CNM365 Chào ngày mới 12 tháng 6 Wikipedia Ngày này năm xưa. Ngày Thế giới phòng, chống lao động trẻ em; ngày Độc lập tại Philippines; ngày nước Nga. Năm 1560 – Oda Nobunaga đánh bại Imagawa Yoshimoto trong trận Okehazama tại địa phận tỉnh Aichi ngày nay. Năm 1942 – Anne Frank được cha tặng cho một tập vở nhân kỷ niệm sinh nhật thứ 13 của cô, cô quyết định dùng nó để viết nhật ký. Năm 1987 – Chiến tranh Lạnh: Trước Cổng Brandenburg, Tổng thống Hoa Kỳ Ronald Reagan công khai thách thức Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Mikhail Gorbachyov phá đổ Bức tường Berlin. Năm 1994 – Boeing 777 có chuyến bay đầu tiên, đây là loại máy bay hai động cơ thân rộng lớn nhất thế giới.
Nga
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bài này viết về Liên bang Nga. Đối với bài về Liên Xô, xem Liên Xô. Đối với bài về các định nghĩa khác, xem Nga (định hướng).
Liên Bang Nga | |||||
---|---|---|---|---|---|
Российская Федерация (tiếng Nga) Rossiyskaya Federatsiya (tiếng Nga) |
|||||
|
|||||
Màu xanh đậm Nga, tuyên bố thuộc Nga (Crimea và Sevastopol) màu xanh lợt
|
|||||
Khẩu hiệu | |||||
Không có | |||||
Quốc ca | |||||
Государственный гимн Российской Федерации Gimn Rossiyskoy Federatsii ![]() |
|||||
Hành chính | |||||
Chính phủ | Cộng hòa Liên bang Bán Tổng thống | ||||
• Tổng thống • Thủ tướng |
Vladimir Putin Dmitry Medvedev |
||||
Ngôn ngữ chính thức | Tiếng Nga, 27 ngôn ngữ khác đồng chính thức theo từng vùng trong các nước cộng hòa hợp thành | ||||
Thủ đô | Moskva |
||||
Thành phố lớn nhất | Moskva | ||||
Địa lý | |||||
Diện tích | 17.075.200 km² (hạng 1) | ||||
Diện tích nước | 0,5% % | ||||
Múi giờ | UTC+2 đến +12; mùa hè: UTC+3 đến −1 | ||||
Lịch sử | |||||
Ngày thành lập | Từ Liên Xô 12 tháng 6 năm 1990 26 tháng 12 năm 1991 |
||||
Dân cư | |||||
Dân số ước lượng (2012) | 142.517.670[1][2] người (hạng 9) | ||||
Mật độ | 8 người/km² (hạng 178) | ||||
Kinh tế | |||||
GDP (PPP) (2009) | Tổng số: 2.126 tỷ Mỹ kim | ||||
HDI (2003) | 0,795 trung bình (hạng 62) | ||||
Đơn vị tiền tệ | Ruble (RUB ) |
||||
Thông tin khác | |||||
Tên miền Internet | .ru, dự phòng .su | ||||
Mã điện thoại | 7 |
Nga là một nhà nước cộng hoà bán tổng thống, gồm 83 thực thể liên bang. Nước Nga giáp biên giới với những quốc gia sau (từ tây bắc đến đông nam): Na Uy, Phần Lan, Estonia, Latvia, Litva và Ba Lan (cả hai đều qua Kaliningrad Oblast), Belarus, Ukraina, Gruzia, Azerbaijan, Kazakhstan, Trung Quốc, Mông Cổ, và Bắc Triều Tiên. Nước này cũng có biên giới biển với Nhật Bản (qua Biển Okhotsk) và Hoa Kỳ (qua Eo biển Bering). Với diện tích 17,075,400 km², Nga là nước có diện tích lớn nhất thế giới, bao phủ hơn một phần chín diện tích lục địa Trái Đất. Nga cũng là nước đông dân thứ chín thế giới với 142 triệu người[6]. Nước này kéo dài toàn bộ phần phía bắc châu Á và 40% châu Âu, bao gồm 11 múi giờ và sở hữu nhiều loại môi trường và địa hình. Nga có trữ lượng khoáng sản và năng lượng lớn nhất thế giới[7], và được coi là một siêu cường năng lượng[8][9][10]. Nước này có trữ lượng rừng lớn nhất thế giới và các hồ của Nga chứa xấp xỉ một phần tư lượng nước ngọt không đóng băng của thế giới[11].
Nga đã thiết lập quyền lực và ảnh hưởng khắp thế giới từ thời Đế chế Nga và trở thành nhà nước hợp thành lớn nhất và lãnh đạo bên trong Liên bang Xô viết, nhà nước xã hội chủ nghĩa hợp hiến đầu tiên và được công nhận là một siêu cường[12], đóng vai trò quan trọng[13][14][15] trong thắng lợi của Đồng Minh trong Thế chiến II. Liên bang Nga được thành lập sau sự giải tán Liên xô năm 1991, nhưng nó được công nhận là sự kế tiếp pháp lý của nhà nước Xô viết.[16] Nga có nền kinh tế đứng thứ tám hoặc thứ chín theo GDP danh nghĩa hay đứng thứ sáu theo sức mua tương đương, với ngân sách quân sự danh nghĩa lớn thứ tám hay thứ ba theo PPP[17]. Đây là một trong năm nhà nước sở hữu vũ khí hạt nhân được công nhận và sở hữu kho vũ khí huỷ diệt hàng loạt lớn nhất thế giới.[18] Nga là một thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc, một thành viên của G8, G20, APEC, SCO và EurAsEC, và là một thành viên lãnh đạo của Cộng đồng các quốc gia độc lập. Nhà nước Nga có một truyền thống lâu dài và giàu có về nhiều lĩnh vực nghệ thuật và khoa học,[5] cũng như một truyền thống mạnh về công nghệ, gồm cả những thành tựu quan trọng như tàu vũ trụ đầu tiên của loài người.
Mục lục
Từ nguyên
Tên gọi Rossiya có nguồn gốc từ Rus, một quốc gia thời Trung Cổ có dân cư chủ yếu là người Đông Slav. Tuy nhiên, bản thân tên gọi này chỉ xuất hiện nhiều trong thời kỳ lịch sử sau này, và các cư dân của quốc gia này gọi đất nước của mình là "Русская Земля" (russkaya zemlya) và nó có thể được dịch thành "Xứ của người Rus'". Các sử gia hiện đại gọi quốc gia này là "Rus Kiev" để phân biệt nó với các quốc gia hậu thân. Bản thân tên gọi Rus có nguồn gốc từ người Rus, một phân nhóm của người Varangia (có thể là người Viking Swede)[19][20] những người đã thành lập nên quốc gia Rus (Русь).Phiên bản Latinh cổ của tên gọi Rus' là Ruthenia, chủ yếu được dùng để chỉ các vùng phía tây và phía nam của Rus'- những nơi gần kề với châu Âu Công giáo. Tên gọi hiện nay của quốc gia, Россия (Rossiya), bắt nguồn từ tên trong tiếng Hy Lạp Trung đại của Rus Kiev, Ρωσσία Rossía— viết là Ρωσία (Rosía pronounced [roˈsia]) trong tiếng Hy Lạp hiện đại.[21]
Hiện tại, quốc hiệu thông dụng của nước Nga trong Trung văn là "Nga La Tư". Về nguồn gốc của từ "Nga La Tư", có thuyết cho rằng: vào trước thời nhà Nguyên, khi người Mông Cổ tiếp xúc với quốc gia này, do tiếng Mông Cổ có đặc điểm là thuộc Ngữ hệ Altai, không có phụ âm "r" đứng đầu, để tiện cho việc phát âm nên đã lặp lại nguyên âm trong âm thứ nhất của từ. Россия (Rossiya) vì thế biến đổi thành оРоссия (oRossiya), đến thời Nguyên thì người Mông Cổ sử dụng dịch danh Hán tự là "Oát La Tư" (斡羅思, wòluósì). Những năm đầu thời nhà Thanh, trong nhiều văn hiến có sử dụng tên gọi "La Sát" (羅剎), song khi xưng hô giữa quốc gia với nhau thì phần nhiều dịch là Ngạc La Tư (鄂羅斯) hoặc Nga La Tư (俄羅斯). Vào những năm Càn Long thời Thanh, khi soạn "Tứ khố toàn thư" thì chính thức cải thành Nga La Tư (俄羅斯, éluósì)[22]
Lịch sử
Một phần của loạt bài về |
Lịch sử Nga |
---|
![]() |
Volga Bulgaria (7–13) |
Khazar (7–10) |
Khả hãn quốc Rus (8–9) |
Nga Kiev (9–12) |
Vladimir-Suzdal (12–14) |
Cộng hoà Novgorod (12–15) |
Mông Cổ xâm lược (1220–1240) |
Ách thống trị Tatar (13–15) |
Đại công quốc Moskva (1340–1547) |
Nước Nga Sa hoàng (1547–1721) |
Đế quốc Nga (1721–1917) |
Chính phủ Lâm thời / Cộng hoà Nga (1917) |
Nga Xô viết / Liên xô (1917–1991) |
Liên bang Nga (1991-hiện tại) |
![]() |
Sau thế kỷ 13, Moskva dần trở thành trung tâm văn hoá.[24] Tới thế kỷ 18, Đại Công quốc Moskva đã trở thành Đế quốc Nga rộng lớn, trải dài từ Ba Lan về phía đông tới Thái Bình Dương. Sự mở rộng về phía tây càng khiến nước Nga nhận thức được sự khác biệt của họ với đa phần còn lại của châu Âu và phá vỡ sự cô lập từng xảy ra ở những giai đoạn đầu mở rộng. Thời này có Nga hoàng Pyotr Đại Đế xóa bỏ một nước Nga lạc hậu, nửa Á Đông, tiến hành sự nghiệp lớn lao đổi mới đất nước.[25][26] Các vị Nữ hoàng Anna, Elizaveta Petrovna và Ekaterina II đều lên ngôi với những cuộc đảo chính do Ngự Lâm quân hỗ trợ.[27] Với chính sách bành trướng, phát triển thực lực của đất nước, triều đình Nga hoàng đã phá bỏ mối đe dọa từng có từ Vương quốc Thụy Điển và Đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ Ottoman. Các triều đại nối tiếp nhau trong thế kỷ 19 đã đối phó với những áp lực đó bằng sự kết hợp giữa các cuộc cải cách miễn cưỡng và trấn áp. Chế độ nông nô Nga đã bị bãi bỏ năm 1861, nhưng sự huỷ bỏ này thực sự chỉ gây thêm phiền toái cho người nông dân và càng khiến áp lực cách mạng tăng cao. Trong khoảng thời gian từ khi chế độ nông nô bị huỷ bỏ tới khi bắt đầu Chiến tranh thế giới lần thứ nhất năm 1914, các cuộc cải cách Stolypin, hiến pháp 1906 và Duma quốc gia đã mang lại những thay đổi đáng kể cho nền kinh tế và chính trị Nga,[28] nhưng các hoàng đế Nga vẫn không muốn rời bỏ quyền lực tuyệt đối, hay chia sẻ quyền lực.[29]
Cách mạng Nga năm 1917 được khởi phát từ một sự tổng hợp các yếu tố tan rã kinh tế, tình trạng kiệt quệ do chiến tranh, và sự bất bình với hệ thống chính phủ chuyên quyền, và lần đầu tiên một liên minh giữa những người tự do và xã hội chủ nghĩa ôn hoà lên nắm quyền lực, nhưng các chính sách sai lầm của họ đã khiến những người Cộng sản Bolshevik chiếm quyền lực vào ngày 25 tháng 10 (lịch Julius, tức ngày 7 tháng 11 theo lịch Gregory). Từ năm 1922 tới năm 1991, lịch sử Nga chủ yếu là Lịch sử Liên Xô, một nhà nước hoàn toàn dựa trên ý thức hệ gồm các quốc gia láng giềng của Đế quốc Nga trước Hòa ước Brest-Litovsk. Tuy nhiên, việc tiếp cận cách thức xây dựng chủ nghĩa xã hội khác nhau trong từng thời điểm trong lịch sử Liên Xô, từ nền kinh tế pha trộn và xã hội và văn hoá đa dạng hồi thập niên 1920 tới nền kinh tế chỉ huy và trấn áp thời Stalin tới "thời kỳ trì trệ" thập niên 1980. Từ những năm đầu tiên, chính phủ Liên Xô đã dựa trên nền tảng độc đảng của những người Cộng sản, như những người Bolshevik tự gọi mình, từ tháng 3 năm 1918.[30] Tuy nhiên, tới cuối thập niên 1980, khi sự yếu kém của các cơ cấu kinh tế và chính trị đã trở nên gay gắt, các lãnh đạo cộng sản đã tiến hành các cải cách lớn, dẫn tới sự sụp đổ của Liên bang Xô viết.[31]
Lịch sử Liên bang Nga khá ngắn, chỉ bắt đầu từ sự sụp đổ của Liên Xô năm 1991. Từ khi giành lại độc lập, nước Nga đã được công nhận là nhà nước thừa kế chính thức của Liên Xô trên bình diện quốc tế.[32] Tuy nhiên, nước Nga đã mất vị trí siêu cường của mình và đang phải đối mặt với những thách thức trong các nỗ lực thiết lập một hệ thống kinh tế và chính trị hậu Xô viết. Loại bỏ nền kinh tế kế hoạch tập trung và quyền sở hữu nhà nước thời kỳ Xô viết, nước Nga đang nỗ lực xây dựng một nền kinh tế mang các yếu tốc của thị trường tư bản, với những hậu quả nhiều khi khá nặng nề.[31] Thậm chí ngày nay nước Nga vẫn mang nhiều nét đặc trưng văn hoá và xã hội thời kỳ Sa Hoàng và Liên Xô.
Nga thời kỳ Trung đại
Phần lớn diện tích đất đai của nước Nga ngày nay là lãnh thổ của các bộ lạc khác nhau như người Goth, Hun và Avar gốc Thổ trong khoảng thời gian từ thế kỷ 3 tới thế kỷ 6. Bộ lạc người Scythia gốc Iran sinh sống ở các thảo nguyên miền nam, và bộ lạc người Ca dắc (Khazar) gốc Tuốc (Turk) đã cai trị phần phía tây của vùng đất này cho đến thế kỷ 8. Sau đó họ đã bị bộ lạc gốc Scandinavi là người Varangia thay thế, bộ lạc này đã thiết lập thủ đô tại thành phố của người Slav Novgorod và dần dần hòa trộn với người Slav. Người Slav tạo thành nhóm dân cư chính từ thế kỷ 8 trở đi và đồng hóa một cách chậm chạp cả những người gốc Scandinavi cũng như các bộ lạc bản địa gốc Phần Lan-Ugric, chẳng hạn như người Merya, Muromia và Meshchera.Chính quyền của người Varangia tồn tại trong vài thế kỷ, trong thời gian đó họ liên kết với Chính thống giáo và chuyển thủ đô về Kiev năm 1169. Trong kỷ nguyên này thuật ngữ "Rhos", hoặc "Russ" lần đầu tiên được sử dụng để chỉ người Varangia và người Slav sinh sống trong khu vực. Từ thế kỷ 10 đến thế kỷ 11 quốc gia Nga Kiev (Киевская Русь) đã trở thành lớn nhất ở châu Âu và rất thịnh vượng nhờ các hoạt động thương mại tích cực với cả châu Âu và châu Á.
Trong thế kỷ 13 khu vực này trở nên suy yếu vì những tranh chấp nội bộ và bị tàn phá bởi những kẻ xâm lược phương đông là Kim trướng của người Mông Cổ và các bộ lạc Hồi giáo gốc Turk, là những kẻ đã cướp bóc các công quốc Nga trên ba thế kỷ. Còn được biết đến như là người Tatar, họ đã cai trị vùng miền nam và miền trung Nga ngày nay, trong khi các vùng miền tây bị sát nhập vào Đại công quốc Litva và Ba Lan. Sự chia rẽ về chính trị của Rus Kiev đã tách người Nga ở phía bắc ra khỏi người Belarus và người Ukraine ở phía tây.

Quân tuần tra Muscovie Nga ở biên giới phía nam
Giống như khu vực Balkan và Tiểu Á sự cai trị kéo dài của những người du mục đã làm chậm sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước này. Sự chuyên quyền kiểu châu Á đã ảnh hưởng tiêu cực tới thể chế dân chủ của đất nước cũng như tới văn hóa và kinh tế.
Bất chấp điều đó, không giống như lãnh đạo tinh thần của mình là Đế chế Byzantine, Nga đã không suy tàn và tổ chức những cuộc nổi dậy để giành độc lập, cuối cùng đã khuất phục được các kẻ thù của mình và khôi phục, mở mang lãnh thổ. Sau thất thủ của Constantinople năm 1453, Nga là quốc gia Chính thống giáo duy nhất còn thực sự hoạt động nhiều hay ít ở phần biên giới phía đông châu Âu, điều này cho phép Nga có quyền nhận mình là quốc gia kế tục hợp pháp của Đế chế Byzantine.
Đế chế Nga

Chiến hạm Nhật đánh chìm Hạm đội Nga trong Hải chiến cảng Lữ Thuận 1904
Sự kiểm soát của Moskva đối với quốc gia mới ra đời còn tiếp tục dưới triều đại Romanov kế tiếp, bắt đầu với Sa hoàng Mikhail Romanov năm 1613. Pyotr Đại đế, Sa hoàng từ 1689 tới 1725, đã thành công trong việc đem các tư tưởng và văn hóa từ Tây Âu vào Nga, khi đó còn chịu ảnh hưởng lớn của nền văn hóa du mục nguyên thủy. Với chiến thắng của quân Nga trong cuộc Đại chiến Bắc Âu chống quân Thụy Điển, nước Nga vươn lên thành một trong những liệt cường của châu Âu khi đó. Ekaterina Đại đế (Екатерина II Алексеевна), cai trị từ năm 1762 đến năm 1796, đã tiếp bước gầy dựng Đế quốc Nga, đánh tan tác quân Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, sự náo loạn của nông nô bị áp bức và sự cấm đoán tầng lớp trí thức đang phát triển và các giai cấp gần gũi với giai cấp này, cộng thêm gánh nặng thất bại (trận Hải chiến Đối Mã) trước người Nhật trong chiến tranh Nga-Nhật năm 1905 đã dẫn đến cuộc Cách mạng 1905. Trước Thế chiến thứ nhất, vai trò của Sa hoàng Nikolai II (Николай Александрович Романов) và triều đại của ông là không vững chắc. Những thất bại nặng nề của quân đội Nga trong Thế chiến thứ nhất đã dẫn đến sự nổi dậy rộng khắp trong các thành phố chính của Đế chế Nga và dẫn tới sự sụp đổ của nhà Romanov năm 1917, đó là Cách mạng tháng Hai.
Vào giai đoạn cuối của Cách mạng tháng Mười (1917), những người theo đường lối Bolshevik của Đảng Cộng sản dưới sự lãnh đạo của Vladimir Ilyich Lenin đã giành được chính quyền thành lập Liên Xô. Sự lãnh đạo của Iosif Vissarionovich Stalin đã thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa một đất nước chủ yếu là nông nghiệp và tập thể hóa nền nông nghiệp đưa đất nước phát triển vượt bậc. Điều này cũng làm tăng cường vị thế của Liên Xô.
Nga Xô viết
Sau cái chết của Lenin năm 1924, một lãnh đạo Bolshevik khác Joseph Stalin đã củng cố quyền lực và trở thành một nhà độc tài. Ông đưa ra một nền kinh tế chỉ huy, nhanh chóng công nghiệp hoá đất nước vẫn còn hầu hết là nông nghiệp, và tập thể hoá nền nông nghiệp. Những động thái này đã biến Liên xô từ một nền kinh tế nông nghiệp trở thành một cường quốc công nghiệp trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, sự chuyển tiếp này có được với một giá đắt. Hàng triệu người đã chết vì hậu quả của những chính sách gay gắt của chính phủ (xem Gulag, Phi kulak hoá, Di chuyển dân cư tại Liên xô, Nạn đói Liên xô 1932–1933, và Đại thanh trừng).
Ngày 22 tháng 6 năm 1941, Phát xít Đức xâm lược Liên xô với lực lượng lớn nhất và mạnh nhất trong lịch sử nhân loại,[34] mở ra mặt trận lớn nhất của Thế chiến II. Dù quân đội Đức có những thắng lợi to lớn ở thời điểm ban đầu, cuộc tấn công của họ đã bị chặn lại trong Trận Moscow; sau đó người Đức đã phải chịu nhiều thất bại quan trọng khác, đầu tiên tại Trận Stalingrad mùa đông năm 1942–1943,[35] và sau đó tại Trận Kursk vào mùa hè năm 1943. Một nơi khác với thất bại của Phát xít và chủ nghĩa anh hùng Liên xô là Leningrad, bị các lực lượng Đức phong toả hoàn toàn trên đất liền giai đoạn 1941–44 và phải chịu nạn đói với hàng triệu người chết, nhưng không bao giờ đầu hàng. Dưới sự lãnh đạo của các vị tướng xuất chúng như Georgy Zhukov và Konstantin Rokossovsky, các lực lượng Liên xô đã tiến qua Đông Âu năm 1944–45 và chiếm Berlin tháng 5 năm 1945. Sau khi đạt được thắng lợi vĩ đại, quân đội Liên xô đẩy lùi Nhật Bản khỏi vùng Mãn Châu của Trung Quốc và Bắc Triều Tiên, một đóng góp quan trọng vào thắng lợi của Đồng Minh trước Nhật Bản.
Giai đoạn 1941–1945 của Thế chiến II được gọi là Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại tại Nga. Trong cuộc xung đột này, vốn gồm nhiều chiến dịch quân sự có thiệt hại nhân mạng lớn nhất trong lịch sử loài người, con số thương vong của quân đội Liên xô là 10.6 triệu và thường dân là 15.9 triệu người,[36] chiếm khoảng một phần ba tổng số thương vong trong Thế chiến II. Kinh tế và hạ tầng Liên xô bị phá huỷ nặng nề[37] nhưng Liên bang Xô viết đã nổi lên trở thành một siêu cường được công nhận. Hồng quân chiếm Đông Âu sau cuộc chiến, gồm cả nửa phía đông của nước Đức; Stalin đã thiết lập các chính phủ xã hội chủ nghĩa tại các quốc gia vệ tinh này. Trở thành cường quốc hạt nhân số hai thế giới, Liên xô đã thành lập Khối hiệp ước Warszawa đồng minh và bước vào một cuộc đấu tranh giành ảnh hưởng trên thế giới với Hoa Kỳ, được gọi là cuộc Chiến tranh Lạnh. Liên xô đã đưa ý thức hệ Cộng sản của mình tới những đồng minh mơói giành được độc lập, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa cùng với Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, trong khi cũng giúp các nước này thực hiện công nghiệp hoá và phát triển. Sau đó các ý tưởng của Chủ nghĩa Cộng sản cũng đã giành được chỗ đứng tại Cuba và nhiều quốc gia khác.

Người đầu tiên bay vào vũ trụ, Yuri Gagarin.
Sau khi Khrushchev bị loại bỏ, một giai đoạn cầm quyền tập thể ngắn khác kế tiếp, cho tới khi Leonid Brezhnev lên nắm quyền lãnh đạo chính trị Liên xô vào đầu thập niên 1970. Thời kỳ cầm quyền của Brezhnev chứng kiến giai đoạn trì trệ kinh tế, bởi những nỗ lực cải cách của Thủ tướng Alexey Kosygin, đã bị dừng lại. Những cuộc cải cách này có mục tiêu chuyển trọng tâm của nền kinh tế Liên xô từ công nghiệp nặng và sản xuất quân sự sang công nghiệp nhẹ và sản xuất hàng tiêu dùng, tuy nhiên điều này cũng có nghĩa là việc phi tập trung hoá nền kinh tế và áp dụng các yếu tố kiểu tư bản, và giới lãnh đạo Cộng sản sẽ không bao giờ chấp nhận nó. Từ năm 1979 cuộc chiến tranh Xô viết tại Afghanistan đã làm cạn kệt các nguồn tài nguyên kinh tế mà không mang lại một kết quả có ý nghĩa chính trị nào. Cuối cùng các lực lượng Liên xô đã rút khỏi Afghanistan năm 1989 vì sự phản đối quốc tế và thiếu sự ủng hộ từ trong nước. Căng thẳng giữa Liên xô và Mỹ lại gia tăng vào đầu thập niên 1980, được tăng cường bởi tình cảm chống Liên xô tại Mỹ, đề xuất SDI, và vụ bắn hạ chuyến bay 007 của Korean Air Lines năm 1983 của Liên xô.
Trước năm 1991, kinh tế Liên xô là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới,[39] nhưng trong những năm cuối cùng nó đã bị ảnh hưởng bởi sự thiếu hụt hàng hoá, những khoản thâm hụt tài chính khổng lồ và việc tăng nguồn cung tiền đã dẫn tới lạm phát.[40] Từ năm 1985 trở về sau, lãnh đạo cuối cùng của Liên xô Mikhail Gorbachev đã đưa ra các chính sách glasnost (mở cửa) và perestroika (tái cơ cấu) trong một nỗ lực nhằm hiện đại hoá đất nước và biến nó thành dân chủ hơn. Tuy nhiên, việc này đã dẫn tới sự trỗi dậy của các phong trào quốc gia và sự giải tán Liên xô. Tháng 8 năm 1991, một cuộc đảo chính quân sự bất thành, chống lại Gorbachev và có mục tiêu duy trì Liên xô, đã dẫn tới sự sụp đổ của nó. Tại Liên bang Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô viết Nga, Boris Yeltsin lên nắm quyền lực và tuyên bố chấm dứt chế độ xã hội chủ nghĩa. Liên xô tan rã thành 15 nước cộng hoà độc lập và chính thức giải tán tháng 12 năm 1991. Boris Yeltsin được bầu làm Tổng thống Nga tháng 6 năm 1991, cuộc bầu cử tổng thống trực tiếp đầu tiên trong lịch sử Nga.
Liên bang Xô viết tan rã và Liên bang Nga

Thiết giáp BTR-80 của Quân đội Nga năm 1996
Sau thời gian làm tổng thống của Boris Nikolayevich Yeltsin trong những năm thập niên 1990, Vladimir Vladimirovich Putin đã được bầu làm tổng thống năm 1999. Dưới thời kỳ Putin, sự kiểm duyệt của nhà nước đối với các phương tiện thông tin đại chúng ở Nga đã làm tăng sự lo ngại của phương Tây về quyền con người ở Nga.
Với sự mất đi ảnh hưởng của Nga tại Gruzia (Cách mạng hồng), Ukraina (Cách mạng da cam) Balan Cách mạng Tulip và một số quốc gia cựu Xô viết cũ, cũng như các vấn đề hiện nay về kinh tế và chủ nghĩa ly khai (nổi cộm nhất là ở Chechnya), một số bình luận viên cho rằng có nguy cơ tăng cao của việc tan rã nước Nga.
Sau cuộc chiến chớp nhoáng (07 - 12/08/2008) nhằm trả đũa việc quân đội Greogia tấn công những người Nga và lực lượng gìn giữ hòa bình của Nga ở Nam Ossetia. Việc Nga công nhận độc lập và chủ quyền của 2 vùng tự trị Abkhazia và Nam Ossetia (26/08/2008) cho thấy tham vọng của Nga trong việc lấy lại vị thế và tiếng nói trong khu vực SNG và cao hơn nữa có thể là việc trở lại vị thế của Liên Bang Xô viết trong một hoàn cảnh hoàn toàn mới.
Chính phủ và chính trị
- Lập pháp: Quốc hội Liên bang lưỡng viện, gồm Duma Quốc gia và Hội đồng Liên bang thông qua luật liên bang, tuyên chiến, thông qua các hiệp ước, có quyền phê duyệt ngân sách, và có quyền buộc tội, theo đó có thể phế truất Tổng thống.
- Hành pháp: Tổng thống là tổng tư lệnh quân đội, có thể phủ quyết dự luật trước khi nó có hiệu lực, và chỉ định Nội các và các quan chức khác, những người giám sát và thực hiện các điều luật và chính sách liên bang.
- Tư pháp: Toà án Hiến pháp, Toà án Tối cao, Toà án Trọng tài và các toà án liên bang cấp thấp hơn, với các thẩm phán do Hội đồng Liên bang chỉ định theo sự giới thiệu của tổng thống, giải thích pháp luật và có thể bác bỏ các điều luật mà họ cho là vi hiến.
Tổng thống được bầu theo phổ thông đầu phiếu với nhiệm kỳ sáu năm (được tham gia tranh cử nhiệm kỳ hai nhưng bị hiến pháp cấm cầm quyền ba nhiệm kỳ liên tiếp);[47] cuộc bầu cử gần nhất được tổ chức năm 2008. Các bộ của chính phủ gồm thủ tướng và các phó thủ tướng, bộ trưởng và các cá nhân được lựa chọn khác; tất cả đều do tổng thống chỉ định theo sự giới thiệu của Thủ tướng (tuy nhiên việc chỉ định thủ tướng phải được Duma Quốc gia thông qua).
Nhánh lập pháp quốc gia là Quốc hội Liên bang, gồm hai viện; Duma Quốc gia với 450 thành viên[48] và Hội đồng Liên bang 176 thành viên. Các đảng chính trị lớn của Nga gồm Nước Nga Thống nhất, Đảng Cộng sản, Đảng Dân chủ Tự do Nga, và Nước Nga Công bằng.
Quan hệ nước ngoài

Lãnh đạo các quốc gia BRIC năm 2008: (trái sang phải) Manmohan Singh của Ấn Độ, Dmitry Medvedev của Nga, Hồ Cẩm Đào của Trung Quốc và Luiz Inácio Lula da Silva của Brasil.
Là một trong thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc, Nga đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì hoà bình và an ninh quốc tế. Nước này tham gia vào Nhóm bộ tứ cho Trung Đông và Những cuộc đàm phán sáu bên với Bắc Triều Tiên. Nga là một thành viên của G8, Hội đồng châu Âu, OSCE và APEC. Nga thường có vai trò lãnh đạo trong các tổ chức cấp vùng như CSI, EurAsEC, CSTO, và SCO. Cựu tổng thống Vladimir Putin đã ủng hộ một đối tác chiến lược với sự hội nhập ở nhiều cấp độ gồm cả việc thành lập bốn không gian chung giữa Nga và EU.[51] Từ khi Liên xô sụp đổ, Nga đã phát triển một mối quan hệ thân cận hơn dù không ổn định với NATO. Hội đồng NATO-Nga được thành lập năm 2002 để cho phép 26 nước Đồng minh và Nga cùng làm việc như những đối tác bình đẳng để theo đuổi sự hợp tác chung.[52]
Quan hệ Nga – Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu trong các vấn đề song phương và đa phương thời gian qua. Liên minh Nga – Trung Quốc hoạt động dựa trên nguyên tắc về lợi ích chung nhưng quan hệ chiến lược với Trung Quốc sẽ thực sự là một áp lực trong thập kỷ tiếp theo. Vấn đề trở ngại lớn nhất là sự nới rộng khoảng cách giữa Trung Quốc là nền kinh tế bùng nổ và một nước Nga kém hiện đại hóa đang già cỗi về chính trị. Nga là nạn nhân của sự chuyển hướng toàn cầu sang phương Đông bởi vì nước Nga không thể thích nghi với những đòi hỏi của kỷ nguyên hậu công nghiệp và quan hệ đối tác cân bằng với Trung Quốc trở nên thiếu bền vững và nỗi lo ngại cũ về “mối đe dọa Trung Quốc” sẽ tái hiện.[53] Đối với Trung Quốc, Nga vẫn là một nguồn cung cấp dầu khí hữu ích, tuy kém quan trọng hơn nhiều so với vùng Vịnh và châu Phi.
Theo Ngoại trưởng Sergei Lavrov, Nga cần phải xây dựng “liên minh hiện đại hoá” với các nước châu Âu để tiếp thu những công nghệ cần thiết và “cần tìm cơ hội khai thác tiềm năng công nghệ của Mỹ”. Nga coi Đức, Pháp, Ý và Tây Ban Nha là những đối tác gần gũi nhất của Nga ở châu Âu.[54]
Quân đội

Các đội biểu diễn hàng không Các hiệp sĩ Nga và Swifts trong đội hình bay hình thoi (Watch[liên kết hỏng]).

