Thursday, July 31, 2014

Chào ngày mới 1 tháng 8

Vị trí của Thụy Sĩ

CNM365 Chào ngày mới 1 tháng 8 Wikipedia Ngày này năm xưa. Ngày Quốc khánh tại Thụy Sĩ (1291 hình ) và Benin (1960). Năm 1774 – Nhà khoa học Joseph Priestley khám phá khí ôxy, chứng thực nguyên tố do Carl Wilhelm Scheele phát hiện từ trước đó.  Năm 1894Đại ThanhĐại Nhật Bản tuyên chiến với nhau, Chiến tranh Thanh-Nhật (hình) chính thức bùng nổ. Năm 1907Robert Baden-Powell tổ chức trại hướng đạo đầu tiên trên đảo Brownsea ở Anh, khởi đầu Phong trào Hướng đạo. Năm 1927Nội chiến Trung Quốc: Lực lượng Cộng sản đánh chiếm Nam Xương, Giang Tây, sự kiện được xem là mốc Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc hình thành.

Thụy Sĩ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Liên bang Thuỵ Sĩ
Schweizerische Eidgenossenschaft (tiếng Đức)
Confédération suisse (tiếng Pháp)
Confederazione Svizzera (tiếng Ý)
Confederaziun svizra (Tiếng Romansh)
Flag of Switzerland (Pantone).svg Coat of Arms of Switzerland (Pantone).svg
Quốc kỳ Huy hiệu
Vị trí của Thụy Sĩ
Khẩu hiệu
Unus pro omnibus, omnes pro uno
(tiếng Latinh: Một người vì mọi người, mọi người vì một người)
Quốc ca
Thánh ca Thụy Sĩ
Hành chính
Chính phủ Cộng hòa nghị viện liên bang
Tổng thống Ueli Maurer
Ngôn ngữ chính thức Tiếng Đức, Pháp, Ý, tiếng Romansh
Thủ đô Bern
46°57′B, 7°27′Đ
Thành phố lớn nhất Zürich
Địa lý
Diện tích 41.285 km² (hạng 132)
Diện tích nước 4,2% %
Múi giờ CET (UTC+1); mùa hè: CEST (UTC+2)
Lịch sử
Độc lập
Ngày thành lập Hiến chương Liên bang
1 tháng 8, 1291
24 tháng 10, 1648
1848
Dân cư
Dân số ước lượng (2003) 7.399.100 người (hạng 92)
Dân số (2000) 7.288.010 người
Mật độ 181 người/km² (hạng 66)
Kinh tế
GDP (PPP) (2003) Tổng số: 233 tỷ Mỹ kim
Đơn vị tiền tệ Franc Thụy Sĩ (SFr.) (CHF)
Thông tin khác
Tên miền Internet .ch
Thụy Sĩ (tiếng Đức: Schweiz; tiếng Pháp: Suisse; tiếng Ý: Svizzera; tiếng Romansh: Svizra), quốc danh hiện tại là Liên bang Thụy Sĩ (tiếng Latinh: Confœderatio Helvetica) là một quốc gia không giáp biển thuộc khu vực Tây Âu[note 1] với dân số khoảng 7.5 triệu người. Thụy Sĩ là quốc gia theo thể chế cộng hòa liên bang gồm 26 bang với thủ đô là thành phố Berne và hai trung tâm kinh tế lớn là GenèveZurich.
Do vị trí địa lí đặc biệt nằm giữa nhiều nước lớn nên ngôn ngữ của Thụy Sĩ rất đa dạng. Đất nước này có tới 4 ngôn ngữ chính thức là tiếng Đức, tiếng Pháp, tiếng Ý và tiếng Romansh. Bên cạnh đó, Thụy Sĩ còn là nước có truyền thống lịch sử về sự trung lập. Đất nước này không xảy ra bất kỳ một cuộc chiến tranh nào từ năm 1815 đến nay và là trụ sở của nhiều tổ chức quốc tế quan trọng như Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế, Tổ chức Thương mại Thế giới.
Thụy Sĩ là một quốc gia nhiều đồi núi với những phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp trên dãy núi Alps như những đỉnh núi cao, những dòng sông băng và nhiều hồ nước đẹp. Đất nước này còn nổi tiếng về ngành công nghiệp sản xuất đồng hồ và được biết đến như một trong những nền kinh tế thịnh vượng nhất thế giới.[1][2]

Nguồn gốc quốc hiệu

Danh xưng "Thuỵ Sĩ" trong tiếng Việt bắt nguồn từ 瑞士 (bính âm: Ruìshì), dịch danh Trung văn của quốc hiệu Thuỵ Sĩ.
Quốc danh của Thụy Sĩ trong tiếng Latinh - Confoederatio Helvetica, bắt nguồn từ cái tên Halvetii, một dân tộc cổ đại từng sống ở vùng núi Alpine. Đất nước này giáp với các quốc gia Đức, Pháp, Ý, ÁoLiechtenstein.

Lịch sử

Bài chi tiết: Lịch sử Thụy Sĩ
Thụy Sĩ là một quốc gia hiền hòa và đã được hình thành khá sớm ở Châu Âu, là một trong những quốc gia theo chế độ liên bang lâu đời nhất trên thế giới (chỉ sau Hoa Kỳ).
Các dấu vết cổ nhất về sự tồn tại của hominidae ở Thụy Sĩ được xác đĩnh cách nay khoảng 150.000 năm.[3] Những nơi định cư có hoạt động trồng trọt cổ nhất từng được biết đến ở Thụy Sĩ, được phát hiện ở Gächlingen, có tuổi khoảng 5300 TCN.[3]
Được thành lập năm 44 TCN, Augusta Raurica là nơi định cư của người La Mã đầu tiên ở Rhine và hiện nằm trong số những di chỉ khảo cổ quan trọng ở Thụy Sĩ.[4]
Những nền văn hóa của các bộ tộc sớm nhất đã được biết đến là Hallstattvănn hóa La Tène, được đặt theo tên một đi chỉ khảo cổ ở La Tène trên bờ bắc của Hồ Neuchâtel. Văn hóa La Tène đã hình thành và phát triển mạnh vào cuối thời đại đồ đá khoảng từ 450 TCN,[3] có thể do chịu ảnh hưởng từ các nền văn minh Hy Lạp cổ đạiEtrusca. Một trong những nhóm người quan trọng ở vùng Thụy Sĩ là Helvetii. Năm 58 TCN, trong trận Bibracte, quân đội của Julius Caesar đã đánh bại Helvetii.[3] Vào năm 15 TCN, Tiberius, người được nhắm đến để làm hoàng đế La Mã thứ 2 và anh ông ta là Drusus, đã chinh phục Alps, sáp nhập khu vực này vào đế chế La Mã. Khu vực bị chiếm đóng bởi Helvetii—trùng tên với Confoederatio Helvetica—đầu tiên trở thành một phần của tỉnh Gallia Belgica thuộc La Mã và sau đó là tỉnh Germania Superior, trong khi phần phía đông Thụy Sĩ được sáp nhập vào tỉnh Raetia của La Mã.
Vào thời kỳ Trung Cổ, từ thế kỷ thứ 4, phần mở rộng phía tây của Thụy Sĩ ngày nay là một phần lãnh thổ thuộc vương quốc Burgundy. Alemanni đã định cư ở cao nguyên Thụy Sĩ trong thế kỷ 5 và trong các thung lũng của Alps trong thế kỷ 8, hình thành nên Alemannia. Vùng đất của Thụy Sĩ ngày nay thời đó được phân chia quản lý giữa vương quốc Alemannia và Burgundy.[3] Toàn bộ khu vực trở thành một phần của đế chế Frankish mở rộng trong thế kỷ 6, sau chiến thắng của Clovis I trước Alemanni ở Tolbiac năm 504 và sau là sự thống trị Frankish của người Burgundians.[5][6]
Trong suốt thời gian còn lại của thế kỷ 6, 7 và 8, các vùng của Thụy Sĩ tiếp tục chịu sự cai quản của Frankish (các vương triều MerovingianCarolingia). Nhưng sau sự mở rộng của nó dưới thời Charlemagne, đế chế Frankish đã bị chia tách bởi hiệp ước Verdun năm 843.[3] Các lãnh thổ ngày nay của Thụy Sĩ đã được chia thành Trung FranciaĐông Francia cho đến khi chúng được tái sáp nhận dưới thời cai trị của đế quốc La Mã thần thánh khoảng năm 1000.[3]
Vào thế kỷ 13, con đường chạy qua Gotthard nằm ở tâm dãy núi Alps được hình thành và phát triển nhanh chóng trở thành điểm giao lưu, qua lại quan trọng về kinh tế-thương mại Bắc-Nam Châu Âu và trở thành điểm nằm trong tầm ngắm của các cường quốc Châu Âu. Tình hình đó đã đẩy các nhóm dân cư nơi đây lập ra các phường, hội rồi hình thành quốc gia Thụy Sĩ ngày nay, dưới các minh ước quân tử để bảo vệ và hỗ trợ nhau theo tính chất của một liên minh và chính thức ra đời ngày 1 tháng 8 năm 1291.
Sang thế kỷ 15 và đầu thế kỷ 16, các đơn vị hành chính độc lập trong liên bang (13 bang) đã trải qua một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng do tranh chấp về phạm vi ở một số vùng, khu vực tiếp giáp nhau. Nhưng trước nguy cơ ý đồ bành trướng của một số nước có biên giới chung với Thụy Sĩ đã nhanh chóng đưa ra các cuộc tranh chấp, giành giật nội bộ đi tới chấm dứt.
Sau khi những người chủ trương giữ Thụy Sĩ đứng ngoài cuộc chiến tranh 30 năm trên lục địa Châu Âu trong thế kỷ 17 giành thắng lợi, giữ được chủ quyền và nền độc lập của Thụy Sĩ, Chính phủ Liên bang Thụy Sĩ đã được quốc tế công nhận tại Hội nghị Hòa bình Westphalia, đặc biệt là tại Hội nghị Wien 1815, Thụy Sĩ cam kết theo đuổi quy chế trung lập có vũ trang và đã được luật pháp quốc tế bảo đảm.
Đến đầu thế kỷ 19, với sự cổ vũ của cuộc cách mạng tư sản Pháp, giai cấp tư sản Thụy Sĩ đã ra tuyên bố thành lập nhà nước Cộng hòa (Helvetic Republic) và đi tới việc chấm dứt chế độ phong kiến với cấu trúc nhà nước phong kiến cát cứ.
Sau cuộc nội chiến cuối cùng ở Châu Âu năm 1847, nhà nước liên bang lỏng lẻo đã được thay thế bởi một nhà nước liên bang gắn kết hơn, tuy nhiên tính chất tự trị của các bang, các xã về cơ bản vẫn tiếp tục được duy trì. Nhiều nội dung cơ bản trong Hiến pháp liên bang ngày nay là những nội dung được soạn thảo từ Hiến pháp Liên bang được ban hành từ 1847.

Địa lý

Bài chi tiết: Địa lý Thụy Sĩ
Bản đồ Thụy Sĩ
Khí hậu chịu ảnh hưởng của khí hậu đại dương và lục địa nên ôn hoà, mát mẻ, nhiệt độ trung bình 12 °C.
Kéo dài qua phía bắc và nam của Alps ở Tây và Trung Âu, Thụy Sĩ trải dài qua những cảnh quan và khí hậu đa dạng trên một diện tích hạn chế với 41.285 kilômét vuông (15.940 sq mi).[7] Dân số của Thụy Sĩ khoảng 7,9 triệu, với mật độ trung bình khoảng 190 người/km².[7][8] Phân nửa vùng lãnh thổ đồi núi phía nam của quốc gia này có ít dân cư hơn nửa phía bắc.[7] Trong bang lớn nhất Graubünden, nằm toàn bộ trong Alps, có mật độ dân số chỉ có 27 người/km².
Các địa hình tương phản giữa vùng Matterhorn ở high Alps, vùng Sanetsch và cao nguyên ở Hồ Lucerne
Thụy Sĩ nằm giữa Đường vĩ độ bắc 45°đường vĩ độ bắc 48°, và kinh độ 5° và 11° đông. Quốc gia này có 3 kiểu địa hình cơ bản gồm Swiss Alps ở phía nam, Cao nguyên Thụy Sĩ, và dãy núi Jura ở phía bắc. Alps là dãy núi cao nhất chạy qua miền trung-nam của quốc gia này, chiếm 60% tổng diện tích của Thụy Sĩ. Trong số các thung lũng cao của Swiss Alps có nhiều sông băng, có tổng diện tích 1.063 km². Từ đây, có những thượng nguồn của nhiều sông lớn như sông Rhine, Inn, TicinoRhone, chảy theo 4 hướng chính trên toàn châu Âu. Mạng lưới thủy văn gồm nhiều vực nước ngọt ở trung và tây châu Âu như Hồ Geneva, Hồ ConstanceHồ Maggiore. Thụy Sĩ có hơn 1500 hồ, và chiếm 6% tổng lượng nước ngọt châu Âu. Các hồ và sông băng chiếm khoảng 6% diện tích của quốc gia này.[7][9][10]
Có khoảng một trăm đỉnh núi Thụy Sĩ có độ cao gần hoặc cao hơn 4.000 mét (13.000 ft).[11] Với độ cao 4.634 m (15.203 ft), Monte Rosa là đỉnh cao nhất, mặc dù Matterhorn (4.478 m/14.692 ft) có thể là đỉnh nổi tiếng nhất. Cả hai đỉnh này nằm trong Pennine Alps thuộc bang Valais. Đoạn Bernese Alps qua thung lũng Lauterbrunnen có 72 thác, nổi tiếng là Jungfrau (4.158 m/13.642 ft) và Eiger, và nhiều thung lũng đẹp như tranh vẽ trong khu vực. Ở đông nam dọc theo thung lũng Engadin, băng qua khu vực St. Moritz thuộc bang Graubünden, cũng là một nơi nổng tiếng; đỉnh cao nhất gần Bernina AlpsPiz Bernina (4.049 m/13.284 ft).[12]
Khu vực đông dân cư phía bắc chiếm 30% diện tích cả nước được gọi là vùng đất trung tâm. Nó bao gồm các dạng địa hình đồi, gồm một phần rừng, một phần đồng cỏ, thường có các đàn gia súc chăn thả, hoặc trồng rau và các cánh đồng trái cây, nhưng nó vẫn là đồi núi.[12] Hồ lớn nhất là Hồ Geneva (cũng được gọi là Lac Léman trong tiếng Pháp) tọa lạc ở miền tây Thụy Sĩ. Sông Rhone là nguồn nước ra và vào hồ Geneva.

Khí hậu

Khí hậu khác biệt giữa những khu vực phủ băng ở tây Âu-Á (Aletsch Glacier),[13] khí hậu lạnh ôn hòa Jura (Vallée de Joux) và miền nam bang Ticino (Hồ Lugano)
Thụy Sĩ có khí hậu ôn hòa, nhưng có thể có thay đổi lớn theo khu vực,[14][15] từ các môi trường băng hà ở các đỉnh cao đến các vùng mát mẻ gần khí hậu Địa Trung Hải ở tận phía nam của Thụy Sĩ. Có những khu vực thung lũng ở phía nam Thụy Sĩ nơi mà có thể tìm thấy các loài cây cọ chịu khí hậu lạnh.[16] Mùa hè có xu hướng ấm và ẩm vào các đợt mưa, do đó những nơi này rất lý tưởng cho phát triển gia súc và đồng cỏ. Mùa đông thì ít ẩm hơn ở những vùng núi có thể nhận thấy những khoảng chu kỳ dài có khí hậu ổn định trong vài tuần, trong khi các vùng đất thấp hơn có xu hướng chịu ảnh hưởng ngược lại, trong suốt các chi kỳ này thì không thấy mặt trời trong vài tuần.

Môi trường

Hệ sinh thái của Thụy Sĩ có thể bặc biệt mỏng manh, do nhiều thung lũng bị chia cắt bởi các núi cao, thường hình thành các hệ sinh thái độc nhất. Các vùng núi cũng dễ bị tổn thương với nhiều kiểu thực vật không thể được tìm thấy ở những độ cao khác, và chịu nhiều áp lực từ du khác và chăn thả gia súc. Các môi trường khí hậu, địa chất và địa hình của khu vực alpine làm cho hệ sinh thái rất mỏng manh này đặc biệt nhạy cảm với biến đổi khí hậu.[17][18]

Hành chính

Xem thêm về nội dung này tại Bang của Thụy Sĩ.
Xem thêm về nội dung này tại Quận của Thụy Sĩ.
Thụy Sĩ là một quốc gia liên bang gồm 26 bang (kanton, canton, cantone, chantun theo các ngôn ngữ chính thức ở Thụy Sĩ). Cấp hành chính thấp nhất ở Thụy Sĩ là các hạt (gemeinden, communes, comuni, vischnancas). Có 16 bang có cấp hành chính quận (bezirke, amter, amtsbezirke, district, distretto), trong khi 10 bang còn lại không có. Vài hạt có thể tập hợp thành một vùng (circle), tuy nhiên đây không phải là một cấp hành chính.

Kinh tế

Bài chính: Kinh tế Thụy Sĩ
Thụy Sĩ là nước ít về tài nguyên thiên nhiên, là đất nước của đồi núi, với trên 40 dãy núi cao trên 4.000 m so với mặt nước biển với dãy núi Alps nổi tiếng thế giới. Song, Thụy Sĩ lại có mức phát triền vững mạnh đáng kể trên toàn cầu, tuy là nước nhỏ về diện tích, dân số, tài nguyên thiên nhiên nghèo nhưng Thụy Sĩ có vị trí quan trọng về kinh tế-tài chính và hệ thống Ngân hàng uy tín đặc biệt nổi tiếng nhất trên toàn cầu. Thụy Sĩ là một nước công nghiệp phát triển cao ở Châu Âu, trong đó có nhiều ngành đạt trình độ hàng đầu trên thế giới như: cơ khí chế tạo (nổi tiếng nhất thế giới về sản xuất đồng hồ chính xác và sang trọng), điện cơ, hóa chất, dược phẩm, thuốc tân dược, tài chính-ngân hàng, du lịch, đồng hồ, đồ trang sức, dịch vụ và bảo hiểm. Ngoại thương đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
Tỉ trọng các ngành kinh tế:
  • Nông nghiệp: 4,80%
  • Công nghiệp: 24,90%
  • Các ngành dịch vụ: 70,40%
Một số số liệu kinh tế:
  • Tổng sản phẩm quốc dân (GNP): 245,80 tỉ US$
  • TNQD theo đầu người (GDP): 34.206.8 US$
  • Tăng trưởng kinh tế: -0,3%
  • Xuất khẩu: 78,9 tỉ US$
  • Nhập khẩu: 80,1 tỉ US$
Sau nhiều năm liền kinh tế phát triển mạnh, năm 2003 kinh tế Thụy Sĩ gặp nhiều khó khăn, nhiều ngành kinh tế mũi nhọn như chế tạo máy, thiết bị điện tử, sản xuất thép, cơ khí chính xác gặp nhiều khó khăn, ngoại thương giảm sút, thất nghiệp tăng (2,4%), lạm phát 1,2%. Năm 2004 kinh tế Thụy Sĩ đã trở nên ổn định hơn.
  • Đơn vị tiền tệ: Franc (CHF.) - (tỷ giá: 1USD = 1,22 CHF.)

