CNM365 Chào ngày mới 3 tháng 6 Wikipedia Ngày này năm xưa. Ngày Cấm hút thuốc phiện tại Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan). Năm 628 – Lương Lạc Nhân giết chết anh họ Lương Sư Đô rồi đầu hàng Đường, triều Đường hoàn thành việc tái thống nhất Trung Hoa sau khi triều Tùy sụp đổ. Năm 1888 – Vương quốc Sedang được thành lập tại vùng Tây Nguyên thuộc Việt Nam ngày nay, với quốc vương là Marie-Charles David de Mayréna. Năm 1940 – Quan chức Đức Franz Rademacher đề xuất một kế hoạch biến Madagascar thành "xứ sở người Do Thái", một ý tưởng từng được nhà báo Theodor Herzl nói đến vào thế kỷ 19. Năm 1959 – Singapore (hình) trở thành một nhà nước tự trị bên trong Thịnh vượng chung, với thủ tướng là Lý Quang Diệu. Năm 1975 – Loại máy bay phản lực tiêm kích đầu tiên của Nhật Bản là Mitsubishi F-1 có chuyến bay thử nghiệm đầu tiên.
Singapore
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cộng hoà Singapore | |||||
---|---|---|---|---|---|
Republic of Singapore (tiếng Anh) Republik Singapura (tiếng Mã Lai) 新加坡共和國 (tiếng Trung) சிங்கப்பூர் குடியரசு (tiếng Tamil) |
|||||
|
|||||
Khẩu hiệu | |||||
Majulah Singapura ("Tiến lên, Singapore") |
|||||
Quốc ca | |||||
Majulah Singapura "Tiến lên, Singapore" |
|||||
Hành chính | |||||
Chính phủ | Cộng hòa nghị viện | ||||
• Tổng thống • Thủ tướng |
Trần Khánh Viêm Lý Hiển Long |
||||
Ngôn ngữ chính thức | Anh, Mã Lai, Quan thoại, Tamil | ||||
Thủ đô | Singapore 1°17′B, 103°51′Đ ) |
||||
Thành phố lớn nhất | Singapore | ||||
Địa lý | |||||
Diện tích | 716,1[1] km² (hạng 190) | ||||
Diện tích nước | 1,444 % | ||||
Múi giờ | SST (UTC+8); mùa hè: Không áp dụng (UTC+8) | ||||
Lịch sử | |||||
Độc lập
|
|||||
6 tháng 2 năm 1819[2] | Thành lập | ||||
3 tháng 6 năm 1959[3] | Tự trị | ||||
31 tháng 8 năm 1963[4] | Độc lập từ Anh Quốc | ||||
16 tháng 9 năm 1963[4] | Sáp nhập với Malaysia | ||||
9 tháng 8 năm 1965[4] | Phân tách khỏi Malaysia | ||||
Dân cư | |||||
Dân số ước lượng (2013) | 5.399.200[1] người (hạng 116) | ||||
Mật độ | 7.540[1] người/km² (hạng 3) | ||||
Kinh tế | |||||
GDP (PPP) (2012) | Tổng số: 327,557 tỷ USD[5] Bình quân đầu người: 61.046 USD[5] |
||||
GDP (danh nghĩa) (2012) | Tổng số: 270,020 tỷ USD[5] Bình quân đầu người: 50.323 USD[5] |
||||
HDI (2013) | 0,895 cao (hạng 19) | ||||
Hệ số Gini (2012) | 47,8[6] (cao) (hạng 26) | ||||
Đơn vị tiền tệ | Đôla Singapore (SGD ) |
||||
Thông tin khác | |||||
Tên miền Internet | .sg, .சிங்கப்பூர், .新加坡 | ||||
¹ +02 khi gọi từ Malaysia |
Các hòn đảo của Singapore có người định cư vào thế kỷ thứ 2 Công nguyên và sau đó thuộc một số đế quốc bản địa. Năm 1819, chính trị gia Anh Quốc Stamford Raffles thành lập Singapore hiện đại với vai trò là một trạm mậu dịch của Công ty Đông Ấn Anh, hành động này được Vương quốc Johor cho phép. Anh Quốc giành được chủ quyền đối với đảo vào năm 1824, và Singapore trở thành một trong các Khu định cư Eo biển của Anh Quốc vào năm 1826. Nhật Bản chiếm đóng Singapore trong Chiến tranh thế giới thứ hai, sau chiến tranh Singapore tuyên bố độc lập từ Anh Quốc vào năm 1963 và hợp nhất với các lãnh thổ khác của Anh Quốc để hình thành Malaysia, tuy nhiên Singapore bị trục xuất khỏi Malaysia hai năm sau đó. Kể từ đó, Singapore phát triển nhanh chóng, được công nhận là một trong Bốn con hổ châu Á.
Singapore là một trong các trung tâm thương mại lớn của thế giới, với vị thế trung tâm tài chính lớn thứ tư và một trong năm cảng bận rộn nhất. Nền kinh tế mang tính toàn cầu và da dạng của Singapore phụ thuộc nhiều vào mậu dịch, đặc biệt là chế tạo, chiếm 26% GDP vào năm 2005. Theo sức mua tương đương, Singapore có thu nhập bình quân đầu người cao thứ ba trên thế giới. Quốc gia này xếp hạng cao trong các bảng xếp hạng quốc tế liên quan đến giáo dục, chăm sóc sức khỏe, sự minh bạch của chính phủ, và tính cạnh tranh kinh tế.
Singapore là một nước cộng hòa nghị viện đa dảng nhất thể, có chính phủ nghị viện nhất viện theo hệ thống Westminster. Đảng Hành động Nhân dân giành chiến thắng trong tất cả các cuộc bầu cử kể từ khi Singapore tự trị vào năm 1959. Có hơn năm triệu người sống tại Singapore, trong đó xấp xỉ hai triệu người sinh ra tại nước ngoài. Singapore có thành phần dân tộc đa dạng, song các dân tộc châu Á chiếm ưu thế: 75% dân số là người Hoa, các cộng đồng thiểu số đáng kể là người Mã Lai, người Ấn Độ, và người Âu-Á. Quốc gia này có bốn ngôn ngữ chính thức là tiếng Anh, tiếng Mã Lai, tiếng Hoa và tiếng Tamil, và chính phủ thúc đẩy chủ nghĩa văn hóa đa nguyên thông qua một loạt các chính sách chính thức.
Singapore là một trong năm thành viên sáng lập của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), và là nơi đặt Ban thư ký APEC, là một thành viên của Hội nghị cấp cao Đông Á, Phong trào không liên kết, và Thịnh vượng chung các quốc gia. Sự phát triển nhanh chóng của Singapore tạo cho quốc gia này có ảnh hưởng đáng kể trong các vấn đề toàn cầu, khiến một số nhà phân tích nhận định Singapore là một cường quốc bậc trung.[7][8]
Mục lục
Từ nguyên
Tên gọi tiếng Anh "Singapore" bắt nguồn từ tiếng Mã Lai Singapura (tiếng Phạn: सिंहपुर, nghĩa là thành phố Sư tử). Tuy nhiên, người ta tin rằng sư tử chưa từng sống trên đảo, và loài thú mà Sang Nila Utama (người thành lập và định danh cho Singapore cổ đại) nhìn thấy có lẽ là một con hổ.[9]Lịch sử
Năm 1819, chính khách người Anh Quốc Thomas Stamford Raffles đến và thay mặt Công ty Đông Ấn Anh để ký kết một hiệp định với Quốc vương Hussein Shah của Vương quốc Johor nhằm phát triển phần phía nam của Singapore thành một trạm mậu dịch của Đế quốc Anh. Năm 1824, Anh Quốc có quyền sở hữu đối với toàn bộ đảo theo một hiệp định khác với Quốc vương và Temenggong (thống lĩnh).[13] Năm 1826, Singapore trở thành một phần của Các khu định cư Eo biển, thuộc phạm vi quyền hạn của Ấn Độ thuộc Anh, rồi trở thành thủ đô của khu vực vào năm 1836.[14] Trước khi Raffles đến, có xấp xỉ 1.000 người sống trên đảo, hầu hết là người Mã Lai bản địa cùng với một số người Hoa.[15] Năm 1860, dân số vượt quá 80.000 và hơn một nửa là người Hoa. Nhiều người nhập cư đến để làm việc trong các đồn điền cao su, và sau thập niên 1870 thì đảo trở thành một trung tâm xuất khẩu cao su toàn cầu.[13]
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Quân đội Đế quốc Nhật Bản xâm chiếm Malaya thuộc Anh, đỉnh điểm là trận Singapore. Người Anh chiến bại, và đầu hàng vào ngày 15 tháng 2 năm 1942. Thủ tướng Anh Quốc Winston Churchill gọi đây là "thảm họa tệ nhất và sự đầu hàng lớn nhất trong lịch sử Anh Quốc".[16] Số người Hoa bị thảm sát sau khi Singapore thất thủ ước tính từ 5.000 đến 25.000.[17] Người Anh tái chiếm đảo vào tháng 9 năm 1945, sau khi Nhật Bản đầu hàng.[18]
Trong cuộc tổng tuyển cử đầu tiên năm 1955, lãnh đạo ủng hộ độc lập của Mặt trận Lao động là David Marshall giành chiến thắng. Ông dẫn đầu một phái đoàn đến Luân Đôn để yêu cầu hoàn toàn tự trị, song người Anh bác bỏ. Sau đó, David Marshall từ chức và Lâm Hữu Phúc trở thành người thay thế, ông thi hành các chính sách nhằm thuyết phục người Anh trao cho Singapore quyền tự trị nội bộ hoàn toàn đối với toàn bộ các vấn đề ngoại trừ quốc phòng và đối ngoại.[19]
Trong cuộc bầu cử tháng 5 năm 1959, Đảng Hành động Nhân dân giành chiến thắng vang dội. Singapore trở thành một nhà nước tự trị nội bộ bên trong Thịnh vượng chung và Lý Quang Diệu trở thành Thủ tướng đầu tiên của quốc gia.[20] Tổng đốc William Allmond Codrington Goode giữ vai trò là Yang di-Pertuan Negara ("nguyên thủ quốc gia") đầu tiên, người kế nhiệm là Yusof bin Ishak trở thành Tổng thống Singapore đầu tiên vào năm 1965.[21] Trong thập niên 1950, những người cộng sản gốc Hoa vốn có quan hệ chặt chẽ với các thương hội và các trường tiếng Hoa tiến hành một cuộc nổi dậy vũ trang chống lại chính quyền tại Malaya, dẫn đến Tình trạng khẩn cấp Malaya, và sau đó là Chiến tranh phản loạn cộng sản. Bạo động phục vụ toàn quốc 1954, bạo động trung học Hoa văn và bạo động xe buýt Phúc Lợi tại Singapore đều có liên hệ với các sự kiện này.[22]
Cuộc trưng cầu dân ý về việc sát nhập Singapore vào Liên bang Mã Lai đã đạt được năm 1962, đưa Singapore trở thành một thành viên của liên bang Mã Lai cùng với Malaya, Sabah và Sarawak như là một bang có quyền tự trị vào tháng 9 năm 1963. Singapore bị trục xuất khỏi liên bang vào ngày 7 tháng 8 năm 1965 sau những bất đồng quan điểm chính trị chính phủ của bang và hội đồng liên bang tại Kuala Lumpur. Singapore được độc lập 2 ngày sau đó, vào ngày 9 tháng 8 năm 1965, sau này đã trở thành ngày Quốc khánh của Singapore. Malaysia là nước đầu tiên công nhận nền độc lập của Singapore.[23]
Độc lập đồng nghĩa với tự túc, Singapore đã phải đối mặt với nhiều khó khăn trong giai đoạn này, bao gồm nạn thất nghiệp, thiếu nhà ở, đất đai và tài nguyên thiên nhiên như dầu mỏ. Với sự hỗ trợ của Hoa Kỳ và Đồng Minh, trong nhiệm kỳ của mình từ năm 1959 đến 1990, Thủ tướng Lý Quang Diệu đã từng bước kiềm chế thất nghiệp, lạm phát, tăng mức sống và thực hiện một chương trình nhà ở công cộng với quy mô lớn. Các cơ sở hạ tầng kinh tế của đất nước được phát triển, mối đe dọa của căng thẳng chủng tộc được loại bỏ và một hệ thống phòng vệ quốc gia được thiết lập. Singapore từ một nước đang phát triển trở thành một nước phát triển vào cuối thế kỷ 20.[24]
Năm 1990, Ngô Tác Đống kế nhiệm chức thủ tướng, đối mặt với nhiều khó khăn bao gồm ảnh hưởng kinh tế từ cuộc khủng hoảng tài chính Đông Á năm 1997, sự lan tràn của SARS năm 2003 cũng như những đe dọa khủng bố từ Jemaah Islamiah, hậu 11 tháng 9 và các vụ đánh bom ở Bali. Năm 2004, Lý Hiển Long, con trai cả của Lý Quang Diệu, trở thành thủ tướng thứ ba.[25]
Địa lý
Vùng thành thị trước đây chỉ tập trung ở khu vực phía bắc Singapore bao quanh sông Singapore, hiện nay là trung tâm buôn bán của Singapore, trong khi đó những vùng còn lại rừng nhiệt đới ẩm hoặc dùng cho nông nghiệp. Từ thập niên 1960, chính phủ đã xây dựng nhiều đô thị mới ở những vùng xa, tạo nên một Singapore với nhà cửa san sát ở khắp mọi miền, mặc dù Khu vực Trung tâm vẫn là nơi hưng thịnh nhất. Ủy ban Quy hoạch Đô thị là một ban của chính phủ chuyên về các hoạt động quy hoạch đô thị với nhiệm vụ là sử dụng và phân phối đất hiệu quả cũng như điều phối giao thông. Ban đã đưa ra quy hoạch chi tiết cho việc sử dụng đất ở 55 khu vực.
Singapore đã mở mang lãnh thổ bằng đất lấy từ những ngọn đồi, đáy biển và những nước lân cận. Nhờ đó, diện tích đất của Singapore đã tăng từ 581,5 km² ở thập niên 1960 lên 697,25 km² ngày nay, và có thể sẽ tăng thêm 100 km² nữa đến năm 2030.
Singapore có khí hậu xích đạo ẩm với các mùa không phân biệt rõ rệt. Đặc điểm của loại khí hậu này là nhiệt độ và áp suất ổn định, độ ẩm cao và mưa nhiều. Nhiệt độ thay đổi trong khoảng 22°C đến 31 °C (72°–88°F). Trung bình, độ ẩm tương đối khoảng 90% vào buổi sáng và 60% vào buổi chiều. Trong những trận mưa lớn kéo dài, độ ẩm tương đối thường đạt 100%. Nhiệt độ cao nhất và thấp nhất đã từng xuất hiện là 18,4 °C (65,1 °F) và 37,8 °C (100,0 °F).
Sự đô thị hóa đã làm biến mất nhiều cánh rừng mưa nhiệt đới một thời, hiện nay chỉ còn lại một trong số chúng là Khu Bảo tồn Thiên nhiên Bukit Timah. Tuy nhiên, nhiều công viên đã được gìn giữ với sự can thiệp của con người, ví dụ như Vườn Thực vật Quốc gia. Không có nước ngọt từ sông và hồ, nguồn cung cấp nước chủ yếu của Singapore là từ những trận mưa rào được giữ lại trong những hồ chứa hoặc lưu vực sông. Mưa rào cung cấp khoảng 50% lượng nước, phần còn lại được nhập khẩu từ Malaysia hoặc lấy từ nước tái chế - một loại nước có được sau quá trình khử muối. Nhiều nhà máy sản xuất nước tái chế đang được đề xuất và xây dựng nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào việc nhập khẩu.
