Saturday, June 14, 2014

Chào ngày mới 15 tháng 6

Flag of Denmark.svg

CNM365 Chào ngày mới 15 tháng 6 Wikipedia Ngày này năm xưa. Ngày của cha tại một số quốc gia (2014). Năm 1219 – Theo truyền thuyết, quốc kỳ Đan Mạch (hình) được sử dụng lần đầu trong trận Lyndanisse, đây là quốc kỳ cổ nhất vẫn còn được sử dụng.Năm 1389Đế quốc Ottoman đánh bại lực lượng của người Serbia và người Bosnia trong trận Kosovo. Năm 1846Hiệp định Oregon xác định vĩ tuyến 49 độ Bắc từ dãy núi Rocky đến eo biển Juan de Fuca là biên giới tự nhiên giữa Hoa Kỳ và Canada. Năm 1949 – Chính phủ tỉnh Đài Loan của Trung Hoa Dân Quốc công bố chính thức phát hành Tân Đài tệ.

Quốc kỳ Đan Mạch

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đan Mạch
Flag of Denmark.svg

Tên Dannebrog
Tỉ lệ 28:34 to 28:37
Ngày ra đời Các kiểu được sử dụng ít nhất từ năm 1400;[1] thiết kế chính thức cho cờ dân sự được chấp thuận năm 1748 (chiều dài hơi lớn hơn được cho phép từ năm 1893); việc sử dụng riêng tư trên đất liền được phê chuẩn năm 1854.
A Danish flag flies from a flagpole against the sky.
Cờ Dannebrog bay trong gió.
Quốc kỳ Đan Mạch (tiếng Đan Mạch: Dannebrog) là một lá cờ màu đỏ, có hình thập tự màu trắng kéo dài tới các cạnh. Thiết kế hình thánh giá trên cờ thể hiện cho Kitô giáo,[2][3][4] sau đó đã được các nước Bắc Âu áp dụng trên quốc kỳ của họ; quốc kỳ Thụy Điển, quốc kỳ Na Uy, quốc kỳ Phần Lan, quốc kỳ Iceland, cờ quần đảo Åland, cờ quần đảo Faroe cũng như cờ của các quần đảo Shetlandquần đảo Orkney thuộc Scotland. Trong thời kỳ liên minh cá nhân giữa Đan MạchNa Uy, quốc kỳ Đan Mạch cũng là quốc kỳ của Na Uy và tiếp tục như vậy, với một chút sửa đổi, cho tới năm 1821 khi Na Uy đưa ra Quốc kỳ Na Uy hiện nay.
Do nguồn gốc huyền thoại của lá cờ này bắt nguồn từ thế kỷ thứ 13, quốc kỳ Đan Mạch được xem là quốc kỳ lâu đời nhất được liên tục sử dụng cho đến nay.[5][6] Sách kỷ lục Guinness (năm 2010) đã phong cho ‘’Dannebrog’’ là "quốc kỳ lâu đời nhất thế giới" hiện vẫn còn được sử dụng, khi tính từ lần đầu tiên được chính thức sử dụng năm 1625.[7][8] Theo huyền thoại thì Đan Mạch có được lá cờ này trong ‘’Trận Lyndanisse’’ năm 1219. Các người Đan Mạch gặp khó khăn trong cuộc Thập tự chinh ở Estonia, nhưng sau khi cầu xin Chúa thì có một lá cờ từ trời rơi xuống. Sau khi nhận được lá cờ, vua Valdemar II của Đan Mạch đã đánh bại các người Estonia. Các việc sử dụng lá cờ này được ghi chép lần đầu vài thế kỷ sau đó.[9]

Nguồn gốc huyền thoại

Huyền thoại cho biết nguồn gốc lá cờ này xuất xứ từ Trận Lyndanisse, cũng gọi là Trận chiến của Valdemar (tiếng Đan Mạch: "Volmerslaget"), gần Lyndanisse (Tallinn) ở Estonia,ngày 15.6.1219.[10]
Cuộc chiến đã diễn ra tồi tệ với người Đan Mạch, và thất bại dường như sắp xảy ra. Tuy nhiên, một linh mục Đan Mạch trên một ngọn đồi nhìn ra trận chiến đã cầu xin Thiên Chúa, và càng cầu nguyện thì người Đan Mạch càng tiến gần tới chiến thắng. Trong một phút giây mệt mỏi ông không nâng được các cánh tay lên cao để cầu nguyện, thì người Đan Mạch bị thất thế và sắp bị thua trận. Vị linh mục cần 2 người lính nâng giùm 2 cánh tay ông lên để cầu nguyện, và người Đan Mạch lại tiến công, rồi khi gần chiến thắng thì (lá cờ) 'Dannebrog' từ trên trời rơi xuống. Nhà vua cầm lấy lá cờ giơ cao cho toán quân, lòng họ liền hăng say dũng cảm chiến đấu và rốt cuộc người Đan Mạch đã thắng trận.
Theo huyền thoại thì lá cờ Dannebrog do chính Chúa ban cho người Đan Mạch, và từ ngày đó trở đi nó trở thành lá cờ của các nhà vua và nước Đan Mạch.
Dannebrog từ trời rơi xuống trong Trận Lyndanisse, 15.6.1219. Họa sĩ Christian August Lorentzen vẽ năm 1809. Bức tranh treo trong Bảo tàng Nghệ thuật Quốc gia, Đan Mạch
Không có ghi chép lịch sử nào minh chứng cho huyền thoại trên. Sau khi trận chiến nói trên xẩy ra hơn 300 năm thì huyền thoại này mới được ghi chép lần đầu, và ghi chép liên kết huyền thoại này với một trận chiến nhỏ hơn nhiều, tuy cũng xẩy ra tại Estonia trước đó: ‘’Trận Fellin’’ (Viljandi) năm 1208. Tuy không có tư liệu lịch sử nào về chuyện lá cờ ở trận Fellin, nhưng cũng dễ hiểu là vì sao một trận chiến bé nhỏ ở một nơi vô danh đã được thay thế bằng trận chiến Reval (Tallinn) lớn hơn trong chiến dịch của vua Valdemar II ở Estonia.
Chuyện này xuất xứ từ 2 nguồn tài liệu được viết từ đầu thế kỷ thứ 16.
Nguồn thứ nhất là quyển "Danske Krønike" (Lịch sử biên niên Đan Mạch) của Christiern Pedersen, một quyển tiếp theo quyển Gesta Danorum của Saxo Grammaticus, viết năm 1520 – 1523. Nguồn này không nêu sự liên quan của lá cờ với chiến dịch của vua Valdemar II ở Estonia, nhưng liên quan tới một chiến dịch ở Nga. Ông ta cũng cho rằng lá cờ rơi từ trời xuống trong chiến dịch của vua Valdemar II ở Nga, thì cũng là lá cờ mà vua Eric của Pomerania đem theo mình khi rời khỏi nước vì bị truất phế năm 1440.
Nguồn thứ hai là bài viết của tu sĩ dòng Phanxicô Petrus Olai (Peder Olsen) ở Roskilde năm 1527. Ghi chép này mô tả một trận chiến vào năm 1208 gần một nơi gọi là "Felin" trong chiến dịch của vua Valdemar II ở Estonia. Người Đan Mạch sắp bị đánh bại thì một lá cờ bằng da cừu mô tả một thập giá màu trắng từ trời rơi xuống và đã dẫn người Đan Mạch tới chiến thắng một cách kỳ lạ. Trong một ghi chép khác của Petrus Olai có tên "Danmarks Tolv Herligheder" (12 sự huy hoàng của Đan Mạch), thì sự huy hoàng thứ 9 là chuyện được thuật lại (về lá cờ) hầu như nguyên văn; tuy nhiên có một chương đưa vào được sửa thành năm 1219.
Hiện nay vẫn chưa xác định được: Liệu các ghi chép trên có thực sự mô tả một chuyện truyền khẩu lâu đời tồn tại vào thời điểm đó, hay chỉ là một chuyện bịa ra trong thế kỷ thứ 16 mà thôi.
Người ta tin rằng tên thủ đô Tallinn của Estonia có từ sau trận chiến nói trên. Tallinn phái sinh từ chữ ‘’"Taani linn"’’, có nghĩa là "thành phố Đan Mạch" ở Estonia.

Tiếp tục huyền thoại lãng mạn

Chuyện về lá cờ nguyên thủy có một đoạn tiếp theo:
Theo truyền thuyết, lá cờ nguyên thủy từ Trận Lyndanisse đã được sử dụng trong một chiến dịch nhỏ vào năm 1500 khi vua Hans tìm cách chinh phục vùng Dithmarschen (phía tây Holstein ở bắc Đức). Lá cờ đã bị mất trong cuộc bại trận tán loạn ở Trận Hemmingstedt ngày 17.2.1500. Năm 1559, vua Frederik II đã đoạt lại lá cờ trong chiến dịch Dithmarschen của mình. Trong điều kiện đầu hàng (của vùng Dithmarschen) có nói rõ là mọi lá cờ Đan Mạch bị mất trong trận chiến năm 1500 phải được trả lại Đan Mạch.
Tập tin:Hans Kniepers 1585.jpg
Một trong các tấm thảm hoa văn lớn của Hans Knieper về các vua Đan mạch từ năm 1585. Vua Erik Menved tấn công một thành trì. Hãy chú ý là có 2 lá cờ Đan Mạch. Bản nguyên thủy ở Lâu đài Kronborg.
Truyền thuyết này có 2 nguồn: Lịch sử vua Hans của Hans Svaning từ 1668-1559 và Lịch sử về cuộc chiến tranh Dithmarschen sau cùng của Johan Rantzau năm 1569. Cả 2 nguồn đều cho rằng cờ này là cờ nguyên thủy, và do đó cả 2 tác giả đều biết huyền thoại về lá cờ từ trời rơi xuống. Năm 1576, Henrik Rantzau, con của Johan Rantzau, cũng viết về cuộc chiến tranh này và số phận của lá cờ. Ông ta ghi chú rằng khi được trả lại thì lá cờ ở trong tình trạng tồi tệ.
Các nguồn từ Dithmarschen, được viết ngay sau trận chiến năm 1500, cũng đề cập tới các lá cờ - trong đó có cờ hoàng gia - chiếm được của người Đan Mạch, nhưng không đề cập tới cờ Dannebrog hoặc lá cờ "nguyên thủy". Có vẻ hoàn toàn hợp lý khi cho rằng lá cờ riêng của nhà vua cũng như lá cờ dẫn đầu đoàn quân đều bị mất, vì chính nhà vua đã chỉ huy trận này (và bị thua). Tuy nhiên, liệu nhà vua có đem theo lá cờ "nguyên thủy" trong trận này hay không thì chưa biết rõ.
Trong lá thư gửi Oluf Stigsøn đề ngày 22.2.1500, vua Hans mô tả trận đánh, nhưng không nói gì tới việc mất một lá cờ quan trọng. Nói tóm lại, toàn bộ lá thư cho ta một ấn tượng là việc thất trận chỉ là một "việc rủi ro đáng tiếc".
Một dấu chỉ cho thấy chúng ta phải đề cập tới nhiều lá cờ, là các bài viết năm 1570 của Niels Hemmingsøn về một trận chiến đẫm máu năm 1520 giữa người Đan Mạch và người Thụy Điển gần thành phố Uppsala của Thụy Điển. Ông ta viết rằng "lá cờ dẫn đầu toán quân Đan Mạch" ("Danmarckis Hoffuitbanner") đã sắp bị quân Thụy Điển cướp được, may nhờ các nỗ lực phối hợp của người cầm cờ Mogens Gyldenstierne, đã bị nhiều vết thương, cùng với một chàng trai đến cứu anh ta, mới giữ được lá cờ. Chàng trai trẻ này là Peder Skram.
Tuy nhiên câu chuyện vẫn chưa kết thúc. Một linh mục kiêm sử gia từ vùng DithmarschenNeocorus, đã viết trong năm 1598 rằng lá cờ Đan Mạch bị cướp trong trận chiến năm 1500, đã được đem về treo trong nhà thờ ở Wöhrden trong 59 năm, cho tới khi nó được trả lại cho người Đan Mạch như một phần của hòa ước năm 1559. Trong bài viết năm 1576, Henrik Rantzau nói rằng lá cờ được mang tới thành phố Schleswig và đuợc đặt trong Nhà thờ chính tòa, sau khi cờ được trả lại cho người Đan Mạch.
Một sử gia ở Slesvig, Ulrik Petersen (1656–1735), viết vào cuối thế kỷ thứ 17 rằng lá cờ đó được treo ở nhà thờ chính tòa Slesvig cho tới khoảng năm 1660 nó bị mục nát, do đó chấm dứt câu chuyện kéo dài trên 400 năm của nó.
Dĩ nhiên, về mặt lịch sử, không thể chứng minh hoặc bác bỏ là những ghi chép trên đều đề cập tới cùng một lá cờ, hoặc lá cờ năm 1208 hay lá cờ năm 1219 có thực sự tồn tại hay không. Dường như nhiều huyền thoại trên đều dựa trên các huyền thoại ban đầu.

