Bình thường hóa quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Sau Sự kiện 30 tháng 4, 1975
vấn đề bình thường hóa quan hệ ngoại giao Việt Nam-Hoa Kỳ được đặt ra.
Tuy nhiên đến hai mươi năm sau, ngày 11/7/1995, Tổng thống Mỹ Bill Clinton và Thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt mới tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia.
Ngày 7 tháng 5 năm 1976, Tổng thống Gerald R. Ford đề nghị Quốc hội Hoa Kỳ tạm ngưng cấm vận Việt Nam trong sáu tháng để tạo điều kiện cho việc đối thoại giữa hai nước. Ngày 8 tháng 5 năm 1976, Bộ trưởng Ngoại giao Henry Kissinger gửi công hàm cho Quốc Vụ khanh Bộ Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch, đề nghị thảo luận vấn đề bình thường hóa quan hệ hai nước
Ngày 6 tháng 1 năm 1977, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa ra lộ trình ba bước bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. Và phía Hoa Kỳ cũng đưa ra điều kiện để nối lại bang giao là Việt Nam phải làm đầy đủ hồ sơ về lính Mỹ mất tích (MIA), trao trả hài cốt lính Mỹ. Phía Việt Nam cũng đòi Hoa Kỳ phải bồi thường chiến tranh, trong khi đó Hoa Kỳ cho rằng Việt Nam đã vi phạm Hiệp định Paris nên không thể bàn đến khoản tiền bồi thường.
Năm 1977, khi Jimmy Carter nhậm chức tổng thống, ông đã nổ lực đẩy mạnh việc bình thường hóa quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ. Tháng 3 năm 1977, Carter gửi một phái đoàn sang Hà nội để bàn về việc nối lại bang giao. Ngày 17 tháng 3 năm 1977, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Nguyễn Duy Trinh đã tiếp Leonard Woodcock Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ. Ngày 4 tháng 5 năm 1977, chính quyền Carter đồng ý để Việt Nam vào Liên Hiệp Quốc.
Ngày 3 tháng 5 năm 1977, phiên đàm phán đầu tiên giữa hai phái đoàn Việt Nam - Hoa Kỳ đã diễn ra tại Paris. Phía Việt Nam khăng khăng đòi Mỹ phải chi 3,25 tỷ đô-la bồi thường chiến tranh[1]. Phía Hoa Kỳ đề nghị bình thường hóa trước, viện trợ sau. Trưởng đoàn đàm phán Phan Hiền báo cáo với ông Nguyễn Cơ Thạch, ông Thạch thuyết phục Bộ Chính trị nhưng không được.
Khi Biên giới Tây Nam được đặt trong tình trạng chiến tranh và Trung Quốc đã được Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam xác định là kẻ thù, Việt Nam bắt đầu nhận thấy vai trò quan trọng của việc bình thường hóa với Hoa Kỳ, một siêu cường trên thế giới. Đầu năm 1978, tại Tokyo, ông Phan Hiền thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam tuyên bố: "Việt Nam sẵn sàng bình thường hóa vô điều kiện với Hoa Kỳ". Tuy nhiên lúc này Mỹ quan tâm tới việc đàm phán bình thường hoá với Trung Quốc hơn, vấn đề Việt Nam không còn được ưu tiên nữa.[2]
Trong một nỗ lực cuối cùng, tháng 10 năm 1978, Nguyễn Cơ Thạch hối thúc các nhà đàm phán Hoa Kỳ ký thỏa thuận bình thường hóa. Nhưng Hoa Kỳ đã từ chối khéo: "Mỹ không thay đổi lập trường bình thường hóa quan hệ với Việt Nam, nhưng phải chậm lại vì cần làm rõ ba vấn đề: sự thù địch của Việt Nam với Campuchia; Hiệp ước Việt-Xô và tình trạng gia tăng thuyền nhân Việt Nam". Tuy nhiên theo ông Trần Quang Cơ viết trong hồi ký "Hồi ức và suy nghĩ" thì: "Tôi nghĩ, thực ra Mỹ đã quyết định dứt bỏ quá trình đàm phán bình thường hoá quan hệ với Việt Nam từ khi Việt Nam tham gia khối Comecon, tháng 6-1978, và sau đó, ký hiệp ước với Liên Xô". Sau đó thì việc bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ bị gián đoạn bởi các cuộc Chiến tranh biên giới Tây Nam và Chiến tranh biên giới Việt - Trung
Trong thập niên tám mươi chính quyền của Tổng thống Reagan (1980-1988) phản đối việc bình thường hóa cho đến khi có sự xác nhận Việt Nam đã rút hết quân ở Campuchia và có sự hợp tác đầy đủ của Việt Nam trong việc tìm kiếm những người Mỹ mất tích.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn báo Time (tuần lễ từ ngày 7 đến 13-1-1992), ông Võ Văn Kiệt nói rằng:
Tháng 11-1992, lệnh hạn chế liên lạc điện thoại được bãi bỏ, dịch vụ gọi điện trực tiếp giữa Mỹ và Việt Nam được thiết lập.
Cho đến năm 2009, thương mại hai chiều Việt - Mỹ đã đạt tới 15,6 tỷ USD (tăng hơn 30 lần so với năm 1995). Mỹ trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, là nhà đầu tư lớn thứ nhì vào Việt Nam với số vốn lên tới 9,8 tỷ USD, chiếm 25% tổng số FDI vào Việt Nam.[4]
Những nỗ lực để bình thường hóa
Khoảng tháng 6 năm 1975, Việt Nam có nhờ Liên Xô chuyển cho Mỹ một thông điệp không chính thức: "Lãnh đạo Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tán thành có quan hệ tốt với Mỹ trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau. Trên tinh thần đó, phía Việt Nam đã tự kiềm chế trong khi giải phóng, tạo cơ hội cho người Mỹ không bị cản trở trong việc tiến hành di tản nhân viên của họ. Phía Việt Nam đã cố gắng làm mọi sự cần thiết để không làm xấu đi quan hệ với Mỹ trong tương lai. Không có sự thù địch với Mỹ ở Việt Nam và Việt Nam cũng không muốn thấy như vậy ở phía Mỹ". Tiếp theo đó, Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói trước Quốc hội: "Việt Nam mời gọi Hoa Kỳ bình thường hóa và yêu cầu chính quyền Mỹ chi tiền tái thiết như đã hứa".Ngày 7 tháng 5 năm 1976, Tổng thống Gerald R. Ford đề nghị Quốc hội Hoa Kỳ tạm ngưng cấm vận Việt Nam trong sáu tháng để tạo điều kiện cho việc đối thoại giữa hai nước. Ngày 8 tháng 5 năm 1976, Bộ trưởng Ngoại giao Henry Kissinger gửi công hàm cho Quốc Vụ khanh Bộ Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch, đề nghị thảo luận vấn đề bình thường hóa quan hệ hai nước
Ngày 6 tháng 1 năm 1977, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa ra lộ trình ba bước bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. Và phía Hoa Kỳ cũng đưa ra điều kiện để nối lại bang giao là Việt Nam phải làm đầy đủ hồ sơ về lính Mỹ mất tích (MIA), trao trả hài cốt lính Mỹ. Phía Việt Nam cũng đòi Hoa Kỳ phải bồi thường chiến tranh, trong khi đó Hoa Kỳ cho rằng Việt Nam đã vi phạm Hiệp định Paris nên không thể bàn đến khoản tiền bồi thường.
Năm 1977, khi Jimmy Carter nhậm chức tổng thống, ông đã nổ lực đẩy mạnh việc bình thường hóa quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ. Tháng 3 năm 1977, Carter gửi một phái đoàn sang Hà nội để bàn về việc nối lại bang giao. Ngày 17 tháng 3 năm 1977, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Nguyễn Duy Trinh đã tiếp Leonard Woodcock Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ. Ngày 4 tháng 5 năm 1977, chính quyền Carter đồng ý để Việt Nam vào Liên Hiệp Quốc.
Ngày 3 tháng 5 năm 1977, phiên đàm phán đầu tiên giữa hai phái đoàn Việt Nam - Hoa Kỳ đã diễn ra tại Paris. Phía Việt Nam khăng khăng đòi Mỹ phải chi 3,25 tỷ đô-la bồi thường chiến tranh[1]. Phía Hoa Kỳ đề nghị bình thường hóa trước, viện trợ sau. Trưởng đoàn đàm phán Phan Hiền báo cáo với ông Nguyễn Cơ Thạch, ông Thạch thuyết phục Bộ Chính trị nhưng không được.
Khi Biên giới Tây Nam được đặt trong tình trạng chiến tranh và Trung Quốc đã được Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam xác định là kẻ thù, Việt Nam bắt đầu nhận thấy vai trò quan trọng của việc bình thường hóa với Hoa Kỳ, một siêu cường trên thế giới. Đầu năm 1978, tại Tokyo, ông Phan Hiền thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam tuyên bố: "Việt Nam sẵn sàng bình thường hóa vô điều kiện với Hoa Kỳ". Tuy nhiên lúc này Mỹ quan tâm tới việc đàm phán bình thường hoá với Trung Quốc hơn, vấn đề Việt Nam không còn được ưu tiên nữa.[2]
Trong một nỗ lực cuối cùng, tháng 10 năm 1978, Nguyễn Cơ Thạch hối thúc các nhà đàm phán Hoa Kỳ ký thỏa thuận bình thường hóa. Nhưng Hoa Kỳ đã từ chối khéo: "Mỹ không thay đổi lập trường bình thường hóa quan hệ với Việt Nam, nhưng phải chậm lại vì cần làm rõ ba vấn đề: sự thù địch của Việt Nam với Campuchia; Hiệp ước Việt-Xô và tình trạng gia tăng thuyền nhân Việt Nam". Tuy nhiên theo ông Trần Quang Cơ viết trong hồi ký "Hồi ức và suy nghĩ" thì: "Tôi nghĩ, thực ra Mỹ đã quyết định dứt bỏ quá trình đàm phán bình thường hoá quan hệ với Việt Nam từ khi Việt Nam tham gia khối Comecon, tháng 6-1978, và sau đó, ký hiệp ước với Liên Xô". Sau đó thì việc bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ bị gián đoạn bởi các cuộc Chiến tranh biên giới Tây Nam và Chiến tranh biên giới Việt - Trung
Trong thập niên tám mươi chính quyền của Tổng thống Reagan (1980-1988) phản đối việc bình thường hóa cho đến khi có sự xác nhận Việt Nam đã rút hết quân ở Campuchia và có sự hợp tác đầy đủ của Việt Nam trong việc tìm kiếm những người Mỹ mất tích.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn báo Time (tuần lễ từ ngày 7 đến 13-1-1992), ông Võ Văn Kiệt nói rằng:
- "Sự nghi ngờ chúng tôi còn giam giữ một số người Mỹ còn sống… là một điều ngớ ngẩn. Động cơ nào có thể thúc đẩy chúng tôi làm điều đó?".
- "Làm sao để dân chúng Mỹ có thể tin vào sự đảm bảo của các ông?".
- "Ở Việt Nam có hàng chục ngàn gia đình có người thân bị mất tích. Tôi cũng là một nạn nhân. Gia đình tôi có bốn người, vợ và ba con của tôi, bị mất tích trong chiến tranh. Trực thăng Mỹ đã giết 300 người trong một trận càn dọc sông Sài Gòn, vợ và con trai, một con gái của tôi đã mất trong trận càn đó. Tôi có thể thấu hiểu được nỗi đau của tất cả các gia đình Mỹ có người thân bị mất tích trong chiến tranh… Tôi mong muốn dân chúng Mỹ hiểu được hoàn cảnh của chúng tôi trong vấn đề này. Chúng tôi xin mời bất cứ người nào nghi ngờ còn người Mỹ sống ở Việt Nam hãy đến Việt Nam mà tìm hiểu".
Tháng 11-1992, lệnh hạn chế liên lạc điện thoại được bãi bỏ, dịch vụ gọi điện trực tiếp giữa Mỹ và Việt Nam được thiết lập.
Một số cột mốc
- Ngày 1 - 3/8/1987: Đặc phái viên TT Hoa Kỳ, Tướng John Vessey lần đầu tiên thăm Việt Nam để trao đổi các vấn đề nhân đạo mà 2 bên cùng quan tâm.
- Ngày 29 -31/9/1988: Tướng Hoa Kỳ John Vessey thăm Việt Nam lần thứ 2 để trao đổi các vấn đề nhân đạo mà 2 bên cùng quan tâm.
- Ngày 29/9/1990: Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch gặp gỡ Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ James Baker tại New York.
- Ngày 11/11/1991: Chính phủ Hoa Kỳ chính thức cho phép khách du lịch, cựu chiến binh, nhà báo, doanh nhân Hoa Kỳ thăm Việt Nam.
- Ngày 14/12/1992: Tổng thống Hoa Kỳ George Bush cho phép các công ty Hoa Kỳ có thể mở văn phòng đại diện tại Việt Nam và ký các hợp đồng sau khi lệnh cấm vận thương mại được bãi bỏ.
- Ngày 3/2/1994: TT Hoa Kỳ Bill Clinton thông báo quyết định bãi bỏ lệnh cấm vận thương mại đối với Việt Nam. Thượng viện Hoa Kỳ trước đó 1 tuần đã thông qua quyết định trên.
- Ngày 28/1/1995: Hai nước mở văn phòng liên lạc.
- Ngày 11/7/1995 khi Tổng thống Mỹ B.Clinton và Thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt đã tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa hai nước, gác lại quá khứ và mở ra một chương mới trong lịch sử hai nước.[3]
Sau bình thường hóa
Sau khi bình thường hóa hai nước đã thiết lập và duy trì mối quan hệ chính trị-ngoại giao tích cực. Lãnh đạo cấp cao Việt Nam và Mỹ đã thực hiện 5 chuyến thăm chính thức tới Thủ đô của hai nước: Tổng thống Mỹ Bill Clinton và George W. Bush thăm Việt Nam vào các năm 2000 và 2006; Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thăm chính thức Mỹ vào 2005, 2007 và 2008.[4]Cho đến năm 2009, thương mại hai chiều Việt - Mỹ đã đạt tới 15,6 tỷ USD (tăng hơn 30 lần so với năm 1995). Mỹ trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, là nhà đầu tư lớn thứ nhì vào Việt Nam với số vốn lên tới 9,8 tỷ USD, chiếm 25% tổng số FDI vào Việt Nam.[4]
Chú thích
- ^ Hiệp định Paris ghi: "Thể theo truyền thống hào hiệp của mình, Hoa Kỳ sẽ tham gia giúp đỡ tái thiết (Việt Nam) sau chiến tranh". Sau khi đôi bên hoàn thành việc ký tắt, ngày 23-1-1973, Lê Đức Thọ đã thỏa thuận được với Kissinger con số viện trợ 3,250 tỷ đô-la Mỹ, ngoài ra, Mỹ sẽ viện trợ biếu không mỗi năm 650 triệu đô-la.
- ^ Bài tổng thống Jimy Carter trả lời phỏng vấn Brian Williams, công bố trong Hội thảo Vietnam and the Presidency, 10-3-2006.
- ^ Một số mốc đáng nhớ trong quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ
- ^ a ă Bài viết: "Đối tác hữu nghị, xây dựng, hợp tác toàn diện hướng tới tương lai" của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Gia Khiêm đăng trên Tạp chí Việt-Mỹ số tháng 7+8 năm 2010.
