Wednesday, June 25, 2014

Chào ngày mới 25 tháng 6


Michael Jackson Cannes.jpg
CNM365 Chào ngày mới 25 tháng 6 Wikipedia Ngày này năm xưa. Ngày Độc lập tại Mozambique; ngày Lập quốc tại CroatiaSlovenia (1991); ngày Trồng cây tại Philippines. Năm 613 – Trong khi Tùy Dạng Đế tấn công Cao Câu Ly, Dương Huyền Cảm đem quân tiến vào Lê Dương, bắt đầu cuộc nổi dậy chống triều đình Tùy.Năm 1940Chiến tranh thế giới thứ hai: Các hiệp đình đình chiến giữa Pháp với Đức và Ý có hiệu lực, trận chiến nước Pháp kết thúc với thắng lợi của phe Trục. Năm 1950 – Quân đội Triều Tiên vượt qua ranh giới quân sự để tấn công Hàn Quốc, khởi đầu chiến tranh Triều Tiên nhằm tranh quyền kiểm soát toàn bán đảo. Năm 2009 – Ca sĩ Michael Jackson (hình) tử vong do bị ngừng tim tại nhà ở Los Angeles, sau đó chính quyền tuyên bố rằng đây là một hành động giết người.

Michael Jackson

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Michael Jackson

Michael Jackson năm 1997
Sinh Michael Joseph Jackson
29 tháng 8, 1958
Gary, Indiana, U.S.
Mất 25 tháng 6, 2009 (50 tuổi)
Los Angeles, California, U.S.
Nguyên nhân mất Ngừng tim
Nơi an táng Forest Lawn Memorial Park, Glendale, California, U.S.
Nơi cư trú Neverland Ranch, Los Olivos, California, U.S.
Tên khác Michael Joe Jackson
Công việc
Tài sản Green Arrow Up Darker.svg 236 triệu USD (số liệu ước tính tháng 3 năm 2007)[1]
Vợ (hoặc chồng) Lisa Marie Presley (k.hôn  1994–1996)
Deborah Jeanne Rowe (k.hôn  1996–1999)
Con cái Michael Joseph Jackson, Jr.
Paris-Michael Katherine Jackson
Prince Michael Jackson II
Cha mẹ Joseph Walter Jackson
Katherine Esther Scruse
Người thân
Chữ ký
Sự nghiệp âm nhạc
Thể loại
Nhạc cụ
Năm 1968–2009
Hãng đĩa
Hợp tác The Jackson 5
Michael Joseph Jackson (29 tháng 8 năm 195825 tháng 6 năm 2009) là một ca sĩ, nhạc sĩ, vũ công, doanh nhân và nhà từ thiện nổi tiếng người Mỹ. Ông được gọi là "Vua nhạc pop" hay "Ông hoàng nhạc pop" (tiếng Anh: "King of pop"), hoặc "MJ".[2] Michael được công nhận như là "Nhân vật giải trí thành công nhất mọi thời đại" theo sách kỷ lục Guinness.[3] Những đóng góp của anh cho ngành công nghiệp âm nhạc, khiêu vũ, thời trang cùng những biến động xung quanh cuộc sống cá nhân của mình, khiến anh trở thành cái tên phổ biến nhất toàn cầu trong hơn bốn thập kỷ qua. Trong những năm cuối đời, Michael Jackson vẫn được mệnh danh là người đàn ông được nhắc đến nhiều nhất hành tinh.
Là người con thứ 8 trong gia đình 10 người con mang họ Jackson (người anh Brandon đã chết ngay sau khi sinh nên còn lại 9 người), anh bắt đầu sự nghiệp âm nhạc chuyên nghiệp từ năm lên 11 với vị trí thành viên út trong nhóm nhạc The Jackson 5 và khởi nghiệp sôlô năm 1971. Đầu những năm 1980, Michael Jackson được xem như nghệ sĩ giải trí thành công nhất. Các video ca nhạc của anh, bao gồm cả "Beat It", "Billie Jean" và "Thriller", đã phá vỡ rào cản chủng tộc và nâng tầm giá trị của video ca nhạc như một hình thức nghệ thuật và công cụ quảng cáo. Sự phổ biến của những video này sau đó đã giúp kênh truyền hình âm nhạc trẻ tuổi lúc bấy giờ là MTV trở nên nổi tiếng. Những video sau này như "Black or White" hay "Scream" tiếp tục khẳng định vị trí của anh trên MTV trong thập niên 1990, cũng như xây dựng danh tiếng như một nghệ sĩ lưu diễn solo. Với những màn biểu diễn trên sân khấu hay trong video ca nhạc, Jackson đã giúp phổ biến nhiều màn vũ đạo phức tạp như robot hay moonwalk. Thêm vào đó, giọng ca và phong cách hát đặc biệt của anh cũng ảnh hưởng lớn tới thế hệ nghệ sĩ nhạc hip-hop, popR&B đương đại đàn em.
Album Thriller phát hành năm 1982album bán chạy nhất mọi thời đại.[4] Những album khác của Michael, như: Off the Wall (1979), Thriller (1982), Bad (1987), Dangerous (1991) và HIStory (1995) cũng là một trong số những những album bán chạy nhất thế giới. Là một trong số ít nghệ sĩ hai lần được vinh danh tại Đại sảnh Danh vọng Rock and Roll, Michael Jackson còn đạt được nhiều thành tựu nổi bật khác như hàng loạt các kỷ lục Guinness, 13 giải Grammy[5], 13 đĩa đơn quán quân trên bảng xếp hạng Billboard Hot 100 của Mỹ - nhiều hơn bất cứ nam danh ca sôlô nào trong kỷ nguyên Hot 100[6], và trên 800 triệu album được tiêu thụ trên toàn thế giới[7]. Michael đã giành được hàng trăm giải thưởng, khiến anh trở thành nghệ sĩ thu âm được trao thưởng nhiều nhất trong lịch sử âm nhạc đại chúng.[8] Trong ngày sinh nhật lần thứ 52 của Michael Jackson vào ngày 29 tháng 8 năm 2010, ông trở thành nghệ sĩ có tổng lượt download các ca khúc nhiều nhất mọi thời đại.[9][10] Jackson thường xuyên tham gia các sự kiện tôn vinh chủ nghĩa nhân đạo của mình cũng như hiến tặng và quyên góp hàng trăm triệu đô-la với mục đích từ thiện thông qua doanh thu từ các chuyến lưu diễn của mình. Vào năm 2000, sách kỷ lục Guinness công nhận ông đã ủng hộ hơn 39 tổ chức từ thiện.[11]
Tuy nhiên, những vấn đề xung quanh đời tư, trong đó có sự thay đổi ngoại hình và lối cư xử khác người, đã trở thành tâm điểm của dư luận và làm tổn hại tới hình ảnh của anh. Anh bị buộc tội xâm hại tình dục trẻ em năm 1993, sau đó anh đã được tuyên trắng án vì không đủ chứng cứ. Anh đã kết hôn hai lần và có 3 con, các việc này đều tạo ra những tranh cãi trong dư luận. Tình hình sức khỏe của anh giảm sút từ đầu thập niên 1990 và những món nợ tài chính cũng vào cuối thập niên cũng thu hút sự quan tâm của dư luận. Năm 2005, một lần nữa Jackson phải hầu tòa vì lời cáo buộc xâm hại tình dục trẻ em, sau nhiều lần trì hoãn và xét xử rắc rối với những tình tiết hoàn toàn vô căn cứ của bên nguyên, Michael Jackson được tuyên bố trắng án với tất cả các tội danh.
Trong khi chuẩn bị cho hàng loạt buổi hòa nhạc trở lại mang tên This Is It, Jackson đã qua đời do nhiễm độc cấp tính propofol và benzodiazepine vào ngày 25 tháng 6 năm 2009, sau khi tim ngừng đập. Tòa Thượng thẩm Los Angles (Mỹ) đã liệt cái chết của Michael Jackson như một vụ giết người, và bác sĩ riêng của ông đã bị kết tội ngộ sát. Cái chết của Jackson đã gây nên một làn sóng đau buồn khắp toàn cầu và lễ tưởng niệm của anh đã được truyền hình trực tiếp công khai trên toàn thế giới.[12]

Cuộc đời và sự nghiệp

1958-1975: Thơ ấu và The Jackson 5

A house surrounded by yellow colored grass, flowers, trees, and a light blue colored sky can be seen. The house has white walls, two windows, a white door with a black door frame, and a black roof. In front of the house there là một walk way, yellow grass and multiple colored flowers and memorabilia. In the background, there are two tall trees and a light blue colored sky that has multiple clouds.
Nhà của Jackson hồi còn thơ ấu tại Gary, Indiana, cho thấy những bó hoa tưởng niệm ông sau khi qua đời
Michael Jackson sinh năm 1958 tại hạt Gary, Indiana. Sinh ra trong một gia đình thuộc tầng lớp lao động người Mỹ gốc Phi và sống trong một căn nhà 3 phòng tại Gary,[13] anh là con thứ 8 trong số 10 người con của Joseph (Joe) và Katherine Jackson ([13]. Katherine Jackson là tín đồ nhiệt thành của giáo phái Nhân Chứng Giê-hô-va và bà dạy dỗ các con theo giáo phái này[13]. Ông Joe làm thuê cho một xưởng sản xuất thép, có năng khiếu âm nhạc và thường biểu diễn với một ban nhạc R&B có tên là "The Falcons". Michael Jackson có ba chị em gái: Rebbie, La ToyaJanet, và năm anh em: Jackie, Tito, Jermaine, MarlonRandy.[13] Người anh thứ sáu, Brandon, là anh em sinh đôi với anh trai Marlon, đã chết ngay sau khi sinh.[14]
Michael từ nhỏ đã có một mối quan hệ khó khăn với cha của mình, Joe.[15] Joseph đã thừa nhận vào năm 2003 rằng ông thường xuyên đánh con mình (Michael) khi còn nhỏ. Jackson nói rằng ông đã bị chính người cha ruột hành hạ cả về thể xác lẫn tinh thần, trải qua những buổi tập luyện mệt mỏi không ngớt, những trận đòn roi và chửi rủa, mặc dù ông cũng ghi nhận việc kỷ luật nghiêm ngặt của cha mình đóng một vai trò lớn trong sự thành công của mình. Tuổi thơ bị hành hạ đã ảnh hưởng đến toàn bộ phần đời về sau khi đã trưởng thành.[16] Thậm chí có lần, Michael đã bị bố treo ngược bằng một chân và "đấm túi bụi vào lưngmông"[15]. Ông bố Joe nhiều lúc còn ngáng chân các con trai cho họ ngã bổ nhào hoặc xô họ vào tường[15]. Một đêm trong lúc Michael đang ngủ, ông trèo vào phòng từ cửa sổ với chiếc mặt nạ kinh dị và la hét. Joe nói rằng ông muốn dạy các con không được để cửa sổ mở khi đi ngủ. Nhiều năm sau đó, Michael vẫn gặp ác mộng về việc bị bắt cóc từ phòng ngủ của mình[15]. Lần đầu tiên Jackson công khai nói về tuổi thơ bị hành hạ của mình là trong cuộc trò chuyện với Oprah Winfrey năm 1993. Anh nói rằng trong suốt thời thơ ấu, anh thường khóc vì cô đơn và đôi khi cảm thấy phát ốm hoặc buồn nôn khi nhìn thấy cha mình. Ông Joe cũng đã mắng chửi, chế giễu anh vì có một mũi to. Đây được xem như nguyên nhân khiến Michael Jackson phẫu thuật thẩm mỹ liên tục[17][18][19][20]. Trong một cuộc phỏng vấn với Martin Bashir vào năm 2003, Living with Michael Jackson, khi Bashir bác bỏ những nhận xét tích cực và tiếp tục hỏi về việc bị cha đánh đập, Jackson anh đã lấy tay che mặt, từ chối trả lời câu hỏi và bắt đầu khóc[15]. Anh nhớ lại có lần ông Joe ngồi trên một cái ghế bành, trên tay là cái thắt lưng da trong khi các con luyện tập, anh nói "nếu bạn không làm đúng những gì bố tôi muốn, ông ta sẽ xé xác bạn".
Michael Jackson (chính giữa) với vai trò là thành viên của nhóm The Jackson 5
Michael Jackson đã sớm bộc lộ năng khiếu âm nhạc. Năm 1964 anh tham gia ban nhạc Jackson Brothers của các anh trai mình. Trong suốt thời kỳ này, những anh chàng Jackson đã đi lưu diễn khắp bang Indiana. Và sau khi thắng giải trong một cuột thi biểu diễn với ca khúc "My Girl" của ban nhạc The Temptations, họ bắt đầu biểu diễn với tư cách là một ban nhạc chuyên nghiệp tại Chicago, Illinois, rồi sau đó sang cả vùng Đông MỹTrung Mỹ. Ban nhạc thường biểu diễn tại một loạt các câu lạc bộ và nơi tụ tập của người da đen mà người ta thường gọi bằng cái tên "chitlin' circuit", nơi thường dành cho các tiết mục thoát y vũ và các tiết mục dành cho người trưởng thành khác.[21]. Năm 1966 ban nhạc đổi tên từ "The Jackson Brothers" thành The Jackson 5, trong đó Michael Jackson và người anh thứ ba Jermaine Jackson là hai giọng ca chính của nhóm. The Jackson 5 đã tiến hành thử giọng rồi ký kết hợp đồng thu âm với hãng đĩa Motown Records vào năm 1968[22]. Ban nhạc đã làm rúng động sân khấu ca nhạc nước Mỹ với 4 đĩa đơn đầu tay là "I Want You Back", "The Love You Save", "ABC""I'll Be There" đều đứng ở vị trí quán quân trong bảng xếp hạng Billboard Hot 100, đây là kỉ lục mà một ban nhạc đạt được từ trước đến nay trong làng ca nhạc[21]. Còn với vai trò một ca sĩ solo, Michael Jackson đã phát hành tổng cộng 4 album với hãng đĩa Motown, trong đó có Got To Be There năm 1971Ben năm 1972 thu được thành công tại Mỹ. Ngoài hai album này, anh còn phát hành hai đĩa đơn cùng tên và một bản thu âm lại ca khúc "Rockin' Robin" của Bobby Day cũng thu được một số thành công nhất định.
Doanh thu của The Jackson 5 bắt đầu sụt giảm vào năm 1973 khi mối quan hệ giữa ban nhạc và Motown trở nên xấu đi, hãng đĩa từ chối thẳng thừng một số yêu cầu của họ. Năm 1976, The Jackson 5 ký hợp đồng thu âm với hãng đĩa CBS Records. Khi thông tin này đến tai Motown, họ đã kiện ban nhạc ra tòa vì đã phá bỏ hợp đồng trước thời hạn. Vụ kiện đã trở nên khá rắc rối vì trước đó người anh đầu Jermaine đã kết hôn với con gái của chủ hãng đĩa Motown. Kết quả là anh em nhà Jackson đã mất luôn cả quyền sử dụng tên và logo ban nhạc "The Jackson 5" cùng với sự ra đi của người hát chính Jermaine[23].

1975–1981: Đến hãng thu âm Epic và album Off the Wall

Michael trong video của đĩa đơn đầu tiên của album Off the Wall, "Don't Stop 'Til You Get Enough" (1979).
Tháng 6 năm 1975, Jackson 5 ký hợp đồng với Epic Records, một hãng đĩa thuộc biên chế của CBS Records, và đổi tên thành The Jacksons. Em trai Randy chính thức gia nhập ban nhạc vào khoảng thời gian này, trong khi Jermaine đã chọn ở lại với hãng Motown và theo đuổi sự nghiệp solo. The Jacksons tiếp tục đi lưu diễn quốc tế và phát hành thêm sáu album nữa từ năm 1976 đến năm 1984. Với sự trở lại của Jermaine vào năm 1983, The Jacksons đã tăng số thành viên ban nhạc lên con số 6. Michael, nhạc sĩ chính của nhóm trong thời gian này, đã viết nên nhiều nên bản hit như "Shake Your Body (Down to the Ground)" (1979), "This Place Hotel"(1980) và "Can You Feel It"(1980). Hoạt động diễn xuất của Jackson bắt đầu vào năm 1978, khi ông đóng vai bù nhìn rơm Scarecrow trong The Wiz, một bộ phim của đạo diễn Sidney Lumet cùng với Diana Ross, Nipsey Russell, và Ted Ross.[24]Bộ phim tuy là một thảm họa phòng vé, [25] nhưng thời cơ trong sự nghiệp của Jackson đã đến trên phim trường của The Wiz khi Jackson gặp gỡ Quincy Jones, biên tập phần âm nhạc cho bộ phim, và Jones đã đồng ý sản xuất album solo tiếp theo của Jackson, Off the Wall. Năm 1979, Jackson bị gãy mũi khi đang thực hiện một vũ đạo phức tạp. Tuy nhiên, cuộc phẫu thuật đã không thành công như dự kiến; ông phàn nàn khó thở và có thể sẽ ảnh hưởng đến sự nghiệp của mình. Ông đã liên lạc với Tiến sĩ Steven Hoefflin, người thực hiện cuộc sửa mũi thứ hai và sau này của Jackson.
Off the Wall, thành quả của quá trình hợp tác giữa Jackson và Jones phát hành năm 1979, đã giúp định hình một Michael Jackson từ âm nhạc "bubblegum pop" thưở nhỏ sang âm nhạc chững chạc, trưởng thành, phù hợp với thị hiếu của nhiều thành phần lứa tuổi hơn.[26] Album thành công trên toàn thế giới và lập một kỷ lục trong lịch sử âm nhạc, trở thành album đầu tiên từ trước tới nay phát hành 4 đĩa đơn nằm trong top 10, trong đó có đĩa đơn đạt tới quán quân "Don't Stop 'Til You Get Enough" và "Rock With You". Album này vươn tới vị trí thứ 3 trên bảng xếp hạng album Billboard 200, với 48 tuần liên tiếp trong top 20[27]. Quincy Jones và Michael Jackson cùng hợp tác thực hiện album với phần nhạc và lời do Michael, Stevie WonderPaul McCartney soạn. Album đánh dấu một hình ảnh mới của Michael Jackson, độc lập, không còn phải đứng chung với những người anh của mình để phát triển sự nghiệp[28]. Off The Wall làm cho người nghe phấn chấn vì những giai điệu nhạc dance sôi động cuốn hút, và từ bỏ dần loại nhạc disco trước đó[28]. Tổng cộng album đã bán được 20 triệu đĩa trên toàn thế giới[29]. Mặc dù album đã rất thành công nhưng Michael Jackson cảm thấy hơi tiếc nuối vì lẽ ra nó phải có một sức ảnh hưởng rộng rãi hơn và xác định album tiếp theo phải thành công ngoài sức tưởng tượng[30]. Tuy nhiên, ông vẫn đảm bảo mức tiền bản quyền cao nhất trong ngành công nghiệp âm nhạc lúc bấy giờ: 35% lợi nhuận bán album.[31]
Tháng 1 năm 1980, Jackson có được giải thưởng đầu tiên trong sự nghiệp ca hát solo tại lễ trao giải thưởng âm nhạc Mỹ. Anh giành giải "Album Soul/R&B được yêu thích nhất" cho Off The Wall, "Nam nghệ sĩ Soul/R&B được yêu thích nhất" và "Bài hát Soul/R&B được yêu thích nhất" cho "Don't stop 'Til You Get Enough"[32]. Một tháng sau đó, Michael cũng giành được 2 giải Billboard cho "Top Black Artist" và "Top Black Album". Ngày 27 tháng 2 năm 1980, anh thắng giải Grammy đầu tiên trong sự nghiệp: "Trình diễn giọng R&B nam xuất sắc nhất" cho "Don't Stop 'Til You Get Enough"[32].
Hơn 25 năm sau ngày phát hành, album Off The Wall vẫn luôn được cho là một mốc son đầu tiên trong sự nghiệp, mở đầu cho những thành công đỉnh cao sau này của nam ca sĩ da màu Michael Jackson. Năm 2003, chương trình truyền hình VH1 đánh giá Off The Wall ở thứ hạng 36 trong danh sách những album hay nhất mọi thời đại[33], còn tạp chí Rolling Stone xếp nó ở thứ hạng 68[34].

1982-1983: ThrillerMoonwalk

Một cảnh trong video "Billie Jean" (1983). Bài hát này đứng vững ở vị trí #1 trong bảng xếp hạng Billboard Hot 100 trong 7 tuần. Đây cũng được coi là một trong những bài hát xuất sắc nhất do Michael Jackson sáng tác.
Năm 1982, Jackson thu âm ca khúc "Someone in the Dark" cho cuốn truyện dành cho bộ phim E.T the Extra-Terrestrial. Bản thu âm này sau đó đã giành một giải Grammy cho "Album xuất sắc nhất dành cho trẻ em". Cũng trong năm đó, Michael phát hành album thứ 2 do hãng đĩa Epic sản xuất với tựa đề Thriller. Đây là album bán chạy nhất trong lịch sử âm nhạc, với số lượng bán ra trên toàn thế giới trong khoảng từ 65 triệu bản theo nhiều nguồn khác nhau[35][36]. Album trở thành đĩa hát đầu tiên trong lịch sử có 7 đĩa đơn lọt vào tốp 10 của bảng xếp hạng BillBoard Hot 100 trong đó nổi bật nhất là "Billie Jean", "Beat It" và bài hát cùng tên với album. Thriller đứng vững ở vị trí quán quân trên bảng xếp hạng BillBoard Hot 200 trong 37 tuần và có mặt trong bảng xếp hạng này trong 122 tuần. Album cũng nhận được 29 lần chứng nhận đĩa bạch kim tại thị trường âm nhạc Mỹ bởi Hiệp hội Công nghiệp Thu âm Hoa Kỳ RIAA[37].
Có thể nói album Thriller thành công tới mức khiến Michael Jackson trở thành biểu tượng văn hóa mới đại diện cho nước Mỹ lúc bấy giờ. Luật sư của Jackson John Branca cho buết rằng Jackson đã có mức thuế suất cao nhất trong ngành công nghiệp âm nhạc vào thời điểm đó: khoảng 2 đô cho mỗi album được bán ra. Ngoài ra, cuốn video phim tài liệu The Making of Thriller đã bán được hơn 350.000 bản trong vài tháng. Năm 1985, The Making of Thriller của Michael Jackson giành được một giải Grammy cho Video hình thái dài xuất sắc nhất. Vào tháng 12 năm 2009, video "Thriller" đã trở thành băng video ca nhạc đầu tiên được đưa vào Trung tâm tư liệu Điện ảnh Quốc hội Mỹ để bảo tồn vì tầm quan trọng văn hóa của nó.[38]. Sách báo khi đó mô tả anh như một "ngôi sao của những đĩa hát, của sóng truyền thanh và của những video nhạc rock; người cứu sống ngành thương mại âm nhạc, một nhạc sĩ đã khởi động nhịp đập cho thập kỷ, một vũ công trên phố xá với vũ điệu lạ mắt nhất của đôi chân, một ca sĩ đã phá bỏ mọi rào cản về thị hiếu, phong cách và cả màu da"[39]. Trong khi Blender tán dương anh như "một biểu tượng pop kiệt xuất cuối thế kỷ 20"[40] thì Thời báo New York đã gọi anh là một "hiện tượng âm nhạc" cùng với lời bình: "Trong làng nhạc Pop thế giới, có Michael Jackson và những người khác"[41]. Thời báo TIME cũng khẳng định rằng: "Thriller đã đem lại cho ngành công nghiệp thương mại âm nhạc những năm xán lạn kể từ năm 1978, khi mà ngành này đạt doanh thu trong nước khoảng 4.1 tỉ USD"[39] rồi đi tới kết luận Thriller đã "đem trở lại niềm tin" vào một ngành công nghiệp đang bên bờ vực "lụi tàn của nhạc punk và những lĩnh vực hay của nhạc pop tổng hợp". Còn theo như The Washington Post, Michael Jackson với album Thriller đã vạch hướng đi cho những nghệ sĩ khác, chẳng hạn như Prince[42]. Thriller cũng đã góp phần giúp đem tiếng hát của những nghệ sĩ Mỹ gốc Phi trở lại sóng phát thanh chính của radio kể từ giữa thập niên 70, đồng thời làm thay đổi nhận thức của mọi người về tầm quan trọng của một album ca nhạc[43]. Do phát hành nhiều đĩa đơn thành công trên các bảng xếp hạng, album cũng thay đổi cả những kế hoạch về số lượng đĩa đơn phát hành từ một album[44]. Tuy nhiên điện Kremli đã chỉ trích ca sĩ cùng đĩa hát về tội "giúp chính quyền Ronald Reagan trong việc tống khứ hết tất cả những vấn đề của đất nước ra khỏi đầu người dân nước Mỹ" và gọi anh là "một tên lừa đảo lớn của làng show-biz"[45]. Thêm vào đó, đôi găng tay đính kim cương giả cùng với chiếc áo khoác "Thriller" đã trở thành bộ trang phục đặc trưng của Michael, khiến giới trẻ Mỹ đua nhau ăn mặc cho giống thần tượng.
Michael Jackson đã đoàn tụ với anh em của mình với màn trình diễn huyền thoại sống trong lễ kỉ niệm 25 năm của Motown: Yesterday, Today, Forever. Chương trình phát sóng vào ngày 16 Tháng 5 năm 1983, với hơn 50 triệu khán giả. Michael Jackson biểu diễn bài hát "Billie Jean" tại chương trình truyền hình đặc biệt này. Đây là lần đầu tiên anh biểu diễn ca khúc này với điệu nhảy Moonwalk. Màn trình diễn đã rất thành công và tạo ra một làn sóng hâm mộ Thriller, giúp cho album vẫn tiếp tục bán chạy trong những năm tiếp theo. Michael Jackson tham gia Motown 25th hoàn toàn miễn cưỡng. Thời điểm đó, Michael Jackson đang hợp tác với hãng CBS Records và nhà tổ chức muốn anh hát các ca khúc cũ của Jackson 5 cùng gia đình. Michael Jackson đồng ý với điều kiện anh được phép trình diễn Billie Jean sau khi kết thúc liên khúc của Jackson 5.[46] Moonwalk của Jackson đã thu hút sự so sánh với ngôn ngữ cơ thể của Elvis Presley và sự xuất hiện trên The Ed Sullivan Show của The Beatles. Berry Gordy nói về Moonwalk, "từ những nhịp đầu tiên của Billie Jean, tôi đã bị mê hoặc, và khi anh trình diễn màn vũ đạo thương hiệu của mình - moonwalk, tôi đã bị sốc, đó là ma thuật, Michael Jackson đã đi vào quỹ đạo, và không bao giờ đi xuống."[47]

1984-1985: Tai nạn Pepsi, "We Are the World" và sự nghiệp kinh doanh

Trong tháng 11 năm 1983, Michael cùng với những người anh em của mình đã ký một hợp đồng quảng cáo với hãng nước ngọt Pepsi với mức thù lao 5 triệu USD đã phá vỡ kỷ lục trong ngành công nghiệp quảng cáo cũng như chứng thực cho sự nổi tiếng không thể chối cãi của ông. Là nhân vật chủ chốt của Pepsi trong những năm 1983-1984 với khẩu hiệu "thế hệ mới" (New Generation), Jackson đã phủ sóng khắp nước Mỹ với chiến dịch rầm rộ của Pepsi bao gồm quảng cáo, tài trợ tour diễn, và xuất hiện tại các sự kiện công chúng, và trong cửa hàng trưng bày.[48] Ngày 27 tháng 1 năm 1984, khi đang đóng quảng cáo trước 3000 người hâm mộ, một màn pháo hoa đã được trình diễn sau lưng anh. Tuy vậy sự cố đã xảy ra, hàng loạt tàn pháo đã rơi trúng đầu Michael và bắt lửa vào tóc anh. Michael tỏ ra không hề lúng túng với mái tóc sáng rực và bình tĩnh trùm áo khoác lên đầu trong khi người anh trai lao vào giúp. Tuy nhiên anh đã bị bỏng độ 2 và phải đội một mảnh tóc để tham dự lễ trao giải Grammy[49]. Pepsi giải quyết vấn đề ngoài vòng pháp luật, và Jackson được đền bù 1.5 triệu USD và sau đó Jackson đã trao tặng số tiền đến Trung tâm Y tế Brotman ở Culver City, California. Và Trung tâm trị bỏng Michael Jackson được đặt ra để vinh danh những đóng góp cao quý của ông.[50]Taraborrelli, p. 279-287.</ref> Sau đó, Pepsi và Michael Jackson tiếp tục hợp tác vào cuối những năm 1980 với trị giá 10 triệu USD. Chiến dịch này đã mạnh mẽ tiếp cận thị trường toàn cầu với hơn 20 quốc gia và cũng để quảng bá cho album Bad của Michael Jackson cũng như chuyến lưu diễn thế giới cùng tên (1987-88).[48] Mặc dù Jackson đã hợp tác quảng cáo với nhiều công ty khác, chẳng hạn như LA Gear, Suzuki, và Sony, nhưng đã thể hiện chiêu bài khôn ngoan của Pepsi trong việc hợp tác với các ngôi sao ca nhạc nổi tiếng, sau đó họ cũng đã hợp tác cùng nhiều ngôi sao ca nhạc khác như Britney SpearsBeyoncé Knowles để quảng bá sản phẩm.[48][48][51]
Tháng 2 năm 1984 Michael Jackson được đề cử 12 giải Grammy và giành được 8 giải, phá kỷ lục về số giải Grammy giành được trong một năm[52]. 7 giải dành cho album Thriller và một giải dành cho E.T.: The Extra-terrestrial. Trong đó có những giải quan trọng nhất của năm như "Album của năm" (cho Thriller), "Thu âm của năm" (cho "Beat It"), "Trình diễn giọng Pop-Rock-R&B nam xuất sắc nhất" (lần lượt dành cho "Thriller", "Beat It" và "Billie Jean"). Cũng năm đó Michael giành được 8 giải âm nhạc Mỹ và 3 giải video âm nhạc của MTV.
Michael Jackson (giữa) với tổng thống Reagan và phu nhân năm 1984. Đây là lần đầu tiên anh tới Nhà Trắng. Sáu năm sau anh tới đây lần thứ 2 để gặp tổng thống George H. W. Bush.
Năm 1984 Michael Jackson thực hiện chuyến lưu diễn Victory Tour sau thành công của Thriller, bắt đầu ngày 6 tháng 7 và kéo dài trong 5 tháng. Cũng năm đó anh vinh dự được mời tới Nhà Trắng gặp tổng thống Mỹ để nhận danh hiệu "Vì dân phục vụ". Tại đây, ông Reagan đã thay mặt chính phủ Mỹ cảm ơn Michael Jackson về việc chấp thuận cho các đài phát thanh, truyền hình trong nước sử dụng ca khúc "Beat It" của anh để tuyên truyền, cổ động không lái xe trong lúc say rượu[53].
Năm 1985 Michael Jackson cùng với Lionel Richie đồng sáng tác ca khúc "We Are The World". Hai ca sĩ này cùng với hơn 37 ngôi sao ca nhạc khác đã tổ chức thu âm và biểu diễn nhằm quyên góp tiền ủng hộ cho nhân dân gặp đói kém, lụt lội tại Đông Phi. Ca khúc này đã giành 2 giải Grammy quan trọng là "Thu âm của năm" và "Bài hát của năm" và trở thành một trong những đĩa đơn bán chạy nhất mọi thời đaị, với hơn 20 triệu đĩa được bán và hàng triệu đô-la doanh thu được dùng để cứu trợ nạn đói[54].
Tranh cãi bắt đầu nổ ra khi Michael bỏ tiền mua cổ phần trong ATV Music Publishing (công ty sở hữu bản quyền phát hành phần lớn các bài hát của ban nhạc huyền thoại The Beatles) với giá 47,5 triệu bảng vào năm 1985, và anh trở thành cổ đông lớn nhất. Tuy nhiên hành động này đã không làm vừa lòng người bạn thân Paul McCartney, người cũng có cổ phần trong công ty, trong khi chính ông trước đây đã từng cho Jackson biết về giá trị béo bở trong việc sở hữu các bài hát của The Beatles[55]. Sự hợp tác sáng tác và hát nhạc giữa hai người chấm dứt từ đó.