Chính phủ và chính trị
Singapore là một nước cộng hòa nghị viện, có chính phủ nghị viện nhất viện theo hệ thống Westminster đại diện cho các khu vực bầu cử. Hiến pháp của quốc gia thiết lập hệ thống chính trị dân chủ đại diện.[27] Freedom House xếp hạng Singapore là "tự do một phần" trong báo cáo Freedom in the World của họ,[28] và The Economist xếp hạng Singapore là một "chế độ hỗn hợp", hạng thứ ba trong số bốn hạng, trong "Chỉ số dân chủ" của họ.[29] Tổ chức Minh bạch Quốc tế liên tục xếp Singapore vào hạng các quốc gia ít tham nhũng nhất trên thế giới.[30]Quyền hành pháp thuộc về Nội các Singapore, do Thủ tướng lãnh đạo, và ở một mức độ thấp hơn rất nhiều là Tổng thống.[21] Tổng thống được bầu thông qua phổ thông đầu phiếu, và có quyền phủ quyết đối với một tập hợp cụ thể các quyết định hành pháp, như sử dụng dự trữ quốc gia và bổ nhiệm các thẩm phán, song vai trò phần lớn mang tính lễ nghi.[31]
Quốc hội đóng vai trò là nhánh lập pháp của chính phủ.[21] Các thành viên của Quốc hội gồm có các thành viên đắc bầu, phi tuyển khu và được chỉ định. Các thành viên đắc cử được bầu vào Quốc hội trên cơ sở "đa số chế" và đại diện cho các khu vực bầu cử có một hoặc nhóm đại diện.[32] Đảng Hành động Nhân dân giành quyền kiểm soát quốc hội với đa số lớn trong tất cả các cuộc bầu cử kể từ khi Singapore tự trị vào năm 1959.[28]
Hệ thống tư pháp của Singapore dựa trên thông luật Anh, song có các khác biệt địa phương đáng kể. Việc bồi thẩm đoàn xử án bị bãi bỏ vào năm 1970, các phán quyết tư pháp sẽ hoàn toàn nằm trong tay các thẩm phán được chỉ định.[33] Singapore có các hình phạt bao gồm cả trừng phạt thân thể tư pháp dưới dạng đánh đòn, có thể áp dụng đối với các tội hình như hiếp dâm, gây rối loạn, phá hoại, và các vi phạm di trú nhất định.[34][35] Ân xá Quốc tế cho rằng một số điều khoản pháp lý của Singapore xung đột với quyền được cho là vô tội cho đến khi bị chứng minh là có tội, và rằng Singapore "có thể có tỷ lệ hành quyết cao nhất trên thế giới so với dân số của quốc gia".[36] Chính phủ Singapore bất đồng ý kiến với các tuyên bố của Ân xá Quốc tế.[37] Trong một nghiên cứu vào năm 2008, Singapore và Hong Kong xếp hàng đầu về chất lươgnj hệ thống tư pháp tại châu Á.[38]
Kinh tế
Nền kinh tế Singapore chủ yếu dựa vào buôn bán và dịch vụ (chiếm 40% thu nhập quốc dân). Kinh tế Singapore từ cuối những năm 1980 đạt tốc độ tăng trưởng vào loại cao nhất thế giới: 1994 đạt 10%, 1995 là 8,9%. Tuy nhiên, từ cuối 1997, do ảnh hưởng của khủng hoảng tiền tệ, đồng đô la Singapore đã bị mất giá 20% và tăng trưởng kinh tế năm 1998 giảm mạnh chỉ còn 1,3%. Từ 1999, Singapore bắt đầu phục hồi nhanh: Năm 1999, tăng trưởng 5,5%, và năm 2000 đạt hơn 9%. Do ảnh hưởng của sự kiện 11 tháng 9, suy giảm của kinh tế thế giới và sau đó là dịch SARS, kinh tế Singapore bị ảnh hưởng nặng nề: Năm 2001, tăng trưởng kinh tế chỉ đạt -2,2%, 2002, đạt 3% và 2003 chỉ đạt 1,1%. Từ 2004, tăng trưởng mạnh: năm 2004 đạt 8,4%; 2005 đạt 5,7%; năm 2006 đạt 7,7% và năm 2007 đạt 7,5%. Năm 2009, GDP chỉ tăng 1,2% do tác động của khủng hoảng kinh tế.
Singapore cũng được coi là nước đi đầu trong việc chuyển đổi sang nền kinh tế tri thức. Singapore đang thực hiện kế hoạch đến năm 2018 sẽ biến Singapore thành một thành phố hàng đầu thế giới, một đầu mối của mạng lưới mới trong nền kinh tế toàn cầu và châu Á và một nền kinh tế đa dạng nhạy cảm kinh doanh.[39]
Giao thông
Singapore có nhiều loại phương tiện giao thông công cộng, trong đó hai phương tiện phổ biến nhất là xe bus (hơn 3 triệu lượt người mỗi ngày, năm 2010) và tàu điện ngầm mà người Singapore thường gọi là MRT (Mass Rapid Transit) (hơn 2 triệu lượt người mỗi ngày, năm 2010)[40]. Người đi xe bus trả tiền mua vé cho từng chặng, ngoại trừ trường hợp họ có thẻ từ tự động EZlink (thẻ này cho phép họ sử dụng dịch vụ của xe bus giá rẻ và trong một thời gian dài). Hệ thống tàu điện ngầm của Singapore có 84 ga với chiều dài 129.9 km [40] và có giờ làm việc là từ 06:00 tới 24:00. Taxi cũng là một phương tiện giao thông khá phổ biến ở Singapore nhưng khá khó bắt và đắt trong giờ cao điểm.
Do Singapore có diện tích rất hẹp, nên chính quyền Singapore thường có những biện pháp đặc biệt để tránh tình trạng nghẽn xe, tắc đường. Hệ thống thuế giờ cao điểm ERP (Electronics Road Pricing) được đưa vào hoạt động trong khu vực trung tâm thành phố để giảm lưu lượng xe lưu thông qua các khu vực này vào giờ cao điểm. Số tiền này được trừ thẳng vào thẻ EZLink cài trên xe hơi. ERP có thể lên đến SGD15 nếu 1 chiếc xe chạy qua 5 trạm ERP trong khu vực nội thành.
Singapore cũng có phương tiện giao thông đường thủy phổ biến là thuyền máy nhỏ, tuy nhiên đa số chúng chỉ được dùng cho mục đích du lịch. Các du khách tới Singapore có thể tham quan thành phố bằng đường thủy trên sông Singapore trong những tour kéo dài khoảng 30 phút.
Nhân khẩu
Năm 2012, dân số Singapore là 5,312 triệu người, trong đó 3,285 triệu (62%) là công dân Singapore và những người còn lại (38%) là những cư dân thường trú hoặc công nhân/học sinh ngoại quốc. 23% công dân Singapore sinh ra bên ngoài Singapore. Có một triệu cư dân thường trú tại Singapore vào năm 2012. Số cư dân này không tính đến 11 triệu du khách tạm thời đến thăm quan Singapore mỗi năm.[1][41][42]Tuổi trung bình của người Singapore là 37 tuổi và quy mô hộ gia đình trung bình là 3,5 người. Do khan hiếm đất, 4/5 người Singapore sống trong các căn hộ được trợ cấp, cao tầng, công cộng được gọi là các căn hộ Cục Nhà ở và Phát triển (HDB), theo sau việc cục chịu trách nhiệm đối với nhà ở công tại quốc gia.[43] Có gần 200.000 người giúp việc gia đình tại Singapore.[44]
Năm 2010, tỷ lệ sở hữu nhà tại Singapore là 87,2%.[45][46] Điện thoại di động thâm nhập với tỷ lệ rất cao là 1.400 điện thoại di động trên 1000 người. Khoảng 1/10 cư dân sở hữu một ô tô.[42]
Tổng tỷ suất sinh được ước tính là 0,79 trẻ em trên mỗi phụ nữ vào năm 2013, đây là tỷ lệ thấp nhất thế giới và thấp hơn tỷ lệ cần thiết là 2,1 để thay thế dân số.[47] Để khắc phục vấn đề này, chính phủ Singapore khuyến khích người ngoại quốc nhập cư đến Singapore trong vài thập niên gần đây. Một lươgnj lớn người nhập cư giúp cho dân số của Singapore không suy giảm.[48] Singapore có truyền thống là một trong những quốc gia phát triển có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất, tỷ lệ thất nghiệp tại đây không vượt quá 4% trong thập kỷ qua, chạm mức cao 3% trong khủng hoản tài chính toàn cầu 2009 và giảm xuống 1,9% vào 2011.[49][50]
Năm 2009, khoảng 40% cư dân Singapore là người ngoại quốc, một trong những tỷ lệ cao nhất trên thế giới.[51] Công nhân ngoại quốc chiếm 80% lao động trong ngành xây dựng và chiếm 50% trong ngành phục vụ.[52][53]
Năm 2009, điều tra dân số của chính phủ báo cáo rằng 74,2% cư dân là người gốc Hoa, 13,4% là người gốc Mã Lai, và 9,2% là người gốc Ấn Độ,[54] người Âu-Á và các nhóm khác chiếm 3,2%. Trước năm 2010, mỗi cá nhân chỉ có thể đăng ký làm thành viên của một chủng tộc, mặc định theo phụ hệ, do đó, những người hỗn chủng được xếp theo nhóm chủng tộc của người cha. Từ năm 2010 trở đi, người dân có thể đăng ký theo phân loại kép, trong đó họ có thể chọn một chủng tộc chính và một chủng tộc thứ, song không quá hai.[55]
Tôn giáo
Phật giáo là tôn giáo được thực hành phổ biến nhất tại Singapore, với 33% số cư dân tuyên bố bản thân họ là tín đồ trong cuộc điều tra dân số gần đây nhất. Tôn giáo được thực hành phổ biến thứ nhì là Ki-tô giáo, sau đó là Hồi giáo, Đạo giáo, và Ấn Độ giáo. 17% dân số không gia nhập tôn giáo nào. Tỷ lệ tín đồ Ki-tô giáo, Đạo giáo, và người không tôn giáo tăng trong khoảng thời gian giữa năm 2000 và 2010, mỗi nhóm tăng 3%, trong khi tỷ lệ tín đồ Phật giáo thì giảm xuống. Các đức tin khác vẫn ổn định trên quy mô lớn về tỷ lệ dân số.[56]Tại Singapore có các chùa và trung tâm Phật pháp từ cả ba tông phái truyền thống chính của Phật giáo: Thượng tọa bộ, Đại thừa, và Kim cương thừa. Hầu hết tín đồ Phật giáo tại Singapore là người Hoa và theo truyền thống Đại thừa.[58] Đại thừa Trung Hoa là tông phái Phật giáo chiếm ưu thế nhất tại Singapore, với các hòa thượng truyền giáo đến từ Đài Loan và Trung Quốc trong vài thập kỷ gần đây. Tuy nhiên, Phật giáo Thượng tọa bộ từ Thái Lan ngày càng phổ biến trong cư dân Singapore (không chỉ người Hoa) trong thập niên qua. Học hội Sáng giá Quốc tế là một tổ chức Phật giáo của Nhật Bản, hiện được nhiều người thực hành theo tại Singapore, song hầu hết họ là người gốc Hoa. Phật giáo Tây Tạng cũng xâm nhập chậm vào quốc đảo trong những năm gần đây.[59]
Ngôn ngữ
Singapore có bốn ngôn ngữ chính thức: tiếng Anh, tiếng Mã Lai, Quan thoại, và Tamil.[61] Tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến tại quốc đảo và là ngôn ngữ của kinh doanh, chính phủ, và là phương tiện giảng dạy trong trường học.[62][63] Các cơ cấu công cộng tại Singapore quản lý công việc của họ bằng tiếng Anh, và các tài liệu chính thức được viết bằng các ngôn ngữ chính thức khác như tiếng Hoa, tiếng Mã Lai, hay tiếng Tamil thường phải được dịch sang tiếng Anh để việc đệ trình được chấp nhận. Hiến pháp Singapore và toàn bộ các luật được viết bằng tiếng Anh,[64] và người dịch được yêu cầu nếu một người muốn nói chuyện với tòa án bằng một ngôn ngữ không phải tiếng Anh.[65][66] Tuy nhiên, tiếng Anh chỉ là ngôn ngữ mẹ đẻ của một phần ba người Singapore, với khoảng một phần ba người Singapore gốc Hoa, một phần tư người Singapore gốc Mã Lai và một nửa người Singapore gốc Ấn Độ có ngôn ngữ mẹ đẻ là tiếng Anh. 20% người Singapore không thể đọc hoặc viết bằng tiếng Anh.[56][67]Nhiều người Singapore là người song ngữ trong tiếng Anh và ngôn ngữ chính thức khác, với mức độ lưu loát khác nhau. Xếp hạng các ngôn ngữ chính thức về tỷ lệ đọc viết là tiếng Anh (80% biết đọc viết), Quan thoại (65% biết đọc viết), Mã Lai (17% biết đọc viết), và Tamil (4% biết đọc viết).[56][68] Tiếng Anh-Singapore dựa trên tiếng Anh-Anh,[69] và các dạng tiếng Anh được nói tại Singapore biến thiên từ "tiếng Anh-Singapore chuẩn" đến một thứ tiếng bồi gọi là "Singlish". Singlish bị chính phủ ngăn trở quyết liệt.[70]
Tiếng Hoa là ngôn ngữ mẹ đẻ của nhiều người Singapore nhất, chiếm một nửa trong số họ.[60] Quan thoại Singapore là phương ngôn tiếng Hoa phổ biến nhất tại quốc đảo,[71] với 1,2 triệu người sử dụng nó làm ngôn ngữ nói tại nhà. Gần nửa triệu người nói các phương ngôn tiếng Hoa khác, chủ yếu là tiếng Phúc Kiến, tiếng Triều Châu, và tiếng Quảng Đông, như ngôn ngữ tại nhà của họ, song việc sử dụng các phương ngôn này đang suy giảm khi thế hệ sau này chuyển sang Quan thoại và tiếng Anh.[72]
Chính phủ Singapore chọn tiếng Mã Lai làm ngôn ngữ quốc gia sau khi giành độc lập từ Anh Quốc trong thập niên 1960 nhằm tránh xích mích với các láng giềng — Malaysia và Indonesia — những quốc gia nói tiếng Mã Lai.[73] Việc này mang mục đích biểu tượng hơn là chức năng.[61][74][75] Ngôn ngữ này được sử dụng trong quốc ca "Majulah Singapura",[76] trong các trích dẫn của hệ thống thứ bậc và huy chương của Singapore, và trong chỉ huy quân sự. Ngày nay, về tổng thể, tiếng Mã Lai được nói trong cộng đồng người Singapore gốc Mã Lai, chỉ 16,8% người Singapore biết đọc viết tiếng Mã Lai[77] và chỉ 12% sử dụng nó làm ngôn ngữ mẹ đẻ.[60]
Khoảng 100.000, hay 3%, người Singapore nói tiếng Tamil như ngôn ngữ mẹ đẻ của họ.[60] Tamil có địa vị chính thức tại Singapore và không có nỗ lực nào nhằm ngăn cấm việc sử dụng các ngôn ngữ Ấn Độ khác.[78]
Tham khảo
- ^ a ă â b “Statistics Singapore – Latest Data – Population & Land Area (Mid-Year Estimates)”. Statistics Singapore. Tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2013.
- ^ Chew, Ernest (1991). Trong Lee, Edwin. A History of Singapore. Oxford University Press. ISBN 0-19-588917-7.
- ^ Hoe Yeen Nie (2 tháng 6 năm 2009). “State of Singapore came into being 50 years ago on 3 June”. Channel News Asia (Singapore).
- ^ a ă â Leitch Lepoer, Barbara (1989). “Singapore as Part of Malaysia”. Library of Congress Country Studies. Washington, D.C.: Government Printing Office. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2011.
- ^ a ă â b “Singapore”. International Monetary Fund. Truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2012.
- ^ “Distribution of family income – Gini Index”. CIA. 2012. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2013.
- ^ Loo BF (2005) Transforming Singapore's Military Security Landscape: Problems and Prospects, allacademic
- ^ Tan ATH (1999) Singapore's Defence: Capabilities, Trends, and Implications, questia
- ^ “Sang Nila Utama”. Singapore Infopedia. National Library Board. 26 tháng 11 năm 1999. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2011.
- ^ The Population of Singapore by Swee-Hock Saw p.2-3
- ^ Malayan Place Names by S. Durai Raja Singam p.C-186
- ^ “Country Studies: Singapore: History”. U.S. Library of Congress. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2007.
- ^ a ă “Founding of Modern Singapore”. Ministry of Information, Communications and the Arts. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2011.
- ^ “East & South-East Asia Titles: Straits Settlements Annual Reports (Singapore, Penang, Malacca, Labuan) 1855–1941”. Cambridge University Press. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2012.
- ^ “The Malays”. National Heritage Board 2011. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2011.[liên kết hỏng]
- ^ “On This Day – 15 February 1942: Singapore forced to surrender”. BBC News. 15 tháng 2 năm 1942. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2007.
- ^ Leitch Lepoer, Barbara (1989). “Singapore, Shonan: Light of the South”. Library of Congress Country Studies. Washington, D.C.: Government Printing Office. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2011.
- ^ “Country studies: Singapore: World War II”. U.S. Library of Congress. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2011.
- ^ “Country studies: Singapore: Road to Independence”. U.S. Library of Congress. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2011.
- ^ “Headliners; Retiring, Semi”. The New York Times. 2 tháng 12 năm 1990. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2008.
- ^ a ă â “The Singapore Legal System”. Singapore Academy of Law. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2011.[liên kết hỏng]
- ^ “Communism”. Thinkquest. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2012.
- ^ “Road to Independence”. U.S. Library of Congress. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2006.
- ^ “Country Groups”. The World Bank. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2006.
- ^ “Country profile: Singapore”. BBC News. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2006.
- ^ “World Weather Information Service - Singapore”.
- ^ “World Factbook – Singapore”. U.S. Central Intelligence Agency. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2011.
- ^ a ă “Freedom in the World 2010 – Singapore”. Freedom House. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2011.
- ^ “Democracy index 2010”. The Economist. 2010. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2011.
- ^ “Corruption Perceptions Index 2009”. Transparency International. 2009. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2010.
- ^ “The President”. Singapore Government. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2011.
- ^ “Members of Parliament”. Government of Singapore. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2011.
- ^ “The Singapore Legal System”. Singapore Academy of Law. 25 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2011.[liên kết hỏng]
- ^ “Judicial caning in Singapore, Malaysia and Brunei”. World Corporal Punishment Research. 2008. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2011.
- ^ Kuntz, Tom (26 tháng 6 năm 1994). “Ideas & Trends; Beyond Singapore: Corporal Punishment, A to Z”. The New York Times.
- ^ “Singapore: The death penalty – A hidden toll of executions”. Amnesty International USA. 2003. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2011.
- ^ “The Singapore Government's Response To Amnesty International's Report "Singapore – The Death Penalty: A Hidden Toll Of Executions"” (Thông cáo báo chí). Ministry of Home Affairs. 30 tháng 1 năm 2004. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2010.
- ^ “Hong Kong has best judicial system in Asia: business survey”. ABS-CBN News (Philippines). Agence France-Presse. 15 tháng 9 năm 2008. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2010.
