Thursday, June 12, 2014

Chào ngày mới 13 tháng 6

Spratly with flags.jpg

CNM365 Chào ngày mới 13 tháng 6 Wikipedia Ngày này năm xưa. Năm 532 – Sau khi đánh bại họ Nhĩ Chu, Cao Hoan đưa Nguyên Tu lên làm hoàng đế của Bắc Ngụy, tức Hiếu Vũ Đế.Năm 1525Martin Luther kết hôn với Katharina von Bora nhằm chống lại sắc chỉ tu tập độc thân của Giáo hội Công giáo Rôma áp đặt cho các tu sĩ.  Năm 1975Hải quân Nhân dân Việt Nam hoàn thành việc đánh chiếm Poulo Wai từ quân đội Campuchia Dân chủ.(hình" Quần đảo Trường Sa).  Năm 2000 – Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae-jung (hình) gặp lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il tại thủ đô Bình Nhưỡng của Triều Tiên, khởi đầu hội nghị thượng đỉnh liên Triều đầu tiên.

Chiến dịch Trường Sa và các đảo trên Biển Đông

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Chiến dịch Trường Sa
và các đảo trên Biển Đông
Một phần của Chiến dịch mùa xuân năm 1975
Spratly with flags.jpg
Quần đảo Trường Sa
.
Thời gian 9 tháng 4 - 13 tháng 6 năm 1975
Địa điểm Một số đảo trên Quần đảo Trường Sa
và các đảo ven biển miền Nam Việt Nam
Kết quả Quân đội Nhân dân Việt Nam chiếm giữ các đảo này
Tham chiến
Flag of Vietnam.svg Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
FNL Flag.svg Mặt trận Dân tộc Giải phóng
Miền Nam Việt Nam
Flag of South Vietnam.svg Việt Nam Cộng hòa Flag of Democratic Kampuchea.svg Kampuchea Dân chủ



Lực lượng
Tổng cộng khoảng 2000 người[1] 1468 quân chính quy
hơn 300 cảnh sát
gần 4000 dân vệ.[2]
Chưa có số liệu về số quân
đóng trên các đảo tại Vịnh Thái Lan.
Không rõ
Tổn thất
Tại Trường Sa: 2 chết, 8 bị thương
Tại các đảo trên vịnh Thái Lan:
Chưa có số liệu thống kê
113 chết,
74 bị thương, 557 bị bắt[3]
284 chết
hơn 400 bị bắt[3]
.
Chiến dịch Trường Sa và các đảo trên Biển Đông là một chiến dịch không lớn nhưng có ý nghĩa quan trọng về chủ quyền lãnh thổ của Quân đội Nhân dân Việt Nam (QĐNDVN) và Quân giải phóng Miền Nam (QGPMN) trong cuộc Chiến tranh Việt Nam từ tháng 4 đến tháng 6 năm 1975. Mục tiêu chiến dịch nhằm vào các đảo trên Quần đảo Trường Sa và các đảo ven biển miền Nam Việt NamQuân lực Việt Nam Cộng hòa (QLVNCH) đang chiếm giữ và một số đảo do quân Khmer đỏ đánh chiếm từ tay QLVNCH. Kết quả là Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân giải phóng Miền Nam đã chiếm giữ các đảo này.

Bối cảnh

Quần đảo Trường Sa nằm ở phía Nam Biển Đông từ kinh tuyến 111 độ 30 phút Đông đến kinh tuyến 117 đô 20 phút Đông; từ vĩ tuyến 6 độ 50 phút Bắc đến vĩ tuyến 12 độ Bắc; cách bán đảo Cam Ranh 480 km, cách đảo Hải Nam 1.150 km, cách đảo Đài Loan 1.780 km. Với hơn 100 đảo có diện tích đất nổi không quá 200 km vuông nhưng bao trùm diện tích mặt nước và các bãi đá ngầm có diện tích đến 180.000 km vuông; đây là vùng đảo có vị trí địa chiến lược cực kỳ quan trọng.[4]. Gần đất liền bờ biển miền Nam Việt Nam cũng có nhiều đảo có tầm quan trọng về kinh tế, quốc phòng như: Cù Lao Xanh, Cù Lao Chàm, Cù Lao Ré, Lý Sơn, Hòn Tre, Cù Lao Thu (đảo Phú Quý), Côn Đảo (trên Biển Đông), Phú Quốc, Thổ Chu, Hòn Khoai, quần đảo Nam Du (trên vịnh Thái Lan).
Trong tiến trình của Cuộc tổng tấn công và nổi dậy mùa xuân 1975, ngày 4 tháng 4 năm 1975, Bộ Tư lệnh hải quân Quân đội nhân dân Việt Nam (QĐNDVN) phối hợp với lực lượng đặc công Quân khu 5 bắt đầu chiến dịch đánh chiếm quần đảo Trường Sa và các đảo trên biển Đông. Việc triển khai chiến dịch được giữ bí mật gắt gao và khẩn trương để không cho các lực lượng nào khác lợi dụng cơ hội chiếm các đảo từ tay Quân lực Việt Nam Cộng hòa đang suy yếu.[5]
Tại các đảo trên vịnh Thái Lan, Khmer Đỏ đã tận dụng sự suy yếu của QLVNCH để chiếm một số đảo quan trọng. QĐNDVN đã phải chiến đấu giành lại đảo Phú Quốc, đảo Thổ Chu và đảo Poulo Wai từ tay quân Khmer Đỏ.[6]

Binh lực và phương án tác chiến của hai bên

Loạt bài
Chiến tranh Việt Nam
Giai đoạn 1954–1959
Thuyết Domino
Hoa Kỳ can thiệp
Miền Bắc – Miền Nam
Giai đoạn 1960–1965
Diễn biến Quốc tế – Miền Nam
Kế hoạch Staley-Taylor
Chiến tranh đặc biệt
Đảo chính Chính phủ Ngô Đình Diệm
Giai đoạn 1965–1968
Miền Bắc
Chiến dịch:
Sự kiện Vịnh Bắc Bộ
Mũi Tên Xuyên –Sấm Rền
Miền Nam
Chiến tranh cục bộ
Chiến dịch:
Các chiến dịch Tìm-Diệt
Phượng Hoàng –Tết Mậu Thân, 1968
Diễn biến Quốc tế
Giai đoạn 1968–1972
Diễn biến Quốc tế
Việt Nam hóa chiến tranh
Hội nghị Paris
Hiệp định Paris
Chiến dịch:
Lam Sơn 719 – Chiến cục năm 1972 –
Hè 1972 –Mặt trận phòng không 1972
Phòng không Hà Nội 12 ngày đêm
Giai đoạn 1973–1975
Chiến dịch:
Xuân 1975
Phước Long
Tây Nguyên  -Huế - Đà Nẵng
Phan Rang - Xuân Lộc
Hồ Chí Minh
Trường Sa và các đảo trên Biển Đông
Sự kiện 30 tháng 4, 1975
Hậu quả chiến tranh
Tổn thất nhân mạng
Tội ác của Hoa Kỳ và đồng minh
Chất độc da cam
Thuyền nhân
sửatiêu bản

Quân đội nhân dân Việt Nam

Tham gia chiến dịch Trường Sa

Theo kế hoạch được Bộ Tư lệnh Hải quân nhân dân Việt Nam và Bộ Tư lệnh Quân khu 5 thống nhất ngày 4 tháng 4 năm 1975, Đoàn 126 đặc công nước điều động Đội 1 gồm 170 sĩ quan, chiến sĩ phối hợp với một phân đội hỏa lực của Tiểu đoàn 471 (Quân khu 5) sử dụng ba tàu vận tải T673, T674, T675 vốn trước đây là các "tàu không số" với thủy thủ đoàn hơn 60 người có kinh nghiệm đi biển của Đoàn hải quân vận tải 125 tổ chức hành quân ra chiếm các đảo trên quần đảo Trường Sa. Phương án tấn công là bí mật, bất ngờ đổ bộ chiếm các đảo. Ngày tấn công (Ngày N) được chọn vào lúc mặt trận Xuân Lộc mở màn. Thời điểm tấn công (giờ G) được xác định từ 0 giờ đến 2 giờ sáng; khi đó, có thể tận dụng hình thái thủy văn thuận lợi (nước triều cao) để bí mật đổ quân. Trong khi hành quân, hạn chế tối đa việc sử dụng các thiết bị vô tuyến điện để giữ bí mật tuyệt đối.[7]

Tham gia đánh chiếm các đảo gần bờ

Đối với các đảo gần bờ biển miền Nam Việt Nam, Quân đội Nhân dân Việt Nam và Mặt trận dân tộc giải phóng chủ yếu dùng lực lượng địa phương kết hợp với nổi dậy tại chỗ. Riêng tại các đảo Hòn Tre (Khánh Hoà), Cù Lao Thu (Phú Quý, Bình Thuận) có sử dụng các đơn vị chính quy:
  • Tại Hòn Tre: Tiểu đoàn 3, trung đoàn 19, sư đoàn 968 và quân của tỉnh đội Khánh Hoà.
  • Tại Cù Lao Thu: một đại đội đặc công nước thuộc tiểu đoàn 407, một đại đội bộ binh thưộc trung đoàn 95, (từ sư đoàn 325 chuyển thuộc sư đoàn 3-Quân khu 5).

Quân lực Việt Nam Cộng hoà

Tại Trường Sa

Do có lực lượng hải quân khá mạnh, QLVNCH chỉ để một số đơn vị bộ binh nhỏ giữ phần đất nổi đênh các đảo và đá. Lực lượng chủ yếu là tiểu đoàn 371 địa phương quân Phước Tuy, tổng cộng có 163 sĩ quan và binh lính, được bố trí trên 5 đảo quan trọng của quàn đảo Trường Sa, gồm có:
  • Đảo Nam Yết: là nơi đóng chỉ huy sở, có 50 sĩ quan và binh sĩ
  • Đảo Song Tử Tây: có 39 sĩ quan và binh sĩ
  • Đảo Sơn Ca: có 25 sĩ quan và binh sĩ
  • Đảo Sinh Tồn: có 19 sĩ quan và binh sĩ
  • Đảo Trường Sa: có 30 sĩ quan và binh sĩ.[8]
Hỏa lực trang bị chủ yếu là súng bộ binh (gồm cả vũ khí cá nhân và vũ khí cộng đồng), súng chống tăng M-72. Khi cần thiết, khu trục hạm HQ-4 (Trần Khánh Dư), các tuần dương hạm HQ-03 Trần Nhận Duật, HQ-16 (Lý Thường Kiệt), HQ-17 (Ngô Quyền), các hộ tống hạm HQ-12 (Ngọc Hồi) và HQ-14 (Vạn Kiếp) chi viện hỏa lực từ trên biển. Các hải vận hạm HQ-402 (Lam Giang) và HQ-403 (Hương Giang) có nhiệm vụ vận tải, tiếp tế, chuyển quân tăng viện, thay quân cho các đảo.

