Vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Có nhiều nguyên nhân khiến con số chính xác người thiệt mạng không thống nhất. Các số liệu khác nhau bởi được thống kê vào các thời điểm khác nhau. Rất nhiều nạn nhân chết sau nhiều tháng, thậm chí nhiều năm bởi hậu quả của phóng xạ. Cũng có những áp lực làm con số bị phóng đại hoặc giảm thiểu vì lý do tuyên truyền chính trị. Theo ước tính, 140.000 người dân Hiroshima đã chết bởi vụ nổ cũng như bởi hậu quả của nó. Số người thiệt mạng ở Nagasaki là 74.000. Ở cả hai thành phố, phần lớn người chết là thường dân. Vai trò của hai vụ nổ đối với việc nước Nhật đầu hàng, cũng như hậu quả và các giải thích cho việc thả bom vẫn là chủ đề còn bàn cãi. Ở Mỹ, quan điểm đa số cho rằng hai quả bom đã chấm dứt chiến tranh sớm hơn nhiều tháng và hạn chế thiệt hại sinh mạng các bên tham chiến. Với nước Nhật, dư luận cho rằng chúng là không cần thiết và hành vi chống lại dân thường là vô đạo đức. Ngày 15 tháng 8 năm 1945, Đế quốc Nhật Bản đầu hàng vô điều kiện Khối Đồng minh và ký vào văn kiện đầu hàng ngày 2 tháng 9 năm 1945, chính thức chấm dứt Thế chiến thứ hai. Mục lụcKhởi đầuHoa Kỳ, với sự hỗ trợ của Anh và Canada, đã thiết kế và chế tạo những quả bom nguyên tử đầu tiên trong dự án Manhattan. Dự án ban đầu được khởi động bởi những nhà khoa học đến từ Châu Âu (có cả Albert Einstein) và các nhà khoa học Hoa Kỳ, những người lo ngại nước Đức phát-xít cũng tiến hành chương trình phát triển vũ khí nguyên tử (chương trình, sau này, được biết là có tồn tại nhưng với quy mô nhỏ hơn rất nhiều và tiến độ bị người Mỹ bỏ xa). Riêng dự án thu hút tổng cộng 130.000 người từ hơn 30 tổ chức trên khắp nước Mỹ ở thời điểm sôi động nhất và tiêu tốn tổng cộng 2 tỷ đô la Mỹ thời đó, là một trong những dự án nghiên cứu, phát triển vĩ đại nhất và tốn kém nhất của mọi thời đại.Quả bom đầu tiên mang tên "Gadget" được kích nổ trong chương trình thử nghiệm "Trinity" gần Alamogordo, tiểu bang New Mexico ngày 16 tháng 7 năm 1945. Các quả bom thả xuống Hiroshima và Nagasaki là những quả thứ hai và thứ ba được chế tạo và cho đến nay, chúng vẫn là những vũ khí hạt nhân duy nhất được đưa ra sử dụng. Trong Thế chiến thứ hai, hai phe tham chiến đều theo đuổi chính sách ném bom chiến lược và nhằm vào cơ sở hạ tầng dân sự. Trong rất nhiều trường hợp, ném bom chiến lược cướp đi sinh mạng của vô số dân thường và gây nhiều tranh cãi. Tại Đức, cuộc tập kích hàng không chiến lược của phe Đồng Minh vào thành phố Dresden gây hậu quả là 30.000 người thiệt mạng. Theo cơ quan Lịch sử chiến tranh Nhật Bản, các cuộc ném bom thành phố Tokyo tháng 3 năm 1945 làm 72.489 người chết. Đến tháng 8 năm 1945, khoảng 60 thành phố của Nhật đã bị tàn phá trong chiến dịch ném bom ồ ạt. Tokyo và Kobe cũng hứng chịu các cuộc tập kích bằng bom ồ ạt này. Trong hơn ba năm rưỡi tham chiến trực tiếp ở Chiến tranh thế giới thứ hai, có khoảng 400.000 người Mỹ thiệt mạng. Khoảng một nửa số đó là trong chiến tranh với nước Nhật. Cho đến trước hai vụ đánh bom nguyên tử, trận đánh chiếm đảo Okinawa dẫn đến cái chết của 50 ngàn đến 150 ngàn thường dân, 100 ngàn đến 125 ngàn binh sĩ Nhật. Thương vong phía Hoa Kỳ là 72.000. Con số khác đưa là 107.539 người chết cộng với 23.764 chết trong các hang kín và được chôn cất bởi phía Nhật. Vì con số trên vượt quá số lượng quân Nhật trên đảo, phía tình báo quân sự cho rằng có khoảng 42.000 tử vong là dân thường. Lý do phổ biến cho việc ném bom nguyên tử vào Nhật Bản là việc xâm lược các đảo chính của Nhật sẽ khiến thương vong gấp nhiều lần con số thiệt hại ở Okinawa. Tổng thống tạm quyền Harry S. Truman không hề biết dự án Manhattan cho đến khi Franklin D. Roosevelt qua đời. Truman đề nghị Bộ trưởng chiến tranh Hoa Kỳ lúc đó là Henry Lewis Stimson chủ trì một nhóm các nhân viên xuất sắc gọi là Ủy ban Nội chính bao gồm cả các nhà khoa học uy tín để cố vấn cho Tổng thống các vấn đề quân sự, chính trị và khoa học phát sinh từ việc sử dụng bom nguyên tử. Ngày 31 tháng 5, Stimson đệ trình các kết luận của ông ta trước Ủy ban này và nhóm khoa học của Ủy ban. Stimson ủng hộ việc sử dụng bom nguyên tử, "nhiệm vụ của chúng ta là kết thúc chiến tranh nhanh chóng và có lợi". Nhưng tiến sĩ Robert Oppenheimer, thành viên của nhóm khoa học, tuyên bố rằng một quả bom đó thôi cũng có thể giết tới 20 ngàn sinh mạng và nên hướng vào mục tiêu quân sự chứ không phải dân sự. Một nhà khoa học khác, Tiến sĩ Arthur Compton, đề nghị rằng nên thả quả bom vào một hòn đảo hoang vu của Nhật Bản để thị uy đồng thời giảm thiểu thiệt hại sinh mạng thường dân. Nhưng lời đề nghị này sớm bị từ chối với lý lẽ rằng, nếu phía Nhật biết trước về cuộc tấn công, máy bay ném bom sẽ bị bắn hạ hoặc quả bom đầu tiên có thể không phát nổ. Đầu tháng 7, trên đường đi dự Hội nghị Potsdam, Truman xem xét một lần nữa quyết định sử dụng bom nguyên tử. Cuối cùng, ông ra quyết định thả bom nước Nhật. Ông tuyên bố ý định của việc yêu cầu đánh bom là để nhanh chóng mang lại giải pháp cho chiến tranh bằng cách gây ra sự tàn phá và gieo rắc kinh hoàng về những thiệt hại tiếp theo, điều đó đủ làm cho Nhật Bản chấp nhận đầu hàng. Ngày 26 tháng 7, Truman và các lãnh tụ phe Đồng minh ra bản Tuyên bố Potsdam, vạch ra điều kiện đầu hàng cho nước Nhật:
Thiên hoàng Chiêu Hòa, người đang chờ đợi Liên Xô trả lời những thăm dò về hòa bình, đã không có bất kỳ thay đổi lập trường của chính phủ. Ngày 31 tháng 7, ông tuyên bố rõ ràng rằng quyền lực của hoàng đế phải được bảo vệ bằng mọi giá. Lựa chọn mục tiêuBộ phận lựa chọn mục tiêu ở trung tâm nghiên cứu Los Alamos trong hai ngày 10 và 11 tháng 5 năm 1945 đề xuất các mục tiêu là Kyoto, Hiroshima, Yokohama và một xưởng vũ khí tại Kokura. Bộ phận này từ chối việc sử dụng vũ khí nguyên tử chỉ bó hẹp ở mục tiêu quân sự bởi khả năng để lọt mục tiêu nhỏ nằm giữa khu dân cư. Đối với ủy ban, tác động tâm lý lên nước Nhật là rất quan trọng. Họ cũng thống nhất rằng việc sử dụng bom nguyên tử lần đầu cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng bởi vì sự quan trọng của nó sẽ gây tiếng vang quốc tế. Bộ phận này lựa chọn Kyoto bởi đây là trung tâm văn hiến của Nhật Bản, và có qui mô dân cư tốt hơn cả để đánh giá hiệu quả của vũ khí. Hiroshima được lựa chọn bởi đây là thành phố lớn, là cơ sở hậu cần quân sự quan trọng và thành phố được bao bởi các ngọn đồi – giúp gây ra hiệu ứng hội tụ, làm tăng sức hủy diện của quả bom.Bộ trưởng chiến tranh Henry L. Stimson bất chấp chống đối của tướng Leslie Groves – trưởng dự án Manhattan, gạt bỏ Kyoto khỏi danh sách bởi tầm quan trọng về mặt văn hóa của thành phố. Theo giáo sư Edwin O. Reischauer, Stimson biết và hâm mộ Kyoto kể từ chuyến đi trăng mật của ông từ nhiều thập kỷ trước, khi văn hóa ứng xử của thị dân nơi đây mang đến cho ông những cảm giác khó quên. Ngày 25 tháng 7 năm 1945, tướng không quân Carl Andrew Spaatz được chỉ thị ném bom một trong những mục tiêu: Hiroshima, Kokura, Niigata hoặc Nagasaki và các thành phố khác ngay sau ngày 3 tháng 8 khi thời tiết cho phép và các vũ khí nguyên tử bổ sung nữa sẵn sàng. HiroshimaThành phố Hiroshima trong Đệ nhị thế chiếnTại thời điểm bị đánh bom, Hiroshima là thành phố quan trọng cả về mặt quân sự và công nghiệp. Một số doanh trại quân sự đóng sát đó bao gồm sở chỉ huy sư đoàn số 5, sở chỉ huy tập đoàn quân số 2 của Thống chế Nhật Hata Shunroku – tư lệnh phòng thủ toàn phần nam Nhật Bản. Hiroshima là căn cứ hậu cần nhỏ của quân đội Nhật Bản. Thành phố là trung tâm liên lạc, điểm tàng trữ và lắp ráp cho quân đội. Nó là một trong vài thành phố Nhật mà người Mỹ, với ý đồ từ sớm, chưa đánh bom, tạo môi trường lý tưởng để kiểm định tính hủy diệt của vũ khí nguyên tử. Một lý do nữa cho việc lựa chọn Hiroshima là tướng Spaatz báo cáo rằng đây là thành phố không có tù binh chiến tranh. Với những lý do trên, Washington quyết định, đây là mục tiêu số một.Trung tâm thành phố có vài công trình bằng bê tông và các cấu trúc yếu hơn. Ngoài phạm vi trung tâm là khu vực dày đặc các cửa hiệu, nhà ở bằng gỗ. Số lượng nhỏ nhà máy công nghiệp nằm ở ngoại ô thành phố. Những ngôi nhà ở đây bằng gỗ mái dốc và rất nhiều nhà xưởng công nghiệp có khung gỗ. Toàn bộ thành phố rất dễ bị tàn phá bằng lửa. Đầu chiến tranh, dân số Hiroshima có lúc lên đến 381.000 người, tuy vậy cho đến trước khi bị ném bom, số dân đã giảm rất nhiều bởi lệnh sơ tán của chính phủ. Lúc quả bom nguyên tử được ném xuống, ước chừng 255.000 người trong thành phố. Con số này dựa trên số dân đăng ký cư trú cộng với ước đoán lượng công nhân bổ sung và quân đội. Nổ bomHiroshima là mục tiêu ưu tiên (số hai là Kokura và mục tiêu dự bị là Nagasaki) của nhiệm vụ tấn công nguyên tử ngày 6 tháng 8 năm 1945. Chiếc B-29 "Enola Gay" của phi đoàn 509, cơ trưởng Đại tá Paul Tibbets, xuất phát từ North Field – căn cứ không quân trên đảo Tinian ở tây Thái Bình Dương, cách Nhật Bản khoảng 6 giờ bay. Ngày thả bom là 06 tháng 08 bởi trước đó có mây hình thành trên bầu trời mục tiêu hạn chế tầm quan sát bằng mắt thường từ trên không. Ở thời điểm bom rơi, thời tiết tốt và phi hành đoàn cùng thiết bị hoạt động trôi chảy. Đại úy William Sterling Parsons đưa quả bom "Little Boy" vào tình trạng sẵn sàng sau khi máy bay cất cánh, trợ tá của ông - Morris R. Jeppson dỡ các thiết bị an toàn của quả bom 30 phút trước khi tới mục tiêu. Cuộc tấn công được thực hiện đúng như kế hoạch, quả bom rơi bởi trọng lực với 60 kg Uranium 235.Khoảng 1 giờ trước cuộc tấn công, người Nhật đã phát hiện bằng radar một số máy bay của Mỹ tiếp cận lãnh thổ phía nam Nhật Bản. Báo động được phát ra và việc phát thanh ngừng ở nhiều thành phố, bao gồm cả Hiroshima. Các máy bay tiếp cận bờ biển với cao độ rất lớn. Lúc 8 giờ sáng, trạm radar ở Hiroshima thấy rằng số lượng máy bay đang tiến vào rất ít – không hơn 3 chiếc – và bỏ lệnh sẵn sàng đánh chặn bằng không quân (để tiết kiệm nhiên liệu và gìn giữ lực lượng không quân, người Nhật không đánh chặn những đội hình máy bay nhỏ). Ba chiếc máy bay bị phát hiện đó đều là B-29: chiếc "Enola Gay" (đặt tên theo mẹ của Thiếu tá Tibbets), chiếc "The Great Artiste" (Nghệ sĩ vĩ đại) với các thiết bị đo đạc và một chiếc khác không tên (sau đó được đặt là "Necessary Evil") là máy bay ghi hình. Cảnh báo ở mức trung bình trên sóng radio tới dân chúng rằng nên trú ẩn nếu nhìn thấy các máy bay B-29, nhưng người ta cho rằng đây là một cuộc do thám chứ không có đột kích bằng không quân. Lúc 8 giờ 15 (giờ Hiroshima), chiếc Enola Gay thả quả bom nguyên tử "Little Boy" trên bầu trời trung tâm Hiroshima. Quả bom nổ cách mặt đất khoảng 600 m với đương lượng nổ 13 kiloton (vũ khí nguyên tử sử dụng U-235 bị coi là không có hiệu năng cao, chỉ có 1,38% khối lượng của chúng phân hạch), ngay lập tức giết chết ít nhất 90.000 người. Trong số này, có khoảng 2 ngàn người Mỹ gốc Nhật và từ 800 đến 1.000 người Mỹ khác mang hậu quả của vụ nổ. Họ là những công dân Mỹ đang theo học ở Nhật và không thể rời khỏi Nhật Bản khi chiến tranh nổ ra. Có thể có cả hàng trăm tù binh phe Đồng Minh chết trong lần này. Bán kính bị tàn phá là 1,6 km và cháy trên diện tích 4,4 km vuông. Ước tính 90% nhà cửa ở Hiroshima bị hủy diệt hoặc hư hại. Người Nhật biết về vụ nổKiểm soát viên đài phát thanh ở Tokyo của hãng truyền thông Nhật bản phát hiện ra rằng, trạm phát ở Hiroshima đã ngừng phát sóng. Anh ta cố gắng nối lại chương trình phát sóng ở đó bằng cách sử dụng đường điện thoại nhưng đều không thành công. Khoảng 20 phút sau, trung tâm điện tín đường sắt Tokyo cũng nhận ra điện tín ngừng hoạt động kể từ phía bắc Hiroshima trở xuống. Từ những ga xép trong vòng 16 km ngoài Hiroshima, tin tức không chính thức và nhầm lẫn về vụ nổ khủng khiếp ở Hiroshima truyền về. Tất cả các tin tức trên được truyền đến Bộ Tổng tham mưu quân đội Nhật.Các đơn vị quân sự lặp lại cố gắng liên lạc với bộ phận quản lý quân đội ở Hiroshima. Sự im lặng tuyệt đối từ Hiroshima khiến các sĩ quan bối rối. Họ biết rằng không hề có một cuộc tập kích lớn nào cũng như không có lượng bom đạn đáng kể nào ở Hiroshima. Một sĩ quan trẻ của Bộ Tổng tham mưu được lệnh bay tới Hiroshima lập tức, hạ cánh, điều tra thiệt hại và trở về Tokyo với những tin tức đáng tin cậy. Ở Bộ Tổng tham mưu, mọi người tin rằng không có gì nghiêm trọng xảy ra và những tin tức truyền về trước đó đều là tin đồn không chân thực. Viên sĩ quan ra sân bay và cất cánh về phía tây nam. Sau 3 giờ bay, khi còn cách Hiroshima 160 km, anh ta và viên phi công trông thấy một đám mây cực lớn của vụ nổ. Trong buổi chiều trời còn sáng, những phần chưa bị tàn phá của Hiroshima đang bốc cháy. Chiếc máy bay của họ nhanh chóng bay tới thành phố, bay quanh nó với sự hoài nghi. Một vùng đất lớn hoang tàn vẫn đang cháy và bị che