- ^ http://www.mofa.gov.vn/vi/cn_vakv/ca_tbd/nr040819104347/ns070731160923#XCTxV8IkRXba
- ^ a ă Thống kê giao thông Singapore 2010
- ^ “Census of population”. Singapore Department of Statistics. 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2011.
- ^ a ă “Key annual indicators”. Singapore Department of Statistics. 2011. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2011.[liên kết hỏng]
- ^ “HDB InfoWEB: HDB Wins the 2010 UN-HABITAT Scroll of Honour Award:”. Hdb.gov.sg. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2013.
- ^ Wong, Gillian (16 tháng 8 năm 2008). “Singapore Advocacy Groups Campaign 'Days Off' for Maids”. The Irrawaddy (Chiang Mai, Thailand). Associated Press. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2011.[liên kết hỏng]
- ^ “Key demographic indicators, 1970–2010”. Singapore Department of Statistics. 2010. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2011.[liên kết hỏng]
- ^ “Resident Population by Place of Birth, Ethnic Group and Sex”. Singapore Department of Statistics. 2010. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2011.[liên kết hỏng]
- ^ “The World Factbook”. Central Intelligence Agency. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2013.
- ^ Ng, Julia (7 tháng 2 năm 2007). “Singapore's birth trend outlook remains dismal”. Channel NewsAsia (Singapore). Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2010.
- ^ “Unemployment”. Ministry of Manpower. 2010. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2011.
- ^ Chan, Joanne (15 tháng 6 năm 2011). “S'pore unemployment rate falls to three-year low”. Channel NewsAsia. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2011.
- ^ "Trends in international migrant stock: The 2008 revision", United Nations, Department of Economic and Social Affairs, Population Division (2009).
- ^ “Executive summary”. Building and Construction Authority. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2011.
- ^ Sudderuddin, Shuli (22 tháng 2 năm 2009). “Singapore's phantom workers”. The Straits Times (Singapore). Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2011.[liên kết hỏng]
- ^ “Population Trends 2009”. Singapore Statistics. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 12 năm 2011. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2009.
- ^ Hoe Yeen Nie (12 tháng 1 năm 2010). “Singaporeans of mixed race allowed to 'double barrel' race in IC”. Channel NewsAsia (Singapore). Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2011.
- ^ a ă â b “Census of population 2010: Statistical Release 1 on Demographic Characteristics, Education, Language and Religion” (Thông cáo báo chí). Singapore Statistics. 12 tháng 1 năm 2011. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2011.
- ^ Pew Research Center's Religion & Public Life Project: Singapore. Pew Research Center. 2010.
- ^ Khun Eng Kuah (2009). State, society, and religious engineering: toward a reformist Buddhism in Singapore. Singapore: Institute of Southeast Asian Studies. ISBN 978-981-230-865-8. Truy cập ngày 1 tháng 11 năm 2010.
- ^ “Modernity in south-east Asia”. Informaworld. 2 tháng 12 năm 1995. Truy cập ngày 1 tháng 11 năm 2010.
- ^ a ă â b “Census of Population 2010:Key Indicators of the resident Population”. 2010. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2013.
- ^ a ă “Republic of Singapore Independence Act, s.7”.
- ^ “Education UK Partnership – Country focus”. British Council. Tháng 10 năm 2010. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2011.
- ^ “Speech by Mr S. Iswaran, Senior Minister of State, Ministry of Trade and Industry and Ministry of Education”. Ministry of Education. 19 tháng 4 năm 2010.
- ^ “Constitution of the Republic of Singapore. Part I”. 2010. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2011.
- ^ “What do I do if I can't speak English?”. Singapore Subordinate Courts. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2011.
- ^ “Dependant's Pass – Before you apply”. Ministry of Manpower. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2011.
- ^ “Census of Population”. Singapore Statistics. 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 2 năm 2011. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2011.
- ^ “Census of Population 2010”. Singapore Statistics. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 2 năm 2011. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2011.
- ^ “What are some commonly misspelled English words?”. Singapore: National Library Board. 18 tháng 4 năm 2008. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2011.
- ^ Tan Hwee Hwee (22 tháng 7 năm 2002). “A war of words is brewing over Singlish”. Time (New York). Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2011.
- ^ Oi, Mariko (5 tháng 10 năm 2010). “Singapore's booming appetite to study Mandarin”. BBC News. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2011.
- ^ “Chapter 2 Education and Language”. General Household Survey 2005, Statistical Release 1: Socio-Demographic and Economic Characteristics. Singapore Statistics. 2005. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2010.[liên kết hỏng]
- ^ Lee, Lee Kuan Yew (2000). From Third World to First. Singapore: Marshall Cavendish.
- ^ Afendras, Evangelos A.; Kuo, Eddie C.Y. (1980). Language and society in Singapore. Singapore University Press. ISBN 978-9971-69-016-8. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2011.
- ^ Ammon, Ulrich; Dittmar, Norbert; Mattheier, Klaus J. (2006). Sociolinguistics: An international handbook of the science of language and society 3. Berlin: Walter de Gruyter. ISBN 978-3-11-018418-1. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2011.
- ^ Bản mẫu:Singapore legislation
- ^ “Literacy and Language”. Singapore Statistics. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 3 năm 2010. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2011.
- ^ “Returning Singaporeans – Mother-Tongue Language Policy”. Ministry of Education. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2010.
Đọc thêm
- Hill, Michael (1995). Trong Kwen Fee Lian. The Politics of Nation Building and Citizenship năm Singapore. Routledge. ISBN 0-415-12025-X.
- King, Rodney (2008). The Singapore Miracle, Myth and Reality. Insight Press. ISBN 0-9775567-0-0.
- Mauzy, Diane K.; Milne, R.S. (2002). Singapore Politics: Under the People's Action Party. Routledge. ISBN 0415246539.
- Tan, Kenneth Paul (2007). Renaissance Singapore? Economy, Culture, and Politics. NUS Press. ISBN 9789971693770.
- Lee Kuan Yew (2000). From Third World To First: The Singapore Story: 1965–2000. New York: HarperCollins. ISBN 0-06-019776-5
- Worthington, Ross (2002). Governance năm Singapore. Routledge/Curzon. ISBN 0-7007-1474-X.
- “Census of Population (2000)” (PDF). Singapore Department of Statistics. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2000.
- “Key Facts & Figures”. Ministry of Transport, Singapore. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2003.
- “Nation's History”. Singapore Infomap. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2004.
- “MOE-PRIME”. Programme For Rebuilding and IMproving Existing schools (PRIME). Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 8 năm 2007. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2007.
- “Eight More Schools to Benefit from Upgrading” (Thông cáo báo chí). Ministry of Education. 14 tháng 2 năm 2007. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2007.
Liên kết ngoài
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và tài liệu về Singapore |
Tìm thêm về Singapore tại những đồng dự án của Wikipedia: | |
Từ điển ở Wiktionary | |
Sách ở Wikibooks | |
Cẩm nang du lịch ở Wikivoyage | |
Hồ sơ ở Wikiquote | |
Văn kiện ở Wikisource | |
Hình ảnh và phương tiện ở Commons | |
Tin tức ở Wikinews | |
Tài liệu giáo dục ở Wikiversity |
- Singapore Government Online Portal
- Singapore Infomap
- Amnesty International's 2005 report on Singapore
- CIA World Factbook Entry for Singapore
|
|
|
|
|
Lý Quang Diệu
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Lý Quang Diệu 李光耀 |
|
---|---|
Chức vụ
|
|
Thủ tướng đầu tiên của Singapore
|
|
Nhiệm kỳ | 3 tháng 6, 1959 – 28 tháng 11, 1990 |
Phó thủ tướng |
Đỗ Tiến Tài (1959–1968) Ngô Khánh Thụy (1968–1984) Sinnathamby Rajaratnam (1980–1985) Ngô Tác Đống (1985–1990) Vương Đỉnh Xương (1985–1990) |
Thông tin chung
|
|
Đảng | Hành động Nhân dân (PAP) |
Sinh | 16 tháng 9, 1923 Singapore |
Học vấn | Đại học Raffles, Đại học Fitzwilliam, Đại học Cambridge |
Vợ | Kha Ngọc Chi (1920-2010) |
Binh nghiệp
|
Mục lục
- 1 Xuất thân
- 2 Thiếu thời
- 3 Sự nghiệp chính trị (1951–1959)
- 4 Thủ tướng, trước khi độc lập (1959–1965)
- 5 Thủ tướng, sau độc lập (1965–1990)
- 6 Bộ trưởng Cao cấp (1990–2004)
- 7 Bộ trưởng Cố vấn (2004 đến nay)
- 8 Giá trị và niềm tin
- 9 Di sản và hồi ức
- 10 Phê phán
- 11 Chú thích
- 12 Xem thêm
- 13 Liên kết ngoài
Xuất thân
Theo cuốn hồi ký của ông, Lý Quang Diệu là thế hệ thứ tư thuộc một gia đình người Khách Gia định cư tại Singapore: ông cố Lee Bok Boon (sinh năm 1846), rời bỏ quê nhà thuộc huyện Đại Bộ, tỉnh Quảng Đông để đến Singapore vào năm 1862, lúc đó là thuộc địa Anh dưới tên gọi "Các khu định cư Eo biển" (Straits Settlements).Là con trai đầu của ông Lee Chin Koon và bà Chua Jim Neo, Lý Quang Diệu chào đời trong một nhà lều rộng và thoáng tại số 92 đường Kampong Java, Singapore. Ngay từ khi còn bé, văn hoá Anh đã có ảnh hưởng đậm nét trên Lý, một phần là do ông nội, Lee Hoon Leong, đã cho các con trai của mình hấp thụ nền giáo dục của Anh. Cũng chính ông nội đã cho cậu bé Lý tên Harry để thêm vào tên Quang Diệu mà người cha đặt cho con mình.
Ngày 30 tháng 9 năm 1950, Lý Quang Diệu kết hôn với Kha Ngọc Chi (Kwa Geok Choo). Họ có hai con trai và một con gái.
Vài thành viên trong gia tộc Lý đảm nhiệm những vị trí quan trọng trong xã hội Singapore, các con trai và con gái của ông hiện giữ các chức vụ cao cấp trong chính quyền hoặc liên quan đến chính quyền.
Cậu con cả, Lý Hiển Long (Lee Hsien Loong), cựu chuẩn tướng quân đội, từ năm 2004 là Bộ trưởng Tài chính và nay là Thủ tướng đương nhiệm. Lý Hiển Long cũng là Phó chủ tịch Ban quản trị Công ty Đầu tư Singapore (Lý Quang Diệu là chủ tịch). Con trai thứ của ông Lý, Lý Hiển Dương (Lee Hsien Yang), cựu chuẩn tướng, hiện là chủ tịch và tổng giám đốc của Sing Tel, một tập đoàn truyền thông xuyên châu Á, cũng là công ty lớn nhất trong thị trường tư bản (liệt kê trên thị trường chứng khoán Singapore, SGX). Bảy mươi hai phần trăm cổ phần của Sing Tel thuộc quyền sở hữu của công ty Temasek Holdings, một công ty đầu tư của chính phủ có cổ phần nắm quyền kiểm soát tại những công ty có liên hệ với chính phủ như Singapore Airlines và ngân hàng DBS. Giám đốc điều hành của Tamasek Holdings là Ho Ching (Hà Tinh), vợ của thủ tướng Lý Hiển Long, con trai đầu của Lý Quang Diệu. Con gái của ông Lý, Lee Wei Ling, lãnh đạo Viện Khoa học Thần kinh Quốc gia, đến nay vẫn sống độc thân. Vợ của Lý Quang Diệu, Kwa Geok Choo từng là thành viên của công ty luật nổi tiếng Lee & Lee. Các em trai của ông, Dennis, Freddy và Suan Yew đều là thành viên của công ty luật nói trên. Ông có một em gái tên Monica. Lý Quang Diệu luôn bác bỏ mọi cáo buộc về gia đình trị, cho rằng những vị trí đặc quyền mà các thành viên trong gia đình ông có được là nhờ những nỗ lực bản thân.
Thiếu thời
Lý Quang Diệu theo học tại trường tiểu học Telok Kurau, Học viện Raffles và Đại học Raffles. Ông phải bỏ dở việc học khi Nhật Bản chiếm đóng Singapore suốt những năm 1942-1945 trong Đệ nhị thế chiến. Trong thời kỳ chiếm đóng, ông vận hành hiệu quả những thương vụ chợ đen tiêu thụ một loại keo tapioca gọi là Stikfas.[1] Bắt đầu học tiếng Hán và tiếng Nhật từ năm 1942, ông làm việc với người Nhật trong công việc của một người ghi chép những bức điện báo của phe Đồng Minh, cũng như biên tập bản tiếng Anh cho tờ Hodobu (報道部 — thuộc ban thông tin tuyên truyền của người Nhật) từ năm 1943 đến năm 1944.[2][3]Sau chiến tranh, ông theo học luật tại Đại học Fitzwilliam, Đại học Cambridge tại Anh Quốc, và trong một thời gian ngắn, theo học tại Trường Kinh tế Luân Đôn. Năm 1949, Lý Quang Diệu trở về Singapore và hành nghề luật sư tại Laycock và Ong, một công ty luật của John Laycock, một nhà tiên phong trong các hoạt động đa chủng tộc, người cùng với A.P. Rajah và C.C. Tan, thành lập câu lạc đa chủng đầu tiên tại Singapore, thâu nhận người châu Á.
Sự nghiệp chính trị (1951–1959)
Trước thời kỳ Đảng Hành động Nhân dân
Kinh nghiệm đầu tiên của Lý Quang Diệu trên chính trường Singapore là vai trò một nhân viên vận động bầu cử cho ông chủ John Laycock dưới ngọn cờ của Đảng Tiến bộ (Progressive Party) thân Anh, trong cuộc bầu cử hội đồng lập pháp năm 1951. Song, Lý Quang Diệu dần dần nhận ra hậu vận đen tối của chính đảng này do thiếu sự ủng hộ của quần chúng, nhất là của giới lao động thuộc cộng đồng nói tiếng Hoa. Nhân tố này là đặc biệt quan trọng khi ủy ban Rendel, vào năm 1953, quyết định mở rộng quyền bầu cử cho tất cả người dân sinh tại địa phương, làm gia tăng đáng kể số cử tri người Hoa. Lý Quang Diệu tiến đến ngả rẽ chính trị của mình khi ông tham gia tư vấn pháp lý cho các nghiệp đoàn thương mại và sinh viên. Các nghiệp đoàn này cung cấp cho ông mối quan hệ với giới công nhân nói tiếng Hoa (về sau, đảng Hành động Nhân dân của ông sử dụng mối quan hệ lịch sử này như là một công cụ đàm phán trong các tranh chấp công nghiệp).Thành lập Đảng Hành động Nhân dân
Ngày 21 tháng 11 năm 1954, Lý Quang Diệu cùng với một nhóm bạn hữu thuộc giai cấp trung lưu có học vấn Anh, những người mà ông miêu tả là "những tay tư sản nghiện bia", thành lập Đảng Hành động Nhân dân (PAP - 人民行动党) có khuynh hướng xã hội và liên minh với các nghiệp đoàn theo chủ nghĩa cộng sản. Một hội nghị sáng lập được tổ chức tại Victoria Memorial Hall, sảnh đường đầy cứng với 1.500 người ủng hộ và thành viên nghiệp đoàn. Lý Quang Diệu trở thành Tổng thư ký, chức vụ mà ông nắm giữ cho đến năm 1992, ngoại trừ một thời gian ngắn trong năm 1957. Tunku Abdul Rahman của Đảng UMNO và Tan Cheng Lock của MCA được mời làm quan khách nhằm tăng uy tín cho đảng vừa mới ra đời.Đối lập
Lý Quang Diệu ra tranh cử và giành được chiếc ghế đại diện cho Tanjong Pagar trong cuộc tuyển cử năm 1955. Ông trở thành nhà lãnh đạo phe đối lập, chống lại chính phủ liên hiệp dưới sự lãnh đạo của Mặt trận Lao động của David Saul Marshall. Ông cũng là một trong số hai đại diện của PAP đến tham dự những cuộc thương thảo về hiến pháp tổ chức tại Luân Đôn; cuộc thương thảo lần thứ nhất đặt dưới sự hướng dẫn của Marshall, lần thứ hai của Lim Yew Hock. Chính trong giai đoạn này Lý Quang Diệu phải đấu tranh với các đối thủ cả trong lẫn ngoài đảng PAP.Thủ tướng, trước khi độc lập (1959–1965)
Chính phủ tự trị (1959-1963)
Trong cuộc bầu cử toàn quốc ngày 1 tháng 6 năm 1959, PAP giành được 43 trong tổng số 51 ghế trong hội đồng lập pháp. Singapore dành quyền tự trị trong mọi lĩnh vực của đất nước ngoại trừ quốc phòng và ngoại giao, Lý Quang Diệu trở thành thủ tướng đầu tiên của quốc gia này vào ngày 3 tháng 6 năm 1959, thay thế thủ tướng Lim Yew Hock. Trước khi nhậm chức ông yêu cầu trả tự do cho Lim Chin Siong và Devan Nair, hai người này đã bị giam giữ bởi chính phủ Lim Yew Hock.Sau khi giành được quyền tự trị từ tay người Anh, Singapore phải đối diện với nhiều vấn đề xã hội như giáo dục, nhà ở và tình trạng thất nghiệp. Lý Quang Diệu cho thành lập Ban phát triển gia cư để bắt đầu chương trình xây dựng chung cư hầu làm giảm nhẹ sự thiếu hụt nhà ở.