Tại các đảo gần bờ

Tại Côn Đảo và Phú Quốc, QLVNCH bố trí tại mỗi đảo khoảng 2.000 quân, gồm từ một đến 2 tiểu đoàn bảo an, 2 đại đội cảnh sát và trên dưới 1.000 trật tự viên của các trại giam (quản giáo). Tại Côn Đảo và Phú Quốc còn có hai sân bay (Cỏ Ống và Dương Đông) với đường băng ngắn, được sử dụng cho các máy bay cánh quạt hạng nhẹ và trực thăng. Ngoài hai đảo trên, do không phải là địa bàn trọng yếu nên ban đầu, QLVNCH bố trí trên các đảo ven bờ một số ít đơn vị địa phương quân. Tuy nhiên, sau khi phải rút khỏi Quân khu I và Quân khu II, quân số tại các đảo này tăng lên nhanh chóng do các đơn vị QLVNCH rút chạy ra đây. Riêng tại Cù Lao Thu (Phú Quý), ngoài một liên đội dân vệ và một trung đội cảnh sát vũ trang còn có hơn 800 quân từ Hàm Tân chạy ra đảo trong tháng 4 năm 1975. Từ 22 tháng 4 năm 1975, Hải quân QLVNCH điều động tàu tống hạm HQ-11 (Chí Linh) và một tàu tuần duyên (loại WPB) tham gia bảo vệ đảo này.[9]

Diễn biến chiến dịch

Tại Trường Sa


Quần đảo Trường Sa
Ngày 9 tháng 4 năm 1975, đài trinh sát kỹ thuật của QĐNDVN bắt được bức điện của QLVNCH đồn trú trên đảo Nam Yết gọi về đất liền yêu cầu tăng viện và điện trả lời của Bộ Tổng tham mưu QLVNCH với nội dung: "Không có lực lượng tăng viện". Nhận được tin này, Quân ủy Trung ương QĐNDVN điện cho Bộ tư lệnh tiền phương quân chủng Hải quân đặt tại Đà Nẵng: "
Có tin đối phương chuẩn bị rút khỏi các đảo ở Trường Sa. Kiểm tra lại ngay và chỉ thị cho lực lượng hành động kịp thời theo phương án đã định. Nếu để chậm, có thể quân đội nước ngoài chiếm trước, vì hiện nay một số nước ngoài đang có ý đồ xâm chiếm.
—Quân ủy Trung ương QĐNDVN, [10]
Bức điện không nói rõ một số nước ngoài là những nước nào.
Theo kế hoạch, ba tàu của Hải quân nhân dân Việt Nam được ngụy trang thành các tàu đánh cá đưa lực lượng của đoàn 126 tiến đánh Trường Sa xuống tàu lúc 4 giờ sáng ngày 11 tháng 4, nhằm hướng Song Tử Tây xuất phát. Từ 11 giờ ngày 11 tháng 4 đến hết ngày 12 tháng 4, các tàu này gặp ba tàu của Hạm đội 7 - Hải quân Hoa Kỳ. Các tàu Hoa Kỳ áp sát và dùng trực thăng kiểm tra và xác định đó là các tàu đánh cá của Hồng Kông đang đổi hướng di chuyển về phía Bắc. Sau khi ba tàu của Hoa Kỳ đi xa, trung tá Mai Năng ra lệnh cho cả ba tàu quay lại tiến về phía đảo Song Tử Tây.[11]
19 giờ 30 ngày 13 tháng 4, tàu 673 tiếp cận từ phía Đông và xác định chính xác đó là đảo Song Tử Tây để khỏi nhầm với đảo Song Tử Đông gần đó do Philippines chiếm giữ. Hai tàu 674 và 675 vòng ra án ngữ hai bên sườn phía Nam và phía Tây đảo. Lúc 1 giờ 15 phút ngày 14 tháng 4, Đội 1 (đoàn 126) và đội hỏa lực (tiểu đoàn 471) dùng 7 xuồng cao su đổ bộ lên đảo, chia làm ba mũi tấn công từ các hướng Nam, Tây và Đông Nam. Cuộc kháng cự yếu QLVNCH tại Song Tử Tây nhanh chóng chấm dứt sau 30 phút giao chiến. Có 8 người tử thương trong giao chiến (QĐNDVN 2, QLVNCH 6), 33 sĩ quan và binh lính QLVNCH còn lại đầu hàng, trong đó có viên đảo trưởng.[12]. Hải quân Việt Nam Cộng hòa điều tàu tuần dương HQ-16 và tàu vận tải HQ-402 từ Vũng Tàu ra nhưng không tổ chức phản kích do chưa nắm được thực lực đối phương. Hai tàu này quay về phòng giữ đảo Nam Yết là căn cứ chỉ huy của vùng đảo. Bộ tư lệnh tiền phương HQNDVN điều tàu 641 ra thay thế hai tàu 674 và 675 được giao nhiệm vụ chở hàng binh QLVNCH về Đà Nẵng.[13]
Sau khi chiếm đảo Song Tử Tây, Bộ tư lệnh HQNDVN dự định tấn công cùng lúc vào ba đảo Nam Yết, Sơn Ca và Sinh Tồn nhưng các tàu tuần dương và tàu vận tải của HQVNCH đã án ngữ đảo Nam Yết. Yếu tố bí mật bất ngờ không còn. Trung tá Mai Năng quyết định tiến đánh đảo Sơn Ca trước. Đêm 24 tháng 4, tàu 641 chở quân tiến đánh Sơn Ca. Lính Đài Loan trên đảo Ba Bình thấy tàu 641 đi qua nhưng chỉ bắn pháo sáng để quan sát. 1 giờ 30 phút rạng ngày 25 tháng 4, ba trung đội của đoàn 126 đổ bộ lên đảo Sơn Ca. 2 giờ 30 phút, cuộc tấn công bắt đầu. 2 binh sĩ QLVNCH chết ngay trong loạt đạn đầu tiên, 23 người còn lại kéo vào công sự ẩn nấp và ra hàng lúc 3 giờ 00.[14][15]
Mất Song Tử Tây và Sơn Ca, cộng với tình hình đất liền đang diễn biến hết sức bất lợi cho QLVNCH, lúc 20 giờ 45 phút ngày 26 tháng 4, Bộ tư lệnh Hải quân QLVNCH điện cho các tàu HQ-16 và HQ-402 ra lệnh di tản các đơn vị còn lại của tiểu đoàn 371 địa phương quân Phước Tuy ra khỏi các đảo Nam Yết và Sinh Tồn. Trinh sát kỹ thuật của QĐNDVN đã bắt được bức điện này. 11 giờ 30 ngày 27 và 11 giờ ngày 28 tháng 4, Nam Yết và Sinh Tồn lần lượt bị QĐNDVN chiếm lĩnh. Cũng theo kịch bản đã diễn ra tại Nam Yết và Sinh Tồn, ngày 28 tháng 4, QLVNCH tại đảo Trường Sa rút lên tàu. Ngày 29 tháng 4, vẫn là những đơn vị của Đoàn 126 đặc công nước của hải quân QĐNDVN tiếp quản đảo này.[16][17].

Tại các đảo gần bờ

Trận đánh tại Cù Lao Thu

Cù Lao Thu (nay là đảo Phú Quý) là một đảo lớn ven bờ biển Đông của Việt Nam, nằm cách Phan Thiết 60 hải lý, cách Cam Ranh 82 hải lý. Đảo rộng khoảng 21 km vuông. Dân số khoảng 12.000 người. Đến cuối tháng 3 năm 1975, QLVNCH tại đảo này gồm một liên đội dân vệ (nghĩa quân), một trung đội cảnh sát và 4.000 nhân dân tự vệ. Đầu tháng 4 năm 1975, sau khi thị xã Hàm Tân thất thủ, khoảng trên 800 sĩ quân, binh lính QLVNCH đã chạy ra đây. Ngày 22 tháng 4, Hải quân VNCH điều động tàu hộ tống HQ-11 và tàu tuần duyên WPB đến phòng thủ đảo này.[18]
Ngày 26 tháng 4 năm 1975, từ cảng Cam Ranh, Bộ Chỉ huy mặt trận Nam Trung Bộ của QĐNDVN phối hợp với Bộ Tư lệnh HQNDVN điều động tàu vận tải 643 (Đoàn 125) và một số thuyền đánh cá chở hai đại đội của tiểu đoàn 407 đặc công nước thuộc Quân khu 5, một đại đội bộ binh của trung đoàn 95 tiến đánh Cù Lao Thu. 1 giờ 50 phút ngày 27 tháng 4, các lực lượng này đã đổ bộ lên đảo. 5 giờ 15 phút sáng cùng ngày, trận đánh chiếm Cù Lao Thu bắt đầu. Bị đánh bất ngờ, các đơn vị QLVNCH tìm đường chạy đến khu nhà hành chính của đảo và tổ chức chống cự. Trên biển, các tàu HQ-11 và WPB phải đấu súng với hoả lực B-40, B41, ĐKZ và đại liên 12,7 mm trên các tàu 643 và tàu đánh cá của HQNDVN. Do các tàu của HQNDVN sử dụng chiến thuật đánh gần, áp sát nên hỏa lực pháo tầm xa của tàu HQ-11 bị vô hiệu hoá. Chiếc WPB đã bị trúng nhiều quả B-40, B-41 và hỏng nặng, nằm bất động tại mép đảo. Sĩ quan và binh lính hải quân VNCH trên tàu này và một số bộ binh QLVNCH trên đảo chạy lên tàu HQ-11. Sau nhiều giờ không thấy các tàu khác của HQVNCH đến trợ chiến, lúc 16 giờ cùng ngày, tàu HQ-11 nhổ neo rút lui ra biển khơi và trở về Vũng Tàu để tiếp tục yểm trợ hải pháo cho mặt trận Bình Tuy. Đến 6 giờ 30 phút, sức kháng cự của QLVNCH tại khu nhà hành chính của đảo nhanh chóng bị dập tắt. QĐNDVN bắt 382 tù binh, thu hơn 900 súng các loại, hai đài VTĐ và nhiều đồ dùng quân sự.[19]

Nổi dậy tại Côn Đảo và các đảo khác

Tại Côn Đảo
Côn Đảo (còn có trên khác là Côn Lôn) là quần đảo nằm ở Tây Nam Biển Đông thuộc chủ quyền của Việt Nam; cách Vũng Tàu 179,64 km, cách cửa sông Bát Sắc 83,34 km; diện tích tự nhiên 77,28 km vuông. Đảo lớn nhất là Côn Sơn có diện tích 52 km vuông (chiếm 74,29% diện tích toàn bộ quần đảo. Quanh đảo này có các đảo Phú Hà, Hòn Ông, Hòn Rắn, Hòn Bà (Côn Lôn Nhỏ hay Phú Sơn), Hòn Bảy Cạnh (Phú Cường), Hòn Cau (Phú Lê) và 8 đảo nhỏ khác. Trên đảo có thị trấn quận lỵ Côn Sơn, sân bay Cỏ Ống, cảng và có tám trại giam chính và một số trại giam phụ như Chuồng Bò, Sở Tiêu, Sở Ruộng, Sở Muối, Sở Rẫy, Sở Đập Đá, Sở Lò Vôi... Vào thời điểm cuối cuộc Chiến tranh Việt Nam, chính quyền VNCH giam giữ tại Côn Đảo hoảng 7000 người là chính trị phạm, quân phạm và thường phạm; trong đó có hơn 500 nữ tù.[20][21]
QLVNCH trên đảo có hơn 2000 người, trong đó một tiểu đoàn bảo an 500 người, một đại đội 100 người cùng hơn 1.000 trật tự viên. Tiểu đoàn bảo an bố trí hai đại đội dóng tại hai đồn ở trung tâm thị trấn Côn Sơn, đại đội còn lại bảo vệ sân bay Cỏ Ống. Từ ngày 29 tháng 4, sân bay Cỏ Ống tại Côn Sơn trở thành nơi trung chuyển các cố vấn Hoa Kỳ, quan chức chính quyền VNCH di tản từ Tân Sơn Nhất ra các tàu chiến của Hoa Kỳ đậu ngoài khơi Việt Nam. Các quan chức trên đảo cũng tìm cách di tản gia đình bằng đường biển và đường không. Đến trưa ngày 30 tháng 4, khi Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng không điều kiện tại Sài Gòn, trên đảo vẫn còn 442 gia đình công chức, binh sĩ và giám thị. Một số trật tự viên vốn là phạm binh đã có hành động cuớp phá đối với thường dân trên đảo[22]
1 giờ ngày 1 tháng 5 năm 1975, các chính trị phạm tại Trại VII nổi dậy chiếm toàn bộ 496 xà lim của trại này, lập ra Đảo ủy lâm thời. Họ cũng lập ra ba trung đội vũ trang được trang bị vũ khí chiếm được của lính bảo an và vũ khí thô sơ. Trung đội này đã tổ chức đánh chiếm các trại lính Bình Định Vương, trại I, trại IV và trại V. Lính bảo an, cảnh binh và trật tự viên tại các trại này bỏ chạy, không kháng cự, để lại nhiều súng, đạn, lựu đạn. Các nữ tù tại trại VIIB ấy biết được tin tức Sài Gòn đã đầu hàng trên chiếc radio do họ giấu kín từ trước và thuyết phục được viên giám thị mở trại, thả tù. Tin tức về việc Sài Gòn đầu hàng lan sang các trại khác. Sáng ngày 1 tháng 5, trung đội vũ trang thứ ba của những người tù tren đảo đánh chiếm trụ sở cảnh sát của đảo khi đó đã không còn người coi giữ. Đến 8 giờ sáng ngày 1 tháng 5, hầu hết các công sở tại đảo Côn Sơn bị các tù nhân đánh chiếm. Quân số lực lượng vũ trang của tù nhân đã lên đến một tiểu đoàn do nhiều người tình nguyện gia nhập. Được trang bị các vũ khí chiếm được của đối phương, chiều ngày 1 tháng 5 năm 1975, tiểu đoàn này tấn công Chi khu quân sự Bến Đầm, Đài ra đa đối không và đối hải trên núi Thánh Giá. Tại sân bay Cỏ Ống, một trung đội lính bảo an QLVNCH hạ vũ khí đầu hàng. Quân nổi dậy thu dược 27 máy bay các loại.[23]
Chiều tối ngày 2 tháng 5, quân nổi dậy trên đảo đã liên lạc với QĐNDVN trên đất liền, thông báo tin tức đã chiếm được đảo và đề nghị chi viện. Mặt khác, họ cũng nhanh chóng tổ chức một hệ thống hầm hào phong ngự đề phòng QLVNCH hoặc hải quân Hoa Kỳ phản kích chiếm đảo. Đêm mùng 4 rạng ngày 5 tháng 5, các tàu chiến của trung đoàn 171 và trung đoàn 172 HQNDVN chở các lực lượng chi viện thuộc sư đoàn 3 Sao Vàng (Quân khu 5) đã cập cảng Côn Sơn. Ngày 5 tháng 5, các lực lượng này phối hợp với lực lượng tù nhân nổi dậy trên đảo đánh chiếm đảo Hòn Cau và các đảo khác, làm chủ toàn bộ quần đảo quan trọng này.[24]
Tại các đảo khác
Được sự hỗ trợ của Hải quân nhân dân Việt Nam và bộ binh QĐNDVN, dân chúng tại các đảo đã nổi dậy chiếm một loạt đảo nhỏ ven biển miền Trung như Cù Lao Xanh (ngày 1 tháng 4), Hòn Tre (ngày 10 tháng 4), Cù Lao Chàm, Cù Lao Ré (ngày 30 tháng 4).

