản phẩm hoá dầu và các kim loại phi kim. Kinh tế Bỉ hướng mạnh tới dịch vụ và có bản chất kép: một nền kinh tế Flemish năng động và một nền kinh tế Walloon ỳ ạch phía sau.[8][55] Là một trong những thành viên sáng lập Liên minh châu Âu, Bỉ hỗ trợ mạnh mẽ một nền kinh tế mở và sự mở rộng các quyền lực của các định chế EU để tích hợp các nền kinh tế của các quốc gia thành viên. Từ năm 1922, Bỉ và Luxembourg đã là một thị trường duy nhất về thuế quantiền tệ: Liên minh Kinh tế Bỉ-Luxembourg.
Bỉ là quốc gia đầu tiên ở lục địa châu Âu trải qua cuộc Cách mạng công nghiệp, đầu những năm 1800.[56] LiègeCharleroi nhanh chóng phát triển công nghiệp mỏ và sản xuất thép, và nó phát triển mạnh cho tới tận giữa thế kỷ 20 tại thung lũng SambreMeuse, sillon industriel và biến Bỉ trở thành một trong những quốc gia công nghiệp hoá nhất thế giới từ năm 1830 tới năm 1910.[57] Tuy nhiên, tới những năm 1840 ngành công nghiệp dệt của Flanders rơi vào cuộc khủng hoảng nặng nề và vùng này gặp nạn đói trong khoảng thời gian 1846–50.
Sau Thế chiến II, GhentAntwerp trải qua một giai đoạn phát triểm mạnh mẽ của các ngành công nghiệp hoá chất và hoá dầu. Các cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973năm 1979 khiến nền kinh tế rơi vào giảm phát; nó đặc biệt kéo dài tại Wallonia, nơi ngành công nghiệp thép đã trở nên kém cạnh tranh và sụt giảm mạnh.[58] Trong thập niên 1980 và 90, trung tâm kinh tế của đất nước tiếp tục chuyển về phía bắc và hiện tập trung tại vùng Flemish Diamond đông đúc.[59]
Tới cuối thập niên 1980, các chính sách kinh tế vi mô của Bỉ đã dẫn tới đỉnh cao nợ chính phủ lên tới khoảng 120% GDP. Tới năm 2006, ngân sách đã cân bằng và nợ công tương đương 90.30% GDP.[60] Năm 2005 và 2006, tăng trưởng GDP thực ở mức 1.5% và 3.0%, hơi lớn hơn mức trung bình của khu vực đồng Euro. Tỷ lệ thất nghiệp là 8.4% năm 2005 và 8.2% năm 2006 cũng gần ở mức trung bình.[61]
Từ năm 1832 tới năm 2002, đồng tiền tệ của Bỉ là franc Bỉ. Bỉ đã chuyển sang dùng đồng euro năm 2002, với bộ tiền xu đầu tiên được đúc năm 1999. Tuy những đồng xu euro Bỉ tiêu chuẩn được thiết kế để đưa vào lưu thông có chân dung Vua Albert II, điều này không xảy ra với các đồng xu kỷ niệm, nơi các thiết kế được lựa chọn tự do.

Nhân khẩu

Bài chi tiết: Demographics of Belgium

Các khu vực và địa điểm chính tại Bỉ
Đầu năm 2007 gần 92% dân chúng Bỉ là công dân Bỉ, và khoảng 6% là công dân của các quốc gia thành viên khác của Liên minh châu Âu. Những sắc tộc chủ yếu là người Italia (171.918), người Pháp (125.061), người Hà Lan (116.970), người Marốc (80.579), người Tây Ban Nha (42.765), người Thổ (39.419) và người Đức (37.621).[62][63]

Đô thị hoá


Brussels, thủ đô của Bỉ và là khu đô thị lớn nhất nước.
Hầu như toàn bộ người Bỉ sống tại đô thị—97% năm 2004.[64] Mật độ dân số Bỉ là 342 trên một kilômét vuông (886 trên dặm vuông)—một trong những mức cao nhất châu Âu, sau Hà Lan và một số tiểu quốc như Monaco. Vùng có mật độ cao nhất là Flemish Diamond, được bao xung quanh bởi vành đai AntwerpLeuvenBrusselsGhent. Ardennes có mật độ dân số thấp nhất. Ở thời điểm năm 2006, Vùng Flemish có dân số khoảng 6.078.600, người với Antwerp (457.749), Ghent (230.951) và Bruges (117.251) các thành phố đông dân nhất; Wallonia có 3.413.978 người, Charleroi (201.373), Liège (185.574) và Namur (107.178). Brussels là nơi sinh sống của 1.018.804 người trong 19 khu đô thị của nó, hai khu có dân số trên 100.000 người.[65]

Ngôn ngữ

Bài chi tiết: Các ngôn ngữ của Bỉ

Các ngôn ngữ chính thức:
   tiếng Hà Lan (~59%)
   tiếng Pháp (~40%)
   tiếng Đức (~1%)
Bỉ có ba ngôn ngữ chính thức, xếp theo thứ tự từ lớn xuống nhỏ theo số người sử dụng là tiếng Hà Lan, tiếng Pháptiếng Đức. Một số thứ tiếng không chính thức của các cộng đồng nhỏ cũng được sử dụng.
Vì không có cuộc điều tra dân số nào, không có dữ liệu thống kê chính thức về phân bố hay sử dụng ba ngôn ngữ chính thức hay các phương ngữ của Bỉ. Tuy nhiên, nhiều tiêu chí, gồm cả ngôn ngữ của cha mẹ, giáo dục, hay vị thế ngôn ngữ thứ hai của người sinh ở nước ngoài, có thể là cơ sở ước tính. Ước tính 59%[66] dân cư Bỉ nói tiếng Hà Lan (thường được gọi là "Flemish") và tiếng Pháp được sử dụng bởi 40%. Tổng số người nói tiếng Hà Lan là 6.23 triệu, tập trung ở vùng Flanders ở phía bắc, trong khi những người nói tiếng Pháp chiếm 3.32 triệu sống tại Wallonia và ước tính 0.87 triệu người hay 85% Vùng thủ đô Brussels song ngữ nói tiếng Pháp.[67][68] Cộng đồng nói tiếng Đức gồm 73.000 người ở phía đông Vùng Walloon; khoảng 10.000 người Đức và 60.000 người Bỉ cũng là người nói tiếng Đức. Khoảng 23.000 hay hơn số người nói tiếng Đức sống tại các khu đô thị gần cộng đồng.[4][69]

Các biển báo song ngữ tại Brussels.
Cả Bỉ nói tiếng Hà LanBỉ nói tiếng Pháp đều có những khác biệt nhỏ về từ vụng và sắc thái ngữ nghĩa so với ngôn ngữ được sử dụng tại Hà LanPháp. Nhiều người Flemish vẫn nói các phương ngữ tiếng Hà Lan trong môi trường địa phương của mình. Walloon, từng là ngôn ngữ vùng chính của Wallonia, hiện chỉ thỉnh thoảng được dùng và được hiểu, chủ yếu bởi những người già. Các phương ngữ của Wallonia, cùng với các phương ngữ Picard,[70] không được sử dụng trong đời sống công cộng.

Giáo dục

Giáo dục là bắt buộc từ sáu tới mười tám tuổi với các công dân Bỉ, nhưng nhiều người có thể tiếp tục học tới khi 23 tuổi. Trong số các quốc gia OECD năm 2002, Bỉ có tỷ lệ dân cư trong độ tuổi 18–21 theo học sau cấp hai cao nhất, ở mức 42%.[71] Dù ước tính 98% dân số trưởng thành biết chữ, có lo ngại ngày càng tăng về nạn mù chữ chức năng.[70][72] Chương trình Đánh giá Sinh viên Quốc tế, được điều phối bởi OECD, hiện xếp hạng giáo dục Bỉ đứng hàng 19 thế giới, cao hơn nhiều so với mức độ trung bình của OECD.[73]
Phản ánh cơ cấu kép của hình thế chính trị Bỉ hồi thế kỷ 19, được đặc trưng hoá bởi Đảng Tự doĐảng Cơ đốc, hệ thống giáo dục được chia thành hệ thống thế tục và tôn giáo. Hệ thống thế tục được điều khiển bởi các Cộng đồng, các tỉnh, hay các khu đô thị, trong khi hệ thống tôn giáo, chủ yếu là nhánh giáo dục Cơ đốc, được tổ chức bởi các cơ quan tôn giáo, dù vẫn được trợ cấp và do các Cộng đồng giám sát.[74]

Tôn giáo

Từ khi nước này giành độc lập, Công giáo Rôma - vốn từng có vai trò quan trọng trong chính trị Bỉ - đã gặp sự đối trọng từ các phong trào tự do tư tưởng mạnh.[75] Tuy nhiên Bỉ vẫn chủ yếu là một quốc gia thế tục bởi Hiến pháp phi giáo hội quy định tự do tín ngưỡng và chính phủ nói chung tôn trọng quyền tự do theo hay không theo tôn giáo. Trong thời cầm quyền của Albert IBaudouin, vương triều này nổi tiếng vì ủng hộ Công giáo.
Mang tính biểu tượng và cốt yếu, Giáo hội Công giáo Rôma vẫn có một ví thế đáng kể. Ý tưởng của Bỉ về 'các tôn giáo được công nhân'[76] đã mở ra con đường cho Hồi giáo tiếp nối và có được vị thế tương tự Do thái giáoTin lành. Tuy các tôn giáo nhỏ khác, như Hindu giáo, không có vị thế như vậy, Phật giáo đã thực hiện những bước đi đầu tiên tiến tới việc được công nhận vào năm 2007.[74][77][78] According to the 2001 Survey and Study of Religion,[79] khoảng 47% dân số tự coi mình là Kitô hữu, trong khi Hồi giáo đứng thứ hai với 3.5%. Một cuộc điều tra năm 2006 tại Flanders, nơi được coi là có tôn giáo mạnh hơn ở Wallonia, cho thấy 55% coi mình là người theo đạo và 36% tin rằng Thiên Chúa tạo ra thế giới.[80]
Theo cuộc điều tra gần đây nhất của Eurobarometer vào năm 2005,[81] 43% công dân Bỉ trả lời rằng "họ tin rằng có một Thiên Chúa", trong khi 29% trả lời rằng "họ tin rằng có một số kiểu sức mạnh tinh thần hay cuộc sống" và 27% trả lời rằng "họ không tin có bất kỳ một hình thức sức mạnh tinh thần, Thiên Chúa hay cuộc sống nào".
Ước tính từ 3% tới 4% dân số Bỉ là người Hồi giáo (98% Sunni) (350 000 tới 400 000 người).[82][83] Đa số tín đồ Hồi giáo người Bỉ sống tại các thành phố lớn, như Antwerp, BrusselsCharleroi. Nhóm người nhập cư lớn nhất tại Bỉ là người Marốc với 264.974 người. Người Thổ là nhóm đứng thứ ba, và nhóm Hồi giáo thứ hai, chiếm 159.336 người.[84] Cũng có một nhóm nhỏ dân cư là tín đồ Hindugiáo.[cần dẫn nguồn] Hơn nữa khoàng 10.000 tín đồ đạo Sikhs cũng sống tại Bỉ.[85]

Khoa học và công nghệ

Trong suốt lịch sử đất nước, Bỉ luôn có những đóng góp vào sự phát triển khoa học và công nghệ. Những nhân vật nỏi bật thời Tiền hiện đại phát triển ở Tây Âu gồm nhà bản đồ Gerardus Mercator, nhà giải phẫu Andreas Vesalius, nhà nghiên cứu thảo mộc Rembert Dodoensnhà toán học Simon Stevin.
Sự phát triển nhanh chóng và dày đặc của mạng lưới đường sắt Bỉ đã khiến các công ty lớn như La Brugeoise et Nivelles (hiện là chi nhánh BN của Bombardier Transportation) phát triển những công nghệ riêng biệt và có tầm quan trọng về kinh tế như khai thác mỏ ở độ sâu lớn trong quá trình cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ nhất và nổi tiếng trong lĩnh vực kỹ thuật mỏ.
Cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 chứng kiến những tiến bộ quan trọng của Bỉ trong khoa học ứng dụngkhoa học thuần tuý. Nhà hoá học Ernest Solvay và kỹ sư Zenobe Gramme (École Industrielle de Liège) đã đặt tên mình cho quá trình SolvayGramme dynamo trong những năm 1860. Bakelite được phát triển giai đoạn 1907–1909 bởi Leo Baekeland. Georges Lemaître (Đại học Cơ đốc Leuven) được cho là người đã đề xuất lý thuyết Big Bang về nguồn gốc vũ trụ năm 1927. Ba giải Nobel Y học đã được trao cho những người Bỉ: Jules Bordet (Université Libre de Bruxelles) năm 1919, Corneille Heymans (University of Ghent) năm 1938 và Albert Claude (Université Libre de Bruxelles) cùng với Christian De Duve (Université Catholique de Louvain) năm 1974. Ilya Prigogine (Université Libre de Bruxelles) được trao giải Nobel Hoá học năm 1977.[86]

Văn hoá

Bài chi tiết: Văn hoá Bỉ
Đời sống văn hoá hiện nay tập trung bên trong mỗi cộng đồng ngôn ngữ và nhiều rào cản đã khiến sự tồn tại của một cộng đồng văn hoá chung ít được nhắc tới.[8][87][88] Từ thập niên 1970, không có các trường đại học song ngữ trong nước ngoại trừ Viện Hàn lâm Quân sự Hoàng gia, không có truyền thông chung[89] và không có một tổ chức văn hoá hay khoa học lớn duy nhất trong cả hai cộng đồng chính. Các lực từng giữ người Bỉ liên kết với nhau -Cơ đốc giáo La Mã và sự đối lập kinh tế và chính trị với người Hà Lan- không còn mạnh.[90] Dù có chia rẽ chính trị và ngôn ngữ từng gây bất đồng trong nhiều thế kỷ, vùng nước Bỉ ngày nay đã từng là nơi phát triển của các phong trào nghệ thuật lớn có ảnh hưởng to lớn trên văn hoá và nghệ thuật châu Âu.

Nghệ thuật

Xem thêm thông tin: Danh sách hoạ sĩ BỉKiến trúc BỉÂm nhạc BỉVăn học BỉTruyện tranh Bỉ, và Điện ảnh Bỉ
Những đóng góp vào hội hoạ và kiến trúc đặc biệt đa dạng. Nghệ thuật Mosan, Early Netherlandish,[91] Phục hưng Flemishtrường phái Baroque[92] và những ví dụ khác về kiến trúc Roman, Gothic, Phục hưngBaroque[93] là các dấu mốc trong lịch sử nghệ thuật. Tuy nghệ thuật thế kỷ 15 tại các nước vùng thấp chủ yếu là các tranh tôn giáo của Jan van EyckRogier van der Weyden, thế kỷ 16 có đặc trưng ở sự đa dạng đề tài như các tranh phong cảnh của Peter Breughel và tranh theo chủ đề tái hiện cổ điển của Lambert Lombard.[94] Dù phong cách Baroque của Peter Paul RubensAnthony van Dyck phát triển ở đầu thế kỷ 17 tại Nam Hà Lan,[95] sau đó nó dần suy tàn.[96][97] Trong thế kỷ 19 và 20 nhiều hoạ sĩ lãng mạn, biểu hiệnsiêu thực Bỉ xuất hiện, gồm cả James Ensor, Constant Permeke, Paul DelvauxRené Magritte. Phong trào CoBrA tiên phong xuất hiện những năm 1950, trong khi nhà điêu khắc Panamarenko vẫn là một nhân vật đáng chú ý trong nghệ thuật hiện đại.[98][99] Nghệ sĩ Jan Fabre và hoạ sĩ Luc Tuymans là những nhân vật nổi tiếng trên phạm vi quốc tế trong lĩnh vực nghệ thuật đương đại. Những đóng góp của Bỉ trong kiến trúc tiếp tục kéo dài tới thế kỷ 19 và 20, gồm cả tác phẩm của Victor HortaHenry van de Velde, là những nhà sáng tạo chính của trường phái Art Nouveau (Nghệ thuật Mới).[100][101]
vocal music của Franco-Flemish School đã phát triển ở vùng phía nam các nước vùng thấp và là một đóng góp quan trọng vào văn hoá Phục hưng.[102] Thế kỷ 19 và 20 là thời điểm xuất hiện của những nghệ sĩ violin lớn, như Henri Vieuxtemps, Eugène YsaÿeArthur Grumiaux, trong khi Adolphe Sax phát minh ra saxophone năm 1846. Nhà soạn nhạc César Franck sinh tại Liège năm 1822. Âm nhạc hiện đại tại Bỉ cũng nổi tiếng. Nghệ sĩ nhạc Jazz Toots Thielemans và ca sĩ Jacques Brel cũng có danh tiếng quốc tế. Trong nhạc rock/pop, Telex, Front 242, K's Choice, Hooverphonic, Zap Mama, SoulwaxdEUS đều nổi tiếng.[103]
Bỉ cũng đã tạo ra nhiều tác gia nổi tiếng, gồm nhà thơ Emile Verhaeren và các nhà tiểu thuyết Hendrik Conscience, Georges Simenon, Suzanne LilarAmélie Nothomb. Nhà thơ và nhà soạn kịch Maurice Maeterlinck đã đoạt Giải Nobel văn học năm 1911. The Adventures of Tintin của Hergétruyện tranh Franco-Belgian nổi tiếng nhất, nhưng nhiều tác gia lớn khác, gồm cả Peyo (The Smurfs), André Franquin, Edgar P. JacobsWilly Vandersteen đã đưa ngành công nghiệp hoạt hình Bỉ lên ngang tầm với Hoa Kỳ và Nhật Bản.
Điện ảnh Bỉ, đã đưa một số tiểu thuyết lớn của Pháp lên màn ảnh.[104] Other Belgian directors include André Delvaux, Stijn Coninx, Luc and Jean-Pierre Dardenne; well-known actors include Jan Decleir and Marie Gillain; and successful films include Man Bites Dog and The Alzheimer Affair.[105] Trong những năm 1980, Viện Hàn lâm Nghệ thuật Hoàng gia tại Antwerp đã tạo ra nhiều người sáng lập khuynh hướng thời trang quan trọng, được gọi là Antwerp Six.[106]

Văn hoá dân gian

Xem thêm thông tin: Văn hoá dân gian tại các nước vùng thấp

The Gilles of Binche, in costume, wearing wax masks
Văn hoá dân gain đóng một vai trò quan trọng trong đời sống văn hoá Bỉ: nước này có số lượng khá lớn các đám diễu hành, đoàn cưỡi ngựa, 'ommegangs' và 'ducasses',[107] 'kermesse' và các festival địa phương khác, hầu như luôn luôn có một bối cảnh thần thoại hay tôn giáo đi kèm. Carnival of Binche với Gilles nổi tiếng của nó và 'Processional Giants and Dragons' Ath, Brussels, Dendermonde, MechelenMons được UNESCO công nhận là Tuyệt tác truyền khẩu và phi vật thể của Nhân loại.[108] Các ví dụ khác là Carnival Aalst; các cuộc diễu hành mang đậm tính tôn giáo của the Holy Blood tại Bruges, Virga Jesse BasilicaHasseltHanswijk tại Mechelen; festival ngày 15 tháng 8 tại Liège; và festival Walloon tại Namur. Có nguồn gốc từ năm 1832 và được khôi phục trong những năm 1960, Gentse Feesten đã trở thành một truyền thống hiện đại. Một ngày lễ không chính thức quan trọng là Ngày Thánh Nicholas, một lễ hội cho trẻ em và, tại Liège, cho các sinh viên.[109]

Thể thao

Bài chi tiết: Thể thao tại Bỉ
Bóng đáđua xe đạp là các môn thể thao phổ biến nhất tại Bỉ. Với năm lần giành chiến thắng tại Tour de France và nhiều giải đua xe khác, vận động viên Bỉ Eddy Merckx được xếp hạng #1 trong số những tay đua xuất sắc nhất mọi thời đại.[110] Kỷ lục đua xe tính giờ của ông (được lập năm 1972) đã tồn tại trong 12 năm. Jean-Marie Pfaff, cựu thủ môn Bỉ, được coi là một trong những người xuất sắc nhất trong lịch sử bóng đá.[111] Bỉ hiện đang cùng Hà Lan xin đồng đăng cai World Cup 2018.[112] Cả hai nước trước kia từng là nơi tổ chức Giải vô địch bóng đá châu Âu năm 2000. Bỉ cũng từng tổ chức giải vô địch bóng đá châu Âu năm 1972.
Kim ClijstersJustine Henin đều từng là Tay vợt của năm của Hiệp hội Tennis Nữ khi họ được xếp hạng tay vợt nữ số một. Trường đua Spa-Francorchamps cũng là nơi diễn ra vòng đua Belgian Grand Prix thuộc Giải vô địch Công thức 1 Thế giới. Tay đua người Bỉ, Jacky Ickx, đã giành tám Grands Prix và sáu 24 Hours of Le Mans và hai lần về nhì Giải vô địch Công thức 1 Thế giới. Bỉ cũng có danh tiếng về motocross; các nhà vô địch thế giới gồm Roger De Coster, Joël Robert, Georges Jobé, Eric Geboers, Joël SmetsStefan Everts.
Các sự kiện thể thao được tổ chức hàng năm tại Bỉ gồm cuộc thi đấu điền kinh kỷ niệm Memorial Van Damme, vòng đua Belgian Grand Prix Công thức 1, và một số cuộc đua xe đạp cổ điển như Ronde van VlaanderenLiège-Bastogne-Liège. Olympic mùa hè năm 1920 đã được tổ chức tại Antwerp, Bỉ.