phủ bởi khói dày đặc, đó là tất cả những gì còn sót lại. Họ hạ cánh xuống phía nam thành phố, và viên sĩ quan tham mưu, sau khi báo cáo về Tokyo, bắt tay ngay vào tổ chức công tác cứu hộ. Những hiểu biết đầu tiên của Tokyo về điều thực sự gây ra thảm họa ở Hiroshima là từ bản thông báo chính thức của Tòa Nhà Trắng, 16 giờ sau khi xảy ra vụ ném bom Hiroshima. Thương vong sau vụ tấn côngĐến tháng 12 năm 1945, hàng ngàn người chết bởi vết thương, nhiễm độc phóng xạ đưa tổng số tử vong ở Hiroshima trong năm 1945 lên 140 ngàn. Trong thời gian 1950 đến 1990, thống kê ước tính hàng trăm người chết hàng năm do nhiễm phóng xạ của hai vụ nổ Hiroshima và Nagasaki.Những công trình còn sót lạiMột số công trình bê tông ở Hiroshima rất vững vàng để chống động đất ở Nhật và cấu trúc của chúng đã không sụp đổ dù rằng chúng khá gần trung tâm vụ nổ. Quả bom nổ trên cao, sức ép vụ nổ từ trên xuống chứ không từ ngang thân đã giúp cho một trong những công trình đó còn tồn tại, đó là Genbaku hay A-bomb Dome (Vòm bom nguyên tử), một kiến trúc được xây dựng năm 1915 theo thiết kế của kiến trúc sư Jan Letzel người Séc. Công trình này vốn là nhà trưng bày, chỉ vài mét cách trung tâm của vụ nổ trên mặt đất chiếu từ trên không xuống. Khu đất quanh phế tích này còn có tên Khu tưởng niệm Hòa bình Hiroshima và được UNESCO đưa vào danh sách Di sản thế giới năm 1996 bất chấp phản đối của Mỹ và Trung Quốc.Những sự kiện từ ngày 7 đến 9 tháng 8Sau vụ nổ ở Hiroshima, Tổng thống Truman tuyên bố, "nếu bây giờ họ không chấp nhận các điều kiện của chúng ta, họ sẽ phải gánh chịu cơn mưa tàn phá từ trên trời, những thứ chưa hề được biết đến trên Trái Đất". Ngày 8 tháng 8 năm 1945, những truyền đơn được thả từ trên không, những cảnh báo phát tới Nhật Bản từ Đài phát thanh trên đảo Saipan (khu vực Nagasaki đã không nhận được những truyền đơn này cho đến ngày 10 tháng 8 mặc dù chiến dịch rải truyền đơn trên toàn Nhật Bản đã bắt đầu trước đó cả tháng).Chính phủ Nhật Bản vẫn không phản ứng gì với Tuyên bố Potsdam. Thiên hoàng Chiêu Hòa, chính phủ và Hội đồng chiến tranh vẫn đang xem xét bốn yêu cầu đổi lấy sự đầu hàng của Nhật: duy trì kokutai (tổ chức đế quốc và thể chế quốc gia), giao cho các cơ quan đầu não của đế quốc trách nhiệm giải trừ vũ trang, và giải trừ quân bị, không chiếm đóng Nhật Bản và ủy quyền cho chính phủ Nhật Bản trừng phạt tội phạm chiến tranh. Bộ trưởng Ngoại giao Xô viết Vjacheslav Mihajlovich Molotov ngày 5 tháng 8 thông báo tới Tokyo về việc hủy bỏ Hiệp ước trung lập Xô-Nhật. Chỉ vài phút sau nửa đêm ngày 9 tháng 8 giờ Tokyo, bộ binh, thiết giáp và không quân Liên Xô mở cuộc tấn công đội quân Quan Đông ở Mãn Châu. Bốn giờ sau đó, Tokyo nhận được lời tuyên chiến của chính phủ Liên Xô. Giới quân sự cấp cao của lục quân Nhật Bản, với sự ủng hộ của Bộ trưởng chiến tranh Anami Korechika, bắt đầu chuẩn bị ban hành lệnh thiết quân luật trong cả nước nhằm ngăn chặn bất kỳ kẻ nào nỗ lực cho hòa bình. Trách nhiệm chuẩn bị cho nổ quả bom thứ hai được giao cho Đại tá Tibbets, chỉ huy phi đoàn 509 ở Tinian. Dự kiến đánh bom ngày 11 tháng 8 tại Kokura, trận đột kích chuyển sớm lên để tránh thời gian 5 ngày tiết trời xấu bắt đầu từ ngày 10 tháng 8. Ba quả bom ở tìnn trạng tháo rời đã được chuyển đến đảo Tinian với ký hiệu ghi bên ngoài F-31, F-32 và F-33. Ngày 8 tháng 8, việc kiểm tra lần cuối cùng hoàn thành ở Tinian bởi Thiếu tá Charles Sweeney, người sẽ lái chiếc B-29 Bockscar thả bom. Việc lắp rắp F-33 cho công tác kiểm tra và F-31 được dùng cho nhiệm vụ ngày 9 tháng 8. NagasakiNagasaki trong Thế chiến thứ haiNagasaki đã từng là thành phố cảng lớn nhất của miền nam Nhật Bản và có vai trò hải quân rất quan trọng nhờ hoạt động công nghiệp đa dạng, từ việc sản xuất đạn dược, tàu bè, thiết bị quân sự đến các vật liệu chiến tranh khác.Trái với nhiều mặt hiện đại của Hiroshima, số lớn nhà cửa ở đây được xây theo lối kiến trúc cổ, dùng gỗ hoặc khung gỗ, tường gỗ (có hoặc không có vữa) và mái dốc. Nhiều cơ sở công nghiệp và kinh doanh đặt trong các ngôi nhà bằng gỗ hoặc các vật liệu khác không được thiết kế để chịu đựng bom đạn. Nagasaki trong nhiều năm bị bỏ mặc phát triển không quy hoạch. Trong thung lũng công nghiệp tập trung, nhà ở xây dựng gần các nhà máy và sát nhau. Nagasaki chưa từng bị ném bom qui mô lớn. Tuy vậy, ngày 1 tháng 8 năm 1945, một số quả bom thông thường có sức công phá lớn đã ném xuống thành phố. Vài quả ném trúng các khu vực có xưởng đóng tàu ở tây nam thành phố, một vài quả trúng nhà máy thép và chế tạo vũ khí của Mitsubishi và sáu quả bom ném xuống bệnh viện của trường y Nagasaki trong đó có 3 quả trúng các ngôi nhà. Mặc dù thiệt hại tương đối nhỏ, bom đã gây sự lo ngại và nhiều người – chủ yếu là trẻ em – được sơ tán về vùng nông thôn, nhờ đó mà giảm số dân trong thành phố ở thời điểm nổ bom nguyên tử. Ở phía bắc thành phố có trại giam các tù nhân từ Khối Thịnh vượng chung Anh, một số đang làm việc trong các mỏ than và chỉ biết về vụ nổ khi lên tới mặt đất. Ít nhất có 8 tù binh chết bởi vụ nổ. Nổ bomSáng ngày 9 tháng 8 năm 1945, pháo đài bay B-29 Bock's Car, cơ trưởng Thiếu tá Charles W. Sweeney mang quả bom nguyên tử "Fat Man" với mục tiêu số một là Kokura, mục tiêu số hai là Nagasaki. Nhiệm vụ cho vụ tấn công nguyên tử thứ hai gần tương tự nhiệm vụ ở Hiroshima. Hai chiếc B-29 bay trước đó 1 giờ để kiểm tra thời tiết và hai chiếc B-29 khác bay cùng Bock's Car với nhiệm vụ đo đạc và ghi hình. Sweeney cất cánh với quả bom đã sẵn sàng và thiết bị an toàn vẫn bật.Quan sát từ hai chiếc máy bay đi trước cho biết thời tiết ở cả hai thành phố đều tốt. Khi máy bay của Sweeney đến điểm gặp gỡ trên không ngoài khơi Nhật Bản, chiếc B-29 thứ ba (phi công là sĩ quan chiến dịch của nhóm – James I. Hopkins, Jr.) có nhiệm vụ ghi hình đã không đến được điểm hẹn này. Bock's Car và chiếc B-29 cho nhiệm vụ đo đạc đã bay vòng tròn trong 40 phút mà không gặp Hopkins. Đã chậm 30 phút so với kế hoạch, Sweeney quyết định bay đi mà không có Hopkins. Tới lúc đến Kokura khoảng nửa giờ sau, mây che phủ 7/10 thành phố, ngăn cản tầm nhìn theo yêu cầu. Sau ba lần bay qua thành phố, với nhiên liệu của chiếc Bock's Car đã giảm do việc bơm nhiên liệu từ bồn dự trữ không hoạt động sau khi cất cánh, họ bay về mục tiêu thứ hai, Nagasaki. Tính toán tiêu thụ thực hiện trên đường bay cho thấy rằng chiếc Bock's Car không đủ nhiên liệu để tới được căn cứ trên đảo Iwo Jima và như vậy họ phải đổi hướng về đảo Okinawa. Quyết định đưa ra lúc đó là nếu Nagasaki cũng bị mây che phủ, họ sẽ mang quả bom trở về Okinawa và trả nó xuống biển trong trường hợp cần thiết. Phi công điều khiển vũ khí Fredrick Ashworth sau đó quyết định rằng sẽ sử dụng radar để tiếp cận nếu mục tiêu bị che phủ. Vào lúc 7 giờ 50 phút giờ Nhật Bản, báo động máy bay vang lên ở Nagasaki nhưng sau đó báo yên lúc 8 giờ 30 phút. Khi chỉ có hai chiếc B-29 bay đến lúc 10 giờ 53 phút, người Nhật cho rằng đó là những máy bay do thám và không phát lệnh báo động nữa. Vài phút sau, lúc 11 giờ, Đại úy Frederick C. Bock thả các thiết bị được gắn với 3 cái dù. Những thiết bị này bao gồm những thông điệp gửi giáo sư Ryokichi Sagane, nhà vật lý hạt nhân của Đại học Tokyo, người cùng học với ba trong số các nhà khoa học nghiên cứu vũ khí hạt nhân ở Đại học California tại Berkeley, thúc giục ông nói với công chúng về nguy hiểm liên quan đến những vũ khí giết người hàng loạt này. Những thông điệp sau đó được giới quân sự tìm thấy nhưng không chuyển đến cho giáo sư Sagane. Lúc 11 giờ 01, vào phút cuối cùng, mây đứt quãng trên bầu trời Nagasaki cho phép sĩ quan thả bom trên chiếc Bock's Car, Kermit Beahan, nhìn thấy sân vận động thành phố bằng mắt qua lớp mây mỏng. Quả bom "Fat Man", mang lõi khoảng 6,4 kg Plutonium 239 được thả xuống thung lũng công nghiệp của thành phố. 43 giây sau, nó nổ ở 469 mét cách mặt đất, ở giữa xưởng thép và vũ khí của Misubishi ở xưởng thủy lôi của Misubishi-Urakami. Vụ nổ có đương lượng 21 kiloton, nhiệt độ cao nhất đạt được là 3.871 °C (7.000° Fahrenheit) và sức gió khoảng 1.000 km/giờ (624 mph). Lúc bom nổ, có khoảng 200 ngàn người trong thành phố. Quả bom thả vội vàng đã nổ ở đoạn giữa hai mục tiêu chính, xưởng thép và vũ khí ở phía bắc và xưởng thủy lôi ở phía nam. Nếu bom rơi chếch về phía nam, vùng thương mại và dân cư của thành phố có thể bị thiệt hại nặng nề hơn nhiều. Đây là yếu tố chủ yếu lý giải vì sao quả bom này với đương lượng nổ lớn hơn quả "Little Boy" ở Hiroshima nhưng gây thiệt hại ít trầm trọng hơn.[2] Theo một số nguồn ước tính, 70.000 người trên tổng số 240.000 dân cư Nagasaki chết ngay và 60.000 người khác bị thương. Bán kính vụ nổ là 1,6 km, những đám cháy trải dài từ phần bắc của thành phố cho đến 3,2 km cách vụ nổ về phía nam. Một số lượng không tính toán được những người sống sót từ vụ nổ ở Hiroshima sơ tán đến Nagasaki và lại bị đánh bom ở đây. Những phương án tiếp tục tấn công nguyên tử vào Nhật BảnHoa Kỳ dự tính có một quả bom nữa vào tuần thứ ba tháng 8, ba quả nữa tháng 9 và ba quả tháng 10. Ngày 10 tháng 8, tướng Leslie Groves, giám đốc quân sự dự án Manhattan, viết trong một bản ghi nhớ gửi tướng George Marshall, tham mưu trưởng lục quân Mỹ, "quả bom tiếp theo... sẽ sẵn sàng sau ngày 17 hoăc 18 tháng 8". Cùng ngày, tướng Marshall bút phê vào bản ghi nhớ "chúng sẽ không được thả xuống Nhật Bản mà không có lệnh chính thức của Tổng thống". Có một cuộc thảo luận ở văn phòng chiến tranh về việc duy trì chế tạo bom cho đến Chiến dịch Downfall, chiến dịch xâm lược lãnh thổ Nhật Bản bắt đầu.Sự đầu hàng của nước Nhật và chiếm đóng của MỹCho tới ngày 9 tháng 8, Hội đồng chiến tranh của Nhật vẫn giữ 4 điều kiện đổi lấy việc đầu hàng. Cùng ngày đó, Thiên hoàng Chiêu Hòa ra lệnh cho cố vấn Kido Koichi "nhanh chóng kiểm soát tình hình" "bởi Liên Xô đã tuyên chiến với chúng ta". Ông chủ trì cuộc họp trong đó ông ủy quyền cho Bộ trưởng Ngoại giao Togo Shigenori thông báo cho phe Đồng Minh rằng Nhật Bản chấp nhận những điều kiện của họ với một điều kiện là việc tuyên bố đầu hàng "không có một yêu cầu nào xâm hại đến quyền của Thiên hoàng".Ngày 12 tháng 8, Thiên hoàng thông báo với hoàng gia về quyết định đầu hàng của ông. Một người chú của ông, hoàng tử Asaka, hỏi liệu chiến tranh có thể tiếp tục nếu thể chế quốc gia không còn giữ được. Chiêu Hòa chỉ đơn giản trả lời "tất nhiên". Bởi các điều kiện của phe Đồng Minh có vẻ không động chạm đến nguyên tắc bảo tồn Hoàng quyền, Chiêu Hòa ghi âm lời tuyên bố đầu hàng ngày 14 tháng 8 để thông báo rộng rãi toàn nước Nhật mặc dù có một sự nổi loạn ngắn ngủi của những người hiếu chiến chống lại lệnh đầu hàng. Trong những năm sau chiến tranh, có khoảng 40.000 binh lính Mỹ chiếm đóng Hiroshima và 27.000 tại Nagasaki. Những người chịu hậu quả trực tiếpNhững người sống sót qua thảm họa được gọi là Hibakusha (tiếng Nhật: 被爆者), từ trong tiếng Nhật để chỉ "những người bị ảnh hưởng bởi vụ nổ nguyên tử". Nỗi đau thương bởi hai vụ nổ nguyên tử là một trong những nguồn gốc của sự yêu chuộng hòa bình ở nước Nhật sau chiến tranh (nước Nhật nâng cấp Lực lượng phòng vệ thành Bộ phòng vệ có còn là biểu hiện nhất quán với quan điểm của họ hơn nửa thế kỷ qua?). Đến năm 2005, vẫn còn 266 ngàn hibakusha ở Nhật.Trong chiến tranh, Nhật Bản cưỡng bách nhiều người Triều Tiên đến Hiroshima và Nagasaki lao động. Theo các ước tính gần đây, khoảng 20 ngàn người Triều Tiên thiệt mạng ở Hiroshima và 2 ngàn ở Nagasaki. Như vậy cứ 7 nạn nhân ở Hiroshima thì có 1 người gốc Triều Tiên. Cho đến nay, họ vẫn không được thừa nhận là nạn nhân của hai vụ nổ nguyên tử và bị từ chối các quyền lợi về sức khỏe. Mặc dù được đề cập trong những năm gần đây, nhưng việc được thừa nhận xem ra còn nhiều chông gai cho dù hơn 60 năm đã qua đi. Bất đồng quanh hai vụ nổ nguyên tửÝ kiến bất đồngNhững ý kiến phản đối việc thả bom nguyên tử chủ yếu ở hai điểm:
Hành vi trái đạo đức cố hữuMột số cá nhân và tổ chức chỉ trích việc ném bom, nhiều người trong số họ cho rằng đó là tội ác chiến tranh hoặc tội ác chống lại loài người. Hai nhân vật tiêu biểu là Albert Einstein và Leó Szilárd, những người trước đó cùng ký tên vào bức thư gửi Tổng thống Roosevelt, cổ vũ công việc nghiên cứu, phát triển bom nguyên tử năm 1939. Szilárd, người đã tham gia tích cực trong Dự án Manhattan, lý luận:
Cũng theo một ý kiến của tòa, hành vi ném bom nguyên tử vào các thành phố được điều tiết bởi luật pháp quốc tế tại Công ước Hague về chiến tranh trên bộ năm 1907 và Dự thảo công ước Hague về chiến tranh đường không năm 1922-1923 và theo đó là không hợp pháp. Với việc sử dụng vũ khí hạt nhân đầu tiên, việc ném bom xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki thể hiện sự vi phạm những cấm cản tối thiểu, Peter Kurznick, giám đốc viện Nghiên cứu hạt nhân tại Đại học Châu Mỹ tại Washington viết về Tổng thống Truman:
