Monday, August 4, 2014

Chào ngày mới 5 tháng 8

Han Guangwu Di.jpg

Ngày Độc lập tại Burkina Faso (1960).  Năm 25Lưu Tú xưng đế, tức Hán Quang Vũ Đế (hình), mở đầu triều Đông Hán, sau đó tiếp tục đánh bại các thế lực khác và thống nhất Trung Quốc. Năm 1392 – Sau khi lật đổ Cung Nhượng Vương của Cao Ly, tướng Lý Thành Quế lên ngôi quốc vương, khởi đầu vương triều Triều Tiên. Năm 1962Nelson Mandela bị cảnh sát bắt giữ với lời buộc tội kích động đình công và ra nước ngoài khi chưa được phép, ông phải ở trong tù cho đến năm 1990. Năm 1962 - Nữ diễn viên, ca sĩ Marilyn Monroe qua đời do sử dụng thuốc an thần quá liều.

Hán Quang Vũ Đế

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hán Quang Vũ Đế
Hoàng đế Trung Hoa (chi tiết...)
Han Guangwu Di.jpg
Quang Vũ Hoàng đế, tranh của Diêm Lập Bản thời nhà Đường (thế kỷ thứ 7)
Hoàng đế nhà Đông Hán
Trị vì 2557
Tiền nhiệm Hán Canh Thủy Đế
Kế nhiệm Hán Minh Đế
Thông tin chung
Thê thiếp Hoàng hậu Quách Thánh Thông
Hoàng hậu Âm Lệ Hoa
Tên thật Lưu Tú (劉秀)
Niên hiệu Kiến Vũ (建武) (2556)
Kiến Vũ Trung Nguyên (建武中元) (5657)
Thụy hiệu Quang Vũ hoàng đế
Miếu hiệu Thế Tổ
Triều đại Nhà Hán
Thân phụ Lưu Khâm
Thân mẫu Phàn Nhàn Đô
Sinh 6 TCN
Mất 57
Trung Quốc
An táng Nguyên Lăng
Hán Quang Vũ Đế (chữ Hán: 漢光武帝; 6 TCN – 57) hay Hán Quang Vũ, tên thật (húy) là Lưu Tú (劉秀), tự Văn Thúc (文叔), là vị Hoàng đế sáng lập nhà Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc, trị vì từ năm 25 đến khi mất.
Là dòng dõi xa của nhà Hán và từng tham gia khởi nghĩa Lục Lâm chống lại chính quyền Vương Mãng, Hán Quang Vũ Đế đã ly khai khỏi chính quyền mới của Lục Lâm, đánh bại các lực lượng cát cứ và thống nhất quốc gia, mở ra thời kỳ thịnh trị của Trung Quốc sau nhiều năm biến động.

Thân thế

Nhánh Thung Lăng

Lưu Tú tự là Văn Thúc (文叔), là cháu 9 đời của Hán Cao Tổ Lưu Bang. Tổ 6 đời của Lưu Tú là Lưu Phát, con thứ của Hán Cảnh Đế. Do mẹ Lưu Phát xuất thân không sang[1] nên Lưu Phát không được vua cha yêu, chỉ phong làm Trường Sa vương – vùng xa kinh thành, ẩm thấp và cằn cỗi.
Làm Trường Sa vương được 28 năm thì Lưu Phát mất, con trưởng là Lưu Dung kế vị vương chư hầu, tức là Trường Sa Đái vương. Tổ 5 đời của Lưu Tú là Lưu Mãi là con thứ của Lưu Phát nên chỉ được phong hầu ở hương Thung Lăng, huyện Linh Đạo thuộc quận Linh Lăng[2], gọi là Thung Lăng hầu.
Lưu Mãi có 2 con, con trưởng Lưu Hùng Cừ, con thứ là Lưu Ngoại chính là cụ của Lưu Tú. Theo quy định, Lưu Hùng Cừ thừa kế ngôi Thung Lăng hầu, còn Lưu Ngoại không được chức vụ gì, chỉ có thể tiến thân bằng khoa cử hoặc các hình thức khác để làm quan. Sau Lưu Ngoại tự phấn đấu làm Thái thú quận Uất Lâm[3].

Dời về Nam Dương

Con Lưu Hùng Cừ là Lưu Nhân nối chức Thung Lăng hầu, còn con Lưu Ngoại là Lưu Hồi – ông nội của Lưu Tú - cũng tự phấn đấu làm chức Đô uý ở Cự Lộc[4]. Lưu Hồi là em họ của Thung Lăng hầu Lưu Nhân, có công lớn trong việc vận động Hán Nguyên Đế (49 – 33 TCN) cho gia tộc họ Lưu ở Thung Lăng được dời từ huyện Linh Đạo xa xôi và khắc nghiệt về huyện Thái Dương thuộc quận Nam Dương - nằm trong bản đồ trung nguyên. Vùng Nam Dương khi đó ngoài gia tộc anh em Lưu Nhân còn có những chi khác của Lưu Phát trước đây như Lưu Diên và Lưu Đan cũng được dời từ Trường Sa về sớm hơn[5] và các chi này đều có quan hệ khá chặt chẽ.
Lưu Hồi có 2 con trai, con trưởng là Lưu Khâm, con thứ là Lưu Lương. Lưu Khâm là cha Lưu Tú, lấy con gái hào phú Phàn Trọng là Phàn Nhàn Đô. Thời Hán Thành Đế (33 – 7 TCN), Lưu Khâm qua sát hạch được phong làm huyện lệnh Tế Dương thuộc quận Trần Lưu, sau chuyển về làm huyện lệnh ở Nam Đốn. Lưu Lương được cử làm hiếu liêm rồi làm huyện lệnh huyện Tiêu thuộc Bái quận[6].
Lưu Khâm và Phàn Nhàn Đô sinh được 6 người con: 3 trai 3 gái. Lưu Tú là con thứ 5 trong nhà, ra đời tại nha phủ huyện Tế Dương vào năm 6 TCN. Ông có 2 anh và 2 chị, 1 em gái. Anh cả là Lưu Diễn, anh hai là Lưu Trọng; chị cả là Lưu Hoàng, chị hai là Lưu Nguyên, em gái là Lưu Bá Cơ.

Thời trẻ

Anh em Lưu Tú xuất thân trong gia đình có chức quyền nhiều đời, được cha mẹ quan tâm dạy dỗ từ nhỏ. Năm 4, Lưu Khâm bị bệnh đột ngột qua đời khi Lưu Tú mới lên 11 tuổi. Mất bổng lộc của cha, 6 anh em Lưu Tú sống dựa vào chú Lưu Lương.
Năm 8, khi Lưu Tú 15 tuổi, Vương Mãng cướp ngôi nhà Hán, lập ra nhà Tân. Anh cả Lưu Diễn nuôi chí chống lại Vương Mãng để báo thù cho nhà Hán. Trong khi Lưu Tú chăm chỉ học hành và giữ nề nếp trong nhà thì Lưu Diễn tỏ ra khác hẳn, thích sống phóng khoáng, bán tài sản kết giao giang hồ theo phong cách của Lưu Bang. Lưu Tú bị anh chê là có tầm nhìn hạn hẹp, chỉ luẩn quẩn trong nhà, chú tâm những điều vụn vặt như ông Lưu Trọng - anh của Lưu Bang trước kia[7]. Tuy nhiên Lưu Tú không tranh luận với anh về việc đó. Sự khiêm tốn của Lưu Tú khiến ông ít được mọi người chú ý.
Khoảng niên hiệu Thiên Phượng nhà Tân (14-19), Lưu Tú lên học ở Tràng An. Lưu Tú qua các kỳ sát hạch, được vào nhà Thái học, học chính sự theo danh nho Hứa Tử Uy. Do thiếu tiền học, ông cùng các bạn học như Đặng Vũ, Chu Hựu chung nhau tiền làm thuốc viên bán; hoặc mua lừa rồi cho người khác thuê chở hàng kiếm tiền[8]. Ngoài ra, ông còn được Chu Hựu nhà khá giả chu cấp, giúp đỡ. Tuy nhiên sau đó vì khó khăn quá, ông phải bỏ dở việc học trở về nhà sau 2 năm.

Chống Vương Mãng

Khởi nghĩa

Chính quyền Vương Mãng ngày càng mất lòng dân, khắp nơi nổi dậy chống triều đình từ năm 15. Lớn mạnh nhất là 2 cuộc khởi nghĩa Lục Lâm do Vương Khuông và Vương Phượng cầm đầu ở núi Lục Lâm (năm 17) và cuộc khởi nghĩa Xích Mi do Phàn Sùng đứng đầu ở huyện Cử (năm 18).
Phong trào khởi nghĩa lan rộng. Năm 21, quân Lục Lâm ngày một lớn mạnh, đánh tan 2 vạn quân của quan trấn thủ Kinh châu ở Vân Đỗ[9]. Địa bàn của quân Lục Lâm mở rộng ra vùng giáp ranh 3 quận Giang Hạ, Nam QuậnNam Dương – gần với nơi ở của Lưu Tú. Điều đó trực tiếp tác động đến anh em Lưu Tú và Lưu Diễn. Cùng lúc anh em Lưu Tú tính chuyện dựng cờ chống Vương Mãng, một số nhân sĩ và môn khách của Lưu Diễn đã tham gia khởi nghĩa các nơi, vì vậy anh em Lưu Diễn sợ bị tội chứa chấp "quân phản loạn" phải lẩn trốn đi nơi khác, lấy cớ đi buôn thóc gạo trốn về Tân Dã theo anh rể Đặng Thần.
Tháng 9 năm 22, Lưu Diễn và Lưu Tú chia nhau đi tập hợp lực lượng chuẩn bị khởi binh. Trong khi Lưu Tú ở Uyển Thành tập hợp bạn bè như anh em Lý Thông, Lai Hấp, anh rể Đặng Thần, chú Lưu Sưởng,... được vài ngàn người thì Lưu Diễn trở về quê cũ ở hương Thung Lăng huyện Thái Dương, tụ tập được vài ngàn thanh niên cùng các môn khách giang hồ và gia nhân dựng cờ khởi nghĩa. Có người nghe Lưu Diễn phát động còn e ngại, nhưng sau đó trông thấy Lưu Tú mặc áo, đội mũ chiến dẫn quân từ Uyển Thành tới đều rất kinh ngạc, cho rằng ngày thường Lưu Tú thận trọng và khiêm tốn giữ mình, nay cũng làm phản thì thiên hạ sẽ phải đổi chủ. Vì vậy những người e ngại đều quyết chí theo anh em Lưu Tú. Hai đạo quân hợp làm một, được hơn 7000 người. Lưu Diễn tự xưng làm trụ thiên bộ hộ, giữ chức thống soái chỉ huy toàn quân. Cánh quân này gọi là Thung Lăng quân.

Gia nhập quân Lục Lâm

Căn cứ Lục Lâm có dịch bệnh, quân Lục Lâm phải chia làm 2 cánh rút khỏi Lục Lâm: một cánh theo Vương Khuông, Vương Phượng, Mã Vũ đi về Nam Dương, gọi là quân Tân Thị; cánh kia theo Vương Thường, Thành Đan đi về Nam Quận gọi là quân Hạ Giang. Tháng 7 năm 22, quân Tân Thị đi đến huyện Tuỳ, lại được sự gia nhập của quân Bình Lâm của Trần Mục và một tông thất nhà HánLưu Huyền. Nghe tin đó, anh em Lưu Tú bèn cử Lưu Gia đến liên hệ với các thủ lĩnh quân Tân Thị xin gia nhập. Vương Khuông lập tức chấp thuận. Lực lượng quân Tân Thị có quân Thung Lăng hợp sức nên mạnh lên nhiều.
Quân Tân Thị tiến về phía tây đánh vào Trường Tụ[10]. Trong trận đầu tiên đụng độ với quân triều đình, Lưu Tú vì là bộ tướng vẫn chưa có ngựa cưỡi nên phải cưỡi trâu ra trận[11]. Trận này quân khởi nghĩa giết chết huyện uý Tân Dã. Nhờ đoạt được ngựa của địch, Lưu Tú mới có ngựa cưỡi ra trận.
Sau đó quân Tân Thị lại đánh bại quân Tân ở Đường Tử[12], lại giành thắng lợi, thu được nhiều quân lương.
Tuy nhiên, ngay sau trận thắng này, quân Lục Lâm và quân Thung Lăng bắt đầu rạn nứt, vì các tướng Lục Lâm vốn số đông là nông dân, quá nhiệt tình đánh trận trong khi các tướng Thung Lăng xuất thân từ địa chủ, ít xông pha chiến trận nhưng giành giật của cải thu được rất nhanh. Vì vậy các tướng Lục Lâm tỏ ý bất bình. Lưu Tú vội đứng ra dàn hoà để tránh đổ vỡ liên minh, sai các thuộc hạ nộp bớt của cải thu được của quân Tân cho các tướng Lục Lâm[13].

Bại trận Tiểu Tràng An

Do giữ được hòa khí, hai cánh quân lại phối hợp đánh hạ được Cưu Dương[14] và tiến về Tân Đô[15], áp sát Uyển Thành - thủ phủ của Nam Dương.
Tháng 12 năm 22, các tướng trấn thủ Nam Dương là Chân Phụ và Lương Khâu Tứ mang 10 vạn quân ra đối địch. Hai bên gặp nhau ở Tiểu Tràng An huyện Dục Dương[16]. Quân Lục Lâm (gồm Tân Thị và Thung Lăng) vừa thắng trận, chủ quan khinh địch, bị quân Tân đánh tan tác. Cánh quân của Lưu Tú bị chết và tan chạy hết, một mình Lưu Tú cưỡi ngựa chạy thoát.
Trên đường đi, ông gặp em gái Lưu Bá Cơ, bèn kéo lên ngựa đi cùng. Đi được một đoạn, anh em Lưu Tú lại gặp chị Lưu Nguyên và 3 con nhỏ. Thấy chỉ có 1 con ngựa, Lưu Nguyên biết không thể thoát nên một mực giục hai em đi trước. Lưu Tú đành mang em gái chạy. Sau đó quân nhà Tân đuổi đến, giết cả 4 mẹ con Lưu Nguyên. Mồ mả nhà Đặng Thần cũng bị san phẳng. Anh hai của Lưu Tú là Lưu Trọng cùng bị giết trong trận này.