1986–1990: Album Bad và Điền trang Neverland

Một chiếc áo jacket quân đội có gắn vàng với thắt lưng, được Jackson mặc trong thời gian phát hành album Bad.
Năm 1986, Michael Jackson thủ một vai trong bộ phim 3-D Captain EO do Francis Ford Coppola đạo diễn. Phim này chỉ dài có 17 phút nhưng ngốn hết 17 triệu USD kinh phí[56]. Tại thời điểm đó, đây là bộ phim có kinh phí cao nhất tính theo số tiền đầu tư/phút. Ở Mỹ, nó được công chiếu tại công viên Disneyland. 2 bài hát mới được hát trong Captain EO là "Another Part of Me", sau này có mặt trong album Bad và "We Are Here To Change The World", được phát hành năm 2004 trong album Michael Jackson: Ultimate Collection.
năm 1987 Michael Jackson phát hành album tiếp theo mang tên Bad. Đây là album có dạng một câu chuyện thứ 3 sau Off the WallThriller và cũng là album cuối cùng mà Michael hợp tác với Quincy Jones. Michael muốn album bao gồm tới 30 bài hát, trong đó có ca khúc "La Isla Bonita" của Madonna nhưng đã bị Quincy cắt xuống còn 11. Theo lời của Jones, ông muốn Michael song ca bài hát Bad với nam ca sĩ nhạc pop Prince, người sau đó đã từ chối cơ hội này. Jones nói rằng lý do Prince đưa ra là anh nghĩ rằng ca khúc này đủ hay để trở thành hit dù có sự góp mặt của anh hay không[57].
Tuy doanh số bán ra không cao bằng Thriller nhưng Bad vẫn thực sự là một thành công lớn nhất của năm mà không có nghệ sĩ khác nào đạt được. Album bán được hơn 30 triệu đĩa trên toàn thế giới trong đó 8 triệu được tiêu thụ tại Mỹ[58][59]. Có tới 7 đĩa đơn trong album này lọt vào tốp 10 tại Mỹ, trong đó 5 ca khúc đã leo lên vị trí quán quân là "I Just Can't Stop Loving You", "Bad", "The Way You Make Me Feel", "Man in the Mirror" và "Dirty Diana". Hai thập kỷ sau khi phát hành, album này vẫn giữ kỷ lục là album có nhiều đĩa đơn đạt vị trí quán quân nhất tại Mỹ. Về mặt âm nhạc, Bad là bộ sưu tập gồm các bản ballad, những ca khúc hồn nhiên vô tư hòa quyện với một số bài mang chủ đề u sầu, ủ dột như "Leave Me Alone", được Micheael Jackson hát như một sự trút giận trước sự săm soi thái quá của công chúng vào đời tư của anh.
Tháng 9 năm 1987, Michael Jackson bắt đầu chuyến lưu diễn solo đầu tiên của mình. Bad World Tour được người hâm mộ trên thế giới chào đón một cách cuồng nhiệt, phá kỷ lục về số người đến xem lúc bấy giờ. Chỉ riêng tại Nhật Bản với 14 buổi diễn đã có hơn nửa triệu khán giả[60]. Chuyến lưu diễn kéo dài 16 tháng gồm 123 buổi công diễn, thu hút 4,4 triệu người hâm mộ.
Michael Jackson hợp tác với đạo diễn điện ảnh từng đoạt giải Oscar Martin Scorsese đạo diễn cho video ca khúc cùng tên album của anh[61]. Khi video dài 18 phút này được lần đầu công chiếu, một làn sóng tranh cãi lại nổ ra về sự thay đổi rõ ràng trên khuôn mặt của nam ca sĩ, từ mũi, cằm cho đến màu da[62].
Điền trang Neverland là một bất động sản nằm ở quận Santa Barbara, California, địa danh này nổi tiếng vì là nhà cũ của anh từ năm 1988 tới 2005. Jackson mua khu điền trang này từ doanh nhân William Bone. Điền trang này được đặt theo tên của Neverland, mảnh đất thần tiên trong câu chuyện về Peter Pan, cậu bé không bao giờ lớn. Tổ hợp này nằm cách 8 km về phía bắc của khu Los Olivos và 13 km về hướng bắc của thị trấn Santa Ynez. Diện tích của tổ hợp là 11 km2. Tháng 11 năm 2008, Michael Jackson đổi tên khu điền trang này thành Sycamore Valley Ranch Company, LLC.
Với những thành công nối tiếp thành công từ khi hát đơn của mình, Michael Jackson đã được đặt một biệt danh là "Vua nhạc pop"[63], cái tên ngày nay vẫn được người hâm mộ và giới thông tin đại chúng dùng để gọi Jackson[64]. Thực ra biệt danh này là do người bạn của Michael, ngôi sao điện ảnh Elizabeth Taylor đặt ra khi bà giới thiệu anh với danh hiệu "Nghệ sĩ của thập kỷ" vào năm 1989, công bố rằng: "Anh ấy là một ông vua thực sự của nhạc pop, rocksoul"[65][66]. Năm 1990, ghi nhận những ảnh hưởng của Michael trong lĩnh vực âm nhạc, Nhà Trắng một lần nữa mời anh đến cũng để nhận phần thưởng trên. Tổng thống George H. W. Bush đã trực tiếp trao thưởng và tán dương Michael vì đã có được cộng đồng người hâm mộ thật nhiệt thành, và nhiều thứ khác nữa[67].

1990-1995: Album Dangerous và Heal The World Foundation

Một trong nhiều cảnh phản cảm trong video "Black or White" (1991). Michael Jackson đứng trên một chiếc ô tô, xé toạc áo rồi đập phá nhà cửa. Những cảnh này về sau đã bị cắt đi để tránh khỏi lệnh cấm chiếu.
Tháng 11 năm 1991, Michael Jackson phát hành album phòng thu thứ 8 mang tên Dangerous. Tại Mỹ, 7 triệu bản album được tiêu thụ và con số trên toàn cầu lên tới 32 triệu khiến đây trở thành album bán chạy thứ hai trong sự nghiệp của Jackson, chỉ sau Thriller[58][68]. Dangerous đã được dự đoán là một album hết sức nổi bật khi một vụ việc đã xảy ra tại Sân bay quốc tế Los Angeles: một toán cướp có vũ trang đã ăn cắp 30.000 đĩa hát trước khi album được phát hành chính thức ngày 26 tháng 11[69].
Đĩa đơn thành công nhất của album là "Black or White", đạt vị trí quán quân tại Mỹ trong 7 tuần liên tiếp và cũng đạt quán quân tại nhiều nước khác như Anh, Canada, Pháp, Áo, Đức[70]. Tuy nhiên video của ca khúc lại gây nhiều tranh cãi khi bắt đầu công chiếu trên MTV, BET với một số cảnh hơi khiêu dâm và bạo lực như cảnh Michael Jackson sờ soạng chỗ kín, xé áo rồi đập phá phố xá. Vì vậy phần nửa cuối của video đã bị lược bỏ khi chiếu trên truyền hình[63]. Cùng thời gian đó, ngày 14 tháng 11, video "Black or White" đã được phát hành tại 27 nước trên thế giới với số lượng người xem khoảng nửa tỉ người, lập kỷ lục là video có nhiều người xem nhất từ trước đến nay[6]. Đĩa đơn thứ hai, "Remember The Time", cũng trụ ở tốp 5 trong 8 tuần với vị trí cao nhất là hạng 3[19]. Tại Anh và một số quốc gia khác ở châu Âu, đĩa đơn thành công nhất lại là "Heal the World". Đĩa này bán được 450.000 bản tại Anh và ở vị trí thứ 2 trong 5 tuần vào năm 1992[19].
Năm 1992 được ghi nhận là một năm khá bận rộn của Michael Jackson với nhiều chuyến thăm đến các nước trên thế giới. Đáng chú ý là chuyến thăm châu Phi, trong đó có GabonAi Cập[71]. Đây là lần thứ hai anh tới lục địa này, lần đầu tiên anh tới đây cùng với The Jackson 5 khi mới 14 tuổi. Điểm dừng chân đầu tiên của anh là đất nước Gabon với sự đón tiếp của hơn 100.000 người trong cảnh hỗn loạn ồn ào, một số người đã hô vang: "Chào mừng anh đã về nhà, Michael Jackson"[71]. Tại Bờ Biển Ngà, anh đã đi thăm một ngôi làng chuyên khai thác vàng của bộ tộc người Agni, gần thủ đô Abidjan và được tộc trưởng gọi là Vua Sani[71]. Jackson cũng cảm ơn những người đứng đầu bộ lạc bằng cả tiếng Anhtiếng Pháp về việc tạo điều kiện cho anh làm một bộ phim tài liệu về chuyến đi này và ngồi lên một chiếc ngai vàng để chủ trì nghi thức nhảy múa tại địa phương[71]. Michael Jackson kết thúc chuyến công du của mình tại Ai Cập, nhân thể quảng cáo luôn cho album Dangerous.
Bài hát Will You Be There trong album này của Jackson đã bị nhạc sĩ kiêm ca sĩ người Ý Al Bano (Albano Carrisi) khởi kiện năm 1992 vì ông cho rằng Jackson đã "đạo nhạc" từ bài hát I Cigni di Balaka (The Swans of Balaka) của ông. Theo các chuyên gia âm nhạc, bài hát của Jackson có đến 37 nốt nhạc giống với giai điệu được sáng tác trước đó của Al Bano. Luật sư Alberto Seganti của Jackson lập luận rằng đây là sự trùng hợp ngẫu nhiên và không có bằng chứng về việc ăn cắp nhạc của anh, và hai người cũng chưa từng gặp nhau trước khi vụ kiện bắt đầu. Vụ kiện kéo dài 7 năm và đến năm 1999, Toà án dân sự Milan đã bác đơn kiện của Al Bano và ông phải trả án phí cho vụ này. Sau đó Al Bano đã mời Jackson cùng tham gia buổi hoà nhạc từ thiện vì trẻ em Kosovo[72].

1995-2000: Album HIStory và album Blood On The Dance Floor: HIStory in The Mix

Michael Jackson đóng vai một thiên thần trong video "You Are Not Alone" (1995).
Tháng 6 năm 1995, Michael Jackson phát hành HIStory: Past, Present and Future, Book I. Album này bán được 20 triệu bản, tổng cộng là 40 triệu đĩa và trở thành một trong những album bán chạy nhất mọi thời đại[70]. Riêng tại thị trường Mỹ, album được chứng nhận 7 đĩa Bạch kim[73]. Album cũng được đề cử giải Grammy cho "Album của năm"[74]. Để quảng bá cho album, Michael Jackson tổ chức chuyến lưu diễn HIStory World Tour thu hút tới 4,5 triệu khán giả, một kỷ lục nữa về số người xem ngoài nước Mỹ đến nay vẫn chưa bị phá vỡ[75]. Album gồm 2 đĩa: Đĩa I với tựa đề HIStory Begins gồm 15 bài hát cũ đã đưa Michael lên đỉnh cao của sự nghiệp và đĩa II mang tên HIStory Continues gồm 15 bài hát mới. Đĩa đơn đầu tiên của album, "Scream" hát chung với em gái Janet Jackson đã lọt vào tốp 5 tại Mỹ. Video của đĩa đơn này hiện đang giữ kỷ lục về chi phí đầu tư hơn 7 triệu USD[76]. Đĩa đơn tiếp theo là "You Are Not Alone" cũng rất thành công tại MỹAnh, đạt vị trí đầu bảng tại hai quốc gia này, đồng thời cũng gây tranh cãi tại Mỹ vì nội dung video ca nhạc. Video có vài cảnh tình tứ giữa Michael Jackson và vợ, Lisa Marie Presley, trong đó hai người ở tình trạng gần như khỏa thân hoàn toàn.
Một trong nhiều bức tượng Michael Jackson giống hệt nhau được dựng khắp châu Âu để quảng bá HIStory.
Đĩa đơn thứ 3, "Earth Song", một ca khúc gây chú ý nhờ video ca nhạc, đạt vị trí quán quân tại Anh trong 6 tuần, qua kỳ giáng sinh năm 1995. "Earth Song" bán được hơn 1 triệu bản, vượt qua "Billie Jean" để trở thành đĩa đơn thành công nhất trong sự nghiệp của Jackson tại đảo quốc sương mù. Tại lễ trao giải BRIT, giải thưởng âm nhạc lớn nhất của Anh, năm 1996, anh đã biểu diễn ca khúc này với bộ trang phục trắng toát, xung quanh là trẻ em và một người đàn ông đóng vai giáo sĩ Do Thái. Jarvis Cocker, ca sĩ hát chính của ban nhạc Pulp cùng anh bạn Peter Masell đã trèo lên sân khấu làm loạn để tỏ ý phản kháng. Họ nhảy múa vòng quanh, giả vờ phô ra những bộ phận đằng sau. Trong cảnh hỗn loạn nhằm đưa hai người ra khỏi sân khấu, có thông tin cho rằng ít nhất 3 đứa trẻ đã bị thương nhẹ[77]. Hiệp hội công nghiệp ghi âm Anh quốc BPI, cơ quan chịu trách nhiệm trao giải thưởng BRIT, đã phát biểu về sự việc đáng xấu hổ này như sau: "Chúng tôi vô cùng lo ngại về hành động của Jarvis Cocker tối qua, hậu quả là 3 đứa trẻ hát cùng Michael Jackson đã bị thương"[77]. Cocker sau đó đã phản hồi: "Hành động của tôi đêm hôm đó nhằm phản đối cái cách mà Michael Jackson nhìn nhận bản thân anh ta như kiểu hình tượng của Chúa Giê-su tôn kính với sức mạnh hàn gắn chúng sinh"[77]. Người phát ngôn của Michael Jackson cũng thay mặt "nạn nhân" phát biểu: "...Michael Jackson cảm thấy tức giận, kinh tởm, buồn rầu, thất vọng và như bị lừa lọc vậy"[77]. Hành động sỗ sàng của Cocker đã bị báo giới Anh chỉ trích mạnh mẽ.
"They Don't Care About Us", đĩa đơn thứ 4 của album HIStory sau khi phát hành gây nhiều tranh cãi về phần lời ca khúc có tính chất bài Do Thái: "Jue me, sue me" và "kick me, kike me" (Kike trong tiếng Anh có nghĩa là "tên Do Thái" với ý khinh miệt). Dưới sức ép của cộng đồng người Do Thái, đoạn hát này trong những lần phát hành về sau đã buộc phải đổi lời thành "do me, sue me" và "kick me, hike me".
Năm 1997, Michael Jackson phát hành một album với chất liệu mới mang tên Blood on the Dance Floor: HIStory in the Mix với những bản phối lại các ca khúc từ album HISory. Với 6 triệu đĩa được bán ra, đây trở thành album phối khí lại bán chạy nhất mọi thời đại, đồng thời cũng đạt vị trí cao nhất tại Anh. Trong album còn có 5 bài hát mới là "Blood on the Dance Floor", "Ghosts", "Is It Scary?", "Superfly Sister" và "Morphine", trong đó 3 bài hát đầu đã được phát hành dưới dạng đĩa đơn trên toàn cầu. "Blood on the Dance Floor" đạt quán quân tại Anh; "Is It Scary?" và "Ghosts" được sử dụng làm nhạc cho bộ phim Ghost. Đây chỉ là bộ phim ngắn, kéo dài có 40 phút, do Michael viết kịch bản và Stan Winston đạo diễn song lại cho người xem thấy nhiều kỹ xảo đặc biệt cùng các điệu nhảy lôi cuốn. Đây cũng được coi là video ca nhạc dài nhất từ trước đến nay. Michael Jackson nói rằng anh dành tặng album cho ngôi sao ca nhạc kỳ cựu Elton John, người đã giúp anh vượt qua thói nghiện thuốc giảm đau, đặc biệt là morphine[78].

2001-2005: Album Invincible và kỷ niệm 30 năm sự nghiệp ca hát

Tháng 10 năm 2001, album mới Invincible được phát hành[79] và leo lên vị trí cao nhất tại 13 quốc gia, đồng thời bán được hơn 13 triệu đĩa[29], một con số tuy khá lớn đối với những ca sĩ trẻ nhưng lại quá nhỏ đối với ngôi sao ca nhạc danh tiếng như Michael Jackson. Album này phát hành 3 đĩa đơn là "You Rock My World", "Cry" và "Butterflies".
Chỉ vài tháng trước khi Invincible được phát hành, Jackson thông báo cho Tommy Mottola, ông chủ hãng đĩa Sony Music Entertainment rằng anh sẽ không tiếp tục thực hiện hợp đồng với Tommy nữa[63]. Năm 2002, kế hoạch phát hành đĩa đơn, quay video ca nhạc và tổ chức các buổi hòa nhạc quảng bá cho Invincible vì thế đều bị hủy bỏ. Lý do mà Michael Jackson đưa ra là Tommy không ủng hộ những nghệ sĩ người Mỹ gốc Phi[63]. Anh nói rằng Tommy như một "con quỷ", một "kẻ phân biệt chủng tộc". Jackson còn cho biết ông chủ hãng đĩa đã gọi Irv Gotti, bạn đồng nghiệp của anh là "một thằng nhọ béo" (fat nigger)[80]. Sony phản đối lại những chỉ trích rằng họ đã không quảng bá Invincible đủ nhiệt tình, Sony khẳng định rằng Jackson đã từ chối chuyến lưu diễn tại Mỹ[81].
Nhận định về album nhìn chung khá khả quan, nhưng các nhà phê bình đều nhất trí rằng đây là album ít gây ấn tượng nhất của Jackson vì nó quá dài. Allmusic chấm 3/5 sao và nói rằng "Rốt cuộc đĩa này quá dài và đến nửa chừng thì làm mất sự hứng thú... Nó không đủ để khiến Invincible có thể trở thành cú tái xuất ngoạn mục mà Jackson đang cần..."[82]. Rolling Stone cũng chấm 3 sao, cho rằng những ca khúc R&B đầu rất hay nhưng những bản ballad sau khiến cho album dài lê thê[83]. Nhà phê bình Robert Christgau cho điểm A- và nhận xét: "Kỹ năng của anh không hề suy giảm. Chất funk của anh mạnh mẽ hơn và các bản ballad cũng nhẹ nhàng hơn, cả hai gây hiệu ứng mạnh. 78 phút là quá dài"[84]. Đây cũng là mức điểm mà anh chấm cho album Thriller lúc nó chính thức được phát hành[85]. Jackson và những người ủng hộ anh cho rằng những nhận định đó là không công bằng, cũng như việc bàn luận về những hình ảnh lập dị hay rắc rối trong quá khứ của anh, và còn biến anh trở thành đề tài để chế nhạo[86]. NME gọi anh là kẻ "cực kỳ lập dị" (Fucking freak) và "ngu ngốc" (a bit of a wanker)[87]. Allmusic thì nói về những vụ xì căng đan và các tin đồn về tình hình tài chính đang suy giảm của ca sĩ[82]. Robert Chrisgau tin rằng "Jackson có một lối sống kì quái được thổi phồng bởi sự giàu có kếch xù". Ông cũng bày tỏ quan điểm của mình rằng chuyện Jackson hát về việc giúp đỡ trẻ em nghe thật "chướng tai"[84].
Ngày 7 tháng 910 tháng 9 năm 2001, Michael Jackson đã tổ chức buổi hòa nhạc hoành tráng kỷ niệm 30 năm sự nghiệp hát đơn của anh tại Madison Square Garden, thành phố New York[79]. Buổi hòa nhạc còn có sự góp mặt của các ca sĩ tên tuổi khác như Whitney Houston, Britney Spears, Usher, Mýa, 'N Sync[88], được trình chiếu trên truyền hình ngày 13 tháng 11.
Trong quá trình sản xuất album, Michael Jackson quyết định cùng 35 ca sĩ khác thu âm một ca khúc từ thiện tên là "What More Can I Give" nhằm quyên tiền cho những nạn nhân của vụ khủng bố 11 tháng 9 vừa mới xảy ra trước đó. Sau sự kiện này, anh xuất hiện trong buổi hòa nhạc từ thiện United We Stand: What More Can I Give tại sân vận động RFK, thủ đô Washington D.C. với màn trình diễn ca khúc "What More Can I Give" để kết thúc chương trình.
Tháng 11 2003 Michael Jackson và Sony Records phát hành một đĩa hát sưu tập các ca khúc thành công dưới dạng CDDVD mang tên Number Ones, bán được 6 triệu đĩa trên thế giới[89]. Tuy nhiên, một sự việc không hay đã xảy ra với Michael. Trong khi anh đang quay video cho bài hát "One More Chance", vốn là ca khúc mới duy nhất trong album tại Las Vegas thì sở cảnh sát hạt Santa Barbara, California đã tiến hành lục soát điền trang Neverland của anh và ra lệnh bắt giữ. Anh bị Gavin Arvizo tố cáo quấy rối tình dục trẻ em[90]. Cậu bé này đã xuất hiện trong bộ phim tài liệu Living With Michael Jackson không lâu trước đó.
Michael Jackson biểu diễn ca khúc "We Are The World" tại lễ trao giải âm nhạc Thế giới năm 2006.
Sau khi được tòa tuyên trắng án, Michael Jackson đã chuyển tới sống tại đảo quốc vùng Vịnh Bahrain[91], ở đó anh mua một ngôi biệt thự trước đây từng được một thành viên Quốc hội của Bahrain sở hữu. Jackson dành thời gian để viết những nhạc phẩm mới, trong đó có một đĩa đơn nhằm ủng hộ cho các nạn nhân trận bão Katrina với nhan đề "I Have This Dream". Nhiều ca sĩ nổi tiếng thông báo rằng họ đã góp giọng cho ca khúc mới của Michael Jackson. Tuy nhiên sau nhiều lần trì hoãn, đĩa đơn đã không bao giờ được phát hành.
Michael Jackson lần đầu tiên xuất hiện trước công chúng sau phiên tòa xét xử vào tháng 11 năm 2006 khi anh đến thăm văn phòng Luân Đôn của Kỷ lục Gunness thế giới. Anh nhận được 8 kỷ lục trong đó có "Nhân vật giải trí đầu tiên kiếm được 100 triệu đô-la trong một năm" và "Nhân vật giải trí đầu tiên bán được hơn 100 triệu album ngoài Hoa Kỳ"[92]. Anh cũng được trao "Giải thưởng Kim cương" tại lễ trao giải thưởng âm nhạc thế giới ngày 15 tháng 11 năm 2006[70]. Năm 2007, Jackson và hãng đĩa Sony đã mua Famous Music từ Viacom. Nhờ thỏa thuận này mà anh có bản quyền với các bài hát của Eminem, Shakira, Beck và nhiều nghệ sĩ khác[93].

2008: Album Thriller 25King of Pop

Tháng 2 năm 2008, Michael Jackson phát hành album Thriller 25 gồm hai đĩa nhằm kỷ niệm 25 năm ngày ra đời của album để đời Thriller. ALbum này gồm 9 ca khúc trong album nguyên bản nhưng đã được phối khí lại và một bài hát mới là "For All Time". Hai đĩa đơn được phát hành từ album tạm thu được thành công: "The Girl Is Mine 2008" và "Wanna Be Startin' Somethin' 2008". Tuy chỉ là phát hành lại nhưng Thriller 25 vẫn thành công về mặt thương mại, đạt vị trí quán quân tại 8 quốc gia[94][95][96]. Tại hai thị trường chính là MỹLiên Hiệp Anh, album đạt hạng 2 và 3. Ở Mỹ, album chỉ cần khoảng 14,000 bản nữa là đạt vị trí cao nhất khi bán được 166,000 bản. Trong vòng 12 tuần, album bán được hơn nửa triệu đĩa tại Mỹ[97] và 3 triệu đĩa trên toàn thế giới[98].
Để kỷ niệm sinh nhật lần thứ 50 của Jackson, hãng Sony BGM phát hành album sưu tập với tên gọi King of Pop tại nhiều quốc gia. Album này bao gồm những ca khúc trong sự nghiệp với ban nhạc và hát đơn của anh, tất cả đều được tuyển chọn bởi những người hâm mộ. Hãng Sony còn thêm vào nhiều ca khúc hiếm thấy từ trước đó. Album này có nhiều danh sách ca khúc khác nhau phụ thuộc vào việc bầu của người hâm mộ tại mỗi quốc gia[99][100]. King of Pop cũng đã lọt vào top 10 tại nhiều quốc gia mà nó được phát hành[101][102].
Từ ngày 8 tháng 7 năm 2009 tới 24 tháng 2 năm 2010, Michael Jackson tổ chức chuyến lưu diễn mang tên This Is It bao gồm 50 buổi diễn đã bán hết vé với hơn một triệu khán giả tại nhà thi đấu O2. Theo như trang điện tử của Jackson thì doanh thu từ việc bán vé phá vỡ nhiều kỷ lục. Trong một cuộc họp báo về This Is It, Jackson có nói bóng gió về việc anh sẽ từ giã sự nghiệp[103]. Randy Phillips, chủ tịch của AEG Live khẳng định rằng chỉ riêng 10 buổi diễn đầu cũng đã mang về cho Jackson khoản thu nhập gần 50 triệu bảng Anh[104].

2009: Qua đời

Ngày 25 tháng 6 năm 2009, Michael Jackson đột tử tại ngôi nhà anh đang thuê ở khu vực đồi Holmby, Los Angeles. Một số bản báo cáo cho biết trước khi Jackson ngừng thở không lâu, anh đã nhận những mũi tiêm chứa chất Demerol, một loại thuốc giảm đau loại mạnh tương tự như morphine mà theo một số người bạn của Jackson thì anh đã bị nghiện[105]. Bác sĩ riêng của Jackson,Conrad Murray,nói rằng ông nhìn thấy Jackson trên giường trong tình trạng không thở nhưng mạch vẫn còn đập yếu và đã tiến hành hồi sức cho quả tim nhưng không có hiệu quả[106]. Sở cứu hỏa Los Angeles nhận được một cuộc gọi 911 lúc 12:22 chiều. Xe cứu thương tới nơi muộn mất 3 phút 22 giây và đưa Jackson đi cấp cứu tại trung tâm y tế UCLA[107][108]. Việc hô hấp nhân tạo vẫn tiếp tục được thực hiện nhưng đã quá muộn. Jermaine, anh trai của Michael, chính thức thông báo ca sĩ Michael Jackson đã qua đời vào lúc 2:25 chiều giờ địa phương (21:25 UTC)[109][110].
Tin tức về cái chết của Michael Jackson đã làm tăng đột biến việc truy cập mạng Internet, gây nên tình trạng quá tải[111]. Một số trang điện tử xảy ra lỗi do lượng truy cập quá lớn như Google[112], Facebook[113], Twitter[114]Wikipedia[115]. Những người bạn, người hâm mộ cũng như các ngôi sao ca nhạc đều bày tỏ niềm tiếc thương tới cái chết đột ngột của Jackson như Elizabeth Taylor[116], Diana Ross, Madonna[117] và vợ cũ Lisa Marie Presley[118]. Những album của anh gần như ngay lập tức cũng được bán hết và quay trở lại dẫn đầu nhiều bảng xếp hạng trong đó có Anh[119].
Buổi lễ tưởng nhớ Michael Jackson được tổ chức tại Staples, Los Angeles vào ngày 7 tháng 7, theo sau buổi lễ cầu nguyện của riêng gia đình Jackson tại Forest Lawn Memorial Park's Hall of Liberty. Chiếc quan tài mạ vàng được đặt ngay dưới sân khấu trong suốt buổi lễ nhưng vẫn không có thông tin nào về nơi an nghỉ cuối cùng của anh. Trong khi một vài bản báo cáo không chính thức xác nhận rằng lượng khán giả theo dõi buổi lễ trên toàn cầu lên tới 1 tỉ người[120], số khản giá Mỹ ước lượng bởi Nelson vào khoảng 31,1 triệu. Con số này có thể so sánh với lượng người Mỹ theo dõi lễ chôn cất cựu tổng thống Ronald Reagan (35,1 triệu) và lễ tang công nương Diana (33,1 triệu)[121]. Đứa con gái tên Paris của anh cũng đã đọc để bày tỏ những lời ấm ủ về anh trước công chúng, nói về anh như một người cha rất tốt.[122]
Nguyên nhân cái chết của anh vẫn còn gây tranh cãi, đã có nhiều người tin rằng anh chết vì do uống thuốc giảm đau quá liều.[123] Người được cho là chịu trách nhiệm cho cái chết của anh là tiến sĩ Conrad Robert Murray là bác sĩ điều trị cho Michael Jackson trong ba năm tính đến lúc anh chết. Ông đã cho Jackson uống thuốc giảm đau cực mạnh Demerol. [124]

Đời tư

Hôn nhân gia đình

Lisa Marie Presley, con gái huyền thoại âm nhạc Elvis Presley, kết hôn với Michael Jackson năm 1994.
Năm 1994 Michael Jackson kết hôn với Lisa Marie Presley, con gái Elvis Presley. Hai người gặp nhau lần đầu năm 1975 trong lễ đính hôn của một thành viên gia đình Jackson tại MGM Grand và trở thành bạn của nhau[125]. Hằng ngày họ thường xuyên liên lạc với nhau bằng điện thoại. Vì những lời cáo buộc xâm hại tình dục trẻ em, Jackson nhận được nhiều lời động viên tinh thần từ Lisa, cô quan tâm đến tình hình sức khỏe sút kém và nghiện thuốc phiện của anh[126]. Cô giải thích: "Tôi tin rằng Michael đã không làm gì sai, anh ấy đã bị vu cáo. Và tôi bắt đầu yêu anh ấy. Tôi muốn giúp đỡ Michael. Tôi cảm thấy mình có thể làm được việc đó"[127]. Một lần Michael gọi điện cho Lisa, cô nói rằng anh đang "nói năng lảm nhảm và bị ảo tưởng"[126]. Sau đó, cô thuyết phục Jackson giải hình ảnh của anh vì vụ bê bối xâm hại tình dục trẻ em[128]. Hai năm sau, hai người ly dị nhưng vẫn là bạn của nhau[129].
Jackson đưa con trai đi chơi công viên. Do nhạy cảm với ánh sáng Mặt Trời từ chứng bạch biến, anh luôn phải đeo kính râm và che ô kín mít.
Tháng 11 năm 1996, trong chuyến lưu diễn HIStory World Tour, Jackson kết hôn với y tá da liễu tên là Deborah Jeanne Rowe. Hai người có với nhau hai người con: một trai tên Prince Michael Joseph Jackson Jr. (được biết đến với tên "Prince") và một gái tên Paris Michael Katherine Jackson[129][130]. Hai người gặp nhau từ giữa những năm 80 khi Jackson bắt đầu bị chẩn đoán mắc chứng bạch biến. Rowe giành nhiều thời gian chăm sóc, động viên Jackson và xây dựng tình bạn giữa họ trước khi bắt đầu yêu nhau[131]. Không có kế hoạch kết hôn nhưng vì Rowe mang thai, mẹ Jackson đã can thiệp và thuyết phục họ cưới nhau[132]. Cặp đôi ly dị năm 1999 và Rowe trao hết quyền nuôi con cho Jackson[133]. Sau đó trong chương trình Living with Michael Jackson, anh đã nói rằng anh và Debbie Rowe có một thoả thuận, rằng Debbie sẽ sinh con cho Michael. Debbie đã nói rằng "Tôi sẽ giúp anh có con" khi thấy anh đang buồn và thèm khát có những đứa con của riêng mình. Tuy nhiên đến năm 2006, anh đã đồng ý để cô cùng nuôi con với anh[133]. Sau khi anh mất, có tin lá cải đồn rằng Debbie Rowe nói 2 đứa con mà cô có với anh không phải là con đẻ của anh. Nhưng sau đó Debbie Rowe đã chính thức phủ nhận tin đồn này.
Đứa con thứ ba của Jackson tên là Prince Michael Jackson Jr II (được biết đến với tên khác là Blanket) sinh năm 2002[134]. Jackson chưa bao giờ tiết lộ danh tính của mẹ đứa trẻ. Anh nói rằng đây là kết quả của quá trình thụ tinh trong ống nghiệm từ trứng của một người phụ nữ đến nay vẫn chưa được công bố danh tính và tinh trùng của anh[133]. Tháng 11 năm đó Jackson đem con mình ra trước ban công khách sạn anh ở. Bế con bằng tay phải, anh đã giơ con mình ra ngoài lan can ban công trong một khoảnh khắc ngắn để khoe với những người hâm mộ. Hành động liều lĩnh đã bị dư luận chỉ trích.[135].

