Sunday, August 31, 2014

Chào ngày mới 1 tháng 9

Vị trí của Uzbekistan
CNM365 Chào ngày mới 1 tháng 9. Wikipedia Ngày này năm xưa. Ngày Độc lập tại Uzbekistan (1991), ngày Tri thức tại Nga. Ngày Khai trường tại nhiều quốc gia; Năm 1449Sự biến Thổ Mộc bảo: Dã Tiên thái sư lãnh đạo quân Ngõa Lạt bộ Mông Cổ đại thắng quân Minh, bắt Minh Anh Tông làm tù binh. Năm 1914Bồ câu viễn khách (hình) tuyệt chủng khi cá thể cuối cùng chết ở vườn động vật Cincinnati, Ohio, Hoa Kỳ. Năm 1939 – Đức Quốc xã bất ngờ tấn công Ba Lan, Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ tại Châu Âu. Năm 1980 – Chuyến Marathon Hy vọng của Terry Fox kết thúc gần vịnh Thunder, Ontario, Canada.

Uzbekistan

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
O‘zbekiston Respublikasi
O‘zbekiston Jumhuriyati

Flag of Uzbekistan.svg Uzbekistan coa.png
Quốc kỳ Huy hiệu
Vị trí của Uzbekistan
Khẩu hiệu
không có
Quốc ca
O'zbekiston Respublikasining Davlat Madhiyasi
Hành chính
Chính phủ Nhà nước độc đảng
Tổng thống
Thủ tướng
Islam Karimov
Shavkat Mirziyayev
Ngôn ngữ chính thức tiếng Uzbek
Thủ đô Tashkent
41°16′B, 69°13′Đ
Thành phố lớn nhất Tashkent
Địa lý
Diện tích 447.400 km² (hạng 56)
Diện tích nước 4,9% %
Múi giờ UTC+5; mùa hè: UTC+6
Lịch sử
Ngày thành lập Từ Nga
1 tháng 9 năm 1991
8 tháng 12 năm 1991
1747, as Bukharian Emirate
Dân cư
Dân số ước lượng (2005) 26.851.195 người (hạng 42)
Mật độ 60 người/km² (hạng 111)
Kinh tế
GDP (PPP) (2005) Tổng số: 52,21 tỷ đô la Mỹ
HDI (2003) 0,694 trung bình (hạng 111)
Đơn vị tiền tệ Uzbekistani som (UZS)
Thông tin khác
Tên miền Internet .uz
Uzbekistan (phiên âm tiếng Việt: U-dơ-bê-ki-xtan; cũng gọi là Uzbekstan hay Ozbekistan), tên chính thức Cộng hoà Uzbekistan (tiếng Uzbek: O‘zbekiston Respublikasi; Kiril: Ўзбекистон Республикаси; tiếng Nga: Республика Узбекистан), là một quốc gia nằm kín trong lục địa tại Trung Á, trước kia từng là một phần của Liên bang Xô viết. Nước này có chung biên giới với Kazakhstan ở phía tây và phía bắc, KyrgyzstanTajikistan ở phía đông, và Afghanistan cùng Turkmenistan ở phía nam.

Lịch sử

Bài chi tiết: Lịch sử Uzbekistan
Người Nga bị quân Khiva đánh bại ở Uzbekistan, Trung Á năm 1871
Vùng đất Uzbekistan đã có người ở từ hai nghìn năm trước Công nguyên. Có nhiều di tích về những công cụ và công trình của loài người từ thời kỳ sớm tại các vùng Ferghana, Tashkent, Bukhara, Khorezm (Khwarezm, Chorasmia) và Samarkand.
Alexandros Đại Đế đã chinh phục Sogdiana và Bactria năm 327 trước Công nguyên, cưới Roxana, con gái của vị thủ lĩnh Bactrian địa phương. Tuy nhiên, cuộc chinh phục được cho là không mang lại nhiều kết quả cho Alexandros bởi những cuộc kháng chiến của người dân địa phương khá mãnh liệt, khiến quân đội của Alexandros bị sa lầy trong vùng.
Trong nhiều thế kỷ vùng Uzbekistan nằm dưới quyền cai trị của các Đế chế Iran như Đế chế ParthianSassanid.
Ở thế kỷ mười bốn sau Công nguyên, Timur, thường được gọi là Tamerlane ở phía tây, nổi lên thay thế người Mông Cổ và xây dựng một đế chế. Trong các chiến dịch quân sự của mình, Tamerlane đã tiến xa tới tận Trung Đông. Ông đánh bại Hoàng đế Đế chế Thổ Nhĩ Kỳ Ottoman Bayezid I. Bayezid bị bắt và chết trong khi bị giam cầm. Tamerlane đã tìm cách xây dựng thủ đô đế chế của mình tại Samarkand. Ngày nay Tamerlane được coi là một trong những anh hùng vĩ đại nhất của Uzbekistan người đóng vai trò quan trọng trong lịch sử và đặc tính quốc gia. Sau sự sụp đổ của Đế chế Timurid, những người du mục Uzbek đã chinh phục vùng này.
thế kỷ 19, Đế chế Nga bắt đầu mở rộng và kéo dài tới tận Trung Á. Giai đoạn "Great Game" nói chung được coii là bắt đầu từ khoảng năm 1813 tới Hiệp oớc Anh Nga năm 1907. Sau cuộc cách mạng của những người Bolshevik năm 1917 một thời kỳ ổn định hơn diễn ra. Đầu thế kỷ 19, một vùng đất khoảng 2.000 dặm (3.200 km) chia cắt Ấn Độ thuộc Anh và những vùng xa xôi của nước Nga Sa Hoàng. Đa số vùng đất đệm này còn chưa được vẽ bản đồ.
Tới đầu thế kỷ 20, Trung Á đã hoàn tay rơi vào tay người Nga dù một số cuộc kháng chiến chống người Bolsheviks có xảy ra trong thời kỳ đầu, Uzbekistan và phần còn lại của Trung Á trở thành một phần của Liên bang Xô viết. Ngày 31 tháng 8 năm 1991, Uzbekistan bất đắc dĩ tuyên bố độc lập, và ngày 1 tháng 9 trở thành ngày quốc khánh.
Nước này hiện đang tìm cách dần giảm sự phục thuộc vào nông nghiệp - đây là nước xuất khẩu bông lớn thứ hai thế giới - trong khi vẫn phát triển các nguồn tài nguyên khoáng sảndầu mỏ.

Địa lý

Bài chi tiết: Địa lý Uzbekistan
Bản đồ Uzbekistan
Uzbekistan xấp xỉ Maroc và có diện tích 447.400 kilômét vuông (172.700 sq mi). Đây là nước lớn thứ 56 trên thế giới.
Uzbekistan trải dài 1.425 kilômét (885 mi) từ tây sang đông và 930 kilômét (578 mi) từ bắc tới nam. Giáp biên giới với Turkmenistan ở phía tây nam, KazakhstanBiển Aral ở phía bắc, và Tajikistan cùng Kyrgyzstan ở phía nam và phía đông, Uzbekistan không phải là một trong những nước lớn nhất vùng Trung Á nhưng là quốc gia Trung Á duy nhất giáp biên giới với tất cả bốn nước kia. Uzbekistan cũng giáp biên giới với Afghanistan ở phía nam.
Uzbekistan là một quốc gia nằm kín trong hai lục địa; 10% lãnh thổ nước này được trồng cấy dày đặc nhờ nước tưới tiêu từ các lưu vực sông. Đây là một trong hai quốc gia duy nhất nằm kín giữa hai lục địa - nước kia là Liechtenstein; và dù trường hợp của Uzbekistan không rõ ràng bằng, bởi nó giáp biên giới với hai nước (Kazakhstan ở phía bắc và Turkmenistan ở phía nam) goaớ với Biển Caspian kín trong lục địa nhưng từ đây tàu thủy có thể đi tới Biển Azov và từ đó tới Biển Đen, Địa Trung Hải và các đại dương khác.
Điểm cao nhất tại Uzbekistan là Adelunga Toghi ở độ cao 4.301 mét (14.111 ft).
Khí hậu Cộng hòa Uzbekistan là khí hậu lục địa, với lượng mưa hàng năm khoảng 100-200 milimét, hay 3.9-7.9 inches). Nhiệt độ trung bình mùa hè thường khoảng 400C, mùa đông khoảng -230C. [1]
Các thành phố lớn gồm: Bukhara, SamarqandTashkent.

Tỉnh

Bài chi tiết: tỉnh Uzbekistan
Uzbekistan được chia thành mười hai tỉnh (viloyatlar, số ít viloyat; viloyati từ ghép, ví dụ Toshkent viloyati, Samarqand viloyati, vân vân), một nước cộng hòa tự trị (respublika; respublikasi từ ghép, ví dụ Qaraqalpaqstan Avtonom Respublikasi, Karakalpakistan Cộng hòa Tự trị, vân vân), và một thành phố độc lập (shahar; shahri từ ghép, ví dụ thành phố Tashkent với một chữ K, Toshkent shahri). Các tên được đặt theo ngôn ngữ Uzbek, dù nhiều biến thể trong khi dịch qua ngôn ngữ khác vẫn tồn tại.
Bản đồ hành chính Uzbekistan
Phân loại Thành phố thủ phủ Diện tích
(km²)
Dân số Key
Andijon Viloyati Andijon 4.200 1.899.000 2
Buxoro Viloyati Buxoro (Bukhara) 39.400 1.384.700 3
Farg'ona Viloyati Farg'ona (Fergana)  6.800 2.597.000 4
Jizzax Viloyati Jizzax 20.500 910.500 5
Xorazm Viloyati Urganch 6.300  1.200.000 13
Namangan Viloyati Namangan 7.900 1.862.000 6
Navoiy Viloyati Navoiy 110.800 767.500 7
Qashqadaryo Viloyati Qarshi 28.400 2.029.000 8
Qaraqalpaqstan Respublikasi Nukus 160.000 1.200.000 14
Samarqand Viloyati Samarqand 16.400  2.322.000 9
Sirdaryo Viloyati Guliston 5.100 648.100 10
Surxondaryo Viloyati Termez 20.800 1.676.000 11
Toshkent Viloyati Toshkent (Tashkent) 15.300  4.450.000 12
Toshkent Shahri Toshkent (Tashkent) Không dữ liệu 2.205.000 1
Số thống kế cho Toshkent Viloyati cũng gồm số thống kê của Toshkent Shahri.

Kinh tế

Bài chi tiết: Kinh tế Uzbekistan
Cùng với nhiều nền kinh tế của các quốc gia thuộc Cộng đồng các quốc gia độc lập khác, kinh tế Uzbekistan gần đây có mức độ phát triển kinh tế rất cao, tới 9.1% trong quý đầu năm 2007, và mức lạm phát thấp 2.9%. [2]
Uzbekistan là quốc gia có mức GNI trên đầu người đạt US$460 và Sức mua tương đương đạt US$1860 [3]. Sản xuất kinh tế tập trung ở hàng tiêu dùng: Uzbekistan hiện là nước sản xuất lớn thứ tư thế giới và là nước xuất khẩu bông lớn thứ hai thế giới, thứ bảy thế giới về sản xuất vàng. Theo vùng, đây cũng là nước sản xuất khí gas, đồng, than, dầu mỏ, bạc và uranium khá quan trọng [4]. Nông nghiệp đóng góp khoảng 37% GDP và sử dụng 44% nguồn nhân lực [5]. Tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm được ước tính dưới 20% [6].
Tashkent, thủ đô Uzbekistan.
Đối mặt với nhiều thách thức kinh tế từ khi giành lại độc lập, chính phủ đã chấp nhận một chiến lược cải cách mang tính cách mạng, với sự nhấn mạnh trên sự kiểm soát của nhà nước, giảm nhập khẩu và tự cung cấp trong lĩnh vực năng lượng. Từ năm 1994, các phương tiên truyền thông thuộc quản lý của nhà nước đã nhiều lần tuyên bố sự thành công của "Mô hình Kinh tế Uzbek" này [7] coi đó là ví dụ duy nhất về sự chuyển tiếp êm ả sang nền kinh tế thị trường, tránh được tình trạng sốc, sự bần cùng hóa và sự trì trệ.
Chiến lược cải cách dần dần đã khiến nhiều kế hoạch cải cách cơ cấu và kinh tế vĩ mô bị trì hoãn. Chính quyền trong tay giới công chức quan liêu vãn giữ ảnh hưởng mạnh trong nền kinh tế. Tham nhũng lan tràn xã hội: Chỉ số Nhận thức Tham nhũng Uzbekistan năm 2005 là 137 trong số 159 quốc gia. Một báo cáo tháng 2 năm 2006 về nước này của Nhóm Khủng hoảng Quốc tế đã viết về một khía cạnh của tình trạng tham nhũng này:
Đa phần tăng trưởng GDP Uzbekistan xuất phát từ giá cả cao của những loại hàng xuất khẩu quan trọng, đặc biệt là vàng, bông và nguồn thu ngày càng tăng từ khí gas, nhưng nguồn thu này chỉ được phân chia trong một nhóm rất nhỏ cầm quyền, đại đa số nhân dân có rất ít hoặc không một chút nào từ các khoản thu này. [8] [9].
Theo Economist Intelligence Unit, "chính phủ tỏ thái độ kiên quyết không cho phép phát triển một lĩnh vực tư nhân độc lập, lĩnh vực họ không thể kiểm soát" [10]. Vì thế, giới trưởng giả nói chung và tầng lớp trung lưu nói riêng, đang bị cách ly về mặt kinh tế, và vì thế, cả với chính trị.
Các chính sách kinh tế đã làm nản lòng giới đầu tư, với mức đầu tư trên đầu người ở mức thấp nhất trong Cộng đồng các quốc gia độc lập [11]. Trong nhiều năm, rào cản lớn nhất với các công ty nước ngoài muốn vào thị trường Uzbek là sự khó khăn trong chuyển đổi tiền tệ. Năm 2003, chính phủ đã chấp nhận những bắt buộc của Điều VIII của Quỹ Tiền tệ Quốc tế [12], cho phép tự do chuyển đổi tiền tệ. Tuy nhiên, những biện pháp quản lý tiền tệ chặt chẽ và kiểm soát biên giới đã khiến những hiệu quả mang lại của việc này không lớn.
Lạm phát, dù ở mức thấp hơn thời gian giữa thập niên 1990, vẫn còn cao cho tới tận năm 2003 (ước tính 50% năm 2002, 21.9% năm 2003, [13]). Các chính sách kinh tế chặt chẽ năm 2004 đã khiến lạm phát giảm mạnh, xuống còn 3.8% (tuy nhiên những ước tính khác [14] dựa trên rổ thị trường thực ở mức 15%). Tuy nhiên, sự giảm lạm phát dường như chỉ thoảng qua, bởi theo ước tính của IMF về chỉ số giá tiêu thụ dựa trên lạm phát tại Uzbekistan năm 2005 là 14.1% [15].
Chính phủ Uzbekistan hạn chế nhập khẩu bằng nhiều cách, gồm cả đánh thuế nhập khẩu cao. Các loại thuế áp dụng mang tính phân biệt cao để bảo vệ các sản phẩm sản xuất trong nước. Các mức thuế chính thức được công thêm các khoản không chính thức, các khoản phí mang tính phân biệt khiến tổng số tiền phải trả lên tới 100 hay 150 phần trăm giá trị thực của sản phẩm, khiến những sản phẩm nhập khẩu có giá thành không thể chấp nhận với người tiêu dùng [16]. Thay thế xuất khẩu là một chính sách được tuyên bố chính thức và chính phủ đã lấy làm hãnh diện thông báo [17] con số hàng tiêu dùng nhập khẩu đã giảm hai lần. Một số quốc gia thuộc cộng đồng các quốc gia độc lập được chính thức miễn trừ các khoản thuế nhập khẩu của Uzbekistan.
Kinh doanh tại Uzbekistan không đơn giản. Nó đòi hỏi nhiều đầu tư và mối quan hệ với tầng lớp cầm quyền. Tuy nhiên, lợi nhuận hàng năm có thể thu được sẽ ở trong khoảng 30-40%. Lĩnh vực đầu tư mang lại nhiều lợi nhuận nhất hiện tại là bất động sản. Trong năm 2006, bất động sản đã tăng trưởng tới 80%. [18]

Nhân khẩu

Bài chi tiết: Nhân khẩu Uzbekistan
Uzbekistan là nước đông dân nhất vùng Trung Á. Dân số nước này ước tính đạt 27.7 triệu người[1], tập trung tại phía nam và phía đông đất nước, chiếm tới gần một nửa dân số trong vùng. Uzbekistan từng là một trong những nước cộng hòa nghèo nhất thuộc Liên bang Xô viết[cần dẫn nguồn]; đa số dân cư nước này tham gia vào ngành nông nghiệp bông tại các hợp tác xã nhỏ (kolkhozy). Trong những năm gần đây, số lượng dân nông thôn tiếp tục gia tăng [19] hiện ở mức 63.5%. Dân số Uzbekistan rất trẻ: 34.1% dân dưới 14 tuổi.
Người Uzbek chiếm đa số dân (80%). Các nhóm sắc tộc khác gồm người Nga 5.5%, Tajik 5%, Kazakh 3%, Karakalpak 2.5%, và Tatar 1.5%[2]. Cũng có một nhóm sắc tộc người Triều Tiên đã bị buộc phải di dời tới Uzbekistan theo lệnh của Stalin trong thập niên 1930. 88% dân số là tín đồ Hồi giáo (chủ yếu thuộc dòng Sunni, với nhóm thiểu số 5% Shi'a), 9% Nhà thờ chính thống Phương đông và 3% theo những đức tin khác. Theo Báo cáo Tự do Tôn giáo Quốc tế năm 2004 của Bộ ngoại giao Mỹ 0.2% dân số theo Đạo Phật (những người này thuộc cộng đồng Triều Tiên). Tương tự, ước tính 93.000 người Do thái từng sống tại Uzbekistan đầu thập niên 1990 (nguồn Thư viện Quốc hội Nghiên cứu Quốc gia).
Uzbek là ngôn ngữ chính thức duy nhất của quốc gia. Tuy nhiên, tiếng Nga trên thực tế là ngôn ngữ giao tiếp giữa các cộng đồng sắc tộc, gồm cả được sử dụng đa số trong kỹ thuật, khoa học, văn bản chính phủ và công việc kinh doanh hàng ngày. Theo dân tộc học, 49% dân số Uzbekistan nói tiếng Nga.
Tiếng Tajik được sử dụng rộng rãi tại thành phố Samarkand và Bukhara. Có một số tranh cãi liên quan tới số phần trăm dân số Tajik. Trong khi các con số chính thức của Uzbekistan cho rằng số lượng là 5%, một số học giả phương Tây tin rằng con số này cao hơn, lên tới 40%[3].
Theo những con số của chính phủ khoảng 817.000 người tàn tật được đăng ký tại Uzbekistan năm 2003.[cần dẫn nguồn] Tổ chức Y tế Thế giới ước tính khoảng 10% số dân mỗi nước là người tàn tật.[cần dẫn nguồn]
Cái tên "Uzbek", vừa để chỉ dân tộc vừa để chỉ quốc gia, được cho là có liên quan tới gia đoạn chạm trán đầu tiên với người Nga, câu ozum bek, hay "Tôi là chúa tể (người cai trị)".[cần dẫn nguồn]
Uzbekistan có tỷ lệ biết chữ 99.3% (trong số người lớn hơn 15 tuổi), một phần nhờ hệ thống giáo dục miễn phí và phổ thông thời Liên bang Xô viết.

