
CNM365 Chào ngày mới 11 tháng 6 Wikipedia Ngày này năm xưa. Ngày Kamehameha tại Hawaii. Năm 884 – Sự kiện Thượng Nguyên Dịch: Tuyên Vũ tiết độ sứ Chu Toàn Trung ám sát bất thành Hà Đông tiết độ sứ Lý Khắc Dụng, khởi đầu xung đột 40 năm giữa hai bên.Năm 1944 – Thiết giáp hạm USS Missouri (BB-63) được đưa vào hoạt động, là thiết giáp hạm cuối cùng mà Hoa Kỳ chế tạo, và là nơi Nhật Bản ký vào văn kiện đầu hàng vô điều kiện.Năm 1963 – Tu sĩ Phật giáo Thích Quảng Đức tự thiêu bằng xăng tại Sài Gòn để phản đối tình trạng tôn giáo tại Việt Nam Cộng hòa. Năm 2009 – Manchester United chấp nhận một "đề nghị vô điều kiện với giá 80 triệu bảng" từ Real Madrid để được mua Cristiano Ronaldo (hình).
Cristiano Ronaldo
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
- Đây là một tên người Bồ Đào Nha, họ thứ nhất là dos Santos và thứ hai là Aveiro.
![]() |
|||
Thông tin cá nhân | |||
---|---|---|---|
Tên đầy đủ | Cristiano Ronaldo dos Santos Aveiro | ||
Ngày sinh | 5 tháng 2, 1985 | ||
Nơi sinh | ![]() |
||
Chiều cao | 1,86 m (6 ft 1 in) [1] | ||
Vị trí | Tiền đạo cánh / Tiền vệ | ||
Thông tin về CLB | |||
CLB hiện nay | Real Madrid | ||
Số áo | 7 | ||
CLB trẻ | |||
1993–1995 | Andorinha | ||
1995–1997 | Nacional | ||
1997–2001 | Sporting CP | ||
CLB chuyên nghiệp* | |||
Năm | CLB | ST† | (BT)† |
2001–2003 | ![]() |
25 | (3) |
2003–2009 | ![]() |
196 | (84) |
2009–nay | ![]() |
162 | (174) |
Đội tuyển quốc gia‡ | |||
2001–2002 | U17 Bồ Đào Nha | 9 | (6) |
2003 | U20 Bồ Đào Nha | 5 | (3) |
2002–2003 | U21 Bồ Đào Nha | 6 | (1) |
2004 | U23 Bồ Đào Nha | 3 | (1) |
2003– | Bồ Đào Nha | 110 | (49) |
* Chỉ tính số trận và số bàn thắng được ghi ở giải Vô địch quốc gia cập nhật lúc 10 tháng 3, 2013 (UTC). † Số trận khoác áo (số bàn thắng). ‡ Thống kê về thành tích tại ĐTQG được cập nhật lúc 6 tháng 2, 2013 (UTC) |
Đối với các định nghĩa khác, xem Ronaldo (định hướng).
Cristiano Ronaldo dos Santos Aveiro[2] (phát âm tiếng Bồ Đào Nha: [kɾɨʃtiˈɐnu ʁuˈnaɫdu], sinh ngày 5 tháng 2 năm 1985[3]) là cầu thủ bóng đá Bồ Đào Nha hiện đang thi đấu ở giải vô địch Tây Ban Nha cho câu lạc bộ Real Madrid với vị trí tiền vệ cánh hay tiền đạo và là đội trưởng của đội tuyển bóng đá Bồ Đào Nha. Vào ngày 1 tháng 7 năm 2009, anh đã trở thành cầu thủ đắt giá nhất trong lịch sử bóng đá thế giới khi chuyển từ Manchester United sang câu lạc bộ mới là Real Madrid với mức giá 80 triệu bảng.[4] Cristiano Ronaldo còn có biệt danh là "CR7".Năm 1994 Ronaldo bắt đầu chơi bóng tại Andorinha, hai năm sau anh chuyển đến Nacional, một trong hai câu lạc bộ lớn của đảo Madeira. Thành công cùng đội bóng này giúp anh lọt vào mắt xanh của các tuyển trạch viên của gã khổng lồ bóng đá Bồ Đào Nha Sporting Lisbon vào năm 1997. Tài năng bộc lộ sớm của Ronaldo đã giúp anh gây chú ý với huấn luyện viên Manchester United - Sir Alex Ferguson - ông đã ký hợp đồng với anh có giá trị 12,24 triệu bảng Anh vào năm 2003. Đến mùa bóng sau, Ronaldo giành được cúp vô địch ở cấp câu lạc bộ đầu tiên của mình, FA Cup, và tiến đến trận chung kết Giải vô địch bóng đá châu Âu 2004 với Bồ Đào Nha, trong đó anh đã ghi được bàn thắng đầu tiên ở cấp đội tuyển quốc gia.
Vào năm 2008, Ronaldo giành được danh hiệu UEFA Champions League đầu tiên, và được bầu chọn là Cầu thủ xuất sắc nhất trận chung kết. Anh cũng được bầu chọn là Cầu thủ xuất sắc nhất năm của FIFPro và Cầu thủ xuất sắc nhất năm của FIFA, cùng với việc trở thành cầu thủ thứ tư của Manchester United giành được Quả bóng vàng châu Âu.[5]
Tiểu sử
Cristiano Ronaldo dos Santos Aveiro sinh ra tại Santo António, một khu phố của Funchal, Madeira,[6] mẹ anh là Maria Dolores dos Santos Aveiro, một đầu bếp, và bố là José Dinis Aveiro, một người làm vườn thời vụ. Ronaldo là con út trong gia đình, anh có một anh trai (Hugo) và hai chị gái (Elma và Liliana Catia).[3][7] Tên của Ronaldo là do bố và mẹ anh cùng nhau đặt, người mẹ đã chọn tên Cristiano còn Ronaldo đã được người cha đặt theo tiếng Bồ Đào Nha từ Ronald Reagan, diễn viên mà ông ưa thích và cũng là tổng thống Mỹ lúc bấy giờ [8][9][10].
" Bị đuổi học cũng tốt, vì nếu tôi có ở lại trường cũng vậy thôi.
Bị điểm thấp, quậy phá và trốn học thường xuyên là ba điều tôi nhớ nhất
về con đường học vấn của mình ".
–Cristiano Ronaldo [8]
Thuở còn đến trường, sức học của Ronaldo không khá lắm vì suốt ngày mải mê đá bóng và nhiều lúc anh còn trốn học để chơi môn thể thao này, một lý do khác là Ronaldo hay bị bạn bè chê cười vì giọng nói đặc vùng Madeira của mình do đó hay xảy ra xô xát trong lớp. Có một lần lên tới đỉnh điểm, khi giáo viên của Ronaldo hùa theo đám học trò giả giọng vùng Madeira chọc anh, Cristiano đã cầm ngay chiếc ghế ném về phía vị giáo viên đó. Kết quả là cuối năm anh chỉ xếp loại yếu và còn bị đuổi học.[7][8]
Sự nghiệp cấp câu lạc bộ
Bắt đầu chơi bóng
Đội bóng đầu tiên khi Ronaldo bắt đầu chơi bóng là Andorinha khi anh lên 8 tuổi, nơi cha anh làm người giặt giũ đồng phục.[6] Năm 1995, khi 9 tuổi thì danh tiếng của anh bắt đầu lớn dần lên tại Bồ Đào Nha và hai câu lạc bộ lớn nhất của đảo Madeira là Marítimo và Nacional đều chú ý đến anh.[7] Marítimo tiếp cận với Andorinha trước và đề nghị giá 175 bảng (50.000 escudo). Nhưng Nacional cuối cùng đã giành được Ronaldo khi đưa ra lời đề nghị lớn hơn.[8] Sau những thành công có được tại Nacional, Ronaldo lọt vào mắt xanh của một tuyển trạch viên từ đội bóng lớn của đất nước này Sporting Lisbon,[12] và anh đã có 3 ngày thử việc với Sporting rồi sau đó gia nhập câu lạc bộ này một cách âm thầm.[13] Do gia đình không đủ tiền trang trải cho chuyến đi hơn 1.000 cây số, Ronaldo phải rời khỏi quê nhà Madeira khi chỉ có một thân một mình và phải đi bằng tàu thủy lẫn đường bộ để đến thành phố Lisboa.[6][12]Sporting Lisbon
Ronaldo gia nhập cùng với các cầu thủ trẻ khác tại Học viện bóng đá Sporting ở Alcochete, nơi mà anh tập luyện cùng sự hướng dẫn của đội một. Trong vài tháng đầu tiên ở Lisboa, anh đã bị các cầu thủ địa phương khác chế giễu giọng nói nhà quê của mình (giọng vùng Madeira).[6][12][14][15] Sau đó, tài năng ngày càng lộ rõ đưa anh liên tiếp được thăng cấp lên các đội cao hơn để rồi trở thành cầu thủ duy nhất trong lịch sử câu lạc bộ Sporting từng chơi cho cả U16, U17, U18, đội hình B và đội một chỉ trong một mùa giải duy nhất.[6][16] Anh ghi 2 bàn trong trận đấu ra mắt đội một trước câu lạc bộ Moreirense.Ronaldo bị chẩn đoán mắc hội chứng tim đập nhanh năm 15 tuổi, một căn bệnh khiến anh có thể phải từ bỏ sự nghiệp chơi bóng. Nghe tin, các nhân viên của Sporting đã tạo điều kiện cho mẹ của Ronaldo đưa anh đi chữa trị. Cuộc phẫu thuật đã diễn ra vào buổi sáng và Ronaldo đã được ra viện vào cuối buổi chiều, anh lại tiếp tục được tập luyện chỉ một vài ngày sau đó.[17]
Người đầu tiên phát hiện ra tài năng và muốn đưa Ronaldo rời khỏi Sporting là huấn luyện viên trưởng Gérard Houllier của Liverpool khi Ronaldo ở tuổi 16, nhưng ban lãnh đạo Liverpool từ chối đưa anh về, vì Cristiano còn quá trẻ và cần một thời gian để phát triển thêm kỹ năng của mình.[13] Tuy nhiên, anh đã khiến huấn luyện viên của Manchester United Sir. Alex Ferguson phải chú ý vào mùa hè năm 2003, khi Sporting đánh bại United 3-1 trong lễ khai trương sân vận động mới của họ Estádio José Alvalade tại Lisboa. Trong trận đấu, anh chơi cực hay và là người đã tạo nên hai cơ hội cho đồng đội lập công. Những cầu thủ của United đã thực sự bị ấn tượng bởi Ronaldo và thúc giục Sir Alex Ferguson kí hợp đồng với anh.[9] Sau đó, Ferguson đã quyết định mua Ronaldo, người sẽ thay thế cho vị trí tiền vệ cánh phải của David Beckham (chuyển sang chơi cho Real Madrid) để lại.[18] Mùa giải 2002-03 đầu tiên và cũng là cuối cùng tại Sporting, anh ghi tổng cộng 5 bàn thắng trong 31 trận trên tất cả các mặt trận.
Manchester United
2003-2007
" Sau khi gia nhập đội bóng, huấn luyện viên hỏi tôi về số áo mà
tôi thích. Tôi nói 28. Nhưng Ferguson thì bảo không, cậu phải mặc áo số 7
và chiếc áo nổi tiếng đó đã là nguồn động lực đáng kể. Tôi bị ép buộc
phải sống vì danh dự ".
–Cristiano Ronaldo [19]
Ronaldo có trận đấu ra mắt cho Manchester United vào ngày 8 tháng 8 năm 2003, khi anh được vào sân ở phút thứ 61 thay Nicky Butt trong chiến thắng 4-0 trước Bolton Wanderers tại sân Old Trafford.[21] Anh ghi bàn thắng đầu tiên cho M.U. trong trận thắng 3-0 trước Portsmouth vào ngày 1 tháng 11 năm 2003 bằng một cú đá phạt trực tiếp.[22] Trong trận chung kết Cúp FA diễn ra vào tháng 5 với Millwall, Ronaldo đã ghi một bàn thắng bằng đầu mở tỉ số giúp M.U. giành chức vô địch với chiến thắng 3-0 và có được danh hiệu đầu tiên cùng Quỉ đỏ (biệt danh của Manchester United).[23] Sau trận đấu Sir Alex Ferguson đã nói rằng: "Nếu chúng ta đưa anh ấy đi đúng con đường, anh ấy sẽ là một trong những ngôi sao của bóng đá thế giới".[15] Anh kết thúc mùa giải 2003-04 với tổng cộng 6 bàn thắng trong 40 trận đấu và được bầu chọn là Cầu thủ xuất sắc nhất mùa giải của câu lạc bộ.[22]

Ronaldo trong màu áo Manchester United.
Mùa giải tiếp theo, Ronaldo đã giành được chiếc Cúp Liên đoàn sau khi cùng các đồng đội đả bại Wigan tới bốn bàn không gỡ, trận đấu mà anh cũng đóng góp một bàn thắng.[27] Trong cả tháng 11 và 12, Ronaldo đã nhận được danh hiệu Cầu thủ xuất sắc nhất tháng của Barclays, trở thành người thứ ba trong lịch sử Premier League làm được điều này sau Dennis Bergkamp vào năm 1997 và Robbie Fowler năm 1996.[28][29] Ngày 30 tháng 12 trong trận đấu cuối cùng của năm 2006, Ronaldo lập một cú đúp giúp United lội ngược dòng 3-2 trước đội bóng mới lên hạng Reading và góp phần đưa đội bóng của anh tiếp tục bỏ xa Chelsea trên ngôi đầu bảng xếp hạng Premier League.[30] Thế nhưng mùa giải này Ronaldo đã không thể giành được chiếc Cúp Ngoại hạng Anh đầu tiên của mình khi M.U. thua đối thủ truyền kiếp Chelsea 3-0 trên sân Stamford Bridge ở vòng 37.[31] Thất bại cùng câu lạc bộ là vậy nhưng với cá nhân, Ronaldo tiếp tục cho thấy sự thăng tiến khi ghi được 12 bàn trong 47 trận đấu trên tất cả các mặt trận.

Cristiano Ronaldo, 2007.
Ngày 5 tháng 5 năm 2007, Ronaldo ghi bàn thắng duy nhất trong trận đấu quyết định ngôi vô địch Ngoại hạng Anh với đối thủ cùng thành phố Manchester City, đó cũng là bàn thắng thứ 50 của anh tại M.U. và giúp đội bóng giành lại danh hiệu Premiership sau bốn năm nhường ngôi cho Arsenal cùng Chelsea.[36] Ngày 10 tháng 4 trong trận đại thắng 7-1 trước Roma tại tứ kết lượt về Champions League 2007, anh lập một cú đúp chỉ trong vòng có năm phút, trong đó có một pha độc diễn bên cánh phải rồi đột phá vào trung lộ trước khi tung ra cú dứt điểm hiểm hóc hạ gục thủ thành Doni.[37] Thế nhưng mùa giải Champions League năm đó, M.U. bị loại ở bán kết bởi AC Milan với tổng tỷ số 5-3.[38] Nỗi buồn bị loại khỏi Cúp C1 đã phần nào vơi đi đối với cá nhân Cristiano khi anh đoạt được giải thưởng Cầu thủ trẻ xuất sắc nhất năm do FIFPro bình chọn lần thứ hai liên tiếp vào cuối mùa giải đó. Chưa hết, anh còn được PFA bầu chọn đồng thời là Cầu thủ xuất sắc nhất năm và Cầu thủ trẻ xuất sắc nhất năm, cùng với Andy Gray (năm 1977), anh là cầu thủ duy nhất lập được thành tích này trong cùng một mùa giải.[22][39] Trong tháng 4, anh hoàn thành cú ăn ba danh hiệu với Cầu thủ xuất sắc nhất năm do Fan bình chọn của PFA. Ronaldo cũng là một trong tám cầu thủ của Manchester United có tên trong Đội hình xuất sắc nhất Premier League mùa giải 2006-07 với tổng cộng 23 bàn thắng trong 53 trận đấu.
Mùa giải 2007-08

Ronaldo (áo đỏ) trong mùa giải 2007-08.
Sau đó, anh đứng thứ nhì cho danh hiệu Quả bóng vàng Châu Âu năm 2007 (người thắng cuộc là Kaká),[44] và cũng là người đứng thứ ba cho danh hiệu Cầu thủ xuất sắc nhất năm của FIFA, sau Kaká và Lionel Messi.[45]
Ngày 27 tháng 12 năm 2007 trong trận thắng 4-0 trước Sunderland, ở một tình huống lên bóng tốc độ, Ronaldo buộc hậu vệ Higginbotham phải phạm lỗi trước vòng cấm. Sau đó, đích thân anh bước lên thực hiện pha đá phạt hàng rào đẳng cấp ở cự ly khoảng 25 mét đóng góp vào bàn thắng thứ ba cho United.[46] Ronaldo ghi được hat-trick đầu tiên cho Manchester United trong trận thắng 6-0 trước Newcastle United tại Old Trafford vào ngày 12 tháng 1 năm 2008, đưa Manchester United leo lên ngôi đầu bảng xếp hạng Premiership.[47] Anh ghi bàn thắng thứ 23 ở giải đấu trong trận thắng 2-0 trước Reading, tương đương với tổng số bàn thắng của anh ở mùa giải 2006-07.[48] Trong trận hòa 1-1 ở vòng loại trực tiếp đầu tiên tại Champions League trước Lyon vào ngày 20 tháng 2, một cổ động viên không xác định của Lyon đã liên tục chiếu tia laser màu xanh lá cây vào Ronaldo và đồng đội của anh là Nani, khiến cho một cuộc điều tra của UEFA phải được thực hiện.[49] Một tháng sau, Lyon bị phạt 5.000 Franc Thụy Sĩ cho sự cố này.[50]
Ngày 19 tháng 3 năm 2008, Ronaldo được trao băng đội trưởng của M.U. lần đầu tiên trong sự nghiệp ở trận thắng 2-0 trước Bolton trên sân nhà, anh là tác giả của cả hai bàn thắng này.[51] Bàn thắng thứ hai của anh là lần thứ 33 trong mùa giải anh nổ súng và lập một kỷ lục mới tại câu lạc bộ với số lượng bàn thắng lớn nhất được ghi bởi một tiền vệ trong một mùa, vượt qua tiền vệ huyền thoại của M.U. George Best với 32 bàn thắng trong mùa giải 1967-1968.[52] Ngày 23 tháng 3, anh nhân đôi cách biệt cho United trong chiến thắng 3-0 trước đối thủ nhiều duyên nợ Liverpool.[53] Ronaldo tiếp tục ghi thêm một bàn trong trận thắng 4-0 trước Aston Villa vào sáu ngày sau,[54] và tại thời điểm đó anh có 35 bàn thắng trong 37 trận đấu ở cả trong nước lẫn Châu Âu. Với hiệu suất ghi bàn đều đặn, anh đã giành được danh hiệu Chiếc giày vàng châu Âu mùa giải 2007-08 và trở thành cầu thủ chạy cánh đầu tiên trong lịch sử giành danh hiệu này, với 8 điểm nhiều hơn so với tiền đạo người Tây Ban Nha Daniel Güiza. Ronaldo cũng là cầu thủ Bồ Đào Nha thứ ba nhận được danh hiệu này sau hai người tiền nhiệm là Eusébio (đầu tiên) và Fernando Gomes (tiếp theo).[55][56]
Ngày 1 tháng 4 năm 2008, anh đóng góp một bàn thắng bằng đầu trong chiến thắng 2-0 trước Roma (bàn còn lại của Rooney) tại tứ kết lượt đi Champions League 2008.[57] Ngày 3 tháng 5, anh đánh dấu cột mốc 30 bàn thắng tại Giải ngoại hạng Anh khi ghi hai bàn trong thắng lợi 3-1 trước West Ham, thời điểm này, anh có tổng cộng 40 bàn thắng.[58] Sau đó, trong trận Chung kết Champions League 2007-08 vào ngày 21 tháng 5 trước đối thủ Chelsea, Ronaldo ghi bàn thắng mở tỉ số bằng đầu ở phút 26, sau đó Chelsea gỡ hòa nhờ công của Lampard ở phút 45 và trận đấu kết thúc với tỉ số 1-1 sau cả thời gian hiệp phụ. Anh suýt biến chính mình thành tội đồ khi là cầu thủ duy nhất của những con quỷ đỏ đá hỏng quả luân lưu và đưa Chelsea đặt một tay vào chiếc cúp, nhưng đội trưởng bên phía Chelsea John Terry đã sút bóng lên trời sau khi trượt chân trên bề mặt sân đầy nước mưa, và Manchester United đã giành chiến thắng với tỉ số 6-5 trên chấm phạt đền.[59] Ronaldo đã giành được chiếc cúp C1 đầu tiên trong sự nghiệp của mình và cũng đoạt luôn danh hiệu Cầu thủ xuất sắc nhất trận đấu do Fan bình chọn của UEFA,[60] anh kết thúc mùa giải xuất nhất của mình với 42 bàn thắng trên tất cả các giải đấu, kém 4 bàn so với kỷ lục 46 bàn thắng của Denis Law trong mùa giải 1963-1964.