Công việc từ thiện

Tháng 3 năm 1988, Jackson tậu một mảnh đất gần Santa Ynez, California để xây dựng điền trang Neverland Ranch với chi phí 17 triệu USD. Mảnh đất rộng 2.700 mẫu Anh (tương đương 11 km2), có nhiều vòng đu quay, một rạp xiếc thú, một rạp hát và 40 nhân viên an ninh. Tài sản này được ước tính khoảng 100 triệu USD vào năm 2003[136][137]. Chỉ tính riêng năm 1989, tổng thu nhập của Jackson từ đĩa hát, lưu diễn, quảng cáo cũng đã lên tới 125 triệu USD[92].
Jackson sáng lập "Quỹ từ thiện Heal the world" năm 1992. Tổ chức này có nhiệm vụ đưa trẻ em không nơi nương tựa về điền trang Neverland Ranch và đã gửi hàng triệu USD trợ giúp trẻ em vùng đang có chiến tranh và dịch bệnh. Với chuyến lưu diễn Dangerous World Tour, Jackson đã hiến tất cả số tiền lợi nhuận vào quỹ và quyên thêm được hàng chục triệu đôla nữa[19]. Anh cũng hiến luôn tiền bản quyền công chiếu chuyến lưu diễn trên kênh HBO với giá 20 triệu USD[138]. Sau cái chết của Ryan White, Jackson hướng sự chú ý của dư luận tới đại dịch HIV/AIDS, một vấn đề vẫn còn gây tranh cãi lúc bấy giờ. Anh cũng lên tiếng cầu xin chính quyền tại lễ nhậm chức tổng thống của Bill Clinton, rằng hãy chi nhiều tiền hơn để nghiên cứu và cứu giúp bệnh nhân HIV/AIDS[139][140].
Trong suốt tháng 6 năm 1999, Jackson tham gia vào nhiều hoạt động từ thiện. Anh biểu diễn cùng nam ca sĩ opera Luciano Pavarotti tại một buổi hòa nhạc từ thiện ở Modena, Ý để ủng hộ cho tổ chức phi lợi nhuận Warchid và quyên hàng triệu đôla cho người tị nạn ở Kosovo và trẻ em ở Guatemala[141]. Một tháng sau đó Jackson tổ chức chương trình hòa nhạc "Michael Jackson và những người bạn" tại ĐứcHàn Quốc. Các ca sĩ khách mời có Slash, The Scorpions, Boyz II Men, Luther Vandross, Mariah Carey, Andrea Bocelli và Luciano Pavarotti. Tiền thu được được gửi tới "Quỹ trẻ em Nelson Mandela", Hội Chữ Thập đỏ quốc tếUNESCO[142].

Vấn đề sức khỏe và thay đổi ngoại hình

Khuôn mặt Jackson sau khi bị chẩn đoán mắc chứng bạch biến.
Năm 1986, một số tờ báo lá cải đưa tin Jackson ngủ trong những phòng bội áp khí ôxy để ngăn chặn quá trình lão hóa. Sau đó, tin này đã được phủ nhận. Lúc đó anh đang quảng cáo cho bộ phim Captain EO sắp ra mắt và muốn mượn hình ảnh viễn tưởng ấy để quảng bá sản phẩm của mình[143][144].
Màu da của Jackson thuộc loại nâu trung bình trong suốt thời thơ ấu, nhưng bắt đầu đến những năm 1980 thì da anh càng ngày càng trở nên nhạt màu. Sự thay đổi gây ra nhiều hoài nghi đối với công chúng, trong đó có tin đồn rằng anh đang tẩy da[17]. Khoảng giữa thập niên này, Jackson bị chẩn đoán là mắc bệnh bạch biếnluput, cả hai bệnh này khiến anh rất nhạy cảm với ánh sáng mặt trời. Quá trình điều trị càng ngày càng làm da anh trắng hơn, và việc sử dụng phấn trang điểm để che đi những vùng da xấu trên mặt cũng làm Jackson trông rất trắng.[145]. Cấu trúc xương mặt của Jackson cũng thay đổi; một số bác sĩ cho rằng anh đã trải qua nhiều cuộc phẫu thuật mũi, nâng trán, làm mỏng môi, và chỉnh xương gò má[146]. Những thay đổi trên khuôn mặt Jackson một phần còn là do những giai đoạn giảm cân mạnh[147]. Đầu thập niên 80, anh trở nên mảnh dẻ hơn do thay đổi chế độ ăn và mong muốn có "thân hình của vũ công"[148]. Nhiều nhân chứng nói rằng Jackson thường xuyên hoa mắt chóng mặt và biếng ăn[149]. Nhiều chuyên gia y học cho biết họ tin rằng chàng ca sĩ đang mắc chứng mặc cảm ngoại hình hay còn có tên gọi khác là rối loạn khiếm khuyết hình thể, một rối loạn về tâm lý mà người bệnh lo lắng quá mức về một khiếm khuyết nhỏ hay một khiếm khuyết tưởng tượng trên cơ thể mình.[145].
Sao không nói với mọi người tôi là người Hỏa Tinh? Nói với họ rằng tôi ăn thịt sống và nhảy những điệu tà thuật lúc nửa đêm. Họ sẽ tin tất cả những gì bạn nói bởi vì bạn là một phóng viên. Nhưng nếu là tôi, Michael Jackson, nói: "Tôi là người Hỏa Tinh, ăn thịt gà sống và nhảy những điệu tà thuật lúc nửa đêm", mọi người sẽ nói: "Ôi dào, thằng cha Michael Jackson đó bị dở hơi. Hắn bị điên ấy mà. Anh không thể tin bất kỳ lời ngớ ngẩn nào phát ra từ mồm hắn"[150].(Michael Jackson)

Bị cáo buộc quấy rối tình dục trẻ em

Michael Jackson bắt đầu bị buộc tội xâm hại tình dục trẻ em bởi một cậu bé 13 tuổi tên là Jordan Chandler và cha của cậu, Evan Chandler[151]. Tình bạn trước đó giữa hai người lớn tan vỡ. Even có nói: "Nếu tôi thắng vụ này, tôi sẽ là người thành công nhất. Không có cửa nào để tôi thua cả. Tôi sẽ lấy được tất cả những gì tôi muốn và sự nghiệp của Michael Jackson sẽ tan tành mây khói"[152]. Lần đầu tiên gặp Jackson, Jordan đang sống với cha dượng và mẹ ruột. Một năm sau, khi gặp lại cha ruột, cha cậu nghi ngờ về mối quan hệ của cậu với Jackson. Vì cậu vốn là người hâm mộ cuồng nhiệt của Jackson nên đã từ chối kể cho cha về quan hệ của hai người. Sau đó, cha của Jordan đã đưa cho cậu thuốc an thần và dưới tác dụng của thuốc an thần, Jordan kể với cha rằng Jackson đã chạm vào dương vật của cậu.[153]. Evan và Jackson đã định giải quyết vấn đề ngoài vòng pháp luật bằng tài chính nhưng cuối cùng đã không thành công do Jackson còn đưa ra nhiều yêu cầu ngược lại đối với cha con Chandler. Jordan Chandler đã kể với các chuyên gia tâm lý, sau là với cảnh sát, rằng Michael Jackson đã thực hiện những hành động như tình dục bằng miệng và những lời mô tả chi tiết mà theo như cậu là bộ phận sinh dục của ca sĩ[154].
Một cuộc điều tra chính thức bắt đầu và điền trang Neverland Ranch bị lục soát. Nhiều trẻ em sống trong đó và các thành viên gia đình phủ nhận rằng Jackson là loại người có khoái cảm tình dục với trẻ em[154]. Hình ảnh của ca sĩ càng bị tổn hại khi chính chị gái của anh là La Toya Jackson đã lên tiếng nói anh là con người như vậy bằng một phát biểu mà sau đó đã bị cô rút lại[155]. Jackson đồng ý để cảnh sát lục soát trong vòng 25 phút nhằm tìm ta bằng chứng liệu những lời miêu tả của Jordan có chính xác hay không. Các bác sĩ kết luận rằng có nhiều điểm giống nhau rõ ràng nhưng đó chưa phải là kết luận cuối cùng[155]. Jackson đã công khai đưa ra lời tuyên bố mùi mẫn, nói rằng anh hoàn toàn vô tội, chỉ trích những gì mà anh cho là thành kiến của giới truyền thông đồng thời cũng nói về kết quả cuộc lục soát[151].
Jackson bắt đầu dùng thuốc giảm đau để giảm stress vì những lời cáo buộc anh. Mùa thu năm 1993, anh bắt đầu nghiện thuốc phiện[126]. Sức khỏe của anh xuống đến độ phải hủy bỏ những buổi biểu diễn còn lại trong chuyến lưu diễn Dangerous World Tour và anh phải đến trung tâm cai nghiện trong vài tháng[156]. Sự căng thẳng cũng làm Jackson chán ăn, dẫn đến việc sụt nhiều cân [157]. Lo ngại anh không thể chịu đựng lâu dưới một sức ép như vậy, bạn bè và các chuyên gia tư vấn pháp lý đã khuyên anh hãy giải quyết vấn đề này ngoài vòng pháp luật[156][157].
Mười năm sau, 2003, Jackson lại bị một cậu bé khác tên là Gavin Arvizo, lúc đó 14 tuổi, buộc tội ở 7 điểm về vấn đề xâm hại tình dục trẻ em. Đầu năm đó, kênh truyền hình Granada của Anh có phát sóng một bộ phim tài liệu có cảnh Jackson nắm tay và bình luận về việc chia sẻ giường ngủ với Arvizo[158]. Cũng trong bộ phim tài liệu này, người xem còn được chứng kiến Jackson đã mạnh tay chi một khoản tiền lớn vào những việc lặt vặt, những 6 triệu USD trong một cửa hàng[136] cho Gavin Arvizo. Anh sau đó đã bác bỏ lời buộc tội. Nữ diễn viên Elizabeth Taylor, bạn của anh, đã lên tiếng bênh vực trên chương trình Larry King Live, nói rằng bà đã ở đấy khi họ "trên giường và xem tivi. Chẳng có gì bất bình thường về việc đó cả. Cũng chẳng có gì nhạy cảm xảy ra. Chúng tôi cười như những đứa trẻ và xem rất nhiều Walt Disney. Tóm lại là không có gì kỳ cục cả"[159]. Khuôn mặt nhìn nghiêng của Michael được giám định bởi một chuyên gia thần kinh tên là Stan Katz. Ông này cũng dành nhiều giờ để làm việc cùng với nguyên cáo. Theo như đánh giá của Katz thì Jackson dường như đã quay ngược trở lại như một đứa trẻ mới lên 10 và không có dấu hiệu của một người có khoái cảm tình dục với trẻ em[160].
Chịu đựng phiên tòa xét xử sắp tới, Jackson trở nên phụ thuộc vào thuốc giảm đau gây nghiện như morphine hay demetrol, nhưng sau đó anh đã bỏ được[161]. Phiên tòa People v. Jackson bắt đầu tại hạt Santa Maria, California, hai năm sau khi anh chính thức bị buộc tội. Phiên tòa này kéo dài 5 tháng đến tận tháng 5 năm 2005 mới kết thúc. Trong suốt quá trình này, anh một lần nữa phải trải qua những trận ốm vì căng thẳng và sút cân, càng làm biến đổi dung nhan của anh[162]. Trong tháng 6, anh hoàn toàn được trắng án ở tất cả điểm luận tội[163]. Sau đó anh đã chuyển tới định cư ở đảo quốc Bahrainvịnh Persian[164].
Tôi tham gia vào ngành công nghiệp giải trí từ năm lên 6... Như Charles Dickens đã nói, "Đó là khoảng thời gian tốt đẹp nhất, tồi tệ nhất". Nhưng tôi sẽ không thay đổi sự nghiệp của mình. Trong khi một vài người đã chủ tâm làm tôi bị tổn thương, tôi vẫn dễ dàng vượt qua nhờ gia đình thân yêu, một niềm tin mạnh mẽ và những người bạn cùng người hâm mộ tuyệt vời đã và đang ủng hộ tôi"[165].(Michael Jackson)

Phong cách nghệ thuật

Chủ đề và thể loại nhạc

Steve Huey của Allmusic khẳng định rằng trong suốt sự nghiệp solo, tài năng của Michael Jackson đã tạo điều kiện cho anh có cơ hội thử sức với hàng loạt chủ đề và thể loại âm nhạc khác nhau[166]. Là một nhạc sĩ, Jackson đã kết hợp cả những nhịp điệu funk với các bản guitar mạnh mẽ của rock. Không giống như nhiều nhạc sĩ khác, Jackson đã không sáng tác trên giấy mà thay vào đó là thu âm bằng một máy thu thanh. Trong khi thu âm thì anh hát lại bằng trí nhớ của mình[167][168]. Nhiều nhà phê bình nhận thấy rằng album Off the Wall là sự kết hợp của funk, disco-pop, soul, soft rock, jazz và pop ballad[166][169][170]. Ví dụ tiêu biểu là bản ballad "She's out of My Life", và hai bản disco "Workin' Day and Night" và "Get on the Floor".[169]
Nhạc mẫu:
  • Michael Jackson - "Thriller"
    Trình đơn
    0:00
    Trích đoạn "Thriller", một trong những ca khúc dễ nhận biết nhất của Michael Jackson, phát hành dưới dạng đĩa đơn năm 1984. Jackson đã sử dụng những hiệu ứng âm thanh điện ảnh và nhạc tố phim kinh dị để truyền tải nỗi sợ hãi đến người nghe.
  • Trục trặc khi nghe? Xem hướng dẫn.
Cũng theo Huey, album Thriller là sự trau chuốt hơn những điểm mạnh của Off the Wall[166]. Những bản dance và rock đã trở nên kích động hơn, trong khi những giai điệu pop và ballad dường như trở nên nhẹ nhàng và truyền cảm hơn. Ca khúc nổi bật gồm các bản ballad "The Lady in My Life", "Human Nature" và "The Girl Is Mine". Mảng nhạc funk gồm "Billie Jean" và "Wanna Be Startin' Somethin'". Disco thì có "Baby Be Mine" and "P.Y.T. (Pretty Young Thing)"[166][171][172][173]. Với Thriller, Christopher Conelly của Rolling Stone bình luận rằng Jackson đã mở rộng sự kết hợp với đề tài hoang tưởng và hình ảnh bí ẩn. Stephen Erlewine của Allmusic nhấn mạnh rằng đây là điều hiển nhiên ở những bài hát như "Billie Jean" hay "Wanna Be Startin' Somethin'"[172]. Với "Billie Jean", Jackson hát về một người hâm mộ nữ đã coi anh là bố của những đứa trẻ con cô ta[166]. Còn với "Wanna Be Startin' Somethin'", anh đã thúc giục người nghe chống lại những chuyện tầm phào của giới truyền thông. Ca khúc rock "Beat It" mang ý nghĩa chống lại bạo lực trong những băng đảng xã hội đen và đây được coi là bản rock thành công ban đầu của Jackson theo như Huey[166]. Huey cũng để ý rằng ca khúc cùng tên album, "Thriller" đã bắt đầu cho thấy sự hứng thú của Jackson về sự siêu nhiên, một chủ đề mà anh đã lặp lại trong những năm tiếp theo[166]. Năm 1985, Michael Jackson cùng Lionel Richie sáng tác ca khúc "We Are The World" với nội dung nhân đạo, chủ đề mà sau này đã trở thành phần trung tâm trong cuộc đời và sự nghiệp của anh[166].
Ở album Bad, khái niệm của Jackson về tình yêu có tính chất vụ lợi có thể thấy ở bài "Dirty Diana"[174]. Đĩa đơn đầu tiên "I Just Can't Stop Loving You" là một bản ballad tình yêu truyền thống trong khi "Man In The Mirror" lại nói về sự thú nhận và quyết tâm. "Smooth Criminal" thì gợi lên những cuộc xô xát đẫm máu, hiếp dâm và thậm chí là giết người. Stephen Erlewine cho rằng album Dangerous đã cho thấy Jackson như một cá nhân hoàn toàn ngược đời[175]. Ông bình luận rằng album đa dạng hơn những album trước đó vì nó vừa hấp dẫn dân đường phố lại vừa thu hút giời trung lưu với những bài kiểu như "Heal The World"[175]. Đây là album đầu tiên của Jackson mà những mặt yếu kém của xã hội đã trở thành chủ đề chính. Nửa đầu của album hướng về dòng nhạc swing bao gồm các bài như "Jam" và "Remember The Time"[176]. "Why You Wanna Trip on Me" là một ví dụ phản ảnh nạn đói, AIDS, nghiện hút và vô gia cư trên thế giới[176]. Dangerous còn chứa những đề cập về vấn đề giới tính như trong "In The Closet"-một nhạc phẩm nói về dục vọng và phủ nhận, mạo hiểm và đàn áp, cô đơn và kết nối, riêng tư và khám phá[176]. Bài "Dangerous" tiếp tục chủ đề về tình yêu vụ lợi và dục vọng ép buộc[176]. Nửa sau album gồm những ca khúc mang tính hướng nội nhiều hơn, với những nhạc phẩm cho thấy một Jackson đã biết mở rộng đến những đấu tranh nội tâm. Anh đã viết ca khúc "Gone Too Soon" để tưởng nhớ người bạn trẻ Ryan White và cảnh ngộ khốn khó của nạn nhân bệnh AIDS[140]. Album cũng chứa một trong những bản power ballad đầu tiên, "Give In To Me"[176].
Album HIStory thì tạo ra một không khí đầy hoang tưởng[177]. Nội dung của nó tập trung vào sự gian khổ và kiên trì đấu tranh của Michael Jackson trước khi cho ra đời những sản phẩm nghệ thuật. Bài "Scream" song ca cùng cô em gái Janet Jackson và "Tabloid Junkie" cùng với bản ballad R&B "You Are Not Alone" là sự đáp trả lại sự bất công và cô đơn mà anh cảm nhận, trực tiếp hơn là sự phẫn nộ trước những xoi mói thái quá của giới truyền thông[178]. Với "D.S.", Jackson đã chỉ trích Tom Sneddon như một kẻ chống lại xã hội, kẻ coi người da trắng là thượng đẳng, ưu việt. Invincible cho thấy Jackson đã phải làm việc rất vất vả với nhà sản xuất Rodney Jerkins[166]. Đó là bản thu âm tạo bởi nhạc urban soul như các bài "Cry", "The Lost Children", những bản ballad như "Speechless", "Break of Dawn" và "Butterflies"[82][87], pha trộn thêm hip-hop, pop, rap trong "2000 Watts", "Heartbreaker" và "Invincible"[87].

Giọng hát

Audio sample:
  • Michael Jackson - "Black or White"
    Trình đơn
    0:00
    Đĩa đơn đầu tiên từ Dangerous, một trong những bài hát thành công nhất của Jackson. Tuy nhạc Pop là chủ đạo nhưng bài hát vẫn có chút âm hưởng của hard rock và R&B.[179] Ca khúc cho thấy khả năng hát của Jackson theo nhiều phong cách khác nhau, trong đó có cả giọng nấc mà anh rất hay sử dụng những năm trước đó.
  • Trục trặc khi nghe? Xem hướng dẫn.
Michael Jackson có chất giọng trong và thanh, hơi giống giọng nữ. Phong cách âm nhạc của anh dựa trên nền tảng hát đơn, học hỏi thêm tiết tấu jazz blues, đồng thời kế thừa các đặc điểm từ The BeatlesThe Rolling Stones. Anh bắt đầu hát khi còn là một đứa trẻ và trải qua năm tháng thì giọng và cách hát đã có những thay đổi đáng chú ý. Trong những năm 1971 đến 1975, giọng của anh đã "giảm một cách nhẹ nhàng từ một giọng nữ cao của một cậu bé tới kiểu giọng mái (một giọng nam cao lưỡng tính) đầy quyến rũ như hiện nay"[137]. Khoảng giữa những năm 1970 thì Jackson đã bắt đầu quen hát kiểu nấc, có thể thấy trong bài "Shake Your Body (Down to the Ground)". Mục đích của cách hát nấc - một chút giống như việc nuốt không khí hoặc thở hổn hển - là để giúp tăng cảm hứng; tạo nên sự sôi nổi, buồn bã hoặc sợ hãi[180]. Với sự ra đời của Off the Wall cuối thập niên 1970, năng lực của Jackson như một ca sĩ thực thụ đã được công nhận[169]. Thời gian đó, Rolling Stone đã so sánh giọng của anh như "nói lắp nín thở, vẩn vơ" theo kiểu Stevie Wonder. Họ cũng phân tích rằng "giọng hát vừa mềm mại vừa cứng cáp của Jackson thật tuyệt vời. Nó đi một cách nhẹ nhàng đến một chất giọng falsetto đáng ngạc nhiên thật táo bạo"[170]. Năm 1982 chứng kiến sự phát hành của Thriller, Rolling Stone cho rằng anh đang hát với một "giọng hát hoàn toàn trưởng thành" mà "đượm chút buồn"[173].
Album Bad năm 1987 cho thấy giọng hát gai góc trong phần tiền khúc và mềm mại trong phần điệp khúc của các bài hát[181]. Jackson thường xuyên cố tình phát âm sai, thỉnh thoảng đánh vần là "cha'mone" hay "shamone"[182]. Sự quay trở lại trong thập niên 1990 với phát hành album Dangerous mang nhiều tính nội tâm, Jackson tiếp tục sử dụng thế mạnh về giọng hát của mình để làm sâu sắc thêm những chủ đề và thể loại nhạc trong các album trước đó của mình. Thời báo New York cho rằng trong một số track, Jackson như "nín thở", giọng anh run run khi nhắc đến những mối lo toan hay rơi xuống "những lời thì thầm tuyệt vọng", "rít lên giận dữ qua những tiếng nghiến răng" và anh có một "giọng hát đầy đau khổ"[176]. Còn khi hát về tình anh em hay lòng tự trọng, giọng ca của ca sĩ dường như trở nên mềm mại hơn[176]. Bài "In the Closet" chứa đựng tiếng thở nặng nề và tiếng loop 5 âm tiết scat, trong khi đó ở ca khúc cùng tên album, Jackson lại phô diễn khả năng rap của minh[176][183]. Khi nhận xét về album Invincible, tạp chí Rolling Stone cho rằng Michael Jackson, ở tuổi 43, vẫn còn biểu diễn "những ca khúc mang giai điệu giọng thanh thoát và sự hòa giọng ngân vang"[83]. Nelson George kết luận giọng hát của Jackson rằng, với "những sự thanh nhã, sự phản kháng, sự giận dữ, sự trẻ con, chất giọng mái, sự mềm mại, tất cả trở thành những yếu tố làm nên tên tuổi Michael Jackson như một giọng ca lớn"[183].

Video âm nhạc

Michael Jackson nhảy múa cùng lũ thây ma trong video ca nhạc "Thriller" rất phổ biến thời bấy giờ.
Michael Jackson được cho là ca sĩ đầu tiên đã nâng giá trị của video ca nhạc trở thành một hình thức nghệ thuật và một công cụ quảng cáo thông qua lối kể chuyện, những bộ phim ngắn và sáng tác, dàn dựng những điệu nhảy mà đến ngày nay vẫn còn rất thịnh hành. Tiêu biểu là "Thriller" nhưng cũng có thể thấy điều này ở những video khác của Jackson như "Bad", "Smooth Criminal", "Remember the Time". Những cảnh quay nhảy nhóm được tiên phong bởi "Beat It" và phổ biến nhờ "Thriller" đã là một yếu tố chính trong các video ca nhạc suốt thời kỳ đó. Những điệu nhảy trong "Thriller" đã được phổ biến trong nền văn hoá đại chúng, được dựng lại ở khắp nơi, từ những bộ phim của Ấn Độ cho đến những nhà tùPhilippines[184][185]. Chìa khoá cho những thành công này của Jackson chính là mối quan hệ mật thiết với MTV, một kênh truyền hình âm nhạc trẻ tuổi được thành lập năm 1981. Nhờ đó mà những video ca nhạc của Jackson đã được trình chiếu với một tần suất cao. Năm 1983, khi Jackson xuất hiện với "Billie Jean", video đầu tiên từ album Thriller, MTV rất hiếm khi chiếu video của một ca sĩ người Mỹ gốc Phi[40] và nhanh chóng từ chối trình chiếu những video tiếp theo của anh. Nghe tin này, ông chủ hãng thu âm CBS Records đã rất tức giận và chỉ trích MTV. Thái độ quyết liệt của ông này khiến cho MTV phải thay đổi thái độ và bắt đầu trình chiếu "Billie Jean" với tần suất cao hơn, qua đó đặt nền móng cho mối quan hệ đắc lực kéo dài nhiều năm sau giữa Jackson và MTV và cả những nghệ sĩ da màu khác nữa[186]. Video ca nhạc dài 14 phút "Thriller" xuất hiện tháng 12 năm 1983 đã làm chao đảo kênh truyền hình này. Video đã mang đến cảm giác ly kỳ rùng rợn cho người xem khắp nước Mỹ, đặc biệt là trẻ em nhỏ tuổi. "Thriller" đã khởi đầu một kỷ nguyên mới của video ca nhạc và thường được sách kỷ lục Guinness coi là một trong những video ca nhạc thành công nhất mọi thời đại. Hưởng ứng ảnh hưởng của Michael Jackson, MTV bắt đầu có xu hướng trình chiếu video nhạc popR&B nhiều hơn thay cho nhạc rock[186][187].
Trong video 18 phút "Bad" đạo diễn bởi Martin Scorsese, Michael Jackson bắt đầu sử dụng hình tượng giới tính và khả năng biên đạo mà chưa từng thấy trước đó trong các sản phẩm của anh. Anh thỉnh thoảng túm lấy hoặc chạm vào ngực, thân mình và hạ bộ. Khi mà anh miêu tả đó là "biên đạo múa", nó đã nhận được những sự khen chê lẫn lộn từ cả người hâm mộ lẫn nhà phê bình. Tạp chí Time coi nó là điều "đáng hổ thẹn"[188]. Với "Smooth Criminal", Jackson đã sáng tạo trong phần biểu diễn của mình một cú "ngả người chống lại trọng lực", mà đã được anh đăng ký bằng sáng chế ở Mỹ số 5,225,452[189]. Mặc dù video ca nhạc "Leave Me Alone" (1989) không được phát hành chính thức tại Mỹ nhưng nó được đề cử 4 giải Billboard hạng mục video ca nhạc và thắng 3 giải. Cùng năm đó nó đã giành giải thưởng Sư Tử Vàng cho chất lượng của hiệu ứng đặc biệt được nhà sản xuất sử dụng. Năm 1990, "Leave Me Alone" đã giành giải Grammy cho hạng mục "Video âm nhạc hình thái ngắn xuất sắc nhất"[190].
Năm 1988, giải thưởng tiên phong của MTV được trao cho Michael Jackson nhằm tôn vinh thành tựu nghệ thuật trong video ca nhạc của anh trong suốt thập niên 1980[19]. Kèm theo đĩa đơn "Black or White" là một video ca nhạc gây nhiều tranh cãi. Ngày 14 tháng 11 năm 1991, video được khởi chiếu cùng lúc tại 27 quốc gia với lượng người xem lên tới 500 triệu người, lại trở thành một kỷ lục nữa từ trước đến nay. Trong video này có nhiều cảnh có vẻ như bạo lực và gợi cảm mà một số người xem không ưa thích như việc đập phá phố phường, xé rách quần áo hay chà sát khu vực nhạy cảm. Những cảnh quay gây khó chịu ở nửa cuối của video được điều chỉnh lại nhằm tránh khỏi lệnh cấm chiếu, và Jackson đã lên tiếng xin lỗi công chúng[191]. Cùng với Jackson, những diễn viên khác như Macaulay Culkin, Peggy LiptonGeorge Wendt cũng xuất hiện trong video. Video cho "Remember the Time" được anh đầu tư kỹ lưỡng và trở thành một trong những video dài nhất của anh, với thời lượng hơn 9 phút. Lấy bối cảnh là Ai Cập cổ đại, nhà sản xuất phải sử dụng nhiều hiệu ứng thị giác, với sự tham gia của diễn viên Eddie Murphy, người mẫu Iman và vận động viên bóng rổ Magic Johnson, lần lượt trong các vai pharaoh, nữ hoàng và quan[192]. "In the Closet" là một trong những video gợi cảm nhất của Jackson cho tới bây giờ. Siêu mẫu Naomi Campbell xuất hiện trong video và thực hiện những điệu múa tình tứ với Jackson. Đó là lí do khiến nó bị cấm chiếu tại Nam Phi[19].
Trong "Scream", Michael Jackson và em gái Janet Jackson phản ứng với giới truyền thông vì đưa những thông tin sai lệch về đời tư của hai anh em họ. Video đen-trắng này tốn chi phí tới 7 triệu USD.
Video ca nhạc của "Scream", đạo diễn bởi Mark Romanek và thiết kế sản xuất bởi Tom Foden, là một trong những video được hoan nghênh từ giới phê bình. Năm 1995, nó nhận được 11 đề cử giải Video ca nhạc của MTV, nhiều hơn bất kỳ video nào khác, và giành được giải "Video nhảy xuất sắc nhất", "Bố trí đẹp nhất" và "Chỉ đạo nghệ thuật xuất sắc nhất"[193]. Bài hát "Scream" và video của nó được cho là một nỗ lực phản kháng mạnh mẽ của hai anh em Jackson đối với lời buộc tội xâm hại tình dục trẻ em năm 1993[194]. Foden nói rằng "Mark đã viết ý tưởng để Michael và Janet ở trên một tàu vũ trụ rất lớn. Và họ chỉ có một mình... Họ đang trốn tránh khỏi Trái Đất. Mỗi cảnh là một môi trường khác nhau trên con tàu, nơi họ có thể tìm thấy chút ít niềm vui và thư giãn". Foden miêu tả nhiệm vụ của mình như "một quá trình hoạt động trong quân đội": "ý tưởng là mỗi một đạo diễn nghệ thuật đảm nhiệm 3 cảnh: một cảnh phức tạp, một cảnh không phức tạp lắm và một số họa tiết nhỏ và dễ thực hiện hơn". Một năm sau, video giành một giải Grammy hạng mục "Video âm nhạc hình thái ngắn xuất sắc nhất" và sau đó được sách kỷ lục Guinness ghi nhận là video ca nhạc có chi phí đầu tư lớn nhất mọi thời đại với 7 triệu USD[74][195]. Video "Earth Song" tuy chỉ được đề cử Grammy nhưng cũng được coi là một thành công của Jackson. Trong video clip có những cảnh quay về sự tàn phá của con người với thiên nhiên như chặt phá rừng, săn voi lấy ngà cùng với đó là sự suy thoái của môi trường khi các nhà máy liên tục xả ống khói lên bầu trời; tiếp theo là cảnh chiến tranh loạn lạc giết hại những con người vô tội và cuối cùng là nguyện vọng của ca sĩ, sự tái sinh của Trái Đất cùng những con người đã chết trong chiến tranh, các nhà máy ngừng xả khói, những động thực vật hồi sinh[74][196]. Phát hành năm 1997 và khởi chiếu một năm trước đó tại Liên hoan phim Cannes, Ghosts dài đến nỗi được coi là một bộ phim ngắn, biên kịch bởi Jackson và Stephen King, đạo diễn bởi Stan Winston. Nó dài tới 38 phút và hiện đang giữ kỷ lục là video ca nhạc dài nhất thế giới theo sách kỷ lục Guinness[59][74][197][198].