Brussels waffles, commonly known as Belgian waffles outside of Belgium. Many different types of waffle are popular in Belgium.

Ẩm thực

Bài chi tiết: Ẩm thực Bỉ
Nhiều nhà hàng được đánh giá cao của Bỉ xuất hiện trong hầu hết các cuốn hướng dẫn ẩm thực danh tiếng, như Michelin Guide.[113] Bỉ nổi tiếng về bánh quếkhoai tây chiên (french fries). Trái ngược với cái tên của nó (french là của Pháp), khoai tây chiên cũng có nguồn gốc từ Bỉ. Cái tên "french fries" thực tế miêu tả cách cắt khoai tây. Động từ "french" có nghĩa là cắt thành miếng nhỏ. Các món đặc sản quốc gia là "thịt nướng và khoai tây chiên với salad", và "trai với khoai tây chiên".[114][115][116]
Các nhãn hiệu chocolatekẹo hạt dẻ của Bỉ, như Callebaut, Côte d'Or, Neuhaus, Leonidas, Guylian, GallerGodiva, đều nổi tiếng thế giới và được bán rộng rãi.
Bỉ sản xuất hơn 500 loại bia. Bia Trappist của Tu viện Westvleteren luôn được xếp hạng là loại bia ngon nhất thế giới.[117] Công ty bia lớn nhất thế giới theo sản lượng là Anheuser-Busch InBev, có trụ sở tại Leuven.[118]