Sử dụng lịch sử

Cờ Đan Mạch trên trang đầu quyển Gesta Danorum của Saxo Grammaticus, theo phiên bản của Christiern Pedersen, 1514. Toàn trang đầu có thể xem ở đây.

Caspar Paludan-Müller

Sử gia Đan Mạch Caspar Paludan-Müller trong quyển "Sagnet om den himmelfaldne Danebrogsfane" (Huyền thọai về lá cờ Danebrog từ trời rơi xuống) (1873) đưa ra thuyết cho rằng đó là lá cờ do vị Giáo hoàng gửi tới vua Đan Mạch để dùng trong các cuộc Thập tự chinh ở Các nước Baltic. Các vua và các lãnh chúa khác chắc cũng nhận được những lá cờ như vậy.
Tuy nhiên, người ta có thể hình dung rằng nếu câu chuyện trên có thực, thì chắc chắn phải có vài ghi chép về sự việc này và có lẽ các sử gia Đan Mạch không thể bỏ sót mà không nêu ra theo cách nào đó. Được nhận một lá cờ từ Giáo hoàng là một vinh dự lớn, tuy nhiên mặc dù có rất nhiều thư của giáo hoàng liên quan tới các cuộc Thập tự chinh, nhưng không có thư nào đề cập tới việc trao cờ cho vua Đan Mạch. Hoặc cũng có thể là lá thư liên quan tới việc trao cờ đã bị thất lạc.

Johan Støckel

Một thuyết tương tự do thuyền trưởng kiêm nhà thám hiểm, nhà phiêu lưu người Đan Mạch Johan Støckel nêu ra hồi đầu thế kỷ 20. Ông cho rằng đó không phải là cờ của giáo hoàng trao cho nhà vua, nhưng trao cho vị khâm sứ Tòa thánh ở Bắc Âu, có thể là tổng Giám mục Andreas Sunesøn, rồi ông này – ngoài sự hay biết của nhà vua – đã mang theo lá cờ tham gia cuộc Thập tự chinh của nhà vua ở các nước vùng Baltic, trong một nỗ lực làm cho quân đội nhận một biểu tượng Kitô giáo (thay vì biểu tượng của nhà vua) và do đó tăng cường sức mạnh của giáo hội.
Không chắc là vị tổng Giám mục rất ngay thẳng và trung thành này đã làm một việc như vậy sau lưng nhà vua. Ngoài ra khó lòng có chuyện giáo hoàng gửi một lá cờ như vậy vì họ đã có sẵn một lá cờ, đó là cờ của dòng Hiệp sĩ Cứu tế (tiếng Đan Mạch: "Johanitterne").

Adolf Ditlev Jørgensen

Năm 1875, sử gia Đan Mạch Adolf Ditlev Jørgensen trong quyển "Danebroges Oprindelse" (nguồn gốc quốc kỳ Đan Mạch) đưa ra một thuyết cho rằng cờ của Đan Mạch là lá cờ của Hiệp sĩ Cứu tế. Ông cho biết dòng Hiệp sĩ Cứu tế đến Đan Mạch vào hậu bán thế kỷ thứ 12, rồi trong những thế kỷ sau dòng này đã lan rộng tới các thành phố lớn như Odense, Viborg, Horsens, Ribe và trụ sở chính đặt ở Slagelse, nên vào thời Thập tự chinh ở các nước vùng Baltic, thì lá cờ biểu tượng của Hiệp sĩ Cứu tế đã là một biểu tượng nổi tiếng ở Đan Mạch. Hơn nữa ông ta cho rằng Theoderich, Giám mục vùng Livonia[11], từng là người đồng sáng lập dòng ”Anh em mang kiếm vùng Livonia”[12], đã có ý định bắt đầu lập một dòng tương tự ở Estonia; và ông ta là người chủ trương lôi kéo từ Giám mục Albert của Buxhoeveden tới vua Valdemar II trong năm 1218, để Đan Mạch tham gia hoàn toàn vào cuộc Thập tự chinh ở các nước vùng Baltic.
Trong bài viết của giáo sĩ Henry của Livonia từ Riga có nói rằng Giám mục Theoderich bị giết trong trận đánh năm 1219, khi quân thù tấn công lều của ông vì họ cho rằng đó là lều của nhà vua. Adolf Ditlev Jørgensen giải thích rằng vì Giám mục Theoderich là người đã giữ lá cờ và cắm cờ đó bên ngoài lều của mình, bởi đó là biểu tượng quen thuộc của dòng “Hiệp sĩ Cứu tế” ở Livonia, và quân thù cho rằng đó là biểu tượng của nhà vua, do đó đã tấn công lầm vào lều của Giám mục Theoderich. Ditlev Jørgensen cho rằng nguồn gốc của huyền thoại về lá cờ từ trời rơi xuống xuất xứ từ sự lầm lộn trong trận chiến này.

L. P. Fabricius

Sử gia giáo hội Đan Mạch L. P. Fabricius đưa ra một thuyết khác để giải thích, trong nghiên cứu năm 1934 có nhan đề "Sagnet om Dannebrog og de ældste Forbindelser med Estland" (Huyền thoại về cờ Danebrog và những quan hệ với Estonia lâu đời nhất). Ông qui huyền thoại này có nguồn gốc từ Trận Fellin năm 1208, chứ không phải Trận Lyndanisse năm 1219, dựa trên nguồn lâu đời nhất về chuyện này.
Trong thuyết này, ông cho rằng đó chắc phải là lá cờ giáo sĩ của cá nhân tổng Giám mục Andreas Sunesøn hoặc có thể là cờ của tổng Giám mục Absalon, căn cứ vào những nỗ lực không mệt mỏi của ông nhằm mở rộng Kitô giáo sang các nước vùng Baltic. Do sáng kiến của ông và sự giám sát nhiều cuộc Thập tự chinh nhỏ hơn vốn đã diễn ra ở Estonia, lá cờ này đã quen thuộc ở Estonia. Fabricius nhắc lại chuyện lá cờ cắm trước lều của Giám mục Theodorik, khiến quân thù tưởng lầm là lều của nhà vua nên tấn công vào.
Mọi thuyết nêu trên đều tập trung vào 2 trận đánh ở Estonia, trận Fellin (1208) hoặc trận Lyndanisse (1219), và do đó đều tìm cách giải thích nguồn gốc lá cờ trong tương quan với huyền thoại xuất hiện sau đó hơn 300 năm.

Fabricius và Helga Bruhn

Một thuyết rất khác biệt được Fabricius đưa ra và được Helga Bruhn thảo luận chi tiết hơn trong quyển "Dannebrog" năm 1949 của bà. Bà cho rằng lá cờ cũng như trận đánh chẳng phải là cốt lõi của huyền thoại, mà chính là hình thập giá ở trên trời. Những chuyện tương tự về những xuất hiện ở trên trời vào các thời điểm quyết định - nhất là sự xuất hiện của thập giá – có thể tìm thấy trên khắp châu Âu.
Bruhn đề cập tới một trận chiến (mà Fabricius cũng nói tới) xẩy ra ngày 10.9.1217 giữa các hiệp sĩ Kitô giáo và các chiến binh Moor trên bán đảo Iberia gần lâu đài Alcazar, nơi được nói là một thánh giá màu vàng trên nền trắng đã xuất hiện trên trời, đem lại chiến thắng cho các Kitô hữu. Cũng thế, một chuyện rất tương tự của Thụy Điển từ thế kỷ 18 về một thánh giá màu vàng trên nền xanh dương xuất hiện năm 1157 trong trận chiến của Thụy Điển tại Phần Lan. Dường như đó là một chuyện bịa ra sau này để phản lại nguồn gốc huyền thoại của quốc kỳ Đan Mạch, nhưng tuy thế mà cũng cùng tính chất như nhau. Quốc kỳ Anh, trên có thập tự thánh George cũng được cho là đã xuất hiện từ trời trong một trận chiến quyết định, lần này tại Jerusalem trong các cuộc Thập tự chinh.
Các sự giống nhau giữa các huyền thoại là rõ ràng. Tại Tây Ban Nha, cờ của giáo hoàng xuất hiện trên bầu trời, tại Phần Lan là cờ của Thụy Điển. Tại Estonia là cờ Đan Mạch, và ở Jerusalem là cờ Anh. Về cơ bản, các thoại trên đều là biến thể của cùng một huyền thoại.

