Friday, July 25, 2014

Chào ngày mới 26 tháng 7

SuezCanal-EO.JPG

CNM365 Chào ngày mới 26 tháng 7 Wikipedia Ngày này năm xưa. Ngày Cách mạng Quốc gia tại Cuba; ngày Độc lập tại Liberia (1847) và Maldives (1965).  Năm 1887Ludwik Lejzer Zamenhof xuất bản Unua Libro, xuất bản phẩm đầu tiên mô tả về Quốc tế ngữ. Năm 1908 – Cục Điều tra Hoa Kỳ (BOI) được thành lập, là tiền thân của Cục Điều tra Liên bang (FBI) (hình). Năm 1944Chiến tranh thế giới thứ hai: Hồng quân Liên Xô tiến vào Lvov, giành lấy thành phố từ tay Đức Quốc Xã. Năm 1956 – Nhà lãnh đạo Ai Cập Gamal Abdel Nasser quyết định quốc hữu hóa kênh đào Suez (hình) dẫn đến một cuộc khủng hoảng sau đó.

Cách mạng Cuba

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cách mạng Cuba
Một phần của Chiến tranh lạnh
LaCaballeriaCorrales.JPG
La Caballería, nhiếp ảnh de Raúl Corrales.
.
Thời gian 26 -7 -1953 – 1 -1 -1959
Địa điểm Cuba
Kết quả Phong trào 26 tháng 7 giành thắng lợi
  • Lật đổ chính quyền Batista
  • Bắt đầu thời kỳ lãnh đạo do Castro
Tham chiến
M-26-7.svg Phong trào 26 tháng 7 Cờ của Cuba Chính quyền Batista
Chỉ huy
M-26-7.svg Fidel Castro
M-26-7.svg Che Guevara
M-26-7.svg Raúl Castro
M-26-7.svg Camilo Cienfuegos
M-26-7.svg Juan Almeida Bosque
M-26-7.svg Raul Martinez Araras
M-26-7.svg Ramos Latour
M-26-7.svg Rene Latour
M-26-7.svg Rolando Cubela
M-26-7.svg Roberto Rodriguez
Cờ của Cuba Fulgencio Batista
Cờ của Cuba Eulogio Cantillo
Cờ của Cuba Jose Quevedo
Cờ của Cuba Alberto del Rio Chaviano
Cờ của Cuba Joaquin Casillas
Cờ của Cuba Cornelio Rojas
Cờ của Cuba Fernandez Suero
Cờ của Cuba Candido Hernandez
Cờ của Cuba Alfredo Abon Lee
Cờ của Cuba Alberto del Rio Chaviano


.
Cuộc Cách mạng Cuba là một cuộc nổi dậy vũ trang do Phong trào 26 tháng 7 dưới sự lãnh đạo của Fidel Castro chống lại chế độ Fulgencio Batista, từ 1953 tới 1959. Batista cuối cùng bị lật đổ vào 1 tháng 1 năm 1959, và được thay thế bởi chính quyền cách mạng. Chính quyền của Fidel Castro tiếp đó tiến hành cải cách theo đường lối xã hội chủ nghĩa, trở thành Đảng Cộng sản Cuba từ tháng 10 năm 1965.[1]