Bill Clinton
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bài viết này có nhiều yêu cầu chú thích nguồn gốc chưa được đáp ứng. Xin giúp cải thiện bài viết bằng cách chú giải từ các nguồn có uy tín để người đọc có thể kiểm chứng được thông tin. Những câu văn hay đoạn văn không có chú thích kiểm chứng được có thể bị thay thế hoặc xóa đi bất cứ lúc nào. |
Bill Clinton | |
---|---|
Chức vụ
|
|
Nhiệm kỳ | 20 tháng 1, 1993 – 20 tháng 1, 2001 |
Tiền nhiệm | George H. W. Bush |
Kế nhiệm | George W. Bush |
Thống đốc bang Arkansas
|
|
Nhiệm kỳ | 11 tháng 1, 1983 – 12 tháng 12, 1992 |
Tiền nhiệm | Frank D. White |
Kế nhiệm | Jim Guy Tucker |
Tiền nhiệm | Joe Purcell |
Kế nhiệm | Frank D. White |
Chưởng lý bang Arkansas
|
|
Nhiệm kỳ | 3 tháng 1, 1977 – 9 tháng 1, 1979 |
Tiền nhiệm | Jim Guy Tucker |
Kế nhiệm | Steve Clark |
Thông tin chung
|
|
Đảng | Dân chủ |
Sinh | 19 tháng 8, 1946 Hope, Arkansas |
Alma mater | Đại học Georgetown Đại học Oxford Đại học Yale |
Nghề nghiệp | Luật sư |
Tôn giáo | Báp-tít |
Con cái | Chelsea Clinton |
Trang web | William J. Clinton Presidential Library |
Chữ ký | |
Binh nghiệp
|
Clinton được xem là thuộc cánh Tân Dân chủ có khuynh hướng trung dung trong Đảng Dân chủ. Có nhiều nhãn hiệu được gán cho ông như "ôn hòa" hoặc "trung dung" nhưng, chính xác hơn, có lẽ ông nên được xem là người của quần chúng (populist). Suốt trong nhiệm kỳ của mình, ưu tiên hàng đầu của tổng thống trong các vấn đề trong nước là thúc đẩy thông qua các đạo luật nâng cấp giáo dục, hạn chế bán súng ngắn, củng cố các qui định về môi trường và bảo vệ việc làm cho các cá nhân cần nghỉ hộ sản hoặc nghỉ bệnh. Trên trường quốc tế, ông thiết lập ưu tiên cho nỗ lực giảm thiểu hàng rào mậu dịch giữa các quốc gia, và làm trung gian hòa giải cho các cuộc tranh chấp tại Bắc Ireland và Trung Đông (giữa Israel và Palestine). Nhằm tìm kiếm sự ủng hộ từ giới bảo thủ, Clinton đưa vào danh mục các ưu tiên cuộc chiến chống ma tuý và án tử hình. Năm 1996, chính phủ Clinton một mình phủ quyết việc tái bổ nhiệm tổng thư ký Liên hiệp quốc Boutros Boutros-Ghali.
Là tổng thống trẻ tuổi thứ ba trong lịch sử Hoa Kỳ và là người đầu tiên thuộc thế hệ Baby Boomer (sinh trong thời gian 1946-1964),[2] nhiệm kỳ tổng thổng của Clinton đánh dấu sự chuyển giao quyền lực từ thế hệ các tổng thống tiền nhiệm là cựu binh Thế chiến thứ hai, và là những người chứng kiến sự khởi đầu của cuộc Chiến tranh Lạnh trong thập niên 1950.
Nhiệm kỳ của Clinton cũng được đánh dấu bởi mối quan hệ thù địch với Đảng Cộng hòa đang kiểm soát Quốc hội. Ông cũng là mục tiêu của một loạt các cuộc điều tra tiến hành bởi công tố viên độc lập được bổ nhiệm bởi quốc hội, như vụ Whitewater, khi một vài phụ tá của ông bị truy tố về những tội danh mà gia đình Clinton không dính líu, Clinton cũng được tuyên bố vô tội trong vụ tai tiếng Whitewater. Ông là người thứ hai trong số các tổng thống Hoa kỳ bị đem ra luận tội về các tội danh man khai và ngăn cản công lý trước một đại bồi thẩm đoàn do cung cách hành xử của ông trong mối quan hệ tình cảm với Monica Lewinsky. Vụ bê bối về tình cảm này của ông đã bị Kenneth Starr- một công tố viên độc lập phanh phui, nhưng cuối cùng ông được tha bổng bởi thượng viện.
Một trong những đặc điểm nổi trội nhất trong giai đoạn cầm quyền của Clinton là thời kỳ bùng nổ kinh tế lâu dài nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, có lẽ được cấu thành bởi các nhân tố như cơn sốt tăng giá tại thị trường chứng khoán, chiến dịch gìn giữ hòa bình của NATO trong cuộc chiến Kosovo, và sự chuyển đổi ngoạn mục từ mức thâm thủng ngân sách khoảng 250 tỷ đô la vào lúc bắt đầu nhiệm kỳ tổng thống, trở nên thặng dư ngân sách vào khoảng 523 tỷ vào cuối nhiệm kỳ của ông.
Mục lục
Thời thơ ấu
Clinton chào đời với tên William Jefferson Blythe III tại Hope, tiểu bang Arkansas [3] và lớn lên tại Hot Spring, Arkansas. Clinton được đặt tên theo tên cha, William Jefferson Blythe Jr., một người chào hàng lưu động, qua đời trong một tai nạn xe hơi tại hạt Scott, tiểu bang Missouri, ba tháng trước khi con trai của ông chào đời. Mẹ ông, Virginia Dell Cassidy, tái hôn vào năm 1950 với Roger Clinton. Billy được nuôi dưỡng bởi mẹ và cha kế, sử dụng họ Clinton cho mình suốt những năm tiểu học, nhưng không chịu chính thức đổi họ cho đến năm 14 tuổi. Cậu bé lớn lên trong một gia đình truyền thống, nhưng cha kế của cậu, nghiện cả rượu và cờ bạc, thường ngược đãi mẹ cậu, và đôi khi, cả người em cùng mẹ khác cha với cậu, Roger Clinton, Jr..[4][5]Năm 1963, xảy ra hai sự kiện khiến Clinton quyết định trở thành người của công chúng. Đó là khi cậu được chọn vào đoàn học sinh trung học đến thăm Nhà Trắng và gặp Tổng thống John F. Kennedy. Sự kiện thứ hai là khi cậu nghe bài diễn văn "Tôi có một giấc mơ" của Martin Luther King, Jr. đọc trong cuộc Tuần hành vì Tự do và Việc làm tại Washington, D.C..
Arkansas
Clinton theo học tại trường ngoại giao Edmund A. Walsh thuộc Đại học Georgetown tại Washington, D.C., tại đây Clinton làm việc cho thượng nghị sĩ J. William Fulbright, rồi giành được học bổng Rhodes để theo học tại Đại học Oxford. Trở về từ Oxford, Clinton đến học tại trường luật thuộc Đại học Yale, nơi ông gặp người bạn cùng lớp và sau này là vợ của ông, Hillary Rodham.Sau khi tốt nghiệp từ Yale, Clinton về dạy môn luật tại Đại học Arkansas. Trong thời gian này, ông ra tranh cử dân biểu năm 1974, đối đầu với John Paul Hammerschmidt, một dân biểu đương nhiệm, và thất cử. Năm 1976, ông được bầu làm bộ trưởng tư pháp tiểu bang Arkansas; hai năm sau, năm 1978, ông đắc cử thống đốc tiểu bang Arkansas, trở thành thống đốc tiểu bang trẻ tuổi nhất vào lúc ấy, và là người trẻ tuổi nhất từng được bầu vào chức vụ thống đốc kể từ năm 1938. Nhiệm kỳ đầu của ông sa lầy trong nhiều khó khăn như kế hoạch thuế đánh trên xe hơi rất mất lòng dân, và sự phẫn nộ của công luận về vụ đào thoát vào năm 1980 của các tù nhân Cuba (là các thuyền nhân đến nước Mỹ trong đợt Mariel boatlift) bị giam giữ tại nhà tù Fort Chafee. Thêm vào đó, quyết định của Hillary Rodham duy trì họ của bà khi đang là phu nhân thống đốc một bang có truyền thống bảo thủ như Arkansas đã gây ra nhiều bực tức ở đây. Cuối cùng, Hillary cũng chấp nhận họ của chồng và vai trò truyền thống làm vợ của một chính trị gia, trong khi lặng lẽ gây dựng cho mình sức mạnh chính trị qua kỹ năng của một luật sư.
Hết nhiệm kỳ đầu, Clinton bị đánh bại bởi một đối thủ thuộc Đảng Cộng hòa, Frank D. White, vào năm 1980; và theo cách nói đùa của ông, trở thành cựu thống đốc trẻ tuổi nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Trong kỳ tuyển cử kế tiếp vào năm 1982, ông đắc cử và đảm nhiệm chức vụ thống đốc trong bốn nhiệm kỳ liên tiếp cho đến năm 1992, khi ông trở thành ông chủ Nhà Trắng. Năm 1984, Clinton đã gặt hái thành công khi cố tu chính để thay đổi nhiệm kỳ thống đốc từ 2 năm trở thành 4 năm.
Thái độ thân thiện với giới doanh nghiệp làm giảm thiểu các chỉ trích từ phe bảo thủ trong suốt nhiệm kỳ này của Clinton, nhưng một vài giao dịch của ông trong giai đoạn này dẫn đến cuộc điều tra Whitewater, theo đuổi ông trong suốt nhiệm kỳ tổng thống sau này.
Nhà Trắng
Clinton xuất hiện lần đầu trên sân khấu chính trị quốc gia khi đăng đàn diễn thuyết tại đại hội Đảng Dân chủ năm 1988, giới thiệu ứng cử viên Michael Dukakis. Bài diễn văn là một thất bại thảm hại khi ông nói dông dài đến nửa giờ thay vì giới hạn trong 15 phút cho phép.Bốn năm sau, Clinton chuẩn bị tranh cử chống lại tổng thống đương nhiệm George H. W. Bush. Sau cuộc Chiến tranh vùng Vịnh, Bush được xem như bất khả chiến bại. Đặt mình vào vị trí của một người đơn độc thích nói thẳng, Clinton khéo léo giành được sự đề cử của Đảng Dân chủ.
Ngày 9 tháng 7 năm 1992, Clinton chọn thượng nghị sĩ Albert A. Gore, Jr. (Dân chủ – Tennessee) là người đứng cùng liên danh với mình. Lúc đầu, sự chọn lựa này bị chỉ trích bởi nhiều nhà chiến lược với lý do Gore đến từ tiểu bang Tennessee kề cận với tiểu bang quê hương của Clinton. Nay nhìn lại, nhiều người nhận thấy Gore là nhân tố hữu dụng dẫn đến sự thành công của chiến dịch tranh cử năm 1992.
Trong suốt chiến dịch, các đối thủ của Clinton nêu lên nhiều điểm yếu của ông như việc trốn quân dịch trong Chiến tranh Việt Nam, cung cách ông giải thích về việc sử dụng cần sa trước đây, theo lời miêu tả của ông, "hút nhưng không hít", cùng với những cáo buộc về tính trăng hoa và một số giao dịch mờ ám. Dù những cáo buộc này không ngăn được Clinton bước chân vào Nhà Trắng, chúng đã khuấy động được sự chống đối mạnh mẽ từ những người bảo thủ ngay từ những ngày đầu tiên của nhiệm kỳ tổng thống.
Nhờ chọn lựa chiến lược thích hợp cho chiến dịch tranh cử, tập chú vào các vấn đề trong nước, đặc biệt là tình trạng suy thoái kinh tế trong giai đoạn ngay trước cuộc tuyển cử năm 1992, Clinton trở thành người chiến thắng với 42,9% số phiếu bầu; George H. W. Bush giành được 37,4%, và ứng cử viên độc lập H. Ross Perot được 18,9%.
Kể từ Franklin D. Roosevelt, Clinton là tổng thống đầu tiên thuộc Đảng Dân chủ phục vụ đủ hai nhiệm kỳ, mặc dù ông cũng là tổng thống đầu tiên kể từ John F. Kennedy không giành được đa số phiếu phổ thông, vì bị chia phiếu bởi ứng cử viên đảng thứ ba. Chiến thắng của Clinton chấm dứt thời kỳ thống trị của Đảng Cộng hòa nắm giữ chức vụ tổng thống trong 12 năm liên tiếp, và trong suốt 20 năm trong số 24 năm trước đó. Chiến thắng này cũng trao quyền kiểm soát cho Đảng Dân chủ tại các nhánh của Chính phủ liên bang, bao gồm hai viện quốc hội và chức vụ tổng thống, lần đầu tiên kể từ chính phủ của tổng thống Dân chủ sau cùng, Jimmy Carter.
Đề án quan trọng nhất trong nghị trình lập pháp của Clinton là kế hoạch cải cách hệ thống chăm sóc sức khỏe, thực hiện bởi Hillary Clinton, nhắm vào mục đích thiết lập một hệ thống chăm sóc sức khoẻ cho toàn dân. Dù được chào đón vào lúc đầu, cuối cùng kế hoạch này bị sụp đổ khi gặp sự chống đối có tổ chức từ những người bảo thủ và từ ngành công nghiệp bảo hiểm; họ thuyết phục người dân Mỹ hãy đọc kỹ từng chi tiết của kế hoạch. Đây là thất bại quan trọng đầu tiên của chính phủ Clinton.
Sau hai năm cầm quyền dưới sự lãnh đạo của Clinton, Đảng Dân chủ thất bại thảm hại trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 1994. Họ mất quyền kiểm soát tại hai viện quốc hội lần đầu tiên trong suốt 40 năm, phần lớn là do những dự luật đang bị cầm giữ tại quốc hội như việc không thể xây dựng một hệ thống chăm sóc sức khỏe phổ thông trong khuôn khổ của kế hoạch được thiết lập bởi Đệ nhất Phu nhân Hillary Rodham Clinton.
Sau cuộc tuyển cử năm 1994, sự quan tâm của công luận chuyển sang sáng kiến Khế ước với nước Mỹ (Contract with America) đang được đẩy mạnh bởi Chủ tịch Hạ viện Newt Gingrich. Với quốc hội đang ở trong tay của Đảng Cộng hòa, Clinton phải chống đỡ dữ dội để bảo vệ ngân sách, dẫn đến sự tê liệt của chính quyền, vì chính phủ Clinton và quốc hội không đồng ý được với nhau về một biện pháp thoả hiệp.
Trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1996, Clinton tái đắc cử với 49,2% số phiếu phổ thông, ứng viên Đảng Cộng hòa Bob Dole nhận được 40,7% và ứng viên Đảng Cải cách Ross Perot 8,4%, trong khi Đảng Cộng hòa vẫn duy trì quyền kiểm soát quốc hội dù mất một ít ghế.
Clinton xây dựng mối quan hệ công việc thân thiết với Tony Blair, thủ tướng Anh, khi Blair đắc cử năm 1997.
Năm 1999, qua những nỗ lực của Clinton, Hoa Kỳ có được thặng dư ngân sách liên bang lần đầu tiên kể từ năm 1969.
Clinton quan tâm đến các cuộc bạo động xảy ra tại Bắc Ireland; ba lần trong nhiệm kỳ tổng thống, ông đến thăm Bắc Ireland nhằm cổ vũ cho hòa bình tại vùng đất này. Sự can thiệp của ông giúp thúc đẩy tiến trình giải giới PIRA bắt đầu từ ngày 23 tháng 10 năm 2001.
Năm 2002, một mẫu tin của UPI trình bày những tư liệu được tìm thấy tại Afghanistan cho thấy al-Qaeda đang âm mưu hạ sát Clinton vào lúc cuối nhiệm kỳ của ông.