Đánh đuổi quân Khmer Đỏ tại Phú Quốc, Thổ Chu và Poulo Wai


Bia di tích lịch sử Nhà tù Phú Quốc
Trong những ngày cuối cùng của cuộc Chiến tranh Việt Nam, tình hình vùng biển đảo phía Tây Nam hết sức phức tạp. Ngày 17 tháng 4 năm 1975, quân Khmer Đỏ đánh chiếm Phnom Penh. Ngày 3 tháng 5 năm 1975, lợi dụng lúc chính quyền và quân lực VNCH suy yếu, chính quyền Khmer Đỏ do PolpotIeng Sary cầm đầu đã cho một tiểu đoàn bất ngờ tấn công cộng đồng dân cư Việt Nam cư trú tại các vùng biên giới thuộc các tỉnh An Giang, Tây Ninh, đánh chiếm đảo Phú Quốc, tàn sát binh lính Việt Nam Cộng hòa và nhiều tù nhân, dân thường trên đảo.[25][26] Đến ngày 6 tháng 5, Bộ tư lệnh Hải quân Nhân dân Việt Nam điều động hai tàu 643 và 657 vận chuyển hai tiểu đoàn của Quân khu 9 ra chiếm lại đảo Phú Quốc. Khi phát hiện một lực lượng lớn Quân đội Nhân dân Việt Nam triển khai lực lượng từ phía Bắc và phía Nam đảo tiến đánh hợp điểm vào trung tâm đảo, quân Khmer Đỏ xuống tàu tháo chạy ra đảo Thổ Chu.[25][26] Để bảo vệ đảo Phú Quốc, Bộ Tổng Tư lệnh QĐNDVN quyết định điều Trung đoàn 101 hải quân đánh bộ ra đóng quân tại đảo.[27]
Tại đảo Thổ Chu, quân Khmer Đỏ lại tiếp tục cướp bóc, đốt phá, tàn sát người dân.[25][26] Hầu hết số cư dân trên đảo (khoảng hơn 500 người) đã bị quân Khmer Đỏ giết và bắt đi. Theo kế hoạch tác chiến, QĐNDVN dùng lực lượng tàu hải quân kết hợp với bộ binh và du kích trên đảo Phú Quốc bí mật hành quân áp sát để chia cắt tiêu diệt lực lượng Khmer Đỏ, lấy đảo Phú Quốc làm trung tâm chỉ huy. Tham gia trận đánh tại Thổ Chu có một số tàu chiến của Trung đoàn 171 (sau này là Hạm đội cơ động 171), hai tiểu đoàn của Sư đoàn 4, Quân khu 9 và một tiểu đoàn của Đoàn đặc công hải quân 126. Ngày 24 tháng 5, các đơn vị bộ binh, đặc công và hải quân chia làm bốn mũi cùng đổ bộ lên đảo Thổ Chu. Sau một ngày giao chiến ác liệt, QĐNDVN chiếm lại đảo Thổ Chu, bắn chìm hai tàu đổ bộ của Khmer Đỏ, tịch thu một tàu nhỏ và nhiều vũ khí, đạn dược và bắt hơn 400 tù binh.[28]
Trong thời kỳ 1970-1975, đảo Poulo Wai trấn giữ lối ra vào cảng Kompong Som (còn gọi là Sihanoukville) do quân đội chính quyền Lon Nol phối hợp với QLVNCH đóng giữ. Sau sự kiện ngày 17 tháng 4 năm 1975 ở Phnom Penh, quân Khmer Đỏ đánh chiếm đảo Poulo Wai và tàn sát tất cả binh sĩ QLVNCH cũng như quân Lon Nol đóng tại đây. Về phía Việt Nam, sau khi chiếm giữ đảo Thổ Chu, Bộ Tư lệnh Hải quân Nhân dân Việt Nam tiếp tục kế hoạch đánh chiếm đảo Poulo Wai. Trong kế hoạch có dự kiến sử dụng bộ binh, không quân phối hợp với hải quân mà chủ lực là hải quân đánh bộ tham gia.[29]
Vào 13 giờ 30 phút sáng ngày 4 tháng 6 năm 1975, các tàu của Hải quân Nhân dân Việt Nam xuất phát đi Poulo Wai. Cuộc tấn công bắt đầu ngày 5 tháng 6 và kéo dài đến hết ngày 13 tháng 6. Quân Khmer Đỏ dựa vào công sự vững chắc đã chống trả hơn một tuần. Do không quân không hoạt động được vì thời tiết xấu, Bộ Tư lệnh Hải quân lệnh cho các đơn vị dùng hỏa lực trên các hạm tàu để chế áp các hỏa điểm của đối phương; đã sử dụng 2.000 viên đạn cối, 8.000 viên đạn 12,7 mm để yểm hộ cho hải quân đánh bộ và bộ binh dập tắt các ổ đề kháng của quân Khmer Đỏ. 19 giờ ngày 13 tháng 6 năm 1975, Hải quân Nhân dân Việt Nam hoàn thành việc đánh chiếm Poulo Wai.[30]

Kết quả chiến dịch

Kết quả quân sự, chính trị

Sau hơn hai tháng hành quân và chiến đấu, Hải quân Nhân dân Việt Nam đã làm chủ 5 đảo quan trọng trên quần đảo Trường Sa. Ngoài 5 đảo quan trọng này, Hải quân Nhân dân Việt Nam còn chiếm giữ các đảo nhỏ khác như An Bang (ngày 28 tháng 4), Hòn Sập (sau này được đặt tên Phan Vinh), Trường Sa Đông (Đá Giữa), Sinh Tồn Đông (Grigan), Bãi Thuyền Chài và một số đảo đá khác. Hành động triển khai tác chiến nhanh chóng của Hải quân nhân dân Việt Nam trên Vịnh Thái Lan cũng làm thất bại âm mưu của chính quyền Polpot - Ieng Sary lợi dụng sự suy yếu của QLVNCH để đánh chiếm các đảo này, giành lại chủ quyền của Việt Nam trên một số đảo quan trọng, trong đó có đảo Phú Quốc, các quần đảo Thổ ChuNam Du và một số đảo trên vịnh Thái Lan.

Triển khai lực lượng bảo vệ chủ quyền các đảo


Quân đội Nhân dân Việt Nam đồn trú trên đảo An Bang
Ban đầu, các đảo trên quần đảo Trường Sa được bàn giao cho tiểu đoàn 4 thuộc Sư đoàn 2, Quân khu 5 phòng thủ. Cuối tháng 5 năm 1975, đơn vị này được chuyển thuộc Quân chủng Hải quân. Tháng 9 năm 1975, Bộ Quốc phòng Việt Nam đã điều động trung đoàn bộ binh 46 (sư đoàn 325) chuyển thuộc Quân chủng Hải quân, điều trung đoàn hải quân đánh bộ 126 đến vùng đảo và thành lập lữ đoàn hải quân đánh bộ 126 gồm hai trung đoàn (sau này được bổ sung thêm trung đoàn 83 - Quân khu 5) để phòng thủ quần đảo quan trọng này.
  • Đảo Song Tử Tây được giao một đại đội thuộc tiểu đoàn 4 (Quân khu 5) đóng chốt. Đến năm 1976, số quân đồn trú tại đảo được thay thế và nâng cấp tương đương trung đoàn.[31]
  • Đảo Sơn Ca được giao cho một đơn vị cấp trung đội đồn trú. Đến năm 1987, đơn vị này được bổ sung và nâng cấp thành một tiểu đoàn.[32]
  • Đảo Nam Yết được giao cho đại đội 2, tiểu đoàn 4 đóng chốt. Đảo này còn là nơi đóng quân của Sở chỉ huy tiểu đoàn 4. Đến tháng 6 năm 1976, đảo này được giao cho Lữ đoàn 126 phòng thủ.[33]
  • Đảo Sinh Tồn ban đầu chỉ có 2 trung đội bộ binh đóng giữ. Đến tháng 5 năm 1976 được thay thế bằng một tiểu đoàn của Lữ đoàn 126.[34]
  • Đảo Trường Sa trở thành căn cứ chỉ huy và hậu cần quan trọng của toàn vùng đảo, do những lực lượng cơ bản của lữ đoàn 126 Hải quân đóng giữ.

Chú thích

  1. ^ Bộ Tư lệnh hải quân. Lịch sử Hải quân nhân dân Việt Nam (1955-2005). NXB Quân đội nhân dân. Hà Nội. 2005. trang 325.
  2. ^ Phạm Ngọc Thạch - Hồ Khang. Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Tập VIII. NXB Chính trị quốc gia. trang 347, 352, 355
  3. ^ a ă Phạm Ngọc Thạch - Hồ Khang. Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Tập VIII. NXB Chính trị quốc gia. trang 348, 352, 362
  4. ^ Lưu Văn Lợi. Những điều cần biết về đất, biển, trời Việt Nam. NXB Thanh Niên. Hà Nội. 2007. trang 42-43
  5. ^ Đình Kính. Lịch sử Đoàn Đặc công hải quân 126 (1966-2006). NXB Quân đội nhân dân. Hà Nội. 2006. trang 192.
  6. ^ Bộ Tư lệnh hải quân. Lịch sử Hải quân nhân dân Việt Nam (1955-2005). NXB Quân đội nhân dân. Hà Nội. 2005. trang 324.
  7. ^ Phạm Ngọc Thạch - Hồ Khang. Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Tập VIII. NXB Chính trị Quốc gia. Hà Nội. 2008. trang 347-348.
  8. ^ Phạm Ngọc Thạch - Hồ Khang. Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Tập VIII. NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội. 2008. trang 347-348.
  9. ^ Phạm Ngọc Thạch - Hồ Khang. Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Tập VIII. NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội. 2008. trang 352, 355.
  10. ^ Nguyễn Văn Đấu - Dương Thảo - Đặng Văn Tới. Bộ Tham mưu Hải quân - Biên niên sự kiện (1959-2004). NXB Quân đội nhân dân. Hà Nội. 2004. trang 38.
  11. ^ Bộ Tư lệnh hải quân. Lịch sử Hải quân nhân dân Việt Nam (1955-2005). NXB Quân đội nhân dân. Hà Nội. 2005. trang 313.
  12. ^ Đình Kính. Lịch sử Đoàn đặc công hải quân 126 (1966-2006). NXB Quân đội nhân dân. Hà Nội. 2006. trang 150.
  13. ^ Đình Kính. Lịch sử Lữ đoàn 125 Hải quân (1961-2001). NXB Quân đội nhân dân. Hà Nội. 2001. trang 162.
  14. ^ Đình Kính. Lịch sử Đoàn đặc công hải quân 126 (1966-2006). NXB Quân đội nhân dân. Hà Nội. 2006. trang 153.
  15. ^ Bộ Tư lệnh hải quân. Lịch sử Hải quân nhân dân Việt Nam (1955-2005). NXB Quân đội nhân dân. Hà Nội. 2005. trang 317.
  16. ^ Nguyễn Văn Đấu - Nguyễn Dương Thảo - Đặng Văn Tới. Bộ tham mưu Hải Quân - Biên niên sự kiện (1959-2004). NXB Quân đội nhân dân. Hà Nội. 2004. trang 57.
  17. ^ Đình Kính. Lịch sử Đoàn đặc công hải quân 126 (1966-2006). NXB Quân đội nhân dân. Hà Nội. 2006. trang 155.
  18. ^ Bộ Tư lệnh hải quân. Lịch sử Hải quân nhân dân Việt Nam (1955-2005). NXB Quân đội nhân dân. Hà Nội. 2005. trang 320.
  19. ^ Đình Kính. Lịch sử Lữ đoàn 125 Hải quân (1961-2001). NXB Quân đội nhân dân. Hà Nội. 2001. trang 168.
  20. ^ Từ điển Bách khoa Việt Nam. Tập I (A-Đ). NXB Từ điển Bách khoa. Hà Nội. 1995. trang 577.
  21. ^ Từ điển Bách khoa Việt Nam. Tập III (N-S). NXB Từ điển Bách khoa. Hà Nội. 2003. trang 222.
  22. ^ Phạm Ngọc Thạch - Hồ Khang. Lịch sử kháng chiến chóng Mỹ cứu nước. Tập VIII. NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội. 2008. trang 357-358.
  23. ^ Phạm Ngọc Thạch - Hồ Khang. Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Tập VIII. NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội. 2008. trang 360-361.
  24. ^ Bộ Tư lệnh hải quân. Lịch sử Hải quân nhân dân Việt Nam (1955-2005). NXB Quân đội nhân dân. Hà Nội. 2005. trang 322
  25. ^ a ă â Cao Văn Quý (chủ biên). Lịch sử Lữ đoàn hải quân đánh bộ 101 (1965-2005). NXB Quân đội nhân dân. Hà Nội. 2005. trang 41.
  26. ^ a ă â Grant Evans - Kelvin Rowlay. Chân lý thuộc về ai. (nguyên bản tiếng Anh: Red brotherhood at war). Dịch giả. Nguyễn Tấn Cưu. NXB Quân đội nhân dân. Hà Nội. 1986. trang 114-116
  27. ^ Cao Văn Quý (chủ biên). Lịch sử Lữ đoàn hải quân đánh bộ 101 (1965-2005). NXB Quân đội nhân dân. Hà Nội. 2005. trang 42.
  28. ^ Phạm Hồng Thuỵ. Lịch sử lữ đoàn 171 hải quân - Hạm đội 171 (1966-1996). NXB Quân đội nhân dân. Hà Nội. 1996. trang 96.
  29. ^ Bộ Tư lệnh hải quân. Lịch sử Hải quân nhân dân Việt Nam (1955-2005). NXB Quân đội nhân dân. Hà Nội. 2005. trang 322.
  30. ^ Đình Kính. Lịch sử Lữ đoàn 125 Hải quân (1961-2001). NXB Quân đội nhân dân. Hà Nội. 2001. trang 170.
  31. ^ Phan Văn Thảo (chủ biên). Truyền thống đảo Song Tử Tây anh hùng (1975-2007). NXB Quân đội nhân dân. Hà Nội. 2007. trang trang 19.
  32. ^ Cao Văn Quý (chủ biên). Đảo Sơn Ca - Xây dựng, chiến đấu và trưởng thành (1975-2007). NXB Quân đội nhân dân. Hà Nội. 2007. trang trang 17.
  33. ^ Cao Văn Quý (chủ biên). Truyền thống đảo Nam Yết anh hùng (1975-2007). NXB Quân đội nhân dân. Hà Nội. 2007. trang 22.
  34. ^ Cao Văn Quý (chủ biên). Đảo Sinh Tồn - Xây dựng, chiến đấu và trưởng thành. NXB Quân đội nhân dân. Hà Nội. 2007. trang 19.