Ghi chép lâu đời nhất về việc sử dụng cờ

Triện của Eric của Pomerania là vua của Liên minh Kalmar, 1398. Hãy chú ý tới lá cờ Dannebrog nhỏ xíu ở góc trên cùng bên trái
Văn học Đan Mạch ở thế kỷ 13 và 14 chưa nói gì về quốc kỳ, cho mãi tới đầu thế kỷ 15. Tuy nhiên, có tồn tại nhiều tiền kim loại, dấu triện và hình ảnh, cả ở trong nước và nước ngoài từ thế kỷ thứ 13 tới 15, và thậm chí còn sớm hơn, cho thấy các lá cờ tương tự như cờ Dannebrog. Trong thế kỷ thứ 19 và đầu thế kỷ 20, các hình ảnh này được nhiều sử gia Đan Mạch sử dụng, với khuynh hướng về chủ nghĩa dân tộc, tìm cách đưa nguồn gốc của lá cờ xuất xứ từ năm 1219. Tuy nhiên, nếu ta nghiên cứu vài nguồn ít ỏi của nước ngoài về Đan Mạch từ thế kỷ 13 tới thế kỷ 15, thì chí ít theo quan điểm của nước ngoài, rõ ràng là biểu tượng của Đan Mạch không phải là lá cờ màu đỏ và (thập tự) trắng, nhưng là huy hiệu hình cái khiên của nhà vua (3 con sư tử màu xanh dương trên cái khiên màu vàng). Huy hiệu hình khiên này vẫn còn sử dụng tới ngày nay.
Một nơi rõ ràng để tìm tài liệu là thành phố Tallinn của Estonia, nơi xẩy ra trận chiến huyền thoại. Ở Tallinn, huy hiệu hình khiên giống như lá cờ được tìm thấy trên nhiều tòa nhà từ giữa thế kỷ thứ 15, như huy hiệu hình khiên của "Die Grosse Gilde" (Hội nhà buôn sỉ), một loại consortium nhà buôn đã ảnh hưởng nhiều tới sự phát triển của thành phố. Biểu tượng này sau đó trở thành huy hiệu hình khiên của thành phố. Tuy nhiên, những nỗ lực để truy lùng dấu vết từ Estonia trở lại Đan Mạch đã thất bại.
Quốc huy hình khiên của Estonia gồm 3 con sư tử màu xanh dương trên nền khiên màu vàng, hầu như rất giống Quốc huy hình khiên của Đan Mạch, và nguồn gốc của nó bắt nguồn trực tiếp từ vua Valdemar II và sự cai trị của Đan Mạch trên Estonia từ 1219-1346..

Liên kết lâu đời nhất không thể tranh cãi

Mặt sau trang 55 trong Tập huy hiệu Gelrel của Hà Lan. Có một hình màu của lá cờ nền đỏ với thập tự màu trắng thuộc vua Đan Mạch được biết đến lâu đời nhất không thể tranh cãi
Nguồn lâu đời nhất không thể tranh cãi liên kết lá cờ nền đỏ có một thập tự màu trắng với nhà vua Đan Mạch, và với chính vương quốc, được tìm thấy ở Tập huy hiệu của Hà Lan, đó là "Tập huy hiệu Gelre" (tiếng Hà Lan: Wapenboek Gelre)[13], được viết từ khoảng năm 1340 tới năm 1370 (vài nguồn khác cho là năm1378 hoặc 1386). Đa số các sử gia đều cho rằng tập sách này do Geldre Claes Heinen viết. Sách này trình bày khoảng 1.700 huy hiệu hình khiên tô mầu của mọi nước châu Âu. Sách này hiện nằm trong Thư viện hoàng gia Bruxelles ("Bibliothèque royale Albert Ier").
Trên mặt sau trang 55 có hình Huy hiệu hình khiên của Đan Mạch trên đó có một mũ bảo vệ đầu với ermine[14] có 2 sừng bò bison (bò xạ)(tiếng Đan Mạch: vesselhorn). Đằng sau chiếc sừng hung dữ là mũi nhọn của ngọn dáo với lá cờ có thập tự trắng trên nền đỏ. Câu văn bên trái của huy hiệu hình khiên này ghi "die coninc van denmarke" (vua Đan Mạch)[15]. Đây là màu sắc của lá cờ Danebrog được biết đến lâu đời nhất không thể tranh cãi.
Hình này đã được dùng để xác nhận một thuyết từng gây tranh cãi trước đây cho rằng hình thập tự trên quốc huy hình khiên của vua Valdemar Atterdag ở (dấu) triện Danælog của ông ta (Rettertingsseglet) từ năm 1356 quả đúng là thập tự trên quốc kỳ Đan Mạch.
Hình này trong Tập huy hiệu Gelre rất giống với một hình trong sách huy hiệu ở thế kỷ 15, nay lưu trữ trong “Viện văn khố quốc gia Thụy Điển” (Riksarkivet)
Từ thời vua Eric của Pomerania cũng có một trường hợp liên kết cờ Danebrog với Đan Mạch không thể tranh cãi. Dấu triện của ông từ năm 1398 với cương vị là vua của Liên minh Kalmar có thể hiện quốc huy Đan Mạch với 3 con sư tử ở phần chính. Trong phiên bản này, vác sư tử mang lá cờ Danebrog. Thập tự chia huy hiệu hình khiên thành 4 phần cũng giống hệt thập tự của cờ Dannebrog, nhưng nhận xét này bị tranh cãi. Vì dấu triện đại diện cho cả 3 vương quốc trong Liên minh, nên dường như thập tự này là thập tự trên cờ của Liên minh mà vua Eric tìm cách đưa vào: thập tự màu đỏ trên nền màu vàng.

Việc sử dụng cờ hiện nay

Thiết kế cờ
3:1:3 chiều rộng / 3:1:5.25 chiều dài

Như một cờ hiệu dân sự

Quốc kỳ Đan Mạch trong lễ trao huy chương cho cuộc ‘’’Đua xe đạp đuổi bắt toàn đội’’’ tại Thế vận hội Mùa hè 2008 ở Bắc Kinh.
Kích thước và hình dáng của cờ hiệu dân sự ("Koffardiflaget") dùng cho thương thuyền được ấn định trong qui định ngày 11.6.1748 như sau: Cờ màu đỏ với một hình thập tự màu trắng và đuôi cờ không xẻ chéo. Thập tự màu trắng phải bằng 1/7 chiều cao của cờ. Hai ô đầu tiên của cờ phải là hình vuông và 2 ô dưới phải là 6/4 chiều dài của các ô trên.
Các tỷ lệ là: 3:1:3 theo chiều dọc và 3:1:4.5 theo chiều ngang. Qui định này là những tỷ lệ tuyệt đối cho quốc kỳ Đan Mạch tới ngày nay, dùng cho cả phiên bản cờ dân sự ("Stutflaget"), cũng như cờ thương mại ("Handelsflaget"). Cả 2 cờ đều giống nhau.
Năm 1758 có một qui định hơi kỳ lạ liên quan tới các tàu của Đan Mạch chạy trong Địa Trung Hải. Các tàu này phải mang logo “chữ kết tên hoàng gia” (royal cipher) ở giữa lá cờ, để phân biệt với các tàu của Malta, vì có sự giống nhau về cờ của “Dòng thánh Gioan” (cũng gọi là dòng Hiệp sĩ Cứu tế). Theo như được biết thì sự điều chỉnh này chưa bị hủy bỏ, tuy nhiên dường như nó không còn được áp dụng.
Theo qui định ngày 11.6.1748 thì cờ có màu đỏ đơn thuần, màu mà ngày nay thường được gọi là "màu đỏ cờ Dannebrog" ("Dannebrog rød"). Thuốc nhuộm màu đỏ duy nhất có được ở năm 1748 được làm bằng rễ cây Rubia (thuộc họ Thiến thảo), có thể xử lý để sản xuất ra thuốc nhuộm màu đỏ tươi. Theo qui định số 359 năm 2005 của Dansk Standard (Cơ quan định chuẩn Đan Mạch), thì màu đỏ của cờ là màu của hãng Pantone[16] 186c. Không có định nghĩa sắc thái chính thức nào về "màu đỏ Dannebrog".
Trong thời gian khoảng gần 150 năm, không ai - kể cả chính phủ - đã để ý tôn trọng hoàn toàn các tỷ lệ của cờ được đưa ra trong qui định năm1748.

Các biến thể

Cờ xẻ đuôi và cờ Hải quân

Cờ xẻ đuôi (splitflag) và Cờ Hải quân (Orlogsflag) có cùng một hình dạng như nhau, nhưng khác nhau về kích thước và độ đậm của màu đỏ. Về mặt pháp lý, đó là 2 lá cờ khác nhau. Cờ xẻ đuôi là lá cờ Đan Mạch mà đuôi cờ xẻ chéo như đuôi chim én, có màu đỏ Dannebrog và được sử dụng trên đất liền. Cờ Hải quâncờ xẻ đuôi dài hơn, có màu đỏ đậm hơn và chỉ sử dụng trên biển cho Hải quân Hoàng gia Đan Mạch.
Orlogsflag - Cờ của Hải quân Đan Mạch. FIAV 000001.svg Proportions: 7:17[17]
Qui định đầu tiên liên quan tới Cờ xẻ đuôi được ban hành ngày 27.3.1630, trong đó vua Christian IV ra lệnh cho các tàu buôn có võ trang (Defensionskibe) của Na Uy chỉ được dùng Cờ xẻ đuôi khi phục vụ chiến tranh của Đan Mạch. Năm 1685 có một lệnh cho một số thành phố vùng Slesvig, nói rằng mọi tàu thủy phai mang cờ Đan Mạch, và năm 1690 cấm mọi tàu buôn sử dụng Cờ xẻ đuôi, ngoại trừ các tàu chạy trong vùng Đông Ấn, vùng Caribe và dọc theo bờ biển châu Phi. Năm 1741 có xác nhận là qui định năm 1690 vẫn còn hiệu lực, do đó các tàu buôn không được sử dụng Cờ xẻ đuôi. Đồng thời Công ty Đông Ấn của Đan Mạch được phép treo Cờ xẻ đuôi khi vượt qua xích đạo.
Cờ xẻ đuôi được kéo lên trong lễ khai mạc Câu lạc bộ chèo thuyền DSR

Cờ hoàng gia

Nhà vua (hay Nữ hoàng)
Phiên bản hiện nay của cờ hoàng gia được áp dụng từ ngày 16.11.1972 khi nữ hoàng nữ hoàng chấp thuận một phiên bản huy hiệu hình khiên cá nhân mới của bà. Cờ hoàng gia là quốc kỳ của Đan Mạch có xẻ đuôi trên đó có Quốc huy Đan Mạch đặt trong ô hình vuông màu trắng. Ô vuông ở giữa là 32 phần trong lá cờ với tỷ lệ 56:107.
Cờ hoàng gia Đan Mạch
Những thành viên khác trong hoàng gia

Mê tín

Văn hóa Đan Mạch cho rằng quốc kỳ Dannebrog không được để rơi xuống đất, vì cờ này từ trời rơi xuống; và cũng không được kéo cờ lên vào ban đêm, vì như vậy được coi là để chào Quỷ.

Các cờ khác của Vương quốc Đan Mạch

Đảo GreenlandQuần đảo Faroe là 2 nước tự trị trong Vương quốc Đan Mạch. Các nước này có cờ chính thức riêng của họ.