Bổ nhiệm
Nội các
CHỨC VỤ | TÊN | NHIỆM KỲ |
Tổng thống | Bill Clinton | 1993–2001 |
Phó Tổng thống | Al Gore | 1993–2001 |
Bộ trưởng Ngoai giao | Warren M. Christopher | 1993–1997 |
Madeleine K. Albright | 1997–2001 | |
Bộ trưởng Ngân khố | Lloyd Bentsen | 1993–1994 |
Robert E. Rubin | 1995–1999 | |
Lawrence H. Summers | 1999–2001 | |
Bộ trưởng Quốc phòng | Les Aspin | 1993–1994 |
William J. Perry | 1994–1997 | |
William S. Cohen | 1997–2001 | |
Bộ trưởng Tư pháp | Janet Reno | 1993–2001 |
Bruce Babbitt | 1993–2001 | |
Bộ trưởng Nông nghiệp | Mike Espy | 1993–1994 |
Daniel R. Glickman | 1994–2001 | |
Bộ trưởng Thương mại | Ronald H. Brown | 1993–1996 |
Mickey Kantor | 1996–1997 | |
William M. Daley | 1997–2000 | |
Norman Y. Mineta | 2000–2001 | |
Bộ trưởng Lao động | Robert B. Reich | 1993–1997 |
Alexis M. Herman | 1997–2001 | |
Bộ trưởng Y tế | Donna E. Shalala | 1993–2001 |
Bộ trưởng Giáo dục | Richard Riley | 1993–2001 |
Bộ trưởng Gia cư và Phát triền đô thị | Henry G. Cisneros | 1993–1997 |
Andrew Cuomo | 1997–2001 | |
Bộ trưởng Giao thông | Federico F. Peña | 1993–1997 |
Rodney E. Slater | 1997–2001 | |
Bộ trưởng Công nghiệp và Năng lượng | Hazel O'Leary | 1993–1997 |
Federico F. Peña | 1997–1998 | |
Bill Richardson | 1998–2001 | |
Bộ trưởng Cựu chiến binh | Jesse Brown | 1993–1997 |
Togo D. West, Jr. | 1997–2000 | |
Hershel W. Gober | 2000–2001 |
Tối cao Pháp viện
Clinton bổ nhiệm hai thẩm phán cho Tối cao Pháp viện- Ruth Bader Ginsburg – 1993
- Stephen Breyer – 1994
Kinh tế
Trong hai nhiệm kỳ tổng thống của Clinton, người dân Mỹ hưởng một sự phát triển liên tục về kinh tế, số người thất nghiệp sút giảm, tài sản gia tăng qua sự tăng giá ào ạt tại thị trường chứng khoán. Mặc dù còn nhiều tranh cãi về nguyên nhân của sự phát triển kinh tế, Clinton có thể tự hào về một số thành tựu sau:- Hơn 22 triệu chỗ làm mới
- Số người sở hữu nhà tăng từ 64,0% lên đến 67.5%
- Mức thất nghiệp thấp nhất trong 30 năm
- Lợi tức được nâng cao tại mọi mức độ
- Mức thâm hụt ngân sách cao nhất trong lịch sử Mỹ được đảo ngược để trở nên mức thặng dư cao nhất vượt qua con số 200 tỷ đô la
- Chi tiêu của chính quyền thấp nhất tính theo tỷ lệ với GDP kể từ năm 1974
- Số gia đình sở hữu chứng khoán nhiều nhất
Đối ngoại
Vài lần Clinton đã gởi quân đến những vùng đất thù nghịch. Năm 1993, quân đội Hoa Kỳ chiến đấu tại Mogadishu để cố bắt giữ lãnh chúa Mohamed Farah Aidid tại Somalia. Năm 1994, Clinton gởi quân đến Haiti để phục hồi chế độ Jean-Bertrand Aristide, chấm dứt một thời kỳ bạo loạn. Aristide đắc cử tổng thống, nhưng bảy tháng sau lại bị lật đổ trong một cuộc đảo chánh vào năm 1997. Quân đội Hoa Kỳ cũng hai lần có mặt tại Kosovo để ngăn chặn những cuộc bạo động giữa các sắc tộc. Thêm vào đó, Clinton đã cho quân đội đột kích vào Iraq vài lần với mục đích trừng phạt chính quyền Saddam Hussein vì vi phạm lệnh cấm vận của Liên hiệp quốc và vì âm mưu ám sát cựu tổng thống George H. W. Bush. Tuy nhiên, vì bị ám ảnh bởi sự thất bại và sỉ nhục tại Somalia, Clinton từ chối can thiệp vào Rwanda, lúc đó đang đẫm máu vì những cuộc tàn sát diệt chủng.Vào tháng 1 năm 1994, chính phủ Clinton gỡ bỏ lệnh cấm vận kinh tế và thương mại đối với Việt Nam; tháng 5 năm 1994, hai bên tuyên bố thiết lập văn phòng liên lạc tại Hà Nội và Washington, D.C.. Mười lăm tháng sau, ngày 15 tháng 7 năm 1995, Clinton tuyên bố thiết lập bang giao đầy đủ với Việt Nam.
Ngày 17 tháng 11 năm 2000, Bill Clinton, cùng với vợ và con gái, Hillary và Chelsea Clinton, bắt đầu chuyến viếng thăm Việt Nam kéo dài bốn ngày. Clinton là tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên đến thăm đất nước này kể từ lúc chấm dứt cuộc chiến Việt Nam 25 năm trước.
Sau khi rời Nhà Trắng, Clinton cho rằng thành quả ngoại giao lớn nhất của ông là dàn xếp những cuộc đàm phán hòa bình giữa Israel và Palestine, dẫn đến Thoả ước Oslo. Theo Clinton, thất bại lớn nhất trong chính sách đối ngoại của ông là không chịu làm gì khi cuộc bạo động diệt chủng xảy ra tại Rwanda năm 1994. Cùng với Liên hiệp quốc, chính phủ Clinton lúc ban đầu không chịu thừa nhận là cuộc diệt chủng đang xảy ra.
Luận tội
Clinton, với tư cách là Tổng thống Hoa Kỳ, bị đem ra luận tội ngày 19 tháng 12 năm 1998 bởi Hạ viện. Các cáo buộc là man khai và ngăn cản công lý. Thượng viện tha bổng Clinton vào ngày 12 tháng 2 năm 1999. Một ngày trước khi rời chức vụ, Clinton đồng ý chịu đình chỉ 5 năm giấy phép hành nghề luật tiểu bang Arkansas, như là một phần trong một thoả thuận với công tố viên độc lập nhằm chấm dứt cuộc điều tra. Dựa vào sự đình chỉ này, Clinton đương nhiên bị đình chỉ tại luật sư đoàn toà án tối cao, lần này Clinton quyết định xin rút khỏi luật sư đoàn mặc dù trong thực tế ông chưa bao giờ hành nghề luật tại toà tối cao, cũng không dự tính làm công việc này trong tương lai.Ngoài chuyện bị luận tội, Nhà Trắng dưới thời Clinton còn là mục tiêu trong nhiều vụ tai tiếng khác. "Travelgate" liên quan đến vụ sa thải các nhân viên văn phòng du lịch tại Nhà Trắng. "Filegate" liên quan đến cung cách Nhà Trắng xử lý hàng trăm hồ sơ nhân viên mà không xin phép họ. "Chinagate" dính líu đến các đảng viên Dân chủ nhận những khoản đóng góp bất hợp pháp cho chiến dịch tranh cử; người ta cho rằng số tiền này đến từ chính quyền Trung Quốc. "Pardongate" là chuyện ân xá cho các thành viên của FALN (một tổ chức khủng bố) vào năm 1999, lệnh ân xá cho Marc Rich và những người khác vào ngày cuối cùng của nhiệm kỳ tổng thống năm 2001. Tháng 3 năm 1998, Kathleen Willey, một nhân viên Nhà Trắng, cáo buộc Clinton về tội cưỡng bức tình dục. Cũng trong năm 1998, Juanita Broaddrick nói rằng đã bị Clinton cưỡng bức vào năm 1978.
Uy tín
Là tổng thống đầu tiên thuộc thế hệ Baby Boomer, Clinton được xem là dấu mốc của sự chuyển đổi từ các tổng thống thuộc thế hệ Đệ nhị thế chiến. Với kỹ năng cao trong thuật dụng ngữ nhằm nhấn mạnh vào vào trọng tâm của chủ đề khi đối thoại, và đi tiên phong trong việc du nhập văn hoá bình dân vào các chiến dịch tranh cử của mình, Clinton thường được miêu tả, một cách tiêu cực, là "tổng thống MTV". Bất kể những chỉ trích cho rằng sức thu hút của ông đối với giới trẻ là thiếu nền tảng, Clinton giành được đa số phiếu của cử tri thuộc thế hệ trẻ trong cuộc tuyển cử năm 1992.Clinton rất được yêu thích trong cộng đồng người Mỹ gốc Phi, ông cũng xem việc cải thiện các quan hệ chủng tộc là chủ đề chính cho nhiệm kỳ tổng thống của mình. Nhà văn Toni Morrison gọi Clinton là "tổng thống da đen đầu tiên", giải thích rằng "xuất thân của Clinton phô bày mọi đặc điểm của một người da đen tiêu biểu: một cậu bé Arkansas sống trong một gia đình thiếu cha hoặc mẹ, luôn túng thiếu, lao động chân tay, chơi kèn saxophone, thích thức ăn McDonald".
Ảnh hưởng lớn của Hillary Clinton trong chính phủ dẫn đến nhiều chỉ trích nhất nhắm vào một đệ nhất phu nhân kể từ Eleanor Roosevelt. Nhiều người xem Bill và Hillary Clinton là cặp bài trùng chưa từng có trên chính trường nước Mỹ, trong khi nhiều người khác cho rằng chính Hillary, chứ không phải Clinton, là sức mạnh chủ đạo đằng sau bộ máy cầm quyền.
Sự kiện Clinton từng thử cần sa - được bào chữa cách vụng về là "hút chứ không hít" – làm hoen ố hình ảnh của ông đối với một số cử tri. Clinton ủng hộ án tử hình, giới nghiêm, đồng phục trong trường công, và một số biện pháp khác đi ngược lại quan điểm của những người ủng hộ quyền của giới trẻ, ông cũng đẩy mạnh cuộc chiến chống ma túy.
Từ khi bắt đầu chiến dịch tranh cử tổng thống năm 1992, đã có nhiều lời đồn đại về vụ ngoại tình của Clinton. Tuy nhiên, điều này được công luận quan tâm khi Paula Jones cáo buộc ông về hành vi quấy rối tình dục. Tiếp bước Paula Jones là Gennifer Flower và Kathleen Willey với những cáo buộc tương tự. Cuộc sống tình dục của Clinton trở nên tâm điểm của công luận vào tháng 1 năm 1998 khi những lời tự sự của Monica Lewinsky, bị ghi âm bí mật bởi Linda Tripp, nói về những kinh nghiệm kích thích dương vật bằng miệng thực hành với Clinton được đưa ra công luận.
Di sản
Những năm cầm quyền của Clinton là giai đoạn phát triển kinh tế lâu dài nhất trong lịch sử hiện đại của Mỹ.Cùng với Hội đồng lãnh đạo Đảng Dân chủ, Clinton dẫn dắt Đảng Dân chủ tách rời khỏi khuynh hướng thiên tả, hướng về chủ trương trung dung ôn hòa. Suốt trong thập niên 1990, Đảng Dân chủ bị cáo buộc là bỏ rơi các thành trì truyền thống của họ (nghiệp đoàn, giới lao động, các nhóm thiểu số) để chấp nhận khuynh hướng trung hữu, hầu có thể có được những khoản đóng góp từ các tập đoàn và từ những bà mẹ mẫu mực (soccer mom).
Trong mắt của nhiều người Mỹ, những khuyết tật của Clinton về mặt đạo đức đã vấy bẩn lên di sản của ông bất kể những thành quả kinh tế đạt được vào cuối thập kỷ 1990. Cơn sốt giá tại thị trường chứng khoán cùng với tình trạng tham nhũng tại Enron đã làm suy yếu những thành quả kinh tế có được trước đó.
Thêm vào đó là những tranh cãi về các quyết định của Clinton trong chính sách đối ngoại; nhiều người cho rằng chính sách ngoại giao của ông đã tạo ra một môi trường thuận lợi cho phép những tay khủng bố như Osama bin Laden và mạng lưới al-Qaeda chuẩn bị và tổ chức các cuộc tấn công như Sự kiện 11 tháng 9. Cũng vậy, trong mắt của những người chỉ trích ông, Clinton là một tổng thống dựa vào hình ảnh của mình được khuếch trương trên TV, cùng với khả năng dụng ngữ điêu luyện nhằm che giấu sự thiếu thực chất.[cần dẫn nguồn]
Mãn nhiệm
Ngày 18 tháng 1 năm 2001, tại Phòng Bầu dục (Oval Office), Clinton đọc bài diễn văn trước toàn thể quốc dân lần cuối cùng, hai ngày trước khi bàn giao cho George W. Bush, con trai của người tiền nhiệm mà Clinton đã đánh bại trong cuộc tuyển cử năm 1992. Hiện nay, ông là hội viên của Câu lạc bộ Madrid.Diễn thuyết
Giống các tổng thống tiền nhiệm, Clinton hoạt động tích cực trong cương vị một diễn giả về các đề tài khác nhau. Trong những chuyến du hành diễn thuyết trên khắp thế giới, Clinton tiếp tục nhận định về những khía cạnh của nền chính trị đương đại. Một trong những chủ đề ông thích đề cập là các giải pháp đa phương nhằm giải quyết các vấn nạn đang thách thức thế giới. Mối quan hệ mật thiết với cộng đồng người Mỹ gốc Phi là điểm nổi bật trong các hoạt động của vị tổng thống mãn nhiệm với chọn lựa đặt văn phòng của ông tại khu Harlem (một trung tâm văn hóa và doanh nghiệp của người da đen) thuộc Thành phố New York. Tại đây, với sự hỗ trợ từ chồng, Hillary Clinton đã giành được ghế tại Thượng viện Hoa Kỳ đại diện cho tiểu bang New York.Ngày 26 tháng 7 năm 2004, Clinton đăng dàn diễn thuyết lần thứ năm liên tiếp tại Đại hội Toàn quốc Đảng Dân chủ, sử dung cơ hội nầy để ủng hộ ứng cử viên John Kerry. Nhiều đảng viên Dân chủ tin rằng đây là một trong những bài diễn văn hay nhất trong lịch sử các kỳ đại hội.
Ngày 9 tháng 12 năm 2005, khi diễn thuyết trước Hội nghị của Liên Hiệp Quốc về Thay đổi Khí hậu tổ chức tại Montréal, Clinton công khai phê phán chủ trương của chính phủ Bush về hạn chế khí thải. Trong năm 2006, hai lần Clinton đến thăm Đại học California tại Los Angeles, để cổ xúy cho những sáng kiến liên quan đến bảo vệ môi trường. Lần đầu vào ngày 1 tháng 8 năm 2006, Clinton hội kiến với Tony Blair, Ken Livingstone, Antonio Villaraigosa và Gavion Newsom để quảng bá Nhóm Lãnh đạo về Khí hậu tại các thành phố lớn. Lần sau, ông vận động cho Đề án California 87, về sau đề án này bị bác bỏ.
Ngày 22 tháng 6 năm 2004, Clinton cho phát hành cuốn hồi ký My Life (Đời tôi), lập kỷ lục ba lần có tên trong danh mục sách bán chạy nhất của Amazon.com. Trong một cuộc phỏng vấn phát trên sóng BBC ngày 23 tháng 6 năm 2004, khi được hỏi về những ảnh hưởng của vụ tai tiếng Monica Lewinsky đối với chức vụ tổng thống của ông, Clinton thừa nhận ông đã phạm nhiều sai lầm trong thời gian đương chức. Ông cũng nói về triển vọng cho nhiệm kỳ tổng thống của một Clinton khác khi vợ ông, Hillary Clinton, có thể quyết định ra tranh cử vào năm 2008.
Ngày 18 tháng 11 năm 2004, ông khánh thành thư viện tổng thống, Trung tâm William J. Clinton, tại Little Rock, tiểu bang Arkansas. Dưới trời mưa, Clinton nhận những lời khen ngợi từ các cựu Tổng thống Jimmy Carter và George H. W. Bush, cũng như tổng thống đương nhiệm George W. Bush.
