Hệ thống Hiệp ước châu Nam Cực
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hệ thống Hiệp ước Vùng Nam Cực | |
---|---|
Ngày ký Địa điểm |
1 tháng 12 năm 1959 Washington D. C., USA |
Có hiệu lực | 23 tháng 6 năm 1961 |
Bên tham dự | 12 quốc gia phê chuẩn |
Bên thông qua | 12 quốc gia |
Mục lục
Hệ thống Hiệp ước châu Nam Cực
Hiệp ước bắt đầu được các quốc gia kí kết tham gia vào ngày 1 tháng 12 năm 1959 và chính thức có hiệu lực vào ngày 23 tháng 6 năm 1961.[2] Những quốc gia đầu tiên tham gia kí kết hiệp ước là những nước tích cực hoạt động trong Năm địa vật lý quốc tế (International Geophysical Year - IGY) 1957-58 và sẵn sàng chấp nhận đề nghị của Hoa Kỳ về hội nghị đàm phán về chính hiệp ước này. Lúc đó, 12 quốc gia có quan tâm rõ ràng đến khu vực này bao gồm: Argentina, Australia, Bỉ, Chile, Pháp, Nhật Bản, New Zealand, Na Uy, Nam Phi, Liên Xô, Anh và Hoa Kì. Các quốc gia này đã thiết lập hơn 50 trạm nghiên cứu tại Châu Nam Cực. Hiệp ước này là một biểu hiện ngoại giao thành công cho việc hợp tác hoạt động cũng như khoa học ở khu vực này.Các điều khoản
- Điều 1 – khu vực này chỉ dành cho các mục đích hòa bình; hoạt động quân sự như thử nghiệm vũ khí bị nghiêm cấm trừ lực lượng quân đội và các trang thiết bị của quân đội được sử dụng cho mục đích nghiên cứu khoa học và các mục đích hòa bình khác;
- Điều 2 – tự do nghiên cứu khoa học và phải liên tục hợp tác;
- Điều 3 – tự do trao đổi thông tin và nhân lực trong việc hợp tác với Liên hợp quốc và các cơ quan quốc tế khác;
- Điều 4 – hiệp ước không thừa nhận, tranh luận và xác lập các tuyên bố về chủ quyền lãnh thổ; không một tuyên bố mới nào được công nhận trong khi hiệp ước còn có hiệu lực;
- Điều 5 – cấm các vụ nổ hạt nhân và chất thải phóng xạ;
- Điều 6 – hiệp ước này bao gồm tất cả các lãnh thổ và tảng băng ở phía nam vĩ tuyến 60 độ nam;
- Điều 7 – quốc gia là quan sát viên của hiệp ước được tự do tiếp cận, kể cả trên không, tất cả các khu vực và có thể kiểm tra các trạm, căn cứ, trang thiết bị; tất cả mọi hoạt động phải được thông báo trước, bao gồm cả việc triển khai lực lượng quân đội;
- Điều 8 – quyền tài phán thuộc đối với các giám sát viên và các chuyên gia khoa học thuộc về các quốc gia mà người đó mang quốc tịch;
- Điều 9 – thường xuyên tổ chức các cuộc họp tham vấn giữa các quốc gia thành viên hiệp ước;
- Điều 10 – tất cả các quốc gia thành viên của hiệp ước phải phản đối mọi hoạt động trái với quy định của hiệp ước của các quốc gia khác;
- Điều 11 – các tranh chấp phải được giải quyết hòa bình bởi các bên liên quan hoặc bởi Tòa án Quốc tế vì công lý;
- Điều 12, 13, 14 – các quốc gia có liên quan thỏa thuận việc phê chuẩn, giải thích và chỉnh sửa hiệp ước;
Các thỏa thuận khác
Các thỏa thuận khác — khoảng 200 đề xuất được thông qua tại các cuộc họp tham vấn của hiệp ước và đã được phê chuẩn - bao gồm:- Các biện pháp được thỏa thuận nhằm bảo tồn hệ động thực vật châu Nam Cực (1964) (có hiệu lực vào năm 1982)
- Công ước về bảo tồn hải cẩu Nam Cực (1972)
- Công ước về bảo tồn các tài nguyên thiên nhiên biển Nam Cực (1980)
- Công ước điều chỉnh các hoạt động khai khoáng ở châu Nam Cực (1988) (mặc dầu đã được kí kết vào năm 1988, nhưng sau đó công ước này lại bị bác bỏ và không bao giờ có hiệu lực)
- Nghị định thư về bảo vệ môi trường ở Vùng Nam Cực được kí kết vào này 4 tháng 10 năm 1991 và bắt đầu có hiệu lực vào ngày 14 tháng 1 năm 1998, thỏa thuận này nhằm mục đích phòng ngừa và quy định về việc bảo vệ môi trường Vùng Nam Cực thông qua 5 phụ lục cụ thể về ô nhiễm biển, động thực vật, đánh giá tác động của môi trường, quản lý rác thải và bảo vệ các khu vực tự nhiên. Nghị định thư nghiêm cấm mọi hoạt động liên quan đến khoáng sản trừ mục đích khoa học. Phụ lục thứ 6 về trách nhiệm liên đới trong các trường hợp khẩn cấp về môi trường đã được thông qua vào năm 2005 nhưng vẫn chưa có hiệu lực.
Quốc gia thành viên
Ghi chú: bảng sau có thể được sắp xếp theo bảng chữ cái hoặc theo thời gian bằng cách nhấn vào biểu tượng.
Quốc gia[3] | Ngày kí tắt | Ngày tham vấn | Ngày tham gia |
---|---|---|---|
Argentina (tuyên bố chủ quyền)* | 23 tháng 6 năm 1961 | ||
Úc (tuyên bố chủ quyền) | 23 tháng 6 năm 1961 | ||
Áo | 25 tháng 8 năm 1987 | ||
Belarus | 27 tháng 12 năm 2006 | ||
Bỉ | 26 tháng 7 năm 1960 | ||
Brasil | 12 tháng 9 năm 1983 | 16 tháng 5 năm 1975 | |
Bulgaria | 25 tháng 5 năm 1998 | 11 tháng 9 năm 1978 | |
Canada | 4 tháng 5 năm 1988 | ||
Chile (tuyên bố chủ quyền)* | 23 tháng 6 năm 1961 | ||
Trung Quốc | 7 tháng 10 năm 1985 | 8 tháng 6 năm 1983 | |
Colombia | 31 tháng 1, 1989 | ||
Cuba | 16 tháng 8 năm 1984 | ||
Cộng hòa Séc (khi này còn thuộc Tiệp Khắc) | 14 tháng 6 năm 1962 | ||
Đan Mạch | 20 tháng 5 năm 1965 | ||
Ecuador | 19 tháng 11 năm 1990 | 15 tháng 9 năm 1987 | |
Estonia | 17 tháng 5 năm 2001 | ||
Phần Lan | 9 tháng 10 năm 1989 | 15 tháng 5 năm 1984 | |
Pháp (tuyên bố chủ quyền) | 16 tháng 9 năm 1960 | ||
Đức (tuyên bố chủ quyền) (ngưng từ năm 1945) Đông Đức |
3 tháng 3, 1981 5 tháng 10 năm 1987 |
5 tháng 2, 1979 19 tháng 11 năm 1974 |
|
Hy Lạp | 8 tháng 1, 1987 | ||
Guatemala | 31 tháng 7 năm 1991 | ||
Hungary | 27 tháng 1, 1984 | ||
Ấn Độ | 12 tháng 9 năm 1983 | 19 tháng 8 năm 1983 | |
Ý | 5 tháng 10 năm 1987 | 18 tháng 3, 1981 | |
Nhật Bản | 4 tháng 8 năm 1960 | ||
Monaco | 30 tháng 5 năm 2008 | ||
Hà Lan | 19 tháng 11 năm 1990 | 30 tháng 3 năm 1967 | |
New Zealand (tuyên bố chủ quyền) | 1 tháng 11 năm 1960 | ||
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên | 21 tháng 1, 1987 | ||
Norway (tuyên bố chủ quyền) | 24 tháng 8 năm 1960 | ||
Papua New Guinea | 16 tháng 3, 1981 | ||
Peru | 9 tháng 10 năm 1989 | 10 tháng 4, 1981 | |
Ba Lan | 29 tháng 7 năm 1977 | 8 tháng 6 năm 1961 | |
România | 15 tháng 9 năm 1971 | ||
Nga (khi này còn thuộc Liên Xô)** | 2 tháng 11 năm 1960 | ||
Slovakia (khi này còn thuộc Tiệp Khắc) | 14 tháng 6 năm 1962 | ||
Nam Phi | 21 tháng 6 năm 1960 | ||
Hàn Quốc | 9 tháng 10 năm 1989 | 28 tháng 11 năm 1986 | |
Tây Ban Nha | 21 tháng 9 năm 1988 | 31 tháng 3 năm 1982 | |
Thụy Điển | 21 tháng 9 năm 1988 | 24 tháng 3 năm 1984 | |
Thụy Sĩ | 15 tháng 11 năm 1990 | ||
Thổ Nhĩ Kỳ | 25 tháng 1 năm 1996 | ||
Ukraina | 27 tháng 5 năm 2004 | 28 tháng 10 năm 1992 | |
Anh Quốc (tuyên bố chủ quyền)* | 31 tháng 5 năm 1960 | ||
Hoa Kỳ** | 18 tháng 8 năm 1960 | ||
Uruguay | 7 tháng 10 năm 1985 | 11 tháng 1 năm 1980 | |
Venezuela | 24 tháng 5 năm 1999 |
** Bảo lưu tuyên bố.
Từ 2007 cho đến hiện tại, đã có 46 quốc gia là thành viên của Hiệp ước châu Nam Cực bao gồm 28 nước tham vấn và 18 nước gia nhập. Các nước tham vấn (có quyền bỏ phiếu) bao gồm 7 quốc gia tuyên bố chủ quyền quốc gia đối với một bộ phận của Châu Nam Cực. 21 nước không có tuyên bố không hề thừa nhận những tuyên bố của các nước khác hoặc đưa ra quan điểm của quốc gia mình.
Ban thư ký Hiệp ước châu Nam Cực
Ban Thư ký Hiệp ước châu Nam Cực được thành lập ở Buenos Aires, Argentina vào tháng 9 năm 2004 trong một cuộc họp tham vấn. Ngài Jan Huber (Hà Lan) được chỉ định làm Thư ký điều hành đầu tiên cho nhiệm kì 5 năm đến hết 31 tháng 8 năm 2009. Ngày 1 tháng 9 năm 2009, ngài Manfred Reinke (Đức) được chỉ định là người kế nhiệm cho nhiệm kì 4 năm tiếp theo.Nhiệm vụ của Ban thư ký Hiệp ước châu Nam Cực được chia thành các hạng mục sau:
- Hỗ trợ tổ chức các cuộc họp tham vấn thường niên và các cuộc họp của Ủy ban bảo vệ môi trường.