Giáo dục và khoa học

Các nhà khoa học Thụy Sĩ đã có những đóng góp quan trọng (chiều kim đồng hồ):
Leonhard Euler (toán)
Louis Agassiz (băng hà học)
Auguste Piccard (hàng không)
Albert Einstein (vật lý)
Giáo dục Thụy Sĩ rất đa dạng do Hiến pháp Thụy Sĩ giao quyền quản lý hệ thống giáo dục cho các bang.[19] Giáo dục Thụy Sĩ cũng bao gồm hai dạng trường công và tư, bao gồm nhiều trường tư quốc tế. Tuổi tối thiểu để đi học tiểu học là 6 ở tất cả các bang, tuy nhiên hầu hết các bang cho phép trẻ đi học nhà trẻ từ 4 hoặc 5 tuổi.[19] Trường tiểu học tiếp tục đào đạo các lớp 4, 5 hoặc 6 tùy từng trường. Theo thường lệ, ngoại ngữ thứ nhất ở trường luôn là một trong các ngôn ngữ quốc gia khác, mặc dù năm 2000, tiếng Anh đã được chọn làm ngoại ngữ thứ nhất ở một vài bang.[19]
Kết thúc tiểu học, học sinh được tách ra theo khả năng của chúng theo nhiều nhóm khác nhau (thường là 3). Những sinh viên nhanh nhạy nhất được dạy trong các lớp nâng cao để chuẩn bị cho việc học cao hơn và matura,[19] trong khi những sinh viên chậm hơn thì chỉ được đào tạo thích hợp với nhu cầu của họ.
Có 12 trường đại học ở Thụy Sĩ, 10 trong số đó được bố trí ở cấp bang và thường giảng dạy những môn học ngoài kỹ thuật. Đại học đầu tiên ở Thụy Sĩ được thành lập năm 1460 tại Basel (chỉ có khoa Y) và có truyền thống nghiên cứu về hóa và y ở Thụy Sĩ. Đại học lớn nhất Thụy Sĩ là đại học Zurich với gần 25.000 sinh viên. Hai viện nghiên cứu được tài trợ từ chính quyền liên bang là ETHZZurich (thành lập năm 1855) và EPFLLausanne (thành lập năm 1969 từ một viện trước đây thuộc Đại học Lausanne) cả hai viện này đều là có tiếng trên thế giới.[note 2][20]

Chính trị

Bài chính: Chính trị Thụy Sĩ

Thể chế Nhà nước

Thụy Sĩ theo chế độ cộng hòa với mô hình nhà nước liên bang. Cấu trúc nhà nước liên bang theo 3 cấp[21]: Chính quyền liên bang, chính quyền bang (canton) và chính quyền xã (commune). Nó gồm 26 bang (23 bang có thành viên Hội đồng liên bang).
Quốc hội Thụy Sĩ gồm có Hội đồng quốc gia (National Council) và Hội đồng nhà nước (Council of States) gồm 246 nghị sỹ, nhiệm kỳ 4 năm:
Hội đồng Quốc gia (hay Hạ viện) có 200 nghị sĩ được bầu theo quy định của luật liên bang, được bầu từ 26 bang, mỗi bang là một đơn vị bầu cử. Số lượng nghị sĩ nhiều hay ít tùy thuộc vào dân số lượng cử tri trong từng bang.
Hội đồng Nhà nước (hay Thượng viện) có 46 nghị sĩ và được bầu theo quy định của từng bang.
Mỗi năm, Quốc hội Thụy Sĩ họp 4 kỳ, mỗi kỳ khoảng 3 tuần: kỳ họp mùa xuân; kỳ họp mùa hè; kỳ họp mùa thu và kỳ họp mùa đông. Ngoài ra, Quốc hội cũng có thể triệu tập phiên họp bất thường. Phiên họp đầu tiên của quốc hội mới sau khi bầu cử là việc bầu các thành viên của chính phủ. Tổng thống, chánh văn phòng liên bang, chánh án tòa án tối cao, tòa án bảo hiểm, tòa án quân sự. Cứ mỗi dịp vào cuối năm, quốc hội lại bầu tổng thống, phó tổng thống và chủ tịch quốc hội cho năm sau.
Chính phủ: Hội đồng Liên bang gồm 7 thành viên, nhiệm kỳ 4 năm.
Tổng thống: là Chủ tịch Hội đồng Liên bang luân phiên, được bầu chọn trong số 7 thành viên, nhiệm kỳ 1 năm. Tổng thống và Phó tổng thống thường kiêm luôn cả chức Bộ trưởng một bộ trong Hội đồng liên bang.
Các lãnh đạo:
  • Tổng thống: Doris Leuthard (2010)
  • Chủ tịch Quốc hội: Max Binder
  • Bộ trưởng Ngoại giao: Micheline Calmy-Rey

Các đảng phái chính trị

  • Đảng Dân chủ Thiên chúa giáo (CVP), thành lập năm 1848, hiện có khoảng 99.000 đảng viên (chiếm 20% ghế trong Quốc hội).
  • Đảng Dân chủ Tự do (FDP), thành lập năm 1919, hiện có khoảng 60.000 đảng viên (chiếm 20% ghế trong Quốc hội).
  • Đảng Xã hội Dân chủ (SPS), thành lập năm 1880, hiện có khoảng 38.000 đảng viên (chiếm 21,5% ghế trong Quốc hội).
  • Đảng Nhân dân thiên hữu (SVP), hiện là đảng mạnh nhất trong Quốc hội (chiếm 23% ghế).
  • Đảng Lao động, thành lập năm 1920, có khoảng 1.200 đảng viên.

Đối ngoại

Thụy Sĩ theo đuổi chính sách đối ngoại trung lập nhằm giữ độc lập và bảo vệ lợi ích. Mục tiêu của chính sách đối ngoại là bảo vệ, tăng cường vị thế chính trị và kinh tế của Thụy Sĩ trên thế giới. Chính sách đối ngoại trung lập là công cụ quan trọng, xuyên suốt và là nội dung chủ yếu của nền ngoại giao Thụy Sĩ từ 1815 tới nay.[22][23]
Thụy Sĩ nhấn mạnh chính sách đối ngoại phải dựa trên luật pháp. Luật pháp quốc tế là công cụ để bảo vệ quyền lợi các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia nhỏ và quan hệ quốc tế cần được tiến hành trên những nội dung, quy định của trật tự luật pháp quốc tế. Do đó, việc tôn trọng pháp luật quốc tế là điểm đặc trưng và nguyên tắc bất di bất dịch trong chính sách đối ngoại của Thụy Sĩ.
Thụy Sĩ chưa bao giờ thực hiện chính sách đối ngoại trung lập theo một định chế cứng nhắc, và sử dụng chính sách đối ngoại trung lập như một công cụ thích hợp trong từng thời kỳ để bảo vệ lợi ích của Thụy Sĩ. Chính phủ Thụy Sĩ cho rằng trong tình hình tuy chiến tranh lạnh đã kết thúc, nhưng tình hình chính trị-an ninh thế giới vẫn căng thẳng, mất ổn định, nguy hiểm, chính sách trung lập vẫn là một công cụ thích hợp cho việc thực thi chính sách đối ngoại và an ninh của Thụy Sĩ, và Thụy Sĩ cam kết không đứng vào bên nào trong các cuộc xung đột theo trách nhiệm và nghĩa vụ luật quốc tế quy định đối với các quốc gia trung lập.
Thụy Sĩ tham gia vào các hoạt động trừng phạt mang tính chất đa phương do Liên Hợp Quốc khởi xướng hoặc qua Tổ chức an ninh và hợp tác Châu Âu (OSCE) để chống lại một quốc gia nào được coi là phá hoại hòa bình, hoặc vi phạm pháp luật quốc tế cũng phù hợp với nguyên tắc trung lập.
Những mục tiêu chủ yếu trong chính sách đối ngoại trung lập của Thụy Sĩ thời kỳ này là:
  • Bảo vệ, củng cố và tăng cường an ninh và hòa bình thế giới.
  • Khuyến khích việc cùng tồn tại trong xã hội.
  • Khuyến khích phát triển các quyền con người, dân chủ và nguyên tắc luật pháp.Thúc đẩy cho sự phát triển phồn vinh.
  • Bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên.
Thụy Sĩ đã chính thức trở thành thành viên thứ 190 của Liên Hợp quốc ngày 10 tháng 9 năm 2002[22]. Đây là biểu hiện sự điều chỉnh chính sách đối ngoại trung lập truyền thống mà Thụy Sĩ đã theo đuổi từ nhiều năm nay.

Nhân khẩu

Bài chính: Nhân khẩu Thụy Sĩ

Tôn giáo

Tôn giáo ở Thụy Sĩ - điều tra dân số năm 2010[24]
Tôn giáo

Phần trăm
Công giáo Rôma
  
38.8%
Tin Lành
  
30.9%
Vô thần
  
20.1%
Hồi giáo
  
4.5%
Tôn giáo khác
  
5.7%
Thụy Sĩ không có tôn giáo chính thức nào được công nhận, mặc dù hầu hết các bang (ngoại trừ GenèveNeuchâtel) công nhận ra bang mình có một tôn giáo chính thức, thường là một trong hai tôn giáo chính là Công giáo RômaTin Lành. Theo một cuộc thăm dò của tổ chức Eurobarometer vào năm 2010 cho thấy 44% dân số Thụy Sĩ là hữu thần, 39% bày tỏ niềm tin vào "một tinh thần hay sinh lực" khác và 11% người vô thần. Theo cuộc thăm do của tổ chức Greeley (2003) phát hiện ra rằng 27% dân số không tin vào một Thiên Chúa.
Ngôn ngữ:

Chú thích

  1. ^ Tây Âu hoặc Trung Âu, tùy theo cách định nghĩa. Xem Địa lý Thụy Sĩ.
  2. ^ Năm 2008, ETH Zurich được xếp hạng thứ 15 về lĩnh vực Toán và khoa học tự nhiên theo Xếp hạng đào tạo các trường đại học trên thế giới ở Thượng Hải và EPFL ở Lausanne có hạng thứ 18 về Khoa học máy tính và Công nghệ của cùng tổ chức.

Tham khảo

  1. ^ “US is still by far the richest country, China fastest growing”. Digitaljournal.com. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2010.
  2. ^ Franc's rise puts Swiss top of rich list Simon Bowers, guardian.co.uk, Wednesday 19 October 2011
  3. ^ a ă â b c d đ History swissworld.org. Retrieved on 2009-06-27
  4. ^ Switzerland's Roman heritage comes to life swissinfo.ch
  5. ^ Switzerland history Nationsencyclopedia.com. Retrieved on 2009-11-27
  6. ^ History of Switzerland Nationsonline.org. Retrieved on 2009-11-27
  7. ^ a ă â b Geography swissworld.org, Retrieved on 2009-06-23
  8. ^ “Landscape and Living Space”. Federal Department of Foreign Affairs. Federal Administration admin.ch. 31 tháng 7 năm 2007. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2009.
  9. ^ Physical Geography of Switzerland bfs.admin.ch. Retrieved on 2010-05-06
  10. ^ Ice volume of Switzerland's glaciers calculated sciencecentric.com. Retrieved on 2010-05-06
  11. ^ Landscape and climate cp-pc.ca. Retrieved on 2009-12-14
  12. ^ a ă Herbermann, Charles George (1913). The Catholic Encyclopedia. Encyclopedia Press. tr. 358.
  13. ^ Swiss Alps Jungfrau-Aletsch unesco.org
  14. ^ Climate in Switzerland about.ch, Retrieved on 2009-06-23
  15. ^ Country guide, Switzerland bbc.co.uk, Retrieved on 2009-11-20
  16. ^ International Palm Society
  17. ^ The strengths of Switzerland and its people, p.3[[]][liên kết hỏng] Federal Department of Foreign Affairs FDFA. Retrieved on 2009-12-02
  18. ^ Impact of climate change swissworld.org. Retrieved on 2010-01-14.
  19. ^ a ă â b The Swiss education system swissworld.org, Retrieved on 2009-06-23
  20. ^ “Shanghai Ranking 2008 Top 100 world universities in Natural Sciences and Mathematics”. Ed.sjtu.edu.cn. Truy cập ngày 2 tháng 11 năm 2010.
  21. ^ “Political System”. Federal Department of Foreign Affairs.
  22. ^ a ă Neutrality and isolationism swissworld.org, Retrieved on 2009-06-23
  23. ^ “Switzerland – Country history and economic development”. nationsencyclopedia.com. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2009.
  24. ^ Tristan Dennone. L'athéisme gagne en Suisse. Le Monde des Religions.fr
Bibliography
  • Church, Clive H. (2004) The Politics and Government of Switzerland. Palgrave Macmillan. ISBN 0-333-69277-2.
  • Dalton, O.M. (1927) The History of the Franks, by Gregory of Tours. Oxford: The Clarendon Press.
  • Fahrni, Dieter. (2003) An Outline History of Switzerland. From the Origins to the Present Day. 8th enlarged edition. Pro Helvetia, Zürich. ISBN 3-908102-61-8
  • Historical Dictionary of Switzerland (2002–). Published electronically and in print simultaneously in three national languages of Switzerland.

Tham khảo

Liên kết ngoài




Bénin

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(đổi hướng từ Benin)
Cộng hoà Bénin
République du Bénin (tiếng Pháp)
Flag of Benin.svg Coat of arms of Benin.svg
Quốc kỳ Huy hiệu
Vị trí của Bénin
Khẩu hiệu
Fraternité, Justice, Travail
(Tiếng Pháp: "Bác ái, Công bằng, Lao động")
Quốc ca
L'Aube Nouvelle
Hành chính
Chính phủ Cộng hòa dân chủ
Tổng thống Yayi Boni
Ngôn ngữ chính thức Tiếng Pháp
Thủ đô Porto Novo, Cotonou
6°28′B, 2°36′Đ
Thành phố lớn nhất Cotonou
Địa lý
Diện tích 112.620 km² (hạng 101)
Diện tích nước 1,8% %
Múi giờ UTC+ 1
Lịch sử
Ngày thành lập 1 tháng 8, 1960
Dân cư
Dân số ước lượng (2006) 7.862.944 người (hạng 89)
Mật độ 69,8 người/km² (hạng 102)
Kinh tế
GDP (PPP) (2005) Tổng số: 8.669 tỷ đô la Mỹ
HDI (2003) 0,431 thấp (hạng 162)
Đơn vị tiền tệ franc CFA (XOF)
Thông tin khác
Tên miền Internet .bj
Không nên nhầm lẫn với Vương quốc Benin, hiện ở vùng Benin của Nigeria, hay Thành phố Benin tại vùng đó
Bénin, tên chính thức Cộng hoà Bénin (tiếng Việt đọc là Bê-nanh), là một quốc gia Tây Phi, tên cũDahomey (cho tới năm 1975) hay Dahomania. Nó có chung biên giới với Togo ở phía tây, Nigeria ở phía đông và Burkina Faso cùng Niger ở phía bắc; bờ biển ngắn ở phía nam nước này dẫn tới Eo Benin. Thủ đô của Bénin là Porto Novo, nhưng chính phủ đóng trụ sở tại Cotonou.

Tên

Cái tên Bénin không hề liên quan tới Vương quốc Benin (hay Thành phố Benin).
Tên cũ, Dahomey, đã được thay đổi năm 1975 trở thành Cộng hòa Bénin, theo tên vùng nước bên cạnh quốc gia, Eo Benin. Cái tên này được chọn vì tính trung lập của nó, bởi các biên giới hiện tại của Bénin bao gồm hơn 50 nhóm ngôn ngữ khác biệt và con số gần tương đương như vậy các nhóm dân tộc. Cái tên cũ Dahomey là tên của Vương quốc Fon cổ, và đã bị coi là không thích hợp bởi sự đa dạng văn hóa trong đất nước hiện đại.