Mùa giải 2008-09
Ngày 5 tháng 6 năm 2008, Sky Sports đưa tin Ronaldo đã bày tỏ ý muốn được chuyển đến Real Madrid, đội bóng anh mơ ước từ nhỏ nếu họ cung cấp đủ cho anh số tiền như đã hứa trước đó trong năm.[61] Sau đó, Manchester United đã đệ đơn khiếu nại lên FIFA vào ngày 9 tháng 6 cáo buộc rằng Madrid đã tiếp xúc bất hợp pháp với Ronaldo, nhưng FIFA đã từ chối thực hiện bất kỳ một động thái nào đến vụ chuyển nhượng này.[62][63] Suy đoán về việc Ronaldo sẽ rời M.U. càng rõ ràng hơn vào ngày 6 tháng 8, khi Ronaldo khẳng định rằng anh sẽ chỉ ở lại Old Trafford ít nhất một năm nữa.[64]Ronaldo phải phẫu thuật mắt cá chân tại bệnh viện Academisch Medisch Centrum ở Amsterdam, Hà Lan vào ngày 7 tháng 7.[65] Anh đã trở lại thi đấu vào ngày 17 tháng 9 tại trận đấu không bàn thắng ở vòng bảng UEFA Champions League 2009 với Villarreal sau khi vào sân thay thế cho Park Ji-Sung,[66] và sau đó ghi bàn thắng mở tỉ số trong trận thắng 3-1 tại vòng ba Cúp Liên đoàn trước Middlesbrough vào ngày 24 tháng 9, trận đấu mà anh chỉ chơi có 61 phút.[67] Ba ngày sau, anh tiếp tục ghi bàn mở tỉ số trong trận đấu với Bolton từ chấm 11m và cũng chính anh thực hiện pha đánh gót đầy ngẫu hứng cho đồng đội Wayne Rooney ấn định tỉ số 2-0, chiến thắng này giúp M.U. leo lên vị trí thứ 8 trên bảng xếp hạng và chính thức trở lại với cuộc đua giành chức vô địch Giải ngoại hạng cùng Arsenal, Chelsea và Liverpool.[68] Cuối tháng 10, anh được trao danh hiệu Cầu thủ xuất sắc nhất năm 2008 của FIFPro[69] và lọt luôn vào đội hình xuất sắc nhất năm đó (FIFPro World XI) của hiệp hội này.[70]
Trong chiến thắng 5-0 trước Stoke City vào ngày 15 tháng 11 năm 2008, Ronaldo ghi bàn thắng thứ 100 và 101 của mình trên tất cả các giải đấu cho M.U., cả hai đều từ những pha đá phạt trực tiếp.[71] Ngày 1 tháng 12 trong trận Derby với Manchester City,[72] Ronaldo đã bị đuổi khỏi sân sau khi nhận thẻ vàng thứ hai do dùng tay chơi bóng trong một tình huống mà lẽ ra anh phải dùng đầu để dứt điểm.[73] Ngày hôm sau, Ronaldo đã giải thích hành động của mình là do anh nghĩ rằng có một cầu thủ của Man City đã bị thương nên mới chủ động dùng tay đỡ bóng.[74] Cũng trong ngày này, Ronaldo đã trở thành cầu thủ thứ tư của Manchester United giành được Quả bóng vàng Châu Âu sau Denis Law (năm 1964), Bobby Charlton (1966) và George Best (1968).[5][75] Anh kết thúc với 446 điểm, hơn 165 điểm so với người về nhì Lionel Messi.[76] Phát biểu trong lễ trao giải, Ronaldo nói:"Khi còn bé tôi đã mơ ước một ngày có thể giành danh hiệu Quả bóng Vàng châu Âu và bây giờ giấc mơ đó đã trở thành sự thật. Tôi cũng xin cảm ơn gia đình, các đồng đội cũng như huấn luyện viên Alex Ferguson, nếu không có sự giúp đỡ của họ tôi sẽ không thể giành danh hiệu này".[77] Không những thế, tại đấu trường FIFA Club World Cup, anh còn được trao Quả bóng bạc (đồng đội của anh là Wayne Rooney đã được trao Quả bóng vàng) sau khi kết thúc giải đấu với hai bàn thắng và Manchester lên ngôi vô địch vào ngày 19 tháng 12 sau khi đánh bại LDU Quito.[78]
Ngày 8 tháng 1 năm 2009, Ronaldo đã bình yên vô sự sau một tai nạn xe hơi tại tầng hầm dọc theo đường A538 gần sân bay Manchester, trong đó chiếc Ferrari 599 GTB Fiorano của anh đã gãy nát toàn bộ phần trước.[79] Một cuộc kiểm tra nồng độ cồn bởi các cảnh sát tại hiện trường cho kết quả bình thường, và anh đã tiếp tục tập luyện cùng đội bóng ngay sáng hôm sau.[80] Bốn ngày sau, anh trở thành cầu thủ đầu tiên chơi ở Premier League được FIFA bầu chọn là Cầu thủ xuất sắc nhất năm, ngoài ra còn là cầu thủ Bồ Đào Nha đầu tiên nhận giải thưởng này kể từ khi Luis Figo giành được vào năm 2001.[81][82] Ngày 6 tháng 4, anh lập được một cú đúp trong trận đấu với Aston Villa trong đó có bàn thắng thứ hai giúp M.U. gỡ hòa trước khi cầu thủ trẻ Macheda ghi bàn thắng đúng ở phút 93 để giúp United đòi lại ngôi đầu bảng từ tay Liverpool.[83] Hơn nửa tháng sau, anh lại ghi được hai bàn thắng trong trận đấu với Tottenham, một từ chấm luân lưu và một từ pha đánh đầu dũng mãnh giúp M.U. từ bị dẫn 2 bàn đã lội ngược dòng với tỉ số 5-2 [84]. Ngày 10 tháng 5 sau khi được huấn luyện viên Alex Ferguson thay ra nghỉ trong trận thắng 2-0 trước Manchester City trên sân nhà (anh ghi được một bàn từ pha đá phạt), Ronaldo đã tỏ thái độ xấc xược khi tát vào lá cờ có hình hiệu M.U. với vẻ không bằng lòng.[85] Thái độ vô lễ của Ronaldo với Sir Alex tiếp tục tái diễn vào hai ngày sau trong trận đấu với Wigan khi Cristiano tỏ vẻ không tôn trọng người thầy ra mặt khi ông quở trách anh vì đã bỏ lỡ một cơ hội ngon ăn.[86]
Ronaldo ghi bàn được bàn thắng đầu tiên trên đấu trường Champions League của mùa giải trong chiến thắng 2-0 trước Inter Milan trên sân nhà Old Trafford, đó cũng lần đầu tiên kể sau từ trận chung kết với Chelsea năm 2008 và giúp United đi tiếp vào vòng tứ kết.[87] Trong trận đấu thứ hai trước Porto, Ronaldo ghi bàn thắng duy nhất của trận đấu sau cú sút xa từ khoảng cách gần 40m đưa M.U. tiếp bước vào bán kết.[88] Sau đó Ronaldo đã gọi nó là bàn thắng đẹp nhất trong sự nghiệp của anh.[89][90] Trong trận đấu lượt về vòng tứ kết Cúp C1, Cristiano lập cú đúp từ một pha sút phạt đẹp mắt và một pha phản công nhanh góp phần đưa United vào chung kết với tỉ số 3-1.[91] Nhưng trong trận đấu cuối cùng tại Champions League trước Barcelona, Ronaldo cùng các đồng đội đã để thua 2-0 và không thể lập được kỷ lục đội bóng giành được danh hiệu cao quý này hai năm liên tiếp. Anh kết thúc mùa giải với 53 lần xuất hiện trên tất cả các giải đấu, cao hơn bốn trận so với năm trước nhưng ghi được ít hơn mười sáu bàn thắng (26) so với tổng số bàn thắng mùa trước (42).[92]
Vào ngày 11 tháng 6 năm 2009, Manchester United đã chấp nhận một "đề nghị vô điều kiện với giá 80 triệu bảng" từ Real Madrid để được mua Ronaldo sau khi anh một lần nữa bày tỏ ý định rời câu lạc bộ[4]. Một đại diện của gia đình Glazer xác nhận rằng Ferguson hoàn toàn không đoái hoài gì đến việc mua bán này.[93] Khi Ronaldo đã hoàn thành xong các bước cuối cùng của việc chuyển nhượng, anh đã bày tỏ lòng biết ơn của mình đối với Ferguson, người đã giúp anh phát triển sự nghiệp rằng:"Ông ấy là người cha bóng đá của tôi và cũng là người quan trọng nhất, có tầm ảnh hưởng sâu sắc nhất trong sự nghiệp của tôi."[94] Ronaldo kết thúc sáu năm thi đấu tại Manchester United với 292 trận đấu và ghi được 118 bàn thắng cùng rất nhiều những danh hiệu cao quý mà cầu thủ nào cũng mơ ước.[95]
Real Madrid
Mùa giải 2009-10
Với việc Real Madrid trả khoản tiền 80 triệu bảng để có Ronaldo, anh đã phá kỷ lục chuyển nhượng 75 triệu euro của huyền thoại người Pháp Zinédine Zidane khi ông chuyển tới Real từ Juventus.[96] Ngày 26 tháng 6 năm 2009, Real Madrid xác nhận rằng Ronaldo sẽ gia nhập câu lạc bộ vào ngày 1 tháng 7 năm 2009, sau khi đồng ý các điều khoản và ký kết một hợp đồng kéo dài sáu năm.[97] Hợp đồng của Ronaldo trị giá 11 triệu £/năm[98] và nó có điều khoản mua lại với giá 1 tỷ euro.[99] Anh đã ra mắt các phương tiện truyền thông thế giới với tư cách là một cầu thủ Real Madrid vào ngày 6 tháng 7,[100] nơi anh đã được trao chiếc áo số 9[101] bởi huyền thoại của Madrid Alfredo di Stéfano.[102] Mặc dù anh đã công khai muốn được khoác chiếc áo số 7, số áo thân thuộc của anh ở Manchester United. Ronaldo được chào đón bởi hơn 80.000 người hâm mộ trong lễ ra mắt tại sân vận động Santiago Bernabéu,[103] tiếp tục vượt qua luôn cả kỷ lục 75.000 người của Diego Maradona lúc ông ra mắt tại Ý, sau khi Diego được chuyển từ Barcelona đến Napoli vào năm 1984.[104]Ronaldo đã có màn ra mắt Real Madrid vào ngày 21 tháng 7 năm 2009 trong trận đấu giao hữu thắng 1-0 trước Shamrock Rovers.[105] Bàn thắng đầu tiên của Ronaldo cho Madrid đã đến trong vòng một tuần sau đó khi anh thực hiện thành công quả 11m trong trận thắng 4-2 trước LDU Quito.[106] Ngày 29 tháng 8 Ronaldo chơi trận đấu đầu tiên tại La Liga, giải đấu lớn nhất của Tây Ban Nha và cũng có bàn thắng đầu tiên của mình với pha gỡ hòa từ chấm phạt đền trong chiến thắng 3-2 trước Deportivo La Coruña trên sân nhà.[107] Ngày 15 tháng 9 trong trận đấu với Zürich, Ronaldo ghi được bàn thắng đầu tiên trong màu áo Madrid tại đấu trường Champions League với việc lập được cú đúp, cả hai đều từ những quả đá phạt.[108] Anh đã phá vỡ kỷ lục của câu lạc bộ Madrid khi ghi bàn trong trận đấu với Villarreal và do đó trở thành cầu thủ đầu tiên ghi bàn trong cả bốn trận đầu tiên của mình tại La Liga.[109]
Ngày 1 tháng 10 năm 2009, Ronaldo đã lập một cú đúp giúp Real hạ gục Marseille với tỉ số 3-0 trên sân nhà Bernabéu tại vòng bảng Champions League,[110] điều đáng tiếc duy nhất trong trận đấu này diễn ra ở phút 70 khi hậu vệ bên phía đội khách Diawara đã tung cả hai chân vào mắt cá của Ronaldo và làm anh phải nghỉ thi đấu 10 ngày.[111] Chấn thương này đã tái phát khi anh đang chơi cho đội tuyển quốc gia trong trận đấu gặp Hungary vào ngày 10 tháng 10,[112][113] nó cũng khiến Cristiano phải ngồi ngoài xem đồng đội thi đấu cho đến ngày 25 tháng 11, do đó anh đã bỏ lỡ cả hai trận lượt đi và về tại vòng bảng UEFA Champions League gặp AC Milan. Ronaldo đã trở lại thi đấu vào ngày 29 tháng 11 sau khi chữa trị xong chấn thương trong trận đấu El Clásico trước kình địch Barcelona thua 1-0.[114] Ngày 6 tháng 12 trong trận đấu đầu tiên trên sân nhà Bernabéu sau gần 2 tháng của Ronaldo với Almería, sau khi ghi bàn thắng ấn định tỉ số 4-2 anh bị đuổi khỏi sân lần đầu tiên trong sự nghiệp tại Madrid sau khi có hành động đá vào chân đầy ác ý với cầu thủ theo kèm mình.[115][116] Hai ngày sau trong trận đấu gặp lại Marseille tại lượt trận cuối cùng vòng bảng Champions League, Ronaldo lại lập một cú đúp giúp Real giành thắng lợi 3-1 trong đó anh đã ghi bàn thắng mở tỉ số đẹp mắt trên chấm đá phạt từ khoảng cách chừng 30m.[117] Thế nhưng Real Madrid đã không thể bước tiếp vào vòng tứ kết sau khi để hòa Lyon 1-1 (tổng tỉ số 2 lượt đi và về là 2-1), trận đấu này Ronaldo cũng là tác giả bàn thắng duy nhất của Real.[118]
Ngày 6 tháng 5 năm 2010 Ronaldo lập hat-trick đầu tiên kể từ khi tới Real Madrid góp công lớn vào chiến thắng 4-1 trước chủ nhà Real Mallorca.[119] Anh kết thúc mùa giải 2009-10 với 33 bàn thắng trong 35 trận đấu, một con số ấn tượng vì đây chỉ là mùa giải đầu tiên anh chơi bóng tại Tây Ban Nha.[1] Cũng trong tháng 5 khi cựu huấn luyện viên câu lạc bộ Chelsea José Mourinho đã nhận chức huấn luyện viên trưởng của Real thay cho người tiền nhiệm Pellegrini[120] thì cũng là lúc cựu cầu thủ của đội bóng này Raúl chia tay câu lạc bộ để đến với Schalke 04,[121] để lại chiếc áo số 7 của Real Madrid và Ronaldo cuối cùng đã được thừa hưởng số áo mà anh mơ ước khi được đến Real.[122]
Mùa giải 2010-11
Với sự ra đi của Raúl vào mùa hè năm 2010, Ronaldo đã được trao lại chiéc áo đấu số 7 của Real Madrid.[123] Ngày 23 tháng 10 năm 2010, Ronaldo đã ghi 4 bàn thắng vào lưới Racing de Santander,[124] số bàn thắng nhiều nhất mà anh từng ghi được trong 1 trận đấu,[125] để đánh dấu chuỗi 6 trận liên tiếp nổ súng của anh (3 trận tại La Liga, 1 trận tại Champions League, và 2 trận trong màu áo Bồ Đào Nha). Với tổng cộng 11 bàn thắng, đây cũng là số bàn thắng mà anh ghi được nhiều nhất trong 1 tháng. Trước khi Real Madrid bị Barcelona vùi dập với tỉ số 5–0 trên sân Nou Camp, Ronaldo đã lập hat-trick thứ 2 tại La Liga trong mùa giải trong trận thắng 5–1 trước Athletic Bilbao.[126] Ở trận đấu cuối cùng trong năm, anh đã ghi 1 hat-trick và cùng các đồng đội đè bẹp Levante 8–0 tại cúp Nhà vua Tây Ban Nha.[127]
Ronaldo trong trận giao hữu gặp Peñarol trước mùa giải.
Vào tháng 4, anh đã bùng nổ trở lai sau chấn thương khi nổ súng trong 3 trận liên tiếp (bao gồm 2 bàn ở tứ kết Champions League gặp Tottenham Hotspur). Trong trận El Clásico thứ 2 của mùa giải, Ronaldo đã ghi bàn trên chấm phạt đền và nâng tổng số bàn thắng của anh lên 41, đồng thời cũng kéo dài chuỗi trận nổ súng của anh lên con số 4. Ngày 20 tháng 4, Ronaldo đã ghi bàn thắng quyết định vào lưới Barcelona ở phút thứ 103 trong trận chung kết Copa del Rey.[133] Bàn thắng này sau đó đã được một vài cuộc bình chọn của cổ động viên, cả trên tờ Marca[134] và trên website Real Madrid[135] lựa chọn là bàn thắng xuất sắc nhất của Ronaldo và Real Madrid trong mùa giải. Ngày 7 tháng 5 Real hành quân đến sân Ramón Sánchez Pizjuán để tiếp đón Sevilla và Ronaldo đã ghi 4 bàn trong chiến thắng 6–2. 4 bàn thắng này (46 bàn) cũng đã giúp anh vượt qua kỉ lục 42 bàn trong 1 mùa giải của chính anh khi còn thi đấu cho Manchester United.[136] 3 ngày sau đó, anh đạt được cột mốc 49 bàn/mùa bằng hat-trick trong trận thắng 4–0 trước Getafe. Ngày 15 tháng 5, sau khi có 2 pha đá phạt thành bàn trong trận thắng Villarreal 3–1, anh đã cân bằng kỉ lục 38 bàn tại La Liga/mùa được nắm giữ trước đấy bởi Telmo Zarra và Hugo Sánchez.
Ngày 21 tháng 5, anh lập cú đúp ở vòng đấu cuối La Liga gặp Almería, qua đó giành được cúp Pichichi với tổng cộng 41 bàn thắng, trong đó có 40 bàn tại La Liga, để trở thành cầu thủ đầu tiên ghi 40 bàn tại La Liga trong 1 mùa giải. Ngoài ra, anh còn được trao giải Chiếc giày vàng châu Âu một lần nữa, và trở thành người đầu tiên nhận danh hiệu này tại 2 giải đấu khác nhau. Ronaldo còn phá vỡ kỉ lục của Zarra với 1 bàn thắng/70.7 phút.
Sự nghiệp quốc tế

Ronaldo (áo đỏ) trong một trận đấu với Brazil.
Euro 2004
Ronaldo có trận đấu đầu tiên cho Bồ Đào Nha trong chiến thắng 1-0 trước Kazakhstan vào ngày 20 tháng 8 năm 2003. Anh được gọi lên thi đấu ở Giải vô địch bóng đá châu Âu 2004 và đã ghi bàn trong trận thua 2-1 trước đội bóng vô địch năm đó Hy Lạp tại vòng bảng[137] và trận bán kết thắng 2-1 trước Hà Lan.[138] Anh được bầu chọn vào Đội hình xuất sắc nhất giải đấu mặc dù chỉ ghi được vỏn vẹn hai bàn thắng. Cùng năm đó, anh cũng cùng đội tuyển Olympic Bồ Đào Nha thi đấu tại Thế vận hội Mùa hè 2004 nhưng không ghi được bàn thắng nào.[139][140]World Cup 2006
Ronaldo đứng nhì trong danh sách vua phá lưới ở vòng loại World Cup khu vực châu Âu với bảy lần lập công. Bàn thắng đầu tiên của anh tại World Cup được ghi tại Giải vô địch bóng đá thế giới 2006 trong trận đấu với Iran từ một quả đá phạt penalty.[141]Trong trận tứ kết gặp đội tuyển Anh vào ngày 1 tháng 7 năm 2006, đồng đội tại M.U. và là đối thủ bên kia chiến tuyến của Ronaldo, Wayne Rooney đã bị đuổi khỏi sân sau khi đạp vào háng Ricardo Carvalho. Các phương tiện truyền thông nước Anh[cần dẫn nguồn] cho rằng Ronaldo đã gây áp lực với trọng tài Horacio Elizondo để ông phạt thẻ đỏ cho Rooney và cả hành động phản cảm nháy mắt về phía ban huấn luyện bên phía Bồ Đào Nha với vẻ đắc ý của anh khi Rooney rời khỏi sân. Sau trận đấu, Ronaldo khẳng định rằng Rooney là một người bạn thân của anh và rằng anh đã không gây sức ép với trọng tài để đuổi Rooney ra khỏi sân.[142] Ngày 4 tháng 7, Elizondo đã làm rõ rằng chiếc thẻ đỏ là do pha phạm lỗi thô bạo của Rooney và không liên quan gì đến Ronaldo.[143]
Sau sự cố này, trang nhất của tờ The Sun đã đăng một bức ảnh biếm họa hình ảnh khuôn mặt của Ronaldo bị gắn vào một bảng phi tiêu với đôi mắt nhấp nháy cùng dòng chữ "Hate Ronaldo" (ghét Ronaldo). Tờ Sunday Mirror thì phát động chiến dịch đòi tẩy chay anh và không cho cầu thủ này trở lại nước Anh. Trước làn sóng phản đối dữ dội, Ronaldo đã không thể quay lại Manchester United và phải bay ngay về quê nhà ở Madeira.[144] Ngoài ra anh còn cân nhắc việc rời khỏi câu lạc bộ,[144][145] và Cristiano đã nói với tờ báo thể thao của Tây Ban Nha, Marca rằng anh muốn chuyển đến Real Madrid.[146] Để giải quyết việc này, Ferguson đã gửi trợ lý Carlos Queiroz tới Bồ Đào Nha để nói chuyện với Ronaldo trong nỗ lực nhằm trấn an tâm lý của anh.[147] Sau đó Ronaldo đã quyết định ở lại và ký một hợp đồng gia hạn 5 năm trong tháng 4 năm 2007.[148]
Ronaldo đã bị đuổi khỏi sân trong trận bán kết thua Pháp,[149][150] và lợi dụng việc này người hâm mộ nước Anh đã bỏ phiếu chống bằng e-mail trên mạng trong chiến dịch đề cử Cầu thủ trẻ xuất sắc nhất giải đấu do FIFA tổ chức khiến anh gặp bất lợi trong cuộc đua giành giải thưởng này.[151] Mặc dù việc bỏ phiếu trực tuyến chỉ ảnh hưởng đến quá trình đề cử nhưng Nhóm Nghiên cứu Kỹ thuật của FIFA đã trao giải thưởng cho tiền vệ của Đức Lukas Podolski và nói rằng hành vi của Ronaldo là một trong những nhân tố quyết định đến việc anh không nhận được danh hiệu này.[152]
Một ngày sau sinh nhật lần thứ 22 của mình, Ronaldo được đeo băng đội trưởng của Bồ Đào Nha lần đầu tiên trong sự nghiệp ở trận đấu giao hữu với Brasil vào ngày 6 tháng 2 năm 2007.[153] Việc này đã khiến giới báo chí tò mò và huấn luyện viên của Bồ Đào Nha ông Luiz Felipe Scolari đã giải thích rằng chủ tịch của Liên đoàn Bóng đá Bồ Đào Nha Carlos Silva, người đã qua đời hai ngày trước đó muốn ông trao băng đội trưởng cho Ronaldo nên ông đã giúp ngài chủ tịch già được toại nguyện.[154]
Euro 2008
Ở chiến dịch vòng loại Giải vô địch bóng đá châu Âu 2008, Ronaldo ghi được tám bàn thắng.[155] Hai bàn đầu tiên là cú đúp trong trận thắng 3-0 trước Azerbaijan vào ngày 7 tháng 10 năm 2006.[156] Bàn thắng tiếp theo đến trong tháng 11 ở trận thắng cũng với tỉ số 3-0 trước Kazakhstan.[157] Anh tiếp tục lập một cú đúp trong chiến thắng 4-0 trước Bỉ vào ngày 24 tháng 3 năm 2007.[158] Sau đó có thêm hai bàn thắng nữa trong hai trận hòa 1-1 và 2-2 trước Armenia[159] và Ba Lan.[160] Bàn thắng cuối cùng là pha lập công nhân đôi cách biệt trong trận thắng 2-1 trước Kazakhstan.[161]Nhưng khi bước vào giải đấu chính thức, anh chỉ ghi được một bàn thắng duy nhất trong trận thắng 3-1 trước Cộng hòa Séc[162] và Bồ Đào Nha bị loại ở tứ kết bởi Đức.[163] Sau đó Carlos Queiroz được bầu làm huấn luyện viên mới của Bồ Đào Nha trong tháng 7 năm 2008[164] và ông đã bổ nhiệm Ronaldo làm đội trưởng chính thức.[165]
World Cup 2010

Ronaldo trong màu áo đội tuyển năm 2011.
Ronaldo không tạo được một ấn tượng gì lớn tại World Cup, sau khi đã không có bàn thắng nào tại vòng loại.[168] Bàn thắng duy nhất của anh tại giải đấu chỉ đến trong trận thắng 7-0 trước Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên vào ngày 21 tháng 6, đó cũng là bàn thắng quốc tế đầu tiên của anh sau 16 tháng tịt ngòi trong màu áo đội tuyển quốc gia.[169] Cuối cùng Bồ Đào Nha đã bị loại bởi Tây Ban Nha ở vòng 16 đội với tỉ số 1-0.[170]
Euro 2012
Ronaldo có bàn thắng đầu tiên tại vòng loại Euro 2012 với pha lập công ấn định chiến thắng 3-1 trước Đan Mạch ngày 8 tháng 10 năm 2012.[171] Trong suốt vòng loại, anh ghi được tổng cộng 7 bàn thắng. Ngày 14 tháng 5 năm 2012, anh chính thức có tên trong danh sách 23 cầu thủ Bồ Đào Nha tham dự Euro 2012.[172]Tại vòng bảng Euro 2012, đội tuyển Bồ Đào Nha rơi vào bảng B, bảng đấu được mệnh danh là "Bảng đấu tử thần".[173] Trong trận đấu đầu tiên với Đức, anh gây thất vọng khi thi đấu mờ nhạt và Bồ Đào Nha đã thất bại với tỉ số 0-1.[174] Đến trận đấu thứ hai với Đan Mạch, Ronaldo đã bỏ lỡ nhiều cơ hội ghi bàn trong đó có hai cơ hội đối mặt với thủ môn Stephan Andersen. Tuy nhiên Bồ Đào Nha vẫn giành chiến thắng chung cuộc 3-2.[175] Trong trận đấu này, mỗi lần Ronaldo chạm bóng hay dứt điểm, các cổ động viên Đan Mạch đều hô vang tên của Lionel Messi để gây áp lực cho anh. Trong buổi họp báo sau đó, Ronaldo phản ứng rất gay gắt với hành động này:"Bạn có biết Lionel Messi đang ở đâu vào giờ này năm trước? Cậu ấy ta chơi cực dở và khiến Argentina bị loại khỏi vòng Tứ kết Copa America ngay chính trên quê hương mình. Tôi nghĩ chẳng còn điều gì tồi tệ hơn như thế".[176]
Tuy nhiên trong trận đấu cuối cùng của vòng bảng với Hà Lan, Ronaldo đã lập được cú đúp, qua đó giúp Bồ Đào Nha giành chiến thắng 2-1 và giành vé vào tứ kết, riêng Ronaldo cũng trở thành cầu thủ xuất sắc nhất trận đấu.[177] Cú đúp này cũng giúp anh đi vào lịch sử bóng đá Bồ Đào Nha khi trở thành cầu thủ đầu tiên của nước này ghi bàn trong cả năm giải đấu lớn liên tiếp.[178] Trong trận tứ kết với Cộng hòa Séc, Ronaldo ghi bàn thắng duy nhất của trận đấu ở phút 80[179] và lần thứ hai liên tiếp được các cổ động viên và ban giam khảo chuyên môn của UEFA bầu chọn là cầu thủ xuất sắc nhất trận.[180]
Bồ Đào Nha bị loại ở bán kết sau khi thua Tây Ban Nha 4-2 ở loạt sút luân lưu mà Ronaldo không có cơ hội tham gia vì nhận trách nhiệm đá lượt thứ 5, thời điểm Cesc Fabregas đã thực hiện thành công cú sút quyết định cho Tây Ban Nha.[181] Trong thời gian thi đấu chính thức trước đó, anh đã bỏ lỡ nhiều cơ hội ghi bàn, trong đó có ba lần sút vọt xà ngang.[182] Kết thúc Euro 2012, anh được tiểu ban kỹ thuật của UEFA đưa vào danh sách 23 cầu thủ xuất sắc nhất giải đấu.[183]
Phong cách thi đấu
Ronaldo có tư thế lấy đà và sút phạt rất riêng.
Ronaldo có kĩ thuật cá nhân rất tốt với đôi chân nhanh nhạy và khéo léo. Vì thế anh thường xuyên là mục tiêu phạm lỗi của các cầu thủ đối phương.[187][188] Thế nhưng anh chỉ thực sự phát huy được khả năng xử lý bóng của mình khi có những khoảng trống, còn trong không gian hẹp, anh lại được đánh giá không cao.[189] Anh có tốc độ chạy như một chiếc "siêu xe", vận tốc trung bình của anh là 33,6 km/h và đứng đầu trong Tốp 5 cầu thủ chạy nhanh nhất làng túc cầu thế giới của tờ tuần báo thể thao nước Đức Der Spiege.[189] Kỷ lục gia thế giới nội dung chạy điền kinh 100m, Usain Bolt đã nhận xét rằng Ronaldo có nhiều tố chất để trở thành một vận động viên xuất sắc trong bộ môn này.[190] Bolt cũng từng ví von rằng: "Nếu Cristiano Ronaldo mà tham gia môn điền kinh thay vì bóng đá thì anh ấy có thể còn chạy nhanh hơn cả tôi!".[191]
Ronaldo cũng có nền tảng thể lực rất tốt, bằng chứng là trong 6 năm chơi bóng tại Manchester United thì trung bình mỗi mùa anh thi đấu tới 49 trận.[184] Tại đây, anh đã hai lần bị căng cơ đùi, một lần chấn thương hông cùng hai lần chấn thương đầu gối và ba lần bong gân mắt cá nhưng chưa lần nào anh phải nghỉ thi đấu quá 15 ngày. Lần nghỉ thi đấu dài nhất của anh (hai tháng) là sau cuộc phẫu thuật mắt cá đầu tháng 7 năm 2008. Khi sang Real Madrid, anh cũng mới chỉ một lần mắc bệnh và bị dãn dây chằng mắt cá,[112] nhưng điều này cũng không ngăn được Ronaldo ngồi ngoài quá một tuần.[14] Không phải là một cầu thủ nổi tiếng chơi xấu nhưng Ronaldo đã có tới 40 thẻ vàng và 4 thẻ đỏ trong sự nghiệp do có thói quen ăn vạ[192] và không kiềm chế được bản thân khi bị đối phương phạm lỗi.[184][188]
Ronaldo còn được biết đến nhờ kiểu sút phạt kỳ lạ do mình sáng chế, anh thường đứng rộng hai chân và hít một hơi thật sâu trước khi chạy đà thẳng, khi đến gần bóng chân trụ anh ghim chắc xuống mặt đất và giữ cho thân người vuông góc với trái bóng trước khi tung ra cú sút thẳng mạnh như búa bổ.[193] Những cú sút phạt của Ronaldo thường đạt vận tốc 100 km/h cộng với quỹ đạo bay không hề dễ chịu chút nào khiến cho các thủ môn gặp nhiều khó khăn và mang lại hiệu quả rất cao, bằng chứng là từ khi khởi nghiệp đến nay anh đã có tới 23 lần lập công từ chấm đá phạt.[193] Thủ thành Víctor Valdés của câu lạc bộ Barcelona từng than thở rằng: "Nếu Ronaldo đứng trước một quả sút phạt, bạn sẽ phải chuẩn bị đối mặt với trái bóng có tốc độ bay lên tới 32m/s".[194] Nhưng kiểu đá phạt của Ronaldo đòi hòi lực từ đôi chân rất mạnh nên nếu chỉ một chút sai sót khi thực hiện sẽ gây nguy hiểm rất lớn cho anh. Cựu huấn luyện viên của câu lạc bộ Manchester City ông Mark Hughes đã cảnh báo anh rằng: "Kỹ thuật trong cách Ronaldo sút phạt khác xa với tất cả những ai tôi từng thấy trước nay. Nó luôn gây ra vấn đề cho các thủ môn"[195]. Trong trận đấu giao hữu với Câu lạc bộ Bournemouth, cú sút phạt cực mạnh từ 35m của Ronaldo đã làm gãy cổ tay em Charlie Silverwood (11 tuổi) đang có mặt sau khung thành[196].