Vũ đạo

Michael Jackson biểu diễn moonwalk trong "Billie Jean" trên Motown 25 năm 1983.
Khả năng vũ đạo của Michael Jackson do thường xuyên được trau dồi, trở thành một phần quan trọng làm nên thành công của anh. Phong cách nhảy của anh vừa bốc lửa rạo rực, vừa yểu điệu, nhiều khi còn xen kẽ vài bước đi ngờ nghệch theo kiểu hề Charles. Theo như TIME thì anh "giam mình ở nhà, trong một căn phòng mà không có cái gương nào bởi gương sẽ làm bạn điệu... Từng động tác xoay tròn, nhún, nhấc chân, phanh áo rồi lắc người hay đứng như phỗng được kết hợp nhuần nhuyễn... Và đáng chú ý là động tác đi giật lùi về phía sau, xoay ba vòng rồi đứng lên bằng ngón chân. Đó là một thương hiệu, một điệu nhảy mà nhiều vũ công không dám tập. Nếu bạn lỡ bước, bạn có thể bị thương"[199]. Khả năng vũ đạo của Jackson, đôi khi được so sánh với một vài vũ công nổi tiếng trước đó như Fred Astaire hay Rudolf Nureyev, đã tạo nên tên tuổi Jackson như một trong những nghệ sĩ trình diễn xuất sắc của thời đại.
Màn trình diễn ca khúc "Billie Jean" tại chương trình Motown 25: Yesterday, Today, Forever ngày 16 tháng 5 năm 1983 gây được tiếng vang lớn nhờ vũ đạo độc đáo, mặc dù lúc đó anh hát nhép. Hơn 50 triệu người đã chứng kiến Jackson biểu diễn ca khúc nổi tiếng nhất của mình lúc bấy giờ[200]. Điệu nhảy trong màn trình diễn về sau được gọi là moonwalk, tuy không phải do Jackson nghĩ ra, nhưng chính anh là người hoàn thiện và khiến nó trở nên nổi tiếng và trở thành từ cửa miệng của nhiều trẻ em. Tờ Thời báo New York đưa ra lời bình luận: "Điệu moonwalk quả là một phép ẩn dụ thích hợp cho phong cách vũ đạo của Michael Jackson. Anh thực hiện nó như thế nào? Về mặt kỹ thuật, anh quả là một nhà ảo thuật và nghệ sĩ kịch câm tài năng. Khả năng trượt lùi đồng thời giữ một chân thẳng đứng còn chân kia uốn cong chắc hẳn phải được luyện tập trong một thời gian rất dài"[201].

Ảnh hưởng

Michael Jackson được lưu danh trên Đại lộ Danh vọng Hollywood năm 1984.
Các phương tiện truyền thông đã tôn vinh ông là "Vua nhạc Pop" bởi vì, trong suốt sự nghiệp của mình, ông đã tạo nên cuộc cách tân về nghệ thuật của video âm nhạc và mở đường cho nền nhạc pop hiện đại. Nhà báo tờ Daily Telegraph Tom Utley đã mô tả những đóng góp của Michael Jackson vào năm 2003 là "cực kỳ quan trọng" và một "thiên tài. Là ngôi sao ca nhạc sô-lô lớn nhất kể từ Elvis Presley và sớm được vinh danh tại Đại lộ Danh vọng Hollywood từ năm 1984, Michael Jackson đã tạo ra những ảnh hưởng đáng kể lên nền âm nhạc thế giới với việc phá bỏ rào cản xã hội, mở đường cho nhạc pop hiện đại và thay đổi hình tượng về một ngôi sao nhạc pop hiện đại ở nước Mỹ. Những sản phẩm của anh, đặc biệt là phong cách nhạc và cách hát đã ảnh hưởng lên một số lượng lớn nghệ sĩ sau này trong đó có những ca sĩ thành danh như Mariah Carey[137], Usher[202], Justin Timberlake[86], Britney Spears[137], Justin Bieber, Chris Brown, R. Kelly[183]..v.v. Không chỉ riêng tại Mỹ, tầm ảnh hưởng "không thể sánh kịp" của Jackson lên thế hệ đàn em đã lên đến phạm vi toàn cầu[203].

Vinh danh và giải thưởng

Chứng nhận đĩa bạch kim của Thriller được đặt tại Hard Rock Cafe, Hollywood tại Universal City, California
Trong suốt sự nghiệp của mình, Jackson đã nhận được rất nhiều giải thưởng và huân chương, trong đó có Giải thưởng Âm nhạc Thế giới cho "Nghệ sĩ pop nam bán đĩa chạy nhất thiên niên kỷ", Giải thưởng Âm nhạc Mỹ cho "Nghệ sĩ của thế kỷ" và giải Bambi cho "Nghệ sĩ Pop của Thiên niên kỷ"[35][204]. Anh đã hai lần được vinh danh tại Đại sảnh Danh vọng Rock and Roll, lần thứ nhất vào năm 1997 cùng với các anh trai trong ban nhạc The Jackson 5 và lần thứ hai vào năm 2001 dưới vai trò là một nghệ sĩ hát đơn[35]. Năm 2002, Jackson cũng được vinh danh tại Đại sảnh Danh vọng Nhạc sĩ. Thành tích nổi bật khác của anh còn là hàng loạt kỷ lục Guinness, riêng năm 2006 anh đã được công nhận 6 kỷ lục, 13 giải Grammy, 13 đĩa đơn quán quân tại Mỹ và hơn 800 triệu album được tiêu thụ trên toàn cầu, giúp anh trở thành một trong những nghệ sĩ bán chạy nhất trong lịch sử âm nhạc[70][92][205][206][207]. Năm 2010, Jackson được giới thiệu vào "Đại sảnh Khiêu Vũ" (Dance Hall of Fame) và cũng là người đầu tiên (và duy nhất) của nhạcpop và rock 'n' roll được vinh danh.
Michael Jackson được miêu tả như một con người "sở hữu mọi công cụ để thống trị các bảng xếp hạng một cách có vẻ như tùy ý", "một giọng hát đặc biệt đến nỗi có thể nhận ra ngay lập tức"[166]. Trong giữa thập niên 1980, anh được Time miêu tả như "hiện tượng nóng nhất kể từ Elvis Presley[39]. Tom Utley của Daily Telegraph là "một nhân vật cực kỳ quan trọng trong lịch sử văn hóa đại chúng" và "một thiên tài"[208]. Tổng cộng tiền bản quyền từ các sản phẩm thu âm, hòa nhạc, video mà Jackson thu được là khoảng 500 triệu USD. Một số nhà phân tích nghiên cứu rằng con số có thể lên đến hàng tỉ USD[136][209]. Sự nghiệp âm nhạc thành công đã làm nên tên tuổi của một Michael Jackson, một phần quan trọng trong văn hóa pop[70]. Trong những năm gần đây Jackson liên tục được ghi nhận là một trong những người đàn ông nổi tiếng nhất thế giới[210].

Danh sách đĩa nhạc

Album phòng thu

Những nhạc phẩm tiêu biểu

Năm Đĩa đơn Album Vị trí cao nhất
Flag of the United States.svg Flag of the United Kingdom.svg Flag of Canada.svg Flag of France.svg Flag of Austria.svg
1972 "Ben" Ben 1 7 - - 1
1979 "Don't Stop Til You Get Enough" Off The Wall 1 1 1 1 1
"Rock with You" 1 1 1 1 1
1981 "One Day in Your Life" One Day in Your Life 55 1 - - 9
1983 "Billie Jean" Thriller 1 1 1 4 1
"Beat It" 1 3 1 1 2
"Thriller" 1 1 1 1 1
"Say Say Say" (với Paul McCartney) Pipes of Peace 1 2 1 1 4
1987 "I Just Can't Stop Loving You" Bad 1 1 2 12 10
"Bad" 1 3 1 4 4
"The Way You Make Me Feel" 1 3 3 29 5
"Man in the Mirror" 1 21 6 1 39
"Dirty Diana" 1 4 15 9 27
1991 "Black or White" Dangerous 1 1 1 1 1
"Remember The Time" 3 3 5 1 6
"In The Closet" 6 8 13 1 9
"Jam" 26 12 21 1 11
1995 "You Are Not Alone" HIStory Continues 1 1 2 1 7
"Earth Song" - 1 - 2 15
1997 "Blood on the Dance Floor" Blood on the Dance Floor: HIStory in the Mix 42 1 4 10 5
2001 "You Rock My World" Invincible 10 2 2 1 4


Quán quân 13 7 5 10 4

Giải Grammy

Tượng vàng từ Giải Grammy
Năm Tên giải Tác phẩm được giải
1980 Trình diễn giọng R&B nam xuất sắc nhất "Don't Stop Til You Get Enough"
1984 Album của năm Thriller
1984 Thu âm của năm "Beat It"
1984 Trình diễn giọng pop nam xuất sắc nhất "Thriller"
1984 Trình diễn giọng R&B nam xuất sắc nhất "Billie Jean"
1984 Trình diễn giọng rock nam xuất sắc nhất "Beat It"
1984 Nhà sản xuất của năm
1984 Bài hát R&B hay nhất "Billie Jean"
1984 Thu âm xuất sắc nhất cho trẻ em The Extra Terrestrial Album
1985 Video ca nhạc hình thái dài xuất sắc nhất Making of Thriller
1986 Thu âm của năm "We Are the World" (với nhiều nghệ sĩ khác)
1986 Bài hát của năm "We Are the World" (với Lionel Richie)
1986 Song ca hoặc nhóm nhạc trình diễn giọng pop xuất sắc nhất "We Are the World" (với nhiều nghệ sĩ khác)
1986 Video ca nhạc hình thái ngắn xuất sắc nhất "We Are the World" (với nhiều nghệ sĩ khác)
1990 Video ca nhạc hình thái ngắn xuất sắc nhất "Leave Me Alone"
1993 Giải thưởng huyền thoại sống
1996 Video ca nhạc hình thái ngắn xuất sắc nhất "Scream" (với Janet Jackson)
2010 Thành tựu trọn đời

Xem thêm

Sách

Chú thích

  1. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên NetWorth
  2. ^ “Biography for Michael Jackson”. Internet Movie Database. Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2011.
  3. ^ “Jackson nhận kỷ lục Thế giới”. Yahoo! News. November 14 2006. Truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2006.
  4. ^ “Jacko's Back!”. MTV UK. November 16 2006. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2006.
  5. ^ “Tìm kiếm thông tin về những người đoạt giải Grammy”. Trang chủ của giải thưởng Grammy. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2006.
  6. ^ a ă “Sự trở lại của Ông hoàng nhạc Pop”. accesshollywood.com. Truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2007.
  7. ^ “World Music Awards lowdown”. LA Times. November 15 2006. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2007.
  8. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên 20_People_Who_Changed_Black_Music:_Michael_Jackson.2C_the_Child_Star-Turned-Adult_Enigma
  9. ^ “Michael Jackson tops global download sales list”. NME. 30 tháng 8 năm 2010. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2013.
  10. ^ “Michael Jackson Is Most Downloaded Artist Of All Time”. MTV UK. 29 tháng 8 năm 2010. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2013.
  11. ^ Orth, Maureen (tháng 4 năm 2003). “Losing His Grip”. Vanity Fair. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2013.
  12. ^ “Hazarika's funeral creates world record”. MSN. 8 tháng 7 năm 2009.
  13. ^ a ă â b George, p. 20
  14. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên taraborrelli
  15. ^ a ă â b c Taraborrelli, tr. 20–22
  16. ^ “Tuổi thơ bí mật của Michael Jackson”. VH1. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2008.
  17. ^ a ă Campbell (1995), tr. 14–16
  18. ^ Lewis tr. 165–168
  19. ^ a ă â b c d George, tr. 45–46
  20. ^ Taraborrelli, tr. 620
  21. ^ a ă “The Jackson Five”. Rock and Roll Hall of Fame. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2007.
  22. ^ “Michael Jackson: Biography”. VH1. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2006.
  23. ^ “Michael Jackson Biography”. Aristopia. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2006.
  24. ^ “The Wiz (1978)”. IMDb. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2014.
  25. ^ Taraborrelli, p. 178–79.
  26. ^ Young, p. 25.
  27. ^ “Off the Wall”. Fan of Music. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2007.
  28. ^ a ă “200 list”. definitive200.com. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2007.
  29. ^ a ă “Doanh thu các album của Michael Jackson trên toàn thế giới”. MJJCharts. March 21 2007. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2007.
  30. ^ Taraborrelli, tr. 188
  31. ^ Taraborrelli, p. 191.
  32. ^ a ă George, tr. 37–38
  33. ^ “Danh sách 100 album nhạc Rock hay nhất của VH1”. DailyCelebrations. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2007.
  34. ^ “Danh sách 500 album hay nhất mọi thời đại của Rolling Stone”. Rolling Stone. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2007.
  35. ^ a ă â George, p. 50–53
  36. ^ “Michael Jackson Opens Up”. CBS. 2007-11-06. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2008.
  37. ^ “Thriller”. The Ultimate Michael Jackson Stats Site. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2006.
  38. ^ “Thriller - MJ”. Vietnamplus. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2009.
  39. ^ a ă â Cocks, Jay (tháng 3 năm 1984). “Why He's a Thriller”. Time. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2007.
  40. ^ a ă “Michael Jackson, "Billy Jean:”. Blender. October năm 2005. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2007.
  41. ^ “Michael Jackson ở tuổi 25: một hiện tượng âm nhạc” (bằng tiếng Anh). Thời báo New York. Tháng 1 năm 1984. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2007.
  42. ^ Harrington, Richard (9 tháng 10 năm 1988). “Prince & Michael Jackson: Two Paths to the Top of Pop”. The Washington Post. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2007.
  43. ^ “Michael Jackson”. VH1. 2007. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2007.
  44. ^ VH1
  45. ^ “Nga lên án Michael Jackson” (bằng tiếng Anh). Thời báo New York. Tháng 6 năm 1984. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2007.
  46. ^ “Moonwalk”. Zing. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2013.
  47. ^ “Berry Gordy Addresses Michael Jackson Memorial Service Sound Clip and Quote”. Hark. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2013.
  48. ^ a ă â b Herrera, Monica (3 tháng 7 năm 2009). “Michael Jackson, Pepsi Made Marketing History”. Billboard. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2014.
  49. ^ Peisner, David (tháng 2 năm 2007). “Rock Stars Who've Caught Fire Onstage!” (bằng tiếng Anh). Blender Magazine Online. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2007.
  50. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên tara_279.E2.80.93287
  51. ^ “Beyonce and Pepsi Strike Estimated $50 Million Multi-Level Partnership” (blog). Hip Hop Media Training. 10 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2014.
  52. ^ Sách kỷ lục Guinness (2006). Guinness World Records 2007. Guinness. ISBN 1-904994-12-1.
  53. ^ “Cuộc vận động không say rượu trong khi lái xe (1983–nay)”. Ad Council. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2006.
  54. ^ Taraborrelli, p. 340–344
  55. ^ “Michael Jackson owns the rights to the Beatles' songs”. Urban Legends Reference Pages. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2006.
  56. ^ “Business Data for Captain EO”. IMDb. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2006.
  57. ^ “Album Credits for Bad”. Artists Direct. Đã bỏ qua tham số không rõ |accessyear= (trợ giúp); Đã bỏ qua tham số không rõ |accessmonthday= (trợ giúp)
  58. ^ a ă “Gold and Platinum”. Recording Industry Association of America. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2008.
  59. ^ a ă Taraborrelli, tr. 610–612
  60. ^ Harrington, Richard (tháng 1 năm 1988). “Jackson to Make First Solo U.S. Tour” (bằng tiếng Anh). Washington Post. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2007.
  61. ^ “Bad”. IMDb. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2006.
  62. ^ “"Lịch sử" khuôn mặt của Michael Jackson”. Anomalies Unlimited. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2006.
  63. ^ a ă â b “Tiểu sử Michael Jackson”. Fox News Channel. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2006.
  64. ^ “Jackson trial: Winners and losers”. BBC News. June 13 2005. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2006.
  65. ^ Jackson, Michael. HIStory booklet. Sony BMG. p 3
  66. ^ Keehner, Jonathan; Mider, Zachary R. (11 tháng 5 năm 2008). “Michael Jackson's Neverland Loan Sold by Fortress to Colony”. Bloomberg L.P. Truy cập ngày 12 tháng 5 năm 2008.
  67. ^ “Lời bình trước cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ George H.W. Bush với Tổng bí thư Liên Xô Mikhail Gorbachev”. Kế hoạch của tổng thống Mỹ. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2007.
  68. ^ Carter, Kelley L. (11 tháng 8 năm 2008). “New jack swing”. Chicago Tribune. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2008.
  69. ^ “Flashbacks!”. beach-bulletin.com. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2007.
  70. ^ a ă â b c “The return of the King of Pop”. MSNBC. 2006-11-02. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2008.
  71. ^ a ă â b Johnson, Robert (May năm 1992). “Michael Jackson: crowned in Africa”. Ebony. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2008.
  72. ^ Jackson loses plagarism case, Michael Jackson Found Not Guilty Of Plagiarism
  73. ^ “Top 100 Albums (Page 2)”. Recording Industry Association of America. 16 tháng 4 năm 2008. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2008.
  74. ^ a ă â b George, tr. 48–50
  75. ^ Lewis, tr. 95–96
  76. ^ Guinness World Records (2005). Guinness World Records 2006. Guinness. ISBN 1-904994-02-4.
  77. ^ a ă â b “Jarvis' stage invasion at the 1996 Brits”. July 24 2006. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2006.
  78. ^ “MTV effort may not be longest music video”. United Press International. July 24 2006. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2006.
  79. ^ a ă “History: 2000s”. Michael Jackson's official website. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2006.
  80. ^ “Michael Jackson”. Surgeon to the Stars. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2006.
  81. ^ Burkeman, Oliver (8 tháng 7 năm 2002). “Jacko gets tough: but is he a race crusader or just a falling star?”. The Guardian. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2008.
  82. ^ a ă â “Michael Jackson: Invincible”. Allmusic. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2007.
  83. ^ a ă Hunter, James (2001-12-06). “Michael Jackson: Invincible”. Rolling Stone. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2008.
  84. ^ a ă Christgau, Robert. “Robert Christgau: Artist 932”. Robert Christgau.com. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2008.
  85. ^ Christgau, Robert (1982-12-28). “Christgau's Consumer Guide, Dec 28th, 1982”. Robert Christgau.com. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2008.
  86. ^ a ă Taraborrelli, tr. 614–617
  87. ^ a ă â “Michael Jackson: Invincible”. NME. 2001-11-30. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2008.
  88. ^ “Michael Jackson: Lễ kỷ niệm 30 năm ca hát”. IMDb. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2006.
  89. ^ “Number Ones”. The Ultimate Michael Jackson Stats Site. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2006.
  90. ^ “Lệnh bắt giữ đối với Michael Jackson”. The Baltimore Sun. November 20 2003. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2006.
  91. ^ “Michael Jackson có cuộc sống mới tại quốc gia vùng [[Vịnh Ba Tư|Vịnh Persian]].”. Gulf News. 23 tháng 1 năm 2006. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2006. Tựa đề URL chứa liên kết wiki (trợ giúp)
  92. ^ a ă â “Jackson receives his World Records”. Yahoo!. 14 tháng 11 năm 2006. Truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2006.
  93. ^ “Michael Jackson buys rights to Eminem tunes and more”. Rolling Stone. 2007-05-31. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2008.
  94. ^ “Zona Musical” (bằng tiếng Tây Ban Nha). zm.nu. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2008.
  95. ^ “Thriller the best selling album of all time”. digitalproducer. 2008-02-20. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2008.
  96. ^ “Michael Jackson Thriller 25”. ultratop.be. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2008.
  97. ^ Serjeant, Jill (2008-08-29). “Michael Jackson turns 50, shadow of superstar self”. Reuters. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2008.
  98. ^ Friedman, Roger (2008-05-16). “Jacko: Neverland East in Upstate New York”. Fox News Channel. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2008.
  99. ^ “Choose The Tracks On Michael Jackson's 50th Birthday Album!”. Sony BMG. (June 20, 2008). Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2008.
  100. ^ “MJ50 - Michael Jackson”. mj50.com. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2008.
  101. ^ “Michael Jackson - King of Pop”. acharts.us. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2008.
  102. ^ “King of Pop”. www.ultratop.be. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2008.
  103. ^ Kreps, Daniel (12 tháng 3 năm 2009). “Michael Jackson’s "This Is It!" Tour Balloons to 50-Show Run Stretching Into 2010”. Rolling Stone. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2009.
  104. ^ Foster, Patrick (6 tháng 3 năm 2009). “Michael Jackson grand finale curtain-raiser”. The Times. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2009.
  105. ^ James, Susan Donaldson. Friend Says Michael Jackson Battled Demerol Addiction, ABC News, June 26, 2009.
  106. ^ Harvey, Michael (26 tháng 6 năm 2009). “Fans mourn artist for whom it didn’t matter if you were black or white”. The Times. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2009.
  107. ^ “Los Angeles Fire Department recording of the emergency phone call made from Michael Jackson's home”. BBC. 26 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2009.
  108. ^ “Transcript of 911 call”. Yahoo! News. 26 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2009.
  109. ^ Moore, Matthew (26 tháng 6 năm 2009). “Michael Jackson, King of Pop, dies of cardiac arrest in Los Angeles”. Telegraph.co.uk. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2009.
  110. ^ Tourtellotte, Bob (25 tháng 6 năm 2009). “King of Pop Michael Jackson is dead: official”. Reuters. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2009.
  111. ^ Gillum, Jack (26 tháng 6 năm 2009). “News of Jackson death breaks Web records”. USA Today. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2009.
  112. ^ Gaudin, Sharon (26 tháng 6 năm 2009). “Michael Jackson's death sparks Internet crush”. Computerworld. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2009.
  113. ^ “Jackson's Death Prompts Record Traffic for Yahoo”. PCMAG.com. Truy cập 30 tháng 7, 2009.
  114. ^ “Google & Twitter crash at news of Jackson’s death”. ICM Commercial & Business News. Truy cập 30 tháng 7, 2009.
  115. ^ “Current events and traffic spikes”. Wikimedia Foundation. 25 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2009.
  116. ^ Elizabeth Taylor: "I Loved Michael With All My Soul", US Magazine, June 26, 2009.
  117. ^ “Madonna 'can’t stop crying' over Michael Jackson's death”. NME. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2009.
  118. ^ Marie Presley: 'Michael knew he would die like Elvis', NME, June 26, 2009.
  119. ^ “Singles chart for 04/07/2009”. Chart Stats. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2009.
  120. ^ Bucci, Paul and Wood, Graeme.Michael Jackson RIP: One billion people estimated watching for gold-plated casket at memorial service. The Vancouver Sun, July 7, 2009.
  121. ^ “Michael Jackson Memorial Earns 31 Million Viewers & More TV News”. AOL Television. Truy cập 10 tháng 7, 2009.
  122. ^ “Video lời nói của con gái Paris về Michael Jackson”. Truy cập 7 tháng 8. Đã bỏ qua tham số không rõ |accessyear= (trợ giúp)
  123. ^ “Nghi vấn mới quanh cái chết của Michael Jackson”. Truy cập 26 tháng 6. Đã bỏ qua tham số không rõ |accessyear= (trợ giúp)
  124. ^ “Những tiết lộ mới về cái chết của Michael Jackson”. Truy cập 28 tháng 6. Đã bỏ qua tham số không rõ |accessyear= (trợ giúp)
  125. ^ Taraborrelli, tr. 500–507
  126. ^ a ă â Taraborrelli, tr. 518–520
  127. ^ Taraborrelli, p. 510
  128. ^ “She's Out Of His Life”. CNN. 2006-01-18. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2008.
  129. ^ a ă Taraborrelli, p. 580–581
  130. ^ Taraborrelli, tr. 597
  131. ^ Taraborrelli, p. 570
  132. ^ Taraborrelli, p. 586
  133. ^ a ă â Taraborrelli, p. 599–600
  134. ^ “Jackson Interview with Ed Bradley on 60 minutes”. CBS. 28 tháng 12 năm 2003. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2008.
  135. ^ “Jackson to avoid baby stunt probe”. CNN. 2002-11-20. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2008.
  136. ^ a ă â Gundersen, Edna (2007-02-19). “For Jackson, scandal could spell financial ruin”. USA Today. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2008.
  137. ^ a ă â b “Michael Jackson: Biography”. Rolling Stone. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2008.
  138. ^ Taraborrelli, p. 452–454
  139. ^ “A Timeline of Key Events in Ryan’s Life”. Ryanwhite.com. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2008.
  140. ^ a ă Harrington, Richard (24 tháng 11 năm 1991). “Jackson's `Dangerous' Departures; Stylistic Shifts Mar His First Album in 4 Years”. Washington Post.
  141. ^ “Ricky Martin, Mariah Carey, Michael Jackson, Others To Join Pavarotti For Benefit”. VH1. 1999-05-05. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2008.
  142. ^ “Slash, Scorpions, Others Scheduled For "Michael Jackson & Friends"”. VH1. 1999-05-27. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2008.
  143. ^ Taraborrelli, tr. 355–361
  144. ^ “Music's misunderstood superstar”. BBC. 2005-06-13. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2008.
  145. ^ a ă Taraborrelli, tr. 434–436
  146. ^ “Surgeon: Michael Jackson A 'Nasal Cripple'”. ABC News. 8 tháng 2 năm 2003. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2006.
  147. ^ Taraborrelli, tr. 138–144
  148. ^ Jackson, tr. 229–230
  149. ^ Taraborrelli, tr. 312–313
  150. ^ Taraborrelli, tr. vii
  151. ^ a ă “1993: Michael Jackson accused of child abuse”. BBC. 8 tháng 2 năm 2003. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2006.
  152. ^ Taraborrelli, tr. 477–478
  153. ^ Taraborrelli, tr. 485–486
  154. ^ a ă Taraborrelli, tr. 496–498
  155. ^ a ă Taraborrelli, tr. 534–540
  156. ^ a ă Taraborrelli, tr. 524–528
  157. ^ a ă Taraborrelli, tr. 514–516
  158. ^ Taraborrelli, p. 640
  159. ^ “Elizabeth Taylor defends Michael on Larry King Live”. CNN. 30 tháng 5 năm 2006. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2006.
  160. ^ Taraborrelli, p. 648
  161. ^ Taraborrelli, p. 661
  162. ^ Davis, Matthew (2005-06-06). “Michael Jackson health concerns”. BBC. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2008.
  163. ^ Associated Press (13 tháng 6 năm 2005). “Michael Jackson jury reaches verdict”. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2008. Đã bỏ qua tham số không rõ |pub= (trợ giúp)
  164. ^ “Jackson settles down to his new life in the Persian Gulf”. Gulf News. 23 tháng 1 năm 2006. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2006.
  165. ^ Talmadge, Eric. “Michael Jackson 'wouldn't change anything'”. Associated Press. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2008.
  166. ^ a ă â b c d đ e ê g “Tiểu sử Michael Jackson trên tạp chí âm nhạc Allmusic”. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2006.
  167. ^ Taraborrelli, trang 205–210
  168. ^ “Michael Jackson's Monster Smash”. Daily Telegraph. 2007-11-25. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2008.
  169. ^ a ă â Erlewine, Stephen. “Off the Wall Overview”. Allmusic. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2008.
  170. ^ a ă Holden, Stephen (1979-11-01). “Off the Wall: Michael Jackson”. Rolling Stone. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2008.
  171. ^ Henderson, Eric. “Michael Jackson:Thriller”. Slant. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2008.
  172. ^ a ă Erlewine, Stephen (2007-02-19). “Thriller Overview”. Allmusic. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2008.
  173. ^ a ă Connelly, Christoper (1983-01-28). “Michael Jackson: Thriller”. Rolling Stone. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2008.
  174. ^ Pareles, Jon (1987-09-03). “How good is Jackson's Bad?”. New York Times. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2008.
  175. ^ a ă Erlewine, Stephen. “Dangerous Overview”. Allmusic. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2008.
  176. ^ a ă â b c d đ e Pareles, Jon (1991-11-24). “Michael Jackson in the Electronic Wilderness”. New York Times. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2008.
  177. ^ Erlewine, Stephen. “Michael Jackson HIStory Overview”. Allmusic. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2008.
  178. ^ Hunter, James (1995-08-10). “Michael Jackson HIStory”. Rolling Stone. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2008.
  179. ^ “Dangerous album”. Sony BMG. Truy cập ngày 27 tháng 8 năm 2008.
  180. ^ George, tr. 22
  181. ^ George, tr. 23
  182. ^ Lewarne, Rory (2004-07-26). “Pink Grease”. Music News. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2008.
  183. ^ a ă â George, tr. 24
  184. ^ “1500 Prisoners Perform Thriller Dance”. The Wrong Advices. 2007-07-21. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2008.
  185. ^ “Jacko goes bollywood”. TMZ.com. 2006-10-03. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2008.
  186. ^ a ă Gundersen, Edna (2005-08-25). “Music videos changing places”. USA Today. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2008.
  187. ^ Robinson, Bryan (2005-02-23). “Why Are Michael Jackson's Fans So Devoted?”. ABC News. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2007.
  188. ^ Corliss, Richard (1993-09-06). “Who's Bad?”. Time. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2008.
  189. ^ U.S. Patent 5,255,452; "Method and Means For Creating Anti-Gravity Illusion"; Michael J. Jackson, Michael L. Bush, Dennis Tompkins, issued Oct 26, 1993, Filed June 29, 1992
  190. ^ George, p. 43–44
  191. ^ Michael Jackson Dangerous on Film VHS/DVD
  192. ^ Campbell (1993), tr. 313–314
  193. ^ Boepple, Leanne (1995-11-01), Scream: space odyssey Jackson-style.(video production; Michael and Janet Jackson video) 29, Theatre Crafts International, tr. 52, ISSN 1063-9497
  194. ^ Bark, Ed (1995-06-26), Michael Jackson Interview Raises Questions, Answers, St. Louis Post-Dispatch, tr. 06E
  195. ^ Guinness World Records 2006
  196. ^ Michael Jackson HIStory on Film volume II VHS/DVD
  197. ^ Lewis, p. 125–126
  198. ^ Guinness World Records 2004
  199. ^ TIME: Why He's a Thriller?
  200. ^ http://www.amazon.com/Motown-25-Yesterday-Today-Forever/dp/6301972317
  201. ^ The New York Time: Stage - The Dancing Feet of Michael Jackson
  202. ^ “Usher, Usher, Usher: The new 'King of Pop'?”. CNN. 1 tháng 11 năm 2004. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2007.
  203. ^ “ADL happy with Michael Jackson decision”. Anti-Defamation League. 1995-06-22. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2008.
  204. ^ “Michael Jackson and Halle Berry Pick Up Bambi Awards in Berlin”. Hello!. 22 tháng 11 năm 2002. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2008.
  205. ^ “Most No. 1s By Artist (All-Time)”. Billboard. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2008.
  206. ^ “Grammy Winners”. The Recording Academy. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2006.
  207. ^ “Pop Icon Looks Back At A "Thriller" Of A Career In New Interview”. CBS. 6 tháng 11 năm 2007. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2008.
  208. ^ Utley, Tom (8 tháng 3 năm 2003). “Of course Jackson's odd — but his genius is what matters”. Daily Telegraph. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2008.
  209. ^ “Witness: Jacko Lived Way Above Means”. Fox News Channel. 2005-05-03. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2007.
  210. ^ “Tom Sneddon: Dogged prosecutor”. BBC. 2005-01-31. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2008.