Lính Nga trong một cuộc tập trận cùng quân đội Belarus năm 2006.
Nga có kho vũ khí hạt nhân lớn nhất thế giới. Họ có hạm đội tàu ngầm tên lửa đạn đạo đứng thứ hai và là nước duy nhất ngoài Hoa Kỳ có một lực lượng máy bay ném bom chiến lược hiện đại.[18] Lực lượng xe tăng Nga lớn nhất thế giới. Mặc dù đang là nước dẫn đầu trong xuất khẩu xe tăng trên thị trường vũ khí, nhưng thế mạnh này của Nga đang bị cạnh tranh quyết liệt từ các quốc gia khác. Trong một vài cuộc đấu thầu gần đây, Nga đã thất bại đầy cay đắng. Một trong những nguyên nhân khiến Nga mất vị trí số 1 trong xuất khẩu xe tăng là do trang thiết bị đang trở nên lạc hậu và không có sự mềm dẻo trong việc điều chỉnh thị trường.[57]
Về hải quân thì Đô đốc Vyacheslav Popov, đại diện Ủy ban chính sách biển liên bang Nga khẳng định rằng, hiện nay, Hải quân Nga về vũ khí và trang thiết bị, hệ thống điều khiển, đảm bảo kỹ thuật và hậu cần đều già cỗi. Sức mạnh hải quân của Nga thua các nước Thụy Điển và Phần Lan 2 lần, Đức – 3 – 4 lần trên biển Baltic; kém Thổ Nhĩ Kỳ – 2 lần trên biển Đen; và về tổng thể kém Lực lượng Hải quân Anh và Hải quân Pháp – 5-6 lần và Hải quân Mỹ - 20-30 lần.[58]
Về Không quân Nga thì Nga đã thiết lập các quan hệ đối tác với hai công ty Pháp là Thales và Safran để nâng cao lĩnh vực công nghệ cao của nước này. Trên thực tế một nửa số chiến đấu cơ Sukhoi của Nga bán trên thị trường thế giới được trang bị thành tựu khoa học điện tử ứng dụng vào hàng không của Thales, một công ty của Pháp, thành viên khối NATO.[59] Theo các chuyên gia Viện Chiến lược quốc gia Nga cho biết, máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm Nga kém Mỹ khoảng hơn 20 năm trong việc chế tạo. Mỹ đã đưa chiến đấu cơ F-22 vào sử dụng từ năm 2004 và động cơ F-119PW-100 được bắt đầu thiết kế từ năm 1987[60]. Nguyên Tư lệnh Không quân Nga, Đại tướng Vladimir Mikhailov cho biết 90% tổng số trực thăng đa số đều là các thế hệ cổ lỗ sĩ, bao gồm Mi-8 và Mi-24 khiến cho tỷ lệ trực thăng có khả năng tác chiến thực sự chỉ chiếm khoảng 35%". Ước tính các phương tiện chiến đấu trên không của Nga đang xuống cấp đến 80%.[61]
Nước này có một ngành công nghiệp vũ khí lớn và hoàn toàn bản địa, sản xuất hầu hết các loại trang thiết bị quân sự với chỉ một số ít loại vũ khí phải nhập khẩu nhưng chỉ có khoảng 10% vũ khí trang bị của Nga là đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc phòng hiện đại, phần lớn các thiết bị còn lại là từ thời Xô Viết.[62] . Dù Nga là nước cung cấp vũ khí thứ 2 thế giới [62] nhưng Bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Serdyukov khẳng định: “Công nghiệp quốc phòng Nga không đáp ứng được các tiêu chuẩn hiện đại”. và nước này sẽ nhập khẩu vũ khí từ nước ngoài thay vì sử dụng các vũ khí “quá đát” của Nga.[62] Nga sẽ dành khoản ngân sách trị giá 600 tỷ USD để mua vũ khí từ nước ngoài nhằm hiện đại hóa lực lượng vũ trang nước này trong những năm tiếp theo. Ông còn nói thêm rằng Nga đang xem xét khả năng mua vũ khí từ những nước vốn là cựu thù hồi chiến tranh lạnh như Mỹ, một quốc gia hàng đầu thế giới về trang bị quân sự.[62]
Mọi công dân nam của Nga từ 18–27 tuổi phải đăng ký thực hiện nghĩa vụ một năm trong các lực lượng vũ trang, chính phủ có kế hoạch tăng tỷ lệ binh sĩ chuyên nghiệp lên 70% vào năm 2010. Chi phí quân sự đã tăng gấp bốn lần trong sáu năm qua[63] và chi tiêu quốc phòng chính thức của chính phủ năm 2008 là $40 tỷ, khiến nước này đứng thứ tám về chi phí quân sự trên thế giới,[64] dù nhiều nguồn tin, kể cả tình báo Hoa Kỳ,[65] và Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế,[56] đã ước tính chi phí quân sự của Nga lớn hơn rất nhiều.[66]
Hiện nay, quân đội Nga đang trải qua một quá trình nâng cấp thiết bị lớn trị giá khoảng $200 tỷ trong giai đoạn 2006 và 2015.[67] Bộ trưởng quốc phòng Anatoliy Serdyukov[68] giám sát các cuộc cải cách lớn với mục đích chuyển đổi từ một quân đội tập trung đông đảo thành một lực lượng chuyên nghiệp nhỏ hơn.[69]
Tổ chức Nhân quyền Human Rights Watch cho biết các binh sĩ Nga đều bệnh tật và thiếu ăn. Nhiều binh sĩ bị suy dinh dưỡng và ít được quan tâm chăm sóc sức khỏe. Khẩu phần của các binh sĩ Nga bị cắt xén, dưới mức ăn bình thường so với quy định của quân đội. Quân đội Nga dự thảo cần gần 500.000 thanh niên mỗi năm nhưng gặp cản trở bởi các vấn đề như đào ngũ.[70], Báo Nga Gate2Russia nhận định: "Mọi người đều biết những bất ổn trong quân đội Nga: trình độ huấn luyện kém xa rất nhiều so với ước muốn, trang thiết bị quân sự không đầy đủ, tình trạng tham nhũng tràn lan trong giới sĩ quan... đó là những bất cập gây bất lợi lớn nhất đối với quân đội".[61]
Phân chia hành chính
- Vùng liên bang của Nga (федеральные округа)
- Chủ thể liên bang của Nga (федеральные субъекты)
- Nước cộng hòa thuộc Nga (федеральные республики)
- Tỉnh của Nga (федеральные области)
- Vùng của Nga (федеральные края)
- Tỉnh tự trị của Nga (автономная область)
- Khu tự trị của Nga (автономные округа)
- Thành phố liên bang của Nga (города федерального значения).
Gần đây nhất, 8 vùng liên bang lớn về diện tích (5 vùng ở châu Âu và 3 vùng ở châu Á) đã được bổ sung như một thể chế hành chính giữa các thể chế hành chính nói trên và cấp độ quốc gia.
Ngày 18 tháng ba 2014, Nga và Krym đã ký hiệp ước gia nhập của nước Cộng hoà Krym và thành phố trực thuộc trung ương Sevastopol ở Liên bang Nga của Tổng thống Putin với Quốc hội. Trong giai đoạn chuyển tiếp này sẽ kéo dài đến 01 Tháng 1 năm 2015, hai bên sẽ giải quyết các vấn đề hội nhập các đối tượng mới "trong kinh tế, tài chính, tín dụng và hệ thống pháp luật của Liên bang Nga"
Địa lý
Nga có đường bờ biển dài trên 37,000 km dọc theo Bắc Băng Dương và Thái Bình Dương[71], cũng như dọc theo các biển mang tính trong nội địa ít hay nhiều như biển Baltic, biển Đen và biển Caspi. Một số các biển nhỏ hơn là các phần của các đại dương như biển Barents, Bạch Hải, biển Kara, biển Laptev và biển Đông Siberi là các phần của Bắc Băng Dương, trong khi các biển như biển Bering, biển Okhotsk và biển Nhật Bản thuộc về Thái Bình Dương. Các đảo chính bao gồm Novaya Zemlya, mũi Franz-Josef, quần đảo Tân Siberi, đảo Wrangel, quần đảo Kuril và Sakhalin. (Xem).
Nhiều con sông chảy qua nước Nga. Xem thêm các.
Các hồ chính bao gồm hồ Baikal, hồ Ladoga, biển hồ Caspi và hồ Onega. Xem Danh sách các hồ ở Nga.
Biên giới
Cách thức thực tế phổ biến nhất để miêu tả nước Nga là miêu tả phần chính (phần tiếp giáp lớn với các quần đảo hay đảo ngoài biển của nó) và phần tách rời (khu vực Kaliningrad ở phía đông nam của biển Baltic).Biên giới của phần chính và các bờ biển (bắt đầu từ phần xa nhất về phía tây bắc và tính ngược chiều kim đồng hồ) là:
- Biên giới với các quốc gia sau: Na Uy và Phần Lan
- Bờ biển ngắn trên biển Ban tích, tiếp giáp với 8 quốc gia khác trên biển này, từ Phần Lan tới Estonia và bao gồm cả cảng St. Petersburg.
- Biên giới với Estonia, Latvia, Belarus và Ukraina.
- Bờ biển trên biển Đen, tiếp giáp với 5 quốc gia khác từ Ukraina tới Gruzia.
- Biên giới với Gruzia và Azerbaijan.
- Bờ biển trên biển Caspi, tiếp giáp với 4 quốc gia khác từ Azerbaijan tới Kazakhstan.
- Biên giới với Kazakhstan, Trung Quốc, Mông Cổ, Trung Quốc một lần nữa và Bắc Triều Tiên.
- Đường bờ biển mở rộng cho phép đi lại và giao thương với tất cả các quốc gia có lãnh thổ biển trên toàn thế giới, và kéo dài
- Từ bắc Thái Bình Dương bao gồm:
- Biển Nhật Bản (trong đó có bờ biển phía tây của Sakhalin thuộc Nga).
- Biển Okhotsk (trong đó có bờ biển phía đông của Sakhalin và quần đảo Kuril), và
- Biển Bering,
- Dọc theo eo biển Bering (trong đó đảo nhỏ thuộc Nga Diomede lớn bị chia cắt chỉ vài dặm với Diomede nhỏ, một phần thuộc Alaska của Hoa Kỳ),
- Bắc Băng Dương, bao gồm:
- Biển Chukchi (trong đó có bờ biển phía đông và nam của đảo Wrangel),
- Biển Đông Siberi (trong đó có bờ biển phía tây của Nga và bờ phía đông của quần đảo Tân Siberi),
- Biển Laptev (trong đó có bờ biển phía tây của Nga,
- Biển Kara (trong đó có bờ biển phía đông của Novaya Zemlya (Đất mới)),
- Biển Barents (trong đó có bờ biển phía tây của Nga, bờ biển phía nam của Mũi Franz-Josef và cảng Murmansk với các thiết chế hàng hải quan trọng nằm ở đó, ở đó Bạch Hải ăn sâu vào đất liền nhất).
- Từ bắc Thái Bình Dương bao gồm:
- Chung biên giới với:
- Bờ biển phía tây bắc nhìn ra biển Ban tích.
Phạm vi không gian
Hai điểm xa nhau nhất tại Nga cách nhau khoảng 8,000 km trên đường trắc địa (geodesic). Một trong hai điểm này nằm trên biên giới với Ba Lan, trên một khoảng đất dài 60 km chia vịnh Gdansk với phá Vistula. Còn điểm kia nằm tại cực đông - nam của quần đảo Kuril, chỉ vài dặm cạnh đảo Hokkaido của Nhật.Để diễn tả sự to lớn này, người ta thường nói là Nga bao trùm 11 múi giờ. Tuy nhiên, sự diễn tả này có thể gây nhầm lẫn vì hai điểm xa nhau nhất nếu tính theo kinh tuyến chỉ cách nhau 6,600 km trên đường trắc địa. Một trong hai điểm này nằm trên biên giới với Ba Lan (nói bên trên); còn điểm kia nằm trên quần đảo Diomede (đảo Ratmanova). Và hơn nữa, chính phủ Nga đã quyết định giảm số múi giờ từ 11 xuống 9, thậm chí là 5 để phát triển kinh tế.[72]
Khí hậu
Trên hầu khắp lãnh thổ chỉ có hai mùa riêng biệt mùa đông và mùa hè, mùa xuân và mùa thu thường chỉ là những giai đoạn thay đổi ngắn giữa thời tiết cực thấp và cực cao[73]. Tháng lạnh nhất là tháng 1 (tháng 2 trên bờ biển), tháng ấm nhất thường vào tháng 7. Sự chênh lệch nhiệt độ lớn là điều thông thường. Vào mùa đông, nhiệt độ lạnh đi cả từ phía nam tới phía bắc và từ phía tây tới phía đông. Mùa hè có thể khá nóng và ẩm, thậm chí tại Siberia. Một phần nhỏ của bờ Biển Đen quanh Sochi có khí hậu cận nhiệt đới.[74] Những vùng nội địa là những nơi khô nhất.
Động thực vật
Kinh tế
Tuy thế, mặc dù không hiệu quả trong điều kiện kinh tế thị trường và khẩu vị của người tiêu dùng nhưng nền kinh tế cựu Xô viết nói chung đã được chấp nhận là đã tạo cho người dân Nga nói chung có mức sống tiêu chuẩn kể từ sau những năm giữa thập niên 1950 cao hơn so với công dân của của nhiều quốc gia đã phát triển theo định hướng tư bản và kinh tế thị trường như Mexico, Brasil, Ấn Độ và Argentina.
Tuy thế, các chủng loại hàng tiêu dùng (cụ thể là quần áo và lương thực, thực phẩm) là tương đối đơn giản, và sự thiếu hụt của hàng tiêu dùng trong gia đình đã bị kêu ca nhiều ở các khu vực thành thị, mặc dù các khu nhà ổ chuột với điều kiện vệ sinh tồi tàn là hiếm.[cần dẫn nguồn]
Sau sự tan rã của Liên Xô, sự phục hồi nhỏ của Nga dưới ảnh hưởng của kinh tế thị trường lần đầu tiên diễn ra vào khoảng năm 1997. Trong năm đó, cuộc khủng hoảng tài chính châu Á đã lên đến điểm đỉnh trong việc phá giá của đồng rúp vào tháng 8 năm 1998, làm cho chính phủ bị vỡ nợ và làm suy giảm trầm trọng mức sống tiêu chuẩn của phần lớn dân chúng. Vì thế, năm 1998 cũng đã được ghi nhận như là năm của suy thoái và sự tăng cường rút vốn ra khỏi nền kinh tế.

Một trạm xăng của Rosneft. Nga là nhà xuất khẩu khí tự nhiên lớn nhất và nhà xuất khẩu dầu mỏ đứng thứ hai thế giới.
Sự phục hồi kinh tế này cùng với cố gắng cải tổ của chính quyền trong các năm 2000-2001 để thúc đẩy cải cách về cấu trúc đang bị thụt lùi, đã làm tăng sự tin cậy của các nhà kinh doanh và đầu tư về triển vọng của nền kinh tế Nga trong thập niên thứ hai của thời kỳ chuyển đổi. Nga vẫn dựa chủ yếu vào xuất khẩu hàng hóa, cụ thể là dầu mỏ, khí đốt, kim loại và gỗ, các mặt hàng này chiếm trên 80% kim ngạch xuất khẩu, điều này làm cho Nga dễ bị thương tổn vì các biến động giá cả trên thị trường quốc tế. Trong những năm gần đây, nền kinh tế Nga đã nhắm nhiều hơn vào nhu cầu về các mặt hàng tiêu dùng trong nước, là lĩnh vực có mức tăng trưởng trên 12% mỗi năm trong giai đoạn 2000-2004, chỉ ra sự lớn mạnh dần lên của thị trường nội địa.
Năm 2004, GDP của Nga đạt 1.200 tỷ € (1.500 tỷ USD), làm cho Nga trở thành nền kinh tế lớn thứ 11 trên thế giới và thứ 5 ở châu Âu. Nếu mức tăng trưởng hiện tại là ổn định, dự kiến Nga sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ hai ở châu Âu sau Đức (1.900 tỷ € hay 2.300 tỷ USD) và là thứ 8 trên thế giới trong vài năm tới.
Thách thức lớn nhất đối với Nga là các biện pháp để thúc đẩy sự phát triển của các xí nghiệp nhỏ và vừa (SME) trong điều kiện môi trường kinh doanh với hệ thống ngân hàng trẻ và khác thường, được nắm giữ bởi các ông trùm Nga (oligarch). Nhiều ngân hàng Nga là sở hữu của các nhà doanh nghiệp hay các ông trùm, là những người thông thường sử dụng các khoản tiền gửi ở ngân hàng để cho các doanh nghiệp của chính mình vay mượn.
Ngân hàng tái thiết và phát triển châu Âu (EBRD) và Ngân hàng thế giới (WB) đã có những cố gắng để kích hoạt khởi động các hoạt động ngân hàng thông thường bằng cách cấp vốn và mua lại các khoản nợ trong một số ngân hàng nhưng thành tựu thu được là rất không đáng kể.
Các vấn đề khác bao gồm sự phát triển mất cân bằng giữa các khu vực của Nga. Trong khi khu vực thủ đô Moskva là hối hả, có cuộc sống thịnh vượng với thu nhập trên đầu người nhanh chóng đạt tới mức của các nền kinh tế hàng đầu châu Âu thì phần lớn các khu vực còn lại, đặc biệt là ở các vùng nông thôn và khu vực của người thiểu số ở châu Á, đã bị tụt lại đằng sau rất nhiều. Sự phân hóa thời kinh tế thị trường cũng cảm nhận được ở các thành phố lớn khác như Sankt-Peterburg, Kaliningrad và Ekaterinburg.
Thúc đẩy đầu tư nước ngoài cũng là một thách thức lớn. Ngoài ra, Nga cũng được hưởng lợi từ việc tăng giá dầu mỏ và vì thế có khả năng thanh toán các khoản nợ khổng lồ cũ. Sự phân bổ công bằng các thu nhập từ các nguồn tài nguyên thiên nhiên này từ công nghiệp cho các lĩnh vực khác cũng là một vấn đề. Việc định hướng cho người tiêu dùng và thúc đẩy chi tiêu vào hàng tiêu dùng là một việc khá khó khăn đối với nhiều khu vực ở các tỉnh, khi mà ở các khu vực này nhu cầu tiêu dùng rất đơn giản, mặc dù đã có nhiều tiến bộ đáng khen ngợi đã được thực hiện ở các thành phố lớn, đặc biệt là trong các lĩnh vực như may mặc, lương thực, thực phẩm, công nghiệp giải trí.
Việc bắt giữ nhà kinh doanh giàu có nhất Nga khi đó là Mikhail Khodorkovsky với các tội quy kết là gian lận và tham nhũng trong quá trình tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn dưới thời tổng thống Boris Yeltsin đã làm cho nhiều nhà đầu tư nước ngoài e ngại về tính ổn định của nền kinh tế Nga. Phần lớn những người giàu có nhất ở Nga hiện nay là nhờ việc mua bán các doanh nghiệp nhà nước khi đó với giá rẻ như bèo. Các quốc gia khác cũng bày tỏ sự e ngại và lo lắng với việc áp dụng "có lựa chọn" của luật pháp đối với các doanh nghiệp tư nhân.
Tuy nhiên, một số tập đoàn quốc tế đã đầu tư rất lớn vào Nga. Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Nga có khoảng 26 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp tích lũy của người nước ngoài trong giai đoạn 2001-2004 (trong đó 11,7 tỷ USD diễn ra trong năm 2004).
Ngày 19/11/2013, Bộ trưởng Kinh tế Nga Alexei Ulyukayev cảnh báo rằng nước Nga có nguy cơ đối mặt với hơn 17 năm tăng trưởng thấp do Điện Kremlin không thực hiện các cải cách trong khi giá dầu vẫn ở mức cao. Ông Ulyukayev đã đưa ra dự báo khá thận trọng rằng mức tăng trưởng GDP trung bình hàng năm của Nga chỉ vào khoảng từ 2,5% - 3,0% từ nay cho đến tận năm 2025. Theo Ủy ban Thống kê quốc gia Nga, tăng trưởng kinh tế của Nga trong quý III/2013 chỉ đạt mức 1,2%, thấp hơn nhiều so với mục tiêu tăng 3,0% mà chính phủ đặt ra trước đó. Đây cũng là mức tăng thấp nhất trong số các nền kinh tế lớn đang nổi và chưa bằng một nửa so với mức tăng trong cùng kỳ của nền kinh tế Mỹ (2,8%).
Tuy nhiên, chính phủ của ông Putin đã liên tục bị chỉ trích rằng đã không tạo ra được một môi trường kinh doanh thân thiện, không đẩy lùi được nạn tham nhũng và không gia tăng đầu tư vào các lĩnh vực có thể đưa nền kinh tế Nga bớt phụ thuộc vào việc xuất khẩu năng lượng. Khu vực dầu mỏ và khí đốt tự nhiên của Nga chiếm tới gần 25% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và khoảng 30% tổng thu nhập ngân sách quốc gia.
Công nghiệp
Theo Cơ quan thống kê Liên bang Nga (Rosstat), sản lượng công nghiệp Nga đã tăng trưởng ì ạch trong 4 tháng liên tiếp kể từ đầu năm 2011 đến nay và chỉ tăng có 4,1% trong tháng 5/2011 so với cùng kỳ năm ngoái. Phần lớn lĩnh vực chế tạo Nga hiện đang ở tình trạng kém phát triển và hơn 2/3 xí nghiệp được CMR khảo sát nói trang thiết bị của họ là tồi hoặc trung bình. Chỉ có 26% xí nghiệp nâng cấp trang thiết bị trong vòng 5 năm qua, trong khi 30% cho biết trang thiết bị của họ là không thay đổi kể từ trước năm 1991.[77]
Trong thời Chiến tranh Lạnh, tổ hợp công nghiệp quốc phòng của Liên Xô đảm bảo duy trì nền quân sự Xô viết mạnh mẽ với nguồn ngân sách thường chiếm từ 15-25% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Liên Xô. Công nghiệp vũ khí của Nga là khu vực hiện đại nhất và nằm trong định hướng xuất khẩu của Nga. Nếu Trung Quốc và Ấn Độ thực sự vượt qua ngành công nghiệp vũ khí của Nga thì tình trạng suy giảm của công nghiệp vũ khí sẽ dẫn đến khủng hoảng thất nghiệp ở Nga và hạn chế phát triển các công nghệ đem lại lợi nhuận cao.[78]
Nếu như tại Mỹ, các tổ hợp công nghiệp quốc phòng và các dự án vũ trụ tập trung vào một số tập đoàn khổng lồ độc quyền và một hệ thống dịch vụ hậu cần làm việc nhịp nhàng dưới sự chỉ đạo của Bộ quốc phòng và NASA thì nền công nghiệp quốc phòng Nga hiện nay phân tán manh mún thành rất nhiều các xí nghiệp nhỏ. Lãnh đạo các xí nghiệp này luôn tìm mọi cách để tăng giá sản phẩm. Với một chu trình sản xuất cồng kềnh và nhiều tầng nấc như vậy khó có thể đạt được một kết quả tích cực và đột phá nào trong ngành công nghiệp quốc phòng vì mâu thuẫn lợi ích của rất nhiều thành viên tham gia vào chu trình sản xuất đó[79]. Độ tuổi trung bình của những người đang làm việc trong các tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga là từ 55 đến 57 (số liệu tháng 5/2013). 30% trong số đó đã ngoài 60 trong khi giới trẻ không chịu vào làm việc vì lương thấp[79]. Theo báo cáo của Nhà máy sản xuất vũ khí bộ binh Izmash hàng đầu của Nga thì giá trị sản phẩm mà mỗi công nhân nhà máy này làm ra kém giá trị sản phẩm của một nhân viên tương đương làm việc tại Hãng vũ khí Sako (Phần Lan) đến gần 20 lần.[79]
Nước Nga hiện nay được thừa hưởng từ chế độ Xô Viết ba nhóm công nghiệp cơ bản với khả năng cạnh tranh cực cao là các tổ hợp công nghiệp - quốc phòng, ngành công nghiệp vũ trụ và chế tạo máy và trang thiết bị hạt nhân. Các tổ hợp công nghiệp - quốc phòng và công nghiệp vũ trụ, trong vòng 20 năm trở lại đây trên thực tế gần như đã sụp đổ.[79]
Năng lượng
Turbin của nhà máy điện hạt nhân Balakovo của Nga năm 2004.
Nga là nước sản xuất điện hàng thứ 4 thế giới và nhà sản xuất năng lượng tái tạo hàng thứ 5 thế giới, tiêu chí sau nhờ nước này đã phát triển mạnh việc sản xuất thuỷ điện. Những nhà máy thuỷ điện lớn đã được xây dựng ở vùng châu Âu của Nga dọc theo các con sông như Volga. Vùng châu Á của Nga cũng có một số nhà máy thuỷ điện lớn, tuy nhiên, tiềm năng thuỷ điện vĩ đại của Siberia và Viễn Đông Nga phần lớn vẫn chưa được khai thác.
Nga là nước đầu tiên phát triển lò phản ứng hạt nhân dân sự và xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên. Hiện tại, Nga là nhà sản xuất điện hạt nhân đứng thứ 4. Rosatom Nuclear Energy State Corporation quản lý toàn bộ các nhà máy điện hạt nhân tại Nga. Năng lượng hạt nhân đang phát triển nhanh chóng tại Nga, với mục tiêu tăng tổng thành phần năng lượng hạt nhân từ mức 16.9% hiện nay lên 23% vào năm 2020. Chính phủ Nga có kế hoạch chi 127 tỷ rubles ($5.42 triệu) cho một chương trình liên bang để phát triển việc sản xuất năng lượng hạt nhân thế hệ tiếp theo. Khoảng 1 nghìn tỷ ruble ($42.7 triệu) đã được chi từ ngân sách liên bang cho việc phát triển năng lượng hạt nhân và phát triển công nghiệp trước năm 2015.[80] Nga vẫn là một trong những nước đứng đầu thế giới về công nghệ hạt nhân và là một thành viên của dự án lò phản ứng hạt nhân quốc tế.
Tập đoàn Năng lượng hạt nhân Nhà nước Rosatom, cơ quan kế thừa từ Bộ Năng lượng Nguyên tử Liên bang Nga đã bị điều tra vì một công ty con của tập đoàn này (Atomstroiexport) đã tham nhũng nghiêm trọng trong việc sản xuất thiết bị không đạt tiêu chuẩn cho các lò phản ứng hạt nhân đang xây cất tại Nga và các nước khác như Bulgaria, Trung Quốc, Ấn Độ và Iran và cả ngay trên đất Nga, làm ảnh hưởng lớn đến sự an toàn của các nhà máy điện hạt nhân[81]. Tập đoàn Rosatom cũng là đơn vị được chính phủ Việt Nam giao cho dự án xây nhà máy điện Hạt nhân số 1 tại Ninh Thuận.
Khoa học và kỹ thuật
Các thành tựu lớn nhất của Nga thuộc lĩnh vực công nghệ vũ trụ và thám hiểm vũ trụ. Konstantin Tsiolkovsky là cha đẻ của lý thuyết hàng không vũ trụ[82]. Các tác phẩm của ông đã tạo cảm hứng cho những kỹ sư tên lửa hàng đầu của Liên xô như Sergey Korolyov, Valentin Glushko và nhiều người khác đóng góp vào sự thành công của Chương trình Vũ trụ Liên xô ở những giai đoạn đầu của cuộc Chạy đua vào không gian. năm 1957 vệ tinh nhân tạo đầu tiên bay quanh Trái Đất, Sputnik 1, được phóng lên; năm 1961 ngày 12 tháng 4 chuyến bay đầu tiên của loài người vào vũ trụ đã được Yuri Gagarin thực hiện thành công; và nhiều người Liên xô và Nga khác đã thực hiện kỷ lục thám hiểm vũ trụ. Hiện nay Nga là nước phóng vệ tinh lớn nhất [83] và cũng là nước duy nhất cung cấp các dịch vụ du lịch vũ trụ.
Tuy nhiên Giám đốc kiêm kiến trúc sư trưởng Công ty Hàng không vũ trụ Tên lửa Energia của Nga, Vitali Lopota cho biết hiện nay Nga chiếm không đến 2% thị phần hàng không vũ trụ thế giới và vị thế nước lớn hàng không vũ trụ trước đây không còn nữa. Trong khi đó Mỹ đã chiếm tới 70% doanh thu hàng năm của thị trường hàng không vũ trụ quốc tế khoảng 290-300 tỷ USD. Lý do được đưa ra là sự lạc hậu về thiết bị điện tử và hệ thống kiểm soát làm cho Nga không thể giành được thị phần đáng có trên thị trường quốc tế.[84]
Thủ tướng Dmitry Medvedev đã lên tiếng cảnh báo rằng Nga đang mất dần danh tiếng và tiền của do các dự án vũ trụ thất bại, sau khi không thể đưa 2 vệ tinh lên quỹ đạo tháng 8/2012. Vụ phóng đã thất bại gây tổn thất lớn cho ngành công nghiệp hàng không vũ trụ Nga. Một sự cố tương tự năm 2011 đã khiến Nga mất một vệ tinh thông tin trị giá 265 triệu USD. Nga cũng từng thất bại trong vụ phóng tàu thăm dò Sao Hỏa Phobos-Grunt.[85] Ông Medvedev cũng cho rằng: "Chẳng cường quốc không gian nào lại chứng kiến nhiều vụ phóng vệ tinh và phi thuyền hỏng như Nga". Vì thế ông quyết định chấn chỉnh lại ngành công nghiệp vũ trụ của Nga[86] cũng như tiếp tục các chương trình thám hiểm Sao Hỏa khác[87][88] và đã hoàn thành chương trình Mars-500 để thu thập thêm nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lên Sao Hỏa[89] Đây là dự án quốc tế của Nga, EU (Liên hiệp châu Âu) và Trung Quốc nhằm nghiên cứu khoa học - kỹ thuật và tâm sinh lý của một toán phi hành gia quốc tế 6 người trên một chuyến bay giả định dài 520 ngày lên sao Hỏa và đi bộ trên đó.[90]

Soyuz TMA-2 đang được chuyển tới bệ phóng, mang theo phi đoàn thường trực đầu tiên lên Trạm Vũ trụ Quốc tế.