Cờ của các vùng

Một số Vùng của Đan Mạch có cờ không chính thức. Cờ vùng Bornholm và đảo Ærø đang được sử dụng. Cờ vùng Vendsyssel (Vendelbrog) và cờ vùng Jutland ("Den jyske fane") ít được biết đến, vì không được nhìn nhận là hợp pháp.[18] Đan Mạch giữ việc công nhận chính thức cho các cờ chính thức và các cờ của vùng (områdeflag) thì thuộc các quyền tài phán khác.
Flag Date Use Mô tả
Flag of Denmark Bornholm.svg Thập niên 1970 —tới nay Cờ không chính thức của đảo Bornholm Cờ thập tự Bắc Âu màu đỏ và xanh lá cây. Cũng được biết đến trong một phiên bản với một rìa tua màu trắng của thập tự xanh lá cây trong phong cách tương tự Quốc kỳ Na Uy.
Flag of Ærø.svg 1633 —tới nay Cờ không chính thức của đảo Ærø Ba màu vàng, xanh lá cây và đỏ
Rất giống Quốc kỳ Litva
100px 1976 —tới nay Cờ không chính thức của vùng Vendsyssel Cờ thập tự Bắc Âu gồm màu xanh dương, màu vàng cam và xanh lá cây.[19] Designed by Mogens Bohøj.[20]
Flag of Jutland.svg 1975 —tới nay Cờ không chính thức của bán đảo Jutland Cờ thập tự Bắc Âu gồm màu xanh dương, xanh lá cây và đỏ, do Per Kramer thiết kế năm 1975.[21]
Cờ của Volyn Oblast, Ukraina rất giống cờ Dannebrog của Đan Mạch.

Tham khảo

  1. ^ Inge Adriansen, Nationale symboler, Museum Tusculanum Press, 2003, p. 129: "Fra begyndelsen af 1400-tallet kan Dannebrog med sikkerhed dokumenteres som rigsflag, det vil sige statsmagtens og kongens flag" (‘’Từ đầu thế kỷ 15 "Cờ Dannebrog có thể chứng minh một cách chắc chắn là cờ của vương quốc, tức là cờ của chính quyền quốc gia và của nhà vua’’)
  2. ^ Jeroen Temperman. State Religion Relationships and Human Rights Law. Martinus Nijhoff Publishers. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2007. “Many predominantly Christian states show a cross, symbolising Christainity, on their national flag. Scandinavian crosses or Nordic crosses on the flags of the Nordic countries–Denmark, Finland, Iceland, Norway and Sweden–also represent Christianity.”
  3. ^ Carol A. Foley. The Australian Flag: Colonial Relic or Contemporary Icon. William Gaunt & Sons. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2007. “The Christian cross, for instance, is one of the oldest and most widely used symbols in the world, and many European countries, such as the United Kingdom, Norway, Sweden, Finland, Denmark, Iceland, Greece and Switzerland, adopted and currently retain the Christian cross on their national flags.”
  4. ^ Andrew Evans. Iceland. Bradt. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2007. “Legend states that a red cloth with the white cross simply fell from the sky in the middle of the 13th-century Battle of Valdemar, after which the Danes were victorious. As a badge of divine right, Denmark flew its cross in the other Scandinavian countries it ruled and as each nation gained independence, they incorporated the Christian symbol.”
  5. ^ Thomas Hylland Eriksen, Richard Jenkins biên tập (2007). Flag, Nation and Symbolism in Europe and America. Routledge. tr. 117.
  6. ^ Guntram H. Herb, David H. Kaplan biên tập (2008). Nations and Nationalism: A Global Historical Overview: A Global Historical Overview. ABC-CLIO. tr. 116.
  7. ^ Glenday, Craig (6 tháng 6 năm 2014). Guinness World Records 2010: The Book of the Decade. Jim Pattison Group. tr. 119.
  8. ^ “Oldest Continuously Used Flag”. Guinness World Records. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2013.
  9. ^ "Dannebrog" by Hans Christian Bjerg, p.12, ISBN 87-7739-906-4.
  10. ^ Evans, Andrew (2008). Iceland. Bradt Travel Guides. tr. 27.
  11. ^ một vùng lịch sử dọc bờ phía đông biển Baltic, nay thuộc Estonia và Latvia
  12. ^ tiếng Anh = Livonian Brothers of the Sword, tiếng Latin: Fratres militiæ Christi Livoniae= anh em quân sự của chúa Kitô ở Livonia
  13. ^ Gelre =vùng đất lịch sử thuộc công tước Gelre, nay thuộc Hà Lan
  14. ^ Ermine trong Huy hiệu học là hình da long màu trắng với các chấm đen
  15. ^ Volker Preuß. “National Flagge des Königreich Dänemark”. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2005. (tiếng Đức)
  16. ^ hãng sản xuất mực in màu ở Carlstadt, New Jersey, Hoa Kỳ
  17. ^ Store Danske Encyklopædi - entry "Danmark -nationalflag"
  18. ^ [1] harteg.dk Bornholms områdeflag afvist
  19. ^ [2] klauber-flag.dk - Vendelbrog
  20. ^ nordjyske.dk Det faldt ikke nedfra himlen...
  21. ^ [3] klauber-flag.dk
  • Danmarks-Samfundet - several rules and customs about the use of Dannebrog
  • Dannebrog, Helga Bruhn, Forlaget Jespersen og Pios, Copenhagen 1949
  • Danebrog - Danmarks Palladium, E. D. Lund, Forlaget H. Hagerups, Copenhagen 1919
  • Dannebrog - Vort Flag, Lieutenant Colonel Thaulow, Forlaget Codan, Copenhagen 1943
  • DS 359:2005 ’Flagdug’, Dansk Standard, 2005

Liên kết ngoài

Đan Mạch

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Vương quốc Đan Mạch
Kongeriget Danmark (tiếng Đan Mạch)
Flag of Denmark.svg National Coat of arms of Denmark.svg
Quốc kỳ Huy hiệu
Vị trí của Đan Mạch
Khẩu hiệu
Không có¹
Quốc ca
Der er et Yndigt Land
Hoàng ca: Kong Kristian
Hành chính
Chính phủ Quân chủ lập hiến
Nữ hoàng Margrethe II
Thủ tướng Helle Thorning-Schmidt
Ngôn ngữ chính thức Tiếng Đan Mạch²
Thủ đô Kopenhagen (København)
55°43′B, 12°34′Đ
Thành phố lớn nhất Kopenhagen
Địa lý
Diện tích 43.094 km² (hạng 131³)
Diện tích nước 1,6%³ %
Múi giờ CET³ (UTC+1); mùa hè: CEST³ (UTC+2)
Lịch sử
Thành lập
Ngày thành lập Vào khoảng 980
Dân cư
Dân số ước lượng (2007) 5.443.084 người (hạng 108³)
Mật độ 126 người/km² (hạng 62³)
Kinh tế
GDP (PPP) (2007) Tổng số: 201 tỉ Mỹ kim³
HDI (2003) 0,941 cao (hạng 14)
Đơn vị tiền tệ Krone Đan Mạch (DKK)
Thông tin khác
Tên miền Internet .dk³
¹ Tuyên ngôn của Nữ hoàng: Guds hjælp, Folkets kærlighed, Danmarks styrke ("Phước chúa, lòng dân, sức mạnh Đan Mạch")
² Cùng với tiếng Kalaallisut trên đảo Greenland, tiếng Faroese trên quần đảo Faroetiếng Đức tại các vùng đông dân gốc Đức
³ Không tính Greenland và quần đảo Faroese
Đan Mạch (tiếng Đan Mạch: Danmark) là một quốc gia thuộc vùng ScandinaviaBắc Âu và là thành viên chính của Vương quốc Đan Mạch. Đan Mạch nằm ở vùng cực nam của các nước Nordic, nằm phía Tây Nam của Thụy Điển, phía Nam của Na Uy và giáp với Đức về phía Nam. Đan Mạch giáp cả biển Balticbiển Bắc. Đan Mạch bao gồm một bán đảo lớn, Jutland (Jylland) và nhiều đảo, được biết đến nhiều nhất là Zealand (Sjælland), Funen (Fyn), Vendsyssel-Thy, Lolland, Falster, Bornholm, và hàng trăm đảo nhỏ thường được gọi là quần đảo Đan Mạch. Đan Mạch từ lâu đã kiểm soát cửa ngõ vào biển Baltic. Trước khi có kênh đào Kiel, nước chảy vào biển Baltic qua ba eo biển được gọi là những eo biển Đan Mạch.
Đan Mạch là một quốc gia quân chủ lập hiến với thể chế đại nghị. Đan Mạch có một chính phủ cấp quốc gia và chính quyền địa phương ở 98 khu tự quản. Đan Mạch là thành viên của Liên minh châu Âu từ năm 1973, mặc dù không thuộc khu vực đồng Euro. Đan Mạch là thành viên sáng lập của NATOOECD.
Đan Mạch, với một nền kinh tế tư bản chủ nghĩa hỗn hợp và hệ thống phúc lợi quốc gia lớn,[1] xếp hạng nhất trên thế giới về bình đẳng thu nhập. Theo tạp chí kinh tế Hoa kỳ Forbes, Đan Mạch có môi trường kinh doanh tốt nhất thế giới.[2] Từ năm 2006 đến 2008, theo thăm dò, Đan Mạch được xếp hạng là nơi hạnh phúc nhất thế giới dựa trên các tiêu chí sức khỏe, phúc lợi xã hội và giáo dục.[3] Thăm dò Chỉ số hòa bình toàn cầu năm 2009 xếp Đan Mạch là nước yên bình thứ nhì trên thế giới sau New Zealand.[4] Đan Mạch được xếp là nước ít tham nhũng nhất trên thế giới theo Chỉ số nhận thức tham nhũng 2008, cùng hạng với Thụy ĐiểnNew Zealand.[5]
Tiếng Đan Mạch, ngôn ngữ quốc gia được coi là gần với tiếng Thụy Điển và tiếng Na Uy. Đan Mạch cũng có văn hóa và lịch sử tương đồng với hai nước này. 82,0% dân số Đan Mạch và 90,3% dân tộc Đan là thành viên của giáo hội Luther. Năm 2009, 526.000 người (9,5% dân số Đan Mạch) là người nhập cư hoặc thế hệ sau của những người nhập cư. Đa số (54%) trong số này có nguồn gốc từ Scandinavia hoặc châu Âu, phần còn lại chủ yếu đến từ các nơi ở châu Á.

Nguồn gốc quốc hiệu

Danh xưng "Đan Mạch" trong tiếng Việt bắt nguồn từ dịch danh Trung văn của quốc hiệu Đan Mạch (Trung văn giản thể: 丹麦; Trung văn phồn thể: 丹麥; bính âm: Dānmài).

