Tuesday, August 26, 2014

Chào ngày mới 27 tháng 8


Vị trí của Moldova
CNM365 Chào ngày mới 27 tháng 8. Wikipedia Ngày này năm xưa.  Ngày Độc lập tại Moldova (1991) (hình) . Năm 1896Chiến tranh Anh–Zanzibar, cuộc chiến tranh ngắn nhất trong lịch sử thế giới, diễn ra trong 45 phút giữa Anh và Zanzibar. Năm 1939 – Máy bay động cơ tuốc bin phản lực Heinkel He 178 có chuyến bay đầu tiên, là loại máy bay phản lực đầu tiên trên thế giới. Năm 1955Sách Kỷ lục Guinness được xuất bản lần đầu tiên tại Anh. Năm 2003 – Bắt đầu vòng đàm phán đầu tiên của Đàm phán Sáu bên (hình) nhằm tìm một giải pháp hòa bình cho vấn đề vũ khí hạt nhân của Triều Tiên.

Moldova

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Republica Moldova

Flag of Moldova.svg Coat of arms of Moldova.svg
Quốc kỳ Huy hiệu
Vị trí của Moldova
Khẩu hiệu
Không có
Quốc ca
'Limba noastră  (tiếng România)Ngôn ngữ của chúng ta
Hành chính
Chính phủ Cộng hòa nghị viện
Tổng thống
Thủ tướng
Mihai Ghimpu
Vlad Filat
Ngôn ngữ chính thức tiếng Moldova1
(tiếng România)
Thủ đô Chişinău
47°0′B, 28°55′Đ
Thành phố lớn nhất thủ đô
Địa lý
Diện tích 33.843 km² (hạng 139)
Diện tích nước 1,4% %
Múi giờ EET (UTC+2); mùa hè: EEST (UTC+3)
Lịch sử
Dân cư
Dân số ước lượng (tháng 1, 2006) 3.395.6002 người (hạng 1213)
Dân số (2004) 3.383.3322 người
Mật độ 111 người/km² (hạng 81)
Kinh tế
GDP (PPP) (2005) Tổng số: 9,367 triệu đô la Mỹ
HDI (2007) 0,708 trung bình (hạng 111)
Đơn vị tiền tệ leu Moldovan (MDL)
Thông tin khác
Tên miền Internet .md
Moldova /mɒlˈdoʊvə/ , tên chính thức Cộng hoà Moldova (Republica Moldova) là một quốc gia nằm kín trong lục địaĐông Âu, giữa România ở phía tây và Ukraina ở phía bắc, đông và nam.
Thời cổ đại, lãnh thổ hiện nay của nước này là một phần của Dacia, sau đó nó rơi vào vùng ảnh hưởng của Đế chế La Mã. Thời Trung Cổ, đa phần lãnh thổ hiện nay của Moldova là một phần của Công quốc Moldavia. Năm 1812, vùng phía đông của công quốc này bị sáp nhập bởi Đế chế Nga và được gọi là Bessarabia. Từ năm 1856 tới năm 1878, hai tỉnh phía nam quay trở lại với Moldavia, và vào năm 1859 chúng thống nhất với Wallachia để trở thành Romania hiện đại.
Ngay khi Đế chế Nga bị giải tán năm 1917, một nhà nước Cộng hoà Dân chủ Moldavia, đầu tiên là tự trị, sau đó là độc lập được thành lập, và gia nhập Romania năm 1918. Năm 1940, Bessarabia bị chiếm đóng bởi Liên xô (với sự đồng ý của Đức quốc xã theo Nghị định thư Phụ lục Bí mật của Hiệp ước Xô-Đức), và bị phân chia giữa Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Ukraina và nhà nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Moldavia mới thành lập.
Sau khi bị giành giật qua lại trong giai đoạn 1941 và 1944 trong Thế chiến II, lãnh thổ của quốc gia Moldova hiện đại bị Liên xô sáp nhập cho tới khi nó giành lại độc lập ngày 27 tháng 8 năm 1991. Moldova được chấp nhận vào Liên hiệp quốc tháng 3 năm 1992.
Tháng 9 năm 1990, một chính phủ ly khai được thành lập tại Transnistria, dải lãnh thổ Moldova trên bờ đông sông Dniester. Không quốc gia thành viên Liên hiệp quốc nào công nhận chính quyền này.
Nước này theo chế độ dân chủ nghị viện với một tổng thốnglãnh đạo quốc gia và một thủ tướnglãnh đạo chính phủ. Moldova là một quốc gia thành viên của Liên hiệp quốc, Hội đồng châu Âu, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE), GUAM, Cộng đồng các quốc gia độc lập, Tổ chức Hợp tác Kinh tế biển Đen (BSEC) và các tổ chức quốc tế khác. Moldova hiện mong muốn gia nhập Liên minh châu Âu,[1] và đã thực hiện Kế hoạch Hành động ba năm đầu tiên bên trong khuôn khổ Chính sách Láng giềng châu Âu (ENP).[2]

Địa lý

Bài chi tiết: Địa lý Moldova
Thung lũng Dniester
Phần lớn nhất của đất nước nằm giữa hai con sông, DniesterPrut. Biên giới phía tây Moldova được hình thành bởi sông Prut, nó nhập vào sông Danube trước khi đổ ra biển Đen. Moldova có đoạn tiếp cận sông Danube chỉ dài khoảng 480m, và Giurgiuleşti là cảng duy nhất của Moldova trên sông Danube. Ở phía đông, Dniester là con sông chính, chảy xuyên quốc gia từ bắc đến nam, nhận nước từ các con sông Răut, Bâc, Ichel, Botna. Ialpug chảy vào một trong các cửa sông của Danube, trong khi Cogâlnic đổ vào dãy cửa sông trên biển Đen.
Moldova là quốc gia nằm kín trong lục địa, thậm chí khi nước này ở rất gần biển Đen. Tuy hầu hết đất nước là đồi núi, độ cao không bao giờ vượt quá 430m — điểm cao nhất là Đồi Bălăneşti. Các ngọn đồi tại Moldova là một phần của Cao nguyên Moldavia, về mặt địa lý bắt nguồn từ dãy Núi Carpathian. Các phần phụ của nó tại Moldova gồm Đồi Dniester (Đồi Bắc MoldaviaDãy Dniester-Rāut), Đồng bằng Moldavia (Thung lũng Trung PrutThảo nguyên Bălţi), và Cao nguyên Trung Moldavia (Đồi Ciuluc-Soloneţ, Đồi Corneşti (Codri Massive) - Codri, có nghĩa "rừng" -, Đồi Hạ Dniester, Thung lũng Hạ Prut, và Đồi Tigheci). Ở phía nam, nước này có một vùng đất phẳng nhỏ, Đồng bằng Bugeac. Lãnh thổ Moldova ở phía đông sông Dniester bị chia tách giữa các phần của Cao nguyên Podolia, và các phần của Thảo nguyên Âu Á.
Các thành phố lớn của nước này là thủ đô Chişinău, ở trung tâm đất nước, Tiraspol (ở vùng phía đông Transnistria), Bălţi (ở phía bắc) và Tighina (ở phía đông nam).

Tài nguyên

Bài chi tiết: Tên Moldova
Tên Moldova xuất xứ từ tên Sông Moldova; châu thổ của con sông này từng là một trung tâm chính trị khi Công quốc Moldavia được thành lập năm 1359. Nguồn gốc của tên sông vẫn chưa sáng tỏ hoàn toàn. Có một giải thích (một truyền thuyết) về việc hoàng tử Dragoş đặt tên cho con sông sau khi săn một chú bò rừng Châu Âu: Sau cuộc đi săn, chú chó ăn Molda đã kiệt sức của ông chết đuối trên sông. Tên của chú chó đã được đặt cho con sông, và cuối cùng là cả Công quốc, theo Dimitrie CantemirGrigore Ureche.[3]