Takashi Hiraoka, thị trưởng thành phố Hiroshima, người ủng hộ giải trừ vũ khí hạt nhân, nói trong phiên thẩm vấn của Tòa án Công lý Quốc tế Hague:
Không cần thiết về mặt quân sựNhững người lập luận rằng việc ném bom là không cần thiết về mặt quân sự giữ quan điểm rằng Nhật Bản lúc đó đã bị đánh bại và sẵn sàng đầu hàng.Một trong những nhân vật nổi tiếng nhất ở thời đó có quan điểm này là Đại tướng Dwight D. Eisenhower. Ông viết trong hồi ký The White House Years (Những năm ở Nhà trắng):
Nhiều người, trong đó có Đại tướng MacAthur đồng ý rằng Nhật Bản sẽ đầu hàng trước khi bị ném bom nguyên tử nếu Hoa Kỳ cho họ biết rằng Thiên hoàng Chiêu Hòa sẽ vẫn là người đứng đầu Nhật Bản trên danh nghĩa, điều kiện này sau đó vẫn được chấp nhận khi Nhật ký văn bản đầu hàng. Giới lãnh đạo Hoa Kỳ đã biết được mong muốn của Nhật Bản khi giải mã những bức điện tín của Nhật Bản, nhưng từ chối thể hiện rõ thiện chí chấp nhận điều kiện này. Trước khi bị ném bom, lập trường của giới lãnh đạo Nhật Bản đã có sự phân hóa. Một số nhà ngoại giao ủng hộ đầu hàng, trong khi các lãnh đạo quân sự cam kết chiến đấu cho một "trận chiến quyết định" trên đảo Kyushu, hi vọng có được điều kiện tốt hơn để đình chiến sau đó. Chính phủ Nhật Bản khi đó chưa quyết định điều kiện nào có thể nhượng bộ trừ yêu cầu giữ lại biểu tượng hoàng gia. Chỉ khi có sự can thiệp của Thiên hoàng, bất đồng mới chấm dứt. Sau đó, như đã nói ở trên, có một cuộc nổi loạn nhỏ của giới quân sự không chấp nhận đầu hàng. Sử gia Tsuyoshi Hasegawa có nghiên cứu đưa đến kết luận rằng những quả bom không phải phải là lý do chủ yếu của sự đầu hàng. Ông cho rằng, lý do chính là những chiến thắng nhanh chóng và to lớn của quân đội Liên Xô ở Mãn Châu. Ý kiến ủng hộNhững người ủng hộ việc ném bom, nói chung khẳng định rằng hai vụ nổ đã kết thúc chiến tranh sớm nhiều tháng, vì vậy đã cứu sống nhiều sinh mạng. Họ cho rằng với cuộc tấn công của Liên Xô sẽ không thể đánh bại được Nhật Bản vì Nhật là một đảo quốc, với tiềm lực yếu kém của Hải quân Liên Xô (tải trọng Hạm đội 125.000 tấn so với 1.300.000 tấn của Nhật, lại tập trung ở Châu Âu) thì không thể thực hiện một cuộc vượt biển quy mô lớn sang đánh Nhật được[4]. Hai quả bom nguyên tử đã đánh sập hoàn toàn tinh thần của người Nhật hai ngày trước cuộc tấn công của Liên Xô. Họ cũng cho rằng nếu Chiến dịch Olympic (giai đoạn thứ nhất của chiến dịch Downfall) đổ bộ quân Mỹ vào Nhật Bản ngày 1/10/1945 được tiến hành và sau đó là giai đoạn hai - Chiến dịch Coronet, sẽ có thương vong lớn cho cả hai bên, dự đoán là khoảng nửa triệu quân Mỹ (gấp đôi số người chết do bom nguyên tử) và hàng triệu lính Nhật khác[5][6]. Thậm chí là dù việc đổ bộ được trì hoãn thì những thiệt hại bởi ném bom thông thường và việc người Nhật vẫn chiếm đóng những vùng Châu Á cũng gây nhiều đổ máu. Quân đội Nhật Bản còn trên 7 triệu binh sĩ, trong đó hơn 4 triệu đóng trên lãnh thổ Nhật[7], do đó việc Liên Xô đánh bại 1 triệu quân Nhật ở Mãn Châu cũng không có ý nghĩa gì đáng kể[cần dẫn nguồn].Giới quân sự Nhật thống nhất chống lại bất kỳ nhượng bộ nào trước khi bom nguyên tử được sử dụng. Chủ nghĩa quân phiệt Nhật thức tỉnh cùng cuộc Đại khủng hoảng đã thủ tiêu rất nhiều nhà cải cách, những người tìm cách kiểm soát quyền lực của giới quân sự, tiêu biểu trong số này là Takahashi Korekiyo, Saito Makoto và Inukai Tsuyoshi, tạo ra một môi trường mà bất kỳ sự phản đối chiến tranh nào đều đồng nghĩa với sự đe dọa tính mạng. Trong khi giới lãnh đạo dân sự sử dụng những kênh ngoại giao bí mật cho nỗ lực đàm phán hòa bình, họ không thể đàm phán đầu hàng hoặc chỉ là ngừng bắn. Đế quốc Nhật Bản, quốc gia quân chủ lập hiến, chỉ tiến hành đàm phán khi có sự thống nhất của toàn bộ nội các. Vào mùa hè 1945, Hội đồng chiến tranh tối cao Nhật Bản, bao gồm các đại diện của lục quân và hải quân cùng chính phủ dân sự, đã không có được số đông ủng hộ để công việc thoả hiệp được bắt đầu. Bế tắc chính trị hình thành giữa giới lãnh đạo quân sự và lãnh đạo dân sự của Nhật. Quân đội càng lúc càng nâng cao quyết tâm kháng cự bằng mọi giá trong khi giới lãnh đạo dân sự tìm giải pháp thỏa hiệp kết thúc chiến tranh. Quyết định càng trở nên phức tạp khi mà đại diện quân đội Thiên Hoàng phải có mặt trong thành phần chính phủ. Điều này có nghĩa là giới quân sự có thể phản đối bất kỳ quyết định nào bằng cách phế truất bộ trưởng chiến tranh, vì thế mà quân đội là thế lực lớn nhất trong Hội đồng chiến tranh tối cao. Đầu tháng 8 năm 1945, trong nội các đã có tình hình khá cân bằng giữa những người phản đối và những người ủng hộ việc đầu hàng. Phe chủ chiến gồm Bộ trưởng chiến tranh - tướng Anami Korechika, tướng Umezu Yoshijiro và Đô đốc Toyoda Teijiro, đứng đầu là Bộ trưởng Anami. Phe hoà bình gồm Thủ tướng Suzuki Kantaro, Bộ trưởng Hải quân Yonai Mitsumasa và Bộ trưởng ngoại giao Togo Shigenori, đứng đầu là Bộ trưởng Togo. Phe chủ hòa, coi hai quả bom là biện minh cho sự đầu hàng. Kido Koichi, một trong những cố vấn thân cận của Nhật hoàng Hirohito đưa ra "chúng ta, phe mong muốn hòa bình có sự góp phần của quả bom nguyên tử để vận động chấm dứt chiến tranh". Sakomizu Hisatsune, thành viên nội các năm 1945 gọi sự kiện ném bom nguyên tử là "cơ hội bằng vàng trời ban cho nước Nhật để ra khỏi chiến tranh". Giới lãnh đạo dân sự chủ hòa giờ đây có thể dùng cảnh điêu tàn của Hiroshima và Nagasaki để thuyết phục phe quân sự rằng không lòng can đảm nào, không tài năng nào, và không trận chiến dũng cảm có thể giúp Nhật đối phó với một cường quốc có vũ khí nguyên tử. Bộ máy lãnh đạo đã có được quyết định thống nhất đầu hàng và chấp nhận những điều kiện của Tuyên bố Potsdam. Những người ủng hộ việc ném bom cũng chỉ ra rằng, kéo dài thời gian chờ nước Nhật đầu hàng chẳng phải là lựa chọn không có mất mát – chiến tranh cướp đi 200 ngàn sinh mạng không phải binh lính trên toàn Châu Á mỗi tháng. Từ tháng 2 năm 1945, ném bom thông thường giết hơn 100 ngàn người ở Nhật trực tiếp và gián tiếp. Và việc ném bom này sẽ tiếp diễn cho đến lúc quân Mỹ đổ bộ vào Nhật. Chiến dịch Starvation phong tỏa bằng tàu ngầm và thủy lôi, đã o bế hiệu quả việc vận chuyển hàng hóa về Nhật Bản. Chiến dịch phá hoại hoạt động đường sắt của Nhật cũng chuẩn bị được triển khai, ngăn cách các thành phố trên đảo Honshu với những vùng trồng lương thực khác. Nhà sử học Irokawa Daikichi ghi lại "ngay sau ngừng bắn, có khoảng 10 triệu người sắp chết đói". Cùng lúc đó, chiến sự vẫn tiếp diễn ở Philippines, Tân Guinea và Borneo. Các cuộc tấn công chuẩn bị nổ ra trong tháng 9 ở miền nam Trung Quốc và bán đảo Mã Lai. Nước Mỹ lường trước được sẽ có tổn thất rất lớn về người nếu đưa quân vào Nhật Bản mặc dù số lượng thương vong dự kiến vẫn còn bàn cãi. Thương vong còn phụ thuộc vào sức kháng cự của người Nhật và kịch bản đổ bộ chỉ vào đảo Kyushu tháng 11 năm 1945 hay cả vào gần Tokyo tháng 3 năm 1946. Nhiều năm sau chiến tranh, cựu Bộ trưởng ngoại giao James Byrnes cho rằng có thể nước Mỹ sẽ mất thêm 500 ngàn sinh mạng nữa trong mùa hè 1945. Những nhà hoạch định Mỹ dự kiến 20.000 đến 110.000 lính tử trận nếu triển khai đổ bộ lên lãnh thổ Nhật Bản tháng 11 năm 1945 và số bị thương từ ba đến bốn lần con số trên. Nên nhớ, tổng số lính Mỹ chết trận trên tất cả các mặt trận trong gần bốn năm tham chiến là 292.000. Bom nguyên tử đưa Thế chiến thứ hai ở Châu Á nhanh chóng chấm dứt, giải thoát hàng triệu con người trong những vùng bị chiếm đóng bao gồm nhiều ngàn người phương Tây. Hơn nữa, quân đội Nhật đã tiến hành giết người hàng loạt, con số lên đến hàng triệu bằng vũ khí hóa học và vũ khí vi trùng. Chiến tranh sớm kết thúc cũng có nghĩa là không còn những đổ máu tương tự. Trong một mệnh lệnh của Bộ chiến tranh Nhật Bản ngày 1 tháng 8 năm 1944, tất cả tù binh phe Đồng minh, lên đến hơn 100 ngàn người, sẽ bị hành quyết nếu chiến sự xảy ra trên lãnh thổ Nhật Bản. Những người ủng hộ vũ khí nguyên tử lý luận tiếp, chính phủ Nhật Bản đã huy động một cuộc chiến tranh tổng lực, thường dân gồm cả phụ nữ và trẻ em phải làm việc trong các nhà máy, cơ sở quân sự và phải chiến đấu chống lại lực lượng đổ bộ. Linh mục John A. Siemens, giáo sư triết học hiện đại ở Đại học Thiên chúa Tokyo và là một nhân chứng của vụ nổ nguyên tử ở Hiroshima viết:
Trong bài phát biểu trước nhân dân Nhật Bản về lý do đầu hàng, Thiên hoàng đặc biệt đề cập đến hai quả bom nguyên tử, tuyên bố rằng tiếp tục chiến tranh chỉ mang lại "sự tàn phá và sụp đổ hoàn toàn của quốc gia Nhật Bản". Nhà sử học của Mỹ Richard B Frank đưa ra trong cuốn sách Downfall phát hành năm 1999. Ông khẳng định:
Xem thêm
Ghi chú
|
Bolivia
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đối với các định nghĩa khác, xem Bolivia (định hướng).
Cộng hoà Bolivia | |||||
---|---|---|---|---|---|
Estado Plurinacional de Bolivia (tiếng Tây Ban Nha) Bulibiya Mama llaqta (tiếng Quechua) Wuliwya Suyu (tiếng Aymara) Tetã Volívia (tiếng Guaraní) |
|||||
|
|||||
Khẩu hiệu | |||||
Morir antes que esclavos vivir (tiếng Tây Ban Nha: "Thà chết chứ không sống kiếp nô lệ") |
|||||
Quốc ca | |||||
Bolivianos, el hado propicio | |||||
Hành chính | |||||
Chính phủ | Cộng hòa | ||||
Tổng thống | Evo Morales | ||||
Ngôn ngữ chính thức | tiếng Tây Ban Nha, tiếng Quechua, tiếng Aymara | ||||
Thủ đô | Sucre, La Paz |
||||
Thành phố lớn nhất | Santa Cruz | ||||
Địa lý | |||||
Diện tích | 1.098.581 km² (hạng 27) | ||||
Diện tích nước | 1,29% % | ||||
Múi giờ | — (UTC-4); mùa hè: — (UTC?) | ||||
Lịch sử | |||||
Ngày thành lập | Từ Tây Ban Nha 6 tháng 8 năm 1825[1] |
||||
Dân cư | |||||
Dân số (2009) | 10.224.824 người | ||||
Mật độ | 9.3 người/km² (hạng 177) | ||||
Kinh tế | |||||
HDI (2003) | 0,687 trung bình (hạng 113) | ||||
Đơn vị tiền tệ | Boliviano (BOB ) |
||||
Thông tin khác | |||||
Tên miền Internet | .bo |
Mục lục
- 1 Lịch sử
- 1.1 Thời kỳ thuộc địa
- 1.2 Nền cộng hoà và bất ổn kinh tế (1809)
- 1.3 Sự nổi lên của Phong trào Cách mạng Quốc gia (1951)
- 1.4 Các chính phủ quân sự: García Meza và Siles Zuazo (1978)
- 1.5 Sánchez de Lozada và Banzer: Tự do hoá kinh tế (1993-2001)
- 1.6 Cuộc bầu cử năm 2002
- 1.7 Cuộc Khủng hoảng xã hội hiện tại và việc quốc hữu hoá các nguồn tài nguyên hydrocarbon (2000-2005)
- 1.8 Tổng thống người bản xứ
- 2 Chính trị
- 3 Các khu và các tỉnh
- 4 Địa lý
- 5 Tranh châp bờ biển với Chile
- 6 Kinh tế
- 7 Nhân khẩu
- 8 Văn hoá
- 9 Ghi chú và tham khảo
- 10 Liên kết ngoài
Lịch sử
Thời kỳ thuộc địa
Lãnh thổ hiện là Bolivia từng được gọi là "Thượng Peru" hay "Charcas" và nằm dưới quyền cai quản của Phó vương Lima. Chính phủ địa phương thuộc Audiencia de Charcas lỵ sở tại Chuquisaca (La Plata — Sucre hiện đại). Bolivia là nơi xuất xứ quặng mỏ bạc làm giàu có cho Đế chế Tây Ban Nha với nguồn nhân công thổ dân phục dịch đều đặn. Khi triều đình Tây Ban Nha suy yếu trong những cuộc chiến tranh Napoleon, tinh thần độc lập chống chế độ thuộc địa trỗi dậy.Nền cộng hoà và bất ổn kinh tế (1809)
Phong trào độc lập manh nha từ năm 1809, nhưng phải sau mười sáu năm chiến tranh nền cộng hòa mới thực hiện được vào ngày 6 tháng 8 năm 1825 (xem Chiến tranh giành độc lập Bolivia). Tên chọn cho quốc gia là "Bolivia" để vinh danh nhà cách mạng Simón Bolívar, người đã góp công dẫn dắt đất nước này thoát khỏi trị thuộc của triều đình Tây Ban Nha.Năm 1836, Bolivia, dưới quyền cai quản của Thống chế Andres de Santa Cruz, xâm lược Peru để tái lập vị tổng thống, Tướng Luis Orbegoso, đã bị lật đổ. Peru và Bolivia thành lập Liên minh Peru-Bolivia, với Santa Cruz là Người bảo hộ Tối cao. Sau những căng thẳng giữa Liên minh và Chile, chiến tranh được Chile tuyên bố ngày 28 tháng 12 năm 1836. Argentina, đồng minh của Chile, tuyên chiến với Liên minh ngày 9 tháng 5 năm 1837. Các lực lượng Peru-Bolivia đã giành được nhiều thắng lợi quan trọng; đánh bại lực lượng viễn chinh Argentina, và đánh bại cuộc viễn chinh đầu tiên của Chile, trên các chiến trường Paucarpata, gần thành phố Arequipa. Cũng tại nơi này Hiệp ước Paucarpata được ký kết với sự đầu hàng vô điều kiện của lực lượng phiến loạn Chile và Peru. Hiệp ước đảm bảo việc rút quân đội Chile khỏi Peru-Bolivia, trả lại các con tàu của liên minh đã bị bắt giữ, bình thường hóa các quan hệ kinh tế, và Liên minh sẽ trả khoản nợ của Peru cho Chile. Sự tức giận của công chúng với hiệp ước buộc chính phủ phải hủy bỏ nó. Người Chile tổ chức một lực lượng viễn chinh tứ hai, và tấn công liên minh Peru-Bolivia, đánh bại Liên minh trong trận Yungay vẫn với những vũ khí và trang bị Santa Cruz đã cho phép họ giữ lại. Sau thất bại này, Santa Cruz bỏ chạy sang Ecuador, và Liên minh Peru-Bolivia tan vỡ.
