CNM365 Chào ngày mới 11 tháng 8 Wikipedia Ngày này năm xưa. Ngày Độc lập tại Tchad (1960). Năm 106 – Phần tây nam của Dacia trở thành tỉnh Dacia thuộc Đế quốc La Mã. Năm 1786 – Thuyền trưởng Francis Light thành lập thuộc địa Penang (hình) của Đế quốc Anh, khởi đầu hơn một thế kỷ người Anh can dự vào Malaya. Năm 1947 – Muhammad Ali Jinnah đọc một diễn văn trước Hội đồng Lập pháp Pakistan, trình bày viễn kiến của Jinnah về tương lai của Nhà nước Pakistan. Năm 2006 – Chiến tranh Liban: Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc thông qua Nghị quyết 1701 nhằm giải quyết cuộc xung đột giữa Israel và Liban.
Tchad
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cộng hòa Tchad | |||||
---|---|---|---|---|---|
République du Tchad (tiếng Pháp) جمهورية تشاد (tiếng Ả Rập) Jumhūriyyat Tshād (tiếng Ả Rập) |
|||||
|
|||||
Khẩu hiệu | |||||
Unité - Travail - Progrès (Tiếng Pháp: "Thống nhất - Cần lao - Tiến bộ") |
|||||
Quốc ca | |||||
La Tchadienne | |||||
Hành chính | |||||
Chính phủ | Cộng hòa tổng thống | ||||
Tổng thống Thủ tướng |
Idriss Déby Kalzeubet Pahimi Deubet |
||||
Ngôn ngữ chính thức | Tiếng Pháp và tiếng Ả Rập | ||||
Thủ đô | N'Djamena |
||||
Thành phố lớn nhất | N'Djamena | ||||
Địa lý | |||||
Diện tích | 1.284.000 km² (hạng 21) | ||||
Diện tích nước | 1,9% % | ||||
Múi giờ | WAT (UTC+1); mùa hè: UTC+2 | ||||
Lịch sử | |||||
Độc lập
|
|||||
Ngày thành lập | 11 tháng 8, năm 1960 |
||||
Dân cư | |||||
Dân số ước lượng (2009) | 10.329.208[1] người (hạng 73) | ||||
Dân số (1993) | 6.279.921 người | ||||
Mật độ | 8 người/km² (hạng 212) | ||||
Kinh tế | |||||
GDP (PPP) (2011) | Tổng số: 19,543 tỷ USD[2] Bình quân đầu người: 1.865 USD[2] |
||||
GDP (danh nghĩa) (2011 (IMF)) | Tổng số: 9,344 tỷ USD[2] Bình quân đầu người: 891 USD[2] |
||||
HDI (2011) | 0,328 thấp (hạng 183) | ||||
Đơn vị tiền tệ | franc CFA Trung Phi (XAF ) |
||||
Thông tin khác | |||||
Tên miền Internet | .td |
Tchad được chia thành các vùng: một đới sa mạc ở phía bắc, một vành đai Sahel khô cằn ở trung tâm và một đới xa van Sudan phì nhiêu hơn ở phía nam. Quốc gia lấy theo tên của hồ Tchad, đây là vùng đất ngập nước lớn nhất tại Tchad và lớn thứ nhì tại châu Phi. Đỉnh cao nhất của Tchad là Emi Koussi tại Sahara, còn thủ đô N'Djamena là thành phố lớn nhất. Tchad là nơi sinh sống của trên 200 dân tộc và nhóm ngôn ngữ khác nhau. Tiếng Ả Rập và tiếng Pháp là các ngôn ngữ chính thức. Hồi giáo và Ki-tô giáo là các tôn giáo được hành lễ rộng rãi nhất.
Bắt đầu vào thiên niên kỷ thứ 7 TCN, loài người di chuyển đến bồn địa Tchad với số lượng lớn, sau đó một loạt các quốc gia và đế quốc nổi lên rồi sụp đổ trong dải Sahel thuộc Tchad, tập trung vào kiểm soát các tuyến đường mậu dịch Xuyên Sahara băng qua khu vực. Pháp chinh phục lãnh thổ vào năm 1920 và hợp nhất nó thành một phần của Xích đạo châu Phi thuộc Pháp. Năm 1960, Tchad giành được độc lập dưới quyền lãnh đạo của François Tombalbaye. Người Hồi giáo ở phía bắc phẫn uất trước các chính sách của ông, tình cảm này bùng nổ thành một cuộc nội chiến kéo dài từ năm 1965. Năm 1978, các phiến quân đánh chiếm thủ đô và kết thúc quyền lãnh đạo của phương nam. Tuy nhiên, các chỉ huy phiến quân chiến đấu với nhau cho đến khi Hissène Habré đánh bại các đối thủ. Habré bị tướng của mình là Idriss Déby lật đổ vào năm 1990. Từ năm 2003, khủng hoảng Darfur tại Sudan tràn qua biên giới và khiến quốc gia bất ổn định.
Tchad vẫn gặp khó khăn do bạo lực chính trị và các nỗ lực đảo chính. Tchad là một trong số các quốc gia nghèo nhất và tham nhũng nhất trên thế giới; hầu hết cư dân sống trong cảnh bần cùng nhờ nông nghiệp tự cung cấp. Từ năm 2003, dầu thô trở thành nguồn thu nhập xuất khẩu chính của quốc gia, thay thế công nghiệp bông truyền thống.
Mục lục
Lịch sử
Vào thiên niên kỷ thứ 7 TCN, các điều kiện sinh thái học tại nửa phía bắc của lãnh thổ Tchad tạo thuận lợi cho loài người định cư, và khu vực này trải qua gia tăng dân số mạnh. Một vài trong số các di chỉ khảo cổ học quan trọng nhất tại châu Phi được phát hiện tại Tchad, chủ yếu tại khu vực Borkou-Ennedi-Tibesti Region; Một số có niên đại sớm hơn 2000 TCN.[3][4]Trong hơn 2.000 năm, bồn địa Tchad là nơi cư trú của các dân tộc nông nghiệp và định cư, trở thành một nơi gặp gỡ của các nền văn minh, lớn nhất trong đó là văn minh Sao truyền thuyết với các đồ tạo tác và lịch sử truyền khẩu. Sao sụp đổ trước Đế quốc Kanem,[5][6] đây là đế quốc đầu tiên và kéo dài nhất trong số các đế quốc phát triển tại dải Sahel thuộc Tchad vào cuối thiên niên kỷ thứ 1 CN. Sức mạnh của Kanem và các quốc gia kế thừa nó dựa trên quyền kiểm soát các tuyến đường mậu dịch Xuyên Sahara đi qua khu vực.[4] Các quốc gia này, ít nhất mặc nhận là người Hồi giáo, chưa từng mở rộng quyền kiểm soát của họ xuống các thảo nguyên phương nam ngoại trừ việc đột kích để bắt nô lệ.[7] Trong Kanem, khoảng một pha dân số là nô lệ.[8]
Pháp mở rộng thuộc địa dẫn đến việc hình thành "Lãnh thổ quân sự quốc gia và xứ bảo hộ Tchad" năm 1900. Đến năm 1920, Pháp giành được quyền kiểm soát toàn bộ thuộc địa và hợp nhất nó vào Xích đạo Phi châu thuộc Pháp.[10] Sự cai trị của Pháp tại Tchad có đặc trưng là thiếu các chính sách nhằm thống nhất lãnh thổ và hiện đại hóa chậm chạp so với các thuộc địa khác của Pháp.[11]
Pháp chủ yếu xem thuộc địa là một nguồn không quan trọng về lao động chưa qua đào tạo và bông thô; Pháp đưa đến sản xuất bông quy mô lớn vào năm 1929. Chính quyền thuộc địa tại Tchad thiếu nhân lực trầm trọng và phải dựa vào các công vụ viên tồi người Pháp. Người Pháp chỉ quản lý hiệu quả với người Sara ở phía nam; còn sự hiện diện của họ đối với các khu vực phía bắc và phía đông theo Hồi giáo chỉ là trên danh nghĩa. Hệ thống giáo dục chịu ảnh hưởng từ sự bỏ bê này.[4][11]
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Pháp trao cho Tchad địa vị lãnh thổ hải ngoại và các cư dân Tchad được trao quyền bầu các đại diện tại Quốc hội Pháp và một hội đồng lập pháp của lãnh thổ. Chính đảng lớn nhất là Đảng Tiến bộ Tchad (PPT), có cơ sở tại nửa phía nam của thuộc địa. Tchad giành được độc lập vào ngày 11 tháng 8 năm 1960, lãnh đạo của PPT là một người Sara tên François Tombalbaye trở thành tổng thống đầu tiên.[4][12][13]
Hai năm sau, François Tombalbaye cấm các chính đảng đối lập và thiết lập một hệ thống độc đảng. Quyền lực độc đoán của François Tombalbaye và cách quản lý tồi không nhạy cảm làm trầm trọng thêm căng thẳng giữa các dân tộc. Năm 1965, những người Hồi giáo bắt đầu tiến hành một cuộc nội chiến. François Tombalbaye bị lật đổ và sát hại vào năm 1975,[14] song nội loạn vẫn tiếp tục. Năm 1979, các phe phái phiến quân đánh chiếm thủ đô, và toàn bộ chính quyền trung ương Tchad sụp đổ. Các phe nhóm vũ trang tranh giành quyền lực, nhiều trong số đó bắt nguồn từ cuộc nổi dậy ở phía bắc.[15][16]
Sự tan rã của Tchad khiến vị thế của Pháp tại quốc gia này suy sụp. Libya hành động để lấp đầy khoảng trống quyền lực và trở thành một thành phần trong nội chiến tại Tchad.[17] Cuộc phiêu lưu của Libya kết thúc trong thất bại vào năm 1987; khi tổng thống thân Pháp Hissène Habré thu thập được một phản ứng thống nhất chưa từng thấy từ những người Tchad[18] và buộc quân Libya triệt thoái khỏi lãnh thổ Tchad.[19]
Hissène Habré củng cố chế độ độc tài của mình thông qua một hệ thống quyền lực dựa trên tham nhũng và bạo lực với hàng nghìn người được ước tính là đã bị giết dưới sự cai trị của ông.[20][21] Vị tổng thống này ưu đãu dân tộc Daza của ông và phân biệt đối xử với các cựu đồng minh là người Zaghawa. Hissène Habré bị tướng dưới quyền là Idriss Déby lật đổ vào năm 1990.[22] Các nỗ lực nhằm truy tố Hissène Habré dẫn đến việc người này bị quản thúc tại gia tại Senegal vào năm 2005; và vào năm 2013 thì chính thức bị buộc tội phạm tội ác chiến tranh trong thời gian cai trị.[23]
Idriss Déby cố gắng hòa giải các nhóm phiến quân và khởi đầu lại chính trị đa đảng. Người dân Tchad chấp thuận một hiến pháp mới bằng trưng cầu dân ý, và đến năm 1996, Idriss Déby dễ dàng giành chiến thắng trong một cuộc bầu cử tổng thống cạnh tranh. Ông chiến thắng cho nhiệm kỳ thứ nhì vào 5 năm sau đó.[24] Khai thác dầu bắt đầu tại Tchad vào năm 2003, đem đến hy vọng rằng Tchad cuối cùng có một số cơ hội tiến đến hòa bình và thịnh vượng. Tuy nhiên, bất đồng nội bộ trở nên tồi tệ hơn, và một cuộc nội chiến mới bùng nổ. Idriss Déby đơn phương sửa đổi hiến pháp để loại bỏ giới hạn hai nhiệm kỳ của chức tổng thống; điều này gây náo động trong xã hội dân cư và các đảng đối lập.[25]
Năm 2006, Idriss Déby giành thắng lợi cho nhiệm kỳ tổng thống thứ ba, song cuộc bầu cử bị phe đối lập tẩy chay. Bạo lực sắc tộc tại đông bộ Tchad tăng lên, Cao ủy Liên Hiệp Quốc cảnh báo một cuộc diệt chủng giống như tại Darfur có thể xáy ra tại Tchad.[26] Năm 2006 và 2008, các lực lượng phiến quân từng nỗ lực chiếm thủ đô bằng vũ lực, song cả hai lần họ đều thất bại.[27] Một hiệp định về khôi phục hòa hợp giữa Tchad và Sudan được ký vào năm 2010 đã đánh dấu chấm dứt cuộc chiến 5 năm giữa hai bên.[28] Việc hàn gắn quan hệ khiến những phiến quân Tchad trở về tổ quốc từ Sudan, mở cửa biên giới giữa hai quốc gia sau 7 năm đóng cửa, và triển khai một lực lượng chung để bảo vệ biên giới. Vào tháng 5 năm 2013, các lực lượng an ninh tại Tchad làm thất bại một cuộc đảo chính chống Tổng thống Idriss Déby.[29]
Địa lý
Với diện tích là 1.284.000 kilômét vuông (496.000 sq mi), Tchad là quốc gia lớn thứ 21 trên thế giới, lớn hơn Nam Phi một chút.[1][30] Tchad thuộc trung-bắc châu Phi, nằm giữa kinh độ 7°Đ và 24°Đ, giữa vĩ độ 13°B và 24°B.[31]Tchad giáp với Libya ở phía bắc, với Sudan ở phía đông, Niger ở phía tây, Nigeria và Cameroon ở phía tây nam, và phía nam giáp với Cộng hòa Trung Phi. Thủ đô của Tchad nằm cách cảng gần nhất là Douala, Cameroon 1.060 kilômét (660 mi),[31][32] Do nằm xa biển nên Tchad phần lớn là có khí hậu hoang mạc, thỉnh thoảng được gọi là "Tâm chết của châu Phi".[33]
Cấu trúc vật chất chi phối là một bồn địa rộng được bao bọc ở phía bắc, đông và nam bởi các dãy núi như Cao nguyên Ennedi ở đông-bắc. Hồ Tchad vẫn là một hồ rộng lớn với diện tích 330.000 kilômét vuông (130.000 sq mi) 7.000 năm trước.[31] Song đến thế kỷ 21 thì hồ chỉ còn rộng khoảng 17.806 kilômét vuông (6.875 sq mi), với diện tích bề mặt dao động mạnh theo mùa,[34] Hồ là vùng đất ngập nước lớn thứ nhì tại châu Phi.[35] Emi Koussi với cao độ 3.414 mét (11.201 ft) là đỉnh cao nhất tại Tchad và Sahara, là một núi lửa không hoạt động tại Dãy núi Tibesti.
