Friday, August 15, 2014

Chào ngày mới 16 tháng 8


Vị trí của Paraguay
CNM365 Chào ngày mới 16 tháng 8 Wikipedia Ngày này năm xưa. Ngày Thiếu nhi tại Paraguay (hình). Năm 873 – Hoàng thái tử Lý Huân trở thành hoàng đế triều Đường, tức Đường Hy Tông, đế quốc hầu như tan rã trong thời gian ông trị vì. Năm 1930Đại hội thể thao Đế quốc Anh lần đầu tiên được khai mạc tại Hamilton, Ontario, Canada. Năm 1945 – Hoàng đế Mãn Châu Quốc Phổ Nghi bị Quân đội Liên Xô bắt trong lúc ông chuẩn bị chạy trốn sang Nhật Bản. Năm 1964Nguyễn Khánh ban hành "Hiến chương Vũng Tàu", theo đó ông là Chủ tịch Hội đồng Quân nhân Cách mạng, kiêm Quốc trưởng, kiêm Thủ tướng của Việt Nam Cộng hòa.

Ngày Thiếu nhi

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Ngày Thiếu nhi Thế giới
Cử hành bởi Nhiều quốc gia
Đầu tiên ở Thổ Nhĩ Kỳ (23 tháng 4, 1920)
Kiểu Lịch sử
Ngày Theo địa phương (Ngày Thiếu nhi Thế giới vào 20 tháng 11 và Ngày Quốc tế Thiếu nhi vào 1 tháng 6)
Liên quan đến Ngày của Cha, Ngày của Mẹ, Ngày Quốc tế Phụ nữ, Ngày Quốc tế Nam giới, Ngày Cha Mẹ
Ngày Thiếu nhi hay Ngày Trẻ em như là một sự kiện hay một ngày lễ dành cho thiếu nhi được tổ chức vào các ngày khác nhau ở nhiều nơi trên thế giới. Liên Hiệp Quốc đã quyết định ngày 20 tháng 11Ngày Thiếu nhi Thế giới (Universal Children's Day) [1] nhưng để cho các quốc gia thành viên được tự quyền chọn ngày Thiếu nhi cho riêng mình [1]. Một số quốc gia thuộc Khối Xô Viết cũ tổ chức Ngày Quốc tế Thiếu nhi (International Children's Day) vào ngày 1 tháng 6. Nhiều quốc gia tổ chức ngày trẻ em vào những ngày khác.

Ngày lễ Độc lập và Thiếu nhi tại Thổ Nhĩ Kỳ

Lễ thiếu nhi Thổ Nhĩ Kỳ, 23-4-2007
Ngày lễ hội Thiếu nhi được cho là có nguồn gốc và được tổ chức lần đầu tiên tại Thổ Nhĩ Kỳ [2]. Ngày 23 tháng tư năm 1920, Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ được thành lập và để kỷ niệm sự kiện này, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã tuyên bố ngày 23 tháng tư là ngày nghỉ lễ quốc gia từ năm 1921. Ngày này cũng là Lễ hội Thiếu Nhi tại Thổ Nhĩ Kỳ (tiếng Thổ: Çocuk Bayramı), được tổ chức hàng năm với các hoạt động ngoạn mục và các nghi lễ kéo dài một tuần.
Trong hai thập kỷ qua, các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ đã cố gắng để quốc tế hóa ngày "Lễ Chủ quyền và Thiếu nhi" quan trọng này như việc mời các quốc gia bạn gửi trẻ em tới Thổ Nhĩ Kỳ tham gia vào các lễ hội. Như năm 2007 là mời trẻ em từ 61 quốc gia và năm 2010 là từ 42 quốc gia (trong đó có Việt Nam) [2].

Ngày Quốc tế Thiếu nhi

Tem Cộng hòa Dân chủ Đức mừng ngày thiếu nhi 1964
Tem Bellarus mừng ngày thiếu nhi 1997
Nụ cười trên khuôn mặt các em bé tại Vladivostok năm 2009
Tham gia tranh tài tại cuộc thi bé bò được tổ chức tại Volgograd trước ngày Quốc tế thiếu nhi 2011
Ngày Quốc tế Thiếu nhi (ngày 1 tháng 6) (tại Việt Nam, còn gọi là Tết Thiếu Nhi[3][4]) là ngày lễ vì trẻ em, vì thế hệ tương lai của loài người. Đồng thời cũng là ngày nhắc nhở mọi người hãy bảo vệ và chăm sóc trẻ em tốt hơn.
Tháng 8 năm 1925, Hội nghị Thế giới vì Hạnh phúc Trẻ em (World Conference for the Well-being of Children) tại Geneva, Thụy Sĩ đã tuyên bố ngày 1 tháng 6 là ngày Quốc tế Thiếu nhi.[5]
Chưa có giải thích chắc chắn do đâu mà ngày 1 tháng 6 được chọn: Một giả thuyết cho rằng Tổng lãnh sự Trung Quốc tại San Francisco (Hoa Kỳ) đã tập hợp một số trẻ mồ côi Trung Quốc để chào mừng Lễ hội Thuyền rồng (Dragon Boat Festival) vào ngày 01 tháng 6 năm 1925, và cũng trùng hợp với hội nghị tại Geneva. Sau này ngày này được CHND Trung Hoa, Liên Xô và các nước đồng minh tiếp nhận.[6][7]
Ngày lễ được cử hành vào ngày 1 tháng 6 mỗi năm. Ngày lễ thường được đánh dấu bằng các bài phát biểu về quyền của trẻ em và an sinh, các chương trình truyền hình trẻ em, các buổi tiệc, những hoạt động khác nhau liên quan hoặc dành riêng cho trẻ em, gia đình sinh hoạt ngoài trời vv...[6][7][8]
Khoảng 30 quốc gia đã từng có tổ chức Ngày Quốc tế Thiếu nhi như: Liên Xô và các quốc gia Khối Xô Viết cũ như Armenia, Azerbaijan, Belarus, Estonia, Georgia, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Latvia, Litva, Moldova, Tajikistan, Turkmenistan, Ukraina, Uzbekistan, Albania, Angola, Ba Lan, Benin, Bosna và Hercegovina, Bulgaria, Campuchia, Croatia, Cuba, CzechSlovakia, Cộng hòa Dân chủ Đức, Ethiopia, Eritrea, Lào, Macedonia, Mông Cổ, Montenegro, Mozambique, România, Serbia, Slovenia, Tanzania, CHDCND Yemen (sau khi ly khai, một số quốc gia chọn ngày khác) và CHND Trung Hoa, CHXHCN Việt Nam.

Ngày Thiếu nhi Thế giới

Ngày Thiếu nhi Thế giới được tổ chức vào ngày 20 tháng 11 mỗi năm. Đầu tiên được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tuyên bố và khởi xướng vào năm 1954 để khuyến khích tất cả các nước thành viên ghi nhớ một ngày, trước hết là để thúc đẩy trao đổi và hiểu biết lẫn nhau giữa các trẻ em và thứ hai để bắt đầu tăng cường hành động phát triển phúc lợi và thúc đẩy tạo an sinh của trẻ em trên thế giới[1]. Nó cũng được chọn là ngày để kỷ niệm thời thơ ấu. Ngày Thiếu nhi Thế giới kế tiếp Ngày Quốc tế nam giới vào 19 tháng 11 tạo ra một lễ kỷ niệm 48 giờ của nam giới và trẻ em tương ứng trong thời gian đó vai trò người lớn đóng góp tích cực trong cuộc sống của trẻ em và được công nhận.[9][10]
Ngày lễ lần đầu tiên được tổ chức trên toàn thế giới trong tháng 10 năm 1953, dưới sự bảo trợ của Liên minh Quốc tế vì Phúc lợi Trẻ thơ (International Union for Child Welfare) tại Geneva. Ý tưởng về một ngày thiếu nhi đã được thông qua do Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc vào năm 1954.
Ngày 20 tháng 11 cũng là ngày đáng nhớ, khi Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã thông qua Tuyên bố về quyền của trẻ em vào ngày này năm 1959. Công ước về Quyền trẻ em sau đó đã được ký kết trong cũng ngày này vào năm 1989, và đến nay được phê duyệt bởi 191 quốc gia.
Qua ngày hôm nay, Liên Hiệp Quốc muốn tạo sự quan tâm của thế giới đối với quyền lợi của trẻ em, thúc đẩy những nỗ lực vì sự phát triển trẻ nhỏ, đặc biệt trong lãnh vực giáo dục và sức khỏe.
Một vài quốc gia coi Ngày Thiếu nhi Thế giới ngày 20 tháng 11 như Ngày Thiếu nhi chính thức của mình như: Canada, Úc, Ai Cập, Pakistan, Hungary, Phần Lan, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Philippin,...

Ngày Thiếu nhi khác theo quốc gia

Ngày thiếu nhi tại Seoul, Hàn Quốc 5/5/1954
Ngày thiếu nhi Día del Niño tại Ecuador
Biểu trưng của Wikipedia ngày thiếu nhi
Mặc dù đề nghị ngày 20 tháng 11, nhưng Liên Hợp Quốc lại để cho các quốc gia thành viên có thể tổ chức ngày Thiếu nhi của riêng nước mình vào các ngày tự chọn khác nhau như:
  • Tại Thái Lan, Lào, Campuchia, Myanma,... là ngày thứ bảy của tuần thứ 2 trong Tháng Giêng (วันเด็กแห่งชาติ).
  • Tại Hồng Kông, Đài Loan là ngày 4 tháng 4 (兒童節), cũng là ngày nghĩ lễ.
  • Tại Thổ Nhĩ Kỳ là ngày 23 tháng 4, cũng là "Ngày lễ Chủ quyền quốc gia và Ngày trẻ em" (Ulusal Egemenlik ve Çocuk Bayramı) là ngày nghỉ lễ quốc gia.
  • Tại Hàn Quốc là ngày 5 tháng 5 (어린이날), cũng là ngày nghỉ lễ chính thức từ năm 1970.[11]
  • Tại Nhật cũng là ngày 5 tháng 5 (子供の日, kodomo no hi?), cũng là ngày nghỉ lễ quốc gia chính thức từ năm 1948. Có một truyền thống lâu đời, từ thế kỷ thứ 8, ngày của trẻ em được tổ chức mỗi năm hai lần: Ngày 3 tháng 3 cho trẻ em gái và vào ngày 5 tháng 5 trọng tâm cho các bé trai. Vào ngày 3 tháng 3, còn được gọi là Lễ hội búp bê, người Nhật trang trí các căn hộ gia đình của họ với bộ búp bê thời kỳ Heian truyền thống và hoa mận, và uống Amazake. Vào ngày 5 tháng 5, còn được gọi là 端午 の 節句 (tango-no sekku), họ treo "cờ cá chép" Koinobori ở bên ngoài, trưng bày những con búp bê Samurai, và ăn chimaki (giống bánh ú).
  • Tại Thụy Điển là ngày 13 tháng 5.
  • Tại Bắc Triều Tiên là ngày 2 tháng 6 (국제 아동절).
  • Tại Hoa Kỳ không có ngày Thiếu nhi riêng cố định ở cấp quốc gia mà thường được tổ chức chung trong các Ngày của Mẹ, Ngày của Cha hoặc thay đổi theo thời kỳ. Từ năm 1856, linh mục Charles H. Leonard chọn ngày chủ nhật thứ hai trong tháng 6 là ngày trẻ em Kitô giáo tại Hoa Kỳ.[12] Tổng thống Bill Clinton đã tổ chức Ngày Thiếu nhi vào ngày 11 Tháng 10 năm 1998,[13] để đáp ứng với một lá thư yêu cầu của một cậu bé sáu tuổi muốn có ngày của trẻ em. "Ngày trẻ em quốc gia" đã được Tổng thống George W. Bush công bố là ngày 03 tháng 6 năm 2001 và trong những năm tiếp theo vào ngày chủ nhật đầu tiên trong tháng Sáu.[14] Từ năm 2009, Thống đốc bang Illinois Pat Quinn đã ban hành tuyên ngôn tuyên bố ngày chủ nhật thứ hai trong tháng Sáu là ngày của trẻ em.[15]
  • Tại Cuba là ngày Chủ nhật thứ ba của tháng 7.
  • Tại Argentina, Tây Ban Nha, Ecuador là ngày chủ nhật thứ 2 trong tháng 8, gọi là ngày Día del Niño[16].
  • Tại Đức là 20 tháng 9 (Kindertag).[17][18]
  • Tại Brasil là ngày 12 tháng 10 (tiếng Bồ Đào Nha: Dia das Crianças) chung với ngày "Đức Mẹ Aparecida" (Nossa Senhora da Conceição Aparecida), thánh mẫu bảo hộ của đất nước, cũng là ngày nghỉ lễ chính thức.
  • Tại Úc, tuần lễ thiếu nhi là tuần lễ thứ tư của tháng 10 (trọng tâm vào ngày thứ bảy) với các chương trình chăm sóc trẻ em.[19]
  • Một số quốc gia khác tại châu Phi như Congo, Cameroon, Guinea, Gabon, Chad tổ chức vào ngày 25 tháng 12.
  • Tại một số quốc gia, còn có thêm ngày Thiếu nhi khác như tại Trung QuốcViệt Nam1 tháng 6Tết Trung Thu.

