Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
ASEAN
|
||||||
---|---|---|---|---|---|---|
|
||||||
Khẩu hiệu "Một tầm nhìn, một bản sắc, một cộng đồng" |
||||||
Bài hát ca ngợi "The ASEAN Way" |
||||||
Nơi đặt Ủy ban Thư ký | Jakarta | |||||
Thành phố lớn nhất | Jakarta | |||||
Ngôn ngữ hành chính | ||||||
Các quốc gia thành viên | ||||||
Chính phủ | Tổ chức khu vực | |||||
• | Tổng thư ký | Lê Lương Minh | ||||
• | Chủ tịch Hội nghị | Brunei | ||||
Thành lập | ||||||
• | Tuyên ngôn Bangkok | 8 tháng 8 năm 1967 | ||||
• | Hiến chương | 16 tháng 12 năm 2008 | ||||
Diện tích | ||||||
• | Tổng số | 4,464,322 km² 2,772,344 mi² |
||||
Dân số | ||||||
• | Ước lượng 2010 | 601 triệu | ||||
• | Mật độ | 135 /km² 216 /sq mi |
||||
GDP (PPP) | Ước tính 2010 | |||||
• | Tổng số | $ 3.084 nghìn tỷ [1] | ||||
• | Bình quân đầu người | $ 5,131 | ||||
GDP (danh nghĩa) | Ước tính 2010 | |||||
• | Tổng số | $ 1.800 nghìn tỷ | ||||
• | Bình quân đầu người | $ 2,995 | ||||
HDI (2011) | 0.625[2] (medium) (hạng 120) | |||||
Đơn vị tiền tệ | ||||||
Múi giờ | ASEAN (UTC+9 đến +6:30) | |||||
Tên miền Internet | ||||||
Trang web http://www.asean.org/ |
||||||
Mã số điện thoại | ||||||
1 | Nếu xem như một thực thể độc lập. | |||||
2 | Các chỉ số cơ bản chính của ASEAN | |||||
3 | Tăng dân số hàng năm 1.6% |
ASEAN bao gồm một diện tích đất 4,46 triệu km², là 3% tổng diện tích đất của Trái Đất, và có một dân số khoảng 600 triệu người, 8,8% dân số thế giới. Vùng biển của ASEAN là ba lần lớn hơn so với đất. Trong năm 2010, kết hợp GDP danh nghĩa tại ASEAN đã phát triển thành USD 1,8 nghìn tỷ.[3] Nếu ASEAN là một thực thể duy nhất, quốc gia đó sẽ xếp hạng trong các nền kinh tế lớn thứ 10 trên thế giới, sau Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Đức, Nga, Pháp, Canada, Tây Ban Nha, Brazil, Anh, và Ý.
Mục lục
Lịch sử
Ba động lực tạo ra ASEAN là mục đích xây dựng đất nước, tinh thầnh chống cộng, và mục tiêu phát triển kinh tế. Các quốc gia trong vùng khi đã mất tin tưởng vào vào các cường quốc bên ngoài đã tìm đến nhau trong bối cảnh của thập niên 1960 hầu hỗ trợ lẫn nhau. Đối với Indonesia thì nước này còn có tham vọng bá chủ trong khu vực trong khi Malaysia và Singapore thì lại muốn dùng ASEAN để kiềm chế Indonesia, đưa nước này vào một khuôn khổ mang tính hợp tác hơn. Khác với Liên minh châu Âu với mô hình phân giảm quyền hành tập trung ở mỗi quốc gia, ASEAN có mục đích bảo vệ và chấn hưng chủ nghĩa quốc gia.[5]
Năm 1976, nhà nước Melanesian Papua New Guinea được trao quy chế quan sát viên.[6] Trong suốt thập niên 1970, tổ chức này bám vào một chương trình hợp tác kinh tế, sau Hội nghị thượng đỉnh Bali năm 1976. Nó đã giảm giá trị hồi giữa thập niên ’80 và chỉ được hồi phục khoảng năm 1991 nhờ một đề xuất của Thái Lan về một khu vực tự do thương mại cấp vùng. Sau đó khối này mở rộng khi Brunei Darussalam trở thành thành viên thứ sáu sau khi gia nhập ngày 8 tháng 1 năm 1984, chỉ một tuần sau khi họ giành được độc lập ngày 1 tháng 1.[7]
Ngày 28 tháng 7 năm 1995, Việt Nam trở thành thành viên thứ bảy.[8] Lào và Myanmar gia nhập hai năm sau ngày 23 tháng 7 năm 1997.[9] Campuchia đã dự định gia nhập cùng Lào và Myanmar, nhưng bị trị hoãn vì cuộc tranh giành chính trị nội bộ. Nước này sau đó gia nhập ngày 30 tháng 4 năm 1999, sau khi đã ổn định chính phủ.[9][10]
Trong thập niên1990, khối có sự gia tăng cả về số thành viên cũng như khuynh hướng tiếp tục hội nhập. Năm 1990, Malaysia đề nghị thành lập một Diễn đàn Kinh tế Đông Á[11] gồm các thành viên hiện tại của ASEAN và Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, Nhật Bản và Hàn Quốc, với mục tiêu cân bằng sự gia tăng ảnh hưởng của Hoa Kỳ tại Tổ chức Hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC) cũng như tại vùng châu Á như một tổng thể.[12][13] Tuy nhiên, đề xuất này đã thất bại bởi nó gặp sự phản đối mạnh mẽ từ Nhật Bản và Hoa Kỳ.[12][14] Dù vậy, các quốc gia thành viên tiếp tục làm việc để hội nhập sâu hơn. Năm 1992, kế hoạch Biểu thuế Ưu đãi Chung (CEPT) được ký kết như một thời gian biểu cho việc từng bước huỷ bỏ các khoản thuế và như một mục tiêu tăng cường lợi thế cạnh tranh của vùng như một cơ sở sản xuất hướng tới thị trường thế giới. Điều luật này sẽ hoạt động như một khuôn khổ cho Khu vực Tự do Thương mại ASEAN. Sau cuộc Khủng hoảng Tài chính Đông Á năm 1997, một sự khôi phục lại đề nghị của Malaysia được đưa ra tại Chiang Mai, được gọi là Sáng kiến Chiang Mai, kêu gọi sự hội nhập tốt hơn nữa giữa các nền kinh tế của ASEAN cũng như các quốc gia ASEAN Cộng Ba (Trung Quốc, Nhật Bản, và Hàn Quốc).[15]
Bên cạnh việc cải thiện nền kinh tế của mỗi quốc gia thành viên, khối cũng tập trung trên hoà bình và sự ổn định của khu vực. Ngày 15 tháng 12 năm 1995, Hiệp ước Đông Nam Á Không Vũ khí Hạt nhân đã được ký kết với mục tiêu biến Đông Nam Á trở thành Vùng Không Vũ khí Hạt nhân. Hiệp ước có hiệu lực ngày 28 tháng 3 năm 1997 nhưng mới chỉ có một quốc gia thành viên phê chuẩn nó. Nó hoàn toàn có hiệu lực ngày 21 tháng 6 năm 2001, sau khi Philippines phê chuẩn, cấm hoàn toàn mọi loại vũ khí hạt nhân trong vùng.[16]
Sau khi thế kỷ 21 bắt đầu, các vấn đề chuyển sang khuynh hướng môi trường hơn. Tổ chức này bắt đầu đàm phán các thoả thuận về môi trường. Chúng bao gồm việc ký kết Thoả thuận về Ô nhiễm Khói bụi Xuyên biên giới ASEAN năm 2002 như một nỗ lực nhằm kiểm soát ô nhiễm khói bụi ở Đông Nam Á.[17] Không may thay, nó không thành công vì những vụ bùng phát khói bụi Malaysia năm 2005 và khói bụi Đông Nam Á năm 2006. Các hiệp ước môi trường khác do tổ chức này đưa ra gồm Tuyên bố Cebu về An ninh Năng lượng Đông Á,[18] the ASEAN-Wildlife Enforcement Network in 2005,[19] và Đối tác Châu Á Thái Bình Dương về Phát triển Sạch và Khí hậu, cả hai đều nhằm giải quyết những hiệu ứng có thể xảy ra từ sự thay đổi khí hậu. Thay đổi khí hậu cũng là vấn đề được quan tâm hiện nay.
Trong Hiệp ước Bali II năm 2003, ASEAN đã tán thành khái niệm hoà bình dân chủ, có nghĩa là mọi thành viên tin rằng các quá trình dân chủ sẽ thúc đẩy hoà bình và ổn định trong khu vực. Tương tự, các thành viên phi dân chủ đều đồng ý rằng đây là điều mà mọi quốc gia thành viên đều mong muốn thực hiện.[20]
Các lãnh đạo của mỗi nước, đặc biệt là Mahathir Mohamad của Malaysia, cũng cảm thấy sự cần thiết hội nhập hơn nữa của khu vực. Bắt đầu từ năm 1997, khối đã thành lập các tổ chức bên trong khuôn khổ của họ với mục tiêu hoàn thành tham vọng này. ASEAN Cộng Ba là tổ chức đầu tiên trong số đó được thành lập để cải thiện những quan hệ sẵn có với Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Tiếp đó là Hội nghị thượng đỉnh Đông Á còn rộng lớn hơn, bao gồm tất cả các nước trên cùng Ấn Độ, Úc và New Zealand. Nhóm mới này hoạt động như một điều kiện tiên quyết cho Cộng đồng Đông Á đã được lên kế hoạch, dự định theo mô hình của Cộng đồng châu Âu hiện đã không còn hoạt động nữa. Nhóm Nhân vật Nổi bật ASEAN đã được tạo ra để nghiên cứu những thành công và thất bại có thể xảy ra của chính sách này cũng như khả năng về việc soạn thảo một Hiến chương ASEAN.
Năm 2006, ASEAN được trao vị thế quan sát viên của Đại hội đồng Liên hiệp quốc.[21] Đổi lại, tổ chức này trao vị thế "đối tác đối thoại" cho Liên hiệp quốc.[22] Hơn nữa, ngày 23 tháng 7 năm đó, José Ramos-Horta, khi ấy là Thủ tướng Đông Timor, đã ký một yêu cầu chính thức về vị thế thành viên và hy vọng quá trình gia nhập sẽ kết thúc ít nhất năm năm trước khi nước này khi ấy đang là một quan sát viên trở thành một thành viên chính thức.[23][24]
Năm 2007, ASEAN kỷ niệm lần thứ 40 ngày khởi đầu, và 30 năm quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ.[25] Ngày 26 tháng 8 năm 2007, ASEAN nói rằng các mục tiêu của họ là hoàn thành mọi thoả thuận tự do thương mại của Tổ chức này với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Úc và New Zealand vào năm 2013, vùng với việc thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN vào năm 2015.[26][27] Tháng 11 năm 2007 các thành viên ASEAN đã ký Hiến chương ASEAN, một điều luật quản lý mọi quan hệ bên trong các thành viên ASEAN và biến ASEAN thành một thực thể luật pháp quốc tế.[cần dẫn nguồn] Cùng trong năm ấy, Tuyên bố Cebu về An ninh Năng lượng Đông Á tại Cebu ngày 15 tháng 1 năm 2007, của ASEAN và các thành viên khác của EAS (Úc, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand, Hàn Quốc), khuyến khích an ninh năng lượng bằng cách tài trợ vốn cho các nghiên cứu về năng lượng thay thế cho các loại nhiên liệu quy ước.June 2009[cần dẫn nguồn]
Ngày 27 tháng 2 năm 2009 một Thoả thuận Tự do Thương mại giữa 10 quốc gia thành viên khối ASEAN và New Zealand cùng đối tác thân cận của họ là Úc đã được ký kết, ước tính rằng Thoả thuận Tự do Thương mại này sẽ làm tăng GDP của 12 quốc gia lên thêm hơn US$48 tỷ trong giai đoạn 2000-2020.[28][29]
Các thành viên
- Các quốc gia sáng lập (ngày 8 tháng 8 năm 1967):
- Các quốc gia gia nhập sau:
- Vương quốc Brunei (ngày 8 tháng 1 năm 1984)
- Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (ngày 28 tháng 7 năm 1995)
- Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (ngày 23 tháng 7 năm 1997)
- Liên bang Myanma (ngày 23 tháng 7 năm 1997)
- Vương quốc Campuchia (ngày 30 tháng 4 năm 1999)
- Hai quan sát viên và ứng cử viên:
- Papua New Guinea: quan sát viên của ASEAN.
- Đông Timo: ứng cử viên của ASEAN
Cơ cấu tổ chức
Bộ máy hoạt động của ASEAN được quy định như sau:- Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN (ASEAN Summit): Đây là cơ quan quyền lực cao nhất của hiệp hội, họp chính thức 1 năm 1 lần.
- Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (ASEAN Ministerial Meeting-AMM): theo Tuyên bố Băng cốc năm 1967, AMM là hội nghị hàng năm của các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN có trách nhiệm đề ra và phối hợp các hoạt động của ASEAN, có thể họp không chính thức khi cần thiết.
- Hội nghị bộ trưởng kinh tế ASEAN (ASEAN Economic Ministers-AEM):AEM họp chính thức hàng năm và có thể họp không chính thức khi cần thiết. Trong AEM có hội đồng AFTA được thành lập theo quyết định của hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 4 tại Singapore.
- Hội nghị Bộ trưởng các ngành: Hội nghị Bộ trưởng của một ngành trong hợp tác kinh tế ASEAN sẽ được tổ chức khi cần thiết để thảo luận sự hợp tác trong ngành cụ thể đó. Hiện có Hội nghị Bộ trưởng năng lượng, Hội nghị Bộ trưởng Nông nghiệp, Lâm nghiệp. Các Hội nghị Bộ trưởng ngành có trách nhiệm báo cáo lên AEM.
- Các hội nghị bộ trưởng khác: Hội nghị Bộ trưởng của các lĩnh vực hợp tác ASEAN khác như y tế, môi trường, lao động, phúc lợi xã hội, giáo dục, khoa học và công nghệ, thông tin, luật pháp có thể được tiến hành khi cần thiết để điều hành các chương trình hợp tác trong các lĩnh vực này.
- Hội nghị liên Bộ trưởng (Join Ministerial Meeting-JMM):JMM được tổ chức khi cần thiết để thúc đẩy sự hợp tác giữa các ngành và trao đổi ý kiến về hoạt động của ASEAN. JMM bao gồm các Bộ trưởng Ngoại giao và Bộ trưởng Kinh tế ASEAN.
- Tổng thư ký ASEAN: Được những Người đứng đầu Chính phủ ASEAN bổ nhiệm theo khuyến nghị của Hội nghị AMM với nhiệm kỳ là 3 năm và có thể gia hạn thêm, nhưng không quá một nhiệm kỳ nữa; có hàm Bộ trưởng với quyền hạn khởi xướng, khuyến nghị và phối hợp các hoạt động của ASEAN, nhằm giúp nâng cao hiệu quả các hoạt động và hợp tác của ASEAN. Tổng thư ký ASEAN được tham dự các cuộc họp các cấp của ASEAN, chủ toạ các cuộc họp của ASC thay cho Chủ tịch ASC trừ phiên họp đầu tiên và cuối cùng. Tổng thư ký hiện nay là ông Lê Lương Minh.
- Uỷ ban thường trực ASEAN (ASEAN Standing Committee-ASC): ASC bao gồm chủ tịch là Bộ trưởng Ngoại giao của nước đăng cai Hội nghị AMM sắp tới, Tổng thư ký ASEAN và Tổng Giám đốc của các Ban thư ký ASEAN quốc gia. ASC thực hiện công việc của AMM trong thời gian giữa 2 kỳ họp và báo cáo trực tiếp cho AMM.
- Cuộc họp các quan chức cao cấp (Senior Officials Meeting-SOM): SOM được chính thức coi là một bộ phận của cơ cấu trong ASEAN tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 3 tại Manila 1987. SOM chịu trách nhiệm về hợp tác chính trị ASEAN và họp khi cần thiết; báo cáo trực tiếp cho AMM.
- Cuộc họp các quan chức kinh tế cao cấp (Senior Economic Officials Meeting-SEOM): SEOM cũng đã được thể chế hoá chính thức thành một bộ phận của cơ cấu ASEAN tại Hội nghị Cấp cao Manila 1987. Tại hội nghị Cấp cao ASEAN 4 năm 1992, 5 uỷ ban kinh tế ASEAN đã bị giải tán và SEOM được giao nhiệm vụ theo dõi tất cả các hoạt động trong hợp tác kinh tế ASEAN. SEOM họp thường kỳ và báo cáo trực tiếp cho AEM.
- Cuộc họp các quan chức cao cấp khác: Ngoài ra có các cuộc họp các quan chức cao cấp về môi trường,ma tuý cũng như của các uỷ ban chuyên ngành ASEAN như phát triển xã hội, khoa học và công nghệ, các vấn đề công chức, văn hoá và thông tin. Các cuộc họp này báo cáo cho ASC và Hội nghị các Bộ trưởng liên quan.
- Cuộc họp tư vấn chung (Joint Consultative Meeting-JCM): Cơ chế họp JCM bao gồm Tổng thư ký ASEAN, SOM, SEOM, các Tổng giám đốc ASEAN. JCM được triệu tập khi cần thiết dưới sự chủ toạ của Tổng thư ký ASEAN để thúc đẩy sự phối hợp giữa các quan chức liên ngành. Tổng thư ký ASEAN sau đó thông báo kết quả trực tiếp cho AMM và AEM.
- Các cuộc họp của ASEAN với các bên đối thoại: ASEAN có 11 bên đối thoại: Úc, Canada, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand, UNDP, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ.ASEAN cũng đối thoại theo từng lĩnh vực với Pakistan.
- Ban thư ký ASEAN quốc gia: Mỗi nước thành viên ASEAN đều có Ban thư ký quốc gia đặt trong bộ máy của Bộ Ngoại giao để tổ chức, thực hiện và theo dõi các hoạt động liên quan đến ASEAN của nước mình. Ban thư ký quốc gia do một Tổng Vụ trưởng phụ trách
- Ủy ban ASEAN ở các nước thứ ba: Nhằm mục đích tăng cường trao đổi và thúc đẩy mối quan hệ giữa ASEAN với bên đối thoại đó và các tổ chức quốc tế ASEAN thành lập các uỷ ban tại các nước đối thoại. Uỷ ban này gồm những người đứng đầu các cơ quan ngoại giao của các nước ASEAN tại nước sở tại. Hiện có 10 Uỷ ban ASEAN tại: Bon (Đức), Brussel (Bỉ), Canberra (Úc), Geneva (Thụy Sĩ), London (Anh), Ottawa (Canada), Paris (Pháp), Seoul (Hàn Quốc), Washington, D.C., (Hoa Kỳ), Wellington (New Zealand).
- Ban thư ký ASEAN: Ban thư ký ASEAN được thành lập theo Hiệp định ký tại Hội nghị Cấp cao lần thứ hai Bali,1976 tăng cường phối hợp thực hiện các chính sách, chương trình và các hoạt động giữa các bộ phận khác nhau trong ASEAN, phục vụ các hội nghị của ASEAN.
Lộ trình ASEAN
Trong thập niên 1960, sự thúc đẩy giải thực đã mang lại chủ quyền cho Indonesia và Malaysia cùng các quốc gia khác. Bởi việc xây dựng quốc gia luôn là khó khăn và dễ gặp sự can thiệp từ bên ngoài, giới cầm quyền muốn được tự do thực hiện các chính sách độc lập, với nhận thức rằng các nước láng giếng sẽ kiềm chế không can thiệp vào công việc nội bộ của họ. Về lãnh thổ, các thành viên nhỏ như Singapore và Brunei luôn lo ngại về các biện pháp bạo lực và cưỡng bức từ các nước láng giềng lớn hơn như Indonesia và Malaysia. "Thông qua đối thoại chính trị và xây dựng lòng tin, căng thẳng sẽ không leo thang thành đối đầu bạo lực trong các quốc gia thành viên ASEAN từ khi nó được thành lập hơn ba thập niên trước".[30]Lộ trình ASEAN có thể truy nguồn gốc từ việc ký kết Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á. "Các nguyên tắc nền tảng được thông qua trong hiệp ước này gồm: tôn trọng lẫn nhau về độc lập, chủ quyền, bình đẳng, tính toàn vẹn lãnh thổ, và bản sắc quốc gia của tất cả các nước;
quyền của mọi Nhà nước duy trì sự tồn tại quốc gia của mình không gặp trở ngại từ sự can thiệp, phá hoại, cưỡng bức từ bên ngoài;
không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau;
giải quyết các khác biệt hay tranh chấp bằng biện pháp hoà bình;
từ bỏ đe doạ hay sử dụng bạo lực; và
hợp tác có hiệu quả với nhau".[31]
Ngoài mặt, quá trình tư vấn và đồng thuận được cho là một cách tiếp cận trong việc đưa ra quyết định, nhưng Lộ trình ASEAN đã được điều khiển thông qua những tiếp xúc thân cận giữa các cá nhân chỉ trong giới lãnh đạo, họ thường cùng chần chừ trong việc định chế hoá và pháp điển hoá sự hợp tác, có thể làm tổn hại tới sự kiểm soát của chế độ của họ với việc tiến hành hợp tác trong vùng. Vì thế, tổ chức có một vị thư ký điều hành.[32]
Tất cả các đặc tính trên, nói gọn là không can thiệp, không chính thức, tối thiểu hoá việc định chế hoá, tư vấn và đồng thuận, không sử dụng vụ lực và không đối đầu đã tạo thành cái được gọi là Con đường ASEAN.
Từ cuối thập niên 1990, nhiều học giả đã cho rằng nguyên tắc không can thiệp đã làm tổn hại tới những nỗ lực của ASEAN trong việc giải quyết vấn đề Myanmar, vi phạm nhân quyền và ô nhiễm khói bụi trong vùng. Tuy nhiên, với cách tiếp cận dựa trên đồng thuận, mọi thành viên trên thực tế đều có quyền phủ quyết và các quyết định thường bị giảm xuống mức mẫu thức chung thấp nhất. Có một sự tin tưởng rộng rãi rằng các thành viên ASEAN phải có một quan điểm ít cứng nhắc hơn về hai nguyên tắc chủ yếu này khi họ muốn được coi là một cộng đồng liên kết chặt chẽ và có liên quan.
Chính sách
Dù các cuộc thảo luận Track II thỉnh thoảng được nêu ra như những ví dụ về sự liên quan của xã hội dân sự trong quá trình đưa ra quyết định cấp vùng của các chính phủ và các bên thứ hai khác, các tổ chức phi chính phủ hiếm khi tiếp cận được với nó, tuy nhiên những người tham gia từ các cộng đồng hàn lâm là một nhóm 12 cố vấn. Tuy nhiên, những cố vấn này, trong hầu hết các trường hợp, có kết nối chặt chẽ với các chính phủ của họ, và sự phụ thuộc vào nguồn tài chính của chính phủ cho các hoạt động hàn lâm và liên quan tới chính sách đó, và nhiều công việc trong Track II đã từng có trải nghiệm quá trình quan liêu.[33] Những gợi ý của họ, đặc biệt trong việc hội nhập kinh tế, thường gần gũi với các quyết định của ASEAN hơn là lập trường của phần còn lại của xã hội dân sự.Track hoạt động như một diễn đàn cho xã hội dân sự ở Đông Nam Á được gọi là Track III. Những người tham gia Track III nói chung là các nhóm dân sự xã hội đại diện cho một ý tưởng hay nhóm riêng biệt.[33] Các mạng lưới của Track III tuyên bố đại diện cho các cộng đồng và những người phần lớn ở bên ngoài các trung tâm quyền lực chính trị và không có khả năng thực hiện thay đổi hữu ích mà không có sự hỗ trợ từ bên ngoài. Track này tìm cách gây ảnh hưởng trực tiếp tới các chính sách của chính phủ bằng cách lobby, tạo áp lực qua truyền thông. Những người tham gia Track III cũng tổ chức và/hay tham gia các cuộc họp cũng như các hội nghị để tiếp cận với các quan chức của Track I.