- Tạo điều kiện để các bên trong hiệp ước và nghị định thư về môi trường trao đổi thông tin.
- Tập hợp, lưu trữ, sắp xếp và công bố những tài liệu của các cuộc họp tham vấn thường niên.
- Cung cấp và phổ biến các thông tin chung về Hệ thống Hiệp ước châu Nam Cực và các hoạt động ở khu vực này.
Hệ thống pháp lý
Châu Nam cực không có cư dân sinh sống nên ở đây không tồn tại khái niệm công dân hay chính phủ. Vì Châu Nam cực không có quyền chủ quyền nên tất cả những người có mặt ở Châu Nam cực đều công dân hoặc người có quốc tịch của quốc gia khác nhau trên thế giới, không phải là công dân của Châu Nam cực. Bên cạnh đó, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều tuyên bố quyền chủ quyền đối với một bộ phận hay phần lớn lãnh thổ của Châu Nam cực nhưng đều không được công khai thừa nhận bởi các quốc gia khác. Đặc biệt, khu vực nằm giữa 90 độ kinh Tây and 150 độ kinh Tây là khu vực duy nhất trên Trái đất không có một quốc gia nào tuyên bố chủ quyền.[4]Đa phần, chính phủ của quốc gia trên thế giới là thành viên của Hiệp ước châu Nam Cực và những nghị định thư có liên quan về bảo vệ môi trường ở khu vực này chịu trách nhiệm triển khai các điều khoản đã được quy định trong Hiệp ước hay các phán quyết của tòa án liên quan đến Hiệp ước thông qua nội luật của từng quốc gia. Theo đó, công dân mang quốc tịch của các quốc gia thành viên Hiệp ước có nghĩa vụ tuân thủ theo các quy định đã nêu trong Hiệp ước khi có mặt tại bất cứ khu vực nào của Châu Nam cực. Hiệp ước châu Nam Cực thường được xem là đại diện tiêu biểu cho nguyên tắc pháp lý quốc tế về di sản chung của nhân loại.[5]
Argentina
Theo các quy định của chính phủ Argentina, bất cứ hành vi tội phạm nào được thực hiện trong chu vi 50 km ở bất kì căn cứ nào của quốc gia này đều xem như nằm ở Ushuaia. Trong khu vực có tranh chấp với Chile hoặc Vương quốc Anh, người phạm tội khi xét xử có thể yêu cầu chuyển cho bất kì nước nào trong 2 nước đã nêu.[cần dẫn nguồn]Hoa Kỳ
Theo luật pháp của Hoa Kỳ, những hành vi phạm tội của hoặc chống lại công dân Hoa Kỳ như giết người, thẩm quyền tài phán của Hoa Kỳ có thể áp dụng cho những khu vực không thuộc về các quốc gia khác.[cần dẫn nguồn] Hiện tại, Hoa Kỳ có một thống chế đặc biệt ở châu Nam Cực phụ trách việc thực thi luật pháp trong trường hợp cần thiết.[6]Một số bộ luật của Hoa Kỳ được áp dụng trực tiếp cho châu Nam Cực.
Xem thêm
Tham khảo
- ^ [1]
- ^ 28, 2005.397747204/?searchterm=treaty “Information about the Antarctic Treaty and how Antarctica is governed.”. 70South. 28 tháng 12 năm 2005. Truy cập 3 tháng 6 năm 2007.
- ^ “Secretariat of the Antarctic Treaty: Parties”. Truy cập 23 tháng 5 năm 2009.
- ^ Wright, Minturn, "The Ownership of Antarctica, Its Living and Mineral Resources", Journal of Law and the Environment 4 (1987).
- ^ Jennifer Frakes, The Common Heritage of Mankind Principle and the Deep Seabed, Outer Space, and Antarctica: Will Developed and Developing Nations Reach a Compromise? Wisconscin International Law Journal. 2003; 21:409
- ^ Marshals and Antarctica
Liên kết ngoài
Wikisource có văn bản gốc Anh ngữ liên quan với bài:
|
- Antarctic Treaty Secretariat
- Full Text of the Antarctic Treaty
- Australian Antarctic Territory
- 28, 2005.3597747204/?searchterm=treaty 70South: Info on the Antarctic Treaty
- National Science Foundation – Office of Polar Programs
- List of all Antarctic Treaty Consultative Meetings
- An Antarctic Solution for the Koreas San Diego Union-Tribune, 25 tháng 8 năm 2005 (Both South Korea and North Korea are members of the Antarctic Treaty)
Thể loại:
Trận Bắc Lệ hay còn gọi là Trận cầu Quan Âm, đã diễn ra từ ngày 23 tháng 6 năm 1884 và kết thúc vào ngày 3 tháng 7 cùng năm, là một trận giao tranh lớn giữa quân thực dân Pháp và quân liên minh Việt - Thanh. Kết thúc trận, quân đội Pháp ở Bắc Kỳ (Việt Nam)
phải chịu nhiều thiệt hại về người và của, khiến nó trở thành một sự
kiện gây hoang mang cho thực dân Pháp và gây nhiều căng thẳng cho mối
quan hệ Pháp - Thanh lúc bấy giờ.
Ở Lạng Sơn, các tướng Thanh đã liên lạc với các quan Việt là Lã Xuân Oai (Tuần phủ Lạng Sơn) Nguyễn Thiện Thuật (Tán tướng) Tạ Hiện (Đề đốc), Phạm Huy Quang (Ngự sử) để cùng kháng Pháp.
Để tránh các cuộc xung đột giữa đôi bên, Pháp và Thanh cùng ký kết tại Thiên Tân (Trung Quốc) bản quy ước ngày 11 tháng 6 năm 1884 gồm 5 khoản, mà trong đó có khoản Thanh triều sẽ lần lượt rút hết quân ra khỏi Bắc Kỳ.
Biết nước Việt sau quy ước này, sẽ mất chỗ dựa duy nhất là nhà Thanh, và biết nhà Nguyễn cũng đã mệt nhoài vì mấy năm chiến tranh, nên nội các Tules Ferry (Pháp) đã cử Jules Patenôtre sang Huế để ký kết bản một hiệp ước mới, đó là hòa ước Patenôtre (hay còn gọi là Hòa ước Giáp Thân 1884) vào ngày 6 tháng 6 năm 1884. Hòa ước này, gồm 19 khoản, ngoài mục đích phân chia Việt Nam ra thành ba kỳ, xoa dịu sự công phẫn của nhân dân Việt Nam, nó còn nhằm cắt đứt hoàn nhà Nguyễn với toàn mọi mối quan hệ giữa nhà Thanh (Trung Quốc).
Tin vậy, nên ngày 13 tháng 6 năm 1884, tướng Millot phái Thiếu tá Dugenne dẫn hơn ngàn binh lính và khoảng ngần ấy phu khuân vác, từ Phủ Lạng Thương kéo lên tiếp quản các tỉnh thành trên.
Ngày 22 tháng 6, đoàn quân Pháp đi đến đồn Bắc Lệ[1]. Nhưng khi quân Pháp đến bờ sông Hóa (một nhánh của sông Thương), cách cầu Quan Âm khoảng 8 dặm thì bị chặn lại. Ở phía bên kia cầu, quân Thanh và quân khởi nghĩa người Việt do Nguyễn Thiện Thuật, Tạ Hiện, Phạm Huy Quang cùng chỉ huy, vẫn còn đang đóng giữ.
Ngày 23, sau khi thăm dò được một quãng sông không sâu lắm, dưới làn mưa đạn, quân Pháp vẫn cố vượt sông. Trước tình thế căng thẳng, tướng nhà Thanh sai quân đưa thư, đại ý nói rằng đã biết có hòa ước, nhưng vì chưa được lệnh rút quân về, vậy xin hoãn lại mấy ngày nữa để đợi chỉ dụ của Bắc Kinh.
Sách Việt Nam sử lược kể:
Nhưng trước những yêu sách quá đáng của Pháp, triều đình Bắc Kinh không thể nào nhượng bộ được nữa, cuối cùng, cuộc chiến tranh Trung - Pháp cũng đã nổ ra (tháng 8 năm 1884).
Sau trận Bắc Lệ, Trung tướng Millot bị triệu hồi, Thiếu tướng Brière de l'Isle lên thay thế, để tiếp tục công việc đánh dẹp và bình định Bắc Kỳ...[6]
Triệu Tử Dương (giản thể: 赵紫阳; phồn thể: 趙紫陽; bính âm: Zhào Zǐyáng; Wade-Giles: Chao Tzu-yang) (17 tháng 10 năm 1919–17 tháng 1 năm 2005) là một chính trị gia Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ông từng giữ chức Thủ tướng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ năm 1980 tới 1987, và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc từ năm 1987 tới 1989. Là một quan chức cao cấp trong chính phủ, ông đã lãnh đạo phe cải cách tiến hành những biện pháp cải cách thị trường đóng góp lớn vào tăng trưởng sản xuất và tìm kiếm các biện pháp giải quyết tình trạng quan liêu cũng như chiến đấu chống tham nhũng. Từng được đề cử là người kế tục Đặng Tiểu Bình, Triệu Tử Dương đã bị thanh trừng vì có tình cảm với những sinh viên tham gia biểu tình trên Quảng trường Thiên An Môn năm 1989 và sống mười lăm năm cuối cuộc đời trong hoàn cảnh bị quản thúc tại gia.
Là một người ủng hộ những biện pháp cải cách của Lưu Thiếu Kỳ, ông bị cách chức bí thư đảng năm 1967 trong cuộc Cách mạng Văn hóa, bị giải đi trên các đường phố Quảng Châu với một chiếc mũ giấy trên đầu và bị gọi là "một tàn tích thối tha của tầng lớp địa chủ". Ông phải sống 4 năm với tư cách một lao động cưỡng bách trong một nhà máy. Năm 1971 ông được giao việc trở thành một viên chức tại Nội Mông và sau đó quay lại Quảng Đông năm 1972.
Triệu Tử Dương đã được Chu Ân Lai khôi phục tư cách chính trị năm 1973, được chỉ định vào Uỷ ban Trung ương, và được cử tới tỉnh lớn nhất Trung Quốc, tỉnh Tứ Xuyên, làm bí thư thứ nhất tỉnh này năm 1975. Về mặt kinh tế, Tứ Xuyên đã bị tàn phá sau cuộc Đại nhảy vọt, và cuộc Cách mạng Văn hóa sau đó. Triệu Tử Dương đưa ra những cải cách nông nghiệp một cách căn bản và theo định hướng thị trường với nhiều thành công, dẫn tới tăng trưởng sản xuất công nghiệp tới 81% và sản lượng nông nghiệp 25% trong vòng 3 năm. Đặng Tiểu Bình coi "Kinh nghiệm Tứ Xuyên" là mô hình cho Cải cách kinh tế Trung Quốc và Triệu Tử Dương được bầu làm thành viên dự khuyết Bộ chính trị năm 1977 và trở thành thành viên đầy đủ năm 1979. Ông gia nhập Ban Thường vụ Bộ chính trị năm 1982.
