Wednesday, June 18, 2014

Chào ngày mới 17 tháng 6

Vị trí của Svalbard

CNM365 Chào ngày mới 17 tháng 6 Wikipedia Ngày này năm xưa. Ngày Thế giới chống hoang mạc hóa và hạn hán; ngày Quốc khánh tại Iceland (1944). Năm 1407Chiến tranh Minh - Đại Ngu: Quân Minh bắt được vua Hồ Hán Thương sau khi bắt Thái thượng hoàng Hồ Quý Ly hôm trước, nhà Hồ diệt vong.Năm 1596 – Trong hành trình thứ ba nhằm tìm hải lộ phương Bắc, nhà thám hiểm người Hà Lan Willem Barentsz khám phá ra quần đảo Svalbard (hình) ở vùng Bắc cực. Năm 1885Tượng Nữ Thần Tự Do được chở một cách an toàn đến cảng New York trên chiếc tàu hơi nước Isère của Pháp. Năm 1930 – Do tiến hành Khởi nghĩa Yên Bái, Nguyễn Thái Học cùng 12 đảng viên Quốc Dân đảng bị chính phủ bảo hộ Pháp chặt đầu.

Svalbard

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Svalbard

Flag of Norway.svg
Quốc kỳ
Vị trí của Svalbard
Hành chính
Chính phủ Vùng của Na Uy
Thống đốc Odd Olsen Ingerø (2009–)
Ngôn ngữ chính thức tiếng Na Uy
Thủ đô Longyearbyen
Thành phố lớn nhất Thủ phủ
Địa lý
Diện tích 61,022 km²
23,561 mi²
Múi giờ CET (UTC
+1)
(CEST (UTC+2))
Dân cư
Dân số ước lượng 2.932 (2011)[1] người
Đơn vị tiền tệ krone Na Uy (NOK)
Thông tin khác
Tên miền Internet .no (.sj được cấp nhưng không sử dụng[2])
Mã điện thoại 47
Svalbard (Bản mẫu:IPA-no) là một quần đảo tại vùng Bắc Cực, là phần cực bắc của Na Uy. Quần đảo nằm cách 400 dặm về phía bắc của đại lục châu Âu, nằm giữa đại lục Na Uy và Bắc Cực. Nhóm đảo trải dài từ 74° đến 81° vĩ Bắc (bên trong vòng Bắc Cực), và từ 10° đến 35° độ kinh Đông. Spitsbergen là hòn đảo lớn nhất, tiếp theo là hai đảo NordaustlandetEdgeøya. Trung tâm hành chính là Longyearbyen, các điểm định cư khác bao gồm cộng đồng khai mỏ người Nga Barentsburg, cộng đồng nghiên cứu Ny-Ålesund và khu khai mỏ Sveagruva. Quần đảo do Thống đốc Svalbard quản lý.
Quần đảo ban đầu được sử dụng như là một căn cứ cho hoạt động săn bắt cá voi vào thế kỷ 17 và 18, sau đó bị bỏ hoang. Việc khai thác than bắt đầu vào đầu thế kỷ 20, và một số cộng đồng đã được thiết lập. Hiệp ước Svalbard vào năm 1920 đã công nhận chủ quyền của Na Uy đối với quần đảo, và Đạo luật Svalbard 1925 đã cho phép Svalbard trở thành một phần đầy đủ của Vương quốc Na Uy. Đạo luật này cũng biến Svalbard trở thành một khu kinh tế tự do và một khu phi quân sự. Store Norske của Na Uy và Arktikugol của Nga là các công ty khai mỏ duy nhất còn lại trên quần đảo. Hoạt động nghiên cứu và du lịch đã trở thành những ngành kinh tế phụ quan trọng. Hai cơ sở nghiên cứu chính của quần đảo là University Centre in SvalbardHầm hạt giống Toàn cầu Svalbard. Không có dường bộ kết nối giữa các khu định cư; thay vào đó người ta phải dùng xe trượt tuyết, máy bay và tàu để đi lại. Sân bay Svalbard, Longyear là cửa ngõ chính của quần đảo với phần còn lại của thế giới.
Quần đảo có khí hậu vùng cực, song nhiệt độ tại đây cao hơn đáng kể so với các khu vực khác có cùng vĩ độ. Thực vật của Svalbard tận dụng được lợi thế có thời kỳ ban ngày vùng cực kéo dài để bù đắp cho ban đêm vùng cực. Svalbard là nơi sinh sản của nhiều loài chim biển, và cũng là nơi cư trú của gấu trắng Bắc Cực, tuần lộc và các loài động vật có vú hải dương. Bảy vườn quốc gia và 23 khu bảo tồn thiên nhiên phần lớn chưa bị con người tác động và có môi trường mỏng manh. 60% diện tích quần đảo là các sông băng, và các hòn đảo có nhiều núi và vịnh hẹp.

Địa lý

Một bản đồ địa hình của Svalbard
Svalbard là một quần đảo nằm giữa Đại Tây Dương, biển Barents, biển Greenlandbiển Na Uy, tạo thành phần cực bắc của Na Uy.[3] Hiệp ước đinghj nghĩa Svalbard là tất cả các đảo, đảo nhỏ và đá từ 74° đến 81° độ vĩ Bắc, và từ 10° đến 35° độ kinh Đông.[4][5] Diện tích đất liền của quần đảo là 61.022 km2 (23.561 sq mi), và riêng hòn đảo Spitsbergen đã chiếm hơn một nửa diện tích đất liền của cả quần đảo, tiếp theo là hai đảo Nordaustlandet và Edgeøya.[1] Tất cả các khu định cư đều nằm tại Spitsbergen, ngoại trừ các trạm khí tượng tại BjørnøyaHopen.[3] Nhà nước Na Uy nắm quyền sở hữu tất cả các vùng đất không có ai đòi hỏi, tức 95,2% diện tích quần đảo, tại thời điểm hiệp ước Svalbard có hiệu lực; Store Norske sở hữu 4%, Arktikugol sở hữu 0,4%, trong khi các chủ sở hữu tư nhân khác nắm 0.4% diện tích hòn đảo.[6]
Svalbard nằm ở góc tây bắc của mảng Á-Âu. Ở phía nam và đông, đáy biển nông với độ sâu 200 đến 300 mét (660 đến 980 ft), trong khi ở phía bắc và phía tây đấy biển thể sâu đến khoảng 4 kilômét (2,5 mi). Phía bắc Svalbard là băng biểnBắc Cực, và ở phía nam là đại lục Na Uy. Hai quần đảo Đất Franz JosefNovaya Zemlya của Nga nằm ở phía đông, Greenland nằm ở phía tây.[7]
Do nằm ở phía bắc của vòng Bắc Cực, Svalbard có cả mặt trời lúc nửa đêm vào mùa hè và ban đêm vùng cực trong mùa đông. Ở 74° độ vĩ Bắc, mặt trời lúc nửa đêm kéo dài trong 99 ngày còn ban đêm vùng cực kéo dài 84 ngày, còn con số tương ứng tại 81° độ vĩ Bắc là 141 và 128 ngày.[8] Tại Longyearbyen, mặt trời lúc nửa đêm kéo dài từ 20 tháng 4 cho đến 23 tháng 8, và ban đêm vùng cực kéo dài từ 26 tháng 10 đến 15 tháng 2.[4] Vào mùa đông, sự kết hợp giữa trăng tròn và phản xạ của tuyết có thể khiến cho ánh sáng sáng thêm.[8]
Sông băng chiếm 36.502 km2 (14.094 sq mi) hay 60% diện tích của Svalbard; 30% là đá cằn cỗi còn 10% có cây cối mọc.[7] Sông băng lớn nhất là Austfonna (8.412 km2/3.248 sq mi) tại Nordaustlandet, tiếp theo là Đất Olav VVestfonna. Trong mùa hè, có thể trượt tuyết từ Sørkapp ở phía nam đến phía bắc của Spitsbergen, chỉ có một khoảng cách ngắn không bị tuyết hay sông băng bao phủ. Kvitøya bị sông băng bao phủ 99,3% diện tích.[9]
Địa mạo của Svalbard được tạo thành thông qua các kỷ băng hà đi lặp lại, nơi các sông băng cắt qua cao nguyên trước đây hình thành nên các vịnh hẹp, thung lũng và dãy núi.[7] Đỉnh cao nhất tại quần đảo Svalbard là Newtontoppen (1.713 m/5.620 ft), tiếp theo là Perriertoppen (1.712 m/5.617 ft), Ceresfjellet (1.675 m/5.495 ft), Chadwickryggen (1.640 m/5.380 ft) và Galileotoppen (1.637 m/5.371 ft). Vịnh hẹp dài nhất là Wijdefjorden (108 km/67 mi), tiếp theo là Isfjorden (107 km/66 mi), Van Mijenfjorden (83 km/52 mi), Woodfjorden (64 km/40 mi) và Wahlenbergfjorden (46 km/29 mi).[10] Svalbard từng phải chịu một trận động đất mạnh nhất từng được ghi nhận tại Na Uy vào ngày 6 tháng 2009, lên đến 6,5 độ Richter.[11]

Lịch sử

Trạm săn bắt cá voi của phòng thương mại Amsterdam thuộc Công ty Phương Bắc tại Smeerenburg, do Cornelis de Man vẽ (1639), song dựa trên một bức họa của một Dansk hvalfangststation (trạm săn bắt cá voi Đan Mạch) của A.B.R. Speeck (1634), miêu tả cho trạm của Đan Mạch tại vịnh Copenhagen (Kobbefjorden).
Những người Scandinavia có thể đã khám phá ra Svalbard từ thế kỷ thứ 12. Các miêu tả cổ xưa của người Norse còn tồn tại đã viết một vùng đất được gọi là Svalbarð, nghĩa "bờ biển lạnh lẽo", mặc dù đây có thể là để đề cập đến Jan Mayen, hoặc một phần phía đông của Greenland.[12][13] Sự hiểu biết đương thời là cả Svalbard và Greenland đều được kết nối với đại lục châu Âu.[14] Trong khoảng thời gian đó, quần đảo có thể đã được sử dụng để phục vụ cho hoạt động đánh cá và săn bắn.[15] Một người Hà Lan tên là Willem Barentsz đã khám phá ra Svalbard một cách không tranh cãi vào năm 1596, trong một nỗ lực để tìm hải lộ Phương Bắc.[16][17] Năm 1604, một tàu của Anh đã ghé vào đảo Bjørnøya và bắt đầu săn bắn hải tượng; tiếp theo là những cuộc thám hiểm thường niên.[18][19] Từ năm 1611, Spitsbergen trở thành một căn cứ cho hoạt động đánh bắt cá voi, mục tiêu của họ là cá voi đầu cong. Do khu vực này lúc đó là nơi vô luật lệ, các công ty và chính quyền Anh, Đan Mạch, Hà Lan và Pháp đã cố gắng sử dụng vũ lực để ngăn không cho tàu của nước khác đi vào.[20][21]
Smeerenburg là một trong các khu định cư đầu tiên, nó được Hà Lan thành lập năm 1619.[22] Các căn cứ nhỏ hơn cũng được người Anh, Đan Mạch và Pháp xây dựng. Ban đầu, các tiền đồn này chỉ đơn thuần là các trại mùa hè, song từ đầu thập niên 1630, một vài cá nhân đã qua đông tại đó. Đánh bắt cá voi tại Spitsbergen kéo dài cho đến thập niên 1820, khi những người săn cá voi người Hà Lan, Anh và Đan Mạch chuyển đến những nơi khác tại vùng Bắc Cực.[23] Cuối thế kỷ 17, những thợ săn người Nga cũng đã đến quần đảo; họ qua đông trên đảo với quy mô lớn hơn và săn các loài động vật có vú trên cạn như gấu trắng và cáo Bắc Cực.[24] Sau khi các tàu của người Anh phá hủy hầu hết đội tàu của người Nga vào năm 1812, các hoạt động của người Nga tại Svalbard bị thu hẹp, và không còn tồn tại kể từ thập niên 1820.[25] Các thợ săn người Na Uy, chủ yếu là săn hải tượng, đã bắt đầu từ thập niên 1790, song cũng đã bị chấm dứt cùng thời gian khi mà các tàu Nga dời đi.[26] Hoạt động săn bắn cá voi tiếp tục diễn ra xung quanh Spitsbergen cho đến thập niên 1830, và xung quanh Bjørnøya cho đến thập niên 1860.[27]
Longyearbyen vào năm 1925
Đến thập niên 1890, Svalbard trở thành một điểm dừng chân cho các cuộc du lịch đến vùng Bắc Cực, tài nguyên than đá được tìm thấy và quần đảo được sử dụng làm căn cứ cho hoạt động thám hiểm Bắc Cực.[28] Việc khai thác đầu tiên được người Na Uy tiến hành quanh Isfjorden vào năm 1899; đến năm 1904, người Anh đã hình thành mỏ của họ tại Adventfjorden và bắt đầu các hoạt động trong suốt cả năm lần đầu tiên.[29] Sản lượng than tại Longyearbyen bắt đầu được người Mỹ chú ý vào năm 1908;[30] và Store Norske được thành lập vào năm 1916, cũng như các quyền lợi khác của Na Uy trong chiến tranh, một phần bằng cách mua lại các lợi ích của Hoa Kỳ.[31]
Cuộc thảo luận để xác lập chủ quyền đối với quần đảo bắt đầu vào thập niên 1910,[32] song đã bị gián đoạn trong Chiến tranh thế giới thứ nhất.[33] Ngày 9 tháng 2 năm 1920, sau Hội nghị Hòa bình Paris, hiệp ước Svalbard được ký kết, theo đó Na Uy có đầy đủ chủ quyền với quần đảo. Tuy nhiên, tất cả các nước ký kết đã được cấp quyền không phân biệt đối xử về đánh cá, săn bắn và khai thác tài nguyên khoáng sản.[34] Hiệp ước có hiệu lực vào ngày 14 tháng 8 năm 1925, cùng thời điểm với đạo luật Svalbard quy định về quần đảo và thống đốc đầu tiên, Johannes Gerckens Bassøe, nhậm chức.[35] Quần đảo xưa kia được biết đến với cái tên Spitsbergen, và đảo chính của nó được gọi là Tây Spitsbergen. Từ thập niên 1920, Na Uy đã đổi tên quần đảo thành Svalbard, và đảo chính mang tên là Spitsbergen.[36] Kvitøya, Đất Kong Karls, Hopen và Bjørnøya không được coi là một phần của quần đảo Spitsbergen.[37] Người Nga xưa kia gọi quần đảo là Grumant (Грумант).[38] Liên Xô duy trì tên gọi Spitsbergen (Шпицберген) để ủng hộ cho tuyên bố không có tư liệu rằng người Nga đã phát hiện ra quần đảo đầu tiên.[39][40] Năm 1928, nhà thám hiểm người Ý là Umberto Nobile và phi hành đoàn của phi thuyền Italia đã rơi trên băng biển ngoài khơi bờ biển đảo Foyn. Những nỗ lực cứu hộ sau đó đã được báo chí đăng tải rộng rãi và Svalbard do vậy đã được biết đến nhiều trong một thời gian ngắn.
Đường xe điện trên không bỏ hoang, trước đây được sử dụng để vận chuyển than đá
Trong Chiến dịch Gauntlet năm 1941, tất cả người dân của các khu định cư Na Uy và Liên Xô đều đã được sơ tán,[41] người Đức hiện diện để thiết lập một tiền đồn khí tượng,[42] mặc dù một đơn vị đồn trú nhỏ của Na Uy đã được giữ lại trên đảo Spitsbergen. Chiến dịch Zitronella của Đức đã chiếm đơn vị đồn trú này bằng vũ lực vào năm 1943, và đồng thời phá hủy các khu định cư Longyearbyen và Barentsburg.[43] Sau chiến tranh, Liên Xô đề xuất Na Uy và Liên Xô cùng quản lý và phòng thủ quân sự tại Svalbard. Điều này đã bị Na Uy bác bỏ vào năm 1947, nước này gia nhập NATO hai năm sau đó. Liên Xô duy trì hoạt động dân sự ở mức độ cao tại Svalbard, một phần để đảm bảo rằng quần đảo này không bị NATO sử dụng.[44]
Sau chiến tranh, Na Uy đã tái lập các hoạt động tại Longyearbyen và Ny-Ålesund,[45] trong khi Liên Xô tái lập mỏ tại Barentsburg, PyramidenGrumant.[46] Mỏ Ny-Ålesund đã xảy ra một vài tai nạn, giết chết 71 người trong khi nó hoạt động từ năm 1945 đến 1954 và từ 1960 đến 1963. Vụ việc Kings Bay, có nguyên nhân từ tai nạn đã giết chết 22 công nhân vào năm 1962, đã khiến cho nội các thứ ba của Einar Gerhardsen phải từ chức.[47][48] Từ năm 1964, Ny-Ålesund trở thành một tiền đồn nghiên cứu, và là một cơ sở của Cơ quan Nghiên cứu Không gian châu Âu.[49] Việc khoan thăm dò dầu khí được bắt đầu vào năm 1963 và tiếp tục cho đến năm 1984, song đã không tìm ra mỏ nào có tính thương mại.[50] Từ năm 1960, có các chuyến bay thuê bao đều đặn từ đất liền đến một khu khai thác tại Hotellneset;[51] Năm 1975, sân bay Svalbard, Longyear mở cửa, cho phép các chuyến bay có thể tiến hành quanh năm.[52]
Prins Karls Forland được bảo vệ với danh nghĩa Vườn quốc gia Forlandet vào năm 1973
Trong thời gian Chiến tranh Lạnh, hai phần ba dân số trên quần đảo là công dân Liên Xô (một phần ba còn lại là người Na Uy), và tổng dân số quần đảo là gần 4.000 người.[46] Các hoạt động của người Nga đã suy giảm đáng kể sau đó, số người Nga giảm từ 2.500 đến 450 người từ năm 1990 đến 2010.[53][54] Grumant bị đóng cửa sau khi nguồn khoáng sản cạn kiệt vào năm 1962.[46] Pyramiden bị đóng cửa vào năm 1998,[55] và từ năm 2006, không có chút than đá nào được xuất khẩu từ Barentsburg.[56] Cộng đồng người Nga cũng phải trải qua hai tai nạn hàng không, Chuyến bay 2801 của Vnukovo Airlines, đã giết chết 141 người,[57]tai nạn máy bay trực thăng Heerodden.[58]
Longyearbyen vẫn là một đô thị công ty thuần túy cho đến năm 1989, khi các tiện ích, văn hóa và giáo dục được tách ra thành Svalbard Samfunnsdrift.[59] Năm 1993, nó được bán cho chính phủ quốc gia, và University Centre được thành lập.[60] Qua thập niên 1990, hoạt động du lịch tăng lên và thị trấn đã phát triển một nền kinh tế độc lập với Store Norske và khai mỏ.[61] Longyearbyen được thành lập vào ngày 1 thánh 1 năm 2002, có một hội đồng cộng đồng.[59]

Dân cư

Một ngôi nhà tại Barentsburg
Năm 2009, Svalbard có 2.753 cư dân, trong đó 423 là người Ngangười Ukraina, 10 người Ba Lan và 322 người khác không phải người Na Uy sinh sống tại các điểm định cư Na Uy.[1] Các nhóm cư dân không phải người Na Uy tại lớn nhất vào năm 2005 tại Longyearbyen đến từ Thái Lan, Thụy Điển, Đan Mạch, NgaĐức.[54] Svalbard là một trong những nơi an toàn nhất trên Trái Đất, hầu như không có tội phạm tại quần đảo.[62]
Longyearbyen là khu định cư lớn nhất tại quần đảo, là trụ sở của thống đốc và là đô thị duy nhất được hợp thành đoàn thể. Đô thị có một bệnh viện, trường tiểu học và trung học, đại học, trung tâm thể thao với một bể bơi, thư viện, trung tâm văn hóa, rạp chiếu phim, [56] xe buýt vận chuyển, khách sạn, một ngân hàng,[63] và một vài bảo tàng.[64] Tờ báo Svalbardposten được xuất bản hàng tuần.[65] Chỉ có một phần nhỏ của hoạt động khai mỏ còn tồn tại ở Longyearbyen; thay vào đó, các công nhân đi đến Sveagruva (hay Svea) để làm việc tại một mỏ mà Store Norske đang tiến hành khai thác. Sveagruva là một đô thị tập thể, các công nhân đến làm việc từ Longyearbyen trên cơ sở hàng tuần.[56]
Các ngôi nhà công ty tại Longyearbyen
Ny-Ålesund là một khu định cư lâu dài hoàn toàn phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Ban đầu là một đô thị mỏ, nó vẫn là một đô thị công ty do Kings Bay của chính phủ Na Uy điều hành. Trong khi có một số hoạt động du lịch tại làng, chính quyền Na Uy giới hạn việc tiếp cận tiền đồn nghiên cứu để giảm thiểu tác động đối với công tác khoa học.[56] Ny-Ålesund có dân số mùa đông là 35 và dân số mùa hè là 180.[66] Viện Khí tượng Na Uy có các tiền đồn tại Bjørnøya và Hopen, với lần lượt mười và bốn người làm việc. Cả hai tiền đồn cũng có các nhà ở tạm thời cho nhân viên nghiên cứu.[56] Ba Lan điều hành trạm Bắc Cực Ba Lan tại Hornsund, với mười người cư trú thường xuyên.[56]
Barentsburg là khu định cư duy nhất còn lại của người Nga tại quần đảo Svalbard, sau khi Pyramiden bị bỏ vào năm 1998 (mặc dù tháng 4 năm 2010, vẫn có một cộng đồng người Nga nhỏ gồm 15 đến 20 người tại Pyramiden, tham gia chủ yếu vào việc tháo dỡ và vận chuyển các thiết bị còn sử dụng được đến Barentsburg). Barentsburg là một đô thị công ty, tất cả tiện nghi đều thuộc sở hữu của Arktikugol, một công ty hoạt động trong ngành than, mặc dù hoạt động của nó đã bị tạm dừng từ năm 2006. Ngoài các cơ sở khai thác khoáng sản, Arktikugol cũng mở một khách sạn và một cửa hàng lưu niệm, phục vụ cho các du khách tham gia các chuyến đi từ Longyearbyen.[56] Ngôi làng có các tiện ích như trường học, thư viện, trung tâm thể thao, trung tâm cộng đồng, bể bơi, trang trại và nhà kính. Pyramiden cũng có các tiện ích tương tự; cả hai đều được xây dựng theo phong cách kiến trúc điển hình thời Hậu Thế chiến thứ hai và có hai tượng Lenin nằm ở xa nhất về phương Bắc và các tác phẩm nghệ thuật hiện thực xã hội chủ nghĩa khác.[67]
Theo thống kê hiện nay các tôn giáo ở Svalbard phân ra như sau: Kháng Cách dòng Giáo hội Luther 85.7%, Chính Thống giáo 1%, Công giáo Rôma 1%, Cơ đốc giáo khác 2.4%, Hồi giáo 1.8%, tôn giáo khác 8.1%