Chú thích

  1. ^ a ă â United Nations Universal Children's Day
  2. ^ a ă 23nisan
  3. ^ “Tết thiếu nhi sớm cho trẻ khuyết tật”. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2011.
  4. ^ “Tình nguyện với tết thiếu nhi”. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2011.
  5. ^ A Brief History of Children's Day in America & the World! - San Diego Children's Coalition
  6. ^ a ă “June 1 International Children's Day”. Diyifanwen.com. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2009.
  7. ^ a ă “1 June - International Children's Day”. Qatar Living. 23 tháng 4 năm 1920. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2009.
  8. ^ “International Children's Day Flag”. Crwflags.com. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2009.
  9. ^ International Men's Day and Universal Children's Day, Forbes
  10. ^ International Men's Day Global Website and Archive
  11. ^ “Chlidren`s day”. Naver encyclopedia. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2013.
  12. ^ McFarland, John T. (1915). “Children's Day”. The Encyclopedia of Sunday School and Religious Education 1. New York: Thomas Nelson & Sons. tr. 237. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2008.
  13. ^ National Children's Day, 2000, October 7, 2000. National Archives and Records Administration
  14. ^ “The White House Proclamation by the President of the United States of America, 2001”. Georgewbush-whitehouse.archives.gov. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2012.
  15. ^ “National Children's Day website”. Nationalchildrensday.us. 14 tháng 3 năm 2007. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2012.
  16. ^ Día del niño, en el sitio del Ministerio de Educación de Argentina
  17. ^ Weltkindertag at UNICEF.de
  18. ^ Home of Weltkindertag
  19. ^ “Children's Week History”. Queensland Children's Week Association. 2007. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2013.


Paraguay

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
República del Paraguay
Tetã Paraguáype
Cộng hòa Paraguay

Flag of Paraguay.svg Coat of arms of Paraguay.svg
Quốc kỳ Huy hiệu
Vị trí của Paraguay
Khẩu hiệu
Paz y justicia
(tiếng Tây Ban Nha: "Hòa bình và công lý")
Quốc ca
Paraguayos, República o Muerte
Hành chính
Chính phủ Cộng hòa tổng thống
Tổng thống
Phó tổng thống
Federico Franco
José Altamirano
Ngôn ngữ chính thức tiếng Tây Ban Nha, tiếng Guarani
Thủ đô Asunción
25°16′N, 57°40′T
Thành phố lớn nhất Asunción
Địa lý
Diện tích 406.750 km² (hạng 59)
Diện tích nước 2,3% %
Múi giờ UTC-4; mùa hè: - (UTC-5)
Lịch sử
Ngày 14 tháng 5 năm 1811 Từ Tây Ban Nha
Dân cư
Dân số ước lượng (2005) 6.347.884 người (hạng 100)
Mật độ 15 người/km² (hạng 161)
Kinh tế
GDP (PPP) (2005) Tổng số: 30,9 tỷ đô la Mỹ
HDI (2003) 0,755 trung bình (hạng 88)
Đơn vị tiền tệ Guaraní (PYG)
Thông tin khác
Tên miền Internet .py
Paraguay, tên chính thức là Cộng hòa Paraguay (tiếng Tây Ban Nha: República del Paraguay, Hán việt: Ba Lạp Khuê Cộng hòa) là một trong hai quốc gia nằm kín trong nội địa tại cả tại Nam MỹTây Bán cầu. Paraguay nằm trên cả hai bờ sông Paraguay, con sông chảy qua trung tâm của đất nước từ bắc xuống nam. Đất nước này giáp với Argentina ở phía nam và tây nam, Brasil ở phía đông và đông bắc và Bolivia ở phía tây bắc. Theo thống kê năm 2009, dân số Paraguay là 6,3 triệu người. Thủ đô và thành phố lớn nhất là Asunción.

Địa lý

Bản đồ Paraguay
Paraguay là quốc gia nằm ở khu vực Nam Mỹ, Nam và Tây giáp Argentina, Tây Bắc giáp Bolivia và Đông Bắc giáp Brasil. Địa hình tương đối bằng phẳng, vùng thảo nguyên Chaco (2/3 diện tích lãnh thổ) ở phía Tây, khí hậu lục địa khô, dân cư thưa thớt, chăn nuôi trên các đồng cỏ là hoạt động chính trong vùng; vùng lãnh thổ phía Đông gồm vùng cao nguyên thấp và các vùng đồng bằng thuộc lưu vực sông ParaguayParaná. Sông Paraguaysông Alto Paraná là hệ thống đường thủy chính trong nước.
Sông Paraguay chia đất nước thành phần phía đông, thường gọi là Đông Paraguay và được biết đến là vùng Paraná; vùng phía tây, chính thức được gọi là Tây Paraguay và thường được biết đến với tên gọi Chaco. Địa hình Paraguay gồm có các đồng cỏ và đồi rừng ở phía đông và phía tây chủ yếu là các đầm lầy và đồng bằng thấp. Paraguay có khí hậu từ cận nhiệt tới ôn hòa tùy theo độ cao, phần phía đông có lượng mưa lớn và phần cực tây có khí hậu bán khô cằn.

Lịch sử

Xã hội thời tiền Colombo trên vùng nhiều cây cối và phì nhiêu nay là Paraguay vốn bao gồm các bộ tộc bán du cư và có truyền thống là các chiến binh hung dữ. Những người bản địa này là thành viên của các 5 ngữ hệ riêng biệt và 15 nhóm dân tộc-ngôn ngữ vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay.
Người Châu Âu đầu tiên tới khu vực vào đầu thế kỷ 16, và nhà thám hiểm người Tây Ban Nha Juan de Salazar y Espinoza đã lập điểm định cư tại Asunción vào ngày 15 tháng 8 năm 1537. Thành phố sau này trở thành trung tâm của một tỉnh thuộc địa của Tây Ban Nha, cũng như là điểm chính của những người truyền giáo và định cư dòng Tên tại Nam Mỹ trong thế kỷ 18. Dòng Tên đã được thành lập và phát triển tại miền đông Paraguay khoảng 150 năm cho đến khi vua Tây Ban Nha trục xuất họ vào năm 1767. Paraguay giành được độc lập từ Tây Ban Nha vào ngày 15 tháng 5 năm 1811.
Lịch sử Paraguay đặc trưng với những thời kỳ dài bất ổn và xung đột chính trị, cũng như chiến tranh với các nước láng giềng. Paraguay đã bị cuốn vào một cuộc xung đột trong Chiến tranh Đồng minh Ba nước với vị trí là nước chống lại Brasil, ArgentinaUruguay với kết quả bị thất bại năm 1870 sau 5 năm trong một cuộc chiến tranh đẫm máu nhất Nam Mỹ. Paraguay trước chiến tranh có dân số khoảng 525.000 người, tuy nhiên sau cuộc chiến này dân số đất nước đã giảm xuống chỉ còn 221.000 vào năm 1871, trong đó chỉ còn 28.000 nam.[1] Paraguay sau đó cũng phải nhượng nhiều vùng lãnh thổ rộng lớn cho Brasil và Argentina.
Chiến tranh Chaco với Bolivia diễn ra vào thập kỷ 1930, và Bolivia là phía thua trận. Paraguay đã tái lập chủ quyền tại khu vực gọi là Chaco, nhưng thiệt hại cũng là rất lớn. Từ năm 1904 đến 1954, Paraguay có tới 31 vị tổng thống, hầu hết trong số đó bị loại bỏ bởi vũ lực.[2]
Sau Thế chiến II, chính trị trở nên không ổn định với việc một vài đảng chính trị giao chiến để tranh giành quyền lực cuối thập kỷ 1940, và sau đó đã dẫn tới Nội chiến Paraguay vào năm 1947. Một loạt các chính phủ không vững chắc được lập ra cho đến năm 1954 với chế độ của nhà độc tài Alfredo Stroessner, ông tại nhiệm trong hơn ba thập kỷ sau đó. Paraguay bắt đầu hiện đại hóa trên một số phương diện dưới thời kỳ cầm quyền của Stroessner vốn đầy tai tiếng với các vụ lạm dụng hay ngược đãi.[3]
Nền kinh tế sa sút và sự cô lập của quốc tế đã tạo cơ hội cho lực lượng đối lập đấu tranh dẫn tới bầu cử dân chủ vào năm 1988. Lãnh đạo của PLRA, Domingo Laíno là trung tâm của lực lượng đối lập vào nửa cuối thập kỷ 1980. Các nỗ lực của chính quyền nhằm cô lập ông như lưu đày vào năm 1982 đã phản tác dụng. Tuy nhiên chính quyền Stroessner đã bớt gay gắt vào tháng 4 năm 1987 và đã cho phép Laíno đến Asun ión. Laíno sau đó đã lãnh đạo một hoạt động đấu tranh. Các cuộc biểu tình được tổ chức và nhanh chóng giải tán trước khi cảnh sát đến. Để đối phó với phong trào, chính quyền buộc phải tổ chức Tổng tuyển cử vào tháng 2 năm 1988. Tuy nhiên, cuộc bầu cử không thực sự minh bạch và kết quả là Strossner tái cử với số phiếu 89%.[4]
Stroessner bị lật đổ trong một cuộc đảo chính quân sự do Tướng Andrés Rodríguez tiến hành. Với vị trí tổng thống, Rodríguez đã cải cách chính trị, luật phápkinh tế, tái lập mối quan hệ với cộng đồng quốc tế. Tháng 6 năm 1992, hiến pháp lập ra một hệ thống bầu cử dân chủ và cải cách các quyền cơ bản. Vào tháng 5 năm 1993, Đảng Colorado do Juan Carlos Wasmony lãnh đạo đã được lựa chọn là tổng thống dân cử đầu tiên của Paraguay sau 40 năm. Trong cuộc bầu cử năm 2008, Đảng Colorado đã thắng cử và Tổng thống Fernando Lugo đã lên nắm quyền.