Viễn thông

Bài chi tiết: Viễn thông Uzbekistan
Theo số liệu chính thức, tính đến 1 tháng 7 năm 2007, có 3,7 triệu người sử dụng điện thoại di động ở Uzbekistan (nguồn từ Tổ chức Viễn thông và Thông tin Uzbekistan (UzACI) [20] và UzDaily.com [21]). Đơn vị kinh doanh dịch vụ di động lớn nhất (tính theo số khách hàng) là MTS-Uzbekistan [22] (trước là Uzdunrobita và là chi nhánh của Russian Mobile TeleSystems). Tiếp theo là Beeline [23](là một chi nhánh của công ty Beeline của Nga) và Coscom [24] (do US MCT Corp. sở hữu, nhưng có thông tin cho rằng TeliaSonera đang mua lại công ty này [25]).
Tính đến 1 tháng 7 năm 2007, số người sử dụng internet ở Uzbekistan ước tính là 1,8 triệu, theo thống kê của UzACI.

Vận tải

Bài chi tiết: Vận tải Uzbekistan
Tashkent, thủ đô và là thành phố lớn nhất nước, có ba đường tàu điện ngầm được xây dựng năm 1977, và mở rộng năm 2001 mười năm sau khi giành lại độc lập từ Liên bang Xô viết. Uzbekistan hiện là quốc gia duy nhất tại Trung Á có hệ thống tàu điện ngầm và được coi là một trong những hệ thống tàu điện ngầm sạch nhất thế giới.[cần dẫn nguồn] Có tàu điện, xe buýt và trolleybus (xe buýt chạy nối với hệ thống dây điện bên trên) do chính phủ điều hành chạy khắp thành phố. Tương tự, có nhiều xe tắc xi cả xe có đăng ký và xe dù. Các nhà máy sản xuất ô tô tại Uzbekistan đang làm ra những chiếc xe hiện đại. Chính phủ hỗ trợ việc sản xuất xe hơi và công ty Daewoo Hàn Quốc. Chính phủ Uzbek có 50% cổ phần của Daewoo năm 2005 với trị giá không được tiết lộ và vào tháng 5 năm 2007 UzDaewooAuto, công ty sản xuất ô tô, đã ký kết thỏa thuận chiến lược với General Motors-Daewoo Auto and Technology (GMDAT) [26]. Chính phủ cũng mua cổ phần của công ty Koc in SamKocAuto, công ty sản xuất xe buýt và xe tải nhỏ Thổ Nhĩ Kỳ. Tiếp đó, chính phủ đã ký thỏa thuận với Isuzu Motors Nhật Bản để sản xuất xe buýt và xe tải [27][28].
Những tuyến đường sắt nối liền các thị trấn bên trong Uzbekistan cũng như với các nước cộng hòa cũ thuộc Liên bang Xô viết. Hơn nữa, sau khi giành lại độc lập hai hệ thống tàu hỏa chạy nhanh đã được thiết lập. Tương tự, đã có một nhà máy chế tạo máy bay lớn thời Xô viết, Nhà máy Sản Xuất Hàng không Tashkent Chkalov, hay ТАПОиЧ trong tiếng Nga. Nhà máy này bắt đầu được xây dựng trong Thế chiến II, khi các cơ sở chế tạo được di dời về phía nam và phía đông để tránh rơi vào tay các lực lượng Phát xít Đức. Cho tới tận cuối thập niên 1980, nhà máy là một trong những trung tâm sản xuất máy bay hàng đầu tại Liên bang Xô viết, nhưng với sự sụp đổ của Liên xô các thiết bị của nhà máy dần trở nên lỗi thời, và đa số công nhân đã bỏ việc. Hiện nhà máy chỉ sản xuất vài chiếc máy bay mỗi năm, nhưng với sự chú ý từ các công ty Nga tới nhà máy này, hiện có tin đồn rằng các kế hoạch tái khôi phục đang chuẩn bị thực thi.

Quân đội

Bài chi tiết: Quân đội Uzbekistan
Uzbekistan sở hữu lực lượng quân sự lớn nhất vùng Trung Á, với khoảng 65.000 quân nhân. Cơ cấu của lực lượng này được thừa kế từ các lực lượng vũ trang Xô viết, dù nó đang nhanh chóng chuyển đổi trở thành một tổ chức đã được tái cơ cấu hoàn toàn, và cuối cùng sẽ được xây dựng xung quanh các lực lượng hạng nhẹ và lực lượng đặc biệt. Trang bị của Các lực lượng vũ trang Uzbek không hiện đại, và công tác huấn luyện, tuy có được cải thiện nhưng không đồng nhất và thích đáng để đáp ứng cho nhiệm vụ bảo vệ an ninh lãnh thổ mới. Chính phủ đã chấp nhận các biện pháp quản lý vũ khí của Liên xô cũ, thừa nhận Hiệp ước Không Phổ biến Vũ khí Hạt nhân (với tư cách nước phi hạt nhân), và ủng hộ một chương trình Cơ quan Giảm nhẹ Đe dọa Quốc phòng (DTRA) của Hoa Kỳ tại tây Uzbekistan (NukusĐảo Vozrozhdeniye). Chính phủ Uzbekistan chi khoảng 3.7% GDP cho quân đội nhưng có được viện trợ Tài chính Quân sự Nước ngoài (FMF) cùng khác khoản hỗ trợ an ninh ngày càng lớn khác từ năm 1998. Uzbekistan đã chấp nhận yêu cầu của Sở chỉ huy Trung ương Hoa Kỳ cho phép sử dụng một căn cứ không quân quân sự có vai trò sống còn, Căn cứ không quân Karshi-Khanabad, phía nam Uzbekistan sau các vụ tấn công ngày 11 tháng 9 năm 2001. Sau vụ Thảm sát Andijan và phản ứng sau đó của Hoa Kỳ, Uzbekistan đã yêu cầu quân Mỹ rút khỏi các căn cứ không quân này. Những quân nhân Mỹ cuối cùng rời Uzbekistan tháng 11 năm 2005.

Quan hệ ngoại giao

Uzbekistan đã gia nhập Cộng đồng các quốc gia độc lập vào tháng 12 năm 1991. Tuy nhiên, họ phản đối việc phục hồi và rút lui khỏi thỏa thuận an ninh tập thể của cộng đồng năm 1999. Từ thời điểm đó, Uzbekistan đã tham gia vào lực lượng gìn giữ hòa bình của Cộng đồng tại Tajikistan và trong những nhóm do Liên hiệp quốc tổ chức nhằm giải quyết những cuộc xung đột Tajik và Afghan, mà họ coi là những nguy cơ tiềm tàng cho sự ổn định của mình.
Trước kia có quan hệ gần gũi với Washington (mối quan hệ mang lại cho Uzbekistan nửa tỷ dollar viện trợ năm 2004, khoảng một phần tư ngân sách quân sự của họ), chính phủ Uzbekistan đã hạn chế việc sử dụng căn cứ quân sự tại Karshi-Khanabad cho những chiến dịch tấn công vào nước Afghanistan láng giềng của Hoa Kỳ (xem bài viết của AP).
Uzbekistan từng là nước nhiệt thành ủng hộ các nỗ lực của Hoa Kỳ chống chủ nghĩa khủng bố trên thế giới và đã gia nhập liên minh quân sự ở cả Afghanistan và Iraq. Quan hệ giữa Uzbekistan và Hoa Kỳ đã bắt đầu xấu đi sau cái gọi là "những cuộc cách mạng màu" tại Georgia và Ukraina (và ở mức độ thấp hơn là Kyrgystan). Khi Hoa Kỳ lên tiếng cùng cộng đồng đòi hỏi tiến hành một cuộc điều tra quốc tế về những sự kiện đẫm máu tại Andijon, mối quan hệ xấu đi nhanh chóng và Tổng thống Islam Karimov đã thay đổi liên kết chính trị chuyển sang gần gũi hơn với nước Nga và Trung Quốc, những nước đã không chỉ trích những vị lãnh đạo Uzbekistan vì cái gọi là những hành động vi phạm nhân quyền.
Cuối tháng 7 năm 2005, chính phủ Uzbekistan đã ra lệnh cho quân Mỹ rút khỏi một căn cứ không quân tại Karshi-Kanabad (gần biên giới Uzbek với Afghanistan) trong 180 ngày. Karimov đã đề xuất cho phép Hoa Kỳ sử dụng căn cứ này ngay sau vụ khủng bố 11 tháng 9. Một số người Uzbeks cũng tin rằng các cuộc tuần hành tại Andijan có sự ảnh hưởng phía sau của Mỹ và Anh trong vùng Andijan. Vì thế, đây là một lý do khác cho sự thù địch giữa Uzbekistan và phương Tây.
Uzbekistan là một thành viên Liên hiệp quốc (từ ngày 2 tháng 3 năm 1992), Hội đồng Cộng tác Euro-Atlantic, Cộng tác vì Hòa bình, và Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu (OSCE). Nước này cũng là một thành viên của Tổ chức Hội nghị Hồi giáo (OIC) và Tổ chức Hợp tác Kinh tế (gồm năm quốc gia Trung Á, Azerbaijan, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Afghanistan, và Pakistan). Năm 1999, Uzbekistan gia nhập liên minh GUAM (Georgia, Ukraina, Azerbaijan và Moldova), được thành lập từ năm 1997 (biến nó thành GUUAM), nhưng đã rút lui năm 2005. Uzbekistan cũng là một thành viên của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) và đã đứng ra tổ chức Cơ cấu Chống Khủng bố cấp Vùng (RATS) của SCO tại Tashkent. Uzbekistan cũng đã gia nhập Tổ chức Hợp tác Trung Á (CACO) năm 2002. CACO gồm Uzbekistan, Tajikistan, Kazakhstan, và Kyrgyzstan. Nước này là thành viên sáng lập và hiện vẫn tham gia Liên minh Trung Á, cùng Kazakhstan và Kyrgyzstan, tháng 3 năm 1998 Tajikistan cũng gia nhập tổ chức này.
Tháng 9, UNESCO đã bày tỏ ý định trao cho Islam Karimov một giải thưởng về sự bảo tồn nền văn hóa và truyền thống phong phú của Uzbekistan. Dù vị Tổng thống này vẫn bị phương tây chỉ trích, đây có thể coi là một dấu hiệu cải thiện quan hệ giữa Uzbekistan và phương Tây.
Tháng 10 năm 2006 có lẽ là thời điểm Uzbekistan không còn bị phương Tây cô lập. EU gần đây đã thông báo họ có kế hoạch gửi các đoàn đại biểu tới Uzbekistan để đàm phán về nhân quyền và tự do sau một giai đoạn quan hệ thù địch khá dài giữa hai bên. Dù sự thực về Vụ thảm sát Andijan vẫn chưa được khám phá, EU đã bày tỏ quan tâm tới việc giảm bớt các biện pháp trừng phạt kinh tế chống Uzbekistan. Tuy nhiên, trong cộng đồng dân cư Uzbek quan điểm chung vẫn cho rằng chính phủ sẽ bảo vệ lập trường của mình và giữ quan hệ bền chặt với Liên bang Nga và tiếp tục chỉ trích rằng những cuộc tuần hành phản kháng năm 2004-2005 tại Uzbekistan có bàn tay xúi giục của Hoa KỳAnh Quốc.

Văn hoá

Bài chi tiết: Văn hoá Uzbekistan

Tôn giáo

Hồi giáo là đến nay là tôn giáo chiếm ưu thế ở Uzbekistan với 90% dân số trong khi 5% dân số theo Chính Thống giáo Nga, và 5% dân số theo tôn giáo khác.[4] Tuy nhiên, một báo cáo nghiên cứu của tổ chức Pew Center vào năm 2009 cho biết có đến 96,3% dân số theo Hồi giáo.[5] Ước tính có khoảng 93.000 người Do Thái giáo đã từng hiện diện trong nước.
Tuy là tôn giáo lớn nhất nước, nhưng sự thực hành đạo Hồi là rất ít. Có nhiều truyền thống Hồi giáo được thực hành tại Uzbekistan đã dẫn đến sự xung đột. Điều này đang làm Hồi giáo ở quốc gia này suy giảm nghiêm trọng. Sự chấm dứt quyền lực của Liên Xô tại Uzbekistan đã không mang lại một sự bùng nổ của trào lưu Hồi giáo chính thống, như nhiều người dự đoán, mà là một sự xa rời dần với giới luật và đức tin Hồi giáo.
Mặc dù hiến pháp duy trì quyền tự do tôn giáo, Uzbekistan vẫn duy trì lệnh cấm tất cả các hoạt động tôn giáo không được sự chấp thuận của nhà nước, đặc biệt là sự đối xử khắc nghiệt của chính quyền với các Kitô hữu, tín đồ Tin Lành là những tôn giáo đang được phổ biến trong người dân.

Môi trường

Tình hình môi trường hiện tại tại Uzbekistan dường như là một mối lo ngại lớn trong cộng đồng quốc tế. Hàng thập kỷ áp dụng các chính sách mang tư duy sai lầm thời Xô viết nhằm mở rộng tối đa diện tích trồng bông đã mang lại một thảm họa thiên nhiên cho nước này. Công nghiệp nông nghiệp dường như là yếu tố chính gây ô nhiễm và xuống cấp không khí, nước trong quốc gia. [29]
Thảm hoạ Biển Aral chính là một ví dụ kinh điển. Một vấn đề còn lại ai là người chịu trách nhiệm cho thảm họa này: các nhà khoa học và chính trị Xô viết những người đã ra lệnh ngăn nước dẫn tới sự bắt đầu thảm họa trong thập niên sáu mươi, hay những chính sách thời hậu Xô viết khi việc thiếu tiền xây dựng các đập chắn và hệ thống tưới tiêu là nguyên nhân. Biển Aral từng là biển nội địa lớn thứ tư trên Trái đất, hoạt động như một yếu tố điều hòa độ ẩm không khí. [30]
Từ thập niên 1960, thập niên của việc sử dụng sai lầm nguồn nước Biển Aral bắt đầu, Biển Aral đã giảm 50% diện tích và kích thước, và giảm thể tích chỉ còn một phần ba. Những dự liệu đáng tín cậy và chính xác nhất vẫn chưa được thu thập, lưu trữ hay cung cấp bởi bất kỳ một tổ chức hay cơ quan chính thức nào. Số lượng con người và động vật bị ảnh hưởng bởi thảm họa này chỉ có thể được ước đoán.
Vì vấn đề Biển Aral, tình trạng tập trung độ mặn cao là điều bình thường tại Uzbekistan. Đa số các nguồn nước của quốc gia này được dùng cho nông ngiệp, chiếm gần 94% sự sử dụng nước. [31] This results in heavy use of pesticides and fertilizers. [32]

Thể thao

Bài chi tiết: Thể thao Uzbekistan
Uzbekistan là một trong nhiều nền thể thao đang nổi ở châu Á. Đội tuyển bóng đá quốc gia Uzbekistan đã từng làm nên nhiều chiến tích tuyệt vời khi lọt vào 5 kì AFC Asian Cup liên tiếp vào các năm 1996, 2000, 2004, 2007, 2011 & mới đây

Tham khảo

  • Chasing the Sea: Lost Among the Ghosts of Empire in Central Asia by Tom Bissell
  • A Historical Atlas of Uzbekistan by Aisha Khan
  • The Modern Uzbeks From the 14th Century to the Present: A Cultural History by Edward A. Allworth
  • Nationalism in Uzbekistan: Soviet Republic's Road to Sovereignty by James Critchlow
  • Odyssey Guide: Uzbekistan by Calcum Macleod and Bradley Mayhew
  • Uzbekistan: Heirs to the Silk Road by Johannes Kalter and Margareta Pavaloi
  • "Silk Road to Ruin: Is Central Asia the New Middle East?" by Ted Rall
  • Murder in Samarkand - A British Ambassador's Controversial Defiance of Tyranny in the War on Terror by Craig Murray

Tham khảo

  1. ^ July 2007 estimate; CIA World factbook, Uzbekistan
  2. ^ 1996 data; CIA World factbook, Uzbekistan
  3. ^ D. Carlson, "Uzbekistan: Ethnic Composition and Discriminations", Harvard University, August 2003
  4. ^ State.gov. August 19, 2010. Retrieved January 28, 2011.
  5. ^ Pew Forum on Religion & Public Life (October 2009)

Xem thêm





Liên kết ngoài

Bản mẫu:Cộng đồng Kinh tế Âu Á Bản mẫu:Vùng nói tiếng Turkic

Sự biến Thổ Mộc bảo

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Sự biến Thổ Mộc bảo
Một phần của Chiến tranh Minh-Mông Cổ
Thời gian 1 tháng 9, 1449
Địa điểm Hoài Lai, Hà Bắc, Trung Quốc
Nguyên nhân bùng nổ Bộ tộc Ngõa Lạt Mông Cổ tiến đánh Trung Quốc
Kết quả Chiến thắng của bộ tộc Ngõa Lạt Mông Cổ, Minh Anh Tông bị bắt làm tù binh
Tham chiến
Bộ tộc Ngõa Lạt Mông Cổ Nhà Minh
Chỉ huy
Thoát Thoát Bất Hoa
Dã Tiên
Minh Anh Tông
Vương Chấn
Trương Phụ
Trần Doanh
Vương Tá
Khoáng Dã
Tào Nại
Đình Tư
Vương Vĩnh Hòa
Đặng Khởi.


Lực lượng
20.000 500.000[1][2][3][4]
Tổn thất
Không rõ Minh Anh Tông bị bắt
trên 50 tướng bị giết
vài chục vạn lính thương vong[5].
.
Sự biến Thổ Mộc bảo (bính âm: 土木堡之變; Hán Việt: Thổ Mộc bảo chi biến) hay Sự biến Thổ Mộc (bính âm: 土木之变; Thổ Mộc chi biến) là cuộc chiến xảy ra vào ngày Nhâm Tuất (15) tháng 8 năm Kỉ Tị (1 tháng 9 năm 1449) tại biên giới Đại Minh giữa quân đội nhà Minh và lực lượng của bộ lạc Ngõa Lạt (Oirat) Mông Cổ. Trong trận chiến này, lực lượng nhà Minh vốn đông đảo hơn đã thất bại hoàn toàn trước đội quân của Ngõa Lạt do Dã Tiên thai cát chỉ huy, toàn bộ bộ chỉ huy của quân Minh bị tiêu diệt hoặc bắt sống trong đó có Minh Anh Tông Chu Kỳ Trấn, hoàng đế đương triều của nhà Minh. Với việc toàn quân bại trận, hoàng đế bị bắt sống, Sự biến Thổ Mộc bảo được coi là thất bại quân sự lớn nhất trong lịch sử nhà Minh và là bước ngoặt đánh dấu sự thay đổi cán cân quyền lực ở biên giới phía Bắc Trung Quốc giữa nhà Minh và các bộ tộc gốc Mông Cổ.

Bối cảnh

Người Mông Cổ bị Minh Thái Tổ đánh đuổi về thảo nguyên phía bắc (1368) nhưng vẫn là lực lượng hùng mạnh, luôn uy hiếp biên cương nhà Minh trong những năm sau đó. Trong đời Minh Thành Tổ đã từng ra quân, tuy đã làm yếu thêm quân Mông Cổ, nhưng đến thời Minh Anh Tông tương quan lực lượng đã thay đổi.
Chiến sự liên miên trong nước cùng sự tham lam của bộ máy cai trị khiến quân đội nhà Minh càng suy yếu. Đồn điền vốn của quân sĩ tự cày cấy nuôi nhau bị các võ quan cao cấp và các địa chủ lớn tại địa phương chiếm làm của riêng, thu nhập của đồn điền không đủ nuôi binh sĩ[6].
Quân sĩ bỏ trốn rất nhiều, tính đến năm 1448, Bộ Binh báo cáo lên triều đình, tổng số quân sĩ bỏ trốn phải xóa tên lên tới 66 vạn người, điển hình tại một Bách hộ ở Sơn Đông, trong tổng số 120 quân lính bỏ trốn gần hết chỉ còn lại 1 người. Ngoài ra, vũ khí trang bị cho quân đội nhà Minh cũng vừa thiếu vừa kém chất lượng, nhiều đồ dùng bị hư hỏng[6].
Tộc Ngõa Lạt là một chi của Mông Cổ, trước kia sinh sống du mục ở phía tây nam hồ Baikan. Khi Thành Cát Tư Hãn thống nhất các bộ tộc Mông Cổ, Ngõa Lạt quy phục Mông Cổ rồi di chuyển dần về phía thượng lưu sông Enisei, phát triển về phía nam, mở rộng thế lực tới sông Táp Bồn và vùng lòng chảo Chuẩn Cát Nhĩ. Đến đầu thời Minh, bộ tộc Ngõa Lạt lớn mạnh hơn so với các bộ tộc Mông Cổ khác.
Trong lúc nhà Minh có dấu hiệu suy yếu thì các bộ lạc Mông Cổ lại mạnh lên. Các bộ lạc Ngõa Lạt và Thát Đát được thống nhất. Từ năm 1439, Dã Tiên thái sư của tộc Ngõa Lạt lên nắm quyền trong chính quyền Mông Cổ của Khả hãn Thoát Thoát. Nhân sự suy nhược của nhà Minh, Dã Tiên dần dần nảy sinh ý định đánh xuống trung nguyên để khôi phục uy quyền của nhà Nguyên trước đây[7].

