Ngày Độc lập tại Indonesia (1945) và Gabon (1960). Năm 1798 – Đức Mẹ Maria được các tín hữu Công giáo La Mã Việt Nam tin rằng hiện ra tại Quảng Trị, sự kiện được gọi là Đức Mẹ La Vang. Năm 1945 – Tiểu thuyết Trại súc vật của George Orwell được xuất bản lần đầu tiên, tác phẩm có nội dung chỉ trích Liên Xô dưới thời Stalin. Năm 1998 – Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton thú nhận rằng ông có một "quan hệ thân thể không phù hợp" với thực tập sinh Nhà Trắng Monica Lewinsky (hình hai người), và "lừa dối nhân dân" về mối quan hệ. Năm 2007 – Chính phủ Việt Nam cấp đăng ký hoạt động tôn giáo cho giáo hội Minh Sư Đạo.
Indonesia
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cộng hòa Indonesia | |||||
---|---|---|---|---|---|
Republik Indonesia (tiếng Indonesia) | |||||
|
|||||
Khẩu hiệu | |||||
Bhinneka Tunggal Ika (Tiếng Java cổ/Kawi: Thống nhất trong đa dạng) Hệ tư tưởng quốc gia: Pancasila Indonesia |
|||||
Quốc ca | |||||
Indonesia Raya | |||||
Hành chính | |||||
Chính phủ | Cộng hòa tổng thống | ||||
Tổng thống | Susilo Bambang Yudhoyono | ||||
Ngôn ngữ chính thức | Tiếng Indonesia | ||||
Thủ đô | Jakarta |
||||
Thành phố lớn nhất | Jakarta | ||||
Địa lý | |||||
Diện tích | 1,919,440 km² (hạng 15) | ||||
Diện tích nước | 4,85% % | ||||
Múi giờ | UTC+7 đến +9 | ||||
Lịch sử | |||||
Độc lập
|
|||||
17 tháng 8 năm 1945 | Tuyên bố | ||||
27 tháng 12 năm 1945 | Công nhận | ||||
Dân cư | |||||
Dân số ước lượng (2012) | 248.645.008[1] người (hạng 4) | ||||
Dân số (2000) | 206.264.595 người | ||||
Mật độ | 126 người/km² (hạng 61) | ||||
Kinh tế | |||||
GDP (PPP) (2012) | Tổng số: 908,242 tỷ USD[2] (hạng 16) Bình quân đầu người: 4.986 USD[2] (hạng 120) |
||||
GDP (danh nghĩa) (2012) | Tổng số: 928.274 tỷ USD[2] (hạng 20) Bình quân đầu người: 3.910 USD[2] (hạng 115) |
||||
HDI (2011) | ![]() |
||||
Hệ số Gini (2002) | 34,3 | ||||
Đơn vị tiền tệ | Rupiah Indonesia (IDR ) |
||||
Thông tin khác | |||||
Tên miền Internet | .id |
Indonesia là quốc gia có số dân theo Hồi giáo đông nhất thế giới; tuy nhiên trong Hiến pháp Indonesia không hề đề cập tới tôn giáo này. Indonesia theo thể chế cộng hòa với một bộ máy lập pháp và tổng thống do dân bầu. Indonesia có biên giới trên đất liền với Papua New Guinea, Đông Timor và Malaysia, ngoài ra giáp các nước Singapore, Philippines, Úc, và lãnh thổ Quần đảo Andaman và Nicobar của Ấn Độ. Thủ đô là Jakarta và đây cũng đồng thời là thành phố lớn nhất. Indonesia là một thành viên sáng lập của ASEAN và là thành viên của G-20 nền kinh tế lớn. Nền kinh tế Indonesia là nền kinh tế thứ 16 toàn cầu theo GDP danh nghĩa và thứ 15 theo sức mua tương đương.
Quần đảo Indonesia đã từng là một vùng thương mại quan trọng ít nhất từ thế kỷ 7, khi Vương quốc Srivijaya có hoạt động thương mại với Trung Quốc và Ấn Độ. Những vị vua cai trị địa phương dần tiếp thu văn hóa, tôn giáo và các mô hình chính trị Ấn Độ từ những thế kỷ đầu tiên sau Công Nguyên, và các vương quốc Ấn Độ giáo cũng như Phật giáo đã bắt đầu phát triển. Lịch sử Indonesia bị ảnh hưởng bởi các cường quốc nước ngoài muốn nhòm ngó các nguồn tài nguyên thiên nhiên của họ. Các nhà buôn Hồi giáo đã đưa tới Đạo Hồi, và các cường quốc Châu Âu đã tranh giành để độc chiếm lĩnh vực thương mại trên các hòn đảo Hương liệu Maluku trong Thời đại Khám phá. Sau ba thế kỷ rưỡi dưới ách thực dân Hà Lan, Indonesia đã giành được độc lập sau Thế chiến thứ hai. Từ đó lịch sử Indonesia rơi vào cảnh biến động với các nguy cơ từ các thảm hoạ thiên nhiên, nạn tham nhũng và chia rẽ cũng như một quá trình dân chủ hoá, và các giai đoạn thay đổi kinh tế nhanh chóng.
Tuy gồm rất nhiều hòn đảo, Indonesia vẫn gồm các nhóm sắc tộc, ngôn ngữ và tôn giáo riêng biệt. Người Java là nhóm sắc tộc đông đúc và có vị thế chính trị lớn nhất. Với tư cách là một nhà nước duy nhất và một quốc gia, Indonesia đã phát triển một tính đồng nhất được định nghĩa bởi một ngôn ngữ quốc gia, sự đa dạng chủng tộc, sự đa dạng tôn giáo bên trong một dân số đa số Hồi giáo, và một lịch sử thực dân cùng những cuộc nổi dậy chống lại nó.
Khẩu hiệu quốc gia của Indonesia, "Bhinneka tunggal ika" ("Thống nhất trong đa dạng", theo nghĩa đen "nhiều, nhưng là một"), đã thể hiện rõ sự đa dạng hình thành nên quốc gia này. Tuy nhiên, những căng thẳng tôn giáo và chủ nghĩa ly khai đã dẫn tới những xung đột bạo lực đe doạ sự ổn định kinh tế và chính trị. Dù có dân số lớn và nhiều vùng đông đúc, Indonesia vẫn có nhiều khu vực hoang vu và là quốc gia có mức độ đa dạng sinh học đứng hàng thứ hai thế giới. Nước này rất giàu các nguồn tài nguyên thiên nhiên, tuy vậy sự nghèo khó vẫn là một đặc điểm của Indonesia hiện đại.
Mục lục
Từ nguyên
Chữ Indonesia xuất phát từ từ Indus trong tiếng Latinh, có nghĩa "Ấn Độ", và từ nesos trong tiếng Hy Lạp, có nghĩa "hòn đảo".[5] Tên gọi này đã có từ thế kỷ 18, rất lâu trước khi nhà nước Indonesia độc lập hình thành.[6] Năm 1850, George Earl, một nhà phong tục học người Anh, đã đề xuất thuật ngữ Indunesians — và, từ được ông thích hơn, Malayunesians — để chỉ những người dân sống trên "Quần đảo Ấn Độ hay Quần đảo Malaya".[7] Cũng trong bài viết đó, một sinh viên của Earl là James Richardson Logan, đã sử dụng Indonesia như một từ đồng nghĩa với Quần đảo Ấn Độ.[8] Tuy nhiên, các tài liệu của viện hàn lâm Hà Lan viết về Đông Ấn đã lưỡng lự trong việc sử dụng Indonesia. Thay vào đó, họ dùng thuật ngữ Quần đảo Malay (Maleische Archipel); Đông Ấn Hà Lan (Nederlandsch Oost Indië), khái quát chung Indië; phương Đông (de Oost); và thậm chí Insulinde.[9]Từ năm 1900, tên gọi Indonesia trở nên phổ thông hơn trong các cộng đồng hàn lâm bên ngoài Hà Lan, và các nhóm quốc gia Indonesia đã chấp nhận từ này trong cách thể hiện chính trị.[10] Adolf Bastian, thuộc Đại học Berlin, đã giúp từ này được biết đến rộng rãi hơn qua cuốn sách Indonesien oder die Inseln des Malayischen Archipels, 1884–1894 của ông. Học giả Indonesia đầu tiên sử dụng thuật ngữ này là Suwardi Suryaningrat (Ki Hajar Dewantara), khi ông thiết lập một văn phòng báo chí tại Hà Lan với tên gọi Indonesisch Pers-bureau in 1913.[6]
Lịch sử

Một xưởng sản xuất chè tại Jakarta khoảng thập niên 1860, thời kỳ Indonesia thuộc Hà Lan
Các di tích hoá thạch của người Homo erectus, thường được gọi là "Người Java", cho thấy quần đảo Indonesia đã có người ở từ hai triệu năm tới 500.000 năm trước.[11] Người Nam Đảo, là cộng đồng dân cư đa số hiện tại, đã di cư tới Đông Nam Á từ Đài Loan. Họ tới Indonesia từ khoảng năm 2000 trước Công Nguyên, và đẩy người Melanesian bản xứ về các vùng xa xôi phía đông khi họ mở rộng lãnh thổ.[12] Các điều kiện nông nghiệp lý tưởng, và nền văn minh lúa nước xuất hiện sớm từ thế kỷ thứ 8 trước Công Nguyên,[13] cho phép các làng mạc, thị trấn và các vương quốc nhỏ dần phát triển từ thế kỷ thứ nhất. Vị trí đường biển chiến lược của Indonesia giúp thương mại nội địa và với nước ngoài phát triển. Ví dụ, các con đường thương mại nối với cả các vương quốc Ấn Độ và Trung Quốc đã được thiết lập từ nhiều thế kỷ trước Công Nguyên.[14] Chính thương mại đã hình thành nên lịch sử Indonesia.[15]
Từ thế kỷ thứ bảy, vương quốc hàng hải Srivijaya hùng mạnh phát triển nhờ thương mại và các ảnh hưởng của Hindu giáo cùng Phật giáo được du nhập vào cùng thương mại.[16] Từ thế kỷ thứ 8 tới thế kỷ thứ 10, các triều đại nông nghiệp Phật giáo Sailendra và Hindu giáo Medang phát triển và suy tàn trong vùng nội địa Java, để lại các công trình tôn giáo lớn như Borobudur của Sailendra và Prambanan của Medang. Vương quốc Hindu Majapahit được thành lập ở phía đông Java hồi cuối thế kỷ 13, và ở thời Gajah Mada, ảnh hưởng của nó đã lan rộng tới hầu hết Indonesia; giai đoạn này thường được coi là một "Thời kỳ Huy hoàng" trong lịch sử Indonesia.[17]
Dù các thương gia Hồi giáo đã lần đầu đi qua Đông Nam Á từ đầu thời kỳ Hồi giáo, bằng chứng sớm nhất về cộng đồng dân cư Hồi giáo tại Indonesia có niên đại từ thế kỷ 13 ở phía bắc Sumatra.[18] Các vùng khác của Indonesia dần chấp nhận Hồi giáo, và nó đã là tôn giáo ưu thế tại Java và Sumatra từ cuối thế kỷ 16. Ở hầu hết các nơi, Hồi giáo vượt lên và pha trộn với các ảnh hưởng văn hóa và tôn giáo bản địa, hình thành nên hình thức Hồi giáo hiện tại ở Indonesia, đặc biệt tại Java.[19] Những người Châu Âu đầu tiên tới Indonesia năm 1512, khi các thương gia Bồ Đào Nha, do Francisco Serrão dẫn đầu tìm cách thâu tóm các nguồn tài nguyên nhục đậu khấu, đinh hương, và hạt tiêu tại Maluku.[20] Các thương gia Hà Lan và Anh nhanh chóng theo chân. Năm 1602, Hà Lan thành lập Công ty Đông Ấn Hà Lan (VOC) và trở thành một quyền lực lớn của Châu Âu. Sau khi bị phá sản, Công ty Đông Ấn Hà Lan chính thức bị giải tán năm 1800, và chính phủ Hà Lan thành lập Đông Ấn Hà Lan như một thuộc địa được quốc hữu hóa.[21]

Sukarno, vị Tổng thống sáng lập Indonesia
Sukarno chuyển từ dân chủ sang chủ nghĩa độc đoán, và duy trì cơ sở quyền lực bằng cách cân bằng các lực lượng đối lập trong quân đội, và Đảng Cộng sản Indonesia (PKI).[26] Quân đội âm mưu đảo chính ngày 30 tháng 9 năm 1965, dẫn tới một phong trào thanh trừng bạo lực chống cộng, trong đó Đảng Cộng sản Indonesia bị cáo buộc âm mưu đảo chính và cuộc đảo chính bị tiêu diệt.[27] Khoảng 500 nghìn tới 1 triệu người đã bị giết hại.[28] Lãnh đạo quân đội, Tướng Suharto, công khai làm suy yếu vị trí chính trị của Sukarno, và được chính thức chỉ định làm tổng thống vào tháng 3 năm 1968. Chính sách Trật tự Mới của ông[29] được chính phủ Mỹ ủng hộ,[30] và khuyến khích đầu tư nước ngoài trực tiếp vào Indonesia, đây là một yếu tố chính dẫn tới ba thập kỷ tăng trưởng kinh tế ổn định sau đó.[31] Tuy nhiên, sự độc đoán của chính sách "Trật tự Mới" bị chỉ trích rộng rãi vì tình trạng tham nhũng và đàn áp chính trị đối lập.
Năm 1997 và 1998, Indonesia là nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất của cuộc Khủng hoảng Tài chính Châu Á.[32] Điều này càng khiến sự bất mãn của dân chúng với Trật tự Mới gia tăng[33] và dẫn tới các cuộc tuần hành dân chúng. Suharto từ chức ngày 21 tháng 5 năm 1998.[34] Năm 1999, Đông Timor bỏ phiếu ly khai khỏi Indonesia, sau một cuộc xâm chiếm quân sự dài 25 năm được đánh dấu bởi những lời lên án quốc tế và những vụ đàn áp thường xuyên với người Đông Timor.[35] Từ khi Suharto từ chức, một quá trình tăng cường dân chủ gồm cả một chương trình trao quyền tự trị cho các vùng, và cuộc bầu cử tổng thống trực tiếp năm 2004. Tình trạng bất ổn chính trị và kinh tế, bất ổn xã hội, tham nhũng và chủ nghĩa khủng bố đã giảm sút đáng kể. Dù các quan hệ giữa các tôn giáo và các nhóm sắc tộc phần lớn hài hòa, những vấn đề bất đồng và bạo lực tại một số khu vực vẫn thỉnh thoảng xảy ra.[36] Một cuộc dàn xếp chính trị cho cuộc xung đột vũ trang ly khai ở Aceh đã được thực hiện năm 2005.[37]
Địa lý
Indonesia gồm 13.487 hòn đảo, khoảng 6.000 trong số đó không có người ở.[38] Các hòn đảo nằm rải rác ở cả hai phía đường xích đạo. Năm hòn đảo lớn nhất là Java, Sumatra, Kalimantan (phần Borneo thuộc Indonesia), New Guinea (cùng chung với Papua New Guinea), và Sulawesi. Indonesia có biên giới trên bộ với Malaysia trên hòn đảo Borneo và Sebatik, Papua New Guinea trên đảo New Guinea, và Đông Timor trên đảo Timor. Indonesia cũng có chung biên giới với Singapore, Malaysia, và Philippines ở phía bắc và Australia ở phía nam bằng một dải nước hẹp. Thủ đô, Jakarta, nằm trên đảo Java là thành phố lớn nhất nước, sau đó là Surabaya, Bandung, Medan, và Semarang.[39]Với diện tích 1.919.440 kilômét vuông (741.050 dặm vuông), Indonesia là nước đứng thứ 16 trên thế giới về diện tích đất liền.[40] Mật độ dân số trung bình là 134 người trên kilômét vuông (347 trên dặm vuông), đứng thứ 79 trên thế giới,[41] dù Java, hòn đảo đông dân nhất thế giới,[42] có mật độ dân số khoảng 940 người trên kilômét vuông (2.435 trên dặm vuông). Nằm ở độ cao 4.884 mét (16.024 ft), Puncak Jaya tại Papua là đỉnh cao nhất Indonesia, và hồ Toba tại Sumatra là hồ lớn nhất, với diện tích 1.145 kilômét vuông (442 dặm vuông). Các con sông lớn nhất nước này nằm ở Kalimantan, và gồm các sông Mahakam và Barito; những con sông này là các đường giao thông quan trọng nối giữa các khu định cư trên đảo.[43]

Núi Semeru và Núi Bromo tại Đông Java. Hoạt động kiến tạo và núi lửa Indonesia ở mức cao nhất trên thế giới.
Nằm dọc theo xích đạo, Indonesia có khí hậu nhiệt đới gió mùa, với hai mùa mưa và khô riêng biệt. Lượng mưa trung bình hàng năm tại các vùng đất thấp khoảng từ 1.780–3.175 milimét (70–125 in), và lên tới 6.100 milimét (240 in) tại các vùng núi. Các vùng đồi núi—đặc biệt ở bờ biển phía tây Sumatra, Tây Java, Kalimantan, Sulawesi, và Papua—có lượng mưa lớn nhất. Độ ẩm nói chung cao, trung bình khoảng 80%. Nhiệt độ ít thay đổi trong năm; khoảng nhiệt độ ngày trung bình tại Jakarta là 26–30 °C (79–86 °F).[48]
Rừng nhiệt đới ẩm chiếm gần 2/3 diện tích lãnh thổ. Đất canh tác 8% (3% được tưới), đồng cỏ 10%, rừng và cây bụi 67%, các đất khác 15%. Khoáng sản chính: dầu khí, thiếc, niken, bauxit, đồng, than, vàng, bạc.