Một số nhận xét về Ronaldo
“ | Ronaldo có tốc độ tuyệt vời và rất khéo léo khiến mọi đối thủ không thể dự đoán những gì anh muốn và sẽ thực hiện. Điều đặc biệt của Ronaldo là anh có trọng lực cả hai chân bằng nhau mỗi khi đứng trước mục tiêu. Rất hiếm cầu thủ hội tụ được phẩm chất này.[194] | ” |
“ | Ronaldo có kỹ thuật, tài năng, tốc độ và sự sáng tạo mà mọi người yêu mến. Ngoài ra anh ấy còn có khát khao tỏa sáng và luôn học hỏi rất nhanh. Trên thế giới, tôi nghĩ không có nhiều người xuất sắc hơn như thế để thưởng thức.[197] | ” |
“ | Trước đây tôi không thích Ronaldo vì cho rằng anh ta chỉ hay "làm trò" với trái bóng mà thiếu sự hiệu quả cần thiết. Nhưng giờ đây, khi Ronaldo ghi bàn ấn tượng như vậy, rõ ràng là tôi đã nhầm.[186] | ” |
“ | Theo tôi nghĩ, anh ấy còn giỏi hơn George Best và Denis Law, hai cầu thủ xuất sắc và vĩ đại nhất trong lịch sử United.[186] | ” |
“ | Cái cách mà Cristiano chơi bóng đủ để nói lên rằng thế nào cậu ta cũng sẽ trở thành cầu thủ vĩ đại nhất trong lịch sử câu lạc bộ.[198] | ” |
Cuộc sống cá nhân
Gia đình
Cha của Ronaldo, José Dinis Aveiro, mất vào tháng 9 năm 2005 do nghiện rượu nặng khi Ronaldo vừa tròn 20 tuổi[9] và Ronaldo đã tuyên bố rằng anh sẽ không bao giờ uống rượu vô bổ như vậy. Thế nhưng tờ Daily Mirror ở Anh quốc từng cáo buộc rằng Ronaldo đã "rượu chè" cực độ tại một hộp đêm sau khi hồi phục sau chấn thương và sau đó anh đã nhận được một khoảng tiền bồi thường thiệt hại vào tháng 7 năm 2008.[199]Để hỗ trợ các nạn nhân bị lũ lụt ở Madeira năm 2010, Ronaldo đã chơi một trận đấu từ thiện ở Madeira giữa đội bóng đang thi đấu ở giải Portuguese Liga câu lạc bộ Porto và những cầu thủ khác khởi nghiệp từ Marítimo và Nacional.[200] Tháng 3 năm 2009, anh đã tặng 100.000 bảng cho bệnh viện trung tâm Funchal, Madeira, nơi từng cứu mẹ anh thoát căn bệnh hiểm nghèo 18 tháng trước.[201]
Ái mộ tài năng của Ronaldo, nhà báo người Tây Ban Nha Enrique Ortego đã cho xuất bản cuốn sách dành tặng cho anh với nhan đề Sueños cumplidos (Giấc mơ đã trở thành sự thật) vào cuối tháng 12 năm 2009. Ngày 16 tháng 12, anh cùng nhiều nhân vật có tiếng tăm trong làng thể thao Tây Ban Nha như chủ tịch của Real Florentino Pérez, chủ tịch Uỷ ban Olympic Tây Ban Nha, Alejandro Blanco…đã có mặt tại câu lạc bộ Real Madrid để giới thiệu quyển sách này đến với độc giả trên toàn thế giới.[202]
Trong tháng 2 năm 2010, Ronaldo được công ty sản xuất dụng cụ thể thao Nike tạc một bức tượng cao 10m trong bộ đồng phục của đội tuyển Bồ Đào Nha và đặt tại quảng trường trung tâm thủ đô Madrid, Tây Ban Nha.[203] Tiếp đó vào ngày 9 tháng 6, địa điểm du lịch Madame Tussauds London ở Anh cũng công bố đã thực hiện một bức tượng bằng sáp có hình Ronaldo, đó là một phần trong việc chuẩn bị một sự kiện cho World Cup 2010. Bức tượng của Ronaldo đã được đặt cùng những người đồng nghiệp như Steven Gerrard, David Beckham và cựu cầu thủ người Brasil Pelé tại địa điểm diễn ra sự kiện.[204]
Nổi tiếng, ngoại hình đẹp cùng khả năng tán tỉnh có hạng, không lạ gì khi Cristiano Ronaldo liên tục thay bạn gái như thay áo.[205] Có một đặc điểm chung là hầu hết họ đều lớn tuổi hơn Ronaldo.[206] Cô gái được biết đến nhiều nhất của Ronaldo cho đến giờ là người mẫu kiêm diễn viên Paris Hilton, người thừa kế của tập đoàn Hilton nổi tiếng và hơn anh tới bốn tuổi, tuy nhiên mối tình này cũng chỉ kéo dài có hai đêm.[207]
Ronaldo tuyên bố rằng anh đã lên chức cha vào ngày 3 tháng 7 năm 2010 trên trang Twitter và Facebook cá nhân của anh. Cristiano cũng nói sẽ giữ bí mật danh tính của vợ và con trai.[208] Nhưng đã có nhiều nguồn tin thông báo rằng mẹ đứa bé là một cô gái hầu bàn người Mỹ vô danh, hiện đang được Ronaldo chăm sóc.[209]
Lợi ích thương mại
Ronaldo đã xuất bản một một cuốn tự truyện mang tựa đề Moments (Những cột mốc) vào tháng 12 năm 2007.[210] Anh cũng mở một cửa hàng nhỏ bán quần áo thời trang dưới tên "CR7" (kết hợp giữa tên viết tắt của anh với số áo anh thường mặc) cùng với người chị của anh.[211] Hiện nay có tất cả hai cửa hàng CR7, cả hai đều ở Bồ Đào Nha, một ở Madeira[212] và một ở thành phố Lisboa.[213]Trong tháng 10 năm 2009, Ronaldo đã được mời làm đại sứ cho thương hiệu dầu nhớt Castrol trên toàn cầu. Giải thích lý do nhận lời mời làm đại sứ thương hiệu này, anh nói:"Tôi thích họ vì có cùng đam mê chiến thắng và luôn nỗ lực với hiệu suất cao nhất như tôi trên sân cỏ."[194] Sau đó, anh tiếp tục ký hợp đồng quảng cáo với hãng sản xuất nước giải khát thể thao Soccerade.[214]
Tháng 2 Năm 2010, Ronaldo ký hợp đồng trị giá 24 triệu euro trong khoản thời gian là 4 năm (đến 2014) với Nike. Trước đó, anh đã từng có một bản hợp đồng tài trợ với Nike có giá trị 4 triệu € mỗi mùa giải nhưng trước sự cạnh tranh từ hãng Adidas của Đức họ đã nâng mức tiền tài trợ của mình cho anh lên con số 6 triệu €. Cũng trong năm 2010, anh đã tiếp bước đàn anh David Beckham ký hợp đồng quảng cáo cùng hãng đồ lót Armani. Là lần đầu được quảng cáo cho hãng trang phục nội y này, anh tâm sự:"Tôi rất hãnh diện khi được mời quảng cáo cho Armani. Giorgio Armani là một huyền thoại trong làng thời trang, và tôi là một fan hâm mộ của ông ấy từ lâu lắm rồi".[215] Ngoài ra anh cũng hợp tác với hãng dầu gội đầu Clear và hãng sản xuất máy photocopy Fuji-Xerox.[216] Cũng trong năm này vào tháng 8, Ronaldo đạt mốc 10 triệu người hâm mộ trên trang Facebook và đi vào lịch sử với tư cách là nhân vật ngoài Hoa Kỳ đầu tiên có được sự thành công vang dội trên các trang web mạng xã hội đến vậy. Và tới cuối năm 2012, anh đã đạt mốc 50 triệu người hâm mộ trên Facebook - một trong những thành tích ít ỏi mà anh có thể vượt qua Messi (40 triệu like).[217][218][219]
Thống kê sự nghiệp
Bàn thắng cấp câu lạc bộ
[hiện]156 bàn thắng/358 trận đấu |
---|
2Bao gồm các giải đấu cạnh tranh khác là Siêu cúp nước Anh, Siêu cúp bóng đá châu Âu, Cúp bóng đá liên lục địa, Cúp thế giới các câu lạc bộ
3Bao gồm các giải đấu cạnh tranh khác là Siêu cúp bóng đá châu Âu, Cúp bóng đá liên lục địa, Cúp thế giới các câu lạc bộ, Siêu cúp Tây Ban Nha
Bàn thắng cấp đội tuyển
- Số liệu thống kê chính xác tới ngày 27 tháng 6 năm 2012[220]
[hiện]35 bàn thắng/95 trận đấu |
---|
Danh hiệu
Cùng câu lạc bộ
- Manchester United
- Giải bóng đá ngoại hạng Anh: 2007, 2008 và 2009.
- Cúp FA: 2004
- Cúp Liên đoàn bóng đá Anh: 2006, 2009
- Siêu cúp nước Anh: 2007, 2008
- UEFA Champions League:2008
- FIFA Club World Cup: 2008
- Cúp Nhà vua Tây Ban Nha: 2010-2011, 2013-2014
- Mùa giải 2010-2011: là cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất trong lịch sử LaLiga với 40 bàn, nâng số lần lập công ở các mặt trận lên con số 53 (tờ Marca xác định là 41 bàn và 54 bàn)
- Giải vô địch bóng đá Tây Ban Nha: 2012
- Siêu cúp Tây Ban Nha: 2012
Cùng đội tuyển quốc gia
- Bồ Đào Nha
- Hạng nhì Giải vô địch bóng đá châu Âu 2004
- Hạng tư World Cup 2006
- Hạng ba Giải vô địch bóng đá châu Âu 2012
Cá nhân
- Đội hình xuất sắc nhất giải đấu: UEFA Euro 2004, UEFA Euro 2012
- Giải thưởng Bravo (Tôn vinh) (1): 2004
- Cầu thủ trẻ xuất sắc nhất năm của FIFPro (2): 2004-05, 2005-06
- Cầu thủ Bồ Đào Nha xuất sắc nhất năm của UEFA (1): 2006-07
- Đội hình xuất sắc nhất năm (7): 2004, 2007, 2008, 2009, 2010, 2011, 2012
- Giải thưởng của Sir Matt Busby (3): 2003-04, 2006-07, 2007-08[221]
- FIFPro World XI (6): 2007, 2008, 2009, 2010, 2011, 2012
- Cầu thủ trẻ xuất sắc nhất năm của PFA (1): 2006-07
- Cầu thủ xuất sắc nhất năm của PFA (2): 2006-07, 2007-08
- Cầu thủ xuất sắc nhất năm của PFA do người hâm mộ bình chọn (2): 2006-07, 2007-08
- Đội hình Premier League xuất sắc nhất năm của PFA (4): 2005-06, 2006-07, 2007-08, 2008-09
- Cầu thủ xuất sắc nhất năm của FWA (2): 2006-07, 2007-08
- Cầu thủ xuất sắc nhất mùa giải của Premier League (2): 2006-07, 2007-08
- Cầu thủ xuất sắc nhất tháng của Premier League (4): 11/2006,[222] 12/2006,[222] 1/2008,[223] 3/2008[223]
- Chiếc giày vàng của Premier League (1): 2007-08
- Giải thưởng Barclays Merit (1): 2007-08
- UEFA Champions League Top-Scorer: 2008, 2013
- Chiếc giày vàng châu Âu (1): 2007-08, 2010-2011
- Tiền đạo xuất sắc nhất năm của UEFA (1): 2007-08
- Cầu thủ xuất sắc nhất năm của UEFA (1): 2007-08
- Cầu thủ xuất sắc nhất năm của FIFPro (1): 2007-08
- Quả bóng bạc của FIFA Club World Cup (1): 2008
- Quả bóng vàng châu Âu (1): 2008
- Cầu thủ xuất sắc nhất năm của FIFA (1): 2008
- Cầu thủ xuất sắc nhất châu Âu của Onze Mondial (2): 2007 (Onze bạc), 2008 (Onze vàng)
- Cầu thủ xuất sắc nhất năm của World Soccer (1): 2008
- Giải thưởng FIFA Ferenc Puskás (1): 2009
- Huy chương của Hoàng tử Henry[cần dẫn nguồn]
- Huy chương Merit (Vinh danh) của Vila Viçosa[224]
- Quả bóng vàng FIFA năm 2013[225][226][227][228].
Chú thích
- ^ a ă â “Cristiano Ronaldo dos Santos Aveiro”. Realmadrid.com. Real Madrid C.F. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2010.
- ^ Tiểu sử - Carling
- ^ a ă Lewis, Tim (8 tháng 6 năm 2008). “He's got the world at his feet”. London: The Guardian. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2010.
- ^ a ă “Man Utd accept £80m Ronaldo bid”. BBC Sport (British Broadcasting Corporation). 11 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2010.
- ^ a ă Doãn Mạnh (2 tháng 12 năm 2008). “Ronaldo giành Quả bóng Vàng 2008”. vnExpress. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2010.
- ^ a ă â b c d “'Ảnh độc' của Ronaldo 9 qua các thời kì”. Zing. 18 tháng 6 năm 2010. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2010.
- ^ a ă â “C. Ronaldo trong mắt cha”. Ngoisao.net. 1 tháng 7 năm 2004. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2010.
- ^ a ă â b Giả Sơn (17 tháng 12 năm 2008). “Những bí mật của Cristiano Ronaldo”. Ngoisao.net. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2010.
- ^ a ă â b Ban Mai (11 tháng 6 năm 2008). “C. Ronaldo: Nước mắt của một thiên tài (1)”. ngoisao.net. Truy cập 17 tháng 4 năm 2013.
- ^ Couzens, Gerard (22 tháng 4 năm 2007). “SECRET AGONY OF £31M RONALDO”. Sunday Mirror. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2008.
- ^ Khoa Bình (1 tháng 1 năm 2007). “Cristiano Ronaldo và bài học cuộc đời”. Tuổi Trẻ. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2010.
- ^ a ă â Quang Nguyên (4 tháng 12 năm 2008). “Góc khuất cuộc đời C.Ronaldo: Bụi phố”. VTC Thể thao. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2010.
- ^ a ă Joshua Robinson. “Profile of Ronaldo at about.com”. about.com. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2010.
- ^ a ă “Ronaldo suýt phải giã từ sự nghiệp bóng đá”. Xa lộ. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2010.
- ^ a ă “Cristiano Ronaldo- cuộc đời của cầu thủ mang số áo huyền thoại !”. Kiến thức Online. 24 tháng 7 năm 2008. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2010.
- ^ “Clash of the titans”. manchestereveningnews.com. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2010.
- ^ Rollings, Grant (1 tháng 3 năm 2009). “Heart op that saved Ronaldo”. Sun Online (News Group Newspapers). Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2010.
- ^ Daniel Taylor (11 tháng 6 năm 2003). “Beckham to stay in Spain”. The Guardian Sport. The Guardian. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2010.
- ^ a ă Beauchamp, Eric; Spanton, Tim (12 tháng 4 năm 2007). “I never wanted the No7 shirt”. The Sun. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2010.
- ^ LongNT (17 tháng 4 năm 2007). “Cris Ronaldo - Những thăng trầm tại MU.”. Việt báo. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2011.
- ^ L.T.T (12 tháng 6 năm 2009). “Khoảnh khắc trầm bổng Ronaldo tại Quỷ đỏ MU”. Dân Trí. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2010.
- ^ a ă â Sơn Lâm (Tổng hợp) (16 tháng 6 năm 2009). “10 khoảnh khắc thăng trầm đáng nhớ của Ronaldo ở MU”. Bóng đá 24h. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2010.
- ^ Đ.Hùng (23 tháng 5 năm 2004). “Chung kết Cúp FA: Hạ Millwall, M.U đăng quang”. Thanh niên. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2010.
- ^ “Middlesbrough 4–1 Man Utd”. BBC Sport (British Broadcasting Corporation). 29 tháng 10 năm 2005. Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2010.
- ^ Trần Hải (2 tháng 2 năm 2005). “Arsenal thua M.U 2-4: "Quỷ đỏ" làm tắt tiếng "thần công"”. Thanh niên. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2010.
- ^ “Chung kết FA Cup: Vieira ấn định chiến thắng cho Arsenal”. 24h.com.vn. 22 tháng 5 năm 2005. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2010.
- ^ Trần Bảo Ngọc (27 tháng 2 năm 2006). “Chung kết Cúp Liên đoàn M.U - Wigan (4-0): Vớt vát cho “Quỷ đỏ””. Thanh niên. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2010.
- ^ “Ronaldo lands back-to-back accolades”. inthenews.com. 11 tháng 1 năm 2007. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2010.
- ^ “Ronaldo wins monthly award again”. BBC Sport (British Broadcasting Corporation). 11 tháng 1 năm 2007. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2010.
- ^ “Ronaldo tỏa sáng, MU bỏ xa Chelsea”. Ngôi sao.net. 1 tháng 1 năm 2007. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2010.
- ^ Trần Bảo Ngọc (1 tháng 1 năm 2007). “Vòng 37 ngoại hạng Anh, Chelsea - M.U 3-0: "The Blues" lần thứ hai đăng quang”. Thanh niên. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2010.
- ^ Simon Stone (23 tháng 6 năm 2006). “van Nistelrooij plays down rumours of Ronaldo dispute”. The Independent. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2006.
- ^ Lowe, Sid (12 tháng 4 năm 2007). “Real ready to offer £54m to secure Ronaldo”. The Guardian Sport (London: The Guardian). Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2010.
- ^ Kay, Oliver (14 tháng 4 năm 2007). “Ferguson lets rip at Madrid after Ronaldo signs £31m deal”. London: The Times. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2010.
- ^ “Ronaldo signs new deal at Man Utd”. BBC Sport (British Broadcasting Corporation). 13 tháng 4 năm 2007. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2010.
- ^ Bích Sơn (13 tháng 1 năm 2009). “Khúc tự sự của Cristiano Ronaldo”. Bóng đá Online. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2010.
- ^ Phương Minh (11 tháng 4 năm 2007). “'Hủy diệt' Roma 7-1, MU oai phong vào bán kết”. vnExpress. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2010.
- ^ Phương Minh (3 tháng 5 năm 2007). “Đè bẹp MU 3-0, Milan tái ngộ Liverpool tại chung kết”. VnExpress. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2010.
- ^ “Ronaldo secures PFA awards double”. BBC Sport (British Broadcasting Corporation). 22 tháng 4 năm 2007. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2010.
- ^ Thompson, Gemma (15 tháng 8 năm 2007). “Ronny fell into Pompey trap”. News & Features (Manchester United). Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2010.
- ^ “Ronaldo pledges to keep his cool”. BBC Sport (British Broadcasting Corporation). 15 tháng 8 năm 2007. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2010.
- ^ Doãn Mạnh (12 tháng 11 năm 2007). “Cú đúp chớp nhoáng của Ronaldo đẩy MU lên ngôi đầu”. vnExpress. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2010.
- ^ Trần Nam (4 tháng 12 năm 2007). “Cú đúp của Ronaldo đưa MU trở lại vị trí thứ nhì”. vnExpress. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2010.
- ^ “Kaká's year capped by Ballon d'Or”. UEFA. 2 tháng 12 năm 2007. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2010.
- ^ “Ronaldo:Going the right way”. fifa.com. 17 tháng 12 năm 2007. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2010.
- ^ Phương Minh (27 tháng 12 năm 2007). “MU chiếm ngôi đầu khi Rooney và Ronaldo chói sáng”. vnExpress. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2010.
- ^ “Man Utd 6–0 Newcastle”. BBC Sport (British Broadcasting Corporation). 12 tháng 1 năm 2008. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2010.
- ^ “Man Utd 0–2 Reading”. BBC Sport (British Broadcasting Corporation). 19 tháng 1 năm 2008. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2010.
- ^ “UEFA asked to probe Ronaldo laser incident”. cnn.com. 21 tháng 2 năm 2008. Truy cập 21 tháng 2 năm 2008.
- ^ Ledsom, Mark (20 tháng 3 năm 2008). “Lyon fined over Champions League laser incident”. Reuters UK. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2010.
- ^ Phạm Quân (20 tháng 3 năm 2008). “Ronaldo toả sáng giúp Man Utd vững ngôi đầu”. vnMedia. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2010.
- ^ “Best's crown intact until Ronaldo cures his travel sickness”. London: guardian.co.uk. 1 tháng 4 năm 2008. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2010.
- ^ Chris Bevan (23 tháng 3 năm 2008). “Man Utd 3-0 Liverpool”. British Broadcasting Corporation. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2010.
- ^ “Man Utd 4-0 Aston Villa”. BBC Sports. British Broadcasting Corporation. 29 tháng 3 năm 2008. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2010.
- ^ “Ronaldo nhận "Chiếc giày vàng châu Âu"”. VTC News (VTC). 15 tháng 9 năm 2008. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2010.
- ^ “ESM Golden Shoe ranking”. European Sports Magazines. 7 tháng 4 năm 2008. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2010.
- ^ Doãn Mạnh (2 tháng 4 năm 2008). “Đạp tung cánh cửa Roma, MU đặt một chân vào bán kết”. vnExpress. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2010.
- ^ “Ronaldo đạt dấu mốc 30 bàn tại Premier League”. Tin 247. 4 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2010.
- ^ Doãn Mạnh (22 tháng 5 năm 2008). “MU lên đỉnh Champion League sau loạt đấu súng nghẹt thở”. VnExpress. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2010.
- ^ “UEFA Fans' Man of the Match”. uefa.com.
- ^ “Ronaldo breaks silence”. Sky Sports. 5 tháng 6 năm 2008. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2010.
- ^ “Real reported over Ronaldo link”. BBC (British Broadcasting Corporation). 9 tháng 8 năm 2008. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2010.
- ^ “FIFA to take no action over Ronaldo complaint”. FourFourTwo. 17 tháng 6 năm 2008. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2010.
- ^ “I will stay at Man Utd – Ronaldo”. BBC Sport (British Broadcasting Corporation). 6 tháng 8 năm 2008. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2010.
- ^ “Ronaldo ankle surgery a 'success'”. BBC Sport (British Broadcasting Corporation). 7 tháng 7 năm 2008. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2010.
- ^ “Villarreal return to frustrate United”. UEFA.com. 17 tháng 9 năm 2008. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2010.
- ^ Thanh Hà (24 tháng 9 năm 2008). “Carling Cup, M.U - Boro (3-1): “Quỷ đỏ” đã trở lại”. VTC News. VTC. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2010.
- ^ T.VĨ (28 tháng 9 năm 2008). “C.Ronaldo tỏa sáng giúp M.U đè bẹp Bolton”. Sút.vn. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2010.
- ^ Hùng Sơn (28 tháng 10 năm 2008). “Ronaldo xuất sắc nhất FIFPro: “Thật sửng sốt”!”. VTC Thể thao. VTC. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2010.
- ^ Hùng Sơn (28 tháng 10 năm 2008). “Đội hình xuất sắc nhất của FIFPro: Không còn “thế chân vạc””. VTC Thể thao. VTC. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2010.
- ^ Wilson, Steve (15 tháng 11 năm 2008). “Premier League Round-up: Liverpool and United back to winning ways as Arsenal lose”. Daily Telegraph (London). Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2010.
- ^ Thành Nam (1 tháng 12 năm 2008). “Derby thành Manchester: Quỷ đỏ thắng nhờ… lì đòn!”. VTC Thể thao. VTC. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2010.
- ^ Minh Quân (1 tháng 12 năm 2008). “Xem video pha "đánh bóng chuyền" của Ronaldo”. VTC Thể thao. VTC. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2010.
- ^ Hoàng Trang (2 tháng 12 năm 2008). “C. Ronaldo giải thích việc dùng tay chơi bóng”. Ngoisao.net. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2010.
- ^ “Cristiano Ronaldo” (bằng Tiếng Pháp). France Football. 2 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2010.
- ^ “Ronaldo scoops Ballon d'Or”. The World Game. 2 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2010.
- ^ Mạnh Hùng (8 tháng 12 năm 2008). “Ronaldo khiêm tốn ngày nhận Quả bóng Vàng châu Âu”. VTC News. VTC. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2010.
- ^ “World Club Championship”. FIFA. 18 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2010.
- ^ Khang Chi (8 tháng 1 năm 2008). “Cristiano Ronaldo thoát chết sau tai nạn ô tô”. Thể thao & Văn hóa. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2010.
- ^ “Ronaldo involved in Ferrari crash”. BBC News (British Broadcasting Corporation). 8 tháng 1 năm 2009. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 0201.
- ^ “C. Ronaldo - Cầu thủ xuất sắc của FIFA”. Ngôi sao. 13 tháng 1 năm 2009. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2010.
- ^ “Ronaldo named Fifa player of 2008”. BBC Sport (British Broadcasting Corporation). 12 tháng 1 năm 2009. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2010.
- ^ Nguyễn Lập (6 tháng 4 năm 2009). “"MU 2" lội ngược dòng trong trận cầu "đau tim"”. VTC Thể thao (VTC). Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2010.
- ^ Minh Quân (26 tháng 4 năm 2009). “Tottenham bị dìm trong cơn giận của Quỷ Đỏ”. Báo điện tử VTC News. Truy cập 6 tháng 8 năm 2010.
- ^ Mirror Sport (11 tháng 5 năm 2009). “Manchester United 2-0 Manchester City: Carlos Tevez and Cristiano Ronaldo seal derby win”. Mirror Football. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2010.
- ^ Phil McNulty (13 tháng 5 năm 2009). “Wigan 1-2 Man Utd”. BBC Sport. British Broadcasting Corporation. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2010.
- ^ MH (12 tháng 3 năm 2009). “MU "hất cẳng" Inter khỏi Champions League”. Dân Trí. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2010.
- ^ Phạm Quân (16 tháng 4 năm 2009). “"Siêu bàn thắng" của Ronaldo giúp Man Utd gỡ bỏ "lời nguyền" Dragao”. vnMedia. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2010.
- ^ “FC Porto 0–1 Man Utd (agg 2–3)”. BBC Sport (British Broadcasting Corporation). 15 tháng 4 năm 2009. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2010.
