CNM365 Chào ngày mới 4 tháng 6. Wikipedia Ngày này năm xưa. Ngày Quốc kỳ tại Estonia; ngày Độc lập tại Tonga. 1878 – Đế quốc Ottoman nhượng đảo Síp (hình) cho Anh Quốc, song vẫn giữ quyền sở hữu trên danh nghĩa. 1916 – Chiến tranh thế giới thứ nhất: Quân Nga mở màn cuộc tổng tấn công của Brusilov nhằm vào quân Áo-Hung. 1920 – Hungary mất 71% lãnh thổ và 63% dân số theo Hòa ước Trianon được kí kết tại Paris. 1989 – Sự kiện Thiên An Môn kết thúc khi các binh sĩ tiến vào quảng trường Thiên An Môn tại Bắc Kinh và đàn áp những người biểu tình.
Cộng hòa Síp
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Κυπριακή Δημοκρατία Kypriakí Dimokratía Kıbrıs Cumhuriyeti (Cộng hòa Síp) |
|||||
---|---|---|---|---|---|
|
|||||
Khẩu hiệu | |||||
không có | |||||
Quốc ca | |||||
Hành chính | |||||
Chính phủ | Cộng hòa tổng thống | ||||
Tổng thống | Nicos Anastasiades | ||||
Ngôn ngữ chính thức | tiếng Hy Lạp và tiếng Thổ Nhĩ Kỳ | ||||
Thủ đô | Nicosia |
||||
Thành phố lớn nhất | Nicosia | ||||
Địa lý | |||||
Diện tích | 9251 km² (hạng 161) | ||||
Diện tích nước | 0% % | ||||
Múi giờ | EET (UTC+2); mùa hè: EEST (UTC+3) | ||||
Lịch sử | |||||
Ngày thành lập | Từ Anh 16 tháng 8 năm 1960 16 tháng 8 năm 1960 |
||||
Dân cư | |||||
Dân số ước lượng (2009) | 801600 người (hạng 157) | ||||
Dân số (2001) | 689565 người | ||||
Mật độ | 85 người/km² (hạng 111) | ||||
Kinh tế | |||||
GDP (PPP) (2007) | Tổng số: 21.400 tỷ đô la Mỹ[1] | ||||
HDI (2006) | 0,912 cao (hạng 29) | ||||
Đơn vị tiền tệ | Euro (EUR ) |
||||
Thông tin khác | |||||
Tên miền Internet | .cy |
Síp là hòn đảo lớn thứ ba ở Địa Trung Hải, và là một trong những địa điểm thu hút nhiều khách du lịch nhất, với hơn 2.4 triệu du khách mỗi năm.[2] Là một cựu thuộc địa Anh, nước này trở thành một nền cộng hoà độc lập năm 1960[3] và một thành viên của Khối thịnh vượng chung năm 1961. Cộng hoà Síp là một trong những nền kinh tế phát triển nhất trong vùng,[4] và đã là một thành viên của Liên minh Châu Âu từ ngày 1 tháng 5 năm 2004.
Năm 1964, Thổ Nhĩ Kỳ đã tìm cách xâm lược Síp[5] nhưng đã bị Tổng thống Hoa Kỳ Lyndon B. Johnson mạnh mẽ lên án trong một bức thư ngày 5 tháng 6 năm 1964[6].
Năm 1974, Thổ Nhĩ Kỳ lợi dụng một âm mưu đảo chính của những người Síp Hy Lạp theo chủ nghĩa quốc gia[7][8], như một cơ hội để xâm lược và chiếm đóng vùng phía bắc hòn đảo. Cuộc xâm lược của Thổ Nhĩ Kỳ đã dẫn tới cuộc di tản của hàng nghìn người Síp và sự thành lập một thực thể chính trị Síp thuộc Thổ Nhĩ Kỳ ly khai ở miền bắc và chỉ được Thổ Nhĩ Kỳ công nhận. Sự kiện này và tình hình chính trị kéo theo nó là các vấn đề vẫn còn đang gây tranh cãi.
Cộng hoà Síp, về pháp lý có chủ quyền với toàn bộ hòn đảo Síp và những vùng biển xung quanh ngoại trừ các phần nhỏ theo một hiệp ước với Anh Quốc là những căn cứ quân sự có chủ quyền. Cộng hoà Síp trên thực tế bị phân chia thành bốn phần chính:
- Vùng dưới quyền kiểm soát thực tế của Cộng hoà Síp, gồm khoảng 59% diện tích hòn đảo ở phía nam;
- Vùng chiếm đóng của Thổ Nhĩ Kỳ ở phía bắc,[9] tự gọi mình là Cộng hoà Bắc Síp Thổ Nhĩ Kỳ, với khoảng 37% diện tích hòn đảo và chỉ được công nhận bởi Thổ Nhĩ Kỳ;
- Green Line do Liên hiệp quốc kiểm soát, phân chia hai vùng trên, chiếm khoảng 3% diện tích hòn đảo; và
- Hai Vùng Căn cứ có Chủ quyền (Akrotiri và Dhekelia) của Anh,[10] với khoảng 3% diện tích hòn đảo.
Mục lục
Từ nguyên
Cái tên "Síp" trong tiếng Việt có lẽ có nguồn gốc từ tên quốc gia này trong tiếng Pháp là "Chypre". Còn trong tiếng Anh, từ Cyprus có từ nguyên hơi khó xác định. Một lời giải thích có thể là từ tiếng Hy Lạp chỉ cây bách Địa Trung Hải (Cupressus sempervirens), κυπάρισσος (kypárissos), hay thậm chí cái tên Hy Lạp của cây lá móng (Lawsonia alba), κύπρος (kýpros). Một lời giải thích khác cho rằng nó xuất phát từ từ Eteocypriot cho đồng. Ví dụ, Georges Dossin, cho rằng nó có nguồn gốc từ tiếng Sumer cho đồng đỏ (zubar) hay đồng thiếc (kubar), bởi trữ lượng đồng lớn được tìm thấy trên hòn đảo. Thông qua thương mại xuyên biển hòn đảo này được đặt tên theo từ tiếng La tinh cổ cho loại kim loại này thông qua câu aes Cyprium, "kim loại của Síp", sau này viết gọn thành Cuprum.[11] Síp cũng được gọi là "hoàn đảo của Aphrodite hay tình yêu",[12] bởi trong thần thoại Hy Lạp, vị nữ thần Aphrodite, của sắc đẹp và tình yêu được sinh ra tại Síp.Các biểu lộ của Assyrian Cổ cho "hòn đảo nhiều nắng xa xôi" là kypeř-až ṇ-itiṣ, đã nhiều lần được chuyển nghĩa sang tiếng Hy Lạp là kyperus nytis, hay kyprezu-nytys có nghĩa (trong thổ ngữ Cretan Cổ) "hòn đảo nhiều nắng phía nam".[cần dẫn nguồn] Sau đó nó liên quan tới việc người Cretan đặt tên cho nó như vậy, và kết quả là "hòn đảo nhiều nắng phía nam", "Kipriuznyt".[cần dẫn nguồn] Một khả năng khác là người Phoenician đã gọi nó là "Kỹiprii Uűzta" (Đảo Cam),[cần dẫn nguồn] cái tên xuất hiện trong thời La Mã và họ nghĩ nó được đặt theo tên một trong những vị hoàng đế của họ, và gọi nó là "Ciprea Augusta".[cần dẫn nguồn] Cùng với thời gian, Augusta bị bỏ đi và chỉ còn lại Ciprea.
Địa lý
Lịch sử Síp
Thời cổ đại
Có nhiều đợt con người và người định cư tới đây cũng như những người mới nhập cư tới hòn đảo trong thời kỳ Đồ đá mới, dù những trận động đất đã phá huỷ các cơ sở hạ tầng từ khoảng năm 3800 trước Công nguyên. Nhiều làn sóng người nhập cư tiếp nối, gồm cả một số bộ tộc từ tiểu Á giúp tăng cường nghề thủ công chế tác kim loại trên hòn đảo, dù những đồ tạo tác được phát hiện từ thời này rất hiếm khi có chất lượng cao. Thời kỳ đồ Đồng được báo trước với sự xuất hiện của những người Tiểu Á đến hòn đảo này từ khoảng năm 2400 trước Công Nguyên.
Người Hy Lạp Mycenae lần đầu tiên tới Síp khoảng năm 1600 trước Công Nguyên, với những khu định cư thuộc thời kỳ này nằm rải rác trên khắp hòn đảo. Một làn sóng người định cư Hy Lạp khác được cho là đã diễn ra trong giai đoạn 1100-1050 trước Công Nguyên, và đặc điểm Hy Lạp nổi bật trên đảo cũng bắt đầu từ giai đoạn này. Nhiều thuộc địa Phoenicia đã được tìm thấy từ thế kỷ thứ 8 trước Công Nguyên, như Kart-Hadasht có nghĩa 'Thị trấn Mới', gần Larnaca và Salamis hiện nay.
Síp bị Assyria chinh phục năm 709 trước Công Nguyên, trước một giai đoạn ngắn dưới sự cai trị của Ai Cập và cuối cùng là Ba Tư năm 545 trước Công Nguyên. Người Síp, dưới sự lãnh đạo của Onesilos, gia nhập cùng với những người anh em Hy Lạp tại các thành bang Ionia trong cuộc Nổi dậy Ionia không thành công năm 499 trước Công Nguyên chống lại Đế quốc Ba Tư Achaemenes. Hòn đảo bị đưa lại dưới quyền cai trị liên tục của Hy Lạp bởi Alexandros Đại Đế và nhà Ptolemaios của Ai Cập sau cái chết của ông. Sự Hy Lạp hoá toàn bộ diễn ra trong thời kỳ Ptolemaios, chỉ chấm dứt khi Síp bị Cộng hoà La Mã sáp nhập năm 58 trước Công Nguyên. Síp là một trong những điểm dừng đầu tiên trong chuyến hành trình truyền giáo của Sứ đồ Phaolô.
Trung Cổ
Cộng hoà Venice nắm quyền kiểm soát đảo năm 1489 sau sự thoái vị của Nữ hoàng Caterina Cornaro. Bà là vợ goá của James II người là Lusignan Vua Síp cuối cùng. Sử dụng nó như một cổng thương mại quan trọng, người Venice nhanh chóng củng cố Nicosia; thành phố thủ đô hiện tại của Síp, với những Bức tường Venice nổi tiếng. Trong suốt thời cai trị của Venice, Đế chế Osman thường tiến hành những cuộc cướp phá Síp. Năm 1539 quân Osman phá huỷ Limassol và vì lo ngại điều xấu nhất có thể xảy ra, người Venice cũng củng cố Famagusta và Kyrenia.
Thời cai trị Ottoman và Anh
Bộ máy hành chính, nhưng không có chủ quyền, của hòn đảo bị nhượng lại cho Đế quốc Anh năm 1878 với hậu quả của cuộc Chiến tranh Nga-Thổ Nhĩ Kỳ (1877–1878). Hòn đảo tiếp tục là một căn cứ quân sự quan trọng của người Anh trên những con đường thuộc địa của họ. Tới năm 1906, khi cảng Famagusta được hoàn thành, Síp là một địa điểm hải quân quan trọng giám sát kênh đào Suez, con đường chính chiến lược dẫn tới Ấn Độ khi ấy là thuộc địa quan trọng nhất của Anh. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất và sự liên minh của Thổ Nhĩ Kỳ với khối Liên minh Trung tâm, Anh Quốc sáp nhập hòn đảo. Năm 1923, theo Hiệp ước Lausanne, nước Cộng hoà Thổ Nhĩ Kỳ mới thành lập từ bỏ bất kỳ yêu sách nào với Síp và vào năm 1925 hòn đảo được tuyên bố là một Thuộc địa Hoàng gia Anh. Nhiều người Síp Hy Lạp chiến đấu trong Quân đội Anh trong cả hai cuộc thế chiến, với hy vọng rằng cuối cùng Síp sẽ được thống nhất với Hy Lạp.[cần dẫn nguồn]
Tháng 1 năm 1950 Nhà thờ Chính thống phương Đông tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý, bị cộng đồng người Síp Thổ Nhĩ Kỳ tẩy chay, theo đó 90% người bỏ phiếu ủng hộ "enosis", có nghĩa là một liên minh với Hy Lạp; tất nhiên cũng có những người Síp Hy Lạp không đồng ý với enosis. Quyền tự trị giới hạn theo một hiến pháp được cơ quan hành chính Anh đưa ra nhưng cuối cùng bị bác bỏ. Năm 1955 tổ chức EOKA được thành lập, tìm kiếm độc lập và liên minh với Hy Lạp thông qua đấu tranh vũ trang. Cùng lúc ấy Tổ chức Kháng chiến Thổ Nhĩ Kỳ (TMT), kêu gọi Taksim, hay sự ly khai, được thành lập bởi những người Síp Thổ Nhĩ Kỳ như một tổ chức đối trọng.[22] Sự hỗn loạn trên hòn đảo bị người Anh dùng vũ lực đàn áp.
Độc lập
Ngày 16 tháng 8 năm 1960, Síp giành được độc lập sau một thoả thuận tại Zürich và London giữa Anh Quốc, Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ. Người Anh giữ lại hai Vùng Căn cứ quân sự có chủ quyền tại Akrotiri và Dhekelia trong khi các cơ sở chính phủ các văn phòng công cộng được trao theo tỷ lệ thành phần sắc tộc khiến cộng đồng thiểu số Thổ Nhĩ Kỳ có quyền phủ quyết thường trực, 30% trong nghị viện và bộ máy hành chính, và trao cho ba quốc gia bảo lãnh các quyền đảm bảo thực hiện.Năm 1963 bạo lực giữa các cộng đồng bùng phát, một phần được sự bảo trợ của cả hai "nước mẹ"[23][liên kết hỏng] với việc người Síp Thổ Nhĩ Kỳ bị buộc vào sống trong các vùng đất nội địa và lãnh đạo người Síp Hy Lạp Tổng giám mục Makarios III kêu gọi một sự đơn phương thay đổi hiến pháp coi đó là cách thức để giảm căng thẳng và giúp người Hy Lạp có quyền kiểm soát toàn bộ hòn đảo. Liên hiệp quốc tham gia giải quyết vấn đề và các lực lượng Liên hiệp quốc tại Síp (UNICYP) đã được triển khai tại các điểm nhạy cảm.
Phân chia
Chính phủ quân sự Hy Lạp nắm quyền ở Hy Lạp đầu thập niên 1970 trở nên bất bình với chính sách của Makarios tại Síp và sự thiếu vắng một quá trình hướng tới "Enosis" ('Liên minh' trong tiếng Hy Lạp) với Hy Lạp. Một phần vì lý do này, và một phần bởi sự bối rối với sự chống đối trong nước, hội đồng quân sự đã tổ chức một cuộc đảo chính bại Síp ngày 15 tháng 7 năm 1974. Nikos Sampson được hội đồng quân sự Hy Lạp đưa lên làm tổng thống Síp. Dù là một người theo chủ nghĩa quốc gia, ông đã không tuyên bố liên minh với Hy Lạp và tuyên bố rằng Síp sẽ tiếp tục giữ độc lập và không liên kết.[24] Nhưng chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ không thấy dễ chịu với tình hình thực tế, vì thế họ đã phản ứng và tìm kiếm sự can thiệp của Anh, vốn chưa bao giờ là cụ thể. Bảy ngày sau, ngày 20 tháng 7 năm 1974,Thổ Nhĩ Kỳ xâm lược Síp tuyên bố một quyền, theo các thoả thuận Zurich và London, để can thiệp và tái lập trật tự hiến pháp. Không quân Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu ném bom các vị trí tại Síp, hàng trăm lính dù đổ bộ xuống khu vực giữa Nicosia và Kyrenia, nơi người Síp Thổ Nhĩ Kỳ được trang bị tốt từ lâu đã có mặt, trong khi ngoài bờ biển Kyrenia 30 tàu Thổ Nhĩ Kỳ được bảo vệ bởi các tàu khu trục cho đổ bộ 6,000 lính và một lực lượng xe tăng, xe tải và các phương tiện bọc thép. Ba ngày sau, khi một thoả thuận ngừng bắn đã được đồng thuận, Thổ Nhĩ Kỳ đã cho đổ bộ 30.000 lính trên hòn đảo và chiếm Kyrenia, hành lang nối Kyrenia với Nicosia và quận Síp Thổ Nhĩ Kỳ của Nicosia. Hội đồng quân sự tại Athens và sau đó là Sampson Síp mất quyền lực. Tại Nicosia, Glafkos Clerides nắm quyền tổng thống và trật tự hiến pháp được tái lập; bề ngoài là loại bỏ nguyên nhân người Thổ Nhĩ Kỳ đặt ra cho cuộc xâm lược, dù người Thổ dù đã có nhiều thắng lợi ban đầu như vậy khi đó đã cam kết áp dụng chính sách từ lâu của họ là chia rẽ hòn đảo và sáp nhập miền bắc Síp. Người Thổ sử dụng một giai đoạn với các cuộc đàm phán vờ vĩnh - trong đó Thổ Nhĩ Kỳ được Mỹ ủng hộ về ngoại giao, tình báo - để tăng cường khu vực Kyrenia và chuẩn bị cho giai đoạn thứ hai của cuộc xâm lược, bắt đầu ngày 14 tháng 8 và dẫn tới việc chiếm đóng Morphou, Karpasia, Ammochostos và Mesaoria. Sự can thiệp quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ được Hoa Kỳ bí mật ủng hộ[25][26] và NATO.[25] Người Hy Lạp thông báo sự thành lập của một nhóm bán quân sự EOKA mới nhằm chống lại những kẻ xâm lược nhưng điều này đã cho thấy sự phản tác dụng, khiến việc trục xuất người Hy Lạp khỏi các vùng do Thổ Nhĩ Kỳ chiếm đóng càng diễn ra nhanh hơn. Với số lượng thua kém hoàn toàn, các lực lượng Hy Lạp không thể chống lại sự tiến quân của Thổ Nhĩ Kỳ. Vùng Ayia Napa chỉ thoát khỏi sự chiếm đóng nhờ nó nằm sau khu vực Căn cứ có Chủ quyền Anh, nơi người Thổ vì cần thận đã không xâm chiếm.Một quan điểm khác cho rằng cuộc đảo chính đơn giản chỉ có mục đích hạ bệ Tổng giám mục Makarios và chính phủ của ông vì thế các kế hoạch của Henry Kissinger về Síp có thể được thực hiện.
Ioannides [lãnh đạo hội đồng quân sự Hy Lạp] đã nói rằng... ông không chắc liệu mình chỉ đơn giản có thể rút quân Hy Lạp khỏi Síp... hay dứt khoát lật đổ Makarios và để Hy Lạp thoả thuận trực tiếp với Thổ Nhĩ Kỳ về tương lai của Síp. (The trial of Henry Kissinger By Christopher Hitchens, 2002, p.82.)Áp lực quốc tế dẫn tới một cuộc ngừng bắn và ở thời điểm đó 37% đất đai đã thuộc trong vùng chiếm đóng Thổ Nhĩ Kỳ, 170.000 người Síp Hy Lạp bị đuổi khỏi nhà cửa ở miền bắc và 50.000 người Síp Thổ Nhĩ Kỳ phải ra đi theo hướng ngược lại. Năm 1983 người Síp Thổ Nhĩ Kỳ đơn phương tuyên bố độc lập, và chỉ được mỗi Thổ Nhĩ Kỳ công nhận. Tới thời điểm hiện tại, có 1,534 người Síp Hy Lạp[27] và 502 người Síp Thổ Nhĩ Kỳ[28] mất tích vì cuộc xung đột. Các sự kiện trong mùa hè năm 1974 là trọng tâm chính trị trên hòn đảo, cũng như quan hệ Hy Lạp-Thổ Nhĩ Kỳ. Khoảng 150.000 người định cư từ Thổ Nhĩ Kỳ được cho là đang sống trên miền bắc vi phạm vào Hiệp ước Geneva và nhiều nghị quyết của Liên hiệp quốc [dubious ]. Sau cuộc xâm lược và chiếm đóng lãnh thổ miền bắc của Thổ Nhĩ Kỳ, Cộng hoà Síp thông báo toàn bộ cảng vào ở miền bắc bị đóng cửa, bởi thực tế chúngkhông nằm trong quyền quản lý của họ.
Lịch sử gần đây
Bởi sự phân chia của nền Cộng hoà diễn ra trên thực tế, chứ không phải về mặt pháp lý, miền bắc và miền nam đã đi theo những con đường khác nhau. Cộng hoà Síp là một chế độ dân chủ lập hiến đã đạt tới mức độ giàu có cao, với nền kinh tế bùng nổ và cơ sở hạ tầng tốt. Nó là một thành viên của Liên hiệp quốc, Liên minh Châu Âu và nhiều tổ chức quốc tế khác và được các tổ chức này công nhận như chính phủ hợp pháp duy nhất của toàn bộ hòn đảo. Vùng không thuộc quyền quản lý của Cộng hoà Síp, Bắc Síp, phụ thuộc vào sự giúp đỡ từ Thổ Nhĩ Kỳ. Nỗ lực lớn cuối cùng nhằm giải quyết cuộc tranh cãi Síp là Kế hoạch Annan. Nó được người Síp Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ nhưng nó bị phản đối bởi người Síp gốc Hy Lạp.Tháng 7 năm 2006, hòn đảo trở thành một thiên đường an toàn cho những người Liban tị nạn vì cuộc xung đột giữa Israel và Hezbollah.[29]
Tháng 3 năm 2008, một bức tường từng đứng hàng thập kỷ như biên giới giữa vùng do người Síp Hy Lạp quản lý và vùng đệm của Liên hiệp quốc đã bị phá bỏ.[30] Bức tường từng cắt ngang qua Phố Ledra tại trung tâm Nicosia và được coi như một biểu tượng mạnh mẽ của sự phân chia hòn đảo kéo dài 32 năm. Ngày 3 tháng 4 năm 2008, Phố Ledra được mở cửa với sự hiện diện của các quan chức Síp gốc Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp.[31]
Chính phủ
Hiến pháp năm 1960 quy định một hệ thống chính phủ tổng thống với các nhánh hành pháp, lập pháp và tư pháp riêng biệt, cũng như một hệ thống kiểm tra và cân bằng phức tạp, gồm một tỷ lệ chia sẻ quyền lực đã được tính trước để bảo vệ các quyền lợi của người Síp Thổ Nhĩ Kỳ. Nhánh hành pháp, do một Tổng thống Síp Hy Lạp và một Phó tổng thống Síp Thổ Nhĩ Kỳ đứng đầu. Hai người này được các cộng đồng của mình bầu lên với nhiệm kỳ năm năm và mỗi người đều có quyền phủ quyết với một số kiểu quyết định hành pháp và lập pháp. Quyền lập pháp thuộc Nghị viện, với các đại biểu cũng được bầu lên trên căn bản đầu phiếu. Từ năm 1964, sau những cuộc xung đột giữa hai cộng đồng, các ghế của người Síp Thổ Nhĩ Kỳ trong nghị viện bị bỏ trống. Người Síp Thổ Nhĩ Kỳ từ chối thành lập bộ nội vụ trước cuộc xâm lược Síp trong nỗ lực nhằm phân chia Cộng hoà Síp về pháp lý. Điều này là rõ ràng trong báo cáo của Tổng thư ký Liên hiệp quốc ở thời điểm ấy. Các lãnh đạo người Síp Thổ Nhĩ Kỳ đã gia nhập vào một lập trường cứng rắn chống lại mọi biện pháp có thể khiến các thành viên của hai cộng đồng sống và làm việc cùng nhau, hay có thể đặt người Síp Thổ Nhĩ Kỳ vào các tình huống theo đó họ sẽ phải chấp nhận quyền lực của các cơ quan chính phủ. Quả thực, bởi giới lãnh đạo người Síp Thổ Nhĩ Kỳ cam kết coi sự chia rẽ về địa lý và tự nhiên giữa các cộng đồng như một mục tiêu chính trị, dường như các hành động được người Síp Thổ Nhĩ Kỳ khuyến khích khó có thể được coi là sự thể hiện các dấu hiệu của một chính sách mới. Kết quả dường như là một chính sách tự chia rẽ một cách thận trọng của người Síp Thổ Nhĩ Kỳ[32]
Năm 1974 Síp bị phân chia trên thực tế thành Síp do người Hy Lạp kiểm soát ở hai phần ba hòn đảo ở phía nam và một phần ba diện tích do Thổ Nhĩ Kỳ kiểm soát ở phía bắc. Người Síp Thổ Nhĩ Kỳ cuối cùng đã tuyên bố độc lập năm 1983 trở thành Cộng hoà Bắc Síp Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng chỉ được mỗi Thổ Nhĩ Kỳ công nhận. Năm 1985, Cộng hoà Bắc Síp Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra một hiến pháp và tổ chức cuộc bầu cử đầu tiên. Liên hiệp quốc công nhận chủ quyền của Cộng hoà Síp với toàn bộ hòn đảo Síp.[cần dẫn nguồn]
Nghị viện hiện có 59 thành viên được bầu với nhiệm kỳ năm năm, 56 thành viên theo đại diện tỷ lệ và ba thành viên quan sát viên đại diện cho các cộng đồng người Maronite, Latin và Armenia. 24 ghế được chia cho cộng đồng Thổ Nhĩ Kỳ nhưng vẫn bị để trống từ năm 1964. Môi trường chính trị chủ yếu là cuộc tranh giành giữa Đảng Tiến bộ của Tầng lớp Lao động (AKEL) cộng sản và Đảng Tự do dân chủ bảo thủ vàphái trung dung[33] Đảng Dân chủ, Dân chủ Xã hội Phong trào Dân chủ Xã hội (EDEK) và EURO.KO trung dung.
Ngày 17 tháng 2 năm 2008 Dimitris Christofias thuộc Đảng Tiến bộ của Tầng lớp Lao động được bầu làm Tổng thống Síp và đây là thắng lợi bầu cử đầu tiên không phải thuộc một liên minh lớn. Điều này khiến Síp trở thành một trong ba quốc gia duy nhất trên thế giới hiện có một chính phủ cộng sản được bầu cử dân chủ, hai nước kia là Moldova và Nepal, và là quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu duy nhất hiện nằm dưới sự lãnh đạo của phái cộng sản. Christofias tiếp nhận chính phủ từ Tassos Papadopoulos thuộc Đảng Dân chủ ông đã nắm chức vụ này từ tháng 2 năm 2003.
Quận
Bản đồ Síp | Quận | tên tiếng Hy Lạp | tên tiếng Thổ Nhĩ Kỳ |
---|---|---|---|
Famagusta | Αμμόχωστος (Ammochostos) | Gazimağusa | |
Quận Kyrenia | Κερύvεια (Keryneia) | Girne | |
Quận Larnaca | Λάρνακα (Larnaka) | Larnaka/İskele | |
Quận Limassol | Λεμεσός (Lemesos) | Limasol/Leymosun | |
Quận Nicosia | Λευκωσία (Lefkosia) | Lefkoşa | |
Quận Paphos | Πάφος (Pafos) | Baf/Gazibaf |
Lãnh thổ phụ thuộc ở bên ngoài và vùng đất thuộc nước ngoài
Síp có bốn vùng đất phụ thuộc ở bên ngoài, và toàn bộ lãnh thổ thuộc Khu vực Căn cứ có Chủ quyền Anh Dhekelia. Hai vùng đầu tiên là các làng Ormidhia và Xylotymvou. Vùng thứ ba là Trạm điện Dhekelia, bị ngăn cách bởi một con đường của Anh làm hai phần. Phần phía bắc là một vùng phụ thuộc ở bên ngoài, giống như hai làng trên, trong khi vùng phía nam nằm cạnh biển và vì thế không phải là một vùng đất phụ thuộc ở bên ngoài, dù nó không có lãnh hải riêng.[35] Vùng đệm Liên hiệp quốc chạy ngược hướng Dhekelia và quay trở lại từ cạnh phía đông của nó bên ngoài Ayios Nikolaos, nối với phần còn lại của Dhekelia bằng một hành lang đất, và theo hướng này vùng đệm quay về góc phía đông nam của hòn đảo, vùng Paralimni, là vùng phụ thuộc ở bên ngoài trên thực tế chứ không phải theo pháp lý.Pyrgos là một vùng đất phụ thuộc nước ngoài trên thực tế của vùng do chính phủ kiểm soát trên hòn đảo. Đây là thị trấn Hy Lạp Síp nằm trên Vịnh Morphou do Chính phủ Bắc Síp Thổ Nhĩ Kỳ kiểm soát.