Lịch sử

Bài chi tiết: Lịch sử Moldova
Thời Cổ đại lãnh thổ Moldova là nơi sinh sống của các bộ tộc Dacian. Giữa thế kỷ thứ 1 và thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên, vùng phía nam thỉnh thoảng nằm dưới quyền kiểm soát của các Đế chế La Mã và sau đó là Byzantine. Vì vị trí chiến lược của nó là cầu nối giữa châu Áchâu Âu, lãnh thổ Moldova hiện đại nhiều lần trong thời kỳ cuối cổ đại và đầu thời Trung Cổ đã bị người Goths, Huns, Avars, Magyars, Pechenegs, Cumans, và Mông Cổ xâm lược. Những cuộc tấn công của người Tatar tiếp tục sau sự thành lập Công quốc Moldavia năm 1359, với các biên giới là dãy núi Carpathian ở phía tây, sông Dniester ở phía đông và sông Danubebiển Đen ở phía nam. Lãnh thổ của nó gồm lãnh thổ hiện tại của Cộng hoà Moldova, tám trong số 41 tỉnh ở phía đông Romania, và vùng tỉnh ChernivtsiBudjak của Ukraina. Như nước cộng hoà hiện tại, nó được người địa phương gọi là Moldova. Năm 1538, công quốc trở thành một chư hầu của Đế chế Ottoman, nhưng vẫn giữ được một phần tự trị bên trong và bên ngoài.
Năm 1812, theo Hiệp ước Bucharest giữa Đế chế Ottoman (trong đó Moldavia là một chư hầu) và Đế chế Nga, Đế chế Ottoman nhượng nửa phía đông Công quốc Moldavia, dọc Khotyn và Bessarabia cũ (Budjak hiện đại), dù có nhiều cuộc phản đối của người Moldavia. Ban đầu, người Nga dùng cái tên "'Oblast' (tỉnh) Moldavia và Bessarabia", cho phép họ có quyền tự trị rộng lớn, nhưng sau này (năm 1828) ngưng chính quyền tự quản và gọi nó là Guberniya của Bessarabia, hay đơn giản Bessarabia, bắt đầu quá trình Nga hoá, một phần của chính sách này tại Bessarabia là bài trừ yếu tố Romania bằng cách cấm giáo dụclễ hội tôn giáo bằng tiếng România từ sau thập niên 1860; hậu quả là một tỷ lệ biết chữ cực thấp (năm 1897 xấp xỉ 18% nam giới, xấp xỉ 4% nữ giới biết chữ).[4] Phần phía tây Moldavia (không phải là một phần của Moldova hiện nay) vẫn là một công quốc tự trị, và vào năm 1859, thống nhất với Wallachia để hình thành Vương quốc Romania. Năm 1856, Hiệp ước Paris chứng kiến ba tỉnh của Bessarabia - Cahul, BolgradIsmail - quay trở lại với Moldavia, nhưng vào năm 1878, Hiệp ước Berlin chứng kiến Vương quốc Romania trả lại chúng cho Đế chế Nga. Trong thế kỷ 19, chính quyền Nga[5] khuyến khích thực dân hoá các phần của vùng bởi người Ukraina, Lipovan, Cossack, Bulgari,[6] Đức,[7] Gagauz, và cho phép định cư thêm nhiều người Do Thái; tỷ lệ dân cư là người Moldova giảm từ khoảng 86% năm 1816[8] xuống khoảng 52% năm 1905.[9]
Một bích hoạ nhà thờ thể hiện Ștefan Vĩ đại, người trị vì công quốc Moldavia từ 1457 tới 1504, và là nhân vật lịch sử nổi tiếng nhất của Moldavia
Công quốc Moldavia năm 1483
Các lãnh thổ Công quốc Moldavia thời Trung Cổ hiện bị phân chia giữa România (tây Moldavia với nam Bukovina) xanh dương, Moldova (lõi của Bessarabia) xanh lá cây, và Ukraina (nam Bessarabiatỉnh Chernivtsi) đỏ.
Thế chiến I đã khiến người dân địa phương nhận thức cao hơn về chính trị và văn hoá (quốc gia), có 300,000 người Bessarabian đăng ký gia nhập Quân đội Nga được thành lập năm 1917; bên trong các đơn vị lớn hơn nhiều "Hội đồng Binh sĩ Moldavia" được thành lập. Sau Cách mạng Nga năm 1917, một nghị viện Bessarabia, Sfatul Ţării, được bầu vào tháng 10 tháng 11 năm 1917 và khai mạc ngày 3 tháng 12 năm 1917 hoặc 21 tháng 11 năm 1917 theo lịch cũ, tuyên bố nhà nước Cộng hoà Dân chủ Moldavia (15 tháng 12, hay 2 tháng 12 năm 1917) bên trong nhà nước liên bang Nga, và thành lập chính phủ của họ (21 tháng 12 hay 8 tháng 12 năm 1917). Bessarabia tuyên bố độc lập khỏi Nga (6 tháng 2 hay 24 tháng 1 năm 1918), và, vào ngày 9 tháng 4 hay 27 tháng 3 năm 1918, với sự hiện diện của Quân đội Romania tiến vào trong vùng nhằm đối phó với một nỗ lực đào chính Bolshevik đầu tháng 1, Sfatul Ţării quyết định với 86 phiếu thuận và 3 phiếu chống và 36 phiếu trắng, thống nhất với Vương quốc Romania, với điều kiện thực hiện cải ruộng đất, tự trị địa phương, và tôn trọng các quyền con người. Các điều kiện bị huỷ bỏ sau khi BukovinaTransilvania cũng gia nhập Vương quốc Romania.[10][11][12][13][14] Liên minh này được các quốc gia Đồng Minh công nhận trong Hiệp ước Paris (1920).[15] Tuy nhiên, nước Nga cộng sản mới được thành lập, không công nhận quyền cai quản của Romania với Bessarabia.[16] Hơn nữa, Liên xô coi vùng này là lãnh thổ Liên xô nằm dưới sự chiếm đóng của Romania.
Sau thất bại của cuộc Nổi dậy Tatarbunary năm 1924, vùng Transnistria láng giềng, một phần của Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Ukraina thời ấy, được thành lập thành Moldavian ASSR. Tháng 8 năm 1939, Hiệp ước Molotov-Ribbentrop và nghị định bí mật thêm vào của nó được ký kết, theo đó Phát xít Đức công nhận Bessarabia thuộc vùng ảnh hưởng của Liên xô, điều này giúp Liên xô mạnh mẽ khôi phục tuyên bố chủ quyền với vùng đất này.[17] Dù Liên xô và Romania đồng ý nguyên tắc giải pháp phi bạo lực cho những tranh chấp lãnh thổ trong Hiệp ước Kellogg-Briand năm 1928 và Hiệp ước London tháng 7 năm 1933, ngày 28 tháng 6 năm 1940, sau khi ra một tối hậu thư với Romania, Liên xô, với sự hậu thuẫn tinh thần của Phát xít Đức, chiếm Bessarabia và phần phía bắc của Bukovina, thành lập Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Moldavia,[17] gồm khoảng 70% của Bessarabia, và 50% của Moldavian ASSR hiện đã giải tán.
Sự kiện này dẫn tới sự thay đổi chính trị lớn tại Romania, nước này huỷ bỏ hiệp ước liên minh với Pháp và Anh và quay sang thân cận với Đức và cuối cùng là sự thành lập các chính phủ ủng hộ Phát xít. Bằng cách tham gia vào cuộc xâm lược của phe Trục vào Liên xô năm 1941, Romania chiếm lại các lãnh thổ Bessarabia đã mất, và bắc Bukovina, nhưng chính quyền quân sự của nó cũng tiếp tục chiến tranh sâu vào trong lãnh thổ Liên xô. Tại Transnistria bị chiếm đóng, các lực lượng Romania, cùng với người Đức, đã trục xuất hay tiêu diệt khoảng 300,000 người Do Thái, gồm 147,000 người từ Bessarabia và Bukovina (trong con số sau này, xấp xỉ 90,000 người thiệt mạng).[18] Quân đội Liên xô tái chiếm vùng này trong thời gian từ tháng 2 tới tháng 4 năm 1944, và tái lập nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Moldavia. Khoảng 150,000 lính Moldova đã thiệt mạng trong Thế chiến II, gồm khoảng 50,000 người thuộc quân đội Romania (gồm cả tù binh chiến tranh), và khoảng 100,000 trong quân đội Liên xô.
Trong giai đoạn cầm quyền của Stalin (1940-1941, 1944-1953), những cuộc trục xuất người dân địa phương tới bắc Urals, Siberia, và bắc Kazakhstan diễn ra thường xuyên, những cuộc trục xuất lớn nhất diễn ra ngày 12–13 tháng 6 năm 1941, và 5-6 tháng 7 năm 1949, chỉ riêng tại nhà nước Cộng hoà Xã hộ chủ nghĩa Moldova đã là 18,392 người[19] và 35,796 người.[20] Các hình thức khủng bố khác của Liên xô với dân chúng gồm 32,433 vụ bắt giữ chính trị, tiếp đó là Gulag hay (trong 8,360 trường hợp) hành quyết, tập thể hoá, tiêu diệt kinh tế tư nhân, và hạ tầng (chủ yếu trong cuộc rút lui năm 1941). Năm 1946, là hậu quả của nhiều cuộc hạn hán nghiêm trọng cộng với những hạn mức đóng góp bắt buộc do chính phủ Liên xô áp đặt, vùng tây nam Liên xô gặp nạn đói nghiêm trọng.[21] Năm 1946-1947, ít nhất 216,000 người chết và khoảng 350,000 trường hợp loạn dưỡng đã được các nhà sử học xác minh chỉ riêng tại Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Moldavia.[20] Những sự kiện tương tự diễn ra trong thập niên 1930 tại Moldavian ASSR.[20] Năm 1944-53, có nhiều nhóm chống đối Liên xô tại Moldova; tuy nhiên NKVD và sau này là MGB đã tìm cách bắt giữ, hành quyết và trục xuất các thành viên của chúng.[20]
Giai đoạn hậu chiến chứng kiến sự di cư ở tầm rộng lớn của các sắc tộc Nga, Ukraina, và các nhóm sắc tộc khác vào trong nhà nước cộng hoà Xô viết mới, đặc biệt là vào các vùng đô thị, một phần để bù cho những thiệt hại nhân khẩu do các cuộc di cư năm 1940 và 1944 gây ra.[22] Chính phủ Liên xô tiến hành một chiến dịch khuyến khích bản sắc dân tộc Moldova, tách biệt nó khỏi bản sắc Romania, dựa trên một lý thuyết được phát triển trong thời nhà nước Moldavian ASSR (1924-1940) còn tồn tại. Chính sách chính thức của Liên xô xác nhận rằng ngôn ngữ được người Moldova sử dụng khác biệt với tiếng România (xem Chủ nghĩa Moldova). Để phân biệt hai loại tiếng này, trong thời Liên xô, tiếng Moldova được viết theo ký tự Kirin, trái với tiếng România, từ năm 1860 đã được viết theo ký tự Latinh. Tuy nhiên, không phải mọi điều dưới thời Xô viết đều xấu xa, và sau cái chết của Stalin những cuộc đàn áp đã thay đổi từ đàn áp số đông sang đàn áp cá nhân. Hơn nữa, trong thập niên 1970 và 1980, Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Moldavia nhận được các khoản trợ cấp lớn từ ngân sách Liên xô để phát triển các cơ sở công nghiệp và khoa học cũng như nhà ở. Năm 1971, Hội đồng Bộ trưởng Liên xô thông qua một quyết định "Về các biện pháp pháp triển hơn nữa thành phố Kishinev" (Chişinău hiện đại), cung cấp hơn một tỷ ruble từ ngân sách Liên xô cho các dự án xây dựng;[23] các quyết định sau đó cũng cung cấp các khoản tiền lớn và gửi các chuyên gia từ các vùng khác của Liên xô tới giúp phát triển ngành công nghiệp Moldova.
Trong các điều kiện chính trị mới được tạo lập sau năm 1985 từ chính sách glasnost do Mikhail Gorbachev đề xướng năm 1986, để hỗ trợ perestroika (tái cơ cấu), một Phong trào Dân chủ Moldova (tiếng Romania: Mişcarea Democratică din Moldova) được hình thành, và vào năm 1989 bắt đầu được gọi là Mặt trận Nhân dân Moldova (FPM; tiếng Romania: Frontul Popular din Moldova),[24][25] tư tưởng của nó dựa trên chủ nghĩa quốc gia lãng mạn. Cùng với nhiều nước cộng hoà thuộc Liên xô khác, từ năm 1988 trở về sau, Moldova bắt đầu chuyển sang khunh hướng độc lập. Ngày 27 tháng 8 năm 1989, FPM tổ chức một cuộc tuần hành nhân dân lớn tại Chişinău, được gọi là Đại Quốc Hội (tiếng Romania: Marea Adunare Naţională), gây áp lực với chính quyền Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô viết Moldavia thông qua một luật ngôn ngữ ngày 31 tháng 8 năm 1989 tuyên bố tiếng Moldova được viết bằng ký tự Latinh là ngôn ngữ của nhà nước. Sự tương đồng của nó với tiếng România cũng được tái lập.[24][26]
Cuộc bầu cử nghị viện địa phương dân chủ đầu tiên được tổ chức vào tháng 2 và tháng 3 năm 1990. Mircea Snegur được bầu làm Người phát ngôn Nghị viện, và Mircea Druc làm Thủ tướng. Ngày 23 tháng 6 năm 1990, Nghị viện thông qua Tuyên bố về Chủ quyền của "Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô viết Moldova", tuyên bố, cùng với những thứ khác, quy định sự ưu tiên của luật pháp Moldova so với luật pháp của Liên xô.[24] Sau thất bại của cuộc đảo chính Liên xô năm 1991, ngày 27 tháng 8 năm 1991, Moldova tuyên bố độc lập. Ngày 21 tháng 12 cùng năm, Moldova, cùng với hầu hết các nước cộng hoà cũ của Liên xô, ký đạo luật cơ bản hình thành Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS) hậu Xô viết. Tự tuyên bố mình là một nhà nước trung lập, không gia nhập phái quân sự của CIS. Ba tháng sau, ngày 2 tháng 3 năm 1992, nước này được Liên hiệp quốc công nhận chính thức là một quốc gia độc lập. Năm 1994, Moldova trở thành một Đối tác vì Hoà bình của NATO và cũng là một thành viên của Hội đồng châu Âu ngày 29 tháng 6 năm 1995.[24]
Tại vùng phía đông sông Dniester, Transnistria, gồm một tỷ lệ lớn người sắc tộc NgaUkraina ủng hộ Nga (51%, năm 1989, người Moldova chiếm 40%), và là nơi có sở chỉ huy nhiều đơn vị thuộc Quân đoàn Bảo vệ Xô viết số 14 đóng quân, một nhà nước "Cộng hoà Transdnestrian Moldova" (TMR) được tuyên bố thành lập ngày 16 tháng 8 năm 1990, với thủ đô đặt tại Tiraspol.[24] Động cơ phía sau hành động này là mối lo ngại sự trỗi dậy của chủ nghĩa quốc gia tại Moldova và dự định thống nhất với România ngay sau khi ly khai khỏi Liên xô. Vào mùa đông năm 1991-1992 những cuộc đụng độ đã xảy ra giữa các lực lượng Transnistrian, được các lực lượng bên trong Quân đoàn 14 ủng hộ, và cảnh sát Moldova. Từ mùng 2 tháng 3 tới 26 tháng 7 năm 1992, cuộc xung đột leo thang trở thành một cuộc xung đột quân sự.
Ngày 2 tháng 1 năm 1992, Moldova thiết lập một nền kinh tế thị trường, tự do hoá giá cả, dẫn tới tình trạng lạm phát tăng cao. Từ năm 1992 tới năm 2001, đất nước non trẻ phải chịu một cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng, khiến hầu hết dân cư phải sống dưới mức nghèo khổ. Năm 1993, một đồng tiền tệ quốc gia, đông leu Moldova, ra đời để thay thế đồng ruble Liên xô. Tình hình kinh tế Moldova bắt đầu biến chuyển năm 2001; và tới năm 2008 nước này đã có mức tăng trưởng ổn định hàng năm trong khoảng 5% đến 10%. Đầu thập niên 2000 cũng chứng kiến sự tăng trưởng di cư lớn của những người Moldova tìm kiếm việc làm (chủ yếu bất hợp pháp) vào Nga (đặc biệt là vùng Moskva), Italia, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hy Lạp, Síp, Thổ Nhĩ Kỳ, và các quốc gia khác; các khoản tiền gửi về từ những người Moldova ở nước ngoài chiếm tới 38% GDP quốc gia, cao thứ hai thế giới.[27]
Cuộc bầu cử nghị viện năm 1994 chứng kiến thành công của Đảng Dân chủ Ruộng đất Moldova với đa số ghế, tạo ra một điểm thay đổi quan trọng trong chính trị Moldova. Mặt trận Nhân dân quốc gia từ thời điểm đó chỉ còn là nhóm thiểu số trong nghị viện, các biện pháp mới nhằm giảm căng thẳng sắc tộc trong nước có thể được thông qua. Những kế hoạch về một liên minh với Romania đã bị huỷ bỏ,[24] và hiến pháp mới trao quyền tự trị cho hai vùng đất ly khai Transnistria và Gagauzia. Ngày 23 tháng 12 năm 1994, Nghị viện Moldova thông qua một "Luật về Vị thế Pháp lý Đặc biệt của Gagauzia", và vào năm 1995 nó đã được pháp hoá.
Sau khi giành thắng lợi trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1996, ngày 15 tháng 1 năm 1997, Petru Lucinschi, cựu Thư ký thứ nhất của Đảng Cộng sản Moldova giai đoạn 1989-91, trở thành tổng thống thứ hai của đất nước (1997-2001), thay thế Mircea Snegur (1991-1996). Năm 2000, Hiến pháp được sửa đổi, đưa Moldova thành một nhà nước cộng hoà nghị viên, với tổng thống được lựa chọn thông qua bầu cử gián tiếp chứ không phải trực tiếp do nhân dân.
Giành 49.9% số phiếu, Đảng Cộng sản Cộng hoà Moldova (tái lập năm 1993 sau khi đã bị đặt ra ngoài vòng pháp luật năm 1991), giành được 71 trên 101 ghế quốc hội, và vào ngày 4 tháng 4 năm 2001, bầu Vladimir Voronin làm tổng thống thứ ba của nước này (tái cử năm 2005, và hiện đang giữ chức). Nước này trở thành nhà nước hậu Xô viết đầu tiên với một Đảng Cộng sản không cải cách quay trở lại nắm quyền.[24] Chính phủ mới được Vasile Tarlev thành lập (19 tháng 4 năm 2001 - 31 tháng 3 năm 2008), và Zinaida Greceanîi (31 tháng 3 năm 2008 - hiện tại). Giai đoạn 2001-2003 quan hệ giữa Moldova và Nga đã được cải thiện, nhưng đã tạm thời sút giảm trong giai đoạn 2003-2006, với sự thất bại của cuộc trưng cầu dân ý Kozak, đỉnh điểm là cuộc khủng hoảng xuất khẩu rượu năm 2006.
Sau cuộc bầu cử nghị viện ngày 5 tháng 4 năm 2009, Đảng Cộng sản giành 49.48% số phiếu, tiếp theo là Đảng Tự do với 13.14% phiếu, Đảng Dân chủ Tự do giành 12.43%, và Liên minh "Moldova Noastră" với 9.77%. Các lãnh đạo đối lập đã tuần hành phản đối kết quả bầu cử gọi nó là gian lận và yêu cầu một cuộc bầu cử thay thế. Ngày 6 thág 4 năm 2009, nhiều tổ chức phi chính phủ và các đảng đối lập đã tổ chức một cuộc tuần hành hoà bình tại Chişinău, với số người tham gia lên tới khoảng 15,000 người cùng sự trợ gikúp của các trang mạng xã hội như TwitterFacebook. Các biểu ngữ phản đối cộng sản và ủng hộ Romania xuất hiện nhiều. Cuộc tuần hành đã vượt qua tầm kiểm soát ngày 7 tháng 4 và trở thành một cuộc bạo loạn khi một phần đám đông tấn công các văn phòng tổng thống và tràn vào toà nhà nghị viện, cướp phá và châm lửa đốt nhiều tầng nhà.[28][29] Cảnh sát đã tái lập sự kiểm soát trong đêm ngày 7-8 tháng 4, giam giữ hàng trăm người biểu tình. Nhiều người bị giam giữ đã thông báo bị cảnh sát đánh đập khi được thả.[29][30] Ba thanh niên đã chết trong ngày diễn ra cuộc bạo loạn. Phe đối lập buộc tội cảnh sát về những cái chết này, trong khi chính phủ tuyên bố rằng họ hoặc không liên quan tới những người biểu tình, hay là do tai nạn. Các quan chức chính phủ, gồm cả Tổng thống Vladimir Voronin, đã gọi cuộc biểu tình là một âm mưu đảo chính và đã buộc tội Romania tổ chức nó.[31] Phe đối lập buộc tội chính phủ tổ chức các cuộc bạo loạn bằng cách đưa nhân viên mật vào trong những người biểu tình.
Sau khi nghị viện không thể bầu ra một tổng thống mới,[32] nó bị giải tán và cuộc bầu cử mới được tổ chức ngày 29 tháng 7 năm 2009, và những người Cộng sản một lần nữa giành được đa số, dù mong manh cả về số phiếu phổ thông cả về số ghế trong nghị viện: 48 trong số 101 ghế cho Đảng Cộng sản, 18 ghế cho Đảng Dân chủ Tự do, 15 ghế cho Đảng Tự do, 13 ghế cho Đảng Dân chủ, và 7 ghế cho Liên minh Moldova của chúng ta.
Bản mẫu:Lịch sử chính trị Moldova