Sinh thái
Diện tích, khí hậu nhiệt đới cùng với hình thế địa lý quần đảo của Indonesia khiến nước này có mức độ đa dạng sinh học đứng thứ hai thế giới—chỉ sau Brazil[49]— và hệ động thực vật của nó là sự pha trộn của các giống loài Châu Á và Australasia.[50] Khi còn kết nối với lục địa Châu Á, đảo thềm Sunda (Sumatra, Java, Borneo, và Bali) có hệ động vật Châu Á rất phong phú. Các loài thú lớn như hổ, tê giác, đười ươi, voi, và báo, từng hiện diện với số lượng lớn tới tận phía đông Bali, nhưng số lượng và diện tích phân bố của chúng đã giảm mạnh, đặc biệt ở Indonesia có loài Rồng komodo (Varanus komodoensis) là loài thằn lằn lớn nhất thế giới, chiều dài con lớn trung bình 2–3 m. Đây là một loại thuộc họ kỳ đà, (Varanidae), và sống trên nhiều đảo của Indonesia, năm 2011 con vật này đã được chọn làm biểu tượng linh vật của SEA Games 26. Rừng bao phủ khoảng 60% đất nước.[51] Tại Sumatra và Kalimantan, có rất nhiều loài động vật Châu Á. Tuy nhiên, rừng đang suy giảm, và số lượng dân cư đông đảo tại Java càng khiến tình trạng phá rừng tăng cao lấy đất sinh sống và canh tác. Sulawesi, Nusa Tenggara, và Maluku—từng tách rời khỏi lục địa từ lâu—đã phát triển hệ động thực vật của riêng mình.[52] Papua từng là một phần của lục địa Úc, và là nơi có hệ động vật duy nhất có liên quan gần gũi với hệ động thực vật Australia, với hơn 600 loài chim.[53]Indonesia đứng thứ hai chỉ sau Australia về mức độ loài đặc hữu, với 26% trong tổng số 1.531 loài chim và 39% trong tổng số 515 loài có vú là động vật đặc hữu.[54] Bờ biển dài 80.000 kilômét (50.000 dặm) của Indonesia được bao quanh bởi các biển nhiệt đới cũng đóng góp vào mức độ đa dạng sinh thái cao của nước này. Indonesia có nhiều hệ sinh thái biển và bờ biển, gồm các bãi biển, đụn cát, cửa sông, bãi lầy, rặng san hô, bãi cỏ biển, bãi bùn ven biển, bãi thuỷ triều, bãi tảo, và các hệ sinh thái nhỏ trong đất liền.[5] Nhà tự nhiên học người Anh, Alfred Wallace, đã mô tả về một đường ranh giới phần bố giữa các loài châu Á và châu Úc.[55] Được gọi là đường Wallace, chạy gần theo hướng bắc nam dọc theo cạnh Thềm Sunda, giữa Kalimantan và Sulawesi, và dọc theo Eo Lombok sâu, giữa Lombok và Bali. Phía tây đường này hệ động thực vật mang nhiều đặc điểm Châu Á; về phía đông Lombok, hệ động thực vật dần mang đặc điểm Australia. Trong cuốn sách The Malay Archipelago năm 1869, Wallace đã miêu tả nhiều loài động vật duy chỉ có ở vùng này.[56] Vùng đảo giữa đường Wallace và New Guinea hiện được gọi là Wallacea.[55]
Dân số cao và cuộc công nghiệp hóa nhanh chóng của Indonesia đặt ra nhiều vấn đề môi trường nghiêm trọng và thường không được chú trọng nhiều vì mức độ nghèo đói cao cũng như sự quản lý yếu kém với các nguồn tài nguyên.[57] Các vấn đề này gồm phá rừng trên quy mô lớn (đa số là trái phép) và những trận cháy rừng gây ra những đám khói dày che phủ nhiều vùng phía tây Indonesia, Malaysia và Singapore; khai thác quá mức các nguồn tài nguyên biển; và các vấn đề môi trường đi liền với sự đô thị hóa và phát triển kinh tế quá nhanh, gồm ô nhiễm không khí, tắc đường, quản lý rác, và xử lý nước thải.[57] Phá hủy môi trường sống đe doạ sự tồn tại của các loài bản địa và đặc hữu, gồm 140 loài thú có vú được Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) xác định là đang bị đe dọa, và 15 loài được coi là bị đe dọa tuyệt chủng, gồm cả khỉ Sumatran Orangutan.[58]
Nhân khẩu

Một hôn lễ tại tỉnh Sumatera Barat
Đa số người Indonesia là hậu duệ của những người nói các thứ tiếng Nam Đảo có nguồn gốc từ Đài Loan. Các nhóm chính khác gồm người Melanesia, sống ở phía đông Indonesia.[63] Có khoảng 300 sắc tộc bản địa khác nhau tại Indonesia, và 742 ngôn ngữ cùng thổ ngữ.[64] Nhóm đông nhất là người Java, chiếm 42% dân số, và có ưu thế văn hóa cũng như chính trị.[65] Người Sundan, người Malay, và Madur là các nhóm lớn nhất ngoài Java.[66] Bản sắc địa phương của các sắc tộc được duy trì bên cạnh một tình cảm quốc gia Indonesia mạnh mẽ.[67] Xã hội phần lớn hài hòa, dù các căng thẳng xã hội, tôn giáo và sắc tộc đã gây ra những vụ bạo lực kinh khủng.[68] Người Indonesia gốc Hoa là sắc tộc thiểu số có ảnh hưởng dù chiếm chưa tới 1% dân số.[69] Đa số lĩnh vực thương mại và tài sản tư nhân quốc gia đều thuộc sự kiểm soát của người Hoa,[70] điều này góp phần gây ra sự oán giận to lớn, và thậm chí bạo lực chống lại người Hoa.[71]
Ngôn ngữ quốc gia, tiếng Indonesia, được dạy trong các trường học và đại học, và được sử dụng bởi hầu hết mọi người dân Indonesia. Đây là ngôn ngữ được dùng trong thương mại, chính trị, truyền thông quốc gia, giáo dục và hàn lâm. Về nguồn gốc nó từng là một ngôn ngữ chung cho hầu hết cả vùng, gồm cả nước Malaysia hiện nay, và vì thế có quan hệ chặt chẽ với tiếng Malaysia. Tiếng Indonesia lần đầu tiên được những người theo chủ nghĩa quốc gia truyền bá vào thập niên 1920, và đã được tuyên bố là ngôn ngữ chính thức khi nước này giành độc lập năm 1945. Đa số người dân Indonesia nói ít nhất một trong hàng trăm ngôn ngữ địa phương (bahasa daerah), thường như tiếng mẹ đẻ. Trong số các ngôn ngữ đó, tiếng Java được sử dụng nhiều nhất bởi nó là ngôn ngữ của nhóm sắc tộc lớn nhất.[72] Mặt khác, Papua có 500 hay nhiều hơn các ngôn ngữ bản địa Papua và Nam Đảo, trong một vùng chỉ có 2,7 triệu dân. Đa số những người già hiện nay vẫn có thể nói tiếng Hà Lan ở một số mức độ thành thạo.[73]
Dù tự do tôn giáo đã được quy định trong Hiến pháp Indonesia,[74] chính phủ chính thức công nhận chỉ sáu tôn giáo: Hồi giáo; Tin Lành; Công giáo La Mã; Ấn Độ giáo; Phật giáo; và Nho giáo.[75] Dù không phải là một nhà nước Hồi giáo, Indonesia là quốc gia có đa số tín đồ Hồi giáo, với 86,1% người dân tuyên bố là tín đồ đạo này theo cuộc điều tra dân số năm 2000.[76] Indonesia có 9% dân số là tín đồ Kitô giáo (trong đó khoảng hai phần ba theo Tin Lành[cần dẫn nguồn]), 3% là tín đồ Hindu giáo, và 2% là tín đồ Phật giáo hay tôn giáo khác. Đa số tín đồ Hindu Indonesia là người Bali,[77] và đa số tín đồ Phật giáo tại Indonesia ngày nay là người Hoa.[78] Dù hiện là tôn giáo thiểu số, Hindu giáo và Phật giáo vẫn có ảnh hưởng trong văn hóa Indonesia. Hồi giáo lần đầu được người dân Indonesia chấp nhận ở miền bắc Sumatra trong thế kỷ 13, thông qua ảnh hưởng từ các thương nhân, và đã trở thành tôn giáo chiếm ưu thế tại quốc gia này từ thế kỷ 16.[79] Cơ đốc giáo La Mã lần đầu được đưa tới Indonesia bởi những người thực dân và các nhà truyền giáo Bồ Đào Nha thời kỳ đầu,[80] và phái Tin Lành chủ yếu phát triển nhờ những nhà truyền giáo người Hà Lan phái Calvin và Luther trong thời kỳ thực dân tại đây.[81] Một tỷ lệ lớn người dân Indonesia-như người abangan Java, người Hindu giáo Bali, và người Kitô giáo Dayak-thực hành một dạng tôn giáo dung hợp và ít chính thống hơn, dựa trên các phong tục và tín ngưỡng địa phương.[82]
Phân chia hành chính
Các tỉnh Aceh, Jakarta, Yogyakarta, Papua, và Tây Papua có mức độ tự trị và ưu tiên hành pháp cao hơn từ chính quyền trung ương so với các tỉnh khác. Ví dụ, chính phủ Aceh, có quyền thiết lập một hệ thống luật pháp độc lập; năm 2003, tỉnh này đã cho ra đời một hình thức Sharia (Luật Hồi giáo).[83] Yogyakarta được trao vị thế Vùng Đặc biệt để ghi nhận vai trò nòng cốt của nó trong việc hỗ trợ những người Cộng hòa Indonesia thời Cách mạng Indonesia.[84] Papua, thường được gọi bằng Irian Jaya, đã được hưởng một quy chế tự chủ đặc biệt từ năm 2001.[85] Jakarta là vùng thủ đô đặc biệt của quốc gia.

- Các tỉnh của Indonesia và thủ phủ
Chính phủ và chính trị
Indonesia là một nước cộng hòa với một hệ thống tổng thống. Với tư cách một quốc gia đơn nhất, quyền lực tập trung trong tay chính phủ trung ương. Sau cuộc từ chức của Tổng thống Suharto năm 1998, chính trị Indonesia và các cơ cấu chính phủ đã trải qua những cuộc cải cách lớn. Bốn sửa đổi đã được tiến hành với Hiến pháp Indonesia năm 1945[86] sắp xếp lại các nhánh hành pháp, lập pháp, và tư pháp.[87] Tổng thống Indonesia là lãnh đạo quốc gia, tổng tư lệnh các Lực lượng Vũ trang Indonesia, và là người chịu trách nhiệm quản lý nhà nước, lập chính sách cùng quan hệ đối ngoại. Tổng thống chỉ định một hội đồng bộ trưởng, các thành viên của hội đồng không buộc phải là các thành viên được bầu của nghị viện. Cuộc bầu cử tổng thống năm 2004 là cuộc bầu cử đầu tiên dân chúng được trực tiếp bầu ra tổng thống và phó tổng thống.[88] Tổng thống có thể phục vụ tối đa hai nhiệm kỳ 5 năm liên tiếp.[89]Cơ quan đại diện cao nhất ở cấp quốc gia là Hội nghị Hiệp thương Nhân dân (MPR). Các chức năng chính của cơ quan này là hỗ trợ và sửa đổi hiến pháp, chứng nhận tổng thống nhậm chức, chính thức hoá các khuôn khổ của chính sách quốc gia. Cơ quan này có quyền buộc tội tổng thống.[90] MPR gồm hai viện; Hội đồng Đại biểu Nhân dân (DPR), với 550 thành viên, và Hội đồng Đại biểu Vùng (DPD), với 128 thành viên. DPR thông qua các luật và giám sát nhánh hành pháp; các thành viên thuộc các đảng chính trị được bầu với nhiệm kỳ 5 năm theo đại diện tỷ lệ.[87] Những cải cách từ năm 1998 đã làm tăng đáng kể vai trò của DPR trong việc điều hành quốc gia.[91] DPD hiện là một cơ quan mới chịu trách nhiệm quản lý khu vực.[92]
Đa số các tranh chấp dân sự đều được đưa ra trước Tòa Nhà nước; các vụ phúc thẩm được xử tại Tòa Cấp cao. Tòa án Tối cao là tòa cấp cao nhất của nhà nước, và đưa ra phán quyết cuối cùng về các vụ phúc thẩm sau khi đã xem xét lại vụ việc. Các tòa khác gồm Tòa Thương mại, xử các vụ phá sản và mất khả năng thanh toán, một Tòa án Hành chính Quốc gia xử các vụ về luật hành chính chống lại chính phủ; một Tòa án Hiến pháp xử các vụ về tính hợp pháp của pháp luật, các cuộc bầu cử, giải tán các đảng chính trị, và phạm vi quyền lực của các định chế nhà nước; và một Tòa án Tôn giáo để xử các vụ án tôn giáo riêng biệt.[93]
Quan hệ ngoại giao và quân đội
Chính phủ Indonesia đã làm việc với các quốc gia khác để ngăn chặn và truy tìm những kẻ đánh bom có liên quan tới các du kích Hồi giáo và Al-Qaeda.[97] Vụ gây tổn thất nhiều nhân mạng nhất đã giết hại 202 người, gồm 164 du khách quốc tế, ở thị xã nghỉ mát thuộc Bali Kuta năm 2002.[98] Những vụ tấn công, và những cảnh báo du lịch được đưa ra sau đó bởi các quốc gia khác, đã làm thiệt hại nghiêm trọng ngành công nghiệp du lịch và đầu tư nước ngoài.[99]
Các lực lượng vũ trang Indonesia (TNI) với 300.000 thành viên gồm Quân đội (TNI-AD), Hải quân (TNI-AL, gồm cả lính thủy đánh bộ), và Không quân (TNI-AU).[100] Quân đội có khoảng 233.000 lính thường trực. Chi phí quốc phòng trong ngân sách quốc gia khoảng 4% GDP năm 2006, và được cung cấp thêm bởi các khoản lợi nhuận từ thương mại và các quỹ của quân đội.[101] Giai đoạn hậu Suharto từ năm 1998, đại diện thường trực của quân đội trong nghị viện đã bị bãi bỏ; dù bị giảm uy thế, ảnh hưởng chính trị của quân đội vẫn còn rất lớn.[102] Các phong trào ly khai tại các tỉnh Aceh và Papua đã dẫn tới xung đột vũ trang, và những cáo buộc vi phạm nhân quyền cũng như sự tàn ác từ tất cả các phía.[103] Sau một cuộc chiến du kích không thường xuyên kéo dài khoảng ba mươi năm giữa Phong [trào Tự do Aceh (GAM) và quân đội Indonesia, một thỏa thuận ngừng bắn đã được ký kết năm 2005.[104] Tại Papua, đã có những điều luật tự trị cấp vùng quan trọng, dù vẫn chưa hoàn thiện và được áp dụng đầy đủ, và những vụ bạo lực cũng như vi phạm nhân quyền đã giảm bớt, từ khi Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono lên cầm quyền.[105]
Kinh tế

Jakarta, thủ đô Indonesia và là trung tâm thương mại lớn nhất nước
Các thị trường xuất khẩu chính của Indonesia (2005) là Nhật Bản (22,3%), Hoa Kỳ (13,9%), Trung Quốc (9,1%), và Singapore (8,9%). Indonesia nhập khẩu nhiều hàng của Nhật Bản (18,0%), Trung Quốc (16,1%), và Singapore (12,8%). Năm 2005, Indonesia có thặng dư thương mại, với kim ngạch xuất khẩu đạt 83,64 tỷ USD và kim ngạch nhập khẩu là 62,02 tỷ. Nước này có nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên lớn, gồm dầu mỏ, khí tự nhiên, thiếc, đồng, và vàng. Các mặt hàng nhập khẩu chính của Indonesia gồm máy móc và thiết bị, hoá chất, nhiên liệu và các mặt hàng thực phẩm.[72]
Trong thập kỷ 1960, nền kinh tế đã suy giảm nghiêm trọng vì sự bất ổn chính trị, một chính phủ trẻ và không có kinh nghiệm, và chủ nghĩa kinh tế quốc gia yếu kém, dẫn tới tình trạng nghèo đói nghiêm trọng.[110] Sau khi chế độ Sukarno sụp đổ hồi giữa thập niên 1960, chính sách Trật tự Mới đã mang lại một mức độ kỷ lục cho chính sách kinh tế nhanh chóng làm giảm lạm phát, ổn định tiền tệ, tái cơ cấu nợ nước ngoài, và thu hút đầu tư cũng như viện trợ từ nước ngoài.[111] Indonesia là thành viên duy nhất của OPEC tại Đông Nam Á, và sự bùng nổ giá dầu mỏ thời thập niên 1970 đã mang lại một nguồn thu xuất khẩu lớn giúp duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao.[112] Sau những cải cách thêm nữa hồi thập niên 1980,[113] Đầu tư nước ngoài đổ vào Indonesia, đặc biệt vào những khu vực chế tạo phát triển nhanh và định hướng xuất khẩu, và từ năm 1989 tới năm 1997, kinh tế Indonesia phát triển với tốc độ trung bình trên 7%.[114]
Indonesia là nước chịu tác động mạnh nhất từ cuộc Khủng hoảng tài chính Đông Á năm 1997–1998. Tỷ giá tiền tệ nước này so với đồng đô la Mỹ đã giảm từ khoảng 2.000 Rp tới 18.000 Rp, và nền kinh tế giảm 13,7%.[115] Từ đó đồng rupiah đã ổn định ở mức trong khoảng 10.000 Rp/dollar, và đã xuất hiện dấu hiệu khôi phục kinh tế quan trọng tuy còn chậm chạp. Sự bất ổn chính trị, cải cách kinh tế chậm chạp và tham nhũng ở mọi cấp độ chính phủ và kinh doanh từ năm 1998 đã ảnh hưởng tiêu cực tới sự phục hồi kinh tế.[116] Ví dụ, Tổ chức Minh bạch Quốc tế xếp Indonesia đứng hạng 143 trên 180 nước trong bảng Chỉ số nhận thức tham nhũng của họ.[117] Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng GDP đã vượt 5% trong cả hai năm 2004 và 2005, và được dự báo sẽ còn tăng thêm.[118] Mặc dù vậy, tốc độ tăng này chưa đủ mạnh đề dẫn tới một sự thay đổi lớn trong tỷ lệ thất nghiệp,[119] và mức tăng lương, giá nhiên liệu và gạo tăng cao càng làm trầm trọng hơn vấn đề đói nghèo.[120] Năm 2006, ước tính 17,8% dân số sống dưới mức mức nghèo khổ, 49,0% dân số sống với chưa tới 2 đô la mỗi ngày,[121] và tỷ lệ thất nghiệp ở mức 9,75%.[122]
Văn hóa
Một buổi trình diễn rối bóng Wayang kulit quan sát từ phía khán giả
Ẩm thực Indonesia khác biệt theo vùng tuỳ theo ảnh hưởng của Trung Quốc, Châu Âu, Trung Đông hay Ấn Độ.[124] Gạo là thực phẩm chính và được dùng cùng với thịt và rau. Các loại gia vị (có nhiều ớt), nước cốt dừa, cá và gà là các thành phần chính.[125] Âm nhạc truyền thống Indonesia gồm gamelan và keroncong. Dangdut là một thể loại nhạc pop đương đại phổ thông có ảnh hưởng từ âm nhạc dân gian Ả Rập, Ấn Độ và Malaysia. Công nghiệp điện ảnh Indonesia phát triển mạnh trong thập niên 1980 và chiếm hầu hết các rạp chiếu bóng,[126] dù tới đầu thập niên 1990 nó bắt đầu hơi suy giảm.[127] Từ năm 2000 tới năm 2005, số lượng phim Indonesia được phát hành hàng năm đã liên tục tăng lên.[126]
Bằng chứng cổ nhất về chữ viết tại Indonesia là một loạt bản ghi chép bằng tiếng Phạn có niên đại từ thế kỷ thứ 5. Những nhân vật có ảnh hưởng lớn trong văn học hiện đại Indonesia gồm: tác gia Hà Lan Multatuli, người đã chỉ trích cách đối xử với người dân Indonesia thời cai trị thuộc địa Hà Lan; các nhân vật người Sumatra Muhammad Yamin và Hamka, là những nhà chính trị và tác gia ủng hộ độc lập quốc gia nổi tiếng;[128] và tác gia vô sản Pramoedya Ananta Toer, nhà tiểu thuyết nổi tiếng nhất Indonesia.[129] Nhiều người Indonesia có kiểu giọng địa phương rõ rệt, giúp xác định và duy trì bản sắc văn hóa của họ.[130] Tự do truyền thông tại Indonesia đã tăng lên đáng kể từ khi chế độ Tổng thống Suharto chấm dứt, thời ấy Bộ Thông tin, nay đã bị bãi bỏ, giám sát và kiểm soát truyền thông trong nước, ngăn chặn truyền thông nước ngoài.[131] Thị trường TV gồm mười mạng lưới truyền thông thương mại, và các mạng lưới địa phương cạnh tranh với TVRI của nhà nước. Các đài phát sóng tư nhân thực hiện bản tin của riêng mình và các chương trình khác lấy từ đài nước ngoài. Với 25 triệu người sử dụng năm 2008,[132] Internet chỉ phố biến tới một bộ phận nhỏ người dân, xấp xỉ 10.5%.
Chú thích
- ^ CIA World Factbook ước tính, CIA World Factbook ước tính
- ^ a ă â b “Indonesia”. International Monetary Fund. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2009.
- ^ Indonesia Daftarkan 13.487 Pulau ke PBB
- ^ "Indonesia has completed surveys on its 13,000 islands", ANTARA News Agency, 18 tháng 8 năm 2010
- ^ a ă Tomascik, T; Mah, J.A., Nontji, A., Moosa, M.K. (1996). The Ecology of the Indonesian Seas - Part One. Hong Kong: Periplus Editions Ltd. ISBN 962-593-078-7.
- ^ a ă (tiếng Indonesia) Anshory, Irfan (16 tháng 8 năm 2004). “Asal Usul Nama Indonesia”. Pikiran Rakyat. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2006.
- ^ Earl, George S. W. (1850). “On The Leading Characteristics of the Papuan, Australian and Malay-Polynesian Nations”. Journal of the Indian Archipelago and Eastern Asia (JIAEA): 119.
- ^ Logan, James Richardson (1850). “The Ethnology of the Indian Archipelago: Embracing Enquiries into the Continental Relations of the Indo-Pacific Islanders”. Journal of the Indian Archipelago and Eastern Asia (JIAEA): 4:252–347.; Earl, George S. W. (1850). “On The Leading Characteristics of the Papuan, Australian and Malay-Polynesian Nations”. Journal of the Indian Archipelago and Eastern Asia (JIAEA): 254, 277–278.
- ^ (This term was introduced in 1860 in the influential novel Max Havelaar (1859), written by Multatuli, critical of Dutch colonialism). Justus M. van der Kroef (1951). “The Term Indonesia: Its Origin and Usage”. Journal of the American Oriental Society 71 (3): 166–171. doi:10.2307/595186.
- ^ Jusuf M. van der Kroef (1951). “The Term Indonesia: Its Origin and Usage”. Journal of the American Oriental Society 71 (3): 166–171. doi:10.2307/595186.