Sau khi Peru độc lập, Tướng Gamarra, tổng thống Peru, đã xâm lược Bolivia trong một nỗ lực nhằm tái thống nhất hai nước, dưới lá cờ Peru. Quân đội Peru đã thua một trận quyết định tại Ingaví ngày 20 tháng 11 năm 1841, với cái chết của chính tướng Gamarra. Quân đội Bolivia dưới sự chỉ huy của tướng José Ballivián sau đó tổ chức một cuộc phản công nhằm chiếm cảng Arica của Peru. Sau này, hai bên đã ký kết một hiệp ước hòa bình năm 1842 chấm dứt chiến tranh.
Vì một giai đoạn bất ổn chính trị và kinh tế đầu thế kỷ mười chín, sự yếu kém của Bolivia đã được thể hiện trong cuộc Chiến tranh (1879–83), trong đó họ mất lối ra biển, và các mỏ nitrate giàu có, cùng cảng Antofagasta, cho Chile. Từ khi độc lập, Bolivia đã mất một nửa lãnh thổ cho các quốc gia láng giềng vì những cuộc chiến. Bolivia cũng mất Bang Acre (được đặt tên như vậy vì đây là nơi sản xuất cao su) khi Brazil thuyết phục bang này ly khai khỏi Bolivia năm 1903 (xem Hiệp ước Petrópolis).
Sự tăng giá bạc trên thế giới đã mang lại cho Bolivia một sự ổn định chính trị và thịnh vượng đáng kể trong những năm 1800. Đầu thế kỷ mười chín, thiếc đã thay thế bạc trở thành nguồn tài nguyên mang lại sự thịnh vượng cho nước này. Các chính sách tự do tư bản và sự chuyển tiếp chính phủ với quyền quản lý kinh tế, chính trị trong tay tầng lớp ưu tú tiếp tục kéo dài trong ba mươi năm đầu thế kỷ hai mươi.
Đời sống của người dân bản xứ, chiếm đa phần dân cư, vẫn còn tệ hại. Họ buộc phải làm việc dưới những điều kiện cổ lỗ tại các khu mỏ rộng lớn hầu như vẫn trong tình trạng phong kiến, họ bị cấm tiếp cận giáo dục, cơ hội kinh tế, hay tham gia vào hoạt động chính trị. Sự thất bại của Bolivia trong Chiến tranh Chaco (1932–35) với Paraguay đã đánh dấu một bước ngoặt[3][4][5].
Sự nổi lên của Phong trào Cách mạng Quốc gia (1951)
Phong trào Cách mạng Quốc gia (MNR) đã nổi lên với tư cách một đảng được ủng hộ rộng khắp đất nước, MNR đã lãnh đạo thành công cuộc cách mạng năm 1952. Ở thời Tổng thống Víctor Paz Estenssoro, Phong trào Cách mạng Quốc gia, dưới sức ép mạnh mẽ của công luận, đã đưa quyền Phổ thông đầu phiếu vào cương lĩnh chính trị của ông, và tiến hành một chiến dịch cải cách ruộng đất sâu rộng, thúc đẩy giáo dục nông thôn và quốc hữu hóa những mỏ thiếc lớn nhất của quốc gia.Hai mươi năm cầm quyền với tình trạng hỗn loạn khiến MNR bị chia rẽ. Năm 1964, một hội đồng quân sự đã lật đổ Tổng thống Paz Estenssoro khi ông này bắt đầu nhiệm kỳ thứ ba của mình. Cái chết năm 1969 của Tổng thống René Barrientos Ortuño, một cựu thành viên của hội đồng quân sự và được bầu làm Tổng thống năm 1966, đã dẫn tới sự tiếp nối của một loạt chính phủ yếu kém. Nhận thấy tình hình mất trật tự công cộng và sự nổi lên của Hội đồng Nhân dân, quân đội, MNR và các tổ chức khác đã đưa Đại tá (sau này là Tướng) Hugo Banzer Suárez lên làm tổng thống năm 1971. Banzer cầm quyền với sự ủng hộ của MNR từ năm 1971 tới năm 1974. Sau đó, không thể kiên nhẫn với tình trạng chia rẽ trong liên minh, ông đã thay thế các quan chức dân sự bằng những thành viên trong ccá lực lượng vũ trang và đình chỉ các hoạt động chính trị. Nền kinh tế đã có bước tăng trưởng ấn tượng trong hầu hết thời kỳ cầm quyền của Banzer, nhưng những vụ vi phạm nhân quyền và cuối cùng là những cuộc khủng hoảng thuế khóa khiến sự ủng hộ ông suy giảm. Ông buộc phải tổ chức bầu cử năm 1978, và Bolivia một lần nữa lại rơi vào thời kỳ bất ổn chính trị.
Các chính phủ quân sự: García Meza và Siles Zuazo (1978)
Những cuộc bầu cử năm 1979 và 1981 không có kết quả cuối cùng và bị ảnh hưởng bởi những mánh khóe gian lận. Các cuộc đảo chính, phản đảo chính và các chính phủ lâm thời thay nhau xuất hiện. Năm 1980, Tướng Luis García Meza Tejada đã tiến hành một cuộc đảo chính vũ lực và không khoan nhượng không được lòng dân. Ông tìm cách lấy lòng họ bằng cách hứa hẹn chỉ nắm quyền lực trong vòng một năm. (Cuối năm, ông tiến hành một chiến dịch tuyên truyền trên TV để tự nhận mình đang được lòng dân, và tuyên bố: "Bueno, me quedo," hay, "Được rồi; Tôi sẽ ở lại [chức vụ]." Ông đã bị hạ bệ chỉ một thời gian ngắn sau đó.) Chính phủ của ông nổi tiếng về thành tích vi phạm nhân quyền, buôn lậu ma tuý, và quản lý kinh tế kém; trong thời tổng thống của ông tình hình lạm phát bắt đầu trở nên tồi tệ và sẽ gây ảnh hưởng nặng nề tới nền kinh tế Bolivia sau đó. Sau khi bị kết án vắng mặt vì các tội ác gồm cả giết người, García Meza đã bị dẫn độ từ Brazil và bắt đầu thụ án tù 30 năm năm 1995.Sau một cuộc nổi dậy quân sự buộc García Meza ra đi năm 1981, ba chính phủ quân sự khác tiếp nối trong vòng mười bốn tháng phải đối đầu với nhiều vấn đề ngày càng gay gắt tại Bolivia. Tình trạng bất ổn buộc quân đội phải triệu tập Nghị viện đã được bầu năm 1980 và cho phép họ lựa chọn một lãnh đạo hành pháp mới. Tháng 10 năm 1982, hai mươi hai năm sau khi chấm dứt nhiệm kỳ đầu tiên của mình (1956-60), Hernán Siles Zuazo một lần nữa được bầu làm Tổng thống.
Sánchez de Lozada và Banzer: Tự do hoá kinh tế (1993-2001)
Sánchez de Lozada theo đổi một chương trình cải cách kinh tế xã hội đầy tham vọng. Thay đổi quyết liệt nhất do chính phủ Sánchez de Lozada đề xướng là chương trình "tư bản hoá", theo đó các nhà đầu tư, chủ yếu là từ nước ngoài, được quyền sở hữu và điều khiển 50% doanh nghiệp công cộng như tập đoàn dầu mỏ quốc gia, hệ thống viễn thông, các công ty hàng không, đường sắt, và các cơ sở điện lực để đổi lấy nguồn vốn đầu tư của họ. Những cuộc cải cách và việc cơ cấu lại nền kinh tế bị một số thành phần trong xã hội phản đối mạnh mẽ, họ xúi giục các cuộc phản kháng, một đôi khi là phản kháng bạo lực, đặc biệt tại La Paz và vùng trồng cây coca Chapare, từ năm 1994 đến năm 1996. Chính phủ Sánchez de Lozada theo đuổi chính sách cung cấp bồi thường tiền mặt cho những người tự nguyện phá bỏ cây thuốc phiện trồng bất hợp pháp tại vùng Chapare. Chính sách này không khiến lượng sản xuất coca sút giảm nhiều, và vào giữa thập niên 1990 Bolivia chiếm một phần ba lượng canh tác coca để chế biến thành cocaine của thế giới.Trong thời gian này, tổ chức lao động của Bolivia, Central Obrera Boliviana (COB), ngày càng cho thấy sự bất lực trong việc đối đầu hiệu quả với thách thức từ chính sách của chính phủ. Một cuộc đình công của các giáo viên xảy ra năm 1995 và thất bại bởi COB không thể tổ chức sự ủng hộ từ phía các thành viên của mình, gồm cả các công nhân nhà máy và công nhân xây dựng. Nhà nước cũng sử dụng thiết quân luật làm vũ khí hạn chế tối đa ảnh hưởng của cuộc đình công này. Các giáo viên nằm dưới sự lãnh đạo của những người Trotskyist, và được coi là thành phần mang tính chiến đấu cao nhất trong COB. Thất bại của họ là cú đánh mạnh vào COB. Danh tiếng của COB cũng sụt giảm vì những vụ scandal tham nhũng và tranh giành nội bộ trong năm 1996.
Trong cuộc bầu cử năm 1997, Tướng Hugo Banzer, lãnh đạo phe Quốc gia Hành động Dân chủ (ADN), và cũng là nhà cựu độc tài giai đoạn (1971-1978), thắng 22% số phiếu bầu, trong khi ứng cử viên của MNR chiếm 18%. Tướng Banzer thành lập một liên minh với các đảng ADN, MIR, UCS, và CONDEPA để chiếm đa số ghế trong Nghị viện Bolivia. Nghị viện bầu ông làm tổng thống và ông ta tuyên thệ nhậm chức ngày 6 tháng 8 năm 1997. Trong chiến dịch tranh cử, Tướng Banzer đã hứa hẹn ngừng cuộc tư nhân hóa công ty dầu khí nhà nước, YPFB. Dù với vị thế yếu ớt trong cuộc đối mặt với các tập đoàn quốc tế, hành động này của Bolivia dường như không thể xảy ra.
Chính phủ Banzer về cơ bản vẫn tiếp tục các chính sách tự do hóa thị trường và tư nhân hóa của chính phủ tiền nhiệm, và đã đạt được mức độ tăng trưởng kinh tế khá từ giữa thập niên 1990 cho tới ba năm đầu cầm quyền. Sau đó, những yếu tố vùng, quốc tế và trong nước đã góp phần làm kinh tế sút giảm. Các cuộc khủng hoảng tài chính tại Argentina và Brazil, giá xuất khẩu hàng hóa trên thế giới giảm sút, và lượng nhân công làm việc trong khu vực trồng cấy bất hợp pháp cây coca cũng giảm khiến nền kinh tế Bolivia suy thoái. Trong lĩnh vực công cộng, một lượng lớn đầu tư cũng mất mát do tình trạng tham nhũng. Các yếu tố đó khiến những cuộc phản kháng xã hội ở nửa sau nhiệm kỳ chính phủ Banzer không ngừng gia tăng.
Cuối nhiệm kỳ của mình, Tổng thống Banzer đưa ra chính sách sử dụng các đơn vị cảnh sát đặc biệt để trừ tiệt tình trạng trồng bất hợp pháp coca tại vùng Chapare. Chính sách này đã thành công trong việc làm sút giảm đột ngột và mạnh mẽ kéo dài bốn năm trong sản lượng trồng cấy coca tại Bolivia, tới mức nước này không còn là một nhà cung cấp cây coca để chiết xuất heroine lớn nữa. Những người thất nghiệp trong ngành trồng cấy đổ vào thành phố, đặc biệt tại El Alto, khu ổ chuột cạnh La Paz. Đảng MIR của Jaime Paz Zamora tiếp tục hợp tác với liên minh trong suốt thời gian cầm quyền của chính phủ Banzer, ủng hộ chính sách này (được gọi là Kế hoạch Phẩm giá).
Ngày 6 tháng 8 năm 2001, Banzer từ chức sau khi được chẩn đoán ung thư. Ông chết chưa đầy một năm sau đó. Vị phó tổng thống của Banzer, người từng được đào tạo tại Mỹ, Jorge Fernando Quiroga Ramírez, lên làm tổng thống nốt năm đó.
Cuộc bầu cử năm 2002
Hiến pháp Bolivia đã cấm Quiroga chạy đua vào các chức vụ nhà nước năm 2002.Trong cuộc bầu cử quốc gia tháng 6 năm 2002, cựu Tổng thống Gonzalo Sánchez de Lozada (MNR) về đầu với 22.5% số phiếu bầu, tiếp sau là người ủng hộ việc trồng cây coca và là lãnh đạo của những người nông dân bản xứ Evo Morales (Phong trào hướng tới Chủ nghĩa xã hội, MAS) với 20.9%. Morales chiến thắng ứng cử viên theo chủ nghĩa dân tuý Manfred Reyes Villa thuộc Lực lượng Cộng hòa Mới (NFR) với chỉ 700 phiếu bầu trên toàn quốc, kiếm được một vị trí trong cuộc chạy đua nghị viện với Sánchez de Lozada ngày 4 tháng 8 năm 2002.
Một thỏa thuận vào tháng 7 giữa MNR và đảng MIR ở vị trí thứ tư, một lần nữa nằm dưới sự lãnh đạo của cựu tổng thống Paz Zamora, rõ ràng đã đảm bảo vị trí của Sánchez de Lozada trong cuộc tranh cử nghị viện, và vào ngày 6 tháng 8 ông tuyên thệ nhậm chức lần hai. Cương lĩnh của MNR nhấn mạnh ba mục tiêu: phục hồi kinh tế (và tạo việc làm), chống tham nhũng, phát triển xã hội.