Sáp nhập rồi tách khỏi Malaysia (1963–1965)
Sau khi thủ tướng của Malaysia, Tunku Abdul Rahman, đưa ra đề nghị thành lập một liên bang bao gồm Mã Lai, Singapore, Sabah, Sarawak và Brunei vào năm 1961, Lý Quang Diệu khởi phát chiến dịch đòi sáp nhập với Malaysia với mục đích chấm dứt sự cai trị của người Anh. Sử dụng những kết quả thu được từ cuộc trưng cầu dân ý tổ chức ngày 1 tháng 9 năm 1962, theo đó có đến 70% lá phiếu ủng hộ đề nghị của mình, Lý Quang Diệu tuyên bố nhân dân đứng về phía ông. Suốt trong chiến dịch Coldstore, Lý Quang Diệu tìm cách loại bỏ những thành phần chống đối kế hoạch sáp nhập.Ngày 16 tháng 9 năm 1963, Singapore trở nên một phần của Liên bang Malaysia. Tuy nhiên, liên bang này không tồn tại được lâu. Chính quyền trung ương Malaysia, dưới sự lãnh đạo của Tổ chức Liên hiệp Dân tộc Mã Lai (UMNO), tỏ ra quan ngại về thành phần đa số của người Hoa ở Singapore cũng như những thách thức chính trị của PAP tại Malaysia. Lý Quang Diệu công khai chống lại chủ trương dân tộc cực đoan Mã Lai (bumiputra). Mối quan hệ giữa PAP và UMNO trở nên căng thẳng gay gắt. Một số người trong UMNO muốn bắt giữ ông.
Bạo động chủng tộc bùng nổ sau đó gần Kallang Gasworks vào dịp sinh nhật tiên tri Mohamet (ngày 21 tháng 6 năm 1964), có 25 người thiệt mạng khi người Hoa và người Mã Lai tấn công lẫn nhau. Đến nay vẫn còn tranh cãi về nguyên nhân của cuộc bạo động này, có người cho rằng một người Hoa đã ném chai lọ vào đám đông người Mã Lai trong khi có người nghĩ ngược lại, cho rằng một người Mã Lai đã làm điều này. Thêm những vụ bạo động bùng nổ trong tháng 9 năm 1964, khi đám đông cướp phá xe hơi và các cửa hiệu, khiến cả Tunku Abdul Rahman và Lý Quang Diệu phải xuất hiện trước công chúng nhằm xoa dịu tình hình. Trong lúc này giá thực phẩm tăng cao do tắc nghẽn giao thông, làm cho tình hình càng xấu hơn.
Không tìm ra phương cách giải quyết cuộc khủng hoảng, Tunku Abdul Rahman chọn lấy quyết định trục xuất Singapore ra khỏi Malaysia, "cắt đứt mọi quan hệ với chính quyền của một tiểu bang đã không đưa ra bất cứ biện pháp nào chứng tỏ lòng trung thành với chính quyền trung ương". Lý Quang Diệu cố gắng xoay xở để tìm ra một thỏa hiệp nhưng không thành công. Sau đó, do sự thuyết phục của Ngô Khánh Thụy (Goh Keng Swee), ông nhận ra rằng ly khai là điều không thể tránh khỏi. Ngày 7 tháng 8 năm 1965, Lý Quang Diệu ký thoả ước ly khai, trong đó có bàn về mối quan hệ sau ly khai với Malaysia hầu có thể tiếp tục duy trì sự hợp tác trong những lãnh vực như thương mại và quốc phòng.
Đây là một đòn nặng đánh vào Lý Quang Diệu, vì ông tin rằng sự hợp nhất là yếu tố căn cốt cho sự tồn vong của Singapore. Trong cuộc họp báo được truyền hình trực tiếp, oà vỡ trong xúc cảm, Lý Quang Diệu thông báo với dân chúng về quyết định ly khai:
“ |
Đối với tôi, đây là một khoảnh khắc đau thương. Suốt cuộc đời tôi,
suốt cuộc đời trưởng thành của tôi, tôi luôn tin tưởng vào sự kết hợp và
thống nhất của hai vùng lãnh thổ... Ngay lúc này, tôi, Lý Quang Diệu,
Thủ tướng Singapore, nhân danh nhân dân và chính quyền Singapore, tuyên
bố rằng kể từ hôm nay, ngày 9 tháng 8 năm 1965, Singapore sẽ vĩnh viễn
là một quốc gia độc lập, dân chủ với đầy đủ chủ quyền, lập nền trên
những nguyên lý của quyền tự do và công bằng hầu mưu tìm phúc lợi và
hạnh phúc cho nhân dân đang sinh sống trong một xã hội tối hảo, công
bằng và bình đẳng. |
” |
Thủ tướng, sau độc lập (1965–1990)
Trong quyển hồi ký của mình, Lý Quang Diệu nói rằng ông không thể ngủ ngon và ngã bệnh sau ngày Singapore độc lập. Sau khi nghe Cao uỷ John Robb tường trình về hoàn cảnh của Lý Quang Diệu, Thủ tướng Anh Harold Wilson bày tỏ những quan ngại của mình và nhận được phúc đáp của Lý Quang Diệu:“ |
Đừng lo cho Singapore. Đồng sự của tôi và tôi là những người tỉnh táo
và chừng mực, ngay cả trong thời điểm đau buồn này. Chúng tôi sẽ cân
nhắc mọi hệ lụy có thể xảy ra khi quyết định cho bất cứ động thái nào
trên bàn cờ chính trị... |
” |
Vì Singapore chưa bao giờ có một nền văn hoá chủ đạo để dân nhập cư có thể hoà nhập, cũng không có một ngôn ngữ chung, trong hai thập niên 1970 và 1980, cùng với các nỗ lực từ chính phủ và đảng cầm quyền, Lý Quang Diệu cố gắng kiến tạo một bản sắc chung cho Singapore.
Lý Quang Diệu và chính quyền luôn nhấn mạnh đến tầm quan trọng của chủ trương bao dung tôn giáo và hoà hợp chủng tộc, sẵn sàng sử dụng luật pháp để chống lại bất kỳ hiểm hoạ nào có thể kích hoạt bạo động tôn giáo và chủng tộc. Điển hình, Lý Quang Diệu đã cảnh cáo "việc truyền bá phúc âm cách thiếu nhạy cảm" khi đề cập đến những trường hợp các tín hữu Cơ Đốc chia sẻ đức tin của mình cho người Mã Lai (tuyệt đại đa số theo Hồi giáo). Năm 1974, chính phủ khuyến cáo Thánh Kinh Hội Singapore nên ngưng xuất bản các ấn phẩm tôn giáo bằng tiếng Mã Lai.[4]
Chính sách
Trong cương vị lãnh đạo quốc gia suốt trong thời kỳ hậu độc lập, ông Lý có ba mối quan tâm chính: an ninh quốc gia, kinh tế và những vấn đề xã hội.An ninh quốc gia
Tính dễ bị tổn thương của Singapore luôn được cảm nhận sâu sắc khi xảy ra các mối đe doạ từ nhiều phía khác nhau, trong đó có Indonesia (với chính sách đối đầu), cũng như thành phần cực đoan trong đảng UMNO, những người này muốn đem Singapore trở về với Malaysia. Ngay khi Singapore được gia nhập Liên Hiệp Quốc, Lý Quang Diệu vội vàng tìm kiếm sự công nhận của quốc tế dành cho nước Singapore độc lập. Theo gương Thuỵ Sĩ, ông tuyên bố chính sách trung lập và không liên kết. Cùng lúc, ông giao cho Ngô Khánh Thụy trọng trách xây dựng Lực lượng vũ trang Singapore và xin trợ giúp từ các quốc gia khác trong các lãnh vực tư vấn, huấn luyện và cung ứng quân dụng.Năm 1967, khi người Anh tỏ ý cắt giảm hoặc triệt thoái quân đội khỏi Singapore và Malaysia, Lý Quang Diệu và Goh đưa ra chương trình quân dịch National Service nhằm phát triển một lực lượng trừ bị qui mô có thể huy động trong một thời gian ngắn. Tháng 1 năm 1968, ông mua một ít xe tăng AMX-13 do Pháp chế tạo, đến năm 1972, tổng số xe tăng tân trang được mua là 72 chiếc.
Sau này, Singapore thiết lập quan hệ quân sự với các quốc gia thành viên của ASEAN, với Hiệp ước Phòng thủ Ngũ Cường (Five-Powers Defense Agreement, FPDA) và các nước khác, giúp phục hồi nền an ninh quốc gia sau cuộc triệt thoái ngày 31 tháng 10 năm 1971 của quân đội Anh.
Kinh tế
Tách rời khỏi Malaysia có nghĩa là mất luôn thị trường chung và thị trường nội địa. Khó khăn càng chồng chất khi quân đội Anh triệt thoái làm mất thêm 50.000 chỗ làm. Mặc dù người Anh ủng hộ những cam kết trước đó duy trì các căn cứ quân sự cho đến năm 1975, Lý Quang Diệu không muốn làm căng thẳng mối quan hệ với Luân Đôn. Ông tìm cách thuyết phục Harold Wilson cho phép chuyển đổi các cơ sở quân sự (như xưởng sửa chữa và đóng tàu của hải quân) cho các mục đích dân sự, thay vì phá huỷ chúng như theo luật của nước Anh. Với sự tư vấn của Tiến sĩ Albert Winsemius, Lý Quang Diệu dẫn đưa Singapore vào con đường công nghiệp hoá. Năm 1961, Ban Phát triển Kinh tế được thành lập với nhiệm vụ thu hút đầu tư nước ngoài, đưa ra những ưu đãi thuế hấp dẫn và xây dựng một lực lượng lao động lương thấp nhưng có kỷ luật lao động và tay nghề cao. Đồng thời chính phủ duy trì biện pháp kiểm soát chặt chẽ nền kinh tế, ban hành những qui định về phân phối đất đai, lao động và nguồn vốn. Tiến hành xây dựng hạ tầng cơ sở hiện đại như phi trường, hải cảng, đường sá và mạng lưới truyền thông. Ban Xúc tiến Du lịch cũng được thành lập để phát triển du lịch và tạo thêm việc làm. Trong vai trò lãnh đạo công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế Singapore, Lý Quang Diệu nhận được sự hỗ trợ từ những bộ trưởng tài năng nhất, đặc biệt là Goh Keng Swee và Hon Sui sen. Họ cố xoay xở để hạ giảm tỷ lệ người thất nghiệp từ 14% trong năm 1965 xuống còn 4,5% vào năm 1973.Ấn định ngôn ngữ chính thức
Lý Quang Diệu chọn Anh ngữ là ngôn ngữ công sở và ngôn ngữ chung cho các chủng tộc khác nhau, trong khi vẫn công nhận tiếng Mã Lai, tiếng Trung Hoa và tiếng Tamil là ngôn ngữ chính thức. Hầu hết trường học đều sử dụng tiếng Anh như là chuyển ngữ cho học tập, mặc dù tiếng mẹ đẻ vẫn được dạy trong trường học.Lý Quang Diệu khuyến khích người dân ngưng sử dụng các phương ngữ của tiếng Hoa, và phát triển tiếng Phổ thông (Standard Mandarin) như một ngôn ngữ thay thế, chiếm lấy vị trí "tiếng mẹ đẻ" với mục tiêu xây dựng một ngôn ngữ giao tiếp chung cho cộng đồng người Hoa. Năm 1979, Lý Quang Diệu chính thức phát động phong trào nói tiếng Hoa phổ thông. Ông cho hủy bỏ tất cả chương trình truyền hình bằng tiếng địa phương, ngoại trừ các chương trình tin tức và nhạc kịch (phục vụ cho người lớn tuổi). Biện pháp này đã làm suy tàn các phương ngữ của tiếng Hoa; ngày nay người ta nhận ra rằng giới trẻ Singapore gốc Hoa không còn thông thạo khi sử dụng phương ngữ tiếng Hoa, vì vậy họ gặp nhiều khó khăn khi tiếp xúc với ông bà của họ là những người chỉ biết nói tiếng Hoa địa phương.
Trong thập kỷ 1970, sinh viên tốt nghiệp từ Đại học Nanyang nói tiếng Hoa gặp trở ngại khi kiếm việc làm vì không thông thạo tiếng Anh, ngôn ngữ cần có tại chỗ làm, đặc biệt là trong khu vực công. Lý Quang Diệu phải sử dụng biện pháp triệt để bằng cách sáp nhập Đại học Nanyang vào Đại học Singapore để trở thành Đại học Quốc gia Singapore. Động thái này gây ảnh hưởng lớn trên các giáo sư nói tiếng Hoa vì họ buộc phải dạy bằng tiếng Anh. Những người có công xây dựng Đại học Nanyang cũng lên tiếng chống đối vì những tình cảm ràng buộc với trường này.
Qui chế chính phủ
Giống các quốc gia châu Á khác, Singapore cũng không miễn nhiễm đối với nạn tham nhũng. Lý Quang Diệu nhận thức rõ rằng tham nhũng là một trong những nguyên do dẫn đến sự sụp đổ của chính quyền Trung Hoa Dân quốc tại Trung Hoa. Ông ban hành những luật lệ cần thiết dành cho Văn phòng Điều tra Tham nhũng (Corrupt Practices Investigation Bureau, CPIB) nhiều quyền hạn hơn để bắt giữ, lục soát, triệu tập nhân chứng, điều tra các tài khoản ngân hàng và các khoản hoàn trả thuế lợi tức của những cá nhân bị tình nghi cùng với gia đình của họ. Với sự ủng hộ của Lý Quang Diệu, CPIB được giao thẩm quyền tiến hành các cuộc điều tra đối với bất kỳ viên chức hoặc bộ trưởng nào. Trong thực tế, sau đó đã có vài bộ trưởng bị cáo buộc tham nhũng.Lý Quang Diệu tin rằng các bộ trưởng nên được trả lương cao để duy trì một chính quyền sạch và chân thật. Năm 1994, ông đề nghị nối kết mức lương của bộ trưởng, thẩm phán và viên chức công quyền cao cấp với mức lương của giới chuyên nghiệp hàng đầu trong khu vực tư, vì ông cho rằng như thế sẽ giúp tuyển mộ và duy trì nhiều tài năng phục vụ trong khu vực công.
Năm 1983, Lý Quang Diệu gây ra nhiều tranh cãi gay gắt về hôn nhân khi ông lên tiếng khuyến khích nam giới Singapore kết hôn với phụ nữ thuộc thành phần học thức. Ông bày tỏ mối quan ngại khi hiện có nhiều phụ nữ đã tốt nghiệp đại học vẫn chưa lập gia đình. Một số nhóm dân cư, trong đó có những phụ nữ tốt nghiệp đại học, tỏ ra giận dữ vì quan điểm này. Dù vậy, một cơ quan môi giới hôn nhân, Social Development Unit, đã được thành lập nhằm tạo điều kiện giao tiếp cho những người tốt nghiệp đại học của cả hai giới. Ông cũng đưa ra những biện pháp khuyến khích các bà mẹ học thức có ba hoặc bốn con, đảo ngược chiến dịch kế hoạch hoá gia đình "chỉ nên có hai con" trong hai thập niên 1960 và 1970.
Bang giao với Malaysia
Mahathir bin Mohamad
Lý Quang Diệu mong muốn cải thiện quan hệ với Mahathir bin Mohamad ngay từ khi Mahathir được bổ nhiệm vào chức vụ phó thủ tướng. Nhận biết rằng Mahathir đang ở vị trí chuẩn bị cho chức thủ tướng Malaysia, năm 1978 ông mời Mahathir (thông qua tổng thống Singapore lúc ấy là Devan Nair) đến thăm Singapore. Cuộc viếng thăm lần đầu và những lần sau đó giúp cải thiện mối quan hệ cá nhân giữa hai nhà lãnh đạo cũng như mối bang giao giữa hai quốc gia. Mahathir yêu cầu Lý Quang Diệu cắt đứt quan hệ với các thủ lãnh gốc Hoa thuộc đảng Hành động Dân chủ (tại Malaysia); đổi lại, Mahathir cam kết không can thiệp vào các vấn đề của người Singapore gốc Mã Lai.Tháng 12 năm 1981, Mahathir quyết định thay đổi múi giờ của bán đảo Mã Lai để tạo nên một múi giờ thống nhất cho toàn thể đất nước Malaysia, Lý Quang Diệu chấp nhận sự thay đổi này vì những lý do kinh tế và xã hội. Nhờ vậy, mối quan hệ giữa hai phía càng được cải thiện trong năm 1982.
Tháng 1 năm 1984, Mahathir áp đặt thuế RM100 trên tất cả phương tiện vận chuyển từ Malaysia sang Singapore. Khi Musa Hitam cố phản đối chính sách này của Mahathir, thuế suất được tăng gấp đôi với mục đích ngăn cản việc sử dụng cảng biển của Singapore, vì vậy một sự đổ vỡ trong bang giao giữa hai nước trở nên rõ ràng.
Tháng 6 năm 1988, Lý Quang Diệu và Mahathir tiến tới một thoả thuận chung tại Kuala Lumpur về việc xây dựng đập Linggui trên sông Johor. Năm 1989, Lý Quang Diệu tìm cách thăm dò lập trường của Mahathir khi muốn dời những trạm hải quan đường sắt từ Tanjong Pagar ở miền Nam Singapore đến Woodlands ở đoạn cuối Causeway, một phần do sự gia tăng nạn buôn lậu ma tuý vào Singapore. Điều này gây bất bình tại Malaysia, vì một vùng đất sẽ thuộc về Singapore khi đường sắt ngưng hoạt động. Mahathir giao cho Daim Zainuddin, khi ấy là bộ trưởng tài chính Malaysia, giải quyết vấn đề này.