Các bãi cỏ cao và đầm lầy rộng của khu vực tạo thuện lợi cho các loài chim, bò sát và thú lớn. Các sông chính của Tchad là Chari, Logone và các chi lưu của chúng, chúng chảy từ phía đông nam qua các xa van phía nam vào hồ Tchad.[31][36]
Mỗi năm một hệ thống thời tiết nhiệt đới được gọi là đới phức hợp nhiệt đới di qua Tchad từ nam lên bắc, đem đến một mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 ở phía nam, và từ tháng 6 đến tháng 9 tại Sahel.[37] Biến động về lượng mưa địa phương hình thành ba đới địa lý lớn: Sahara nằm ở một phần ba phía bắc với lượng mưa hàng năm khắp vùng dưới 50 milimét (2,0 in); chỉ đôi khi có các lùm cây cọ tự sinh là sống sót.[32] Nằm sát sa mạc Sahara là một vành đai Sahel ở trung bộ của Tchad; lượng mưa thay đổi từ 300 đến 600 mm (11,8 đến 23,6 in) hàng năm. Tại Sahel, một thảo nguyên bụi gai (hầu hết là keo) dần nhường chỗ cho xa van Đông Sudan ở phía nam. Lượng mưa hàng năm trong vùng này là trên 900 mm (35,4 in).[32]
Loài hoang dã
Đới sống động vật và thực vật tại Tchad tương ứng với ba đới khí hậu. Tại vùng Sahara, thực vật duy nhất là các lùm cây chà là tại các ốc đảo. Các loại cọ và keo mọc tại vùng Sahel. Ở phía nam có các thảo nguyên rộng thích hợp cho chăn thả gia súc. Năm 2002, có ít nhất 134 loài thú, 532 loài chim (354 loài không di trú và 155 loài di trú), và trên 1.600 loài thực vật trên khắp Tchad.[38][39]Voi, sư tử, trâu, hà mã, tê giác, hươu cao cổ, linh dương, báo hoa mai, báo ăn, linh cẩu, và nhiều loài rắn được phát hiện tại Tchad, song hầu hết loài ăn thịt lớn suy giảm mạnh về số lượng kể từ đầu thế kỷ 20.[38][40]
Hoạt động phá rừng quy mô rộng khiến Tchad mất đi các loài cây như keo, bao báp, chà là và cọ. Điều này cũng khiến môi trường sống tự nhiên của các động vật hoang dã bị mất đi, một trong các lý do chính cũng là săn bắn và chăn nuôi gia súc ngày càng tăng. Các động vật như sư tử, báo hoa mai, và tê giác đã bị sát hại gần hết.[41]
Tổ chức Lương-nông tiến hành các nỗ lực nhằm cải thiện mối quan hệ giữa nông dân, nông-mục dân và mục dân tại Vườn quốc gia Zakouma, Siniaka-Minia, và khu bảo tồn Aouk tại đông nam bộ Chad nhằm thúc đẩy phát triển bền vững.[42] Nằm trong nỗ lực bảo tồn cấp quốc gia, trên 1,2 triệu cây được trồng lại để ngăn sa mạc mở rộng, nhân tiện cũng giúp cho kinh tế địa phương bằng thu nhập từ các cây keo, là thứ dùng để sản xuất gôm Ả Rập, hay từ các cây ăn quả.[41]
Săn bắn là vấn đề nghiêm trọng tại Tchad, đặc biệt là voi cho ngành ngà voi sinh lợi và cũng là mối đe dọa đối với tính mạng của kiểm lâm. Voi thường bị sát hại trong các đàn và quanh các vườn quốc gia bởi các thợ săn có tổ chức.[43]
Nhân khẩu
Theo ước tính, vào năm 2005 dân số của Tchad là 10.146.000; 25,8% sống tại các khu vực thành thị và 74,8% sống tại các khu vực nông thôn.[44] Tchad có dân số trẻ: ước tính 47,3% dưới 15. Tỷ suất sinh ước tính là 42,35 ca sinh trên 1.000 người, tỷ suất tử là 16,69. Tuổi thọ bình quân là 49,44 năm, xếp hạng thấp nhất trên thế giới theo thống kê của Cục tình báo Trung ương Hoa Kỳ năm 2014.[1][45]Dân số Tchad phân bố không đều, với 0,1 /km2 (0,26 /sq mi) tại vùng Borkou-Ennedi-Tibesti thuộc Sahara song lên 52,4 /km2 (136 /sq mi) tại vùng Logone Occidental. Tại thủ đô, mật độ dân số còn cao hơn.[32] Khoảng một nửa dân số quốc gia sống tại 1/5 phía nam của lãnh thổ, khiến cho vùng này có mật độ dân số cao nhất.[46]
Sinh hoạt đô thị hầu như chỉ giới hạn tại thủ đô, nơi dân số chủ yếu tham gia vào thương nghiệp. Các đô thị lớn khác là Sarh, Moundou, Abéché và Doba, chúng có mức đô thị hóa thấp hơn song đang phát triển nhanh chóng và cùng với thủ đô là các nhân tố quyết định trong tăng trưởng kinh tế.[31] Từ năm 2003, 230.000 người Sudan tị nạn đã chạy sang đông bộ Tchad do chiến tranh tại Darfur. Với 172.600 người Tchad phải chuyển chỗ ở do nội chiến ở phía đông, điều này làm gia tăng căng thẳng giữa các cộng đồng khu vực.[47][48]
Đa thê là hiện tượng phổ biến, với 39% phụ nữ sống trong các cuộc hôn nhân như vậy. Tình trạng này được luật pháp cho phép, theo đó tự động cho phép đa thê trừ khi phỗi ngẫu xác định rằng đây là điều không thể chấp nhận trong hôn nhân.[49] Mặc dù bạo lực chống phụ nữ bị cấm, song bạo lực gia đình là điều phổ biến. Cắt xẻo bộ phận sinh dục nữ cũng bị cấm, song vẫn được tiến hành phổ biến và đã ăn sâu và truyền thống: 45% phụ nữ Tchad trải qua thủ tục này, tỷ lệ này cao hơn trong cộng đồng người Ả Rập, Hadjarai, và Ouaddaï. Tỷ lệ thấp hơn được ghi nhận trong cộng đồng Sara (38%) và Toubou (2%). Nữ giới thiếu các cơ hội bình đẳng trong giáo dục và đào tạo, khiến họ gặp khó khăn trong việc cạnh tranh việc làm trong lĩnh vực chính thức vốn đã tương đối ít. Mặc dù các luật về tài sản và thừa kế không phân biệt đối xử với nữ giới, song các lãnh đạo địa phương xét xử hầu hết các vụ án thừa kế theo hướng ưu tiên nam giới, theo như thông lệ truyền thống.[50]
Tchad có trên 200 dân tộc khác nhau,[51] tạo ra cấu trúc xã hội đa dạng. Chính quyền thuộc địa và chính quyền quốc gia có các nỗ lực nhằm áp đặt một xã hội quốc gia, song đối với hầu hết người Tchad thì ảnh hưởng quan trọng nhất ngoài gia đình vẫn là xã hội địa phương hoặc khu vực. Tuy thế, người Tchad có thể được phân loại theo khu vực địa lý mà họ sống.[4][31]
Người Sara sống định cư ở phía nam là dân tộc chính của quốc gia, có các đơn vị xã hội xác định theo dòng giống. Các dân tộc định cư tại Sahel sống gần bên những người du mục như người Ả Rập-dân tộc lớn thứ nhì của quốc gia. Ở phía bắc có những người du mục cư trú, hầu hết là người Toubou.[4][31]
Các ngôn ngữ giao dịch chính thức tại Tchad là tiếng Pháp, tiếng Ả Rập, và tiếng Hausa cũng là ngôn ngữ phổ biến, song trên 100 ngôn ngữ và phương ngôn cũng được nói. Do vai trò quan trọng của các thương nhân Ả Rập lưu động và các thương nhân định cư trong các cộng đồng địa phương, tiếng Ả Rập Tchad trở thành một ngôn ngữ chung.[4]
Tchad là một quốc gia đa dạng về tôn giáo, theo điều tra nhân khẩu năm 1993 thì 54% người Tchad là tín đồ Hồi giáo, 20% là tín đồ Công giáo La Mã, 14% là tín đồ Tin Lành, 10% theo thuyết vật linh và 3% là vô thần.[32] Thuyết vật linh gồm nhiều tín ngưỡng hướng về tổ tiên và địa điểm, biểu hiện mang tính đặc trưng cao. Hồi giáo được thể hiện theo nhiều cách. Ki-tô giáo đến Tchad cùng với các nhà truyền giáo người Pháp và người Mỹ. Tín đồ Hồi giáo tập trung chủ yếu ở bắc bộ và đông bộ Tchad, còn người theo thuyết vật linh và tín đồ Ki-tô giáo tập trung chủ yếu tại nam bộ Tchad và Guéra.[31] Hiến pháp quy định Tchad là nhà nước thế tục và đảm bảo tự do tôn giáo; các cộng đồng tôn giáo khác nhau thường cùng tồn tại mà không có vấn đề.[52]
Chính phủ và chính trị
Hiến pháp Tchad quy định một nhánh hành pháp mạnh do tổng thống đứng đầu, người này chi phối hệ thống chính trị. Tổng thống có quyền bổ nhiệm thủ tướng và nội các, và sử dụng ảnh hưởng đáng kể trong việc bổ nhiệm các thẩm phán, tướng lĩnh, quan chức cấp tỉnh và các hãng bán quốc doanh của Tchad. Trong các trường hợp đe dọa nghiêm trọng và trực tiếp, tổng thống hội ý với Quốc hội và có thể tuyên bố một tình trạng khẩn cấp. Tổng thống được bầu trực tiếp theo phổ thông đầu phiếu cho một nhiệm kỳ 5 năm; giới hạn nhiệm kỳ được bãi bỏ vào năm 2005,[53] cho phép tổng thống duy trì quyền lực sau khi đến giới hạn 2 nhiệm kỳ.[53] Hầu hết các cố vấn chủ chốt của Tổng thống Déby là người thuộc dân tộc Zaghawa, song các cá nhân người nam bộ và đối lập cũng có hiện diện trong chính phủ.[51][54]Tchad được Quỹ Hòa bình (FFP) xếp hạng là quốc gia thất bại, xếp hạng cao thứ bảy trong chỉ số quốc gia thất bại vào năm 2007, sau đó xu hướng là tăng lên mỗi năm. Tchad xếp thứ 4 trong chỉ số quốc gia thất bại vào năm 2012.[55]
Tham nhũng lan tràn ở mọi cấp; Chỉ số nhận thức tham nhũng của Tổ chức Minh bạch quốc tế vào năm 2005 xếp Tchad (đồng hạng với Bangladesh) là quốc gia tham nhũng nhất thế giới.[56] Thứ hạng của Tchad về chỉ số này chỉ cải thiện nhẹ trong những năm gần đây. Thứ hạng năm 2011 là 2/10.[57] Những người chỉ trích Tổng thống Déby cáo buộc ông nhậm dụng thân tín và bộ lạc chủ nghĩa.[58]
Hệ thống luật pháp của Tchad dựa trên dân luật Pháp và điều lệ tập quán của người Tchad, song tập quán không gây trở ngại cho trật tự công cộng và đảm bảo về bình đẳng trong hiến pháp. Mặc dù hiến pháp đảm bảo tính độc lập của tư pháp, song tổng thống bổ nhiệm hầu hết quan chức tư pháp chủ chốt. Cơ quan tư pháp tối cao trong hệ thống tư pháp là Tòa án Tối cao và Hội đồng Hiến pháp- hoạt động đầy đủ từ năm 2000. Tòa án Tối cao có một chánh án do tổng thổng bổ nhiệm, và 15 ủy viên được bổ nhiệm trọn đời bởi tổng thống và quốc hội. Đứng đầu Tòa án hiến pháp là chín thẩm phán được chọn cho các nhiệm kỳ 9 năm. Nó có quyền xét lại pháp luật, các hiệp định và thỏa thuận quốc tế trước khi chúng được thông qua.[51][54]
Quốc hội là cơ quan lập pháp, gồm 155 nghị viên được bầu cho các nhiệm kỳ 4 năm, tham gia họp ba lần mỗi năm. Quốc hội họp thường kỳ hai lần mỗi năm, bắt đầu vào tháng 3 và tháng 10, và có thể tổ chức các phiên họp đặc biệt khi thủ tướng triệu tập. Các nghị sĩ bầu Chủ tịch Quốc hội mỗi hai năm. Chủ tịch cần phải ký hoặc bác bỏ các điều lập mới thông qua trong vòng 15 ngày. Quốc hội cần phải phê duyệt các kế hoạch về chính quyền của thủ tướng và có thể buộc thủ tướng từ chức bằng một đa số phiếu bất tín nhiệm. Tuy nhiên, nếu Quốc hội từ chối chương trình của nhánh hành pháp hai lần trong một năm, tổng thống có thể giải tán Quốc hội và tuyên bố bầu cử nghị viện mới. Trong thực tế, Tổng thống có ảnh hưởng đáng kể đến Quốc hội thông qua đảng của người này là Phong trào Ái quốc cứu tế (MPS), vốn chiếm đa số lớn.[51]
Cho đến khi hợp pháp hóa các đảng đối lập vào năm 1992, MPS của Déby là đảng hợp pháp duy nhất tại Tchad.[51] Kể từ đó có 78 chính đảng đã đăng ký trở thành hoạt động.[50] Năm 2005, các đảng đối lập và các tổ chức nhân quyền ủng hộ tẩy chay trưng cầu hiến pháp mà theo đó cho phép Déby có thể tái tranh cử nhiệm kỳ thứ ba[59] trong khi có các tường thuật về vi phạm phổ biến trong đăng ký cư tri và quyền kiểm duyệt của chính phủ đối với truyền thông độc lập trong chiến dịch.[60] Các phóng viên đánh giá cuộc bầu cử tổng thống năm 2006 mang tính hình thức, do phe đối lập cho rằng bỏ phiếu là trò hề và tẩy chay nó.[61]
Đơn vị hành chính
Kể từ tháng 2 năm 2008, Tchad được phân thành 22 vùng.[62][63] Việc phân chia Tchad thành các vùng xuất hiện vào năm 2003 trong một quá trình phi tập trung hóa, khi chính phủ bãi bỏ 14 tỉnh trước đó. Mỗi vùng do một thống đốc đứng đầu, người này do tổng thống bổ nhiệm. Dưới các vùng là 61 tỉnh, đứng đầu là tỉnh trưởng.[63] Các tỉnh này được chia thành 200 phó tỉnh, và được chia tiếp thành 446 tổng.[64][65]Các tổng được dự kiến thay thế bằng communautés rurales (xã), song khuông khổ pháp lý và giám quản vẫn chưa hoàn tất.[66] Hiến pháp quy định phi tập trung hóa chính phủ để thúc đẩy dân cư địa phương đóng một vai trò tích cực trong sự phát triển của họ.[67] Hiến pháp tuyên bố rằng mỗi đơn vị hành chính được quản lý bởi hội đồng địa phương được bầu lên,[68] song không có cuộc bầu cử địa phương nào được tiến hành,[69] và các cuộc bầu cử cấp xã được lên kế hoạch tổ chức vào năm 2005 đã bị hoãn lại nhiều lần.[50]
Các vùng là:[63]
Quân sự
Năm 2011, Tchad giành 1,6% GDP cho quân đội, trong khi tỷ lệ vào năm 2009 là 4,2%, là khi quốc gia đang vướng vào nội chiến, với các phiến quân được Sudan ủng hộ.[70] Đến năm 2013 thì con số này tăng lên 2,0% GDP, khi Tchad bắt đầu can thiệp quân sự tại bắc bộ Mali, nhằm giúp Pháp và các quốc gia châu Phi khác khôi phục chủ quyền tại vùng phía bắc. Quân đội Tchad có trên 20.350 nhân viên thường trực và 3 triệu người trong tuổi nghĩa vụ quân sự.Có nhiều nhóm nổi dậy tại Tchad trong vài thập niên qua. Năm 2007, một hiệp định hòa bình được ký kết mà theo đó tích hợp các binh sĩ của Mặt trận Thống nhất về Thay đổi dân chủ hay "FUC" vào Quân đội Tchad.[71] Phong trào Công lý và Dân củ tại Chad hay "MDJT" cũng có xung đột với lực lượng chính phủ vào năm 2003 trong một nỗ lực nhằm lật đổ Tổng thống Idriss Déby. Thêm vào đó, có nhiều vụ xung đột với các phiến quân Janjaweed của Sudan tại đông bộ Tchad, nhóm này từng dùng trực thăng vũ trang sát hại thường dân.[72] Hiện nay, Liên minh các lực lượng kháng chiến hay "UFR" là một nhóm phiến quân vẫn tiếp tục giao chiến với chính phủ Tchad. Năm 2010, UFR được tường trình là có một lực lượng gồm 6.000 lính và 300 xe.[73]