Tham khảo

Liên kết ngoài




Chiến tranh Triều Tiên

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Chiến tranh Triều Tiên
Một phần của Chiến tranh lạnh
Korean War Montage 2.png
Theo chiều kim đồng hồ từ trên xuống: Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ triệt thoái trong trận hồ Trường Tân, quân Liên Hiệp Quốc đổ bộ lên cảng Nhân Xuyên, bắt đầu trận Nhân Xuyên; người tị nạn Triều Tiên trước một xe tăng M26 Pershing của Hoa Kỳ; Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đổ bộ lên Nhân Xuyên; một chiếc máy bay tiêm kích North American F-86 Sabre.
.
Thời gian Chiến tranh toàn diện từ 25 tháng 6 năm 1950 cho đến hiệp định ngừng bắn vào ngày 27 tháng 7 năm 1953.
Không có hiệp định hòa bình nên đụng độ lẻ tẻ vẫn diễn ra, hai bên vẫn tiếp tục ở trong tình trạng chiến tranh và có thể phát động tấn công bất ngờ mà không cần tuyên chiến.
Địa điểm Bán đảo Triều Tiên
Nguyên nhân bùng nổ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên tấn công Đại Hàn Dân Quốc.
Kết quả Ngừng bắn; thiết lập Khu phi quân sự Triều Tiên; một vài thay đổi dọc theo vĩ tuyến 38.
Tham chiến
Flag of the United Nations.svg Liên hiệp quốc:
Flag of South Korea.svg Đại Hàn Dân Quốc
Flag of Belgium (civil).svg Bỉ
Flag of Colombia.svg Colombia
Flag of Ethiopia (1897-1936; 1941-1974).svg Ethiopia
Flag of the Netherlands.svg Hà Lan
State Flag of Greece (1863-1924 and 1935-1970).svg Hy Lạp
Flag of the United States.svg Hoa Kỳ
Flag of the United Kingdom.svg Anh Quốc
Canadian Red Ensign 1921-1957.svg Canada
Flag of Luxembourg.svg Luxembourg
Flag of South Africa 1928-1994.svg Nam Phi
Flag of New Zealand.svg New Zealand
Flag of France.svg Pháp
Flag of the Philippines.svg Philippines
Flag of Thailand.svg Thái Lan
Flag of Turkey.svg Thổ Nhĩ Kỳ
Flag of Australia.svg Úc

Hỗ trợ y tế:
Flag of Denmark.svg Đan Mạch
Flag of Norway.svg Na Uy
Flag of Sweden.svg Thụy Điển
Flag of India.svg Ấn Độ
Flag of Italy.svg Ý

Hỗ trợ trang thiết bị:
Flag of Argentina.svg Argentina
Flag of Bolivia.svg Bolivia
Flag of Brazil.svg Brasil
Flag of Chile.svg Chile
Flag of Ecuador.svg Ecuador
Flag of El Salvador.svg El Salvador
Flag of Iceland.svg Iceland
Flag of Israel.svg Israel
Flag of Lebanon.svg Liban
Flag of Liberia.svg Liberia
Flag of Mexico.svg México
Flag of Nicaragua.svg Nicaragua
Flag of Pakistan.svg Pakistan
Flag of Panama.svg Panama
Flag of Paraguay.svg Paraguay
Flag of Peru.svg Peru
Flag of Uruguay.svg Uruguay
Flag of Cuba.svg Cuba
Flag of Venezuela.svg Venezuela
Hammer and sickle.svg Khối xã hội chủ nghĩa:
Flag of North Korea.svg CHDCND Triều Tiên
Flag of the People's Republic of China.svg CHND Trung Hoa
Tham chiến hạn chế:
Flag of the Soviet Union.svg Liên Xô

Hỗ trợ y tế:
Flag of Romania (1952-1965).svg România
Flag of Hungary (1949-1956).svg Hungary
Flag of Czechoslovakia.svg Tiệp Khắc
Flag of Poland.svg Ba Lan
Flag of Bulgaria (1971-1990).svg Bulgaria
Chỉ huy
Flag of South Korea (bordered).svg Lý Thừa Vãn
Flag of South Korea (bordered).svg Chung Il-kwon
Flag of South Korea (bordered).svg Paik Sun-yup
Flag of the United States.svg Douglas MacArthur
Flag of the United States.svg Matthew Ridgway
Flag of the United States.svg Mark Wayne Clark
Flag of the United Kingdom.svg Clement Attlee
Flag of Australia.svg Robert Menzies
Canadian Red Ensign 1921-1957.svg Louis St. Laurent
Flag of the Philippines.svg Elpidio Quirino
Flag of Turkey.svg Tahsin Yazıcı
Flag of North Korea.svg Kim Nhật Thành
Flag of North Korea.svg Pak Hŏnyŏng
Flag of North Korea.svg Choi Yong-kun
Flag of North Korea.svg Van Len
Flag of North Korea.svg Kim Chaek
Flag of the People's Republic of China.svg Mao Trạch Đông
Flag of the People's Republic of China.svg Bành Đức Hoài
Flag of the Soviet Union.svg Joseph Stalin
Flag of the Soviet Union.svg Georgy Zhukov


Lực lượng
Flag of South Korea.svg 590.911
Flag of the United States.svg 480.000
Flag of the United Kingdom.svg 63.000[1]
Canadian Red Ensign 1921-1957.svg 26.791[2]
Flag of Australia.svg 17.000
Flag of the Philippines.svg 7.430
Flag of Turkey.svg 5.455[3]
Flag of the Netherlands.svg 3.972
Flag of France.svg 3.421,[4]
State Flag of Greece (1863-1924 and 1935-1970).svg 2,163[5]
Flag of New Zealand.svg 1.389
Flag of Thailand.svg 1.273[6]
Flag of Ethiopia (1897-1936; 1941-1974).svg 1.271
Flag of Colombia.svg 1.068
Flag of Belgium (civil).svg 900
Flag of South Africa 1928-1994.svg 826
Flag of Luxembourg.svg 44

Tổng cộng: 1.206.914

Flag of North Korea.svg 260.000
Flag of the People's Republic of China.svg 926.000
Flag of the Soviet Union.svg 26.000

Tổng: 1.212.000

Ghi chú: Tất cả các con số có thể thay đổi theo nguồn. Bảng này chỉ tính các con số cao nhất khi các lực lượng thay đổi theo cục diện chiến tranh.
Tổn thất
Nam Triều Tiên:
137.899 tử trận[7]
450.742 bị thương[7]
24.495 mất tích[7]
Hoa Kỳ:
36.516 chết (bao gồm 2.830 không chiến đấu)
92.134 bị thương
8.176 mất tích
7.245 tù binh[8]
Anh Quốc:
1.109 chết[9]
2.674 bị thương
1.060 mất tích hoặc bị bắt[10]
Thổ nhĩ Kỳ:
721 chết[11]
2.111 bị thương
168 mất tích
216 tù binh
Canada:
516 chết[12]
1.042 bị thương
Australia:
339[13]
1.200 bị thương
Pháp:
300 chết hoặc mất tích[14]
Hi Lạp:
194 chết
459 bị thương
Colombia
163 chết[15]
448 bị thương
2 mất tích
28 bị bắt
Thái Lan:
129 chết
1.139 bị thương
5 mất tích[6]
Hà Lan:
123 chết[16]
Philippines:
112 chết[17]
Bỉ:
101 chết[18]
478 bị thương
5 mất tích
New Zealand:
33 chết[19]
Nam Phi:
28 chết
8 mất tích[20]
Luxembourg:
2 chết[18]
Tổng cộng: 178.698 chết, 28.683 mất tích và 550.022 bị thương
Bắc Triều Tiên:
215.000 chết,
303.000 bị thương,
120.000 mất tích hoặc bị bắt[10]
CHND Trung Hoa
(Số liệu chính thức):
183.108 chết (bao gồm không chiến đấu)
383.218 bị thương
25.621 mất tích
21.400 tù binh[21][22][23]
(Hoa Kỳ ước tính):[10]
400.000+ chết
486.000 bị thương
21.000 tù binh
Liên Xô:
282 chết[24]
Tổng cộng:
367.283-750.282 chết, 686.500-789.000 bị thương
Tổng số dân thường thiệt mạng / bị thương: 2,5 triệu(ước tính)[7]
.
Chiến tranh Triều Tiên là cuộc chiến xảy ra và kéo dài từ giữa năm 1950 đến năm 1953 trên bán đảo Triều Tiên bị chia cắt vì sự chiếm đóng tạm thời của Liên XôHoa Kỳ. Chiến sự được châm ngòi vào ngày 25 tháng 6 năm 1950 khi Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (Bắc Triều Tiên) tấn công Đại Hàn Dân quốc (Nam Triều Tiên). Quy mô cuộc chiến trở nên lớn khi lực lượng của Liên hiệp quốc được Hoa Kỳ lãnh đạo và sau đó là Chí nguyện quân của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa can thiệp. Chiến cuộc kết thúc khi hai miền đạt được một thỏa hiệp ngừng bắn vào ngày 27 tháng 7 năm 1953.
Lực lượng hỗ trợ chính cho miền Bắc là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa với sự tiếp ứng hạn chế của Liên Xô trong hình thức các cố vấn quân sự, phi công quân sự và vũ khí. Đại Hàn Dân Quốc được lực lượng Liên hiệp quốc, chủ yếu là quân đội Hoa Kỳ, hỗ trợ. Trước cuộc xung đột, CHDCND Triều Tiên và Đại Hàn Dân Quốc tồn tại như hai chính phủ lâm thời đang tranh giành ảnh hưởng kiểm soát toàn bộ Bán đảo Triều Tiên.

Tên gọi

Tại Hàn Quốc, cuộc chiến thường được gọi là ngày 25 tháng 6 hoặc Chiến tranh ngày 25 tháng 6 (tiếng Triều Tiên: 6·25 전쟁), là ngày khởi đầu của cuộc xung đột hay gọi chính thức hơn Hàn Quốc chiến tranh (tiếng Triều Tiên: 한국전쟁, phiên âm latinh: "Hanguk Jeonjaeng"). Tại Bắc Triều Tiên, trong khi thường được biết như là Chiến tranh Triều Tiên, cuộc chiến được gọi chính thức là Chiến tranh Giải phóng Tổ quốc (조국해방전쟁). Tại Hoa Kỳ, cuộc xung đột được gọi tên chính thức là Cuộc xung đột Triều Tiên hơn là một cuộc chiến tranh, chính yếu là tránh sự cần thiết có sự tuyên chiến của Quốc hội Hoa Kỳ. Cuộc chiến đôi khi được gọi là Cuộc chiến bị lãng quênCuộc chiến không được biết vì nó là một cuộc xung đột lớn trong thế kỷ 20 ít được chú ý hơn Chiến tranh thế giới thứ hai xảy ra trước nó, và Chiến tranh Việt Nam khốc liệt hơn xảy ra sau đó.[25] Tại Trung Hoa, cuộc chiến được biết đến với tên gọi Chiến tranh Kháng Mỹ viện Triều (, nghĩa là "Chiến tranh chống Mỹ và trợ giúp Triều Tiên") (朝鮮戰爭, Chaoxian Zhanzheng).[26]

Bối cảnh lịch sử

Sự chiếm đóng của Nhật Bản

Sau khi đánh bại quân Thanh trong Chiến tranh Trung - Nhật (1894-1895), lực lượng Nhật Bản lưu lại và chiếm đóng những phần đất quan trọng chiến lược của Triều Tiên. Mười năm sau đó, người Nhật đánh bại hải quân Đế quốc Nga trong Chiến tranh Nga - Nhật (1904-1905), đưa Nhật Bản trở thành một cường quốc.[27] Nhật Bản chiếm đóng bán đảo ngược lại ý muốn của chính phủ Triều Tiên, mở rộng tầm kiểm soát của họ lên các cấp chính quyền địa phương bằng vũ lực, và cuối cùng sát nhập Triều Tiên vào Nhật Bản tháng tám năm 1910.[28]
Tại Hội nghị Yalta vào tháng hai năm 1945, lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin kêu gọi lập "các vùng đệm" tại châu Áchâu Âu.[29] Stalin tin rằng Liên Xô phải có tiếng nói quyết định tại Trung Quốc và để đổi lại Liên Xô sẽ tham chiến chống Nhật Bản "hai hoặc ba tuần sau khi Đức đầu hàng."[29] Ngày 6 tháng 8 năm 1945, Liên Xô tuyên chiến với Đế quốc Nhật Bản và vào ngày 8 tháng 8 bắt đầu tấn công phía bắc Bán đảo Triều Tiên. Như đã thỏa thuận với Mỹ, Liên Xô dừng quân lại ở vĩ tuyến 38 độ bắc. Quân đội Hoa Kỳ ở phần phía nam của bán đảo đầu tháng 9 năm 1945. Nhiều người Triều Tiên đã tổ chức chính trị trước khi quân đội Hoa Kỳ đến.[30]

Phân chia Triều Tiên sau Chiến tranh thế giới thứ hai

Ngày 10 tháng 8 năm 1945, khi mà sự đầu hàng của Nhật Bản trông thấy rõ, chính phủ Hoa Kỳ không biết chắc là người Nga có tôn trọng vào lời đề nghị đã được mình dàn xếp trước đó hay không. Một tháng trước đó, hai vị đại tá là Dean Rusk và Bonesteel đã vẽ đường phân giới tại vĩ tuyến 38 độ trong vòng nửa tiếng đồng hồ, sử dụng một bản đồ của Hội địa lý Quốc gia Hoa Kỳ để tham khảo.[31][32][33] Rusk, sau này là Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ có nói rằng quân đội Hoa Kỳ lúc đó phải đối mặt với sự thiếu hụt lực lượng có sẵn tại chỗ cũng như gặp phải các yếu tố bất lợi về thời gian và quãng cách khiến quân đội khó mà có thể tiến về phía bắc nhanh chóng trước khi quân đội Liên Xô tiến vào khu vực"[29].
Liên Xô đồng ý lấy vĩ tuyến 38 làm đường phân giới tạm thời giữa hai vùng chiếm đóng trên bán đảo Triều Tiên, một phần là vì họ muốn có vị thế tốt hơn để thương thuyết với Đồng Minh về Đông Âu. Thỏa thuận đạt được giao cho Liên Xô giải giới quân Nhật ở phần phía bắc của Triều Tiên và Hoa Kỳ ở phần phía nam.
Tháng 12 năm 1945, Hoa Kỳ và Liên Xô thỏa thuận quản lý Triều Tiên dưới một Ủy ban Hỗn hợp Hoa Kỳ-Liên Xô. Thỏa thuận cũng nói rằng Triều Tiên sẽ được độc lập sau bốn năm quốc tế giám sát. Tuy nhiên, cả Hoa KỳLiên Xô đã cho phép phần họ quản lý có một chính phủ do người Triều Tiên lãnh đạo trong khi đó các chính phủ của hai phần Triều Tiên lại ưa chuộng theo ý thức hệ của lực lượng chiếm đóng mình. Các sự dàn xếp này bị đa số người dân Triều Tiên bác bỏ và biến thành các cuộc nổi loạn dữ dội ở miền bắc và biểu tình ở miền nam.
Tại Nam Triều Tiên, một nhóm cánh tả chống ủy trị được biết với tên gọi Hội đồng Đại diện Dân chủ (Representative Democratic Council) ra đời với sự tiếp sức của lực lượng Hoa Kỳ mặc dù có một nghịch lý là nhóm này lại chống các thỏa ước do chính Hoa Kỳ bảo trợ. Vì người Triều Tiên đã chịu nhiều đau khổ dưới ách thực dân của Nhật Bản trong suốt 35 năm nên đa số người dân Triều Tiên chống đối một thời kỳ kế tiếp dưới sự cai trị của ngoại quốc. Sự chống đối này đã làm cho Hoa Kỳ phải bãi bỏ những thỏa thuận được Liên Xô bảo trợ. Hoa Kỳ không muốn thấy một chính phủ tả khuynh tại Nam Triều Tiên nên đã kêu gọi bầu cử tại Triều Tiên. Vì dân số của miền Nam đông gấp đôi so với dân số miền bắc, Liên Xô biết rằng Kim Nhật Thành sẽ bị thất cử nên miền bắc không tham gia tổng tuyển cử thống nhất hai miền. Các cuộc bầu cử tự do mà Hoa Kỳ và Liên hiệp quốc giúp đỡ tổ chức được tiến hành chỉ ở miền nam.
Chính phủ đắc cử được Lý Thừa Vãn, một người có tư tưởng chống cộng sản lãnh đạo. Ông là một người Triều Tiên bị Nhật Bản cầm tù từ khi còn là một thanh niên và rồi trốn thoát sang Hoa Kỳ nơi ông lấy được các cấp bằng đại học và hậu đại học tại Đại học Georgetown, Đại học HarvardĐại học Princeton.[34] Các đảng phái cánh tả tẩy chay bầu cử để phản đối sự ủng hộ của Hoa Kỳ dành cho Lý và sự đàn áp của Hoa Kỳ đối với các phong trào chính trị bản xứ. Về phần Liên Xô, họ chấp thuận và gia tăng nỗ lực giúp chính quyền cộng sản ở miền bắc. Nhờ từng là một chiến binh chống Nhật, tài năng chính trị, mối liên hệ với Liên Xô nên Kim Nhật Thành vươn lên thành lãnh đạo của chính quyền mới và dẹp tan bất cứ chống đối nào đến quyền lực của ông.[35]
Năm 1949, cả hai lực lượng của Liên Xô và Hoa Kỳ rút khỏi Triều Tiên.
Tổng thống Nam Triều Tiên Lý Thừa VãnLãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Nhật Thành đều có ý định thống nhất bán đảo dưới hệ thống chính trị của mình. Do có một số lượng lớn số xe tăng của Liên Xô tuy đã lỗi thời nhưng vẫn là loại tối tân ở Triều Tiên cộng với các vũ khí nặng khác, Bắc Triều Tiên đã có thể leo thang các cuộc đụng độ ở biên giới và ngày càng chuyển sang công kích trong khi Nam Triều Tiên với hậu thuẫn giới hạn của Hoa Kỳ có ít sự chọn lựa hơn. Chính phủ Hoa Kỳ lúc đó tin rằng Khối Cộng sản là một khối thống nhất, và những hành động của Bắc Triều Tiên là chủ trương của cái khối này như là một cái móng vuốt của Liên Xô. Vì thế, Hoa Kỳ xem đây như là một cuộc xung đột quốc tế hơn là một cuộc nội chiến.

Khơi mào chiến tranh

Lý Thừa VãnKim Nhật Thành mong muốn thống nhất bán đảo và đã tiến hành các cuộc tấn công quân sự dọc theo ranh giới suốt năm 1949 và đầu năm 1950.[36] Mặc dù Kim Nhật Thành và những đồng sự thân tín tin vào việc thống nhất đất nước bằng vũ lực, Stalin thì do dự không muốn bị lôi cuốn vào cuộc chiến mà có thể kích động gây ra một cuộc chiến với Mỹ.[37]
Ngày 12 tháng 1 năm 1950, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Dean Acheson đã nói rằng chu vi phòng thủ Thái Bình Dương được hình thành gồm có Quần đảo Aleutian, Nhật Bản, và Philippines, điều đó ám chỉ rằng Mỹ có thể không chiến đấu vì Triều Tiên. Acheson nói sự phòng thủ Triều Tiên sẽ là trách nhiệm của Liên hiệp quốc.[38]
Vào giữa năm 1949, Kim Nhật Thành gây áp lực với Stalin rằng thời cơ đã đến để thống nhất bán đảo Triều Tiên. Kim Nhật Thành cần sự giúp đỡ của Liên Xô để tiến hành thành công một cuộc tấn công ngang qua bán đảo nhiều đồi núi và địa hình khó khăn. Tuy nhiên, Stalin từ chối giúp đỡ vì e ngại lực lượng Bắc Triều Tiên thiếu chuẩn bị và vì Mỹ có thể tham chiến.
Suốt một năm sau, Bắc Triều Tiên đã rèn luyện quân đội của họ thành một cỗ máy chiến tranh có tính tấn công khá ghê gớm, một phần dựa theo khuôn mẫu của một lực lượng cơ giới Liên Xô nhưng được tăng cường sức mạnh chính yếu bởi một làn sóng trở về của những người Triều Tiên đã phục vụ trong Quân Giải phóng Nhân dân của Trung Quốc từ thập niên 1930.[39] Đầu năm 1950 thời gian quyết định tấn công càng gấp rút đối với cả Bình NhưỡngMoskva vì thời gian này các lực lượng an ninh của Lý Thừa Vãn đã quét sạch được gần như tất cả các du kích quân do Bình Nhưỡng gửi vào Nam Triều Tiên trong năm 1949. Khả năng thống nhất đất nước bằng chiến tranh du kích dường như tiêu tan, và chính thể của Lý Thừa Vãn đang giành được lợi thế. Kim Nhật Thành đã có một chọn lựa cuối cùng là tấn công xâm chiếm quy ước để thống nhất Triều Tiên dưới sự kiểm soát của ông trước khi Nam Triều Tiên trở nên đủ mạnh để có thể tự vệ.[37]
Vào năm 1950, quân đội Bắc Triều Tiên được trang bị với những vũ khí Xô Viết tuy đã lỗi thời nhưng nó vẫn có lợi thế vượt trội hơn nhiều so với lực lượng Nam Triều Tiên về mọi mặt. Ngày 30 tháng 1 năm 1950, Stalin, qua điện báo, thông báo cho Kim Nhật Thành hay rằng ông sẵn lòng giúp Kim Nhật Thành trong kế hoạch thống nhất Triều Tiên. Trong những cuộc thảo luận theo sau đó với Kim Nhật Thành, Stalin đề nghị: ông muốn lãnh đạo cuộc chiến và nói rằng một năm tối thiểu 25 ngàn tấn hàng viện trợ có lẽ sẽ giúp ích cho Bắc Triều Tiên chiến thắng. Sau những lần viếng thăm Moskva của Kim Nhật Thành trong tháng ba và tháng tư năm 1950, Stalin chấp thuận một cuộc tấn công.[34]
Mao Trạch Đông đã phản đối mạnh mẽ kế hoạch của Bắc Triều Tiên xâm chiếm Hàn Quốc cho đến 6 tuần trước khi nổ ra cuộc tấn công và ông chỉ thay đổi chính sách sau khi có chỉ thị của Josef Stalin. Mao Trạch Đông đã bỏ qua lời khuyên của phần còn lại trong chính quyền phản đối cuộc chiến và trở thành người khởi xướng mạnh mẽ cho nó. Sự phản đối quyết liệt của Lâm Bưu, người đáng lẽ đã thống lĩnh các lực lượng Trung Quốc trong cuộc chiến khiến nhân vật này phải rời Trung Quốc sang Liên Xô một thời gian.[40]
Ngày 19/1/1950, Kim Nhật Thành nói với đại sứ Liên Xô rằng ông ta có kế hoạch tấn công xuống phía Nam để thống nhất đất nước. Stalin gửi một bức điện thể hiện ủng hộ kế hoạch, nhưng không nói gì với Mao Trạch Đông và cũng đồng ý cung cấp trong năm 1950 vũ khí và trang thiết bị đã cam kết cho năm 1951, để Kim Nhật Thành có thể tăng thêm 3 sư đoàn, nâng quân đội Bắc Triều Tiên lên 10 sư đoàn. Kim Nhật Thành bảo đảm với Stalin rằng ông ta có thể chiếm xong Hàn Quốc trước khi người Mỹ có thời gian cũng như ý định can thiệp. Mục đích của Stalin là muốn kiểm soát bán đảo Triều Tiên và dùng các cảng không bao giờ bị đóng băng là Inchon và Pusan cho hải quân Liên Xô, thay thế cho việc mất cảng Đại Liên (Trung Quốc) mà quân đội Liên Xô đã kiểm soát trong tháng 8/1945.

Diễn biến

Bản đồ sơ lược Chiến tranh Triều Tiên.

Bắc Triều Tiên tấn công

Cuộc tấn công của Quân đội Nhân dân Triều Tiên xảy ra vào sáng sớm ngày chủ nhật 25 tháng 6 năm 1950 bằng cách vượt qua vĩ tuyến 38 và được hậu thuẫn bởi một trận địa pháo bắn phá dữ dội vào phía trước.[39]
Được trang bị tốt với 135.438 binh sĩ[41] và 242 xe tăng bao gồm 150 xe tăng T-34 của Liên Xô chế tạo, quân đội Bắc Triều Tiên bắt đầu cuộc chiến với khoảng 180 máy bay, gồm có 40 máy bay tiêm kích Yak và 70 máy bay ném bom tấn công. Tuy vậy, lực lượng hải quân vẫn còn khá thô sơ (so với hải quân Hoa Kỳ gần đó). Điểm yếu trầm trọng nhất của Bắc Triều Tiên là thiếu một hệ thống tiếp vận đáng tin cậy để di chuyển đồ tiếp liệu về miền Nam khi quân đội của họ tiến lên về phía trước, nhưng lực lượng Nam Triều Tiên còn yếu hơn và thiếu thốn rất nhiều trang bị nếu đem so với Bắc Triều Tiên. Hàng ngàn người dân Triều Tiên chạy loạn về miền nam bị bắt buộc xách tay đồ tiếp liệu. Rất nhiều người sau đó mất mạng vì các cuộc không kích của Bắc Triều Tiên.
Quân đội Nam Triều Tiên có 64.697 binh sĩ[41] được quân đội Mỹ huấn luyện và trang bị nhưng chỉ gồm các vũ khí hạng nhẹ, không có xe tăng và rất thiếu xe bọc thép và pháo binh. Quân đội Nam Triều Tiên cũng không có máy bay tiêm kích, hoặc bất cứ vũ khí chống tăng nào. Không có đơn vị chiến đấu nào của ngoại quốc hiện diện tại đất nước khi chiến tranh bắt đầu, nhưng có nhiều lực lượng Hoa Kỳ đóng quân ở Nhật Bản gần đó.[42]
Cuộc tấn công được miền bắc hoạch định tốt với khoảng 135.000 quân đạt được những thành công chớp nhoáng và bất ngờ.[42] Bắc Triều Tiên tấn công một số nơi quan trọng gồm có Kaesŏng, Chuncheon, UijeongbuOngjin.
Trong mấy ngày đầu giao chiến, các lực lượng Nam Triều Tiên, bị thua sút về quân số và vũ khí và thường mơ hồ về lòng trung thành với chính thể miền Nam, tháo lui toàn bộ hoặc đào ngũ hàng loạt sang phe miền Bắc.[43] Khi cuộc tấn công trên bộ tiếp tục, không quân Bắc Triều Tiên tiến hành oanh tạc Phi trường Kimpo gần Seoul. Các lực lượng Bắc Triều Tiên chiếm được Seoul trưa ngày 28 tháng 6.
Tuy nhiên, niềm hy vọng của Bắc Triều Tiên về việc chính phủ của Lý Thừa Vãn đầu hàng và sự giải tán quân đội Nam Triều Tiên tan thành mây khói khi các cường quốc ngoại quốc can thiệp vào cuộc chiến.

Phản ứng của phương Tây

Cuộc tấn công Nam Triều Tiên đến rất bất ngờ đối với Hoa Kỳ và các cường quốc phương Tây khác. Trong tuần trước đó, Acheson đã nói trước Quốc hội Hoa Kỳ vào ngày 20 tháng 6 là một cuộc chiến tranh như vậy khó có thể xảy ra.
Lính Mỹ từ giã gia đình lên đường tham chiến ở Triều Tiên
Việc Mỹ tham chiến có một số lý do như sau. Harry Truman là tổng thống thuộc Đảng Dân chủ Hoa Kỳ đang bị nhiều áp lực từ trong nước vì quá nhẹ tay đối với các nước theo chủ nghĩa cộng sản. Trong số những người gây áp lực với tổng thống có Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòaJoseph McCarthy, đặc biệt gay gắt nhất là những người tố cáo Đảng Dân chủ đã làm mất Trung Hoa vào tay cộng sản. Sự can thiệp quân sự cũng là một việc áp dụng quan trọng học thuyết mới có tên là Học thuyết Truman, chủ trương chống đối lại chủ nghĩa cộng sản ở bất cứ nơi đâu mà nó tìm cách mở rộng. Những bài học của Hiệp ước Munich năm 1938 cũng có ảnh hưởng đến quyết định của Washington, khiến họ tin rằng nhân nhượng các quốc gia hiếu chiến chỉ khuyến khích thêm những hành động bành trướng.
Thay vì hối thúc Quốc hội tuyên chiến, Truman nghĩ rằng hành động như vậy làm mất thời giờ và gây náo động không cần thiết trong khi tình hình đang rất là cấp bách, ông quay sang xin chấp thuận từ Liên Hiệp quốc.
Ngay ngày chiến tranh chính thức bắt đầu (25 tháng 6), Liên Hiệp quốc nhanh chóng thảo ra Nghị quyết số 82 kêu gọi:[44]
  1. Chấm dứt Tất cả các hoạt động thù địch và Bắc Triều Tiên rút lui về Vĩ tuyến 38;
  2. Thành lập một Ủy ban Đặc trách về Triều Tiên của Liên Hiệp quốc để giám sát tình hình và báo cáo lại cho Hội đồng Bảo an;
  3. Yêu cầu tất cả các thành viên của Liên Hiệp quốc ủng hộ nghị quyết này của Liên Hiệp quốc, và tự kiềm chế không giúp đỡ cho chính phủ Bắc Triều Tiên.
Thủy quân lục chiến Hoàng gia Anh trong một nhiệm vụ chặn phá tiếp vận của quân địch, tháng tư năm 1951.
Giải pháp được thông qua dễ dàng tại Hội đồng Bảo an do có sự vắng mặt tạm thời của Liên Xô trong Hội đồng Bảo an — Liên Xô tẩy chay Hội đồng Bảo an và phản đối rằng chiếc ghế của Trung Quốc ở Hội đồng Bảo an phải được chuyển từ tay Trung Hoa Dân Quốc sang Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Do Liên Xô vắng mặt nên giải pháp không bị phủ quyết (5 thành viên thường trực có quyền phủ quyết là Anh, Pháp, Trung Hoa Dân quốc, Liên XôHoa Kỳ), và chỉ có Nam Tư bỏ phiếu trắng, Liên Hiệp quốc bỏ phiếu thông qua việc giúp Nam Triều Tiên vào ngày 27 tháng 6. Giải pháp đưa đến hành động trực tiếp của Mỹ. Lực lượng Mỹ có thêm binh sĩ và tiếp liệu đến từ 15 thành viên khác của Liên Hiệp quốc: Canada, Úc, New Zealand, Anh, Pháp, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ, Thái Lan, Hy Lạp, Hà Lan, Ethiopia, Colombia, Philippines, Bỉ, và Luxembourg. Tuy nhiên, Mỹ góp 50% lực lượng bộ binh (Nam Triều Tiên phần còn lại), 86% lực lượng hải quân, và 93% không quân.[45]
Liên Xô và đồng minh của họ không thừa nhận giải pháp này với lý do là nó bất hợp pháp vì có một thành viên thường trực của hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc vắng mặt trong cuộc bỏ phiếu. Đối đầu lại điều này, quan điểm đưa ra là một thành viên thường trực của hội đồng phải thật sự phủ quyết để đánh bại giải pháp. Chính phủ Bắc Triều Tiên cũng không đồng ý và lý giải rằng cuộc xung đột này là một cuộc nội chiến, và vì vậy không nằm trong tầm giải quyết của Liên Hiệp Quốc. Năm 1950, một giải pháp của Liên Xô đưa ra kêu gọi chấm dứt thù địch và rút các lực lượng ngoại quốc đã bị bác bỏ.[46]
Dư luận công chúng Mỹ đồng lòng đứng sau cuộc can thiệp này. Tuy nhiên, sau đó Truman bị chỉ trích nặng nề vì không xin phép tuyên chiến từ Quốc hội trước khi gửi quân sang Triều Tiên. Vì thế, "Chiến tranh của Truman" bị một số người nói rằng nó vi phạm tinh thần và văn ngôn của Hiến pháp Hoa Kỳ.