Nhân quyền
Sự lưu ý thường xuyên trên sự phân chia hòn đảo thỉnh thoảng đội lốt những vấn đề nhân quyền. Mại dâm lan tràn trên cả vùng do Hy Lạp và vùng do Thổ Nhĩ Kỳ kiểm soát, và vùng phía nam do Hy Lạp kiểm soát đã bị chỉ trích[36] vì vai trò của nó trong ngành thương mại sex như một trong những con đường buôn người từ Đông Âu.[37] Chế độ ở phía bắc thỉnh thoảng bị chỉ trích về vấn đề tự do ngôn luận[38] liên quan tới việc đối xử nghiêm khắc với các tổng biên tập báo. Luật pháp về bạo lực gia đình tại nước Cộng hoà vẫn hầu như không được áp dụng,[39] và nó vẫn chưa được thông qua thành luận ở phía Bắc. Các báo cáo về sự đối xử không thích đáng với nhân viên nội địa, chủ yếu là những công nhân nhập cơ từ các nước đang phát triển, thỉnh thoảng được thông báo trên báo chí Síp Hy Lạp,[40] và là chủ đề của nhiều chiến dịch của các tổ chức từ thiện chống phát xít KISA.Quân đội
Các lực lượng trên bộ của Vệ binh Quốc gia Síp gồm các đơn vị sau:
- Sư đoàn Bộ binh số 1 (Ιη Μεραρχία ΠΖ)
- Sư đoàn Bộ binh số 2 (ΙΙα Μεραρχία ΠΖ)
- Lữ đoàn Bộ binh số 4 (ΙVη Ταξιαρχία ΠΖ)
- Lữ đoàn Thiết giáp số 20 (ΧΧη ΤΘ Ταξιαρχία)
- Lữ đoàn Hỗ trợ số 3 (ΙΙΙη Ταξιαρχία ΥΠ)
- Lữ đoàn Hỗ trợ số 8 (VIIIη Ταξιαρχία ΥΠ)
Kinh tế
Năm 2008, Tổng sản phẩm quốc dân (GDP) của Síp là 25,59 tỷ USD tính theo qui đổi, với tỷ lệ tăng trưởng GDP thực 3,6%, thu nhập tính theo đầu người là 28.600 USD (2008). Tỷ lệ lạm phát là 5,1% (2008); tỷ lệ thất nghiệp là 3.8% (2008), nợ nước ngoài 26,12 tỷ USD (31/12/2007). Síp có quan hệ kinh tế – thương mại chủ yếu với các nước EU, Đông Bắc Á (Hàn Quốc, Nhật Bản).
Kinh tế Síp khá thịnh vượng và đã được đa dạng hoá trong những năm gần đây.[41] Theo các ước tính mới nhất của IMF, GDP trên đầu người của nước này (đã được điều chỉnh theo sức mua) ở mức $28.381, ở trên mức trung bình của Liên minh Châu Âu.[42] Síp đã được lựa chọn là một cơ sở cho nhiều doanh nghiệp nước ngoài bởi cơ sở hạ tầng phát triển cao. Chính sách kinh tế của Chính phủ Síp chú trọng tới việc đạt các tiêu chí cho việc gia nhập Liên minh Châu Âu. Chấp nhận đồng euro làm tiền tệ quốc gia như yêu cầu với mọi quốc gia mới gia nhập Liên minh Châu Âu, và chính phủ Síp đã chấp nhận đồng tiền tệ mới ngày 1 tháng 1 năm 2008.[41] Dầu mỏ gần đây đã được phát hiện trên thềm lục địa giữa Síp và Ai Cập, và những cuộc đàm phán đang được tiến hành giữa Liban và Ai Cập để đạt tới một thoả thuận khai thác các nguồn tài nguyên đó.[43] Thềm lục địa chia tách Liban và Síp được cho là có trưc lượng dầu thô và khí tự nhiên lớn.[43] Tuy nhiên, Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ không cho phép việc khai thác dầu khí trong vùng.[43][44]
Kinh tế khu vực do Thổ Nhĩ Kỳ chiếm đóng (thực tế là Quận Mersin) chủ yếu gồm các lĩnh vực dịch vụ, gồm lĩnh vực công, thương mại, du lịch và giáo dục với các khu vực nông nghiệp và công nghiệp nhẹ nhỏ. Kính tế hoạt động trên cơ sở thị trường tự do, dù nó tiếp tục bị ảnh hưởng bởi sự cô lập chính trị của người Síp Thổ Nhĩ Kỳ, sự thiếu hụt đầu tư tư nhân và chính phủ, chi phí vận chuyển cao, và thiếu hụt nguồn lao động có tay nghề. Dù có những trở ngại như vậy, nền kinh tế đã hoạt động tốt trong giai đoạn 2003 và 2004, với các tỷ lệ phát triển cao 9.6% và 11.4%. Thu nhập trung bình trong khu vực đạt $15.984 năm 2008.[45] Sự tăng trưởng được hỗ trợ một phần bởi sự ổn định vững chắc của đồng lira mới Thổ Nhĩ Kỳ và bởi sự tăng trưởng mạnh trong lĩnh vực giáo dục và xây dựng. Hòn đảo đã chứng kiến một cuộc bùng nổ du lịch trong nhiều năm và cùng với đó là sự thịnh vượng của thị trường cho thuê của Síp. Ngoài ra sự tăng trưởng tư bản trong mức độ thịnh vượng được tạo ra do nhu cầu của các nhà đầu tư tới đây và những người dân ngày càng giàu lên trên hòn đảo.[46]
Nhân khẩu
Các cuộc điều tra dân số sau này tiến hành trong giai đoạn 1976-2001 sau sự phân chia trên thực tế của hòn đảo với chỉ số người sống trong vùng thuộc quyền kiểm soát của Chính phủ Cộng hoà Síp, số người Síp Thổ Nhĩ Kỳ sống ở miền Bắc Síp theo ước tính của Sở Thống kê Cộng hoà Síp theo các tỷ lệ tăng trưởng dân số và dữ liệu nhập cư. Trong cuộc điều tra dân số cuối cùng năm 2001 do Cộng hoà Síp tiến hành, dân số tại vùng chính phủ kiểm soát là 703.529 người. Số người Síp Thổ Nhĩ Kỳ ở miền Bắc Síp được Sở Thống kê Cộng hoà Síp đưa ra là 87.600 người, hay 11% tổng dân số được công bố.[48]
Những ước tính gần nhất của Sở Thống kê Síp cho rằng dân số hòn đảo này ở thời điểm cuối năm 2006 là 867.600 người, với 89.8% (778.700) ở vùng do chính phủ kiểm soát và 10.2% (88.900) người Síp Thổ Nhĩ Kỳ ở miền Bắc Síp.[48] Tuy nhiên, ước tính của Cộng hoà Síp về số người Síp gốc Thổ Nhĩ Kỳ không phản ánh tổng số dân của miền Bắc Síp. Ngoài ra, Sở Thống kê Cộng hoà Síp cũng ước tính rằng 150.000-160.000 người nhập cư Thổ Nhĩ Kỳ (được gọi là “người định cư trái phép” trong Bản tóm tắt thống kê năm 2007 của Cộng hoà Síp,[48] Ghi chú tại tr. 72) đang sống ở miền Bắc Síp, đưa số dân trên thực tế của miền Bắc Síp lên khoảng 250.000 người. Ước tính do Cộng hoà Síp đưa ra khớp với các kết quả cuộc điều tra dân số năm 2006 do 'chính phủ' Bắc Síp tiến hành, theo đó tổng dân số Cộng hoà Bắc Síp Thổ Nhĩ Kỳ là 265.100 người.[49] Vì thế tổng dân số Síp hơi lớn hơn 1 triệu người, gồm 778.700 người ở vùng lãnh thổ do chính phủ Cộng hoà Síp kiểm soát và 265.100 người tại vùng lãnh thổ do chính phủ Cộng hoà Bắc Síp Thổ Nhĩ Kỳ quản lý.
Síp đã chứng kiến một làn sóng lớn người lao động nhập cư từ các quốc gia như Thái Lan, Philippines, và Sri Lanka, cũng như số lượng lớn người cư trú thường xuyên thuộc các quốc tịch Nga, Anh và các quốc gia Liên minh Châu Âu khác. Các cộng đồng người Nga và Ukraina khá lớn (chủ yếu là người Hy Lạp Hắc Hải, nhập cư sau sự sụp đổ của Khối Đông Âu), Bulgaria, România, và các quốc gia Đông Âu. Tới cuối năm 2007, khoảng 124.000 người nhập cư định cư tại Síp, ba nhóm người nhập cư lớn nhất là 37.000 người Hy Lạp, 27.000 người Anh, và 10.000 người Nga. Hòn đảo cũng là nơi sinh sống của một cộng đồng thiểu số Maronite 6,000 người, một cộng đồng Armenia khoảng 2,000 người, và những người tị nạn chủ yếu đến từ Serbia, Palestine, và Liban. Cũng có một cộng đồng thiểu số người Kurdish tại Síp.
Bên ngoài Síp có một cộng đồng khá lớn và thịnh vượng người Síp gốc Do thái tại các quốc gia khác. Hoa Kỳ, Anh Quốc, Hy Lạp và Australia là những nước tiếp đón đa số người di cư rời bỏ hòn đảo sau khi nó bị phân chia trên thực tế năm 1974. Đặc biệt tại Anh Quốc ước tính có 150.000 người Síp.
Tôn giáo
Giáo dục
Để biết về một danh sách hoàn chỉnh, xem Danh sách trường Đại học và Cao đẳng tại Síp.
Síp có hệ thống giáo dục tiểu học và trung học phát triển cao với cả hệ thống giáo dụng công và tư nhân.
Chất lượng cao của nền giáo dục có được nhờ trình độ trên mức trung
bình của các giáo viên những cũng bởi thực tế gần 7% GDP được chi cho
giáo dục khiến Síp là một trong ba nước chi tiêu nhiều nhất cho giáo dục
trong EU cùng Đan Mạch và Thuỵ Điển. Các trường công
nói chung được xem có cùng chất lượng như các cơ sở giáo dục tư nhân.
Tuy nhiên, giá trị của bằng cấp trung học nhà nước bị hạn chế bởi thực
tế các bằng cấp có được chỉ chiếm khoảng 25% điểm số cuối cùng của mỗi
môn, 75% còn lại do giáo viên quyết định trong học kỳ, theo một cách ít
công khai nhất. Các trường đại học Síp (giống như các trường đại học Hy
Lạp) hầu như bỏ qua toàn bộ giá trị bằng cấp trung học trong việc tiếp
nhận. Tuy một bằng trung học chỉ là bắt buộc khi vào trường đại học,
việc tiếp nhận được quyết định hầu như chỉ trên cơ sở điểm số tại các
cuộc thi đầu vào trường đại học mà mọi ứng cử viên đều bị bắt buộc phải
tham gia. Đa số người Síp theo học trung học tại Hy Lạp, Anh, Thổ Nhĩ
Kỳ, các trường đại học Châu Âu và Bắc Mỹ. Cần lưu ý rằng hiện tại Síp có
tỷ lệ phần trăm công dân ở tuổi lao động
có trình độ trung học cao ở EU với 30% trước cả Phần Lan 29.5%. Ngoài
ra 47% dân số trong độ tuổi 25–34 có bằng cấp ba, cao nhất tại EU. Sinh
viên Síp rất chịu khó di chuyển, với 78.7% đang học tại một trường đai
học bên ngoài Síp.Các trường cao đẳng tư và các trường đại học được nhà nước hỗ trợ đã được phát triển.
- Đại học Síp: thành lập năm 1989
- Đại học Kỹ thuật Síp: bắt đầu năm 2007
- Đại học Châu Âu - Síp: thành lập năm 1961 với tên gọi Trường cao đẳng Síp và đổi tên năm 2007
- Đại học Nicosia: thành lập năm 1981 trước kia gọi là Intercollege; nó đổi thành tên hiện tại năm 2007. Tổng cộng có 5,000 sinh viên tại các cơ sở ở Nicosia, Limassol và Larnaca
- Đại học Frederick
- Viện hành lâm nghệ thuật Síp: thành lập năm 1995.
- Cao đẳng nghệ thuật Síp: thành lập năm 1969.
Văn hoá
Nghệ thuật
Âm nhạc
Văn học
Ẩm thực
Hải sản và các món cá của Síp gồm mực ống, bạc tuộc, cá đối đỏ, và cá vược biển. Dưa chuột và cà chua được sử dụng nhiều làm salad. Các món rau thông thường gồm khoai tây với dầu olive và mùi tây, súp lơ ngâm rượu và củ cải đường, măng tây và kolokassi. Các đồ đặc sản khác của hòn đảo là thịt ướp trong rau mùi khô, các loại hạt và rượu, và cuối cùng là các loại thực phẩm khô và hun khói, như lountza (thăn lợn hun khói), thịt cừu nướng than, souvlaki (thịt lợn và thịt gà nướng than), và sheftalia / seftali (thịt băm gói trong màng treo ruột). Pourgouri (bulgur, lúa mì xay) là món ăn carbohydrate truyền thống cùng bánh mì.
Các loại rau củ tươi là sản phẩm thường thấy trong ẩm thực Síp. Các loại rau thường được sử dụng là bí xanh, hạt tiêu xanh, okra, đậu xanh, artichoke, cà rốt, khoai tây, dưa chuột, lá rau diếp và lá nho, và bột đậu, đậu hà lan, black-eyed bean, đậu xanh và đậu lăng. Các loại trái cây và quả thường gặp nhất là lê, táo, nho, cam, quýt, xuân đào, sơn trà, mâm xôi, anh đào, dâu tây, vả, dưa hấu, dưa, lê tàu, chanh, hồ trăn, quả hạnh, hạt dẻ, óc chó, hazelnut.
Thể thao
Các cơ quan quản lý thể thao tại Síp gồm Hiệp hội Ô tô Síp, Liên đoàn Bóng bàn Síp,[55] Liên đoàn Bóng rổ Síp, Liên đoàn Cricket Síp, Liên đoàn Bóng đá Síp, Liên đoàn Rugby Síp và Liên đoàn Bóng chuyền Síp. Marcos Baghdatis là một trong những vận động viên tennis thành công nhất của Síp trên đấu trường quốc tế. Ông là người có mặt trong trận chung kết Australian Open năm 2006, và đã vào tới vòng bán kết Wimbledon cùng năm ấy. Tương tự Kyriakos Ioannou là một vận động viên nhảy cao người Síp sinh tại Limassol và đã đạt thành tích 2.35 m tại IAAF World Championships in Athletics lần thứ 11 được tổ chức tại Osaka, Nhật Bản, năm 2007 đoạt huy chương đồng.Bóng đá là môn thể thao được ưa chuộng nhất. Các đội bóng nổi tiếng gồm AEL Limassol, APOLLON FC, Anorthosis Famagusta FC, AC Omonia, Apollon Ladies, Nea Salamina Famagusta, AEK Larnaca và APOEL Nicosia FC. Các sân vận động hay các địa điểm thi đấu thể thao tại Síp gồm Sân vận động GSP (lớn nhất tại Síp), Sân vận động Makario, Sân vận động Neo GSZ, Sân vận động Antonis Papadopoulos, Sân vận động Ammochostos và Sân vận động Tsirion. Cyprus Rally cũng là sự kiện xuất hiện trên lịch thi đấu của World Rally Championship.
Truyền thông
Các tờ báo gồm Phileleftheros, Politis (Síp), Simerini, Cyprus Mail, Cyprus Observer, Famagusta Gazette, Cyprus Today, Cyprus Weekly, Financial Mirror, Haravgi, Makhi và Kathimerini (trong một ấn bản đặc biệt Síp). Các kênh TV gồm ANT1 Cyprus, Alfa TV, CNC Plus TV, Cyprus Broadcasting Corporation, Lumiere TV, Middle East Television, Mega Channel Cyprus và Sigma TV.Tiền đúc
Hạ tầng
Vận tải
Đường cao tốc
- A1 Nicosia tới Limassol
- A2 nối A1 gần Pera Chorio với A3 ở Larnaca
- A3 Larnaca tới Agia Napa
- A5 nối A1 gần Kofinou với A3 ở Larnaca
- A6 Pafos tới Limassol
- A9 Nicosia tới Astromeritis
Tiêu chí phương tiện | 2001 | 2002 | 2003 | 2004 | 2005 |
---|---|---|---|---|---|
Phương tiện tư | 270.348 | 277.554 | 291.645 | 324.212 | 344.953 |
Taxis | 1,641 | 1,559 | 1,696 | 1,770 | 1,845 |
Xe thuê | 8,080 | 8,509 | 9,160 | 9,652 | 8,336 |
Xe Bus | 3,003 | 2,997 | 3,275 | 3,199 | 3,217 |
Xe tải nhẹ (dưới 40 tấn) | 107.060 | 106.610 | 107.527 | 105.017 | 105.327 |
Xe tải nặng (hơn 40 tấn) | 10.882 | 11.182 | 12.119 | 12.808 | 13.028 |
Mô tô (2 bánh) | 12.956 | 14.983 | 16.009 | 16.802 | 16.836 |
Mô tô (3 bánh) | 42 | 41 | 43 | 55 | 558 |
Scooter | 28.987 | 25.252 | 25.464 | 24.539 | 22.987 |
TỔNG CỘNG | 442.999 | 448.687 | 466.938 | 498.054 | 517.087 |
Vận tải công cộng tại Síp bị hạn chế bởi các dịch vụ bus tư nhân (ngoại trừ Nicosia), taxi, và dịch vụ taxi 'chia sẻ' (ở địa phương được gọi là taxi dịch vụ). Sở hữu xe tư nhân trên đầu người đứng thứ 5 thế giới. Năm 2006 những kế hoạch lớn đã được thông báo nhằm cải thiện và mở rộng dịch vụ xe bus và tái cấu trúc vận tải công cộng trên khắp Síp, với sự hỗ trợ tài chính của Ngân hàng Phát triển Liên minh Châu Âu. Các cảng chính của hòn đảo là Cảng Limassol và cảng Larnaca, với hoạt động vận chuyển hàng hoá, hành khách, và tàu du lịch.
Chăm sóc y tế
Các bệnh viện đô thị gồm:- Nicosia New General Hospital
- Nicosia Old General Hospital
- Makario Hospital (Nicosia)
- Limassol New General Hospital
- Limassol Old General Hospital
- Larnaca New General Hospital
- Larnaca Old General Hospital
- Paphos General Hospital
- Famagusta New General Hospital Deryneia
Viễn thông
Thành viên tổ chức quốc tế
Đảo quốc Síp là thành viên của: Australia Group, Khối thịnh vượng chung, Hội đồng Châu Âu, CFSP, EBRD, Ngân hàng Đầu tư Châu Âu, EU, FAO, IAEA, IBRD, ICAO, Phòng Thương mại Quốc tế, Tòa án Hình sự Quốc tế, Liên minh Thương mại Quốc tế, Hiệp hội Phát triển Quốc tế, IFAD, Hội đồng Tài chính Quốc tế, IHO, Tổ chức Lao động Quốc tế, IMF, Tổ chức Thời tiết Quốc tế, Interpol, IOC, Tổ chức Nhập cư Quốc tế, Liên minh Nghị viện, ITU, MIGA, Phong trào Không liên kết, NSG, OPCW, OSCE, PCA, UN, UNCTAD, UNESCO, UNHCR, UNIDO, UPU, WCL, WCO, WFTU, WHO, WIPO, WMO, WToO, WTO.[58][59]Xếp hạng quốc tế
Xem thêm
Đọc thêm
- Hitchens, Christopher (1997). Hostage to History: Cyprus from the Ottomans to Kissinger. Verso. ISBN 1-85984-189-9.
- Brewin, Christopher (2000). European Union and Cyprus. Eothen Press. ISBN 0-906719-24-0.
- Dods, Clement (ed.) (1999). Cyprus: The Need for New Perspectives. The Eothen Press. ISBN 0-906719-23-2.
- Durrell, Lawrence (1957). Bitter Lemons. Faber and Faber. ISBN 0-571201-55-5.
- Faustmann, Hubert and Nicos Peristianis (2006). Britain and Cyprus: Colonialism and Post-Colonialism, 1878-2006. Bibliopolis. ISBN 978-3-93392-536-7.
- Gibbons, Harry Scott (1997). The Genocide Files. Charles Bravos Publishers. ISBN 0-9514464-2-8.
- Hannay, David (2005). Cyprus: The Search for a Solution. I.B. Tauris. ISBN 1-85043-665-7.
- Ker-Lindsay, James (2005). EU Accession and UN Peacemaking in Cyprus. Palgrave Macmillan. ISBN 1-4039-9690-3.
- Ker-Lindsay, James and Hubert Faustmann (2009). The Government and Politics of Cyprus. Peter Lang. ISBN 978-3-03911-096-4.
- Leventis Yiorghos, (2002). Cyprus: The Struggle for Self-Determination in the 1940s. Peter Lang. ISBN 3-631-38411-4. Đã bỏ qua tham số không rõ
|usisbn=
(trợ giúp) - Leventis Yiorghos, Murata Sawayanagi Nanako, Hazama Yasushi (2008). Crossing Over Cyprus. Research Institute for Languages and Cultures of Asia and Africa (ILCAA) Tokyo University of Foreign Studies (TUFS). ISBN 978-4-86337-003-6.
- Mirbagheri, Farid (1989). Cyprus and International Peacemaking. Hurst. ISBN 1-85065-354-2.
- Nicolet, Claude (2001). United States Policy Towards Cyprus, 1954-1974. Bibliopolis. ISBN 3-933925-20-7.
- Oberling, Pierre (1982). The Road to Bellapais. Columbia University Press. ISBN 0-88033-000-7.
- O'Malley, Brendan and Ian Craig (1999). The Cyprus Conspiracy. I.B. Tauris. ISBN 1-86064-737-5.
- Palley, Claire (2005). An International Relations Debacle: The UN Secretary-General's Mission of Good Offices in Cyprus, 1999-2004. Hart Publishing. ISBN 1-84113-578-X.
- Papadakis, Yiannis (2005). Echoes from the Dead Zone: Across the Cyprus Divide. I.B. Tauris. ISBN 1-85043-428-X.
- Plumer, Aytug (2003). Cyprus, 1963-64: The Fateful Years. Cyrep (Lefkosa). ISBN 975-6912-18-9.
- Richmond, Oliver (1998). Mediating in Cyprus. Frank Cass. ISBN 0-7146-4431-5.
- Richmond, Oliver and James Ker-Lindsay (eds.) (2001). The Work of the UN in Cyprus: Promoting Peace and Development. Palgrave Macmillan. ISBN 0-333-91271-3.
- Tocci, Nathalie (2004). EU Accession Dynamics and Conflict Resolution: Catalysing Peace or Consolidating Partition in Cyprus?. Ashgate. ISBN 0-7546-4310-7.
- Anastasiou, Harry (2008). Broken Olive Branch: Nationalism Ethnic Conflict and the Quest for Peace in Cyprus. Syracuse University Press. ISBN 0815631960.
Tham khảo
- ^ “Cyprus: GDP data 2004-2008”. IMF, World Economic Outlook Database, October 2008.
- ^ Invest in Cyprus website - figures do not include tourism to the occupied North [1]
- ^ Cyprus date of independence (click on Historical review)
- ^ “World Economic Outlook Database October 2008 - WEO Groups and Aggregates Information”. Imf.org. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2009.
- ^ BBC news
- ^ Jacob M. Landau (1979). Johnson's 1964 letter to Inonu and Greek lobbying of the White House. Hebrew University of Jerusalem, Leonard Davis Institute for International Relations.
- ^ Lỗi chú thích: Thẻ
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tênIntercommunalViolence
- ^ Mallinson, William (30 tháng 6 năm 2005). Cyprus: A Modern History. I. B. Tauris. tr. 81. ISBN 978-1850435808.
- ^ “According to the United Nations Security Council Resolutions 550 and 541”. Un.org. Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2009.
- ^ According to Article 1 and Annex A of the Treaty of Establishment of the Republic of Cyprus - see [2]
- ^ Fisher, Fred H. Cyprus: Our New Colony And What We Know About It. London: George Routledge and Sons 1878, pp. 13-14.
- ^ Les îles des Princes, banlieue maritime d'Istanboul: guide touristique - Page 136 by Ernest Mamboury
- ^ Encyclopedia of Freemasonry Part 1 and Its Kindred Sciences Comprising the Whole Range of Arts … - Page 25
- ^ “North American Extinctions v. World”. Thegreatstory.org. Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2009.
- ^ “Stone Age wells found in Cyprus”. BBC News. 25 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2009.
- ^ Wade, Nicholas, "Study Traces Cat's Ancestry to Middle East", The New York Times, 29 tháng 6, 2007
- ^ Walton, Marsha (9 tháng 4 năm 2004). “Ancient burial looks like human and pet cat”. CNN. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2007.
- ^ The World Book Encyclopedia - Page 1207 by World Book
- ^ Cyprus - OTTOMAN RULE, U.S. Library of Congress
- ^ "Memalik-i Mahrusa-i Sahanede 1247 senesinde mevcut olan nufus defteri", Istanbul University library, ms.kat d-8 no:8867.
- ^ Osmanli Nufusu 1830–1914 by Kemal Karpat, ISBN 975-333-169-X and Die Völker des Osmanischen by Ritter zur Helle von Samo.
- ^ Caesar V. Mavratsas, Politics, Social Memory, and Identity in Greek Cyprus since 1974, cyprus-conflict.net, truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2007
- ^ The Cyprus Conflict; The Main Narrative, continued (Scholar search), cyprus-conflict.net, truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2007
- ^ O'Malley, Brendan; Ian Craig (1999). The Cyprus Conspiracy: America, Espionage and the Turkish Invasion. I.B.Tauris. tr. 170. ISBN 1-86064-737-5.
- ^ a ă Bức điện của Joseph Luns, Tổng Thư ký NATO, gửi Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ về thoả thuận đạt được với Thứ trưởng ngoại giao Mỹ Joseph J. Sisco, phái viên của Henry Kissinger, về việc ủng hộ sự can thiệp quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ tại Síp. July 1974.
- ^ Bức điện do Henry Kissinger gửi Đại sứ Hoa Kỳ tại Síp về quyết định của Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ nhằm chất dứt vấn đề Síp, tháng 5 năm 1974.
- ^ Over 100 missing identified so far, Cyprus Mail, truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2007
- ^ Missing cause to get cash injection, Cyprus Mail, truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2007
- ^ Xinhua (21 tháng 7 năm 2006). “About 11.500 people flee Lebanon to Cyprus”. People's Daily Online.
- ^ Greek Cypriots dismantle barrier, BBC News, truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2008
- ^ Ledra Street crossing opens in Cyprus. Associated Press article published on International Herald Tribune Website, 3 tháng 4 năm 2008
- ^ Quotation from March 1999 report submitted by Cyprus in the framework of the Convention for the Protectino of Mational Minorities citing United Nations Secretary General Report S/6426, 10 tháng 6 năm 1965
- ^ DotNetNuke. “Democratic Party (DH.KO) > Το Κόμμα > Διακήρυξη”. Diko.org.cy. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2009.
- ^ “EUROPA - The EU at a glance - Maps - Cyprus”. Europa.eu. Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2009.