- ^ Pope (1988). “Recent advances in far eastern paleoanthropology”. Annual Review of Anthropology 17: 43–77. doi:10.1146/annurev.an.17.100188.000355. cited in Whitten, T; Soeriaatmadja, R. E., Suraya A. A. (1996). The Ecology of Java and Bali. Hong Kong: Periplus Editions Ltd. tr. 309–312.; Pope, G (ngày 15 tháng 8 năm 1983). “Evidence on the Age of the Asian Hominidae”. Proceedings of the National Academy of Sciences of the United States of America 80 (16): 4,988–4992. doi:10.1073/pnas.80.16.4988. PMID 6410399. cited in Whitten, T; Soeriaatmadja, R. E., Suraya A. A. (1996). The Ecology of Java and Bali. Hong Kong: Periplus Editions Ltd. tr. 309.; de Vos, J.P.; P.Y. Sondaar, (ngày 9 tháng 12 năm 1994). “Dating hominid sites in Indonesia” (PDF). Science Magazine 266 (16): 4,988–4992. doi:10.1126/science.7992059. cited in Whitten, T; Soeriaatmadja, R. E., Suraya A. A. (1996). The Ecology of Java and Bali. Hong Kong: Periplus Editions Ltd. tr. 309.
- ^ Taylor (2003), tr.5–7
- ^ Taylor, Jean Gelman. Indonesia. New Haven and London: Yale University Press. tr. tr.8–9. ISBN 0-300-10518-5.
- ^ Taylor, Jean Gelman. Indonesia. New Haven and London: Nhà in Đại học Yale. tr. tr.15–18. ISBN 0-300-10518-5.
- ^ Taylor (2003), tr.3, 9, 10–11, 13, 14–15, 18–20, 22–23; Vickers (2005), tr.18–20, 60, 133–134
- ^ Taylor (2003), pages 22–26; Ricklefs (1991), page 3
- ^ Peter Lewis (1982). “The next great empire”. Futures 14 (1): 47–61. doi:10.1016/0016-3287(82)90071-4.
- ^ Ricklefs (1991), tr.3-14
- ^ Ricklefs (1991), tr.12–14
- ^ Ricklefs, M.C (1993). A History of Modern Indonesia Since c.1300, ấn bản lần thứ 2. London: MacMillan. tr. tr.22–24. ISBN 0-333-57689-6.
- ^ Ricklefs (1991), tr.24
- ^ Quân đội Hà Lan thường tham gia vào các cuộc chiến chống nổi loạn cả ở trên và bên ngoài Java. Ảnh hưởng của các lãnh đạo địa phương như Hoàng tử Diponegoro ở Trung Java, Imam Bonjol ở Trung Sumatra và Pattimura ở Maluku, và một cuộc chiến đẫm máu kéo dài 30 năm tại Aceh là làm suy yếu nền thống trị Hà Lan và khiến các lực lượng quân sự thuộc địa liên kết với nhau.(Schwartz 1999, tr.3–4) Dù có những sự phân chia chính trị, xã hội và phe phái quốc tế lớn thời Cách mạng Quốc gia, người Indonesia, về tổng thể, vẫn thống nhất với nhau trong cuộc chiến giành độc lập.
- ^ Gert Oostindie and Bert Paasman (1998). “Dutch Attitudes towards Colonial Empires, Indigenous Cultures, and Slaves”. Eighteenth-Century Studies 31 (3): 349–355. doi:10.1353/ecs.1998.0021.; Ricklefs, M.C. (1993). History of Modern Indonesia Since c.1300, ấn bản lần thứ 2. London: MacMillan. ISBN 0-333-57689-6.
- ^ H. J. Van Mook (1949). “Indonesia”. Royal Institute of International Affairs 25 (3): 274–285.; Charles Bidien (ngày 5 tháng 12 năm 1945). “Independence the Issue”. Far Eastern Survey 14 (24): 345–348. doi:10.1525/as.1945.14.24.01p17062.; Taylor, Jean Gelman (2003). Indonesia: Peoples and History. Nhà in Đại học Yale. tr. 325. ISBN 0-300-10518-5.; Reid (1973), tr.30
- ^ Charles Bidien (Ngày 5 tháng 12 năm 1945). “Independence the Issue”. Far Eastern Survey 14 (24): 345–348. doi:10.1525/as.1945.14.24.01p17062.; “Indonesian War of Independence"”. Military. GlobalSecurity.org. Truy cập Ngày 11 tháng 12 năm 2006.
- ^ Ricklefs (1991), tr.237 - 280
- ^ Friend (2003), pages 107–109; Chris Hilton (writer and director) (2001). Shadowplay. [Television documentary]. Vagabond Films and Hilton Cordell Productions.; Ricklefs (1991), tr.280–283, 284, 287–290
- ^ John Roosa and Joseph Nevins (5 tháng 11 năm 2005). “40 Years Later: The Mass Killings in Indonesia”. CounterPunch. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2006.; Robert Cribb (2002). “Unresolved Problems in the Indonesian Killings of 1965-1966”. Asian Survey 42 (4): 550–563. doi:10.1525/as.2002.42.4.550.
- ^ John D. Legge (1968). “General Suharto's New Order”. Royal Institute of International Affairs 44 (1): 40–47.
- ^ US National Archives, RG 59 Records of Department of State; cable no. 868, ref: Embtel 852, ngày 5 tháng 10 năm 1965. [1]; Adrian Vickers, A History of Modern Indonesia. Cambridge University Press, tr. 163; 2005; David Slater, Geopolitics and the Post-Colonial: Rethinking North-South Relations, London: Blackwell, tr. 70
- ^ Vickers, Adrian (2005). A History of Modern Indonesia. Nhà in Đại học Cambridge. ISBN 0-521-54262-6.; Schwarz, A. (1994). A Nation in Waiting: Indonesia in the 1990s. Westview Press. ISBN 1-86373-635-2.; Ricklefs, M. C. (1991). A History of Modern Indonesia since c.1300, Ấn bản lần thứ 2. MacMillan. ISBN 0-333-57689-X Kiểm tra giá trị
|isbn=
(trợ giúp). - ^ Delhaise, Philippe F. (1998). Asia in Crisis: The Implosion of the Banking and Finance Systems. Willey. tr. tr.123. ISBN 0-471-83450-5.
- ^ Jonathan Pincus and Rizal Ramli (1998). “Indonesia: from showcase to basket case”. Cambridge Journal of Economics 22 (6): 723–734. doi:10.1093/cje/22.6.723.
- ^ “President Suharto resigns”. BBC. Ngày 21 tháng 5 1998. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2006.
- ^ Burr, W.; Evans, M.L. (Ngày 6 tháng 12 năm 2001). “Ford and Kissinger Gave Green Light to Indonesia's Invasion of East Timor, 1975: New Documents Detail Conversations with Suharto”. National Security Archive Electronic Briefing Book No. 62. National Security Archive, The George Washington University, Washington, DC. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2006.; “International Religious Freedom Report”. Bureau of Democracy, Human Rights, and Labor. U.S. Department of State. Ngáy 17 tháng 10 năm 2002. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2006.
- ^ Robert W. Hefner (2000). “Religious Ironies in East Timor”. Religion in the News 3 (1). Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2006.
- ^ “Aceh rebels sign peace agreement”. BBC. Ngày 15 tháng 8 năm 2005. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2006.
- ^ Estimate “World Economic Outlook Database” (Thông cáo báo chí). International Monetary Fund. Tháng 4 năm 2006. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2006.; “Indonesia Regions”. Indonesia Business Directory. Truy cập ngày 24 tháng 4 năm 2007.
- ^ Witton, Patrick (2003). Indonesia. Melbourne: Lonely Planet. tr. pp.139, 181, 251, 435. ISBN 1-74059-154-2.
- ^ Central Intelligence Agency (17 tháng 10 năm 2006). “Rank Order Area”. The World Factbook. US CIA, Washington, DC. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2006.
- ^ “Population density - Persons per km² 2006”. CIA world factbook. Photius Coutsoukis. 2006. Truy cập ngày 4 tháng 10 năm 2006.
- ^ Calder, Joshua (3 tháng 5 năm 2006). “Most Populous Islands”. World Island Information. Truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2006.
- ^ “Republic of Indonesia”. Encarta. Microsoft. 2006.
- ^ “Volcanoes of Indonesia”. Global Volcanism Program. Smithsonian Institution. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2007.
- ^ "Myanmar is withholding true casualties figures, says Thai priest". A missioner in Ranong, a town on the border between Thailand and Myanmar, says locals talk about 600 victims. Burmese political dissidents say the same. AsiaNews.it. January 4, 2005. URL accessed 2006-05-07.
- ^ “The Human Toll”. UN Office of the Special Envoy for Tsunami Recovery. United Nations. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 5 năm 2007. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2007.
- ^ Whitten, T; Soeriaatmadja, R. E., Suraya A. A. (1996). The Ecology of Java and Bali. Hong Kong: Periplus Editions Ltd. tr. 95–97.
- ^ “About Jakarta And Depok”. University of Indonesia. University of Indonesia. Truy cập ngày 24 tháng 4 năm 2007.
- ^ Lester, Brown, R (and 1997). State of the World 1997: A Worldwatch Institute Report on Progress Toward a Sustainable Society (ấn bản lần thứ 14th). New York: W. W. Norton & Company. tr. 7. ISBN 0393040089.
- ^ “Indonesia's Natural Wealth: The Right of a Nation and Her People”. Islam Online. 22 tháng 5 năm 2003. Truy cập ngày 6 tháng 10 năm 2006.
- ^ “Globalis-Indonesia”. Globalis, an interactive world map. Global Virtual University. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2007.
- ^ Whitten, T.; Henderson, G., Mustafa, M. (1996). The Ecology of Sulawesi. Hong Kong: Periplus Editions Ltd. ISBN 962-593-075-2.; Monk,, K.A.; Fretes, Y., Reksodiharjo-Lilley, G. (1996). The Ecology of Nusa Tenggara and Maluku. Hong Kong: Periplus Editions Ltd. ISBN 962-593-076-0.
- ^ “Indonesia”. InterKnowledge Corp. Truy cập ngày 6 tháng 10 năm 2006.
- ^ Lambertini, A Naturalist's Guide to the Tropics, excerpt
- ^ a ă Severin, Tim (1997). The Spice Island Voyage: In Search of Wallace. Great Britain: Abacus Travel. ISBN 0-349-11040-9.
- ^ Wallace, A.R. (2000 (originally 1869)). The Malay Archipelago. Periplus Editions. ISBN 962-593-645-9.
- ^ a ă Jason R. Miller (1997-01-30). "Deforestation in Indonesia and the Orangutan Population". TED Case Studies. Truy cập ngày 2007-08-14.
- ^ Massicot, Paul. “Animal Info - Indonesia”. Animal Info - Information on Endangered Mammals. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2007.
- ^ “2000 Population Statistics” (Thông cáo báo chí). Indonesian Central Statistics Bureau. Ngày 30 tháng 6 năm 2000. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2006.
- ^ “Tingkat Kemiskinan di Indonesia Tahun 2005–2006” (PDF) (Thông cáo báo chí). Indonesian Central Statistics Bureau. 1 tháng 9 năm 2006. Truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2006.
- ^ Calder, Joshua (ngày 3 tháng 5 năm 2006). “Most Populous Islands”. World Island Information. Truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2006.
- ^ Witton, Patrick (2003). Indonesia. Melbourne: Lonely Planet. tr. 47. ISBN 1-74059-154-2.
- ^ Taylor (2003), tr. 5–7, Dawson, B.; Gillow, J. (1994). The Traditional Architecture of Indonesia. London: Thames and Hudson Ltd. tr. 7. ISBN 0-500-34132-X.; Witton, Patrick (2003). Indonesia. Melbourne: Lonely Planet. tr. tr.139, 181, 251, 435. ISBN 1-74059-154-2.
- ^ “An Overview of Indonesia”. Living in Indonesia, A Site for Expatriates. Expat Web Site Association. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2006.; Merdekawaty, E. (6 tháng 7 năm 2006). “"Bahasa Indonesia" and languages of Indonesia” (PDF). UNIBZ - Introduction to Linguistics. Free University of Bozen. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2006.
- ^ Kingsbury, Damien. Autonomy and Disintegration in Indonesia. Routledge. tr. 131. ISBN 0-415-29737-0.
- ^ Small but significant populations of ethnic Chinese, Indians, Europeans and Arabs are concentrated mostly in urban areas.
- ^ Ricklefs (1991), tr. 256
- ^ Di cư trong nước (gồm chương trình Transmigrasi chính thức) là một nguyên nhân gây bạo lực như vụ thảm sát hàng trăm người Madur bởi cộng đồng Dayak địa phương ở Tây Kalimantan, và những cuộc xung đột tại Maluku, Trung Sulawesi, và nhiều phần của Papua và Tây Papua T.N. Pudjiastuti. "Migration & Conflict in Indonesia" (PDF). International Union for the Scientific Study of Population (IUSSP), Paris. Truy cập ngày 2006-09-17.; “Kalimantan The Conflict”. Program on Humanitarian Policy and Conflict Research. Conflict Prevention Initiative, Harvard University. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2007.; J.W. Ajawaila; M.J. Papilaya; Tonny D. Pariela; F. Nahusona; G. Leasa; T. Soumokil; James Lalaun và W. R. Sihasale (1999). “Proposal Pemecahan Masalah Kerusuhan di Ambon”. Report on Church and Human Rights Persecution in Indonesia. Ambon, Indonesia: Fica-Net. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2006.; Kyoto University: Sulawesi Kaken Team & Center for Southeast Asian Studies Bugis SailorsPDF (124 KB)
- ^ Indonesia's Population: Ethnicity and Religion in a Changing Political Landscape. Institute of Southeast Asian Studies. 2003.
- ^ Schwarz (1994), tr. 53, 80–81; Friend (2003), tr. 85–87, 164–165, 233–237
- ^ M. F. Swasono (1997). “Indigenous Cultures in the Development of Indonesia”. Integration of endogenous cultural dimension into development. Indira Gandhi National Centre for the Arts, New Delhi. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2006.; “The Overseas Chinese”. Prospect Magazine. Ngày 9 tháng 4 năm 1998. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2006. Những cuộc những cuộc nổi loạn tại Jakarta năm 1998—chủ yếu nhắm vào người Hoa—một phần, là sự thể hiện tình cảm này. M. Ocorandi (ngày 28 tháng 5 năm 1998). “An Analysis of the Implication of Suharto's resignation for Chinese Indonesians”. Worldwide HuaRen Peace Mission. Truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2006.; F.H. Winarta (August năm 2004). “Bhinneka Tunggal Ika Belum Menjadi Kenyataan Menjelang HUT Kemerdekaan RI Ke-59”. Komisi Hukum Nasional Republik Indonesia (National Law Commission, Republic of Indonesia), Jakarta.
- ^ a ă Indonesia - The World Factbook. Retrieved on 2007-08-14.
- ^ taalunieversum
- ^ “The 1945 Constitution of the Republic of Indonesia”. US-ASEAN. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2006.
- ^ Yang, Heriyanto (August năm 2005). “The History and Legal Position of Confucianism in Post Independence Indonesia” (PDF). Religion 10 (1): 8. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2006.
- ^ “Indonesia - The World Factbook”.
- ^ Oey, Eric (1997), Bali , Singapore: Periplus Editions, ISBN 962-593-028-0
- ^ “Indonesia - Buddhism”. U.S. Library of Congress. Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2006.
- ^ “Indonesia - Islam”. U.S. Library of Congress. Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2006.
- ^ Ricklefs (1991), tr. 25, 26, 28; “1500 to 1670: Great Kings and Trade Empires”. Sejarah Indonesia. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2007.
- ^ Ricklefs (1991), tr.28, 62; Vickers (2005), tr.22; Goh, Robbie B.H. Christianity in Southeast Asia. Institute of Southeast Asian Studies. tr. tr.80. ISBN 9812302972.
- ^ Magnis-Suseno, F. 1981, Javanese Ethics and World-View: The Javanese Idea of the Good Life, PT Gramedia Pustaka Utama, Jakarta, 1997, tr.15-18, ISBN 979-605-406-X; “Indonesia Annual International Religious Freedom Report 2003” (Thông cáo báo chí). Jakarta, Indonesia: Bureau of Democracy, Human Rights and Labor, Embassy of the United States. 18 tháng 12 năm 2003. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2007.
- ^ Michelle Ann Miller (2004). “The Nanggroe Aceh Darussalam law: a serious response to Acehnese separatism?”. Asian Ethnicity 5 (3): 333–351. doi:10.1080/1463136042000259789.
- ^ The positions of governor and its vice governor are prioritized for descendants of the Sultan of Yogyakarta and Paku Alam, respectively, much like a sultanate. (Elucidation on the Indonesia Law No. 22/1999 Regarding Regional Governance. People's Representative Council (1999). Chapter XIV Other Provisions, Art. 122; Indonesia Law No. 5/1974 Concerning Basic Principles on Administration in the RegionPDF (146 KB) (translated version). The President of Republic of Indonesia (1974). Chapter VII Transitional Provisions, Art. 91
- ^ Một phần trong gói tự trị là việc Hội đồng Nhân dân Papua được trao trách nhiệm trọng tài và phán xét theo các tục lệ bộ tộc Papua, tuy nhjiên, việc áp dụng các biện pháp tự trị đã bị chỉ trích là không thật thà và chưa hoàn thiện. Dursin, Richel; Kafil Yamin (18 tháng 11 năm 2004). “Another Fine Mess in Papua”. Editorial (The Jakarta Post). Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2006.; “Papua Chronology Confusing Signals from Jakarta”. The Jakarta Post. 18 tháng 11 năm 2004. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2006.
- ^ In 1998, 1999, 2000 and 2001
- ^ a ă Susi Dwi Harijanti and Tim Lindsey (2006). “Indonesia: General elections test the amended Constitution and the new Constitutional Court”. International Journal of Constitutional Law 4 (1): 138–150. doi:10.1093/icon/moi055.
- ^ “The Carter Center 2004 Indonesia Election Report” (PDF) (Thông cáo báo chí). The Carter Center. 2004. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2006.
- ^ _ (2002), The fourth Amendment of 1945 Indonesia Constitution, Chapter III – The Executive Power, Art. 7.
- ^ (tiếng Indonesia) People's Consultative Assembly (MPR-RI). Ketetapan MPR-RI Nomor II/MPR/2000 tentang Perubahan Kedua Peraturan Tata Tertib Majelis Permusyawaratan Rakyat Republik Indonesia (PDF). Truy cập ngày 7 tháng 11 năm 2006.
- ^ Các cải cách gồm kiểm sáot toàn bộ việc làm luật mà không bị cảnh trở từ nhánh hành pháp; tất cả các thành viên hiện tại đều được bầu lên (các ghế được dành sẵn cho các đại biểu quân đội đã bị huỷ bỏ); và việc đưa ra các quyền nền tảng nhất đều thuộc DPR. (xem Harijanti and Lindsey 2006)
- ^ Dựa trên sửa đổi hiến pháp năm 2001, DPD gồm bốn thành viên không đảng phái được bầu bởi dân chúng từ mỗi trong ba mươi ba tỉnh để đại diện chính trị quốc gia. People's Consultative Assembly (MPR-RI). Third Amendment to the 1945 Constitution of The Republic of Indonesia (PDF). Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2006.
- ^ a ă “Country Profile: Indonesia” (PDF). U.S Library of Congress. December năm 2004. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2006.
- ^ “Indonesia - Foreign Policy”. U.S. Library of Congress. U.S. Library of Congress. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2007.
- ^ a ă â “Background Note: Indonesia”. U.S. Library of Congress. U.S. Department of State. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2007.
- ^ Indonesia tạm thời rút khỏi Liên hiệp quốc ngày 20 tháng 1 năm 1965 để trả đũa việc Malaysia được bầu làm thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an. Họ đã thông báo ý định "nối lại hợp tác toàn bộ với Liên hiệp quốc và nối lại sự tham gia vào các hoạt động của tổ chức này" ngày 19 tháng 9 1966, và đã được mời tái gia nhập Liên hiệp quốc ngày 28 tháng 9 năm 1966.
- ^ Chris Wilson (11 tháng 10 năm 2001). “Indonesia and Transnational Terrorism”. Foreign Affairs, Defense and Trade Group. Parliament of Australia. Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2006.; Reyko Huang (23 tháng 5 năm 2002). “Priority Dilemmas: U.S. - Indonesia Military Relations in the Anti Terror War”. Terrorism Project. Center for Defense Information.
- ^ “Commemoration of 3rd anniversary of bombings”. AAP (The Age Newspaper). 10 tháng 12 năm 2006.
- ^ “Travel Warning: Indonesia” (Thông cáo báo chí). US Embassy, Jakarta. 10 tháng 5 năm 2005. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2006.
- ^ Chew, Amy (7 tháng 7 năm 2002). “Indonesia Military regains ground”. CNN Asia. Truy cập ngày 24 tháng 4 năm 2007.
- ^ Witular, Rendi A. (19 tháng 5 năm 2005). “Susilo Approves Additional Military Funding”. The Jakarta Post. Truy cập ngày 24 tháng 4 năm 2007.
- ^ Friend (2003), pages 473–475, 484
- ^ Friend (2003), pages 270–273, 477–480; “Indonesia flashpoints: Aceh”. BBC News (BBC). 29 tháng 12 năm 2005. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2007.