Can thiệp của Mỹ

Pháo tự hành SU-76 Liên Xô viện trợ cho Bắc Triều Tiên bị lực lượng Mỹ tiêu diệt
Mặc dù việc giảm bớt lực lượng Hoa Kỳ và Đồng minh sau Chiến tranh thế giới thứ hai gây ra nhiều vấn đề tiếp vận trầm trọng cho quân đội Mỹ trong vùng nhưng Mỹ vẫn có đủ lực lượng tại Nhật Bản để đối phó với quân đội Bắc Triều Tiên với các trang bị đa số đã lỗi thời của Liên Xô. Các lực lượng này của Mỹ nằm dưới quyền chỉ huy của Thống tướng Douglas MacArthur. Ngoài các đơn vị của Khối thịnh vượng chung, không có quốc gia nào khác cung cấp nguồn nhân lực đáng kể.
Sau khi nghe báo cáo về chiến sự toàn diện nổ ra tại Triều Tiên, Tổng thống Truman ra lệnh cho Tướng MacArthur chuyển đạn dược đến cho quân đội của Nam Triều Tiên trong lúc đó dùng phương tiện hàng không để che chở việc di tản các công dân Hoa Kỳ. Truman không đồng ý tiến hành các cuộc không kích đơn phương của Mỹ chống lại các lực lượng Bắc Triều Tiên theo ý kiến các cố vấn của ông, nhưng ông đã ra lệnh cho Hạm đội Một bảo vệ Đài Loan của Tưởng Giới Thạch, chấm dứt chính sách không can thiệp vào chuyện nội bộ của Trung Hoa vẫn được Mỹ thực hiện trước đó. Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc yêu cầu được tham chiến tại Triều Tiên tuy nhiên bị người Mỹ từ chối vì người Mỹ sợ chuyện này chỉ khiến Cộng hòa Nhân dân Trung hoa can thiệp vào cuộc chiến.
Binh sĩ Hoa Kỳ tại Triều Tiên.
Sự can thiệp lớn nhất và đầu tiên của quân đội ngoại quốc là Lực lượng Đặc nhiệm Smith (Task Force Smith) của Hoa Kỳ, một phần tử của Sư đoàn Bộ binh số 24 Bộ binh của Mỹ đóng ở Nhật Bản. Ngày 5 tháng 7, lực lượng này chiến đấu lần đầu tiên ở Osan và bị bại trận với thương vong cao. Lực lượng chiến thắng của Bắc Triều Tiên tiến quân về phía nam, và Sư đoàn bộ binh số 24 với sức mạnh còn phân nửa bị buộc phải rút quân về Taejeon là nơi cũng bị rơi vào tay quân Bắc Triều Tiên. Tướng William F. Dean bị bắt làm tù binh.
Vào tháng tám, các lực lượng Nam Triều Tiên và Quân đoàn 8 Hoa Kỳ bị đẩy lui vào một vùng nhỏ trong cạnh đông nam của bán đảo Triều Tiên quanh thành phố Pusan. Trong khi quân đội Bắc Triều Tiên tiến công, họ vây bắt và tàn sát những công chức dân sự.[47] Ngày 20 tháng 8, MacArthur gởi một thông điệp cảnh báo Kim Nhật Thành rằng ông ta phải chịu trách nhiệm cho các hành động tàn bạo chống quân đội Liên Hiệp Quốc.[34]
Vào tháng chín, chỉ có vùng xung quanh thành phố Pusan—khoảng 10% Bán đảo Triều Tiên—vẫn còn nằm trong tay lực lượng đồng minh. Với sự hỗ trợ tiếp vận lớn lao của Mỹ, không quân yểm trợ, và viện quân, các lực lượng của Hoa Kỳ và Nam Triều Tiên đã giữ vững được phòng tuyến dọc theo sông Nakdong. Hành động bám giữ liều lĩnh này trở thành nổi tiếng tại Hoa Kỳ với tên gọi là Vành đai Pusan. Mặc dù có thêm lực lượng của Liên Hiệp Quốc đến tiếp tay, tình thế trở nên nguy kịch, và dường như Bắc Triều Tiên sẽ thành công trong việc thống nhất bán đảo.

Đồng minh củng cố lực lượng

Bài chi tiết: Trận Vành đai Pusan
Xe tăng M-24 tại phòng tuyến sông Naktong ngày 17-8-1950
Đối diện với các cuộc tấn công dữ dội của Bắc Triều Tiên, phòng tuyến của đồng minh trở thành một trận đánh liều lĩnh mà người Mỹ gọi là Trận Vành đai Pusan. Tuy nhiên, Bắc Triều Tiên lại không thành công trong việc chiếm Pusan.
Không lực Hoa Kỳ đến với số lượng lớn, thực hiện 40 phi vụ một ngày trong những hành động hỗ trợ bộ binh, nhắm vào các lực lượng Bắc Triều Tiên nhưng cũng gây ra sự tàn phá to lớn đến người dân cũng như các thành phố. Các máy bay ném bom chiến thuật (đa số là oanh tạc cơ B-29 có căn cứ ở Nhật Bản) gây ngừng lưu thông đường sá và đường xe hỏa trong ban ngày, và tàn phá 32 cây cầu thiết yếu không chỉ cần thiết cho chiến tranh mà còn quan trọng đối với việc di tản của người dân. Xe lửa dùng cho cả quân sự và dân sự đều phải nằm chờ đợi lúc ban ngày bên trong các đường hầm.
Khắp nơi trên Triều Tiên, các máy bay ném bom Hoa Kỳ thi nhau đánh bom các kho tiếp liệu chính và phá hủy các nhà máy lọc dầu và hải cảng nhận hàng nhập cảng cũng như tiếp liệu quân sự để làm cạn kiệt lực lượng Bắc Triều Tiên. Không lực hải quân cũng tấn công các điểm chuyển vận. Lực lượng Bắc Triều Tiên đã bị kéo giãn ra trên toàn bán đảo, và sự tàn phá do bị các máy bay ném bom của Hoa Kỳ gây ra đã ngăn ngừa đồ tiếp liệu cần thiết tới lực lượng Bắc Triều Tiên ở miền nam.
Pháo 57 mm chống tăng của Nam Triều Tiên tại phi trường Suwon năm 1950
Kim Nhật Thành khiếp sợ khi chứng kiến hiệu quả tàn phá của không quân Mỹ mà quân Bắc Triều Tiên không có cách nào ngăn chặn được. Kim khẩn cầu Stalin hỗ trợ quân sự, nếu không từ Liên Xô thì cũng từ các quốc gia cộng sản khác nhưng không muốn gửi quân và đối mặt với nguy cơ gây chiến cùng Mỹ, Stalin gửi một bức điện cho Mao Trạch Đông: "Theo tình hình hiện nay, nếu Trung Quốc có thể hỗ trợ quân sự cho Bắc Triều Tiên thì 5-6 sư đoàn sẽ là ổn thỏa để tiến tới vĩ tuyến 38. Vai trò của họ sẽ là quân tình nguyện và dĩ nhiên, họ nằm dưới sự chỉ huy của Trung Quốc".[40]
Trong lúc đó, các căn cứ tiếp liệu tại Nhật Bản đưa vũ khí và binh sĩ Liên hiệp quốc ào ạt vào Pusan. Các tiểu đoàn xe tăng Hoa Kỳ từ San Francisco được cấp bách đưa vào Triều Tiên; vào cuối tháng tám, Hoa Kỳ có trên 500 xe tăng loại trung tại vành đai Pusan. Đầu tháng chín, các lực lượng Liên Hiệp Quốc và Nam Triều Tiên được củng cố mạnh hơn và đông hơn lực lượng quân sự Bắc Triều Tiên (đồng minh 180.000 quân so với Bắc Triều Tiên 100.000 quân). Vào thời điểm đó, đồng minh bắt đầu một cuộc phản công.[42]
Để chống lại sức mạnh của không quân Mỹ, Stalin buộc phải đem hàng trăm máy bay chiến đấu MiG sang Triều Tiên. Không quân Liên Xô đào tạo các phi công Trung Quốc hoặc dùng phi công của mình mặc quân phục Trung Quốc và nói tiếng Trung để vẫn giả vờ rằng Liên Xô không can thiệp và tránh xung đột trực tiếp với Mỹ.

Tái chiếm Nam Triều Tiên

Bài chi tiết: Trận đánh Nhân Xuyên
Lực lượng Hoa Kỳ đổ bộ lên bến cảng một ngày sau khi Trận Incheon bắt đầu.
Đối diện với các cuộc tăng viện áp đảo của Liên Hiệp Quốc, lực lượng Bắc Triều Tiên tự nhận thấy mình có quân số ít hơn và có hỗ trợ tiếp liệu yếu kém. Họ cũng thiếu hỗ trợ của không quân và hải quân so với Mỹ. Để giảm sức ép đối với Vành đai Pusan, Tướng MacArthur, tổng tư lệnh lực lượng Liên Hiệp Quốc tại Triều Tiên, đã ra lệnh cho một cuộc đổ bộ từ biển vào bờ xa phía sau phòng tuyến của Bắc Triều Tiên tại Incheon (인천; 仁川, Nhân Xuyên), một thành phố và là hải cảng lớn ven bờ biển Hoàng Hải của Nam Triều Tiên, gần Seoul.
Thủy triều cao và sự hiện hữu của một lực lượng quân địch mạnh làm cho cuộc đổ bộ này trở thành một chiến dịch cực kỳ mạo hiểm. MacArthur bắt đầu hoạch định chiến dịch này vài ngày sau khi chiến tranh khởi sự nhưng Lầu Năm Góc mạnh mẽ bác bỏ kế hoạch này. Cuối cùng khi được phép, MacArthur tập hợp Quân đoàn X dưới quyền của Tướng Edward Almond gồm có 70.000 quân từ Sư đoàn Thủy quân lục chiến số 1, Sư đoàn Bộ binh số 7 và tăng phái với 8.600 quân người Triều Tiên và ra lệnh cho họ đổ bộ tại Incheon trong Chiến dịch Chromite. Vào lúc tấn công đổ bộ ngày 15 tháng 9, nhờ vào thám báo của các du kích quân Nam Triều Tiên, sự cố tình tạo ra thông tin sai lạc và các cuộc pháo kích kéo dài trước khi đổ bộ, thêm vào đó lực lượng Bắc Triều Tiên có rất ít quân đóng tại Incheon nên lực lượng Mỹ chỉ gặp sự chống trả yếu ớt khi họ đổ bộ lên Incheon.
Cuộc đổ bộ là một chiến thắng quyết định khi Quân đoàn X tiến công tràn ngập quân phòng thủ vốn ít hơn và đe dọa bao vây quân đội chính quy của Bắc Triều Tiên. MacArthur nhanh chóng tái chiếm Seoul. Quân đội Bắc Triều Tiên gần như bị cắt đứt, nhanh chóng rút lui về phía bắc; khoảng 25.000 đến 30.000 quay trở lại.[48][49]

Xâm chiếm Bắc Triều Tiên

Lực lượng Liên Hiệp Quốc đẩy lui quân miền Bắc ngược qua Vĩ tuyến 38. Mục tiêu cứu chính phủ Nam Triều Tiên của Mỹ đã đạt được nhưng vì bị quyến rũ bởi sự thành công và viễn cảnh thống nhất Triều Tiên dưới tay chính phủ Lý Thừa Vãn nên lực lượng Liên Hiệp Quốc tiến quân vào Bắc Triều Tiên. Sự kiện này đánh dấu khoảnh khắc quan trọng trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ khi các nhà lãnh đạo của Hoa Kỳ quyết định đi xa hơn là chỉ đơn thuần "ngăn chặn" mối đe dọa thấy rõ của cộng sản. Các vấn đề khác gồm có tác dụng tâm lý về việc tiêu diệt được một quốc gia cộng sản và giải thoát các tù nhân chiến tranh.
Chiến sự trong thành phố tại Seoul, 1950, khi Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ chiến đấu giữ thành phố chống quân Bắc Triều Tiên.
Các lực lượng Liên Hiệp Quốc vượt qua biên giới tiến vào Bắc Triều Tiên đầu tháng 10 năm 1950. Quân đoàn X của Mỹ đổ bộ từ biển vào bờ tại WonsanIwon. Hai nơi này đã bị quân đội Nam Triều Tiên tiến công trên bộ chiếm được. Các lực lượng còn lại của Hoa Kỳ sát cánh với quân Nam Triều Tiên tiến quân theo phía bờ tây của Triều Tiên và chiếm được Bình Nhưỡng ngày 19 tháng 10. Đến cuối tháng 10, quân đội Bắc Triều Tiên tan rã nhanh chóng, và quân Liên Hiệp Quốc bắt được 135.000 tù binh.
Cuộc tiến công của Liên Hiệp Quốc gây quan ngại rất lớn cho Trung Quốc. Họ lo lắng lực lượng Liên Hiệp Quốc sẽ không dừng lại ở Sông Áp Lục là ranh giới giữa Triều Tiên và Trung Quốc mà sẽ mở rộng chiến tranh vào lãnh thổ Trung Quốc. Nhiều người ở Tây phương bao gồm Tướng MacArthur nghĩ rằng mở rộng chiến tranh vào Trung Quốc là cần thiết. Tuy nhiên, Truman và những nhà lãnh đạo khác không đồng ý, và MacArthur được lệnh phải cẩn trọng khi tiến tới biên giới Trung Quốc. Dần dần, MacArthur không còn quan tâm đến lệnh của Tổng thống nữa và cho rằng quân đội Bắc Triều Tiên sẽ được tiếp tế qua các căn cứ tại Trung Quốc nên các căn cứ đó phải bị dội bom. Tuy nhiên, trừ một vài dịp hiếm hoi, các máy bay ném bom Liên Hiệp Quốc vẫn cách xa tầm bay đến Mãn Châu trong suốt cuộc chiến.

Trung Quốc tham chiến

Xác 1 binh sĩ Trung Quốc
Trung Quốc cảnh cáo các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ qua các nhà ngoại giao trung lập rằng họ sẽ can thiệp để bảo vệ nền an ninh quốc gia. Truman xem các lời cảnh báo này như "một mưu toan táo bạo để hù dọa Liên Hiệp Quốc" và không coi trọng nó lắm. Ngày 15 tháng 10 năm 1950, Truman đến Đảo Wake để họp ngắn ngủi với MacArthur. Cục Tình báo Trung ương Mỹ trước đây có cho Truman biết rằng việc Trung Quốc tham chiến là không thể xảy ra. MacArthur suy đoán rằng có ít rủi ro về một cuộc chiến với Trung Quốc. MacArthur cho rằng Trung Quốc đã mất dịp giúp Bắc Triều Tiên. Ông ước tính Trung Quốc có 300.000 quân tại Mãn Châu với khoảng từ 100.000-125.000 quân dọc theo Sông Áp Lục; phân nửa quân số đó có thể vượt qua sông Áp Lục. Nhưng Trung Quốc không có lực lượng không quân, vì thế, "nếu Trung Quốc cố tràn xuống Bình Nhưỡng thì sẽ có một cuộc đại tàn sát."[48][50] MacArthur nhận định rằng Trung Hoa muốn tránh bị thiệt hại nặng nề.
Binh sĩ Mỹ dùng pháo binh 105 mm gần Uirson tháng tám năm 1950.
Ngày 8 tháng 10 năm 1950, một ngày sau khi quân đội Mỹ vượt vĩ tuyến 38, Chủ tịch Mao Trạch Đông phát lệnh tập kết Chí nguyện quân Nhân dân Trung Quốc. Bảy mươi phần trăm thành viên của Chí nguyện quân là quân đội hiện dịch của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Mao ra lệnh quân đội di chuyển đến sông Áp Lục, sẵn sàng vượt sông. Mao Trạch Đông tìm sự trợ giúp của Liên Xô và coi sự can thiệp vào Triều Tiên là một hành động tự vệ cần thiết: "Nếu chúng ta để cho Hoa Kỳ chiếm đóng toàn Triều Tiên...chúng ta phải chuẩn bị chờ Hoa Kỳ tuyên chiến với Trung Hoa," ông nói với Stalin như vậy. Thủ tướng Chu Ân Lai được phái đến Moskva để tăng thêm cường độ cho những lý lẽ qua điện thoại của Mao. Mao trì hoãn trong lúc chờ đợi sự chi viện lớn từ Liên Xô, hủy bỏ cuộc tấn công đã hoạch định từ 13 tháng 10 đến 19 tháng 10. Tuy nhiên, sự giúp đỡ của Liên Xô chỉ giới hạn cung cấp yểm trợ bằng không quân không quá 60 dặm Anh (100 km) từ mặt trận. Các phi cơ MiG-15 của Liên Xô trong màu sắc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là một sự thách thức nghiêm trọng đối với các phi công Liên Hiệp Quốc. Tại một khu vực có biệt danh là "Hành lang MiG" (MiG Alley - do các lực lượng Liên Hiệp Quốc đặt), các phi cơ của Liên Xô có ưu thế hơn đối thủ với các phi cơ F-80 do Hoa Kỳ chế tạo (Lockheed F-80 Shooting Stars) cho đến khi các phi cơ F-86 (North American F-86 Sabre) được triển khai. Người Trung Quốc rất giận dữ trước việc tham chiến có giới hạn của Liên Xô vì họ cứ đinh ninh rằng họ đã được hứa cung ứng yểm trợ không quân toàn diện. Mỹ biết rõ vai trò của Liên Xô nhưng vẫn giữ im lặng để tránh một khả năng leo thang chiến tranh thành một cuộc chiến tranh hạt nhân.
Quân Trung Quốc đối mặt với quân đội Hoa Kỳ ngày 25 tháng 10 năm 1950 với 270.000 quân dưới quyền tư lệnh của tướng Bành Đức Hoài khiến cho Liên Hiệp Quốc rất ngạc nhiên vì không lường trước được mức độ quân số đông đảo đến như vậy. Tuy nhiên, sau những vụ đụng độ ban đầu, các lực lượng Trung Quốc rút lui vào vùng núi. Các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Quốc coi sự rút lui của Trung Quốc như là một dấu hiệu yếu thế và đánh giá sai lầm trầm trọng khả năng tác chiến của Trung Quốc. Thế nên các lực lượng Liên hiệp quốc tiếp tục tiến công về sông Áp Lục không đếm xỉa gì đến những lời cảnh cáo của Bắc Kinh.
Xe tăng T-34 Bắc Triều Tiên bị tịch thu tại Waegwan
Tình báo Mỹ, sơ sài trong suốt giai đoạn này vì nhiều lý do, đã không làm việc hiệu quả tại Bắc Triều Tiên cũng như đã từng không hiệu quả tại Nam Triều Tiên trong những ngày có cuộc bao vây tại Vành đai Pusan. Quân Trung Quốc hành quân bằng cách đi bộ và ngủ trong rừng nên giảm thiểu tối đa sự phát hiện của đối phương. Trong một trường hợp có ghi chép kỹ càng, một quân đoàn của Trung Quốc gồm có ba sư đoàn hành quân bằng chân đất từ An Tung ở Mãn Châu, phía bắc cách sông Áp Lục khoảng 286 dặm (460 km) đến nơi tập kết tại Bắc Triều Tiên trong khoảng một thời gian dài từ 16 đến 19 ngày. Một sư đoàn của quân đoàn này hành quân vào ban đêm trên những con đường núi ngoằn ngoèo, trung bình đi được 18 dặm (29 km) một ngày trong vòng 18 ngày. Cuộc hành quân trong bắt đầu từ sau khi chập tối lúc 19 giờ và kết thúc lúc 3 giờ sáng hôm sau. Những phương án trú ẩn chống phi cơ phải hoàn thành trước 5 giờ 30 sáng. Tất cả mọi người, thú vật và các trang bị được che giấu hay ngụy trang. Trong ban ngày chỉ có các nhóm trinh sát được ngụy trang di chuyển về phía trước để chọn lựa khu đóng quân ngoài trời của ngày hôm sau. Khi các đơn vị của Trung Quốc bắt buộc phải hành quân vào ban ngày vì bất cứ lý do gì, họ luôn tuân thủ lệnh dừng lại ngay tại chỗ và không cử động khi có máy bay xuất hiện trên đầu. Các sĩ quan có quyền bắn hạ bất cứ binh sĩ nào vi phạm lệnh này.[42]
Cuối tháng 11, Trung Quốc đánh vào phía tây, dọc theo sông Chongchon, hoàn toàn áp đảo một số sư đoàn của Nam Triều Tiên và đánh một đòn chí tử vào sườn các lực lượng còn lại của Liên Hiệp Quốc. Thất bại của Quân đoàn 8 đã tạo nên một cuộc rút lui dài nhất của một đơn vị quân đội Mỹ trong lịch sử.[51] Tại miền đông, trong Trận hồ nước Chosin, một đơn vị 30.000 người của Sư đoàn Bộ binh số 7 Mỹ cũng chưa chuẩn bị kịp cho những cuộc tấn công chiến thuật của Trung Quốc và chẳng bao lâu bị bao vây, mặc dù cuối cùng họ phá được vòng vây nhưng bị thương vong 15.000 người. Tại trận này, Thủy quân lục chiến Mỹ cũng bị đánh bại và bắt buộc rút lui sau khi gây ra những thiệt hại nặng nề cho sáu sư đoàn quân Trung Quốc.[52]
Trong khi các binh sĩ Trung Quốc ban đầu thiếu yểm trợ của hỏa lực nặng và vũ khí bộ binh hạng nhẹ, chiến thuật của họ nhanh chóng điều chỉnh thích hợp cho sự bất lợi này như Bevin Alexander giải thích trong cuốn "How Wars Are Won" (Cách thế nào để thắng các cuộc chiến tranh):
Phương cách thông thường là xâm nhập các đơn vị nhỏ của địch từ một trung đội 50 người đến một đại đội 200 người, bằng cách phân tán thành nhiều nhóm riêng lẻ. Trong lúc một đội cắt đường rút lui của người Mỹ, các đội khác đánh thẳng cả mặt trước và hai bên sườn trong các cuộc tiến công phối hợp nhịp nhàng. Các cuộc tiến công tiếp tục vào các phía cho đến khi những người phòng thủ bị tiêu diệt hoặc bắt buộc phải rút lui. Người Trung Quốc bò lên phía trước đến sườn mở nơi đóng chốt của trung đội kế tiếp và lập lại chiến thuật này.
Roy Appleman làm sáng tỏ hơn các chiến thuật ban đầu của Trung Quốc như sau:
Trong giai đoạn đầu tiến công, các lực lượng bộ binh thiện chiến nhẹ đã thực hiện các cuộc tấn công của Trung Quốc, nói chung không được yểm trợ với bất kỳ loại vũ khí hạng nặng nào ngoài súng cối (mortars). Các cuộc tấn công đã chứng minh rằng binh sĩ Trung Quốc là những chiến binh có kỷ luật và được huấn luyện kỹ lưỡng, và đặc biệt lão luyện trong chiến đấu về đêm. Họ có tài về nghệ thuật ngụy trang. Các đội trinh sát rất thành công đáng kể trong việc phát hiện các vị trí của các lực lượng Liên Hiệp Quốc. Họ hoạch định các cuộc tấn công vào phía sau lưng của các lực lượng này, cắt đường rút lui và đường tiếp vận của quân địch, và rồi sau đó xung trận đánh vào mặt trước và bên sườn để kết thúc trận chiến. Họ cũng áp dụng một chiến thuật gọi là Hachi Shiki tạo thành một đội hình chữ V mà họ để cho quân địch di chuyển trong đó; hai cạnh của chữ V sau đó được khép lại quanh quân địch trong khi đó một lực lượng khác di chuyển phía dưới miệng chữ V để đón chặn bất cứ lực lượng nào cố giải vây cho đơn vị bị bao vây. Các chiến thuật như thế của Trung Hoa đã được sử dụng với những thành công to lớn tại Onjong, Unsan, và Ch'osan, nhưng chỉ thành công một phần tại Pakch'on và Ch'ongch'on.[42]
Pháo binh Hoa Kỳ yểm trợ cho Bộ binh tiến công tại Soyong, Nam Triều Tiên
Lực lượng Hoa Kỳ tại đông bắc Triều Tiên, từng tiến công chớp nhoáng chỉ một vài tháng trước đây, bị bắt buộc phải nhanh chân hơn nữa rút về miền nam để hình thành một vành đai phòng thủ quanh thành phố hải cảng Hungnam nơi mà sau đó một cuộc di tản lớn được thực hiện cuối tháng 12 năm 1950. Trước nguy cơ đối diện với sự bại trận hoàn toàn và đầu hàng, 193 lượt tàu chở các quân nhân Mỹ và trang thiết bị đã rời bến di tản khỏi Bến cảng Hungnam. Khoảng 105.000 binh sĩ, 98.000 thường dân, 17.500 xe các loại, và 350.000 tấn tiếp liệu được tàu chở đến Pusan trong vòng trật tự. Khi họ đã bỏ đi, các lực lượng Mỹ đã đánh sập phần lớn thành phố để không cho quân đội Trung Quốc sử dụng, khiến nhiều người dân Triều Tiên không có nơi trú thân trong mùa đông.[48][53]

Chiến sự ngang qua Vĩ tuyến 38 (đầu năm 1951)

Máy bay B-26 oanh tạc những kho tiếp liệu tại Wonsan, Bắc Triều Tiên, 1951.
Kim Nhật Thành là một đối tác khó tính. Đầu tiên, ông từ chối hợp nhất các lực lượng của mình dưới sự chỉ huy của Bành Đức Hoài cho dù lính Trung Quốc chiếm đa số quân đội. Kim chỉ đồng ý sau khi nhận được một chỉ thị từ Stalin. Kim Nhật Thành cũng tranh cãi với Bành Đức Hoài vào đầu năm 1951 xung quanh việc liệu có nên vượt vĩ tuyến 38 vì Kim Nhật Thành ra lệnh tiến quân song Bành Đức Hoài từ chối và vấn đề chỉ được dàn xếp sau khi có một chỉ thị từ Stalin ủng hộ Bành Đức Hoài.[40]
Nhà sử học Trung Quốc Trần Lâm cho rằng Mao Trạch Đông gửi ra chiến trường các binh sĩ từ quân đội Quốc dân đảng đã đầu hàng: "Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc thực tế không muốn thu nhận họ. Đó là một cách tốt để loại bỏ họ. Động cơ của Mao Trạch Đông khi tham chiến là để thu hút sự chú ý và công nhận Trung Quốc như một cường quốc, đồng thời đoàn kết người dân trong một cuộc chiến yêu nước".
Tháng giêng năm 1951, các lực lượng Trung Quốc và Bắc Triều Tiên lại đánh mạnh trong giai đoạn tiến công thứ ba (được biết với tên gọi Cuộc tiến công mùa đông của Trung Quốc). Quân Trung Quốc lặp lại các chiến thuật trước đây của họ là tấn công chủ yếu là vào đêm với cách đánh thăm dò từ các vị trí xa mặt trận theo sau là một đợt xung phong với số lượng quân áp đảo, và dùng kèn, cồng chiêng để liên lạc và đánh lạc hướng quân địch. Các lực lượng Liên Hiệp Quốc không có thuốc trị cho chiến thuật này, và sức kháng cự của họ sa sút nên họ rút lui nhanh về miền nam. Seoul bị bỏ lại và bị các lực lượng Trung Quốc và Bắc Triều Tiên chiếm được vào ngày 4 tháng 1 năm 1951.
Khó khăn thêm gia tăng cho Quân đoàn 8 khi Tướng Walker bị giết chết trong một vụ tai nạn. Trung tướng Matthew Ridgway, một cựu chiến binh nhảy dù trong Chiến tranh thế giới thư hai lên thay và nhanh chóng nâng sĩ khí và tinh thần chiến đấu của Quân đoàn 8 vốn đã quá kiệt quệ và sa sút trong cuộc rút lui. Tuy nhiên tình thế quá khắc nghiệt đến nỗi Tướng Douglas MacArthur thậm chí nói đến việc sử dụng vũ khí hạt nhân chống lại Trung Quốc, gây nhiều lo ngại cho các đồng minh của Mỹ.
Tù binh Trung Quốc bị bắt giữ tại Koto-ri
Các lực lượng Liên Hiệp Quốc tiếp tục rút lui cho đến khi họ tới phòng tuyến chạy dài từ phía nam Suwon ở miền tây, Wonju ở giữa, và phía bắc Samchok ở miền đông là nơi mặt trận được ổn định. Quân Chí nguyện của Trung Quốc đã bỏ xa đường tiếp vận của họ và bắt buộc phải lùi lại. Quân Trung Quốc gặp khó khăn khi tiến ra xa khỏi Seoul vì họ đang ở cuối đường vận chuyển tiếp liệu — tất cả lương thực và đạn dược phải được vận chuyển vào ban đêm bằng chân hoặc xe đạp từ sông Áp Lục.
Cuối tháng giêng, sau khi nhận thấy các phòng tuyến phía trước lực lượng của ông bị bỏ hoang, Tướng Ridgway ra lệnh tiến hành thám thính mà sau đó biến thành một cuộc tiến công toàn diện có tên gọi là "Operation Roundup" (Chiến dịch Bố ráp). Chiến dịch được hoạch định tiến hành từng bước một, lợi dụng ưu thế hỏa lực trên mặt đất và trên không của Liên Hiệp Quốc. Vào lúc kết thúc Chiến dịch Bố ráp vào đầu tháng hai, các lực lượng Liên Hiệp Quốc đã tiến tới sông Hán và tái chiếm Wonju.
Một binh sĩ Trung Quốc bị giết bởi Thủy quân lục chiến Mỹ thuộc Sư đoàn Thủy quân lục chiến số 1 trong một cuộc tấn công trên Đồi 105 năm 1951.
Trung Quốc phản công vào giữa tháng hai bằng Cuộc tiến công giai đoạn bốn từ Hoengsong ở miền trung chống các vị trí của Quân đoàn IX Mỹ quanh Chipyong-ni. Các đơn vị của Sư đoàn Bộ binh số 2, gồm có Tiểu đoàn Pháp tại Triều Tiên đã đánh trả một cuộc bao vây ngắn ngủi nhưng dữ dội và cuối cùng phá vỡ được cuộc tiến công này. Trong trận đánh này, Liên Hiệp Quốc đã học được cách đối phó với các chiến thuật tấn công của Trung Quốc và có thể giữ vững trận địa của họ.
Chiến dịch Bố ráp được theo sau trong hai tuần cuối của tháng hai năm 1951 bằng Chiến dịch Sát thủ (Operation Killer) do Quân đoàn 8 được tái sinh của Mỹ đảm nhiệm. Đây là một cuộc tấn công toàn diện ngang qua mặt trận, lần nữa được hoạch định tăng cường tối đa hỏa lực với mục đích gây thiệt hại nặng nề cho các quân đoàn Bắc Triều Tiên và Trung Quốc. Cuối Chiến dịch Sát thủ, Quân đoàn I đã tái chiếm lại được tất cả các lãnh thổ phía nam sông Hán, trong khi Quân đoàn IX tái chiếm Hoengsong.
Ngày 7 tháng 3 năm 1951, Quân đoàn 8 lại thọc mạnh về phía trước trong Chiến dịch Ripper, và vào ngày 14 tháng 3 họ đã đẩy lui các lực lượng Trung Quốc và Bắc Triều Tiên ra khỏi Seoul, đây là lần thứ tư trong một năm thành phố này đổi chủ. Seoul ở trong cảnh hoang tàn đổ nát; dân số của thành phố trước chiến tranh là 1,5 triệu người đã giảm xuống còn 200.000 người và thiếu thực phẩm trầm trọng.[49]
Binh sĩ Hiroshi N. Miyamura thuộc lực lượng Liên Hợp Quốc canh giữ vị trí bị tấn công bất ngờ bởi lực lượng Trung Quốc
Douglas MacArthur bị tước quyền tự lệnh bởi Tổng thống Harry Truman ngày 11 tháng 4 năm 1951 vì bất tuân lệnh Tổng thống, gây ra một cơn bão lửa phản đối ở Hoa Kỳ. Tư lệnh tối cao mới là Tướng Ridgway tiến hành củng cố các lực lượng Liên Hiệp Quốc để chuẩn bị cho một loạt các cuộc phản công hiệu quả. Vị trí Tư lệnh Quân đoàn 8 được chuyển cho Tướng James Van Fleet.
Một loạt các cuộc tấn công sau đó từ từ đẩy lui quân Trung Quốc và Bắc Triều Tiên như các chiến dịch CourageousTomahawk, một cuộc công kích kết hợp giữa bộ binh và không quân giam lực lượng cộng sản giữa KaesongSeoul. Các lực lượng Liên Hiệp Quốc tiếp tục tiến công cho đến khi họ tới được phòng tuyến Kansas, cách vĩ tuyến 38 một khoảng mấy dặm về phía bắc.
Tuy nhiên, tháng tư năm 1951, Trung Quốc mở đợt tiến công giai đoạn năm. Đây là một nỗ lực chính có sự tham dự của ba quân đoàn (lên đến 700.000 quân). Quả đấm chính rơi trúng Quân đoàn I của Mỹ nhưng sự chống trả quyết liệt trong các trận đánh tại sông Imjin và Kapyong đã chặn bước tiến của quân đội Trung Quốc ở phòng tuyến phía bắc Seoul.
Một cuộc tiến công khác của Trung Quốc sau đó ở miền trung chống lại Quân đoàn X và lực lượng Nam Triều Tiên vào ngày 15 tháng 5 cũng đạt được những thành công ban đầu, nhưng vào 20 tháng 5 cuộc tấn công dừng lại. Quân đoàn 8 phản công và đến cuối tháng 5 thì chiếm lại phòng tuyến Kansas.
Quyết định của Liên Hiệp Quốc dừng lại ở phòng tuyến Kansas, nằm ở phía bắc Vĩ tuyến 38, và không tiếp tục các hành động tiến công vào Bắc Triều Tiên đã đẩy cuộc chiến vào giai đoạn bế tắc, là điểm điển hình cho phần còn lại của cuộc xung đột.