Thời kỳ ban đầu: 1953-1956

Giai đoạn đầu của cuộc cách mạng Cuba bắt đầu[2] khi lực lượng nổi dậy tấn công vào trại lính Moncada tại Santiago và trại lính tại Bayamo ngày 26 tháng 7 năm 1953.[3] Số quân nổi dậy bị thiệt mạng trong các cuộc tấn công này vẫn phải tranh luận; nhưng theo tiểu sử của mình, Fidel Castro cho biết 5 người bị thiệt mạng, và 56 người khác bị chính quyền Batista sát hại về sau.[4] Among the dead was Abel Santamaría, second-in-command of the assault on the Moncada Barracks, who was imprisoned, tortured, and executed on the same day as the attack.[5] Những người sống sót, trong đó có Fidel Castro và em trai Raúl Castro Ruz, bị bắt sống không lâu sau đó. Trong phiên tòa mang nặng tính chính trị tiếp đó, Fidel Castro phát biểu trong gần 4 giờ đồng hồ để tự bào chữa, và kết thúc bằng "Cứ kết tội ta đi, điều đó chẳng có ý nghĩa gì hết. Lịch sử sẽ xóa tội cho ta." Fidel Castro bị tuyên án 15 năm tù trong nhà tù Presidio Modelo, đặt tại Isla de Pinos, trong khi Raúl bị kết án 13 năm.
Năm 1955, dưới sức ép chính trị, chính quyền Batista phải phóng thích tất cả các tù chính trị tại Cuba – trong số đó có cả những người tham gia trận Moncada. Batista bị các cha xứ dòng Jesuit là thầy giáo của Fidel thời thơ ấu thuyết phục trả lại tự do cho ông.[6]
Tiếp đó, anh em Castro gia nhập những người lưu vong khác tại Mexico để chuẩn bị cho một cuộc cách mạng nhằm lật đổ Batista, được Alberto Bayo, là một lãnh đạo phe cộng hòa của cuộc Nội chiến Tây Ban Nha, huấn luyện. Trong thời gian này, Fidel gặp và nhập với nhà cách mạng ArgentinaErnesto "Che" Guevara.[7] Những nhà cách mạng đặt tên phong trào của mình là "Phong trào 26 tháng 7", để ghi nhớ thời điểm cuộc tấn công vào trại lính Moncada năm 1953.