Xem xét ba Track, rõ ràng cho tới hiện tại, ASEAN đã được điều hành bởi các quan chức chính phủ, những người khi mà các vấn đề ASEATiến sĩ Susilo Bambang Yudhoyono đã thừa nhận:
"Tất cả các quyết định về các hiệp ước, và khu vực tự do thương mại, về các tuyên bố và các kế hoạch hành động, đều do các Lãnh đạo chính phủ, các bộ trưởng và quan chức cao cấp thực hiện. Và thực tế rằng trong đông đảo đại chúng, có ít sự hiểu biết, chưa nói tới sự đánh giá, về những sáng kiến lớn mà ASEAN đang thực hiện thay mặt cho họ." [34] N còn được quan tâm, chỉ đại diện cho chính phủ chứ không phải người dân của họ. Trong một bài diễn Indonevăn tại lễ kỷ niệm lần thứ 38 ngày thành lập ASEAN, Tổng thống đương nhiệm của sia
Các cuộc họp
Hội nghị thượng đỉnh ASEAN
Hội nghị Thượng đỉnh Chính thức các nhà Lãnh đạo ASEAN được tổ chức lần đầu tại Bali, Indonesia năm 1976. Cuộc họp thứ ba được tổ chức tại Manila năm 1987 và trong cuộc họp này, các lãnh đạo đã quyết định sẽ gặp nhau năm năm một lần.[35] Sau đó, hội nghị thượng đỉnh thứ tư được tổ chức tại Singapore năm 1992 nơi các nhà lãnh đạo lại đồng ý sẽ gặp gỡ thường xuyên hơn, quyết định tổ chức hội nghị thượng đỉnh ba năm một lần.[35] Năm 2001, họ quyết định gặp nhau hàng năm để giải quyết các vấn đề cấp bách ảnh hưởng tới khu vực. Các quốc gia thành viên được sắp xếp đứng ra tổ chức hội nghị thượng đỉnh theo tên nước trong bảng chữ cái ngoại trừ Myanmarvoons đã từ bỏ quyền đăng cai hội nghị năm 2006 của mình vào năm 2004 vì áp lực từ Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu.[36]
Tới tháng 12 năm 2008, Hiến chương ASEAN bắt đầu có hiệu lực và cùng với nó, Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN sẽ được tổ chức hai năm một lần.
Cuộc họp thượng đỉnh chính thức diễn ra trong ba ngày. Chương trình nghị sự như sau:
- Lãnh đạo các quốc gia thành viên sẽ tổ chức một cuộc họp nội bộ tổ chức.
- Lãnh đạo các quốc gia thành viên sẽ tổ chức một hội thảo cùng với các ngoại trưởng của Diễn đàn Khu vực ASEAN.
- Một cuộc họp, được gọi là ASEAN +3, được tổ chức cho các lãnh đạo của ba Đối tác Đối thoại (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc)
- Một cuộc họp riêng rẽ, được gọi là ASEAN-CER, được tổ chức cho các lãnh đạo của hai Đối tác Đối thoại khác (Úc, New Zealand).Tháng 6 năm 2009[cần dẫn nguồn]
Hội nghị Thượng đỉnh Chính thức ASEAN | ||||
---|---|---|---|---|
Ngày | Quốc gia tổ chức | Địa điểm | Chủ tịch luân phiên ASEAN | |
1 | 23–24 tháng 2 năm 1976 | Indonesia | Bali | Soeharto |
2 | 4–5 tháng 8 năm 1977 | Malaysia | Kuala Lumpur | Hussein Onn |
3 | 14–15 tháng 12 năm 1987 | Philippines | Manila | Corazon Aquino |
4 | 27‒29 tháng 1 năm 1992 | Singapore | Singapore | Ngô Tác Đống |
5 | 14‒15 tháng 12 năm 1995 | Thái Lan | Bangkok | Banharn Silpa-archa |
6 | 15‒16 tháng 12 năm 1998 | Việt Nam | Hà Nội | Phan Văn Khải |
7 | 5‒6 tháng 11 năm 2001 | Brunei | Bandar Seri Begawan | Hassanal Bolkiah |
8 | 4‒5 tháng 11 năm 2002 | Campuchia | Phnom Penh | Hun Sen |
9 | 7‒8 tháng 10 năm 2003 | Indonesia | Bali | Megawati Soekarnoputri |
10 | 29‒30 tháng 11 năm 2004 | Lào | Vientiane | Bounnhang Vorachith |
11 | 12‒14 tháng 12 năm 2005 | Malaysia | Kuala Lumpur | Abdullah Ahmad Badawi |
12 | 11‒14 tháng 1 năm 20071 | Philippines2 | Cebu | Gloria Macapagal-Arroyo |
13 | 18‒22 tháng 11 năm 2007 | Singapore | Singapore | Lý Hiển Long |
143 | 27 tháng 2 - 1 tháng 3 năm 2009 10-11 tháng 4 năm 2009 |
Thái Lan | Cha Am, Hua Hin Pattaya |
Abhisit Vejjajiva |
15 | 23 tháng 10 năm 2009 | Thái Lan | Cha Am, Hua Hin | |
16 | 08-09 tháng 4 năm 2010 | Việt Nam | Hà Nội | Nguyễn Tấn Dũng |
17 | 28-30 tháng 10 năm 2010 | Việt Nam | Hà Nội | |
18th4 | 7–8 tháng 5 năm 2011 | Indonesia | Jakarta | Susilo Bambang Yudhoyono |
19th4 | 14–19 tháng 11 năm 2011 | Indonesia | Bali | |
20 | 03-04 tháng 04 năm 2012 | Campuchia | Phnom Penh | Hun Sen |
1 Bị trì hoãn từ 10‒14 tháng 12 năm 2006 vì Bão Seniang. | |||
2 đăng cai tổ chức bởi Myanmar rút lui bởi áp lực mạnh từ phía Hoa Kỳ và EU | |||
3 Hội nghị thượng đỉnh này gồm hai phần. Phần đầu được dời từ 12‒17 tháng 12 năm 2008 vì cuộc khủng hoảng chính trị Thái Lan năm 2008. Phần thứ hai bị huỷ bỏ ngày 11 tháng 4 vì những người biểu tình tràn vào nơi tổ chức hội nghị. |
Hội nghị Thượng đỉnh Không Chính thức ASEAN | |||
---|---|---|---|
Ngày | Quốc gia | Chủ nhà | |
1 | 30 tháng 11 năm 1996 | Indonesia | Jakarta |
2 | 14‒16 tháng 12 năm 1997 | Malaysia | Kuala Lumpur |
3 | 27‒28 tháng 11 năm 1999 | Philippines | Manila |
4 | 22‒25 tháng 11 năm 2000 | Singapore | Singapore |
Hội nghị cấp cao Đông Á
Các thành viên của hội nghị gồm 10 quốc gia thành viên ASEAN cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Úc và New Zealand tổng cộng chiếm tới gần một nửa dân số thế giới. Nga cũng đã xin gia nhập làm thành viên cuộc họp thượng đỉnh vào vào năm 2005 là một khách mời cho EAS Đầu tiên theo lời mời của nước chủ nhà - Malaysia.[37]
Hội nghị thượng đỉnh đầu tiên được tổ chức tại Kuala Lumpur ngày 14 tháng 12 năm 2005 và các cuộc họp sau đó được tổ chức sau cuộc gặp gỡ hàng năm của các lãnh đạo ASEAN.
Hội nghị | Quốc gia | Địa điểm | Ngày | Ghi chú |
---|---|---|---|---|
EAS Đầu tiên | Malaysia | Kuala Lumpur | 14 tháng 12 năm 2005 | Nga tham gia với tư cách khách mời. |
EAS Thứ hai | Philippines | Thành phố Cebu | 15 tháng 1 năm 2007 | Được định chương trình lại từ ngày 13 tháng 12 năm 2006. Tuyên bố Cebu về An ninh Năng lượng Đông Á |
EAS Thứ ba | Singapore | Singapore | 21 tháng 11 năm 2007 | Tuyên bố Singapore về Thay đổi Khí hậu, Năng lượng và Môi trường[38] Đồng ý thành lập Viện Nghiên cứu Kinh tế ASEAN và Đông Á |
EAS Thứ tư | Thái Lan | Cha-am và Hua Hin | 25 tháng 10 năm 2009 | Ngày và địa điểm tổ chức được dời lại nhiều lần, và sau đó một Hội nghị Thượng đỉnh được lên kế hoạch ngày 12 tháng 4 năm 2009 tại Pattaya, Thái Lan đã bị huỷ bỏ vì những người biểu tình tràn vào nơi tổ chức. Hội nghị Thượng đỉnh sau đó được dời tới tháng 10 năm 2009 và lại chuyển địa điểm từ Phuket[39] tới Cha-am và Hua Hin.[40] |
Hội nghị Thượng đỉnh kỷ niệm
Một hội nghị thượng đỉnh kỷ niệm là một hội nghị do một quốc gia không thuộc ASEAN tổ chức để đánh dấu một dịp kỷ niệm ngày thiết lập quan hệ giữa ASEAN và quốc gia tổ chức. Quốc gia tổ chức mời các lãnh đạo chính phủ các quốc gia thành viên ASEAN tới để thảo luận tương lai của việc hợp tác và đối tác.Cuộc họp | Chủ nhà | Địa điểm | Ngày | Ghi chú |
---|---|---|---|---|
Hội nghị Thượng đỉnh Kỷ niệm ASEAN – Nhật Bản | Nhật Bản | Tokyo | 11, 12 tháng 12 năm 2003 | Để kỷ niệm lần thứ 30th ngày thành lập quan hệ ASEAN và Nhật Bản. Hội nghị thượng đỉnh này cũng đáng chú ý bởi là hội nghị thượng đỉnh đầu tiên của ASEAN được tổ chức bên ngoài ASEAN và một quốc gia phi ASEAN bên ngoài vùng. |
Hội nghị Thượng đỉnh kỷ niệm ASEAN – Trung Quốc | Trung Quốc | Nam Ninh | 30, 31 tháng 10 năm 2006 | Để kỷ niệm lần thứ 15th ngày thiết lập quan hệ ASEAN và Trung Quốc |
Hội nghị Thượng đỉnh Kỷ niệm ASEAN – Hàn Quốc | Hàn Quốc | Jeju-do | 1, 2 tháng 6 năm 2009 | Để kỷ niệm lần thứ 20th ngày thiết lập quan hệ giữa ASEAN và Hàn Quốc |
Diễn đàn Khu vực
Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) là một cuộc đối thoại chính thức, đa bên trong vùng châu Á Thái Bình Dương. Tới thời điểm tháng 7 năm 2007, nó gồm 27 bên tham gia. Các mục tiêu của ARF là khuyến khích đối thoại và tham vấn, và thúc đẩy xây dựng lòng tin và chính sách ngoại giao ngăn chặn trong khu vực.[41] ARF được tổ chức lần đầu năm 1994. Các bên tham gia ARF hiện tại như sau: toàn bộ thành viên ASEAN, Úc, Bangladesh, Canada, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, Liên minh châu Âu, Ấn Độ, Nhật Bản, Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc, Mông Cổ, New Zealand, Pakistan, Papua New Guinea, Nga, Timor-Leste, Hoa Kỳ và Sri Lanka.[42] Trung Hoa Dân Quốc (cũng gọi là Đài Loan) đã bị trục xuất từ khi ARF thành lập, và các vấn đề về Eo biển Đài Loan không được thảo luận tại các cuộc họp của ARF cũng như được đề cập tới trong Tuyên bố của Chủ tịch ARF.Các cuộc gặp khác
Ngoài các cuộc họp ở trên, các cuộc họp thường xuyên khác[43] cũng được tổ chức.[44] Chúng bao gồm Cuộc họp Bộ trưởng ASEAN Thường niên[45] cũng như các uỷ ban nhỏ hơn khác, như Trung tâm Phát triển Nghề cá Đông Nam Á.[46] Các cuộc họp tập trung vào các chủ đề riêng biệt, như quốc phòng[43] hay môi trường,[43][47] và do các Bộ trưởng, thay vì các nguyên thủ quốc gia tham dự.Cộng Ba
ASEAN Cộng Ba là một cuộc họp giữa ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, và chủ yếu được tổ chức trong mỗi kỳ họp thượng đỉnh ASEAN.Diễn đàn Hợp tác Á-Âu
Diễn đàn Hợp tác Á-Âu (ASEM) là một quá trình đối thoại không chính thức được đưa ra sáng kiến năm 1996 với mục tiêu tăng cường hợp tác giữa các quốc gia châu Á và châu Âu, đặc biệt giữa các thành viên Liên minh châu Âu và ASEAN.[48] ASEAN, được đại diện bởi vị Tổng thư ký của mình, là một trong 45 đối tác ASEM. Họ cũng chỉ định một đại diện trong ban quản lý Quỹ Á-Âu (ASEF), một tổ chức văn hoá xã hội gắn liền với cuộc Gặp gỡ.Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN-Nga
Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN-Nga là một cuộc gặp gỡ hàng năm giữa các lãnh đạo các quốc gia thành viên và Tổng thống Nga.Cộng đồng kinh tế
ASEAN đã nhấn mạnh trên việc hợp tác khu vực trong "ba trụ cột" về an ninh, văn hoá xã hội và hội nhập kinh tế.[49] Các nhóm khu vực đã có những thành quả lớn nhất trong hội nhập kinh tế, với mục tiêu tạo lập một Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vào năm 2015.[50]Khu vực Tự do Thương mại
Nền tảng của AEC là Khu vực Tự do Thương mại ASEAN (AFTA), một kế hoạch thuế xuất ưu đãi bên ngoài chung để khuyến khích dòng chảy tự do của hàng hoá bên trong ASEAN.[50] Khu vực Tự do Thương mại ASEAN (AFTA) là một thoả thuận của các quốc gia thành viên ASEAN liên quan tới chế tạo địa phương tại mọi quốc gia ASEAN. Thoả thuận AFTA được ký ngày 28 tháng 1 năm 1992 tại Singapore.[51] Khi thoả thuận AFTA được ký lần đầu tiên, ASEAN có sáu thành viên, là, Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan. Việt Nam gia nhập năm 1995, Lào và Myanmar năm 1997, và Campuchia năm 1999. Những thành viên gia nhập sau vẫn chưa đáp ứng đầy đủ các quy định của AFTA, nhưng họ đã chính thức được coi là một phần của AFTA khi họ bị yêu cầu ký thoả thuận này khi gia nhập vào ASEAN, và được trao các khung thời gian dài hơn để đạt tới các quy định về miễn giảm thuế của AFTA.[52]Khu vực Đầu tư Toàn diện
Khu vực Đầu tư Toàn diện ASEAN (ACIA) sẽ khuyến khích dòng chảy tự do của đầu tư bên trong ASEAN. Các nguyên tắc chính của ACIA như sau[53]- Mọi ngành công nghiệp đều phải được mở cửa cho đầu tư, ngoại trừ những ngành sẽ từ từ bị loại bỏ theo lộ trình
- Quy tắc đối xử quốc gia được trao ngay lập tức cho các nhà đầu tư ASEAN với ít ngoại lệ
- Hạn chế ngăn trở đầu tư
- Hợp lý hoá quá trình và các thủ tục đầu tư
- Tăng cường minh bạch
- Tiến hành các biện pháp khuyến khích đầu tư
Thương mại trong Dịch vụ
Một Thoả thuận Khung của ASEAN về Thương mại trong Dịch vụ được thông qua tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN tại Bangkok tháng 12 năm 1995.[54] Theo AFAS, các quốc gia thành viên ASEAN tham gia vào các vòng đàm phán tự do hoá thương mại trong dịch vụ liên tục này với mục tiêu ngày càng tạo ra các cam kết cấp độ cao hơn. Các cuộc đàm phán đã dẫn tới các cam kết đặt ra các lộ trình cho các cam kết cụ thể là một bộ phận của Thoả thuận Khung. Các lộ trình thường được gọi là các gói cam kết dịch vụ. Hiện tại, ASEAN đã ký kết bảy gói cam kết theo AFAS.[55]Thị trường hàng không duy nhất
Thị trường Hàng không Duy nhất ASEAN (SAM), do Nhóm Làm việc Vận tải Hàng không ASEAN đệ trình, được Cuộc họp các Quan chức Vận tải Cao cấp ASEAN ủng hộ, và được các Bộ trưởng Vận tải ASEAN xác nhận, sẽ đưa ra mọt thoả thuận bầu trời mở cho khu vực vào năm 2015.[56] ASEAN SAM được mong đợi sẽ hoàn toàn tự do hoá đi lại bằng đường hàng không giữa các quốc gia thành viên, cho phép ASEAN được hưởng lợi ích trực tiếp từ sự tăng trưởng giao thông đường không trên thế giới, và cũng tự do hoá cho các dòng chảy du lịch, thương mại, đầu tư và dịch vụ giữa các quốc gia thành viên.[56][57] Bắt đầu từ ngày 1 tháng 12 năm 2008, những hạn chế trên các quyền tự do hàng không thứ ba và thứ tư giữa các thành phố thủ đô của các quốc gia thành viên về dịch vụ chở khách đường không sẽ bị xoá bỏ,[58] trong khi đó từ ngày 1 tháng 1 năm 2009, sẽ có sự tự do hoá hoàn toàn trong việc chuyên chở hàng hoá bằng hàng không trong khu vực[56][57] Tới ngày 1 tháng 1 năm 2011, quyền tự do lưu thông thứ năm giữa mọi thành phố thủ đô sẽ được tự do hoá.[59]Các thoả thuận tự do thương mại với các quốc gia khác
ASEAN đã ký kết các thoả thuận tự do thương mại với Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc, New Zealand và gần đây nhất là Ấn Độ.[60] Ngoài ra, hiện nay tổ chức này đang đàm phán thoả thuận tự do thương mại với Liên minh châu Âu.[61] Đài Loan cũng đã thể hiện sự quan tâm tới một thoả thuận với ASEAN nhưng cần vượt qua những trở ngại về ngoại giao từ Trung Quốc.[62]Hiến chương
- a) tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng sự toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc quốc gia của mọi quốc gia thành viên ASEAN;
- b) có chung cam kết và trách nhiệm trong việc tăng cường hoà bình khu vực, an ninh và thịnh vượng;
- c) bác bỏ sự gây hấn và đe doạ sử dụng vũ lực hay các hành động khác theo bất kỳ cách nào không thích hợp với luật pháp quốc tế;
- d) dựa trên sự giải quyết hoà bình các tranh chấp;
- e) không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia thành viên ASEAN;
- f) tôn trọng quyền của mọi Quốc gia bảo đảm sự tồn tại của mình và không bị sự can thiệp, lật đổ hay ép buộc từ bên ngoài;
- g) tăng cường tham vấn về những vấn đề ảnh hưởng nghiêm trọng tới lợi ích chung của ASEAN;
- h) trung thành với sự cai trị của pháp luật, quản lý tốt, các nguyên tắc dân chủ và định chế chính phủ;
- i) tôn trọng các quyền tự do nền tảng, khuyến khích và bảo vệ nhân quyền, và khuyến khích công bằng xã hội;
- j) tán thành Hiến chương Liên hiệp quốc và luật pháp quốc tế, gồm cả luật nhân đạo quốc tế, đã được tán thành bởi các quốc gia thành viên ASEAN;
- k) tránh tham gia vào bất kỳ chính sách hay hoạt động nào, gồm cả việc sử dụng lãnh thổ của mình, được theo đuổi bởi một quốc gia thành viên hay không phải là thành viên của ASEAN hay bất kỳ một bên phi quốc gia nào, đe doạ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ hay sự ổn định kinh tế chính trị của các quốc gia thành viên ASEAN;
- l) tôn trọng những sự khác biệt văn hoá, ngôn ngữ và tôn giáo của người dân ASEAN, trong khi nhấn mạnh những giá trị chung theo tin thần thống nhất trong đa dạng;
- m)Thúc đẩy hình thành một ASEAN hướng về nhân dân, trong đó khuyến khích mọi thành phần xã hội tham gia và hưởng lợi từ tiến trình liên kết và xây dựng cộng đồng ASEAN;
- n) tôn trọng các quy định thương mại đa bên và các quy định của ASEAN dựa trên các chế độ cho sự áp dụng hiệu quả các cam kết kinh tế và dần giảm bớt hướng tới loại bỏ tất cả các rào cản với sự hội nhập kinh tế của khu vực, trong một nền kinh tế định hướng thị trường".[64]
Các hoạt động văn hoá
ASEAN có tổ chức các hoạt động văn hoá trong một nỗ lực nhằm hội nhập hơn nữa cho khu vực. Chúng gồm các hoạt động thể thao và giáo dục cũng như các giải thưởng văn chương. Các ví dụ gồm Mạng lưới Trường đại học ASEAN, Trung tâm Đa dạng sinh học ASEAN, Giải thưởng Nhà khoa học và Nhà kỹ thuật Xuất sắc ASEAN, và Học bổng ASEAN do Singapore tài trợ.S.E.A. Write Award
S.E.A. Write Award là một giải thưởng văn học được trao hàng năm cho các nhà văn và nhà thơ Đông Nam Á từ năm 1979. Giải thưởng này hoặc được trao cho một tác phẩm riêng biệt hay như một sự công nhận với thành tựu cả đời của một nhà văn. Các tác phẩm được trao giải rất đa dạng và gồm cả thi ca, truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch bản sân khấu, dân gian cũng như các tác phẩm hàn lâm và tôn giáo. Các buổi lễ được tổ chức tại Bangkok và được chủ trì bởi một thành viên của gia đình hoàng gia Thái Lan.ASAIHL
ASAIHL hay Hiệp hội các Định chế Cao học Đông Nam Á là một tổ chức phi chính phủ được thành lập năm 1956 với mục tiêu tăng cường các định chế cao học, đặc biệt trong giảng dạy, nghiên cứu, và dịch vụ công, với tham vọng tạo ra một bản sắc khu vực và sự phụ thuộc lẫn nhau.Các di sản vườn quốc gia
Các Vườn quốc gia Di sản ASEAN[67] là một danh sách các vườn quốc gia được đưa ra năm 1984 và được sửa đổi năm 2004. Nó có mục đích bảo vệ các tài nguyên tự nhiên trong khu vực. Hiện có 35 khu vực như thế đang được bảo tồn, gồm Vườn Đá ngầm Biển Tubbataha và Vườn Quốc gia Kinabalu.[68]Học bổng
Học bổng ASEAN là một chương trình học bổng của Singapore dành cho 9 quốc gia thành viên khác về giáo dục cấp ba, cao đẳng và đại học. Nó bao gồm nơi ăn ở, các lợi ích y tế và bảo hiểm, phí học tập và phí thi cử.[69]Mạng lưới đại học
Mạng lưới Đại học ASEAN (AUN) là một tập hợp các trường đại học Đông Nam Á. Ban đầu nó được 11 trường đại học bên trong các quốc gia thành viên thành lập tháng 11 năm 1995.[70] Hiện tại AUN gồm 21 trường đại học tham gia.[71]Bài ca chính thức
- The ASEAN Way (Con đường ASEAN) - bài hát chính thức của khu vực ASEAN, âm nhạc của Kittikhun Sodprasert và Sampow Triudom Thái Lan; Lời của Payom Valaiphatchra Thái Lan.
- ASEAN Song of Unity hay ASEAN Hymn, âm nhạc của Ryan Cayabyab Philippines.
- Let us move ahead, một bài hát ASEAN, sáng tác của Candra Darusman Indonesia.