Hoạt động từ thiện
Khi tham dự Diễn đàn Doanh nghiệp Toàn cầu ở Sydney, Clinton ký kết bản ghi nhớ với chính phủ Úc nhằm quảng bá các chương trình phòng chống HIV/AIDS trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.Ngày 5 tháng 12 năm 2006, Việt Nam là điểm dừng chân sau cùng của Clinton trong hành trình châu Á thăm các nước bị ảnh hưởng bởi Thảm họa Sóng thần Ấn Độ Dương năm 2004 và thăm các dự án sáng kiến phòng chống HIV/AIDS của Quỹ Clinton. Tại đây, ông ký một biên bản thỏa thuận với Bộ Y tế Việt Nam về việc cung cấp thuốc điều trị và thuốc thử nghiệm HIV cho 1.200 trẻ em nhiễm HIV ở Việt Nam đến cuối năm 2007.
Clinton cũng tham dự một buổi tọa đàm với sinh viên và học sinh Việt Nam về vai trò của thanh niên trong nỗ lực chống HIV/AIDS[6].
Tình bạn với George H. W. Bush
Có những dấu hiệu cho thấy mối thân tình đang phát triển giữa hai cựu tổng thống, Clinton và George H.W. Bush. Sau buổi lễ giới thiệu chân dung Clinton tại Nhà Trắng vào tháng 6 năm 2004, thảm họa sóng thần châu Á, Bão Katrina, và kỳ bầu cử năm 2004, Clinton và Bush đã gặp nhau.Ngày 3 tháng 1 năm 2005, Tổng thống George W. Bush ủy nhiệm Clinton và George H.W. Bush lãnh đạo chiến dịch toàn quốc trợ giúp nạn nhân thảm họa động đất Ấn Độ Dương năm 2004. Ngày 1 tháng 2 năm 2005, Clinton được Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan mời cầm đầu những nỗ lực của LHQ về cứu trợ và tái thiết sau thảm họa. Năm ngày sau đó, Clinton cùng xuất hiện với Bush trong một chương trình của đài truyền hình Fox biểu thị sự ủng hộ dành cho nỗ lực của hai chính đảng nhằm quyên góp tiền cứu trợ, một hành động mà Bush mô tả là "vượt qua các lằn ranh chính trị". Mười ba ngày sau, cả hai cùng đến thăm những khu vực bị ảnh hưởng.
Ngày 31 tháng 8 năm 2005, sau những thiệt hại nặng nề bởi Cuồng phong Katrina, Clinton lại cộng tác với George H.W. Bush để điều phối các quỹ từ thiện trong khuôn khổ của một chiến dịch đáp ứng các nhu cầu cấp thiết cho nạn nhân.
Ngày 2 tháng 4 năm 2005, cùng với Tổng thống George W. Bush và cựu Tổng thống George H. W. Bush, Bill Clinton tham dự tang lễ của Giáo hoàng John Paul II tại Vatican.
Sang Bắc Hàn năm 2009
Clinton đã thực hiện một chuyến đi không được thông báo tới Bắc Triều Tiên, mà Hoa Kỳ không có quan hệ ngoại giao, ngày 4 tháng 8 năm 2009.[7] Clinton tới Bình Nhưỡng để đàm phán giải thoát các công dân Mỹ Euna Lee và Laura Ling, đã bị các lực lượng Bắc Triều Tiên bỏ tù do xâm nhập bất hợp pháp nước này từ Trung Quốc khi đang quay một phim tài liệu và tuyên án 12 năm tù.[8] Chuyến thăm Bắc Triều Tiên của ông là chuyến đi thứ hai như thế của một cựu tổng thống Mỹ, chuyến viếng thăm kia xảy ra khi Jimmy Carter tới nước này năm 1994.[8] Sau khi gặp gỡ với lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-il, Kim đã ra một lệnh ân xá đặc biệt cho hai nhà báo Mỹ.[9] Buổi sáng ngày 5 tháng 8 hai nhà báo được thả và bay về Mỹ với Clinton.[10]Chuyện bên lề
Nên tránh liệt kê các thông tin bên lề. Xin chuyển các thông tin có liên quan tới các mục hoặc bài thích hợp. |
- Bill Clinton vật lộn với thói quen phàm ăn của mình, thói quen này là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh tim của ông.
- Tiếng tăm của Clinton lớn đến nỗi đã có một vài cuốn phim và các bài hát "nhái" được sáng tác nói về kỹ năng sử dụng cần sa "hút mà không hít", tính trăng hoa, và bà vợ đầy uy quyền của ông.
- Clinton cao 6 foot, 3 inch (191 cm).
- Roger Clinton, Jr. là một trong số 140 người được ông anh ân xá trong ngày cuối cùng của nhiệm kỳ tổng thống của Clinton.
- Sau khi mãn nhiệm tổng thống, ông Clinton đã bị tòa dân sự rút bằng luật sư hành nghề vì tội khai man trong các vụ việc lem nhem tình ái của mình lúc còn đương nhiệm.
- Trong thời gian diễn ra World Cup 2010, ông tỏ ra là một tín đồ trung thành của đội tuyển bóng đá quốc gia Hoa Kỳ
Tham khảo
- ^ “Biography of William J. Clinton”. The White House. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2008.
- ^ Sandalow, Marc (14 tháng 1 năm 2001). “Clinton Era Marked by Scandal, Prosperity: 1st Baby Boomer in White House Changed Notions of Presidency”. San Francisco Chronicle. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2008.
- ^ Directory of Irish Genealogy: American Presidents with Irish Ancestors
- ^ Clinton, Bill (2004). My Life. Random House. ISBN 1-4000-3003-X.
- ^ Maraniss, David (1996). First In His Class: A Biography Of Bill Clinton. Touchstone. ISBN 0684818906.
- ^ Cựu tổng thống Bill Clinton đến Việt Nam, CẨM HÀ, báo Tuổi Trẻ 6/12/2006 03:42 (GMT + 7)
- ^ “Bill Clinton Arrives Here”. Korean Central News Agency. 4 tháng 8 năm 2009. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2009.
- ^ a ă “Bill Clinton arrives in N Korea”. BBC News. 4 tháng 8 năm 2009. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2009.
- ^ “North Korea pardons US reporters”. BBC News. 4 tháng 8 năm 2009. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2009.
- ^ “In Release of Journalists, Both Clintons Had Key Roles”. The New York Times. 5 tháng 8 năm 2009. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2009.
Xem thêm
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Bill Clinton |
- Tổng thống Hoa Kỳ
- Quốc hội Hoa Kỳ
- Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ
- Hillary Clinton
- Monica Lewinsky
- Nền Kinh tế Mới
Liên kết ngoài
Tìm thêm về Bill Clinton tại những đồng dự án của Wikipedia: | |
Từ điển ở Wiktionary | |
Sách ở Wikibooks | |
Cẩm nang du lịch ở Wikivoyage | |
Hồ sơ ở Wikiquote | |
Văn kiện ở Wikisource | |
Hình ảnh và phương tiện ở Commons | |
Tin tức ở Wikinews | |
Tài liệu giáo dục ở Wikiversity |
- Extensive essay on Bill Clinton and shorter essays on each member of his cabinet and First Lady from the Miller Center of Public Affairs
- Full audio of a number of Clinton speeches via the Miller Center of Public Affairs (UVa)
- White House biography
- William J. Clinton Foundation official website
- Clinton Global Initiative official website
- Clinton Presidential Library official website
- Clinton Presidential Materials Project Archive of press releases and transcripts of speeches from the administration.
- Clinton School of Public Service
- President Bill Clinton Biography on the World Business Forum where President Bill Clinton is a featured speaker for the 2009 event
- Tác phẩm của Bill Clinton tại Dự án Gutenberg
- Oral History Interview with Bill Clinton from Oral Histories of the American South
- Bill Clinton trên Internet Movie Database
- The Wanderer- A profile of Clinton in The New Yorker, 18 tháng 9 năm 2006. Clinton's most extensive interview in his post-presidency
- [1] - "Armigerous American Presidents Series" article from the American Heraldry Society.
- Encyclopedia of Arkansas History & Culture entry: Bill Clinton
- TED Prize Wish: Bill Clinton on rebuilding Rwanda at TED in 2007
Tham khảo
Thể loại:
Võ Văn Kiệt (23 tháng 11 năm 1922 – 11 tháng 6 năm 2008) tên thật là Phan Văn Hòa, bí danh Sáu Dân, Chín Dũng; là một nhà chính trị Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và sau đó là Thủ tướng nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam từ ngày 8 tháng 8 năm 1991 cho đến ngày 25 tháng 9 năm 1997. Ông được nhiều báo chí đánh giá là người đã đẩy mạnh công cuộc Đổi mới và cải cách chính sách ở Việt Nam kể từ năm 1986[1][2], là "tổng công trình sư" nhiều dự án táo bạo của thời kỳ Đổi mới.[3][4]
Tham gia cách mạng từ năm 16 tuổi trong phong trào Thanh niên phản đế (1938), ông Kiệt được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11 năm 1939. Trong thời gian Khởi nghĩa Nam Kỳ ông là Huyện ủy viên, Bí thư chi bộ tại huyện Vũng Liêm. Sau Cách mạng tháng Tám, khi quân đội Pháp tái chiếm Nam Kỳ, ông là Ủy viên chính trị dân quân cách mạng liên tỉnh Tây Nam Bộ. Từ năm 1946 đến năm 1954, ông là Tỉnh ủy viên, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Rạch Giá, sau đó là Phó Bí thư rồi Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu.
Sau Hiệp định Genève, năm 1955, ông được bầu làm Ủy viên Xứ ủy Nam Bộ và Phó Bí thư liên Tỉnh ủy Hậu Giang. Từ năm 1959 đến cuối năm 1970, ông được giao trọng trách là Bí thư Khu ủy T.4, tức khu Sài Gòn - Gia Định. Ông bắt đầu được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương của Đảng Lao động Việt Nam từ Đại hội III (năm 1960). Từ năm 1973 đến năm 1975 ông được điều về làm Ủy viên Thường vụ Trung ương Cục miền Nam.
Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh ông được Trung ương Cục phân công giữ chức Bí thư Đảng uỷ đặc biệt trong Ủy ban Quân quản thành phố Sài Gòn. Từ năm 1976 ông là Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Ông cũng được bầu vào Quốc hội Việt Nam khóa VI. Từ sau Đại hội IV của Đảng Cộng sản Việt Nam (năm 1976), ông được bầu làm Ủy viên Dự khuyết Bộ Chính trị và được phân công làm Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 1982.
Từ tháng 4 năm 1982 ông được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, Phó chủ tịch và Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Bộ trưởng. Từ tháng 3 đến tháng 6 năm 1988, ông giữ vị trí Quyền Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng qua đời đột ngột[6]. Tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá VIII (tháng 8 năm 1991), ông được Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (thay ông Đỗ Mười). Tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khoá IX (1992-1997), ông được bầu làm Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh.
Từ tháng 12 năm 1997 đến tháng 4 năm 2001, ông không còn giữ các chức danh trong chính phủ nhưng vẫn được Ban Chấp hành Trung ương Đảng cử làm Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.[7]
Trong 11 năm từ 1997 đến lúc mất, trước mỗi sự kiện nóng bỏng, quan trọng mang tầm quốc gia hoặc ảnh hưởng lớn đến quyền lợi nhân dân, lại thấy Võ Văn Kiệt lên tiếng với tư cách một người công dân[8]. Võ Văn Kiệt là cựu lãnh đạo Việt Nam đầu tiên công khai đặt vấn đề hòa hợp, hòa giải dân tộc[4]. Ông cũng đã có ý kiến chính thức với lãnh đạo đất nước là nên đối thoại với những người bất đồng chính kiến[9], ông nói: "chính kiến khác nhau, ý kiến khác nhau là bình thường, và điều quan trọng là cần phải có đối thoại, nói chuyện với nhau một cách sòng phẳng"[10]. Và về việc bầu cử đại biểu Quốc hội ông cũng có nhận định: "Một quốc hội có người tự ứng cử và được dân bầu lên một cách tự do sẽ tốt hơn quốc hội bây giờ".[10]
Trong những năm cuối đời, ông phát biểu ý kiến, kiến nghị với các cơ quan đảng và nhà nước dồn dập hơn. Từ những vấn đề trọng đại như ý kiến đóng góp với Đại hội X, hoà hợp dân tộc, đến những kiến nghị, góp ý, phát biểu về những sự việc cụ thể như: quy hoạch về thành phố dọc sông Hồng, việc xây nhà Quốc hội... Những ý kiến của ông được trình bày thẳng thắn và chứa tâm huyết lớn với nước với dân. Dù được chấp nhận hay không, các ý kiến của ông đều rất quý, rất đáng trân trọng, phù hợp lòng dân và được người dân mong chờ, đón nhận.[11]
Võ Văn Kiệt đã lên tiếng trên công luận bày tỏ quan điểm lo ngại về các dự án như: nhà máy lọc dầu Dung Quất[12], thành phố bên sông Hồng[13], việc xây dựng tòa nhà quốc hội mới[14] và lần gần nhất là về vấn đề mở rộng Hà Nội[15]. Ông viết: "Thủ đô của cả nước, của cả dân tộc và cả của lịch sử. Không nên và không được phép đưa thủ đô làm nơi thí nghiệm cho bất cứ mục đích gì." [16]
Bên cạnh đó, ông Kiệt còn bày tỏ rõ quan điểm ủng hộ sự tự do của báo chí đối với các tổ chức chính trị và chính quyền, quan điểm này được thể hiện rõ ở việc ông can thiệp vào sự kiện Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh thay thế các vị trí quản lý ở báo Tuổi Trẻ nhằm cài cắm người để quản lý.[17]
Ông Võ Văn Kiệt qua đời lúc 7 giờ 40 phút (giờ Hà Nội) [18] ngày 11 tháng 6 năm 2008, khi đang điều trị tại Bệnh viện Mount Elizabeth, Singapore[2][3]. Theo Reuters, ông qua đời do tuổi cao và bị viêm phổi cấp tính[2], còn theo AP thì ông qua đời do gặp tai biến mạch máu não.[1]
Báo chí Việt Nam chính thức thông báo về cái chết của ông vào tối ngày hôm sau, sau khi các hãng thông tấn quốc tế đã đưa tin và nhiều nhà lãnh đạo quốc tế đã gởi lời chia buồn[19]. 18 giờ ngày 12 tháng 6 năm 2008, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ra thông cáo về cái chết của ông và việc tổ chức tang lễ cho ông với nghi thức quốc tang trong hai ngày 14 và 15 tháng 6[20]. Lễ viếng và lễ truy điệu của ông được tổ chức ở đồng thời ba nơi, Hội trường Thống Nhất (nơi đặt linh cữu của ông), thủ đô Hà Nội và trụ sở Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long (quê hương ông), trưởng ban lễ tang nhà nước là ông Nông Đức Mạnh, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam. Lễ an táng được tổ chức vào ngày 15 tháng 6 tại nghĩa trang TP. Hồ Chí Minh.[7]
Người vợ thứ hai của ông là Giáo sư, Tiến sĩ Hóa học Phan Lương Cầm, giảng viên Đại học Bách khoa Hà Nội, bà Cầm từng được trao tặng Giải thưởng Kovalevskaia, giải thưởng cao nhất dành cho các nhà khoa học nữ Việt Nam.[24][25]
Ngày 22/2/2009, tên của ông được đặt cho một con đường dài 23,6 km chạy từ ngã tư Bình Long cắt quốc lộ 1A trên đường Nguyễn Hoàng qua nhà máy lọc dầu Dung Quất ra cảng Dung Quất, Quảng Ngãi.