Thời kỳ 12-1956 tới giữa 1958

"Tôi tin tưởng rằng không một quốc gia nào trên thế giới, kể cả các quốc gia còn đang nằm trong vòng thuộc địa, phải chịu sự thuộc địa hóa nền kinh tế, sự hổ nhục và bóc lột tệ hại như Cuba, phần nào do chính sách của chúng ta trong thời chế độ Batista. Tôi ủng hộ tuyên cáo của Fidel Castro tại Sierra Maestra, khi ông kêu gọi một cách chính đáng, và đặc biệt thống thiết, giải thoát Cuba khỏi sự thối nát. Tôi còn muốn đi xa hơn nữa: trong một chừng mực nào đó, Batista là hiện thân của một số tội lỗi về phía Hoa Kỳ. Giờ đây chúng ta phải trả giá cho những tội lỗi đó. Về phía chính quyền Batista, tôi tán đồng cách mạng Cuba. Một cách rõ ràng."
Tổng thống Hoa Kỳ John F. Kennedy, trả lời phỏng vấn Jean Daniel, 24 -10 -1963[8]
Chiếc thuyền buồm Granma cập bến Cuba ngày 2 tháng 12 năm 1956, chở anh em Castro và 80 đồng chí thuộc phong trào 26 tháng 7. Tàu cập bến hai ngày muộn hơn dự định vì chiếc tàu phải chởI nặng, không như khi chạy thử.[9] Việc này khiến cho hy vọng phối hợp tấn công với nhóm llano của phong trào bị thất bại. Sau khi cập bến và rời tàu, nhóm quân nổi dậy bắt đầu tìm đường vào rặng núi Sierra Maestra ở phía tây nam Cuba. Chỉ ba ngày sau, quân lính Batista tấn công và giết phần lớn thành viên trong nhóm Granma - dù số liệu chính xác còn đang phải tranh cãi, thì không quá hai mươi người, trong số 82 người lúc đầu, sống sót sau cuộc chạm trán đẫm máu với quân đội Cuba và chạy thoát vào vùng núi Sierra Maestra.[10] Những người sống sót bao gồm Fidel Castro, Che Guevara, Raúl Castro, và Camilo Cienfuegos. Những người sống sót bị phân tán, lang thang trong vùng núi, tìm kiếm lẫn nhau. Dần dần, họ tập hợp lại, do được những nông dân có cảm tình giúp đỡ, và thành lập hạt nhân của đội quân du kích. Celia Sanchez và Haydee Santamaria (chị của Abel Santamaria) nằm trong số những nữ chiến sỹ cách mạng giúp đỡ Fidel Castro khi đó.
Ngày 13 tháng 3 năm 1957, một nhóm cách mạng khác, gồm những người  – chống cộng (RD; Directorio Revolucionario), gồm phần lớn sinh viên – tấn công Phủ tổng thống tại La Habana, định ám sát Batista và tiêu diệt đầu não chính quyền. Đây là cuộc tấn công cảm tử. Lãnh đạo nhóm RD, sinh viên Jose Antonio Echeverria, chết trong khi bắn nhau với lực lượng Batista tại đài phát thanh La Habana khi anh chiếm đài này và loan tin Batista đã bị chết. Chỉ một nhóm nhỏ sống sót, trong đó có bác sỹ Humberto Castello (sau là Tổng thanh tra tại Escambray), Rolando Cubela và Faure Chomon (sau là Chỉ huy Phong trào 13 tháng 3, trung tâm đặt tại vùng núi Escambray Mountains thuộc tỉnh Las Villas).[11]
Tiếp đó, Hoa Ky áp đặt cấm vận lên chính quyền Cuba và triệu hồi đại sứ về nước, khiến cho vị thế chính trị của chính quyền Cuba thêm suy yếu.[12] Sự ủng hộ của chính quyền Batista trong nước cũng bắt đầu suy giảm, những người trước kia ủng hộ chính quyền nay gia nhập lực lượng cách mạng hay xa rời Batista. Tuy nhiên Mafia và giới thương gia Hoa Kỳ tiếp tục ủng hộ chính quyền.[13]
Chính quyền Cuba buộc phải sử dụng bạo lực để duy trì kiểm soát tại các thành phố. Tuy nhiên, tại vùng núi Sierra Maestra, Castro, được hỗ trợ bởi Frank País, Ramos Latour, Huber Matos, và nhiều người khác nữa, tiến hành các cuộc tấn công thắng lợi vào các đồn binh nhỏ của quân Batista. Che Guevara và Raúl Castro giúp Fidel củng cố quyền kiểm soát chính trị tại vùng núi. Thêm vào đó, lực lượng dân quân gọi là escopeteros cũng quấy phá quân Batista tại chân núi và vùng đồng bằng thuộc tỉnh Oriente. Lực lượng escopeteros cũng trực tiếp hỗ trợ quân sự cho quân chủ lực của Castro bằng cách bảo vệ đường tiếp tế và chia sẻ thông tin. Kết quả là vùng núi này cuối cùng rơi vào tay lực lượng của Castro.
Raúl Castro (trái), cùng với chỉ huy phó của mình, Ernesto "Che" Guevara, tại căn cứ trong vùng núi Sierra de Cristal tỉnh Oriente, Cuba, 1958.
Ngoài việc đấu tranh vũ trang, lực lượng nổi dậy còn sử dụng biện pháp tuyên truyền để nâng cao uy thế của họ. Một đài phát thanh bí mật, gọi là Radio Rebelde được thiết lập tháng 2 năm 1958. Castro và lực lượng của mình cho phát đi các bản tin trên phạm vi toàn quốc từ trong lòng địch. Các buổi phát thanh này được thực hiện bởi Carlos Franqui, một người quen cũ của Castro, và cuối cùng trở thành một người lưu vong tại Puerto Rico.
Trong suốt thời gian này, lực lượng của Castro còn rất nhỏ bé, có lúc không đầy 200 người, trong khi lực lượng quân đội và cảnh sát Cuba có từ 30.000 tới 40.000 người. Tuy vậy, mỗi khi quân Cuba giao tranh với quân nổi dậy, họ đều phải tháo lui. Lệnh cấm vận vũ khí– áp đặt lên chính quyền Cuba bởi Hoa Kỳ vào 14 tháng 3 1958 – góp phần làm suy yếu nghiêm trọng lực lượng Batista. Không quân Cuba nhanh chóng trở nên rệu rã, họ không có khả năng sửa chữa máy bay một khi không thể nhập phụ tùng từ Hoa Kỳ nữa.
Batista cuối cùng phải mở một chiến dịch tấn công lớn vào vùng núi, gọi là Chiến dịch Verano, mà phe nổi dậy gọi là la Ofensiva. Quân chính phủ gồm 12.000 binh lính, trong số đó phân nửa gồm tân binh chưa được huấn luyện. Trong một loạt các cuộc chạm trán, lực lượng du kích đầy quyết tâm của Castro đánh bại quân chính phủ. Trong trận La Plata, kéo dài từ 11 tháng 7 tới 21 tháng 7 năm 1958, quân của Castro đánh bại cả một tiểu đoàn quân chính phủ, bắt được 240 tù binh, trong khi chỉ mất 3 người. Tuy nhiên, thế trận đảo ngược ngày 29 tháng 7 năm 1958, khi quân Batista tiêu diệt gần hết lực lượng nhỏ bé chỉ gồm 300 người của Castro trong trận Las Mercedes. Với việc lực lượng cách mạng bị khống chế bởi lực lượng đối phương đông áp đảo, Castro phải đề nghị ngưng bắn tạm thời, và được chấp thuận, ngày 1 tháng 8. Trong suốt bảy ngày tiếp đó, khi các cuộc thương thuyết vẫn tiếp diễn mà không mang lại kết quả gì, quân của Castro dần tẩu thoát khỏi vòng vây. Tới 8 tháng 8, toàn bộ lực lượng của Castro đã trốn được về vùng núi, và như vậy trên thực tế chiến dịch Verano đã thất bại.