- ^ “Ronaldo stunner thrills Ferguson”. BBC Sport (British Broadcasting Corporation). 15 tháng 4 năm 2009. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2010.
- ^ Trung Dũng (6 tháng 5 năm 2009). “Arsenal 1-3 M.U: Giá trị đích thực”. Bóng đá.com.vn. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2010.
- ^ Trung Dũng (28 tháng 5 năm 2009). “Barcelona 2-0 M.U: 10 năm trước và 10 năm sau...”. Bóng đá.com.vn. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2010.
- ^ “Glazers to fund Fergie spree”. Sky Sports Football (BSkyB). 12 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2010.
- ^ “Ronaldo vows to justify price tag”. BBC Sport (British Broadcasting Corporation). 4 tháng 7 năm 2009. Truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2010.
- ^ a ă “Cristiano Ronaldo”. StretfordEnd.co.uk. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2010.
- ^ Trung Dũng (13 tháng 1 năm 2010). “Zidane: Tôi bất ngờ về Ronaldo”. Bóng đá.com.vn. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2010.
- ^ “Real Madrid and Manchester United seal the transfer of Cristiano Ronaldo”. Real Madrid CF (Real Madrid CF). 26 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2010.
- ^ “Ronaldo agrees six-year Real deal”. BBC Sport (British Broadcasting Corporation). 26 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2010.
- ^ “Cristiano Ronaldo ya es Real” [Cristiano Ronaldo now is Real] (bằng Tiếng Tây Ban Nha). Diario Marca. 26 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2010.
- ^ “Seen Around the World”. realmadrid.com (Real Madrid CF). 5 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2010.
- ^ “"Cristiano to wear the number '9'"”. Real Madrid CF. 6 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2010.
- ^ “Ronaldo aims shot at English game”. BBC Sport (British Broadcasting Corporation). 6 tháng 7 năm 2009. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2010.
- ^ Thùy Vy (8 tháng 7 năm 2009). “Cristiano Ronaldo ra mắt trước 80.000 khán giả: Kiếm tiền, hay kiếm cúp?”. Thể thao & Văn hóa. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2010.
- ^ “Cristiano Ronaldo welcomed by 80,000 fans at Real Madrid unveiling”. The Guardian Sport (London: The Guardian). 6 tháng 7 năm 2009. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2010.
- ^ Minh Kha (21 tháng 7 năm 2009). “Ronaldo ra mắt nhạt nhòa cùng Real Madrid”. vnExpress. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2010.
- ^ Phương Minh (29 tháng 7 năm 2009). “Ronaldo ghi bàn đầu tiên cho Real Madrid”. vnExpress. Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2010.
- ^ “Ronaldo in winning start for Real”. BBC Sport (British Broadcasting Corporation). 29 tháng 8 năm 2009. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2010.
- ^ “Tuesday's Champions League review”. BBC Sport (British Broadcasting Corporation). 15 tháng 9 năm 2009. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2010.
- ^ “Cristiano makes Real Madrid history”. Real Madrid.com. Real Madrid C.F. 23 tháng 9 năm 2009. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2010.
- ^ Song Mai (1 tháng 10 năm 2009). “Marseille tử nạn bởi "súng hai nòng" Ronaldo - Kaka”. VTC Thể thao. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2010.
- ^ Anh Tuấn (13 tháng 10 năm 2009). “Hậu vệ Marseille hối hận vì đã làm đau C. Ronaldo”. Báo Online.vn. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2010.
- ^ a ă MV (tổng hợp) (12 tháng 10 năm 2009). “Cristiano Ronaldo nghỉ thi đấu 4 tuần vì chấn thương”. Thể thao & Văn hóa. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2010.
- ^ SPORTSMAIL REPORTER (11 tháng 10 năm 2009). “Portugal 3 Hungary 0: Queiroz's team keep hopes alive but lose injured Ronaldo”. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2010. Đã bỏ qua tham số không rõ
|publsher=
(trợ giúp) - ^ MV (30 tháng 11 năm 2009). “Barca – Real Madrid 1-0: Thần tài Ibra !”. Thể thao & Văn hóa. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2010.
- ^ “Real Madrid - Almeria 4-2: 8 phút điên rồ của Ronaldo”. Bóng đá.com.vn. 7 tháng 12 năm 2009. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2010.
- ^ “Cristiano Ronaldo scores and sent off in Real victory”. BBC Sport (British Broadcasting Corporation). 5 tháng 12 năm 2009. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2010.
- ^ Hà Uyên (9 tháng 12 năm 2009). “Ronaldo phá tan mộng của Marseille”. vnExpress. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2010.
- ^ Nguyễn Tuấn (11 tháng 3 năm 2010). “Real Madrid sớm bị loại khỏi Champions League”. vnExpress. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2010.
- ^ Song Ngư (Vnn) (6 tháng 5 năm 2010). “Ronaldo ba lần phá lưới Mallorca ngay tại ONO”. Hà Nội Mới Online. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2010.
- ^ Bảo Phương (27 tháng 5 năm 2010). “Real Madrid chính thức xác nhận Mourinho sẽ trở thành hlv trưởng đội bóng”. Bóng đá 24h. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2010.
- ^ Thu Trang (29 tháng 7 năm 2010). “Raul chia tay Real Madrid: Huyền thoại Bernabeu”. Bóng đá số. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2010.
- ^ Anh Tuấn (3 tháng 8 năm 2010). “Ronaldo khoác số 7, Benzema thừa hưởng số 9”. Dân trí. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2010.
- ^ “Cristiano Ronaldo Takes Raul’s No.7 Shirt at Real Madrid, Benzema Moves To No.9, Xabi Alonso Takes No.14”. whoateallthepies.tv (Who Ate All The Pies). 8 tháng 3 năm 2010. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2010.
- ^ “Four-goal Ronaldo shares glory”. : The World Game on SBS. 24/10/2010. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2011.
- ^ “Four Real: Ronaldo fires Madrid to top of La Liga”. The Sydney Morning Herald. 25/10/2010.
- ^ “Real Madrid C.F. – Official Web Site – Mr. October”. Realmadrid.com. 29/10/2010. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2011.
- ^ “Real Madrid C.F. – Official Web Site – Historic drubbing to close out 2010”. Realmadrid.com. 22/12/2010. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2011.
- ^ “Ronaldo iguala los registros goleadores de Di Stéfano, Hugo Sánchez y Alday (tiếng tây ban nha)”. Realmadrid.com. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2011.
- ^ “Cristiano Ronaldo makes club history”. Realmadrid.com. 14/01/2011. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2011.
- ^ “Real Madrid C.F. – Official Web Site – Getafe 2–3 Real Madrid”. Realmadrid.com. 1 tháng 3 năm 2011. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2011.
- ^ “Cristiano: "Mi reto es batir los 38 de Hugo y Zarra"”. MARCA.com. 19/01/2011. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2011.
- ^ “Real Madrid C.F. – Official Web Site – Twelve shots off the post this season”. Realmadrid.com. 27/02/2011. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2011.
- ^ Madrid clinch Copa del Rey Sky Sports 20/04/2011
- ^ “¿Cuál ha sido el mejor gol del Madrid de esta temporada?”. MARCA.com. Truy cập 24/06/2011.
- ^ “Real Madrid C.F. – Official Web Site – Fans decide Cristiano Ronaldo's best goal of the season was his header in the Copa del Rey final”. Realmadrid.com. 17/06/2011. Truy cập 24/06/2011.
- ^ “Report: Sevilla FC v Real Madrid – Spanish Primera División – ESPN Soccernet”. Soccernet.espn.go.com. 5 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2011.
- ^ Paul Ames (6 tháng 12 năm 2004). “Euro 2004 roundup: Greece stuns Portugal 2–1”. USA Today. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2010.
- ^ Kevin McCarra (1 tháng 7 năm 2004). “Portugal have the final word”. The Guardian Sport. Lisboa: The Guardian. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2010.
- ^ Sam Wallace (24 tháng 7 năm 2004). “Ronaldo keen to play at Olympics”. The Telegraph. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2010.
- ^ “Ronaldo is chosen for the Olympics”. CNN.com. 21 tháng 7 năm 2004. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2010.
- ^ “Portugal Vs Iran match”. fifa.com. 17 tháng 6 năm 2006.
- ^ Tim Spanton (2 tháng 7 năm 2006). “Ronaldo: I never asked for Rooney red card”. ESPN soccernet. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2010.
- ^ “Ronaldo cleared over Rooney red card”. Soccernet. 4 tháng 7 năm 2006. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2010.
- ^ a ă Ban Mai (12 tháng 6 năm 2008). “C. Ronaldo: Nước mắt của một thiên tài (2)”. Ngoisao.net. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2010.
- ^ “Ronaldo intends to leave Man Utd”. BBC Sport (British Broadcasting Corporation). 8 tháng 7 năm 2006. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2010.
- ^ “Cristiano Ronaldo plans Real move”. Reuters. 28 tháng 6 năm 2006. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2010.
Juan José Díaz. “Cristiano Ronaldo: "Quiero jugar en el Real Madrid"” (bằng tiếng Tây Ban Nha). Marca. tr. 27/06/2006. Truy cập 27/10/2010. - ^ Phương Minh (28 tháng 5 năm 2008). “Ferguson dùng 'tuyệt chiêu' để giữ chân Ronaldo”. vnExpress. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2010.
- ^ “Ronaldo signs new deal at Man Utd”. BBC Sport (British Broadcasting Corporation). 13 tháng 4 năm 2007. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2010.
- ^ Nhóm phóng viên TTO (6 tháng 7 năm 2006). “Bồ Đào Nha - Pháp 0-1: BĐN tự thua chính mình”. Tuổi trẻ Online. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2010.
- ^ Alex Chick (6 tháng 7 năm 2006). “Scolari's fortunes take a dive”. ESPN Soccernet. ESPN. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2010.
- ^ “Supporters 'hijack' Ronaldo vote”. BBC. 6 tháng 7 năm 2006. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2010.
- ^ “Podolski beats Ronaldo to award”. BBC Sport. 7 tháng 7 năm 2006. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2010.
- ^ “Ronaldo: I could leave United”. METRO. 7 tháng 2 năm 2007. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2010.
- ^ “Scolari delighted with Portugal victory over Brazil”. Rediff. 7 tháng 2 năm 2007. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2010.
- ^ “Top scorers for Euro 2008 European Qualifying campaign”. ESPN soccernet.
- ^ “Portugal beats Azerbaijan 3-0 in Euro 2008 qualifier”. Today.Az. 8 tháng 10 năm 2006. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2010.
- ^ “Portugal 3 - 0 Kazakhstan”. ESPN Soccernet. 15 tháng 11 năm 2006. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2010.
- ^ Hoàng Tùng (25 tháng 3 năm 2007). “Bồ Đào Nha "nhấn chìm" Bỉ, Tây Ban Nha thắng nhọc nhằn”. Dân trí. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2010.
- ^ Tuấn Anh (23 tháng 8 năm 2007). “"Tí hon" Armenia xuất sắc cầm hoà Bồ Đào Nha”. Vietnamnet. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2010.
- ^ “Portugal 2 - 2 Poland”. ESPN Soccernet. 8 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2010.
- ^ “Kazakhstan 1 - 2 Portugal”. ESPN Soccernet. 8 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2010.
- ^ Minh Kha (12 tháng 6 năm 2008). “Ronaldo tỏa sáng, Bồ Đào Nha vào tứ kết”. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2010.
- ^ Henry Winter (20 tháng 6 năm 2008). “Euro 2008: German power leaves Portugal in despair”. The Telegraph. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2010.
- ^ “Queiroz appointed Portugal coach”. FIFA.com. 11 tháng 7 năm 2008. Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2010.
- ^ Angela, Asante (15 tháng 10 năm 2008). “Queiroz’s belief in Ronaldo as captain of Portugal”. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2010.[liên kết hỏng]
- ^ Anthony Sciarrino (6 tháng 6 năm 2010). “Portugal Manager Carlos Queiroz: Cristiano Ronaldo Can Lead Us To World Cup Glory”. Goal.com. Truy cập ngày 24 tháng 10 năm 2010.
- ^ Trọng Phú (16 tháng 6 năm 2010). “Bờ Biển Ngà - Bồ Đào Nha cầm chân nhau không bàn thắng”. Hà nội mới Online. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2010.
- ^ Ngọc Như (17 tháng 6 năm 2010). “World Cup 2010: Ngôi sao, anh ở đâu?”. Việt Nam Net. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2010.
- ^ Doãn Mạnh (21 tháng 6 năm 2010). “Bồ Đào Nha trút mưa bàn thắng lên Bắc Triều Tiên”. vnExpress. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2010.
- ^ Hoa Vinh (30 tháng 6 năm 2010). “Tây Ban Nha - Bồ Đào Nha 1-0: Villa đưa “bò tót” vào tứ kết”. SGGP Online. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2010.
- ^ TD (9 tháng 10 năm 2010). “Ronaldo, Nani lập công đưa Bồ Đào Nha tìm lại chiến thắng”. Bongda.com.vn. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2010.
- ^ Thiên Phúc (15 tháng 5 năm 2012). “Bồ Đào Nha công bố danh sách dự Euro 2012”. Tuổi Trẻ Online. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2012.
- ^ H.Long (3 tháng 6 năm 2012). “Bảng B: “Tử thần” gọi tên ai?”. Dân trí. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2012.
- ^ “Ronaldo câm lặng trước Đức: Vẫn chưa thoát khỏi cái bóng chính mình”. Báo Giáo dục Việt Nam. 10 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2012.
- ^ Hương Thùy (15 tháng 6 năm 2012). “Nỗi thất vọng mang tên C.Ronaldo”. Tiền Phong Online. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2012.
- ^ Duy Hồng (14 tháng 6 năm 2012). “CĐV Đan Mạch "chơi bẩn": Gọi Messi gây ức chế Ronaldo”. Bongdaplus.vn. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2012.
- ^ HT (18 tháng 6 năm 2012). “Người hùng trận đấu: Ronaldo, ai bảo tôi đá dở nào?”. TTVH Online. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2012.
- ^ Minh Chiến (18 tháng 6 năm 2012). “Ronaldo lập kỷ lục đặc biệt sau siêu trình diễn trước Hà Lan”. TTVH Online. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2012.
- ^ Tr.Việt (22 tháng 6 năm 2012). “EURO 2012: Ronaldo tỏa sáng đưa Bồ Đào Nha vào bán kết”. SGGP Online. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2012.
- ^ Duy Hồng (22 tháng 6 năm 2012). “Ronaldo - cầu thủ đầu tiên 2 lần liên tiếp là "MoM"”. Bongdaplus.vn. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2012.
- ^ K.Đ (28 tháng 6 năm 2012). “C.Ronaldo thất vọng vì nhận đá penalty cuối cùng”. TTVH Online. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2012.
- ^ The Associated Press (28 tháng 6 năm 2012). “Euro 2012: Defending champion Spain advances to another final after beating Portugal 4-2 on penalties”. NY Daily News. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2012.
- ^ C.Ng. (3 tháng 7 năm 2012). “EURO 2012: Đội hình tiêu biểu của UEFA”. SGGP Online. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2012.
- ^ a ă â b c Phương Minh (12 tháng 6 năm 2009). “Báo Anh chấm điểm sức mạnh của Ronaldo”. vnExpress. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2010.
- ^ Anh Hiển (28 tháng 1 năm 2010). “Rooney có đóng góp cho M.U. nhiều hơn Ronaldo?”. Thể thao & Văn hóa. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2010.
- ^ a ă â HA OANH (4 tháng 4 năm 2008). “Các chuyên gia không tiếc lời ngợi khen C.Ronaldo”. Hà Nội Mới Online. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2010.
- ^ “C.Ronaldo, mục tiêu 'chặt chém' của các hậu vệ”. Việt Nam Net. 6 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2010.
- ^ a ă Hoàng Trang (11 tháng 3 năm 2009). “C. Ronaldo cố kiềm chế tính nóng”. Ngôi sao.net. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2010.
- ^ a ă Thiên Sơn (25 tháng 12 năm 2009). “So sánh của tờ Marca về Cristiano Ronaldo và Lionel Messi: Chiến thắng “duy nhất” cho Ronaldo”. Giáo dục Online. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2010.
- ^ Huyền Hương (23 tháng 10 năm 2009). “Cristiano Ronaldo: Thương hiệu sáng giá”. Thanh Niên Online. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2010.
- ^ V.C (31 tháng 8 năm 2009). ““Vua chạy tốc độ” Bolt: Ronaldo chạy còn nhanh hơn tôi!”. Thể thao & Văn hóa. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2010.
- ^ “Larsson: "C.Ronaldo hay đóng kịch trên sân cỏ"”. Xa lộ. 26 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2010.
- ^ a ă “Cristiano Ronaldo: Xứng danh ‘Vua đá phạt’?”. Bóng đá.com.vn. 29 tháng 3 năm 2010. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2010.
- ^ a ă â “Cristiano Ronaldo: Làm đại sứ thương hiệu Castrol trên toàn cầu”. Bóng đá.com.vn. 19 tháng 10 năm 2009. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2010.
- ^ “"Ronaldo, coi chừng cách sút phạt!"”. Gia đình.net.vn. 12 tháng 5 năm 2009. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2010.
- ^ “Ronaldo sút phạt làm gãy tay khán giả nhí”. Báo điện tử Vnxpress. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2013.
- ^ Paul Smith (17 tháng 12 năm 2006). “CHARLTON: RON CAN BE UTD'S BEST EVER”. Sunday Mirror. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2010.
- ^ THANH BÌNH (24 tháng 4 năm 2007). “Denis Law: "Ronaldo sẽ vĩ đại như George Best"”. Xa lộ. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2010.
- ^ “Ronaldo receives libel damages over drink story”. USA Today. 9 tháng 11 năm 2009. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2010.
- ^ “Ronaldo to play in charity match for Madeira”. Reuters. 22 tháng 2 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 2 năm 2010. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2010.
- ^ “Cristiano Ronaldo donates £100,000 to cancer hospital”. 9 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2010.
- ^ Song Mai (theo Realmadrid.com) (17 tháng 12 năm 2009). “Công bố cuốn sách viết về cuộc đời Ronaldo”. VTC Thể thao. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2010.
- ^ “Ronaldo được dựng tượng”. Bóng đá.com.vn. 23 tháng 2 năm 2010. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2010.
- ^ “Madame Tussauds London unveils Cristiano Ronaldo's waxwork”. inside World Soccer. 10 tháng 6 năm 2010. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2010.
- ^ Đức Chính (16 tháng 5 năm 2008). “Cristiano Ronaldo: Săn bàn ngoại hạng, sát gái thượng thừa”. Tuần Việt Nam. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2010.
- ^ Hoàng Trang (2 tháng 9 năm 2009). “Bộ sưu tập 'máy bay bà già' của C. Ronaldo”. Ngôi sao.net. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2010.
- ^ Doãn Mạnh (12 tháng 6 năm 2009). “Cristiano Ronaldo cặp kè với Paris Hilton”. vnExpress. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2010.
- ^ Thế
Ngọc (4 tháng 7 năm 2010). [Tiền vệ điển trai từng cặp kè với nhiều
người đẹp khác nhau. Tuy vậy, mối tình với cô gái vừa sinh cho anh cậu
con trai lại chưa từng được tiết lộ. “C. Ronaldo có con trai đầu lòng”] Kiểm tra giao thức
|url=
(trợ giúp). Ngoisao.net. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2010. - ^ “Baby 'joy' for Cristiano Ronaldo”. BBC Online. 4 tháng 7 năm 2010. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2010.
- ^ “Moments”. Chapters. 27 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2010.
- ^ “Winker's dodgy clobber on sale”. The Sun. 27 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2010.
- ^ Ban Mai (5 tháng 7 năm 2008). “Cửa hàng mang tên CR7”. Ngôi sao.net. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2010.
- ^ Ty (8 tháng 10 năm 2008). “Ronaldo mở cửa hàng CR7”. Sút.vn. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2010.
- ^ Lan Hạ (19 tháng 11 năm 2009). “Cristiano Ronaldo quảng cáo cho Soccerade”. Tư vấn Online. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2010.
- ^ DN (15 tháng 1 năm 2010). “Cristiano Ronaldo quảng cáo quần lót Armani”. Tin nhanh Việt Nam. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2010.
- ^ “Ronaldo - "Tiền vào như nước sông Đà..."”. Biết hết.com. 1 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2010.
- ^ “Cristiano Ronaldo gains 10m Facebook fans's waxwork”. inside World Soccer. 12 tháng 8 năm 2010. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2010.
- ^ Mai Hà (12 tháng 8 năm 2010). “C.Ronaldo được hâm mộ nhất trên Facebook”. Tiền Phong Online. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2010.
- ^ Đất việt (13 tháng 8 năm 2010). “Ronaldo 'đông khách' nhất trên facebook”. Bóng đá số. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2010.
- ^ “Cristiano Ronaldo”. National Football Teams. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2010.
- ^ Cristiano Ronaldo hiện là người duy nhất đoạt ba lần
- ^ a ă Cầu thủ xuất sắc nhất tháng của Giải Ngoại hạng Anh mùa giải 2006/07 trên Premierleague.com
- ^ a ă Cầu thủ xuất sắc nhất tháng của Giải Ngoại hạng Anh mùa giải 2007/08 trên Premierleague.com
- ^ “Selecção distinguida pelo Duque de Bragança” (bằng Tiếng Bồ Đào Nha). Cristiano Ronaldo News. 30 tháng 8 năm 2006. Truy cập ngày 30 tháng 8 năm 2006.
- ^ “Cristiano Ronaldo đoạt Quả bóng vàng FIFA 2013”. Báo Thanh Niên. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2014.
- ^ FIFA Ballon d'Or 2013 - Men's results
- ^ FIFA Ballon d’Or and FIFA Women’s World Player of the Year - FIFA.com: Cristiano Ronaldo
- ^ Video clip - Cristiano Ronaldo: FIFA Ballon d'Or 2013
Liên kết ngoài
![]() |
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và tài liệu về Cristiano Ronaldo |
- Trang web chính thức
- Cristiano Ronaldo trên Twitter
- (tiếng Anh) Profile trên ESPN
- (tiếng Anh) Cristiano Ronaldo bản ghi giải đấu của FIFA
- (tiếng Anh) Thống kê thành tích thi đấu của Cristiano Ronaldo tại Soccerbase
- (tiếng Anh) Cristiano Ronaldo trên Internet Movie Database
- (tiếng Việt) Tiểu sử trên trang chủ của Manchester United
|
|
|
|
|
|
|
|
[hiện]Vị trí thể thao |
---|
{
Thích Quảng Đức
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Thích Quảng Đức | |
---|---|
![]() Tấm ảnh của nhà báo Malcolm Browne chụp Thích Quảng Ðức tự thiêu. Một bức ảnh tương tự đã được trao "Ảnh báo chí của năm" vào năm 1963.[1] |
|
Tên khác | Bồ Tát Thích Quảng Đức |
Tôn giáo | Phật giáo Đại thừa |
Quá trình hoạt động | |
Thời gian | 1917–1963 |
Tấn phong | 1917 |
Chức vụ | Trưởng ban Nghi lễ của Giáo hội Tăng già Việt Nam Trụ trì chùa Phước Hòa |
Thông tin cá nhân | |
Ngày sinh | 1897 |
Nơi sinh | Hội Khánh, Vạn Khánh, Vạn Ninh, Liên bang Đông Dương |
Ngày mất | 11 tháng 6 năm 1963 |
Nơi mất | Sài Gòn, Việt Nam Cộng hòa |
Hành động của Thích Quảng Đức đã làm tăng sức ép của quốc tế đối với chính quyền Ngô Đình Diệm, dẫn tới việc tổng thống Diệm phải tuyên bố đưa ra một số cải cách nhằm xoa dịu giới Phật tử. Tuy nhiên, những cải cách như đã hứa đó lại được thực hiện một cách chậm chạp hoặc không hề được thực hiện, khiến tình hình càng trở nên xấu hơn. Khi phong trào phản kháng vẫn tiếp tục dâng cao, Lực lượng đặc biệt trung thành với cố vấn Ngô Đình Nhu, em trai tổng thống, đã tiến hành nhiều cuộc tấn công bố ráp chùa chiền trên cả nước, lấy được trái tim của Thích Quảng Đức. Một số nhà sư khác cũng đã tự thiêu theo gương Thích Quảng Đức[3]. Cuối cùng, cuộc đảo chính quân sự vào tháng 11 đã lật đổ chính quyền và giết chết anh em Ngô Đình Diệm. Hành động tự thiêu của Thích Quảng Đức được coi như một bước ngoặt trong cuộc khủng hoảng Phật giáo Việt Nam, dẫn tới việc xóa bỏ nền Đệ nhất Cộng hòa tại miền Nam Việt Nam.
Mục lục
Hành trạng

Chân dung hòa thượng Thích Quảng Đức được lưu truyền rộng rãi giữa các Phật tử Việt Nam. Hình này dựa trên một bức ảnh chụp trước thềm thang trong chùa ông trụ trì.
Sau quãng thời gian sống biệt lập, ông bắt đầu du hành khắp miền Trung để giảng pháp. Sau 2 năm ông trở lại nhập thất tại chùa Sắc Tứ Thiên gần thành phố Nha Trang. Năm 1932, ông được bổ nhiệm làm chức kiểm tăng tại chi hội Phật giáo Ninh Hòa, sau đó nhận nhiệm vụ kiểm tăng trong tỉnh Khánh Hòa. Trong suốt thời gian ở miền Trung Việt Nam, ông đã tiến hành kiến tạo và trùng tu 14 ngôi chùa. Năm 1934, rời Khánh Hòa vào miền Nam để giáo hóa, ông cũng từng đến Campuchia hai năm để học hỏi và nghiên cứu kinh điển theo truyền thống Theravada. Cũng như ở miền Trung, hai mươi năm hành đạo ở miền Nam, ông đã khai sơn và trùng tu 17 ngôi chùa. Như vậy, ông đã có công xây dựng hoặc trùng tu tất cả 31 ngôi chùa. Ngôi chùa cuối cung là nơi ông trụ trì là chùa Quan Thế Âm ở quận Phú Nhuận, Gia Định, nay con đường này đã đổi thành chính tên của ông là Thích Quảng Đức. Ông đã từng giữ chức vụ Phó trị sự và Trưởng ban nghi lễ của Giáo hội Tăng già Nam Việt trong một thời gian khá lâu. Trước đó, ông có lúc đã nhận nhiệm vụ trụ trì chùa Phước Hòa, trụ sở đầu tiên của Hội Phật Học Nam Việt. Khi trụ sở này đời về chùa Xá Lợi, ông xin thôi việc để có đủ thời gian an tâm tu niệm[2].