Đại chiến Côn Dương

Bài chi tiết: Trận Côn Dương
Quân Lục Lâm bại trận phải lui về giữ Cức Dương. Lưu Tú và Lưu Diễn nghe tin cánh quân Giang Hạ của Lục Lâm vừa thắng trận, bèn sai người đến liên lạc với Vương Thường đề nghị hội binh. Vương Thường đồng ý. Tháng 1 năm 23, quân Giang Hạ kéo về Cức Dương hợp làm một với quân Tân Thị. Từ đó quân Lục Lâm lại thống nhất, nhuệ khí lại tăng lên.
Quân Lục Lâm chia làm nhiều cánh bất ngờ tập kích, giết chết Chân Phụ và Lương Khâu Tứ. Sau đó Lưu Diễn lại dùng kế đánh bại cánh quân của hai tướng Nghiêm Ưu và Trần Mậu ở phía bắc sông Dục Thuỷ[17]. Quân Tân thua bỏ chạy về cố thủ ở Uyển Thành.
Trong quân Lục Lâm có chủ trương lập một người hoàng tộc nhà Hán lên làm vua để có danh chính đánh Vương Mãng, khôi phục nhà Hán. Ngoài Lưu Huyền và anh em Lưu Diễn, Lưu Tú, trong quân Lục Lâm còn có các tông thất là Lưu Lương, Lưu Tứ, Lưu Gia. Vương Khuông và Vương Phượng chủ trương lập Lưu Huyền là người tài năng kém và không có vây cánh, thế lực để dễ khống chế[18][19], trong khi thiểu số theo Lưu Diễn không tán thành, muốn mình được lập. Cuối cùng, số đông của Vương Khuông thắng thế, Lưu Huyền được lập làm vua, với danh nghĩa khôi phục nhà Hán để đánh nhà Tân, tức là vua Hán Canh Thủy Đế.
Tháng 2 năm 23, quân Lục Lâm dưới danh nghĩa nhà Hán chia làm 2 đường, cánh quân lớn do Vương Khuông, Lưu Diễn chỉ huy đánh Uyển Thành; cánh thứ 2 nhỏ hơn do Vương Phượng, Vương Thường, Lưu Tú chỉ huy, mang 2 vạn quân đánh Côn Dương[20], Đinh Lăng[21] và đất Yển[22]. Quân Nghiêm Ưu, Trần Mậu bỏ Uyển Thành về giữ Dĩnh Xuyên, giao cho các tướng dưới quyền cố thủ Uyển Thành.
Cánh quân của Vương Thường và Lưu Tú cũng luôn thắng trận, thu rất nhiều của cải và lương thực, mang cung cấp cho Lưu Diễn.
Vương Mãng nghe tin quân Tân liên tiếp thất bại, liền phái Đại tư đồ Vương Tầm, Đại tư không Vương Ấp trưng tập hết quân tướng còn lại gồm 42 vạn quân đi đánh quân Lục Lâm, mang theo cả hổ, báo, voi. Tháng 5 năm 23, quân Vương Tầm tiến đến Dĩnh Xuyên[23], hợp với quân của Nghiêm Ưu, Trần Mậu. Bốn tướng hợp đại binh tiến về phía nam, đụng độ với cánh quân nhỏ của Lục Lâm dưới quyền Lưu Tú và Vương Thường. Sau vài trận đánh chặn ở Dương Quan, Lưu Tú cũng lui về Côn Dương.
Quân tiên phong của Vương Ấp gồm 10 vạn người kéo đến thành Côn Dương. Vương Ấp cho quân vây 4 mặt, hạ trại giữ xung quanh. Trong thành, quân Lục Lâm chỉ có hơn 8000 người. Vương Phượng và Vương Thường chủ trương phá vây chạy nhưng Lưu Tú cho rằng không nên, vì lực lượng quá chênh lệch sẽ bị hỗn loạn và bị giết hết. Các tướng phản đối chủ trương của Lưu Tú. Đang bàn bạc chưa xong thì có tin báo rằng: Hậu quân Tân kéo đến, rất đông người, dài hơn trăm dặm không dứt.
Các tướng thấy Lưu Tú nói có lý, bèn quyết định nghe theo kế của ông. Vương Phượng và Vương Thường lo giữ thành, Lưu Tú và Tông Khiêu, Lý Dật cùng 13 kỵ binh nhân lúc đêm tối, nhân lúc quân địch đông đảo chưa lập trại xong, kéo ra cửa nam thành, đến các huyện đã chiếm được trước kia thu thập binh mã về cứu viện.
Quân Tân tập hợp đủ 42 vạn người, đánh thành dữ dội, các tướng trong thành phải liều chết giữ.
Tháng 6, các cánh quân Lục Lâm ở Yển ThànhĐịnh Lăng nghe tin Lưu Tú cấp báo, bèn hợp binh được vài ngàn người tiến về cứu Côn Dương. Khi cách quân Tân còn 5 dặm, Lưu Tú bày trận. Vương Tầm coi thường viện binh, chỉ mang vài ngàn quân ra đánh. Lưu Tú nhân lúc quân Tân chưa bày trận xong, bèn tự mình hăng hái đi đầu, đánh vào trận địch tới. Quân Tân bị đánh bất ngờ, thua trận bỏ chạy. Lưu Tú thừa cơ truy kích giết hơn 1000 người.
Lúc đó cánh quân Lưu Diễn và Vương Khuông mới hạ được Uyển Thành 3 ngày nhưng phía Lưu Tú chưa biết tin. Song ông vẫn sai người phao tin rằng Uyển Thành đã bị quân Lục Lâm hạ, từ đó quân chủ lực sẽ tới cứu Côn Dương. Điều đó khiến quân trong thành rất vững tâm, còn quân Vương Tầm, Vương Ấp ở ngoài lo lắng.
Lưu Tú chọn ra 3.000 quân trong đội viện binh, nhân lúc đêm tối vượt qua Côn Thủy phía tây thành Côn Dương, rạng sáng hôm sau đột ngột tấn công vào trung quân của quân Tân. Quân Tân bị đánh bất ngờ. Vương Tầm vội mang 2 vạn quân ra nghênh chiến, nhưng quân sĩ hoảng loạn không sắp được đội hình, bị quân Lục Lâm đánh đại bại. Vương Tầm bị giết trong trận này.
Chủ soái bị giết làm quân Tân hoảng loạn. Trong thành, Vương Thường và Vương Phượng kéo ra đánh sáp lại, quân Tân bị giết rất nhiều, người chết dài hơn 100 dặm[24]. Cùng lúc đó trời bất ngờ đổ mưa to gió lớn, nước sông Trĩ Xuyên[25] phía bắc Côn Dương dâng cao, chặn đường tháo chạy của quân Tân. Quân Tân bị chết đuối trên sông rất nhiều, các tướng Vương Ấp, Nghiêm Ưu và Trần Mậu chạy thoát. Quân sĩ nhà Tân cùng nhau đào ngũ rất nhiều, chỉ có Vương Ấp cùng vài ngàn quân trung thành chạy về Tràng An.

Nén đau thương và hận thù

Sau khi hạ Uyển Thành, Canh Thủy Đế Lưu Huyền lấy đây làm kinh đô. Lưu Diễn có công đánh chiếm Uyển Thành nên tỏ ra cậy công, bất phục Lưu Huyền, tự xưng là Trụ thiên đại tướng quân. Sợ Lưu Diễn mưu lật đổ, phe Lưu Huyền được Vương Khuông, Thân Đồ Kiến ủng hộ bàn nhau giết Lưu Diễn để trừ hậu hoạ.
Lưu Tú nhận thấy trong hàng ngũ các tướng Thung Lăng cũ, Lý Dật từ khi gia nhập quân Lục Lâm thường gần gũi lấy lòng các tướng Lục Lâm mà xa lánh anh em mình. Do đó ông nhắc Lưu Diễn cảnh giác với Lý Dật, nhưng Lưu Diễn không để ý tới[26].
Biết một tông thất khác là Lưu Tắc về phe Lưu Diễn và phản đối việc lập Lưu Huyền, Huyền triệu về giết chết. Lưu Diễn có mặt ở đó thấy vậy kiên quyết phản đối, đòi thu lệnh chém Lưu Tắc. Chu Vĩ và Lý Dật bèn khuyên Lưu Huyền nhân đó xử tội luôn Lưu Diễn đồng mưu phản nghịch. Canh Thuỷ Đế được cơ hội bèn sai bắt luôn Lưu Diễn mang chém vì tội chống đối.
Sau trận thắng Côn Dương, Lưu Tú mang quân đánh chiếm quận Dĩnh Xuyên. Được tin anh bị giết, Lưu Tú rất đau xót nhưng cố nén lòng, không để tang Lưu Diễn, cười nói như thường để mọi người không nghi ngờ. Sau đó ông đến tạ tội với Canh Thủy Đế khiến Canh Thủy Đế rất ngạc nhiên. Canh Thủy Đế thấy Lưu Tú có công thắng trận Côn Dương, nhân đó muốn an ủi, phong ông làm Phá lỗ tướng quân, Vũ Tín hầu.
Lưu Tú trở về bản bộ giữ thái độ như bình thường để lung lạc các thủ hạ của Lưu Huyền; ông vẫn kín đáo tưởng niệm Lưu Diễn: không uống rượu, không ăn thịt. Chỉ có duy nhất bộ tướng Phùng Dị biết việc Lưu Tú lặng lẽ khóc anh một mình ban đêm, hiểu ông và được ông tiết lộ tâm sự[27].

Bình định thiên hạ

Đi trấn thủ Hà Bắc

Nhân lúc quân Tân thua tan tác, các thổ hào các vùng nổi dậy cát cứ. Chính quyền nhà Tân lúc đó rất suy yếu, thực tế chỉ còn Tràng AnLạc Dương. Quân Lục Lâm chia làm hai đường tiến đánh hai nơi này. Tháng 7 năm 23, tướng quân Lục Lâm là Vương Khuông đánh hạ thành Lạc Dương. Tháng 10, quân Lục Lâm tiến vào Tràng An, giết chết Vương Mãng, lật đổ nhà Tân.
Sau khi đánh chiếm Lạc Dương, Lưu Huyền muốn dời đô về đó, bèn phong Lưu Tú làm Đại lý Tư lệ hiệu uý đến Lạc Dương sửa sang cung điện. Tháng 10 năm 23, Canh Thuỷ Đế dời đô về Lạc Dương. Khi quân Lục Lâm của Lưu Huyền tiến vào, vì nhiều người ăn mặc lộn xộn, mặc cả đồ phụ nữ nên các chí sĩ và địa chủ tỏ vẻ coi thường; tới khi cánh quân Lưu Tú tiến vào, trang phục và đội ngũ nghiêm chỉnh hơn nên được mọi người nể phục[28].
Mặc dù diệt được nhà Tân nhưng phạm vi quản lý của Canh Thủy Đế chỉ bao gồm Quan Trung, Lạc Dương, Giang Hoài và Kinh châu, các nơi khác do các lực lượng nhân danh chống Vương Mãng nổi dậy chiếm giữ. Lúc đó vùng Hà Bắc vẫn do các tướng do Vương Mãng bổ nhiệm và các cánh quân khởi nghĩa chia nhau nắm giữ. Quân khởi nghĩa Xích Mi của Phàn Sùng bất mãn với Lưu Huyền cũng ly khai chống lại.
Lưu Huyền định cử tướng đi bình định Hà Bắc, Tư đồ Lưu Tứ là anh họ của Lưu Tú bèn tiến cử Lưu Tú. Ban đầu Lưu Huyền nghe theo Chu Vĩ, sợ thả Lưu Tú đi sẽ khó kiềm chế. Lưu Tú bèn nhờ cha con Tả thừa tướng Tào Cánh và Tào Hử tiến cử một lần nữa. Canh Thủy Đế bằng lòng phái Lưu Tú đi. Tháng 10 năm 23, ông nhận chức Đại Tư mã, cùng các tướng Phùng Dị, Diêu Kỳ, Chu Hựu,... rời Lạc Dương lên Hà Bắc.