Tài liệu tham khảo

  • Lưu Văn Lợi. Những điều cần biết về đất, biển, trời Việt Nam. NXB Thanh Niên. Hà Nội. 2007.
  • Đình Kính. Lịch sử Đoàn Đặc công hải quân 126 (1966-2006). NXB Quân đội nhân dân. Hà Nội. 2006.
  • Bộ Tư lệnh hải quân. Lịch sử Hải quân nhân dân Việt Nam (1955-2005). NXB Quân đội nhân dân. Hà Nội. 2005.
  • Phạm Ngọc Thạch - Hồ Khang. Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Tập VIII. NXB Chính trị Quốc gia. Hà Nội. 2008.
  • Nguyễn Văn Đấu - Nguyễn Dương Thảo - Đặng Văn Tới. Bộ tham mưu Hải Quân - Biên niên sự kiện (1959-2004). NXB Quân đội nhân dân. Hà Nội. 2004.
  • Từ điển Bách khoa Việt Nam. Tập I (A-Đ). NXB Từ điển Bách khoa. Hà Nội. 1995.
  • Từ điển Bách khoa Việt Nam. Tập III (N-S). NXB Từ điển Bách khoa. Hà Nội. 2003.
  • Cao Văn Quý (chủ biên). Lịch sử Lữ đoàn hải quân đánh bộ 101 (1965-2005). NXB Quân đội nhân dân. Hà Nội. 2005.

Xem thêm

Liên kết ngoài


Kim Dae-jung

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Kim Dae-jung
Kim Dae-jung (Cropped).png
Chức vụ
Tổng thống thứ 8 của Đại Hàn Dân Quốc
Nhiệm kỳ 25 tháng 2 năm 1998 – 25 tháng 2 năm 2003
Tiền nhiệm Kim Yeong-sam
Kế nhiệm Roh Moo-hyun
Thông tin chung
Đảng Đảng Dân chủ Thiên niên kỷ (nay là Đảng Dân chủ Thống nhất
Sinh 3 tháng 12, 1925[1]
Haui-do, Sinan, Jeollanam-do, Triều Tiên thuộc Nhật
(nay là Haui-do, Hàn Quốc)
Mất 18 tháng 8, 2009 (83 tuổi)
Seoul, Hàn Quốc
Tôn giáo Công giáo
Vợ hoặc chồng Lee Hui-ho
Chữ ký Kim Dae-jung signature.png
Binh nghiệp
Giải Nobel Hòa bình (2000)
Hangeul.svg
Bài viết này có chứa các ký tự Triều Tiên. Nếu không được hỗ trợ hiển thị đúng, bạn có thể sẽ nhìn thấy các ký hiệu chấm hỏi, ô vuông, hoặc ký hiệu lạ khác thay vì các ký tự Chosŏn'gŭl hay Hanja.
Kim Tê Chung
Hangul 김대중
Hanja (Hán tự) 金大中
Hán-Việt Kim Đại Trung
Romaja quốc ngữ Gim Daejung
McCune-Reischauer Kim Taejung
Tên hiệu
Hangul 후광
Hanja 後廣
Romaja quốc ngữ Hugwang[2]
McCune-Reischauer Hugwang
Kim Dae-jung (tiếng Triều Tiên: 김대중, Hán-Việt: Kim Đại Trung; 3 tháng 12 năm 1925 - 18 tháng 8 năm 2009)[3] là tổng thống thứ 8 của Hàn Quốc từ 1998 đến 2003, chủ nhân giải Nobel Hòa bình năm 2000. Ông được gọi là "Nelson Mandela của châu Á"[4][5] bởi đã dành phần lớn cuộc đời hoạt động chính trị nhằm đấu tranh chống chế độ độc tài cũng như Chính sách Ánh dương ông áp dụng đối với Bắc Triều Tiên.

Tuổi trẻ và đấu tranh chống độc tài quân sự

Các văn bản chính thức ghi ngày sinh của Kim Dae-jung là 3 tháng 12 năm 1925, tuy nhiên có nguồn cho rằng ngày sinh thực là 6 tháng 1 năm 1924, chính Kim đã đổi để tránh bị cưỡng bức tòng quân trong thời kỳ Nhật Bản chiếm đóng Hàn Quốc[1]. Ông sinh ra ở huyện Sinan, thuộc tỉnh Jeolla, nay là Jeolla Nam. Kim tốt nghiệp trường Trung cấp Kinh doanh Mokpo năm 1943 với thành tích xuất sắc. Sau khi làm thư kí cho một công ty hàng hải của Nhật, ông trở thành chủ công ty và trở nên giàu có. Ông đào thoát khỏi sự xâm lược của Bắc Hàn trong Chiến tranh Triều Tiên[6].
Kim bắt đầu tham gia chính trường từ năm 1954, dưới thời tổng thống đầu tiên của Hàn Quốc Lý Thừa Vãn. Ông đắc cử ghế nghị sĩ tại Quốc hội năm 1961, nhưng kết quả bầu cử bị một cuộc đảo chính quân sự do Park Chung Hee (tức Phác Chính Hy) lãnh đạo[6]. Tuy nhiên ông liên tiếp đắc cử các cuộc bầu cử nghị viện năm 1963 và 1967, dần trở thành lãnh tụ phái đối lập. Do đó, ông được phái đối lập đưa ra tranh cử trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 1971. Ông gần như đã có thể đánh bại Park, người đoạt được thắng lợi cuối cùng bằng một chiến dịch truyền thông đầy thiên vị[7]. Tuy vậy Kim đã tỏ ra ảnh hưởng mạnh mẽ; đặc biệt ở vùng Jeolla ông nhận được tới 95% phiếu phổ thông, một kỷ lục hiện vẫn chưa bị phá ở Hàn Quốc.
Kim bị một tai nạn xe hơi nghiêm trọng sau cuộc bầu cử, mà dường như là một vụ tấn công có chủ đích (để lại thương tật vĩnh viễn cho ông ở hông). Do đó ông phải rời nước để sang Nhật, nơi ông tiếp tục lãnh đạo phong trào dân chủ chống độc tài, vốn trở nên càng mạnh mẽ bởi Hiến pháp Duy Tân năm 1972 của Park nhằm thâu tóm quyền lực độc tài. Ngày 8 tháng 8 năm 1973, sau một cuộc họp với lãnh đạo Đảng Dân chủ Thống Nhất tại Khách sạn Grand Palace ở Tokyo, ông bị một nhóm đặc vụ Hàn Quốc bắt cóc và dự định thủ tiêu nhưng sau đó đã được thả ra, điều mà về sau ông còn nhắc lại trong diễn văn nhận giải Nobel[8].
Sau đó, ông quyết định trở về Seoul, nhưng chính quyền quân sự cấm ông hoạt động chính trị và năm 1976 đã bắt giam, kết án ông 5 năm tù vì tham gia một quốc biểu tình chống chính quyền[7], từ năm 1978 án giảm xuống thành quản thúc tại gia dưới sức ép của cộng đồng quốc tế. Tổ chức Ân xá Quốc tế đã gọi ông là một "tù nhân lương tâm"[9].
Sau vụ ám sát Park Chung Hee năm 1979, Kim được trao trả tự do hoàn toàn. Nhưng chỉ một năm sau, 1980, Chun Doo-hwan tiến hành đảo chính và sau đó đàn áp dã man Phong trào dân chủ Gwangju. Trong làn sóng bắt bớ thanh trừng sau đó, ông bị tuyên án tử hình với tội nổi loạn và gián điệp[10]. Nhiều tổ chức nhân quyền và quốc gia dân chủ đã vận động bãi bỏ án quyết này, trong đó Giáo hoàng Gioan Phaolô II có gửi thư cho Chun xin ân xá cho Kim[11]. Trong lúc sắp bị hành hình (bằng cách bị trói đưa lên trực thăng và quăng xuống biển), sự can thiệp muộn màng nhưng hữu ích của chính phủ Hoa Kỳ đã tỏ ra hiệu quả: án quyết giảm xuống còn 20 năm tù, và về sau trở thành trục xuất sang Hoa Kỳ. Kim Dae-jung sang cư trú tại Boston và giảng dạy với tư cách giáo sư thỉnh giảng ở Trung tâm Sự vụ Quốc tế của Đại học Harvard[12]. Trong thời kỳ này ông đã viết nhiều bài chỉ trích chính quyền quân sự trên các tạp chí uy tín. Vào năm 1985, ông quyết định trở về quê hương[13].