Bối cảnh tôn giáo

Quốc kỳ thành Vatican

Lá cờ Phật giáo
Ở Huế, ngày 7 tháng 5, trước sự phản đối của giới Phật tử, Tỉnh trưởng Huế đã đồng ý cho phép treo cờ và đèn Phật giáo, nhưng Lãnh đạo Tổng hội Phật giáo Miền Trung nhận định chính quyền Ngô Đình Diệm vẫn không từ bỏ chính sách kỳ thị Phật giáo nên vẫn tiếp tục hành động đối phó chính quyền.[17] Sau đó, ngày 8 tháng 5, các Phật tử đã tụ tập và diễu cờ Phật giáo nhân dịp Phật đản năm 1963 tại đài phát thanh Huế và kéo theo đó là một vụ nổ súng. Diễn biến vụ nổ súng này được nhiều nguồn mô tả khác nhau như sau:
- Theo giáo sư lịch sử người Mỹ Seth Jacobs thì có một đám đông Phật tử phản đối lệnh cấm, bất chấp chính phủ bằng việc diễu hành ngoài trụ sở đài phát thanh với cờ Phật giáo trên tay, kêu gọi bình đẳng tôn giáo. Các lực lượng chính quyền đã bắn vào đám đông biểu tình và làm 9 người thiệt mạng[18]
- Theo nhà nghiên cứu lịch sử Phật giáo Việt Nam là Nguyễn Hiền Đức, khi Phật tử tập trung tại đài phát thanh Huế để chờ nghe chương trình phát thanh lại lễ Phật đản diễn ra tại chùa Từ Đàm. Bỗng có 2 tiếng nổ lớn sau đó quân đội bắt đầu nổ súng. Có 8 người thiệt mạng trong sự kiện này. Bác sĩ Erich Wulff chứng kiến sự việc tại đài phát thanh Huế và sau đó đến nhà xác quan sát các thi thể khẳng định có 5 trong 8 nạn nhân bị xe bọc thép bắn mất đầu.[17]
- Chính phủ bỏ lệnh cấm treo cờ Phật giáo
- Được tự do hành đạo như Công giáo
- Xem xét lại dụ số 10 để không coi tôn giáo như một hiệp hội
- Chấm dứt khủng bố đàn áp Phật giáo
- Bồi thường cho các nạn nhân vụ đài phát thanh Huế và trừng trị kẻ gây đổ máu
Tự thiêu vì đạo
Trong thời kỳ đấu tranh quyết liệt này, những tu sỹ Phật giáo đã chọn cách tự thiêu để phát động phong trào đấu tranh chống lại chính sách kỳ thị tôn giáo của chính quyền. Theo tác phẩm Việt Nam Phật giáo sử luận của tác giả Nguyễn Lang, ngày 27/5/1963, Thích Quảng Đức viết một lá thư cho Giáo Hội Tăng Giào Toàn Quốc tình nguyện tự thiêu để phản đối chính quyền. Ý định này của ông đã bị Giáo Hội từ chối.[20] Theo một nguồn khác, các chư tăng họp tại Chùa Ấn Quang đã quyết định để Hòa thượng Thích Quảng Đức lãnh sứ mệnh quan trọng này[21].Ngày 10 tháng 6, phát ngôn viên của giới Phật tử tiết lộ cho các nhà báo Mỹ biết rằng "một cái gì đó quan trọng" sẽ xảy ra sáng hôm sau bên ngoài đại sứ quán Campuchia ở Sài Gòn[22]. Phần lớn phóng viên đều không đếm xỉa đến lời nhắn và ngày hôm sau, rất ít nhà báo xuất hiện. Trong số đó có David Halberstam của tờ New York Times và Malcolm Browne, lúc đó đang làm trưởng đại diện hãng thông tấn AP tại Sài Gòn[22].
Thích Quảng Đức xuất hiện trong một đám diễu hành bắt đầu từ một ngôi chùa gần đó. Khoảng 350 hòa thượng và ni cô dẫn đầu bởi một chiếc Austin Westminster chia làm hai nhánh giương cao khẩu hiệu bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh. Họ lên án chính quyền Ngô Đình Diệm vì chính sách kỳ thị Phật giáo và đòi bình đẳng tôn giáo[22]. Ý định tự thiêu đã xuất hiện ở một nhà sư nhưng cuối cùng hòa thượng Thích Quảng Đức mới là người thực hiện[23].
Sự việc diễn ra tại ngã tư đại lộ Phan Đình Phùng và phố Lê Văn Duyệt[a][22] (nay là ngã tư phố Nguyễn Đình Chiểu và đường Cách mạng tháng Tám). Thích Quảng Đức đi ra từ chiếc ô tô cùng với hai nhà sư khác. Một người đặt một tấm nệm xuống đường còn người kia mở cabin xe và lấy ra một bình xăng dung tích 5 gallon. Vì đoàn diễu hành đang tạo thành nhiều lớp vòng tròn xung quanh mình, Thích Quảng Đức bình tĩnh ngồi thiền trên tấm đệm. Hai nhà sư cùng đi bắt đầu trút xăng lên đầu ông. Thích Quảng Đức lần tràng hạt và bắt đầu niệm: "Nam Mô A Di Đà Phật" trước khi đồng đạo châm lửa từ xa [24]. Lửa nhanh chóng thiêu rụi áo cà sa và da thịt của vị hòa thượng, khói đen bốc lên từ cơ thể đang cháy bùng của ông[22][25].
Sau đây là trích toàn văn lời tâm nguyện của Hòa thượng Thích Quảng Đức trước lúc tự thiêu[2]:
“ | Tôi pháp danh Thích Quảng Đức, Hòa thượng trụ trì Chùa Quán Âm Phú Nhuận (Gia Định). Nhận thấy Phật giáo nước nhà đương lúc ngửa nghiêng, tôi là một tu sĩ mệnh danh là trưởng tử của Như Lai không lẽ cứ ngồi điềm nhiên tọa thị để cho Phật Pháp tiêu vong, nên tôi vui lòng phát nguyện thiêu thân giả tạm này cúng dường chư Phật để hồi hướng công đức bảo tồn Phật giáo. Mong ơn mười phương chư Phật, chư Đại Đức Tăng Ni chứng minh cho tôi đạt thành chí nguyện như sau:
Tôi tha thiết kêu gọi chư Đại Đức Tăng Ni và Phật tử nên đoàn kết nhất trí hy sinh để bảo tồn Phật giáo. Nam Mô Đấu Chiến Thắng Phật Làm tại chùa Ấn Quang, ngày mùng 8 tháng 4 nhuần năm Quý Mão Tỳ kheo Thích Quảng Đức Kính bạch |
” |
Phóng viên David Halberstam viết trên tờ New York Times[26]:
|
|
Chừng 10 phút sau thì lửa tàn, Thích Quảng Đức đổ gục xuống đường. Một nhóm sư sãi đã bọc thi hài ông bằng áo cà sa vàng và đặt vào một chiếc áo quan bằng gỗ, nhưng không thể gập được tứ chi cho vừa khít. Một cánh tay của Thích Quảng Đức thò ra ngoài trong lúc áo quan được chở đến chùa Xá Lợi gần đó. Lúc 13:30, khoảng 1000 nhà sư tập trung trong chùa để họp trong khi bên ngoài, đám đông sinh viên ủng hộ Phật giáo tập trung giương biểu ngữ: "Một hòa thượng đã tự thiêu vì 5 yêu cầu của chúng tôi" và dàn thành hàng rào xung quanh ngôi chùa. Cuộc họp nhanh chóng kết thúc và các nhà sư quay trở lại ngã tư nơi Thích Quảng Đức tự thiêu. Khoảng 18:30, 30 ni cô và 6 nhà sư đã bị bắt vì tội tổ chức cầu nguyện trên phố bên ngoài chùa Xá Lợi. Cảnh sát lúc đó đã bao vây ngôi chùa và chặn đứng sự tiếp xúc với bên ngoài. Những người chứng kiến cảm thấy rằng một cuộc đàn áp vũ trang sắp xảy ra[27]. Chiều ngày hôm đó, hàng nghìn người dân Sài Gòn khẳng định rằng họ đã thấy ảo cảnh trên trời như khuôn mặt Đức Phật. Họ cho rằng Phật tổ đang nhỏ lệ[28].
Tang lễ
Sau vụ Thích Quảng Đức tự thiêu, phía Hoa Kỳ gia tăng sức ép buộc Việt Nam Cộng hòa tiếp tục thương lượng và hòa giải với phía Phật giáo. Lúc 11:30 ngày 11 tháng 6, Tổng thống Diệm triệu tập nội các để họp khẩn cấp bàn về vấn đề khủng hoảng Phật giáo. Thế nhưng sau cái chết của Thích Quảng Đức, ông đã hủy cuộc họp và gặp riêng với các bộ trưởng của mình. Đại sứ Mỹ William Trueheart đã cảnh báo Nguyễn Đình Thuận, thư ký của Diệm, rằng tình hình hiện rất nhạy cảm và đặt hy vọng tổng thống sẽ sớm đáp ứng những yêu sách của giới Phật tử. Tại Mỹ, ngoại trưởng Dean Rusk cũng cảnh báo đại sứ quán Sài Gòn rằng Nhà Trắng sẽ công khai công bố bản yêu sách đó "tự nó sẽ không liên quan" gì đến chính quyền nếu sự việc đã không xảy ra[29]. Bản thông cáo chung có ý nhượng bộ Phật tử được ký ngày 16 tháng 6[30].15 tháng 6 được chọn làm ngày tổ chức lễ tang cho Thích Quảng Đức. Ngày hôm đó đã có hơn 4.000 người tập trung bên ngoài chùa Xá Lợi nhưng buổi lễ lại bị hoãn. Đến ngày 19, linh cữu của hòa thượng được chở đến một nghĩa trang cách trung tâm thành phố 16 km (10 dặm) về phía Nam để hỏa táng lại. Theo như bản thông cáo chung vừa được ký kết trước đó vài ngày trong đó có sự đồng thuận giữa các chức sắc Phật giáo và cảnh sát thì số người tham dự lễ tang được giới hạn khoảng 400 người[30].
Trái tim xá lợi
Tuy thi hài Thích Quảng Đức đã được hỏa táng lại nhưng trái tim của ông thì không cháy và vẫn còn nguyên[23][28], về sau được đặt trên một cốc rượu lễ bằng thủy tinh tại chùa Xá Lợi[28]. Giới Phật tử coi đây là một điều thiêng, một biểu tượng của lòng trắc ẩn và suy tôn ông thành một vị Bồ tát[2][31].Đám tang chưa phải là sự kiện cuối cùng liên quan đến thi hài Thích Quảng Đức. Ngày 21 tháng 8, lực lượng đặc biệt của Quân lực Việt Nam Cộng hòa đã tấn công chùa Xá Lợi và một vài ngôi chùa khác trên khắp cả nước. Cảnh sát mật định cướp bình đựng tro của Thích Quảng Đức nhưng hai nhà sư đã kịp trốn thoát trước đó theo lối rào sau chùa[32]. Tuy nhiên lính của ông Nhu cũng đã lấy được trái tim xá lợi[33]. Trái tim mà lực lượng quốc gia lấy được khi đó, có người cho là trái tim giả[31].
Địa điểm được chọn làm nơi tự thiêu, trước cổng đại sứ quán Campuchia tại Sài Gòn, đã làm dấy lên những nghi vấn liệu đó chỉ là sự ngẫu nhiên hay còn có ý gì khác. Trueheart và nhân viên sứ quán cảm thấy rằng địa điểm này được chọn như để bày tỏ tình đoàn kết với chính phủ Campuchia của Hoàng thân Norodom Sihanouk. Quan hệ giữa Việt Nam Cộng hòa và Campuchia lúc đó đang căng thẳng. Ngày 22 tháng 5, Sihanouk buộc tội Diệm đã bạc đãi người Việt và Phật tử thiểu số người Khmer. Tờ Thời báo Việt Nam cho in một bài viết số ra ngày 9 tháng 6 khẳng định rằng các nhà sư bên Campuchia đang đứng về phía Phật giáo để phản đối chính quyền. Tờ báo này cũng cho rằng đây là một phần trong kế hoạch của Campuchia nhằm mở rộng chính sách ngoại giao trung lập vào Nam Việt Nam. Floweree cho biết Tổng thống Diệm đang "háo hức và sẵn sàng trông bàn tay của Campuchia nhúng vào tất cả các hoạt động có tổ chức của Phật giáo"[34].
Phản ứng của chính quyền

Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm
Quân lực Việt Nam Cộng hòa hưởng ứng lời kêu gọi của tổng thống, bày tỏ sự đoàn kết với nhau đằng sau Ngô Đình Diệm để cô lập các sĩ quan chống đối. 30 quan chức cấp cao đứng đầu bởi tướng Lê Văn Tỵ đã khẳng định quyết tâm thực thi mọi nhiệm vụ giao phó cho quân đội để bảo vệ hiến pháp và nền cộng hòa. Bản tuyên bố thực ra là vỏ bọc che đậy cho kế hoạch lật đổ Ngô Đình Diệm. Một số người tham gia ký kết về sau có dính líu trực tiếp tới cuộc đảo chính và ám sát Diệm tháng 11 năm đó. Các tướng Dương Văn Minh và Trần Văn Đôn, cố vấn quân sự của tổng thống và là người sẽ lãnh đạo cuộc lật đổ, lúc đó đang ở nước ngoài và không phải tham gia màn kịch ký kết[35].
Trần Lệ Xuân, vợ của Ngô Đình Nhu và em dâu tổng thống, lúc đó được mệnh danh là Đệ nhất Phu nhân Việt Nam Cộng hòa vì tổng thống sống độc thân, đã phát biểu: "Tôi sẽ vỗ tay khi thấy một vụ nướng sư khác" (I would clap hands at seeing another monk barbecue show)[36] và "nếu ai thiếu xăng dầu tôi sẽ cho". Trả lời phỏng vấn của ký giả tờ New York Times, Trần Lệ Xuân nói: "Tôi còn thách mấy ông sư thêm mười lần nữa. Phương pháp giải quyết vấn đề Phật giáo là phớt lờ, không cần biết tới". Những phát biểu thiếu cân nhắc và quá khích của bà như rót thêm nước sôi vào tình hình căng thẳng lúc đó[37]. Cuối tháng 6, chính phủ Ngô Đình Diệm cáo buộc rằng Thích Quảng Đức đã bị chích thuốc trước khi bị ép tự vẫn[38]. Chính quyền cũng buộc tội Browne đã hối lộ nhà sư để ông tự thiêu[39].
Tác động chính trị và truyền thông
Những bức ảnh của Browne chụp cảnh tự thiêu nhanh chóng truyền đi bằng các phương tiện điện tín và lên trang nhất của nhiều tờ báo khắp thế giới. Việc một hòa thượng tự thiêu tại một đất nước mà phần đông dân số theo đạo Phật đã được ghi nhận là bước ngoặt trong cuộc khủng hoảng Phật giáo và dẫn đến sự sụp đổ của chính quyền Ngô Đình Diệm. Mặc dù sự suy yếu của chính phủ bắt đầu lộ rõ từ trước nhưng vụ việc vẫn được coi là bước then chốt trong tình hình hỗn loạn lúc bấy giờ[40]. Nhà sử học Seth Jacobs khẳng định Thích Quảng Đức đã "đốt cuộc thử nghiệm Diệm của nước Mỹ ra tro" và "không có lời bào chữa nào có thể gỡ gạc lại được danh tiếng của Ngô Đình Diệm" một khi những bức ảnh của Browne đã hằn vào tâm trí của công chúng thế giới[41]. Ellen Hammer mô tả rằng sự kiện đã gợi lên những hình ảnh đen tối về sự đàn áp và ghê rợn, tương ứng với một thực tại rất châu Á mà người phương Tây vốn không hiểu"[42]. William Colby, giám đốc CIA vùng Viễn Đông cho rằng Ngô Đình Diệm "đã xử trí cuộc khủng hoảng rất dở và đã để cho nó tiến triển. Nhưng thực sự tôi không nghĩ rằng có nhiều cơ hội để họ giải quyết vấn đề một khi đã có một thầy tu tự thiêu"[40].
Tổng thống Mỹ John F. Kennedy nói rằng "không có một bức hình thời sự nào trong lịch sử lại gây nên nhiều xúc cảm trên khắp thế giới như vậy"
Tại châu Âu, bức ảnh được bày bán hàng loạt trên đường phố như những tấm bưu thiếp trong suốt thập niên 1960. Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã in bức ảnh ra hàng triệu bản và phân phát khắp châu Á và châu Phi như một minh chứng về "chủ nghĩa đế quốc Mỹ"[39]. Một trong những tấm ảnh Browne chụp cảnh tượng kinh hoàng vẫn còn dán trên chiếc xe mà Thích Quảng Đức lái tới ngã tư nơi ông tự thiêu[39]. Về phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng bày tỏ sự khâm phục trước hành động tự thiêu của Thích Quảng Đức qua hai câu đối: Vị pháp vong thân vạn cổ hùng uy Thiên Nhật Nguyệt/Lưu danh bất tử bách niên chính khí Địa Sơn Hà.[43]
Đối với Browne và hãng thông tấn AP, những bức ảnh là một thành công trong tiếp thị. Ray Herndon, nhà báo hãng thông tấn UPI (United Press International) đã quên không mang máy ảnh ngày hôm đó nên bỏ lỡ cơ hội chụp cảnh một hòa thượng tự thiêu, sau đã bị cấp trên la rầy. UPI ước lượng rằng có 5.000 độc giả ở Sydney, một thành phố lúc đó có khoảng 1,5 đến 2 triệu dân, đã chuyển sang lấy tin từ các nguồn của hãng AP[44]. Về phía chính quyền Ngô Đình Diệm, tờ Times of Vietnam, cơ quan ngôn luận bằng tiếng Anh, đã gia tăng sự công kích đối với các nhà báo Mỹ và giới Phật tử. Những dòng tít kiểu như "Giới chức chùa Xá Lợi đưa ra lời hăm dọa mới" hay "Sư sãi âm mưu ám sát" xuất hiện trên mặt báo. Một bài báo hoài nghi về mối quan hệ giữa các nhà sư và báo chí với việc đặt một câu hỏi tại sao "rất nhiều cô gái trẻ ra vào chùa Xá Lợi vào buổi sáng sớm" và sau đó cho rằng họ đã được đưa vào trong đó vì mục đích tình dục cho các phóng viên[45].
Tấm ảnh đoạt giải của Browne đã được giới truyền thông đại chúng sử dụng lại trong nhiều thập niên. Năm 1992, ban nhạc rock Rage Against the Machine sử dụng một tấm ảnh làm bìa cho album và đĩa đơn đầu tay của họ. Trong tập 408 bộ phim hoạt hình South Park, "Chef Goes Nanners", nhân vật Chef đã dùng đến tấm ảnh tự thiêu của Browne trước khi đổ xăng và đốt cháy một nhà sư để phản kháng lại lá cờ phân biệt chủng tộc của thị trấn[46].
Tiền lệ và ảnh hưởng
Người Mỹ tại Sài Gòn thường thấy những hành động tự thiêu rất kỳ quặc, họ sử dụng các kiểu chơi chữ ví dụ như "bonze fires" hay "hot cross bonzes", gần như để trốn khỏi tình trạng hoang mang[50]. Trong một trường hợp, một cậu bé con một quan chức người Mỹ ở đại sứ quán Mỹ tại Sài Gòn đã đổ dầu hỏa lên người mình và châm lửa. Đến khi lửa được dập thì cậu đã bị bỏng rất nặng. Về sau, cậu chỉ giải thích về hành động của mình rằng: "Con chỉ muốn thử xem nó như thế nào"[50]. Hành động của Thích Quảng Đức còn được bắt chước ít nhất hai lần tại Mỹ trong các cuộc phản đối Chiến tranh Việt Nam. Ngày 2 tháng 11 năm 1965, Norman Morrison, một tín đồ Quaker yêu chuộng hòa bình, đã tự thiêu bằng dầu hỏa bên dưới cửa sổ tầng 3 Lầu Năm Góc, nơi Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara làm việc. Cũng năm đó, Alice Herz, một phụ nữ 82 tuổi, đã tự thiêu ở Detroit, Michigan[51].
Ghi chú
• a)^ Trong ảnh vệ tinh (10,775159°B 106,686864°Đ)
là ngã tư nơi Thích Quảng Đức tự thiêu: Đại lộ Phan Đình Phùng (nay là
Nguyễn Đình Chiểu) hướng Đông Bắc-Tây Nam và phố Lê Văn Duyệt (nay là
Cách Mạng Tháng Tám) hướng Tây Bắc-Đông Nam. Góc phía Tây của ngã tư có
một đài tưởng niệm Thích Quảng Đức. Trong nhiều năm thì trạm xăng
Petrolimex đứng ở góc phía Bắc, nhưng nay đã bị thay thế bởi một công viên tưởng nhớ Thích Quảng Đức.
Tham khảo
- ^ Browne 1963.
- ^ a ă â b c Nhị Tường 2005.
- ^ 50 NĂM NHÌN LẠI PHẬT GIÁO TRANH ĐẤU 1963, Đức Hạnh, Thư viện Hoa Sen
- ^ Gettleman 1966, tr. 275–276, 366.
- ^ Time Staff 1963a.
- ^ Tucker 2000, tr. 49, 291, 293.
- ^ Ellsberg 1971, tr. 729–733.
- ^ Tucker 2000, tr. 291.
- ^ a ă Gettleman 1966, tr. 280–282.
- ^ Harrison 1963b, tr. 9.
- ^ Warner 1963, tr. 210.
- ^ Fall 1963, tr. 199.
- ^ Buttinger 1967, tr. 993.
- ^ Karnow 1997, tr. 294.
- ^ Buttinger 1967, tr. 933.
- ^ Harrison 1963a, tr. 5–6.
- ^ a ă PHÁP NẠN Ở HUẾ TRONG LỄ PHẬT ĐẢN NĂM 1963, Nguyễn Hiền Đức, Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam
- ^ a ă Jacobs 2006, tr. 140–150.
- ^ Nguyễn Lang 2000, trang 1048
- ^ Nguyễn Lang 2000, trang 1058 - 1059
- ^ Từ Quận chúa Hồ Thị Hạnh đến Sư bà Diệu Không, Báo Công An Nhân Dân, Chuyên đề An Ninh Thế giới và Văn nghệ Công An
- ^ a ă â b c d Jacobs 2006, tr. 147.
- ^ a ă â b Karnow 1997, tr. 297.
- ^ Thích Quảng Đức tự thiêu
- ^ Jones 2003, tr. 268.
- ^ Halberstam 1965, tr. 211.
- ^ a ă Jones 2003, tr. 270.
- ^ a ă â Jacobs 2006, tr. 148.
- ^ Jones 2003, tr. 272.
- ^ a ă Hammer 1987, tr. 149.
- ^ a ă Bồ tát Thích Quảng Đức với quả tim bất diệt Cư Sĩ Tuệ Minh Đạo Nguyễn Đức Can bản lưu 20/6/2010
- ^ Jones 2003, tr. 307–308.
- ^ Time Staff 1963b.
- ^ Jones 2003, tr. 271.
- ^ Hammer 1987, tr. 147.
- ^ O'Brien 2005, tr. 859
- ^ Langguth 2002, tr. 216.
- ^ Jones 2003, tr. 284.
- ^ a ă â Prochnau 1995, tr. 309.
- ^ a ă Jones 2003, tr. 269.
- ^ a ă â Jacobs 2006, tr. 149.
- ^ a ă Hammer 1987, tr. 145.
- ^ Kỷ niệm 50 năm pháp nạn lịch sử PGVN: (Phần 1) Bài thơ “Lửa từ bi” nói thay lời lịch sử trên trang mạng của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
- ^ Prochnau 1995, tr. 316.
- ^ Prochnau 1995, tr. 320.
- ^ Parker 2000.
- ^ a ă â Hammer 1987, tr. 146.
- ^ Jacobs 2006, tr. 152, 168, 171.
- ^ Jacobs 2006, tr. 173–180.
- ^ a ă Prochnau 1995, tr. 310.
- ^ Zinn 2003, tr. 486.
Thư mục tham khảo
- Browne, Malcolm (1963), World Press Photo of the Year: 1963, Amsterdam: World Press Photo, truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2007 ảnh
- Buttinger, Joseph (1967), Vietnam: A Dragon Embattled, Praeger Publishers
- Ellsberg, Daniel biên tập (1971), “The Situation in South Vietnam - SNIE 53-2-63”, The Pentagon Papers, Gravel Edition, Volume 2, Boston: Beacon Press, truy cập 2007-08-2 1
- Fall, Bernard (1963), The Two Viet-Nams, Praeger Publishers
- Gettleman, Marvin E. (1966), Vietnam: History, documents and opinions on a major world crisis, New York: Penguin Books
- Halberstam, David (1965), The Making of a Quagmire, New York: Random House
- Hammer, Ellen J. (1987), A Death in November, Boston: E. P. Dutton, ISBN 0-525-24210-4
- Harrison, Gilbert biên tập (3 tháng 6 năm 1963), “Diệm's other crusade”, The New Republic (1963-06-22)
- Harrison, Gilbert biên tập (3 tháng 6 năm 1963), “South Vietnam: Whose funeral pyre?”, The New Republic (1963-06-29)
- Jacobs, Seth (2006), Cold War Mandarin: Ngo Dinh Diem and the Origins of America's War in Vietnam, 1950–1963, Lanham: Rowman & Littlefield, ISBN 0-7425-4447-8
- Jones, Howard (2003), Death of a Generation, New York: Oxford University Press, ISBN 0-19-505286-2
- Karnow, Stanley (1997), Vietnam: A history, New York: Penguin Books, ISBN 0-670-84218-4
- Langguth, A. J. (2002), Our Vietnam, New York: Simon & Schuster, ISBN 0-74321-231-2
- Nhị Tường (2005), Tiểu Sử Bổ Tát Thích Quảng Đức, Fawker: Quang Duc Monastery (xuất bản 1 tháng 5 năm 2005), truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2007
- Parker, Trey (Writer, Director) (2000), Chef Goes Nanners, South Park, series 4, no. 55 (2000-07-05), New York: Comedy Central Đã bỏ qua tham số không rõ
|medium=
(trợ giúp) - Prochnau, William (1995), Once upon a Distant War, New York: Times Books, ISBN 0-812-92633-1
- Schecter, Jerrod L. (1967), The New Face of Buddha: Buddhism and Political Power in Southeast Asia, New York: Coward-McCann
- Time Staff (3 tháng 6 năm 1963), “The Religious Crisis”, Time Magazine (1963-06-14), truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2007
- Time Staff (3 tháng 6 năm 1963), “The Crackdown”, Time Magazine (1963-08-30), truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2007
- Tucker, Spencer C. (2000), Encyclopedia of the Vietnam War, Santa Barbara: ABC-CLIO, ISBN 1-57607-040-0
- Warner, Denis (1963), The Last Confucian, New York: Macmillan
- Zinn, Howard (2003), A People's History of the United States, New York: HarperCollins, ISBN 0-06-052842-7
- O'Brien, Michael (2005), John F. Kennedy: A Biography, Macmillan, ISBN 0-312-28129-3, 9780312281298
- Nguyễn Lang (2000), Việt Nam Phật giáo sử luận, Nxb Văn học, Hà Nội
Liên kết ngoài
![]() |
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và tài liệu về Thích Quảng Đức |
- Trang mạng thông tin về Hòa thượng Thích Quảng Đức
- Hoà thượng Thích Quảng Đức tự thiêu trên YouTube tải lên vào 29-07-2011
Lý Khắc Dụng
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Lý Khắc Dụng (chữ Hán: 李克用, 856-908), vốn có họ Chu Tà (chữ Hán: 朱邪), còn đọc là Chu Gia hay Chu Da (chữ Hán: 朱爷). Ông là danh tướng cuối đời nhà Đường, người bộ tộc Sa Đà, dân tộc Tây Đột Quyết. Sau khi con trai ông là Lý Tồn Úc kiến lập nhà Hậu Đường vào năm 923, ông được truy tôn làm Hậu Đường Thái Tổ.