Chính phủ và chính trị

Bài chi tiết: Chính trị Moldova
Bản mẫu:Chính trị Moldova
Moldova là một nhà nước đơn nhất nghị viện đại diện dân chủ cộng hoà. hiến pháp Moldova, được thông qua năm 1994, đặt ra khuôn khổ cho chính phủ đất nước. Một nghị viện đa số ít nhất hai phần ba cần thiết để sửa đổi hiến pháp Moldova, hiến pháp không thể được sửa đổi trong thời gian chiến tranh hay tình trạng khẩn cấp quốc gia. Những sửa đổi hiến pháp ảnh hưởng tới chủ quyền, độc lập hay sự thống nhất quốc gia chỉ có thể được thực hiện sau khi đa số người dân đồng ý thông qua trưng cầu dân ý. Hơn nữa, không sửa đổi nào được tiến hành để hạn chế các quyền căn bản của người dân được quy định trong hiến pháp.[33]
Cơ quan lập pháp trung ương của đất nước là một Nghị viện Moldova lưỡng viện (Parlament), với 101 ghế, và các thành viên của nó được dân chúng bầu ra dựa trên các danh sách ứng cử viên của các đảng mỗi bốn năm.
Nguyên thủ quốc giaTổng thống Moldova, tổng thống được Nghị viện Moldova bầu, và phải được sự ủng hộ của ba phần năm số đại biểu (ít nhất 61 phiếu). Tổng thống chỉ định thủ tướng người chịu trách nhiệm lãnh đạo chính phủ, và tổ chức một nội các, cả thủ tướng và nội các đều phải được nghị viện phê chuẩn.
Hiến pháp cũng thiết lập một Toà án Hiến pháp độc lập, gồm sáu thẩm phán (hai do Tổng thống chỉ định, hai do Nghị viện, và hai do Hội đồng Tối cao thẩm phán), phục vụ với nhiệm kỳ sáu năm, trong thời hạn đó họ không thể bị thay thế và không nằm dưới sự điều khiển của bất cứ quyền lực nào. Toà án được trao quyền tái xem xét mọi đạo luật của nghị viện, các nghị định của tổng thống, các hiệp ước quốc tế do nhà nước ký kết.[33]
Trong các cuộc bầu cử nghị viện năm 1998, bầu cử nghị viện năm 2001, bầu cử nghị viện năm 2005, bầu cử nghị viện tháng 4 năm 2009, và bầu cử nghị viện tháng 7 năm 2009 Đảng Cộng sản Cộng hoà Moldova đều giành chiến thắng với đa số ghế.
Sau cuộc bầu cử nghị viện năm 2005, các đảng khác có đại diện trong Nghị viện gồm Liên minh Moldova của Chúng ta (13 ghế), Đảng Dân chủ (Moldova) (11 ghế), Đảng Dân chủ Thiên chúa giáo Nhân dân (7 ghế), với 15 thành viên không đảng phái của nghị viện.[34] Tại cuộc bầu cử nghị viện tháng 4 năm 2009, Đảng Cộng sản cũng giành thắng lợi với 60 ghế. Với đa số ghế trong tay Đảng Cộng sản khiến nước này trở thành một trong ba quốc gia duy nhất có các nhà lãnh đạo cộng sản được bầu dân chủ, hai nước kia là CyprusNepal. Phe đối lập gồm Đảng Tự do (PL, 15 ghế), Đảng Dân chủ Tự do Moldova (PLDM, 15 ghế) và Đảng Liên minh Moldova của Chúng ta (AMN, 11 ghế).
Tổng thống Moldova là Vladimir Voronin, ông giữ chức vụ này từ năm 2001.
Ngày 8 tháng 8 năm 2009, bốn đảng chính trị Moldova – Đảng Dân chủ Tự do, Đảng Tự do, Đảng Dân chủ, và Liên minh Moldova của Chúng ta – đồng ý thành lập một liên minh(Liên minh vì liên kết Châu Âu) sẽ biến Đảng Cộng sản thành đối lập
Ngày 28 tháng 8 năm 2009, liên minh ủng hộ phương Tây của Moldova đã lựa chọn một người phát ngôn mới (tên là Mihai Ghimpu) trong một cuộc bỏ phiếu bị các đại diện Cộng sản tẩy chay.
Bản mẫu:Liên minh và Cộng sản sau cuộc bỏ phiếu tháng 7 năm 2009 tại Moldova

Quan hệ nước ngoài

Đại sứ quán Moldova tại Washington, D.C.
Sau khi giành lại độc lập từ Liên bang Xô viết, Moldova đã thiết lập quan hệ với các nước châu Âu khác. Một tiến trình hội nhập Liên minh Châu Âu và theo mục tiêu trung lập của chính sách đối ngoại quốc gia. Năm 1995 nước này trở thành nhà nước hậu Xô viết đầu tiên được chấp nhận vào Liên minh châu Âu. Ngoài sự việc tham gia vào chương trình Đối tác vì hoà bình của NATO, Moldova cũng là một nhà nước thành viên Liên hiệp quốc, OSCE, Hội đồng Hợp tác Bắc Đại Tây Dương, Tổ chức Thương mại Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Ngân hàng Thế giới, Cộng đồng Pháp ngữNgân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu.
Năm 2005, Moldova và EU thiết lập một kế hoạch hành động nhằm tìm cách cải thiện mối quan hệ giữa hai cơ cấu cạnh nhau. Tháng 6 năm 2007, Phó chủ tịch Nghị viện Moldova Iurie Roşca đã ký một thoả thuận song phương với Nghị viện Quốc tế vì An toàn và Hoà bình, một tổ chức liên chính phủ để thúc đẩy hoà bình thế giới, có trụ sở tại Italia.[cần dẫn nguồn] Sau cuộc Chiến tranh Transnistria, Moldova đã tìm kiếm một giải pháp hoà bình cho cuộc xung đột tại vùng Transnistria bằng cách làm việc với România, Ukraina, và Nga, kêu gọi sự trung gian quốc tế, và hợp tác với các phái bộ quan sát và tìm kiếm sự thật của OSCE và Liên hiệp quốc. Bộ trưởng Ngoại giao Moldova, Andrei Stratan, đãnhiều lần nói rằng quân đội Nga đồn trú tại vùng ly khai đang ở đó trái với nguyện vọng của Chính phủ Moldova và kêu gọi họ rời đi "toàn bộ và vô điều kiện."[35]

Quân đội

Bài chi tiết: Quân đội Moldova
Các lực lượng vũ trang Moldova gồm Các lực lượng lục quânCác lực lượng không quân. Moldova đã chấp nhận mọi quy định kiểm soát vũ khí có liên quan của Liên xô cũ. Ngày 30 tháng 10 năm 1992, Moldova đã phê chuẩn Hiệp ước về các Lực lượng Vũ trang Thông thường ở châu Âu, thiết lập các giới hạn toàn diện về các tính chất then chốt của trang bị quân sự thông thường và phá huỷ những vũ khí vượt ngoài các giới hạn. Nước này tán thành các điều khoản của Hiệp ước Không Phổ biến Vũ khí Hạt nhân tháng 10 năm 1994 tại Washington, DC. Moldova không sở hữu các vũ khí hạt nhân, sinh học hay hoá học. Moldova đã tham gia chương trình Đối tác vì hoà bình của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ngày 16 tháng 3 năm 1994.