- ^ “Cyprus”. Geosite.jankrogh.com. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2009.
- ^ Jean Christou, US report raps Cyprus over battle on flesh trade, cyprus-mail.com, truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2007
- ^ Jacqueline Theodoulou, A shame on our society, cyprus-mail.com, truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2007
- ^ IPI deeply concerned over criminal defamation charges brought against daily newspaper in Northern Cyprus, international Press Institute, 9 tháng 1 năm 2007, truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2007
- ^ Cyprus Human Rights Practices, 1995: Discrimination Based on Race, Sex, Religion, Disability, Language, or Social Status, Hellenic Resources network, truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2007 Đã bỏ qua văn bản “author: U.S. Department of State” (trợ giúp); Đã bỏ qua văn bản “date: March 1996” (trợ giúp)
- ^ “US Report on Human Rights in Cyprus (sectiond 6c & 6e)”. Asylumlaw.org. Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2009.
- ^ a ă “Cyprus Economy”. Republic of Cyprus. www.cyprus.gov.cy. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2007.
- ^ List of countries by future GDP (PPP) per capita estimates
- ^ a ă â “Turkey warns Lebanon, Egypt against oil exploration deal with Cyprus”. AP/International Herald Tribune (www.iht.com). 30 tháng 1 năm 2007. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2007.
- ^ “Cyprus accuses Turkish Navy of blocking oil exploration”. The Daily Star. 25 tháng 11 năm 2008. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2009.
- ^ Economic and Social Indicators 1977-2008, TRNC State Planning Organization.
- ^ “Growth in tourism has stimulated the property market in Cyprus”. Property Abroad. www.apropertyincyprus.com. 10 tháng 11 năm 2008. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2008.
- ^ Eric Solsten, ed. Cyprus: A Country Study, Library of Congress, Washington, DC, 1991.
- ^ a ă â b Statistical Abstract 2007, Republic of Cyprus, Statistical Service, Report No. 53
- ^ TRNC General Population and Housing Unit Census 2006
- ^ “CIA Factbook: Cyprus”. Cia.gov. Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2009.
- ^ Social values, Science and technology. Eurobarometer 2005. TNS Opinion & Social
- ^ Robinson, R. K. – Tamime, A. Y. (1991). Feta and Related Cheeses. Woodhead Publishing. tr. 144. ISBN 1855732785. “Halloumi is a semi-hard to hard, unripened cheese that, traditionally, is made from either sheep's milk or goat's milk or a mixture of the two. Although the cheese has its origins in Cyprus, it is widely popular throughout the Middle East, and hence many countries have now become involved with its manufacture.”
- ^ Murdoch Books Pty Limited (2005). Essential Mediterranean. Murdoch Books. tr. 21. ISBN 1740455398. “HALOUMl Originating in Cyprus, this salty, semi-hard sheep's milk cheese is a popular table cheese”
- ^ Goldstein, Darra – Merkle, Kathrin – Parasecoli, Fabio – Mennell, Stephen - Council of Europe (2005). Culinary cultures of Europe: identity, diversity and dialogue. Council of Europe. tr. 121. ISBN 9287157448. “Most culinary innovations in the Cypriot cuisine occurred during the Byzantine era… Experimentation with dairy products resulted in the now-famous halloumi and feta cheese.”
- ^ “Cyprus Badminton Federation”. Cyprusbadminton.com. Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2009.
- ^ Public Works Department official statistics
- ^ “Turkish Cypriots spurn EU plan”. [3]. 6 tháng 11 năm 2006.
- ^ “CIA - The World Factbook - Cyprus”. Cia.gov. 18 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2009.
- ^ “European Commission - Enlargement: Archives Country Profiles”. Ec.europa.eu. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2009.
- ^ “The 2006 State of World Liberty Index”. www.stateofworldliberty.org. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2007.
- ^ “Human Development Report 2006”. United Nations Development Program. hdr.undp.org. 2006. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2007.
- ^ a ă “Cyprus: Human Development Index Trends”. United Nations Development Program. hdr.undp.org. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2007.
- ^ “Worldwide Quality of Life - 2005” (PDF). The Economist (www.economist.com). 2005. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2007.
- ^ “A Global Projection of Subjective Well-being”. www.le.ac.uk. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2007.
- ^ “Index of Economic Freedom”. Heritage Foundation & The WSJ. www.heritage.org. 2007. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2007.
- ^ “North Korea, Turkmenistan, Eritrea the worst violators of press freedom”. Reporters Without Borders. www.rsf.org. 2006. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2007.
- ^ “North Korea, Eritrea and Turkmenistan are the world's “black holes” for news”. Reporters without Borders. www.ref.org. 2005. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2007.
- ^ “CPI Table”. Transparency International. www.transparency.org. 2006. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2007.
- ^ “Transparency International's Annual Report 2005” (PDF). Transparency International. www.transparency.org. 2005. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2007.
- ^ “Transparency International's Annual Report 2004” (PDF). 2004. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2006.
- ^ “Global Competitiveness Report 2006-2007” (PDF). World Economic Forum. www.weforum.org. 2006. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2007.
- ^ “Gross domestic product per capita, current prices”. International Monetary Fund. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2007.
- ^ “Environmental Sustainability Index” (PDF). Yale and Columbia University. www.yale.edu. 2005. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2007.
- ^ “Labor Statistics: Strikes by Country”. Nation Master. www.nationmaster.com. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2007.
- ^ “A.T. Kearney/Foreign Policy Globalisation Index 2006” (PDF). A.T. Kearney/FOREIGN POLICY. www.atkearney.com. 2006. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2007.
- ^ “A.T. Kearney/Foreign Policy Magazine Globalisation Index 2005” (PDF). A.T. Kearney/FOREIGN POLICY. www.atkearney.com. 2005. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2007.
- ^ “A.T. Kearney/Foreign Policy Magazine Globalisation Index 2004” (PDF). A.T. Kearney/FOREIGN POLICY. www.atkearney.com. 2004. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2007.
- Bài viết này kết hợp các tài liệu thuộc phạm vi công cộng từ website hay thư mục thuộc Library of Congress Country Studies.
- Bài viết này kết hợp các tài liệu thuộc phạm vi công cộng từ website hay thư mục thuộc CIA World Factbook.
- Official Cyprus Government Web Site
- Embassy of Greece, USA – Cyprus: Geographical and Historical Background
Liên kết ngoài
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và tài liệu về Cộng hòa Síp |
- Wikimedia Atlas của Cyprus, có một số bản đồ liên quan đến Cyprus.
Wikivoyage có chỉ dẫn du lịch về Cyprus |
- Chính phủ
- Cyprus High Commission Trade Centre - London
- Cypriot Diaspora Project
- Republic of Cyprus - English Language
- Constitution of the Republic of Cyprus
- Press and Information Office
- Annan Plan at annanplan.com
- Chief of State and Cabinet Members
- Cyprus Elections to European Parliament
- Thông tin chung
- Mục “Cyprus” trên trang của CIA World Factbook.
- Cyprus from UCB Libraries GovPubs
- Cyprus information from the United States Department of State includes Background Notes, Country Study and major reports
- Cộng hòa Síp tại Dự án thư viện mở (trang đề nghị)
- Xuất bản chính thức
- The British government's Foreign Affairs Committee report on Cyprus.
- Letter by the President of the Republic, Mr Tassos Papadopoulos, to the U.N. Secretary-General, Mr Kofi Annan, dated 7 June, which circulated as an official document of the U.N. Security Council
- Legal Issues arising from certain population transfers and displacements on the territory of the Republic of Cyprus in the period since 20 tháng 7 năm 1974
- Address to Cypriots by President Papadopoulos (FULL TEXT)
- The Republic of Cyprus Press and Information Office, Aspects of the Cyprus Problem
- www, By (6 tháng 1 năm 2009). “Noitiki Antistasis”. Noitikiantistasis.com. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2009. Non-affiliated news website focusing mainly on the effect of globalisation and foreign interests on the Cyprus problem
- European Court of Human Rights Case of Cyprus v. Turkey (Application no. 25781/94)
|
|
Cuộc tổng tấn công của Brusilov
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
|
Với việc phòng tuyến quân Áo-Hung bị đục thủng rất nhanh chóng,[12] cuộc tổng tấn công này sau đó đã đem lại thắng lợi rất lớn cho quân Nga, tiêu diệt hoàn toàn chủ lực của quân đội Áo-Hung.[13] Quân Nga đánh úp thình lình,[7] đập tan nát quân Áo-Hung dọc theo mặt trận dài 20 cây số, và chiếm được rất nhiều đất đai.[14] Với chiến thắng rực rỡ của mình[7], quân Nga cũng bắt được vô số tù binh và còn cướp được hàng trăm khẩu đại pháo cuả Áo-Hung,[14] lại còn hoàn tất mục tiêu của mình, khiến Đế quốc Áo-Hung đến bên vực thẳm[10]. Quân Nga thắng to đã tràn vào Galicia và được người Slavơ ở đó theo về,[15] do họ mong muốn đoàn quân Nga chiến thắng sẽ giải phóng họ khỏi xiềng xích nô dịch của Vương triều nhà Habsburg.[16] Với thất bại này, quân Áo-Hung phải phụ thuộc nghiêm trọng vào quân Đức trên Mặt trận phía Đông,[8] Bộ Tư lệnh Áo-Hung trên Mặt trận phía Đông bây giờ coi như hợp nhất với Bộ Tư lệnh Đức.[10]
Tổn thất của quân Áo-Hung là rất nặng nề[17] (chưa kể họ còn mất nhiều vũ khí[18]), tuy nhiên để đổi lại, quân đội Nga hoàn toàn kiệt quệ, thiệt hại to lớn (từ hơn nửa triệu lính cho tới hàng triệu lính theo tùy nguồn, ngoài ra có tổn thất nặng nề về nguyên liệu) trong khi 40 vạn quân dự bị cũng bị đem ra dùng hết.[3][15][17] Quân Đức tăng viện cho Mặt trận phía Đông, trong khi sự thiếu nguồn lương thực khiến cho quân Nga phải chấm dứt trận Brusilov,[7] sau những thắng lợi nhỏ nhoi của mình trong tháng 8 và tháng 9.[8] Một lý do dẫn đến sự tổn hại to lớn của quân Nga trong cuộc tổng tấn công này là do chiến thuật đầy thảm họa của ông là đổ dồn bộ binh vào tấn công, mà ông bắt đầu áp dụng từ hồi tháng 8 năm 1916,[8] bấp chấp tinh thần cầu tiến của ông đã đem lại chiến thắng rực rỡ cho quân lực Nga khi Chiến dịch Brusilov mới mở đầu.[18]
Song, trận thắng lớn của quân Nga trong cuộc tổng tấn công này là một bước ngoặt quyết định trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Với việc quân chủ lực Áo-Hung hoàn toàn bị hủy hoại, cộng thêm sự tham chiến của România sau đại thắng của Brusilov, khiến cho nước Nga dễ dàng mở thêm các cuộc công kích khác.[19] Ngoài ra, chiến thắng của người Nga cũng làm giảm áp lực cho quân Pháp và quân Ý trên các Mặt trận của họ[8]. Thậm chí chiến thắng to lớn của quân Nga trong Chiến dịch Brusilov có khi còn được xem là thắng lợi vẻ vang nhất của phe Hiệp Ước trong suốt cuộc Thế chiến thứ nhất,[20] hoặc ít ra cũng được đánh giá là chiến thắng lớn nhất của khối Hiệp Ước trong năm 1916.[1] Nhưng, trong khi đó, đại thắng không mang lại một thắng lợi quyết định[21] sĩ khí quân Nga giảm sút,[15] người dân Nga xem đây là một thất bại nữa và góp phần dẫn đến cách mạng trong năm 1917.[22]
Đại thắng của quân Nga trong cuộc Tổng tấn công của Đại tướng Brusilov đã thúc đẩy xứ România nhảy vào tham chiến trong phe Hiệp Ước.[6] Chiến thắng to tát này khiến cho Đại tướng A. A. Brusilov trở thành vị anh hùng của Mặt trận phía Đông thời Đại chiến,[12] trong khi quân Nga trên đà thắng lợi đã chiếm được một khoản đất đai rất rộng lớn.[1] Với sự không thể nào hồi phục lại nữa của quân lực Áo-Hung và sự suy kiệt của quân lực Nga, đại thắng của quân Nga trong trận Brusilov dẫn tới sự sụp đổ hoàn toàn của hai Nhà nước phong kiến hùng mạnh này.[23] Qua đó, đại thắng này trở nên một bước ngoặt trong lịch sử vùng Đông Âu.[17] Giai đoạn cuối của Chiến dịch này cũng cho thấy khả năng chiến đấu tốt của Binh đoàn Carpath của Quân đội Đức.[1]
Mục lục
Nguyên nhân
Vào năm 1915, sau khi không loại được Đế quốc Nga ra khỏi vòng chiến, đến năm 1916 Đế chế Đức quyết định dồn lực lượng sang Mặt trận phía Tây để đánh Pháp. Vào ngày 21 tháng 2 năm 1916, trận Verdun bắt đầu. Trước sức tấn công mạnh mẽ của quân Đức, Pháp đã phải cầu cứu các nước đồng minh của mình trong phe hiệp ước như Đế quốc Anh, Nga và Ý với hi vọng quân Đức sẽ phải dồn quân sang mặt trận phía đông để đối đầu với những đợt tấn công của quân Nga. Trước việc đó, tướng Aleksei Brusilov - một danh tướng kỳ tài trong quân lực Nga thời đó[24], chỉ huy phương diện quân Tây Nam của Nga đã vạch ra một kế hoạch tấn công quân đội của Đế quốc Áo-Hung tại Galicia với mục đích vừa giúp đỡ Pháp và Anh ở mặt trận phía tây lại vừa loại luôn đế quốc Áo-Hung ra khỏi cuộc chiến. Không những thế, điều này cũng sẽ giải nguy cho quân Ý thoát khỏi những khó khăn của họ trên Mặt trận Ý.[17][25] Số là do lúc ấy quân Áo-Hung tiến công quân Ý trong Chiến dịch Asiago và ngay lập tức đánh cho quân Ý thảm bại.[14]Kế hoạch và sự chuẩn bị của quân Nga
Kế hoạch của quân Nga
Kế hoạch tấn công Galicia, nơi tập trung quân chủ lực của quân đội Áo-Hung của Đại tướng Aleksei Brusilov ban đầu đã bị một số tướng lĩnh khác phản đối kịch liệt như Đại tướng Aleksei Evert, một người có thiên hướng phòng ngự. Thực chất, Brusilov là vị tướng Nga duy nhất cho rằng quân đội mình có thể tiến công quy mô lớn.[26] Tuy nhiên Nga hoàng Nikolai II đã chuẩn y kế hoạch tấn công của Brusilov. Mục tiêu được chọn cho cuộc tấn công là thành phố Kovel và Lemberg là nơi đã bị mất về tay phe Liên minh Trung tâm trong các năm trước đó.Sự chuẩn bị của quân Nga
Do sức ép ở chiến trường phía Tây ngày càng lớn nên người Nga chuẩn bị cho cuộc tổng tấn công này tương đối vội vàng. Dù hình ảnh thu thập từ Không quân, ông vạch ra rất chi tiết các cứ điểm của quân Áo-Hung xuyên suốt mặt trận dài 200 dặm Anh, và giao bản đồ từng khu vực một cho các vị Tư lệnh dưới quyền. Mỗi vị trong số bốn Tư lệnh Tập đoàn quân dưới quyền Brusilov đều chọn một khu vực nhất định để mà công kích quân địch.[26]Sự chuẩn bị của ông cho chiến dịch sắp tới được tác giả Spencer Tucker đánh giá cao.[26] Brusilov lúc này có trong tay 40 sư đoàn bộ binh (573.000 người), 15 sư đoàn kỵ binh (60.000 người) và ông phải đối mặt với 39 sư đoàn bộ binh (437 000 người) và 10 sư đoàn kị binh (30.000 người) của quân đội Áo-Hung cộng với quân tiếp viện của Đức. Quân Nga bí mật tiến sát các chiến hào của quân đội Áo-Hung đến khoảng 100 yards (91 m) và một số vị trí lên đến 75 yards (69 m). Họ cũng khôn khéo che giấu được lực lượng Dự Bị Nga khỏi tầm mắt của binh lính Áo-Hung.[18]
Diễn biến
Giai đoạn đầu
Quân Áo-Hung chưa hề chuẩn bị trước để đánh bại cuộc tiến công của quân Nga.[17] Ngày 4 tháng 6, quân Nga bắt đầu đợt tấn công ồ ạt với sự tập trung 600.000 quân và 1.930 cỗ pháo trên một chiến tuyến dài 400 cây số và vấp phải sức kháng cự mạnh mẽ của phòng tuyến pháo binh Áo-Hung. Các khẩu khinh pháo của quân Nga bắn nát dây thép gai của quân Áo-Hung.[24] Cuộc pháo chiến dữ dội của hai bên diễn ra đến ngày 5 tháng 6 khi quân Nga chọc thủng thành công phòng tuyến của quân Áo. Ngày 7 tháng 6, quân Nga tràn lên chiếm Lucok. Quân Nga đánh bại được quân Áo ở cả bốn địa điểm[10]. Sở dĩ chiến dịch giành thắng lợi lớn ở giai đoạn đầu là do tướng Brusilov đã áp dụng chiến thuật mới, sử dụng các lực lượng xung kích (shock troop) gây bất ngờ cho quân đội Áo-Hung đồng thời tập trung tấn công vào các yếu điểm trong hệ thống phòng ngự của đối phương. Đây là tiền thân của chiến thuật đột phá phòng tuyến của người Đức sau này trên Mặt trận phía Tây (còn gọi là chiến thuật Hutier). Quân Nga đã đạt được mục tiêu của mình là giải nguy cho nước Ý khỏi sự tấn công của Đế quốc Áo-Hung và đẩy bớt quân Đức khỏi Mặt trận phía Tây.[10]Ngày 8 tháng 6, phương diện quân Tây Nam của tướng Brusilov đã chiếm thành phố Lutsk. Tướng chỉ huy của quân đội Áo-Hung, Đại Công tước Josef Ferdinand, đã trốn thoát khỏi thành phố vừa kịp trước lúc quân Nga đến. Khi quân đội Áo-Hung rút lui, Nga bắt được 200.000 tù binh. Xét về mặt tù binh, trận này quân Nga thắng lớn hơn mọi trận đánh khác của cuộc Đại chiến thứ nhất.[6] Quân của tướng Brusilov đến lúc này đã tấn công trên một địa hình trải rộng quá mức do đó để tiến xa hơn nữa, quân Nga phải phụ thuộc vào sự tiếp viện của Đại tướng Evert. Tuy nhiên sự chậm trễ của tướng Evert đã tạo điều kiện cho bộ tư lệnh quân Đức gởi viện binh đến chiến trường Đông Âu, làm thất bại kế hoạch tiến xa của tướng Brusilov về sau. Vào ngày 16 tháng 6 năm 1916, sau khi đã tạo nên cả mớ lỗ hổng cho quân lực Áo-Hung trong suốt trận chiến vừa qua, người Nga tiến vào thủ phủ Czernowitz và chiếm đóng vùng Bukovina.[6]
Theo Spencer Tucker, thắng lợi vang dội trong các đợt tiến công ban đầu đã mang lại 40 vạn tù binh cho quân Nga.[10] Theo ghi nhận của các tác giả Benjamin Frankel và Dennis E. Showalter, quân Nga tóm gọn 125.000 tù binh Áo trong 4 ngày đầu tiên của chiến dịch.[16] Thảm bại này đã khiến cho quân Áo không thể nào hồi phục được nữa.[23] Vốn đã suy kiệt tinh thần,[24] giờ đây sĩ khí quân đội Áo đã hoàn toàn tan vỡ.[17] Trong buổi gặp mặt cùng ngày thành phố Lutsk thất thủ, tham mưu trưởng quân đội Đức Erich von Falkenhayn đã thuyết phục tướng Áo Franz Conrad von Hötzendorf chấm dứt chiến dịch Asiago[24], để kéo quân từ Mặt trận Ý trở về để chống lại quân đội Nga ở Galicia. Trong cuộc hội kiến, Falkenhayn đã mắc nhiếc Conrad đến mức sau này vị tướng Áo phải nói là thà ông" tát vào mặt mình 10 phát" còn hơn là gặp gỡ Bộ Tổng Tham mưu Đức[24]. Thống chế Đức Paul von Hindenburg, người chỉ huy quân đội Đức ở mặt trận Đông Âu (Oberkommando-Ost) đã đề nghị chuyển bớt quân Đức từ chiến trường Tây Âu đến bằng xe lửa. Falkenhayn cũng sai Tướng Hans von Seeckt kéo một đoàn quân Đức - Áo về phía Đông, và tuy Conrad rất tủi hổ trước sự phỉ báng của Falkenhayn, ông rất đề cao tầm quan trọng của viện binh Đức như là nguồn giải thoát Đế quốc Áo-Hung khỏi nguy cơ hoàn toàn sụp đổ.[24] Trong khi ấy, quân Nga tràn vào vùng Galicia và nhanh chóng được nhiều người Slav trong Đế quốc Áo-Hung theo về.[15] Cộng đồng người Tiệp Khắc, người Ba Lan, người Slovakia,[16] người Ruthenes và người Serbia khước từ chiến đấu,[6] dù họ là thần dân của Hoàng đế Franz Joseph I mà họ không hề mến mộ,[16]: họ sẵn sàng đầu hàng quân Nga còn hơn phải chịu sự cai trị của Đế quốc Áo-Hung, và chủ trương mở rộng cánh cửa cho người Nga đô hộ.[24] Chiếm 1/3 số lượng tù bnh của Nga, họ mong muốn gây dựng "Đại Dân tộc Slavơ" và lật nhào sự thống trị của Vương triều Habsburg.[16] Mặc dù các tướng lĩnh khác của phe Hiệp Ước luôn khát khao sẽ làm nên một đại thắng tầm cỡ Brusilov trong ngày đầu, họ không bao giờ thành công.[24] Tuy nhiên, trong số đó, do quân Nga đã từng đàn áp Ba Lan, nên người Ba Lan tỏ ra không mấy hào nhoáng khi tham gia quân đội Nga.
Trận chiến kết thúc
Việc điều động 10 Sư đoàn Đức sang Mặt trận phía Đông được xem là một thành tựu ấn tượng của người Đức về tiếp tế.[24] Cuối cùng vào ngày 18 tháng 6 năm 1916, quân Nga mới mở một đợt tấn công yếu ớt dưới sự chỉ huy của tướng Evert. Quân Áo-Hung được quân Đức sự hỗ trợ đã xây dựng lại hệ thống phòng vệ, phục hồi kỷ luật quân đội và chuẩn bị chống chọi với đợt tiến công tiếp theo của quân Nga.[24] Ngày 24 tháng 7, tướng Alexander von Linsingen phản công và tạm thời ngăn được bước tiến của quân đội Nga, gây thiệt hại nặng nề cho đối phương.[24] Ngày 28 tháng 7, tướng Brusilov lại tiếp tục đợt tấn công mới và mặc dù quân đội của ông thiếu nguồn tiếp tế nhưng đập tan quân Áo-Hung,[26] và vẫn chiếm được núi Carpathian vào ngày 20 tháng 9. Dù vậy, vào ngày 7 tháng 8 năm 1916, quân Đức của Tướng Linsingen đã đánh bật và gây tổn thất không nhỏ cho quân Nga.[1] Trong khi đó, tình hình quân Áo-Hung trở nên nguy kịch, buộc Đế quốc Ottoman phải tăng viện hai Sư đoàn cho họ, và vào ngày 28 tháng 8 năm 1916, Bộ Tổng Tham mưu Áo-Hung giao hết quyền chỉ đạo chiến dịch cho Bộ Tổng Tham mưu Đức.[26] Trước sự kiện này, quân Romania nhảy vào tham chiến bên phe Hiệp Ước khiến cho sứ mạng của người Nga đã hoàn tất.[16] Bộ chỉ huy tối cao quân đội Nga bắt đầu chuyển quân dưới quyền Evert sang Brusilov để tăng cường sức tấn công nhưng quân lính Nga ngày càng tỏ ra bất mãn do thương vong ngày càng nhiều. Chính trong đợt tấn công này, Brusilov lại sử dụng lối xua Bộ binh ồ ạt tấn công của Nga, nên bị đánh thiệt hại nặng.[8] Cho dù cuộc tấn công cuối cùng cuối cùng đã thắng lợi,[24] Quân đội Nga ngày càng uể oải[24] và thiếu lương thực[7] , cộng với việc quân đội Romania đang thất bại liên tiếp trước quân Đức, Áo-Hung nên quân đội Nga phải chuyển sang mặt trận Romania để giúp đồng minh. Chiến dịch Brusilov chính thức chấm dứt. Các nguyên nhân kết thúc khác của Chiến dịch Brusilov có thể được xem là do quân Đức tăng viện cho Áo-Hung và các Cụm Tập đoàn quân Nga khác thiếu hợp tác chặt chẽ với Brusilov.[7]Kết quả
Chiến dịch tấn công Brusilov đã làm thay đổi cục diện chiến tranh rất nhiều. Mở đầu với một thắng lợi bất ngờ có ý nghĩa to lớn,[27] trận Brusilov là trận tấn công hay nhất,[23] mà cũng là chiến thắng vĩ đại nhất của lực lượng Quân đội Nga trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, như các nhà sử học phương Tây nhận định.[19] Thậm chí Chiến dịch này có khi còn được xem là chiến thắng to tát nhất của phe Hiệp Ước trong cuộc Đại chiến thế giới lần thứ nhất.[20] Ít ra thì cũng có sách đánh giá chiến thắng vẻ vang này như trận thắng vĩ đại nhất của khối Hiệp Ước trong năm 1916.[1] Số quân chủ lực Áo-Hung chết trong đợt tấn công này của người Nga đã làm cho đế quốc Áo-Hung hoàn toàn suy kiệt trong cuộc chiến tranh này và không còn có khả năng quân sự để mà tham chiến nữa. Với vô vàn lãnh thổ chiếm lĩnh được,[1] quân Nga đã đoạt lại được tất cả những đất đai bị mất hồi năm 1915 và thậm chí còn đe dọa đến xứ Hungary, chỉ nhờ các chỉ huy quân sự Đức nhanh tay hành động mà Mặt trận mới được giữ vững và nền quân chủ Habsburg không bị sụp đổ hoàn toàn.[25] Không những thế, nếu Tướng Evert hợp tác chặt chẽ hơn với Brusilov, thì hẳn là nước Áo đã bị loại khỏi vòng chiến.[10] Từ lúc ấy, Áo-Hung càng lệ thuộc hơn vào Đức, thậm chí có khi họ còn phải tìm kiếm một nền hòa bình riêng rẽ cho mình.[19] Bộ Tư lệnh của Đế quốc Áo-Hung coi như bây giờ toàn có dựa dẫm vào Bộ Chỉ huy của Đế chế Đức mà thôi.[10] Trong công cuộc chiến đấu chống quân Nga vào tháng 8 năm 1916, Binh đoàn Carpathian của Đức trở nên quang vinh nhờ khả năng phòng vệ của họ ở đồng bằng Tartar và quận Ludova.[1] Thất bại này của quân đội Áo-Hung cùng tổn thất nặng nề của quân đội Đức ở chiến trường phía tây trong các trận Verdun và Somme đã làm cho phe Liên minh Trung tâm trở nên nhẹ nhõm,[23] từ thế tấn công phải chuyển sang phòng ngự ở cả 2 mặt trận Đông và Tây. Chỉ trong 10 tuần, Brusilov đã bắt giữ 8.255 sĩ quan và 370.153 người.[28] Ông trở thành vị anh hùng của phe Hiệp ước trên Mặt trận phía Đông.[12]Chiến dịch tấn công Brusilov được coi là một trong những chiến dịch quan trọng nhất trong chiến tranh[19]. Đối với phe Hiệp ước thì chiến dịch này đã khiến thế chủ động trên chiến trường chuyển về phía họ. Ngày 1 tháng 7 năm 1916, liên quân Anh-Pháp phát động Chiến dịch tấn công Somme bùng nổ với sự phản công lớn của liên quân Anh-Pháp cộng với thắng lợi của cuộc tấn công này mà quân Đức phải điều quân từ Verdun về, giúp cho quân Pháp phản công đánh lui quân Đức về vị trí cũ trước Chiến dịch Verdun. Mọi người đương thời, và chính Brusilov cũng thừa nhận rằng thắng lợi của chiến dịch cùng tên ông đã giải nguy cho Verdun nói riêng và liên quân Anh - Pháp trên Mặt trận phía Tây nói chung. Không những thế, quân Ý cũng được cứu vãn.[25] Quân Áo-Hung đã thua lớn hơn hẳn mọi hy vọng của người Ý, và quân Ý đã được giải cứu ngay thời khắc cuối cùng còn có thể: vào ngày 3 tháng 6 năm 1916, quân Áo đập tan lính phóng lựu Ý ở cực Nam cao nguyên Asiago, và đây là thắng lợi lớn cuối cùng của họ tại Asiago. Sau thảm họa Brusilov, Tham mưu trưởng Conrad phải dời hai Sư đoàn từ Mặt trận Ý về tăng viện cho Mặt trận phía Đông.[14] Tình hình quân Ý trở nên ổn định.[23] Ngoài ra, đại thắng của Chiến dịch tấn công Brusilov còn có một ý nghĩa to lớn : Vương quốc România được thuyết phục rõ ràng và gia nhập phe Hiệp ước, tuyên chiến với Áo vào ngày 27 tháng 8 năm 1916. Điều này càng tạo thêm nguy cơ bị loại khỏi vòng chiến cho Đế quốc Áo-Hung.[10][29]
Đồng thời, thắng lợi của Chiến dịch Brusilov cũng khiến Đức hoàng Wilhelm II mất lòng tin vào Tổng Tham mưu trưởng Falkenhayn, góp phần khiến ông huyền chức Von Falkenhayn và cử Thống chế Hindenburg lên thay.[6] Tuy nhiên, cuộc chiến dịch này mang chút tính chất của một chiến thắng kiểu Pyrros :[30][31] nó đã khiến thiệt hại gần 1.000.000 lính Nga, gây cho sĩ khí quân đội Nga giảm sút trầm trọng,[15] một lượng lớn binh lính Nga ngày càng bất mãn với cuộc chiến và đó là một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cuộc Cách mạng Nga năm 1917. Có tài liệu cho hay, tổn thất của quân Nga trong chiến dịch Brusilov chiếm một nửa của quân Nga trong cả cuộc chiến. Thành thử, trận đánh này còn được coi là sự hy sinh lớn nhất của Nga cho thắng lợi của phe Hiệp Ước trong chiến tranh.[27] Do suy kiệt,[15] quân Nga không thể mở một chiến dịch tấn công nữa cho đến khi Nga hoàng bị lật đổ, và họ cũng không thể củng cố thắng lợi của họ.[23] Thêm nữa, quân Romania không lâu sau đó đãn bị liên quân Đức - Bulgaria - Áo-Hung đánh tan tác.[15] Do đó, tuy là một thắng lợi đỉnh cao của Đế quốc Nga, chiến dịch Brusilov cũng góp phần dẫn đến cho sự sụp đổ của họ. Điều này cũng đồng nghĩa với sự tiêu tan của quân đội Nga hoàng.[19] Đó là "một trong những khủng hoảng lớn nhất trên Mặt trận phía Đông" - Brusilov viết vậy.[19] Với ý nghĩa to lớn về cả chính trị và quân sự, chiến dịch là một bước ngoặt ở Mặt trận phía Đông nói riêng và trong lịch sử Đông Âu nói chung[17], dẫn tới sự sụp đổ của hai đế quốc Áo-Hung và Nga[25] - sự chấm dứt của hai triều đại phong kiến hùng mạnh trong lịch sử châu Âu.[23]
Tuy không phải là một thắng lợi quyết định,[21] Chiến dịch Brusilov được nhìn nhận là thắng lợi lớn cuối cùng trong suốt lịch sử Đế quốc Nga.[11] Ngoài ra, qua chiến dịch, Brusilov đã giới thiệu một chiến thuật mới trong việc đột phá các tuyến phòng ngự đối phương. Ông sử dụng những nhóm lực lượng đặc biệt có nhiệm vụ tấn công và khai thác những điểm yếu nơi phòng tuyến quân Áo-Hung, từ đó tạo ra những lỗ hổng nơi phòng tuyến này và những người lính Nga còn lại cứ thế tràn lên chiếm lĩnh phòng tuyến. Chiến thuật này có thể được xem là một bước đột phá lớn so với chiến thuật biển người mà hầu hết các nước đều đang sử dụng trong Thế chiến thứ nhất. Sự cầu tiến của Brusilov đã mang lại đại thắng cho ông.[18] Tuy nhiên, người Nga đã không nhận ra được tính hiệu quả của chiến thuật này. Chính người Đức, dựa vào mô hình chiến thuật này, đã phát triển các "Lực lượng vũ bão" ("storm troopers") và đã giành được những thành công vang dội trong trận Caporetto năm 1917 (Mặt trận Ý) và Tổng tấn công Mùa xuân 1918 trên Mặt trận phía Tây. Chiến thuật này tiếp tục đóng một vai trò chính trong chiến thuật Blitzkrieg (chiến tranh chớp nhoáng) của người Đức đầu Thế chiến thứ hai và cuộc tổng tấn công của quân Đồng Minh đánh bại Đức Quốc xã giai đoạn cuối. Chiến thuật này thậm chí còn được thấy sau này ở Chiến tranh Triều Tiên và Chiến tranh Đông Dương.