Tương truyền tổ tiên của Lý Khắc Dụng được sinh ra trong tổ chim điêu, tù trưởng lấy làm quái dị, đem cho các nhà luân lưu chăm sóc, nên mới có họ là “Chư Gia” (chữ Hán: 诸爷), tức là không được riêng ai chăm sóc. Truyền mãi về sau thành ra “Chu Tà”, tức là Chư đổi thành Chu, Gia đổi thành Tà, nhưng âm đọc thì không thay đổi.
Sau đó, bộ tộc Sa Đà vì chiến loạn mà chuyển về phía đông, dời đến ở khu vực ngày nay là một dải Định Tương, Sơn Tây. Ông tổ của Lý Khắc Dụng là Bạt Dã đã đi theo Đường Thái Tông đánh Cao Ly, Tiết Diên Đà người Hồi Hột. Quân Sa Đà có hàng vạn kị binh kiêu dũng thiện chiến, đời đời trung thành với nhà Đường.
Ông nội là Chu Tà Chấp Nghi, nhậm chức Thứ sử Úy Châu[3], Đại Bắc Hành doanh Chiêu thảo sứ. Cha là Chu Tà Xích Tâm, nhậm chức Thứ sử Sóc Châu [4], vì thảo phạt Bàng Huân có công, được ban tên là Lý Quốc Xương, thăng làm Chấn Vũ Tiết độ sứ. Lý Khắc Dụng là con trai thứ 3 của Quốc Xương, vì thế mà có họ Lý.
Năm ông lên 13 tuổi (868), Bàng Huân lãnh đạo lính thú Quế Lâm khởi nghĩa, thanh thế rất lớn, ngang dọc các vùng Sơn Đông, Giang Tô, An Huy. Triều Đường vô cùng sợ hãi, vội triệu kỵ binh Sa Đà đến cứu viện.
Lý Khắc Dụng theo cha xuất chinh, kiêu dũng phi thường, trong quân gọi ông là “phi hổ tử”, có sách còn chép một ngoại hiệu khác là “Lý nha nhân” (chữ Hán: 李鸦儿) [5]. Vì trấn áp khởi nghĩa có công, ông được phong làm Vân Trung nha tướng, năm sau được thăng làm Vân Trung thú tróc sứ.
Sau đó, các tướng dâng thư lên Đường Hi Tông, thỉnh cầu cho Lý Khắc Dụng nhậm chức Vân Châu phòng ngự sứ, triều đình chẳng những cự tuyệt yêu cầu này, mà còn định phát binh thảo phạt Vân Châu.
Vừa vặn lúc này, quân khởi nghĩa nông dân Hoàng Sào vượt qua Trường Giang, đánh lên phía Bắc. Triều Đường muốn ổn định lòng người, đành phong cho Lý Khắc Dụng làm Vân Châu phòng ngự sứ, Kiểm hiệu Công bộ thượng thư.
Nhà Đường không cam tâm nhìn cha con Lý Quốc Xương lớn mạnh. Tháng 7, triều đình điều quân của các quân Nghĩa Thành, Trung Vũ, Chiêu Nghĩa, Hà Dương hội họp ở Tấn Dương[14], nhằm chế ngự quân Sa Đà. Tháng 8, quân Sa Đà đánh phá ngoại thành Khả Lam quân, lại ở Hồng Cốc [15] đánh bại quân Đường.
Tháng 10, Đường Hi Tông lệnh cho Chiêu Nghĩa tiết độ sứ Lý Quân, Lư Long tiết độ sứ Lý Khả Cử ở U Châu cùng Thổ Cốc Hồn tù trưởng Hách Liên Đạc, Bạch Nghĩa Thành, Sa Đà tù trưởng An Khánh, Tát Cát tù trưởng Mễ Hải Vạn, hợp binh ở Úy Châu[16] thảo phạt cha con Lý Quốc Xương. Mùa xuân năm Càn Phù thứ 6 (879), Lý Khắc Dụng đánh bại quân Đường, Lý Quân trúng tên mà chết.
Năm sau, nhà Đường phái nguyên soái Lý Trác soái mấy vạn quân, một lần nữa thảo phạt Lý Khắc Dụng. Cha con Lý Quốc Xương không chống nổi, đưa người ngựa chạy đến bộ tộc Thát Đát của biên giới phía bắc.
Khi ấy, Hoàng Sào từ Giang Hoài vượt sông sang bờ bắc, mũi giáo nhắm thẳng vào Trường An. Nghe được tin này, Lý Khắc Dụng vui vẻ ra mặt, cho mổ bò bày tiệc, mời thủ lĩnh Thát Đát đến, rồi nói:
Theo đề xuất của Đại Đồng tiết độ sứ Lý Hữu Kim, em trai của Lý Quốc Xương, Cảnh Tư cũng đồng ý rằng: quân Sa Đà không phải Lý Khắc Dụng làm tướng thì không xong, bèn đem chiếu thư đến Thát Đát triệu ông trở về, được Hoàng đế chuẩn tấu, phong cho ông làm Đại Châu thứ sử, Nhạn Môn dĩ bắc hành doanh tiết độ sứ.
Lý Khắc Dụng soái 5 vạn quân Phiên Hán ra khỏi Thạch Lĩnh Quan, đi qua Thái Nguyên, gởi điệp văn yêu cầu lương tiền cho quân đội. Nhưng Hà Đông tiết độ sứ Trịnh Tòng Đảng nhiều lần từ chối, Lý Khắc Dụng phải đưa quân đến dưới chân thành Tấn Dương đòi khao thưởng, Tòng Đảng bất đắc dĩ đem ra ngàn quan tiền, ngàn thạch gạo. Ông nổi giận, thả cho quân đội của mình cướp bóc rồi trở về.
Tháng 2, họ đánh bại tướng của Hoàng Sào là Hoàng Nghiệp ở Thạch Đê cốc, tháng 3 lại đánh bại Triệu Chương, Thượng Nhượng ở Lương Điền Pha, thây phơi 30 dặm. Lúc này, binh mã các trấn đều hội họp ở Trường An, đánh nhau to ở Vị Kiều, quân khởi nghĩa đại bại chạy vào thành. Khắc Dụng thừa thắng đuổi theo, từ cửa Quang Thái tiến vào, đánh nhau ở Vọng Xuân cung, Thăng Dương điện, Hoàng Sào thua, chạy về phía nam ra khỏi Lam Điền Quan.
Lấy lại kinh sư, công lao của Lý Khắc Dụng đứng đầu. Thiên tử phong Khắc Dụng làm kiểm hiệu tư không, đồng trung thư môn hạ bình chương sự, Hà Đông tiết độ sứ, lấy Quốc Xương làm Nhạn Môn dĩ bắc hành doanh tiết độ sứ.
Tháng 10, Quốc Xương mất.
Năm Trung Hòa thứ 4 (884), Lý Khắc Dụng đưa 5 vạn quân cứu Trần Châu, ra khỏi Thiên Tỉnh quan, mượn đường Hà Dương, nhưng tiết độ sứ Hà Dương là Gia Cát Sảng không cho, ông bèn từ Hà Trung vượt sông. Tháng 4, ông đánh bại Thượng Nhượng ở Thái Khang, lại đánh bại Hoàng Nghiệp ở Tây Hoa. Hoàng Sào vừa đánh vừa chạy, đến Trung Mâu, chưa kịp vượt sông, Khắc Dụng đuổi kịp, nghĩa quân kinh hãi tan vỡ. Gần đến Phong Khâu, nghĩa quân lại thua trận, Hoàng Sào kịp chạy thoát thân.
Lý Khắc Dụng đưa quân liên tục truy kích, hòng một mẻ diệt trọn quân khởi nghĩa, một ngày một đêm đi được 200 dặm, nên cuối cùng kỵ binh chỉ còn vài trăm người. Vì người mệt ngựa mỏi, lương thảo thiếu thốn, Lý Khắc Dụng đành đưa quân trở về Biện Châu, đóng quân ở chùa Phong Thiện.
Còn Hoàng Sào bị ông đuổi đánh dữ dội, chỉ còn hơn ngàn người, đến Lai Vu[18] lại bị tiết độ sứ Cảm Hóa là Thì Phổ ở Từ Châu đến đón đánh, phải chạy trốn vào hang Lang Hổ[19], bên cạnh chỉ còn một ít thân tín, nên tuyệt vọng tự sát.
Trời đã về chiều, Chu Ôn bao vây quán dịch, đốt nhà bắn tên, hòng giết chết Lý Khắc Dụng, trừ hậu hoạ về sau. Ông được bộ hạ thân tín bảo vệ, thêm mưa gió che chở, giữ được tính mạng, nhưng toàn bộ 300 thân binh đều bị giết.
Từ đây hai người Chu – Lý kết oán, chiến tranh không dứt, mãi đến khi Hậu Lương bị diệt vong thì mới kết thúc.
Lý Khắc Dụng nghe lời Lưu thị, dâng tấu lên Đường Hi Tông, nói rõ tội trạng của Chu Ôn, thỉnh cầu hoàng đế hạ chiếu thảo phạt. Nhưng triều đình cho rằng hai người đều là hai tiết độ sứ, có thực lực quân sự, muốn cả hai cùng tồn tại, kềm chế lẫn nhau, Đường Hi Tông hạ chiếu khuyên đôi bên hòa giải.
Đồng thời, hoàng đế vì muốn an ủi Lý Khắc Dụng, nhân chiến công phá Hoàng Sào, gia phong Khắc Dụng làm Lũng Tây quận vương. Chu Ôn vì toàn lực đối phó dư đảng của Hoàng Sào là Tần Tông Quyền ở mặt tây, muốn tránh việc trước mặt sau lưng đều có địch, đem các thứ vàng bạc làm lễ vật trọng hậu đến tạ tội với Lý Khắc Dụng.
Năm Quang Khải thứ nhất (885), Hà Trung tiết độ sứ Vương Trọng Vinh và thái giám Điền Lệnh Tư có hiềm khích. Triều đình muốn Trọng Vinh dời đến Duyện Châu, nhường Hà Trung quân cho Nghĩa Vũ tiết độ sứ Vương Xử Tồn ở Định Châu, còn hạ chiếu cho Lý Khắc Dụng đưa quân đến giúp Xử Tồn nhận đất.
Vương Trọng Vinh sai người đến lừa Lý Khắc Dụng rằng: “Thiên tử ban chiếu cho Trọng Vinh, đợi Khắc Dụng đến, cùng Xử Tồn giết chết ngài.” Nhân đó Trọng Vinh làm giả chiếu thư nói với ông rằng: “Đây là mưu của Chu Toàn Trung.” Lý Khắc Dụng tin lời ấy, dâng biểu lên xin đánh Chu Ôn, Hi Tông không cho, ông rất tức giận.
Vương Trọng Vinh không chịu dời đi, Hi Tông sai Bân Ninh tiết độ sứ Chu Mân ở Bân Châu, Phượng Tường tiết độ sứ Lý Xương Phù ở Phượng Tường đánh dẹp. Lý Khắc Dụng đưa quân giúp Trọng Vinh, đánh bại Chu Mân ở Sa Uyển, còn xâm phạm kinh sư, cướp bóc đốt nhà rồi trở về. Hi Tông phải ra ở Hưng Nguyên, ông lui quân về Hà Trung.
Bân Ninh tiết độ sứ Chu Mân làm phản, đuổi theo Hi Tông, không kịp, bắt được Tương vương Lý Dục, bức ông ấy xưng đế, đóng quân ở Phượng Tường. Hi Tông nghĩ chỉ có Lý Khắc Dụng có thể đánh được Chu Mân, nhưng không thể sai khiến ông nữa. Vào lúc đánh bại Hoàng Sào ở Trường An, thiên hạ binh mã đô giám Dương Phục Cung chơi khá thân với Khắc Dụng, Hi Tông sai gián nghị đại phu Lưu Sùng Vọng đem chiếu thư đến triệu ông, còn nhờ Dương Phục Cung chuyển lời. Khắc Dụng nhận lời nhưng không làm.
Đường Chiêu Tông cho rằng Lý Khắc Dụng phá Hoàng Sào có công lớn, không thể phạt, rồi đưa chuyện này xuống cho các quan tứ phẩm ở đài, tỉnh nghị luận. Phần lớn mọi người đều nói không thể phạt. Chỉ có tể tướng Trương Tuấn cho rằng trước đây quân Sa Đà từng bức Hi Tông chạy ra Hưng Nguyên, tội đáng chết, có thể phạt. Quân dung sứ Dương Phục Cung, vốn chơi khá thân với Khắc Dụng. Cũng can rằng không thể phạt, Chiêu Tông đồng ý.
Chu Ôn ngầm hối lộ Trương Tuấn, khiến ông ta kiên trì ý kiến của mình. Đường Chiêu Tông bất đắc dĩ phong Tuấn làm Thái Nguyên tứ diện hành doanh binh mã đô thống, Hàn Kiến làm phó sứ.
Lúc này, Phùng Bá, tướng cũ của Mạnh Phương Lập, ở Lộ Châu làm phản, giết chết Lý Khắc Cung, đầu hàng Chu Ôn. Chu Ôn sai Cát Tùng Chu đưa quân tiến vào Lộ Châu. Nhà Đường lấy Tôn Quỹ làm Chiêu Nghĩa tiết độ sứ, Khắc Dụng sai Lý Tồn Hiếu bắt được Quỹ ở Trường Tử, đẩy lui Tùng Chu, rồi sai Khang Quân Lập giữ Lộ Châu.
Tháng 11, Lý Khắc Dụng và Trương Tuấn giao chiến ở Âm Địa. Quân triều đình đánh ba trận thua cả ba, Trương Tuấn, Hàn Kiến trốn về. Ông thả quân đánh cướp từ Tấn, Giáng đến Hà Trung, đi đến đâu là tan hoang đến đấy. Khắc Dụng dâng biểu lên triều đình, lời lẽ khinh mạn, hoàng đế không muốn thêm xấu mặt, đành đáp lại qua loa.
Tháng 2 năm Đại Thuận thứ 2 (891), triều đình khôi phục cho Lý Khắc Dụng các tước phong Hà Đông tiết độ sứ, Lũng Tây quận vương, gia phong Kiểm hiệu thái sư kiêm Trung thư lệnh.
Lý Khắc Dụng dựng rào ở phía tây Thường Sơn, đưa hơn 10 kỵ binh vượt sông Hô Đà để dò xét quân địch, gặp mưa lớn, nước ngập mặt đất đến vài thước. Người Trấn Châu tập kích ông, Khắc Dụng trốn ở trong rừng, nguyền rằng: “Ta mà lấy được Thái Nguyên thì ngựa không kêu nữa.” Ngựa của bọn họ chợt không kêu nữa. Tiền quân của ông do Lý Tồn Hiếu chỉ huy đã lấy được Lâm Thành, lập tức tấn công Nguyên Thị. Lý Khuông Uy cứu Vương Dung, ông đưa quân về Hình Châu.
Năm Cảnh Phúc thứ nhất (892), Vương Dung tấn công Hình Châu, Lý Tồn Tín, Lý Tự Huân đánh bại ông ta ở Nghiêu Sơn. Tháng 2, Lý Khắc Dụng hội quân với Vương Xử Tồn đánh Vương Dung, giao chiến ở Tân Thị, Dung thua trận.
Tháng 8, Lý Khuông Uy tấn công Vân Châu, giằng co với Lý Khắc Dụng. Ông ngầm đưa quân tiến vào Vân Châu, phản kích Lý Khuông Uy, ông ta thua chạy.
Tháng 10, Lý Tồn Hiếu giữ Hình Châu làm phản. Năm Cảnh Phúc thứ 2, Tồn Hiếu cầu viện Vương Dung. Lý Khắc Dụng đưa quân ra khỏi Tỉnh Hình đánh Vương Dung, vừa gởi thư chiêu hàng Dung, vừa gấp rút tấn công ông ta ở Bình Sơn. Dung sợ, bèn cùng Khắc Dụng thông hòa, hiến 50 vạn xúc lụa, còn ra quân trợ chiến ở Hình Châu. Tháng 3 năm Càn Ninh thứ nhất (894), ông bắt được Tồn Hiếu, giết đi.
Tháng 6, Lý Khắc Dụng đại phá Thổ Cốc Hồn, giết Hách Liên Đạc, bắt Bạch Nghĩa Thành.
Mùa đông năm Càn Ninh thứ nhất, Lý Khắc Dụng tấn công U Châu. Lý Khuông Trù[21] bỏ thành mà chạy, đến Cảnh Thành thì bị giết, ông để Lưu Nhân Cung làm chức Lưu hậu[22].
Tháng 6, Lý Khắc Dụng đánh Giáng Châu, chém thứ sử Vương Dao. Dao là em trai Vương Củng, đang giúp anh tranh giành với Vương Kha. Tháng 7, ông đưa quân đến Hà Trung, Đồng Châu thứ sử Vương Hành Ước [26] chạy về kinh sư, nói dối rằng: “10 vạn quân Sa Đà đến rồi!” mưu đồ đưa thiên tử chạy đến Bân Châu. Con nuôi của Lý Mậu Trinh là Diêm Khuê cũng mưu đồ cướp giá đưa về Phượng Tường. Kinh sư đại loạn, Chiêu Tông ra ở Thạch Môn.
Lý Khắc Dụng đóng quân hàng tháng trời không tiến. Chiêu Tông sai Duyên vương Lý Giới Phi, Đan vương Lý Doãn đến kêu gọi ông ra quân. Tháng 8, Khắc Dụng đến Vị Kiều, được phong làm Bân Ninh tứ diện hành doanh đô thống. Chiêu Tông trở về kinh sư.
Tháng 11, Lý Khắc Dụng đánh phá Bân Châu, Vương Hành Du chạy đến Khánh Châu thì bị bộ hạ sát hại, gửi đầu về kinh sư. Ông đưa quân về Vân Dương, xin đánh Lý Mậu Trinh. Đường Chiêu Tông úy lạo Khắc Dụng, khuyên ông giảng hòa với Mậu Trinh, bái ông làm “trung chính bình nạn công thần”, phong làm Tấn vương.
Bấy giờ, quân của Lý Khắc Dụng ở phía bắc sông Vị, gặp mưa lớn 60 ngày. Có người khuyên ông nhập triều, Khắc Dụng chưa quyết, Đô áp nha Cái Ngụ nói: “Thiên tử trở về từ Thạch Môn, ngồi chưa ấm chỗ, nay quân Tấn vượt sông Vị, lòng người có yên được không? Cần vương xong rồi, vào triều làm gì!?” Ông cười mà rằng: “Cái Ngụ còn không tin ta, huống hồ thiên hạ!” rồi thu quân trở về.
Chu Ôn đánh Duyện Châu của tiết độ sứ Thái Ninh là Chu Cấn, Vận Châu của tiết độ sứ Thiên Bình là Chu Tuyên, anh họ của Chu Cấn. Lý Khắc Dụng sai Lý Tồn Tín mượn đường Ngụy Châu của tiết độ sứ Ngụy Bác là La Hoằng Tín, để cứu anh em họ Chu. Tồn Tín đóng quân ở huyện Sằn, quân Tấn cướp bóc xâm phạm vào địa giới Ngụy Châu. Lại thêm Chu Ôn sai sứ đến nói với Hoằng Tín: “Quân Tấn đến được Hà Sóc, sẽ quay lại diệt Ngụy (Châu)!” Hoằng Tín đặt phục binh đánh quân Tấn, Tồn Tín thua chạy về Minh Châu.
Lý Khắc Dụng tự làm tướng đánh Ngụy Châu, tướng Chu Ôn là Cát Tùng Chu đến trợ chiến, giao chiến ở Hoàn Thủy, con trai của ông là Lạc Lạc bị bắt. Ông rất yêu đứa con trai này, đặc biệt sai sứ đến Biện Châu gặp Chu Ôn xin tha cho Lạc Lạc. Chu Ôn muốn ly gián ông và Hoằng Tín, bèn sai người đưa Lạc Lạc đến Ngụy Châu, Hoằng Tín chém đầu Lạc Lạc. Tháng 6, quân Tấn phá Thành An, Hoàn Thủy, Lâm Chương,… hơn 10 thành ấp của Ngụy Bác quân. Tháng 10, quân Tấn lại đánh bại người Ngụy Châu ở Bạch Long đàm, tiến đánh Quan Âm môn, quân Biện Châu đến cứu, đôi bên bãi binh trở về.
Năm Quang Hóa thứ nhất (898), Chu Ôn sai Cát Tùng Chu đánh hạ 3 châu Hình, Minh, Từ. Lý Khắc Dụng sai Chu Đức Uy ra Thanh Sơn Khẩu, gặp Tùng Chu ở Trương Xuân Kiều, Đức Uy đại bại. Mùa đông, tướng giữ Lộ Châu là Tiết Chí Cần mất, Lý Hãn Chi chiếm cứ Lộ Châu, làm phản xin quy phụ Chu Ôn.
Năm Quang Hóa thứ 2 (899), Chu Ôn sai Thị Thúc Tông đánh phá Thừa Thiên quân, lại phá Liêu Châu, đến Du Thứ, Chu Đức Uy đánh bại ông ta ở Động Oa. Mùa thu, Lý Tự Chiêu chiếm lại 2 châu Trạch, Lộ.
Năm Quang Hóa thứ 3 (900), Tự Chiêu đánh bại quân Biện ở Sa Hà, chiếm lại Minh Châu. Chu Ôn tự làm tướng vây đánh ông ta, Tự Chiêu bỏ chạy, đến Thanh Sơn Khẩu, gặp mai phục của quân Biện, Tự Chiêu đại bại. Mùa thu, Tự Chiêu chiếm Hoài Châu. Năm ấy, người Biện đánh 2 châu Trấn, Định. Trấn [27], Định [28] đều phản Tấn quy phụ Chu Ôn.
Tháng 4, Thị Thúc Tông tiến vào Thiên Tỉnh, Trương Văn Kính tiến vào Tân Khẩu, Cát Tùng Chu tiến vào Thổ Môn, Vương Xử Trực tiến vào Phi Hồ, Hầu Ngôn tiến vào Âm Địa. Thúc Tông chiếm được 2 châu Trạch, Lộ, biệt tướng của ông ta là Bạch Phụng Quốc phá được Thừa Thiên quân, tướng giữ Liêu Châu là Trương Ngạc, tướng giữ Phần Châu là Lý Đường đều làm phản đầu hàng quân Lương, người Tấn kinh sợ. Gặp lúc trời mưa lớn, quân Lương phần lớn bệnh, đều giải vây lui về. Tháng 5, quân Tấn chiếm lại Phần Châu, giết Lý Đường. Tháng 6, Chu Đức Uy, Lý Tự Chiêu chiếm lại 2 châu Từ, Thấp.
Năm Thiên Phục thứ 2 (902), quân Tấn tiến đánh Tấn, Giáng, đại bại ở huyện Bồ, quân Lương thừa thắng phá 3 châu Phần, Từ, Thấp, rồi vây Thái Nguyên. Lý Khắc Dụng hoảng sợ, muốn chạy về Vân Châu, Lý Tồn Tín lại khuyên ông ta chạy sang Hung Nô. Vợ ông là Lưu thị nói: Tồn Tín xuất thân là đứa trẻ chăn dê mới bày ra mưu ấy, Lý Tự Chiêu cũng khuyên ông vững lòng. Không lâu sau, quân Lương gặp bệnh dịch, phải lui về. Chu Đức Uy giành lại 3 châu Phần, Từ, Thấp.
Năm Thiên Phục thứ 5 (905), Lý Khắc Dụng gặp Da Luật A Bảo Cơ, người Khiết Đan, thề nguyện kết làm anh em.
Năm Thiên Phục thứ 6 (906), quân Lương tấn công Thương Châu của nước Yên, Yên vương Lưu Nhân Cung cầu cứu. Lý Khắc Dụng hận Nhân Cung phản phúc, không muốn nhận lời, con trai ông là Lý Tồn Úc can rằng: “Lúc này ta nên cứu hắn! Tình thế thiên hạ ngày nay, 7, 8 phần 10 đã quy phục nước Lương, mạnh như Triệu, Ngụy, Trung Sơn, còn không dám làm trái. Từ đây đến phía bắc Hoàng Hà, người Lương còn sợ ai nữa, có chăng chỉ là chúng ta và Nhân Cung, nếu Yên, Tấn hợp sức, không phải là phúc của Lương vậy! Đại trượng phu không nến cố chấp oán nhỏ, vả lại hắn phản bội ta mà ta lại cứu hắn, như thế để tỏ ra là ta lấy đức đãi người, một công đôi việc, không thể có mất mát gì cả.” Khắc Dụng lấy làm phải, bèn vì nước Yên mà ra quân đánh Lộ Châu. Quân Lương giải vây lui về, ông lấy Lý Tự Chiêu làm Lộ Châu lưu hậu.
Mùa đông năm sau, ông phát bệnh. Trong năm này, Chu Ôn diệt Đường, kiến lập nhà Hậu Lương. Khắc Dụng lại dụng niên hiệu Thiên Hữu, là năm Thiên Hữu thứ 4 (907).