Sukhoi PAK FA Máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5.
Mặc dù là nhà xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới và đang đạt được những tiến bộ về phần mềm, nhưng các sản phẩm khác của Nga lại thiếu tính cạnh tranh trên trường quốc tế. Doanh thu từ dầu mỏ và khí đốt đóng góp tới 25% GDP của Nga. Cải thiện về năng suất sẽ chủ yếu xuất phát từ công nghệ mới và đầu tư vốn hiệu quả nhưng cả hai điều này Nga đều đang thiếu.[96] Trong báo cáo trên của IBM, Nga chỉ đứng thứ 59 trong số 70 quốc gia về phát triển doanh nghiệp điện tử, thứ 98 trong số 134 quốc gia về sử dụng công nghệ mới nhất trong các doanh nghiệp.[96]
Nhân khẩu
Thành phần sắc tộc (2002)[97] | |
---|---|
Người Nga | 79.8% |
Tatar | 3.8% |
Người Ukraina | 2.0% |
Bashkir | 1.2% |
Chuvash | 1.1% |
Chechen | 0.9% |
Người Armenia | 0.8% |
Khác/không xác định | 10.4% |
Dân số (đơn vị triệu người) 1950 – 1991 của Liên bang Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô viết Nga trong Liên xô, 1991 – tháng 1 năm 2009 của Liên bang Nga.[98]
Số người nói tiếng Nga đông nhất năm 1991 ở mức 148,689,000 triệu người, nhưng bắt đầu sụt giảm mạnh từ đầu những năm 90.[106] Sự sụt giảm đã chậm lại tới mức gần ồn định trong những năm gần đây vì tỷ lệ tử giảm, tỷ lệ sinh tăng và tăng nhập cư. Số người chết trong năm 2008 là 363,500 lớn hơn số sinh. Nó đã giảm từ 477,700 năm 2007, và 687,100 năm 2006.[98][102] Theo dữ liệu được Sở Thống kê Nhà nước Liên bang Nga xuất bản, tỷ lệ tử của Nga đã giảm 4% trong năm 2007, so với năm 2006, ở mức khoảng 2 triệu người chết, trong khi tỷ lệ sinh tăng 8.3% hàng năm lên ước tính 1.6 triệu ca sinh.[107] Các nguyên nhân chủ yếu khiến dân số Nga giảm sút là tỷ lệ tử cao và tỷ lệ sinh thấp. Tuy tỷ lệ sinh của Nga ngang bằng với các quốc gia châu Âu (12.1 sinh trên 1000 người năm 2008[98] so với mức trung bình của Liên minh châu Âu 9.90 trên 1000)[108] dân số của họ giảm với tỷ lệ lớn hơn bất kỳ một quốc gia châu Âu nào khác bởi tỷ lệ tử cao hơn nhiều (năm 2008, tỷ lệ tử của Nga là 14.7 trên 1000 người[98] so sánh với mức trung bình của Liên minh châu Âu 10.28 trên 1000).[109] Tuy nhiên, Bộ Y tế và Vấn đề Xã hội Nga đã dự đoán tới năm 2011, tỷ lệ tử của nước này sẽ cân bằng với tỷ lệ sinh vì số sinh gia tăng và số tử giảm.[110]
Ngôn ngữ

Các quốc gia có sử dụng tiếng Nga.
Theo người Nga thì hơn một phần tư tác phẩm khoa học của thế giới được xuất bản bằng tiếng Nga. Tiếng Nga cũng được sử dụng làm công cụ mã hoá và lưu trữ văn minh thế giới—60–70% của mọi thông tin trên thế giới được xuất bản bằng tiếng Anh và tiếng Nga.[115] Tiếng Nga cũng là một trong sáu ngôn ngữ chính thức của Liên hiệp quốc.
Giáo dục
Trước năm 1990 quá trình học tập ở Liên xô dài 10 năm. Nhưng vào cuối năm 1990 thời gian học 11 năm đã được chính thức áp dụng. Giáo dục tại các trường cấp hai của nhà nước là miễn phí; giáo dục đầu cấp ba (mức đại học) cũng là miễn phí với việc dành trước: một phần lớn sinh viên được tuyển được bao cấp hoàn toàn (nhiều định chế nhà nước bắt đầu mở các khoá thương mại từ những năm gần đây[120]). Năm 2004 chi tiêu quốc gia dành cho giáo dục chiếm 3.6% GDP, hay 13% tổng ngân sách nhà nước[121] trong khi ở Mỹ là 7.2% GDP và Nga thua cả Việt Nam (8.3% GDP)[122]. Chính phủ bố trí các khoản tiền để trả học phí theo một hạn mức được lập sẵn, hay số lượng sinh viên cho mỗi trường của nhà nước. Điều này được coi là cơ bản bởi nó cung cấp cơ hội tiếp cận cao học cho các sinh viên có khả năng, chứ không phải chỉ cho những người có tiền trả. Ngoài ra, các sinh viên được trả một khoản học bổng nhỏ và được cung cấp nơi ở miễn phí. Ngoài các cơ sở giáo dục cao học của nhà nước, nhiều cơ sở tư nhân cũng đã xuất hiện và cung cấp lực lượng nhân lực chất lượng cao cho các lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ mới và kinh tế.[123]
Trong các trường đại học Nga có hơn 3 triệu giáo viên và nhân viên nghiên cứu, trong đó gần 45% giáo sư và phó giáo sư. Ngoái ra Nga hiện có gần 2000 trường đại học, học viện và các cơ cấu giáo dục khác. Hệ thống giáo dục còn bao gồm gần 800 cơ quan nghiên cứu, phòng thiết kế thí nghiệm và những xí nghiệp do nhà trường xây dựng[124]. Tuy nhiên đã từ lâu nền giáo dục Nga đã bộc lộ những bất cập nhất định. Các cuộc điều tra dư luận xã hội cho thấy tiền đầu tư cho giáo dục tăng nhưng chất lượng giáo dục lại giảm. Ngoài ra, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng Kỳ thi quốc gia nếu được tổ chức như hiện nay có thể chỉ để tuyển được những học sinh học vẹt mà không khuyến khích các em tư duy một cách khoa học.[125]
Nạn tảo hôn cũng phổ biến ở các vùng làng mạc thị trấn Nga.[126]
Y tế
Bệnh tim chiếm 56.7% tổng số tử vong, với khoảng 30% liên quan tới những người đang ở độ tuổi lao động. Một cuộc nghiên cứu cho thấy rượu chịu trách nhiệm cho hơn một nửa số tử vong (52%) của người dân Nga trong độ tuổi từ 15 tới 54 từ năm 1990 tới năm 2001. Với cùng mô hình nhân khẩu này, mức tử của toàn bộ thế giới vì rượu là 4%.[136] Khoảng 16 triệu người Nga mắc các bệnh tim mạch, khiến Nga đứng hàng thứ hai thế giới, sau Ukraina, trong lĩnh vực này.[135] Các tỷ lệ tử bởi giết người, tự tử và ung thư cũng đặc biệt cao.[137] 52% nam và 15% nữ hút thuốc, hơn 260,000 nhân mạng mất đi hàng năm vì sử dụng thuốc lá.[138] HIV/AIDS, rõ ràng không tồn tại trong thời kỳ Xô viết, đã nhanh chóng lan tràn sau khi Liên xô sụp đổ, chủ yếu bởi sự gia tăng chóng mặt nạn tiêm chích ma tuý.[139] Theo các thống kê chính thức, hiện có hơn 364,000 người Nga có HIV, nhưng những chuyên gia độc lập coi con số thực lớn hơn rất nhiều.[140] Trong những nỗ lực ngày càng gia tăng để chiến đấu với căn bệnh này, chính phủ đã tăng chi tiêu vào các biện pháp kiểm soát HIV gấp 20 lần năm 2006, và ngân sách năm 2007 đã tăng gấp đôi ngân sách năm 2006.[141] Từ khi Liên xô tan rã, cũng có sự gia tăng nhanh chóng về số ca và số tử vong vì bệnh lao, và bệnh này lan đặc biệt nhanh trong cộng đồng tù nhân.[142]
Trong một nỗ lực nhằm cứu vãn cuộc khủng hoảng nhân khẩu tại Nga, chính phủ hiện đang áp dụng một số chương trình được thiết kế để gia tăng tỷ lệ sinh thu hút thêm nhiều người nhập cư. Chính phủ đã tăng gấp đôi khoản trợ cấp hàng tháng cho trẻ em và cấp khoản chi một lần 250,000 Rubles (khoảng US$10,000) cho phụ nữ sinh đứa con thứ hai từ năm 2007.[143] Năm 2007, Nga có tỷ lệ sinh lớn nhất từ khi Liên xô tan rã.[144] Phó thủ tướng thứ nhất cũng đã nói khoảng 20 tỷ Ruble (khoảng US$1 triệu) sẽ được đầu tư vào các trung tâm chăm sóc tiền sinh sản tại Nga trong năm 2008–2009. Nhập cư ngày càng được coi là cần thiết để duy trì mức độ dân số quốc gia.[145]
Văn hóa
Ẩm thực
Ẩm thực đóng vai trò rất quan trọng trong xã hội Nga. Những ảnh hưởng của phương Tây đang có tác động đáng kể đến thói quen ăn uống và khẩu vị của người dân, khi các hãng McDonalds phát triển tràn lan, và các quán cà phê theo phong cách Paris xuất hiện trên các lề phố Moskva hay St.Petersburg. Tuy nhiên, những món ăn truyền thống và các đặc sản của Nga như rượu vodka hay bánh mì "karavai" vẫn giữ nguyên tầm quan trọng của chúng trong các bữa tiệc hay lễ lớn của Nga.[146]Vào mùa đông, nhiệt độ có thể xuống tới -20 °C tại thủ đô Moskva, vì thế, các thức ăn béo, giàu năng lượng như bánh mì, trứng, bơ hay sữa là rất cần thiết. Ngoài ra còn có những món đặc sản đặc biệt như schi (súp thịt bò và rau cải) hay borssh (súp củ cải đỏ với thịt lợn). Đôi khi người ta cũng ăn khoai tây nghiền, rán vào cuối bữa hoặc bliny, một loại bánh kếp ăn kèm với mật ong hoặc trứng cá.
Ngoài thức ăn, người Nga còn có nhiều đồ uống nổi tiếng trên thế giới như rượu vodka thường được làm từ lúa mạch đen hay lúa mỳ. Đôi khi nó còn được pha thêm tiêu, dâu hay chanh. Một đồ uống nổi tiếng khác là sbiten, được làm từ mật ong và thêm một chút hương liệu khác như dâu. Chè cũng là một thứ đồ uống nổi tiếng khác. Nó là một loại đồ uống truyền thống và đôi khi cũng được uống kèm sữa.
Tôn giáo

Một biểu tượng của sự phục hưng tôn giáo Nga, Thánh đường Đấng Ki-tô Cứu thế (Moscow), đã bị phá bỏ thời Xô viết được xây dựng lại năm 1990–2000 (Watch).
Tổ tiên của nhiều người Nga hiện nay đã chấp nhận Cơ Đốc giáo Chính thống ở thế kỷ thứ 10.[150] Báo cáo Tự do Tôn giáo Quốc tế năm 2007 do Bộ ngoại giao Mỹ xuất bản đã nói rằng có xấp xỉ 100 triệu công dân coi họ là tín đồ Giáo hội Chính thống Nga.[151] Theo một cuộc điều tra của Trung tâm Nghiên cứu Ý kiến Công chúng Nga, 63% người tham gia coi họ là tín đồ Chính thống Nga, 6% tự coi mình là tín đồ Hồi giáo và chưa tới 1% coi mình là tín đồ hoặc của Phật giáo, Công giáo La Mã, Tin lành hay Do Thái giáo. 12% khác nói họ tin vào Chúa, nhưng không thực hiện bất kỳ tôn giáo nào và 16% nói họ là người vô thần.[152]

Đền Mọi Tôn giáo trong thành phố Kazan đa văn hoá.
Các vấn nạn xã hội
Nước Nga là một trong những nước có làn sóng tội phạm cao nhất thế giới. Tỷ lệ giết người ở Nga cao gấp bốn lần so với ở Mỹ.[161] Vào năm 2001, 33.500 người đã bị giết hại. Tổng cộng, vào năm 2011, có hơn 3 triệu tội phạm được báo cáo. Từ trộm cắp thông thường đến tham nhũng, cướp và buôn lậu đã khiến làn sóng tội phạm ngày càng tăng. Mặc dù chính phủ Nga đã cam kết mạnh tay với tội phạm, tuy nhiên hành động này vẫn chẳng đem lại hiệu quả gì lớn.Hàng giả cũng là một vấn đề khác gây đau đầu cho các nhà chức trách. Chính phủ Nga ước tính đến 90% hàng hóa bán lưu thông đều không rõ nguồn gốc rõ ràng. Các thiết bị điện tử chủ yếu được nhập khẩu bất hợp pháp từ Đông Nam Á còn đồ chơi nhập từ Trung Quốc. Còn thực phẩm, thuốc, quần áo và băng đĩa thường có nguồn gốc nội địa.
Thuốc giả và rượu giả khiến người tiêu dùng bị đe dọa nghiêm trọng nhất. Hàng năm, hàng ngàn người Nga bị thiệt mạng do uống phải các chất hóa học chết người làm giả thành rượu vodka.[162]
Phần lớn người Nga sống trong những căn nhà xây từ thời Xô Viết. Một điều tra vào năm ngoái của Hiệp hội các kỹ sư Nga cho biết: 20% thành phố không có nước nóng, 12% không có hệ thống sưởi. Ở một làng quê, một người dân nói: “Chúng tôi không có gas, chúng tôi không có nước. Chúng tôi chẳng có gì”. Trong khi đó, Liên bang Nga tiêu tốn 50 tỷ USD cho Olympic Mùa Đông, gấp 3 lần rưỡi Olympic mùa hè ở London.
Tương lai
Nga và Belarus đang đàm phán để thống nhất thành một nhà nước liên bang Nga-Belarus, việc đàm phán đã được bắt đầu vào năm 1997 và vẫn tiếp tục cho đến bây giờ.[163]Xem thêm
- Liên lạc viễn thông ở Nga
- Giáo dục ở Nga
- Quan hệ đối ngoại của Nga
- Lịch sử người Do Thái ở Nga và Liên Xô
- Hồi giáo ở Nga
- Luật pháp của Liên bang Nga
- Danh sách một số công ty Nga
- Quân đội Nga
- Tem bưu chính và lịch sử bưu chính Nga
- Các ngày lễ ở Nga
- Báo chí không biên giới Chỉ số toàn thế giới về tự do báo chí năm 2002: Nga được đánh giá xếp hạng 121 trong tổng số 139 quốc gia được đánh chỉ số.
- Tiếng Anh bồi đối với người Nga
- Du lịch ở Nga
- Vận tải ở Nga
Tham chiếu
- The New Columbia Encyclopedia, Col.Univ.Press, 1975
Ghi chú
- ^ Dân số các Quốc Gia trên Thế Giới, CIA World Factbook ước tính
- ^ Federal State Statistics Service of Russia
- ^ “The Constitution of the Russian Federation”. (Article 1). Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2009.
- ^ “The CIA World Fact Book, "Russia"”. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2009.
- ^ a ă â “Russia”. Encyclopedia Britannica. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2008.
- ^ “The Russian federation: general characteristics”. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2008. Đã bỏ qua văn bản “Federal State Statistics Service” (trợ giúp)
- ^ Microsoft Encarta Online Encyclopedia 2007. “"Russia"”. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2007.[liên kết hỏng]
- ^ First Post; Beware Russia Energy Superpower, October 12, 2006
- ^ CNN, “Russia; A superpower rises again” by Simon Hooper. Tháng 12, 2006
- ^ CNN; “Eye on Russia: Russia's resurgence” by Matthew Chance June 2007 [1]
- ^ a ă Library of Congress. “Topography and Drainage”. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2007.
- ^ Superpower politics: change in the United States and the Soviet Union http://books.google.com/books?id=XXcVAAAAIAAJ&pg=PA4
- ^ Weinberg, G.L. (1995). A World at Arms: A Global History of World War II. Cambridge University Press. tr. 264. ISBN 0521558794.
- ^ Osbourne, Andrew, World leaders gather as Russia remembers. The Age
- ^ Rozhnov, Konstantin, Who won World War II?. BBC. Russian historian Valentin Falin
- ^ a ă “Country Profile: Russia”. Foreign & Commonwealth Office of the United Kingdom. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2007.
- ^ World Bank. “World Development Indicators”. World Bank. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2011.
- ^ a ă “Status of Nuclear Powers and Their Nuclear Capabilities”. Federation of American Scientists. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2007.
- ^ “Online Etymology Dictionary”. Etymonline.com. Truy cập ngày 2 tháng 11 năm 2011.
- ^ “Rus – definition of Rus by the Free Online Dictionary, Thesaurus and Encyclopedia”. Thefreedictionary.com. Truy cập ngày 2 tháng 11 năm 2011.
- ^ Milner-Gulland, R. R. (1997). The Russians: The People of Europe. Blackwell Publishing. tr. 1–4. ISBN 0-631-21849-1.
- ^ 《俄罗斯国家名称变迁考》,郭文深著,江淮论坛2010年3期
- ^ “Kievan Rus' and Mongol Periods”. Đại học bang Sam Houston. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2007.
- ^ a ă Kievan Rus' and Mongol Periods, trích đoạn từ Glenn E. Curtis (chủ biên), Russia: A Country Study, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, 1998. ISBN 0-16-061212-8.
- ^ Christopher Duffy, Borodino and the War of 1812, trang 36
- ^ Christopher Duffy, Borodino and the War of 1812, trang 46
- ^ Christopher Duffy, The military experience in the age of reason, trang 41
- ^ Xem Jacob Walkin, The Rise of Democracy in Pre-Revolutionary Russia: Political and Social Institutions under the Last Three Czars, Praeger, 1962.
- ^ CIAO - Atlas - Russia
- ^ Revolutions and Civil War, trích đoạn từ Glenn E. Curtis (chủ biên), Russia: A Country Study, Bộ quốc phòng Hoa Kỳ, 1998. ISBN 0-16-061212-8.
- ^ a ă Xem Donald A. Filzer, Soviet Workers and the Collapse of Perestroika: The Soviet Labour Process and Gorbachev's Reforms, 1985–1991, Nhà in Đại học Cambridge, 1994. ISBN 0-521-45292-9.
- ^ Xem, chẳng hạn, Country Profile for the Russian Federation, của Bộ Ngoại giao Anh. Tra cứu ngày 21-7-2007.
- ^ Famine in Russia: the hidden horrors of 1921, International Committee of the Red Cross
- ^ “World War II”. Encyclopædia Britannica. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2008.
- ^ “The Allies' first decisive successes > Stalingrad and the German retreat, summer 1942–February 1943”. Encyclopedia Britannica. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2008.
- ^ Erlikman, V. (2004). Poteri narodonaseleniia v XX veke: spravochnik. Moskva: Russkai︠a︡ panorama. ISBN 5931651071. Note: Estimates for Soviet World War II casualties vary between sources.
- ^ “Reconstruction and Cold War”. Library of Congress. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2007.
- ^ “Great Escapes from the Gulag”. TIME. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2008.
- ^ “1990 CIA World Factbook”. Central Intelligence Agency. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2008.
- ^ “Russia Unforeseen Results of Reform”. The Library of Congress Country Studies; CIA World Factbook. Truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2008.
- ^ “The Constitution of the Russian Federation”. (Article 80, §1). Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2007.
- ^ “The Constitution of the Russian Federation”. (Article 110, §1). Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2007.
- ^ “The Constitution of the Russian Federation”. (Article 94). Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2007.
- ^ “The Constitution of the Russian Federation”. (Article 19, §1). Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2007.
- ^ “The Constitution of the Russian Federation”. (Article 120, §1). Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2007.
- ^ “The Constitution of the Russian Federation”. (Article 123, §1). Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2007.
- ^ “The Constitution of the Russian Federation”. (Article 81, §3). Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2007.
- ^ “The Constitution of the Russian Federation”. (Article 95, §3). Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2007.
- ^ Based on actual count of countries listed “Diplomatic and consular missions of Russia”. Ministry of Foreign Affairs of Russia. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2009.. Only those listed explicitly as "Embassy of Russia" are included in the embassy count.
- ^ Kosachev. K. “Russian Foreign Policy Vertical”. Russia In Global Affairs. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2007.
- ^ (tiếng Nga) “Interview of official Ambassador of Russian Foreign Ministry on relations with the EU”. RIA Novosti. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2008.
- ^ “NATO-Russia relations”. NATO. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2007.
- ^ [2]
- ^ [3]
- ^ “Chapter 2—Investing In Russian Defense Conversion: Obstacles and Opportunities”. Federation of American Scientists. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2007.
- ^ a ă “Overview of the major Asian Powers”. International Institute for Strategic Studies: 31. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2008.
- ^ [4]
- ^ Hải quân suy yếu đe dọa đến an ninh quốc gia Website Baomoi.com
- ^ http://www.tin247.com/dang_sau_viec_nga_mua_vu_khi_cua_chau_au-2-21537672.html Đằng sau việc Nga mua vũ khí của châu Âu
- ^ Máy bay chiến đấu thế hệ 5 - Nga kém xa Mỹ!
- ^ a ă Sức mạnh quân sự Nga: Sự thật và nỗi cay đắng
- ^ a ă â b [5]
- ^ Russia: Assessment, Adam Baltin Interview, Opinion Poll on State of Armed Forces, FBIS: Informatsionno-Analiticheskoye Agentstvo Marketing i Konsalting, 14 tháng 3 năm 2006
- ^ “Russian defense spending to grow 20% in 2008, to $40 bln”. RIA Novosti. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2008.
- ^ “Rice: Russia's Military Moves 'a Problem'”. ABC News. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2008.
- ^ “World Wide Military Expenditures”. Global Security. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2008.
- ^ “Big rise in Russian military spending raises fears of new challenge to west”. Guardian. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2008.
- ^ Pukhov, R. (2009). “Serdyukov Cleans Up the Arbat”. Moscow Defense Brief (Centre for Analysis of Strategies and Technologies) (#1 (15) / 2009). Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2009.
- ^ Barabanov, M (16 tháng 2 năm 2009). “The Army's Chief Destroyer”. The Moscow Times. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2009.
- ^ [6]
- ^ "http://diendankienthuc.net/diendan/dia-ly-chau-au/24119-dia-ly-nuoc-nga.html"
- ^ Nga bớt 2 múi giờ để phát triển kinh tế
- ^ a ă “Climate”. Library Of Congress. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2007.
- ^ Drozdov, V. A. et al. (1992). “Ecological and Geographical Characteristics of the Coastal Zone of the Black Sea”. GeoJournal (27.2, pp. 169–178: Springer Netherlands) 27: 169. doi:10.1007/BF00717701.
- ^ Walsh, NP. “It's Europe's lungs and home to many rare species. But to Russia it's £100bn of wood”. Guardian (UK). Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2007.
- ^ list of animals of Red Data Book of Russian Federation (1 November 1997)
- ^ a ă [7]
- ^ [8]
- ^ a ă â b [9]
- ^ RIA Novosti
- ^ [10]
- ^ American Institute of Aeronautics and Astronautics - Home Page
- ^ Space industry: Do we have lift-off? | The Economist
- ^ [11]
- ^ [12]
- ^ [13]
- ^ http://planetsaryupdate.com/www__Daviationweek__Dcom/news__Europe-Joins-Russia-on-Robotic-ExoMars.php
- ^ http://www.thespacereview.com/article/1980/1
- ^ http://rbth.ru/articles/2011/11/14/from_earth_to_mars_and_back_in_520_days_13750.html
- ^ [14]
- ^ Discovery Top Ten Tanks: T-34
- ^ Poyer, Joe. The AK-47 and AK-74 Kalashnikov Rifles and Their Variations. North Cape Publications. 2004.
- ^ “Weaponomics: The Economics of Small Arms”.
- ^ [15]
- ^ http://en.rian.ru/russia/20091011/156428675.html RIA Novosti: Medvedev outlines priorities for Russian economy's modernization
- ^ a ă [16]
- ^ “Russian Census of 2002”. 4.1. National composition of population. Federal State Statistics Service. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2008.
- ^ a ă â b c “Demographics”. Federal State Statistics Service. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2009.
- ^ “1 June 2007: A great number of children in Russia remain highly vulnerable”. United Nations Children's Fund. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2007.
- ^ Xem Danh sách quốc gia theo mật độ dân số
- ^ “Resident population”. Federal State Statistics Service. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2007.
- ^ a ă “Demography”. Federal State Statistics Service. Truy cập ngày 5 tháng 3 năm 2008.
- ^ “Russia cracking down on illegal migrants”. International Herald Tribune. 15 tháng 1 năm 2007.
- ^ Ethnic groups in Russia, 2002 census, Demoscope Weekly. Retrieved 5 February 2009
- ^ Russians left behind in Central Asia, BBC News, November 23, 2005.
- ^ “Demographics”. Library of Congress. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2008.
- ^ “Russia's population down 0.17% in 2007 to 142 mln”. RIA Novosti. Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2008.
- ^ The World Factbook. “Rank Order — Birth rate”. Central Intelligence Agency. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2009.
- ^ The World Factbook. “Rank Order — Death rate”. Central Intelligence Agency. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2009.
- ^ “Russia's birth, mortality rates to equal by 2011 - ministry”. RIA Novosti. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2008.
- ^ “Russian Census of 2002”. 4.3. Population by nationalities and knowledge of Russian; 4.4. Spreading of knowledge of languages (except Russian). Federal State Statistics Service. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2008.
- ^ “The Constitution of the Russian Federation”. (Article 68, §2). Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2007.
- ^ “Russian”. University of Toronto. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2007.
- ^ Microsoft Encarta Online Encyclopedia 2007. “Russian language”. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2007.[liên kết hỏng]
- ^ “Russian language course”. Russian Language Centre, Moscow State University. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2007.
- ^ “The Constitution of the Russian Federation”. (Article 43 §1). Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2007.
- ^ Smolentseva, A. “Bridging the Gap Between Higher and Secondary Education in Russia”. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2007.
- ^ “Russia Country Guide”. EUbusiness.com. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2007.
- ^ “Background Note: Russia”. U.S. Department of State. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2008.
- ^ “Higher Education Institutions”. Federal State Statistics Service. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2008.
- ^ Education for all by 2015. UNESCO, Oxford University Press
- ^ [17]
- ^ “Higher education structure”. State University Higher School of Economics. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2007.
- ^ [18]
- ^ [19]
- ^ [20]
- ^ “The Constitution of the Russian Federation”. (Article 41). Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2007.
- ^ “Russian ombudsman about propiska restrictions in modern Russia”. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2008.
- ^ “Residency Restrictions in Moscow by Brad K. Blitz”. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2008.
- ^ Field, M G. The health and demographic crisis in post-Soviet Russia: a two-phase development in "Russia’s Torn Safety Nets", edited by Field M. G., Twigg J. L. (eds). 2000:11–42: St. Martin’s Press.
- ^ “Highlights on Health in the Russian Federation” (PDF). World Health Organization. 1999. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2007.
- ^ Leonard, W R (April năm 2002). “Declining growth status of indigenous Siberian children in post-Soviet Russia”. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2007.
- ^ “Продолжительность жизни россиян возросла с 2005 по 2007 г на 2,4 года, до 67,7 года”. United Russia. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2008.
- ^ “European Union”. Central Intelligence Agency. Truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2008.
- ^ a ă “Heart disease kills 1.3 million annually in Russia — chief cardiologist”. RIA Novosti. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2007.
- ^ Burlington Free Press, June 26, 2009, page 2A, "Study blames alcohol for half Russian deaths"
- ^ “Corruption Pervades Russia's Health System”. CBS News. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2007.
- ^ “Third of Russians smoke, but half welcome public smoking ban”. RIA Novosti. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2007.
- ^ “HIV/AIDS in the Russian Federation”. The World Bank. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2007.
- ^ “Russian regional HIV vaccine center seeks $40–50 mln from budget”. RIA Novosti. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2007.
- ^ Russian Federation AIDS information “Russian Federation”. UNAIDS: The Joint United Nations Programme on HIV/AIDS. Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2008.
- ^ “119,000 TB cases in Russia — health official”. RIA Novosti. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2007.
- ^ “Country Profile: Russia” (PDF). Library of Congress—Federal Research Division. October năm 2006. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2007.
- ^ “Russian policies ignite unprecedented birth rate in 2007”. The Economic Times. Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2008.
- ^ “United Nations Expert Group Meeting On International Migration and Development” (PDF). Population Division; Department of Economic and Social Affairs; United Nations Secretariat. 6–8 July 2005. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2007.
- ^ Russian Cuisine by Ruth Jenkins, page 48
- ^ Bell, I. “Eastern Europe, Russia and Central Asia”. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2007.
- ^ Zuckerman, P (2005). Atheism: Contemporary Rates and Patterns, chapter in The Cambridge Companion to Atheism, ed. by Michael Martin. Cambridge University Press.
- ^ “Religion In Russia”. Embassy of the Russian Federation. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2007.
- ^ a ă Microsoft Encarta Online Encyclopedia 2007. “Russia”. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2007.
- ^ “Russia”. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2008.
- ^ “(tiếng Nga) Опубликована подробная сравнительная статистика религиозности в России и Польше”. religare.ru. 6 tháng 6 năm 2007. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2007.
- ^ “Fact Box: Muslims In Russia”. Radio Free Europe. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2007.
- ^ Page, J. “The rise of Russian Muslims worries Orthodox Church”. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2007. Đã bỏ qua tham số không rõ
|published=
(trợ giúp) - ^ “20Mln Muslims in Russia and mass conversion of ethnic Russians are myths — expert”. Interfax. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2008.
- ^ “Russia's Islamic rebirth adds tension”. Financial Times. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2007.
- ^ Russia Faces Population Dilemma, VOA News, June 18, 2007
- ^ Mainville, M (19 tháng 11 năm 2006). “Russia has a Muslim dilemma”. Page A - 17. San Francisco Chronicle. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2007.
- ^ Nettleton, S. “Prayers for Ivolginsky”. CNN. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2007.
- ^ “Russia::Religion”. Encyclopædia Britannica Online. 2007. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2007.
- ^ Information of Russia by Ruth Jenkkins, page 52 and 53
- ^ Problems of USSR, page 101
- ^ vnexpress
Liên kết ngoài
Các nguồn của chính quyền
![]() |
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và tài liệu về Nga |
- Duma - Trang Web chính thức của hạ nghị viện (bằng tiếng Nga)
- Đại sứ quán Nga tại Hoa Kỳ
- Hội đồng liên bang - Trang Web chính thức của thượng nghị viện
- Gov.ru - Cổng chính thức của chính phủ (bằng tiếng Nga)
- Kremli - Trang Web chính thức của tổng thống (bằng tiếng Anh)
- Trang Web chính thức của trung tâm địa chính Liên bang Nga - Bản đồ hành chính của Nga (Chú giải bằng tiếng Nga)
- Công nghiệp và các nguồn năng lượng của Nga, theo Cục năng lượng Hoa Kỳ
- Kinh tế Nga: Ngân hàng Phần Lan
- U.S. Thông tin từ Cục lãnh sự Hoa Kỳ: Nga
- Webcam về nước Nga
- Photos of Russia
Thông tin chung
- Sơ lược về quốc gia theo BBC
- Dữ liệu về Nga theo CIA
- Trao đổi Nga-Đức Tổ chức phi chính phủ (NGO) kết nối những người tình nguyện tới NGO ở Nga (không chỉ là người Đức)
- Các liên kết tới chính quyền
- Ấn tượng về nước Nga Xô viết, theo John Dewey
- Các nguồn trên Internet để nghiên cứu về Nga
- Danh mục các lưu trữ về Nga của Johnson
- Tiền giấy của Nga
- Tin tức nước Nga
- Các vùng liên bang của Nga (chú giải bằng tiếng Anh)
- Tạp chí Nga - Nguồn tin và phân tích độc lập từ Nga.
- Phiên bản tiếng Anh của báo Pravda (Sự thật)
- Trang thông tấn Nga RIA Novosti - Tiếng Nga
- Trang thông tấn Nga RIA Novosti - Tiếng Anh
|
|
|
|
|
|
|
Ngày nước Nga
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
tiếng Nga: День России, tương đương với quốc khánh - День независимости) là một trong những ngày lễ lớn của Liên bang Nga.
Ngày 12 tháng 6 năm 1990, lần đầu tiên Đại biểu của Quốc hội RSFSR (РСФСР - Росси́йская Сове́тская Федерати́вная Социалисти́ческая Респу́блика - Hội đồng Liên bang Cộng hòa xã hội Nga) thông qua "Tuyên bố chủ quyền nhà nước của RSFSR".
Ngày 12 tháng 6 là ngày lễ từ năm 1992 của Liên bang Nga. Sau khi các sự kiện của mùa thu năm 1993, ngày lễ này đã được phê duyệt lại (năm 1994) theo Nghị định của Tổng thống Nga - Boris Eltsina xem đây như là "Ngày của Tuyên bố về chủ quyền của Nhà nước Nga" (День принятия декларации о государственном суверенитете России).
Từ năm 2002, kỳ nghỉ ngày 12 tháng 6 được tổ chức như là "Ngày nước Nga".
Ngày nước Nga (ngày 12 tháng 6) (Ngày 12 tháng 6 năm 1990, lần đầu tiên Đại biểu của Quốc hội RSFSR (РСФСР - Росси́йская Сове́тская Федерати́вная Социалисти́ческая Респу́блика - Hội đồng Liên bang Cộng hòa xã hội Nga) thông qua "Tuyên bố chủ quyền nhà nước của RSFSR".
Ngày 12 tháng 6 là ngày lễ từ năm 1992 của Liên bang Nga. Sau khi các sự kiện của mùa thu năm 1993, ngày lễ này đã được phê duyệt lại (năm 1994) theo Nghị định của Tổng thống Nga - Boris Eltsina xem đây như là "Ngày của Tuyên bố về chủ quyền của Nhà nước Nga" (День принятия декларации о государственном суверенитете России).
Từ năm 2002, kỳ nghỉ ngày 12 tháng 6 được tổ chức như là "Ngày nước Nga".
Thông tin ngoài lề