Sau nhiều tháng thương thảo, hai bên đạt được thỏa thuận cùng phát triển ba vùng đất ở Tanjong Pagar, Kranji và Woodlands. Malaysia được 60% vùng đất, trong khi phần của Singapore là 40%. Thoả ước được ký kết ngày 27 tháng 11 năm 1990, một ngày trước khi Lý Quang Diệu nghỉ hưu.
Bộ trưởng Cao cấp (1990–2004)
Sau khi lãnh đạo đảng PAP giành được chiến thắng trong 7 cuộc bầu cử, ngày 28 tháng 11 năm 1990, Lý Quang Diệu quyết định về hưu và bàn giao chức vụ thủ tướng cho Ngô Tác Đống (Goh Chok Tong) con của Ngô Khánh Thụy. Ông là chính khách có quãng thời gian dài nhất phục vụ trong cương vị thủ tướng.[5]Cuộc chuyển giao quyền lãnh đạo được chuẩn bị và tiến hành hết sức chu đáo. Chu trình tuyển chọn và đào tạo thế hệ lãnh đạo thứ hai khởi sự từ đầu thập niên 1970. Trong thập niên 1980, Goh và các nhà lãnh đạo trẻ tuổi khác bắt đầu đảm nhận các vị trí quan trọng trong nội các. Trước cuộc chuyển giao, tất cả các nhà lãnh đạo thế hệ thứ nhất ("những cựu binh") đều về hưu, kể cả Ngô Khánh Thụy (Goh Keng Swee), S. Rajaratnam và Đỗ Tiến Tài (Toh Chin Chye). Vì được chuẩn bị tốt, cuộc chuyển giao không gây ra bất cứ biến động nào, mặc dù đây là cuộc chuyển giao quyền lực lần đầu tiên kể từ khi Singapore độc lập.
Khi Ngô Tác Đống đảm nhận vị trí lãnh đạo chính phủ, Lý Quang Diệu vẫn tiếp tục ở lại nội các trong cương vị bộ trưởng cao cấp và đưa ra những tư vấn. Trước công chúng, ông vẫn thường nhắc đến Ngô như là "thủ tướng của tôi" để bày tỏ sự tôn trọng dành cho thẩm quyền của Ngô. Tuy vậy, quan điểm của ông vẫn được lắng nghe trong công luận và trong các buổi họp nội các. Ông vẫn tiếp tục hành xử ảnh hưởng đặc biệt to lớn trên đảo quốc này và ông cũng sẵn lòng sử dụng ảnh hưởng ấy khi cần thiết. Như ông đã phát biểu trong ngày Quốc khánh năm 1988:
“ |
Ngay cả khi nằm trên giường bệnh, ngay cả khi các bạn đem tôi đi mai
táng, nếu tôi nhận thấy đang xảy ra một điều gì sai trái, tôi sẽ ngồi
dậy ngay. |
” |
Bộ trưởng Cố vấn (2004 đến nay)
Ngày 12 tháng 8 năm 2004, Ngô Tác Đống rút lui để bàn giao chức vụ thủ tướng cho Lý Hiển Long, con trai đầu của Lý Quang Diệu. Goh trở nên bộ trưởng cao cấp và ông Lý đảm nhiệm một chức vụ mới được thành lập, Bộ trưởng Cố vấn (Minister Mentor).Mặc dù chống đối bài bạc trong "cảm xúc và trí tuệ", Lý Quang Diệu không hành động chống lại đề án của Lý Hiển Long cho phép thành lập casino trên lãnh thổ Singapore. Ông nói: "Có casino hay không là điều mà những nhà lãnh đạo mới phải quyết định".
Gần đây, Lý Quang Diệu bày tỏ những quan ngại về ảnh hưởng đang suy giảm của tiếng Hoa phổ thông trong giới trẻ Singapore. Trong một bài diễn văn đọc trước quốc hội, ông nói: "Người Singapore cần phải học để thông thạo cả tiếng Anh và tiếng Hoa phổ thông". Sau đó, vào tháng 1 năm 2005, ông cho xúc tiến một chương trình truyền hình gọi là 华语 Cool!, trong nỗ lực thu hút giới trẻ đến với tiếng Hoa phổ thông.
Ngày 12 tháng 6 năm 2005, trong một cuộc phỏng vấn thực hiện bởi Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV), ông Lý nhấn mạnh đến nhu cầu liên tục đào tạo những nhân tài lãnh đạo đất nước, ông nói:
“ |
Chúng ta cần những nhà lãnh đạo là những người có tầm nhìn xa và
rộng, có đầu óc minh mẫn và phóng khoáng, có khả năng nắm bắt cơ hội như
chúng ta đã làm... Nhiệm vụ của tôi là tìm ra người kế nhiệm xứng đáng.
Tôi đã tìm ra họ, và họ đang ở đây; bây giờ đến lượt họ phải tìm ra
người kế nhiệm cho mình. Như thế cần có sự liên tục tìm kiếm và đào tạo
những nhà lãnh đạo có năng lực, chân thật, tận tụy và tài năng, là những
người làm việc không phải vì mình, mà vì nhân dân và đất nước. |
” |
Giá trị và niềm tin
Lý Quang Diệu là một trong số những người ủng hộ các giá trị châu Á, mặc dù cách giải thích của ông về các giá trị này thường gây tranh cãi. Trong thập kỷ 1980, ông tích cực cổ xuý các giá trị châu Á như Khổng học, hoặc ở mức độ ít hơn, các đức hạnh của Phật giáo. Điều này được thể hiện trong những lần viếng thăm của ông đến các đền chùa Trung Hoa.Trong một cuộc phỏng vấn với báo The Straits Times, ông nói rằng ông là người theo thuyết bất khả tri (agnostic).
Di sản và hồi ức
Di sản
Qua ba thập kỷ nhiệm quyền của Lý Quang Diệu, Singapore từ một quốc gia đang phát triển nay đứng trong hàng ngũ những quốc gia phát triển nhất thế giới, mặc cho dân số ít ỏi, diện tích nhỏ bé và tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn. Lý Quang Diệu thường nói rằng tài nguyên duy nhất của Singapore là người dân và tinh thần làm việc hăng say của họ. Ông nhận được sự kính trọng của nhiều người Singapore, đặc biệt là những người lớn tuổi, họ luôn nhớ đến khả năng lãnh đạo của ông trong thời kỳ độc lập và tách rời khỏi Malaysia. Lý Quang Diệu vẫn thường được xem là nhà kiến trúc cho sự phú cường của Singapore ngày nay, mặc dù vai trò này có sự đóng góp đáng kể của phó thủ tướng, Tiến sĩ Goh Keng Swee, nhân vật chịu trách nhiệm xây dựng và phát triển nền kinh tế Singapore.Phê phán
Mặt khác, một số người trong và ngoài nước,[6] cho rằng Lý Quang Diệu là người chủ trương dành đặc quyền lãnh đạo đất nước cho giới thượng lưu tinh hoa (elitism), hoặc có cả những cáo buộc ông là một nhà lãnh đạo chuyên quyền. Người ta thuật lại rằng có lần Lý Quang Diệu từng nói ông thích được sợ hơn là được thương.[7]Lý Quang Diệu cũng bị chỉ trích vì đã áp dụng những biện pháp cứng rắn nhằm đàn áp phe đối lập và quyền tự do ngôn luận, cấm biểu tình nơi công cộng mà không có giấy phép của cảnh sát, hạn chế các ấn phẩm và sử dụng các luật lệ về tội phỉ báng để đẩy những đối thủ chính trị của ông vào tình trạng phá sản. Về vấn đề này, Devan Nair đưa ra nhận xét rằng chiến lược của Lý Quang Diệu là khởi kiện đối thủ của ông cho đến khi họ phá sản hay thân bại danh liệt, như vậy chẳng khác gì thủ tiêu các quyền chính trị. Devan Nair cho rằng Lý Quang Diệu "ngày càng trở nên loại người tự cho mình biết đủ và biết đúng mọi sự", cũng như bị vây quanh bởi "những kẻ bù nhìn". Phản ứng với những nhận xét này, Lý Quang Diệu lại đâm đơn khởi kiện.[8]
Trong một trường hợp, sau khi toà kháng án bác bỏ một phán quyết của toà dưới có lợi cho Lý Quang Diệu, chính phủ bèn hủy bỏ quyền kháng án. Suốt trong thời gian đảm nhiệm chức thủ tướng từ 1965 đến 1990, Lý Quang Diệu đã bỏ tù Tạ Thái Bảo (Chia Thye Poh), một cựu dân biểu quốc hội thuộc đảng đối lập Barisan Socialis, trong 22 năm mà không xét xử, chiếu theo Luật An ninh Nội chính, ông này chỉ được trả tự do vào năm 1989. Cũng vậy, để có thể dành quyền hạn tuyệt đối cho các thẩm phán, Lý Quang Diệu đã huỷ bỏ luật "Xét xử có bồi thẩm đoàn" tại toà án.
Hồi ký
Lý Quang Diệu đã viết hai cuốn hồi ký dài hai tập: Câu chuyện Singapore, trình bày quan điểm của ông về lịch sử Singapore cho đến khi tách rời khỏi Malaysia năm 1965, và Từ thế giới thứ ba đến thế giới thứ nhất: Câu chuyện Singapore, thuật lại sự chuyển đổi của Singapore để trở thành; quốc gia thuộc thế giới thứ nhất.Chú thích
- ^ Ooi, Jeff (2005). "Perils of the sitting duck". Truy cập 6 tháng 11, 2005.
- ^ Pillai, M.G.G. (1 tháng 11, 2005). "Did Lee Kuan Yew want Singapore ejected from Malaysia?". Malaysia Today.
- ^ Lee, Time Magazine Asia 1999.
- ^ public domain information from the US State Department Country Guide.
- ^ Erlanger, Steven. New Leader takes Singapore's helm, The New York Times, 29 tháng 11, 1990.
- ^ findarticles.com
- ^ Gordon, Uri Machiavelli's Tiger: Lee Kuan Yew and Singapore's Authoritarian Regime
- ^ “Lee v. Globe and Mail (Nair v. Lee)”. Sack Goldblatt Mitchell. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2007.
Xem thêm
Liên kết ngoài
- Con rồng Singapore và dấu ấn của những người lãnh đạo
- Văn hoá là Đinh mệnh; Mạn đàm với Lý Quang Diệu – tạp chí Foreign Affairs, phỏng vấn bởi Fareed Zakaria
- Tạp chí Time Asia – Lý Quang Diệu được chọn vào danh sách 100 nhân vật có ảnh hưởng lớn nhất ở Á châu trong thế kỷ bởi tạp chí TIME Á châu.
- Cuộc chiến Ngôn ngữ Alejandro Reyes, Asiaweek.com, 25 tháng 9 năm 1998. Truy cập 2004-12-08
- Lý Quang Diệu: Tiểu sử, 1923-1965 Dựa trên Lý Quang Diệu. Câu chuyện Singapore: Hồi ức của Lý Quang Diệu: Singapore: Times, 1998. Truy cập 2004-12-08
- Tự do sau 32 năm giam cầm Chia Thye Poh nói chuyện với tạp chí Newsweek. Truy cập 2004-12-12
- Lời xin lỗi của tạp chí The Economist Tạp chí The Economist xin lỗi Lý Quang Diệu và Lý Hiển Long vì một bài báo năm 2004 viết về tệ gia đình trị của nhà họ Lý.
- Gene expression: Lý Quang Diệu
- Obituary of Lee Chin Koon
- Tháng 8 năm 2005 Phỏng vấn với nhật báo Đức Der Spiegel
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và tài liệu về Lý Quang Diệu |
Thể loại:
- Trang thiếu chú thích trong bài
- Sinh 1923
- Nhân vật còn sống
- Thủ tướng Singapore
- Đảng Hành động Nhân dân Singapore
- Người Khách Gia
- Người Singapore gốc Hoa
Đế quốc Anh
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đế quốc Anh (Tiếng Anh: British Empire) bao gồm những lãnh thổ tự trị, những thuộc địa, những quốc gia tự trị và nhiều lãnh thổ khác được điều hành và quản lý bởi liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland, đế quốc Anh khởi nguồn với những thuộc địa ngoại quốc và cảng giao thương được thành lập bởi Anh cuối thế kỷ 16 đầu thế kỷ 17.
Trong thời kỳ đỉnh cao, đây là đế quốc lớn nhất trong lịch sử, trong hơn một thế kỷ, Thực dân Anh là siêu cường hàng đầu trên thế giới.[1] Tính tới năm 1922, đế quốc Anh có dân số khoảng 458 triệu người, chiếm 1/8 dân số thế giới lúc đó[2] và bao phủ diện tích hơn 13,000,000 dặm vuông (33,000,000 km2): xấp xỉ một phần tư tổng diện tích toàn cầu.[3] Những di sản về văn hóa, ngôn ngữ của đế quốc Anh được truyền bá rộng rãi. Tại đỉnh cao của quyền lực, đế quốc Anh thường được ví với câu nói "mặt trời không bao giờ lặn trên đế quốc Anh".
Trong suốt thời kỳ khai phá ở thế kỷ 15 và 16, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đi tiên phong trong phong trào khai phá thuộc địa của châu Âu và trong quá trình đó đã xây dựng nên một đế chế rộng lớn. Chứng kiến sự thịnh vượng những đế quốc thực dân này giành được, Anh, Pháp và Hà Lan bắt đầu xây dựng thuộc địa và những mạng lưới giao thương tại châu Mỹ và châu Á.[4] Những cuộc chiến tranh với Pháp và Hà Lan trong thế kỷ 17 và 18 đã giúp Anh trở thành một cường quốc thuộc địa thống trị ở Bắc Mỹ và Ấn Độ. Nhưng đồng thời, uy thế của Anh (và cả Pháp[5]) bị hạn chế ở châu Âu sau năm 1763, trước sự phát triển lớn mạnh của các cường quốc phía Đông như Phổ, Áo và Nga.[6][7] Sau khi bị mất mười ba thuộc địa sau cuộc Chiến tranh Cách mạng Mỹ năm 1783 đã giáng một đòn mạnh vào Anh Quốc, cuộc chiến đã tước đi của Anh Quốc phần lớn những thuộc đia đông dân nhất. Bất chấp bước thụt lùi, sự chú ý của Anh sau đó chuyển sang châu Phi, châu Á và Thái Bình Dương. Sau thất bại của Napoléon Bonaparte năm 1815, Anh Quốc đã tận hưởng một thế kỷ thống trị không có đối thủ, đồng thời mở rộng phạm vi trên khắp toàn cầu. Nhiều thuộc địa của dân da trắng được trao quyền tự trị, một vài trong số đó được phân lại là quốc gia tự trị.
Sự phát triển lớn mạnh của Đức và Hoa Kỳ đã làm sói mòi sự dẫn đầu về kinh tế của Anh Quốc cuối thế kỷ 19. Sau đó những căng thẳng về kinh tế và chính trị giữa Đức và Anh là những nguyên nhân chính dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất, trong đó Anh Quốc phải dựa chủ yếu vào đế chế của mình. Cuộc chiến đã tạo ra những khó khăn về tài chính cho Anh Quốc, và dù đế quốc Anh đã đạt được sự mở rộng lãnh thổ lớn nhất sau cuộc chiến, nhưng Anh Quốc không còn là một cường quốc số một về quân sự và công nghiệp. Chiến tranh thế giới lần hai chứng kiến việc các thuộc địa Anh ở Đông Nam Á bị quân phiệt Nhật Bản chiếm đóng, điều này đã làm tổn thương uy tín của Anh Quốc và đẩy nhanh quá trình sụp đổ của đế chế này. Trong vòng hai năm cuối cuộc chiến, Anh Quốc phải trao quyền độc lập cho thuộc địa đông dân và giá trị nhất là Ấn Độ.
Trong những năm còn lại của thế kỷ 20, phần lớn những thuộc địa của đế quốc Anh giành được độc lập như là một phần của phong trào phi thuộc địa hóa của các cường quốc châu Âu, kết thúc với việc trao trả Hồng Kông về cho Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1997. Sau độc lập, nhiều quốc gia đã gia nhập Khối thịnh vượng chung Anh, một hiệp hội tự do của các quốc gia độc lập. 16 quốc gia có chung một lãnh đạo, đó là nữ hoàng Elizabeth II của Anh. 14 thuộc địa khác vẫn chịu sự quản lý của Anh, những thuộc địa đó được gọi là lãnh thổ hải ngoại Anh Quốc.