Bình định Hà Bắc

Bị truy đuổi

Đến Hà Bắc, ông phải đối mặt với hàng loạt lực lượng chống đối. Ngoài các tướng cũ của Vương Mãng, các cánh quân khởi nghĩa không tuân phục triều đình Canh Thuỷ Đế rất nhiều, như quân Đồng Mã, Thanh Độc, Đại Dung, Cao Hồ Thiết Kính,... tất cả 15 cánh quân. Thêm vào đó là lượng địa chủ địa phương do một thầy bói là Vương Lang đứng đầu, tự xưng là con trai Hán Thành Đế, đổi tên là Lưu Tử Dư, chiếm giữ Hàm Đan để cát cứ[29].
Khi Lưu Tú đến Hàm Đan, mưu sĩ của Vương Lang (Lưu Tử Dư) là Lưu Hâm đến yết kiến định xin theo, xin hiến kế đánh quân Xích Mi của Phàn Sùng với ông. Hâm bày mưu mở cửa đê sông Hoàng Hà để dìm chết quân Phàn Sùng. Tuy nhiên Lưu Tú không tán thành ý đồ giết người tàn nhẫn như vậy nên không nghe theo. Lưu Hâm bèn trở về, cùng các đại địa chủ nước Triệu quyết ý giúp Vương Lang, lập Lang - với tên Lưu Tử Dư – làm hoàng đế.
Biết mình lực lượng mỏng không thể đối địch với Vương Lang, Lưu Tú dẫn quân đến Chân Định. Vương Lang treo giải cho ai giết được ông thì phong Vạn hộ hầu, vì thế tháng 1 năm 24 ông phải tiếp tục chạy lên phía bắc. Khi đến Lư Nô[30] thì được sự ủng hộ gia nhập của Cảnh Yểm, con trai thái thú Thượng Cốc là Cảnh Huống. Ông tiếp tục đi lên phía bắc đến huyện Kế[31], định tuần thú ở đây để thu phục lòng người, nhưng ở đâu cũng có hịch văn kêu gọi giết ông sẽ có thưởng. Ngoài ra, con của hoàng thân Lưu Gia – người tham gia quân Thung Lăng – là Lưu Tiếp cũng khởi binh hưởng ứng Lưu Tử Dư. Vì vậy Lưu Tú vội vã trở về phía nam, trên đường về ông không dám ghé vào các thành ấp, ăn ngủ đều ở bên đường.
Toàn quân đói khát, đến Nhiêu Dương, Lưu Tú phải trá xưng là sứ giả của hoàng đế Lưu Tử Dư vào quán kiếm cơm. Có người tỏ thái độ nghi ngờ nhưng vì Lưu Tú giữ thái độ bình tĩnh như thường nên cuối cùng toàn quân đi thoát.
Về phía nam đến Nam Cung[32], trời rét, quân Lưu Tú phải nghỉ trong nhà bỏ không bên đường. Tới sông Hồ Đà không có thuyền, nhưng đúng lúc đó mặt sông đóng băng nên toàn quân Lưu Tú vượt qua được sông, đến huyện Hạ Bác rồi tới Tín Đô, gặp được tướng trấn thủ là Nhiệm Quang do Lưu Huyền phái tới.

Diệt Vương Lang

Lưu Tú hợp binh với Nhiệm Quang, bàn cách liên lạc với các cánh quân khởi nghĩa nông dân Lực Tử Đô và Thành Đầu Tử Lộ - đã hàng Canh Thủy Đế - để chống Vương Lang. Ông sai Nhiệm Quang viết hịch đi khắp các quận huyện kêu gọi phản Vương Lang theo Canh Thủy Đế.
Sau đó ông để Quang Tông ở lại giữ Tín Đô, còn mình cùng Nhiệm Quang mang quân tới Cự Lộc, dùng kế nghi binh uy hiếp. Tướng giữ Cự Lộc hoảng sợ xin hàng. Lưu Tú nhập quân ở Cự Lộc vào rồi tiến đến dụ hàng tiếp được huyện Thế. Thái thú quận Hoà Thành là Phi Đồng cũng quy hàng ông, mang 2000 quân lại theo.
Có người khuyên ông nên mang toàn quân ở Tín Đô và Hoà Thành rút về Tràng An để bảo toàn lực lượng, nhưng ông theo ý kiến của Phi Đồng, kiên quyết ở lại, không bỏ Hà Bắc. Sau đó ông mang quân tiến đến Xương Thành[33], anh em Lưu Thực mở cửa ra hàng.
Theo kế của Lưu Thực, Lưu Tú sai người đến cầu hôn cháu gái của hoàng thân Lưu Dương, người đang trấn giữ Chân Định, có 10 vạn quân và ảnh hưởng rất lớn đối với cục diện Hà Bắc. Nhờ sự thuyết phục của Lưu Thực, Lưu Dương đồng ý gả người cháu gái (con chị) là Quách Thánh Thông cho ông. Sử sách gọi việc này là "Lưu Tú lấy vợ mượn quân".
Nhờ binh lực của Lưu Dương, Lưu Tú mạnh lên rất nhiều. Ông đi đánh Trung Sơn, nhanh chóng hạ được thủ phủ Lư Nô. Nhiều quận huyện nghe vậy bắt đầu phản Vương Lang theo ông. Ông tiến về phía nam, đánh chiếm Tân Thị[34], Nguyên Thị[35], Phòng Tử[36] rồi đánh bại tướng của Vương Lang là Lý Dục ở Bách Nhân[37]. Lý Dục chạy vào thành cố thủ, Lưu Tú không hạ được nên quay sang phía đông đánh Quảng A[38].
Cùng lúc, thái thú Thượng Cốc là Cảnh Huống - cha Cảnh Yểm đã theo hàng Lưu Tú - hẹn hợp binh với thái thú Ngư Dương[39] là Bành Sủng, sai hai thủ hạ là Ngô Hán và Khấu Tuần, giao cho Cảnh Yểm chỉ huy, mang quân nam tiến đánh Vương Lang. Quân Cảnh Yểm rất mạnh mẽ, giết hơn 400 tướng, chém 3 vạn quân địch, chiếm 22 huyện thuộc Trác quận, Trung Sơn, Cự Lộc, Thanh Hà, Hà Gián và đến Quảng A hội binh với Lưu Tú. Lưu Tú được 3 tướng Cảnh Yểm, Ngô Hán và Khấu Tuần rất vui mừng.
Sau một thời gian Lưu Tú rời Lạc Dương, Canh Thủy Đế lại phái Tạ Cung cầm quân lên Hà Bắc để hợp sức với Lưu Tú trừ Vương Lang và bình định vùng này, đồng thời canh chừng cử động của Lưu Tú.
Sau khi vây đánh Cự Lộc vài tháng không hạ được, tháng 4 năm 24, ông bỏ Cự Lộc, mang toàn quân đến vây đánh Hàm Đan – nơi đóng đô của Vương Lang. Sau hơn 20 ngày vây hãm, cuối cùng đến đầu tháng 5, Lưu Tú hạ được thành. Vương Lang định bỏ trốn, bị bộ tướng của Lưu Tú là Vương Bá giết chết.

Trừ Tạ Cung, ly khai Canh Thuỷ

Thấy Lưu Tú phát triển lớn mạnh, Lưu Huyền hạ chiếu gọi ông về Tràng An và bổ nhiệm các tướng đến U châu nhận chức. Lưu Tú lấy cớ chưa bình định xong Hà Bắc, không mang quân về. Sau đó ông theo kế của Cảnh Yểm, sai Yểm đi cùng Ngô Hán đến trưng tập binh mã ở U châu. Vi Thuận, Miêu Tằng và Thái Sung là những người do Lưu Huyền cử đến chống lệnh không theo, Ngô HánCảnh Yểm lấy cớ giết luôn. Sau đó hai tướng điều binh mã U châu về với Lưu Tú, tụ tập quân đội đi đánh các cánh quân khởi nghĩa chưa hàng phục.
Tháng 3 năm 24, Lưu Tú dùng kế cướp lương thảo, đánh bại cánh quân Đồng Mã là lực lượng khởi nghĩa mạnh nhất Hà Bắc, rồi chiêu hàng họ.
Trong lúc đánh dẹp các cánh quân khởi nghĩa, Lưu Tú vẫn phải lo đối phó với Tạ Cung là tướng của Lưu Huyền. Lưu Tú tìm cách tâng bốc lấy lòng Tạ Cung khiến Cung bớt cảnh giác.
Sau đó Cung mang quân về đóng ở Nghiệp Thành - thủ phủ Ký châu. Lưu Tú mang quân dẹp quân khởi nghĩa Thanh Độc, muốn lừa Cung dời Nghiệp Thành bèn viết thư cho Cung, nhờ đi truy kích quân khởi nghĩa Vưu Lai ở Sơn Dương[40]. Tạ Cung nghe theo, mang quân xuống Sơn Dương, để Lưu Khánh và Trần Khang ở lại giữ thành. Lưu Tú sau khi thắng quân Thanh Độc bí mật phái Ngô Hán và Sầm Bành mang quân đánh úp Nghiệp Thành. Trong lúc chưa đánh, Lưu Tú lại sai thuyết khách dụ được Trần Khang làm phản Tạ Cung, giết chết Lưu Khánh dâng thành cho Ngô Hán.
Tạ Cung thắng trận trở về, không biết Trần Khang đã làm phản, khinh suất dẫn hơn 100 quân vào thành, bị phục binh của Ngô Hán giết chết.
Đầu năm 25, sau khi bình định các lực lượng khởi nghĩa như Vưu Lại, Đại Thương, Ngũ Phiên,... Lưu Tú cơ bản làm chủ toàn bộ Hà Bắc. Một số cánh quân còn sót lại chạy tản mát về cố thủ ở một số địa phương.

Đánh Lưu Huyền

Xưng đế

Ngày Kỉ Mùi (22) tháng 6 năm Ất Dậu (5 tháng 8 năm 25), theo lời khuyên của các thủ hạ, Lưu Tú xưng làm hoàng đếHạo Nam. Ông đặt lập đàn ở nơi hoang sơ, bố cáo việc lên ngôi, đặt quốc hiệu là Hán để kế tục nhà Hán, niên hiệu là Kiến Vũ. Các tướng lĩnh dưới quyền đều được phong chức: Đặng Vũ làm Đại Tư đồ, Vương Lương làm Đại tư không, Ngô Hán làm Đại tư mã,…

Đánh hạ Lạc Dương

Thấy Lưu Tú ra mặt ly khai, Canh Thủy Đế sai Chu Vĩ và Lý Dật mang 30 vạn quân ra đóng ở Lạc Dương. Lưu Tú mang quân đánh lấy quận Hà Nội, làm chủ Hà Bắc, chuẩn bị tiến đánh Quan Trung. Lưu Tú sai Khấu Tuần giữ Hà Nội là nơi giàu có, không bị chiến tranh tàn phá để làm chỗ cung ứng quân lương, sai Phùng Dị giữ Mạnh Tân, kiềm chế quân Chu Vĩ ở Lạc Dương.
Tháng 7 năm 25, ông cùng các tướng đến huyện Hoài, sai Ngô Hán dẫn đầu 10 tướng mang hơn 10 vạn quân ra bao vây Lạc Dương. Để chia rẽ địch, ông sai Phùng Dị viết thư cho Lý Dật khuyên hàng. Lý Dật dao động, nhưng vì từng khuyên Lưu Huyền giết Lưu Diễn nên chưa dám về hàng. Tuy nhiên, Dật cũng thông đồng để Phùng Dị đánh chiếm Thượng Đảng, Thành Cao mà không ngăn cản.
Lưu Tú lại cố ý sai người tiết lộ cho Chu Vĩ biết việc Lý Dật thông đồng. Chu Vĩ được tin bèn triệu Dật đến giết chết. Các bộ tướng của Dật bỏ Vĩ về theo Lưu Tú. Chu Vĩ giữ thành Lạc Dương bị vây lâu ngày, nhờ có 30 vạn quân và lương thực đầy đủ nên kiên cường kháng cự. Lưu Tú thúc quân đánh thành nhiều trận nhưng vẫn không hạ được Lạc Dương.
Cùng lúc, quân khởi nghĩa Xích Mi của Phàn Sùng cũng phản lại Lưu Huyền, lập Lưu Bồn Tử mới 15 tuổi làm vua, đặt niên hiệu là Kiến Thế, tức là vua Hán Kiến Thế Đế, với danh nghĩa tái lập nhà Hán. Như vậy cùng lúc có ba vua Hán là Lưu Huyền, Lưu Bồn Tử và Lưu Tú.
Trong khi Lưu Huyền giao hết quân chủ lực cho Chu Vĩ thì quân Xích Mi đông 30 vạn người tiến về tây, đánh chiếm được Tràng An. Lưu Huyền đường cùng cũng đành phải xin hàng. Tháng 12 năm 25, Lưu Huyền bị quân Xích Mi treo cổ.
Tháng 9 năm 25, nghe tin nội bộ Lưu Huyền lục đục và thất thế trước quân Xích Mi, Chu Vĩ bèn mở cửa thành đầu hàng Sầm Bành. Lưu Tú cho Vĩ hàng, không tính chuyện trả thù vì việc Lưu Diễn trước kia.
Thu được hàng binh của Chu Vĩ, Lưu Tú nắm được lực lượng quân đội mạnh lên rất nhiều. Tháng 10 năm 25, ông dời đô về Lạc Dương.