Dự án đại lộ Đông – Tây là công trình trọng điểm của hệ thống giao thông TP Hồ Chí Minh có tổng chiều dài 21,89 km đi qua địa bàn 8 quận, huyện trên địa bàn thành phố bắt đầu từ nút giao Tân Kiên, huyện Bình Chánh đến nút giao Cát Lái, quận 2, trong đó có một hầm vượt sông Sài Gòn dài 1.490 m. Dự án có tổng mức đầu tư 9.863 tỉ đồng. Trích từ baothintuc.vn của tác giả Hoàng Anh Tuấn số ra ngày Chủ Nhật, 01/05/2011
Tại thành phố Cần Thơ tuyến đường đẹp nối từ trung tâm (đường Mậu Thân) đến cảng hàng không quốc tế Cần Thơ cũng mang tên Võ Văn Kiệt. Đà Nẵng có đường mang tên ông nối đường Nguyễn Văn Linh với Trường Sa.
Trịnh Hòa (phồn thể: 鄭和; giản thể: 郑和; Hán ngữ bính âm: Zhèng Hé; Wade-Giles: Cheng Ho), tên khai sinh: Mã Tam Bảo (馬三寶 /马三宝; pinyin: Mǎ Sānbǎo tên Ả Rập: Hajji Mahmud Shams), 1371–1433, là nhà hàng hải và nhà thám hiểm người Trung Quốc
nổi tiếng nhất. Ông chính là người đã chỉ huy các chuyến thám hiểm được
gọi chung là các chuyến đi của "Thái giám Tam Bảo hạ tây dương"
(三保太監下西洋) hay "Trịnh Hòa đến đại dương phía tây" từ năm 1405 đến năm 1433. Tạp chí Life xếp Trịnh Hòa đứng thứ 14 trong số những người quan trọng nhất trong thiên niên kỷ vừa qua. Ông là người Hồi.
Các sứ mệnh của ông đã chỉ ra một minh chứng đầy ấn tượng về khả năng tổ chức và sức mạnh công nghệ, nhưng đã không dẫn tới các hoạt động thương mại đáng kể, vì Trịnh Hòa là một quan chức và người chỉ huy của thủy quân chứ không phải là một nhà buôn. Có những lời đồn cho rằng ông cao ít nhất 2 mét (7 ft).
Trịnh Hòa vượt biển tới Malacca vào thế kỷ 15. Vào giữa thế kỷ 15, công chúa Trung Hoa là Hán Lệ Bảo được gả cho quốc vương Malacca, vua Mansur Shah. Công chúa đi cùng với đoàn tùy tùng của mình - gồm 500 con trai của các quan và vài trăm cung nữ. Đoàn người này cuối cùng định cư tại Bukit Cina ở Malacca. Hậu duệ của những người này, sinh ra từ các cuộc hôn nhân với dân bản xứ, ngày nay được biết đến như là những người Peranak: Baba (tước hiệu của đàn ông) và Nyonya (tước hiệu của đàn bà). (MP)
Năm 1424 Minh Thành Tổ chết. Người kế nghiệp là hoàng đế Minh Nhân Tông (trị vì từ năm 1424 đến năm 1425), đã quyết định hạn chế ảnh hưởng của nội cung. Trịnh Hòa cũng đã thực hiện một chuyến đi nữa dưới thời trị vì của Minh Tuyên Tông (trị vì từ năm 1426 đến năm 1435), nhưng sau đó những chuyến tàu đi tìm của cải của người Trung Quốc đã chấm dứt.
Một số suy đoán rằng hạm đội của Trịnh Hòa có thể đã vượt qua mũi Hảo Vọng. Cụ thể, một tu sĩ và một nhà lập bản đồ người Venezia là Fra Mauro đã miêu tả trong bản đồ Fra Mauro năm 1457 các chuyến đi của các con "thuyền lớn từ Ấn Độ" tới 2.000 dặm vào Đại Tây Dương năm 1420.
Bản thân Trịnh Hòa viết về các chuyến đi của mình như sau:
Trịnh Hòa viết về chuyến hành trình của mình:
Chuyến thám hiểm năm 1405 bao gồm 27.800 người và 317 thuyền, trong đó có:
Mặc dù nhà Minh đã cấm đoán vận chuyển bằng tàu thuyền trên đại dương trong vài chục năm bằng chỉ dụ Hải cấm, nhưng cuối cùng họ cũng đã bãi bỏ lệnh cấm này. Quan điểm khác viện dẫn thực tế là bằng lệnh cấm tàu thuyền này thì nhà Minh (và sau này là nhà Thanh) đã làm gia tăng số lượng người buôn lậu trên chợ đen. Điều này làm giảm nguồn thu thuế của chính quyền và làm gia tăng nạn hải tặc. Sự thiếu vắng của hải quân trên biển đã làm cho Trung Hoa dễ bị tổn thương bởi nạn hải tặc uy khấu (wakou) đã hoành hành vùng bờ biển Trung Quốc trong thế kỷ 16.
Có một điều chắc chắn. Đó là các sự hỗ trợ của chính quyền cho hoạt động hàng hải đã suy giảm nghiêm trọng sau các chuyến đi của Trịnh Hòa. Từ đầu thế kỷ 15 Trung Quốc đã phải chịu áp lực ngày càng tăng từ các bộ lạc Mông Cổ mới trỗi dậy ở phía bắc. Năm 1421 vua Minh Thành Tổ đã dời đô từ Nam Kinh về Bắc Kinh như là một sự thừa nhận sự hiện hữu của mối đe dọa này cũng như là để gần với khu vực quyền lực của dòng họ. Từ kinh đô mới ông có thể kiểm soát tốt hơn các cố gắng nhằm bảo vệ biên cương phía bắc. Với phí tổn đáng kể, Trung Quốc hàng năm tiến hành các cuộc viễn chinh nhằm làm suy yếu người Mông Cổ. Các phí tổn cho các chiến dịch trên bộ này đã cạnh tranh trực tiếp với ngân sách cần thiết dành cho các chuyến thám hiểm hàng hải.
Năm 1449 kỵ binh Mông Cổ đã phục kích cuộc hành quân do đích thân hoàng đế Minh Anh Tông chỉ huy chưa đầy một ngày sau khi đội quân này rời khỏi cổng kinh thành. Trong trận chiến pháo đài Thổ Mộc, người Mông Cổ đã đánh bại quân đội nhà Minh và bắt sống hoàng đế Trung Hoa. Trận chiến này có hai ảnh hưởng nổi bật. Thứ nhất, nó minh chứng một cách rõ ràng mối đe dọa của các bộ lạc miền bắc. Thứ hai, người Mông Cổ đã gây ra khủng hoảng chính trị tại Trung Quốc khi họ trả tự do cho Anh Tông sau khi người em cùng cha khác mẹ là Chu Kì Ngọc tự xưng làm vua với niên hiệu Cảnh Thái. Sự ổn định về chính trị chỉ trở lại vào năm 1457 khi Anh Tông trở lại ngai vàng. Sau khi ông trở lại nắm quyền thì Trung Quốc đã từ bỏ chiến lược thám hiểm các vùng đất mới hàng năm và thay vào đó là bắt tay vào việc củng cố và mở rộng Vạn Lý Trường Thành vô cùng tốn kém. Trong hoàn cảnh đó, ngân khố dành cho các chuyến thám hiểm hàng hải đơn giản không tồn tại nữa.
Một cách cơ bản hơn, không giống như các chuyến thám hiểm sau này của các quốc gia châu Âu, các tàu thuyền chở của cải của người Trung Quốc dường như bị hao hụt dần đến cạn kiệt sau các chuyến đi dài, do các chuyến đi này thiếu động cơ kinh tế. Chúng chủ yếu để làm tăng uy thế của hoàng đế và các chi phí cho chuyến đi cũng như tặng phẩm cho các vị vua chúa và sứ giả nước ngoài còn lớn hơn cả các món lợi thu được từ các cống phẩm. Vì thế khi tài chính của chính quyền nhà nước bị áp lực (giống như các quốc gia thời Trung cổ đã làm), thì các ngân quỹ dành cho các chuyến thám hiểm hàng hải không thể có nữa. Trái lại, vào thế kỷ 16, phần lớn các chuyến thám hiểm của người châu Âu có lãi từ các hoạt động thương mại cũng như từ việc chiếm đoạt các nguồn tài nguyên/đất của thổ dân để có thể tự trang trải, cho phép họ có thể tiếp tục thám hiểm mà không phải viện đến ngân khố quốc gia.
Những thương nhân trong đoàn thám hiểm Qeng Ho được nói bóng gió trong truyện khoa học viễn tưởng A Fire Upon the Deep của Vernor Vinge (và sau đó được tưởng tượng rõ nét hơn trong A Deepness in the Sky) phản ánh tên của Trịnh Hòa. Các chuyến đi của Trịnh Hòa và sự từ bỏ thám hiểm hàng hải sau đó của các hoàng đế Trung Hoa đã trở thành biểu tượng trong cộng đồng ủng hộ chương trình thăm dò vũ trụ về các thành công và sự hủy bỏ của chương trình Apollo.
Hình tượng của Trịnh Hòa cũng được miêu tả trong cuốn sách của Kim Stanley Robinson The Years of Rice and Salt.
Một số nhà sử học cũng như trong bài viết gần đây của National Geographic về Trịnh Hòa, cho rằng thuyền trưởng Sindbad (từ tiếng Ả Rập السندباد-As-Sindibad) và tập hợp các câu chuyện về thám hiểm hàng hải đã tạo ra Bảy chuyến đi của thuyền trưởng Sindbad, được tìm thấy trong Nghìn lẻ một đêm chịu ảnh hưởng sâu nặng của các câu chuyện được tích lũy trong nhiều người đi biển đã từng theo, buôn bán và làm việc trong các tàu thuyền hỗ trợ khác nhau cho hạm đội của nhà Minh. Niềm tin này được hỗ trợ một phần bằng sự tương tự trong tên của Sindbad và các diễn giải khác nhau của tên gọi của Trịnh Hòa trong tiếng Ẩ Rập và tiếng Trung (phồn thể: 鄭和; giản thể: 郑和; Hán ngữ bính âm: Zhèng Hé; Wade-Giles: Cheng Ho; tên khai sinh: Mã Tam Bảo (馬三寶 /马三宝; pinyin: Mǎ Sānbǎo tên Ả Rập: Hajji Mahmud Shams) cùng với sự tương tự trong số lần (7) và các khu vực giống nhau trong các chuyến đi của Sindbad và Trịnh Hòa.
Tháng 1 năm 2006, BBC News và The Economist cả hai cùng có bài viết mới liên quan đến triển lãm bản đồ hàng hải Trung Quốc, được cho là có từ năm 1763, trong đó có thông tin là nó được sao chép từ một bản đồ khác vẽ năm 1418. Bản đồ có các miêu tả chi tiết về cả các thổ dân châu Mỹ và Australia. Theo chủ sở hữu của bản đồ, ông Liu Gang-một luật sư Trung Quốc và là một nhà sưu tập đồ cổ, ông đã mua bản đồ này với giá 500 USD từ một người ở Thượng Hải năm 2001.
Sau khi Liu đọc cuốn sách 1421:The Year China discovered the World (1421: Năm Trung Quốc phát hiện ra Thế giới) của Gavin Menzies, ông nhận ra tầm quan trọng của bản đồ này. Tấm bản đồ này hiện đang được kiểm tra để xác định tuổi của mực và giấy dùng để vẽ nó, với kết quả sẽ có trong tháng 2 năm 2006. Nếu như bản đồ được xác nhận là vẽ vào năm 1763, thì câu hỏi còn lại là nó có phải bản sao chính xác của tấm bản đồ sớm hơn vào năm 1418 hay không, hay chỉ đơn giản là sự sao chép cùng thời của các bản đồ của người châu Âu.
Một số học giả về lịch sử Trung Quốc đặt câu hỏi về tính xác thực của tấm bản đồ này. Một số đề cập tới việc sử dụng kiểu ánh xạ tương tự như kiểu Mercator, chính xác là liên quan tới kinh độ và định hướng theo hướng Bắc. Không có đặc trưng nào trong số này đã được sử dụng trong các tấm bản đồ tốt nhất được vẽ ra ở châu Á hay châu Âu trong thời kỳ này (ví dụ, xem Cương lí đồ (năm 1410) và Fra Mauro (1459)). Người ta cũng đề cập tới sự miêu tả sai đảo California, một lỗi phổ biến thường bị lặp lại trong các bản đồ của người châu Âu từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 18.
Geoff Wade ở Viện nghiên cứu châu Á của trường Đại học Quốc gia Singapore đã tranh cãi kịch liệt về tính xác thực của tấm bản đồ này và cho rằng nó hoặc là đồ giả mạo ở thế kỷ 18 hoặc thế kỷ 21. Ông cũng chỉ ra một số điểm sai lầm xuất hiện trên bản đồ và các chú giải của nó. Ví dụ, trong đoạn văn bản bên cạnh Đông Âu được dịch ra như sau "Người ở đây phần lớn tin Chúa Trời và tôn giáo của họ được gọi là 'Jing'", Wade lưu ý rằng từ Trung Quốc để chỉ Chúa Trời của người Thiên chúa giáo là "Thượng đế", việc sử dụng từ Jing là do các nhà truyền giáo phương Tây đặt ra vào khoảng thế kỷ 16.
Video yêu thích
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
Trở về trang chính
Hoàng Kim, hoangkim, hoangkimvietnam, Ngọc Phương Nam, Chào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, Khát khao xanh, Dayvahoc,Học mỗi ngày, Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống, Thơ cho con
- Cần nguồn tham khảo
- Bài có thông tin bên lề
- Sinh 1946
- Nhân vật còn sống
- Tổng thống Hoa Kỳ
- Người đoạt giải Grammy
- Thống đốc Arkansas
- Lịch sử Hoa Kỳ
- Tín hữu Baptist
- Người thuận tay trái
Võ Văn Kiệt
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Võ Văn Kiệt | |
---|---|
Chức vụ
|
|
Nhiệm kỳ | 8 tháng 8 năm 1991 – 25 tháng 9 năm 1997 |
Tiền nhiệm | Đỗ Mười |
Kế nhiệm | Phan Văn Khải |
Quyền Thủ tướng Việt Nam
|
|
Nhiệm kỳ | Tháng 3 năm 1988 – Tháng 6 năm 1988 |
Tiền nhiệm | Phạm Hùng |
Kế nhiệm | Đỗ Mười |
Nhiệm kỳ | Tháng 7 năm 1976 – Tháng 1 năm 1977 |
Tiền nhiệm | không |
Kế nhiệm | Vũ Đình Liệu |
Nhiệm kỳ | Tháng 12 năm 1976 – Tháng 4 năm 1982 |
Tiền nhiệm | Nguyễn Văn Linh |
Kế nhiệm | Nguyễn Văn Linh |
Nhiệm kỳ | tháng 4 năm 1982 – tháng 4 năm 1989 |
Tiền nhiệm | Nguyễn Lam |
Kế nhiệm | Đậu Ngọc Xuân |
Thông tin chung
|
|
Đảng | Đảng Cộng sản Việt Nam |
Sinh | 23 tháng 11, 1922 Tỉnh Cửu Long (nay là Vĩnh Long) |
Mất | 11 tháng 6, 2008 (85 tuổi) Bệnh viện Mount Elizabeth, Singapore |
Vợ | Trần Kim Anh (mất 1966) Phan Lương Cầm |
Binh nghiệp
|
Mục lục
Tiểu sử và hoạt động
Võ Văn Kiệt tên thật là Phan Văn Hòa sinh năm 1922 tại xã Trung Hiệp, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long, Việt Nam.[5]Tham gia cách mạng từ năm 16 tuổi trong phong trào Thanh niên phản đế (1938), ông Kiệt được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11 năm 1939. Trong thời gian Khởi nghĩa Nam Kỳ ông là Huyện ủy viên, Bí thư chi bộ tại huyện Vũng Liêm. Sau Cách mạng tháng Tám, khi quân đội Pháp tái chiếm Nam Kỳ, ông là Ủy viên chính trị dân quân cách mạng liên tỉnh Tây Nam Bộ. Từ năm 1946 đến năm 1954, ông là Tỉnh ủy viên, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Rạch Giá, sau đó là Phó Bí thư rồi Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu.