Chính trị

MS Nordsyssel, thuyền của Thống đốc, vào bến tàu ở Ny-Ålesund
Hiệp ước Svalbard vào năm 1920 đã trao đầy đủ chủ quyền của quần đảo cho Na Uy. Quần đảo không giống như Lãnh thổ Nam Cực thuộc Na Uy, nó là một phần của Vương quốc Na Uy và không phải là một lãnh thổ phụ thuộc. Hiệp ước có hiệu lực vào năm 1925, theo sau là Đạo luật Svalbard. Tất cả bốn mươi nước tham gia ký kết hiệp ước đều có quyền tiến hành các hoạt động thương mại tại quần đảo mà không có sự phân biệt đối xử, mặc dù tất cả các hoạt động đều là đối tượng áp dụng của luật pháp Na Uy. Hiệp ước giới hạn quyền của Na Uy đối với việc thu thuế các dịch vụ tài chính tại Svalbard. Do đó, Svalbard có thuế thu nhập thấp hơn so với đất liền Na Uy, và không có thuế giá trị gia tăng. Có một ngân sách riêng cho Svalbard để đảm bảo việc phục tùng. Svalbard là một khu phi quân sự do hiệp ước cấm thành lập các căn cứ quân sự tại quần đảo. Các hoạt động quân sự của Na Uy bị giới hạn, nhiệm vụ giám sát đánh cá là của Lực lượng bảo vệ bờ biển Na Uy do hiệp ước quy định Na Uy có trách nhiệm bảo vệ môi trường.[5][68]
Đạo luật Svalbard đã thành lập cơ quan Thống đốc Svalbard (tiếng Na Uy: Sysselmannen), người này giữ trách nhiệm của cả thống đốc quận và cảnh sát trưởng, cũng như các quyền lực khác được nhánh hành pháp ban cho. Các nhiệm vụ bao gồm chính sách môi trường, pháp luật gia đình, thực thi pháp luật, tìm kiếm cứu nạn, quản lý du lịch, dịch vụ thông tin, liên lạc với các khu định cư nước ngoài, và phân xử trong một số lĩnh vực thẩm tra hàng hải và kiểm tra tư pháp, mặc dù không bao giờ được hành động tương tự như một cảnh sát.[69][70] Từ năm 2009, Odd Olsen Ingerø trở thành thống đốc;[71] hỗ trợ ông là một đội ngũ nhân viên gồm 26 người chuyên nghiệp. Cơ quan này trực thuộc Bộ Tư pháp và Cảnh sát, song cũng báo cáo cho các bộ khác về các vấn đề trong nhiệm vụ của họ.[72]
Tượng Lenin tại Barentsburg
Từ năm 2002, Hội đồng cộng đồng Longyearbyen đã có được nhiều trách nhiệm của một khu tự quản, bao gồm các cơ sở vật chất tiện ích, giáo dục, văn hóa, phòng cháy chữa cháy, đường giao thông và cảng.[61] Các dịch vụ chăm sóc hoặc điều dưỡng không có sẵn, cũng không có sẵn tiền trợ cấp xã hội. Các cư dân Na Uy chỉ được giữ lại quyền lương hưu và y tế thông qua các khu tự quản ở đại lục của họ.[73] Bệnh viên của quần đảo là một phần của Bệnh viện Đại học Bắc Na Uy, còn sân bay do công ty Avinor, do nhà nước sở hữu, điều hành. Ny-Ålesund và Barentsburg vẫn duy trì các khu đô thị công ty với tất cả cơ sở hạ tầng thuộc sở hữu tương ứng của Kings Bay và Arktikugol.[61] Các cơ quan cộng cộng khác hiện diện tại Svalbard là Tổng cục Khai mỏ Na Uy, Viện Địa cực Na Uy, Cơ quan Thuế Na Uy và Giáo hội Na Uy.[74] Svalbard phụ thuộc Tòa án quận Nord-Troms và Tòa Phúc thẩm Hålogaland, cả hai đều nằm tại Tromsø.[75]
Mặc dù Na Uy là một thành viên của Khu vực kinh tế châu Âu (EEA) và Hiệp ước Schengen, Svalbard không phải là một phần của khu vực Schengen hay EEA.[76] Các cư dân Svalbard không phải người Na Uy không cần hộ chiếu Schengen, song bị cấm đến Svalbard từ đất liền Na Uy nếu không có nó. Những người không có nguồn thu nhập có thể bị thống đốc từ chối nhập cảnh.[77] Công dân của bất kỳ quốc gia nào từng ký hiệp ước Svalbard đều có thể viếng thăm quần đảo mà không cần thị thực.[78] Nga vẫn duy trì một lãnh sự quán tại Barentsburg.[79]
Vào tháng 9 năm 2010, một hiệp ước đã được ký kết giữa Nga và Na Uy để xác định ranh giới giữa quần đảo Svalbard và quần đảo Novaya Zemlya. Mối quan tâm đến nguồn dầu khí tại vùng Bắc Cực đã thúc đẩy quyết tâm trong việc giải quyết tranh chấp. Thỏa thuận này sẽ mô tả về vị trí tương đối của các quần đảo, hoặc chỉ đơn giản là dựa trên phần mở rộng về phía bắc của biên giới lục địa giữa Nga và Na Uy.[80]

Tham khảo

  1. ^ a ă â “Population in the settlements. Svalbard”. Cơ quan Thống kê Na Uy. 22 tháng 10 năm 2009. Truy cập 24 tháng 3 năm 2010.
  2. ^ “The.bv and.sj top level domains”. Norid. Truy cập 24 tháng 3 năm 2010.
  3. ^ a ă “Svalbard”. World Fact Book. Cơ quan Tình báo Trung ương (Hoa Kỳ). 15 tháng 1 năm 2010. Truy cập 24 tháng 3 năm 2010.
  4. ^ a ă “Svalbard”. Viện Địa cực Na Uy. Truy cập 24 tháng 3 năm 2010.
  5. ^ a ă “Svalbard Treaty”. Wikisource. 9 tháng 2 năm 1920. Truy cập 24 tháng 3 năm 2010.
  6. ^ “7 Industrial, mining and commercial activities”. Report No. 9 to the Storting (1999-2000): Svalbard. Bộ Tư pháp và Cảnh sát Na Uy. 29 tháng 10 năm 1999. Truy cập 24 tháng 3 năm 2010.
  7. ^ a ă â Umbreit (2005): 3
  8. ^ a ă Torkilsen (1984): 96–97
  9. ^ Torkildsen (1984): 102–104
  10. ^ “Geographical survey. Fjords and mountains”. Cơ quan Thống kê Na Uy. 22 tháng 10 năm 2009. Truy cập 24 tháng 3 năm 2010.
  11. ^ “Svalbard hit by major earthquake”. The Norway Post. Công ty Truyền thông Na Uy. 7 tháng 3 năm 2009. Truy cập 24 tháng 3 năm 2010.
  12. ^ Torkildsen (1984): 25–26
  13. ^ Arlov (1996): 46
  14. ^ Arlov (1996): 26
  15. ^ Torkildsen (1984): 26
  16. ^ Torkildsen (1984): 30
  17. ^ Arlov (1996): 39–40
  18. ^ Torkildsen (1984): 32
  19. ^ Arlov (1996): 62
  20. ^ Torkildsen (1984): 34–36
  21. ^ Arlov (1996): 63–67
  22. ^ Torkildsen (1984): 37
  23. ^ Torkildsen (1984): 39
  24. ^ Torkildsen (1984): 40
  25. ^ Torkildsen (1984): 44
  26. ^ Torkildsen (1984): 47
  27. ^ Torkildsen (1984): 50
  28. ^ Arlov (1996): 239
  29. ^ Arlov (1996): 249
  30. ^ Arlov (1996): 261
  31. ^ Arlov (1996): 273
  32. ^ Arlov (1996): 288
  33. ^ Arlov (1996): 294
  34. ^ Arlov (1996): 305–306
  35. ^ Arlov (1996): 319
  36. ^ Umbriet (2005): XI–XII
  37. ^ “Place names of Svalbard”. Viện Bắc Cực Na Uy. Truy cập 24 tháng 3 năm 2010.
  38. ^ Arlov (1996): 51
  39. ^ Fløgstad (2007): 18
  40. ^ Arlov (1996): 50
  41. ^ Arlov (1996): 397
  42. ^ Arlov (1996): 400
  43. ^ Arlov (1996): 402–403
  44. ^ Arlov (1996): 407–408
  45. ^ Torkildsen (1984): 206
  46. ^ a ă â Torkildsen (1984): 202
  47. ^ “Kings Bay”. Caplex (bằng tiếng Na Uy). Truy cập 24 tháng 3 năm 2010.
  48. ^ “Kings Bay-saken”. Caplex (bằng tiếng Na Uy). Truy cập 24 tháng 3 năm 2010.
  49. ^ Arlov (1996): 412
  50. ^ Torkildsen (1984): 261
  51. ^ Tjomsland and Wilsberg (1995): 163
  52. ^ Tjomsland and Wilsberg (1995):162–164
  53. ^ “Persons in settlements 1 January. 1990-2005”. Cơ quan Thống kê Na Uy. Truy cập 24 tháng 3 năm 2010.
  54. ^ a ă “Non-Norwegian population in Longyearbyen, by nationality. Per 1 January. 2004 and 2005. Number of persons”. Cơ quan Thống kê Na Uy. Truy cập 24 tháng 3 năm 2010.
  55. ^ Fløgstad (2007): 127
  56. ^ a ă â b c d đ “10 Longyearbyen og øvrige lokalsamfunn”. St.meld. nr. 22 (2008-2009): Svalbard. Bộ Tư pháp và Cảnh sát Na Uy. 17 tháng 4 năm 2009. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2010.
  57. ^ “29 tháng 8 năm 1996”. Aviation Safety Network. Truy cập 24 tháng 3 năm 2010.
  58. ^ Eisenträger, Stian and Per Øyvind Fange (30 tháng 3 năm 2008). “- Kraftig vindkast trolig årsaken”. Verdens Gang. Truy cập 24 tháng 3 năm 2010.
  59. ^ a ă Arlov and Holm (2001): 49
  60. ^ “Arctic science for global challenges”. University Centre in Svalbard. Truy cập 24 tháng 3 năm 2010.
  61. ^ a ă â “9 Næringsvirksomhet”. St.meld. nr. 22 (2008-2009): Svalbard. Bộ Tư pháp và Cảnh sát Na Uy. 17 tháng 4 năm 2009. Truy cập 24 tháng 3 năm 2010.
  62. ^ Umbreit (2005): 117
  63. ^ “Shops/services”. Svalbard Reiseliv. Bản gốc lưu trữ 12 tháng 4 năm 2010. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2010.
  64. ^ “Attractions”. Svalbard Reiseliv. Bản gốc lưu trữ 25 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2010.
  65. ^ Umbreit (2005): 179
  66. ^ “Ny-Ålesund”. Kings Bay. Truy cập 24 tháng 3 năm 2010.
  67. ^ Umbreit (2005): 194–203
  68. ^ “Svalbard Treaty”. Thốc đốc Svalbard. Truy cập 24 tháng 3 năm 2010.
  69. ^ “5 The administration of Svalbard”. Report No. 9 to the Storting (1999-2000): Svalbard. Bộ Tư pháp và Cảnh sát Na Uy. 29 tháng 10 năm 1999. Truy cập 24 tháng 3 năm 2010.
  70. ^ “Lov om Svalbard” (bằng tiếng Na Uy). Lovdata. 19 tháng 6 năm 2009. Truy cập 24 tháng 3 năm 2010.
  71. ^ “Dagens sysselmann på Svalbard” (bằng tiếng Na Uy). Thống đốc Svalbard. Truy cập 24 tháng 3 năm 2010.
  72. ^ “Organisation”. Thống đốc Svalbard. Truy cập 24 tháng 3 năm 2010.
  73. ^ “From the cradle, but not to the grave”. Cơ quan Thống kê Na Uy. Truy cập 24 tháng 3 năm 2010.
  74. ^ “6 Administrasjon”. St.meld. nr. 22 (2008-2009): Svalbard. Bộ Tư Pháp và Cảnh sát Na Uy. 17 tháng 4 năm 2009. Truy cập 24 tháng 3 năm 2010.
  75. ^ “Nord-Troms tingrett”. Cơ quan quản lý tòa án Quốc gia Na Uy. Truy cập 24 tháng 3 năm 2010.
  76. ^ “Lov om gjennomføring i norsk rett av hoveddelen i avtale om Det europeiske økonomiske samarbeidsområde (EØS) m.v. (EØS-loven).” (bằng tiếng Na Uy). Lovdata. 10 tháng 8 năm 2007. Truy cập 24 tháng 3 năm 2010.
  77. ^ “Entry and residence”. Thống đốc Svalbard. Truy cập 24 tháng 3 năm 2010.
  78. ^ Umbreit (2005): 106
  79. ^ “Diplomatic and consular missions of Russia”. Bộ Ngoại giao Nga. Truy cập 24 tháng 3 năm 2010.
  80. ^ “"Russia and Norway Agree on Boundary"”. The New York Times. Truy cập 16 tháng 10 năm 2010.
Nguồn

Liên kết ngoài

Tọa độ: 78°B 016°Đ

Thể loại:

Nhà Hồ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đại Ngu
Phong kiến
1400–1407

Thủ đô Thanh Hoá
Chính thể Phong kiến
Lịch sử
 - Hồ Quý Ly dành ngôi từ nhà Trần 1400
 - Hồ Hán Thương bị quân Minh bắt 1407
Tiền tệ Tiền xu
Nhà Hồ (chữ Hán: 胡朝, Hồ Triều) là triều đại phong kiến trong lịch sử Việt Nam, bắt đầu khi Hồ Quý Ly lên ngôi năm 1400 sau khi giành được quyền lực từ tay nhà Trần và chấm dứt khi Hồ Hán Thương bị quân Minh bắt vào năm 1407 – tổng cộng là 7 năm. Quốc hiệu Đại Việt đã đổi thành Đại Ngu năm 1400.

Thành lập

Loạt bài
Lịch sử Việt Nam
Bản đồ Việt Nam
Thời tiền sử
Hồng Bàng
An Dương Vương
Bắc thuộc lần I (207 TCN - 40)
   Nhà Triệu (207 - 111 TCN)
Hai Bà Trưng (40 - 43)
Bắc thuộc lần II (43 - 541)
   Khởi nghĩa Bà Triệu
Nhà Tiền LýTriệu Việt Vương (541 - 602)
Bắc thuộc lần III (602 - 905)
   Mai Hắc Đế
   Phùng Hưng
Tự chủ (905 - 938)
   Họ Khúc
   Dương Đình Nghệ
   Kiều Công Tiễn
Nhà Ngô (938 - 967)
   Loạn 12 sứ quân
Nhà Đinh (968 - 980)
Nhà Tiền Lê (980 - 1009)
Nhà Lý (1009 - 1225)
Nhà Trần (1225 - 1400)
Nhà Hồ (1400 - 1407)
Bắc thuộc lần IV (1407 - 1427)
   Nhà Hậu Trần
   Khởi nghĩa Lam Sơn
Nhà Hậu Lê
   Nhà Lê sơ (1428 - 1527)
   
   trung
   hưng
(1533 - 1789)
Nhà Mạc (1527 - 1592)
Trịnh-Nguyễn
phân tranh
Nhà Tây Sơn (1778 - 1802)
Nhà Nguyễn (1802 - 1945)
   Pháp thuộc (1887 - 1945)
   Đế quốc Việt Nam (1945)
Chiến tranh Đông Dương (1945 - 1975)
   Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
   Quốc gia Việt Nam
   Việt Nam Cộng hòa
   Cộng hòa Miền Nam Việt Nam
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (từ 1976)
Xem thêm
sửa
Nhà Hồ do Hồ Quý Ly, một đại quý tộc và đại thần nhà Trần thành lập. Từ năm 1371, Hồ Quý Ly, khi đó mang họ Lê, được tham gia triều chính nhà Trần, được vua Trần Dụ Tông cho làm Trưởng cục Chi hậu. Sau, vua Trần Nghệ Tông đưa ông lên làm Khu mật đại sứ, lại gả em gái là công chúa Huy Ninh.
Nhà Trần, sau biến cố Dương Nhật Lễ, cái chết của Trần Duệ Tông và sự cướp phá của Chiêm Thành, ngày càng suy sụp. Thời hậu kỳ nhà Trần, mọi việc chính sự do thượng hoàng Trần Nghệ Tông quyết định. Trần Nghệ Tông lại rất trọng dụng Hồ Quý Ly nên khi về già thường ủy thác mọi việc cho Quý Ly quyết định. Dần dần binh quyền của Quý Ly ngày một lớn, Nghệ Tông tuổi cao sức yếu cũng không kìm chế nổi.
Năm 1394 Trần Nghệ Tông mất, Hồ Quý Ly được phong làm Phụ chính Thái sư nhiếp chính, tước Trung tuyên Vệ quốc Đại vương, nắm trọn quyền hành trong nước.
Sau khi bức vua Trần dời đô từ Thăng Long vào Thanh Hóa và giết hàng loạt quần thần trung thành với nhà Trần, tháng 2 năm Canh Thìn 1400, Hồ Quý Ly truất ngôi của cháu ngoại là Trần Thiếu Đế, tự lên làm vua lấy quốc hiệu là Đại Ngu, lập nên nhà Hồ.

Kinh tế-xã hội

Xem thêm bài: Hồ Quý Ly
Đầu phượng bằng gốm dùng để trang trí mái cung điện thời Hồ.
Tiền giấy được phát hành lần đầu tiên năm 1396 dưới thời vua Trần Thuận Tông, tuy nhiên người quyết định khi đó có lẽ là Hồ Quý Ly. Sau này, trong thời đại của mình, nhà Hồ đã có một số cải cách về hành chính, kinh tế, xã hội như: làm sổ hộ tịch, hạn chế gia nô, lập kho dự trữ thóc gạo, định lại quan chế và hình luật, thuế và tô ruộng, di dân khẩn hoang, lập cơ quan chăm sóc y tế v.v Tuy nhiên, các cải cách của nhà Hồ hầu như không giành được thành công, do những thủ đoạn mà Hồ Quý Ly đã làm để lên ngôi khiến dân chúng xa lánh nhà Hồ.

Hành chính

Dưới triều Hồ Hán Thương, năm 1401 đã cho làm sổ hộ tịch trong cả nước, lập phép hạn chế gia nô. Năm 1403, di dân không có ruộng đến Thăng Hoa (vùng đất mới thu được sau khi Chiêm Thành dâng nộp năm 1402, gồm 4 châu Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa tức là đất các huyện Thăng Bình, Tam Kỳ, Quế Sơn, Duy Xuyên thuộc tỉnh Quảng Nam ngày nay, huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Mộ Đức, Đức Phổ thuộc tỉnh Quảng Ngãi ngày nay). Cùng năm đặt Quảng tế (cơ quan coi về mặt y tế).

Luật pháp

Cuối năm 1401, định quan chế và hình luật nhà nước Đại Ngu. Sử sách không nói rõ là nhà Hồ đã sửa đổi như thế nào so với thời trước của nhà Trần.

Kinh tế

Gạch lát nền trang trí hoa sen thời Hồ.
Gạch trang trí rồng thời Hồ.
Việc đổi tiền được Hồ Quý Ly khởi xướng thực hiện từ trước khi nhà Hồ được chính thức thành lập (1400). Năm 1396, tháng 4, Hồ Quý Ly khi đó nắm toàn quyền điều hành nhà Trần bắt đầu phát tiền giấy Thông bảo hội sao. Cứ 1 quan tiền đồng đổi lấy 1 quan 2 tiền giấy. Cấm tuyệt tiền đồng, không được chứa lén, tiêu vụng, tất cả thu hết về kho Ngao Trì ở kinh thành và trị sở các xứ. Kẻ nào vi phạm cũng bị trị tội chết như làm tiền giả.
Thể thức tiền giấy: tờ 10 đồng vẽ rong, tờ 30 đồng vẽ sóng, tờ 1 tiền vẽ mây, tờ 2 tiền vẽ rùa, tờ 3 tiền vẽ lân, tờ 5 tiền vẽ phượng, tờ 1 quan vẽ rồng. Kẻ làm tiền giả bị tội chết, ruộng đất, tài sản tịch thu.
Tiền đồng nhà Hồ
Về việc này, nhiều sử gia có những đánh giá rất khác nhau. Có người cho rằng Hồ Quý Ly cần thu đồng để đúc vũ khí. Cũng có người đánh giá cao cải cách tiền giấy của Hồ Quý Ly tuy rằng nó đã thất bại. Sau này, Hồ Nguyên Trừng là một chuyên gia rất giỏi trong đúc súng thần công.
Năm 1400, đánh thuế thuyền buôn, định 3 mức thượng, trung, hạ. Mức thượng đánh thuế mỗi thuyền 5 quan, mức trung 4 quan, mức hạ 3 quan. Năm 1402 định lại các lệ thuế và tô ruộng. Trước đây, mỗi mẫu thu 3 thăng thóc, nay thu 5 thăng. Bãi dâu, trước thu mỗi mẫu 9 quan hoặc 7 quan tiền, nay thu hạng thượng đẳng mỗi mẫu 5 quan tiền giấy, hạng trung đẳng mỗi mẫu 4 quan tiền giấy, hạng hạ đẳng 3 quan tiền giấy. Tiền nộp hằng năm của đinh nam trước thu 3 quan, nay chiếu theo số ruộng, người nào chỉ có 5 sào ruộng thì thu 5 tiền giấy; từ 6 sào đến 1 mẫu thì thu 1 quan; 1,1 mẫu đến 2 mẫu thu 2 quan; từ 2,1 mẫu đến 2,5 mẫu thu 2 quan 6 tiền; từ 2,6 mẫu trở lên thu 3 quan. Đinh nam không có ruộng hay trẻ mồ côi, đàn bà góa thì dẫu có ruộng cũng không thu[1].
Như vậy, có thể thấy việc đánh thuế của nhà Hồ có sự phân biệt, phân loại rõ ràng hơn so với trước đây.
Năm 1401, lập kho thường bình dự trữ thóc để ổn định kinh tế.
Năm 1403, ban hành cân, thước, thưng, đấu, định giá tiền giấy, cho dân mua bán với nhau.