Phân chia hành chính

Khu vực hành chính Moldova
Moldova được chia thành ba hai khu (raioane, số ít raion); ba thành phố tự trị (Bălţi, Chişinău, Bender); và hai vùng tự trị (GăgăuziaTransnistria). Các thành phố ComratTiraspol, thủ phủ hành chính của hai lãnh thổ tự trị cũng có vị thế đô thị tự trị. 32 khu gồm:
  1. Anenii Noi
  2. Basarabeasca
  3. Briceni
  4. Cahul
  5. Cantemir
  6. Călăraşi
  7. Căuşeni
  8. Cimişlia
  1. Criuleni
  2. Donduşeni
  3. Drochia
  4. Dubăsari
  5. Edineţ
  6. Făleşti
  7. Floreşti
  8. Glodeni
  1. Hînceşti
  2. Ialoveni
  3. Leova
  4. Nisporeni
  5. Ocniţa
  6. Orhei
  7. Rezina
  8. Rîşcani
  1. Sîngerei
  2. Soroca
  3. Străşeni
  4. Şoldăneşti
  5. Ştefan Vodă
  6. Taraclia
  7. Teleneşti
  8. Ungheni
Vị thế cuối cùng của Transnistria vẫn đang bị tranh cãi, bởi chính phủ trung ương không kiểm soát lãnh thổ này.
Moldova có 65 thành phố (thị trấn), gồm 5 thành phố có vị thế đô thị tự trị, và 917 xã. Khoảng 699 làng quá nhỏ để có một bộ máy hành chính riêng biệt, và về mặt hành chính là một phần của các thành phố (40 trong số chúng) hay các làng (659). Điều này khiến có tổng cộng 1,681 địa điểm tại Moldova, tất cả, trừ hai nơi, đều có người ở.
Thành phố lớn nhất và dân số
# Thành phố với ngoại ô không ngoại ô
1. Chişinău[36] 647,513 (2005) 712,218 (2004)
2. Tiraspol[37] 159,163 (2004) 159,163 (2004)
3. Bălţi[36] 122,778 (2005) 127,561 (2004)
4. Bender[37] 97,027 (2004) 100,000 (2004)
5. Rîbniţa[37] 53,648 (2004) 53,648 (2004)
6. Cahul[38] 35,488 (2004) 35,488 (2004)
7. Ungheni[38] 32,530 (2004) 32,530 (2004)
8. Soroca[38] 28,362 (2004) 28,362 (2004)
9. Orhei[38] 25,641 (2004) 25,641 (2004)
10. Dubăsari[38] 23,650 (2004) 23,650 (2004)
11. Comrat[38] 23,327 (2004) 23,327 (2004)
12. Ceadîr-Lunga[38] 19,401 (2004) 19,401 (2004)
13. Străşeni[38] 18,320 (2004) 19,090 (2004)
14. Căuşeni[38] 17,757 (2004) 17,757 (2004)
15. Drochia[38] 16,606 (2004) 16,606 (2004)
16. Edineţ[38] 15,624 (2004) 17,292 (2004)

Kinh tế

Bài chi tiết: Kinh tế Moldova
Đồng leu Moldova.
Moldova có khí hậu thích hợp cho nông nghiệp nhưng không có các trữ lượng khoáng sản chính. Vì thế, nền kinh tế nước này phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp, với các sản phẩm trái cây, rau, rượu, và thuốc lá. Kinh tế Moldova đã sa sút nhiều sau sự sụp đổ của Liên xô. Hiện tại, Moldova là nước nghèo nhất châu Âu.[39]

Năng lượng

Moldova phải nhập khẩu toàn bộ dầu mỏ, than, và khí tự nhiên, phần lớn từ Nga. Moldova là một quốc gia đối tác của chương trình năng lượng INOGATE EU, với bốn mục tiêu chính: tăng cường an ninh năng lượng, hội tụ các thị trường năng lượng của các quốc gia thành viên trên cơ sở các nguyên tắc của thị trường năng lượng nội bộ EU, hỗ trợ phát triển năng lượng bền vững, và thu hút đầu tư vào các dự án năng lượng vì lợi ích chung và lợi ích khu vực.[40]

Cải cách kinh tế

Sau sự tan rã của Liên bang Xô viết năm 1991, sự thiếu hụt nhiên liệu đã dẫn tới tình trạng tụt giảm mạnh sản xuất. Như một phần của nỗ lực tự do hoá kinh tế đầy tham vọng, Moldova đã đưa ra một đồng tiền tệ có thể chuyển đổi, tự do hoá giá cả, ngừng các khoản trợ cấp cho các doanh nghiệp nhà nước, hỗ trợ tư nhân hoá đất đai, bãi bỏ các biện pháp quản lý xuất khẩu và tự do hoá lãi suất. Chính phủ đã tham gia các thoả thuận với Ngân hàng Thế giớiQuỹ Tiền tệ Quốc tế để khuyến khích tăng trưởng. Những khuynh hướng gần đây cho thấy chính phủ Cộng sản muốn đảo ngược một số chính sách trong số đó, và tái tập thể hoá đất đai trong khi tăng cường giới hạn với lĩnh vực kinh tế tư nhân. Nền kinh tế đã có mức tăng trưởng dương, 2.1% năm 2000 và 6.1% năm 2001. Tăng trưởng vẫn ở mức khá năm 2007 (6%), một phần nhờ những cuộc cải cách và bởi sự bắt đầu từ một cơ sở nhỏ. Nền kinh tế vẫn dễ bị tổn thương bởi giá nhiên liệu cao, thời tiết bất thường, và sự hoài nghi của những nhà đầu tư nước ngoài.
Sau cuộc khủng hoảng tài chính khu vực năm 1998, Moldova đã có bước tiến lớn trong việc thực hiện và duy trì sự ổn định kinh tế vi mô và tài chính. Hơn nữa, họ đã thực hiện nhiều cuộc cải cách cơ cấu và thể chế cần thiết cho sự hoạt động hiệu quả của một nền kinh tế thị trường. Những nỗ lực đó đã giúp duy trì sự ổn định kinh tế vi mô và tài chính dưới các điều kiện khó khăn từ bên ngoài, cho phép tái tăng trưởng kinh tế và đóng góp vào việc tạo dựng một môi trường định hướng cho nền kinh tế trong tương lai và phát triển trong trung hạn. Dù có những nỗ lực đó, và dù kinh tế đã tăng trưởng trở lại, Moldova vẫn xếp hạng thấp về tiêu chuẩn sống và các chỉ số phát triển con người so với các nền kinh tế đang chuyển tiếp khác. Dù nền kinh tế đã tăng trưởng liên tục sau năm 2000: với 2.1%, 6.1%, 7.8% và 6.3% giai đoạn 2000 và 2003 (với mức tăng trưởng dự báo 8% năm 2004), mọi người có thể thấy rằng những con số đó còn lâu mới đạt mức năm 1994, với tăng trưởng gần 40% GDP năm 1990. Vì thế, trong thập kỷ vừa qua ít hành động đã được thực hiện nhằm giảm bớt sự dễ bị tổn thương của nền kinh tế quốc gia, Sau một sự suy giảm kinh tế nghiêm trọng, những thách thức kinh tế và xã hội, sự phụ thuộc vào năng lượng từ bên ngoài, Moldova tiếp tục đứng ở một trong những mức thấp nhất châu Âu về thu nhập trên đầu người.
Năm 2005 (Báo cáo Phát triển Con người 2008), GDP trên đầu người được ghi nhận ở mức US $ 2,100 theo PPP, thấp hơn 4.5 lần so với mức trung bình của thế giới (US $ 9,543). Hơn nữa, GDP trên đầu người cũng ở dưới mức trung bình của vùng (US $ 9,527 PPP). Năm 2005, khoảng 20.8% dân số sống dưới mức nghèo khổ và có mức thu nhập thấp hơn US $ 2.15 (PPP) mỗi ngày. Moldova được xếp hạng trung bình về phát triển con người và ở mức 111 trên 177 nước. Chỉ số Phát triển Con người đạt 0.708 thấp hơn mức trung bình thế giới. Moldova vẫn là nước nghèo nhất châu Âu về GDP trên đầu người chính thức (không tính kinh tế ngầm) hiện ở mức $1,808.729[41]
GDP năm 2007 là $4.104 tỷ.[42] Tăng 3% so với năm 2006.

Viễn thông tại Moldova

Bài chi tiết: Viễn thông tại Moldova
Tháng 9 năm 2005 đã có 1 triệu người sử dụng điện thoại di động tại Moldova. Số người sử dụng điện thoại di động đã tăng 47.3% trong quý đầu năm 2008 so với năm trước và đạt con số 2.886.000[43].
Cuối năm 2008 có 1.151.000 người sử dụng Internet tại Moldova với số truy cập internet tổng thể đạt 30,1%.[44]

Nông nghiệp

Bài chi tiết: Nông nghiệp Moldova
Đất đai màu mỡkhí hậu lục địa ôn hoà của Moldova (với mùa hè ấp và mùa đông dịu) khiến nước này là một trong những vùng nông nghiệp trù phú nhất từ thời cổ đại, và là nguồn cung cấp các sản phẩm nông nghiệp chính cho đông nam Âu.
Trong nông nghiệp, cải cách kinh tế bắt đầu với cải cách đất đai.

Công nghiệp rượu

Moldova nổi tiếng về các sản phẩm rượu. Trong nhiều năm nghề trồng nhosản xuất rượu tại Moldova là công việc chính của người dân. Bằng chứng về điều này có trong các công trình tưởng niệm lịch sử, tài liệu, văn hoá dân gian và trong ngôn ngữ nói của người dân Moldova.
Nước này có một ngành công nghiệp rượu với cơ sở hạ tầng tốt. Diện tích các vườn nho là 147,000ha, trong số đó 102,500ha hiện được sử dụng cho sản xuất thương mại. Đa phần sản xuất rượu của Moldova dành cho xuất khẩu. Nhiều gia đình có công thức và cách chế biến nho riêng đã được truyền qua nhiều thế hệ.

Vận tải

Bài chi tiết: Vận tải Moldova
Các phương tiện vận tải chính tại Moldova là đường sắt (1,138 km/707 mi) và một hệ thống đường cao tốc (12,730 km/7,910 dặm, gồm 10,973 km/6,818 dặm đã trải nhựa).