Ngày tân mão, tháng giêng, năm Thiên Hữu thứ 5 (908), Lý Khắc Dụng mất, hưởng thọ 53 tuổi. Con trai Lý Tồn Úc nối nghiệp, an táng ông ở Nhạn Môn.
Lại thêm bộ hạ của ông quân kỷ bại hoại, không được lòng người. Do đó, chiến tranh liên miên, chiến thắng hiển hách, nhưng hiệu quả không lớn. Những chính sách và thủ đoạn lôi kéo đồng minh thì Chu Ôn cao tay hơn hẳn, nên Lý Khắc Dụng dần dần rơi vào thế hạ phong.
Lý Hãn Chi quen tính vô lại, cướp đoạt tài vật của trăm họ để bổ sung quân nhu, khiến cho khu vực ông ta cai quản, khắp nơi người phải ăn thịt người. Bộ tướng Trương Ngôn của ông ta không chịu nổi, ngầm liên hệ với Chu Ôn, đuổi đánh Hãn Chi. Ông ta chạy đến Tấn Dương, Khắc Dụng để ông ta làm Trạch Châu thứ sử. Đến Trạch Châu, ông ta chẳng thay đổi gì. Khi Lộ Châu thứ sử Tiết Chí Cần mất, ông ta thừa cơ chiếm lấy Lộ Châu, đầu hàng Chu Ôn.
Sau khi Lý Khắc Dụng lấy được U Châu, để Nhân Cung làm Lưu hậu. Vào lúc Khắc Dụng giao chiến Ngụy Châu, mượn quân U Châu, Nhân Cung lấy cớ đề phòng Khiết Đan nên không còn 1 binh 1 tốt nào. Năm sau, Chu Ôn đánh Duyện, Vận, Khắc Dụng lại mượn quân U Châu, liên tiếp phái sứ giả đến thôi thúc. Nhân Cung chẳng những không phát binh, mà còn dùng hậu lễ dụ dỗ tướng lĩnh Hà Đông làm phản. Lý Khắc Dụng tự mình làm tướng, phát binh chinh thảo. Vì ông không để Nhân Cung vào mắt, khinh địch say rượu, nên bị Nhân Cung phản kích đánh bại.
Mục lục
- 1 Xuất thân
- 2 Sự nghiệp
- 3 Đánh giá
- 4 Gia đình
- 5 Tham khảo
- 6 Chú thích
Xuất thân
Nguồn gốc tên gọi
Lý Khắc Dụng sinh ra ở Tân Thành của Thần Vũ Xuyên[1]. Tổ tiên của ông là người bộ lạc Xử Nguyệt, dân tộc Tây Đột Quyết, vì sống ở một nơi đồi cao trong sa mạc có tên là Sa Đà[2], mới lấy Sa Đà làm tên của bộ tộc, xưng là Sa Đà Đột Quyết, rồi lấy Chu Tà làm họ.Tương truyền tổ tiên của Lý Khắc Dụng được sinh ra trong tổ chim điêu, tù trưởng lấy làm quái dị, đem cho các nhà luân lưu chăm sóc, nên mới có họ là “Chư Gia” (chữ Hán: 诸爷), tức là không được riêng ai chăm sóc. Truyền mãi về sau thành ra “Chu Tà”, tức là Chư đổi thành Chu, Gia đổi thành Tà, nhưng âm đọc thì không thay đổi.
Sau đó, bộ tộc Sa Đà vì chiến loạn mà chuyển về phía đông, dời đến ở khu vực ngày nay là một dải Định Tương, Sơn Tây. Ông tổ của Lý Khắc Dụng là Bạt Dã đã đi theo Đường Thái Tông đánh Cao Ly, Tiết Diên Đà người Hồi Hột. Quân Sa Đà có hàng vạn kị binh kiêu dũng thiện chiến, đời đời trung thành với nhà Đường.
Ông nội là Chu Tà Chấp Nghi, nhậm chức Thứ sử Úy Châu[3], Đại Bắc Hành doanh Chiêu thảo sứ. Cha là Chu Tà Xích Tâm, nhậm chức Thứ sử Sóc Châu [4], vì thảo phạt Bàng Huân có công, được ban tên là Lý Quốc Xương, thăng làm Chấn Vũ Tiết độ sứ. Lý Khắc Dụng là con trai thứ 3 của Quốc Xương, vì thế mà có họ Lý.
Tuổi trẻ nổi danh
Sử chép Lý Khắc Dụng từ bé đã nói năng như ở trong quân ngũ, thích cưỡi ngựa bắn tên. Vì một mắt của ông bị chột, nên có ngoại hiệu là “độc nhãn long”.Năm ông lên 13 tuổi (868), Bàng Huân lãnh đạo lính thú Quế Lâm khởi nghĩa, thanh thế rất lớn, ngang dọc các vùng Sơn Đông, Giang Tô, An Huy. Triều Đường vô cùng sợ hãi, vội triệu kỵ binh Sa Đà đến cứu viện.
Lý Khắc Dụng theo cha xuất chinh, kiêu dũng phi thường, trong quân gọi ông là “phi hổ tử”, có sách còn chép một ngoại hiệu khác là “Lý nha nhân” (chữ Hán: 李鸦儿) [5]. Vì trấn áp khởi nghĩa có công, ông được phong làm Vân Trung nha tướng, năm sau được thăng làm Vân Trung thú tróc sứ.
Sự nghiệp
Nhân loạn phản Đường, lánh nạn Thát Đát
Binh biến Vân Châu
Năm Càn Phù thứ 5 nhà Đường (878), Đại Bắc[6] mất mùa, đường thủy vận không thông. Vân Châu[7] phòng ngự sứ Đoạn Văn Sở chẳng những giảm đi một lượng lớn lương gạo và thuốc men của quân sĩ, mà còn chấp pháp nghiêm khắc, khiến cho sĩ tốt oán hận. Lý Khắc Dụng đang làm Vân Trung biên phòng đốc tướng, bộ hạ vẫn thường than thở với ông, rồi Sa Đà binh mã sứ Lý Tận Trung cùng nha tướng Khang Quân Lập, Tiết Chí Cần, Trình Hoài Tín, Lý Tồn Chương… thừa cơ ủng hộ ông tiến vào Vân Châu, có đến vạn người đi theo. Đến lúc này trong thành phát sinh binh biến, bọn họ nội ứng ngoại hợp, giết chết Đoạn Văn Sở.Sau đó, các tướng dâng thư lên Đường Hi Tông, thỉnh cầu cho Lý Khắc Dụng nhậm chức Vân Châu phòng ngự sứ, triều đình chẳng những cự tuyệt yêu cầu này, mà còn định phát binh thảo phạt Vân Châu.
Vừa vặn lúc này, quân khởi nghĩa nông dân Hoàng Sào vượt qua Trường Giang, đánh lên phía Bắc. Triều Đường muốn ổn định lòng người, đành phong cho Lý Khắc Dụng làm Vân Châu phòng ngự sứ, Kiểm hiệu Công bộ thượng thư.
Bành trướng thế lực
Tháng 2, triều đình lệnh cho thái phó Lư Giản Phương làm Vân Châu phòng ngự sứ. Tháng 5, Lý Khắc Dụng và Lý Quốc Xương hợp binh đánh phá Già Lỗ quân[8], tiếp theo tiến đánh Ninh Vũ[9] cùng Hà Lam quân[10]. Tháng 6, quân Sa Đà thiêu hủy Đường Lâm [11], huyện Quách[12], tiến vào ranh giới Hãn Châu[13].Nhà Đường không cam tâm nhìn cha con Lý Quốc Xương lớn mạnh. Tháng 7, triều đình điều quân của các quân Nghĩa Thành, Trung Vũ, Chiêu Nghĩa, Hà Dương hội họp ở Tấn Dương[14], nhằm chế ngự quân Sa Đà. Tháng 8, quân Sa Đà đánh phá ngoại thành Khả Lam quân, lại ở Hồng Cốc [15] đánh bại quân Đường.
Tháng 10, Đường Hi Tông lệnh cho Chiêu Nghĩa tiết độ sứ Lý Quân, Lư Long tiết độ sứ Lý Khả Cử ở U Châu cùng Thổ Cốc Hồn tù trưởng Hách Liên Đạc, Bạch Nghĩa Thành, Sa Đà tù trưởng An Khánh, Tát Cát tù trưởng Mễ Hải Vạn, hợp binh ở Úy Châu[16] thảo phạt cha con Lý Quốc Xương. Mùa xuân năm Càn Phù thứ 6 (879), Lý Khắc Dụng đánh bại quân Đường, Lý Quân trúng tên mà chết.
Năm sau, nhà Đường phái nguyên soái Lý Trác soái mấy vạn quân, một lần nữa thảo phạt Lý Khắc Dụng. Cha con Lý Quốc Xương không chống nổi, đưa người ngựa chạy đến bộ tộc Thát Đát của biên giới phía bắc.
Lánh nạn Thát Đát
Thủ lĩnh Thát Đát ban đầu che chở cho họ. Không lâu sau, Thổ Dục Hồn tù trưởng Hách Liên Đạc phái người tìm cách ly gián, người Thát Đát dần dần đâm ra nghi kị. Lý Khắc Dụng biết việc đó, vờ như không biết gì. Ông tổ chức nhiều cuộc săn bắn, thể hiện tài cưỡi ngựa bắn tên, bộc lộ sự kiêu dũng của mình. Người Thát Đát hết sức khâm phục, không dám manh động.Khi ấy, Hoàng Sào từ Giang Hoài vượt sông sang bờ bắc, mũi giáo nhắm thẳng vào Trường An. Nghe được tin này, Lý Khắc Dụng vui vẻ ra mặt, cho mổ bò bày tiệc, mời thủ lĩnh Thát Đát đến, rồi nói:
- “Người ta sống ở trên đời, thời gian có được bao lâu? Sao có thể chết già trong đống cát này chứ!”
Công thần cần vương, vẽ tranh che khuyết
Nhận lệnh dẹp loạn
Hoàng Sào đã chiếm được kinh sư, năm Trung Hòa thứ nhất (881), Đại Bắc giám quân sứ Trần Cảnh Tư đưa quân Sa Đà đã đầu hàng trước đó, cùng hàng vạn người các tộc Thổ Dục Hồn, An Khánh tiến về kinh sư. Đi đến Giáng Châu, quân Sa Đà làm loạn, cướp bóc mà trở về.Theo đề xuất của Đại Đồng tiết độ sứ Lý Hữu Kim, em trai của Lý Quốc Xương, Cảnh Tư cũng đồng ý rằng: quân Sa Đà không phải Lý Khắc Dụng làm tướng thì không xong, bèn đem chiếu thư đến Thát Đát triệu ông trở về, được Hoàng đế chuẩn tấu, phong cho ông làm Đại Châu thứ sử, Nhạn Môn dĩ bắc hành doanh tiết độ sứ.
Lý Khắc Dụng soái 5 vạn quân Phiên Hán ra khỏi Thạch Lĩnh Quan, đi qua Thái Nguyên, gởi điệp văn yêu cầu lương tiền cho quân đội. Nhưng Hà Đông tiết độ sứ Trịnh Tòng Đảng nhiều lần từ chối, Lý Khắc Dụng phải đưa quân đến dưới chân thành Tấn Dương đòi khao thưởng, Tòng Đảng bất đắc dĩ đem ra ngàn quan tiền, ngàn thạch gạo. Ông nổi giận, thả cho quân đội của mình cướp bóc rồi trở về.
Giành lại kinh sư
Tháng 11 năm Trung Hòa thứ 2, Cảnh Tư, Khắc Dụng đem 17000 bộ kỵ đến kinh sư. Tháng 1 năm Trung Hòa thứ 3, họ tiến ra Hà Trung, đóng quân ở Càn Khanh. Quân Hoàng Sào sợ hãi nói: “Quân của Nha Nhân đến rồi!”Tháng 2, họ đánh bại tướng của Hoàng Sào là Hoàng Nghiệp ở Thạch Đê cốc, tháng 3 lại đánh bại Triệu Chương, Thượng Nhượng ở Lương Điền Pha, thây phơi 30 dặm. Lúc này, binh mã các trấn đều hội họp ở Trường An, đánh nhau to ở Vị Kiều, quân khởi nghĩa đại bại chạy vào thành. Khắc Dụng thừa thắng đuổi theo, từ cửa Quang Thái tiến vào, đánh nhau ở Vọng Xuân cung, Thăng Dương điện, Hoàng Sào thua, chạy về phía nam ra khỏi Lam Điền Quan.
Lấy lại kinh sư, công lao của Lý Khắc Dụng đứng đầu. Thiên tử phong Khắc Dụng làm kiểm hiệu tư không, đồng trung thư môn hạ bình chương sự, Hà Đông tiết độ sứ, lấy Quốc Xương làm Nhạn Môn dĩ bắc hành doanh tiết độ sứ.
Tháng 10, Quốc Xương mất.
Vẽ tranh che khuyết
Sách “Ngũ đại sử bổ” chép ngoại hiệu “độc nhãn long” của Lý Khắc Dụng là do một cố sự thú vị sau đây:- Sau khi Lý Khắc Dụng đánh bại Hoàng Sào, được triều đình giao cho khu vực Hà Đông[17], tiếng tăm vang dội, tiết độ sứ Hoài Nam là Dương Hành Mật ở gần đó lấy làm đau đầu vì không biết tướng mạo của ông. Hành Mật nghĩ ra một cách, ông ta phái một họa sĩ giả trang làm thương nhân đến Hà Đông, tìm cơ hội vẽ hình Lý Khắc Dụng.
- Họa sĩ đến Hà Đông không lâu thì bị bộc lộ thân phận, bị Lý Khắc Dụng bắt được. Ban đầu ông rất tức giận, nhưng sau đó lại nói với tả hữu: “Ta bị hỏng một mắt là sự thật, cứ để hắn đến vẽ cho ta một bức, xem xem hắn vẽ ta như thế nào!?”
- Khi họa sĩ được đưa đến, Lý Khắc Dụng quát mắng: “Dương Hành Mật phái nhà ngươi đến vẽ hình của ta, như thế nhà ngươi nhất định là họa sĩ giỏi, nếu như ngày nay nhà ngươi vẽ ta không tốt, thì bậc thềm dưới kia là nơi nhà ngươi chôn mình!”
- Họa sĩ vái lạy rồi bắt đầu đặt bút vẽ tranh. Bấy giờ đang là mùa hạ oi bức, Lý Khắc Dụng cầm trên tay một cây quạt tám cạnh, họa sĩ vẽ cạnh quạt che mất nửa mặt của ông, khuất đi con mắt bị chột. Ông xem tranh rồi nói: “Đây là nhà ngươi nịnh nọt, lấy lòng ta!” rồi ném trả bức tranh, bắt họa sĩ vẽ lại.
- Họa sĩ rất thông minh, lập tức vẽ ngay một bức tranh Lý Khắc Dụng đang giương cung đặt tên, vì vậy một mắt phải nheo lại để ngắm đích. Ông rất vui, đem vàng lụa trọng thưởng cho họa sĩ rồi thả ông ta đi.
Chu Ôn mưu sát, đội mưa thoát hiểm
Truy kích Hoàng Sào
Hoàng Sào chạy về phía nam đến Thái Châu, hàng phục Tần Tông Quyền, rồi đánh Trần Châu. Chu Ôn bèn cầu cứu Lý Khắc Dụng. Ông cũng muốn mở rộng địa bàn, nhân tiện phái binh giáp công quân khởi nghĩa Hoàng Sào.Năm Trung Hòa thứ 4 (884), Lý Khắc Dụng đưa 5 vạn quân cứu Trần Châu, ra khỏi Thiên Tỉnh quan, mượn đường Hà Dương, nhưng tiết độ sứ Hà Dương là Gia Cát Sảng không cho, ông bèn từ Hà Trung vượt sông. Tháng 4, ông đánh bại Thượng Nhượng ở Thái Khang, lại đánh bại Hoàng Nghiệp ở Tây Hoa. Hoàng Sào vừa đánh vừa chạy, đến Trung Mâu, chưa kịp vượt sông, Khắc Dụng đuổi kịp, nghĩa quân kinh hãi tan vỡ. Gần đến Phong Khâu, nghĩa quân lại thua trận, Hoàng Sào kịp chạy thoát thân.
Lý Khắc Dụng đưa quân liên tục truy kích, hòng một mẻ diệt trọn quân khởi nghĩa, một ngày một đêm đi được 200 dặm, nên cuối cùng kỵ binh chỉ còn vài trăm người. Vì người mệt ngựa mỏi, lương thảo thiếu thốn, Lý Khắc Dụng đành đưa quân trở về Biện Châu, đóng quân ở chùa Phong Thiện.
Còn Hoàng Sào bị ông đuổi đánh dữ dội, chỉ còn hơn ngàn người, đến Lai Vu[18] lại bị tiết độ sứ Cảm Hóa là Thì Phổ ở Từ Châu đến đón đánh, phải chạy trốn vào hang Lang Hổ[19], bên cạnh chỉ còn một ít thân tín, nên tuyệt vọng tự sát.
Đội mưa thoát hiểm
Trời đã về chiều, Chu Ôn bao vây quán dịch, đốt nhà bắn tên, hòng giết chết Lý Khắc Dụng, trừ hậu hoạ về sau. Ông được bộ hạ thân tín bảo vệ, thêm mưa gió che chở, giữ được tính mạng, nhưng toàn bộ 300 thân binh đều bị giết.
Từ đây hai người Chu – Lý kết oán, chiến tranh không dứt, mãi đến khi Hậu Lương bị diệt vong thì mới kết thúc.
Triều đình hòa giải
Lý Khắc Dụng thảng thốt chạy về Tấn Dương[20], vốn muốn lập tức phát binh báo thù, vợ ông là Lưu thị cho rằng việc này thiếu chứng cứ, khuyên ông tâu rõ lên triều đình, để có thể danh chính ngôn thuận thảo phạt Chu Ôn.Lý Khắc Dụng nghe lời Lưu thị, dâng tấu lên Đường Hi Tông, nói rõ tội trạng của Chu Ôn, thỉnh cầu hoàng đế hạ chiếu thảo phạt. Nhưng triều đình cho rằng hai người đều là hai tiết độ sứ, có thực lực quân sự, muốn cả hai cùng tồn tại, kềm chế lẫn nhau, Đường Hi Tông hạ chiếu khuyên đôi bên hòa giải.
Đồng thời, hoàng đế vì muốn an ủi Lý Khắc Dụng, nhân chiến công phá Hoàng Sào, gia phong Khắc Dụng làm Lũng Tây quận vương. Chu Ôn vì toàn lực đối phó dư đảng của Hoàng Sào là Tần Tông Quyền ở mặt tây, muốn tránh việc trước mặt sau lưng đều có địch, đem các thứ vàng bạc làm lễ vật trọng hậu đến tạ tội với Lý Khắc Dụng.
Kháng chỉ phạm kinh, từ quân thành giặc
Kháng chỉ phạm kinh
Tháng 11 năm Trung Hòa thứ 3 (883), Lý Khắc Dụng sai em trai Khắc Tu đánh Chiêu Nghĩa tiết độ sứ Mạnh Phương Lập, chiếm lấy hai châu Trạch, Lộ của ông ta. Phương Lập chạy đến Sơn Đông, lấy 3 châu Hình, Minh, Từ làm một Chiêu Nghĩa quân khác. Như vậy là cùng lúc có 2 Chiêu Nghĩa quân.Năm Quang Khải thứ nhất (885), Hà Trung tiết độ sứ Vương Trọng Vinh và thái giám Điền Lệnh Tư có hiềm khích. Triều đình muốn Trọng Vinh dời đến Duyện Châu, nhường Hà Trung quân cho Nghĩa Vũ tiết độ sứ Vương Xử Tồn ở Định Châu, còn hạ chiếu cho Lý Khắc Dụng đưa quân đến giúp Xử Tồn nhận đất.
Vương Trọng Vinh sai người đến lừa Lý Khắc Dụng rằng: “Thiên tử ban chiếu cho Trọng Vinh, đợi Khắc Dụng đến, cùng Xử Tồn giết chết ngài.” Nhân đó Trọng Vinh làm giả chiếu thư nói với ông rằng: “Đây là mưu của Chu Toàn Trung.” Lý Khắc Dụng tin lời ấy, dâng biểu lên xin đánh Chu Ôn, Hi Tông không cho, ông rất tức giận.
Vương Trọng Vinh không chịu dời đi, Hi Tông sai Bân Ninh tiết độ sứ Chu Mân ở Bân Châu, Phượng Tường tiết độ sứ Lý Xương Phù ở Phượng Tường đánh dẹp. Lý Khắc Dụng đưa quân giúp Trọng Vinh, đánh bại Chu Mân ở Sa Uyển, còn xâm phạm kinh sư, cướp bóc đốt nhà rồi trở về. Hi Tông phải ra ở Hưng Nguyên, ông lui quân về Hà Trung.
Bân Ninh tiết độ sứ Chu Mân làm phản, đuổi theo Hi Tông, không kịp, bắt được Tương vương Lý Dục, bức ông ấy xưng đế, đóng quân ở Phượng Tường. Hi Tông nghĩ chỉ có Lý Khắc Dụng có thể đánh được Chu Mân, nhưng không thể sai khiến ông nữa. Vào lúc đánh bại Hoàng Sào ở Trường An, thiên hạ binh mã đô giám Dương Phục Cung chơi khá thân với Khắc Dụng, Hi Tông sai gián nghị đại phu Lưu Sùng Vọng đem chiếu thư đến triệu ông, còn nhờ Dương Phục Cung chuyển lời. Khắc Dụng nhận lời nhưng không làm.
Từ quân thành giặc
Năm Quang Khải thứ nhất (885), Mạnh Phương Lập chết, em trai là Mạnh Thiên nối nghiệp. Năm Đại Thuận thứ nhất (890), Lý Khắc Dụng đánh phá Mạnh Thiên, chiếm lấy 3 châu Hình, Minh, Từ, rồi khiến An Kim Tuấn đánh Hách Liên Đạc ở Vân Châu. Tiết độ sứ Lư Long Lý Khuông Uy ở U Châu đến cứu Đạc, giao chiến ở Úy Châu, Kim Tuấn đại bại. Thế là Lý Khuông Uy, Hách Liên Đạc, Chu Ôn cùng dâng biểu xin triều đình nhân lúc ông vừa thất bại mà thảo phạt.Đường Chiêu Tông cho rằng Lý Khắc Dụng phá Hoàng Sào có công lớn, không thể phạt, rồi đưa chuyện này xuống cho các quan tứ phẩm ở đài, tỉnh nghị luận. Phần lớn mọi người đều nói không thể phạt. Chỉ có tể tướng Trương Tuấn cho rằng trước đây quân Sa Đà từng bức Hi Tông chạy ra Hưng Nguyên, tội đáng chết, có thể phạt. Quân dung sứ Dương Phục Cung, vốn chơi khá thân với Khắc Dụng. Cũng can rằng không thể phạt, Chiêu Tông đồng ý.
Chu Ôn ngầm hối lộ Trương Tuấn, khiến ông ta kiên trì ý kiến của mình. Đường Chiêu Tông bất đắc dĩ phong Tuấn làm Thái Nguyên tứ diện hành doanh binh mã đô thống, Hàn Kiến làm phó sứ.
Lúc này, Phùng Bá, tướng cũ của Mạnh Phương Lập, ở Lộ Châu làm phản, giết chết Lý Khắc Cung, đầu hàng Chu Ôn. Chu Ôn sai Cát Tùng Chu đưa quân tiến vào Lộ Châu. Nhà Đường lấy Tôn Quỹ làm Chiêu Nghĩa tiết độ sứ, Khắc Dụng sai Lý Tồn Hiếu bắt được Quỹ ở Trường Tử, đẩy lui Tùng Chu, rồi sai Khang Quân Lập giữ Lộ Châu.
Tháng 11, Lý Khắc Dụng và Trương Tuấn giao chiến ở Âm Địa. Quân triều đình đánh ba trận thua cả ba, Trương Tuấn, Hàn Kiến trốn về. Ông thả quân đánh cướp từ Tấn, Giáng đến Hà Trung, đi đến đâu là tan hoang đến đấy. Khắc Dụng dâng biểu lên triều đình, lời lẽ khinh mạn, hoàng đế không muốn thêm xấu mặt, đành đáp lại qua loa.
Tháng 2 năm Đại Thuận thứ 2 (891), triều đình khôi phục cho Lý Khắc Dụng các tước phong Hà Đông tiết độ sứ, Lũng Tây quận vương, gia phong Kiểm hiệu thái sư kiêm Trung thư lệnh.
Đánh phá bốn mặt, từ giặc thành quân
Đánh phá bốn mặt
Tháng 4, Lý Khắc Dụng đánh Vân Châu phòng ngự sứ Hách Liên Đạc, vây ông ta hơn trăm ngày, Đạc chạy về Thổ Dục Hồn. Tháng 8, ông cướp bóc ở Thái Nguyên, ra Tấn, Giáng, cướp phá Hoài, Mạnh đến Hình Châu, rồi tấn công tiết độ sứ Thành Đức là Vương Dung ở Trấn Châu.Lý Khắc Dụng dựng rào ở phía tây Thường Sơn, đưa hơn 10 kỵ binh vượt sông Hô Đà để dò xét quân địch, gặp mưa lớn, nước ngập mặt đất đến vài thước. Người Trấn Châu tập kích ông, Khắc Dụng trốn ở trong rừng, nguyền rằng: “Ta mà lấy được Thái Nguyên thì ngựa không kêu nữa.” Ngựa của bọn họ chợt không kêu nữa. Tiền quân của ông do Lý Tồn Hiếu chỉ huy đã lấy được Lâm Thành, lập tức tấn công Nguyên Thị. Lý Khuông Uy cứu Vương Dung, ông đưa quân về Hình Châu.
Năm Cảnh Phúc thứ nhất (892), Vương Dung tấn công Hình Châu, Lý Tồn Tín, Lý Tự Huân đánh bại ông ta ở Nghiêu Sơn. Tháng 2, Lý Khắc Dụng hội quân với Vương Xử Tồn đánh Vương Dung, giao chiến ở Tân Thị, Dung thua trận.
Tháng 8, Lý Khuông Uy tấn công Vân Châu, giằng co với Lý Khắc Dụng. Ông ngầm đưa quân tiến vào Vân Châu, phản kích Lý Khuông Uy, ông ta thua chạy.