Kinh tế
Chỉ số phát triển con người của Liên Hiệp Quốc xếp Tchad vào hàng nghèo nhất thế giới, với trên 80% dân số sống dưới mức nghèo khổ. GDP (PPP) trên người được ước tính là 1.651 USD vào năm 2009.[2] Tchad là một thành viên của Ngân hàng Các quốc gia Trung Phi, Cộng đồng Kinh tế Các quốc gia Trung Phi (UDEAC) và Tổ chức về Hài hòa pháp luật thương nghiệp tại châu Phi (OHADA).[74]Đơn vị tiền tệ hiện nay của Tchad là franc CFA. Trong thập niên 1960, ngành công nghiệp khai mỏ của Tchad sản xuất Natri cacbonat. Cũng có các báo cáo về thạch anh chứa vàng tại tỉnh Biltine. Tuy nhiên, nhiều năm nội chiến khiến các nhà đầu tư nước ngoài lo sợ; họ rời khỏi Tchad từ năm 1979 đến 1982 và chỉ gần đây mới bắt đầu có niềm tin vào tương lai của quốc gia này. Năm 2000, đầu tư trực tiếp nước ngoài quy mô lớn trong lĩnh vực dầu mỏ bắt đầu, thúc đẩy triển vọng kinh tế của quốc gia.[1][51]
Trên 80% dân số Tchad dựa vào trồng trọt và chăn nuôi cho sinh kế của họ.[1] Các loại cây trồng và địa điểm chăn thả các đàn gia súc được xác định do khí hậu địa phương. 10% cực nam của Tchad là vùng đất trồng trọt phì nhiêu nhất của quốc gia, với sản lượng cao về lúa miến, kê. Tại Sahel, chỉ có các loại kê cứng được trồng, và có sản lượng thấp hơn nhiều so với phía nam. Trên một khía cạnh khác, Sahel là mục trường lý tưởng đối với các đàn gia súc thương mại lớn, như dê, cừu, lừa và ngựa. Các ốc đảo rải rác trên sa mạc Sahara cấp dưỡng chỉ cho các loại chà là và họ đậu.[4] Các thành phố của Tchad đối mặt với khó khăn nghiêm trọng về cơ sở hạ tầng đô thị, chỉ 48% cư dân đô thị tiếp cận được với nước sạch và chỉ 2% có điều kiện vệ sinh cơ bản.[31][66]
Trước khi ngành công nghiệp dầu mỏ phát triển, bông là ngành công nghiệp chi phối, cũng như chi phối về thị trường lao động, chiếm xấp xỉ 80% thu nhập xuất khẩu.[75] Bông vẫn là một mặt hàng xuất khẩu chính, song không rõ về số lượng chính xác. Pháp, Hà Lan, Liên minh châu Âu, và Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế (IBRD) cung cấp tài chính để khôi phục Cotontchad, một công ty bông lớn từng chịu tổn thất từ suy giảm giá bông trên thế giới. Các công ty bán quốc doanh được dự kiến tư nhân hóa.[51]
Cơ sở hạ tầng
Nội chiến làm tê liệt sự phát triển của cơ sở hạ tầng giao thông; năm 1987, Tchad chỉ có 30 kilômét (19 mi) đường trải nhựa. Các dự án cải tạo đường bộ giúp cải thiện mạng lưới[76] lên 550 kilômét (340 mi) vào năm 2004.[77] Tuy vậy, mạng lưới đường bộ vẫn hạn chế, đường bộ thường không thể đi được trong vài tháng mỗi năm. Tchad phải phụ thuộc nhiều vào hệ thống đường sắt của Cameroon để vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu của Tchad đến và đi từ hải cảng Douala.[78] Tháng 3 năm 2011, Tchad và Công ty Công trình dân dụng Trung Quốc (CCECC) ký một thỏa thuận trị giá 7,5 tỷ USD nhằm xây dựng trên 1.300 km đường sắt khổ chuẩn tại Tchad, kết nối đến biên giới Sudan và Cameroon.[79]Lĩnh vực năng lượng của Tchad phải trải qua nhiều năm quản lý yếu kém từ Hiệp hội nước và điện lực (STEE) bán quốc doanh, doanh nghiệp này cung cấp điện cho 15% công dân thủ đô và chỉ 1,5% dân số quốc gia.[80] Hầu hết người Tchad lấy năng lượng bằng cách đốt các nhiên liệu sinh học như gỗ và phân động vật.[81]
ExxonMobil dẫn đầu một tài đoàn gồm cả Chevron và Petronas để đầu tư 3,7 tỷ USD nhằm phát triển trữ lượng dầu mỏ dự tính là 1 tỷ thùng tại nam bộ Tchad. Sản xuất dầu mỏ bắt đầu vào năm 2003 với việc hoàn thành một đường ống dẫn nối các mỏ dầu ở nam bộ Tchad với đầu cuối trên bờ biển Đại Tây Dương của Cameroon. Là một điều kiện viện trợ, Ngân hàng Thế giới yêu cầu rằng 80% lợi nhuận dầu mỏ được giành cho các dự án phát triển. Tháng 1 năm 2006, Ngân hàng Thế giới đình chỉ chương trình cho vay khi chính phủ Tchad thông qua các dựa luật giảm bớt số lượng này.[51][69] Ngày 14 tháng 7 năm 2006, Ngân hàng Thế giới và Tchad ký một bị vong lục mà theo đó Chính phủ Tchad cam kết giành 70% chi tiêu cho ưu tiên các chương trình giảm nghèo.[82]
Tháng 9 năm 2010, tỷ lệ thâm nhập của điện thoại di động tại Tchad được ước tính là 24,3% dân số.[83]
Khán giả truyền hình tại Tchad giới hạn tại N'Djamena, và đài truyền hình duy nhất là TeleTchad thuộc sở hữu nhà nước. Phát thanh có tầm tiếp cận lớn hơn nhiều, với 13 đài phát thanh tư nhân.[84] Báo chí hạn chế về số lượng và phân phối, số lượng phát hành thấp do chi phí vận chuyển, tỷ lệ biết chữ thấp và nghèo khổ.[60][81][85] Mặc dù hiến pháp bảo vệ quyền tự do ngôn luận, song chính phủ thường xuyên hạn chế quyền này, và đến cuối năm 2006 bắt đầu ban hành một hệ thống kiểm duyệt trước đối với truyền thông.[86]
Các nhà giáo dục phải đối mặt với các thách thức nghiêm trọng do dân số phân tán và ở mức độ nhất định là sự miễn cưỡng của các cha mẹ trong việc cho con của họ đến trường. Mặc dù theo học là bắt buộc, song chỉ 68% số trẻ trai là học tiểu học, và hơn một nửa dân số mù chữ. Giáo dục bậc đại học được cung cấp tại Đại học N'Djamena.[31][51] Với 33%, Tchad là một trong các quốc gia có tỷ lệ biết chữ thấp nhất tại châu Phi Hạ Sahara.[87]
Văn hóa
Do có sự đa dạng lớn về dân tộc và tôn giáo, Tchad sở hữu một di sản văn hóa phong phú. Chính phủ Thcad tích cực thúc đẩy văn hóa và các truyền thống dân tộc bằng việc mở cửa Bảo tàng quốc gia Tchad và Trung tâm văn hóa Tchad.[31] Sáu ngày lễ quốc gia được cử hành mỗi năm, và các ngày lễ không cố định theo lịch Gregory là Thứ hai Phục sinh và các ngày lễ Hồi giáo Eid ul-Fitr, Eid ul-Adha, và Eid Milad Nnabi.[80]Âm nhạc Tchad có một số nhạc cụ dị thường như kinde, một loại đàn hạc vĩ; kakaki, một chiếc kèn co dài bằng thiếc; và hu hu, một nhạc cụ có dây sử dụng bầu như loa phóng thanh. Các nhạc cụ khác và những kết hợp của chúng có liên kết nhiều hơn với các dân tộc cụ thể: người Sara thích còi, balafon, đàn hạc và trống kodjo; còn người Kanembu kết hợp các âm thanh khi đánh trống với âm thanh từ các nhạc cụ giống như sáo.[88] Người dân Tchad thường không xem trọng âm nhạc hiện đại, song đến năm 1995 thì sự quan tâm lớn hơn đã phát triển và cổ vũ phát hành các CB và băng cassette tiết mục các các nghệ sĩ Tchad. Vi phạm bản quyền và thiếu bảo hộ pháp lý đối với các quyền của nghệ sĩ vẫn là các vấn đề để ngành công nghiệp âm nhạc Tchad phát triển hơn nữa.[88][89]
Kê là lương thực chính trên khắp Tchad, được dùng để làm thành viên bột nhúng vào nước xốt khi ăn. Ở phía bắc, món này được gọi là alysh; còn ở phía nam được gọi là biya. Cá là thực phẩm phổ biến, chúng thường được chế biến và bán dưới dạng salanga (Alestes và Hydrocynus phơi khô và hun khói nhẹ) hay banda (cá lớn hun khói).[90] Carcaje là một thức uống ngọt phổ biến được chiết xuất từ lá dâm bụt. Đồ uống có cồn vắng bóng ở phía bắc song phổ biến ở phía nam, tại đây người dân uống bia kê, được gọi là billi-billi khi được ủ từ kê đỏ và coshate được ủ từ kê trắng.[88]
Giống như tại các quốc gia Sahel khác, văn học Tchad trải qua một cơn khát kinh tế, chính trị và tinh thần tác động đến các nhà văn nổi tiếng nhất. Các tác gia Tchad buộc phải viết trong cảnh lưu vong hoặc tha hương và tạo ra thứ văn học bị chi phối bởi chủ đề đàn áp chính trị và đàm luận lịch sử. Từ năm 1962, 20 tác gia người Tchad đã viết khoảng 60 tác phẩm hư cấu. Trong số các nhà văn nổi tiếng nhất ở quy mô quốc tế có Joseph Brahim Seïd, Baba Moustapha, Antoine Bangui và Koulsy Lamko. Năm 2003, nhà phê bình văn học duy nhất của Tchad là Ahmat Taboye cho xuất bản tác phẩm Anthologie de la littérature tchadienne của ông để tăng cường hiểu biết về văn học Tchad ở tầm quốc tế và trong giới trẻ và để bù đắp cho việc thiếu các nhà xuất bản và cấu trúc quảng cáo tại Tchad.[88][91][92]
Sự phát triển của một ngành công nghiệp điện ảnh Tchad chịu sự tàn phá của nội chiến và thiếu rạp chiếu phim, khi mà toàn quốc chỉ có một rạp. Bộ phim đầu tiên của Tchad là Bye Bye Africa, được sản xuất vào năm 1999 bởi Mahamat Saleh Haroun. Bộ phim sau đó của ông là Abouna được giới phê bình hoan nghênh, và Daratt của ông giành giải Đại đặc biệt của ban giám khảo tại Liên hoan phim Venezia lần thứ 63. Phim A Screaming Man năm 2010 đoạt giải ban giám khảo tại Liên hoan phim Cannes 2010, khiến Haroun là đạo diễn người Tchad đầu tiên tham gia và giành chiến thắng một giải thưởng chính tại Cannes.[93]
Bóng đá là môn thể thao phổ biến nhất tại Tchad.[94] Đội tuyển bóng đá thi đấu tại Sân vận động tổng hợp Idriss Mahamat Ouya và được theo dõi sát trong các cuộc thi đấu quốc tế.[88] Các cầu thủ bóng đá của Tchad cũng thi đấu cho các đội bóng của Pháp. Bóng rổ và vật tư do được chơi rộng rãi, vật còn được thi đấu dưới dạng các đô vật mặc da động vật theo truyền thống và phủ bụi lên người.[88]
Năm 2007, Hilton và Salim Group Inc phát triển khách sạn đầu tiên của Tchad tại N'Djamena.[95]
Tham khảo
- ^ a ă â b c Central Intelligence Agency (2009). “Chad”. The World Factbook. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2010.
- ^ a ă â b c “Chad”. International Monetary Fund. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2012.
- ^ Decalo, pp. 44–45
- ^ a ă â b c d đ e S. Collelo, Chad
- ^ Lange, Dierk (1988). "The Chad region as a crossroad" (PDF), in UNESCO General History of Africa – Africa from the Seventh to the Eleventh Century, vol. 3: 436–460. University of California Press. ISBN 978-0-520-03914-8
- ^ Decalo, p. 6
- ^ Decalo, pp. 7–8
- ^ Slavery. Encyclopædia Britannica's Guide to Black History.
- ^ Decalo, p. 53
- ^ Decalo, pp. 8, 309
- ^ a ă Decalo, pp. 8–9
- ^ Decalo, pp. 248–249
- ^ Nolutshungu, p. 17
- ^ "Death of a Dictator", Time, (28 April 1975). Truyc ập ngày 3 tháng 9 năm 2007.
- ^ Decalo, pp. 12–16
- ^ Nolutshungu, p. 268
- ^ Nolutshungu, p. 150
- ^ Nolutshungu, p. 230
- ^ Pollack, Kenneth M. (2002); Arabs at War: Military Effectiveness, 1948–1991. Lincoln: University of Nebraska Press. ISBN 0-8032-3733-2, pp. 391–397
- ^ Macedo, Stephen (2006); Universal Jurisdiction: National Courts and the Prosecution of Serious Crimes Under International Law. University of Pennsylvania Press. ISBN 0-8122-1950-3, pp. 133–134
- ^ "Chad: the Habré Legacy". Amnesty International. 16 October 2001.
- ^ Nolutshungu, pp. 234–237
- ^ “Chad ex-leader Habre charged in Senegal with war crimes”. BBC. 2 tháng 7 năm 2013. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2013.
- ^ East, Roger & Richard J. Thomas (2003); Profiles of People in Power: The World's Government Leaders. Routledge. ISBN 1-85743-126-X, p. 100
- ^ IPS, "Le pétrole au cœur des nouveaux soubresauts au Tchad"
- ^ Chad may face genocide, UN warns. BBC News, 16 February 2007
- ^ “Chad's leader asserts he is control”. USA Today. Associated Press. 6 tháng 2 năm 2008.
- ^ “World Report 2011: Chad”. Human Rights Watch. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2011.
- ^ “Chad government foils coup attempt – minister”. Reuters. 2013.
- ^ "Rank Order – Area". The World Factbook. Cơ quan Tình báo Trung ương Hoa Kỳ.
- ^ a ă â b c d đ e ê g h "Chad". Encyclopædia Britannica. (2000)
- ^ a ă â b c "Chad". Human Rights Instruments. Ủy ban Liên Hiệp Quốc về Nhân quyền. 12 tháng 12 năm 1997.
- ^ Botha, D.J.J. (tháng 12 năm 1992). “S.H. Frankel: Reminiscences of an Economist (Review Article)”. South African Journal of Economics 60 (4): 246–255. doi:10.1111/j.1813-6982.1992.tb01049.x.
- ^ "Chad, Lake". Encyclopædia Britannica. (2000).
- ^ Dinar, Ariel (1995); Restoring and Protecting the World's Lakes and Reservoirs. World Bank Publications. ISBN 0-8213-3321-6, p. 57
- ^ (tiếng Pháp) Chapelle, Jean (1981) Le Peuple Tchadien: ses racines et sa vie quotidienne. Paris: L'Harmattan. ISBN 2-85802-169-4, pp. 10–16
- ^ Decalo, p. 3
- ^ a ă “Important Bird Areas in Africa and associated islands – Chad” (pdf). Birdlife International Organization. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2013.