Ông đã đưa ra "lý thuyết giai đoạn đầu tiên," một tiến trình biến đổi hệ thống xã hội chủ nghĩa đặt ra nền tảng giai đoạn cho hầu hết các cải cách kinh tế sau này ở Trung Quốc. Với tư cách Thủ tướng, ông đã áp dụng nhiều chính sách từng mang lại thành công ở Tứ Xuyên, gồm cả việc trao quyền tự quản hạn chế cho các doanh nghiệp công nghiệp và tăng quyền tự quyết trong sản xuất nông nghiệp của người nông dân. Triệu Tử Dương khuyến khích các tỉnh ven biển phát triển trở thành những vùng kinh tế đặc biệt thu hút đầu tư nước ngoài và tạo ra các cổng xuất khẩu. Chính sách này đã mang lại tăng trưởng mạnh mẽ trong cả sản lượng nông nghiệp và công nghiệp trong suốt thập niên 1980, nhưng cải cách kinh tế của ông cũng bị chỉ trích vì dẫn tới lạm phát. Triệu Tử Dương cũng kiên quyết ủng hộ một chính sách đối ngoại mở, tạo lập quan hệ tốt với phương Tây, lực lượng có khả năng giúp đỡ Trung Quốc phát triển kinh tế.
Triệu Tử Dương là người tin tưởng tuyệt đối vào đảng, nhưng ông định nghĩa về chủ nghĩa xã hội khác biệt so với những đảng viên bảo thủ. Triệu Tử Dương gọi cuộc cải cách chính trị là "cuộc thử nghiệm lớn nhất của chủ nghĩa xã hội." Ông tin rằng tăng trưởng kinh tế kết nối trực tiếp với dân chủ hóa. Ngay từ năm 1986, Triệu Tử Dương là lãnh đạo cao cấp đầu tiên của Trung Quốc kêu gọi thay đổi, bằng cách đưa ra các ứng cử viên trong các cuộc bầu cử từ cấp xã cho tới Uỷ ban Trung ương.
Trong thập niên 1980, Triệu Tử Dương được nhiều người coi là một cá nhân theo chủ nghĩa xét lại Chủ nghĩa Mác. Ông ủng hộ sự minh bạch trong hoạt động của chính phủ và một cuộc đối thoại quốc gia gồm cả các công dân bình thường trong quá trình lập chính sách, khiến ông nổi tiếng trong đông đảo dân chúng. Tại Tứ Xuyên, nơi ông áp dụng chính sách tái cơ cấu kinh tế từ thập niên 1970, có câu nói: "要吃粮,找紫阳" (yao chi liang, zhao Ziyang, âm Hán-Việt: yếu ngật lương, trảo Tử Dương). Cách chơi chữ theo tên ông, dịch thoát có nghĩa "nếu bạn muốn kiếm sống, hãy theo Tử Dương."
Tháng 1 năm 1987, Đặng Tiểu Bình buộc nhà lãnh đạo phe cải cách Hồ Diệu Bang từ chức vì quá khoan dung với các sinh viên phản kháng; Triệu Tử Dương lên thay thế ông làm Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, ghế Thủ tướng được nhường lại cho Lý Bằng. Điều này khiến ông trở thành ứng cử viên sẽ thay thế Đặng trở thành nhà lãnh đạo tối cao. Trong khi Tổng bí thư Triệu Tử Dương nới lỏng kiểm soát chính phủ trong lĩnh vực công nghiệp và tạo lập các vùng tự do kinh doanh ở các tỉnh ven biển, Thủ tướng Lý Bằng lại ưa thích cách tiếp cận thận trọng hơn và muốn dựa nhiều hơn vào kế hoạch hóa trung ương và quản lý từ bên trên.
Trong Đại hội Đảng năm 1987 Triệu Tử Dương tuyên bố Trung Quốc đang ở trong "một giai đoạn đầu của chủ nghĩa xã hội" có thể kéo dài 100 năm. Theo tiền đề này, Trung Quốc cần thử nghiệm nhiều hệ thống kinh tế nhằm kích thích sản xuất. Triệu Tử Dương đã đề xuất tách biệt các vai trò của Đảng và Nhà nước, một đề xuất từ đó đã trở thành chủ đề cấm kỵ. Theo các nhà quan sát phương Tây, 2 năm làm Tổng bí thư của Triệu Tử Dương là thời gian mở cửa nhất trong lịch sử Trung Quốc hiện đại—nhiều hạn chế về tự do ngôn luận và tự do báo chí đã được nới lỏng, cho phép giới trí thức tự do đề xuất các cải thiện cho đất nước.
Một điều không kém tầm quan trọng, trong khu vực kinh tế, Triệu Tử Dương là một trong những lãnh đạo đầu tiên ủng hộ việc giảm kiểm soát nhà nước với các doanh nghiệp và tăng cường sở hữu tư nhân qua cổ phần hóa. Dù ý tưởng đó cũng đã trở thành một điều cấm kị trong thời cầm quyền của ông, nó đã thực sự trở thành thực tế từ thập niên 1990.
Đề xuất của Triệu Tử Dương vào tháng 5 năm 1988 nhằm tăng cải cách giá dẫn đến những lời phàn nàn trên toàn quốc về lạm phát siêu tốc và khiến những đối thủ phản đối cải cách nhanh chóng kêu gọi trung ương hóa hơn nữa các biện pháp quản lý kinh tế và ngăn chặn mạnh hơn những ảnh hưởng từ phương Tây. Hiện tượng này khiến một cuộc tranh luận chính trị nhanh chóng xuất hiện, và ngày càng trở nên sôi nổi trong mùa đông năm 1988 tới 1989.
Nửa sau năm 1988 môi trường chính trị của Triệu Tử Dương dần giảm sút. Trên thực tế, chính Triệu Tử Dương rơi vào cuộc chiến đa mặt trận với những đảng viên lớp già, những người ngày càng bất mãn với cách tiếp cận của ông với những vấn đề ý thức hệ, cũng như phái bảo thủ trong Bộ Chính trị dẫn đầu là Lý Bằng và Diêu Y Lâm, những người luôn đối lập với ông trong việc lập chính sách kinh tế và tài chính. Cùng lúc ấy, Triệu Tử Dương phải đối đầu với áp lực ngày càng tăng từ tình trạng tham nhũng từ các quan chức và thành viên gia đình họ.
Sau năm 1989, rõ ràng Triệu Tử Dương phải đương đầu với khó khăn ngày càng lớn, tới mức ông phải chiến đấu cho sinh mệnh chính trị của chính mình. Nếu ông không có khả năng thay đổi mọi việc một cách nhanh chóng, một cuộc đấu tranh cuối cùng với các thành viên bảo thủ trong đảng là điều không thể tránh được. Và nó đã diễn ra, các cuộc phản kháng của sinh viên bắt nguồn từ cái chết bất ngờ của cựu Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Hồ Diệu Bang, được nhiều người coi là một lãnh đạo có đầu óc cải cách, đã trao cho Triệu Tử Dương cơ hội vàng để giành lại quyền lực chính trị và thúc đẩy thực hiện kế hoạch cải cách của mình.
Những sự kiện bi kịch của cuộc phản kháng Thiên An Môn năm 1989 đã chấm dứt hoạt động chính trị của Triệu Tử Dương cũng như khiến bất kỳ một phong trào dân chủ nào khác không còn cơ hội diễn ra. Khi ông đang có một chuyến thăm chính thức tới Bình Nhưỡng, phe cứng rắn trong Đảng đã lợi dụng cơ hội tuyên bố những cuộc phản kháng đang diễn ra là "phản cách mạng." Ngay khi trở về từ Bình Nhưỡng, Triệu Tử Dương đã nhiều lần cố gắng lái sự việc theo hướng mà ông gọi là "một con đường dựa trên dân chủ và quy định của pháp luật". Ông mở các kênh đối thoại trực tiếp giữa các sinh viên và chính phủ ở nhiều cấp. Ông cũng ra lệnh cho truyền thông đưa tin về các cuộc phản kháng ở mức tự do chưa từng thấy. Một số sáng kiến lập pháp với mục tiêu cải cách báo chí, truyền thông và giáo dục cũng đang được thực thi. Tuy nhiên, các sáng kiến của Triệu Tử Dương, cùng với thái độ hoà giải với sinh viên bị những thành viên cao tuổi và có thái độ cứng rắn trong đảng coi là những bước đẩy nhanh quá trình phá vỡ sự quản lý của Đảng, vì thế là một thảm hoạ thực sự. Buổi tối ngày 16 tháng 5 đánh dấu sự chấm dứt vĩnh viễn sự nghiệp chính trị của ông. Ngay từ đầu cuộc gặp gỡ với nhà lãnh đạo Xô viết Mikhail Gorbachev khi ấy đang ở thăm Trung Quốc, Triệu Tử Dương đã đưa ra một tuyên bố gây ngạc nhiên rằng Đặng Tiểu Bình, dù khi ấy đã chính thức không còn là một thành viên của Uỷ ban Trung ương Đảng, vẫn có tiếng nói cuối cùng trong việc đưa ra quyết định. Hành động của Triệu Tử Dương được coi là một dấu hiệu rõ ràng về sự từ giã khỏi giới lãnh đạo Đảng, đặc biệt với nhà lãnh đạo tối cao già cả. Chính lúc này Triệu Tử Dương đã hoàn toàn mất niềm tin của Đặng Tiểu Bình, người bảo trợ và cố vấn chính trị từ rất lâu của ông. Tối ngày 18 tháng 5, Triệu Tử Dương được triệu tới nhà của Đặng và một cuộc nhóm họp vội vàng của Ban Thường vụ Bộ Chính trị đã kêu gọi áp đặt thiết quân luật với một phiếu chống duy nhất của Triệu Tử Dương.
Ngay trước 5 giờ sáng ngày 19 tháng 5, Triệu Tử Dương xuất hiện trên Quảng trường Thiên An Môn và đi trong đám đông những người phản kháng. Với một chiếc loa, ông nói bài phát biểu nổi tiếng sau với các sinh viên tại Quảng trường. Bài phát biểu này lần đầu được phát sóng trên toàn quốc qua Đài truyền hình Trung ương.
"Chúng tôi đã già, nó không còn quan trọng với chúng tôi nữa." đã trở
thành một câu trích dẫn nổi tiếng sau đó. Và đó cũng là lần xuất hiện
cuối cùng của ông trước công chúng.