Nhân khẩu

Bài chi tiết: Nhân khẩu Moldova
Thành phần dân tộc-ngôn ngữ năm 2004

Văn hoá và thành phần sắc tộc

Dữ liệu tham khảo cuối cùng là cuộc Điều tra dân số Moldova năm 2004[38] (các vùng do chính phủ trung ương quản lý), và cuộc Điều tra dân số tại Transnistria năm 2004 (các vùng do chính quyền ly khai quản lý, gồm Transnistria, Bender/Tighina, và bốn làng lân cận):
Tự xác định Điều tra dân số
Moldova
 % Core
Moldova
Transnistrian
census
 % Transnistria
+ Bender
Tổng cộng  %
Người Moldova1 2.564.849 75.81% 177,382 31.94% 2.742.231 69.62%
Người Ukraina 282,406 8.35% 160,069 28.82% 442,475 11.23%
Người Nga 201,218 5.95% 168,678 30.37% 369,896 9.39%
Gagauz 147,500 4.36% 4,096 0.74% 151,596 3.85%
Người Romania1 73,276 2.17% 253 0.05% 73,529 1.87%
Người Bulgari 65,662 1.94% 13,858 2.50% 79,520 2.02%
Roma 12,271 0.36% 507 0.09% 12,778 0.32%
Do Thái2 3,608 0.11% 1,259 0.23% 4,867 0.12%
Người Ba Lan 2,383 0.07% 1,791 0.32% 4,174 0.11%
Khác/không khai 30,159 0.89% 27,454 4.94% 57,613 1.46%
TỔNG   3.383.332   100%   555,347   100%   3.938.679   100%
1Có một cuộc tranh cãi đang diễn ra về việc liệu người Romania và người Moldova có cùng là một nhóm sắc tộc hay không, nói chính xác là liệu sự tự xác định là người Moldova có tạo nên một nhóm sắc tộc khác biệt với nhóm sắc tộc Romania không hay chỉ là một tập hợp con của nó. Tại cuộc điều tra dân số, các công dân có thể tuyên bố chỉ một quốc tịch. Vì thế, một người không thể tuyên bố mình vừa là người Moldova vừa là người Romania.
2Cộng đồng thiểu số Do thái rất đông đảo trong quá khứ (có 225,637 người Do Thái tại Bessarabia năm 1897, hay 11.65% của tổng dân số).[45]

Ngôn ngữ

Hiến pháp năm 1994 quy định rằng "ngôn ngữ quốc gia của Cộng hoà Moldova là tiếng Moldava, và nó được viết theo ký tự Latinh," [46] tuy Tuyên ngôn độc lập năm 1991 nói ngôn ngữ chính thứn là tiếng România.[47][48] Luật Ngôn ngữ Nhà nước năm 1989 có đề cập tới một sự đồng nhất ngôn ngữ Moldova-Romania.
Có một cuộc tranh cãi chính trị về tính cách sắc tộc của Cộng hoà Moldova. Năm 2003, Chính phủ Cộng sản đã thông qua một nguyên tắc chính trị quốc gia cho rằng một trong những ưu tiên của chính trị quốc gia Cộng hoà Moldova là đảm bảo sự tồn tại của một ngôn ngữ Moldova.[49][50] Các học giả đồng ý rằng tiếng Moldova và tiếng România là một ngôn ngữ, với tên gọi dân cư "Moldovan" được sử dụng trong một số bối cảnh chính trị. Quan điểm này cũng được nhiều chính trị gia Moldova chia sẻ.[51]
Tiếng Nga được coi là một "ngôn ngữ giao tiếp giữa các sắc tộc" (cùng với ngôn ngữ chính thức), và trên thực tế vẫn được sử dụng rộng rãi ở mọi cấp độ xã hội và nhà nước. Ý tưởng chính trị quốc gia được đề cập ở trên cũng nói rằng sự cùng tồn tại tiếng Nga-Moldova là đặc trưng của Moldova.[50]
Tiếng Gagauztiếng Ukraina cũng có khá nhiều người sử dụng tại các vùng và cũng được trao vị thế chính thức cùng với tiếng Nga tại GagauziaTransnistria respectively.
Dân số Moldova Tiếng Moldova (Romana) Tiếng Nga Tiếng Ukraina Tiếng Gagauz Tiếng Bulgari Các ngôn ngữ khác,
không tuyên bố
theo tiếng mẹ đẻ 2.588.355
76.51%
380,796
11.26%
186,394
5.51%
137,774
4.07%
54,401
1.61%
35,612
1.04%
theo tiếng sử dụng đầu tiên 2.543.354
75.17%
540,990
15.99%
130,114
3.85%
104,890
3.10%
38,565
1.14%
25,419
0.75%

Tôn giáo

Bài chi tiết: Tôn giáo tại Moldova
Thánh đường Thánh đản, Chişinău
Trong cuộc điều tra dân số năm 2004, các tín đồ Chính Thống giáo Đông phương chiếm tới hơn 90% dân số Moldova, không bị yêu cầu phải tuyên bố rõ họ thuộc một trong hai nhà thờ chính nào. Nhà thờ Chính thống Moldova, tự trị và trực thuộc Nhà thờ Chính thống Nga, và Nhà thờ Chính thống Bessarabia, tự trị và trực thuộc Nhà thờ Chính thống Romania, cả hai đều tuyên bố mình là nhà thờ quốc gia của đất nước.

Giáo dục tại Moldova

Bài chi tiết: Giáo dục tại Moldova

Tội phạm

Bài chi tiết: Tội phạm tại Moldova
CIA World Factbook liệt kê tình trạng tội phạm lan rộng và hoạt động kinh tế ngầm là một trong những vấn đề lớn về tình trạng tội phạm ở Moldova.[52]

Văn hoá

Bài chi tiết: Văn hoá Moldova
Mihai Eminescu, nhà thơ quốc gia Moldova và România.
Về mặt địa lý nằm trên ngã tư đường của Latinh, Slavơ và các nền văn hoá khác, Moldva đã làm giàu thêm nền văn hoá của mình bằng cách chấp nhận và duy trì một số truyền thống của các nước láng giềng và các nguồn ảnh hưởng khác.
Di sản văn hoá của nước này đáng chú ý ở số lượng nhiều nhà thờ và tu viện được nhà cai trị Moldova Ștefan Vĩ đại xây dựng hồi thế kỷ 15, và bởi các tác phẩm của những tác gia thời phục hưng như VarlaamDosoftei, và của các học giả sau này như Grigore Ureche, Miron Costin, Nicolae Milescu, Dimitrie Cantemir,[53] Ion Neculce. Ở thế kỷ 19, người Moldavia từ các vùng đất thuộc Công quốc Moldavia thời Trung cổ, sau đó chia rẽ giữa Áo, Nga và một chư hầu Ottoman Moldavia (sau năm 1859, România), tạo ra sự đóng góp lớn nhất vào sự thành lập văn hoá Romania hiện đại. Trong số này có nhiều người Bessarabia, như Alexandru Donici, Alexandru Hâjdeu, Bogdan Petriceicu Hasdeu, Constantin Stamati, Constantin Stamati-Ciurea, Costache Negruzzi, Alecu Russo, Constantin Stere.
Mihai Eminescu, một nhà thơ cuối thời kỳ lãng mạn, và Ion Creangă, một tác gia là những nghệ sĩ có nhiều ảnh hưởng nhất với các sáng tác bằng tiếng România, được coi là các tác gia quốc gia của cả Romania và Moldova.
Sắc tộc Moldova, 78.3% dân số, là những người nói tiếng Romani và có chung văn hoá Romania. Văn hoá của họ đã bị ảnh hưởng (qua Chính thống giáo phía đông) bởi văn hoá Byzantine.
Nước này cũng có các cộng động sắc tộc thiểu số quan trọng. Người Gagauz, 4.4% dân số, là sắc tộc Turkic Thiên chúa giáo duy nhất. Người Hy Lạp, người Armenia, người Ba Lan, người Do Thái, người Ukraina, dù không đông, đã hiện diện ở đây ngay từ thế kỷ 17, và để lại nhiều dấu ấn văn hoá. Thế kỷ 19 chứng kiện sự xuất hiện của nhiều người Ukraina và Do Thái nữa đến từ PodoliaGalicia, cũng như các cộng đồng mới như người Lipovan, người Bulgaringười Đức.
Nửa sau thế kỷ 20, Moldova chứng kiến một làn sóng nhập cư Xô viết lớn, đưa đến nhiều yếu tố văn hoá Xô viết. Nước này hiện có số dân là người Nga (6%) và người Ukraina (8.4%) khá quan trọng. 50% sắc tộc Ukraina, 27% của Gagauzia, 35% của Bulgari, và 54% các nhóm sắc tộc nhỏ hơn khác nói tiếng Nga như ngôn ngữ đầu tiên. Tổng cộng, có 541,000 người (hay 16% dân số) Moldova sử dụng tiếng Nga như ngôn ngữ đầu tiên, gồm 130,000 người sắc tộc Moldova. Trái lại, chỉ 47,000 người sắc tộc thiểu số sử dụng tiếng România như ngôn ngữ đầu tiên.
Văn hoá Moldova có một số ảnh hưởng từ các cộng đồng thiểu số lịch sử, và ngược lại cũng có ảnh hưởng trên văn hoá của các nhóm sắc tộc nhập cư, như người Đức Bessarabia và người Do Thái Bessarabia.

Truyền thông đại chúng

Truyền hình tại Moldova xuất hiện năm 1956. Moldova có nhiều kênh truyền hình chung với România.

Thức ăn và đồ uống

Bài chi tiết: Ẩm thực MoldovaRượu Moldova
Ẩm thực Moldova gồm chủ yếu các loại thực phẩm truyền thống châu âu, như thịt bò, thịt lợn, khoai tây, cải bắp, và nhiều loại ngũ cố. Các đồ uống có cồn phổ biến là divin (rượu mạnh Moldova), vodka, và đặc biệt là các loại rượu địa phương.

Âm nhạc

Bài chi tiết: Âm nhạc Moldova
Moldova đã có những nghệ sĩ với các tác phẩm được công nhận trên toàn thế giới: các nhà soạn nhạc (Gavriil Musicescu, Ştefan Neaga, Eugen Doga), sculptors (Alexandru Plămădeală), và các kiến trúc sư (Alexey Shchusev, một kiến trúc sư người Nga sinh tại Moldova).
Trong lĩnh vực âm nhạc đại chúng, Moldova đã có ban nhạc O-Zone, trở nên nổi tiếng năm 2004, với bài hát Dragostea Din Tei, cũng được gọi là "The Numa Numa Song".