Lịch sử

Bài chi tiết: Lịch sử Bénin
Lễ hội tại Abomey, 1908
Vương quốc Dahomey tại Châu Phi được một nhóm sắc tộc bản địa thành lập tại đồng bằng Abomey. Nhà sử học IA Akinjogbin đã đưa ra lý thuyết cho rằng sự mất an ninh do tình trạng buôn bán nô lệ có thể đã góp phần vào việc di cư hàng loạt của các nhóm người khác nhau, gồm cả một thành phần gia đình hoàng gia tại thành phố Allada, tới Abomey. Các nhóm đó kết hợp xung quanh một nền văn minh quân sự chặt chẽ với mục tiêu đảm bảo an ninh và cuối cùng là mở rộng các biên giới của vương quốc nhỏ bé.
Dahomey được biết tới với nền văn hóa và các truyền thống riêng biệt của nó. Các chú bé được cho học nghề với những người lính từ khi còn rất nhỏ, và học về các truyền thống quân sự của vương quốc cho tới khi đủ tuổi gia nhập quân đội. Dahomey cũng nổi tiếng về một đội ngũ binh lính nữ ưu tú, được gọi là "Ahosi" hay "những người mẹ của chúng ta" trong tiếng Fongbe, nhưng thường được chuyển tự sang tiếng AnhDahomean Amazons. Sự nhấn mạnh trên nguyên tắc quân sự và thành công này khiến người Dahomey được những nhà nghiên cứu Châu Âu như Sir Richard Francis Burton đặt biệt hiệu "những Sparta đen nhỏ bé". Hiến tế người là việc thường xuyên, theo các nguồn tin đương thời; vào những ngày lễ và những dịp đặc biệt, hàng ngàn nô lệ và tù binh chiến tranh bị chém đầu trước công chúng. Một số niềm tin tôn giáo Dahomey cho rằng việc chém đầu người sẽ làm tăng uy danh và quyền lực của nhà vua Dahomey cũng như cho các chiến binh của họ.
Dù những người thành lập Dahomey dường như ban đầu đã chống lại nó, việc buôn bán nô lệ luôn có trong tôn giáo của Dahomey trong hầu như suốt ba trăm năm, dẫn tới việc vùng này được gọi là "Bờ biển Nô lệ". Những nhu cầu nghi lễ triều đình, đòi hỏi một phần tù nhân bị bắt giữ qua các trận chiến phải được đem ra chặt đầu, dẫn tới việc giảm số lượng nô lệ xuất khẩu từ vùng này. Con số này đã giảm từ 20.000 ở cuối thế kỷ 17 xuống còn 12.000 vào đầu thập niên 1800. Sự suy giảm một phần do nhiều quốc gia thuộc địa đã tuyên bố việc buôn bán nô lệ là trái pháp luật. Sự sụt giảm này tiếp tục kéo dài tới năm 1885, khi con tàu buôn cuối cùng của Bồ Đào Nha rời cảng với những người nô lệ trên boong từ một nơi thuộc Bénin ngày nay.
Cùng với vương quốc hùng mạnh Dahomey, một số lượng các quốc gia khác tại những vùng có người ở sau này sẽ trở thành Cộng hoà Bénin. Những quốc gia đáng chú ý gồm Ketu, Icha, Dassa, Anago, và các phụ nhóm của người nói tiếng Yoruba. Những nhóm này có quan hệ chặt chẽ với các phụ nhóm ở Nigeria ngày nay, và thường là kẻ đối địch với người Dahomey. Tuy nhiên, một số người lại là công dân của Dahomey và theo các tôn giáo như tại Porto Novo hiện nay, giữa hai nhóm có hôn nhân lai chủng.
Các dân tộc phía bắc là Borgu, Mahi, và nhiều nhóm sắc tộc khác tạo nên dân số hiện nay của quốc gia.
Tới giữa thế kỷ 19, Dahomey bắt đầu đánh mất vị trí và sức mạnh trong vùng, khiến người Pháp có cơ hội chiếm toàn bộ vùng này năm 1892. Năm 1899, vùng đất trở thành một phần của thuộc địa Tây Phi thuộc Pháp, vẫn giữ tên gọi là Dahomey. Năm 1958, nó được trao quyền tự trị với tên gọi Cộng hoà Dahomey, và bắt đầu có quyền độc lập hoàn toàn từ ngày 1 tháng 8 năm 1960.
Trong 12 năm tiếp theo, những xung đột sắc tộc dẫn tới một giai đoạn hỗn loạn. Nhiều cuộc đảo chính, thay đổi chế độ, với ba nhân vật chính là Sourou Apithy, Hubert MagaJustin Ahomadegbé, mỗi người trong số họ đều đại diện cho một vùng đất trong nước. Ba người này đã quyết định thành lập hội đồng tổng thống sau khi bạo lực đã ngăn cản cuộc bầu cử năm 1970. Năm 1972, một cuộc đảo chính quân sự do Mathieu Kérékou lãnh đạo đã lật đổ hội đồng. Ông lập ra một chính phủ theo chủ nghĩa Marx dưới quyền kiểm soát của Hội đồng Quân đội Cách mạng (CNR), và đất nước được đổi tên thành Cộng hòa Nhân dân Bénin năm 1975. Năm 1979, Hội đồng Quân đội Cách mạng giải tán và cuộc bầu cử diễn ra. Tới cuối thập niên 1980, Kérékou đã từ bỏ chủ nghĩa Marx sau một cuộc khủng hoảng kinh tế và quyết định tái lập hệ thống nghị viện tư bản. Ông bị đánh bại năm 1991 trong cuộc bầu cử trước Nicéphore Soglo, trở thành tổng thống da đen đầu tiên của Châu Phi thôi chức sau một cuộc bầu cử. Ông quay trở lại nắm quyền sau chiến thắng tại cuộc bầu cử năm 1996. Năm 2001, một cuộc bầu cử với kết quả sít sao khác khiến Kérékou tiếp tục thắng cử một nhiệm kỳ nữa. Những đối thủ của ông đã đưa ra một số lời buộc tội gian lận trong bầu cử.
Tổng thống Kérékou và cựu Tổng thống Soglo không ra tranh cử trong cuộc bầu cử năm 2006, cả hai đều bị hiến pháp Bénin ngăn cấm tranh cử vì tuổi tác và Tổng thống Kérékou đã giữ hai nhiệm kỳ liên tiếp trước đó. Tổng thống Kérékou được nhiều người ca ngợi vì đã không tìm cách sửa đổi hiến pháp để có thể tiếp tục tại vị hay tranh cử nhiệm kỳ thứ ba, không giống như một số lãnh đạo Châu Phi khác. Một cuộc bầu cử, được cho là công bằng và tự do, đã được tổ chức ngày 5 tháng 3 năm 2006, và dẫn tới vòng loại trực tiếp giữa Yayi BoniAdrien Houngbédji. Vòng loại trực tiếp được tổ chức ngày 19 tháng 3 với thắng lợi của Yayi Boni, ông lên nhậm chức ngày 6 tháng 4. Thắng lợi của cuộc bầu cử đa đảng tại Bénin được ca ngợi rộng rãi, và Bénin được nhiều bên coi là một hình mẫu dân chủ tại Châu Phi.

Chính trị

Bài chính về chính trị và chính quyền của Benin có thể tìm đọc tại Loạt bài về chính trị và chính quyền của Benin.
Chính trị Bénin dựa trên mô hình cộng hoà đại diện dân chủ tổng thống, theo đó Tổng thống Bénin vừa là nguyên thủ quốc gia vừa là lãnh đạo chính phủ, và trên một hệ thống đa đảng đa dạng. Quyền hành pháp do chính phủ đảm nhận. Quyền lập pháp vừa do chính phủ vừa do nhánh lập pháp đảm nhận. Tư pháp độc lập với hành pháp và lập pháp. Hệ thống chính trị hiện nay được thành lập theo Hiến pháp Bénin năm 1990 và cuộc chuyển tiếp dân chủ sau đó năm 1991.

Chính sách ngoại giao

Bénin là thành viên Liên Hiệp Quốc, thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (2004-2005), Phong trào không liên kết, Liên minh châu Phi (AU), Cộng đồng Pháp ngữ (Francophonie), FAO, IMF, WTO, ECOWAS (Cộng đồng Kinh tế Tây Phi) và nhiều tổ chức quốc tế và khu vực khác.
Bénin tham gia tích cực vào các hoạt động gìn giữ hoà bình do ECOWASLiên Hiệp Quốc khởi xướng tại châu Phi như đóng góp quân cho lực lượng của Liên Hiệp Quốc ONUCI tại Bờ Biển Ngà, MONUC tại Cộng hòa Dân chủ Công Gô.
Chính sách đối ngoại của Bénin là ưu tiên hợp tác khu vực, coi trọng quan hệ với phương Tây, nhất là Pháp và các tổ chức quốc tế, tài chính quốc tế để tranh thủ vốn và kỹ thuật.

Khu vực hành chính

Bài chi tiết: Các vùng BéninLàng Bénin
Trong nhiều thập kỷ Bénin được chia thành sáu khu hay tỉnh, mỗi khu đã được chia ra làm hai năm 1999. Các tỉnh được chia thành 77 làng.
Mười hai tỉnh của Bénin gồm:

Địa lý

Bài chi tiết: Địa lý Bénin
Bản đồ Bénin
Ảnh chụp vệ tinh của Bénin
Trải dài giữa sông Niger ở phía bắc và Eo Benin ở phía nam, cao độ của Bénin hầu như bằng nhau trên toàn đất nước. Đa phần dân số sống tại những đồng bằng ven biển phía nam, nơi có những thành phố lớn nhất nước, gồm Porto NovoCotonou. phía bắc đất nước đa phần gồm đồng cỏ và cao nguyên bán khô cằn.
Khí hậu Bénin nóng và ẩm với lượng mưa khá nhỏ so với các nước Tây Phi khác, dù có hai mùa mưa (tháng 4, tháng 6 và tháng 9 tháng 11). Trong mùa đông gió bụi harmattan có thể khiến trời đêm lạnh hơn.
Thành phố lớn nhất và là thủ đô là Cotonou. Cái tên Cotonou xuất phát từ câu ku tɔ nu (tại hồ thần chết) trong tiếng Fon, là phá ở bên cạnh. Đây là một minh chứng cho niềm tin rằng các ngôi sao rơi xuống tượng trưng cho những linh hồn người chết ở thế giới bên kia. Chuyện kể rằng khi Cotonou được thành lập, ánh sáng của các làng ven hồ Ganvié suốt dọc phá chiếu ánh lung linh trên mặt nước, cho thấy những ngôi sao rơi bên dưới. Ganvié là một làng chài gồm những nhà sàn ven hồ ở bờ phía tây phá.
Thị trấn Ouidah là thủ đô tín ngưỡng của vodun, được dân bản địa gọi là glexwe. Đây từng là một cảng nô lệ lớn thời Bồ Đào Nha. Thị trấn Abomey là thủ đô cũ của Vương quốc Dahomey, và các vị vua Fon luôn sống ở đó.
Tại tỉnh Atakora, các khu định cư Betamaribe bên cạnh biên giới Togolese được gọi là tata somba (nhà Somba); chúng nổi tiếng vì các pháo đài, với các ngôi nhà bên trong và những người dân ngủ trong các túp lều giữa các kho thóc trên mái.

Kinh tế

Bài chi tiết: Kinh tế Bénin
Kinh tế Bénin còn ở tình trạng chưa phát triển và dựa chủ yếu vào nông nghiệp, sản xuất bông và thương mại vùng. Tăng trưởng sản xuất thực trung bình ở mức ổn định 5% trong sáu năm qua, nhưng mức tăng dân số quá nhanh khiến con số trên không còn mang ý nghĩa. Lạm phát đã giảm xuống trong những năm gần đây. Đề tăng mức tăng trưởng kinh tế hơn nữa, Bénin đã đưa ra các kế hoạch nhằm thu hút đầu tư nước ngoài, nhấn mạnh hơn trên du lịch, khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm mới và sản phẩm nông nghiệp, cũng như tăng cường công nghệ thông tintin học. Chính sách tư nhân hóa năm 2001 cần tiếp tục thực hiện ở cả lĩnh vực viễn thông, nước, điện, và nông nghiệp, dù chính phủ ban đầu có e ngại trong các lĩnh vực đó. Câu lạc bộ Paris và các chủ nợ đã giãn nợ cho Bénin, tuy nhiên vẫn thúc ép nước này tăng tốc cải cách cơ cấu.
Tài nguyên thiên nhiên có sắt (trữ lượng 1 tỷ tấn), phốt phát, vàng, đá trắngdầu lửathềm lục địa. Nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, chiếm 80% thu nhập quốc dân. Nông nghiệp Bénin lạc hậu, sản phẩm chủ yếu là lương thực và bông ngoài ra còn có dầu cọ, ngô, lạc, , ca cao v.v... Ngành chăn nuôi có cừu, . Bénin vẫn phải nhập phần lớn lương thực. Công nghiệp Bénin nhỏ bé, chủ yếu là ngành công nghiệp ép dầu cọ và khai thác sắt. Nền kinh tế ngầm (buôn bán lậu qua biên giới) chiếm đến 50% nền kinh tế Bénin.
Cảng Cotonu là bến quá cảnh của nhiều nước trong vùng Vịnh Bénin đã tạo nguồn thu ngoại tệ lớn cho Bénin. Bénin xuất khẩu bông, các sản phẩm từ cọ, dừa; nhập thực phẩm, các sản phẩm dầu lửa, thiết bị. Các bạn hàng chính: Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Thái Lan, Niger, Nigeria.

Nhân khẩu

Benin 20050824 6.jpg
Có hàng chục nhóm ngôn ngữ tại Bénin, đại diện ba hệ ngôn ngữ chính của Châu Phi: Niger-Congo, Nilo-SaharaÁ-Phi. Các ngôn ngữ Á-Phi (Aforasiatic) được đại diện bởi tiếng Hausa chủ yếu là những lái buôn sống ở phía bắc trong khi các ngôn ngữ Nilo-Sahara được đại diện bởi Dɛndi, hậu duệ của Đế chế Songhai. ngôn ngữ Dɛndi chiếm ưu thế dọc theo sông Niger ở miền cực bắc, và được dùng như một lingua franca trong các cộng đồng Hồi giáo trên toàn miền bắc, tại các tỉnh Alibori, Borgou và Donga. Trong ngữ hệ Niger-Congo năm nhóm chính gồm:
  • Nhóm Mande của người Boko hay Busa, hiện ở phía cực đông bắc (nam Alibori-bắc Borgou), nhưng trước kia đã từng được sử dụng rộng rãi bởi người Bariba
  • Nhóm Tây Đại Tây Dương bởi các bộ lạc du mục Fulbe rải rác phía đông bắc
  • Nhóm Benue-Congo bởi người Yoruba tại các tỉnh Collines và tỉnh cao nguyên, như cựu vương quốc Sakete, và thành phố thủ đô Porto-Novo, đã mở rộng ra phía bắc từ ƆyɔIfɛ trong giai đoạn thế kỷ 12 đến thế kỷ 19
  • Nhóm Gur (Voltaic) chiếm ưu thế tại bốn tỉnh phía bắc, với Batɔmbu (Bariba) của cựu Vương quốc Borgou (Bariba) chiếm đa phần miền thôn quê tại các tỉnh chia tách của nó sau này là Borgou và Alibori, cũng như thủ phủ tỉnh Parakou; Yom tại đa phần tỉnh Donga và thủ phủ Djougou của nó; cùng nhiều nhóm tại Atakora, gồm cả Bɛtamaribɛ của vùng nông thôn Otammari xung quanh thủ phủ Natitingou, Biali, Waama của Tanguiéta, và Gulmàceba.
  • Nhóm Kwa, đặc biệt là nhóm Gbe được người Tado ở các tỉnh trung và nam sử dụng: người Aja đã từng sinh sống tại tỉnh Kouffo từ nước láng giềng Togo dẫn tới sự hiện diện của những người Tado tại Bénin, ngoại trừ người Mina của tỉnh Mono, họ đến đây rải rác từ Togo hay Ghana: Văn hoá Fɔn tập trung ở tỉnh Zou xung quanh thủ đô cũ Fɔn Abomey, nhưng cũng chiếm ưu thế tại Cotonou và các vùng nam Đại Tây Dương như Ouidah; Maxi ở trung Collines, đặc biệt xung quanh Savalou; Ayizɔ trung Đại Tây Dương (Allada); XwlaXueda tại các phá dọc bờ biển; Tɔfin của Ouémé; và Gun của Porto-Novo. Nhóm Kwa được người Anii ở phía nam Donga trong vùng Bassila sử dụng, và Fooɖo ở phía tây Donga gần thị trấn Ouaké.
Theo số lượng, ngôn ngữ đông đảo nhất là tiếng Fon với 1.7 người sử dụng (2001), tiếp theo là các nhóm Yoruba (1.2 triệu), Aja (600.000), Bariba (460.000), Ayizo (330.000), Fulbe (310.000) và Gun (240.000). Gần các cảng ở phía nam có những người dân da sáng hơn, họ là hậu duệ của những nô lệ quay trở về từ Brasil. Cũng có một số nhỏ người Âu, chủ yếu là người Pháp, người Á, chủ yếu là LibanẤn Độ.
Các tôn giáo bản xứ được đa số người dân tin theo gồm cả các tôn giáo duy linh tại Atakora (các tỉnh Atakora và Donga), và Vodun trong các cộng đồng người Yoruba và Tado ở miền trung và nam đất nước. Thị trấn Ouidah ở bờ biển miền trung là trung tâm của Beninese vodun.
Các vị thần Yoruba và Tado rất giống nhau:
Các tôn giáo du nhập lớn nhất gồm Hồi giáo, bởi Đế chế Songhai và những nhà buôn Hausa, hiện có nhiều tín đồ trên khắp các tỉnh Alibori, Borgou, và Donga, cũng như trong cộng đồng Yoruba, với từ 10 đến 15% dân số; và Thiên chúa giáo, trên danh nghĩa có 10-15% tín đồ trên khắp miền trung và miền nam Bénin và tại OtammariAtakora. Tuy nhiên, đa số tín đồ Thiên chúa giáo tiếp tục giữ đức tin Vodun và đã đưa những vị thần Thiên chúa giáo vào trong các tín ngưỡng Vodun.

Văn hoá

Mọi người tin rằng Vodun (hay "Voodoo", như thường được gọi) có nguồn gốc tại Bénin và đã được đưa tới Brasil, các quần đảo Caribbean, và nhiều phần Bắc Mỹ bởi các nô lệ từ thời vùng này còn là Bờ biển Nô lệ. Tôn giáo bản xứ Bénin được khoảng 60% tin theo. Từ năm 1992 Vodun đã được công nhận là một trong những tôn giáo chính thức của Bénin, và Ngày lễ Quốc gia Vodun được tổ chức vào ngày 10 tháng 1 hàng năm.
Nhiều người Bénin ở phía nam đất nước có tên dựa trên Akan thể hiện ngày sinh của họ trong tuần. Những cặp sinh đôi rất quan trọng trong văn hoá Bénin, và những tên đặc biệt thường được sử dụng cho chúng.
Các ngôn ngữ địa phương được sử dụng như các ngôn ngữ giáo dục ở cấp tiểu học, tiếng Pháp chỉ được sử dụng sau cấp này. Các ngôn ngữ tại Bénin nói chung được ghi bằng các ký tự riêng biệt cho mỗi âm (phoneme), chứ không sử dụng dấu phụ như trong tiếng Pháp hay chữ ghép như trong tiếng Anh. Cả tiếng Yoruba của Bénin, tại Nigeria được viết bằng cả dấu phụ và chữ ghép. Ví dụ, các ngữ âm giữa viết é è, ô, o trong tiếng Pháp được viết e, ɛ, o, ɔ trong các ngôn ngữ tại Bénin, trong khi các phụ âm được viết ngsh hay ch trong tiếng Anh được viết ŋc. Tuy nhiên, dấu phụ được dùng cho ngữ âm mũi và các phụ âm môi kpgb, như ở tên của ngôn ngữ Fon Fon gbe /fõ ɡ͡be/, và các dấu phụ được dùng như các dấu thanh. Trong những văn bản xuất bản bằng tiếng Pháp, phép chính tả lai Pháp và Bénin thường được sử dụng.

Chủ đề khác

Các trạm phát sóng TV - TV Quốc gia Kênh thương mại TV3, trụ sở tại Cotonou

Tham khảo

  • Adam, Kolawolé Sikirou và Michel Boko (1983), le Bénin. SODIMAS, Cotonou và EDICEF, Paris.