Ngoại giao

Xem thêm: Chiến tranh Việt-Chiêm 1400-1407
Quan hệ của nhà Hồ với nhà MinhTrung Quốc và Chiêm Thành lúc bấy giờ khá phức tạp. Nhà Minh sau khi thống nhất Trung Quốc năm 1368 bắt đầu có ý định nhòm ngó xuống phương nam. Trên mặt trận này, nhà Hồ đã phải nhún nhường hết mức, thậm chí năm 1405 đã phải cắt 59 thôn ở Lộc Châu (tỉnh Lạng Sơn ngày nay) để mong tránh được họa binh đao nhưng cuối cùng cũng không tránh khỏi họa xâm lăng của nhà Minh năm 1406.
Đối với Chiêm Thành, quan hệ vẫn là giữa nước lớn (Đại Ngu) và nước nhỏ (Chiêm Thành). Trong suốt thời kỳ đầu (1400-1403) nhà Hồ liên tục đem quân tấn công Chiêm Thành và đã mở mang được lãnh thổ tới tận tỉnh Quảng Ngãi ngày nay.

Việc thi cử

Đầu hổ bằng gốm dùng để trang trí trong thời nhà Hồ.
Từ cuối thời Trần (1396), Hồ Quý Ly đã thay đổi chế độ thi cử nhân, bỏ cách thi ám tả cổ văn chuyển sang tứ trường văn thể.
Năm 1404, Hồ Hán Thương định thể thức thi chọn nhân tài: Cứ tháng 8 năm trước thi Hương, ai đỗ thì được miễn tuyển bổ; lại tháng 8 năm sau thi Hội, ai đỗ thì thi bổ thái học sinh. Rồi năm sau nữa lại bắt đầu thi hương như hai năm trước. Phép thi phỏng theo lối văn tự ba trường của nhà Nguyên nhưng chia làm 4 kỳ, lại có kỳ thi viết chữ và thi toán, thành ra 5 kỳ. Quan nhân, người làm trò, kẻ phạm tội đều không được dự thi[2].
Tháng 8 năm 1400, Hồ Quý Ly mở khoa thi thái học sinh. Lấy đỗ Lưu Thúc Kiệm, Nguyễn Trãi, Lý Tử Tấn, Vũ Mộng Nguyên, Hoàng Hiến, Nguyễn Thành, Nguyễn Nhữ Minh (Nguyễn Quang Minh) v.v gồm 20 người. Tháng 8 năm 1405, Hồ Hán Thương sai bộ Lễ thi chọn nhân tài, đỗ được 170 người. Lấy Hồ Ngạn, Lê Củng Thần sung làm thái học sinh lý hành; Cù Xương Triều và 5 người khác sung làm Tư Thiện đường học sinh.

Tôn giáo

Nhà Hồ không tôn sùng đạo Phật như trước mà tôn trọng Nho giáo hơn. Năm 1396, theo lời Hồ Quý Ly, vua Trần Thuận Tông đã xuống chiếu sa thải các tăng đạo chưa đến 50 tuổi trở xuống, bắt phải hoàn tục. Lại thi những người thông hiểu kinh giáo, ai đỗ thì cho làm Đường đầu thủ (Tăng đường đầu mục), tri cung, tri quán, tri tự, còn thì cho làm kẻ hầu của người tu hành.

Cuộc xâm lăng của nhà Minh

Tổng động viên, xây thành lũy

Một viên đạn đại bác bằng đá thời nhà Hồ được tìm thấy ở thành Tây Đô.
Trước họa xâm lăng của nhà Minh, nhà Hồ đã phải lo củng cố quân sự.
Năm 1404, Hồ Hán Thương cho đóng thuyền đinh sắt, có hiệu là Trung tàu tải lương, Cổ lâu thuyền tải lương, nói là chở lương, nhưng trên có đường đi lại để tiện chiến đấu, dưới thì hai người chèo một mái chèo. Năm 1405, Hồ Hán Thương lệnh cho những nơi đầu nguồn ở các trấn nộp gỗ làm cọc. Châu Vũ Ninh thì cho lấy gỗ ô mễ ở lăng Cổ Pháp đưa đến cho quân đóng cọc ở các cửa biển và những nơi xung yếu trên sông Cái (sông Hồng) để phòng giặc phương Bắc. Tháng 6, đặt bốn kho quân khí. Không kể là quân hay dân, hễ khéo nghề đều sung vào làm việc.
Tháng 7, Hồ Quý Ly và Hồ Hán Thương đi tuần tra xem xét núi sông và các cửa biển, ở kinh lộ, để kiểm tra xem xét thế hiểm yếu của các nơi, tháng 9 tổ chức lại quân đội. Định quân Nam ban và Bắc ban chia thành 12 vệ; quân Điện hậu đông và tây chia thành 8 vệ; mỗi vệ 18 đội, mỗi đội 18 người; đại quân thì 30 đội, trung quân thì 20 đội, mỗi doanh là 15 đội, mỗi đoàn là 10 đội; cấm vệ đô thì 5 đội. Đại tướng quân thống lĩnh cả.
Nhà Hồ sai Hoàng Hối Khanh đốc suất dân phu đắp thành Đa Bang (huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây ngày nay), sai quân vệ Đông Đô đóng cọc chặn cửa sông Bạch Hạc (ngã ba sông Hồng chảy qua thành phố Việt Trì ngày nay) để chống thủy quân giặc từ Tuyên Quang xuống.
Tháng 7 năm 1406, Hồ Hán Thương ra lệnh cho các lộ đóng cọc gỗ ở bờ phía nam sông Cái, từ thành Đa Bang đến Lỗ Giang và từ Lạng Châu đến Trú Giang Giang để làm kế phòng thủ.

Bại trận trước địch mạnh

Trong khi đó, tháng 4 năm 1406, nhà Minh sai Hàn Quan và Hoàng Trung đem 10 vạn quân ở Quảng Tây sang, mượn cớ đưa con cháu nhà Trần là Trần Thiêm Bình về làm vua. Qua một số trận giao tranh nhỏ, quân Hồ thắng trận, quân Minh phải giao nộp Thiêm Bình mới được rút lui.
Tháng 9 năm ấy, nhà Minh sai Trương Phụ, Trần Húc, đem 40 vạn quân đánh vào cửa ải Pha Lũy (cửa khẩu Hữu Nghị ngày nay), Mộc Thạnh, Lý Bân cũng đem 40 vạn quân đánh vào cửa ải Phú Lệnh (gần thị xã Hà Giang ngày nay), hai đạo quân tổng cộng là 80 vạn[3]
Tháng 10, quân Minh hội ở sông Bạch Hạc, bày doanh trại bờ bắc sông Cái, đến tận Trú Giang. Ngày 2 tháng 12, người Minh chiếm được Việt Trì, bờ sông Mộc Hoan và chỗ đóng cọc ở sông Bạch Hạc. Tướng chỉ huy quân Tả Thánh Dực là Hồ Xạ không giữ nổi, phải dời hàng trận sang phía nam sông Cái.
Đêm mùng 7, người Minh cho khiêng thuyền ra bờ phía bắc bãi sông Thiên Mạc. Tướng quân Trần Đĩnh đánh bại quân Minh. Đêm ngày mùng 9, quân Minh đánh úp quân họ Hồ ở bãi Mộc Hoàn. Tướng chỉ huy quân Nguyễn Công Khôi, không phòng bị, thuyền bị cháy gần hết, toàn quân bị tiêu diệt. Thủy quân ở phía trên và phía dưới không ai đến cứu, chỉ từ xa xin Hồ Nguyên Trừng xem ai có thể thay giữ chỗ đó. Quân Minh liền vượt sông làm cầu phao để sang.
Sáng ngày 12, Trương Phụ cùng Hoàng Trung, Thái Phúc tiến công phía tây bắc thành Đa Bang. Mộc Thạnh cùng Trần Tuấn tiến công phía đông nam thành. Nguyễn Tông Đỗ, chỉ huy quân Thiên Trường đào thành cho voi ra. Người Minh dùng hỏa tiễn bắn voi. Voi lui lại, người Minh theo voi đánh vào. Thành bị hạ. Quân ở dọc sông tan vỡ, lui giữ Hoàng Giang. Người Minh vào Đông Đô.
Theo Minh sử: quân Minh dùng hỏa khí công kích mạnh mẽ để hỗ trợ cho binh lính trèo lên chiếm mặt thành, quân Minh thừa thế ồ ạt kéo vào thành. Tướng nhà Hồ trong thành dùng voi chiến phản kích, nhưng quân Minh tung kỵ binh ứng chiến, ngựa của quân Minh đều có trùm da hổ, voi trông thấy tưởng hổ thật, hoảng sợ tháo lui, quân nhà Hồ tan vỡ, thành bị chiếm[4].
Năm 1407, ngày 20 tháng 2, Hồ Nguyên Trừng tiến quân đến sông Lô, quân Minh giữ hai bên bờ sông đánh kẹp lại, quân Hồ thất bại, lui giữ Muộn Khẩu (cửa sông Hồng ở Giao Thủy, Nam Định ngày nay). Hồ Quý Ly và Hồ Hán Thương đều trở về Thanh Hóa. Hồ Đỗ, Hồ Xạ bỏ Bình Than qua Thái Bình, Đại Toàn đến Muộn Khẩu, hợp sức đắp lũy, đúc hỏa khí, đóng thuyền chiến để chống lại. Quân Minh đối lũy với quân Hồ, ngày đêm đánh nhau, vì nắng mưa, dịch bệnh, bùn lầy ẩm uớt khó ở, bèn dời đến đóng ở Hàm Tử, lập doanh trại phòng bị nghiêm ngặt. Hồ Nguyên Trừng và Hồ Đỗ cũng dời quân đến Hoàng Giang, lại đón Hồ Quý Ly, Hồ Hán Thương từ Thanh Hóa tới.
Ngày 13 tháng 3, Hồ Nguyên Trừng cùng Hồ Đỗ, Đỗ Mãn tiến quân đến cửa Hàm Tử đánh quân Minh song thất bại. Hồ Quý Ly và Hồ Hán Thương dẫn các tướng và quan lại vượt biển trở về Thanh Hóa. Ngày 23 tháng 4, quân Minh đánh vào Lỗi Giang, quân Hồ không đánh mà tan. Ngày 29, quân Minh đánh vào cửa biển Điển Canh, thủy quân nhà Hồ tự tan vỡ.
Ngày 5 tháng 5, quân Minh đánh vào cửa biển Kỳ La (huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh ngày nay). Ngày 11, quân Minh đánh vào Vĩnh Ninh. Quân Minh bắt được Hồ Quý Ly ở bãi Chỉ Chỉ; Hồ Nguyên Trừng ở cửa biển Kỳ La. Ngày 12, bắt được Hồ Hán Thương và thái tử Nhuế ở núi Cao Vọng (Kỳ Anh, Hà Tĩnh). Nhà Hồ sụp đổ.
Trương Phụ, Mộc Thạnh sai Liễu Thăng, Lỗ Lân, Trương Thăng, Du Nhượng, Lương Định, Thân Chí bắt giải Hồ Quý Ly và các con cháu cùng các tướng Hồ Đỗ, Nguyễn Ngạn Quang, Lê Cảnh Kỳ; Đoàn Bổng, Trần Thang Mông, Phạm Lục Tài cùng ấn tín đến Kim Lăng. Tháng 8, Trương Phụ và Mộc Thạnh đem quân về, lưu lại Lữ Nghị, Hoàng Phúc trấn giữ. Biết tin nhà Hồ sụp đổ, nông dân đã nổi dậy khởi nghĩa, cụ thể:
  1. Trần Nguyệt Hồ
  2. Trần Ngỗi
  3. Phạm Chấn
  4. Phạm Tất Đại
  5. Phạm Ngọc
  6. Trần Quý Khoáng
  7. Lê Ngã
  8. Trần Nguyên Thôi
  9. Trần Nguyên Khang

Nhận định

Công cuộc cải cách của nhà Hồ thực hiện chỉ được trong thời gian quá ngắn ngủi. Cũng như nhiều cuộc cải cách khác trong lịch sử, cuộc cải cách của Hồ Quý Ly vấp phải sự phản đối trong nước, nhưng không phải vì vậy mà nhìn nhận cuộc cải cách hoàn toàn tiêu cực. Như trường hợp "Biến pháp Thương Ưởng" đời Chiến quốcnước Tần trong lịch sử Trung Quốc, thời kỳ đầu cũng gây sốc mạnh trong xã hội nước Tần, nhưng sau đó vẫn được duy trì và nhờ vậy mà nước Tần trở thành một nước hùng mạnh, tạo tiền đề cho sự thống nhất toàn quốc. Sự phản ứng của dân chúng nước Tần cũng lắng dần theo thời gian. Vấn đề của cuộc cải cách nhà Hồ là nó chưa đủ thời gian để phát huy tác dụng. Mặt khác, các nhà nghiên cứu hiện đại cho rằng các chính sách cải cách đó chủ yếu phục vụ cho lợi ích chiến tranh; hơn thế nữa cuộc cải cách được thực hiện dồn dập trong thời gian ngắn: dùng chữ Nôm để đề cao ý thức dân tộc, dùng tiền giấy tuy tiết kiệm nhưng dân chúng chưa thích nghi thói quen tiêu dùng mới, hạn điềnhạn nô làm giảm lợi ích của địa chủ, quý tộc cũ... Cuộc cải cách gây xáo trộn lớn trong tâm lý mọi người và sự bất bình, chia rẽ sâu sắc trong xã hội. Sự bất bình còn chưa kịp lắng xuống thì đã có bàn tay lớn thò vào cùng tiếng hô hào "lật đổ" khiến số đông người trong nước Đại Ngu đồng tình[5].
Việc dời đô từ Thăng Long, nơi trung tâm đô hội, quy tụ nhân tâm trong nước, vào Thanh Hoá cũng cho thấy một phần biểu hiện của sự mất lòng dân ở vùng căn bản Bắc Bộ. Khi không có được sự ủng hộ rộng rãi của quần chúng trong nước, nhà Hồ gặp vô vàn khó khăn khi phải chống ngoại xâm và đã thất bại nhanh chóng, không thể duy trì được cuộc kháng chiến trường kỳ mà nhà Lý, nhà Trần từng làm chống phương Bắc[6].
Trước nguy cơ can thiệp dùng chiêu bài "phù Trần diệt Hồ" của nhà Minh, nhà Hồ không kịp thời có những điều chỉnh cần thiết để quy tụ lòng người và có biện pháp ngoại giao mềm dẻo hơn để duy trì hòa bình cần thiết. Trái lại nhà Hồ chủ trương dùng biện pháp cứng rắn để đối phó với kẻ địch mạnh hơn nhiều trong khi mình chưa đủ thực lực và "chân đứng" trong nước và hơn nữa khả năng quân sự của các nhà cầm quyền triều Hồ lại chỉ là sở đoản[7].
Còn một nguyên nhân khác dẫn đến thất bại của nhà Hồ. Đối với vấn đề Chiêm Thành, nhà Hồ cũng mắc sai lầm tương tự. Trước đây khi gặp giặc mạnh, nhà Trần chủ trương liên minh với Chiêm chứ không gây hấn; vua Đại Hành nhà Tiền Lê rất giỏi về quân sự nhưng cũng chỉ phát binh đánh Chiêm sau khi đã làm nhà Tống thua tơi tả phải chùn tay ở phía bắc; nhà Hồ ngược lại vừa lập nước đã liên tiếp đánh Chiêm, tuy đất đai có được mở nhưng sức lực hao mòn, chỗ đất mới chưa đứng vững chân được để làm nơi dung thân khi bị phương bắc ép xuống, nước Chiêm khi đó đã thành cừu thù không thể xin nhờ cậy.
Như vậy nhà Hồ chẳng những tự cô lập mình trong chính sách đối nội mà trong chính sách đối ngoại cũng tự cô lập nốt. Trong không được lòng dân, ngoài không có liên minh, kẻ địch mạnh hơn gấp bội, nhà Hồ thất bại là tất yếu. Thất bại của nhà Hồ là bài học sâu sắc trong việc giữ nước mà nhà Hậu Lê (tạm lập Trần Cảo) và nhà Mạc (đầu hàng nhà Minh trên danh nghĩa) sau này đã rút ra kinh nghiệm để không mắc phải sai lầm tương tự, gây ra cảnh "nước mất nhà tan"[5].
Sau 500 năm giành được quyền tự chủ, Việt Nam lại mất về tay Trung Quốc. Sau Khúc Thừa Mỹ, tới đầu thế kỷ 15, người cai trị Việt Nam lại bị bắt làm tù binh. Cha con Hồ Quý Ly chỉ có phong thái của những ông vua văn trị, những ông quan mũ cao áo dài mà không phải là những chiến tướng khi có chiến sự, do đó đều chịu trói về bắc mà không dám chọn lấy cái chết oanh liệt khi đại cuộc không thể cứu vãn. Việc mất nước của nhà Hồ để lại hậu quả tổn thất không nhỏ cho nước Đại Việt, nhất là về văn hoá.

Các vua nhà Hồ

Miếu hiệu Niên hiệu Tên Sinh- Mất Trị vì Thụy hiệu Lăng

Thánh Nguyên
(1400-1400)
Hồ Quý Ly 1336 - ? 1400-1400 Không có Không có

Thiệu Thành
(1401-1402)
Khai Đại
(1403-1407)
Hồ Hán Thương  ?-? 1401-1407 Không có Không có

Thế phả nhà Hồ





















1
Hồ Quý Ly
1400-1400
 






 






2
Hồ Hán Thương
1401-1407
 

Xem thêm

Tham khảo

Chú thích

  1. ^ Viện Sử học, sách đã dẫn, tr 42
  2. ^ Viện sử học, sách đã dẫn, tr 39
  3. ^ Đại Việt sử ký toàn thư, quyển X
  4. ^ Viện Sử học, sách đã dẫn, tr 54
  5. ^ a ă Văn Tạo, sách đã dẫn, tr 104
  6. ^ Văn Tạo, sách đã dẫn, tr 103
  7. ^ Văn Tạo, sách đã dẫn, tr 102

Nguyễn Thái Học

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Chân dung lãnh tụ Nguyễn Thái Học
Nguyễn Thái Học (chữ Hán: 阮太學; 1 tháng 12, 1902 – 17 tháng 6, 1930) là sinh viên và nhà cách mạng Việt Nam chủ trương dùng vũ lực lật đổ chính quyền thuộc địa Pháp để thành lập một nước độc lập Việt Nam Dân Quốc. Ông sáng lập Việt Nam Quốc Dân Đảng (VNQDĐ) năm 1927 và lãnh đạo cuộc Khởi nghĩa Yên Bái năm 1930. Cuộc khởi nghĩa thất bại, ông bị Pháp áp giải từ ngục thất Hỏa LòHà Nội lên Yên Bái chặt đầu cùng với 12 đảng viên VNQDĐ sáng sớm ngày 17 tháng 6 năm 1930.

Thân thế

Nguyễn Thái Học sinh ngày 1 tháng 12 năm Nhâm Dần (1902) tại làng Thổ Tang, tổng Lương Điền, phủ Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Yên (nay là Thị trấn Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc). Ông là con cả của cụ Nguyễn Văn Hách và bà Nguyễn Thị Quỳnh. Gia đình ông là một gia đình trung nông sống bằng nghề làm ruộng và dệt vải, buôn vải. Từ 4 tuổi ông đã được cha mẹ cho đi học chữ Hán, và năm 11 tuổi ông bắt đầu theo học chương trình tiểu học Pháp-Việt tại thị xã Vĩnh Yên. [1]
Năm 19 tuổi ông thi đậu vào trường Cao đẳng sư phạm Hà Nội, và nhận học bổng của Chính phủ Bảo hộ Pháp. Do tính tình cương trực và không thích khuất phục lối giáo dục của người Pháp, ông bỏ học vào năm thứ ba, và sau đó ghi danh học trường Cao đẳng Thương mại thuộc Đại học Đông Dương (1925-1927). Trong thời gian này, ông tham gia thành lập Nam Đồng Thư Xã, và tiếp xúc với một số sinh viên đồng chí hướng, trong số đó có Phó Đức Chính, sinh viên trường Cao đẳng Công chánh và Hồ Văn Mịch, sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm, hai nhà cách mạng tương lai sẽ gắn liền với cuộc đời cách mạng của ông sau này. [2]
Cũng trong thời gian là sinh viên của Đại học Đông Dương, Nguyễn Thái Học đã gửi cho Toàn quyền Đông Dương Alexandre Varenne một số bức thư kêu gọi chính quyền thực dân Pháp tiến hành một loạt cải cách tiến bộ ở Việt Nam. Sở dĩ Nguyễn Thái Học gửi những đề xuất cải cách của mình cho Varenne vì ông ta vốn là một đảng viên của Đảng Xã hội Pháp, người vừa mới tới nhậm chức toàn quyền đã quyết định ân xá Phan Bội Châu và hứa hẹn nhiều cải cách rộng lớn ở xứ thuộc địa Đông Dương. Tuy nhiên, đó chỉ là những lời hứa suông, và ông ta không bao giờ quan tâm trả lời những bức thư đầy tâm huyết của Nguyễn Thái Học.
Hoàn toàn thất vọng về con đường cải cách của chính quyền thuộc địa, Nguyễn Thái Học và các đồng chí của ông đi đến quyết định là: con đường duy nhất để mở ra cơ hội phát triển cho dân tộc Việt Nam chỉ có thể là con đường dùng vũ trang lật đổ chế độ thực dân Pháp và chế độ phong kiến, thành lập một nước Việt Nam Cộng Hòa và thiết lập một nền dân chủ trên toàn cõi Đông Dương [1]

Hoạt động cách mạng

Thành lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Năm 1927, tổ chức Nam Đồng Thư xã quyết định ủng hộ cuộc khởi nghĩa Bắc Ninh do Quản Trạc lãnh đạo. Công việc bị bại lộ, đa số thành viên của Nam Đồng Thư Xã bị thuyên chuyển hoặc bị truy lùng phải đào tẩu, chỉ còn lại Nguyễn Thái Học và một số ít đồng chí. Tháng 10 năm này, ông triệu tập số người còn lại và đưa ra ý định thành lập một đảng cách mạng bí mật, dùng vũ lực lật đổ thực dân Pháp. Đảng này mang tên Việt Nam Quốc Dân Đảng (VNQDĐ), và chi bộ đảng đầu tiên mang tên là "Chi Bộ Nam Đồng Thư Xã", do ông làm chi bộ trưởng, gồm các ủy viên: Hồ Văn Mịch, Phó Đức Chính, Lê Văn Phúc, Hoàng Văn Tùng, Hoàng Phạm Trân, và một số đồng chí khác. [3] Tháng 12 năm 1927, VNQDĐ tổ chức đại hội đảng lần thứ nhất và bầu ông làm Chủ tịch Tổng bộ đảng, kiêm Chủ tịch đảng. Dưới sự lãnh đạo của ông, VNQDĐ bắt đầu phát triển rất nhanh chóng để kết nạp tầng lớp trí thức, giáo viên, nông dân, công chức, binh sĩ trong guồng máy cai trị với mục đích dùng bạo động lật đổ chính quyền thực dân Pháp, thành lập một chế độ cộng hòa dân chủ độc lập trên toàn cõi Việt Nam. Đến đầu năm 1929, VNQDĐ đã thành lập được 120 chi bộ tại Bắc kỳ với 1500 đảng viên. [4]

