Đại thử
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hai mươi tư tiết khí | ||
Kinh độ | Tiết khí | Dương lịch |
---|---|---|
Xuân | ||
315° | Lập xuân | 4 - 5/2 |
330° | Vũ thủy | 18 - 19/2 |
345° | Kinh trập | 5 - 6/3 |
0° | Xuân phân | 20 - 21/3 |
15° | Thanh minh | 4 - 5/4 |
30° | Cốc vũ | 20 - 21/4 |
Hạ | ||
45° | Lập hạ | 5 - 6/5 |
60° | Tiểu mãn | 21 - 22/5 |
75° | Mang chủng | 5 - 6/6 |
90° | Hạ chí | 21 - 22/6 |
105° | Tiểu thử | 7 - 8/7 |
120° | Đại thử | 22 - 23/7 |
Thu | ||
135° | Lập thu | 7 - 8/8 |
150° | Xử thử | 23 - 24/8 |
165° | Bạch lộ | 7 - 8/9 |
180° | Thu phân | 23 - 24/9 |
195° | Hàn lộ | 8 - 9/10 |
210° | Sương giáng | 23 - 24/10 |
Đông | ||
225° | Lập đông | 7 - 8/11 |
240° | Tiểu tuyết | 22 - 23/11 |
255° | Đại tuyết | 7 - 8/12 |
270° | Đông chí | 21 - 22/12 |
285° | Tiểu hàn | 5 - 6/1 |
300° | Đại hàn | 20 - 21/1 |
Theo quy ước, tiết đại thử là khoảng thời gian bắt đầu từ khoảng ngày 22 hay 23 tháng 7 khi kết thúc tiết tiểu thử và kết thúc vào khoảng ngày 7 hay 8 tháng 8 trong lịch Gregory theo các múi giờ Đông Á khi tiết lập thu bắt đầu.
Lịch Trung Quốc, cũng như lịch ở các nước Đông Á cổ đại bao gồm Việt Nam, bị nhiều người lầm là âm lịch thuần túy, dẫn đến ngộ nhận về việc tiết khí nói chung và Đại thử nói riêng được tính theo chu kỳ của Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất. Trên thực tế lịch Trung Quốc cổ đại là một loại âm dương lịch, trong đó tiết khí, từ thời Hán Vũ Đế, đã được tính theo vị trí của Trái Đất trong chu kỳ chuyển động trên quỹ đạo xung quanh Mặt Trời. Theo cách tính hiện đại, với điểm xuân phân là gốc có kinh độ Mặt Trời bằng 0°, thì điểm diễn ra hay bắt đầu tiết Đại thử ứng với kinh độ Mặt Trời bằng 120°. Ngày bắt đầu tiết Đại thử do vậy được tính theo cách tính của dương lịch hiện đại và nó thông thường rơi vào ngày 22 hay 23 tháng 7 dương lịch tùy theo từng năm. Tiết khí đứng ngay trước Đại thử là Tiểu thử và tiết khí kế tiếp sau là Lập thu.
Xem thêm
Tham khảo
Thể loại:
Sarawak (phát âm tiếng Malay: [saˈrawaʔ]) là một trong hai bang của Malaysia nằm trên đảo Borneo. Sarawak nằm ở phía tây bắc của đảo này, có biên giới quốc nội với bang Sabah ở phía đông bắc, và có biên giới quốc tế với Indonesia ở phía nam, và bao quanh Brunei. Thủ phủ hành chính là Kuching. Trong cuộc điều tra nhân khẩu năm 2010, dân số Sarawak là 2.420.009.[2]
Quốc vương Brunei phong James Brooke làm Raja vào ngày 18 tháng 8 năm 1842. Brooke cai trị và mở rộng lãnh thổ qua các khu vực tây bộ của Sarawak quanh Kuching cho đến khi ông mất vào năm 1868. Sau đó, cháu trai của James Brooke là Charles Anthoni Johnson Brooke trở thành Rajah; con của người này là Charles Vyner Brooke kế vị vào năm 1917, với điều kiện rằng Charles cần phải tham khảo em trai là Bertram Brooke trong việc cai trị.[5] Lãnh thổ Sarawak được mở rộng rất nhiều dưới triều đại Brooke, chủ yếu là tại các khu vực nằm dưới quyền kiểm soát trên danh nghĩa của Brunei.
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản xâm chiếm Sarawak vào năm 1941. Thời kỳ người Nhật chiếm đóng lãnh thổ này kết thúc vào năm 1945, từ đó nó nằm dưới quyền quản lý của chính phủ quân sự của Anh Quốc. Charles Vyner Brooke chính thức nhượng chủ quyền cho Vương thất Anh Quốc vào ngày 1 tháng 7 năm 1946.
Sarawak chính thức giành được độc lập vào ngày 22 tháng 7 năm 1963, và đến ngày 16 tháng 9 thì hợp nhất với Malaya, Bắc Borneo, và Singapore để hình thành Malaysia,[6][7], bất chấp việc các bộ phận dân cư Sarawak ban đầu phản đối hành động này.[8][9] Sarawak cũng là một điểm nóng trong cuộc đối kháng giữa Malaysia và Inndonesia trong giai đoạn từ 1962 đến 1966.[10][11] Từ năm 1962 đến năm 1990, một cuộc nổi dậy của cộng sản diễn ra tại Sarawak.[12]
Sarawak trải dài trên 750 kilômét (470 mi) dọc theo đường bờ biển đông bắc của Borneo, bị gián đoạn do 150 kilômét (93 mi) bờ biển của Brunei. Các dãy đồi cao và núi chia tách Sarawak với phần đảo Borneo thuộc Indonesia, chúng là bộ phận của dãy núi trung ương của Borneo. Đỉnh cao nhất tại Sarawak là núi Murud.
Các sông lớn chảy từ nam đến bắc, gồm có sông Sarawak, sông Lupar, sông Saribas, và sông Rajang, trong đó sông Rajang là sông dài nhất tại Malaysia với 563 kilômét (350 mi). Sông Sarawak có diện tích lưu vực 2.459 kilômét vuông (949 sq mi) và là sông chính chảy qua thủ phủ Kuching.
Sarawak có thể được phân thành ba vùng tự nhiên: vùng duyên hải là nơi bằng phẳng với cao độ khá thấp, có các đầm lầy và môi trường ẩm khác với quy mô lớn. Vùng đồi là nơi dễ sinh sống nhất và hầu hết đô thị lớn được xây dựng tại đây. Các cảng Kuching và Suibu được xây dựng trên sông và cách biển một đoạn. Bintulu và Miri nằm gần đường bờ biển, tại nơi mà các đồi trải dài thẳng đến biển Đông. Vùng thứ ba là vùng núi dọc theo biên giới, cũng như là các cao địa Kelabit (Bario), Murut (Ba Kelalan) và Kenyah (Usun Apau) ở phía bắc.
Sarawak có trên 40 phân nhóm dân tộc, mỗi nhóm lại có ngôn ngữ, văn hóa, sinh hoạt riêng biệt. Nhìn chung, các dân tộc lớn tại Sarawak là người Iban, người Hoa, người Mã Lai, người, Bidayuh, người Melanau, người Orang Ulu.[15] Tại các thành phố và thị trấn lớn, cư dân chủ yếu là người Mã Lai, người Melanaus, người Hoa, người Ấn, một số người Iban và Bidayuh cũng di cư từ các làng quê lên thành thị để tìm việc làm. Không giống như tại Indonesia, thuật ngữ Dayak không được sử dụng chính thức để chỉ dân tộc Sarawak bản địa.
Người Iban chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng dân số Sarawak.[13] Họ là cư dân bản địa tại Sarawak và Sarawak là nơi có số người Iban cao nhất tại Borneo. Phần lớn người Iban hành lễ Ki-tô giáo, song họ vẫn tuân theo các nghi lễ và đức tin truyền thống như hầu hết các dân tộc khác tại Sarawak.
Theo điều tra năm 2010 thì người Hoa chiếm 24% tổng dân số Sarawak[13][15] và họ bao gồm các cộng đồng được hình thành từ các di dân kinh tế trong thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Người Hoa được phân loại là một dân tộc phi Bumiputera. Người Sarawak gốc Hoa có sự đa dạng về phương ngữ, như tiếng Quảng Đông, tiếng Phúc Châu, tiếng Khách Gia, tiếng Phúc Kiến, tiếng Triều Châu, tiếng Hải Nam, và tiếng Phủ-Tiên. Người Hoa duy trì di sản dân tộc và văn hóa của họ và tổ chức tất cả các lễ hội văn hóa lớn, đáng chú ý nhất là tết Nguyên Đán. Năm 1963, khi Sarawak hợp nhất với Malaya để hình thành Malaysia, hầu hết người Hoa được tự động cấp cho quyền công dân Malaysia trong khi họ có quyền công dân Trung Hoa Dân Quốc.[16]
Người Mã Lai chiếm 23% tổng dân số Sarawak.[13] Hầu hết họ sinh sống tại nam bộ và các khu vực đô thị của Sarawak. Dù vẫn là người Mã Lai, song người Mã Lai Sarawak có văn hóa và ngôn ngữ riêng biệt so với người Mã Lai tại Malaysia Bán đảo. Họ nói tiếng Mã Lai Sarawak, và được phân loại là Bumiputera Sarawak trong Công báo Sarawak.[17]
Năm 2010, nếu không tính người nhập cư ngoại quốc, 44,0% dân số Sarawak là tín đồ Ki-tô giáo, 30% là tín đồ Hồi giáo, 13,5% là tín đồ Phật giáo. Sarawak là bang duy nhất tại Malaysia có số tín đồ Ki-tô giáo vượt trên số tín đồ Hồi giáo. Các giáo phái Ki-tô giáo lớn tại Sarawak là Công giáo La Mã, Anh giáo, Phong trào Giám Lý, Giáo hội Phúc Âm Borneo, Baptit. Nhiều người Sarawak theo Ki-tô giáo là người Bumiputera phi Mã Lai, như người Iban, Bidayuh, Orang Ulu và Melanau. Nhiều người Hồi giáo tại Sarawak đến từ các dân tộc Mã Lai, Melanau, và Kedayan. Tín đồ Phật giáo chủ yếu là người Hoa, người Hoa cũng hành lễ Đạo giáo và tôn giáo truyền thống Trung Hoa, Nhiều người Dayak, đặc biệt là người Iban, vẫn tiếp tục hành lễ tôn giáo dân tộc của họ, đặc biệt là trong hôn lễ và trong các lễ hội mùa vụ và tổ tiên.