Địa lý

Đất nước thuộc vùng Scandinavia với diện tích 43.000 km², một phần ba trong số đó là diện tích của 443 hòn đảo lớn nhỏ. Hai hòn đảo lớn nhất là Zealand (Sjælland) – rộng khoảng 7.000 km² và Funen (Fyn) – khoảng 3.000 km². Đường bờ biển dài tới 7.314 km. Địa hình của Đan Mạch khá bằng phẳng, với điểm cao nhất cách 173 m so với mực nước biển[6].
Bản đồ Đan Mạch
Bán đảo Jutland (Jylland) hình thành nên phần đất liền của Đan Mạch. Nó trải dài trên 300 km tính từ biên giới với Đức. Các cồn cát, vũng biển và bãi bồi bảo vệ bờ tây của bán đảo trước những cơn bão dữ dội từ ngoài Bắc Hải. 443 hòn đảo lớn nhỏ tập trung chủ yếu trên biển Baltic, ngay sát với bờ tây của Jutland. Chỉ 76 trong số này có người ở. Độ cao trung bình của Đan Mạch so với mực nước biển là 30 m.
Những khối băng lớn của thời kì băng hà đã hình thành nên Đan Mạch ngày nay. Một vành đai băng cổ đã chia cắt phần đông và tây của Jutland.
Vịnh hẹp khoét sâu vào đất liền lớn nhất có tên là Limfjorden, chạy xuyên ngang phần phía bắc bán đảo hướng tới mũi Skagen. Phía đông Jutland là Eo biển Lillebælt ngăn cách đảo Funen(Fyn) với lục địa. Đông nam Funen có hệ thống cầu nối với hòn đảo nhỏ Langeland. Chếch sang phía đông một chút là đảo Zealand (Sjælland), ngăn cách với Funen bởi Eo biển Storebælt. Trên bờ phía đông của đảo này ta sẽ tìm thấy thủ đô Copenhagen(København). Xa xa về phía đông là hòn đảo granit có tên Bornholm.
Trên đảo Greenland (Grønland)có khoảng hơn 55.000 dân cư sinh sống, 48.000 trong số họ là người thiểu số Inuit. Thủ phủ của Greenland là Nuuk. Từ năm 1380 hòn đảo này là thuộc địa của Đan Mạch, từ năm 1953 nó trở thành một lãnh thổ tự trị thuộc Đan Mạch.
Hình Đan Mạch chụp từ vệ tinh
Quần đảo Faroe (Farøerne) (thủ phủ: Tórshavn, diện tích 1.399 km², 44.800 dân) là thuộc địa của Na Uy từ năm 1035 tới năm 1814. Quần đảo này có khí hậu ôn hoà, dễ chịu chủ yếu nhờ vào ảnh hưởng của dòng hải lưu Gulf.
Cũng chính dòng hải lưu này, cùng với vị trí phía bắc của Đan Mạch, ảnh hưởng phần lớn tới khí hậu của vương quốc: thường có một đợt gió từ ôn hoà tới mạnh thổi chủ yếu từ phía tây, mùa hè lạnh hơn so với các nước châu Âu khác, nhưng mùa đông lại ấm áp hơn, lượng mưa hàng năm vào loại trung bình. Cây trồng đa phần là cây chắn gió và chắn cát lấn vào đất liền.
Ngoại trừ loài hươu sừng nhiều nhánh (Cervus elaphus) Đan Mạch hầu như không có thêm loài thú lớn nào khác. Ngược lại, nơi đây lại là thế giới của vô số các loài chim. Ô nhiễm môi trường chính là nguyên nhân chủ yếu đe dọa sự tồn tại của các loài động vật vùng hồ và bờ biển của Đan Mạch.
Các tài nguyên chính của quốc gia: dầu mỏ, khí đốt, , muốiđá vôi.

Ngôn ngữ

Ngôn ngữ chính của Đan Mạch là tiếng Đan Mạch, ở vùng Sønderjylland (giáp với Đức) tiếng Đức là ngôn ngữ chính thứ hai, trên đảo Greenland người ta còn nói tiếng Kalaallisut (tiếng Anh: Greenlandic), còn ở quần đảo Faroe thì tiếng Faroe cũng là ngôn ngữ chính thức. Phía nam Đan Mạch có khoảng 80.000 dân nói tiếng Đức. Tiếng Đan Mạch thuộc nhánh phía Bắc của nhóm ngôn ngữ German của hệ ngôn ngữ Ấn-Âu với rất nhiều từ vay mượn từ ngôn ngữ miền Bắc nước Đức. Ngày nay tiếng Anh là ngoại ngữ quan trọng nhất ở Đan Mạch, đa số học sinh chọn tiếng Anh là sinh ngữ chính. Tuy nhiên tiếng Đứctiếng Pháp vẫn có một ảnh hưởng đáng kể.

Tôn giáo

Một nhà thờ Kitô giáo được xây dựng từ năm 1200 theo kiến trúc tôn giáo điển hình của Đan Mạch.
Thời tiền sử cho tới ít năm trước thời Trung cổ, Đan Mạch cũng như các nước vùng Scandinavia có niềm tin vào các vị thần trong Thần thoại Bắc Âu, gọi là Asatroen hay Nordisk mytologi. Các tác phẩm quan trọng nhất về thần thoại Bắc Âu là 2 quyển Edda cổ (ældre Edda) và Edda mới (yngre Edda).
Quyển Edda cổ (hay Edda bằng thơ) là một tuyển tập thơ về các vị thần và anh hùng Bắc Âu, gồm 34 tập, trong đó có 2 tập quan trọng nhất là VoluspáHávamál, được viết bằng chữ Iceland cổ, từ khoảng năm 800 tới năm 1200.
Quyển Edda mới (hay Edda bằng văn xuôi), còn được gọi là Snorra Edda vì được thi sĩ người IcelandSnorri Sturluson (1179 - 1241) viết khoảng năm 1220, dạy cách làm thơ cổ Bắc Âu (skjaldekvad) và có rất nhiều truyện thần thoại (khoảng 90.000 từ).
Các ngày trong tuần được gọi theo tên các vị thần:
  • Thứ Hai: Mandag (ngày của Mặt Trăng)
  • Thứ Ba: Tirsdag (ngày của thần Tyr)
  • Thứ Tư: Onsdag (ngày của thần Odin)
  • Thứ Năm: Torsdag (ngày của thần Thor)
  • Thứ Sáu: Fredag (ngày của thần Freja)
  • Thứ Bảy: Lørdag (ngày đi tắm)
  • Chủ Nhật: Søndag (ngày của Mặt Trời)
Đan Mạch theo Kitô giáo từ khoảng năm 965. Tới thời Kháng Cách (reformationen) năm 1536 thì phong trào Kháng Cách dòng Giáo hội Luther trở thành quốc giáo. Có một bộ trong chính phủ phụ trách về tôn giáo. Theo thống kê năm 2006 thì những người theo Giáo hội Luther Quốc giáo chiếm 95%, Công giáo Rôma 3%, Hồi giáo 2% (hầu như toàn người nhập cư), các đạo khác hoặc vô thần 13,1%.

Lịch sử

Thời tiền sử

Các phát hiện khảo cổ ở Đan Mạch có niên đại từ năm 130.000–110.000 trước Công nguyên trong thời kỳ gian băng Eem[7]. Con người đã sống ở Đan Mạch từ khoảng năm 12.500 trước Công nguyên và có bằng chứng ngành nông nghiệp đã tồn tại từ khoảng năm 3900 trước Công nguyên[8]. Thời kỳ đồ đồng Nordic (1.800–600 trước Công nguyên) ở Đan Mạch đã được đánh dấu bằng các gò mộ để lại nhiều phát hiện khảo cổ, bao gồm lurSun Chariot.
Trong Thời kỳ Đồ sắt tiền La Mã (500 trước Công nguyên – 1 Công nguyên), các nhóm dân bản địa bắt đầu di cư về phía nam, dù[8] những người Đan Mạch đầu tiên đến Đan Mạch giữa thời kỳ tiền La Mã và Thời kỳ Đồ sắt German[9], trong Thời kỳ Đồ sắt La Mã (sau Công nguyên 1–400).
Thời tiền sử ở Đan Mạch cách nay khoảng 15.000 năm, khi sông băng lục địa (inland ice) trôi chệch về phía bắc do một sự thay đổi khí hậu. Những người săn bắt tuần lộc (loại hươu lớn có sừng nhiều nhánh, tên khoa học là Rangifer tarandus) đã sống tại đây, sau đó tới những người sống bằng nghề săn bắt các muông thú khác và những người đánh cá trải qua hàng thiên niên kỷ.
Cách nay khoảng 6.000 năm thì bắt đầu thời đại đồ đá của người săn bắt, dần dần thay thế bằng thời đại đồ đá của nông dân, sau đó là thời đại đồ đồng, rồi thời đại đồ sắt.
Ngay cuối thời đại đồ sắt, tức khoảng thế kỷ thứ 8, ở đây đã tồn tại một chính quyền trung ương mạnh, bằng chứng là đã có công trình Dannevirke gồm hệ thống bờ lũy cao, dài 14 km ở cách phía nam biên giới Đan Mạch - Đức hiện nay khoảng 40 km, gần bên thành phố viking Hedeby (tiếng ĐứcHaithabu), vùng Slien gần Schleswig. Ngoài ra trong thời đại đồ sắt còn một hệ thống kênh đào ngang qua đảo Samsø dài khoảng 500 m, rộng 11 m để tàu thuyền lưu thông, thời đó dùng làm một khâu của căn cứ hải quân bảo vệ thành phố Aarhus, gọi là Kanhavekanalen.

Trung cổ

Tàu Ladby, con tàu lớn nhất của người Viking được tìm thấy ngoài khơi Đan Mạch.
Cối xay gió Dybboel
Thời tiền sử kết thúc vào thời Viking, khi những người Viking Đan Mạch bắt đầu đi buôn bán và cứớp bóc ở phần lớn châu Âu.
Nhờ có 2 tấm bia đá khắc chữ rune ở Jelling (nam bán đảo Jylland, tấm nhỏ do Gorm già dựng khoảng năm 955, tấm lớn do Harald răng xanh dựng khoảng năm 965) mà ta biết vị vua đầu tiên của bán đảo Jylland là Gorm già Gorm den Gamle và là cha của Harald Blauzahn (Harald răng xanh), người sau này đã thống nhất Đan Mạch vào năm 980. Hai tấm bia kể trên được coi là "Giấy khai sinh của Đan Mạch".
Cho tới tận thế kỷ 11 người Đan Mạch vẫn còn được coi là người Viking, dân tộc đã từng làm chủ nhiều thuộc địa và thâu tóm việc buôn bán khắp châu Âu. Người Viking cũng như thường xuyên cướp phá và gây chiến. Họ bắt đầu đòi cái gọi là Danegæld (món nợ người Đan Mạch) theo đó thì các vua Anh phải nộp thuế cho vua Đan Mạch, để không bị cướp bóc, vì họ có một hạm đội rất mạnh.