Xem thêm

Tham khảo

Cước chú

  1. ^ National Day and feast days of Communities and Regions. Belgian Federal Government. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2011.
  2. ^ Footnote: Bỉ cũng là một thành viên của, hay liên kết với, nhiều tổ chức quốc tế, gồm ACCT, AfDB, AsDB, Australia Group, Benelux, BIS, CCC, CE, CERN, EAPC, EBRD, EIB, EMU, ESA, EU, FAO, G-10, IAEA, IBRD, ICAO, ICC, ICRM, IDA, IDB, IEA, IFAD, IFC, IFRCS, IHO, ILO, IMF, IMO, IMSO, Intelsat, Interpol, IOC, IOM, ISO, ITU, MONUC (quan sát viên), NATO, NEA, NSG, OAS (observer), OECD, OPCW, OSCE, PCA, UN, UNCTAD, UNECE, UNESCO, UNHCR, UNIDO, UNMIK, UNMOGIP, UNRWA, UNTSO, UPU, WADB (non-regional), WEU, WHO, WIPO, WMO, WTrO, ZC.
  3. ^ Leclerc, Jacques, , membre associé du TLFQ (18 tháng 1 năm 2007). “Belgique • België • Belgien—Région de Bruxelles-Capitale • Brussels Hoofdstedelijk Gewest”. L'aménagement linguistique dans le monde (bằng French). Host: Trésor de la langue française au Québec (TLFQ), Université Laval, Quebec. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2007. “C'est une région officiellement bilingue formant au centre du pays une enclave dans la province du Brabant flamand (Vlaams Brabant)”
    * “About Belgium”. Belgian Federal Public Service (ministry) / Embassy of Belgium in the Republic of Korea. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2007. “the Brussels-Capital Region is an enclave of 162 km2 within the Flemish region.”
    * “Flanders (administrative region)”. Microsoft Encarta Online Encyclopedia. Microsoft. 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 10 năm 2009. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2007. “The capital of Belgium, Brussels, is an enclave within Flanders.”
    * McMillan, Eric (October năm 1999). “The FIT Invasions of Mons” (PDF). Capital translator, Newsletter of the NCATA, Vol. 21, No. 7, p. 1. National Capital Area Chapter of the American Translators Association (NCATA). Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2007. “The country is divided into three increasingly autonomous regions: Dutch-speaking Flanders in the north; mostly French-speaking Brussels in the center as an enclave within Flanders and French-speaking Wallonia in the south, including the German-speaking Cantons de l'Est).”
    * Van de Walle, Steven, lecturer at University of Birmingham Institute of Local Government Studies, School of Public Policy. “Language Facilities in the Brussels Periphery” (PDF). KULeuven—Leuvens Universitair Dienstencentrum voor Informatica en Telematica. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 10 năm 2009. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2007. “Brussels is a kind of enclave within Flanders—it has no direct link with Wallonia.”
  4. ^ a ă “The German-speaking Community”. The German-speaking Community. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2007. The (original) version in German language (already) mentions 73.000 instead of 71.500 inhabitants.
  5. ^ Morris, Chris (13 tháng 5 năm 2005). “Language dispute divides Belgium”. BBC News. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2007.
  6. ^ Petermann, Simon, Professor at the University of Liège, Wallonia, Belgium—at colloquium IXe Sommet de la francophonie—Initiatives 2001—Ethique et nouvelles technologies, session 6 Cultures et langues, la place des minorités, Bayreuth (25 tháng 9 năm 2001). “Langues majoritaires, langues minoritaires, dialectes et NTIC” (bằng French). Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2007.
  7. ^ Haß, Torsten, Head of the Fachhochschule (University of Applied Sciences) of Kehl Library, Kehl, Germany (17 tháng 2 năm 2003). “Rezention zu (Review of) Cook, Bernard: Belgium. A History ISBN 0-8204-5824-4” (bằng tiếng Đức). FH-Zeitung (journal of the Fachhochschule). Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2007. “die Bezeichnung Belgiens als „the cockpit of Europe" (James Howell, 1640), die damals noch auf eine kriegerische Hahnenkampf-Arena hindeutete”[[]][liên kết hỏng]—The book reviewer, Haß, attributes the expression in English to James Howell in 1640. Howell's original phrase "the cockpit of Christendom" became modified afterwards, as shown by:
       Carmont, John. “The Hydra No.1 New Series (tháng 11 năm 1917)—Arras And Captain Satan”. War Poets Collection. Napier University’s Business School. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2007.—and as such coined for Belgium:
       Wood, James (1907). “Nuttall Encyclopaedia of General Knowledge—Cockpit of Europe”. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2007. “Cockpit of Europe, Belgium, as the scene of so many battles between the Powers of Europe.” (Xem thêm The Nuttall Encyclopaedia)
  8. ^ a ă â b Fitzmaurice, John, at the Secretariat-General of the European Commission, taught at the Université Libre de Bruxelles (1996). “New Order? International models of peace and reconciliation—Diversity and civil society”. Democratic Dialogue Northern Ireland's first think tank, Belfast, Northern Ireland, UK. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2007.
  9. ^ “Belgium country profile”. EUbusiness, Richmond, UK. 27 tháng 8 năm 2006. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2007.
  10. ^ Karl, Farah (text); Stoneking, James (course) (1999). “Chapter 27. The Age of Imperialism (Section 2. The Partition of Africa)” (PDF). World History II. Appomattox Regional Governor's School (History Department), Petersburg, VA, USA. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2007.[[]][liên kết hỏng]
  11. ^ Bunson, Matthew (1994). Encyclopedia of the Roman Empire . Facts on File, New York. tr. 169. ISBN [[Đặc biệt:Nguồn sách/0 8160 2135 X [Paperback 512pp, ISBN 0-8160-3182-7; Revised edition (2002), Hardcover 636pp, ISBN 0-8160-4562-3]|0 8160 2135 X [Paperback 512pp, ISBN 0-8160-3182-7; Revised edition (2002), Hardcover 636pp, ISBN 0-8160-4562-3]]] Kiểm tra giá trị |isbn= (trợ giúp).
  12. ^ Footnote: The Celtic and/or Germanic influences on and origin(s) of the Belgae remains disputed. Đọc thêm e.g. Witt, Constanze Maria (May năm 1997). “Ethnic and Cultural Identity”. Barbarians on the Greek Periphery?—Origins of Celtic Art. Institute for Advanced Technology in the Humanities, University of Virginia. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2007.
  13. ^ Edmundson, George (1922). “Chapter II: Habsburg Rule in the Netherlands”. History of Holland. The University Press, Cambridge. Republished: Authorama. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2007.
  14. ^ Footnote: Đọc thêm: France in the 17th and 18th centuries
  15. ^ Kris Deschouwer (January năm 2004). “Ethnic structure, inequality and governance of the public sector in Belgium” (PDF). United Nations Research Institute for Social Development (UNRISD). Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2007.
  16. ^ Meredith, Mark (6 tháng 6 năm 2005). The State of Africa . Free Press. tr. 95–96(?). ISBN 0-7432-3221-6.
  17. ^ The Congolese Civil War 1960–1964
  18. ^ Franklin, Mark N., Trinity College, Connecticut (2001). “The Dynamics of Electoral Participation—Table 10.1 Average turnout in free elections to the lower house in 40 countries, 1961–1999” (PDF). tr.  32. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2007.
  19. ^ “Belgium—Constitution—Title III Powers, Chapter II The Senate, Article 72 [King's Descendants] ; and Title III, Chapter III King and Federal Government, Section I The King ; and Section II The Federal Government, Article 99 [Composition of Government]”. International Constitutional Law. Institut für öffentliches Recht, University of Berne, Switzerland. 17 tháng 2 năm 1994. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 4 năm 2007. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2007. Or both:
    * “Title III on power, Chapter II on the Senate, Art. 72”. The Constitution of Belgium. The Federal Parliament of Belgium. 21 tháng 1 năm 1997. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2007. And
    * “Title III on Power, Chapter III on the King and the Federal Government, Section I on the King  and Section II on the Federal Government, Art. 99”. The Constitution of Belgium. The Federal Parliament of Belgium. 21 tháng 1 năm 1997. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2007.
  20. ^ Tyler, Richard (8 tháng 6 năm 1999). “Dioxin contamination scandal hits Belgium: Effects spread through European Union and beyond”. World Socialist Web Site (WSWS). International Committee of the Fourth International (ICFI). Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2007.—Follow-up on occasion of 2nd dioxin crisis: α
  21. ^ European Commission (16 tháng 6 năm 1999). “Food Law News—EU : CONTAMINANTS—Commission Press Release (IP/99/399) Preliminary results of EU-inspection to Belgium” (Thông cáo báo chí). School of Food Biosciences, University of Reading, UK. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2007.
  22. ^ “Belgium's "rainbow" coalition sworn in”. BBC News. 12 tháng 7 năm 1999. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2007.
  23. ^ “La Chambre des représentants—Composition (Composition of the Chamber of Representatives)” (PDF) (bằng French). The Chamber of Representatives of Belgium. 9 tháng 3 năm 2006. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2007.
  24. ^ “Rwanda”. tiscali.reference. Tiscali UK. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2007. The article shows an example of Belgium's recent African policies.
  25. ^ “Belgian demand halts NATO progress”. CNN News. 16 tháng 2 năm 2003. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2007.
  26. ^ “Time-line Belgium”. BBC-News. 5 tháng 1 năm 2009. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2009. “2007 September - Belgium without a government for 100 days.”
  27. ^ BBC news, july 15th, 2008
  28. ^ [1] Belgium Prime Minister offers resignation over banking deal
  29. ^ Belgian king asks Van Rompuy to form government Reuters
  30. ^ Reporters Without Frontiers, 2007
  31. ^ Johannes Kramer (1984). Zweisprachigkeit in den Benelux-ländern (bằng tiếng Đức). Buske Verlag. tr. 69. ISBN 3871185973. “Zur prestige Sprache wurde in den Spanischen Niederlanden ganz eindeutig das Französische. Die Vertreter Spaniens beherrschte normalerweise das Französische, nicht aber das Niedderländische; ein beachtlicher Teil der am Hofe tätigen Adligen stammte aus Wallonien, das sich ja eher auf fie spanische Seite geschlagen hatte als Flandern und Brabant. In dieser Situation war es selbstverständlich, dass die flämischen Adligen, die im Laufe der Zeit immer mehr ebenfalls zu Hofbeamten wurden, sich des Französischen bedienen mussten, wenn sie als gleichwertig anerkannt werden wollten. [Transl.: The prestigious language in the Spanish Netherlands was clearly French. The Spain's representatatives usually mastered French but not Dutch; a notable part of the nobles at the court came from Wallonia, which had taken party for the Spanish side to a higher extent than Flanders and Brabant. It was therefore evident within this context that the Flemish nobility, of which a progessively larger number became servants of the court, had to use French, if it wanted to get acknowledged as well.]”
  32. ^ Willemyns, Roland, Vrije Universiteit Brussel, Germanic Languages (2002). “The Dutch-French Language Border in Belgium” (PDF). Journal of Multilingual and Multicultural Development 23 (1&2): 36–49. doi:10.1080/01434630208666453. Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2007.
  33. ^ Footnote: Each municipality of the Kingdom is part of one of the four language areas (taalgebieden in Dutch, Sprachgebiete in German), occasionally called linguistic regions (régions linguistiques in French). See the three legal versions of the Constitution:
    * “Titel I: Het federale België, zijn samenstelling en zijn grondgebied”. De Belgische Grondwet (bằng Dutch). Belgian Senate. 2007-05-15 last update of web page. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2007. “Art. 4 België omvat vier taalgebieden”
    * “Titel I: Das föderale Belgien, seine Zusammensetzung und sein Staatsgebiet”. Die Verfassung Belgiens (bằng tiếng Đức). Belgian Senate. 2007-05-15 last update of web page. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2007. “Art. 4 Belgien umfaßt vier Sprachgebiete”
    * “Titre Ier: De la Belgique fédérale, de ses composantes et de son territoire”. La Constitution Belge (bằng French). Belgian Senate. 2007-05-15 last update of web page. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2007. “Art. 4 La Belgique comprend quatre régions linguistiques”
      English translation, not recently cập nhật and without legal value:
    * “Title I: On Federal Belgium, its components and its territory”. the Constitution. Belgian Senate. 1997-01-21 last update of main 'the Constitution' page on web site. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2007. “Art. 4 Belgium has four linguistic regions”
  34. ^ Footnote: The Constitution set out seven institutions each of which can have a parliament, government and administration. In fact there are only six such bodies because the Flemish Region merged into the Flemish Community. This single Flemish body thus exercises powers about Community matters in the bilingual area of Brussels-Capital and in the Dutch language area, while about Regional matters only in the latter.
  35. ^ a ă “The Federal Government's Powers”. .be Portal. Belgian Federal Government. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2007.[[]][liên kết hỏng]
  36. ^ Charles-Etienne Lagasse (2003). Les nouvelles institutions politiques de la Belgique et de l'Europe. Namur: Erasme. tr. 289. ISBN 2-87127-783-4. “In 2002, 58.92% of the fiscal income was going to the budget of the federal government, but more than one third was used to pay the interests of the public debt. Without including this post, the share of the federal government budget would be only 48.40% of the fiscal income. There are 87,8% of the civil servants who are working for the Regions or the Communities and 12,2% for the Federal State.”
  37. ^ a ă “The Communities”. .be Portal. Belgian Federal Government. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2007.[[]][liên kết hỏng]
  38. ^ a ă “The Regions”. .be Portal. Belgian Federal Government. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2007.[[]][liên kết hỏng]
  39. ^ Charles-Etienne Lagasse (May 17–18, 2004). “Federalism in Russia, Canada and Belgium: experience of comparative research” (bằng tiếng Pháp). Kazan Institute of Federalism. ‘La Belgique constitue ainsi le seul exemple clair du transfert d’une partie de la compétence « affaires étrangères » à des entités fédérées. (Transl.: Belgian is the only example of a transfer of a part of the power "foreign policy" to federating units’
  40. ^ C.E. Lagasse. Les nouvelles institutions de la Belgique et de l'Europe (bằng tiếng Pháp). tr. 603. “[Le fédéralisme belge] repose sur une combinaison unique d'équipollence, d'exclusivité et de prolongement international des compétences. (Transl.: [Belgian federalism] is based on a unique combination of equipollent and exclusiv powers prolonged ont the international scene.)”
  41. ^ Philippe Suinen (October năm 2000). “Une Première mondiale”. Le Monde Diplomatique (bằng tiếng Pháp). “Dans l’organisation de ces autonomies, la Belgique a réalisé une « première » mondiale: afin d’éviter la remise en cause, par le biais de la dimension internationale, de compétences exclusives transférées aux entités fédérées, les communautés et régions se sont vu reconnaître une capacité et des pouvoirs internationaux. (Transl.: Belgian was the first country who gave the treaty-making policy to the Federating units)”
  42. ^ “Belgium—The land—Relief”. Encyclopædia Britannica online. Encyclopædia Britannica, Chicago, IL, USA. © 2007. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2007.
  43. ^ “Geography of Belgium”. 123independenceday.com. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2007.
  44. ^ “Life—Nature” (PDF 3.8 MB). Office for Official Publications of the European Communities. 2005. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2007.
  45. ^ “Climate averages—Brussels”. EuroWEATHER/EuroMETEO, Nautica Editrice Srl, Rome, Italy. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2007.
  46. ^ “Kerncijfers 2006—Statistisch overzicht van België” (PDF 1.8 MB) (bằng Dutch). Belgian Federal Government Service (ministry) of Economy—Directorate-general Statistics Belgium. tr. 9–10. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2007.
  47. ^ Takhtajan, Armen, 1986. Floristic Regions of the World. (translated by T.J. Crovello & A. Cronquist). University of California Press, Berkeley.
  48. ^ Atlantic mixed forests (PA0402), World Wildlife Fund, 2001.
  49. ^ Pearce, Fred (5 tháng 3 năm 2003). “Sewage-laden Belgian water worst in world”. New Scientist. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2006.
  50. ^ Pilot 2006 Environmental Performance Index – Yale Center for Environmental Law & Policy and Columbia University Center for International Earth Science Information Network
  51. ^ Bỉ xếp hạng nhất về KOF Chỉ số toàn cầu hoá 2009 ETH Zürich (biên tập). “KOF Index of Globalization”. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2009.
  52. ^ “Rank Order - Exports”. CIA - The 2008 world factbook. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2008. “15[th]: Belgium $322.200.000.000 (2007 est.)”
  53. ^ “Rank Order - Imports”. CIA - The 2008 world factbook. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2008. “15[th]: Belgium $323.200.000.000 (2007 est.)”
  54. ^ “Belgian economy”. Belgium. Belgian Federal Public Service (ministry) of Foreign Affairs, Foreign Trade and Development Cooperation. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2009. “Belgium is the world leader in terms of export per capita and can justifiably call itself the 'world's largest exporter'.”
  55. ^ “Wallonia in 'decline' thanks to politicians”. Expatica Communications BV. 9 tháng 3 năm 2005. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2007.
  56. ^ “Industrial History Belgium”. European Route of Industrial Heritage. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2007.
  57. ^ Jean-Pierre Rioux (1989). La révolution industrielle (bằng tiếng Pháp). Paris: Seuil. tr. 105. ISBN 2-02-000651-0.
  58. ^ “Background Note: Belgium”. US Department of State, Bureau of European and Eurasian Affairs. April năm 2007. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2007.
  59. ^ Vanhaverbeke, Wim. “Het belang van de Vlaamse Ruit vanuit economisch perspectief The importance of the Flemish Diamond from an economical perspective (bằng Dutch). Netherlands Institute of Business Organization and Strategy Research, University of Maastricht (Faculty of Economics and Business Administration), The Netherlands. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2007.[[]][liên kết hỏng]
  60. ^ “The World Factbook—(Rank Order—Public debt)”. CIA. 17 tháng 4 năm 2007. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2007.
  61. ^ “Key figures”. National Bank of Belgium. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2007.[[]][liên kết hỏng]
  62. ^ Perrin, Nicolas, UCLouvain, Study Group of Applied Demographics (Gédap) (April năm 2006). “European Migration Network—Annual Statistical Report on migration and asylum in Belgium (Reference year 2003)—section A. 1) b) Population by citizenship & c) Third country nationals, 1 tháng 1 năm 2004” (PDF). Belgian Federal Government Service (ministry) of Interior—Immigration Office. tr. 5–9. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2007.
  63. ^ De vreemde bevolking
  64. ^ “Quelques résultats des précédents recensements—Indicateurs de logement (1991)” (bằng French switchable to Dutch). Belgian Federal Government Service (ministry) of Economy—Directorate-general Statistics Belgium. © 1998/2007. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2007.
  65. ^ “Structuur van de bevolking—België / Brussels Hoofdstedelijk Gewest / Vlaams Gewest / Waals Gewest / De 25 bevolkingsrijkste gemeenten (2000–2006)” (asp) (bằng Dutch). Belgian Federal Government Service (ministry) of Economy—Directorate-general Statistics Belgium. © 1998/2007. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2007.
  66. ^ Footnote: Native speakers of Dutch living in Wallonia and of French in Flanders are relatively small minorities that furthermore largely balance one another, hence counting all inhabitants of each unilingual area to the area's language can cause only insignificant inaccuracies (99% can speak the language). Dutch: Flanders' 6.079 million inhabitants and about 15% of Brussels' 1.019 million are 6.23 million or 59.3% of the 10.511 million inhabitants of Belgium (2006); German: 70.400 in the German-speaking Community (which has language facilities for its less than 5% French-speakers) and an ước tínhd 20.000–25.000 speakers of German in the Walloon Region outside the geographical boundaries of their official Community, or 0.9%; French: in the latter area as well as mainly in the rest of Wallonia (3.414 − 0.093 = 3.321 million) and 85% of the Brussels inhabitants (0.866 million) thus 4.187 million or 39.8%; together indeed 100%.
  67. ^ Flemish Academic Eric Corijn (initiator of Charta 91), at a colloquium regarding Brussels, on 2001-12-05, states that in Brussels there is 91% of the population speaking French at home, either alone or with another language, and there is about 20% speaking Dutch at home, either alone (9%) or with French (11%)—After ponderation, the repartition can be ước tínhd at between 85 and 90% French-speaking, and the remaining are Dutch-speaking, corresponding to the estimations based on languages chosen in Brussels by citizens for their official documents (ID, driving licenses, weddings, birth, sex, and so on); all these statistics on language are also available at Belgian Department of Justice (for weddings, birth, sex), Department of Transport (for Driving licenses), Department of Interior (for IDs), because there are no means to know precisely the proportions since Belgium has abolished 'official' linguistic censuses, thus official documents on language choices can only be estimations. For a web source on this topic, see e.g. General online sources: Janssens, Rudi
  68. ^ “Belgium Market background”. British Council. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2007. “The capital Brussels, 80–85 percent French-speaking,...”—Strictly, the capital is the municipality (City of) Brussels, though the Brussels-Capital Region might be intended because of its name and also its other municipalities housing institutions typical for a capital.
  69. ^ “Citizens from other countries in the German-speaking Community”. The German-speaking Community. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2007.
    * “German (Belgium)—Overview of the language”. Mercator, Minority Language Media in the European Union, supported by the European Commission and the University of Wales. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2007.
    * Leclerc, Jacques , membre associé du TLFQ (19 tháng 4 năm 2006). “Belgique • België • Belgien—La Communauté germanophone de Belgique”. L'aménagement linguistique dans le monde (bằng French). Host: Trésor de la langue française au Québec (TLFQ), Université Laval, Quebec. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2007.
  70. ^ a ă Gordon, Raymond G., Jr. (ed.) (2005). “Languages of Belgium”. Ethnologue: Languages of the World, 15th edition. SIL International Dallas, Texas, USA. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2007.
  71. ^ Chapter 6. International Comparisons of Education. “Table 388. Percentage of population enrolled in secondary and postsecondary institutions, by age group and country”. Digest of Education Statistics—Tables and Figures. National Center for Education Statistics, Institute of Education Sciences (IES), US Department of Education. 2005, data: 2002. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2007.
  72. ^ “I. Monitoring Human Development: Enlarging peoples's choices... —5. Human poverty in OECD, Eastern Europe and the CIS” (PDF). Human Development Indicators. United Nations Development Programme (UNDP). 2000. tr. 172–173. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2007.[[]][liên kết hỏng]
  73. ^ http://www.oecd.org/dataoecd/42/8/39700724.pdf
  74. ^ a ă De Ley, Herman (2000). “Humanists and Muslims in Belgian Secular Society (Draft version)”. Centrum voor Islam in Europe (Centre for Islam in Europe), Ghent University. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2007.
  75. ^ See for example Belgium entry of the Catholic Encyclopedia
  76. ^ “2001 Annual Report on Human Rights in Belgium” (PDF).
  77. ^ Bousetta, Hassan; Gsir, Sonia; Jacobs, Dirk (2005). “Active Civic Participation of Immigrants in Belgium—Country Report prepared for the European research project POLITIS, Oldenburg” (PDF). Carl von Ossietzky University, Oldenburg IBKM. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2007. “In many respects, the Catholic Roman Church remains in a very advantageous situation. The long and troublesome process that eventually lead to the recognition of Islam is also illustrative of the ambiguity of the relations between the Belgian State and religions. For 25 years, Islam has been maintained in an unfair position in comparison to other religions.”
  78. ^ “België gaat plat op zijn buik voor China (Belgium bends over backwards for China)” (bằng Dutch) (#1455). Metro (Belgian newspaper). 10 tháng 5 năm 2007. tr. 2. Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2007. “[Upon the Dalai Lama for the second time in two years canceling a visit to Belgium after being informed by the Belgian government of Peking's diplomatic pressure, quote newspaper:] Uittredend Senaatsvoorzitster Anne-Marie Lizin reageert teleurgesteld: 'Gezien het belang van de vergadering waaraan u wilde deelnemen en gezien de redenen van uw beslissing, betreur ik dat ik u niet kan ontvangen in ons land, een land dat openstaat voor iedereen, ongeacht de religieuze overtuiging, en dat net een eerste stap heeft gezet in de erkenning van het'[sic] 'boeddhistische filosofie'. (Lawfully resigning at the end of the government's legislation, President of the Senat Anne-Marie Lizin reacts disappointedly: 'In view of the importance of the meeting you wanted to attend and in view of the reasons of your decision, I regret not being able to receive you in our country, a country open for everyone regardless of religious conviction, and which has just set a first step towards the recognition of the Buddhist philosophy.')” Alternative urls:α, β, pdf 1.1 MB:γ[[]][liên kết hỏng]
  79. ^ “Belgium”. International Religious Freedom Report 2004. US Department of State, Bureau of Democracy, Human Rights and Labor. 2004. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2007.
  80. ^ Inquiry by 'Vepec', 'Vereniging voor Promotie en Communicatie' (Organisation for Promotion and Communication), published in Knack magazine 22 November2006 p. 14 [The Dutch language term 'gelovig' is in the text translated as 'religious', more precisely it is a very common word for believing in particular in any kind of God in a monotheistic sense and/or in some afterlife].
  81. ^ “Eurobarometer on Social Values, Science and technology 2005 – page 11” (PDF). Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2007.
  82. ^ The many faces of Islam, TIME
  83. ^ 'Belgian Malcolm X' seeks office
  84. ^ Voor het eerst meer Marokkaanse dan Italiaanse migranten[[]][liên kết hỏng]
  85. ^ Dutch newspaper on Sikhs celebrating Maghi in Brussels
  86. ^ “Rembert Dodoens: iets over zijn leven en werk—Dodoens' werken”. Plantaardigheden—Project Rembert Dodoens (Rembertus Dodonaeus) (bằng Dutch). Stichting Kruidenhoeve/Plantaardigheden, Balkbrug, the Netherlands. Revised 20 tháng 12 năm 2005. Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2007. “... het Cruijdeboeck, dat in 1554 verscheen. Dit meesterwerk was na de bijbel in die tijd het meest vertaalde boek. Het werd gedurende meer dan een eeuw steeds weer heruitgegeven en gedurende meer dan twee eeuwen was het het meest gebruikte handboek over kruiden in West-Europa. Het is een werk van wereldfaam en grote wetenschappelijke waarde. De nieuwe gedachten die Dodoens erin neerlegde, werden de bouwstenen voor de botanici en medici van latere generaties. (... the Cruijdeboeck, published in 1554. This masterpiece was, after the Bible, the most translated book in that time. It continued to be republished for more than a century and for more than two centuries it was the mostly used referential about herbs. It is a work with world fame and great scientific value. The new thoughts written down by Dodoens, became the building bricks for botanists and physicians of later generations.)
    * O'Connor, J. J.; Robertson, E. F. (2004). “Simon Stevin”. School of Mathematics and Statistics, University of St Andrews, Scotland. Truy cập ngày 11 tháng 5 năm 2007. “Although he did not invent decimals (they had been used by the Arabs and the Chinese long before Stevin's time) he did introduce their use in mathematics in Europe.”
    * “Abstract (*)”. S. Karger AG, Basel. Truy cập ngày 11 tháng 5 năm 2007. “The importance of A. Vesalius' publication 'de humani corporis fabrica libri septem' cannot be overước tínhd.” (*) Free abstract for pay-per-view article by De Broe, Marc E.; De Weerdt, Dirk L.; Ysebaert, Dirk K.; Vercauteren, Sven R.; De Greef, Kathleen E.; De Broe Luc C. (1999). “The Low Countries - 16th/17th century” (PDF). American Journal of Nephrology 19 (2): 282–9. doi:10.1159/000013462. PMID 10213829.
    * Midbon, Mark, University of Wisconsin–Madison (24 tháng 3 năm 2000). “'A Day Without Yesterday': Georges Lemaitre & the Big Bang”. Commonweal, republished: Catholic Education Resource Center (CERC). tr. 18–19. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2007.
  87. ^ “Belgium—Arts and cultural education”. Compendium of Cultural Policies and Trends in Europe, 8th edition. Council of Europe / ERICarts. 2007. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2007.
  88. ^ “Belgique”. European Culture Portal. European Commission. 2007. Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2007.
  89. ^ Adrien Gonthier (2003). “Frontière linguistique, frontière politique, une presse en crise” (bằng tiếng Pháp). Le Monde Diplomatique. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2008.
  90. ^ Mumford, David (2008). The World Today Series. Western Europe/2007. NY Times. ISBN 1-887985-89-1.
  91. ^ “Low Countries, 1000–1400 CN”. Timeline of Art History. Metropolitan Museum of Art. 2007. Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2007.
  92. ^ “Low Countries, 1400–1600 CN”. Timeline of Art History. Metropolitan Museum of Art. 2007. Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2007.
  93. ^ Nhiều công trình kiến trúc tại Bỉ hiện đã được ghi trong Danh sách Di sản Thế giới của UNESCO: “Belgium”. Properties inscribed on the World Heritage List. UNESCO. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2007.
  94. ^ Hendrick, Jacques (1987). La peinture au pays de Liège (bằng tiếng Pháp). Liège: Editions du Perron. tr. 24. ISBN 287114026X.
  95. ^ Guratzsch, Herwig (1979). Die große Zeit der niederländische Malerei (bằng tiếng Đức). Freiburg im Beisgau: Verlag Herder. tr. 7.
  96. ^ “Low Countries, 1600–1800 CN”. Timeline of Art History. Metropolitan Museum of Art. 2007. Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2007.
  97. ^ “Art History: Flemish School: (1600–1800)—Artists: (biography & artworks)”. World Wide Arts Resources. 5 tháng 2 năm 2006. Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2007.—A general presentation of the Flemish artistic movement with a list of its artists, linking to their biographies and artworks
  98. ^ “Belgian Artists: (biographies & artworks)”. World Wide Arts Resources. 5 tháng 2 năm 2006. Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2007.—List of Belgian painters, linking to their biographies and artworks
  99. ^ Baudson, Michel (1996). “Panamarenko”. Flammarion (Paris), quoted at presentation of the XXIII Bienal Internacional de São Paulo. Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2007.[[]][liên kết hỏng]
  100. ^ Brussels, capital of Art Nouveau (page 1), “ib. (page2)”. Senses Art Nouveau Shop, Brussels. 2007. Truy cập ngày 11 tháng 5 năm 2007. (for example)
  101. ^ “Major Town Houses of the Architect Victor Horta (Brussels)”. UNESCO's World Heritage List. UNESCO. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2007. “The appearance of Art Nouveau in the closing years of the 19th century marked a decisive stage in the evolution of architecture, making possible subsequent developments, and the Town Houses of Victor Horta in Brussels bear exceptional witness to its radical new approach.”
  102. ^ “Western music, the Franco-Flemish school”. Encyclopædia Britannica. 2007. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2007. “Most significant musically was the pervasive influence of musicians from the Low Countries, whose domination of the musical scene during the last half of the 15th century is reflected in the period designations the Netherlands school and the Franco-Flemish school.”
  103. ^ Two comprehensive discussions of rock and pop music in Belgium since the fifties:
    * “The Timeline—A brief history of Belgian Pop Music”. The Belgian Pop & Rock Archives. Flanders Music Centre, Brussels. March năm 2007. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2007.
    * “Belgian Culture—Rock”. Vanberg & DeWulf Importing. © 2006. Truy cập ngày 11 tháng 5 năm 2007.
  104. ^ Notable Belgian films based on works by Flemish authors include: De Witte (author Ernest Claes) movie by Jan Vanderheyden & Edith Kiel in 1934, remake as De Witte van Sichem directed by Robbe De Hert in 1980; De man die zijn haar kort liet knippen (Johan Daisne) André Delvaux 1965; Mira ('De teleurgang van de Waterhoek' by Stijn Streuvels) Fons Rademakers 1971; Malpertuis (còn gọi là The Legend of Doom House) (Jean Ray [pen name of Flemish author who mainly wrote in French, or as John Flanders in Dutch]) Harry Kümel 1971; De loteling (Hendrik Conscience) Roland Verhavert 1974; Dood van een non (Maria Rosseels) Paul Collet & Pierre Drouot 1975; Pallieter (Felix Timmermans) Roland Verhavert 1976; De komst van Joachim Stiller (Hubert Lampo) Harry Kümel 1976; De Leeuw van Vlaanderen (Hendrik Conscience) Hugo Claus (a famous author himself) 1985; Daens ('Pieter Daens' by Louis Paul Boon) Stijn Coninx 1992; see also Filmarchief les DVD!s de la cinémathèque (in Dutch). Truy cập 2007-06-07.
  105. ^ A review of the Belgian cinema can be found at “Cinema”. .be Federal Portal. Federal government of Belgium. 2007. Truy cập ngày 13 tháng 5 năm 2007.[[]][liên kết hỏng]
  106. ^ “Fashion and the ‘Antwerp Six’”. Fashion Worlds, Dorset, UK. © 2004. Truy cập ngày 13 tháng 5 năm 2007.
  107. ^ Footnote: The Dutch word 'ommegang' is here used in the sense of an entirely or mainly non-religious procession, or the non-religious part thereof—see also its article on the Dutch-language Wikipedia; the Processional Giants of Brussels, Dendermonde and Mechelen mentioned in this paragraph are part of each city's 'ommegang'. The French word 'ducasse' refers also to a procession; the mentioned Processional Giants of Ath and Mons are part of each city's 'ducasse'.
  108. ^ “Processional Giants and Dragons in Belgium and France”. UNESCO. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2007.
  109. ^ “Folklore estudiantin liégeois” (bằng French). University of Liège. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2008.
  110. ^ Majendie, Matt (18 tháng 4 năm 2005). “Great, but there are greater” (stm). BBC Sport. Truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2007. “[the Author's] top five [cyclists] of all time: 1 Eddy Merckx, 2 Bernard Hinault, 3 Lance Armstrong, 4 Miguel Indurain, 5 Jacques Anquetil
  111. ^ "Goalkeeping Greats" Goalkeepersaredifferent.com. Truy cập 29 tháng 6 năm 2008
  112. ^ " Benelux trio to apply to host the 2018 World Cup, ESPN Soccernet Global, truy cập 22 tháng 5 năm 2008 from 2018 FIFA World Cup
  113. ^ “The Michelin stars 2007 in Belgium”. Resto.be TM Dreaminvest. 2007. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2007.
  114. ^ “Steak-frites”. Epicurious. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2007. Republished from Van Waerebeek, Ruth; Robbins, Maria (October năm 1996). Everybody Eats Well in Belgium Cookbook. Workman Publishing. ISBN 1-56305-411-6 (Paperback), ISBN 0-7611-0106-3 (Cloth) Kiểm tra giá trị |isbn= (trợ giúp).
  115. ^ “Belgium”. Global Gourmet. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2007. Republished from Van Waerebeek, Ruth; Robbins, Maria (October năm 1996). Everybody Eats Well in Belgium Cookbook. Workman Publishing. ISBN 1-56305-411-6 (Paperback), ISBN 0-7611-0106-3 (Cloth) Kiểm tra giá trị |isbn= (trợ giúp).
  116. ^ “Mussels”. Visit Belgium. Official Site of the Belgian Tourist Office in the Americas. 2005. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2007.—Note: Contrarily to what the text suggests, the season starts as early as July and lasts through April.
  117. ^ Whilst taste is highly subjective and individual, some international beer drinkers consider the Westvleteren 12 to be among their favourite beers. The majority of members of BeerAdvocate.com and RateBeer.com, two beer rating websites, consistently rate the Westvleteren 12 as their most enjoyable beer; the 8 and the Blonde also rank highly on both sites.
  118. ^ “InBev dividend 2006: 0.72 euro per share—infobox: About InBev” (Thông cáo báo chí). InBev. 24 tháng 4 năm 2007. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2007. “InBev is a publicly traded company (Euronext: INB) based in Leuven, Belgium. The company's origins date back to 1366, and today it is the leading global brewer by volume.”