Bế tắc (tháng 7 năm 1951 - tháng 7 năm 1953)

Lãnh thổ đổi chủ trong phần đầu của cuộc chiến cho đến khi mặt trận được ổn định.
Phần còn lại của cuộc chiến bao gồm chút ít sự thay đổi về lãnh thổ, các cuộc oanh tạc tầm mức rộng lớn ở Bắc Triều Tiên và dân cư của họ, và các cuộc thương thuyết hòa bình kéo dài bắt đầu từ 10 tháng 7 năm 1951 tại Kaesong. Thậm chí trong suốt các cuộc thương thuyết hòa bình, chiến sự vẫn tiếp tục. Đối với các lực lượng Nam Triều Tiên và đồng minh, mục tiêu của họ là phải tái chiếm hoàn toàn miền Nam trước khi một thỏa ước đạt được để tránh mất bất cứ lãnh thổ nào. Trung Quốc và Bắc Triều Tiên đã cố mở các chiến dịch tương tự, và sau đó còn tiến hành các chiến dịch nhằm thử quyết tâm của Liên Hiệp Quốc có tiếp tục cuộc xung đột. Các cuộc đụng độ quân sự chính yếu trong giai đoạn này là những hành động quanh lòng chảo phía đông như Bloody Ridge và Heartbreak Ridge năm 1951, các trận đánh như Trận Old Baldy ở giữa và Trận Hook ở phía tây trong suốt năm 1952–53, Trận Đồi Eerie năm 1952, và Trận Đồi Pork Chop năm 1953.
Các cuộc thương thuyết hòa bình kéo dài trong hai năm, đầu tiên là ở Kaesong và sau đó là ở Bàn Môn Điếm. Một vấn đế chính yếu trong các cuộc thương thuyết là việc trao trả tù binh chiến tranh. Phía miền Bắc đồng ý trao trả theo tự nguyện của tù binh nhưng với điều kiện là đa số tù binh sẽ trở về Trung Quốc hoặc Bắc Triều. Nhưng vì có quá nhiều tù binh từ chối được trao trả về Trung Quốc và Bắc Triều Tiên, chiến tranh tiếp tục cho đến khi phía cộng sản sau đó từ bỏ điều kiện này.
Binh sĩ trung đoàn 24, sư đoàn 25 Bộ binh tiêu diệt 1 ổ súng máy của Trung QuốcSongnimbong, Nam Triều Tiên, 21 tháng 2/1951
Tháng 10 năm 1951, các lực lượng Mỹ tiến hành Chiến dịch Cảng Hudson với ý định thiết lập khả năng sử dụng vũ khí nguyên tử. Một số phi cơ B-29 thực hiện các phi vụ tập ném bom giả từ Okinawa đến Bắc Triều Tiên mang theo các quả bom nguyên tử "hình nộm" hoặc các loại bom thông thường hạng nặng. Chiến dịch được điều hợp từ Căn cứ Không quân Yokota tại Nhật Bản. Cuộc tập trận này có ý định thử chức năng thực sự của tất cả các hoạt động sẽ cần dùng trong một tấn công bằng vũ khí nguyên tử, bao gồm việc lắp ráp vũ khí và thử nghiệm, hướng dẫn, kiểm soát mặt đất về mục tiêu ném bom. Kết quả cho thấy bom nguyên tử không hiệu quả như là tiên đoán bởi vì việc phát hiện số đông lực lượng địch kịp thời thì quả là hiếm hoi.[54][55]
Vào ngày 29 tháng 11 năm 1952, tổng thống mới đắc cử là Dwight D. Eisenhower đã thực hiện lời hứa lúc tranh cử là đến Triều Tiên để tìm ra giải pháp để kết thúc cuộc xung đột. Với việc Liên Hiệp Quốc chấp thuận lời đề nghị ngừng bắn của Ấn Độ, lệnh ngừng bắn được thiết lập vào ngày 27 tháng 7 năm 1953 vào thời điểm tuyến đầu mặt trận quay trở lại quanh vĩ tuyến 38, và vì vậy một vùng phi quân sự được thiết lập quanh nó, hiện tại được quân đội Bắc Triều Tiên phòng thủ một phía và phía bên kia là quân đội Nam Triều Tiên và Mỹ. Kaesong, nơi diễn ra các cuộc đàm phán hòa bình, vốn cố đô của Triều Tiên, là phần đất của miền Nam trước khi các cuộc xung đột bùng nổ nhưng bây giờ là một thành phố đặc khu của miền Bắc. Cho đến bây giờ cũng không có một hiệp định hòa bình nào được ký kết, theo kỹ thuật, Nam và Bắc Triều Tiên vẫn đang ở trong tình trạng chiến tranh. Mặc dù Bắc Triều Tiên và Mỹ đã ký kết Hiệp định Đình chiến nhưng Lý Thừa Vãn từ chối ký kết vào văn kiện này.[56]

Thương vong

Tù binh Trung Quốc bị bắt giữ bởi lực lượng Mỹ phía nam Koto-ri
Tổng số thương vong của tất cả mọi phía nhập lại có thể không thể nào biết được. Tại các nước phương Tây, các con số đã và đang là đề tài của vô số các cuộc nghiên cứu và tra cứu của các học giả, và trong trường hợp của một ước tính do Mỹ thực hiện, con số đã được điều chỉnh lại sau khi một lỗi đánh máy được phát hiện. Con số thương vong được tự báo cáo từ từng quốc gia phần lớn dựa vào các cuộc di chuyển quân đội, bảng phân công các đơn vị, các báo cáo thương vong lúc chiến sự, và các hồ sơ y tế.
Các con số của phương Tây về thương vong của Trung Quốc và Bắc Triều Tiên chủ yếu được dựa vào những báo cáo từ mặt trận về ước tính thương vong, việc hỏi cung các tù nhân và các tài liệu tịch thu được. Ước tính của Trung Quốc về số thương vong của Liên Hiệp Quốc cho rằng "Tuyên bố chung sau chiến tranh của Quân Chí nguyện Trung Quốc và Quân đội Nhân dân Triều Tiên công bố rằng họ đã "loại trừ" 1,09 triệu quân địch, bao gồm 390.000 quân của Mỹ, 660.000 quân Nam Triều Tiên, và 29.000 quân các nước khác. Con số "loại trừ" mập mờ không nêu chi tiết có bao nhiêu người chết, bị thương và bị bắt." Nói về thương vong của chính họ, cũng là nguồn đó nói rằng "Trong suốt thời gian chiến tranh, 70 phần trăm các lực lượng của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã được khai triển đến Triều Tiên như Quân Chí nguyện Nhân dân Trung Quốc (tổng lượt lên đến 2.97 triệu) cùng với hơn 600.000 dân công. Quân Chí nguyện bị thiệt hại tổng cộng 148.000 người chết, trong đó có 114.000 tử trận, tai nạn, và chết rét, 21.000 chết sau khi được cấp cứu, 13.000 chết vì bệnh tật; và số người bị thương là 380.000 người. Cũng có 29.000 người mất tích, bao gồm 21.400 bị bắt trong đó 14.000 được đưa sang Đài Loan, 7.110 được trao trả." Cũng nguồn tương tự kết luận con số thương vong của Bắc Triều Tiên, "Quân đội Nhân dân Triều Tiên có 290.000 thương vong và 90.000 bị bắt. Có một con số tổn thất dân sự rất lớn tại miền bắc Triều Tiên nhưng không có con số chính xác nào được xác nhận."[57]
Các con số thương vong của các lực lượng Liên Hiệp Quốc được ghi trên bảng tổng kết cùng với các con số đưa ra của họ về lực lượng Trung Quốc và Bắc Triều Tiên.

Tính chất và đặc điểm

Chiến tranh cơ giới

Tăng T34 Bắc Triều Tiên tại phía Nam Suwon, Nam Hàn
Khi các binh sĩ Bắc Triều Tiên tràn qua vĩ tuyến 38 vào Nam Triều Tiên, xe tăng Liên Xô T-34/T-85 gần như không có đối thủ chống lại tại các phòng tuyến của Nam Triều Tiên. Trong thời gian này, quân đội Nam Triều Tiên có rất ít binh sĩ, không có xe tăng, một ít súng chống tăng và một ít bazooka. Thật sự thì gần như toàn thể binh sĩ Nam Triều Tiên không quen với xe tăng và cách chống lại chúng.
Quân đội Nam Triều Tiên có súng chống tăng nhưng những súng này là loại M9 bazooka 60 mm lỗi thời từ Đệ nhị Thế chiến. Những vũ khí này lỗi thời thậm chí lúc được sản xuất trong thời Đệ nhị Thế chiến và không thể công phá phần bọc thép phía trước của T-34/T-85. Trước khi Hoa Kỳ đưa loại súng M20 bazooka 89 mm (3.5 inch) hạng nặng vào, quân đội Nam Triều Tiên không thể chống lại xe tăng Bắc Triều Tiên hữu hiệu.
Một Xe tăng Sherman bắn đại bác 76 mm vào các công sự của quân địch trên "Đỉnh đồi Napalm," để hỗ trợ Sư đoàn 8 Đại Hàn Dân Quốc ngày 11 tháng 5 năm 1952.
Lúc bắt đầu chiến tranh, một số lực lượng Nam Triều Tiên được chia thành những toán cảm tử quân và áp sát các xe tăng T-34 để quăng chất nổ vào trong ổ đại bác hoặc dưới bụng xe tăng nơi mà vỏ bọc thép là mỏng nhất. Những hành động này giúp chặn sự tiến công bằng xe tăng của Bắc Triều Tiên.
So sánh giữa bazooka cũ M9 và loại lớn hơn bazooka M20.
Các xe tăng đầu tiên của Mỹ đến Triều Tiên và tham chiến là các xe tăng hạng nhẹ M24 Chaffee được để lại Nhật Bản cho nhiệm vụ chiếm đóng sau Đệ nhị Thế chiến (các xe tăng hạng nặng có thể làm hỏng đường sá Nhật Bản). Các xe tăng hạng nhẹ này có một ít thành công rất hạn chế chống xe tăng T-34/T-85 hạng trung vượt trội hơn của các lực lượng Bắc Triều Tiên. Các chuyến vận chuyển sau đó gồm các xe tăng hạng nặng của Mỹ như M4 ShermanM26 Pershing, xe tăng Centurion của Anh Quốc cũng như các khu trục cơ tấn công mặt đất của phe Đồng minh và Mỹ đã có thể vô hiệu hóa lợi thế về xe tăng của Bắc Triều Tiên.
Tuy nhiên, khác với việc sử dụng cơ giới nhiều trong Đệ nhị Thế chiến, có rất ít các trận đánh mở đầu bằng xe tăng đã xảy ra trong suốt cuộc chiến Triều Tiên. Địa hình rừng núi dày đặc của đất nước khiến cho xe tăng hoạt động không hữu hiệu, nhưng nó có thể được dùng để giàn trận tiến công kẻ địch trên một ngọn đồi hay vách đá.

Chiến tranh trên không

Chiến tranh Triều Tiên là cuộc chiến tranh chính cuối cùng mà các loại khu trục cơ cánh quạt như F-51 Mustang, F4U Corsair và loại phi cơ sử dụng trên hàng không mẫu hạmSupermarine Seafire được sử dụng, và loại khu trục cơ tuốc bin phản lực F-80F9F Panther xuất hiện làm chủ bầu trời, áp đảo các phi cơ cánh quạt của Bắc Hàn như Yakovlev Yak-9Lavochkin La-9.
Từ năm 1950, Bắc Hàn bắt đầu bay các loại phản lực cơ tiêm kích MiG-15 của Liên Xô chế tạo, một số phi cơ này được các phi công có kinh nghiệm của Không quân Liên Xô đảm nhận. Các lực lượng đồng minh Liên hiệp quốc với lý do chính đáng tham dự cuộc chiến rất quan ngại đương đầu một cuộc chiến mở rộng với Liên Xô và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Trước tiên, các khu trục cơ Liên hiệp quốc trong đó bao gồm các phi cơ Gloster Meteor của Không quân Hoàng gia Úc có một số thành công, nhưng các phi cơ MiG với chất lượng vượt trội hơn đã giữ thế thượng phong đối với các phản lực cơ thế hệ đầu mà Liên hiệp quốc sử dụng vào đầu cuộc chiến.[58]
oanh tạc cơ B-29 tấn công mục tiêu năm 1951.
Tháng 12 năm 1950, Không quân Hoa Kỳ bắt đầu sử dụng phi cơ F-86 Sabre. Các phi cơ MiG có thể bay cao hơn, 50.000 ft so với 42.000 ft (12.800 mét) của phi cơ đồng minh, cho thấy lợi thế rõ ràng lúc khởi đầu của không chiến của MiG. Trong lúc bay đường trường thì tốc độ tối đa của chúng bằng nhau - khoảng 660 dặm Anh một giờ (1.060 km/giờ). Phi cơ MiG có thể vượt lên cao tốt hơn; phi cơ Sabre có thao tác bay tốt hơn và có thể chúi xuống dưới tốt hơn. Về mặt vũ khí, phi cơ MiG mang hai khẩu súng 23 mm và một đại bác 37 mm, so với phi cơ Sabre có sáu khẩu súng máy nòng cỡ 0,5 inch (12,7 mm). Các khẩu súng máy nòng cỡ 0,5 inch của Mỹ có thể bắn ra nhiều đạn hơn. Bảo trì là một vấn đề đối với phi cơ Sabre, và phần lớn phi cơ của Liên hiệp quốc đã bị giữ dưới mặt đất để sửa chữa trong suốt cuộc chiến.
Thậm chí sau khi Không quân Hoa Kỳ đưa vào sử dụng phi cơ tiên tiến hơn là F-86, các phi công của Liên hiệp quốc thường vật lộn vất vả chống lại các phản lực cơ do các phi công thiện chiến của Liên Xô cầm lái. Dần dần sau đó Liên hiệp quốc giành được lợi thế về số lượng phi cơ, và sự năng nổ tấn công của họ đã cho họ một ưu thế trên không kéo dài cho đến hết chiến tranh — một nhân tố quyết định trong việc giúp Liên hiệp quốc tiến quân vào miền bắc, và sau đó chống trả cuộc xâm lăng Nam Triều Tiên của Trung Hoa. Người Trung Hoa cũng có sức mạnh của phản lực cơ, nhưng các lực lượng Hoa Kỳ đã huấn luyện các phi công của họ trội hơn. Với việc sử dụng các phi cơ F-86F vào cuối năm 1952, các phi cơ của Liên Xô và Hoa Kỳ coi như có các đặc điểm thao tác tương tự.
Trong số các nhân tố khác giúp xoay chuyển cán cân về phía các phản lực cơ Liên hiệp quốc là chất lượng ống ngắm radar tốt hơn của các phản lực cơ F-86 (dẫn đến việc gắn các hệ thống cảnh báo radar lần đầu tiên trên các máy bay tiêm kích MiG), các mặt số dễ nhìn hơn trong phòng lái, hệ thống điều khiển và giữ thăng bằng lúc bay nhanh và bay cao tốt hơn, và sự đưa vào sử dụng bộ đồ bay chống gia tốc. Các phi công F-86 của Hoa Kỳ cho là họ đã bắn rơi 792 phi cơ MiG-15 và 108 phi cơ khác trong khi chỉ mất 78 phi cơ Sabres, một tỉ lệ vượt xa 10:1. Một số nghiên cứu sau chiến tranh chỉ có thể xác nhận 379 lần chiến thắng, mặc dù không quân Hoa Kỳ tiếp tục duy trì con số chính thức này và việc tranh luận không thể nào hòa giải được. Vừa qua, các tài liệu Liên Xô thời Stalin được tiết lộ cho là chỉ có 345 MiG-15 của Liên Xô bị mất trong suốt Chiến tranh Triều Tiên.
Liên Xô tuyên bố họ đã 1.300 bắn hạ máy bay Liên quân và 335 MiG bị mất vào thời gian đó. Con số mất mát chính thức của Trung Hoa là 231 phi cơ bị bắn rơi trong các cuộc chiến đấu không đối không (đa số là MiG-15) và 168 mất mát khác. Con số mất mát của không quân Bắc Triều Tiên không được tiết lộ. Ước tính là họ mất khoảng 200 phi cơ trong giai đoạn đầu của cuộc chiến, và thêm 70 phi cơ sau khi Trung Hoa can thiệp. Liên Xô công bố bắn hạ 650 máy bay F-86, và Trung Hoa tuyên bố là hạ thêm 211 phi cơ F-86 nữa trong không chiến - có lẽ đây là sự thổi phồng. Theo một công bố của Hoa Kỳ vừa qua, con số phi cơ F-86 từng có mặt tại Bán đảo Triều Tiên suốt cuộc chiến tổng cộng chỉ có 674 và tổng số phi cơ F-86 mất vì nhiều lý do là khoảng 230 chiếc.[59]
So sánh trực tiếp các mất mát của phi cơ Sabre và MiG dường như không hợp lý, vì các mục tiêu chính yếu của các phi cơ MiG là oanh tạc cơ hạng nặng B-29, và các mục tiêu chính yếu của các phi cơ Sabre là MiG-15.
Vào đầu năm 1951, các chiến tuyến được củng cố và không thay đổi nhiều trong suốt phần còn lại của cuộc chiến. Qua mùa hè và đầu mùa thu năm 1951, các phi cơ Sabre vượt trội về số lượng (ít nhất là 44 chiếc tại một địa điểm) của Không đoàn tiêm kích đánh chặn số 4 (4th Fighter Interceptor Wing) tiếp tục tìm mục tiêu tại Hàng lang MiG gần sông Áp Lục chống lại một vùng không phận địch có đến 500 phi cơ. Jabara, Becker, và Gibson trở thành những phi công Sabre ưu tú. Theo sau thông điệp nổi tiếng của Đại tá Harrison Thyng gởi về Lầu Năm Góc, Không đoàn tiêm kích đánh chặn số 51 đến tiếp viện Không đoàn số 4 đang bị bao vây vào tháng 12 năm 1951.[60] Trong khoảng thời gian một năm rưởi tiếp theo, cả hai không đoàn tiếp tục các trận không chiến tương tự tại vùng Hành lang MiG.

Không quân Hoa Kỳ đánh phá

P-51 Mustang bay đến mục tiêu quân sự của chúng. Mặc dù P-51 đáng tin cậy chúng lại dễ là mục tiêu của các phản lực cơ.
Bộ tư lệnh Liên hiệp quốc có được sự thảnh thơi không bị không kích sau khi Không quân Bắc Triều Tiên bị đánh bại chẳng bao lâu sau khi cuộc chiến khởi sự. Liên hiệp quốc cũng giành được quyền chủ động gây ra các cuộc đánh phá từ trên không. Trừ những lần tập kích gây thiệt hại vào ban đêm bằng các cuộc tấn công với các máy bay lỗi thời, Bắc Triều Tiên không có nỗ lực nào tấn công vào các chiến tuyến hoặc các căn cứ phía nam của Triều Tiên.
Ngược lại, lực lượng không quân của Bộ tư lệnh Liên hiệp quốc, hoạt động chính yếu dựa vào Không quân Viễn đông Hoa KỳLực lượng Đặc nhiệm 77 của Hải quân Hoa Kỳ, tăng sức ép liên tục cả ngày và đêm chống lại hạ tầng cơ sở công nghiệp của Bắc Triều Tiên và hệ thống tiếp vận cung cấp tiếp liệu cho các quân đoàn cộng sản. Một số chiến dịch kéo dài như Chiến dịch Bóp nghẹt (Operation Strangle), một nỗ lực ép phía cộng sản đưa đồ tiếp liệu bằng xe tải bằng cách cắt đứt các đường xe lửa, không đưa đến thành công, trong lúc các chiến dịch khác như các cuộc không kích vào các hệ thống thủy điện và thành phố thủ đô Bình Nhưỡng năm 1952 đạt được thành công về quân sự.
Mặc dù những hình ảnh nạn nhân dân sự của vũ khí in sâu vào trí óc của thế giới tại Việt Nam, sau này người ta nhận thấy rằng con số bom napalm đáng kể hơn đã được thả xuống Bắc Hàn dù chỉ có khoảng thời gian chiến tranh ngắn hơn. Hàng chục ngàn gallon được thả xuống Triều Tiên mỗi ngày.

Mối đe dọa chiến tranh nguyên tử từ Hoa Kỳ

Ngày 5 tháng 4 năm 1950, Bộ Tổng tham mưu Liên quân Hoa Kỳ (JCS) ra các chỉ thị dội bom trả đũa vào các căn cứ quân sự của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa bằng vũ khí nguyên tử nếu như bất cứ tập đoàn quân nào của Trung Hoa vượt biên giới vào Triều Tiên hoặc nếu các oanh tạc cơ của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa hay của Quân đội Nhân dân Triều Tiên mở các cuộc không kích Triều Tiên từ các căn cứ đó. Tổng thống Hoa Kỳ ra lệnh chuyển 9 quả bom hạt nhân Mark 4 "cho liên đoàn oanh tạc cơ số 9 của Không quân Hoa Kỳ, đây là đơn vị được giao phó mang loại vũ khí này... [và] ký lệnh sử dụng chúng chống lại các mục tiêu Triều Tiên và Trung Quốc". Tuy nhiên ông chưa bao giờ truyền lệnh sử dụng chúng.[61]
Tổng thống Truman không đe dọa chiến tranh hạt nhân ngay sau khi Trung Quốc can thiệp vào tháng 10 năm 1950 nhưng 45 ngày sau đó, ông có lưu ý về sự khả dĩ sử dụng vũ khí nguyên tử sau khi Quân Chí nguyện Trung Hoa đẩy lui Bộ Tư lệnh Liên Hiệp Quốc khỏi Bắc Triều Tiên.
Trong cuốn The Origins of the Korean War (1981, 1990), sử gia Hoa Kỳ Bruce Cumings cho biết rằng trong một cuộc họp báo ngày 30 tháng 11 năm 1950, những lời ám chỉ tấn công Quân đội Nhân dân Triều Tiên bằng vũ khí hạt nhân của Tổng thốngt Truman "là lời đe dọa dựa trên kế hoạch bất ngờ sử dụng bom hạt nhân, chớ không phải lở lời như nhiều người lầm tưởng như vậy." Ngày 30 tháng 11 năm 1950, Bộ Tư lệnh Không quân Chiến lược của Không quân Hoa Kỳ được lệnh "gia tăng khả năng của mình, và sự gia tăng này gồm có khả năng nguyên tử."
Đại sứ Ấn Độ, Kavalam Panikkar, cho biết "Truman đã thông báo rằng ông đang nghĩ đến việc sử dụng bom nguyên tử tại Triều Tiên. Nhưng người Trung Hoa dường như hoàn toàn chẳng hề lay động bởi mối đe dọa này... Họ gia tăng cường độ tuyên truyền chống sự xâm lấn của người Mỹ. Chiến dịch 'Kháng Mỹ viện Triều' trở thành khẩu hiệu thúc đẩy tăng gia sản xuất, đoàn kết quốc gia hơn, và kiểm soát chặt chẻ hơn đối với các hoạt động chống phá quốc gia. Có người còn nghĩ rằng lời đe dọa của Truman rất là hữu ích đối với các nhà lãnh đạo Cách mạng Trung Hoa, giúp cho họ giữ vững nhịp điệu hoạt động của họ."[48][62][63]
Vụ thử bom nguyên tử năm 1951. Đây là vụ nổ mang tên "Dog shot" trong Chiến dịch Buster-Jangle ngày 1 tháng 11.
Tổng thống Truman lưu ý rằng chính phủ của ông tích cực xem xét đến việc sử dụng bom nguyên tử để kết thúc chiến tranh tại Triều Tiên nhưng ông cũng nói rằng chỉ có ông - với tư cách là Tổng thống Hoa Kỳ - mới có quyền ra lệnh sử dụng bom nguyên tử, và rằng ông đã chưa cho phép. Vấn đề chiến tranh nguyên tử là quyết định riêng của Hoa Kỳ, không phải là quyết định chung của Liên Hiệp Quốc. Ngày 4 tháng 12 năm 1950, Truman họp với Thủ tướng Anh và phát ngôn viên Khối Thịnh vượng chung Anh Clement Attlee, Thủ tướng Pháp René Pleven, và Ngoại trưởng Robert Schuman để thảo luận những mối quan tâm của họ về chiến tranh nguyên tử và việc khả dĩ mở rộng nó trên lục địa. Hoa Kỳ kiềm chế phát động cuộc chiến tranh nguyên tử không phải vì "Liên Xô và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa không muốn leo thang" Chiến tranh Triều Tiên mà vì các đồng minh Liên Hiệp Quốc - đáng nói là Vương quốc Anh, Khối thịnh vượng chung Anh, và Pháp - quan tâm về sự thiếu cân bằng địa chính trị khiến cho khối NATO khó phòng vệ trong lúc Hoa Kỳ đánh nhau với Trung Quốc. Trung Quốc khi đó có thể thuyết phục Liên Xô tiến công đánh chiếm Tây Âu.[48][64]
Ngày 6 tháng 12 năm 1950, sau khi Trung Quốc can thiệp và đẩy lui các lục quân thuộc Bộ tư lệnh Liên Hiệp Quốc khỏi phía bắc Bắc Triều Tiên, Đại tướng J. Lawton Collins (Tham mưu trưởng Lục quân Hoa Kỳ), Đại tướng MacArthur, Đô đốc C. Turner Joy, Đại tướng George E. Stratemeyer, và các sĩ quan tham mưu là Thiếu tướng Doyle Hickey, Thiếu tướng Charles A. Willoughby, và Thiếu tướng Edwin K. Wright họp tại Tokyo để thảo chiến lược đối đầu cuộc can thiệp của Trung Quốc; họ xét đến ba kịch bản tiềm năng về chiến tranh nguyên tử bao gồm những tuần và tháng kế tiếp của chiến tranh.[48]
  • Trong kịch bản đầu tiên: Nếu Quân chí nguyện Trung Hoa tiếp tục tấn công toàn lực, Bộ Tư lệnh Liên Hiệp Quốc bị cấm phong tỏa và không kích Trung Quốc, không có sự tiếp viện từ phe Trung Hoa Quốc gia (Quốc Dân Đảng Trung Quốc), và không có sự gia tăng lực lượng Hoa Kỳ đến tháng 4 năm 1951 (bốn sư đoàn Vệ binh Quốc gia được dự trù đến tiếp viện) thì bom nguyên tử có lẽ được dùng tại Triều Tiên.[48]
  • Trong kịch bản thứ hai: Nếu Quân chí nguyên Trung Hoa tiếp tục tấn công toàn lực, Bộ Tư lệnh Liên Hiệp Quốc đã phong tỏa được Trung Quốc, thực hiện việc thám thính trên không hữu hiệu và không kích bên trong lãnh thổ Trung Quốc, binh sĩ Trung Hoa Quốc gia được sử dụng triệt để, và việc không kích bằng bom nguyên tử chiến thuật được thực hiện thì các lực lượng Liên Hiệp Quốc có thể giữ vững các vị trí sâu bên trong Bắc Hàn.[48]
  • Trong kịch bản thứ ba: Nếu Quân chí nguyện Trung Hoa đồng ý không vượt ranh giới vĩ tuyến 38 độ thì Đại tướng MacArthur sẽ đề nghị Liên Hiệp Quốc chấp nhận một cuộc đình chiến, không cho phép Quân chí nguyện Trung Hoa và Quân đội Nhân dân Triều Tiên hiện diện ở phía nam vĩ tuyến, và yêu cầu các du kích quân của Quân chí nguyện và Quân đội Nhân dân Triều Tiên rút về phía bắc. Lục quân 8 của Hoa Kỳ sẽ ở lại để bảo vệ khu vực Seoul–Incheon trong khi đó Quân đoàn X sẽ rút về Pusan. Một ủy ban Liên Hiệp Quốc sẽ giám sát việc thực thi đình chiến.[48]
Năm 1951, Hoa Kỳ leo thang gần sát đến chiến tranh nguyên tử tại Triều Tiên. Vì Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã triển khai thêm các tập đoàn quân mới đến biên giới Trung-Triều nên các quả bom nguyên tử được lắp ráp sẳn sàng cho Chiến tranh Triều Tiên, "chỉ còn thiếu có lõi nguyên tử thiết yếu" tại Căn cứ Không quân Kadena, Okinawa. Tháng 10 năm 1951, Hoa Kỳ thực hiện Chiến dịch Hudson Harbor để thử khả năng của vũ khi hạt nhận. Các oanh tạc cơ B-29 của Không quân Hoa Kỳ thực hiện các vụ thực tập ném bom riêng lẽ xuất phát từ Okinawa đến Bắc Hàn (sử dụng các quả bom thông thường và hạt nhân giả), được điều hợp từ Căn cứ Không quân Yokota nằm ở giữa phía đông Nhật Bản. Chiến dịch Hudson Harbor đã thử nghiệm về "chức năng thật sự của tất cả các hoạt động mà một cuộc tấn công nguyên tử cần có trong đó gồm có việc lắp ráp và thử nghiệm, dẫn dắt, kiểm soát mục tiêu không kích từ mặt đất". Dữ liệu về cuộc thử nghiệm không kích cho thấy rằng về chiến thuật bom nguyên tử không có hiệu quả chống lại bộ binh địch vì "việc phát hiện đúng lúc quân số địch đông đảo thì rất hiếm có."[65][66][67][68][69]