Xung đột ngoại giao

Để vỗ về Dã Tiên, Minh Anh Tông cho phép Dã Tiên vượt rào quy định, từ năm 1442 đoàn sứ Mông Cổ vào triều cống ở Bắc Kinh được phép có tới hàng ngàn người và có thể đi tìm kiếm những vật quý hiếm của Trung Quốc.
Nhân lúc quân Minh sa lầy vào cuộc chiến ở phía tây nam (Vân Nam), năm 1442 Dã Tiên mang quân tiến về phía tây, xây dựng quan hệ thông gia với các vệ Sa châu và Xích Cân Mông Cổ, khiến những nơi này càng ngày càng xa rời nhà Minh. Sang năm 1445, Dã Tiên lôi kéo những nơi này tham chiến đánh Cáp Mật vệ. Thủ lĩnh Đảo Ngõa Tháp Thất Lý cầu cứu nhà Minh nhưng không được cứu viện, buộc phải thần phục Dã Tiên. Dã Tiên dần dần mở rộng lãnh thổ từ phía đông tới Triều Tiên, phía tây tới Tân Cương.
Năm 1448, Dã Tiên lại cử đoàn sứ bộ gồm 2524 người đến Bắc Kinh, nói thăng lên 3598 người để lĩnh thêm đồ thưởng của nhà Minh. Hoạn quan Vương Chấn cầm quyền trong triều ra lệnh điều tra số lượng sứ bộ, lại thấy ngựa mang cống của Dã Tiên nhỏ gầy, bèn hạ giá ngựa đi, rồi giảm đồ ban thưởng xuống chỉ còn 1/5[8]. Dã Tiên từng có hứa hẹn thông gia với nhà Minh, thấy triều Minh có ý khất việc đó và làm nhục sứ bộ, bèn nhân cớ đó để khởi binh.

Diễn biến

Dã Tiên ra quân

Mùa hè năm Kỉ Tị (1449), Dã Tiên tập kết binh mã các nơi chuẩn bị tiến xuống phía nam. Tin truyền đến Bắc Kinh, Minh Anh Tông cử sứ đến các Tuyên Phủ, Đại Đồng chỉnh đốn quân bị để đối phó. Tuy nhiên trong triều vẫn có người lén lút mang vũ khí đổi lấy ngựa tốt của Dã Tiên[9].
Tháng 7 năm Kỉ Tị, Dã Tiên khởi đại quân chia làm 4 đường đánh vào Đại Minh:
  • Đường phía đông do Khả hãn Thoát Thoát Bất Hoa lĩnh quân Sở Bộ cùng Ngột Lương Cáp đánh Liêu Đông
  • Đường phía tây do một biệt tướng tấn công Cam châu (Trường Dịch, Cam Túc)
  • Cánh quân đi đường trung bộ, do A Thích Tri Viện đánh Tuyên Phủ
  • Cánh quân còn lại cũng đi đường trung bộ do Dã Tiên chỉ huy, tấn công Đại Đồng
Ngày Kỉ Sửu (11) tháng 7 (30 tháng 7), quân Ngõa Lạt của Dã Tiên ồ ạt tấn công Đại Đồng. Tướng Ngô Hạo nhà Minh đụng độ Dã Tiên ở Miêu Nhi Trang bị đại bại và tử trận. Minh Anh Tông điều Tỉnh Nguyên mang 4 vạn quân ra cứu viện, cũng bị tiêu diệt hoàn toàn[9].

Minh Anh Tông thân chinh

Tình thế nguy cấp, hoạn quan Vương Chấn ra sức cổ vũ Anh Tông thân chinh noi theo gương các vua đời trước đánh Mông Cổ như Minh Thái TổMinh Thành Tổ. Minh Anh Tông quen hưởng lạc, chưa có kinh nghiệm gian khổ trận mạc nên nghĩ việc quân sự khá đơn giản và nghe theo lời Vương Chấn[10].
Các đại thần như Thượng thư Bộ Binh là Khoáng Dã, Hữu thị lang Bộ Binh là Vu Khiêm, Thượng thư bộ Lại là Vương Trực... thấy Anh Tông định thân chinh, vội vã dâng sớ can ngăn, nhưng Anh Tông nhất định không nghe theo. Ngày rằm tháng 7 năm đó, ông ban chiếu thân chinh, để em là Thành vương Chu Kỳ Ngọc trấn thủ kinh thành, Phò mã đô úy Tiêu Kính phụ chính[11].
Tình hình ngoài mặt trận càng ngày càng bất lợi cho quân Minh. Tại Tuyên Phủ, quân Ngõa Lạt bao vây quân Minh nhiều ngày, cắt đứt nguồn nước. Tại Đại Đồng, các tướng trấn thủ là Tống Anh, Chu Miện Thạch Hanh ra đánh đều thua nặng; Tống Anh và Chu Miện tử trận cùng nhiều quân sĩ, chỉ còn Thạch Hanh chạy trốn thoát thân.

Quyết sách của Vương Chấn

Ngày Giáp Ngọ (16) tháng 7 (4 tháng 8), Anh Tông lên đường ra mặt trận, mang theo 50 vạn tướng sĩ[1][12], đêm hôm đó đại quân đóng ở Ma Gia Lĩnh. Ngày Ất Mùi (17) tức 5 tháng 8, Minh Anh Tông đóng ở Long Hổ Đài, ngay trong đêm đó quân Minh đã cướp đoạt đồ của nhau, thành ra hỗn loạn.
Ngày Đinh Dậu (19) tức 7 tháng 8, Minh Anh Tông ra khỏi Cư Dung Quan, ngày 20 âm đến Du Lâm, ngày 21 âm đến Hoài Lại, ngày 22 âm đến Lôi Gia Phạm, ngày Tân Sửu (23) tức 11 tháng 8 đến Tuyên Phủ. Những ngày hành quân liên tiếp có mưa gió, mọi người lo lắng, lương thảo không đủ, quân lĩnh đều mệt mỏi. Các quan xin Anh Tông ngừng hành quân vì quân sĩ kém hăng hái. Nhưng Anh Tông giao hết quyền cho Vương Chấn. Vương Chấn một mực muốn đánh, hạ lệnh ba quân bày trận[13].
Ngày 24 tháng 7 âm, Anh Tông đến núi Kê Minh, ngày 25 tới hẻm núi Vạn Toàn, ngày 26 âm tới phía tây thành Hoài An, ngày 27 âm đến phía tây thành Thiên Thành, ngày Bính Ngọ (28) tức 16 tháng 8 tới phía nam thành Dương Hòa. Quân sĩ trông thấy xác chết của quân nhà trong trận đánh trước đó với quân Ngõa Lạt, đều hoảng sợ.
Ngày 29 tháng 7 âm, Anh Tông tới trạm dịch Tu Lạc. Ngày Mậu Thân (1) tháng 8 tức 18 tháng 8 thì đại quân đến Đại Đồng. Lúc này Dã Tiên sau trận thắng đã chủ động rút về phía bắc chờ đợi thời cơ. Vương Chân muốn phát lệnh bắc tiến, thái giám thân tín là Quách Kính vội báo với Vương Chấn về tình hình bi đát ngoài mặt trận của quân Minh. Vương Chấn biết tin thật, bắt đầu lo lắng, bèn quyết định tuyên bố "chiến thắng" và vội vàng rút quân trở về[14].
Ngày 2 tháng 8 âm, đại quân bắt đầu rút về phía đông. Ban đầu, Vương Chấn định đi theo đường Tử Kinh Quan là đường ngắn để về nhanh. Tuy nhiên, đây cũng là đường qua Úy châu[15] – quê Vương Chấn. Đi được 40 dặm, Vương Chấn chợt thay đổi ý định, sợ số quân lớn 50 vạn người sẽ giẫm nát lúa màu của trang trại nhà mình, do đó quyết định đổi hướng hành quân từ đường đông nam lên đường đông bắc, đi theo đường cũ từ Tuyên Phủ[16] về kinh. Việc thay đổi lộ trình vừa kéo dài thời gian, vừa gây ra nghi hoặc lớn trong các tướng sĩ[14].
Ngày 3 tháng 8 âm, Anh Tông tới Trích Trích Thủy, ngày 4 âm đến Phương Thành, Hồng châu, ngày 5 âm đến Bạch Đăng, ngày 6 đến phía tây thành Hoài An, ngày 7 âm đến Tuyên Phủ.

Quân Minh bại trận

Dã Tiên phát hiện quân Minh đi đường vòng mất thời gian, bèn dẫn quân từ phía bắc đón đường vây đánh. Thượng thư Bộ Binh là Khoáng Dã đề nghị cử tinh binh đi sau cùng chặn hậu, còn xa giá phải nhanh chóng chạy vào cửa ải, nhưng Vương Chấn ra sức phản đối.
Ngày Đinh Tị (10) tháng 8 tức 27 tháng 8, Minh Anh Tông đến đông nam Tuyên Phủ, ngày 11 âm đến trạm Lôi Gia, ngày 12 âm sắp khởi hành thì nhận được tin báo quân Dã Tiên đã đuổi tới gần. Ngày Canh Thân (13) tháng 8 tức 30 tháng 8, Anh Tông bèn hạ lệnh đóng quân dựng trại một chỗ, cử anh em Ngô Khắc Trung và Ngô Khắc Cần ra chặn hậu. Dã Tiên đánh tới, giết chết anh em họ Ngô. Chập tối, Anh Tông nghe tin anh em họ Ngô tử trận, bèn cử Chu Dũng, Tiết Phụ mang 4 vạn quân ra đánh, nhưng gặp phục binh ở hẻm núi Diều Nhi, toàn quân bị tiêu diệt.
Anh Tông cùng đại quân tới pháo đài Thổ Mộc – Thổ Mộc bảo[17], phía đông cách thành Hoài Lai 20 dặm. Quần thần kiến nghị kéo đến bảo vệ Hoài Lai, nhưng Vương Chấn cho rằng còn hơn 1000 xe quân dụng chưa tới, hạ lệnh toàn quân đóng lại Thổ Mộc Bảo để chờ đợi. Quân Minh chọn chỗ cao đóng trại, nhưng không tìm được nguồn nước.
Dã Tiên nắm được điểm yếu trong việc đóng quân của nhà Minh, Dã Tiên nhanh chóng cho quân Ngõa Lạt cắt đứt đường tiếp tế nước của quân Minh với con sông nằm ở phía Nam của Thổ Mộc bảo. Kỵ binh Ngõa Lạt đuổi đến nơi, bao vây chặt quân Minh, cắt đường nước suối phía nam cách đó 15 dặm. Quân Minh đào đất sâu hơn 2 trượng vẫn không tìm được mạch nước. Quân Minh bị đói khát, phải kịch chiến suốt đêm ở phụ cận Ma Cốc Khẩu. Quân Minh không tìm được đường ra, Vương Chấn cũng hoảng hốt không dám hạ lệnh khởi hành.
Ngày Nhâm Tuất (15) tháng 8 tức 1 tháng 9, đang lúc nguy cấp, có sứ giả của Dã Tiên tới xin nghị hòa, làm ra vẻ muốn rút quân. Anh Tông và Vương Chấn không biết là dối trá, bèn cho học sĩ Tào Nại thảo chiếu nghị hòa, rồi sai sứ sang gặp Dã Tiên. Vương Chấn cho rằng vòng vây đã được mở, vội hạ lệnh cho quân đi đến chỗ có gần nước. Trong lúc quân Minh tranh nhau đi lấy nước mất hàng lối thì quân Ngõa Lạt đột ngột tấn công. Mấy chục vạn quân Minh không kịp trở tay, không có đường chạy trốn, bị tử trận, thây nằm ngổn ngang[5][18].
Trong lúc hỗn loạn, Vương Chấn bị hộ vệ tướng quân Phàn Trung nổi giận cầm gậy đánh chết. Sau đó Phàn Trung ra trận nhưng không chống nổi quân Ngõa Lạt và bị tử trận. Cùng bị giết với mấy chục vạn quân Minh có trên 50 quan văn võ là: Trương Phụ, Trần Doanh, Vương Tá (Thượng thư Bộ Hộ), Khoáng Dã (Thượng thư Bộ Binh), Tào Nại, Đình Tư, Vương Vĩnh Hòa, Đặng Khởi[5].

Minh Anh Tông bị bắt

Minh Anh Tông biết không còn khả năng trốn chạy, bèn xuống ngựa chọn chỗ ngồi nhìn về hướng nam, chỉ còn 1 viên hoạn quan bên cạnh. Một kị binh Ngõa Lạt đuổi đến, muốn lấy bộ áo giáp quý giá trên người ông, nhưng ông cự tuyệt. Người lính Ngõa Lạt định giết ông thì anh người đó phi ngựa tới ngăn lại vì trông thấy phong cách bất thường của ông. Hai anh em người lính dẫn Minh Anh Tông đến gặp em Dã Tiên là Trại San vương[19].
Vừa gặp Trại San vương, Anh Tông cất tiếng hỏi thân thế. Trại San vương nghe khẩu khí ông rất kinh ngạc, vội báo cho Dã Tiên. Dã Tiên bèn sai hai thủ hạ là Cáp Ba quốc sư và Cáp Giả Lý Bình Chương từng đi sứ nhà Minh đến nhận mặt. Sau khi xác định rõ là vua nhà Minh, Dã Tiên rất mừng, cho rằng đã có cơ hội tiến vào trung nguyên như các vua nhà Nguyên trước đây[7].
Dã Tiên muốn lấy Anh Tông làm con tin, bèn mang ông tới giao cho doanh trại của Bá Nhan Thiếp Mục Nhi phải bảo vệ.

Hậu quả và ý nghĩa

Quân Minh thất bại nặng nề, tổn thất nhân sự rất lớn trong sự biến Thổ Mộc bảo. Minh Anh Tông chủ quan thiếu sự chuẩn bị và chỉ huy sáng suốt. Bản thân Dã Tiên cũng không ngờ rằng ông có thể giành được một thắng lợi lớn tới vậy trên chiến trường chỉ bằng chưa đầy 5.000 kỵ binh trong số 20.000 quân Ngõa Lạt tiến qua biên giới Trung Quốc.
Sự biến Thổ Mộc Bảo biến vua Minh Anh Tông trở thành tù binh trong tay người Ngõa Lạt trong 1 năm[20]. Nhà Minh trải qua cuộc khủng hoảng nặng nề[21]. Dã Tiên bắt được Minh Anh Tông, muốn dùng làm con tin để đánh chiếm các thành trì đất đai của nhà Minh.
Được tin Anh Tông bị bắt, Bắc Kinh rơi vào tình trạng hỗn loạn vì trong thành chỉ còn khoảng 10 vạn quân và ngựa già yếu[22]. Triều đình nhà Minh từng có ý kiến định dời đô về phía nam, nhưng Thượng thư Bộ Binh mới là Vu Khiêm cương quyết tử thủ tại kinh thành. Tôn thái hậu gấp gáp đối phó, lập em Anh Tông là Thành vương Chu Kỳ Ngọc lên làm vua mới, tức là Minh Đại Tông, lấy niên hiệu là Cảnh Thái và vọng tôn Anh Tông làm thái thượng hoàng[23].
Ngày 13 tháng 10 âm, quân Ngõa Lạt đánh thành Bắc Kinh. Quân Minh dưới sự chỉ huy của Vu Khiêm đã kháng cự mãnh liệt. Vu Khiêm đã bất chấp sự đe dọa của Dã Tiên và tiếp tục giữ vững Bắc Kinh. Dã Tiên cố sức đánh hơn 1 ngày không nổi, lại sợ viện binh quân Minh các nơi kéo đến chặn đường về, nên ngày 15 tháng 10 hạ lệnh nhổ trại lui về phía bắc.
Phía Ngõa Lạt, ý định dùng Minh Anh Tông để mở rộng thế lực sau đó bất thành nên sang năm sau đành trả lại Anh Tông. Sự kiện Anh Tông bị bắt và đổi ngôi vua mới Đại Tông được triều đình nhà Minh gửi chiếu thư báo cho nước Đại Việt vào ngày 21 tháng 6 âm lịch tức 19 tháng 7 năm 1451 (triều vua Lê Nhân Tông)[24]. Các sử gia xác nhận Đại Việt là nước chư hầu duy nhất ở Đông Nam Ánhà Minh thông báo chính thức sự kiện này[25].
Dã Tiên bị chỉ trích kịch liệt vì đã không tận dụng được cơ hội lớn này để mở phát triển bờ cõi của Ngõa Lạt và bị ám sát năm 1455, 6 năm sau chiến thắng vang dội ở Thổ Mộc Bảo. Sự biến Thổ Mộc Bảo là bước ngoặt chuyển của vương triều Minh chuyển từ sơ kỳ sang trung kỳ[5]. Nhà Minh tiếp tục trải qua cuộc đấu tranh giành quyền lực nữa giữa vua mới và vua cũ trong vòng 7 năm (1450-1457) và kết thúc bằng sự trở lại ngôi vua của Minh Anh Tông.

Xem thêm

Tham khảo

  • An Tác Chương (1996), Chuyện những kẻ bạo tàn trong lịch sử, NXB Văn hóa thông tin
  • Vương Thiên Hữu chủ biên (2004), Mười sáu hoàng đế triều Minh, NXB Văn hóa thông tin
  • Cát Kiếm Hùng chủ biên (2006), Bước thịnh suy của các triều đại phong kiến Trung Quốc, tập 3, NXB Văn hóa thông tin
  • Minh thực lục - Quan hệ Trung Quốc - Việt Nam thế kỷ 14-17, Hồ Bạch Thảo dịch, NXB Hà Nội, 2010
  • Hồ Hán Sinh (2002), Bí mật lăng tẩm triều Minh, NXB Văn hóa thông tin
  • Đặng Huy Phúc (2001), Các hoàng đế Trung Hoa, NXB Hà Nội
  • Cambridge History of China, Volume 7, The Ming Dynasty", edited by Twitchett and Mote, 1988.
  • Frederick W. Mote. "The T'u-Mu Incident of 1449." In Chinese Ways in Warfare, edited by Edward L. Dreyer, Frank Algerton Kierman and John King Fairbank. Cambridge, MA: Harvard University Press, 1974.