Nguồn chung trên mạng

Thư mục

  • Arblaster, Paul (23 tháng 12 năm 2005). A History of the Low Countries. Palgrave Essential Histories . Palgrave Macmillan, New York. ISBN [[Đặc biệt:Nguồn sách/1-4039-4827-5 [Also edition (2005-12-23), Paperback 312pp, Palgrave Macmillan, New York, ISBN 1-4039-4828-3]|1-4039-4827-5 [Also edition (2005-12-23), Paperback 312pp, Palgrave Macmillan, New York, ISBN 1-4039-4828-3]]] Kiểm tra giá trị |isbn= (trợ giúp).
  • Blom, J. C. H., Dutch State Institute for War Documentation, ed.; Lamberts, Emiel, Professor in Modern History KULeuven, ed.; Kennedy, James C., translator (May năm 1999). History of the Low Countries . Berghahn Books, Oxford/New York. ISBN [[Đặc biệt:Nguồn sách/1-5718-1084-6 [Also newer edition (2006-06-29), Paperback 516pp, Berghahn Books, New York, ISBN 1-84545-272-0]|1-5718-1084-6 [Also newer edition (2006-06-29), Paperback 516pp, Berghahn Books, New York, ISBN 1-84545-272-0]]] Kiểm tra giá trị |isbn= (trợ giúp).
  • Cammaerts, Émile L. (1921) [1913]. A History of Belgium from the Roman Invasion to the Present Day . D. Appleton and Co, New York. OCLC 1525559 ASIN B00085PM0A [Also editions [1913], Luân Đôn, OCLC 29072911; (1921) D. Unwin and Co., New York OCLC 9625246; also published (1921) as Belgium from the Roman invasion to the present day, The Story of the nations, 67, T. Fisher Unwin, Luân Đôn, OCLC 2986704 ASIN B00086AX3A].
  • Cook, Bernard A., Professor of History at Loyola University New Orleans, LA, United States (c2002 or tháng 5 năm 2004). Belgium: A History. Studies in Modern European History, Vol. 50 . Peter Lang Pub, New York. ISBN [[Đặc biệt:Nguồn sách/0-8204-5824-4 Ib. e-book (2004) NetLibrary, Boulder, CO, United States, ISBN 0-8204-7283-2 [Also print edition (2004-06-30 or 2005), ISBN 0-8204-7647-1]|0-8204-5824-4 Ib. e-book (2004) NetLibrary, Boulder, CO, United States, ISBN 0-8204-7283-2 [Also print edition ([http://isbndb.com/d/book/belgium_a_history.html 2004-06-30] or [http://www.peterlang.com/index.cfm?vID=67647&vLang=E&vHR=1&vUR=3&vUUR=4&vNoHB=True 2005]), ISBN 0-8204-7647-1]]] Kiểm tra giá trị |isbn= (trợ giúp).
  • de Kavanagh Boulger, Demetrius C. (2001-06-28 or 2006-03-30). The History of Belgium: Part 1. Cæsar to Waterloo. Elibron Classics . Adamant Media (Delaware corporation), Boston, MA, United States. ISBN [[Đặc biệt:Nguồn sách/1-4021-6714-8 [Facsimile reprint of a 1902 edition by the author, Luân Đôn]|1-4021-6714-8 [Facsimile reprint of a 1902 edition by the author, Luân Đôn]]] Kiểm tra giá trị |isbn= (trợ giúp).Ib. (2001-06-28 or 2006-03-30). Ib. Part 2. 1815–1865. Waterloo to the Death of Leopold I. Ib. Ib. ISBN [[Đặc biệt:Nguồn sách/1-4021-6713-X [Facsimile reprint of a 1909 edition by the author, Luân Đôn]|1-4021-6713-X [Facsimile reprint of a 1909 edition by the author, Luân Đôn]]] Kiểm tra giá trị |isbn= (trợ giúp).
  • Fitzmaurice, John (March năm 1996). The Politics of Belgium: A Unique Federalism. Nations of the modern world . Westview Press, Boulder, CO, USA. ISBN 0-8133-2386-X. OCLC 30112536.
  • Kossmann-Putto, Johanna A.; Kossmann Ernst H.; Deleu Jozef H. M., ed.; Fenoulhet Jane, translator [of: (1987). De Lage Landen: geschiedenis van de Noordelijke en Zuidelijke Nederlanden. Vlaams-Nederlandse Stichting Ons Erfdeel, Rekkem] (January năm 1993) [1987]. The Low Countries: History of the Northern and Southern Netherlands (ấn bản 3). Flemish-Netherlands Foundation "Stichting Ons Erfdeel", Rekkem, Belgium. ISBN [[Đặc biệt:Nguồn sách/9-0708-3120-1 [several editions in English, incl. (1997) 7th ed.]|9-0708-3120-1 [several editions in English, incl. (1997) 7th ed.]]] Kiểm tra giá trị |isbn= (trợ giúp).

Liên kết ngoài

Xem thêm: section References, subsection General online sources
Chính phủ
Thông tin chung
Bản mẫu:Các chủ đề Bỉ
Du lịch
Khác

Hiệp định Genève, 1954

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Hội nghị Genève.
Hiệp định Genève 1954 (tiếng Việt: Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954) là hiệp định đình chiến được kí kết tại thành phố Genève, Thụy Sỹ để khôi phục hòa bìnhĐông Dương. Hiệp định dẫn đến chấm dứt sự hiện diện của quân đội Pháp trên bán đảo Đông Dương, chính thức chấm dứt chế độ thực dân Pháp tại Đông Dương.
Nguyên ủy, Hội nghị Genève khai mạc ngày 26 tháng 4 năm 1954 để bàn về vấn đề khôi phục hoà bình tại Triều Tiên và Đông Dương. Do vấn đề Triều Tiên không đạt được kết quả nên từ ngày 8 tháng 5 vấn đề Đông Dương được đưa ra thảo luận.

Bối cảnh


Quân đội Nhân dân Việt Nam phất cờ chiến thắng trên nóc hầm chỉ huy của Pháp tại Điện Biên Phủ
Tháng 7 năm 1953, chỉ huy mới của quân Pháp, tướng Henri Navarre, đến Đông Dương. Được sự hứa hẹn về việc Mỹ tăng viện trợ quân sự, Navarre chuẩn bị cho một cuộc tổng phản công mà báo chí Pháp và Mỹ gọi là "Kế hoạch Navarre".
Ngày 18 tháng 7 năm 1953, Navarre mở cuộc hành quân Hirondelle ("Con én") vào Lạng Sơn và cuộc hành binh "Camargue" vào Quảng Trị nhằm phá hủy được một số dụng cụ và máy móc của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ở Lạng Sơn, quân Pháp lùng sục các kho tàng rồi vội vã rút chạy. Sau đó truyền thông Pháp loan tin quân đội đã diệt được hai tiểu đoàn, một số căn cứ trong khu tam giác là mối đe dọa trên quốc lộ số 1.
Liên tiếp với hai cuộc hành quân này, ngày 9 tháng 8 năm 1953 Pháp rút quân ra khỏi Nà Sản bằng không vận. Trước đây, năm 1952, Pháp đặt cứ điểm Na Sản để ngăn Quân đội Nhân dân Việt Nam tiến công quân Pháp ở Lào.[1]
Ngày 15 tháng 10 năm 1953, Navarre mở Cuộc hành quân Moutte vào Ninh Bình và Thanh Hóa hòng giành lại thế chủ động trên chiến trường chính. Mục đích chính lại là phá các căn cứ hậu cần tiền duyên của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong cuộc tiến công 1953-1954 được cho là sẽ diễn ra ở đồng bằng. Nhưng thực sự trong kế hoạch Quân đội Nhân dân Việt Nam được đề ra hồi tháng 9, đồng bằng Bắc Bộ chỉ là chiến trường phối hợp. Cuộc hành quân Moutte diễn ra là sự suy đoán sai của Navarre cùng sự xuất sắc của bộ đội mật mã Việt Nam.
Tháng 11 năm 1953, Navarre mở cuộc hành quân Castor đánh chiếm Điện Biên Phủ - Khu vực mà ông cho rằng có vị trí chiến lược chặn giữa tuyến đường chính của Quân đội Nhân dân Việt Nam sang Lào. Navarre xem căn cứ này vừa là một vị trí khóa chặn, vừa là một cái bẫy để nhử đối phương vào một trận đánh lớn theo kiểu kinh điển và có tính chất quyết định mà tại đó Quân đội Nhân dân Việt Nam sẽ bị tiêu diệt bởi pháo binh và hỏa lực không quân vượt trội của Pháp. Navarre đã chọn Điện Biên Phủ - vùng đất nằm trong một thung lũng lớn, cách Hà Nội 200 dặm đường không, với sự chi viện của khoảng 400 máy bay. Quân Pháp sau những trận đánh nống thất bại đã nhường các điểm cao xung quanh cho Quân đội Nhân dân Việt Nam, Navarre cho rằng khi đó Quân đội Nhân dân Việt Nam không đủ khả năng đưa pháo lên Điện Biên Phủ nên sẽ không có nguy hiểm gì từ các điểm cao. Điện Biên Phủ được Navarre xem như là một "cái nhọt tụ độc", hút hết phần lớn chủ lực của Quân đội Nhân dân Việt Nam và đảm bảo an toàn cho đồng bằng Bắc Bộ.
Khi đó, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đang nghĩ tới một cuộc tấn công, hy vọng sẽ mở được một con đường xuyên Lào thọc qua Campuchia. Sau đó đưa lực lượng Quân đội Nhân dân Việt Nam tại miền Bắc vào chi viện bổ sung cho lực lượng sẵn có ở Nam Bộ. Trong cuộc họp tháng 11 năm 1953 của Bộ Quốc phòng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, các chỉ huy quân sự quyết định mở Chiến cục đông-xuân 1953-1954 để xé lẻ khối quân chủ lực của Pháp đang co cụm đồng bằng Bắc Bộ. Các vị trí tiến công được xác định ở Lai Châu, Trung-Hạ Lào và Tây Nguyên. Ý tưởng tuyến đường chiến lược xuyên Lào sẽ được thực hiện một phần trong tương lai thông qua con đường mòn Hồ Chí Minh.

Bản đồ Đông Dương tháng 7 năm 1954, Nguồn: The Pentagon Papers Gravel Edition, Volume 1, Chapter 3, "The Geneva Conference, May-July, 1954", page 123 (Boston: Beacon Press, 1971)
Chiến dịch Lai ChâuChiến dịch Trung Lào tháng 12 năm 1953 đến tháng 1 năm 1954 đã giúp Quân đội Nhân dân Việt Nam nắm giữ mảng lớn còn lại của vùng Tây Bắc (Điện Biên Phủ chỉ là một thung lũng nhỏ) và phần lớn vùng Trung và Nam Lào.[2]
Để đối phó, Navarre tăng cường cho Điện Biên Phủ khiến nó trở thành một "pháo đài bất khả xâm phạm" trong con mắt phương Tây. Nhưng Navarre không hề biết rằng bản thân đã rơi vào một cái "bẫy" của Võ Nguyên Giáp khi "đặt bẫy" đối thủ của mình. Việc xây dựng một tập đoàn cứ điểm ở vùng núi Tây Bắc hiểm trở hút đi của Pháp những đơn vị thiện chiến nhất. Điều đó tạo nên khoảng trống không thể bù vào ở đồng bằng Bắc Bộ.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp quyết định vào "bẫy", và đưa vào Điện Biên Phủ 4 sư đoàn với một số lượng lớn pháo xấp xỉ quân Pháp ở Điện Biên Phủ, dù cơ số đạn hạn chế (chủ yếu là thu được của Pháp; phần Trung Quốc viện trợ rất hạn chế do nước này tham chiến tại Triều Tiên). Những cuộc tiến công trên toàn Đông Dương không cho Pháp tập hợp một đội quân cơ động ứng cứu. Những đơn vị phòng không đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam được huấn luyện ở Liên Xô về nước tham chiến. Một lực lượng khổng lồ dân công làm công tác vận tải. Các đơn vị mạnh nhất của Quân đội Nhân dân Việt Nam bao vây quân PhápĐiện Biên Phủ.
Cuộc vây hãm Điện Biên Phủ diễn ra từ ngày 13 tháng 3 đến ngày 7 tháng 5 khi quân Pháp đầu hàng. Ở Washington đã có cuộc tranh luận về việc Mỹ có nên trực tiếp can thiệp bằng quân sự, nhưng tổng thống Eisenhower đã quyết định loại bỏ khả năng này do chính quyền Anh sẽ không ủng hộ.
Cục diện chiến trường Đông Dương, tại thời điểm trong và sau Chiến dịch Điện Biên Phủ, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kiểm soát khoảng 2/3 lãnh thổ Việt Nam, nhưng chủ yếu là các vùng nông thôn và rừng núi, một số thị xã nhỏ, chưa kiểm soát được các thành phố lớn, Pháp kiểm soát một số tỉnh đồng bằng và các thành phố lớn đông dân cư, một số tỉnh đồng bằng nằm trong vùng tranh chấp. Việt Minh kiểm soát gần như toàn bộ miền Bắc Việt Nam nhưng tại miền Nam Việt Nam, Quân đội Quốc gia Việt Nam và quân đội Pháp chiếm ưu thế, quân đội riêng của các giáo phái tự trị cũng khá mạnh nên Việt Minh chỉ kiểm soát được một số vùng tại Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ.
Sau 56 ngày đêm, cứ điểm Điện Biên Phủ thất thủ, toàn bộ 16000 quân Pháp bị tiêu diệt hoặc bị bắt làm tù binh. Điện Biên Phủ là chiến thắng quân sự lớn nhất của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong toàn bộ chiến tranh Đông Dương. Trên phương diện quốc tế trận này có một ý nghĩa rất lớn: lần đầu tiên quân đội của một quốc gia thuộc địa châu Á đánh thắng bằng quân sự một quân đội của một cường quốc châu Âu. Trận Điện Biên Phủ đã đánh bại ý chí duy trì Đông Dương là lãnh thổ thuộc Liên hiệp Pháp của Pháp và buộc nước này ra khỏi Đông Dương. Ngày 8 tháng 5, hội nghị Geneva bắt đầu họp bàn về vấn đề khôi phục hòa bình ở Đông Dương.

Thành phần tham dự

Hai đồng chủ tịch Hội nghị là Liên XôAnh.

Lập trường và quan điểm của các bên tham dự

Lập trường của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng đề ra lập trường 8 điểm[4]:
  1. Pháp công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, LàoCampuchia.
  2. Ký một hiệp định về việc rút quân đội nước ngoài ra khỏi 3 nước trong thời hạn do các bên tham chiến ấn định. Trước khi rút quân, đạt thỏa thuận về nơi đóng quân của lực lượng Pháp hay Việt Nam trong một số khu vực hạn chế.
  3. Tổ chức tổng tuyển cử tự do trong 3 nước nhằm thành lập chính phủ duy nhất cho mỗi nước.
  4. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tuyên bố ý định xem xét việc tự nguyện gia nhập Liên hiệp Pháp và những điều kiện của việc gia nhập đó.
  5. 3 nước thừa nhận các quyền lợi kinh tế, văn hóa của Pháp tại mỗi nước. Sau khi chính phủ duy nhất được thành lập, các quan hệ kinh tế và văn hóa được giải quyết theo đúng các nguyên tắc bình đẳngcủng cố.
  6. Hai bên cam kết không truy tố những người hợp tác với đối phương trong thời gian chiến tranh.
  7. Trao đổi tù binh và dân thường bị bắt trong chiến tranh
  8. Các biện pháp nói trên sẽ được thực hiện sau khi đình chỉ chiến sự [cần dẫn nguồn].