Nhân khẩu

Mật độ dân số Paraguay (người/km²)
Không có dố liệu chính thức về thành phần dân tộc của dân cư Paraguay bởi Ban Thống kê, Điều tra và Tính toán (DGEEC) của Paraguay không có khái niệm về chủng tộc hay dân tộc trong các cuộc tổng điều tra,[5] mặc dù có tìm hiểu về người bản địa (tức người da đỏ). Theo thống kê năm 2002, người bản địa chiếm 1,7% tống dân số Paraguay.[6] Theo truyền thống, dân cư Paraguay được coi là mestizo (tức là pha trộn hay lai), bởi con số đông đảo những người con giữa những người phụ nữ Guaraní và những người đàn ông định cư Tây Ban Nha dưới thời Tây Ban Nha thống trị nước này.[7] Bộ trưởng Giaos dục và Văn hóa Paraguay đề cập đến dân cư của nước ông như sau: "Tổ tiên chi phối là người Âu, điều này là điển hình cho phần lớn dân cư, hầu hết là hậu duệ của người Tây Ban Nha, người Đức, người Ý (sắc dân đã góp phần tái phục hồi dân cư đất nước sau Chiến tranh Đồng minh Ba nước) …Đây là một trong những quốc gia Mỹ Latinh có ít đặc điểm bản địa nhất (bởi vì người Paraguay truyền thống- người lai Tây Ban Nha-Guaraní- đã bị Đồng minh tiêu diệt năm 1870, điều này đã dẫn đến việc tái hồi phục dân cư đất nước bằng những người Ý nhập cư."[8]
Các tuyến đường quốc gia Paraguay
Theo CIA World Factbook, Paraguay có dân số là 6.669.086 người, 95% là mestizo (lai giữa người Âu và thổ dân châu Mỹ) và 5% được coi là "khác"[9] hoặc các thành viên của các nhóm bộ tộc thổ dân. Họ được chia thành 12 nhóm dân tộc-ngôn ngữ riêng biệt. Một điều đáng chú ý là dấu tích văn hóa Guaraní vẫn còn tồn tại ở Paraguay thông qua tiếng Guaraní, được 90% dân số thông hiểu.
Khoảng 70% toàn dân Paraguay nói tiếng Tây Ban Nha. Tiếng GuaraníTiếng Tây Ban Nha đều là ngôn ngữ chính thức của đất nước.[10] Các nhóm nhỏ người Ý, người Đức, người Nga, người Nhật, người Hàn Quốc, người Hoa, người Ả Rập, người Ukraina, người Brasilngười Argentina cũng định cư tại Paraguay, và họ cũng giữa lại các nét văn hóa và ngôn ngữ tương ứng của mình ở những mức độ khác nhau, đặc biệt là người Brasil do họ là cộng đồng lớn nhất. Một ước tính cho rằng có 400.000 người Brasil sính ống tại Paraguay.[11] Trong đó, nhiều người Brasil có nguồn gốc từ những người nhập cư Đức, Ý và Ba Lan.[12] Có một ước tính cho là có 63.000 người Paraguay gốc Phi, chiếm 1% dân số.[13] Khoảng 10.000 người theo Tin Lành Menno nói tiếng Đức sing sống tại Chaco thuộc Paraguay.[14]
Phân bổ dân số tại Paraguay không đồng đều. Khoảng 56% người Paraguay sinh sống tại khu vực đô thị. Phần lớn dân số sinh sống tại khu vực phía đông gần thủ đô Asunción,, và thành phố này chiếm tới 10% dân số cả nước. Vùng Gran Chaco, gồm các tỉnh Alto Paraguay, BoqueróPresindente Hayes chiếm tới 60% diện tích lãnh thổ nhưng chỉ chiếm 2% dân số.

Tôn giáo

Nhà thờ Asuncion của Giáo hội Các Thánh hữu Ngày sau của Chúa Giêsu Kitô ở Paraguay
Kitô giáo, đặc biệt là Công giáo Rôma, là tôn giáo thống trị ở Paraguay. Theo điều tra dân số năm 2002, 89,9% dân số là Công giáo Rôma, 6,2% là Tin Lành, 1,1% xác định là các giáo phái Kitô giáo khác, và 0,6% thực hành tôn giáo bản địa. Một báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ về tên Tự do Tôn giáo; Công giáo La Mã, Tin Lành, Do Thái giáo, Chính Thống giáo, đạo Mormon, và Đức Tin Baha'í là các nhóm tôn giáo nổi bật. Nó cũng đề cập đến một cộng đồng Hồi giáo lớn ở Alto Paraná và một cộng đồng Mennonite nổi bật ở Boquerón.[15]

Công giáo

Công giáo từ lâu đã là tôn giáo quan trọng nhất Paraguay, Tòa Giám mục Asuncion đã được thiết lập vào năm 1547. Phần lớn các quan chức chính phủ là người Công giáo và một số lễ hội Công giáo là ngày nghỉ lễ (Thứ năm Tuần Thánh, Thứ sáu Tuần Thánh, Lễ Đức Mẹ Mân côi, Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm và Giáng sinh.
Nhiều người đánh dấu ngày lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm bằng một cuộc hành hương đến Caacupé. Vương Cung Thánh Đường Caccupe chứa một bức tượng Đức Mẹ được cho là đã làm nhiều phép lạ. Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã đến viếng thăm Caacupe trong năm 1987.[16]

Bahá'í

Đức tin Bahá'í ở Paraguay được Abdu'l-Baha truyền đến vào năm 1916. Bà Maria Casati là người Paraguay đầu tiên tham gia tôn giáo này vào năm 1939 khi sống ở Buenos Aires. Các nhà tiên phong đầu tiên định cư ở Paraguay là Elizabeth Cheney cuối năm 1940 và Hội đồng Tin thần tôn giáo Bahá'í Paraguay được thành lập vào năm 1944. Các ước tính gần đây cho biết đức tin Baha'is có khoảng 5.500 hoặc 13.000 tín đồ, mặc dù Tổng điều tra dân số của nhà nước không đề cập đến đạo Baha'is.[17]

Hồi giáo

Điều tra dân số năm 1992 ghi nhận 872 người Hồi giáo ở Paraguay, 486 người trong số đó sống ở Alto Parana, thủ phủ Ciudad del Este. Ngoài ra còn có các cộng đồng Hồi giáo ở AsunciónItapua (thủ phủ của bang Encarnación). Như cộng đồng Hồi giáo khác ở châu Mỹ La tinh, nhiều người trong số này là hậu duệ của những người nhập cư đến từ SyriaLiban, một số từ BangladeshPakistan.[18]

Giáo hội Các Thánh hữu Ngày sau của Chúa Giêsu Kitô

Giáo hội Các Thánh hữu Ngày sau của Chúa Giêsu Kitô tuyên bố có hơn 70.000 thành viên ở Paraguay. Có 147 cộng đoàn của Giáo hội này ở Paraguay.[19]

Các vấn đề xã hội

Vài ước tính khác nhau cho rằng 30-50% dân số Paraguay là người nghèo. Tại các khu vực nông thôn, 41,2% dân số thiếu thu nhập để bảo đảm bữa ăn cần thiết, trong khi tỷ lệ này tại đô thị là 27,6%. Nhóm 10% những người giáu nhất chiếm 43,8% thu nhập quốc gia trong khi 10% người nghèo nhất chỉ chiếm 0,5%. Sự suy thoái kinh tế đã làm cho bất bình đẳng thu nhập trở nên tồi tệ hơn, nhất là các khu vực nông thôn. Tương tự như vây, tập trung đất đai tại các vùng nông thôn Paraguay có tỷ lệ cao nhất thế giới: 10% dân số kiểm soát 66% tổng đất đai trong khi 30% dân cư nông thôn không có đất sản xuất.[20] Bất bình đẳng này là nguyên nhân gây ra các vụ xung đột giữa những người không có đất và chủ đất.[21]

Kinh tế

BBVA Paraguay
Paraguay là nước đang phát triển với Chỉ số Phát triển Con người là 0,755.[22]. Xếp hạng thấp thứ hai tại Nam Mỹ với GDP bình quân đấu người năm 2007 là 4.000 Đô la Mỹ. Xấp xỉ 2,2 triệu ngưới chiếm 35% dân số sống tron cảnh nghèo và xấp xỉ 1 triệu người hay 18% dân số sông dưới 2 Đô la Mỹ mỗi ngày.[23] Tuy nhiên, Asunci ón được xếp hạng là thành phố ít đắt đỏ nhất để sinh sống trong 5 năm liền.[24]
Paraguay có một nền kinh tế thị trường rõ rệt với những lĩnh vực không chính thức đặc trưng với việc tái xuất và nhập khẩu hàng hóa tiêu dùng với các quốc gia láng giềng, với hàng nghìn cơ sở kinh doanh nhỏ. Hoạt động kinh tế lớn nhất Paraguay là dựa vào nông nghiệp, trồng trọt và chăn nuôi. Paraguay xếp hạng ba thế giới về xuất khẩu bảng viết phấn, và ngành xuất khẩu thịt bò khá phát triển so với quy mô của quốc gia.
Paraguay cho phép chủ đất là người ngoại quốc và không giới hạn diện tích. Chỉ những công dân Brasil, ArgetinaBolivia mới không thể sở hữu đất ở vùng biên giới. Sự thật là những người nước ngoài sở hữu những vùng đất ở vị trí thấp khá phổ biến trong nền kinh tế của Paraguay. Một tỉ lệ lớn dân cư nhận được kế sinh nhai từ các hoạt động nông nghiệp. Bất chấp các khó khăn nảy sinh do chính trị không ổn định, tham nhũng và cải cách chậm chạp, Paraguay là một thành viên của Khối Thương mại Tự do Mercosur, và là một thành viên sáng lập tổ chức này.
Tiềm năng kinh tế của Paraguay bị hạn chế bới vị trí địa lý nội địa của mình, tuy nhiên nước này có thể đi vào Đại Tây Dương qua sông Paraná. Bởi vị trí địa lý nội địa, kinh tế Paraguay phụ thuộc rất nhiều vào Brasil và Argentina, các đối tác thương mại chính. Khoảng 38% GDP đến từ cá hoạt động thương mại và xuất khẩu tới Brasil và Argentina.[25] Thông qua một số hiệp định, Paraguay được cho pháp sử dụng các cảng của Arrgentina, UruguayBrasil một cách tự do để gứi hàng xuất khẩu, quan trọng nhất là cảng Paranaguá của Brasil.

Giáo dục

Giáo dục công được miễn phí, tuy nhiên học sinh phải tự mua đồng phục và đóng tiền mua thiết bị dạy học. Ngôn ngữ giảng dạy chính thức là tiếng Tây Ban Nha.
Tỷ lệ biết chữ tại Paraguay là 91%. Giáo dục sơ cấp là miễn phí, bắt buộc và kéo dài 9 năm. Trường cấp hai tiếp tục ba năm còn lại. Paraguay có một vài trường đại học như Đại học Quốc gia Asunción được thành lập năm 1889. Tỷ lệ tốt nghiệp sơ cấp là 88% vào năm 2005. Phí cho giáo dục chiếm 4,3% GDP trong đầu thập niên 2000.