„День Росии“, 2002
- Theo một số thông tin (thường được tìm thấy trong các phương tiện truyền thông[cần dẫn nguồn]) thì cho đến năm 2002, ngày này được coi gọi là Ngày Độc lập của Nga. Mặc dù được lưu truyền khá rộng, nhưng trong tài liệu văn bản chính thức thì cụm từ Ngày Độc lập của Nga không được sử dụng, vì như trong văn bản của các tuyên bố vẫn nói rằng Nga vẫn còn ở Liên bang Xô Viết (tiếng Nga Союз Советских Социалистических Республик - СССР).
- Các tài liệu chính thức vẫn giữ thế cho đến năm 1998 khi nó được gọi là Ngày của Tuyên bố về chủ quyền của Nhà nước Liên bang Nga.
- Ngày này năm 1991 đã diễn ra bầu cử Tổng thống Nga, và người chiến thắng là Boris Yeltsin.
- Ngoai ra ngày này còn là ngày kỷ niệm thành lập của các thành phố: Pavlovsky Posad, Saransk, Ufa, Komsomolsk-on-Amur(tiếng Nga: Павловский Посад, Саранска, Уфы, Комсомольск-на-Амуре) và là ngày thành phố của Tambov, Roslavl, Izhevsk, Perm, Novosibirsk, Ulyanovsk, Kyshtym, Penza (tiếng Nga: Тамбов, Рославль, Ижевск, Пермь, Кемерово, Ульяновск, Кыштым, Пензы).
![]() |
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và tài liệu về Ngày nước Nga |
Thể loại:
Trận Okehazama (Nhật: 桶狭間の戦い Okehazama-no-tatakai?, trận Dũng Hiệp Gian) diễn ra vào tháng 6 năm 1560. Trong trận này, Oda Nobunaga đánh bại Imagawa Yoshimoto và trở thành một trong những lãnh chúa hàng đầu trong thời đại Sengoku.
Nếu Nobunaga quyết định đánh vỗ mặt, trận chiến cứ tưởng là dễ đoán; quân đội của ông chỉ bằng một phần mười quân của Imagawa. Một cuộc đột kích trực diện sẽ là tự sát và một nỗ lực để trụ lại ở Zenshō-ji sẽ chỉ được vài ngày. Vì sự chênh lệch lớn của hai phe, vài quân sư của Nobunaga thậm chí còn khuyên ông nên đầu hàng. Nobunaga, tuy vậy, quyết định phát động một cuộc tấn công bất ngờ vào trại của Imagawa. Khi ông đưa ra quyết định này, ông đã nói:
Quân đội nhà Imagawa hoàn toàn bất ngờ trước đòn tấn công này, và đặc biệt là không tuân lệnh vì đang say; thực ra, họ đang ăn mừng chiến thắng bằng hát, múa và sake. Cơ hội cho họ có thể phát hiện ra quân đội nhà Oda đang đến càng ít hơn vì cơn mưa to và sấm sét bất chợt đúng lúc quân nhà Oda đang tiến sát đến doanh trại vào ngày 12 tháng 6.
Khi cơn bão đã qua, quân của Nobunaga tràn vào doanh trại từ hướng Bắc, và binh lính nhà Imagawa, hoàn toàn bị bất ngờ, chạy theo mọi hướng. Việc này làm cho lều của chỉ huy không được phòng bị, và quân nhà Oda tiến ngày càng gần hơn. Imagawa Yoshimoto, không hiểu điều gì đã xảy ra, nghe thấy âm thanh và chui ra khỏi lều, quát thét lính của mình ngừng chè chén say sưa và trở lại vị trí của mình. Khi ông nhận ra rằng các samurai trước mặt ông không phải là người của mình thì đã quá muộn. Ông bị giáo của một samurai đâm xuyên ngực, và bị một người khác chặt đầu.
Annelies Marie "Anne" Frank ( ) (12 tháng 6, 1929 - 12 tháng 3, 1945) là một cô bé người Đức gốc Do Thái, tác giả cuốn nhật ký nổi tiếng Nhật ký Anne Frank.
Cuốn nhật ký được viết khi Anne cùng gia đình và bốn người nữa ẩn náu
trên căn gác áp mái tại ngôi nhà số 263 trên đường Prinsengracht, Amsterdam trong thời gian chiếm đóng của quân Đức thời Thế chiến thứ 2.
Sau khi Adolf Hitler lên nắm quyền vào tháng 1 năm 1933, gia đình Anne Frank rời khỏi Frankfurt am Main đi Amsterdam cuối năm 1933 để thoát khỏi sự truy đuổi của Đức quốc xã. Từ tháng 7 năm 1942, họ sống trốn tránh trong những căn phòng được ngụy trang, khi đó Anne 13 tuổi. Sau hai năm, do bị phản bội, gia đình Anne bị phát hiện và bị đưa tới trại tập trung của Đức quốc xã. Bảy tháng sau đó, Anne chết tại trại Bergen-Belsen, vài ngày sau cái chết của Margot, chị của Anne. Ông Otto, cha của Anne là người duy nhất trong nhóm sống sót trở về Amsterdam sau chiến tranh và tìm thấy nhật ký của con gái tại nơi gọi là Chái nhà bí mật. Ông đã quyết định cho xuất bản cuốn nhật ký với tên Het Achterhuis: Dagboekbrieven van 12 Juni 1942 – 1 Augustus 1944.
Cuốn nhật ký Anne được tặng nhân dịp sinh nhật lần thứ 13, đã ghi lại cái nhìn của cô về những sự kiện xảy ra trong khoảng thời gian từ 12 tháng 6 năm 1942 tới 1 tháng 8 năm 1944. Từ tiếng Hà Lan, cuốn nhật ký đã được dịch sang nhiều ngôn ngữ, trở thành một trong những cuốn sách được tìm đọc nhiều nhất trên thế giới[1] Nhiều bộ phim, vở kịch, opéra được dựng dựa theo tác phẩm này.
Gia đình Frank là người Do Thái nhưng sống trong một cộng đồng có cư dân thuộc những chủng tộc khác. Những đứa trẻ lớn lên với bạn bè là người Do Thái, Công giáo và Kháng Cách. Gia đình Frank không tuân giữ mọi tập quán và truyền thống Do Thái giáo[3]. Trong khi Edith Frank là một bà mẹ sùng đạo thì Otto Frank, một sĩ quan thời Đệ Nhất Thế chiến được Quân đội Đức tặng thưởng huân chương, tỏ ra quan tâm nhiều hơn về học thuật và tạo lập một thư viện lớn cho gia đình; cả hai người đều khuyến khích con cái đọc sách[4].
Ngày 13 tháng 3 năm 1933, Đảng Quốc Xã của Adolf Hitler chiến thắng trong cuộc bầu cử hội đồng thành phố Frankfurt. Ngay tức khắc, bắt đầu xuất hiện các cuộc biểu tình bài Do Thái khiến gia đình Frank lo sợ cho số phận của mình nếu tiếp tục ở lại Đức. Edith đưa các con đến trú tại nhà của mẹ, Rosa Holländer, tại Aachen, một thành phố kế cận biên giới Bỉ và Hà Lan. Otto Frank ở lại Frankfurt cho đến khi nhận được lời đề nghị mở một công ty tại Amsterdam, ông đến đó để tổ chức công việc và chuẩn bị cho gia đình đến nơi ở mới[5].
Otto Frank làm việc cho công ty Opekta. Tháng 2 năm 1934, Edith và các con đến Amsterdam, hai cô bé đều được nhập học – Margot vào một trường công lập, còn Anne vào học tại trường Montesssori. Margot tỏ ra có năng khiếu với môn toán trong khi Anne ham mê đọc và viết. Margot là một cô bé nhã nhặn, kín đáo và chăm chỉ[6], còn Anne thì thẳng thắn, năng động và hướng ngoại[7].
Năm 1938, Otto Frank mở một công ty mới. Năm 1939, mẹ của Edith đến sống với gia đình Frank cho đến khi bà qua đời vào tháng 1 năm 1942. Tháng 5 năm 1940, người Đức xâm lăng Hà Lan, chính quyền chiếm đóng khởi sự ngược đãi người Do Thái bằng cách áp dụng các luật lệ hạn chế và kỳ thị, sau đó là những biện pháp bắt buộc đăng ký để cô lập người Do Thái. Margot và Anne tỏ ra xuất sắc trong học tập và có nhiều bạn bè, nhưng từ khi có quy định trẻ em Do Thái chỉ có thể theo học tại các trường Do Thái, hai cô bé phải chuyển trường[8].
Tháng 7 năm 1942, Margot Frank nhận một lệnh triệu tập từ Văn phòng Di cư Do Thái (Zentralstelle für jüdische Auswanderung) yêu cầu cô đến một trại lao động. Khi ấy, Anne được bảo cho biết về một kế hoạch Otto đã vạch sẵn cùng các nhân viên thân tín mà Edith và Margot đã biết trước đó, theo kế hoạch này gia đình cô sẽ đến ẩn trốn ở các căn phòng bên trong những cơ sở của công ty tại Prinsengracht, một con đường chạy dọc theo các kênh đào ở Amsterdam. Chính lệnh triệu tập này khiến gia đình Frank phải tiến hành kế hoạch ẩn trốn trước dự định[10].
Sáng thứ Hai, ngày 6 tháng 7 năm 1942[11],
gia đình Frank dời đến nơi ẩn náu. Căn hộ chung cư của họ bị xáo trộn
để tạo ấn tượng rằng họ đã vội vàng bỏ trốn, Otto Frank để lại những ghi
chép ngụ ý họ đến Thụy Sĩ.
Để giữ bí mật họ buộc phải để lại con mèo Moortje của Anne. Khi ấy
người Do Thái không được phép sử dụng các phương tiện giao thông công
cộng, gia đình Frank phải đi bộ vài cây số, mặc trên mình nhiều lớp áo
quần vì không dám mang xách hành lý[12]. Achterhuis (tiếng Hà Lan
nghĩa là phần sau của ngôi nhà) của gia đình Frank là chỗ ẩn náu ba
tầng lầu ở cuối tòa nhà nơi Miep Gies sống công khai với gia đình của
bà. Lối vào Achterhuis đặt trên dãy văn phòng của công ty Opekta.
Tại lầu một, họ có hai phòng nhỏ với phòng tắm và phòng vệ sinh kế cận,
ở tầng trên là một căn phòng lớn và một phòng nhỏ kề bên. Trong căn
phòng nhỏ này có một chiếc thang dẫn lên căn phòng áp mái bí mật. Cửa
vào Achterhuis được che chắn bằng một kệ sách. Đây là một tòa nhà cổ trông giống nhiều tòa nhà khác tọa lạc ở khu phía tây Amsterdam[13].
Những nhân viên của Otto Frank biết chỗ ẩn náu của gia đình ông là Victor Kugler, Johannes Kleiman, Miep Gies, và Bep Voskuijl, cùng với Jan Gies, chồng của Gies, và Johannes Hendrik Voskuijl, thân phụ của Voskuijl, là những người ra sức giúp đỡ gia đình Frank trong lúc này. Đối với các thành viên gia đình Frank, những người này là đường dây duy nhất liên lạc với thế giới bên ngoài, cung cấp tin tức về chiến cuộc và về tình trạng kinh tế. Họ đem đến những thứ cần dùng, các loại nhu yếu phẩm và bảo đảm sự an toàn mặc dù sứ mạng này ngày càng khó khăn hơn. Anne viết về lòng tốt cũng như những nỗ lực của họ khích lệ tinh thần gia đình cô suốt trong những ngày hết sức khó khăn này. Khi ra tay giúp đỡ gia đình Frank, mỗi người trong số họ đều biết rằng nếu bị phát hiện họ phải đối diện với án tử hình vì tội chứa chấp người Do Thái[14].
Cuối tháng 7, gia đình Frank có thêm những người khách mới thuộc gia
đình Pels: Herman, Auguste, và cậu bé Peter mười sáu tuổi. Đến tháng 11,
có thêm Fritz Pfeffer, một nha sĩ và là một người bạn của gia đình.
Anne viết về niềm vui của cô khi có thêm những người bạn mới để trò
chuyện, mặc dù cùng lúc cũng nảy sinh những khó khăn khi chỗ ở của họ
trở nên chật chội vì quá đông người. Sau khi để Pfeffer ở chung phòng
với cô, Anne mới nhận ra rằng ông Pfeffer thuộc mẫu người không thể chịu
đựng nổi[16].
Cô cũng bất hòa với Auguste van Pels, người mà cô miêu tả là một kẻ đần
độn. Anne xem Hermann van Pels và Fritz Pfeffer là những người ích kỷ,
nhất là khi liên quan đến các vấn đề ăn uống[17].
Mối quan hệ với mẹ cô cũng trở nên căng thẳng, những dòng nhật ký cho
thấy mẹ và con gái ngày càng xa cách. Nhưng về sau Anne nhận ra rằng sự
bất đồng với mẹ chỉ là do những hiểu lầm mà phần lỗi chia đều cho cả
hai, cô cũng bắt đầu hiểu ra rằng không nên chất thêm gánh nặng trên vai
mẹ. Từ đó, Anne tỏ ra thông cảm và tôn trọng mẹ hơn[18].
Dù đôi lúc có bất đồng với Margot, Anne cảm thấy một mối ràng buộc ngày
càng thắt chặt hơn giữa cô và người chị. Tuy nhiên, tình cảm sâu đậm
hơn hết Anne dành cho cha. Về sau, khi không còn e dè và bối rối giữa
Anne và Peter van Pels, cô cậu trở nên thân tình hơn và từ đó nảy sinh
tình cảm lãng mạn. Anne nhận nụ hôn đầu từ Peter van Pels, song tình cảm
đắm đuối này phôi pha dần khi cô tự tra vấn mình xem đó có phải là cảm
xúc thật hay chỉ là thứ tình cảm dành cho người đồng cảnh ngộ chia sẻ
với nhau số phận của những con người đang bị giam cầm[19][20].
Margot và Anne đều nuôi hi vọng sẽ quay lại trường, do đó cả hai tiếp tục tự học. Margot theo học một khóa tốc ký hàm thụ dưới tên Bep Voskuij, cô nhận được điểm cao trong khóa học này. Margot cũng viết nhật ký nhưng người ta tin rằng quyển nhật ký này đã bị thất lạc.
Anne dành nhiều thì giờ để đọc sách, viết và hoàn chỉnh nhật ký. Không chỉ ghi chép lại những biến động trong cuộc sống, Anne còn ghi lại những cảm xúc, niềm tin và khát vọng của mình, những điều mà cô không biết thổ lộ cùng ai. Khi bị lôi cuốn nhiều hơn cũng như tự tin hơn khi cầm viết, và khi bắt đầu trở nên người trưởng thành, Anne quan tâm nhiều hơn đến các chủ đề trừu tượng như niềm tin vào Thiên Chúa, và làm thế nào để nhận biết bản chất của con người. Cô tiếp tục duy trì thói quen viết nhật ký mỗi ngày cho đến những dòng chữ cuối cùng đề ngày 1 tháng 8 năm 1944[21].
Họ bị giải đến trụ sở Gestapo, và bị hỏi cung suốt đêm. Hôm sau, ngày 5 tháng 8, họ bị giải đến Huis van Bewaring (Trại giam), một nhà tù chật cứng người tại Weteringschans. Hai ngày sau, tám người Do Thái bị đưa đến Westerbork, Hà Lan. Đây là trại chuyển tiếp, vào lúc ấy có đến hơn 100.000 người Do Thái đi qua trại này. Do bị bắt giữ lúc đang ẩn trốn, họ bị xem là tội phạm và bị gửi đến Trại Trừng giới (Punishment Barracks) để lao động khổ sai[23].
Ngày 3 tháng 9, tám người này bị đưa đến trại tập trung Auschwitz[24]. Sau ba ngày đi đường, họ đến nơi và bị tách riêng theo giới tính; từ đó những người đàn ông và đàn bà không bao giờ gặp mặt nhau lần nữa. Trong số 1019 người bị gởi tới trại, 549 người – tất cả là trẻ em dưới mười lăm tuổi – bị chọn ra để đối diện với cái chết trong những phòng hơi ngạt. Do đã mười lăm tuổi ba tháng Anne được sống sót, mặc dù những người trú tại Achterhuis đều thoát khỏi kỳ thanh lọc này, Anne tin rằng cha cô đã bị giết[25].
Cùng những phụ nữ khác còn sống sót, Anne bị lột trần để tẩy trùng, cạo trọc đầu và xăm số tù trên cánh tay. Ban ngày họ phải lao dịch khổ sai như những nô lệ, ban đêm họ bị nhồi nhét vào những lán trại lạnh lẽo. Dịch bệnh thương hàn bùng phát mạnh mẽ, chẳng bao lâu trên da của Anne xuất hiện đầy những mụn ghẻ[26].
Ngày 28 tháng 10, lại thêm một đợt thanh lọc khi những nữ tù bị đưa đến Bergen-Belsen. Hơn 8.000 phụ nữ, trong đó có Anne, Margot và Auguste van Pels, bị đưa đi, nhưng mẹ của hai cô phải ở lại[27]. Những lán trại được dựng lên vội vàng để chứa dòng người tù tội, và khi số trại viên trở nên quá đông thì số tử vong vì bệnh tật cũng mau chóng tăng cao. Trong quãng thời gian ngắn ngủi này, Anne gặp lại hai người bạn, Hanneli Goslar (biệt danh “Lies” trong nhật ký của Anne) và Nanette Blitz, cả hai đều sống sót. Blitz thuật lại rằng khi ấy Anne bị rụng tóc, gầy hốc hác và run lẩy bẩy. Theo hồi ức của Goslar, mặc dù đang mắc bệnh, Anne rất lo lắng cho Margot mắc bệnh nặng hơn không thể đi nổi. Anne cũng nói với hai người bạn thân cô nghĩ rằng cha mẹ cô đã chết.
Tháng 3 năm 1945, dịch sốt lây lan khắp trại cướp mạng sống khoảng 17.000 tù nhân[28]. Những người sống sót thuật lại rằng Margot vì quá yếu đã rơi khỏi giường và chết vì suy kiệt, chỉ vài ngày sau đến lượt Anne, khi ấy cô ở tuổi mười lăm. Người ta tin rằng hai chị em lìa đời chỉ vài tuần lễ trước khi binh lính Anh đến giải phóng họ vào ngày 15 tháng 4 năm 1945, mặc dù cho đến nay vẫn chưa có ghi chép chính xác nào về thời điểm họ ra đi.[29][30] Trại tập trung bị thiêu rụi để dập dịch, còn thi thể của Anne và Margot bị vùi trong một ngôi mộ tập thể, cho đến nay vẫn chưa xác định được địa điểm.
Sau chiến tranh, người ta ước tính có khoảng 110.000 người Do Thái bị trục xuất khỏi Hà Lan trong thời kỳ nước này bị Đức Quốc Xã chiếm đóng, trong số họ chỉ có 5.000 người sống sót.[31]
Nhật ký của Anne khởi đầu như là một cách bày tỏ những cảm nghĩ riêng tư của cô bé, có vài lần cô viết rằng cô không muốn ai đọc chúng. Trải dài theo những trang giấy, Anne chân thật miêu tả cuộc sống của cô, gia đình cùng những người sống chung, và hoàn cảnh của họ, dần dà cô nhận ra nỗi đam mê viết lách và mong ước tác phẩm của mình được xuất bản. Mùa xuân năm 1944, Anne nghe được một chương trình phát thanh của Gerrit Bolkestein – một thành viên của Chính phủ Lưu vong Hà Lan – nói rằng khi chiến tranh chấm dứt, ông sẽ thiết lập một chương trình thu thập mọi ghi chép của người dân Hà Lan liên quan đến các hành động trấn áp trong thời kỳ chiếm đóng của người Đức[33]. Khi ông đề cập đến việc xuất bản thư từ và nhật ký, Anne quyết định dành thì giờ cho công việc này cho đến khi có cơ hội. Cô bắt tay hoàn chỉnh những gì đã viết, sắp xếp lại các mục từ, viết lại một số đoạn, chuẩn bị cho việc xuất bản. Tập vở ban đầu của cô được bổ sung bởi những tập vở khác cùng những trang giấy rời. Anne bắt đầu đặt biệt danh cho những người sống chung và những người bạn đến giúp đỡ gia đình cô. Các thành viên trong gia đình Pels mang tên Hermann, Petronella và Peter van Daan, còn Fritz Pfeffer mang tên Albert Düssell. Otto Frank sử dụng bản gốc, còn gọi là "phiên bản A", cùng với bản biên tập, gọi là "phiên bản B", để cấu thành phiên bản đầu tiên được xuất bản. Ông cắt bỏ một vài đoạn nhắc đến vợ ông và những đoạn Anne bàn đến sự phát triển giới tính của cô. Dù phục hồi tên chính xác của các thành viên của gia đình ông, Otto duy trì những biệt danh Anne dùng để gọi những người khác.
Otto đưa quyển nhật ký cho Annie Romein-Vershoor, nhà sử học này tìm cách xuất bản nhưng không thành công. Bà đưa quyển nhật ký cho chồng, Jan Romein, ông này cho đăng một bài tựa đề "Kinderstem" (Tiếng kêu của một em bé) trên nhật báo Het Parool đề ngày 3 tháng 4 năm 1946. Ông viết rằng quyển nhật ký "là những lời thốt ra từ một đứa trẻ, miêu tả số phận những người cố trốn tránh chế độ phát-xít, còn đậm nét hơn toàn bộ chứng cứ được đưa ra trong những phiên tòa ở Nuremberg"[34]. Bài viết thu hút sự chú ý của các nhà xuất bản, và quyển nhật ký được phát hành trong năm 1947, được tái bản năm 1950. Ấn bản đầu tiên phát hành tại Mỹ năm 1952 dưới tên Anne Frank: The Diary of a Young Girl (Anne Frank: Nhật ký của một cô gái trẻ). Một vở kịch dựa trên quyển nhật ký, kịch bản của Frances Goodrich và Albert Hackett, ra mắt tại Thành phố New York ngày 5 tháng 10 năm 1955, vở kịch này đoạt Giải Pulitzer dành cho Kịch nghệ. Đến năm 1959, cuốn phim Nhật ký Anne Frank là một thành công thương mại (3 giải OSCAR và 5 đề cử)[35] dù có nhiều phê phán.
Theo dòng thời gian, quyển nhật ký ngày càng trở nên nổi tiếng, được đưa vào chương trình giảng dạy tại nhiều trường học, nhất là tại Hoa Kỳ, nhằm giới thiệu Anne Frank với các thế hệ mới.
Năm 1986, Viện Tư liệu Chiến tranh Quốc gia Hà Lan cho lưu hành cái gọi là “ấn bản phê phán” của quyển nhật ký với phần so sánh tất cả phiên bản đã được biên tập và chưa được biên tập của quyển nhật ký, kể cả phần tranh luận về tính xác thực của nó, cũng như các thông tin trong lịch sử liên quan đến gia đình Frank và quyển nhật ký[36].
Năm 1999, Cornelis Suijk – cựu giám đốc Tổ chức Anne Frank và chủ tịch Bảo tàng Tưởng niệm Holocaust Hoa Kỳ - tuyên bố rằng ông đang sở hữu năm trang nhật ký đã bị loại bỏ bởi Otto Frank trước khi cho xuất bản, Sujk cho biết Otto Frank đã giao cho ông những trang nhật ký này trước khi từ trần năm 1980. Nội dung của chúng chứa đựng những nhận xét bi quan của Anne Frank về cuộc hôn nhân của cha mẹ cô, cũng như biểu thị sự thiếu vắng tình cảm của cô gái đối với mẹ[37].
Đã bùng nổ những cuộc tranh cãi sau khi Suijk công bố quyền xuất bản những trang nhật ký này nhằm gây quỹ cho tổ chức của ông. Viện Tư liệu Chiến tranh Hà Lan, sở hữu chủ chính thức bản thảo của quyển nhật ký, yêu cầu thu hồi năm trang nhật ký này. Năm 2000, Bộ Giáo dục Văn hóa và Khoa học Hà Lan thỏa thuận một khoản tặng dữ[a]trị giá 300.000 USD dành cho tổ chức của Sujk để đổi lấy năm trang nhật ký. Giao dịch này được hoàn thành trong năm 2001. Từ lúc ấy, chúng được đem vào các ấn bản mới của quyển nhật ký.
Trong lời giới thiệu cho ấn bản đầu tiên tại Mỹ, Eleanor Roosevelt đã miêu tả Nhật ký Anne Frank là "một
trong những lời nhận xét khôn ngoan và cảm động nhất về chiến tranh và
tác động của chiến tranh đối với nhân loại mà tôi từng đọc". Năm 1961, John F. Kennedy nhắc đến Anne Frank trong một bài diễn văn khi ông nói, “Xuyên
suốt dòng lịch sử đã có nhiều người nói đến nhân phẩm vào những thời
điểm con người gánh chịu nhiều đau khổ và sỉ nhục, nhưng không tiếng nói
nào có sức thuyết phục bằng tiếng nói của Anne Frank.”[38] Cũng trong năm ấy, Nhà văn Liên xô Ilya Ehrenburg
gọi Anne Frank là "tiếng nói đại diện cho sáu triệu người – tiếng nói
ấy không phải của một nhà hiền triết hoặc một nhà thơ nhưng là của một
bé gái bình thường"[39].
Uy tín của Anne Frank trong tư cách là nhà văn và nhà nhân bản ngày
càng tăng cao, cô được xem là biểu tượng của các nạn nhân cuộc thảm sát Holocaust, và trong ý nghĩa rộng lớn hơn, là đại diện cho những con người bị ngược đãi. Hillary Rodham Clinton, trong bài diễn văn nhận Giải thưởng Nhân đạo Elie Wiesel năm 1994
đã gọi Anne Frank là người "đánh thức chúng ta khỏi sự điên dại của
lòng vô cảm và khỏi thảm họa đang phủ bóng trên thế hệ trẻ". Clinton ngụ
ý những xung đột đẫm máu đang xảy ra tại Sarajevo, Somalia và Rwanda[40].
Sau khi nhận giải thưởng nhân đạo năm 1994 từ Tổ chức Anne Frank, Nelson Mandela, trong một lần diễn thuyết tại Johannesburg, thuật lại rằng ông đã đọc nhật ký Anne Frank khi bị giam trong tù và "nhận được nhiều sự khích lệ từ tác phẩm này". Mandela so sánh cuộc chiến chống lại Quốc Xã và cuộc đấu tranh của ông chống chủ nghĩa apartheid, và tìm thấy sự tương đồng giữa Quốc Xã với chủ nghĩa apartheid với lời nhận xét "bởi vì chúng dối trá, và bởi vì chúng từng, và sẽ luôn luôn bị, thách thức bởi những người giống Anne Frank, chắc chắn chúng sẽ thất bại"[41].
Trong phần kết cuốn tiểu sử Anne Frank, Miep Gies cố bác bỏ khái niệm cho rằng "Anne là biểu tượng của sáu triệu nạn nhân vụ tàn sát người Do Thái (Holocaust)", Gies viết: “Cuộc đời và cái chết của Anne là số phận của một cá nhân đơn lẻ, nhưng số phận thảm khốc này diễn ra sáu triệu lần. Anne không thể, cũng không nên, thay mặt cho những nạn nhân từng bị Quốc Xã tước đoạt sinh mạng.... Dù vậy, số phận của cô giúp chúng ta thấu hiểu sự mất mát khủng khiếp mà thế giới phải gánh chịu từ vụ thảm sát này"[42].
Melissa Müller, người viết tiểu sử Anne Frank, nhận xét rằng Anne viết nhật ký "cách chính xác, tự tin và cần mẫn, nhất là chân thật đến độ đáng kinh ngạc". Phần lớn những trang nhật ký dành cho việc tìm hiểu về tính cách của những con người, cô tra xét kỹ lưỡng từng người một bằng cái nhìn thấu suốt và thẳng thắn. Đôi khi Anne tỏ ra khá tàn nhẫn và thường khi thiên vị, đặc biệt là phần nói về Fritz Pfeffer và về mẹ cô. Theo Müller, Anne đang trong giai đoạn chuyển tiếp lứa tuổi, và "tính đỏng đảnh của tuổi dậy thì" được thể hiện trên những trang chữ của cô. Anne tự tra xét mình và hoàn cảnh sống theo cung cách tra vấn, phân tích và phê phán, trong những lúc hoang mang, cô thường nhắc đến sự tranh chấp giữa Anne ngoan ngoãn mà cô luôn hướng đến với Anne tồi tệ mà cô tin là con người hiện tại của cô. Otto Frank nhắc lại lời giải thích của nhà xuất bản về lý do cuốn nhật ký được yêu thích rộng khắp với lời nhận xét, "ông ấy nói rằng nội dung quyển nhật ký bao trùm quá nhiều lãnh vực của cuộc sống đến nỗi mỗi độc giả đều có thể tìm thấy một điều gì đó làm cho người ấy xúc động".
Tháng 6 năm 1999, Tạp chí TIME phát hành một ấn bản đặc biệt TIME 100: Anh hùng & Thần tượng trong thế kỷ 20, với danh sách một trăm chính khách, nghệ sĩ, nhà cải cách, khoa học gia và thần tượng. Anne Frank có tên trong danh sách này[43].
Năm 1958, Simon Wiesenthal (1908-2005) - một kỹ sư kiến trúc người Áo gốc Do Thái chuyên săn tìm những tội phạm Quốc Xã - bị một nhóm người phản đối thách thức ông chứng minh sự hiện hữu của Anne Frank bằng cách tìm ra người đã bắt giữ Anne. Wiesenthal tìm gặp Kark Silberbauer năm 1963. Khi bị thẩm vấn, Silberbauer thừa nhận vai trò của mình cũng như nhận ra Anne Frank, nhờ một tấm ảnh, trong số những người bị bắt. Silberbauer cung cấp đầy đủ chi tiết về sự kiện và kể lại rằng ông đã mở tung một va li chứa đầy giấy tờ và vung vãi chúng trên sàn nhà. Lời khai của Silberbauer củng cố những lời chứng trước đó như lời chứng của Otto Frank[45].
Những người chống đối tiếp tục phổ biến quan điểm cho rằng tác giả quyển nhật ký không thể là một đứa bé, nhưng đây là một sản phẩm của hệ thống tuyên truyền ủng hộ người Do Thái, và cáo buộc Otto Frank là kẻ lừa đảo. Năm 1959, Frank tiến hành các thủ tục pháp lý tại Lübeck chống lại Lothar Stielau, một giáo viên và từng là thành viên của tổ chức bán quân sự của Quốc Xã, Đoàn Thanh niên Hitler. Trước đó Stielau ấn hành một bài viết phổ biến trong trường học miêu tả quyển nhật ký là một sản phẩm ngụy tạo. Kế đó, Heinrich Buddegerg, sau khi viết thư ủng hộ Stielau, đã cho đăng bài viết trên một nhật báo ở Lübeck. Sau khi kiểm tra quyển nhật ký, năm 1960 tòa án công nhận chữ viết hợp với nét chữ của Anne Frank, và tuyên bố quyển nhật ký là xác thực. Sau khi Stielau xin rút lại quan điểm, Otto Frank cũng ngưng theo đuổi vụ kiện.
Năm 1976, Otto Frank kiện Heinz Roth ở Frankfurt vì đã phát hành một luận văn cho rằng quyển nhật ký là ngụy tạo. Quan tòa phán quyết nếu Roth tiếp tục phổ biến quan điểm trên sẽ bị phạt 500 000 mark Đức và 6 tháng tù. Roth kháng án nhưng qua đời năm 1978, một năm trước khi vụ án được đưa ra xét xử[44].
Sau khi Otto Frank qua đời năm 1980, bản gốc quyển nhật ký, gồm có những bức thư và những trang giấy rời, được di chúc để lại cho Viện Tư liệu Chiến tranh Hà Lan[46]. Năm 1986, cơ quan này ủy nhiệm Bộ Tư pháp Hà Lan tiến hành một cuộc khảo sát pháp y quyển nhật ký. Sau khi so sánh chữ viết với các mẫu chữ có sẵn, kết quả khảo sát xác nhận là phù hợp, cũng như xác định rằng loại giấy, keo và mực là loại thông dụng vào thời điểm quyển nhật ký được viết. Nhận định sau cùng khẳng định tính xác thực của quyển nhật ký, những khám phá từ cuộc khảo sát này được ấn hành trong bản “Critical Edition” của quyển nhật ký. Ngày 23 tháng 3 năm 1990, Tòa án Khu vực Hamburg công nhận tính xác thực của quyển nhật ký[36].
Năm 1991, Robert Faurisson và Siegfried Verbeke xuất bản quyển "Nhật ký Anne Frank: Một Góc nhìn Phê phán", lập luận rằng Otto Frank đã viết quyển nhật ký, dựa trên luận cứ cho rằng có vài điểm mâu thuẫn trong nhật ký, việc ẩn náu của gia đình Frank trong Achterhuis là điều bất khả, và văn phong cũng như chữ viết trong quyển nhật ký không thể là của một cô bé tuổi teen[47].
Tháng 12 năm 1993, Tổ chức Nhà Anne Frank ở Amsterdam và Quỹ Anne Frank ở Basle tiến hành các thủ tục pháp lý xin cấm việc phổ biến quyển "Nhật ký Anne Frank: Một Góc nhìn Phê phán" tại Hà Lan. Ngày 9 tháng 12 năm 1998, Tòa án Khu vực Amsterdam đưa ra phán quyết cấm bác bỏ tính xác thực của quyển nhật ký và cấm phổ biến các văn kiện loại ấy, tuyên phạt 25 000 guilder cho mỗi lần vi phạm[48].
Ngày 3 tháng 3 năm 1957, Otto Frank và một nhóm công dân thiết lập Tổ chức Anne Frank
trong nỗ lực cứu tòa nhà Prinsengracht khỏi bị dỡ bỏ và biến nó thành
địa điểm phục vụ cộng đồng. Otto Frank nhấn mạnh rằng mục tiêu của tổ
chức là khuyến khích sự tiếp xúc và giao lưu giữa các bạn trẻ đến từ các
nền văn hóa, tôn giáo và chủng tộc khác nhau, cũng như chống lại tính
cố chấp hẹp hòi và kỳ thị chủng tộc.
Tòa nhà Anne Frank mở cửa vào ngày 3 tháng 3 năm 1960, bao gồm dãy văn phòng và nhà kho của công ty Opekta cùng Acherhuis, nơi này không được trang trí lại để du khách có thể tự do đi từ phòng này sang phòng khác. Một số di vật cá nhân của những người từng sống trong tòa nhà như những bức ảnh các ngôi sao điện ảnh Anne đã dán trên tường, giấy dán tường trên đó Otto Frank ghi lại chiều cao của các cô con gái, và tấm bản đồ Otto Frank dùng để ghi dấu bước tiến quân của Lực lượng Đồng Minh, tất cả được bảo tồn bên trong những tấm kính trong suốt. Từ căn phòng nhỏ nơi Peter van Pels từng lưu trú có một hành lang kết nối tòa nhà với khu lân cận, nay cũng thuộc Tổ chức. Những tòa nhà này được dùng để trưng bày quyển nhật ký, cũng như các hiện vật trình bày các khía cạnh khác nhau của vụ thảm sát và những khảo sát đương đại về tình trạng phân biệt chủng tộc đang xảy ra tại nhiều nơi trên khắp thế giới. Đây là địa điểm thu hút nhiều du khách của Amsterdam, với hơn nửa triệu người tìm đến mỗi năm.
Hai trường tiểu học ở Dallas, Texas (Dallas ISD), và Philadelphia, Pensylvania (School District of Philadelphia) được đổi tên thành "Trường Tiểu học Anne Frank" để tưởng niệm cô.
Bức tường Berlin, từng được Chính phủ Cộng hòa Dân chủ Đức
gọi là "Tường thành bảo vệ chống phát xít" và bị người dân Cộng Hoà
Liên Bang Đức gọi là "Bức tường ô nhục" là một phần của biên giới nội
địa nước Đức và đã chia cắt phần Tây Berlin với phần phía đông của thành phố và với lãnh thổ của nước Cộng hòa Dân chủ Đức bao bọc chung quanh Tây Berlin từ ngày 13 tháng 8 năm 1961 đến ngày 9 tháng 11 năm 1989. Bức tường này là một trong những biểu tượng nổi tiếng nhất của cuộc Chiến tranh Lạnh
và của việc chia cắt nước Đức. Khoảng 5000 người đã tìm cách vượt qua
bức tường để sang Tây Berlin. Số người bị thiệt mạng khi vượt tường nằm
trong khoảng từ 86 đến 200 người.