- ^ “Indonesia agrees Aceh peace deal”. BBC News. BBC. 17 tháng 7 năm 2005. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2007.; “Indonesia starts Aceh withdrawal”. BBC News. BBC. 18 tháng 9 2005. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2007.
- ^ Lateline TV Current Affairs (20 tháng 4 năm 2006). “Sidney Jones on South East Asian conflicts”. TV Program transcript, Interview with South East Asia director of the International Crisis Group (Australian Broadcasting Commission (ABC)).; International Crisis Group (5 tháng 9 năm 2006). “Papua: Answer to Frequently Asked Questions” (PDF). Update Briefing (International Crisis Group) (No. 53): 1. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2006.
- ^ “Report for Selected Countries and Subjects (GDP)”. World Economic Outlook Database, April 2007. International Monetary Fund. 2007. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2007.
- ^ “Report for Selected Countries and Subjects (GDP per capita)”. World Economic Outlook Database, tháng 4 năm 2007. International Monetary Fund. Tháng 4 năm 2007. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2007.
- ^ “Official Statistics and its Development in Indonesia” (PDF). Sub Committee on Statistics: First Session 18–20 February 2004. Economic and Social Commission for Asia & the Pacific. tr. tr.19. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2008.
- ^ “Indonesia at a Glance” (PDF). Indonesia Development Indicators and Data. World Bank. 13 tháng 8 năm 2006. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2008.
- ^ Tới khi chế độ Sukarno sụp đổ hồi giữa thập niên 1960, nền kinh tế ở trọng tình trạng hỗn loạn với mức lạm phát 1.000%, doanh thu xuất khẩu giảm sút, cơ sở hạ tầng sụp đổ, các nhà máy hoạt động ở công suất tối thiểu, và đầu tư không đáng kể. Schwarz (1994), tr. 52–57
- ^ Schwarz (1994), tr. 52–57
- ^ trung bình hơn 7% từ năm 1968 tới năm 1981. Schwarz (1994), trang 52–57
- ^ Sau giai đoạn giảm tăng trưởng hồi thập niên 1980, vì sự điều chỉnh và phụ thuộc vào giá dầu đang giảm sút, tăng trưởng trung bình chỉ còn ở mức 4,3% hàng năm trong giai đoạn 1981 và 1988. Một loạt các biện pháp cải cách kinh tế được đưa ra cuối thập niên 1980. Những cải cách gồm việc phá giá có kiểm soát đồng rupiah để tăng tính cạnh tranh trong xuất khẩu, và điều chỉnh lại lĩnh vực tài chính (Schwarz (1994), trang 52–57).
- ^ Schwarz (1994), tr. 52–57; “Indonesia: Country Brief”. Indonesia: Key Development Data & Statistics. World Bank. Tháng 9 năm 2006.
- ^ “Indonesia: Country Brief”. Indonesia:Key Development Data & Statistics. World Bank. Tháng 9 năm 2006.
- ^ Guerin, G. (ngày 23 tháng 5 năm 2006). “Don't count on a Suharto accounting”. Asia Tims Online (Asia Times Online Ltd, Hong Kong).;“Poverty in Indonesia: Always with them”. The Economist. 14 tháng 9 năm 2006. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2006.; (subsequent correction)
- ^ “Corruption Perceptions Index”. Transparency International. 2007. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2007.
- ^ “Indonesia: Forecast”. Country Briefings. The Economist. Ngày 3 tháng 10 năm 2006.
- ^ “Poverty in Indonesia: Always with them”. The Economist. 14 tháng 9 năm 2006. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2006. (subsequent correction); Ridwan Max Sijabat (ngày 23 tháng 3 năm 2007). “Unemployment still blighting the Indonesian landscape”. The Jakarta Post.
- ^ Năm 2005, chính phủ buộc phải giảm các khoản bao cấp to lớn cho xăng dầu khi giá dầu leo thang, khiến lạm phát tăng cao và khó khăn chất chồng. “Poverty in Indonesia: Always with them”. The Economist. 14 tháng 9 năm 2006. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2006.
- ^ “Making the New Indonesia Work for the Poor - Overview” (PDF) (Thông cáo báo chí). World Bank. 2006. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2006.
- ^ “Beberapa Indikator Penting Mengenai Indonesia” (PDF) (Thông cáo báo chí). Indonesian Central Statistics Bureau. 2 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2008.
- ^ Witton, Patrick (2003). Indonesia. Melbourne: Lonely Planet. tr. p.103. ISBN 1-74059-154-2.
- ^ Witton, Patrick (2002). World Food: Indonesia. Melbourne: Lonely Planet. ISBN 1-74059-009-0.
- ^ So với tính chất thực phẩm Việt Nam và Thái Lan, các mùi vị trong thực phẩm Indonesia được giữ khá tách biệt, đơn giản và bổ dưỡng. Brissendon, Rosemary (2003). South East Asian Food. Melbourne: Hardie Grant Books. ISBN 1-74066-013-7.
- ^ a ă Kristianto, JB (2 tháng 7 năm 2005). “Sepuluh Tahun Terakhir Perfilman Indonesia”. Kompas. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2006.
- ^ (tiếng Indonesia) “Kondisi Perfilman di Indonesia (The State of The Film Industry in Indonesia)”. Panton. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 12 năm 1999. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2006.
- ^ Taylor (2003), pages 299–301
- ^ Vickers (2005) pages 3 to 7; Friend (2003), pages 74, 180
- ^ Czermak, Karen; Philippe DeLanghe, Wei Weng. “"Preserving Intangible Cultural Heritage in Indonesia"” (PDF). SIL International. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2007.
- ^ Shannon L., Smith; Lloyd Grayson J. (2001). Indonesia Today: Challenges of History. Melbourne, Australia: Singapore: Institute of Southeast Asian Studies. ISBN 0-7425-1761-6.
- ^ “Internet World Stats”. Asia Internet Usage, Population Statistics and Information. Miniwatts Marketing Group. 2006. Truy cập ngày 13 tháng 8 năm 2007.
Xem thêm
Liên kết ngoài
Tìm thêm về Indonesia tại những đồng dự án của Wikipedia: | |
![]() |
Từ điển ở Wiktionary |
![]() |
Sách ở Wikibooks |
![]() |
Cẩm nang du lịch ở Wikivoyage |
![]() |
Hồ sơ ở Wikiquote |
![]() |
Văn kiện ở Wikisource |
![]() |
Hình ảnh và phương tiện ở Commons |
![]() |
Tin tức ở Wikinews |
![]() |
Tài liệu giáo dục ở Wikiversity |
![]() |
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và phương tiện truyền tải về Indonesia |
- Chính phủ
- Government of Indonesia
- Minister of The State Secretary (tiếng Indonesia)
- Antara – National News Agency
- Statistics Center
- Chief of State and Cabinet Members
- Thông tin chung
- Inđônêxia tại Từ điển bách khoa Việt Nam
- Indonesia tại Encyclopædia Britannica (tiếng Anh)
- Mục “Indonesia” trên trang của CIA World Factbook.
- Indonesia from UCB Libraries GovPubs
- Indonesia tại Dự án thư viện mở (trang đề nghị)
Wikimedia Atlas của Indonesia, có một số bản đồ liên quan đến Indonesia.
![]() |
Wikivoyage có chỉ dẫn du lịch về Indonesia |
|
|
Thể loại:
William Jefferson Clinton (tên khai sinh là William Jefferson Blythe III) sinh ngày 19 tháng 8 năm 1946,[1] là tổng thống thứ 42 của Hoa Kỳ từ năm 1993 đến năm 2001. Trước khi vào Nhà Trắng, Clinton đã phục vụ hai nhiệm kỳ thống đốc tiểu bang Arkansas.
Clinton được xem là thuộc cánh Tân Dân chủ có khuynh hướng trung dung trong Đảng Dân chủ. Có nhiều nhãn hiệu được gán cho ông như "ôn hòa" hoặc "trung dung" nhưng, chính xác hơn, có lẽ ông nên được xem là người của quần chúng (populist). Suốt trong nhiệm kỳ của mình, ưu tiên hàng đầu của tổng thống trong các vấn đề trong nước là thúc đẩy thông qua các đạo luật nâng cấp giáo dục, hạn chế bán súng ngắn, củng cố các qui định về môi trường và bảo vệ việc làm cho các cá nhân cần nghỉ hộ sản hoặc nghỉ bệnh. Trên trường quốc tế, ông thiết lập ưu tiên cho nỗ lực giảm thiểu hàng rào mậu dịch giữa các quốc gia, và làm trung gian hòa giải cho các cuộc tranh chấp tại Bắc Ireland và Trung Đông (giữa Israel và Palestine). Nhằm tìm kiếm sự ủng hộ từ giới bảo thủ, Clinton đưa vào danh mục các ưu tiên cuộc chiến chống ma tuý và án tử hình. Năm 1996, chính phủ Clinton một mình phủ quyết việc tái bổ nhiệm tổng thư ký Liên hiệp quốc Boutros Boutros-Ghali.
Là tổng thống trẻ tuổi thứ ba trong lịch sử Hoa Kỳ và là người đầu tiên thuộc thế hệ Baby Boomer (sinh trong thời gian 1946-1964),[2] nhiệm kỳ tổng thổng của Clinton đánh dấu sự chuyển giao quyền lực từ thế hệ các tổng thống tiền nhiệm là cựu binh Thế chiến thứ hai, và là những người chứng kiến sự khởi đầu của cuộc Chiến tranh Lạnh trong thập niên 1950.
Nhiệm kỳ của Clinton cũng được đánh dấu bởi mối quan hệ thù địch với Đảng Cộng hòa đang kiểm soát Quốc hội. Ông cũng là mục tiêu của một loạt các cuộc điều tra tiến hành bởi công tố viên độc lập được bổ nhiệm bởi quốc hội, như vụ Whitewater, khi một vài phụ tá của ông bị truy tố về những tội danh mà gia đình Clinton không dính líu, Clinton cũng được tuyên bố vô tội trong vụ tai tiếng Whitewater. Ông là người thứ hai trong số các tổng thống Hoa kỳ bị đem ra luận tội về các tội danh man khai và ngăn cản công lý trước một đại bồi thẩm đoàn do cung cách hành xử của ông trong mối quan hệ tình cảm với Monica Lewinsky. Vụ bê bối về tình cảm này của ông đã bị Kenneth Starr- một công tố viên độc lập phanh phui, nhưng cuối cùng ông được tha bổng bởi thượng viện.
Một trong những đặc điểm nổi trội nhất trong giai đoạn cầm quyền của Clinton là thời kỳ bùng nổ kinh tế lâu dài nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, có lẽ được cấu thành bởi các nhân tố như cơn sốt tăng giá tại thị trường chứng khoán, chiến dịch gìn giữ hòa bình của NATO trong cuộc chiến Kosovo, và sự chuyển đổi ngoạn mục từ mức thâm thủng ngân sách khoảng 250 tỷ đô la vào lúc bắt đầu nhiệm kỳ tổng thống, trở nên thặng dư ngân sách vào khoảng 523 tỷ vào cuối nhiệm kỳ của ông.
Clinton chào đời với tên William Jefferson Blythe III tại Hope, tiểu bang Arkansas [3] và lớn lên tại Hot Spring, Arkansas. Clinton được đặt tên theo tên cha, William Jefferson Blythe Jr., một người chào hàng lưu động, qua đời trong một tai nạn xe hơi tại hạt Scott, tiểu bang Missouri, ba tháng trước khi con trai của ông chào đời. Mẹ ông, Virginia Dell Cassidy, tái hôn vào năm 1950 với Roger Clinton.
Billy được nuôi dưỡng bởi mẹ và cha kế, sử dụng họ Clinton cho mình
suốt những năm tiểu học, nhưng không chịu chính thức đổi họ cho đến năm
14 tuổi. Cậu bé lớn lên trong một gia đình truyền thống, nhưng cha kế
của cậu, nghiện cả rượu và cờ bạc, thường ngược đãi mẹ cậu, và đôi khi,
cả người em cùng mẹ khác cha với cậu, Roger Clinton, Jr..[4][5]
Năm 1963, xảy ra hai sự kiện khiến Clinton quyết định trở thành người của công chúng. Đó là khi cậu được chọn vào đoàn học sinh trung học đến thăm Nhà Trắng và gặp Tổng thống John F. Kennedy. Sự kiện thứ hai là khi cậu nghe bài diễn văn "Tôi có một giấc mơ" của Martin Luther King, Jr. đọc trong cuộc Tuần hành vì Tự do và Việc làm tại Washington, D.C..
Sau khi tốt nghiệp từ Yale, Clinton về dạy môn luật tại Đại học Arkansas. Trong thời gian này, ông ra tranh cử dân biểu năm 1974, đối đầu với John Paul Hammerschmidt, một dân biểu đương nhiệm, và thất cử. Năm 1976, ông được bầu làm bộ trưởng tư pháp tiểu bang Arkansas; hai năm sau, năm 1978, ông đắc cử thống đốc tiểu bang Arkansas, trở thành thống đốc tiểu bang trẻ tuổi nhất vào lúc ấy, và là người trẻ tuổi nhất từng được bầu vào chức vụ thống đốc kể từ năm 1938. Nhiệm kỳ đầu của ông sa lầy trong nhiều khó khăn như kế hoạch thuế đánh trên xe hơi rất mất lòng dân, và sự phẫn nộ của công luận về vụ đào thoát vào năm 1980 của các tù nhân Cuba (là các thuyền nhân đến nước Mỹ trong đợt Mariel boatlift) bị giam giữ tại nhà tù Fort Chafee. Thêm vào đó, quyết định của Hillary Rodham duy trì họ của bà khi đang là phu nhân thống đốc một bang có truyền thống bảo thủ như Arkansas đã gây ra nhiều bực tức ở đây. Cuối cùng, Hillary cũng chấp nhận họ của chồng và vai trò truyền thống làm vợ của một chính trị gia, trong khi lặng lẽ gây dựng cho mình sức mạnh chính trị qua kỹ năng của một luật sư.
Hết nhiệm kỳ đầu, Clinton bị đánh bại bởi một đối thủ thuộc Đảng Cộng hòa, Frank D. White, vào năm 1980; và theo cách nói đùa của ông, trở thành cựu thống đốc trẻ tuổi nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Trong kỳ tuyển cử kế tiếp vào năm 1982, ông đắc cử và đảm nhiệm chức vụ thống đốc trong bốn nhiệm kỳ liên tiếp cho đến năm 1992, khi ông trở thành ông chủ Nhà Trắng. Năm 1984, Clinton đã gặt hái thành công khi cố tu chính để thay đổi nhiệm kỳ thống đốc từ 2 năm trở thành 4 năm.
Thái độ thân thiện với giới doanh nghiệp làm giảm thiểu các chỉ trích từ phe bảo thủ trong suốt nhiệm kỳ này của Clinton, nhưng một vài giao dịch của ông trong giai đoạn này dẫn đến cuộc điều tra Whitewater, theo đuổi ông trong suốt nhiệm kỳ tổng thống sau này.
Bốn năm sau, Clinton chuẩn bị tranh cử chống lại tổng thống đương nhiệm George H. W. Bush. Sau cuộc Chiến tranh vùng Vịnh, Bush được xem như bất khả chiến bại. Đặt mình vào vị trí của một người đơn độc thích nói thẳng, Clinton khéo léo giành được sự đề cử của Đảng Dân chủ.
Ngày 9 tháng 7 năm 1992, Clinton chọn thượng nghị sĩ Albert A. Gore, Jr. (Dân chủ – Tennessee) là người đứng cùng liên danh với mình. Lúc đầu, sự chọn lựa này bị chỉ trích bởi nhiều nhà chiến lược với lý do Gore đến từ tiểu bang Tennessee kề cận với tiểu bang quê hương của Clinton. Nay nhìn lại, nhiều người nhận thấy Gore là nhân tố hữu dụng dẫn đến sự thành công của chiến dịch tranh cử năm 1992.
Trong suốt chiến dịch, các đối thủ của Clinton nêu lên nhiều điểm yếu của ông như việc trốn quân dịch trong Chiến tranh Việt Nam, cung cách ông giải thích về việc sử dụng cần sa trước đây, theo lời miêu tả của ông, "hút nhưng không hít", cùng với những cáo buộc về tính trăng hoa và một số giao dịch mờ ám. Dù những cáo buộc này không ngăn được Clinton bước chân vào Nhà Trắng, chúng đã khuấy động được sự chống đối mạnh mẽ từ những người bảo thủ ngay từ những ngày đầu tiên của nhiệm kỳ tổng thống.
Nhờ chọn lựa chiến lược thích hợp cho chiến dịch tranh cử, tập chú vào các vấn đề trong nước, đặc biệt là tình trạng suy thoái kinh tế trong giai đoạn ngay trước cuộc tuyển cử năm 1992, Clinton trở thành người chiến thắng với 42,9% số phiếu bầu; George H. W. Bush giành được 37,4%, và ứng cử viên độc lập H. Ross Perot được 18,9%.
Kể từ Franklin D. Roosevelt, Clinton là tổng thống đầu tiên thuộc Đảng Dân chủ phục vụ đủ hai nhiệm kỳ, mặc dù ông cũng là tổng thống đầu tiên kể từ John F. Kennedy không giành được đa số phiếu phổ thông, vì bị chia phiếu bởi ứng cử viên đảng thứ ba. Chiến thắng của Clinton chấm dứt thời kỳ thống trị của Đảng Cộng hòa nắm giữ chức vụ tổng thống trong 12 năm liên tiếp, và trong suốt 20 năm trong số 24 năm trước đó. Chiến thắng này cũng trao quyền kiểm soát cho Đảng Dân chủ tại các nhánh của Chính phủ liên bang, bao gồm hai viện quốc hội và chức vụ tổng thống, lần đầu tiên kể từ chính phủ của tổng thống Dân chủ sau cùng, Jimmy Carter.
Đề án quan trọng nhất trong nghị trình lập pháp của Clinton là kế hoạch cải cách hệ thống chăm sóc sức khỏe, thực hiện bởi Hillary Clinton, nhắm vào mục đích thiết lập một hệ thống chăm sóc sức khoẻ cho toàn dân. Dù được chào đón vào lúc đầu, cuối cùng kế hoạch này bị sụp đổ khi gặp sự chống đối có tổ chức từ những người bảo thủ và từ ngành công nghiệp bảo hiểm; họ thuyết phục người dân Mỹ hãy đọc kỹ từng chi tiết của kế hoạch. Đây là thất bại quan trọng đầu tiên của chính phủ Clinton.
Sau hai năm cầm quyền dưới sự lãnh đạo của Clinton, Đảng Dân chủ thất bại thảm hại trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 1994. Họ mất quyền kiểm soát tại hai viện quốc hội lần đầu tiên trong suốt 40 năm, phần lớn là do những dự luật đang bị cầm giữ tại quốc hội như việc không thể xây dựng một hệ thống chăm sóc sức khỏe phổ thông trong khuôn khổ của kế hoạch được thiết lập bởi Đệ nhất Phu nhân Hillary Rodham Clinton.
Sau cuộc tuyển cử năm 1994, sự quan tâm của công luận chuyển sang sáng kiến Khế ước với nước Mỹ (Contract with America) đang được đẩy mạnh bởi Chủ tịch Hạ viện Newt Gingrich. Với quốc hội đang ở trong tay của Đảng Cộng hòa, Clinton phải chống đỡ dữ dội để bảo vệ ngân sách, dẫn đến sự tê liệt của chính quyền, vì chính phủ Clinton và quốc hội không đồng ý được với nhau về một biện pháp thoả hiệp.
Trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1996, Clinton tái đắc cử với 49,2% số phiếu phổ thông, ứng viên Đảng Cộng hòa Bob Dole nhận được 40,7% và ứng viên Đảng Cải cách Ross Perot 8,4%, trong khi Đảng Cộng hòa vẫn duy trì quyền kiểm soát quốc hội dù mất một ít ghế.
Clinton xây dựng mối quan hệ công việc thân thiết với Tony Blair, thủ tướng Anh, khi Blair đắc cử năm 1997.
Năm 1999, qua những nỗ lực của Clinton, Hoa Kỳ có được thặng dư ngân sách liên bang lần đầu tiên kể từ năm 1969.
Clinton quan tâm đến các cuộc bạo động xảy ra tại Bắc Ireland; ba lần trong nhiệm kỳ tổng thống, ông đến thăm Bắc Ireland nhằm cổ vũ cho hòa bình tại vùng đất này. Sự can thiệp của ông giúp thúc đẩy tiến trình giải giới PIRA bắt đầu từ ngày 23 tháng 10 năm 2001.
Năm 2002, một mẫu tin của UPI trình bày những tư liệu được tìm thấy tại Afghanistan cho thấy al-Qaeda đang âm mưu hạ sát Clinton vào lúc cuối nhiệm kỳ của ông.