Chinh phục quân Xích Mi

Đầu năm 26, do bị thiếu lương, quân Xích Mi phải dời Tràng An dời đến An Định[41] và Bắc Địa[42] tìm lương. Lưu Tú sai Đặng Vũ mang quân đánh chiếm thành bỏ trống.
Trên đường lên phía tây bắc, quân Xích Mi lại gặp bão tuyết lớn, quân sĩ bị chết cóng rất nhiều. Sau đó, quân Phàn Sùng lại bị quân cát cứ của Quỳ Ngao tập kích, đành phải quay trở lại Tràng An. Thấy quân Xích Mi quay lại, Đặng Vũ mang quân đánh chặn ở Úc Di[43]. Quân Xích Mi giao chiến đánh bại quân Đặng Vũ, Vũ phải bỏ chạy về Vân Dương. Tháng 9 năm 26, quân Xích Mi lại vào được Tràng An.
Sau đó, Đặng Vũ tiếp tục mang quân tập kích Tràng An một trận nữa nhưng vẫn bị Phàn Sùng đánh bại. Trong lúc chủ quan, quân Xích Mi bị bộ tướng cũ của Lưu Huyền là Lý Bảo mang quân đánh lén, bị thua nặng, chết 10 vạn người[44]. Lúc đó khu giáp ranh Tràng An lại xảy ra đói lớn, quân Xích Mi lại bị thiếu lương. Vì vậy đến tháng 12 năm 26 lại rút khỏi Tràng An về phía đông.
Lưu Tú thấy Đặng Vũ liên tiếp thua trận bèn sai Phùng Dị đi đánh quân Xích Mi. Tháng 2 năm 27, Phùng Dị và Đặng Vũ truy kích quân Xích Mi, hai bên gặp nhau ở Hồi Khê[45] nhưng quân Phùng Dị vẫn bị Phàn Sùng đánh bại.
Thắng trận, Phàn Sùng tiếp tục tiến về đông, nhưng Lưu Tú đã bố trí thêm Hầu Tiến đóng đồn ở Tân An[46] và Cảnh Yểm đóng ở Nghi Dương[47]. Quân Xích Mi bất ngờ bị hai cánh quân chặn đánh ở địa phận hiểm yếu tại Hào Để[48], trở tay không kịp. Trong khi đó cánh quân của Phùng Dị và Đặng Vũ cũng dồn đuổi tới từ phía sau. Phàn Sùng đại bại, dẫn quân chạy sang hướng nam, về Nghi Dương.
Lưu Tú dẫn quân đến Nghi Dương, bố trí quân mai phục. Quân Xích Mi mỏi mệt sau nhiều trận giao chiến và di chuyển đường xa, lương thực lại hết, cùng đường không thể chống cự. Phàn Sùng đành mang 10 vạn quân ra hàng Lưu Tú.
Ông tha tất cả những người đầu hàng không giết ai, lựa lời khen ngợi Phàn Sùng và Từ Tuyên cùng các tướng Xích Mi bản lĩnh, lại không quên vợ con ở quê nhà. Sau đó ông cấp nhà cửa và đất đai Phàn Sùng và các tướng lĩnh khác mang vợ con đến định cư ở kinh thành Lạc Dương.

Diệt quần hùng, thống nhất quốc gia

Các chư hầu còn lại

Sau khi quân Xích Mi bị chinh phục, vẫn còn 11 lực lượng cát cứ chống đối trong nước:
  1. Lưu Vĩnh là tôn thất nhà Hán, cháu 8 đời dòng trưởng của Lương Hiếu vương – con Hán Văn Đế, chiếm cứ 20 thành ở Sơn Đông, Giang Tô, Hà Nam, An Huy; tự xưng là thiên tử nối ngôi nhà Hán
  2. Trương Bộ ở Lang Nha, giữ 12 quận ở miền trung Sơn Đông, liên minh với Lưu Vĩnh, xưng là Tề Vương
  3. Đổng Hiến chiếm Thanh Đàm ở đông nam Sơn Đông, cũng liên minh với Lưu Vĩnh, tự xưng là Hải Tây vương
  4. Lư Phương chiếm giữ Ngũ Nguyên, Sóc Phương, Vân Trung, Nhạn Môn thuộc Nội Mông và bắc Thiểm Tây, Sơn Tây, Cam Túc ở phía tây bắc, liên kết với Hung Nô, tự xưng là Thiên tử.
  5. Lý Hiến chiếm Lư Giang phía đông nam, tự xưng Hoài Nam vương
  6. Tần Phong chiếm Kinh châu ở phía nam, tự xưng là Sở Lê Vương
  7. Bành Sủng là tướng của Lưu Tú làm phản năm 26, tự xưng là Yên vương, chiếm bắc Hà Bắc và Liêu Ninh
  8. Công Tôn Thuật chiếm cứ đất Thục lập nước Thành gia, xưng là Bạch đế.
  9. Quỳ Ngao chiếm Lũng Tây, đông nam Cam Túc, xưng vương
  10. Điền Nhung chiếm Di Lăng
  11. Đậu Dung chiếm 5 quận ở Hà Tây
Trong các lực lượng kể trên, Lưu Vĩnh là lực lượng mạnh nhất và nguy hiểm nhất với Lưu Tú vì Vĩnh có địa bàn liền kề, có thực lực và lại là con cháu trực hệ nhà Hán hơn ông. Vì vậy, Lưu Tú chủ trương diệt Lưu Vĩnh và các lực lượng vây cánh trước, còn các lực lượng khác ở xa và ít khả năng uy hiếp ông hơn nên sẽ thôn tính sau và tiêu diệt toàn bộ các chư hầu có mối hoạ sau này.

Gần trước xa sau

Do có lực lượng khá hùng hậu, nhiều tướng giỏi, Lưu Tú một mặt tập trung vào những mũi tấn công chính, mặt khác tuỳ vào diễn biến tình hình từng vùng, ông sai các tướng cùng lúc tác chiến trên nhiều mặt trận.
Từ năm 26, nhân lúc quân Xích MiTràng An gặp đói kém và bị các lực lượng khác cầm chân, quấy rối, Lưu Tú tập trung quân chủ lực đi đánh Lưu Vĩnh. Do kinh đô Tuy Dương của Lưu Vĩnh chỉ cách Lạc Dương của Lưu Tú vài trăm dặm, ông chủ trương xuất quân đánh nhanh để thắng. Quả nhiên Lưu Vĩnh không chống nổi, bỏ kinh đô Tuy Dương chạy về giữ Hồ Lăng[49]. Thấy địch suy yếu, Lưu Tú rút về Lạc Dương lo đối phó với quân Xích Mi, sai Ngô Hán đi đánh Hồ Lăng. Trong thành nguy cấp, thủ hạ giết chết Lưu Vĩnh để hàng. Con Lưu Vĩnh là Lưu Hu chạy về với Hải Tây vương Đổng Hiến.
Lưu Vĩnh bị giết làm nguy cơ phía đông bớt đi. Lưu Tú tính đến phản tướng Bành Sủng ở Yên. Sủng chiếm giữ ba quận Quảng Dương, Thượng Cốc, Hữu Bắc Bình, đánh đuổi tướng của Lưu Tú là Chu Phù khỏi huyện Kế (Bắc Kinh) và câu kết với Hung Nô. Năm 28, ông sai Tế Tuân đi đánh Yên. Trong khi chiến sự giằng co, liệu thế khó đánh thắng được Sủng, Lưu Tú dùng kế ám sát. Ông mua chuộc các thủ hạ hầu hạ cho Sủng là Tử Mật. Đầu năm 29, Sủng đang làm lễ cúng bái ăn chay, thiu thiu ngủ, Tử Mật trói luôn Sủng lại. Sau đó, Tử Mật lại giả truyền lệnh gọi vợ Sủng vào và chém chết cả 2 người, mang đầu dâng cho tướng Tế Tuân.
Với chiến sự phía đông, Lưu Tú nhiều lần sai các tướng Ngô Hán, Cái Diên, Mã Vũ, Vương Bá tấn công Lưu Hu và Đổng Hiến. Năm 29, Lưu Tú đích thân cầm quân, đánh bại Hiến ở Xương Lự[50]. Tháng 8 năm 29, ông bắt giết được Lưu Hu. Cùng lúc, Lưu Tú sai mãnh tướng Cảnh Yểm đánh Tề vương Trương Bộ. Cuối năm 29, Trương Bộ không chống cự nổi, phải đầu hàng. Năm 30, Ngô Hán vây Đổng Hiến ở huyện Cù[51]. Trong thành hết lương, Hiến ngầm chạy về Hồ Trạch, bị bộ tướng của Ngô Hán đuổi theo giết chết. Toàn bộ phía đông, gồm Sơn Đông, Hà Nam và Giang Tô thuộc về Lưu Tú.
Năm 28, sau khi diệt được quân Xích Mi và dồn các lực lượng của Lưu Hu và Đổng Hiến vào thế phòng thủ, Lưu Tú điều quân đánh Thọ Xuân[52], sai Mã Thành vây đánh Lý Hiến ở Thư Thành. Lý Hiến cầm cự đến đầu năm 30 thì thành vỡ. Hiến bỏ chạy, bị thủ hạ giết chết. Vùng Lư Giang hàng Lưu Tú.
Tháng 11 năm 28, khi chiến sự miền đông đã khá thuận lợi, Lưu Tú đích thân đi đánh Uyển Thành ở phía nam. Ông sai Chu Hựu đánh Tần Phong, vây khốn Phong ở Lê Khâu[53]. Tháng 6 năm 29, Chu Hựu phá được thành, bắt được Tần Phong.
Trong khi Chu Hựu đánh Phong, tháng 3 năm 29, Lưu Tú cùng Sầm Bành đi đánh Điền Nhung ở Di Lăng. Nhung thua trận, bỏ chạy vào Thục. Lưu Tú bắt hết vợ con và hơn vạn quân của Nhung.
Cùng năm, Lưu Tú sai người đi dụ Đậu Dung ở Hà Tây. Đậu Dung liệu thế không chống được nên quy hàng Lưu Tú. Nhờ vậy Lưu Tú đã bớt được 1 lực lượng có thể liên minh với Quỳ Ngao ở phía tây.
Trong năm 29, khi quần hùng phía đông cơ bản bị dẹp, các lực lượng khởi nghĩa nông dân ở Hà Bắc còn sót lại trước đây như Đàn Hương, Hoạch Sách, Phúc Bình, Vưu Lai,... cũng bị dẹp hoàn toàn. Tới năm 30, chỉ còn 3 thế lực chống đối là Lư Phương, Quỳ Ngao và Công Tôn Thuật.
Do địa bàn Lư Phương khá xa, Lưu Tú tính tới Quỳ NgaoCông Tôn Thuật trước. Quỳ Ngao đóng ở Thiên Thuỷ, có 10 vạn quân, từng tham gia đánh Vương Mãng và giao tranh với quân Xích Mi. Năm 30, Lưu Tú điều quân tấn công Quỳ Ngao. Chiến tranh kéo dài trong nhiều năm. Sau này Quỳ Ngao chết, con là Quỳ Thuần lên thay. Năm 34, Lưu Tú đánh bại Thuần ở Lạc Môn. Quỳ Thuần thế cùng phải đầu hàng.
Đầu năm 35, Lưu Tú chia quân làm hai đường đi đánh Công Tôn Thuật. Sầm Bành, Ngô Hán đi ngược Trường Giang vào Thục; Lai Hấp, Tang Cung đi từ Lũng Tây xuống, hội nhau ở Thành Đô. Thuật thấy quân địch kéo đến bèn dùng kế thích khách, sai người lẻn đến trại hai cánh quân Hán để đâm trộm chủ tướng. Kết quả Sầm Bành và Lai Hấp bị đâm trọng thương rồi chết, nhưng hai cánh quân do Ngô Hán, Tang Cung chỉ huy vẫn tiến vào Thục. Năm 36, quân Hán tiến vào Thành Đô. Công Tôn Thuật bị thương rồi chết.
Lực lượng của Lưu Phương phía bắc ngày một suy yếu trước sự uy hiếp của Lưu Tú. Các thủ hạ của Phương lần lượt về hàng Hán. Đến năm 40, Phương bị cô thế, phải dâng biểu xin hàng. Lưu Tú bèn phong cho Phương tước Đại vương. Tuy nhiên sau đó Phương lại câu kết với Hung Nô nổi loạn nhưng không thành công và phải chạy sang phía Hung Nô năm 42.
Sau gần 20 năm khởi binh, Lưu Tú thống nhất toàn thiên hạ với danh nghĩa kế tục nhà Hán. Ông lập ra triều đại nhà Đông Hán kéo dài gần 200 năm.

Đánh Giao Chỉ

Bài chi tiết: Hai Bà Trưng
Từ năm 29, Hán Quang Vũ Đế trong quá trình đánh dẹp chư hầu đã phong Sầm Bành là Chinh nam đại tướng quân. Theo lời dụ của Sầm Bành, các tướng trấn giữ Giao Chỉ là Tích Quang và Đặng Nhượng đã theo hàng nhà Đông Hán cùng các tướng Hầu Đặng ở Giang Hạ, Vương Đường ở Vũ Lăng,…
Năm 40, ngay sau khi Lưu Tú thống nhất quốc gia thì ở phía nam, thái thú quận Giao Chỉ là Tô Định tàn bạo, mất lòng dân địa phương. Định giết hại thủ lĩnh người Việt ở Chu Diên là Thi Sách.
Vợ của Thi Sách là Trưng Trắc cùng em là Trưng Nhị kêu gọi nhân dân nổi dậy khởi nghĩa, đánh đuổi Tô Định, tự lập ở Giao Chỉ, xưng là Trưng Vương.
Năm 42, Lưu Tú sai Phục Ba tướng quân Mã Viện mang 2 vạn quân đi đánh Trưng Vương. Sang năm 43, sau nhiều trận thắng, Mã Viện dẹp được phong trào khởi nghĩa tại đây. Sau khi chị em Trưng Vương tự sát, tới cuối năm 43 thì các lực lượng chống đối bị dẹp hẳn.

Cai trị

Lưu Tú lên ngôi, tức là vua Hán Quang Vũ Đế. Ngay từ khi chưa hoàn thành việc đánh dẹp chư hầu, Lưu Tú đã quan tâm chấn chỉnh những vùng mà ông cai quản. Khi vừa hoàn thành việc thống nhất quốc gia, ông lập tức dẹp bỏ việc võ mà sửa việc văn, chủ trương cai trị thiên hạ bằng nhu đạo[54][55].