Trong năm 1949, khi nước Cộng hòa Liên bang Đức (Tây Đức) được thành lập trong ba vùng chiếm đóng ở phía tây và ngay sau đó là nước Cộng hòa Dân chủ Đức (Đông Đức) được thành lập trong vùng chiếm đóng của Liên bang Xô Viết, biên giới bắt đầu được cả hai bên tăng cường củng cố và canh phòng. Hai quốc gia được thành lập đã tạo nền tảng cho việc chia cắt nước Đức về chính trị. Đầu tiên, chỉ có cảnh sát biên phòng và lực lượng quân đội biên phòng được giao nhiệm vụ canh gác giữa Đông Đức và Tây Đức, sau đó Đông Đức bắt đầu xây dựng nhiều rào chắn. Về mặt hình thức, Berlin mang thể chế của một thành phố bao gồm bốn khu vực và là thành phố phi quân sự đối với quân đội Đức, đồng thời cũng là một thành phố độc lập so với cả hai quốc gia Đức – những điều này thật ra không còn giá trị trong thực tế. Trên nhiều phương diện, Tây Berlin gần như mang thể chế của một tiểu bang, thí dụ như việc có đại diện (nhưng không có quyền bỏ phiếu) trong Quốc hội Liên bang Đức (Bundestag). Đi ngược lại hiệp định đã được ký kết, Đông Berlin trở thành thủ đô của nước Đông Đức.
Khi cuộc Chiến tranh Lạnh leo thang dẫn đến nhiều việc như cấm vận kỹ thuật cao COCOM cho khối Đông Âu, chiến tranh ngoại giao liên tục và đe dọa về quân sự, phía Đông đã tăng cường đóng kín biên giới. Vì thế biên giới này không đơn thuần là biên giới giữa hai phần nước Đức mà đã trở thành biên giới giữa Hội đồng Tương trợ Kinh tế và Cộng đồng châu Âu, giữa khối NATO và khối Warszawa, tức là giữa khối Tư bản Chủ nghĩa và khối Xã hội Chủ Nghĩa.
Từ khi Đông Đức được thành lập, người Đông Đức chạy sang Tây Đức ngày càng nhiều. Bắt đầu từ năm 1952 biên giới giữa hai nước Đức được bảo vệ bằng hàng rào và có lực lượng canh phòng. Một khu vực cấm dọc theo biên giới có chiều ngang 5 km được thành lập, người dân chỉ được phép đi vào khi có giấy phép đặc biệt – thông thường là chỉ cho những người dân cư trong vùng. Về hướng biên giới là một giải đất bảo vệ rộng 500 m và tiếp theo ngay sau đó, trực tiếp cạnh biên giới, là một giải đất canh phòng có chiều ngang 10 m. Ngược lại, ranh giới của các khu vực chiếm đóng giữa Tây Berlin và Đông Berlin lại vẫn còn bỏ ngỏ, vì thế mà gần như không thể kiểm soát được và trở thành một lỗ hổng để người dân chạy qua Tây Berlin. Từ 1949 cho đến 1961 khoảng 2,6 triệu người đã rời bỏ Đông Đức và Đông Berlin, trong số đó vẫn còn 47.433 người chạy trốn chỉ riêng trong hai tuần đầu của tháng 8 năm 1961. Ngoài ra Tây Berlin cũng là cửa ngỏ đi đến phương Tây cho nhiều người Ba Lan và Tiệp Khắc. Vì những người này thường là những người trẻ tuổi và được đào tạo tốt nên việc di dân này là mối đe dọa cho sức mạnh kinh tế của Đông Đức và cuối cùng là cho sự tồn tại của quốc gia này.
Thêm vào đó khoảng 50.000[cần dẫn nguồn] người dân Đông Berlin tuy hằng ngày làm việc ở Tây Berlin nhưng lại sinh sống và cư ngụ dưới những điều kiện rẻ tiền hơn ở Đông Berlin hay ở những vùng ngoại thành Berlin. Vào ngày 4 tháng 8 năm 1961 Hội đồng thành phố Berlin (Đông) ban quy định bắt buộc những người này phải đăng ký và phải trả tiền nhà cũng như những phí tổn phụ (điện, nước) bằng tiền Deutsche Mark của Tây Đức. Trước khi bức tường được xây dựng, lực lượng Công an Nhân dân của Đông Đức trong Đông Berlin cũng đã kiểm soát nghiêm ngặt các con đường và phương tiện giao thông đi qua phần phía tây của thành phố để ngăn chặn những người "chạy trốn cộng hòa" và "buôn lậu". Ngoài ra, nhiều người ở Tây Berlin và người Đông Berlin nhưng làm việc tại Tây Berlin đã dùng tiền Mark Đông Đức được đổi với giá rẻ trên thị trường ngoại tệ chợ đen – tỷ giá hối đoái thời điểm đấy là 1:4 – để mua lương thực thực phẩm tương đối rẻ và các hàng hóa tiêu dùng cao cấp ít ỏi ở Đông Berlin. Qua đó hệ thống kinh tế theo chế độ kinh tế kế hoạch của Đông Đức lại càng suy yếu đi. Bức tường được xây dựng để phục vụ cho ý định của những người cầm quyền Đông Đức, đóng kín cửa biên giới để chấm dứt cái được gọi một cách bình dân là "bỏ phiếu bằng chân" – rời bỏ "quốc gia công nông xã hội chủ nghĩa".
Tuy quân đội Đồng Minh phía Tây đã có thông tin về kế hoạch của "những biện pháp cứng rắn" nhằm để phong tỏa Tây Berlin thông qua những người tin cậy, nhưng họ vẫn ngạc nhiên về thời điểm cụ thể và quy mô của rào cản này. Do quyền ra vào Tây Berlin không bị cắn xén nên phương Tây đã không can thiệp bằng quân sự. Cơ quan tình báo Liên bang Đức (Bundesnachrichtendienst - BND) cũng đã nhận được nhiều thông tin tương tự ngay từ giữa tháng 7. Sau khi Ulbricht viếng thăm Nikita Sergeyevich Khrushchyov trong thời gian của cuộc họp cấp cao các nước trong khối Warszawa tại Moskva từ 3 tháng 8 đến 5 tháng 8, báo cáo hằng tuần của BND vào ngày 9 tháng 8 đã ghi lại:
Trong ngày thứ Bảy 12 tháng 8 BND nhận được thông tin từ Đông Berlin, rằng "vào ngày 11 tháng 8 năm 1961 đã có cuộc họp các bí thư của các nhà xuất bản thuộc Đảng và các cán bộ Đảng khác tại Ủy ban Trung ương Đảng Xã hội Chủ nghĩa Thống nhất Đức. Tại đấy, ngoài những việc khác là tuyên bố: [...] Do tình hình dòng người di tản tăng liên tục, việc khóa kín phần phía đông của Berlin và khu vực chiếm đóng phía đông cần phải thực hiện trong những ngày sắp đến – một thời điểm cụ thể không được nêu ra – chứ không như theo kế hoạch là đến 14 ngày nữa."
Trong đêm 12 rạng sáng ngày 13 tháng 8 năm 1961 Quân đội Nhân dân Quốc gia, 5.000[cần dẫn nguồn] người của Cảnh sát biên phòng (tiền thân của Lực lượng Biên phòng sau này), 5.000[cần dẫn nguồn] người thuộc Công an Nhân dân và 4.500[cần dẫn nguồn] người thuộc lực lượng công nhân vũ trang bắt đầu phong tỏa các đường bộ và đường sắt dẫn đến Tây Berlin. Quân đội Xô Viết được đặt trong tình trạng báo động và hiện diện tại các cửa khẩu biên giới của Đồng Minh. Tất cả các liên kết giao thông còn tồn tại giữa hai phần Berlin đều bị gián đoạn.
Erich Honecker vào thời điểm đó dưới cương vị là bí thư trung ương Đảng về an ninh đã nhân danh ban lãnh đạo Đảng chịu trách nhiệm chính trị về việc lên kế hoạch và thực hiện việc xây bức tường. Cho đến tháng 9 năm 1961, chỉ riêng từ lực lượng canh phòng đã có 85 người đào ngũ sang Tây Berlin, ngoài ra là 216[cần dẫn nguồn] lần chạy trốn thành công của tổng cộng 400 người. Mãi mãi không quên là các bức ảnh nổi tiếng chụp những người chạy trốn được thả xuống từ các ngôi nhà lân cận bằng dây làm từ tấm vải trải giường hay của người cảnh sát biên phòng trẻ tuổi Conrad Schumann đang chạy qua hàng rào kẽm gai trên đường Bernau (Bernauer Straße).
Ngay trong cùng ngày Thủ tướng Liên bang Konrad Adenauer
đã kêu gọi qua đài phát thanh yêu cầu người dân hãy bình tĩnh và thận
trọng, nhắc đến việc sẽ phối hợp cùng với lực lượng Đồng Minh để có phản
ứng tiếp theo. Mãi hai tuần sau khi bức tường được xây dựng ông mới
viếng thăm Tây Berlin. Chỉ riêng thị trưởng Berlin đương nhiệm Willy Brandt
đã cực lực phản đối, nhưng cuối cùng ông cũng bất lực trước việc xây
bức tường bao quanh Tây Berlin chia cắt thành phố. Ngay trong năm đó,
các tiểu bang Tây Đức đã thành lập Trung tâm Thu thập của Hành chánh Tư
pháp Tiểu bang (Zentrale Erfassungsstelle der Landesjustizverwaltungen) tại Salzgitter để ghi nhận lại các vi phạm về quyền con người trên lãnh thổ Đông Đức. Vào ngày 16 tháng 8 năm 1961 Willy Brandt và 300.000 người dân Tây Berlin đã biểu tình trước Tòa thị chính Schöneberg.
Phản ứng quốc tế năm 1961:
Một cuộc chạm trán trực tiếp có vẻ nguy hiểm giữa quân đội Mỹ và Xô Viết xảy ra vào ngày 27 tháng 10 năm 1961 tại Checkpoint Charlie trên đường Friedrich (Friedrichstraße) khi 10 chiếc tăng mỗi bên đã đỗ đối diện nhau ngay trước vạch ranh giới. Thế nhưng vào ngày hôm sau cả hai nhóm tăng đều được rút về. Cả hai phe đều không muốn vì Berlin mà cuộc Chiến tranh Lạnh sẽ leo thang hay cuối cùng là đi đến một cuộc chiến tranh hạt nhân.
Ngày 26 tháng 6 năm 1963, Tổng thống Kennedy đã đến thăm và trong một bài phát biểu sôi nổi trước Bức tường Berlin, ông nói "Tây Berlin là một biểu tượng của tự do trong một thế giới bị đe dọa bởi chiến tranh lạnh", "Tất cả những người tự do, dù sống tại bất cứ nơi nào, đều là công dân của Berlin, và do đó, như là một người dân tự do, tôi tự hào trong (khi nói) các từ ngữ Ich bin ein Berliner (tôi là một người Berlin)" [1], và ông cũng nói:
Bắt từ đầu thập niên 1970 với chính sách tiếp cận giữa Đông Đức và Tây Đức do Willy Brandt và Erich Honecker mở đầu, biên giới của hai quốc gia được mở rộng hơn một ít. Đông Đức bắt đầu cho phép đi du lịch dễ dàng hơn, đặc biệt là cho những nhóm người "phi sản xuất" như những người đang nghỉ hưu và cho phép công dân Tây Đức thăm viếng một cách đơn giản hơn từ những vùng gần biên giới. Một quyền tự do du lịch rộng rãi bị Đông Đức gắn liền với việc công nhận thể chế là một quốc gia độc lập và với yêu cầu trao trả các công dân Đông Đức đi du lịch nhưng không muốn trở về nữa. Tây Đức đã không muốn thỏa mãn các yêu cầu này vì hiến pháp không cho phép.
Trong tuyên truyền, Đông Đức đã gọi bức tường này cũng như toàn bộ việc bảo vệ biên giới là "bức tường thành chống phát xít" (antifaschistischer Wall), bảo vệ nước Đông Đức chống lại việc "di dân, xâm nhập, gián điệp, phá hoại, buôn lậu, bán tống bán tháo và gây hấn từ phương Tây". Thực chất các hệ thống phòng thủ này chủ yếu là chống lại chính những người công dân của Đông Đức.[3]
Bức tường sụp đổ trong đêm thứ Năm ngày 9 tháng 11, rạng sáng ngày thứ Sáu ngày 10 tháng 11 năm 1989,
sau hơn 28 năm. Dẫn đến việc mở cửa bức tường về một mặt là các cuộc
biểu tình tuần hành rộng lớn và yêu cầu tự do đi lại trong Đông Đức
trước kia, về mặt khác là việc "bỏ trốn Cộng hòa" (Republikflucht) liên tục của một số lớn người dân từ Đông Đức sang Tây Đức đi vòng qua nước ngoài như Hungary, nước đã mở cửa biên giới với Áo từ ngày 11 tháng 9 hay trực tiếp từ Tiệp Khắc từ đầu tháng 11 hoặc qua các đại sứ quán Đức tại các thủ đô của các quốc gia ở Đông Âu (trong đó là các đại sứ quán tại Praha và Warszawa).
Sau khi bản dự thảo cho Luật đi lại mới (Reisegesetz) được công bố vào ngày 6 tháng 11 vấp phải phản đối cực lực và lãnh đạo Tiệp Khắc bằng con đường ngoại giao ngày càng phản đối mạnh mẽ hơn việc công dân Đông Đức bỏ đi thông qua đất nước Tiệp Khắc, Bộ chính trị của Đảng Xã hội Chủ nghĩa Thống nhất Đức quyết định thay đạo luật mới bằng một quy định về việc ra nước ngoài. Một bản dự thảo cho quyết định này, có thêm phần về việc xuất ngoại để thăm viếng, được Bộ chính trị xác nhận và chuyển tiếp đến Hội đồng Bộ trưởng. Tại đấy, theo như dự tính thì bản dự thảo trình Hội đồng Bộ trưởng cần được hoàn thành và thông qua ngay trong ngày để có thể được công bố bắt đầu từ lúc 4 giờ ngày hôm sau thông qua hãng thông tấn xã nhà nước ADN. Thế nhưng trong quy trình thông qua đã có ý kiến phản đối từ Bộ Tư pháp. Song song với việc này, bản dự thảo trình Hội đồng Bộ trưởng được đưa ra bàn thảo vào buổi chiều ngày hôm đó trong Ủy ban Trung ương Đảng và được sửa đổi nhỏ. Phiên bản này của dự thảo được Egon Krenz trao cho thành viên của Bộ Chính trị Günter Schabowski, người vắng mặt trong các cuộc họp trước đó của Bộ chính trị và Ủy ban Trung ương Đảng, trước khi Schabowski tổ chức họp báo về kết quả của lần họp Ủy ban Trung ương Đảng[4][5].
Cuộc họp báo với Günter Schabowski trong Sở Báo chí/Trung tâm Báo chí Quốc tế trên đường Mohren (Mohrenstraße) số 38 tại Đông Berlin (hiện nay là một phần của Bộ Tư pháp Liên bang) được truyền hình trực tiếp và được nhiều người theo dõi, và chính là ngòi nổ mở cửa bức tường. Vào cuối cuộc họp báo vào lúc 18 giờ 57, gần như là việc phụ, Schabowski đọc từ tờ giấy được đưa cho ông bản dự thảo dành cho Hội đồng Bộ trưởng:
Một nhà báo, Peter Brinkmann phóng viên thường trực của báo Bild tại Đông Đức, hỏi.
Schabowski (lục lọi trong chồng giấy tờ của ông):
Công dân Đông Đức đã được người dân Tây Berlin đón chào nồng nhiệt. Phần lớn các quán bia gần bức tường tự phát cho uống bia không phải trả tiền và trên đại lộ Kurfürstendamm là hằng đoàn ô tô bóp còi diễu hành, những người hoàn toàn xa lạ ôm choàng lấy nhau. Khi có thông tin về việc bức tường được mở cửa, Quốc hội Liên bang đã tạm ngừng phiên họp về ngân sách quốc gia và các nghị sỹ đã tự phát hát quốc ca. Mỗi người dân Đông Đức được chính phủ CHLB Đức tặng 100 DM khi qua cổng (lúc đó trị giá trên thị trường chợ đen là 1000 tiền Đông Đức, gần bằng 1 tháng lương trung bình), gọi là "tiền chào mừng".
Mỗi trung đoàn có 5 đại đội biên phòng, ngoài ra là mỗi một trung đội của các binh chủng công binh, truyền tin, vận tải, súng cối và pháo binh, súng phóng lửa và một đội chó đặc nhiệm. Ngoài ra còn có thể có một đại đội thuyền hải quân.
Lực lượng canh phòng biên giới có hơn 567[cần dẫn nguồn] xe bọc thép chở quân, 48 súng cối, 48 đại bác chống tăng, 114 súng phóng lửa cũng như là 156 xe bọc thép hay xe công binh và 2.295 xe cơ giới khác. Ngoài ra là 992 chó đặc nhiệm[cần dẫn nguồn].
Vào một ngày bình thường có khoảng 2.300[cần dẫn nguồn] quân nhân nhận nhiệm vụ canh phòng trực tiếp tại biên giới và vùng cận biên giới.
Thông tin về con số những người chết tại Bức tường Berlin chứa nhiều
mâu thuẫn và cho đến ngày hôm nay vẫn chưa chắc chắn vì những vụ việc
này đã được Đông Đức che đậy một cách có hệ thống. Vào năm 2000 Viện
công tố Berlin cho biết con số có thể minh chứng được của những nạn nhân
đã chết vì bạo lực tại Bức tường Berlin là 86 người. Theo tin tức ghi
nhận của tổ chức 13 tháng 8 thì số người bị thiệt mạng lên đến 1135.
Theo sự điều tra của Staatsanwaltschaft văn phòng tổng kiểm sát trưởng
của Bá Linh thì có 270 trường hợp các nạn nhân bị nhà cầm quyền đông Đức
hành hình rất dã man. 421 người vượt tường tìm tự do bị quân đội cộng
sản Đức hạ sát.
Từ tháng 8 năm 2005 một dự án được Hội Bức tường Berlin (Verein Berliner Mauer) cùng với Trung tâm nghiên cứu lịch sử đương đại Potsdam tiến hành với mục đích điều tra con số chính xác của những nạn nhân bức tường và lịch sử của những nạn nhân này.[6].
Nạn nhân đầu tiên của Bức tường là Ida Siekmann, người đã tử nạn khi nhảy từ cửa sổ của một căn nhà trên đường Bernau (Bernauer Straße) xuống vào ngày 22 tháng 8 năm 1961. Vào ngày 24 tháng 8 năm 1961 các phát súng đầu tiên đã bắn chết Günter Litfin, 24 tuổi, trong khi anh cố chạy trốn ở gần Nhà ga trên đường Friedrich. Trong năm 1966 hai trẻ em 10 và 13 tuổi đã bị bắn chết bởi 40 phát súng. Nạn nhân cuối cùng bị bắn chết là Chris Gueffroy vào ngày 6 tháng 2 năm 1989.
Theo nhiều dự tính, khoảng 75.000 người đã phải ra tòa án trong Đông Đức vì tội chạy trốn, tội mà theo điều 213 Bộ Luật hình sự nước Đông Đức có thể lãnh án đến 8 năm tù. Những ai giúp đỡ chạy trốn còn có thể bị án tù chung thân.
Tổng cộng có 35 người được trắng án, 44 người bị tù treo và 11 người lãnh án tù giam, trong đó Albrecht, Streletz và Kessler cũng như là Baumgarten đã lãnh án từ 4 năm 6 tháng đến 7 năm 6 tháng tù giam. Trong tháng 8 năm 2004 Hans-Joachim Böhme và Werner Lorenz, cựu thành viên của Bộ Chính trị, đã nhận án treo từ Tòa án Berlin (Landgericht Berlin).
Đài tưởng niệm xuất phát từ một cuộc thi đua do Liên bang tổ chức và được khánh thành vào ngày 13 tháng 8 năm 1998 sau nhiều cuộc tranh cãi gay gắt kéo dài. Trung tâm tư liệu do một hiệp hội vận hành và được khai trương vào ngày 9 tháng 11 năm 1999. Nhà thờ hòa giải của Cộng đồng hòa giải Tin Lành được khánh thành vào ngày 9 tháng 11 năm 2000 và được xây dựng trên nền móng của Nhà thờ hòa giải đã bị giật sập trong năm 1985.
Cựu Thủ tướng Kohl, từng lãnh đạo nước Ðức được tái thống nhất, trong các năm từ 1982 đến 1998, phải đi xe lăn, và phát biểu có phần khó khăn, tuyên bố: "Chúng tôi, người Ðức, không có bao nhiêu điều để hãnh diện về lịch sử của chúng tôi. Nhưng chúng tôi có tất cả các lý do để được hãnh diện về sự tái thống nhất nước Ðức." Cựu Tổng thống Bush, lãnh đạo Hoa Kỳ từ năm 1989-1993, cũng lên phát biểu trong buổi lễ đầy cảm động này, không quên nhắc lại hàng chục ngàn người dân Ðông Ðức đã không hề run sợ trước các sự đàn áp của chế độ Cộng sản Ðông Ðức, mà xuống đường trong nhiều tháng liền đòi hỏi sự đổi mới của đất nước, dẫn đến sự sụp đổ luôn của bức tường Berlin. Cựu Tổng thống Bush cũng nói tiếp: "Thật là một niềm vui khi được có mặt tại nơi đây cùng với các bạn lãnh đạo cũ của chúng tôi,” và nhân đó ông đã nhiều lần ôm cựu Chủ tịch Gorbachev và cựu Thủ Tướng Kohl, trong buổi lễ kéo dài hai tiếng đồng hồ, được tổ chức tại rạp hát Friedrich Strasse, nằm về phía Ðông của Bức Tường cũ. Ðiều đáng nhấn mạnh ở đây, là các diễn tiến lịch sử mà chúng ta đang kỷ niệm ở đây bằng sự hiện diện của chúng ta, đã không hề được dàn xếp tại Bonn, Moskva hay Washington DC, mà từ trong các trái tim và khối óc của các người đã bị mất các quyền thiêng liêng của họ quá lâu rồi."[8]
Cựu Tổng thống Bush, phải di chuyển bằng một chiếc gậy trống, tỏ ra vui mừng khi gặp lại được các nhà lãnh đạo cũ, phát biểu tiếp như sau: "Bức tường không thể nào xóa nhòa được giấc mơ của chúng ta, đó là một nước Ðức duy nhất, một nước Ðức tự do và một nước Ðức hiên ngang." Cựu Chủ tịch Liên Xô Gorbachev, từng được giải Nobel Hòa bình vì sự đóng góp của ông vào việc kết thúc cuộc Chiến tranh Lạnh cùng với năm Bức Tường sụp đổ, tuyên bố rằng hai sự kiện trên đã đứng đầu một thập niên của sự xích lại giữa hai khối "mà những người anh hùng chính là dân chúng." Vị chủ tịch cuối cùng của Liên Xô nhấn mạnh tiếp: "Không có ai trong ba chúng ta muốn giành lấy các thành quả của các thế hệ tiền nhiệm," sau khi ngợi khen việc Tổng thống Bush đã giữ vững tay chèo của đất nước Hoa Kỳ, trong suốt thời kỳ lịch sử đó.[9]
Khoảng 1.800 khách mời, trong đó có ba vị cựu lãnh đạo trên, còn có thủ tướng Ðức vừa tái cử Angela Merkel, các cựu thủ tướng Hungary Miklos Nemeth và Balan Tadeus Mazowiecki, cùng hàng chục vị đại sứ, tham dự lễ kỷ niệm sự sụp đổ của Bức tường Berlin này, nằm trong lễ kỷ niệm kéo dài một tuần lễ cho đến ngày 9 tháng 11, 2009.[10]
Video yêu thích
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
Trở về trang chính
Hoàng Kim, hoangkim, hoangkimvietnam, Ngọc Phương Nam, Chào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, Khát khao xanh, Dayvahoc, Học mỗi ngày, Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống, Thơ cho con
- Trang thiếu chú thích trong bài
- Sơ khai
- Hoàn toàn không có nguồn tham khảo
- Ngày lễ và Ngày Hành động trong tháng Sáu
Trận Okehazama
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
|
Bối cảnh
Vào tháng 5-6 năm 1560, Imagawa Yoshimoto, với quân đội vào khoảng 35.000 người, hành quân đến Kyoto. Tiến vào lãnh địa nhà Oda ở tỉnh Owari, đầu tiên ông chiếm được pháo đài tiền tiêu ở Washizu và Marune trước khi đóng trại ở rừng trên đèo Dengaku-hazama. Điều này đã được các thám báo của Oda Nobunaga báo cáo đầy đủ, và sau đó, Nobunaga dẫn quân của mình đến chùa Zenshō-ji, cách đó không xa, ở bên kia đường Tōkaidō.Nếu Nobunaga quyết định đánh vỗ mặt, trận chiến cứ tưởng là dễ đoán; quân đội của ông chỉ bằng một phần mười quân của Imagawa. Một cuộc đột kích trực diện sẽ là tự sát và một nỗ lực để trụ lại ở Zenshō-ji sẽ chỉ được vài ngày. Vì sự chênh lệch lớn của hai phe, vài quân sư của Nobunaga thậm chí còn khuyên ông nên đầu hàng. Nobunaga, tuy vậy, quyết định phát động một cuộc tấn công bất ngờ vào trại của Imagawa. Khi ông đưa ra quyết định này, ông đã nói:
"Imagawa có 40.000 đang dẫn quân đến đây? Tôi không tin. Hắn 'chỉ có' 35.000 lính. Ừ, vẫn còn quá nhiều. Vậy thì, Sado, ngươi muốn ta đầu hàng. Sẽ ra sao nếu đầu hàng? Ngươi có hiểu chết theo kiểu ấy sẽ như thế nào không? Hay sẽ sao nếu chúng ta cứ cố thủ theo ý của Katsuie? Sẽ ra sao nếu chúng ta vẫn nằm trong lâu đài này, khóa nó lại, và đợi đến khi Imagawa hết hứng thú, ngừng cuộc vây hãm và về nhà? Chúng ta có thể kéo dài sự sống thêm năm mười ngày nữa, và những gì mà chúng ta định phòng thủ thì không thể nào chống đỡ nổi. Các ngươi biết đấy, chúng ta đang ở dưới hố. Và số mệnh của chúng ta thật thú vị. Tất nhiên, khổ đau cũng quá lớn. Những đây là điều mà ta thấy: đây là cơ hội của đời ta. Và ta không thể bỏ lỡ nó. Liệu các ngươi có muốn sống cả đời để cầu cho sự trường thọ? Chúng ta sinh ra là để chết! Ai theo ta, ngày mai ra trận với ta. Ai không, hãy ở lại và xem ta thắng lợi trở về!"
Trận đánh
Nobunaga để lại một đội quân nhỏ ở chùa với thật nhiều cờ, để đánh lừa rằng đội quân này lớn hơn nhiều, thu hút sự chú ý của quân địch và làm họ không biết đến lực lượng 3.000 người của mình đang hành quân đến chỗ họ bằng một đường lòng vòng trong rừng.Quân đội nhà Imagawa hoàn toàn bất ngờ trước đòn tấn công này, và đặc biệt là không tuân lệnh vì đang say; thực ra, họ đang ăn mừng chiến thắng bằng hát, múa và sake. Cơ hội cho họ có thể phát hiện ra quân đội nhà Oda đang đến càng ít hơn vì cơn mưa to và sấm sét bất chợt đúng lúc quân nhà Oda đang tiến sát đến doanh trại vào ngày 12 tháng 6.
Khi cơn bão đã qua, quân của Nobunaga tràn vào doanh trại từ hướng Bắc, và binh lính nhà Imagawa, hoàn toàn bị bất ngờ, chạy theo mọi hướng. Việc này làm cho lều của chỉ huy không được phòng bị, và quân nhà Oda tiến ngày càng gần hơn. Imagawa Yoshimoto, không hiểu điều gì đã xảy ra, nghe thấy âm thanh và chui ra khỏi lều, quát thét lính của mình ngừng chè chén say sưa và trở lại vị trí của mình. Khi ông nhận ra rằng các samurai trước mặt ông không phải là người của mình thì đã quá muộn. Ông bị giáo của một samurai đâm xuyên ngực, và bị một người khác chặt đầu.
Sau trận đánh
Khi thủ lĩnh tử trận cùng với hai viên tướng, những sĩ quan còn lại của nhà Imagawa đào ngũ sang các quân đội khác. Trong một thời gian ngắn, thế lực của nhà Imagawa tan rã. Chiến thắng của Nobunaga thật phi thường, và trận này là bước đầu tiên tiến tới mục đích thống nhất của ông. Một trong những vị tướng sẽ phản bội lại nhà Imagawa là Matsudaira Motoyasu (sau này được biết đến với cái tên Tokugawa Ieyasu) ở tỉnh Mikawa, cùng với Honda Tadakatsu và Hattori Hanzo. Motoyasu tổ chức quân đội riêng của mình ở Mikawa, và sau đó trở thành đồng minh với Oda Nobunaga và là người cuối trong ba người thống nhất Nhật Bản.Danh sách các tướng lĩnh tham chiến
|
|
Tham khảo
![]() |
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và tài liệu về Trận Okehazama |
- Turnbull, Stephen (1987). 'Battles of the Samurai'. London: Arms and Armour Press.
Anne Frank
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Anne Frank | |
---|---|
![]() Anne Frank, ảnh chụp tháng 5, 1942 |
|
Sinh | 12 tháng 6, 1929 Frankfurt am Main, Đức |
Mất | 12 tháng 3, 1945 (15 tuổi) Trại Bergen-Belsen, Hạ Saxony, Đức |
Công việc | học sinh, nhà văn |
Quốc gia | Đức (gốc Do Thái) |
Học vấn | Trường Do Thái năm thứ 1 |
Giai đoạn sáng tác | 1942 - 1944 |
Cộng sự | Peter Schiff |
Thân nhân | Otto Frank, Edith Frank |
|
|
Chữ ký | ![]() |
Sau khi Adolf Hitler lên nắm quyền vào tháng 1 năm 1933, gia đình Anne Frank rời khỏi Frankfurt am Main đi Amsterdam cuối năm 1933 để thoát khỏi sự truy đuổi của Đức quốc xã. Từ tháng 7 năm 1942, họ sống trốn tránh trong những căn phòng được ngụy trang, khi đó Anne 13 tuổi. Sau hai năm, do bị phản bội, gia đình Anne bị phát hiện và bị đưa tới trại tập trung của Đức quốc xã. Bảy tháng sau đó, Anne chết tại trại Bergen-Belsen, vài ngày sau cái chết của Margot, chị của Anne. Ông Otto, cha của Anne là người duy nhất trong nhóm sống sót trở về Amsterdam sau chiến tranh và tìm thấy nhật ký của con gái tại nơi gọi là Chái nhà bí mật. Ông đã quyết định cho xuất bản cuốn nhật ký với tên Het Achterhuis: Dagboekbrieven van 12 Juni 1942 – 1 Augustus 1944.
Cuốn nhật ký Anne được tặng nhân dịp sinh nhật lần thứ 13, đã ghi lại cái nhìn của cô về những sự kiện xảy ra trong khoảng thời gian từ 12 tháng 6 năm 1942 tới 1 tháng 8 năm 1944. Từ tiếng Hà Lan, cuốn nhật ký đã được dịch sang nhiều ngôn ngữ, trở thành một trong những cuốn sách được tìm đọc nhiều nhất trên thế giới[1] Nhiều bộ phim, vở kịch, opéra được dựng dựa theo tác phẩm này.
Mục lục
Tuổi thơ
Anne Frank chào đời ngày 12 tháng 6 năm 1929 tại Frankfurt am Main, Đức, là con gái thứ hai của Otto Heinrich Frank (12 tháng 5, 1889 – 19 tháng 8, 1980) và Edith Holländer (16 tháng 1, 1900 – 6 tháng 1, 1945). Chị của Anne là Margot Frank (16 tháng 2, 1926 – tháng 3, 1945). Tên của cô là Annelies Marie nhưng vẫn thường được gọi là "Anne". Đôi khi người cha còn gọi cô con gái là "Annelein" (Anne bé bỏng)[2].Gia đình Frank là người Do Thái nhưng sống trong một cộng đồng có cư dân thuộc những chủng tộc khác. Những đứa trẻ lớn lên với bạn bè là người Do Thái, Công giáo và Kháng Cách. Gia đình Frank không tuân giữ mọi tập quán và truyền thống Do Thái giáo[3]. Trong khi Edith Frank là một bà mẹ sùng đạo thì Otto Frank, một sĩ quan thời Đệ Nhất Thế chiến được Quân đội Đức tặng thưởng huân chương, tỏ ra quan tâm nhiều hơn về học thuật và tạo lập một thư viện lớn cho gia đình; cả hai người đều khuyến khích con cái đọc sách[4].
Ngày 13 tháng 3 năm 1933, Đảng Quốc Xã của Adolf Hitler chiến thắng trong cuộc bầu cử hội đồng thành phố Frankfurt. Ngay tức khắc, bắt đầu xuất hiện các cuộc biểu tình bài Do Thái khiến gia đình Frank lo sợ cho số phận của mình nếu tiếp tục ở lại Đức. Edith đưa các con đến trú tại nhà của mẹ, Rosa Holländer, tại Aachen, một thành phố kế cận biên giới Bỉ và Hà Lan. Otto Frank ở lại Frankfurt cho đến khi nhận được lời đề nghị mở một công ty tại Amsterdam, ông đến đó để tổ chức công việc và chuẩn bị cho gia đình đến nơi ở mới[5].
Otto Frank làm việc cho công ty Opekta. Tháng 2 năm 1934, Edith và các con đến Amsterdam, hai cô bé đều được nhập học – Margot vào một trường công lập, còn Anne vào học tại trường Montesssori. Margot tỏ ra có năng khiếu với môn toán trong khi Anne ham mê đọc và viết. Margot là một cô bé nhã nhặn, kín đáo và chăm chỉ[6], còn Anne thì thẳng thắn, năng động và hướng ngoại[7].
Năm 1938, Otto Frank mở một công ty mới. Năm 1939, mẹ của Edith đến sống với gia đình Frank cho đến khi bà qua đời vào tháng 1 năm 1942. Tháng 5 năm 1940, người Đức xâm lăng Hà Lan, chính quyền chiếm đóng khởi sự ngược đãi người Do Thái bằng cách áp dụng các luật lệ hạn chế và kỳ thị, sau đó là những biện pháp bắt buộc đăng ký để cô lập người Do Thái. Margot và Anne tỏ ra xuất sắc trong học tập và có nhiều bạn bè, nhưng từ khi có quy định trẻ em Do Thái chỉ có thể theo học tại các trường Do Thái, hai cô bé phải chuyển trường[8].
Những ngày được ghi lại trong nhật ký
Trước khi ẩn trốn
Vào sinh nhật lần thứ mười ba, ngày 12 tháng 6 năm 1942, Anne được bố tặng một tập vở mà Anne chỉ cho bố thấy khi hai cha con đang ở trong một hiệu sách vài ngày trước đó. Khi nhận món quà từ bố là tập vở có bìa vải hai màu trắng đỏ với một khóa nhỏ, Anne quyết định dùng nó để viết nhật ký[9]. Cô bắt tay viết ngay những trang đầu, miêu tả chính mình, gia đình, bạn bè, những ngày ở trường, những cậu bé cô thích và những nơi chốn cô thường đến trong khu dân cư cô đang sống. Ngay từ những dòng chữ đầu, phần lớn nói về đời học trò, Anne đã bắt đầu đề cập đến những thay đổi đáng quan ngại từ khi người Đức đến chiếm đóng. Ở vài chỗ, Anne miêu tả chi tiết sự đàn áp đang gia tăng như việc tất cả người Do Thái bị buộc phải mang dấu hiệu riêng là ngôi sao màu vàng khi họ ra ngoài, cùng những biện pháp hạn chế và bức hại đang phủ bóng đen lên cuộc sống của cộng đồng Do Thái tại Amsterdam.Tháng 7 năm 1942, Margot Frank nhận một lệnh triệu tập từ Văn phòng Di cư Do Thái (Zentralstelle für jüdische Auswanderung) yêu cầu cô đến một trại lao động. Khi ấy, Anne được bảo cho biết về một kế hoạch Otto đã vạch sẵn cùng các nhân viên thân tín mà Edith và Margot đã biết trước đó, theo kế hoạch này gia đình cô sẽ đến ẩn trốn ở các căn phòng bên trong những cơ sở của công ty tại Prinsengracht, một con đường chạy dọc theo các kênh đào ở Amsterdam. Chính lệnh triệu tập này khiến gia đình Frank phải tiến hành kế hoạch ẩn trốn trước dự định[10].
Sống trong Achterhuis