Pháp Khởi Sự Tiêu Diệt Việt Nam Quốc Dân Đảng

Bài chi tiết: Vụ ám sát Bazin
Năm 1929, tại Bắc kỳ và Bắc Trung kỳ có cao trào mộ phu, đưa dân đi làm phu cho các đồn điền cao su tại các nơi như miền Nam, Miên, Lào, Nouvelle-CalédonieNouvelles-Hébrides, nơi những người phu này trở thành nô lệ cho các chủ đồn điền. Một trong những người mua nô lệ nổi tiếng là Bazin tại Hà Nội. Ông này chuyên dụ dỗ hay bắt cóc dân đem làm phu lấy lợi. Mặc dù không được sự chấp thuận của Tổng Bộ và Nguyễn Thái Học, ba đảng viên thuộc một Thành bộ VNQDĐ gồm Nguyễn Văn Viên, Nguyễn Văn Lân, và Nguyễn Đức Lung đã tự ý ám sát ông Bazin vào ngày 9 tháng 2 năm 1929 tại Chợ Hôm, Hà Nội.[2]
Nhân vụ ám sát, Pháp khởi sự đàn áp nhằm tiêu diệt VNQDĐ trong khi cơ sở của họ chưa kịp chuẩn bị ứng phó trước kế hoạch khủng bố trắng của chính quyền thuộc địa. Sở mật thám Bắc Việt được một nội ứng phản đảng tên Bùi Tiên Mai chỉ điểm, và bắt giam 227 đảng viên VNQDĐ, nhưng không bắt được hai lãnh tụ đảng lúc đó là Nguyễn Thái Học và Nguyễn Khắc Nhu, chủ tịch Ban Hành pháp VNQDĐ nhiệm kỳ 3.
Sau khi Bùi Tiên Mai nhận diện và đối chứng với những đồng chí tại các phiên tòa Hội đồng Đề hình, ban ám sát VNQDĐ tổ chức giết người này vì tội phản đảng và quên lời thề trước bàn thờ tổ quốc. Trên đường hành thích, sự việc bị đổ bể và một đảng viên bị chết, một bị tù cấm cố 10 năm. Hai đảng viên khác, Nguyễn Văn Kinh và Nguyễn Văn Ngọc, khi bị bắt do mật thám tra tấn dã man đã khai báo và chỉ điểm cho Pháp mọi đường đi nước bước của các yếu nhân lãnh đạo của VNQDĐ. Ban ám sát VNQDĐ cũng tổ chức giết hai người này, tuy thành công nhưng thêm một số đảng viên bị bắt và hành hình qua các vụ ám sát này. [5]
Để xử các tù nhân chính trị này, Toàn quyền Pháp Pasquier quyết định không giao cho Biện lý cuộc, nhưng ký nghị định thành lập một Hội đồng Đề hình (Commission criminelle) để tuyên án và xử tội. Hội đồng này trả tự do cho 149 người và kết án 78 người từ 2 đến 15 năm tù tại các tỉnh thượng du Bắc Việt hoặc lưu đày ra Côn Đảo, và mỗi người bị cộng thêm một án 5 năm biệt xứ (interdiction de séjour). [6]
Lực lượng của VNQDĐ bị suy yếu, tổn thất nặng nề, và hoàn toàn rơi vào thế bị động sau việc ám sát ông Bazin. Các lãnh tụ buộc phải tiến hành cuộc khởi nghĩa 8 tháng sau đó để tránh cho các cơ sở đang gặp nguy cơ bị tiêu diệt hoặc tan rã.

Khởi nghĩa Yên Bái

Bài chi tiết: Khởi nghĩa Yên Bái
Hiệu kỳ nghĩa quân Yên Bái[3].
Trước tình thế hàng ngũ đảng có nhiều phản bội, thực dân áp bức gay gắt có chiều hướng đưa đến tan rã, trung tuần tháng 5 năm 1929, Nguyễn Thái Học triệu tập đại hội đảng toàn quốc tại làng Đức Hiệp, phủ Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, quyết định chuẩn bị tổng khởi nghĩa. Công việc chuẩn bị chưa hoàn tất, cuối năm 1929 tại Bắc Giang một cơ sở chế bom bị tai nạn phát nổ, và đầu năm 1930 người Pháp bắt giữ và khám phá được thêm rất nhiều cơ sở chế tạo bom, đao, kiếm và nhiều đảng viên bị bắt. Trước tình hình nguy cấp, Nguyễn Thái Học triệu tập hội nghị khẩn cấp, quyết định tiến hành khởi nghĩa tại các địa điểm Hưng Hóa, Lâm Thao, Phú Thọ, Yên Bái, Sơn Tây, Hải Dương, Hải Phòng, Kiến An, Bắc Ninh, Đáp Cầu, Phả LạiHà Nội vào đêm mồng 10, rạng ngày 11 tháng 2 năm 1930.
Theo kế hoạch ban đầu cuộc khởi nghĩa vũ trang sẽ nổ ra trên hai địa bàn chính ở Bắc Kỳ vào đêm ngày 9 tháng 2 năm 1930. Nguyễn Thái Học sẽ lãnh đạo cuộc khởi nghĩa ở miền xuôi, trong khi Nguyễn Khắc Nhu và Phó Đức Chính được phân công chỉ huy cuộc nổi dậy ở miền núi. Gần tới ngày nổi dậy, do cơ sở ở miền xuôi tương đối yếu lại bị đánh phá nặng nề nên không chuẩn bị kịp, Nguyễn Thái Học cử người báo cho Nguyễn Khắc Nhu hoãn cuộc nổi dậy tới ngày 15 tháng 2. Tuy nhiên, liên lạc viên lại bị địch bắt giữa đường. Vì vậy, cuộc khởi nghĩa vẫn nổ ra ở một loạt các địa điểm từ Sơn Tây, Phú Thọ cho tới Yên Bái vào đêm ngày 9, rạng sáng ngày 10 tháng 2. Tuy cuộc tổng nổi dậy xảy ra nhiều nơi khác nhau, nhưng lịch sử mệnh danh nó là cuộc Khởi nghĩa Yên Bái hay Tổng Khởi Nghĩa Yên Bái, cốt để vinh danh những cái chết hào hùng của các lãnh tụ Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính, và 11 đảng viên VNQDĐ ở pháp trường Yên Bái ngày 17 tháng 6 năm 1930. Quân nổi dậy đã chiếm được một phần đồn binh Pháp và làm chủ tỉnh lỵ Yên Bái trong gần hai ngày. Ngày 15 tháng 2 năm 1930, mặc dù cuộc khởi nghĩa ở miền núi đã thất bại, Nguyễn Thái Học và cơ sở Việt Nam Quốc Dân Đảng vẫn quyết định khởi nghĩa ở miền xuôi như kế hoạch cũ. Cuộc vùng lên quyết liệt nhất là ở Phụ Dực (Thái Bình) và Vĩnh Bảo (lúc đó thuộc Hải Dương).
Sự việc không thành, ngày 20 tháng 2 năm 1930, Nguyễn Thái Học bị bắt tại ấp Cổ Vịt (Chí Linh, Hải Dương).

Đền nợ nước

Pháp thành lập một Hội đồng Đề hình để xử các nghĩa quân VNQDĐ. Rất nhiều đảng viên VNQDĐ bị chung thân khổ sai, một số tự sát và bị hành hình như:
Sau khi hành quyết một số lãnh tụ và nghĩa quân của VNQDĐ tại Yên Bái, Pháp cho chôn chung một mộ tại thị xã Yên Bái, cách ga xe lửa độ một cây số, và cho lính canh giữ đến cuối năm 1930. Năm 1945, quân đội VNQDĐ chiếm đóng Yên Bái, cho trùng tu mộ phần của 17 vị anh hùng và lập đền thờ kỷ niệm.[4][7] Khu mộ này sau được nhà nước Việt Nam trùng tu và xếp hạng di tích lịch sử văn hóa. Tên ông cùng nhiều lãnh tụ VNQDĐ vẫn được dùng đạt tên đường và trường học tại VIệt Nam cho đến ngày nay.
Trong cuộc hội thảo ngày 24 tháng 12 năm 2003 tổ chức tại quê hương ông các nhà khoa học đã tôn vinh Nguyễn Thái Học là Anh hùng Dân tộc.

Giai thoại

Theo Tế Xuyên thì khi Nguyễn Thái Học vào thi bằng thành chung (Diplome) thì đề tài bài thi là "Sự nghiệp của Jules Ferry". Nguyễn Thái Học viết trả lời vỏn vẹn có một câu: "Người Việt Nam không hề biết tên người này!".[5] Không lạ gì khi ông bị đánh trượt.

Câu nói nổi tiếng

Khi thụ án, ông có đọc trích đoạn một bài thơ:
"Mourir pour sa patrie,
"C'est le sort le plus beau
"Le plus digne... d'envie...
Dịch thơ:
Chết vì tổ quốc,
Cái chết vinh quang,
Lòng ta sung sướng
Trí ta nhẹ nhàng
—Nguyễn Thái Học
Khi bị xử tử, ông cùng 12 đồng chí đã hô vang: (" Việt Nam muôn năm ")
Việt Nam vạn tuế!
—Nguyễn Thái Học

Các tác phẩm

  • Đảng cương Việt Nam Quốc dân đảng
  • Thử gửi Toàn quyền Đông Dương
  • Thư gửi Hạ nghị viện Pháp

Văn tế Nguyễn Thái Học

Sau khi ông mất, sinh viên học sinh Huế tổ chức lễ truy điệu và đọc bài Văn tế các Tiên-liệt Việt Nam Quốc Dân Đảng sau đây do cụ Phan Bội Châu trước tác.
Gươm ba thước chọc trời kinh, chớp cháy, này Lâm Thao, này Yên Bái, này Vĩnh Bảo, khí phục thù hơi thở một tầng mây!
Súng liên thanh vang đất thụt, non reo, nào chủ đồn, nào xếp cẩm, nào quan binh, ma hút máu người bay theo ngọn gió.
Trách nông nỗi trời còn xoay tít, trước cờ binh sao quay gió cản ngăn;
Tiếc sự cơ ai quá lờ mờ, dưới trướng giặc bấy nhiêu tay len lỏi.
Ma cường quyền đắc thế sinh hùng uy,
Thần công lý bó tay nghe tử tội.
Ôi thôi, mù thảm mây sầu,
Gió cuồng mưa vội;
Cửa quỷ thênh thang!
Đường trời vòi vọi!
Nhân dân chí sĩ, sát thân vào luật dã man;
Nữ kiệt anh hùng, thất thế đang hồi đen rủi. [8]
Trường tuyên án chị chị anh anh cười tủm tỉm, tức nỗi xuất sư vị tiệp, [9]
vai bể non gánh nặng hãy trìu trìu,
Đoạn đầu đài sau sau trước bước ung dung, gớm gan thị tử như quy, [10]
mặc cây cỏ máu tươi thêm chói chói.
Tuy kim cổ hữu hình thì hữu hoại, sóng Bạch Đằng, mây Tam Đảo, hơi sầu cuộn cuộn bóng rồng thiêng đành ông HỌC xa xuôi,
Nhưng sơn hà còn phách ắt còn linh, voi nàng Triệu, ngựa nàng Trưng, hình hạc gió, hãy cô GIANG theo đuổi.
Đoàn trẻ chúng tôi nay:
Tiếc nước còn đau,
Nghĩ mình càng tủi!
Nghĩa lớn khôn quên,
Đường xa dặm mỏi!
Giây nô lệ quyết rày mai cắt đứt, anh linh thời ủng hộ, mở rộng đường công nhẩy, bằng bay;
Bể lao lung đua thế giới vẫy vùng, nhân đạo muốn hoàn toàn, phải gắng sức rồng dành, cọp chọi,
Đông đủ người năm bộ lớn, đốt hương nồng, pha máu nóng, hồn thiên thu như sống như còn,
Ước ao trong bấy nhiêu niên, rung chông bạc, múa cờ vàng, tiếng vạn tuế càng hô càng trỗi.
Tình khôn xiết nói,
Hồn xin chứng cho,
Thượng hưởng!
Sào Nam Phan Bội Châu, (1932)

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ Nguyễn Đại Việt, "Kế Hoạch Dân Chủ Hóa Đông Dương", BBC
  2. ^ Hoàng Văn Đào, Việt Nam Quốc Dân Đảng - Lịch Sử Đấu Tranh Cận Đại 1927-1954, trang 55-58, tái bản lần thứ hai, Sài Gòn, 1970.
  3. ^ 10 tháng 2 năm 2013: 83 năm cuộc Khởi nghĩa Yên Bái bùng nổ
  4. ^ Lăng mộ Nguyễn Thái Học và các anh hùng VNQDĐ
  5. ^ Tế Xuyên, Gương Người Xưa, Đại Nam, Glendale, CA, trang 112
  1. ^ Việt Nam Quốc-Dân-Đảng: Lịch sử đấu tranh cận đại 1927-1954, Hoàng Văn Đào (HVĐ), NXB Tân Dân, Sài Gòn, 1970, Thiên Phụ, chương I, trang 493
  2. ^ HVĐ, sđd, Thiên thứ nhất, 1927-1932, chương II, trang 26
  3. ^ HVĐ, sđd, Thiên thứ nhất, 1927-1932, chương II, trang 28
  4. ^ Việt Nam Thời Pháp Đô-Hộ, GS TS Nguyễn Thế-Anh, Tủ Sách Sử-Địa Học, NXB Lửa Thiêng, Sài Gòn, 1970, trang 329
  5. ^ HVĐ, sđd, Thiên thứ nhất, 1927-1932, chương IV, trang 61-62, 69-70
  6. ^ HVĐ, sđd, Thiên thứ nhất, 1927-1932, chương V, trang 82-87
  7. ^ HVĐ, sđd, Thiên thứ nhất, 1927-1932, chương IX, trang 164
  8. ^ ý khóc cô Giang, vị hôn thê của Nguyễn Thái Học, cùng là đồng chí và đảng viên, đã tuẫn tiết sau khi thấy ông bị hành hình
  9. ^ Đỗ Phủ điếu tang Gia Cát Lượng có câu: "Xuất sư vị tiệp thân tiên tử, Trường sử anh hùng lệ mãn khâm", tạm dịch: Ra quân chưa kịp chiến thắng thân đã khuất, mãi khiến những ai giống như ông cũng phải chạnh lòng nước mắt đẫm đầy vạt áo.
  10. ^ thị tử như quy: xem cái chết như chỗ đi về

Liên kết ngoài

Tượng Nữ thần Tự do

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(đổi hướng từ Tượng Nữ Thần Tự Do)
Tượng Nữ thần Tự do
Statue of Liberty 7.jpg
Vị trí Đảo Liberty
Thành phố New York
Tiểu bang New York, Hoa Kỳ[1]
Toạ độ 40°41′21″B 74°2′40″TTọa độ: 40°41′21″B 74°2′40″T
Chiều cao
  • 151 ft (46 mét)
  • Nền bệ tượng (mặt đất) đến đỉnh ngọn đuốc: 305 ft 1 inch (93 mét)
Khánh thành 28 tháng 10 năm 1886
Phục hồi lại 1938, 1984–1986, 2011–2012
Nhà điêu khắc Frédéric Auguste Bartholdi
Lượng tham quan 3,2 triệu (năm 2009)[2]
Cơ quan quản lý Cục Công viên Quốc gia Mỹ

Loại Văn hóa
Tiêu chuẩn i, vi
Ngày nhận danh hiệu 1984 (Phiên họp thứ 8)
Số hồ sơ tham khảo 307
State Party Cờ Hoa Kỳ Hoa Kỳ
Vùng Châu Âu và Bắc Mỹ

Tên chính thức: Tượng đài Quốc gia Nữ thần Tự do, Đảo Ellis và Đảo Liberty''
Ngày nhận danh hiệu 15 tháng 10 năm 1966[3]
Số hồ sơ tham khảo 66000058

Ngày nhận danh hiệu 15 tháng 10, 1924
Quyết định Tổng thống Calvin Coolidge[4]

Loại Cá biệt
Ngày nhận danh hiệu 14 tháng 9 năm 1976[5]
Tượng Nữ thần Tự do ở New York City
Vị trí tượng Nữ thần Tự do ở cảng New York
Tượng Nữ thần Tự do (tên đầy đủ là Nữ thần Tự do soi sáng thế giới; tiếng Anh: Liberty Enlightening the World; tiếng Pháp: La Liberté éclairant le monde) là một tác phẩm điêu khắc theo phong cách tân cổ điển với kích thước cực lớn, đặt trên Đảo Liberty tại cảng New York. Tác phẩm này do kiến trúc sư Frédéric Bartholdi thiết kế và được khánh thành vào ngày 28 tháng 10 năm 1886. Đây là tặng vật của nhân dân Pháp gửi nước Mỹ.
Tượng Nữ thần Tự do có hình dáng một người phụ nữ mặc áo choàng, tiêu biểu cho Libertas, nữ thần tự do của La Mã, tay phải cầm ngọn đuốc còn tay kia một tấm đá phiến có khắc ngày tháng độc lập của Hoa Kỳ. Bức tượng này là biểu tượng mẫu mực của lý tưởng tự do cũng như của chính Hoa Kỳ.
Kiến trúc sư Bartholdi lấy cảm hứng từ một lời nói của chính trị gia kiêm giáo sư luật học người Pháp, Édouard René de Laboulaye vào năm 1865 rằng bất cứ tượng đài nào dựng lên để đánh dấu ngày độc lập của Hoa Kỳ thì cũng đáng là một dự án chung của cả hai dân tộc Pháp và Mỹ. Vì tình hình chính trị xáo trộn tại Pháp, công trình bị hoãn cho đến đầu thập niên 1870. Năm 1875, Laboulaye đề nghị rằng Pháp sẽ tài trợ việc đúc tượng còn Mỹ sẽ xây phần bệ và tìm vị trí đặt tượng. Bartholdi hoàn thành phần đầu tượng và cánh tay cầm đuốc trước khi bức tượng được thiết kế toàn bộ. Các bộ phận của tượng được trưng bày triển lãm cho công chúng xem trong nhiều đợt triển lãm quốc tế. Riêng cánh tay phải cầm ngọn đuốc được trưng bày tại Công viên Quảng trường Madison của Thành phố New York từ năm 1876 đến năm 1882. Công việc xúc tiến gây quỹ gặp nhiều khó khăn, đặc biệt về phía người Mỹ. Năm 1885 công việc xây dựng bệ tượng bị đe dọa đình chỉ vì thiếu ngân sách. Joseph Pulitzer, chủ bút của nhật báo New York World, phải khởi động cuộc vận động quyên góp để hoàn thành dự án. Chiến dịch vận động của ông đã thu hút trên 120.000 người ủng hộ. Trong số người góp tiền, đa số góp dưới một đô la mỗi người.
Bức tượng được xây dựng tại Pháp, xếp trong các thùng lớn và vận chuyển bằng tàu biển, rồi sau đó được ráp vào bệ tượng nằm trên hòn đảo vốn xưa kia có tên là Đảo Bedloe. Để đánh dấu việc hoàn thành bức tượng, một cuộc diễn hành lớn diễn ra tại Thành phố New York. Đó cũng là lần đầu tiên công chúng chứng kiến hoa giấy tung xuống đường phố như tuyết rơi. Buổi lễ khánh thành do Tổng thống Grover Cleveland làm chủ tọa.
Tượng Nữ thần Tự do được Ban đặc trách Hải đăng Hoa Kỳ quản lý cho đến năm 1901 và rồi sau đó là Bộ Chiến tranh Hoa Kỳ; kể từ năm 1933 thì do Cục Công viên Quốc gia Hoa Kỳ quản lý.
Bức tượng phải đóng cửa để tu sửa lớn vào năm 1938. Vào đầu thập niên 1980, vì có dấu hiệu hư hại, tượng lại trải qua một đợt đại trùng tu nữa. Trong thời gian tu sửa từ năm 1984 đến 1986, ngọn đuốc và phần lớn cấu trúc bên trong cũng được thay thế. Sau vụ tấn công ngày 11 tháng 9 năm 2001, Tượng Nữ thần Tự do bị đóng cửa vì lý do an ninh; bệ tượng mở cửa lại vào năm 2004 và toàn phần tượng lại đón khách vào xem kể từ năm 2009 nhưng với số lượng hạn chế được phép đi lên đến phần mũ miện. Nhà chức trách dự trù đóng cửa khoảng một năm, bắt đầu từ cuối năm 2011 để trang bị thêm một cầu thang phụ. Lối vào ban công bao quanh ngọn đuốc bị ngăn lại vì lý do an toàn kể từ năm 1916.