Liên kết ngoài

Chính phủ

Tin tức

Tổng quan

Văn hoá

Chỉ dẫn

Danh sách các quốc gia thuộc khối Bắc Đại Tây Dương


Chiến tranh Thanh-Nhật

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Chiến tranh Thanh-Nhật
Chiến tranh Trung-Nhật thứ nhất, các trận và các lần di chuyển quân chính
Chiến tranh Thanh-Nhật, các trận và các lần di chuyển quân chính
.
Thời gian 1 tháng 8 năm 189417 tháng 4 1895
Địa điểm Triều Tiên, Mãn Châu, Đài Loan, Hoàng Hải
Kết quả Đế quốc Nhật Bản giành thắng lợi
Thay đổi lãnh thổ Trung Quốc của nhà Thanh đất mất ảnh hưởng lên bán đảo Triều Tiên cho Đế quốc Nhật Bản.
nhà Thanh Trung Quốc nhượng Đài Loan, Bành Hồ, và bán đảo Liêu Đông cho Đế quốc Nhật Bản
Tham chiến
China Qing Dynasty Flag 1889.svg Nhà Thanh (Trung Quốc) Merchant flag of Japan (1870).svg Đế quốc Nhật Bản
Chỉ huy
Cờ của Nhà Thanh Lý Hồng Chương Flag of the Empire of Japan Yamagata Aritomo


Lực lượng
630.000 lính
Cờ của Nhà Thanh Lục quân Bắc Dương
Cờ của Nhà Thanh Hạm đội Bắc Dương
240.000 lính
War flag of the Imperial Japanese Army.svg Lục quân Đế quốc Nhật Bản
Naval Ensign of Japan.svg Hải quân Đế quốc Nhật Bản
Tổn thất
35.000 chết hoặc bị thương 13.823 chết,
3.973 bị thương
.
Chiến tranh Nhật-Thanh (theo cách gọi ở Nhật Bản, tiếng Nhật: 日清戦争, Nisshin Sensō), hay Chiến tranh Giáp Ngọ (theo cách gọi cũ ở Trung Quốc, tiếng Trung: 甲午戰爭, Jiǎwǔ Zhànzhēng) là một cuộc chiến tranh giữa Đại ThanhĐế quốc Nhật Bản diễn ra từ 1 tháng 8 năm 1894 đến 17 tháng 4 năm 1895. Cuộc chiến tranh này đã trở thành biểu tượng về sự suy yếu của nhà Thanh và chứng tỏ sự thành công của quá trình hiện đại hóa do công cuộc Minh Trị duy tân mang lại so với Phong trào Dương vụTrung Quốc. Kết quả chủ yếu của cuộc chiến này là một sự chuyển dịch sự chi phối khu vực châu Á từ Trung Quốc sang Nhật Bản và là một đòn chí mạng vào nhà Thanh và truyền thống cổ truyền Trung Quốc. Các xu hướng này sau đó đã dẫn đến cuộc Cách mạng Tân Hợi năm 1911.

Bối cảnh và nguyên nhân

Nhật Bản từ lâu đã mong ước mở rộng lãnh địa của mình vào đại lục Đông Á. Trong thời kỳ cai trị của Toyotomi Hideyoshi vào cuối thế kỷ 16, Các cuộc xâm lược Triều Tiên của Nhật Bản (1592-1598) nhưng sau thành công ban đầu đã không thể giành được thắng lợi và kiểm soát hoàn toàn Triều Tiên.
Sau hai thế kỷ, chính sách đóng cửa đất nước dưới thời Mạc phủ Tokugawa đã đi đến kết thúc khi Nhật Bản bị Hoa Kỳ ép mở cửa giao thương vào năm 1854. Những năm tiếp theo cuộc Minh Trị duy tân năm 1868 và sự sụp đổ của chế độ mạc phủ, Nhật Bản đã tự chuyển đổi từ một xã hội khá lạc hậu và phong kiến sang một quốc gia công nghiệp hiện đại. Nhật đã cử các phái đoàn và sinh viên đi khắp thế giới để học và hấp thụ khoa học và nghệ thuật phương Tây, điều này đã được thực hiện nhằm giúp Nhật Bản tránh khỏi rơi vào ách thống trị của nước ngoài và cũng giúp cho Nhật có thể cạnh tranh ngang ngửa với các cường quốc phương Tây.

Xung đột về Triều Tiên

Là một quốc gia mới nổi, Nhật Bản chuyển hướng sự chú ý của mình đến Triều Tiên. Để bảo vệ an ninh và các lợi ích của mình, Nhật Bản vừa muốn sáp nhập Triều Tiên trước khi nó bất kỳ một cường quốc nào khác chiếm, hay ít nhất là đảm bảo Triều Tiên vẫn duy trì được nền độc lập của mình bằng cách phát triển các nguồn lực của nó và cải cách chính trị. Như cố vấn người Phổ cho quân đội Minh Trị Jakob Meckel đã nói, Triều Tiên là "con dao chỉ thẳng vào trái tim nước Nhật". Nhật Bản cảm thấy một cường quốc khác có sự hiện diện quân sự tại bán đảo Triều Tiên sẽ bất lợi cho an ninh quốc gia Nhật Bản, và vì vậy Nhật Bản quyết tâm chấm dứt quyền bá chủ của Trung Quốc với Triều Tiên. Hơn nữa, Nhật Bản nhận ra rằng có thể tiếp cận với than và quặng sắt Triều Tiên sẽ có lợi cho sự phát triển nền tảng công nghiệp Nhật Bản.
Triều Tiên vẫn nạp cống phẩm theo truyền thống và tiếp tục chịu ảnh hưởng của nhà Thanh. Triều đại này cũng có ảnh hưởng lớn đến những vị quan bảo thủ Triều Tiên tập hợp xung quanh Hoàng gia của nhà Triều Tiên. Trong khi đó, nội bộ Triều Tiên bị chia rẽ. Những người cải cách muốn thiết lập quan hệ chặt chẽ hơn với Nhật Bản và các nước phương Tây. Sau Chiến tranh Nha phiếnChiến tranh Pháp-Thanh, Đại Thanh đã yếu hơn và không thể kháng cự lại sự can thiệp chính trị và xâm phạm lãnh thổ của các cường quốc phương Tây (xem Hiệp ước bất bình đẳng). Nhật Bản thấy được cơ hội của mình trong việc thay thế ảnh hưởng của Trung Quốc với Triều Tiên.
Ngày 27 tháng 2 năm 1876, sau khi các sự kiện nào đó và đối đầu với những người chủ trương cô lập Triều Tiên và người Nhật, Nhật Bản áp đặt Hòa ước Giang Hoa lên Triều Tiên, ép Triều Tiên phải tự mở cửa cho người Nhật và ngoại thương và tuyên bố độc lập khỏi Trung Quốc trong quan hệ đối ngoại.
Năm 1884 một nhóm các nhà cải cách thân Nhật lật đổ nhanh chóng chính quyền bảo thủ thân Trung Quốc trong một cuộc đảo chính đẫm máu. Tuy vậy, phe thân Đại Thanh, với sự giúp đỡ của quân đội nhà Thanh dưới quyền Viên Thế Khải, đã giành lại được quyền kiểm soát bằng một cuộc lật đổ không kém phần đẫm máu, dẫn đến cái chết của rất nhiều người cải cách. Họ còn đốt cháy Công sứ quán Nhật Bản và gây ra cái chết của vài người bảo vệ tòa công sứ và công dân Nhật. Điều này dẫn đến một sự kiện giữa Nhật Bản và Đại Thanh, nhưng cuối cùng được giải quyết bằng Điều ước Thiên Tân năm 1885, theo đó hai phía đồng ý: (a) đồng thời rút quân đội viễn chinh khỏi bán đảo Triều Tiên; (b) không gửi chuyên gia quân sự đến để huấn luyện quân đội Triều Tiên; và (c) thông báo cho phía bên kia trước khi một bên quyết định điều quân đến Triều Tiên. Tuy vậy, người Nhật Bản nổi giận vì những nỗ lực liên tiếp của người Trung Quốc nhằm làm xói mòn ảnh hưởng của họ tại Triều Tiên.

Vị thế của hai quân đội

Nhật Bản

Những cải cách của Nhật Bản dưới thời Thiên hoàng Minh Trị đã cho phép Nhật Bản có lực lượng lục quân và hải quân thực sự hiện đại. Nhật Bản gửi rất nhiều sĩ quan hải quân ra nước ngoài huấn luyện, và ước lượng sức mạnh và chiến thuật tương đối của lục quân và hải quân châu Âu.

Hải quân Đế quốc Nhật Bản

Tham chiến chính Japanese Navy Ensign
Hộ tống hạm
Matsushima (kỳ hạm)
Itsukushima
Hashidate
Naniwa
Takachiho
Yaeyama
Akitsushima
Yoshino
Izumi
Tuần dương hạm
Chiyoda
Thiết giáp hộ tống
Hiei
Kongō
Chiến hạm bọc thép
Fusō
Ito Sukeyuki là Tư lệnh Hạm đội liên hợp.
Matsushima, kỳ hạm của Hải quân Đế quốc Nhật Bản trong chiến tranh Trung-Nhật.
Hải quân Đế quốc Nhật Bản được xây dựng theo mẫu Hải quân Hoàng gia Anh, khi ấy là cường quốc hải quân hàng đầu thế giới. Các cố vấn người Anh được gửi đến Nhật Bản để huấn luyện, cố vấn và giáo dục về tổ chức hải quân. Đồng thời, các sinh viên Nhật được gửi đến Liên hiệp Anh để học và nghiên cứu Hải quân Hoàng gia Anh. Qua tập luyện và giảng dạy với các hướng dẫn viên của Anh, Nhật Bản đã xây dựng được một lực lượng hải quân rất thành thạo trong việc bắn đại bác và điều khiển tàu.[1]
Thời gian đầu chiến sự, Hải quân Đế quốc Nhật Bản bao gồm một hạm đội (mặc dù thiếu chủ lực hạm) có 12 chiến hạm hiện đại (Tuần dương hạm Izumi (Hòa Tuyền) được bổ sung trong thời gian chiến sự), một tuần dương hạm (Takao) (Cao Hùng), 22 thuyền phóng lôi, và rất nhiều thương hạm vũ trang và tàu thủy được chuyển thành tàu chiến.
Nhật Bản không đủ nguồn lực để có một chủ lực hạm và vì vậy phải lên kế hoạch triển khai học thuyết "Jeune Ecole" (hạm đội nhỏ) với các tàu chiến nhỏ, chạy nhanh, đặc biệt là tuần dương hạm và tàu phóng lôi, chống lại các tàu chiến lớn.
Rất nhiều tàu chiến chính của Nhật được đóng tại các xưởng tàu của Anh và Pháp (8 chiếc ở Anh, 3 ở Pháp, và 2 ở Nhật) và 16 thuyền phóng lôi đã được đóng tại Pháp và tập hợp lại ở Nhật Bản.

Lục quân Đế quốc Nhật Bản

Chính quyền thời kỳ Minh Trị ban đầu xây dựng quân đội theo mẫu Lục quân Pháp. Các cố vấn Pháp đã được gửi đến Nhật theo hai phái đoàn quân sự (trong các năm 1872-18801884; đó được coi là các phái đoàn thứ hai và thứ ba, phái đoàn đầu tiên là dưới thời Mạc phủ Tokugawa). Chế độ nghĩa vụ quân sự toàn quốc được thực thi từ năm 1873 và quân đội nghĩa vụ kiểu phương Tây được hình thành; các kho vũ khí và trường quân sự cũng được xây dựng.
Năm 1886, Nhật Bản chuyển hướng theo Lục quân Đức, đặc biệt là Phổ như là nền tảng của lục quân. Học thuyết, hệ thống quân sự và cách tổ chức của nó được học tập chi tiết và ứng dụng vào lục quân Nhật. Năm 1885, Jakob Meckel, một cố vấn người Đức ứng dựng những phương pháp mới, ví dụ như tái tổ chức lại cấu trúc chỉ huy lục quân thành các sư đoàntrung đoàn, củng cố hậu cần, vận tải và công trình xây dựng của lục quân (bằng cách ấy tăng cường khả năng cơ động); và thành lập các trung đoàn pháo binhcông binh như những đơn vị độc lập.
Cho đến những năm 1890, Nhật Bản đã có một quân đội kiểu phương Tây hiện đại, chuyên nghiệp, được trang bị và cung cấp tương đối tốt. Các sĩ quan được du học nước ngoài và được đào tạo tốt về những chiếc lược và chiến thuật. Cho đến đầu cuộc chiến, Lục quân Đế quốc Nhật Bản có thể triển khai lực lượng 120.000 lính trong 2 tập đoàn quân và 5 sư đoàn.
Cơ cấu Lục quân Đế quốc Nhật Bản 1894-1895
Tập đoàn quân số 1
Sư đoàn địa phương số 3 (Nagoya)
Sư đoàn địa phương số 5 (Hiroshima)
Tập đoàn quân số 2
Sư đoàn địa phương số 1 (Tokyo)
Sư đoàn địa phương số 2 (Sendai)
Sư đoàn địa phương số 6 (Kumamoto)
Lực lượng dự bị
Sư đoàn địa phương số 4 (Osaka)
Lực lượng chiếm đóng Đài Loan
Sư đoàn cận vệ

Mãn Thanh

Mặc dù Quân đội Bắc Dương - Lục quân Bắc DươngHạm đội Bắc Dương – được trang bị tốt nhất và tượng trưng cho quân đội Thanh hiện đại, song tham nhũng là một vấn đề nghiêm trọng làm xói mòn sức mạnh quân đội. Các quan lại nhà Thanh biển thủ công quỹ một cách có hệ thống, thậm chí ngay cả trong giai đoạn chiến tranh. Kết quả là, Hạm đội Bắc Dương không có nổi một chủ lực hạm nào sau khi nó được thành lập vào năm 1868. Việc mua sắm vũ khí dừng lại vào năm 1891, khi ngân sách được chuyển sang xây dựng Di Hòa Viên ở Bắc Kinh. Hậu cần gặp khó khăn lớn do việc xây dựng tuyến đường sắt Mãn Châu đã bị đình lại. Sĩ khí của quân đội Thanh nói chung rất thấp vì thiếu lương và uy thế, việc sử dụng thuốc phiện, và lãnh đạo kém góp phần vào những cuộc rút chạy nhục nhã ví dụ như việc bỏ đồn Uy Hải Vệ được trang bị tốt và hoàn toàn có thể phòng ngự.

Lục quân Bắc Dương

Bài chi tiết: Lục quân Bắc Dương
Nhà Thanh không có lục quân quốc gia. Sau cuộc nổi dậy Thái Bình Thiên Quốc, quân đội của nước đã bị chia cắt thành các quân đội Mãn Châu, Mông Cổ, Hồi HộtHán riêng, rồi được chia thành kiểu chỉ huy mang nặng tính độc lập địa phương. Trong chiến tranh, lực lượng tham chiến phía Thanh chủ yếu là Lục quân và Hạm đội Bắc Dương. Lời kêu gọi cứu viện từ quân đội Bắc Dương tới các quân đội khác hoàn toàn bị bỏ mặc vì vấn đề thù địch địa phương. Hoài quânAn Huy quân còn lớn hơn Lục quân Bắc Dương nhưng lại không tham chiến.

Hạm đội Bắc Dương

Bài chi tiết: Hạm đội Bắc Dương
Hạm đội Bắc Dương là một trong bốn đội hải quân hiện đại cuối thời nhà Thanh. Hải quân nhận được nhiều sự hậu thuẫn của Lý Hồng Chương, Tổng đốc Trực Lệ. Hạm đội Bắc Dương là hạm đội thống trị Đông Á trước Chiến tranh Nhật-Thanh, được coi là "hàng đầu Á Châu" và "lớn thứ 8 thế giới" trong thập kỷ 1880. Tuy vậy, các con tàu không được duy trì thích đáng và kỷ luật rất kém.[2]
Định Viễn, kỳ hạm của Hạm đội Bắc Dương
Pháo hạm Trấn Viễn của Trung Quốc
Hạm đội Bắc Dương Cờ của Nhà Thanh Lực lượng chính
Đại chiến hạm Đại chiến hạm Định Viễn (kỳ hạm), Đại chiến hạm Trấn Viễn
Thiết giáp hạm Thiết giáp hạm Kinh Viễn, Thiết giáp hạm Lai Viễn
Hộ tống hạm Hộ tống hạm Chí Viễn, Hộ tống hạm Tịnh Viễn
Tuần dương hạm Phóng lôi hạm (Torpedo Cruisers) Tế Viễn, Tuần dương hạm Quảng Bính, Tuần dương hạm Siêu Dũng, Tuần dương hạm Dương Uy
Tuần dương hạm ven biển Tuần dương hạm Bình Viễn
Hộ tống hạm hạng nhẹ Hộ tống hạm Quảng Giáp
khoảng 13 tàu phóng lôi, rất nhiều pháo hạm và thương hạm vũ trang