Đặng Tiểu Bình ( giản thể: 邓小平; phồn thể: 鄧小平; bính âm: Dèng Xiǎopíng; 22 tháng 8, 1904 - 19 tháng 2, 1997) có tên khai sinh là Đặng Tiên Thánh, khi đi học mới đổi là Đặng Hi Hiền (邓希贤), là một lãnh tụ của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tên gọi Đặng Tiểu Bình được ông dùng từ năm 1927, sau khi Tưởng Giới Thạch đàn áp phong trào cách mạng Cộng sản tại Thượng Hải[cần dẫn nguồn].
Tuy rằng ông chưa bao giờ có chức vụ nguyên thủ quốc gia hay đứng đầu chính phủ nhưng ông là người đã cầm quyền trên thực tế tại Trung Quốc trong suốt những năm cuối thập niên 1970 đến đầu thập niên 1990. Chức vụ cao nhất của ông trong Đảng Cộng sản là Tổng thư ký Trung ương Thư ký Xứ Đảng Cộng sản Trung Quốc (còn gọi là Tổng thư ký Ban Bí thư Trung ương, chức vụ đứng sau Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Đảng, tương đương chức vụ Thư ký Trung ương Thư ký Xứ Đảng Cộng sản Trung Quốc hay Thường trực Ban Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam ngày nay) thời kì còn Mao Trạch Đông, còn chức vụ cao nhất trong chính phủ là Phó Thủ tướng, nhưng ông từng nắm giữ chức vụ quan trọng là Chủ tịch Quân ủy Trung ương. Ông đã cải cách đất nước Trung Quốc theo hướng "chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc", có công thu hồi Hồng Kông và Ma Cao với chính sách "một nước hai chế độ".
Sau khi vào học trung học tại huyện nhà, cha Đặng Tiểu Bình đã xin cho Đặng Tiểu Bình theo học Trường dự bị cần công kiệm học Trùng Khánh để chuẩn bị xuất dương sang Pháp. Ngày 7 tháng 9 năm 1920, sau khi được Tổng lãnh sự Pháp tại Trùng Khánh trực tiếp sát hạch, Hi Hiền cùng 79 bạn khác lên tàu thủy đi Marseille. Ông đã học ở Pháp, giống như những nhà cách mạng có tiếng khác của Châu Á như Hồ Chí Minh và Chu Ân Lai. Tại đây ông đã đi theo học thuyết Marx-Lenin, gia nhập Đoàn Thanh niên Cộng sản năm 1922 và Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1924.
Ông về nước đúng lúc đang diễn ra chiến tranh Bắc phạt. Ông làm ủy viên chính trị trong quân đoàn của Phùng Ngọc Tường, tham gia Bắc phạt. Sau khi bị Phùng Ngọc Tường cho giải ngũ, ông đi Tây An rồi Hán Khẩu, tiếp tục hoạt động cách mạng.
Năm 1938, lúc ông chỉ huy kháng Nhật ở Thái Hàng Sơn thì cha ông bị thổ phỉ chặt đầu.
Tháng 7 năm 1952, ông được cử làm Phó Tổng lí (Phó Thủ tướng) Chính vụ viện (sau đổi là Quốc vụ viện), kiêm Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính-kinh tế. Năm 1955, ông cùng Lâm Bưu được bầu làm ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc. Năm 1956, ông vào Ban Thường vụ Bộ Chính trị, làm Tổng thư ký Ban bí thư Trung ương, đứng cuối cùng (thứ 6) trong Ban Thường vụ, sau Mao Trạch Đông (Chủ tịch Đảng), Lưu Thiếu Kì, Chu Ân Lai, Chu Đức và Trần Vân (đều là Phó Chủ tịch Đảng).
Năm 1966, trong Cách mạng văn hóa, Đặng Tiểu Bình bị phê phán nặng nề là "tên số hai trong Đảng đi theo chủ nghĩa tư bản", rồi bị cách tuột hết mọi chức vụ. Từ năm 1969 đến năm 1972, hai vợ chồng ông bị đưa về Giang Tây, con cái đều bị đưa đi cải tạo ở các tỉnh khác.
Ngày 20 tháng 3 năm 1973, ông rời Giang Tây, quay trở lại Trung Nam Hải (Bắc Kinh), sau khi được phục hồi công tác. Ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, rồi Phó Chủ tịch Đảng. Về mặt chính quyền, ông trở lại cương vị Phó Thủ tướng, rồi Phó Thủ tướng thứ nhất. Khi Chu Ân Lai lâm bệnh nặng, ông chủ trì công việc của Quốc vụ viện.
Năm 1976, sau khi Chu Ân Lai mất, thế lực chống đối viện cớ ông có tư tưởng phản cách mạng và tác động đến Mao Trạch Đông, vì vậy ông lại bị Mao Trạch Đông cách hết các chức vụ, chỉ còn danh hiệu đảng viên và hộ khẩu Bắc Kinh. Ông là người phát động phong trào biểu tình ủng hộ cố thủ tướng Chu Ân Lai ngày 5 tháng 4 năm 1976.
Sau khi nhóm người được gọi là "bè lũ bốn tên" bị lật đổ, Đặng Tiểu Bình được khôi phục tất cả các chức vụ (1978): Phó Chủ tịch Đảng, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương, Phó Thủ tướng, Tổng Tham mưu trưởng Quân giải phóng. Từ đây, ông bắt đầu đưa Trung Quốc bước vào kỉ nguyên cải cách mở cửa.
Sau khi trở lại chính trường, năm 1978 Đặng Tiểu Bình tung ra chương trình ‘Bốn hiện đại hóa’ và lại để cho dân dán ‘Đại tự báo’ nhưng lần này là để tố cáo những đau khổ do Cách mạng Văn hóa gây ra.
Năm 1979, Đặng Tiểu Bình thăm Mỹ nhằm bình thường hoá quan hệ hai nước. Ngay sau đó ông chỉ đạo "dạy cho Việt Nam một bài học" trong chiến tranh biên giới Việt-Trung 1979. Nó nằm trong chính sách Đặng Tiểu Bình theo đuổi nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của Liên Xô ở Đông Nam Á. Suốt một thời gian dài sau đó, chính sách bao vây kinh tế và pháo kích biên giới của Đặng Tiểu Bình đã gây nhiều khó khăn cho Việt Nam.[1]
Câu nói của Đặng Tiểu Bình được nhiều người biết đến là:
Tháng 12 năm 1978 trong chuyến thăm mấy nước Đông Nam Á, chỉ vài tháng trước cuộc chiến với Việt Nam, ông nói một câu được Trung Quốc truyền hình trực tiếp:
Sarawak
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Sarawak | |||
— Bang — | |||
Negeri Kenyalang (Vùng đất của chim mỏ sừng) | |||
|
|||
Biệt danh: Vùng đất của chim mỏ sừng | |||
Khẩu hiệu: "Bersatu, Berusaha, Berbakti" "Đoàn kết, cần miễn, phụng hiến" |
|||
|
|||
Tọa độ: 3°02′17″B 113°46′52″Đ | |||
---|---|---|---|
Quốc gia | Malaysia | ||
Trực thuộc | Malaysia | ||
Thủ phủ | Kuching | ||
Tỉnh |
Danh sách[hiện]
|
||
Diện tích [1] | |||
- Tổng | 124.450 km² (48.050,4 mi²) | ||
Dân số (2010)[2] | |||
- Tổng | 2.420.009 | ||
- Mật độ | 19,4/km² (50,4/mi²) | ||
Mã bưu chính | 93xxx đến 98xxx | ||
Mã điện thoại | 082 (Kuching), (Samarahan) 083 (Sri Aman), (Betong) 084 (Sibu), (Kapit), (Sarikei), (Mukah) 085 (Miri), (Limbang), (Marudi), (Lawas) 086 (Bintulu), (Belaga) |
||
Website: www.sarawak.gov.my |
Lịch sử
Vào thế kỷ 15, Sarawak nằm dưới quyền tự quản của Sultan Tengah.[3] Đến đầu thế kỷ 19, Sarawak nằm dưới quyền quản lý lỏng lẻo của Vương quốc Hồi giáo Brunei. Trong thời gian trị vì của Pangeran Indera Mahkota, tại Sarawak xảy ra các hỗn loạn.[4] Năm 1839, Quốc vương Brunei là Omar Ali Saifuddin II (1827–1852) ra lệnh cho Pangeran Muda Hashim phục hồi trật tự và đó cũng là lúc nhà phiêu lưu người Anh James Brooke đến Sarawak. Brooke ban đầu từ chối yêu cầu giúp đỡ nhằm ổn định tình hình của Pangeran Muda Hashim, song chấp thuận vào năm 1841. Pangeran Muda Hashim ký một hiệp định vào năm 1841, theo đó giao lại Sarawak và Sinian cho Brooke. Ngày 24 tháng 9 năm 1841, Pangeran Muda Hashim ban tước Thống đốc cho James Brooke.Quốc vương Brunei phong James Brooke làm Raja vào ngày 18 tháng 8 năm 1842. Brooke cai trị và mở rộng lãnh thổ qua các khu vực tây bộ của Sarawak quanh Kuching cho đến khi ông mất vào năm 1868. Sau đó, cháu trai của James Brooke là Charles Anthoni Johnson Brooke trở thành Rajah; con của người này là Charles Vyner Brooke kế vị vào năm 1917, với điều kiện rằng Charles cần phải tham khảo em trai là Bertram Brooke trong việc cai trị.[5] Lãnh thổ Sarawak được mở rộng rất nhiều dưới triều đại Brooke, chủ yếu là tại các khu vực nằm dưới quyền kiểm soát trên danh nghĩa của Brunei.