Thiết kế và xây dựng

Nguồn gốc

Dự án Tượng Nữ thần Tự do là do chính trị gia kiêm giáo sư luật học người Pháp, Édouard René de Laboulaye gợi ý vào giữa năm 1865. Trong một buổi nói chuyện sau giờ ăn tối ở tư gia gần Versailles, Laboulaye, một người nhất mực ủng hộ phe liên bang trong Nội chiến Hoa Kỳ, đã phát biểu rằng "nếu một tượng đài cần được dựng lên tại Hoa Kỳ để làm đài kỷ niệm đánh dấu nền độc lập của họ, tôi thiết nghĩ lẽ tự nhiên duy nhất là nếu nó được xây dựng bằng sự hợp lực - một việc làm chung của cả hai quốc gia chúng ta."[6]
Bản quyền thiết kế của Frédéric Bartholdi
Lời phát biểu của Laboulaye không có dụng ý khởi xướng dự án nhưng đã gây nguồn cảm hứng cho một điêu khắc gia trẻ, Frédéric Bartholdi, người có mặt trong buổi ăn tối hôm đó.[6] Vì chế độ độc tài chuyên chế của Napoleon III lúc bấy giờ, Bartholdi không thể thực hiện ý tưởng đó ngoài việc bàn luận với Laboulaye. Trái lại, Bartholdi tiếp xúc với Ismail PashaKhedive (quốc vương) của Ai Cập để đệ trình dự án xây một ngọn hải đăng khổng lồ có hình dạng một nữ nông dân cổ Ai Cập, vận áo choàng và tay cầm một ngọn đuốc đưa lên cao. Tượng sẽ đặt ở Cảng Said ngay lối vào phía Bắc Kênh đào Suez. Hình vẽ phác thảo và hình mẫu được thực hiện như dự định, nhưng ngọn hải đăng này không được thực hiện.
Trong lịch sử thì trước kia có một bức tượng cổ điển dựng lên bên bờ Kênh đào Suez; đó là Tượng thần Mặt Trời ở Rhodes, một pho tượng đồng tạc hình thần mặt trời Hy Lạp, Helios. Bức tượng này tương truyền cao trên 30 mét (100 ft), dáng đứng ngay lối vào cửa biển, tay cầm một ngọn đèn để hướng dẫn tàu thuyền.[7]
Chiến tranh Pháp-Phổ sau đó tiếp tục trì hoãn dự án xây bức tượng cho nước Mỹ. Bartholdi phải nhập ngũ, phục vụ với cấp bậc thiếu tá địa phương quân.[8] Trong cuộc chiến tranh này, Hoàng đế Napoleon III bị bắt và truất ngôi. Tỉnh Alsace, quê hương của Bartholdi bị nhượng cho Phổ còn ở Pháp, một nền cộng hòa mới, cấp tiến hơn hình thành.[6]
Từ lâu Bartholdi từng ấp ủ ý định viếng thăm Hoa Kỳ. Sau khi bàn bạc với Laboulaye, ông cho là thời điểm đã đến nên hỏi ý chính giới Mỹ.[9] Tháng 6 năm 1871, Bartholdi vượt Đại Tây Dương với lá thư giới thiệu do Laboulaye ký.[10] Khi đến Thành phố New York, Bartholdi chọn đảo Bedloe làm nơi đặt tượng vì nhận thấy đây là địa điểm lý tưởng khi tàu thuyền ra vào hải cảng New York đều sẽ đi ngang qua hòn đảo này. Ông càng hứng khởi khi biết rằng hòn đảo này thuộc chính phủ liên bang Hoa Kỳ vì trước kia Nghị viện Tiểu bang New York đã nhượng đảo cho chính phủ Hoa Kỳ từ năm 1800 để phòng thủ bến cảng. Bartholdi kết luận trong lá thư gởi cho Laboulaye, "đất này là đất chung của tất cả các tiểu bang."[11] Ngoài các cuộc gặp mặt với nhiều thân hào New York, Bartholdi còn đến thăm Tổng thống Ulysses Simpson Grant nhưng Grant cho rằng trưng dụng đảo Bedloe làm nơi dựng tượng là chuyện rất khó.[12]
Bartholdi đi khắp từ đông sang tây Hoa Kỳ hai lần bằng xe lửa, gặp mặt nhiều người Mỹ ủng hộ dự án.[10] Tuy nhiên, Bartholdi cho rằng công luận ở cả Pháp lẫn Mỹ vẫn chưa đón nhận dự án một cách nồng nhiệt bèn cùng Laboulaye hoãn chờ một thời gian, đợi ngày mở cuộc vận động công chúng.[13]
Sư tử Belfort của điêu khắc gia Bartholdi
Bartholdi làm mô hình đầu tiên theo phác thảo của năm 1870.[14] Theo người con của họa sĩ Mỹ John La Farge (bạn với Bartholdi) thì nhà điêu khắc Bartholdi cho ra đời phác họa đầu tiên nhân chuyến viếng thăm phòng tranh của La Farge ở Rhode Island, Hoa Kỳ. Bartholdi tiếp tục phát triển phác thảo này sau khi quay về Pháp.[14] Khi về Pháp ông thực hiện một số tác phẩm điêu khắc làm khơi dậy lòng yêu nước của người Pháp dù bại trận sau chiến tranh Pháp-Phổ. Một trong số những bức tượng của thời kỳ đó là Sư tử Belfort, một tác phẩm điêu khắc tạc bằng sa thạch đặt ở chân pháo đài Belfort. Nơi này trong cuộc chiến đã cầm cự suốt hơn ba tháng cuộc vây hãm của quân Phổ. Con sư tử bất khuất này có chiều dài 22 mét (73 ft) và cao hơn 10 mét, biểu hiện thật hùng hồn đường nét lãng mạn mà sau này Bartholdi cũng đã lồng vào Tượng Nữ thần Tự do.[15]

Thiết kế, kiểu mẫu và biểu tượng

Bích họa trên tường do Constantino Brumidi thực hiện trong Tòa Quốc hội Hoa Kỳ, với hai biểu tượng xưa của Mỹ: Columbia (trái) và công chúa da đỏ thổ dân châu Mỹ.
Bartholdi và Laboulaye cùng nhau cân nhấc, tìm cách diễn tả ý niệm lý tưởng tự do của Mỹ.[16] Họ có hai mô típ để dùng. Từ thuở khai quốc, hai nhân vật phụ nữ thường dùng làm biểu tượng văn hóa của đất nước Hoa Kỳ[17]ColumbiaLibertas. Columbia được xem như hiện thân của Hoa Kỳ cũng giống như Britannia là biểu tượng của Vương quốc AnhMarianne đại diện cho nước Pháp. Trước đó công chúa da đỏ đã được dùng là biểu tượng của Mỹ nhưng vì công luận cho đó hàm ý mọi rợ, kém văn minh, thật không xứng đáng với nước Mỹ nên Columbia đã thay thế công chúa da đỏ.[17] Còn Libertas, vị nữ thần tự do được thờ phụng rộng rãi vào thời cổ đại La Mã, nhất là trong giới nô lệ được phóng thích thì hình tượng này đã được dùng trên nhiều đồng tiền kim loại của Mỹ vào thời đó.[16] Đồng thời Libertas cũng phổ biến trong mỹ thuật công cộng và văn hóa bình dân. Tiêu biểu là Tượng Tự do (1863) của Thomas Crawford nằm trên mái vòm của Tòa Quốc hội Hoa Kỳ.[16] Hình tượng Nữ thần Tự do cũng có mặt trên Quốc ấn của Pháp.[16]
Mỹ thuật thế kỷ 18thế kỷ 19 thường dùng Nữ thần Tự do là biểu tượng lý tưởng công chính của nền cộng hòa.[16] Tuy nhiên Bartholdi và Laboulaye không muốn dùng hình nữ thần tự do để đề cao tinh thần cách mạng như trong bức tranh nổi tiếng Nữ thần Tự do dẫn dắt Nhân dân (tiếng Pháp: La Liberté guidant le peuple) (1830) của họa sĩ Eugène Delacroix. Bức tranh này kỷ niệm cuộc cách mạng Pháp năm 1830 với Nữ thần Tự một tay phất cờ, tay kia cầm súng hô hào toán người vũ trang tiến lên, đạp lên cả xác người đã gục.[17] Laboulaye không có cảm tình với phe cách mạng nên hình ảnh Bartholdi chọn làm mẫu là thần tự do vận áo choàng dài.[17] Thay vì đặt bạo động là trọng tâm như tác phẩm của Delacroix, Bartholdi muốn tạo cho tượng vẻ thanh thản, tay trương ngọn đuốc tượng trưng cho tiến bộ.[18]
Về phần pho tượng của Crawford trên mái vòm của Tòa Quốc hội Hoa Kỳ thì tượng được thiết kế vào đầu thập niên 1850. Ban đầu, theo dự định thì đầu tượng đội mũ hình nấm (pileus), một kiểu mũ của người nô lệ sau khi phóng thích có từ thời cổ La Mã. Tuy nhiên Bộ trưởng Chiến tranh Hoa KỳJefferson Davis, vốn là người miền Nam (sau làm tổng thống của Liên minh miền Nam Hoa Kỳ) thì ngần ngại cho rằng mũ hình nấm là biểu tượng của chủ nghĩa bãi nô nên không chấp thuận. Davis mới ra lệnh thay thế mũ hình nấm bằng mũ giáp (helmet).[19] Tranh của Delacroix thì vẽ thần Tự do đội mũ hình nấm,[17] và Bartholdi có ý định dùng cùng một kiểu mũ nhưng sau chọn kiểu mũ miện (diadem hay như vương miện crown) cho pho tượng.[20] Kiểu mũ miện tránh sự ngộ nhận thần Tự do với Marianne, biểu tượng nước Pháp vì Marianne luôn mũ hình nấm.[21]
Mũ miện của Bartholdi có bảy tia như vầng hào quang[22] mặt Trời, tương ứng với bảy đại dương, và bảy đại lục địa.[23] Ngoài ra tia sáng của mũ miện cùng ngọn đuốc thể hiện ánh sáng của Tự do rạng soi khắp thế giới.[18]
Tất cả những mẫu hình đầu tiên của Bartholdi đều có chung một nét: một người phụ nữ theo thể tân cổ điển tượng trưng cho tự do. Thân tượng khoác áo choàng dài (kiểu áo thường được dùng để cho các nữ thần La Mã); tay tượng cầm ngọn đuốc giương cao. Khuôn mặt tượng tạc theo chân dung của Charlotte Beysser Bartholdi, mẹ của chính điêu khắc gia.[24] Ông thiết kế tượng với bố cục khỏe khoắn, không quá rườm rà để hòa vào biển trời bao la của hải cảng New York. Khách trên thuyền vào cửa bể có thể ngắm nhìn pho tượng từng khía cạnh một khi thuyền chậm tiến vào Manhattan. Tượng mang đậm nét cổ điển, điêu khắc gọn ghẽ, giản lược để tăng phần quy mô và vẻ uy nghi của toàn bố cục.[18] Bartholdi tự thuật như sau:
Vỏ ngoài của tượng nên khái quát và đơn giản; thiết kế thì cần xác định rõ ràng và đậm nét, nhấn mạnh ở vài trọng điểm. Tránh khuếch đại hay lặp lại những chi tiết thêm chi ly. Nếu phóng đại đường nét để dễ thấy hơn hay tăng cường những tiểu tiết thì ắt làm hỏng tỷ lệ toàn tác phẩm. Cuối cùng, mẫu hình như trong thiết kế cần có đặc tính tổng thể ví như ta phác thảo thật nhanh. Điều cần thiết là nét đặc trưng phải do chủ ý và nghiên cứu; nghệ nhân khi tập trung kiến thức sẽ tìm thấy hình thể và đường nét trong cái thật là đơn giản.[25]
Ngoài việc thay đổi kiểu mũ trên đầu tượng, bản mẫu cũng thay đổi những chi tiết khác trong lúc dự án đang tiến hành. Bartholdi định thêm sợi dây xích đứt trong tay Nữ thần Tự do nhưng sau đó lại thôi vì cho rằng hình ảnh đó chỉ gây chia rẽ giữa hai miền Nam Bắc Hoa Kỳ khi vừa mới xong chiến cuộc. Thay vì cầm xích, ông cho tượng đứng giẫm lên trên một đoạn xích gãy, một phần có gấu áo che khuất nên khó thấy từ chân bệ tượng nhìn lên.[20] Ban đầu Bartholdi còn phân vân không biết tay trái của Nữ thần sẽ cầm gì; sau ông mới quyết định dùng tấm tabula ansata, một mảnh đá phiến như dạng đá đỉnh vòm (keystone),[26] tượng trưng cho ý tưởng luật pháp.[27] Một mặt Bartholdi rất khâm phục Hiến pháp Hoa Kỳ nhưng ông chọn khắc dòng chữ "JULY IV MDCCLXXVI" trên tấm tabula ansata, nối liền ngày Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ với ý niệm tự do.[26]
Sau khi tham khảo xưởng đúc kim loại mỹ thuật Gaget, Gauthier & Co., Bartholdi kết luận rằng vỏ tượng tốt nhất nên làm bằng những tấm đồng được nện thành hình như ý muốn qua phương pháp "repoussé". Theo cách tạo hình này thì tấm kim loại mỏng được trang trí hay tạo hình bằng cách nện uốn bên mặt trái.[28] Lợi điểm của repoussé là toàn bức tượng khá nhẹ vì lớp vỏ đồng chỉ dày khoảng 0,094 inch (2,4 mm). Ông ấn định chiều cao của pho tượng là 151 ft (46 mét), tức là cao gấp đôi tượng Colosso di San Carlo Borromeo của Ý và tượng Arminius của Đức. Hai tác phẩm đó cũng làm theo phương pháp repoussé.[29] Với dự án này, Bartholdi đã lôi cuốn được người thầy cũ là kiến trúc sư Eugène Viollet-le-Duc cùng hợp tác. Viollet-le-Duc đóng góp trong việc xây lõi gạch bên trong tượng để đính vỏ đồng ra bên ngoài.[30]

Vận động & khởi công

Năm 1875, trong khi tình hình chính trị Pháp dần ổn định và kinh tế cũng hồi phục sau cuộc chiến tranh với Phổ thì dân chúng cũng náo nức mong đợi Hội chợ Thế giới năm 1876 sắp khai trương tại Philadelphia, Hoa Kỳ. Nhân cơ hội này Laboulaye mới vận động tìm hậu thuẫn để thực hiện dự án.[31] Tháng 9 năm 1875, ông chính thức thông báo dự án và lập liên hội Mỹ-Pháp với vai trò gây quỹ cho kế hoạch Nữ thần Tự đo Soi sáng Thế giới.[32] Pháp nhận tài trợ việc đúc tượng còn Mỹ thì sẽ lãnh phần trang trải khoản phí xây bệ tượng.[33] Thông báo dự án của Laboulaye gây nhiều phấn khởi ở Pháp cho dù công luận ở Pháp vẫn còn có người oán giận Hoa Kỳ đã không hỗ trợ Pháp trong cuộc chiến với Phổ vừa qua.[32] Phe bảo hoàng ở Pháp thì phản đối bức tượng chỉ vì Laboulaye là người khởi xướng mà Laboulaye thì thuộc phe cấp tiến đối lập. Dù vậy Laboulaye lại đắc cử là một trong 75 nghị sĩ với nhiệm kỳ trọn đời[33] (tiếng Pháp: sénateur inamovible, nghị sĩ bất khả phế) nên tiếng tăm ông càng nổi. Laboulaye liền ra sức vận động chính giới Pháp cùng thân hào nhân sĩ bằng buổi trình diễn đặc biệt tại nhà hát nhạc kịch Paris. Vở kịch ngày 25 tháng 3 năm 1876 cũng là buổi ra mắt nhạc kịch "cantata" mới được Charles Gounod hoàn tất với tựa là La Liberté éclairant le monde. Đó cũng chính là tên tiếng Pháp của bức tượng.[32]
Hình lập thể cánh tay phải và ngọn đuốc của Tượng Nữ thần Tự do, Triển lãm 100 năm (1876) của Hoa Kỳ.
Tuy ban đầu họ tập trung vận động giới thượng lưu nhưng sau liên hội Mỹ-Pháp đã thành công huy động được mọi tầng lớp xã hội: thường dân và cả học sinh đều tham gia. Có 181 trải rộng khắp nước Pháp cũng góp tiền. Hưởng ứng lời kêu gọi nồng nhiệt là thân hữu của Laboulaye trong chính giới Pháp cùng hậu duệ quân nhân Pháp từng tham chiến trong cuộc Chiến tranh Cách mạng Mỹ. Ngoài ra còn có những thành phần tuy góp tiền nhưng có dụng ý muốn mua chuộc Hoa Kỳ để hậu thuẫn Pháp thực hiện kênh đào Panama. Công ty Japy Frères, chuyên buôn đồng hiến tặng toàn lượng đồng cần thiết để xây tượng, trị giá 64.000 franc (khoảng 16.000 đô la đương thời, tương đương với 323.000 đô la ngày nay).[34][35] Có người cho rằng lượng đồng này xuất xứ từ Visnes, Na Uy,[36] nhưng đến nay vẫn chưa rõ hư thực.[37]
Dù kế hoạch xây dựng tượng chưa được hoàn toàn đúc kết, Bartholdi liền khởi công, bắt đầu với cánh tay phải cầm ngọn đuốc và phần đầu tượng. Công việc tiến hành ở xưởng đúc Gaget, Gauthier & Co.[38] Tháng 5 năm 1876, nhân danh là một thành viên trong phái đoàn Pháp tham dự Hội chợ Thế giới, Bartholdi vượt Đại Tây Dương sang Hoa Kỳ.[39] Hội chợ ở Philadelpha năm đó cũng là năm kỷ niệm 100 năm nền độc lập Hoa Kỳ nên Bartholdi cũng thu xếp để triển lãm bức họa khổng lồ ở New York hầu công chúng hình dung được pho tượng vĩ đại ông muón thực hiện.[40] Nếu đúng theo kế hoạch thì cánh tay cầm đuốc của pho tượng đồng cũng sẽ ra mắt dân chúng Mỹ khi Hội chợ khai mạc nhưng chuyến tàu hàng đến trễ nên rốt cuộc khi tàu cập bến Philadelphia vào tháng 8 thì đã trễ không kịp ghi danh. Vì thế mà danh mục triển lãm không ghi tên tác phẩm của Bartholdi khiến có nơi gọi lầm nó là "Cánh tay khổng lồ" hay "Ngọn đèn điện của Bartholdi". Khu trưng bày cũng có những tác phẩm quy mô khác, thu hút khách đến xem. Ngoài cánh tay đồng, Bartholdi cũng góp một đài phun nước rất lớn do ông thiết kế.[41] Cánh tay được nhiều người chú ý, nhất là vào những ngày cuối cuộc triển lãm; khách được leo lên tận ban công của ngọn đuốc để ngắm nhìn toàn cảnh khu triển lãm.[42] Sau khi bế mạc, tay tượng chuyển về New York, dựng ở Công viên Quảng trường Madison vài năm cho công chúng đến xem trước chuyển về Pháp "đoàn tụ" với thân tượng.[42]
Trong chuyến đi lần thứ hai này đến Hoa Kỳ, Bartholdi đi diễn thuyết nhiều nơi, nói chuyện về dự án lớn của ông và kêu gọi bên phía Mỹ hãy mau lập ủy ban cùng hợp tác với liên hội Mỹ-Pháp để xây tượng.[43] Lần lượt các ủy ban địa phương ra đời tại New York, Boston và Philadelphia, phụ trách việc quyên góp để tài trợ phần xây bệ.[44] Riêng ủy ban New York đảm nhiệm phần lớn việc vận động tại Hoa Kỳ nên sau mang danh là "Ủy ban Hoa Kỳ".[45] Một trong những ủy viên ở New York lúc bấy giờ là Theodore Roosevelt, một thanh niên mới 19 tuổi. Nhân vật này sau đắc cử thống đốc tiểu bang New York rồi lên làm tổng thống Hoa Kỳ.[43] Ngày 3 tháng 3 năm 1877, vào ngày cuối cùng của nhiệm kỳ, Tổng thống Grant ký một nghị quyết chính thức nhận bức tượng là quà tặng của Pháp. Tổng thống Rutherford Birchard Hayes, người kế nhiệm ngày hôm sau, đã phê duyệt và chọn lấy đảo Bedloe y như Bartholdi đề nghị trước kia.[46]

Xây tượng tại Pháp

Đầu tượng được trưng bày tại Hội chợ Thế giới Paris năm 1878
Khi về Pháp năm 1877, Bartholdi tập trung vào việc hoàn tất phần đầu của pho tượng. Công đoạn này sau được ra mắt tại Hội chợ Thế giới Paris năm 1878. Nhiều mô hình nhỏ hơn được đem bán để hỗ trợ việc gây quỹ. Dân chúng cũng có thể mua vé vào xem công đoạn xây tượng đang diễn ra tại xưởng Gaget, Gauthier & Co.[35] Ngoài ra chính phủ Pháp cho mở một cuộc xổ số; giải thưởng có một cái đĩa bằng bạc và một mô hình tượng bằng đất nung. Tính đến cuối năm 1879 thì đã quyên góp được khoảng 250.000 franc Pháp.[47]
Viollet-le-Duc có công trong việc cấu tạo đầu và tay tượng nhưng ông ngã bệnh năm 1879 rồi mất. Là người then chốt trong giai đoạn này, Viollet-le-Duc lại không để văn bản nào về cách ráp phần da vỏ đồng bên ngoài vào lõi tượng bằng nề bên trong.[48] Phải đến năm sau Bartholdi mới tìm được người tiếp sức với nhiều sáng kiến: nhà xây cất và thiết kế Gustave Eiffel.[35] Eiffel cùng với kỹ sư xây cất Maurice Koechlin quyết định bỏ không dùng lõi gạch; thay vào đó sẽ dùng giàn tháp cao bằng sắt. Eiffel cũng không dùng giàn cứng chắc vì áp suất sẽ đè lên vỏ ngoài, dần gây ra rạn nứt. Chủ ý của Eiffel là muốn pho tượng di dịch ít nhiều vì vị trí ở cửa biển đôi khi sẽ có gió lớn. Ngoài ra vào những ngày hè oi bức, tượng cần co giãn. Ông giải quyết hai nhu cầu trên bằng cách nối vỏ tượng ngoài vào giàn tháp trong bằng một khung giáp (armature). Khung này dùng mảnh sắt tạo từ những khuyên sắt nhỏ nối vỏ ngoài với sườn trong một cách kiên cố. Trong tiến trình thi công, mỗi mảnh bằng khuyên sắt phải được gia công riêng.[49] Để ngăn ngừa cơ nguy vỏ bằng đồng làm soi mòn giàn tháptrong, Eiffel cho bọc lớp vỏ đồng bằng chất amiăng có trộn sơn cánh kiến.[50] Việc thay đổi cấu trúc từ lõi bằng nề sang giàn tháp sắt đã cho phép Bartholdi sử đổi cách ráp tượng. Trước kia ông có ý định ráp vỏ tượng tại nơi dựng tượng khi khung nề hoàn tất như Viollet-le-Duc thiết kế; tuy nhiên với giàn tháp sắt Bartholdi chọn cho ráp tượng tại Pháp, sau đó tháo ra rồi chuyển đến Hoa Kỳ để ráp lại tại đảo Bedloe.[51]
Thiết kế của Eiffel đã làm cho bức tượng này trở thành một trong số những mẫu công trình xây dựng đầu tiên sử dụng kỹ thuật xây vách treo mà theo đó phần bên ngoài của công trình không phải là phần chịu tải, thay vào đó phần ngoài được một khung sườn phía bên trong nâng đỡ. Ông gắn thêm hai cầu thang hình xoáy ốc bên trong để khách tham quan dễ dàng di chuyển lên điểm quan sát nằm trên chiếc mũ miện hơn.[52] Lối vào ban công quan sát nằm quanh ngọn đuốc cũng được thiết kế nhưng vì chỗ cánh tay hẹp nên chỉ có thể đặt được duy nhất 1 cái thang đơn độc dài 40 ft (12 mét).[53] Khi sườn tháp được từ từ xây cao lên, Eiffel và Bartholdi cùng điều hợp công việc của họ một cách cẩn thận sao cho các đốt vỏ tượng ăn khớp hoàn toàn vào khung cấu trúc chống đỡ.[54]
Trong một hành động mang tính chất biểu tượng, Đại sứ Mỹ tại Pháp là Levi P. Morton đã đóng cây đinh tán đầu tiên vào vỏ tượng để kìm giữ tấm đồng vào ngón chân to của bức tượng.[55] Tuy nhiên, vỏ tượng không được thi công theo đúng chiều thứ tự từ thấp đến cao; công việc lắp ráp vỏ tượng được tiến hành cùng lúc trên nhiều đoạn tượng khác nhau theo cách thường hay làm cho khách tham quan lẫn lộn.[56] Một số công đoạn được những nhà thầu thi công — một số những ngón tay được làm đúng theo chi tiết của Bartholdi là do hãng làm kim loại đồng ở thị trấn Montauban miền Nam nước Pháp phụ trách.[57] Vào năm 1882, bức tượng đã được hoàn chỉnh lên đến phần ngực, đây là một sự kiện mà Barthodi ăn mừng bằng cách mời các phóng viên đến dự một buổi ăn trưa được tổ chức trên một bục nền xây bên trong bức tượng.[58] Năm 1883, Laboulaye qua đời. Ferdinand de Lesseps, người xây kênh đào Suez lên kế nhiệm ông làm chủ tịch ủy ban Pháp. Bức tượng hoàn chỉnh được chính thức trao cho Đại sứ Morton trong một buổi lễ tại Paris ngày 4 tháng 7 năm 1884, và de Lesseps thông báo rằng chính phủ Pháp đồng ý trả tiền cho việc chuyên chở bức tượng tới Thành phố New York.[59] Bức tượng vẫn được để nằm yên tại Paris, chờ đợi phần bệ tượng đang được hoàn thành; đến tháng giêng năm 1885, việc gì đến đã đến, bức tượng được tháo rời và đóng thùng sẵn sàng cho chuyến vượt đại dương.[60]