Chú thích
- ^ a ă â b c d đ e Nigel Thomas, Ramiro Bujeiro, The German Army in World War I (2): 1915-17, trang 27
- ^ John Ashley Soames Grenville, A history of the world in the twentieth century, trang 105
- ^ a ă â World War I-Eastern Front tr 50
- ^ Robin Prior, Trevor Wilson -The First World War tr 116 NXB Cassell
- ^ http://www.firstworldwar.com/bio/brusilov.htm
- ^ a ă â b c d Hajo Holborn, A history of modern Germany: 1840-1945, trang 441
- ^ a ă â b c d Roger Parkinson, The encyclopedia of modern war, trang 68
- ^ a ă â b c d Timothy C. Dowling, The Brusilov offensive, trang 336
- ^ D. C. B. Lieven, The Cambridge History of Russia: Imperial Russia, 1689-1917, Tập 2, trang 553
- ^ a ă â b c d đ e ê Spencer Tucker, Priscilla Mary Roberts, World War I: A Student Encyclopedia, các trang 375-377.
- ^ a ă Alan Palmer, Victory 1918, trang 200
- ^ a ă â David R. Shermer, World War I, các trang 141-142.
- ^ Graydon A. Tunstall, “Austria-Hungary and the Brusilov Offensive of 1916,” The Historian 70.1 (Spring 2008): 52.
- ^ a ă â b Mark Thompson, The white war: life and death on the Italian front, 1915-1919, trang 165
- ^ a ă â b c d đ Walther Kirchner, An outline-history of Russia, trang 206
- ^ a ă â b c d Benjamin Frankel, Dennis E. Showalter, History in Dispute: World War I : second series, Tập 9, trang 66
- ^ a ă â b c d đ Richard Crampton, Ben Crampton, Atlas of Eastern Europe in the twentieth century, trang 29
- ^ a ă â b Jonathan Bromley, Russia 1848-1917, trang 136
- ^ a ă â b c d Timothy C. Dowling, The Brusilov offensive, trang 176
- ^ a ă Jonathan Bromley, Russia 1848-1917, trang 228
- ^ a ă W. D. Townson, Picture history of the world, trang 192
- ^ http://books.google.no/books?id=2YqjfHLyyj8C&pg=PA382&lpg=PA382&dq=brusilov+offensive+casualties&source=bl&ots=BRb4YaXOTD&sig=JYlSnJ9qB-Fu_ZgdKIdA_wPN4xg&hl=no&ei=jLqnTfOwMNDMtAabyPGJCA&sa=X&oi=book_result&ct=result&resnum=10&ved=0CGMQ6AEwCQ#v=onepage&q=brusilov%20offensive%20casualties&f=false
- ^ a ă â b c d đ Stanley Sandler, Ground warfare: an international encyclopedia, Tập 1, các trang 127-128.
- ^ a ă â b c d đ e ê g h i k Michael S. Neiberg, Fighting the Great War: a global history, trang 186
- ^ a ă â b Timothy C. Dowling, The Brusilov offensive, trang XV
- ^ a ă â b c World War I: A - D., Tập 1, các trang 232-233.
- ^ a ă Christopher Dobson, John Miller, The day they almost bombed Moscow: the allied war in Russia, 1918-1920, trang 27
- ^ Geoffrey Jukes, World War I-Eastern Front p 50 Essential Histories
- ^ Timothy C. Dowling, The Brusilov offensive, trang 150
- ^ Georg von Rauch, A history of Soviet Russia, Praeger, 1972, trang 34
- ^ Michael Howard, The First World War: a very short introduction, Oxford University Press, 2007, trang 66
Tham khảo
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và tài liệu về Cuộc tổng tấn công của Brusilov |
- Liddell Hart, B.H. The Real War: 1914–18 (1930), pp. 224-227.
- Schindler J. "Steamrollered in Galicia: The Austro-Hungarian Army and the Brusilov Offensive, 1916", War in History, Vol. 10, No. 1. (2003), pp. 27–59.
- W. D. Townson, Picture history of the world, Grossett & Dunlap, 1986. ISBN 0448189887.
- Christopher Dobson, John Miller, The day they almost bombed Moscow: the allied war in Russia, 1918-1920, Atheneum, 1986. ISBN 0689117132.
- Tucker, Spencer The Great War: 1914–18 (1998)
- Операция русского Юго-Западного фронта летом 1916 года
- B. P. Utkin Brusilovskij proryv (2001)
Thể loại:
Cuộc biểu tình ở quảng trường Thiên An Môn năm 1989, hay Thảm sát quảng trường Thiên An Môn, Cuộc xô xát ngày 4 tháng 6, hay Tình trạng náo động từ mùa Xuân tới mùa Hè năm 1989 (theo Chính phủ Trung Quốc), là một loạt những vụ biểu tình của sinh viên, trí thức và những nhà hoạt động công nhân lãnh đạo ở Cộng hòa nhân dân Trung Hoa từ 15 tháng 4 đến 4 tháng 6 năm 1989 tại nhiều thành phố ở Trung Quốc[1], đòi hỏi tự do ngôn luận, tự do báo chí và tái lập quyền kiểm soát của công nhân đối với ngành kinh doanh.[2][3]
(theo chính quyền Trung Quốc) do bất bình về tham nhũng của chính
quyền, những cuộc đụng độ đã khiến 800 dân thường thiệt mạng, 10.000
người bị thương. Nhưng bệnh viện địa phương đưa ra con số khoảng 2.000.
Tại đỉnh cao của những cuộc chống đối, có khoảng một triệu người đã tụ
tập tại công trường này.[4]
Sau khi những người biểu tình bất chấp kêu gọi giải tán của chính phủ, một sự chia rẽ xảy ra bên trong Đảng cộng sản về việc giải quyết vấn đề với những người biểu tình theo cách nào. Trong những nhóm đang tranh cãi nhau, một phe cứng rắn nổi lên và quyết định đàn áp cuộc biểu tình mà không cần để ý tới những yêu cầu của họ.
Ngày 20 tháng 5, chính phủ tuyên bố thiết quân luật và vào đêm ngày 3 tháng 6, sáng ngày 4 tháng 6, xe tăng và bộ binh quân đội được gửi tới quảng trường Thiên An Môn để đàn áp phong trào và giải tán những người biểu tình. Những ước tính về con số thiệt mạng dân sự khác nhau: 4000-8000 (CIA), 2.600 (Hội Chữ thập đỏ Trung Quốc) và một nguồn chưa được xác định khác là 5.000. Số người bị thương từ 7.000 đến 10.000. Tiếp sau cuộc bạo lực, chính phủ tiến hành nhiều cuộc bắt giữ để đàn áp những người ủng hộ phong trào, cấm đoán báo chí nước ngoài và kiểm soát nghiêm ngặt việc đưa tin các sự kiện của báo chí Trung Quốc. Cuộc đàn áp bằng bạo lực đối với những người biểu tình ở quảng trường Thiên An Môn đã gây nên sự chỉ trích rộng rãi của quốc tế đối với chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa[5].
Tại Trung Quốc, vụ này thường được gọi là Sự kiện mùng 4 tháng 6 (六四事件) hay Phong trào mùng 4 tháng 6 (六四运动). Tên sau được đặt theo tên của hai hành động phản kháng khác cũng xảy ra ở quảng trường Thiên An Môn: Phong trào mùng 4 tháng 5 năm 1919 và Phong trào mùng 5 tháng 4 năm 1976.
Đây là biến cố quốc tế nên đông đảo truyền thông thế giới có mặt để tường thuật. Các cuộc biểu tình kéo dài khiến lãnh đạo Bắc Kinh lúng túng. Vì muốn thách thức Gorbachyov tiến hành cải cách nên họ không dám ngăn chặn biểu tình, trong khi nhiều đảng viên cao cấp lại tỏ vẻ ủng hộ, thậm chí yểm trợ dân biểu tình.
Đến khi sự việc xảy ra quá tầm kiểm soát của chính quyền thì họ chỉ còn giải pháp là "tắt đèn nổ súng". Triệu Tử Dương muốn can cả hai, chính quyền và dân biểu tình, mà không nổi. Ông xuất hiện lần cuối, giữa đám biểu tình vào ngày 19 tháng 5 năm 1989, với nước mắt lưng tròng và tay cầm loa để nói là mình đến quá trễ.
Hơn 10 ngày sau, quân đội tiến vào thủ đô Bắc Kinh, yêu cầu báo chí rút lui và rạng ngày 4 tháng 6, đám biểu tình bị giải tán, hàng ngàn người bị tàn sát ngay tại Quảng trường Thiên An Môn. Con số chính thức là bao nhiêu thì Bắc Kinh không nói và không ai biết được. Con số bán chính thức từ Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ là 2.600 người.
Những cuộc biểu tình đã có xung lượng sau khi có tin tức về những cuộc xô xát giữa sinh viên và cảnh sát; sinh viên tin rằng truyền thông Trung Quốc đã bóp méo tính chất hành động của họ và nó càng khiến sự kiện được nhiều người ủng hộ hơn dù một tờ báo quốc gia, tờ Khoa học và Kỹ thuật (科技日报) xuất bản ngày 19 tháng 4, có một bài viết về cuộc biểu tình ngồi ngày 18 tháng 4.
Trong đêm ngày 21 tháng 4, ngày trước lễ tang Hồ Diệu Bang, khoảng 100.000 sinh viên đã tuần hành trên Quảng trường Thiên An Môn và tụ tập ở đó trước khi nơi này bị đóng cửa chuẩn bị cho lễ tang. Ngày 22 tháng 4, họ đã yêu cầu gặp mặt thủ tướng Lý Bằng nhưng không được đáp ứng (Lý Bằng là người được đa số cho là đối thủ chính trị của Hồ Diệu Bang). Cùng ngày hôm ấy, những cuộc phản kháng diễn ra tại Tây An (Thiểm Tây) và Trường Sa (Hồ Nam).
Từ 21 tháng 4 tới 23 tháng 4, sinh viên tại Bắc Kinh kêu gọi một cuộc bãi khoá. Những hồi chuông báo động đã gióng lên bên trong chính phủ, họ nhận thức rõ cơn bão chính trị do Sự kiện Thiên An Môn ngày 5 tháng Tư (四五天安门事件 Tứ ngũ Thiên An Môn sự kiện) năm 1976 khi ấy đã được hợp pháp hóa gây ra. Ngày 26 tháng 4, sau một bài diễn văn nội bộ của Đặng Tiểu Bình, tờ báo chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Nhân dân Nhật báo, ra một bài xã luận trang nhất với tiêu đề "Dương cao ngọn cờ phản đối bất kỳ sự xáo động nào" để tìm cách tập hợp công luận sau lưng chính phủ và buộc tội "một số kẻ cơ hội lạc lõng" đang âm mưu gây bất ổn dân sự[6]. Bài báo làm sinh viên nổi giận và vào ngày 27 tháng 4 khoảng 50.000 sinh viên tụ tập trên các đường phố Bắc Kinh, bất chấp lời cảnh báo đàn áp của chính phủ, yêu cầu chính phủ rút lại bài báo.
Tại Bắc Kinh, đa số sinh viên từ nhiều trường cao đẳng và đại học đã tham gia với sự ủng hộ của các giáo sư và giới trí thức khác. Sinh viên khước từ các thành viên chính thức từ các hiệp hội sinh viên do Đảng Cộng sản kiểm soát và lập lên những hiệp hội tự quản của riêng mình. Sinh viên tự coi mình là những người Trung Quốc yêu nước, bởi họ được thừa hưởng giá trị "khoa học và dân chủ" của Phong trào Ngũ Tứ năm 1919. Những cuộc biểu tình cũng khiến mọi người nhớ lại Phong trào Tứ Ngũ (四五运动 Tứ ngũ vận động) cuối cùng đã dẫn tới sự ra đi của bè lũ bốn tên. Ban đầu chỉ có mục đích tưởng niệm Hồ Diệu Bang, người được sinh viên coi là một nhân vật ủng hộ dân chủ, hành động của sinh viên dần phát triển thành phong trào phản đối tham nhũng và yêu cầu tự do báo chí và sự chấm dứt, hay cải cách, sự cầm quyền tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa của Đảng Cộng sản và Đặng Tiểu Bình, người lãnh đạo tối cao trên thực tế của Trung Quốc. Những nỗ lực liên lạc và liên kết với sinh viên và công nhân ở các thành phố khác cũng mang lại một số thành công.
Dù những cuộc biểu tình ban đầu là của sinh viên và giới trí thức, những người cho rằng các cuộc cải cách của Đặng Tiểu Bình vẫn chưa đủ tầm và Trung Quốc cần phải cải cách cả hệ thống chính trị, họ nhanh chóng có được sự ủng hộ của giới công nhân thành thị, những người cho rằng các cuộc cải cách đã đi quá xa. Điều này xảy ra bởi những người lãnh đạo cuộc phản kháng chú trọng vào vấn đề tham nhũng, vấn đề thống nhất cả hai nhóm và bởi sinh viên có thể viện dẫn các nguyên mẫu Trung Quốc của những người trí thức vị tha những người nói ra sự thực với giới cầm quyền.
Không giống những cuộc biểu tình trên Quảng trường Thiên An Môn năm 1987, gồm chủ yếu sinh viên và giới trí thức, các cuộc phản kháng năm 1989 có được sự hỗ trợ to lớn từ giới công nhân thành thị, những người đang lo lắng trước tình trạng lạm phát và tham nhũng ngày càng gia tăng. Tại Bắc Kinh, họ được rất nhiều người ủng hộ. Họ cũng được ủng hộ tại các thành phố lớn ở khắp Trung Quốc Đại lục như Urumqi, Thượng Hải và Trùng Khánh; và sau này là ở Hồng Kông, Đài Loan và các cộng đồng Hoa kiều ở Bắc Mỹ và châu Âu.
Những cuộc biểu tình và bãi khoá bắt đầu xuất hiện tại nhiều trường đại học ở các thành phố khác, nhiều sinh viên đi tới Bắc Kinh tham gia vào cuộc biểu tình. Nói chung các cuộc biểu tình tại Quảng trường Thiên An Môn được tổ chức khá tốt cộng với những cuộc tuần hành hàng ngày của sinh viên từ nhiều trường đại học Bắc Kinh đã thể hiện sự đoàn kết, tẩy chay các lớp học và với những yêu cầu ngày càng gia tăng. Các sinh viên hát "Quốc tế ca", bài thánh ca xã hội chủ nghĩa trên thế giới, trên đường đi tới và tại quảng trường[7]. Sinh viên thậm chí còn thể hiện hành động tôn trọng đáng ngạc nhiên với chính phủ khi cảnh sát đã bắt giữ ba người từ tỉnh Hồ Nam, gồm cả Dụ Đông Nhạc, những người đã ném mực vào bức chân dung lớn của Mao treo tại phía bắc quảng trường[8].
Cuối cùng sinh viên quyết định rằng để duy trì phong trào của họ cần thiết phải tiến hành một cuộc tuyệt thực. Quyết định này của sinh viên là một thời điểm quyết định trong phong trào. Cuộc tuyệt thực bắt đầu tháng 5 năm 1989 và phát triển lên tới "hơn một nghìn người" (Lưu, 1994, 315). Cuộc tuyệt thực khiến sinh viên nhận được sự ủng hộ từ khắp đất nước và "người dân bình thường tại Bắc Kinh cũng tuần hành để bảo vệ những người tham gia tuyệt thực... bởi hành động tuyệt thực và đương đầu với những sự trả đũa của chính phủ đã thuyết phục được những người quan sát rằng sinh viên không chỉ đòi hòi những quyền lợi cá nhân mà còn cho cả nhân dân Trung Quốc" (Calhoun 1994, 113).
Ngày 19 tháng 5 lúc 4 giờ 50 phút sáng, Tổng bí thư Triệu Tử Dương tới quảng trường và đọc một bài diễn văn hối thúc sinh viên chấm dứt cuộc tuyệt thực. Một phần bài diễn văn của ông đã trở thành câu trích dẫn nổi tiếng, khi ông nói, ám chỉ tới thế hệ người lớn tuổi Trung Quốc, "Chúng tôi đã già, nó không còn là vấn đề với chúng tôi nữa." Trái lại, sinh viên còn trẻ và ông hối thúc họ giữ sức khoẻ và không tự hy sinh mình quá dễ dàng như vậy. Chuyến thăm của Triệu Tử Dương tới quảng trường là lần xuất hiện cuối cùng trước công chúng của ông.
Những nỗ lực đàm phán với chính phủ Trung Quốc, ở khu vực văn phòng lãnh đạo Đảng cộng sản Trung Nam Hải ngay cạnh đó, đã thành công một phần. Nhờ chuyến thăm của Gorbachyov, báo chí quốc tế có mặt với số lượng lớn trên Lục địa Trung Quốc. Các bài báo phản ánh sự kiện của họ xuất hiện thường xuyên và nói chung ủng hộ những người phản kháng, nhưng tỏ vẻ bi quan rằng họ sẽ khó đạt mục đích. Tới cuối cuộc biểu tình, ngày 30 tháng 5, một bức tượng Nữ thần Dân chủ được dựng lên trên quảng trường và trở thành biểu tượng cho cuộc biểu tình với toàn thể khán giả truyền hình trên thế giới.
Uỷ ban Thường trực Bộ chính trị, cùng các cựu lãnh đạo đảng (đã nghỉ hưu nhưng vẫn có ảnh hưởng trong chính phủ và trong Đảng), ban đầu, hy vọng rằng các cuộc biểu tình sẽ không kéo dài, hay những biện pháp cải cách trong nước và những cuộc điều tra sẽ làm hài lòng những người phản kháng. Họ hy vọng tránh được bạo lực nếu có thể, và ban đầu dựa vào các cơ quan Đảng để thuyết phục sinh viên từ bỏ cuộc biểu tình và quay lại với việc học tập. Một vật cản lớn với hành động ngăn chặn là chính giới lãnh đạo lại ủng hộ nhiều yêu cầu của sinh viên, đặc biệt với những lo ngại trước tình trạng tham nhũng. Tuy nhiên, một vấn đề lớn là các cuộc phản kháng liên quan tới nhiều giới với nhiều mục tiêu khác nhau và vì thế chính phủ không biết phải đàm phán với ai, và những yêu cầu của những người biểu tình là gì. Sự lẫn lộn và thiếu quả quyết trong số những người phản kháng cũng phản ánh sự lẫn lộn và thiếu quả quyết bên trong chính phủ. Tờ Nhân dân Nhật Báo đã đề cập tới tình trạng thiếu quả quyết này và thường thay đổi quan điểm giữa ủng hộ và lên án những người biểu tình.
Trong giới lãnh đạo hàng đầu, Tổng bí thư Triệu Tử Dương ủng hộ mạnh mẽ một cách tiếp cận mềm dẻo với những người biểu tình trong khi Lý Bằng được coi là người muốn đàn áp. Cuối cùng, quyết định đàn áp được một nhóm lãnh đạo lớn tuổi trong đảng, những người coi sự từ bỏ quản lý độc đảng là sự quay trở lại với tình trạng hỗn loạn thời Cách mạng Văn hóa[cần dẫn nguồn]. Dù đa số những thành viên đó không có vị trí chính thức, họ vẫn kiểm soát được quân đội. Đặng Tiểu Bình là chủ tịch Uỷ ban Quân sự Trung ương và có thể tuyên bố thiết quân luật; Dương Thượng Côn là chủ tịch nước, tuy chỉ là một chức vụ mang tính biểu tượng theo Hiến pháp năm 1982, nhưng về pháp lý là Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang. Những lãnh đạo lớn tuổi tin rằng những cuộc biểu tình kéo dài là một mối đe doạ tới sự ổn định của đất nước. Những người biểu tình bị coi là công cụ ủng hộ cho "chủ nghĩa tự do tư sản" đang đứng núp phía sau, cũng như là công cụ của các phe phái trong đảng muốn thực thi hơn nữa các tham vọng cá nhân của họ[cần dẫn nguồn].
Sinh viên đại học tại Thượng Hải cũng xuống đường để kỷ niệm cái chết của Hồ Diệu Bang và phản đối một số chính sách của chính phủ. Trong nhiều trường hợp, họ được sự ủng hộ của các uỷ ban đảng của trường. Giang Trạch Dân, khi ấy là bí thư đảng uỷ thành phố, diễn thuyết trước các sinh viên, bày tỏ sự cảm thông bởi ông cũng từng là một sinh viên hoạt động tích cực trước năm 1949. Cùng lúc ấy, ông nhanh chóng hành động điều các lực lượng cảnh sát tới kiểm soát đường phố và thanh trừng các lãnh đạo Đảng Cộng sản ủng hộ sinh viên.
Ngày 19 tháng 4, các biên tập viên tờ Thế giới kinh tế đạo báo, một tạp chí có khuynh hướng cải cách, quyết định xuất bản, trong số 439 ngày 24 tháng 4, một mục bình luận về Hồ Diệu Bang. Bên trong là một bài viết của Nghiêm Gia Kỳ, với lời lẽ ủng hộ những sinh viên phản kháng tại Bắc Kinh ngày 18 tháng 4, và kêu gọi đánh giá lại việc thanh trừng ông năm 1987. Ngày 21 tháng 4, một quan chức Đảng tại Thượng Hải đã yêu cầu tổng biên tập, Khâm Bản Lập, thay đổi một số đoạn. Khâm Bản Lập từ chối và Trần phải quay sang Giang Trạch Dân, người yêu cầu kiểm duyệt bài báo. Tới thời điểm ấy, đợt báo in đầu tiên đã được phát hành. Số còn lại được xuất bản với một trang trống[10]. Ngày 26 tháng 4, Nhân dân Nhật báo xuất bản bài xã luận lên án cuộc phản kháng của sinh viên. Giang hành động theo hướng này và đình chỉ chức vụ của Khâm Bản Lập. Ông nhanh chóng nổi lên nắm quyền lực sau khi quả quyết dẹp yên những cuộc biểu tình năm 1989.