Cuộc Khủng hoảng xã hội hiện tại và việc quốc hữu hoá các nguồn tài nguyên hydrocarbon (2000-2005)
Tổng thống người bản xứ
Cuộc bầu cử tổng thống Bolivia năm 2005 được tổ chức ngày 18 tháng 12 năm 2005. Hai ứng cử viên chính là Juan Evo Morales Ayma thuộc đảng Phong trào hướng tới Chủ nghĩa Xã hội (MAS), và Jorge Quiroga, lãnh đạo Đảng Quyền lực Dân chủ và Xã hội (PODEMOS) và cựu lãnh đạo đảng Acción Democrática Nacionalista (ADN).Morales thắng cử với 53.740% số phiếu, một đại đa số ít thấy trong những cuộc bầu cử tại Bolivia. Ông tuyên thệ nhậm chức ngày 22 tháng 1 năm 2006 với nhiệm kỳ năm năm. Trước khi ông chính thức nhậm chức tại La Paz, ông đã nhậm chức tại địa điểm nghi lễ Aymara ở địa điểm khảo cổ Tiwanaku trước đám đông hàng nghìn người Aymara và các đại diện các phong trào cánh tả trên khắp Mỹ Latinh. Dù chỉ mang tính biểu tượng, nghi lễ này không phải xuất phát từ truyền thống và chủ yếu chỉ mang tính đại diện cho người thổ dân Aymaras — chứ không phải số dân nói tiếng Quechua đa số. Từ cuộc chinh phục của người Tây Ban Nha đầu những năm 1500, vùng Nam Mỹ này, với đa số dân bản xứ, từng chủ yếu nằm dưới sự cai trị của con cháu người di cư Châu Âu, với một thiểu số nhỏ viên chức người mestizo (người lai Châu Âu và bản xứ). Chính Morales cũng là một người Aymara, và ông đã cho rằng năm trăm năm thực dân đã trôi qua và một kỷ nguyên tự cường mới đã bắt đầu.
Thắng lợi trong cuộc bầu cử tổng thống gần đây của ông đã mang lại xu hướng mới cho cuộc chiến chống ma túy của Mỹ tại Nam Mỹ bởi ông nhấn mạnh việc loại trừ việc trồng cây coca. "Plan Dignidad" (kế hoạch phẩm giá) được Mỹ hậu thuẫn, vốn tìm cách tiêu diệt nền công nghiệp sản xuất heroin, bị nhiều người Bolivia coi là sự tấn công vào sinh kế và phong cách sống của họ. Chính Morales, người từng là một lãnh đạo của những người trồng cây coca, đã nói rằng chính phủ của ông sẽ tìm cách ngăn chặn thuốc phiện, nhưng ông muốn giữ một thị trường hợp pháp cho lá coca và khuyến khích xuất khẩu những sản phẩm coca hợp pháp.
Ngày 1 tháng 5 năm 2006, Morales thông báo kế hoạch của mình nhằm tái quốc hữu hóa các mỏ hydrocarbon của Bolivia. Tuy nói rằng ý tưởng quốc hữu hóa sẽ không phải là một hành động chiếm đoạt, Morales đã gửi quân đội Bolivia đồng thời tới chiếm năm mươi sáu cơ sở sản xuất khí gas. Quân đội cũng được gửi tới hai nhà máy lọc dầu thuộc sở hữu của Petrobras tại Bolivia, chiếm tới hơn 90% năng lực lọc dầu Bolivia. Một thời hạn chót 180 ngày được công bố, theo đó mọi công ty năng lượng nước ngoài bị yêu cầu ký kết các hợp đồng mới trao cho Bolivia quyền sở hữu tới 82% nguồn thu. Thời hạn chót này đã trôi qua và tất cả các công ty đó đều đã ký hợp đồng. Các báo cáo từ chính phủ Bolivia và các công ty liên quan rất trái ngược nhau về các kế hoạch đầu tư tương lai. Brazil từng là khách hàng hydorcarbon lớn nhất của Bolivia, nước này nhập khẩu hai phần ba lượng khí gas Bolivia qua các đường ống do công ty bán tư nhân Petrobras (PBR) điều hành. Bởi vì gas chỉ có thể được xuất khẩu nước Bolivia nằm kín trong lục địa thông qua các đường ống lớn (và đắt đỏ) của PBR, bên cung cấp và bên mua hàng liên kết với nhau rất chặt chẽ. Quá trình tư nhân hóa sẽ đi tới đâu là một vấn đề còn chưa chắc chắn bởi PBR đã thông báo các kế hoạch sản xuất thay thế đủ số lượng khí gas hiện phải nhập khẩu từ Bolivia vào năm 2011. Vị thế của Bolivia càng trở nên quan trọng khi biết rằng trữ lượng hydrocarbon hiện được đánh giá cao hơn rất nhiều so với thời điểm trước khi diễn ra cuộc tư nhân hóa cũng như sự hỗ trợ nước này có được từ Hugo Chávez ở Venezuela.
Thực hiện lời hứa khi tranh cử, Morales đã thành lập một hội đồng ngày 6 tháng 8 năm 2006 để soạn thảo một hiến pháp mới với mục tiêu trao nhiều quyền lực hơn cho cộng đồng bản xứ đa số [1]. Các vấn đề lập tức này sinh khi, vì không thể có được hai phần ba số phiếu cần thiết để dàn xếp những tranh cãi trong việc soạn thảo hiến pháp, đảng của Morales đã đơn phương thông báo rằng chỉ cần đa số (50%+1) là đủ cho việc đảm bảo soạn thảo hiến pháp. Những cuộc phản kháng bạo lực diễn ra trên khắp đất nước tháng 12 năm 20066, chủ yếu tại vùng phía đông đất nước, nơi ẩn chứa đa số nguồn tài nguyên hydrocarbon. Nhiều nhóm tại vùng này đe dọa ly khai khỏi quốc gia nếu Morales không để họ tham gia vào quá trình soạn thảo hiến pháp.
Chính trị
Chín khu vực tại Bolivia có nhiều quyền tự trị lớn hơn theo luật Phi trung ương hoá Hành chính năm 1995. Quyền tự trị của khu vực còn tăng hơn nữa khi lần đầu tiên các Thống đốc (prefectos) khu được bầu cử trực tiếp ngày 18 tháng 12 năm 2005, sau những cuộc phản kháng kéo dài của lãnh đạo khu Santa Cruz, người ủng hộ quyền tự trị cao của các khu. Các thành phố và thị trấn Bolivia được điều hành bởi các vị thị trưởng và hội đồng do dân trực tiếp bầu ra. Những cuộc bầu cử thành phố được tổ chức ngày 5 tháng 12 năm 2004, và các hội đồng được bầu với nhiệm kỳ năm năm. Luật về sự tham gia của dân chúng tháng 4 năm 1994, trao một tỷ lệ lớn những nguồn thu quốc gia cho các thành phố tự do chi tiêu, việc này đã giúp nhiều cộng đồng thực hiện tốt những chương trình cải thiện cơ sở hạ tầng và dịch vụ.
Tổng thống được bầu với nhiệm kỳ năm năm theo phương thức phổ thông đầu phiếu. Vị tổng thống được bầu Gonzalo Sánchez de Lozada đã từ chức tháng 10 năm 2003, và được thay thế bởi phó tổng thống Carlos Mesa. Tới lượt mình Mesa lại được Thẩm phán Toà án tối cao Eduardo Rodríguez thay tháng 6 năm 2005. Sáu tháng sau, ngày 18 tháng 12 năm 2005, lãnh đạo phe xã hội người bản xứ, Evo Morales, được bầu làm tổng thống.
Nhánh lập pháp
Congreso Nacional (Nghị viện Quốc gia) có hai viện. Cámara de Diputados (Viện đại biểu) có 130 thành viên được bầu với nhiệm kỳ năm năm, 70 người thuộc các quận được bầu một đại biểu (circunscripciones) và 60 người bầu theo tỷ lệ đại diện. Thượng viện Cámara de Senadores (Viện Thượng nghị sĩ) có 27 thành viên (ba người mỗi khu), được bầu với nhiệm kỳ năm năm.Theo Sách kỷ lục Guinness, tổng cộng đã diễn ra 192 cuộc đảo chính tại Bolivia trong lịch sử nước này, cao nhất thế giới.
Các khu và các tỉnh
- Beni (Trinidad)
- Chuquisaca (Sucre)
- Cochabamba (Cochabamba)
- La Paz (La Paz)
- Oruro (Oruro)
- Pando (Cobija)
- Potosí (Potosí)
- Santa Cruz (Santa Cruz de la Sierra)
- Tarija (Tarija)
Địa lý
Bolivia có rất nhiều vùng đa dạng sinh thái trong lãnh thổ Bolivia. Các cao nguyên phía tây đất nước nằm trong dãy núi Andes và gồm cả Altiplano Bolivia. Những vùng đất thấp phía đông bao gồm nhiều vùng rừng nhiệt đới Amazon và Chaco. Điểm cao nhất là Nevado Sajama ở độ cao 6.542 mét (21.463 ft) trong khu Oruro. Hồ Titicaca nằm ở biên giới giữa Bolivia và Peru. Salar de Uyuni, sông muối lớn nhất thế giới, nằm ở góc cực tây nam đất nước, trong khu vực Potosí.
Các thành phố lớn gồm La Paz, El Alto, Santa Cruz de la Sierra và Cochabamba.
Cộng hòa Bolivia không có đường bờ biển, nhưng lại có đường biên giới quốc tế trên bộ với 5 quốc gia thuộc Nam Mỹ:
- Bolivia - Brasil: 3.400 km.
- Bolivia - Peru: 900 km.
- Bolivia - Chile: 861 km.
- Bolivia - Argentina: 832 km.
- Bolivia - Paraguay: 750 km.
Tranh châp bờ biển với Chile
Bolivia đã trở thành quốc gia nằm kín trong lục địa từ năm 1879 khi nước này mất khu ven biển Litoral cho Chile trong cuộc chiến tranh. Tuy nhiên, nước này thực sự có đường thông ra Đại Tây Dương qua sông Paraguay.Tranh chấp giữa Chile và Bolivia bắt nguồn từ cuộc chiến tranh (1879-1883), trong đó Bolivia và đồng minh Peru bị thất bại, phải ký Hiệp ước hòa bình và hữu nghị, theo đó Bolivia mất 400 km bờ biển và 120.000km2 đất cho Chile. Bolivia sau đó tìm cách đòi lại lãnh thổ và đã nhiều lần cắt đứt quan hệ với Chile khi các nỗ lực không thành. Ngày 24.4 chính phủ của Tổng thống Bolivia Evo Morales đã kiện Chile ra Tòa án Công lý Quốc tế ở The Hague (Hà Lan) nhằm đòi lại đường ra biển Thái Bình Dương bị mất trong cuộc chiến với Chile hồi thế kỷ 19.
Kinh tế
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2002 của Bolivia đạt 7.9 tỷ dollar Mỹ. Tăng trưởng kinh tế khoảng 2.5% mỗi năm và lạm phát được cho ở mức 3% tới 4% năm 2002 (tỷ lệ này năm 2001 dưới 1%).
Tình thế kinh tế trì trệ hiện tại của Bolivia có liên quan tới nhiều yếu tố từ hai thập niên trước đây. Tai hoạ lớn đầu tiên với kinh tế Bolivia xảy ra khi giá bạc giảm mạnh trong thập niên 1980, đây là một trong những nguồn thu chính của Bolivia và cũng là một trong những ngành công nghiệp mỏ chính của họ. Tai hoạ thứ hai là sự chấm dứt của cuộc Chiến tranh lạnh cuối thập niên 1980 và đầu thập niên 1990 khi viện trợ kinh tế từ các quốc gia phương tây, những nước từng muốn giữ một chế độ thị trường tự do tại nước này thông qua hoạt động hỗ trợ tài chính, rút đi. Tai hoạ kinh tế thứ ba là chương trình xoá bỏ cây coca tại Bolivia do Hoa Kỳ hỗ trợ, cây coca Bolivia từng chiếm tới 80% nguyên liệu thô để sản xuất heroin trên thế giới ở thời đỉnh điểm. Cùng với việc sút giảm diện tích trồng coca, một nguồn thu lớn cho kinh tế Bolivia mất đi, đặc biệt cho tầng lớp nông dân.
Từ năm 1985, chính phủ Bolivia đã đưa ra một chương trình ổn định kinh tế vi mô và cải cách cơ cấu đầy tham vọng nhằm mục tiêu duy trì sự ổn định giá cả, tạo ra các điều kiện cần thiết cho sự tăng trưởng bền vựng, và giảm bớt tình trạng khan hiếm. Một cuộc cải cách khu vực hải quan lớn trong những năm gần đây cũng đã góp phần tăng tính minh bạch trong khu vực này. Những thay đổi cơ cấu quan trọng nhất trong nền kinh tế Bolivia liên quan tới việc tư bản hoá nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực công cộng (Tư bản hoá trong hoàn cảnh Bolivia là một hình thức tư nhân hoá theo đó những nhà đầu tư được 50% cổ phần và quyền quản lý các doanh nghiệp công cộng nếu đồng ý đầu tư trực tiếp vào doanh nghiệp với thời hạn nhiều năm chứ không phải trả tiền trực tiếp cho chính phủ).
Những cuộc cải cách lập pháp diễn ra cùng thời gian đã cho phép các chính sách tự do hoá thị trường được áp dụng, đặc biệt trong lĩnh vực hydrocarbon và viễn thông, và khuyến khích đầu tư tư nhân. Các nhà đầu tư nước ngoài được đối xử bình đẳng và quyền sở hữu công ty của nước ngoài không bị hạn chế tại Bolivia. Tuy chương trình tư bản hoá đã thành công trong việc làm tăng vọt con số đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Bolivia (1.7 tỷ dollar vốn trong giai đoạn 1996-2002), Dòng chảy FDI đã giảm bớt trong những năm gần đây khi các nhà đầu tư hoàn thành các nghĩa vụ tư bản hoá theo hợp đồng.
Năm 1996, ba đơn vị thuộc tập đoàn dầu khí nhà nước Bolivia (YPFB) liên quan tới khai thác hydrocarbon, sản xuất và vận tải đã được tư bản hoá, khuyến khích họ xây dựng một đường ống dẫn khí tới Brasil. Chính phủ có thoả thuận bán khí gas dài hạn cho Brazil tới tận năm 2019. Đường ống của Brazil chuyển khoảng 12 triệu mét khối (424 triệu cu. ft) mỗi ngày năm 2002. Bolivia có nguồn dữ trữ khí gas tự nhiên lớn thứ hai Nam Mỹ, và hiện lượng khí gas đang được sử dụng trong nước và xuất khẩu tới Brazil chỉ chiếm một phần nhỏ trong sản lượng khai thác tiềm năng. Chính phủ hy vọng tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý bắt buộc năm 2004 về các kế hoạch xuất khẩu khí tự nhiên. Những cuộc phản kháng lan rộng phản đối việc xuất khẩu khí qua Chile đã buộc Tổng thống Sánchez de Lozada từ chức tháng 10 năm 2003.
Tháng 4 năm 2000, Bechtel đã ký một hợp đồng với Hugo Banzer, cựu tổng thống Bolivia, để tư nhân hoá nguồn cấp nước cho thành phố lớn thứ ba Bolivia, Cochabamba. Hợp đồng này đã được chính thức trao cho công ty con của Bechtel là Aguas del Tunari, được thành lập chuyên biệt cho dự án này. Một thời gian ngắn sau đó, công ty đã tăng gấp ba giá nước cung cấp cho thành phố, một hành động dẫn tới những cuộc biểu tình và bạo động trong số những thành phần dân cư không thể tiếp tục tiếp cận nguồn nước sạch. Thiết quân luật được tuyên bố, và cảnh sát Bolivia đã giết chết ít nhất sáu người và làm bị thương hơn 170 người biểu tình khác. Giữa tình trạng suy sụp kinh tế và bất ổn gia tăng trong nước, chính phủ Bolivia buộc phải rút lại hợp đồng nước đó. Tháng 11 năm 2001, Bechtel và đối tác đầu tư chính của họ, công ty Abengoa Tây Ban Nha, đã đưa vụ việc ra trước Trung tâm giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế thuộc Ngân hàng thế giới. Họ đòi chính phủ Bolivia bồi thường 50 triệu dollar (25 triệu vì những hư hại và 25 triệu cho những thiệt hại lợi nhuận). Cuộc chiến pháp lý đã thu hút sự chú ý và áp lực từ nhiều nhóm chống toàn cầu hoá và chủ nghĩa tư bản. Giữa những cuộc tuần hành phản đối và áp lực, một thoả thuận đã được ký kết tại Bolivia ngày 19 tháng 1 năm 2006. Bechtel và Abengoa Tây Ban Nha đồng ý thôi theo kiện chống Bolivia để đồi lấy khoản bồi thường 2 Bolivianos (khoảng 30 cent Mỹ).