Sau Hiệp định Genève, năm 1955, ông được bầu làm Ủy viên Xứ ủy Nam Bộ và Phó Bí thư liên Tỉnh ủy Hậu Giang. Từ năm 1959 đến cuối năm 1970, ông được giao trọng trách là Bí thư Khu ủy T.4, tức khu Sài Gòn - Gia Định. Ông bắt đầu được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương của Đảng Lao động Việt Nam từ Đại hội III (năm 1960). Từ năm 1973 đến năm 1975 ông được điều về làm Ủy viên Thường vụ Trung ương Cục miền Nam.
Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh ông được Trung ương Cục phân công giữ chức Bí thư Đảng uỷ đặc biệt trong Ủy ban Quân quản thành phố Sài Gòn. Từ năm 1976 ông là Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Ông cũng được bầu vào Quốc hội Việt Nam khóa VI. Từ sau Đại hội IV của Đảng Cộng sản Việt Nam (năm 1976), ông được bầu làm Ủy viên Dự khuyết Bộ Chính trị và được phân công làm Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 1982.
Từ tháng 4 năm 1982 ông được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, Phó chủ tịch và Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Bộ trưởng. Từ tháng 3 đến tháng 6 năm 1988, ông giữ vị trí Quyền Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng qua đời đột ngột[6]. Tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá VIII (tháng 8 năm 1991), ông được Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (thay ông Đỗ Mười). Tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khoá IX (1992-1997), ông được bầu làm Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh.
Từ tháng 12 năm 1997 đến tháng 4 năm 2001, ông không còn giữ các chức danh trong chính phủ nhưng vẫn được Ban Chấp hành Trung ương Đảng cử làm Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.[7]
Nghỉ hưu và qua đời
Sau khi từ giã chính trường, ông Kiệt sống tại Thành phố Hồ Chí Minh.Trong 11 năm từ 1997 đến lúc mất, trước mỗi sự kiện nóng bỏng, quan trọng mang tầm quốc gia hoặc ảnh hưởng lớn đến quyền lợi nhân dân, lại thấy Võ Văn Kiệt lên tiếng với tư cách một người công dân[8]. Võ Văn Kiệt là cựu lãnh đạo Việt Nam đầu tiên công khai đặt vấn đề hòa hợp, hòa giải dân tộc[4]. Ông cũng đã có ý kiến chính thức với lãnh đạo đất nước là nên đối thoại với những người bất đồng chính kiến[9], ông nói: "chính kiến khác nhau, ý kiến khác nhau là bình thường, và điều quan trọng là cần phải có đối thoại, nói chuyện với nhau một cách sòng phẳng"[10]. Và về việc bầu cử đại biểu Quốc hội ông cũng có nhận định: "Một quốc hội có người tự ứng cử và được dân bầu lên một cách tự do sẽ tốt hơn quốc hội bây giờ".[10]
Trong những năm cuối đời, ông phát biểu ý kiến, kiến nghị với các cơ quan đảng và nhà nước dồn dập hơn. Từ những vấn đề trọng đại như ý kiến đóng góp với Đại hội X, hoà hợp dân tộc, đến những kiến nghị, góp ý, phát biểu về những sự việc cụ thể như: quy hoạch về thành phố dọc sông Hồng, việc xây nhà Quốc hội... Những ý kiến của ông được trình bày thẳng thắn và chứa tâm huyết lớn với nước với dân. Dù được chấp nhận hay không, các ý kiến của ông đều rất quý, rất đáng trân trọng, phù hợp lòng dân và được người dân mong chờ, đón nhận.[11]
Võ Văn Kiệt đã lên tiếng trên công luận bày tỏ quan điểm lo ngại về các dự án như: nhà máy lọc dầu Dung Quất[12], thành phố bên sông Hồng[13], việc xây dựng tòa nhà quốc hội mới[14] và lần gần nhất là về vấn đề mở rộng Hà Nội[15]. Ông viết: "Thủ đô của cả nước, của cả dân tộc và cả của lịch sử. Không nên và không được phép đưa thủ đô làm nơi thí nghiệm cho bất cứ mục đích gì." [16]
Bên cạnh đó, ông Kiệt còn bày tỏ rõ quan điểm ủng hộ sự tự do của báo chí đối với các tổ chức chính trị và chính quyền, quan điểm này được thể hiện rõ ở việc ông can thiệp vào sự kiện Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh thay thế các vị trí quản lý ở báo Tuổi Trẻ nhằm cài cắm người để quản lý.[17]
Ông Võ Văn Kiệt qua đời lúc 7 giờ 40 phút (giờ Hà Nội) [18] ngày 11 tháng 6 năm 2008, khi đang điều trị tại Bệnh viện Mount Elizabeth, Singapore[2][3]. Theo Reuters, ông qua đời do tuổi cao và bị viêm phổi cấp tính[2], còn theo AP thì ông qua đời do gặp tai biến mạch máu não.[1]
Báo chí Việt Nam chính thức thông báo về cái chết của ông vào tối ngày hôm sau, sau khi các hãng thông tấn quốc tế đã đưa tin và nhiều nhà lãnh đạo quốc tế đã gởi lời chia buồn[19]. 18 giờ ngày 12 tháng 6 năm 2008, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ra thông cáo về cái chết của ông và việc tổ chức tang lễ cho ông với nghi thức quốc tang trong hai ngày 14 và 15 tháng 6[20]. Lễ viếng và lễ truy điệu của ông được tổ chức ở đồng thời ba nơi, Hội trường Thống Nhất (nơi đặt linh cữu của ông), thủ đô Hà Nội và trụ sở Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long (quê hương ông), trưởng ban lễ tang nhà nước là ông Nông Đức Mạnh, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam. Lễ an táng được tổ chức vào ngày 15 tháng 6 tại nghĩa trang TP. Hồ Chí Minh.[7]
Gia đình
Ông Võ Văn Kiệt có hai đời vợ. Người vợ đầu của ông, bà Trần Kim Anh, có với ông 4 người con: Phan Chí Dũng (sinh năm 1951), Phan Hiếu Dân (sinh năm 1955), Phan Thị Ánh Hồng (sinh năm 1958) và Phan Chí Tâm (sinh năm 1966)[21]. Năm 1966, bà cùng hai người con út, một trai một gái, đã thiệt mạng khi quân đội Hoa Kỳ bắn chìm tàu Thuận Phong trong một cuộc càn quét qua chiến khu Củ Chi[22]. Ông đã muốn khi chết, tro của mình được rải xuống khúc sông mà hai người con và người vợ của mình đã mãi nằm lại đó. Phan Chí Dũng, người con cả của ông, hi sinh ngày 29-4-1972 tại Sóc Trăng trong một lần đi trinh sát. Ngoài 4 người con với người vợ đầu, ông còn một người con sinh năm 1952 ở miền Bắc tên là Phan Thanh Nam sinh ngày 25-2-1952[23], người đã thay mặt gia đình đọc lời cảm tạ trong lễ tang ông.[21]Người vợ thứ hai của ông là Giáo sư, Tiến sĩ Hóa học Phan Lương Cầm, giảng viên Đại học Bách khoa Hà Nội, bà Cầm từng được trao tặng Giải thưởng Kovalevskaia, giải thưởng cao nhất dành cho các nhà khoa học nữ Việt Nam.[24][25]
Tặng thưởng
Tháng 12 năm 1997, ông Võ Văn Kiệt đã được trao tặng Huân chương Sao Vàng, huân chương cao quý nhất của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Ngoài ra ông còn được trao tặng nhiều huân, huy chương khác và huy hiệu 60 năm tuổi Đảng.[cần dẫn nguồn]Ngày 22/2/2009, tên của ông được đặt cho một con đường dài 23,6 km chạy từ ngã tư Bình Long cắt quốc lộ 1A trên đường Nguyễn Hoàng qua nhà máy lọc dầu Dung Quất ra cảng Dung Quất, Quảng Ngãi.
Đại lộ Võ Văn Kiệt
Ngày 29/4/2011, Sở Giao thông Vận tải và ủy ban nhân dân quận 1, TP Hồ Chí Minh đã tổ chức lễ đặt tên đường Võ Văn Kiệt cho Đại lộ Đông –Tây, một trong những tuyến đường hiện đại và quan trọng trong hệ thống hạ tầng giao thông của TP Hồ Chí Minh. Đại lộ Võ Văn Kiệt có tổng chiều dài hơn 13,42 km, kéo dài từ đoạn giao nhau giữa đường Hàm Nghi và đường Tôn Đức Thắng, thuộc bờ Tây sông Sài Gòn, quận 1 đến cầu vượt quốc lộ 1, huyện Bình Chánh. Sinh thời, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt rất quan tâm đến Dự án xây dựng Đại lộ Đông-Tây cũng như luôn trăn trở và trực tiếp chỉ đạo về những chiến lược, giải pháp, công trình mang tính đột phá, đưa thành phố đi lên phát triển cùng cả nước.[26]Dự án đại lộ Đông – Tây là công trình trọng điểm của hệ thống giao thông TP Hồ Chí Minh có tổng chiều dài 21,89 km đi qua địa bàn 8 quận, huyện trên địa bàn thành phố bắt đầu từ nút giao Tân Kiên, huyện Bình Chánh đến nút giao Cát Lái, quận 2, trong đó có một hầm vượt sông Sài Gòn dài 1.490 m. Dự án có tổng mức đầu tư 9.863 tỉ đồng. Trích từ baothintuc.vn của tác giả Hoàng Anh Tuấn số ra ngày Chủ Nhật, 01/05/2011
Tại thành phố Cần Thơ tuyến đường đẹp nối từ trung tâm (đường Mậu Thân) đến cảng hàng không quốc tế Cần Thơ cũng mang tên Võ Văn Kiệt. Đà Nẵng có đường mang tên ông nối đường Nguyễn Văn Linh với Trường Sa.
Câu nói nổi tiếng
“ | Tổ quốc là của mình, dân tộc là của mình, quốc gia là của mình, Việt Nam là của mình, chứ không phải là của riêng của người cộng sản hay của bất cứ tôn giáo hay phe phái nào cả.[4] | ” |
“ | Có hàng trăm con đường yêu nước khác nhau. Tổ quốc Việt Nam không của riêng một đảng, một phe phái, tôn giáo nào.[9] | ” |
“ | Không ai chọn cửa mà sinh ra![27] | ” |
“ | Thành phố soi thấy tương lai rất sáng của mình trên vầng trán các em.[28] | ” |
“ | Thủ đô của cả nước, của cả dân tộc và cả của lịch sử. Không nên và không được phép đưa thủ đô làm nơi thí nghiệm cho bất cứ mục đích gì[29] | ” |
“ | Một sự kiện liên quan đến chiến tranh khi nhắc lại, có hàng triệu người vui, mà cũng có hàng triệu người buồn | ” |
Chú thích
- ^ a ă BEN STOCKING. “Ex-Vietnamese prime minister Kiet dies”. Associated Press. Truy cập 12 tháng 6.
- ^ a ă â Jerry Norton. “Reformist ex-Vietnam premier Vo Van Kiet dies”. Reuters. Truy cập 12 tháng 6.
- ^ a ă “Tổ chức Quốc tang nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt”. VnExpress. 12 tháng 6 năm 2008. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2008.
- ^ a ă â BBC phiên bản Việt ngữ (11 tháng 6 năm 2008). “Cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt qua đời”. BBC. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2008.
- ^ Những công trình mang tên Võ Văn Kiệt Cổng thông tin ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2011.
- ^ “CÁC THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ TIỀN NHIỆM”. Trang tin Thủ tướng Chính Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
- ^ a ă Ban Thời sự. “THÔNG CÁO ĐẶC BIỆT”. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Truy cập 12 tháng 6.
- ^ “Võ Văn Kiệt, nhà lãnh đạo kiệt xuất thời kỳ Đổi mới”. VietNamNet. 11 tháng 6 năm 2008. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2008.
- ^ a ă BBC phiên bản Việt ngữ (14 tháng 6 năm 2008). “Ông Kiệt: "nên đối thoại sòng phẳng"”. BBC. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2008.
- ^ a ă BBC phiên bản Việt ngữ. “BBC phỏng vấn ông Võ văn Kiệt”. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2008.
- ^ Việt Nam Net. “Võ Văn Kiệt, nhà lãnh đạo kiệt xuất thời kỳ Đổi mới”. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2008.
- ^ Nguyên thủ tướng Võ Văn Kiệt góp ý cho dự án Dung Quất
- ^ Xây dựng thành phố dọc sông Hồng: Phải hết sức cân nhắc, Phỏng vấn tại báo Tuổi trẻ, 20/09/2007
- ^ Nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt góp ý về Nhà Quốc hội
- ^ Võ Văn Kiệt, Mở rộng Hà Nội: Không thể chỉ là một ý tưởng cảm tính, Báo Tuổi trẻ, 05/05/2008
- ^ Võ Văn Kiệt: Không được phép đưa thủ đô làm nơi thí nghiệm.
- ^ Vụ báo Tuổi Trẻ: ông Võ Văn Kiệt lên tiếng, Bài viết trên diendan.org, 24/08/2007
- ^ “Theo BBC và các hãng truyền thông nước ngoài thì ông từ trần lúc 6h40 giờ Singapore tức 5h40 giờ Việt Nam”. BBC. 14 tháng 6 năm 2008. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2008.
- ^ “Báo VN đợi đưa tin về ông Võ Văn Kiệt”. BBC Tiếng Việt. 12 tháng 6 năm 2008. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2008.
- ^ “Nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt từ trần”. Báo Tuổi trẻ. 12 tháng 6 năm 2008. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2008.
- ^ a ă Huy Đức (16 tháng 6 năm 2008). “Từ nỗi đau của ông, Võ Văn Kiệt”. Báo Tuổi trẻ. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2008.
- ^ BBC phiên bản Việt ngữ (11 tháng 6 năm 2008). “BBC phỏng vấn ông Võ văn Kiệt”. BBC. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2008.
- ^ Theo cuốn Bên Thắng Cuộc của nhà báo Huy Đức thì mẹ ông Phan Thanh Nam là bà Hồ Thị Minh, chủ bút đầu tiên của tờ Phụ Nữ Cứu Quốc Nam Bộ, bà cũng đã từng được cử sang Pháp dự Hội nghị Femmes Francaises. Ông Võ Văn Kiệt gặp bà MInh khi dự lớp "Hoa Nam" do trường Nguyễn Ái Quốc III mở tại xã Kim Bình, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang. Lớp do Hồ Chí Minh trực tiếp chỉ đạo, Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh giảng dạy.
- ^ “Thành quả khoa học - công nghệ nổi bật”. Trang chủ của Đại học Bách khoa Hà Nội. 11 tháng 6 năm 2008. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2008.
- ^ “Khai mạc Duyên dáng Việt Nam 14: Lộng lẫy những nhịp điệu dân tộc”. Báo Thanh Niên. 7 tháng 1 năm 2005.
- ^ “Chính thức đặt tên đường Võ Văn Kiệt cho Đại lộ Đông – Tây”. HCM CityWeb. 29 tháng 4 năm 2011. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2011.
- ^ Bùi Thanh (14 tháng 6 năm 2008). “Không ai chọn cửa mà sinh ra!”. Tuổi Trẻ. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2008.
- ^ Phát biểu tại Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh TP. Hồ Chí Minh lần I (tổ chức từ ngày 3/7 - 10/7/1977).[cần dẫn nguồn]
- ^ Võ Văn Kiệt (30/4/2008). “Không được phép đưa thủ đô ra thí nghiệm”. vnexpress. Truy cập 20/10/2010.