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản xâm chiếm Sarawak vào năm 1941. Thời kỳ người Nhật chiếm đóng lãnh thổ này kết thúc vào năm 1945, từ đó nó nằm dưới quyền quản lý của chính phủ quân sự của Anh Quốc. Charles Vyner Brooke chính thức nhượng chủ quyền cho Vương thất Anh Quốc vào ngày 1 tháng 7 năm 1946.
Sarawak chính thức giành được độc lập vào ngày 22 tháng 7 năm 1963, và đến ngày 16 tháng 9 thì hợp nhất với Malaya, Bắc Borneo, và Singapore để hình thành Malaysia,[6][7], bất chấp việc các bộ phận dân cư Sarawak ban đầu phản đối hành động này.[8][9] Sarawak cũng là một điểm nóng trong cuộc đối kháng giữa Malaysia và Inndonesia trong giai đoạn từ 1962 đến 1966.[10][11] Từ năm 1962 đến năm 1990, một cuộc nổi dậy của cộng sản diễn ra tại Sarawak.[12]
Địa lý
Sarawak có diện tích 124.450 kilômét vuông (48.050 sq mi), trải dài từ 0°50′ đến 5°B và 109°36′ đến 115°40′Đ, chiếm 37,5% tổng diện tích của Malaysia. Sarawak cũng có các vùng rừng mưa nhiệt đới rộng, có sự phong phú về các loài thực vật và động vật, song hoạt động khai thác gỗ trở nên nghiêm trọng từ thập niên 1950.Sarawak trải dài trên 750 kilômét (470 mi) dọc theo đường bờ biển đông bắc của Borneo, bị gián đoạn do 150 kilômét (93 mi) bờ biển của Brunei. Các dãy đồi cao và núi chia tách Sarawak với phần đảo Borneo thuộc Indonesia, chúng là bộ phận của dãy núi trung ương của Borneo. Đỉnh cao nhất tại Sarawak là núi Murud.
Các sông lớn chảy từ nam đến bắc, gồm có sông Sarawak, sông Lupar, sông Saribas, và sông Rajang, trong đó sông Rajang là sông dài nhất tại Malaysia với 563 kilômét (350 mi). Sông Sarawak có diện tích lưu vực 2.459 kilômét vuông (949 sq mi) và là sông chính chảy qua thủ phủ Kuching.
Sarawak có thể được phân thành ba vùng tự nhiên: vùng duyên hải là nơi bằng phẳng với cao độ khá thấp, có các đầm lầy và môi trường ẩm khác với quy mô lớn. Vùng đồi là nơi dễ sinh sống nhất và hầu hết đô thị lớn được xây dựng tại đây. Các cảng Kuching và Suibu được xây dựng trên sông và cách biển một đoạn. Bintulu và Miri nằm gần đường bờ biển, tại nơi mà các đồi trải dài thẳng đến biển Đông. Vùng thứ ba là vùng núi dọc theo biên giới, cũng như là các cao địa Kelabit (Bario), Murut (Ba Kelalan) và Kenyah (Usun Apau) ở phía bắc.
Nhân khẩu
Theo điều tra nhân khẩu năm 2010, dân số Sarawak là 2.399.839, là bang đông dân thứ tư tại Malaysia.[13] Do có diện tích lớn Sarawak, Sarawak là bang có mật độ dân số thấp nhất tại Malaysia, với 22 người/km². Sarawak cũng nằm trong số các bang có tăng trưởng dân số thấp nhất toàn quốc.Sarawak có trên 40 phân nhóm dân tộc, mỗi nhóm lại có ngôn ngữ, văn hóa, sinh hoạt riêng biệt. Nhìn chung, các dân tộc lớn tại Sarawak là người Iban, người Hoa, người Mã Lai, người, Bidayuh, người Melanau, người Orang Ulu.[15] Tại các thành phố và thị trấn lớn, cư dân chủ yếu là người Mã Lai, người Melanaus, người Hoa, người Ấn, một số người Iban và Bidayuh cũng di cư từ các làng quê lên thành thị để tìm việc làm. Không giống như tại Indonesia, thuật ngữ Dayak không được sử dụng chính thức để chỉ dân tộc Sarawak bản địa.
Người Iban chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng dân số Sarawak.[13] Họ là cư dân bản địa tại Sarawak và Sarawak là nơi có số người Iban cao nhất tại Borneo. Phần lớn người Iban hành lễ Ki-tô giáo, song họ vẫn tuân theo các nghi lễ và đức tin truyền thống như hầu hết các dân tộc khác tại Sarawak.
Theo điều tra năm 2010 thì người Hoa chiếm 24% tổng dân số Sarawak[13][15] và họ bao gồm các cộng đồng được hình thành từ các di dân kinh tế trong thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Người Hoa được phân loại là một dân tộc phi Bumiputera. Người Sarawak gốc Hoa có sự đa dạng về phương ngữ, như tiếng Quảng Đông, tiếng Phúc Châu, tiếng Khách Gia, tiếng Phúc Kiến, tiếng Triều Châu, tiếng Hải Nam, và tiếng Phủ-Tiên. Người Hoa duy trì di sản dân tộc và văn hóa của họ và tổ chức tất cả các lễ hội văn hóa lớn, đáng chú ý nhất là tết Nguyên Đán. Năm 1963, khi Sarawak hợp nhất với Malaya để hình thành Malaysia, hầu hết người Hoa được tự động cấp cho quyền công dân Malaysia trong khi họ có quyền công dân Trung Hoa Dân Quốc.[16]
Người Mã Lai chiếm 23% tổng dân số Sarawak.[13] Hầu hết họ sinh sống tại nam bộ và các khu vực đô thị của Sarawak. Dù vẫn là người Mã Lai, song người Mã Lai Sarawak có văn hóa và ngôn ngữ riêng biệt so với người Mã Lai tại Malaysia Bán đảo. Họ nói tiếng Mã Lai Sarawak, và được phân loại là Bumiputera Sarawak trong Công báo Sarawak.[17]
Năm 2010, nếu không tính người nhập cư ngoại quốc, 44,0% dân số Sarawak là tín đồ Ki-tô giáo, 30% là tín đồ Hồi giáo, 13,5% là tín đồ Phật giáo. Sarawak là bang duy nhất tại Malaysia có số tín đồ Ki-tô giáo vượt trên số tín đồ Hồi giáo. Các giáo phái Ki-tô giáo lớn tại Sarawak là Công giáo La Mã, Anh giáo, Phong trào Giám Lý, Giáo hội Phúc Âm Borneo, Baptit. Nhiều người Sarawak theo Ki-tô giáo là người Bumiputera phi Mã Lai, như người Iban, Bidayuh, Orang Ulu và Melanau. Nhiều người Hồi giáo tại Sarawak đến từ các dân tộc Mã Lai, Melanau, và Kedayan. Tín đồ Phật giáo chủ yếu là người Hoa, người Hoa cũng hành lễ Đạo giáo và tôn giáo truyền thống Trung Hoa, Nhiều người Dayak, đặc biệt là người Iban, vẫn tiếp tục hành lễ tôn giáo dân tộc của họ, đặc biệt là trong hôn lễ và trong các lễ hội mùa vụ và tổ tiên.