Cận đại

Rất nhiều lần trong lịch sử Đan Mạch đã giành được quyền kiểm soát Vương quốc Anh, Na Uy, Thuỵ Điển và một phần lớn bờ biển Baltic, cũng như phần phía bắc nước Đức. Vùng Skåne (phần đất phía nam Thuỵ Điển ngày nay) cũng đã từng thuộc về Đan Mạch trong một thời gian dài trước khi trao cho Thụy Điển sau Hòa ước Roskilde vào năm 1658. Liên hiệp Đan Mạch - Na Uy (1380-1814) kết thúc vào năm 1814 cùng với việc Na Uy bị sát nhập vào Thuỵ Điển (tới năm 1905). Riêng Greenland, quần đảo Faroe, Iceland (cho tới năm 1944) và vùng Đan Mạch-Tây Ấn (cho tới năm 1917) vẫn thuộc quyền sở hữu của của Đan Mạch.
Phong trào dân tộc và những người dân chủ ở Đan Mạch bắt đầu tạo được nhiều ảnh hưởng từ thập niên 1830. Sau cuộc cách mạng châu Âu 1848, nhà nước quân chủ lập hiến Đan Mạch được thành lập: hiến pháp đầu tiên được soạn thảo.
Sau khi thất bại trong cuộc Chiến tranh Phổ-Đan Mạch năm 1864, Đan Mạch buộc phải cắt vùng Schleswig-Holstein cho nước Phổ. Kể từ sau thất bại này Đan Mạch giữ một thái độ nhất quyết trung lập trong đối ngoại của quốc gia cho đến sau Thế chiến thứ nhất.

Thế kỷ 20 đến nay

Một nhóm các binh sĩ Đan Mạch vào buổi sáng khi cuộc xâm lược của Đức vào Đan Mạch bắt đầu, ngày 9 tháng 4 năm 1940.
Sau Thế chiến thứ nhất biên giới Đan Mạch - Đức được tái xác lập, lần này là lui về phía nam. Năm 1920 nó được xác định chính thức và tồn tại cho đến ngày nay: bắc Schleswig trở về với Đan Mạch. Việc thường xuyên thay đổi đường biên giới dẫn tới sự tồn tại của hai bộ phận dân cư thiểu số ở hai phía: người Đức ở nam Đan Mạch và người Đan Mạch ở miền bắc nước Đức.
Từ ngày 9 tháng 4 năm 1940 cho đến khi kết thúc Thế chiến thứ hai Đan Mạch nằm dưới sự chiếm đóng của quân đội Đức. Cuộc nổi dậy của nhân dân Đan Mạch chống lại sự thảm sát người Do Thái đã trở nên tiêu biểu. Tháng 10 năm 1943 những người Do Thái ở Đan Mạch đã được nhân dân Đan Mạch cứu thoát.
Sau chiến tranh, Đan Mạch trở thành thành viên của khối NATO. Năm 1973 vương quốc này là quốc gia Bắc Âu đầu tiên trở thành thành viên của Cộng đồng châu Âu, nay là Liên minh châu Âu, sau cuộc trưng cầu dân ý.
Năm 1989, Đan Mạch trở thành nước đầu tiên trên thế giới thông qua luật cho phép người đồng tính luyến ái được phép chung sống với nhau.
Sau cuộc trưng cầu ý dân năm 1992, người Đan Mạch phản đối việc phê chuẩn hiệp ước Maastricht (Hiệp ước ngày 7 tháng 2 năm 1992, thành lập Liên minh châu Âu của 12 quốc gia thành viên của Cộng đồng Kinh tế châu Âu), nhưng lại chấp nhận vào năm 1993. Trong cuộc trưng cầu ý dân năm 2000, Đan Mạch từ chối lưu hành đồng euro.

Chính trị

Luật căn bản - cũng gọi là luật hiến pháp - của Vương quốc Đan Mạch (Danmarks Riges Grundlov) được vua Frederik VII ký ban hành ngày 5 tháng 6 năm 1849. Luật này chuyển quốc gia Đan Mạch từ một vương quốc do một người cai trị (enevælde) sang một quốc gia theo chính thể quân chủ lập hiến với chế độ tam quyền phân lập. Quyền lập pháp ở trong tay quốc hội (Folketinget), quyền hành pháp do chính phủ đảm nhiệm và quyền tư pháp độc lập.
Người đứng đầu quốc gia (chỉ đóng vai trò tượng trưng) là vua hoặc nữ hoàng. Hiện nay đứng đầu vương quốc là Nữ hoàng Margrethe II.
Luật căn bản này đã trải qua 3 đợt tu chính: lần thứ nhất vào năm 1866, lần thứ hai vào năm 1915 (cho phép các phụ nữ được quyền ứng và bầu cử) và lần thứ ba vào năm 1953.

Chế độ quân chủ lập hiến

Đan Mạch theo thể chế quân chủ lập hiến và hệ thống chính trị đa đảng, đứng đầu Nhà nước là Nữ hoàng. Nữ hoàng chỉ mang tính lễ nghi, không còn quyền lực chính trị. Quyền lực chính trị thuộc về cơ quan hành pháp (Chính phủ), đứng đầu là Thủ tướng.

Quyền lập pháp

Kể từ năm 1953, Quốc hội Đan Mạch bỏ việc phân chia Quốc hội thành Thượng việnHạ viện (do hai viện nay có quyền hạn như nhau nên rất khó để phân biệt) và theo chế độ một viện (unicameral) với 179 nghị sỹ (trong đó 2 ghế dành riêng cho đảo Greenland và 2 ghế dành cho quần đảo Faroe), được bầu trực tiếp với nhiệm kỳ 4 năm.
Đặc điểm nổi bật của hệ thống chính trị ở Đan Mạch là nền dân chủ liên hiệp (collaborative democracy). Từ năm 1909, không có một đảng nào giành đa số tuyệt đối trong bầu cử; phần lớn là chính phủ thiểu số của một đảng hoặc chính phủ liên minh 2-3 đảng. Kể từ thập kỷ 1980, trong quốc hội luôn có đại diện của ít nhất là 7 đảng.
Quốc hội Đan Mạch (Folketinget) nắm quyền lập pháp, gồm 179 đại biểu và được bầu 4 năm một lần. Trong số 179 đại biểu quốc hội có hai đại diện của đảo Greenland và hai đại diện của quần đảo Faroe. Hiện nay - sau cuộc bầu cử trước thời hạn, ngày 23 tháng 11 năm 2007 - có tất cả 8 đảng phái đại diện trong quốc hội và số đại biểu được chia như sau:
  • Đảng Tả (chủ trương tự do kinh tế) (Venstre): 46 đại biểu
  • Đảng Dân chủ Xã hội (Socialdemokratiet): 45 đại biểu
  • Đảng Dân tộc Đan Mạch (Dansk Folkeparti): 25 đại biểu
  • Đảng Dân tộc Xã hội (Socialistisk Folkeparti): 23 đại biểu
  • Đảng Dân tộc Bảo thủ (Det Konservative Folkeparti): 18 đại biểu
  • Đảng Tả Cấp tiến (Det Radikale Venstre): 9 đại biểu
  • Đảng Tân Liên minh (Ny Alliance): 5 đại biểu
  • Danh sách thống nhất (Enhedslisten): 4 đại biểu
  • Đảo Greenland: 2 đại biểu
  • Quần đảo Faroe: 2 đại biểu
Các đảng khác không đạt được tỷ lệ 2% phiếu bầu của tổng số cử tri thì bị loại.

Quyền hành pháp

Thủ tướng đương nhiệm của Đan Mạch, Helle Thorning-Schmidt (2011-).
Đứng đầu là Thủ tướng, do Nữ hoàng Đan Mạch chỉ định (thường là lãnh đạo đảng chiếm đa số hoặc lãnh đạo của liên minh cầm quyền). Thủ tướng có quyền thành lập nội các và trình lên Nữ hoàng để xem xét chấp thuận.
Chính phủ hiện nay là chính phủ của Thủ tướng Helle Thorning-Schmidt.
Chính phủ nắm quyền hành pháp, hiện nay nội các do phe đa số nắm giữ, gồm đảng Tả chủ trương tự do kinh tế, đảng Dân tộc Đan Mạch, Đảng Dân tộc Bảo thủ và Đảng Tân Liên Minh, do chủ tịch đảng Tả là Anders Fogh Rasmussen giữ chức thủ tướng ( statsminister).

Quyền tư pháp

Quyền tư pháp hoàn toàn độc lập, do hệ thống các tòa án nắm giữ, đứng đầu là tòa án tối cao (højesteret), 2 tòa án quốc gia (landsret) miền đông và miền tây (tương đương tòa thượng thẩm) cùng các tòa án sơ thẩm cấp thành phố (byret) v.v.

Các đảng phái chính trị

- Đảng Tự do, thành lập năm 1870, do Thủ tướng Lars Løkke Rasmussen đứng đầu.
- Đảng Bảo thủ, do Bộ trưởng Tư pháp Lars Barfoed đứng đầu.
- Đảng Dân chủ xã hội, thành lập năm 1871, do bà Helle Thorning-Schmidt đứng đầu.
- Đảng Nhân dân Đan Mạch, thành lập năm 1995, do bà Pia Merete Kjærsgaard đứng đầu.
- Đảng Nhân dân Xã hội chủ nghĩa, thành lập năm 1916, do ông Villy Søvndal đứng đầu.
- Đảng Tự do xã hội, thành lập năm 1905, do bà Margrethe Vestager đứng đầu.
- Đảng Liên minh xanh – đỏ cánh tả, thành lập năm 1989, lãnh đạo tập thể.
- Đảng Liên minh Tự do cánh hữu, thành lập năm 2007, do ông Anders Samuelsen đứng đầu.

Các khu vực hành chính

Thủ đô Copenhagen của Đan Mạch.
Một thị trấn truyền thống của Đan Mạch.
Trước đây Đan Mạch chia ra thành 13 amt (tương đương tỉnh hạt) và 270 kommune (tương đương thị trấn hay xã nông thôn). Theo cuộc cải cách cơ cấu hành chính 2007 ( strukturreformen 2007) thì kể từ 1 tháng 1 năm 2007, bãi bỏ các amt, thay vào đó là 5 vùng:
  • vùng Thủ đô (Region Hovedstaden)
  • vùng Sjælland (Region Sjælland)
  • vùng Nam Đan Mạch (Region Syddanmark)
  • vùng Trung bán đảo Jylland (Region Midtjylland)
  • vùng Bắc bán đảo Jylland (Region Nordjylland)
Số 270 kommune cũng được nhập chung lại còn 98 kommune.