Lập trường của Pháp

Ban đầu phái đoàn Pháp tham dự Hội nghị giữ lập trường khá cứng rắn: đàm phán với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa để xoa dịu dư luận và để chính phủ của Thủ tướng Laniel tránh bị mất tín nhiệm, đồng thời tranh thủ thời gian cứu nguy cho quân đội Pháp ở Đông Dương. Sau một thời gian giữ lập trường cứng rắn thì Pháp gánh chịu thất bại lớn ở trận Điện Biên Phủ, nội các của thủ tướng Laniel bị nhân dân Pháp lên án, buộc phải từ chức ngày 12 tháng 6.
Phe chủ chiến ở Pháp bị đánh đổ, Mendès France thuộc phái chủ hòa lập chính phủ mới. Ngày 18 tháng 6, khi nhậm chức, Mendès France tuyên bố sẽ từ chức nếu trong vòng một tháng không đạt được ngừng bắn ở Đông Dương.[4] Pháp muốn rút khỏi chiến tranh Đông Dương trong danh dự đồng thời duy trì những lợi ích kinh tế và ảnh hưởng văn hoá tại Lào, Campuchia và miền Nam Việt Nam.[5]

Lập trường của Quốc gia Việt Nam

Ngày 4/6/1954, trước khi Hiệp định Geneve được ký kết 6 tuần, Pháp đã ký Hiệp ước Matignon (1954) với Quốc gia Việt Nam công nhận Quốc gia Việt Nam hoàn toàn độc lập. Theo đó chính phủ Quốc gia Việt Nam sẽ tự chịu trách nhiệm với những hiệp định quốc tế được ký bởi Pháp trước đó nhưng có liên quan tới họ, cũng như không còn bị ràng buộc bởi bất cứ hiệp ước nào do Pháp ký sau này. Nhưng cũng có những lập luận cho rằng Quốc gia Việt Nam vẫn bị ràng buộc bởi Hiệp định Genève, bởi vì chính phủ này chỉ sở hữu một vài thuộc tính của một chủ quyền đầy đủ, và đặc biệt là nó phụ thuộc vào Pháp về quốc phòng.[6]
Ông Trần Văn Đỗ, trưởng đoàn đại diện của Quốc gia Việt Nam tuyên bố sẽ không ký vào Hiệp định Genève với lý do hiệp định gây chia cắt Việt Nam[7] và đẩy Quốc gia Việt Nam vào thế nguy hiểm[8]. Đại diện phái đoàn Quốc gia Việt Nam ra một tuyên bố riêng:
"Việc ký hiệp định giữa Pháp và Việt Minh có những điều khoản gây nguy hại nặng nề cho tương lai chính trị của Quốc gia Việt Nam. Hiệp định đã nhường cho Việt Minh những vùng mà quân đội quốc gia còn đóng quân và tước mất của (Quốc gia) Việt Nam quyền tổ chức phòng thủ. Bộ Tư lệnh Pháp đã tự ấn định ngày tổ chức tuyển cử mà không có sự thỏa thuận với phái đoàn quốc gia Việt Nam... chính phủ Quốc gia Việt Nam yêu cầu Hội nghị ghi nhận một cách chính thức rằng Việt Nam long trọng phản đối cách ký kết Hiệp định cùng những điều khoản không tôn trọng nguyện vọng sâu xa của dân Việt. Chính phủ Quốc gia Việt Nam yêu cầu Hội nghị ghi nhận rằng Chính phủ tự dành cho mình quyền hoàn toàn tự do hành động để bảo vệ quyền thiêng liêng của dân tộc Việt Nam trong công cuộc thực hiện Thống nhất, Độc lập, và Tự do cho xứ sở."[8][9]
Tuy vậy, lời phản kháng và đề nghị của đại diện Quốc gia Việt Nam đã không được Hội nghị bàn tới. Ngoại trưởng Trần văn Đỗ từ Genève tuyên bố với các báo chí như sau: "Từ khi đến Genève, phái đoàn không bao giờ được Pháp hỏi về ý kiến về điều kiện đình chiến, đường phân ranh và thời hạn Tổng tuyển cử. Tất cả nhưng vấn đề đó đều được thảo luận ngoài Hội nghị, thành ra phái đoàn Việt Nam không làm thế nào bầy tỏ được quan niệm của mình"[cần dẫn nguồn]
Tuy lên tiếng phản đối, nhưng sau khi hiệp định được kí kết, Chính phủ và quân đội Quốc gia Việt Nam vẫn cùng quân Pháp tập kết về phía nam vĩ tuyến 17. Ngày 28/4/1954, Uỷ ban Bảo vệ Bắc Việt Nam của Quốc gia Việt Nam tìm cách kêu gọi dân chúng di cư vào Nam. Một kế hoạch di cư được đặt ra và một Uỷ ban di cư được thành lập. Ngày 30/7/1954, Thủ tướng Ngô Đình Diệm phát biểu cổ vũ dân chúng miền Bắc di cư vào miền Nam.
Sau đó, hậu thân của Quốc gia Việt Nam là Việt Nam Cộng hòa, với sự hậu thuẫn của Hoa Kỳ đã từ chối tổ chức tuyển cử thống nhất Việt Nam, trái với Tuyên bố chung của Hiệp định.

Lập trường của Vương quốc Campuchia

Chính phủ Hoàng gia Campuchia mong muốn hoàn toàn độc lập đồng thời chấm dứt chiến tranh trên lãnh thổ Campuchia. Lực lượng Khmer Issarak phải giải giáp, đổi lại Chính phủ Hoàng gia Campuchia chấp nhận một cuộc tổng tuyển cử tự do bầu ra Chính phủ mới, trong đó những thành viên Khmer Issarak có thể tham gia với tư cách là ứng cử viên hoặc cử tri. Những thành viên Khmer Issarak sẽ không bị phân biệt đối xử dưới bất cứ hình thức nào.[5]
Campuchia cam kết trung lập, không tham gia vào bất cứ liên minh quân sự nào trái Hiến chương Liên Hợp Quốc trừ khi an ninh của Campuchia bị đe doạ.[5]

Lập trường của Vương quốc Lào

Lập trường của Chính phủ Hoàng gia Lào tương tự Chính phủ Hoàng gia Campuchia. Lào mong muốn hoàn toàn độc lập và chấm dứt chiến tranh trên lãnh thổ Lào. Lực lượng quân sự Pathet Lào phải tập kết về hai tỉnh PhongsalyXamneua dưới sự giám sát quốc tế, đổi lại Chính phủ Hoàng gia Lào chấp nhận một cuộc tổng tuyển cử tự do bầu ra Chính phủ mới trong đó những thành viên Pathet Lào có thể tham gia với tư cách là ứng cử viên hoặc cử tri. Những thành viên Pathet Lào sẽ không bị phân biệt đối xử dưới bất cứ hình thức nào.[5]
Lào cam kết trung lập, không tham gia liên minh quân sự và hạn chế việc cho phép nước ngoài xây dựng căn cứ quân sự trên lãnh thổ của mình trừ khi an ninh của Lào bị đe doạ.[5]

Lập trường của Anh

Nước Anh không muốn dính líu vào chiến tranh Đông Dương cùng với Mỹ nhưng cũng không muốn gây tổn hại đến quan hệ đồng minh với Mỹ. Anh kiên trì khuyên Mỹ trì hoãn những hành động quân sự tại Đông Dương bao gồm việc thành lập khối SEATO cho đến khi "lực lượng cộng sản đưa ra giải pháp hoà bình" được Mỹ chấp thuận do đó không phải lựa chọn ủng hộ hay không ủng hộ Mỹ.[5] Ngoài ra, Anh chủ trương ủng hộ Pháp thương lượng trên thế mạnh.[4]

Lập trường của Hoa Kỳ

Phái đoàn Hoa Kỳ từ chối ký và không công nhận Hiệp định Genève nhưng ra Tuyên bố nước này "sẽ coi mọi sự tái diễn của các hành động bạo lực vi phạm Hiệp định là điều đáng lo ngại và là mối đe dọa nghiêm trọng đối với hòa bình và an ninh quốc tế".[10]
Trong Tuyên bố của mình, đối với sự chia cắt Việt Nam trái nguyện vọng của hai miền Nam - Bắc, chính phủ Mỹ cũng nêu rõ quan điểm "tiếp tục cố gắng đạt được sự thống nhất thông qua những cuộc tuyển cử tự do được giám sát bởi Liên Hiệp Quốc để bảo đảm chúng diễn ra công bằng"[10].

Lập trường của Liên Xô

Mục tiêu của Liên Xô là ngăn chặn nguy cơ chiến tranh vượt ra khỏi phạm vi Đông Dương khiến phương Tây đoàn kết lại ủng hộ Mỹ và buộc Liên Xô phải cam kết bảo vệ Trung Quốc. Liên Xô cũng muốn ngăn ngừa việc quốc hội Pháp thông qua kế hoạch thành lập Cộng đồng Phòng thủ Châu Âu. Đồng thời Liên Xô muốn tạo dựng hình ảnh là người bảo vệ hoà bình thế giới và nâng đỡ vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế.[5]

Lập trường của Trung Quốc

Hội nghị Geneve là cơ hội quan trọng để đưa Trung Quốc thành một thế lực chính tại Châu Á mà không nước nào có thể bỏ qua.
Trung Quốc không quan tâm đến lợi ích của những người cộng sản và dân tộc chủ nghĩa tại ba nước Đông Dương. Trung Quốc thoả hiệp với các nước phương Tây trong giải pháp phân chia lãnh thổ bất lợi đối với lực lượng bản xứ chống Pháp tại các nước này.[11]
Mục tiêu cao nhất của Trung Quốc là mong muốn các bên ký kết một hiệp định về Đông Dương để tránh mọi sự can thiệp của Mỹ. Trưởng đoàn đại biểu Trung Quốc Chu Ân Lai ra tuyên bố: "Ba nước Đông Dương sẽ không tham gia vào bất cứ khối liên minh quân sự nào và không một nước ngoài nào được phép thành lập căn cứ quân sự trên lãnh thổ của họ." Tuyên bố của Trung Quốc kết thúc bằng câu "Chúng ta hãy hết sức tin tưởng và tiếp tục đấu tranh để bảo vệ hoà bình thế giới."[11]

Diễn biến hội nghị


Tạ Quang Bửu, phía đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, và tướng Pháp Henri Delteil, Quyền Tổng Tư Lệnh Lực Lượng Liên Hiệp Pháp ở Đông Dương, Phái đoàn Pháp đang ký Hiệp định đình chỉ chiến sự tại Việt Nam
Vào ngày 26 tháng 4 năm 1954, hội nghị Genève về Đông Dương chính thức được khai mạc. Từ ngày 8 tháng 5 đến ngày 23 tháng 6, các bên trình bày lập trường của mình về cách giải quyết vấn đề Việt Nam và Đông Dương. Do lập trường giữa các đoàn có một khoảng cách khá lớn nên các cuộc đàm phán tiến triển rất chậm chạp. Tuy nhiên, sự nhân nhượng lẫn nhau chỉ xuất hiện trong các cuộc thảo luận riêng. Cuối cùng, PhápTrung Quốc đã thỏa thuận một giải pháp chung cho vấn đề Đông Dương: giải quyết vấn đề quân sự trước, tách rời giải pháp chính trị tại ba nước Đông Dương.
Từ ngày 24 tháng 6 đến ngày 20 tháng 7, phái đoàn Pháp và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đàm phán trực tiếp để giải quyết các vấn đề cụ thể, xoay quanh các vấn đề: quyền tham gia hội nghị của các đại biểu chính phủ kháng chiến Làochính phủ kháng chiến Campuchia; chọn vĩ tuyến để khẳng định giới tuyến quân sự tạm thời và thời hạn tổ chức tổng tuyển cử tự do để thống nhất Việt Nam.
Ngay từ đầu, Pháp đã đưa ra đề nghị tạm chia đôi Việt Nam và lập một chính phủ Liên hiệp. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chấp nhận ý kiến và đưa ra những đề nghị về làn phân ranh. Hai bên mặc cả với nhau, Pháp thì đề nghị ở vĩ tuyến 18, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thì muốn ở vĩ tuyến 13. Ngày 9-7-1954, phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đưa ra đề nghị hạ xuống vĩ tuyến 14, Pháp vẫn giữ vững vĩ tuyến 18. Ngày 13-7, phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lại hạ yêu cầu xuống vĩ tuyến 16 và đến ngày 19-7 thì hai bên thoả thuận ranh giới tạm thời sẽ ở độ vĩ tuyến 17, phù hợp với ý kiến của Anh và Mỹ.
Ngày 20 tháng 7 năm 1954, Hiệp định Genève về Đông Dương bắt đầu được ký kết với nhiều văn kiện, chủ yếu là:
  1. Ba hiệp định đình chỉ chiến sự tại Việt Nam, Lào và Campuchia
  2. Bản tuyên bố cuối cùng của hội nghị (không có chữ ký)
Ngoài ra còn những tuyên bố riêng và những văn kiện ngoại giao riêng giữa các nước tham gia như:
  1. Bản tuyên bố riêng ngày 21 tháng 7 của Mỹ tại Hội nghị Genève
  2. Bản tuyên bố của chính phủ Pháp ngày 21 tháng 7, trong đó nêu rõ Pháp sẵn sàng rút quân ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, Lào, Campuchia theo lời yêu cầu của chính phủ những nước có liên quan trong một thời gian do các bên thoả thuận.
  3. Các công hàm trao đổi giữa Trưởng đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn Đồng và Thủ tướng Pháp Pierre Mendès-France.

Sau Hiệp định, hơn 1 triệu người đã rời miền Bắc Việt Nam theo chương trình Passage to Freedom (Con đường đến Tự Do) hay di cư (tháng 8 năm 1954)
Hiệp định đình chỉ chiến sự tại Việt Nam và Lào được ký bởi đại diện của hai lực lượng quân sự chính có liên quan, đó là Thiếu tướng Delteil, thay mặt cho Tổng Tư lệnh Quân đội Liên hiệp Pháp ở Đông Dương, và Tạ Quang Bửu, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, thay mặt cho Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam. Phái đoàn Hoa Kỳ từ chối công nhận Hiệp định Genève nhưng tuyên bố rằng nước này "sẽ coi mọi sự tái diễn của các hành động bạo lực vi phạm hiệp định là điều đáng lo ngại và là mối đe dọa nghiêm trọng đối với hòa bình và an ninh quốc tế"[12]. Chính phủ Quốc gia Việt Nam từ chối ký và theo Bernard B. Fall không đủ thực quyền để ký kết Hiệp định.[13] Trưởng đoàn Quốc gia Việt Nam, Trần Văn Đỗ, lên tiếng phản đối sự chia cắt đất nước.

Các hoạt động có liên quan

Trong khi Hội nghị Genève đang tiến hành, thì tại miền Bắc Việt Nam, Hội nghị Trung Giá đã khai sinh từ 1 cuộc họp sơ bộ ngày 29 tháng 5/1954. Hơn 1 tháng sau, hội nghị chính đã khai diễn ngày 4 tháng 7/1954 và bế mạc ngày 27/7/1954.
Tham gia Hội nghị gồm:
Hội viên chính thức của Hội nghị là 2 đoàn PhápQuân đội Nhân dân Việt Nam (đại diện cho bên Việt Nam Dân chủ Cộng hòa). Đại diện của Quân đội Quốc gia Việt Nam chỉ là bộ phận thứ yếu bên cạnh phái đoàn Pháp và theo giao kết thì chỉ có các trưởng phái đoàn Pháp và Quân đội Nhân dân Việt Nam phát biểu ý kiến. Mọi vấn đề đem ra thảo luận để quyết định với Việt Minh hoàn toàn do Pháp đưa ra, phái đoàn Quốc gia Việt Nam chỉ được thông báo sau đó. Trong các buổi họp thu hẹp, chỉ có các trưởng phái đoàn Pháp và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tham dự, đại biểu của Quốc gia Việt Nam không được mời dù với tính cách quan sát viên. Tại hội nghị chỉ treo 2 lá cờ Pháp và cờ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong khi Pháp có thái độ vội vã trong buổi họp, thì Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lại tỏ ra ung dung thong thả để tạo thêm lợi thế khi thảo luận.
Hội nghị Trung Giá đã thỏa thuận và quyết định "đại diện các Bộ Tư lệnh tối cao hai bên phải gặp nhau tại Genève và các cuộc tiếp xúc cũng phải được thực hiện tại chỗ. Quyết định này cũng định rõ vai trò của các đại diện Bộ Tư lệnh tối cao phải nghiên cứu tình trạng quân sự để thiết lập ngay sau khi đình chiến các dữ kiện đình chỉ mọi hoạt động chiến đấu. Hội nghị tại chỗ phải thông báo càng sớm càng tốt cho Hội nghị tại Genève các kết quả rút tiả được cùng những đề nghị của họ."
Hội nghị quân sự tại chỗ là hội nghị quân sự địa phương (tức là Hội nghị Trung Giá) có nhiệm vụ phối hợp chặt chẽ với các phái đoàn tại Hội nghị Genève. Trong hơn 3 tuần, từ 4/7 đến 27/7/1954, Hội nghị Trung Giá đã thảo luận các vấn đề tù binh, ngưng bắn, và thiết lập các tiểu ban hỗn hợp về tù binh, tiểu ban nghiên cứu thủ tục thi hành ngưng bắn và các tiểu ban hỗn hợp lãnh thổ. Cuối cùng có những thỏa hiệp được ký kết nhằm "làm cho các đơn vị đối lập cách biệt nhau ra, trở về các căn cứ, hoặc tập trung ở những địa điểm trú quân tạm thời cốt để tránh mọi giao tiếp có thể gây ra xung đột giữa hai bên."
Hội nghị Trung Giá bị ràng buộc bởi các điều khoản của Hiệp định Genève nên việc tổ chức kiểm soát các thỏa hiệp và quyết định bởi các ban hỗn hợp đã không mang lại kết quả. Trong thực tế, các ban hỗn hợp cũng không có quyền hạn gì ngoài những nhận xét, báo cáo và trình cấp trên của mỗi bên để xin giải quyết.

Nội dung cơ bản của Hiệp định Genève

Hiệp định đình chỉ chiến sự tại Việt Nam

Hiệp định Genève có nội dung cơ bản như sau[14]:
  • Các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia, không can thiệp vào công việc nội bộ 3 nước.
  • Các bên tham chiến thực hiện ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương
  • Các bên tham chiến thực hiện cam kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực, trao trả tù binh
  • Dân chúng mỗi bên có quyền di cư sang lãnh thổ do bên kia kiểm soát trong thời gian quân đội hai bên đang tập kết
  • Cấm đưa quân đội, nhân viên quân sự,vũ khí nước ngoài vào Đông Dương. Nước ngòai không được đặt căn cứ quân sự tại Đông Dương
  • Thành lập Ủy hội Quốc tế Kiểm soát Đình chiến Đông Dương (tiếng Anh: International Control Commission, ICC; tiếng Pháp: Commission Internationale pour la Surveillance et le Contrôle, CISC) gồm Ấn Độ, Ba LanCanada, với Ấn Độ làm chủ tịch.
  • Sông Bến Hải, vĩ tuyến 17, được dùng làm giới tuyến quân sự tạm thời chia Việt Nam làm hai vùng tập kết quân sự tạm thời. Chính quyền và quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tập trung về miền Bắc; Chính quyền và quân đội khối Liên hiệp Pháp tập trung về miền Nam. Khoản a, điều 14 ghi rõ: "Trong khi đợi tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam, bên nào có quân đội của mình tập hợp ở vùng nào theo quy định của Hiệp định này thì bên ấy sẽ phụ trách quản lý hành chính ở vùng ấy."
Điều 6 Bản Tuyên bố chung ghi rõ: "Đường ranh giới quân sự tạm thời này không thể diễn giải bằng bất cứ cách nào rằng đó là một biên giới phân định về chính trị hay lãnh thổ."[15]
Hiệp định Genève không có điều khoản nào quy định chi tiết về thời điểm cũng như cách thức tổ chức Tổng tuyển cử thống nhất hai miền Nam-Bắc Việt Nam. Nhưng Bản tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Genève ghi rõ cuộc Tổng tuyển cử sẽ được tổ chức vào tháng 7/1956.