Hành chính
Tỉnh | Huyện | Phó huyện |
---|---|---|
Kuching | Kuching | Siburan, Padawan |
Bau | ||
Lundu | Sematan | |
Samarahan | Samarahan | |
Asajaya | ||
Simunjan | Sebuyau | |
Serian | Tebedu | |
Sri Aman | Sri Aman | Lingga, Pantu |
Lubok Antu | Engkilili | |
Betong | Betong | Pusa, Spaoh, Debak, Maludam |
Saratok | Roban, Kabong, Budu | |
Sibu | Sibu | |
Kanowit | ||
Selangau | ||
Mukah | Mukah | Balingian |
Dalat | Oya | |
Daro | Belawai | |
Matu | Igan | |
Miri | Miri | Subis, Niah-Suai |
Marudi | Beluru, Long Lama | |
Bintulu | Bintulu | Sebauh |
Tatau | ||
Limbang | Limbang | Ng. Medamit |
Lawas | Sundar, Trusan | |
Sarikei | Sarikei | |
Meradong | ||
Julau | ||
Pakan | ||
Kapit | Kapit | Nanga Merit |
Song | ||
Belaga | Sungai Asap |
Kinh tế
Sarawak có tài nguyên thiên nhiên phong phú, khí hóa lỏng và dầu mỏ từ bang này tạo thành trụ cột cho kinh tế chính phủ liên bang Malaysia trong nhiều thập niên, song Sarawak chỉ nhận được 5% tiền hoa hồng lợi nhuận. Sarawak đứng hàng đầu thế giới về xuất khẩu gỗ cứng nhiệt đới, và có đóng góp lớn vào xuất khẩu của Malaysia. Một thống kê của Liên Hiệp Quốc ước tính rằng xuất khẩu gỗ xẻ của Sarawak đạt mức trung bình 14.109.000 m³ từ năm 1996 đến năm 2000.[18] Du lịch đóng một vai trò quan trọng trong kinh tế Sarawak, bang đón tiếp 4 triệu du khách trong và ngoài nước trong năm 2012.[19] Năm 2010, Sarawak là nền kinh tế lớn thứ ba tại Malaysia sau Selangor và Johor, với tổng GDP danh nghĩa là 50.804 triệu Ringgit (16.542 triệu USD).[20] Sarawak là bang có GDP/người cao thứ hai toàn quốc, sau Penang, với 33.307 Ringgit (10.845 USD) vào năm 2010.[21]Tham khảo
- ^ “Laporan Kiraan Permulaan 2010”. Jabatan Perangkaan Malaysia. tr. 27. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2011.
- ^ a ă “Laporan Kiraan Permulaan 2010”. Jabatan Perangkaan Malaysia. tr. iv. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2011.
- ^ Rozan Yunos (28 tháng 12 năm 2008). “Sultan Tengah — Sarawak's first Sultan”. The Brunei Times. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2014.
- ^ [1][[]][liên kết hỏng]
- ^ [2][[]][liên kết hỏng]
- ^ United Nations list of Non-Self-Governing Territories, North Borneo and Sarawak. Un.org (14 tháng 12 năm 1960). Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2011.
- ^ United Nations Member States. Un.org. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2011.
- ^ UN General Assembly 15th Session – The Trusteeship System and Non-Self-Governing Territories (pages:509–510). Retrieved on 12 August 2011.
- ^ UN General Assembly 18th Session – the Question of Malaysia (pages:41–44). Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2011.
- ^ United Nations Treaty Registered No. 8029, Manila Accord between Philippines, Federation of Malaya and Indonesia (31 tháng 7 năm 1963). Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2011.
- ^ United Nations Treaty Series No. 8809, Agreement relating to the implementation of the Manila Accord. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2011.
- ^ Chan, Francis; Wong, Phyllis (16 tháng 9 năm 2011). “Saga of communist insurgency in Sarawak”. Borneo Post. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2013.
- ^ a ă â b c “Negeri: Sarawak: Total population by ethnic group, sub-district and state, Malaysia, 2010”. Statistics.gov.my. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2012.
- ^ “2010 Population and Housing Census of Malaysia”. Department of Statistics, Malaysia. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2012. p. 13
- ^ a ă “Christmas Book Festival to be held in East Malaysia”. assistnews.net. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2012.
- ^ Jan Voon, Cham. “Kuomintang's influence on Sarawak Chinese”. University of Malaysia Sarawak (UNIMAS). Truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2012.
- ^ Domination and Contestation: Muslim Bumiputera Politics in Sarawak.
- ^ An overview of forest products statistics in South and Southeast Asia. Fao.org. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2011.
- ^ “Kuching to host Routes Asia 2014”. Investvine.com. 5 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2013.
- ^ “GDP by State and Kind of Economic Activity for the year 2010 at Constant Price 2000”. Department of Statistics, Malaysia. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2013.
- ^ “GDP Per Capita by State for the year 2008-2010 at Current Price”. Department of Statistics, Malaysia. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2013.
Liên kết ngoài
Tìm hiểu thêm về Sarawak ở các dự án khác của Wikipedia: | |
Nội dung đa phương tiện ở Commons | |
Văn bản ở Wikisource | |
Sách ở Wikibooks |
|
Đặng Tiểu Bình
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đặng Tiểu Bình | |
---|---|
Chức vụ
|
|
Nhiệm kỳ | 1956 – 1967 |
Tiền nhiệm | thành lập |
Kế nhiệm | Hồ Diệu Bang |
Nhiệm kỳ | 1975 – 1982 |
Tiền nhiệm | Diệp Kiếm Anh, Chu Ân Lai,... |
Kế nhiệm | Không có |
Thông tin chung
|
|
Đảng | Đảng cộng sản Trung Quốc |
Sinh | 22 tháng 8, 1904 Tứ Xuyên, Trung Quốc |
Mất | 19 tháng 2, 1997 (92 tuổi) Bắc Kinh |
Vợ | Trác Lâm |
Binh nghiệp
|
Tuy rằng ông chưa bao giờ có chức vụ nguyên thủ quốc gia hay đứng đầu chính phủ nhưng ông là người đã cầm quyền trên thực tế tại Trung Quốc trong suốt những năm cuối thập niên 1970 đến đầu thập niên 1990. Chức vụ cao nhất của ông trong Đảng Cộng sản là Tổng thư ký Trung ương Thư ký Xứ Đảng Cộng sản Trung Quốc (còn gọi là Tổng thư ký Ban Bí thư Trung ương, chức vụ đứng sau Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Đảng, tương đương chức vụ Thư ký Trung ương Thư ký Xứ Đảng Cộng sản Trung Quốc hay Thường trực Ban Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam ngày nay) thời kì còn Mao Trạch Đông, còn chức vụ cao nhất trong chính phủ là Phó Thủ tướng, nhưng ông từng nắm giữ chức vụ quan trọng là Chủ tịch Quân ủy Trung ương. Ông đã cải cách đất nước Trung Quốc theo hướng "chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc", có công thu hồi Hồng Kông và Ma Cao với chính sách "một nước hai chế độ".
Mục lục
Tiểu sử
Thời niên thiếu
Ông sinh tại thôn Bài Phường, xã Hiệp Hưng, huyện Quảng An, phía đông tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, và là con trai ông Đặng Thiệu Xương (tự Văn Minh) và bà Đàm Thị, vợ thứ hai. Bà vợ đầu không có con, bà thứ hai (Đàm Thị) sinh được một gái đầu và 3 trai: Đặng Tiên Liệt, Đặng Tiểu Bình, Đặng Khẩn, Đặng Thục Bình. Bà thứ ba sinh được một trai, bà thứ tư (Hạ Bá Căn) sinh được 2 trai, 3 gái. Mẹ đẻ Đặng Tiểu Bình mất sớm, nên sau này ông đã mời kế mẫu Hạ Bá Căn từ quê lên thủ đô sống chung cùng gia đình ông.Sau khi vào học trung học tại huyện nhà, cha Đặng Tiểu Bình đã xin cho Đặng Tiểu Bình theo học Trường dự bị cần công kiệm học Trùng Khánh để chuẩn bị xuất dương sang Pháp. Ngày 7 tháng 9 năm 1920, sau khi được Tổng lãnh sự Pháp tại Trùng Khánh trực tiếp sát hạch, Hi Hiền cùng 79 bạn khác lên tàu thủy đi Marseille. Ông đã học ở Pháp, giống như những nhà cách mạng có tiếng khác của Châu Á như Hồ Chí Minh và Chu Ân Lai. Tại đây ông đã đi theo học thuyết Marx-Lenin, gia nhập Đoàn Thanh niên Cộng sản năm 1922 và Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1924.
Sang Nga
Năm 1926, Đặng Tiểu Bình rời Paris sang Nga học trường Đại học Tôn Trung Sơn Moscow. Ông cùng học với Tưởng Kinh Quốc.Ông về nước đúng lúc đang diễn ra chiến tranh Bắc phạt. Ông làm ủy viên chính trị trong quân đoàn của Phùng Ngọc Tường, tham gia Bắc phạt. Sau khi bị Phùng Ngọc Tường cho giải ngũ, ông đi Tây An rồi Hán Khẩu, tiếp tục hoạt động cách mạng.
Năm 1938, lúc ông chỉ huy kháng Nhật ở Thái Hàng Sơn thì cha ông bị thổ phỉ chặt đầu.
Những năm tiếp theo
Sau giải phóng, ông làm Bí thư thứ nhất Cục Tây Nam Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Phó Chủ tịch Quân ủy Tây Nam, Chính ủy Quân khu Tây Nam (đóng trụ sở tại Trùng Khánh), kiêm thành viên Chính phủ Nhân dân Trung ương.Tháng 7 năm 1952, ông được cử làm Phó Tổng lí (Phó Thủ tướng) Chính vụ viện (sau đổi là Quốc vụ viện), kiêm Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính-kinh tế. Năm 1955, ông cùng Lâm Bưu được bầu làm ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc. Năm 1956, ông vào Ban Thường vụ Bộ Chính trị, làm Tổng thư ký Ban bí thư Trung ương, đứng cuối cùng (thứ 6) trong Ban Thường vụ, sau Mao Trạch Đông (Chủ tịch Đảng), Lưu Thiếu Kì, Chu Ân Lai, Chu Đức và Trần Vân (đều là Phó Chủ tịch Đảng).