- ^ “The Flora of Chad: a checklist and brief analysis”. Pensoft.net. Truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2013.
- ^ “Plant and Animal Life”. The Living Africa. Truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2013.
- ^ a ă “Our Africa”. Our Africa organization. Truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2013.
- ^ “Livestock-wildlife-environment interactions in Chad”. Food and Agricultural Organization. Truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2013.
- ^ “African Elephants Slaughtered in Herds Near Chad Wildlife Park”. National Geographic. 30 tháng 8 năm 2006. Truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2013.
- ^ World Population Prospects: The 2006 Revision Population Database. 2006. United Nations Population Division.
- ^ Central Intelligence Agency. “The World Factbook: COUNTRY COMPARISON:: LIFE EXPECTANCY AT BIRTH”. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2014.
- ^ "Chad Livelihood Profiles" (PDF). March 2005. Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ.
- ^ “COMMISSION DECISION of on the financing of a Global Plan for humanitarian operations from the budget of the European Union in CHAD”. European Commission. 2008.
- ^ "Chad: Humanitarian Profile – 2006/2007" (PDF). 8 January 2007. Văn phòng Hợp tác về các vấn đề nhân đạo.
- ^ "Chad" (PDF). Women of the World: Laws and Policies Affecting Their Reproductive Lives – Francophone Africa. Center for Reproductive Rights. 2000
- ^ a ă â "Chad". Country Reports on Human Rights Practices 2006, 6 tháng 3 năm 2007. Cục Dân chủ, Nhân quyền, và Lao động, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.
- ^ a ă â b c d đ e ê "Background Note: Chad". September 2006. Bộ Ngoại giao Mỹ.
- ^ "Chad". International Religious Freedom Report 2006. 15 September 2006. Bureau of Democracy, Human Rights, and Labor, U.S. Department of State.
- ^ a ă “Chad votes to end two-term limit”. BBC News. 22 tháng 6 năm 2005. Truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2007.
- ^ a ă "Republic of Chad – Public Administration Country Profile" (PDF). United Nations, Department of Economic and Social Affairs. November 2004.
- ^ “2012 Failed State Index”. Fund for Peace. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2012.
- ^ “Worst Corruption Offenders Named”. BBC News. 18 tháng 10 năm 2005.
- ^ "Corruption Perceptions Index 2011 Transparency International.
- ^ “Isolated Deby clings to power”. BBC News. 13 tháng 4 năm 2006. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2007.
- ^ "Chad". Amnesty International Report 2006. Amnesty International Publications.
- ^ a ă "Chad (2006)" tại Wayback Machine (lưu trữ ngày 4 tháng tháng 6 năm 2011). Freedom of the Press: 2007 Edition. Freedom House, Inc.
- ^ "Chad leader's victory confirmed", BBC News, 14 May 2006.
- ^ Ordonnance n° 002/PR/08 portant restructuration de certaines collectivités territoriales décentralisées
- ^ a ă â "Tableau des codes des circonscritions – Ministère de l'Intérieur", April 2008. (tiếng Pháp)
- ^ "Chad". Country Reports on Human Rights Practices 2004, 28 tháng 2 năm 2005. Cục Dân chủ, Nhân quyền, và Lao động, Bộ Ngoại giao hoa Kỳ.
- ^ (tiếng Pháp) Ndang, Tabo Symphorien (2005) "A qui Profitent les Dépenses Sociales au Tchad? Une Analyse d'Incidence à Partir des Données d'Enquête" (PDF). 4th PEP Research Network General Meeting. Poverty and Economic Policy.
- ^ a ă "Chad – Community Based Integrated Ecosystem Management Project" (PDF). 24 September 2002. World Bank.
- ^ (tiếng Pháp) "Tchad". L'évaluation de l'éducation pour tous à l'an 2000: Rapport des pays. UNESCO, Education for All.
- ^ (tiếng Pháp) Dadnaji, Dimrangar (1999); La decentralisation au Tchad tại Wayback Machine (lưu trữ ngày 8 tháng tháng 3 năm 2008)
- ^ a ă "Chad" (PDF). African Economic Outlook 2007. OECD. May 2007. ISBN 978-92-64-02510-3
- ^ Country Comparison: Military expenditures: 2011 vs. 2006 tại Wayback Machine (lưu trữ ngày 25 tháng tháng 3 năm 2010). CIA.gov
- ^ Human Rights Watch (2007). Early to War: Child Soldiers in the Chad Conflict. Human Rights Watch. tr. 13–.
- ^ Reeves, Eric (9 August 2008) Victims of Genocide in Darfur: Past, Present, and Future – Sudan Tribune: Plural news and views on Sudan. Sudan Tribune. Retrieved on 28 September 2013.
- ^ Chad rebels say to resume fight, Deby's promises unmet. Reuters. 21 March 2013
- ^ “OHADA.com: The business law portal in Africa”. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2009.
- ^ Decalo, p. 11
- ^ "Chad Poverty Assessment: Constraints to Rural Development" (PDF). World Bank. 21 October 1997.
- ^ (tiếng Pháp) Lettre d'information (PDF). Délégation de la Commission Européenne au Tchad. N. 3. September 2004
- ^ Chowdhury, Anwarul Karim & Sandagdorj Erdenbileg (2006); Geography Against Development: A Case for Landlocked Developing Countries tại Wayback Machine (lưu trữ ngày 5 tháng tháng 2 năm 2009). New York: United Nations. ISBN 92-1-104540-1
- ^ “Chad signs $7.5 bln rail deal with China's CCECC (Update 1)”, www.reuters.com (Reuters), 14 tháng 3 năm 2011
- ^ a ă Spera, Vincent (8 February 2004); "Chad Country Commercial Guide – FY 2005" tại Wayback Machine (lưu trữ ngày 15 tháng tháng 10 năm 2007). Bộ Thương mại Hoa Kỳ.
- ^ a ă "Chad and Cameroon" tại Wayback Machine (lưu trữ ngày 13 tháng tháng 1 năm 2009). Country Analysis Briefs. January 2007. Cơ quan Thông tin năng lượng (Hoa Kỳ).
- ^ World Bank (14 July 2006). World Bank, Govt. of Chad Sign Memorandum of Understanding on Poverty Reduction
- ^ “Chad Mobile Market (Q1 2008 – Q3 2010)”. mnodirectory.com. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 12 năm 2011.
- ^ Radio Stations | Embassy of the United States Ndjamena, Chad. Ndjamena.usembassy.gov (25 February 2013). Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2013.
- ^ Newspapers | Embassy of the United States Ndjamena, Chad. Ndjamena.usembassy.gov (25 February 2013). Truy cập 28 tháng 9 năm 2013.
- ^ "Chad – 2006". Freedom Press Institute.
- ^ “50 Things You Didn't Know About Africa”. World Bank. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2012.
- ^ a ă â b c d "Chad: A Cultural Profile" tại Wayback Machine (lưu trữ ngày 1 tháng tháng 10 năm 2006) (PDF). Cultural Profiles Project. Bộ Công dân và Di dân Canada. ISBN 0-7727-9102-3
- ^ * (tiếng Pháp) Gondjé, Laoro (2003); "La musique recherche son identité", Tchad et Culture 214.
- ^ "Symposium on the evaluation of fishery resources in the development and management of inland fisheries". CIFA Technical Paper No. 2. FAO. 29 November – 1 December 1972.
- ^ (tiếng Pháp) Malo, Nestor H. (2003); "Littérature tchadienne: Jeune mais riche", Tchad et Culture 214.
- ^ Boyd-Buggs, Debra & Joyce Hope Scott (1999); Camel Tracks: Critical Perspectives on Sahelian Literatures. Lawrenceville: Africa World Press. ISBN 0-86543-757-2, pp. 12, 132, 135
- ^ Chang, Justin (23 tháng 5 năm 2010). “'Uncle Boonmee' wins Palme d'Or”. Variety. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2010.
- ^ “Chad”. FIFA, Goal Programme. 2 tháng 7 năm 2007. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2006.
- ^ Hilton Worldwide Announces First Hotel In Chad. Hospitalitynet.org. 11 August 2011.
Thư mục
- Decalo, Samuel (1987). Historical Dictionary of Chad . Metuchen: The Scarecrow Press. ISBN 0-8108-1937-6.
- Nolutshungu, Sam C. (1995). Limits of Anarchy: Intervention and State Formation in Chad. Charlottesville: University of Virginia Press. ISBN 0-8139-1628-3.
Đọc thêm
- "Chad Urban Development Project" (PDF). 21 October 2004. World Bank.
- Azevedo, M J and Nnadozie, Emmanuel, Chad: A Nation in Search of its Future, (Westview Press Inc., 1997)
- Azevedo, M J, Roots of Violence: History of War in Chad, (Routledge, 1998)
- Collelo, Thomas (1990); Chad: A Country Study, 2d ed. Washington: U.S. GPO. ISBN 0-16-024770-5
- Myas, Terry M, Africa's First Peacekeeping Operation: The OAU in Chad, 1981–1982, (Greenwood Press, 2002)
- (tiếng Pháp) République du Tchad – Circonscriptions administratives tại Wayback Machine (lưu trữ ngày 3 tháng tháng 7 năm 2007). Government of Chad.
- Zuchora-Walske, Christine, Chad in Pictures, (Twenty-First Century Books, 2009)
Lên kết ngoài
Tìm hiểu thêm về Tchad ở các dự án khác của Wikipedia: | |
Định nghĩa ở Wiktionary | |
Nội dung đa phương tiện ở Commons | |
Tư liệu học tập ở Wikiversity | |
Tin tức ở Wikinews | |
Câu nói nổi tiếng ở Wikiquote | |
Văn bản ở Wikisource | |
Sách ở Wikibooks |
- (tiếng Pháp) Trang chính thức của tổng thống
- Mục “Chad” trên trang của CIA World Factbook.
- Nghiên cứu quốc gia Chad từ Tư viện Quốc hội Mỹ
- Bản mẫu:GovPubs
- Tchad tại Dự án thư viện mở (trang đề nghị)
- hồ sơ Chad từ BBC News
- Wikimedia Atlas của Chad, có một số bản đồ liên quan đến Chad.
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và phương tiện truyền tải về Tchad |
Pulau Pinang
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Penang Pulau Pinang 槟城 பினாங்கு |
|||
— Bang — | |||
Pulau Pinang Pulau Mutiara | |||
Quang cảnh George Town, Tòa thị chính Penang] & cầu Penang, Khâu công ty, phố bãi biển & buýt nhanh Rapid | |||
|
|||
Biệt danh: Hòn ngọc phương Đông | |||
Khẩu hiệu: Bersatu dan Setia (tiếng Mã Lai) Đoàn kết và Trung thành |
|||
|
|||
Tọa độ: 5°24′B 100°14′ĐTọa độ: 5°24′B 100°14′Đ | |||
---|---|---|---|
Quốc gia | Malaysia | ||
Trực thuộc | Malaysia | ||
Thủ đô | George Town | ||
Diện tích [1] | |||
- Tổng cộng | 1.048 km² (404,6 mi²) | ||
Dân số (2010)[1] | |||
- Tổng cộng | 1.520.143 | ||
- Mật độ | 1.450,5/km² (3.756,8/mi²) | ||
Múi giờ | MST (UTC+8) | ||
Mã bưu chính | 10xxx–14xxx | ||
Mã điện thoại | +604 | ||
Kedah nhượng cho người Anh | 11 tháng 8 năm 1786 | ||
Nhật Bản chiếm đóng | 19 tháng 12 năm 1941 | ||
Gia nhập Liên bang Malaya | 31 tháng 1 năm 1948 | ||
Độc lập như một phần của Liên bang Malaya | 31 tháng 8 năm 1957 | ||
^[a] 2.491/km² trên đảo Penang và 1.049 người/km² tại Seberang Perai | |||
Website: www.penang.gov.my |
Mục lục
Tên gọi
Người Mã Lai trước kia gọi hòn đảo này là Pulau Ka-Satu có nghĩa là "hòn đảo đầu tiên".Địa danh "Penang" thì có gốc từ tiếng Mã Lai hiện đại là Pulau Pinang, có nghĩa là đảo quả cau (Areca catechu) họ Palmae. Penang cũng được dùng là tên của thủ phủ George Town của tiểu bang Penang tuy người Mã Lai thường dùng Tanjung để gọi lỵ sở George Town.
Sách tiếng Việt trước thế kỷ 20 gọi địa danh này là Cù lao Cau hoặc Hòn Cau.[5]
Lịch sử
Bằng chứng khảo cổ học biểu thị rằng Penang (đảo và lãnh thổ đại lục) là nơi cư trú của người Semang-Pangan thuộc huyết thống Juru và Yen, song cả hai được xem là những nền văn hóa đã tuyệt chủng. Họ là những người săn bắn hái lượm thuộc chủng Negrito, có tầm vóc thấp và da ngăm đen, bị người Mã Lai phân tán cách nay khoảng 900 năm. Ghi chép cuối cùng về các dân cư nguyên trú tại Penang là trong thập niên 1920 tại Kubang Semang.[6] Bằng chứng đầu tiên về khu định cư của người tiền sử tại nơi mà nay là Penang được phát hiện tại hang Guar Kepah thuộc Seberang Perai vào năm 1860. Dựa trên những đóng vỏ sò và xương người, công cụ bằng đá, mảnh gốm vỡ, và thực phẩm thừa bên trong, khu định cư được ước tính có từ 3000-4000 năm tuổi. Các công cụ bằng đá khác được phát hiện tại những địa điểm khác nhau trên đảo Penang chỉ ra sự hiện diện của các khu định cư thời đại đồ đá mới có niên đại từ 5000 năm trước.[7]Một trong những người Anh đầu tiên đến Penang là nhà hàng hải James Lancaster. Ngày 10 tháng 4 năm 1591, ông chỉ huy Edward Bonadventure căng buồm từ Plymouth đến Đông Ấn, đến Penang vào tháng 6 năm 1592, ở lại trên đảo cho đến tháng 9 cùng năm và cướp phá mọi thuyền mà ông bắt gặp, chỉ trở lại Anh vào tháng 5 năm 1594.[8]
Penang nguyên là bộ phận của Vương quốc Kedah của người Mã Lai, đảo được Quốc vương Abdullah Mukarram Shah cho Thuyền trưởng Francis Light thuê, để đổi lấy sự bảo hộ quân sự trước quân đội Xiêm La và Miến Điện- những thế lực đang đe dọa Kedah. Đối với Francis Light, Penang là một địa điểm thuận tiện với mậu dịch và có một vị trí lý tưởng để ngăn chặn ảnh hưởng của Pháp và Hà Lan trong khu vực.[9] Ngày 11 tháng 8 năm 1786, Francis Light đổ bộ lên Penang tại nơi mà về sau gọi là pháo đài Cornwallis và nắm quyền chiếm hữu chính thức với đảo nhân danh Quốc vương George III và Công ty Đông Ấn Anh, đổi tên đảo thành Prince of Wales Island nhằm vinh danh người kế vị vương vị của Anh song tên gọi chưa từng được biết đến nhiều. Penang là khu định cư đầu tiên của Anh Quốc tại Đông Nam Á, và là một trong những khu định cư đầu tiên của đế quốc sau khi để mất Mười ba thuộc địa tại Bắc Mỹ.[10][11] Trong lịch sử Malaysia, sự kiện đánh dấu việc Anh Quốc tham dự vào Malaya.