Chú thích

  1. ^ a ă Vương Thiên Hữu, sách đã dẫn, tr 322
  2. ^ An Tác Chương, sđd, tr 90
  3. ^ Bennett, Matthew (1998). The Hutchinson dictionary of ancient & medieval warfare. Taylor & Francis. tr. 323. ISBN 1579581161.
  4. ^ Nolan, Cathal J. (2006). The age of wars of religion, 1000-1650: an encyclopedia of global warfare and civilization. Greenwood Publishing Group. tr. 151. ISBN 0313337330.
  5. ^ a ă â b Vương Thiên Hữu, sách đã dẫn, tr 326
  6. ^ a ă Vương Thiên Hữu, sách đã dẫn, tr 316
  7. ^ a ă Vương Thiên Hữu, sách đã dẫn, tr 328
  8. ^ An Tác Chương, sách đã dẫn, tr 89
  9. ^ a ă Vương Thiên Hữu, sách đã dẫn, tr 320
  10. ^ Vương Thiên Hữu, sách đã dẫn, tr 321
  11. ^ An Tác Chương, sách đã dẫn, tr 90
  12. ^ An Tác Chương, sđd, tr 90
  13. ^ Vương Thiên Hữu, sách đã dẫn, tr 323
  14. ^ a ă Vương Thiên Hữu, sách đã dẫn, tr 324
  15. ^ Nay là huyện Uất, Trương Gia Khẩu, Hà Bắc, Trung Quốc
  16. ^ Nay là Tuyên Hóa, Hà Bắc
  17. ^ Nằm ở phía tây huyện Hoài Lai
  18. ^ An Tác Chương, sách đã dẫn, tr 93
  19. ^ Vương Thiên Hữu, sách đã dẫn, tr 327
  20. ^ Cát Kiếm Hùng, sách đã dẫn, tr 133
  21. ^ Cát Kiếm Hùng, sách đã dẫn, tr 22
  22. ^ Cát Kiếm Hùng, sách đã dẫn, tr 123
  23. ^ An Tác Chương, sách đã dẫn, tr 95
  24. ^ Minh thực lục, tập 1, tr 99; tập 3, tr 55-56, Hồ Bạch Thảo dịch từ nguyên văn tại Anh Tông thực lục trong bộ Minh thực lục, quyển 205, tr 12a-13b. Minh Đại Tông thông báo việc này cho Đại Việt sau khi đã đón Anh Tông trở về
  25. ^ Minh thực lục, tập 1, tr 99: Phần Giới thiệu và các bài nghiên cứu về Minh thực lục

Cuộc tấn công Ba Lan (1939)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cuộc tấn công Ba Lan
Một phần của Chiến trường châu Âu trong
Chiến tranh thế giới thứ hai
WBK -battle of Bzura 1939.jpg
Kỵ binh Ba Lan trong trận Bzura, trận đánh lớn nhất giữa Đức và Ba Lan trong cuộc chiến
.
Thời gian 1 tháng 96 tháng 10 năm 1939
Địa điểm Ba Lan
Kết quả Đức Quốc xã và Liên Xô chiến thắng, lãnh thổ Ba Lan bị phân chia
Tham chiến
Cờ của Ba Lan Ba Lan Cờ của Đức Quốc Xã Đức Quốc Xã
Cờ của Liên Xô Liên Xô
Chỉ huy
Cờ của Ba Lan Edward Rydz-Śmigły Cờ của Đức Quốc Xã Fedor von Bock
(Tập đoàn quân phía bắc)
Cờ của Đức Quốc Xã Gerd von Rundstedt
(Tập đoàn quân phía nam)
Cờ của Liên Xô Mikhail Kovalev
(Phương diện quân Belorussia)
Cờ của Liên Xô Semyon Timoshenko
(Phương diện quân Ukraina)
Cờ của Slovakia Ferdinand Čatloš
(Tập đoàn quân Bernolák)


Lực lượng
 Ba Lan:
39 sư đoàn,
16 lữ đoàn,[1]
4.300 khẩu pháo,[1]
880 xe tăng,
400 máy bay[2]
Tổng cộng: 950.000[3]
 Đức:
56 sư đoàn,
4 lữ đoàn,
9.000 khẩu pháo,
2.500 xe tăng,[2]
2.315 máy bay[4]
 Liên Xô:
33+ sư đoàn,
11+ lữ đoàn,
4.959 khẩu pháo,
4.736 xe tăng,
3.300 máy bay
 Slovakia:
3 sư đoàn
Tổng cộng:
1.500.000 lính Đức,[2]
800.000 Hồng quân,
50.000 lính Slovakia
Tổng cộng: 2.350.000[3]
Tổn thất
 Ba Lan:
66.000 người chết,[5]
133.700 người bị thương,
694.000 người bị bắt
 Đức:
16.343 người chết,[5]
27.280 người bị thương,
320 người mất tích
 Liên Xô:
737 người chết hoặc mất tích,
1.125 người bị thương
 Slovakia:
18 người chết,
46 người bị thương,
11 người mất tích
.
Cuộc tấn công Ba Lan 1939 -- được người Ba Lan gọi là Chiến dịch tháng Chín (Kampania wrześniowa), Chiến tranh vệ quốc 1939 (Wojna obronna 1939 roku); người Đức gọi là Chiến dịch Ba Lan (Polenfeldzug) với bí danh Kế hoạch Trắng (Fall Weiss) -- là một sự kiện quân sự đã mở đầu Thế chiến thứ hai diễn ra vào ngày 1 tháng 9 năm 1939 khi Đức Quốc xã bất ngờ tấn công Ba Lan. Ngày 17 tháng 9 năm 1939, đến lượt Hồng quân Liên Xô cho quân tiến chiếm miền đông Ba Lan. Ngoài ra còn có một lực lượng nhỏ Slovakia đồng minh của Đức tham chiến. Chiến thắng quyết định trong cuộc tấn công này đã thể hiện sức chiến đấu hiệu quả của lực lượng Wehrmacht của nền Đệ tam Đế chế Đức.[6]
Sự kiện Đức tấn công Ba Lan là điểm khởi phát cuộc Đại chiến Thế giới lần thứ hai, lôi kéo Pháp và các nước đồng minh của Ba Lan như Anh Quốc, ÚcNew Zealand tuyên chiến với Đức vào ngày 3 tháng 9 năm 1939, sau đó là Nam Phi, Canada và nhiều nước khác. Tuy vậy, Anh và Pháp dù đã tuyên chiến với Đức, vẫn không chi viện đáng kể gì cho Ba Lan. (Xem Cuộc chiến tranh kỳ quặc).
Sau sự kiện Gleiwitz ngày 31 tháng 8 năm 1939, ngày 1 tháng 9, quân Đức tiến đánh Ba Lan từ các hướng bắc, nam và tây. Do phải dàn mỏng ra trên toàn tuyến biên giới, quân Ba Lan nhanh chóng bị buộc phải rút lui về hướng đông. Sau khi thắng trận Bzura, quân Đức giành được ưu thế quyết định trên chiến trường. Quân Ba Lan bắt đầu rút lui về hướng đông nam, theo một kết hoạch định ra từ trước nhằm bảo vệ tuyến phòng thủ dọc theo khu vực đầu cầu Romania, nơi quân Ba Lan hy vọng nhận được cứu viện từ lực lượng Đồng Minh để phản công.[7]
Ngày 17 tháng 9 năm 1939, Hồng quân tràn vào đánh chiếm lãnh thổ Kresy thuộc Ba Lan để phối hợp với quân Đức.[8] Quân Liên Xô tiến công để thực thi thỏa thuận trong điều khoản bổ sung Hiệp ước Xô-Đức, theo đó chia cắt Đông Âu thành khu vực ảnh hưởng của Đức và Liên Xô.[9] Phải đối mặt với một mặt trận thứ hai, chính phủ Ba Lan quyết định việc phòng thủ khu vực đầu cầu Romania không còn khả thi nữa, và quyết định di tản toàn bộ binh lính sang nước România trung lập.[10] Tới 1 tháng 10, quân Đức và Liên Xô đã hoàn thành chiếm đóng Ba Lan, mặc dù chính phủ Ba Lan không chịu tuyên bố đầu hàng. Hơn thế nữa, lực lượng bộ binh và không quân Ba Lan được di tản sang RomâniaHungary, rất nhiều người trong số này sau đó gia nhập Đạo quân Ba Lan phía Tây, nằm trong lực lượng đồng minh Pháp, lãnh thổ ủy trị Syria, và Vương quốc Anh.
Ngày 27 tháng 9 năm 1939, thủ đô Warszawa của Ba Lan chính thức bị quân Đức chiếm. Ngày 6 tháng 10 năm 1939, cuộc tấn công Ba Lan chấm dứt, lãnh thổ Ba Lan đã bị phân chia giữa Đức Quốc xãLiên Xô. Tuy vậy người Ba Lan tiếp tục tiến hành kháng chiến và đóng góp cho các chiến dịch quân sự của phía Đồng minh trong suốt cuộc Đại chiến thế giới. Đức chiếm vùng do Liên Xô chiếm đóng sau khi họ tấn công Liên Xô ngày 22 tháng 6 năm 1941, và mất Ba Lan khi quân Liên Xô phản công năm 1944. Trong suốt thời gian bị chiếm đóng, Ba Lan mất hơn 20% dân số, cuộc chiến tranh này cũng đánh dấu sự kết thúc của nền Cộng hòa Ba Lan lần thứ hai. Chiến thắng chóng vánh của nền Đệ tam Đế chế Đức trong cuộc tiến công này đã đặt tiền đề cho thuật ngữ Blitzkrieg ("Chiến tranh Chớp nhoáng") chỉ đường lối chiến tranh của nước Đức thời ấy xuất hiện trong từ điển tiếng Anh.[11]

Hoàn cảnh

Ngày 30 tháng 1 năm 1933, Adolf HitlerĐảng Quốc xã lên nắm quyền tại nước Đức. Nước Đức dần trở thành một lò lửa chiến tranh ở Châu Âu. Trong Mein Kampf, Adolf Hitler đã đề ra nhiều kế hoạch lớn sau khi nắm quyền trong đó có việc mở rộng "Lebensraum" (Không gian sống) bằng cách bành trướng về phía đông nước Đức, mà cụ thể sẽ là Ba LanLiên Xô[12].
Tuy nhiên, trong thời gian đầu nắm quyền, Hitler lại có chính sách thân thiện với Ba Lan nhằm chống lại Liên Xô nên vào ngày 26 tháng 1 năm 1934, Ba Lan và Đức đã kí hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau trong đó hai nước đã tạm thời dàn xếp vụ tranh chấp vùng Danzig.
Tuy nhiên sau đó, mối quan hệ giữa Đức và Ba Lan ngày càng xấu đi nhất là sau khi sức mạnh quân sự của Đức Quốc xã ngày càng gia tăng. Đức muốn thiết lập một đường biên giới mới với Ba Lan nhằm đưa vùng Đông Phổ bị tách rời khỏi nước Đức bởi "Hành lang Ba Lan" trở lại, ngoài ra còn muốn giành quyền kiểm soát thành phố Danzig. Danzig là vùng đất của Đế quốc Đức trước Thế chiến thứ nhất nhưng do Đế quốc Đức thua trận và tan rã nên vùng này thuộc quyền quản lí của Hội quốc Liên. Tuy nhiên, từ đầu thập niên 1930, các cuộc tranh chấp và xô xát diễn ra ngày càng thường xuyên giữa người Đức và người Ba Lan sống tại đây.
Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô Molotov ký Hiệp ước Xô-Đức, với Stalin và Ribbentrop đứng sau lưng
Năm 1938, Đức ngày càng đưa ra cho Ba Lan nhiều yêu sách về vùng Danzig trong đó có việc xây dựng một tuyến đường sắt nối Đông Phổ và phần còn lại của nước Đức, băng ngang qua hành lang Ba Lan. Nhưng chính phủ Ba Lan đã kiên quyết từ chối các yêu sách này vì không tin tưởng vào Đức Quốc xã cũng như lo sợ sẽ chịu chung số phận với Tiệp Khắc[13]. Tuy nhiên, chính phủ Ba Lan biết rằng không thể đơn phương chống lại Đức nên đã cầu viện đến sự giúp đỡ của Anh và Pháp. Anh và Pháp vào thời điểm đó vẫn tiếp tục đeo đuổi chính sách thoả thiệp với Đức nhằm tránh một cuộc chiến tranh mới có thể xảy ra. Nhưng trước sức ép chính trị dữ dội cộng với những lo sợ trước sự bành trướng của Đức nên lãnh đạo của hai nước này đã quyết định cô lập Đức bằng cách tạo ra một khối liên minh với các nước ở Đông Âu như Ba Lan, Latvia, Estonia, România. Ngày 31 tháng 3 năm 1939, Thủ tướng Anh Neville Chamberlain ra tuyên bố về sự đảm bảo của cả Anh và Pháp đối với nền độc lập Ba Lan.
Bản đồ chỉ rõ khu vực ảnh hưởng của Đức Quốc xãLiên Xô trong nghị định thư bí mật của Hiệp ước Xô-Đức
Hành động này của nước Anh đã khiến Hitler vô cùng giận dữ và mối quan hệ thân thiện giữa Đức và Ba Lan chính thức kết thúc vào ngày 28 tháng 4 năm 1939 khi Đức tuyên bố xoá bỏ hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau đã được ký vào năm 1934. Ngoài ra, các điều khoản trong Hội nghị Hải quân London năm 1935 với Anh cũng theo đó mà tan vỡ.
Ngày 10 tháng 5, hiệp định tương trợ Pháp-Ba Lan được kí kết. Sau đó, ngày 25 tháng 8, hiệp định tương trợ lẫn nhau giữa Anh và Ba Lan ra đời. Cuộc đàm phán an ninh giữa Anh-Pháp với Liên Xô nhằm đối phó với Đức bị trì hoãn và kéo dài mà không thu được kết quả do sự nghi kỵ lẫn nhau giữa các bên, đặc biệt là thái độ lừng chừng của Anh.Trong khi đó, Đức rốt ráo tìm kiếm một hiệp ước bất tương xâm với Liên Xô.Kết quả Hiệp ước Xô-Đức được kí kết ngày 23 tháng 8 tại Moskva, trong đó Liên Xô chấp nhận đóng vai trò trung lập trong cuộc xung đột Đức-Ba Lan đổi lại những quyền lợi ở Đông Âu và vùng Baltic (bao gồm việc chia sẻ Ba Lan và xác định ảnh hưởng của Nga ở Phần Lan, Estonia, Litva, Latvia,Bessarabia)
Ngày 29 tháng 8, tối hậu thư của Đức được giao cho Ba Lan với yêu sách đòi Danzig trở lại và xoá bỏ "hành lang Ba Lan". Chính phủ Ba Lan đã thẳng thừng từ chối.
Ngày 30 tháng 8, Hải quân Ba Lan tiến hành Chiến dịch Peking, di tản hạm đội của mình đến Anh để tránh bị hải quân Đức bao vây phong tỏa. Cùng ngày, Thống chế Ba Lan Edward Rydz-Śmigły ra lệnh tổng động viên quân đội. Tuy nhiên, dưới sức ép của Pháp vốn vẫn hy vọng vào một giải pháp ngoại giao, ông phải thu hồi lệnh trên, không biết rằng Đức đã hoàn thành tổng động viên và tập trung quân để đánh vào Ba Lan. Đêm 31 tháng 8, quân Đức dàn cảnh "sự kiện Gleiwitz" theo đó "quân Ba Lan" tấn công vào trạm phát thanh tại thành phố biên giới Gleiwitz thuộc Thượng Silesia.
Ngày 31 tháng 8, Hitler ra mật lệnh tấn công vào rạng sáng ngày 1 tháng 9. 4 giờ 45 phút sáng ngày 1 tháng 9, Đức chính thức tấn công Ba Lan, mở màn cuộc tấn công. Vì lệnh hoãn tổng động viên khi trước, Ba Lan chỉ có thể tập trung được 70% lực lượng dự kiến, và nhiều đơn vị của họ vẫn còn đang trên đường di chuyển hay còn đang tập kết tại các vị trí tiền tiêu định sẵn.
Mật lệnh tấn công Ba Lan do Hitler đưa ra ngày 31 tháng 8 năm 1939

So sánh lực lượng

Đức

Poster tuyên truyền của Đức Quốc xã - "Chiến thắng Ba Lan bằng không quân"
So với Ba Lan, Đức có ưu thế vượt trội về quân số, xe tăngmáy bay chiến đấu. Bộ binh Đức ngoài được huấn luyện tốt còn được cơ giới hóa hàng loạt thay thế cho việc đi bộ và các phương tiện vận chuyển thô sơ như ngựa. Hơn nữa, nhiều người lính trong quân đội Đức đã từng tham gia cuộc Nội chiến Tây Ban Nha nên tỏ ra vô cùng thiện chiến.
Trước khi tiến hành tấn công Ba Lan, một chiến thuật quân sự mới đã được người Đức nghiên cứu từ lâu và dự tính sẽ được áp dụng trong các cuộc chiến sắp tới là chiến thuật "Blitzkrieg" (Chiến tranh chớp nhoáng). Chiến thuật này dựa trên việc tập trung lực lượng tấn công cơ động mạnh, tấn công nhanh, thọc sâu, bao vây và chia cắt lực lượng đối phương bằng khối lượng xe tăng và cơ giới lớn. Đi cùng xe tăng là bộ binh cơ giới được bảo vệ tốt khỏi sức sát thương của đối phương và có vũ khí chống tăng tốt. Các đợt tấn công này còn được yểm hộ bằng không quân tấn công lớn và mạnh, nhất là các máy bay ném bom bổ nhào. Thực tế sau đó đã chứng minh Ba Lan trở thành nạn nhân đầu tiên của chiến thuật này[cần dẫn nguồn], kế tiếp sau đó là PhápLiên Xô.
Để phục vụ cho chiến thuật chiến tranh chớp nhoáng, hàng loạt các sư đoàn thiết giáp Panzer của người Đức đã được thành lập và tất nhiên đi cùng với đó là sự gia tăng một cách chóng mặt về số lượng và chất lượng xe tăng. Không quân Đức (Luftwaffe) được xem là chìa khoá then chốt dẫn đến thành công nên cũng rất được bộ chỉ huy Đức quan tâm. Để chuẩn bị cho cuộc tấn công này, Luftwaffe đã chuẩn bị 1180 máy bay tiêm kích hiện đại hơn hẳn các máy bay cùng loại của Ba Lan, 290 máy bay ném bom bổ nhào Ju 87 Stuka, 1100 máy bay ném bom hạng nặng (chủ yếu là Heinkel 111Dornier Do 17). Ngoài ra còn có 550 máy bay vận chuyển và 350 máy bay trinh sát[14][15]. Không quân Đức Quốc xã vào thời điểm này được đánh giá là lực lượng không quân mạnh nhất thế giới và sức mạnh của lực lượng này đã được thể hiện một cách khủng khiếp trong cuộc Nội chiến Tây Ban Nha.