Thể thao

Bài chi tiết: Thể thao tại Moldova

Xem thêm

Bài chi tiết: Đề cương Moldova
Bản mẫu:Moldova topics

Ghi chú

  1. ^ “Moldova will prove that it can and has chances to become EU member,”. Moldpress News Agency. 19 tháng 6 năm 2007.
  2. ^ “Moldova-EU Action Plan Approved by European Commission”. moldova.org. 14 tháng 12, 2004. Truy cập 2 tháng 7, 2007.
  3. ^ Where did the name Moldova come from?
  4. ^ Bessarabia của Charles Upson Clark, 1927, chương 10: "Naturally, this system resulted not in acquisition of Russian by the Moldavians, but in their almost complete illiteracy in any language."]
  5. ^ In the 1770s and 1780s, during Russo-Ottoman Wars, Catherine the Great removed a large Nogai Tatar population from southern Bessarabia, see Mennonite-Nogai Economic Relations, 1825-1860
  6. ^ Bessarabia by Charles Upson Clark, 1927, chapter 8: "Today, the Bulgarians form one of the most solid elements in Southern Bessarabia, numbering (with the Gagauzes, i.e. Turkish-speaking Christians also from the Dobrudja) nearly 150,000. Colonization brought in numerous Great Russian peasants, and the Russian bureaucracy imported Russian office-holders and professional men; according to the Romanian estimate of 1920, the Great Russians were about 75,000 in number (2.9%), and the Lipovans and Cossacks 59,000 (2.2%); the Little Russians (Ukrainians) came to 254,000 (9.6%). That, plus about 10,000 Poles, brings the total number of Slavs to 545,000 in a population of 2.631.000, or about one-fifth"
  7. ^ A 1940 Nazi-Soviet agreement resulted in almost all Bessarabian Germans (93,000 in 1940) being resettled to Nazi-occupied Poland in September-tháng 11 năm 1940, see The Germans from Bessarabia
  8. ^ Ion Nistor, Istoria Bassarabiei, Cernăuţi, 1921
  9. ^ (tiếng Đức) Flavius Solomon, Die Republik Moldau und ihre Minderheiten (Länderlexikon), in: Ethnodoc-Datenbank für Minderheitenforschung in Südostosteuropa, p. 52
  10. ^ (tiếng România)prm.md:"Sfatul Tarii... proclaimed the Moldavian Democratic Republic"
  11. ^ Charles Upson Clark (1927). “24:The Decay of Russian Setiment”. Bessarabia: Russia and Romania on the Black Sea - View Across Dniester From Hotin Castle. New York: Dodd, Mead & Company.
  12. ^ Pelivan (Chronology)
  13. ^ Cazacu (Moldova, pp. 240-245).
  14. ^ Cristina Petrescu, "Contrasting/Conflicting Identities:Bessarabians, Romanians, Moldovans" in Nation-Building and Contested Identities, Polirom, 2001, pg. 156
  15. ^ Wayne S Vucinich, Bessarabia In: Collier's Encyclopedia (Crowell Collier and MacMillan Inc., 1967) vol. 4, p. 103
  16. ^ a ă Olson, James (1994). An Ethnohistorical Dictionary of the Russian and Soviet Empires. tr. 483.
  17. ^ Tismăneanu Report, page 748-749
  18. ^ Note: Further 11,844 were deported on 12–13 tháng 6 năm 1941 from other Romanian territories occupied by the USSR a year earlier.
  19. ^ a ă â b (tiếng România) Tismăneanu Report, pages 747 and 752
  20. ^ Michael Ellman, The 1947 Soviet Famine and the Entitlement Approach to Famines Cambridge Journal of Economics 24 (2000): 603-630.
  21. ^ Pal Kolsto, National Integration and Violent Conflict in Post-Soviet Societies: The Cases of Estonia and Moldova, Rowman & Littlefield, 2002, ISBN 0-7425-1888-4, pg. 202
  22. ^ “Architecture of Chişinău”. on Kishinev.info. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2008.
  23. ^ a ă â b c d đ Bản mẫu:Ro Horia C. Matei, "State lumii. Enciclopedie de istorie." Meronia, Bucureşti, 2006, p. 292-294
  24. ^ "Romanian Nationalism in the Republic of Moldova" by Andrei Panici, American University in Bulgaria, 2002; pages 40 and 41
  25. ^ Legea cu privire la functionarea limbilor vorbite pe teritoriul RSS Moldovenesti Nr.3465-XI din 01.09.89 Vestile nr.9/217, 1989 (Law regarding the usage of languages spoken on the territory of the Republic of Moldova): "Moldavian SSR supports the desire of the Moldovans that live across the borders of the Republic, and considering the existing linguistic Moldo-Romanian identity — of the Romanians that live on the territory of the USSR, of doing their studies and satisfying their cultural needs in their native language."
  26. ^ “Moldova: Information Campaign to Increase the Efficiency of Remittance Flows”. International Organization for Migration. 10 tháng 12 năm 2008.
  27. ^ SevenTimes.ro: "Supporting actions for Moldova's riot", 08 tháng 4 năm 2009
  28. ^ a ă "The protest initiative group: LDPM is the guilty one for the devastations in the Chişinău downtown", 08 tháng 4, 2009
  29. ^ Al Jazeera English: "Violent protests after Moldova poll", 7 tháng 4 năm 2009.
  30. ^ BBC: "Romania blamed over Moldova riots", 8 tháng 4, 2009
  31. ^ “Moldova parliament fails to elect president, crisis deepens”.
  32. ^ a ă Parliament of the Republic of Moldova. The Constitution of the Republic of Moldova 2000. Truy cập 11-14, 2007
  33. ^ Parliament of the Republic of Moldova. Parliamentary Factions Truy cập 11-14, 2007
  34. ^ “Moldova Calls On Russian Troops To Leave Transdniestr”.
  35. ^ a ă World Gazetteer. Moldova: largest cities 2004. Truy cập 11-14, 2007
  36. ^ a ă â Pridnestrovie.net 2004 Census 2004. Truy cập 11-14, 2007
  37. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên 2004census
  38. ^ http://www.europarl.europa.eu/news/public/story_page/030-53410-103-04-16-903-20090403STO53395-2009-13-04-2009/default_en.htm
  39. ^ “INOGATE website”.
  40. ^ World Economic Outlook Database, tháng 4 năm 2009
  41. ^ “2007 evaluation”.
  42. ^ Bản mẫu:Ro R. Moldova are deja peste două milioane de utilizatori ai serviciilor de telefonie mobilă - Agenţia Naţionala pentru Reglementare în Comunicaţii Electronice şi Tehnologia Informaţiei (ANRCETI)
  43. ^ ITU and ANRCETI (National Regulatory Agency for Electronic Communications and Information Technology of the Republic of Moldova)
  44. ^ "Moldova". Jewish Virtual Library.
  45. ^ “Article 13, line 1 - of Constitution of Republic of Moldova”.
  46. ^ Bản mẫu:Ro Declaraţia de independenţa a Republicii Moldova, Moldova Suverană
  47. ^ A Field Guide to the Main Languages of Europe - Spot that language and how to tell them apart, on the website of the European Commission
  48. ^ The law regarding approval of the National Political Conception of the Republic of Moldova stipulates that "The conception is rooted in the historically established truth and confirmed by the common literary treasure: Moldovan nation and Romanian nation use a common literary form "which is based on the live spring of the popular talk from Moldova" - a reality which impregnates the national Moldovan language with a specific peculiar pronunciation, a certain well known and appreciated charm. Having the common origin; common basic lexical vocabulary, the national Moldovan language and national Romanian language keep each their lingvonim/glotonim as the identification sign of each nation: Moldovan and Romanian."
  49. ^ a ă (tiếng România) "Concepţia politicii naţionale a Republicii Moldova" Moldovan Parliament
  50. ^ http://www.realitatea.net/marian-lupu--romana-si-moldoveneasca-sunt-aceeasi-limba_288666.html
  51. ^ “Moldova”.
  52. ^ Prince Dimitrie Cantemir was one of the most important figures of Moldavian culture of the 18th century. He wrote the first geographical, ethnographic and economic description of the country. (tiếng Latinh) Descriptio Moldaviae, (Berlin, 1714), at Latin Wikisource

Liên kết ngoài

Chính phủ

Thông tin chung

Xếp hạng quốc tế

Tin tức

Khác




Sách Kỷ lục Guinness

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Sách Kỷ lục Guinness 2008
Guinness World Records logo.png
Logo của kỷ lục Guinness
Thông tin sách
Tác giả không
Minh họa Ian Bull, Trudi Webb
Minh họa bìa Yeung Poon
Quốc gia  Ireland
Ngôn ngữ tiếng Anh, tiếng Ả Rập, tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Trung Quốc, tiếng Croatia, tiếng Séc, tiếng Đan Mạch, tiếng Hà Lan, tiếng Phần Lan, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Hy Lạp, tiếng Hebrew, tiếng Hungary, tiếng Iceland, tiếng Ý, tiếng Nhật, tiếng Na Uy, tiếng Nga, tiếng Slovakia, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Thụy Điểntiếng Thổ Nhĩ Kỳ.
Bộ sách Sách Kỷ lục Guinness
Chủ đề Những kỷ lục thế giới
Thể loại Thông tin tra cứu
Nhà xuất bản Hit Entertainment
Ngày phát hành 1955-nay
Số trang 288 (2006)
287 (2007)
289 (2008)
ISBN ISBN 978-1-904994-18-3
Kỷ lục Thế giới Guinness (tiếng Anh: Guiness World Records) hay Sách Kỷ lục Guiness (The Guinness Book of Records) là một sách tra cứu được xuất bản hàng năm, ghi lại tập hợp các kỷ lục thế giới được công nhận trên toàn thế giới, cả kỷ lục do loài người thực hiện được và kỷ lục của thiên nhiên tạo ra. Quyển sách này tự nó cũng ghi một kỷ lục là xê-ri sách có bản quyền bán chạy nhất thế giới.

Sự ra đời

Ngày 10 tháng 11 năm 1951, Sir Hugh Beaver, lúc đó là giám đốc điều hành của hãng bia Guiness, đã đi săn ở North Slob, bên sông SlaneyQuận Wexford, Ireland. Ông ta tự hỏi ở châu Âu loài chim bị săn nào bay nhanh hơn: chim choi choi vàng hay gà gô?
Tối hôm đó, ở tòa nhà Castlebridge ông đã nhận thấy rằng hầu như không thể xác nhận trong các sách tra cứu nào để chắc chắn loài choi choi vàng có phải là loài chim nhanh nhất hay không.
Beaver cho rằng ắt hẳn có rất nhiều tranh cãi ở 81.400 quán rượu ở Anh và Ireland hàng đêm về các kỷ lục. Do đó ông đã nhận rằng sách kỷ lục giải quyết các tranh cãi này chắc sẽ rất nổi tiếng. Ý tưởng của Beaver đã trở thành hiện thực khi nhân viên của hãng Guiness là Christopher Chataway đề nghị ý kiến này với các bạn ở trường đại học là Norris McWhirterRoss McWhirter - những người đang điều hành một hãng đi tìm sự thực (fact-finding agency) ở London.
Anh em nhà McWhirter được giao nhiệm vụ biên soạn Sách Kỷ lục Guiness (The Guinness Book of Records) vào tháng 8 năm 1954. Một ngàn bản đã được in và bán vào lúc đó.
Sau khi sáng lập Sách Kỷ lục Guiness tại địa chỉ 107 Phố Fleet, quyển sách được ấn bản lần đầu, dày 198 trang, vào ngày 27 tháng 8 năm 1955 đã nằm trong danh sách các sách bán chạy nhất của Anh trước lễ Giáng Sinh. Beaver cho rằng đây là một cuốn sách bán rẻ để tiếp thị chứ không có ý định kiếm lời.
Năm sau, khi vào thị trường Hoa Kỳ, 70.000 bản đã được bán hết. Sau khi nổi tiếng, có nhiều ấn bản nữa được phát hành dẫn đến mỗi năm có một bản cập nhật, in vào tháng 10 để trùng vào dịp bán hàng Giáng Sinh. Anh em nhà McWhirters tiếp tục xuất bản sách này và các sách liên quan khác trong nhiều năm. Norris bị nhóm vũ trang Cộng hòa Ireland (Irish Republican Army) ám sát năm 1975. Norris có trí nhớ tuyệt vời, trong một xe-ri truyền hình về những người phá kỷ lục, ông có thể trả lời các câu hỏi của trẻ em về các kỷ lục.
Những ấn bản gần đây tập trung vào các kỷ lục phi thường do những đấu thủ ghi được: từ cử tạ, khoảng cách ném trứng hay số lượng bánh mỳ kẹp một người có thể ăn trong 10 phút dù các kỷ lục về ăn hoặc uống bia rượu này không bao giờ được công nhận do sợ tranh chấp. Ngoài các kỷ lục về thi đấu, sách này cũng còn ghi lại những kỷ lục như chiều cao con người, khối u nặng nhất, cây độc nhất, sông ngắn nhất, vở kịch dài nhất, người bán hàng thành công nhất... Tiêu chí để chọn lựa kỷ lục thay đổi theo thời gian.

Ví dụ

  • Người cao nhất: Robert Pershing Wadlow, 2.72 m (8 ft 11.1 in) [1]
  • Người cao nhất còn sống: Sultan Kosen, 2.51 m (8 ft 3 in)
  • Người lùn nhất: [Chandra Bahadur Dangi, 0.57 m (1 ft 8.7 in)]
  • Người lùn nhất còn sống: [Chandra Bahadur Dangi, 0.57 m (1 ft 8.7 in)]
  • Người đàn ông nặng nhất: Jon Brower Minnoch, 635 kg (1,400 lb; 100.0 st) [2]
  • Người phụ nữ nặng nhất: Carol Yager, hơn 545 kg (1,200 lb; 85.8 st)
  • Người nặng nhất còn sống: Manuel Uribe, 597 kg (1,320 lb; 94.0 st)

Xem thêm

Tham khảo

Liên kết ngoài

Đàm phán Sáu bên

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đàm phán sáu bên về vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên
Tên gọi khác Đàm phán Sáu bên
Tham gia  CHDCND Triều Tiên
 Hàn Quốc
 Hoa Kỳ
 CHND Trung Hoa
 Nhật Bản
 Nga
Đàm phán sáu bên về vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên là nỗ lực tìm kiếm một giải pháp hòa bình và an ninh trước việc Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (Bắc Triều Tiên) tuyên bố họ có chương trình phát triển vũ khí hạt nhân và rút khỏi Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) vào năm 2003. Cho tới thời điểm hiện tại, đã có nhiều cuộc họp diễn ra với sáu quốc gia tham gia: Trung Quốc (chủ nhà), Hàn Quốc, Bắc Triều Tiên, Hoa Kỳ, NgaNhật Bản.
Các vòng đàm phán trước (từ 2003 đến 2007) không có tiến triển gì[1], nhưng kể từ vòng đàm phán thứ năm - giai đoạn ba, Bắc Triều Tiên đồng ý đóng cửa các cơ sở hạt nhân, đổi lại, họ muốn nhận viện trợ về nhiên liệu và bình thường hoá quan hệ với Hoa Kỳ và Nhật Bản[2][3]. Tuy nhiên, ngày 13 tháng 4, 2009, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhóm họp và ra quyết định trừng phạt Bắc Triều Tiên trước việc họ phóng tên lửa vào ngày 5 tháng 4, 2009 mà họ cho rằng đó là một vụ phóng vệ tinh. Để phản ứng quyết định trên, ngày 14 tháng 4, 2009, Bắc Triều Tiên tuyên bố rút khỏi cuộc hội đàm sáu bên và tuyên bố sẽ tiếp tục theo đuổi chương trình làm giàu hạt nhân của họ. Bắc Triều Tiên cũng đã trục xuất tất cả các thanh tra viên hạt nhân từ các quốc gia ra khỏi lãnh thổ mình[4].