Năm 1966, trong Cách mạng văn hóa, Đặng Tiểu Bình bị phê phán nặng nề là "tên số hai trong Đảng đi theo chủ nghĩa tư bản", rồi bị cách tuột hết mọi chức vụ. Từ năm 1969 đến năm 1972, hai vợ chồng ông bị đưa về Giang Tây, con cái đều bị đưa đi cải tạo ở các tỉnh khác.
Ngày 20 tháng 3 năm 1973, ông rời Giang Tây, quay trở lại Trung Nam Hải (Bắc Kinh), sau khi được phục hồi công tác. Ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, rồi Phó Chủ tịch Đảng. Về mặt chính quyền, ông trở lại cương vị Phó Thủ tướng, rồi Phó Thủ tướng thứ nhất. Khi Chu Ân Lai lâm bệnh nặng, ông chủ trì công việc của Quốc vụ viện.
Năm 1976, sau khi Chu Ân Lai mất, thế lực chống đối viện cớ ông có tư tưởng phản cách mạng và tác động đến Mao Trạch Đông, vì vậy ông lại bị Mao Trạch Đông cách hết các chức vụ, chỉ còn danh hiệu đảng viên và hộ khẩu Bắc Kinh. Ông là người phát động phong trào biểu tình ủng hộ cố thủ tướng Chu Ân Lai ngày 5 tháng 4 năm 1976.
Sau khi nhóm người được gọi là "bè lũ bốn tên" bị lật đổ, Đặng Tiểu Bình được khôi phục tất cả các chức vụ (1978): Phó Chủ tịch Đảng, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương, Phó Thủ tướng, Tổng Tham mưu trưởng Quân giải phóng. Từ đây, ông bắt đầu đưa Trung Quốc bước vào kỉ nguyên cải cách mở cửa.
Sau khi trở lại chính trường, năm 1978 Đặng Tiểu Bình tung ra chương trình ‘Bốn hiện đại hóa’ và lại để cho dân dán ‘Đại tự báo’ nhưng lần này là để tố cáo những đau khổ do Cách mạng Văn hóa gây ra.
Năm 1979, Đặng Tiểu Bình thăm Mỹ nhằm bình thường hoá quan hệ hai nước. Ngay sau đó ông chỉ đạo "dạy cho Việt Nam một bài học" trong chiến tranh biên giới Việt-Trung 1979. Nó nằm trong chính sách Đặng Tiểu Bình theo đuổi nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của Liên Xô ở Đông Nam Á. Suốt một thời gian dài sau đó, chính sách bao vây kinh tế và pháo kích biên giới của Đặng Tiểu Bình đã gây nhiều khó khăn cho Việt Nam.[1]
Sự kiện Thiên An Môn
Vào năm 1989, Sự kiện Thiên An Môn diễn ra, đây là cuộc biểu tình đòi dân chủ của các sinh viên Trung Quốc. Đặng Tiểu Bình theo phe ủng hộ sự thay đổi trong nền kinh tế Trung Quốc, cùng với một số đồng minh như Triệu Tử Dương. Không có một báo cáo chính xác về vai trò của Đặng Tiểu Bình trong cuộc biểu tình, dù có một số người tin rằng ông ta đã tham gia vào việc ra lệnh đàn áp sinh viên bằng xe tăng. Sau cuộc thảm sát Thiên An Môn Đặng Tiểu Bình lui khỏi chính trường nhưng vẫn đóng một vai trò quan trọng ở Trung Quốc. Đặng Tiểu Bình qua đời năm 1997.Niên biểu
- Ngày 22/8/1904: Đặng Tiểu Bình (tên khai sinh là Đặng Tiên Thánh, khi đi học mới đổi thành Đặng Hy Hiền) sinh tại thôn Bài Phường, huyện Quảng An, phía tây nam tỉnh Tứ Xuyên. Ông là con trai cả của một cảnh sát trưởng ở huyện.
- Năm 1920: Mới 16 tuổi, Đặng Hy Hiền đã rời Tứ Xuyên để lên Thượng Hải, từ đó đón tàu sang Pháp để học. Trong thời gian học tập tại Pháp, Đặng Tiểu Bình làm rất nhiều nghề chân tay để kiếm tiền trang trải sinh hoạt, từ công nhân nhà máy sản xuất vũ khí, bồi bàn, thu vé trên xe lửa và lắp ráp ủng cao su.
- Tháng 6/1922: Đặng Tiểu Bình gia nhập đảng Cộng sản của Thanh niên Trung Quốc tại châu Âu. Một năm sau, ông được bầu làm chủ tịch liên đoàn. Với một tư duy rất thực tế, Đặng đã tìm cách tăng gấp đôi số lượng bản tin của đảng này và phân phát rộng rãi.
- Năm 1924: Gia nhập đảng Cộng sản Trung Quốc tại Pháp.
- Năm 1926: Sang Moscow để học và sau đó trở về Trung Quốc.
- Năm 1927: Sau khi Tưởng Giới Thạch đàn án phong trào cách mạng tại Thượng Hải, Đặng Hy Hiền đổi tên thành Đặng Tiểu Bình.
- Tháng 1/1928: Đặng Tiểu Bình kết hôn với người vợ đầu là Trương Tích Viên.
- Năm 1930: Trương Tích Viên chết sau một ca đẻ non đứa bé gái của hai người.
- Năm 1931: Đặng Tiểu Bình bắt đầu cùng Mao Trạch Đông thành lập căn cứ của Hồng Quân tại tỉnh Giang Tây.
- Năm 1932: Đặng Tiểu Bình kết hôn với Kim Duy Ánh, người vợ thứ hai của ông.
- Năm 1933: Tháng 10, Tưởng Giới Thạch phái 1 triệu quân tấn công căn cứ của Mao Trạch Đông tại tỉnh Giang Tây. Lúc này, trong nội bộ đảng Cộng sản Trung Quốc có nảy sinh một số mâu thuẫn. Cùng với Mao, Đặng Tiểu Bình bị khai trừ khỏi ban lãnh đạo đảng. Trước tình cảnh này, người vợ thứ hai đã yêu cầu ly dị Đặng để kết hôn với người khác.
- Năm 1939: Đặng Tiểu Bình kết hôn với người vợ thứ 3 là Trác Lâm. Bà sinh cho ông 3 người con gái và 2 con trai.
- Năm 1945: Đặng Tiểu Bình chỉ huy sư đoàn 129 xuống khu vực miền trung Trung Quốc, buộc lực lượng Quốc Dân Đảng rút chạy.
- Năm 1948: Tham gia chỉ huy chiến dịch Hoài Hải, mở rộng mặt trận sang bên kia sông Dương Tử.
- Năm 1950: Mao Trạch Đông trở thành người lãnh đạo Trung Quốc. Đặng Tiểu Bình được giao nhiệm vụ tại Tây Tạng.
- Năm 1952: Ông trở về Bắc Kinh và được bổ nhiệm giữ chức Phó Thủ tướng.
- Năm 1956: Đặng Tiểu Bình trở thành Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị, kiêm Tổng Bí thư.
- Năm 1957: Đặng Tiểu Bình tháp tùng Mao Trạch Đông trong chuyến thăm Moscow.
- Năm 1960: Sau 2 năm thực hiện chính sách "Đại nhảy vọt", nền kinh tế Trung Quốc rơi vào khủng hoảng. Chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ cùng Đặng Tiểu Bình đưa ra đề xuất cải cách kinh tế. Trong chuyến đi Quảng Châu, Đặng đã đưa ra quan điểm thực tế của mình về việc cứu đói cho dân bằng bất cứ giá nào.
- Năm 1966: Tháng 5, Mao Trạch Đông chỉ thị tiến hành cuộc Đại cách mạng văn hoá. Lần thứ hai trong cuộc đời chính trị của mình, Đặng Tiểu Bình bị khai trừ vì mâu thuẫn trong nội bộ đảng Cộng sản và những tư tưởng thực tế của ông trong cải cách kinh tế. Đặng Tiểu Bình bị buộc phải đội mũ tai lừa diễu hành trên phố, sau đó bị đưa về nông thôn để làm việc tại xưởng máy kéo. (Trong lúc này Lưu Thiếu Kỳ bị giam lỏng).
- Năm 1968: Con trai cả của Đặng Tiểu Bình là Đặng Phác Phương đang học đại học Bắc Kinh bị những sinh viên cực đoan cùng trường trùm đầu và khống chế cho tới khi bị ngã khỏi cửa sổ tầng 4. Kể từ tai nạn đó, Đặng Phác Phương trở thành người tàn phế.
- Năm 1969-1972: Hai vợ chồng Đặng Tiểu Bình bị đưa về Giang Tây. Tại đây, hai người đã phải nỗ lực giúp con trai phục hồi, song không thành công.