Tuy vậy, Toàn quyền mới của Công ty Đông Ấn Anh là Charles Cornwallis thể hiện rõ rằng mình sẽ không đứng bên Quốc vương Kedah trong tranh chấp với các quân chủ Mã Lai khác, hoặc hứa bảo hộ Kadah trước Xiêm La và Miến Điện. Francis Light không cho Quốc vương Abdullah biết về sự việc, và khi Francis Light không giữ lời hứa bảo hộ, Quốc vương tìm cách tái chiếm đảo vào năm 1790 song bất thành, và buộc phải nhượng đảo cho công ty với thù lao 6.000 đô la Tây Ban Nha mỗi năm. Francis Light kiến thiết Penang thành một cảng tự do để lôi kéo các thương nhân khỏi các thương cảng của Hà Lan nằm lân cận. Mậu dịch tại Penang tăng trưởng theo cấp số nhân ngay sau khi thành lập, các tàu thuyền đến Penang tăng từ 85 vào năm 1786 lên 3569 vào năm 1802.[12]
Francis Light cũng khuyến khích dân nhập cư với lời hứa sẽ cấp cho họ đất đai mà họ có thể khai hoang và theo như tường trình thì bắn những đồng bạc từ súng thần công trên tàu của ông vào sâu trong rừng rậm. Nhiều người định cư ban đầu tử vong do mắc sốt rét, kể cả Francis Light, khiến Penang ban đầu được đặt biệt hiệu "mồ của dân da trắng".[13][14]
Sau khi Francis Light từ trần, Thiếu tá Arthur Wellesley đến Penang nhằm phối hợp phòng thủ đảo. Năm 1800, Phó Thống đốc George Leith chiếm được một dải đất ở bên kia eo biển để làm vùng đệm chống lại các cuộc tiến công và đặt tên cho lãnh thổ đó là tỉnh Wellesley (nay là Seberang Prai). Sau sự kiện này, số tiền phải trả mỗi năm cho Quốc vương Kedah tăng lên đến 10.000 đô la Tây Ban Nha. Hiện nay, mỗi năm chính phủ bang Penang vẫn trả 18.800 Ringgit cho Quốc vương Kedah.[10]
Năm 1796, một khu định cư hình sự được thành lập tại Penang khi 700 phạm nhân được chuyển tới từ quần đảo Andaman.[15] Năm 1805, Penang trở thành một khu quản hạt riêng biệt (đồng hạng với Bombay và Madras). Năm 1826, Penang hợp nhất với Singapore và Malacca thành Các khu định cư Eo biển thuộc Ấn Độ thuộc Anh, Penang là nơi đặt trị sở của chính phủ thuộc địa. Năm 1829, Penang không còn là một khu quản hạt, và tám năm sau đó vị thế thủ phủ của Các khu định cư Eo biển chuyển sang cho Singapore. Năm 1867, Các khu định cư Eo biển được lập làm một thuộc địa vương thất, nằm dưới quyền cai trị trực tiếp của Anh Quốc, trong đó có Penang.[16]
Penang thuộc địa thịnh vượng nhờ mậu dịch hạt tiêu và các loại gia vị, tấm vải Ấn Độ, quả trầu không, thiếc, thuốc phiện, và gạo. Sự phát triển của kinh tế gia vị thúc đẩy phong trào những người Hoa tiên phong đến đảo, việc này được Anh Quốc tích cực khuyến khích. Tuy nhiên, tính ưu việt ban đầu của bến cảng sau đó bị Singapore vượt qua do nơi này có vị trí địa lý đắc địa hơn. Hiện tượng thay thế thuyền buồm bằng thuyền hơi nước vào giữa thế kỷ 19 củng cố tầm quan trọng thứ cấp của Penang sau Singapore. Các đối tác mậu dịch quan trọng nhất của Penang là Trung Quốc, Ấn Độ, Xiêm La, Sumatra, Java, Anh Quốc, cũng như các lãnh thổ khác thuộc Các khu định cư Eo biển.[17]
Do kinh tế phát triển, dân số Penang tăng trưởng nhanh chóng, song tạo ra nhiều vấn đề như điều kiện vệ sinh, thiếu cơ sở hạ tầng đô thị, giao thông, và y tế công cộng. Các đường phố chính được mở rộng từ thủ phủ đến các trang trại phì nhiêu canh tác cây gia vị sâu hơn trong nội lục. Tuy nhiên, nhằm giải quyết tình trạng thiếu lao động trầm trọng trong các công trình công cộng, chính phủ bắt đầu tiến hành sử dụng các lao động phạm nhân người Ấn Độ với chi phí thấp. Một số lượng lớn trong số đó làm việc trên các đường phố của Penang, tiêu nước cho các đầm lầy và phát quang rừng, xây dựng mương thoát nước, và lắp đặt các đường ống nước sạch.[17]
Trong mười ngày vào tháng 8 năm 1867, Penang trải qua bất ổn dân sự do đấu tranh giữa các bang hội Kiến Đức đường (Đại Bá công hội), do Khâu Thiên Đức liên hiệp Hồng kỳ đảng kháng cự Nghĩa Hưng công ty liên hiệp Bạch kỳ đảng, Phó Thống đốc Edward Anson sử dụng lính sepoy tăng cường để dập tắt bất ổn.[18]
Thời điểm chuyển giao giữa hai thế kỷ, do là nơi có dân số người Hoa nhập cư lớn nên Penang là một địa điểm mà Tôn Trung Sơn gây quỹ cho các nỗ lực cách mạng chống nhà Thanh của ông. Hội nghị Penang năm 1910 với sự tham gia của Tôn Trung Sơn và các đồng chí của ông đã mở đường cho chiến thắng cuối cùng là Khởi nghĩa Vũ Xương lật đổ nhà Thanh.[19]
Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, trận Penang diễn ra vào tháng 10 năm 1914 khi tàu tuần dương Đức SMS Emden bí mật đi đến Penang và đánh chìm hai chiếm hạm của Đồng Minh ở ngoài khơi bờ biển của lãnh thổ – tàu tuần dương Nga Zhemchug, và tàu phóng ngư lôi Pháp Mosquet.[20]
Giữa hai thế chiến và trong Đại khủng hoảng, tầng lớp tinh hoa thương nghiệp tại Penang chịu nhiều thử thách song cũng chứng kiện sự nổi lên của những bạo phát hộ như Lâm Liên Đăng. Xay xát gạo, cung ứng thuốc phiện, và cầm đồ nằm trong số những ngành kinh doanh sinh lợi nhất. Năm 1922, Thân vương Wales (sau là Quốc vương Edward VIII) đến thăm Penang.[21]
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Penang bị quân Nhật oanh kích và cuối cùng thất thủ vào ngày 19 tháng 12 năm 1941 khi Anh Quốc triệt thoái đến Singapore sau khi tuyên bố George Town là một thành thị mở.[22] Penang cũng đóng vai trò là một căn cứ U-boat cho các tàu Monsun của Đức trong chiến tranh.[23] Việc Đồng Minh oanh kích phá hủy tòa nhà văn phòng Penang gây mất mát rất nhiều phần trong số những ghi chép của Anh Quốc và Nhật Bản về đảo, gây khó khăn rất lớn trong việc biên soạn một lịch sử toàn diện của Penang.[24] Sau khi Nhật Bản đầu hàng, vào ngày 21 tháng 8 năm 1945 Penang Shimbun công bố phát biểu đầu hàng của Thiên hoàng. Đoàn quan chức Anh Quốc đến Penang vào ngày 1 tháng 9. Một nghi lễ chính thức nhằm đánh dấu việc Anh Quốc tái chiếm hữu Penang được tiến hành tại Swettenham Pier vào ngày 5 tháng 9 năm 1945.[24]
Anh Quốc muốn hợp nhất quyền lực tại các thuộc địa của họ tại Malaya thành một thực thể hành chính thống nhất gọi là Liên bang Malaya, song đương thời thanh thế và hình ảnh vô địch của Anh Quốc đã bị sứt mẻ nghiêm trọng. Liên bang Malaya bị nhân dân kịch liệt bác bỏ, và để thay thế thì đến năm 1948, Liên hiệp bang Malaya được hình thành từ liên hiệp các quốc gia Mã lai liên bang, các quốc gia Mã Lai phi liên bang, và Các khu định cư Eo biển vốn gồm cả Penang. Độc lập có vẻ là một kết thúc không thể tránh khỏi, tuy thế ý tưởng về việc sáp nhập thuộc địa Penang vào nội lục Mã Lai rộng lớn khiến cho một số bộ phận dân cư địa phương lo ngại. Phong trào ly khai Penang (hoạt động từ năm 1948 đến năm 1951) được hình thành nhằm ngăn cản việc hợp nhất Penang với Malaya, song cuối cùng không thành công do Anh Quốc không tán thành. Những người ly khai còn thực hiện nỗ lực khác nhằm gia nhập Singapore với địa vị thuộc địa vương thất, song cũng thất bại.[25]
Penang là một bộ phận của Malaya độc lập vào năm 1957, và sau đó trở thành một bang của Malaysia vào năm 1963.[10] Vương Bảo Ni của Công hội người Hoa Malaysia (MCA) là thủ tịch bộ trưởng đầu tiên của Penang.[26]
Tình trạng là bến cảng tự do của Penang bị chính phủ liên bang đột ngột bãi bỏ vào năm 1969.[27] Bất chấp trở ngại đột ngội này, từ thập niên 1970 đến cuối thấp niên 1990, chính phủ của Thủ tịch bộ trưởng Lâm Thương Hựu kiến thiết một trong các cơ sở chế tạo điện tử lớn nhất tại châu Á là khu thương mại tự do Bayan Lepas nằm tại phần đông nam của đảo.[28]
Ngày 7 tháng 7 năm 2008, thủ phủ lịch sử của Penang là George Town chính thức trở thành một Di sản thế giới, cùng với Malacca. Địa danh được chính thức công nhận là có "phong cảnh đô thị độc đáo về kiến trúc và văn hóa mà không tương tự như bất cứ nơi nào tại Đông và Đông Nam Á".[29]
Động đất Ấn Độ Dương năm 2004 tấn công bờ biển đảo Penang, khiến 52 người thiệt mạng (trong khi toàn quốc có 68 người thiệt mạng), bờ biển phía tây chịu thiệt hại nặng nề nhất.[30]
Địa lý
Về phương diện địa lý, Penang được chia thành hai khu vực:- Đảo Penang (Pulau Pinang): có diện tích 293 km2 (113 sq mi) tại eo biển Malacca; và
- Seberang Perai: một dải nội lục hẹp có diện tích 753 km2 (291 sq mi) trên bán đảo Mã Lai, cách đảo Penang qua một eo biển hẹp có chiều rộng nhỏ nhất là 4 km (2,5 mi). Dải đất này giáp Kedah ở phía đông và phía bắc, và giáp Perak ở phía nam.
- Các đồng bằng phía đông bắc tạo thành một mũi đất hình tam giác, tại đây có thủ phủ của bang. Đây là khu vực nội thị có mật độ dân số cao, là trung tâm hành chính, thương mại, và văn hóa của Penang.
- Phần đông nam từng có các cánh đồng lúa và cây đước, song hiện hoàn toàn bị biến đổi thành các khu đô thị và công nghiệp.
- Phần tây bắc gồm có các bãi biển ven rìa, có các khách sạn và dinh thự nghỉ dưỡng.
- Phần tây nam gồm có những vùng quanh cảnh nông thôn rộng lớn duy nhất với các làng chài, vườn cây ăn quả, và đước.
- Dãy đồi trung tâm có đỉnh cao nhất là Western Hill với cao độ 830 mét trên mực nước biển.
Đảo Penang gồm có hai huyện:
Seberang Perai gồm có ba huyện:
- Huyện Bắc Seberang Perai
- Huyện Trung Seberang Perai
- Huyện Nam Seberang Perai
Các sông chính tại Penang gồm có sông Pinang, Air Itam, Gelugor, Dondang, Teluk Bahang, Tukun, Betung, và Prai. Sông Muda tách biệt Penang với Kedah ở phía bắc, trong khi sông Kerian tạo thành ranh giới giữa Penang, Kedah, và Perak. Sông Kerian nổi tiếng với những bầy đom đóm.[32]
Biểu đồ khí hậu Penang | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
[ẩn]Dữ liệu khí hậu của Penang | |||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Tháng | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | Năm |
Trung bình cao °C (°F) | 31.6 | 32.2 | 32.2 | 31.9 | 31.6 | 31.4 | 31.0 | 30.9 | 30.4 | 30.4 | 30.7 | 31.1 | 31,2 (88,2) |
Trung bình ngày, °C (°F) | 26.9 | 27.4 | 27.6 | 27.7 | 27.6 | 27.3 | 26.9 | 26.8 | 26.5 | 26.4 | 26.5 | 26.7 | 27.03 |
Trung bình thấp, °C (°F) | 23.2 | 23.5 | 23.7 | 24.1 | 24.2 | 23.8 | 23.4 | 23.4 | 23.2 | 23.3 | 23.3 | 23.4 | 23,5 (74,4) |
Lượng mưa, mm (inches) | 68.7 (2.705) |
71.7 (2.823) |
146.4 (5.764) |
220.5 (8.681) |
203.4 (8.008) |
178.0 (7.008) |
192.1 (7.563) |
242.4 (9.543) |
356.1 (14.02) |
383.0 (15.079) |
231.8 (9.126) |
113.5 (4.469) |
2.407,6 (94,787) |
Số ngày mưa TB (≥ 1.0 mm) | 5 | 6 | 9 | 14 | 14 | 11 | 12 | 14 | 18 | 19 | 15 | 9 | 146 |
Số giờ nắng trung bình hàng tháng | 248.0 | 234.5 | 235.6 | 225.0 | 204.6 | 201.0 | 204.6 | 189.1 | 162.0 | 170.5 | 183.0 | 207.7 | 2.465,6 |
Nguồn #1: National Environment Agency | |||||||||||||
Nguồn #2: Hong Kong Observatory[34] |
Nhân khẩu
Penang là bang có mật độ dân số cao nhất tại Malaysia với 1.450,5 người/km²[1]. Dân số Penang là 1.520.143 vào năm 2010.[35]
|
|
|
---|---|---|
1786[36] | dưới 100 | |
1812[37] | 26.107 |
|
1820[37] | 35.035 |
|
1842[37] | 40.499 |
|
1860[37] | 124.772 |
|
1871[37] | 133.230 |
|
1881[37] | 188.245 |
|
1891[37] | 232.003 |
|
1901[38] | 248.207 |
|
1911[39] | 278.000 |
|
1921[40] | 292.484 |
|
1931[41] | 340.259 |
|
1941[42] | 419.047 |
|
1947[42] | 446.321 |
|
1957[41] | 572.100 |
|
1970[43] | 776.124 |
|
1980[43] | 900.772 |
|
1991[43] | 1.064.166 |
|
2000[43] | 1.313.449 |
|
2010[43] | 1.520.143 |
|
- Đảo Penang có dân số là 704.376 vào năm 2010 và mật độ dân số là 2.372 người/km². Đảo Penang là đảo đông dân nhất tại Malaysia, và cũng là một đảo có mật độ dân số cao nhất quốc gia.
- Seberang Perai là phần lục địa của bang Penang, có dân số là 815.767 người theo điều tra năm 2010, và mật độ dân số là 1.086 người/km².