Y tế

Paraguay có hệ thống bệnh viện nhưng phần lớn đều tập trung ở các thành phố lớn, còn ở các thành phố nhỏ hoặc vùng nông thôn chủ yếu là các phòng khám đa khoa hoặc trạm y tế. Bệnh về răng lợi khá phổ biến, nhất là ở vùng nông thôn. Tuy nhiên, mối nguy hiểm thật sự của người dân Paraguay là bệnh rệp vinchuga, người bị cắn sau vài năm sẽ chết.
Chi phí y tế công chiếm 2,6% GDP và chi phí y tế công chiếm 5,1%. Tỷ lệ tử vong là 20 trên 1000 dân vào năm 2005. Số bà mẹ tử vong khi sinh là 150 trên 100.000 người. Ngân hàng Thế giới đã giúp đỡ chính phủ Paraguay giảm bớt tỉ lệ tử vong của bà mẹ và trẻ sơ sinh. Chương trình Bảo vệ Sức khỏe Cơ bản Bà mẹ và Trẻ em nhằm mục đích góp phần giảm tử vong và tăng việc sử dụng dịch vụ cứu đắm.

Chú thích

Liên kết ngoài

Chính quyền
Thông tin tổng quan
Tin tức
Du lịch

Đường Hy Tông

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đường Hy Tông
Hoàng đế Trung Hoa (chi tiết...)
Hoàng đế triều Đường
Tại vị 16/8/873[1][2] 20/4/888
Tiền nhiệm Đường Ý Tông
Kế nhiệm Đường Chiêu Tông
Thông tin chung
Hậu duệ
Tên đầy đủ Lý Nghiễm (李儼)
năm 873 cải thành Lý Huyên (李儇)
Niên hiệu Càn Phù (乾符) 11/874–879 ÂL
Quảng Minh (廣明) 880–7/881 ÂL
Trung Hòa (中和) 7/881–3/885 ÂL
Quang Khải (光啟) 3/885–1/888 ÂL
Văn Đức (文德) 2-12/888
Thụy hiệu Huệ Thánh Cung Định Hiếu hoàng đế (惠聖恭定孝皇帝)
ngắn: Cung Định hoàng đế (恭定皇帝)
Miếu hiệu Hi Tông (僖宗)
Thân phụ Đường Ý Tông
Thân mẫu Vương quý phi
Sinh 8 tháng 6 năm 862[1][2]
Mất 20 tháng 4 năm 888[1][2]
An táng Tĩnh lăng (靖陵)
Đường Hy Tông (tiếng Trung: 唐僖宗, 8 tháng 6 năm 862 – 20 tháng 4 năm 888, trị vì 873 - 888), nguyên danh Lý Nghiễm (李儼), đến năm 873 cải thành Lý Huyên (李儇}), là một hoàng đế nhà Đường. Ông là ngũ hoàng tử của Đường Ý Tông và là hoàng huynh của Đường Chiêu Tông. Trong thời gian ông trị vì, đế quốc đã bị tàn phá do các cuộc khởi nghĩa nông dân của Vương Tiên ChiHoàng Sào. Đến cuối triều đại của Đường Hy Tông, Đại Đường đã hầu như tan rã, các quân phiệt độc lập cai quản lãnh địa của họ, tình trạng này tiếp tục duy trì khi nhà Đường diệt vong vào năm 907.

Thân thế

Lý Nghiễm sinh ngày 8 tháng 6 năm 862,[1][2] ở phía đông nội cung Trường An, là ngũ hoàng tử của Đường Ý Tông. Mẫu thân của ông và Vương quý phi, tước 'quý phi' là cao quý nhất trong số các phi tần của hoàng đế Đường.[3][4] Năm 865, Lý Nghiễm được phong tước Phổ vương; khi đó, tứ huynh Lý Khản (李侃) của ông được phong tước Dĩnh vương.[5] Vương quý phi qua đời vào năm 866.[4] Khi trưởng thành hơn, một trong những người gắn bó liên tục với ông là hoạn quan Điền Lệnh Tư, người này giữ chức 'tiểu mã phường sứ' trong phủ của ông.[6]
Năm 873, Đường Ý Tông lâm bệnh trọng, các hoạn quan chỉ huy Thần Sách quân là Lưu Hành Thâm (劉行深) và Hàn Văn Ước (韓文約) tiến cử Lý Nghiễm kế vị. Sau đó, theo một chiếu chỉ nhân danh Đường Ý Tông, Lý Nghiễm trở thành hoàng thái tử.[6] Chiếu chỉ cũng cải danh Lý Nghiễm thành Lý Huân.[2] Đường Ý Tông qua đời ngay hôm đó, Lý Huân tức vị, trở thành Đường Hy Tông, phò mã Vi Bảo Hành trở thành người nhiếp chính trong vài ngày. Lý Huân truy phong Vương quý phi là hoàng thái hậu, phong tước công cho Lưu Hành Thâm và Hàn Văn Ước.[6]

Thời kỳ trị vì ban đầu

Gần như ngay lập tức sau khi ông tức vị, Vi Bảo Hành bị đưa đi lưu đày rồi bị buộc phải tự sát. Trong khi đó, Điền Lệnh Tư trở nên rất có ảnh hưởng, và được mô tả là người trên thực tế quyết định hầu hết các vấn đề trọng đại của quốc gia, do Đường Hy Tông khi đó còn nhỏ tuổi và tin tưởng Điền.[6]
Vào đầu triều đại của Đường Hy Tông, một nạn đói nghiêm trọng do hạn hán đã quét qua phần trung tâm của Đại Đường. Theo mô tả của học giả Lô Huề, người trở thành Đồng bình chương sự vào năm 874:[6]
Thần chính mắt thấy cảnh Quan Đông [tức phía đông Hàm Cốc quan] chịu tai họa hạn hán vào năm ngoái. Từ Quắc [nay thuộc Tam Môn Hiệp, Hà Nam)] đến Hải [tức biển Hoa Đông)], mạch chỉ thu được một nửa; các loại ngũ cốc vụ thu gần như không thu được gì, rau quả vụ đông thu được rất ít. Người nghèo xay hạt của cây cỏ bồng thành bột, ăn nó cùng với lá của cây hòe như rau. Một số người thậm chí còn tệ hơn, khó nhọc không thể diễn tả nổi. Vài năm nay không thu hoạch được gì, người dân lưu tán sang nơi khác, chỉ còn lại những người đói kém không có nơi nào để đi, ngồi ở cổng làng chờ đến khi chết đói.
Lô Huề thỉnh Đường Hy Tông bãi bỏ tất cả các loại thuế đối với các châu bị đói và ngay lập tức tiến hành cứu trợ. Đường Hy Tông đã ban một chiếu chỉ chấp thuận thỉnh cầu của Lô Huề, song trên thực tế không có hành động cứu trợ thiên tai nào được tiến hành. Trong khi đó, vùng tây nam Đại Đường mặc dù không bị ảnh hưởng bởi nạn đói song lại rơi vào họa chiến tranh với Nam Chiếu.[6]
Nạn đói vẫn tiếp diễn, người dân lưu tán để tránh nạn đói bắt đầu mất hy vọng vào triều đình, họ tụ tập thành các nhóm đạo tặc đi khắp nơi cướp lương thực. Năm 874-875, một nhóm dân lưu tán đông đảo đã tập hợp dưới sự lãnh đạo của Vương Tiên ChiHoàng Sào. Trong vòng vài tháng, Vương Tiên Chi và Hoàng Sào đã tập hợp được một vạn quân. Trong khi đó, trấn át sứ Vương Dĩnh cũng nổi dậy và dẫn quân cướp bóc vùng ven biển đông nam. Ngoài ra còn có rất nhiều các nhóm nổi dậy nhỏ hơn hoạt động trên khắp đế chế.[6]
Triều đình Đường thoạt đầu cố gắng đối phó với cuộc nổi dậy của Vương Tiên Chi/Hoàng Sào bằng cách lệnh cho tiết độ sứ của năm quân bị ảnh hưởng nhất: Hoài Nam[chú 1], Trung Vũ[chú 2], Tuyên Vũ [chú 3], Nghĩa Thành[chú 4], và Thiên Bình[chú 5] huy động quân đội địa phương tiêu diệt hoặc chiêu hàng quân nổi dậy. Chiến lược này không có hiệu quả, và theo biểu thỉnh của Bình Lô[chú 6] tiết độ sứ Tống Uy (宋威), Đường Hy Tông đã giao cho Tống Uy chỉ huy một đội cấm binh đi 'thảo tặc'. Tống Uy ban đầu giành được một số thắng lợi, song sau đó đã không thể chế ngự đội quân của Vương Tiên Chi. Đến năm 876, tể tướng Vương Đạc cố gắng dập tắt cuộc nổi dậy của Vương Tiên Chi khi hứa hẹn sẽ cho Vương Tiên Chi làm một sĩ quan trong quân đội Đường nếu đầu hàng, song việc không thành, chiến tranh vẫn tiếp diễn, Vương Tiên Chi và Hoàng Sào tách đội quân nổi dậy của họ thành hai nhóm riêng biệt.[6]
Tuy nhiên, Vương Tiên Chi lại đề nghị hòa đàm vào năm 877, khiển Thượng Quân Trường đến gặp Dương Phục Quang để đàm phán việc đầu hàng. Tuy nhiên, Tống Uy do phản đối hòa bình với Vương Tiên Chi nên đã bắt Thượng Quân Trường khi người này trên đường đến gặp Dương Phục Quang, tuyên bố rằng đã bắt được Thượng trên chiến trường. Tống Uy giải Thượng Quân Trường đến Trường An để xử tử, bất chấp việc Dương Phục Quang nhiều lần xin tha cho Thượng. Cái chết của Thượng Quân Trường đã chấm dứt hy vọng cho việc thiết lập hòa bình thông qua thương lượng. (Trong khi đó, cuộc nổi dậy của Vương Dĩnh kết thúc khi ông ta bị giết trong giao tranh.)[7]
Không lâu sau đó, Tăng Nguyên Dụ thay thế Tống Uy chỉ huy cấm binh, Tăng Nguyên Dụ nhanh chóng đánh bại và giết chết Vương Tiên Chi. Tuy nhiên, những người đi theo Vương Tiên Chi, bao gồm Thượng Nhượng, đã tập hợp binh sĩ và quy phục Hoàng Sào. Hoàng Sào tiếp tục tiến hành các chiến dịch, tiến về phía nam, chiếm giữ và trong một thời gian đã lấy Quảng châu (廣州, nay thuộc Quảng Châu, Quảng Đông) làm căn cứ. Trong khi đó, tù trưởng Sa Đà Lý Quốc Xương và nhi tử là Lý Khắc Dụng nổi dậy ở phía bắc, cố gắng chiếm lấy khu vực nay là tỉnh Sơn Tây song bị đánh bại và buộc phải chạy đến chỗ tộc Đạt Đát (達靼, thuộc Âm Sơn).[7]