Xuất khẩu của Bolivia đạt 1.3 tỷ dollar năm 2002, từ mức thấp 652 triệu năm 1991. nhập khẩu ở mức 1.7 tỷ dollar năm 2002. Các thuế suất tại Bolivia đều ở mức thấp 10%, với phí tư bản ở mức 5%. Thâm hụt thương mại Bolivia ở mức 460 triệu dollar năm 2002.
Thương mại của Bolivia với các nước láng giềng đang tăng trưởng, một phần nhờ nhiều thoả thuận khuyến khích thương mại cấp vùng họ đang tham gia. Bolivia là một thành viên của Cộng đồng Andean và về danh nghĩa được hưởng quyền tự do thương mại với các thành viên khác (Peru, Ecuador, Colombia, và Venezuela.) Bolivia đã bắt đầu áp dụng một thoả thuận liên hiệp với Mercosur tháng 3 năm 1997. Thoả thuận này cho phép hình thành dần dần một khu vực tự do thương mại với ít nhất 80% mặt hàng thương mại giữa các bên trong giai đoạn mười năm, dù những cuộc khủng hoảng kinh tế trong vùng đã ảnh hưởng tới tiến trình này trong một số thời điểm. Luật ưu tiên thương mại Andean và luật dược phẩm (ATPDEA) Hoa Kỳ cho phép nhiều sản phẩm của Bolivia được tự do vào nước này dựa trên cơ sở đơn phương, gồm các sản phẩm len alpaca và llama, và phải chịu hạn ngạch là các sản phẩm bông, dệt.
Hoa Kỳ vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của Bolivia. Năm 2002, Hoa Kỳ xuất khẩu 283 triệu dollar hàng hóa tới Bolivia và nhập khẩu 162 triệu. Các sản phẩm xuất khẩu chính của Bolivia tới Hoa Kỳ gồm các sản phẩm thiếc, vàng, đá quý, và gỗ. Những món hàng nhập khẩu chính của họ từ Hoa Kỳ là máy tính, phương tiện, bột mì, và máy móc. Một hiệp ước đầu tư song phương giữa Hoa Kỳ và Bolivia đã bắt đầu có hiệu lực năm 2001.
Nông nghiệp chiếm khoảng 15% GDP Bolivia. Diện tích đất được canh tác bằng kỹ thuật hiện đại gia tăng nhanh chóng tại vùng Santa Cruz, nơi cho phép canh tác hai mùa mỗi năm. Đậu nành là loại cây trồng chủ yếu, được bán vào thị trường Cộng đồng Andean. Khai thác khoáng sản và hydrocarbons chiếm 10% GDP khác và chế tạo dưới 17%.
Chính phủ Bolivia vẫn phụ thuộc lớn vào viện trợ nước ngoài để cung cấp tài chính cho các dự án phats triển. Cuối năm 2002, chính phủ nợ các chủ nợ nước ngoài 4.5 tỷ dollar, 1.6 tỷ trong số này thuộc các chính phủ và đa phần số còn lại thuộc các ngân hàng phát triển đa phương. Đa số các khoản chi trả cho các chủ nợ là chính phủ đã bị trì hoãn nhiều lần từ năm 1987 thông qua cơ cấu Câu lạc bộ Paris. Những chủ nợ nước ngoài đồng ý điều này bởi Chính phủ Bolivia nói chung đã hoàn thành các mục tiêu tiền tệ và tài chính do các chương trình của IMF đưa ra từ năm 1987, dù các cuộc khủng hoảng kinh tế trong những năm gần đây đã làm sụt giảm thành tích kinh tế của Bolivia. Những thỏa thuận tái cơ cấu nợ do Câu lạc bộ Paris trao cho đã cho phép từng quốc gia chủ nợ cung cấp cho họ những khoản nợ tái cơ cấu với lãi suất khá thấp. Nhờ thế, một số quốc gia đã xóa bỏ nhiều khoản nợ song phương đáng kể của Bolivia. Chính phủ Hoa Kỳ đã đạt được một thỏa thuận tại cuộc họp tháng 12 năm 1995 của Câu lạc bộ Paris giảm 67% số nợ của nước này. Chính phủ Bolivia tiếp tục trả các khoản nợ cho các ngân hàng phát triển đa phương đúng hẹn. Bolivia là một nước được hưởng lợi từ chương trình Các quốc gia nợ nần nặng nề và chương trình giảm bớt gánh nặng nợ nần, vốn không cho phép họ tiếp cận các khoản vay với lãi suất thấp mới. Bolivia từng là một trong ba nước ở Tây Bán Cầu đủ tư cách được lựa chọn cho Đánh giá Thách thức Thiên niên kỷ (Millennium Challenge Account) và đang tham gia với tư các quan sát viên tại các cuộc đàm phán Thỏa thuận thương mại tự do (FTA).
Năm 2004, chính phủ đã đặt trọng tâm lớn cho chương trình phát triển các cơ sở cảng biển tại Puerto Busch trên sông Paraguay. Cách xa nữa về phía bắc Puerto Suarez và Puerto Aguirre, hiện đang được nối với sông Paraguay qua kênh tamengo, đi xuyên qua Brazil, nơi các tàu chở container cỡ trung bình đi lại. Năm 2004 khoảng một nửa lượng hàng xuất khẩu của Bolivia đi qua sông Paraguay. Khi Puerto Busch hoàn thành, những tàu biển lớn hơn có thể cập cảng tại Bolivia. Việc này sẽ giúp gia tăng mạnh tính cạnh tranh của Bolivia, theo đó họ sẽ không lệ thuộc quá nhiều vào các cảng biển nước ngoài (Peru và Chile) nữa, giảm chi phí xuất nhập khẩu. Thuốc lá do các nông dân Bolivia trồng – năm 1992, hơn 1.000 triệu tấn – thậm chí không đủ cho nhu cầu trong nước và nước này vẫn phải nhập khẩu thêm.
Nhân khẩu
Người da trắng chủ yếu là người criollo, tộc người này chủ yếu gồm các dòng họ Tây Ban Nha hầu như chưa lai tạp, con cháu của những người Tây Ban Nha thực dân thời trước. Đây là nhóm người hầu như nắm giữ quyền quản lý đất nước từ khi nước này giành được độc lập. Các nhóm da trắng nhỏ khác là người Đức nhóm thành lập lên công ty hàng không quốc gia Lloyd Aereo Boliviano, người Italia, người Mỹ, người xứ Basque, Croatia, người Nga, người Ba Lan và các nhóm thiểu số khác, nhiều người trong số họ là hậu duệ của những gia đình đã sống tại Bolivia trong nhiều thế hệ.
Tương tự một nhóm đáng chú ý khác là cộng đồng Bolivia gốc Phi chiếm 0.5% dân số, hậu duệ của những nô lệ Châu Phi đã được đưa tới làm việc tại Brazil và sau đó đã di cư xuống phía nam Bolivia. Họ chủ yếu tập trung tại vùng Yungas (các tỉnh Nor Yungas và Sud Yungas) tại khu La Paz, cách khoảng ba giờ xe từ thành phố La Paz. Cũng có một cộng đồng người Nhật Bản tập trung chủ yếu tại Santa Cruz de la Sierra, và người Trung Đông rất thành công trong hoạt động thương mại.
Bolivia là một trong những nước kém phát triển nhất Nam Mỹ. Tới hai phần ba dân số, thường là nông dân, sống trong nghèo khổ. Mật độ dân số thay đổi từ mức chưa tới một người trên kilômét vuông ở các đồng bằng phía đông nam tới khoảng mười người trên kilômét vuông (hai nhăm người trên dặm vuông) ở các cao nguyên trung tâm. Năm 2006, mức tăng dân số khoảng 1.45% mỗi năm[6].
Đại đa số người Bolivia theo Cơ đốc giáo La Mã (tôn giáo chính thức), dù số người theo Tin lành cũng đang phát triển nhanh chóng[6]. Hồi giáo với những tín đồ chủ yếu là người Trung Đông hầu như không tồn tại. Cũng có một cộng đồng Do Thái nhỏ hầu như đều có nguồn gốc Ashkenazi. Hơn 1% người Bolivia theo Đức tin Bahá'í (khiến Bolivia trở thành một trong những quốc gia có tỷ lệ người theo Đức tin Bahá'ís lớn nhất thế giới). Cũng có những cộng đồng dòng Mennonite tại khu Santa Cruz[7] Nhiều cộng đồng bản xứ đã hòa trộn các biểu tượng tôn giáo thời tiền Columbo và Thiên chúa giáo vào trong tín ngưỡng của họ. Khoảng 80% dân số nói tiếng Tây Ban Nha như tiếng mẹ đẻ, dù các ngôn ngữ Aymara và Quechua cũng thường gặp. Khoảng 90% trẻ em theo học tiểu học nhưng thường chỉ kéo dài một năm hoặc chưa tới một năm. Tỷ lệ biết chữ thấp tại các vùng nông thôn, nhưng theo CIA tỷ lệ biết chữ toàn quốc là 87%, tương đương với Brazil, nhưng dưới mức trung bình của Nam Mỹ. Sự phát triển văn hóa tại Bolivia ngày nay được chia thành ba giai đoạn riêng biệt: tiền Columbo, thuộc địa, và cộng hoà. Những tàn tích khảo cổ quan trọng, những đồ trang sức vàng bạc, những đền đài đá, những hiện vật gốm sứvà những mảnh vải dệt đã được tìm thấy trong nhiều nền văn hóa quan trọng thời tiền Colombo. Các tàn tích chính gồm Tiwanaku, Samaipata, Incallajta, và Iskanawaya. Quốc gia này cũng sở hữu rất nhiều di sản khác tại những địa điểm khó tiếp cận và ít được nghiên cứu khảo cổ thực sự[6].
Người Tây Ban Nha đã mang tới đây nghệ thuật tôn giáo truyền thống của riêng họ, dưới bàn tay những người dân địa phương, các công nhân xây dựng người mestizo và những người thợ thủ công nó đã trở nên phong phú và phát triển thành một phong cách kiến trúc, hội hoạ, và điêu khắc khác biệt, được gọi là "Mestizo Baroque". Giai đoạn thuộc địa không chỉ để lại những bức hoạ của Pérez de Holguín, Flores, Bitti, và những người khác mà còn cả những tác phẩm xuất sắc của những người thợ đá, thợ chạm gỗ, thợ kim hoàn vô danh. Một phần quan trọng trong âm nhạc tôn giáo baroque truyền thống thời kỳ thuộc địa đã được tái hiện trong những năm gần đây và từng được biểu diện và hoan nghênh trên khắp thế giới từ năm 1994[6].
Các nghệ sĩ điêu khắc Bolivia trong thế kỷ hai mươi gồm Guzmán de Rojas, Arturo Borda, María Luisa Pacheco, và Marina Núñez del Prado.
Bolivia có một truyền thống dân gian phong phú. Âm nhạc dân gian của họ đặc trưng và đa dạng. "Những điệu múa ma quỷ" tại carnival Oruro hàng năm là một trong những sự kiện dân gian nổi tiếng nhất Nam Mỹ, và tại một lễ hội khác ít được biết hơn là Tarabuco[6].
Văn hoá
Lễ hội nổi tiếng nhất trong số nhiều lễ hội tại quốc gia này là "carnaval de Oruro", được UNESCO tuyên bố tháng 5 năm 2001 là một trong số 19 "Kiệt tác Di sản Truyền khẩu và Phi vật thể của Nhân loại".
Các thể thao gồm bóng đá, môn thể thao quốc gia, cũng như foosball, được cả người lớn và trẻ em chơi trên những góc phố.
Các vườn thú cũng là nơi có nhiều khách tham quan với nhiều loài động thực vật độc đáo nhưng không được đầu tư đầy đủ.
Ghi chú và tham khảo
- ^ Cộng hòa Đa dân tộc Bolivia.
- ^ http://www.mofahcm.gov.vn/vi/mofa/cn_vakv/
- ^ Harold Osborne (1954). Bolivia: A Land Divided. London: Royal Institute of International Affairs.
- ^ History World (2004). “History of Bolivia”. National Grid for Learning.
- ^ Juan Forero (2006). “History Helps Explain Bolivia's New Boldness”. New York Times.
- ^ a ă â b c “Background Note: Bolivia”. United States Department of State. Truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2006.
- ^ Sally Bowen (tháng 1 năm 1999). “Brazil Wants What Bolivia Has”. Latin Trade. Truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2006.
- Jennifer Hattam, Who Owns Water?, Sierra, Sept 2001, v.86, iss.5, p. 16.
- PBS Frontline/World, Leasing the Rain (video, tháng 6 năm 2002).
- Bolivia [3]
Liên kết ngoài
Chính phủ
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và phương tiện truyền tải về Bolivia |
- Agencia Para el Desarrollo de la Sociedad de la Informacion en Bolivia Agency for the Development of the Society of Information in Bolivia. Official web portal of the Bolivian Government.
- Presidencia de la Republica de Bolivia Office of the President of the Republic of Bolivia.
- Vicepresidencia de la Republica de Bolivia, Presidencia del Congreso Nacional Official web portal of the Office of the Vice-President of the Republic of Bolivia, President of the Senate and President of the Commission of Congress.
- Poder Judicial de la Republica de Bolivia Official web portal of the Bolivian Judicial Branch, which includes the Supreme Court of Bolivia, Constitutional Court, Agrarian Tribunal, Superior Courts and Judicial Council.
- Congreso Nacional de la Republica de Bolivia Official web portal of the Bolivian National Congress, which includes the Presidency of the National Congress, the National Senate and the House of Representatives.
- Corte Nacional Electoral Official web portal of the National Electoral Court of Bolivia. Electoral Organism of Bolivia.
- Asamblea Constituyente de la Republica de Bolivia Official web portal of the Constituent Assembly of Bolivia.
- Instituto Nacional de Estadistica Official web portal of the Statistics National Institute of Bolivia.
Thông tin chung
- Public Opinion in Bolivia
- Election Tracker-Bolivia
- Encyclopaedia Britannica - Bolivia's Country Page
- Congressional Research Service (CRS) Reports regarding Bolivia
Truyền thông
Tìm thêm về Bolivia tại những đồng dự án của Wikipedia: | |
Từ điển ở Wiktionary | |
Sách ở Wikibooks | |
Cẩm nang du lịch ở Wikivoyage | |
Hồ sơ ở Wikiquote | |
Văn kiện ở Wikisource | |
Hình ảnh và phương tiện ở Commons | |
Tin tức ở Wikinews | |
Tài liệu giáo dục ở Wikiversity |
- Agencia Boliviana de Información (ABI)
- Energy Press
- El Diario - La Paz
- La Razón - La Paz
- La Prensa - La Paz
- La Jornada - La Paz
- El Deber - Santa Cruz
- El Mundo - Santa Cruz
- El Nuevo Día - Santa Cruz
- Los Tiempos - Cochabamba
- Opinión - Cochabamba
- La Patria - Oruro
- Correo Del Sur - Sucre
- El País - Tarija
- Nuevo Sur - Tarija
- El Potosí - Potosí
- La Palabra del Beni - Beni
Quân đội
- Ministerio de Defensa de Bolivia Ministry of Defense.
- Ejercito piooop
Văn hoá bản xứ
- Lots of photos of Natives fiestas, clothing, daily life etc in the different provinces
- 'Coca is a way of life' (The Guardian's article)
Ảnh
- Bolivian Slow Picture Gallery People and landscapes from the Altiplano
- Photos of Bolivia Variety of photos free for personal use
- Photos of Bolivia
Sức khoẻ
|
Thể loại:
Jamaica (phiên âm Tiếng Việt: Gia-mai-ca hoặc Ha-mai-ca; tiếng Anh phát âm /dʒəˈmeɪkə/) là một quốc đảo ở Đại Antilles, có chiều dài 234 kilômét (145 dặm) và chiều rộng 80 kilômét (50 dặm) với diện tích 11.100 km2. Quốc gia này nằm ở Biển Caribbean, cự ly khoảng 145 kilômét (90 dặm) về phía nam Cuba, và 190 kilômét (120 dặm) về phía tây Hispaniola, đảo có các quốc gia Haiti và Cộng hòa Dominica. Những người dân bản xử nói tiếng Arawaka Taíno gọi đảo này là Xaymaca, có nghĩa là "Vùng đất của Gỗ và Nước", hay "Vùng đất của các Con suối".[1]
Đã từng là một khu vực thuộc Tây Ban Nha với tên gọi Santiago, khu vực này sau này thuộc thuộc địa Anh Jamaica. Với 2,8 triệu dân, đây là quốc gia nói tiếng Anh lớn thứ 3 ở châu Mỹ, sau Hoa Kỳ và Canada. Quốc gia này vẫn thuộc Commonwealth realm với Nữ hoàng Elizabeth II là nguyên thủ quốc gia. Kingston là thành phố lớn nhất, thủ đô của Jamaica.