Hiệp định đình chỉ chiến sự tại Lào

Hiệp định đình chỉ chiến sự tại Campuchia

Tuyên bố cuối cùng ngày 21 tháng 7 năm 1954

Tuyên bố cuối cùng ngày 21 tháng 7 năm 1954 có nội dung như sau[15]:
  1. Các đại biểu tham dự hội nghị đã ký hiệp định đình chiến tại Việt Nam, Lào và Campuchia; tổ chức cơ quan quốc tế giám sát việc thực hiện các điều khoản trong hiệp định.
  2. Hội nghị bày tỏ sự hài lòng trước việc chấm dứt chiến sự tại 3 nước Việt Nam, Lào và Cạmpuchia. Hội nghị tin rằng việc thực hiện những điều khoản trình bày trong tuyên bố này và trong những hiệp định đình chiến sẽ tạo điều kiện giúp Việt Nam, Lào, Campuchia có được nền độc lập, tự chủ hoàn toàn.
  3. Tại hội nghị, chính phủ Lào và Campuchia đã đưa ra các tuyên bố về việc áp dụng quy tắc cho phép công dân tham gia kỳ tổng tuyển cử dự kiến được tổ chức trong năm 1955 phù hợp với hiến pháp của mỗi nước, thông qua hình thức bỏ phiếu kín và với điều kiện tôn trọng quyền tự do cơ bản.
  4. Hội nghị ghi nhận các điều khoản trong hiệp định đình chiến tại Việt Nam, cấm các nước đưa quân đội và nhân viên quân sự cũng như tất cả các loại vũ khí, đạn dược vào Việt Nam. Hội nghị cũng ghi nhận các tuyên bố chung của chính phủ Lào và Campuchia về việc không yêu cầu viện trợ nước ngoài, cả thiết bị chiến tranh, nhân viên hay người hướng dẫn, trừ trường hợp yêu cầu được đưa ra vì mục đích phòng thủ lãnh thổ của họ.
  5. Hội nghị ghi nhận những điều khoản trong hiệp định đình chiến tại Việt Nam: không thiết lập căn cứ quân sự mới tại vùng tập kết, mỗi bên có trách nhiệm canh chừng những khu vực tập kết của mình để đảm bảo không tham gia bất cứ liên minh quân sự nào và không sử dụng khu tập kết vì mục đích tiếp tục chiến sự hoặc phục vụ cho một chính sách hiếu chiến. Hội nghị ghi nhận tuyên bố của chính phủ Lào và Campuchia về việc không tham gia bất kì hiệp định nào với nước khác nếu hiệp định này bao gồm điều khoản phải tham gia liên minh quân sự trái với Hiến chương Liên Hiệp Quốc.
  6. Hội nghị công nhận mục đích chính của hiệp định liên quan tới Việt Nam là để giải quyết vấn đề quân sự theo hướng chấm dứt xung đột và đường ranh giới quân sự tạm thời này không thể diễn giải bằng bất cứ cách nào rằng đó là một biên giới phân định về chính trị hay lãnh thổ. Hội nghị bày tỏ sự tin tưởng rằng việc thực hiện những điều khoản đề ra trong hiệp định đình chiến sẽ tạo cơ sở cho việc đạt được một giải pháp chính trị tại Việt Nam trong tương lai gần.
  7. Hội nghị tuyên bố, giải pháp cho những vấn đề chính trị ở Việt Nam dựa trên cơ sở tôn trọng độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ sẽ cho phép người dân Việt Nam được hưởng nền tự do cơ bản thông qua kết quả tổng tuyển cử tự do sẽ được tổ chức tháng 7/1956.
  8. Những điều khoản trong hiệp định đình chiến nhằm đảm bảo sự an toàn cho người dân và tài sản phải được tuân thủ một cách nghiêm túc và phải cho phép mỗi người dân Việt Nam được quyền tự do quyết định nơi họ sinh sống.
  9. Các bên không được phép trả thù những cá nhân đã hợp tác với đối phương trong thời chiến cũng như gia đình của những người này.
  10. Hội nghị ghi nhận tuyên bố của chính phủ Pháp về việc sẵn sàng rút quân khỏi lãnh thổ Việt Nam, Lào và Campuchia theo yêu cầu của chính phủ những nước liên quan trong thời gian do các bên lựa chọn.
  11. Hội nghị ghi nhận tuyên bố của chính phủ Pháp về giải pháp khôi phục và củng cố hoà bình tại Việt Nam, Lào và Campuchia. Chính phủ Pháp sẽ tôn trọng sự tự do, thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của 3 nước.
  12. Trong quan hệ với Việt Nam, Lào, Campuchia, mỗi thành viên tham dự Hội nghị Genève sẽ tôn trọng chủ quyền, độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của 3 nước; không can thiệp vào công việc nội bộ của 3 nước.
  13. Các thành viên tham dự hội nghị đồng ý hỏi ý kiến nhau về bất kỳ vấn đề nào Uỷ ban Giám sát quốc tế đưa ra.
Bản tuyên bố cuối cùng về việc lập lại hòa bình ở Đông Dương không có chữ ký của bất cứ phái đoàn nào tham dự hội nghị.[16] Tuy nhiên văn bản này đã được các nước dự hội nghị chấp thuận cam kết chính thức.[17] Đại diện Mỹ ra tuyên bố riêng trong đó thừa nhận tôn trọng Hiệp định Genève.[17]

Các sự kiện hậu hiệp định

Phản đối sự chia đôi đất nước

Một ngày sau khi Hiệp định được ký kết, tức ngày 22 Tháng Bảy, Thủ tướng Ngô Đình Diệm ra lệnh treo cờ rủ toàn Miền Nam từ vĩ tuyến 17 trở vào để bày tỏ quan điểm chống đối sự chia đôi đất nước.[18] Ngoại trưởng của chính phủ Bảo Đại, Trần Văn Đỗ rơi nước mắt, nhưng trưởng đoàn đại biểu Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã lên tiếng: "Những ai yêu nước Việt Nam, những ai yêu sự thống nhất Việt Nam thì không cần phải khóc hôm nay. Hãy thực hiện tốt những gì đã ký kết hôm nay, thì 2 năm nữa sẽ có một nước Việt Nam thống nhất, độc lập, hoà bình và giàu mạnh. Những gì Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà làm trong những năm qua chính là vì mục đích đó. Nước mắt của chúng tôi đổ ra trong cuộc đấu tranh cho sự nghiệp đó nhiều hơn rất nhiều so với những giọt lệ mà quý vị (Quốc gia Việt Nam) nhỏ ra ở đây"[19].
Ngày 22-7-1954. Chủ tịch Hồ Chí minh ra lời kêu gọi đồng bào cả nước: "Đấu tranh để củng cố hoà bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập dân chủ cũng là một cuộc đấu tranh lâu dài và gian khổ"., và khẳng định: "Trung, Nam, Bắc đều là bờ cõi của nước ta, nước ta nhất định thống nhất, đồng bào cả nước nhất định được giải phóng".[20]
Trong bài chính luận "Sách Trắng của Mỹ" đăng trên báo Nhân dân (số 3992) nhằm phản đối việc Mỹ đổ quân vào Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc lại: "Hiệp định Giơnevơ 1954, trong Điều 17, 18, 19 và trong điểm 4, 6 đã quy định rõ ràng: Cấm không được đưa vào Việt Nam các thứ vũ khí nước ngoài. Cấm không được xây dựng cǎn cứ quân sự mới trên lãnh thổ Việt Nam. Cấm nước ngoài không được lập cǎn cứ quân sự ở Việt Nam. Cấm đưa binh lính, nhân viên quân sự và vũ khí đạn dược nước ngoài vào Việt Nam. Giới tuyến 17 là tạm thời, không phải là giới tuyến chính trị, hoặc giới tuyến lãnh thổ; Việt Nam sẽ thống nhất bằng một cuộc tổng tuyển cử tự do khắp cả nước vào nǎm 1956."[21]

Lực lượng vũ trang tập kết và dân chúng di cư

  • Tuy không ký kết Hiệp định Genève và đã tách ra khỏi Liên hiệp Pháp trước khi Pháp ký Hiệp định Genève nhưng lực lượng Quốc gia Việt Nam vẫn theo quân đội Pháp tập kết về miền Nam. Trên 1 triệu người dân từ miền Bắc được sự trợ giúp cũng như ảnh hưởng tuyên truyền của Mỹ đã di cư vào Nam (trong đó có khoảng 800.000 người Công giáo, chiếm khoảng 2/3 số người Công giáo ở miền Bắc), và 140.000 người từ miền Nam (phần lớn là lực lượng kháng chiến của Việt Minh) tập kết ra Bắc[22].

Những người di cư bằng thuyền năm 1954 từ miền Bắc
  • Quân đội Pháp dần dần rút khỏi miền Nam trong 2 năm và trao quyền lực cho chính quyền Quốc gia Việt Nam.

Quốc gia Việt Nam từ chối tổng tuyển cử

Mỹ không công nhận kết quả Hiệp định Genève tuy nhiên vẫn tuyên bố ủng hộ nền hòa bình tại Việt Nam và thúc đẩy sự thống nhất hai miền Nam Bắc Việt Nam bằng các cuộc bầu cử tự do dưới sự giám sát của Liên Hiệp Quốc. Tuy nhiên, những nguồn tin khác nhau chỉ ra cho Tổng thống Mỹ Eisenhower thấy khoảng 80% dân số Việt Nam sẽ bầu cho Hồ Chí Minh nếu cuộc tổng tuyển cử được thi hành.[23], do đó Mỹ thực tế lại ủng hộ việc Việt Nam Cộng Hòa từ chối tổ chức Tổng tuyển cử tự do thống nhất Việt Nam.
Sau khi Hiệp định Genève được ký kết, Thủ tướng Quốc gia Việt Nam Ngô Đình Diệm tuyên bố: "Chúng tôi không từ chối nguyên tắc tuyển cử tự do để thống nhất đất nước một cách hoà bình và dân chủ", "thống nhất đất nước trong tự do chứ không phải trong nô lệ" nhưng đồng thời Ngô Đình Diệm còn nói thêm là ông "nghi ngờ về việc có thể bảo đảm những điều kiện của cuộc bầu cử tự do ở miền Bắc"[24].
Theo Tuyên bố cuối cùng của Hiệp định Genève thì tổng tuyển cử ở cả hai miền được dự trù vào tháng 7 năm 1956 nhưng Tổng thống Ngô Đình Diệm bác bỏ mọi cuộc thảo luận sơ khởi, hành động này khiến Ngô Đình Diệm bẽ mặt ở phương Tây. Theo nhận xét của Tây phương thì Ngô Đình Diệm là kẻ ngoan cố và khao khát quyền lực chuyên chế, nhưng theo Duncanson thì sự thật phức tạp hơn. Miền Bắc có dân số đông hơn miền Nam 2 triệu người (tính cả gần 1 triệu người miền Bắc di cư vào Nam). Hơn nữa, vào thời điểm 1955 – 1956, trước sự hỗn loạn gây ra bởi các giáo phái và do hoạt động bí mật của Việt Minh tại miền Nam, cuộc Cải cách ruộng đất tại miền Bắc Việt Nam tạo ra bầu không khí căng thẳng dẫn đến cuộc nổi dậy của nông dân tại các vùng lân cận Vinh, những tình hình diễn ra ở cả hai miền khiến Ủy hội Quốc tế Kiểm soát Đình chiến Đông Dương không có hy vọng đảm bảo một cuộc bầu cử thật sự tự do trong đó cử tri có thể bỏ phiếu theo ý muốn mà không sợ bị trả thù chính trị.[25] Theo Mark Woodruff, những quan sát viên của các nước Ấn Độ, Ba Lan và Canada thuộc Ủy hội Quốc tế Kiểm soát Đình chiến đồng ý với quan điểm của Quốc gia Việt Nam rằng miền Bắc không đủ điều kiện tổ chức bầu cử công bằng, đồng thời báo cáo rằng cả 2 miền đều không thi hành nghiêm chỉnh thỏa thuận ngừng bắn.[26] Tuy nhiên, Clark Clifford đã dẫn các báo cáo của Ủy hội Quốc tế Kiểm soát Đình chiến cho biết: trong giai đoạn 1954-1956, họ chỉ nhận được 19 đơn khiếu nại về việc trả thù chính trị trên toàn lãnh thổ miền Bắc Việt Nam[27].
Năm 1956, Allen Dulles đệ trình lên Tổng thống Mỹ Eisenhower báo cáo tiên đoán nếu bầu cử diễn ra thì "thắng lợi của Hồ Chí Minh sẽ như nước triều dâng không thể cản nổi". Ngô Đình Diệm chỉ có một lối thoát là tuyên bố không thi hành Hiệp định Genève. Được Mỹ khuyến khích, Ngô Đình Diệm kiên quyết từ chối tuyển cử. Mỹ muốn có một chính phủ chống Cộng tồn tại ở miền Nam Việt Nam, bất kể chính phủ đó có tôn trọng nền dân chủ hay không[28]
Như vậy, Cuộc tổng tuyển cử tự do cho việc thống nhất Việt Nam đã không bao giờ được tổ chức.

Mỹ hỗ trợ cho Quốc gia Việt Nam

Mỹ từ lâu đã coi miền Nam Việt Nam là địa bàn quan trọng trong chiến lược chống sự lan rộng của chủ nghĩa cộng sản tại Đông Nam Á và đã viện trợ tích cực cho Pháp chống lại Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sau khi Pháp thất bại, Mỹ đẩy mạnh các hoạt động tại Việt Nam. Kế hoạch của Mỹ là viện trợ cho chính phủ Ngô Đình Diệm để giúp miền Nam Việt Nam hoàn toàn độc lập với Pháp (đó là cách duy nhất để lôi kéo những người dân tộc chủ nghĩa rời xa Việt Minh và ủng hộ Quốc gia Việt Nam); Mỹ cũng thúc đẩy Ngô Đình Diệm thành lập một chính quyền đoàn kết quốc gia đại diện cho những xu hướng chính trị chính tại Việt Nam, ổn định miền Nam Việt Nam, bầu ra Quốc hội, soạn thảo Hiến pháp rồi sau đó phế truất Quốc trưởng Bảo Đại một cách hợp pháp; cuối cùng do Ngô Đình Diệm là một người quốc gia không có liên hệ gì trong quá khứ với Việt Minh và Pháp do đó miền Nam Việt Nam sẽ trở nên chống Cộng mạnh mẽ. Cuối cùng, công thức này đòi hỏi một sự hợp tác từ cả Pháp và Mỹ để hỗ trợ Ngô Đình Diệm[29]. Tuy nhiên, Pháp không có thiện cảm với Ngô Đình Diệm, Ngoại trưởng Pháp Faure cho rằng Diệm "không chỉ không có khả năng mà còn bị tâm thần... Pháp không thể chấp nhận rủi ro với ông ta"[30], và sau đó Mỹ đã tiến hành kế hoạch một mình mà không có Pháp trợ giúp.
Năm 1954, đội bán quân sự của Mỹ do Edward Lansdale, người của CIA và đã làm cố vấn cho Pháp tại Việt Nam từ 1953, chỉ huy đã thực hiện các hoạt động tuyên truyền tâm lý chiến để kêu gọi và vận động dân chúng miền Bắc di cư vào Nam[31]; giúp huấn luyện sỹ quan Việt Nam tại các căn cứ quân sự Mỹ ở Thái Bình Dương; huấn luyện các lực lượng vũ trang của Quốc gia Việt Nam (sau là Việt Nam Cộng hòa); xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ quân sự tại Philippines; bí mật đưa một lượng lớn vũ khí và thiết bị quân sự vào Việt Nam; giúp đỡ phát triển các kế hoạch "bình định Việt Minh và các vùng chống đối"[32].

Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đề nghị tổng tuyển cử

Năm 1956, Việt Nam Cộng hòa được thành lập trên cơ sở Quốc gia Việt Nam. Dưới sự hậu thuẫn của Hoa Kỳ, Việt Nam Cộng hòa tiếp tục theo đuổi chính sách của Quốc gia Việt Nam là từ chối tổng tuyển cử với lý do "nghi ngờ về việc có thể bảo đảm những điều kiện của cuộc bầu cử tự do ở miền Bắc".
Trong khi chính phủ Việt Nam Cộng hòa từ chối hiệp thương tổng tuyển cử tự do, đồng thời ra sức củng cố quyền lực, đàn áp khốc liệt những người kháng chiến cũ, cùng những Đảng viên Đảng Lao động trung thành còn lại ở miền Nam bằng những chiến dịch "tố cộng"-"diệt cộng", thì Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vẫn chuẩn bị cho tổng tuyển cử và cố gắng theo đuổi các giải pháp hòa bình.[33].
Nghị quyết tháng 3 năm 1955 của Ủy ban Trung ương Đảng Lao động chính thức tuyên bố chính sách đặt ưu tiên cao nhất cho việc xây dựng miền Bắc trong khi sử dụng ngoại giao để kêu gọi một giải pháp hòa bình cho miền Nam.[34] Hà Nội tìm kiếm hỗ trợ quốc tế, kêu gọi các đồng chủ tịch hội nghị Genève, nhắc nhở Pháp về trách nhiệm đối với việc thống nhất hai miền Việt Nam thông qua Tổng tuyển cử tự do theo đúng tinh thần của Bản Tuyên bố cuối cùng tại Hội nghị Genève. Tháng 6 năm 1955 Hà Nội tuyên bố sẵn sàng mở hội nghị hiệp thương với Sài Gòn nhưng không được đáp ứng, đã gửi thư cho hai đồng chủ tịch hội nghị (Anh- Liên Xô) yêu cầu ứng phó và vạch rõ chính quyền Sài gòn bị ràng buộc, hai đồng chủ tịch sao các bức thư của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa gửi các nước tham dự hội nghị và các nước trong Ủy ban quốc tế, yêu cầu nhận xét và mở lại hội nghị Genève. Chính quyền Hà Nội đồng ý mở lại hội nghị. Tháng 4 năm 1956 hai chủ tịch hội nghị hội đàm, gửi ba thư cho chính quyền 2 miền Việt Nam, chính quyền Pháp và ủy ban quốc tế, xác nhận giá trị pháp lý của hiệp nghị. Miền Bắc cũng ra sách trắng "Tài liệu về việc thi hành Hiệp nghị Genève".
Trong khi tiến trình yêu cầu và từ chối đàm phán vẫn tiếp diễn, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa còn cố tái lập quan hệ thương mại giữa 2 miền[35], để giúp "nhân dân hai vùng trao đổi kinh tế, văn hóa và xã hội, nhằm tạo thuận lợi cho việc khôi phục cuộc sống bình thường của người dân." Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ tám (khoá II) dự kiến: "Muốn thống nhất nước nhà bằng phương pháp hoà bình, cần phải tiến hành thống nhất từng bước; từ chỗ tạm thời chia làm hai miền tiến đến chỗ thống nhất chưa hoàn toàn, từ chỗ thống nhất chưa hoàn toàn sẽ tiến đến chỗ thống nhất hoàn toàn." Nhưng cũng như vấn đề bầu cử, chính quyền Việt Nam Cộng hòa thậm chí còn từ chối cả việc thảo luận.
Về mặt ngoại giao, tuy Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ráo riết kêu gọi thực hiện tuyển cử nhưng chính Trường Chinh khi sang Moskva họp đại hội Đảng Cộng sản Liên Xô năm 1956 đã tiết lộ với Vasilii Kuznetzov, thứ trưởng ngoại giao Liên Xô rằng Miền Bắc không hội đủ điều kiện để tổ chức bầu cử thống nhất. Việc vận động các thành phần quốc tế chỉ là phương thức tuyên truyền, cũng là cách giải thích thất bại với quần chúng trong nước[36]. Các cường quốc đã không ủng hộ lời kêu gọi tổ chức tuyển cử của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mà muốn hiện trạng chia cắt Việt Nam được giữ nguyên. Tháng 5/1956, một nhà ngoại giao Hungary tên József Száll đã nói chuyện với một trợ lý thứ trưởng của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, rằng theo ý kiến ​​của Chính phủ Trung Quốc thì "các nghị quyết của hiệp định Genève, tức là, việc tổ chức bầu cử tự do và thống nhất Việt Nam, không thể được thực hiện trong thời gian này... với tình trạng hiện nay tại miền Nam Việt Nam cần một thời gian dài để đạt được những mục tiêu này do đó thật vô lý nếu những nước từng tham gia Hội nghị Geneva như Liên Xô hoặc Trung Quốc đòi triệu tập một hội nghị quốc tế về giải pháp đã được thông qua năm 1954". Nói cách khác, những cường quốc của khối Xã hội chủ nghĩa đã không cung cấp cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sự hỗ trợ quốc tế mà họ kêu gọi.[37]
Tháng 7 năm 1956, sau khi yêu cầu đàm phán không được chính quyền Ngô Đình Diệm trả lời, Hà Nội yêu cầu các đồng chủ tịch hội nghị Genève tổ chức một cuộc hội nghị mới, yêu cầu này lại được lặp lại vào tháng 8. Các yêu cầu đàm phán với chính phủ Ngô Đình Diệm tiếp tục được gửi vào tháng 6 và tháng 7 năm 1957, tháng 3 và tháng 12 năm 1958, tháng 7 năm 1959, và tháng 7 năm 1960, nhưng đều bị từ chối.

Chiến tranh tiếp diễn

Lo ngại trước việc những người kháng chiến cũ của chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa hoạt động bí mật tại miền Nam tiến hành hoạt động tuyên truyền và tổ chức quần chúng đấu tranh chính trị, chính phủ Việt Nam Cộng hoà mở Chiến dịch "tố cộng, diệt cộng" từ mùa hè năm 1955. Chiến dịch này đã dẫn đến hàng nghìn người kháng chiến cũ bị bắt, bị giết, số còn lại phải chạy về các vùng chiến khu chống Pháp cũ để sống sót. Những người kháng chiến cũ đáp trả bằng cách ám sát các viên chức Việt Nam Cộng hòa qua các chiến dịch "diệt ác ôn" và tập hợp lại thành các đơn vị vũ trang quy mô trung đội, đại đội hoặc tiểu đoàn tấn công vào quân đội Việt Nam Cộng hoà[38]. Đến cuối năm 1959, Những người kháng chiến cũ ở miền Nam đã thay đổi từ phương thức đấu tranh chính trị với sự hỗ trợ của đấu tranh vũ trang sang đấu tranh vũ trang kết hợp với đấu tranh chính trị. Cũng trong năm 1959, đoàn cán bộ đầu tiên của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà dưới tên gọi Đoàn 559 bí mật vượt Trường Sơn vào chi viện cho miền Nam.
Tháng 9 năm 1960, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 3 của Đảng Lao Động Việt Nam quyết định cho chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chính thức ủng hộ các hoạt động đấu tranh vũ trang và chính trị của những người kháng chiến cũ ở miền Nam (với nòng cốt là các Đảng viên Đảng Lao động), mở ra một giai đoạn mới của Chiến tranh Việt Nam[39].

Nguồn tham khảo

  1. ^ p 497 Việt Sử Toàn Thư
  2. ^ Spencer C.Tucker, Encyclopedia of the Vietnam War, ABC-CLIO, 2000, tr. 190.
  3. ^ Giao lưu trực tuyến với Đại tá Hà Văn Lâu và ông Lê Danh, Đài tiếng nói Việt Nam
  4. ^ a ă â Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương
  5. ^ a ă â b c d đ The Pentagon Papers, Gravel Edition, Volume 1, Chapter 3, "The Geneva Conference, May-July, 1954" (Boston: Beacon Press, 1971)
  6. ^ The Pentagon Papers Gravel Edition Volume 1, Chapter 5, "Origins of the Insurgency in South Vietnam, 1954-1960" (Boston: Beacon Press, 1971) Trích: "France, as the third party in Vietnam, then became pivotal to any political settlement, its executor for the West. But France had agreed to full independence for the GVN on June 4, 1954, nearly six weeks before the end of the Geneva Conference. By the terms of that June agreement, the GVN assumed responsibility for international contracts previously made on its behalf by France; but, there having been no reference to subsequent contracts, it was technically free of the Geneva Agreements. It has been argued to the contrary that the GVN was bound by Geneva because it possessed at the time few of the attributes of full sovereignty, and especially because it was dependent on France for defense. But such debates turn on tenuous points of international law regarding the prerogatives of newly independent or partitioned states. France speedily divested itself of responsibilities for "civil administration" in South Vietnam."
  7. ^ Lịch Sử Việt Nam: Từ Bảo Đại Hồi 2 Tới Ngô Đình Diệm
  8. ^ a ă Quân sử (QLVNCH) tập 4. NXb Đại Nam. Chương 3: Các diễn tiến trong việc hình thành quân đội quốc gia. Trang 202
  9. ^ Hiệp định Genève 20-7-1954, Trần Gia Phụng, Việt báo Online
  10. ^ a ă Tuyên bố của Mỹ tại Hội nghị Genève 1954 (bản tiếng Anh)
  11. ^ a ă Francois Joyaux, Trung Quốc và việc giải quyết cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ I, Nhà xuất bản Thông tin lý luận, năm 1981, trang 299,306
  12. ^ Washington had indicated at Geneva that "it would view any renewal of the aggression in violation of [the agreement] with grave concern and as seriously threatening international peace and security". Nguồn: Duiker, William, Ho Chi Minh - A Life, Hyperion, 2000, tr. 470
  13. ^ Bernard B. Fall, The Two Vietnams: A Political and Military Analysis (New York: Praeger, 1964) . Theo Fall thì phái đoàn Quốc gia Việt Nam không có quyền tham gia ký do lực lượng quân sự của chính quyền này quá nhỏ
  14. ^ GENEVA AGREEMENT ON THE CESSATION OF HOSTILITIES IN VIET-NAM, JULY 20, 1954
  15. ^ a ă Modern History Sourcebook: The Final Declaration of The Geneva Conference: On Restoring Peace in Indochina, July 21, 1954, The Department of State Bulletin, XXXI, No. 788 (August 2, 1954), p. 164.
  16. ^ The Pentagon Papers, Gravel Edition, Volume 1, Chapter 3, "The Geneva Conference, May-July, 1954" (Boston: Beacon Press, 1971). Trích: Despite article 27 of the agreement on Vietnam, which bound "successors" (such as Vietnam) to the signatories to respect and enforce the agreement, Vietnam was in a legally persuasive position to argue that France could not assume liabilities in its behalf, least of all to the political provisions contained in the Final Declaration, which was an unsigned document..
  17. ^ a ă Lê Mậu Hãn (chủ biên), Trần Bá Đệ, Nguyễn Văn Thư..., Đại cương Lịch sử Việt Nam - Tập 3'.NXB Giáo dục. Hà Nội. 2007. Trang 125.
  18. ^ Nguyễn Văn Lục. Lịch sử còn đó. Garden Grove, CA: Tân Văn, 2008. Trang 125.
  19. ^ Thống nhất là đỉnh cao thắng lợi của dân tộc Việt Nam, Dương Trung Quốc, Báo Lao Động, 05/05/2013
  20. ^ Nguyễn Quang Ngọc 2006, Chương XI – Việt Nam trong chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp và xây dựng chế độ dân chủ mới (1945-1954), Tiến trình Lịch sử Việt Nam, Hà Nội, Giáo Dục, Tr.315-324
  21. ^ http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/Preview/PrintPreview.aspx?co_id=30008&cn_id=50842
  22. ^ Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn, Flight from Indochina, trang 80-81
  23. ^ Dwight D. Eisenhower, Mandate for Change, 1953-56 (Garden City, NY: Doubleday & Compnay, Inc., 1963), trang 372
  24. ^ The Reunification of Vietnam, PRESIDENT NGO DINH DIEM'S BROADCAST DECLARATION ON THE GENEVA AGREEMENTS AND FREE ELECTIONS (July 16, 1955), page 24, Vietnam bulletin - a weekly publication of the Embassy of Vietnam in United States, Special issue No.16, Available online Trích: "Our policy is a policy for peace. But nothing will lead us astray of our goal, the unity of our country, a unity in freedom and not in slavery. Serving the cause of our nation, more than ever we will struggle for the reunification of our homeland. We do not reject the principle of free elections as peaceful and democratic means to achieve that unity. However, if elections constitute one of the bases of true democracy, they will be meaningful only on the condition that they be absolutely free. Now, faced with a regime of oppression as practiced by the Viet Minh, we remain skeptical concerning the possibility of fulfilling the conditions of free elections in the North." dịch là "Chính sách của chúng tôi là chính sách hoà bình. Nhưng không có gì có thể khiến chúng tôi đi chệch khỏi mục tiêu của chúng tôi là sự thống nhất đất nước, thống nhất trong tự do chứ không phải trong nô lệ. Vì dân tộc, chúng tôi sẽ đấu tranh hết sức mình cho sự thống nhất đất nước. Chúng tôi không từ chối nguyên tắc tuyển cử tự do để thống nhất đất nước một cách hoà bình và dân chủ. Tuy nhiên nếu những cuộc bầu cử tạo thành một trong những nền tảng cơ bản của nền dân chủ thật sự thì chúng chỉ có ý nghĩa với điều kiện chúng hoàn toàn tự do. Hiện nay, thực tế phải đối mặt với chế độ áp bức của Việt Minh, chúng tôi nghi ngờ về việc có thể bảo đảm những điều kiện của cuộc bầu cử tự do ở miền Bắc."
  25. ^ Duncanson, Dennis J. Government and Revolution in Vietnam. New York: Oxford University Press, 1968. tr 223, trích "But Diem set his face against even the preparatory discussions about elections which the Final Declaration had enjoined (its force, if any, was uncertain); his behaviour was put down in the West most commonly to obstinacy and avidity for despotic power". Trích "yet the truth was more complicated then either these critics, or the drafter of the agreement, may have realized. Obstinate and avid for power Diem may also have been, but the decisive factor for him was the balance of population between North and South: before the cease-fire the Commumists had had under their control barely a quater of the total population of the country, and perhaps not that; the cease-fire had awarded them, with their slightly smaller half of the national territory, a clear majority (even taking account of their transfer of population) of close on 2 millions". Trích:"In the circumstances prevailing in 1955 and 1956 - anarchy of the Sects and of the retiring Vietminh in the South, terror campaign of the land reform and resultant peasant uprising round Vinh in the North - it was only to be expected that voters would vote, out of fear of reprisals, in favour of the authorities under whom they found themselves; that the ICC had no hope of ensuring a truly free election at that time has been admitted since by the chief sponsor of the Final Declaration, Lord Avon."
  26. ^ Woodruff, Mark (2005). Unheralded Victory: The Defeat of The Viet Cong and The North Vietnamese. Arlington, Virginia: Presidio Press. page 6. ISBN 0-8914-1866-0. trích "The elections were not held. South Vietnam, which had not signed the Geneva Accords, did not believe the Communists in North Vietnam would allow a fair election. In January 1957, the International Control Commission (ICC), comprising observers from India, Poland, and Canada, agreed with this perception, reporting that neither South nor North Vietnam had honored the armistice agreement. With the French gone, a return to the traditional power struggle between north and south had begun again."
  27. ^ Clark Clifford. Set a date in Vietnam, Stick to it, Get out. The Life, 22nd May, 1970. P. 38
  28. ^ Cecil B. Currey. Chiến thắng bằng mọi giá. NXB Thế giới, trang 333
  29. ^ Pentagon Papers, Evolution of the War. U.S. and France's Withdrawal from Vietnam, 1954-56, The U.S. National Archives and Records Administration, page 5-6 available online
  30. ^ Pentagon Papers, Evolution of the War. U.S. and France's Withdrawal from Vietnam, 1954-56, The U.S. National Archives and Records Administration, trang IV-V available online
  31. ^ Bernard B. Fall, The Two Vietnams (New York: Praeger, 1964) pp. 153-4
  32. ^ Trích tại The CIA: A Forgotten History; All other actions: The Pentagon Papers, Document No. 15: 'Lansdale Team's Report on Covert Saigon Mission in '54 and '55,' pp. 53-66.
  33. ^ Nghị quyết của Quốc hội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 31 tháng 12 năm 1959 kéo dài nhiệm kỳ của các đại biểu miền Nam trong quốc hội, website Bộ Tư pháp, truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2007
  34. ^ Nguồn: Duiker, tr. 470-471
  35. ^ Vietnam News Agency, 7 tháng 2 năm 1955
  36. ^ Gaiduk, Ilya. Confronting Vietnam. Stanford, CA: Stanford University Press, 2003. Trang 78.
  37. ^ Cold War History. Vol. 5, No. 4, November 2005, Routledge, ISSN 1468-2745, trang 414
  38. ^ Lê Mậu Hãn (chủ biên), Trần Bá Đệ, Nguyễn Văn Thư..., Đại cương Lịch sử Việt Nam - Tập 3. NXB Giáo dục. Hà Nội. 2007. Trang 163-164.
  39. ^ Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 3 của Đảng Lao Động Việt Nam, phần Niên biểu toàn khoá Website Đảng cộng sản Việt Nam, truy cập ngày 6-9-2007

Liên kết ngoài

Tiếng Anh:
Tiếng Pháp:
Tiếng Việt:

Harry Potter và Bảo bối Tử thần

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Truyện Harry Potter
Harry Potter và bảo bối tử thần
HARRY-7.jpg
Tác giả J. K. Rowling
Người dịch Lý Lan
Minh họa Flag of the United Kingdom.svg Jason Cockcroft,
Flag of the United States.svg Mary GrandPré
Thể loại Giả tưởng
Nhà xuất bản Bloomsbury Publishing PLC, Scholastic Press, Raincoast Books (tiếng Anh)
Nhà xuất bản Trẻ (tiếng Việt)
Phát hành tiếng Anh: 21 tháng 7, 2007
tiếng Việt: 27 tháng 10, 2007
Tập Tập 7
Bán ra hơn 11 triệu trong 24 giờ đầu tiên[1]
Thời gian Giữa năm 1997 – giữa năm 1998 và tháng 9 năm 2017
Số chương 36 chương và một hồi kết
Số trang Flag of the United Kingdom.svg 607
Flag of the United States.svg 759
Flag of Vietnam.svg 788
Tập trước Harry Potter và Hoàng tử Lai

Harry Potter và Bảo bối Tử thần (nguyên tác tiếng Anh: Harry Potter and the Deathly Hallows) là cuốn sách thứ bảy và cũng là cuối cùng của bộ tiểu thuyết giả tưởng Harry Potter của nhà văn Anh J.K. Rowling.
Nguyên bản tiếng Anh được phát hành đồng thời tại Anh, Hoa Kỳ, Canada và một số nước khác (trong đó có Việt Nam) vào ngày 21 tháng 7 năm 2007. Bản dịch tiếng Việt vẫn do nhà văn Lý Lan đảm nhiệm, xuất bản ngày 27 tháng 10 cùng năm[2].

Tóm tắt

Lưu ý: Phần sau đây có thể cho bạn biết trước nội dung của tác phẩm.
Harry Potter và Bảo bối Tử thần tiếp tục cuộc tìm kiếm những Trường Sinh Linh Giá còn lại mà Harry chưa phá hủy trong tập 6. Sau cái chết của Albus Dumbledore, Chúa tể Voldemort và các Tử thần Thực tử đã xâm nhập vào được Bộ Pháp thuật, giết chết Bộ trưởng và thay thế với một người dưới sự điều khiển của Voldemort. Dưới chế độ mới, một chính sách kỳ thị đã được chấp hành: những người không có dòng máu pháp thuật bị bắt bớ, đăng ký và tước quyền sử dụng đũa phép, một chính sách tương tự như thời Đức Quốc xã.
Dưới tình hình đen tối này, Severus Snape trở thành hiệu trưởng mới của trường HogwartsHarry Potter là "Kẻ Phá Rối số 1" bị truy nã bởi Bộ Pháp thuật. Harry, Ron và Hermione không trở lại trường Hogwarts mà cùng nhau săn lùng và phá hủy các Trường Sinh Linh Giá của Voldemort. Trên đường, họ khám phá ra khá nhiều điều về quá khứ bí ẩn của cụ Dumbledore và các Bảo bối Tử thần-những bảo vật dùng để trốn thoát cái chết.
Với bốn di vật được cụ Dumbledore để lại trong di chúc và sự hỗ trợ của một ân nhân giấu mặt, Harry, Ron và Hermione cùng nhau phá hủy các Trường sinh linh giá, cuối cùng đánh bại Voldemort và cứu thế giới phù thủy, nhưng họ phải trả một cái giá rất đắt với bao nhiêu người thân tử trận trên chiến trường.
Hết phần cho biết trước nội dung.

Nội dung

Lưu ý: Phần sau đây có thể cho bạn biết trước nội dung của tác phẩm.