Không có nỗ lực hơn nữa để thiết lập các thuộc địa Anh ở châu Mỹ cho đến khi nữ hoàng Elizabeth I trị vì, trong những thập niên cuối của thế kỷ 16.[11] Cuộc Cải Cách Tin Lành đã khiến Anh và Công Giáo Tây Ban Nha trở thành kẻ thù.[8] Năm 1562, Hoàng Gia Anh đã cho quyền John Hawkins và Francis Drake vì tham gia vào các cuộc tấn công nô lệ chống lại tàu Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha ngoài khơi bờ biển Tây Phi [12] với mục tiêu đột nhập vào hệ thống thương mại Đại Tây Dương. Nỗ lực này bị đẩy lui và sau đó, khi cuộc chiến tranh Anh-Tây Ban Nha trở nên khốc liệt, Elizabeth đã ban phúc cho những nhóm dân sự tiếp tục tấn công các cảng Tây Ban Nha ở châu Mỹ và những tàu vận chuyển vượt Đại Tây Dương trở về, chất đầy kho báu của Tân thế giới.[13] Trong khi đó, những nhà văn có ảnh hưởng như Richard Hakluyt và John Dee (những người đầu tiên sử dụng thuật ngữ "British Empire")[14] đã bắt đầu thúc dục cho việc thành lập một đế chế riêng của nước Anh. Đến thời điểm này, Tây Ban Nha đã củng cố địa vị mình ở châu Mỹ, Bồ Đào Nha đã thiết lập các cơ sở thương mại và các tiền đồn từ bờ biển châu Phi và Brasil sang Trung Quốc, và Pháp đã bắt đầu giải quyết sông Saint Lawrence, sau này trở thành Tân Pháp.[15]
Năm 1603, Vua James VI của Scotland lên ngôi vua nước Anh và một năm sau đó, ông đã đàm phán với người Tây Ban Nha ký vào Hiệp ước London, chấm dứt tình trạng thù địch bấy lâu nay. Vào thời điểm này việc hòa bình được phía Anh chú trọng, chuyển đổi từ các cuộc phá hoại những cơ sở hạ tầng thuộc địa của các quốc gia khác sang việc thành lập các thuộc địa ở nước ngoài bởi doanh nhân trong nước.[23] Đế chế Anh bắt đầu được hình thành trong những năm đầu thế kỷ 17, với việc Anh lập vài thuộc địa ở Bắc Mỹ và các đảo nhỏ trong vùng Caribbean, và thành lập những công ty tư nhân, đáng chú ý nhất là Công ty Đông Ấn Anh, để quản lý các thuộc địa và thương mại ở nước ngoài. Thời gian này, cho đến khi Mười ba thuộc địa bị mất sau khi cuộc chiến tranh giành độc lập Hoa Kỳ kết thúc vào cuối thế kỷ 18 được các sử gia gọi là "Đế chế Anh đầu tiên".[24]
Khu định cư đầu tiên của Anh tại châu Mỹ được thành lập tại Jamestown năm 1607, đứng đầu là thuyền trưởng John Smith và quản lý bởi công ty Virginia. Bermuda được Anh tuyên bố chủ quyền sau vụ đắm chiếc kỳ hạm của công ty và năm 1615 đã được chuyển giao sang công ty Somers Isles.[31] Đặc quyền của Công ty Virginia của đã bị thu hồi năm 1624 và quyền quản lý trực tiếp được nữ hoàng ủy nhiệm cho công ty Virginia, do đó đã thành lập thuộc địa Virginia.[32] Công ty London và Bristol đã được thành lập năm 1610 với mục đích lập ra một khu định cư lâu dài trên Newfoundland, nhưng phần lớn đều không thành công.[33] Năm 1620, Plymouth để làm nơi cư trú của những tín đồ Thanh giáo mà sau này được biết đến là những người Pilgrims.[34] Chạy trốn từ những cuộc đàn áp tôn giáo sẽ là động cơ cho nhiều cuộc vượt biển gian nan để đến tới vùng đất hứa: Maryland được thành lập năm 1634 để làm nơi cư ngụ của giáo dân Công giáo La Mã, Rhode Island (1636) được thành lập làm nơi cư trú khoan dung cho những người có đạo khác nhau, Connecticut (1639) được thành lập cho những người theo chủ nghĩa giáo đoàn (Congregationalists). Tỉnh Carolina được thành lập năm 1663. Với việc đồn Amsterdam đầu hàng năm 1634, Anh đã dành quyền kiểm soát thuộc địa Tân Hà Lan của Hà Lan và đổi tên thành New York. Điều này được chính thức hóa trong cuộc đàm phán sau cuộc chiến tranh Anh-Hà Lan lần thứ hai, đổi chác với Suriname.[35] Trong năm 1681, thuộc địa Pennsylvania đã được thành lập bởi William Penn. Các thuộc địa Mỹ có sức hút tài chính với thành công ít hơn so với những vùng biển Caribbean, nhưng có diện tích lớn, đất nông nghiệp tốt và thu hút số lượng lớn hơn của người di cư người Anh ưa thích khí hậu ôn đới của nó.[36]
Năm 1670, vua Charles II cấp một đặc quyền cho Công ty Vịnh Hudson, được độc quyền về thương mại lông thú tại một vùng sau đó đã được biết đến là đất của Rupert, một vùng lãnh thổ lớn so với lãnh thổ Canada ngày nay. Các đồn và các khu thương mại thành lập bởi Công ty thường xuyên bị tấn công bởi người Pháp, những người đã thành lập những khu vực trao đổi lông thú liền kề với Tân Pháp.[37]
Hai năm sau đó, Công ty Hoàng gia châu Phi đã được thành lập, được cấp giấy phép độc quyền từ vua Charles trong việc thương mại nô lệ cho các thuộc địa của Anh tại Caribbean. Ngay từ đầu, chế độ nô lệ là cơ sở của Đế chế Anh ở Tây Ấn. Cho đến khi bãi bỏ việc buôn bán nô lệ vào năm 1807, Anh chịu trách nhiệm cho việc vận chuyển 3,5 triệu nô lệ châu Phi đến châu Mỹ, 1/3 của tất cả các nô lệ vận chuyển qua Đại Tây Dương.[38] Để tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại này, nhiều pháo đài đã được thành lập trên bờ biển Tây Phi, chẳng hạn như James Island, Accra và Bunce Island. Tại vùng biển Caribbean thuộc Anh, tỷ lệ phần trăm của dân số người da đen đã tăng từ 25% năm 1650 lên khoảng 80% vào năm 1780, và trong 13 thuộc địa từ 10% đến 40% so với cùng kỳ (phần lớn ở các thuộc địa phía Nam).[39] Đối với các thương nhân, thương mại nô lệ cực kỳ có lợi nhuận, và đã trở thành một trụ cột kinh tế lớn cho các thành phố phía tây Anh là Bristol và Liverpool, hình thành các góc thứ ba của cái gọi là tam giác thương mại với châu Phi và châu Mỹ. Đối với các điều kiện vận chuyển, khắc nghiệt và không hợp vệ sinh trên tàu nô lệ và chế độ ăn uống nghèo nàn có nghĩa rằng tỷ lệ tử vong trung bình là cứ bảy người thì một người tử nạn.[40]
Trong năm 1695, quốc hội Scotland đã cấp một đặc quyền cho Công ty Scotland, được thành lập để giải quyết một vấn đề năm 1698 trên eo đất Panama, với việc xây dựng một kênh đào ở đó. Họ bị quân Tây Ban Nha láng giềng tại Tân Granada bao vây và bị ảnh hưởng bởi những cơn sốt rét king hoàng, thuộc địa này đã bị bỏ rơi trong hai năm sau đó. Đề án Darien là một thảm họa tài chính cho Scotland —1/4 vốn của Scotland— đã bị mất[41] trong khi các doanh nghiệp Scotland hy vọng thiết lập một đế chế ở nước ngoài. Nó cũng có hậu quả chính trị lớn, thuyết phục chính phủ của cả hai nước Anh và Scotland thành lập một liên minh, chứ không phải là hai vương quốc tách biệt.[42] Điều này đã được thực hiện năm 1707 với việc một hiệp ước liên minh được ký kết, thành lập nên Liên hiệp Anh.
Cái chết của Carlos II của Tây Ban Nha vào năm 1700 và người thừa kế Tây Ban Nha và đế quốc thực dân của ông là Philippe Anjou, một cháu trai của vua nước Pháp, đã nâng triển vọng về sự hợp nhất Pháp và Tây Ban Nha cũng như các thuộc địa của mình. Một khi điều này xảy ra, thì Pháp-Tây Ban Nha sẽ trở thành siêu cường hùng mạnh nhất thể giới, một thể chế mà Anh và các cường quốc khác ở châu Âu không thể chấp nhận được.[48] Năm 1701, Anh, Bồ Đào Nha và Hà Lan đứng về phía Thánh chế La Mã chống lại Tây Ban Nha và Pháp trong cuộc chiến tranh Kế vị Tây Ban Nha, kéo dài cho đến 1714. Sau khi Hiệp ước Utrecht được thông qua, Philip từ bỏ quyền mình và con cháu được lên ngôi vua của Pháp. Cùng với đó, Tây Ban Nha mất đi đế quốc của mình tại châu Âu khi phải bàn giao nhiều vùng đất cho Áo và đồng minh của họ.[48] Đế quốc Anh mở rộng lãnh thổ: từ Pháp, Anh đã chiếm được Newfoundland và Acadia, và Gibraltar, Minorca từ Tây Ban Nha. Gibraltar ngày nay vẫn còn là một lãnh thổ Anh, đã trở thành một căn cứ hải quân quan trọng và cho phép Anh để kiểm soát các tàu buồm đi từ Đại Tây Dương vào Địa Trung Hải. Minorca đã được trả lại cho Tây Ban Nha sau Hiệp ước Amiens năm 1802 được ký kết. Tây Ban Nha cũng nhượng lại quyền cho phép bán nô lệ ở các thuộc địa Tây Ban Nha ở châu Mỹ tới nước Anh.[49]
Bảy năm chiến tranh, bắt đầu từ năm 1756, là cuộc chiến đầu tiên được tiến hành trên một quy mô toàn cầu, diễn ra ở châu Âu, Ấn Độ, Bắc Mỹ, vùng Caribbean, Phi Luật Tân và ven biển châu Phi. Việc Hiệp ước Paris (1763) được ký kết đã có hậu quả quan trọng đối với tương lai của Đế chế Anh. Ở Bắc Mỹ, tương lai của người Pháp đã trở nên mù mịt và không bao giờ có thể khôi phục khi phải nhượng cho Anh các vùng đất trù phú như Rupert, và Tân Pháp (tất cả khu vực này đều chứa số lượng lớn cộng đồng nói tiếng Pháp). Trong khi đó, Tây Ban Nha nhượng lại Florida cho Anh. Tại Ấn Độ, Chiến tranh Carnatic khiến Pháp chấm dứt mộng làm bá chủ Ấn Độ.[50] Chiến thắng Anh trước Pháp trong Chiến tranh Bảy năm đã đưa Anh trở thành siêu cường hàng hải mạnh nhất thế giới.[51]
Mất Mười ba thuộc địa là một cú đau rất lớn đối với Anh, đây là thuộc địa đông dân nhất vào thời bấy giờ, và theo nhiều nhà sử học, đây là giai đoạn chuyển đỗi giữa đế chế thứ nhất và thứ hai,[56] và Anh chuyển chú ý từ châu Mỹ đến châu Á, Thái Bình Dương và sau đó là châu Phi. Tác phẩm Tìm hiểu về bản chất và nguồn gốc của cải của các quốc gia của Adam Smith được xuất bản năm 1776 đã kết luân rằng, các thuộc địa đã dư thừa và rằng nên thay thế một chính sách là thương mại tự do mà đặc trưng là giai đoạn đầu tiên cua công cuộc khai phá thuộc địa, có niên đại giữa sự bảo hộ mậu dịch của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.[51][57] Tốc độ tăng trưởng thương mại giữa quốc gia non trẻ Hoa Kỳ và Anh sau năm 1783 dường như để xác nhận cho Smith rằng, kiểm soát chính trị là không cần thiết đối với thành công kinh tế.[58][59] Căng thẳng giữa hai nước ngày càng leo thang trong cuộc chiến tranh Napoléon, khi Anh cố gắng cắt giảm thương mại giữa Hoa Kỳ và Pháp, và những cuộc cưỡng bách tòng quân từ tàu chiến Hoa Kỳ đã gây sự chú ý đến Anh. Hoa Kỳ tuyên bố chiến tranh, cuộc chiến tranh 1812 bắt đầu, cả hai bên cũng đều cố gắng giảm lợi nhuận của nhau, nhưng đều không thành công. Hiệp ước Ghent được phê chuẩn năm 1815 giữ ranh giới thời kỳ tiền chiến.[60]
Trong suốt chuyến đi của mình, Cook cũng đã đến thăm New Zealand, nó đã được phát hiện bởi nhà thám hiểm Hà Lan Abel Tasman vào năm 1642, và được Hoàng Gia Anh tuyên bố chủ quyền ở cả hai đảo Bắc và Nam lần lượt vào năm 1769 và 1770. Ban đầu, tương tác giữa người bản địa Maori và người châu Âu đã được giới hạn trong việc kinh doanh hàng hoá. Tăng cường giải quyết châu Âu thông qua những thập kỷ đầu của thế kỷ 19, với việc thành lập nhiều trạm kinh doanh, đặc biệt là ở miền Bắc. Năm 1839, Công ty New Zealand công bố kế hoạch mua những vùng đất rộng lớn và thiết lập các thuộc địa ở New Zealand. Ngày 06 Tháng 2 năm 1840, Thuyền trưởng William Hobson và khoảng 40 tù trưởng Maori đã ký Hiệp ước Waitangi.[68] Hiệp ước này được xem là bởi nhiều người cho là của tài liệu sáng lập New Zealand,[69] nhưng khác nhau giữa cách diễn giải của người Maori và các phiên bản tiếng Anh[70] có nghĩa là nó tiếp tục là một nguồn tranh chấp.[71]
Các cuộc chiến tranh Napoléon khiến người Anh bắt buộc phải đầu tư một lượng vốn lớn và nguồn lực để giành chiến thắng. Hải quân Pháp bị phong tỏa bởi Hải quân Hoàng gia, sau khi giành được một chiến thắng quyết định trên một hạm đội Pháp-Tây Ban Nha tại Trafalgar năm 1805. Tất cả các thuộc địa ở nước ngoài cũng bị tấn công và chiếm đóng, bao gồm cả của Hà Lan, được sáp nhập bởi Napoléon năm 1810. Cuối cùng Pháp đã bị liên minh của quân đội châu Âu đánh bại vào năm 1815.[73] Anh là người thụ hưởng hiệp ước hòa bình. Pháp nhượng lại các quần đảo Ionian, Malta (mà họ đã chiếm đóng năm 1797, 1798), Mauritius, St Lucia, và Tobago, Tây Ban Nha phải nhượng lại Trinidad, Guyana thuộc Hà Lan, và Cape Colony. Anh trả Guadeloupe, Martinique, Guiana thuộc Pháp, và Réunion cho Pháp, và Java và Suriname Hà Lan, trong khi nắm quyền kiểm soát của Tích Lan (1795-1815).[74]
Sức mạnh đế quốc Anh đã được củng cố bằng tàu hơi nước và điện báo, những công nghệ mới phát minh ra trong nửa cuối của thế kỷ 19, cho phép nó để kiểm soát và giữ vững nền thịnh trị của đế chế. Đến năm 1902, đế quốc Anh đã được liên kết với nhau bởi một mạng lưới cáp điện báo, được gọi là All Red Line.[84]
Từ trụ sở tại Ấn Độ, Công ty đã cho buôn bán thuốc phiện nhằm thúc đẩy thương mại xuất khẩu sang Trung Quốc kể từ thập niên 1730. Những cuộc giao thương này, trở thành bất hợp pháp kể từ khi nó bị nhà Thanh cấm vào năm 1729, việc này đã đảo ngược sự mất cân bằng thương mại do sự nhập khẩu trà của Anh, do bị lỗ rất nặng.[85] Năm 1839, chính quyền Trung Quốc tại Quảng Châu cho tịch thu hơn 2 vạn thùng thuốc phiện, dẫn đến việc Anh tấn công Trung Quốc trong cuộc chiến tranh Nha phiến lần thứ nhất và dẫn đến việc người Anh chiếm Hồng Kông, vào thời điểm màn nơi này chỉ là một khu định cư nhỏ.[86]
Công ty Đông Ấn Độ đã được giải thể ngay vào năm sau đó.[87]
Tại Ấn Độ, mùa màng thất bát nghiêm trọng liên tục vào cuối thế kỷ 19, dẫn đến nạn đói lan rộng, ước tính rằng có hơn 15 triệu người đã chết. Công ty Đông Ấn không thực hiện bất kỳ chính sách phối hợp nào để đối phó với nạn đói trong thời kỳ mà mình còn nắm quyền. Điều này đã được thay đổi vào thời Raj, nhiều ủy ban điều tra được thiết lập sau khi nạn đói tác loan, họ có nhiệm vụ điều tra nguyên nhân và thực hiện các chính sách mới, chính sách này có hiệu lực đến những năm đầu thập niên 1900.[88]
Trong những năm còn lại của thế kỷ 20, phần lớn những thuộc địa của đế quốc Anh giành được độc lập như là một phần của phong trào phi thuộc địa hóa của các cường quốc châu Âu, kết thúc với việc trao trả Hồng Kông về cho Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1997. Sau độc lập, nhiều quốc gia đã gia nhập Khối thịnh vượng chung Anh, một hiệp hội tự do của các quốc gia độc lập. 16 quốc gia có chung một lãnh đạo, đó là nữ hoàng Elizabeth II của Anh. 14 thuộc địa khác vẫn chịu sự quản lý của Anh, những thuộc địa đó được gọi là lãnh thổ hải ngoại Anh Quốc.