Tại Hương Cảng, ngày 27 tháng 5 năm 1989, hơn 300.000 người đã tụ họp tại trường đua ngựa Bào Mã Địa trong một sự kiện được gọi là "Những bài hát dân chủ dành cho Trung Quốc". Nhiều nhân vật nổi tiếng người Hồng Kông và Đài Loan đã cùng hát và thể hiện sự ủng hộ của họ với các sinh viên tại Bắc Kinh. Hôm sau, ngày 28 tháng 5, một đám diễu hành do Martin Lee, Szeto Wah và nhiều người khác dẫn đầu đã đi suốt hòn đảo Hồng Kông; 1.5 triệu người đã tham gia.
Cũng có những cuộc biểu tình tại Đài Loan. Chính phủ đã thông qua một điều luật cho rằng họ sẽ cung cấp một hộ chiếu Trung Hoa Dân quốc và hỗ trợ tài chính cho bất kỳ người Trung Quốc nào từ bỏ hộ chiếu Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Trên khắp thế giới, ở những nơi có nhiều người Trung Quốc sinh sống, những cuộc tụ tập và tuần hành diễn ra. Nhiều chính phủ, như Hoa Kỳ, Nhật Bản... cũng đưa ra những cảnh báo, khuyến cáo công dân nước mình không tới Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Binh sĩ và xe tăng thuộc Quân đoàn 27 và 28 Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc được gửi tới kiểm soát thành phố. Quân đoàn 27 nằm dưới quyền chỉ huy của một sĩ quan có quan hệ với Dương Thượng Côn. Trong một cuộc họp báo, Tổng thống Hoa Kỳ George H. W. Bush đã thông báo những lệnh trừng phạt với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, sau những lời kêu gọi hành động từ phía các thành viên Nghị viện như Thượng nghị sĩ Jesse Helms. Tổng thống Bush cho rằng thông tin tình báo ông nhận được cho thấy một số chia rẽ trong giới chỉ huy quân sự Trung Quốc, và thậm chí cả khả năng những vụ xung đột bên trong quân đội trong những ngày đó. Các báo cáo tình báo cũng cho thấy các đơn vị thuộc Quân đoàn 27 và 28 đã được đưa tới từ các tỉnh bên ngoài bởi các đơn vị địa phương của Quân đội Giải phóng Nhân dân được cho là có cảm tình với những người phản kháng và nhân dân trong thành phố. Các phóng viên miêu tả các binh sĩ thuộc Quân đoàn 27 là nhân tố chủ chốt gây thương vong cho dân thường. Sau cuộc tấn công vào quảng trường, Quân đoàn 27 được cho là đã thiết lập các địa điểm phòng thủ tại Bắc Kinh - không phải là kiểu bố trí phòng ngự trước các cuộc tấn công của nhân dân, mà trước những cuộc tấn công của các đơn vị quân đội khác. Mặt khác, Quân đoàn 38 sở tại, được cho là có cảm tình với lực lượng phản kháng. Họ không được cung cấp đạn dược và được cho là đã tự đốt các xe cộ của mình khi từ bỏ chúng để tham gia cuộc phản kháng.[cần dẫn nguồn]
Hành động xâm nhập thành phố của quân đội bị nhiều công dân Bắc Kinh phản đối kịch liệt. Những người biểu tình đốt cháy các xe buýt và sử dụng chúng làm phương tiện cản bước quân đội. Cuộc chiến tiếp tục diễn ra trên các đường phố bao quanh quảng trường, nhiều người phản kháng được cho là đã tiến về phía Quân đội Giải phóng Nhân dân và xây dựng các luỹ bằng xe cộ, trong khi quân đội tìm cách giải toả vật cản bằng hơi cay, súng và xe tăng. Nhiều người bị thương đã được các lái xe đang ở trong vùng trống giữa binh sĩ và các đám đông cứu thoát, đưa tới bệnh viện. Sau cuộc tấn công vào quảng trường, chương trình truyền hình trực tiếp về sự kiện cho thấy nhiều người mang băng đen trên tay phản đối hành động của chính phủ, tụ tập ở nhiều đại lộ đốt cháy các chiến luỹ. Trong lúc ấy, Quân đội Giải phóng Nhân dân thiết lập một cách có hệ thống các điểm kiểm soát bên ngoài thành phố, lùng bắt những người phản kháng và phong toả các khu vực trường đại học.
Ngay bên trong quảng trường, đã có một cuộc tranh luận giữa những người muốn rút lui hòa bình, gồm Hàn Đông Phương, và những người muốn tiếp tục ở lại, như Sài Linh. Cuộc tấn công vào quảng trường bắt đầu lúc 10 giờ 30 phút tối ngày 3 tháng 6, khi xe bọc thép và quân đội vũ trang với lưỡi lê tiến vào từ nhiều hướng đi theo sau là máy ủi và xe bọc thép. Những chiếc xe bọc thép chạy trên đường, bắn thẳng về phía trước và xung quanh, có lẽ đã giết hại và làm bị thương cả một số binh sĩ. Phóng viên BBC Kate Adie đã nhắc đến hành động "bắn bừa bãi" của quân đội bên trong quảng trường. Các sinh viên chạy trốn trong các xe buýt bị các nhóm binh sĩ lôi ra và đánh đập bằng dùi cui. Những sinh viên đang tìm cách rời khỏi quảng trường cũng bị binh sĩ bao vây và đánh đập. Các lãnh đạo cuộc phản kháng bên trong quảng trường, nơi một số người đang tìm các thiết lập các luỹ ngăn xe bọc thép, được cho là đã "van xin" các sinh viên không sử dụng vũ khí (như chai xăng) chống lại quân lính đang tiến tới. Nhiều tiếng la hét của các sinh viên vang lên: "Sao các anh lại giết chúng tôi?". 4 giờ sáng ngày 4 tháng 6, xe tăng tràn vào quảng trường, cán nát các xe cộ và cả người trên đường di chuyển. Tới 5 giờ 40, quảng trường đã bị dẹp tan.
Cuộc đàn áp biểu tình đã trở thành bất tử trong truyền thông phương Tây với đoạn video và những bức ảnh nổi tiếng về một người đàn ông đơn độc mặc áo sơ mi trắng đứng trước một đoàn xe tăng đang tiến vào Quảng trường Thiên An Môn. Được chụp ngày 5 tháng 6 khi đoàn xe đang đi trên giao lộ thuộc Đại lộ Trường An, với hình ảnh một người không vũ khí đứng ở giữa đường, cản bước đoàn xe tăng. Anh ta được cho là đã nói: "Tại sao các anh lại ở đây? Các anh không mang lại gì ngoài sự nghèo khổ." Khi người lính lái tăng tìm cách đi vòng tránh, "Người biểu tình vô danh" tiếp tục cản đường. Anh ta tiếp tục đứng trước đoàn tăng trong một khoảng thời gian, sau đó leo lên tháp pháo chiếc xe dẫn đầu và nói chuyện với những người lính bên trong. Sau khi quay về vị trí chặn đường, anh ta bị những người xung quanh kéo ra, có lẽ họ sợ anh ta sẽ bị bắn hay bị đè nát. Time Magazine đã đặt cho anh cái tên "Người biểu tình vô danh" và sau này coi anh là một trong 100 người có ảnh hưởng nhất thế kỷ 20. Bản tin ngắn trên tờ Sunday Express của Anh đã cho rằng đây là sinh viên Vương Duy Lâm, 19 tuổi, tuy nhiên, sự chân thực của tin này còn đang bị nghi ngờ. Điều gì đã xảy ra với "Người biểu tình vô danh" sau cuộc phản kháng vẫn chưa được biết. Trong một bài phát biểu trước President's Club năm 1999, Bruce Herschensohn — cựu phó trợ lý đặc biệt của Tổng thống Richard Nixon — đã thông báo rằng anh ta đã bị hành quyết 14 ngày sau đó. Trong cuốn Red China Blues: My Long March from Mao to Now (Những nỗi buồn Trung Quốc Cộng sản: Cuộc Trường chinh của tôi từ Mao tới Hiện tại), Jan Wong đã viết rằng người này vẫn đang sống và giấu mặt tại Trung Quốc đại lục. Trong Tử Cấm Thành, tác gia viết cho trẻ em người Canada William Bell tuyên bố rằng người đàn ông đó tên là Vương Ái Dân và đã bị giết hại ngày 9 tháng 6 sau khi bị bắt giam. Tuyên bố chính thức cuối cùng từ phía chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về "Người biểu tình vô danh" là của Giang Trạch Dân trong một cuộc phỏng vấn năm 1990 với Barbara Walters; khi được hỏi về "Người biểu tình vô danh", Giang đã trả lời "chàng thanh niên đó không bao giờ, không bao giờ bị giết."
Sau cuộc đàn áp tại Bắc Kinh ngày 4 tháng 6, những cuộc phản kháng tiếp tục diễn ra ở Trung Quốc lục địa trong nhiều ngày nữa. Có những cuộc biểu tình lớn tại Hồng Kông, nơi người dân mặc đồ đen tham gia biểu tình. Có những cuộc biểu tình tại Quảng Châu, và có những cuộc biểu tình lớn tại Thượng Hải và một cuộc tổng đình công. Cũng có những cuộc biểu tình tại các nước khác với nhiều người đeo băng tang đen. Tuy nhiên, chính phủ nhanh chóng giành lại quyền kiểm soát. Dù không có thông báo về những vụ giết hại với số lượng lớn khi các cuộc biểu tình chấm dứt ở những thành phố khác, một cuộc thanh trừng chính trị đã diễn ra trong đó các quan chức chịu trách nhiệm về việc tổ chức hay tha thứ cho những cuộc biểu tình đều bị mất chức, và các lãnh đạo cuộc biểu tình bị tống giam.
Chính phủ Trung Quốc vẫn cho rằng không có người chết bên trong quảng trường, dù những đoạn video được quay ở thời điểm đó cho thấy có những tiếng đạn bắn. Uỷ ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và Quốc vụ viện tuyên bố rằng "hàng trăm binh sĩ Quân đội Giải phóng Nhân dân đã chết và số người bị thương còn nhiều hơn thế"[cần dẫn nguồn]. Yuan Mu, phát ngôn viên Quốc vụ viện, đã nói tổng cộng khoảng 300 người chết, đa số họ là các binh sĩ, cùng với một số người được ông miêu tả là "những tên lưu manh"[11]. Theo Trần Hy Đồng, thị trưởng Bắc Kinh, 200 dân thường và vài chục binh sĩ thiệt mạng[12]. Các nguồn khác cho rằng 3.000 thường dân và 6.000 binh sĩ bị thương[13]. Tháng 5 năm 2007, thành viên Chính hiệp Toàn quốc Trung Quốc tại Hương Cảng, Chang Ka-mun, nói 300 tới 600 người bị giết tại quảng trường Thiên An Môn. Ông cho rằng "có những kẻ sát nhân vũ trang những người không phải là sinh viên"[14].
Tuy nhiên, các nhà báo nước ngoài, những người chứng kiến vụ việc đã tuyên bố có ít nhất 3.000 người chết. Một số bảng liệt kê con số thương vong do những nguồn bí mật cung cấp cho thấy con số lên tới 5.000[15].
Thống kê và ước tính từ nhiều nguồn và nhóm khác nhau cho thấy:
Các hoạt động biểu tình nhỏ hơn tiếp tục diễn ra ở các thành phố khác trong vài ngày. Một số cán bộ các trường đại học và sinh viên, những người đã chứng kiến các vụ giết hại tại Bắc Kinh đã tổ chức lại hay khuyến khích khác sự kiện tưởng nhớ khi họ quay về. Tuy nhiên, những hành động đó nhanh chóng bị dập tắt, và những người tổ chức bị thanh trừng.
Giới chức Trung Quốc nhanh chóng xét xử và hành quyết nhiều công nhân bị bắt giữ tại Bắc Kinh. Trái lại, các sinh viên - nhiều người trong số họ xuất thân từ các gia đình có ảnh hưởng và có quan hệ tốt với chính quyền - bị kết án nhẹ hơn. Thậm chí Vương Đan, lãnh đạo sinh viên và là người đứng đầu trong danh sách truy nã, cũng chỉ bị kết án bảy năm tù. Tuy thế, nhiều sinh viên và cán bộ các trường đại học bị ghi vào sổ đen chính trị, một số người không bao giờ được bổ dụng lần nữa.
Giới lãnh đạo Đảng trục xuất Triệu Tử Dương khỏi Ủy ban Thường trực Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, vì ông phản đối thiết quân luật, Triệu Tử Dương bị quản thúc tại gia cho tới khi chết. Hồ Khởi Lập, một thành viên khác của Uỷ ban thường trực Bộ chính trị phản đối thiết quân luật bị tước quyền bỏ phiếu, và cũng bị trục xuất khỏi uỷ ban. Tuy nhiên, ông vẫn giữ được đảng tịch, và sau khi "thay đổi quan điểm", được tái bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Công nghiệp Máy xây dựng và Điện tử. Những lãnh đạo Trung Quốc có đầu óc cải cách khác như Vạn Lý bị quản thúc tại gia ngay lập tức khi ra khỏi máy bay sau một chuyến công du nước ngoài bị cắt ngắn tại Sân bay Quốc tế Thủ đô Bắc Kinh, với lời giải thích chính thức vì "các lý do sức khoẻ". Khi Vạn Lý được bãi bỏ quản thúc tại gia sau khi "đã thay đổi ý kiến" ông ta, giống như Kiều Thạch, được chuyển tới một ví trí khác tương đương nhưng chỉ có thực quyền nghi lễ.
Sự kiện này giúp Giang Trạch Dân - khi ấy là thị trưởng Thượng Hải và không liên quan tới sự kiện này - trở thành Chủ tịch Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Các thành viên chính phủ đã chuẩn bị một sách trắng giải thích quan điểm của chính phủ về những cuộc biểu tình. Một nguồn không được tiết lộ bên trong chính phủ Trung Quốc đã đưa lậu văn bản ra khỏi Trung Quốc và Public Affairs đã xuất bản nó vào tháng 1 năm 2001 với tên gọi Tiananmen Papers (Hồ sơ Thiên An Môn). Hồ sơ này bao gồm một đoạn trích từ câu nói của cựu lãnh đạo Đảng Vương Chấn ám chỉ sự đối phó với cuộc biểu tình của chính phủ.
Hai phóng viên đưa tin về sự kiện này ngày 4 tháng 6 trong bản tin hàng ngày lúc 19 giờ (7 giờ tối) trên Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc đã bị sa thải bởi họ thể hiện tình cảm đau xót. Ngô Tiểu Dũng, con trai một thành viên Uỷ ban Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc, và cựu bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc và phó thủ tướng Ngô Học Khiêm bị đuổi khỏi Ban tiếng Anh Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc. Tiền Lý Nhân, giám đốc Nhân dân Nhật báo (tờ báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc), cũng bị huyền chức vì các bài viết bày tỏ cảm tình với các sinh viên trên tờ báo này.
Sau này tất cả các mạng truyền thông quốc tế đều bị ra lệnh ngừng đưa tin từ thành phố trong cuộc đàn áp khi chính phủ ngăn cấm tất cả các cuộc truyền tin qua vệ tinh. Các phóng viên đã tìm cách lách luật, đưa tin qua điện thoại. Những đoạn phim nhanh chóng được đưa lậu ra khỏi Trung Quốc, gồm cả hình ảnh "Người biểu tình vô danh". Mạng truyền thông duy nhất ghi được một số hình ảnh trong đêm là TVE[19][20].
Phóng viên CBS Richard Roth và người quay phim của mình đã bị tống giam trong cuộc đàn áp. Roth bị bắt khi đang đưa tin từ quảng trường qua điện thoại di động. Với giọng nói như đang phát điên, mọi người nghe được anh ta kêu những tiếng giống như "Ôi, không! Ôi, không!" trước khi điện thoại bị tắt. Sau này anh ta đã được thả ra, chỉ bị thương nhẹ trên mặt sau một cuộc ẩu đả với các nhân viên an ninh Trung Quốc đang tìm cách tịch thu chiếc điện thoại. Roth sau này đã giải thích thực tế anh ta nói, "Đi thôi!"
Những hình ảnh về vụ biểu tình - cùng với sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản xảy ra cùng thời gian ấy tại Liên bang Xô viết và Đông Âu - đã góp phần mạnh mẽ hình thành nên các quan điểm và chính sách của phương Tây với Trung Quốc trong thập niên 1990 và trong cả thế kỷ 21. Các sinh viên biểu tình nhận được nhiều cảm tình từ phương Tây. Hầu như ngay lập tức, cả Hoa Kỳ và Cộng đồng Kinh tế Châu Âu thông báo một lệnh cấm vận vũ khí, và hình ảnh một quốc gia đang cải cách cũng như một đồng minh giá trị chống lại Liên bang Xô viết của Trung Quốc đã bị thay thế bằng một chế độ độc tài. Các cuộc phản kháng tại Thiên An Môn thường dẫn tới các cuộc tranh luận về tự do hóa thương mại với Trung Quốc lục địa và bởi Blue Team của Hoa Kỳ như một bằng chứng rằng chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là một mối đe doạ với hòa bình thế giới và các lợi ích của Hoa Kỳ.
Trong giới sinh viên Hoa kiều, các cuộc phản kháng tại Thiên An Môn đã dẫn tới việc thành lập các mạng lưới tin tức Internet như China News Digest và Tổ chức phi chính phủ China Support Network. Như một hậu quả từ sự kiện Thiên An Môn, các tổ chức như China Alliance for Democracy (Liên minh Trung Quốc vì Dân chủ) và Hiệp hội Tự trị Sinh viên và Học giả Trung Quốc đã được thành lập, dù các tổ chức này có ít ảnh hưởng chính trị từ sau thời gian giữa thập niên 1990.
Tại Hồng Kông, các cuộc biểu tình trên Quảng trường Thiên An Môn đã dẫn tới những lo ngại rằng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sẽ không thực hiện các cam kết một quốc gia, hai chế độ khi nhận lại hòn đảo này năm 1997. Một hậu quả của nó là việc vị toàn quyền mới, Chris Patten, đã tìm cách mở rộng quyền cho Hội đồng Lập pháp Hồng Kông dẫn tới sự xích mích với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Đã có những cuộc thắp nến tưởng niệm thu hút hàng chục nghìn người ở Hồng Kông hàng năm từ năm 1989 và những cuộc tưởng niệm đó vẫn tiếp tục diễn ra sau khi quyền lực đã được chuyển giao cho Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1997.
Những cuộc phản kháng cũng đánh dấu một sự thay đổi trong các quy ước chính trị, là đầu mối của các chính sách tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Trước cuộc phản kháng, theo hiến pháp năm 1982, Chủ tịch nước chủ yếu chỉ là một chức vụ mang tính biểu tượng. Theo quy ước, quyền lực được phân chia giữa ba chức vụ Chủ tịch, Thủ tướng và Tổng thư ký Đảng Cộng sản Trung Quốc, mỗi người trong số họ đều đại diện cho một nhóm khác nhau, nằm ngăn chặn sự độc quyền thái quá kiểu Mao Trạch Đông. Tuy nhiên, sau khi Dương Thượng Côn sử dụng quyền lực người đứng đầu nhà nước của mình để huy động quân đội, chức Chủ tịch một lần nữa lại là chức vụ nắm quyền lực thực sự. Vì thế, Chủ tịch nước đồng thời là Tổng thư ký Đảng cộng sản Trung Quốc, và được coi là người nắm quyền thực sự.
Năm 1989, cả quân đội Trung Quốc và cảnh sát Bắc Kinh đều không có phương tiện chống bạo động thích hợp, như đạn cao su, hơi cay vẫn thường được sử dụng ở phương Tây đối phó với các cuộc bạo loạn[22]. Sau các cuộc biểu tình trên Quảng trường Thiên An Môn, cảnh sát chống bạo động tại các thành phố Trung Quốc đã được trang bị các vũ khí không gây chết người để kiểm soát bạo loạn.
Các lãnh đạo cuộc biểu tình tại Thiên An Môn không thể lập ra một phong trào hay một ý thức hệ chặt chẽ có khả năng tồn tại sau khoảng giữa thập niên 1990. Đa số lãnh đạo sinh viên đều xuất thân từ tầng lớp khá cao trong xã hội và được coi là ngoài tầm với của người dân thường. Một số trong số họ là những người theo chủ nghĩa xã hội và muốn đưa Trung Quốc trở về với con đường của chủ nghĩa xã hội. Nhiều tổ chức bắt đầu xuất hiện sau sự kiện Thiên An Môn nhanh chóng tan rã vì những cuộc đấu đá lẫn nhau. Nhiều nhà hoạt động dân chủ ở nước ngoài ủng hộ việc hạn chế thương mại với Trung Quốc đại lục dần mất tần ảnh hưởng cả trong và ngoài Trung Quốc. Một số tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Hoa Kỳ, với mục tiêu đưa cải cách dân chủ vào Trung Quốc không ngừng đưa ra các cáo buộc vi phạm nhân quyền tại Trung Quốc vẫn còn đó. Một trong những tổ chức lâu đời và có ảh hưởng nhất là China Support Network (CSN), được thành lập năm 1989 bởi một nhóm nhà hoạt dộng người Mỹ và Trung Quốc sau sự kiện Quảng trường Thiên An Môn.
Trong giới trí thức ở Trung Hoa lục địa, dấu ấn của các cuộc biểu tình trên Quảng trường Thiên An Môn dường như đã tạo nên một kiểu chia tách thế hệ. Giới trí thức, những người ở tuổi 20 khi các cuộc biểu tình diễn ra thường ít có cảm tình với chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa hơn những sinh viên trẻ sinh ra sau những cuộc cải cách của Đặng Tiểu Bình[cần dẫn nguồn].
Trong giới công nhân thành thị, việc tiếp tục các cuộc cải cách thị trường trong thập niên 1990 đã mang lại cho họ tiêu chuẩn sống cao hơn cũng như một đảm bảo kinh tế tốt hơn.
Năm 2006, chương trình "Frontline" trên kênh PBS của Mỹ phát sóng một đoạn phim được quay tại Đại học Bắc Kinh, nhiều sinh viên ở trường này từng tham gia vào cuộc biểu tình năm 1989. Bốn sinh viên được hỏi về bức ảnh "Người biểu tình vô danh" nhưng không ai trong số họ biết sự kiện đó là gì. Một số trả lời đó là một cuộc duyệt binh hay một bức hình minh hoạ.
Tuy nhiên, các chương trình đưa tin tại Trung Quốc chỉ coi việc đàn áp là một hành động cần thiết để đảm bảo sự ổn định. Với giới trẻ Trung Quốc, thông thường họ không biết gì về những người biểu tình trên Quảng trường Thiên An Môn[23]. Hàng năm, có một cuộc tuần hành lớn tại Hồng Kông, nơi mọi người tưởng niệm các nạn nhân và yêu cầu Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thay đổi quan điểm chính thức của mình.
Những bức thư thỉnh cầu về vụ việc vẫn thỉnh thoảng xuất hiện, đáng chú ý nhất là của Tiến sĩ Tưởng Ngạn Vĩnh và Những bà mẹ Thiên An Môn, một tổ chức được bà mẹ của một trong những nạn nhân bị giết hại năm 1989 lập ra để các gia đình tìm kiếm sự thực, sự bồi thường cho những đứa con đã mất, và quyền nhận quà tặng, đặc biệt là từ nước ngoài[24]. Quảng trường Thiên An Môn được tuần tra chặt chẽ trong ngày kỷ niệm mùng 4 tháng 6 hàng năm để ngăn chặn bất kỳ hành động tưởng niệm nào có thể diễn ra tại đây.
Sau khi chính phủ trung ương Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cải tổ nhân sự năm 2004, nhiều thành viên nội các đã đề cập tới sự kiện Thiên An Môn. Tháng 10 năm 2004, trong chuyến thăm của Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào tới Pháp, ông đã lặp lại rằng "chính phủ tiến hành biện pháp kiên quyết để dẹp yên cơn bão chính trị năm 1989, và cho phép Trung Quốc có một chính phủ ổn định". Ông nhấn mạnh rằng quan điểm của chính phủ về sự kiện này sẽ không thay đổi.
Tháng 3 năm 2004, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã nói trong một cuộc họp báo rằng trong thập niên 1990 đã có một cơn bão chính trị tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, trong bối cảnh tan rã của Liên Xô và những thay đổi tận gốc rễ ở Đông Âu. Ông nói rằng Uỷ ban Trung ương Đảng Cộng sản đã thành công trong việc đưa ra chính sách mở cửa ổn định và bảo vệ "Sự nghiệp Chủ nghĩa Xã hội mang màu sắc Trung Quốc".
Năm 2005, Lý Ngao, một nhà hoạt động chính trị Đài Loan và một nhân vật truyền hình nổi tiếng, đã có một bài nói chuyện tại Đại học Bắc Kinh. Ông đã ám chỉ đến cuộc biểu tình năm 1989 khi nhắc tới sự kiện Bonus March[25] tại Hoa Kỳ gần 50 năm trước, trong cuộc Đại Khủng hoảng. Trong bài nói này, ông thêm rằng bất kỳ một chính phủ quốc gia nào trên thế giới đều phải dùng tới sức mạnh quân sự khi quyền lực của họ bị đe doạ.
Tháng 1 năm 2006, Google đã đồng ý kiểm duyệt site của họ tại Trung Quốc đại lục (http://www.google.cn/) để loại bỏ các thông tin về vụ thảm sát trên quảng trường Thiên An Môn năm 1989[28], cũng như các chủ đề khác như Độc lập Tây Tạng, phong trào tinh thần đã bị cấm Pháp Luân Công và Vị thế chính trị Đài Loan. Khi mọi người tìm kiếm các thông tin bị kiểm duyệt đó, sẽ có thông báo sau xuất hiện ở cuối mỗi trang liệt kê kết quả tìm kiếm: "Theo pháp luật pháp quy và chính sách nơi này, một bộ phận kết quả tìm kiếm chưa thể hiển thị". Các bài viết của Wikipedia về cuộc biểu tình năm 1989 cả bằng tiếng Anh và trên Wikipedia Trung văn, là một nguyên nhân dẫn tới sự phong tỏa Wikipedia của chính quyền đại lục.
Ngày 15 tháng 5 năm 2007, lãnh đạo Liên minh Dân chủ về sự Cải tiến ở Hương Cảng ủng hộ Bắc Kinh đã bị nhiều người chỉ trích khi tuyên bố "đó không phải là một vụ thảm sát", bởi không có "phát bắn có chủ đích và bừa bãi nào". Ông nói điều này cho thấy Hương Cảng "chưa đủ chín chắn" khi tin vào những tuyên bố bừa bãi của nước ngoài rằng đã xảy ra một vụ thảm sát. Ông nói vì Hương Cảng thiếu chủ nghĩa yêu nước và tính đồng nhất quốc gia, nên "chưa sẵn sàng cho dân chủ cho tới năm 2022"[29]. Những lời tuyên bố của ông đã bị lên án mạnh mẽ.
Ngày 4 tháng 6 năm 2007, ngày kỷ niệm vụ thảm sát một đoạn quảng cáo với dòng chữ "Để tỏ lòng kính trọng tới những bà mẹ kiên cường của những nạn nhân ngày 4 tháng 6" đã xuất hiện trên Thành Đô vãn báo. Sự việc đang được chính phủ Trung Quốc điều tra, và ban biên tập viên đã bị sa thải[30][31]. Người thư ký thông qua đoạn quảng cáo này được cho là chưa từng nghe về vụ đàn áp ngày 4 tháng 6 và đã được nói rằng nó chỉ đề cập tới ngày kỷ niệm một thảm hoạ hầm mỏ[32].
Lệnh cấm vận vũ khí đã được thảo luận tại một cuộc họp thượng đỉnh Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa-EU tại Hà Lan từ ngày 7 đến ngày 9 tháng 12 năm 2004. Trong khi cuộc họp thượng đỉnh diễn ra, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã tìm cách gia tăng sức ép lên Hội đồng EU để dỡ bỏ lệnh cấm vận khi cảnh báo rằng lệnh này sẽ làm tổn hại tới những mối quan hệ Trung Hoa-EU. Thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc Zhang Yesui gọi lệnh này là "lỗi thời", và ông nói với các nhà báo "nếu lệnh cấm được duy trì, quan hệ song phương chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng". Cuối cùng, Hội đồng Châu Âu vẫn không dỡ bỏ lệnh cấm vận. Người phát ngôn EU Françoise le Bail nói vẫn còn có những lo ngại về cam kết của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về nhân quyền. Nhưng ở thời điểm đó, EU thực sự có cam kết đàn phán để dỡ bỏ lệnh cấm vận.