Triệu Tử Dương tiếp tục bị giám sát chặt chẽ và chỉ được cho phép rời nhà hay tiếp khách với sự cho phép từ các lãnh đạo cấp cao nhất của Đảng. Thỉnh thoảng có những thông báo về việc ông tham gia lễ tang của một trong các đồng chí của ông đã qua đời hoặc thăm những vùng khác của Trung Quốc hay chơi golf tại các sân golf ở Bắc Kinh, nhưng chính phủ thực sự đã thành công trong việc giữ kín ông khỏi báo giới và những cuốn sách lịch sử. Trong giai đoạn đó, chỉ một số bức ảnh chụp một Triệu Tử Dương tóc hoa râm tới được tay báo giới. Ít nhất hai lần Triệu Tử Dương đã viết thư, gửi tới chính phủ Trung Quốc, trong đó ông đưa ra đề xuất đánh giá lại cuộc Thảm sát Thiên An Môn. Một trong những bức thư đó đã xuất hiện trước Đại hội thứ 15 Đảng Cộng sản Trung Quốc. Một bức khác xuất hiện trong chuyến thăm Trung Quốc năm 1998 của Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton. Không bức nào được xuất bản tại Trung Hoa lục địa.
Phản ứng của Chính phủ trước cái chết của Triệu Tử Dương là một sự im lặng đáng kinh ngạc, có lẽ vì sợ rằng những lễ tang với đông người tham gia sẽ dẫn tới những cuộc phản kháng khắp quốc gia như đã từng xảy ra sau cái chết của Chu Ân Lai và Hồ Diệu Bang. Tân Hoa Xã cơ quan thông tin chính thức của chính phủ thông báo "Triệu Tử Dương đã mất ở tuổi 85" ở phần tin tiếng Anh của họ,[1] trong khi tiêu đề bằng tiếng Trung Quốc viết "Đồng chí Triệu Tử Dương đã chết." Bản tin không đề cập tới bất kì danh hiệu chính thức nào của ông. Đây được coi là một điều bất thường, bởi những người ở chức vụ thấp hơn ông cũng không bị tước danh hiệu, như nhà cách mạng vĩ đại, được nhân dân yêu mến, vân vân. Cái chết của Triệu Tử Dương không được đề cập tới trên các chương trình TV và đài phát thanh nhà nước. Tất cả báo chí Trung Quốc đều có cáo phó dài 59 từ như nhau ngày hôm sau, khiến dân chúng chỉ có thể biết chi tiết qua Internet.[2] Các Diễn đàn Internet, như Strong Nation Forum và Sina.com tràn ngập những bức thư thể hiện sự chia buồn, nhưng chúng nhanh chóng bị những người quản lí xoá bỏ, khiến các quản lí bị tấn công vì hành động đó.
Tại Hồng Kông, 10.000–15.000 đã tham dự buổi lễ đốt nến tưởng niệm Triệu Tử Dương. Những người dân lục địa như Chen Juoyi đã nói rằng các nhà lập pháp Hông Kông không được phép tham gia bất kì buổi lễ vĩnh biệt nào, tuyên bố "... theo quy tắc 'một đất nước, hai chế độ' một nhà lập pháp Hồng Kông không thể quan tâm tới bất kì điều gì về lục địa Trung Quốc." Lời nói trên đã gây ra một cơn bão chính trị ở Hồng Kông kéo dài tới ba ngày sau đó. Tư Đồ Hoa, chủ tịch Liên minh Hồng Kông hỗ trợ các phong trào dân chủ yêu nước tại Trung Quốc, đã nói rằng việc những người Cộng sản đàn áp buổi lễ tưởng niệm là sai lầm. Hai mươi bốn nhà lập pháp thuộc liên minh dân chủ đã chống đối vị chủ tịch Hội đồng lập pháp Hồng Kông, nhấn mạnh rằng an ninh đã được tăng cường tại Quảng trường Thiên An Môn và tại nhà Triệu Tử Dương, và rằng chính quyền đang tìm cách ngăn chặn bất kỳ buổi lễ bày tỏ sự đau buồn nào của dân chúng.
Những buổi lễ tưởng niệm tương tự cũng được tổ chức trên khắp thế giới, đáng chú ý nhất là tại Thành phố New York và Washington, DC với sự tham gia của các quan chức chính phủ Mỹ và những người bất đồng chính trị.
Các chức danh của Triệu Tử Dương thông thường đủ để ông có được một lễ tang cấp quốc gia, nhưng Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã nói rằng các buổi lễ tang như kiểu dành cho những nhà lãnh đạo cũ đã không còn thích hợp và chúng sẽ không được tổ chức nữa. Những người hoài nghi đã đặt vấn đề liệu những đám tang trong tương lai của các cựu lãnh đạo Trung Quốc có diễn ra trong im ắng như đám tang Triệu Tử Dương hay không.
Ngày 29 tháng 1 năm 2005 chính phủ tổ chức một lễ tang cho ông tại Nghĩa trang Cách mạng Bát Bảo Sơn, nơi được dành riêng cho các anh hùng cách mạng và các quan chức cấp cao của chính phủ, với sự tham gia của khoảng 2.000 người có giấy phép tham dự. Nhiều người bất đồng chính kiến, gồm cả thư kí của Triệu Tử Dương là Bào Đồng và lãnh đạo phong trào Các bà mẹ Thiên An Môn Đinh Tử Lâm, bị quản thúc tại gia bị ngăn cản không thể tới tham dự. Quan chức cấp cao nhất tham gia buổi lễ là Giả Khánh Lâm, nhân vật thứ tư của đảng. Những người tham gia được cho phép đi theo nhóm năm người vào nhìn thân thể Triệu Tử Dương được quấn cờ Trung Quốc và chia buồn với gia đình ông. Họ bị cấm mang theo hoa hay mang theo lời chia buồn gắn lên vòng hoa của chính phủ. Trong buổi lễ không có bài diễn văn ca tụng bởi chính phủ và gia đình ông không đồng ý được về nội dung của nó: chính phủ muốn nói rằng ông đã phạm một số sai lầm, gia đình ông từ chối chấp nhận rằng ông đã làm sai. Trong buổi lễ tang, lần đầu tiên truyền hình nhà nước đề cập tới cái chết của Triệu Tử Dương và phát đi một bài cáo phó ngắn thừa nhận công lao của ông trong những cuộc cải cách kinh tế, nhưng nói ông đã phạm "những sai lầm nghiêm trọng" trong những cuộc phản kháng năm 1989. Sau lễ tang, thi hài Triệu Tử Dương được hoả táng. Tro được đưa về nhà ông tại Bắc Kinh bởi chính phủ từ chối cho ông một chỗ tại Nghĩa trang Cách mạng Bát Bảo Sơn.
Video yêu thích
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
Trở về trang chính
Hoàng Kim, hoangkim, hoangkimvietnam, Ngọc Phương Nam, Chào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, Khát khao xanh, Dayvahoc, Học mỗi ngày, Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống, Thơ cho con
Trận Bắc Lệ
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
|
Mục lục
Bối cảnh
Sau mấy trận thất bại ở Bắc Kỳ, Thanh đình đã trị tội các tướng tá của mình, rồi sai Phan Đình Tân (Tuần phủ Quảng Tây, nguyên tướng lĩnh Hoài quân) chỉ huy cuộc chiến đấu. Tháng 4 năm Giáp Thân (1884), Phan Đình Tân kéo quân qua cửa quan họp binh với Sầm Dục Anh (Tổng đốc Vân Quí), rồi phái Vương Đức Bảng (Bố Chánh), Phương Hữu Thăng, Huỳnh Nguyện Xuân đem 17 doanh quân đóng ở Nam Quan, Lạng Sơn và Quan Âm.Ở Lạng Sơn, các tướng Thanh đã liên lạc với các quan Việt là Lã Xuân Oai (Tuần phủ Lạng Sơn) Nguyễn Thiện Thuật (Tán tướng) Tạ Hiện (Đề đốc), Phạm Huy Quang (Ngự sử) để cùng kháng Pháp.
Để tránh các cuộc xung đột giữa đôi bên, Pháp và Thanh cùng ký kết tại Thiên Tân (Trung Quốc) bản quy ước ngày 11 tháng 6 năm 1884 gồm 5 khoản, mà trong đó có khoản Thanh triều sẽ lần lượt rút hết quân ra khỏi Bắc Kỳ.
Biết nước Việt sau quy ước này, sẽ mất chỗ dựa duy nhất là nhà Thanh, và biết nhà Nguyễn cũng đã mệt nhoài vì mấy năm chiến tranh, nên nội các Tules Ferry (Pháp) đã cử Jules Patenôtre sang Huế để ký kết bản một hiệp ước mới, đó là hòa ước Patenôtre (hay còn gọi là Hòa ước Giáp Thân 1884) vào ngày 6 tháng 6 năm 1884. Hòa ước này, gồm 19 khoản, ngoài mục đích phân chia Việt Nam ra thành ba kỳ, xoa dịu sự công phẫn của nhân dân Việt Nam, nó còn nhằm cắt đứt hoàn nhà Nguyễn với toàn mọi mối quan hệ giữa nhà Thanh (Trung Quốc).
Giao tranh
Hay tin hai hiệp ước trên vừa được ký kết, quân Pháp ở Bắc Kỳ rất vui và nhẹ nhõm vì cho rằng chiến tranh, vậy là đã kết thúc. Bởi theo tờ quy ước của Trung tá Fournier ký với Tổng đốc Trực Lệ Lý Hồng Chương ở Thiên Tân, thì quân Thanh ở Lạng Sơn, Thất Khê và Cao Bằng sẽ phải rút hết về nước.Tin vậy, nên ngày 13 tháng 6 năm 1884, tướng Millot phái Thiếu tá Dugenne dẫn hơn ngàn binh lính và khoảng ngần ấy phu khuân vác, từ Phủ Lạng Thương kéo lên tiếp quản các tỉnh thành trên.
Ngày 22 tháng 6, đoàn quân Pháp đi đến đồn Bắc Lệ[1]. Nhưng khi quân Pháp đến bờ sông Hóa (một nhánh của sông Thương), cách cầu Quan Âm khoảng 8 dặm thì bị chặn lại. Ở phía bên kia cầu, quân Thanh và quân khởi nghĩa người Việt do Nguyễn Thiện Thuật, Tạ Hiện, Phạm Huy Quang cùng chỉ huy, vẫn còn đang đóng giữ.
Ngày 23, sau khi thăm dò được một quãng sông không sâu lắm, dưới làn mưa đạn, quân Pháp vẫn cố vượt sông. Trước tình thế căng thẳng, tướng nhà Thanh sai quân đưa thư, đại ý nói rằng đã biết có hòa ước, nhưng vì chưa được lệnh rút quân về, vậy xin hoãn lại mấy ngày nữa để đợi chỉ dụ của Bắc Kinh.