Trong thời kỳ đỉnh cao, đây là đế quốc lớn nhất trong lịch sử, trong hơn một thế kỷ, Thực dân Anh là siêu cường hàng đầu trên thế giới.[1] Tính tới năm 1922, đế quốc Anh có dân số khoảng 458 triệu người, chiếm 1/8 dân số thế giới lúc đó[2] và bao phủ diện tích hơn 13,000,000 dặm vuông (33,000,000 km2): xấp xỉ một phần tư tổng diện tích toàn cầu.[3] Những di sản về văn hóa, ngôn ngữ của đế quốc Anh được truyền bá rộng rãi. Tại đỉnh cao của quyền lực, đế quốc Anh thường được ví với câu nói "mặt trời không bao giờ lặn trên đế quốc Anh".
Trong suốt thời kỳ khai phá ở thế kỷ 15 và 16, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đi tiên phong trong phong trào khai phá thuộc địa của châu Âu và trong quá trình đó đã xây dựng nên một đế chế rộng lớn. Chứng kiến sự thịnh vượng những đế quốc thực dân này giành được, Anh, Pháp và Hà Lan bắt đầu xây dựng thuộc địa và những mạng lưới giao thương tại châu Mỹ và châu Á.[4] Những cuộc chiến tranh với Pháp và Hà Lan trong thế kỷ 17 và 18 đã giúp Anh trở thành một cường quốc thuộc địa thống trị ở Bắc Mỹ và Ấn Độ. Nhưng đồng thời, uy thế của Anh (và cả Pháp[5]) bị hạn chế ở châu Âu sau năm 1763, trước sự phát triển lớn mạnh của các cường quốc phía Đông như Phổ, Áo và Nga.[6][7] Sau khi bị mất mười ba thuộc địa sau cuộc Chiến tranh Cách mạng Mỹ năm 1783 đã giáng một đòn mạnh vào Anh Quốc, cuộc chiến đã tước đi của Anh Quốc phần lớn những thuộc đia đông dân nhất. Bất chấp bước thụt lùi, sự chú ý của Anh sau đó chuyển sang châu Phi, châu Á và Thái Bình Dương. Sau thất bại của Napoléon Bonaparte năm 1815, Anh Quốc đã tận hưởng một thế kỷ thống trị không có đối thủ, đồng thời mở rộng phạm vi trên khắp toàn cầu. Nhiều thuộc địa của dân da trắng được trao quyền tự trị, một vài trong số đó được phân lại là quốc gia tự trị.
Sự phát triển lớn mạnh của Đức và Hoa Kỳ đã làm sói mòi sự dẫn đầu về kinh tế của Anh Quốc cuối thế kỷ 19. Sau đó những căng thẳng về kinh tế và chính trị giữa Đức và Anh là những nguyên nhân chính dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất, trong đó Anh Quốc phải dựa chủ yếu vào đế chế của mình. Cuộc chiến đã tạo ra những khó khăn về tài chính cho Anh Quốc, và dù đế quốc Anh đã đạt được sự mở rộng lãnh thổ lớn nhất sau cuộc chiến, nhưng Anh Quốc không còn là một cường quốc số một về quân sự và công nghiệp. Chiến tranh thế giới lần hai chứng kiến việc các thuộc địa Anh ở Đông Nam Á bị quân phiệt Nhật Bản chiếm đóng, điều này đã làm tổn thương uy tín của Anh Quốc và đẩy nhanh quá trình sụp đổ của đế chế này. Trong vòng hai năm cuối cuộc chiến, Anh Quốc phải trao quyền độc lập cho thuộc địa đông dân và giá trị nhất là Ấn Độ.
Trong những năm còn lại của thế kỷ 20, phần lớn những thuộc địa của đế quốc Anh giành được độc lập như là một phần của phong trào phi thuộc địa hóa của các cường quốc châu Âu, kết thúc với việc trao trả Hồng Kông về cho Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1997. Sau độc lập, nhiều quốc gia đã gia nhập Khối thịnh vượng chung Anh, một hiệp hội tự do của các quốc gia độc lập. 16 quốc gia có chung một lãnh đạo, đó là nữ hoàng Elizabeth II của Anh. 14 thuộc địa khác vẫn chịu sự quản lý của Anh, những thuộc địa đó được gọi là lãnh thổ hải ngoại Anh Quốc.
Mục lục
Nguồn gốc (1497-1583)
Nền tảng của Đế quốc Anh được đặt khi Anh và Scotland được phân thành hai vương quốc riêng biệt. Vào năm 1496 vua Henry VII của Anh, sau những thành công của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha trong việc thăm dò ở nước ngoài, hạ sĩ John Cabot đã dẫn đầu một chuyến đi để khám phá một tuyến đường tới châu Á thông qua Bắc Đại Tây Dương.[8] Cabot khởi hành năm 1497, năm năm sau khi phát hiện ra châu Mỹ và mặc dù thành công đổ bộ lên trên bờ biển của Newfoundland, nhưng lại không cố gắng để tìm một thuộc địa (nhầm tưởng như Christopher Columbus, rằng ông đã đạt đến châu Á) [9]. Cabot dẫn đầu một chuyến đi đến châu Mỹ vào năm sau đó nhưng không được nghe nói về tàu của mình lần nữa.[10]Không có nỗ lực hơn nữa để thiết lập các thuộc địa Anh ở châu Mỹ cho đến khi nữ hoàng Elizabeth I trị vì, trong những thập niên cuối của thế kỷ 16.[11] Cuộc Cải Cách Tin Lành đã khiến Anh và Công Giáo Tây Ban Nha trở thành kẻ thù.[8] Năm 1562, Hoàng Gia Anh đã cho quyền John Hawkins và Francis Drake vì tham gia vào các cuộc tấn công nô lệ chống lại tàu Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha ngoài khơi bờ biển Tây Phi [12] với mục tiêu đột nhập vào hệ thống thương mại Đại Tây Dương. Nỗ lực này bị đẩy lui và sau đó, khi cuộc chiến tranh Anh-Tây Ban Nha trở nên khốc liệt, Elizabeth đã ban phúc cho những nhóm dân sự tiếp tục tấn công các cảng Tây Ban Nha ở châu Mỹ và những tàu vận chuyển vượt Đại Tây Dương trở về, chất đầy kho báu của Tân thế giới.[13] Trong khi đó, những nhà văn có ảnh hưởng như Richard Hakluyt và John Dee (những người đầu tiên sử dụng thuật ngữ "British Empire")[14] đã bắt đầu thúc dục cho việc thành lập một đế chế riêng của nước Anh. Đến thời điểm này, Tây Ban Nha đã củng cố địa vị mình ở châu Mỹ, Bồ Đào Nha đã thiết lập các cơ sở thương mại và các tiền đồn từ bờ biển châu Phi và Brasil sang Trung Quốc, và Pháp đã bắt đầu giải quyết sông Saint Lawrence, sau này trở thành Tân Pháp.[15]
Thuộc địa hóa Ái Nhĩ Lan
Mặc dù tới sau hơn so với Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha trong việc thành lập các thuộc địa , nhưng Anh đã thành công trong việc chiếm đóng Ireland vào những năm cuối thế kỷ 16, tiếp nối cuộc xâm lăng Ai Len của nhà Norman vào năm 1169.[16][17] Nhiều người đã đóng góp vào công cuộc thuộc địa hóa Ireland và cũng đóng một phần trong các cuộc định cư đầu tiên ở Bắc Mỹ, đặc biệt là một nhóm được gọi là "những người đàn ông miền Tây", trong đó bao gồm Humphrey Gilbert, Walter Raleigh, Francis Drake, John Hawkins, Richard Grenville và Ralph Lane.[18]"Đệ nhất đế chế" (1583-1783)
Năm 1603, Vua James VI của Scotland lên ngôi vua nước Anh và một năm sau đó, ông đã đàm phán với người Tây Ban Nha ký vào Hiệp ước London, chấm dứt tình trạng thù địch bấy lâu nay. Vào thời điểm này việc hòa bình được phía Anh chú trọng, chuyển đổi từ các cuộc phá hoại những cơ sở hạ tầng thuộc địa của các quốc gia khác sang việc thành lập các thuộc địa ở nước ngoài bởi doanh nhân trong nước.[23] Đế chế Anh bắt đầu được hình thành trong những năm đầu thế kỷ 17, với việc Anh lập vài thuộc địa ở Bắc Mỹ và các đảo nhỏ trong vùng Caribbean, và thành lập những công ty tư nhân, đáng chú ý nhất là Công ty Đông Ấn Anh, để quản lý các thuộc địa và thương mại ở nước ngoài. Thời gian này, cho đến khi Mười ba thuộc địa bị mất sau khi cuộc chiến tranh giành độc lập Hoa Kỳ kết thúc vào cuối thế kỷ 18 được các sử gia gọi là "Đế chế Anh đầu tiên".[24]
Châu Mỹ, châu Phi và những cuộc thương mại nô lệ
Khu định cư đầu tiên của Anh tại châu Mỹ được thành lập tại Jamestown năm 1607, đứng đầu là thuyền trưởng John Smith và quản lý bởi công ty Virginia. Bermuda được Anh tuyên bố chủ quyền sau vụ đắm chiếc kỳ hạm của công ty và năm 1615 đã được chuyển giao sang công ty Somers Isles.[31] Đặc quyền của Công ty Virginia của đã bị thu hồi năm 1624 và quyền quản lý trực tiếp được nữ hoàng ủy nhiệm cho công ty Virginia, do đó đã thành lập thuộc địa Virginia.[32] Công ty London và Bristol đã được thành lập năm 1610 với mục đích lập ra một khu định cư lâu dài trên Newfoundland, nhưng phần lớn đều không thành công.[33] Năm 1620, Plymouth để làm nơi cư trú của những tín đồ Thanh giáo mà sau này được biết đến là những người Pilgrims.[34] Chạy trốn từ những cuộc đàn áp tôn giáo sẽ là động cơ cho nhiều cuộc vượt biển gian nan để đến tới vùng đất hứa: Maryland được thành lập năm 1634 để làm nơi cư ngụ của giáo dân Công giáo La Mã, Rhode Island (1636) được thành lập làm nơi cư trú khoan dung cho những người có đạo khác nhau, Connecticut (1639) được thành lập cho những người theo chủ nghĩa giáo đoàn (Congregationalists). Tỉnh Carolina được thành lập năm 1663. Với việc đồn Amsterdam đầu hàng năm 1634, Anh đã dành quyền kiểm soát thuộc địa Tân Hà Lan của Hà Lan và đổi tên thành New York. Điều này được chính thức hóa trong cuộc đàm phán sau cuộc chiến tranh Anh-Hà Lan lần thứ hai, đổi chác với Suriname.[35] Trong năm 1681, thuộc địa Pennsylvania đã được thành lập bởi William Penn. Các thuộc địa Mỹ có sức hút tài chính với thành công ít hơn so với những vùng biển Caribbean, nhưng có diện tích lớn, đất nông nghiệp tốt và thu hút số lượng lớn hơn của người di cư người Anh ưa thích khí hậu ôn đới của nó.[36]
Năm 1670, vua Charles II cấp một đặc quyền cho Công ty Vịnh Hudson, được độc quyền về thương mại lông thú tại một vùng sau đó đã được biết đến là đất của Rupert, một vùng lãnh thổ lớn so với lãnh thổ Canada ngày nay. Các đồn và các khu thương mại thành lập bởi Công ty thường xuyên bị tấn công bởi người Pháp, những người đã thành lập những khu vực trao đổi lông thú liền kề với Tân Pháp.[37]
Hai năm sau đó, Công ty Hoàng gia châu Phi đã được thành lập, được cấp giấy phép độc quyền từ vua Charles trong việc thương mại nô lệ cho các thuộc địa của Anh tại Caribbean. Ngay từ đầu, chế độ nô lệ là cơ sở của Đế chế Anh ở Tây Ấn. Cho đến khi bãi bỏ việc buôn bán nô lệ vào năm 1807, Anh chịu trách nhiệm cho việc vận chuyển 3,5 triệu nô lệ châu Phi đến châu Mỹ, 1/3 của tất cả các nô lệ vận chuyển qua Đại Tây Dương.[38] Để tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại này, nhiều pháo đài đã được thành lập trên bờ biển Tây Phi, chẳng hạn như James Island, Accra và Bunce Island. Tại vùng biển Caribbean thuộc Anh, tỷ lệ phần trăm của dân số người da đen đã tăng từ 25% năm 1650 lên khoảng 80% vào năm 1780, và trong 13 thuộc địa từ 10% đến 40% so với cùng kỳ (phần lớn ở các thuộc địa phía Nam).[39] Đối với các thương nhân, thương mại nô lệ cực kỳ có lợi nhuận, và đã trở thành một trụ cột kinh tế lớn cho các thành phố phía tây Anh là Bristol và Liverpool, hình thành các góc thứ ba của cái gọi là tam giác thương mại với châu Phi và châu Mỹ. Đối với các điều kiện vận chuyển, khắc nghiệt và không hợp vệ sinh trên tàu nô lệ và chế độ ăn uống nghèo nàn có nghĩa rằng tỷ lệ tử vong trung bình là cứ bảy người thì một người tử nạn.[40]
Trong năm 1695, quốc hội Scotland đã cấp một đặc quyền cho Công ty Scotland, được thành lập để giải quyết một vấn đề năm 1698 trên eo đất Panama, với việc xây dựng một kênh đào ở đó. Họ bị quân Tây Ban Nha láng giềng tại Tân Granada bao vây và bị ảnh hưởng bởi những cơn sốt rét king hoàng, thuộc địa này đã bị bỏ rơi trong hai năm sau đó. Đề án Darien là một thảm họa tài chính cho Scotland —1/4 vốn của Scotland— đã bị mất[41] trong khi các doanh nghiệp Scotland hy vọng thiết lập một đế chế ở nước ngoài. Nó cũng có hậu quả chính trị lớn, thuyết phục chính phủ của cả hai nước Anh và Scotland thành lập một liên minh, chứ không phải là hai vương quốc tách biệt.[42] Điều này đã được thực hiện năm 1707 với việc một hiệp ước liên minh được ký kết, thành lập nên Liên hiệp Anh.