Vào tháng 1 năm 1994, chính phủ Clinton gỡ bỏ lệnh cấm vận kinh tế và thương mại đối với Việt Nam; tháng 5 năm 1994, hai bên tuyên bố thiết lập văn phòng liên lạc tại Hà Nội và Washington, D.C.. Mười lăm tháng sau, ngày 15 tháng 7 năm 1995, Clinton tuyên bố thiết lập bang giao đầy đủ với Việt Nam.
Ngày 17 tháng 11 năm 2000, Bill Clinton, cùng với vợ và con gái, Hillary và Chelsea Clinton,
bắt đầu chuyến viếng thăm Việt Nam kéo dài bốn ngày. Clinton là tổng
thống Hoa Kỳ đầu tiên đến thăm đất nước này kể từ lúc chấm dứt cuộc
chiến Việt Nam 25 năm trước.
Sau khi rời Nhà Trắng, Clinton cho rằng thành quả ngoại giao lớn nhất của ông là dàn xếp những cuộc đàm phán hòa bình giữa Israel và Palestine, dẫn đến Thoả ước Oslo. Theo Clinton, thất bại lớn nhất trong chính sách đối ngoại của ông là không chịu làm gì khi cuộc bạo động diệt chủng xảy ra tại Rwanda năm 1994. Cùng với Liên hiệp quốc, chính phủ Clinton lúc ban đầu không chịu thừa nhận là cuộc diệt chủng đang xảy ra.
Ngoài chuyện bị luận tội, Nhà Trắng dưới thời Clinton còn là mục tiêu trong nhiều vụ tai tiếng khác. "Travelgate" liên quan đến vụ sa thải các nhân viên văn phòng du lịch tại Nhà Trắng. "Filegate" liên quan đến cung cách Nhà Trắng xử lý hàng trăm hồ sơ nhân viên mà không xin phép họ. "Chinagate" dính líu đến các đảng viên Dân chủ nhận những khoản đóng góp bất hợp pháp cho chiến dịch tranh cử; người ta cho rằng số tiền này đến từ chính quyền Trung Quốc. "Pardongate" là chuyện ân xá cho các thành viên của FALN (một tổ chức khủng bố) vào năm 1999, lệnh ân xá cho Marc Rich và những người khác vào ngày cuối cùng của nhiệm kỳ tổng thống năm 2001. Tháng 3 năm 1998, Kathleen Willey, một nhân viên Nhà Trắng, cáo buộc Clinton về tội cưỡng bức tình dục. Cũng trong năm 1998, Juanita Broaddrick nói rằng đã bị Clinton cưỡng bức vào năm 1978.
Clinton rất được yêu thích trong cộng đồng người Mỹ gốc Phi, ông cũng xem việc cải thiện các quan hệ chủng tộc là chủ đề chính cho nhiệm kỳ tổng thống của mình. Nhà văn Toni Morrison gọi Clinton là "tổng thống da đen đầu tiên", giải thích rằng "xuất thân của Clinton phô bày mọi đặc điểm của một người da đen tiêu biểu: một cậu bé Arkansas sống trong một gia đình thiếu cha hoặc mẹ, luôn túng thiếu, lao động chân tay, chơi kèn saxophone, thích thức ăn McDonald".
Ảnh hưởng lớn của Hillary Clinton trong chính phủ dẫn đến nhiều chỉ trích nhất nhắm vào một đệ nhất phu nhân kể từ Eleanor Roosevelt. Nhiều người xem Bill và Hillary Clinton là cặp bài trùng chưa từng có trên chính trường nước Mỹ, trong khi nhiều người khác cho rằng chính Hillary, chứ không phải Clinton, là sức mạnh chủ đạo đằng sau bộ máy cầm quyền.
Sự kiện Clinton từng thử cần sa - được bào chữa cách vụng về là "hút chứ không hít" – làm hoen ố hình ảnh của ông đối với một số cử tri. Clinton ủng hộ án tử hình, giới nghiêm, đồng phục trong trường công, và một số biện pháp khác đi ngược lại quan điểm của những người ủng hộ quyền của giới trẻ, ông cũng đẩy mạnh cuộc chiến chống ma túy.
Từ khi bắt đầu chiến dịch tranh cử tổng thống năm 1992, đã có nhiều lời đồn đại về vụ ngoại tình của Clinton. Tuy nhiên, điều này được công luận quan tâm khi Paula Jones cáo buộc ông về hành vi quấy rối tình dục. Tiếp bước Paula Jones là Gennifer Flower và Kathleen Willey với những cáo buộc tương tự. Cuộc sống tình dục của Clinton trở nên tâm điểm của công luận vào tháng 1 năm 1998 khi những lời tự sự của Monica Lewinsky, bị ghi âm bí mật bởi Linda Tripp, nói về những kinh nghiệm kích thích dương vật bằng miệng thực hành với Clinton được đưa ra công luận.
Cùng với Hội đồng lãnh đạo Đảng Dân chủ, Clinton dẫn dắt Đảng Dân chủ tách rời khỏi khuynh hướng thiên tả, hướng về chủ trương trung dung ôn hòa. Suốt trong thập niên 1990, Đảng Dân chủ bị cáo buộc là bỏ rơi các thành trì truyền thống của họ (nghiệp đoàn, giới lao động, các nhóm thiểu số) để chấp nhận khuynh hướng trung hữu, hầu có thể có được những khoản đóng góp từ các tập đoàn và từ những bà mẹ mẫu mực (soccer mom).
Trong mắt của nhiều người Mỹ, những khuyết tật của Clinton về mặt đạo đức đã vấy bẩn lên di sản của ông bất kể những thành quả kinh tế đạt được vào cuối thập kỷ 1990. Cơn sốt giá tại thị trường chứng khoán cùng với tình trạng tham nhũng tại Enron đã làm suy yếu những thành quả kinh tế có được trước đó.
Thêm vào đó là những tranh cãi về các quyết định của Clinton trong chính sách đối ngoại; nhiều người cho rằng chính sách ngoại giao của ông đã tạo ra một môi trường thuận lợi cho phép những tay khủng bố như Osama bin Laden và mạng lưới al-Qaeda chuẩn bị và tổ chức các cuộc tấn công như Sự kiện 11 tháng 9. Cũng vậy, trong mắt của những người chỉ trích ông, Clinton là một tổng thống dựa vào hình ảnh của mình được khuếch trương trên TV, cùng với khả năng dụng ngữ điêu luyện nhằm che giấu sự thiếu thực chất.[cần dẫn nguồn]
Ngày 26 tháng 7 năm 2004, Clinton đăng dàn diễn thuyết lần thứ năm liên tiếp tại Đại hội Toàn quốc Đảng Dân chủ, sử dung cơ hội nầy để ủng hộ ứng cử viên John Kerry. Nhiều đảng viên Dân chủ tin rằng đây là một trong những bài diễn văn hay nhất trong lịch sử các kỳ đại hội.
Ngày 9 tháng 12 năm 2005, khi diễn thuyết trước Hội nghị của Liên Hiệp Quốc về Thay đổi Khí hậu tổ chức tại Montréal, Clinton công khai phê phán chủ trương của chính phủ Bush về hạn chế khí thải. Trong năm 2006, hai lần Clinton đến thăm Đại học California tại Los Angeles, để cổ xúy cho những sáng kiến liên quan đến bảo vệ môi trường. Lần đầu vào ngày 1 tháng 8 năm 2006, Clinton hội kiến với Tony Blair, Ken Livingstone, Antonio Villaraigosa và Gavion Newsom để quảng bá Nhóm Lãnh đạo về Khí hậu tại các thành phố lớn. Lần sau, ông vận động cho Đề án California 87, về sau đề án này bị bác bỏ.
Ngày 22 tháng 6 năm 2004, Clinton cho phát hành cuốn hồi ký My Life (Đời tôi), lập kỷ lục ba lần có tên trong danh mục sách bán chạy nhất của Amazon.com. Trong một cuộc phỏng vấn phát trên sóng BBC ngày 23 tháng 6
năm 2004, khi được hỏi về những ảnh hưởng của vụ tai tiếng Monica
Lewinsky đối với chức vụ tổng thống của ông, Clinton thừa nhận ông đã
phạm nhiều sai lầm trong thời gian đương chức. Ông cũng nói về triển
vọng cho nhiệm kỳ tổng thống của một Clinton khác khi vợ ông, Hillary
Clinton, có thể quyết định ra tranh cử vào năm 2008.
Ngày 18 tháng 11 năm 2004, ông khánh thành thư viện tổng thống, Trung tâm William J. Clinton, tại Little Rock, tiểu bang Arkansas. Dưới trời mưa, Clinton nhận những lời khen ngợi từ các cựu Tổng thống Jimmy Carter và George H. W. Bush, cũng như tổng thống đương nhiệm George W. Bush.
Ngày 5 tháng 12 năm 2006, Việt Nam là điểm dừng chân sau cùng của Clinton trong hành trình châu Á thăm các nước bị ảnh hưởng bởi Thảm họa Sóng thần Ấn Độ Dương năm 2004 và thăm các dự án sáng kiến phòng chống HIV/AIDS của Quỹ Clinton. Tại đây, ông ký một biên bản thỏa thuận với Bộ Y tế Việt Nam về việc cung cấp thuốc điều trị và thuốc thử nghiệm HIV cho 1.200 trẻ em nhiễm HIV ở Việt Nam đến cuối năm 2007.
Clinton cũng tham dự một buổi tọa đàm với sinh viên và học sinh Việt Nam về vai trò của thanh niên trong nỗ lực chống HIV/AIDS[6].
Ngày 3 tháng 1 năm 2005, Tổng thống George W. Bush ủy nhiệm Clinton và George H.W. Bush lãnh đạo chiến dịch toàn quốc trợ giúp nạn nhân thảm họa động đất Ấn Độ Dương năm 2004. Ngày 1 tháng 2 năm 2005, Clinton được Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan mời cầm đầu những nỗ lực của LHQ về cứu trợ và tái thiết sau thảm họa. Năm ngày sau đó, Clinton cùng xuất hiện với Bush trong một chương trình của đài truyền hình Fox biểu thị sự ủng hộ dành cho nỗ lực của hai chính đảng nhằm quyên góp tiền cứu trợ, một hành động mà Bush mô tả là "vượt qua các lằn ranh chính trị". Mười ba ngày sau, cả hai cùng đến thăm những khu vực bị ảnh hưởng.
Ngày 31 tháng 8 năm 2005, sau những thiệt hại nặng nề bởi Cuồng phong Katrina, Clinton lại cộng tác với George H.W. Bush để điều phối các quỹ từ thiện trong khuôn khổ của một chiến dịch đáp ứng các nhu cầu cấp thiết cho nạn nhân.
Ngày 2 tháng 4 năm 2005, cùng với Tổng thống George W. Bush và cựu Tổng thống George H. W. Bush, Bill Clinton tham dự tang lễ của Giáo hoàng John Paul II tại Vatican.
Bill Clinton
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
![]() |
Bài viết này có nhiều yêu cầu chú thích nguồn gốc chưa được đáp ứng. Xin giúp cải thiện bài viết bằng cách chú giải từ các nguồn có uy tín để người đọc có thể kiểm chứng được thông tin. Những câu văn hay đoạn văn không có chú thích kiểm chứng được có thể bị thay thế hoặc xóa đi bất cứ lúc nào. |
Bill Clinton | |
---|---|
![]() |
|
Chức vụ
|
|
Nhiệm kỳ | 20 tháng 1, 1993 – 20 tháng 1, 2001 |
Tiền nhiệm | George H. W. Bush |
Kế nhiệm | George W. Bush |
Thống đốc bang Arkansas
|
|
Nhiệm kỳ | 11 tháng 1, 1983 – 12 tháng 12, 1992 |
Tiền nhiệm | Frank D. White |
Kế nhiệm | Jim Guy Tucker |
Tiền nhiệm | Joe Purcell |
Kế nhiệm | Frank D. White |
Chưởng lý bang Arkansas
|
|
Nhiệm kỳ | 3 tháng 1, 1977 – 9 tháng 1, 1979 |
Tiền nhiệm | Jim Guy Tucker |
Kế nhiệm | Steve Clark |
Thông tin chung
|
|
Đảng | Dân chủ |
Sinh | 19 tháng 8, 1946 Hope, Arkansas |
Alma mater | Đại học Georgetown Đại học Oxford Đại học Yale |
Nghề nghiệp | Luật sư |
Tôn giáo | Báp-tít |
Con cái | Chelsea Clinton |
Trang web | William J. Clinton Presidential Library |
Chữ ký | ![]() |
Binh nghiệp
|
Clinton được xem là thuộc cánh Tân Dân chủ có khuynh hướng trung dung trong Đảng Dân chủ. Có nhiều nhãn hiệu được gán cho ông như "ôn hòa" hoặc "trung dung" nhưng, chính xác hơn, có lẽ ông nên được xem là người của quần chúng (populist). Suốt trong nhiệm kỳ của mình, ưu tiên hàng đầu của tổng thống trong các vấn đề trong nước là thúc đẩy thông qua các đạo luật nâng cấp giáo dục, hạn chế bán súng ngắn, củng cố các qui định về môi trường và bảo vệ việc làm cho các cá nhân cần nghỉ hộ sản hoặc nghỉ bệnh. Trên trường quốc tế, ông thiết lập ưu tiên cho nỗ lực giảm thiểu hàng rào mậu dịch giữa các quốc gia, và làm trung gian hòa giải cho các cuộc tranh chấp tại Bắc Ireland và Trung Đông (giữa Israel và Palestine). Nhằm tìm kiếm sự ủng hộ từ giới bảo thủ, Clinton đưa vào danh mục các ưu tiên cuộc chiến chống ma tuý và án tử hình. Năm 1996, chính phủ Clinton một mình phủ quyết việc tái bổ nhiệm tổng thư ký Liên hiệp quốc Boutros Boutros-Ghali.
Là tổng thống trẻ tuổi thứ ba trong lịch sử Hoa Kỳ và là người đầu tiên thuộc thế hệ Baby Boomer (sinh trong thời gian 1946-1964),[2] nhiệm kỳ tổng thổng của Clinton đánh dấu sự chuyển giao quyền lực từ thế hệ các tổng thống tiền nhiệm là cựu binh Thế chiến thứ hai, và là những người chứng kiến sự khởi đầu của cuộc Chiến tranh Lạnh trong thập niên 1950.
Nhiệm kỳ của Clinton cũng được đánh dấu bởi mối quan hệ thù địch với Đảng Cộng hòa đang kiểm soát Quốc hội. Ông cũng là mục tiêu của một loạt các cuộc điều tra tiến hành bởi công tố viên độc lập được bổ nhiệm bởi quốc hội, như vụ Whitewater, khi một vài phụ tá của ông bị truy tố về những tội danh mà gia đình Clinton không dính líu, Clinton cũng được tuyên bố vô tội trong vụ tai tiếng Whitewater. Ông là người thứ hai trong số các tổng thống Hoa kỳ bị đem ra luận tội về các tội danh man khai và ngăn cản công lý trước một đại bồi thẩm đoàn do cung cách hành xử của ông trong mối quan hệ tình cảm với Monica Lewinsky. Vụ bê bối về tình cảm này của ông đã bị Kenneth Starr- một công tố viên độc lập phanh phui, nhưng cuối cùng ông được tha bổng bởi thượng viện.
Một trong những đặc điểm nổi trội nhất trong giai đoạn cầm quyền của Clinton là thời kỳ bùng nổ kinh tế lâu dài nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, có lẽ được cấu thành bởi các nhân tố như cơn sốt tăng giá tại thị trường chứng khoán, chiến dịch gìn giữ hòa bình của NATO trong cuộc chiến Kosovo, và sự chuyển đổi ngoạn mục từ mức thâm thủng ngân sách khoảng 250 tỷ đô la vào lúc bắt đầu nhiệm kỳ tổng thống, trở nên thặng dư ngân sách vào khoảng 523 tỷ vào cuối nhiệm kỳ của ông.
Mục lục
Thời thơ ấu

Cậu bé William Jefferson Blyth lúc 4 tuổi (năm 1950)
Năm 1963, xảy ra hai sự kiện khiến Clinton quyết định trở thành người của công chúng. Đó là khi cậu được chọn vào đoàn học sinh trung học đến thăm Nhà Trắng và gặp Tổng thống John F. Kennedy. Sự kiện thứ hai là khi cậu nghe bài diễn văn "Tôi có một giấc mơ" của Martin Luther King, Jr. đọc trong cuộc Tuần hành vì Tự do và Việc làm tại Washington, D.C..
Arkansas
Clinton theo học tại trường ngoại giao Edmund A. Walsh thuộc Đại học Georgetown tại Washington, D.C., tại đây Clinton làm việc cho thượng nghị sĩ J. William Fulbright, rồi giành được học bổng Rhodes để theo học tại Đại học Oxford. Trở về từ Oxford, Clinton đến học tại trường luật thuộc Đại học Yale, nơi ông gặp người bạn cùng lớp và sau này là vợ của ông, Hillary Rodham.Sau khi tốt nghiệp từ Yale, Clinton về dạy môn luật tại Đại học Arkansas. Trong thời gian này, ông ra tranh cử dân biểu năm 1974, đối đầu với John Paul Hammerschmidt, một dân biểu đương nhiệm, và thất cử. Năm 1976, ông được bầu làm bộ trưởng tư pháp tiểu bang Arkansas; hai năm sau, năm 1978, ông đắc cử thống đốc tiểu bang Arkansas, trở thành thống đốc tiểu bang trẻ tuổi nhất vào lúc ấy, và là người trẻ tuổi nhất từng được bầu vào chức vụ thống đốc kể từ năm 1938. Nhiệm kỳ đầu của ông sa lầy trong nhiều khó khăn như kế hoạch thuế đánh trên xe hơi rất mất lòng dân, và sự phẫn nộ của công luận về vụ đào thoát vào năm 1980 của các tù nhân Cuba (là các thuyền nhân đến nước Mỹ trong đợt Mariel boatlift) bị giam giữ tại nhà tù Fort Chafee. Thêm vào đó, quyết định của Hillary Rodham duy trì họ của bà khi đang là phu nhân thống đốc một bang có truyền thống bảo thủ như Arkansas đã gây ra nhiều bực tức ở đây. Cuối cùng, Hillary cũng chấp nhận họ của chồng và vai trò truyền thống làm vợ của một chính trị gia, trong khi lặng lẽ gây dựng cho mình sức mạnh chính trị qua kỹ năng của một luật sư.
Hết nhiệm kỳ đầu, Clinton bị đánh bại bởi một đối thủ thuộc Đảng Cộng hòa, Frank D. White, vào năm 1980; và theo cách nói đùa của ông, trở thành cựu thống đốc trẻ tuổi nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Trong kỳ tuyển cử kế tiếp vào năm 1982, ông đắc cử và đảm nhiệm chức vụ thống đốc trong bốn nhiệm kỳ liên tiếp cho đến năm 1992, khi ông trở thành ông chủ Nhà Trắng. Năm 1984, Clinton đã gặt hái thành công khi cố tu chính để thay đổi nhiệm kỳ thống đốc từ 2 năm trở thành 4 năm.
Thái độ thân thiện với giới doanh nghiệp làm giảm thiểu các chỉ trích từ phe bảo thủ trong suốt nhiệm kỳ này của Clinton, nhưng một vài giao dịch của ông trong giai đoạn này dẫn đến cuộc điều tra Whitewater, theo đuổi ông trong suốt nhiệm kỳ tổng thống sau này.
Nhà Trắng
Clinton xuất hiện lần đầu trên sân khấu chính trị quốc gia khi đăng đàn diễn thuyết tại đại hội Đảng Dân chủ năm 1988, giới thiệu ứng cử viên Michael Dukakis. Bài diễn văn là một thất bại thảm hại khi ông nói dông dài đến nửa giờ thay vì giới hạn trong 15 phút cho phép.Bốn năm sau, Clinton chuẩn bị tranh cử chống lại tổng thống đương nhiệm George H. W. Bush. Sau cuộc Chiến tranh vùng Vịnh, Bush được xem như bất khả chiến bại. Đặt mình vào vị trí của một người đơn độc thích nói thẳng, Clinton khéo léo giành được sự đề cử của Đảng Dân chủ.
Ngày 9 tháng 7 năm 1992, Clinton chọn thượng nghị sĩ Albert A. Gore, Jr. (Dân chủ – Tennessee) là người đứng cùng liên danh với mình. Lúc đầu, sự chọn lựa này bị chỉ trích bởi nhiều nhà chiến lược với lý do Gore đến từ tiểu bang Tennessee kề cận với tiểu bang quê hương của Clinton. Nay nhìn lại, nhiều người nhận thấy Gore là nhân tố hữu dụng dẫn đến sự thành công của chiến dịch tranh cử năm 1992.