Mở đầu cuộc chiến

Năm 1893, nhà cách mạng Triều Tiên thân Nhật Bản, Kim Ngọc Quân (Kim Okkyun), bị điệp viên của Viên Thế Khải ám sát tại Thượng Hải. Thi thể của ông được mang lên một tàu chiến Trung Quốc và được gửi lại Triều Tiên, nơi nó bị cắt thành nhiều phần và trưng ra như một lời cảnh báo với các lực lượng thân Nhật khác. Chính phủ Nhật Bản coi đó là một sự sỉ nhục trực tiếp. Tình hình trở nên ngày càng căng thẳng khi triều đình Đại Thanh, theo yêu cầu của vua Triều Tiên Cao Tông, gửi quân đến giúp đàn áp Phong trào nông dân Đông học. Nhà Thanh thông báo cho chính phủ Nhật Bản biết về ý định của mình gửi quân đến bán đảo Triều Tiên phù hợp với Điều ước Thiên Tân, và cử tướng Viên Thế Khải làm đại diện toàn quyền dẫn đầu 2.800 quân. Người Nhật đáp lại rằng họ coi hành động này là một sự vi phạm Điều ước, và gửi quân đội viễn chinh 8.000 người đến Triều Tiên (lữ đoàn hỗn hợp Oshima). Quân đội Nhật Bản sau đó bắt giam Cao Tông, chiếm giữ Hoàng cung ở Seoul (Thủ Nhĩ) trước ngày 8 tháng 6 1894, và thay thế triều đình hiện tại bằng các thành viên từ phe thân Nhật. Mặc dù quân đội Trung Quốc đã rời khỏi Triều Tiên vì tự thấy mình không được chào đón ở đây, nhưng triều đình Triều Tiên thân Nhật mới vẫn cho phép Nhật Bản quyền đánh đuổi quân đội Trung Quốc bằng vũ lực. Nhật Bản đổ ngày càng nhiều quân vào Triều Tiên. Nhà Thanh không thừa nhận triều đình mới của Triều Tiên. Chiến sự vì thế bùng nổ.
1 tháng 6 năm 1894: Quân nổi loạn Đông học tiến về Seoul. Triều đình Triều Tiên yêu cầu nhà Thanh giúp đỡ đàn áp cuộc nổi dậy.
6 tháng 6 năm 1894: Nhà Thanh thông báo cho chính phủ Nhật Bản theo nghĩa vụ của Điều ước Thiên Tân về các chiến dịch quân sự của mình. Khoảng 2.465 lính Thanh di chuyển đến Triều Tiên trong vài ngày.
8 tháng 6 năm 1894: Khoảng 4.000 lính bộ binh và 500 lính thủy đánh bộ Nhật đổ bộ xuống Jemulpo (Tế Vật Phổ, nay là (Incheon (Nhân Xuyên)) bất chấp sự phản đối của Triều Tiên và Đại Thanh.
11 tháng 6 năm 1894: Phong trào nông dân Đông học bị dập tắt.
13 tháng 6 năm 1894: Chính phủ Nhật điện tín cho Tư lệnh các lực lượng Nhật Bản tại Triều Tiên, Otori Keisuke, rằng phải lưu trú tại Triều Tiên càng lâu càng tốt bất chấp cuộc nổi dậy đã chấm dứt.
16 tháng 6 năm 1894: Ngoại vụ đại thần Nhật Bản Mutsu Munemitsu gặp Uông Phượng Tảo, Đại sứ Thanh tại Nhật Bản, để thảo luận về vị thế tương lai của Triều Tiên. Uông tuyên bố rằng triều đình Đại Thanh dự định sẽ rút quân khỏi Triều Tiên sau khi cuộc nổi dậy bị dập tắt và hy vọng Nhật Bản cũng làm điều tương tự. Tuy vậy, nhà Thanh cũng bổ nhiệm một công sứ để chăm lo đến các lợi ích của mình ở Triều Tiên và để tái bảo đảm vị thế chư hầu truyền thống của Triều Tiên với Trung Quốc.
22 tháng 6 năm 1894: Quân tiếp viện của Nhật tới Triều Tiên.
3 tháng 7 năm 1894: Otori đề xuất các cải cách với hệ thống chính trị Triều Tiên, vốn bị những người bảo thủ và triều đình thân Trung Quốc bác bỏ.
7 tháng 7 năm 1894: Hòa giải giữa Đại Thanh và Nhật Bản do Đại sứ Anh làm trung gian kết thúc với thất bại của nhà Thanh.
19 tháng 7 năm 1894: Thành lập Hạm đội liên hợp Nhật Bản, bao gồm gần như toàn bộ các tàu lớn của Hải quân Đế quốc Nhật Bản, để chuẩn bị cho cuộc chiến sắp tới.
23 tháng 7 năm 1894: Quân đội Nhật tiến vào kinh đô Seoul, bắt giam Triều Tiên Cao Tông và thành lập triều đình thân Nhật mới, hủy bỏ mọi Điều ước Thanh-Triều và cho Lục quân Đế quốc Nhật Bản quyền đánh đuổi Lục quân Bắc Dương khỏi Triều Tiên.

Các sự kiện trong chiến tranh

Khai chiến

Cho đến tháng 7 năm 1894, quân Thanh ở Triều Tiên có khoảng 3.000-3.500 lính và chỉ có thể tiếp tế bằng đường biển qua vịnh Asan. Quân Nhật có kế hoạch là ban đầu phong tỏa quân Thanh tại Asan và sau đó bao vây họ bằng bộ binh.

Đắm tàu Cao Thăng

Bài chi tiết: Trận P'ungto
Tàu Cao Thăng là một tàu buôn của Anh nặng 2.134 tấn do Indochina Steam Navigation CompanyLuân Đôn làm chủ, do thuyền trưởng T. R. Galsworthy chỉ huy và thủy thủ đoàn gồm 64 người. Chiếc tàu được triều đình Thanh thuê chở quân Thanh đến Triều Tiên. Ngày 25 tháng 7, Cao Thăng khởi hành tới Asan để tiếp viện cho quân Thanh ở đó với 1.200 lính cộng thêm lương thực và trang bị. Một sĩ quan pháo binh Đức, Thiếu tá von Hanneken, với vị trí cố vấn cho quân Thanh cũng ở trên tàu.
Ngày 25 tháng 7 năm 1894, các tuần dương hạm Yoshino, Naniwa, Akitsushima của hạm đội cơ động Nhật Bản, vốn đang tuần tra Asan, đụng đầu với Phóng lôi hạm Tế ViễnPháo hạm Quảng Ất. Những con tàu này đang đi ra khỏi Asan (Nha Sơn) để gặp một pháo hạm Trung Quốc khác, chiếc Pháo hạm Thao Giang, đang hộ tống tàu Cao Thăng đến Asan. Sau một cuộc chạm trán nhanh chóng, khoảng 1 giờ đồng hồ, chiếc Tế Viễn chạy thoát trong khi chiếc Quảng Ất bị mắc cạn, và kho thuốc súng của nó phát nổ.
Tuần dương hạm Naniwa (Lãng Tốc) (dưới sự chỉ huy của thuyền trưởng Togo Heihachiro) chặn đường Thao Giang và Cao Thăng. Thao Giang cuối cùng bị bắt sống. Người Nhật sau đó ra lệnh cho Cao Thăng đi theo Naniwa và yêu cầu những người châu Âu trên tàu chuyển qua tàu Naniwa. Tuy vậy, 1.200 quân Thanh trên tàu muốn trở về Taku, và đe dọa giết thuyền trưởng người Anh, Galsworthy và thủy thủ đoàn. Sau 4 giờ đàm phán, Thuyền trường Togo ra lệnh nổ súng vào con tàu. Những người châu Âu nhảy lên boong đều bị quân Thanh bắn hạ. Người Nhật cứu được vài người trong thủy thủ đoàn. Việc chiếc Cao Thăng bị đánh chìm tạo ra một trục trặc ngoại giao giữa Nhật Bản và Anh, nhưng hành động này được chỉ dẫn phù hợp với luật pháp quốc tế theo điều khoản đối xử với người làm binh biến.

Giao chiến ở Triều Tiên

Được triều đình Triều Tiên thân Nhật mới ủy nhiệm đánh đuổi quân Thanh khỏi lãnh thổ Triều Tiên bằng vũ lực, Thiếu tướng Oshima Yoshimasa dẫn lữ đoàn hỗn hợp Nhật Bản gồm 4.000 binh sỹ hành quân nhanh chóng từ Seoul xuống phía Nam đến vịnh Asan đối mặt với 3.500 quân Thanh đang đóng tại đồn Sŏnghwan (Thành Hoan) phía Đông Asan và Kongchu (Công Châu).
Ngày 28 tháng 7 năm 1894, quân hai bên chạm trán ngay ngoài Asan trong một trận đánh kéo dài đến 7 giờ 30 phút sáng ngày hôm sau. Quân Thanh dần dần mất trận địa vào quân Nhật đông hơn và mạnh hơn; cuối cùng tan vỡ và chạy về Pyongyang (Bình Nhưỡng). Thương vong phía quân Thanh là khoảng 500 người bị chết và bị thương. Phía quân Nhật là 82 người.
Chiến tranh Nhật-Thanh chính thức được tuyên bố vào ngày 1 tháng 8 năm 1894.
Quân Thanh còn lại ở Triều Tiên, cho đến ngày 4 tháng 8, rút lui đến thành phố phía Bắc Bình Nhưỡng, nơi họ hợp cùng đội quân mới được gửi đến. Lực lượng phòng thủ 13.000-15.000 người chuẩn bị và củng cố kỹ lưỡng cho thành phố, hy vọng sẽ cản trở được bước tiến của quân Nhật.
Lục quân Đế quốc Nhật Bản chia làm vài mũi cùng kéo về Bình Nhưỡng vào ngày 15 tháng 9 năm 1894. Quân Nhật đột kích vào thành phố và cuối cùng tiêu diệt quân Thanh nhờ một cuộc tấn công từ cánh. Quân Thanh đầu hàng. Tuy vậy, lợi dụng trận mưa lớn và đêm tối, lực lượng quân Thanh còn lại hành quân ra khỏi Bình Nhưỡng và tiến lên phía Bắc đến bờ biển và thành phố Uiju (Nghĩa Châu). Thương vong của quân Thanh là 2.000 người chết, 4.000 người bị thương. Của phía Nhật là 102 người chết, 433 người bị thương và 33 người mất tích. Toàn quân Nhật tiến vào Bình Nhưỡng sáng sớm ngày 16 tháng 9 năm 1894.
Hải chiến Hoàng Hải

Tiêu diệt hạm đội Bắc Dương

Hải quân Đế quốc Nhật Bản tiêu diệt 8 trong số 10 tàu chiến của Hạm đội Bắc Dương trên biển Hoàng Hải gần cửa sông Áp Lục ngày 17 tháng 9 năm 1894. Quyền thống trị mặt biển của người Nhật được khẳng định. Tuy vậy, quân Thanh vẫn đổ bộ được 4.500 lính ở gần sông Áp Lục.

Xâm lược Mãn Châu Lý

Sau thất bại ở Bình Nhưỡng, nhà Thanh bỏ Bắc Triều Tiên và chuyển sang giữ thế thủ trên các đồn ở sông Áp Lục bên phía Trung Quốc gần Áp Lục Giang. Sau khi nhận được quân cứu viện, ngày 10 tháng 10 quân Nhật nhanh chóng tiến về phía Bắc hướng đến Mãn Châu.
Đêm ngày 24 tháng 10 năm 1894, quân Nhật vượt được sông Áp Lục mà không bị phát hiện nhờ dựng các cầu phao. Chiều hôm sau, ngày 25 tháng 10 lúc 5 giờ chiều, họ tấn công đồn Hushan, phía Đông Áp Lục Giang. Lúc 10 giờ 30 tối, quân Thanh phòng thủ bỏ vị trí của mình và cho đến ngày hôm sau đã rút lui toàn bộ khỏi Áp Lục Giang. Với việc chiếm được Áp Lục Giang, Tập đoàn quân số 1 của Tướng Yamagata đã chiếm được ngoại ô thành phố Đan Đông. Trong khi đó, đội quân tháo chạy của Lục quân Bắc Dương nổi lửa đốt thành phố Phụng Thành. Quân Nhật đã đứng vững chắc trên lãnh thổ Trung Quốc với chỉ 4 người bị giết và 140 người bị thương.
Tập đoàn quân số 1 sau đó chia làm 2 hướng với Sư đoàn địa phương số 5 của Tướng Nozu Michitsura tiến đến thành phố Thẩm Dương và Sư đoàn địa phương số 3 của Trung Tướng Katsura Taro đuổi theo tàn quân Thanh về phía Tây đến bán đảo Liêu Đông. Cho đến tháng 12, Sư đoàn địa phương số 3 đã chiếm được các thị trấn Ta-tung-kau, Ta-ku-shan, Tự Nham, Tomu-cheng, Hai-cheng, và Kang-wa-seh. Sư đoàn địa phương số 5 hành quân chống lại thời tiết khắc nghiệt ở Mãn Châu Lý tiến đến Thẩm Dương.
Tập đoàn quân số 2 của Oyama Iwao đổ bộ xuống phía Nam bán đảo Liêu Đông ngày 24 tháng 10 và nhanh chóng chiếm được Tiến Hiền và Đại Liên vào các ngày 6-7 tháng 11. Quân Nhật bao vây cảng chiến lược Lữ Thuận.
Chiến tranh Nhật-Thanh, các trận đánh và hướng hành quân chính.

Lữ Thuận Khẩu thất thủ

Ngày 21 tháng 11 năm 1894, quân Nhật đã chiếm được thành phố Lữ Thuận. Quân Nhật được cho là đã thảm sát hàng ngàn thường dân Trung Quốc, trong một sự kiện gọi là Đại tàn sát Lữ Thuận (Lữ Thuận đại đồ sát).
Ngày 10 tháng 12 năm 1894, Kaipeng (ngày nay là Cái Huyện, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc) mất về tay Tập đoàn quân số 1 Nhật Bản.

Uy Hải Vệ thất thủ và sau trận đánh

Hải quân Thanh sau đó rút lui đến sau các công sự tại Uy Hải Vệ. Tuy vậy, họ lại bị lục quân Nhật Bản đột kích vào sườn quân phòng ngự bến cảng. Trận Uy Hải Vệ kéo dài 23 ngày bao vây với lực lượng bộ binh và thủy quân lớn diễn ra từ 20 tháng 1 đến 12 tháng 2 năm 1895.
Sau sự thất thủ của Uy Hải Vệ vào ngày 12 tháng 2 năm 1895 và thời tiết mùa đông bớt khắc nghiêt, quân đội Nhật tiến sâu hơn nữa xuống phía Nam Mãn Châu và Bắc Trung Quốc. Cho đến tháng 3 năm 1895, quân Nhật đã chiếm được các đồn kiểm soát đường biển đến Bắc Kinh. Đây sẽ là những trận đánh lớn cuối cùng, tuy vậy, hàng loạt các vụ xung đột lẻ tẻ vẫn tiếp diễn. Trận Doanh Khẩu diễn ra ngoài thành Doanh Khẩu, Mãn Châu Lý vào ngày 5 tháng 3 năm 1895.

Xâm lược Đài Loan và Bành Hồ

Ngày 26 tháng 3 1895, quân Nhật xâm lược và chiếm quần đảo Bành Hồ ngoài khơi Đài Loan mà không bị thương vong, trong khi đó vào ngày 29 tháng 3 năm 1895, quân Nhật dưới quyền chỉ huy của Đô đốc Motonori Kabayama đổ bộ xuống phía Bắc Đài Loan và tiến lên chiếm toàn bộ nó.

Kết thúc chiến tranh

Hòa ước Mã Quan ký ngày 17 tháng 4 1895 theo đó nhà Thanh công nhận sự độc lập hoàn toàn của Triều Tiên, nhượng lại bán đảo Liêu Đông (ngày nay là phía Nam tỉnh Liêu Ninh) cho Nhật Bản "vĩnh viễn". Thêm vào đó, Thanh phải trả cho Nhật Bản 200 triệu lượng bạc bồi thường chiến phí. Nhà Thanh cũng ký hiệp ước thương mại cho phép tàu của Nhật tiến vào sông Trường Giang, mở các nhà máy gia công ở các cảng theo điều ước và mở thêm bốn bến cảng nữa cho ngoại thương. Tuy vậy, các nước phương Tây đã can thiệp buộc Nhật phải từ bỏ bán đảo Liêu Đông để đổi lấy 30 triệu lạng bạc (450 triệu yen).

Bồi thường chiến phí

Sau chiến tranh, theo học giả Trung Quốc Jin Xide, nhà Thanh phải trả tổng cộng 340.000.000 lạng bạc cho Nhật Bản cho cả bồi thường chiến phí và chiến lợi phẩm, tương đương với 510.000.000 yên Nhật, bằng khoảng 6,4 lần thu ngân sách Nhật Bản. Tương tự, học giả Nhật Bản, Ryoko Iechika, tính toán rằng nhà Thanh đã trả tổng cộng 21.000.000 dollar Mỹ, bằng 1/3 tồng thu của triều Thanh để bồi thường chiến phí cho Nhật Bản, hay khoảng 320.000.000 yên Nhật, tương đương với thu ngân sách Nhật Bản trong vòng 2,5 năm.

Hậu chiến

Chiến thắng của Nhật Bản trong chiến tranh là kết quả của hai thập kỷ nỗ lực công nghiệp hóa và hiện đại hóa trước đó. Chiến tranh thể hiện sự vượt trội của chiến thuật và huấn luyện của người Nhật nhờ áp dụng kiểu quân sự Tây phương. Lục quân và Hải quân Đế quốc Nhật Bản có thể giáng cho quân Thanh hàng loạt thất bại qua tầm nhìn xa, tính nhẫn nại, chiến lược và sức mạnh tổ chức. Uy thế của nước Nhật tăng lên trong mắt quốc tế. Chiến thắng này đánh dấu việc Nhật Bản vươn lên thành một thế lực trong khu vực (nếu không phải là một cường quốc) theo nghĩa tương đương với phương Tây và là thế lực thống trị ở Á Đông.[3]
Cuộc chiến cũng đã hé lộ sự thiếu hiệu quả của triều đình, các chính sách, sự tham những trong hệ thống hành chính và sự mục nát của nhà Thanh (điều đã được nhận rõ từ hàng thập kỷ trước đó). Tình cảm bài ngoại công khai tăng lên và sau này lên tới đỉnh điểm trong cuộc khởi nghĩa Nghĩa Hòa Đoàn 5 năm sau đó. Trong suốt thế kỷ 19, nhà Thanh không thể ngăn ngừa được sự xâm phạm lãnh thổ của nước ngoài—điều này cùng với lời kêu gọi cải cách và nổi dậy Nghĩa Hòa Đoàn sẽ là nhân tố chủ chốt dẫn đến cuộc cách mạng năm 1911 và sự sụp đổ của nhà Thanh năm 1912.
Mặc dù Nhật Bản đã đạt được điều mình mong muốn, cụ thể là chấm dứt ảnh hưởng của Trung Quốc với Triều Tiên, Nhật miễn cưỡng phải trả lại bán đảo Liêu Đông (Lữ Thuận) để đổi lấy sự bồi thường tài chính lớn hơn. Các cường quốc phương Tây (đặc biệt là Nga) trong khi không có mục đích nào với các điều khoản của hiệp ước, cảm thấy rằng nước Nhật không nên có được cảng Arthur, vì chính họ cũng có tham vọng với khu vực này của thế giới. Nga thuyết phục Đức và Pháp cùng với họ tạo áp lực ngoại giao với Nhật, dẫn đến cuộc Tam Cường can thiệp ngày 23 tháng 4 1895.
Năm 1898 Nga ký hợp đồng thuê bán đảo Liêu Đông trong vòng 25 năm và tiếp đó xây dựng một trạm hải quân tại cảng Lữ Thuận. Mặc dù việc này làm người Nhật tức điên, họ vẫn lo ngại với sự xâm lấn của nước Nga đến Triều Tiên hơn là đến Mãn Châu Lý. Các cường quốc khác, ví dụ như Pháp, Đức và Anh, lợi dụng tình hình của Trung Quốc mà nhận được các nhượng bộ về bến cảng và thương mại trả giá bằng sự suy tàn của nhà Thanh. Thanh ĐảoGiao Châu nhượng lại cho Đức, Vịnh Quảng Châu cho Pháp, và Uy Hải Vệ cho Anh.
Căng thẳng giữa Nga và Nhật leo thang trong những năm sau chiến tranh Trung-Nhật. Trong cuộc nổi dậy Nghĩa Hòa Đoàn Liên quân 8 nước được cử đến để đàn áp cuộc nổi dậy; Nga cử quân đội tiến vào Mãn Châu Lý như là một phần của liên quân. Sau khi đánh bại Nghĩa Hòa Đoàn, chính phủ Nga quyết định bỏ trống vùng này. Tuy vậy, cho đến năm 1903, họ thực tế lại tăng số lượng quân tại đây. Đàm phán giữa hai quốc gia (1901–1904) để thiết lập sự công nhận lẫn nhau về phạm vi ảnh hưởng (Nga với Mãn Châu Lý và Nhật với Triều tiên) liên tục bị người Nga làm cho đình đốn một cách có chủ đích. Họ cảm thấy rằng họ có đủ sức mạnh và sự tự tin để không chấp nhận bầy kỳ một sự thương lượng nào và tin rằng Nhật Bản sẽ không dám khai chiến với một cường quốc Âu Châu. Nga cũng có ý định sử dụng Mãn Châu Lý làm bàn đạp để mở rộng hơn nữa lợi ích của mình tại vùng Viễn Đông.
Năm 1902, Nhật Bản lập liên minh với Anh, các điều khoản của liên minh này chỉ rõ nếu Nhật Bản tham chiến tại Viễn Đông, và một cường quốc thứ ba tham chiến chống Nhật Bản, Anh quốc sẽ đến cứu viện người Nhật. Điều này có tác dụng ngăng cản cả Đức lẫn Pháp có bất kỳ một can thiệp quân sự nào trong cuộc chiến tương lai với Nga. Lý do của người Anh khi tham gia liên minh này cũng là để ngăn chặn việc nước Nga mở rộng ảnh hưởng xuống Thái Bình Dương, qua đó đe dọa các lợi ích của nước Anh.
Căng thẳng gia tăng giữa Nhật và Nga là kết quả của việc Nga không muốn tham gia thương thuyết và triển vọng Triều Tiên sẽ rơi vào tay người Nga, vì thế sẽ làm xói mòn các lợi ích của nước Nhật, từ đó, nước Nhật buộc phải hành động. Điều này là nhân tố quyết định và chất xúc tác để dẫn đến cuộc Chiến tranh Nga-Nhật (1904–05).