Tháng 10, Lý Tồn Hiếu giữ Hình Châu làm phản. Năm Cảnh Phúc thứ 2, Tồn Hiếu cầu viện Vương Dung. Lý Khắc Dụng đưa quân ra khỏi Tỉnh Hình đánh Vương Dung, vừa gởi thư chiêu hàng Dung, vừa gấp rút tấn công ông ta ở Bình Sơn. Dung sợ, bèn cùng Khắc Dụng thông hòa, hiến 50 vạn xúc lụa, còn ra quân trợ chiến ở Hình Châu. Tháng 3 năm Càn Ninh thứ nhất (894), ông bắt được Tồn Hiếu, giết đi.
Tháng 6, Lý Khắc Dụng đại phá Thổ Cốc Hồn, giết Hách Liên Đạc, bắt Bạch Nghĩa Thành.
Mùa đông năm Càn Ninh thứ nhất, Lý Khắc Dụng tấn công U Châu. Lý Khuông Trù[21] bỏ thành mà chạy, đến Cảnh Thành thì bị giết, ông để Lưu Nhân Cung làm chức Lưu hậu[22].
Từ giặc thành quân
Năm Càn Ninh thứ 2 (895), Vương Trọng Doanh[23] qua đời. Con trai ông ta là Vương Củng và con trai Vương Trọng Vinh là Vương Kha tranh nhau nối nghiệp. Vương Kha vốn là con rể của Lý Khắc Dụng, ông xin lập Kha. Phượng Tường tiết độ sứ Lý Mậu Trinh[24] ở Phượng Tường, tiết độ sứ Bân Ninh là Vương Hành Du[25] ở Bân Châu, Hoa Thương tiết độ sứ Hàn Kiến ở Hoa Châu xin lập Củng. Đường Chiêu Tông ban đầu bối rối, sau đó lấy Thôi Dận làm Hà Trung tiết độ sứ, nên nhận lời với Khắc Dụng. Bọn Mậu Trinh tức giận, binh mã 3 trấn xâm phạm kinh sư. Họ nghe tin ông cũng khởi binh, đều bãi binh trở về.Tháng 6, Lý Khắc Dụng đánh Giáng Châu, chém thứ sử Vương Dao. Dao là em trai Vương Củng, đang giúp anh tranh giành với Vương Kha. Tháng 7, ông đưa quân đến Hà Trung, Đồng Châu thứ sử Vương Hành Ước [26] chạy về kinh sư, nói dối rằng: “10 vạn quân Sa Đà đến rồi!” mưu đồ đưa thiên tử chạy đến Bân Châu. Con nuôi của Lý Mậu Trinh là Diêm Khuê cũng mưu đồ cướp giá đưa về Phượng Tường. Kinh sư đại loạn, Chiêu Tông ra ở Thạch Môn.
Lý Khắc Dụng đóng quân hàng tháng trời không tiến. Chiêu Tông sai Duyên vương Lý Giới Phi, Đan vương Lý Doãn đến kêu gọi ông ra quân. Tháng 8, Khắc Dụng đến Vị Kiều, được phong làm Bân Ninh tứ diện hành doanh đô thống. Chiêu Tông trở về kinh sư.
Tháng 11, Lý Khắc Dụng đánh phá Bân Châu, Vương Hành Du chạy đến Khánh Châu thì bị bộ hạ sát hại, gửi đầu về kinh sư. Ông đưa quân về Vân Dương, xin đánh Lý Mậu Trinh. Đường Chiêu Tông úy lạo Khắc Dụng, khuyên ông giảng hòa với Mậu Trinh, bái ông làm “trung chính bình nạn công thần”, phong làm Tấn vương.
Bấy giờ, quân của Lý Khắc Dụng ở phía bắc sông Vị, gặp mưa lớn 60 ngày. Có người khuyên ông nhập triều, Khắc Dụng chưa quyết, Đô áp nha Cái Ngụ nói: “Thiên tử trở về từ Thạch Môn, ngồi chưa ấm chỗ, nay quân Tấn vượt sông Vị, lòng người có yên được không? Cần vương xong rồi, vào triều làm gì!?” Ông cười mà rằng: “Cái Ngụ còn không tin ta, huống hồ thiên hạ!” rồi thu quân trở về.
Thua trận mất con, nhún mình cầu hòa
Thua trận mất con
Tháng giêng năm Càn Ninh thứ 3 (896), Chiêu Tông khôi phục chức tể tướng cho Trương Tuấn. Lý Khắc Dụng nói: “Đây là mưu của Chu Toàn Trung!” rồi ông dâng biểu nói: “Nếu bệ hạ phong Tuấn làm tướng, cho phép thần đến cuối đời mới vào triều.” Kinh sư khiếp sợ, Trương Tuấn không dám nhận chức.Chu Ôn đánh Duyện Châu của tiết độ sứ Thái Ninh là Chu Cấn, Vận Châu của tiết độ sứ Thiên Bình là Chu Tuyên, anh họ của Chu Cấn. Lý Khắc Dụng sai Lý Tồn Tín mượn đường Ngụy Châu của tiết độ sứ Ngụy Bác là La Hoằng Tín, để cứu anh em họ Chu. Tồn Tín đóng quân ở huyện Sằn, quân Tấn cướp bóc xâm phạm vào địa giới Ngụy Châu. Lại thêm Chu Ôn sai sứ đến nói với Hoằng Tín: “Quân Tấn đến được Hà Sóc, sẽ quay lại diệt Ngụy (Châu)!” Hoằng Tín đặt phục binh đánh quân Tấn, Tồn Tín thua chạy về Minh Châu.
Lý Khắc Dụng tự làm tướng đánh Ngụy Châu, tướng Chu Ôn là Cát Tùng Chu đến trợ chiến, giao chiến ở Hoàn Thủy, con trai của ông là Lạc Lạc bị bắt. Ông rất yêu đứa con trai này, đặc biệt sai sứ đến Biện Châu gặp Chu Ôn xin tha cho Lạc Lạc. Chu Ôn muốn ly gián ông và Hoằng Tín, bèn sai người đưa Lạc Lạc đến Ngụy Châu, Hoằng Tín chém đầu Lạc Lạc. Tháng 6, quân Tấn phá Thành An, Hoàn Thủy, Lâm Chương,… hơn 10 thành ấp của Ngụy Bác quân. Tháng 10, quân Tấn lại đánh bại người Ngụy Châu ở Bạch Long đàm, tiến đánh Quan Âm môn, quân Biện Châu đến cứu, đôi bên bãi binh trở về.
Liên tiếp thất bại
Năm Càn Ninh thứ 4 (897), Lưu Nhân Cung phản Tấn. Lý Khắc Dụng đưa 5 vạn quân đến đánh Nhân Cung, giao chiến ở An Tắc, quân Tấn đại bại.Năm Quang Hóa thứ nhất (898), Chu Ôn sai Cát Tùng Chu đánh hạ 3 châu Hình, Minh, Từ. Lý Khắc Dụng sai Chu Đức Uy ra Thanh Sơn Khẩu, gặp Tùng Chu ở Trương Xuân Kiều, Đức Uy đại bại. Mùa đông, tướng giữ Lộ Châu là Tiết Chí Cần mất, Lý Hãn Chi chiếm cứ Lộ Châu, làm phản xin quy phụ Chu Ôn.
Năm Quang Hóa thứ 2 (899), Chu Ôn sai Thị Thúc Tông đánh phá Thừa Thiên quân, lại phá Liêu Châu, đến Du Thứ, Chu Đức Uy đánh bại ông ta ở Động Oa. Mùa thu, Lý Tự Chiêu chiếm lại 2 châu Trạch, Lộ.
Năm Quang Hóa thứ 3 (900), Tự Chiêu đánh bại quân Biện ở Sa Hà, chiếm lại Minh Châu. Chu Ôn tự làm tướng vây đánh ông ta, Tự Chiêu bỏ chạy, đến Thanh Sơn Khẩu, gặp mai phục của quân Biện, Tự Chiêu đại bại. Mùa thu, Tự Chiêu chiếm Hoài Châu. Năm ấy, người Biện đánh 2 châu Trấn, Định. Trấn [27], Định [28] đều phản Tấn quy phụ Chu Ôn.
Nhún mình cầu hòa
Năm Thiên Phục thứ nhất (901), Chu Ôn được phong làm Lương vương. Quân Lương đánh hạ Tấn, Giáng, Hà Trung, bắt Vương Kha đem về. Lý Khắc Dụng mất 3 đồng minh, bèn hạ mình đưa thư và tiền đến Biện Châu xin giảng hòa với Chu Ôn. Chu Ôn cho rằng có thể chiếm được nước Tấn, bèn nói rằng: “Tấn tuy xin hòa, lời lẽ trong thư lại khinh mạn” nhân đó cử đại quân đánh Tấn.Tháng 4, Thị Thúc Tông tiến vào Thiên Tỉnh, Trương Văn Kính tiến vào Tân Khẩu, Cát Tùng Chu tiến vào Thổ Môn, Vương Xử Trực tiến vào Phi Hồ, Hầu Ngôn tiến vào Âm Địa. Thúc Tông chiếm được 2 châu Trạch, Lộ, biệt tướng của ông ta là Bạch Phụng Quốc phá được Thừa Thiên quân, tướng giữ Liêu Châu là Trương Ngạc, tướng giữ Phần Châu là Lý Đường đều làm phản đầu hàng quân Lương, người Tấn kinh sợ. Gặp lúc trời mưa lớn, quân Lương phần lớn bệnh, đều giải vây lui về. Tháng 5, quân Tấn chiếm lại Phần Châu, giết Lý Đường. Tháng 6, Chu Đức Uy, Lý Tự Chiêu chiếm lại 2 châu Từ, Thấp.
Năm Thiên Phục thứ 2 (902), quân Tấn tiến đánh Tấn, Giáng, đại bại ở huyện Bồ, quân Lương thừa thắng phá 3 châu Phần, Từ, Thấp, rồi vây Thái Nguyên. Lý Khắc Dụng hoảng sợ, muốn chạy về Vân Châu, Lý Tồn Tín lại khuyên ông ta chạy sang Hung Nô. Vợ ông là Lưu thị nói: Tồn Tín xuất thân là đứa trẻ chăn dê mới bày ra mưu ấy, Lý Tự Chiêu cũng khuyên ông vững lòng. Không lâu sau, quân Lương gặp bệnh dịch, phải lui về. Chu Đức Uy giành lại 3 châu Phần, Từ, Thấp.
Dằn lòng cứu Yên, lâm chung giao tên
Dằn lòng cứu Yên
Năm Thiên Phục thứ 4 (904), Chu Ôn ép Chiêu Tông dời đô đến Lạc Dương, đổi niên hiệu là Thiên Hữu. Lý Khắc Dụng không công nhận niên hiệu Thiên Hữu, vẫn dùng niên hiệu Thiên Phục.Năm Thiên Phục thứ 5 (905), Lý Khắc Dụng gặp Da Luật A Bảo Cơ, người Khiết Đan, thề nguyện kết làm anh em.
Năm Thiên Phục thứ 6 (906), quân Lương tấn công Thương Châu của nước Yên, Yên vương Lưu Nhân Cung cầu cứu. Lý Khắc Dụng hận Nhân Cung phản phúc, không muốn nhận lời, con trai ông là Lý Tồn Úc can rằng: “Lúc này ta nên cứu hắn! Tình thế thiên hạ ngày nay, 7, 8 phần 10 đã quy phục nước Lương, mạnh như Triệu, Ngụy, Trung Sơn, còn không dám làm trái. Từ đây đến phía bắc Hoàng Hà, người Lương còn sợ ai nữa, có chăng chỉ là chúng ta và Nhân Cung, nếu Yên, Tấn hợp sức, không phải là phúc của Lương vậy! Đại trượng phu không nến cố chấp oán nhỏ, vả lại hắn phản bội ta mà ta lại cứu hắn, như thế để tỏ ra là ta lấy đức đãi người, một công đôi việc, không thể có mất mát gì cả.” Khắc Dụng lấy làm phải, bèn vì nước Yên mà ra quân đánh Lộ Châu. Quân Lương giải vây lui về, ông lấy Lý Tự Chiêu làm Lộ Châu lưu hậu.
Mùa đông năm sau, ông phát bệnh. Trong năm này, Chu Ôn diệt Đường, kiến lập nhà Hậu Lương. Khắc Dụng lại dụng niên hiệu Thiên Hữu, là năm Thiên Hữu thứ 4 (907).
Ngày tân mão, tháng giêng, năm Thiên Hữu thứ 5 (908), Lý Khắc Dụng mất, hưởng thọ 53 tuổi. Con trai Lý Tồn Úc nối nghiệp, an táng ông ở Nhạn Môn.
Lâm chung giao tên
Sách “Ngũ đại sử khuyết văn” của Vương Vũ Xưng, người đời Tống, chép rằng:- Lý Khắc Dụng vào lúc lâm chung, giao cho Lý Tồn Úc 3 mũi tên, nói rằng: “Cha con Lưu Nhân Cung phản bội ta, Da Luật A Bảo Cơ của Khiết Đan bội ước với chúng ta, Chu Ôn và chúng ta không đội chung trời, ta giao cho con 3 mũi tên, mũi thứ nhất mong con thảo phạt Lưu Nhân Cung, mũi thứ 2 mong con đánh bại Khiết Đan, mũi thứ 3 mong con tiêu diệt Chu Ôn. Hy vọng con sẽ hoàn thành 3 nguyện vọng của ta.”
- Lý Tồn Úc đem 3 mũi tên ấy đặt trong miếu thờ, khi xuất chinh lại lấy ra, mang theo trên chiến trường. Sau này, Tồn Úc dẹp Yên, đánh bại Khiết Đan, diệt Lương, mỗi lần đắc thắng lại đưa từng mũi tên về miếu, cho thấy đã hoàn thành một nguyện vọng của Lý Khắc Dụng.
- “Cựu ngũ đại sử – Khiết Đan truyện” chép rằng: Lý Tồn Úc vừa kế vị, quân Hậu Lương vây Lộ Châu. Tồn Úc sai sứ đến Khiết Đan báo tang, hối lộ vàng lụa, cầu kỵ binh đến cứu Lộ Châu. Có thể thấy căn bản không có chuyện Lý Khắc Dụng kết thù oán với Khiết Đan.
- Mặt khác, Chu Ôn đã quét sạch quần hùng, Hoa Bắc chỉ còn hai người Lý Khắc Dụng và Lưu Nhân Cung. Cha con Lý Khắc Dụng hiểu rõ thế nào là môi hở răng lạnh, vì thế cha con Lưu Nhân Cung và Lưu Thủ Quang bị Chu Ôn vây đánh, thậm chí Lưu Thủ Quang bị anh trai Lưu Thủ Văn tấn công, Lý Tồn Úc lần nào cũng phái quân đến cứu. Chí ít là cho đến khi Lý Khắc Dụng mất, hai nước Tấn, Yên không nằm ở thế đối lập.
Đánh giá
Hữu dũng vô mưu
Lý Khắc Dụng tuổi trẻ công cao, bộc lộ bản tính cuồng vọng. Ông đã lựa chọn một chiến lược rất ngu xuẩn là đánh ra bốn mặt, phạm phải đại kị của binh gia. Ông có nhiều địa bàn, nhưng không có cách nào trị lý, củng cố. Vì thế những khu vực thuộc về ông, hay thần phục ông thường hay làm phản.Lại thêm bộ hạ của ông quân kỷ bại hoại, không được lòng người. Do đó, chiến tranh liên miên, chiến thắng hiển hách, nhưng hiệu quả không lớn. Những chính sách và thủ đoạn lôi kéo đồng minh thì Chu Ôn cao tay hơn hẳn, nên Lý Khắc Dụng dần dần rơi vào thế hạ phong.
Thưởng phạt bất minh
Lý Tồn Hiếu giành lại Lộ Châu, Lý Khắc Dụng không luận công ban thưởng, lại không để Tồn Hiếu nhiệm chức ở đó, khiến cho Tồn Hiếu oán giận. Lại thêm Lý Tồn Tín vốn đố kỵ Tồn Hiếu, luôn tìm cách nói sằng hãm hại, khiến cho Tồn Hiếu không thể an lòng. Lý Tồn Hiếu ngầm liên hệ với Chu Ôn, phản bội Khắc Dụng. Ông cả giận phát binh thảo phạt, cuối cùng Tồn Hiếu tự trói mình ra khỏi thành, đầu hàng nhận tội. Khắc Dụng vốn rất coi trọng Tồn Hiếu là một viên kiêu tướng, đánh trận không khi nào thiếu anh ta, nhưng vì muốn giữ nghiêm quân kỷ, xử Tồn Hiếu bị ngũ xa phân thây. Ông thưởng phạt không công bằng, khiến cho thế lực của mình thì dần suy yếu, thế lực của Chu Ôn thì ngày càng lớn mạnh.Hữu nhãn vô châu
Lý Khắc Dụng dùng người không có phương pháp, đối với các tướng lĩnh đầu hàng cũng không nhìn rõ năng lực và nhân phẩm của họ, chẳng khác nào mời kẻ thù đến trước cửa nhà. Trong đó có 2 trường hợp nổi bật: Lý Hãn Chi và Lưu Nhân Cung.Lý Hãn Chi vô lại
Lý Hãn Chi xuất thân vô lại, thiếu thời từng xuất gia, nhưng bản tính xấu xa không đổi, nên không nơi nào chịu nhận, phải đi ăn xin. Về sau ông ta đầu quân cho Hà Dương tiết độ sứ Gia Cát Sảng, nhờ một thân võ dũng hơn người mà làm đến Hà Nam doãn, Đông Đô lưu thủ. Sau sự kiện quán dịch Thượng Nguyên, Lý Khắc Dụng ghé qua Lạc Dương, được Hãn Chi tiếp đãi ân cần. Ông ta bị bộ hạ của Tần Tông Quyền đánh bại, chạy khỏi Lạc Dương, Khắc Dụng không quên ân tình cũ, đưa quân đến giúp Hãn Chi, còn xin triều đình cho ông ta làm Hà Dương tiết độ sứ.Lý Hãn Chi quen tính vô lại, cướp đoạt tài vật của trăm họ để bổ sung quân nhu, khiến cho khu vực ông ta cai quản, khắp nơi người phải ăn thịt người. Bộ tướng Trương Ngôn của ông ta không chịu nổi, ngầm liên hệ với Chu Ôn, đuổi đánh Hãn Chi. Ông ta chạy đến Tấn Dương, Khắc Dụng để ông ta làm Trạch Châu thứ sử. Đến Trạch Châu, ông ta chẳng thay đổi gì. Khi Lộ Châu thứ sử Tiết Chí Cần mất, ông ta thừa cơ chiếm lấy Lộ Châu, đầu hàng Chu Ôn.
Lưu Nhân Cung bội ân
Lưu Nhân Cung nguyên là bộ hạ của Lư Long tiết độ sứ Lý Khuông Uy ở U Châu, lĩnh binh trấn thủ Úy Châu. Anh em Khuông Uy, Khuông Trù tranh giành chức vị, tình hình U Châu hỗn loạn. Quân Úy Châu oán giận do lâu ngày không được về nhà, đưa Nhân Cung lên làm thủ lĩnh, phát động binh biến. Ông ta tiến về U Châu, đến Cư Dung Quan thì bị đánh bại, chạy đến Tấn Dương, đầu hàng Lý Khắc Dụng. Nhân Cung đem tình hình U Châu nói rõ với Khắc Dụng, nên được hậu thưởng, còn được ban cho đất đai ruộng vườn, rất sủng ái tín nhiệm.Sau khi Lý Khắc Dụng lấy được U Châu, để Nhân Cung làm Lưu hậu. Vào lúc Khắc Dụng giao chiến Ngụy Châu, mượn quân U Châu, Nhân Cung lấy cớ đề phòng Khiết Đan nên không còn 1 binh 1 tốt nào. Năm sau, Chu Ôn đánh Duyện, Vận, Khắc Dụng lại mượn quân U Châu, liên tiếp phái sứ giả đến thôi thúc. Nhân Cung chẳng những không phát binh, mà còn dùng hậu lễ dụ dỗ tướng lĩnh Hà Đông làm phản. Lý Khắc Dụng tự mình làm tướng, phát binh chinh thảo. Vì ông không để Nhân Cung vào mắt, khinh địch say rượu, nên bị Nhân Cung phản kích đánh bại.
Gia đình
Anh em
Con trai
- Hậu Đường Trang Tông Lý Tồn Úc
- Vĩnh Vương Lý Tồn Bá
- Ung Vương Lý Tồn Mĩ
- Tiết Vương Lý Tồn Lễ
- Thân Vương Lý Tồn Ác
- Mục Vương Lý Tồn Nghệ
- Thông Vương Lý Tồn Xác
- Nhã Vương Lý Tồn Kỷ
- Lý Tồn Củ
Thập tam thái bảo
Lý Khắc Dụng đã nuôi dưỡng và đào tạo nên 13 viên kiêu tướng, đều mang hàm Thái bảo.- Đại thái bảo Lý Tự Nguyên (nguyên danh: Mạc Cát Liệt, người Sa Đà), con nuôi, về sau là Hậu Đường Minh Tông.
- Nhị thái bảo Lý Tự Chiêu (sơ danh: Lý Tiến Thông, nguyên tính: Hàn), cháu nuôi, về sau trúng tên vào đầu, tử thương ở Trấn Châu.
- Tam thái bảo Lý Tồn Úc, con trai, về sau là Hậu Đường Trang Tông.
- Tứ thái bảo Lý Tồn Tín (nguyên danh: Trương Ô Lạc, người Hồi Hột), con nuôi, bệnh mất.
- Ngũ thái bảo Lý Tồn Tiến (nguyên danh: Tôn Trọng Tiến), con nuôi, tử trận ở Trấn Châu.
- Lục thái bảo Lý Tự Bổn (nguyên tính: Trương), con nuôi, bị Khiết Đan bắt sống.
- Thất thái bảo Lý Tự Ân (nguyên tính: Lạc), con nuôi, bệnh mất.
- Bát thái bảo Lý Tồn Chương, con nuôi, bệnh mất.
- Cửu thái bảo Lý Tồn Thẩm (nguyên danh: Phù Tồn), từng là tiểu hiệu của Lý Hãn Chi, bệnh mất.
- Thập thái bảo Lý Tồn Hiền (nguyên danh: Vương Hiền), con nuôi, bệnh mất.
- Thập nhất thái bảo Sử Kính Tư, chết trong sự kiện quán dịch Thượng Nguyên.
- Thập nhị thái bảo Khang Quân Lập, bị Lý Khắc Dụng ban chết bằng thuốc độc.
- Thập tam thái bảo Lý Tồn Hiếu (nguyên danh: An Kính Tư), con nuôi, làm phản, bị xử ngũ xa phân thây.
Tham khảo
- Cựu Ngũ Đại Sử
- Tân Ngũ Đại Sử
- Tư trị thông giám
- Tướng soái cổ đại Trung Hoa - Trịnh Phúc Điền, Khả Vĩnh Quyết, Dương Hiệu Xuân - NXB Thanh niên, 2002
Chú thích
- ^ Nay là phía bắc Nhạn Môn, Sơn Tây, Trung Quốc
- ^ Nay là sa mạc Cổ Nhĩ Ban Thông Cổ, Tân Cương
- ^ Nay là Linh Khâu, Sơn Tây, Trung Quốc
- ^ Nay là Sóc Châu, Sơn Tây
- ^ Nha nghĩa là con quạ hay màu đen, ngoại hiệu này là do sắc phục màu đen của quân đội Sa Đà mà có
- ^ Nay là phía bắc Sơn Tây, Trung Quốc
- ^ Nay là thành phố Đại Đồng, Sơn Tây
- ^ Nay là đông bắc Hồng Cốc Bảo, đông nam Khả Lam, Sơn Tây
- ^ Nay thuộc Sơn Tây, Trung Quốc
- ^ Nay là giáp Khả Lam, Sơn Tây
- ^ Nay là gò Đường Lâm, đông nam Nguyên Bình, Sơn Tây
- ^ Nay là Quách Dương trấn, phía bắc Nguyên Hồ, Sơn Tây
- ^ Nay là Hãn Châu, Sơn Tây
- ^ Nay là tây nam Thái Nguyên, Sơn Tây
- ^ Nay là Hồng Cốc Bảo, đông nam Khả Lam, Sơn Tây
- ^ Nay là huyện Úy, Hà Bắc, Trung Quốc
- ^ Nhà Đường hạ chiếu phong Lý Khắc Dụng làm Tiết độ sứ Hà Đông. Tiết độ sứ đương nhiệm là Trịnh Tòng Đảng sau khi tiếp chiếu lập tức giao lại đất đai, binh mã, rồi trở về triều
- ^ Nay là Lai Vu, Sơn Đông
- ^ Nay là đông nam Lai Vu, Sơn Đông
- ^ Nay là tây nam Thái Nguyên, Sơn Tây, Trung Quốc
- ^ Là em trai của Lý Khuông Uy, năm 893 đã đánh bại anh trai để đoạt quyền tiết độ sứ
- ^ Đây là một chức quan. Cuối đời Đường, phiến trấn ngày càng lớn mạnh, tiết độ sứ nhiều việc, thường cắt một phần đất đai cho con cháu hoặc tướng lĩnh thân tín coi sóc, gọi là tiết độ "lưu hậu" hay "quan sát lưu hậu"
- ^ Là em trai của Vương Trọng Vinh, thay anh làm tiết độ sứ từ năm 887, sau khi Trọng Vinh bị bộ tướng Thường Hành Nho sát hại
- ^ Từng là thú tướng ở Phượng Tường, năm 887 giết chết Lý Xương Phù giành lấy chức tiết độ sứ
- ^ Vốn là bộ hạ của Bân Ninh tiết độ sứ Chu Mân. Sau khi Chu Mân lập Lý Dục, phái Hành Du đưa 5 vạn quân đi bắt Hi Tông. Tháng 12 năm 886, Hành Du quay lại giết chết Chu Mân, được thay thế chức vụ của ông ta
- ^ Là em trai Vương Hành Du
- ^ Thành Đức tiết độ sứ Vương Dung ở Trấn Châu đầu hàng Chu Ôn
- ^ Nghĩa Vũ tiết độ sứ Vương Cáo vốn là con trai của Vương Xử Tồn, con rể Lý Khắc Dụng, chạy về Tấn Dương, em trai Xử Tồn là Xử Trực được tôn làm Lưu hậu, không lâu sau cũng đầu hàng Chu Ôn
|
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
Trở về trang chính
Hoàng Kim, hoangkim, hoangkimvietnam, Ngọc Phương Nam, Chào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, Khát khao xanh, Dayvahoc, Học mỗi ngày, Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống, Thơ cho con
No comments:
Post a Comment