Trường An thất thủ, chạy đến Thành Đô

Đến mùa đông năm 879, do quân lính không quen với khí hậu ở vùng nhiệt đới.mà sinh bệnh, Hoàng Sào đã quyết định thay đổi chiến thuật và tiến về phía Bắc. Hoàng Sào tiến qua khu vực nay là tỉnh Hồ Nam, chuẩn bị đối đầu với quân Đường do Vương Đạc thống soái. Hoàng Sào đánh bại Lý Hệ (李係) tại Đàm châu[chú 7]. Vương Đạc khi đó đóng quân tại Giang Lăng, thấy tình thế bất lợi thì hoảng sợ và bỏ chạy, thuộc hạ của Vương là Lưu Hán Hoành cướp phá Giang Lăng và sau đó trở thành một thủ lĩnh nổi dậy độc lập. Tuy nhiên, quân Hoàng Sào đã bị chặn đứng trước các tướng khác của Đường là Lưu Cự Dung (劉巨容) và Cao Toàn Trinh (曹全晸) tại Giang Môn. Hoàng Sào buộc phải chạy trốn về phía đông, song đã tái tập hợp lực lượng ở khu vực Giang Tây ngày nay và chuẩn bị tiếp tục tiến về phía bắc.[7]
Hoàng Sào đã có nhiều cuộc đụng độ dữ đội với quân của Hoài Nam tiết độ sứ Cao Biền- người được Đường Hy Tông cho là Chư đạo hành doanh binh mã đô thống, thống soái chiến dịch tiêu diệt Hoàng Sào, thay thế Vương Đạc. Thuộc hạ của Cao Biền là Trương Lân (張璘) thoạt đầu giành được chiến thắng trước Hoàng Sào, song sau đó bị giết trong một cuộc giao tranh lớn vào mùa hè năm 880. Tinh thần của Cao Biền tiêu tan sau cái chết của Trương Lân, Hoàng Sào tiến về phía bắc, vượt Trường Giang và tiến vào vùng trung tâm của đế chế. Trước tình thế khẩn cấp, Đường Hy Tông đã ra chiếu chỉ lệnh cho quân lính từ các quân đến hội với Cao Biền ở Ân Thủy[chú 8] nhằm ngăn bước tiến của Hoàng Sào. Tuy nhiên, Hoàng Sào đánh bại Cao Biền, và sau khi xảy ra một cuộc binh biến ở Trung Vũ quân khiến tiết độ sứ Tiết Năng thiệt mạng, tướng Đường phụ trách phòng thủ Ân Thủy là Tề Khắc Nhượng quyết định bỏ vị trí, khiến con đường đến đông đô Lạc Dương rộng mở với quân của Hoàng Sào.[7]
Các trở ngại bị loại bỏ, Hoàng Sào tiến thẳng đến Lạc Dương, Lạc Dương nhanh chóng thất thủ. Đường Hy Tông và Điền Lệnh Tư lập ra một đội quân mới và giao cho Trương Thừa Phạm (張承範) thống soái, hội quân với Tề Khắc Nhượng tại Đồng Quan để ngăn Hoàng Sào tiến vào Quan Trung. Tuy nhiên, Đường Hy Tông và Điền Lệnh Tư cũng lập kế hoạch chạy đến Tây Xuyên[chú 9]. Ngay khi nhận được tin Hoàng Sào đánh bại Trương Thừa Phạm cùng Tề Khắc Nhượng, và đang nhanh chóng tiến về Trường An, Đường Hy Tông và Điền Lệnh Tư đã từ bỏ kinh thành và chạy đến Thành Đô, đến nơi vào đầu năm 881. Hoàng Sào tiến vào Trường An và xưng là hoàng đế Đại Tề. Hoàng Sào đồ sát các thành viên hoàng tộc Đường và một lượng lớn các quan lại cao cấp, song cố gắng duy trì cơ cấu triều đình trong một thời gian với hy vọng các tướng lĩnh và quan lại của Đường sẽ quay sang trung thành với ông ta.[8]
Sau khi Trường An thất thủ, một số tiết độ sứ, bao gồm Trịnh Điền, Vương Trọng Vinh, Vương Xử Tồn, Thác Bạt Tư Cung, Trình Tông SởĐường Hoằng Phu, hội quân gần Trường An và sau đó tiến công kinh thành. Vào mùa hè năm 881, Hoàng Sào đã từ bỏ Trường An trong một thời gian ngắn, song sau đó đã nhận ra rằng quân Đường tiến vào Trường An nên đã phản công và khiến quân Đường chịu thiệt hại nặng nề, buộc họ phải từ bỏ Trường An. Trong vài năm sau đó, Hoàng Sào vẫn không bị đánh bật khỏi Trường An, còn bản thân Đường Hy Tông không thực sự cố gắng tổ chức quân đội triều đình để thực hiện việc này. Cao Biền cũng không tiến hành nỗ lực nào để đánh bật Hoàng Sào, Đường Hy Tông vì thế đã cho tể tướng Vương Đạc làm Chư đạo hành doanh đô thống, chỉ huy chiến dịch chống Hoàng Sào.[8]

Tiêu diệt Hoàng Sào, trở về Trường An

Trong khi quân Đại Tề của Hoàng Sào chiến đấu quanh Trường An, phần còn lại của Đường chỉ tỏ ra trung thành với Đường Hy Tông trên danh nghĩa, cấu trúc triều đình bắt đầu tan rã. Giả dụ như Hoài Nam quân của Cao Biền được đánh giá là một trong các quân giàu có nhất, đã rơi vào cảnh xung đột nội bộ, và Dương Hành Mật cuối cùng đã giành được chiến thắng nhưng với hậu quả là toàn quân bị tàn phá.[9][10][11][12][13]
Trong khi đó, Dương Phục Quang thuyết phục Lý Khắc Dụng giúp đánh Đại Tề để được xá tội, Lý Khắc Dụng tiến quân vào năm 882, và liên tục đánh bại quân Đại Tề. Vào mùa xuân năm 883, Hoàng Sào từ bỏ Trường An và chạy về Quan Đông, quân Đường tái chiếm Trường An. Quân của Hoàng Sào sau đó tiếp tục chiến bại trước các tướng Đường là Lý Khắc Dụng, Chu Toàn TrungThì Phổ, cuối cùng tan rã.[9] Vào mùa thu năm 884, Lâm Ngôn đã giết Hoàng Sào, Đại Tề diệt vong.[10]
Đường Hy Tông không trở về Trường An ngay lập tức, có lẽ do lo sợ Tần Tông Quyền- nguyên là Phụng Quốc tiết độ sứ song quay sang phản Đường và cướp phá khu vực Hà Nam ngày nay. Tần Tông Quyền sau đó xưng đế và cố gắng khuếch trương lãnh thổ, giao chiến với Chu Toàn Trung và các tướng Đường khác.[10] Trong khi đó, đế chế Đại Đường vẫn tiếp tục sụp đổ, các tiết độ sứ giao chiến với nhau để tranh giành quyền uy, và một trong các mâu thuẫn chủ chốt là giữa Chu Toàn Trung và Lý Khắc Dụng, bắt đầu từ một nỗ lực ám sát bất thành Lý Khắc Dụng của Chu Toàn Trung.[9][10] Đường Hy Tông trở về Trường An vào mùa xuân năm 885, khoảng hai năm sau khi quân Đường tái chiếm thành.[10]

Lại chạy khỏi Trường An và những ngày cuối đời

Tuy nhiên, ngay sau khi Đường Hy Tông trở về Trường An, đã xảy ra tranh chấp nghiêm trọng giữa Điền Lệnh Tư và Hà Trung[chú 10] tiết độ sứ Vương Trọng Vinh. Cuộc tranh chấp này bắt nguồn từ tình trạng ngân khố kiệt quệ của triều đình khi đó, triều đình không thể trả đủ lương cho các quân sĩ mà Điền Lệnh Tư đã tuyển mộ, trong đó bao gồm Thần Sách quân và đội tư binh của Điền. Điền Lệnh Tư đã cố gắng giải quyết một phần vấn đề bằng cách lệnh cho Vương Trọng Vinh giao lại quyền kiểm soát các ao muối tại Hộ Quốc cho triều đình. Vương Trọng Vinh từ chối và tuyên bố công khai chống lại Điền Lệnh Tư, Điền Lệnh Tư trả đũa bắt cách thỉnh Đường Hy Tông chuyển Vương Trọng Vinh đến Thiên Bình quân. Vương Trọng Vinh lại từ chối việc luân chuyển và liên kết với Lý Khắc Dụng nhằm chuẩn bị cho một cuộc đối đầu với quân triều đình của Điền Lệnh Tư và các tiết độ sứ là đồng minh của Điền. Khoảng tết năm 886, Vương Trọng Vinh và Lý Khắc Dụng đánh bại Điền cùng các đồng minh và tiến về Trường An, Điền Lệnh Tư đưa Đường Hy Tông chạy đến Hưng Nguyên[chú 11].[10]
Chu MaiLý Xương Phù sau đó quay sang chống Đường Hy Tông và tôn Lý Uân làm hoàng đế tại Trường An, thoạt đầu các tiết độ sứ khác có vẻ sẵn sàng công nhận Lý Uân. Đối mặt với tình thế này, Điền Lệnh Tư đã từ chức chỉ huy Thần Sách quân và chạy đến Tây Xuyên với Trần Kính Tuyên. Thay thế Điền Lệnh Tư là Dương Phục Cung. Dương Phục Cung dùng quan hệ vốn có với Vương Trọng Vinh và Lý Khắc Dụng để thuyết phục họ lại công nhận và ủng hộ Đường Hy Tông. Sau đó, thuộc hạ của Chu Mai là Vương Hành Du đã ám sát chủ tướng và buộc Lý Uân phải chạy trốn đến Hộ Quốc và bị giết.[10] Sau đó, bộ tướng của Đường Hy Tông là Lý Mậu Trinh đã đánh bại Lý Xương Phù và đoạt lấy Phượng Tường, Đường Hy Tông trở về Trường An vào mùa xuân năm 888.[11]
Một tháng sau khi trở về Trường An, Đường Hy Tông bệnh mất. Dương Phục Cung ủng hộ hoàng đệ của ông là Thọ vương Lý Diệp làm hoàng đế mới, tức Đường Chiêu Tông.[11] Ông được táng ở Tĩnh lăng, nay thuộc Càn, Thiểm Tây.

Niên hiệu

Dưới đây là các niên hiệu của Đường Hy Tông (niên hiệu, chữ Hán, bính âm, khoảng thời gian)
  • Hàm Thông (咸通 Xián tōng) 873-874
  • Càn Phù (乾符 Qián fú) 874-879
  • Quảng Minh (廣明 Guǎng míng) 880-881
  • Trung Hòa (中和 Zhōng hé) 881-885
  • Quang Khải (光啟 Guāng qǐ) 885-888
  • Văn Đức (文德 Wén dé) 888

Gia quyến

Không có ghi chép gì về các bà vợ.
  • Con cái: Đường Hy Tông có 2 con trai, không thấy ghi chép gì về mẹ đẻ của các vị này[14].
  1. Kiến vương Lý Chấn. Lập làm vương năm Trung Hòa thứ 1 (881).
  2. Ích vương Lý Bệ. Lập làm vương năm Quang Khải thứ 3 (887).
  3. Đường Hưng công chúa
  4. Vĩnh Bình công chúa

Chú thích

  1. ^ 淮南, trị sở nay thuộc Dương Châu, Giang Tô
  2. ^ 忠武, trị sở nay thuộc Hứa Xương, Hà Nam
  3. ^ 宣武, trị sở nay thuộc Khai Phong, Hà Nam
  4. ^ 義成, trị sở nay thuộc An Dương, Hà Nam
  5. ^ 天平, trị sở nay thuộc Thái An, Sơn Đông
  6. ^ 平盧, trị sở nay thuộc Duy Phường, Sơn Đông
  7. ^ 潭州, nay thuộc [[Trường Sa, Hồ Nam|]], Hồ Nam
  8. ^ 溵水, một nhánh chính của Dĩnh Hà
  9. ^ 西川, trị sở nay thuộc Thành Đô, Tứ Xuyên
  10. ^ 河中, trị sở nay thuộc Vận Thành, Sơn Tây
  11. ^ 興元, nay thuộc Hán Trung, Thiểm Tây