Quan hệ ngoại giao

Năm 2003, Đan Mạch được bầu làm thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2004-2006.
Đan Mạch luôn theo đuổi chính sách đối ngoại rộng mở, tích cực và gắn bó với Tây ÂuMỹ; ủng hộ việc xây dựng một châu Âu thống nhất, vững về kinh tế, mạnh về chính trị, an ninhquốc phòng. Đan Mạch có cùng quan điểm với Anh, Ý trong việc thông qua Hiến pháp EU mới; tăng cường quan hệ xuyên Đại Tây Dương.
  • Với EU: Năm 2010, Đan Mạch tiếp tục ưu tiên tăng cường quan hệ với EU, hoan nghênh phê chuẩn Hiệp ước Lisbon, ủng hộ lập Quỹ cứu trợ giúp các nước giải quyết khủng hoảng nợ công; đơn phương cam kết cho Ireland vay 400 triệu bảng Anh để khắc phục khó khăn tài chính. Đan Mạch ủng hộ EU lập Cơ quan đối ngoại chung và tích cực đóng góp để EU có vai trò quan trọng tại diễn đàn Liên Hợp Quốc (LHQ) và trên thế giới. Chính phủ Đan Mạch hiện nay chủ trương Đan Mạch cần tham gia đầy đủ vào các cơ chế của EU, tiến tới gia nhập khu vực đồng euro và tích cực phát huy vai trò khi đảm nhận chức Chủ tịch luân phiên EU trong 6 tháng đầu năm 2012.
  • Với châu Âu: Năm 2010, Đan Mạch làm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng tổ chức hợp tác khu vực Bắc Âu và Hội đồng các nước vùng Bắc Cực, đã tích cực thúc đẩy hợp tác với các nước này về đối ngoại, an ninh, ứng phó với biến đổi khí hậu. Đan Mạch tăng cường quan hệ với Nga, nhất là về kinh tế, năng lượng.
  • Với châu Á: Đan Mạch đánh giá cao sự phát triển kinh tế và vai trò to lớn của Trung Quốc, Ấn Độ và các nền kinh tế mới nổi ở châu Á, coi đây là khu vực ưu tiên hàng đầu trong chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu và quan hệ kinh tế đối ngoại đến năm 2020. Tháng 12 năm 2010, Đan Mạch công bố “Chiến lược đối ngoại đến năm 2020”, trong đó xác định ưu tiên phát triển quan hệ với Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam và các nước mới nổi về kinh tế.[10]
  • Các vấn đề quốc tế: Đan Mạch ủng hộ tăng cường vai trò của Liên Hiệp Quốc, cải tổ NATO, tăng cường phối hợp NATO, Liên Hiệp Quốc và các cơ chế đa phương khác để đảm bảo hòa bình và ổn định trên thế giới. Đan Mạch tiếp tục cam kết chống khủng bố và giúp bình ổn tình hình ở Afghanistan; nỗ lực cải thiện quan hệ với các nước Hồi giáo, cùng EU đóng góp thúc đẩy tiến trình hòa bình Trung Đông, giải quyết vấn đề hạt nhân Iran, tham gia lực lượng chống hải tặc ở vùng ngoài khơi Somalia.
Đan Mạch có quan hệ ngoại giao với trên 100 nước, là thành viên của hầu hết các tổ chức chính trị, kinh tế, tài chính quốc tế và khu vực, tham gia Hiệp hội Mậu dịch tự do châu Âu (EFTA) năm 1959, Hội đồng Bắc ÂuQuỹ Dự án Bắc Âu (NOPEF)(1952), gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) (1949), nhưng không cho phép NATO thiết lập căn cứ hạt nhân NATO trên lãnh thổ Đan Mạch trong thời bình. Ngoài ra, Đan Mạch là thành viên tích cực của Liên Hợp Quốc (UN), Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).[11]

Mạng lưới giao thông

Cầu Oresund nối từ đảo Zealand (Đan Mạch) sang vùng Nam Thụy Điển (Øresundsbroen).
Chiếc cầu nối đảo Fyn sang đảo Zealand
Đan Mạch có mạng lưới giao thông đường bộ tổng cộng khoảng 71.600 km, trong đó 880 km là xa lộ. Có 35 cầu các loại, có chiều dài từ 200 m trở lên. Vào mùa hè năm 1998, đã khánh thành cầu nối từ đảo Fyn sang đảo Zealand, Cầu Storebælt (Storebæltsbroen), là một trong các cầu dài nhất châu Âu, với một phần đường hầm dưới lòng biển (tunnel) dành cho xe lửa. Đan Mạch cũng xây dựng chung với Thụy Điển Cầu Oresund nối từ đảo Zealand (Đan Mạch) sang vùng Nam Thụy Điển (Øresundsbroen).
Ngoài ra còn các tàu phà (ferry) nối liền giao thông giữa đất liền với các đảo hoặc giữa các đảo với nhau.
Mạng lưới đường sắt Đan Mạch có tổng chiều dài 2.875 km (năm 2000), trong đó có 508 km đường sắt do công ty tư nhân khai thác, số còn lại do Công ty đường sắt quốc gia Đan Mạch ( Danske Statsbaner) quản lý. Từ ngày 19 tháng 10 năm 2002, Đan Mạch có thêm một số đường tàu điện ngầm (Metro) tại thủ đô Copenhagen.
Đan Mạch có bốn sân bay quốc tế là: sân bay Copenhagen, sân bay Billund, sân bay Aalborgsân bay Aarhus.

Kinh tế

Các Tua-bin gió ngoài khơi gần Copenhagen, cung cấp một lượng lớn năng lượng bằng sức gió cho nước này.
Đan Mạch có một nền kinh tế thị trường hiện đại và một nền công nghiệp chuyên môn hóa, năng động, đủ khả năng cạnh tranh với các nước khác.
Ngoài các xí nghiệp trung bình và nhỏ, Đan Mạch cũng có các công ty đa quốc gia như A.P. Møller-Mærsk (hãng vận tải hàng hải quốc tế), Lego (sản xuất đồ chơi trẻ em), Carlsberg (hãng bia), Vestas (sản xuất quạt gió), các hãng dược phẩm LundbeckNovo Nordisk.
Do thị trường nội địa nhỏ bé, kinh tế Đan Mạch chủ yếu dựa vào việc buôn bán với nước ngoài. Khoảng 70% là buôn bán với các nước trong Liên minh châu Âu, trong đó khoảng 17% là với Đức, đối tác lớn nhất.
Đan Mạch xuất cảng các dịch vụ, các máy móc công nghiệp, các dụng cụ chuyên ngành, sản phẩm hóa chất, thuốc chữa bệnh, hàng dệt may, v.v.
Nguồn dầu khí khai thác từ Bắc Hải được tiêu dùng trong nước, số thặng dư cũng được xuất cảng, mang lại một lợi tức đáng kể.
Ngành nông nghiệp sản xuất thực phẩm hàng năm đủ cung cấp cho 15 triệu người (dân số Đan Mạch là trên 5,4 triệu). Ngành chăn nuôi sản xuất thịt các loại và các sản phẩm chế biến từ sữa, riêng thịt heo năm 2005 là trên 2 triệu tấn. Các sản phẩm nông nghiệp nói chung, trị giá khoảng 90 tỷ kroner/năm (tỷ giá hối đoái đầu tháng 12/2007 khoảng 1 US$ = 5,1 krone).
Đan Mạch không có thủy điện, cũng không sử dụng năng lượng hạt nhân, nhưng sử dụng nhiệt điện và năng lượng sức gió từ các cánh quạt lớn. Nguồn năng lượng này đáp ứng được 10% nhu cầu trong nước. Số năng lượng thiếu hụt được nhập từ Thụy Điển.
Thặng dư tài chính quốc gia năm 2005 là 4,9% BNP, năm 2006 là 4,2% BNP. Cán cân thanh toán các năm gần đây là thặng dư và Nhà nước hầu như không có nợ nước ngoài.
Tỷ lệ thất nghiệp tháng 10 năm 2007 là 3% tức 81.700 người.
Năm 1999, là năm bùng nổ của ngành du lịch Đan Mạch với việc đón trên 2 triệu lượt khách quốc tế tới thăm, trong số đó có trên một triệu người Đức. Doanh thu từ du lịch ước đạt khoảng 3,31 tỉ USD.
Do nghèo tài nguyên và thiếu nguyên liệu buộc người Đan Mạch phải học cách sử dụng nguyên liệu một cách tiết kiệm và hiệu quả nhất như ứng dụng năng lượng gió và các năng lượng tái tạo. Bên cạnh đó, Đan Mạch cũng phụ thuộc lớn vào các hoạt động ngoại thương, đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu lương thực và năng lượng. Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu của Đan Mạch chiếm 31,8% GDP (tương đương 99,37 tỷ USD) và kim ngạch nhập khẩu đạt 29,1% GDP cả nước (tương đương 90,83 tỷ USD). Nền kinh tế Đan Mạch trong năm 2010 tuy chưa thực sự phục hồi sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 nhưng cũng đã có dấu hiệu tăng trưởng trở lại với mức tăng GDP 1% trong năm 2010 (so với mức suy thoái -5,2% vào năm 2009), tỷ lệ thất nghiệp giảm nhẹ còn 4,2% trong năm 2010, tuy nhiên tỷ lệ lạm phát tăng ở mức 2,6%.[10]

Tiền tệ

Đơn vị tiền của Đan Mạch là đồng krone Đan Mạch (ký hiệu quốc tế DKK). Ngày 28.9.2000, trong một cuộc trưng cầu ý dân (46,8% thuận, 53,2% chống), Đan Mạch đã từ chối không gia nhập đồng tiền chung của Liên minh châu Âu. Cùng với Anh, Đan Mạch đã ký với các nước trong Liên minh một điều khoản gọi là opting-out (sự chọn lựa không tham gia) cho phép Đan Mạch không gia nhập đồng tiền chung của Liên minh là đồng euro.
Tuy nhiên trên thực tế, đồng krone gắn bó chặt chẽ với đồng euro qua hệ thống Cơ chế tỷ suất hối đoái châu Âu II (European Exchange Rate Mechanism II), một phần của Hệ thống tiền tệ châu Âu (European Monetary System). Tỷ giá giữa đồng euro và đồng krone bao giờ cũng xấp xỉ: 1 euro = 7,45 krone.