Trong thế kỉ 17, đảo này là căn cứ của những bọn cướp biển, làm phương hại đến quyền lợi của người Tây Ban Nha.
Giữa thế kỉ 19, những cuộc bạo loạn đã đe dọa chính sách thuộc địa của Anh dẫn đến việc trì hoãn không có chính quyền đại diện trong suốt hai thập kỉ.
Năm 1944, chính quyền tự trị ra đời, Jamaica tuyên bố độc lập năm 1962 và là nước thành viên trong Khối Liên hiệp Anh.
Đời sống chính trị trong nước do hai đảng đối lập luân phiên lên cầm quyền: đảng Lao động và đảng Dân tộc Nhân dân.
Đứng đầu nhà nước là Nữ hoàng Anh. Đứng đầu chính phủ là Thủ tướng. Nữ hoàng Anh Elizabeth II là người đứng đầu Nhà nước Jamaica thông qua một viên Toàn quyền làm đại diện. Thủ tướng do Toàn quyền bổ nhiệm, là lãnh tụ đảng chiếm đa số ghế ở Hạ nghị viện. Nghị viện chỉ định Nội các. Nội các chịu trách nhiệm trước Quốc hội.
Cơ quan lập pháp là quốc hội lưỡng viện: Thượng nghị viện gồm 21 thành viên do Toàn quyền bổ nhiệm theo sự tiến cử của Thủ tướng và lãnh tụ của đảng đối lập (13 thành viên của đảng cầm quyền, 8 thành viên của phe đối lập). Hạ nghị viện gồm 60 thành viên, được bầu theo phổ thông đầu phiếu, nhiệm kì 5 năm.
Các đảng phái chính: Đảng Dân tộc nhân dân (PNP), Đảng Lao động Jamaica (JLP); Phong trào dân chủ dân tộc (NDM).
Jamaica cũng là một đất nước với nền văn hoá pha trộn của người Ấn Độ, người Tây Ban Nha, châu Phi, Trung Đông, người Trung Quốc và cả người Anh. Thổ ngữ được chuộng hơn tuy tiếng Anh mới là ngôn ngữ chính thức của đất nước này.
Kingston là trung tâm văn hoá và thương mại của Jamaica. Ở khu trưng bày nghệ thuật, bảo tàng của Bob Marley là nơi thu hút du khách nhiều nhất.[2]
Rastafarianism một tôn giáo bản địa Phi châu có 24.020 môn đồ, theo điều tra năm 2001 [4]. Đạo Bahá'í, chiếm khoảng 8000 môn đồ, Phật giáo, và Ấn giáo có 50,000 tín. Có một số dân nhỏ người Do Thái, khoảng 200 người, tự coi họ là Tự do-Bảo thủ.[5] Những người Do Thái đầu tiên ở Jamaica có gốc tích từ đầu thế kỷ 15. Các nhóm Hồi giáo ở Jamaica có 5.000 tín đồ.[4]
Jamaica phải đối mặt với một số vấn đề nghiêm trọng nhưng nó có tiềm năng cho sự phát triển và hiện đại hóa. Nền kinh tế Jamaica bị bốn năm liên tiếp của nó tăng trưởng âm (0,4%) vào năm 1999. Tất cả các ngành trừ các ngành bôxít/nhôm, năng lượng và du lịch đều giảm mạnh trong năm 1998 và 1999. Năm 2000, Jamaica đã có kinh nghiệm của mình năm đầu tiên của nó có sự phát triển tích cực kể từ năm 1995. Tăng trưởng kinh tế danh nghĩa tiếp tục ngược dòng trong những khoảng với sự tăng trưởng của Hoa Kỳ kể từ đó. Đây là kết quả của việc tiếp tục các chính sách của chính phủ chặt chẽ kinh tế vĩ mô, đã đạt được phần lớn thành công. Lạm phát đã giảm từ 25% năm 1995 còn lạm phát một con số trong năm 2000, đạt được một mức thấp trong nhiều thập kỷ là 4,3% trong năm 2004. Thông qua chương trình can thiệp định kỳ trên thị trường, các ngân hàng trung ương cũng đã ngăn ngừa bất cứ sự đột ngột giảm nào trong tỷ giá hối đoái. Tuy nhiên, đồng đô la Jamaica đã bị trượt giá, bất chấp sự can thiệp, dẫn đến một tỷ giá bình quân của 73,4 J đổi 1 USD và 107,64 J đổi 1 € (Tháng 5 năm 2008).[6] Ngoài ra, lạm phát đã có xu hướng tăng lên kể từ năm 2004 và dự kiến một lần nữa đạt được mức tăng gấp đôi con số 12-13% thông qua năm 2008 do một sự kết hợp của thời tiết bất lợi hại cây trồng và tăng nhập khẩu nông nghiệp và giá năng lượng cao.[7]
Điểm yếu trong lĩnh vực tài chính là đầu cơ và các cấp dưới của việc xói mòn lòng tin đầu tư trong lĩnh vực sản xuất. Chính phủ tiếp tục nỗ lực để tăng giới hạn các khoản nợ mới tại địa phương và thị trường tài chính quốc tế để đáp ứng các nghĩa vụ nợ của mình bằng đồng đô la Mỹ, thu dọn để duy trì thanh khoản tỷ giá hối đoái và để giúp quỹ thâm hụt ngân sách hiện hành.
Các chính sách kinh tế của chính phủ Jamaica khuyến khích đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực mà kiếm được hay tiết kiệm được ngoại tệ, tạo việc làm và sử dụng nguyên vật liệu địa phương. Chính phủ cung cấp một loạt các ưu đãi cho nhà đầu tư, bao gồm cả các cơ sở chuyển tiền để hỗ trợ họ trong việc hồi hương lại tiền của các nước xuất xứ; thời kỳ miễn thuế mà hoãn thuế cho khoảng thời gian của năm; và miễn thuế truy cập cho máy móc và nguyên liệu nhập khẩu cho các doanh nghiệp được chấp thuận. Khu thương mại tự do có kích thích đầu tư vào hàng may mặc, lắp ráp, sản xuất nhẹ, và nhập dữ liệu của các công ty nước ngoài. Tuy nhiên, trong 5 năm qua, ngành công nghiệp dệt may đã bị giảm thu nhập xuất khẩu, tiếp tục đóng cửa nhà máy, và tỷ lệ thất nghiệp tăng cao. Điều này có thể được quy trách nhiệm cho cuộc cạnh tranh dữ dội, sự vắng mặt của hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) tính thay đổi, thuốc nhiễm độc trì hoãn giao hàng, và chi phí cao, hoạt động, bao gồm cả chi phí an ninh. Chính phủ Jamaica hy vọng để khuyến khích hoạt động kinh tế thông qua sự kết hợp của tư nhân hoá, chuyển dịch cơ cấu ngành tài chính, giảm lãi suất, và bằng cách thúc đẩy du lịch và các hoạt động sản xuất liên quan.
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
Trở về trang chính
Hoàng Kim, hoangkim, hoangkimvietnam, Ngọc Phương Nam, Chào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, Khát khao xanh, Dayvahoc,Học mỗi ngày, Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống, Thơ cho con
Jamaica
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Commonwealth of Jamaica | |||||
---|---|---|---|---|---|
|
|||||
Khẩu hiệu | |||||
Out of Many, One People (tiếng Anh: Từ nhiều nguồn gốc tạo nên một dân tộc) |
|||||
Quốc ca | |||||
Jamaica, Land We Love | |||||
Hành chính | |||||
Chính phủ | dân chủ | ||||
Vua Toàn quyền Thủ tướng |
Elizabeth II Kenneth Hall Portia Simpson Miller |
||||
Ngôn ngữ chính thức | tiếng Anh | ||||
Thủ đô | Kingston |
||||
Thành phố lớn nhất | Kingston | ||||
Địa lý | |||||
Diện tích | 10.991 km² (hạng 159) | ||||
Diện tích nước | 1,5% % | ||||
Múi giờ | UTC+5 | ||||
Lịch sử | |||||
Ngày thành lập | 6 tháng 8 năm 1962 | ||||
Dân cư | |||||
Dân số ước lượng (2005) | 2.731.832 người (hạng 137) | ||||
Mật độ | 252 người/km² (hạng 32) | ||||
Kinh tế | |||||
GDP (PPP) (2005) | Tổng số: 11,69 tỷ đô la Mỹ | ||||
HDI (2003) | 0,738 trung bình (hạng 98) | ||||
Đơn vị tiền tệ | Đô la Jamaica (JMD ) |
||||
Thông tin khác | |||||
Tên miền Internet | .jm |
Đã từng là một khu vực thuộc Tây Ban Nha với tên gọi Santiago, khu vực này sau này thuộc thuộc địa Anh Jamaica. Với 2,8 triệu dân, đây là quốc gia nói tiếng Anh lớn thứ 3 ở châu Mỹ, sau Hoa Kỳ và Canada. Quốc gia này vẫn thuộc Commonwealth realm với Nữ hoàng Elizabeth II là nguyên thủ quốc gia. Kingston là thành phố lớn nhất, thủ đô của Jamaica.
Mục lục
Lịch sử
Jamaica xuất phát từ tên gọi Xaymaca mà người Arawak đặt tên cho đảo này. Năm 1494, Cristoforo Colombo phát hiện ra đảo này, sau đó trở thành thuộc địa của người Tây Ban Nha, những người bản xứ bị bắt làm nô lệ hoặc bị tàn sát. Năm 1655, người Anh cũng chia quyền sở hữu đảo này, cùng người Tây Ban Nha đưa nô lệ sang khai hoang lập đồn điền mía.Trong thế kỉ 17, đảo này là căn cứ của những bọn cướp biển, làm phương hại đến quyền lợi của người Tây Ban Nha.
Giữa thế kỉ 19, những cuộc bạo loạn đã đe dọa chính sách thuộc địa của Anh dẫn đến việc trì hoãn không có chính quyền đại diện trong suốt hai thập kỉ.
Năm 1944, chính quyền tự trị ra đời, Jamaica tuyên bố độc lập năm 1962 và là nước thành viên trong Khối Liên hiệp Anh.
Đời sống chính trị trong nước do hai đảng đối lập luân phiên lên cầm quyền: đảng Lao động và đảng Dân tộc Nhân dân.
Chính trị
Vì là nước nằm trong Khối Liên hiệp Anh nên Jamaica theo thể chế quân chủ nghị viện.Đứng đầu nhà nước là Nữ hoàng Anh. Đứng đầu chính phủ là Thủ tướng. Nữ hoàng Anh Elizabeth II là người đứng đầu Nhà nước Jamaica thông qua một viên Toàn quyền làm đại diện. Thủ tướng do Toàn quyền bổ nhiệm, là lãnh tụ đảng chiếm đa số ghế ở Hạ nghị viện. Nghị viện chỉ định Nội các. Nội các chịu trách nhiệm trước Quốc hội.
Cơ quan lập pháp là quốc hội lưỡng viện: Thượng nghị viện gồm 21 thành viên do Toàn quyền bổ nhiệm theo sự tiến cử của Thủ tướng và lãnh tụ của đảng đối lập (13 thành viên của đảng cầm quyền, 8 thành viên của phe đối lập). Hạ nghị viện gồm 60 thành viên, được bầu theo phổ thông đầu phiếu, nhiệm kì 5 năm.
Các đảng phái chính: Đảng Dân tộc nhân dân (PNP), Đảng Lao động Jamaica (JLP); Phong trào dân chủ dân tộc (NDM).
Địa lý
Jamaica nằm ở Trung Mỹ, thuộc quần đảo Đại Antilles, cách Cuba 150 km về phía Nam và cách Haiti 180 km về phía Tây. Vùng lãnh thổ phía Đông chủ yếu là núi, phía Tây là vùng cao nguyên đá vôi.Văn hóa
Điểm nổi bật của đất nước mang nặng phong cách châu Mỹ này là âm nhạc. Dòng nhạc dân ca điển hình của người Jamaica trộn với phong cách nhạc của Cuba tạo nên một dòng nhạc R&B khá đặc trưng, người làm nên đỉnh cao của loại nhạc này là ca sĩ lừng danh Bob Marley. Anh đã đem tiếng hát của mình đấu tranh chống lại sự phân biệt chủng tộc và những bất công với người da màu.Jamaica cũng là một đất nước với nền văn hoá pha trộn của người Ấn Độ, người Tây Ban Nha, châu Phi, Trung Đông, người Trung Quốc và cả người Anh. Thổ ngữ được chuộng hơn tuy tiếng Anh mới là ngôn ngữ chính thức của đất nước này.
Kingston là trung tâm văn hoá và thương mại của Jamaica. Ở khu trưng bày nghệ thuật, bảo tàng của Bob Marley là nơi thu hút du khách nhiều nhất.[2]
Tôn giáo
Rastafarianism một tôn giáo bản địa Phi châu có 24.020 môn đồ, theo điều tra năm 2001 [4]. Đạo Bahá'í, chiếm khoảng 8000 môn đồ, Phật giáo, và Ấn giáo có 50,000 tín. Có một số dân nhỏ người Do Thái, khoảng 200 người, tự coi họ là Tự do-Bảo thủ.[5] Những người Do Thái đầu tiên ở Jamaica có gốc tích từ đầu thế kỷ 15. Các nhóm Hồi giáo ở Jamaica có 5.000 tín đồ.[4]
Kinh tế
Jamaica có tài nguyên thiên nhiên chủ yếu là bôxít, và có một khí hậu lý tưởng thuận lợi cho nông nghiệp và du lịch. Việc phát hiện ra bôxít trong những năm 1940 và nền kinh tế của Jamaica chuyển từ khai thác đường và chuối sang thành lập các ngành công nghiệp bô xít-nhôm vào thời gian sau đó. Vào những năm 1970, Jamaica đã nổi lên như là một nước dẫn đầu thế giới về xuất khẩu các khoáng chất cũng như được tăng đầu tư nước ngoài.Jamaica phải đối mặt với một số vấn đề nghiêm trọng nhưng nó có tiềm năng cho sự phát triển và hiện đại hóa. Nền kinh tế Jamaica bị bốn năm liên tiếp của nó tăng trưởng âm (0,4%) vào năm 1999. Tất cả các ngành trừ các ngành bôxít/nhôm, năng lượng và du lịch đều giảm mạnh trong năm 1998 và 1999. Năm 2000, Jamaica đã có kinh nghiệm của mình năm đầu tiên của nó có sự phát triển tích cực kể từ năm 1995. Tăng trưởng kinh tế danh nghĩa tiếp tục ngược dòng trong những khoảng với sự tăng trưởng của Hoa Kỳ kể từ đó. Đây là kết quả của việc tiếp tục các chính sách của chính phủ chặt chẽ kinh tế vĩ mô, đã đạt được phần lớn thành công. Lạm phát đã giảm từ 25% năm 1995 còn lạm phát một con số trong năm 2000, đạt được một mức thấp trong nhiều thập kỷ là 4,3% trong năm 2004. Thông qua chương trình can thiệp định kỳ trên thị trường, các ngân hàng trung ương cũng đã ngăn ngừa bất cứ sự đột ngột giảm nào trong tỷ giá hối đoái. Tuy nhiên, đồng đô la Jamaica đã bị trượt giá, bất chấp sự can thiệp, dẫn đến một tỷ giá bình quân của 73,4 J đổi 1 USD và 107,64 J đổi 1 € (Tháng 5 năm 2008).[6] Ngoài ra, lạm phát đã có xu hướng tăng lên kể từ năm 2004 và dự kiến một lần nữa đạt được mức tăng gấp đôi con số 12-13% thông qua năm 2008 do một sự kết hợp của thời tiết bất lợi hại cây trồng và tăng nhập khẩu nông nghiệp và giá năng lượng cao.[7]
Điểm yếu trong lĩnh vực tài chính là đầu cơ và các cấp dưới của việc xói mòn lòng tin đầu tư trong lĩnh vực sản xuất. Chính phủ tiếp tục nỗ lực để tăng giới hạn các khoản nợ mới tại địa phương và thị trường tài chính quốc tế để đáp ứng các nghĩa vụ nợ của mình bằng đồng đô la Mỹ, thu dọn để duy trì thanh khoản tỷ giá hối đoái và để giúp quỹ thâm hụt ngân sách hiện hành.