- người Hoa: 45,6%
- Bumiputra (người Mã Lai và các dân tộc bản địa khác): 43,6%
- người Ấn: 10,4%
- Khác: 0,4%
Penang thời thực dân là một nơi toàn cầu chủ nghĩa, ngoài những người Âu và các cư dân đa sắc tộc tại địa phương, nơi này còn có các cộng đồng người Xiêm, người Miến, người Philippines, người Ceylon người Âu-Á, người Nhật, người Sumatra, người Ả Rập, người Armenia, người Bái Hỏa giáo.[47][48][49] Một cộng đồng người Đức cũng tồn tại ở Penang, có quy mô nhỏ song quan trọng về thương mại.[50] Mặc dù hiện nay hầu hết các cộng đồng này không còn tồn tại, song di sản của họ vẫn còn thông qua tên các đường phố và địa điểm. Có một khu Do Thái tại Penang trước Chiến tranh thế giới thứ hai.[51][52] Penang hiện có một lượng khá lớn cư dân tha hương, đặc biệt là từ Nhật Bản, các quốc gia châu Á khác và Anh Quốc, nhiều người trong số học dịnh cư tại Penang sau khi nghỉ hưu theo Chương trình "Malaysia Quê hương thứ hai của tôi".[53]
Peranakan
Peranakan, cũng được gọi là người Hoa Eo biển hay Baba-Nyonya, là hậu duệ của những người Hoa nhập cư sớm đến Penang, Malacca và Singapore.[54] Họ tiếp nhận một phần phong tục Mã Lai và nói một ngôn ngữ bồi Hoa-Mã Lai, nhiều từ trong đó đóng góp vào từ vựng của tiếng Phúc Kiến Penang. Cộng đồng Peranakan có bản sắc riêng biệt về thực phẩm, y phục, nghi lễ, thủ công nghiệp và văn hóa. Hầu hết người Peranakan thực hành một dạng chiến trung của thờ cúng tổ tiên và tôn giáo Trung Hoa, và một số là tín hữu Ki-tô giáo.[55] Họ kiêu hãnh rằng bản thân biết nói tiếng Anh và phân biệt mình với những người Hoa mới đến. Người Peranakan có một văn hóa sinh hoạt, song hiện gần như đã mai một do họ bị tái hấp thu và cộng đồng người Hoa chủ đạo, hoặc bị Tây hóa. Tuy nhiên, di sản của họ vẫn tồn tại trong kiến trúc, ẩm thực, y phục nyonya kebaya tỉ mỉ và thủ công nghiệp tinh tế.[56][57]Ngôn ngữ
Các ngôn ngữ chung tại Penang, tùy thuộc theo tầng lớp xã hội, phạm vi xã hội, bối cảnh dân tộc là tiếng Mã Lai, Quan thoại, tiếng Anh, tiếng Phúc Kiến Penang, và tiếng Tamil. Quan thoại được giảng dạy tại các trường tiếng Hoa, và ngày càng có nhiều người nói.[58]Tiếng Phúc Kiến Penang là một biến thể của tiếng Mân Nam và được nói rộng rãi bởi một tỷ lệ đáng kể dân cư Penang. Nhiều sĩ quan cảnh sát cũng tham gia một khóa học tiếng Phúc Kiến.[59] Nó có sự tương đồng cao với ngôn ngữ của những người Hoa sống tại thành phố Medan của Indonesia và dựa trên phương ngữ Mân Nam tại Chương Châu, Phúc Kiến. Hầu hết người nói tiếng Phúc Kiến Penang không biết viết tiếng Phúc Kiến mà chỉ biết đọc và viết Quan thoại, tiếng Anh và/hoặc tiếng Mã Lai.[60] Các phương ngữ tiếng Hoa khác, gồm có tiếng Khách Gia, tiếng Quảng Đông, và tiếng Triều Châu.
Tiếng Mã Lai là ngôn ngữ của dân cư bản địa, cũng là ngôn ngữ chính thức của bang, là phương tiện giảng dạy trong các trường học quốc gia. Tiếng Mã Lai tại Penang thuộc phương ngữ miền bắc, có những từ đặc trưng như "hang", "depa", và "kupang". Âm tiết kết thúc bằng "a" được nhấn mạnh.
Tiếng Anh là một di sản từ thời thực dân, là một ngôn ngữ làm việc được sử dụng rộng rãi trong thương mại, giáo dục, và nghệ thuật. Tiếng Anh được sử dụng trong bối cảnh chính thức chủ yếu là tiếng Anh-Anh. Tiếng Anh khẩu ngữ thường là một dạng tiếng bồi gọi là Manglish.
Kinh tế
Penang là nền kinh tế lớn thứ ba trong số các bang tại Malaysia, sau Selangor và Johor.[61] Penang là bang có GDP đầu người cao nhất tại Malaysia vào năm 2010 với 33.456 RM (10.893 USD)[62] Chế tạo là bộ phận quan trọng nhất trong kinh tế Penang, đóng góp 45,9% vào GDP của bang (2000). Phần phía nam của đảo Penang được công nghiệp hóa cao độ với các nhà máy điện tử công nghệ cao (như của Dell, Intel, AMD, Altera, Motorola, Agilent, Renesas, Osram, Plexus Corporation, Bosch và Seagate) trong khu công nghiệp tự do Bayan Lepas – tạo cho Penang biệt danh đảo Silicon.[63]Tuy nhiên, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Penang suy giảm dần trong những năm gần đây do các yếu tố như chi phí lao động rẻ hơn tại Ấn Độ và Trung Quốc.[64][65] Năm 2010, Penang có tổng đầu tư tư bản cao nhất toàn quốc, bang thu hút 12,2 tỷ RM giá trị đầu tư, chiếm 26% tổng vốn đầu tư toàn quốc trong năm.[66]
Mậu dịch trung chuyển suy giảm rất lớn, một phần là do Penang bị mất địa vị cảng tự do và do sự phát triển tích cực của cảng Klang gần thủ đô Kuala Lumpur. Tuy nhiên, có một ga đầu cuối container tại Butterworth, tiếp tục phục vụ khu vực vực bắc bộ của Malaysia bán đảo. Trong số các lĩnh vực quan trọng khác trong kinh tế Penang, có du lịch, tài chính, hàng hải. Penang hiện vẫn là một trung tâm ngân hàng với các chi nhánh của Citibank, United Overseas Bank, Bank of China và Bank Negara Malaysia (ngân hàng trung ương Malaysia)cùng với các ngân hàng địa phương.
Năm 2008, đất nông nghiệp tại Penang được sử dụng cho dầu cọ (13.504 ha), ruộng (12.782), cao su (10.838), cây ăn quả (7.009), dừa (1.966), rau (489), cây công nghiệp (198), gia vị (197), cacao (9), và các loại cây khác (41).[67] Hai sản phẩm địa phương mà Penang nổi tiếng là sầu riêng và nhục đậu khấu. Chăn nuôi chủ yếu là gia cầm và lợn. Các lĩnh vực khác là ngư nghiệp và nuôi trồng thủy sản, và các ngành mới nổi như nuôi cá cảnh hay trồng hoa.[68] Do diện tích đất hạn chế và tính chất công nghiệp hóa cao độ của kinh tế Penang, nông nghiệp ít được nhấn mạnh. Trên thực tế, nông nghiệp là lĩnh vực duy nhất tăng trưởng âm trong bang, chỉ đóng góp 1,3% GDP vào năm 2000.[68]
Giao thông
Đảo Penang kết nối với đại lục qua cầu Penang được hoàn thành vào năm 1985 với chiều dài 13,5 km (8,4 mi), có ba làn đường mỗi chiều. Cầu Sultan Abdul Halim Muadzam Shah dài 24 km kết nối Batu Maung ở phần đông nam của đảo với Batu Kawan tại đại lục, được khánh thành vào đầu năm 2014. Xa lộ Nam-Bắc dài 966 km đi qua Seberang Perai, xa lộ kết nối các thành thị lớn ở phía tây Malaysia bán đảo.Sân bay quốc tế Penang (PEN) nằm tại Bayan Lepas ở phía nam của đảo. Sân bay đóng vai trò là cửa ngõ phía bắc của Malaysia và là trung tâm hàng không thứ cấp. Sân bay có chuyến bay trực tiếp đến các thành phố khác của Malaysia, có kết nối thường xuyên với các thành phố lớn của châu Á như Bangkok, Jakarta, Singapore, Hồng Kông, Đài Bắc và Quảng Châu.
Dịch vụ phà vượt biển duy nhất do Penang Ferry Service cung cấp, kết nối George Town với Butterworth, và là liên kết duy nhất giữa đảo và đại lục cho đến khi cầu Penang khánh thành vào năm 1985.[69] Hàng ngày cũng có các tuyến phà cao tốc đến đảo nghỉ dưỡng Langkawi ở Kedah hay đến Medan. Cảng Penang giữa vai trò hàng đầu trong ngành hàng hải toàn quốc, kết nối Penang với trên 200 cảng toàn cầu.
Chú thích
- ^ a ă â “Laporan Kiraan Permulaan 2010”. Jabatan Perangkaan Malaysia. tr. 27. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2011.
- ^ Only 6% of the population yet Penang contributes 36% of Malaysia's FDI in 2010: Penang must not live in the past but learn from the past so that we can save the future for our children. Dapmalaysia.org (25 February 2011). Retrieved on 11 August 2011.
- ^ Penang in a state of renaissance. Igeorgetownpenang.com (15 May 2011). Retrieved on 11 August 2011.
- ^ Slightly more men than women in Malaysian population. The Star (Malaysia). Retrieved on 11 August 2011.
- '^ Ch'en Ching-ho. Xiêm La quố lộ trình tập lục của Tống Phúc Ngoạn và Dương Văn Châu. Hong Kong: The Chinese University of Hong Kong, 1966.
- ^ “English:: Roots of Penang Malay”. Mandailing. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2011.
- ^ Penang Museum display information
- ^ Sir James Lancaster (English merchant) – Britannica Online Encyclopedia. Britannica.com. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2011.
- ^ Penang | Pulau Pinang – History. journeymalaysia.com. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2011.
- ^ a ă â “History of Penang”. Visitpenang.gov.my. 14 tháng 9 năm 2008. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2011.
- ^ Rough guide to Malaysia, Singapore ... – Google Buku. Books.google.co.id. 28 tháng 10 năm 2003. ISBN 978-1-84353-094-7. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2011.
- ^ http://books.google.com.my/books?id=64xZZ3gbajMC&pg=PA72&lpg=PA71&ots=osAt3w6WcW&focus=viewport&dq=penang+trade+ships+light&output=html_text
- ^ Eliot, Joshua; Bickersteth, Jane (2002). Malaysia Handbook: The Travel Guide. Footprint Travel Guides. ISBN 1-903471-27-3.
- ^ “Francis Light Grave, Penang | Malaysia AsiaExplorers”. Asiaexplorers.com. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2011.
- ^ Penal System in Andaman. Asthabharati.org (25 November 1925). Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2011.
- ^ Penang. 1911encyclopedia.org (30 August 2006). Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2011.
- ^ a ă Google Drive Viewer. Docs.google.com. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2013.
- ^ “Influential Muslim leaders who shaped Penang in its early history”. Penangheritagecity.com. 4 tháng 10 năm 1994. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2011.
- ^ Dr Sun Yat-sen's historic Penang conference. Biz.thestar.com.my. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2011.
- ^ Mücke, Hellmuth von. The Emden-Ayesha Adventure: German Raiders in the South Seas and Beyond, 1914. Annapolis: Naval Institute Press, 2000. ISBN 1-55750-873-9
- ^ Penang: 500 Early Postcards
- ^ C. Peter Chen. “Invasion of Malaya and Singapore | World War II Database”. Ww2db.com. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2011.
- ^ U-boat Operations- The Monsun U-boats – 3. Monsun boats. uboat.net. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2011.
- ^ a ă War and Occupation in Penang, 1941–1945, Paul H. Kratoska, Department of History, National University of Singapore
- ^ Raymond, Boon. (7 March 2010) Penang Secessionist Movement (1948–1951).
- ^ “Penang's first CM Wong Pow Nee dies at 91 – New Straits Times | HighBeam Research – FREE trial”. Highbeam.com. 1 tháng 9 năm 2002. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2011.
- ^ Rekindling a port’s glory days. Igeorgetownpenang.com (18 August 2009). Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2011.
- ^ BCLim (11 tháng 11 năm 2009). “Penang History – History of Penang / Pulau Pinang by mymalaysia books”. Mymalaysiabooks.com. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2011.
- ^ “Eight new sites, from the Straits of Malacca, to Papua New Guinea and San Marino, added to UNESCO's World Heritage List”. UNESCO. 7 tháng 7 năm 2008. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2008.
- ^ Frederick W. Colbourne. “Tsunami Impact on the West Coast of Penang Island, Malaysia”. Emporia State University.
- ^ “theSun”. Thesundaily.com. 19 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2011.
- ^ Penang Very Own Fireflies Colonies At Krian Rivers. Penang-vacations.com. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2011.
- ^ “Sumatra haze blankets northern Malaysia”. Planet Ark. 23 tháng 9 năm 2002. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2008.
- ^ “Climatological Information for Penang, Malaysia”. Hong Kong Observatory. Tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2010.
- ^ “Laporan Kiraan Permulaan 2010”. Jabatan Perangkaan Malaysia. tr. iv. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2011.
- ^ Robert Montgomery Martin (1839). Statistics of the colonies of the... – Google Buku. Books.google.co.id. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2011.
- ^ a ă â b c d đ “Colonial Construction of Malayness: The Influence of Population Size and Composition” (PDF). Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2011.
- ^ “Penang – LoveToKnow 1911”. 1911encyclopedia.org. 30 tháng 8 năm 2006. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2011.
- ^ MALAYSIA: provinces population. Populstat.info. Retrieved on 11 August 2011.
- ^ Peoples of All Nations: Their Life... – Google Buku. Books.google.co.id. 1 tháng 1 năm 2007. ISBN 978-81-7268-144-9. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2011.
- ^ a ă “Malaysia States”. Statoids.com. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2011.
- ^ a ă “War and Occupation in Penang, 1941–1945”. The Penang Heritage Trust & STAR Publications. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2011.
- ^ a ă â b c http://www.oecd.org/dataoecd/19/44/45496343.pdf
- ^ “2010 Population and Housing Census of Malaysia”. Department of Statistics, Malaysia. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2012. p. 13
- ^ “Taburan Penduduk dan Ciri-ciri Asas Demografi”. Jabatan Perangkaan Malaysia. tr. 11. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2011.
- ^ Penang Economic Monthly, June 2010. http://www.penangeconomicmonthly.com/selected/june10/PEM_MAG_JUNE_FA_cover_story.pdf
- ^ “Penang Story Project”. Penangstory.net.my. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2011.
- ^ [1][[]][liên kết hỏng]
- ^ Penang, Penang lang(???) lah: Penang: Little Japan. Teochiewkia2010.blogspot.com (7 March 2010). Retrieved on 11 August 2011.
- ^ Nasution, Khoo Salma. More Than Merchants. Malaysia: Areca Books, 2006. ISBN 978-983-42834-1-4
- ^ “Penang Story Project”. Penangstory.net.my. 9 tháng 10 năm 1941. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2011.
- ^ “One family's world of Judaism in Malaysia”. Jewishtimesasia.org. 20 tháng 12 năm 1925. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2011.
- ^ Penang Expat. “The Penang Expat Community”. Penangexpat.com. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2011.
- ^ Malaysia and Singapore – Google Books. Books.google.com.my (17 June 2008). Retrieved on 11 August 2011.
- ^ Andrea Filmer. “All things Peranakan Chinese”. The Star. Malaysia. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2011.
- ^ “The Architectural Style of the Peranakan Cina”. Hbp.usm.my. 3 tháng 12 năm 1994. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2011.
- ^ Cheah Hwei-Fe'n. Phoenix Rising: Narratives in Nonya Beadwork from the Straits Settlements: Malaysia, 2010. ISBN 978-9971-69-468-5
- ^ “Penang: The Language”. Introducing Penang. penangnet.com. 2007. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2008.