Nô tỳ

Ông chú trọng tới việc giải phóng cho nô tỳ, tranh thủ sự đồng tình của những người nghèo khổ trong xã hội. Sáu lệnh phóng thích nô tỳ mà ông ban hành gồm có[56]:
Năm 26, ông ra lệnh: nếu chồng muốn bán vợ thì người vợ có quyền trở về nhà bố mẹ.
Năm 30, ông ra lệnh: những người dân bị tội phải thành nô tỳ thời nhà Tân thì nay được trở lại làm dân thường
Năm 31, ông ra lệnh: Những ai trước đây nghèo khổ quá ở Thanh châu, Từ châu, phải tự bán mình làm nô tỳ và làm vợ người khác thì đến đây được tự quyết định thân phận, không ai được ép
Năm 36, ông lại xuống chiếu với những người dân ở vùng Lũng mới tiếp quản (của Quỳ Ngao): ai từng bị bắt làm nô tỳ nay được về làm thứ dân
Năm 37, ra lệnh cho những người dân Thục trước đây dưới quyền Công Tôn Thuật phải bán mình làm nô tỳ hoặc làm vợ người khác thì nay được tự ý ra đi, không ai được ép.
Năm 38, ông xuống lệnh: nô tỳ trong các phủ đệ ở Ích châu và Lương châu nhất loạt được phóng thích làm thứ dân, không phải hoàn trả bất cứ khoản tiền nào.
Ngoài ra, ông còn tuyên bố: Ai ngăn cản việc phóng thích nô tỳ hoặc không chịu phóng thích nô tỳ thì bị tội "bán người" và "cướp người" như thời Tây Hán.
Năm 35, Hán Quang Vũ Đế liên tục ban bố 3 chiếu lệnh liên quan đến nô tỳ khác:
  1. Trong trời đất, con người là quý, ai giết nô tỳ thì không được giảm tội
  2. Người nào châm đốt nô tỳ thì bị xử tội, nô tỳ bị nạn được trở lại làm thứ dân
  3. Người đánh nô tỳ bị thương tàn phế sẽ bị xử tội chết.
Hơn nữa, ông còn chú trọng việc cứu tế cho dân nghèo, nhất là người già cả không nơi nương tựa để tránh việc phải bán mình làm nô tỳ. Đồng thời, ông chú trọng giảm nhẹ thuế đất, cải thiện đời sống nhân dân. Sau một thời gian áp dụng, tình hình xã hội tiến triển, giảm đi rất nhiều nô tỳ so với thời Tây Hánnhà Tân[57].

Đất đai

Năm 39, ông xuống chiếu lệnh cho các quận, huyện kiểm tra lại số ruộng đất trồng trọt, hộ khẩu và tuổi tác người dân trong nước, gọi là độ điền. Mục đích của việc làm này là hạn chế việc chiếm hữu quá nhiều đất của địa chủ. Ông thúc đẩy xây dựng thuỷ lợi tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp.
Trên thực tế, việc áp dụng không được hiệu quả như mong muốn của ông. Các quan lại e ngại thế lực của các địa chủ nên không dám truy số ruộng đất mà họ chiếm hữu. Tuy Quang Vũ Đế có trừng phạt một số việc làm sai trái nhưng không thay đổi tình hình được nhiều. Việc này chỉ mang lại sự làm dịu mâu thuẫn về đất đai so với trước và điều đó ít nhiều có tác dụng kích thích nông dân tham gia sản xuất, hồi phục kinh tế đất nước.

Chính sách thuế

Một khó khăn cho nhà nước Đông Hán non trẻ là việc tái thiết lại nền kinh tế sau những năm nội chiến và thiên tai hoành hành ở vùng Hoàng Hà dưới thời Vương Mãng. Quang Vũ Đế đã thi hành nhiều chính sách tích cực như giảm thuế từ 1/10 sản lượng xuống 1/30 sản lượng như thời Hán Văn ĐếHán Cảnh Đế, phục viên binh lính để tăng thêm nhân lực cho khu vực sản xuất nông nghiệp, xây dựng các công trình thủy lợi, không tăng thêm số lính ở vùng biên cương,... nhờ vậy tình hình xã hội tương đối ổn định. Những nông dân tản cư được đưa về quê cũ. Các quan liêu phú hào có nhiều ruộng đất không khai báo trung thực về số đất đai và nhân khẩu sở hữu để trốn thuế.
Nhằm kiểm soát dân số và hạn chế quyền lực của quan lại địa phương, Quang Vũ Đế thi hành chính sách lộ điền, những người sở hữu nhiều ruộng đất không được phép mua bán ruộng và xây dựng lực lượng vũ trang riêng. Năm 39, Quang Vũ Đế xuống chiếu cho các địa phương phải đăng ký lại số ruộng và hộ khẩu thực tế, khi phát hiện ra sự việc gian trá, hơn 10 quan viên cao cấp phạm tội đã bị xử tử. Tuy nhiên do không thực thi triệt để nên về sau tình trạng này vẫn tái diễn. Đến năm 57 khi Quang Vũ Đế qua đời, mới chỉ có 21 triệu người đóng thuế.
Quang Vũ đế phát triển kinh tế bằng cách giảm thuế, nhiều đến mức tối đa mà ông cho là có thể: ở mức 10 hay 13% sản lượng hay lợi nhuận.

Bộ máy quan lại và pháp luật

Mặt tích cực

Năm 26, Hán Quang Vũ Đế ra lệnh cải cách toàn diện chính sách cũ của Vương Mãng, chỉnh đốn quan lại, thành lập Thượng thư đài gồm 6 người phụ trách đại sự quốc gia để làm suy yếu hơn nữa quyền hạn của tam công, tức Thái úy, Tư đồTư không. Thượng thư đài gồm các nho sĩ giúp việc tập trung nhiều quyền lực. Tam công, khanh tướng, đại phu, hiệu úy muốn làm việc gì phải có lệnh của Thượng thư đài. Các quan muốn đi lại bằng xe, muốn có quân sĩ đều do Thượng thư đài điều động.
Vua có ba phụ tá gọi là Tam công, tức Tư đồ, Tư không và Tư mã. Tư đồ (quản lý về hành chính) lớn nhất rồi đến Tư không (phụ trách việc giám sát), Tư mã (quản lý việc quân sự). Song trên thực tế, Tư mã coi toàn bộ quân đội, thường lấn áp hai vị tư kia. Trong thời Quang Vũ Đế, tư đồ là Đậu Dung, tư không là Tống Hoằng, tư mã là Đặng Vũ sau đó là Ngô Hán.
Hán Quang Vũ Đế đề xướng việc "tiết kiệm, giảm quan, bớt chức", bãi bỏ quân vũ trang địa phương cho về quê làm ruộng. Ông còn giảm bớt chức quận đô uý, tăng trách nhiệm cho thái thú. Hán Quang Vũ Đế thu gọn bộ máy chính quyền từ huyện, ấp, đạo, chỉ giữ lại 1/4 trong số đó. Vì vậy số quan lại hưởng lương chỉ bằng 1/10 thời Tây Hán[55]. Binh lính tại các quận, huyện cũng được cho giải tán bớt về quê để bớt khẩu phần ăn theo; các vùng biên ải cũng không tuyển thêm quân. Do bớt quan chức, gánh nặng chi phí cũng giảm, vì vậy thuế đóng góp của nhân dân cũng bớt đi.
Nhà nước phế bỏ "quan nô" những chủ nô lệ nếu cố chấp không chịu phóng thích nô tỳ sẽ bị trừng trị theo luật mại nhân pháp và lược nhân pháp của Tây Hán, ban bố 3 sắc lệnh quy định trong thiên hạ người là quý nhất giết nô tỳ phải chịu tội chết, người tra tấn nô tỳ sẽ bị xử phạt theo pháp luật, miễn cho người đang bị tội chết làm thứ dân; sáp nhập huyện để bớt quan lại, hệ thống quan lại hành chính cũng được tổ chức lại, chỉ có những ai đã học thái học (trường quốc học) mới được bổ nhiệm làm quan, bộ máy chính quyền thu gọn lại 1/4, số quan lại lương chỉ bằng 1/10 của Tây Hán. Quang Vũ Đế phái người đi thanh tra đất đai.
Để duy trì chính sách "cùng nghỉ với dân", ông chú trọng tới việc thu hút và đào tạo nhân tài. Theo quan điểm của Lưu Tú, trị quân khác trị quốc, việc chỉ huy binh mã không thể thay thế được những yêu cầu về học vấn. Do đó khi chiến tranh dẹp các vùng cát cứ chưa chấm dứt, ông đã bắt tay xây dựng trường học để đào tạo thế hệ quan lại mới, phù hợp với mục đích phục vụ cho thời bình.
Hán Quang Vũ đế cho rằng hình phạt trước đây quá nặng, rất nhiều người bị oan. Ông ra lệnh xem xét giảm nhẹ hình phạt và nhiều lần tuyên bố đại xá. Những phạm nhân, trừ người mắc tội tử hình, ông đều cho miễn giảm và làm thứ dân[58].
Do Lưu Tú luôn chú ý tới pháp luật trong nước, quan lại thời ông trị vì được đánh giá là tương đối trong sạch[59].

Hạn chế

Tuy nhiên, việc tiết kiệm chi phí trong bộ máy quan chế của ông cũng có hạn chế. Do ông đề ra chính sách tiết kiệm công tác phí của các Thứ sử, khiến họ không cần đi tới các địa phương giám sát tình hình cụ thể và không cần báo cáo quá nhiều, các thứ sử chỉ ngồi suông ở công đường. Họ bị mất thân phận quan lại trung ương, không còn tiếp tục là tai mắt của triều đình. Vì thế các địa phương dần dần nảy sinh tình trạng lấn quyền triều đình trung ương. Các sử gia cho rằng điều đó từng bước phá hoại chế độ tập quyền và thống nhất của nhà Hán[60].

Chính sách với công thần và chế độ phân phong

Ông tái lập lại chế độ phong vương cho con cháu (vương quốc) và phong hầu cho công thần (hầu quốc) và chia lại đất đai cho nông dân và các quý tộc. Tầng lớp thượng lưu được ban cấp nhiều ruộng đất. Chính sách này về sau được Triệu Khuông Dẫn, hoàng đế khai quốc nhà Bắc Tống áp dụng.
Quang Vũ đế hạ chiếu phong cho công thần, người có công lớn được phong đất tới 4 huyện. Riêng Lý Thông và Cổ Hạ được phong đất tới 6 huyện. Việc phong thần được tiến hành 3 lần vào năm 26, năm 37 và cuối đời Quang Vũ. Số người được phong hầu trong vương thất là 125 người, trong các công thần là 365 người.
Đối với các công thần, Hán Quang Vũ Đế ban thưởng công lao rất hậu nhưng không để họ can thiệp vào việc triều chính, cũng như không để họ có thực lực, thực quyền làm phát sinh tranh chấp quyền lực giữa thiên tử và chư hầu như đầu thời Tây Hán. Với việc thành lập Thượng thư đài, Quang Vũ Đế đã giảm quyền lực của công thần, võ tướng. Các công thần được phong tước hưởng lộc ở các huyện, các quan lại ăn lương từ 600 – 2000 thạch đều do Thượng thư đài xem xét. Lưu Tú cho rằng nếu để các công thần tham gia triều chính, sẽ vừa ảnh hưởng đến chính sách cai trị thiên hạ bằng nhu đạo của ông, vừa ảnh hưởng đến hình luật quốc gia. Vì vậy hầu hết các công thần không được ông giao đảm nhiệm triều chính thời bình. Chỉ có một số ít người thực sự có tài năng để phục vụ thời bình như Đặng Ngu, Lý Thông, Giả Hạ,... được ông tiếp tục giao quyền hành. Quan điểm này của ông khác hẳn với Lưu Bang - từng sát hại hàng loạt công thần khai quốc. Ông cũng luôn nhắc các công thần phải luôn tuân thủ luật pháp, giữ mình như ngày đầu để bảo vệ công danh của mình[61].
Theo quan chế nhà Hán, bên cạnh Hoàng đế có nhiều vị tước vương, công chỉ phong cho con, em Hoàng đế, trường hợp rất hãn hữu lắm mới phong cho người ngoài có đại công như Trần Tự Sơn. Các vương, công này thường làm vua một nước nhỏ. Đôi khi họ về triều giữ một vài chức vụ tối cao, như trường hợp Hoài Nam vương Lưu Quang - giữ chức vụ Tướng quốc đóng vai trò phụ trách an ninh cho Hoàng đế.