Vận động quyên góp quỹ, sự chỉ trích và quá trình xây dựng tại Hoa Kỳ

Ủy ban tại Hoa Kỳ đối mặt với những khó khăn to lớn trong việc tìm nguồn quỹ cho bức tượng. Nỗi lo sợ năm 1873 đã tạo ra cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài nhiều thập niên. Dự án tượng Nữ thần Tự do không phải là dự án duy nhất đối mặt với khó khăn khi tìm nguồn quỹ: công trình xây dựng đài tưởng niệm hình tháp mà sau đó được biết với tên tượng đài Washington đôi khi bị ngưng trệ trong nhiều năm trời; sau cùng mất đến trên 3 thập niên rưỡi mới hoàn thành xong.[61] Từng có sự chỉ trích cả về bức tượng của Bartholdi và việc món quà tặng của người Pháp lại phải bắt người Mỹ bỏ tiền ra xây bệ tượng. Trong những năm sau Nội chiến Hoa Kỳ, đa số người Mỹ ưa chuộng các tác phẩm nghệ thuật hiện thực mô tả những vị anh hùng và các sự kiện xảy ra trong lịch sử quốc gia hơn là những tác phẩm có tính chất biểu tượng như tượng Nữ thần Tự do.[61] Cũng có ý kiến rằng người Mỹ nên tự thiết kế những công trình công cộng của Mỹ - việc lựa chọn họa sĩ Constantino Brumidi sinh tại Ý để trang trí Tòa Quốc hội Hoa Kỳ đã gây ra cuộc chỉ trích dữ dội cho dù ông là một công dân Mỹ nhập tịch.[62] Tạp chí Harper's Weekly tuyên bố ước gì "Ông Bartholdi và các anh em họ người Pháp của chúng ta đã 'chi trọn gói' khi xây tượng và trao cho chúng ta cả bức tượng và bệ tượng ngay cùng một lúc."[63] Nhật báo The New York Times lên tiếng rằng "không có người yêu nước chân chính nào có thể cho phép bất cứ sự chi tiêu nào như thế cho những hình tượng nữ bằng đồng với tình trạng tài chính hiện tại của chúng ta."[64] Vì phải đối mặt với những lời chỉ trích như thế nên ủy ban Mỹ chỉ có một ít động thái trong vài năm.[64]
Nền móng cho bức tượng được đặt bên trong đồn Wood, một căn cứ lục quân bị bỏ hoang nằm trên Đảo Bedloe, được xây dựng giữa năm 1807 và 1811. Từ năm 1823, đồn này ít khi được sử dụng, tuy trong thời Nội chiến Hoa Kỳ, nó được dùng làm nơi tuyển mộ binh sĩ.[65] Vành đai bảo vệ của căn cứ này có hình ngôi sao 11 cánh. Nền móng và bệ tượng được chỉnh sao cho bức tượng quay mặt về hướng Đông Nam để chào đón tàu thuyền từ Đại Tây Dương đi vào trong bến cảng.[66] Năm 1881, ủy ban New York ủy nhiệm Richard Morris Hunt thiết kế bệ tượng. Trong mấy tháng, Hunt đệ trình một dự án chi tiết và cho biết rằng ông ước tính sẽ hoàn thành bệ tượng này trong 9 tháng.[67] Ông đề nghị một bệ tượng cao 114 ft (35 mét); vì đối mặt với các vấn đề tài chính nên ủy ban quyết định giảm chiều cao bệ tượng xuống còn 89 ft (27 mét).[68]
Bản thiết kế bệ tượng của Hunt gồm có những chi tiết kiến trúc cổ điển trong đó có các cổng dùng thức cột Doric, và phần khối to lớn của nó được chia thành từng mảng với các chi tiết kiến trúc tỉ mỉ để tập trung sự chú ý vào bức tượng.[68] Về hình thể, bệ tượng là một kim tự tháp bị cắt đỉnh nhọn, có đáy rộng 19 m2 (62 bộ vuông) và phần chóp rộng 12 m2 (39,4 bộ vuông). Bốn phía có hình dạng giống nhau. Ngay trên cửa ở mỗi phía có mười đĩa tròn mà Bartholdi đề nghị đặt huy hiệu của các tiểu bang Hoa Kỳ (giữa năm 1876 và 1889, có 40 tiểu bang Hoa Kỳ) nhưng điều này không được thực hiện. Phía trên đó, một ban công đặt ở mỗi phía được các cột đỡ chia thành từng ô. Bartholdi đặt một đài quan sát gần đỉnh của bệ tượng, nơi bức tượng vươn lên ở phía trên.[69] Theo tác giả Louis Auchincloss, bệ tượng "ít nhiều gợi lên uy quyền của một châu Âu cổ đại mà sức chi phối của hình ảnh Tượng Nữ thần Tự do vươn đến tầm cao hơn".[68] Ủy ban thuê cựu tướng lãnh lục quân là Charles Pomeroy Stone giám sát việc thi công xây dựng.[70] Công cuộc xây dựng bắt đầu bằng việc xây một nền móng sâu 4,6 mét (15 ft) vào năm 1883, và viên đá đặt nền của bệ được đặt xuống vào năm 1884.[67] Theo khái niệm ban đầu của Hunt, bệ tượng phải được làm hoàn toàn bằng đá granit. Những vấn đề tài chính lần nữa bắt buộc ông phải thay đổi bản thảo; bản thiết kế cuối cùng gồm có việc xây những bức tường bằng bê tông dày 6,1 mét (20 ft), và trên bề mặt được trang trí bằng những khối đá granit.[71][72] Khối lượng bê tông được dùng đến ở mức lớn nhất chưa từng có vào thời đó.[72]
Cuộc vận động gây quỹ cho bức tượng bắt đầu từ năm 1882. Ủy ban Hoa Kỳ tổ chức một số lớn các sự kiện gây quỹ.[73] Một cuộc đấu giá nghệ thuật và bản thảo viết tay đã được tổ chức như một phần của công cuộc vận động gây quỹ. Thi sĩ Emma Lazarus được kêu cầu góp phần đầu tiên. Ban đầu bà từ chối và nói rằng bà không thể làm một bài thơ về một bức tượng. Vào lúc đó, bà cũng đang tham gia vào công cuộc giúp đỡ người tị nạn đến Thành phố New York sau khi họ vượt thoát khỏi các cuộc náo loạn bài Do Thái tại Đông Âu. Những người tị nạn này buộc phải sống trong những điều kiện mà bà Lazarus giàu có chưa từng trải qua. Bà tìm thấy một cách để bày tỏ sự thông cảm của bà đối với những người tị nạn qua những từ ngữ diễn tả về bức tượng.[74] Kết quả là bài thơ "The New Colossus" theo thể điệu "sonnet" ra đời, trong đó có những câu nổi bật như "Hãy cho tôi nỗi mệt mỏi và đáng thương của bạn/Đoàn người các bạn túm tụm nhau khao khát hít thở tự do", được xác định là có một không hai về Tượng Nữ thần Tự do. Bài thơ này được khắc trên một tấm bia đặt trong viện bảo tàng nằm dưới nền móng bức tượng.[75]
Bệ tượng của Richard Morris Hunt đang được xây dựng vào tháng sáu năm 1885
Nhưng ngay cả với những nỗ lực trên, cuộc vận động gây quỹ vẫn tụt lùi ở phía sau. Grover Cleveland, thống đốc New York, phủ quyết một đạo luật cho phép tài trợ 50.000 đô la cho dự án vào năm 1884. Một cố gắng vào năm sau đó để xin Quốc hội Hoa Kỳ cung cấp 100.000 đô là đủ để hoàn thành dự án cũng thất bại khi các dân biểu thuộc đảng Dân chủ không đồng ý chi trả. Với vỏn vẹn 3.000 đô la trong ngân hàng, Ủy ban New York đã đình chỉ công việc xây bệ tượng. Đang lúc dự án gặp bế tắc thì các nhóm người từ những thành phố khác của Mỹ trong đó có BostonPhiladelphia đề nghị trả toàn bộ chi phí dựng tượng để đổi lấy việc dời vị trí dựng tượng sang thành phố của họ.[76] Joseph Pulitzer, chủ bút nhật báo World của Thành phố New York, thông báo một chiến dịch gây quỹ 100.000 đô la (tương đương khoảng 2,3 triệu đô la ngày nay).[34] Pulitzer tuyên bố là sẽ in tên của từng người đóng góp, không cần biết là họ đóng góp nhiều hay ít.[77] Chiến dịch gây quỹ này đập vào mắt người New York, đặc biệt là khi Pulitzer bắt đầu cho in ra những dòng chữ mà ông nhận được từ những người đóng góp. "Một người con gái trẻ cô độc trên thế giới" quyên góp "60 xu, đây là kết quả của sự tự chối bỏ mình."[78] Một người quyên tặng cho "năm xu như là một phần nhỏ đóng góp của một cậu bé tạp dịch nghèo dành cho Quỹ xây bệ tượng." Một nhóm trẻ em gởi tặng một đô la như là "số tiền mà chúng em tiết kiệm được để đi xem xiếc."[79] Một đô la khác được quyên góp từ một "người phụ nữ rất già và cô độc."[78] Những cư dân trong một ngôi nhà dành cho những người nghiện rượu trong thành phố đối thủ với Thành phố New York là thành phố Brooklyn (hai thành phố này vẫn chưa được sáp nhập mãi cho đến năm 1898) quyên tặng 15 đô la; những người nghiện rượu khác giúp đỡ tại các thùng quyên góp đặt trong quán bar và các nơi công cộng khác.[80] Một lớp mẫu giáo tại Davenport, Iowa gởi đến tòa soạn nhật báo World một món quà là 1,35 đô la.[78]
Khi các cuộc quyên góp rầm rộ lên thì ủy ban bắt tay vào công việc trở lại để xây bệ tượng.[81] Tháng 6, người New York tỏ ra hăng say nhiệt tình đối với bức tượng khi chiếc tàu Pháp Isère đến, mang theo những thùng hàng có chứa những mảnh rời của bức tượng. Hai trăm ngàn người đứng dọc theo các bến tàu và hàng trăm tàu thuyền chạy ra cửa biển để chào mừng con tàu Isère.[82] Sau năm tháng kêu gọi hàng ngày để quyên góp quỹ cho bức tượng, ngày 11 tháng 8 năm 1885, nhật báo World thông báo rằng 102.000 đô la đã quyên góp được từ 120.000 người trong đó 80% tổng số tiền quyên góp được là từ những phần đóng góp riêng lẻ ít hơn 1 đô la cộng chung lại.[83]
Cho dù cuộc vận động gây quỹ thành công nhưng bệ tượng vẫn chưa được hoàn thành cho đến tháng 4 năm 1886. Ngay sau đó, công việc lắp ráp tượng bắt đầu được tiến hành. Khung sườn sắt của Eiffel được mắc kết nối vào các thanh thép hình chữ I nằm bên trong bệ tượng bằng bê tông cốt thép và được lắp ráp lại.[84] Ngay sau khi hoàn thành, các khúc đoạn của vỏ tượng được gắn vào một cách cẩn thận.[85] Vì chiều rộng của bệ tượng nên không thể nào dựng các giàn giáo. Các công nhân phải đu đưa trên những sợi dây thừng được cột chặt vào khung giáp để gắn các phân đoạn của vỏ tượng. Tuy nhiên, không có ai thiệt mạng trong suốt những ngày lắp ráp tượng.[86] Bartholdi trước đó có dự tính sẽ đặt những chiếc đèn pha trên ban công của ngọn đuốc để thắp sáng ngọn đuốc; một tuần trước lễ khánh thành, Công binh Lục quân Hoa Kỳ phủ quyết đề nghị này vì sợ rằng các hoa tiêu tàu bè đi qua bức tượng sẽ bị chói mắt. Thay vào đó, Bartholdi cắt những lỗ nhỏ trong ngọn đuốc (ngọn đuốc được bọc bằng vàng lá) và đặt những ngọn đèn bên trong.[87] Một máy phát điện được gắn trên đảo để thắp sáng ngọn đuốc và cũng để dùng cho những nhu cầu khác về điện.[88] Sau khi vỏ tượng được lắp ráp hoàn toàn, kiến trúc sư nổi tiếng về cảnh quan là Frederick Law Olmstead, người vẽ thiết kế cho Công viên Trung Tâm của Thành phố New York và Công viên Prospect của thành phố Brooklyn, trông coi việc dọn dẹp Đảo Bedloe để chuẩn bị cho lễ khánh thành tượng.[89]

Khánh thành

Lễ khánh thành Tượng Nữ thần Tự do soi sáng Thế giới (1886), tranh sơn dầu trên vải của Edward Moran. Bộ sưu tập tranh của J. Clarence Davies tại Bảo tàng Thành phố New York.
Lễ khánh thành được tổ chức vào buổi trưa ngày 28 tháng 10 năm 1886. Tổng thống Grover Cleveland, cựu thống đốc tiểu bang New York đứng ra làm chủ tọa cho buổi lễ.[90] Vào buổi sáng ngày khánh thành, một cuộc diễu hành được tổ chức trong Thành phố New York; ước tính về số người xem từ vài trăm ngàn đến 1 triệu người. Tổng thống Cleveland dẫn đầu buổi diễu hành, rồi đứng vào đài quan sát để xem các ban nhạc và đoàn người diễu hành đến từ khắp nước Mỹ. Tướng Stone là trưởng ban phụ trách nghi lễ cho buổi diễu hành. Đường diễu hành bắt đầu từ Quảng trường Madison và tiến về Công viên Battery ở mũi phía Nam của Manhattan, qua ngã đường số 5 và đường Broadway với một chút đổi hướng để cuộc diễu hành đi ngang trước mặt tiền tòa báo World nằm trên đường Park Row. Khi đoàn diễu hành đi ngang qua Sở giao dịch chứng khoán New York, những người mua bán chứng khoán quăng các cuộn hoa giấy từ các cửa sổ xuống, khởi đầu cho truyền thống diễu hành có quăng hoa giấy tại Thành phố New York.[91]
Một cuộc diễu hành trên biển bắt đầu lúc 12:45 trưa. Tổng thống Cleveland lên một du thuyền đưa ông ngang bến cảng để tới Đảo Bedloe cho lễ khánh thành.[92] De Lesseps thay mặt ủy ban Pháp đọc bài diễn văn đầu tiên, theo sau là diễn văn của chủ tịch ủy ban New York là Thượng nghị sĩ William M. Evarts. Một lá cờ Pháp quấn quanh mặt tượng sẽ được buông xuống như là nghi thức khánh thành bức tượng khi Evarts kết thúc bài diễn văn của mình. Nhưng vì Bartholdi lầm tưởng rằng bài diễn văn đã kết thúc khi Evarts ngưng giữa chừng bài diễn văn của mình và vì vậy lá cờ bị buông xuống trước khi bài diễn văn thật sự kết thúc. Những tiếng reo hò tiếp theo đó đã chấm dứt bài diễn văn của Evarts.[91] Tiếp theo là Tổng thống Cleveland lên nói chuyện. Ông phát biểu rằng "luồng ánh sáng của bức tượng sẽ xuyên qua bóng tối của dốt nát và sự áp bức của con người cho đến khi Nữ thần Tự do soi sáng thế giới".[93] Bartholdi, đứng quan sát gần bục lễ đài, được mời đến để nói chuyện nhưng ông từ chối. Sau đó Chauncey M. Depew kết thúc buổi lễ bằng một bài diễn văn dài.[94]
Không có thành viên công chúng nào được phép đến đảo trong suốt buổi lễ khánh thành mà chỉ dành riêng hoàn toàn cho giới quyền cao chức trọng. Những phụ nữ duy nhất được phép dự lễ khánh thành là vợ Bartholdi và cháu gái của de Lesseps; các viên chức nói rằng họ sợ phụ nữ có thể bị thương trong đám đông chen lấn. Sự hạn chế này đã xúc phạm đến những người vận động mở rộng quyền đầu phiếu đến mọi công dân. Họ thuê một chiếc tàu và tiến gần sát đảo ở mức có thể được. Những người lãnh đạo nhóm đọc diễn văn hoan nghênh việc chọn người phụ nữ làm hiện thân của Thần Tự do và hô hào cổ vũ cho quyền đầu phiếu của phụ nữ.[93] Một buổi bắn pháo hoa được dự trù trước đó đã bị dời lại cho đến ngày 1 tháng 11 vì thời tiết xấu.[95]
Ngay sau khi kết thúc lễ khánh thành, tuần báo The Cleveland Gazette của người Mỹ gốc Phi đề nghị rằng ngọn đuốc của bức tượng không nên thắp sáng cho đến khi nào Hoa Kỳ trở thành một quốc gia tự do "thật sự":
"Nữ thần Tự do soi sáng thế giới", thật hay ho làm sao! Lời lẽ này làm cho chúng tôi phát bệnh. Chính phủ này là một kẻ giễu cợt trò hề đang kêu rống. Họ không thể hay đúng hơn là không hề bảo vệ công dân ngay trong chính biên cương của họ. Hãy xô bức tượng của Bartholdi, ngọn đuốc và tất cả xuống đại dương cho đến khi nào "tự do" của quốc gia này như thể biến thành sự thật cho một người da màu cần cù siêng năng và vô hại có thể kiếm được cuộc sống đàng hoàng cho chính mình và gia đình mà không bị "Ku Klux Klan" làm hại, có thể là bản thân anh ta bị mưu sát, vợ và con gái bị sỉ nhục và tài sản bị hủy hoại. Ý tưởng về "tự do" của quốc gia này "soi sáng thế giới" hay thậm chí soi sáng Patagonia thật quá sức khôi hài.[96]

Lịch sử từ khi khánh thành

Ban đặc trách Hải đăng và Bộ chiến tranh Hoa Kỳ (1886–1933)