Hình ảnh tái hiện lại chiếc tủ sách che lối vào Secret Annex, tại Tòa nhà Anne Frank ở Amsterdam
Những nhân viên của Otto Frank biết chỗ ẩn náu của gia đình ông là Victor Kugler, Johannes Kleiman, Miep Gies, và Bep Voskuijl, cùng với Jan Gies, chồng của Gies, và Johannes Hendrik Voskuijl, thân phụ của Voskuijl, là những người ra sức giúp đỡ gia đình Frank trong lúc này. Đối với các thành viên gia đình Frank, những người này là đường dây duy nhất liên lạc với thế giới bên ngoài, cung cấp tin tức về chiến cuộc và về tình trạng kinh tế. Họ đem đến những thứ cần dùng, các loại nhu yếu phẩm và bảo đảm sự an toàn mặc dù sứ mạng này ngày càng khó khăn hơn. Anne viết về lòng tốt cũng như những nỗ lực của họ khích lệ tinh thần gia đình cô suốt trong những ngày hết sức khó khăn này. Khi ra tay giúp đỡ gia đình Frank, mỗi người trong số họ đều biết rằng nếu bị phát hiện họ phải đối diện với án tử hình vì tội chứa chấp người Do Thái[14].

Chữ viết của Anne Frank trong một trang nhật ký ngày 18 tháng 10, 1942. Dịch nghĩa là: đây là một bức ảnh của tôi mà tôi muốn xem hoài. Sau đó tôi có thể vẫn có cơ hội để đến Hollywood."[15]
Margot và Anne đều nuôi hi vọng sẽ quay lại trường, do đó cả hai tiếp tục tự học. Margot theo học một khóa tốc ký hàm thụ dưới tên Bep Voskuij, cô nhận được điểm cao trong khóa học này. Margot cũng viết nhật ký nhưng người ta tin rằng quyển nhật ký này đã bị thất lạc.
Anne dành nhiều thì giờ để đọc sách, viết và hoàn chỉnh nhật ký. Không chỉ ghi chép lại những biến động trong cuộc sống, Anne còn ghi lại những cảm xúc, niềm tin và khát vọng của mình, những điều mà cô không biết thổ lộ cùng ai. Khi bị lôi cuốn nhiều hơn cũng như tự tin hơn khi cầm viết, và khi bắt đầu trở nên người trưởng thành, Anne quan tâm nhiều hơn đến các chủ đề trừu tượng như niềm tin vào Thiên Chúa, và làm thế nào để nhận biết bản chất của con người. Cô tiếp tục duy trì thói quen viết nhật ký mỗi ngày cho đến những dòng chữ cuối cùng đề ngày 1 tháng 8 năm 1944[21].
Bị bắt và vào trại tập trung
Buổi sáng ngày 4 tháng 8 năm 1944, Cảnh sát Đức (Grüne Polizei) ập vào nơi trú ẩn của gia đình Frank do một người chỉ điểm cho đến nay vẫn chưa biết danh tính[22]. Những người ẩn trốn bị ném vào xe tải để đem đi thẩm vấn. Victor Kugler bị bắt đi rồi sau đó vào tù, nhưng Miep Gies và Bep Voskuijl được tự do. Chính hai người này trở lại Achterhuis và tìm thấy những trang nhật ký của Anne vung vãi trên sàn nhà. Họ nhặt chúng lại, cùng những tấm ảnh gia đình Frank, Gies giữ chúng để sau này trả lại cho Anne.Ngày 3 tháng 9, tám người này bị đưa đến trại tập trung Auschwitz[24]. Sau ba ngày đi đường, họ đến nơi và bị tách riêng theo giới tính; từ đó những người đàn ông và đàn bà không bao giờ gặp mặt nhau lần nữa. Trong số 1019 người bị gởi tới trại, 549 người – tất cả là trẻ em dưới mười lăm tuổi – bị chọn ra để đối diện với cái chết trong những phòng hơi ngạt. Do đã mười lăm tuổi ba tháng Anne được sống sót, mặc dù những người trú tại Achterhuis đều thoát khỏi kỳ thanh lọc này, Anne tin rằng cha cô đã bị giết[25].
Cùng những phụ nữ khác còn sống sót, Anne bị lột trần để tẩy trùng, cạo trọc đầu và xăm số tù trên cánh tay. Ban ngày họ phải lao dịch khổ sai như những nô lệ, ban đêm họ bị nhồi nhét vào những lán trại lạnh lẽo. Dịch bệnh thương hàn bùng phát mạnh mẽ, chẳng bao lâu trên da của Anne xuất hiện đầy những mụn ghẻ[26].
Ngày 28 tháng 10, lại thêm một đợt thanh lọc khi những nữ tù bị đưa đến Bergen-Belsen. Hơn 8.000 phụ nữ, trong đó có Anne, Margot và Auguste van Pels, bị đưa đi, nhưng mẹ của hai cô phải ở lại[27]. Những lán trại được dựng lên vội vàng để chứa dòng người tù tội, và khi số trại viên trở nên quá đông thì số tử vong vì bệnh tật cũng mau chóng tăng cao. Trong quãng thời gian ngắn ngủi này, Anne gặp lại hai người bạn, Hanneli Goslar (biệt danh “Lies” trong nhật ký của Anne) và Nanette Blitz, cả hai đều sống sót. Blitz thuật lại rằng khi ấy Anne bị rụng tóc, gầy hốc hác và run lẩy bẩy. Theo hồi ức của Goslar, mặc dù đang mắc bệnh, Anne rất lo lắng cho Margot mắc bệnh nặng hơn không thể đi nổi. Anne cũng nói với hai người bạn thân cô nghĩ rằng cha mẹ cô đã chết.
Tháng 3 năm 1945, dịch sốt lây lan khắp trại cướp mạng sống khoảng 17.000 tù nhân[28]. Những người sống sót thuật lại rằng Margot vì quá yếu đã rơi khỏi giường và chết vì suy kiệt, chỉ vài ngày sau đến lượt Anne, khi ấy cô ở tuổi mười lăm. Người ta tin rằng hai chị em lìa đời chỉ vài tuần lễ trước khi binh lính Anh đến giải phóng họ vào ngày 15 tháng 4 năm 1945, mặc dù cho đến nay vẫn chưa có ghi chép chính xác nào về thời điểm họ ra đi.[29][30] Trại tập trung bị thiêu rụi để dập dịch, còn thi thể của Anne và Margot bị vùi trong một ngôi mộ tập thể, cho đến nay vẫn chưa xác định được địa điểm.
Sau chiến tranh, người ta ước tính có khoảng 110.000 người Do Thái bị trục xuất khỏi Hà Lan trong thời kỳ nước này bị Đức Quốc Xã chiếm đóng, trong số họ chỉ có 5.000 người sống sót.[31]
Nhật ký Anne Frank
Xuất bản
Sống sót sau chiến tranh, Otto Frank trở về Amsterdam để biết tin vợ ông đã chết và hai cô con gái bị đưa đến Bergen-Belsen. Ông vẫn nuôi hi vọng gặp lại con mình cho đến tháng 7 năm 1945 khi Hội Chữ Thập Đỏ xác nhận cái chết của Anne và Margot. Miep Gies tìm gặp Otto và đưa cho ông quyển nhật ký. Otto đọc nhật ký của con gái, ngạc nhiên vì không ngờ cô đã ghi lại chính xác các sự kiện diễn ra theo dòng thời gian. Xúc động vì khát vọng của cô con gái về nghiệp văn chương, Otto bắt đầu nghĩ đến việc cho xuất bản quyển nhật ký. Nhiều năm sau, khi được hỏi về quyết định ấy, ông chỉ trả lời "Chưa bao giờ tôi nhận ra rằng Anne bé bỏng của tôi lại sâu sắc đến thế"[32].Nhật ký của Anne khởi đầu như là một cách bày tỏ những cảm nghĩ riêng tư của cô bé, có vài lần cô viết rằng cô không muốn ai đọc chúng. Trải dài theo những trang giấy, Anne chân thật miêu tả cuộc sống của cô, gia đình cùng những người sống chung, và hoàn cảnh của họ, dần dà cô nhận ra nỗi đam mê viết lách và mong ước tác phẩm của mình được xuất bản. Mùa xuân năm 1944, Anne nghe được một chương trình phát thanh của Gerrit Bolkestein – một thành viên của Chính phủ Lưu vong Hà Lan – nói rằng khi chiến tranh chấm dứt, ông sẽ thiết lập một chương trình thu thập mọi ghi chép của người dân Hà Lan liên quan đến các hành động trấn áp trong thời kỳ chiếm đóng của người Đức[33]. Khi ông đề cập đến việc xuất bản thư từ và nhật ký, Anne quyết định dành thì giờ cho công việc này cho đến khi có cơ hội. Cô bắt tay hoàn chỉnh những gì đã viết, sắp xếp lại các mục từ, viết lại một số đoạn, chuẩn bị cho việc xuất bản. Tập vở ban đầu của cô được bổ sung bởi những tập vở khác cùng những trang giấy rời. Anne bắt đầu đặt biệt danh cho những người sống chung và những người bạn đến giúp đỡ gia đình cô. Các thành viên trong gia đình Pels mang tên Hermann, Petronella và Peter van Daan, còn Fritz Pfeffer mang tên Albert Düssell. Otto Frank sử dụng bản gốc, còn gọi là "phiên bản A", cùng với bản biên tập, gọi là "phiên bản B", để cấu thành phiên bản đầu tiên được xuất bản. Ông cắt bỏ một vài đoạn nhắc đến vợ ông và những đoạn Anne bàn đến sự phát triển giới tính của cô. Dù phục hồi tên chính xác của các thành viên của gia đình ông, Otto duy trì những biệt danh Anne dùng để gọi những người khác.
Otto đưa quyển nhật ký cho Annie Romein-Vershoor, nhà sử học này tìm cách xuất bản nhưng không thành công. Bà đưa quyển nhật ký cho chồng, Jan Romein, ông này cho đăng một bài tựa đề "Kinderstem" (Tiếng kêu của một em bé) trên nhật báo Het Parool đề ngày 3 tháng 4 năm 1946. Ông viết rằng quyển nhật ký "là những lời thốt ra từ một đứa trẻ, miêu tả số phận những người cố trốn tránh chế độ phát-xít, còn đậm nét hơn toàn bộ chứng cứ được đưa ra trong những phiên tòa ở Nuremberg"[34]. Bài viết thu hút sự chú ý của các nhà xuất bản, và quyển nhật ký được phát hành trong năm 1947, được tái bản năm 1950. Ấn bản đầu tiên phát hành tại Mỹ năm 1952 dưới tên Anne Frank: The Diary of a Young Girl (Anne Frank: Nhật ký của một cô gái trẻ). Một vở kịch dựa trên quyển nhật ký, kịch bản của Frances Goodrich và Albert Hackett, ra mắt tại Thành phố New York ngày 5 tháng 10 năm 1955, vở kịch này đoạt Giải Pulitzer dành cho Kịch nghệ. Đến năm 1959, cuốn phim Nhật ký Anne Frank là một thành công thương mại (3 giải OSCAR và 5 đề cử)[35] dù có nhiều phê phán.
Theo dòng thời gian, quyển nhật ký ngày càng trở nên nổi tiếng, được đưa vào chương trình giảng dạy tại nhiều trường học, nhất là tại Hoa Kỳ, nhằm giới thiệu Anne Frank với các thế hệ mới.
Năm 1986, Viện Tư liệu Chiến tranh Quốc gia Hà Lan cho lưu hành cái gọi là “ấn bản phê phán” của quyển nhật ký với phần so sánh tất cả phiên bản đã được biên tập và chưa được biên tập của quyển nhật ký, kể cả phần tranh luận về tính xác thực của nó, cũng như các thông tin trong lịch sử liên quan đến gia đình Frank và quyển nhật ký[36].
Năm 1999, Cornelis Suijk – cựu giám đốc Tổ chức Anne Frank và chủ tịch Bảo tàng Tưởng niệm Holocaust Hoa Kỳ - tuyên bố rằng ông đang sở hữu năm trang nhật ký đã bị loại bỏ bởi Otto Frank trước khi cho xuất bản, Sujk cho biết Otto Frank đã giao cho ông những trang nhật ký này trước khi từ trần năm 1980. Nội dung của chúng chứa đựng những nhận xét bi quan của Anne Frank về cuộc hôn nhân của cha mẹ cô, cũng như biểu thị sự thiếu vắng tình cảm của cô gái đối với mẹ[37].
Đã bùng nổ những cuộc tranh cãi sau khi Suijk công bố quyền xuất bản những trang nhật ký này nhằm gây quỹ cho tổ chức của ông. Viện Tư liệu Chiến tranh Hà Lan, sở hữu chủ chính thức bản thảo của quyển nhật ký, yêu cầu thu hồi năm trang nhật ký này. Năm 2000, Bộ Giáo dục Văn hóa và Khoa học Hà Lan thỏa thuận một khoản tặng dữ[a]trị giá 300.000 USD dành cho tổ chức của Sujk để đổi lấy năm trang nhật ký. Giao dịch này được hoàn thành trong năm 2001. Từ lúc ấy, chúng được đem vào các ấn bản mới của quyển nhật ký.
Vinh danh
Tập tin:Anne Frank stamp.jpg
Tem tưởng niệm Anne Frank, phát hành tại Đức
Sau khi nhận giải thưởng nhân đạo năm 1994 từ Tổ chức Anne Frank, Nelson Mandela, trong một lần diễn thuyết tại Johannesburg, thuật lại rằng ông đã đọc nhật ký Anne Frank khi bị giam trong tù và "nhận được nhiều sự khích lệ từ tác phẩm này". Mandela so sánh cuộc chiến chống lại Quốc Xã và cuộc đấu tranh của ông chống chủ nghĩa apartheid, và tìm thấy sự tương đồng giữa Quốc Xã với chủ nghĩa apartheid với lời nhận xét "bởi vì chúng dối trá, và bởi vì chúng từng, và sẽ luôn luôn bị, thách thức bởi những người giống Anne Frank, chắc chắn chúng sẽ thất bại"[41].
Trong phần kết cuốn tiểu sử Anne Frank, Miep Gies cố bác bỏ khái niệm cho rằng "Anne là biểu tượng của sáu triệu nạn nhân vụ tàn sát người Do Thái (Holocaust)", Gies viết: “Cuộc đời và cái chết của Anne là số phận của một cá nhân đơn lẻ, nhưng số phận thảm khốc này diễn ra sáu triệu lần. Anne không thể, cũng không nên, thay mặt cho những nạn nhân từng bị Quốc Xã tước đoạt sinh mạng.... Dù vậy, số phận của cô giúp chúng ta thấu hiểu sự mất mát khủng khiếp mà thế giới phải gánh chịu từ vụ thảm sát này"[42].
Melissa Müller, người viết tiểu sử Anne Frank, nhận xét rằng Anne viết nhật ký "cách chính xác, tự tin và cần mẫn, nhất là chân thật đến độ đáng kinh ngạc". Phần lớn những trang nhật ký dành cho việc tìm hiểu về tính cách của những con người, cô tra xét kỹ lưỡng từng người một bằng cái nhìn thấu suốt và thẳng thắn. Đôi khi Anne tỏ ra khá tàn nhẫn và thường khi thiên vị, đặc biệt là phần nói về Fritz Pfeffer và về mẹ cô. Theo Müller, Anne đang trong giai đoạn chuyển tiếp lứa tuổi, và "tính đỏng đảnh của tuổi dậy thì" được thể hiện trên những trang chữ của cô. Anne tự tra xét mình và hoàn cảnh sống theo cung cách tra vấn, phân tích và phê phán, trong những lúc hoang mang, cô thường nhắc đến sự tranh chấp giữa Anne ngoan ngoãn mà cô luôn hướng đến với Anne tồi tệ mà cô tin là con người hiện tại của cô. Otto Frank nhắc lại lời giải thích của nhà xuất bản về lý do cuốn nhật ký được yêu thích rộng khắp với lời nhận xét, "ông ấy nói rằng nội dung quyển nhật ký bao trùm quá nhiều lãnh vực của cuộc sống đến nỗi mỗi độc giả đều có thể tìm thấy một điều gì đó làm cho người ấy xúc động".
Tháng 6 năm 1999, Tạp chí TIME phát hành một ấn bản đặc biệt TIME 100: Anh hùng & Thần tượng trong thế kỷ 20, với danh sách một trăm chính khách, nghệ sĩ, nhà cải cách, khoa học gia và thần tượng. Anne Frank có tên trong danh sách này[43].
Phản bác
Khi Nhật ký Anne Frank được biết đến rộng rãi vào cuối thập niên 1950, cũng là lúc xuất hiện nhiều luận cứ chống lại quyển nhật ký, những phê phán đầu tiên đến từ Thụy Điển và Na Uy. Trong số những cáo buộc có công bố cho rằng tác giả quyển nhật ký là nhà văn người Mỹ, Meyer Levin (1905-1981)[44], còn Anne Frank là một nhân vật không có thật.Năm 1958, Simon Wiesenthal (1908-2005) - một kỹ sư kiến trúc người Áo gốc Do Thái chuyên săn tìm những tội phạm Quốc Xã - bị một nhóm người phản đối thách thức ông chứng minh sự hiện hữu của Anne Frank bằng cách tìm ra người đã bắt giữ Anne. Wiesenthal tìm gặp Kark Silberbauer năm 1963. Khi bị thẩm vấn, Silberbauer thừa nhận vai trò của mình cũng như nhận ra Anne Frank, nhờ một tấm ảnh, trong số những người bị bắt. Silberbauer cung cấp đầy đủ chi tiết về sự kiện và kể lại rằng ông đã mở tung một va li chứa đầy giấy tờ và vung vãi chúng trên sàn nhà. Lời khai của Silberbauer củng cố những lời chứng trước đó như lời chứng của Otto Frank[45].
Những người chống đối tiếp tục phổ biến quan điểm cho rằng tác giả quyển nhật ký không thể là một đứa bé, nhưng đây là một sản phẩm của hệ thống tuyên truyền ủng hộ người Do Thái, và cáo buộc Otto Frank là kẻ lừa đảo. Năm 1959, Frank tiến hành các thủ tục pháp lý tại Lübeck chống lại Lothar Stielau, một giáo viên và từng là thành viên của tổ chức bán quân sự của Quốc Xã, Đoàn Thanh niên Hitler. Trước đó Stielau ấn hành một bài viết phổ biến trong trường học miêu tả quyển nhật ký là một sản phẩm ngụy tạo. Kế đó, Heinrich Buddegerg, sau khi viết thư ủng hộ Stielau, đã cho đăng bài viết trên một nhật báo ở Lübeck. Sau khi kiểm tra quyển nhật ký, năm 1960 tòa án công nhận chữ viết hợp với nét chữ của Anne Frank, và tuyên bố quyển nhật ký là xác thực. Sau khi Stielau xin rút lại quan điểm, Otto Frank cũng ngưng theo đuổi vụ kiện.
Năm 1976, Otto Frank kiện Heinz Roth ở Frankfurt vì đã phát hành một luận văn cho rằng quyển nhật ký là ngụy tạo. Quan tòa phán quyết nếu Roth tiếp tục phổ biến quan điểm trên sẽ bị phạt 500 000 mark Đức và 6 tháng tù. Roth kháng án nhưng qua đời năm 1978, một năm trước khi vụ án được đưa ra xét xử[44].
Sau khi Otto Frank qua đời năm 1980, bản gốc quyển nhật ký, gồm có những bức thư và những trang giấy rời, được di chúc để lại cho Viện Tư liệu Chiến tranh Hà Lan[46]. Năm 1986, cơ quan này ủy nhiệm Bộ Tư pháp Hà Lan tiến hành một cuộc khảo sát pháp y quyển nhật ký. Sau khi so sánh chữ viết với các mẫu chữ có sẵn, kết quả khảo sát xác nhận là phù hợp, cũng như xác định rằng loại giấy, keo và mực là loại thông dụng vào thời điểm quyển nhật ký được viết. Nhận định sau cùng khẳng định tính xác thực của quyển nhật ký, những khám phá từ cuộc khảo sát này được ấn hành trong bản “Critical Edition” của quyển nhật ký. Ngày 23 tháng 3 năm 1990, Tòa án Khu vực Hamburg công nhận tính xác thực của quyển nhật ký[36].
Năm 1991, Robert Faurisson và Siegfried Verbeke xuất bản quyển "Nhật ký Anne Frank: Một Góc nhìn Phê phán", lập luận rằng Otto Frank đã viết quyển nhật ký, dựa trên luận cứ cho rằng có vài điểm mâu thuẫn trong nhật ký, việc ẩn náu của gia đình Frank trong Achterhuis là điều bất khả, và văn phong cũng như chữ viết trong quyển nhật ký không thể là của một cô bé tuổi teen[47].
Tháng 12 năm 1993, Tổ chức Nhà Anne Frank ở Amsterdam và Quỹ Anne Frank ở Basle tiến hành các thủ tục pháp lý xin cấm việc phổ biến quyển "Nhật ký Anne Frank: Một Góc nhìn Phê phán" tại Hà Lan. Ngày 9 tháng 12 năm 1998, Tòa án Khu vực Amsterdam đưa ra phán quyết cấm bác bỏ tính xác thực của quyển nhật ký và cấm phổ biến các văn kiện loại ấy, tuyên phạt 25 000 guilder cho mỗi lần vi phạm[48].
Di sản