Tội ác chiến tranh

Tội ác đối với dân sự

Tài liệu giải mã của Hoa Kỳ nói rằng: "Có báo cáo nói rằng nhiều nhóm thường dân đông đảo, có nhóm bao gồm và có nhóm bị điều khiển bởi binh sĩ Bắc Triều Tiên, đang thâm nhập vào các vị trí của Hoa Kỳ. Quân đội đã yêu cầu chúng ta ngăn chặn tất cả các đoàn thường dân tiến về vị trí của chúng ta. Cho đến bây giờ, chúng ta đã thực thi yêu cầu của quân đội theo mối quan tâm này." Tài liệu nói tiếp là đề nghị thiết lập một chính sách cứu xét lại việc thi hành.
Vụ thảm sát tại đồi 303, 41 tù binh Hoa Kỳ bị quân Bắc Triều Tiên bắt giữ và xả súng máy thảm sát trong tư thế vẫn bị trói tay sau lưng, Trận Vành đai Pusan.
Khi phần lớn lãnh thổ của Nam Triều Tiên nằm dưới quyền kiểm soát của Bắc Triều Tiên, việc tàn sát chính trị được báo cáo là hàng chục ngàn người đã xảy ra tại các thành phố và làng mạc. Bắc Triều Tiên giết hại một cách có hệ thống các quan chức của chính phủ Nam Triều Tiên và những ai có vẻ thù địch đối phía họ, và các vụ giết người như thế này gia tăng cường độ khi quân Bắc Triều Tiên rút lui khỏi miền Nam.[47]
Về phía mình, các lực lượng bán quân sự và cảnh sát, quân đội Nam Triều Tiên, thường có sự chứng kiến của giới quân sự Hoa Kỳ và những người không bị xét xử, đã hành quyết hàng chục ngàn tù nhân cánh tả và những người có cảm tình với cộng sản trong những sự kiện như vụ tàn sát tù nhân chính trị của Nhà tù Daejeon và cuộc đàn áp đẫm máu trong vụ Nổi loạn Cheju. Gregory Henderson, một nhà ngoại giao Hoa Kỳ tại Triều Tiên vào thời điểm đó, đưa ra con số tổng cộng là 100.000 người, và xác chết của những người này bị quăng vào các hố chôn tập thể.[70] Gần đây, Ủy ban Hòa giải và Tìm sự thật của Hàn Quốc đã nhận được các báo cáo của hơn 7.800 vụ tàn sát dân sự trong 150 địa điểm khắp đất nước nơi các vụ tàn sát dân sự tập thể xảy ra trước và trong suốt cuộc chiến. Theo nhà lịch sử Kim Dong-choon, những vụ tàn sát tập thể này là "chương tàn bạo và kinh hoàng nhất cuộc chiến Triều Tiên". Ủy ban Hòa giải và Tìm hiểu sự thật ước tính ít nhất 100.000 người đã bị hành quyết. Những ước tính này dựa trên các cuộc khảo sát của các địa phương và theo ông Kim, con số thực sự có thể cao gấp hai lần và hơn thế.[71] Trong những vụ khác, quân đội Nam Triều Tiên cũng đã cho phá hủy một số cây cầu có đông nghẹt các thường dân đang bỏ chạy khi họ không thể nào giải tỏa những cây cầu đó trước khi quân địch đến.
Người tỵ nạn Bắc Hàn được cứu bởi lực lượng Hoa Kỳ
Các lực lượng Triều Tiên của cả hai phía thường xuyên vây bắt và ép buộc tất cả các nam và nữ trong vùng hoạt động của họ nhập ngũ; hàng ngàn người trong số đó không bao giờ thấy trở về nhà nữa. Theo ước tính của R. J. Rummel, giáo sư tại Đại Học Hawaii, khoảng 400.000 công dân Nam Triều Tiên bị bắt quân dịch phục vụ trong Quân đội Bắc Triều Tiên.[47] Trước khi Quân đội Hoa Kỳ tái chiếm Seoul vào tháng 9 năm 1950, theo chính phủ Nam Triều Tiên, ước tính có khoảng 83.000 công dân của thành phố này bị các lực lượng rút lui của Bắc Triều Tiên mang đi và mất tông tích; vận mạng của họ vẫn không được biết đến.[72] Bắc Triều Tiên vẫn tuyên bố rằng những người Nam Triều Tiên đã đào trốn tự nguyện và không hề bị giam giữ chống lại ý muốn của họ.[73]
Quân đội Mỹ được lệnh xem bất cứ thường dân Triều Tiên nào hiện diện tại mặt trận mà tiến về các vị trí của họ là thù địch, và được lệnh "vô hiệu hóa" họ vì sợ bị xâm nhập. Việc này đưa đến các vụ tàn sát bừa bãi hàng trăm thường dân Nam Triều Tiên bởi lực lượng Hoa Kỳ tại những nơi như No Gun Ri trong đó nhiều người tị nạn không tự vệ - đa số là phụ nữ, trẻ con và người già - bị quân đội Mỹ bắn chết và có thể đã bị Không quân Hoa Kỳ dội bom lên đầu. Gần đây, Hoa Kỳ đã thừa nhận là có chính sách ngăn chặn thường dân tại một số nơi ở mặt trận ở một số thời điểm.

Tội ác chống tù binh chiến tranh

Một binh sĩ Hoa Kỳ bị các lực lượng Trung Hoa bắt làm tù binh và bị bắn vào đầu trong lúc tay vẫn còn bị trói sau lưng.
Các tù binh chiến tranh bị cả hai phía của cuộc xung đột ngược đãi trầm trọng.
Nhiều kiểm chứng lịch sử đã cho thấy có các cuộc đánh đập thường xuyên, bỏ đói, lao động cưỡng bức, hành quyết tập thể và những cuộc đi bộ đường xa được biết với tên gọi "đường tử thần" do Bắc Triều Tiên và Trung Hoa thực hiện chống các tù binh Liên hiệp quốc.[74] Các lực lượng Bắc Triều Tiên đã gây ra một số cuộc tàn sát các binh sĩ Hoa Kỳ bị bắt tại những địa danh như Đồi 312 và đồi 303[75] trong Vành đai Pusan, bên trong và xung quanh Daejeon; chuyện này xảy ra đặc biệt là trong các cuộc càn quét lúc đầu. Theo bản báo cáo của Quốc hội Hoa Kỳ: "Hơn 5.000 tù binh chiến tranh Mỹ chết vì hành động phạm tội ác chiến tranh của cộng sản và hơn 1.000 người sống sót là nạn nhân của tội ác chiến tranh. (…) Khoảng chừng 2/3 tổng số tù binh chiến tranh Mỹ tại Triều Tiên chết vì tội ác chiến tranh."[76][77]
Bắc Triều Tiên và Trung Hoa tuyên bố là họ đã bắt được trên 70.000 binh sĩ Nam Triều Tiên tất cả, nhưng họ chỉ trao trả 8.000 trong số đó. Ngược lại, 76.000 tù binh chiến tranh Bắc Triều Tiên được Hàn Quốc trao trả.[78] Ngoài con số khoảng 12.000 chết trong lúc bị bắt, có đến 50.000 tù binh chiến tranh Nam Triều Tiên có lẽ bị cưỡng bức bất hợp pháp gia nhập vào quân đội Bắc Triều Tiên.[47] Theo Bộ Quốc phòng Hàn Quốc, có ít nhất 300 tù binh chiến tranh vẫn còn bị giam giữ tại Miền Bắc trong năm 2003. Vừa qua, một binh sĩ Nam Triều Tiên đã trốn thoát từ Miền Bắc và trở về nhà trong năm 2003,[79] kể từ năm 1994 đã có hơn 30 tù binh Nam Triều Tiên đã trốn thoát khỏi Bắc Triều Tiên. Bình Nhưỡng phủ nhận rằng họ không còn giữ bất cứ tù binh chiến tranh nào.
Phía Nam Triều Tiên cũng có những hành động tương tự khi bị cáo buộc đã thảm sát hàng trăm nghìn lính miền Bắc và Trung Hoa, trong đó rõ ràng nhất là cuộc thảm sát 1.800 tù nhân chính trị do quân đội miền Nam Triều Tiên thực hiện tại Daejeon, trong ba ngày của tháng 7/1950. Các nhà sử học và nhân chứng sống sót khẳng định binh lính Hàn Quốc đã hành quyết nhiều thường dân khi các lực lượng của Liên Hợp Quốc rút lui trước cuộc tấn công của quân đội Bắc Triều Tiên vào giữa năm 1950. Những nạn nhân này bị tình nghi có cảm tình với miền Bắc và có thể cộng tác với đối phương.[80]

Di sản chiến tranh

Đô đốc Allan E. Smith và Đô đốc Won Il Sohn đang bàn thảo phương án tác chiến ngày 6 tháng 12/1950
Chiến tranh Triều Tiên là một cuộc đối đầu vũ trang đầu tiên của Chiến tranh lạnh và đặt chuẩn mực cho nhiều cuộc xung đột sau này. Nó tạo ra ý tưởng cho một cuộc chiến tranh giới hạn mà hai siêu cường đánh nhau tại một quốc gia khác, khiến cho người dân tại quốc gia đó chịu nhiều sự tàn phá to lớn và chết chóc trong một cuộc chiến giữa hai quốc gia to lớn như thế. Các siêu cường tránh rơi vào một cuộc chiến tranh toàn diện với nhau, cũng như tránh việc sử dụng vũ khí nguyên tử chống lại nhau. Nó cũng mở rộng Chiến tranh lạnh đến mức độ gây quan ngại phần lớn cho châu Âu. Cuộc chiến sau cùng đã đưa đến một sự củng cố liên minh trong khối Tây phương và sự tách rời Trung Hoa cộng sản ra khỏi khối Xô Viết.
Chiến tranh Triều Tiên đã gây thiệt hại nặng nề cho cả hai miền Triều Tiên. Mặc dù Nam Triều Tiên trì trệ về kinh tế trong thập niên theo sau chiến tranh, song sau đó đã có thể hiện đại hóa và công nghiệp hóa. Ngược lại, kinh tế Bắc Triều Tiên hồi phục nhanh chóng sau chiến tranh và cho đến khoảng năm 1975 đã vượt qua nền kinh tế của miền Nam. Tuy nhiên, nền kinh tế của Bắc Triều Tiên từ từ tăng trưởng chậm lại. Ngày nay, nền kinh tế Bắc Triều Tiên quá sa sút và hàng năm phải cần nhận viện trợ thực phẩm để cứu đói trong khi nền kinh tế của Hàn Quốc đã phát triển mạnh. Sách Dữ liệu Thế giới của CIA ước tính rằng Tổng sản lượng nội địa của Bắc Hàn là 40 tỉ đô la Mỹ, chỉ bằng 3,34% tổng sản lượng nội địa của Hàn Quốc là 1.196 tỉ đô la Mỹ. Thu nhập bình quân đầu người một năm của Bắc Triều Tiên là 1.800 đô la Mỹ[81], chỉ bằng 7,35% thu nhập bình quân đầu người/năm của Nam Hàn là 24.500 đô la Mỹ.[82]
Một vùng phi quân sự được canh phòng dày đặc (DMZ) trên Vĩ tuyến 38 tiếp tục chia cắt bán đảo ngày nay. Thái độ chống cộng và chống Bắc Triều Tiên vẫn còn hiện hữu tại Hàn Quốc ngày nay, và đa số người Hàn Quốc phản đối chính quyền Miền Bắc. Tuy nhiên, một "Chính sách Thái Dương" đã được đảng cầm quyền (Đảng Uri) thực hiện. Đảng Uri và Tổng thống Roh thường bất đồng với Hoa Kỳ trong các cuộc thảo luận về Bắc Triều Tiên. Đảng Đại Dân tộc (GNP) là đảng đối lập chính đối với Đảng Uri cho đến ngày nay vẫn duy trì chính sách chống chỉnh quyền Miền Bắc.
Cuộc chiến cũng có ảnh hưởng đến các quốc gia khác. Việc tham chiến của Thổ Nhĩ Kỳ đã giúp họ trở thành một thành viên của NATO.
Tại Hoa Kỳ, Chiến tranh Triều Tiên đã không nhận được sự chú ý của nhiều người như Đệ nhị Thế chiến hoặc Chiến tranh Việt Nam, vì vậy nó đôi khi được gọi là Cuộc chiến bị lãng quên (The Forgotten War).
Theo tường trình của NPR (Truyền thanh Công cộng Quốc gia) ngày 7 tháng 9 năm 2007, Tổng thống Bush đã phát biểu rằng lập trường của chính phủ ông là một hiệp ước hòa bình chính thức với Bắc Triều Tiên chỉ có thể được ký kết khi nào mà miền bắc từ bỏ các chương trình hạt nhân của họ.[83] Theo Tổng thống Bush, "Chúng ta trông đợi đến ngày khi chúng ta có thể chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên. Nó sẽ kết thúc - sẽ xảy ra khi ông Kim dẹp bỏ có kiểm chứng các vũ khí và chương trình vũ khí của ông ta."[84] Có một số người đã mô tả điểm này như một sự đảo ngược chính sách thay đổi chế độ, ám chỉ đến Bắc Hàn đã được phát biểu trước đây của ông Bush.[85]
Ngày 27 tháng 5 năm 2009, Bắc Triều Tiên tuyên bố không tuân thủ hiệp định đình chiến (chấm dứt Chiến tranh liên Triều 1950-53) và cảnh báo khả năng đáp trả quân sự, khi mà trước đó ít ngày, Hàn Quốc tuyên bố tham gia Sáng kiến Phòng ngừa Phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt (PSI) do Mỹ khởi xướng. Sự kiện này làm dấy lên lo ngại trong dư luận thế giới rằng có thể xảy ra Chiến Tranh Triều Tiên lần 2, đặc biệt là khi Triều Tiên đã thử thành công vũ khí hạt nhân ngày 25 tháng 5, 2009.

Giao tranh sau 1953

Chú thích

  1. ^ “Ngày này 29 tháng 8 năm 1950”. BBC. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2007.
  2. ^ “Cựu chiến binh vụ Canada - Chiến tranh Triều Tiên”. Cựu chiến binh vụ Canada. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2007.
  3. ^ Walker, Jack D. “Thống kê sơ lược về Chiến tranh Triều Tiên”. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2007.
  4. ^ “Sự tham chiến của Pháp vào Chiến tranh Triều Tiên”. Đại sứ quán Pháp. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2007.[liên kết hỏng]
  5. ^ Thomas, Nigel; Chappell, Mike (1986). The Korean War 1950-53. Oxford: Osprey Publishing. pp. 22–23. ISBN 0-85045-685-1.
  6. ^ a ă THE 60th ANNIVERSARY OF THE KOREAN WAR COMMEMORATION COMMITTEE
  7. ^ a ă â b “Ministry of National Defense of Republic of Korea”. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2011.
  8. ^ “Tất cả các tổn thất của Chiến tranh Triều Tiên”. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2007.[liên kết hỏng]
  9. ^ “Quan hệ phòng thủ Vương quốc Anh và Triều Tiên”. Văn phòng Tham tán Quốc phòng, Đại sứ quán Anh, Seoul. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2007.
  10. ^ a ă â Hickey, Michael. “Chiến tranh Triều Tiên: tổng quan”. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2007.
  11. ^ “Thổ Nhĩ Kỳ trong Chiến tranh Triều Tiên”. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2007.
  12. ^ “Veterans Affairs Canada”. 6 tháng 10 năm 1998. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2011.
  13. ^ Korean War 1950–53 | Australian War Memorial
  14. ^ Tiểu đoàn Pháp lên đường. Tài liệu dạng phim tin tức cuộn lưu trữ của Pháp (Les Actualités Françaises). 11 tháng 5 năm 2003. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2007.[liên kết hỏng]
  15. ^ http://www.armada.mil.co/?idcategoria=86359
  16. ^ “Oprichting van Nederlands VN-detachement bestemd voor Korea”. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2011.
  17. ^ “"Filipino Soldiers in the Korean War (video youtube)"”. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2011.
  18. ^ a ă “www.belgian-volunteercorps-korea.be.”. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2011.
  19. ^ New Zealand in the Korean War | NZHistory, New Zealand history online
  20. ^ So. Africa in the Korean War
  21. ^ Xu, Yan. “Chiến tranh Triều Tiên: Trong quan điểm Chi phí Hữu hiệu”. Tổng lãnh sự quán Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại New York. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2007.
  22. ^ Chen, Hui; Hao Yan (2010-10-26). “183108:抗美援朝纪念馆公布朝鲜战争志愿军牺牲人数” (Bằng tiếng Trung). Xinhuanet. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2011.
  23. ^ Yang, Tiehu (2010-06-27). “徐焰少将:中国抗美援朝牺牲18万人” (Bằng tiếng Trung). People's Daily Online. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2011.
  24. ^ Кривошеев Г. Ф., Россия и СССР в войнах XX века: потери вооруженных сил. Статистическое исследование (Krivosheev G. F., Nga và Liên Xô trong những cuộc chiến của thế kỷ thứ 20: những tổn thất của Quân Đội. Greenhill nghiên cứu thống kê năm 1997, (bằng tiếng Nga)
  25. ^ “Tưởng nhớ cuộc chiến bị lãng quên: Triều Tiên, 1950-1953”. Trung tâm Lịch sử Hải quân. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2007.
  26. ^ “Chiến tranh chống Mỹ xâm lược và giúp đỡ Triều Tiên tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên”. Nhật báo Nhân dân (bản tiếng Anh). Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2007.
  27. ^ James F, Schnabel. “Quân đội Hoa Kỳ trong Chiến tranh Triều Tiên, Chính sách và Hướng dẫn: Năm thứ nhất, Chương 1”. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2007.
  28. ^ “Hiệp ước Sát nhập (Nhật Bản sát nhập Triều Tiên)”. Trung tâm Nghiên cứu Đông Á phối hợp của Đại học USC và UCLA. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2007.
  29. ^ a ă â Goulden, Joseph C (1983). Triều Tiên: Câu chuyện chưa được kể về chiến tranh. McGraw-Hill. tr. tr. 17. ISBN 0070235805.
  30. ^ Rustow, Dankwart A. “Trật tự thế giới thay đổi và có dấu hiệu cho sự thống nhất Triều Tiên”. Viện nghiên cứu Trung-Xô, Đại học Hanyang. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2007.[liên kết hỏng]
  31. ^ McCune, Shannon C (tháng 5 năm 1946), “Cơ bản địa lý cho biên giới Triều Tiên”, Far Eastern Quarterly, tháng 5 năm 1946 (số. 5): 286–287
  32. ^ Grajdanzev, Andrew (tháng 10 năm 1945), “Triều Tiên chia cắt”, Far Eastern Survey XIV: 282
  33. ^ Grajdanzev, Andrew, Lịch sử về chiếm đóng Triều Tiên I (chương 4), tr. 16
  34. ^ a ă â “Chiến tranh Triều Tiên, Hoa Kỳ và Liên Xô tại Triều Tiên”. MacroHistory. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2007.
  35. ^ “Chiến tranh Triều Tiên, 1950-1953, (trích dẫn từ Lịch sử Quân sự Mỹ, Volume 2 - bản mới 2005)”. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2007.
  36. ^ Lee Chong-sik (1978). Đảng Lao động Triều Tiên. Ấn bản Viện Hoover.
  37. ^ a ă Concharov, Sergei N; Lewis, John W. và Xue Litai (1995). Những đồng minh bất thường: Stalin, Mao, và Chiến tranh Triều Tiên. Stanford University Press. ISBN 0804725217.
  38. ^ Acheson, Dean (1969). Những năm của tôi ở Bộ ngoại giao. W.W. Norton, Inc. tr. tr.355–358.
  39. ^ a ă Chiến tranh Triều Tiên từ tài liệu do Liên Xô cung cấp, "Đánh giá chính trị của Chiến tranh Triều Tiên, 1949-51 bởi Evgueni Bajanov. Tiến sĩ. Evgueni Bajanov là Giám đốc Học viện Các vấn đề đương đại, Bộ Ngoại giao Nga, Moskva, Nga. Bài này ban đầu được giới thiệu tại hội nghị về "Chiến tranh Triều Tiên: Một sự đánh giá về ghi chép lịch sử," được tổ chứ ngày 24-25 tháng 7 năm 1995 tại Đại học Georgetown, Washington, DC, và được bảo trợ bởi Hội Triều Tiên, Hội Triều-Mỹ và Đại học Georgetown. [1]
  40. ^ a ă â [2]
  41. ^ a ă Roy E. Appleman South To The Naktong, North To The Yalu, CHAPTER II Armed Forces of North and South Korea
  42. ^ a ă â b c Appleman, Roy E (1998). Phía nam Naktong, phía bắc Sôn Áp Lục. Bộ Lục quân. tr. phần. 15, các trang 381, 545, 771, 719. ISBN 0160019184.
  43. ^ Lịch sử Úc: Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953)
  44. ^ Tổng thống Harry S. Truman (25 tháng 6 năm 1950). "Giải pháp đề ngày 25 tháng 6 của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc kêu gọi Bắc Triều Tiên rút quân về vĩ tuyến 38 và ngưng các cuộc tấn công thù nghịch giữa Nam và Bắc Triều Tiên". Thư viện Truman. Truy cập ngày 20-08-2007.
  45. ^ LaFeber, Walter (1997). Mỹ, Nga và Chiến tranh lạnh, 1945-1996 (8ª ed.). Nhà xuất bản McGraw-Hill.
  46. ^ Gromyko, Andrei A. “Về sự can thiệp của Mỹ tại Triều Tiên, 1950”. Modern History Sourcebook. Truy cập 21-08- 2007.
  47. ^ a ă â b Rummel, R.J. Thống kê về tàn sái dân sự. tr. Chương 10, Thống kê về các vụ tàn sát dân sự của Bắc Hàn, ước tính, tính toán, và nguồn. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2010.
  48. ^ a ă â b c d đ e ê Schnabel, James F (1992). Quân đội Hoa Kỳ trong Chiến tranh Triều Tiên: Chính sách và Hướng dẫn: Năm đầu tiên. Trung tâm Lịch sử Quân sự. tr. 155–192, 212, 304. ISBN 0-16-035955-4.
  49. ^ a ă Viện Lịch sử Quân sự Triều Tiên. Chiến tranh Triều Tiên: Viện lịch sử Quân sự Triều Tiên bộ 3 cuốn. Bison Books, Ấn bản Đại Học Nebraska. tr. cuốn 1, tr.730, cuốn 2, tr. 512–529. ISBN 0803277946.
  50. ^ Donovan, Robert J (1996). Những năm náo động: Nhiệm kỳ tổng thống cuả Harry S. Truman 1949-1953. Ấn bản Đại học Missouri. tr. tr. 285. ISBN 0826210856.
  51. ^ Cohen, Eliot A; Gooch, John (2005). Những điều không may về quân sự: Mổ xẻ nguyên nhân thất bại trong chiến tranh. Ấn bản Tự do. tr. tr. 165–195. ISBN 0743280822.
  52. ^ Hopkins, William (1986). Không kèn trống: Thủy quân lục chiến tại Hồ Chosin. Algonquin.
  53. ^ Chuẩn đô đốc Doyle, James H; Mayer, Arthur J (tháng 4 năm 1979), “Tháng 12 năm 1950 tại Hungnam”, U.S. Naval Institute Proceedings, vol. 105 (no. 4): pp. 44–65
  54. ^ Watson, Robert J; Schnabel, James F. (1998). Bộ tổng tư lệnh và Chính sách quốc gia, 1950-1951, Chiến tranh Triều Tiên, 1951-1953, Chiến tranh Triều Tiên (Lịch sử Bộ tổng tham mưu, quyển III, phần I và II). Văn phòng Lịch sử kết hợp, Văn phòng Tổng tư lệnh Liên quân Hoa Kỳ. tr. phần 1, tr. v; phần 2, tr. 614.
  55. ^ Tướng tư lệnh, Không lực Viễn Đông (1951), Bản ghi nhớ gởi Tư lệnh Không đoàn Oanh tạc cơ 98, Okinawa
  56. ^ “Tiểu sử Lý Thừa Vãn: Lý chỉ trích các cuộc tiếp xúc hòa bình”. Tiểu sử Tưởng niệm Chiến tranh Triều Tiên. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2007.
  57. ^ Xu, Yan (29 tháng 7 năm 2003). “Chiến tranh Triều Tiên: trong quan điểm chi phí hữu hiệu”. Tổng lãnh sự quán Trung Hoa tại New York. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2007.
  58. ^ CW2 Sewell, Stephen L. “Các phi cơ của Không lực Viễn đông và Liên hiệp quốc sử dụng tại Triều Tiên và mất mát từng loại”. Korean-War.com. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2007.
  59. ^ “Các phi công xuất sắc trong Chiến tranh Triều Tiên, các phi công phản lực cơ USAF F-86 Sabre”. AcePilots.com. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2007.
  60. ^ “Harrison R. Thyng”. Các phản lực cơ cổ điển Sabre. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2014. Đã bỏ qua tham số không rõ |accessyear= (trợ giúp)
  61. ^ Cumings, Bruce (1997). Korea's Place in the Sun: A History. WW Norton & Company. tr. 289–92. ISBN 0393316815.
  62. ^ Knightley, Phillip (1982). The First Casualty: The War Correspondent as Hero, Propagandist and Myth-maker. Quartet. tr. 334. ISBN 080186951X.
  63. ^ Panikkar, Kavalam Madhava (1981). In Two Chinas: Memoirs of a Diplomat. Hyperion Press. ISBN 0830500138.
  64. ^ Truman, Harry S (1955–1956). Memoirs (2 volumes). Doubleday. vol. II, pp. 394–5. ISBN 156852062X.
  65. ^ Hasbrouck, SV (1951). memo to file (November 7, 1951), G-3 Operations file, box 38-A. Library of Congress
  66. ^ Army Chief of Staff (1951). memo to file (November 20, 1951), G-3 Operations file, box 38-A. Library of Congress.
  67. ^ Watson, Robert J; Schnabel, James F. (1998). The Joint Chiefs of Staff and National Policy, 1950–1951, The Korean War and 1951–1953, The Korean War (History of the Joint Chiefs of Staff, Volume III, Parts I and II). Office of Joint History, Office of the Chairman of the Joint Chiefs of Staff. part 1, p. v; part 2, p. 614.
  68. ^ Commanding General, Far East Air Force (1951). Memo to 98th Bomb Wing Commander, Okinawa.
  69. ^ Far East Command G-2 Theater Intelligence (1951). Résumé of Operation, Record Group 349, box 752.
  70. ^ Toussaint, Éric (11 tháng 4 năm 2006). “Nam Hàn: sự thần kỳ hé mở”. Ủy ban xóa nợ thế giới thứ ba của Bỉ. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2007.
  71. ^ http://dantri.com.vn/the-gioi/tiet-lo-vu-tan-sat-tap-the-kinh-hoang-o-han-quoc-nam-1950-233378.htm
  72. ^ Choe, Sang-Hun (25 tháng 6 năm 2007). “Nữa thế kỷ chờ một người chồng bị Bắc Triều Tiên bắt cóc”. Báo International Herald Tribune:Á châu Thái Bình Dương. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2007.
  73. ^ “Nam Hàn hối tiếc vụ người tị nạn lẫn lộn với binh sĩ địch”. Đài truyền thông Vương quốc Anh (BBC). 18 tháng 1 năm 2007. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2007.
  74. ^ Carlson, Lewis H (2003). Tưởng nhớ các tù binh của một cuộc chiến bị lãng quên: Lịch sử kể lại về tù binh Chiến tranh Triều Tiên. St. Martin's Griffin. ISBN 0312310072.
  75. ^ Lakshmanan, Indira A.R (1999). “Vụ tàn sát Đồi 303”. Boston Globe. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2007.
  76. ^ Van Zandt, James E (Tháng 2 năm 2003). “`Anh sắp phải chết, một cái chết kinh hoàng' - Chiến tranh Triều Tiên - tội ác mà quân Bắc Hàn gây ra trong Chiến tranh Triều Tiên”. VFW Magazine. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2007.
  77. ^ Cựu tù binh chiến tranh Mỹ. Bộ Cựu chiến binh.
  78. ^ Lee, Sookyung (2007). “Ít khi biết đến, nhưng vẫn chưa quên, tù binh chiến tranh Nam Hàn kể chuyện của họ”. AII POW-MIA InterNetwork. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2007.[liên kết hỏng]
  79. ^ “Tù binh chiến tranh Nam Hàn mừng rỡ vì trốn thoát”. Đài truyền thông BBC. 19-01-2004]]. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2007.
  80. ^ http://kienthuc.net.vn/kim-chi-da-lua/46-hinh-anh-cuc-soc-ve-cuoc-chien-trieu-tien-1-222525.html?p=12. |tựa đề= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
  81. ^ “Dữ liệu về Bắc Triều Tiên”. CIA World Factbook. 20 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2007.
  82. ^ “Dữ liệu về Hàn Quốc”. CIA World Factbook. 20 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2007.
  83. ^ Gonyea, Don (7 tháng 8 năm 2007). “Hoa Kỳ, Nam Hàn khác với Bắc Hàn”. Truyền thanh Công cộng Quốc gia (NPR). Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2007.
  84. ^ “Bắc Hàn đồng ý cho phép các thanh sát viên hạt nhân”. Truyền thanh Công cộng Quốc gia (NPR). 7 tháng 8 năm 2007. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2007.
  85. ^ Goldenberg, Suzanne (5 tháng 8 năm 2007). “Việc thay đổi chính sách mang lại hy vọng cho Hoa Kỳ sự thành công về Bắc Hàn”. Sydney Morning Herald. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2007.

Liên kết ngoài



Video yêu thích   
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam

Trở về trang chính

Hoàng Kim, hoangkim, hoangkimvietnam, Ngọc Phương NamChào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, Khát khao xanh, Dayvahoc, Học mỗi ngày,  Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook  Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống Thơ cho con

No comments:

Post a Comment