Ghi chú

  1. ^ a ă â b Viện Nghiên cứu Trung Ương (Đài Loan) Chuyển hoán lịch Trung-Tây 2000 năm.
  2. ^ a ă â b c Cựu Đường thư, quyển 19 hạ.
  3. ^ Tân Đường thư, quyển 76.
  4. ^ a ă Tân Đường thư, quyển 77.
  5. ^ Tư trị thông giám, quyển 250.
  6. ^ a ă â b c d đ e Tư trị thông giám, quyển 252.
  7. ^ a ă â b Tư trị thông giám, quyển 253.
  8. ^ a ă Tư trị thông giám, quyển 254.
  9. ^ a ă â Tư trị thông giám, quyển 255.
  10. ^ a ă â b c d đ Tư trị thông giám, quyển 256.
  11. ^ a ă â Tư trị thông giám, quyển 257.
  12. ^ Tư trị thông giám, quyển 258.
  13. ^ Tư trị thông giám, quyển 259.
  14. ^ "Tân Đường thư - Quyển 82 - Liệt truyện 7: Thập nhất tông chư tử

Phổ Nghi

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Phổ Nghi
Tuyên Thống Đế/Đại Đồng Vương/Khang Đức Đế
Hoàng đế Trung Hoa (chi tiết...)
Puyi (1922).jpg
Phổ Nghi năm 1922.
Hoàng đế nhà Thanh
Tại vị 2 tháng 12 năm 190812 tháng 2 năm 1912
Tiền nhiệm Thanh Đức Tông
Hoàng đế Mãn Châu quốc
Tại vị 1 tháng 3 năm 193415 tháng 8 năm 1945
Thông tin chung
Tên đầy đủ Ái Tân Giác La Phổ Nghi
Niên hiệu
Thụy hiệu Tốn Hoàng đế [cần dẫn nguồn]
Miếu hiệu Thanh Cung Tông
Triều đại Nhà Thanh
Thân phụ Thuần Thân vương Tải Phong
Sinh 7 tháng 2 năm 1906
Bắc Kinh, Đế quốc Thanh
Mất 17 tháng 10 năm 1967 (61 tuổi)
Bắc Kinh, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
An táng Nghĩa địa Cách mạng Bát Bảo Sơn
Năm 1996 dời về Đông Thanh mộ.
Phổ Nghi (phồn thể: 溥儀; giản thể: 溥仪; pinyin: Pu Yi; niên hiệu: Tuyên Thống; 1906 – 1967) là vị vua thứ 12 và là vị vua cuối cùng của triều đại Mãn Thanh nói riêng và của chế độ quân chủ Trung Quốc nói chung. Ông lên ngôi lúc 2 tuổi, bị buộc phải thoái vị năm 1912 khi Cách mạng Tân Hợi bùng nổ và được Phát xít Nhật đưa lên làm vua bù nhìn của Mãn Châu Quốc ở Đông Bắc Trung Quốc năm 1934. Năm 1945, ông bị Quân đội Xô viết bắt. Từ 1949 đến 1959, ông bị Chính phủ Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa quản thúc, giam giữ. Tháng 12 năm 1959, ông được tha và sống ở Bắc Kinh như một thường dân cho đến khi chết.

Gia phả tổ tiên

Bên nội

Ông cố (cụ nội) của Phổ Nghi là vua Đạo Quang (trị vì: 1820–1850). Đạo Quang qua đời, con trai trưởng lên ngôi, tức là vua Hàm Phong (trị vì: 1850–1861).
Ông nội của Phổ Nghi là Thuần Hiền Thân vương Dịch Hoàn (醇贤亲王; 1840–1891), con trai Đạo Quang và là anh em cùng cha khác mẹ với Hàm Phong. Sau khi Hàm Phong chết, con trai duy nhất của ông lên ngôi, trở thành vua Đồng Trị (trị vì: 1861-1875).
Đồng Trị qua đời mà không có con trai, em họ là Quang Tự (trị vì: 1875–1908) lên thay. Quang Tự mất cũng không có người kế vị. Phổ Nghi được lập làm vua.
Phổ Nghi là con trai cả của Thuần Thân vương Tải Phong (1883–1951), con trai của Thuần Hiền Thân vương và người thiếp thứ hai của mình là bà Lingiya (1866–1925). Bà Lingiya là một người hầu trong phủ của Thuần Hiền Thân vương với họ Trung Hoa là Lưu (劉); họ này đã được đổi thành Thị tộc Mãn Châu là Lingyia khi bà trở thành một người thuộc Mãn tộc, một yêu cầu trước khi làm người hầu cho các phủ của thân vương Mãn Châu. Thuần Thân vương do đó là em cùng cha khác mẹ của Quang Tự Hoàng đế và là người anh em xếp cùng hàng sau Quang Tự. Phổ Nghi ở trong một nhánh của Hoàng tộc với mối liên hệ gần gũi với Thái hậu Từ Hi, người xuất thân từ Thị tộc Yehe-Nara (Diệp Hách Na Lạp thị: 叶赫那拉氏) Mãn Châu (Hoàng gia nhà Thanh là Thị tộc Ái Tân Giác La). Từ Hi gả con gái của em trai bà cho cháu trai của Quang Tự, người mà sau khi Từ Hi mất đã trở thành Hiếu Định Cảnh hoàng hậu (孝定景皇后; 1868–1913).
Điều thú vị là người anh họ ít nổi tiếng hơn của Phổ Nghi, Phổ Tuyết Trai (溥雪斋) là một bậc thầy quan trọng về nhạc cụ cổ truyền cổ cầm[1].

Bên ngoại

Mẹ Phổ Nghi, Ấu Lan (幼蘭; 1884-1921), là vợ lẽ của Hàm Thân Vương. Bà là con gái của tướng Mãn Châu Vinh Lộc (榮祿; 1836–1903) từ Thị tộc Guwalgiya (Qua Nhĩ Giai). Vinh Lộc là một trong những lãnh đạo của phe bảo thủ trong Triều đình và là một người ủng hộ trung thành của Từ Hi; Từ Hi ban thưởng cho sự trung thành của Vinh Lộc bằng cách gả con gái của Vinh Lộc, người là mẹ của Phổ Nghi, cho gia đình Hoàng tộc.

Tổ tiên

Tổ tiên của Phổ Nghi trong 3 đời
Phổ Nghi Cha:
Thuần Thân vương Tải Phong
Ông nội:
Thuần Hiền Thân vương Dịch Hoàn
Ông cố nội:
Đạo Quang Hoàng đế
Bà cố nội:
Lin
Bà nội:
Lingiya
Ông cố nội:
Bà cố nội:
Mẹ:
Ấu Lan
Ông ngoại:
Vinh Lộc
Ông cố ngoại:
Bà cố ngoại:
Bà ngoại: Ông cố ngoại:
Bà cố ngoại:

Tiểu sử

Hoàng đế Trung Hoa (1908–1911)


Phổ Nghi lúc mới lên ngôi
Phổ Nghi được Thái hậu Từ Hi chọn lên ngôi khi bà đang hấp hối. Phổ Nghi đã lên ngôi lúc mới 2 tuổi 10 tháng vào tháng 12 năm 1908 sau khi người bác là Quang Tự băng hà ngày 14 tháng 11.
Các quan chức triều đình đã đến nhà và đưa cậu bé đi. Phổ Nghi đã khóc và chống cự khi các quan triều đình ra lệnh cho các thái giám bế cậu. Bà vú em của Phổ Nghi là Wen-Chao Wang là người duy nhất có thể dỗ được cậu bé và được theo cậu vào Tử Cấm Thành. Phổ Nghi sau đó không được gặp mẹ mình trong 6 năm[2].

Phổ Nghi trên ngai báu
Việc nuôi dưỡng Phổ Nghi rất khó khăn để khiến cậu bé trở thành một đứa trẻ có sức khỏe và biết điều. Ban đêm, cậu bé được cung phụng như ông trời con và cậu bé đã không thể cư xử như một đứa bé bình thường. Ngoài bà vú nuôi họ Vương ra, những người lớn xung quanh cậu bé hoàn toàn xa lạ, giữ khoảng cách và không thể rèn luyện cho cậu bé. Khi cậu đến đâu mọi người đều phái quỳ xuống và khấu đầu. Do đó cậu bé Phổ Nghi đã phát hiện ra quyền lực tuyệt đối được sử dụng đối với các hoạn quan và cậu thường bắt đánh đập họ vì những lỗi nhỏ[3].
Cha cậu, Tải Phong, làm Nhiếp chính vương cho đến ngày 6 tháng 12 năm 1911 khi Long Dụ Thái hậu kế tục vị trí này để chống lại Cách mạng Tân Hợi.

Thanh Đế Thoái Vị Chiếu Thư (1912) chấm dứt chế độ quân chủ ở Trung Quốc
Long Dụ Hoàng hậu đã ký "Thanh đế thoái vị chiếu thư" (清帝退位詔書) ngày 12 tháng 2 năm 1912, sau Cách mạng Tân Hợi theo một thỏa thuận do Viên Thế Khải làm môi giới trung gian với Triều đình ở Bắc Kinh và những người Cộng hòa ở Nam Trung Hoa: theo các "điều kiện ưu đãi của Hoàng đế nhà Thanh" (清帝退位優待條件) ký với Trung Hoa Dân Quốc mới, Phổ Nghi được giữ lại tước vị và được chính quyền Cộng hòa đối xử bằng nghị định thư được gán cho một vua ngoại quốc. Điều này tương tự như Luật đảm bảo của Ý năm 1870 ban cho Giáo hoàng một số đặc quyền và danh dự nhất định như đối với Vua Ý. Ông và triều đình được phép ở lại trong nửa phía Bắc Tử Cấm Thành (các cung riêng) cũng như ở trong Di Hòa Viên. Hàng năm, Chính phủ Cộng hòa sẽ trợ cấp cho Hoàng gia 4 triệu dollar bạc, dù khoản này không bao giờ được chu cấp đầy đủ và đã bị xóa bỏ chỉ vài năm sau.

Thời kỳ phục hồi đế vị ngắn (1917)

Năm 1917, quân phiệt Trương Huân (張勛) đã phục hồi đế vị cho Phổ Nghi trong 12 ngày từ ngày 1 tháng 7 đến 12 tháng 7. Những công dân nam của Bắc Kinh đã phải nhanh chóng đội tóc đuôi sam giả để tránh bị phạt do đã cắt chúng năm 1912. Trong 12 ngày này, một quả bom nhỏ đã được một máy bay của Cộng hòa thả xuống Tử Cấm Thành và gây ra hư hại nhỏ. Sự kiện này được xem như cuộc không kích đầu tiên ở Đông Á. Sự phục hồi đế vị này đã thất bại do làn sóng phản đối khắp Trung Hoa và một sự can thiệp đúng lúc của một quân phiệt khác là Đoàn Kỳ Thụy (段祺瑞). Giữa tháng 7, các đường phố Bắc Kinh đã tràn ngập các đuôi sam giả đã bị các chủ nhân của nó nhanh chóng vứt đi cũng như chúng được vội vã mua để đội lên đầu vậy. Phổ Nghi bị trục xuất khỏi Tử Cấm Thành năm 1924 bởi Quân phiệt Phùng Ngọc Tường.
Năm 1928, quân phiệt Tôn Điện Anh đã đem quân vào khu vực lăng tẩm nhà Thanh ở Sơn Đông, quật mộ của Càn LongTừ Hi Thái hậu. Chỉ có lăng của Khang Hy là còn toàn vẹn, vì khi bẩy mở được cửa lăng thì một khối nước màu vàng khè từ bên trong tuôn tràn ra rất mạnh, quân sĩ sợ hãi quá phải bỏ chạy. Tin các lăng tẩm của Càn Long và Từ Hi bị khai quật để lấy của đã gây chấn động và căm phẫn sâu sắc cho Phổ Nghi và các thành viên hoàng tộc, cựu thần nhà Thanh. Đối với người phương Đông, việc mồ mả của tổ tiên bị phá là một sự xúc phạm không thể tha thứ được.
Johnston, thầy dạy tiếng Anh của Phổ Nghi kể lại: Chỉ qua một vài ngày Phổ Nghi đã già đi rất nhiều. "Chỉ những ai hiểu lòng tôn thờ tổ tiên của người Trung Hoa và người Mãn Châu mới hiểu nỗi đau đớn của Phổ Nghi." Phổ Nghi gửi một điện văn cho Tưởng Giới Thạch và yêu cầu trừng trị những kẻ xâm phạm các lăng tẩm, kể cả Tôn Điền Dương. Tưởng liền cho mở một cuộc điều tra, nhưng cuối cùng cũng ỉm đi luôn. Chính phủ cộng hoà cũng không gửi một lời chia buồn đến cho Phổ Nghi. Biến cố này càng khiến Phổ Nghi nung nấu quyết tâm khôi phục ngai vàng nhà Mãn Thanh dù có phải nhờ vào sự trợ giúp của Đế quốc Nhật Bản, kẻ thù của nước Trung Hoa khi đó.