Xem thêm

Tham khảo

  • Chamberlin, William Henry. Japan Over Asia, 1937, Little, Brown, and Company, Boston, 395 pp.
  • Colliers (Ed.), The Russo-Japanese War, 1904, P.F. Collier & Son, New York, 129 pp.
  • Kodansha Japan An Illustrated Encyclopedia, 1993, Kodansha Press, Tokyo ISBN 4-06-205938-X
  • Lone, Stewart. Japan's First Modern War: Army and Society in the Conflict with China, 1894-1895, 1994, St. Martin's Press, New York, 222 pp.
  • Paine, S.C.M. The Sino-Japanese War of 1894-1895: Perception, Power, and Primacy, 2003, Cambridge University Press, Cambridge, MA, 412 pp.
  • Sedwick, F.R. (R.F.A.). The Russo-Japanese War, 1909, The Macmillan Company, NY, 192 pp.
  • Theiss, Frank. The Voyage of Forgotten Men, 1937, Bobbs-Merrill Company, 1st Ed., Indianapolis & New York, 415 pp.
  • Warner, Dennis and Peggy. The Tide At Sunrise, 1974, Charterhouse, New York, 659 pp.
  • Urdang, Laurence/Flexner, Stuart, Berg. "The Random House Dictionary of the English Language, College Edition. Random House, New York, (1969).
  • Military Heritage did an editorial on the Sino-Japanese War of 1894 (Brooke C. Stoddard, Military Heritage, tháng 12 năm 2001, Volume 3, No. 3, p. 6).
  • Nhật Bản chiếm ưu thế trong Chiến tranh Giáp Ngọ với nhà Thanh TQ

Chú thích

  1. ^ "Kỹ năng của các sĩ quan và thủy thủ Nhật Bản so với các đối thủ người Trung Quốc như so trời cao với vực sâu." [1]
  2. ^ Naval Warfare, 1815-1914, Lawrence Sondhaus, p.168/170.
  3. ^ "Thế cân bằng quyền lực mới đã ra đời. Vị thế thống trị trong khu vực dài hàng thiên niên kỷ đột ngột kết thúc. Nhật Bản trở thành cường quốc số một châu Á, vị thế sẽ duy trì trong suốt thế kỷ 20". Paine, The Sino-Japanese War of 1894-1895: Perception, Power, and Primacy.

Link liên quan

Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Quân huy Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc
Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (Trung văn giản thể: 中国人民解放军, Trung văn phồn thể: 中國人民解放軍, phiên âm Hán Việt: Trung Quốc Nhân dân Giải phóng Quân), gọi tắt là Nhân dân Giải phóng quân hoặc Giải phóng quân, là lực lượng vũ trang chủ yếu của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Đây là quân thường trực lớn nhất thế giới và bao gồm các lực lượng: Lục quân, hải quân, không quân, và lực lượng hạt nhân.Trong chiến tranh thì cảnh sát vũ trang sẽ là nhánh thứ 5 của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc.

Quân huy và quân kỳ

Quân kỳ Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc
Ngày 15 tháng 6 năm 1949, hội nghị toàn thể lần thứ nhất Uỷ ban Trù bị Hội nghị Hiệp thương Chính trị Mới khai mạc tại điện Cần Chính (勤政), Trung Nam Hải (中南海), Bắc Bình (北平, nay là Bắc Kinh 北京) [1][2]. Hội nghị đã lấy danh nghĩa chủ tịch Uỷ ban Quân sự Cách mạng Nhân dân Chính phủ Nhân dân Trung ương Mao Trạch Đông (毛澤東) và các phó chủ tịch Chu Đức (朱德), Lưu Thiếu Kỳ (劉少奇), Châu Ân Lai (周恩來), Bành Đức Hoài (彭德懷) ban hành mệnh lệnh "Về việc công bố kiểu dáng quân huy và quân kỳ Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc" (關於公布中國人民解放軍軍旗軍徽樣式) [3].
Quân huy Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (中國人民解放軍軍徽), còn gọi là "quân huy bát nhất" (八一軍徽), hình ngôi sao năm cánh màu đỏ viền vàng, bên trong khảm hai chữ "bát nhất" 八一. Ngôi sao đỏ tượng trưng cho nhân dân Trung Quốc đã được giải phóng, hai chữ "bát" 八(có nghĩa là "tám") và "nhất" 一 (có nghĩa là "một") biểu thị ngày mồng 1 tháng 8 năm 1927, ngày Đảng Cộng sản Trung Quốc phát động cuộc khởi nghĩa Nam Xương, được xem là ngày thành lập Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc [4].
Quân kỳ Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, còn gọi là "quân kỳ bát nhất" (八一軍旗), nền màu đỏ, hình chữ nhật, tỉ lệ giữa chiều dài và chiều rộng là 5:4, góc trên bên phải gần cán cờ có một ngôi sao vàng năm cánh và hai chữ "bát nhất" 八一 màu vàng, biểu thị kể từ ngày thành lập đến nay ánh sao xán lạn của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã chiếu rọi khắp Trung Quốc [5][6].

Quân ca

Mùa thu năm 1939 tại Diên An (延安) nhà thơ Công Mộc (公木) và nhạc sĩ người Triều Tiên Trịnh Luật Thành (鄭律成) cùng hợp tác sáng tác tổ ca "Đại hợp xướng Bát lộ quân" (八路軍大合唱) [7][8] "Hành khúc Bát lộ quân" (八路軍進行曲) do Công Mộc viết lời, Trịnh Luật Thành viết nhạc là ca khúc thứ tám trong tổ ca "Đại hợp xướng Bát lộ quân". Thời kỳ nội chiến Quốc Cộng lần thứ hai, "Hành khúc Bát lộ quân" được đổi tên thành "Hành khúc Quân Giải phóng Nhân dân (人民解放軍進行曲), ca từ bị sửa đổi thêm bớt. Ngày mồng 1 tháng 5 năm 1953, Bộ Tổng tham mưu Uỷ ban Quân sự Cách mạng Nhân dân Chính phủ Nhân dân Trung ương ban hành để thi hành thử "Điều lệnh nội vụ Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (Thảo án)" (中國人民解放軍內務條令(草案)), đổi tên "Hành khúc Quân Giải phóng Nhân dân" thành "Quân ca Quân Giải phóng Nhân dân" (人民解放軍軍歌). Ngày mồng 1 tháng 5 năm 1953, Uỷ ban Quân sự Cách mạng Nhân dân Chính phủ Nhân dân Trung ương lại ban bố "Điều lệnh nội vụ Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (Thảo án)", đổi tên "Quân ca Quân Giải phóng Nhân dân" thành "Hành khúc Quân Giải phóng Nhân dân". Năm 1965 "Hành khúc Quân Giải phóng Nhân dân" được đổi tên thành "Hành khúc Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc". Ngày 25 tháng 7 năm 1988, Ủy ban Quân sự Trung ương quyết định lấy "Hành khúc Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc" làm quân ca Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc [9][10].
Toàn văn ca từ quân ca Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc như sau[11]:
Trung văn phồn thể Trung văn giản thể Phanh âm Hán ngữ Âm Hán-Việt Dịch nghĩa
向前!向前!向前!
我們的隊伍向太陽,
腳踏著祖國的大地,
背負著民族的希望,
我們是一支不可戰勝的力量。
我們是工農的子弟,
我們是人民的武裝,
從無畏懼,
絕不屈服,
英勇戰鬥,
直到把反動派消滅乾淨,
毛澤東的旗幟高高飄揚。
聽!風在呼嘯軍號響,
聽!革命歌聲多嘹亮!
同志們整齊步伐奔向解放的戰場,
同志們整齊步伐奔赴祖國的邊疆,
向前!向前!
我們的隊伍向太陽,
向最後的勝利,
向全國的解放!
向前!向前!向前!
我们的队伍向太阳,
脚踏着祖国的大地,
背负着民族的希望,
我们是一支不可战胜的力量。
我们是工农的子弟,
我们是人民的武装,
从无畏惧,
绝不屈服,
英勇战斗,
直到把反动派消灭干净,
毛泽东的旗帜高高飘扬。
听!风在呼啸军号响,
听!革命歌声多嘹亮!
同志们整齐步伐奔向解放的战场,
同志们整齐步伐奔赴祖国的边疆,
向前!向前!
我们的队伍向太阳,
向最后的胜利,
向全国的解放!
Xiàngqián! Xiàngqián! Xiàngqián!
Wǒmen di duìwu xiàng tàiyáng,
Jiǎo tàzhe zǔguó di dàdì,
Bèifùzhe mínzú di xīwàng,
Wǒmen shì yī zhī bù kě zhànshèng di lìliang.
Wǒmen shì gōngnóng di zǐdì,
Wǒmen shì rénmín di wǔzhuāng,
Cóng wú wèijù,
Jué bù qūfú,
Yīngyǒng zhàndòu,
Zhídào bǎ fǎndòngpài xiāomiè gānjìng,
Máo Zédōng di qízhì gāogāo piāoyáng.
Tīng! Fēng zài hūxiào jūnhào xiǎng,
Tīng! Gémìng gēshēng duō liáoliàng!
Tóngzhìmen zhěngqí bùfá bēn xiàng jiěfàng di zhànchǎng,
Tóngzhìmen zhěngqí bùfá bēnfù zǔguó di biānjiāng,
Xiàngqián! Xiàngqián!
Wǒmen di duìwu xiàng tàiyáng,
Xiàng zuìhòu di shènglì,
Xiàng quánguó di jiěfàng!
Hướng tiền ! Hướng tiền ! Hướng tiền !
Ngã môn để đội ngũ thái dương,
Cước đạp trước Tổ Quốc để đại địa,
Bội phụ trước dân tộc để hy vọng,
Ngã môn thị nhất chi bất khả chiến thắng để lực lượng.
Ngã môn thị công nông để tử đệ,
Ngã môn thị nhân dân để vũ trang,
Tòng vô úy cụ,
Tuyệt bất khuất phục,
Anh dũng chiến đấu,
Trực đáo đả phản động phái tiêu diệt can tịnh,
Mao Trạch Đông để kỳ xí cao cao phiên dương.
Thính ! Phong tại hô khiến quân hiệu hưởng,
Thính ! Cách mệnh ca thanh đa liệu lượng !
Đồng chí môn chỉnh tề bộ phạt bôn hướng giải phóng để chiến trường,
Đồng chí môn chỉnh tề bộ phạt bôn phó tổ quốc để biên cương,
Hướng tiến ! Hướng tiến !
Ngã môn để đội ngũ hướng Thái dương,
Hướng tối hậu dể thắng lợi,
Hướng toàn quốc để giải phóng !
Tiến lên ! Tiến lên ! Tiến lên
Quân đội chúng ta tiến về mặt trời,
Bước trên mặt đất của quê hương,
Mang niềm hy vọng của dân tộc,
Chúng ta là một sức mạnh không thể đánh bại.
Chúng ta là con em của công nông,
Chúng ta là lực lượng vũ trang nhân dân,
Dũng cảm kiên cường,
Không bao giờ khuất phục,
Anh dũng chiến đấu,
Đến khi chúng ta tiêu diệt tất cả bọn phản động,
Ngọn cờ của Mao Trạch Đông phất tung bay.
Nghe ! Gió đang gầm và kèn hô vang,
Nghe ! Bài ca cách mạng tiếng trong trẻo !
Đồng chí ta trật tự tiến ra chiến trường để tiến tới giải phóng
Đồng chí ta trật tự tiến ra biến cương để bảo vệ tổ quốc
Tiến lên ! Tiến lên ! Tiến lên
Đội ngũ chúng ta hướng mặt trời,
Tiến tới kết thúc thắng lợi,
Tiến tới giải phóng toàn quốc!

Thể chế

Một quân nhân Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc tại trại huấn luyện ở Thẩm Dương, tháng 3 năm 2007
Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc là một nguyên tắc cơ bản trong hệ thống chỉ huy của Quân đội Trung Quốc. Giải phóng quân Trung Quốc không chịu sự cai quản của Quốc vụ viện mà chịu sự cai quản của hai Ủy ban Quân sự Trung ương (Quân uỷ Trung ương), một cơ quan thuộc Nhà nước (Ủy ban Quân sự Trung ương Nhà nước), còn một cơ quan thì thuộc Đảng. Trên thực tế, hai cơ quan này không xung đột vì ủy viên của hai cơ quan này thường đồng nhất với nhau. Thông thường, chỉ có một vài tháng trong mỗi năm năm thì ủy viên của hai hội đồng này mới khác nhau, đó là trong giai đoạn giữa một đại hội đảng, khi uỷ viên của Quân ủy Trung ương thay đổi và kỳ họp của Quốc hội Trung Quốc, khi Quốc hội bầu ra Ủy ban Quân sự Trung ương Nhà nước. Ủy ban Quân sự Trung ương thực hiện trách nhiệm theo quyền hạn được quy định trong Hiến pháp Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và theo Luật Quốc phòng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.[12]
Tháng 12 năm 1982, Đại hội lần thứ 5 của Quốc hội Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã sửa đổi Hiến pháp quy định rằng Ủy ban Quân sự Nhà nước Trung ương lãnh đạo toàn bộ các lực lượng vũ trang của quốc gia. Chủ tịch của Ủy ban Quân sự Nhà nước Trung ương được bầu chọn và miễn nhiệm bởi Hội nghị toàn thể của Quốc hội Trung Quốc trong khi các ủy viên thì do Ủy ban Thường vụ Quốc hội chọn ra. Tuy nhiên, Quân ủy Trung ương thuộc Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn là một cơ quan của Đảng, trực tiếp lãnh đạo quân đội và các lực lượng vũ trang khác. Trên thực tế, Quân ủy Trung ương Đảng sau khi hiệp thương với các bên, đề cử các ủy viên Ủy ban Quân sự Trung ương Nhà nước để khi những người này thông qua các thủ tục pháp lý bầu cử có thể được Quốc hội Trung Quốc bầu vào Ủy ban Quân sự Trung ương Nhà nước. Điều đó có nghĩa Quân ủy Trung ương thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Ủy ban Quân sự Trung ương của Nhà nước là một nhóm và một tổ chức. Tuy nhiên, nhìn bề ngoài theo tổ chức thì hai Ủy ban này trực thuộc hai hệ thống khác nhau - hệ thống Đảng và hệ thống Nhà nước.
Do đó, các lực lượng vũ trang nằm dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Cộng sản và cũng như thế đối với các lực lượng vũ trang của Nhà nước. Chế độ lãnh đạo chung này phản ánh xuất thân của Giải phóng quân Trung Quốc là một nhánh quân sự của Đảng và chỉ thành quân đội Nhà nước sau khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập năm 1949.
Theo lệ thường, chủ tịch và phó chủ tịch của Ủy ban Quân sự Trung ương là các ủy viên dân sự của Đảng Cộng sản Trung Quốc nhưng những người này không nhất thiết là những người đứng đầu của chính quyền dân sự. Cả Giang Trạch DânĐặng Tiểu Bình nắm giữ cương vị này ngay cả sau khi họ đã thôi giữ chức trong bộ máy Nhà nước và Chính phủ. Tất cả các ủy viên khác của Ủy ban Quân sự Trung ương đều sỹ quan đương nhiệm. Bộ trưởng Quốc phòng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa không phải là người đứng đầu quân đội và thường chỉ là phó chủ tịch của Ủy ban Quân sự Trung ương.
Các cấp tổng cục của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc bao gồm: Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Chính trị, Tổng cục Hậu cần và Tổng cục Trang bị. Tổng cục Chính trị duy trì một hệ thống các chính ủy, đảm bảo sự trung thành với đảng và chính quyền dân sự. Ủy ban Quân sự Trung ương thực hiện quyền lãnh đạo quân đội ở cả Hải, Lục, Không quân và Tên lửa Đạn đạo Chiến lược (Nhị pháo, 二炮) thông qua bốn quân chủng. Ngoại trừ quân chủng Tên lửa Đạn đạo Chiến lược thuộc sự lãnh đạo trực tiếp của Ủy ban Quân sự Trung ương; trong một quân khu, các đơn vị thuộc 3 quân chủng đầu phối hợp với nhau trong hiệp đồng tác chiến dưới sự chỉ huy thống nhất của quân khu đó. Các đơn vị Lục quân thuộc sự chỉ đạo của quân khu đó. Các đội Hải quân và Không quân thuộc sự lãnh đạo chung của quân khu và của quân chủng mình (ngành dọc).
Chế độ quân đội Nhà nước kế thừa và duy trì nguyên tắc lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Cộng sản đối với các lực lượng vũ trang nhân dân. Đảng và Nhà nước cùng lập nên Ủy ban Quân sự Trung ương để thực hiện sự lãnh đạo quân sự tối cao đối với các lực lượng vũ trang. Hiến pháp năm 1954 của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa quy định rằng Chủ tịch nước thống soái các lực lượng vũ trang và quy định Chủ tịch nước là Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng (Hội đồng Quốc phòng là một cơ quan cố vấn, không lãnh đạo các lực lượng vũ trang). Ngày 28 tháng 9 năm 1954, Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc thiết lập lại Ủy ban Quân sự Trung ương làm lãnh đạo Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc và các lực lượng vũ trang nhân dân. Kể từ đó trở đi, chế độ lãnh đạo chung giữa Đảng và Nhà nước đối với quân đội đã được thiết lập. Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo mọi công việc quân đội. Chủ tịch nước thống soái các lực lượng quân đội nhà nước và phát triển các lực lượng quân đội do Quốc vụ viện quản lý.
Để đảm bảo quyền lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Cộng sản đối với quân đội, mỗi cấp ủy đảng trong các lực lượng quân sự thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, các đơn vị và ban cấp trên xây dựng bộ máy chính uỷ và đảm bảo rằng các tổ chức cấp dưới hoạt động đồng nhất.