Các chính sách kinh tế của chính phủ Jamaica khuyến khích đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực mà kiếm được hay tiết kiệm được ngoại tệ, tạo việc làm và sử dụng nguyên vật liệu địa phương. Chính phủ cung cấp một loạt các ưu đãi cho nhà đầu tư, bao gồm cả các cơ sở chuyển tiền để hỗ trợ họ trong việc hồi hương lại tiền của các nước xuất xứ; thời kỳ miễn thuế mà hoãn thuế cho khoảng thời gian của năm; và miễn thuế truy cập cho máy móc và nguyên liệu nhập khẩu cho các doanh nghiệp được chấp thuận. Khu thương mại tự do có kích thích đầu tư vào hàng may mặc, lắp ráp, sản xuất nhẹ, và nhập dữ liệu của các công ty nước ngoài. Tuy nhiên, trong 5 năm qua, ngành công nghiệp dệt may đã bị giảm thu nhập xuất khẩu, tiếp tục đóng cửa nhà máy, và tỷ lệ thất nghiệp tăng cao. Điều này có thể được quy trách nhiệm cho cuộc cạnh tranh dữ dội, sự vắng mặt của hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) tính thay đổi, thuốc nhiễm độc trì hoãn giao hàng, và chi phí cao, hoạt động, bao gồm cả chi phí an ninh. Chính phủ Jamaica hy vọng để khuyến khích hoạt động kinh tế thông qua sự kết hợp của tư nhân hoá, chuyển dịch cơ cấu ngành tài chính, giảm lãi suất, và bằng cách thúc đẩy du lịch và các hoạt động sản xuất liên quan.
Hình ảnh
Xem thêm
Chú thích
- ^ “Taíno Dictionary” (bằng tiếng Tây Ban Nha). Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2007. Đã bỏ qua tham số không rõ
|illistrator=
(trợ giúp) - ^ http://www.vemaybaythegioi.com/news/Du-lich-Chau-My/Gioi-thieu-dat-nuoc-con-nguoi-Jamaica-601/
- ^ [1]
- ^ Lỗi chú thích: Thẻ
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tênstate2007
- ^ Haruth Communications, Harry Leichter. “Jamaican Jews”. Haruth.com. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2009.
- ^ FXHistory - Lịch sử tỷ giá trao đổi ngoại tệ
- ^ Jamaica's economic and financial market outlook for 2008 - JAMAICAOBSERVER.COM
Tham khảo
Liên kết ngoài
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và phương tiện truyền tải về Jamaica |
Tìm thêm về Jamaica tại những đồng dự án của Wikipedia: | |
Từ điển ở Wiktionary | |
Sách ở Wikibooks | |
Cẩm nang du lịch ở Wikivoyage | |
Hồ sơ ở Wikiquote | |
Văn kiện ở Wikisource | |
Hình ảnh và phương tiện ở Commons | |
Tin tức ở Wikinews | |
Tài liệu giáo dục ở Wikiversity |
- Thông tin trên BKTT VN
- Official website of Queen Elizabeth as Queen of Jamaica
- The Cabinet Office of the Government of Jamaica
- Wikimedia Atlas của Jamaica, có một số bản đồ liên quan đến Jamaica.
Wikivoyage có chỉ dẫn du lịch về Jamaica |
|
|
World Wide Web
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
World Wide Web, gọi tắt là Web hoặc WWW, mạng lưới toàn cầu là một không gian thông tin toàn cầu mà mọi người có thể truy nhập (đọc và viết) qua các máy tính nối với mạng Internet. Thuật ngữ này thường được hiểu nhầm là từ đồng nghĩa với chính thuật ngữ Internet. Nhưng Web thực ra chỉ là một trong các dịch vụ chạy trên Internet, ngoài Web ra còn các dịch vụ khác như thư điện tử hoặc FTP.
Web được viện sĩ Viện Hàn lâm Anh Tim Berners-Lee, một chuyên gia tại CERN[1], Geneva, Switzerland phát minh ngày 12 tháng 3 năm 1989[2][3]. Khởi đầu nó chỉ là một dự án liên lạc nội bộ của CERN, nhưng Berners-Lee nhận ra ý tưởng này có thể thực hiện với quy mô toàn cầu.[4] Berners-Lee và Robert Cailliau, đồng nghiệp của ông tại CERN đề xuất vào năm 1990 sử dụng siêu văn bản "để liên kết và truy cập thông tin như một mạng lưới các nút trong đó người dùng có thể duyệt thông tin theo ý muốn" [5], và và Berners-Lee đã hoàn thành trang web đầu tiên vào tháng 12 năm đó.[6] Trang web được kiểm tra thành công ngày 20 tháng 12 năm 1990 và Berners-Lee thông báo về ý tưởng này trên alt.hypertext vào ngày 7 tháng 8 năm 1991[7].
Ngày 12 tháng 3 năm 1989, Tim Berners-Lee đã viết một dự án nhắc tới ENQUIRE, một dự án cơ sở dữ liệu và phần mềm đã được Berners-Lee xây dựng vào năm 1980, nhằm mô tả một hệ thống quản lý thông tin phức tạp hơn.[9]
Với sự giúp đỡ của đồng nghiệp Robert Cailliau, ông xuất bản một đề nghị chính thức vào ngày 12 tháng 11 năm 1990 để xây dựng một dự án "siêu văn bản" được gọi là "WorldWideWeb" (còn gọi là "W3") như là một "mạng lưới" của các "tài liệu siêu văn bản", xem qua "trình duyệt" sử dụng một kiến trúc client-server[5].Đề xuất này ước tính rằng một mạng lưới thông tin chỉ đọc sẽ được phát triển trong vòng ba tháng và mạng lưới sẽ mất sáu tháng để đạt được việc "độc giả tạo ra các liên kết mới và bài viết mới, [để] ai cũng trở thành tác giả của Web" cũng như "khả năng tự động thông báo đến độc giả khi có bài mới với chủ đề anh ta quan tâm đã phát sinh." Trong khi mục tiêu trang web chỉ đọc đã được đáp ứng, việc toàn cầu hóa dữ liệu mất nhiều thời gian để trưởng thành hơn, với các khái niệm wiki, WebDAV, blog, Web 2.0 và RSS/Atom.[10]
Các tài liệu trên World Wide Web được lưu trữ trong một hệ thống siêu văn bản (hypertext), đặt tại các máy tính trong mạng Internet. Người dùng phải sử dụng một chương trình được gọi là trình duyệt web (web browser) để xem siêu văn bản. Chương trình này sẽ nhận thông tin (documents) tại ô địa chỉ (address) do người sử dụng yêu cầu (thông tin trong ô địa chỉ được gọi là URL (Uniform Resource Locator)), rồi sau đó chương trình sẽ tự động gửi thông tin đến máy chủ chứa trang web (web server) và hiển thị trên trình duyệt của người xem. Người dùng có thể theo các liên kết siêu văn bản (hyperlink) trên mỗi trang web để nối với các tài liệu khác hoặc gửi thông tin phản hồi theo máy chủ trong một quá trình tương tác. Hoạt động truy tìm theo các siêu liên kết thường được gọi là duyệt Web.
Quá trình này cho phép người dùng có thể lướt các trang web để lấy thông tin. Tuy nhiên độ chính xác và chứng thực của thông tin không được đảm bảo.
Video yêu thích
Web được viện sĩ Viện Hàn lâm Anh Tim Berners-Lee, một chuyên gia tại CERN[1], Geneva, Switzerland phát minh ngày 12 tháng 3 năm 1989[2][3]. Khởi đầu nó chỉ là một dự án liên lạc nội bộ của CERN, nhưng Berners-Lee nhận ra ý tưởng này có thể thực hiện với quy mô toàn cầu.[4] Berners-Lee và Robert Cailliau, đồng nghiệp của ông tại CERN đề xuất vào năm 1990 sử dụng siêu văn bản "để liên kết và truy cập thông tin như một mạng lưới các nút trong đó người dùng có thể duyệt thông tin theo ý muốn" [5], và và Berners-Lee đã hoàn thành trang web đầu tiên vào tháng 12 năm đó.[6] Trang web được kiểm tra thành công ngày 20 tháng 12 năm 1990 và Berners-Lee thông báo về ý tưởng này trên alt.hypertext vào ngày 7 tháng 8 năm 1991[7].
Mục lục
Lịch sử
Ngày 12 tháng 3 năm 1989, Tim Berners-Lee đã viết một dự án nhắc tới ENQUIRE, một dự án cơ sở dữ liệu và phần mềm đã được Berners-Lee xây dựng vào năm 1980, nhằm mô tả một hệ thống quản lý thông tin phức tạp hơn.[9]
Với sự giúp đỡ của đồng nghiệp Robert Cailliau, ông xuất bản một đề nghị chính thức vào ngày 12 tháng 11 năm 1990 để xây dựng một dự án "siêu văn bản" được gọi là "WorldWideWeb" (còn gọi là "W3") như là một "mạng lưới" của các "tài liệu siêu văn bản", xem qua "trình duyệt" sử dụng một kiến trúc client-server[5].Đề xuất này ước tính rằng một mạng lưới thông tin chỉ đọc sẽ được phát triển trong vòng ba tháng và mạng lưới sẽ mất sáu tháng để đạt được việc "độc giả tạo ra các liên kết mới và bài viết mới, [để] ai cũng trở thành tác giả của Web" cũng như "khả năng tự động thông báo đến độc giả khi có bài mới với chủ đề anh ta quan tâm đã phát sinh." Trong khi mục tiêu trang web chỉ đọc đã được đáp ứng, việc toàn cầu hóa dữ liệu mất nhiều thời gian để trưởng thành hơn, với các khái niệm wiki, WebDAV, blog, Web 2.0 và RSS/Atom.[10]
Chức năng
Các thuật ngữ Internet và World Wide Web thường được sử dụng hàng ngày mà không có nhiều khác biệt. Tuy nhiên, Internet và World Wide Web không giống nhau. Internet là một hệ thống toàn cầu của mạng máy tính kết nối với nhau. World Wide Web chỉ là một trong những dịch vụ chạy trên Internet. Nó là một tập hợp các tài liệu văn bản và các tài nguyên khác được liên kết bởi các siêu liên kết và URL, do Trình duyệt web truy cập từ máy chủ web.[11]Các tài liệu trên World Wide Web được lưu trữ trong một hệ thống siêu văn bản (hypertext), đặt tại các máy tính trong mạng Internet. Người dùng phải sử dụng một chương trình được gọi là trình duyệt web (web browser) để xem siêu văn bản. Chương trình này sẽ nhận thông tin (documents) tại ô địa chỉ (address) do người sử dụng yêu cầu (thông tin trong ô địa chỉ được gọi là URL (Uniform Resource Locator)), rồi sau đó chương trình sẽ tự động gửi thông tin đến máy chủ chứa trang web (web server) và hiển thị trên trình duyệt của người xem. Người dùng có thể theo các liên kết siêu văn bản (hyperlink) trên mỗi trang web để nối với các tài liệu khác hoặc gửi thông tin phản hồi theo máy chủ trong một quá trình tương tác. Hoạt động truy tìm theo các siêu liên kết thường được gọi là duyệt Web.
Quá trình này cho phép người dùng có thể lướt các trang web để lấy thông tin. Tuy nhiên độ chính xác và chứng thực của thông tin không được đảm bảo.
Các web servers
Tính riêng tư
Sở hữu trí tuệ
Các tiêu chuẩn
Khả năng truy cập
Quốc tế hóa
Thống kê
Tốc độ
Thất vọng về các vấn đề tắc nghẽn trong cơ sở hạ tầng Internet và độ trễ cao do trình duyệt chậm đã dẫn đến một tên miệt thị cho World Wide Web: World Wide Wait[12] (chờ đa quốc gia.) Việc tăng tốc Internet được thảo luận liên tục với việc sử dụng các công nghệ ngang hàng và QoS. Các giải pháp khác để giảm ùn tắc có thể được tìm thấy tại W3C.[13] Nói chung, thời gian đáp ứng web là:[14]- 0,1 giây (một phần mười của một giây). Thời gian đáp ứng lý tưởng. Người dùng không cảm nhận được bất kỳ sự gián đoạn nào.
- 1 giây. Thời gian đáp ứng cao nhất có thể chấp nhận được. Tải trang trên 1 giây làm gián đoạn kinh nghiệm người dùng.
- 10 giây. Thời gian đáp ứng không thể chấp nhận. Kinh nghiệm người dùng bị gián đoạn và người dùng có khả năng rời khỏi trang web hoặc hệ thống.
Xem thêm
Đọc thêm
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và phương tiện truyền tải về World Wide Web |
- Berners-Lee, Tim; Bray, Tim; Connolly, Dan; Cotton, Paul; Fielding, Roy; Jeckle, Mario; Lilley, Chris; Mendelsohn, Noah; Orchard, David; Walsh, Norman; Williams, Stuart (15 tháng 12 năm 2004). Architecture of the World Wide Web, Volume One. Version 20041215. W3C.
- Fielding, R.; Gettys, J.; Mogul, J.; Frystyk, H.; Masinter, L.; Leach, P.; Berners-Lee, T. (tháng 6 năm 1999). Hypertext Transfer Protocol – HTTP/1.1. Request For Comments 2616. Information Sciences Institute.
- Niels Brügger, ed. Web History (2010) 362 pages; Historical perspective on the World Wide Web, including issues of culture, content, and preservation.
- Polo, Luciano (2003). “World Wide Web Technology Architecture: A Conceptual Analysis”. New Devices.
- Skau, H.O. (tháng 3 năm 1990). “The World Wide Web and Health Information”. New Devices.
Link ngoài
Wikibooks có một quyển sách tựa đề Nets, Webs and the Information Infrastructure |
- The first website[15]
- Early archive of the first Web site
- Internet Statistics: Growth and Usage of the Web and the Internet
- Living Internet A comprehensive history of the Internet, including the World Wide Web.
- Web Design and Development tại Dự án thư viện mở (trang đề nghị)
- World Wide Web Consortium (W3C)
- W3C Recommendations Reduce "World Wide Wait"
- World Wide Web Size Daily estimated size of the World Wide Web.
- Antonio A. Casilli, Some Elements for a Sociology of Online Interactions
- The Erdős Webgraph Server offers weekly updated graph representation of a constantly increasing fraction of the WWW.
Tham khảo
- ^ “Le Web a été inventé... en France!”. Le Point. 1 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2013.
- ^ http://googleblog.blogspot.com/2014/03/on-25th-anniversary-of-web-lets-keep-it.html
- ^ Quittner, Joshua (29 tháng 3 năm 1999). “Tim Berners Lee – Time 100 People of the century”. Time Magazine. Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2010. “He wove the World Wide Web and created a mass medium for the 21st century. The World Wide Web is Berners-Lee's alone. He designed it. He loosed it on the world. And he more than anyone else has fought to keep it open, nonproprietary and free.”
- ^ WorldWideWeb: Proposal for a HyperText Project. W3.org (1990-11-12). Retrieved on 2013-07-17.
- ^ a ă "Berners-Lee, Tim; Cailliau, Robert (12 tháng 11 năm 1990). “WorldWideWeb: Proposal for a hypertexts Project”. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2009.
- ^ Berners-Lee, Tim. “Pre-W3C Web and Internet Background”. World Wide Web Consortium. Truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2009.
- ^ "Aug. 7, 1991: Ladies and Gentlemen, the World Wide Web" Wired. Retrieved 15 June 2013.
- ^ von Braun, Wernher (tháng 5 năm 1970). “TV Broadcast Satellite”. Popular Science: 65–66. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2011.
- ^ Berners-Lee, Tim (tháng 3 năm 1989). “Information Management: A Proposal”. W3C. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2009.
- ^ “Tim Berners-Lee's original World Wide Web browser”. “With recent phenomena like blogs and wikis, the Web is beginning to develop the kind of collaborative nature that its inventor envisaged from the start.”
- ^ “The W3C Technology Stack”. World Wide Web Consortium. Truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2009.
- ^ “World Wide Wait”. TechEncyclopedia. United Business Media. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2009.
- ^ Khare, Rohit and Jacobs, Ian (1999). “W3C Recommendations Reduce 'World Wide Wait'”. World Wide Web Consortium. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2009.
- ^ Nielsen, Jakob (from Miller 1968; Card et al. 1991) (1994). “5”. Usability Engineering: Response Times: The Three Important Limits. Morgan Kaufmann. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2009.
- ^ “http://info.cern.ch - home of the first website”. CERN. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2014.
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và phương tiện truyền tải về World Wide Web |
|
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
Trở về trang chính
Hoàng Kim, hoangkim, hoangkimvietnam, Ngọc Phương Nam, Chào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, Khát khao xanh, Dayvahoc,Học mỗi ngày, Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống, Thơ cho con
No comments:
Post a Comment