Liên kết ngoài
- Tập hợp các bài viết về cuộc đời và sự nghiệp cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt
- Võ Văn Kiệt - Nhà lãnh đạo xuất sắc với tầm nhìn chiến lược về giáo dục đại học
Tiền nhiệm: Phạm Hùng |
(quyền) Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam 10-3-1988–22-6-1988 |
Kế nhiệm: Đỗ Mười |
Tiền nhiệm: Đỗ Mười |
Thủ tướng nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam 8-8-1991–25-9-1997 |
Kế nhiệm: Phan Văn Khải |
|
|
|
|
|
Thể loại:
- Sinh 1922
- Mất 2008
- Người Vĩnh Long
- Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu
- Đại biểu Quốc hội Việt Nam
- Ủy viên Dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
- Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
- Thủ tướng Việt Nam
- Phó Thủ tướng Việt Nam
- Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh
- Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
- Ủy viên Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
- Huân chương Sao Vàng
- Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam
- Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam
- Phật tử Việt Nam
- Người cải cách Việt Nam
Trịnh Hòa
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Trịnh Hòa | |
---|---|
Tượng Trịng Hòa ở Thị trấn Malacca, Malaysia
|
|
Sinh | 1371[1] Kunyang, Vân Nam, Trung Quốc[1] |
Mất | 1433 (61–62 tuổi) chết trên biển |
Tên khác | Ma He Sanbao |
Công việc | Đô đốc, nhà ngoại giao, nhà thám hiểm, và thái giám |
Zheng He | |||
---|---|---|---|
Phồn thể | 鄭和 | ||
Giản thể | 郑和 | ||
|
|||
Ma He | |||
Phồn thể | 馬和 | ||
Giản thể | 马和 | ||
|
|||
Sanbao | |||
Phồn thể | 三寶 | ||
Giản thể | 三宝 | ||
Nghĩa đen | Tam Bảo[2] | ||
|
Mục lục
Tiểu sử
Trịnh Hòa là một người Hồi và phục vụ bên cạnh hoàng đế thứ ba của nhà Minh - Minh Thành Tổ (trị vì từ 1403 đến 1424). Theo tiểu sử của ông trong Minh sử, ông có tên thật là Mã Tam Bảo (馬 三保) và quê ở Côn Dương[a] (昆阳, ngày nay là Tấn Ninh (晋宁)), tỉnh Vân Nam.[3] Ông có 4 chị-em[1][4][5][6] và một người anh.[1][5] Gia đình ông là người Hồi. Trịnh Hòa thuộc về đẳng cấp Semur và theo Hồi giáo (gia đình ông theo đạo Hồi).[4][7][8] Ông là hậu duệ đời thứ 6 của Sayyid Ajjal Shams al-Din Omar, một viên quan cai trị tỉnh Vân Nam thời nhà Nguyên và đến từ Bukhara, ngày nay thuộc Uzbekistan. Họ "Mã" của ông có từ người con thứ năm của Shams al-Din là Masuh. Cả ông nội và cha của ông, Charameddin và Mir Tekin, đều đã hành hương tới thánh địa Mecca, và một điều không còn nghi ngờ là ông đã được nghe ông và cha mình kể lại các câu chuyện về các chuyến đi tới những vùng đất lạ. Ông có một phần vai trò quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ giữa Trung Quốc và các quốc gia Hồi Giáo.[9][10] Sau khi quân đội nhà Minh chiếm đóng Vân Nam, ông đã bị bắt giữ khi còn là một cậu bé con và bị hoạn, vì thế ông đã trở thành một thái giám phục vụ cho hoàng đế. Tên gọi Trịnh Hòa do vua Minh Thành Tổ đặt cho ông để thưởng công giúp đảo chính lật đổ vua Minh Huệ Đế. Ông học tại Nam Kinh Thái học.Các sứ mệnh của ông đã chỉ ra một minh chứng đầy ấn tượng về khả năng tổ chức và sức mạnh công nghệ, nhưng đã không dẫn tới các hoạt động thương mại đáng kể, vì Trịnh Hòa là một quan chức và người chỉ huy của thủy quân chứ không phải là một nhà buôn. Có những lời đồn cho rằng ông cao ít nhất 2 mét (7 ft).
Trịnh Hòa vượt biển tới Malacca vào thế kỷ 15. Vào giữa thế kỷ 15, công chúa Trung Hoa là Hán Lệ Bảo được gả cho quốc vương Malacca, vua Mansur Shah. Công chúa đi cùng với đoàn tùy tùng của mình - gồm 500 con trai của các quan và vài trăm cung nữ. Đoàn người này cuối cùng định cư tại Bukit Cina ở Malacca. Hậu duệ của những người này, sinh ra từ các cuộc hôn nhân với dân bản xứ, ngày nay được biết đến như là những người Peranak: Baba (tước hiệu của đàn ông) và Nyonya (tước hiệu của đàn bà). (MP)
Năm 1424 Minh Thành Tổ chết. Người kế nghiệp là hoàng đế Minh Nhân Tông (trị vì từ năm 1424 đến năm 1425), đã quyết định hạn chế ảnh hưởng của nội cung. Trịnh Hòa cũng đã thực hiện một chuyến đi nữa dưới thời trị vì của Minh Tuyên Tông (trị vì từ năm 1426 đến năm 1435), nhưng sau đó những chuyến tàu đi tìm của cải của người Trung Quốc đã chấm dứt.
Các chuyến đi
"Tây dương" chỉ những khu vực ở châu Á và châu Phi mà Trịnh Hòa đã thám hiểm, bao gồm:- Đông Nam Á
- Sumatra
- Java
- Tích Lan (Ceylon)
- Ấn Độ
- Có thể là châu Mỹ
- Ba Tư
- Vịnh Ba Tư
- Bán đảo Ả Rập,
- Hồng Hải tới xa nhất là Ai Cập và
- xa nhất về phía nam tới eo biển Mozambique
- Đài Loan, 7 lần
- Đảo Darwin, Bắc Úc
Một số suy đoán rằng hạm đội của Trịnh Hòa có thể đã vượt qua mũi Hảo Vọng. Cụ thể, một tu sĩ và một nhà lập bản đồ người Venezia là Fra Mauro đã miêu tả trong bản đồ Fra Mauro năm 1457 các chuyến đi của các con "thuyền lớn từ Ấn Độ" tới 2.000 dặm vào Đại Tây Dương năm 1420.
Bản thân Trịnh Hòa viết về các chuyến đi của mình như sau:
- "Chúng tôi đã vượt qua hơn 100.000 lí (50.000 km) các vùng nước mênh mông và ngắm nhìn thấy trên đại dương các con sóng khổng lồ tương tự như các trái núi sừng sững ở phía chân trời, và chúng tôi đã ngắm nhìn các khu vực hoang dã ẩn xa trong làn sương khói màu xanh lam, trong khi các con thuyền của chúng tôi, kiêu ngạo giương cánh buồm giống như các đám mây ngày và đêm, vẫn tiếp tục cuộc hành trình của chúng (rất nhanh) giống như các vì sao, vượt qua các con sóng hung dữ này như thể là chúng tôi đang đi trên một con đường lớn..."
Bảy chuyến đi
Chuyến | Ngày đi | Ngày về | Số người |
---|---|---|---|
1 | 11 tháng 7 năm 1405 | 2 tháng 10 năm 1407 | 27.800 |
2 | 13 tháng 10 năm 1407 | 1409 | 27.000 |
3 | Tháng 10 năm 1409 | 6 tháng 7 năm 1411 | |
4 | Tháng 11 năm 1413 | 12 tháng 8 năm 1415 | 27.670 |
5 | Tháng 6 năm 1417 | 8 tháng 8 năm 1419 | |
6 | 3 tháng 3 năm 1421 | 2 tháng 9 năm 1422 | |
7 | Tháng 1 năm 1431 | 22 tháng 7 năm 1433 | 27.550 |
Thứ tự | Thời gian | Khu vực ngày nay |
---|---|---|
Chuyến thứ 1 | 1405–1407[11] | Champa,[11] Java,[11] Palembang, Malacca,[11] Aru, Samudera,[11] Lambri,[11] Ceylon,[11] Qiulon,[11] Kollam, Cochin, Calicut[11] |
Chuyến thứ 2 | 1407–1409[11] | Champa, Java,[11] Siam,[11] Cochin,[11] Ceylon, Calicut[11] |
Chuyến thứ 3 | 1409–1411[11] | Champa,[11] Java,[11] Malacca,[11] Semudera,[11] Ceylon,[11] Quilon,[11] Cochin,[11] Calicut,[11] Siam,[11] Lambri, Kayal, Coimbatore[cần dẫn nguồn], Puttanpur |
Chuyến thứ 4 | 1413–1415[11] | Champa,[11] Kelantan,[11] Pahang,[11] Java,[11] Palembang,[11] Malacca,[11] Semudera,[11] Lambri,[11] Ceylon,[11] Cochin,[11] Calicut,[11] Kayal, Hormuz,[11] Maldives,[11] Mogadishu, Barawa, Malindi, Aden,[11] Muscat, Dhofar |
Chuyến thứ 5 | 1417–1419[11] | Champa, Pahang, Java, Malacca, Samudera, Lambri, Bengal, Ceylon, Sharwayn, Cochin, Calicut, Hormuz, Maldives, Mogadishu, Barawa, Malindi, Aden |
Chuyến thứ 6 | 1421–1422 | Champa, Bengal,[11][12][13] Ceylon,[11] Calicut,[11] Cochin,[11] Maldives,[11] Hormuz,[11] Djofar,[11] Aden,[11] Mogadishu,[11] Brava[11] |
Chuyến thứ 7 | 1430–1433 | Champa,[14] Java,[14] Palembang,[14] Malacca,[14] Semudera,[14] Andaman and Nicobar Islands,[14] Bengal,[14] Ceylon,[14] Calicut,[14] Hormuz,[14] Aden,[14] Ganbali (possibly Coimbatore),[14] Bengal,[14] Laccadive and Maldive Islands,[14] Djofar,[14] Lasa,[14] Aden,[14] Mecca,[14] Mogadishu,[14] Brava[14] |
Chúng tôi đã đi ngang qua trên 100.000 lí những vùng biển bao la và đã gặp những ngọn sóng biển khổng lồ như những dãy núi mọc lên giữa trời, và chúng tôi đã gặp những khu vực dữ dội rất xa, ẩn sau làn hơi nước xanh trong mờ nhạt, trong khi những cánh buồm, giương cao cả ngày và đêm, tiếp nối ngày và đêm nhanh như sao, băng ngang qua những làn sóng ấy như thể chúng tôi đang đi trên đường lộ…[15]
Hạm đội
Theo các nguồn sử liệu Trung Quốc thì hạm đội của Trịnh Hòa gồm 30.000 người và có trên 300 thuyền buồm vào lúc cao điểm nhất.Chuyến thám hiểm năm 1405 bao gồm 27.800 người và 317 thuyền, trong đó có:
- Các "thuyền châu báu" (bảo thuyền), được dùng cho chỉ huy và các phó chỉ huy của hạm đội, có chín cột buồm, dài khoảng 120 mét (400 ft) và rộng khoảng 50 m (160 ft).
- Các "thuyền chở ngựa", chở cống phẩm và vật liệu sửa chữa cho hạm đội, có tám cột buồm, dài khoảng 103 m (339 ft) và rộng khoảng 42 m (138 ft).
- Các "thuyền hậu cần", chuyên chở lương thực và thực phẩm cho thủy thủ đoàn, có bảy cột buồm, dài khoảng 78 m (257 ft) và rộng khoảng 35 m (115 ft).
- Các "thuyền chở quân lính", sáu cột buồm, dài khoảng 67 m (220 ft) và rộng khoảng 25 m (83 ft).
- Các "thuyền chiến Phú Xuyên", năm cột buồm, dài khoảng 50 m (165 ft).
- Các "thuyền tuần tra", có tám mái chèo, dài khoảng 37 m (120 feet).
- Các "thuyền chở nước", với sự đảm bảo cấp nước ngọt trong vòng một tháng.
- ...Chúng tôi dừng lại trên cảng Calicut, trong khi ấy đã có 13 con thuyền của người Trung Quốc đang bốc dỡ hành. Trên biển Trung Hoa việc đi lại chỉ có thể có được nhờ các con thuyền Trung Hoa, vì thế chúng tôi sẽ miêu tả các sắp xếp của chúng. Các tàu thuyền Trung Quốc có ba loại: loại thuyền lớn được gọi là thuyền mành, loại trung bình gọi là thuyền buồm và loại nhỏ là kakam. Loại lớn có thể có từ 3 đến 12 buồm, được làm từ các thanh tre gắn kết lại như cái mành. Chúng không bao giờ bị hạ xuống, nhưng xoay theo hướng gió; khi bỏ neo thì chúng được thả để tự do xoay theo gió.
- Một thuyền có thể chở tới cả ngàn người, sáu trăm người trong số đó là các thủy thủ và bốn trăm người được trang bị vũ khí, bao gồm các cung thủ, những người mang mộc và nỏ để bắn các loại tên có lửa. Ba thuyền nhỏ hơn,..., đi kèm theo thuyền lớn. Các thuyền này được đóng ở Tuyền Châu và Quảng Châu. Thuyền có 4 khoang và chứa các phòng, cabin và phòng lớn cho các thương nhân; trong cabin có các phòng và buồng vệ sinh, và nó có thể đóng lại khi có người sử dụng... (Ibn Battuta).
Liên quan với lịch sử Trung Quốc đế quốc cận đại
Một niềm tin phổ biến cho rằng sau các chuyến đi của Trịnh Hòa thì Trung Quốc lại xa rời biển cả và đi vào thời kỳ trì trệ về công nghệ. Mặc dù các nhà lịch sử như John Fairbank và Joseph Needham đã phổ biến quan điểm này trong thập niên 1950, nhưng phần lớn các nhà sử học hiện đại của Trung Quốc đều đặt câu hỏi về tính chính xác của nó. Họ cho rằng thương mại đường biển của Người Trung Quốc đã không bị dừng lại sau thời Trịnh Hòa, và các con thuyền Trung Quốc vẫn tiếp tục ngự trị trong thương mại vùng Đông Nam Á cho đến tận thế kỷ 19 và các hoạt động ngoại thương tích cực của Trung Quốc với Ấn Độ và Đông Phi vẫn tiếp tục một thời gian dài sau thời Trịnh Hòa. Các chuyến đi của các thuyền buồm lớn của Trung Quốc như Kì Anh tới Hoa Kỳ và Anh trong khoảng thời gian từ 1846 đến 1848 đã chứng tỏ sức mạnh của tàu thuyền Trung Quốc cho đến tận thế kỷ 19.Mặc dù nhà Minh đã cấm đoán vận chuyển bằng tàu thuyền trên đại dương trong vài chục năm bằng chỉ dụ Hải cấm, nhưng cuối cùng họ cũng đã bãi bỏ lệnh cấm này. Quan điểm khác viện dẫn thực tế là bằng lệnh cấm tàu thuyền này thì nhà Minh (và sau này là nhà Thanh) đã làm gia tăng số lượng người buôn lậu trên chợ đen. Điều này làm giảm nguồn thu thuế của chính quyền và làm gia tăng nạn hải tặc. Sự thiếu vắng của hải quân trên biển đã làm cho Trung Hoa dễ bị tổn thương bởi nạn hải tặc uy khấu (wakou) đã hoành hành vùng bờ biển Trung Quốc trong thế kỷ 16.
Có một điều chắc chắn. Đó là các sự hỗ trợ của chính quyền cho hoạt động hàng hải đã suy giảm nghiêm trọng sau các chuyến đi của Trịnh Hòa. Từ đầu thế kỷ 15 Trung Quốc đã phải chịu áp lực ngày càng tăng từ các bộ lạc Mông Cổ mới trỗi dậy ở phía bắc. Năm 1421 vua Minh Thành Tổ đã dời đô từ Nam Kinh về Bắc Kinh như là một sự thừa nhận sự hiện hữu của mối đe dọa này cũng như là để gần với khu vực quyền lực của dòng họ. Từ kinh đô mới ông có thể kiểm soát tốt hơn các cố gắng nhằm bảo vệ biên cương phía bắc. Với phí tổn đáng kể, Trung Quốc hàng năm tiến hành các cuộc viễn chinh nhằm làm suy yếu người Mông Cổ. Các phí tổn cho các chiến dịch trên bộ này đã cạnh tranh trực tiếp với ngân sách cần thiết dành cho các chuyến thám hiểm hàng hải.