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tiếp tục gây áp lực đòi dỡ bỏ lệnh này, và một số quốc gia thành viên đã bắt đầu từ bỏ quan điểm của mình. Jacques Chirac đã yêu cầu hủy bỏ lệnh này từ giữa năm 2005. Tuy nhiên, "Luật Chống chia cắt đất nước" của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thông qua tháng 3 năm 2005 đã làm gia tăng căng thẳng giữa hai bờ eo biển Đài Loan, đe dọa những nỗ lực dỡ bỏ cấm vận, và nhiều thành viên Hội đồng Châu Âu đã thay đổi ý định. Các thành viên Hạ viện Hoa Kỳ cũng đã đề xuất những hạn chế trong việc chuyển giao các kỹ thuật quân sự cho EU nếu họ dỡ bỏ lệnh cấm vận. Vì thế Hội đồng Châu Âu không đạt được sự đồng nhất, dù Pháp và Đức vận động cho việc này, lệnh cấm vận vẫn được duy trì.
Anh Quốc nắm chức Chủ tịch EU tháng 7 năm 2005, khiến việc dỡ bỏ lệnh này trong thời gian giữ chức vụ của họ không thể diễn ra. Anh Quốc luôn giữ một số quan điểm trong việc dỡ bỏ cấm vận và muốn để nó sang một bên, hơn là làm xấu đi quan hệ EU-Hoa Kỳ. Các vấn đề khác như sự thất bại của Hiến pháp Châu Âu và sự bất đồng tiếp diễn về Ngân sách Châu Âu cũng như Chính sách Nông nghiệp chung khiến lệnh cấm vận càng ít được chú ý. Anh Quốc muốn dùng chức chủ tịch của mình để tăng cường cải cách bán xỉ trong EU, vì thế việc dỡ bỏ cấm vận càng không có cơ hội xảy ra. Việc José Manuel Barroso trúng cử chức Chủ tịch Ủy ban Châu Âu càng gây khó khăn cho việc dỡ bỏ cấm vận. Tại một cuộc gặp gỡ với các lãnh đạo Trung Quốc hồi giữa tháng 7 năm 2005, ông nói thành tích nhân quyền kém cỏi của Trung Quốc sẽ cản trở bất kỳ thay đổi nào trong lệnh cấm bán vũ khí cho Trung Quốc của EU[33].
Chính trị cũng đã thay đổi tại các quốc gia từng ủng hộ việc dỡ bỏ cấm vận. Schröder thất bại trong cuộc bầu cử liên bang Đức năm 2005 trước Angela Merkel, bà trở thành Thủ tướng ngày 22 tháng 11 năm 2005 - Merkel tỏ rõ quan điểm phản đối việc dỡ bỏ lệnh cấm. Jacques Chirac đã tuyên bố ông không ra tranh cử chức Tổng thống Pháp một lần nữa năm 2007. Người kế nhiệm ông, Nicolas Sarkozy, có khuynh hướng thân Mỹ hơn và cũng không ủng hộ việc dỡ bỏ lệnh cấm.
Ngoài ra, Nghị viện Châu Âu luôn phản đối việc dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí cho Trung Quốc. Dù việc không cần có sự đồng ý của cơ quan này trong việc hủy bỏ lệnh cấm, nhiều người cho rằng điều này phản ánh đúng lòng mong muốn của nhân dân Châu Âu hơn vì đây là cơ quan đại biểu do người dân Châu Âu trực tiếp bầu ra— Hội đồng Châu Âu được chỉ định bởi các quốc gia thành viên. Nghị viện Châu Âu đã nhiều lần phản đối bất kỳ một sự dỡ bỏ lệnh cấm buôn bán vũ khí nào với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa:
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
Trở về trang chính
Hoàng Kim, hoangkim, hoangkimvietnam, Ngọc Phương Nam, Chào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, Khát khao xanh, Dayvahoc, Học mỗi ngày, Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống, Thơ cho con
- Các trận đánh trong đệ nhất thế chiến
- Trận đánh liên quan tới Nga
- Trận đánh liên quan tới Đức
- Trận đánh liên quan tới Áo-Hung
- Những trận đánh lớn trong lịch sử
Sự kiện Thiên An Môn
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Mục từ này về sự kiện xảy ở Quảng trường Thiên An Môn năm 1989. Về sự kiện xảy ra cũng tại nơi này năm 1976, xem Sự kiện Thiên An Môn, 1976.
Sự kiện Thiên An Môn | |||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Quảng trường Thiên An Môn năm 1988. | |||||||||||||
|
|||||||||||||
Các bên trong xung đột dân sự | |||||||||||||
Đảng Cộng sản Trung Quốc Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc |
Sinh viên đại học Công nhân nhà máy Trí thức thành phần khác |
||||||||||||
Nhân vật lãnh đạo | |||||||||||||
Thương và tử vong | |||||||||||||
|
Sự kiện Thiên An Môn | |||
---|---|---|---|
Đám đông biểu tình tụ tập quanh tượng Nữ thần Dân chủ trước quảng trường Thiên An Môn. | |||
Tiếng Trung: | 六四事件 | ||
Nghĩa: | Sự kiện 6-4 (4 tháng 6) | ||
|
|||
Alternative Chinese name | |||
Phồn thể: | 八九民運 | ||
Giản thể: | 八九民运 | ||
Nghĩa: | phong trào ủng hộ dân chủ '89 | ||
|
Mục lục
Tên gọi
Sự kiện được đặt tên theo vị trí diễn ra sự đàn áp phong trào ở Quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Những người biểu tình thuộc nhiều nhóm khác nhau, từ các trí thức tin tưởng rằng chính phủ do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo quá tham nhũng và hà khắc, tới những công nhân thành thị tin rằng cải cách kinh tế Trung Quốc đã đi quá xa dẫn tới lạm phát tăng cao và tình trạng thất nghiệp lan tràn đe dọa cuộc sống của họ.Sau khi những người biểu tình bất chấp kêu gọi giải tán của chính phủ, một sự chia rẽ xảy ra bên trong Đảng cộng sản về việc giải quyết vấn đề với những người biểu tình theo cách nào. Trong những nhóm đang tranh cãi nhau, một phe cứng rắn nổi lên và quyết định đàn áp cuộc biểu tình mà không cần để ý tới những yêu cầu của họ.
Ngày 20 tháng 5, chính phủ tuyên bố thiết quân luật và vào đêm ngày 3 tháng 6, sáng ngày 4 tháng 6, xe tăng và bộ binh quân đội được gửi tới quảng trường Thiên An Môn để đàn áp phong trào và giải tán những người biểu tình. Những ước tính về con số thiệt mạng dân sự khác nhau: 4000-8000 (CIA), 2.600 (Hội Chữ thập đỏ Trung Quốc) và một nguồn chưa được xác định khác là 5.000. Số người bị thương từ 7.000 đến 10.000. Tiếp sau cuộc bạo lực, chính phủ tiến hành nhiều cuộc bắt giữ để đàn áp những người ủng hộ phong trào, cấm đoán báo chí nước ngoài và kiểm soát nghiêm ngặt việc đưa tin các sự kiện của báo chí Trung Quốc. Cuộc đàn áp bằng bạo lực đối với những người biểu tình ở quảng trường Thiên An Môn đã gây nên sự chỉ trích rộng rãi của quốc tế đối với chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa[5].
Tại Trung Quốc, vụ này thường được gọi là Sự kiện mùng 4 tháng 6 (六四事件) hay Phong trào mùng 4 tháng 6 (六四运动). Tên sau được đặt theo tên của hai hành động phản kháng khác cũng xảy ra ở quảng trường Thiên An Môn: Phong trào mùng 4 tháng 5 năm 1919 và Phong trào mùng 5 tháng 4 năm 1976.
Bối cảnh
Tháng 4 năm 1989, khi Hồ Diệu Bang qua đời, dân chúng Trung Quốc đã nhân tang lễ ông, tổ chức nhiều vụ xuống đường biểu tình. Chính thức là để tỏ lòng thương tiếc một người thuộc xu hướng cải cách, song các cuộc biểu tình này thực ra là để phản đối lạm phát và nạn tham nhũng. Vào thời điểm ấy, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô là Mikhail Gorbachyov đến thăm Bắc Kinh sau nhiều năm gián đoạn quan hệ giữa Liên Xô và Trung Quốc.Đây là biến cố quốc tế nên đông đảo truyền thông thế giới có mặt để tường thuật. Các cuộc biểu tình kéo dài khiến lãnh đạo Bắc Kinh lúng túng. Vì muốn thách thức Gorbachyov tiến hành cải cách nên họ không dám ngăn chặn biểu tình, trong khi nhiều đảng viên cao cấp lại tỏ vẻ ủng hộ, thậm chí yểm trợ dân biểu tình.
Đến khi sự việc xảy ra quá tầm kiểm soát của chính quyền thì họ chỉ còn giải pháp là "tắt đèn nổ súng". Triệu Tử Dương muốn can cả hai, chính quyền và dân biểu tình, mà không nổi. Ông xuất hiện lần cuối, giữa đám biểu tình vào ngày 19 tháng 5 năm 1989, với nước mắt lưng tròng và tay cầm loa để nói là mình đến quá trễ.
Hơn 10 ngày sau, quân đội tiến vào thủ đô Bắc Kinh, yêu cầu báo chí rút lui và rạng ngày 4 tháng 6, đám biểu tình bị giải tán, hàng ngàn người bị tàn sát ngay tại Quảng trường Thiên An Môn. Con số chính thức là bao nhiêu thì Bắc Kinh không nói và không ai biết được. Con số bán chính thức từ Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ là 2.600 người.
Những cuộc biểu tình bắt đầu
Những cuộc biểu tình ban đầu chỉ diễn ra trên quy mô nhỏ, ngày 16 và 17 tháng 4, dưới hình thức lễ tang dành cho Hồ Diệu Bang và những yêu cầu Đảng Cộng sản Trung Quốc phải sửa đổi các quan điểm chính thức của họ về ông. Ngày 18 tháng 4, 10.000 sinh viên tiến hành một cuộc biểu tình ngồi tại Quảng trường Thiên An Môn, phía trước Đại lễ đường Nhân dân. Cùng trong buổi chiều ngày hôm đó, vài ngàn sinh viên tụ tập trước Trung Nam Hải, trụ sở chính phủ, yêu cầu gặp mặt các lãnh đạo chính phủ. Họ đã bị lực lượng an ninh giải tán.Những cuộc biểu tình đã có xung lượng sau khi có tin tức về những cuộc xô xát giữa sinh viên và cảnh sát; sinh viên tin rằng truyền thông Trung Quốc đã bóp méo tính chất hành động của họ và nó càng khiến sự kiện được nhiều người ủng hộ hơn dù một tờ báo quốc gia, tờ Khoa học và Kỹ thuật (科技日报) xuất bản ngày 19 tháng 4, có một bài viết về cuộc biểu tình ngồi ngày 18 tháng 4.
Trong đêm ngày 21 tháng 4, ngày trước lễ tang Hồ Diệu Bang, khoảng 100.000 sinh viên đã tuần hành trên Quảng trường Thiên An Môn và tụ tập ở đó trước khi nơi này bị đóng cửa chuẩn bị cho lễ tang. Ngày 22 tháng 4, họ đã yêu cầu gặp mặt thủ tướng Lý Bằng nhưng không được đáp ứng (Lý Bằng là người được đa số cho là đối thủ chính trị của Hồ Diệu Bang). Cùng ngày hôm ấy, những cuộc phản kháng diễn ra tại Tây An (Thiểm Tây) và Trường Sa (Hồ Nam).
Từ 21 tháng 4 tới 23 tháng 4, sinh viên tại Bắc Kinh kêu gọi một cuộc bãi khoá. Những hồi chuông báo động đã gióng lên bên trong chính phủ, họ nhận thức rõ cơn bão chính trị do Sự kiện Thiên An Môn ngày 5 tháng Tư (四五天安门事件 Tứ ngũ Thiên An Môn sự kiện) năm 1976 khi ấy đã được hợp pháp hóa gây ra. Ngày 26 tháng 4, sau một bài diễn văn nội bộ của Đặng Tiểu Bình, tờ báo chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Nhân dân Nhật báo, ra một bài xã luận trang nhất với tiêu đề "Dương cao ngọn cờ phản đối bất kỳ sự xáo động nào" để tìm cách tập hợp công luận sau lưng chính phủ và buộc tội "một số kẻ cơ hội lạc lõng" đang âm mưu gây bất ổn dân sự[6]. Bài báo làm sinh viên nổi giận và vào ngày 27 tháng 4 khoảng 50.000 sinh viên tụ tập trên các đường phố Bắc Kinh, bất chấp lời cảnh báo đàn áp của chính phủ, yêu cầu chính phủ rút lại bài báo.
Tại Bắc Kinh, đa số sinh viên từ nhiều trường cao đẳng và đại học đã tham gia với sự ủng hộ của các giáo sư và giới trí thức khác. Sinh viên khước từ các thành viên chính thức từ các hiệp hội sinh viên do Đảng Cộng sản kiểm soát và lập lên những hiệp hội tự quản của riêng mình. Sinh viên tự coi mình là những người Trung Quốc yêu nước, bởi họ được thừa hưởng giá trị "khoa học và dân chủ" của Phong trào Ngũ Tứ năm 1919. Những cuộc biểu tình cũng khiến mọi người nhớ lại Phong trào Tứ Ngũ (四五运动 Tứ ngũ vận động) cuối cùng đã dẫn tới sự ra đi của bè lũ bốn tên. Ban đầu chỉ có mục đích tưởng niệm Hồ Diệu Bang, người được sinh viên coi là một nhân vật ủng hộ dân chủ, hành động của sinh viên dần phát triển thành phong trào phản đối tham nhũng và yêu cầu tự do báo chí và sự chấm dứt, hay cải cách, sự cầm quyền tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa của Đảng Cộng sản và Đặng Tiểu Bình, người lãnh đạo tối cao trên thực tế của Trung Quốc. Những nỗ lực liên lạc và liên kết với sinh viên và công nhân ở các thành phố khác cũng mang lại một số thành công.
Dù những cuộc biểu tình ban đầu là của sinh viên và giới trí thức, những người cho rằng các cuộc cải cách của Đặng Tiểu Bình vẫn chưa đủ tầm và Trung Quốc cần phải cải cách cả hệ thống chính trị, họ nhanh chóng có được sự ủng hộ của giới công nhân thành thị, những người cho rằng các cuộc cải cách đã đi quá xa. Điều này xảy ra bởi những người lãnh đạo cuộc phản kháng chú trọng vào vấn đề tham nhũng, vấn đề thống nhất cả hai nhóm và bởi sinh viên có thể viện dẫn các nguyên mẫu Trung Quốc của những người trí thức vị tha những người nói ra sự thực với giới cầm quyền.
Không giống những cuộc biểu tình trên Quảng trường Thiên An Môn năm 1987, gồm chủ yếu sinh viên và giới trí thức, các cuộc phản kháng năm 1989 có được sự hỗ trợ to lớn từ giới công nhân thành thị, những người đang lo lắng trước tình trạng lạm phát và tham nhũng ngày càng gia tăng. Tại Bắc Kinh, họ được rất nhiều người ủng hộ. Họ cũng được ủng hộ tại các thành phố lớn ở khắp Trung Quốc Đại lục như Urumqi, Thượng Hải và Trùng Khánh; và sau này là ở Hồng Kông, Đài Loan và các cộng đồng Hoa kiều ở Bắc Mỹ và châu Âu.
Biểu tình leo thang
Ngày 4 tháng 5, xấp xỉ 100.000 sinh viên và công nhân tuần hành ở Bắc Kinh yêu cầu cải cách tự do báo chí và một cuộc đối thoại chính thức giữa chính quyền và các đại biểu do sinh viên bầu ra. Chính phủ khước từ đối thoại, chỉ đồng ý đàm phán với các thành viên được chỉ định từ các tổ chức sinh viên. Ngày 13 tháng 5, hai ngày trước chuyến thăm cấp nhà nước được quảng cáo rầm rộ của vị lãnh đạo Liên Xô có đầu óc cải cách Mikhail Sergeyevich Gorbachyov, những đám đông sinh viên chiếm giữ quảng trường Thiên An Môn và bắt đầu một cuộc tuyệt thực, nhấn mạnh yêu cầu chính phủ rút lui lời cáo buộc đưa ra trong bài xã luận của Nhân dân Nhật báo và tiến hành các cuộc đàm phán với các đại diện sinh viên. Hàng trăm sinh viên tham gia cuộc tuyệt thực và được ủng hộ bởi hàng ngàn sinh viên khác như một phần của nhân dân Bắc Kinh, trong một tuần lễ.Những cuộc biểu tình và bãi khoá bắt đầu xuất hiện tại nhiều trường đại học ở các thành phố khác, nhiều sinh viên đi tới Bắc Kinh tham gia vào cuộc biểu tình. Nói chung các cuộc biểu tình tại Quảng trường Thiên An Môn được tổ chức khá tốt cộng với những cuộc tuần hành hàng ngày của sinh viên từ nhiều trường đại học Bắc Kinh đã thể hiện sự đoàn kết, tẩy chay các lớp học và với những yêu cầu ngày càng gia tăng. Các sinh viên hát "Quốc tế ca", bài thánh ca xã hội chủ nghĩa trên thế giới, trên đường đi tới và tại quảng trường[7]. Sinh viên thậm chí còn thể hiện hành động tôn trọng đáng ngạc nhiên với chính phủ khi cảnh sát đã bắt giữ ba người từ tỉnh Hồ Nam, gồm cả Dụ Đông Nhạc, những người đã ném mực vào bức chân dung lớn của Mao treo tại phía bắc quảng trường[8].
Cuối cùng sinh viên quyết định rằng để duy trì phong trào của họ cần thiết phải tiến hành một cuộc tuyệt thực. Quyết định này của sinh viên là một thời điểm quyết định trong phong trào. Cuộc tuyệt thực bắt đầu tháng 5 năm 1989 và phát triển lên tới "hơn một nghìn người" (Lưu, 1994, 315). Cuộc tuyệt thực khiến sinh viên nhận được sự ủng hộ từ khắp đất nước và "người dân bình thường tại Bắc Kinh cũng tuần hành để bảo vệ những người tham gia tuyệt thực... bởi hành động tuyệt thực và đương đầu với những sự trả đũa của chính phủ đã thuyết phục được những người quan sát rằng sinh viên không chỉ đòi hòi những quyền lợi cá nhân mà còn cho cả nhân dân Trung Quốc" (Calhoun 1994, 113).
Ngày 19 tháng 5 lúc 4 giờ 50 phút sáng, Tổng bí thư Triệu Tử Dương tới quảng trường và đọc một bài diễn văn hối thúc sinh viên chấm dứt cuộc tuyệt thực. Một phần bài diễn văn của ông đã trở thành câu trích dẫn nổi tiếng, khi ông nói, ám chỉ tới thế hệ người lớn tuổi Trung Quốc, "Chúng tôi đã già, nó không còn là vấn đề với chúng tôi nữa." Trái lại, sinh viên còn trẻ và ông hối thúc họ giữ sức khoẻ và không tự hy sinh mình quá dễ dàng như vậy. Chuyến thăm của Triệu Tử Dương tới quảng trường là lần xuất hiện cuối cùng trước công chúng của ông.
Những nỗ lực đàm phán với chính phủ Trung Quốc, ở khu vực văn phòng lãnh đạo Đảng cộng sản Trung Nam Hải ngay cạnh đó, đã thành công một phần. Nhờ chuyến thăm của Gorbachyov, báo chí quốc tế có mặt với số lượng lớn trên Lục địa Trung Quốc. Các bài báo phản ánh sự kiện của họ xuất hiện thường xuyên và nói chung ủng hộ những người phản kháng, nhưng tỏ vẻ bi quan rằng họ sẽ khó đạt mục đích. Tới cuối cuộc biểu tình, ngày 30 tháng 5, một bức tượng Nữ thần Dân chủ được dựng lên trên quảng trường và trở thành biểu tượng cho cuộc biểu tình với toàn thể khán giả truyền hình trên thế giới.
Uỷ ban Thường trực Bộ chính trị, cùng các cựu lãnh đạo đảng (đã nghỉ hưu nhưng vẫn có ảnh hưởng trong chính phủ và trong Đảng), ban đầu, hy vọng rằng các cuộc biểu tình sẽ không kéo dài, hay những biện pháp cải cách trong nước và những cuộc điều tra sẽ làm hài lòng những người phản kháng. Họ hy vọng tránh được bạo lực nếu có thể, và ban đầu dựa vào các cơ quan Đảng để thuyết phục sinh viên từ bỏ cuộc biểu tình và quay lại với việc học tập. Một vật cản lớn với hành động ngăn chặn là chính giới lãnh đạo lại ủng hộ nhiều yêu cầu của sinh viên, đặc biệt với những lo ngại trước tình trạng tham nhũng. Tuy nhiên, một vấn đề lớn là các cuộc phản kháng liên quan tới nhiều giới với nhiều mục tiêu khác nhau và vì thế chính phủ không biết phải đàm phán với ai, và những yêu cầu của những người biểu tình là gì. Sự lẫn lộn và thiếu quả quyết trong số những người phản kháng cũng phản ánh sự lẫn lộn và thiếu quả quyết bên trong chính phủ. Tờ Nhân dân Nhật Báo đã đề cập tới tình trạng thiếu quả quyết này và thường thay đổi quan điểm giữa ủng hộ và lên án những người biểu tình.
Trong giới lãnh đạo hàng đầu, Tổng bí thư Triệu Tử Dương ủng hộ mạnh mẽ một cách tiếp cận mềm dẻo với những người biểu tình trong khi Lý Bằng được coi là người muốn đàn áp. Cuối cùng, quyết định đàn áp được một nhóm lãnh đạo lớn tuổi trong đảng, những người coi sự từ bỏ quản lý độc đảng là sự quay trở lại với tình trạng hỗn loạn thời Cách mạng Văn hóa[cần dẫn nguồn]. Dù đa số những thành viên đó không có vị trí chính thức, họ vẫn kiểm soát được quân đội. Đặng Tiểu Bình là chủ tịch Uỷ ban Quân sự Trung ương và có thể tuyên bố thiết quân luật; Dương Thượng Côn là chủ tịch nước, tuy chỉ là một chức vụ mang tính biểu tượng theo Hiến pháp năm 1982, nhưng về pháp lý là Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang. Những lãnh đạo lớn tuổi tin rằng những cuộc biểu tình kéo dài là một mối đe doạ tới sự ổn định của đất nước. Những người biểu tình bị coi là công cụ ủng hộ cho "chủ nghĩa tự do tư sản" đang đứng núp phía sau, cũng như là công cụ của các phe phái trong đảng muốn thực thi hơn nữa các tham vọng cá nhân của họ[cần dẫn nguồn].
Trên toàn quốc và ở bên ngoài Trung Quốc đại lục
Buổi đầu phong trào, truyền thông Trung Quốc có cơ hội hiếm hoi để thông tin một cách tự do và chính xác. Đa số họ được tự do viết và thông báo sự kiện đang diễn ra vì không bị các cơ quan địa phương và chính phủ quản lý. Tin tức nhanh chóng lan rộng trên khắp lục địa. Theo báo cáo của truyền thông Trung Quốc, sinh viên và công nhân tại hơn 400 thành phố, gồm cả các thành phố tại Nội Mông, cũng tổ chức lại và bắt đầu phản kháng[9]. Mọi người cũng kéo tới thủ đô để gia nhập cuộc phản kháng tại Quảng trường Thiên An Môn.Sinh viên đại học tại Thượng Hải cũng xuống đường để kỷ niệm cái chết của Hồ Diệu Bang và phản đối một số chính sách của chính phủ. Trong nhiều trường hợp, họ được sự ủng hộ của các uỷ ban đảng của trường. Giang Trạch Dân, khi ấy là bí thư đảng uỷ thành phố, diễn thuyết trước các sinh viên, bày tỏ sự cảm thông bởi ông cũng từng là một sinh viên hoạt động tích cực trước năm 1949. Cùng lúc ấy, ông nhanh chóng hành động điều các lực lượng cảnh sát tới kiểm soát đường phố và thanh trừng các lãnh đạo Đảng Cộng sản ủng hộ sinh viên.
Ngày 19 tháng 4, các biên tập viên tờ Thế giới kinh tế đạo báo, một tạp chí có khuynh hướng cải cách, quyết định xuất bản, trong số 439 ngày 24 tháng 4, một mục bình luận về Hồ Diệu Bang. Bên trong là một bài viết của Nghiêm Gia Kỳ, với lời lẽ ủng hộ những sinh viên phản kháng tại Bắc Kinh ngày 18 tháng 4, và kêu gọi đánh giá lại việc thanh trừng ông năm 1987. Ngày 21 tháng 4, một quan chức Đảng tại Thượng Hải đã yêu cầu tổng biên tập, Khâm Bản Lập, thay đổi một số đoạn. Khâm Bản Lập từ chối và Trần phải quay sang Giang Trạch Dân, người yêu cầu kiểm duyệt bài báo. Tới thời điểm ấy, đợt báo in đầu tiên đã được phát hành. Số còn lại được xuất bản với một trang trống[10]. Ngày 26 tháng 4, Nhân dân Nhật báo xuất bản bài xã luận lên án cuộc phản kháng của sinh viên. Giang hành động theo hướng này và đình chỉ chức vụ của Khâm Bản Lập. Ông nhanh chóng nổi lên nắm quyền lực sau khi quả quyết dẹp yên những cuộc biểu tình năm 1989.
Tại Hương Cảng, ngày 27 tháng 5 năm 1989, hơn 300.000 người đã tụ họp tại trường đua ngựa Bào Mã Địa trong một sự kiện được gọi là "Những bài hát dân chủ dành cho Trung Quốc". Nhiều nhân vật nổi tiếng người Hồng Kông và Đài Loan đã cùng hát và thể hiện sự ủng hộ của họ với các sinh viên tại Bắc Kinh. Hôm sau, ngày 28 tháng 5, một đám diễu hành do Martin Lee, Szeto Wah và nhiều người khác dẫn đầu đã đi suốt hòn đảo Hồng Kông; 1.5 triệu người đã tham gia.