Sách Việt Nam sử lược kể:
- (Nhưng) Trung tá Dugenne không chịu; đến quá trưa, trung tá cho người đưa thư sang bảo quân Tàu rằng trong một giờ nữa mà quân Tàu không rút về thì quân Pháp cứ việc tiến lên. Đoạn rồi trung tá truyền lệnh tiến binh; đi được một lúc, thì quân Tàu phục hai bên đường bắn ra. Quân Pháp dàn trận đánh nhau đến tối. Sáng ngày hôm sau, quân Pháp thấy quân Tàu sắp vây cả bốn mặt, bèn rút quân về bên này sông Thương, để đợi quân cứu viện ở Hà Nội lên. Trận ấy quân Pháp bị 28 người tử trận, 46 người bị thương, còn những phu phen chết không biết bao nhiêu mà kể.
- Thống tướng Millot tiếp được tin quân Pháp thua ở Bắc Lệ, liền sai thiếu tướng De Négrier đem 2 đại đội quân bộ, 2 đội pháo binh và một toán công binh đi đường Phủ Lạng Thương qua làng Kép, lên tiếp ứng cho trung tá Dugenne. Khi tiếp được quân của trung tá rồi, thiếu tướng Millot triệu thiếu tướng De Négrier về Hà Nội, để chờ lệnh và quân ở bên Pháp sang...[2]
- Tiền đồn của Pháp khi ấy là Phủ Lạng Thương, nằm trên con đường đi Lạng Sơn. Từ Hà Nội, quân của Trung tá Dugenne đã mất 2 ngày mới đến được nơi này. Dưới ánh nắng gay gắt của mặt trời mùa hạ xứ Bắc, thấy quân lính mỏi mệt quá, Dugenne phải cho nghỉ 4 ngày rồi mới tiến lên. Họ lên đường vào ngày 12 tháng 6 mang theo 4, 5 ngày lương. Ngày đầu, họ đi được không quá 8 cây số qua những khúc đường mà chỗ nào cũng ngập nước và bùn lên tới đầu gối, cây cỏ che kín đầu người...
- Ngày 19 tháng 6, quân Pháp đi từ 3 giờ rưỡi sáng. Đến 8 giờ, trời nóng quá không thể lê bước được phải ghé vào làng Bắc Lệ. Mưa lại đổ xuống luôn mấy ngày khi họ tới Cao sơn. Liền trong 3 ngày, quân Pháp ngừng bước trước một khúc của con sông Thương.
- Ngày 23 tháng 6, họ phải lội qua sông, nước lên tới ngang thắt lưng. Nhưng vừa đặt chân lên bờ bên kia thì cách 250 thước, trên một ngọn đồi quân Việt và quân Thanh bắn vào họ. Đến 9 giờ, thì một sứ giả của bên Thanh, mặc áo xanh, không đem vũ khí, nhưng mang một bức thư buộc trên đầu một cành tre, đến xin gặp Dugenne...và vụ việc thương thảo (bên đòi tiến, bên đòi hẹn) cứ nhùng nhằng...
- ...Lúc bấy giờ, Trung tá Dugenne cần có một sự dứt khoát bởi tối sắp đến nơi, mà họ thì không thể đóng quân trên bờ sông vì e bị tấn công. Vì vậy, trong khi chờ gặp viên Tư lệnh quân Thanh, tiền đạo của Pháp kéo đến một nơi gần khe núi. Quân Thanh bắn ra từ các lùm cây rậm rạp. Đám lính tập bỏ chạy. Vào khoảng 5 giờ rưỡi, đạn của quân Thanh lại bắn ra như mưa rào, gây khủng hoảng dữ dội trong đám lao công. Đêm tối, súng im bặt, lính Pháp phải đào hố và đặt trạm cứu thương. Vào 11 giờ đêm, mưa to lại đổ.
- Ngày sau (26 tháng 6), tình trạng của Pháp quân bi đát hơn. Tám ngàn quân Thanh vây kín quân Pháp. Trung tá Dugenne thấy nguy quá ra lệnh chiến đấu mãnh liệt hơn nhưng rồi cũng phải hô mở một con đường máu để rút lui. Quân Thanh nấp trên các hang, các khe, các bụi rậm cứ chỉa súng bắn xuống đoàn quân đang cố tháo chạy. Đến 5 giờ chiều, quân Pháp mới vượt sông về tới Bắc Lệ....[3]
Thiệt hại
Theo sách Đại Nam thực lục thì con số thiệt hại của Pháp như sau:- Bên bờ sông Hóa: Liên quân Thanh - Việt bắt được 1 quan tư, 2 quan hai, 20 người lính, hơn 100 mã tà và thu được áo, mũ, lừa, ngựa rất nhiều. Còn số người chết đuối ở sông Hóa, không biết đâu mà kể.
- Nơi đồn Bắc Lệ: Nghĩa quân bắt được 1 quan hai, 1 quan một và 6, 7 người lính.
- Nơi núi Thiên Cầu, không biết chính xác, vì chính sử viết như thế này: Ngày 11, lại phái nghĩa dũng chặn núi Thiên Cầu đánh chém quân ấy, hơn 50 người, giải nộp dinh nhà Thanh lãnh thưởng[4].
Bàn luận
Nói đến sự kiện Bắc Lệ, sách Tổng tập (tập I) của GS. Trần Văn Giàu có đoạn:- ...Bị bao vây ba mặt và bị đe dọa cắt đứt đường rút lui về Hà Nội, Dugenne thất thế, vội vã ra lệnh rút lui. Số quân Pháp và số dân phu bỏ chạy tán loạn, bỏ cả lương thực, ngựa, lừa, đạn dược. Tới chiều, binh đoàn của Pháp mới qua sông Thương, rút về Bắc Lệ với một số đông tử thương, trong số đó có 2 quan ba, 2 quan hai, 1 bác sĩ; và gần một phần mười số quân bị thương nặng nhẹ. Đến được đồn Bắc Lệ, số quân Pháp trên lại bị nghĩa quân Việt do Tán tương Hoàng Đình Kính chỉ huy, tổ chức tấn công, bắt được một quan hai. Rồi ông còn phái nghĩa dũng tiến mau ngăn quân Pháp ở núi Thiên Cầu, giết và bắt được một số đối phương giải về doanh của quân Thanh. Trung tá Dugenne và số quân còn lại lui riết về Đáp Cầu Kép)...[5].
Lời kết
Trận cầu Quan Âm mà Pháp gọi là sự kiện Bắc Lệ, có tiếng vang rất lớn ở Pháp và Việt Nam, khiến thực dân Pháp rất hoang mang, lo ngại. Đây thật sự là một thất bại nặng nề của quân Pháp, một thắng lợi to lớn của liên quân Việt – Thanh. Cho nên khi nhận được tin, thủ tướng Jules Ferry liền đánh điện khẩn cho Lý Hồng Chương, để phản đối kịch liệt sự việc này. Và sau đó, đã hai lần (12 tháng 7 & 19 tháng 8) Jules Ferry gửi tối hậu thư đòi quân Thanh phải rút ngay khỏi Bắc Kỳ và phải đòi thường thiệt hại cho Pháp 250 triệu francs (khoản tiền này sau cứ giảm dần đi). Nhưng mặc dù tình hình giao thiệp giữa Pháp và Thanh rất căng thẳng, nhưng cả đôi bên đều muốn dùng con đường thương thuyết để tránh một cuộc chiến tranh lớn.Nhưng trước những yêu sách quá đáng của Pháp, triều đình Bắc Kinh không thể nào nhượng bộ được nữa, cuối cùng, cuộc chiến tranh Trung - Pháp cũng đã nổ ra (tháng 8 năm 1884).
Sau trận Bắc Lệ, Trung tướng Millot bị triệu hồi, Thiếu tướng Brière de l'Isle lên thay thế, để tiếp tục công việc đánh dẹp và bình định Bắc Kỳ...[6]
Xem thêm
Chú thích
- ^ Bắc Lệ nay ở xã Tân Thành, huyện Hữu Lũng tỉnh Lạng Sơn còn có thông Bắc Lệ và ga Bắc Lệ.
- ^ Việt Nam sử lược, tr. 543-544.
- ^ Lược kể theo Việt sử tân biên, tr. 438-440.
- ^ Đại Nam thực lục, tập 36, Nxb KHXH, Hà Nội, 1975, tr. 129.
- ^ Tổng tập (tập I), tr. 391.
- ^ Tổng hợp từ các sách ghi ở mục tham khảo.
Sách tham khảo
- Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược, Nxb Tân Việt, Sài Gòn, 1968 (tr. 543-544).
- Trần Văn Giàu, Tổng tập (phần I), Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2006 (tr.400)
- Phạm Văn Sơn, Việt sử tân biên, quyển 5, tập thượng, Sài Gòn, 1962 (tr. 438-440).
- Hoàng Văn Lân & Ngô Thị Chính, Lịch sử Việt Nam (1858-cuối XIX), Nxb Giáo dục, 1979 (tr. 66-67).
- Đinh Xuân Lâm, Nguyễn Văn Khánh, Nguyễn Đình Lễ, Đại cương lịch sử Việt Nam, tập II, Nxb Giáo dục, 2006 (tr.59-60)
Liên kết ngoài
|
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và tài liệu về Trận Bắc Lệ |
Triệu Tử Dương
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Triệu Tử Dương 赵紫阳 |
|
---|---|
Chức vụ
|
|
Nhiệm kỳ | 1987 – 1989 |
Tiền nhiệm | Hồ Diệu Bang |
Kế nhiệm | Giang Trạch Dân |
Thông tin chung
|
|
Đảng | Đảng Cộng sản Trung Quốc |
Sinh | 17 tháng 10 năm 1919 |
Mất | 17 tháng 1 năm 2005 |
Binh nghiệp
|
Mục lục
Nổi lên nắm quyền lực
Triệu Tử Dương, tên khai sinh là Triệu Tu Nghiệp (赵修业), đổi thành Tử Dương khi ông học trung học. Là con trai một địa chủ giàu có tại Hoạt huyện, tỉnh Hà Nam, ông gia nhập Liên đoàn Thanh niên Cộng sản năm 1932 và hoạt động ngầm với tư cách một thành viên Đảng Cộng sản trong Chiến tranh Trung-Nhật (1937-1945) và cuộc Nội chiến Trung Quốc sau đó. Cha ông đã bị các thành viên của đảng giết hại hồi cuối thập niên 1940. Ông trở thành một nhân vật nổi bật của Đảng tại Quảng Đông từ năm 1951 và đưa ra nhiều biện pháp cải cách nông nghiệp thành công. Năm 1962, Triệu Tử Dương bắt đầu giải tán hệ thống hợp tác xã nhằm làm tái xuất hiện trở lại những người nông dân tư hữu ruộng đất trong khi vẫn quy định các hợp đồng sản xuất tới từng hộ cá thể. Ông cũng chỉ đạo một cuộc thanh trừng mạnh các cán bộ bị buộc tội tham nhũng hay có quan hệ với Quốc Dân Đảng. Tới năm 1965 Triệu Tử Dương đã là bí thư Đảng tỉnh Quảng Đông, dù không phải là một thành viên của Uỷ ban Trung ương Đảng.Là một người ủng hộ những biện pháp cải cách của Lưu Thiếu Kỳ, ông bị cách chức bí thư đảng năm 1967 trong cuộc Cách mạng Văn hóa, bị giải đi trên các đường phố Quảng Châu với một chiếc mũ giấy trên đầu và bị gọi là "một tàn tích thối tha của tầng lớp địa chủ". Ông phải sống 4 năm với tư cách một lao động cưỡng bách trong một nhà máy. Năm 1971 ông được giao việc trở thành một viên chức tại Nội Mông và sau đó quay lại Quảng Đông năm 1972.