- ^ “Mind your Hokkien”. The Star. Malaysia. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2011.
- ^ “Penang Hokkien in peril”. The Star. 16 tháng 7 năm 2008. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2008.
- ^ “Penang Greatest Directory”. PenangOnlineDirectory.com. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2011.
- ^ “GDP Per Capita by State for the year 2008–2010 at Current Price”. Department of Statistics, Malaysia. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2013.
- ^ “Fullcontact: About Malaysia”. Fullcontact.nl. 22 tháng 4 năm 2010. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2011.
- ^ Pratibha Verma (1 tháng 12 năm 2009). “Global Services – Outsourcing to Penang”. Globalservicesmedia.com. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2011.
- ^ http://www.econ.ucdavis.edu/faculty/woo/woo.us-china%20statement.1feb04.pdf%7CThe Economic Impact of China's Emergence as a Major Trading Nation
- ^ The Star (20 tháng 1 năm 2011). “Penang tops total capital investment list for 2010”. The Star. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2011.
- ^ Penang Dept of Agriculture, Malaysian Palm Oil Bhd, Rubber Industry Smallholders Development Authority (RISDA)
- ^ a ă Tengku Mohd Ariff Tengku Ahmad (29 tháng 11 năm 2001). “The Agriculture Sector in Penang: Trends and Future Prospects” (PDF). Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2008.
- ^ Penang Greatest Directory. PenangOnlineDirectory.com. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2011.
Liên kết ngoài
Phương tiện liên quan tới Penang tại Wikimedia CommonsWikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và phương tiện truyền tải về Pulau Pinang |
Thể loại:
Diễn văn ngày 11 tháng 8 của Muhammad Ali Jinnah
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Diễn văn ngày 11 tháng 8 của Muhammad Ali Jinnah là một trong những diễn văn nổi tiếng nhất của Muhammad Ali Jinnah, người sáng lập và là lãnh đạo đầu tiên của Pakistan. Nó được Jinnah đọc vào ngày 11 tháng 8 năm 1947 trước Hội đồng Lập pháp Pakistan,
và nội dung của nó miêu tả khái quát viễn kiến của Jinnah về tương lai
của Nhà nước Pakistan sau này. Ông đề cao một chính phủ thống nhất, toàn
diện và khách quan, tự do tôn giáo, pháp quyền, và khái niệm bình đẳng trước pháp luật.[1][2]
Đây là đoạn văn gây nhiều tranh cãi và nhiều vấn đề cho giới quan chức Cộng hòa Hồi giáo Pakistan cũng như giới lãnh đạo của Liên đoàn Hồi giáo,
lý do là nó gây phương hại đến đặc tính và bản chất của Nhà nước
Pakistan, một Nhà nước với nền tảng cốt lõi là đạo Hồi. Chính vì vậy đã
có những nỗ lực nhằm kiểm duyệt và cắt bỏ phần nội dung trên, hoặc biện
giải rằng đó chỉ là lời hứa nhằm trấn an cộng đồng thiểu số, hoặc cho
rằng đó là "lời nói của ma quỷ" và được đưa ra khi Jinnah đang trong
tình trạng sức khỏe rất yếu kém, hoặc cho rằng lời nói đó không đáng tin
vì dầu sao Jinnah không phải là một tín đồ Hồi giáo ngoan đạo. Trong
khi đó, những người theo chủ nghĩa thế tục ở Pakistan đã thường xuyên sử
dụng văn kiện của Jinnah để đả phá các đảng phái Hồi giáo bảo thủ và
trong nhiều trường hợp khiến phe bảo thủ phải ở thế bị động đối phó.[6]
Viễn kiến của Jinnah về bản chất của Pakistan là một trong những vấn đề
gây nhiều tranh cãi tại đất nước này, ở đây mặc dù Pakistan được hình
thảnh bởi phong trào của những người theo Hồi giáo[7], bản thân Jinnah từng là người đóng vai trò sứ giả của sự đoàn kết Ấn-Hồi.[8][9][10]
Vào năm 2007, kỷ niệm 60 năm ngày Jinnah đọc bài diễn văn 11 tháng 8, đại diện các cộng đồng tôn giáo thiểu số như người Ấn giáo, Kitô giáo và Sikh đã đứng ra tổ chức một cuộc tuần hành lớn tại tháp Pakistan nhằm tuyên dương và yêu cầu chính phủ thực thi các ý tưởng của Jinnah trong bài diễn văn này.[11]
Phát biểu này đã gây tranh cãi và nhận nhiều chỉ trích dữ dội từ đảng Nhân dân Ấn Độ (Bharatiya Janata Parti) mà Advani đang giữ vị trí lãnh đạo[13] vốn xem Jinnah là kẻ đã gây chia cắt đất nước Ấn Độ.
Mục lục
Tranh cãi về vai trò của Hồi giáo
Diễn văn của Jinnah có những phần nội dung nhấn mạnh về tự do tôn giáo và nhà nước thế tục. Một số đoạn lược dịch của các nội dung này như sau:“ | Nếu như các
bạn cùng hợp sức với nhau, gác lại quá khứ, xóa bỏ hận thù, các bạn sẽ
thành công. Nếu các bạn thay đổi quá khứ và cùng làm việc với nhau, trên
tinh thần là không cần xét nét người bên cạnh thuộc cộng đồng nào, quan
hệ với bạn như thế nào trong quá khứ, mang màu da nào, thuộc đẳng cấp
nào, tôn giáo nào, mà coi họ đều là công dân của Quốc gia với quyền lợi
và nghĩa vụ ngang nhau, các bạn sẽ đạt được mục đích của mình. Chúng ta nên bắt đầu làm việc trên tinh thần đó và theo thời gian, sự hiềm khích giữa cộng đồng đa số và thiểu số, cộng đồng Ấn giáo và Hồi giáo sẽ biến mất. Hiềm khích này từng là rào cản lớn nhất ngăn chặn Ấn Độ trên con đường tiến tới tự do độc lập, không có nó có lẽ chúng ta đã được tự do từ lâu. Các bạn có quyền tự do được tham dự lễ ở đền thờ, ở miếu thờ, hay ở bất cứ nơi thờ phượng nào tại Quốc gia Pakistan. Các bạn có thể là thành viên của bất kỳ đẳng cấp hay cộng đồng tín ngưỡng nào, và đó không phải là vấn đề của Nhà nước. Chúng ta sẽ bắt đầu từ một nơi không có kỳ thị, không có phân biệt đối xử giữa cộng đồng này với cộng đồng khác, giữa tôn giáo này với tôn giáo khác, giữa đẳng cấp này với đẳng cấp khác. Chúng ta bắt đầu với nguyên tắc cơ bản đó là chúng ta đều là công dân của Quốc gia và hoàn toàn bình đẳng. Theo thời gian, người Ấn giáo sẽ không còn là Ấn giáo, người Hồi giáo sẽ không còn là Hồi giáo, nhưng không phải trên phương diện tôn giáo - vì tôn giáo là niềm tin riêng tư của mỗi cá nhân - mà là trên phương diện công dân của quốc gia. |
” |
Vào năm 2007, kỷ niệm 60 năm ngày Jinnah đọc bài diễn văn 11 tháng 8, đại diện các cộng đồng tôn giáo thiểu số như người Ấn giáo, Kitô giáo và Sikh đã đứng ra tổ chức một cuộc tuần hành lớn tại tháp Pakistan nhằm tuyên dương và yêu cầu chính phủ thực thi các ý tưởng của Jinnah trong bài diễn văn này.[11]
Một số phản ứng của phía Ấn Độ
Lal Krishna Advani, một chính trị gia cánh hữu Ấn Độ từng bị cáo buộc âm mưu ám sát Jinnah, đã có hành động khen ngợi ông này trong một chuyến thăm Pakistan và đánh giá cao bài diễn văn ngày 11 tháng 8. Tại Lăng Jinnah, Advani viết:“ | Có nhiều người để lại dấu ấn không phai trong lịch sử. Nhưng chỉ có một số người tạo ra lịch sử. Lãnh tụ Vĩ đại Muhammad Ali Jinnah là một trong số hiếm hoi đó. Trong những năm đầu sự nghiệp, Jinnah được Sarojini Naidu miêu tả là đại sứ của tình đoàn kết của cộng đồng Ấn-Hồi. Diễn văn của ông trước Hội đồng Lập pháp Pakistan ngày 11 tháng 8 năm 1947 là tuyên cáo kinh điển về một nhà nước thế tục trong đó tất cả các cư dân đều có quyền tự do tôn giáo. Nhà nước không được phân biệt đối xử công dân viện dẫn vào đức tin của họ. Tôi xin bày tỏ sự kính trọng đối với con người vĩ đại này. | ” |
—Lal Krishna Advani, [12]
|
Chú thích
- ^ Trong diễn văn, Jinnah tuyên bố người dân có quyền tự do tôn giáo, thờ phượng, chuyện tôn giáo của người dân không liên quan tới nhà nước, và không có ai bị kỳ thị và phân biệt vì đẳng cấp hay tín ngưỡng. Xem toàn bộ nội dung diễn văn tại đây
- ^ Syed Qasim Mehmood "Message of Quaid-e-Azam"
- ^ Ali, tr. 29
- ^ Akbar, tr. 174-175
- ^ Nguyên ngữ tiếng Anh: "If you will work in co-operation, forgetting the past, burying the hatchet, you are bound to succeed. If you change your past and work together in a spirit that everyone of you, no matter to what community he belongs, no matter what relations he had with you in the past, no matter what is his colour, caste or creed, is first, second and last a citizen of this State with equal rights, privileges, and obligations, there will be on end to the progress you will make... We should begin to work in that spirit and in course of time all these angularities of the majority and minority communities, the Hindu community and the Muslim community, because even as regards Muslims you have Pathans, Punjabis, Shias, Sunnis and so on, and among the Hindus you have Brahmins, Vashnavas, Khatris, also Bengalis, Madrasis and so on, will vanish. Indeed if you ask me, this has been the biggest hindrance in the way of India to attain the freedom and independence and but for this we would have been free people long long ago...You are free; you are free to go to your temples, you are free to go to your mosques or to any other place or worship in this State of Pakistan. You may belong to any religion or caste or creed that has nothing to do with the business of the State...We are starting in the days where there is no discrimination, no distinction between one community and another, no discrimination between one caste or creed and another. We are starting with this fundamental principle that we are all citizens and equal citizens of one State...Now I think we should keep that in front of us as our ideal and you will find that in course of time Hindus would cease to be Hindus and Muslims would cease to be Muslims, not in the religious sense, because that is the personal faith of each individual, but in the political sense as citizens of the State."
- ^ Ali, tr. 29-30
- ^ Ian Bryant Wells, Ambassador of Hindu Muslim Unity
- ^ Official website, Government of Pakistan. “"The Statesman: Jinnah's differences with the Congress"”. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2006.
- ^ Stanley Wolpert "Jinnah of Pakistan" Oxford University Press
- ^ Ajeet Javed "Secular and Nationalist Jinnah" Jawaharlal Nehru University Press
- ^ Pakistani minorities to stage mass rally for equal rights
- ^ Divided We Stand: India in a Time of Coalitions, tr. 234. Nguyên ngữ tiếng Anh: "There are many people who leave an irreversible stamp on history. But there are few who actually create history. Qaed-e-Azam Mohammed Ali Jinnah was one such rare individual. In his early years, leading luminary of freedom struggle Sarojini Naidu described Jinnah as an ambassador of Hindu-Muslim unity. His address to the Constituent Assembly of Pakistan on August 11, 1947 is really a classic and a forceful espousal of a secular state in which every citizen would be free to follow his own religion. The State shall make no distinction between the citizens on the grounds of faith. My respectful homage to this great man."
- ^ K Advani resigns for 3rd time in 8 years, once over row on Jinnah remark sboard
Tham khảo
- Mubarak Ali. Pakistan in Search for Identity. Aakar Books. Delhi, 2011.
- Akbar S. Ahmed. Jinnah, Pakistan and Islamic Identity: The Search for Saladin. Routledge. Luân Đôn & New York, 1997.
Liên kết ngoài
- Nội dung diễn văn ngày 11 tháng 8 của Jinnah (tiếng Anh)
Thể loại:
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
Trở về trang chính
Hoàng Kim, hoangkim, hoangkimvietnam, Ngọc Phương Nam, Chào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, VietnamAfricaCassavaRice, Khát khao xanh, Dayvahoc,Học mỗi ngày, Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống, Thơ cho con
Nghị quyết 1701 của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nghị quyết 1701 của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc là một nghị quyết nhằm giải quyết cuộc xung đột Israel-Liban năm 2006. Nghị quyết này đã được Hội đồng Bảo an nhất trí thông qua ngày 11 tháng 8 năm 2006. Nội các Liban (trong đó có hai thành viên Hezbollah) đã chấp nhận Nghị quyết này ngày 12 tháng 8 năm 2006. Cùng ngày, Lãnh tụ Hezbollah Hassan Nasrallah nói rằng lực lượng của ông sẽ tôn trọng thỏa thuận ngừng bắn. Ông cũng nói rằng khi các cuộc tấn công của Israel dừng lại, các hoạt động đáp trả của Hezbollah cũng kết thúc. Ngày 13 tháng 8
nội các Israel đã bỏ phiếu với tỉ lệ 24-0 cho Nghị quyết (1 người bỏ
phiếu trắng). Thỏa thuận ngừng bắn của Liên Hợp Quốc bắt đầu có hiệu lực
từ ngày thứ Hai 14 tháng 8 năm 2006 lúc 8:00 sáng, giờ địa phương sau những cuộc tấn công dữ dội của cả hai bên. Tóm tắt của Nghị quyết:
Liban và Liên minh Ả rập thúc ép để có được các phần của Kế hoạch Siniora, được chính phủ Liban đề xuất ngày 27 tháng 7, đã được bao gồm trong bản dự thảo.
Nghị quyết nhấn mạnh sự cần thiết của việc giải thoát không điều kiện các binh lính Israel bị bắt cóc nhưng không đả động tới việc trả tự do ngay lập tức cho các tù bình Liban.
Một phái đoàn từ Liên minh Arập đã bay tới thành phố New York ngày 8 tháng 8 và gặp gỡ nhiều đại diện của Liên Hiệp Quốc và các kiến trúc sư của bản dự thảo, Pháp và Hoa Kỳ. Đây là kết quả của sự thay đổi vị trí của Pháp và cuối cùng đã làm thay đổi bản dự thảo.
Sự khác nhau chính với bản dự thảo ban đầu là 15.000 lính được điều động từ Quân đội Liban có vai trò trung tâm, được lực lượng UNIFIL tăng cường (từ 2.000 lên đến 15.000 lính) hỗ trợ họ trong việc thực hiện các điều khoản liên quan của Taif Accords và các nghị quyết 1559 và 1680 (ngày 17 tháng 5 năm 2006); thúc giục Liban đẩy nhanh quá trình giải giáp Hezbollah; và thúc giục Syria phối hợp Liban thực hiện việc này cùng với ổn định đường biên giới chung giữa hai bên, (chẳng hạn Shebaa Farms). Nghị quyết cũng xác định rõ Liban quyết định khi nào và nếu họ yêu cầu sự trợ giúp của UNIFIL trong việc thực hiện những vấn đề này. Nghị quyết cũng nói rằng các lực lượng Israel sẽ rút quân song song với quá trình lực lượng phối hợp giữa Liban và UNIFIL di chuyển vào vùng xung đột, không có lực lượng bán quân sự nào, kể cả Hezbollah được có mặt ở phía Nam sông Litani (OP8).