Văn hoá

Những di sản văn hoá thế giới ở Đan Mạch bao gồm các đồi mộ cổ (gravhøj,kæmpehøj, tiếng Anh: tumulus), những bia đá Jelling (khắc chữ Rune) và nhà thờ vùng Jelling, cũng như nhà thờ chính tòa Roskilde và lâu đài Kronborg ở thành phố Helsingør.
Nhiều người Đan Mạch được giải Nobel:

Văn học

Nhà văn lớn đầu tiên của Đan Mạch là Saxo Grammaticus (khoảng 1160 - sau 1208), người viết tác phẩm Gesta danorum (Các kỳ công của người Đan Mạch) bằng tiếng Latin.
Nhà văn nổi tiếng thế giới của Đan Mạch là Ludvig Holberg(1684 - 1574, gốc Na Uy), tác giả của 31 hài kịch, 4 tập thơ, 4 tiểu luận, 8 tiểu thuyết lịch sử và một tiểu thuyết trào phúng. Về khuynh hướng lãng mạn có Johannes Ewald (1743 - 1781) và Jens Baggesen (1764 - 1826). Georg Brandes (1842 - 1927) là nhà phê bình văn học nổi tiếng. Ngoài ra còn các nhà văn nổi tiếng khác như Gustav Wied (1858 - 1914), Martin A. Nexø (1869 - 1954), Tom Kristensen (1893 - 1974).
Những nhà văn Đan Mạch có nhiều đóng góp cho văn học thế giới có thể kể đến Hans Christian Andersen (1805 - 1875) - tác giả của nhiều câu truyện cổ tích nổi tiếng, nhà văn nữ Karen Blixen (1885 - 1962), cũng như nhà văn từng đoạt giải thưởng Nobel năm 1944 Johannes Vilhelm Jensen (1873 -1950), tiểu thuyết Kongens Fald của ông vừa được một số tờ báo chọn là tác phẩm thế kỉ của Đan Mạch.
Hai nhà văn Karl Gjellerup (1857 -1919) và Henrik Pontoppidan(1857 - 1943) cùng chia nhau giải Nobel năm 1917.
Nhà văn tiêu biểu cho trường phái ấn tượng của Đan Mạch là Herman Bang (1857 - 1912). Các tác phẩm nổi tiếng của ông là Ved Vejen (Bên đường, 1886) được Max von Sydow chuyển thể thành phim năm 1988, dưới tên Katinka, Stuk (1887) và Tine (1889), được Knud Leif Thomsen đưa lên màn ảnh năm 1964, Mikael (1904) cũng được Mauritz Stiller đưa lên màn ảnh năm 1916, sau đó Carl Theodor Dreyer cũng lại làm một bản phim mới (1924).
Mặc dù được biết đến nhiều hơn trong vai trò một nhà triết học, Søren Kierkegaard (1813 - 55) cũng là một tên tuổi lớn của nền văn học Đan Mạch.
Một tác giả nổi tiếng thế giới khác là Peter Høeg (1957 - ?), ông được biết đến với tác phẩm Frøken Smillas fornemmelse for sne (Cảm giác về tuyết của nàng Smillas).

Điện ảnh

Trong thời kì phim câm Đan Mạch là nhà sản xuất phim lớn của thế giới sau Mỹ, ĐứcPháp. Dẫu cho địa vị này bị phá vỡ cùng với sự ra đời của phim có âm thanh, nhưng những tác phẩm điện ảnh của Đan Mạch vẫn giành được sự chú ý trên thế giới. Thập niên 1990 đánh dấu sự trở lại của Đan Mạch trên phim trường quốc tế cùng với phong trào tuyên ngôn Dogma 95.
Những đạo diễn nổi tiếng của Đan Mạch:
Phim nước ngoài ở Đan Mạch thường không được lồng tiếng mà chỉ được làm thêm phụ đề, ngoại trừ một số phim thiếu nhi.

Thể thao

Các môn thể thao phổ biến nhất ở Đan Mạch là bóng đá, đua thuyền các loại và bóng ném. Năm 1992 đội tuyển bóng đá nam của Đan Mạch đã giành chức vô địch châu Âu. Đội tuyển bóng ném nữ cũng giành huy chương vàng trong các kì Thế vận hội 1996, 20002004. Đội tuyển bóng ném nam cũng giành 1 huy chương vàng trong giải vô địch bóng ném châu Âu tại Na Uy (tháng 1/2008) và 2 huy chương đồng trong giải vô địch bóng ném châu Âu tại Thụy Sĩ năm 2006 và giải vô địch bóng ném thế giới tại Đức năm 2007. Hiện nay (10.4.2008) đội tuyển bóng ném nam Đan Mạch đứng đầu trong bảng xếp hạng các đội bóng ném nam châu Âu với 416 điểm hơn đội Pháp thứ nhì 8 điểm. Trong môn cầu lông (badminton) các vận động viên của Đan Mạch cũng là những nhà vô địch thế giới.

Tham khảo

  1. ^ Esping-Andersen, G. (1990). Ba thế giới tư bản chủ nghĩa phúc lợi (The three worlds of welfare capitalism). Princeton, NJ: Nhà xuất bản Đại học Princeton.
  2. ^ “Forbes: Denmark has the best business climate in the world”. Copenhagen Capacity. www.copcap.com. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2009.
  3. ^ “ABC News: Great Danes: The Geography of Happiness”. Abcnews.go.com. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2009.
  4. ^ Global Peace Index Rankings 2008. Vision of Humanity.
  5. ^ “Transparency International, 2008 Corruption Perceptions Index”. Transparency.org. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2009.
  6. ^ http://geography.about.com/library/cia/blcdenmark.htm
  7. ^ Michaelsen (2002), p. 19.
  8. ^ a ă Nielsen, Poul Otto (tháng 5 năm 2003). “Denmark: History, Prehistory”. Royal Danish Ministry of Foreign Affairs. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2006.
  9. ^ Busck and Poulsen (ed.) (2002), p. 20.
  10. ^ a ă http://www.mofa.gov.vn/vi/cn_vakv/euro/nr040819111225/ns110401070519/view#mEmJ4lNXrBT0
  11. ^ http://vansu.vn/?part=thegioi&opt=cacnuoc&act=view&code=denmark

Liên kết ngoài




Ngày của cha

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Ngày Của Cha là một lễ được dùng để tôn vinh những người làm cha, tôn vinh cương vị làm cha, mối quan hệ với người cha và ảnh hưởng của người cha trong xã hội. Ngày này được ăn mừng vào ngày Chủ nhật thứ ba của tháng 6 tại nhiều quốc gia và có thể rơi vào những ngày khác ở một số nơi. Ngày này bổ sung cho Ngày của Mẹ - lễ tôn vinh các bà mẹ.

Lịch sử

Ngày Của Cha được ăn mừng phổ biến từ những năm đầu thế kỷ 20 để bổ sung cho Ngày của Mẹ trong những ngày lễ tôn vinh những bậc làm cha mẹ. Ngày của Cha được cử hành vào nhiều ngày khác nhau trên toàn thế giới và thường liên quan đến việc tặng quà, bữa ăn tối đặc biệt cho cha, mẹ, và các hoạt động mang tính gia đình.
Nhưng việc ăn mừng Ngày của Cha sớm nhất được biết đến đã diễn ra ở Fairmont, Tây Virginia vào ngày 5 tháng 7 năm 1908. Sự kiện được bà Grace Golden Clayton tổ chức, với mong muốn vinh danh cuộc đời của 210 người cha bị mất vài tháng trước trong Thảm họa Monongah MiningMonongah, Tây Virginia, vào ngày 06 tháng 12 năm 1907. Có thể Clayton chịu ảnh hưởng bởi việc ăn mừng Ngày của Mẹ lần đầu tiên trong năm đó, và chỉ cách đó một vài dặm. Clayton đã chọn ngày Chủ nhật gần nhất so với ngày sinh của người cha vừa mới qua đời của bà.
Tuy nhiên, sự kiện đó bị lu mờ bởi các sự kiện khác trong thành phố. Tiểu bang Tây Virginia không chính thức công nhận ngày lễ này, và nó không được tổ chức trở lại. Tất cả công lao trong việc giúp Ngày của Cha ra đời về sau lại được ghi nhận cho Sonora Dodd người Spokane, đã tổ chức Ngày của Cha một cách độc lập vào 2 năm sau đó. Sự kiện của bà cũng chịu ảnh hưởng từ Ngày của Mẹ.
Lễ kỷ niệm của bà Clayton đã bị lãng quên cho đến năm 1972, khi một trong những người tham dự để buổi lễ do bà tổ chức nhìn thấy Tổng thống Mỹ Richard Nixon công bố Ngày của Cha, và làm việc để phục hồi di sản của nó. Ngày lễ này hiện được tổ chức hàng năm nhà thờ Tin Lành Giám Lý Williams Memorial Methodist Episcopal Church. Fairmont nay được đề cử là "Quê hương Ngày của Cha đầu tiên".
Một dự luật công nhận Ngày của Cha là ngày lễ quốc gia được đưa lên Quốc hội Mỹ vào năm 1913. Năm 1916, Tổng thống Woodrow Wilson đến Spokane để nói chuyện trong lễ kỷ niệm Ngày của Cha và muốn công nhận nó chính thức, nhưng Quốc hội phản đối, vì sợ rằng nó sẽ bị thương mại hóa. Tổng thống Mỹ Calvin Coolidge đề nghị vào năm 1924 rằng nên đưa Ngày của Cha vào diện ngày được quan sát bởi quốc gia, nhưng chưa phát hành một công bố quốc gia.
Năm 1957, Thượng nghị sĩ Margaret Chase Smith viết một kiến nghị buộc tội Quốc hội đã bỏ phớt lờ Ngày của Cha suốt 40 năm, trong khi tôn vinh các bà mẹ, do đó "chỉ tôn vinh 1 trong 2 phụ huynh của chúng ta". Năm 1966, Tổng thống Lyndon B. Johnson đã đưa ra lời loan báo tổng thống đầu tiên tôn vinh những người cha, và chỉ định dành ngày Chủ nhật thứ ba trong tháng 6 làm Ngày của Cha.
Sáu năm sau, ngày này đã được chính thức trở thành ngày nghỉ lễ trên toàn quốc ở Mỹ sau khi Tổng thống Richard Nixon ký nó thành luật vào năm 1972. Ngoài Ngày của Cha, còn có Ngày Quốc tế Đàn ông được tổ chức tại nhiều quốc gia vào ngày 19 tháng 11 để dành cho những người đàn ông con trai không phải là cha.

Ngày của Cha ở các quốc gia

Những nơi có ăn mừng Ngày của Cha là: thế giới Arab, Argentina, Úc, Brazil, Canada, Costa Rica, Đan Mạch, Đức, Hồng Kông, Ireland, Pakistan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Seychelles, Nepal, New Zealand, Philippines, Romania, Singapore, Tây Ban Nha, Đài Loan, Vương quốc Anh, Mỹ... Ngoài ra, Ngày của Cha còn được nhắc đến trong văn hóa Thiên Chúa giáo, với việc ăn mừng chung với ngày lễ Thánh Giuse.
  • Thái Lan:
Tại Thái Lan, Ngày của Cha được thiết lập như ngày sinh nhật của nhà vua. ngày 05 tháng 12 là ngày sinh của vua hiện tại, Bhumibol Adulyadej (Rama IX). Theo truyền thống, người Thái ăn mừng bằng cách cho cha hay ông nội của họ một hoa Canna (ดอก พุทธรักษา), được coi là một bông hoa nam tính, tuy nhiên, đây không phải là điều thường được thực hiện ngày hôm nay. Người Thái sẽ mặc màu vàng vào ngày này để tôn trọng nhà vua, bởi vì màu vàng là màu của ngày Thứ Hai, ngày vua Bhumibol Adulyadej ra đời. Năm 2007, vua Bhumibol Adulyadej được nhìn thấy rời khỏi bệnh viện trong trang phục một áo em bé màu hồng (?). Vì vậy, ngày nay người Thái mặc màu hồng thay vì màu vàng. Ở Việt Nam chưa có điều kiện để tổ chức ngày này. Có một vài nước tổ chức lễ hội này như Hoa Kì, Thái Lan, Malaysia... Không chỉ ở nước ngoài mà trong nước ta cũng có một vài gia đình tổ chức ngày này để tôn vinh các ông bố

Xem Thêm

No comments:

Post a Comment