Cũng có những cuộc biểu tình tại Đài Loan. Chính phủ đã thông qua một điều luật cho rằng họ sẽ cung cấp một hộ chiếu Trung Hoa Dân quốc và hỗ trợ tài chính cho bất kỳ người Trung Quốc nào từ bỏ hộ chiếu Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Trên khắp thế giới, ở những nơi có nhiều người Trung Quốc sinh sống, những cuộc tụ tập và tuần hành diễn ra. Nhiều chính phủ, như Hoa Kỳ, Nhật Bản... cũng đưa ra những cảnh báo, khuyến cáo công dân nước mình không tới Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Chính phủ giải tán cuộc biểu tình
Dù chính phủ đã tuyên bố thiết quân luật ngày 20 tháng 5, việc quân đội tiến vào Bắc Kinh vẫn không thể diễn ra bởi những đám đông người phản kháng, và quân đội cuối cùng nhận được lệnh rút lui. Trong lúc ấy, những cuộc biểu tình vẫn tiếp diễn. Cuộc tuyệt thực đang tiến dần tới tuần thứ ba và chính phủ đã giải quyết được nó trước khi có những người phải chết vì đói. Sau các cuộc bàn cãi trong giới lãnh đạo cộng sản, việc sử dụng lực lượng quân đội giải quyết khủng hoảng được đưa ra và dẫn tới một sự chia rẽ sâu sắc trong Bộ chính trị. Tổng thư ký Triệu Tử Dương bị gạt khỏi ban lãnh đạo chính trị vì ông ủng hộ hành động phản kháng của sinh viên. Quân đội cũng không thống nhất trong việc giải quyết vấn đề và thừa nhận không ủng hộ trực tiếp việc sử dụng vũ lực, khiến giới lãnh đạo phải tìm kiếm các cá nhân muốn thực hiện mệnh lệnh của họ[cần dẫn nguồn].Binh sĩ và xe tăng thuộc Quân đoàn 27 và 28 Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc được gửi tới kiểm soát thành phố. Quân đoàn 27 nằm dưới quyền chỉ huy của một sĩ quan có quan hệ với Dương Thượng Côn. Trong một cuộc họp báo, Tổng thống Hoa Kỳ George H. W. Bush đã thông báo những lệnh trừng phạt với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, sau những lời kêu gọi hành động từ phía các thành viên Nghị viện như Thượng nghị sĩ Jesse Helms. Tổng thống Bush cho rằng thông tin tình báo ông nhận được cho thấy một số chia rẽ trong giới chỉ huy quân sự Trung Quốc, và thậm chí cả khả năng những vụ xung đột bên trong quân đội trong những ngày đó. Các báo cáo tình báo cũng cho thấy các đơn vị thuộc Quân đoàn 27 và 28 đã được đưa tới từ các tỉnh bên ngoài bởi các đơn vị địa phương của Quân đội Giải phóng Nhân dân được cho là có cảm tình với những người phản kháng và nhân dân trong thành phố. Các phóng viên miêu tả các binh sĩ thuộc Quân đoàn 27 là nhân tố chủ chốt gây thương vong cho dân thường. Sau cuộc tấn công vào quảng trường, Quân đoàn 27 được cho là đã thiết lập các địa điểm phòng thủ tại Bắc Kinh - không phải là kiểu bố trí phòng ngự trước các cuộc tấn công của nhân dân, mà trước những cuộc tấn công của các đơn vị quân đội khác. Mặt khác, Quân đoàn 38 sở tại, được cho là có cảm tình với lực lượng phản kháng. Họ không được cung cấp đạn dược và được cho là đã tự đốt các xe cộ của mình khi từ bỏ chúng để tham gia cuộc phản kháng.[cần dẫn nguồn]
Hành động xâm nhập thành phố của quân đội bị nhiều công dân Bắc Kinh phản đối kịch liệt. Những người biểu tình đốt cháy các xe buýt và sử dụng chúng làm phương tiện cản bước quân đội. Cuộc chiến tiếp tục diễn ra trên các đường phố bao quanh quảng trường, nhiều người phản kháng được cho là đã tiến về phía Quân đội Giải phóng Nhân dân và xây dựng các luỹ bằng xe cộ, trong khi quân đội tìm cách giải toả vật cản bằng hơi cay, súng và xe tăng. Nhiều người bị thương đã được các lái xe đang ở trong vùng trống giữa binh sĩ và các đám đông cứu thoát, đưa tới bệnh viện. Sau cuộc tấn công vào quảng trường, chương trình truyền hình trực tiếp về sự kiện cho thấy nhiều người mang băng đen trên tay phản đối hành động của chính phủ, tụ tập ở nhiều đại lộ đốt cháy các chiến luỹ. Trong lúc ấy, Quân đội Giải phóng Nhân dân thiết lập một cách có hệ thống các điểm kiểm soát bên ngoài thành phố, lùng bắt những người phản kháng và phong toả các khu vực trường đại học.
Ngay bên trong quảng trường, đã có một cuộc tranh luận giữa những người muốn rút lui hòa bình, gồm Hàn Đông Phương, và những người muốn tiếp tục ở lại, như Sài Linh. Cuộc tấn công vào quảng trường bắt đầu lúc 10 giờ 30 phút tối ngày 3 tháng 6, khi xe bọc thép và quân đội vũ trang với lưỡi lê tiến vào từ nhiều hướng đi theo sau là máy ủi và xe bọc thép. Những chiếc xe bọc thép chạy trên đường, bắn thẳng về phía trước và xung quanh, có lẽ đã giết hại và làm bị thương cả một số binh sĩ. Phóng viên BBC Kate Adie đã nhắc đến hành động "bắn bừa bãi" của quân đội bên trong quảng trường. Các sinh viên chạy trốn trong các xe buýt bị các nhóm binh sĩ lôi ra và đánh đập bằng dùi cui. Những sinh viên đang tìm cách rời khỏi quảng trường cũng bị binh sĩ bao vây và đánh đập. Các lãnh đạo cuộc phản kháng bên trong quảng trường, nơi một số người đang tìm các thiết lập các luỹ ngăn xe bọc thép, được cho là đã "van xin" các sinh viên không sử dụng vũ khí (như chai xăng) chống lại quân lính đang tiến tới. Nhiều tiếng la hét của các sinh viên vang lên: "Sao các anh lại giết chúng tôi?". 4 giờ sáng ngày 4 tháng 6, xe tăng tràn vào quảng trường, cán nát các xe cộ và cả người trên đường di chuyển. Tới 5 giờ 40, quảng trường đã bị dẹp tan.
Cuộc đàn áp biểu tình đã trở thành bất tử trong truyền thông phương Tây với đoạn video và những bức ảnh nổi tiếng về một người đàn ông đơn độc mặc áo sơ mi trắng đứng trước một đoàn xe tăng đang tiến vào Quảng trường Thiên An Môn. Được chụp ngày 5 tháng 6 khi đoàn xe đang đi trên giao lộ thuộc Đại lộ Trường An, với hình ảnh một người không vũ khí đứng ở giữa đường, cản bước đoàn xe tăng. Anh ta được cho là đã nói: "Tại sao các anh lại ở đây? Các anh không mang lại gì ngoài sự nghèo khổ." Khi người lính lái tăng tìm cách đi vòng tránh, "Người biểu tình vô danh" tiếp tục cản đường. Anh ta tiếp tục đứng trước đoàn tăng trong một khoảng thời gian, sau đó leo lên tháp pháo chiếc xe dẫn đầu và nói chuyện với những người lính bên trong. Sau khi quay về vị trí chặn đường, anh ta bị những người xung quanh kéo ra, có lẽ họ sợ anh ta sẽ bị bắn hay bị đè nát. Time Magazine đã đặt cho anh cái tên "Người biểu tình vô danh" và sau này coi anh là một trong 100 người có ảnh hưởng nhất thế kỷ 20. Bản tin ngắn trên tờ Sunday Express của Anh đã cho rằng đây là sinh viên Vương Duy Lâm, 19 tuổi, tuy nhiên, sự chân thực của tin này còn đang bị nghi ngờ. Điều gì đã xảy ra với "Người biểu tình vô danh" sau cuộc phản kháng vẫn chưa được biết. Trong một bài phát biểu trước President's Club năm 1999, Bruce Herschensohn — cựu phó trợ lý đặc biệt của Tổng thống Richard Nixon — đã thông báo rằng anh ta đã bị hành quyết 14 ngày sau đó. Trong cuốn Red China Blues: My Long March from Mao to Now (Những nỗi buồn Trung Quốc Cộng sản: Cuộc Trường chinh của tôi từ Mao tới Hiện tại), Jan Wong đã viết rằng người này vẫn đang sống và giấu mặt tại Trung Quốc đại lục. Trong Tử Cấm Thành, tác gia viết cho trẻ em người Canada William Bell tuyên bố rằng người đàn ông đó tên là Vương Ái Dân và đã bị giết hại ngày 9 tháng 6 sau khi bị bắt giam. Tuyên bố chính thức cuối cùng từ phía chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về "Người biểu tình vô danh" là của Giang Trạch Dân trong một cuộc phỏng vấn năm 1990 với Barbara Walters; khi được hỏi về "Người biểu tình vô danh", Giang đã trả lời "chàng thanh niên đó không bao giờ, không bao giờ bị giết."
Sau cuộc đàn áp tại Bắc Kinh ngày 4 tháng 6, những cuộc phản kháng tiếp tục diễn ra ở Trung Quốc lục địa trong nhiều ngày nữa. Có những cuộc biểu tình lớn tại Hồng Kông, nơi người dân mặc đồ đen tham gia biểu tình. Có những cuộc biểu tình tại Quảng Châu, và có những cuộc biểu tình lớn tại Thượng Hải và một cuộc tổng đình công. Cũng có những cuộc biểu tình tại các nước khác với nhiều người đeo băng tang đen. Tuy nhiên, chính phủ nhanh chóng giành lại quyền kiểm soát. Dù không có thông báo về những vụ giết hại với số lượng lớn khi các cuộc biểu tình chấm dứt ở những thành phố khác, một cuộc thanh trừng chính trị đã diễn ra trong đó các quan chức chịu trách nhiệm về việc tổ chức hay tha thứ cho những cuộc biểu tình đều bị mất chức, và các lãnh đạo cuộc biểu tình bị tống giam.
Số người chết
Số người chết và bị thương trong vụ này vẫn chưa rõ ràng vì những sự khác biệt lớn giữa những ước tính khác nhau. Chính phủ Trung Quốc không bao giờ đưa ra dữ liệu chính thức chính xác hay danh sách những người chết.Chính phủ Trung Quốc vẫn cho rằng không có người chết bên trong quảng trường, dù những đoạn video được quay ở thời điểm đó cho thấy có những tiếng đạn bắn. Uỷ ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và Quốc vụ viện tuyên bố rằng "hàng trăm binh sĩ Quân đội Giải phóng Nhân dân đã chết và số người bị thương còn nhiều hơn thế"[cần dẫn nguồn]. Yuan Mu, phát ngôn viên Quốc vụ viện, đã nói tổng cộng khoảng 300 người chết, đa số họ là các binh sĩ, cùng với một số người được ông miêu tả là "những tên lưu manh"[11]. Theo Trần Hy Đồng, thị trưởng Bắc Kinh, 200 dân thường và vài chục binh sĩ thiệt mạng[12]. Các nguồn khác cho rằng 3.000 thường dân và 6.000 binh sĩ bị thương[13]. Tháng 5 năm 2007, thành viên Chính hiệp Toàn quốc Trung Quốc tại Hương Cảng, Chang Ka-mun, nói 300 tới 600 người bị giết tại quảng trường Thiên An Môn. Ông cho rằng "có những kẻ sát nhân vũ trang những người không phải là sinh viên"[14].
Tuy nhiên, các nhà báo nước ngoài, những người chứng kiến vụ việc đã tuyên bố có ít nhất 3.000 người chết. Một số bảng liệt kê con số thương vong do những nguồn bí mật cung cấp cho thấy con số lên tới 5.000[15].
Thống kê và ước tính từ nhiều nguồn và nhóm khác nhau cho thấy:
- 4.000 tới 6.000 thường dân chết - Edward Timperlake[16]
- 2.600 đã chết chính thức vào buổi sáng ngày 4 tháng 6 (sau này bị bác bỏ) - Hội Chữ thập đỏ Trung Quốc[12]. Một nhân viên Chữ thập Đỏ Trung Quốc giấu tên ước tính rằng tổng cộng 5.000 người chết và 30.000 bị thương[17]
- 1.000 người chết - Ân xá Quốc tế[12]
- 7.000 người chết (6.000 thường dân 1.000 binh sĩ) - tình báo NATO[16]
- Tổng cộng 10.000 người chết - các ước tính của Khối Xô viết[16]
- Hơn 3.700 người chết, gồm cả những người mất tích hoặc chết một cách bí mật hoặc những người từ chối được điều trị y tế - một người đào tẩu từ Quân đội Giải phóng Nhân dân nêu ra một tài liệu mật trong giới sĩ quan[16]
- 186 thường dân có tên tuổi được xác nhận đã chết vào cuối tháng 6 năm 2006 - Giáo sư Đinh Tử Lâm[18]
Hậu quả
Những vụ bắt giữ và thanh trừ
Trong và sau cuộc biểu tình, chính quyền đã tìm cách bắt giữ và truy tố một số sinh viên lãnh đạo Phong trào Dân chủ Trung Quốc, đáng chú ý nhất là Vương Đan, Sài Linh, Triệu Thường Thanh và Örkesh Dölet (ئۆركەش دۆلەت). Vương Đan đã bị bắt, kết án và tống giam, sau đó đã được phép di cư tới Hoa Kỳ vì lý do y tế. Vì là gương mặt kém nổi bật hơn của phong trào, Triệu Thường Thanh đã được thả chỉ sau sáu tháng ngồi tù. Tuy nhiên, anh ta một lần nữa bị tống giam vì tiếp tục yêu cầu cải cách chính trị tại Trung Quốc. Örkesh Dölet bỏ trốn sang Đài Loan. Anh ta đã lập gia đình và làm việc như một nhà bình luận chính trị trên kênh truyền hình quốc gia Đài Loan[cần dẫn nguồn]. Sài Linh bỏ trốn sang Pháp, và sau đó tới Hoa Kỳ.Các hoạt động biểu tình nhỏ hơn tiếp tục diễn ra ở các thành phố khác trong vài ngày. Một số cán bộ các trường đại học và sinh viên, những người đã chứng kiến các vụ giết hại tại Bắc Kinh đã tổ chức lại hay khuyến khích khác sự kiện tưởng nhớ khi họ quay về. Tuy nhiên, những hành động đó nhanh chóng bị dập tắt, và những người tổ chức bị thanh trừng.
Giới chức Trung Quốc nhanh chóng xét xử và hành quyết nhiều công nhân bị bắt giữ tại Bắc Kinh. Trái lại, các sinh viên - nhiều người trong số họ xuất thân từ các gia đình có ảnh hưởng và có quan hệ tốt với chính quyền - bị kết án nhẹ hơn. Thậm chí Vương Đan, lãnh đạo sinh viên và là người đứng đầu trong danh sách truy nã, cũng chỉ bị kết án bảy năm tù. Tuy thế, nhiều sinh viên và cán bộ các trường đại học bị ghi vào sổ đen chính trị, một số người không bao giờ được bổ dụng lần nữa.
Giới lãnh đạo Đảng trục xuất Triệu Tử Dương khỏi Ủy ban Thường trực Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, vì ông phản đối thiết quân luật, Triệu Tử Dương bị quản thúc tại gia cho tới khi chết. Hồ Khởi Lập, một thành viên khác của Uỷ ban thường trực Bộ chính trị phản đối thiết quân luật bị tước quyền bỏ phiếu, và cũng bị trục xuất khỏi uỷ ban. Tuy nhiên, ông vẫn giữ được đảng tịch, và sau khi "thay đổi quan điểm", được tái bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Công nghiệp Máy xây dựng và Điện tử. Những lãnh đạo Trung Quốc có đầu óc cải cách khác như Vạn Lý bị quản thúc tại gia ngay lập tức khi ra khỏi máy bay sau một chuyến công du nước ngoài bị cắt ngắn tại Sân bay Quốc tế Thủ đô Bắc Kinh, với lời giải thích chính thức vì "các lý do sức khoẻ". Khi Vạn Lý được bãi bỏ quản thúc tại gia sau khi "đã thay đổi ý kiến" ông ta, giống như Kiều Thạch, được chuyển tới một ví trí khác tương đương nhưng chỉ có thực quyền nghi lễ.
Sự kiện này giúp Giang Trạch Dân - khi ấy là thị trưởng Thượng Hải và không liên quan tới sự kiện này - trở thành Chủ tịch Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Các thành viên chính phủ đã chuẩn bị một sách trắng giải thích quan điểm của chính phủ về những cuộc biểu tình. Một nguồn không được tiết lộ bên trong chính phủ Trung Quốc đã đưa lậu văn bản ra khỏi Trung Quốc và Public Affairs đã xuất bản nó vào tháng 1 năm 2001 với tên gọi Tiananmen Papers (Hồ sơ Thiên An Môn). Hồ sơ này bao gồm một đoạn trích từ câu nói của cựu lãnh đạo Đảng Vương Chấn ám chỉ sự đối phó với cuộc biểu tình của chính phủ.
Hai phóng viên đưa tin về sự kiện này ngày 4 tháng 6 trong bản tin hàng ngày lúc 19 giờ (7 giờ tối) trên Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc đã bị sa thải bởi họ thể hiện tình cảm đau xót. Ngô Tiểu Dũng, con trai một thành viên Uỷ ban Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc, và cựu bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc và phó thủ tướng Ngô Học Khiêm bị đuổi khỏi Ban tiếng Anh Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc. Tiền Lý Nhân, giám đốc Nhân dân Nhật báo (tờ báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc), cũng bị huyền chức vì các bài viết bày tỏ cảm tình với các sinh viên trên tờ báo này.
Phản ánh của truyền thông
Những vụ biểu tình tại Quảng trường Thiên An Môn gây ảnh hưởng rất nhiều tới danh tiếng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại phương Tây. Truyền thông phương Tây đã được mời tới để đưa tin cuộc viếng thăm của Mikhail Sergeyevich Gorbachyov trong tháng 5, và vì thế họ có cơ hội tuyệt vời để đưa tin trực tiếp về cuộc đàn áp của chính phủ thông qua các mạng lưới như BBC và CNN. Những người phản kháng cũng nắm lấy cơ hội này, tạo ra các biểu ngữ và biểu tượng được thiết kế đặc biệt cho khán giả truyền hình quốc tế. Việc đưa tin càng dễ dàng hơn nhờ những cuộc xung đột gay gắt trong chính phủ Trung Quốc về cách giải quyết vấn đề. Vì thế báo chí không bị ngăn cản ngay lập tức.Sau này tất cả các mạng truyền thông quốc tế đều bị ra lệnh ngừng đưa tin từ thành phố trong cuộc đàn áp khi chính phủ ngăn cấm tất cả các cuộc truyền tin qua vệ tinh. Các phóng viên đã tìm cách lách luật, đưa tin qua điện thoại. Những đoạn phim nhanh chóng được đưa lậu ra khỏi Trung Quốc, gồm cả hình ảnh "Người biểu tình vô danh". Mạng truyền thông duy nhất ghi được một số hình ảnh trong đêm là TVE[19][20].
Phóng viên CBS Richard Roth và người quay phim của mình đã bị tống giam trong cuộc đàn áp. Roth bị bắt khi đang đưa tin từ quảng trường qua điện thoại di động. Với giọng nói như đang phát điên, mọi người nghe được anh ta kêu những tiếng giống như "Ôi, không! Ôi, không!" trước khi điện thoại bị tắt. Sau này anh ta đã được thả ra, chỉ bị thương nhẹ trên mặt sau một cuộc ẩu đả với các nhân viên an ninh Trung Quốc đang tìm cách tịch thu chiếc điện thoại. Roth sau này đã giải thích thực tế anh ta nói, "Đi thôi!"
Những hình ảnh về vụ biểu tình - cùng với sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản xảy ra cùng thời gian ấy tại Liên bang Xô viết và Đông Âu - đã góp phần mạnh mẽ hình thành nên các quan điểm và chính sách của phương Tây với Trung Quốc trong thập niên 1990 và trong cả thế kỷ 21. Các sinh viên biểu tình nhận được nhiều cảm tình từ phương Tây. Hầu như ngay lập tức, cả Hoa Kỳ và Cộng đồng Kinh tế Châu Âu thông báo một lệnh cấm vận vũ khí, và hình ảnh một quốc gia đang cải cách cũng như một đồng minh giá trị chống lại Liên bang Xô viết của Trung Quốc đã bị thay thế bằng một chế độ độc tài. Các cuộc phản kháng tại Thiên An Môn thường dẫn tới các cuộc tranh luận về tự do hóa thương mại với Trung Quốc lục địa và bởi Blue Team của Hoa Kỳ như một bằng chứng rằng chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là một mối đe doạ với hòa bình thế giới và các lợi ích của Hoa Kỳ.
Trong giới sinh viên Hoa kiều, các cuộc phản kháng tại Thiên An Môn đã dẫn tới việc thành lập các mạng lưới tin tức Internet như China News Digest và Tổ chức phi chính phủ China Support Network. Như một hậu quả từ sự kiện Thiên An Môn, các tổ chức như China Alliance for Democracy (Liên minh Trung Quốc vì Dân chủ) và Hiệp hội Tự trị Sinh viên và Học giả Trung Quốc đã được thành lập, dù các tổ chức này có ít ảnh hưởng chính trị từ sau thời gian giữa thập niên 1990.
Nhận thức của phương Tây
Các học giả đã chỉ ra rằng tuy nhiều người ở Châu Âu và Châu Mỹ đánh giá các sự kiện đó theo các quan điểm văn hóa của riêng họ, phong trào này không tách biệt khỏi văn hóa Trung Quốc là khởi nguồn của nó. Đây không phải là một cuộc thể hiện của chủ nghĩa tự do tư sản mang hơi hướng dân chủ kiểu phương Tây[21]. Như một nhà sử học đã lưu ý "Các sinh viên đưa nguyên tắc thống nhất lên trên tất cả các quy luật chính khác, trong khi nhận thức về dân chủ của họ không cho phép một sự cạnh tranh tự do giữa các ý tưởng khác nhau và chính nó mang khuynh hướng chủ nghĩa ưu thế. Theo nhiều cách các sinh viên trong sự kiện năm 1989, như các học giả Khổng giáo truyền thống, tiếp tục chấp nhập rằng quyền chỉ huy xã hội thuộc về một nhóm ưu thế có đạo đức và có giáo dục"[21]. Một poster được treo lên trong những cuộc biểu tình tháng 4 thể hiện tình cảm chung của những người biểu tình rằng người dân nông thôn không phải là lực lượng nắm quyền lực hàng đầu mà "ít nhất các công dân đô thị, các trí thức và các thành viên Đảng Cộng sản đã sẵn sàng cho dân chủ như bất kỳ một công dân nào sẵn sàng sống trong các xã hội dân chủ. Vì thế chúng ta phải tiến hành dân chủ toàn diện bên trong Đảng Cộng sản và bên trong các vùng đô thị"[21]. Chủ nghĩa ưu thế thành thị này đã làm ảnh hưởng tới việc khuấy động phong trào tại các vùng nông thôn[21].Ảnh hưởng trên các khuynh hướng chính trị trong nước
Các cuộc biểu tình trên Quảng trường Thiên An Môn đã làm mất đi quan niệm tự do hóa chính trị đang phát triển trong dân chúng hồi cuối thập niên 1980; vì thế, nhiều cải cách dân chủ được đề xuất trong thập niên 1980 đã bị bãi bỏ. Dù có đã có một số quyền tự do cá nhân được ban hành từ thời điểm đó, những cuộc tranh luận về những sự thay đổi cơ cấu trong chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và vai trò của Đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn là một chủ đề cấm kỵ.Tại Hồng Kông, các cuộc biểu tình trên Quảng trường Thiên An Môn đã dẫn tới những lo ngại rằng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sẽ không thực hiện các cam kết một quốc gia, hai chế độ khi nhận lại hòn đảo này năm 1997. Một hậu quả của nó là việc vị toàn quyền mới, Chris Patten, đã tìm cách mở rộng quyền cho Hội đồng Lập pháp Hồng Kông dẫn tới sự xích mích với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Đã có những cuộc thắp nến tưởng niệm thu hút hàng chục nghìn người ở Hồng Kông hàng năm từ năm 1989 và những cuộc tưởng niệm đó vẫn tiếp tục diễn ra sau khi quyền lực đã được chuyển giao cho Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1997.
Những cuộc phản kháng cũng đánh dấu một sự thay đổi trong các quy ước chính trị, là đầu mối của các chính sách tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Trước cuộc phản kháng, theo hiến pháp năm 1982, Chủ tịch nước chủ yếu chỉ là một chức vụ mang tính biểu tượng. Theo quy ước, quyền lực được phân chia giữa ba chức vụ Chủ tịch, Thủ tướng và Tổng thư ký Đảng Cộng sản Trung Quốc, mỗi người trong số họ đều đại diện cho một nhóm khác nhau, nằm ngăn chặn sự độc quyền thái quá kiểu Mao Trạch Đông. Tuy nhiên, sau khi Dương Thượng Côn sử dụng quyền lực người đứng đầu nhà nước của mình để huy động quân đội, chức Chủ tịch một lần nữa lại là chức vụ nắm quyền lực thực sự. Vì thế, Chủ tịch nước đồng thời là Tổng thư ký Đảng cộng sản Trung Quốc, và được coi là người nắm quyền thực sự.
Năm 1989, cả quân đội Trung Quốc và cảnh sát Bắc Kinh đều không có phương tiện chống bạo động thích hợp, như đạn cao su, hơi cay vẫn thường được sử dụng ở phương Tây đối phó với các cuộc bạo loạn[22]. Sau các cuộc biểu tình trên Quảng trường Thiên An Môn, cảnh sát chống bạo động tại các thành phố Trung Quốc đã được trang bị các vũ khí không gây chết người để kiểm soát bạo loạn.
Ảnh hưởng kinh tế
Các cuộc biểu tình Thiên An Môn không đánh dấu sự chấm dứt của cải cách kinh tế. Như một hậu quả trực tiếp sau những cuộc phản kháng, phe bảo thủ trong Đảng Cộng sản Trung Quốc tìm cách xoá bỏ một số cải cách thị trường tự do đang được tiến hành như một phần của cải cách kinh tế Trung Quốc, và tái lập quyền kiểm soát hành chính với nền kinh tế. Tuy nhiên, những nỗ lực này đã gặp phải sự phản đối kiên quyết của các quan chức địa phương và đã hoàn toàn mất tác dụng hồi đầu thập niên 1990 sau sự sụp đổ của Liên bang Xô viết và chuyến đi về phương nam của Đặng Tiểu Bình. Sự tiếp tục của cải cách kinh tế dẫn tới tăng trưởng kinh tế trong thập niên 1990, cho phép chính phủ giành lại hầu hết sự ủng hộ của dân chúng mà họ đã mất năm 1989. Ngoài ra, không một lãnh đạo nào hiện nay của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đóng vai trò chủ chốt trong quyết định đàn áp biểu tình, và một gương mặt chính trị quan trọng là Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã từng là trợ thủ của Triệu Tử Dương tháp tùng ông tới gặp các sinh viên biểu tình.Các lãnh đạo cuộc biểu tình tại Thiên An Môn không thể lập ra một phong trào hay một ý thức hệ chặt chẽ có khả năng tồn tại sau khoảng giữa thập niên 1990. Đa số lãnh đạo sinh viên đều xuất thân từ tầng lớp khá cao trong xã hội và được coi là ngoài tầm với của người dân thường. Một số trong số họ là những người theo chủ nghĩa xã hội và muốn đưa Trung Quốc trở về với con đường của chủ nghĩa xã hội. Nhiều tổ chức bắt đầu xuất hiện sau sự kiện Thiên An Môn nhanh chóng tan rã vì những cuộc đấu đá lẫn nhau. Nhiều nhà hoạt động dân chủ ở nước ngoài ủng hộ việc hạn chế thương mại với Trung Quốc đại lục dần mất tần ảnh hưởng cả trong và ngoài Trung Quốc. Một số tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Hoa Kỳ, với mục tiêu đưa cải cách dân chủ vào Trung Quốc không ngừng đưa ra các cáo buộc vi phạm nhân quyền tại Trung Quốc vẫn còn đó. Một trong những tổ chức lâu đời và có ảh hưởng nhất là China Support Network (CSN), được thành lập năm 1989 bởi một nhóm nhà hoạt dộng người Mỹ và Trung Quốc sau sự kiện Quảng trường Thiên An Môn.