Thể thao
SEA Games
Southeast Asian Games, thường được gọi là SEA Games, là một sự kiện thể thao được tổ chức hai năm một lần với các vận động viên từ 11 quốc gia Đông Nam Á tham gia. Sự kiện này nằm dưới sự quản lý của Southeast Asian Games Federation và dưới sự giám sát của Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) và Hội đồng Olympic châu Á.ASEAN Para Games
ASEAN Para Games là một sự kiện thể thao được tổ chức hai năm một lần sau mỗi kỳ SEA Games dành cho các vận động viên khuyết tật. Sự kiện này được các vận động viên của cả 11 quốc gia Đông Nam Á tham gia. ASEAN Para Games được tổ chức theo mô hình Paralympic Games, và dành cho các vận động viên khuyết tật về thể hình như khả năng vận động, khuyết tật thị giác, người mất chân tay và những người liệt não.FESPIC Games/ Asian Para Games
FESPIC Games, cũng được gọi là Far East and South Pacific Games cho những người khuyết tật, là sự kiện thể thao lớn nhất ở vùng châu Á và Nam Thái Bình Dương. FESPIC Games đã được tổ chức chín lần và đã gặt hái thành công[72] vào tháng 12 năm 2006 tại FESPIC Games lần thứ 9 ở Kuala Lumpur, Malaysia. Sự kiện này sẽ có tên 2010 Asian Para Games và được tổ chức tại Quảng Châu, CHND Trung Hoa. Asian Para Games 2010 sẽ bắt đầu ngay sau khi ASIAD 2010 kết thúc, sử dụng luôn các cơ sở và thiết bị đã được chuyển đổi phù hợp với người khuyết tật. Lễ khai mạc Asian Para Games, sự kiện song song cho các vận động viên khuyết tật thể chất, là một sự kiện thể thao được tổ chức bốn năm một lần sau Asiad.Football Championship
ASEAN Football Championship là một sự kiện bóng đá được tổ chức hai năm một lần bởi Liên đoàn Bóng đá ASEAN, được FIFA công nhận và với sự tham gia của các đội tuyển quốc gia Đông Nam Á. Nó được khai trương năm 1996 với tên gọi Tiger Cup, nhưng sau khi Asia Pacific Breweries ngừng hợp đồng tài trợ, "Tiger" được đổi thành "ASEAN".10 nước ASEAN tham gia đăng cai World Cup 2030
Chỉ trích
Các quốc gia phương Tây đã chỉ trích ASEAN về cách tiếp cận quá mềm dẻo của họ trong việc khuyến khích dân chủ và nhân quyền ở nước Myanmar do một hội đồng quân sự điều hành.[73] Dù có những lời lên án của quốc tế về vụ chính phủ sử dụng vũ lực đàn áp những người biểu tình hoà bình tại Yangon, ASEAN đã từ chối ngừng quy chế thành viên của Myanmar và cũng bác bỏ các đề xuất áp dụng trừng phạt kinh tế.[74] Điều này đã gây nên những lo ngại khi Liên minh châu Âu, một đối tác thương mại tiềm năng, đã từ chối tiến hành các cuộc đàm phán tự do thương mại ở cấp vùng vì những lý do chính trị đó.[75] Các nhà quan sát quốc tế coi tổ chức như một "nơi hội họp",[76] ngụ ý rằng tổ chức này chỉ "mạnh miệng lên án mà ít hành động".[77]Tại cuộc họp Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 12 ở Cebu, nhiều nhóm hoạt động đã tổ chức các cuộc tuần hành phản đối toàn cầu hoá và chống Arroyo.[78] Theo các nhà hoạt động, lộ trình hội nhập kinh tế sẽ có ảnh hưởng xấu tới các ngành công nghiệp của Philippines và sẽ khiến hàng nghìn người Philippines mất việc.[79] Họ cũng coi tổ chức như một tổ chức đế quốc đe doạ tới chủ quyền quốc gia.[79] Một luật sư nhân quyền từ New Zealand cũng đã đệ trình bản phản đối về tình hình nhân quyền trong vùng nói chung.[80]
ASEAN đã đồng ý về một cơ quan nhân quyền ASEAN sẽ bắt đầu hoạt động từ năm 2009. Philippines, Malaysia, Indonesia và Thái Lan muốn cơ quan này có khả năng áp đặt, tuy nhiên Singapore, Việt Nam, Myanmar, Lào và Campuchia không muốn như vậy.[cần dẫn nguồn]
Xem thêm
- Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN
- Hội nghị bộ trưởng kinh tế ASEAN
- Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN
- Cộng đồng Kinh tế ASEAN
- Cộng đồng An ninh ASEAN
- Cộng đồng văn hóa-xã hội ASEAN
- Diễn đàn khu vực châu Á
- Hiến chương ASEAN
- Danh sách các quốc gia ASEAN theo lãnh thổ quốc gia
Ghi chú
- ^ “IMF DataMapper”. Imf.org. 4 tháng 12 năm 1999. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2011.
- ^ Calculated using UNDP data from member states.
- ^ EC.Europa.eu, European Union Relations with ASEAN. Retrieved 29 October 2010.
- ^ Bernard Eccleston, Michael Dawson, Deborah J. McNamara (1998). The Asia-Pacific Profile. Routledge (UK). ISBN 0-415-17279-9.
- ^ Muthiah Alagappa (1998). Asian Security Practice: Material and Ideational Influences. Stanford: Stanford University Press (US). ISBN 0-8047-3347-3.
- ^ “ASEAN secretariat”. ASEAN. 23 tháng 7 năm 1999. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2009.
- ^ “Background Note:Brunei Darussalam/Profile:/Foreign Relations”. United States State Department. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2007.
- ^ “Vietnam in ASEAN: Toward Cooperation for Mutual Benefits”. ASEAN Secretariat. 2007. Truy cập 28 tháng 8 năm 2009.
- ^ a ă Carolyn L. Gates, Mya Than (2001). ASEAN Enlargement: impacts and implications. Institute of Southeast Asian Studies. ISBN 981-230-081-3.
- ^ “Statement by the Secretary-General of ASEAN Welcoming the Kingdom of Cambodia as the Tenth Member State of ASEAN: 30 tháng 4 năm 1999, ASEAN Secretariat”. ASEAN Secretariat. 2008. Truy cập 28 tháng 8 năm 2009.
- ^ East Asia Economic Caucus. ASEAN Secretariat. Truy cập 14 tháng 3 năm 2007.
- ^ a ă Whither East Asia? Asian Views. Truy cập 14 tháng 3 năm 2007.
- ^ Asia's Reaction to NAFTA Nancy J. Hamilton. CRS - Congressional Research Service. Truy cập 14 tháng 3 năm 2007.
- ^ Japan Straddles Fence on Issue of East Asia Caucus International Herald tribune. Truy cập 14 tháng 3 năm 2007.
- ^ “Regional Financial Cooperation among ASEAN+3”. Nhật Bảnese Ministry of Foreign Affairs. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2008.
- ^ Bangkok Treaty (in alphabetical order) At UNODA United Nations. Truy cập 4 tháng 9 năm 2008.
- ^ ASEAN Secretariat. ASEAN Agreement on Transboundary Haze Pollution. Extracted 12 tháng 10 năm 2006
- ^ East Asian leaders to promote biofuel, Philippine Daily Inquirer, 13 tháng 3 năm 2007.
- ^ “ASEAN Statement on Launching of the ASEAN Wildlife Law Enforcement Network (ASEAN-WEN)”. ASEAN. 1 tháng 12 năm 2005. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2009.
- ^ “Asean: Changing, but only slowly”. BBC. 8 tháng 10 năm 2003.
- ^ RP resolution for observer status in UN assembly OK’d, Philippine Daily Inquirer, 13 tháng 3 năm 2007.
- ^ “Philippines to Represent Asean in Un Meetings in Ny, Geneva”. Yahoo! News. 7 tháng 3 năm 2007. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2007.
- ^ “East Timor ASEAN bid”. The Sun-Herald (The Sydney Morning Herald). 28 tháng 1 năm 2007. Truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2007.
- ^ “East Timor Needs Five Years to Join ASEAN: PM”. ASEAN Secretariat. 26 tháng 7 năm 2006. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2007.
- ^ Forss, Pearl (27 tháng 8 năm 2007). “US and ASEAN seeking to enhance relationship: Dr Balaji”. Channel NewsAsia. Truy cập ngày 27 tháng 8 năm 2007.
- ^ “ASEAN to complete free trade agreements by 2013”. Forbes. 26 tháng 8 năm 2007. Truy cập ngày 27 tháng 8 năm 2007.
- ^ Ong, Christine (27 tháng 8 năm 2007). “ASEAN confident of concluding FTAs with partners by 2013”. Channel NewsAsia. Truy cập ngày 27 tháng 8 năm 2007.
- ^ “ASEAN, Australia and New Zealand Free Trade Agreement - NZ Ministry of Foreign Affairs and Trade”. Mfat.govt.nz. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2009.
- ^ “Asean, Australia, New Zealand Sign Free-Trade Deal (Update1)”. Bloomberg.com. 27 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2009.
- ^ "Overview Association of Southeast Asian Nations", Truy cập 27 tháng 7 năm 2009.
- ^ "Overview Association of South East Asian Nations", Truy cập 27 tháng 7 năm 2009.
- ^ "Association of South East Asian Nations", "Microsoft Encarta", Truy cập 27 tháng 7 năm 2009. Archived 2009-10-31.
- ^ a ă Track 1/Track 2 symbiosis in Asia-Pacific regionalism The Pacific Review, Volume 17, Issue 4, 2004 doi:10.1080/0951274042000326069
- ^ "On Building the ASEAN Community: The Democratic Aspect", 8 August, 2005. Truy cập 27 tháng 7 năm 2009.
- ^ a ă â ASEAN Structure, ASEAN Primer
- ^ Denis Hew (2005). Roadmap to an Asean Economic Community. Institute of Southeast Asian Studies. ISBN 981-230-347-2.
- ^ “Chairman's Statement of the First East Asia Summit Kuala Lumpur”. ASEAN. 14 tháng 12 năm 2005. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2009.
- ^ “Singapore Declaration on Climate Change, Energy and the Environment”. ASEAN. 21 tháng 11 năm 2007. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2009.
- ^ Thai PM woos Chinese businesses ASEAN Calendar for tháng 10 năm 2009
- ^ Thailand changes venue for ASEAN+3, East Asia summits
- ^ About Us, ASEAN Regional Forum official website. Truy cập 12 tháng 6 năm 2006.
- ^ Official Website of Australian Department of Foreign Affairs and Trade. Truy cập 3 tháng 8 năm 2008.
- ^ a ă â ASEAN Calendar of Meetings and Events tháng 11 năm 2006, ASEAN Secretariat. Truy cập 13 tháng 3 năm 2007.
- ^ BBC country profile/Asean leaders, BBC. Truy cập 13 tháng 3 năm 2007.
- ^ ASEAN Ministerial Meetings, ASEAN Secretariat. Truy cập 13 tháng 3 năm 2007.
- ^ [1], ASEAN Secretariat. Truy cập 16 tháng 3 năm 2007.
- ^ “Malaysians have had enough of haze woes”. The Malaysian Bar. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2007.
- ^ Lay Hwee Yeo (2003). Asia and Europe: the development and different dimensions of ASEM. Routledge (UK). ISBN 0-415-30697-3.
- ^ “Overview”. Aseansec.org. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2008.
- ^ a ă Sim, Edmund "Introduction to the ASEAN Economic Community", http://www.asil.org/aseanevent/Sim_Intro_to_ASEAN.pdf
- ^ “Agreement on the Common Effective Preferential Tariff Scheme for the ASEAN Free Trade Area, Singapore, 28 tháng 1 năm 1992”. Aseansec.org. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2008.
- ^ “Overview”. Aseansec.org. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2008.
- ^ a ă “Highlights of the ASEAN Comprehensive Investment Agreement (ACIA)”. Aseansec.org. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2008.
- ^ “ASEAN Framework Agreement on Services (1995)”. Aseansec.org. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2008.
- ^ “Overview”. Aseansec.org. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2008.
- ^ a ă â “Asean Single Aviation Market”. The Straits Times. 2 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2008.
- ^ a ă “Singaporean PM urges ASEAN to liberalise aviation”. chinaview.cn (Tân Hoa xã). 1 tháng 11 năm 2007. Truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2008.
- ^ Kaur, Karamjit (25 tháng 9 năm 2008). “Tiger offers 50,000 free seats”. The Straits Times. Truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2008.
- ^ “Three quarters of a million more seats and counting- KL-Singapore benefits from liberalisation”. Centre for Asia Pacific Aviation. 28 tháng 9 năm 2008. Truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2008.
- ^ “Welcome to Singapore FTA Network”. Fta.gov.sg. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2008.
- ^ “Welcome to Singapore FTA Network”. Fta.gov.sg. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2008.
- ^ “Taipei Times - archives”. Taipeitimes.com. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2008.
- ^ “'Momentous' day for ASEAN as charter comes into force”. Agence France-Presse. 15 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2008.
- ^ Association of South East Asian Nations.: "The ASEAN Charter", date = tháng 12 năm 2007, p.6-7, ISBN 978-979-3496-62-7. Truy cập 27 tháng 7 năm 2009.
- ^ Olivia Rondonuwu and Suhartono, Harry (15 tháng 12 năm 2008). “ASEAN launches charter under shadow of crisis”. Reuters. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2008.
- ^ “ASEAN charter comes into force”. International Herald Tribune. 15 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2008.
- ^ [2] ASEAN Centre for Biodiversity. Truy cập 13 tháng 3 năm 2007.
- ^ ASEAN's Greatest Parks, ASEAN Centre for Biodiversity. Truy cập 13 tháng 3 năm 2007.
- ^ “Ministry of Education, Singapore: ASEAN Scholarships”. Moe.gov.sg. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2008.
- ^ “ASEAN University Network/Agreement”. Aun-sec.org. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2008.
- ^ “ASEAN University Network/Board Member”. Aun-sec.org. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2008.
- ^ “Closure of FESPIC Federation”. Taiyonoie.or.jp. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2009.
- ^ “ADB president calls for building Asian economic integration”. Peace Journalism. 3 tháng 1 năm 2007. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2007.
- ^ “Japan Cancels Myanmar Grant”. Associated Press. 17 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2007.
- ^ Silp, Sai (15 tháng 2 năm 2007). “Burma an Issue in Asean-EU Trade Talks”. The Irawaddy News Magazine Online Edition. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2007.
- ^ “Malaysian foreign minister says ASEAN is no 'talk shop'”. 5 tháng 12 năm 2005. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2007.
- ^ “BBC Country/Internatonal Organisation Profile: Association of Southeast Asian Nations”. BBC News. 11 tháng 1 năm 2007. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2007.
- ^ “About 100 militants stage protest vs Asean Summit in Cebu”. GMA News. 13 tháng 1 năm 2007. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2007.
- ^ a ă “ASEAN protests in Cebu will also underscore massive opposition to Charter Change”. Kilusang Mayo Uno. 7 tháng 12 năm 2006. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2007.
- ^ “NZ rights lawyer to join protests at ASEAN summit”. News and Press. 7 tháng 12 năm 2006. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2007.
Liên kết ngoài
Tổ chức
- ASEAN Secretariat Truy cập 13 tháng 3 năm 2007.
- The ASEAN Charter 1/2008
- ASEAN Regional Forum Truy cập 13 tháng 3 năm 2007.
- BBC Country Profile/Asean Truy cập 13 tháng 3 năm 2007.
Các hội nghị thượng đỉnh
- 14th ASEAN Summit
- 13th ASEAN Summit Singapore official site. Truy cập 16 tháng 9 năm 2007.
- 12th ASEAN Summit Truy cập 13 tháng 3 năm 2007.
- 11th ASEAN Summit 12 December-14, 2005, Kuala Lumpur, Malaysia official site. Truy cập 13 tháng 3 năm 2007.
- 11th ASEAN Summit 12 December–14, 2005, Kuala Lumpur, Malaysia. Truy cập 13 tháng 3 năm 2007.
Các tổ chức của ASEAN
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và phương tiện truyền tải về Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á |
- ASEAN official directory of ASEAN organisations
- ASEAN Architect
- ASEAN Law Association
- ASEAN Ports Association
- US-ASEAN Business Council
|
|
|
Chiến dịch Mãn Châu (1945)
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
|
|
|
Được chỉ huy bởi một thế hệ tướng lĩnh trưởng thành trong nghệ thuật quân sự Xô Viết[9], Quân đội Liên Xô đã thực hành vận động chiến một cách linh hoạt ở mọi cấp độ, nhanh chóng xuyên thủng các khu vực phòng thủ ngoại vi, thọc sâu vào trung tâm, chia cắt, làm tê liệt và bức hàng đạo quân Quan Đông, kiểm soát Mãn Châu, Bắc Triều Tiên và miền Nam Sakhalin chỉ trong vòng 2 tuần[9], tạo tiền đề cho việc đổ bộ chiếm đóng thành công quần đảo Kuril trong thời gian ngắn sau đó.
Cùng với hai quả bom nguyên tử được ném xuống Nhật Bản ngày 6 và 9 tháng 8 năm 1945, thành công của chiến dịch Mãn Châu đã góp phần thúc đẩy Đế quốc Nhật Bản nhanh chóng chấp nhận đầu hàng vô điều kiện[10][11], kết thúc chiến tranh và tạo thời cơ cho một loạt quốc gia Châu Á giành quyền độc lập tự chủ[12].
Mục lục
- 1 Bối cảnh của chiến dịch
- 2 Lực lượng tham chiến hai bên
- 3 Kế hoạch của hai bên
- 4 Các diễn biến chính của chiến dịch
- 5 Diễn biến chính trị trong thời gian chiến dịch
- 6 Diễn biến tiếp theo của chiến dịch
- 7 Kết quả và đánh giá
- 8 Tiến triển của nghệ thuật quân sự Xô Viết
- 9 Chú thích
- 10 Tài liệu tham khảo
- 11 Liên kết ngoài
Bối cảnh của chiến dịch
Đặc điểm tự nhiên, lịch sử và vai trò của Mãn Châu
Mãn Châu nằm ở Đông Bắc Trung Quốc, phía Tây Bắc giáp Mông Cổ, hai mặt Bắc và Đông giáp với vùng Viễn Đông của Liên Xô, phía Đông Nam giáp Triều Tiên, phía Nam - Tây Nam giáp biển Hoàng Hải - Bột Hải, Hà Bắc và Nội Mông của Trung Quốc. Đồng bằng Mãn Châu có đất đai phì nhiêu, nông nghiệp phát triển và là nơi sinh sống lâu đời của bộ lạc Nữ Chân - vốn là bộ tộc đã chiếm Trung Quốc lập nên triều đại Mãn Thanh ở thế kỷ XVII.Địa hình Mãn Châu là một bồn địa tương đối bằng phẳng bao quanh bởi dãy núi Đại Hưng An ở phía Tây, Y Lặc Hô Lý Sơn ở phía Bắc và Tiểu Hưng An ở phía Đông Bắc, trong đó dãy Đại Hưng An đặc biệt hiểm trở với điểm cao nhất đến 1.900 m. Biên giới Đông Bắc - Đông chạy dọc theo sông Hắc Long Giang và sông Ô Tô Lý. Con sông lớn Tùng Hoa bắt nguồn từ dãy Đại Hưng An chảy cắt ngang bồn địa hợp lưu với sông Hắc Long Giang và Ô Tô Lý, tạo thành một khu vực lầy lội rộng lớn ở Đông Bắc Mãn Châu[13].
Mặc dù hình thế tự nhiên là một cánh cung dài gần 4.500 km giương lên hướng Bắc - Đông Bắc khiến Mãn Châu có thể bị thọc sườn, nhưng bù lại Mãn Châu có lợi thế phòng thủ tự nhiên do được bao bọc bởi các con sông lớn và các dãy núi cao[14]. Hơn thế nữa, dù bên trong tuyến chướng ngại vật thiên nhiên này địa hình thuận lợi cho hoạt động của xe tăng - cơ giới hoá, nhưng bản thân diện tích mênh mông tới 1,5 triệu km² và chiều sâu từ 200 đến 800 km là một thách thức lớn về mặt hành quân[15] đối với các lực lượng tấn công.
Do có vị trí khống chế với cả Bắc Trung Quốc, Mông Cổ lẫn vùng Viễn Đông của Nga, nên Mãn Châu là nơi tranh chấp của các cường quốc trong vùng[16]. Ở thế kỷ XIX, lúc triều đình Mãn Thanh suy yếu, Mãn Châu rơi vào ảnh hưởng kinh tế của Đế quốc Nga. Kể từ khi Nga thua trận trong chiến tranh Nga-Nhật, thì Mãn Châu rơi vào ảnh hưởng của Đế quốc Nhật Bản. Tháng 9 năm 1931, Quân đội Nhật Bản xâm chiếm Mãn Châu và dựng lên chính quyền Mãn Châu Quốc, đặt Phổ Nghi - vị vua cuối cùng của nhà Thanh - lên ngôi bù nhìn.[17]
Mãn Châu là vùng công nghiệp phát triển sớm từ đầu thế kỷ 20. Tại đây, có các thành phố lớn đồng thời là các trung tâm công nghiệp và đầu mối giao thông đường sắt, đường bộ quan trọng như Cáp Nhĩ Tân, Thẩm Dương, Trường Xuân, Cát Lâm, Mẫu Đơn Giang, cảng Đại Liên. Đối với Nhật Bản, ngay từ trước chiến tranh, Mãn Châu - Triều Tiên đã là khu công nghiệp chiến tranh rất quan trọng với nhiều nhà máy chế tạo vũ khí và trang thiết bị quân sự. Từ giữa chiến tranh, khu vực này càng quan trọng hơn khi nhiều nhà máy tại Nhật Bản phải dời sang đây để tránh máy bay Hoa Kỳ ném bom[18]. Đến năm 1945, khi các đảo lớn Nhật Bản trở thành chiến trường, thì Mãn Châu đóng vai trò là hậu phương lớn của chính quốc[19].
Tình hình của Đế quốc Nhật Bản
Từ cuối năm 1944, sau khi Hải quân Đế quốc Nhật Bản bị mất phần lớn tàu chiến thì các đảo lớn Nhật Bản dần bị phong toả, bóp chặt từ phía biển[20], còn việc Quân đội Nhật Bản để mất quần đảo Mariana và Phillipines thì các thành phố lớn của Nhật Bản bị đưa vào tầm oanh tạc thường xuyên của các máy bay B-29 của Không quân Hoa Kỳ[21].Đến tháng 5 năm 1945, nước Đức đầu hàng, khối Trục chỉ còn lại Đế quốc Nhật Bản tiếp tục cuộc chiến trong tình thế tuyệt vọng. Mục tiêu kéo dài cuộc chiến lúc này chỉ là để tránh đầu hàng vô điều kiện nhằm bảo toàn kokutai - tinh thần quốc gia Nhật Bản được xây dựng xung quanh Thiên Hoàng[22].
Chỗ dựa về mặt quân sự cho mục tiêu này là lực lượng khoảng 4,1 triệu lính lục quân và 1,26 triệu lính Hải quân - trong đó có 2,3 triệu quân ở hải ngoại đang chiếm giữ Trung Quốc, các nước Đông Nam Á và một vài đảo trên Thái Bình Dương - tất cả đều sẵn sàng chiến đấu với tinh thần cảm tử. Chỗ dựa ngoại giao lúc này là hy vọng thông qua Liên Xô - nước duy nhất trong khối Đồng Minh có hiệp ước trung lập với Nhật Bản - làm trung gian đàm phán để tìm kiếm một giải pháp có thể chấp nhận được[23].
Cho đến tận Hội nghị Potsdam bắt đầu từ ngày 17 tháng 7 năm 1945, Nhật Bản vẫn nỗ lực thuyết phục Liên Xô đứng ra làm trung gian đàm phán với hứa hẹn "đáp ứng mọi yêu sách của Liên Xô ở Viễn Đông"[24]. Khi Tuyên bố Potsdam được công bố mà không có chữ ký của I.V. Stalin, thì Nhật Bản lại tiếp tục vẫn bám lấy niềm hy vọng Liên Xô[25].
Vì lý do đó, Nhật Bản nói chung và Đạo quân Quan Đông nói riêng không chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với cuộc tấn công của Quân đội Liên Xô ở Mãn Châu.
Bối cảnh Liên Xô tham chiến
Đối với I.V. Stalin, khả năng tham chiến chống Nhật Bản ở mặt trận Thái Bình Dương được sử dụng để đổi lấy việc mở mặt trận thứ 2 ở Tây Âu chống Đức Quốc xã. Vì thế, tại Hội nghị Tehran cuối tháng 11 năm 1943, khi Tổng thống Hoa Kỳ Roosevelt và Thủ tướng Anh Churchill đồng ý mở mặt trận thứ 2 vào giữa năm 1944, thì Stalin cũng hứa hẹn tham chiến cùng với "các điều kiện chưa nói trước"[26].Đầu năm 1945, ước tính của Hội đồng Tham mưu Liên quân Hoa Kỳ cho thấy Nhật Bản chỉ có thể đầu hàng sớm nhất vào năm 1947, còn để tiêu diệt hoàn toàn Quân đội Nhật Bản thì Hoa Kỳ phải tốn đến hơn một triệu nhân mạng nữa[27][Ct 4]. Vì thế, ở Yalta tháng 2 năm 1945, yêu cầu Liên Xô tham chiến là mục tiêu nghị sự quan trọng nhất của Tổng thống Roosevelt[29]. Đến lúc này, V. I. Stalin mới đưa ra ba điều kiện, bao gồm[30]:
- Giữ nguyên trạng nước Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ;
- Khôi phục những quyền lợi của Nga đã bị vi phạm năm 1904 gồm: Liên Xô được thu hồi phần Nam đảo Sakhalin; quốc tế hóa cảng Đại Liên; Liên Xô được quyền thuê tô giới Lữ Thuận làm quân cảng; Liên Xô được cùng với Trung Quốc khai thác các tuyến đường sắt tại Đông Bắc Trung Quốc và Nam Mãn Châu.
- Chủ quyền quần đảo Kuril được chuyển sang cho Liên Xô[Ct 5].