Xây dựng nền dân chủ mới

Trở lại Seoul, Kim lập tức đối mặt với lệnh quản thúc, nhưng tiếp tục đóng vai trò lãnh đạo phe đối lập. Năm 1987, Chun Doo-hwan nhìn nhận sự phản đối độc tài của người dân, đồng ý từ chức và tổ chức cuộc bầu cử tổng thống công bằng đầu tiên ở Hàn Quốc. Phe đối lập đã không tìm được tiếng nói thống nhất, số phiếu của họ bị phân chia giữa Kim Dae-jung (27%) và Kim Young-sam (28%), khiến cho ứng viên Roh Tae-woo - một cựu tướng lĩnh được Chun đỡ đầu - chiến thắng chỉ với 36.5 % phiếu phổ thông.
Năm 1992, ông lại một lần nữa thất bại trong cuộc bầu cử tổng thống, lần này là cuộc đối đầu trực tiếp với Kim Young-sam, người sáp nhập đảng của mình với Đảng Dân chủ Công lý đương quyền để lập nên Đảng Đại Dân tộc[6]. Nhiều người tin rằng sự nghiệp chính trị của Kim Dae-jung đã kết thúc khi ông rời bỏ chính trường, sang Anh và nhận một vị trí tại Clare Hall thuộc Đại học Cambridge[14]. Tuy nhiên, năm 1995 ông đã tuyên bố quay lại và tham gia vào cuộc bầu cử tổng thống lần thứ tư của mình.
Và lần này, tình thế có phần thuận lợi hơn cho ông khi công chúng đang phản đối chính sách của chính phủ trong việc vực dậy nền kinh tế khỏi cú sốc của cuộc Khủng hoảng tài chính châu Á 1997 bùng nổ chỉ ít ngày trước ngày bầu cử. Kết quả là trong cuộc bầu cử ngày 18 tháng 12 năm 1997, liên danh với ứng viên phó tổng thống Kim Jong-pil ông đã đánh bại Lee Hoi-chang-ứng cử viên được Kim Young-sam hậu thuẫn. Thắng lợi ông cũng đến một phần từ sự chia rẽ của đảng đối lập, cho phép ông đắc cử với chỉ 40.3% phiếu phổ thông[15]. Ông tuyên thệ làm Tổng thống thứ 8 của Đại Hàn Dân Quốc ngày 25 tháng 2 năm 1998, đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử Hàn Quốc một đảng cầm quyền chuyển giao quyền lực hòa bình cho người đối lập chiến thắng trong một cuộc bầu cử dân chủ[6][16]

Tổng thống Hàn Quốc


Đón tiếp Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton (bên trái) tại hội nghị APECAuckland, 12 tháng 12 năm 1999
Khi Kim Dae-jung mới nhậm chức, đã có những ngờ vực về khả năng điều hành của ông, người được biết tới như một nhà hoạt động dân chủ nhiều hơn là một nhà quản lý. Tuy nhiên ông đã tỏ ra xuất sắc trong vị trí của mình.
Đáp lại cú sốc của cuộc khủng hoảng tài chính (kinh tế tăng trưởng âm -5.8% năm 1998), Tổng thống Kim đã tiến hành những cuộc cải cách mạnh mẽ nhằm tái cấu trúc nền kinh tế[6]. Ông tìm cách giảm bớt những ưu đãi cho các chaebol (các tập đoàn lớn ở Hàn Quốc như Hyundai hay Samsung có quan hệ mật thiết chính quyền) trong khi tăng cường minh bạch tài chính. Năm 1999, nền kinh tế tăng trưởng trở lại 10.2 % và tiếp tục duy trì tốc độ những năm sau đó[4]. Ông cũng vận động để đưa thành luật dẫn đến sự hình thành chế độ phúc lợi xã hội đương đại ở Hàn Quốc[17][18]; trong nhiệm kỳ của ông Hàn Quốc đã đồng tổ chức (cùng với Nhật Bản) thành công World Cup 2002. Ông cũng tỏ ra khoan dung với những lãnh đạo của chế độ cũ đã từng bắt giữ và tuyên án tử hình mình.
Đối với Bắc Triều Tiên, chính quyền Kim Dae-jung thực hiện một đường lối ngoại giao mềm dẻo được biết dưới tên Chính sách Ánh dương. Trong khi lên án các hành động khiêu khích quân sự của Bình Nhưỡng, Hàn Quốc tuyên bố không có ý định tái chiếm miền Bắc bằng bất kỳ cách thức nào và tìm cách cường hợp tác giữa hai miền, tránh xung đột và chính trị hóa các sự vụ. Kết quả là các gia đình bị ly tán giữa hai miền đã có cuộc gặp gỡ hiếm hoi, các công ty Hàn Quốc được phép đầu tư có giới hạn ở miền gần biên giới hai nước và Hàn Quốc cũng như cộng đồng quốc tế có kênh tiếp cận cho mục đích viện trợ nhân đạo. Đỉnh điểm của chính sách này là hội nghị thượng định có tính lịch sử năm 2000 giữa Kim Dae-jung và lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong-il[19]. Điều này đã giúp Kim Dae-jung nhận giải Nobel Hòa bình năm 2000, nhưng cũng có những chỉ trích rằng chính sách này đã che đậy các tội ác tàn bạo ở miền Bắc trong thời gian đó cũng như chuyển giao một khoản tiền lớn cho chính phủ Bình Nhưỡng nhằm đổi lấy thỏa thuận[20]. Chánh văn phòng của Kim là Park Ji-won đã phải chịu án tù 12 năm năm 2003 với một số cáo buộc, trong đó có liên quan tới việc Hyundai trả tiền cho Hội nghị liên Triều[19].

Những năm cuối đời

Kim kêu gọi những biện phán ngăn chặn chống lại Bắc Triều Tiên để giải trừ vũ khí hạt nhân và bên cạnh đó bảo vệ cho chính sách Ánh dương của mình[21]. Ông nhận bằng tiến sĩ danh dự của Đại học Portland ngày 17 tháng 4 năm 2008.
Kim Dae-jung mất ngày 18 tháng 8 năm 2009 tại Bệnh viện Đại học Yonsei ở Seoul. Nguyên nhân cái chết được cho là Hội chứng rối loạn chức năng đa cơ quan[22]. Một tang lễ liên tôn giáo cấp quốc gia được tổ chức cho ông vào ngày 23 tháng 8 trước tòa nhà Quốc hội, với đám rước đưa thi hài ông tới Nghĩa trang Quốc gia Seoul bằng nghi thức Công giáo. Ông là người thứ 3 trong lịch sử Hàn Quốc nhận nghi thức quốc tang[23]. Một điện tín do Wikileaks tiết lộ cho thấy Đại sứ quán Hoa Kỳ vào ngày ông mất đã mô tả ông là "tổng thống cánh tả đầu tiên của Nam Hàn"[24].

Tham khảo

  1. ^ a ă Obituary: Kim Dae-jung." BBC News. 18 August 2009. Retrieved 7 November 2009.
  2. ^ “Former South Korean President Kim Dae-jung Dies at 85”. Jakarta Globe. 18 tháng 8 năm 2009. Truy cập ngày 24 tháng 10 năm 2009.
  3. ^ Việt Nam tên ông thường được phiên âm là Kim Tê Chung
  4. ^ a ă “Kim Dae-jung: Dedicated to reconciliation”. CNN. 14 tháng 6 năm 2001. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2009.
  5. ^ Kim Dae-jung, Ex-President of S. Korea, Dies at 83
  6. ^ a ă â b c “Kim Dae Jung”. Encyclopædia Britannica. 2009. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2009.
  7. ^ a ă “Kim Dae-jung – Biography”. The Nobel Foundation. 2000. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2009.
  8. ^ “Kim Dae-jung – Nobel Lecture”. The Nobel Foundation. 2000. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2012.
  9. ^ “Kim Dae-jung, human rights champion and former South Korean president, dies”. Amnesty International. 19 tháng 8 năm 2009. Truy cập ngày 11 tháng 5 năm 2012.
  10. ^ Choe, Sang-hun (18 tháng 8 năm 2009). “Kim Dae-jung, 83, Ex-President of South Korea, Dies”. The New York Times. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2009.
  11. ^ “John Paul II's appeal saved future Korean president from death sentence”. Catholic News Agency. 21 tháng 5 năm 2009. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2012.
  12. ^ http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2009/08/090818_kim_daejung_dies.shtml
  13. ^ “Board of Advisors – Kim Dae-jung”. The Oxford Council on Good Governance. Undated. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2009.
  14. ^ http://www.ames.cam.ac.uk/deas/korean/kim-dae-jung.html
  15. ^ “1997 South Korean Presidential Election”. University of California, Los Angeles – Center for East Asian Studies. 1998.
  16. ^ “Opposition boycott shadows South Korea's new president”. CNN. 25 tháng 2 năm 1998. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2009.
  17. ^ Takegawa, Shogo (tháng 12 năm 2005). “Japan's Welfare State Regime: Welfare Politics, Provider and Regulator”. Development and Society 34 (2): 169–190. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2012.
  18. ^ Muthu, Rajendran (2006). “Social Development in Japan: A Focus on Social Welfare Issues”. Journal of Societal & Social Policy 5 (1): 1–20. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2012.
  19. ^ a ă Ginsburg, Tom (2004). Legal Reform in Korea. Psychology Press. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2012.
  20. ^ Cathy Hong (18 tháng 11 năm 2003). “Fine Young Communists”. The Village Voice. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2012.
  21. ^ Sunny Lee (7 tháng 5 năm 2008). “South Korea's Sunshine policy strikes back”. Asia Times Online. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2012.
  22. ^ “Former S. Korean President Kim Dae-Jung Dies”. The Seoul Times. 18 tháng 8 năm 2009. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2009.
  23. ^ Barbara Demick (19 tháng 8 năm 2009). “Kim Dae-jung dies at 85; former South Korean president and Nobel laureate”. Los Angeles Times. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2012.
  24. ^ Lee (이), Seong-gi (성기) (6 tháng 9 năm 2011). “"DJ, 좌파 첫 대통령" 위키리크스 외교전문”. Hankook Ilbo (bằng tiếng Triều Tiên). Truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2011.

Liên kết ngoài

Martin Luther

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Martin Luther

Luther năm 1529, tranh của Lucas Cranach
Sinh 10 tháng 11, 1483
Eisleben, Đế quốc La Mã Thần thánh
Mất 18 tháng 2, 1546 (62 tuổi)
Eisleben, Đế quốc La Mã Thần thánh
Học vị Tiến sĩ Thần học
Công việc Nhà Thần học, Tu sĩ, Giáo sư Đại học, Nhà Cải cách
Tín ngưỡng Lutheran (cải đạo từ Công giáo Rôma)
Vợ (hoặc chồng) Katharina von Bora
Con cái Hans, Elizabeth, Magdalena, Martin, Paul, Margarethe
Cha mẹ HansMargarethe Luther (nhũ danh Lindemann)
Chữ ký
Martin Luther (Martin Luder hay Martinus Luther; 10 tháng 11 năm 1483 – 18 tháng 2 năm 1546) là nhà thần học người Đức, tu sĩ Dòng Augustine, và là nhà cải cách tôn giáo.[1]
Thần học Luther đã thách thức thẩm quyền của Giáo hoàng khi rao giảng niềm xác tín rằng Kinh Thánh là nguồn vô ngộ (không sai lầm) duy nhất của thẩm quyền tôn giáo, và địa vị tư tế được dành cho tất cả tín hữu (không dành riêng cho giới tăng lữ).[2] Theo Luther, con người chỉ có thể được cứu rỗi bởi sự ăn năn thật, và bởi đức tin tiếp nhận Chúa Giê-xu là Đấng Cứu thế (Messiah), mà không cần vai trò trung gian của giáo hội. Thần học Luther là ý thức hệ soi dẫn cuộc Cải cách Kháng Cách, và làm thay đổi dòng lịch sử nền văn minh phương Tây.[3]
Sau khi từ chối thần phục thẩm quyền Hoàng đế Karl V của đế quốc La Mã Thần thánh và bị Giáo hội Công giáo Rôma dứt phép thông công, Luther bị đặt ngoài vòng pháp luật. Trong bối cảnh Tây Âu thời Trung Cổ với sự hiệp nhất chặt chẽ giữa Giáo hội Công giáo với các nhà cầm quyền thế tục, sự kiện học thuyết Luther về các quyền tự do cá nhân được phổ biến rộng rãi và giành được sự ủng hộ tích cực được xem là một hiện tượng chưa từng xảy ra.
Tư tưởng của Luther ảnh hưởng sâu đậm đến nền thần học của các giáo hội thuộc cộng đồng Kháng Cách, cũng như các truyền thống Cơ Đốc giáo khác. Nỗ lực của ông nhằm kêu gọi giáo hội trở về với sự dạy dỗ của Kinh Thánh đã dẫn đến sự hình thành những trào lưu mới trong Cơ Đốc giáo.
Bản dịch Kinh Thánh của Luther sang tiếng địa phương, cùng những nỗ lực đem Kinh Thánh đến với người dân thường đã tạo ra những ảnh hưởng sâu sắc trên đời sống tôn giáo và văn hóa Đức. Bản dịch này cũng đã giúp chuẩn hoá Đức ngữ, và góp phần cải thiện kỹ năng dịch thuật,[4] cũng như tạo ảnh hưởng trên bản dịch Kinh Thánh Anh ngữ King James.[5] Những bài thánh ca do ông sáng tác đã làm thay đổi cung cách thờ phụng tại các nhà thờ.[6] Cuộc hôn nhân của ông với Katherina von Bora vào năm 1525 đã khởi đầu thông lệ cho phép các chức sắc giáo hội thuộc cộng đồng Kháng Cách kết hôn.[7]