Thời kỳ giữa 1958 tới tháng 1-1959

"Trong trường hợp Cuba, binh lính địch là kẻ đồng lõa thứ cấp của tên độc tài; anh ta là kẻ cuối cùng được mẩu bánh mỳ, trong một dãy dài những kẻ trục lợi, bắt đầu từ Phố Wall và kết thúc với anh ta. Anh ta phải bảo vệ quyền lợi của mình, nhưng chỉ đến chừng mực nào nào đó thôi. Lương bổng của anh ta đáng để chịu một số gian khổ và hiểm nguy, nhưng không đủ để hy sinh mạng sống. Nếu cái giá phải trả cho quyền lợi của anh là mạng sống, anh ta sẽ từ bỏ những quyền lợi đó; tức là, tháo lui trước hiểm nguy của cuộc chiến tranh du kích."
— Che Guevara, chỉ huy du kích, 1958[14]
Map showing key locations in the Sierra Maestra during the Cuban Revolution, 1958
Ngày 21 tháng 8 năm 1958, sau khi đánh bại chiến dịch ofensiva của quân Batista, lực lượng của Castro bắt đầu mở chiến dịch phản công. Tại tỉnh "Oriente" (nay là các tỉnh Santiago de Cuba, Granma, Guantánamo và Holguín), Fidel Castro, Raúl Castro và Juan Almeida Bosque chỉ huy tấn công trên bốn mặt trận. Từ núi đánh xuống, sử dụng vũ khí chiếm được từ chiến dịch ofensiva và chuyển lậu vào bằng máy bay, quân của Castro giành được một loạt chiến thắng. Castro giành được một thắng lợi quan trọng tại Guisa, và chiếm được một số thị trấn, bao gồm Maffo, Contramaestre, và Trung Oriente, và như vậy giành được quyền kiểm soát đồng bằng sông Cauto.
Cùng lúc đó, ba cánh quân nổi dậy, dưới quyền Che Guevara, Camilo Cienfuegos và Jaime Vega, tây tiến về Santa Clara, thủ phủ tỉnh Villa Clara. Lực lượng Batista phục kích và tiêu diệt cánh quân của Jaime Vega, nhưng hai cánh quân còn lại đến được các tỉnh trung tâm, và hợp lực với các lực lượng kháng chiến khác vốn không nằm dưới sự chỉ huy của Castro. Theo Faria, khi cánh quân của Che Guevara tiến qua tỉnh Las Villas, và đặc biệt là qua dãy núi Escambray – nơi lực lượng chống cộng Revolutionary Directorate (được biết đến với tên gọi Phong trào 13 tháng 3) tiến hành chiến tranh chống lại quân Batista trong suốt nhiều tháng – xung đội nổ ra giữa hai phe. Dù vậy, lực lượng nổi dậy hợp nhất vẫn tiếp tục chiến dịch, và Cienfuegos giành được một chiến thắng quan trọng trong trận Yaguajay ngày 30 tháng 12 1958, khiến ông được mệnh danh "Người hùng Yaguajay".
Revolution Map of progress.jpg