Ngay sau Hội nghị, Nguyên soái Liên Xô A.M. Vasilievsky và Bộ Tổng Tham mưu đã bắt tay chuẩn bị cho kế hoạch tác chiến tại Mãn Châu[33]. Ðến đầu tháng 4 năm 1945, Bộ Ngoại giao Liên Xô thông báo cho Nhật Bản về việc không gia hạn Hiệp ước Trung lập sau ngày 25 tháng 4 năm 1946[34][Ct 6].
Tại Hội nghị Potsdam tổ chức từ ngày 17 tháng 7 đến 2 tháng 8 năm 1945, phía Liên Xô đã thông báo kế hoạch quân sự tại Viễn Đông, xác nhận Liên Xô sẵn sàng thực hiện cam kết Yalta[36]. Tuy nhiên, việc Liên Xô mở rộng ảnh hưởng ở Châu Âu cùng với tin vụ thử bom nguyên tử thành công khiến cho Tổng thống Hoa Kỳ mới nhậm chức Harry S. Truman không còn mặn mà với việc Liên Xô tham chiến nữa[37]. Vì thế, thay vì chính thức mời Liên Xô tham chiến, Truman thông báo với Stalin về vũ khí mới[38] và đưa ra tuyên bố chung với Churchill và Tưởng Giới Thạch yêu cầu Nhật Bản đầu hàng để có lý do sử dụng bom nguyên tử sớm nhất.
Lúc này, áp lực thời gian được chuyển đến Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội Liên Xô tại Viễn Đông, đẩy chiến dịch bắt đầu sớm nhất có thể, hoàn thành mục tiêu nhanh nhất có thể[39].
Lực lượng tham chiến hai bên
Quân đội Liên Xô
Đầu tháng 6 năm 1945, Nguyên soái Liên Xô A.M. Vasilievsky được Bộ Tổng Tư lệnh Tối cao Hồng quân Liên Xô (STAVKA) chỉ định làm Đại diện của STAVKA tại Viễn Đông. Tuy nhiên, do quy mô lẫn tính phức tạp của chiến dịch, nên đến ngày 30 tháng 7, Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội Liên Xô tại Viễn Đông được thành lập do Nguyên soái A.M. Vasilevsky làm Tổng Tư lệnh, Thượng tướng S.P. Ivanov làm Tham mưu trưởng[40].Ngoài lực lượng của Quân khu Viễn Đông và Quân khu Siberia được bổ sung người, đổi mới các trang bị hiện đại nhất[41], thì Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Liên Xô còn chuyển 3 Tập đoàn quân hợp thành, một Tập đoàn quân Xe tăng, một Quân đoàn Cơ giới hoá từ Châu Âu sang Viễn Đông. Các đơn vị được chọn đều căn cứ trên kinh nghiệm tác chiến với địa hình tương tự: như Tập đoàn quân Xe tăng 6 và Tập đoàn quân 53 từng chiến đấu ở vùng núi Karpat được bố trí ở hướng Đại Hưng An, Tập đoàn quân 39 và Tập đoàn quân 5 với kinh nghiệm công kiên ở Konigsberg được chuyển qua Đông Mãn Châu[42].
Việc chuyển quân cần tới 1.692 chuyến tàu hỏa với gần 136.000 toa xe trên tuyến đường sắt xuyên Siberi dài hơn 5.000 km từ tháng 5 đến tháng 8 năm 1945. Để giảm tải cho đường sắt, quân nhân, trang bị được đổ xuống Chita rồi hành quân đường bộ đến 600 km tới địa điểm tập kết [43]. Để giữ bí mật, việc chuyển quân được nguỵ trang tối đa, tập kết tương đối xa biên giới, các sĩ quan cao cấp đều sử dụng tên giả, đeo quân hàm cấp thấp. Mặc dù việc chuyển quân khó có thể bí mật hoàn toàn, nhưng mục tiêu là không để phía Nhật Bản dự đoán được quy mô thật[44].
Với những kinh nghiệm được tích luỹ sau 4 năm chiến tranh trước đó, Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Liên Xô đã mạnh dạn tái cấu trúc các đơn vị nhằm bảo đảm sức chiếu đấu tối ưu trong điều kiện tác chiến và địa hình hành quân cụ thể[45]. Các đơn vị thuộc Phương diện quân Viễn Đông 1 được tăng cường hoả lực pháo để công kiên; từng tiểu đoàn chiến đấu trên địa hình lầy lội đều được tăng cường công binh cầu đường; các đơn vị của Phương diện quân Zabaikal đều được tăng cường xe thiết giáp hoặc xe tải để vận động tốc độ cao[45]; đơn vị chủ công là Tập đoàn quân Xe tăng Cận vệ 6 được biên chế lại, gồm 1 Quân đoàn xe tăng, 2 Quân đoàn cơ giới hoá, thêm bộ binh và các đơn vị hỗ trợ để phù hợp với điều kiện tác chiến độc lập[46]. Với cấu trúc dẻo như vậy, từng đơn vị của Quân đội Liên Xô có khả năng chiến đấu cơ hữu rất cao.
Ðạo quân Quan Ðông
Ðược thành lập từ năm 1919 để bảo vệ Quan Ðông, đến năm 1932 thì Đạo quân Quan Đông nhận trách nhiệm bảo vệ toàn bộ lãnh thổ Mãn Châu. Trong suốt thời gian tồn tại, Ðạo quân này được coi làm lực lượng ưu tú của Quân đội Nhật Bản, và luôn là mối lo của Liên Xô ở Viễn Ðông[47].Ðến giữa năm 1945, biên chế chính thức của Ðạo quân Quan Ðông gồm 3 Phương diện quân, 2 Tập đoàn quân độc lập, 2 Tập đoàn quân Không quân và 1 Phương diện quân thiếu, do Đại tướng Yamada Otozō làm Tư lệnh và Trung tướng Hata Hikosaburo làm Tham mưu trưởng. Dưới quyền chỉ huy của Tư lệnh Đạo quân Quan Đông còn có các đơn vị của Mãn Châu Quốc, Nội Mông và Cụm quân Tuy Viễn của Quận vương Devan[48]. Mặc dù được trang bị kém so với các đơn vị Nhật Bản, nhưng lực lượng này cũng có tới 8 sư đoàn bộ binh, 7 sư đoàn kỵ binh và 15 lữ đoàn bộ binh - kỵ binh độc lập. Tính toàn bộ, thì Ðạo quân Quan Ðông có 1.217.000 người, gồm 993.000 quân Nhật, 170.000 quân Mãn Châu Quốc và 44.000 quân của Quận vương De Van. Vũ khí trang bị có 1.155 xe tăng, 5.360 pháo, 1.800 máy bay và 25 tàu chiến thuộc Giang đội Tùng Hoa[2]. Trong trường hợp khẩn cấp, Bộ Tư lệnh Quân đội Nhật Bản tại Đông Bắc Trung Quốc có thể điều động 2 Tập đoàn quân từ Phương diện quân Bắc đóng tại khu vực Bắc Kinh, gồm từ 6 đến 8 sư đoàn để chi viện cho Đạo quân Quan Đông[49].
Tuy nhiên, Đạo quân Quan Đông có lượng nhưng thiếu chất. Suốt cuộc chiến tranh Thái Bình Dương trước tháng 8 năm 1945, vì Mãn Châu không có chiến sự nên các đơn vị tinh nhuệ được cắt chuyển dần sang các chiến trường khác. Đến giữa năm 1945, phần lớn các sư đoàn của Đạo quân Quan Đông đều mới được thành lập từ quân dự bị, tân binh đang huấn luyện và các đơn vị nhỏ hơn đã bị bòn rút[2].
Ngoài chất lượng huấn luyện thấp, thì chất lượng trang bị cũng yếu. Các đơn vị đều phương tiện di chuyển và vũ khí chống tăng: pháo chống tăng 37mm được trang bị là loại từ Chiến tranh Thế giới thứ nhất, không có hiệu quả trước giáp dày của xe tăng hạng trung T-34[50]. Số xe tăng của các lữ đoàn xe tăng cũng đã lạc hậu cả về giáp lẫn hoả lực[50]. Do đó, hầu hết các sư đoàn đều có tỷ lệ sẵn sàng chiến đấu thấp[50], làm ảnh hưởng lớn tới phương án phòng thủ của Ðạo quân Quan Ðông.
Kế hoạch của hai bên
Phương án phòng thủ của Đạo quân Quan Đông
Do năng lực chiến đấu suy giảm, nên từ đầu năm 1944, Bộ Tư lệnh Ðạo quân Quan Ðông chuyển toàn bộ các đơn vị dọc biên giới với Liên Xô - Mông Cổ sang phòng ngự. Đến tháng 10 năm 1944, Đạo quân Quan Đông lựa chọn phương án phòng ngự thực tế[51] bằng cách tổ chức các cụm đề kháng[Ct 7] dọc theo các hướng quan trọng thay vì rải mỏng quân lập chiến tuyến dọc biên giới.Theo phương án này, 17 cụm đề kháng được xây dựng kiên cố với tổng chiều dài chính diện tới 800 km[52]. Mỗi cụm đề kháng có chính diện từ 20 đến 70 km, gồm nhiều cứ điểm liên hoàn. Mỗi cứ điểm gồm nhiều hoả điểm kiên cố được nối với nhau bằng hàng trăm km chiến hào. Vòng ngoài mỗi cứ điểm có hầm chống tăng, hàng rào dây thép gai,... Bên trong mỗi cứ điểm có các tiện nghi sinh hoạt đầy đủ. Nhiều cụm thậm chí còn xây dựng hệ thống địa đạo nối thông các cứ điểm[52].
Ở Đông Mãn Châu, các cụm đề kháng mạnh bao gồm: Nhiêu Hà - Hổ Đầu - Mật Sơn - Tuy Phân Hà - Đông Ninh - Hồn Xuân - Đồ Môn[53]. Ở Đông Bắc Mãn Châu có các cụm Phủ Viễn - Đồng Giang - Phú Cẩm - Hưng Sơn[Ct 8] và Tôn Ngô - Ái Huy [51]. Ở Tây Mãn Châu có 2 cụm lớn là Hải Lạp Nhĩ và Halung - A Nhĩ Sơn án ngữ 2 đèo quan trọng qua dãy Đại Hưng An[51]. Ngoài ra, ở Triều Tiên cũng có 4 cụm dọc bờ biển phía Tây tại Wonsan, Hamnhüng, Nanjin và Ch'öngjin[48].
Đến giữa năm 1945, sức chiến đấu tiếp tục suy giảm buộc Bộ Tư lệnh Đạo quân Quan Đông phải đề ra phương án phòng ngự mới với tinh thần trì hoãn ở biên giới, phòng ngự dẻo ở nội địa. Theo đó, khoảng ⅓ quân số chia nhỏ thành đại đội - tiểu đoàn chốt giữ các cụm đề kháng và các trung tâm du kích chiến gần biên giới, còn chủ lực gồm các sư đoàn - lữ đoàn chiếm khoảng ⅔ quân số đứng chân ở các vị trí phòng ngự cách biên giới từ 40 – 70 km[51]. Khi bị tấn công, chủ lực phải tránh đụng độ lớn, chỉ vừa tìm cách tiêu hao, cầm giữ đối phương vừa rút dần về các vị trí phòng ngự trung gian phía sau. Các vị trí này sẽ bố trí ở các hướng quan trọng, lùi dần về khu vực hậu cứ có tâm là Thông Hoá, nơi có thể dựa vào lợi thế tự nhiên của tuyến Đồ Môn - Áp Lục và dãy núi Trường Bạch[54] để phòng ngự hiệu quả. Với phương án này, Bộ Tư lệnh Đạo quân Quan Đông hy vọng rằng tinh thần kháng cự kiên cường cộng với khó khăn địa hình và chiều sâu tiến quân sẽ làm suy kiệt các mũi tấn công, tạo điều kiện để phản công[51].
Tuy nhiên, do không dự tính Quân đội Liên Xô có thể tấn công sớm, nên phương án phòng ngự mới chỉ được truyền đạt đến các đơn vị trực thuộc trong tháng 6 năm 1945. Do đó, khi chiến dịch bắt đầu thì các sư đoàn chưa chuyển quân xong, một số các vị trí đề kháng trung gian trong nội địa chưa kịp hoàn thành[51].
Phương án tác chiến của Quân đội Liên Xô
Với mục tiêu bao vây tiêu diệt phần lớn quân lực của Đạo quân Quan Đông và kiểm soát thành công lãnh thổ Mãn Châu trước khi Đế quốc Nhật đầu hàng, thách thức lớn nhất của Bộ Tổng Tham mưu Xô viết khi lập kế hoạch tác chiến là diện tích rộng lớn của lãnh thổ cùng với chiều sâu chiến dịch tới hơn 800 km[15]. Vì thế, quy mô cũng như tính chất của chiến dịch là rất táo bạo, mặc dù ý tưởng hợp vây cổ điển bằng hai gọng kềm đôi khá đơn giản[55].Theo kế hoạch này, Phương diện quân Zabaikal đảm nhiệm vai trò gọng kềm chủ công từ Tây Mãn Châu về phía Đông, trong khi Phương diện quân Viễn Đông 1 là gọng kềm từ Đông Mãn Châu siết theo hướng ngược lại. Hai cánh quân sẽ hợp điểm ở Trường Xuân và Cát Lâm ở Trung Bộ Mãn Châu. Khi thế bao vây bắt đầu hình thành, thì mũi phụ công của Phương diện quân Viễn Đông 2 bắt đầu tấn công từ Bắc Mãn Châu về phía Nam chiếm Cáp Nhĩ Tân và Tề Tề Cáp Nhĩ[55]. Lúc này, các cánh cơ động của 2 mũi chủ công sẽ phát triển xuống bán đảo Liêu Đông và Bắc Triều Tiên, đồng thời các chiến dịch tấn công Nam Sakhalin và quần đảo Kuril cũng bắt đầu[55].
Quyết định đặt mũi chủ công của Phương diện quân Zabaikal vào phía Tây là rất táo bạo vì phải vượt địa hình hiểm trở để giành yếu tố bất ngờ. Trong khi Tập đoàn quân 39 đánh kiềm chế cụm đề kháng Halung - A Nhĩ Sơn thì Tập đoàn quân xe tăng Cận vệ 6 có Tập đoàn quân 53 theo sau nhận nhiệm vụ của mũi tấn công chính: vượt Đại Hưng An chiếm tuyến Lỗ Bắc - Đột Tuyền - Sách Luân trước ngày N+10 và chiếm các mục tiêu dọc tuyến Xích Phong - Thẩm Dương - Trường Xuân vào ngày N+16, chia cắt Phương diện quân Tây Mãn Châu của Nhật Bản làm đôi[56]. Bên sườn phải của mũi, Cụm Kỵ binh - Cơ giới hoá Liên Xô - Mông Cổ tấn công qua sa mạc Nội Mông, chiếm Ða Luân Náo Nhĩ và Trương Gia Khẩu để ngăn viện quân Nhật Bản từ khu vực Bắc Kinh. Ở bên sườn trái, Tập đoàn quân 36 tiến chiếm cụm Hải Lạp Nhĩ - Bác Khắc Ðồ trước ngày N+10 để găm giữ quân Nhật ở Tây Bắc Mãn Châu, sau đó tiến đến Tề Tề Cáp Nhĩ hợp vây với Phương diện quân Viễn Đông 2[57]. Tốc độ hành tiến của Phương diện quân theo kế hoạch lên tới 70 km/ngày cho các đơn vị xe tăng - cơ giới hoá, và 23 km/ngày cho các Tập đoàn quân hợp thành[58].
Mũi chủ công phía Đông của Phương diện quân Viễn Đông 1 xuất phát từ phía Bắc và Nam Hồ Khasan, dự kiến mở đột phá qua các cụm đề kháng Hổ Đầu - Mật Sơn - Tuy Phân Hà - Đông Ninh và chiếm các mục tiêu dọc tuyến Bột Lợi - Mẫu Đơn Giang - Uông Thanh vào ngày N+10, sau đó phát triển hướng Tây đến Cát Lâm và Trường Xuân hợp vây với cánh quân của Phương diện quân Zabaikal, hướng Bắc đến Cáp Nhĩ Tân hợp vây với Phương diện quân Viễn Ðông 2 vào ngày N+17. Mũi phụ công ở cánh Nam của Phương diện quân sau khi vượt qua các cụm đề kháng Đồ Môn - Hồn Xuân thọc sâu chiếm Lâm Giang, Thông Hoá (trên đất Mãn Châu), phối hợp với Hạm đội Thái Bình Dương chiếm Unggi, Najin, Ch'öngjin (trên đất Triều Tiên) ngăn chặn Phương diện quân 17 (Nhật) ở Triều Tiên kéo lên tiếp ứng[59].
Nhìn tổng quan, thì ý đồ chính của kế hoạch là tấn công đồng loạt trên toàn mặt trận để ghim giữ đối phương tại chỗ, sử dụng tốc độ vận động để cô lập, bao vây, chẻ nhỏ và gây tê liệt toàn cục, dẫn tới sự sụp đổ của Ðạo quân Quan Ðông[60]. Ðược thực hiện bởi một thế hệ tướng lĩnh chỉ huy dày dạn trận mạc, ý đồ đã thành công vượt mong đợi khi chiến dịch hoàn thành các mục tiêu cơ bản chỉ trong vòng 10 ngày chiến đấu[60].
Các diễn biến chính của chiến dịch
Liên Xô tuyên chiến và phản ứng của Nhật Bản
Hai ngày sau khi quả bom nguyên tử đầu tiên được ném xuống Hiroshima, Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô trao cho Đại sứ Nhật Bản tại Moskva bản tuyên bố đơn phương chấm dứt hiệu lực của Hiệp ước Trung lập Xô-Nhật và nêu rõ rằng, từ 0 giờ ngày 9 tháng 8, Liên Xô tự đặt mình vào tình trạng có chiến tranh với Nhật Bản. Đúng 0 giờ ngày 9 tháng 8 (giờ Viễn Đông), hoạt động quân sự đầu tiên bắt đầu với 76 máy bay ném bom IL-4 của Phương diện quân Viễn Đông 1 thâm nhập không phận Mãn Châu oanh kích các mục tiêu quân sự - hậu cần tại Cáp Nhĩ Tân và Trường Xuân. Trong cùng khoảng thời gian, máy bay của Hạm đội Thái Bình Dương cũng ném bom các cảng ở miền Bắc Triều Tiên[10].Thông tin chiến sự đến Đại bản doanh Quân đội Đế quốc Nhật Bản vào lúc 5:30 (giờ Tokyo). Đối với các tướng lĩnh Nhật Bản, đây là một cơn choáng hơn cả quả bom thả xuống Hiroshima ngày 6 tháng 8[61] và không có một ứng xử có chuẩn bị. Vì thế, một mặt Đại bản doanh ban hành Quân lệnh số 1734 hướng dẫn Đạo quân Quan Đông thực hiện các biện pháp đối phó, nhưng mặt khác từ chối đề nghị tuyên chiến với Liên Xô của Đạo quân Quan Đông[61].
Trong lúc đó, trên mặt trận, các mũi tấn công của Quân đội Liên Xô đang tiến triển nhanh chóng.
Hướng Tây Mãn Châu
Ðặc điểm của mặt trận hướng Tây Mãn Châu là chính diện dài tới 2.300 km, nên các cánh quân của Phương diện quân Zabaikal tiến quân cách nhau khá xa và tác chiến tương đối độc lập. Mỗi cánh quân đều tổ chức một thê đội tiên phong đi trước. Mười phút sau khi ngày 9 tháng 8 năm 1945 bắt đầu, các thê đội tiên phong bắt đầu hành quân và đến 4:30g, tất cả các đơn vị chính bắt đầu vượt biên giới[62]. Trên suốt mặt trận, các mũi tiến quân không có kháng cự nào đáng kể ngoại trừ chính diện của Tập đoàn quân 36, hướng mà Tập đoàn quân bị cầm chân cho đến ngày 18 tháng 8, lúc Đạo quân Quan Đông đầu hàng.Tấn công các cụm đề kháng Tây Bắc
Ở phía cực Bắc của mặt trận, Tập đoàn quân 36 vượt sông Argun trong hành tiến rồi chia làm hai cánh vu hồi vào cụm đề kháng Hải Lạp Nhĩ[Ct 9] cách biên giới khoảng 60 km do Sư đoàn 119 và Lữ đoàn Hỗn hợp độc lập 80 bảo vệ. Ngay sau khi vượt sông, thê đội tiên phong của Tập đoàn quân do Lữ đoàn Xe tăng 205 dẫn đầu chạy đua về Hải Lạp Nhĩ, chiếm cầu vượt sông, cắt đường rút của các đơn vị Nhật giữ biên giới và tấn công tấn công thành phố trước khi trời tối[63]. Ngày hôm sau, Lữ đoàn Xe tăng 205 bị cầm chân trong thành phố, không ngăn được Sư đoàn 119 Nhật Bản rút về giữ đường đèo qua Đại Hưng An. Do các đơn vị Nhật Bản kháng cự kiên cường tại các cụm đề kháng từ Hải Lạp Nhĩ qua Ô Nô Nhĩ đến Bác Khắc Đồ, nên TÐQ 36 phải từng bước cô lập từng cụm, kết hợp pháo binh công phá từng cứ điểm một cho đến tận ngày 17 tháng 8. Lúc này, tiền đội của Tập đoàn quân hạ được Bác Khắc Đồ, tiến chiếm Trát Lan Đồn[Ct 10], cắt đường rút khiến Sư đoàn 119 Nhật phải ra hàng. Ngày 19 tháng 8, Tập đoàn quân hành tiến về Tề Tề Cáp Nhĩ tiếp nhận đầu hàng[64].Giáp TÐQ 36 về phía Nam là mũi tấn công của TÐQ 39 nhắm vào cụm đề kháng Halung - A Nhĩ Sơn[Ct 11]. Sau khi đè bẹp các đơn vị nhỏ giữ biên giới của Nhật Bản và Mãn Châu Quốc, TÐQ giữ 1 sư đoàn kiềm chế cụm đề kháng, lực lượng còn lại chia 2 cánh: cánh phải gồm Quân đoàn Cận vệ 5 và Quân đoàn 113 theo sau Sư đoàn Xe tăng 61 vòng tránh cụm A Nhĩ Sơn ở phía Nam, cánh trái của Quân đoàn 94 vòng phía Bắc phối hợp với TÐQ 36 tấn công Hải Lạp Nhĩ[65]. Ngày 11 tháng 8, do Tập đoàn quân 36 đã bao vây thành công Hải Lạp Nhĩ, nên Quân đoàn 94 để lại thêm một sư đoàn hợp sức thanh toán cụm Halung - A Nhĩ Sơn, phần còn lại tiếp nhận đầu hàng 1.000 quân thuộc Quân khu số 10 Mãn Châu Quốc rồi vượt dãy Đại Hưng An ở đoạn giữa Ngũ Xoá Khẩu - Ô Nô Nhĩ[66]. Chiều ngày 12 tháng 8, cánh phải của Tập đoàn quân 39 mới có cuộc chạm súng lớn đầu tiên khi một phần Sư đoàn 107 Nhật rút từ Ngũ Xoá Khẩu về Sách Luân đi ngay vào đường tiến của Quân đoàn 5[67]. Đánh tan lực lượng này, Quân đoàn 5 chiếm Sách Luân vào hôm sau và tiến quân dọc tuyến đường sắt[68]. Trong thời gian đó, Sư đoàn Xe tăng 61 ở phía trước đã kịp chiếm giữ Vương Gia Miếu[Ct 12] và đẩy lùi các cuộc phản công của Sư đoàn 107 Nhật Bản. Đến ngày 17 tháng 8, các cứ điểm cuối cùng của cụm Halung - A Nhĩ Sơn đã bị xoá, các đơn vị Nhật Bản dọc tuyến Ngũ Xoá Khẩu - Sách Luân đã bị dẹp xong, cả hai cánh quân của Tập đoàn quân 39 tập kết ở Vương Gia Miếu rồi hành tiến về Trường Xuân. Lúc này, Đạo quân Quan Đông đã đầu hàng nên Tập đoàn quân đi tàu về tiếp quản bán đảo Liêu Đông[69].