Kỳ hạn quân dịch

Về mặt lý thuyết thì tất cả công dân của CHNDTH có trách nhiệm phải đi nghĩa vụ quân sự. Tuy nhiên trong thực tế, việc thi hành nghĩa vụ quân sự với QĐGPNDTH lại là tự nguyện; tất cả công dân 18 tuổi đều phải đăng kí với nhà cầm quyền, tương tự như Hệ thống tuyển quân của Hoa Kỳ. Trừ một ngoại lệ dành cho các các tân sinh viên đại học (cả nam và nữ), là phải tham gia đợt tập huấn quân sự (thường kéo dài một tuần hoặc hơn) trước khi bắt đầu học đại học hoặc sau đó một năm. Thời hạn phục vụ trong lục quân là 36 tháng, trong không quân và hải quân là 48 tháng, trong lực lượng tên lửa chiến lược không ấn định thời hạn.[13]

Lịch sử tác chiến

Các sự kiện và các cuộc chiến lớn

Tổ chức quân đội

[14]

Quân số và biên chế[15]

- Tổng quân số lực lượng vũ trang chính quy: 2.300.000 người
- Tổng quân số dự bị động viên cục bộ: 1.000.000 người
- Tổng quân số dự bị động viên toàn quốc: 198.400.000 người
- Các đơn vị bán vũ trang:
+ Cảnh sát vũ trang: 110.000 người
+ Dân quân, dân cảnh: 3.000.000 người
+ Các đơn vị đặc biệt thuộc Bộ An ninh: 50.000 người

Lục quân

Tổng quân số: năm 2000 là 1.8; năm 2008 còn 1.5 triệu người; năm 2013 còn 850.000
Biên chế tổ chức[16]
Các đợn vị cấp quân đoàn: có 21 quân đoàn quân chính quy gồm:
- 44 sư đoàn bộ binh
- 10 sư đoàn xe tăng
- 5 sư đoàn pháo binh
Các đơn vị cấp sư đoàn, lữ đoàn độc lập
- 13 lữ đoàn xe tăng
- 15 lữ đoàn bộ binh
- 23 lữ đoàn pháo binh
- 3 sư đoàn đổ bộ đường không
- 5 sư đoàn bộ binh cơ giới hóa
- 1 sư đoàn pháo binh đặc biệt
- 4 lữ đoàn pháo + tên lửa phòng không lục quân
- 7 trung đoàn máy bay trực thăng
China military regions.jpg
Các đơn vị thuộc bảy quân khu:
Quân khu Thẩm Dương
Quân khu Bắc Kinh
Quân khu Nam Kinh
Quân khu Tế Nam
Quân khu Thành Đô
Quân khu Quảng Châu
Quân khu Lan Châu.
- 12 sư đoàn bộ binh
- 1 sư đoàn bộ binh sơn cước
- 4 lữ đoàn bộ binh độc lập
- 87 tiểu đoàn bộ binh độc lập
- 50 trung đoàn công binh
- 30 trung đoàn thông tin liên lạc
Khung các đơn vị dự bị:
- 50 khung sư đoàn bộ binh, pháo binh, phòng không
- 80 khung trung đoàn bộ binh, pháo binh độc lập
Trang bị vũ khí của bộ binh[17]
- Xe tăng: Tổng số 9.800 chiếc; trong đó có 5.000 xe tăng T54/59, 2.400 xe tăng lội nước PT76, 1.200 xe tăng T62/63, 800 xe tăng chủ lực T72, 200 xe tăng chủ lực ZYZ98/99.
- Xe bọc thép: 5.500 chiếc gồm các loại xe xích BMP-1, BMP-3, WN-3; bánh hơi: Honghe-70 (mẫu BTR-70), Honghe-80 (mẫu BTR-80), WZ-551
- Pháo lớn: hơn 14.500 khẩu, gồm các loại: lựu pháo 85 mm, lựu pháo 105 mm, lựu pháo 155 mm, pháo nòng dài 122 mm, pháo nòng dài 130 mm, pháo tự hành 152 mm đặt trên bệ xe tăng T54/59, pháo chống tăng 57 mm và 100 mm.
- Súng cối: hơn 100.000 khẩu các cỡ nòng: 60 mm, 82 mm, 120 mm và 160 mm.
- Hoả tiễn đất đối đất bắn loạt: 2.300 giàn các loại BM12-13, BM-27, BM-40
- Súng và tên lửa chống tăng: RPG-2, RPG-7B, AT-3 Sagger, Jevelin, Gustav...
- Súng phòng không bộ binh: 15.000 cao xạ các loại 24 mm, 37 mm, 57 mm, 100 mm; 180 bộ khí tài + bệ phóng tên lửa Hongqi-2 (SAM-2); 15 bộ khí tài + bệ phóng tên lửa 9K330 (Tor-M1), 100 bộ khí tài + bệ phóng Hongqi-3 (SAM-3).
- Trực thăng: 243 chiếc các loại Mi-8 (trực thăng đa chức năng), Mi-17(trực thăng vận tải) và Mi-24 (trực thăng chiến đấu)
- Vũ khí hạng nhẹ của bộ binh: Đại liên Trường An (mẫu đại liên Goriunov), đại liên SK-75; trung liên RPD, RPK; các loại súng trường chiến đâu, Type56sao chép AK-47 AK-47(Kalasnicov), AK-74(Nikonov), M-4 sao chép sử dụng hạn chế ở một số lực lượng nhất định QBZ-95, K63, K89, K95; các loại súng trường SKS, K84.v.v...

Không quân

Biên chế, tổ chức
- Tổng quân số: 398.000 người
- Tổ chức:
+ 195 phi đội tiêm kích và tiên kích - bom
+ 120 phi đội cường kích
+ 42 phi đội ném bom
+ 15 phi đội trinh sát
+ 50 phi đội vận tải, tiếp dầu
+ 24 phi đội trực thăng
+ 8 trung đoàn cao xạ phòng không
+ 2 Trung đoàn tên lửa Hongqi-2
+ 2 trung đoàn tên lửa S-300RMU
+ 8 tiểu đoàn tên lửa SA-20RMU2
Vũ khí, khí tài
- Máy bay ném bom:
+ 120 chiếc H-6 (TU-16)
+ 120 chiếc H-7 (IL-28)
+ 400 chiếc Q-5 (TU-16)
- Máy bay tiêm kích và tiêm kích - bom
+ 150 chiếc J-5 (MIG-17)
+ 1.800 chiếc J-6 (MIG 19)
+ 500 chiếc J-7 (MIG 21)
+ 180 chiếc J-8
+ 120 chiếc J-10 (FT-2000)
+ 24 chiếc J-11 (SU-27)
+ 48 chiếc SU-27
+ 23 chiếc SU-30MK
- Máy bay trinh sát:
+ 18 chiếc BA-1E
+ 12 chiếc KJ-200
+ 8 chiếc KJ-2000
- Máy bay vận tải quân sự:
+ 44 chiếc vận tải IL-76
+ 4 chiếc tiếp dầu trên không IL-78
+ 10 chiếc vận tải IL-18
+ 300 chiếc Y-5 (AN-2)
+ 56 chiếc Y-7 (AN-24)
+ 24 chiếc Y-8 (AN-12)
+ 15 chiếc Y-11
+ 2 chiếc Y-12
- Máy bay trực thăng:
+ 6 chiếc AS-332
+ 4 chiếc BELL-214
+ 80 chiếc Mi-8
+ 24 chiếc Mi-17
+ 25 chiếc Z-5 (Mi-4)
+ 18 chiếc Mi-24
+ 50 chiếc Z-9 (SA-365N)
- Máy bay huấn luyện:
+ Hơn 150 chiếc các loại YAK-51, L-39 và YAK-18

Hải quân

- Tổng quân số: 235.000 người; trong đó
+ Hải quân hạm tàu: 230.000 người
+ Không quân của hải quân: 25.000 người, gồm 24 trung đoàn
+ Hải quân đánh bộ: 9.000 người gồm 2 lữ đoàn (mỗi lữ đoàn gồm 3 tiểu đoàn TQLC, 1 tiểu đoàn cơ giới, 1 tiểu đoàn xe lội nước, 1 tiẻu đoàn pháo binh)
+ Hải quân tuần duyên: 28.000 người gồm 28 trung đoàn chia làm 28 vùng phòng thủ.
Các căn cứ, quân cảng chính
Liễu Sơn, Hồ Lô Đảo, Thanh Đảo (căn cứ chỉ huy hạm đội Bắc Hải), Thượng Hải, Ninh Ba (căn cứ chỉ huy hạm đội Đông Hải), Chu Sơn, Vân Châu, Tây Dân, Quảng Châu, Trạm Giang (căn cứ chỉ huy hạm đội Nam Hải), Tam Á (căn cứ tàu ngầm).
Vũ khi, trang bị
- Tàu ngầm hạt nhân:
+ 3 tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa hạt nhân tầm xa: K-092/Xia (lớp Hạ), K-93/Shang (lớp Thương), K-94/Jin (lớp Tấn)
+ 5 tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa hạt nhân tầm trung K-91/Han (lớp Hán).
+ 13 tàu ngầm diezel-điện K-30 lớp ROMEO
+ 18 tàu ngầm diezel-điện K-35 lớp Ming
+ 17 tàu ngầm diezen-điện K-51 lớp Kilo
+ 15 tàu ngầm diezel-điện lớp Yuan (Nguyên)
- Tàu tuần dương, tàu khu trục, tàu trợ chiến
+ 3 soái hạm K-052C lớp Luyang (Lữ Dương)
+ 2 tuần dương hạm K-51C lớp Luzhou (Lữ Châu)
+ 43 tàu khu trục tên lửa lớp K-22 lớp Houbei (Hồng Bại, 紅稗)
+ 8 tàu khu trục tên lửa lớp K-054A/Meenshan Mẫn Sơn)và K-054B/Jiangkai (theo mẫu tàu Sovremenny của Nga)
+ 3 tàu khu trục tàng hình K-021 lớp Houku
+ 7 tàu khu trục K-18 lớp Luda (Lữ Đại).
+ 27 tàu với mìn K-010 lớp T-43.
+ 234 tàu tuần duyên kiểu Hải tuần
+ 28 tàu phóng lôi các loại.
+ 6 tàu chở dầu, 48 tàu vận tải (huy động từ tàu dân sự khi có chiến sự)
- Tàu đổ bộ:
+ 36 tàu đổ bộ bộ binh + xe tăng hạng nặng kiểu K-072-II và K072-III lớp Yuting
+ 32 tàu đổ bộ bộ binh + xe tăng hạng trung kiểu K-071
+ 9 tàu đổ bộ bộ binh kiểu LCU
+ 44 cano hạng trung
+ 9 tàu đổ bộ chạy bằng đệm khí.
- Máy bay của hải quân
+ 180 chiếc tiêm kích - bom J-8, J-10
+ 36 chiếc Su-27UKN
+ 40 trực thăng Ka-25
+ 360 trực thăng Mi-8, Mi-17
+ 220 trực thăng Z-9C
- Phương tiện chiến đấu trên bộ của hải quân
+ Xe tăng T59, T63
+ Xe thiết giáp WZ-551
+ Pháo lựu 122 mm
+ Pháo tầm xa 130 mm
+ Hỏa tiễn phóng loạt HM-12
- Các loại tên lửa
+ 120 tên lửa đất đối hạm YJ-62 và YJ-62C,
+ Tên lửa hạm đối hạm các loại: HHQ-7 (Con tằm), YJ-83.
+ Tên lửa hạm đối không SA-N-20
+ Tên lửa đạn đạo hạm đối đất Julang-1,
+ Tên lửa hành trình SS-N-22/SUNBURN và SS-N-27/SIZZLER phóng từ tàu ngầm.
Hiện nay, Trung Quốc vừa hoàn thành việc thử tên lửa hạm đối đất mang đầu đạn hạt nhân Julang-2 (JL-2 trang bị cho các tàu ngầm hạt nhân chiến lược và tàu ngầm lớp Kilo; đồng thời, trang bị loại tên lửa YJ-1 (Ying ji-1) (âm Hán Việt là Ưng Kích 1) cho các tàu ngầm hạt nhân chiến lược.

Lực lượng tên lửa chiến lược

Lực lượng tên lửa chiến lược (SMF) của Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) được Trung Quốc gọi là lực lượng pháo binh thứ hai (Đệ nhị pháo binh bộ đội) đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Quân ủy Trung ương Trung Quốc. Bộ Quốc phòng CHND Trung Hoa có trách nhiệm chỉ huy, quản lý các phương tiện phóng, đầu đạn và các phương tiện, vật chất, kỹ thuật bảo đảm khác.
Biên chế, tổ chức
Toàn bộ SMF của PLA có biên chế 11.000 người (không kể lực lượng khoa học kỹ thuật dân sự phục vụ có thời hạn). Tổ chức SMF của PLA được phân thành 4 cấp:
- Bộ Tư lệnh;
- Căn cứ khu vực: gồm 4 vùng tác chiến, 2 vùng bán quân sự và 1 vùng huấn luyện mang các mật danh Cxx:
+ Căn cứ C51 ở vùng Đông Bắc: Sở chỉ huy đặt tại Cáp Nhĩ Tân; lực lượng tác chiến của căn cứ này là đơn vị 80301 (gồm 3 lữ đoàn) đóng lại Liêu Ninh, một trong các lữ đoàn này có khả năng cơ động khắp vùng Mãn Châu bằng đường sắt và đường bộ.
+ Căn cứ C52 ở Hoa Trung: Sở chỉ huy đặt tại [Tây An?], thuộc tỉnh An Huy; lực lượng tác chiến của căn cứ này là đơn vị 80302 (gồm 3 lữ đoàn) đóng lại Hoàng Sơn, một trong các lữ đoàn này có khả năng cơ động khắp vùng Bắc sông Trường Giang bằng đường sắt và đường bộ.
+ Căn cứ C53 ở Thanh Hải: Sở chỉ huy đặt tại Lan Châu, lực lượng tác chiến của căn cứ này là đơn vị 80306 (gồm 3 lữ đoàn) đóng lại Thiểm Tây - Ninh Hạ, một trong các lữ đoàn này có khả năng cơ động khắp vùng Thanh Hải - Tân Cương bằng đường bộ.
+ Căn cứ C54 ở Cao nguyên Vân - Quý: Sở chỉ huy chính đặt tại Côn Minh, thuộc tỉnh Vân Nam, lực lượng tác chiến của căn cứ này là đơn vị 80303 (gồm 3 lữ đoàn) đóng lại Liêu Ninh, một trong các lữ đoàn này có khả năng cơ động khắp vùng Vân - Quý và Tứ Xuyên bằng đường bộ.
+ Căn cứ C55 ở vùng Nội Mông; được chuyển thành căn cứ bán quân sự từ năm 1992.
+ Căn cứ C56 ở tỉnh ven biển Phúc Kiến; được chuyển thàng căn cứ bán quân sự từ năm 2008 (sau khi Mã Anh Cửu, người của Quốc dân Đảng lên cầm quyền ở Đài Loan)
+ Vùng tác chiến thử nghiệm, nơi huấn luyện, căn cứ hàng không vũ trụ đồng thời là nơi dự trữ đầu đạn C22 tại khu vực Bảo Kê (Baoji) tỉnh Thiểm Tây.
- Lữ đoàn tác chiến (gồm 12 lữ đoàn tác chiến); mỗi căn cứ quân sự có 2 lữ đoàn có bệ phóng cố định và 1 lữ đoàn có bệ phóng di động.
- Tiểu đoàn tác chiến, (mỗi lữ đoàn có 2 tiểu đoàn tác chiến và 1 tiểu đoàn kỹ thuật bảo đảm);
Trang bị vũ khí, khí tài
- 20 tên lửa đạn đạo Dongfeng-3 (CSS-2) IRBMs (Đông Phong-3) có cự ly tác xạ tối đa 4.000 km; (tương lai sẽ thay bằng Dongfeng-21)
- 20 tên lửa đạn đạo Dongfeng-4 (CSS-3) IRBMs có cự ly tác xạ từ 5.500 - 7.000 km; (tương lai sẽ thay bằng Dongfeng-31)
- 20 tên lửa đạn đạo Dongfeng-5 (CSS-4) IRBMs có cự ly tác xạ tối đa 13.000 km;
- 80 tên lửa đạn đạo Dongfeng-21 (CSS-5) MRBMs có cự ly tác xạ 1.500 km;
(Các loại tên lửa này đều mang đầu đạn đơn)
- 300 tên lửa đạn đạo Dongfeng-15 (CSS-6) SRBMs có cự ly tác xạ tối đa 600 km;
- 600 tên lửa đạn đạo Dongfeng-11 (CSS-7)SRBMs có cự ly tác xạ tối đa 300 km;
- 20 tên lửa đạn đạo Dongfeng-21C (CSS-5 Mod-3) MRBMs có cự ly tác xạ 4.500 km;
- 30 tên lửa đạn đạo Dongfeng-31 (CSS-9) và Dongfeng 31-A có cụ ly tác xạ từ 8000 km - 12000 km.
- 45 tên lửa hành trình phóng từ mặt đất DH-10
(Các loại tên lửa này đều có thể mang từ 5 đến 7 đầu đạn, tiến đánh cùng lúc từ 5 đến 7 mục tiêu)
Hiện nay, Trung Quốc đã nghiên cứu chế tạo và thử thành công loại tên lửa Dongfeng-32 (DF-32) có tầm bắn xa đến 11.500 km, có khả năng vượt qua hệ thống tên lửa đánh chặn SMD của Mỹ.