Địa giới hành chính

Toàn quốc chia làm 13 châu: Thanh, Từ, U, Ký, Duyện, Dự, Dương, Ung, Ích, Kinh, Giao, Lương, Tinh.
  • Ung châu gồm các quận: Hà Nam (Lạc Dương ở quận này), Hà Nội, Hà Đông, Hoằng Nông, Kinh Triệu (Tràng An ở quận này), Tả Bình Nghi, Hữu Phù Phong.
  • U châu gồm các quận: Hữu Bắc Bình, có Kế Thành, tức là thủ phủ của U châu. Trác quận sau bị cắt ra một phần thành quận Phạm Dương, Đại quận[62], Thượng Cốc, Ngư Dương, Quảng Dương, Liêu Tây, Huyền Đô, Lạc Lãng. Liêu Đông thời kỳ này chẳng phải là quận mà là thuộc quốc.
  • Ký châu: thủ phủ Ký Châu trước vốn ở Tín Đô (quận An Bình), sau dời về Nghiệp Đô, thuộc Ngụy quận. Ký châu gồm các quận: Ngụy quận, Triệu quận, Cam Lăng (còn có tên Thanh Hà), Hà Gian, Bột Hải, Bác Lăng, An Bình, Thường Sơn, Trung Sơn, Cự Lộc.
  • Tinh châu gồm các quận: thủ phủ là thành Tấn Dương, quận Thái nguyên. Tinh châu gồm: Thái Nguyên, Thượng Đảng, Nhạn Môn, Định Tương, Vân Trung, Ngũ Nguyên, Sóc Phương, Tây Hà, Thượng quận.
  • Lương châu[63] gồm các quận: thủ phủ là Cô Tang quận Vũ Uy. Lương châu gồm: Vũ Uy, Trương Dịch, Tửu Tuyền, Đôn Hoàng, Kim Thành, Lũng Tây, Nam An, Hàm Dương/Thiên Thủy, An Định, Bắc Địa, Vũ Đô.
  • Ích châu: thủ phủ là Thành đô thuộc Thục quận. Ích châu gồm các quận: Thục quận, Quảng Hán, sau một phần Quảng Hán thành Tây Khang, Hán Trung, Ba quận[64], Kiện Vi, Việt Huề, Tường Kha, Vĩnh Xương. Quận Kiện Vi phía Bắc và phía Tây giáp sông Dương Tử ngăn quận Kiện Vi với quận Ba.
  • Thanh châu: thủ phủ đổi từ Lâm Tri, qua Bắc Hải, rồi Quảng Cố. Thanh châu gồm: Tề quận, Bắc Hải, Bình Nguyên, Lạc An, Tế Nam, Đông Lai.
  • Duyện châu thủ phủ vốn ở Trần Lưu, sau đổi qua Bộc Dương; gồm các quận: Đông quận, Trần Lưu, Tế Âm, Sơn Dương, Tuyên Thành, Đông Bình, Tế Bắc, Thái Sơn.
  • Từ châu: thủ phủ vốn ở Bành Thành, sau dời qua Hạ Bì. Từ châu gồm: Lang Nha, Đông Hải, Bành Thành, Hạ Bì sau đổi thành Lâm Hoài, Quảng Lăng.
  • Dự châu: thủ phủ là Hứa Xương. Dự châu gồm: Lỗ quận, Lương quận, Trần quận, Nhữ Nam, Dĩnh Xuyên, Bái quận.
  • Kinh châu: thủ phủ Giang Lăng hoặc Tương Dương, Nam quận. Kinh châu gồm các quận: Nam Dương, Nam quận, Giang Hạ, Vũ Lăng, Trường Sa, Linh Lăng, Quế Dương.
  • Dương châu: thủ phủ Thọ Xuân (Cửu Giang), sau đổi về Kiến Nghiệp, rồi Vũ Xương. Dương châu gồm có các quận: Cửu Giang, Lư Giang, Đan Dương, Ngô quận, Cối Kê, Dự Chương. Quận này ngoài các quận bắc sông Dương và vùng Ngô Hội, đất rộng người thưa, chủ yếu là dân thiểu số (Sơn Nhân và Sơn Việt)[65]
  • Giao Châu: Thủ phủ Long Biên (Giao Chỉ), sau chuyển về Phiên Ngung. Giao châu gồm các quận: Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố, Nam Hải, Thương Ngô, Uất Lâm. Quận Thương Ngô thì phía Bắc giáp quận Kiên Vi, phía Tây giáp quận Tấn Ninh tức là nước Điền cũ, phía Đông Bắc giáp quận Vũ Lăng tức là quận Kiến Trung đời nhà Tấn. Quận Uất Lâm ở vùng đất thuộc Quảng Tây, quận Tường Kha ở phía tây quận Uất Lâm và gồm một phần Quý Châu.

Quân đội

Quang Vũ Đế bổ nhiệm các đô úy chịu trách nhiệm trước triều đình thay thế cho lực lượng quân sự địa phương. Để đền đáp công lao cho các tướng lĩnh, năm 37, Quang Vũ Đế đã phong tước hầu cho nhiều tướng lĩnh công thần khi các cuộc hành quân mở rộng lãnh thổ được thực hiện, ông đã điều chỉnh mối quan hệ với các tướng lĩnh cho phù hợp. Ông có gắng tìm ra cách tốt nhất để bảo vệ tước vị của họ và không tạo ra sự xích mích với họ, kết thông gia với các tướng Lương Nhiễu, Đậu Dung, Mã Viện, Đặng Vũ. Các tướng lĩnh được ban cấp nhiều bổng lộc, các ý kiến của họ thường được hoàng đế lắng nghe, nhưng họ không được nắm giữ vị trí quan trọng trong chính quyền ngoại trừ một số ít những người có tài năng xuất chúng như Đặng Vũ, Lý Thông, Giả Hạ, đây là chính sách thoái công thần nhi tiến văn lại. Chính sách này về sau được Triệu Khuông Dẫn, hoàng đế khai quốc nhà Bắc Tống áp dụng.
Tổ chức quân sự hành chính nhà Đông Hán rất chặt chẽ để phòng ngừa việc đảo chính như Vương Mãng đã làm. Trước hết, Vũ vệ đại tướng quân coi Ngự lâm quân. Ngự lâm quân đời Đông Hán không phải là đội quân canh gác Hoàng thành, mà là một đội quân trù bị toàn quốc. Khi hoàng đế thân chinh đánh nhau, thì mang theo Ngự lâm quân đông tới 20 vạn. Sau đó đến các chức hiệu úy chỉ huy đội thị vệ hay gọi là cấm quân gồm những vệ sĩ trong cung. Mỗi cung có một hiệu úy coi thị vệ. Theo quy định thì Thị vệ do nhà vua tuyển. Nhưng các bà Thái hậu, Hoàng hậu, Thứ phi đều tìm cách đưa con em vào đội thị vệ của mình, để sai phái riêng. Không có một chức vụ nào coi tất cả thị vệ. Vì vậy khi một đội thị vệ làm phản, sẽ bị các đội khác dẹp. Dù cả đoàn thị vệ làm phản thì sẽ bị Ngự lâm quân phản ứng. Nếu Ngự lâm quân phản bội, lại vướng phải binh lực của Thái thú Lạc Dương, tổng trấn kinh thành phản ứng. Ngoài ra Hoàng đế còn có chức Điện súy hiệu úy, chỉ huy đội thị vệ cạnh nhà vua để thi hành mệnh lệnh.

Đối ngoại

Hung Nô

Hán Quang Vũ Đế chủ trương dùng chính sách hoà bình với Hung Nô. Đúng lúc đó Hung Nô bị chia cắt thành nam bắc, cả Nam Hung Nô và Bắc Hung Nô cùng tới xin hàng.
Sau đó Nam Hung Nô không chống nổi Bắc Hung Nô, xin được dời đến quận Vân Trung. Quang Vũ Đế chấp thuận. Về sau, người Hung Nô lại xin dời về phía nam, vào cư trú tại Tây Hà, Mỹ Tắc[66], cũng được ông đồng ý. Các nhà sử học cho rằng đây chính là "mai phục mầm hoạ cho Ngũ Hồ loạn Hoa về sau"[54].
Khoảng năm 45 Hung Nô bị nhiều nạn hạn hán và một nạn châu chấu, súc vật chết nhiều, dân đói. Nước chia làm hai: bắc sống độc lập, nam lệ thuộc Hán; Quang Vũ mưu mô gây sự bất hòa giữa hai bên. Nhằm cắt đứt liên hệ giữa Bắc và Nam Hung nô nhà Đông Hán cho đặt Độ Liêu tướng quân xây đồn lũy ở các vùng Ngũ Nguyên, Mang Bá (đông nam của Đạt lạp đặc kỳ thuộc Nội Mông).

Tây Vực

Các thủ lĩnh Tây Vực cũng cùng nhau sai sứ vào cống, lại tình nguyện cho con trai vào làm thị vệ để chứng tỏ lòng trung thành, xin được nhà Đông Hán bảo hộ cho Tây Vực.
Tuy nhiên, Quang Vũ Đế lại đóng cửa ải Ngọc Môn, mềm mỏng từ chối đề nghị đó, vì ông không muốn thêm việc cho quốc gia, không muốn tham gia vào cuộc phân tranh của nhiều quốc gia nhỏ phía tây như Hán Vũ ĐếHán Tuyên Đế từng làm; sợ nhọc sức dân và tốn sức nước[67].

Qua đời

Từ khi mới khởi binh, Hán Quang Vũ Đế đã rất tin vào sấm truyền. Ông đã thấy câu sấm: "Hài bất hài, tại Xích Mi; đắc bất đắc, tại Hà Bắc" ứng với việc Lưu Huyền bị quân Xích Mi giết và bản thân ông từ khi lên Hà Bắc đã phát triển được cơ nghiệp. Khi đã giành được thiên hạ đến lúc tuổi già, Quang Vũ Đế vẫn tin vào những câu sấm[68].
Năm 57, Hán Quang Vũ Đế qua đời, hưởng thọ 63 tuổi. Ông ở ngôi tất cả 32 năm, đặt hai niên hiệu là:
  • Kiến Vũ (建武; 25-56)
  • Kiến Vũ Trung Nguyên (建武中元; 56-57)
Ông được chôn cất tại Nguyên Lăng và được tôn miếu hiệuHán Thế Tổ, thụy hiệu Quang Vũ hoàng đế và thường gọi tắt là Quang Vũ Đế.
Thái tử Lưu Trang lên nối ngôi, tức là Hán Minh Đế (57-75).

Gia quyến

  • Thân phụ: Lưu Khâm (劉欽).
  • Thân mẫu: Phàn Nhàn Đô (樊嫻都).
  • Chị, em gái:
    • Lưu Hoàng [劉黃]- Hồ Dương Trưởng công chúa (湖陽公主), chị cả trong 6 chị em.
    • Lưu Nguyên [劉元], vợ Đặng Thần (鄧晨), chết trong chiến loạn (năm 22), được truy phong Tân Dã Trưởng công chúa (新野长公主).
    • Lưu Bá Cơ [劉伯姬], Ninh Bình công chúa (寧平公主).
  • Anh:
    • Lưu Diễn [劉縯], tướng Lục Lâm, bị Lưu Huyền giết, truy làm Tề Vũ vương (齊武王).
    • Lưu Trọng [劉仲], chết trong chiến loạn, truy làm Lỗ Ai vương (魯哀王).
Trong các anh em Lưu Tú, có 3 người bị chết trong cuộc chiến chống Vương Mãng.
  • Hậu phi:
    • Phế hoàng hậu Quách Thánh Thông (郭聖通, ? - 56), lập năm 26, phế năm 41, phong làm Phái vương thái hậu (沛王太后).
    • Quang Liệt hoàng hậu Âm Lệ Hoa (光烈皇后陰麗華, 5 - 64), lập năm 41.
Âm Lệ Hoa nổi tiếng là người có nhan sắc và Hán Quang Vũ Đế mong muốn lấy từ thời trẻ. Ông cưới Âm Lệ Hoa năm 23 sau cái chết của Lưu Diễn để lung lạc Lưu Huyền, khiến Lưu Huyền nghĩ rằng ông nghĩ tới hưởng lạc mà không màng sự nghiệp lớn.
Năm 24, vì mục đích chính trị, ông cưới Quách Thánh Thông để mượn quân của Lưu Dương. Vì gia thế của Quách Thánh Thông, khi lên ngôi hoàng đế năm 25 ông đã lập bà làm hoàng hậu; nhưng khi bình định xong thiên hạ, ông phế Quách Thánh Thông và lập Âm Lệ Hoa làm hoàng hậu năm 41. Thái tử Lưu Trang nối ngôi sau này là con của Âm hoàng hậu.
  • Các con:
  1. Lưu Cương (劉疆), lập thái tử năm 26, phế năm 43, sau làm Đông Hải Cung vương (东海恭王), mất năm 58, mẹ là Quách hoàng hậu.
  2. Lưu Phụ (劉輔), được phong Trung Sơn vương (中山王, năm 41), sau đổi thành Phái Hiến vương (沛献王, năm 43), mất năm 84, mẹ là Quách hoàng hậu.
  3. Lưu Khang (劉康), mất năm 97, sau là Tế Nam An vương (济南安王), mẹ Quách hoàng hậu.
  4. Lưu Diên (劉延), sau là Phụ Lăng Chất vương (阜陵质王), mất năm 90, mẹ Quách hoàng hậu.
  5. Lưu Yên (劉焉), sau là Trung Sơn Giản vương (中山简王), mất năm 90, mẹ Quách hoàng hậu.
  6. Lưu Anh (劉英), phong Sở vương (楚王), tự sát năm 71, mẹ Hứa mỹ nhân.
  7. Lưu Dương (劉陽), Đông Hải công (东海公, lập năm 39), sau phong Đông Hải vương (东海王, năm 41). Sau đó đổi tên là Lưu Trang (劉莊), được lập làm Thái tử năm 43 và trở thành Hán Minh Đế, mẹ Âm hoàng hậu.
  8. Lưu Thương (劉蒼), sau là Đông Bình Hiến vương (东平宪王), mất năm 83, mẹ Âm hoàng hậu.
  9. Lưu Kinh (劉荊; 37 - 67), Nghiễm Lăng Tư vương (广陵思王), mẹ Âm hoàng hậu.
  10. Lưu Hành (劉衡), Lâm Hoài Hoài công (临淮怀公), mất năm 41, mẹ Âm hoàng hậu.
  11. Lưu Kinh (劉京), Lang Tà Hiếu vương (琅邪孝王), mất năm 69, mẹ Âm hoàng hậu.
  12. Vũ Dương trưởng công chúa Lưu Nghĩa Vương (舞阳长公主劉義王), không rõ mẹ.
  13. Niết Dương công chúa Lưu Trung Lễ (涅阳公主劉中禮), không rõ mẹ.
  14. Quán Đào công chúa Lưu Hồng Phu (馆陶公主劉紅夫), không rõ mẹ.
  15. Khánh Dương công chúa Lưu Lễ Lưu (淯阳公主劉禮劉), không rõ mẹ.
  16. Ly Ấp công chúa Lưu Thụ (郦邑公主刘绶), không rõ mẹ, bị chồng sát hại năm 59.