Bích chương chính phủ sử dụng Tượng Nữ thần Tự do để quảng bá Trái phiếu Nữ thần Tự do
Ngọn đuốc được thắp sáng vào đêm khánh thành tượng chỉ sinh ra một vệt sáng yếu ớt, khó nhìn thấy từ Manhattan. Nhật báo World diễn tả nó giống "như một con đom đóm hơn là một hải đăng."[88] Bartholdi đề nghị mạ tượng để tăng khả năng phản chiếu ánh sáng nhưng điều này được chứng minh là quá tốn kém. Ban đặc trách Hải đăng Hoa Kỳ tiếp quản Tượng Nữ thần Tự do vào năm 1887 và cam kết gắn trang thiết bị để gia tăng hiệu quả của ngọn đuốc; mặc dù có nhiều cố gắng nhưng bức tượng vẫn gần như vô hình vào đêm. Khi Bartholdi trở lại Hoa Kỳ năm 1893, ông có thêm những đề nghị khác nhưng tất cả đều được chứng thực là không hiệu quả. Ông đã thành công trong việc vận động hành lang cho việc cải tiến hệ thống đèn bên trong bức tượng để cho du khách chiêm ngưỡng thiết kế bên trong bức tượng của Eiffel tốt hơn.[88] Năm 1901, Tổng thống Theodore Roosevelt, trước đây từng là một thành viên của Ủy ban New York, ra lệnh thuyên chuyển tượng sang cho Bộ Chiến tranh Hoa Kỳ vì nó đã được chứng minh là vô dụng trong vai trò của một hải đăng.[97] Một đơn vị của Quân đoàn Truyền tin Lục quân Hoa Kỳ đã đóng trại trên Đảo Bedloe cho đến năm 1923. Sau đó lực lượng quân cảnh thay thế và ở đó trong khi hòn đảo này còn nằm dưới thẩm quyền quân sự.[98]
Bức tượng nhanh chóng trở thành một danh thắng của Thành phố New York. Nhiều di dân vào Hoa Kỳ đi qua Thành phố New York thấy bức tượng như một dấu hiệu chào mừng họ. Những câu chuyện kể của di dân đã ghi lại những cảm xúc phấn khởi của họ khi lần đầu tiên thấy Tượng Nữ thần Tự do. Một di dân đến từ Hy Lạp nhớ lại:
Tôi thấy Tượng Nữ thần Tự do. Và tôi tự nói với chính mình, "Chào bà, bà đẹp như thế đó! Bà đã mở rộng đôi tay và đón nhận tất cả người ngoại quốc đến đây. Hãy cho tôi cơ hội chứng minh rằng tôi đáng được như vậy để làm điều gì đó, để là người nào đó tại Mỹ." Và bức tượng ấy luôn ở trong tâm trí tôi.[99]
Ban đầu, bức tượng có màu đồng sậm nhưng chẳng bao lâu sau năm 1900, một lớp rỉ xanh do vỏ đồng bị ôxy hóa bắt đầu lan rộng. Đến đầu năm 1902, báo chí bắt đầu đề cập đến vấn đề này, cho đến năm 1906, lớp rỉ xanh bao phủ đã toàn bộ bức tượng.[100] Vì người ta tin rằng lớp rỉ này là bằng chứng của sự ăn mòn kim loại nên Quốc hội Hoa Kỳ cho phép chi tiêu 62.800 đô la để sơn bức tượng cả từ trong ra ngoài.[101] Công chúng đã phản đối việc sơn bên ngoài bức tượng như đã được đề nghị.[102] Công binh Lục quân Hoa Kỳ đã nghiên cứu lớp rỉ xanh xem có bất cứ hiệu ứng hư hại nào đối với bức tượng không và đi đến kết luận rằng lớp rỉ xanh đó đã bảo vệ vỏ tượng.[103] Bức tượng chỉ được sơn phần bên trong. Công binh Lục quân cũng gắn thêm một thang máy để đưa du khách từ tầng nền lên đến đỉnh của bệ tượng.[103]
Đảo Bedloe năm 1927 với tượng Nữ thần Tự do và các tòa nhà của Lục quân. Những bức tường hình sao 11 cánh của Đồn Wood vẫn tạo thành nền móng của bức tượng và có thể thấy được trong hình.
Ngày 30 tháng 7 năm 1916, trong thời Đệ nhất Thế chiến, những kẻ phá hoại người Đức đã gây một vụ nổ trên bán đảo Black Tom nằm bên Thành phố Jersey, tiểu bang New Jersey trong khu vực mà ngày nay là một phần của Công viên Tiểu bang Nữ thần Tự do gần Đảo Bedloe. Những toa xe chở đầy chất nổ và những vật liệu nổ khác đang được chuẩn bị gởi đến Anh và Pháp phục vụ chiến tranh bị kích nổ. Bảy người bị thiệt mạng trong vụ việc này. Bức tượng bị thiệt hại nhẹ, phần lớn là ở chỗ cánh tay phải cầm đuốc và phải đóng cửa khoảng 10 ngày. Tổn phí sửa chữa bức tượng và những tòa nhà trên đảo là khoảng 100.000 đô la. Lối hẹp đi lên ngọn đuốc bị chặn lại vì lý do an toàn cho công chúng và nó vẫn còn đóng cửa từ đó đến ngày nay.[94]
Cùng năm đó, Ralph Pulitzer, thừa kế người cha làm chủ bút nhật báo World, bắt đầu mở chiến dịch quyên góp 30.000 đô la cho một hệ thống chiếu sáng bên ngoài để thắp sáng bức tượng về đêm. Ông tuyên bố có trên 80.000 người đóng góp nhưng không đạt đến số tiền mong muốn. Phần chi phí còn thiếu được một người giàu có lặng lẽ đóng góp — đây là sự thật không được công bố mãi cho đến năm 1936. Một dây cáp ngầm được đặt dưới biển để truyền điện từ đất liền sang và đèn pha được đặt dọc theo những bức tường của Đồn Wood. Gutzon Borglum, người sau này tạc tượng Núi Rushmore, đã thiết kế lại ngọn đuốc. Ông thay thế phần lớn khối đồng ban đầu bằng thủy tinh màu. Ngày 2 tháng 12 năm 1916, Tổng thống Woodrow Wilson bấm nút máy điện tín để bật đèn lên thắp sáng bức tượng một cách thành công.[104]
Sau khi Hoa Kỳ tham gia vào Chiến tranh thế giới thứ nhất năm 1917, những hình ảnh về bức tượng đã được sử dụng nhiều trong các tấm áp phích cổ động nhập ngũ và cổ động cho Trái phiếu Tự do, hối thúc công dân Hoa Kỳ ủng hộ tài chính cho chiến tranh. Việc này khiến công chúng cảm kích vì mục đích chiến tranh được cho là để đảm bảo sự tự do và được xem như một điều nhắc nhở rằng nước Pháp đang bị chiến tranh hoành hành đã từng trao tặng cho Hoa Kỳ bức tượng.[105]
Năm 1924, Tổng thống Calvin Coolidge dùng quyền lực của mình theo Đạo luật Antiquities tuyên bố bức tượng là một tượng đài quốc gia.[97] Vụ tự tử thành công duy nhất trong lịch sử của bức tượng xảy ra 5 năm sau đó khi một người đàn ông trèo ra ngoài một trong các cửa sổ ở phần mũ miện và nhảy xuống tìm cái chết. Người này trượt qua ngực tượng và rơi xuống cạnh bàn chân nữ thần.[106]

Những năm đầu dưới Cục Công viên Quốc gia Hoa Kỳ (1933–1982)

Ngày 26 tháng 9 năm 1972: Tổng thống Richard Nixon viếng thăm tượng để khánh thành Bảo tàng Di dân Mỹ. Có thể nhìn thấy bàn chân phải nhấc lên của bức tượng với ý nghĩa biểu thị sự di chuyển về phía trước.
Năm 1933, Tổng thống Franklin Roosevelt ra lệnh thuyên chuyển bức tượng sang Cục Công viên Quốc gia Hoa Kỳ (NPS). Năm 1937, Cục Công viên nhận được thẩm quyền quản lý những phần còn lại trên Đảo Bedloe.[97] Với việc ra đi của Lục quân, Cục Công viên Quốc gia bắt đầu chuyển đổi hòn đảo thành một công viên.[107] Cơ quan Quản trị Tiến triển Công chánh (Works Progress Administration, viết tắt là WPA) san bằng phần lớn các tòa nhà cũ, phân định và sửa sang lại góc phía Đông hòn đảo, đồng thời xây một nền bậc thang bằng đá granit để làm một lối mới cho công chúng đến bức tượng từ phía sau lưng. WPA cũng tiến hành công việc trùng tu bên trong bức tượng, tạm thời tháo các tia khỏi vầng hào quang của tượng để thay thế phần nâng đỡ đã bị rỉ sét của chúng. Những bậc thang bằng gang rỉ sét trong bệ tượng được thay thế bằng những bậc thang mới làm bằng bê tông cốt thép;[108] phần phía trên của những chiếc cầu thang bên trong tượng cũng được thay thế. Lớp bọc bằng đồng được gắn vào bệ tượng để chống nước mưa thấm vào gây thêm hư hại.[109] Bức tượng bị đóng cửa từ tháng 5 cho đến tháng 12 năm 1938.[108]
Trong thời Đệ nhị Thế chiến, bức tượng vẫn mở cửa cho du khách nhưng không được thắp sáng về đêm vì lệnh tắt đèn ban đêm ở bên ngoài thời chiến (phi công đối phương có thể dễ dàng tìm thấy mục tiêu tấn công). Tượng được thắp sáng ngắn ngủi vào ngày 31 tháng 12 năm 1943 và vào ngày D-Day, 6 tháng 6 năm 1944, khi các ngọn đèn của tượng chớp "chấm-chấm-chấm-gạch", mã Morse biểu thị cho chữ V có nghĩa là victory (chiến thắng). Hệ thống đèn mới và cực mạnh được gắn năm 1944–1945, và bắt đầu vào Ngày chiến thắng bức tượng lần nữa được thắp sáng sau hoàng hôn. Đèn được thắp chỉ vài tiếng đồng hồ mỗi chiều tối mãi cho đến năm 1957 thì bức tượng được thắp sáng cả đêm mỗi buổi tối.[110] Năm 1946, phần bên trong của tượng ở những nơi mà du khách có thể với tay tới được bọc loại chất dẻo đặc biệt để có thể lau xóa các hình vẽ hay chữ viết trên tường.[109]
Năm 1956, một đạo luật của Quốc hội Hoa Kỳ chính thức đổi tên Đảo Bedloe thành Đảo Liberty (Đảo Tự do). Việc đổi tên đảo đã từng được những thế hệ của Bartholdi vận động trước đây. Đạo luật cũng có nhắc đến nỗ lực xây một Bảo tàng Di dân Mỹ trên hòn đảo mà những người hậu thuẫn cho nó đã tiến hành, vì mặc dù liên bang đã chấp thuận dự án nhưng chính phủ chậm chạp trong việc cấp ngân quỹ.[111] Bằng tuyên cáo của Tổng thống Lyndon Johnson năm 1965, Đảo Ellis gần đó được biến thành một phần của Tượng đài Quốc gia Tượng Nữ thần Tự do.[97] Năm 1972, bảo tàng di dân nằm trong nền tượng cuối cùng cũng được khánh thành bằng một buổi lễ do Tổng thống Richard Nixon chủ trì. Bảo tàng này đóng cửa năm 1991 sau khi bảo tàng di dân trên Đảo Ellis khánh thành.[84]
Năm 1976, một hệ thống đèn chiếu sáng cực mạnh mới được lắp đặt trước lễ mừng Hoa Kỳ 200 năm. Ngày 4 tháng 7 năm 1976, bức tượng là điểm hội tụ của Chiến dịch Thuyền buồm, một cuộc đua thuyền buồm gồm có những chiếc thuyền buồm cao to đến từ khắp nơi trên thế giới vào bến cảng New York và chạy quanh Đảo Liberty.[112] Cuộc đua kết thúc với màn bắn pháo hoa hoành tráng gần bức tượng.[113]

Trùng tu đến nay (từ năm 1982)

Ngày 4 tháng 7 năm 1986: Đệ nhất phu nhân Nancy Reagan (áo đỏ) khánh thành tượng đài sau đợt trùng tu lớn kỷ niệm 100 năm
Năm 1986, bức tượng được nhóm kỹ sư Hoa Kỳ và Pháp kiểm tra rất tỉ mỉ như là một phần của kế hoạch kỷ niệm sinh nhật lần thứ 100 của tượng.[114] Năm 1982, có thông báo rằng bức tượng cần phải được trùng tu đáng kể. Cuộc nghiên cứu tỉ mỉ cho thấy cánh tay phải được gắn không chính xác vào cấu trúc chính của tượng. Cánh tay đung đưa nhiều hơn khi gặp gió mạnh và có nguy cơ đổ sập rất lớn. Ngoài ra, phần đầu tượng đã được gắn lệch khỏi trung tâm đến 0,61 mét (2 ft) và một trong số những tia trên mũ miện đã làm thủng một lỗ trên cánh tay phải khi bức tượng chuyển động theo gió. Cơ cấu khung giáp bị ăn mòn một cách tệ hại, và khoảng 2% các đĩa tròn bên ngoài cần được thay thế.[115] Tuy những vấn đề của khung giáp đã được phát hiện từ sớm vào năm 1936, khi đó những phần thay thế bằng gang cho một số thanh trụ đã được gắn, nhưng phần nhiều những chỗ ăn mòn bị che lấp bởi nhiều lớp sơn phủ lên trong nhiều năm.[116]
Tháng 5 năm 1982, Tổng thống Ronald Reagan thông báo thành lập Ủy ban Trăm năm Tượng Nữ thần Tự do - Đảo Ellis do chủ tịch của công ty Chrysler CorporationLee Iacocca lãnh đạo nhằm vận động quyên góp quỹ cần thiết để hoàn thành công việc trùng tu.[117] Qua chi nhánh vận động quyên góp của mình là Quỹ Tượng Nữ thần Tự do - Đảo Ellis, ủy ban này đã quyên góp được trên 350 triệu đô la.[118] Tượng Nữ thần Tự do là một trong số những công trình hưởng lợi đầu tiên nhất của một chiến dịch tiếp thị gồm có nỗ lực của cả các tổ chức bất vụ lợi và các công ty thương mãi hợp tác tham gia (tiếng Anh gọi là cause marketing campaign). Một cuộc vận động tiếp thị năm 1983 quảng cáo rằng cứ mỗi lần mua hàng sử dụng thẻ tín dụng của American Express thì công ty sẽ đóng góp 1 xu cho việc trùng tu bức tượng. Chiến dịch vận động tiếp thị này tạo ra một khoảng đóng góp lên đến 1,7 triệu cho dự án trùng tu tượng.[119]
Năm 1984, bức tượng bị đóng cửa để trùng tu trong một khoảng thời gian dài. Các công nhân dựng giàn giáo làm che khuất bức tượng. Nitơ lỏng dùng để tẩy sạch các lớp sơn được quét lên phía bên trong vỏ tượng bằng đồng trong nhiều thập niên, để lại hai lớp nhựa than đá mà ban đầu được quét để bịt kín những chỗ xì và chống ăn mòn. Bột nổi được thổi vào để tẩy các lớp nhựa than đá mà không làm hư hại phần lõi đồng.[120] Công việc trùng tu bị ngưng lại vì chất có chứa Amiăng mà Bartholdi đã sử dụng (không hiệu quả như các cuộc kiểm tra cho thấy) để chống ăn mòn đinh tán. Các công nhân trong khu vực bức tượng phải mặc quần áo bảo vệ, được gán tên là "bộ đồ lên cung trăng", cùng với hệ thống mặt nạ dưỡng khí.[121] Những lỗ to hơn trên vỏ tượng được sửa chữa và thêm đồng vào chỗ cần thiết.[122] Vỏ tượng thay thế được tháo từ phần trên cùng của một mái nhà của công ty Bell Labs (Phòng thí nghiệm Bell) vì lớp trên của mái nhà này có lớp đồng rỉ xanh tượng tự như của tượng nữ thần; đổi lại, phòng thí nghiệm được lấy vỏ đồng cũ để thí nghiệm.[123] Ngọn đuốc được phát hiện bị nước rò rỉ vào sau nhiều lần thay đổi vào năm 1916 đã được thay thế bằng một mô hình y hệt như ngọn đuốc gốc bạn đầu của Bartholdi.[124] Vấn đề thay thế cánh tay và bờ vai cũng được xem xét; Cục Công viên Quốc gia Hoa Kỳ luôn cho rằng nên sửa chữa chúng hơn là thay thế.[125]
Ngày 11 tháng 9 năm 2001: Tháp đôi của Trung tâm Thương mại Thế giới đang bốc cháy. Ở tiền cảnh là Tượng Nữ thần Tự do.
Toàn bộ khung giáp được thay thế. Những thanh sắt mà Eiffel sử dụng dần bị loại bỏ. Những thanh mới gắn vào tháp tượng được chế tạo từ thép không gỉ, có độ chống ăn mòn cao. Những thanh có đinh kẹp nằm cạnh bên vỏ tượng được làm bằng ferralium, một loại hợp kim dễ dàng uốn cong nhẹ nhàng và quay trở về hình thể ban đầu của nó khi bức tượng chuyển động.[126] Để tránh các tia trên mũ miện và cánh tay va chạm vào nhau, các tia được điều chỉnh lại khoảng vài độ.[127] Hệ thống chiếu sáng lại được thay thế - việc thắp sáng ban đêm hiện nay là do những ngọn đèn metal halide đảm trách. Chúng truyền từng chùm ánh sáng đến những phần đặc biệt trên bệ tượng hay bức tượng, soi rõ từng chi tiết khác nhau.[128] Lối dẫn vào bệ tượng đi xuyên qua một chiếc cổng được xây trong thập niên 1960 được tân trang mở rộng và gắn thêm một một bộ cửa đồng đồ sộ.[129] Một thang máy hiện đại được lắp đặt giúp cho người tàn tật có thể dễ dàng lên đến khu vực quan sát của bệ tượng.[130] Một thang máy khẩn cấp có thể đi lên đến bờ vai tượng được gắn bên trong bức tượng.[131]
Ngày 3–6 tháng 7 năm 1986 được ấn định là "Những ngày cuối tuần Tự do", đánh dấu 100 năm bức tượng và ngày khánh thành của nó. Tổng thống Reagan chủ tọa buổi lễ tái khánh thành cùng với sự hiện diện của Tổng thống Pháp François Mitterrand. Ngày 4 tháng 7 là ngày trở lại của Chiến dịch Thuyền buồm (cuộc đua thuyền buồm, khởi sự lần đầu tiên tại bến cảng New York ngày 4 tháng 7 năm 1976).[132] Bức tượng được mở cửa trở lại cho công chúng ngày 5 tháng 7.[133] Trong bài diễn văn tái khánh thành của Tổng thống Reagan, ông nói rằng "Chúng ta là những người giữ ngọn lửa của tự do; chúng ta đưa cao ngọn lửa cho thế giới nhìn thấy."[132]
Sau các vụ tấn công ngày 11 tháng 9, bức tượng và Đảo Liberty lập tức bị đóng cửa. Đảo được mở cửa trở lại vào cuối năm 2001 trong khi đó bệ tượng và bức tượng vẫn được đặt trong tình trạng đóng cửa đối với công chúng. Bệ tượng mở cửa lại vào tháng 8 năm 2004,[133] nhưng Cục Công viên Quốc gia Hoa Kỳ thông báo rằng các du khách có thể không được an toàn khi vào bức tượng vì rất khó thoát ra khi có tình trạng khẩn cấp. Cục Công viên Quốc gia vẫn duy trì lập trường này cho đến hết thời gian còn lại của chính quyền George W. Bush.[134] Anthony D. Weiner, một dân biểu Hoa Kỳ từ tiểu bang New York, đã tiến hành một cuộc vận động cá nhân để bức tượng được mở cửa trở lại.[135] Ngày 17 tháng 5 năm 2009, Bộ trưởng Nội vụ của Tổng thống Barack ObamaKen Salazar thông báo rằng vì là "một món quà tặng đặc biệt" cho nước Mỹ nên bức tượng sẽ được mở cửa trở lại cho công chúng vào ngày 4 tháng 7, nhưng mỗi ngày chỉ có một số người hạn chế được phép đi lên đến phần mũ miện.[134] Bức tượng được dự trù đóng cửa vào cuối năm 2011 với thời hạn từ 9 tháng đến 1 năm để gắn vào một cầu thang mới nhằm trợ giúp cho tình trạng khẩn cấp phải di tản.[136]

Hướng dẫn tham quan và đặc điểm tượng

Vị trí và viếng thăm

Du khách trên một chiếc phà "Circle Line" (tên gọi chung các chuyến tàu đưa khách ngắm tượng) hướng ra Đảo Liberty, tháng 6, 1973
Bức tượng nằm trong Vịnh Thượng New York trên Đảo Liberty, phía Nam Đảo Ellis. Cả hai đảo này được tiểu bang New York nhượng lại cho chính phủ liên bang năm 1800.[137] Như thỏa thuận được ký năm 1834 giữa tiểu bang New York và tiểu bang New Jersey trong việc ấn định đường ranh giới nằm ở khoảng giữa vịnh, các đảo gốc vẫn thuộc lãnh thổ New York mặc dù vị trí của chúng nằm bên phía ranh giới của New Jersey. Phần đất san lấp nhân tạo tại Đảo Ellis là lãnh thổ của New Jersey.[138]
Lối vào Tượng đài Quốc gia Tượng Nữ thần Tự do thì miễn phí nhưng tất cả du khách phải trả tiền phí qua phà vì các tàu thuyền tư không thể đậu ở hòn đảo. Năm 2007, "Statue Cruises" được chuyển nhượng quyền điều hành giao thông và bán vé cho các cơ sở tham quan trên đảo, thay thế "Circle Line" là dịch vụ phà hoạt động từ năm 1953.[139] Các chuyến phà khởi hành từ Công viên Tiểu bang Liberty trong Thành phố JerseyBattery Park trong Hạ Manhattan cũng dừng lại ở Đảo Ellis giúp thực hiện được một chuyến tham quan kết hợp.[140] Cùng với vé qua phà, du khách có ý định vào tầng hầm của bức tượng và bệ tượng phải mua một vé "mời tham quan bảo tàng/bệ tượng".[27] Những ai muốn dùng cầu thang nằm trong bức tượng để lên đến phần mũ miện thì phải mua vé đặc biệt. Vé này có thể phải đặt mua trước đến 1 năm. Tổng cộng chỉ có khoảng 240 người được phép đi lên đến phần mũ miện mỗi ngày: mỗi nhóm là 10 người, mỗi giờ có 3 nhóm. Những người lên đó có thể chỉ được phép mang theo thuốc uống và máy ảnh - có các hộp tủ khóa cung cấp sẵn để cất những thứ vật dụng còn lại - và phải được kiểm tra an ninh lần thứ hai.[27]

Những bản khắc chữ và tri ân

Bản khắc vinh danh nữ thi sĩ Emma Lazarus cùng với lời bài thơ "The New Colossus" của bà
Có một vài bản khắc chữ (plaque) và bản nhỏ (tablet) tri ân được đặt trên hay gần Tượng Nữ thần Tự do. Một bản khắc nằm ngay phía dưới chân nữ thần tuyên bố rằng đây là một bức tượng khổng lồ đại diện cho Nữ thần Tự do, do Bartholdi thiết kế và phân xưởng Paris của công ty Gaget, Gauthier et Cie (Cie là chữ viết tắt tiếng Pháp có nghĩa là công ty) xây dựng. Một bản nhỏ giới thiệu cũng mang tên của Bartholdi, tuyên bố bức tượng là một món quà của nhân dân Pháp nhằm vinh danh "sự liên minh của hai quốc gia trong công cuộc giành độc lập cho Hoa Kỳ và chứng thực tình hữu nghị vĩnh cửu của hai quốc gia."[141] Có một bản nhỏ do ủy ban New York dựng lên để kỷ niệm cuộc vận động gây quỹ để xây bệ tượng. Viên đá đặt nền xây bệ tượng cũng có mang một bản khắc do các thành viên của Hội Tam điểm dựng.[141]
Năm 1903, những người bạn của nữ thi sĩ Emma Lazarus trao tặng bà một bản khắc chữ nhỏ bằng đồng có chứa lời bài thơ "The New Colossus" và cũng là để tưởng niệm nữ thi sĩ. Bản khắc được đặt bên trong bệ tượng cho đến lần trùng tu năm 1986; hiện nay vẫn nằm trong Bảo tàng Tượng Nữ thần Tự do ở tầng nền. Nó được đặt cùng với một tấm bảng nhỏ ca ngợi cuộc đời của nữ thi sĩ do Ủy ban Tưởng niệm Emma Lazarus trao tặng năm 1977.[141]
Một nhóm gồm nhiều bức tượng được đặt ở góc cuối phía Tây của hòn đảo để vinh danh những người có liên quan mật thiết với Tượng Nữ thần Tự do. Hai người Mỹ là Pulitzer và Lazarus cùng ba người Pháp là Bartholdi, Laboulaye, và Eiffel được tạc tượng. Những bức tượng này là tác phẩm của điêu khắc gia từ tiểu bang Maryland là Phillip Ratner.[142]
Năm 1984, Tượng Nữ thần Tự do được UNESCO công bố là di sản thế giới. Trong "Lời tuyên bố về tầm quann trọng", UNESCO miêu tả bức tượng như một "kiệt tác tinh thần của nhân loại" đang "đứng vững như một biểu tượng hùng tráng cao độ — truyền cảm hứng cho dự tính, tranh luận và đấu tranh - cho những lý tưởng như tự do, hòa bình, nhân quyền, bãi nô, dân chủ và cơ hội."[143]