Tủ sách (được tái tạo) ngụy trang lối vào nơi ẩn náu, trong Tòa nhà Anne Frank, Amsterdam
Tòa nhà Anne Frank mở cửa vào ngày 3 tháng 3 năm 1960, bao gồm dãy văn phòng và nhà kho của công ty Opekta cùng Acherhuis, nơi này không được trang trí lại để du khách có thể tự do đi từ phòng này sang phòng khác. Một số di vật cá nhân của những người từng sống trong tòa nhà như những bức ảnh các ngôi sao điện ảnh Anne đã dán trên tường, giấy dán tường trên đó Otto Frank ghi lại chiều cao của các cô con gái, và tấm bản đồ Otto Frank dùng để ghi dấu bước tiến quân của Lực lượng Đồng Minh, tất cả được bảo tồn bên trong những tấm kính trong suốt. Từ căn phòng nhỏ nơi Peter van Pels từng lưu trú có một hành lang kết nối tòa nhà với khu lân cận, nay cũng thuộc Tổ chức. Những tòa nhà này được dùng để trưng bày quyển nhật ký, cũng như các hiện vật trình bày các khía cạnh khác nhau của vụ thảm sát và những khảo sát đương đại về tình trạng phân biệt chủng tộc đang xảy ra tại nhiều nơi trên khắp thế giới. Đây là địa điểm thu hút nhiều du khách của Amsterdam, với hơn nửa triệu người tìm đến mỗi năm.
Hai trường tiểu học ở Dallas, Texas (Dallas ISD), và Philadelphia, Pensylvania (School District of Philadelphia) được đổi tên thành "Trường Tiểu học Anne Frank" để tưởng niệm cô.
Chú giải
• a)^ Tặng dữ là một món quà bất vụ lợi mà người này hiến trao cho người kia nhằm mục đích tạo ra thiện ích cho người nhận, chứ không phải cho người tặngTham khảo và chú thích
- ^ Ben Harding, Spanish turn Anne Frank diary into musical Yahoo News (tin lấy từ Reuters). Truy cập ngày 19 tháng 12, năm 2008.
- ^ Müller, Family tree, preface to Chapter One
- ^ Van der Rol and Verhoeven, p. 10
- ^ Lee, p. 17
- ^ Lee, pp. 20–23
- ^ Müller, p. 131
- ^ Müller, pp. 129–35
- ^ Müller, pp. 128–130
- ^ Lee, p. 96
- ^ Frank and Massotty, pp. 1–20
- ^ Müller, p. 163
- ^ Lee, pp. 105–106
- ^ Westra, pp. 45 and 107–187
- ^ Lee, pp. 113–115
- ^ Van der Rol and Verhoeven, p. 64
- ^ Lee, pp. 120–21
- ^ Lee, p. 117
- ^ Müller, p. 204
- ^ Westra, p. 191
- ^ Lee, p. 119
- ^ Müller, p. 194
- ^ Barnauw, David and Gerrold van der Stroom (2003-04-25). “Who Betrayed Anne Frank?” (PDF). Netherlands Institute for War Documentation, Amsterdam. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2007.
- ^ Müller, p. 233
- ^ Westra, p. 196 includes a reproduction of part of the transport list showing the names of each of the Frank family
- ^ Müller, pp. 246–247
- ^ Müller, pp. 248–251
- ^ Müller, p. 252
- ^ Müller, p. 261
- ^ “Anne Frank Life & Times”. The Anne Frank Center. 2003. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2007.
- ^ “Typhus”. Betrayed. Anne Frank Stichting. tr. 5. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2007.
- ^ “Holocaust Encyclopedia - The Netherlands”. The United States Holocaust Memorial Museum. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2007.
- ^ Lee, p. 216
- ^ Frank and Massotty, p. 242
- ^ Romein, Jan. “The publication of the diary: reproduction of Jan Romein's Het Parool article Kinderstem”. Anne Frank Museum. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2007.
- ^ Nữ phụ, Chỉ đạo và Quay phim năm 1959, “The 32nd Academy Awards (1960) Nominees and Winners” (Thông cáo báo chí). AMPAS. 4 tháng 4 năm 1960. Truy cập 20/7/2012.
- ^ a ă Frank, Anne and Netherlands State Institute for War Documentation, p. 102
- ^ Blumenthal, Ralph (1998-09-10). “Five precious pages renew wrangling over Anne Frank”. The New York Times. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2007.
- ^ Westra, p. 242
- ^ Graver, Lawrence. “One Voice Speaks for Six Million: The uses and abuses of Anne Frank's diary”. Yale Holocaust Encyclopedia. Yale University Press. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2007.
- ^ Remarks by the First Lady, Elie Wiesel Humanitarian Awards, New York City. Clinton4.nara.gov, 14 tháng 4, 1994. Truy cập 2007-12-02.
- ^ Address by President Nelson Mandela at the Johannesburg opening of the Anne Frank exhibition at the Museum Africa. African National Congress, 15 tháng 8, 1994. Truy cập 2007-12-02.
- ^ Müller, p. 305
- ^ Rosenblatt, Roger (14 tháng 6 năm 1999). “TIME 100: Heroes & Icons of the 20th century, Anne Frank”. Time magazine. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2007.
- ^ a ă “What did Otto Frank do to counter the attacks on the authenticity of the diary? Question 7 on the authenticity of the diary of Anne Frank”. Anne Frank House. Truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2007.
- ^ Lee, pp. 241–246
- ^ Lee, p. 233
- ^ Robert Faurisson (November-tháng 12 năm 2000). “The Diary of Anne Frank: is it genuine?”. Journal of Historical Review. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2007.
- ^ “Publicity about Anne Frank and her Diary: Ten questions on the authenticity of the diary of Anne Frank”. Anne Frank House. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2007.
- Thư mục
- Frank, Anne; Massotty, Susan (translation); Frank, Otto H. & Pressler, Mirjam (editors) (1995). The Diary of a Young Girl - The Definitive Edition. Doubleday. ISBN 0-553-29698-1. (This edition, a new translation, includes material excluded from the earlier edition.)
- Frank, Anne and Netherlands State Institute for War Documentation (1989). The Diary of Anne Frank, The Critical Edition. Doubleday. ISBN 0-385-24023-6.
- Lee, Carol Ann (2000). The Biography of Anne Frank - Roses from the Earth. Viking. ISBN 0-7089-9174-2.
- Müller, Melissa; Kimber, Rita; Kimber, Robert (translators); With a note from Miep Gies (2000). Anne Frank - The Biography. Metropolitan books. ISBN 0-7475-4523-5.
- van der Rol, Ruud; Verhoeven, Rian (for the Anne Frank House); Quindlen, Anna (Introduction); Langham, Tony & Peters, Plym (translation) (1995). Anne Frank - Beyond the Diary - A Photographic Remembrance. Puffin. ISBN 0-14-036926-0.
- Westra, Hans; Metselaar, Menno; Van Der Rol, Ruud; Stam, Dineke (2004). Inside Anne Frank's House: An Illustrated Journey Through Anne's World. Overlook Duckworth. ISBN 1-58567-628-4.
Xem thêm
Liên kết ngoài
![]() |
Wikiquote có sưu tập danh ngôn về: |
![]() |
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và tài liệu về Anne Frank |
- Nhật ký của Anne Frank trên trang VietSciences
- Anne Frank: 'Tôi muốn tiếp tục sống ngay cả khi chết đi' trên Evan
- Trang web căn phòng của Anne Frank
- Anne Frank House
- Anne Frank-Fonds
- Anne Frank Center, USA
Bức tường Berlin
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bức tường Berlin | |
---|---|
(tiếng Đức) Berliner Mauer | |
![]() Một phần của Bức tường Berlin ở Bethaniendamm, nhìn từ phía Tây Đức (1986) |
|
Thông tin chung | |
Thành phố | Berlin |
Quốc gia | Đức |
Xây dựng | |
Khởi công | 13 tháng 8 năm 1961 |
Phá dỡ | 10 tháng 11 năm 1989 |
Mục lục
Lịch sử
Bối cảnh
Sau khi Đệ nhị thế chiến chấm dứt, nước Đức bị chia thành bốn vùng chiếm đóng theo Hội nghị Yalta, do các nước Đồng Minh (Mỹ, Liên Xô, Anh và Pháp) kiểm soát và quản lý. Berlin từng là thủ đô của Đế chế Đức, cũng bị chia làm bốn khu vực tương tự như nước Đức. Cùng lúc đó cuộc Chiến tranh Lạnh giữa Đông và Tây cũng đã bắt đầu trên nhiều phương diện khác nhau. Berlin trở thành trung tâm của cuộc chiến giữa các cơ quan tình báo của cả hai phe. Trong năm 1948 Cuộc phong tỏa Berlin của Liên bang Xô Viết là một trong những cuộc khủng hoảng lớn đầu tiên trong Chiến tranh Lạnh.Trong năm 1949, khi nước Cộng hòa Liên bang Đức (Tây Đức) được thành lập trong ba vùng chiếm đóng ở phía tây và ngay sau đó là nước Cộng hòa Dân chủ Đức (Đông Đức) được thành lập trong vùng chiếm đóng của Liên bang Xô Viết, biên giới bắt đầu được cả hai bên tăng cường củng cố và canh phòng. Hai quốc gia được thành lập đã tạo nền tảng cho việc chia cắt nước Đức về chính trị. Đầu tiên, chỉ có cảnh sát biên phòng và lực lượng quân đội biên phòng được giao nhiệm vụ canh gác giữa Đông Đức và Tây Đức, sau đó Đông Đức bắt đầu xây dựng nhiều rào chắn. Về mặt hình thức, Berlin mang thể chế của một thành phố bao gồm bốn khu vực và là thành phố phi quân sự đối với quân đội Đức, đồng thời cũng là một thành phố độc lập so với cả hai quốc gia Đức – những điều này thật ra không còn giá trị trong thực tế. Trên nhiều phương diện, Tây Berlin gần như mang thể chế của một tiểu bang, thí dụ như việc có đại diện (nhưng không có quyền bỏ phiếu) trong Quốc hội Liên bang Đức (Bundestag). Đi ngược lại hiệp định đã được ký kết, Đông Berlin trở thành thủ đô của nước Đông Đức.
Khi cuộc Chiến tranh Lạnh leo thang dẫn đến nhiều việc như cấm vận kỹ thuật cao COCOM cho khối Đông Âu, chiến tranh ngoại giao liên tục và đe dọa về quân sự, phía Đông đã tăng cường đóng kín biên giới. Vì thế biên giới này không đơn thuần là biên giới giữa hai phần nước Đức mà đã trở thành biên giới giữa Hội đồng Tương trợ Kinh tế và Cộng đồng châu Âu, giữa khối NATO và khối Warszawa, tức là giữa khối Tư bản Chủ nghĩa và khối Xã hội Chủ Nghĩa.
Từ khi Đông Đức được thành lập, người Đông Đức chạy sang Tây Đức ngày càng nhiều. Bắt đầu từ năm 1952 biên giới giữa hai nước Đức được bảo vệ bằng hàng rào và có lực lượng canh phòng. Một khu vực cấm dọc theo biên giới có chiều ngang 5 km được thành lập, người dân chỉ được phép đi vào khi có giấy phép đặc biệt – thông thường là chỉ cho những người dân cư trong vùng. Về hướng biên giới là một giải đất bảo vệ rộng 500 m và tiếp theo ngay sau đó, trực tiếp cạnh biên giới, là một giải đất canh phòng có chiều ngang 10 m. Ngược lại, ranh giới của các khu vực chiếm đóng giữa Tây Berlin và Đông Berlin lại vẫn còn bỏ ngỏ, vì thế mà gần như không thể kiểm soát được và trở thành một lỗ hổng để người dân chạy qua Tây Berlin. Từ 1949 cho đến 1961 khoảng 2,6 triệu người đã rời bỏ Đông Đức và Đông Berlin, trong số đó vẫn còn 47.433 người chạy trốn chỉ riêng trong hai tuần đầu của tháng 8 năm 1961. Ngoài ra Tây Berlin cũng là cửa ngỏ đi đến phương Tây cho nhiều người Ba Lan và Tiệp Khắc. Vì những người này thường là những người trẻ tuổi và được đào tạo tốt nên việc di dân này là mối đe dọa cho sức mạnh kinh tế của Đông Đức và cuối cùng là cho sự tồn tại của quốc gia này.
Thêm vào đó khoảng 50.000[cần dẫn nguồn] người dân Đông Berlin tuy hằng ngày làm việc ở Tây Berlin nhưng lại sinh sống và cư ngụ dưới những điều kiện rẻ tiền hơn ở Đông Berlin hay ở những vùng ngoại thành Berlin. Vào ngày 4 tháng 8 năm 1961 Hội đồng thành phố Berlin (Đông) ban quy định bắt buộc những người này phải đăng ký và phải trả tiền nhà cũng như những phí tổn phụ (điện, nước) bằng tiền Deutsche Mark của Tây Đức. Trước khi bức tường được xây dựng, lực lượng Công an Nhân dân của Đông Đức trong Đông Berlin cũng đã kiểm soát nghiêm ngặt các con đường và phương tiện giao thông đi qua phần phía tây của thành phố để ngăn chặn những người "chạy trốn cộng hòa" và "buôn lậu". Ngoài ra, nhiều người ở Tây Berlin và người Đông Berlin nhưng làm việc tại Tây Berlin đã dùng tiền Mark Đông Đức được đổi với giá rẻ trên thị trường ngoại tệ chợ đen – tỷ giá hối đoái thời điểm đấy là 1:4 – để mua lương thực thực phẩm tương đối rẻ và các hàng hóa tiêu dùng cao cấp ít ỏi ở Đông Berlin. Qua đó hệ thống kinh tế theo chế độ kinh tế kế hoạch của Đông Đức lại càng suy yếu đi. Bức tường được xây dựng để phục vụ cho ý định của những người cầm quyền Đông Đức, đóng kín cửa biên giới để chấm dứt cái được gọi một cách bình dân là "bỏ phiếu bằng chân" – rời bỏ "quốc gia công nông xã hội chủ nghĩa".
Xây dựng bức tường
Bức tường được xây dựng theo chỉ thị của lãnh đạo Đảng Xã hội Chủ nghĩa Thống nhất Đức (Sozialistische Einheitspartei Deutschlands - SED), dưới sự bảo vệ và canh phòng của lực lượng Công an Nhân dân và Quân đội Nhân dân Quốc gia – trái với những lời cam đoan của Chủ tịch Hội đồng Nhà nước của Đông Đức, Walter Ulbricht, người trong một cuộc họp báo quốc tế tại Đông Berlin vào ngày 15 tháng 6 năm 1961 đã trả lời câu hỏi của nữ nhà báo Tây Đức Annamarie Doherr:- "Tôi hiểu câu hỏi của bà là có những người ở Tây Đức muốn chúng tôi huy động công nhân xây dựng của thủ đô nước Đông Đức để lập nên một bức tường. Tôi không biết có một ý định như thế vì những người công nhân xây dựng của thủ đô đã dốc toàn lực của họ để xây chủ yếu là nhà dân cư. Không một ai có ý định dựng lên một bức tường cả!"[cần dẫn nguồn]
Tuy quân đội Đồng Minh phía Tây đã có thông tin về kế hoạch của "những biện pháp cứng rắn" nhằm để phong tỏa Tây Berlin thông qua những người tin cậy, nhưng họ vẫn ngạc nhiên về thời điểm cụ thể và quy mô của rào cản này. Do quyền ra vào Tây Berlin không bị cắn xén nên phương Tây đã không can thiệp bằng quân sự. Cơ quan tình báo Liên bang Đức (Bundesnachrichtendienst - BND) cũng đã nhận được nhiều thông tin tương tự ngay từ giữa tháng 7. Sau khi Ulbricht viếng thăm Nikita Sergeyevich Khrushchyov trong thời gian của cuộc họp cấp cao các nước trong khối Warszawa tại Moskva từ 3 tháng 8 đến 5 tháng 8, báo cáo hằng tuần của BND vào ngày 9 tháng 8 đã ghi lại:
- "Thông tin cho thấy chế độ Pankow đang cố gắng đạt được sự đồng ý của Mátxcơva để tiến hành nhiều biện pháp ngăn cản có hiệu quả hơn – thuộc vào trong số đó đặc biệt là việc thắt chặt biên giới của các khu vực chiếm đóng ở Berlin và làm gián đoạn giao thông tàu điện ngầm và tàu nhanh ở Berlin. [...] còn phải chờ xem liệu Ulbricht [...] ở Moskva [...] có khả năng đạt được các yêu cầu về việc này hay không và đạt được đến đâu."[cần dẫn nguồn]
Trong ngày thứ Bảy 12 tháng 8 BND nhận được thông tin từ Đông Berlin, rằng "vào ngày 11 tháng 8 năm 1961 đã có cuộc họp các bí thư của các nhà xuất bản thuộc Đảng và các cán bộ Đảng khác tại Ủy ban Trung ương Đảng Xã hội Chủ nghĩa Thống nhất Đức. Tại đấy, ngoài những việc khác là tuyên bố: [...] Do tình hình dòng người di tản tăng liên tục, việc khóa kín phần phía đông của Berlin và khu vực chiếm đóng phía đông cần phải thực hiện trong những ngày sắp đến – một thời điểm cụ thể không được nêu ra – chứ không như theo kế hoạch là đến 14 ngày nữa."
Trong đêm 12 rạng sáng ngày 13 tháng 8 năm 1961 Quân đội Nhân dân Quốc gia, 5.000[cần dẫn nguồn] người của Cảnh sát biên phòng (tiền thân của Lực lượng Biên phòng sau này), 5.000[cần dẫn nguồn] người thuộc Công an Nhân dân và 4.500[cần dẫn nguồn] người thuộc lực lượng công nhân vũ trang bắt đầu phong tỏa các đường bộ và đường sắt dẫn đến Tây Berlin. Quân đội Xô Viết được đặt trong tình trạng báo động và hiện diện tại các cửa khẩu biên giới của Đồng Minh. Tất cả các liên kết giao thông còn tồn tại giữa hai phần Berlin đều bị gián đoạn.
Erich Honecker vào thời điểm đó dưới cương vị là bí thư trung ương Đảng về an ninh đã nhân danh ban lãnh đạo Đảng chịu trách nhiệm chính trị về việc lên kế hoạch và thực hiện việc xây bức tường. Cho đến tháng 9 năm 1961, chỉ riêng từ lực lượng canh phòng đã có 85 người đào ngũ sang Tây Berlin, ngoài ra là 216[cần dẫn nguồn] lần chạy trốn thành công của tổng cộng 400 người. Mãi mãi không quên là các bức ảnh nổi tiếng chụp những người chạy trốn được thả xuống từ các ngôi nhà lân cận bằng dây làm từ tấm vải trải giường hay của người cảnh sát biên phòng trẻ tuổi Conrad Schumann đang chạy qua hàng rào kẽm gai trên đường Bernau (Bernauer Straße).
Phản ứng của Tây Đức

Richard Nixon tại Bức tường Berlin, 1969
Phản ứng của Đồng Minh
Đồng Minh phía tây phản ứng rất chậm chạp: mãi 20 tiếng sau đó, lực lượng quân sự mới xuất hiện tại biên giới. Sau 40 tiếng một bức thư mới được gửi đến Ban chỉ huy quân sự Xô Viết Berlin, và mãi đến 72 tiếng sau đó, để cho đầy đủ về mặt hình thức, các phản đối mang tính ngoại giao của phe Đồng Minh phía tây mới được gửi đến Moskva. Có nhiều tin đồn cho rằng trước đó Liên bang Xô Viết đã bảo đảm với phe Đồng Minh phía tây là Liên bang Xô Viết sẽ không đụng chạm đến quyền lợi của họ ở Tây Berlin. Trên thực tế, từ kinh nghiệm của Cuộc phong tỏa Berlin, trong mắt của Đồng Minh phía Tây thể chế của Tây Berlin luôn luôn bị đe dọa – việc xây bức tường giờ đây chính là tuyên ngôn bằng hiện vật của nguyên trạng đương thời, cái mà giờ đây chỉ được xây nền tảng bằng bê tông theo đúng nghĩa đen của nó. Có thể thấy rõ rằng Liên bang Xô Viết đã từ bỏ yêu cầu về một thành phố Berlin "tự do", phi quân sự được thể hiện trong tối hậu thư của Khrushchyov năm 1958.Phản ứng quốc tế năm 1961:
- "Một giải pháp không hay lắm nhưng vẫn tốt hơn chiến tranh hằng ngàn lần." John F. Kennedy, Tổng thống Mỹ [cần dẫn nguồn].
- "Người Đông Đức chận dòng người tỵ nạn lại và cố thủ sau một bức màng sắt dầy hơn. Điều đấy không có gì là phạm pháp cả." Harold Macmillan, Thủ tướng Anh.
Một cuộc chạm trán trực tiếp có vẻ nguy hiểm giữa quân đội Mỹ và Xô Viết xảy ra vào ngày 27 tháng 10 năm 1961 tại Checkpoint Charlie trên đường Friedrich (Friedrichstraße) khi 10 chiếc tăng mỗi bên đã đỗ đối diện nhau ngay trước vạch ranh giới. Thế nhưng vào ngày hôm sau cả hai nhóm tăng đều được rút về. Cả hai phe đều không muốn vì Berlin mà cuộc Chiến tranh Lạnh sẽ leo thang hay cuối cùng là đi đến một cuộc chiến tranh hạt nhân.
Ngày 26 tháng 6 năm 1963, Tổng thống Kennedy đã đến thăm và trong một bài phát biểu sôi nổi trước Bức tường Berlin, ông nói "Tây Berlin là một biểu tượng của tự do trong một thế giới bị đe dọa bởi chiến tranh lạnh", "Tất cả những người tự do, dù sống tại bất cứ nơi nào, đều là công dân của Berlin, và do đó, như là một người dân tự do, tôi tự hào trong (khi nói) các từ ngữ Ich bin ein Berliner (tôi là một người Berlin)" [1], và ông cũng nói:
“ | Tự do có nhiều khó khăn và dân chủ không phải là tuyệt hảo. Nhưng chúng tôi không bao giờ phải dựng lên một bức tường để giữ lại những người dân của chúng tôi - để ngăn cản họ rời bỏ chúng tôi [1][2] | ” |
Đất nước bị chia cắt
Từ ngày 1 tháng 6 năm 1952 dân cư trong Tây Berlin không còn được phép tự do vào Đông Đức. Sau nhiều cuộc thương lượng kéo dài Hiệp định giấy thông hành (Passierscheinabkommen) được ký kết năm 1963, tạo điều kiện cho hằng trăm ngàn người Tây Berlin thăm viếng họ hàng trong phần phía đông của thành phố vào dịp cuối năm.Bắt từ đầu thập niên 1970 với chính sách tiếp cận giữa Đông Đức và Tây Đức do Willy Brandt và Erich Honecker mở đầu, biên giới của hai quốc gia được mở rộng hơn một ít. Đông Đức bắt đầu cho phép đi du lịch dễ dàng hơn, đặc biệt là cho những nhóm người "phi sản xuất" như những người đang nghỉ hưu và cho phép công dân Tây Đức thăm viếng một cách đơn giản hơn từ những vùng gần biên giới. Một quyền tự do du lịch rộng rãi bị Đông Đức gắn liền với việc công nhận thể chế là một quốc gia độc lập và với yêu cầu trao trả các công dân Đông Đức đi du lịch nhưng không muốn trở về nữa. Tây Đức đã không muốn thỏa mãn các yêu cầu này vì hiến pháp không cho phép.
Trong tuyên truyền, Đông Đức đã gọi bức tường này cũng như toàn bộ việc bảo vệ biên giới là "bức tường thành chống phát xít" (antifaschistischer Wall), bảo vệ nước Đông Đức chống lại việc "di dân, xâm nhập, gián điệp, phá hoại, buôn lậu, bán tống bán tháo và gây hấn từ phương Tây". Thực chất các hệ thống phòng thủ này chủ yếu là chống lại chính những người công dân của Đông Đức.[3]
Bức tường sụp đổ