Nội dung

Tiến trình

Vòng thứ nhất (27 tháng 8 - 29 tháng 8 năm 2003)

Bàn tròn Sáu bên
Flag of South Korea (bordered).svg Hàn Quốc: Lee Soo-hyuk, Thứ trưởng Ngoại giao và Thương mại
Flag of North Korea.svg Bắc Triều Tiên: Kim Young-il, Thứ trưởng Ngoại giao
Flag of the United States.svg Hoa Kỳ: James Kelly, Trợ lý Ngoại trưởng, phân Vụ Đông Á và Thái Bình Dương
Flag of Japan (bordered).svg Nhật Bản: Yabunaka Mitoji, Tổng giám đốc Cục châu Á và châu Đại Dương
Flag of the People's Republic of China.svg Trung Quốc: Wang Yi, Phó bộ trưởng Ngoại giao
Flag of Russia.svg Nga: Alexander Losyukov, Thứ trưởng Ngoại giao
  • Mục tiêu đạt được:
    • Tuyên bố chung, tiếp tục có thêm một cuộc đàm phán
    • Không có sự thỏa thuận gì giữa các bên.

Vòng thứ hai (25 tháng 2 - 28 tháng 2 năm 2004)

Đại diện:
Flag of South Korea (bordered).svg Hàn Quốc: Lee Soo-hyuk, Thứ trưởng Ngoại giao và Thương mại
Flag of North Korea.svg Bắc Triều Tiên: Kim Gye-gwan, Thứ trưởng Ngoại giao
Flag of the United States.svg Hoa Kỳ: James Kelly, Trợ lý Ngoại trưởng, phân Vụ Đông Á và Thái Bình Dương
Flag of the People's Republic of China.svg Trung Quốc: Wang Yi, Phó bBộ trưởng Ngoại giao
Flag of Russia.svg Nga: Alexander Losyukov, Thứ trưởng Ngoại giao
Flag of Japan (bordered).svg Nhật Bản: Yabunaka Mitoji, Tổng giám đốc Cục châu Á và châu Đại Dương
  • Mục tiêu đạt được:
    • Tuyên bố chung với bảy điểm, bao gồm: phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên, tồn tại cách hòa bình giữa những nước tham gia, nhấn mạnh việc cùng nhau phối hợp để giải quyết khủng hoảng. Thỏa thuận tổ chức vòng đàm phán thứ ba với sự tham gia đầy đủ của các bên trong quý hai, năm 2004.

Vòng thứ ba (23 tháng 6 - 26 tháng 6 2004)

Đại diện:
Flag of South Korea (bordered).svg Hàn Quốc: Lee Soo-hyuk, Thứ trưởng Ngoại giao và Thương mại
Flag of North Korea.svg Bắc Triều Tiên: Kim Gye-gwan, Thứ trưởng Ngoại giao
Flag of the United States.svg Hoa Kỳ: James Kelly, Trợ lý Ngoại trưởng, phân Vụ Đông Á và Thái Bình Dương
Flag of the People's Republic of China.svg Trung Quốc: Wang Yi, Phó bộ trưởng Ngoại giao
Flag of Japan (bordered).svg Nhật Bản: Yabunaka Mitoji, Tổng giám đốc Cục châu Á và châu Đại Dương
Flag of Russia.svg Nga: Alexander Alexeyev, Thứ trưởng Ngoại giao
  • Mục tiêu đạt được:
    • Tuyên bố chung với tám điểm, bao gồm: Tiếp tục tổ chức vòng đàm phán thứ tư tại Bắc Kinh trước tháng 9 năm 2005. Củng cố lại các cam kết phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.

Vòng thứ tư

Giai đoạn 1 (26 tháng 7 - 7 tháng 8 2005)

Đại diện:
Flag of South Korea (bordered).svg Hàn Quốc: Song Min-soon, Thứ trưởng Ngoại giao và Thương mại
Flag of North Korea.svg Bắc Triều Tiên: Kim Gye-gwan, Thứ trưởng Ngoại giao
Flag of the People's Republic of China.svg Trung Quốc: Wu Dawei, Phó bộ trưởng Bộ Ngoại giao
Flag of the United States.svg Hoa Kỳ: Christopher Hill, Trợ lý Ngoại trưởng, phân Vụ Đông Á và Thái Bình Dương
Flag of Russia.svg Nga: Alexander Alexeyev, Thứ trưởng Ngoại giao
Flag of Japan (bordered).svg Nhật Bản: Sasae Kenichiro, Phó Tổng giám đốc Cục châu Á và châu Đại Dương
  • Mục tiêu đạt được:
    • Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên không đồng tình về cách hiểu "sử dụng năng lượng hạt nhân nhằm mục đích hòa bình". Ngưng các cuộc hội đàm ba tuần cho Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF).

Giai đoạn 2 (13 tháng 9 - 19 tháng 9 2005)

Đại diện:
Flag of South Korea (bordered).svg Hàn Quốc: Song Min-sớm, Thứ trưởng Ngoại giao và Thương mại
Flag of North Korea.svg Bắc Triều Tiên: Kim Gye-gwan, Thứ trưởng Ngoại giao
Flag of the United States.svg Hoa Kỳ: Christopher Hill, Trợ lý Ngoại trưởng, phân Vụ Đông Á và Thái Bình Dương
Flag of the People's Republic of China.svg Trung Quốc: Wu Dawei, Phó bộ trưởng Ngoại giao
Flag of Japan (bordered).svg Nhật Bản: Sasae Kenichiro, Phó Tổng giám đốc Cục châu Á và châu Đại Dương
Flag of Russia.svg Nga: Alexander Alexeyev, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao
  • Mục tiêu đạt được: sáu điểm, bao gồm:
    • Thẩm tra lại việc phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, nhìn lại những vấn đề đạt được từ Tuyên bố Phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên năm 1992
    • Bắc Triều Tiên phải đồng ý bỏ tất cả vũ khí hạt nhân và các chương trình hạt nhân, trở lại hiệp ước NPT càng sớm càng tốt.
    • Các quốc gia vẫn tôn trọng việc Bắc Triều Tiên "sử dụng năng lượng hạt nhân vì hòa bình".
    • Vấn đề của các lò phản ứng hạt nhân nước nhẹ (LWR) sẽ được thảo luận "tại một thời điểm thích hợp"[5].
    • Hoa Kỳ và Hàn Quốc chính thức tuyên bố rằng, họ không có vũ khí hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên
    • Hoa Kỳ khẳng định, họ không có ý định tấn công hoặc xâm lược Bắc Triều Tiên và bảo đảm vấn đề an ninh này có hiệu lực
    • Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên làm việc để bình thường hóa quan hệ, tôn trọng chủ quyền của nhau, cùng nhau tồn tại hòa bình.
    • Nhật Bản và Bắc Triều Tiên làm việc để bình thường hóa quan hệ, phù hợp với Tuyên bố Bình Nhưỡng khi giải quyết các tranh chấp về di tích lịch sử.
    • Năm bên khác cam kết thúc đẩy kinh tế thông qua tăng cường hợp tác song phương, đa phương, hợp tác kinh tế năng lượng, thương mại và đầu tư.
    • Hàn Quốc khơi thông trở lại hai triệu kiloWatts điện cho Bắc Triều Tiên.
    • Bán đảo Triều Tiên tự thương lượng các hiệp ước hòa bình riêng.
    • Nguyên tắc "Nói là làm" hay "lời nói đi đôi với hành động" sẽ được quan sát, nhấn mạnh "cùng phối hợp các biện pháp".
    • Thỏa thuận tổ chức vòng đàm phán thứ năm vào đầu tháng 11, 2005.

Vòng thứ năm

Giai đoạn 1 (9 tháng 11 - 11 tháng 11 2005)

Đại diện:
Flag of South Korea (bordered).svg Hàn Quốc: Song Min-soon, Thứ trưởng Ngoại giao và Thương mại
Flag of North Korea.svg Bắc Triều Tiên: Kim Gye-gwan, Thứ trưởng Ngoại giao
Flag of the People's Republic of China.svg Trung Quốc: Wu Dawei, Phó bộ trưởng Ngoại giao
Flag of the United States.svg Hoa Kỳ: Christopher Hill, Trợ lý Ngoại trưởng, phân Vụ Đông Á và Thái Bình Dương
Flag of Russia.svg Nga: Alexander Alexeyev, Thứ trưởng Ngoại giao
Flag of Japan (bordered).svg Nhật Bản: Sasae Kenichiro, Phó Tổng giám đốc Cục châu Á và châu Đại Dương
Mục tiêu đạt được: Tuyên bố sáu điểm cơ bản giống với tuyên bố của vòng trước, ngoại trừ: Việc sửa đổi nguyên tắc "lời nói đi đôi với hành động" thành "cam kết đi đôi với hành động".

Những sự kiện giữa các giai đoạn 1 và 2

  • Không có thỏa thuận sẽ tổ chức thêm các cuộc đàm phán, mặc dù tháng ba 2006 có khả năng xem xét tại thời điểm.
  • Tháng 4 năm 2006, Bắc Triều Tiên đồng ý khôi phục đàm phán nếu Hoa Kỳ giải tỏa lệnh đóng băng tài của họ tại một ngân hàng ở Ma Cao[6].
  • Hoa Kỳ tuyên bố xử lý vấn đề hạt nhân và vấn đề tài chính là riêng biệt; Bắc Triều Tiên không đồng ý.
  • Sau đó, trong công bố ngày 3 tháng 10, 2006, Bắc Triều Tiên đã tiến hành thử nghiệm vũ khí hạt nhân lần đầu tiên mà không phụ thuộc vào tình hình thế giới, và cho rằng đây là việc ngăn chặn thích hợp trước "chính sách thù nghịch của Hoa Kỳ".
  • Ngày 9 tháng 10, 2006, Bắc Triều Tiên thông báo vụ thử hạt nhân thành công, Hoa Kỳ xác nhận vào ngày 11 tháng 10.
  • Trong phản ứng của mình, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc thông qua Nghị quyết 1718[7] đồng ý trừng phạt Bắc Triều Tiên, qua Chương VII, Điều 41. Cấm vận từ kinh tế đến thương mại, quân đội, chuyển giao công nghệ. Trung Quốc và Nga quan ngại nghị quyết này có thể làm xuất hiện những căng thẳng quân sự. Nghị quyết cũng cho quyền cho các quốc gia khác kiểm tra hàng hóa của Bắc Triều Tiên.
  • Ngày 31 tháng 10 năm 2006, chính phủ Trung Quốc thông báo rằng, cuộc hội đàm sáu bên sẽ tiếp tục. Tuy nhiên, Bộ trưởng Taro Aso của Nhật Bản nói rằng, Nhật không sẵn sàng trở lại bàn đàm phán sáu bên cho tới khi nào Bắc Triều Tiên hủy bỏ vũ khí hạt nhân[8].
  • Ngày 10 tháng 12, sự việc trở nên rõ ràng rằng, sẽ tiếp tục đàm phán ngày 18 tháng 12 năm 2006.