Năm 1449 kỵ binh Mông Cổ đã phục kích cuộc hành quân do đích thân hoàng đế Minh Anh Tông chỉ huy chưa đầy một ngày sau khi đội quân này rời khỏi cổng kinh thành. Trong trận chiến pháo đài Thổ Mộc, người Mông Cổ đã đánh bại quân đội nhà Minh và bắt sống hoàng đế Trung Hoa. Trận chiến này có hai ảnh hưởng nổi bật. Thứ nhất, nó minh chứng một cách rõ ràng mối đe dọa của các bộ lạc miền bắc. Thứ hai, người Mông Cổ đã gây ra khủng hoảng chính trị tại Trung Quốc khi họ trả tự do cho Anh Tông sau khi người em cùng cha khác mẹ là Chu Kì Ngọc tự xưng làm vua với niên hiệu Cảnh Thái. Sự ổn định về chính trị chỉ trở lại vào năm 1457 khi Anh Tông trở lại ngai vàng. Sau khi ông trở lại nắm quyền thì Trung Quốc đã từ bỏ chiến lược thám hiểm các vùng đất mới hàng năm và thay vào đó là bắt tay vào việc củng cố và mở rộng Vạn Lý Trường Thành vô cùng tốn kém. Trong hoàn cảnh đó, ngân khố dành cho các chuyến thám hiểm hàng hải đơn giản không tồn tại nữa.
Một cách cơ bản hơn, không giống như các chuyến thám hiểm sau này của các quốc gia châu Âu, các tàu thuyền chở của cải của người Trung Quốc dường như bị hao hụt dần đến cạn kiệt sau các chuyến đi dài, do các chuyến đi này thiếu động cơ kinh tế. Chúng chủ yếu để làm tăng uy thế của hoàng đế và các chi phí cho chuyến đi cũng như tặng phẩm cho các vị vua chúa và sứ giả nước ngoài còn lớn hơn cả các món lợi thu được từ các cống phẩm. Vì thế khi tài chính của chính quyền nhà nước bị áp lực (giống như các quốc gia thời Trung cổ đã làm), thì các ngân quỹ dành cho các chuyến thám hiểm hàng hải không thể có nữa. Trái lại, vào thế kỷ 16, phần lớn các chuyến thám hiểm của người châu Âu có lãi từ các hoạt động thương mại cũng như từ việc chiếm đoạt các nguồn tài nguyên/đất của thổ dân để có thể tự trang trải, cho phép họ có thể tiếp tục thám hiểm mà không phải viện đến ngân khố quốc gia.
Khía cạnh văn hóa
Một giả thuyết gây mâu thuẫn gần đây (giả thuyết 1421) được Gavin Menzies đưa ra trong cuốn sách của ông đã giả thiết rằng Trịnh Hòa đã đi vòng quanh thế giới và phát hiện ra châu Mỹ trong thế kỷ 15 trước cả Ferdinand Magellan và Christopher Columbus.Những thương nhân trong đoàn thám hiểm Qeng Ho được nói bóng gió trong truyện khoa học viễn tưởng A Fire Upon the Deep của Vernor Vinge (và sau đó được tưởng tượng rõ nét hơn trong A Deepness in the Sky) phản ánh tên của Trịnh Hòa. Các chuyến đi của Trịnh Hòa và sự từ bỏ thám hiểm hàng hải sau đó của các hoàng đế Trung Hoa đã trở thành biểu tượng trong cộng đồng ủng hộ chương trình thăm dò vũ trụ về các thành công và sự hủy bỏ của chương trình Apollo.
Hình tượng của Trịnh Hòa cũng được miêu tả trong cuốn sách của Kim Stanley Robinson The Years of Rice and Salt.
Một số nhà sử học cũng như trong bài viết gần đây của National Geographic về Trịnh Hòa, cho rằng thuyền trưởng Sindbad (từ tiếng Ả Rập السندباد-As-Sindibad) và tập hợp các câu chuyện về thám hiểm hàng hải đã tạo ra Bảy chuyến đi của thuyền trưởng Sindbad, được tìm thấy trong Nghìn lẻ một đêm chịu ảnh hưởng sâu nặng của các câu chuyện được tích lũy trong nhiều người đi biển đã từng theo, buôn bán và làm việc trong các tàu thuyền hỗ trợ khác nhau cho hạm đội của nhà Minh. Niềm tin này được hỗ trợ một phần bằng sự tương tự trong tên của Sindbad và các diễn giải khác nhau của tên gọi của Trịnh Hòa trong tiếng Ẩ Rập và tiếng Trung (phồn thể: 鄭和; giản thể: 郑和; Hán ngữ bính âm: Zhèng Hé; Wade-Giles: Cheng Ho; tên khai sinh: Mã Tam Bảo (馬三寶 /马三宝; pinyin: Mǎ Sānbǎo tên Ả Rập: Hajji Mahmud Shams) cùng với sự tương tự trong số lần (7) và các khu vực giống nhau trong các chuyến đi của Sindbad và Trịnh Hòa.
Tháng 1 năm 2006, BBC News và The Economist cả hai cùng có bài viết mới liên quan đến triển lãm bản đồ hàng hải Trung Quốc, được cho là có từ năm 1763, trong đó có thông tin là nó được sao chép từ một bản đồ khác vẽ năm 1418. Bản đồ có các miêu tả chi tiết về cả các thổ dân châu Mỹ và Australia. Theo chủ sở hữu của bản đồ, ông Liu Gang-một luật sư Trung Quốc và là một nhà sưu tập đồ cổ, ông đã mua bản đồ này với giá 500 USD từ một người ở Thượng Hải năm 2001.
Sau khi Liu đọc cuốn sách 1421:The Year China discovered the World (1421: Năm Trung Quốc phát hiện ra Thế giới) của Gavin Menzies, ông nhận ra tầm quan trọng của bản đồ này. Tấm bản đồ này hiện đang được kiểm tra để xác định tuổi của mực và giấy dùng để vẽ nó, với kết quả sẽ có trong tháng 2 năm 2006. Nếu như bản đồ được xác nhận là vẽ vào năm 1763, thì câu hỏi còn lại là nó có phải bản sao chính xác của tấm bản đồ sớm hơn vào năm 1418 hay không, hay chỉ đơn giản là sự sao chép cùng thời của các bản đồ của người châu Âu.
Một số học giả về lịch sử Trung Quốc đặt câu hỏi về tính xác thực của tấm bản đồ này. Một số đề cập tới việc sử dụng kiểu ánh xạ tương tự như kiểu Mercator, chính xác là liên quan tới kinh độ và định hướng theo hướng Bắc. Không có đặc trưng nào trong số này đã được sử dụng trong các tấm bản đồ tốt nhất được vẽ ra ở châu Á hay châu Âu trong thời kỳ này (ví dụ, xem Cương lí đồ (năm 1410) và Fra Mauro (1459)). Người ta cũng đề cập tới sự miêu tả sai đảo California, một lỗi phổ biến thường bị lặp lại trong các bản đồ của người châu Âu từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 18.
Geoff Wade ở Viện nghiên cứu châu Á của trường Đại học Quốc gia Singapore đã tranh cãi kịch liệt về tính xác thực của tấm bản đồ này và cho rằng nó hoặc là đồ giả mạo ở thế kỷ 18 hoặc thế kỷ 21. Ông cũng chỉ ra một số điểm sai lầm xuất hiện trên bản đồ và các chú giải của nó. Ví dụ, trong đoạn văn bản bên cạnh Đông Âu được dịch ra như sau "Người ở đây phần lớn tin Chúa Trời và tôn giáo của họ được gọi là 'Jing'", Wade lưu ý rằng từ Trung Quốc để chỉ Chúa Trời của người Thiên chúa giáo là "Thượng đế", việc sử dụng từ Jing là do các nhà truyền giáo phương Tây đặt ra vào khoảng thế kỷ 16.
Trịnh Hòa trong văn hóa hiện đại
Trịnh Hòa xuất hiện trong loạt phim truyền hình "Zheng He Xia Xi Yang" do CCTV vào tháng 4, 2009, La Gia Lương trong vai Trịnh Hòa và Đường Quốc Cường trong vai Minh Thành Tổ.Ngày Hàng hải
Tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, 11 tháng 7 là ngày Hàng hải Trung Quốc (中国航海日) để tưởng nhớ chuyến hành trình đầu tiên của Trịnh Hòa.Thư viện ảnh
Xem thêm
Ghi chú
Chú thích
- ^ a ă â b Dreyer 2007, 11.
- ^ Levathes 1996, 63.
- ^ Levathes 1996, 61.
- ^ a ă Mills 1970, 5.
- ^ a ă Levathes 1996, 62.
- ^ Encyclopedia of China: The Essential Reference to China, Its History and Culture, p. 621. (2000) Dorothy Perkins. Roundtable Press, New York. ISBN 0-8160-2693-9 (hc); ISBN 0-8160-4374-4 (pbk).
- ^ Ray 1987, 66.
- ^ Dreyer 2007, 148.
- ^ Tan Ta Sen (2009). Cheng Ho and Islam in Southeast Asia. Institute of Southeast Asian Studies. tr. 171. ISBN 978-9812308375.
- ^ Gunn, Geoffrey C. (2011). History Without Borders: The Making of an Asian World Region, 1000-1800. Hong Kong University Press. tr. 117. ISBN 978-9888083343.
- ^ a ă â b c d đ e ê g h i k l m n o ô ơ p q r s t u ư v x y aa aă aâ ab ac ad ađ ae aê ag ah ai ak al am an ao aô aơ ap aq Chan 1998, 233–236.
- ^ Chinese accounts of Bengal, Banglapedia
- ^ History of Sino-Bengal contacts
- ^ a ă â b c d đ e ê g h i k l m n o ô ơ p Dreyer 2007, 150–163.
- ^ Tablet erected by Zheng He in Changle, Fujian Province, in 1432. Louise Levathes.
Đọc thêm
- Louise Levathes, When China Ruled the Seas: The Treasure Fleet of the Dragon Throne, 1405-1433, Oxford University Press, 1997, sách bìa mềm, ISBN 0-19-511207-5
- Gavin Menzies, 1421: The Year the Chinese Discovered the World, Morrow/Avon, 2003, bìa cứng, 576 trang, ISBN 0-06-053763-9. (Các học giả coi cuốn sách này thiếu các nền tảng thực tế về việc người Trung Quốc phát hiện ra châu Mỹ; Bài điểm báo 1421 của biên tập viên khoa học của New York Times)
- Trung Quốc có nhà hàng hải cổ đại để nói với bạn
- Chan, Hok-lam (1998). “The Chien-wen, Yung-lo, Hung-hsi, and Hsüan-te reigns, 1399–1435”. The Cambridge History of China, Volume 7: The Ming Dynasty, 1368–1644, Part 1. Cambridge: Cambridge University Press. ISBN 9780521243322.
- Deng, Gang (2005). Chinese Maritime Activities and Socioeconomic Development, c. 2100 BC - 1900 AD. Greenwood Press. ISBN 0-313-29212-4.
- Dreyer, Edward L. (2007). Zheng He: China and the Oceans in the Early Ming, 1405–1433 (Library of World Biography Series). Longman. ISBN 0-321-08443-8.
- Duyvendak, J.J.L. (1938). “The True Dates of the Chinese Maritime Expeditions in the Early Fifteenth Century”. T'oung Pao 34 (5): 341–413. doi:10.1163/156853238X00171. JSTOR 4527170.
- Levathes, Louise (1996). When China Ruled the Seas: The Treasure Fleet of the Dragon Throne, 1405–1433. Oxford University Press, trade paperback. ISBN 0-19-511207-5.
- Mills, J. V. G. (1970). Ying-yai Sheng-lan, The Overall Survey of the Ocean's Shores (1433), translated from the Chinese text edited by Feng Ch'eng Chun with introduction, notes and appendices by J. V. G. Mills. White Lotus Press. Reprinted 1970, 1997. ISBN 974-8496-78-3.
- Ming-Yang, Dr Su. 2004 Seven Epic Voyages of Zheng He in Ming China (1405–1433)
- Ray, Haraprasad (1987). “An Analysis of the Chinese Maritime Voyages Into the Indian Ocean During Early Ming Dynasty and Their Raison d'Etre”. China Report 23 (1): 65–87. doi:10.1177/000944558702300107.
- Viviano, Frank (2005). "China's Great Armada." National Geographic, 208(1):28–53, July.
- Shipping News: Zheng He's Sexcentenary - China Heritage Newsletter, June 2005, ISSN 1833-8461. Published by the China Heritage Project of The Australian National University.
- Fairbank, John King and Merle Goldman (1992). China: A New History; Second Enlarged Edition (2006). Cambridge: MA; London: The Belknap Press of Harvard University Press. ISBN 0-674-01828-1
- Levathes (1994). When China Ruled the Seas. New York: Simon & Schuster. ISBN 0-671-70158-4.
- Needham, Joseph (1986). Science and Civilization in China: Volume 4, Physics and Physical Technology, Part 2, Mechanical Engineering. Taipei: Caves Books Ltd.
- Needham, Joseph (1986). Science and Civilization in China: Volume 4, Physics and Physical Technology, Part 3, Civil Engineering and Nautics. Taipei: Caves Books Ltd.
- Sastri, Nilakanta, K.A. The CōĻas, University of Madras, Madras, 1935 (Reprinted 1984).
- Shen, Fuwei (1996). Cultural flow between China and the outside world. Beijing: Foreign Languages Press. ISBN 7-119-00431-X.
- Sivin, Nathan (1995). Science in Ancient China: Researches and Reflections. Brookfield, Vermont: VARIORUM, Ashgate Publishing.
- Sun, Guangqi (1989). History of Navigation in Ancient China. Beijing: Ocean Press. ISBN 7-5027-0532-5.
- Wang, Zhongshu. (1982). Han Civilization. Translated by K.C. Chang and Collaborators. New Haven and London: Yale University Press. ISBN 0-300-02723-0.
Liên kết ngoài
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Trịnh Hòa |
- Economist: Có lẽ Trung Quốc đánh bại Columbus (12/1/2006)
- BBC Bản đồ mới của Trung Quốc cho rằng họ tìm ra châu Mỹ (13/1/2006)
- Phản bác bài của Economist của Geoff Wade, Viện nghiên cứu châu Á, Đại học quốc gia Singapore
- Trao đổi giữa Liu Gang và Geoff Wade
- Laputan Logic: Tấm bản đồ Vinland của Trung Quốc Tấm bản đồ của Liu Gang, Bản đồ học Trung Quốc và chuyện tưởng tượng về đảo California.
- National Geographic-Bài viết về "hạm đội lớn của Trung Quốc" (7/2005)
- TIME- Bài viết về Trịnh Hòa (8/2001)
- Nhà hàng hải Trung Quốc vĩ đại Trịnh Hòa (tóm tắt tiểu sử với bản đồ và hình ảnh)
- Nhà thám hiểm Trung Quốc-người 'đánh bại Columbus trong tìm kiếm châu Mỹ'
- Website chính thức của Gavin Menzies với nghiên cứu của ông về Trịnh Hòa
- Bản đồ của Google về các chuyến đi của Trịnh Hòa
- Singapore Tourism Board - Triển lãm "1421: The Year China Discovered The World"
- 1421
- Anh hùng của biển cả trong Der Spiegel, của Andreas Lorenz, 29 tháng 8 năm 2005
- Triển lãm ảo của elibraryhub.com về Trịnh Hòa
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
Trở về trang chính
Hoàng Kim, hoangkim, hoangkimvietnam, Ngọc Phương Nam, Chào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, Khát khao xanh, Dayvahoc,Học mỗi ngày, Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống, Thơ cho con
No comments:
Post a Comment