Triệu Tử Dương đã được Chu Ân Lai khôi phục tư cách chính trị năm 1973, được chỉ định vào Uỷ ban Trung ương, và được cử tới tỉnh lớn nhất Trung Quốc, tỉnh Tứ Xuyên, làm bí thư thứ nhất tỉnh này năm 1975. Về mặt kinh tế, Tứ Xuyên đã bị tàn phá sau cuộc Đại nhảy vọt, và cuộc Cách mạng Văn hóa sau đó. Triệu Tử Dương đưa ra những cải cách nông nghiệp một cách căn bản và theo định hướng thị trường với nhiều thành công, dẫn tới tăng trưởng sản xuất công nghiệp tới 81% và sản lượng nông nghiệp 25% trong vòng 3 năm. Đặng Tiểu Bình coi "Kinh nghiệm Tứ Xuyên" là mô hình cho Cải cách kinh tế Trung Quốc và Triệu Tử Dương được bầu làm thành viên dự khuyết Bộ chính trị năm 1977 và trở thành thành viên đầy đủ năm 1979. Ông gia nhập Ban Thường vụ Bộ chính trị năm 1982.
Sống sót sau những âm mưu ám sát
Bởi Tứ Xuyên là cứ điểm mạnh của phe cấp tiến trong Cách mạng Văn hóa, những kẻ ủng hộ nhiệt thành của Bè lũ Bốn tên phản đối kịch liệt các biện pháp cải cách của ông. Tuy nhiên, chính sách của Triệu Tử Dương được đại đa số nhân dân ủng hộ và những kẻ theo Bè lũ Bốn tên quay sang tìm cách ám sát ông khi tất cả các biện pháp khác không mang lại hiệu quả. Trong những năm Cách mạng Văn hóa tại Tứ Xuyên, không ít hơn nửa tá âm mưu ám sát đã nhằm vào ông, và vụ nghiêm trọng nhất xảy ra khi chiếc xe jeep của ông bị phục kích trong một thung lũng trong một chuyến đi, ông thoát chết trong đường tơ kẽ tóc, nhưng trong một nỗ lực nhằm cứu ông, người tài xế/thư ký đã lao vào và chết khi bị đất lở giả tạo. Dù các vụ ám sát ông chỉ làm thiệt mạng duy nhất một người, những kẻ phạm tội mãi tới năm 1983 mới bị bắt, rất lâu sau cuộc Cách mạng Văn hóa.Nhà lãnh đạo cải cách
Sau 6 tháng làm Phó thủ tướng, Triệu Tử Dương được chỉ định làm Thủ tướng năm 1980 thay thế Hoa Quốc Phong, được chỉ định làm người kế tục của Mao, người khi ấy đang dần bị Đặng Tiểu Bình hất cẳng.Ông đã đưa ra "lý thuyết giai đoạn đầu tiên," một tiến trình biến đổi hệ thống xã hội chủ nghĩa đặt ra nền tảng giai đoạn cho hầu hết các cải cách kinh tế sau này ở Trung Quốc. Với tư cách Thủ tướng, ông đã áp dụng nhiều chính sách từng mang lại thành công ở Tứ Xuyên, gồm cả việc trao quyền tự quản hạn chế cho các doanh nghiệp công nghiệp và tăng quyền tự quyết trong sản xuất nông nghiệp của người nông dân. Triệu Tử Dương khuyến khích các tỉnh ven biển phát triển trở thành những vùng kinh tế đặc biệt thu hút đầu tư nước ngoài và tạo ra các cổng xuất khẩu. Chính sách này đã mang lại tăng trưởng mạnh mẽ trong cả sản lượng nông nghiệp và công nghiệp trong suốt thập niên 1980, nhưng cải cách kinh tế của ông cũng bị chỉ trích vì dẫn tới lạm phát. Triệu Tử Dương cũng kiên quyết ủng hộ một chính sách đối ngoại mở, tạo lập quan hệ tốt với phương Tây, lực lượng có khả năng giúp đỡ Trung Quốc phát triển kinh tế.
Triệu Tử Dương là người tin tưởng tuyệt đối vào đảng, nhưng ông định nghĩa về chủ nghĩa xã hội khác biệt so với những đảng viên bảo thủ. Triệu Tử Dương gọi cuộc cải cách chính trị là "cuộc thử nghiệm lớn nhất của chủ nghĩa xã hội." Ông tin rằng tăng trưởng kinh tế kết nối trực tiếp với dân chủ hóa. Ngay từ năm 1986, Triệu Tử Dương là lãnh đạo cao cấp đầu tiên của Trung Quốc kêu gọi thay đổi, bằng cách đưa ra các ứng cử viên trong các cuộc bầu cử từ cấp xã cho tới Uỷ ban Trung ương.
Trong thập niên 1980, Triệu Tử Dương được nhiều người coi là một cá nhân theo chủ nghĩa xét lại Chủ nghĩa Mác. Ông ủng hộ sự minh bạch trong hoạt động của chính phủ và một cuộc đối thoại quốc gia gồm cả các công dân bình thường trong quá trình lập chính sách, khiến ông nổi tiếng trong đông đảo dân chúng. Tại Tứ Xuyên, nơi ông áp dụng chính sách tái cơ cấu kinh tế từ thập niên 1970, có câu nói: "要吃粮,找紫阳" (yao chi liang, zhao Ziyang, âm Hán-Việt: yếu ngật lương, trảo Tử Dương). Cách chơi chữ theo tên ông, dịch thoát có nghĩa "nếu bạn muốn kiếm sống, hãy theo Tử Dương."
Tháng 1 năm 1987, Đặng Tiểu Bình buộc nhà lãnh đạo phe cải cách Hồ Diệu Bang từ chức vì quá khoan dung với các sinh viên phản kháng; Triệu Tử Dương lên thay thế ông làm Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, ghế Thủ tướng được nhường lại cho Lý Bằng. Điều này khiến ông trở thành ứng cử viên sẽ thay thế Đặng trở thành nhà lãnh đạo tối cao. Trong khi Tổng bí thư Triệu Tử Dương nới lỏng kiểm soát chính phủ trong lĩnh vực công nghiệp và tạo lập các vùng tự do kinh doanh ở các tỉnh ven biển, Thủ tướng Lý Bằng lại ưa thích cách tiếp cận thận trọng hơn và muốn dựa nhiều hơn vào kế hoạch hóa trung ương và quản lý từ bên trên.
Trong Đại hội Đảng năm 1987 Triệu Tử Dương tuyên bố Trung Quốc đang ở trong "một giai đoạn đầu của chủ nghĩa xã hội" có thể kéo dài 100 năm. Theo tiền đề này, Trung Quốc cần thử nghiệm nhiều hệ thống kinh tế nhằm kích thích sản xuất. Triệu Tử Dương đã đề xuất tách biệt các vai trò của Đảng và Nhà nước, một đề xuất từ đó đã trở thành chủ đề cấm kỵ. Theo các nhà quan sát phương Tây, 2 năm làm Tổng bí thư của Triệu Tử Dương là thời gian mở cửa nhất trong lịch sử Trung Quốc hiện đại—nhiều hạn chế về tự do ngôn luận và tự do báo chí đã được nới lỏng, cho phép giới trí thức tự do đề xuất các cải thiện cho đất nước.
Một điều không kém tầm quan trọng, trong khu vực kinh tế, Triệu Tử Dương là một trong những lãnh đạo đầu tiên ủng hộ việc giảm kiểm soát nhà nước với các doanh nghiệp và tăng cường sở hữu tư nhân qua cổ phần hóa. Dù ý tưởng đó cũng đã trở thành một điều cấm kị trong thời cầm quyền của ông, nó đã thực sự trở thành thực tế từ thập niên 1990.
Đề xuất của Triệu Tử Dương vào tháng 5 năm 1988 nhằm tăng cải cách giá dẫn đến những lời phàn nàn trên toàn quốc về lạm phát siêu tốc và khiến những đối thủ phản đối cải cách nhanh chóng kêu gọi trung ương hóa hơn nữa các biện pháp quản lý kinh tế và ngăn chặn mạnh hơn những ảnh hưởng từ phương Tây. Hiện tượng này khiến một cuộc tranh luận chính trị nhanh chóng xuất hiện, và ngày càng trở nên sôi nổi trong mùa đông năm 1988 tới 1989.
Nửa sau năm 1988 môi trường chính trị của Triệu Tử Dương dần giảm sút. Trên thực tế, chính Triệu Tử Dương rơi vào cuộc chiến đa mặt trận với những đảng viên lớp già, những người ngày càng bất mãn với cách tiếp cận của ông với những vấn đề ý thức hệ, cũng như phái bảo thủ trong Bộ Chính trị dẫn đầu là Lý Bằng và Diêu Y Lâm, những người luôn đối lập với ông trong việc lập chính sách kinh tế và tài chính. Cùng lúc ấy, Triệu Tử Dương phải đối đầu với áp lực ngày càng tăng từ tình trạng tham nhũng từ các quan chức và thành viên gia đình họ.
Sau năm 1989, rõ ràng Triệu Tử Dương phải đương đầu với khó khăn ngày càng lớn, tới mức ông phải chiến đấu cho sinh mệnh chính trị của chính mình. Nếu ông không có khả năng thay đổi mọi việc một cách nhanh chóng, một cuộc đấu tranh cuối cùng với các thành viên bảo thủ trong đảng là điều không thể tránh được. Và nó đã diễn ra, các cuộc phản kháng của sinh viên bắt nguồn từ cái chết bất ngờ của cựu Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Hồ Diệu Bang, được nhiều người coi là một lãnh đạo có đầu óc cải cách, đã trao cho Triệu Tử Dương cơ hội vàng để giành lại quyền lực chính trị và thúc đẩy thực hiện kế hoạch cải cách của mình.