Tổng thống Hoa Kỳ Ronald Reagan đọc diễn văn trước Cổng Brandenburg
ở giữa Bức tường Berlin ngày 12 tháng 6 năm 1987, mà trong đó ông thách
thức nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Sergeyevich Gorbachyov: "Hãy phá đổ bức tường này !"
Sau khi bản dự thảo cho Luật đi lại mới (Reisegesetz) được công bố vào ngày 6 tháng 11 vấp phải phản đối cực lực và lãnh đạo Tiệp Khắc bằng con đường ngoại giao ngày càng phản đối mạnh mẽ hơn việc công dân Đông Đức bỏ đi thông qua đất nước Tiệp Khắc, Bộ chính trị của Đảng Xã hội Chủ nghĩa Thống nhất Đức quyết định thay đạo luật mới bằng một quy định về việc ra nước ngoài. Một bản dự thảo cho quyết định này, có thêm phần về việc xuất ngoại để thăm viếng, được Bộ chính trị xác nhận và chuyển tiếp đến Hội đồng Bộ trưởng. Tại đấy, theo như dự tính thì bản dự thảo trình Hội đồng Bộ trưởng cần được hoàn thành và thông qua ngay trong ngày để có thể được công bố bắt đầu từ lúc 4 giờ ngày hôm sau thông qua hãng thông tấn xã nhà nước ADN. Thế nhưng trong quy trình thông qua đã có ý kiến phản đối từ Bộ Tư pháp. Song song với việc này, bản dự thảo trình Hội đồng Bộ trưởng được đưa ra bàn thảo vào buổi chiều ngày hôm đó trong Ủy ban Trung ương Đảng và được sửa đổi nhỏ. Phiên bản này của dự thảo được Egon Krenz trao cho thành viên của Bộ Chính trị Günter Schabowski, người vắng mặt trong các cuộc họp trước đó của Bộ chính trị và Ủy ban Trung ương Đảng, trước khi Schabowski tổ chức họp báo về kết quả của lần họp Ủy ban Trung ương Đảng[4][5].
Cuộc họp báo với Günter Schabowski trong Sở Báo chí/Trung tâm Báo chí Quốc tế trên đường Mohren (Mohrenstraße) số 38 tại Đông Berlin (hiện nay là một phần của Bộ Tư pháp Liên bang) được truyền hình trực tiếp và được nhiều người theo dõi, và chính là ngòi nổ mở cửa bức tường. Vào cuối cuộc họp báo vào lúc 18 giờ 57, gần như là việc phụ, Schabowski đọc từ tờ giấy được đưa cho ông bản dự thảo dành cho Hội đồng Bộ trưởng:
- "Có thể làm đơn xin du lịch cá nhân ra nước ngoài mà không cần có điều kiện như lý do xuất ngoại hay quan hệ họ hàng. Giấy phép sẽ được cấp trong thời hạn ngắn. Các ban phòng có thẩm quyền về hộ chiếu và khai báo cư trú của các cơ quan Công an Nhân dân cấp huyện trong nước Đông Đức có thể nhanh chóng cấp giấy thông hành ra nước ngoài thường xuyên theo như chỉ thị. Có thể liên tục ra nước ngoài tại tất cả các cửa khẩu biên giới giữa nước Đông Đức và Tây Đức."
- "Khi nào? Ngay lập tức?"
Schabowski (lục lọi trong chồng giấy tờ của ông):
- "Theo như tôi biết – thì ngay lập tức, không chậm trễ".
- (Trích dẫn theo Hans-Hermann Hertle, Katrin Elsner trong quyển "Mein 9. November", NXB Nicolai, Berlin,1999)
Công dân Đông Đức đã được người dân Tây Berlin đón chào nồng nhiệt. Phần lớn các quán bia gần bức tường tự phát cho uống bia không phải trả tiền và trên đại lộ Kurfürstendamm là hằng đoàn ô tô bóp còi diễu hành, những người hoàn toàn xa lạ ôm choàng lấy nhau. Khi có thông tin về việc bức tường được mở cửa, Quốc hội Liên bang đã tạm ngừng phiên họp về ngân sách quốc gia và các nghị sỹ đã tự phát hát quốc ca. Mỗi người dân Đông Đức được chính phủ CHLB Đức tặng 100 DM khi qua cổng (lúc đó trị giá trên thị trường chợ đen là 1000 tiền Đông Đức, gần bằng 1 tháng lương trung bình), gọi là "tiền chào mừng".
Cấu trúc hệ thống bảo vệ biên giới tại Berlin
Bức tường Berlin được hoàn thiện bằng nhiều công trình rộng khắp ở cạnh biên giới với Tây Đức. Cũng như phần biên giới nội Đức còn lại, Bức tường Berlin được củng cố với nhiều hệ thống rộng lớn bao gồm hàng rào kẽm gai, hào, vật cản xe tăng, đường tuần tra và tháp canh. Chỉ riêng chó đặc nhiệm đã có khoảng 1.000 con đã được sử dụng cho đến đầu thập niên 1980. Các hệ thống này được liên tục mở rộng qua nhiều thập niên. Các ngôi nhà gần bức tường đều bị giật sập, dân cư trong các ngôi nhà đó đã bị bắt buộc di chuyển sang nơi khác trước đấy. Ngay cả Nhà thờ Hòa giải trên đường Bernau (Bernauer Straße) cũng bị giật sập vào ngày 28 tháng 1 năm 1985. Theo thông tin của Bộ An ninh Quốc gia trong mùa xuân 1989[cần dẫn nguồn], hệ thống chung quanh Bức tường Berlin bao gồm:- 41,91 km tường có chiều cao 3.60 m
- 58,95 km tường có chiều cao 3,40 m
- 68,42 km hàng rào bằng kim loại có chiều cao 2,90 m làm "vật cản trước"
- 161 km đường đi có hệ thống chiếu sáng
- 113,85 km hàng rào có hệ thống báo động
- 186 tháp canh
- 31 cơ sở chỉ huy
Cấu trúc
Vào thời gian cuối, hệ thống bảo vệ biên giới bao gồm (từ hướng của Đông Đức):- Tường bê tông hay rào sắt cao khoảng từ 2 đến 3 mét
- Dưới đất là hệ thống phát tín hiệu báo động khi chạm vào
- Rào sắt cao hơn đầu người có gắn kẽm gai và dây báo động
- Ngoài ra nhiều đoạn còn có chó đặc nhiệm, hào cản xe cơ giới và cản xe tăng, chỉ được hủy bỏ sau khi Tây Đức cho vay hằng tỉ đồng DM.
- Đường đi có chiếu sáng về đêm cho lực lượng biên phòng
- Tháp canh (tổng cộng 302 tháp vào năm 1989)
- Bức tường Berlin
- Trước đấy là vài mét lãnh thổ của nước Đông Đức.
Lực lượng bảo vệ
Theo thông tin của Bộ An ninh Quốc gia (Đông Đức), lực lượng biên phòng của khu vực biên giới với Tây Berlin bao gồm 11.500 quân nhân và 500 nhân viên dân sự. Ngoài bộ tham mưu đóng ở Berlin-Karlshorst lực lượng này bao gồm 7 trung đoàn đóng tại Berlin-Treptow, Berlin-Pankow, Berlin-Rummelsburg, Hennigsdorf, Groß-Glienicke, Potsdam-Babelsberg và Kleinmachnow cũng như là 2 trung đoàn tập huấn tại Wilhelmshagen và Oranienburg.Mỗi trung đoàn có 5 đại đội biên phòng, ngoài ra là mỗi một trung đội của các binh chủng công binh, truyền tin, vận tải, súng cối và pháo binh, súng phóng lửa và một đội chó đặc nhiệm. Ngoài ra còn có thể có một đại đội thuyền hải quân.
Lực lượng canh phòng biên giới có hơn 567[cần dẫn nguồn] xe bọc thép chở quân, 48 súng cối, 48 đại bác chống tăng, 114 súng phóng lửa cũng như là 156 xe bọc thép hay xe công binh và 2.295 xe cơ giới khác. Ngoài ra là 992 chó đặc nhiệm[cần dẫn nguồn].
Vào một ngày bình thường có khoảng 2.300[cần dẫn nguồn] quân nhân nhận nhiệm vụ canh phòng trực tiếp tại biên giới và vùng cận biên giới.
Cửa khẩu
Tại Bức tường Berlin có 25 nơi qua biên giới, 13 cửa khẩu cho đường ô tô, 4 cho tàu hỏa và 8 cửa khẩu đường sông, chiếm 60% tất cả các cửa khẩu biên giới giữa Đông Đức và Tây Đức. Sau khi hai nước Đức thống nhất tiền tệ vào ngày 1 tháng 7 năm 1990, toàn bộ các cửa khẩu biên giới nội địa Đức được hủy bỏ. Một vài phần còn lại được giữ làm kỷ niệm.Nạn nhân của Bức tường Berlin và những người bắn
Nạn nhân

Đài tưởng niệm Tự do, tưởng niệm những nạn nhân của Bức tường Berlin, đã bị tháo gỡ vào năm 2005
Từ tháng 8 năm 2005 một dự án được Hội Bức tường Berlin (Verein Berliner Mauer) cùng với Trung tâm nghiên cứu lịch sử đương đại Potsdam tiến hành với mục đích điều tra con số chính xác của những nạn nhân bức tường và lịch sử của những nạn nhân này.[6].
Nạn nhân đầu tiên của Bức tường là Ida Siekmann, người đã tử nạn khi nhảy từ cửa sổ của một căn nhà trên đường Bernau (Bernauer Straße) xuống vào ngày 22 tháng 8 năm 1961. Vào ngày 24 tháng 8 năm 1961 các phát súng đầu tiên đã bắn chết Günter Litfin, 24 tuổi, trong khi anh cố chạy trốn ở gần Nhà ga trên đường Friedrich. Trong năm 1966 hai trẻ em 10 và 13 tuổi đã bị bắn chết bởi 40 phát súng. Nạn nhân cuối cùng bị bắn chết là Chris Gueffroy vào ngày 6 tháng 2 năm 1989.
Theo nhiều dự tính, khoảng 75.000 người đã phải ra tòa án trong Đông Đức vì tội chạy trốn, tội mà theo điều 213 Bộ Luật hình sự nước Đông Đức có thể lãnh án đến 8 năm tù. Những ai giúp đỡ chạy trốn còn có thể bị án tù chung thân.
Xử án những người bắn
Các vụ án xử những người ra lệnh bắn kéo dài cho đến mùa thu năm 2004. Thuộc vào trong số những người chịu trách nhiệm bị xử án là Erich Honecker, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và người kế nhiệm Egon Krenz, các thành viên của Hội đồng Quốc phòng Erich Mielke, Willi Stoph, Heinz Keßler, Fritz Streletz và Hans Albrecht, bí thư tỉnh Suhl, cũng như là một vài tướng lãnh như cựu chỉ huy lực lượng biên phòng (1979-1990), đại tướng Klaus-Dieter Baumgarten.Tổng cộng có 35 người được trắng án, 44 người bị tù treo và 11 người lãnh án tù giam, trong đó Albrecht, Streletz và Kessler cũng như là Baumgarten đã lãnh án từ 4 năm 6 tháng đến 7 năm 6 tháng tù giam. Trong tháng 8 năm 2004 Hans-Joachim Böhme và Werner Lorenz, cựu thành viên của Bộ Chính trị, đã nhận án treo từ Tòa án Berlin (Landgericht Berlin).
Tưởng niệm
Viện bảo tàng Bức tường Berlin tại Checkpoint Charlie
Viện bảo tàng Bức tường ở Checkppoint Charlie ngay tại biên giới nội địa Đức ngày trước được nhà sử học Rainer Hildebrandt khai trương trong năm 1963 và do Cộng đồng Ngày 13 tháng 8 chịu trách nhiệm vận hành. Viện bảo tàng là một trong những viện bảo tàng có du khách đến tham quan nhiều nhất của Berlin. Viện trưng bày hệ thống bảo vệ biên giới, tư liệu về các cuộc chạy trốn thành công và các phương tiện đã được sử dụng để bỏ trốn như khinh khí cầu, ô tô hay một tàu ngầm nhỏ. Giám đốc hiện nay là góa phụ của người sáng lập, bà Alexandra Hildebrandt.Khu tưởng niệm Bức tường Berlin tại đường Bernau
Khu tưởng niệm Bức tường Berlin trên đường Bernau được hoàn thành vào cuối thập niên 1990 bao gồm đài tưởng niệm, Trung tâm tư liệu Bức tường Berlin và ngôi nhà thờ hòa giải.Đài tưởng niệm xuất phát từ một cuộc thi đua do Liên bang tổ chức và được khánh thành vào ngày 13 tháng 8 năm 1998 sau nhiều cuộc tranh cãi gay gắt kéo dài. Trung tâm tư liệu do một hiệp hội vận hành và được khai trương vào ngày 9 tháng 11 năm 1999. Nhà thờ hòa giải của Cộng đồng hòa giải Tin Lành được khánh thành vào ngày 9 tháng 11 năm 2000 và được xây dựng trên nền móng của Nhà thờ hòa giải đã bị giật sập trong năm 1985.
Lễ kỷ niệm 20 năm
Ba vị cựu lãnh đạo của Chiến tranh Lạnh, George H. W. Bush, Helmut Kohl, và Mikhail Gorbachev, cùng có mặt tại Berlin ngày 31 tháng 10 năm 2009, để đánh dấu ngày đầu tiên cho một loạt lễ kỷ niệm sự sụp đổ của bức tường Berlin, mà cách đây 20 năm còn chia đôi thành phố này. Cả ba vị cựu lãnh đạo, vào khoảng thời gian đó đều là lãnh đạo của Hoa Kỳ, của Cộng hòa Liên bang Ðức và của Liên Xô, và mỗi người trong trách nhiệm của mình, đã đóng góp vào sự sụp đổ của bức tường Berlin và từ đó đã đưa đến sự tái thống nhất nước Ðức vào tháng 11 năm 1989, mà từ diễn tiến đó đã đưa đến sự kết thúc luôn của cuộc Chiến tranh Lạnh.[7]Cựu Thủ tướng Kohl, từng lãnh đạo nước Ðức được tái thống nhất, trong các năm từ 1982 đến 1998, phải đi xe lăn, và phát biểu có phần khó khăn, tuyên bố: "Chúng tôi, người Ðức, không có bao nhiêu điều để hãnh diện về lịch sử của chúng tôi. Nhưng chúng tôi có tất cả các lý do để được hãnh diện về sự tái thống nhất nước Ðức." Cựu Tổng thống Bush, lãnh đạo Hoa Kỳ từ năm 1989-1993, cũng lên phát biểu trong buổi lễ đầy cảm động này, không quên nhắc lại hàng chục ngàn người dân Ðông Ðức đã không hề run sợ trước các sự đàn áp của chế độ Cộng sản Ðông Ðức, mà xuống đường trong nhiều tháng liền đòi hỏi sự đổi mới của đất nước, dẫn đến sự sụp đổ luôn của bức tường Berlin. Cựu Tổng thống Bush cũng nói tiếp: "Thật là một niềm vui khi được có mặt tại nơi đây cùng với các bạn lãnh đạo cũ của chúng tôi,” và nhân đó ông đã nhiều lần ôm cựu Chủ tịch Gorbachev và cựu Thủ Tướng Kohl, trong buổi lễ kéo dài hai tiếng đồng hồ, được tổ chức tại rạp hát Friedrich Strasse, nằm về phía Ðông của Bức Tường cũ. Ðiều đáng nhấn mạnh ở đây, là các diễn tiến lịch sử mà chúng ta đang kỷ niệm ở đây bằng sự hiện diện của chúng ta, đã không hề được dàn xếp tại Bonn, Moskva hay Washington DC, mà từ trong các trái tim và khối óc của các người đã bị mất các quyền thiêng liêng của họ quá lâu rồi."[8]
Cựu Tổng thống Bush, phải di chuyển bằng một chiếc gậy trống, tỏ ra vui mừng khi gặp lại được các nhà lãnh đạo cũ, phát biểu tiếp như sau: "Bức tường không thể nào xóa nhòa được giấc mơ của chúng ta, đó là một nước Ðức duy nhất, một nước Ðức tự do và một nước Ðức hiên ngang." Cựu Chủ tịch Liên Xô Gorbachev, từng được giải Nobel Hòa bình vì sự đóng góp của ông vào việc kết thúc cuộc Chiến tranh Lạnh cùng với năm Bức Tường sụp đổ, tuyên bố rằng hai sự kiện trên đã đứng đầu một thập niên của sự xích lại giữa hai khối "mà những người anh hùng chính là dân chúng." Vị chủ tịch cuối cùng của Liên Xô nhấn mạnh tiếp: "Không có ai trong ba chúng ta muốn giành lấy các thành quả của các thế hệ tiền nhiệm," sau khi ngợi khen việc Tổng thống Bush đã giữ vững tay chèo của đất nước Hoa Kỳ, trong suốt thời kỳ lịch sử đó.[9]
Khoảng 1.800 khách mời, trong đó có ba vị cựu lãnh đạo trên, còn có thủ tướng Ðức vừa tái cử Angela Merkel, các cựu thủ tướng Hungary Miklos Nemeth và Balan Tadeus Mazowiecki, cùng hàng chục vị đại sứ, tham dự lễ kỷ niệm sự sụp đổ của Bức tường Berlin này, nằm trong lễ kỷ niệm kéo dài một tuần lễ cho đến ngày 9 tháng 11, 2009.[10]
Hình ảnh
Đọc thêm
Chú thích
- ^ a ă (tiếng Anh) 1963: Kennedy: 'Ich bin ein Berliner', BBC
- ^ Toàn văn diễn văn và phim Video. Nguyên văn: "Freedom has many difficulties and democracy is not perfect. But we have never had to put a wall up to keep our people in -- to prevent them from leaving us"
- ^ (Tạm
dịch:) Một tài liệu 7 trang ghi ngày 1-10-1973 được tìm thấy tuần trước
trong một kho lưu trữ tại thành phố Magdeburg, trong số giấy tờ của một
lính biên phòng Đông Đức. Tài liệu viết: "Không do dự sử dụng hỏa
lực, kể cả khi các cuộc vượt biên có phụ nữ và trẻ em tham gia, điều mà
những kẻ phản bội thường xuyên lợi dụng."
Nguyên văn: The seven-page document dated 1 tháng 10 năm 1973, was found last week in an archive in the eastern city of Magdeburg, among the papers of an East German border guard. "Do not hesitate with the use of a firearm, including when the border breakouts involve women and children, which the traitors have already frequently taken advantage of," it reads.
Dẫn theo BBC: [1] (Cập nhật lần cuối: Sunday, 12 tháng 8 năm 2007, 13:40 GMT) - ^ Hans-Hermann Hertle: Chronik des Mauerfalls
- ^ Chronik der Mauer: 9. tháng 11 năm 1989
- ^ Bericht der Berliner Zeitung vom 11. tháng 8 năm 2006
- ^ 20 Jahre Mauerfall:: Start
- ^ http://www.germany.info/Vertretung/usa/en/10__Press__Facts/03__Infocus/04__Without__Walls/__Main__S.html
- ^ the Wall in the World 2009 - 20th anniversary of the Fall of the Wall - - Goethe-Institut
- ^ Palestinians break Israel's wall - Middle East - Al Jazeera English
Tham khảo
- Peter Feist: Die Berliner Mauer. Der historische Ort. Bd 38. Kai Homilius, Berlin 2004 (4. Aufl.). ISBN 3-931121-37-2 (Leseprobe)
- Thomas Flemming, Hagen Koch: Die Berliner Mauer. Geschichte eines politischen Bauwerks. Bebra, Berlin 2001. ISBN 3-930863-88-X
- Hertle, Jarausch, Kleßmann (Hrsg.): Mauerbau und Mauerfall. Berlin 2002. ISBN 3-86153-264-6
- Andreas Hoffmann, Matthias Hoffmann: Die Mauer – Touren entlang der ehemaligen Grenze. Nicolai, Berlin 2003. ISBN 3-87584-968-X
- Axel Klausmeier, Leo Schmidt: Mauerreste – Mauerspuren. Westkreuz, Berlin/Bonn 2004. ISBN 3-929592-50-9
- Klaus Liedtke (Hrsg.): Vier Tage im November. Mit Beiträgen von Walter Momper und Helfried Schreiter. Stern-Buch. Verlag Gruner + Jahr, Hamburg 1989 (mit einer persönlichen Betrachtung des Regierenden Bürgermeisters von Berlin Walter Momper unter dem Titel Diese Nacht war nicht zum Schlafen da, einer Fotochronik vom 9. bis 12. tháng 11 năm 1989, einem Beitrag des Schriftstellers, DDR-Oppositionellen und Publizisten Helfried Schreiter unter dem Titel Der lange Marsch in die November-Revolution, einer Fotochronik Wie es dazu kam, einer Zeittafel Opposition in der DDR: Die Chronik der Ereignisse und einem Fotonachweis). ISBN 3-570-00876-2
- Joachim Mitdank: Berlin zwischen Ost und West. Erinnerungen eines Diplomaten. Edition Zeitgeschichte. Bd 14. Kai Homilius, Berlin 2004. ISBN 3-89706-880-X (Leseprobe)
- Jürgen Rühle, Gunter Holzweißig: 13. tháng 8 năm 1961 – Die Mauer von Berlin. Edition Deutschland Archiv. Köln 1988 (3.Aufl.). ISBN 3-8046-0315-7
- Thomas Scholze, Falk Blask: Halt! Grenzgebiet! Leben im Schatten der Mauer. Berlin 1992. ISBN 3-86163-030-3
- Hans-Hermann Hertle: Chronik des Mauerfalls. Die dramatischen Ereignisse um den 9. tháng 11 năm 1989. Ch. Links, Berlin 1996, 2006 (10.Aufl.). ISBN 3-86153-113-5
- Peter Brinkmann: Schlagzeilenjagd. Bastei-Lübbe, Bergisch Gladbach 1993. ISBN 3-404-60358-3
Liên kết ngoài
![]() |
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và tài liệu về Bức tường Berlin |
- Biên niên sử Bức tường Berlin
- Bức tường Berlin online
- Trung tâm tư liệu về Bức tường Berlin
- Viện bảo tàng Bức từong Berlin
Hãy phá đổ bức tường này
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
"Hãy phá đổ bức tường này" (Tear down this wall) là một phần của một bài diễn văn nổi tiếng của Tổng thống Hoa Kỳ Ronald Reagan mà trong đó ông thách thức nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Sergeyevich Gorbachyov hãy phá bỏ Bức tường Berlin.
Trong một bài diễn văn đọc tại Cổng Brandenburg cạnh Bức tường Berlin vào ngày 12 tháng 6 năm 1987, Reagan đã thách thức Gorbachyov (lúc đó là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên xô) hãy phá bỏ bức tường để biểu hiện sự ước muốn của Gorbachyov trong việc làm gia tăng sự tự do trong khối Xô Viết. Mặc dù bức tường là trách nhiệm của chính quyền Đông Đức, nhưng Hoa Kỳ coi Đông Đức là một chính phủ bù nhìn của Xô Viết.
Reagan đã đọc bài diễn văn "hãy phá đổ bức tường này", được Peter Robinson soạn, mặc dù gặp nhiều phản đối từ cả Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và Hội đồng An ninh Quốc gia. Phó Cố vấn An ninh Quốc gia (và là Bộ trưởng Ngoại giao tương lai) Colin Powell là một trong những người trong chính phủ Hoa Kỳ chống đối mạnh mẽ nhất[1][2][3].
Những câu nổi tiếng nhất trong bài diễn văn như sau:
Có nhiều tranh cãi về mức độ ảnh hưởng, nếu có, mà sự thách thức đó mang đến. Có vài nguồn[4] nói rằng sự sụp đổ của bức tường theo sau đó là bằng chứng rằng bài diễn văn là điểm bắt đầu cho sự thay đổi trong khi những nguồn khác[5] thì cho rằng bài diễn văn của Reagan chỉ đơn giản đúng thời vận mà thôi. Tuy nhiên không ai nghi ngờ sự chống đối cương quyết của Reagan với giới lãnh đạo Xô Viết là một yếu tố chính trong việc lật đổ các chính thể cộng sản, xảy ra trong hai năm ngay sau khi ông rời nhiệm sở tổng thống.
Tuyến đường này có tên Đường mòn Bức tường Berlin trị giá 6 triệu USD, nó vừa là một vành đai xanh vừa là công trình gợi lại một thời kỳ lịch sử của nước Đức. Dọc tuyến đường này có chừng 30 biển báo chỉ dẫn các di tích lịch sử. Theo ông M.Cramer, một chính trị gia ở Berlin và cũng là người đưa ra ý tưởng trên xây dựng đường mòn: "Bức tường Berlin là một phần của quá khứ và chúng ta không thể xóa bỏ nó. Đó không chỉ là lời nhắc nhở về sự chia cắt mà còn là ký ức về chuyện bức tường đã bị phá đổ một cách hòa bình như thế nào".[6]
Trong một bài diễn văn đọc tại Cổng Brandenburg cạnh Bức tường Berlin vào ngày 12 tháng 6 năm 1987, Reagan đã thách thức Gorbachyov (lúc đó là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên xô) hãy phá bỏ bức tường để biểu hiện sự ước muốn của Gorbachyov trong việc làm gia tăng sự tự do trong khối Xô Viết. Mặc dù bức tường là trách nhiệm của chính quyền Đông Đức, nhưng Hoa Kỳ coi Đông Đức là một chính phủ bù nhìn của Xô Viết.
Reagan đã đọc bài diễn văn "hãy phá đổ bức tường này", được Peter Robinson soạn, mặc dù gặp nhiều phản đối từ cả Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và Hội đồng An ninh Quốc gia. Phó Cố vấn An ninh Quốc gia (và là Bộ trưởng Ngoại giao tương lai) Colin Powell là một trong những người trong chính phủ Hoa Kỳ chống đối mạnh mẽ nhất[1][2][3].
Những câu nổi tiếng nhất trong bài diễn văn như sau:
“ | General Secretary Gorbachev, if you seek peace, if you seek prosperity for the Soviet Union and Eastern Europe, if you seek liberalization, come here to this gate. Mr. Gorbachev, open this gate. Mr. Gorbachev, tear down this wall! | ” |
- (Tổng Bí thư Gorbachev, nếu ông mưu tìm hòa bình, nếu ông mưu tìm thịnh vượng cho Liên Xô và Đông Âu, nếu ông mưu tìm giải phóng, hãy đến đây nơi cổng này. Ông Gorbachev, hãy mở cổng này. Ông Gorbachev, hãy phá đổ bức tường này!)
Có nhiều tranh cãi về mức độ ảnh hưởng, nếu có, mà sự thách thức đó mang đến. Có vài nguồn[4] nói rằng sự sụp đổ của bức tường theo sau đó là bằng chứng rằng bài diễn văn là điểm bắt đầu cho sự thay đổi trong khi những nguồn khác[5] thì cho rằng bài diễn văn của Reagan chỉ đơn giản đúng thời vận mà thôi. Tuy nhiên không ai nghi ngờ sự chống đối cương quyết của Reagan với giới lãnh đạo Xô Viết là một yếu tố chính trong việc lật đổ các chính thể cộng sản, xảy ra trong hai năm ngay sau khi ông rời nhiệm sở tổng thống.
Đường mòn Bức tường Berlin
Bức tường Berlin ở Đức sau khi nó bị phá đổ năm 1989 đã không còn dấu vết. Để gợi nhớ di tích lịch sử này người ta lại vừa hoàn thành một tuyến đường cho xe đạp dọc theo bức tường dài 160 km xưa kia.Tuyến đường này có tên Đường mòn Bức tường Berlin trị giá 6 triệu USD, nó vừa là một vành đai xanh vừa là công trình gợi lại một thời kỳ lịch sử của nước Đức. Dọc tuyến đường này có chừng 30 biển báo chỉ dẫn các di tích lịch sử. Theo ông M.Cramer, một chính trị gia ở Berlin và cũng là người đưa ra ý tưởng trên xây dựng đường mòn: "Bức tường Berlin là một phần của quá khứ và chúng ta không thể xóa bỏ nó. Đó không chỉ là lời nhắc nhở về sự chia cắt mà còn là ký ức về chuyện bức tường đã bị phá đổ một cách hòa bình như thế nào".[6]
Ghi chú
- ^ Washington Monthly Online July/tháng 8 năm 2000
- ^ The Eighties Club - The Inside Story of Reagan's Berlin Challenge
- ^ The History Net - Inside Story of Reagan's Berlin Challenge to "Tear Down This Wall!"
- ^ Washington Times obituary of Reagan
- ^ Letters to the editor in reply to an LA Times article crediting Reagan with the fall of the Berlin wall.
- ^ "Tái tạo" Bức tường Berlin 22:37:29, 12/08/2007
Tham khảo
Peter Robinson, It's My Party: A Republican's Messy Love Affair with the GOP, 2000, hardcover, Warner Books, ISBN 0-446-52665-7Xem thêm
Liên kết ngoài
- Full text and audio MP3 of the speech
- Media met its match - obituary crediting Reagan with getting rid of the Berlin Wall
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
Trở về trang chính
Hoàng Kim, hoangkim, hoangkimvietnam, Ngọc Phương Nam, Chào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, Khát khao xanh, Dayvahoc, Học mỗi ngày, Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống, Thơ cho con
Thanks for nice information
ReplyDeleteDon't forget to visit our site:)
Click here