Mũi chủ công qua dãy Đại Hưng An
Trên chính diện hướng Tây, mũi chủ công do Tập đoàn quân Xe tăng Cận vệ 6 đi trước, Tập đoàn quân 53 theo sau, xuất phát từ phía Nam mỏm lồi Tamsak Bulak và đến chân sườn Tây của dãy Đại Hưng An trước khi trời tối. Ngày 10 tháng 8, vừa đi vừa mở đường thì đến hôm sau Tập đoàn quân Xe tăng Cận vệ 6 chuyển quân thành công qua đèo Khorokhon cao tới 1.900m. Do vị trí vượt này là không tưởng đối với quân Nhật, nên ngoài các điểm chốt mỏng yếu ở Khai Lỗ và Lỗ Bắc thì không có gì khác để trì hoãn bước tiến của Tập đoàn quân Xe tăng Cận vệ 6[70].Vượt đèo thành công, ngay trong ngày 12 tháng 8, Quân đoàn Xe tăng Cận vệ 5 chiếm Lỗ Bắc[Ct 13], Quân đoàn Cơ giới hoá Cận vệ 7 chiếm Đột Tuyền[Ct 14]. Tuy nhiên, các quân đoàn đến đây thì thiếu nhiên liệu trầm trọng, chỉ đủ dồn lại cho các xe tăng trong thê đội tiên phong tiến quân[71]. Để khắc phục vấn đề, Tư lệnh Phương diện quân Zabaikal đã điều động 400 chiếc máy bay vận tải tiếp liệu[Ct 15], mặc dù vậy Tập đoàn quân Xe tăng Cận vệ 6 cũng mất 2 ngày 12 và 13 tháng 8[74]. Khởi động lại cuộc hành quân vào sáng ngày 14, thì đến chiều thê đội tiên phong của Quân đoàn Cơ giới hoá Cận vệ 7 chiếm được Thao Nam, thê đội tiên phong của Quân đoàn Cơ giới hoá 9 chiếm Thông Liêu.
Hai ngày trước đó, nhận thấy bước tiến thần tốc của Tập đoàn quân Xe tăng Cận vệ 6 đã thực tế đánh sụp hướng phòng ngự Tây Mãn Châu[75], nên Tư lệnh Phương diện quân Tây Mãn Châu Jun Ushiroku quyết định rút quân từ Thông Liêu - Thao Nam về Thẩm Dương - Trường Xuân để bảo vệ gia đình binh sĩ ở hai nơi này[71]. Quyết định này trái với phương án co cụm dần về khu vực gần Thông Hoá mà Tổng Tư lệnh Yamada Otozō đã chỉ đạo trước đó, gây rối loạn cho chỉ huy các cấp bên dưới[76]. Về phía Phương diện quân Zabaikal, nhận thấy tình hình thuận lợi hơn dự kiến, vào ngày 15 tháng 8, Nguyên soái Malinovsky chỉ thị đẩy nhanh tốc độ hành quân, yêu cầu các đơn vị tiến chiếm các mục tiêu chính trước ngày 23 tháng 8[77].
Bám theo Tập đoàn quân Xe tăng Cận vệ 6, Tập đoàn quân 53 tiếp quản vị trí và bao vây các cụm quân Nhật bị cô lập tại Khai Thông và Thao Nam vào ngày 17 tháng 8, sau đó tách hướng hành tiến về phía Nam chiếm Khai Lỗ. Không gặp chống cự đáng kể, Tập đoàn quân 53 lần lượt tiến chiếm tiếp Triều Dương, Phụ Tân và đến cuối chiến dịch thì tiếp quản Cẩm Châu bên bờ biển Bột Hải[78].
Ngày 15 tháng 8, Tập đoàn quân Xe tăng Cận vệ 6 chia làm 2 cánh lao về Trường Xuân và Thẩm Dương. Đến ngày 21 tháng 8, hai ngày sau khi các phân đội đổ bộ đường không của Bộ Tư lệnh Quân đội Liên Xô tại Viễn Đông nhảy dù xuống tiếp quản đầu hàng, thì các quân đoàn của Tập đoàn quân tới cả 2 nơi. Ngày hôm sau, các quân đoàn di chuyển về Liêu Đông bằng tàu hoả[79].
Hướng tiến quân của các mũi Tây Nam
Giáp phía Nam của mũi chủ công, Tập đoàn quân 17 hành quân qua Nội Mông không gặp kháng cự. Trên hướng này chỉ có Sư đoàn 108 bộ binh Nhật đóng ở Nhiệt Hà chia vài đơn vị nhỏ giữ Lâm Tây và Xích Phong. Vì thế, vượt qua cái khát của thời tiết khô nóng và địa hình sa mạc, Tập đoàn quân 17 dễ dàng chiếm Lâm Tây vào ngày 13 tháng 8, Đại Bản Sơn[Ct 16] vào 14 tháng 8, Xích Phong vào ngày 17 tháng 8. Ngày 18 tháng 8, Tập đoàn quân tiếp tục di chuyển về hướng Nam và đến ngày 23 tháng 8 thì tiến đến Sơn Hải Quan đối diện với bán đảo Liêu Đông[78].Làm nhiệm vụ hộ sườn cho mũi chủ công, Cụm Kỵ binh - Cơ giới hoá Liên Xô - Mông Cổ chia thành 2 mũi hành tiến cách nhau 200 km, một mũi hướng về Đa Luân Náo Nhĩ[Ct 17], một mũi về Trương Gia Khẩu[80]. Cả hai mũi tiến quân đều không gặp cản trở nào đáng kể ngoài nắng nóng sa mạc và vài phân đội kỵ binh bản địa[80]. Đến ngày 14, mũi trái của cụm đã quét gọn một toán kỵ binh Mãn Châu Quốc và vượt dãy Đại Hưng An vào địa phận Đa Luân và chiếm Đa Luân Náo Nhĩ trong ngày[72]. Mũi phải của cụm qua ngày 15 tháng 8 mới có cuộc chạm súng đáng kể đầu tiên với các sư đoàn kỵ binh Mông Cương số 3, 5, 7 ở Khang Bảo. Sau hai ngày kịch chiến, tướng Pliev tập trung quân đè bẹp quân Mông Cương, bắt 1.635 tù binh[77]. Ngày 18 tháng 8, Cụm Kỵ binh - Cơ giới hoá Liên Xô-Mông Cổ tiến đến Trương Gia Khẩu: cuộc tấn công ở đây qua ngày 21 tháng 8 mới chấm dứt. Hôm sau, các đơn vị kỵ binh-cơ giới hoá Liên Xô-Mông Cổ long trọng vượt Vạn Lý Trường Thành, hội quân với Bát Lộ Quân của Đảng Cộng sản Trung Quốc cùng tiến về Bắc Kinh[77].
Hướng Đông Mãn Châu
So với hướng Tây Mãn Châu, chính diện Đông Mãn Châu tương đối ngắn nên mật độ phòng ngự rất cao. Các cụm đề kháng biên giới tuy không liên tục nhưng đủ che hết các trục tiến quân quan trọng. Phương án phòng ngự mới của Tư lệnh Đạo quân Quan Đông ở hướng này cũng triển khai tốt hơn khi mỗi cụm chỉ để khoảng 1 tiểu đoàn hay trung đoàn chốt giữ, còn các sư đoàn chủ lực lùi sau biên giới khoảng 60–80 km[81]. Do đó, nhiệm vụ của Phương diện quân Viễn Đông 1 là phải cô lập và tiêu diệt các cụm đề kháng, nhanh chóng thọc sâu tấn công và truy kích tích cực để chủ lực đối phương không kịp vững chân ở các vị trí trung gian[81].Đặc điểm tác chiến của Phương diện quân cũng khác: chính diện hẹp đòi hỏi các Tập đoàn quân trực thuộc phải có sự phối hợp chặt chẽ. Vì thế, Tập đoàn quân 1 Cờ Đỏ và Tập đoàn quân 25 có nhiệm vụ che sườn cho Tập đoàn quân 5 đóng vai trò chủ công trên chính diện Tuy Phân Hà, nơi có 3 cụm đề kháng mạnh án ngữ tuyến đường sắt Vladivostok - Mẫu Đơn Giang[82]. Trong khi đó, Tập đoàn quân 35 nhận nhiệm vụ tấn công qua 2 cụm đề kháng Hổ Đầu và Mật Sơn, còn Quân đoàn Cơ giới hoá 10 chờ nhập cuộc khai thác chiến quả của các Tập đoàn quân hợp thành.
Tấn công các khu vực phòng ngự biên giới
Các đội công kiên của Phương diện quân Viễn Đông 1 vượt biên giới lúc 1 giờ ngày 9 tháng 8 giữa lúc mưa to gió lớn - một cách lặng lẽ, ngoại trừ ở khu vực Hổ Đầu, vì thế đã tạo được yếu tố bất ngờ trong hành động.Ở cánh Nam của Tập đoàn quân 35, các phân đội tiền phương vượt sông Tùng A Sát (Sungacha) tiêu diệt các tiền đồn Nhật Bản trong đêm, giữ đầu cầu cho Sư đoàn 363 và 66 vượt sông vào buổi sáng. Lầy lội khiến xe tăng không đi theo được[83], nhưng đến trưa ngày 12 tháng 8, Sư đoàn 363 có hỗ trợ của cánh phải của TÐQ Cờ Ðỏ 1 đã chiếm Mật Sơn, còn Sư đoàn 66 chiếm Đông An, cắt đường rút của cụm đề kháng Hổ Đầu[83]. Ở cánh Bắc, trong khi pháo binh và Không quân bắn phá cụm đề kháng Hổ Đầu thì các đội công kiên âm thầm vượt sông Ô Tô Lý ở phía Nam, chiếm đầu cầu cho Sư đoàn 264 qua sông. Trước tối, thị trấn bị bọc sườn và bị chiếm hôm sau, còn quân Nhật phải lùi về cố thủ trong cụm đề kháng[84]. Để 1 trung đoàn ở lại cùng một biên khu[Ct 18] kết hợp không quân và pháo lớn công phá cụm đề kháng, Sư đoàn 264 tiến chiếm Hổ Lâm vào ngày 12 tháng Tám[84]. Ngày 13 tháng 9, cả 2 cánh hội quân ở Đông An và chia thành 2 mũi hành tiến: một mũi tới Bột Lợi ngăn chặn không cho Sư đoàn 135 Nhật Bản đứng chân phòng ngự, một mũi tới Lâm Khẩu tiếp quản vị trí của Tập đoàn quân Cờ Đỏ 1[83].
Chính diện của Tập đoàn quân Cờ Đỏ 1 chỉ do các đơn vị nhỏ Nhật Bản chốt giữ, nhưng khó khăn là địa hình rừng rậm và đất sũng nước. Vừa tấn công vừa làm đường, trưa hôm sau thì các quân đoàn qua hết rừng rậm, các lữ đoàn xe tăng được đưa lên trước làm thê đội tiên phong và bắt đầu tăng tốc về phía Tây. Tối hôm đó, sau khi đẩy lui cuộc phản kích của một trung đoàn Nhật Bản, Lữ đoàn Xe tăng 257 và bộ binh của Quân đoàn 26 chiếm một phần thành phố Bát Diện Thông và cầu vượt sông Mục Lăng[85]. Trong lúc đó, Lữ đoàn Xe tăng 75 cùng một sư đoàn của Quân đoàn 59 cũng chiếm được cầu vượt sông ở Lê Thụ Trấn. Ngày 11 tháng 8, Quân đoàn 26 chiếm Bát Diện Thông và đưa Lữ đoàn Xe tăng 257 đột kích về Hoa Lâm, còn Quân đoàn 59 chiếm Lê Thụ Trấn và đưa Lữ đoàn Xe tăng 75 truy kích về phía Lâm Khẩu[85].
Trên chính diện của Tập đoàn quân 5, các đội công kiên chiếm được các cứ điểm giáp biên giữa các cụm đề kháng trong đêm, đến 8:30 sáng thì các trung đoàn bắt đầu thâm nhập[81]. Đến 15:00g, tiền đội của 3 Quân đoàn 72, 65, 17 khoét sâu các khoảng hở, cô lập xong 3 cụm đề kháng ở Tuy Phân Hà. Để lại việc thanh toán các cụm cho thê đội 2, các đơn vị tấn công tiếp về Tuy Dương[86], xé được một lỗ hổng sâu đến 10 km, có nơi đến 22 km vào cuối ngày[87]. Hôm sau, Quân đoàn 65 tấn công tiếp về nhà ga Mã Kiều Hà, Quân đoàn 72 tiến về Hạ Thành Tử, đẩy Sư đoàn 124 Nhật Bản về phía Tây sông Mục Lăng, còn Quân đoàn 17 đánh vòng sau lưng cụm đề kháng Lộc Minh Ðài[Ct 19] về phía Nam, nhập hướng tấn công của Tập đoàn quân 25 và được cắt chuyển cho Tập đoàn quân 25 vào buổi tối[88].
Ở bên trái của TĐ5, cả 2 cánh của Tập đoàn quân 25 đều tiến triển thuận lợi. Ở cánh Bắc, các đội công kiên của Quân đoàn 39 cũng chiếm được đai ngoài của cụm đề kháng Đông Ninh làm hành lang cho chủ lực quân đoàn tiến công về phía Tây khi trời sáng. Trước tối, Quân đoàn 39 tiến được từ 10 đến 12 km, chiếm được tuyến đường sắt đi Đồ Môn. Hôm sau, được chi viện của Quân đoàn 17 đánh xuống từ phía Bắc, Quân đoàn 39 cô lập xong cụm đề kháng Đông Ninh. Để lại việc tấn công cụm cho thê đội 2, tiền đội do Lữ đoàn Xe tăng 259 dẫn đầu tiến vào thị xã[89], buộc Lữ đoàn Hỗn hợp 132 Nhật Bản phải bỏ các tiểu đoàn tiền phương ở lại, chạy về phía Tây. Ngày 11 tháng 8, Quân đoàn 17 và 39 bắt đầu hành tiến dọc tuyến đường sắt Đông Ninh - Đồ Môn về Lão Hắc Sơn[89].
Ở mũi cực Nam của Tập đoàn quân 25, ngay trong ngày đầu, lực lượng của các Biên khu 108 và 113 đã chiếm được các vị trí của quân Nhật Bản bên sông Đồ Môn, lập được chỗ đứng chân ở đai ngoài của các cụm đề kháng Hồn Xuân và Ngũ Gia Tử. Ngày 11 tháng 8, Quân đoàn 88 dự bị của Phương diện quân Viễn Đông 1 được tung vào hướng Hồn Xuân - Đồ Môn, còn Sư đoàn 393 tham chiến cùng Biên khu 113 tấn công theo hướng bờ biển Đông Bắc Triều Tiên[90].
Cuộc tấn công các khu vực phòng ngự biên giới hoàn thành chỉ sau 3 ngày. Ngày 10 tháng 8, nhận thấy chính diện của TÐQ 25 thuận lợi hơn cả, nên Nguyên soái Meretskov quyết định đưa lực lượng cơ động chiến dịch tham chiến ở đây[89]. Vì thế, Tập đoàn quân 5 và Cờ Đỏ 1 tấn công Mẫu Ðơn Giang mà không có Quân đoàn Cơ giới hoá 10 hỗ trợ như dự tính ban đầu.
Cuộc tấn công Mẫu Đơn Giang
Ở cánh phải của Tập đoàn quân 5, Quân đoàn 26 của Tập đoàn quân Cờ Đỏ 1 triển khai đột phá tuyến đứng chân của Sư đoàn 126 Nhật Bản ngay khi chiếm xong Bát Diện Thông. Không chờ lực lượng chính, thê đội tiên phong do Lữ đoàn Xe tăng 257 dẫn đầu đột kích qua vị trí phòng thủ của Sư đoàn 126 Nhật Bản ở phía Tây Tứ Tinh Đồn[93]. Để lại cửa mở cho bộ binh, lữ đoàn thọc sâu cắt tuyến đường sắt Lâm Khẩu - Mẫu Đơn Giang ở thôn Tiên Đổng phía Bắc Hoa Lâm[Ct 20] vào chiều 12 tháng 8. Mặc dù Lữ đoàn Xe tăng 257 lúc này chỉ còn 19 chiếc xe tăng chiến đấu được[93][Ct 21], nhưng vẫn lao về Hoa Lâm. Nỗ lực chiếm cầu qua sông Mẫu Đơn bất thành vì cầu bị giật sập ngay khi lữ đoàn vừa tới. Suốt hôm sau, lữ đoàn bị một tiểu đoàn của Sư đoàn 135 Nhật Bản ngăn cản, không cách nào vượt sông được. Đến tối, lữ đoàn bị bao vây, phải mở đường rút ra khu đồi phía Bắc Hoa Lâm, đào công sự ẩn nấp chờ cứu viện. Ngay trong đêm đó, Quân đoàn 26 khẩn cấp tiến quân từ Bát Diện Thông và Tứ Tinh Đồn về Hoa Lâm tiếp ứng[94].
Với những hành động nhanh chóng, trong ngày 13 tháng 8, Tập đoàn quân 5 và Cờ Đỏ 1 đã tiếp cận thành phố từ 2 mặt Đông và Đông Bắc[95], cô lập Sư đoàn 124 Nhật Bản trên tuyến bờ Tây sông Mục Lăng[96] và buộc Sư đoàn 126 và 135 Nhật Bản lùi về đai phòng thủ ngoại ô[97]. Trận đánh giành Mẫu Đơn Giang bắt đầu từ sáng ngày 14 tháng 8. Sư đoàn 22 và 300 của Tập đoàn quân Cờ Đỏ 1 có Lữ đoàn Xe tăng 77 và 257 hỗ trợ chia 2 mũi tấn công dọc 2 bờ sông Mẫu Đơn từ phía Bắc, còn các đơn vị của Tập đoàn quân 5 tấn công hỗ trợ từ phía Đông Nam. Sau 2 ngày kịch chiến với cao trào dùng cảm tử quân chống xe tăng, hai Sư đoàn 126 và 135 Nhật Bản bị đánh bật về Hoàng Đạo Hà. Một trung đoàn của Sư đoàn 126 bị cô lập không nhận được lệnh rút đã đốt cờ đồng lòng xung phong tử chiến, Trung đoàn trưởng mổ bụng tự sát giữa chiến trường[98]. Chiều 16 tháng 8, thành phố đã thuộc về các đơn vị của Tập đoàn quân Cờ Đỏ 1[95].
Hoàn thành mục tiêu Mẫu Đơn Giang, Tập đoàn quân Cờ Đỏ 1 tiến tiếp về Cáp Nhĩ Tân. Đến nơi vào ngày 20 tháng 8, Tập đoàn quân Cờ Đỏ 1 hội quân với Tập đoàn quân 15 của Phương diện quân Viễn Đông 2 và phân đội nhảy dù cùng tiếp quản thành phố. Trong khi đó, Tập đoàn quân 5 tiến qua Ninh An đến Đông Tỉnh hội quân với Tập đoàn quân 17 từ Uông Thanh tiến ra. Sau đó 2 Tập đoàn quân hành tiến tiếp về Cát Lâm nhận nhiệm vụ tiếp quản đầu hàng[95].
Cuộc tấn công Uông Thanh - Đồ Môn
Ðược đưa vào tham chiến ở chính diện của TÐQ 25, Quân đoàn Cơ giới hoá 10 cùng Quân đoàn 39 và 17 chia nhau một con đường độc đạo hành quân qua Lão Hắc Sơn tới Ðại Toạ Sơn trong 2 ngày 13 và 14 tháng 8. Từ Ðại Toạ Sơn, Quân đoàn 17 lấy Lữ đoàn Cơ giới hoá 72 của Quân đoàn Cơ giới hoá 10 làm thê đội tiên phong tiến qua La Tử Câu về phía Tây, còn Quân đoàn 39 và phần lớn lực lượng Quân đoàn Cơ giới hoá 10 tiến đến Uông Thanh[99].Ngày 15 tháng 8, mũi tiến quân của Quân đoàn 17 chạm súng với sư đoàn 128 Nhật Bản tại La Tử Câu. Trong khi 1 sư đoàn của Quân đoàn 17 đang đánh vỗ mặt, 1 sư đoàn vận động bao vây thì Lữ đoàn Cơ giới hoá 72 vòng về phía đèo Thái Bình Lĩnh[Ct 22]. Chiến sự tiếp diễn suốt hôm sau, khi Lữ đoàn Cơ giới hoá 72 được Sư đoàn 187 hỗ trợ đánh thiệt hại nặng một trung đoàn của Sư đoàn 128 Nhật Bản và chiếm được đèo[99]. Phát triển tiếp về phía Tây, lữ đoàn chiếm Ðại Hưng Khẩu - nút giao thông quan trọng ở phía Bắc Uông Thanh[100].
Trong cùng thời gian, thê đội tiên phong của Quân đoàn 39 và Quân đoàn Cơ giới hoá 10 gặp Lữ đoàn Cơ động 1 Nhật Bản ở đèo Thập Lý Bình[Ct 23]. Sau một cuộc chạm súng ngắn và ác liệt, quân Nhật bị đẩy lùi, Lữ đoàn Xe tăng 259 thông đường tiến chiếm Uông Thanh vào buổi chiều[99]. Ngày hôm sau, khi chủ lực Quân đoàn 39 tới Uông Thanh, thì Lữ đoàn Xe tăng 259 chuyển hướng sang Đồ Môn, còn Lữ đoàn Xe tăng 72 của Quân đoàn Cơ giới hoá 10 tấn công về Diên Cát[99]. Trong lúc đó, trên hướng Hồn Xuân, Quân đoàn 88 được đưa vào tăng viện đã phát triển tấn công lên phía Bắc Hồn Xuân. Mặc dù được Lữ đoàn Xe tăng 209 hỗ trợ[Ct 24], nhưng Quân đoàn 88 vấp phải sự kháng cự mạnh của Sư đoàn 112 Nhật Bản ở bên sông Huy Xuân, nên linh động đưa thê đội 2 vượt sông Ðồ Môn vào lãnh thổ Triều Tiên, tấn công sườn phải của quân Nhật Bản[100].
Chiều ngày 17 tháng 8, Lữ đoàn Xe tăng 72 đã tới Bắc Diên Cát, Lữ đoàn Xe tăng 259 đã chiếm được Ðồ Môn, còn Quân đoàn 88 đã chiếm được Ongsan phía Nam Ðồ Môn. Ba mũi phối hợp đã khép vòng vây quanh 2 Sư đoàn 112 và 79 Nhật Bản giữ tuyến Ðồ Môn - Diên Cát và bức hàng các đơn vị này vào hôm sau[100].
Trong lúc Ðạo quân Quan Ðông đang cầu hàng, thì TÐQ 25 giữ Quân đoàn 39 và 88 lại truy quét quân Nhật ở khu vực Ðồ Môn - Diên Cát, đưa Quân đoàn Cơ giới hoá 10 tăng tốc hành quân về phía Tây. Ngày 19 tháng 8, Quân đoàn 17 đã gặp Tập đoàn quân 5 tại Đông Tỉnh ở Tây Bắc Uông Thanh, còn Quân đoàn Cơ giới hoá 10 đã kịp tới Đôn Hoá. Lúc này, lệnh đầu hàng của Tư lệnh Đạo quân Quan Đông bắt đầu có hiệu lực, các đơn vị đều thành lập các đội cơ động nhanh chóng tiến vào các thành phố lớn để tiếp quản đầu hàng[100].
Mũi tấn công qua Bắc Triều Tiên
Trên hướng Bắc Triều Tiên, mũi tấn công trên đất liền của cánh trái Tập đoàn quân 25, bao gồm Sư đoàn 393 và Biên khu 113, có sự hỗ trợ của Hạm đội Thái Bình Dương đổ bộ từ phía biển, từ Khasan lần lượt tiến đến Unggi, Najin, Ch'öngjin, Hamnhüng và Wonsan thuộc tỉnh Hüngnam.Đêm 9 rạng ngày 9 tháng 8, máy bay và khu trục hạm của Hạm Đội Thái Bình Dương Liên Xô đã tấn công tàu chiến Nhật, các tuyến phòng thủ ven bờ và các công trình quan trọng khác tại các cảng Triều Tiên[101], mở đầu cho cuộc đổ bộ của Thuỷ quân lên Unggi 2 ngày sau đó. Ngày 12 tháng 8, Sư đoàn 393 (Tập đoàn quân 25) vượt biên giới tại khu vực Khasan, hành tiến bằng xe tải bao vây các đơn vị tiền tiêu của Tập đoàn quân 5 (Phương diện quân 17 Nhật Bản) tại Sönbong (Tây Bắc Triều Tiên) rồi tiến tiếp về Unggi hỗ trợ Thuỷ quân chiếm thành phố, sau đó tiếp tục hành tiến về Nanjin. Chiều 14 tháng 8, chiếm xong cảng Najin, Sư đoàn 393 để lại một tiểu đoàn canh giữ rồi hành quân tiếp về Ch'öngjin[90].