Hoàng đế Mãn Châu Quốc (1933–1945)

Ngày 1 tháng 3 năm 1933, Phổ Nghi đã được Nhật Bản dựng lên ngôi Hoàng đế Mãn Châu Quốc, một ngôi vị bị nhiều nhà sử học coi là nhà nước bù nhìn của Đế quốc Nhật Bản, dưới niên hiệu Đại Đồng (大同).

Phổ Nghi khi là Hoàng đế Mãn Châu Quốc
Kangde Emperor of Manchukuo.JPG
Năm 1934, ông đã chính thức đăng quang Hoàng đế Mãn Châu Quốc với niên hiệu Khang Đức (康德). Ông vẫn bí mật luôn ở thế xung đột với Nhật Bản nhưng bên ngoài vẫn tỏ ra phục tùng. Ông không hài lòng vì thành "Quốc trưởng" Mãn Châu Quốc và sau đó là "Hoàng đế Mãn Châu Quốc" thay vì được phục hồi hoàn toàn thành Hoàng đế triều Thanh. Là một phần của Chính sách thuộc địa Nhật Bản ở Mãn Châu Quốc, Phổ Nghi phải ở Ngụy Hoàng cung trong thời gian này. Trong thời gian trị vì này, ông xung đột với Nhật Bản về y phục; người Nhật muốn ông mặc y phục Mãn Châu Quốc, còn ông xem đó là một sự sỉ nhục nếu mặc các y phục khác thay vì mặc y phục truyền thống của triều Thanh. Trong một trường hợp thỏa hiệp tiêu biểu, ông mặc một bộ đồng phục khi ngồi trên ngai và mặc long phục trong lễ tuyên cáo lên ngôi tại Thiên Đàn. Em trai Phổ Nghi là Phổ Kiệt (溥傑) cưới Hiro Saga, một người bà con xa với Nhật Hoàng Hirohito và được phong làm Hoàng tự (người kế vị).
Trong thời kỳ trị vì của Hoàng đế Mãn Châu Quốc, toàn bộ gia đình của ông bị người Nhật giám sát chặt chẽ và liên tục thực hiện các bước Nhật hóa Mãn Châu Quốc như họ đã thực hiện ở Triều Tiên và những nơi khác. Khi Phổ Nghi đi thăm Tokyo trong một chuyến thăm cấp quốc gia, ông đã tâng bốc một cách ngượng nghịu trước Hoàng gia Nhật Bản. Ông còn cảm tạ Nhật Hoàng Hirohito đã cho bầu trời trong và ánh bình minh cho dịp này. Trong những năm tháng nhạt nhẽo này, ông bắt đầu quan tâm lớn đến Phật giáo, nhưng người Nhật đã sớm ép buộc ông chọn Thần đạo là quốc giáo của Mãn Châu Quốc. Những người ủng hộ cũ của ông dần bị loại bỏ và thay bằng những vị quan thân Nhật. Trong thời kỳ này, ông liên tục ký những luật do người Nhật soạn thảo, đọc thuộc lòng những bài kinh cầu nguyện, tham vấn những nhà tiên tri và viếng thăm khắp vương quốc của mình.

Cuộc sống cuối đời (1945–1967)


Phổ Nghi và Hồng quân Liên Xô năm 1946
Khi kết thúc Thế chiến thứ hai, Phổ Nghi bị Hồng quân Liên Xô bắt năm 1945. Ông đã làm chứng tại một phiên tòa tội ác chiến tranh tại Tokyo năm 1946. Tại phiên tòa này, ông đã kể lể những ngược đãi của Nhật Bản đối với mình. Khi quân Cộng sản Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Mao Trạch Đông lên nắm quyền năm 1949, Phổ Nghi đã viết thư cho Stalin đề nghị không đưa ông trở lại Trung Quốc. Ông cũng viết ra quan điểm sống của mình đã thay đổi do ảnh hưởng của các tác phẩm của MarxLenin mà ông đã đọc trong tù. Tuy nhiên, do Stalin mong muốn làm ấm lại quan hệ với Mao Trạch Đông nên ông đã cho hồi hương Phổ Nghi vào năm 1950. Phổ Nghi trải qua 10 năm trong Trại cải tạo Phủ Thuận, tỉnh Liêu Ninh cho đến khi ông được tuyên bố là đã được cải tạo xong. Phổ Nghi đến Bắc Kinh năm 1959, với sự cho phép đặc biệt từ Chủ tịch Mao Trạch Đông và đã sống 6 tháng tiếp theo trong một căn hộ bình thường ở Bắc Kinh với em gái của mình trước khi bị chuyển đến một khách sạn do Chính phủ tài trợ. Ông lên tiếng ủng hộ những người Cộng sản và làm việc tại Vườn thực vật Bắc Kinh. Ông đã kết hôn với một y tá tên là Lý Thục Hiền ngày 30 tháng 4 năm 1962 bằng một lễ kết hôn tổ chức tại Phòng Khánh tiết của Đại lễ đường. Sau đó ông làm biên tập cho Vụ Văn học của Hội nghị Hiệp thương chính trị Nhân dân Trung Hoa (Quốc hội), nơi ông được trả lương khoảng 100 tệ[4] trước khi trở thành một thành viên của Hội nghị này từ năm 1964 đến khi mất.
Với sự cổ vũ của Mao và sau đó là Thủ tướng Chu Ân Lai và được Chính phủ công khai tán thành, Phổ Nghi đã viết tự truyện "Nửa cuộc đời trước đây của tôi" (我的前半生; bản dịch tiếng Anh có tên From Emperor to Citizen - Từ Hoàng đế đến Thường dân) vào thập niên 1960 cùng với Lý Văn Đạt, một biên tập viên của Cục Xuất bản Nhân dân Bắc Kinh.
Mao Trạch Đông bắt đầu tiến hành Cách mạng Văn hóa năm 1966, và các Hồng vệ binh xem Phổ Nghi, một biểu tượng của chế độ phong kiến Trung Hoa là một mục tiêu dễ tấn công. Với sự bảo vệ của phòng công an địa phương, Phổ Nghi được bảo vệ dù khẩu phần ăn, các vật dụng sang trọng như bàn và ghế bành đã bị gạt bỏ. Phổ Nghi đã chịu ảnh hưởng về mặt thể chất và tình cảm. Ông đã qua đời ở Bắc Kinh do biến chứng của ung thư thậnbệnh tim năm 1967 trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa. Theo luật Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, xác ông được hỏa táng thay vì mai táng như tổ tiên của ông. Tro của ông được chôn tại Nghĩa địa Cách mạng Bát Bảo Sơn, nơi chôn cất các quan chức của đảng và nhà nước Trung Quốc. Trước khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập, đây là nơi chôn cất các nàng hầu trong các cung phủ và các thái giám. Năm 1995, bà quả phụ Lý Thục Hiền đã di chuyển tro của ông đến một nghĩa địa cách Bắc Kinh 120 km về phía Tây Nam.

Hôn nhân

Phổ Nghi trước sau có cả thảy 5 người vợ chính thức:
  • Quách Bố La Uyển Dung (1906–1946, 郭布羅·婉容, Gobulo Wan Rong): Vợ chính thức, cưới năm 1922, được phong là Hiếu Khác Mẫn hoàng hậu (孝恪愍皇后). Theo sách Hoàng đế cuối cùng, sau khi tới Mãn Châu, bà nghiện thuốc phiện và từng ngoại tình rồi có thai với 1 lái xe. Phổ Nghi khi biết chuyện đã ra lệnh chích thuốc giết chết con của bà ngay khi nó được sinh ra, rồi giam bà vào tầng hầm. Từ đó bà bị tâm thần và chỉ được ra khỏi hầm khi có dịp lễ. Năm 1945, bà thoát cảnh bị giam cầm nhưng qua đời sau đó 1 năm vì bệnh tật và đói thuốc phiện.
  • Văn Tú (1909–1953, 文绣, Wen Xiu): cưới năm 1922, được phong là Thục Phi (淑妃). Ly dị với Phổ Nghi năm 1931, trở thành người đầu tiên trong lịch sử Trung Hoa đã chủ động ly dị một Hoàng đế. Để giữ thể diện cho mình, ngay sau ngày ký ly hôn, Phổ Nghi ra một "chỉ dụ" với nội dung phế bỏ Thục phi Văn Tú làm thứ dân. Bà đi làm giáo viên tiểu học rồi tái giá với Lưu Chấn Đông, một thiếu tá trong quân đội Quốc dân đảng vào năm 1947.
  • Đàm Ngọc Linh (1920–1942, 谭玉龄, Tan Yuling): cưới năm 1937, được phong là Tường quý nhân (祥貴人). Năm 2004, tôn tộc nhà Thanh tôn xưng bà danh hiệu Minh Hiền hoàng quý phi (明賢皇貴妃). Theo hồi ký thì Phổ Nghi yêu thương bà nhất trong các bà vợ, sau khi bà mất Phổ Nghi vẫn luôn giữ bên mình lọn tóc của bà để làm kỉ vật.
  • Lý Ngọc Cầm (1928–2001, 李玉琴, Li Yuqin): cưới năm 1943, được phong Phúc quý nhân (福贵人). Ly dị với Phổ Nghi năm 1958. Được người đời mệnh danh là Mạt Đại hoàng nương (末代皇娘)
  • Lý Thục Hiền (1925–1997, 李淑賢, Li Shuxian): cưới năm 1962. Năm 2004, tôn tộc nhà Thanh tôn xưng bà danh hiệu Hiếu Duệ Mẫn hoàng hậu (孝睿愍皇后).