Tuổi trẻ

Martin Luther sinh ngày 10 tháng 11 năm 1483 tại Eisleben, Đế quốc La Mã Thần thánh (nay thuộc lãnh thổ nước Đức), con của Hans và Margaretha Luther.[8] Cậu bé chịu rửa tội vào ngày lễ thánh Martin nên được đặt tên theo vị thánh này. Cha của Martin sở hữu một mỏ đồng gần Mansfeld. Xuất thân nông dân, Hans quyết tâm biến con trai của mình thành một công chức và gởi chàng Martin trẻ tuổi đến học tại các trường ở Mansfeld, MagdeburgEisenach.[9] Năm 1501, vào tuổi 17, Martin Luther đến học tại Đại học Erfurt, nhận văn bằng cử nhân vào năm 1502, và học vị thạc sĩ năm 1505.[10] Chiều theo ước muốn của cha, Martin theo học luật cũng tại Đại học Erfurt.[10] Song, do khao khát tìm kiếm ý nghĩa của cuộc sống, Luther bị thu hút bởi thần họctriết học, đặc biệt thích Aristotle, William xứ Ockham, và Gabriel Biel.[10] Cậu cũng chịu ảnh hưởng sâu đậm từ hai trợ giáo, Bartholomäus Arnoldi von Usingen và Jodocus Trufetter, từ họ Luther học biết cách tra vấn mọi điều, ngay cả những nhà tư tưởng vĩ đại nhất,[10] và kiểm tra mọi sự qua kinh nghiệm của chính mình.[11]
Nhưng mọi sự đã thay đổi khi Martin Luther bị mắc kẹt trong một cơn giông bão với sấm sét dữ dội vào mùa hè năm 1505. Trong kinh hoàng, Martin đã cầu Thánh Anne giải cứu và hứa nguyện trở thành tu sĩ.
Luther bỏ trường luật, bán hết sách vở, ngày 17 tháng 7 năm 1505, vào dòng tu kín Augustine tại Erfurt.[12] Hans Luther rất tức giận vì hành động này của con trai.[13]

Tìm kiếm Hoà giải với Thiên Chúa


Luther khi là tu sĩ dòng Augustine
Martin Luther hết lòng hiến mình cho cuộc đời khổ hạnh tại tu viện, tận tụy với mọi việc lành hầu làm vui lòng Thiên Chúa và phục vụ người khác bằng cách cầu nguyện cho sự cứu rỗi linh hồn của họ. Luther thường xuyên kiêng ăn, tự hành xác, dành nhiều thì giờ để cầu nguyện cũng như đi hành hương và thường xuyên xưng tội. Nhưng nỗ lực càng nhiều Luther càng cảm thấy mình tội lỗi nhiều hơn.[14]
Sau khi trở về từ chuyến hành hương đến Rôma năm 1511, Luther càng chìm sâu trong tuyệt vọng. Ông cảm nhận sâu sắc về tội lỗi và tình trạng bất xứng của mình, nhưng cùng lúc thấy mù mịt vì không tìm ra lối thoát. Lòng sùng tín theo kiểu cách thời Trung Cổ trở thành nỗi niềm cay đắng cho Luther, ông bỏ lễ misa và ngưng đọc kinh. Ông căm giận Thiên Chúa và oán hận ngài.[15] Luther miêu tả giai đoạn này là tràn đầy sự thất vọng tâm linh. Ông nói, "Tôi không chịu đến với Chúa Cơ Đốc như là Cứu Chúa và Đấng An ủi, nhưng xem ngài như là cai tù và đao phủ của linh hồn tôi."[16]
Cha bề trên của Martin Luther, Johann von Staupitz, tin rằng chàng tu sĩ trẻ tuổi cần được giải thoát khỏi trạng thái trầm tư u uất, ra lệnh cho Martin tập chú vào nghiên cứu học thuật.
Năm 1507, ông được thụ phong linh mục. Năm 1508, ông bắt đầu học thần học tại Đại học Wittenberg.[17] Ông nhận bằng cử nhân về nghiên cứu Kinh Thánh năm 1508 và cử nhân tu từ học (môn học bắt buộc cho ngành thần học vào thời Trung Cổ) vào năm 1509.[18] Đại học Wittenberg cấp bằng tiến sĩ thần học cho ông năm 1512 [19]. Ông cũng được phong chức giáo sư dạy về Kinh Thánh (Lectura in Biblia) và đã giữ ghế này suốt cuộc đời mình.

Khám phá Ân sủng của Thiên Chúa

Những yêu cầu trong thời gian học tập cũng như khi chuẩn bị giáo trình giảng dạy sau này đã dẫn Martin Luther vào việc nghiên cứu Kinh Thánh cách chuyên sâu. Chịu ảnh hưởng học thuyết nhân văn (humanism) phải đi đến tận gốc rễ của vấn đề đang nghiên cứu, ông đắm mình trong lời dạy của Kinh Thánh và các giáo phụ.
Tôn giáo không phải là "kiến thức thần học", mà là sự thông tuệ sản sinh từ trải nghiệm cá nhân.
Martin Luther[20]
Martin Luther thuật lại rằng bước đột phá sâu sắc đến với ông vào năm 1513, lúc đang giảng dạy sách Thi thiên (Thánh vịnh). Khi đang chuẩn bị bài giảng cho học kỳ sắp tới, ông bắt gặp câu này trong Thi thiên 31: 1, “Xin hãy lấy sự công chính Ngài mà giải cứu tôi”. Đây là một câu Kinh Thánh quen thuộc, nhưng vào thời điểm ấy nó đến với Luther như một vết dao cắt. Ông cảm thấy sự công chính của Thiên Chúa thật đáng kinh khiếp: luôn nhắc nhở ông về tội lỗi của mình, khiến ông nghĩ về Chúa như một đấng khắc nghiệt, chực chờ đoán phạt con người dựa trên một sự công chính mà con người không bao giờ với tới. Luther quay sang những luận giải của Phao-lô chép trong thư La Mã 3: 23-24[21] để thấy mình bị cuốn sâu hơn vào tình trạng căng thẳng và tuyệt vọng. Đức tin đặt vào Chúa Cơ Đốc càng nâng cao những chuẩn mực đạo đức của Thiên Chúa, theo cách hiểu của Luther vào lúc ấy, là đấng sẵn sàng ra tay trừng phạt con người đang đắm chìm trong tội lỗi.
Trong nhiều ngày, Luther cố tra xem, tìm kiếm từ những câu chữ của Phao-lô hầu có thể tìm thấy ý nghĩa chân xác của kinh văn, cho đến khi ánh sáng soi rọi tâm trí ông để nhận ra rằng sự công chính của Thiên Chúa không phải là động lực thúc đẩy ngài trừng phạt tội nhân, nhưng là sự công chính dẫn đến sự tha thứ tội lỗi, bởi đó chúng ta được xưng công chính trước mặt Thiên Chúa, nhờ ơn thương xót của ngài thể hiện qua sự cứu chuộc trong Chúa Giê-xu. Chỉ bởi đức tin mà chúng ta được xưng công chính. Sự xưng công chính ấy là sự ban cho từ Thiên Chúa, không phải bởi công đức của chúng ta.[22]
Ông nhận ra rằng mệnh đề "sự công chính của Thiên Chúa" trong La Mã 1: 17[23] không có nghĩa là sự công chính chủ động, theo đó con người được xưng công chính bởi Thiên Chúa dựa trên công đức của chính họ, nhưng là sự công chính thụ động, theo đó con người nhận lãnh sự công chính từ Thiên Chúa qua công đức trọn vẹn, sự sống, sự chếtsự phục sinh của Chúa Giê-xu. Chỉ bởi sự công chính này mà con người mới được Thiên Chúa chấp nhận. Những thuật ngữ như sám hối và công chính chỉ nên được hiểu theo nghĩa ấy. Càng nghiên cứu Kinh Thánh, Martin Luther càng tin rằng giáo hội đã đánh mất khả năng nhận biết những chân lý căn cốt này. Và đối với Luther, quan trọng hơn hết thảy là giáo thuyết được xưng công chính chỉ bởi đức tin.[24] Ông viết,
Vầng đá nền vững chãi này mà chúng ta gọi là giáo lý xưng công chính, là trọng tâm của toàn bộ nền thần học Cơ Đốc mà mỗi người yêu kính Thiên Chúa cần phải thấu suốt.[24]
Luther hiểu rằng sự xưng công chính hoàn toàn là công việc của Thiên Chúa. Trái với giáo huấn thời đó dạy rằng hành vi công chính của người tín hữu là những hành động cùng thực thi với sự hợp tác của Thiên Chúa, Luther viết rằng người tín hữu nhận lãnh sự công chính như một sự ban cho, không phải tự mình hoàn thiện; sự công chính không chỉ đến từ Chúa Cơ Đốc, nhưng đó chính là sự công chính của ngài, và ngài dành cho chúng ta khi chúng ta lấy đức tin để nhận lãnh.[25] “Đó là lý do tại sao chỉ có đức tin mới có thể khiến chúng ta trở nên công chính và làm trọn luật pháp”, Luther viết. “Đức tin khiến chúng ta nhận lãnh Chúa Thánh Linh qua công đức của Chúa Cơ Đốc.”[26] Đức tin, theo Luther, là món quà đến từ Thiên Chúa. Ông luận giải về sự xưng công chính:
Trước tiên và quan trọng hơn hết: Chúa Giê-xu, Thiên Chúa và Chúa của chúng ta, đã chết vì tội lỗi chúng ta, đã sống lại để chúng ta được xưng công chính (La Mã 3: 24, 25[27]). Chỉ mình Ngài là Chiên con của Thiên Chúa, là đấng cất bỏ tội lỗi của thế gian (Phúc âm John 1:29[28]), và Thiên Chúa đặt trên Ngài mọi sự vi phạm của chúng ta (Isaiah 53:6[29]). Chúng ta đều đã phạm tội, và được xưng công chính, không phải bởi công đức và việc làm của mình, bèn là bởi ân điển của Chúa, qua sự cứu chuộc trong Chúa Giê-xu, trong huyết Ngài (La Mã 3: 23-25[30]). Đây là điều cần thiết cho đức tin. Không thể đạt được điều này qua việc làm hay công đức. Như vậy, thật rõ ràng và chắc chắn rằng chúng ta được xưng công chính chỉ bởi đức tin…. Chúng ta không được xem nhẹ hay chối bỏ những tín lý này, ngay cả khi trời, đất và mọi sự đều qua đi.[31][32]
Với niềm vui tìm ra chân lý, Martin Luther khởi sự giảng dạy niềm xác tín rằng cứu rỗi là sự ban cho bởi ân điển của Thiên Chúa, được nhận lãnh bởi đức tin và lòng tin cậy vào lời hứa của Thiên Chúa tha thứ tội lỗi, dựa trên sự chết của Chúa Giê-xu trên thập tự giá.

Tranh luận về phép giải tội


Martin Luther treo 95 Luận đề trên cửa Nhà thờ Lâu đài Wittenberg năm 1517.
Lần đầu tiên Martin Luther công khai thách thức quyền lực của Giáo hoàng là vào năm 1517, về việc bán phép giải tội (indulgence). Câu hỏi được đặt ra là liệu giáo hoàng (hoặc bất kỳ ai khác ngoài Chúa Cơ Đốc) có quyền lực hoặc thẩm quyền sử dụng công đức của Chúa Giê-xu và các thánh để cứu những người đang bị giam trong ngục luyện tội (purgatory) hay không.
Luther căm ghét việc bán phép giải tội, ông tin rằng phép giải tội chẳng có ích lợi gì cho việc cứu rỗi linh hồn ngoài mục đích làm đầy túi các chức sắc giáo hội. Ông cũng tin rằng việc mua bán phép giải tội sẽ khuyến khích phạm tội vì khiến người ta tin rằng có thể dùng tiền mua được sự xá tội. Ông cũng hành hương đến La Mã vào năm 1510 nhưng chỉ để cảm thấy ghê tởm nơi chốn, theo Luther, đầy dẫy sự tham lam và thối nát.
Năm 1517 Tổng Giám mục MagdeburgHalberstadt, Albert von Hohenzollern, muốn có thêm tước vị tổng Giám mục Mainz (tước vị này mang lại nhiều lợi lộc và quyền lực của một vương hầu), nhưng theo luật giáo hội không ai có thể cai quản cùng lúc hai giáo phận. Tuy nhiên, vì cần tiền để xây dựng Đại Giáo đường Thánh Peter, Giáo hoàng Leo X cho phép Albert nhận lãnh tước vị sau khi nộp tiền phạt vì vi phạm giáo luật. Vì phải vay mượn để nộp phạt nên Albert được phép bán phép giải tội để có tiền trả nợ.[9] Một tu sĩ Dòng Dominican tên Johann Tetzel được sai đi khắp giáo phận của Albert bán phép giải tội, và Tetzel đã tỏ ra rất thành công trong công việc được giao phó.[33] Frederick Hiền nhân, Vương hầu xứ Saxony mà Luther là một thần dân, sở hữu một bộ sưu tập lớn các thánh tích. Bộ sưu tập này thu hút đông người đến chiêm ngưỡng vào ngày lễ Các thánh. Nhân dịp này Tetzel cũng đến Wittenberg để bán phép giải tội.
Ngày 31 tháng 10 năm 1517, Luther viết thư cho Albrecht, Tổng Giám mục Mainz và Magdeburg, phản bác việc bán phép giải tội, đính kèm một bản sao tiểu luận “Tranh luận của Martin Luther về Quyền năng và Hiệu lực của Phép Giải tội’, được biết đến dưới tên 95 Luận đề. Hans Hillerbrand viết rằng Luther không có ý định đối đầu với giáo hội, nhưng xem cuộc tranh luận là một sự phản biện về học thuật đối với các tập tục của giáo hội, văn phong của ông thể hiện chủ tâm “tra cứu hơn là lập thuyết.” [34]
Luther bắt đầu thuyết giảng bác bỏ phép giải tội, và theo truyền thuyết, ông treo 95 "Luận đề" tại cửa nhà thờ của lâu đài Wittenberg (nơi treo các thông báo của viện đại học), theo thông lệ vào thời ấy, nhằm mở ra cuộc tranh luận về phép giải tội. Những luận đề của Luther tố cáo sự tham lam và tinh thần thế tục đang phổ biến trong giáo hội (thể hiện qua việc bán phép giải tội), và yêu cầu mở ra tranh luận về thần học. Ngay tức khắc các luận đề này được dịch từ tiếng Latin sang tiếng Đức, được in ấn, và phổ biến. Đây là cuộc tranh luận đầu tiên trong lịch sử có sự hỗ trợ của máy in.[35] Chỉ trong vòng hai tuần lễ chúng đã được phổ biến rộng rãi trên toàn nước Đức, và chỉ trong hai tháng chúng được tìm thấy trên toàn lãnh thổ châu Âu.