Ba Lan

Xe tăng 7TP của Ba Lan
Bộ binh Ba Lan
Từ năm 1936 đến 1939, Ba Lan đã tiến hành chuẩn bị cho một cuộc tấn công của Đức nhưng hầu hết người dân Ba Lan đều tin rằng chiến tranh sẽ chỉ xảy ra vào năm 1942. Chính phủ Ba Lan còn bán nhiều trang thiết bị hiện đại do họ sản xuất để có tiền cho quỹ phòng hộ quốc gia tăng cường sức mạnh cho quân đội Ba Lan.
Về quân số, Ba Lan có gần 1 triệu quân nhưng gần phân nửa số này chỉ được huy động sau ngày 1 tháng 9. Đều này đã dẫn đến hậu quả là khi các phương tiện vận chuyển trở thành mục tiêu không kích của không quân Đức, phần lớn quân đội Ba Lan đã không thể huy động kịp ra chiến trường. Ngoài ra, Ba Lan còn thua xa Đức về các đơn vị thiết giáp cũng như cơ giới. Lực lượng cơ giới duy nhất mà Ba Lan có được trong cuộc chiến này là các lữ đoàn kỵ binh, vốn từng được sử dụng trong cuộc Chiến tranh Liên Xô-Ba Lan. Tuy kỵ binh Ba Lan về sau cũng đạt được một vài thành công đáng kể nhưng nó cũng phần nào thể hiện sự lỗi thời và lạc hậu của quân đội Ba Lan. Khoảng 800 xe tăng bao gồm 2 lữ đoàn và 4 tiểu đoàn đã được đưa vào chiến đấu nhưng con số này là quá it ỏi so với những gì mà quân đội nước này cần.
Máy bay ném bom PZL.37 Łoś của Ba Lan
Về không quân, các máy bay của Đức Quốc xã không chỉ vượt trội về số lượng mà còn hơn hẳn về chất lượng. Hầu hết các máy bay chiến đấu của Ba Lan là rất lạc hậu, chỉ có khoảng 600 chiếc tương đối hiện đại. Không lực Ba Lan có thể kể đến bao gồm 185 chiếc PZL P.11, 95 chiếc PZL P.7, 175 chiếc PZL.23 Karaś B, 35 chiếc Karaś A và hơn 100 chiếc PZL.37 Łoś[16]. Ngoài ra còn hơn 1000 máy bay vận chuyển, do thám và dùng cho tập luyện. Tuy nhiên Ba Lan chỉ có khoảng 36 chiếc máy bay ném bom hạng trung bình PZL.37 Łoś. Tất cả các loại máy bay không quân Ba Lan sử dụng đều là do các công ty trong nước sản xuất. Các máy bay tiêm kích Ba Lan đáng chú ý có thể kể đến như chiếc PZL P.11 tuy ra đời vào cuối thập niên 1930 nhưng chỉ đạt đến tốc độ 365 km/giờ, thậm chí còn chậm hơn nhiều máy bay ném bom của Đức nhưng nổi bật ở khả năng nhào lộn và linh hoạt.
Tuy thua sút rất lớn về máy bay nhưng Ba Lan lại may mắn có được những phi công được huấn luyện tốt nhất thế giới. Lực lượng phi công này về sau đã giúp đỡ Không quân Hoàng gia Anh rất nhiều trong Trận chiến nước Anh năm 1940[17]. Khi chiến tranh nổ ra, nhờ sức mạnh và sự nhanh nhẹn của các máy bay ném bom mà không quân Đức đã oanh tạc dữ dội vào các phi trường Ba Lan, phá huỷ nhiều máy bay đậu trên mặt đất tuy nhiên không đến nỗi làm cho không quân Ba Lan tê liệt như một số người vẫn thường nghĩ.
Hải quân Ba Lan chỉ có vỏn vẹn một hạm đội nhỏ với các khu trục hạm, tàu ngầmtàu chở dầu. Hạm đội này đã rời Ba Lan vào ngày 20 tháng 8 theo biển Bắc để gia nhập Hải quân Hoàng gia Anh. Phần lớn các tàu này về sau tham gia vào các đoàn convoy (hộ tống) hoặc tấn công các tàu chở hàng Đức trên biển Bắc.

Liên Xô

Lực lượng Liên Xô tham gia cuộc tấn công Ba Lan gồm hai Phương diện quân, mỗi Phương diện quân tương đương với một Tập đoàn quân của Đức, gồm có lực lượng cơ động gồm kỵ binh và quân cơ giới; tiền thân của lực lượng bộ binh cơ giới sau này. Phương diện quân Belorussia bao gồm các Tập đoàn quân 3, 4, 10, 11 và Quân đoàn 24, chỉ huy bởi Trung tướng Mikhail Kovalyov, đảm trách mặt trận phía bắc. Phương diện quân Ukrain bao gồm các Tập đoàn quân 5, 6, 12 chỉ huy bởi tướng Semyon Timoshenko, đảm trách mặt trận phía nam. Tổng số có hơn 800.000 quân và 4.736 xe tăng, 3.300 máy bay, 4.959 pháo. Quân Nga theo kế hoạch sẽ bất ngờ tiến công Ba Lan sau khi Đức mở màn chiến dịch từ phía tây, và như vậy sẽ không gặp nhiều sự kháng cự từ phía Ba Lan. Mặc dù quân Liên Xô tham chiến bao gồm nhiều đơn vị lớn, nhưng do ảnh hưởng từ các cuộc thanh trừng nên hàng ngũ sỹ quan Liên Xô rất thưa thớt, phải dùng các sỹ quan cấp thấp hơn để chỉ huy đơn vị tham gia chiến dịch.

Kế hoạch quân sự của Đức và Ba Lan

Đức

Kế hoạch tấn công của Đức
Từ tháng 4 1939, quyết định tấn công và thôn tính Ba Lan đã được bộ chỉ huy quân sự Đức Quốc xã thông qua. Hitler cũng đã ấn định trước thời điểm tấn công sẽ là tháng 9 1939. Một kế hoạch quân sự đã được vạch ra với tên gọi "Chiến dịch Tháng Chín" và tác giả của kế hoạch này là tướng Franz Halder, Tham mưu Trưởng Lục quân Đức và người được giao nhiệm vụ thực hiện kế hoạch là tướng Walther von Brauchitsch. Theo kế hoạch, chiến thuật "Blitzkrieg" sẽ được áp dụng tối đa với vai trò chọc thủng phòng tuyến của các đơn vị thiết giáp, đi theo đó là lực lượng bộ binh cơ giới cùng với pháo binh di chuyển nhanh và các xe vận chuyển, tiếp tế. Không quân Đức Luftwaffe có nhiệm vụ oanh tạc các trục giao thông, cơ sở hạ tầng và trung tâm chiến lược của Ba Lan.
Địa hình Ba Lan được xem như hoàn hảo cho kế hoạch tấn công chớp nhoáng này nếu được thời tiết ủng hộ. Thêm vào đó là 1 đường biên giới dài 5600 km cộng với 1 phần Đông Phổ 2000 km. Đó là chưa kể hơn 300 km sau khi người Đức sáp nhập 2 vùng lãnh thổ của Tiệp Khắc BohemiaMoravia vào lãnh thổ. Tất cả những điều kiện trên bảo đảm cho sự thành công của người Đức trong cuộc tấn công sắp tới khi Ba Lan buộc phải dàn trải quân đội trên tuyến biên giới dài nên các tuyến phòng thủ của họ trở nên vô cùng rời rạc.
Quân đội Đức được chỉ định sẽ tiến vào Ba Lan theo 3 đường:
  • Hướng tấn công chính sẽ là từ vùng phía nam biên giới Ba Lan nhắm thẳng vào Warsaw. Nhiệm vụ này được giao cho tập đoàn quân phía nam của tướng Gerd von Rundstedt, bắt đầu tấn công từ vùng Silesia, Moravia và biên giới Slovakia. Các nhiệm vụ khác còn được phân ra như tướng Johannes Blaskowitz thuộc tập đoàn quân 8 sẽ tiến về phía đông chiếm Łódź, tướng Wilhelm List binh đoàn 14 sẽ vượt qua Kraków, tấn công quân Ba Lan tại núi Carpathian, tướng Walter von Reichnau thuộc tập đoàn thiết giáp 10 sẽ tiến thẳng về trước và chọc thủng phòng tuyến, mở đường cho các binh đoàn khác tiến lên.
  • Hướng tấn công thứ hai từ Bắc Phổ được giao cho tập đoàn quân phía Bắc dưới quyền chỉ huy của tướng Fedor von Bock sẽ tiến đánh binh lực Ba Lan đóng tại "Hành lang Ba Lan", vượt qua phòng tuyến này và tiến sâu vào đất Ba Lan.
  • Hướng tấn công thứ ba là từ đồng minh Slovakia của Đức có nhiệm vụ như tập đoàn quân phía nam.
  • Ngoài ra, 1 lực lượng thiểu số người Đức sống tại Ba Lan còn được giao nhiệm vụ đánh nghi binh và phá hoại ngầm các cơ sở hạ tầng.

Ba Lan

Sự bố trí các sư đoàn Đức và Ba Lan vào ngày 1 tháng 9 1939
Do không thể biết rõ hướng tấn công của quân Đức nên kế hoạch phòng thủ của Ba Lan mang tên Zachód đã hoàn toàn thất bại khi nó được triển khai. Kế hoạch của Ba Lan là bố trí các lực lượng phòng thủ dọc quanh biên giới Ba Lan-Đức và hi vọng vào sự giúp đỡ của AnhPháp như họ đã hứa khi chiến tranh xảy ra. Trong khi đó, 1 số chính trị gia Ba Lan cho rằng nếu Ba Lan chấp nhận trả lại cho Đức 1 số vùng đất thì Anh và Pháp có thể dàn xếp 1 hội nghị như hội nghị Munich để tránh chiến tranh. Thực tế sau đó đã chứng minh Ba Lan đã bị 2 đồng minh Anh-Pháp bỏ rơi khi chiến tranh bắt đầu.
Silesia, thuộc vùng biên giới phía tây là vùng đất tập trung nhiều tài nguyên, dân số và cũng là 1 trung tâm công nghiệp lớn nên đã được tập trung bảo vệ. Trong trường hợp thất bại, kế hoạch này cho phép quân đội Ba Lan được rút lui dần về các tuyến phòng thủ sau, được chuẩn bị từ trước như các phòng tuyến gần sông Vistulasông San. Các phòng tuyến này sẽ ngăn quân Đức giúp Ba Lan có thêm thời gian tổng động viên quân đội và 1 cuộc phản công lớn sẽ được tổ chức đồng thời với cuộc tấn công của Anh-Pháp ở mặt trận phía tây.
Máy bay chiến đấu P-11 của Ba Lan ngụy trang tại một sân bay ngày 31 tháng 8 năm 1939
Kế hoạch rút lui của quân đội Ba Lan bao gồm việc rút về phía sau sông San rồi về các tỉnh đông nam và bảo vệ đầu cầu Romania. Người Anh và Pháp ước tính Ba Lan có thể phòng ngự khu vực này trong khoảng hai đến ba tháng, trong khi Ba Lan dự tính họ có thể giữ được trong 6 tháng. Kế hoạch của Ba Lan dựa trên hy vọng Đồng minh giữ lời hứa và nhanh chóng tiến hành chiến dịch tấn công chống lại Đức. Tuy nhiên, cả Pháp lẫn Anh đều không có kế hoạch tấn công Đức khi cuộc xâm lăng Ba Lan nổ ra. Thêm vào đó, họ tính rằng chiến tranh sẽ diễn ra theo kiểu chiến tranh hầm hào như thời Đệ nhất thế chiến, buộc Đức phải ký hiệp ước phục hồi lại biên giới Ba Lan như trước khi chiến tranh nổ ra. Chính phủ Ba Lan tuy vậy không được thông báo về chiến lược này, nên lập kế hoạch phòng ngự của mình dựa vào lời hứa của phe Đồng minh sẽ nhanh chóng tiếp viện cho Ba Lan.[18][19]

Diễn biến

Giai đoạn 1: Đức tấn công Ba Lan

Thị trấn Wieluń sau khi bị không quân Đức Luftwaffe oanh tạc ngày 1 tháng 9 1939
.
Pháo phòng không của Ba Lan 1939
Tối ngày 31 tháng 8 1939, 1 cánh quân Đức mặc sắc phục Ba Lan đã tập kích vào 1 thị trấn của Đức nằm sát biên giới Đức-Ba Lan, chiếm lĩnh đài phát thanh của thị trấn này và dùng tiếng Ba Lan để loan báo "Thời điểm thanh toán người Đức đã đến". Hitler ngay lập tức lấy cớ nước Đức bị tấn công đã phát động cuộc tấn công vào Ba Lan vào lúc 4:45 phút sáng ngày 1 tháng 9. Trước đó 5 phút, vào lúc 4:40, không quân Đức Luftwaffe đã tấn công 1 thị trấn Ba lan tại Wieluń, làm 1200 người chết và chủ yếu là dân thường. Trên Biển Bắc, thiết giáp hạm SMS Schleswig-Holstein của Đức đã nổ súng tấn công 1 kho hàng quân sự tại Westerplatte thuộc Danzig. 8:00, bộ binh Đức mở màn tấn công vào thị trấn Mokra. Ngay từ khi bắt đầu cuộc chiến, người Đức đã huy động 56 sư đoàn, 2500 xe tăng và 2300 máy bay chiến đấu tiến theo 3 đường vào Ba Lan từ biên phía bắc, phía đông và phía tây và mục tiêu của cả 3 hướng tấn công này đều là thủ đô Warsaw của Ba Lan. Các cuộc chiến đấu ở biên giới bắt đầu diễn ra. Trong khi đó, không quân Đức ra sức oanh tạc phá hủy các cơ sở hạ tầng, trục đường giao thông, trung tâm chỉ huy và nhất là các phi trường Ba Lan. Ngày 3 tháng 9, theo tinh thần của hiệp ước liên minh tương trợ Anh-Ba Lan kí vào ngày 25 tháng 8, Anh tuyên chiến với Đức. Trong ngày này, các nước thuộc liên hiệp Anh hay các thuộc địa của Anh như Ấn Độ, Australia, New Zealand rồi sau đó là Nam PhiCanada cũng tuyên chiến với Đức. Còn Pháp cũng theo tinh thần của liên minh tương trợ kí ngày 10 tháng 5 chính thức tuyên chiến với Đức. Tuy nhiên, Anh và Pháp vẫn tiếp tục chính sách thỏa thiệp, nhân nhượng với Đức nên đã "tuyên" mà không chiến. Liên quân Anh-Pháp chỉ tập trung dàn quân tại biên giới Pháp-Đức mà không hề tấn công Đức để chi viện cho Ba Lan trong khi phần lớn quân lực của Đức đã tập trung tại Ba Lan.
Thiết giáp hạm Schleswig-Holstein của Đức bắn phá Gdynia vào ngày 13 tháng 9
Hành động này của Anh-Pháp cũng phá vỡ luôn kế hoạch phòng thủ mà chính phủ Ba Lan đã vạch ra trước đó.
Tình hình chiến sự cho đến ngày 14 tháng 9 1939.
Nhờ ưu thế vượt trội về quân lực, vũ khí và phương tiện kỹ thuật nên quân đội Đức đã dễ dàng chọc thủng phòng tuyến biên giới Ba Lan ở nhiều nơi, buộc quân đội Ba Lan phải bỏ biên giới rút về WarsawLwów. Không quân Đức Luftwaffe hoàn toàn nắm quyền kiểm soát bầu trời chỉ sau vài ngày giao chiến. Các trục đường giao thông và cơ sở hạ tầng của Ba Lan bị tàn phá nặng nề, rất nhiều máy bay bị phá hủy ngay tại phi trường. Không quân Ba Lan vừa bị thiệt hại nặng lại thiếu nguồn tiếp tế xăng dầu trầm trọng, 98 chiếc máy bay của họ đã trốn sang România. Với 400 máy bay ở đầu cuộc chiến, Ba Lan chỉ còn 54 chiếc vào ngày 14 tháng 9.[20]
Ngày 3 tháng 9, tướng Günther von Kluge đã tiến đến sông Vistula (cách biên giới 10 km),Georg von Küchler tiến sát sông Narew và tập đoàn quân thiết giáp của Walther von Reichenau đã vượt sông Warta. Hai ngày sau, cánh trái của quân Đức đã tiến đến Łódź và cánh phải tiến đến Kielce. Ngày 8 tháng 9, các quân đoàn thiết giáp đã tiến đến ngoại ô Warsaw. Như vậy chỉ trong 1 tuần đầu của cuộc chiến, quân Đức đã tiến được 225 km. Sau đó, 1 lực lượng thiết giáp nhẹ của Reichenau tiếp tục tiến đến khu vực nằm giữa Warsaw và thị trấn Sandomierz ngày 9 tháng 9 trong khi tướng List ở phía nam đã vượt qua sông San và chuẩn bị đến Przemyśl. Cũng thời điểm đó, Guredian đưa tập đoàn quân thiết giáp số 3 vượt sông Narew, tấn công các phòng tuyến Ba Lan tại sông Bug, chuẩn bị bao vây Warsaw.
Trước sức tấn công vũ bão của Đức, quân đội Ba Lan buộc phải rút lui liên tục và bỏ
Pháo phòng không Bofors 40 mm của Ba Lan đang chống lại máy bay Đức trong trận Bzura
PomeraniaSilesia lại cho người Đức. Kế hoạch phòng thủ của Ba Lan hoàn toàn bị phá sản. Ngày 10 tháng 9, thống chế Ba Lan Edward Rydz-Śmigły ra lệnh cho quân đội rút về đông nam, tiến về đầu cầu Romania. Quân Đức ngày càng xiết chặt vòng vây quanh quân đội Ba Lan tại phía tây sông Vistula (quanh khu vực Łódź và xa hơn nữa về phía tây, quanh Poznań). Ngày 9 tháng 9,
Bộ binh Ba Lan trong Trận Bzura
lần đầu tiên kể từ khi chiến sự bắt đầu, Warsaw bị bắn phá và vào ngày 13 tháng 9, thành phố này bắt đầu bị vây hãm (Xem Cuộc vây hãm Warsaw (1939)). Ngày 24 tháng 9, 1150 máy bay Đức oanh tạc Warsaw. Trong thời gian đó, quân Đức cũng đã tiến đến Lwów, thành phố chính tại miền đông Ba Lan.
Trận đánh lớn nhất của cuộc chiến, trận Bzura đã diễn ra tại địa điểm gần sông Bzura phía bắc Warsaw. Trận đánh này kéo dài từ ngày 9 tháng 9 đến ngày 19 tháng 9. Các tập đoàn quân Ba Lan sau khi rút lui từ biên giới đã tấn công vào tập đoàn quân 8 của Đức do tướng Johannes Blaskowitz chỉ huy đang trên đà tiến vào lãnh thổ Ba Lan. Cuộc tấn công này của Ba Lan thu được thắng lợi ban đầu nhưng sau đó đã thất bại. Sức mạnh của không quân Đức chính là yếu tố quyết định cho trận đánh này.[21] Không quân Đức nhanh chóng phá hủy cây cầu bắc ngang sông Bzura. Sau đó, quân Ba Lan đã rơi vào cái bẫy người Đức đã giăng sẵn khi bị các máy bay Stukas chở những quả bom nhẹ 50 kg tấn công gây thương vong rất lớn. 1 số đơn vị bỏ chạy vào rừng thì bị những chiếc Heinkel He 111Dornier Do 17 tấn công bằng bom cháy. Những người sống sót sau các đợt không kích trên đều dễ dàng bị quân Đức bắt sống hoặc tiêu diệt. Ước tính trong trận này những chiếc Stuka đã thả xuống chiến trường 388 tấn bom.[21]
Chính phủ Ba Lan (đứng đầu là tổng thống Ignacy Mościcki) và bộ chỉ huy quân sự tối cao (đứng đầu là thống chế Edward Rydz-Śmigły) rời Warsaw ngay trong ngày đầu tiên của cuộc chiến và tiến về phía đông nam. Quân đội Ba Lan cũng được lệnh rút lui theo cùng hướng đó, về phía sau sông Vistulasông San, chuẩn bị cho việc chạy sang România.