Một hố sâu ngăn cách thế hệ
Lớn lên với ít kỷ niệm về sự kiện Quảng trường Thiên An Môn năm 1989 và không biết gì về cuộc Cách mạng Văn hóa, nhưng lại được tận hưởng sự thịnh vượng và tầm ảnh hưởng ngày càng tăng của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đang có trên trường quốc tế cũng như trước những khó khăn nước Nga đang gặp phải từ cuối cuộc Chiến tranh Lạnh, nhiều người Trung Quốc không còn coi việc tự do hóa chính trị là một vấn đề bức thiết nữa, thay vào đó là những chuyển đổi từ từ sang sự dân chủ hóa[cần dẫn nguồn]. Nhiều thanh niên Trung Quốc, trước sự trỗi dậy của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, hiện quan tâm nhiều hơn tới phát triển kinh tế, chủ nghĩa quốc gia, bảo vệ môi trường, việc duy trì tầm ảnh hưởng trên các sự kiện quốc tế và nhận thức những sự yếu kém của chính phủ như trong vấn đề Vị thế chính trị Đài Loan hay quần đảo Điếu Ngư (Nhật Bản gọi là quần đảo Senkaku) đang tranh cãi với Nhật Bản[cần dẫn nguồn].Trong giới trí thức ở Trung Hoa lục địa, dấu ấn của các cuộc biểu tình trên Quảng trường Thiên An Môn dường như đã tạo nên một kiểu chia tách thế hệ. Giới trí thức, những người ở tuổi 20 khi các cuộc biểu tình diễn ra thường ít có cảm tình với chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa hơn những sinh viên trẻ sinh ra sau những cuộc cải cách của Đặng Tiểu Bình[cần dẫn nguồn].
Trong giới công nhân thành thị, việc tiếp tục các cuộc cải cách thị trường trong thập niên 1990 đã mang lại cho họ tiêu chuẩn sống cao hơn cũng như một đảm bảo kinh tế tốt hơn.
Năm 2006, chương trình "Frontline" trên kênh PBS của Mỹ phát sóng một đoạn phim được quay tại Đại học Bắc Kinh, nhiều sinh viên ở trường này từng tham gia vào cuộc biểu tình năm 1989. Bốn sinh viên được hỏi về bức ảnh "Người biểu tình vô danh" nhưng không ai trong số họ biết sự kiện đó là gì. Một số trả lời đó là một cuộc duyệt binh hay một bức hình minh hoạ.
Các vấn đề liên quan tới Sự kiện Thiên An Môn ngày nay
Chủ đề cấm tại Lục địa Trung Quốc
Đây vẫn là một chủ đề cấm bởi chính phủ Trung Quốc, tuy một nhà chức trách Trung Quốc nói rằng "đây không phải một chủ đề nhạy cảm" và không nhạy cảm bằng cuộc Cách mạng Văn hóa[14]. Trong khi thông tin về Cách mạng Văn hóa có thể thấy trên sách báo, trang web của chính phủ Trung Quốc thì sự kiện này hoàn toàn bị biến mất trên các phương tiện truyền thông.Tuy nhiên, các chương trình đưa tin tại Trung Quốc chỉ coi việc đàn áp là một hành động cần thiết để đảm bảo sự ổn định. Với giới trẻ Trung Quốc, thông thường họ không biết gì về những người biểu tình trên Quảng trường Thiên An Môn[23]. Hàng năm, có một cuộc tuần hành lớn tại Hồng Kông, nơi mọi người tưởng niệm các nạn nhân và yêu cầu Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thay đổi quan điểm chính thức của mình.
Những bức thư thỉnh cầu về vụ việc vẫn thỉnh thoảng xuất hiện, đáng chú ý nhất là của Tiến sĩ Tưởng Ngạn Vĩnh và Những bà mẹ Thiên An Môn, một tổ chức được bà mẹ của một trong những nạn nhân bị giết hại năm 1989 lập ra để các gia đình tìm kiếm sự thực, sự bồi thường cho những đứa con đã mất, và quyền nhận quà tặng, đặc biệt là từ nước ngoài[24]. Quảng trường Thiên An Môn được tuần tra chặt chẽ trong ngày kỷ niệm mùng 4 tháng 6 hàng năm để ngăn chặn bất kỳ hành động tưởng niệm nào có thể diễn ra tại đây.
Sau khi chính phủ trung ương Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cải tổ nhân sự năm 2004, nhiều thành viên nội các đã đề cập tới sự kiện Thiên An Môn. Tháng 10 năm 2004, trong chuyến thăm của Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào tới Pháp, ông đã lặp lại rằng "chính phủ tiến hành biện pháp kiên quyết để dẹp yên cơn bão chính trị năm 1989, và cho phép Trung Quốc có một chính phủ ổn định". Ông nhấn mạnh rằng quan điểm của chính phủ về sự kiện này sẽ không thay đổi.
Tháng 3 năm 2004, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã nói trong một cuộc họp báo rằng trong thập niên 1990 đã có một cơn bão chính trị tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, trong bối cảnh tan rã của Liên Xô và những thay đổi tận gốc rễ ở Đông Âu. Ông nói rằng Uỷ ban Trung ương Đảng Cộng sản đã thành công trong việc đưa ra chính sách mở cửa ổn định và bảo vệ "Sự nghiệp Chủ nghĩa Xã hội mang màu sắc Trung Quốc".
Năm 2005, Lý Ngao, một nhà hoạt động chính trị Đài Loan và một nhân vật truyền hình nổi tiếng, đã có một bài nói chuyện tại Đại học Bắc Kinh. Ông đã ám chỉ đến cuộc biểu tình năm 1989 khi nhắc tới sự kiện Bonus March[25] tại Hoa Kỳ gần 50 năm trước, trong cuộc Đại Khủng hoảng. Trong bài nói này, ông thêm rằng bất kỳ một chính phủ quốc gia nào trên thế giới đều phải dùng tới sức mạnh quân sự khi quyền lực của họ bị đe doạ.
Lịch sử bị xoá bỏ tại Lục địa Trung Quốc
Hiện tại, vì chính sách kiểm duyệt của chính phủ Trung Quốc gồm cả việc kiểm duyệt Internet, truyền thông bị cấm đưa bất kỳ tin nào liên quan tới chủ đề này. Phần lịch sử này đã biến mất trên hầu hết các phương tiện truyền thông Trung Quốc, gồm cả internet. Không ai được phép tạo bất kỳ một website nào liên quan tới sự kiện[cần dẫn nguồn]. Mọi lệnh tìm kiếm trên Internet tại Trung Quốc đại lục đa phần sẽ chỉ là con số không, ngoài một phiên bản chính thức của chính phủ với quan điểm của họ, chủ yếu thuộc website của Nhân dân Nhật báo và các phương tiện truyền thông bị kiểm soát chặt chẽ khác [26][27].Tháng 1 năm 2006, Google đã đồng ý kiểm duyệt site của họ tại Trung Quốc đại lục (http://www.google.cn/) để loại bỏ các thông tin về vụ thảm sát trên quảng trường Thiên An Môn năm 1989[28], cũng như các chủ đề khác như Độc lập Tây Tạng, phong trào tinh thần đã bị cấm Pháp Luân Công và Vị thế chính trị Đài Loan. Khi mọi người tìm kiếm các thông tin bị kiểm duyệt đó, sẽ có thông báo sau xuất hiện ở cuối mỗi trang liệt kê kết quả tìm kiếm: "Theo pháp luật pháp quy và chính sách nơi này, một bộ phận kết quả tìm kiếm chưa thể hiển thị". Các bài viết của Wikipedia về cuộc biểu tình năm 1989 cả bằng tiếng Anh và trên Wikipedia Trung văn, là một nguyên nhân dẫn tới sự phong tỏa Wikipedia của chính quyền đại lục.
Ngày 15 tháng 5 năm 2007, lãnh đạo Liên minh Dân chủ về sự Cải tiến ở Hương Cảng ủng hộ Bắc Kinh đã bị nhiều người chỉ trích khi tuyên bố "đó không phải là một vụ thảm sát", bởi không có "phát bắn có chủ đích và bừa bãi nào". Ông nói điều này cho thấy Hương Cảng "chưa đủ chín chắn" khi tin vào những tuyên bố bừa bãi của nước ngoài rằng đã xảy ra một vụ thảm sát. Ông nói vì Hương Cảng thiếu chủ nghĩa yêu nước và tính đồng nhất quốc gia, nên "chưa sẵn sàng cho dân chủ cho tới năm 2022"[29]. Những lời tuyên bố của ông đã bị lên án mạnh mẽ.
Ngày 4 tháng 6 năm 2007, ngày kỷ niệm vụ thảm sát một đoạn quảng cáo với dòng chữ "Để tỏ lòng kính trọng tới những bà mẹ kiên cường của những nạn nhân ngày 4 tháng 6" đã xuất hiện trên Thành Đô vãn báo. Sự việc đang được chính phủ Trung Quốc điều tra, và ban biên tập viên đã bị sa thải[30][31]. Người thư ký thông qua đoạn quảng cáo này được cho là chưa từng nghe về vụ đàn áp ngày 4 tháng 6 và đã được nói rằng nó chỉ đề cập tới ngày kỷ niệm một thảm hoạ hầm mỏ[32].
Cấm vận vũ khí Hoa Kỳ-Liên minh châu Âu
Lệnh cấm bán vũ khí cho Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa của Hoa Kỳ và Liên minh Châu Âu đã được đưa ra sau sự đàn áp bằng bạo lực những cuộc phản kháng ủng hộ dân chủ trên Quảng trường Thiên An Môn, hiện vẫn có hiệu lực. Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã kêu gọi dỡ bỏ lệnh cấm từ nhiều năm nay và đang được một số ủng hộ từ phía các thành viên Hội đồng Liên minh Châu Âu. Đầu năm 2004, Pháp đã dẫn đầu một phong trào vận động dỡ bỏ lệnh cấm bên trong EU. Cựu Thủ tướng Đức Gerhard Schröder đã công khai ủng hộ lập trường của cựu Tổng thống Pháp Jacques Chirac về việc xóa bỏ cấm vận.Lệnh cấm vận vũ khí đã được thảo luận tại một cuộc họp thượng đỉnh Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa-EU tại Hà Lan từ ngày 7 đến ngày 9 tháng 12 năm 2004. Trong khi cuộc họp thượng đỉnh diễn ra, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã tìm cách gia tăng sức ép lên Hội đồng EU để dỡ bỏ lệnh cấm vận khi cảnh báo rằng lệnh này sẽ làm tổn hại tới những mối quan hệ Trung Hoa-EU. Thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc Zhang Yesui gọi lệnh này là "lỗi thời", và ông nói với các nhà báo "nếu lệnh cấm được duy trì, quan hệ song phương chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng". Cuối cùng, Hội đồng Châu Âu vẫn không dỡ bỏ lệnh cấm vận. Người phát ngôn EU Françoise le Bail nói vẫn còn có những lo ngại về cam kết của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về nhân quyền. Nhưng ở thời điểm đó, EU thực sự có cam kết đàn phán để dỡ bỏ lệnh cấm vận.
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tiếp tục gây áp lực đòi dỡ bỏ lệnh này, và một số quốc gia thành viên đã bắt đầu từ bỏ quan điểm của mình. Jacques Chirac đã yêu cầu hủy bỏ lệnh này từ giữa năm 2005. Tuy nhiên, "Luật Chống chia cắt đất nước" của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thông qua tháng 3 năm 2005 đã làm gia tăng căng thẳng giữa hai bờ eo biển Đài Loan, đe dọa những nỗ lực dỡ bỏ cấm vận, và nhiều thành viên Hội đồng Châu Âu đã thay đổi ý định. Các thành viên Hạ viện Hoa Kỳ cũng đã đề xuất những hạn chế trong việc chuyển giao các kỹ thuật quân sự cho EU nếu họ dỡ bỏ lệnh cấm vận. Vì thế Hội đồng Châu Âu không đạt được sự đồng nhất, dù Pháp và Đức vận động cho việc này, lệnh cấm vận vẫn được duy trì.
Anh Quốc nắm chức Chủ tịch EU tháng 7 năm 2005, khiến việc dỡ bỏ lệnh này trong thời gian giữ chức vụ của họ không thể diễn ra. Anh Quốc luôn giữ một số quan điểm trong việc dỡ bỏ cấm vận và muốn để nó sang một bên, hơn là làm xấu đi quan hệ EU-Hoa Kỳ. Các vấn đề khác như sự thất bại của Hiến pháp Châu Âu và sự bất đồng tiếp diễn về Ngân sách Châu Âu cũng như Chính sách Nông nghiệp chung khiến lệnh cấm vận càng ít được chú ý. Anh Quốc muốn dùng chức chủ tịch của mình để tăng cường cải cách bán xỉ trong EU, vì thế việc dỡ bỏ cấm vận càng không có cơ hội xảy ra. Việc José Manuel Barroso trúng cử chức Chủ tịch Ủy ban Châu Âu càng gây khó khăn cho việc dỡ bỏ cấm vận. Tại một cuộc gặp gỡ với các lãnh đạo Trung Quốc hồi giữa tháng 7 năm 2005, ông nói thành tích nhân quyền kém cỏi của Trung Quốc sẽ cản trở bất kỳ thay đổi nào trong lệnh cấm bán vũ khí cho Trung Quốc của EU[33].
Chính trị cũng đã thay đổi tại các quốc gia từng ủng hộ việc dỡ bỏ cấm vận. Schröder thất bại trong cuộc bầu cử liên bang Đức năm 2005 trước Angela Merkel, bà trở thành Thủ tướng ngày 22 tháng 11 năm 2005 - Merkel tỏ rõ quan điểm phản đối việc dỡ bỏ lệnh cấm. Jacques Chirac đã tuyên bố ông không ra tranh cử chức Tổng thống Pháp một lần nữa năm 2007. Người kế nhiệm ông, Nicolas Sarkozy, có khuynh hướng thân Mỹ hơn và cũng không ủng hộ việc dỡ bỏ lệnh cấm.
Ngoài ra, Nghị viện Châu Âu luôn phản đối việc dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí cho Trung Quốc. Dù việc không cần có sự đồng ý của cơ quan này trong việc hủy bỏ lệnh cấm, nhiều người cho rằng điều này phản ánh đúng lòng mong muốn của nhân dân Châu Âu hơn vì đây là cơ quan đại biểu do người dân Châu Âu trực tiếp bầu ra— Hội đồng Châu Âu được chỉ định bởi các quốc gia thành viên. Nghị viện Châu Âu đã nhiều lần phản đối bất kỳ một sự dỡ bỏ lệnh cấm buôn bán vũ khí nào với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa:
- Nghị quyết ngày 28 tháng 4 năm 2005, về Báo cáo hàng Năm về Nhân quyền trên Thế giới năm 2004 và chính sách của EU về vấn đề này,
- Nghị quyết ngày 23 tháng 10 năm 2003, về báo cáo hàng năm từ Ủy ban thuộc Nghị viện Châu Âu về các khía cạnh chính và các lựa chọn cơ bản của CFSP, nhấn mạnh trên một giải pháp hòa bình cho vấn đề Đài Loan thông qua thương lượng giữa hai bờ Eo biển Đài Loan và kêu gọi Trung Quốc rút tên lửa khỏi các tỉnh ven eo biển Đài Loan, và
- Nghị quyết về quan hệ giữa EU, Trung Quốc và Đài Loan và an ninh vùng Viễn Đông ngày 7 tháng 7 năm 2005. EP đã nhiều lần lưu ý rằng tình trạng nhân quyền hiện tại ở Trung Quốc, với những quyền dân sự căn bản, quyền tự do văn hóa và chính trị không đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế được Trung Quốc công nhận.
Bồi thường
Dù chính phủ Trung Quốc chưa bao giờ chấp nhập đã hành động sai, trong tháng 4 năm 2006 đã có một khoản chi cho gia đình của một trong những nạn nhân, trường hợp bồi thường công khai đầu tiên của chính phủ với gia đình nạn nhân liên quan tới sự kiện Thiên An Môn. Khoản chi được gọi là "hỗ trợ khó khăn" cho Đường Đức Anh, con trai của bà Chu Quốc Thông, chết khi 15 tuổi trong khi bị cảnh sát giam giữ tại Thành Đô ngày 6 tháng 6 năm 1989, hai ngày sau khi Quân đội Trung Quốc giải tán những người phản kháng trên quảng trường Thiên An Môn. Người phụ nữ này được thông báo đã nhận được 70.000 tệ (xấp xỉ $8.700 USD). Hành động này đã được nhiều nhà hoạt động người Trung Quốc đón nhận, nhưng bị một số người coi là hành động giữ ổn định xã hội và không tin có sự thay đổi trong quan điểm chính thức của Đảng Cộng sản[34].Dấu ấn trong văn hóa
Các cuốn sách, phim và chương trình TV bị kiểm duyệt tại Lục địa Trung Quốc
Năm Dương khi bị quản thúc tại gia cũng bị cấm tại Trung Quốc.Bài hát
- Ban nhạc The Hooters đã ghi âm bài hát "500 Miles" (500 dặm) thời Nội chiến Mỹ năm 1989 trong album Zig Zag của họ, với bộ ba nhạc dân gian Peter, Paul and Mary, và thêm vào những lời mới đề cập tới cuộc biểu tình (A hundred tanks along the square, One man stands and stops them there - Một trăm chiếc xe tăng dọc theo quảng trường, Một người đứng chặn chúng ở đó).
- Bài hát với chủ đề lịch sử "We Didn't Start the Fire" (Chúng ta không khởi động trận bắn giết) ("Trung Quốc dưới thiết quân luật") của Billy Joel
- "Democracy" của Leonard Cohen ("...from those nights in Tiananmen Square" -...từ những đêm đó trên Quảng trường Thiên An Môn)
- Bài hát "Trung Quốc" của Joan Baez năm 1989
- "The Tiananmen Man" của Nevermore
- "Watching TV" trong album solo Amused to Death của Roger Waters năm 1992
- "Karate" của Tenacious D
- "Hypnotize" của System of a Down
- "Faith" của The Cure cùng ngày với vụ thảm sát, dành tặng những người đã mất
- Cùng khoảng thời gian diễn ra sự kiện, nhiều ca sĩ nhạc pop Đài Loan đã tụ họp hát một bài ca đặc biệt với tên gọi "Vết thương của lịch sử". Bài hát này đã trở thành một trong những bài hát cho tới ngày nay vẫn làm dâng tràn cảm xúc trong lòng những người Hoa ở nước ngoài, đặc biệt là những người ủng hộ dân chủ, vì ảnh hưởng sâu sắc của của cuộc phản kháng tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa|Trung Quốc.
- "Arrested in Shanghai" của Rancid trong album Indestructible có một dòng: So I protest the massacres at the Tiannamen Square (Vì thế tôi phản đối các vụ thảm sát tại Quảng trường Thiên An Môn)
- "Roll Right" của Rage Against the Machine gồm đoạn: Lick off the shot my stories shock you like Ellison, main line adrenalin, Gaza to Tiananme
- "Tin Omen" của nhóm nhạc Canada Skinny Puppy có những lời nói tới những cuộc phản kháng cũng như cuộc phản kháng tại Đại học Kent State
- Trong video ca nhạc "They Don't Care About Us" của ca sĩ Michael Jackson cũng có một số hình ảnh của sự kiện Thiên An Môn.
Truyền hình
- Trong The Simpsons, phần "Goo Goo Gai Pan", có một cảnh với một tấm bảng viết "On this spot in 1989, nothing happened" (Ở nơi này năm 1989, không có điều gì xảy ra). Ngoài ra, Selma còn xuất hiện phía trước một chiếc xe tăng do một sĩ quan Trung Quốc điều khiển. Cảnh quay từ cùng góc như bức ảnh "Người biểu tình vô danh" nổi tiếng.
- Phóng viên tin tức kỳ cựu của CNN Kyra Phillips đã đưa ra những lời chỉ trích vào tháng 3 năm 2006 khi bà so sánh Các cuộc phản kháng lao động tại Pháp năm 2006, trong đó không một người nào thiệt mạng, với những cuộc phản kháng trên Quảng trường Thiên An Môn, nói "Phần nào thấy lại những kỷ niệm về Quảng trường Thiên An Môn, khi bạn thấy những nhà hoạt động đó phía trước những chiếc xe tăng".[35] Chris Burns của CNN đã nói với Bộ trưởng ngoại giao Pháp Philippe Douste-Blazy rằng những lời so sánh của bà là "đáng tiếc".[36]
Ghi chú
- ^ Miles, James (2 tháng 6 năm 2009). “Tiananmen killings: Were the media right?”. BBC News. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2012.
- ^ Nathan, Andrew J. (January–February 2001). “The Tiananmen Papers”. Foreign Affairs. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2010.
- ^ Tiananmen Square, 1989: The Declassified History; George Washington University
- ^ Zhao, D. p. 171
- ^ Andrew J. Nathan, The Tiananmen Papers, Foreign Affairs, January/February, 2001
- ^ Tân Hoa xã: Full text of the 4-26 Editorial
- ^ Amnesty International, 30 August, 1989. Preliminary Findings on Killings of Unarmed Civilians, Arbitrary Arrests and Summary Executions Since 3 June 1989, p.19
- ^ The Gate of Heavenly Peace, movie script, 1995
- ^ http://www.pbs.org/wgbh/pages/frontline/tankman/view/ Tens of Millions of Protestors
- ^ Kate Wright, the Political Fortunes of the World Economic Herald, Australian Journal of Chinese Affairs, nr 23, pp 121-132 (1990)
- ^ China Makes Zhao Purge Formal, But He Still Gets to Be a Comrade, New York Times, July 1, 1989
- ^ a ă â How Many Really Died? Time magazine, June 4, 1990
- ^ “六四民運 (June4th 1989 Archive)”.
- ^ a ă Damon Pang, `Massacre' remarks trigger sharp exchange at City Forum, The Standard, May 21, 2007
- ^ CSN warns Americans about the AP's "climb down" on Tiananmen numbers, CSN, May 18, 2004
- ^ a ă â b Timperlake, Edward. [1999] (1999). Red Dragon Rising. Regnery Publishing. ISBN 0-89526-258-4
- ^ Sino-American Relations: One Year After the Massacre at Tiananmen Square. [2005] (1991). US congress publishing. No ISBN digitized archive via Stanford University
- ^ 六四死難者名單
- ^ Interview with Eugenio Bregolat, Spanish ambassador in Beijing during the Tiananmen Square protests (tiếng Tây Ban Nha) (2007-08-09)
- ^ Eugenio Bregolat (4 tháng 6 năm 2007). “TVE in Tiananmen” (bằng tiếng Tây Ban Nha). La Vanguardia. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2007.
- ^ a ă â b Paul John Bailey (2001). China in the Twentieth Century. Oxford, UK: Blackwell Publishers, Inc.
- ^ Chinese human rights official says the crackdown 'completely correct' Rebecca MacKinnon, "Tiananmen Ten Years Later." CNN, 2 June 1999.
- ^ The Tank Man, Part 6:The Struggle to Control Information, Frontline, April 11, 2006
- ^ Relatives of dead at Tiananmen seek review, The Associated Press, International Herald Tribune, May 31, 2006
- ^ Jordy, Daniel (21 tháng 5 năm 2000). “Bonus March Episode”.
- ^ [1]
- ^ [2]
- ^ Google censors itself for China, BBC News, January 25, 2006
- ^ Ambrose Leung, "Fury at DAB chief's Tiananmen tirade", Nam Hoa tảo báo, trang 1, ngày 16 tháng Năm năm 2007
- ^ “China investigates Tiananmen ad”. Reuters. 5 tháng 6 năm 2007. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2007.
- ^ “Chengdu Evening News editors fired over Tiananmen ad”. Reuters. 7 tháng 6 năm 2007. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2007.
- ^ “Young clerk let Tiananmen ad slip past censors: paper”. Reuters. 6 tháng 6 năm 2007. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2007.
- ^ Daniel Griffiths, EC leader urges China to reform, BBC News, July 15, 2005
- ^ “China makes 1989 Tiananmen payout”. BBC News. 30 tháng 4 năm 2006.
- ^ “French protests 'Tiananmen'”. FIN24. 28 tháng 3 năm 2006. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2007.
- ^ “OBSERVER: Just a little comment”. Financial Times. 30 tháng 3 năm 2006. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2007. Đã bỏ qua tham số không rõ
|pagesr=
(trợ giúp)
Xem thêm
- Danh sách phim tài liệu về Sự kiện Thiên An Môn năm 1989
- Lịch sử Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
- Phong trào Chỉnh phong
- Liên minh Hương Cảng hỗ trợ các Phong trào Yêu nước Dân chủ tại Trung Quốc
- Đài Hổ thẹn
- Trương Chí Tân
- Lệnh hành pháp 12711
- Thảm sát Canidrome
- Vụ tự sát tại Quảng trường Thiên An Môn
- Người biểu tình vô danh
Đọc thêm
- The New Emperors: China in the Era of Mao and Deng, Harrison E. Salisbury, New York, 1992, Avon Books, ISBN 0-380-72025-6.
- The Tiananmen Papers, The Chinese Leadership's Decision to Use Force Against their Own People—In their Own Words, Compiled by Zhang Liang, Edited by Andrew J. Nathan and Perry Link, with an afterword by Orville Schell, PublicAffairs, New York, 2001, hardback, 514 pages, ISBN 1-58648-012-X An extensive review and synopis of The Tiananmen papers in the journal Foreign Affairs may be found at Review and synopsis in the journal Foreign Affairs.
- June Fourth: The True Story, Tian'anmen Papers/Zhongguo Liusi Zhenxiang Volumes 1–2 (Chinese edition), Zhang Liang, ISBN 962-8744-36-4
- Red China Blues: My Long March from Mao to Now, Jan Wong, Doubleday, 1997, trade paperback, 416 pages, ISBN 0-385-48232-9 (Contains, besides extensive autobiographical material, an eyewitness account of the Tiananmen crackdown and the basis for an estimate of the number of casualties.)
- Spence, Jonathan D. The Search for Modern China. New York: Norton, 1999.
- Craig C. Calhoun. "Science, Democracy, and the Politics of Identity." In Popular Protest and Political Culture in Modern China. Edited by Jeffrey N. Wasserstrom and Elizabeth J. Perry, 140-7. Boulder, Col.: Westview Press, 1994.
- Liu Xiaobo. "That Holy Word, "Revolution." In Popular Protest and Political Culture in Modern China. Edited by Jeffrey N. Wasserstrom and Elizabeth J. Perry, 140-7. Boulder, Col.: Westview Press, 1994.
- Spence, Jonathan D. "Testing the Limits." In "The Search for Modern China". 701. New York, NY: W.W. Norton & Company, 1999
Liên kết ngoài
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và tài liệu về Sự kiện Thiên An Môn |
- "The Tank Man", phim tài liệu trên PBS 2006 và "Tank man" trên BBC (video)
- Lát cắt về nhân quyền tại Trung Quốc từ phong trào dân chủ 1989.
- BBC Creative archive footage Clip 1, Clip 2 (đường dẫn chỉ xem được từ Liên bang Anh)
- Bài báo "Ngày này năm xưa" của đài BBC tường thuật về cuộc biểu tình Thiên An Môn
- BBC's "Witnessing Tiananmen: Clearing the square" with eyewitness accounts of Tiananmen
- The U.S. "Tiananmen Papers" - US Perceptions of the crisis
- Nhân chứng Graham Earnshaw nói về sự kiện đêm 4 tháng 6
- Eyewitness account of the massacre from a Marxist's Perspective
- Bí ẩn Thiên An Môn và cái giá của sự đàn áp của Jay Mathews, nhà báo Columbia
- The Tiananmen Square Confrontation, Alternative Insight
- Bảo tàng Thị giác Trung Quốc năm 89
- Tuyển tập hình ảnh thảm sát quảng trường Thiên An Môn
- Tienanmen Square, 1989 The Declassified History
- Hình ảnh các nạn nhân của cuộc thảm sát ngày 4 tháng 6
- The Gate of Heavenly Peace - Feature-length Documentary
- Hình ảnh video về sự kiện này tại New Tang Dynasty Television
|
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
Trở về trang chính
Hoàng Kim, hoangkim, hoangkimvietnam, Ngọc Phương Nam, Chào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, Khát khao xanh, Dayvahoc, Học mỗi ngày, Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống, Thơ cho con
No comments:
Post a Comment