Trong suốt chiến dịch, các đối thủ của Clinton nêu lên nhiều điểm yếu của ông như việc trốn quân dịch trong Chiến tranh Việt Nam, cung cách ông giải thích về việc sử dụng cần sa trước đây, theo lời miêu tả của ông, "hút nhưng không hít", cùng với những cáo buộc về tính trăng hoa và một số giao dịch mờ ám. Dù những cáo buộc này không ngăn được Clinton bước chân vào Nhà Trắng, chúng đã khuấy động được sự chống đối mạnh mẽ từ những người bảo thủ ngay từ những ngày đầu tiên của nhiệm kỳ tổng thống.
Nhờ chọn lựa chiến lược thích hợp cho chiến dịch tranh cử, tập chú vào các vấn đề trong nước, đặc biệt là tình trạng suy thoái kinh tế trong giai đoạn ngay trước cuộc tuyển cử năm 1992, Clinton trở thành người chiến thắng với 42,9% số phiếu bầu; George H. W. Bush giành được 37,4%, và ứng cử viên độc lập H. Ross Perot được 18,9%.
Kể từ Franklin D. Roosevelt, Clinton là tổng thống đầu tiên thuộc Đảng Dân chủ phục vụ đủ hai nhiệm kỳ, mặc dù ông cũng là tổng thống đầu tiên kể từ John F. Kennedy không giành được đa số phiếu phổ thông, vì bị chia phiếu bởi ứng cử viên đảng thứ ba. Chiến thắng của Clinton chấm dứt thời kỳ thống trị của Đảng Cộng hòa nắm giữ chức vụ tổng thống trong 12 năm liên tiếp, và trong suốt 20 năm trong số 24 năm trước đó. Chiến thắng này cũng trao quyền kiểm soát cho Đảng Dân chủ tại các nhánh của Chính phủ liên bang, bao gồm hai viện quốc hội và chức vụ tổng thống, lần đầu tiên kể từ chính phủ của tổng thống Dân chủ sau cùng, Jimmy Carter.
Đề án quan trọng nhất trong nghị trình lập pháp của Clinton là kế hoạch cải cách hệ thống chăm sóc sức khỏe, thực hiện bởi Hillary Clinton, nhắm vào mục đích thiết lập một hệ thống chăm sóc sức khoẻ cho toàn dân. Dù được chào đón vào lúc đầu, cuối cùng kế hoạch này bị sụp đổ khi gặp sự chống đối có tổ chức từ những người bảo thủ và từ ngành công nghiệp bảo hiểm; họ thuyết phục người dân Mỹ hãy đọc kỹ từng chi tiết của kế hoạch. Đây là thất bại quan trọng đầu tiên của chính phủ Clinton.
Sau hai năm cầm quyền dưới sự lãnh đạo của Clinton, Đảng Dân chủ thất bại thảm hại trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 1994. Họ mất quyền kiểm soát tại hai viện quốc hội lần đầu tiên trong suốt 40 năm, phần lớn là do những dự luật đang bị cầm giữ tại quốc hội như việc không thể xây dựng một hệ thống chăm sóc sức khỏe phổ thông trong khuôn khổ của kế hoạch được thiết lập bởi Đệ nhất Phu nhân Hillary Rodham Clinton.
Sau cuộc tuyển cử năm 1994, sự quan tâm của công luận chuyển sang sáng kiến Khế ước với nước Mỹ (Contract with America) đang được đẩy mạnh bởi Chủ tịch Hạ viện Newt Gingrich. Với quốc hội đang ở trong tay của Đảng Cộng hòa, Clinton phải chống đỡ dữ dội để bảo vệ ngân sách, dẫn đến sự tê liệt của chính quyền, vì chính phủ Clinton và quốc hội không đồng ý được với nhau về một biện pháp thoả hiệp.
Trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1996, Clinton tái đắc cử với 49,2% số phiếu phổ thông, ứng viên Đảng Cộng hòa Bob Dole nhận được 40,7% và ứng viên Đảng Cải cách Ross Perot 8,4%, trong khi Đảng Cộng hòa vẫn duy trì quyền kiểm soát quốc hội dù mất một ít ghế.
Clinton xây dựng mối quan hệ công việc thân thiết với Tony Blair, thủ tướng Anh, khi Blair đắc cử năm 1997.
Năm 1999, qua những nỗ lực của Clinton, Hoa Kỳ có được thặng dư ngân sách liên bang lần đầu tiên kể từ năm 1969.
Clinton quan tâm đến các cuộc bạo động xảy ra tại Bắc Ireland; ba lần trong nhiệm kỳ tổng thống, ông đến thăm Bắc Ireland nhằm cổ vũ cho hòa bình tại vùng đất này. Sự can thiệp của ông giúp thúc đẩy tiến trình giải giới PIRA bắt đầu từ ngày 23 tháng 10 năm 2001.
Năm 2002, một mẫu tin của UPI trình bày những tư liệu được tìm thấy tại Afghanistan cho thấy al-Qaeda đang âm mưu hạ sát Clinton vào lúc cuối nhiệm kỳ của ông.
Bổ nhiệm
Nội các
CHỨC VỤ | TÊN | NHIỆM KỲ |
Tổng thống | Bill Clinton | 1993–2001 |
Phó Tổng thống | Al Gore | 1993–2001 |
Bộ trưởng Ngoai giao | Warren M. Christopher | 1993–1997 |
Madeleine K. Albright | 1997–2001 | |
Bộ trưởng Ngân khố | Lloyd Bentsen | 1993–1994 |
Robert E. Rubin | 1995–1999 | |
Lawrence H. Summers | 1999–2001 | |
Bộ trưởng Quốc phòng | Les Aspin | 1993–1994 |
William J. Perry | 1994–1997 | |
William S. Cohen | 1997–2001 | |
Bộ trưởng Tư pháp | Janet Reno | 1993–2001 |
Bruce Babbitt | 1993–2001 | |
Bộ trưởng Nông nghiệp | Mike Espy | 1993–1994 |
Daniel R. Glickman | 1994–2001 | |
Bộ trưởng Thương mại | Ronald H. Brown | 1993–1996 |
Mickey Kantor | 1996–1997 | |
William M. Daley | 1997–2000 | |
Norman Y. Mineta | 2000–2001 | |
Bộ trưởng Lao động | Robert B. Reich | 1993–1997 |
Alexis M. Herman | 1997–2001 | |
Bộ trưởng Y tế | Donna E. Shalala | 1993–2001 |
Bộ trưởng Giáo dục | Richard Riley | 1993–2001 |
Bộ trưởng Gia cư và Phát triền đô thị | Henry G. Cisneros | 1993–1997 |
Andrew Cuomo | 1997–2001 | |
Bộ trưởng Giao thông | Federico F. Peña | 1993–1997 |
Rodney E. Slater | 1997–2001 | |
Bộ trưởng Công nghiệp và Năng lượng | Hazel O'Leary | 1993–1997 |
Federico F. Peña | 1997–1998 | |
Bill Richardson | 1998–2001 | |
Bộ trưởng Cựu chiến binh | Jesse Brown | 1993–1997 |
Togo D. West, Jr. | 1997–2000 | |
Hershel W. Gober | 2000–2001 |
Tối cao Pháp viện
Clinton bổ nhiệm hai thẩm phán cho Tối cao Pháp viện- Ruth Bader Ginsburg – 1993
- Stephen Breyer – 1994
Kinh tế
Trong hai nhiệm kỳ tổng thống của Clinton, người dân Mỹ hưởng một sự phát triển liên tục về kinh tế, số người thất nghiệp sút giảm, tài sản gia tăng qua sự tăng giá ào ạt tại thị trường chứng khoán. Mặc dù còn nhiều tranh cãi về nguyên nhân của sự phát triển kinh tế, Clinton có thể tự hào về một số thành tựu sau:- Hơn 22 triệu chỗ làm mới
- Số người sở hữu nhà tăng từ 64,0% lên đến 67.5%
- Mức thất nghiệp thấp nhất trong 30 năm
- Lợi tức được nâng cao tại mọi mức độ
- Mức thâm hụt ngân sách cao nhất trong lịch sử Mỹ được đảo ngược để trở nên mức thặng dư cao nhất vượt qua con số 200 tỷ đô la
- Chi tiêu của chính quyền thấp nhất tính theo tỷ lệ với GDP kể từ năm 1974
- Số gia đình sở hữu chứng khoán nhiều nhất
Đối ngoại
Vài lần Clinton đã gởi quân đến những vùng đất thù nghịch. Năm 1993, quân đội Hoa Kỳ chiến đấu tại Mogadishu để cố bắt giữ lãnh chúa Mohamed Farah Aidid tại Somalia. Năm 1994, Clinton gởi quân đến Haiti để phục hồi chế độ Jean-Bertrand Aristide, chấm dứt một thời kỳ bạo loạn. Aristide đắc cử tổng thống, nhưng bảy tháng sau lại bị lật đổ trong một cuộc đảo chính vào năm 1997. Quân đội Hoa Kỳ cũng hai lần có mặt tại Kosovo để ngăn chặn những cuộc bạo động giữa các sắc tộc. Thêm vào đó, Clinton đã cho quân đội đột kích vào Iraq vài lần với mục đích trừng phạt chính quyền Saddam Hussein vì vi phạm lệnh cấm vận của Liên hiệp quốc và vì âm mưu ám sát cựu tổng thống George H. W. Bush. Tuy nhiên, vì bị ám ảnh bởi sự thất bại và sỉ nhục tại Somalia, Clinton từ chối can thiệp vào Rwanda, lúc đó đang đẫm máu vì những cuộc tàn sát diệt chủng.Vào tháng 1 năm 1994, chính phủ Clinton gỡ bỏ lệnh cấm vận kinh tế và thương mại đối với Việt Nam; tháng 5 năm 1994, hai bên tuyên bố thiết lập văn phòng liên lạc tại Hà Nội và Washington, D.C.. Mười lăm tháng sau, ngày 15 tháng 7 năm 1995, Clinton tuyên bố thiết lập bang giao đầy đủ với Việt Nam.

Clinton thăm trẻ em ở Việt Nam năm 2000
Sau khi rời Nhà Trắng, Clinton cho rằng thành quả ngoại giao lớn nhất của ông là dàn xếp những cuộc đàm phán hòa bình giữa Israel và Palestine, dẫn đến Thoả ước Oslo. Theo Clinton, thất bại lớn nhất trong chính sách đối ngoại của ông là không chịu làm gì khi cuộc bạo động diệt chủng xảy ra tại Rwanda năm 1994. Cùng với Liên hiệp quốc, chính phủ Clinton lúc ban đầu không chịu thừa nhận là cuộc diệt chủng đang xảy ra.
Luận tội
Clinton, với tư cách là Tổng thống Hoa Kỳ, bị đem ra luận tội ngày 19 tháng 12 năm 1998 bởi Hạ viện. Các cáo buộc là man khai và ngăn cản công lý. Thượng viện tha bổng Clinton vào ngày 12 tháng 2 năm 1999. Một ngày trước khi rời chức vụ, Clinton đồng ý chịu đình chỉ 5 năm giấy phép hành nghề luật tiểu bang Arkansas, như là một phần trong một thoả thuận với công tố viên độc lập nhằm chấm dứt cuộc điều tra. Dựa vào sự đình chỉ này, Clinton đương nhiên bị đình chỉ tại luật sư đoàn toà án tối cao, lần này Clinton quyết định xin rút khỏi luật sư đoàn mặc dù trong thực tế ông chưa bao giờ hành nghề luật tại toà tối cao, cũng không dự tính làm công việc này trong tương lai.Ngoài chuyện bị luận tội, Nhà Trắng dưới thời Clinton còn là mục tiêu trong nhiều vụ tai tiếng khác. "Travelgate" liên quan đến vụ sa thải các nhân viên văn phòng du lịch tại Nhà Trắng. "Filegate" liên quan đến cung cách Nhà Trắng xử lý hàng trăm hồ sơ nhân viên mà không xin phép họ. "Chinagate" dính líu đến các đảng viên Dân chủ nhận những khoản đóng góp bất hợp pháp cho chiến dịch tranh cử; người ta cho rằng số tiền này đến từ chính quyền Trung Quốc. "Pardongate" là chuyện ân xá cho các thành viên của FALN (một tổ chức khủng bố) vào năm 1999, lệnh ân xá cho Marc Rich và những người khác vào ngày cuối cùng của nhiệm kỳ tổng thống năm 2001. Tháng 3 năm 1998, Kathleen Willey, một nhân viên Nhà Trắng, cáo buộc Clinton về tội cưỡng bức tình dục. Cũng trong năm 1998, Juanita Broaddrick nói rằng đã bị Clinton cưỡng bức vào năm 1978.
Uy tín
Là tổng thống đầu tiên thuộc thế hệ Baby Boomer, Clinton được xem là dấu mốc của sự chuyển đổi từ các tổng thống thuộc thế hệ Đệ nhị thế chiến. Với kỹ năng cao trong thuật dụng ngữ nhằm nhấn mạnh vào vào trọng tâm của chủ đề khi đối thoại, và đi tiên phong trong việc du nhập văn hoá bình dân vào các chiến dịch tranh cử của mình, Clinton thường được miêu tả, một cách tiêu cực, là "tổng thống MTV". Bất kể những chỉ trích cho rằng sức thu hút của ông đối với giới trẻ là thiếu nền tảng, Clinton giành được đa số phiếu của cử tri thuộc thế hệ trẻ trong cuộc tuyển cử năm 1992.Clinton rất được yêu thích trong cộng đồng người Mỹ gốc Phi, ông cũng xem việc cải thiện các quan hệ chủng tộc là chủ đề chính cho nhiệm kỳ tổng thống của mình. Nhà văn Toni Morrison gọi Clinton là "tổng thống da đen đầu tiên", giải thích rằng "xuất thân của Clinton phô bày mọi đặc điểm của một người da đen tiêu biểu: một cậu bé Arkansas sống trong một gia đình thiếu cha hoặc mẹ, luôn túng thiếu, lao động chân tay, chơi kèn saxophone, thích thức ăn McDonald".
Ảnh hưởng lớn của Hillary Clinton trong chính phủ dẫn đến nhiều chỉ trích nhất nhắm vào một đệ nhất phu nhân kể từ Eleanor Roosevelt. Nhiều người xem Bill và Hillary Clinton là cặp bài trùng chưa từng có trên chính trường nước Mỹ, trong khi nhiều người khác cho rằng chính Hillary, chứ không phải Clinton, là sức mạnh chủ đạo đằng sau bộ máy cầm quyền.
Sự kiện Clinton từng thử cần sa - được bào chữa cách vụng về là "hút chứ không hít" – làm hoen ố hình ảnh của ông đối với một số cử tri. Clinton ủng hộ án tử hình, giới nghiêm, đồng phục trong trường công, và một số biện pháp khác đi ngược lại quan điểm của những người ủng hộ quyền của giới trẻ, ông cũng đẩy mạnh cuộc chiến chống ma túy.
Từ khi bắt đầu chiến dịch tranh cử tổng thống năm 1992, đã có nhiều lời đồn đại về vụ ngoại tình của Clinton. Tuy nhiên, điều này được công luận quan tâm khi Paula Jones cáo buộc ông về hành vi quấy rối tình dục. Tiếp bước Paula Jones là Gennifer Flower và Kathleen Willey với những cáo buộc tương tự. Cuộc sống tình dục của Clinton trở nên tâm điểm của công luận vào tháng 1 năm 1998 khi những lời tự sự của Monica Lewinsky, bị ghi âm bí mật bởi Linda Tripp, nói về những kinh nghiệm kích thích dương vật bằng miệng thực hành với Clinton được đưa ra công luận.
Di sản
Những năm cầm quyền của Clinton là giai đoạn phát triển kinh tế lâu dài nhất trong lịch sử hiện đại của Mỹ.Cùng với Hội đồng lãnh đạo Đảng Dân chủ, Clinton dẫn dắt Đảng Dân chủ tách rời khỏi khuynh hướng thiên tả, hướng về chủ trương trung dung ôn hòa. Suốt trong thập niên 1990, Đảng Dân chủ bị cáo buộc là bỏ rơi các thành trì truyền thống của họ (nghiệp đoàn, giới lao động, các nhóm thiểu số) để chấp nhận khuynh hướng trung hữu, hầu có thể có được những khoản đóng góp từ các tập đoàn và từ những bà mẹ mẫu mực (soccer mom).
Trong mắt của nhiều người Mỹ, những khuyết tật của Clinton về mặt đạo đức đã vấy bẩn lên di sản của ông bất kể những thành quả kinh tế đạt được vào cuối thập kỷ 1990. Cơn sốt giá tại thị trường chứng khoán cùng với tình trạng tham nhũng tại Enron đã làm suy yếu những thành quả kinh tế có được trước đó.
Thêm vào đó là những tranh cãi về các quyết định của Clinton trong chính sách đối ngoại; nhiều người cho rằng chính sách ngoại giao của ông đã tạo ra một môi trường thuận lợi cho phép những tay khủng bố như Osama bin Laden và mạng lưới al-Qaeda chuẩn bị và tổ chức các cuộc tấn công như Sự kiện 11 tháng 9. Cũng vậy, trong mắt của những người chỉ trích ông, Clinton là một tổng thống dựa vào hình ảnh của mình được khuếch trương trên TV, cùng với khả năng dụng ngữ điêu luyện nhằm che giấu sự thiếu thực chất.[cần dẫn nguồn]
Mãn nhiệm
Ngày 18 tháng 1 năm 2001, tại Phòng Bầu dục (Oval Office), Clinton đọc bài diễn văn trước toàn thể quốc dân lần cuối cùng, hai ngày trước khi bàn giao cho George W. Bush, con trai của người tiền nhiệm mà Clinton đã đánh bại trong cuộc tuyển cử năm 1992. Hiện nay, ông là hội viên của Câu lạc bộ Madrid.Diễn thuyết
Giống các tổng thống tiền nhiệm, Clinton hoạt động tích cực trong cương vị một diễn giả về các đề tài khác nhau. Trong những chuyến du hành diễn thuyết trên khắp thế giới, Clinton tiếp tục nhận định về những khía cạnh của nền chính trị đương đại. Một trong những chủ đề ông thích đề cập là các giải pháp đa phương nhằm giải quyết các vấn nạn đang thách thức thế giới. Mối quan hệ mật thiết với cộng đồng người Mỹ gốc Phi là điểm nổi bật trong các hoạt động của vị tổng thống mãn nhiệm với chọn lựa đặt văn phòng của ông tại khu Harlem (một trung tâm văn hóa và doanh nghiệp của người da đen) thuộc Thành phố New York. Tại đây, với sự hỗ trợ từ chồng, Hillary Clinton đã giành được ghế tại Thượng viện Hoa Kỳ đại diện cho tiểu bang New York.Ngày 26 tháng 7 năm 2004, Clinton đăng dàn diễn thuyết lần thứ năm liên tiếp tại Đại hội Toàn quốc Đảng Dân chủ, sử dung cơ hội nầy để ủng hộ ứng cử viên John Kerry. Nhiều đảng viên Dân chủ tin rằng đây là một trong những bài diễn văn hay nhất trong lịch sử các kỳ đại hội.
Ngày 9 tháng 12 năm 2005, khi diễn thuyết trước Hội nghị của Liên Hiệp Quốc về Thay đổi Khí hậu tổ chức tại Montréal, Clinton công khai phê phán chủ trương của chính phủ Bush về hạn chế khí thải. Trong năm 2006, hai lần Clinton đến thăm Đại học California tại Los Angeles, để cổ xúy cho những sáng kiến liên quan đến bảo vệ môi trường. Lần đầu vào ngày 1 tháng 8 năm 2006, Clinton hội kiến với Tony Blair, Ken Livingstone, Antonio Villaraigosa và Gavion Newsom để quảng bá Nhóm Lãnh đạo về Khí hậu tại các thành phố lớn. Lần sau, ông vận động cho Đề án California 87, về sau đề án này bị bác bỏ.

Bill Clinton, năm 2004
Ngày 18 tháng 11 năm 2004, ông khánh thành thư viện tổng thống, Trung tâm William J. Clinton, tại Little Rock, tiểu bang Arkansas. Dưới trời mưa, Clinton nhận những lời khen ngợi từ các cựu Tổng thống Jimmy Carter và George H. W. Bush, cũng như tổng thống đương nhiệm George W. Bush.
Hoạt động từ thiện
Khi tham dự Diễn đàn Doanh nghiệp Toàn cầu ở Sydney, Clinton ký kết bản ghi nhớ với chính phủ Úc nhằm quảng bá các chương trình phòng chống HIV/AIDS trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.Ngày 5 tháng 12 năm 2006, Việt Nam là điểm dừng chân sau cùng của Clinton trong hành trình châu Á thăm các nước bị ảnh hưởng bởi Thảm họa Sóng thần Ấn Độ Dương năm 2004 và thăm các dự án sáng kiến phòng chống HIV/AIDS của Quỹ Clinton. Tại đây, ông ký một biên bản thỏa thuận với Bộ Y tế Việt Nam về việc cung cấp thuốc điều trị và thuốc thử nghiệm HIV cho 1.200 trẻ em nhiễm HIV ở Việt Nam đến cuối năm 2007.