Nhận định

Quân sự

Hán Quang Vũ Đế được các sử gia Trung Quốc đánh giá rất cao. Về mặt quân sự, ông được ca ngợi là một thiên tài quân sự, một anh hùng kiệt xuất trong lịch sử Trung Quốc[69]. Xuất thân là họ hàng xa của hoàng tộc, thực chất Lưu Tú không khác nhiều so với người dân áo vải. Thân thế đó không giúp được nhiều cho ông trong cuộc chiến thời loạn lạc vốn cũng có nhiều người trong hoàng tộc khác cùng nổi lên cát cứ. Tài năng quân sự của ông thể hiện rõ trong những trận đánh lấy ít địch nhiều, lấy yếu thắng mạnh. Không chỉ giỏi cầm quân, ông còn giỏi trị quân, cất nhắc và sử dụng đúng người, xây dựng được kỷ luật nghiêm minh, tập hợp được đội ngũ tướng sĩ thiện chiến và trung thành[69]. Ông đã phải tự phấn đấu trong quá trình dựng nghiệp và trải qua nhiều khó khăn, mất mát đau thương và gian khổ để có thắng lợi cuối cùng. Lưu Tú góp công không nhỏ trong cuộc lật đổ triều nhà Tân và tự chứng tỏ là người mạnh nhất trong cuộc chiến dẹp hàng chục chư hầu và hàng chục lực lượng khởi nghĩa nông dân cát cứ lớn mạnh khác, về cơ bản hoàn thành chỉ trong khoảng 10 năm từ khi xưng đế.

Chính trị


Hán Quang Vũ Đế qua nét vẽ của Diêm Lập Bản (600 - 673), một họa sĩ thời Đường.
Sử gia Lê Đông PhươngVương Tử Kim đánh giá ông là người giỏi đánh trận nhưng lại rất yêu chuộng hoà bình[54]. Chính sách "cùng nghỉ với dân", tránh đụng độ với Hung Nô, tránh can thiệp vào Tây Vực khiến nhân dân được hoà bình sau vài chục năm chiến tranh binh lửa. Những chính sách xây dựng đất nước sau khi thống nhất như giải phóng cho nô tỳ, bớt gánh nặng thuế khoá cho nhân dân,... có tác dụng rất lớn nhằm giải phóng sức sản xuất, khôi phục kinh tế, giải toả mâu thuẫn trong xã hội, khiến xã hội ổn định sau khi bị xáo trộn dưới thời Vương Mãng, khiến Trung Quốc phồn thịnh trở lại[70].
Là vị vua khai quốc thời chiến loạn nhưng Lưu Tú đối xử với các công thần và những thủ lĩnh đối địch về hàng rất nhân hậu và chính điều này khiến ông được các sử gia đánh giá cao khi so sánh với Lưu Bang. Toàn quân Xích Mi đã đánh bại quân Lưu Tú nhiều lần, nhưng khi Phàn Sùng thất thế bại trận, ông tha bổng hết các tướng sĩ Xích Mi. Tướng quân Lục Lâm là Chu Vĩ từng xui Lưu Huyền giết Lưu Diễn anh ông, nhưng khi Chu Vĩ muốn hàng, ông không hề báo thù, trái lại phong chức lớn và sau này con cháu nhà Chu Vĩ vẫn truyền nối nhiều đời[71].
Khi Lưu Tú tiến vào Hàm Đan diệt Vương Lang, ông thu được các giấy tờ văn kiện, trong đó không ít văn thư của thủ hạ dưới quyền ông trao đổi qua lại với Vương Lang, có những văn thư phỉ báng ông. Lưu Tú không những không xem mà trái lại ra lệnh đốt hết các văn kiện đó đi. Sự khoan dung, độ lượng của ông khiến những người cấp dưới rất cảm phục, được đời sau đánh giá là khí phách phi phàm, không nhiều chính trị gia trước và sau ông có được[71]. Sự nhân hậu của ông cũng đã cảm phục được danh tướng Mã Viện vốn ở dưới trướng Quỳ Ngao về với ông và lập nhiều công trạng.
Đóng góp về chính trị và quân sự của Lưu Tú khiến ông được xem là một minh quân hiếm thấy trong lịch sử Trung Quốc, là vị hoàng đế có trình độ đạo đức cao nhất và chú ý đến tình người nhất trong số các vị vua khai quốc trong lịch sử Trung Quốc[72]; đồng thời, ông góp phần thúc đẩy lịch sử Trung Quốc phát triển[73].

Xem thêm

Tham khảo

  • Tào Hồng Toại (2004), Thời niên thiếu của các bậc đế vương, NXB Văn hóa thông tin
  • Tiêu Lê (2000), Những ông vua nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc, NXB Đà Nẵng
  • Tiêu Lê, Mã Ngọc Chu, Lã Diên Đào (2004), 100 người đàn ông có ảnh hưởng đến lịch sử Trung Quốc, NXB Chính trị quốc gia
  • Lê Đông Phương, Vương Tử Kim (2007), Kể chuyện Tần Hán, NXB Đà Nẵng
  • Đặng Huy Phúc (2001), Các hoàng đế Trung Hoa, NXB Hà Nội
  • Kỳ Ngạn Thần (2007), Người Trung Quốc và những hiểu lầm về lịch sử, NXB Công an nhân dân
  • Bielenstein, Hans. (1986). "Wang Mang, the Restoration of the Han Dynasty, and Later Han," in The Cambridge History of China: Volume I: the Ch'in and Han Empires, 221 TCN. – A.D. 220, 223–290. Edited by Denis Twitchett and Michael Loewe. Cambridge: Cambridge University Press. ISBN 0-521-24327-0.
  • Tư trị thông giám của Tư Mã Quang, các quyển 38-44 (bản gốc tại zh:s:資治通鑑), và bản tiếng Hán hiện đại được Bá Dương biên tập (Đài Bắc, 1982-1989).
  • Hậu Hán thư của Phạm Diệp, quyển 1 thượnghạ (Thế Tổ Quang Vũ Đế kỷ).

Chú thích

  1. ^ Mẹ Lưu Phát là Đường Cơ vốn chỉ là thị nữ của Trình Cơ - một bà phi của Hán Cảnh Đế
  2. ^ Đông bắc Ninh Viễn, Hồ Nam hiện nay
  3. ^ Quế Bình, Ngọc Lâm thuộc Quảng Tây hiện nay
  4. ^ Vùng Cự Lộc, Hà Bắc, Trung Quốc
  5. ^ Dòng Lưu Đan được về từ thời Hán Vũ Đế (128 TCN), dòng Lưu Diên về từ thời Hán Tuyên Đế (65 TCN)
  6. ^ Huyện Tiêu, An Huy hiện nay
  7. ^ Tào Hồng Toại, sách đã dẫn, tr 263
  8. ^ Tào Hồng Toại, sách đã dẫn, tr 267
  9. ^ Tây bắc huyện Miên, Hồ Bắc hiện nay
  10. ^ Phía tây Táo Dương, Hồ Bắc hiện nay
  11. ^ Tào Hồng Toại, sách đã dẫn, tr 301
  12. ^ Phía bắc Táo Dương, Hồ Bắc
  13. ^ Tiêu Lê, sách đã dẫn, tr 433
  14. ^ Tây bắc Đường Hà, Hà Nam, Trung Quốc
  15. ^ Phía đông huyện Tân Dã hiện nay
  16. ^ Phía nam thành phố Nam Dương, Hà Nam, Trung Quốc
  17. ^ Phía tây bắc Ngoã Điếm cạnh Bạch Hà, Hà Nam, Trung Quốc
  18. ^ Tiêu Lê, sách đã dẫn, tr 434
  19. ^ Đặng Huy Phúc, sách đã dẫn, tr 86-87
  20. ^ Huyện Diệp, Hà Nam, Trung Quốc
  21. ^ Tây bắc Uyển Thành, Hà Nam
  22. ^ Nay là Yển Thành, Hà Nam
  23. ^ Huyện Vũ tỉnh Hà Nam
  24. ^ Tào Hồng Toại, sách đã dẫn, tr321
  25. ^ Nay là Sa Hà
  26. ^ Tào Hồng Toại, sách đã dẫn, tr 326
  27. ^ Tào Hồng Toại, sách đã dẫn, tr 330
  28. ^ Tiêu Lê, sách đã dẫn, tr 441
  29. ^ Khi Vương Mãng còn sống đã giết Lưu Tử Dư thật - con của Thành Đế. Nhưng sau này Vương Lang nói rằng đó là Lưu Tử Dư giả, còn mình mới là Lưu Tử Dư thật. Theo Lê Đông Phương và Vương Tử Kim trong Kể chuyện Tần Hán, tr 294, ngày nay không có cơ sở nào để kết luận Vương Lang có phải là Lưu Tử Dư thật hay chỉ là mạo nhận
  30. ^ Huyện Định, Hà Bắc, Trung Quốc hiện nay
  31. ^ Bắc Kinh hiện nay
  32. ^ Vùng thuộc tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc, không phải là thành phố Nam Cung
  33. ^ Tây bắc huyện Ký, Hà Bắc hiện nay
  34. ^ Đông bắc Chính Định, Hà Bắc
  35. ^ Tay bắc tỉnh Hà Bắc
  36. ^ Tây nam Cao Ấp, Hà Bắc
  37. ^ Phía tây Long Nghiêu, Hà Bắc hiện nay
  38. ^ Phía đông Long Nghiêu, Hà Bắc
  39. ^ Phía tây huyện Mật Vân, Bắc Kinh
  40. ^ Phía đông thành phố Tiêu Tái, Hà Nam, Trung Quốc
  41. ^ Cố Nguyên, thuộc tỉnh Cam Túc
  42. ^ Huyện Hoàn, tỉnh Cam Túc
  43. ^ Bảo Kê, Thiểm Tây hiện nay
  44. ^ Tào Hồng Toại, sách đã dẫn, tr 387
  45. ^ Tây bắc Lạc Ninh, Hà Bắc hiện nay
  46. ^ Phía đông Mãnh Trì, Hà Nam
  47. ^ Phía tây Nghi Dương, Hà Nam, Trung Quốc
  48. ^ Mãnh Trì, Nam Dương
  49. ^ Phía tây Ngư Đài, Sơn Đông
  50. ^ Đông nam huyện Đằng, Sơn Đông
  51. ^ Tây nam cảng Liên Vân, Giang Tô
  52. ^ Huyện Thọ, An Huy
  53. ^ Tây bắc Nghi Xương, Hồ Bắc
  54. ^ a ă â Lê Đông Phương, Vương Tử Kim, sách đã dẫn, tr 295
  55. ^ a ă Tiêu Lê, Mã Ngọc Chu, Lã Diên Đào, sách đã dẫn, tr 170
  56. ^ Tiêu Lê, sách đã dẫn, tr 456
  57. ^ Tiêu Lê, sách đã dẫn, tr 458
  58. ^ Tiêu Lê, sách đã dẫn, tr 457
  59. ^ Tiêu Lê, Mã Ngọc Chu, Lã Diên Đào, sách đã dẫn, tr 171
  60. ^ Lê Đông Phương, Vương Tử Kim, sách đã dẫn, tr 296
  61. ^ Tiêu Lê, Mã Ngọc Chu, Lã Diên Đào, sách đã dẫn, tr 170 - 171
  62. ^ Có thành Đại Đồng, sau là kinh đô Bắc Ngụy
  63. ^ Lương châu cuối đời Đông Hán hoàn toàn thuộc các thế lực cát cứ Hán Khương
  64. ^ Sau cắt ra làm ba có Ba Đông, Ba Trung, Ba Tây
  65. ^ Sau này Lục Tốn, Gia Cát Khác có "công" lớn khai phá vùng này cho dân Hoa Hạ
  66. ^ Huyện Ly Thạch, Sơn Tây hiện nay
  67. ^ Lê Đông Phương, Vương Tử Kim, sách đã dẫn, tr 296-297
  68. ^ Kỳ Ngạn Thần, sách đã dẫn, tr 130
  69. ^ a ă Tào Hồng Toại, sách đã dẫn, tr 399, 401
  70. ^ Tào Hồng Toại, sách đã dẫn, tr 400
  71. ^ a ă Tiêu Lê, sách đã dẫn, tr 465
  72. ^ Kỳ Ngạn Thần, sách đã dẫn, tr 128
  73. ^ Tào Hồng Toại, sách đã dẫn, tr 401

Triều Tiên Thái Tổ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Triều Tiên Thái Tổ
Vua Triều Tiên
Vua nhà Triều Tiên
Tại vị 17 tháng 7 năm 1392 - 5 tháng 9 năm 1398 (âm lịch)
Đăng quang 17 tháng 7 năm 1392 (âm lịch)
Tiền nhiệm Sáng lập nhà Triều Tiên
Kế nhiệm Triều Tiên Định Tông
Thông tin chung
Phối ngẫu
Hậu duệ
Niên hiệu Hồng Vũ (niên hiệu nhà Minh)
Miếu hiệu Thái Tổ
Vương tộc Dòng họ Lý
Thân phụ Lý Tử Xuân
Sinh 11 tháng 10, 1335
Hàm Hưng
Mất 24 tháng 5, 1408 (72 tuổi)
Dương Đức Cung
Tên Triều Tiên
Hangul 태조
Hanja (Hán tự) 太祖
Romaja quốc ngữ Taejo
McCune-Reischauer T'aecho
Tên hiệu
Hangul 송헌
Hanja 松軒
Romaja quốc ngữ Songheon
McCune-Reischauer Songhŏn
Triều Tiên Thái Tổ (11 tháng 10 năm 133524 tháng 5 năm 1408 (âm lịch); trị vì 1392-1398), tên khai sinh là Lý Thành Quế (李成桂, 이성계, I Sŏnggye), và đã đổi tên thành Lý Đán (李旦, 이단, I Tan), là người sáng lập ra nhà Triều Tiên (1392-1910) hay còn được gọi là Vương triều Lý (lấy theo tên dòng họ Lý của ông). Lý Thành Quế cũng là nhân vật chủ chốt trong việc lật đổ triều Cao Ly. Ông được truy tôn làm Hoàng đế sau khi hoàng đế Cao Tông tuyên bố thành lập đế quốc Đại Hàn năm 1897.
Cha của Thái Tổ, Lý Tử Xuân (李子春, I Cha-ch'un, 이자춘), là một quan chức nhỏ của Mông Cổ nhưng ông là người dân tộc Triều Tiên. Lý Thành Quế đã gia nhập quân đội Cao Ly và đã lên chức, cuối cùng đã chiếm ngai vàng năm 1392. Ông đã thoái vị năm 1398 trong một cuộc tranh giành vương vị giữa các con trai của ông và qua đời năm 1408.