Sáng ngày 13 tháng 8, sau khi oanh kích cảng Ch'öngjin bằng không quân và hải pháo, một tiểu đoàn của Sư đoàn 355 được tàu chiến của Hạm đội Thái Bình Dương đổ bộ chiếm đầu cầu nhưng bị phản kích dữ dội. Đến 3 giờ chiều hôm sau, Sư đoàn 355 đổ bộ xong nhưng chỉ mở rộng được bàn đạp mà không chiếm thành phố được. Sáng ngày 16 tháng 8, thê đội tiên phong của Sư đoàn 393 chiếm được đèo phía Bắc Ch'öngjin[90], thông đường để hai cánh trong ngoài hợp sức tấn công, buộc quân Nhật phòng thủ phải rút về Hamnhüng. Chiều ngày 16 tháng 8, Ch'öngjin bị chiếm, trục liên lạc giữa Phương diện quân 17 và Phương diện quân Đông Mãn Châu Nhật Bản bị cắt đứt[102].
Từ ngày 19 tháng 8, chiến sự ở Bắc Triều Tiên chấm dứt. Hạm đội Thái Bình Dương tiếp quản đầu hàng ở cảng Wonsan vào ngày 21 tháng 8, còn Sư đoàn 393 tiếp quản Hamnhüng ngày 24 tháng 8. Cũng trong ngày 24 tháng 8, phân đội đổ bộ đường không thứ tư của Quân đội Liên Xô đã đổ bộ tiếp quản Bình Nhưỡng. Cùng thời gian trên, Quân đội Hoa Kỳ đổ bộ lên cảng Pusan và tiến đến vĩ tuyến 38, giải giáp tàn quân của Phương diện quân 17 Nhật Bản ở miền Nam Triều Tiên.
Hướng Đông Bắc Mãn Châu
Mặc dù là hướng tấn công thứ yếu, nhưng Phương diện quân Viễn Đông 2 phải chiến đấu trên địa hình phức tạp: vừa có sông, địa hình lầy lội lẫn núi cao (dãy Tiểu Hưng An), các trận đánh ở đây lại là những trận khó khăn nhất trong cả chiến dịch.[103]Cuộc tấn công Giai Mộc Tư
Ở chính diện chính của Phương diện quân dọc theo Leninskoye - Khabarovsk, các đội tiền phái của Tập đoàn quân 15 mở đầu cuộc tấn công lúc 1:00 ngày 9 tháng 8. Được sự hỗ trợ của Giang đội Amur, các đội chiếm được hầu hết các đảo trên sông Amur và thâm nhập bờ Nam - đoạn giữa 2 cửa sông Tùng Hoa và Ô Tô Lý - chiếm bàn đạp vượt sông. Ngày hôm sau, chủ lực Tập đoàn quân 15 vượt sông giữa lúc mưa to, vừa chiến đấu mở rộng đầu cầu phía Nam vừa làm đường để đưa xe tăng vào trận. Trước tối ngày 10 tháng 8, một trung đoàn của Sư đoàn 34 chiếm xong La Bắc, chờ Lữ đoàn Xe tăng 203 qua sông xong vào hôm sau thì cả sư đoàn hành tiến cô lập cụm đề kháng Hưng Sơn Trấn. Để lại một đơn vị công phá cụm đề kháng, Sư đoàn 34 tiến quân về Giai Mộc Tư[104].Trong cùng thời gian, các Sư đoàn 361 và 288 cũng vượt sông thành công, chiếm Đồng Giang, Nhai Tân Khẩu[Ct 25] và Phủ Viễn, sau đó tiến quân theo Lữ đoàn Xe tăng 171 về Phú Cẩm. Tại Phú Cẩm, mũi tiến quân phối hợp với 1 tiểu đoàn đã được Giang đội Amur đổ bộ lên trước đó chiếm thành phố, bao vây các cụm đề kháng ở ngoại ô. Để lại một đơn vị công phá các cụm đề kháng, cả 2 sư đoàn hành quân theo sau xe tăng về Giai Mộc Tư.
Tuy nhiên, cả hai cánh quân từ Hưng Sơn Trấn và Phú Cẩm đều bị Sư đoàn 134 Nhật Bản chặn trên đường tiến. Bế tắc chỉ được tháo gỡ vào ngày 13 tháng 10, sau khi Giang đội Amur đổ bộ thành công 2 trung đoàn xuống thôn Tô Tô[Ct 26] đe doạ vu hồi các vị trí phòng thủ khiến Sư đoàn 134 Nhật Bản phải co về Giai Mộc Tư[105]. Ngày 16 tháng 8, Trung đoàn 632 được Giang đội Amur đổ bộ xuống Giai Mộc Tư, phối hợp trong đánh ra, ngoài đánh vào buộc Lữ đoàn Mãn Châu Quốc số 7 đầu hàng, còn Sư đoàn 134 Nhật Bản rút tiếp về Phương Chính. Chiếm xong thành phố, Tập đoàn quân 15 chuyển Trung đoàn 632 lên tàu của Giang đội Amur rồi cùng tiến quân dọc bờ sông Tùng Hoa. Sau khi chiếm Y Lan vào ngày 19, Tập đoàn quân 15 tiếp tục hành tiến về Cáp Nhĩ Tân, đến ngày 21 tháng 8 thì hội quân với Tập đoàn quân Cờ Đỏ 1 của Phương diện quân Viễn Đông 1 tại đây[105].
Ở bên trái của Tập đoàn quân 15, sáng sớm ngày 9 tháng 8 Quân đoàn độc lập 5 vượt sông Ô Tô Lý tại Bikin và nhanh chóng đè bẹp các đơn vị nhỏ Nhật Bản và Mãn Châu Quốc chốt giữ cụm đề kháng Nhiêu Hà. Ngày 10 tháng 8, sau khi xe tăng được đưa hết qua sông, Quân đoàn 5 lấy Lữ đoàn Xe tăng 172 làm thê đội tiên phong hành quân về Bảo Thanh và chiếm thị trấn vào ngày 15 tháng 8. Đến ngày 19 tháng 8 thì Quân đoàn hội quân với Tập đoàn quân 35 tại Bột Lợi và kết thúc chiến dịch ở đây.[106]
Trận công kiên ở Hắc Hà
Ở bên phải của Tập đoàn quân 15, Tập đoàn quân Cờ Đỏ 2 tấn công trễ hơn các mũi khác 2 ngày. Sáng ngày 11 tháng 9, các đơn vị tiền phái của Tập đoàn quân vượt sông ở phía thượng lưu Blagoveshchensk dưới sự yểm hộ của pháo binh và chiếm bàn đạp bên sông Amur để các đơn vị chủ lực vượt sông sau đó[107]. Do thiếu phương tiện thuỷ, nên 2 ngày sau Tập đoàn quân Cờ Đỏ 2 mới đưa đủ quân qua sông để bắt đầu tấn công. Sáng ngày 13 tháng 8, Sư đoàn 3 theo sau Lữ đoàn Xe tăng 74 đột phá thành công tuyến phòng ngự Đông Bắc Tôn Ngô ở Yêu Truân và đến ngày 15 tháng 8 thì phối hợp với Sư đoàn 12 cô lập được Sư đoàn 123 Nhật Bản ở cụm đề kháng Tôn Ngô. Trong khi đó, Sư đoàn 396 và Sư đoàn Sơn cước 368 được Lữ đoàn Xe tăng 258 hỗ trợ cũng dồn được Lữ đoàn Hỗn hợp 135 Nhật Bản lùi về cụm Ái Huy. Trong khi giữ bộ binh vây đánh các cụm đề kháng, thì Tập đoàn quân đưa một cụm cơ động xây dựng xung quanh Lữ đoàn xe tăng 74 bứt phá về Bắc An Châu, một cụm khác xung quanh Lữ đoàn Xe tăng 258 tấn công về Nộn Thành.[108]Các đơn vị Nhật Bản kháng cự kiên cường ở các cụm đề kháng và liên tục đột kích phá vây. Các đơn vị Liên Xô phải vừa giữ vòng vây, vừa dùng pháo lớn và máy bay bắn phá từng hoả điểm. Qua ngày 17, 18 tháng 8, nhiều cứ điểm bị tiêu diệt, các cứ điểm còn lại lần lượt ra hàng. Trong khi đó, vào ngày 20 tháng 8, các mũi cơ động của Tập đoàn quân Cờ Đỏ 2 chiếm xong Bắc An Châu và Nộn Thành. Lúc này Đạo quân Quan Đông đã đầu hàng nên các đơn vị của Phương diện quân hành tiến về Tề Tề Cáp Nhĩ và Cáp Nhĩ Tân tham gia tiếp quản.[108]
Diễn biến chính trị trong thời gian chiến dịch
|
Lời chấp nhận Tuyên bố Potsdam của Thiên Hoàng Chiêu Hoà trên đài phát thanh Tokyo 8 giờ sáng ngày 15 tháng 8 năm 1945.
|
Trục trặc khi nghe bản này? Xem hướng dẫn. |
Tuy nhiên, trong khi phe chủ hoà định nghĩa quốc thể là sự bảo toàn Hoàng gia, thì phe chủ chiến diễn dịch quốc thể là sự bảo toàn quyền lực tối thượng của Hoàng gia mà Quân đội có một vai trò trong đó. Với cách diễn dich đó, phe chủ chiến đưa ra 4 điều kiện, trong đó có việc truy tố tội phạm chiến tranh và giải giáp Quân đội phải do người Nhật thực hiện. Tranh luận giữa 2 phe khiến cuộc họp chấm dứt bằng sự bế tắc. Vì thế thủ tướng Suzuki đề nghị vào cung xin Thiên hoàng đưa ra "thiên đoán" (聖断, seidan, có nghĩa là "quyết định thiêng liêng").[110]
Quyết định của Thiên hoàng
Ngày 10 tháng 8, sau khi nghe tin về cuộc tấn công Mãn Châu của Liên Xô và ý kiến của hai phe chủ hòa, chủ chiến, Thiên hoàng Chiêu Hòa đưa ra lời phán:“ | Trẫm đã nghĩ kĩ rồi. Người Nga đã tham chiến. Nhật Bản đang lâm vào tình thế "lưỡng đầu thụ địch" cả hai mặt đều bị tiến công. Chỉ còn một giải pháp do thủ tướng Suzuki đề xuất mới có thể tìm được lối thoát.[111] | ” |
Trong khi đó, phe chủ chiến vẫn nỗ lực trong tuyệt vọng để giữ vị thế của Quân đội như là một phần của "quốc thể" nhằm tìm kiếm cơ may sống sót[115]. Đêm 14 rạng ngày 15 tháng 8, một số sĩ quan của Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Nhật Bản tổ chức đánh lừa Sư đoàn Ngự lâm quân, thâm nhập Hoàng cung với ý định cô lập Thiên Hoàng, thu giữ cuốn băng ghi âm phát biểu của Thiên Hoàng và tuyên bố tình trạng khẩn cấp. Tuy nhiên, âm mưu bị tướng Tanaka, chỉ huy phòng thủ Miền Đông Nhật Bản, đập tan[116]. Lúc 8 giờ sáng ngày 15 tháng 8, lời phát biểu của Thiên hoàng Chiêu Hòa đã được phát trên đài phát thanh Tokyo:
“ | Nhật Bản chấp nhận các điều kiện của Tuyên bố Potsdam, chúng ta vô cùng thương tiếc những người đã chết nhưng bây giờ là lúc cần phải kiềm chế cảm xúc của mình... Hãy để cho mọi người được sống với nhau như một gia đình từ thế hệ này đến thế hệ khác, Tổ quốc thiêng liêng luôn đặt niềm tin vĩnh cửu của mình vào họ và hãy suy nghĩ về gánh nặng của trách nhiệm trên con đường đi tới tương lai. Cần phải tập hợp tất cả lực lượng để xây dựng tương lai. Hãy đem sự trung thành vô hạn, sự giải phóng về tinh thần, sự trau dồi trí tuệ và không ngừng vượt qua khó khăn để làm sao cho sự vinh hiển của đế quốc luôn song hành với sự tiến bộ của thế giới | ” |
—Thiên hoàng Chiêu Hòa, phát biểu trên đài phát thanh Tokyo, 8 giờ sáng ngày 15 tháng 8 năm 1945, [117]
|
Đạo quân Quan Đông đầu hàng
Ngày 15 tháng 8, sau khi lời của Thiên Hoàng được phát trên Đài phát thanh Tokyo, nội các của Thủ tướng Kantarō Suzuki từ chức. Sáng sớm cùng ngày, Đại tướng Korechika Anami, Bộ trưởng Bộ Chiến tranh, mổ bụng tự sát. Thiếu một người ra quyết định, nên ngày 15 tháng 8, Đại Bản doanh Quân đội Nhật Bản ban hành Quân lệnh số 1381 yêu cầu "tiếp tục nhiệm vụ, nhưng ngưng tấn công chờ mệnh lệnh kế tiếp", còn ngày 17 tháng 8 lại ban hành Quân lệnh số 1382 yêu cầu "trong lúc đàm phán đầu hàng phải ngưng chiến sự trừ khi phải tự vệ". Do Đạo quân Quan Đông đang bị tấn công, nên cả 2 Quân lệnh đều không có ý nghĩa là chỉ thị buông vũ khí.[118]Vì thế, Bộ Tư lệnh Đạo quân Quan Đông phải tự diễn dịch tuyên bố của Thiên hoàng[118]. Ngày 16 tháng 8, Bộ Tư lệnh Đạo quân Quan Đông đã ra một mệnh lệnh ngắn gọn: "Theo lệnh Thiên Hoàng, các đơn vị đình chỉ các hoạt động chiến đấu". Ngày hôm sau, Đại tướng Yamada Otozō gửi một bức điện đến Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội Liên Xô tại Viễn Đông yêu cầu ngưng bắn, nhưng Nguyên soái A. M. Vasilevsky từ chối, yêu cầu phải có mệnh lệnh đầu hàng dứt khoát cho mọi đơn vị thuộc cấp. Ngày 18 tháng 8, Bộ Tư lệnh Đạo quân Quan Đông chính thức ban hành lệnh đầu hàng và thông báo cho phía Liên Xô.[119]
Ngày 19 tháng 8, Nguyên soái A. M. Vasilevssky đồng ý dùng máy bay Liên Xô đưa Trung tướng Tham mưu trưởng Đạo quân Quan Đông Hata Hikosaburo, Đại sứ Nhật Bản tại Mãn Châu Quốc Miyakawa cùng 7 tướng lĩnh và sĩ quan tùy tùng đến Tổng hành dinh tại Chita bàn việc đầu hàng cụ thể. Theo thỏa thuận, thì Quân đội Nhật Bản phải đầu hàng toàn bộ và giao nộp vũ khí, phương tiện chiến tranh, kho tàng quân dụng phải tiến hành xong trước 12 giờ trưa ngày 20 tháng 8, đồng thời được phép sử dụng các phương tiện thông tin, vận tải của Liên Xô kể cả máy bay, để truyền lệnh đầu hàng đến các đơn vị cấp thấp. Phía Liên Xô cam kết bảo đảm an toàn cho tất cả các tù binh Nhật.[120]
Diễn biến tiếp theo của chiến dịch
Hoạt động của các đội đổ bộ đường không Liên Xô
Từ ngày 19 tháng 8, Đạo quân Quan Đông lúc này đã bị cắt làm nhiều mảnh trên khắp Mãn Châu đã bắt đầu ra hàng. Nhằm đẩy nhanh quá trình đầu hàng của Đạo quân Quan Đông, bảo vệ các tài sản, công trình có giá trị, Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội Liên Xô tại Viễn Đông quyết định sử dụng các đội đổ bộ đường không chiếm giữ các mục tiêu quan trọng tại Cáp Nhĩ Tân, Thẩm Dương, Trường Xuân, Cát Lâm, Đại Liên, cảng Lữ Thuận, Bình Nhưỡng. Chỉ huy các đội đổ bộ cũng được ủy quyền đàm phán sơ bộ về cách đầu hàng của quân đội Nhật Bản tại từng thành phố, tập hợp tình hình và báo cáo để Hội đồng Quân sự các Phương diện quân quyết định.[10]Lúc 17 giờ chiều ngày 18 tháng 8, đội đổ bộ đường không đầu tiên gồm 120 quân nhân do Trung tá A. G. Zabelin chỉ huy đáp máy bay từ Khorol đi Cáp Nhĩ Tân với nhiệm vụ chiếm giữ sân bay và các cây cầu qua sông Tùng Hoa chờ chủ lực Phương diện quân Viễn Đông 1, đồng thời tìm kiếm và bảo vệ Ngoại giao đoàn của Liên Xô trong Lãnh sự quán[10]. Riêng Thiếu tướng G. A. Shelekhov, Phó Tham mưu trưởng Phương diện quân Viễn Đông 1, được uỷ nhiệm trao cho Bộ Chỉ huy Quân đội Nhật Bản tại Cáp Nhĩ Tân một tối hậu thư. Nhận được tối hậu thư buổi chiều, thì lúc 23 giờ, Trung tướng Uemura Mikio Tư lệnh Tập đoàn quân độc lập 4 (Nhật Bản) gửi văn bản chấp thuận đầu hàng kèm theo danh sách tướng lĩnh, sĩ quan trong khu vực Cáp Nhĩ Tân.[121]
Sáng 19 tháng 8, một máy bay Il-4 được 5 chiếc Yak-3 hộ tống chở theo 4 sĩ quan và 6 binh sĩ do Đại tá Đặc mệnh A. I. Aktemenko chỉ huy bay tới Trường Xuân. Các máy bay tiêm kích Liên Xô đã khống chế không phận sân bay yểm hộ cho chiếc IL-4 hạ cánh an toàn. Đại tá A. I. Aktemenko được đưa thẳng đến Tổng Hành dinh lúc Đại tướng Yamada Otozō cùng với các sĩ quan thuộc cấp đang chờ sẵn. Sau khi đã nghe rõ các điều kiện đầu hàng, Đại tướng Yamada Otozō tháo kiếm trao cho Đại tá A. I. Aktemenko và cùng với Thủ tướng Mãn Châu Quốc Trương Cảnh Huệ ký vào biên bản đầu hàng sơ bộ sau đó.[122] Trong khi đó, một đội đặc nhiệm nữa của Thiếu tá P. N. Avramenko đã đổ bộ tiếp xuống sân bay Trường Xuân, chiếm các vị trí quan trọng và tước vũ khí của quân nhân Nhật Bản tại đây. Tối ngày 19 tháng 8, cờ Nhật Bản trên nóc Tổng Hành dinh Đạo quân Quan Đông bị hạ xuống, cờ Liên Xô được treo lên. Theo tục lệ Nhật Bản, Đại tướng Yamada Otozō bố trí cháu trai đứng gác trước ngôi nhà mà Đại tá A. I. Aktemenko nghỉ lại như một sự bảo đảm an ninh tuyệt đối.[10]
Buổi chiều cùng ngày, đội đổ bộ đường không thứ 3 dưới quyền Thiếu tướng Đặc mệnh A. D. Pritula gồm 225 quân nhân thuộc Tập đoàn quân Xe tăng Cận vệ 6 hạ cánh xuống sân bay Thẩm Dương. Tại đây, một Giám binh Nhật Bản và đại diện của Hoàng đế Phổ Nghi đã ra đón các sĩ quan Liên Xô. Ban đầu, với lý do bảo đảm an toàn cho bản thân, Hoàng đế Phổ Nghi đề nghị phía Liên Xô giam ông ta lại. Tuy nhiên, Nguyên soái A. M. Vasilevsky đã chỉ đạo các đơn vị dưới quyền phải đối đãi với tù binh theo công ước Geneva, riêng Phổ Nghi là ngoại lệ và phải được bảo vệ và chăm sóc chu đáo.[123]
Chiến sự ở Nam Sakhalin
Chiến dịch tấn công Nam Sakhalin và quần đảo Kuril được thực hiện bởi Quân đoàn 56 thuộc Tập đoàn quân 16 của Phương diện quân Viễn Đông 2 phối hợp với Chi hạm đội Bắc Thái Bình Dương (Liên Xô) cùng 2 sư đoàn Không quân. Tại phía Nam Sakhalin, Quân đội Nhật Bản có 2 cụm đề kháng mạnh được phòng thủ bởi Sư đoàn 88 và một số đơn vị tăng cường với tổng quân số khoảng 20.000 người[124].Cuộc tấn công bắt đầu vào ngày 11 tháng 8 năm 1945. Dưới sự che chở của sương mù và rừng rậm, các tiểu đoàn đã thâm nhập cô lập các cứ điểm ngoại biên thành công. Sáng hôm sau, sau khi đè bẹp các cứ điểm này bằng các mũi đột kích từ nhiều phía, Quân đội Liên Xô đã xâm nhập vào trung tâm của cụm đề kháng[124].
Mũi tiến công dọc theo bờ sông Poronai vấp phải kháng cự kiên cường của Nhật Bản. Trong đêm 14 tháng 8, Quân đội Liên Xô bí mật vượt qua vùng đầm lầy, bất ngờ tập kích Koton, một đầu mối quan trọng trong đai phòng thủ Nhật Bản. Đến cuối ngày 17 tháng 8, Quân đoàn 56 đã thành công trong việc chia tách hệ thống phòng ngự của Quân đội Nhật Bản thành những cứ điểm độc lập; đè bẹp hoặc bức hàng các cứ điểm này vào hôm sau[124]. Cũng trong thời gian này, Chi hạm đội Bắc Thái Bình Dương đã đổ bộ thành công hai tiểu đoàn trên bờ biển phía Nam Tōro[125], giữ sườn cho Quân đoàn 56 thẳng tiến về phía Nam Sakhalin và chiếm Toyohara vào ngày 25 tháng 8.
Sang ngày 19 tháng 8 Chính phủ Nhật Bản công bố việc đầu hàng vô điều kiện, nhưng Lữ đoàn Bộ binh 113 cùng các đơn vị tăng cường đổ bộ lên cảng Maoka vẫn bị kháng cự. Mặc dù Maoka bị chiếm vào buổi chiều cùng ngày, nhưng chiến sự vẫn tiếp diễn cho đến ngày 25 tháng 8, khi 18.320 quân Nhật chấp thuận đầu hàng[125]. Trong cùng khoảng thời gian, một đơn vị của Lữ đoàn 113 được đổ bộ lên cảng Otomari, tiếp nhận đầu hàng của Quân đội Nhật Bản đồn trú ở đây.
Chiến dịch đổ bộ lên Quần đảo Kuril
Nhiệm vụ đổ bộ chiếm đóng các đảo Bắc và Trung Kuril được giao cho Quân khu Kamchatka và lực lượng Hải quân tại Petropavlovsk. Hoạt động đổ bộ được tiến hành trong những điều kiện khó khăn do thời gian chuẩn bị chỉ có 2 ngày. Trong khi đó, quần đảo được phòng thủ bởi trên 80.000 quân Nhật Bản, vững chắc nhất là đảo Shimushu gần bán đảo Kamchatka[125].Ý đồ của chiến dịch là chiếm Shimushu làm đầu cầu cho các cuộc đổ bộ tiếp theo sau lên các đảo Paramushiru và Onekotan[126]. Ngày 18 tháng 8, sau một đợt bắn phá vào Bắc Shimushu như thường lệ (vốn được tiến hành thường xuyên nhiều ngày trước đó) bởi các khẩu đội pháo duyên hải tại mũi Lopatka ở cực Nam bán đảo Kamchatka, tàu đổ bộ được che phủ bởi sương mù dày đặc đã tiếp cận hòn đảo. Lực lượng phòng thủ trên đảo bị bất ngờ; hai tuyến phòng ngự dọc bờ biển bị chiếm trong hành tiến[126], tuy nhiên, vẫn tiếp tục tổ chức kháng cự cho đến khi Đại Bản doanh Quân đội Nhật Bản ra lệnh buông vũ khí. Ngày 21 tháng 8, đảo Shimushu và Paramushiru đã nằm trong tay Quân đội Liên Xô[127].
Sau khi lệnh đầu hàng được công bố, Quân đội Nhật Bản trên các đảo còn lại đều không kháng cự, chỉ chờ các đội đổ bộ của Liên Xô đến và giao nộp vũ khí. Do đó, Quân đội Liên Xô lần lượt tiếp nhận đầu hàng ở các đảo: Onekotan và Shasukotan vào ngày 24 tháng 8, Matsuwa và ngày 26 tháng 8, Shimushiru ngày 28 tháng 8, Uruppu ngày 31 tháng 8[126]. Phần Nam của quần đảo Kuril do Quân đoàn 87 từ Nam Sakhalin đổ bộ tiếp quản: đảo Etorofu vào ngày 28 tháng 8, Kunashiri vào ngày 1 tháng 9. Sau khi Đế quốc Nhật Bản chính thức đầu hàng, Quân đội Liên Xô còn tiếp tục đổ bộ lên nhóm đảo đá Habomai và chỉ hoàn tất vào ngày 5 tháng 9[128].