- Năm 1973: Tháng 8, Mao Trạch Động cho phép Đặng Tiểu Bình quay trở lại Bắc Kinh để giúp ông kiểm tra mức độ ảnh hưởng của Quân đội Giải phóng Nhân dân. Đặng Tiểu Bình tiếp tục giữ chức Phó Thủ tướng và trong vòng 2 năm sau đó, ông giúp Chu Ân Lai thực hiện "4 Hiện đại hoá".
- Năm 1976: Tháng 4, lần thứ 3, Đặng Tiểu Bình lại bị khai trừ sau khi chỉ trích cuộc Cách mạng Văn hóa. Ngày 9/9, Mao Trạch Đông từ trần, Hoa Quốc Phong là người thay thế.
- Năm 1977: Ngày 22/7, Đặng Tiểu Bình được phục chức Phó Thủ tướng, vị trí giúp ông có đủ quyền lực cần thiết để tiếp tục những ý tưởng cải cách kinh tế của mình.
- Năm 1978: Đặng Tiểu Bình nêu kế hoạch cải cách kinh tế trước phiên họp toàn thể đảng Cộng sản Trung Quốc, đánh dấu sự mở đầu của chính sách "mở cửa".
- Năm 1979: Thăm Mỹ nhằm bình thường hoá quan hệ hai nước.
- Năm 1980: Bè lũ bốn tên do Giang Thanh cầm đầu bị xét xử. Giang Thanh lãnh án tử hình. Lúc này, Thâm Quyến đã trở thành đặc khu kinh tế đầu tiên tại Trung Quốc, bước đầu chứng minh sự đúng đắn của cuộc cải cách kinh tế do Đặng Tiểu Bình đề xuất.
- Năm 1987: Thôi giữ các chức vụ trong chính phủ, trừ vị trí của ông trong quân đội.
- Năm 1990: Chính thức thôi giữ các chức vụ cuối cùng.
- Năm 1994: Lần cuối cùng xuất hiện trước công chúng trong lễ mừng Tết Nguyên đán.
- Ngày 19/2/1997: Đặng Tiểu Bình từ trần lúc 9h08' tối.
Gia đình
Cha mẹ
Người vợ
Người vợ thứ 3 của ông là Trác Lâm, có 5 con.Những người con
- Đặng Lâm (trưởng nữ)
- Đặng Phác Phương (con thứ nhưng là trưởng nam)
- Đặng Nam (nữ)
- Đặng Dung (nữ)
- Đặng Chất Phương (nam).
Những câu nói
Câu nói có tầm ảnh hưởng nhất của ông là: Chỉ có thực tiễn mới kiểm nghiệm được chân lý.Câu nói của Đặng Tiểu Bình được nhiều người biết đến là:
“ | Mèo đen hay mèo trắng không quan trọng miễn là nó bắt được chuột. | ” |
“ | Việt Nam là côn đồ, phải dạy cho Việt Nam bài học[3]. | ” |
Tham khảo
- ^ Đặng Tiểu Bình và Thiên An Môn, BBC, 28.05.2004
- ^ Cuộc sống của những người thân trong gia đình Đặng Tiểu Bình
- ^ “Nhớ lại đêm 17 tháng 2 năm 1979”. BBC tiếng Việt.
Liên kết ngoài
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Đặng Tiểu Bình |
- Selected works of Deng Xiaoping
- Tiểu sử
- Mười cảnh báo của Đặng Tiểu Bình về Trung Quốc
- Đặng Tiểu Bình và Thiên An Môn
Chức vụ | ||
---|---|---|
Tiền nhiệm: Bạc Nhất Ba |
Bộ trưởng Bộ Tài chính 1953 – 1954 |
Kế nhiệm: Lý Tiên Niệm |
Tiền nhiệm: Hoàng Vĩnh Thắng |
Tổng tham mưu trưởng 1975 – 1980 |
Kế nhiệm: Dương Đắc Chí |
Tiền nhiệm: Chu Ân Lai |
Chủ tịch Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc 1978—1983 |
Kế nhiệm: Đặng Dĩnh Siêu |
Tiền nhiệm: không có |
Chủ tịch Ủy ban Quân sự Trung ương 1983 – 1990 |
Kế nhiệm: Giang Trạch Dân |
Chức vụ Đảng | ||
Tiền nhiệm: Nhiêu Thấu Thạch |
Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc 1954 – 1956 |
Kế nhiệm: An Tử Văn |
Tiền nhiệm: Trương Văn Thiên năm 1945 |
Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc 1956 – 1967 |
Kế nhiệm: Hồ Diệu Bang năm 1982 |
Tiền nhiệm: Chu Ân Lai, Khang Sinh, Lý Đức Sinh, Diệp Kiếm Anh, Vương Hồng Văn |
Phó Chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc 1975 – 1982 |
Kế nhiệm: Không |
Tiền vị: Hoa Quốc Phong |
Chủ tịch Quân ủy Trung ương 1981 – 1989 |
Kế vị Giang Trạch Dân |
Tiền nhiệm: Không |
Chủ tịch Ủy ban Cố vấn Trung ương 1982 – 1987 |
Kế nhiệm: Trần Vân |
|
Chiến dịch Campuchia
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
|
|
Mục lục
Kế hoạch can thiệp của Hoa Kỳ
Khi người Pháp rời khỏi Campuchia năm 1954, Quốc trưởng Norodom Sihanouk nắm quyền. Tuy nhiên ông bị chống đối bởi phe Dân chủ lẫn phe Khmer Đỏ. Do những rắc rối ở Việt Nam gia tăng, ông cố gắng giữ cho đất nước một thái độ trung lập. Campuchia đồng thời có quan hệ ngoại giao với cả Mỹ và Trung Quốc.Năm 1965, sau khi người Mỹ đưa quân vào Việt Nam bảo vệ Việt Nam Cộng hòa ông chuyển hướng sang ủng hộ Trung Quốc[3] đồng thời cắt đắt quan hệ ngoại giao với Mỹ và Anh[4]. Ông cũng đồng ý cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sử dụng các tuyến đường vận chuyển vũ khí vào miền Nam trên lãnh thổ Campuchia và cho phép Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam thiết lập các căn cứ dọc theo biên giới Việt Nam - Campuchia và tin tưởng Trung Quốc sẽ bảo đảm vị thế cho mình.
Sau Sự kiện Tết Mậu Thân, tướng William Westmoreland tìm kiếm sự ủng hộ cho việc tấn công truy quét các căn cứ của Quân giải phóng miền Nam và Trung ương cục miền Nam ở Campuchia. Lo ngại người Mỹ, Sihanouk cho phép họ được quyền truy đuổi Quân giải phóng, miễn là không người dân Campuchia nào bị ảnh hưởng. Người Mỹ đề xuất một chiến dịch đánh bom ngắn hạn xuống các căn cứ của Quân giải phóng miền Nam ở Campuchia dưới sự hỗ trợ tình báo từ người của Sihanouk, nhưng chiến dịch này lại kéo dài tới 14 tháng và làm Campuchia mất ổn định.
Khi còn là Phó Tổng thống Mỹ, Nixon đã coi Campuchia là một khâu trọng yếu trong việc giành thắng lợi ở Việt Nam. Khi làm Tổng thống Mỹ, Nixon đưa ra một kế hoạch nhằm biến Campuchia đang cắt đứt quan hệ ngoại giao với Mỹ, dựa vào sự ủng hộ của khối các nước Xã hội chủ nghĩa thành một quốc gia thân Mỹ. Còn Creighton Abrams, Tư lệnh quân Mỹ ở miền Nam Việt Nam thì cho rằng Campuchia là nơi đứng chân của Trung ương Cục miền Nam và Bộ chỉ huy Quân giải phóng miền Nam. Vì vậy, viên tư lệnh chiến trường này nhận định, nếu phá được "thánh đường Việt cộng" ở Campuchia, cách mạng miền Nam sẽ bị bóp nghẹt, chiến tranh Việt Nam sẽ kết thúc trong vòng một năm. Creighton Abrams đề nghị Nixon dùng B-52 đánh vào khu căn cứ 353 (vùng Móc Câu và Mỏ Vẹt bên kia biên giới Campuchia), nơi mà Creighton Abrams cho rằng Trung ương Cục miền Nam đang đứng chân.
Đề nghị của Abram được Nixon chấp thuận, bởi trong nhìn nhận của giới lãnh đạo Washington, "một cuộc chiến tranh không quân ở Campuchia có thể giữ bí mật mà vẫn đạt được các mục tiêu cắt đứt các đường tiếp tế và phá huỷ các căn cứ của địch. Quan trọng hơn cả là nó có thể buộc Campuchia bỏ chính sách lâu nay của họ"
Giữa tháng 2-1969, lực lượng không quân chiến lược Mỹ được lệnh tiến hành các phi vụ B-52 đánh phá căn cứ 353. Ngày 18-3-1969, cuộc tiến công bằng B-52 mà phía Mỹ gọi là "hoạt động bữa ăn" được thực hiện nhằm vào khu vực dọc theo biên giới Campuchia - Việt Nam, khởi đầu cho việc leo thang mở rộng chiến tranh sang Campuchia. Từ đó, đất nước Campuchia bước vào một thời kỳ đầy biến động.
Trong hơn 1 năm (từ tháng 3-1969 đến tháng 4-1970), lực lượng không quân chiến lược Mỹ (B-52) đã thực hiện trên 3.630 phi vụ ném bom xuống Campuchia, chiếm 60% tổng số phi vụ B-52 trên chiến trường Đông Dương trong cùng thời gian đó.