Rời khỏi gia đình Dursley

Cuốn sách mở đầu bằng việc Chúa tể Voldemort cùng đám tay chân của hắn đang âm mưu tấn công Harry Potter khi cậu rời khỏi ngôi nhà của gia đình Dursley lần cuối cùng. Ngay trước khi phép bảo vệ cho Harry tại gia đình Dursley hết hiệu lực vào thời điểm Harry bước qua tuổi 17, người của Hội Phượng hoàng đến để hộ tống cậu tới một nơi ở mới an toàn. Mặc dù đã dùng sáu người nguỵ trang thành Harry, Harry thật vẫn bị Voldemort cùng các Tử thần Thực tử phát hiện ra trên đường đi và bị tấn công. Harry cùng những người khác chạy thoát về Trang trại Hang sóc trong gang tấc, tuy HedwigMoody Mắt Điên bị giết.
Vài ngày sau, Bộ trưởng Bộ Pháp thuật Rufus Scrimgeour đến để đưa cho Harry, Ron WeasleyHermione Granger những vật thừa kế theo di chúc của cụ Albus Dumbledore. Ron được cho cái Tắt sáng, Hermione nhận một quyển truyện cổ Beedle the Bard viết bằng cổ ngữ Runes, còn Harry được thừa hưởng thanh kiếm của Godric Gryffindor và trái Snitch mà cậu đã bắt được trong trận đấu Quidditch đầu tiên của mình. Nhưng Scrimgeour thu lại thanh kiếm, vì cho rằng nó chưa bao giờ thuộc về cụ Dumbledore. Còn trái Snitch thì tiết lộ một manh mối: "Ta mở vào lúc kết".

Đi tìm những Trường Sinh Linh Giá

Trong tiệc cưới của Bill WeasleyFleur Delacour, thần hộ mệnh của Kingsley Shacklebolt xuất hiện, thông báo rằng Bộ Pháp thuật đã bị tay chân của Voldermort xâm nhập và bọn Tử thần thực tử đang tới. Harry, Ron và Hermione trốn thoát bằng cách độn thổ đến London và sau đó đến ẩn náu tại tổng hành dinh bỏ hoang của Hội Phượng hoàng ở số mười hai, đường Grimmauld. Tại đó, Harry phát hiện ra rằng người em đã chết của chú SiriusRegulus Arcturus Black có tên viết tắt trùng với "R.A.B", người đã lấy đi chiếc mề đay của Slytherin thật ra khỏi cái hang bí mật cạnh biển (HP6). Hermione nhớ lại là đã từng nhìn thấy một cái mề đay trong những thứ đồ của gia tinh Kreacher. Kreacher không còn giữ cái mề đay nữa, nhưng lão đi tìm bắt Mundungus Fletcher, kẻ thú nhận đã ăn cắp chiếc mề đay và hối lộ nó cho Dolores Umbridge. Tin rằng đó chính là một Trường Sinh Linh Giá, bộ ba đã thâm nhập Bộ Pháp thuật bằng cách uống thuốc Đa dịch. Họ lấy được cái mề đay, nhưng nơi ẩn náu của họ đã bị lộ trong khi họ thoát ra.
Bộ ba lên đường chạy trốn. Họ cũng không thể mở ra hay phá hủy được cái mề đay, nên chỉ thay nhau đeo nó để giữ nó được an toàn. Họ tình cờ nghe được rằng thanh kiếm đã bị Bộ Pháp thuật tịch thu thực ra chỉ là thanh kiếm giả; mà thanh kiếm Gryffindor thật lại có thể phá hủy các Trường sinh linh giá. Harry muốn đi tìm thanh kiếm thật nhưng Ron, lo lắng cho sự an toàn của gia đình cậu và thất vọng vì Harry không có một kế hoạch thực sự nào, quyết định rời nhóm. Harry cùng Hermione tìm đến Thung lũng Godric với hi vọng là cụ Dumbledore đã giấu thanh kiếm ở đây. Nhưng họ lại bị Voldemort và con rắn Nagini tấn công. Trong khi chạy trốn, Hermione vô tình làm gãy cây đũa phép của Harry.
Vào một đêm, Harry nhìn thấy một thần hộ mệnh hình con hươu cái gần nơi họ dừng chân. Nó dẫn Harry tới một hồ nước băng giá, nơi cất giấu thanh kiếm thật của Gryffindor. Trong khi Harry cố gắng lấy nó đi, chiếc mề đay Trường Sinh Linh Giá thít chặt quanh cổ cậu, suýt làm cậu ngạt thở. Được hỗ trợ bởi cái Tắt sáng, Ron trở lại, cứu được Harry và phá huỷ chiếc mề đay bằng thanh kiếm. Lại làm hòa với Harry và Hermione, Ron cảnh báo hai bạn rằng tên của Voldemort đã được biến thành một từ cấm kị, bất kì ai nói ra cái tên sẽ bị phát hiện ngay lập tức.

Những Bảo bối Tử thần

Bộ ba tìm đến chỗ cha của LunaXenophillius Lovegood để hỏi về một kí hiệu mà họ đã thấy trên trang phục ông mặc, giống với hình vẽ tay trong quyển truyện cổ tích của Hermione. Ông nói rằng đó là biểu tượng của Bảo bối tử thần, ba đồ vật huyền thoại có thể chế ngự cái chết: Cây đũa phép Cơm nguội, Hòn đá Phục sinh và chiếc Áo khoác Tàng hình. Khi bị hỏi về sự vắng mặt của Luna, ông Lovegood thú thật rằng bọn Tử thần thực tử đã bắt cóc cô bé, và ông ta đã khai cho chúng là ba người đang ở đây; nhưng họ đã kịp trốn chạy.
Những kẻ đi săn để lĩnh thưởng bắt được bộ ba ở nơi họ nghỉ chân, sau khi Harry lỡ thốt ra cái tên Voldemort. Họ bị giam tại dinh thự nhà Malfoy, cùng với Luna Lovegood, cụ Ollivander, Dean Thomas và yêu tinh Griphook. Tìm thấy thanh kiếm Gryffindor giữa những vật dụng của ba người, Bellatrix Lestrange nghi ngờ họ đã đột nhập vào hầm bạc của mụ ở Ngân hàng Gringotts và tra khảo Hermione. Thoát được, họ lại tiếp tục đi tìm những Trường Sinh Linh Giá. Nhưng không may, Harry lại lỡ sử dụng cái tên bị ám lời nguyền Cấm kị Voldemort nên bị một nhóm Tử Thần Thực Tử phát hiện. Hermonie dùng Explode (nổ)làm biến dạng mặt Harry. Nhóm Tử Thần Thực Tử quyết định đưa cả ba về phủ Malfoy kiểm tra (cũng vì lí do Voldermort sắp tới phủ). Rồi Harry, Ron và Hermione bị nhốt vào căn hầm. Trùng hợp, Luna Lovegood và cụ Olivander cũng ở đó. Lúc ấy, Dobby độn thổ vào hầm giam để giải cứu các tù nhân. Đuôi Trùn đi đến kiểm tra khi nghe thấy tiếng ồn ào. Hắn chẹn cổ Harry, nhưng cậu nói với hắn rằng hắn đã nợ cậu mạng sống của mình (trong phần ba). Pettigrew thả tay, và bàn tay bạc của hắn đã siết cổ chính hắn đến chết như một sự trừng phạt cho tội trái lệnh Chúa tể, Harry cố gắng cứu lấy hắn nhưng không được. Harry và Ron vội chạy lên tầng trên để cứu Hermione. Ron tước khí giới Bellatrix còn Harry lấy đũa phép của Draco. Dobby lại xuất hiện, tất cả họ cùng độn thổ tới nhà của Bill và Fleur Weasley. Nhưng ngay trước khi họ chạy đi, Bellatrix ném con dao của mụ vào Dobby và chú gia tinh tử thương.
Ở nhà Bill và Fleur, cụ Ollivander xác nhận sự tồn tại của Cây đũa phép Cơm nguội, và nói rằng một cây đũa phép có thể đổi chủ nếu người chủ trước của nó bị đánh bại hoặc bị giải giới. Hành vi của Bellatrix làm bộ ba tin rằng một Trường sinh linh giá khác cũng đang được cất giấu ở hầm bạc Lestrange. Được Griphook giúp đỡ, họ đột nhập Ngân Hàng Gringotts, vào được căn hầm và lấy đi Chiếc cúp của Helga Hufflepuff. Việc đột nhập bị bại lộ, Griphook lợi dụng lúc hỗn loạn giật lấy thanh kiếm Gryffindor từ tay Harry, vì cho rằng thanh kiếm này đúng ra thuộc về các yêu tinh. Ba đứa trẻ phóng thích con rồng canh giữ kho báu rồi cưỡi nó bay thoát khỏi Gringotts. Trong khi đó, Voldemort đã đánh cắp Cây đũa phép Cơm nguội từ ngôi mộ của cụ Dumbledore, đồng thời phát hiện ra những Trường Sinh Linh Giá của hắn đang dần bị phá hủy. Suy nghĩ của hắn vô tình nối với Harry, để lộ ra việc một Trường Sinh Linh Giá được cất giấu tại Hogwarts. Và đó không gì khác hơn là chiếc vòng nguyệt quế.

Chiến trường Hogwarts

Cả ba độn thổ đến làng Hogsmeade và suýt bị bọn Tử thần thực tử phát hiện. Họ được Aberforth Dumbledore – em trai cụ Albus Dumbledore - cứu. Cả ba muốn vào trường Hogwarts để tìm kiếm cái Trường sinh linh giá. Chúng đến được Phòng Theo Yêu Cầu – nơi Đoàn quân Dumbledore đang tập họp. Một trận chiến nổ ra. Điều bí mật rằng Harry Potter chính là một Trường sinh linh giá vì một mảnh linh hồn của Voldemort đã bay vào người Harry Potter năm xưa được tiết lộ qua kí ức của Snape. Và Snape là một người luôn yêu Lily Potter (mẹ Harry) từ ngày còn nhỏ. Ông ta luôn bảo vệ Harry, tuy có chút tức giận vì Harry giống ba. Lời nguyền cắt vào tai George là do Snape cắt tay một tên tử thần thực tử đang phóng lời nguyền giết chóc tới Lupin. Snape bị Voldemort sai rắn Nagini giết vì tưởng Snape là chủ nhân cũa cây đũa phép tử thần (cơm nguội). Harry tự nộp mình nhưng lời nguyền không giết Harry mà giết chính mảnh linh hồn của Voldemort trong người Harry. Cuộc chiến tại Hogwarts lại nổ ra (có sự giúp đỡ của gia tinh). Bellatrix bị bà Weasley giết. Chiếc đũa phép cơm nguội chọn Harry làm chủ nhân vì Draco đánh bật đũa phép của Dumbledore, nhưng Harry lại lấy được đũa phép của hắn. Con rắn Nagini bị Neville giết bằng thanh kiếm Gryffindor rơi từ chiếc mũ phân loại, Chúa tể Hắc ám tung lời nguyền chết chóc nhưng bị Harry phản nguyền (cây đũa phép cơm nguội không muốn làm hại Harry). Voldermort bị tiêu diệt hoàn toàn khi những trường sinh linh giá cuối cùng bị phá hủy.

Phần kết

Harry cưới Ginny và 19 năm sau họ có ba người con: James Sirius Potter, Albus Severus Potter và Lily Luna Potter. Ron và Hermione cũng đã cưới nhau và có hai đứa con: Rose và Hugo. Hai gia đình gặp nhau tại Ngã Tư Vua, nơi Albus va Rose khởi hành đến Hogwarts. James là đứa con lớn nhất và đang học năm thứ 2 tại Hogwarts, còn Lily chưa đến tuổi vào trường. James bắt gặp con trai đỡ đầu của ba mình là Teddy Lupin đang hôn Victoire Weasley (con của Bill và Fleur) trong toa xe lửa. Theo lời Harry thì Ted thường đến ăn cơm với gia đình bốn lần trong một tuần. Harry mong rằng Teddy sẽ thực sự trở thành người trong nhà nếu cưới Victoire. Harry và Ron nhận ra Malfoy đi cùng với vợ Astoria Greengrass và con trai Scorpius của họ. Malfoy gật đầu chào Harry rồi bỏ đi. Harry an ủi Albus, đứa con đang lo lắng sẽ bị phân loại vào nhà Slytherin vì những lời đồn xấu về Nhà này. Harry nói rằng Severus Snape là người nhà Slytherin, và đó là người dũng cảm nhất mà Harry từng biết. Harry cũng nói thêm rằng cái nón phân loại cũng rất coi trọng sự lựa chọn của mỗi người. Neville Longbottom trở thành giáo sư môn Thảo dược học và vẫn là bạn thân của Bộ ba. Cuốn sách kết thúc với câu: "Cái sẹo không còn đau nữa trong suốt mười chín năm qua. Tất cả đã yên lành."
Hết phần cho biết trước nội dung.

Quá trình xuất bản

  • Sau khi tập 6, Harry Potter và hoàng tử lai, được xuất bản, J. K. Rowling viết trong website bà: "Tôi sẽ viết tập Harry Potter cuối cùng trong năm 2006. Hiện nay tôi vừa hào hứng, vừa sợ hãi. Tôi muốn bắt tay vào viết ngay để độc giả sớm được đọc phần cuối, để tìm câu trả lời cho tất cả những vấn đề bí ẩn trong các tập trước".
  • Rất nhiều độc giả hâm mộ Harry Potter cho rằng ngày xuất bản chính thức Harry Potter vào ngày thứ 7, ngày 7, tháng 7, năm 2007 (7 được coi là con số phép thuật trong Harry Potter)
  • Trước Giáng sinh năm 2006, website của tác giả đã tiết lộ tên của tập cuối này; và đầu tháng 2 năm 2007, nhà xuất bản cho biết ngày xuất bản sẽ là vào ngày 21 tháng 7 năm 2007.

Bình luận và bổ sung của tác giả Rowling

Trong một cuộc phỏng vấn[3] và tán gẫu trực tuyến,[4][5] Rowling đã cung cấp thêm một số thông tin về tương lai của các nhân vật mà bà đã không ghi vào Hồi kết của cuốn sách.
  • Harry trở thành Thần sáng của Bộ Pháp thuật, và sau đó được chỉ định làm Giám Đốc Sở Thần sáng. Cậu thường đến trường Hogwarts để giảng về môn Phòng chống Nghệ thuật Hắc ám. Harry sở hữu chiếc xe môtô của Sirius Black, nhờ Arthur Weasley sửa giùm. Vì mảnh linh hồn của Voldermort trong cơ thể cậu đã bị phá hủy, Harry không còn có thể nói được Xà ngữ.
  • Ron có một khoảng thời gian làm việc ở cửa hàng của George, Tiệm Phù Thủy Quỷ Quái, và sau đó cũng là một Thần sáng.
  • Hermione quay trở về trường học nốt năm thứ 7 rồi làm việc ở Bộ Pháp thuật trong Phòng Điều chỉnh và Quản lý Sinh vật huyền bí, đã nâng cao chất lượng sống cho gia tinh và những sinh vật khác. Sau đó chuyển sang Phòng Thi hành Luật phép thuật và hỗ trợ diệt trừ áp bức, và các quy định về dòng máu thuần chủng. Cô cũng tìm lại gia đình ở Úc và hủy phép thuật điều chỉnh trí nhớ cô đã phù phép họ trước đây.
  • Luna Lovegood trở thành một nhà tự nhiên học, tìm kiếm những đồ vật và sinh vật kỳ lạ, độc đáo khắp thế giới. Cô cũng cưới Rolf, cháu nội của Newt Scamander[5].
  • Ginny Weasley chơi cho đội Quidditch Holyhead Harpies một thời gian, sau đó rời bỏ sự nghiệp thể thao sau lễ cưới với Harry. Cô trở thành phóng viên mục Quidditch cho tờ Nhật báo Tiên tri.
  • George Weasley tiếp tục ăn nên làm ra với tiệm giỡn, với sự giúp sức của Ron. Cậu lấy bạn học là Truy thủ Angelina Johnson và có 2 con, 1 trai 1 gái. Cậu đặt tên cho đứa đầu tiên của mình là Fred, theo tên của anh song sinh của cậu.
  • Nhà Slytherin trở nên nhạt nhòa hơn và không còn là thành lũy của những pháp sư thuần chủng như trước. Tuy nhiên, tiếng tăm đen tối vẫn còn duy trì.
  • Lời nguyền của Voldemort cho vị trí giáo sư môn Phòng chống Nghệ thuật Hắc ám đã bị phá vỡ cùng với cái chết của hắn, và đã có một giáo sư dạy môn này qua nhiều năm.
  • Nhân mã Firenze đã được chào đón quay trở lại bầy đàn của ông, những người giờ đã biết rằng dựa vào con người như ông không phải là điều đáng xấu hổ, mà là vinh dự.
  • Kingsley Shacklebolt trở thành Bộ trưởng Bộ Pháp thuật, với Percy Weasley là nhân viên cao cấp trong Bộ.
  • Với sự thay đổi của Kingsley Shacklebolt, Azkaban không còn sử dụng Giám ngục nữa. Kết quả là thế giới đã trở thành "nơi nhiều ánh nắng hơn".
  • Dolores Umbridge bị bắt, thẩm vấn, và tống giam vì tội ác chống lại Muggle.
  • Tờ báo Kẻ Lí Sự đã trở về phong cách "điên rồ cao cấp" vốn có của nó, và rất được hoan nghênh vì những câu chuyện hài không lường trước được.
  • Cụ Dumbledore là một người đồng tính, và người cụ yêu mến nhất chính là người bạn thời thanh niên của cụ, Phù thủy hắc ám Grindelwald.

Phim

Xem bài chính: Phim Harry Potter và Bảo bối Tử thần
Bộ phim Harry Potter và Bảo bối Tử thần có 2 phần, do David Yates đạo diễn, Steve Kloves biên kịch và sản xuất bởi David Heyman, David BarronJ,K.Rowling. Phần 1 của bộ phim ra mắt vào ngày 19 tháng 11 năm 2010, và Phần 2 ra mắt vào ngày 15 tháng 7 năm 2011. Thời gian quay phim kéo dài từ tháng 2 năm 2009 và kết thúc vào ngày 12 tháng 6 năm 2010.

Chú thích

  1. ^ Harry Potter finale sales hit 11 m. BBC News. Retrieved on 2007
  2. ^ “Về ngày và giá phát hành chính thức của Harry Potter 07 bản tiếng Việt”. Nhà xuất bản Trẻ. 27 tháng 9, 2007. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2007.
  3. ^ Brown, Jen (2007-07-25). “Finished Potter? Rowling tells what happened next.”. MSNBC. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2007.
  4. ^ Toler, Lindsay (2007-07-30). “Rowling Answers Fans' Final Questions”. Associated Press. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2007.
  5. ^ a ă “Rowling Answers Fans' Final Questions”. MSN Entertainment. 30 tháng 7 năm 2007. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2007.

Liên kết ngoài


Video yêu thích  
 http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam Trở về trang chính  
Hoàng Kim, hoangkim, hoangkimvietnam, Ngọc Phương NamChào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, Khát khao xanh, Dayvahoc,Học mỗi ngày,  Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook  Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sốngThơ cho con

No comments:

Post a Comment