Bị thanh trừng sau Sự kiện Thiên An Môn năm 1989
Cái chết của Hồ Diệu Bang ngày 15 tháng 4 năm 1989, cộng với khó khăn kinh tế gia tăng do lạm phát, là cơ sở nảy sinh sự phản kháng trên diện rộng năm 1989 của sinh viên, trí thức, và các thành phần dân cư đô thị bất mãn khác. Các cuộc biểu tình của sinh viên, trong hoàn cảnh không khí chính trị cởi mở, phản ứng trước nhiều vấn đề xã hội, mà họ cho rằng bắt nguồn từ nguyên nhân cải cách chậm chạp. Trớ trêu thay, một số lời chỉ trích ban đầu lại nhắm vào Triệu Tử Dương. Những người cứng rắn trong đảng dần tiến gần đến một phương pháp giải quyết mạnh, cho rằng sự thay đổi quá nhanh đã gây ra tình trạng hỗn loạn và sự thất vọng lan tràn trong giới sinh viên. Những người phản kháng kêu gọi chấm dứt tình trạng tham nhũng hầu như đã trở thành chính thức và bảo vệ các quyền được bảo đảm trong Hiến pháp Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Những cuộc phản kháng cũng lan tới các thành phố khác, kể cả Thượng Hải và Quảng Châu.Những sự kiện bi kịch của cuộc phản kháng Thiên An Môn năm 1989 đã chấm dứt hoạt động chính trị của Triệu Tử Dương cũng như khiến bất kỳ một phong trào dân chủ nào khác không còn cơ hội diễn ra. Khi ông đang có một chuyến thăm chính thức tới Bình Nhưỡng, phe cứng rắn trong Đảng đã lợi dụng cơ hội tuyên bố những cuộc phản kháng đang diễn ra là "phản cách mạng." Ngay khi trở về từ Bình Nhưỡng, Triệu Tử Dương đã nhiều lần cố gắng lái sự việc theo hướng mà ông gọi là "một con đường dựa trên dân chủ và quy định của pháp luật". Ông mở các kênh đối thoại trực tiếp giữa các sinh viên và chính phủ ở nhiều cấp. Ông cũng ra lệnh cho truyền thông đưa tin về các cuộc phản kháng ở mức tự do chưa từng thấy. Một số sáng kiến lập pháp với mục tiêu cải cách báo chí, truyền thông và giáo dục cũng đang được thực thi. Tuy nhiên, các sáng kiến của Triệu Tử Dương, cùng với thái độ hoà giải với sinh viên bị những thành viên cao tuổi và có thái độ cứng rắn trong đảng coi là những bước đẩy nhanh quá trình phá vỡ sự quản lý của Đảng, vì thế là một thảm hoạ thực sự. Buổi tối ngày 16 tháng 5 đánh dấu sự chấm dứt vĩnh viễn sự nghiệp chính trị của ông. Ngay từ đầu cuộc gặp gỡ với nhà lãnh đạo Xô viết Mikhail Gorbachev khi ấy đang ở thăm Trung Quốc, Triệu Tử Dương đã đưa ra một tuyên bố gây ngạc nhiên rằng Đặng Tiểu Bình, dù khi ấy đã chính thức không còn là một thành viên của Uỷ ban Trung ương Đảng, vẫn có tiếng nói cuối cùng trong việc đưa ra quyết định. Hành động của Triệu Tử Dương được coi là một dấu hiệu rõ ràng về sự từ giã khỏi giới lãnh đạo Đảng, đặc biệt với nhà lãnh đạo tối cao già cả. Chính lúc này Triệu Tử Dương đã hoàn toàn mất niềm tin của Đặng Tiểu Bình, người bảo trợ và cố vấn chính trị từ rất lâu của ông. Tối ngày 18 tháng 5, Triệu Tử Dương được triệu tới nhà của Đặng và một cuộc nhóm họp vội vàng của Ban Thường vụ Bộ Chính trị đã kêu gọi áp đặt thiết quân luật với một phiếu chống duy nhất của Triệu Tử Dương.
Ngay trước 5 giờ sáng ngày 19 tháng 5, Triệu Tử Dương xuất hiện trên Quảng trường Thiên An Môn và đi trong đám đông những người phản kháng. Với một chiếc loa, ông nói bài phát biểu nổi tiếng sau với các sinh viên tại Quảng trường. Bài phát biểu này lần đầu được phát sóng trên toàn quốc qua Đài truyền hình Trung ương.
“ |
Các sinh viên, chúng tôi đến quá trễ. Chúng tôi xin lỗi. Các bạn
nói về chúng tôi, chỉ trích chúng tôi, đó đều là việc cần thiết. Lý do
tôi đến đây không phải để yêu cầu các bạn tha thứ cho chúng tôi. Tất cả
những điều tôi muốn nói là các sinh viên đang trở nên yếu ớt, đây đã là
ngày thứ 7 của cuộc tuyệt thực, các bạn không thể tiếp tục như vậy. Khi
thời gian trôi qua, nó sẽ ảnh hưởng tới thân thể các bạn một cách không
thể phục hồi, nó có thể rất nguy hiểm tới tính mạng các bạn. Hiện nay
điều quan trọng nhất là chấm dứt cuộc tuyệt thực này. Tôi biết, cuộc
tuyệt thực của các bạn diễn ra với hy vọng Đảng và Chính phủ sẽ đưa ra
cho các bạn một câu trả lời thích đáng. Tôi cảm thấy rằng sự trao đổi
giữa chúng ta là mở. Một số vấn đề chỉ có thể được giải quyết sau một số
quy trình. Ví dụ, các bạn đã đề cập tới bản chất vụ việc, vấn đề trách
nhiệm, tôi cảm thấy rằng các vấn đề đó cuối cùng sẽ được giải quyết,
chúng ta có thể đạt tới một thoả thuận hai bên. Tuy nhiên, các bạn cũng
phải biết rằng tình hình rất phức tạp, đó sẽ là một quá trình dài. Các
bạn không thể tiếp tục cuộc tuyệt thực tới ngày thứ 7, và vẫn đòi hỏi
một câu trả lời thích đáng trước khi chấm dứt nó. Các bạn vẫn còn trẻ, còn nhiều thời gian phía trước, các bạn phải sống khoẻ mạnh, và chứng kiến ngày khi Trung Quốc hoàn thành cuộc bốn hiện đại hóa. Các bạn không như chúng tôi, chúng tôi đã già, nó không còn quá quan trọng với chúng tôi nữa. Không dễ dàng để đất nước này và cha mẹ các bạn cung cấp phương tiện cho các bạn học tập ở các trường đại học. Hiện tại tất cả các bạn đều đang ở lứa tuổi 20, và muốn hy sinh cuộc sống một cách quá dễ dàng, các sinh viên, chẳng lẽ các bạn không biết suy nghĩ một cách lôgíc? Hiện tại tình thế rất nghiêm trọng, các bạn đều biết, Đảng và đất nước rất lo ngại, cả xã hội đang lo lắng. Bên cạnh đó, Bắc Kinh là thủ đô, tình hình đang xấu đi và xấu đi ở mọi nơi, điều này không thể tiếp diễn, nhưng nếu nó tiếp diễn, mất kiểm soát, nó sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng ở nhiều nơi. Tôi kết luận, tôi chỉ có một mong muốn. Nếu các bạn dừng cuộc tuyệt thực, Chính phủ sẽ không đóng cánh cửa đối thoại, không bao giờ! Những vấn đề các bạn đưa ra, chúng ta có thể tiếp tục thảo luận. Dù có thể hơi chậm, nhưng chúng ta đang đạt tới một số thoả thuận về một số vấn đề. Hôm nay tôi chỉ muốn gặp các sinh viên, và bày tỏ các tình cảm của chúng tôi. Hy vọng các sinh viên sẽ trầm tư suy nghĩ về vấn đề này. Điều này không thể được xem xét thấu đáo trong những hoàn cảnh phi lôgíc. Tất cả các bạn đều có sức mạnh đó, sau tất cả các bạn là những người trẻ tuổi. Trước kia chúng tôi cũng từng có tuổi trẻ, chúng tôi đã phản kháng, nằm chặn các tuyến đường sắt, khi ấy chúng tôi không bao giờ nghĩ về điều sẽ xảy ra trong tương lai. Cuối cùng, một lần nữa tôi muốn cầu xin các bạn sinh viên, hãy trầm tư suy nghĩ về tương lai. Có nhiều điều có thể được giải quyết. Tôi hy vọng các bạn sẽ chấm dứt cuộc tuyệt thực này sớm, cảm ơn.[cần dẫn nguồn] |
” |
Quản thúc tại gia đến khi chết
Những người phản kháng không giải tán. Một ngày sau chuyến thăm ngày 19 tháng 5 của Triệu Tử Dương tới Quảng trường Thiên An Môn, Thủ tướng Lý Bằng công khai tuyên bố thiết quân luật. Trong cuộc tranh giành quyền lực sau đó, Triệu Tử Dương bị tước mọi chức vụ. Thậm chí tới ngày nay, động cơ hành động của ông vẫn là một chủ đề gây tranh cãi với nhiều người. Một số người nói ông đã tới quảng trường với hy vọng một hành động hòa giải sẽ là công cụ giúp ông chống lại những người phe cứng rắn như Thủ tướng Lý Bằng. Những người khác tin rằng ông ủng hộ những người phản kháng, nhưng không muốn thấy họ bị đàn áp khi quân đội được điều đến. Sau vụ việc, Triệu Tử Dương bị quản thúc tại gia và chức vụ Tổng bí thư Đảng được thay thế bởi Giang Trạch Dân, người cũng đã đàn áp các vụ phản kháng tương tự tại Thượng Hải nhưng với ít đổ máu hơn.Triệu Tử Dương tiếp tục bị giám sát chặt chẽ và chỉ được cho phép rời nhà hay tiếp khách với sự cho phép từ các lãnh đạo cấp cao nhất của Đảng. Thỉnh thoảng có những thông báo về việc ông tham gia lễ tang của một trong các đồng chí của ông đã qua đời hoặc thăm những vùng khác của Trung Quốc hay chơi golf tại các sân golf ở Bắc Kinh, nhưng chính phủ thực sự đã thành công trong việc giữ kín ông khỏi báo giới và những cuốn sách lịch sử. Trong giai đoạn đó, chỉ một số bức ảnh chụp một Triệu Tử Dương tóc hoa râm tới được tay báo giới. Ít nhất hai lần Triệu Tử Dương đã viết thư, gửi tới chính phủ Trung Quốc, trong đó ông đưa ra đề xuất đánh giá lại cuộc Thảm sát Thiên An Môn. Một trong những bức thư đó đã xuất hiện trước Đại hội thứ 15 Đảng Cộng sản Trung Quốc. Một bức khác xuất hiện trong chuyến thăm Trung Quốc năm 1998 của Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton. Không bức nào được xuất bản tại Trung Hoa lục địa.