Giai đoạn 2: Liên Xô tấn công Ba Lan

Bộ binh Liên Xô tiến vào Ba Lan 17.09.1939
Xe tăng Liên Xô tiến vào Ba Lan 17.09.1939
Ngay từ khi bắt đầu chiến tranh, Đức đã liên tục đề nghị Joseph StalinVyacheslav Molotov tấn công Ba Lan như đã hẹn ước trước.[22] Lo ngại trước đà tấn công chớp nhoáng của Đức, và ham muốn giành lấy phần ảnh hưởng Ba Lan theo như thỏa thuận với Đức, ngày 17 tháng 9 năm 1939, Hồng Quân Liên Xô từ phía đông tiến hành tấn công Ba Lan, tiến vào vùng phía đông của Ba Lan. Đức và Liên Xô thỏa thuận là Liên Xô sẽ từ bỏ tham vọng trên vùng đất từ biên giới mới tới Warsaw, và để đổi lại, Litva sẽ phải nằm trong vùng ảnh hưởng của Liên Xô. Liên Xô công khai ủng hộ hành động gây hấn của Đức, và ngoại trưởng Liên Xô Molotov tuyên bố sau khi Ba Lan đã bị đánh bại:
Nước Đức, với 80 triệu dân, đã chinh phục một số quốc gia láng giềng bằng uy thế tuyệt đối của mình và bằng sức mạnh quân sự, và như vậy đã trở thành một đối thủ đáng gờm cho các đế quốc chính ở châu Âu là Anh và Pháp. Đó là lý do vì sao họ tuyên chiến với Đức với cái cớ là thi hành các nghĩa vụ của họ với Ba Lan. Tuy nhiên, hơn bao giờ hết, mục tiêu của các quốc gia trên rõ ràng là hoàn toàn khác xa với việc bảo vệ Ba Lan hay Tiệp Khắc[23]
Ngày 17 tháng 9 năm 1939, sức kháng cự của Ba Lan bị bẻ gãy, hy vọng cuối cùng của Ba Lan là rút lui và tái tập hợp dọc theo đầu cầu Romania. Tuy nhiên, kế hoạch này trở nên lỗi thời chỉ trong một đêm, khi hơn 800 ngàn quân Liên Xô tiến công với hai Phương diện quân Belarussia và Ukrainia, đánh chiếm khu vực Kresy thuộc đông Ba Lan, vi phạm Hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau Liên Xô-Ba Lan, cũng như các hiệp ước quốc tế song phương và đa phương khác[24] Về mặt ngoại giao, Liên Xô tuyên bố họ hành động để "bảo vệ người Ukraina và Belarusia thiểu số ở miền đông Ba Lan trước bối cảnh thất bại của Ba Lan đã rõ ràng". Một lý do thực dụng hơn là những vùng đất phía Đông này vốn do Ba Lan chiếm của Nga trong Chiến tranh Nga-Ba Lan (1919-1921), Liên Xô muốn nhân cơ hội Ba Lan sắp bị Đức đánh bại để thu hồi lại những vùng đất này mà không cần phải đổ nhiều máu.
Lực lượng biên phòng Ba Lan bao gồm khoảng 25 tiểu đoàn được lệnh tránh giao tranh trực tiếp với Hồng quân và từ từ rút về biên giới Ba Lan-România. Tuy nhiên tại một số nơi đã diễn ra những trận đánh nhỏ như trận Grodno diễn ra từ ngày 21 tháng 9 đến 24 tháng 9, nơi dân chúng và binh sỹ Ba Lan tìm cách chặn đánh quân Liên Xô. Nhiều lính Ba Lan, gồm cả tù binh chiến tranh bị quân Liên Xô giết hại, trong đó có tướng Józef Olszyna-Wilczyński[25][26]. Ngoài ra, lợi dụng lúc Liên Xô tiến vào, Tổ chức những người dân tộc chủ nghĩa Ukraina đã nổi lên chống lại người Ba Lan. Các hoạt động này nhanh chóng được lực lượng NKVD (cảnh sát Bộ nội vụ Liên Xô) dập tắt.
Cuộc tiến công của Liên Xô là nhân tố quyết định khiến chính phủ Ba Lan hiểu rằng cuộc chiến đã ngã ngũ[10][10] Tuy nhiên chính phủ Ba Lan từ chối đầu hàng, thay vào đó ra lệnh tất cả các đơn vị quân đội di tản khỏi Ba Lan và tập hợp lại tại Pháp[10] Từ ngày 17 tháng 9 đến ngày 20 tháng 9, quân đội Ba Lan lại một lần nữa thảm bại trong trận Tomaszów Lubelski trước quân Đức, trận đánh có quy mô lớn thứ hai trong cuộc chiến, sau trận Bzura[27]. Ngày 22 tháng 9, thành phố Lwów bị Liên Xô chiếm (thành phố này đã bị quân Đức tấn công từ tuần trước nhưng sau đó Đức đã nhường lại cho Liên Xô tấn công).[28][29]
Thủ đô Warsaw anh dũng kháng cự lại cuộc vây hãm của Đức cho đến ngày 28 tháng 9. Pháo đài Modlin phía bắc Warsaw bị chiếm ngày 29 tháng 9 sau 16 ngày chiến đấu ác liệt. Nhiều đơn vị đồn trú đã giữ được vị trí trong một thời gian dài bị quân Đức bao vây, cô lập như Westerplatte, Oksywie hay Hel. Trong tuần cuối cùng của tháng 9, Hitler đã có 1 bài diễn văn tại thành phố Danzig:
Ba Lan sẽ không bao giờ gượng dậy nổi như sau hòa ước Versailles. Điều này được đảm bảo chắc chắn không chỉ bởi Đức, mà còn bởi Nga.[30]
Mặc dù quân Ba Lan giành được thắng lợi trong trận đánh nhỏ Szack, ngày 28 tháng 9, Hồng quân Liên Xô đã tiến đến vùng ranh giới là sông Narew, Vistula và San, sau khi tiêu diệt hết các sỹ quan và hạ sỹ quan Ba Lan trong trận đánh này, và gặp quân Đức tiến theo hướng ngược lại tại nhiều nơi. Một số vị trí của quân đội Ba Lan phòng thủ tại thung lũng Hel trên bờ biển Baltic đã kiên cường kháng cự lại quân Đức đến ngày 2 tháng 10. Cuối cùng vào ngày 6 tháng 10, tướng Ba Lan Franciszek Kleeberg đầu hàng sau trận Kock diễn ra suốt 4 ngày tại Lublin, giữa Đức và Ba Lan. Đến đây thì cuộc tấn công của Đức Quốc xã và Liên Xô vào Ba Lan chính thức kết thúc sau hơn một tháng giao tranh.

Kết quả

Thất bại của Ba Lan là hậu quả không thể tránh khỏi của chính quyền Ba Lan do những ảo tưởng của họ về sự trợ giúp của đồng minh, cũng như sự đánh giá quá cao khả năng của quân đội Ba Lan cho một sự kháng cự lâu dài.
Sau cuộc tấn công, lãnh thổ Ba Lan bị phân chia giữa Đức Quốc xã, Liên Xô, LitvaSlovakia. Phần phía tây Ba Lan do 1 toàn quyền người Đức cai trị. Ngày 28 tháng 9 1939, tại Moskva đã diễn ra lễ kí kết hiệp ước thiết lập đường biên giới giữa Liên Xô và Đức. Theo hiệp ước này, phần lãnh thổ phía đông Ba Lan với diện tích 200 280 km² được trao cho Liên Xô. Ngoài ra, 2 nước này còn tiếp tục thỏa thuận với nhau về việc phân chia khu vực ảnh hưởng ở Litva. Ngày 12 tháng 11 1939, Xôviết tối cao Liên Xô đã chấp nhận đề nghị của Hội nghị Nhân dân Tây Ukraine và Hội nghị Nhân dân Tây Belarus về việc sáp nhập vùng tây Ukraine và tây Belarus thuộc miền đông Ba Lan vào nước Cộng hòa xôviết UkraineCộng hòa xôviết Belarus thuộc Liên Xô.[32]. Tuy nhiên đây chỉ là hành động hợp thực hóa cho sự tấn công của Liên Xô.
Mặc dù khu vực ảnh hưởng của Nga và Đức bị ngăn cách bởi một dòng sông nhưng Hồng quân và lính Đức vẫn gặp nhau trong nhiều trường hợp. Một trong những sự kiện được nhắc đến nhiều nhất là sự kiện ngày 22 tháng 9 tại Brest-Litovsk. Quân đoàn thiết giáp Panzer số 19 dưới quyền chỉ huy của Heinz Guderian đã chiếm thành phố này mặc dù nó thuộc về vùng ảnh hưởng của Liên Xô. Do đó khi lữ đoàn thiết giáp 29 Liên Xô do Semyon Krivoshein tiến đến, 2 bên đã dàn xếp để quân Đức rút lui và Hồng quân tiến vào. 2 đội quân này trong lúc gặp nhau đã giơ tay chào lẫn nhau.[33] Tại đây, các sĩ quan Đức và Liên Xô còn cùng nhau tổ chức 1 cuộc duyệt binh mừng chiến thắng trước khi quân Đức rút lui.[8] Tuy nhiên, cũng có vài cuộc đụng độ xảy ra như sự kiện 1 trung đoàn Đức tấn công 1 đội do thám thuộc lữ đoàn thiết giáp 24 của Liên Xô tại Lviv nhưng sau một vài thương vong, cuộc đụng độ được hòa giải. Quân Đức nhanh chóng rút khỏi nơi này còn Liên Xô chiếm Lviv vào ngày 22 tháng 9.
Cảnh sát và những người dân thường Ba Lan bị Hồng quân bắt giữ vì được xem là kẻ thù của nhân dân
. 66.000 lính Ba Lan đã chết trong các cuộc giao tranh. Ngoài ra còn có 660.000 người bị Đức và Liên Xô bắt làm tù binh. 120 000 lính Ba Lan đã chạy trốn được sang RomâniaHungary, 20.000 người chạy sang LatviaLitva trong khi chính phủ Ba Lan buộc phải sống lưu vong tại Luân Đôn. Thương vong của Đức là 16.000 người chết và 27.000 người bị thương. Đất nước Ba Lan bị tàn phá nặng nề, nhất là những khu vực chịu sự không kích của không quân Đức.
Trong suốt thời kì chiếm đóng của Đức và Liên Xô, nhiều nhóm người Ba Lan vẫn bền bỉ kháng chiến. Phong trào chống Đức diễn ra sôi nổi, đặc biệt là những hoạt động của tổ chức Armia Krajowa (tạm dịch là "Quân đội trong nước"), thành lập vào tháng 2 1942 có nguồn gốc từ tổ chức Służba Zwycięstwu Polski (tạm dịch là "Sự giúp sức cho chiến thắng của Ba Lan") do tướng Michał Karaszewicz-Tokarzewski thành lập ngay từ 27 tháng 9 1939.[34].Ngoài tổ chức này, còn nhiều tổ chức kháng chiến khác hoạt động tại Ba Lan[35] Sự kiện do AK thực hiện gây chấn động nhất là cuộc khởi nghĩa Warsaw vào ngày 1 tháng 8 1944 nhằm giải phóng thủ đô Warsaw từ tay Đức Quốc xã nhưng cuộc khởi nghĩa này đã thất bại và bị đàn áp đẫm máu với 16.000 người khởi nghĩa chết và 6,000 người bị thương.[36]. Tổ chức này hoạt động đến ngày 20 tháng 1 1945 khi Hồng quân Liên Xô trên đường truy kích Đức tiến vào Ba Lan, tạo điều kiện cho Đảng cộng sản Ba Lan lên nắm quyền và đàn áp tổ chức nhằm giành quyền lãnh đạo hoàn toàn Ba Lan.
Tình hình tại khu vực phía đông của Liên Xô thì phức tạp hơn. Một mặt, những người gốc Ukraina và Belarus hoan nghênh Hồng quân vì họ và dân tộc Nga có quan hệ gần gũi (nhóm chủng tộc đông Slav) và cùng thuộc về Đế quốc Nga trước kia. Nhưng ngược lại, người gốc Ba Lan (chủng tộc Tây Slav) thì coi Liên Xô là kẻ chiếm đóng. Tại phía đông, Liên Xô ít gặp chống đối vì người gốc Ukraina và Belarus chiếm đa số tại đây. Trong khi đó ở phía tây, khu vực người gốc Ba Lan đông hơn, phong trào chống Liên Xô phát triển mạnh trong thời gian chiếm đóng của Liên Xô. Nhiều người tại khu vực này đã bị giết, bị bắt, trục xuất hoặc cho vào các trại lao động khổ sai.
Cuộc tấn công Ba Lan đã chính thức mở đầu cho chiến tranh thế giới thứ hai. Thắng lợi nhanh chóng của Đức Quốc xã khiến cho thế giới phải sững sờ khi chưa đầy 1 tháng, quân đội Đức đã nghiền nát 1 nước có lục quân đứng hàng thứ 5 ở Châu Âu. Dư luận phải ấn tượng rất lớn trước sự chóng vánh của chiến thắng vẻ vang của nền Đệ tam Đế chế Đức.[11] Tuy nhiên, các lãnh đạo cấp cao của quân đội Đức vẫn chưa thể hài lòng với chiến thắng và cho rằng quân Đức cần phải có 1 chương trình huấn luyện nhanh chóng sửa đổi những khiếm khuyết đã mắc ở Ba lan để có thể đương đầu với các trận đánh lớn sắp tới với Anh-Pháp. Mặt khác, nước Đức giờ đây phải đương đầu với sự phong tỏa của Anh-Pháp khiến cho nhập khẩu của Đức giảm mạnh, nhất là xăng, dầu mà Đức đang thiếu trầm trọng. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến Đức mở cuộc tấn công Scandinavia, Pháp và các nước Vùng đất thấp năm 1940. Không lâu sau khi nước Đức hoàn toàn hạ nốc ao Pháp trong Trận chiến nước Pháp, thuật ngữ "Blitzkrieg" (Chiến tranh Chớp nhoáng) ra đời trong từ điển tiếng Anh nhằm chỉ học thuyết chiến tranh của nền Đệ tam Đế chế Đức hồi ấy.[11]

Tội ác chiến tranh của cuộc tấn công

Tội ác của Đức

Người dân Ba Lan bị lính Đức xử tử tháng 10 1939
Cuộc tấn công Ba Lan đã gây ra nhiều thương vong cho dân thường trong và cả sau cuộc chiến. Không những khắc họa sự chiến đấu xuất sắc của Quân đội Đức Quốc Xã mà cuộc tấn công này còn thể hiện tội ác của họ.[6] Lực lượng không quân Đức Quốc xã Luftwaffe đã tiến hành không kích vào các khu dân cư và thậm chí là các đoàn người tị nạn để nhằm khủng bố tinh thần người dân. Ngay trong ngày đầu tiên của cuộc chiến, 1200 người, chủ yếu là dân thường tại thị trấn Viên đã chết sau cuộc tấn công kinh hoàng của Luftwaffe. Ngoài việc tàn sát dân thường qua các cuộc không kích, lực lượng SSWehrmacht của quân đội Đức còn tiến hành xử tử hàng ngàn tù binh và những người dân bị chúng khép tội chống đối. Trong 1 chiến dịch thanh trừng người Ba Lan, 760 địa điểm tử hình đã được thành lập và trong chiến dịch đó, 20.000 người Ba Lan đã bị xử bắn. Ước tính có khoảng 150.000 thường dân Ba Lan chết trong cuộc giao tranh[37], trong khi thiệt hại về thường dân Đức là khoảng 3.250 người (bao gồm cả 2.000 người thuộc "đạo quân thứ năm" chết trong khi chiến đấu chống lại quân đội Ba Lan.[38]
Tuy nhiên, chính ách thống trị tàn bạo của phát xít Đức từ năm 1939 đến năm 1945 mới là nguyên nhân gây ra cái chết của 6 triệu người Ba Lan (20% dân số nước này và 90% dân số Do Thái). Hàng loạt các trại tập trung đã ra đời, trong đó lớn nhất và nổi tiếng nhất là Auschwitz (tên Ba Lan là Oswiecim) ra đời ngày 20 tháng 5 1940. Trại này nằm gần thành phố Kraków, cách Warsaw về phía nam 268 km. Trong thời gian tồn tại cho đến tháng 1 1945, trại tập trung này đã giết chết 3 triệu người, ngoài người Ba Lanngười Do Thái còn có người Nga, người Hungary, người Hi Lạp, người Trung Quốc, người Pháp, người Mỹ,... Ngày nay, chính phủ Ba Lan đã cho bảo lưu toàn bộ di tích trại tập trung này để tố cáo tội ác của phát xít Đức tại Ba Lan trong thế chiến thứ hai. Tù nhân tại các trại này ngoài chết vì bị tra tấn hoặc bằng hơi ngạt còn bị quân Đức dẫn đến các bìa rừng, xả súng tàn sát hàng loạt rồi chôn một cách sơ sài.

Tội ác của Liên Xô

Bản danh sách được Lavrentiy Beria gửi đến Joseph Stalin ngày 5 tháng 3 1940 đề nghị tử hình các sĩ quan Ba Lan
Trong quá trình Hồng quân Liên Xô chiếm miền Tây UkrainaBelarus, thoạt tiên Hồng quân được cư dân Ukraina và Belorusia ở đây nhiệt tình chào đón, tình hình này thay đổi khi Liên Xô bắt đầu áp đặt chế độ kiểm soát chính trị lên các vùng này, cũng như sự thành lập các nhóm chống Xô viết của người Ba Lan. Việc đó dẫn đến các phong trào chống Liên Xô ở các vùng mà nay là Tây Ukraina. Hơn một triệu người Ba Lan đã chết hoặc bị trục xuất khỏi nhà cửa. Những người bị cho là có thể gây nguy hiểm bị buộc phải vào các Xô viết, cưỡng bức tái định cư, bị đưa vào các trại lao động hoặc bị giết. Ngoài ra việc tấn công người Ba Lan còn tái diễn khi Hồng quân đánh đuổi quân Đức khỏi Đông Ba Lan năm 1944, với việc Liên Xô tiêu diệt nhóm kháng chiến quân Ba Lan của Armia Krajowa, do họ đã quay sang chống lại Hồng quân sau khi Đức rút lui.
Ngày nay, Ba Lan đã bắt đầu một cuộc điều tra về cuộc thảm sát Katyn, sự kiện xử tử hàng chục ngàn sĩ quan Ba Lan tại rừng Katyn rồi chôn vào các nấm mồ tập thể năm 1940.[39] Ngày 5 tháng 3 1940, dân ủy Bộ Nội vụ Liên Xô (NKVD) Lavrenty Beria gửi một danh sách mang mã số 794/B (794/Б) cho Stalin. Trong đó, người gửi đưa ra nhận định rằng các tù binh Ba Lan tại miền Tây Ukraina và Belorussia (gồm 14.736 người, 97% là người Ba Lan), cũng như những tù nhân đang bị giam trong tù (18.632 người, trong đó có 1.207 sĩ quan quân đội, tổng cộng 57% là người Ba Lan) đều là kẻ thù của chính quyền Xô Viết và không thể cải tạo được nên đề nghị tử hình 14.700 tù binh và 11.000 tù nhân.[40].
Đến năm 1987, được sự đồng tình của lãnh đạo Liên Xô Gorbachev, một ủy ban liên hợp Ba Lan – Liên Xô đã được thành lập với nhiệm vụ tìm hiểu và làm sáng tỏ thực tế. Cuối cùng, thông báo của Hãng Thông tấn Liên Xô (TASS) ngày 14 tháng 4 1990 đã đưa ra một bước tiến trong vụ này: các lãnh tụ Liên Xô chính thức tuyên bố Beria (chỉ huy mật vụ Liên Xô khi đó, năm 1953 đã bị Nhà nước Liên Xô xử tử vì tội lạm sát và âm mưu đảo chính) và các đồng sự phải chịu trách nhiệm về cái chết của các sĩ quan Ba Lan tại Katyn.[41].