Hoàn cảnh lịch sử

Vào cuối thế kỷ 14, vương triều Cao Ly - do Vương Kiến lập nên từ năm 918 - sau 4 thế kỷ tồn tại từ chỗ cường thịnh đã trở nên suy nhược và đang đứng trên bờ vực thẳm. Thật sự, nền móng của vương triều đã sụp đổ tan tành ngay sau khi bị Đế quốc Mông Cổ xâm lược và biến thành một nước phiên thuộc. Tính hợp pháp của Nhà nước Cao Ly cũng càng lúc càng trở nên đáng nghi ngờ vì hoàng gia Cao Ly không những không còn khả năng cai trị đất nước một cách hiệu quả mà còn bị buộc phải kết hôn với những thành viên thuộc hoàng tộc triều Nguyên, hành động được coi là một vết nhơ nhuốc của vương triều Cao Ly; thêm nữa nhửng cuộc đấu đá tranh giành quyền lực ngay trong nội bộ hoàng gia càng làm tình hình thêm tồi tệ (ngay bản thân mẫu hậu của U Vương - vua nhà Cao Ly đương tại vị cũng chỉ là một phụ nữ thuộc tầng lớp bình dân, chính việc này khiến người đời có những dị nghị rằng liệu ông có đúng thuộc dòng dõi của Cung Mẫn Vương hay không ?).
Tình hình nội bộ vương triều Cao Ly cũng vô cùng rối ren. Các cuộc đấu đá, tranh giành quyền lực quyết liệt giữa các các quý tộc, các tướng lĩnh và quan lại khiến triều đình lâm vào cảnh chia bè kết phái rất trầm trọng. Với việc các hải tặc Oa Khấu (倭寇 wakō?) thường xuyên cướp phá vùng duyên hải bán đảo Triều Tiên cũng như các cuộc xâm lấn Cao Ly của nghĩa quân Hồng Cân theo đà đánh đuổi nhà Nguyên, kẻ nắm quyền thực sự trong triều đình Cao Ly chính là phái cải cách Sinjin và phái đối lập Gweonmun, cũng như những tướng lĩnh trực tiếp chiến đấu chống lại các thế lực ngoại xâm - ví dụ như vị tướng tài ba Lý Thành Quế và địch thủ chính trị của ông, Tể tướng Thôi Huỳnh. Sự trỗi dậy của triều Minh - do Chu Nguyên Chương sáng lập - đã khiến cho thế lực của nhà Nguyên - Mông Cổ suy yếu trầm trọng, không chỉ họ bị đánh đuổi khỏi Trung Nguyên mà thậm chí Cao Ly đã giành lại được độc lập từ tay đế quốc Mông Cổ ngay trong thập niên 1350 (mặc dù các thế lực Mông Cổ ở miền Bắc Cao Ly vẫn còn rất mạnh với những đội quân đông đảo trong tay).

Con đường binh nghiệp

Lý Thành Quế đã giành được lòng tin cũng như quyền lực vào trong tay vào những năm cuối thập kỷ 1370 và đầu thập kỷ 1380 nhở vào những chiến công trong việc đánh đuổi các thế lực Mông Cổ còn lại ra khỏi bán đảo Triều Tiên, cũng như đánh tan các cuộc tấn công của quân cướp biển Oa Khấu (倭寇 wakō?) người Nhật. Ông cũng lập nhiều công lao trong việc truy đuổi các lực lượng nghĩa quân Hồng Cân khi họ tiến vào bán đảo Triều Tiên theo đà đánh đuổi quân Mông Cổ. Sau khi Chu Nguyên Chương lập ra triều Minh và đánh đuổi quân Nguyên ra khỏi Trung Nguyên vào năm 1368, triều đình Cao Ly chia làm hai phe: phe thân triều Nguyên do tể tướng Thôi Huỳnh đứng đầu, còn phe thân triều Minh do Lý Thành Quế đứng đầu.
Khi một sứ thần nhà Minh đến Cao Ly vào năm 1388 đòi một phần lãnh thổ lớn nằm ở phía Bắc Cao Ly, tể tướng Thôi Huỳnh chớp lấy cơ hội này, lợi dụng làn sóng chống nhà Minh trong triều đình Cao Ly để phát động một cuộc tấn công xâm lược vào bán đảo Liêu Đông nhằm lấy lại những lãnh thổ mà quốc gia Cao Câu Ly mất vào tay Trung Quốc (Cao Ly luôn thừa nhận họ là người kế thừa trực tiếp của quốc gia Cao Câu Ly xưa, vì vậy việc đòi lại lãnh thổ cũ của Cao Câu Ly tại bờ bên kia sông Áp Lục luôn là một nguyên tắc chính trong chính sách đối ngoại của Cao Ly).
Viên tướng luôn chống đối Lý Thành Quế được chọn là người chỉ huy cuộc tấn công. Tuy nhiên tại hòn đảo Wihwa trên sông Áp Lục, Lý Thành Quế đã ra một quyết định mang tính bước ngoặt, làm thay đổi hẳn lịch sử Triều Tiên. Lợi dụng sự tín nhiệm mà ông có được từ dân chúng, từ những quan lại cao cấp trong triều đình cũng như áp lực lớn của nhà Minh dưới triều vua Thái Tổ, ông quyết định nổi loạn chống lại Thôi Huỳnh và nhanh chóng tiến quân về kinh đô Khai Thành.

Quan điểm của người đời về Lý Thành Quế

Những thành quả mà Thái Tổ Lý Thành Quế gây dựng được trong thời gian trị vì đã tạo nên nền móng vững chắc cho sự độc lập của vương quốc Triều Tiên trong suốt sáu thế kỷ. Mặc dù có một sự thực không thể chối cãi là Lý Thành Quế đã lật đổ nhà Cao Ly cũng như thanh trừng khốc liệt những quan lại trung thành với vương triều cũ, nhiều ý kiến vẫn đánh giá cao ông như là một nhà cách mạng và là một vị Quốc vương quyết đoán, là người đã loại bỏ một vương triều lụn bại, mục nát và già cỗi để bảo vệ quốc gia trước những hiểm họa ngoại xâm.[cần dẫn nguồn] Những thành công trong lãnh vực đối ngoại của Lý Thành Quế đã bảo vệ được vận mệnh của quốc gia Triều Tiên và được người đời đánh giá cao. Việc giữ vững an ninh và ổn định trong nước là cái nền để quốc gia Triều Tiên phục hồi và phát triển nền văn hóa của họ trong những thế kỷ tới. Nằm giữa sự ảnh hưởng của hai thế lực lớn là triều Nguyêntriều Minh, nhà Triều Tiên đã khuyến khích sự phát triển một nền văn hóa riêng biệt, đặc trưng của dân tộc mình, vốn dĩ từng bị đe dọa hủy hoại trong thời kỳ thống trị của nhà Nguyên - Mông Cổ.
Tuy nhiên nhiều học giả cho rằng ông chỉ đáng là một tên phản bội, là kẻ lật đổ nhà Cao Ly cũ; còn Tể tướng Thôi Huỳnh thì được xem như là một tướng lãnh ưu tú, là một người quyết tâm bảo vệ nhà Cao Ly cũ cho đến cùng.[cần dẫn nguồn]

Trị vì

Năm 1394, vua Thái Tổ chọn Hán Thành (Seoul) làm kinh đô.[1]
Ông qua đời ngày 24 tháng 5, 1408Dương Đức cung. Ông được an táng trong ngôi mộ Hongneung (건원릉, 健元陵) ở thành phố Guri.[2]

Gia đình

Song thân

  • Cha: Lý Tử Xuân (이자춘). Ông được Thái Tổ truy phong miếu hiệu là Hoàn Tổ (桓祖, 환조, Hwancho)
  • Mẹ: Ý Huệ Vương hậu họ Thôi (懿惠王后 崔氏, 의혜왕후 최씨, Ŭihye Wanghu Ch'oessi) ở Duyên Bình (延坪, 연평, Yŏnp'yŏng)[3]

Vợ

  1. Thần Ý Vương hậu họ Hàn (神懿王后韓氏, 신의왕후 한씨, Sinui Wanghu Hanssi, 1337-1391, 54 tuổi) ở An Biên (安邊, 안변, Anpyŏn). Là con gái của An Xuyên phủ viện quân Hàn Khanh (安川府院君韓卿) và Tam Hàn quốc đại phu nhân họ Thân (三韓國大夫人申氏)。
  2. Thần Đức Vương hậu họ Khang (神德王后康氏, 신덕왕후 강씨, Sindeok Wanghu Kangssi, 1356-1396, 40 tuổi) ở Cốc Sơn (谷山, 곡산, Koksan)[4]. Là con gái của Tượng Sơn phủ viện quân Khương Doãn Thành (象山府院君康允成) và Tấn Sơn phủ phu nhân họ Khương (晉山府夫人姜氏)
  3. Một người thiếp vô danh (Hukung, 후궁, 後宮, Hậu cung)
  4. Thành phi họ Nguyên ở Nguyện Châu (성비 원씨, Sŏngpi Wŏnssi ?-29 tháng 12 năm 1449)[5]
  5. Hòa Nghĩa Ông chúa họ Kim (화의옹주 김씨, 1321-1406)
  6. Trinh Khánh Cung chúa họ Liễu ở Cao Phong (정경궁주 유씨, ?-1428)

Con

Con trai

  1. Trấn An Đại quân (鎭安大君, 진안대군) Lý Phương Vũ (1354-1393, 39 tuổi), con trai trưởng của Thần Ý Vương hậu. Lấy Tam Hàn quốc đại phu nhân họ Trì ở Trung Châu
  2. Vĩnh An Đại quân(영안대군) Lý Phương Quả (1357-1419, 62 tuổi), con trai thứ 2 của Thần Ý Vương hậu.
  3. Ích An Đại quân (益安大君, 익안대군) Lý Phương Nghị (1360-1404, 44 tuổi), con trai thứ 3 của Thần Ý Vương hậu. Lấy Tam Hàn quốc đại phu nhân họ Thô ở Thiết Nguyên
  4. Hoài An Đại quân (懷安大君, 회안대군) Lý Phương Cán (1364-1421, 57 tuổi), con trai thứ 4 của Thần Ý Vương hậu. Lấy phu nhân họ Mẫn ở Ly Hưng, phu nhân họ Hoàng ở Mật Dương và phu nhân họ Cầm ở Kim Phổ
  5. Tĩnh An Đại quân (정안대군) (1367-1422, 55 tuổi) Lý Phương Viễn, con trai thứ 5 của Thần Ý Vương hậu.
  6. Đức An Đại quân (德安大君, 덕안대군) Lý Phương Diễn (chết yểu), con trai thứ 6 của Thần Ý Vương hậu.
  7. Phủ An Đại quân (撫安大君, 무안대군) Lý Phương Phần (1381-1398, 17 tuổi), con trai trưởng của Thần Đức Vương hậu. Lấy Khai Thành phủ phu nhân họ Vương
  8. Nghi An Đại quân (宜安大君, 의안대군) Lý Phương Thạc (1382-1398, 16 tuổi), con trai thứ của Thần Đức Vương hậu. Lấy phủ phu nhân họ Thẩm ở Phú Hữu

Con gái

  1. Khánh Thận Công chúa (慶愼公主, 경신공주, ?-1426), trưởng nữ của Thần Ý Vương hậu. Hạ giá lấy Thượng Đảng phủ viện quân họ Lý
  2. Khánh Thiện Công chúa (慶善公主, 경선공주), thứ nữ của Thần Ý Vương hậu với. Hạ giá lấy Thanh Nguyện quân Thẩm Tông
  3. Khánh Thuận Công chúa (慶順公主, 경순공주, ?-1407), con gái duy nhất của Thần Đức Vương hậu. Hạ giá lấy Hưng An quân Lý Tế
  4. Nghi Ninh Ông chúa (宜寧翁主, 의녕옹주), trưởng nữ của người vợ (vô danh). Hạ giá lấy Khải Xuyên úy họ Lý
  5. Thục Thận Ông chúa (淑愼翁主숙신옹주, ?-1453), thứ nữ của người vợ (vô danh). Hạ giá lấy Đường Thành úy Hồng Hải

Tên thụy đầy đủ của Lý Thành Quế

  • Thái Tổ Khang Hiến Chí Nhân Khởi Vận Ứng Thiên Triệu Thông Quang Huân Vĩnh Mệnh Thánh Văn Thân Vũ Chính Nghĩa Quang Đức Hoàng Đế
  • 太祖 康獻至仁啓運應天肇通光勳永命聖文神武正義光德皇帝
  • 태조강헌지인계운응천조통광훈영명성문신무정의광덕황제
  • Taejo Gangheon Jiin Gyeun Eungcheon Jotong Gwanghun Yeongmyeong Seongmun Sinmu Jeongeui Gwangdeok

Di sản

The tomb of his Umbilical cord is in Man-In-san, Geumsan-gun, South Chungcheong Province in the Republic of Korea.

Xem thêm

Ghi chú

Tham khảo


No comments:

Post a Comment