Trong phim ảnh

Ghi chú

  1. ^ Phổ Tuyết Trai (1893—1966), tên thật là Phổ Cân (溥伒), hiệu Tuyết đạo nhân (雪道人), còn có hiệu là Nam Thạch cư sĩ (南石居士), bút danh Nam Thạch, Thuý Viên, Lạc Sơn Đẳng. Xuất thân trong gia đình đại hoàng tộc nhà Thanh, tằng tổ là Đạo Quang hoàng đế, là anh em trực hệ với Phổ Nghi. Ông là một danh gia thư họa và là một nghệ nhân diễn tấu cổ cầm.
  2. ^ Edward Behr, The Last Emperor, 1987, p. 63
  3. ^ Edward Behr, ibid, p. 80
  4. ^ CCTV-10 Historical Series:公民溥仪, Episode 10, 17:34

Nguyễn Khánh

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nguyễn Khánh
Nguyenkhanh.jpg
Hình cựu tướng Nguyễn Khánh năm 2000
Tiểu sử
Sinh 08 tháng 11, 1927
Trà Vinh, Việt Nam
Mất 11 tháng 1, 2013 (85 tuổi)
San Jose, California - Hoa Kỳ
Binh nghiệp
Thuộc Flag of the South Vietnamese Army.jpg Quân lực Việt Nam Cộng hòa
Năm tại ngũ 1950-1965
Cấp bậc US-O10 insignia.svg Đại tướng
Chỉ huy Flag of France.svg Quân đội Pháp
Flag of the South Vietnamese Army.jpg Quân lực Việt Nam Cộng hòa
Công việc khác Tổng tư lệnh
Tổng tham mưu trưởng Quân lực Việt Nam Cộng hòa
Quốc trưởng
Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa
Nguyễn Khánh (8 tháng 11 năm 192711 tháng 1 năm 2013) là một cựu tướng lĩnh và cựu chính khách Việt Nam Cộng hòa. Ông từng giữ chức Quốc trưởngThủ tướng của Việt Nam Cộng hòa, cũng như đã từng là Đại tướng, Tổng tư lệnhTổng tham mưu trưởng của Quân lực Việt Nam Cộng hòa trong giai đoạn 1964-1965. Ông được xem là người nắm giữ nhiều quyền lực tối cao nhất trong lịch sử 20 năm tồn tại của Việt Nam Cộng hòa.[1] Nguyễn Khánh qua đời tại bệnh viện Kaiser ở San Jose, California, Hoa Kỳ vào lúc 4 giờ 57 sáng (giờ địa phương) ngày 11 tháng 01, năm 2013.[2]

Đường binh nghiệp

Ông sinh ngày 08 tháng 11 năm 1927 tại tỉnh Trà Vinh, con của ông Nguyễn Bửu - một địa chủ lớn.[cần dẫn nguồn] Thời trẻ, ông có tham gia Việt Minh một thời gian ngắn (15 tháng) rồi trở về học Trường võ bị liên quân Đà Lạt, sau đó, ông được đưa sang Pháp tu nghiệp ở Trường quân sự Saint Saumur. Thời gian này, ông lấy tên là Raymond Khánh hoặc Nicolas Turner Khánh.[cần dẫn nguồn]
Sau khi tốt nghiệp Saint Saumur và trường Võ bị Viễn Đông (Đà Lạt), ông tham gia Quân đội Quốc gia Việt Nam và được thăng chức khá nhanh. Từ 1949-52, ông là một thiếu úy, chỉ huy đơn vị lính dù đầu tiên trong Quân đội quốc gia Việt Nam sau khi được gửi sang Pháp đào tạo. Ông sau đó đã được thăng cấp bậc và chỉ huy đầu tiên lính dù Việt Nam, tham gia trong trận Hòa Bình ở miền Bắc Việt Nam dưới sự chỉ huy của tướng Jean de Lattre de Tassigny.
Sau khi Thủ tướng Ngô Đình Diệm lên nắm quyền, ông ủng hộ chính phủ và tham gia chiến dịch Hoàng Diệu tiễu trừ lực lượng Bình Xuyên trong chức vụ Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng chiến dịch với hàm Trung tá (tháng 9 năm 1955). Sau chiến dịch này, ông được thăng hàm Đại tá.
Sau khi Quân lực Việt Nam Cộng hòa được thành lập, ông lần lượt giữ các chức vụ quan trọng như: Tư lệnh Sư đoàn 1 Bộ binh (1956-1957), Tư lệnh Miền Hậu Giang gồm các tỉnh Kiến Hòa, Mỹ Tho, Vĩnh Long (1957-1958), Tư lệnh Phân khu Miền Tây gồm các tỉnh từ Long An đến Cà Mau (1958-1959), Tổng thư ký Bộ Quốc phòng (1959-1960).
Ngày 11 tháng 11 năm 1960, Đại tá Nguyễn Chánh Thi thực hiện cuộc đảo chính chống chính phủ. Ông đã tổ chức phản công bảo vệ Tổng thống Ngô Đình Diệm và làm thất bại cuộc đảo chính. Do công lao này, ông được thăng hàm Thiếu tướng và giữ chức Tham mưu trưởng Liên quân (từ tháng 11 năm 1960 đến tháng 12 năm 1962). Đến đầu năm 1963, ông giữ chức vụ Tư lệnh Quân đoàn II.

Đỉnh cao quyền lực

Khi cuộc đảo chính ngày 1 tháng 11 năm 1963 nổ ra, tướng Khánh đã án binh bất động, không tỏ rõ thái độ. Khi đảo chính thành công, ông tuyên bố ủng hộ Hội đồng quân nhân cách mạng làm đảo chính lật đổ chính quyền. Do đó, ông được Hội đồng Quân nhân Cách mạng thăng cấp Trung tướng.
Nhưng chỉ sau đó 3 tháng, ngày 30 tháng 1 năm 1964, được sự ủng hộ của Mỹ và "nhóm các tướng trẻ", tướng Khánh đã thực hiện cuộc "chỉnh lý" cướp quyền, truất phế các tướng lĩnh chủ chốt của cuộc đảo chính là Dương Văn Minh, Trần Văn Đôn, Lê Văn Kim, Mai Hữu Xuân. Ông tự xưng là chủ tịch Hội đồng Quân nhân Cách mạng kiêm Tổng tư lệnh quân đội. Ngày 28 tháng 2 năm 1964, ông phế truất chính phủ Nguyễn Ngọc Thơ và lên làm thủ tướng. Ngày 16 tháng 8 năm 1964, ông ban hành "Hiến chương Vũng Tàu", theo đó ông là Chủ tịch Hội đồng Quân nhân Cách mạng, kiêm Quốc trưởng, kiêm Thủ tướng của Việt Nam Cộng hòa, cũng như là Tổng tư lệnh, kiêm Tổng tham mưu trưởng của Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Uy quyền của ông lên đến mức tột đỉnh.
Tuy nhiên, tướng Khánh đã vấp sự phản đối quyết liệt của các đảng phái và quần chúng. Các cuộc biểu tình chống tướng Khánh nổ ra khắp nơi. Ngày 25 tháng 8 năm 1964, hàng chục ngàn người kéo đến nơi tướng Khánh làm việc, hô "Đả đảo Nguyễn Khánh!". Tướng Khánh buộc phải ra gặp đoàn biểu tình và cũng hô "đả đảo". Trước áp lực dư luận, tướng Khánh phải tuyên bố hủy bỏ "Hiến chương Vũng Tàu" và thành lập cơ chế "Tam đầu chế" (còn gọi là Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia) để chia quyền bớt cho các tướng Dương Văn MinhTrần Thiện Khiêm. Tháng 9, vai trò Quốc trưởng được giao cho tướng Dương Văn Minh. Ngày 26 tháng 10, Thượng hội đồng Quốc gia được triệu tập và bầu kỹ sư Phan Khắc Sửu là Quốc trưởng. Quốc trưởng cũng đã chỉ định ông Trần Văn Hương làm Thủ tướng. Cũng trong tháng này, tướng Khánh cũng được Quốc trưởng phong hàm Đại tướng cùng với tướng Dương Văn Minh.
Tình hình miền Nam dưới sự quản lý của tướng Khánh ngày càng loạn lạc: giai đoạn tướng Khánh nắm quyền là giai đoạn nổ ra nhiều cuộc đảo chính nhất. Ngày 13 tháng 9 năm 1964, các tướng Dương Văn Đức, Lâm Văn Phát kéo quân về Sài Gòn thị uy với tướng Khánh. Ngày 19 tháng 2 năm 1965, cuộc đảo chính do tướng Lâm Văn Phát và Đại tá Phạm Ngọc Thảo cầm đầu, suýt bắt được tướng Khánh. Nhờ sự ủng hộ của nhóm các tướng trẻ, tướng Khánh mới giữ được được tình hình.
Do chủ trương đưa quân Mỹ vào tham chiến ở Việt Nam và lời tuyên bố "Quân đội là cha quốc gia!", uy tín của tướng Khánh càng lúc càng xuống thấp và ngày càng mất lòng dân. Nhóm các tướng trẻ, do đó, thống nhất truất phế tướng Khánh. Ngày 25 tháng 2 năm 1965, tướng Nguyễn Khánh phải nhận chức đại sứ lưu động ở nước ngoài. Trước khi đi, ông còn nắm theo một miếng đất và tuyên bố: "Tôi có mang theo nắm đất quê hương, một ngày nào đó nhất định sẽ trở về". Tuy nhiên, lời tuyên bố này đến khi tướng Khánh qua đời vẫn không thể thực hiện được.

Cuộc sống lưu vong

Trong phim tài liệu "Heart & Mind" của đạo diễn Peter Davis do đài BBC Anh quốc sản xuất năm 1974 và đoạt giải Oscar cho phim tài liệu hay nhất năm 1975, Nguyễn Khánh cho biết chính Đại tướng Maxwell D. Taylor của Mỹ đã đích thân ra lệnh cho ông ta phải rời khỏi Việt Nam. Thậm chí, Nguyễn Khánh còn lén ghi âm lại lệnh "lưu đày không chính thức" này của Taylor.
Sau khi rời Việt Nam, tướng Khánh ở Mỹ một thời gian ngắn. Từ năm 1966, ông sang Pháp bằng trợ cấp dành cho những người từng phục vụ quân đội Pháp ở Đông Dương. Sau năm 1975, ông định cư tại Mỹ.
Ngày 2 tháng 1 năm 2005, tại Đại Hội quốc dân lần 2 (California, Mỹ), cựu tướng Nguyễn Khánh được bầu làm Quốc trưởng của Chính phủ lâm thời Việt Nam Tự do ở tuổi gần 80.
Trong cuộc họp báo ngày 17 tháng 8 năm 2008 tại thành phố Garden Grove (Nam California, Mỹ), với danh nghĩa Quốc trưởng Chính phủ lâm thời Việt Nam Tự do, Nguyễn Khánh tuyên bố "sẽ tự giải tán Chính Phủ ngay khi một Liên Minh Dân Tộc, với sứ mạng bảo vệ chủ quyền đất nước, giành lại tự do, dân chủ cho nhân dân Việt Nam được thành lập".[3]

Những nhận xét

Về đời tư, ông được xem là người con có hiếu nghĩa. Do mẹ ruột mất sớm, ông được sự chăm sóc bởi người mẹ kế là nghệ sĩ Phùng Há và chịu nhiều ảnh hưởng của bà. Sau năm 1975, ông nhiều lần thể hiện ước nguyện được trở về Việt Nam để phụng dưỡng bà nhưng chính quyền Việt Nam nhiều lần khuất từ do lo sợ về các lịch sử chính trị của ông.[4]

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ Đôi nét Nguyễn Khánh (theo Vnmedia)
  2. ^ / Cựu Ðại Tướng Nguyễn Khánh từ trần, thọ 86 tuổi (VietVungVinh)
  3. ^ "Chính Phủ Việt Nam Tự Do sẽ tự giải tán để vận động Liên Minh Dân Tộc cứu nguy Đất Nước" - Dantoc.net
  4. ^ “Cựu Tướng Nguyễn Khánh Từ Trần Tại California”. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2013.

Liên kết ngoài

No comments:

Post a Comment