Đặc điểm về hình thể

Hình ảnh tượng nhìn từ mặt đất trên Đảo Liberty.
Mô tả  Hệ đo lường Hoa Kỳ   Hệ đo lường quốc tế 
Chiều cao tượng đồng 151 ft 1 in 46 m
Nền bệ tượng (mặt đất) đến đỉnh ngọn đuốc   305 ft 1 in 93 m
Gót chân đến đỉnh đầu tượng 111 ft 1 in 34 m
Chiều dài bàn tay 16 ft 5 in 5 m
Ngón tay trỏ 8 ft 1 in 2,44 m
Chu vi ở khớp thứ hai 3 ft 6 in 1,07 m
Đầu từ cằm đến sọ 17 ft 3 in 5,26 m
Bề dày đầu từ tai đến tai 10 ft 0 in 3,05 m
Khoảng cách hai mắt 2 ft 6 in 0,76 m
Chiều dài mũi 4 ft 6 in 1,48 m
Chiều dài tay phải 42 ft 0 in 12,8 m
Chỗ dày nhất trên tay phải 12 ft 0 in 3,66 m
Độ dày thắt lưng 35 ft 0 in 10,67 m
Chiều dài miệng 3 ft 0 in 0,91 m
Chiều dài bản nhỏ (tablet) 23 ft 7 in 7,19 m
Chiều rộng bản nhỏ 13 ft 7 in 4,14 m
Độ dày bản nhỏ 2 ft 0 in 0,61 m
Chiều cao bệ tượng 89 ft 0 in 27,13 m
Chiều cao nền 65 ft 0 in 19,81 m
Trọng lượng đồng dùng trong bức tượng   60.000 cân Anh 27,22 tấn
Trọng lượng thép dùng trong bức tượng 250.000 cân Anh 113,4 tấn
Tổng trọng lượng bức tượng 450.000 cân Anh 204,1 tấn
Độ dày lớp vỏ đồng 3/32 inch 2,4 mm
Nguồn: National Park Service[66]

Mô hình, phim ảnh về bức tượng

Phiên bản tại Tokyo.
Phiên bản tại Île aux Cygnes, Paris.
Hàng trăm mô hình Tượng Nữ thần Tự do được trưng bày khắp thế giới.[144] Một mô hình nhỏ hơn, khoảng 1 phần 5 chiều cao bức tượng gốc, được cộng đồng người Mỹ tại Paris tặng cho thành phố. Hiện nay nó đứng trên Île aux Cygnes, quay mặt về hướng Tây nhìn về phía người chị em lớn hơn của mình (bức tượng gốc tại New York).[144] Một mô hình của bức tượng cao 9,1 mét (30 ft) đặt trên nóc Liberty Warehouse ở Đường số 64 trong quận Manhattan đã đứng đó trong nhiều năm liền;[144] hiện nay được đặt tại Bảo tàng Brooklyn.[145] Trong cử chỉ bày tỏ lòng yêu nước như một phần của chiến dịch "Làm vững mạnh Cánh tay Tự do" năm 1949–1952, Nam Hướng đạo Mỹ đã tặng khoảng hàng trăm mô hình tượng Nữ thần Tự do làm bằng đồng, cao khoảng 2,5 mét (100 inch) cho các tiểu bang và khu tự quản khắp nơi ở Hoa Kỳ.[146] Mặc dù không phải là mô hình thật nhưng bức tượng được biết với tên gọi là Nữ thần Dân chủ được dựng tạm thời trong suốt Cuộc biểu tình ở Quảng trường Thiên An Môn năm 1989 đã nhận cảm hứng tương tự từ những truyền thống dân chủ Pháp - những người tạc tượng này đã rất cẩn trọng để tránh mô phỏng trực tiếp Tượng Nữ thần Tự do.[147] Trong các công trình giải trí ở Thành phố New York, bản sao của bức tượng là một phần cảnh quan dùng để trang trí bên ngoài tại Khách sạn và Sòng bài New York-New YorkLas Vegas, Nevada.[148]
Con tem gửi bằng máy bay năm 1971 của Bưu điện Hoa Kỳ có in hình đầu tượng Nữ thần Tự do.
Mặt trái đồng kim loại 1 đô la Tổng thống.
Là một hình tượng Mỹ, Tượng Nữ thần Tự do từ lâu đã được in trên những con tem thư và tiền kim loại của Hoa Kỳ, xuất hiện trên những đồng tiền kim loại tưởng niệm được phát hành để đánh dấu sinh nhật 100 năm của tượng và trên phiên bản tiền 25 xu của tiểu bang New York năm 2001 thuộc bộ phát hành tiền 25 xu kỷ niệm các tiểu bang Hoa Kỳ.[149] Năm 1997, hình của bức tượng được chọn dùng cho loại tiền không lưu hành là đồng bạch kim đại bàng Mỹ (American Eagle platinum bullion coins) và xuất hiện ở mặt trái hay còn gọi là "mặt chữ" của bộ tiền kim loại 1 đô la Tổng thống đang được lưu hành.[23] Hai hình ngọn đuốc của bức tượng (một lớn và một nhỏ) xuất hiện trên tờ giấy bạc 10 đô la lưu hành hiện nay.[150]
Nhiều cơ sở và cơ quan vùng cũng đã sử dụng mô hình hay hình tượng của bức tượng. Giữa năm 1986 và 2000, tiểu bang New York phát hành biển đăng ký số xe có hình bức tượng.[151][152] Đội New York Liberty thuộc Hội Bóng rổ Nữ Quốc gia Hoa Kỳ sử dụng cả tên lẫn hình ảnh của tượng trên biểu trưng của mình trong đó ngọn lửa của tượng được cách điệu nhân đôi thành một quả bóng rổ.[153] Đội New York Rangers thuộc Liên đoàn Khúc côn cầu Quốc gia Hoa Kỳ in hình đầu tượng trên áo thi đấu của mình bắt đầu từ năm 1997.[154]
Bức tượng là một đề tài thường xuyên có mặt trong văn hóa đại chúng. Trong âm nhạc, nó được gợi lên để chỉ sự ủng hộ cho những chính sách của Mỹ, thí dụ như trong bài hát "Courtesy of the Red, White, & Blue (The Angry American)" của Toby Keith. Trong chiều hướng đối ngược, bức tượng xuất hiện trong album phiên bản cover Bedtime for Democracy của ban nhạc The Dead Kennedys có nội dung phản đối những chính sách của chính phủ Reagan.[155] Trong phim ảnh, ngọn đuốc là cảnh quay cao trào của bộ phim năm 1942 của đạo diễn Alfred Hitchcock với tựa đề Saboteur.[156] Một trong những lần xuất hiện trên màn bạc nổi tiếng nhất của bức tượng là trong bộ phim năm 1968 có tựa đề Planet of the Apes, trong đó có cảnh bức tượng bị chôn vùi nửa phần dưới cát.[155][157] Bức tượng cũng bị phá hủy trong những bộ phim khoa học viễn tưởng như Independence Day, The Day After TomorrowCloverfield.[155] Trong tiểu thuyết du hành thời gian của Jack Finney có tựa đề là Time and Again, cánh tay phải của bức tượng đóng vai trò quan trọng và được trưng bày trong Công viên Quảng trường Madison vào đầu thập niên 1880.[158] Robert Holdstock, người tham vấn biên tập của Bách khoa Tự điển Khoa học Viễn tưởng, đã tự hỏi vào năm 1979:
[Khoa học viễn tưởng] sẽ về đâu nếu không có Tượng Nữ thần Tự do? Trong nhiều thập niên nó đã vụt đứng thẳng lên hay bị đổ nát trên những vùng đất ngập nước của Trái Đất hoang vắng — những người khổng lố lật đổ nó, những người hành tinh tò mò tìm hiểu nó ... biểu tượng của Tự do, của lạc quan, đã trở thành một biểu tượng của cái nhìn bi quan về tương lai trong khoa học viễn tưởng."[159]

Xem thêm

Tham khảo

Chú thích

  1. ^ “Statue of Liberty National Monument”. National Park Service. 31 tháng 12 năm 2007. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2008.
  2. ^ Hernandez, Javier C. (5 tháng 7 năm 2008). “U.S. to Study Access to Liberty's Crown”. The New York Times. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2010.
  3. ^ National Park Service (1994). National Register of Historic Places, 1966–1994: Cumulative List Through January 1, 1994. Washington DC: National Park Service. tr. 502. ISBN 978-0-89133-254-1.
  4. ^ “National Monument Proclamations under the Antiquities Act”. National Park Service. 16 tháng 1 năm 2003. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2011.
  5. ^ “Statue of Liberty National Monument” (PDF). New York City Landmarks Preservation Commission. 14 tháng 9 năm 1976. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2011.
  6. ^ a ă â Harris 1985, tr. 7.
  7. ^ Harris 1985, tr. 7–8.
  8. ^ Harris 1985, tr. 8–9.
  9. ^ Khan 2010, tr. 60–61.
  10. ^ a ă Moreno 2000, tr. 39–40.
  11. ^ Harris 1985, tr. 12–13.
  12. ^ Khan 2010, tr. 102–103.
  13. ^ Harris 1985, tr. 16–17.
  14. ^ a ă Khan 2010, tr. 85.
  15. ^ Harris 1985, tr. 10–11.
  16. ^ a ă â b c Sutherland 2003, tr. 17–19.
  17. ^ a ă â b c Bodnar, John (2006). “Monuments and Morals: The Nationalization of Civic Instruction”. Trong Warren, Donald R.; Patrick, John J. Civic and Moral Learning in America. New York: Macmillan. tr. 212–214. ISBN 1403973962.
  18. ^ a ă â Turner, Jane (2000). The Grove dictionary of art: From Monet to Cézanne: late 19th-century French artists. New York: Oxford University Press US. tr. 10. ISBN 0312229712.
  19. ^ Khan 2010, tr. 96–97.
  20. ^ a ă Khan 2010, tr. 105–108.
  21. ^ Blume, Mary (2004–07–16). “The French icon Marianne à la mode”. The New York Times. Truy cập 2010–07–29.
  22. ^ “Get the Facts (Frequently Asked Questions about the Statue of Liberty)”. Statue of Liberty. National Park Service. Truy cập 2010–08–10.
  23. ^ a ă “Lady Liberty Reverse Statue of Liberty (1886)”. Presidential $1 coin. United States Mint. Truy cập 2010–07–29.
  24. ^ Moreno 2000, tr. 52–53, 55, 87.
  25. ^ Bartholdi, Frédéric (1885). The Statue of Liberty Enlightening the World. New York: North American Review. tr. 42.
  26. ^ a ă Khan 2010, tr. 108–111.
  27. ^ a ă â “Frequently asked questions”. Statue of Liberty National Monument. National Park Service. Truy cập 2010–08–10.
  28. ^ Khan 2010, tr. 118, 125.
  29. ^ Harris 1985, tr. 26.
  30. ^ Khan 2010, tr. 120.
  31. ^ Khan 2010, tr. 121.
  32. ^ a ă â Khan 2010, tr. 123–125.
  33. ^ a ă Harris 1985, tr. 44–45.
  34. ^ a ă “Seven Ways to Compute the Relative Value of a U.S. Dollar Amount, 1774 to Present/”. Measuringworth. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2010. (Consumer price index)
  35. ^ a ă â Khan 2010, tr. 137.
  36. ^ “News of Norway, Issue 4”. norway.org. 1999. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2010.
  37. ^ “Answers about the Statue of Liberty, Part 2”. City Room. The New York Times. 2009–07–02. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2010.
  38. ^ Khan 2010, tr. 126–128.
  39. ^ Bell 1984, tr. 25.
  40. ^ Bell 1984, tr. 26.
  41. ^ Khan 2010, tr. 130.
  42. ^ a ă Harris 1985, tr. 49.
  43. ^ a ă Khan 2010, tr. 134.
  44. ^ Bell 1984, tr. 30.
  45. ^ Moreno 2000, tr. 94.
  46. ^ Khan 2010, tr. 135.
  47. ^ Bell 1984, tr. 32.
  48. ^ Khan 2010, tr. 136–137.
  49. ^ Khan 2010, tr. 139–143.
  50. ^ Harris 1985, tr. 30.
  51. ^ Khan 2010, tr. 144.
  52. ^ Harris 1985, tr. 33.
  53. ^ Harris 1985, tr. 32.
  54. ^ Harris 1985, tr. 34.
  55. ^ “Statue of Liberty”. pbs.org. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2010.
  56. ^ Harris 1985, tr. 36–38.
  57. ^ Harris 1985, tr. 39.
  58. ^ Harris 1985, tr. 38.
  59. ^ Bell 1984, tr. 37.
  60. ^ Bell 1984, tr. 38.
  61. ^ a ă Khan 2010, tr. 159–160.
  62. ^ Khan 2010, tr. 163.
  63. ^ Khan 2010, tr. 161.
  64. ^ a ă Khan 2010, tr. 160.
  65. ^ Moreno 2000, tr. 91.
  66. ^ a ă “Statistics”. Statue of Liberty. National Park Service. 16 tháng 8 năm 2006. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2010.
  67. ^ a ă Khan 2010, tr. 169.
  68. ^ a ă â Auchincloss, Louis (1986–05–12). “Liberty: Building on the Past”. New York: 87. Truy cập 2010–07–29.
  69. ^ Bartholdi, Frédéric (1885). The Statue of Liberty Enlightening the World. New York: North American Review. tr. 62.
  70. ^ Harris 1985, tr. 71–72.
  71. ^ Sutherland 2003, tr. 49–50.
  72. ^ a ă Moreno 2000, tr. 184–186.
  73. ^ Khan 2010, tr. 163–164.
  74. ^ Khan 2010, tr. 165–166.
  75. ^ Moreno 2000, tr. 172–175.
  76. ^ Levine, Benjamin; Story, Isabelle F. (1961). “Statue of Liberty”. National Park Service. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2010.
  77. ^ Bell 1984, tr. 40–41.
  78. ^ a ă â Harris 1985, tr. 105.
  79. ^ Sutherland 2003, tr. 51.
  80. ^ Harris 1985, tr. 107.
  81. ^ Harris 1985, tr. 110–111.
  82. ^ Harris 1985, tr. 112.
  83. ^ Harris 1985, tr. 114.
  84. ^ a ă Moreno 2000, tr. 19.
  85. ^ Bell 1984, tr. 49.
  86. ^ Moreno 2000, tr. 64.
  87. ^ Hayden 1986, tr. 36.
  88. ^ a ă â Harris 1985, tr. 133–134.
  89. ^ Moreno 2000, tr. 65.
  90. ^ Khan 2010, tr. 176.
  91. ^ a ă Khan 2010, tr. 177–178.
  92. ^ Bell 1984, tr. 52.
  93. ^ a ă Harris 1985, tr. 127.
  94. ^ a ă Moreno 2000, tr. 71.
  95. ^ Harris 1985, tr. 128.
  96. ^ “Postponing Bartholdi's statue until there is liberty for colored as well.”. The Cleveland Gazette (Cleveland, Ohio). 1886–11–27. tr. 2. Truy cập 2010–08–05.
  97. ^ a ă â b Moreno 2000, tr. 41.
  98. ^ Moreno 2000, tr. 24.
  99. ^ Sutherland 2003, tr. 78.
  100. ^ “Answers about the Statue of Liberty”. City Room. The New York Times. 2009–07–01. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2010.
  101. ^ “To paint Miss Liberty”. The New York Times. 1906–07–19. tr. 1. Truy cập 2010–07–30.
  102. ^ “How shall "Miss Liberty"'s toilet be made?”. The New York Times. 1906–07–29. tr. SM2. Truy cập 2010–07–30.
  103. ^ a ă Harris 1985, tr. 168.
  104. ^ Harris 1985, tr. 136–139.
  105. ^ Moreno 2000, tr. 148–151.
  106. ^ Harris 1985, tr. 147.
  107. ^ Moreno 2000, tr. 136.
  108. ^ a ă Moreno 2000, tr. 202.
  109. ^ a ă Harris 1985, tr. 169.
  110. ^ Harris 1985, tr. 141–143.
  111. ^ Moreno 2000, tr. 147–148.
  112. ^ Harris 1985, tr. 143.
  113. ^ Moreno 2000, tr. 20.
  114. ^ Harris 1985, tr. 165.
  115. ^ Harris 1985, tr. 169–171.
  116. ^ Hayden 1986, tr. 38.
  117. ^ Moreno 2000, tr. 204–205.
  118. ^ Moreno 2000, tr. 216–218.
  119. ^ Daw, Jocelyne (tháng 3 năm 2006). Cause Marketing for Nonprofits: Partner for Purpose, Passion, and Profits. Hoboken, NJ: John Wiley & Sons. tr. 4. ISBN 9780471717508.
  120. ^ Hayden 1986, tr. 81.
  121. ^ Hayden 1986, tr. 76.
  122. ^ Hayden 1986, tr. 55.
  123. ^ Harris 1985, tr. 172.
  124. ^ Hayden 1986, tr. 153.
  125. ^ Hayden 1986, tr. 75.
  126. ^ Hayden 1986, tr. 74–76.
  127. ^ Hayden 1986, tr. 57.
  128. ^ Moreno 2000, tr. 153.
  129. ^ Hayden 1986, tr. 71.
  130. ^ Hayden 1986, tr. 84.
  131. ^ Hayden 1986, tr. 88.
  132. ^ a ă Sutherland 2003, tr. 106.
  133. ^ a ă “History and Culture”. Statue of Liberty. National Park Service. Truy cập 2010–07–18.
  134. ^ a ă Chan, Sewell (2009–05–08). “Statue of Liberty's Crown Will Reopen July 4”. The New York Times. Truy cập 2010–07–18.
  135. ^ Neuman, William (2007–07–05). “Congress to Ask Why Miss Liberty's Crown is Still Closed to Visitors”. The New York Times. Truy cập 2010–07–22.
  136. ^ Long, Colleen (2010–08–09). “Statue of Liberty to get new staircase”. Yahoo! News. Associated Press. Truy cập 2010–08–09.
  137. ^ “Early History of Bedloe's Island”. Statue of Liberty Historical Handbook. National Park Service. Truy cập 2010–08–19.
  138. ^ Supreme Court of the United States (1998). “NEW JERSEY v. NEW YORK 523 U.S. 767”. Truy cập 2010–08–15.
  139. ^ Ramirez, Anthony, Anthony (29 tháng 6 năm 2007). “Circle Line Loses Pact for Ferries to Liberty Island”. New York Times. Truy cập 2010–08–15
  140. ^ “NPS: Liberty and Ellis Island ferry map”. Ferry Map. National Park Service. Truy cập 2010–08–15.
  141. ^ a ă â Moreno 2000, tr. 222–223.
  142. ^ Harris 1985, tr. 163.
  143. ^ “Statue of Liberty”. World Heritage. UNESCO. Truy cập 2010–07–19.
  144. ^ a ă â Moreno 2000, tr. 200–201.
  145. ^ “Collections: American Art: Replica of the Statue of Liberty, from Liberty Storage & Warehouse, 43-47 West 64th Street, NYC”. Brooklyn Museum. Truy cập 2010–08–02.
  146. ^ Attoun, Marti (October năm 2007). “Little Sisters of Liberty”. Scouting. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2010.
  147. ^ Moreno 2000, tr. 103–104.
  148. ^ Goldberger, Paul (1997–01–15). “New York-New York, it's a Las Vegas town”. The New York Times (New York). Truy cập 2010–08–02.
  149. ^ “Statue of Liberty postage stamps”. Statue of Liberty-Ellis Island Foundation, Inc. Truy cập 2010–07–29.
  150. ^ “The redesigned $10 note”. newmoney.gov. Bureau of Engraving and Printing. Truy cập 2010–07–30.
  151. ^ “State to start issuing new license plates July 1”. The New York Times (New York). 1986–01–24. Truy cập 2010–08–02.
  152. ^ “State license plates to get new look”. The New York Times (New York). 2000–01–11. Truy cập 2010–08–02.
  153. ^ “'Liberty' for New York club”. The New York Times (New York). 1997–02–14. Truy cập 2010–08–02.
  154. ^ Lapointe, Joe (1997–01–12). “Lady Liberty laces up at the Garden”. The New York Times (New York). Truy cập 2010–08–02.
  155. ^ a ă â Morris, Tracy S. “The Statue of Liberty in Popular Culture”. Travel Tips. USA Today. Truy cập 2010–07–29.
  156. ^ Spoto, Donald (1983). The Dark Side of Genius: The Life of Alfred Hitchcock. New York: Ballantine. tr. 262–263. ISBN 0-345-31462-X.
  157. ^ Greene, Eric; Slotkin, Richard (1998). Planet of the Apes as American myth: race, politics, and popular culture. Middletown, CT: Wesleyan University Press. tr. 52. ISBN 0819563293.
  158. ^ Darrach, Brad (1970–06–26). “The spy who came in from 1882”. Life (New York). tr. 16. Truy cập 2010–08–01.
  159. ^ Nicholls, Peter (1979). The Encyclopedia of Science Fiction. St Albans, Herts, UK: Granada Publishing Ltd. tr. 14. ISBN 0-586-05380-8.

Thư mục

  • Bell, James B.; Abrams, Richard L. (1984), In Search of Liberty: The Story of the Statue of Liberty and Ellis Island, Garden City, N.Y.: Doubleday & Co, ISBN 0-385-19624-5
  • Glassberg, David (2003), Rethinking the Statue of Liberty:, National Park Service
  • Harris, Jonathan (1985), A Statue for America: The First 100 Years of the Statue of Liberty, New York, N.Y.: Four Winds Press (a division of Macmillan Publishing Company), ISBN 0-02-742730-7
  • Hayden, Richard Seth; Despont, Thierry W. (1986), Restoring the Statue of Liberty, New York, N.Y.: McGraw-Hill Book Company, ISBN 0-07-027326-X
  • Khan, Yasmin Sabina (2010), Enlightening the World: The Creation of the Statue of Liberty, Ithaca, N.Y.: Cornell University Press, ISBN 978-0-8014-4851-5
  • Moreno, Barry (2000), The Statue of Liberty Encyclopedia, New York, N.Y.: Simon & Schuster, ISBN 9780738536897
  • Sutherland, Cara A. (2003), The Statue of Liberty, New York, N.Y.: Barnes & Noble Books, ISBN 9780760738900

Liên kết ngoài





Video yêu thích   
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam

Trở về trang chính

Hoàng Kim, hoangkim, hoangkimvietnam, Ngọc Phương NamChào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, Khát khao xanh, Dayvahoc, Học mỗi ngày,  Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook  Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống Thơ cho con
 

No comments:

Post a Comment