Chú thích

  1. ^ Audio: Cuba Marks 50 Years Since 'Triumphant Revolution' by Jason Beaubien, NPR All Things Considered, 1 January 2009
  2. ^ July Penguin Books: 2007, p. 121
  3. ^ Faria, Miguel A. Fidel Castro and the 26th of July Movement NewsMax.com, July 27, 2004
  4. ^ Ramonet, Ignacio, ibid, p. 133
  5. ^ Ramonet, Ignacio, ibid, p. 672
  6. ^ Ramonet, Ignacio, ibid, p. 174
  7. ^ Ramonet, Ignacio, ibid, p. 174
  8. ^ Spartacus Educational entry for Jean Daniel
  9. ^ Ramonet, Ignacio, ibid, p. 182
  10. ^ Thomas, Hugh (1998). Cuba or The Pursuit of Freedom (Updated Edition). New York: Da Capo Press. ISBN 0-306-80827-7.
  11. ^ Faria, Cuba in Revolution, 2002, Notes pp.40–41
  12. ^ Louis A. Pérez. Cuba and the United States.
  13. ^ English, T.J. (2008) Havana nocturne: how the mob owned Cuba-- and then lost It to the revolution
  14. ^ The Life & Times of Che Guevara by David Sandison, 1996, Paragon, ISBN 0-7525-1776-7 pg 41

Xem thêm

  • Castro and the Cuban Revolution,  by Thomas M. Leonard, Greenwood Press, 1999, ISBN 0-313-29979-X
  • Cuban Revolution Reader: A Documentary History of Key Moments in Fidel Castro's Revolution,  by Julio García Luis, Ocean Press, 2008, ISBN 1-920888-89-6
  • Dynamics of the Cuban Revolution: A Marxist Appreciation,  by Joseph Hansen, Pathfinder Press, 1994, ISBN 0-87348-559-9
  • Havana Nocturne: How the Mob Owned Cuba and Then Lost It to the Revolution,  by T. J. English, William Morrow, 2008, ISBN 0-06-114771-0
  • Inside the Cuban Revolution: Fidel Castro and the Urban Underground,  by Julia E. Sweig, Harvard University Press, 2004, ISBN 0-674-01612-2
  • Cuba in Revolution - Escape from a Lost Paradise,  by Miguel A. Faria, Hacienda Publishing, 2002, ISBN 0-9641077-3-2 http://www.haciendapublishing.com
  • Latin America in the Era of the Cuban Revolution,  by Thomas C. Wright, Praeger Paperback, 2000, ISBN 0-275-96706-9
  • The Cuban Revolution: Origins, Course, and Legacy,  by Marifeli Perez-Stable, Oxford University Press, 1998, ISBN 0-19-512749-8
  • The Cuban Revolution: Past, Present and Future Perspectives,  by Geraldine Lievesley, Palgrave Macmillan, 2004, ISBN 0-333-96853-0
  • The Cuban Revolution: Years of Promise,  by Teo A. Babun, University Press of Florida, 2005, ISBN 0-8130-2860-4
  • The Moncada Attack: Birth of the Cuban Revolution,  by Antonio Rafael De LA Cova, University of South Carolina Press, 2007, ISBN 1-57003-672-1
  • The Origins of the Cuban Revolution Reconsidered,  by Samuel Farber, The University of North Carolina Press, 2006, ISBN 0-8078-5673-8
  • The United States and the Origins of the Cuban Revolution,  by Jules R. Benjamin, Princeton University Press, 1992, ISBN 0-691-02536-3

Liên kết ngoài

No comments:

Post a Comment