Clinton cũng tham dự một buổi tọa đàm với sinh viên và học sinh Việt Nam về vai trò của thanh niên trong nỗ lực chống HIV/AIDS[6].
Tình bạn với George H. W. Bush
Có những dấu hiệu cho thấy mối thân tình đang phát triển giữa hai cựu tổng thống, Clinton và George H.W. Bush. Sau buổi lễ giới thiệu chân dung Clinton tại Nhà Trắng vào tháng 6 năm 2004, thảm họa sóng thần châu Á, Bão Katrina, và kỳ bầu cử năm 2004, Clinton và Bush đã gặp nhau.Ngày 3 tháng 1 năm 2005, Tổng thống George W. Bush ủy nhiệm Clinton và George H.W. Bush lãnh đạo chiến dịch toàn quốc trợ giúp nạn nhân thảm họa động đất Ấn Độ Dương năm 2004. Ngày 1 tháng 2 năm 2005, Clinton được Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan mời cầm đầu những nỗ lực của LHQ về cứu trợ và tái thiết sau thảm họa. Năm ngày sau đó, Clinton cùng xuất hiện với Bush trong một chương trình của đài truyền hình Fox biểu thị sự ủng hộ dành cho nỗ lực của hai chính đảng nhằm quyên góp tiền cứu trợ, một hành động mà Bush mô tả là "vượt qua các lằn ranh chính trị". Mười ba ngày sau, cả hai cùng đến thăm những khu vực bị ảnh hưởng.
Ngày 31 tháng 8 năm 2005, sau những thiệt hại nặng nề bởi Cuồng phong Katrina, Clinton lại cộng tác với George H.W. Bush để điều phối các quỹ từ thiện trong khuôn khổ của một chiến dịch đáp ứng các nhu cầu cấp thiết cho nạn nhân.
Ngày 2 tháng 4 năm 2005, cùng với Tổng thống George W. Bush và cựu Tổng thống George H. W. Bush, Bill Clinton tham dự tang lễ của Giáo hoàng John Paul II tại Vatican.
Sang Bắc Hàn năm 2009
Clinton đã thực hiện một chuyến đi không được thông báo tới Bắc Triều Tiên, mà Hoa Kỳ không có quan hệ ngoại giao, ngày 4 tháng 8 năm 2009.[7] Clinton tới Bình Nhưỡng để đàm phán giải thoát các công dân Mỹ Euna Lee và Laura Ling, đã bị các lực lượng Bắc Triều Tiên bỏ tù do xâm nhập bất hợp pháp nước này từ Trung Quốc khi đang quay một phim tài liệu và tuyên án 12 năm tù.[8] Chuyến thăm Bắc Triều Tiên của ông là chuyến đi thứ hai như thế của một cựu tổng thống Mỹ, chuyến viếng thăm kia xảy ra khi Jimmy Carter tới nước này năm 1994.[8] Sau khi gặp gỡ với lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-il, Kim đã ra một lệnh ân xá đặc biệt cho hai nhà báo Mỹ.[9] Buổi sáng ngày 5 tháng 8 hai nhà báo được thả và bay về Mỹ với Clinton.[10]Chuyện bên lề
![]() |
Nên tránh liệt kê các thông tin bên lề. Xin chuyển các thông tin có liên quan tới các mục hoặc bài thích hợp. |
- Bill Clinton vật lộn với thói quen phàm ăn của mình, thói quen này là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh tim của ông.
- Tiếng tăm của Clinton lớn đến nỗi đã có một vài cuốn phim và các bài hát "nhái" được sáng tác nói về kỹ năng sử dụng cần sa "hút mà không hít", tính trăng hoa, và bà vợ đầy uy quyền của ông.
- Clinton cao 6 foot, 3 inch (191 cm).
- Roger Clinton, Jr. là một trong số 140 người được ông anh ân xá trong ngày cuối cùng của nhiệm kỳ tổng thống của Clinton.
- Sau khi mãn nhiệm tổng thống, ông Clinton đã bị tòa dân sự rút bằng luật sư hành nghề vì tội khai man trong các vụ việc lem nhem tình ái của mình lúc còn đương nhiệm.
- Trong thời gian diễn ra World Cup 2010, ông tỏ ra là một tín đồ trung thành của đội tuyển bóng đá quốc gia Hoa Kỳ
Tham khảo
- ^ “Biography of William J. Clinton”. The White House. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2008.
- ^ Sandalow, Marc (14 tháng 1 năm 2001). “Clinton Era Marked by Scandal, Prosperity: 1st Baby Boomer in White House Changed Notions of Presidency”. San Francisco Chronicle. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2008.
- ^ Directory of Irish Genealogy: American Presidents with Irish Ancestors
- ^ Clinton, Bill (2004). My Life. Random House. ISBN 1-4000-3003-X.
- ^ Maraniss, David (1996). First In His Class: A Biography Of Bill Clinton. Touchstone. ISBN 0684818906.
- ^ Cựu tổng thống Bill Clinton đến Việt Nam, CẨM HÀ, báo Tuổi Trẻ 6/12/2006 03:42 (GMT + 7)
- ^ “Bill Clinton Arrives Here”. Korean Central News Agency. 4 tháng 8 năm 2009. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2009.
- ^ a ă “Bill Clinton arrives in N Korea”. BBC News. 4 tháng 8 năm 2009. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2009.
- ^ “North Korea pardons US reporters”. BBC News. 4 tháng 8 năm 2009. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2009.
- ^ “In Release of Journalists, Both Clintons Had Key Roles”. The New York Times. 5 tháng 8 năm 2009. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2009.
Xem thêm
![]() |
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và phương tiện truyền tải về Bill Clinton |
- Tổng thống Hoa Kỳ
- Quốc hội Hoa Kỳ
- Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ
- Hillary Clinton
- Monica Lewinsky
- Nền Kinh tế Mới
Liên kết ngoài
Tìm thêm về Bill Clinton tại những đồng dự án của Wikipedia: | |
![]() |
Từ điển ở Wiktionary |
![]() |
Sách ở Wikibooks |
![]() |
Cẩm nang du lịch ở Wikivoyage |
![]() |
Hồ sơ ở Wikiquote |
![]() |
Văn kiện ở Wikisource |
![]() |
Hình ảnh và phương tiện ở Commons |
![]() |
Tin tức ở Wikinews |
![]() |
Tài liệu giáo dục ở Wikiversity |
- Extensive essay on Bill Clinton and shorter essays on each member of his cabinet and First Lady from the Miller Center of Public Affairs
- Full audio of a number of Clinton speeches via the Miller Center of Public Affairs (UVa)
- White House biography
- William J. Clinton Foundation official website
- Clinton Global Initiative official website
- Clinton Presidential Library official website
- Clinton Presidential Materials Project Archive of press releases and transcripts of speeches from the administration.
- Clinton School of Public Service
- President Bill Clinton Biography on the World Business Forum where President Bill Clinton is a featured speaker for the 2009 event
- Tác phẩm của Bill Clinton tại Dự án Gutenberg
- Oral History Interview with Bill Clinton from Oral Histories of the American South
- Bill Clinton trên Internet Movie Database
- The Wanderer- A profile of Clinton in The New Yorker, 18 tháng 9 năm 2006. Clinton's most extensive interview in his post-presidency
- [1] - "Armigerous American Presidents Series" article from the American Heraldry Society.
- Encyclopedia of Arkansas History & Culture entry: Bill Clinton
- TED Prize Wish: Bill Clinton on rebuilding Rwanda at TED in 2007
Tham khảo
Minh Sư Đạo
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Giáo hội Phật Đường Nam Tông Minh Sư đạo (gọi tắt là Minh Sư đạo) là 1 giáo hội tôn giáo có giáo lý dựa trên Phật giáo Thiền Tông, Đạo giáo và Nho giáo tại Việt Nam và là nhánh chính trong năm nhánh của Ngũ chi Minh đạo. Phương châm tu của đạo là "Phổ độ chúng sinh - Chân tu giải thoát".[1]
Giáo hội đã được công nhận tổ chức giáo hội từ năm 1920 và hiện có hệ thống tổ chức từ Trung ương tới cơ sở với hơn 300 chức sắc, 1262 chức việc, trên 11224 tu sĩ, tín đồ và gần 100 chùa hoạt động tại 18 tỉnh, thành phố. Chính quyền Việt Nam đã cấp đăng ký hoạt động tôn giáo cho giáo hội từ ngày 17 tháng 8 năm 2007 và công nhận hoạt động ngày 1 tháng 10 năm 2008.[2]
Cuối thế kỷ 19, Kim Tổ Sư (truyền thừa thứ 16) đã phân công cho Trưởng lão Đông Sơ sang Việt Nam năm 1863 [3]. Vị này đã lập tại Cầu Kho (Chợ Lớn) một Phật Đường gọi là Chiếu Minh Phật Đường. Sau đó trở về Trung Quốc rồi lại sang Thái Lan truyền đạo. Sau này khi 3 tỉnh miền Đông bị Pháp chiếm, ông có ghé qua Hà Tiên lập 1 ngôi Phật Đường nữa có tên là Quảng Tế Phật Đường.
Sau khi lập Quảng Tế Phật Đường, số bổn đạo Minh Sư phát triển ngày càng đông. Những ngôi chùa Minh Sư đầu tiên được xây dựng chủ yếu thu hút tín đồ trong cộng đồng người Hoa. Tuy nhiên tư tưởng cứu thế theo tinh thần Tam giáo và có những hình thức sinh hoạt tôn giáo gần gũi với người Việt Nam. khẩu hiệu Phục Minh bài Thanh sau đó cũng đã được đổi thành Phục Nam bài Pháp tại Việt Nam, nên trong thời gian ngắn Minh Sư đã có ảnh hưởng tới cộng đồng người Việt ở Nam Bộ. Cơ cấu tổ chức của giáo hội được hình thành từ năm 1962 [3]
Trong quá trình hình thành và phát triển ở Việt Nam, đạo Minh Sư đã góp phần phục vụ dân tộc, xây dựng hòa bình và có nhiều hoạt động gắn bó với xã hội trên tinh thần "nước có vinh thì đạo mới sáng" [1] Trong hai cuộc chiến tranh, nhiều Phật Đường của Minh Sư là cơ sở cách mạng, làm liên lạc, nuôi giấu cán bộ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Tiêu biểu là Đại Lão sư Nguyễn Giác Nguyên trụ trì chùa Nam Nhã Phật Đường đã được tặng Bằng khen của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng, chùa Nam Nhã Phật Đường cũng đã được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa Quốc gia.[2]
Minh Sư đạo chia thế giới thành ba cõi: Hạ giới là cõi âm phủ, Trung giới là thế giới loài người, Thượng giới là cõi trời. Ngọc Hoàng Thượng Đế là vị ngự trị ở cõi trời, nhưng quyền năng chưởng quản hai thế giới còn lại. Còn chư Phật và các vị Bồ Tát ở cõi Tây Phương, các vị Thần Tiên ở cõi Bồng Lai.
Giáo lý mang tính căn bản nhất là chia thời gian thành ba kỳ tức Tam nguyên; Thượng nguyên tức giai đoạn đầu có 12 Hội, Trung nguyên là giai đoạn giữa có 12 Hội, Hạ nguyên là giai đoạn cuối có 12 Hội; mỗi Hội thời gian là 10.800 năm. Thượng nguyên là lúc Diêu Trì Kim Mẫu bắt đầu tạo lập trời đất; lúc bấy giờ có 96 Linh căn xuống trần, đến nay đã trải qua đời Thượng nguyên, Trung nguyên và sắp hết đời Hạ nguyên mà chỉ có 4 Linh căn trở về với mẹ. Như vậy còn 92 Linh căn, số lượng quá nhiều, đang chìm trong biển trầm luân, đời mạt kiếp sắp tới, Bồ Tát Di Lạc sẽ xuống trần lập Hội Long Hoa, tế độ tất cả các Linh căn đó.
Chùa Minh Sư có hai chữ Phật Đường sau tên chùa, thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế, Tam giáo (Đức Thích Ca Mâu Ni, Đức Khổng Tử, Đức Thái Thượng Lão Quân) và chư Phật; trước điện thờ có vòng Vô Cực và ngọn đèn Nhiên Đăng ở tâm vòng tròn, phía dưới là bình thủy. Tôn chỉ, mục đích là tự tu, tự độ, tự tha thuần túy tu hành, tu giải thoát, nhằm hiệp nhất tinh hoa của ba nền tôn giáo lớn Nho - Thích - Đạo để tìm lại cội gốc là Đạo (qui nguyên Tam giáo).[2]
Giáo hội đã được công nhận tổ chức giáo hội từ năm 1920 và hiện có hệ thống tổ chức từ Trung ương tới cơ sở với hơn 300 chức sắc, 1262 chức việc, trên 11224 tu sĩ, tín đồ và gần 100 chùa hoạt động tại 18 tỉnh, thành phố. Chính quyền Việt Nam đã cấp đăng ký hoạt động tôn giáo cho giáo hội từ ngày 17 tháng 8 năm 2007 và công nhận hoạt động ngày 1 tháng 10 năm 2008.[2]
Lịch sử
Minh Sư Đạo có nguồn gốc từ môn phái Phật Đường của Phật giáo Thiền tông tại Trung Quốc. Sau đời Sư Tổ Huệ Năng (638-713), Thiền tông bị đình đốn, đến cuối thế kỷ VIII được Đạo Nhất và Bạch Ngọc chấn hưng với tên gọi mới là Phật Đường nhưng chỉ tồn tại một thời gian ngắn, do bị đàn áp của vua Hiển Đức nhà Bắc Chu, đến cuối nhà Minh, vào năm Thiên Khải thứ 3 (1623) môn phái Phật Đường tiếp tục được chấn hưng nhờ công của Hoàng Đức Duy. Tuy nhiên, nó chỉ hưng thịnh một thời gian ngắn rồi suy tàn khi người Mãn Châu diệt nhà Minh thành lập nhà Thanh. Những năm đầu triều Thanh, đạo Minh Sư hình thành mượn tư tưởng của Phật Đường. Minh Sư Đạo bộc lộ tư tưởng Phản Thanh Phục Minh, nhưng vẫn giải thích rằng Minh Sư là người thầy sáng suốt. Triều đình nhà Thanh do đó đã nhiều lần đàn áp khiến một bộ phận tín đồ theo dòng người Hoa ra hải ngoại trong đó có Việt Nam[2]Cuối thế kỷ 19, Kim Tổ Sư (truyền thừa thứ 16) đã phân công cho Trưởng lão Đông Sơ sang Việt Nam năm 1863 [3]. Vị này đã lập tại Cầu Kho (Chợ Lớn) một Phật Đường gọi là Chiếu Minh Phật Đường. Sau đó trở về Trung Quốc rồi lại sang Thái Lan truyền đạo. Sau này khi 3 tỉnh miền Đông bị Pháp chiếm, ông có ghé qua Hà Tiên lập 1 ngôi Phật Đường nữa có tên là Quảng Tế Phật Đường.
Sau khi lập Quảng Tế Phật Đường, số bổn đạo Minh Sư phát triển ngày càng đông. Những ngôi chùa Minh Sư đầu tiên được xây dựng chủ yếu thu hút tín đồ trong cộng đồng người Hoa. Tuy nhiên tư tưởng cứu thế theo tinh thần Tam giáo và có những hình thức sinh hoạt tôn giáo gần gũi với người Việt Nam. khẩu hiệu Phục Minh bài Thanh sau đó cũng đã được đổi thành Phục Nam bài Pháp tại Việt Nam, nên trong thời gian ngắn Minh Sư đã có ảnh hưởng tới cộng đồng người Việt ở Nam Bộ. Cơ cấu tổ chức của giáo hội được hình thành từ năm 1962 [3]
Trong quá trình hình thành và phát triển ở Việt Nam, đạo Minh Sư đã góp phần phục vụ dân tộc, xây dựng hòa bình và có nhiều hoạt động gắn bó với xã hội trên tinh thần "nước có vinh thì đạo mới sáng" [1] Trong hai cuộc chiến tranh, nhiều Phật Đường của Minh Sư là cơ sở cách mạng, làm liên lạc, nuôi giấu cán bộ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Tiêu biểu là Đại Lão sư Nguyễn Giác Nguyên trụ trì chùa Nam Nhã Phật Đường đã được tặng Bằng khen của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng, chùa Nam Nhã Phật Đường cũng đã được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa Quốc gia.[2]
Giáo lý cơ bản
Tư tưởng Minh Sư Đạo có nguồn gốc từ phái Phật Đường, theo tinh thần Tam giáo: thờ Phật nhưng mục đích hướng đến là tu Tiên và sinh hoạt theo tư tưởng Nho Giáo. Giáo lý có hai phần: phần đốn giáo với chủ trương phổ độ chúng sinh, phần tiệm giáo đề cao thuyết Di Lạc, tạo niềm tin, sự chờ đợi về một đấng cứu thế.[2]Minh Sư đạo chia thế giới thành ba cõi: Hạ giới là cõi âm phủ, Trung giới là thế giới loài người, Thượng giới là cõi trời. Ngọc Hoàng Thượng Đế là vị ngự trị ở cõi trời, nhưng quyền năng chưởng quản hai thế giới còn lại. Còn chư Phật và các vị Bồ Tát ở cõi Tây Phương, các vị Thần Tiên ở cõi Bồng Lai.
Giáo lý mang tính căn bản nhất là chia thời gian thành ba kỳ tức Tam nguyên; Thượng nguyên tức giai đoạn đầu có 12 Hội, Trung nguyên là giai đoạn giữa có 12 Hội, Hạ nguyên là giai đoạn cuối có 12 Hội; mỗi Hội thời gian là 10.800 năm. Thượng nguyên là lúc Diêu Trì Kim Mẫu bắt đầu tạo lập trời đất; lúc bấy giờ có 96 Linh căn xuống trần, đến nay đã trải qua đời Thượng nguyên, Trung nguyên và sắp hết đời Hạ nguyên mà chỉ có 4 Linh căn trở về với mẹ. Như vậy còn 92 Linh căn, số lượng quá nhiều, đang chìm trong biển trầm luân, đời mạt kiếp sắp tới, Bồ Tát Di Lạc sẽ xuống trần lập Hội Long Hoa, tế độ tất cả các Linh căn đó.
Chùa Minh Sư có hai chữ Phật Đường sau tên chùa, thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế, Tam giáo (Đức Thích Ca Mâu Ni, Đức Khổng Tử, Đức Thái Thượng Lão Quân) và chư Phật; trước điện thờ có vòng Vô Cực và ngọn đèn Nhiên Đăng ở tâm vòng tròn, phía dưới là bình thủy. Tôn chỉ, mục đích là tự tu, tự độ, tự tha thuần túy tu hành, tu giải thoát, nhằm hiệp nhất tinh hoa của ba nền tôn giáo lớn Nho - Thích - Đạo để tìm lại cội gốc là Đạo (qui nguyên Tam giáo).[2]
Giáo luật
Minh Sư đạo chia ra hai thành phần trong Giáo hội:- Thành phần giáo phẩm (xuất gia tu Phật, trường trai cấm giới) gồm Thiên ân, Chứng ân, Dẫn ân, Bảo ân, Đảnh hàng, Bổ thiệt, Thập địa, Thái Lão sư đã được Giáo hội tấn phong.
- Thành phần đại chúng (tại gia tu Phật) gồm có thiện nam, tín nữ trọn đời vì đạo cầu sám hối, nhất bộ, nhị bộ, tam bộ được gọi là tu sỹ, những nam nữ cầu qui y hộ đạo, chưa được thọ giới luật của hàng tu sỹ gọi chung là tín đồ.
- Bậc Thượng thừa: Thái Lão sư, Thập Địa Lão sư, Bổ Thiệt Lão sư, Đảnh hàng Lão sư
- Bậc Trung thừa: Bảo ân, Dẫn ân, Chứng ân, Thiên ân.
- Bậc Hạ thừa: Tam bộ, Nhị bộ, Nhất bộ, Sám hối (ăn chay trường, giữ giới đạo), Quy y Hộ đạo (ăn chay theo kỳ).