Phản ứng của Giáo hoàng


Giáo hoàng Leo X, tranh của Raphael.
Sau khi tỏ ra xem thường "gã người Đức viết các luận đề khi say rượu, khi tỉnh ra anh ta sẽ đổi ý",[36] Giáo hoàng Leo X vào năm 1518 chỉ thị Silvester Mazzolini, giáo sư thần học dòng Dominican, xem xét vấn đề này. Nhận thấy Luther là một mối nguy hiểm tiềm tàng, Mazzolini công bố Martin Luther là kẻ dị giáo và viết một bài phản bác các luận đề nhằm khẳng định thẩm quyền của Giáo hoàng trên giáo hội Công giáo và khuyến cáo bất cứ sự chệch hướng nào cũng bị coi là dị giáo.
Khi đang tham dự một hội nghị của Dòng Augustine tại Heidelberg, Martin Luther nhận được lệnh triệu tập đến La Mã. Trong khi vẫn tỏ ý trung thành với giáo hội, ông bắt đầu bác bỏ quyền lực tuyệt đối của Giáo hoàng.
Vì muốn giữ sự hoà hảo với Vương hầu Frederick, người có khả năng được bầu chọn làm hoàng đế cho Đế quốc La Mã Thần thánh và đang tỏ ra muốn bảo vệ Martin Luther, Giáo hoàng chọn giải pháp ôn hoà nhằm thuyết phục Martin Luther ngưng đả kích giáo hội rồi viết thư tỏ ý thuận phục Giáo hoàng và soạn một luận văn nhằm tôn vinh giáo hội La Mã. Bức thư được viết nhưng không được gởi đi vì Martin Luther vẫn giữ nguyên chính kiến, sau này ông cũng viết một luận văn nhưng nhằm mục đích bác bỏ mọi linh nghiệm của phép giải tội dù ông vẫn thừa nhận ngục luyện tội, phép giải tội và sự cầu thay của các thánh.
Cùng với một người bạn, Carlstadt, Martin Luther tham dự cuộc tranh luận với John Eck tại Leipzig từ 27 tháng 6 – đến 18 tháng 7 năm 1519. Tại đây ông đã bác bỏ quyền lực tối thượng của ngai Giáo hoàng, cho rằng "quyền cầm giữ chìa khoá nước Trời" là được ban cho toàn thể Hội thánh (nghĩa là cho tất cả tín hữu), ông cũng khẳng định rằng giáo hội La Mã không giữ vai trò ưu việt nào trong sự cứu rỗi.

Bất đồng gia tăng

Trong khi đó, các tác phẩm của Martin Luther ngày càng được phổ biến rộng rãi hơn, lan truyền đến Pháp, Anh, và Ý vào đầu năm 1519. Nhiều sinh viên tìm đến Wittenberg để nghe các bài thuyết giảng của Martin Luther và Philipp Melancthon. Năm 1518, Melancthon tìm đến để cộng tác với Luther.
Trong Thư gửi giới Quý tộc Đức, ấn hành vào tháng Tám năm 1520, Luther tin rằng cuộc cải cách đến từ ý muốn của Thiên Chúa nhưng đã bị khước từ bởi Giáo hoàng và giới tăng lữ, ông cũng kêu gọi cải cách nhiều lãnh vực từ trong giáo hội ra ngoài xã hội. Trong Đường dẫn đến sự Lưu đày tại Babylon của Giáo hội ông luận bàn về các thánh lễ, bác bỏ chủ nghĩa hình thức trong cử hành các thánh lễ và, theo ông, chỉ có Tiệc ThánhBáp têm nên được kể là thánh lễ.
Ngày 15 tháng 6 năm 1520, Giáo hoàng cảnh cáo Luther (chiếu chỉ Exsurge Domine) có thể bị dứt phép thông công nếu trong vòng 60 ngày không chịu rút lại 41 câu, trong đó có 95 luận đề.
Sau khi thẳng thừng khước từ vâng phục mệnh lệnh của Giáo hoàng, ngày 3 tháng 1 năm 1521, Martin Luther bị khai trừ khỏi giáo hội.

Nghị viện Worms


Luther tại Nghị viện Worms.
Hoàng đế La Mã Thần thánh là Karl V khai mạc Nghị viện của Đế chế tại Worms ngày 22 tháng 1 năm 1521. Martin Luther được triệu tập để xác định lập trường của mình trước hoàng đế và nghị viện. Ông được hoàng đế cam kết bảo vệ an toàn trong thời gian này.
Tại đây, John Eck, trong tư cách là phát ngôn nhân của hoàng đế, đối diện Luther với câu hỏi: "Ông có đồng ý bác bỏ các cuốn sách của ông cùng những điều lầm lạc được chép ở trong?". Câu trả lời của Luther là: "Trừ khi được thuyết phục bởi Thánh Kinh và lý trí – tôi không công nhận thẩm quyền của các giáo hoàng và các công đồng vì họ tự mâu thuẫn với nhau – lương tâm của tôi chỉ thuận phục Lời của Thiên Chúa, bởi vì chống lại lương tâm thì không đúng và cũng không an toàn".[37]
Tôi đứng đây; tôi không thể làm gì khác. Nguyện Thiên Chúa phù hộ tôi. Amen!
Martin Luther, phát biểu trước Nghị viện Worms (1521)[20]
Trong năm ngày kế tiếp, các phiên họp kín được triệu tập để quyết định số phận của Luther. Ngày 25 tháng 5 năm 1521, Hoàng đế trình bày bản thảo Chiếu chỉ Worms tuyên bố Luther bị đặt ngoài vòng pháp luật, cấm các tác phẩm của ông, và yêu cầu bắt giữ ông, "Ta muốn bắt giữ và trừng phạt hắn như là một tên dị giáo xấu xa."[38] Chiếu chỉ kể là tội phạm bất cứ ai chứa chấp hoặc cấp dưỡng cho Luther, và cho phép mọi người giết Luther mà không phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Ẩn náu tại lâu đài Wartburg


Căn phòng trong Lâu đài Wartburg, nơi Luther dịch Tân Ước sang tiếng Đức. Ấn bản đầu tiên của bản dịch được đặt trong ngăn kéo của bàn viết.
Việc Martin Luther mất tích trên đường về là một phần trong kế hoạch của Vương hầu Frederick nhằm bảo vệ ông. Một nhóm gồm năm kỵ sĩ bịt mặt chận bắt Martin Luther khi ông vừa rời khỏi Nghị viện Worms và đưa ông về lâu đài Wartburg. Tại đây ông phải mặc trang phục hiệp sĩ, để râu dài và được gọi dưới tên Junker Jorg (Hiệp sĩ George).[39]
Trong thời gian ẩn dật, Luther vẫn tiếp tục làm việc cật lực, lần này ông bắt tay dịch sang tiếng Đức bản Kinh Thánh Tân Ước nổi tiếng (được ấn hành năm 1522).
Chỗ nào Thiên Chúa xây nhà thờ, chỗ đó Ma quỷ cất nhà nguyện.
Martin Luther,[40]
Trong khi đó, các thành phần cực đoan bắt đầu gây dựng thanh thế bên trong phong trào cải cách, và đặt phong trào còn non trẻ này vào nguy cơ bị dẫn đi lệch hướng khỏi tôn chỉ ban đầu, đặc biệt là khi những người Anabaptist đến từ Zwickau gia nhập nhóm này để đẩy nhanh tình trạng hỗn loạn vốn đã bộc phát từ khi Luther vắng mặt. Bất đồng với quan điểm cực đoan của nhóm này và hết sức quan ngại về những hậu họa do họ gây ra, ngày 6 tháng 3 năm 1522, Luther bí mật trở về Wittenberg.
“Trong khi tôi vắng mặt,” ông viết cho Vương hầu Frederick, “Satan đã đột nhập vào bầy chiên, gây biết bao tàn hại mà tôi không thể nào cứu chữa được nếu chỉ bằng thư tín, tình thế đòi hỏi phải có sự hiện diện và tiếng nói của tôi.”[41]

Trở lại Wittenberg

Trong vòng tám ngày trong Tuần thánh, khởi đi từ chủ nhật ngày 9 tháng 3 và kết thúc vào chủ nhật sau, Luther đã thuyết giảng tám lần. Trong tám bài giảng này, ông dẫn dắt thính giả vào tâm điểm của những giá trị căn cốt của Cơ Đốc giáo như tình yêu thương, đức nhẫn nại, bác ái, và sự tự do, cũng như nhắc nhở họ cần phải tin cậy Lời Thiên Chúa thay vì dùng bạo lực để tiến hành những cải cách cần thiết. Ông nói,
Các bạn có biết ma quỷ nghĩ gì khi nhìn thấy chúng ta sử dụng bạo lực để truyền bá phúc âm? Đằng sau những đám lửa hỏa ngục, ma quỷ ngồi khoanh tay, đôi mắt hiểm độc và nụ cười ghê rợn, rít lên rằng, “À, những tên điên khùng này đang làm đúng ý ta! Cứ để chúng tiếp tục, rồi ta sẽ hưởng lợi. Thật vui thích biết bao.” Nhưng khi ma quỷ nhìn thấy Lời Thiên Chúa được rao giảng và hiển lộ quyền năng, ma quỷ sẽ co rúm lại và run rẩy vì khiếp sợ.[41]

Cuộc Nổi dậy của Nông dân

Xét trên nhiều khía cạnh, cuộc nổi dậy này là sự đáp ứng của nông dân đang sống dưới áp bức đối với lời giảng của Martin Luther và các nhà cải cách khác. Dù đã bộc phát nhiều cuộc nổi dậy ở qui mô nhỏ từ thế kỷ 15,[41] nhưng khi nhiều nông dân tin rằng việc Martin Luther đả kích giáo hội và hệ thống giáo quyền có nghĩa là các nhà cải cách sẽ ủng hộ một cuộc tấn công vào bộ máy cầm quyền của Đế chế, thì họ bắt đầu tiến hành cuộc nổi dậy. Các cuộc nổi dậy khởi phát từ Swabia, FranconiaThuringia vào năm 1524, nhận được sự ủng hộ rộng rãi từ nhiều nông dân và một số quý tộc bất mãn. Được củng cố lực lượng cùng lúc với sự xuất hiện của nhà lãnh đạo mới, Thomas Müntzer, các cuộc nổi dậy lẻ tẻ trở nên một cuộc chiến tranh toàn diện.[41]
Lúc đầu Martin Luther tỏ ra có thiện cảm với nông dân,[41] ông kết án các áp bức từ giới quí tộc, mặc dù vẫn nhắc nhở giới nông dân cần phải tuân phục bậc cầm quyền. Nhưng khi bạo động bùng nổ, các tu viện, tòa Giám mục, và thư viện bị đốt phá, Luther quay sang chống đối cuộc nổi dậy. Vì phải tìm kiếm sự ủng hộ và bảo vệ từ các vương hầu, ông tránh né đối đầu với họ. Ông khuyến khích giới quí tộc đối xử nặng tay với những người nổi dậy. Từ đó, nhiều người trong giới nông dân nhìn Luther như một kẻ phản bội. Cuộc khởi nghĩa nông dân kết thúc vào năm 1525 khi lực lượng nổi dậy bị tiêu diệt bởi các đạo quân của Liên minh Swabia.[41]