Tháng 2-1969, sau gần bốn năm gián đoạn, Campuchia và Mỹ đã lập lại quan hệ ngoại giao ở cấp đại sứ. Chính Đại sứ quán Mỹ ở Phnôm Pênh cùng với Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) đã ủng hộ Lon Nol - một đại diện phái cực hữu trong Chính phủ Campuchia do Sihanouk làm Quốc trưởng, tiến hành các hoạt động quân sự tấn công Quân giải phóng miền Nam. Đầu năm 1970, thừa lúc Sihanouk đi dưỡng bệnh ở Pháp, Lon Nol và Sisowath Sirik Matak ra tuyên bố huỷ bỏ Hiệp định thương mại với Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hoà Miền Nam Việt Nam, đóng cảng Sihanoukville không cho vũ khí, quân trang, quân dụng của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cập cảng này tiếp tế cho Quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam. Ngày 13-3-1970, Lon Nol phát đi tối hậu thư đòi tất cả các lực lượng Quân giải phóng phải rời Campuchia trong vòng hai ngày. Hết thời hạn, theo yêu cầu của Lon Nol, không quân và pháo binh Mỹ bắn phá dữ dội vào các vùng dọc biên giới Campuchia - Việt Nam, nơi có các căn cứ kháng chiến của Quân giải phóng.
Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa tiến vào Campuchia
Quốc hội Campuchia quyết nghị bãi nhiệm Sihanouk
Ngày 18 tháng 3, 1970, trong lúc ông đang ở nước ngoài, Lon Nol - thủ tướng chính phủ - cho quân đội bắt giữ chính quyền dân sự ở Phnompenh và bố trí xe tăng bao vây toà nhà Quốc hội sau đó triệu tập Quốc Hội bỏ phiếu phế truất Sihanouk khỏi vị trí Quốc trưởng và trao quyền lực khẩn cấp cho Lon Nol. Việc đàn áp đối lập và các chính sách kinh tế sai lầm của Sihanouk, cũng như thái độ xích lại gần Việt Nam và Trung Quốc của ông cùng với áp lực của Lon Nol khiến Quốc hội bỏ phiếu bãi nhiệm ông. Sihanouk gọi đây là âm mưu đảo chính của CIA và buộc phải đi an dưỡng ở biệt thự riêng của gia đình ông tại Riviera một thời gian.[4] Với việc Quốc hội Campuchia quyết nghị bãi nhiệm Sihanouk, quan hệ giữa Mỹ và Campuchia hoàn toàn thay đổi từ chỗ Sihanouk đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Mỹ để xích lại gần các nước xã hội chủ nghĩa như Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Việt Nam[4] thì Campuchia do Lon Nol lãnh đạo trở thành đồng minh của Mỹ. Đây là điều kiện quan trọng để Mỹ thực hiện ý đồ Việt Nam hóa chiến tranh là mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương.Sau đó, quân đội Campuchia tấn công các căn cứ của Quân giải phóng miền Nam ở Campuchia nhưng bị đẩy lui. Không lâu sau, Không lực Hoa Kỳ bắt đầu rải bom và nã pháo vào các căn cứ của Quân giải phóng miền Nam tại Campuchia. Sau đó Quân lực Việt Nam Cộng hòa tiến vào nhưng lại gặp sự kháng cự mạnh của đối phương. Tổng thống Nixon cũng cho quân vào Campuchia để hỗ trợ cho nước này sau khi Thủ tướng Campuchia Lon Nol yêu cầu.[5]
Ngày 22-4-1970, Nixon triệu tập Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ để thảo luận về bước đi tiếp theo của Mỹ ở Campuchia. Trong cuộc họp này, giới lãnh đạo Mỹ cho rằng, các vùng "đất thánh" Mỏ Vẹt và Móc Câu, nơi đứng chân của cơ quan chỉ đạo quân Giải phóng miền Nam, sau 14 tháng B-52 ném bom, gần như vẫn còn nguyên vẹn. Vì vậy, Mỹ quyết định phát động cuộc tiến công trên bộ vào Campuchia để "chộp bắt" các cơ quan chỉ đạo quân Giải phóng miền Nam, mở rộng chiến tranh ra toàn bán đảo Đông Dương.
Ngày 28-4-1970, một số đơn vị quân đội Sài Gòn vượt biên giới Campuchia tiến công khu vực Mỏ Vẹt. Hai ngày sau, ngày 30-4-1970, theo lệnh của Nixon, Mỹ huy động năm vạn quân Mỹ phối hợp với năm vạn quân Việt Nam Cộng hòa, mở cuộc tiến công quy mô lớn vào Campuchia. Giờ đây, Chiến tranh Việt Nam đã thực sự mở rộng ra toàn cõi Đông Dương.
Chủ trương của quân Giải phóng
Theo đánh giá của quân Giải phóng miền Nam, "ngày 30-4-1970, Mỹ đưa hơn 10 vạn - vừa quân Mỹ vừa quân Sài Gòn, mở cuộc hành quân đánh chiếm Campuchia, nhằm cứu bọn ngụy Lon Non đang có nguy cơ sụp đổ, triệt phá cái mà chúng gọi là "đất thánh Việt cộng" trên đất Campuchia, biến nước này thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự của Mỹ, thực hiện ở đây một chiến lược chiến tranh mới phù hợp với "học thuyết Níchxơn" - chiến lược "Khơme hóa chiến tranh".[6]Ngay khi cuộc đảo chính ở Campuchia nổ ra, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã họp và nhận định: "Đây là nấc thang mới của đế quốc Mỹ nhằm biến Campuchia thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của chúng, xoá bỏ căn cứ và bàn đạp chiến lược của ta, cắt đứt tuyến tiếp tế hậu cần chi viện cho chiến trường miền Nam, thực hiện âm mưu bóp nghẹt cách mạng miền Nam." Phân tích những thuận lợi và khó khăn của quân Giải phóng cũng như của Mỹ khi cuộc đảo chính xảy ra, Bộ Chính trị chỉ rõ: "Cuộc đảo chính ở Campuchia trước mắt có gây cho ta một số khó khăn về mặt hậu cần tiếp tế, ta cần có những biện pháp thiết thực để khắc phục, nhưng Mỹ và tay sai cũng gặp những khó khăn lúng túng về nhiều mặt, thế và lực bọn phản động ở Campuchia nói chung là yếu. Mỹ đang xuống thang ở miền Nam đưa quân vào Campuchia không phải dễ dàng, nhưng chúng tìm mọi cách để phối hợp. Ta vẫn có nhiều thuận lợi lớn"
Trên cơ sở phân tích những thuận lợi và khó khăn của đôi bên trên chiến trường, Bộ Chính trị chủ trương đẩy mạnh tiến công ở miền Nam, đồng thời "tích cực giúp đỡ cách mạng Campuchia giương cao ngọn cờ dân tộc chống đế quốc Mỹ và bọn tay sai cực hữu". Bộ Chính trị chỉ thị cho lãnh đạo, chỉ huy các chiến trường phải "nghiên cứu tổ chức, bố trí lại lực lượng cho thích hợp với tình hình mới bảo đảm đẩy mạnh tiến công ở miền Nam, giúp cách mạng Campuchia có hiệu lực vừa mạnh vừa vững chắc, chủ động và lâu dài"[7]
Diễn biến cuộc tấn công
Các cuộc hành quân của Hoa Kỳ
Trong vòng hai tháng (từ ngày 30-4 đến ngày 30-6-1970), quân Mỹ và quân lực Việt Nam Cộng hòa đã mở 23 cuộc hành quân, ồ ạt đánh sâu vào đất Campuchia 30 km đến 40 km (có nơi đến 80 km), trên toàn tuyến biên giới tiếp giáp với Việt Nam, tập trung vào các hướng đông và đông nam Svay Rieng, Mimốt - Snoul, Ta Keo - đông Campốt, trọng tâm là căn cứ Ba thu và vùng Lưỡi Câu.Quân giải phóng miền Nam rút ngay khi Mỹ tiến vào nhưng họ lại kháng cự quyết liệt ở thị trấn Snoul. Hơn 90% thị trấn bị xóa sổ sau 2 ngày bị oanh tạc bằng bom, na-pan và pháo. Quân đội Mỹ cũng thông báo là đã phát hiện cách đó không xa một khu vực rộng 2 dặm vuông của Quân giải phóng miền Nam dưới các tán rừng già gồm các hệ thống boong ke, lán trại, lối mòn, ga-ra xe tải, nhà ăn, chuồng nuôi heo, gà, bãi tập bắn và cả hồ bơi. Quân Mỹ kiểm tra thấy có tới hơn 400 lán trại, nhà kho và boong ke, chứa đầy lương thực, quần áo và thuốc men, 182 hầm vũ khí và đạn dược. Có hầm chứa tới 480 khẩu súng và 1 hầm khác có 120.000 viên đạn.[5]
Vài ngày sau trực thăng phát hiện 4 xe tải của Quân Giải phóng đang di chuyển trên đường mòn giữa rừng già. Sau cuộc đọ súng với lực lượng bộ binh, Quân giải phóng miền Nam rút lui, để lại phía sau 1 hầm đạn lớn nhất được Hoa Kỳ khám phá trong cuộc chiến, với hơn 6 triệu rưởi viên đạn các loại, hàng ngàn rốc két, tiểu liên, 1 số xe vận tải và cả 1 Tổng đài điện thoại. Dù không có tài liệu hay cơ sở hạ tầng rõ ràng nhưng người ta cho rằng đây chính là trung tâm đầu não của Trung ương Cục miền Nam huyền thoại.[8]
Đối với Tổng thống Nixon thì đây là một lễ Giáng sinh vui vẻ. Cuộc xâm nhập là 1 thành công ngoài sức tưởng tượng. Chỉ trong 2 tuần chiến dịch đã loại được 4.793 vũ khí cá nhân, 730 súng cối, hơn 3 triệu viên đạn dành cho vũ khí cá nhân, 7.285 rốc két, 124 xe tải và 2 triệu pound gạo. Tuy nhiên mục tiêu chính của cuộc tấn công là tiêu diệt đầu não quân Giải phóng thì vẫn chưa thực hiện được.