Cái chết và thái độ im lặng
Tháng 2 năm 2004, Triệu Tử Dương đã bị viêm phổi khiến ông phải nằm viện ba tuần. Triệu Tử Dương một lần nữa phải vào viện vì bệnh phổi ngày 5 tháng 12 năm 2004. Các thông báo về cái chết của ông đã bị chính thức bác bỏ đầu tháng 1 năm 2005. Sau đó, vào ngày 15 tháng 1, ông được thông báo đang trong tình trạng hôn mê sau nhiều cơn tai biến. Theo nhà hoạt động Frank Lu, Phó Chủ tịch nước Tăng Khánh Hồng đã tới thăm Triệu Tử Dương trong bệnh viện. Triệu Tử Dương mất ngày 17 tháng 1 tại một bệnh viện ở Bắc Kinh lúc 07:01 ở tuổi 85. Hiện người vợ thứ hai của ông, Liang Boqi, đang sống cùng năm người con (một gái và bốn trai).Phản ứng của Chính phủ trước cái chết của Triệu Tử Dương là một sự im lặng đáng kinh ngạc, có lẽ vì sợ rằng những lễ tang với đông người tham gia sẽ dẫn tới những cuộc phản kháng khắp quốc gia như đã từng xảy ra sau cái chết của Chu Ân Lai và Hồ Diệu Bang. Tân Hoa Xã cơ quan thông tin chính thức của chính phủ thông báo "Triệu Tử Dương đã mất ở tuổi 85" ở phần tin tiếng Anh của họ,[1] trong khi tiêu đề bằng tiếng Trung Quốc viết "Đồng chí Triệu Tử Dương đã chết." Bản tin không đề cập tới bất kì danh hiệu chính thức nào của ông. Đây được coi là một điều bất thường, bởi những người ở chức vụ thấp hơn ông cũng không bị tước danh hiệu, như nhà cách mạng vĩ đại, được nhân dân yêu mến, vân vân. Cái chết của Triệu Tử Dương không được đề cập tới trên các chương trình TV và đài phát thanh nhà nước. Tất cả báo chí Trung Quốc đều có cáo phó dài 59 từ như nhau ngày hôm sau, khiến dân chúng chỉ có thể biết chi tiết qua Internet.[2] Các Diễn đàn Internet, như Strong Nation Forum và Sina.com tràn ngập những bức thư thể hiện sự chia buồn, nhưng chúng nhanh chóng bị những người quản lí xoá bỏ, khiến các quản lí bị tấn công vì hành động đó.
Tại Hồng Kông, 10.000–15.000 đã tham dự buổi lễ đốt nến tưởng niệm Triệu Tử Dương. Những người dân lục địa như Chen Juoyi đã nói rằng các nhà lập pháp Hông Kông không được phép tham gia bất kì buổi lễ vĩnh biệt nào, tuyên bố "... theo quy tắc 'một đất nước, hai chế độ' một nhà lập pháp Hồng Kông không thể quan tâm tới bất kì điều gì về lục địa Trung Quốc." Lời nói trên đã gây ra một cơn bão chính trị ở Hồng Kông kéo dài tới ba ngày sau đó. Tư Đồ Hoa, chủ tịch Liên minh Hồng Kông hỗ trợ các phong trào dân chủ yêu nước tại Trung Quốc, đã nói rằng việc những người Cộng sản đàn áp buổi lễ tưởng niệm là sai lầm. Hai mươi bốn nhà lập pháp thuộc liên minh dân chủ đã chống đối vị chủ tịch Hội đồng lập pháp Hồng Kông, nhấn mạnh rằng an ninh đã được tăng cường tại Quảng trường Thiên An Môn và tại nhà Triệu Tử Dương, và rằng chính quyền đang tìm cách ngăn chặn bất kỳ buổi lễ bày tỏ sự đau buồn nào của dân chúng.
Những buổi lễ tưởng niệm tương tự cũng được tổ chức trên khắp thế giới, đáng chú ý nhất là tại Thành phố New York và Washington, DC với sự tham gia của các quan chức chính phủ Mỹ và những người bất đồng chính trị.
Các chức danh của Triệu Tử Dương thông thường đủ để ông có được một lễ tang cấp quốc gia, nhưng Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã nói rằng các buổi lễ tang như kiểu dành cho những nhà lãnh đạo cũ đã không còn thích hợp và chúng sẽ không được tổ chức nữa. Những người hoài nghi đã đặt vấn đề liệu những đám tang trong tương lai của các cựu lãnh đạo Trung Quốc có diễn ra trong im ắng như đám tang Triệu Tử Dương hay không.
Ngày 29 tháng 1 năm 2005 chính phủ tổ chức một lễ tang cho ông tại Nghĩa trang Cách mạng Bát Bảo Sơn, nơi được dành riêng cho các anh hùng cách mạng và các quan chức cấp cao của chính phủ, với sự tham gia của khoảng 2.000 người có giấy phép tham dự. Nhiều người bất đồng chính kiến, gồm cả thư kí của Triệu Tử Dương là Bào Đồng và lãnh đạo phong trào Các bà mẹ Thiên An Môn Đinh Tử Lâm, bị quản thúc tại gia bị ngăn cản không thể tới tham dự. Quan chức cấp cao nhất tham gia buổi lễ là Giả Khánh Lâm, nhân vật thứ tư của đảng. Những người tham gia được cho phép đi theo nhóm năm người vào nhìn thân thể Triệu Tử Dương được quấn cờ Trung Quốc và chia buồn với gia đình ông. Họ bị cấm mang theo hoa hay mang theo lời chia buồn gắn lên vòng hoa của chính phủ. Trong buổi lễ không có bài diễn văn ca tụng bởi chính phủ và gia đình ông không đồng ý được về nội dung của nó: chính phủ muốn nói rằng ông đã phạm một số sai lầm, gia đình ông từ chối chấp nhận rằng ông đã làm sai. Trong buổi lễ tang, lần đầu tiên truyền hình nhà nước đề cập tới cái chết của Triệu Tử Dương và phát đi một bài cáo phó ngắn thừa nhận công lao của ông trong những cuộc cải cách kinh tế, nhưng nói ông đã phạm "những sai lầm nghiêm trọng" trong những cuộc phản kháng năm 1989. Sau lễ tang, thi hài Triệu Tử Dương được hoả táng. Tro được đưa về nhà ông tại Bắc Kinh bởi chính phủ từ chối cho ông một chỗ tại Nghĩa trang Cách mạng Bát Bảo Sơn.
Nỗ lực đòi khôi phục danh dự
Năm 2005, cựu chủ tịch Quốc hội Trung Quốc Vạn Lý cùng hơn 20 cựu thành viên Bộ chính trị đã nghỉ hưu, gồm cả cựu Phó thủ tướng Điền Kỷ Vân, yêu cầu Uỷ ban Trung ương Đảng khôi phục danh tiếng Triệu Tử Dương và tổ chức những buổi tượng niệm vì những đóng góp của ông cho Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc đồng ý tổ chức một buổi lễ vinh danh vị Tổng bí thư Triệu Tử Dương đã quá cố, nhưng điều này vẫn chưa đáp ứng đủ các yêu cầu từ bên trong cũng như bên ngoài Trung Quốc.Hồi ký
Ngày 14 tháng 5 năm 2009, hồi ký bí mật của Triệu Tử Dương được công bố. Cuốn sách có nhan đề tiếng Anh là Prisoner of the State: The Secret Journal of Premier Zhao Ziyang, được tin là được biên tập lại từ một loạt băng ghi âm mà ông đã thực hiện trong lúc bị quản thúc tại gia.[2] Cuốn sách dài 336 trang được soạn thành sách trong thời gian 4 năm từ những băng ghi âm bí mật nói trên. Cũng nên nhắc lại là ông đã bị quản thúc tại gia trong suốt 15 năm cho đến khi mất vào năm 2005. Trong chương cuối cùng, Triệu Tử Dương ca ngợi hệ thống nghị viện dân chủ phương tây và nói rằng đó chính là con đường duy nhất mà Trung Quốc có thể giải quyết nạn tham nhũng và sự cách biệt ngày càng to lớn giữa người giàu và người nghèo.[3][4]Xem thêm
- Những cuộc phản kháng trên Quảng trường Thiên An Môn năm 1989
- Chính trị Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
- Lịch sử Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
- Kiểm duyệt tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
- Kiểm duyệt Internet tại Trung Hoa lục địa
Tham khảo
- ^ [1]
- ^ Secret Tiananmen memoirs revealed, BBC News Online, May 14, 2009
- ^ The Tiananmen Diaries, Perry Link, Washinton Post, 2009-05-17.
- ^ Deposed Chinese leader's memoir out before June 4, Associated Press, 2009-05-14
Liên kết ngoài
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và tài liệu về Triệu Tử Dương |
- Alliance Introduction (profile by the democracy movement alliance; in Chinese)
- 赵紫阳同志逝世, Zhao Ziyang died at 85 (official Chinese news agency, Tân Hoa xã)
- China's Purged Chinese leader dies (CNN)
- Obituary: Zhao Ziyang (BBC)
- Chinese media muted on Zhao death (BBC)
- Online tributes to Zhao Ziyang (BBC)
- The Prisoner of Conscience: Zhao Ziyang, 1919-2005 (TIME)
- Chinese Leader Purged for Supporting Tiananmen Protesters Dies at 85 (The New York Times)
- China Gives Zhao's Death Scant Notice (The New York Times)
- Purged Chinese Leader Zhao Ziyang Dies at 85 (The Washington Post)
- Zhao's Death Puts China in Quandary (The Washington Post)
- The man who came too late (The Economist)
- Media Barred from Covering Death of Former Communist Leader (International Freedom of Expression Exchange)
- Retired Politburo Members Appeal for Zhao Ziyang’s Rehabilitation (The Epoch Times)
Tiền nhiệm: Hoa Quốc Phong |
Thủ tướng Quốc vụ viện 1980–1987 |
Kế nhiệm: Lý Bằng |
Tiền nhiệm: Hồ Diệu Bang |
Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc 1987–1989 |
Kế nhiệm: Giang Trạch Dân |
|
|
|
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
Trở về trang chính
Hoàng Kim, hoangkim, hoangkimvietnam, Ngọc Phương Nam, Chào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, Khát khao xanh, Dayvahoc, Học mỗi ngày, Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống, Thơ cho con
No comments:
Post a Comment