Không giống với 1559, 1701 không xác định việc giải giáp Hezbollah hoặc các lực lượng dân quân khác là điều kiện tiên quyết cho thỏa thuận ngừng bắn, nhưng Nghị quyết này nêu rõ rằng 1559 cần phải được thực thi đầy đủ. Các lực lượng gìn giữ hòa bình cho biết họ sẽ chỉ tiến vào Nam Liban nếu chỉ có họ và quân đội Liban là các lực lượng quân sự. Ngoại trưởng Israel Tzipi Livni cho rằng quân đội Israel vẫn sẽ ở lại Nam Liban cho đến khi quân đội Liban được triển khai cùng với sự hỗ trợ của lực lượng đa quốc gia của Liên Hiệp Quốc,[2] tránh tình trạng thiếu vắng lực lượng quân sự. Nghị quyết nhấn mạnh sự cần thiết của việc giải thoát vô điều kiện những người lính Israel bị Hezbollah bắt cóc.
Nội các Liban nhất trí thông qua các điều khoản vào ngày 12 tháng 8, nhưng ngày hôm sau đã hoãn mọi cuộc họp thảo luận về việc thực thi. Một người phát ngôn cho Fouad Siniora cho biết cuộc họp đã bị hoãn vô thời hạn để "thảo luận rộng rãi hơn". Một bộ trưởng không rõ tên đã nói với AFP: "Đây là khoảnh khắc của sự thật và họ không muốn từ bỏ vũ khí". Trong bài phát biểu trên kênh truyền hình Al-Manar của Hezbollah ngày 12 tháng 8, Hassan Nasrallah nói: "Chúng tôi sẽ không là sự cản trở cho mọi quyết định của chính phủ Liban".[2]
Chính phủ Israel chấp nhận các điều khoản ngày 13 tháng 8, nhưng không ngừng các hoạt động tấn công cho đến 8:00 sáng (giờ địa phương) ngày 14 tháng 8, khi lệnh ngừng bắn có hiệu lực.[4] Ngày 13 tháng 8, Israel bắt đầu mở rộng chiếm đóng ở Nam Liban để chiếm các vùng đất cao trước khi tuyên bố lệnh ngừng bắn, và đánh bom Liban ít nhất 15 phút trước hạn chót. Theo các bác sĩ cứu thương, ít nhất 9 công dân Liban đã thiệt mạng trong các vụ không kích.
Cùng ngày, Hezbollah phóng 250 quả rocket về phía Israel, nhiều nhất từ khi cuộc chiến xảy ra, làm chết 1 người Israel; các lực lượng của họ tiến hành các trận đánh ác liệt nhất, làm 32 lính Israel thiệt mạng trong khi đó Hezbollah không đưa ra bất kỳ một con số thương vong nào.
Tuy nhiên, ngày 14 tháng 8, ngày 14 tháng 8, Tổng thư ký Hezbollah Hassan Nasrallah phát biểu trên kênh truyền hình Al-Manar rằng ông không có ý định giải giáp Hezbollah do quân đội Liban chưa đủ mạnh để bảo vệ Liban và Israel hiện thời vẫn đang chiếm giữ Liban.[5] Và những người lính của ông sẽ không thể bị ép buộc giải giáp bởi "đe dọa và áp lực" [2]. Ngày 16 tháng 8, 2006, quan chức cao cấp của Hezbollah Hassan Fadlallah nhấn mạnh việc giải giáp tổ chức của ông không nằm trong lịch trình. [3]
Tương tự, sau sự chấp nhận nghị quyết, ngày 14 tháng 8 năm 2006 Bộ trưởng Quốc phòng Liban Elias Murr trả lời một cuộc phỏng vấn truyền hình rằng "lực lượng quân đội Liban được triển khai tới Nam Liban không phải để giải giáp Hezbollah."
Về phía Liên Hiệp Quốc, ông Kofi Annan khẳng định rằng "giải giáp Hezbollah không phải là nhiệm vụ trực tiếp của Liên Hiệp Quốc," họ chỉ có nhiệm vụ giúp đỡ Liban trong việc này. [4] Về phía mình, Israel khẳng định nếu Hezbollah không bị giải giáp như đã nêu trong Nghị quyết, họ sẽ tái thực hiện các chiến dịch ở Liban. [5]
Israel cho biết cuộc tấn công đột kích vào một căn cứ của Hezbollah ở phía đông Liban mang tính phòng thủ và được thực hiện để phá hủy nguồn cung cấp vũ khí cho Hezbollah từ phía Syria và Iran.[6]
Video yêu thích
- Đình chiến hoàn toàn (OP1)[1]
- Israel rút hêt quân ở Liban song song với việc lính Liban và UNIFIL triển khai ở miền Nam Liban (OP2)[1]
- Thực hiện các điều khoản liên quan của Taif Accords và các nghị quyết 1559 và 1680 thúc giục Liban đẩy nhanh tiến độ giải giáp Hezbollah. (OP3)[1]
- Dành quyền kiểm soát Liban cho chính phủ Liban (OP3)[1]
- Không có các lực lượng bán quân sự, kể cả của Hezbollah, ở phía Nam sông Litani (OP8).[1]
Mục lục
Bối cảnh
Nghị quyết này dựa trên bản dự thảo được Pháp và Hoa Kỳ khởi thảo. Nghị quyết ban đầu đề xuất sự "đình chiến hoàn toàn" giữa Israel và Hezbollah, nhưng đã bị Liban và Liên minh Ả Rập chỉ trích kịch liệt vì đã không yêu cầu Israel rút quân khỏi nam Liban ngay lập tức và cho phép Israel tiếp tục "các chiến dịch phòng thủ," do Israel giải thích rằng toàn bộ cuộc chiến tranh là một "chiến dịch phòng thủ."Liban và Liên minh Ả rập thúc ép để có được các phần của Kế hoạch Siniora, được chính phủ Liban đề xuất ngày 27 tháng 7, đã được bao gồm trong bản dự thảo.
Nghị quyết nhấn mạnh sự cần thiết của việc giải thoát không điều kiện các binh lính Israel bị bắt cóc nhưng không đả động tới việc trả tự do ngay lập tức cho các tù bình Liban.
Một phái đoàn từ Liên minh Arập đã bay tới thành phố New York ngày 8 tháng 8 và gặp gỡ nhiều đại diện của Liên Hiệp Quốc và các kiến trúc sư của bản dự thảo, Pháp và Hoa Kỳ. Đây là kết quả của sự thay đổi vị trí của Pháp và cuối cùng đã làm thay đổi bản dự thảo.
Sự khác nhau chính với bản dự thảo ban đầu là 15.000 lính được điều động từ Quân đội Liban có vai trò trung tâm, được lực lượng UNIFIL tăng cường (từ 2.000 lên đến 15.000 lính) hỗ trợ họ trong việc thực hiện các điều khoản liên quan của Taif Accords và các nghị quyết 1559 và 1680 (ngày 17 tháng 5 năm 2006); thúc giục Liban đẩy nhanh quá trình giải giáp Hezbollah; và thúc giục Syria phối hợp Liban thực hiện việc này cùng với ổn định đường biên giới chung giữa hai bên, (chẳng hạn Shebaa Farms). Nghị quyết cũng xác định rõ Liban quyết định khi nào và nếu họ yêu cầu sự trợ giúp của UNIFIL trong việc thực hiện những vấn đề này. Nghị quyết cũng nói rằng các lực lượng Israel sẽ rút quân song song với quá trình lực lượng phối hợp giữa Liban và UNIFIL di chuyển vào vùng xung đột, không có lực lượng bán quân sự nào, kể cả Hezbollah được có mặt ở phía Nam sông Litani (OP8).
Không giống với 1559, 1701 không xác định việc giải giáp Hezbollah hoặc các lực lượng dân quân khác là điều kiện tiên quyết cho thỏa thuận ngừng bắn, nhưng Nghị quyết này nêu rõ rằng 1559 cần phải được thực thi đầy đủ. Các lực lượng gìn giữ hòa bình cho biết họ sẽ chỉ tiến vào Nam Liban nếu chỉ có họ và quân đội Liban là các lực lượng quân sự. Ngoại trưởng Israel Tzipi Livni cho rằng quân đội Israel vẫn sẽ ở lại Nam Liban cho đến khi quân đội Liban được triển khai cùng với sự hỗ trợ của lực lượng đa quốc gia của Liên Hiệp Quốc,[2] tránh tình trạng thiếu vắng lực lượng quân sự. Nghị quyết nhấn mạnh sự cần thiết của việc giải thoát vô điều kiện những người lính Israel bị Hezbollah bắt cóc.
Các phản ứng ban đầu
Các nhà lãnh đạo trên thế giới ca ngợi thỏa thuận này nhưng vẫn lưu ý rằng đây vẫn chưa phải là kết thúc cuộc xung đột.[3]Nội các Liban nhất trí thông qua các điều khoản vào ngày 12 tháng 8, nhưng ngày hôm sau đã hoãn mọi cuộc họp thảo luận về việc thực thi. Một người phát ngôn cho Fouad Siniora cho biết cuộc họp đã bị hoãn vô thời hạn để "thảo luận rộng rãi hơn". Một bộ trưởng không rõ tên đã nói với AFP: "Đây là khoảnh khắc của sự thật và họ không muốn từ bỏ vũ khí". Trong bài phát biểu trên kênh truyền hình Al-Manar của Hezbollah ngày 12 tháng 8, Hassan Nasrallah nói: "Chúng tôi sẽ không là sự cản trở cho mọi quyết định của chính phủ Liban".[2]
Chính phủ Israel chấp nhận các điều khoản ngày 13 tháng 8, nhưng không ngừng các hoạt động tấn công cho đến 8:00 sáng (giờ địa phương) ngày 14 tháng 8, khi lệnh ngừng bắn có hiệu lực.[4] Ngày 13 tháng 8, Israel bắt đầu mở rộng chiếm đóng ở Nam Liban để chiếm các vùng đất cao trước khi tuyên bố lệnh ngừng bắn, và đánh bom Liban ít nhất 15 phút trước hạn chót. Theo các bác sĩ cứu thương, ít nhất 9 công dân Liban đã thiệt mạng trong các vụ không kích.
Cùng ngày, Hezbollah phóng 250 quả rocket về phía Israel, nhiều nhất từ khi cuộc chiến xảy ra, làm chết 1 người Israel; các lực lượng của họ tiến hành các trận đánh ác liệt nhất, làm 32 lính Israel thiệt mạng trong khi đó Hezbollah không đưa ra bất kỳ một con số thương vong nào.
Giải giáp Hezbollah
Nghị quyết kêu gọi "thực thi đầy đủ các điều khoản liên quan của Taif Accords, và thực thi các nghị quyết 1559 (2004) và 1680 (2006), yêu cầu giải giáp tất cả các nhóm vũ trang ở Liban, theo đúng quyết định của nội các Liban ngày 27 tháng 7, 2006, trong đó không có vũ khí và bất kỳ một quyền lực nào khác ngoài nhà nước Liban."Tuy nhiên, ngày 14 tháng 8, ngày 14 tháng 8, Tổng thư ký Hezbollah Hassan Nasrallah phát biểu trên kênh truyền hình Al-Manar rằng ông không có ý định giải giáp Hezbollah do quân đội Liban chưa đủ mạnh để bảo vệ Liban và Israel hiện thời vẫn đang chiếm giữ Liban.[5] Và những người lính của ông sẽ không thể bị ép buộc giải giáp bởi "đe dọa và áp lực" [2]. Ngày 16 tháng 8, 2006, quan chức cao cấp của Hezbollah Hassan Fadlallah nhấn mạnh việc giải giáp tổ chức của ông không nằm trong lịch trình. [3]
Tương tự, sau sự chấp nhận nghị quyết, ngày 14 tháng 8 năm 2006 Bộ trưởng Quốc phòng Liban Elias Murr trả lời một cuộc phỏng vấn truyền hình rằng "lực lượng quân đội Liban được triển khai tới Nam Liban không phải để giải giáp Hezbollah."
Về phía Liên Hiệp Quốc, ông Kofi Annan khẳng định rằng "giải giáp Hezbollah không phải là nhiệm vụ trực tiếp của Liên Hiệp Quốc," họ chỉ có nhiệm vụ giúp đỡ Liban trong việc này. [4] Về phía mình, Israel khẳng định nếu Hezbollah không bị giải giáp như đã nêu trong Nghị quyết, họ sẽ tái thực hiện các chiến dịch ở Liban. [5]
Lính Liên Hiệp Quốc
Nhiều nước đã cho biết sẵn sàng gửi quân tới Liban, gồm có Pháp (4.000), Ý (2-3.000), Malaysia (1.000), Tây Ban Nha (7-800), Úc, Bỉ, Đức, Indonesia, Maroc, New Zealand, Bồ Đào Nha, và Thổ Nhĩ Kỳ. [6], [7]Sự vi phạm thỏa thuận ngừng bắn
Thủ tướng Liban Fouad Siniora đã gọi cuộc đột kích Liban của lính biệt kích Israel ngày 19 tháng 8 năm 2006 là sự vi phạm trắng trợn thỏa thuận ngừng bắn của Hội đồng Bảo an.[6] Người phát ngôn Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc cho rằng hành động này được mô tả là 'sự vi phạm của phía Israel trong thỏa thuận ngừng bắn được qui định trong Nghị quyết 1701 của Hội đồng Bảo an. Việc này liên quan đến cuộc đột kích của Israel ở phía đông Liban vào ngày thứ Bảy. Theo UNIFIL, các máy bay quân sự Israel cũng rất nhiều lần vi phạm về không phận.' [7]Israel cho biết cuộc tấn công đột kích vào một căn cứ của Hezbollah ở phía đông Liban mang tính phòng thủ và được thực hiện để phá hủy nguồn cung cấp vũ khí cho Hezbollah từ phía Syria và Iran.[6]
Toàn văn Nghị quyết
Xem Wikisource: United Nations Security Council Resolution 1701Xem thêm
Tham chiếu
- ^ a ă â b c UN Security Council Resolution/1701
- ^ a ă “Lebanon conflict intensifies”. Financial Times. Truy cập ngày 13 tháng 8 năm 2006. Đã bỏ qua văn bản “ date [[2006-08-13]] ” (trợ giúp)
- ^ “World governments hail UN resolution”. Bangkok Post. 2006-08-13. Truy cập ngày 13 tháng 8 năm 2006.
- ^ http://www.nytimes.com/2006/08/14/world/middleeast/14cnd-mide.html
- ^ [1]
- ^ a ă “Annan: Israeli raid in Lebanon violates truce”. Ynetnews. 2006-08-20. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2006.
- ^ “Statement attributable to the Spokesman of the Secretary-General on Israel and Lebanon”. UN.org. 2006-08-19. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2006.
Liên kết ngoài
Wikisource có văn bản gốc Anh ngữ liên quan với bài: |
- The UN Mideast Ceasefire Resolution Paragraph-by-Paragraph, JURIST
- The UN Mideast Ceasefire Resolution: A View from Israel, JURIST
- United Nations Security Council Resolution 1559
- United Nations Security Council Resolution 1680
- United Nations Security Council Resolution 1701
- British High Commission
- Philip Cunliffe: An Orwellian occupation, Spiked, August 15 2006
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
Trở về trang chính
Hoàng Kim, hoangkim, hoangkimvietnam, Ngọc Phương Nam, Chào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, VietnamAfricaCassavaRice, Khát khao xanh, Dayvahoc,Học mỗi ngày, Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống, Thơ cho con
No comments:
Post a Comment