Sau đó người Mỹ tăng cường thêm 31.000 người sang Campuchia nhằm đẩy mạnh truy lùng. Tuy nhiên nó lại gây ra phản ứng dữ dội từ Pháp và Liên Xô vì hành động này mở rộng chiến tranh sang Campuchia. Ở Mỹ, các cuộc biểu tình chống đối Nixon lại có dịp bùng phát.
Quân Giải phóng phản công
Đến tháng 5 năm 1970, trước tình hình mở rộng chiến tranh sang Campuchia, Bộ Chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam ra nghị quyết "Về tình hình mới ở bán đảo Đông Dương và nhiệm vụ mới của chúng ta", nêu lên "sự phát triển mới của cục diện cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trên chiến trường ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia; âm mưu và chủ trương chiến lược của địch; nhiệm vụ mới, những phương châm chiến lược lớn nhằm đẩy mạnh cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, nâng cao sức mạnh đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương, tiến lên giành những thắng lợi mới."[9]Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị, dưới sự chỉ đạo, chỉ huy của Trung ương Cục và Quân uỷ miền, các đơn vị bộ đội chủ lực, hậu cần, lực lượng bảo vệ căn cứ, kho tàng phối hợp với lực lượng du kích Campuchia tiến công vào một số thị trấn, chi khu quân sự, kiểm soát thêm nhiều vùng nông thôn thuộc tỉnh Krachiê (ở phía đông Campuchia), sáu huyện thuộc Ta Keo, Cam Pốt (ở nam và tây nam Campuchia), bao vây nhiều vùng khác, đưa phong trào quần chúng vũ trang ở các tỉnh Soài Riêng, Kan Đan, Ta Keo, Cam Pốt, Plây Veng... phát triển mạnh.
Ở hướng bắc, Trung đoàn 205 và 207 tiến công Côngpông Thom, Côngpông Chơnăng dọc Biển Hồ từ phía bắc xuống Précđam, từ Xiêm Riệp xuống Côngpông Thom. Hướng đông bắc, hai trung đoàn thuộc Sư đoàn 5 chủ lực miền tiến công tỉnh lỵ Krachiê (ngày 5-5), Stung cheng (ngày 18-5) và Mônđukiri. Cuối tháng 5, Trung đoàn 5 Sư đoàn 5 tiến về phía tây, tăng cường cho mặt trận Bình Long - Phước Long. Tại đây, từ tháng 4-1970, Sư đoàn 1 chủ lực miền và các đơn vị bộ binh, đặc công của Quân khu 9 đã giải phóng các khu vực Tani, Túcmia, Kôngpông Trạch, Kép... cắt đứt đường số 4, đánh chiếm Côngpông Xpây, Kirirôm, Kimini, giải phóng một vùng rộng lớn ở nam - bắc đường 5 với trên 50 vạn dân.
Tại hai tỉnh Soài Riêng và Srây Veng, Sư đoàn 9 chủ lực miền phối hợp với Quân giải phóng Campuchia đánh chiếm nhiều vùng nông thôn từ biên giới đến sông Mê Kông, từ nam đường số 1 đến tây đường số 22, đồng thời liên tục tập kích vào các cụm quân Mỹ trên các trục đường 1, 22, 15, bảo vệ hệ thống kho tàng, bệnh viện, các cơ quan Trung ương cục.
Trên địa bàn tỉnh Côngpông Chàm, Sư đoàn 7 chủ lực miền cùng các đơn vị thuộc khu vục Căn cứ 20 và lực lượng du kích cơ quan, bệnh viện đã chiến đấu quyết liệt làm thất bại cuộc hành quân lớn của 21 tiểu đoàn quân Mỹ và quân Sài Gòn. Đây là cuộc hành quân nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não của Quân giải phóng miền Nam. Sau khi sử dụng một bộ phận lực lượng tập kích, phục kích ghìm chân và tiêu hao quân Mỹ, tạo điều kiện cho việc di chuyển cơ quan, kho tàng, bệnh viện về phía sau, từ ngày 11-5-1970, Quân giải phóng bắt đầu tập trung lực lượng đánh mạnh vào các cụm hoả lực tại Krariêng, Sa Tum, Sóc Chum, bẻ gãy các đợt tiến công của Sư đoàn 25 bộ binh và Trung đoàn 7 thiết giáp của Mỹ.
Tại Thủ đô Phnôm Pênh, đặc công biệt động Quân giải phóng và du kích Campuchia đẩy mạnh các hoạt động quấy rối, tiêu hao, tiêu diệt sinh lực và phương tiện chiến tranh, làm cho Phnômpênh hầu như bị biệt lập với cảng Côngpông Xom từ tháng 5-1970.
Cuộc rút lui
|
Bài viết hoặc đoạn này cần thêm chú thích nguồn gốc để có thể kiểm chứng thông tin. Những nội dung không có nguồn có thể bị đặt vấn đề và xóa bỏ. Mời bạn bổ sung chú thích từ các nguồn đáng tin cậy để giúp cải thiện bài viết. |
Việc phát động cuộc tiến công sang Campuchia đã khiến Mỹ phạm một sai lầm lớn về chiến lược. Việc mở rộng chiến tranh sang Campuchia của chính quyền Mỹ càng khiến phong trào phản đối chiến tranh, phản đối chính quyền dâng lên mạnh mẽ ở khắp nước Mỹ. (xem Thảm sát Đại học Tiểu bang Kent)[cần dẫn nguồn]
Đến tháng 6-1970, sau hai tháng ròng rã, theo báo cáo của phía Sài Gòn, đã có 7.450 lính Sài Gòn, và 2.765 lính Mỹ bị diệt. Cùng với du kích Campuchia, lực lượng vũ trang quân Giải phóng đã kiểm soát hoàn toàn năm tỉnh Đông Bắc Campuchia, chiếm 1/3 lãnh thổ nước này[10] với hơn 4 triệu dân. Lực lượng vũ trang chống Mỹ ở Campuchia từ mười đội du kích buổi đầu, đến giữa năm 1970 đã lên tới chín tiểu đoàn, 80 đại đội tập trung, hàng trăm trung đội du kích.[cần dẫn nguồn]
Quân lực Việt Nam Cộng hòa tiếp tục chiến đấu ở Campuchia dưới sự hỗ trợ của Không lực Hoa Kỳ. Tuy vậy, thế đứng chân của họ không vững chắc. Quân giải phóng miền Nam được triển khai ở đây liên tục tăng cường sức mạnh. Phía Mỹ đề nghị ngừng bắn, bên nào ở yên chỗ nấy nhưng quân Giải phóng phản đối vì họ rất tự tin ở thế thắng của mình.[11] Đến cuối năm 1970, quân lực Việt Nam Cộng hòa đã bị đánh bật khỏi các đồn bốt, phải rút trở lại bên kia biên giới.
Tham khảo
- Nigel Cawthorne, Chiến tranh Việt Nam - Được và Mất, NXB Đà Nẵng
Chú thích
- ^ John M. Shaw, The Cambodian Campaign. Lawrence KS: University of Kansas Press, 2005, p. 158. His original source was the Current Historical Evaluation of Counterinsurgency Operations (Project CHECO).
- ^ Victory at Any Cost: The Genius of Viet Nam's Gen. Vo Nguyen Giap. Cecil B. Currey, Potomac boos 1997. P. 278
- ^ Cawthorne, tr. 350
- ^ a ă â Sihanouk - vị nguyên thủ 'tình cờ', Henri Locard, BBC Vietnamese
- ^ a ă Cawthorne, tr. 352
- ^ Đại cương Lịch sử Việt Nam tập 3 - NXB Giáo dục
- ^ Điện số 99 Bộ Chính trị gửi Trung ương Cục miền Nam ngày 4-4-1970.
- ^ Cawthorne, tr. 353
- ^ Thông tấn xã Việt Nam, Xuất bản cuốn sách Văn kiện Đảng Toàn tập - Tập 31
- ^ CIVIL WARS OF THE WORLD: MAJOR CONFLICTS SINCE WOR By KARL DEROUEN and U.K. HEO. ABC-Clio Inc. 2007. Trang 222
- ^ Nigel Cawthorne, Chiến tranh Việt Nam - Được và Mất, NXB Đà Nẵng p 355
Video yêu thích http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam Trở về trang chính Hoàng Kim, hoangkim, hoangkimvietnam, Ngọc Phương Nam, Chào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, Khát khao xanh, Dayvahoc,Học mỗi ngày, Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống, Thơ cho con
No comments:
Post a Comment