Một số vấn đề mới về vũ khí bộ binh

Thời kỳ đỉnh điểm khoảng những năm 1980-1990, PLA có khoảng 10.000 xe tăng, giảm dần còn khoảng 6.000-8.000 xe tăng trong vòng vài năm qua. Số xe tăng Trung Quốc sản xuất theo mẫu xe tăng Liên Xô T-54A (Type 59 and Type 69) chiếm đến hơn hai phần ba tổng số xe tăng. Đồng thời với việc cho nghỉ hưu các xe tăng loại cũ Type-59/69, thay thế bằng thế hệ hai Type 88Type 96, PLA cũng nâng cấp số xe tăng Type-59/69 còn lại với những công nghệ mới, bao gồm hệ thống liên lạc và kiểm soát hỏa lực cải tiến, thiết bị nhìn đêm, giáp ERA, động cơ được nâng cấp, và hỏa tiễn chống tăng bắn bằng pháo chính, khiến cho chúng có thể tiếp tục phục vụ như các giàn hỏa lực cơ động. Loại xe tăng mới nhất là Type 99, bắt đầu phục vụ từ năm 2001.
PLA cũng có chừng 2.000 xe tăng hạng nhẹ, kể cả loại Type-62 hạng nhẹ và xe tăng lội nước Type-63, bắt đầu đưa vào sản xuất từ những năm 1960s. Loại Type-63 được nâng cấp đặc biệt với hỏa lực được máy tính hóa, trang bị tên lửa chống tăng (ATGM), thiết bị tác chiến đêm, hệ thống định vị bằng vệ tinh, và nâng cấp mã lực.

Vũ khí hóa học

Cộng hòa nhân dân Trung Hoa không phải là một thành viên của Nhóm Australia, một tổ chức được thành lập năm 1985 để theo dõi sự phát triển nhanh chóng của việc sử dụng hóa chất vào mục đích kép (dùng trong dân sự và quân sự) và để kết hợp việc quản lý mặt hàng hóa chất xuất khẩu cũng như các thiết bị được sử dụng trong ngành hóa học. Vào tháng tư 1997, PRC thông qua Quy ước vũ khí Hóa học (CWC) và trong tháng chín năm 1997, Trung Quốc đã công bố một chỉ thị quản lý hàng xuất khẩu vũ khí hóa học mới.

Hệ thống cơ bản không gian

PLA đang triển khai một số chương trình không gian tạo cơ sở cho việc sử dụng hệ thống này vào mục đích quân sự bao gồm:
Vào ngày 11 tháng Giêng, 2007 tại trung tâm vũ trụ Tây Xương, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc tiến hành thử nghiệm thành công một tên lửa chống vệ tinh.[20]

Chuyến bay vào không gian có người

Quân đội Nhân dân Trung Quốc chịu trách nhiệm đối với Chương trình Bay vào không gian có người lái của Trung Quốc. Đến này, tất cả các taikonautđã được tuyển chọn trong số Không quân Quân đội Nhân dân Trung Quốc. Trung Quốc đã trở thành quốc gia thứ 3 duy nhất đưa người vào vũ trụ bằng các trang thiết bị do mình chế tạo với chuyến bay của trung tá Dương Lợi Vĩ trên tàu vũ trụ Thần Châu 5 vào ngày 15 tháng 10 năm 2003. Sau chuyến bay thành công, Dương Lợi Vĩ được phong cấp hàm đại tá.

Ngân sách quốc phòng Trung Quốc

Theo Trung Quốc công bố chính thức thì ngân sách quốc phòng của nước này trong một số năm gần đây như sau: năm 2000 là 13 tỷ USD, năm 2007 là 52 tỷ USD, năm 2008 là 61 tỷ USD, năm 2009 là 70,27 tỷ USD, năm 2013 là hơn 100 tỷ USD. Tuy nhiên, Mỹ, Nhật Bản và một số nước phương Tây cho rằng những con số đó rất thấp so với thực tế. Theo phía Mỹ, ngân sách quốc phòng Trung Quốc năm 2008 có thể đạt đến 122 tỷ USD vì chỉ riêng việc trang bị động cơ mới cho toàn bộ 273 chiếc SU-27, SU-30MK và J-11 (loại máy bay sao chép từ SU-27) đã tiêu tốn không dưới 2 tỷ USD. Phía Trung Quốc cho rằng, nguy cơ quân sự từ phía họ đã bị phương Tây thổi phồng.

Kế hoạch thành lập hạm đội xuyên đại dương

Theo nguồn tin từ các chuyên gia quân sự Nga (được Interfax-ABN trích dẫn), Hải quân Trung Quốc đang có kế hoạch thành lập 2 hạm đội xuyên đại dương hùng mạnh trước năm 2050 với tên gọi: Kế hoạch Con rồng đỏ (Xích long). Hạm đội này có thể triển khai tác chiến ở bất kỳ khu vực nào trên Thái Bình Dương. Trung Quốc cũng có kế hoạch hiện đại hóa các "hạm đội nước vàng" (hạm đội ven bờ) của họ thành "hạm đội nước sâu" (hạm đội biển khơi) trước năm 2020 với 2 nhiệm vụ "Mạch đảo" nhiệm vụ kiểm soát đến các tuyến chiến lược:
- Mạch đảo thứ nhất: phía Bắc đến Vladivostok (Nga), Hokkaido (bắc Nhật Bản), Nampo (thuộc Hàn Quốc), Ryukiu (Trung Quốc gọi là Lưu Câu Kiều, quần đảo Điếu Ngư Đài (Trung Quốc đang tranh chấp với Nhật Bản)Quần đảo Nansi (Nam Sa, tức quần đảo Trường Sa của Việt Nam), quần đảo Philippines; các vùng biển Hoàng hải, Đông Hải (tức biển Hoa Đông), Nam Hải (tức Biển Đông) đến eo biển Malacca (Singapor) và quần đảo Indonesia. Trọng điểm của giai đoạn "Mạch đảo thứ nhất" là Biển Đông (Trung Quốc gọi là biển Nam Trung Hoa)
- Mạch đảo thứ hai: phía Bắc đến quần đảo Aleutians (Hoa Kỳ), qua các vùng đảo Kuril (quần đảo đang có sự tranh chấp Nga-Nhật), Mariana, Carolina (thuộc Mỹ) và New Guinea (Bắc Australia). Trọng điểm của giao đoạn "Mạch đảo thứ hai"" là khống chế Hawai và bờ Tây nước Mỹ.
Kế hoạch này còn bao gồm các hoạt động bảo vệ lợi ích của Trung Quốc (bằng sức mạnh) đối với các ngồn tài nguyên thiên nhiên trên biền, trong lòng biển và dưới đáy đại dương mà Trung Quốc cho là thuộc chủ quyền của họ cũng như việc đảm bảo an ninh của ngành vận tải đường biển Trung Quốc.
Cùng với việc hiện đại hóa các hạm tàu, Trung Quốc cũng chú trọng phát triển không quân của hải quân và lực lượng lính thủy đánh bộ. Trung Quốc đang cố gắng tự đóng tàu sân bay trước năm 2020 (do việc họ không tranh được với Ấn Độ hợp đồng mua tàu sân bay Admiral Goskov của Nga); nâng cấp, cải tiến các máy bay SU-30MK và J-10 thành máy bay dùng cho hàng không mẫu hạm; phát triển chế tạo các loại tàu đổ bộ cỡ lớn hoặc mua các tàu này từ Đông Âu (UKRAINA đã nhận đơn đặt hàng đóng cho Trung Quốc 12 tàu loại này).
Dự kiến các hạm đội xuyên đại dương của Trung Quốc sẽ được biên chế, trang bị 1 tàu sân bay có khả năng đảm bảo hoạt động cho 45 đến 50 máy bay chiến đấu của hải quân, 1 tàu ngầm nguyên tử chiến lược, 4 tàu ngầm nguyên tử đa chức năng, 12 tàu ngầm diezel-điện, 29 tàu tuần dương, 49 tàu khu trục, 234 tàu tuần tiễu trang bị tên lửa, 15 tàu phóng lôi, 48 tàu quét mìn, 120 tàu, cano, xuồng đổ bộ các loại.

Cương lĩnh quân sự của Trung Quốc thời đại mới

Về đổi mới và hiện đại hóa quân đội

Trọng tâm là cơ cấu lại các lực lượng theo hướng giảm biên chế quân số, tăng cường chất lượng, triệt để áp dụng các biện pháp cơ giới hóa, tự động hóa, tin học hóa các loại vũ khí thông thường; cải tiến cơ cấu hành chính quân sự, biên chế tổ chức và bố trí, phân phối binh lực hợp lý. Tập trung hoàn thiện khả năng đánh thắng các cuộc chiến tranh cục bộ trong điều kiện ứng dụng công nghệ cao và vũ khí thông minh.

Chương trình hành động

Đến năm 2020, đạt mục tiêu phát triển bộ máy quân sự có trình độ tiên tiến, có khả năng tiến hành các hoạt động tác chiến có quy mô châu lục, cách biên giới quốc gia (của Trung Quốc) từ 3.000 đến 10.000 km. Kết hợp tự lực phát triển hệ thống vũ khí, trang bị với việc mua sắm từ nước ngoài; chú trọng phát triển hiện đại hóa các hệ thống vũ khí phòng không, vũ khí chống tàu ngầm và tàu nổi; phát triển hệ thống vũ khí chống vệ tinh, phóng thêm các loại vệ tinh phục vụ chỉ huy quân sự, định vị, dẫn đường và vệ tinh do thám tín hiệu, do thám hình ảnh; phát triển lực lượng tên lửa đạn đạo mang nhiều đầu đạn hạt nhân và tên lửa, bom hạt nhân chiến thuật. Phát triển lực lượng kinh tế - quân sự, lấy lực lượng tài chính-ngân hàng quân sự để có nguồn thu lớn bù đắp cho chi phí quân sự ngay cả trong thời gian đang có chiến tranh cục bộ.

Chiến lược hành động[cần dẫn nguồn]

Phương sách xuyên suốt áp dụng cho cả thời bình và thời chiến là phản công quyết liệt, không bị hạn chế bởi không gian và thời gian. Triệt để tận dụng các cơ hội và điều kiện thuận lợi để tấn công, khi tấn công thì không đặt vấn đề biên giới quốc gia và vùng lãnh thổ. Tập trung hỏa lực vào những điểm trọng yếu của đối phương; triển khai cùng lúc các hoạt động phòng thủ và tấn công, không chờ phòng thủ xong mới tấn công. Thực hành tấn công trả đũa ngay sau khi bị tấn công với thời hạn nhanh nhất. Nhất thiết chỉ sử dụng lực lượng của chính mình để tấn công đối phương.
Phối hợp chặt chẽ hoạt động quân sự với hoạt động ngoại giao để chủ động chấm dứt chiến sự trên thế mạnh, thế có lợi.
Phối hợp các hoạt động quân sự với hoat động kinh tế quân đội. Triệt để lợi dụng sự rối loạn trên thị trường tài chính, tiền tệ quốc tế do việc chủ động phát động chiến sự gây ra để tổ chức các hoạt động buôn bán, môi giới tài chính, ngân hàng, thu lợi nhuận cho quân đội.

Chiến lược phát triển hải quân

(xem Kế hoạch thành lập hạm đội xuyên đại dương của Trung Quốc)

Hệ thống cấp bậc

Hệ thống quân hàm 1955

Từ khi thành lập cho đến trước 1955, Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc không duy trì hệ thống quân hàm, vốn được cho là sản phẩm của thế giới tư bản, không phù hợp với Quân đội công nông. Trong chiến tranh Triều Tiên, nhiều bất cấp nảy sinh, chính quyền Trung Quốc nhận thấy rõ sự cần thiết phải áp dụng một hệ thống quân hàm trong Quân đội. Năm 1955, Hệ thống quân hàm Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc đầu tiên được chính thức ra đời, hệ thống này được xem là chịu nhiều ảnh hưởng của Quân đội Liên Xô.

Sĩ Quan

  • Nguyên soái
    • Đại Nguyên soái (không ai được phong)
    • Nguyên soái (10 người được phong)
  • Tướng quan
    • Đại tướng (10 người được phong)
    • Thượng tướng(57 người được phong)
    • Trung tướng
    • Thiếu tướng
  • Hiệu quan
    • Đại hiệu
    • Thượng hiệu
    • Trung hiệu
    • Thiếu hiệu
  • Uý quan
    • Đại úy
    • Thượng úy
    • Trung úy
    • Thiếu úy

Hạ sĩ quan

    • Thượng sĩ
    • Trung sĩ
    • Hạ sĩ

Binh sĩ

    • Thượng đẳng binh
    • Liệt binh
Hệ thống này đến khi Cách mạng văn hóa nổ ra thì bãi bỏ.

Hệ thống quân hàm hiện tại

Hệ thống quân hàm Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc hiện nay được xây dựng và áp dụng từ năm 1988 trên cơ sở đoạn tuyệt với hệ thống cấp bậc cũ đặt ra năm 1955, gồm các cấp:

Sĩ Quan

  • Tướng quan
    • Nhất cấp Thượng tướng (bãi bỏ năm 1994).
    • Thượng tướng
    • Trung tướng
    • Thiếu tướng
  • Hiệu quan
    • Đại hiệu
    • Thượng hiệu
    • Trung hiệu
    • Thiếu hiệu
  • Uý quan
    • Thượng úy
    • Trung úy
    • Thiếu úy

Hạ sĩ quan

  • Cao cấp
    • Nhất cấp Quân sĩ trưởng
    • Nhị cấp Quân sĩ trưởng
    • Tam cấp Quân sĩ trưởng
  • Trung cấp
    • Tứ cấp Quân sĩ trưởng
    • Thượng sĩ
  • Sơ cấp
    • Trung sĩ
    • Hạ sĩ

Binh sĩ

    • Thượng đẳng binh
    • Liệt binh

Qui định về tương quan chức vụ và quân hàm

  • Chủ tịch Quân uỷ Trung ương (thường do Tổng bí thư kiêm nhiệm): không cấp quân hàm.
  • Phó Chủ tịch Quân uỷ Trung ương: Thượng tướng.
  • Thành viên Quân uỷ Trung ương: Thượng tướng.
  • Tư lệnh Đại quân khu: Thượng tướng hoặc Trung tướng
  • Phó Tư lệnh Đại quân khu: Trung tướng hoặc Thiếu tướng
  • Tư lệnh Quân đoàn: Thiếu tướng hoặc Trung tướng.
  • Phó Tư lệnh Quân đoàn:Thiếu tướng hoặc Đại hiệu.
  • Sư đoàn trưởng: Đại hiệu hoặc Thiếu tướng.
  • Lữ đoàn trưởng (Sư đoàn phó): Thượng hiệu hoặc Đại hiệu.
  • Trung đoàn trưởng (Lữ đoàn phó): Thượng hiệu hoặc Trung hiệu.
  • Trung đoàn phó: Trung hiệu hoặc Thiếu hiệu.
  • Tiểu đoàn trưởng: Thiếu hiệu hoặc Trung hiệu.
  • Tiểu đoàn phó: Thượng úy hoặc Thiếu hiệu.
  • Đại đội trưởng: Thượng úy hoặc Trung úy.
  • Đại đội phó: Trung úy hoặc Thượng úy.
  • Trung đội trưởng: Thiếu úy hoặc Trung úy.
Các chức vụ không được nêu sẽ được đối chiếu xem tương đương với chức vụ nào ở trên để áp dụng quân hàm phù hợp.Chính ủy,phó chính ủy một đơn vị sẽ áp dụng quân hàm y như với chỉ huy trưởng, chỉ huy phó của đơn vị đó.

Văn hiến tham khảo

  1. ^ 1949年6月15日 新政协筹备会第一次全体会议举行,人民网。[2013年8月13日]。
  2. ^ 周恩来与第一届人民政协会议的召开,中国人民政治协商会议全国委员会门户网站。2011年9月26日[2012年8月13日]。
  3. ^ 中国人民解放军军徽的由来,山东博物馆。2011年8月11日[2013年8月13日]。
  4. ^ 中国人民解放军军旗、军徽、军歌, 新华网。[2013年8月13日]。
  5. ^ 中国人民解放军军旗军徽的诞生, 新华网。2007年8月2日[2013年8月13日]。
  6. ^ 中国人民解放军军旗、军徽、军歌, 新华网。[2013年8月13日]。
  7. ^ 《人民解放军进行曲》 军歌嘹亮永向前, 新华网。2008年7月9日[2013年8月13日]。
  8. ^ 《八路军进行曲》:军歌嘹亮七十载, 中国文化传媒网。2012年9月18日[2013年8月13日]。
  9. ^ 战史今日7月25日:中国人民解放军军歌确定, 中国新闻网。2013年7月25日[2013年8月13日]。
  10. ^ 中国人民解放军军旗、军徽、军歌, 新华网。[2013年8月13日]。
  11. ^ 中国人民解放军军歌,人民网。[2013年8月13日]。
  12. ^ Chế độ chính trị của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa [Zhonghua Renmin Gongheguo Zhengzhi Zhidu] Chief Editor Pu Xingzu, Shanghai, 2005, Shanghai People’s Publishing House. ISBN 7-208-05566-1]Chapter 11, the State Military System, pp. 369 - 392]
  13. ^ Lực lượng vũ trang các nước trên thế giới. (Dịch từ guyên tác tiếng Nga của NXB Popuri). Dịch giả: Đại Vĩ. NXB Thông Tấn. Hà Nội. 2004. trang 449.
  14. ^ Lực lượng vũ trang các nước trên thế giới. NXB Popury (Nga). 2002. Bản dịch của Đại Vỹ. NXB Thông tấn. Hà Nội. 2004
  15. ^ Lực lượng vũ trang các nước trên thế giới. (Nguyên tác tiếng Nga của NXB Popuri). Dịch giả: Đại Vĩ. NXB Thông Tấn. Hà Nội. 2004. trang 449.
  16. ^ Lực lượng vũ trang các nước trên thế giới. (Nguyên tác tiếng Nga của NXB Popuri). Dịch giả: Đại Vĩ. NXB Thông Tấn. Hà Nội. 2004. trang 449-450.
  17. ^ Lực lượng vũ trang các nước trên thế giới. (Nguyên tác tiếng Nga của NXB Popuri). Dịch giả: Đại Vĩ. NXB Thông Tấn. Hà Nội. 2004. trang 450-451.
  18. ^ Squadron Leader KK Nair, "Space: The Frontiers of Modern Defence", Knowledge World Publishers, New Delhi, Chap-6, Pgs123-126
  19. ^ Squadron Leadr KK Nair, Space:The Frontiers of Modern Defence, pg 123
  20. ^ China plays down fears after satellite shot down, AFP via Yahoo! News, January 19

Liên kết ngoài

Video yêu thích 
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam


Trở về trang chính
 
Hoàng Kim
, hoangkim, hoangkimvietnam, Ngọc Phương NamChào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, Khát khao xanh, Dayvahoc,Học mỗi ngày,  Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook  Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sốngThơ cho con