Kết quả và đánh giá
Kết quả quân sự
Từ ngày 19 đến hết ngày 20 tháng 8 năm 1945, hầu hết các đơn vị của Đạo quân Quan Đông đã ra hàng và giao nộp vũ khí cho Quân đội Liên Xô. Một số đơn vị lẻ trên đảo Sakhalin tiếp tục cầm cự đến ngày 25 tháng 8 do lệnh đầu hàng đến muộn; các đơn vị tại Quần đảo Kuril thì đến đầu tháng 9 mới đầu hàng hết khi các đội đổ bộ của Liên Xô đến[129]. Toàn bộ quân nhân Nhật Bản ra hàng ở Mãn Châu gồm có 148 tướng, 594.000 sĩ quan và binh sĩ. Quân đội Liên Xô thu giữ 861 máy bay, 372 xe tăng, 1.434 khẩu pháo, 379 đầu máy xe lửa, 9.129 xe quân sự, rất nhiều kho tàng lương thực, thực phẩm, thiết bị quân sự và quân nhu các loại[130].Ở phía Nam, Quân đội Liên Xô chiếm đóng Quân cảng Lữ Thuận, vốn là quân cảng cũ của Đế quốc Nga giai đoạn 1900-1905, đến năm 1950 thì trao trả lại cho Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Một phần số vũ khí, phương tiện chiến tranh mà Liên Xô sử dụng trong chiến dịch Mãn Châu cùng với số chiến lợi phẩm tịch thu được của Đạo quân Quan Đông đã được để lại cho Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, gồm 3.700 pháo và súng cối, 600 xe tăng, 861 máy bay, 1.200 súng máy cộng đồng và gần 680 nhà kho quân sự các loại.[129]
Ngoài các kết quả quân sự đó, Quân đội Liên Xô còn thu giữ một số tài liệu liên quan đến Đơn vị 731 ở toà nhà Tổng Hành dinh Đạo quân Quan Đông, từ đó phát hiện ra các phòng thí nghiệm vũ khí sinh học và hành vi thử nghiệm trên 10.000 tù binh chiến tranh và dân thường[131]. Tại Toà án Quốc tế truy tố các tội phạm chiến tranh Nhật Bản tại Khabarovsk, Tosihidz Nisi, một trong các chuyên gia về vũ khí vi trùng đã khai nhận: Các tù nhân (Trung Quốc) đều được gây thương tích phần mềm bằng những kíp nổ nhỏ có gắn thuốc gây hoại thư. Sau một tuần, tất cả họ đều chết trong những cơn đau đớn kinh khủng.[132]. Cũng tại toà án này, Đại tướng Yamada Otozō xác nhận "Quân đội Liên Xô tiến quân quá nhanh vào Mãn Châu khiến chúng tôi không kịp sử dụng vũ khí sinh học chống Liên Xô và các nước khác"[132].
Kết quả chính trị
Ngày 2 tháng 9 năm 1945, trên thiết giáp hạm Missouri neo đậu trên vịnh Tokyo, Bộ trưởng Ngoại giao Mamoru Shigemitsu và Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Yoshijirō Umezu đã đại diện cho Đế quốc Nhật Bản, ký vào văn bản đầu hàng vô điều kiện trước sự chứng kiến của đại diện các nước Đồng Minh.[133] Trong quá trình chấp nhận đầu hàng của Đế quốc Nhật Bản, một số sử gia cho rằng chiến dịch Mãn Châu cùng với 2 quả bom nguyên tử ném xuống Nhật Bản là 2 nguyên nhân trực tiếp.[134]Cùng với sự tan rã của Đạo quân Quan Đông, thì Quân đội và chính quyền bù nhìn Mãn Châu Quốc cũng sụp đổ, Hoàng đế Khang Đức của Mãn Châu Quốc bị bắt về Liên Xô. Tuy nhiên, kết quả quan trọng nhất đối với Liên Xô là lấy lại phần lãnh thổ ở Nam Sakhalin, chiếm đóng và chính danh hoá cho sự chiếm đóng ở Quần đảo Kuril, qua đó làm chủ tuyến đường biển Pérouse Strait và mở thông đường ra Thái Bình Dương.[135]
Cùng với sự đầu hàng của Đế quốc Nhật Bản, nhiều nước ở châu Á bị Nhật chiếm đóng đã được giải phóng hoặc đứng lên giành độc lập. Cộng hòa Indonesia tuyên bố độc lập ngày 17 tháng 8 năm 1945. Philippine được Quân đội Hoa Kỳ giải phóng, Malaysia được Quân đội Anh và Úc giải phóng. Bắc Triều Tiên do Quân đội Liên Xô giải phóng. Nam Triều Tiên do quân đội Hoa Kỳ giải phóng.[136] Myanma, Campuchia, Lào cũng thoát khỏi ánh đô hộ của Nhật Bản. Ở Việt Nam, Đế Quốc Nhật Bản đầu hàng đã tạo tiền đề cho Cách mạng Tháng Tám thành công, dẫn tới sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập đánh dấu sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ngày 2 tháng 9 năm 1945.[137]
Tranh luận về vai trò của chiến dịch
Cho đến nay, việc đánh giá vai trò của Chiến dịch Mãn Châu đối trong quá trình chấp nhận đầu hàng của Đế quốc Nhật Bản trong Chiến tranh Thái Bình Dương vẫn còn gây tranh cãi giữa các nhà sử học. Ở Hoa Kỳ, câu hỏi về tính chính đáng trong việc sử dụng vũ khí nguyên tử nhiều lần được khơi dậy, dẫn tới xu hướng chính thống hoá quan điểm của tác giả Robert J. C. Butow, cho rằng 2 quả bom nguyên tử ném xuống Hiroshima và Nagasaki là nguyên nhân quyết định đưa đến việc Nhật Bản sớm đầu hàng[138]. Quan điểm này cũng được ủng hộ bởi các tác giả Hoa Kỳ có uy tín khác là Richard Frank (Downfall: The End of the Imperial Japanese Empire - New York: Random House, 1999) và Robert A. Pape, (Why Japan Surrendered International Security, 18, No. 2, 1993)[139].Tuy nhiên, quan điểm này bị phản bác bởi nhiều tác giả khác. Bản thân cựu Thủ tướng Anh Churchill trong tác phẩm The Second World War đã cho rằng Sẽ sai lầm nếu cho rằng số phận của Nhật Bản là do những quả bom nguyên tử quyết định[140]. Tuy nhiên ông cũng không nói do Liên Xô tấn công mà Nhật phải đầu hàng. Tác giả người Mỹ gốc Nhật Tsuyoshi Hasegawa đưa ra 2 luận điểm được trích dẫn rộng rãi: việc Liên Xô tham chiến đã làm sụp đổ chiến lược kéo dài chiến tranh của phe chủ chiến Nhật Bản; diễn tiến quá nhanh của chiến dịch làm dấy lên lo ngại bị Liên Xô chiếm đóng, chủ nghĩa cộng sản có cơ hội khuếch trương ở Nhật. Ông cho rằng 2 điểm này chính là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới quyết định đầu hàng của Đế quốc Nhật Bản[141].
Nhưng một câu hỏi khác - liệu việc Liên Xô tham chiến chống Nhật Bản có cần thiết và có chính đáng hay không - cũng là một khía cạnh gây tranh luận. Ở Liên Xô trước đây, quan điểm lịch sử chính thống là coi Chiến dịch Mãn Châu như là một phần của cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại, đồng thời Liên Xô có vai trò quốc tế to lớn trong việc giải phóng các nước Châu Á khỏi ách đô hộ của chủ nghĩa phát xít Nhật[139]. Quan điểm này vẫn được số đông các sử gia Nga sau thời kỳ perestroika đồng thuận. Tuy nhiên, cũng có những quan điểm ngược dòng nhận được sự đồng thuận rộng rãi ở ngoài nước Nga[139] mà tiêu biểu là của sử gia Nga B.N. Slavinsky. Ông cho rằng động cơ tham chiến của Liên Xô gồm 2 thành tố chính: trả đũa cho thất bại của Đế quốc Nga năm 1904-1905 và lợi ích địa chính trị ở Viễn Đông[142].
Tuy nhiên, hoạt động quân sự của Quân đội Liên Xô tại Mãn Châu đã được các nước đồng minh Mỹ, Anh và Liên Xô thỏa thuận tại Hội nghị Potsdam tổ chức từ ngày 17 tháng 7 đến 2 tháng 8 năm 1945. Trong hội nghị đó, phía Liên Xô đã thông báo kế hoạch quân sự tại Viễn Đông, xác nhận Liên Xô sẵn sàng thực hiện cam kết Yalta. Là một bên cam kết mở mặt trận chống Đế quốc Nhật Bản, Liên Xô không thể không thực hiện cam kết đó, một cam kết có tính chất quốc tế ở thời điểm đặc biệt quan trọng và nhạy cảm. Hậu quả chính trị, quân sự và quan hệ quốc tế sẽ rất tồi tệ nếu Liên Xô không thực hiện cam kết của mình cũng như khả năng chiến tranh sẽ còn tiếp tục kéo dài.[10]
Tiến triển của nghệ thuật quân sự Xô Viết
Mặc dù ưu thế vượt trội và sự bất ngờ chiến lược tạo ra nhờ các thủ thuật ngoại giao lẫn các biện pháp giữ bí mật chuyển quân khiến cho sự thất bại của Đạo quân Quan Đông là tất yếu, nhưng trên khía cạnh lý luận quân sự, chiến dịch cho thấy Quân đội Liên Xô đã có một bước tiến dài từ những ngày đầu thực hành Tác chiến chiều sâu. Ở năm 1945, Quân đội Liên Xô đã là một bậc thầy của nghệ thuật vận động chiến, một hình ảnh lặp lại của Quân đội Đức Quốc xã ở thời kỳ 1940[143].Trên tổng thể phân bố quân lực, vì cho rằng dãy Đại Hưng An là không thể vượt qua cũng như sa mạc Nội Mông rộng lớn cản trở việc đảm bảo hậu cần quy mô lớn, nên Đạo quân Quan Đông chỉ chặn 2 tuyến đường sắt ở Tây Bắc và tập trung quân cho Đông và Trung bộ Mãn Châu. Do đó, khi vượt dãy Đại Hưng An thành công, thì Tập đoàn quân Xe tăng Cận vệ 6 đã thực tế đánh sụp chiến lược phòng ngự của Đạo quân Quan Đông mà không cần một trận chiến nào. Vì thế, đây là một thắng lợi lớn của vận động chiến ở cấp độ chiến lược - chiến dịch[144].
Trên khắp mặt trận, các mũi tiến quân của Quân đội Liên Xô qua núi cao, đất lầy, rừng rậm, sông sâu... đi vòng bao vây các cụm đề kháng và triển khai tấn công hầu như ở mọi hướng, phá hoại mọi kế hoạch phòng thủ khiến cho các chỉ huy Nhật Bản thực sự bối rối. Không những thế, hầu như ở địa hình khó như thế nào cũng có xe tăng, triệt để khai thác điểm yếu thiếu hoả lực chống tăng của phía Nhật Bản, khiến các đơn vị Nhật Bản phải sử dụng chiến thuật cảm tử một cách tuyệt vọng[144]. Trong toàn cuộc chiến tranh thế giới thứ 2, chưa có chiến dịch nào mà bức tranh vận động chiến ở cấp độ chiến dịch - chiến thuật lại sinh động như thế.
Ở cấp độ chiến thuật, các thê đội tiên phong xây dựng xung quanh lữ đoàn xe tăng của Quân đội Liên Xô luôn là đe doạ thường trực của các sư đoàn Nhật Bản. Với hoả lực mạnh, linh hoạt và được chỉ huy một cách sáng tạo, thê đội tiên phong được sử dụng rộng rãi để hoàn tất đột phá phòng ngự, thọc sâu cắt đường hay truy kích sát nút, không để cho các sư đoàn Nhật Bản kịp đứng vững chân ở các vị trí phòng ngự trung gian[145]. Không đứng chân phòng ngự được, nên chiến thuật phòng ngự dẻo của Đạo quân Quan Đông đã bị chiến thuật vận động của Quân đội Liên Xô phá hoại ngay từ gốc.
Nhìn tổng quan, nghệ thuật vận động chiến ở mọi cấp độ đã làm nên chiến thắng của Quân đội Xô Viết trong chiến dịch: trong khi các đơn vị nhỏ thực hiện vận động, bao vây cô lập các cụm đề kháng hay các đơn vị chiến thuật của Quân đội Nhật Bản, thì các Quân đoàn vận động bao vây nhiều sư đoàn, còn mũi tiến quân của các Phương diện quân tạo nên những cái túi cấp Tập đoàn quân hoặc lớn hơn. Việc thực hiện vận động bao vây ở mọi cấp đơn vị, mọi hướng tấn công đã thực sự làm tê liệt, dẫn tới sụp đổ của Đạo quân Quan Đông.[146]
Chú thích
- Ghi chú
- ^ Số xe tăng do LX cung cấp, được cho là quá cao với con số do Nhật cung cấp. Nguồn phía Nhật cho biết một số lớn xe tăng quá cổ lỗ để có thể chiến đấu nên không tính. Một nguồn LX khác cho biết ngoài một số ít bị phá huỷ thì sau chiến tranh chỉ thu được 369 xe hoạt động được[3].
- ^ Chưa tính quân số của Hạm đội Thái Bình Dương[5].
- ^ Số liệu do Cục Giải trừ Quân lực NB cung cấp sau chiến tranh, chưa tính số mất tích của quân Nhật và số chết của quân Mãn Châu Quốc, trong khi con số của phía Liên Xô đưa ra đã bao gồm cả hai số này[8].
- ^ Theo Đại tướng George Marshall - Tổng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ, thì việc Liên Xô tham chiến ở Viễn Ðông nhằm găm giữ Ðạo quân Quan Ðông, không cho gửi quân chi viện chính quốc, giảm áp lực cho kế hoạch Downfall[28].
- ^ Điểm thứ 3 được tách riêng ra khỏi điểm 2 với nội dung "khôi phục quyền lợi cũ của Nga", với chủ ý lấy được sự công nhận của Hoa Kỳ và Anh với một đòi hỏi lãnh thổ không căn cứ vào lịch sử, trái với tinh thần Hiến chương Đại Tây Dương và Tuyên bố Hội nghị Cairo trước đó của 2 nước này. Xem Tranh chấp quần đảo Kuril.[30].
- ^ Theo Ðiều 3 của Hiệp ước, hai bên phải gia hạn 1 năm trước khi hết hạn. Nếu đơn phương không muốn gia hạn, thì phải thông báo trước kỳ hạn 1 năm, và Hiệp ước vẫn còn hiệu lực trong năm cuối cùng đó. Liên Xô thông báo không gia hạn, nhưng cũng thuyết phục phía Nhật Bản là Hiệp ước vẫn còn hiệu lực cho đến ngày 25 tháng 4 năm 1946 nhằm giữ kín ý đồ tuyên chiến đến phút cuối[35].
- ^ Đây là chiến thuật phòng thủ con nhím do tướng Pháp Maxime Weygand đề ra để đối phó với các mũi tấn công cơ động của Đức Quốc xã, với bố trí đa hướng thay cho đơn hướng của các tuyến phòng thủ cổ điển.
- ^ Hưng Sơn Trấn là tên cũ của thành phố Hạc Cương thuộc tỉnh Hắc Long Giang ngày nay.
- ^ Hải Lạp Nhĩ là một thành phố thuộc Hô Luân Bối Nhĩ, một tỉnh của Khu Tự trị Nội Mông hiện nay.
- ^ Trát Lan Đồn (扎兰屯市) là một thị xã của Hô Luân Bối Nhĩ, phía Đông Nam Bác Khắc Đồ trên tuyến đường từ Hải Lạp Nhĩ về Tề Tề Cáp Nhĩ.
- ^ A Nhĩ Sơn là một huyện của Hưng An (minh), thuộc Khu Tự trị Nội Mông hiện nay.
- ^ Vương Gia Miếu là tên cũ của Ô Lan Hạo Đặc, thuộc Hưng An, là một minh của Khu Tự trị Nội Mông hiện nay.
- ^ Lỗ Bắc là tên cũ của Trát Lỗ Đặc (扎鲁特旗), một kỳ của địa cấp thị Thông Liêu thuộc Khu Tự trị Nội Mông hiện nay.
- ^ Ðột Tuyền (Tuquan) là một thị trấn thuộc Khoa Nhĩ Thấm Tả Dực Trung Kỳ (科尔沁左翼中旗), thuộc địa cấp thị Thông Liêu của Khu Tự trị Nội Mông hiện nay.
- ^ Theo Glantz[72] lẫn tài liệu gốc được Glantz trích dẫn[73], thì PQD đã chuyển trung đoàn không quân vận tải 453 gồm 400 chiếc máy bay cho TÐQ Xe tăng Cận vệ 6. Tuy nhiên, một trung đoàn có tới 400 chiếc thì có thể có nhầm lẫn giữa chuyến và chiếc.
- ^ Đại Bản Sơn ở phía Đông thị xã Lâm Tây (thành phố Xích Phong, Khu Tự trị Nội Mông), tương ứng với vị trí của Ba Lâm Hữu Kỳ (巴林右旗) ngày nay.
- ^ Đa Luân Náo Nhĩ là thủ phủ của Đa Luân, một huyện của Tích Lâm Quách Lặc.
- ^ Biên khu là lực lượng giữ một khu vực phòng thủ kiên cố ở biên giới, gồm nhiều tiểu đoàn hoả lực mạnh với quân số tương đương một lữ đoàn. Ở chiến dịch Mãn Châu, lực lượng biên khu được sử dụng cho nhiệm vụ thâm nhập công kiên nhờ quen thuộc địa hình.
- ^ Lộc Minh Ðài (鹿鸣台) hay Lumintai theo diễn âm Latin, là 1 trong 3 cụm đề kháng ở Tuy Phân Hà, gồm Quan Nguyệt Đài (观月台), Tuy Phân Hà và Lộc Minh Đài (xem thêm trên bản đồ).
- ^ Thôn Tiên Đổng (仙洞村) nằm gần nhà ga xe lửa Chu Gia Trấn, thuộc huyện Lâm Khẩu.
- ^ Biên chế chuẩn của một lữ đoàn xe tăng Liên Xô thời kỳ này là 65 chiếc.
- ^ Thái Bình Lĩnh (太平岭) là đèo trên tỉnh lộ 206 nối giữa Đại Toạ Sơn và La Tử Câu.
- ^ Đèo Thập Lý Bình (十里坪) ở Đông Nam Uông Thanh, nằm trên hương lộ 135 đi Phục Hưng Trấn.
- ^ Do cánh Nam của Tập đoàn quân 35 không đem xe tăng theo được, nên Lữ đoàn Xe tăng 209 được rút ra chuyển cho Tập đoàn quân 25[100].
- ^ Nhai Tân Khẩu (街津口) là một hương dân tộc Hách Triết của thị xã Đồng Giang.
- ^ Thôn Tô Tô (苏苏村) nằm ở phía Tây Hoa Xuyên, thành phố Giai Mộc Tư.
- Nguồn dẫn
- ^ a ă Stemenco 1984, tr. 526
- ^ a ă â b Glantz Feb 1983, tr. 28
- ^ Glantz Feb 1983, tr. 209
- ^ Jowett 2010, tr. 36
- ^ Glantz Feb 1983, tr. 210
- ^ a ă â Glantz Feb 1983, tr. 42
- ^ Stemenko 1984, tr. 514
- ^ a ă â Glantz Feb 1983, tr. 219
- ^ a ă Glantz Feb 1983, tr. xviii
- ^ a ă â b c d Шишов 2001, tr. 521-554
- ^ Từ Thiên Ân, Hứa Bình, Vương Hồng Sinh 2002, tr. 799
- ^ Vasilevsky 1984, tr. 528
- ^ Glantz Feb 1983, tr. 18
- ^ Stemenko 1981, tr. 493
- ^ a ă Vasilevsky 1984, tr. 498
- ^ Glantz Feb 1983, tr. 6
- ^ Nhiều tác giả 2004, tr. 19
- ^ Nhiều tác giả 1985, tr. 35
- ^ Nhiều tác giả 2004, tr. 287
- ^ Chun 2008, tr. 17
- ^ Chun 2008, tr. 29
- ^ Hasegawa 2005, tr. 4
- ^ Hasegawa 2005, tr. 120-126
- ^ Hasegawa 2005, tr. 145
- ^ Hasegawa 2005, tr. 162
- ^ Hasegawa 2005, tr. 25
- ^ Шишов 2001, tr. 5-6
- ^ Hasegawa 2005, tr. 133
- ^ Hasegawa 2005, tr. 34
- ^ a ă Hasegawa 2005, tr. 35
- ^ Stemenko 1984, tr. 486
- ^ Сборник & 1970, tr. 199-200
- ^ Hasegawa 2005, tr. 37
- ^ Hasegawa 2005, tr. 46
- ^ Hasegawa 2005, tr. 47
- ^ Stemenko 1984, tr. 513
- ^ Hasegawa 2005, tr. 141, 149
- ^ Hasegawa 2005, tr. 154
- ^ Hasegawa 2005, tr. 165
- ^ Glantz Feb 1983, tr. 3
- ^ Vasilevsky 1984, tr. 503-504
- ^ Glantz Feb 1983, tr. 2
- ^ Lê Vinh Quốc & Huỳnh Văn Tòng 2000, tr. 196
- ^ Glantz Feb 1983, tr. 4
- ^ a ă Glantz Feb 1983, tr. 41
- ^ Glantz Feb 1983, tr. 53
- ^ Glantz Feb 1983, tr. 24
- ^ a ă Vasilevsky 1984, tr. 500
- ^ Stemenko 1981, tr. 492
- ^ a ă â Glantz Feb 1983, tr. 32
- ^ a ă â b c d Glantz Feb 1983, tr. 33
- ^ a ă Larionov 1984, tr. 455
- ^ Glantz Feb 1983, tr. 109
- ^ Stemenko 1981, tr. 494-495
- ^ a ă â Glantz Feb 1983, tr. 71
- ^ Stemenko 1981, tr. 504
- ^ Vasilevsky 1984, tr. 501, 507
- ^ Glantz Feb 1983, tr. 73
- ^ Stemenko 1981, tr. 504-505
- ^ a ă Glantz Feb 1983, tr. 77
- ^ a ă Hasegawa 2005, tr. 200
- ^ Lê Vinh Quốc & Huỳnh Văn Tòng 2000, tr. 197
- ^ Glantz June 1983, tr. 164
- ^ Glantz Feb 1983, tr. 106
- ^ Glantz Feb 1983, tr. 81
- ^ Glantz Feb 1983, tr. 97
- ^ Glantz Feb 1983, tr. 96
- ^ Glantz Feb 1983, tr. 100
- ^ Glantz Feb 1983, tr. 105
- ^ Vasilevsky 1984, tr. 515-518
- ^ a ă Glantz Feb 1983, tr. 95
- ^ a ă Glantz Feb 1983, tr. 98
- ^ Glantz Feb 1983, tr. 214
- ^ Glantz Feb 1983, tr. 99
- ^ Glantz Feb 1983, tr. 94
- ^ Glantz Feb 1983, tr. 91
- ^ a ă â Glantz Feb 1983, tr. 102
- ^ a ă Glantz Feb 1983, tr. 103
- ^ Glantz Feb 1983, tr. 104
- ^ a ă Glantz Feb 1983, tr. 79
- ^ a ă â Glantz Feb 1983, tr. 108-109
- ^ Glantz Feb 1983, tr. 110
- ^ a ă â Glantz Feb 1983, tr. 128
- ^ a ă Glantz Feb 1983, tr. 129
- ^ a ă Glantz Feb 1983, tr. 123
- ^ Glantz Feb 1983, tr. 115
- ^ Stemenko 1981, tr. 518
- ^ Glantz Feb 1983, tr. 118
- ^ a ă â Glantz Feb 1983, tr. 133
- ^ a ă â Glantz Feb 1983, tr. 135
- ^ Glantz Feb 1983, tr. 120
- ^ a ă Glantz June 1983, tr. 88
- ^ a ă Glantz June 1983, tr. 79
- ^ Glantz June 1983, tr. 81
- ^ a ă â Glantz Feb 1983, tr. 124
- ^ Glantz Feb 1983, tr. 158
- ^ Glantz June 1983, tr. 89
- ^ Glantz June 1983, tr. 95,96
- ^ a ă â b Glantz Feb 1983, tr. 134
- ^ a ă â b c Glantz Feb 1983, tr. 136
- ^ Lê Vinh Quốc & Huỳnh Văn Tòng 2000, tr. 210
- ^ Nhiều tác giả 1985, tr. 62
- ^ Glantz Feb 1983, tr. 139
- ^ Glantz Feb 1983, tr. 146
- ^ a ă Glantz Feb 1983, tr. 147
- ^ Glantz Feb 1983, tr. 148
- ^ Glantz Feb 1983, tr. 150
- ^ a ă Glantz Feb 1983, tr. 151
- ^ Иноуэ К., Оконоги С., Судзуки С. 1955, tr. 264
- ^ a ă Hasegawa 2005, tr. 204
- ^ a ă Nhiều tác giả 2004, tr. 290
- ^ Nhiều tác giả 2004, tr. 291
- ^ Nhiều tác giả 2004, tr. 296
- ^ Hasegawa 2005, tr. 240
- ^ Hasegawa 2005, tr. 229
- ^ Hasegawa 2005, tr. 245-248
- ^ Hasegawa 2005, tr. 249
- ^ a ă Hasegawa 2005, tr. 253
- ^ Stemenko 1984, tr. 520-521
- ^ Stemenko 1984, tr. 526
- ^ Stemenko 1981, tr. 522-523
- ^ Stemenko 1981, tr. 524
- ^ Stemenko 1981, tr. 525-526
- ^ a ă â Larionov 1984, tr. 484
- ^ a ă â Larionov 1984, tr. 485
- ^ a ă â Larionov 1984, tr. 486
- ^ Hasegawa 2005, tr. 263
- ^ Hasegawa 2005, tr. 289
- ^ a ă Stemenko 1981, tr. 527
- ^ Stemenko 1981, tr. 526
- ^ ChinaDaily 2003-10-17 Book on Japan's germ warfare crimes published
- ^ a ă Шишов 2001, tr. 521-554 - Lời khai tại Toà án Quốc tế Khabarovsk.