Giai đoạn 3 (8 tháng 2 - 13 tháng 2 2007)

Đại diện:
Flag of South Korea (bordered).svg Hàn Quốc: Chun yung-woo, Thứ trưởng Ngoại giao và Thương mại
Flag of North Korea.svg Bắc Triều Tiên: Kim Gye-gwan, Thứ trưởng Ngoại giao
Flag of the People's Republic of China.svg Trung Quốc: Wu Dawei, Phó bộ trưởng Ngoại giao
Flag of the United States.svg Hoa Kỳ: Christopher Hill, Trợ lý Ngoại trưởng, phân Vụ Đông Á và Thái Bình Dương
Flag of Russia.svg Nga: Alexander Alexeyev, Thứ trưởng Ngoại giao
Flag of Japan (bordered).svg Nhật Bản: Sasae Kenichiro, Phó Tổng giám đốc Cục châu Á và châu Đại Dương
  • Tuyên bố chung vào lúc 3 giờ chiều ngày Thứ ba, 13 tháng 2 năm 2007:
    • Bắc Triều Tiên sẽ phải đóng cửa, chấp nhận niêm phong các thiết bị hạt nhân Yongbyon, bao gồm cả việc thực thi lại các thỏa thuận trước đó và mời các nhân viên IAEA trở lại để tiến hành giám sát và thẩm tra.
    • Đổi lại, năm bên khác trong cuộc hội đàm sẽ trợ giúp khẩn cấp năng lượng cho Bắc Triều Tiên, trong giai đoạn đầu tiên là 50.000 tấn dầu nhiên liệu, bắt đầu trong vòng 60 ngày.
    • Tất cả các bên đồng ý các bước đi tích cực để tăng cường sự tin cậy lẫn nhau, làm cho các nỗ lực chung vì hòa bình và ổn định lâu dài trong khu vực Đông Bắc Á. Các bên sẽ thương lượng một hiệp ước hòa bình vĩnh viễn trên bán đảo Triều Tiên tại một diễn đàn thích hợp khác.
    • Các nhóm công tác sẽ thành lập các kế hoạch cụ thể để thực hiện.
    • Tất cả các bên đồng ý thành lập nhóm công tác phi hạt nhân hóa trên Bán đảo Triều Tiên, Bắc Triều Tiên bình thường hoá quan hệ với Hoa Kỳ và với Nhật Bản, hợp tác kinh tế và năng lượng, trong một Đông Bắc Á hòa bình và an ninh.
    • Tất cả các bên đồng ý rằng, các nhóm làm việc sẽ bắt đầu trong vòng 30 ngày tới.
  • Chi tiết về các sự trợ giúp sẽ được xác định thông qua: thảo luận và đánh giá thích hợp của các nhóm công tác về kinh tế và hợp tác năng lượng.
  • Một khi các hành động đầu tiên được triển khai thực hiện, sáu bên nhanh chóng tổ chức một cuộc họp cấp bộ trưởng để xác nhận việc triển khai này phù hợp với những tài liệu đã thông qua và tìm hiểu cách thức và phương tiện cho việc thúc đẩy hợp tác an ninh ở Đông Bắc Á.
    • Vòng đàm phán thứ sáu sẽ diễn ra vào ngày 19 tháng 3, 2007. Lúc này sẽ được nghe báo cáo của các nhóm công tác và thảo luận về các hành động cho giai đoạn kế tiếp.

Vòng thứ sáu

Giai đoạn 1 (19 tháng 3 - 22 tháng 3, 2007)

Đại diện:
Flag of South Korea (bordered).svg Hàn Quốc: Chun yung-woo, Thứ trưởng Ngoại giao và Thương mại
Flag of North Korea.svg Bắc Triều Tiên: Kim Gye-gwan, Thứ trưởng Ngoại giao
Flag of the People's Republic of China.svg Trung Quốc: Wu Dawei, Phó bộ trưởng Ngoại giao
Flag of the United States.svg Hoa Kỳ: Christopher Hill, Trợ lý Ngoại trưởng, phân Vụ Đông Á và Thái Bình Dương
Flag of Russia.svg Nga: Alexander Alexeyev, Thứ trưởng Ngoại giao
Flag of Japan (bordered).svg Nhật Bản: Sasae Kenichiro, Phó Tổng giám đốc Cục châu Á và châu Đại Dương
Mục tiêu đạt được:
  • 19 tháng 3, 2007, trưởng đoàn Hoa Kỳ, Christopher Hill, thông báo đại ý rằng, 25 triệu USD trong tài khoản của Bắc Triều Tiên tại Ngân hàng Banco Delta Asia (BDA)đã bị đóng băng và lệnh này chỉ hủy một khi thấy được những hành động tích cực của Bắc Triều Tiên trong các cam kết đã đạt được như việc đóng cửa lò phản ứng Yongbyon, chấp nhận thanh sát viên của IAEA, với mục tiêu hướng tới tương lai giải trừ quân bị hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên[9]. Bắc Triều Tiên, thông qua Kim Kye-gwan, từ chối tiếp tục thương lượng cho đến khi họ được nhận lại tiền của họ. Nga cho rằng Hoa Kỳ đã không thuyết phục được Trung Quốc để cho Ngân hàng Trung Quốc (Bank of China) tiếp nhận khoản tiền 25 triệu USD của Bắc Triều Tiên chuyển từ các tài khoản của Bình Nhưỡng tại ngân hàng Banco Delta Asia ở Ma Cao. Ngân hàng Trung Quốc không muốn tiếp nhận khoản tiền này vì sợ trong số tiền nói trên kiếm được từ nguồn bất hợp pháp như buôn bán tiền giả, rửa tiền. Các cuộc hội đàm bị ngưng vào cuối ngày Thứ tư.
  • Hoa Kỳ cũng công nhận rằng, việc đóng băng tài khoản này là một con bài để gây áp lực cho Bắc Triều Tiên.
  • Các cuộc hội đàm bị hủy bỏ là kết quả của việc Bắc Triều Tiên từ chối tiếp tục nếu họ không nhận được 25 triệu USD trong tay.

Sự kiện giữa lúc ngưng trệ và trước khi nối lại của giai đoạn 1 - vòng thứ sáu

  • Hoa Kỳ khuyến khích Bắc Triều Tiên tuân thủ các cam kết của mình càng sớm càng tốt, nói rằng vấn đề này đã không còn là của riêng Hoa Kỳ nữa. Nga, Trung Quốc và Hàn Quốc khuyến khích các bên kiên nhẫn. Nhật Bản vẫn còn nhấn mạnh vấn đề nbắt cóc con tin phải được giải quyết.
  • 11 tháng 6, 2007, Nga đồng ý dỡ bỏ đóng băng tài khoản của Bắc Triều Tiên ở các ngân hàng Ma Cao và chuyển chúng đến Bắc Triều Tiên[10].
  • 14 tháng 7, 2007, sau khi nhận được viện trợ nhiên liệu từ Hàn Quốc, Bắc Triều Tiên tuyên bố đã đóng cửa các cơ sở hạt nhân ở Yongbyon và nói thêm rằng, họ sẵn sàng hủy bỏ tất cả các chương trình hạt nhân[11]. Ngày 18 tháng 7, 2007 thanh tra IAEA xác nhận rằng Bắc Triều Tiên đã đóng cửa các cơ sở hạt nhân.

Nối lại giai đoạn 1 (18 tháng 7 - 20 tháng 7, 2007)

Đại diện:
Flag of South Korea (bordered).svg Hàn Quốc: Chun yung-woo, Thứ trưởng Ngoại giao và Thương mại
Flag of North Korea.svg Bắc Triều Tiên: Kim Gye-gwan, Thứ trưởng Ngoại giao
Flag of the People's Republic of China.svg Trung Quốc: Wu Dawei, Phó bộ trưởng Ngoại giao
Flag of the United States.svg Hoa Kỳ: Christopher Hill, Trợ lý Ngoại trưởng, phân Vụ Đông Á và Thái Bình Dương
Flag of Russia.svg Nga: Vladimir Rakhmanin, Thứ trưởng Ngoại giao
Flag of Japan (bordered).svg Nhật Bản: Sasae Kenichiro, Phó Tổng giám đốc Cục châu Á và châu Đại Dương
Mục tiêu đạt được: Tuyên bố chung ngày 20 tháng 7, 2007:
  • Các bên bày tỏ sự hài lòng với những nỗ lực mang tính xây dựng của tất cả các bên tham gia và hoan nghênh quá trình thảo song phương, phối hợp để tăng cường sự tin tưởng và cải thiện các mối quan hệ với nhau.
  • Các bên tái khởi động các cam kết của mình qua tuyên bố ngày 19 tháng 9 năm 2005, thỏa thuận ngày 13 tháng 2 năm 2007 và cam đoan hoàn thành các nghĩa vụ của mình theo các thỏa thuận phù hợp với nguyên tắc "lời nói đi đôi với hành động".
  • Bắc Triều Tiên xác nhận thỏa thuận của mình là tiết lộ tất cả các chương trình hạt nhân và vô hiệu hoá tất cả các thiết bị liên quan đến chương trình hạt nhân.
  • Cho năm nhóm công tác bắt đầu trước tháng tám để thảo luận và lên kế hoạch cho những công việc tổng hợp.
  • Hội đàm sẽ tiếp tục trong tháng chín để nghe báo cáo của các nhóm công tác và vạch ra một lộ trình thực thi tổng hợp. Sau khi kết thúc giai đoạn tiếp theo của đàm phán, sẽ tổ chức một cuộc họp cấp bộ trưởng tại Bắc Kinh càng sớm càng tốt để xác nhận và thúc đẩy việc thực hiện tuyên bố ngày 19 tháng 9, 13 tháng 2 năm 2007.
  • Một thời gian chưa được quyết định trong quá trình đàm phán cho đến khi các nhóm làm việc có kết quả. Lí do là vì thời gian đưa ra trong cuộc hội đàm trước đó đã không được thực thi[12].
  • Bắc Triều Tiên cảnh báo một "cuộc khủng hoảng" nếu Nhật Bản từ chối hỗ trợ năng lượng cho họ. Nhật Bản tuyên bố rằng, họ sẽ không đáp ứng cho đến khi Bắc Triều Tiên giải quyết các vấn đề bắt cóc con tin người Nhật.

Sự kiện giữa giai đoạn 1 và giai đoạn 2 - vòng thứ 6

  • Tổng thống Hàn Quốc Roh Moo-hyun đề xuất thành lập một Cộng đồng Kinh tế Triều Tiên nhằm cung ứng bộ khung pháp lý cho các đề án được hình thành từ các cuộc thương thảo[13].
  • Israel đã thực hiện một cuộc không kích ở Syria. Các phương tiện truyền thông phương Tây đưa tin rằng, mục tiêu cuộc không kích là một cơ sở hạt nhân hợp tác với Bắc Triều Tiên[14].
  • Ông Yasuo Fukuda thay thế ông Shinzo Abe tong chức thủ tướng Chính phủ Nhật. Fukuda cam kết cải thiện quan hệ với Bắc Triều Tiên.
  • Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush nói rằng ông sẽ làm việc với một thỏa thuận hòa bình trên bán đảo Triều Tiên khi Bắc Triều Tiên hoàn toàn giải trừ quân bị[15].

Đàm phán bế tắc

Ngày 5 tháng 4, năm 2009, Bắc Triều Tiên ra thông báo khởi động việc phóng vệ tinh, mặc dù điều này không phù hợp với tình hình quốc tế. Tuy nhiên, công việc của họ thất bại khi "vệ tinh" rơi xuống Thái Bình Dương. Mặc dù vậy, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama nói [đại ý rằng] "hành động này là vi phạm và phải bị trừng phạt"[16].
  • Ngày 13 tháng 4, năm 2009, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đồng thuận nhất trí trước một số kết án Bắc Triều Tiên, cho khởi động cấm vận Bắc Triều Tiên[17].
  • Ngày 14 tháng 4, năm 2009, Bắc Triều Tiên phản ứng Hội đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, cho rằng họ "sẽ không bao giờ trở lại tham gia vào đàm phán, sẽ không bị ràng buộc bởi bất kỳ thoả thuận nào tại đàm phán nữa." Bắc Triều Tiên trục xuất thanh tra hạt nhân từ các quốc gia, thông báo cho IAEA rằng họ sẽ tiếp tục chương trình vũ khí hạt nhân của họ[18][19].

Chú thích


No comments:

Post a Comment