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ a ă Переслегин. Вторая мировая: война между реальностями.- М.:Яуза, Эксмо, 2006, с.22; Р. Э. Дюпюи, Т. Н. Дюпюи. Всемирная история войн. — С-П,М: АСТ, кн.4, с.93
  2. ^ a ă â Ministry of Foreign Affairs. The 1939 Campaign Polish Ministry of Foreign Affairs, 2005
  3. ^ a ă 1 số nguồn tài liệu không giống giau cho những số liệu khác nhau do đó con số này chỉ là con số ước tính gần đúng cho sức mạnh của 2 bên. Con số phổ biến nhất trong phạm vị khác biệt trên là: Đức 1.500.000 (con số chính thức của Bộ ngoại giao Ba Lan)- hoặc 1.800.000. Số xe tăng Ba Lan: 100–880, 100 là số xe tăng hiện đại, 880 là bao gồm cả các xe tăng từ thế chiến thứ nhất và tankettes. Tất cả các số liệu này đều có nguồn từ Encyklopedia PWN, bài viết trong 'Kampania Wrześniowa 1939' hoặc từ website của bộ ngoại giao Ba Lan.
  4. ^ E.R Hooton, p85
  5. ^ a ă 1 số nguồn tài liệu khác nhau cho những số liệu không giống nhau. Con số phổ biến nhất trong phạm vi khác biệt trên là: thương vong của Ba Lan — 63.000 đến 66.300 người chết, 134.000 người bị thương; Đức- số người chết từ 8.082 tới 16.343, với số người mất tích từ 320 tới 5.029, tổng cộng thương vong vào khoảng 45.000. Sự không nhất quán trong ước tính số thương vong phía Đức có thể do thực tế rằng nhiều số liệu của Đức đã đưa luôn số lính Đức mất tích sau chiến tranh vào. Ngày nay con số phổ biến nhất và được chấp nhận là 16.343 lính Đức chết trong chiến đấu. Con số chính thức Liên Xô đưa ra là khoảng 737–1.475 người chết hoặc mất tích, và 1.859–2.383 người bị thương. Khoảng 420.000 tù binh Ba Lan đã bị người Đức bắt, con số này về phía Liên Xô là 250.000, tổng công số tù binh Ba Lan vào khoảng 660.000–690.000. Về trang thiết bị kỹ thuật, Đức mất khoảng 236 xe tăng và 1.000 phương tiện chuyên chở trong khi Ba Lan mất 132 xe tăng và 300 phương tiện chuyên chở, 107–141 máy bay Đức và 327 máy bay Ba Lan (118 khu trục cơ) (PWN Bách khoa toàn thư của Ba Lan cho số liệu mất 700 máy bay). Đức mất 1 tàu bắn thủy lôi nhỏ trong khi Ba lan mất 1 khu trục hạm (ORP Wicher), 1 tàu bắn thủy lôi (ORP Gryf) và 1 số tàu tiếp tế. Liên Xô mất chừng 42 xe tăng trong khi hàng trăm chiếc khác lại gặp vấn đề về kỹ thuật.
  6. ^ a ă Steven J. Zaloga, Howard Gerrard, Poland 1939: The Birth of Blitzkrieg, trang 89
  7. ^ Baliszewski, Most honoru
  8. ^ a ă Fischer 1999–2000
  9. ^ Cienciala, Anna M. (2004). “The Coming of the War and Eastern Europe in World War II”. University of Kansas. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2006.
  10. ^ a ă â b Bản mẫu:Wikiref
  11. ^ a ă â Steven J. Zaloga, Howard Gerrard, Poland 1939: The Birth of Blitzkrieg, trang 87
  12. ^ [1]
  13. ^ [2] Người Ba Lan không tin vào Hitler và những ý định giúp đỡ của ông ta.[3]
  14. ^ Bombers of the Luftwaffe, Joachim Dressel and Manfred Griehl, Arms and Armour, 1994
  15. ^ The Flying pencil, Heinz J. Nowarra, Schiffer Publishing,1990,p25
  16. ^ Adam Kurowski 'Lotnictwo Polskie 1939' 129 chiếc P-11 (+43 chiếc dự trữ), 30 P-7 (+85 dự trữ), 118 máy bay ném bom nhẹ P-23 Karaś, 36 máy bay ném bom P-37 Łoś (tuy nhiên chỉ 1 số ít được sử dụng trong chiến đấu), 84 máy bay trinh sát RXIII Lublin, RWD14 Czapla (+115 dự trữ)
  17. ^ 4. Phi đoàn Ba Lan số 303 "Kościuszko", 1 phi đoàn thành lập bởi những phi công Ba Lan tại Anh trong thời gian 2 tháng sau khi trận chiến nước Anh bắt đầu và phi đoàn này nổi tiếng bới đã đạt thành tích tiêu diệt được nhiều máy bay địch nhất trong cuộc chiến so với các phi đoàn khác.
  18. ^ (tiếng Ba Lan) Henryk Piątkowski (1943). Kampania wrześniowa 1939 roku w Polsce. Jerusalem: Sekcja Wydawnicza APW. tr. 39.
  19. ^ (tiếng Anh) Count Edward Raczyński (1948). The British-Polish Alliance; Its Origin and Meaning. London: Mellville Press.
  20. ^ E.R Hooton, p87
  21. ^ a ă E.R Hooton, p91
  22. ^ Bức điện tín: Từ đại sứ quán Đức tại Liên Xô, (Schulenburg) đến Bộ ngoại giao Đức. Moscow, 10 tháng 9, 1939-9:40 p. m. và Điện tín 2: Từ đại sứ quán Đức tại Liên Xô, (Schulenburg) đến Bộ ngoại giao Đức. Moscow, 16 tháng 9, 1939. Nguồn: Dự án Avalon tại trường Luật Yale. Lần truy cập cuối 14 tháng 11 2006
  23. ^ Báo cáo của Molotov ngày 29 tháng 3 năm 1940 http://www.histdoc.net/history/molotov.html
  24. ^ 1 số hiệp ước quốc tế khác bị Liên Xô vi phạm: quy định của Hội quốc Liên(Liên Xô trở thành thành viên năm 1934), Thỏa thuận Briand-Kellogg năm 1928 và định nghĩa sự tấn công ra đời tại London 1933London Convention on the Definition of Aggression; xem thêm: (tiếng Anh) Tadeusz Piotrowski (1997). Poland's Holocaust: Ethnic Strife, Collaboration with Occupying Forces and Genocide.... McFarland & Company. ISBN 0-7864-0371-3.
  25. ^ Sanford, p. 23; (tiếng Ba Lan) Olszyna-Wilczyński Józef Konstanty, Encyklopedia PWN. Truy cập 14 tháng 11 năm 2006.
  26. ^ (tiếng Ba Lan) Śledztwo w sprawie zabójstwa w dniu 22 września 1939 r. w okolicach miejscowości Sopoćkinie generała brygady Wojska Polskiego Józefa Olszyny-Wilczyńskiego i jego adiutanta kapitana Mieczysława Strzemskiego przez żołnierzy b. Związku Radzieckiego. (S 6/02/Zk) Polish Institute of National Remembrance
  27. ^ The Vickers Mk. E light tank in the Polish service. Private Land Army Research Institute. Truy cập 11 tháng 3 năm 2007
  28. ^ (tiếng Ba Lan) Artur Leinwand (1991). “Obrona Lwowa we wrześniu 1939 roku”. Instytut Lwowski. Truy cập 16 tháng 7 2007.
  29. ^ Ryś, p 50
  30. ^ Seven Years War?, Tạp chí TIME, 2 tháng 10, 1939
  31. ^ Erich von Manstein, Lost Victories, trans. Anthony G. Powell (Chicago: Henry Regnery, 1958), trang 46
  32. ^ Lê Văn Quang, sđd trang 163
  33. ^ Кривошеин С.М. Междубурье. Воспоминания. Воронеж, 1964. (Krivoshein S. M. Between the Storms. Memoirs. Voronezh, 1964. in Russian); Guderian H. Erinnerungen eines Soldaten Heidelberg, 1951 (in German — Memoirs of a Soldier in English)
  34. ^ (tiếng Ba Lan) Armia Krajowa
  35. ^ Tomasz Strzembosz, Początki ruchy oporu w Polsce. Kilka uwag. In Krzysztof Komorowski (ed.), Rozwój organizacyjny Armii Krajowej, Bellona, 1996, ISBN 83-11-08544-7
  36. ^ (tiếng Ba Lan) Jerzy Kirchmayer (1978). Powstanie warszawskie. Warsaw: Książka i Wiedza. tr. 576. ISBN 830511080X.
  37. ^ Poland's Holocaust: Ethnic Strife, Collaboration with Occupying Forces and Genocide in the Second Republic, 1918-1947 Tadeusz Piotrowski trang 301 McFarland, 1998
  38. ^ (tiếng Ba Lan) Tomasz Chinciński, Niemiecka dywersja w Polsce w 1939 r. w świetle dokumentów policyjnych i wojskowych II Rzeczypospolitej oraz służb specjalnych III Rzeszy. Część 1 (marzec–sierpień 1939 r.). Pamięć i Sprawiedliwość. nr 2 (8)/2005
  39. ^ Ba Lan điều tra thảm sát Katyn
  40. ^ VỤ THẢM SÁT KATYN DƯỚI ÁNH SÁNG NHỮNG TƯ LIỆU LỊCH SỬ (2)
  41. ^ VỤ THẢM SÁT KATYN DƯỚI ÁNH SÁNG NHỮNG TƯ LIỆU LỊCH SỬ (8)

Sách tham khảo

Liên kết ngoài




Terry Fox

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Terry Fox

Terry Fox tại Toronto trong cuộc Marathon Hy vọng xuyên Canada (tháng 7 năm 1980).
Sinh Terrance Stanley Fox
28 tháng 7, 1958
Winnipeg, Manitoba, Canada
Mất 28 tháng 6, 1981 (22 tuổi)
New Westminster, British Columbia, Canada
Nguyên nhân mất Di căn Xacôm xương
Học vị Simon Fraser University
Nổi tiếng vì Cuộc chạy Terry Fox
Danh hiệu Huân chương Canada
Terrance Stanley "Terry" Fox (28 tháng 7, 1958 – 28 tháng 6, 1981) là một nhà hoạt động nhân đạo và vận động viên người Canada. Năm 1980, với một chân bị cắt bỏ phải sử dụng chân giả, Terry Fox đã thực hiện một cuộc chạy xuyên Canada để quyên tiền và kêu gọi sự chú ý của người dân Canada với việc nghiên cứu chữa trị ung thư. Mặc dù căn bệnh ung thư di căn cuối cùng đã khiến Fox phải chấm dứt cuộc hành trình sau 143 ngày, 5.373 km và không lâu sau đó đã cướp đi mạng sống của anh, những nỗ lực của Terry Fox đã đem lại một di sản lâu dài ở tầm quốc tế. Đó là Cuộc chạy Terry Fox (Terry Fox Run), vốn được tổ chức lần đầu năm 1981 tại Canada, nay đã được tổ chức thường niên ở trên 60 quốc gia với hàng triệu người tham gia, Cuộc chạy Terry Fox được coi là cuộc vận động một ngày quyên tiền cho nghiên cứu chữa trị ung thư lớn nhất thế giơiis, trên 500 triệu đô la Canada đã được quyên góp từ hoạt động này.
Fox là một vận động viên chạy việt dã và bóng rổ ở trường phổ thông của anh tại Port Coquitlam, British Columbia và sau đó là tại Đại học Simon Fraser. Người ta phải cắt cụt chân phải của Fox vào năm 1977 sau khi anh bị chẩn đoán mắc Xacôm xương, một thể ung thư xương, tuy nhiên Terry Fox vẫn tiếp tục chạy với chân giả và anh còn chơi cho đội bóng rổ xe lănVancouver và giành ba chức vô địch quốc gia.
Năm 1980, Terry Fox bắt đầu cuộc chạy Marathon Hy vọng (Marathon of Hope), đây là cuộc chạy xuyên Canada để quyên tiền cho hoạt động nghiên cứu chữa trị ung thư. Foxx hy vọng rằng anh sẽ quyên được 1 đô la từ mỗi người dân Canada, vốn lúc đó có 24 triệu dân. Khởi đầu với không nhiều sự chú ý từ công chúng, Fox xuất phát từ St. John's, Newfoundland vào tháng 4 và hàng ngày chạy qua quãng đường tương đương một cuộc chạy marathon. Khi Fox đến Ontario thì anh đã trở thành một ngôi sao của quốc gia, anh xuất hiện nhiều lần trước công chúng cùng các thương gia, vận động viên và chính trị gia trong nỗ lực quyên tiền. Tới tháng 9 thì Terry Fox buộc phải ngừng cuộc chạy của anh ở bên ngoài Thunder Bay khi ung thư đã di căn tới phổi. Những hy vọng vượt qua căn bệnh và hoàn thành cuộc hành trình của Terry Fox chấm dứt khi anh qua đời 9 tháng sau đó vào ngày 28 tháng 6 năm 1981.
Fox là người trẻ nhất trong lịch sử Canada được trao Huân chương Canada (Companion of the Order of Canada), danh hiệu cao quý nhất trong số các danh hiệu không phải là phần thưởng cá nhân của Chế độ quân chủ Canada. Năm 1980 anh được trao Giải Lou Marsh (Lou Marsh Award), giải thưởng dành cho vận động viên thể thao của năm tại Canada, và anh được vinh danh là Canada's Newsmaker of the Year (Người nổi bật nhất truyền thông Canada của năm) trong hai năm liên tiếp 1980 và 1981. Được xem là một anh hùng của dân tộc, rất nhiều tòa nhà, con đường và công viên tại Canada đã được đặt theo tên của Terry Fox để vinh danh anh.

Tiểu sử

Terry Fox sinh ngày 28 tháng 7 năm 1958 tại Winnipeg, Manitoba trong gia đình của ông bà Rolly và Betty Fox. Rolly là một công nhân bẻ ghi của Công ty Đường sắt Quốc gia Canada (Canadian National Railway).[1] Terry có một anh trai, Fred, một em trai, Darrell, và một em gái, Judith.[2] Gia đình Terry Fox chuyển tới Surrey, British Columbia năm 1966 và sau đó định cư tại Port Coquitlam năm 1968.[2] Bố mẹ của Terry là những người hết lòng chăm lo cho gia đình, và bà Betty Fox luôn dành sự che chở đặc biệt cho các con của mình; chính thông qua bà mà Terry Fox đã hình thành quyết tâm mạnh mẽ đối với bất cứ nhiệm vụ gì mà anh đã cam kết thực hiện.[3] Bố của Terry nhớ lại rằng anh là người có tính ganh đua rất cao, anh ghét thua cuộc tới mức mà Terry sẽ tiếp tục làm một việc gì đó tới tận khi anh thành công.[4]
Terry Fox là người rất ham mê thể thao, ngay từ bé Terry đã chơi bóng đá, bóng bầu dụcbóng chày.[5] Anh thích thú nhất là môn bóng rổ và tuy thời đó chỉ cao chừng 1,5 mét và chơi không giỏi, Fox vẫn nỗ lực vào được đội tuyển bóng rổ của trường vào năm lớp 8. Giáo viên thể dục và huấn luyện viên bóng rổ của Terry Fox tại Trường trung học cơ sở Mary Hill (Mary Hill Junior High School) cảm thấy rằng Terry thích hợp hơn với môn chạy đường dài và khuyến khích anh luyện tập môn thể thao này. Fox không có chút hứng thú nào với chạy việt dã, nhưng anh vẫn luyện tập nó vì anh tôn trọng huấn luyện viên của mình và muốn làm ông hài lòng.[6] Terry vẫn quyết tâm tiếp tục chơi bóng rổ, mặc dù anh chỉ là dự bị cuối cùng của đội. Trong mùa giải năm lớp 8, Terry chỉ được chơi duy nhất một phút nhưng anh đã dành cả mùa hè để cải thiện trình độ chơi bóng rổ của mình. Lên lớp 9 thì Terry Fox đã được chơi trong đội hình chính thức và đến lớp 10 thì đã có một vị trí trong đội hình xuất phát.[7] Đến lớp 12 thì Terry Fox giành giải Vận động viên của năm của trường phổ thông của anh bên cạnh người bạn thân Doug Alward.[2]
Mặc dù ban đầu Terry Fox không chắc việc anh có muốn vào đại học hay không, mẹ anh đã thuyết phục con trai đăng ký vào Đại học Simon Fraser, tại đây Terry học ngành Khoa học vận động (kinesiology) để trở thành một giáo viên thể dục.[8] Terry cũng thử sức với tuyển trẻ bóng rổ của trường, nhờ sự quyết tâm của mình mà anh đã có được vị trí cao hơn những vận động viên trội hơn về thể chất.[2]
Ngày 12 tháng 11 năm 1976, trên đường lái xe về nhà tại Port Coquitlam, Terry Fox mất tập trung vì công trình xây dựng cầu ở gần đó và đâm vào đuôi một chiếc xe bán tải. Mặc dù xe của Terry bị hỏng hoàn toàn nhưng anh chỉ bị đau ở đầu gối phải. Tới tháng 12 thì anh lại cảm thấy đau nhức nhưng vẫn bỏ qua nó cho tới hết mùa bóng rổ.[9] Đến tháng 3 năm 1977 thì chỗ đau đã trở nên dữ dội và Terry Fox phải tới bệnh viện, nơi anh bị chẩn đoán mắc Xacôm xương, một thể ung thư thường khởi phát gần đầu gối.[2] Fox tin rằng tai nạn ô tô đã làm suy yếu đầu gối của anh và khiến nó dễ bị tổn thương bởi bệnh tật mặc dù các bác sĩ của anh đã lập luận rằng không hề có một mối quan hệ nào như vậy.[10] Người ta nói với Terry rằng chân phải của anh phải bị cắt bỏ, bản thân Terry sẽ phải trải qua trị liệu hóa chất và rằng những tiến bộ y học giúp anh có 50% cơ hội sống sót. Fox được biết rằng chỉ 2 năm trước thôi thì cơ hội sống sót trong trường hợp như anh chỉ là 15%, sự cải thiện cơ hội sống sót đã gây ấn tượng cho Terry về giá trị của việc nghiên cứu chữa trị ung thư.[11]
Chỉ ba tuần sau khi chân phải bị cắt bỏ, Terry Fox đã đi lại với sự giúp đỡ của chiếc chân giả.[2] Sau đó anh tiến tới tập chơi golf cùng bố mình.[12] Các bác sĩ đã ấn tượng với quan điểm tích cực của Terry và đánh giá rằng nó đã góp phần vào sự phục hồi nhanh chóng của anh.[13] Terry Fox đã phải trải qua 16 tháng trị liệu hóa chất, anh coi quãng thời gian lưu lại cơ sở của Cơ quan Kiểm soát Ung thư British Columbia là quãng thời gian khó khăn khi mà Terry phải chứng kiến những người bạn cũng là bệnh nhân ung thư như anh phải chịu đau đớn và qua đời vì căn bệnh này.[14] Fox kết thúc giai đoạn trị liệu với một mục đích mới: Anh cảm thấy mình mắc nợ những tiến bộ y học cho sự tồn tại của mình và hy vọng rằng mình sẽ sống sao cho giúp được những người khác tìm thấy động lực sống.[15]
Mùa hè năm 1977 Rick Hansen, lúc đó đang làm việc cho Hiệp hội Thể thao Xe lăn Canada (Canadian Wheelchair Sports Association), đã mời Terry Fox thử chơi cho đội bóng rổ xe lăn của anh.[16] Mặc dù đang phải trải qua trị liệu hóa chất vào thời điểm đó, năng lượng của Fox vẫn làm Hansen phải ấn tượng.[2] Chỉ chưa đầy hai tháng học chơi môn thể thao này, Foxx đã được gọi vào đội tuyển tham gia giải vô địch quốc gia ở Edmonton.[17] Terry đã giành được 3 danh hiệu vô địch quốc gia cùng đội bóng này,[2] và được bầu chọn vào đội hình ngôi sao (all-star) bởi Hiệp hội Bóng rổ Xe lăn Bắc Mỹ (North American Wheelchair Basketball Association) vào năm 1980.[18]

Marathon Hy vọng

Tượng Terry Fox tại Công viên Beacon Hill, Victoria, British Columbia
Đêm trước cuộc phẫu thuật ung thư, Terry Fox nhận được một bài báo về Dick Traum, người cụt chân đầu tiên hoàn thành cuộc chạy Marathon New York.[2] Có được cảm hứng từ bài báo, Terry đã theo đuổi một chương trình luyện tập kéo dài 14 tháng, Terry nói với gia đình rằng anh có dự định tự mình hoàn thành một cuộc chạy marathon.[1] Riêng mình, Terry có một kế hoạch rộng hơn nhiều, những kinh nghiệm ở bệnh viện đã khiến Terry Fox tức giận vì số tiền ít ỏi được dành cho những nghiên cứu về ung thư. Anh dự định chạy xuyên Canada với hy vọng thúc đẩy được sự quan tâm của công chúng tới căn bệnh ung thư, một mục tiêu mà ban đầu Terry chỉ tiết lộ cho người bạn Doug Alward.[19]
Fox có một dáng chạy bất thường, vì anh phải nhảy lò cò trên chiếc chân còn tốt do các lò xo ở chiếc chân giả cần thời gian để hồi phục sau mỗi bước chạy.[20] Đối với Terry Fox giai đoạn luyện tập là quãng thời gian đau đớn vì áp lực phụ mà anh phải đặt lên cả chiếc chân còn tốt và phần chân cụt đã làm xây xước xương, rộp da và cơn đau nhức nhối. Terry nhận ra rằng cứ sau khoảng 20 phút chạy, anh lại vượt qua được ngưỡng đau và cuộc chạy trở nên dễ dàng hơn.[21]
Tháng 8 năm 1979, Fox hoàn thành một cuộc chạy marathon ở Prince George, British Columbia. Anh về đích cuối cùng, sau người chạy gần nhất tới 10 phút, nhưng những nỗ lực của Terry đã được đón nhận bằng những tràng pháo tay và cả nước mắt từ những người tham gia thi.[2] Sau cuộc chạy này, Terry đã tiết lộ toàn bộ kế hoạch của mình cho gia đình.[22] Mẹ anh đã can ngăn khiến cho anh tức giận, mặc dù sau đó bà đã ủng hộ kế hoạch của Terry. Bà nhớ lại: "Thằng bé nói, 'Con đã nghĩ rằng mẹ sẽ là một trong những người đầu tiên tin tưởng con.' Và tôi đã không tin tưởng nó. Tôi là người đầu tiên làm nó thất vọng".[23] Ban đầu Fox hy vọng rằng anh sẽ quyên được 1 triệu đô la[23] nhưng sau đó anh dự định quyên được 1 đô la từ mỗi người dân Canada, đất nước có 24 triệu dân vào lúc đó.[24]