Nghi lễ
Hàng ngày tại các Phật Đường có cúng tứ thời: 6 giờ (sáng), 11 giờ (trưa), 18 giờ (chiều), 23 giờ (tối). Hàng tháng thì cúng Sóc, Vọng, và hàng năm có các ngày lễ: mùng 9 và mùng 10 tháng giêng âm lịch, Tết Nguyên Tiêu, 19 tháng 2 âm lịch, 8 tháng 4 âm lịch (Lễ Phật Đản), 29 tháng 4 âm lịch. Lễ phẩm chỉ dùng đồ chay, hương đăng hoa quả phẩm, cơm nước, nghiêm cấm dùng rượu, các sản phẩm có nguồn gốc động vật, không dùng ngũ vị như hành, hẹ, nén, kiệu… [2]Hệ thống tổ chức
Hệ thống tổ chức hành chính Giáo hội Phật Đường Nam Tông Minh Sư đạo gồm:- Cấp Trung ương gốm có Hội đồng Trưởng lão và Ban Trị sự Trung ương Giáo hội. Hội đồng Trưởng lão là cơ quan tối cao của giáo hội, gồm 10 vị Lão sư được Đại hội Đại biểu Minh Sư toàn đạo suy tôn và tại vị suốt đời, có nhiệm vụ chăm lo về Đạo pháp. Ban Trị sự Trung ương Giáo hội gồm 15 - 19 hội viên từ phẩm Thiên ân trở lên, có nhiệm kỳ 5 năm. Nhiệm vụ lãnh đạo, thay mặt cho giáo hội chịu trách nhiệm pháp lý trước Nhà nước, trực tiếp quản lý, điều hành các hoạt động của giáo hội.
- Cấp địa phương: Ban Trị sự (Ban Nghi lễ) Phật Đường gồm 3 - 5 vị, nhiệm kỳ 5 năm; có nhiệm vụ giúp vị Trụ trì điều hành các hoạt động của Phật Đường.[2]
Chú Thích
|
Thể loại:
Video yêu thích
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
Trở về trang chính
Hoàng Kim, hoangkim, hoangkimvietnam, Ngọc Phương Nam, Chào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, VietnamAfricaCassavaRice, Khát khao xanh, Dayvahoc,Học mỗi ngày, Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống, Thơ cho con
Thiền tông
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Phật giáo Đại thừa xuất phát từ Trung Quốc. Thiền tông sinh ra trong khoảng thế kỉ thứ 6, thứ 7, khi Bồ-đề-đạt-ma đưa phép Thiền của đạo Phật vào Trung Quốc cùng với sự hấp thụ một phần nào đạo Lão. Nơi đây, Thiền tông trở thành một tông phái lớn, với mục đích là hành giả trực nhận được bản thể của sự vật và đạt giác ngộ, như Phật Thích-ca Mâu-ni đã đạt được dưới gốc cây Bồ-đề. Tông phái này được đưa vào Việt Nam từ Nhật Bản và Trung Quốc (trong Kanji), nhưng có nguồn gốc ở Ấn Độ (trong Tiếng Phạn: ध्यान).
Thiền tông Trung Quốc được sáng lập trong thời kì Phật pháp đang là đối tượng tranh cãi của các tông phái. Để đối lại khuynh hướng "triết lí hoá", phân tích chi li Phật giáo của các tông khác, các vị Thiền sư bèn đặt tên cho tông mình là "Thiền" để nhấn mạnh tầm quan trọng của phương pháp Toạ thiền để trực ngộ yếu chỉ.
Thiền tông quan tâm đến kinh nghiệm chứng ngộ, đả phá mạnh nhất mọi nghi thức tôn giáo và mọi lí luận về giáo pháp. Thiền tông chỉ khuyên hành giả Toạ thiền (ja. zazen) để kiến tính, được coi là con đường ngắn nhất, đồng thời cũng là con đường khó nhất. Những nét đặc trưng của Thiền tông có thể tóm tắt được như sau:
Bốn tính chất rất rõ ràng dễ nhập tâm này được xem là do Bồ-đề-đạt-ma
nêu lên, nhưng cũng có người cho rằng chúng xuất phát từ Thiền sư đời
sau là Nam Tuyền Phổ Nguyện (zh. 南泉普願, 749-835), một môn đệ của Mã Tổ Đạo Nhất. Truyền thuyết cho rằng quan điểm "Truyền pháp ngoài kinh điển" đã do Phật Thích-ca áp dụng trên núi Linh Thứu (sa. gṛdhrakūṭa). Trong pháp hội đó, Ngài im lặng đưa lên một cành hoa và chỉ có Ma-ha-ca-diếp (sa. mahākāśyapa), một đại đệ tử, mỉm cười lĩnh hội ý chỉ của cách "Dĩ tâm truyền tâm" (以心傳心, xem Niêm hoa vi tiếu). Phật Thích-ca ấn chứng cho Ca-diếp là Sơ tổ của Thiền tông Ấn Độ. Từ đó, Thiền tông coi trọng tính chất Đốn ngộ (zh. 頓悟), nghĩa là "giác ngộ ngay tức khắc", trên con đường tu học.
Thiền tông khởi nguyên từ Ấn Độ được truyền đến đời thứ 28 là Bồ-đề-đạt-ma (xem Nhị thập bát tổ).
Ngày nay, người ta không còn tư liệu gì cụ thể về lịch sử các vị Tổ
Thiền tông Ấn Độ, và thật sự thì điều đó không quan trọng trong giới
Thiền. Điều hệ trọng nhất của Thiền tông là "tại đây" và "bây giờ".
Đầu thế kỉ thứ 6, Bồ-đề-đạt-ma sang Trung Quốc và được xem là Sơ tổ của Thiền tông tại đây.[1] Sáu vị Tổ Thiền tông Trung Quốc là:
Trong các tông này thì có hai tông Lâm Tế và Tào Động du nhập qua Nhật trong thế kỉ 12, đầu thế kỉ 13,
đến nay vẫn sinh động và còn ảnh hưởng lớn cho Thiền thời nay. Khoảng
đến đời nhà Tống thì Thiền tông Trung Quốc bắt đầu suy tàn và trộn lẫn
với Tịnh Độ tông trong thời nhà Minh (thế kỉ 15).
Trong thời gian đó, Thiền tông đúng nghĩa với tính chất "dĩ tâm truyền
tâm" được xem như là chấm dứt. Lúc đó tại Nhật, Thiền tông lại sống dậy
mạnh mẽ. Thiền sư Đạo Nguyên Hi Huyền (zh. 道元希玄), người đã đưa tông Tào Động qua Nhật, cũng như Thiền sư Minh Am Vinh Tây (zh. 明菴榮西), Tâm Địa Giác Tâm (zh. 心地覺心), Nam Phố Thiệu Minh (zh. 南浦紹明) và nhiều vị khác thuộc phái Lâm Tế đã có công thiết lập dòng Thiền Nhật Bản. Giữa thế kỉ 17, Thiền sư Trung Quốc là Ẩn Nguyên Long Kì (zh. 隱元隆琦) sang Nhật thành lập dòng Hoàng Bá, ngày nay không còn ảnh hưởng. Vị Thiền sư Nhật xuất chúng nhất phải kể là Bạch Ẩn Huệ Hạc (zh. 白隱慧鶴), thuộc dòng Lâm Tế, là người đã phục hưng Thiền Nhật Bản trong thế kỉ 18.
Thiền tông Trung Quốc được truyền sang Việt Nam lần đầu bởi Thiền sư Tì-ni-đa-lưu-chi (zh. 毘尼多流支, sa. vinītaruci, ?-594), vốn đắc pháp nơi Tam tổ Tăng Xán (zh. 僧璨, ?-606). Sau đó, đệ tử của Thiền sư Bách Trượng Hoài Hải là Vô Ngôn Thông (zh. 無言通, ?-826) sang Việt Nam truyền tông chỉ Huệ Năng. Thiền sư Thạch Liêm (zh. 石溓, 1633-1704), tông Tào Động đời thứ 29, là người đầu tiên truyền tông Tào Động sang miền Trung Việt Nam. Người truyền tông chỉ Tào Động sang miền Bắc lần đầu là Thiền sư Thông Giác Thuỷ Nguyệt (zh. 通覺水月, 1637-1704), pháp hệ 35. Tông chỉ của tông Lâm Tế được Thiền sư Nguyên Thiều (zh. 元韶, 1648-1728, pháp hệ thứ 33) truyền sang miền Trung lần đầu, và Chuyết Công (zh. 拙公, 1590-1644) Hoà Thượng là người truyền tông Lâm Tế sang miền Bắc. Vân Môn tông được Thiền sư Thảo Đường (zh. 草堂, thế kỷ 11), đệ tử của Tuyết Đậu Trọng Hiển truyền sang Việt Nam.
Các thực nghiệm Thiền cũng đã thay đổi để đáp ứng tư tưởng và bản năng người Tây phương. Khái niệm Zen đối với người Tây phương chẳng những đã không còn xa lạ mà còn thâm nhập cả vào nếp sinh hoạt. Hàng trăm tác phẩm văn hóa, khoa học, nghệ thuật, triết lí và thiết kế đã đặt thêm chữ "Zen" vào trong tựa đề.
Tuy không trở lại thời vàng son của thế kỉ thứ 7, thứ 8, Thiền tông vẫn luôn luôn gây được một sức thu hút mãnh liệt nơi tín đồ Phật giáo và đóng một vai trò quan trọng trong nghệ thuật Đông Á.
Thiền tông (zh. chán-zōng 禪宗, ja. zen-shū 禅宗) là tông phái
Thiền tông Trung Quốc được sáng lập trong thời kì Phật pháp đang là đối tượng tranh cãi của các tông phái. Để đối lại khuynh hướng "triết lí hoá", phân tích chi li Phật giáo của các tông khác, các vị Thiền sư bèn đặt tên cho tông mình là "Thiền" để nhấn mạnh tầm quan trọng của phương pháp Toạ thiền để trực ngộ yếu chỉ.
Thiền tông quan tâm đến kinh nghiệm chứng ngộ, đả phá mạnh nhất mọi nghi thức tôn giáo và mọi lí luận về giáo pháp. Thiền tông chỉ khuyên hành giả Toạ thiền (ja. zazen) để kiến tính, được coi là con đường ngắn nhất, đồng thời cũng là con đường khó nhất. Những nét đặc trưng của Thiền tông có thể tóm tắt được như sau:
教外別傳 | Giáo ngoại biệt truyền | Truyền giáo pháp ngoài kinh điển |
不立文字 | Bất lập văn tự | không lập văn tự |
直指人心 | Trực chỉ nhân tâm | chỉ thẳng tâm người |
見性成佛 | Kiến tính thành Phật | thấy chân tính thành Phật. |
Lịch sử
Đầu thế kỉ thứ 6, Bồ-đề-đạt-ma sang Trung Quốc và được xem là Sơ tổ của Thiền tông tại đây.[1] Sáu vị Tổ Thiền tông Trung Quốc là:
- Bồ-đề-đạt-ma (zh. 菩提達磨, ?-532)
- Huệ Khả (zh. 慧可, 487-593)
- Tăng Xán (zh. 僧璨, ?-606)
- Đạo Tín (zh. 道信, 580-651)
- Hoằng Nhẫn (zh. 弘忍, 601-674)
- Huệ Năng (zh. 慧能, 638-713)
Thiền tông tại Nhật Bản

Thiền sư Đạo Nguyên Hi Huyền
Thiền tông tại Việt Nam
Phật giáo truyền vào Việt Nam từ rất sớm, trước cả Trung Quốc với trung tâm Phật giáo quan trọng tại Luy Lâu. Và theo đó, Thiền tông Ấn Độ cũng được truyền bá vào Việt Nam trước tiên, với các thiền sư như Mâu Tử, Khương Tăng Hội, nổi danh tại Trung Quốc từ trước thời Bồ-đề-đạt-ma. Họ đều từng có nhiều năm tu tập tại Việt Nam trước khi truyền đạo tại Trung Quốc, chứng minh cho sự phát triển rực rỡ của Thiền tông tại Việt Nam ở thế kỷ thứ 2 và thứ 3.Thiền tông Trung Quốc được truyền sang Việt Nam lần đầu bởi Thiền sư Tì-ni-đa-lưu-chi (zh. 毘尼多流支, sa. vinītaruci, ?-594), vốn đắc pháp nơi Tam tổ Tăng Xán (zh. 僧璨, ?-606). Sau đó, đệ tử của Thiền sư Bách Trượng Hoài Hải là Vô Ngôn Thông (zh. 無言通, ?-826) sang Việt Nam truyền tông chỉ Huệ Năng. Thiền sư Thạch Liêm (zh. 石溓, 1633-1704), tông Tào Động đời thứ 29, là người đầu tiên truyền tông Tào Động sang miền Trung Việt Nam. Người truyền tông chỉ Tào Động sang miền Bắc lần đầu là Thiền sư Thông Giác Thuỷ Nguyệt (zh. 通覺水月, 1637-1704), pháp hệ 35. Tông chỉ của tông Lâm Tế được Thiền sư Nguyên Thiều (zh. 元韶, 1648-1728, pháp hệ thứ 33) truyền sang miền Trung lần đầu, và Chuyết Công (zh. 拙公, 1590-1644) Hoà Thượng là người truyền tông Lâm Tế sang miền Bắc. Vân Môn tông được Thiền sư Thảo Đường (zh. 草堂, thế kỷ 11), đệ tử của Tuyết Đậu Trọng Hiển truyền sang Việt Nam.
Đặc điểm
Thiền bắt nguồn từ Ấn Độ nhưng đã trở thành một tông phái độc lập khi được truyền sang Trung Quốc, đặc biệt là sau thời của Lục tổ Huệ Năng. Nơi đây, Thiền tông đã hấp thụ cốt tuỷ của nền văn hoá, triết lí Trung Quốc. Nhà Ấn Độ học và Phật học người Đức Hans Wolfgang Schumann viết như sau trong tác phẩm Đại thừa Phật giáo (Mahāyāna-Buddhismus):"Thiền tông có một người cha Ấn Độ nhưng đã chẳng trở nên trọn vẹn nếu không có người mẹ Trung Quốc. Cái 'dễ thương', cái hấp dẫn của Thiền tông chính là những thành phần văn hoá nghệ thuật, những đặc điểm sắc thái riêng của Trung Quốc, không phải của Ấn Độ. Những gì Phật giáo mang đến Trung Quốc — với tư tưởng giải thoát tuyệt đối, trình bày một cách nghiêm nghị khắt khe với một ngón tay trỏ chỉ thẳng — những điều đó được các vị Thiền sư thừa nhận, hấp thụ với một nụ cười thầm lặng đầy thi vị. Thành tựu lớn lao của các Đại luận sư Ấn Độ là nhét 'con ngỗng triết lí' vào lọ, thì — chính nơi đây, tại Trung Quốc — con ngỗng này được thả về với thiên nhiên mà không hề mang thương tích."Thiền, như các vị Thiền sư nhấn mạnh, là trở về với tự nhiên, không hẳn là sự phản đối truyền thống như những học giả sau này thường xác định. Thiền tông phản bác, vứt bỏ những nghi thức rườm rà, những bài luận khó hiểu, bất tận nhưng không phủ nhận nội dung, tinh hoa của chúng. Thiền tông chính là sự tổng hợp độc đáo của hai giáo lí, hai học thuyết nền tảng của Đại thừa Ấn Độ, đó là Trung quán (zh. 中觀, sa. mādhyamika) và Duy thức (zh. 唯識, sa. vijñānavādin). Người ta có thể hiểu phần nào những hành động, lời nói, phương pháp hoằng hoá "mâu thuẫn", "nghịch lí" của các vị Thiền sư nếu nắm được giáo lí của Trung quán và Duy thức. Trong các tập công án của Thiền tông, người ta có thể nhận ra hai loại:
- Những công án xoay quanh thuyết Thật tướng (zh. 實相) của Trung quán tông (sa. mādhyamika), tức là tất cả đều là Không (sa. śūnyatā). Công án danh tiếng nhất với thuyết tính Không là Con chó của Triệu Châu (Vô môn quan 1): Tăng hỏi Triệu Châu: "Con chó có Phật tính không?" Triệu Châu trả lời: "Không!" (vô 無).
- Những công án với khái niệm "Vạn pháp duy tâm" (zh. 萬法唯心, sa. cittamātra) của Duy thức tông. Một công án danh tiếng theo thuyết Duy thức (Vô môn quan 29): Hai ông tăng cãi nhau về phướn (một loại cờ). Một ông nói: "Phướn động", ông kia nói: "Gió động", và cứ thế tranh cãi. Lục tổ Huệ Năng liền nói: "Chẳng phải gió, chẳng phải phướn, tâm các ông động". Nghe câu này, hai vị giật mình run sợ.
Thiền tông thời cận đại và hiện đại
Thiền tông chính thức truyền sang Hoa Kỳ do Thiền sư Thích Tông Diễn (zh. 釋宗演, ja. shaku sōen, cũng được gọi là Hồng Nhạc Tông Diễn 洪嶽宗演, ja. kōgaku sōen) vào năm 1893. Người có công rất lớn truyền bá rộng rãi Thiền tông ở các nước phương Tây lại là Daisetz Teitaro Suzuki (1870-1966), môn đệ của Thích Tông Diễn. Bộ "Thiền luận" ba tập (Essay in Zen Buddhism) do Daisetz Teitaro Suzuki viết đã rất thành công trong hai thập niên 1950 và thập niên 1960|1960. Đến nay, tác phẩm này đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trong đó có bản dịch tiếng Việt. Hiện bản dịch này của Thích Tuệ Sỹ và Trúc Thiên có thể được tìm thấy trên mạng internet ở một số website về Phật giáo.Các thực nghiệm Thiền cũng đã thay đổi để đáp ứng tư tưởng và bản năng người Tây phương. Khái niệm Zen đối với người Tây phương chẳng những đã không còn xa lạ mà còn thâm nhập cả vào nếp sinh hoạt. Hàng trăm tác phẩm văn hóa, khoa học, nghệ thuật, triết lí và thiết kế đã đặt thêm chữ "Zen" vào trong tựa đề.
Tuy không trở lại thời vàng son của thế kỉ thứ 7, thứ 8, Thiền tông vẫn luôn luôn gây được một sức thu hút mãnh liệt nơi tín đồ Phật giáo và đóng một vai trò quan trọng trong nghệ thuật Đông Á.
Xem thêm
Tham khảo
Việt ngữ
- Thiền Luận tập 1 - D.T.Suzuki
- Từ Điển Thiền Tông Hán Việt. Hân Mẫn & Thông Thiền biên dịch. TP HCM 2002.
- Bất Lập Văn Tự - Nhuận Bảo
- Sơ lược lịch sử Thiền tông Trung Hoa -Thích Nhất Hạnh
- Phật Học Phổ Thông - Thích Thiện Hoa
- Đường Lối Thiền Tông - Tâm Thái
Ngoại ngữ
- Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ Điển. Phật Quang Đại Từ Điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
- Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
- Dumoulin, Heinrich:
- Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985.
- Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986.
- Schumann, H.W.: Mahāyāna-Buddhismus. Die zweite Drehung des Dharma-Rades, München 1990.
- The essence of ZEN—Mark Levon Byrne—Barnes & Noble—ISBN 0760731756
- ZEN—Martine Batchelor—First Directions—ISBN 0007110162
- ZEN made easy—Timothy Freke—A Godsfield Book—ISBN 0806999217
- ZEN Wisdom—Timothy Freke—Sterling—ISBN 0806999772
- The House of Lin-chi
- The Koan in Zen Buddhism
Chú thích
- ^ Buswell, Robert E. (biên tập). Encyclopedia of Buddhism 1. Macmillan. tr. 57, 130. ISBN 0028657187.
Liên kết ngoài
Bảng các chữ viết tắt |
---|
bo.: Bod skad བོད་སྐད་, tiếng Tây Tạng | ja.: 日本語 tiếng Nhật | ko.: 한국어, tiếng Triều Tiên | pi.: Pāli, tiếng Pali | sa.: Sanskrit संस्कृतम्, tiếng Phạn | zh.: 中文 chữ Hán |
Bạch Ngọc
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bạch Ngọc (chữ Hán giản thể: 白玉县, Hán Việt: Bạch Ngọc huyện) là một huyện thuộc Châu tự trị dân tộc Tạng Cam Tư, tỉnh Tứ Xuyên, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Huyện Bạch Ngọc có dân số 41.156 người (1999).[1]. Huyện Bạch Ngọc được chia ra thành 17 hương trấn. Mã số bưu chính của Bạch Ngọc là 627150[2]
Tham khảo
- ^ (tiếng Anh) National Population Statistics Materials by County and City - 1999 Period, in China County & City Population 1999, Harvard China Historical GIS
- ^ (tiếng Anh) Codes postaux du Sichuan
Liên kết ngoài
- tiếng Trung: {{{1}}} Trang web chính quyền
|
Video yêu thích
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
Trở về trang chính
Hoàng Kim, hoangkim, hoangkimvietnam, Ngọc Phương Nam, Chào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, VietnamAfricaCassavaRice, Khát khao xanh, Dayvahoc,Học mỗi ngày, Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống, Thơ cho con
No comments:
Post a Comment