Kinh Thánh tiếng Đức


Bản Kinh Thánh năm 1534 của Luther.
Việc Martin Luther dịch Tân Ước ra tiếng Đức giúp người dân thường dễ tiếp cận hơn với Kinh Thánh, đồng thời làm suy giảm ảnh hưởng của giới tăng lữ. Ông đã sử dụng bản tiếng Hy Lạp của Erasmus để dịch. Trong thời gian dịch thuật, ông thường đến các thị trấn lận cận, và vào các ngôi chợ để lắng nghe người dân nói chuyện với nhau hầu có thể đưa ngôn ngữ đại chúng vào bản dịch của ông.
Tận dụng thời gian nhàn rỗi khi đang ẩn náu tại Lâu đài Wartburg, năm 1521 Luther một mình bắt tay dịch Kinh Thánh sang tiếng Đức. Theo Philip Schaff, nhà thần học thế kỷ 19, chỉ riêng công trình này cũng đủ để Luther được công nhận là một trong số những người đóng góp nhiều nhất cho các dân tộc nói tiếng Đức.[42]
Bản dịch Tân Ước của Luther xuất bản vào tháng 9 năm 1522. Đến năm 1534, ông hoàn tất bản dịch Cựu Ước với sự cộng tác của Johannes Bugenhagen, Justus Jonas, Caspar Creuziger, Philipp Melanchthon, Matthäus Aurogallus, và George Rörer. Luther vẫn tiếp tục chỉnh sửa bản dịch cho đến cuối đời.
Bản dịch Kinh Thánh của Luther đã đóng góp vào sự hình thành ngôn ngữ Đức đương đại, được xem là dấu mốc trong nền văn chương Đức. Bản Kinh Thánh năm 1534 của Luther tạo ảnh hưởng trên bản dịch của William Tyndale,[43] là ấn bản tiền thân cho bản Kinh Thánh Vua James.[44] Philip Schaff nhận xét về bản dịch này:
Thành quả lớn nhất của Luther trong thời gian ẩn náu tại Wartburg, cũng là thành tựu quan trọng nhất và hữu ích trong suốt cuộc đời ông, là bản dịch Tân Ước, qua đó ông đã mang sự giáo huấn và cuộc đời mẫu mực của Chúa Cơ Đốc và các Sứ đồ vào lòng và tâm trí của người dân Đức, như là một sự tái tạo giống y như thật. Thành quả này có thể được xem như là sự tái ấn hành phúc âm. Ông đã làm Kinh Thánh trở nên quyển sách của nhân dân, có mặt khắp mọi nơi, trong nhà thờ, trường học và gia đình.
Với bản dịch Cựu Ước ấn hành năm 1534, Martin Luther hoàn tất công trình dịch thuật toàn bộ Kinh Thánh. Công trình này giúp chuẩn hóa ngôn ngữ Đức và được xem là dấu mốc quan trọng trong lịch sử văn học Đức.

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ Plass, Ewald M. "Monasticism," in What Luther Says: An Anthology. St. Louis: Concordia Publishing House, 1959, 2:964.
  2. ^ Luther, Martin. Concerning the Ministry (1523), tr. Conrad Bergendoff, in Bergendoff, Conrad (ed.) Luther's Works. Philadelphia: Fortress Press, 1958, 40:18 ff.
  3. ^ Hillerbrand, Hans J. "Martin Luther: Significance," Encyclopaedia Britannica, 2007.
  4. ^ Fahlbusch, Erwin and Bromiley, Geoffrey William. The Encyclopedia of Christianity. Grand Rapids, MI: Leiden, Netherlands: Wm. B. Eerdmans; Brill, 1999–2003, 1:244.
  5. ^ Tyndale's New Testament, trans. from the Greek by William Tyndale in 1534 in a modern-spelling edition and with an introduction by David Daniell. New Haven, CT: Yale University Press, 1989, ix–x.
  6. ^ Bainton, Roland. Here I Stand: a Life of Martin Luther. New York: Penguin, 1995, 269.
  7. ^ Bainton, Roland. Here I Stand: a Life of Martin Luther. New York: Penguin, 1995, 223.
  8. ^ Marty, Martin. Martin Luther. Viking Penguin, 2004, p. 1.
  9. ^ a ă Rupp, Ernst Gordon. "Martin Luther," Encyclopædia Britannica, truy cập 2006.
  10. ^ a ă â b Marty, Martin. Martin Luther. Viking Penguin, 2004, p. 5.
  11. ^ Marty, Martin. Martin Luther. Viking Penguin, 2004, p. 6.
  12. ^ Schwiebert, E.G. Luther and His Times. St. Louis: Concordia Publishing House, 1950, 136.
  13. ^ Marty, Martin. Martin Luther. Viking Penguin, 2004, p. 7.
  14. ^ Bainton, Roland. Here I Stand: a Life of Martin Luther. New York: Penguin, 1995, 40-42.
  15. ^ Smart, Ninian. The Religious Experience of Mankind. Charles Scribner's Sons, New York (1967), p. 571
  16. ^ Kittelson, James. Luther The Reformer. Minneapolis: Augsburg Fortress Publishing House, 1986, 79.
  17. ^ Bainton, Roland. Here I Stand: a Life of Martin Luther. New York: Penguin, 1995, 44-45.
  18. ^ Brecht, Martin. Martin Luther. tr. James L. Schaaf, Philadelphia: Fortress Press, 1985–93, 1:93.
  19. ^ Brecht, Martin. Martin Luther. tr. James L. Schaaf, Philadelphia: Fortress Press, 1985–93, 1:12-27.
  20. ^ a ă Holborn, Hajo; A HISTORY OF MODERN GERMANY: The Reformation; 1959/1982 Princeton university Press.
  21. ^ "Vì mọi người đều đã phạm tội, hụt mất sự vinh hiển của Thiên Chúa; nhưng nay nhờ ân điển Ngài mà họ được xưng công chính nhưng không bởi sự cứu chuộc trong Chúa Cơ Đốc Giê-xu." – La Mã 3: 23-24
  22. ^ Smart, Ninian. The Religious Experience of Mankind. Charles Scribner's Sons, New York (1967), p. 572
  23. ^ "Vì trong Tin Lành đó đã bày tỏ sự công chính của Thiên Chúa do đức tin đến đức tin, như có chép rằng: Người công chính sẽ sống bởi đức tin." - La Mã 1: 17
  24. ^ a ă Wriedt, Markus. "Luther's Theology," in The Cambridge Companion to Luther. New York: Cambridge University Press, 2003, 88–94.
  25. ^ Dorman, Ted M., "Justification as Healing: The Little-Known Luther," Quodlibet Journal: Volume 2 Number 3, Summer 2000. Truy cập 13 tháng 7 năm 2007.
  26. ^ “Luther's Definition of Faith”.
  27. ^ Họ nhờ ân điển Ngài mà được xưng công bình nhưng không, bởi sự chuộc tội đã làm trọn trong Chúa Giê-xu Cơ Đốc, là Đấng Thiên Chúa đã lập làm của lễ chuộc tội, bởi đức tin trong huyết Đấng ấy. Ngài đã bày tỏ sự công bình mình như vậy, vì đã bỏ qua tội phạm trước kia, – La Mã 3: 24,25
  28. ^ Giăng thấy Chúa Giê-xu đến cùng mình thì nói rằng: Kìa, Chiên con của Thiên Chúa, là Đấng cất tội lỗi thế gian đi. – John 1:29
  29. ^ Chúng ta thảy đều như chiên đi lạc, ai theo đường nấy; Đức Giê-hô-va đã làm cho tội lỗi của hết thảy chúng ta đều chất trên người – Isaiah 53: 6
  30. ^ Vì mọi người đều đã phạm tội, thiếu mất sự vinh hiển của Thiên Chúa, và họ nhờ ân điển Ngài mà được xưng công bình nhưng không, bởi sự chuộc tội, bởi đức tin trong huyết Đấng ấy. Ngài đã bày tỏ sự công bình như vậy, vì đã bỏ qua các tội phạm trước kia, - La Mã 3: 23-25
  31. ^ "Trời đất sẽ qua đi, song lời ta không bao giờ qua đâu." – Phúc âm Mark 13: 31
  32. ^ Luther, Martin. "The Smalcald Articles," in Concordia: The Lutheran Confessions. (Saint Louis: Concordia Publishing House, 2005, 289, Part two, Article 1.
  33. ^ "Johann Tetzel," Encyclopaedia Britannica, 2007: "Tetzel's experiences as a preacher of indulgences, especially between 1503 and 1510, led to his appointment as general commissioner by Albrecht, archbishop of Mainz, who, deeply in debt to pay for a large accumulation of benefices, had to contribute a considerable sum toward the rebuilding of St. Peter's Basilica in Rome. Albrecht obtained permission from Pope Leo X to conduct the sale of a special plenary indulgence (i.e., remission of the temporal punishment of sin), half of the proceeds of which Albrecht was to claim to pay the fees of his benefices. In effect, Tetzel became a salesman whose product was to cause a scandal in Germany that evolved into the greatest crisis (the Reformation) in the history of the Western church."
  34. ^ Hillerbrand, Hans J. "Martin Luther: Indulgences and salvation," Encyclopaedia Britannica, 2007.
  35. ^ Brecht, Martin. Martin Luther. tr. James L. Schaaf, Philadelphia: Fortress Press, 1985–93, 1:204-205.
  36. ^ Schaff, Philip. History of the Christian Church. New York: Charles Scribner's Sons, 1910, 7:99; Polack, W.G. The Story of Luther. St. Louis: Concordia Publishing House, 1931, 45.
  37. ^ Macauley Jackson, Samuel and Gilmore, George William. (eds.) "Martin Luther", The New Schaff-Herzog Encyclopedia of Religious Knowledge, New York, London, Funk and Wagnalls Co., 1908–1914; Grand Rapids, Michigan: Baker Book House, 1951), 72.
  38. ^ Bratcher, Dennis. "The Edict of Worms (1521)," in The Voice: Biblical and Theological Resources for Growing Christians. Truy cập 13 tháng 7 năm 2007.
  39. ^ Schaff-Herzog, "Luther, Martin," 72.
  40. ^ Table Talk (1569). p. 67
  41. ^ a ă â b c d Schaff, Philip, History of the Christian Church, Vol VII, Ch IV.
  42. ^ Shaff, Philip. "Luther's Translation of the Bible", History of the Christian Church, New York: Charles Scribner's Sons, 1910. Schaff quotes Hegel's Philosophie der Geschichte, p. 503: "Luther hat die Autorität der Kirche verworfen und an ihre Stelle die Bibel und das Zeugniss des menschlichen Geistes gesetzt. Dass nun die Bibel selbst die Grundlage der christlichen Kirche geworden ist, ist von der grössten Wichtigkeit; jeder soll sich nun selbst daraus belehren, jeder sein Gewissen daraus bestimmen können. Diess ist die ungeheure Veränderung im Principe: die ganze Tradition und das Gebäude der Kirche wird problematisch und das Princip der Autorität der Kirche umgestossen. Die Uebersetzung, welche Luther von der Bibel gemacht hat, ist von unschätzbarem Werthe für das deutsche Volk gewesen. Dieses hat dadurch ein Volksbuch erhalten, wie keine Nation der katholischen Welt ein solches hat; sie haben wohl eine Unzahl von Gebetbüchlein, aber kein Grundbuch zur Belehrung des Volks. Trotz dem hat man in neueren Zeiten Streit deshalb erhoben, ob es zweckmässig sei, dem Volke die Bibel indie Hand zu geben; die wenigen Nachtheile, die dieses hat, werden doch bei weitem von den ungeheuren Vortheilen überwogen; die äusserlichen Geschichten, die dem Herzen und Verstande anstössig sein können, weiss der religiöse Sinn sehr wohl zu unterscheiden, und sich an das Substantielle haltend überwindet er sie."
  43. ^ Tyndale's New Testament, xv, xxvii.
  44. ^ Tyndale's New Testament, ix–x.

Liên kết ngoài





Video yêu thích   
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam

Trở về trang chính

Hoàng Kim, hoangkim, hoangkimvietnam, Ngọc Phương NamChào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, Khát khao xanh, Dayvahoc, Học mỗi ngày,  Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook  Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống Thơ cho con
 

No comments:

Post a Comment