Chuẩn bị

Ngày 15 tháng 10 năm 1979, Fox gửi một lá thư cho Hội Ung thư Canada (Canadian Cancer Society) trong đó anh tuyên bố mục tiêu của mình và đề nghị được hỗ trợ kinh phí. Anh nói rằng mình sẽ "chiến thắng" sự tàn tật của bản thân, và hứa sẽ hoàn thành cuộc chạy, ngay cả khi anh phải "bò đi những dặm cuối cùng". Để giải thích lý do tại sao anh muốn quyên tiền cho nghiên cứu, Fox mô tả lại kinh nghiệm của bản thân về quá trình điều trị ung thư:
Tôi sớm nhận ra rằng đó mới chỉ là một nửa cuộc hành trình của mình, dù tôi đã vượt qua 16 tháng thử thách cam go về cả thể chất và tinh thần với biện pháp hoá trị. Cảm giác bị xúm quanh và bị đẩy vào phòng khám ung thư dựng tôi dậy. Có những gương mặt mỉm cười can đảm, và những người đã mỉm cười buông xuôi. Có những cảm giác của hy vọng bị từ chối, và những cảm giác tuyệt vọng. Cuộc hành trình của tôi sẽ không phải là một cuộc hành trình cho cá nhân tôi. Tôi không thể b đi khi biết những gương mặt và những cảm giác ấy vẫn tồn tại, mặc dù tôi được tự do làm như vậy. Phải ngăn được những nỗi đau ở đâu đó... và tôi quyết định đem mình hiến dâng cho lý tưởng này.[25]
Fox không đưa ra lời hứa nào về việc những nỗ lực của anh sẽ dẫn đến chữa khỏi ung thư, nhưng anh kết thư bằng những lời sau: "Chúng tôi cần sự giúp đỡ của các ông. Bệnh nhân trong các phòng khám ung thư trên khắp thế giới cần những người tin vào điều kì diệu. Tôi không phải một kẻ mộng mơ, và tôi không nói rằng nó sẽ khởi đầu cho một câu trả lời dứt khoát hay một liệu pháp chữa lành căn bệnh này. Tôi tin vào những điều kì diệu. Tôi phải tin tưởng."[25] Hội Ung thư tỏ ra hoài nghi về quyết tâm của Fox, nhưng đồng ý hỗ trợ anh một khi anh có được nhà tài trợ và yêu cầu anh phải lấy giấy chứng nhận y tế từ một chuyên gia tim mạch rằng anh đủ khả năng thực hiện cuộc chạy. Fox được chẩn đoán mắc phình to tâm thất trái - bệnh tim lớn - một căn bệnh mà các vận động viên thường mắc phải. Các bác sĩ đã cảnh báo Fox về những nguy hiểm tiềm tàng mà anh phải đối mặt, mặc dù họ không coi căn bệnh của anh là một mối lo đáng kể. Các bác sĩ đã tán thành việc Terry tham gia chạy sau khi anh hứa sẽ dừng lại ngay khi cảm thấy có bất kì vấn đề nào về tim.[26]
Một bức thư thứ hai được gửi tới một số công ty để tìm kiếm tài trợ cho xe cộ, giày chạy và những chi phí khác của cuộc chạy.[27] Fox còn gửi những lá thư khác để tìm kiếm hỗ trợ tài chính nhằm mua một chiếc chân giả chuyên cho hoạt động chạy. Anh tiến hành việc đó trong nỗi biết ơn vì mình đã sống sót sau khi tiếp nhận điều trị. "Tôi nhớ hứa với bản thân rằng, tôi phải sống, tôi phải đứng dậy để đối mặt với thử thách mới (gây quỹ cho hoạt động nghiên cứu bệnh ung thư) này và chứng tỏ rằng mình xứng đáng với cuộc sống, một điều mà quá nhiều người coi là hiển nhiên."[27] Công ty xe hơi Ford ủng hộ bằng một chiếc campervan (ô tô trang bị như nhà ở lưu động) trong khi Imperial Oil tài trợ nhiên liệu, và Adidas cung cấp giày chạy.[28] Fox từ chối bất cứ công ty nào yêu cầu anh quảng cáo sản phẩm của họ, anh cũng không nhận bất cứ khoản quyên góp có điều kiện nào, anh nhấn mạnh rằng không ai được thu lợi từ cuộc chạy của mình.[3]

Chạy dọc Canada

Chặng đường chạy của Terry Fox ở Đông Canada. Anh xuất phát ở St. John's trên bờ biển phía Đông và chạy về hướng Tây.
Cuộc chạy marathon của Terry Fox bắt đầu vào ngày 12 tháng 4 năm 1980 khi Fox nhúng chân vào nước biển Đại Tây Dương ở gần St. John's, Newfoundland và đổ đầy hai chai nước biển với mục đích giữ một chai làm kỉ niệm và chai kia thì đổ xuống Thái Bình Dương khi kết thúc hành trình ở Victoria, British Columbia.[24] Người hỗ trợ Terry trong hành trình này là Doug Alward, anh lái một chiếc xe ô tô chạy theo Fox và nấu ăn cho bạn mình.[28]
Trong những ngày đầu tiên của cuộc chạy, Fox đã phải đối mặt với gió mạnh, mưa lớn và cả một cơn bão tuyết.[1] Ban đầu Terry Fox tỏ ý thất vọng về sự hưởng ứng mà anh nhận được, nhưng rồi sự động viên đã đến với Terry khi anh chạy tới Port aux Basques, Newfoundland, thành phố 10.000 dân này đã tặng cho anh món tiền quyên góp trị giá trên 10.000 đô la.[28] Trong suốt cuộc hành trình, Fox thường xuyên biểu lộ sự tức giận và thất vọng đến những điều mà anh coi có thể đe dọa cuộc chạy, và anh thường xuyên gây gổ với người bạn Alward. Khi hai người tới Nova Scotia thì họ chỉ còn hiếm khi trò chuyện với nhau và quyết định sắp xếp cho người em trai sôi nổi của Fox là Darrell, lúc đó 17 tuổi, tham gia làm trợ tá.[23] Fox rời các tỉnh ven biển ngày 10 tháng 6 và đối mặt với những thử thách mới khi đi vào Québec, đó là việc cả đoàn không có khả năng nói tiếng Pháp[29] và những tài xế ô tô liên tục buộc Terry phải rời khỏi đường cái.[30] Fox tới Montréal ngày 22 tháng 6, tới lúc này anh đã hoàn thành được một phần ba hành trình dài 8.000 km của mình và đã quyên được trên 200.000 đô la.[20] Terry quyết định lưu lại Montréal vài ngày vì Hội Ung thư Canada đã thuyết phục được anh rằng nếu Terry tới Ottawa vào đúng Ngày Canada thì việc đó sẽ hỗ trợ những nỗ lực quyên góp.[30]
Bia tưởng niệm tại Mốc dặm 0 (Mile 0) của cuộc hành trình tại St. John's.
Fox đi vào địa phận bang Ontario tại thành phố Hawkesbury vào ngày thứ Bảy cuối cùng của tháng 6. Anh được chào đón bởi một ban kèn đồng và hàng nghìn người dân đứng hai bên đường cổ vũ, trong khi Cảnh sát tỉnh bang Ontario cử đội hộ tống Fox trong suốt chặng đường của anh ở bang này.[31] Bất chấp cái nóng oi ả của mùa hè, Terry vẫn tiếp tục chạy mỗi ngày 42 km.[29] Khi tới Ottawa, Fox đã gặp Toàn quyền Canada Edward SchreyerThủ tướng Canada Pierre Trudeau, anh cũng là khách mời danh dự của nhiều sự kiện thể thao tại thành phố này.[31] Trước 16.000 người hâm mộ, anh đã thực hiện cú đá mở màn tại một trận đấu của Giải bóng bầu dục Canada (Canadian Football League) và được cả sân vận động dành cho một tràng pháo tay cổ vũ. Nhật ký của Fox đã ghi lại sự hào hứng ngày một tăng của anh với sự đón nhận mà anh có được và Terry bắt đầu hiểu được rằng những nỗ lực của anh đã là người dân Canada cảm động sâu sắc tới mức nào.[32]
Tại Toronto một đám đông 10.000 người đã tập hợp để chào đón Terry Fox, tại đây anh đã được vinh danh trên Quảng trường Nathan Phillips. Khi anh chạy tới quảng trường, rất nhiều người đã hòa cùng cuộc chạy của Terry, trong đó có Darryl Sittler, ngôi sao của Giải khúc côn cầu trên băng Bắc Mỹ (National Hockey League - NHL), Sittler đã tặng Terry Fox chiếc áo đấu của anh trong trận đấu của các ngôi sao NHL (All-Star Game) năm 1980. Hội Ung thư Canada ước tính rằng chỉ riêng trong ngày hôm đó hội đã nhận được số tiền quyên góp khoảng 100.000 đô da.[2] Khi Terry Fox tiếp tục chạy xuyên qua phía Nam Ontario, anh đã gặp Bobby Orr, một vận động viên nổi tiếng của NHL, Orr đã tặng Terry một tấm séc trị giá 25.000 đô la, Terry coi cuộc gặp gỡ này là điểm nhấn trong chuyến đi của anh.[2]
"Everybody seems to have given up hope of trying. I haven't. It isn't easy and it isn't supposed to be, but I'm accomplishing something. How many people give up a lot to do something good. I'm sure we would have found a cure for cancer 20 years ago if we had really tried"
Fox speaking outside of Ottawa[4]
Cùng với danh tiếng ngày một lớn của Fox, Hội Ung thư Canada đã sắp xếp cho anh tha; gia nhiều buổi lễ và phát biểu nhiều diễn văn hơn.[33] Fox đã cố gắng xem xét bất cứ đề nghị nào mà anh tin là có thể giúp quyên tiền, bất kể quãng đường mà anh phải chạy thêm dài thế nào.[34] Tuy nhiên Terry sẵn sàng nổi giận với bất cứ hành động nào mà anh coi là sự xâm phạm của truyền thông vào đời tư, ví dụ khi tờ Toronto Star thông báo rằng Terry Fox đã có một buổi hẹn hò.[35] Fox rơi vào trạng thái không chắc chắn rằng mình có thể tin tưởng vào truyền thông hay không sau khi những bài báo mang tính tiêu cực xuất hiện, trong đó có một bài của tờ Globe and Mail trong đó anh được mô tả như một người "anh trai bạo ngược" ("tyrannical brother") ăn nói tàn tệ với em trai Darrell và quả quyết rằng Terry tham gia chạy vì anh có mối thù với người bác sĩ đã chẩn đoán sai căn bệnh của Terry, một luận điệu mà Terry Fox coi là "rác rưởi".[36]
Đòi hỏi thể lực của việc chạy một quãng đường tương đương cuộc chạy marathon mỗi ngày đã làm cơ thể Fox tổn thương nặng nề. Nếu không tính những ngày dừng lại ở Montréal theo đề nghị của Hội Ung thư Canada, Terry từ chối một ngày nghỉ, kể cả vào ngày sinh nhật lần thứ 22 của anh.[37] Terry Fox thường xuyên phải chịu đựng hội chứng áp lực xương ống chân giữa (shin splints) và một đầu gối sưng tấy. Anh tiếp tục bị rộp phần mỏm cụt và thấy chóng mặt.[38] Có lúc, anh phải chịu đựng cơn đau mắt cá dai dẳng. Mặc dù anh sợ rằng mình đang bị rạn xương, anh vẫn chạy thêm 3 ngày nữa trước khi tìm kiếm sự hỗ trợ y tế, và sau đó nhẹ nhõm khi biết rằng mình chỉ bị viêm gân và có thể dùng thuốc giảm đau điều trị.[39] Fox bỏ qua những lời kêu gọi anh đi kiểm tra y tế thường xuyên[40] và bác bỏ những ý kiến cho rằng anh đang mạo hiểm với sức khoẻ của chính mình trong tương lai.[36]
Dù khả năng phục hồi của anh rất tốt,[41] đến cuối tháng 8, Fox nhận thấy anh bị kiệt sức trước khi bắt đầu ngày chạy.[42] Ngày 1 tháng 9, bên ngoài vịnh Thunder, anh buộc phải dừng lại một lúc sau khi bị ho dữ dội và đau ngực. Không biết phải làm gì, anh lại tiếp tục chạy khi đám đông dọc đường vẫn hò reo cổ vũ.[43] Sau vài dặm, vẫn thấy hụt hơi và đau ngực, anh yêu cầu Alward lái xe đưa mình đến bệnh viện. Anh ngay lập tức sợ rằng mình đã vừa chạy những bước cuối cùng.[44] Ngày hôm sau, Fox tổ chức một cuộc họp báo đầy nước mắt, thông báo rằng bệnh ung thư của anh đã tái phát và di căn lên phổi. Anh buộc phải ngừng chạy sau 143 ngày và 5373 km.[45] Fox từ chối những lời đề nghị chạy thay và tuyên bố rằng anh muốn tự mình hoàn thành cuộc marathon của mình.[2]

Cuộc chạy bộ Terry Fox hàng năm tại TP.Hồ Chí Minh

Hàng năm, Tổng lãnh sự quán Canada tại TP Hồ Chí Minh phối hợp với Trường Quốc tế Canada, Phòng Thương mại Canada tại Việt Nam và Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị TP Hồ Chí Minh tổ chức cuộc chạy bộ Terry Fox để gây quỹ phòng chống ung thư
  • Cuộc chạy Terry Fox lần thứ 14 (2010) đã thu hút 9,200 người tham gia và gây quỹ được hơn 40,500 USD (850,000,000 VND). Nhờ có số tiền này, một máy siêu âm đã được đầu tư thêm tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh để hỗ trợ cho hoạt động nghiên cứu và điều trị ung thư tại Việt Nam
  • Cuộc chạy bộ Terry Fox lần thứ 16 sẽ được tổ chức vào Chủ nhật, 25 tháng 11, 2012 tại khu Crescent Plaza, Phú Mỹ Hưng, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh

Chú thích

  1. ^ a ă â Scrivener, Leslie (28 tháng 4 năm 1980). “Terry's running for the cancer society”. Montreal Gazette. tr. 21. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2010.
  2. ^ a ă â b c d đ e ê g h i k “The Greatest Canadian: Terry Fox”. Canadian Broadcasting Corporation. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 7 năm 2008. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2010.
  3. ^ a ă Scrivener, 2000, tr. 13–14.
  4. ^ a ă Inwood, Damian (18 tháng 9 năm 2005). “Terry Fox: 25 years; Celebrating his dream: a 12-page special section honouring the 25th Annual Terry Fox Run”. Vancouver Province.
  5. ^ Scrivener, 2000, tr. 16–17.
  6. ^ Scrivener, 2000, tr. 18.
  7. ^ Scrivener, 2000, tr. 19–20.
  8. ^ Scrivener, 2000, tr. 23.
  9. ^ Scrivener, 2000, tr. 25.
  10. ^ Scrivener, 2000, tr. 27.
  11. ^ Scrivener, 2000, tr. 30.
  12. ^ Scrivener, 2000, tr. 36.
  13. ^ Scrivener, 2000, tr. 35.
  14. ^ Scrivener, 2000, tr. 37–38.
  15. ^ Scrivener, 2000, tr. 41.
  16. ^ Edwards, Peter (3 tháng 1 năm 1987). “Man in Motion set to honour pal Terry Fox”. Toronto Star. tr. A13.
  17. ^ Scrivener, 2000, tr. 45.
  18. ^ Scrivener, 2000, tr. 47.
  19. ^ Scrivener, 2000, tr. 58.
  20. ^ a ă “Runner wants to cross nation on one leg”. Montreal Gazette. 23 tháng 6 năm 1980. tr. 1. Truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2010.
  21. ^ Scrivener, 2000, tr. 57.
  22. ^ Coupland, 2005, tr. 29.
  23. ^ a ă â MacQueen, Ken (4 tháng 4 năm 2005). “25th anniversary of Terry Fox's Marathon of Hope”. Macleans Magazine (Historica-Dominion Institute of Canada). Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2010.
  24. ^ a ă “Terry Fox's legacy of hope”. Canadian Broadcasting Corporation. 27 tháng 6 năm 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 8 năm 2004. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2010.
  25. ^ a ă Cosentino, Frank (1990). Not bad, eh?: great moments in Canadian sports history. General Store Publishing House. tr. 63–64. ISBN 9780919431294.
  26. ^ Scrivener, 2000, tr. 69–70.
  27. ^ a ă Scrivener, 2000, tr. 63.
  28. ^ a ă â Murphy, 2005, p. 33.
  29. ^ a ă Scrivener, 2000, tr. 232.
  30. ^ a ă Scrivener, 2000, tr. 97.
  31. ^ a ă Murphy, 2005, tr. 34.
  32. ^ Scrivener, 2000, tr. 118.
  33. ^ Scrivener, 2000, tr. 123.
  34. ^ Coupland, 2005, tr. 91.
  35. ^ Scrivener, 2000, tr. 130.
  36. ^ a ă Scrivener, 2000, p. 144.
  37. ^ Scrivener, 2000, p. 138.
  38. ^ Coupland, 2005, tr. 47.
  39. ^ Scrivener, 2000, p. 147.
  40. ^ Harper, Tim (30 tháng 7 năm 1980). “Medical check 'stupid', cancer marathoner scoffs”. Ottawa Citizen. tr. 1. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2010.
  41. ^ Scrivener, 2000, p. 133.
  42. ^ Scrivener, 2000, p. 150.
  43. ^ Scrivener, 2000, pp. 153–154.
  44. ^ Scrivener, 2000, p. 155.
  45. ^ “Terry Fox's legacy of hope”. CBC News Online. 27 tháng 6 năm 2006. tr. 1. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2010.

Thư mục

  • Coupland, Douglas (2005). Terry. Vancouver: Douglas & McIntyre. ISBN 1-55365-113-8.
  • Murphy, Angela (2005). Great Canadians. Canada: Folklore Publishing. ISBN 1-894864-46-8.
  • Rak, Julie (2008). “Canadian Idols? CBC's The Greatest Canadian as Celebrity History”. Trong Druick, Zoe and Kotsopoulos, Aspa. Programming Reality. Canada: Wilfrid Laurier University Press. ISBN 978-1554580101.
  • Scrivener, Leslie (2000). Terry Fox: His Story. Toronto: McClelland & Stewart. ISBN 978-0-7710-8019-7.

Liên kết ngoài

Giải thưởng
Tiền nhiệm:
Sandra Post
Giải Lou Marsh
1980
Kế nhiệm:
Susan Nattrass

Video yêu thích 
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam


Trở về trang chính
 
Hoàng Kim
, hoangkim, hoangkimvietnam, Ngọc Phương NamChào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, VietnamAfricaCassavaRice, Khát khao xanh, Dayvahoc,Học mỗi ngày,  Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook  Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sốngThơ cho con