Cuộc đối đầu với Hà Lan ở châu Á
Vào cuối thế kỷ 16, Anh và Hà Lan bắt đầu thách thức sự độc quyền của Bồ Đào Nha trong việc thương mại với Á châu. Hình thành nên loại công ty cổ phần để tài trợ cho các chuyến đi, công ty Đông Ấn Anh sau này là Công ty Đông Ấn Anh Quốc và Công ty Đông Ấn Hà Lan, được thành lập năm 1600, 1602. Mục đích của những công ty này là khai thác thượng mại gia vị[43], một nỗ lực tập trung chủ yếu vào quần đảo Đông Ấn, và đầu mối quan trọng trong mạng lưới thương mại, Ấn Độ. Tại đây, họ cạnh tranh quyền lực và thương mại tối cao với Bồ Đào Nha.[44] Mặc dù, cuối cùng, Anh sẽ làm lu mờ quyền lực thực dân của Hà Lan, nhưng trong thời gian đầu, Hà Lan đã tiến bộ hơn về hệ thống tài chính[45] và ba cuộc chiến tranh với Anh đã giúp họ đứng vững ở Á châu. Sự thù hằn chấm dứt sau cuộc Cách mạng Vinh quang năm 1688 khi William xứ Orange lên ngôi vua nước Anh, mang lại hòa bình giữa Anh và Hà Lan. Hai nước đã thỏa thuận giao việc buôn bán gia vị của quần đảo Đông Ấn cho Hà Lan và ngành công nghiệp dệt may của Ấn Độ cho Anh, nhưng lợi nhuận hàng dệt may sớm vượt qua các loại hàng gia vị, năm 1720, doanh số bán hàng của Anh đã vượt qua Hà Lan.[45]Chiến tranh với Pháp
Hòa bình giữa Anh và Hà Lan năm 1688 có nghĩa rằng hai nước bước sẽ bước vào cuộc chiến tranh Chín năm với tư cách là đồng minh. Cuộc xung đột ở châu Âu và ở các khu vực khác giữa liên minh Pháp-Tây Ban Nha và liên minh Anh-Hà Lan đã làm cho Anh Quốc có thế lực thực dân mạnh hơn là Hà Lan, mà phải để dành một tỷ lệ lớn ngân sách chi cho những hoạt động quân sự của mình trong các cuộc chiến tranh ở châu Âu.[46] Thế kỷ 18 sẽ nhìn thấy nước Anh (sau 1707, Anh Quốc) trở thành quốc gia thống trị quyền lực thế giới thuộc địa, và Pháp trở thành đối thủ chính trên sàn đấu.[47]Cái chết của Carlos II của Tây Ban Nha vào năm 1700 và người thừa kế Tây Ban Nha và đế quốc thực dân của ông là Philippe Anjou, một cháu trai của vua nước Pháp, đã nâng triển vọng về sự hợp nhất Pháp và Tây Ban Nha cũng như các thuộc địa của mình. Một khi điều này xảy ra, thì Pháp-Tây Ban Nha sẽ trở thành siêu cường hùng mạnh nhất thể giới, một thể chế mà Anh và các cường quốc khác ở châu Âu không thể chấp nhận được.[48] Năm 1701, Anh, Bồ Đào Nha và Hà Lan đứng về phía Thánh chế La Mã chống lại Tây Ban Nha và Pháp trong cuộc chiến tranh Kế vị Tây Ban Nha, kéo dài cho đến 1714. Sau khi Hiệp ước Utrecht được thông qua, Philip từ bỏ quyền mình và con cháu được lên ngôi vua của Pháp. Cùng với đó, Tây Ban Nha mất đi đế quốc của mình tại châu Âu khi phải bàn giao nhiều vùng đất cho Áo và đồng minh của họ.[48] Đế quốc Anh mở rộng lãnh thổ: từ Pháp, Anh đã chiếm được Newfoundland và Acadia, và Gibraltar, Minorca từ Tây Ban Nha. Gibraltar ngày nay vẫn còn là một lãnh thổ Anh, đã trở thành một căn cứ hải quân quan trọng và cho phép Anh để kiểm soát các tàu buồm đi từ Đại Tây Dương vào Địa Trung Hải. Minorca đã được trả lại cho Tây Ban Nha sau Hiệp ước Amiens năm 1802 được ký kết. Tây Ban Nha cũng nhượng lại quyền cho phép bán nô lệ ở các thuộc địa Tây Ban Nha ở châu Mỹ tới nước Anh.[49]
Bảy năm chiến tranh, bắt đầu từ năm 1756, là cuộc chiến đầu tiên được tiến hành trên một quy mô toàn cầu, diễn ra ở châu Âu, Ấn Độ, Bắc Mỹ, vùng Caribbean, Phi Luật Tân và ven biển châu Phi. Việc Hiệp ước Paris (1763) được ký kết đã có hậu quả quan trọng đối với tương lai của Đế chế Anh. Ở Bắc Mỹ, tương lai của người Pháp đã trở nên mù mịt và không bao giờ có thể khôi phục khi phải nhượng cho Anh các vùng đất trù phú như Rupert, và Tân Pháp (tất cả khu vực này đều chứa số lượng lớn cộng đồng nói tiếng Pháp). Trong khi đó, Tây Ban Nha nhượng lại Florida cho Anh. Tại Ấn Độ, Chiến tranh Carnatic khiến Pháp chấm dứt mộng làm bá chủ Ấn Độ.[50] Chiến thắng Anh trước Pháp trong Chiến tranh Bảy năm đã đưa Anh trở thành siêu cường hàng hải mạnh nhất thế giới.[51]
Sự nổi lên của "Đệ nhị đế chế"
Công ty cai trị ở Ấn Độ
Cách mạng Mỹ
Mất Mười ba thuộc địa là một cú đau rất lớn đối với Anh, đây là thuộc địa đông dân nhất vào thời bấy giờ, và theo nhiều nhà sử học, đây là giai đoạn chuyển đỗi giữa đế chế thứ nhất và thứ hai,[56] và Anh chuyển chú ý từ châu Mỹ đến châu Á, Thái Bình Dương và sau đó là châu Phi. Tác phẩm Tìm hiểu về bản chất và nguồn gốc của cải của các quốc gia của Adam Smith được xuất bản năm 1776 đã kết luân rằng, các thuộc địa đã dư thừa và rằng nên thay thế một chính sách là thương mại tự do mà đặc trưng là giai đoạn đầu tiên cua công cuộc khai phá thuộc địa, có niên đại giữa sự bảo hộ mậu dịch của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.[51][57] Tốc độ tăng trưởng thương mại giữa quốc gia non trẻ Hoa Kỳ và Anh sau năm 1783 dường như để xác nhận cho Smith rằng, kiểm soát chính trị là không cần thiết đối với thành công kinh tế.[58][59] Căng thẳng giữa hai nước ngày càng leo thang trong cuộc chiến tranh Napoléon, khi Anh cố gắng cắt giảm thương mại giữa Hoa Kỳ và Pháp, và những cuộc cưỡng bách tòng quân từ tàu chiến Hoa Kỳ đã gây sự chú ý đến Anh. Hoa Kỳ tuyên bố chiến tranh, cuộc chiến tranh 1812 bắt đầu, cả hai bên cũng đều cố gắng giảm lợi nhuận của nhau, nhưng đều không thành công. Hiệp ước Ghent được phê chuẩn năm 1815 giữ ranh giới thời kỳ tiền chiến.[60]
Thăm dò Thái Bình Dương
Kể từ 1718, việc vận chuyển đến các thuộc địa Mỹ đã là một hình phạt cho nhiều tên tội phạm hình sự khác nhau ở Anh, với khoảng một ngàn người bị kết án vận chuyển mỗi năm trên Đại Tây Dương.[61] Cuộc cách mạng Mỹ đã đánh dấu sự kết thúc của 13 thuộc địa, một nhà nước mới được thành lập mà không còn là một thuộc địa của người Anh nữa. Buộc phải tìm một vị trí thay thế sau khi mất 13 thuộc địa, năm 1783, Chính phủ Anh quay sang việc phát hiện ra vùng đất mới ở Úc.[62] Những bờ biển phía tây của Úc đã được phát hiện do nhà thám hiểm Willem Jansz người Hà Lan năm 1606 và sau này được đặt theo tên của Công ty Đông Ấn Hà Lan ở New Holland,[63] nhưng không có cố gắng để tìm một thuộc địa. Năm 1770, James Cook phát hiện ra bờ biển phía đông của Úc, trong một chuyến đi đến Nam Thái Bình Dương, và tuyên bố đây lục địa của Anh, và đặt tên là New South Wales.[64] Những thuộc địa Úc đã trở thành nhà xuất khẩu có lợi nhuận từ lông cừu và vàng,[65] chủ yếu là do vàng từ các thuộc địa ở Victoria, làm cho Melbourne trở thành thành phố giàu nhất thế giới [66] và thành phố lớn nhất sau London của Đế quốc Anh.[67]Trong suốt chuyến đi của mình, Cook cũng đã đến thăm New Zealand, nó đã được phát hiện bởi nhà thám hiểm Hà Lan Abel Tasman vào năm 1642, và được Hoàng Gia Anh tuyên bố chủ quyền ở cả hai đảo Bắc và Nam lần lượt vào năm 1769 và 1770. Ban đầu, tương tác giữa người bản địa Maori và người châu Âu đã được giới hạn trong việc kinh doanh hàng hoá. Tăng cường giải quyết châu Âu thông qua những thập kỷ đầu của thế kỷ 19, với việc thành lập nhiều trạm kinh doanh, đặc biệt là ở miền Bắc. Năm 1839, Công ty New Zealand công bố kế hoạch mua những vùng đất rộng lớn và thiết lập các thuộc địa ở New Zealand. Ngày 06 Tháng 2 năm 1840, Thuyền trưởng William Hobson và khoảng 40 tù trưởng Maori đã ký Hiệp ước Waitangi.[68] Hiệp ước này được xem là bởi nhiều người cho là của tài liệu sáng lập New Zealand,[69] nhưng khác nhau giữa cách diễn giải của người Maori và các phiên bản tiếng Anh[70] có nghĩa là nó tiếp tục là một nguồn tranh chấp.[71]
Chiến tranh với Napoléon
Các cuộc chiến tranh Napoléon khiến người Anh bắt buộc phải đầu tư một lượng vốn lớn và nguồn lực để giành chiến thắng. Hải quân Pháp bị phong tỏa bởi Hải quân Hoàng gia, sau khi giành được một chiến thắng quyết định trên một hạm đội Pháp-Tây Ban Nha tại Trafalgar năm 1805. Tất cả các thuộc địa ở nước ngoài cũng bị tấn công và chiếm đóng, bao gồm cả của Hà Lan, được sáp nhập bởi Napoléon năm 1810. Cuối cùng Pháp đã bị liên minh của quân đội châu Âu đánh bại vào năm 1815.[73] Anh là người thụ hưởng hiệp ước hòa bình. Pháp nhượng lại các quần đảo Ionian, Malta (mà họ đã chiếm đóng năm 1797, 1798), Mauritius, St Lucia, và Tobago, Tây Ban Nha phải nhượng lại Trinidad, Guyana thuộc Hà Lan, và Cape Colony. Anh trả Guadeloupe, Martinique, Guiana thuộc Pháp, và Réunion cho Pháp, và Java và Suriname Hà Lan, trong khi nắm quyền kiểm soát của Tích Lan (1795-1815).[74]
Bãi bỏ chế độ nô lệ
Dưới áp lực ngày càng tăng từ các phong trào bãi nô ở Anh, chính phủ Anh đã ban hành Đạo luật buôn bán nô lệ vào năm 1807, bãi bỏ việc buôn bán nô lệ trong đế quốc. Năm 1808, một thuộc địa của Anh, Sierra Leone đã chính thức giải phóng nô lệ.[75]Đạo luật xoá bỏ chế độ nô lệ được thông qua vào năm 1833, bãi bỏ chế độ nô lệ tại Đế quốc Anh vào ngày 1 tháng 8 năm 1834 (ngoại trừ St. Helena, Tích Lan và các vùng lãnh thổ được quản lý bởi Công ty Đông Ấn Anh, mặc dù những ngoại lệ đã bị bãi bỏ sau đó). Theo Đạo luật, nô lệ được trả tự do sau một khoảng thời gian từ 4 đến 6 năm "học nghề".[76]"Thế kỷ đế chế" của Anh (1815-1914)
Sức mạnh đế quốc Anh đã được củng cố bằng tàu hơi nước và điện báo, những công nghệ mới phát minh ra trong nửa cuối của thế kỷ 19, cho phép nó để kiểm soát và giữ vững nền thịnh trị của đế chế. Đến năm 1902, đế quốc Anh đã được liên kết với nhau bởi một mạng lưới cáp điện báo, được gọi là All Red Line.[84]
Công ty Đông Ấn tại châu Á
Từ trụ sở tại Ấn Độ, Công ty đã cho buôn bán thuốc phiện nhằm thúc đẩy thương mại xuất khẩu sang Trung Quốc kể từ thập niên 1730. Những cuộc giao thương này, trở thành bất hợp pháp kể từ khi nó bị nhà Thanh cấm vào năm 1729, việc này đã đảo ngược sự mất cân bằng thương mại do sự nhập khẩu trà của Anh, do bị lỗ rất nặng.[85] Năm 1839, chính quyền Trung Quốc tại Quảng Châu cho tịch thu hơn 2 vạn thùng thuốc phiện, dẫn đến việc Anh tấn công Trung Quốc trong cuộc chiến tranh Nha phiến lần thứ nhất và dẫn đến việc người Anh chiếm Hồng Kông, vào thời điểm màn nơi này chỉ là một khu định cư nhỏ.[86]
Công ty Đông Ấn Độ đã được giải thể ngay vào năm sau đó.[87]
Tại Ấn Độ, mùa màng thất bát nghiêm trọng liên tục vào cuối thế kỷ 19, dẫn đến nạn đói lan rộng, ước tính rằng có hơn 15 triệu người đã chết. Công ty Đông Ấn không thực hiện bất kỳ chính sách phối hợp nào để đối phó với nạn đói trong thời kỳ mà mình còn nắm quyền. Điều này đã được thay đổi vào thời Raj, nhiều ủy ban điều tra được thiết lập sau khi nạn đói tác loan, họ có nhiệm vụ điều tra nguyên nhân và thực hiện các chính sách mới, chính sách này có hiệu lực đến những năm đầu thập niên 1900.[88]
Suy yếu rồi tan rã
Sự phát triển lớn mạnh của Đức và Hoa Kỳ đã làm sói mòi sự dẫn đầu về kinh tế của Anh Quốc cuối thế kỷ 19. Sau đó những căng thẳng về kinh tế và chính trị giữa Đức và Anh là những nguyên nhân chính dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất, trong đó Anh Quốc phải dựa chủ yếu vào đế chế của mình. Cuộc chiến đã tạo ra những khó khăn về tài chính cho Anh Quốc, và dù đế quốc Anh đã đạt được sự mở rộng lãnh thổ lớn nhất sau cuộc chiến, nhưng Anh Quốc không còn là một cường quốc số một về quân sự và công nghiệp. Chiến tranh thế giới lần hai chứng kiến việc các thuộc địa Anh ở Đông Nam Á bị quân phiệt Nhật Bản chiếm đóng, điều này đã làm tổn thương uy tín của Anh Quốc và đẩy nhanh quá trình sụp đổ của đế chế này. Trong vòng hai năm cuối cuộc chiến, Anh Quốc phải trao quyền độc lập cho thuộc địa đông dân và giá trị nhất là Ấn Độ.Trong những năm còn lại của thế kỷ 20, phần lớn những thuộc địa của đế quốc Anh giành được độc lập như là một phần của phong trào phi thuộc địa hóa của các cường quốc châu Âu, kết thúc với việc trao trả Hồng Kông về cho Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1997. Sau độc lập, nhiều quốc gia đã gia nhập Khối thịnh vượng chung Anh, một hiệp hội tự do của các quốc gia độc lập. 16 quốc gia có chung một lãnh đạo, đó là nữ hoàng Elizabeth II của Anh. 14 thuộc địa khác vẫn chịu sự quản lý của Anh, những thuộc địa đó được gọi là lãnh thổ hải ngoại Anh Quốc.
Chú thích
- ^ Ferguson, Niall (2004). Empire, The rise and demise of the British world order and the lessons for global power. Basic Books. tr. ix. ISBN 0-465-02328-2.
- ^ Maddison 2001, các trang. 98, 242.
- ^ Ferguson 2004, p. 15.
- ^ Niall Ferguson, The rise and demise of the British world order and the lessons for global power, trang 2.
- ^ Hamish M. Scott, The emergence of the Eastern powers, 1756-1775, trang 257
- ^ Hamish M. Scott, The emergence of the Eastern powers, 1756-1775, trang 224
- ^ Hamish M. Scott, The emergence of the Eastern powers, 1756-1775, trang 1
- ^ a ă Ferguson 2004, tr. 3.
- ^ Andrews 1985, tr. 45.
- ^ Ferguson 2004, tr. 4.
- ^ Canny, tr. 35.
- ^ Thomas, các trang 155–158
- ^ Ferguson 2004, tr. 7.
- ^ Canny, tr. 62.
- ^ Lloyd, các trang 4–8.
- ^ Canny, tr. 7.
- ^ Kenny, tr. 5.
- ^ Taylor, tr. 119,123.
- ^ Andrews, trang. 187.
- ^ Andrews, trang. 188.
- ^ Canny, trang. 63.
- ^ Canny, các trang. 63–64.
- ^ Canny, trang. 70.
- ^ Canny, trang. 34.
- ^ James, trang. 17.
- ^ Canny, trang. 71.
- ^ Canny, trang. 221.
- ^ Lloyd, các trang. 22–23.
- ^ Lloyd, trang. 32.
- ^ Lloyd, các trang. 33, 43.
- ^ Lloyd, các trang. 15–20.
- ^ Andrews, các trang. 316, 324–326.
- ^ Andrews, các trang. 20–22.
- ^ James, trang. 8.
- ^ Lloyd, trang. 40.
- ^ Ferguson 2004, các trang. 72–73.
- ^ Buckner, trang. 25.
- ^ Ferguson 2004, trang. 62.
- ^ Canny, trang. 228.
- ^ Marshall, các trang. 440–64.
- ^ Magnusson, trang. 531.
- ^ Macaulay, trang. 509.
- ^ Pagden, Anthony (2003):Peoples and Empires: A Short History of European Migration, Exploration, and Conquest, from Greece to the Present, trang 118
- ^ Lloyd: Empire: the history of the British Empire, trang 13
- ^ a ă Ferguson 2004, trang. 19.
- ^ Canny, trang. 441.
- ^ Pagden, trang. 90.
- ^ a ă Shennan, các trang. 11–17.
- ^ James, trang. 58.
- ^ Bandyopādhyāẏa, các trang. 49–52
- ^ a ă Pagden, trang. 91.
- ^ Canny, trang. 93.
- ^ Smith, trang. 17.
- ^ Smith, các trang. 18–19.
- ^ Brown, trang. 5.
- ^ Canny, trang. 92.
- ^ James, trang. 120.
- ^ James, trang. 119.
- ^ Marshall, trang. 585.
- ^ Latimer, các trang. 8, 30–34, 389–92.
- ^ Smith, tr. 20.
- ^ Smith, các trang. 20–21.
- ^ Mulligan & Hill, các trang. 20–23.
- ^ Brittain and the Dominions, t. 159.
- ^ Fieldhouse, các trang. 145–149
- ^ Cervero, Robert B. (1998). The Transit Metropolis: A Global Inquiry. Chicago: Island Press. tr. 320. ISBN 1-55963-591-6.
- ^ Statesmen's Year Book 1889
- ^ Smith, tr. 45.
- ^ “Waitangi Day”. History Group, New Zealand Ministry for Culture and Heritage. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2008.
- ^ Porter, tr. 579.
- ^ Mein Smith, tr. 49.
- ^ James, p. 152.
- ^ Lloyd, các trang. 115–118.
- ^ James, tr. 165.
- ^ Porter, tr. 14.
- ^ Hinks, tr. 129.
- ^ Hyam, tr. 1.
- ^ Smith, tr. 71.
- ^ Parsons, tr. 3.
- ^ a ă Porter, tr. 401.
- ^ Porter, tr. 332.
- ^ Porter, tr. 8.
- ^ Marshall, các trang. 156–57.
- ^ Dalziel, các trang. 88–91.
- ^ Martin, tr. 146–148.
- ^ Janin, tr. 28.
- ^ Smith, các trang. 50–57.
- ^ Marshall, các trang. 133–34.
Tài liệu tham khảo
|
|
Liên kết ngoài
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và tài liệu về Đế quốc Anh |
- The British Empire. An Internet Gateway
- The British Empire
- The British Empire audio resources at TheEnglishCollection.com
|
|
|
|
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
Trở về trang chính
Hoàng Kim, hoangkim, hoangkimvietnam, Ngọc Phương Nam, Chào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, Khát khao xanh, Dayvahoc, Học mỗi ngày, Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống, Thơ cho con
No comments:
Post a Comment