- ^ Stemenko 1981, tr. 528
- ^ Hasegawa 2005, tr. 295
- ^ Hasegawa 2005, tr. 19
- ^ Vasilevsky 1984, tr. 522, 528
- ^ Nhiều tác giả 2004, tr. 332
- ^ Butow 1954, tr. 210-227
- ^ a ă â Hasegawa 2005, tr. 1,2
- ^ Churchill 1957, tr. 554
- ^ Hasegawa 2005, tr. 296.297.298
- ^ Slavinsky 2003, tr. 184-188
- ^ Glantz Feb 1983, tr. Foreword
- ^ a ă Glantz Feb 1983, tr. 156
- ^ Glantz Feb 1983, tr. 157
- ^ Glantz Feb 1983, tr. 156.157.158
Tài liệu tham khảo
- Nguồn tham khảo chính
- Vasilevsky, Aleksandr Mikhailovich (1984). Sự nghiệp cả cuộc đời - Tập 1. Hà Nội: NXB Tiến Bộ & NXB Quân đội Nhân dân (Bản dịch tiếng Việt).
- Stemenko, Sergei Matveyevich (1981). Bộ Tổng tham mưu Xô Viết trong chiến tranh - Tập 1. Hà Nội: NXB Tiến Bộ & NXB Quân đội Nhân dân (Bản dịch tiếng Việt).
- Glantz, David M. (tháng 2 năm 1983). Leavenworth Papers No.7: August Storm. The Soviet 1945 Strategic Offensive in Manchuria. Fort Leavenworth, Kansas 66027: Combat Studies Institute, U.S. Army Command and General Staff College, US ISSN 0195 3451.
- Hasegawa, Tsuyoshi (2005). Racing the Enemy: Stalin, Truman, and the Surrender of Japan. Belknap Press; 1st edition. ISBN 978-0674016934.
- Nguồn tham khảo bổ sung
- Butow, Robert J. C. (1954). Japan's Decision to Surrender. Stanford Univ Pr; First Edition. ISBN 978-0804704601.
- Chun, Clayton K.S. (2008). Japan 1945: From Operation Downfall to Hiroshima and Nagasaki, illustrated edition. Osprey Publishing. ISBN 978-1846032844.
- Churchill, Wilston (1957). Deuxième Guerre mondiale, Episode 6. Paris.
- Glantz, David M. (tháng 6 năm 1983). Leavenworth Papers No.8: August Storm. Soviet Tactical and Operational Combat in Manchuria, 1945. Fort Leavenworth, Kansas 66027: Combat Studies Institute, U.S. Army Command and General Staff College, US ISSN 0195 3451. ISSN 3451 0195 3451.
- Jowett, Philip (2010). RAYS OF THE RISING SUN. JAPAN'S ASIAN ALLIES 1931-45: Volume 1: China and Manchukuo (bằng tiếng Anh). Helion and Company. ISBN 978-1906033781.
- Larionov, V.; N. Yeronin, B. Solovyov, V. Timokhovich (1984). World War II - Decisive Battles of the Soviet Army (bằng tiếng Anh). Moscow: Progress Publisher.
- Lê Vinh Quốc-Huỳnh Văn Tòng (2000). Cuộc chiến tranh Thái Bình Dương (1941-1945) - Quyển 2. Việt Nam: Nhà xuất bản Giáo Dục.
- Nhiều tác giả (2004). Nhật Bản trong Chiến tranh Thái Bình Dương. Nhà xuất bản Công an nhân dân.
- Nhiều tác giả (1985). Sự thất bại của chủ nghĩa quân phiệt Nhật trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Sự thật.
- Slavinsky, Boris (2003). The Japanese-Soviet Neutrality Pact: A Diplomatic History, 1941-1945. Routledge/Curzon. ISBN 9780415322928.
- Từ Thiên Ân, Hứa Bình, Vương Hồng Sinh (2002). Lịch sử thế giới thời hiện đại (1900-1945). Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh.
- Иноуэ К., Оконоги С., Судзуки С., Иноуэ Киёси, Оконоги Синдзабуро, Судзуки Сёси (1955). История современной Японии. Москва.
- Шишов, Алексей Васильевич (2001). “Глава четвертая - Квантунский финал второй мировой. Год 45-й.”. Россия и Япония. История военных конфликтов. Москва: Вече.
- Сборник (1970). «Тегеран - Ялта - Потсдам» ("Teheran - Yalta - Potsdam". Tuyển tập tư liệu). Москва: Воениздат.
- Хироси, Акияма (1958). “Глава четвертая - Квантунский финал второй мировой. Год 45-й.”. Особый отряд 731. Москва: Издательство иностранной литературы.
Liên kết ngoài
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và phương tiện truyền tải về Chiến dịch Mãn Châu (1945) |
- Chùm ảnh về quân đội Liên Xô trong chiến dịch Mãn Châu
- Bản đồ chiến dịch Mãn Châu
- Bản đồ các hoạt động quân sự của Liên Xô tại Kuril tháng 8, tháng 9 năm 1945
- Bản đồ các hoạt động quân sự của Liên Xô tại đảo Sakhalin tháng 8 năm 1945
- Tài liệu đa ngôn ngữ: Hồi ức của một tù binh Nhật Bản trong thời gian bị giam giữ ở Liên Xô.
- Общая информация о советских операциях на Курилах и Сахалине в августе 1945 года (Thông tin về hoạt động quân sự của Liên Xô tại Quần đảo Kuril và Nam Sakhalin năm 1945).
|
Thế vận hội Mùa hè 2008
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Thế vận hội Mùa hè lần thứ XXIX | ||||
---|---|---|---|---|
Khẩu hiệu | One World, One Dream (同一个世界 同一个梦想) |
|||
Thời gian và địa điểm | ||||
Quốc gia | Trung Quốc | |||
Thành phố | Bắc Kinh | |||
Sân vận động | Sân vận động quốc gia Bắc Kinh | |||
Lễ khai mạc | 8 tháng 8 | |||
Lễ bế mạc | 24 tháng 8 | |||
Tham dự | ||||
Quốc gia | 204 | |||
Vận động viên | 10.942 (4.637 nữ, 6.305 nam)[1] | |||
Sự kiện thể thao | 302 nội dung trong 28 môn thể thao | |||
Đại diện | ||||
Tuyên bố khai mạc | Hồ Cẩm Đào | |||
Vận động viên tuyên thệ | Trương Di Ninh | |||
Trọng tài tuyên thệ | Hoàng Lực Bình | |||
Ngọn đuốc Olympic | Lý Ninh | |||
|
Quyền tổ chức Thế vận hội được trao cho Bắc Kinh sau một cuộc bầu chọn hết sức nghiêm ngặt của Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) vào ngày 13/7/2001. Biểu tượng chính thức của thế vận hội, tên gọi "Bắc Kinh nhảy múa" (Dancing Beijing), dựa theo từ kinh (京) để nói đến thủ đô của nước chủ nhà. Năm linh vật của Olympics 2008 là năm Bé Phúc (福娃), mỗi linh vật tượng trưng cho 1 màu sắc trên vòng tròn olympic và cũng là biểu tượng của văn hoá Trung Hoa. Khẩu hiệu "Cùng một thế giới, chung một ước mơ" (One World, One Deam) kêu gọi toàn thế giới đoàn kết lại trong tinh thần Olympic.
Chính phủ Trung Quốc đã truyền bá về Thế vận hội nhằm làm nổi bật vị thế của Trung Quốc trên thế giới, tích cực đầu tư xây dựng những công trình mới và phát triển hệ thống giao thông. Tổng cộng 37 khu thi đấu được sử dụng để tổ chức các sự kiện thể thao, trong đó bao gồm 12 công trình được xây mới. Từ đầu năm 2007, cựu Chủ tịch Uỷ ban Tổ chức Olympic Quốc tế, ông Juan Antonio Samaranch đã phát biểu rằng đây là "Thế vận hội tuyệt vời nhất" trong lịch sử các kỳ Olympic; Chủ tịch đương nhiệm IOC cũng khẳng định rằng IOC không chút hối hận khi quyết định tổ chức Thế vận hội Mùa hè lần thứ 29 tại Bắc Kinh.
Tuy nhiên, do kỳ Olympic được tổ chức vào đúng thời điểm sau vụ bạo lọan Tây Tạng 2008, nhiều người đã cáo buộc đây là kì Olympic của bọn vi phạm nhân quyền. Nhiều cuộc biểu tình và tẩy chay Olympic đã nổ ra, gây căng thẳng chưa từng có tiền lệ nhất Trung Quốc.
Mục lục
Cuộc đua giành quyền đăng cai
Kết quả bầu cử giành quyền đăng cai Olympic 2008 | |||
---|---|---|---|
Thành phố | Quốc gia | Vòng 1 | Vòng 2 |
Bắc Kinh | Trung Quốc | 44 | 56 |
Toronto | Canada | 20 | 22 |
Paris | Pháp | 15 | 18 |
Istanbul | Thổ Nhĩ Kỳ | 17 | 9 |
Osaka | Nhật Bản | 6 | — |
Sau khi giành được quyền đăng cai, Phó Thủ tướng Trung Quốc Lý Lam Thanh tuyên bố rằng:" thắng lợi của Trung Quốc minh chứng cho sự nhìn nhận của thế giới về sự bền vững xã hội, phát triển kinh tế của Trung Quốc và đời sống khoẻ mạnh của người dân Trung Quốc." Trước đây, Bắc Kinh đã từng mất quyền đăng cai Thế vận hội Mùa hè năm 2000 về tay thành phố Sydney.
Xây dựng cơ sở vật chất và công tác chuẩn bị
Khu thể thao liên hợp
Vào tháng 5 năm 2007, Bắc Kinh tiến hành xây dựng 31 khu thể thao liên hợp trong khu vực thủ đô nhằm phục vụ thế vận hội. Chính phủ Trung Quốc cũng đầu tư nâng cấp và xây dựng 6 khu liên hợp và 59 trung tâm huấn luyện nằm ngoài Bắc Kinh. Những công trình kiến trúc lớn nhất là Sân vận động quốc gia Bắc Kinh, Nhà thi đấu Bắc Kinh, Trung tâm thể thao dưới nước quốc gia Bắc Kinh, Trung tâm hội nghị quốc gia, Công viên Thế vận hội Bắc Kinh, và Nhà thi đáu Ngũ Khỏa Tùng. 85% ngân sách dành cho công tác xây dựng 6 khu liên hợp chính này là 2.1 tỉ đô la Mĩ (17.4 tỉ nhân dân tệ), đến từ nhiều nhà tài trợ. Nhiều nguồn tài trợ đang mong đợi có được quyền sở hữu các công trình này sau kỳ thế vận hội. Tổng Cục điều hành thể dục thể thao nhà nước sẽ sở hữu và quản lý một vài khu với chức năng là những tiện ích cho những sự kiện thể thao quốc gia trong tương lai. Olympic Bắc Kinh trở thành sự kiện thể thao đắt giá nhất trong lịch sử các kỳ thế vận hội, với tổng số tiền đầu tư là 40.9 tỉ USD, tính từ năm 2001 đến 2007, vào dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, năng lượng, giao thông, và hệ thống cung cấp nước.Một vài môn thể thao thi đấu ngoài địa phận Bắc Kinh như môn bóng đá ở Thanh Hoàng Đảo, Thượng Hải, Thẩm Dương và Thiên Tân; đua thuyền ở Thanh Đảo; và vì "tình trạng bấp bênh của các bệnh dịch ở ngựa và một số khó khăn chính trong việc thiết lập khu cách ly bệnh", môn đua ngựa diễn ra ở Hồng Kông.
Sân vận động quốc gia Bắc Kinh
Sân vận động quốc gia Bắc Kinh là nơi diễn ra lễ khai mạc và bế mạc của thế vận hội 2008, nơi thi đấu môn điền kinh và hai trận chung kết môn bóng đá.
Làng vận động viên Olympic Bắc Kinh mở cửa vào ngày 16 tháng 7, 2008 và cho phép tham quan từ ngày 26 tháng 7, 2008.
Giao thông
Để chuẩn bị cho thế vận hội, hệ thống tàu điện ngầm Bắc Kinh mở rộng, tăng gấp đôi kích cỡ và công suất hoạt động so với trước. Hệ thống cũ bao gồm 4 tuyến đường tàu và 64 trạm. 7 tuyến mới và hơn 80 trạm mới đã được xây dựng, bao gồm tuyến đường nối trực tiếp thành phố với sân bay quốc tế của thủ đô Bắc Kinh. Ngay tại sân bay, có 11 xe lửa tự động hoạt động, mỗi xe chứa khoảng 83 hành khách, giúp giải quyết nhu cầu di chuyển giữa các ga hàng không. Hầu hết các phương tiện giao thông này sẽ được vận hành từ ngày 30 tháng 6, năm 2008, một tháng trước ngày khai mạc thế vận hội. Vào tháng 1, năm 2007, Ủy ban tổ chức thế vận hội Bắc Kinh (viết tắt là BOCOG) thông báo rằng xe điện ngầm sẽ gắn thêm màn hình tivi trong suốt kỳ thế vận hội để hành khách theo dõi những tin tức và sự kiện mới nhất xảy ra tại Olympic Bắc Kinh 2008; đồng thời, mạng lưới sóng di động cũng có thể hoạt động, giúp hành khách có thể sử dụng phương tiện liên lạc trong ga tàu điện ngầm. Vào ngày mùng 1 tháng 8, năm 2008, Ga Xe lửa Nam Bắc Kinh đã hoạt động lại sau 2 năm nâng cấp. Tuyến xe lửa liên tỉnh Bắc Kinh - Thiên Dương dài 120 km cũng được khánh thành cùng ngày, nối ga mới với thành phố đồng đăng cai - Thiên Tân với tốc độ di chuyển 350 km/h, cao nhất thế giới hiện nay.Theo Tổng Cục Quản lý Hàng không dân dụng Trung Quốc, 5 cấp báo động mới cho thời tiết xấu và an toàn bay sẽ được bổ sung tại sân bay. Hệ thống này được thiết kế nhằm đảm bảo độ an toàn khi di chuyển cho hơn 3 triệu khách tham quan trong nước và quốc tế đổ đến Bắc Kinh tại kỳ thế vận hội lần này.
Đối với đường bộ, Bắc Kinh lập ra 38 tuyến xe bus công cộng chính nối các địa điểm thi đấu Olympic với nhau. 2.500 xe buýt cỡ lớn và 4.500 xe buýt nhỏ, được hơn 8.000 lái xe điều khiển làm nhiệm vụ chuyên chở khán giả giữa các khu thi đấu. Trước khi thế vận hội diễn ra, hệ thống giao thông công cộng của thành phố cũng đã được điều chỉnh lại, để hợp lý hóa hơn 110 tuyến xe bus đã tồn tại từ trước.[2]
Các vận động viên, các vị khách mời của Ủy ban Olympic và giới truyền thông sẽ được chuyên chở trong thành phố bởi đội xe 5.000 chiếc Volkswagen "tiết kiệm nhiên liệu, và thải ít khí thải".[3]
Bắc Kinh cũng đã tạm thời thiết lập hệ thống điều chỉnh lưu lượng giao thông theo biển số xe để cải thiện tình trạng ô nhiễm không khí của thành phố.[4] Hệ thống chính thức được áp dụng từ ngày 20 tháng 6 năm 2008, và sẽ được kéo dài trong hai tháng, từ ngày 20 tháng 6 cho đến ngày 20 tháng 9.[5] Tùy vào số cuối cùng của biển số xe là số chẵn hay số lẻ mà xe sẽ chỉ được ra đường vào ngày chẵn hay ngày lẻ. Biện pháp này hy vọng có thể làm giảm khoảng 45% lưu lượng trong tổng số 3.3 triệu xe thường xuyên di chuyển trên đường phố Bắc Kinh. Ngoài ra, 300.000 xe cũ thải nhiều khí thải sẽ bị cấm từ ngày mùng 1 tháng 7, kế hoạch cũng cấm phần lớn các xe cộ đến từ ngoài Bắc Kinh vào thành phố. Việc tăng cường hệ thống giao thông công cộng hy vọng có thể đảm bảo được việc đi lại của hành khách, ước tính tăng khoảng hơn 4 triệu người hàng ngày trong kỳ đại hội, so với thường nhật.[5][6]
Quảng bá hình ảnh
Biểu trưng
Biểu tượng chính thức của Olympic Bắc Kinh 2008 được ra mắt chính thức vào ngày mùng 3 tháng 8, năm 2003 trong buổi lễ tại Thiên Đàn[7] được tổ chức bởi Ủy ban tổ chức Thé vận hội lần thứ 29 Bắc Kinh (第29届奥林匹克运动会组织委员会 - Đệ nhị thập cửu giới áo lâm thất khắc vận động hội tổ chức ủy viên hội, gọi tắt là 北京奥组委 - Bắc Kinh áo tổ ủy).Biểu tượng chính thức của thế vận hội, tên gọi là "Bắc Kinh nhảy múa" (舞动的北京), gồm một chữ tượng hình thể hiện một hình nhân nhảy múa, dựa theo chữ kinh (京) được viết cách điệu như bản in của một chiếc ấn Trung Hoa, để nói đến thủ đô của nước chủ nhà. Phía dưới là năm vòng tròn của lá cờ Olympic, biểu tượng của phong trào Olympic, và chữ Beijing 2008 (Bắc Kinh 2008) được viết cách điệu theo thư pháp Trung Hoa.
Linh vật
5 Phúc Oa là: Bối Bối (贝贝), Tinh Tinh (晶晶), Hoan Hoan (欢欢), Nghênh Nghênh (迎迎) và Ni Ni (妮妮). Nếu lấy âm đầu tiên của mỗi tên vừa rồi gắp lại với nhau, ta sẽ ghép được một câu có cách phát âm gần với « 北京欢迎你 - Běijīng huānyíng nǐ », có nghĩa là « Bắc Kinh chào đón bạn». Mỗi một bé Phúc mang một màu của phong trào Olympic. Đồng thời, mỗi một Bé Phúc cũng thể hiện một hành trong ngũ hành: Cô cá Bối Bối (贝贝), màu xanh nước biển thuộc mệnh Thuỷ. Chú gấu trúc Tinh Tinh (晶晶), màu đen thuộc mệnh Kim. Ngọn lửa Hoan Hoan (欢欢), màu đỏ thuộc mệnh Hoả. Chú sơn dương Tây Tạng Nghênh Nghênh (迎迎), màu vàng thuộc mệnh Thổ. Và chim yến Ni Ni (妮妮), màu xanh lá cây thuộc mệnh Mộc.
Khẩu hiệu
Ngày 26 tháng 6 năm 2005, BOCOG đã công bố khẩu hiệu của Olumpic lần này là « Cùng một thế giới, chung một ước mơ » (Tiếng Hoa: 同一个世界 同一个梦想; Tiếng Anh: One World, One Dream) » [8]. Khẩu hiệu mong muốn mọi người áp dụng tinh thần Olympic để tham gia xây dựng một tương lai rực rỡ hơn cho nhân loại. Khẩu hiệu này đã được chọn trong tổng số hơn 210 000 ý tưởng được gửi đến từ khắp nơi trên thế giới.Bài hát chính thức
Bài hát chính thức đầu tiên được phát hành mang tên 'We Are Ready' (Chúng tôi đã sẵn sàng), đúng một năm trước khi Thế vận hội 2008 chính thức khởi tranh. Bài hát được 133 nghệ sĩ đến từ Hồng Kông, Đài Loan, Trung Hoa lục địa, Singapore và Hàn Quốc thể hiện.Bài hát thứ hai được phát hành mang tên Bắc Kinh đón chào bạn (tiếng Trung Quốc: 北京歡迎你, giản thể: 北京欢迎你, Bính âm: Beijing huanying ni, Hán Việt: Bắc Kinh hoan nghênh nhĩ, tiếng Anh: Beijing Welcomes You) là bài hát nhân dịp đếm ngược 100 ngày đến Olympic của Thế vận hội Mùa hè 2008 tổ chức tại Bắc Kinh. Bài hát được trình bày bởi 100 ca sĩ nổi tiếng đến từ các nước Trung Hoa đại lục, Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc, Nhật Bản và Singapore. Video của bài hát chiếu những nơi nổi tiếng ở khắp khu vực Bắc Kinh. Lời bài hát được sáng tác bởi nhạc sĩ người Hồng Kông, Lâm Tịch và nhạc được sáng tác bởi nhạc sĩ người Trung Quốc, Tiểu Kha.
Còn bài hát được hát ở lễ khai mạc Bắc Kinh 2008 là bài Bạn và tôi (我和你) được thể hiện qua giọng ca của cặp nghệ sĩ Lưu Hoan và Sarah Brightman.
Phát sóng truyền hình
Thế vận hội lần này là kỳ Olympic đầu tiên mà chương trình thi đấu được sản xuất và phát sóng trên truyền hình hoàn toàn theo chuẩn HDTV.[9][10][hiện]Danh sách các kênh phát sóng Thế vận hội mùa hè 2008 |
---|
Hành trình rước đuốc
Ngọn đuốc của thế vận hội 2008
Thiết kế của ngọn đuốc Olympic dựa trên cuộn giấy truyền thống và sử dụng thiết kế truyền thống gọi là "tường vân" (tường của cát tường). Ngọn đuốc có thể giữ lửa trong điều kiện sức gió là 65 km/h, nhiệt độ -40 độ C và dưới cơn mưa có lượng nước 50mm/h.Hành trình rước đuốc, với tên gọi "Chuyến hành trình hợp nhất" kéo dài 130 ngày với đoạn đường dài 137.000 km, hành trình dài nhất trong lịch sử các cuộc rước đuốc tại thế vận hội từ năm 1936 tại Đức. Tại một số quốc gia trên tuyến đường, ngọn đuốc đã gặp nhiều người biểu tình chống các chính sách của chính phủ Trung Quốc. Theo tạp chí Times, đây là "thảm hoạ tuyên truyền" cho Trung Quốc, với lời cáo buộc về việc vi phạm nhân quyền tại đất nước Trung Quốc, đặc biệt là khu vực Tây Tạng.
Hành trình rước đuốc
Ngọn đuốc được đưa từ ngày 24/3/2008, bắt đầu từ đỉnh Olympia tại Hy Lạp. Tiếp đó, ngọn đuốc băng qua Hy Lạp đến sân vận động Panathinaiko tại thủ đô Athens, đến Bắc Kinh ngày 31/3/2008. Từ Bắc Kinh, ngọn đuốc bắt đầu chuyến du hành qua khắp các châu lục, ngoại trừ Nam Cực, ghé qua các thành phố nằm trên con đường tơ lụa, con đường nối liền Trung Quốc với phần còn lại của thế giới xưa. Khoảng 21.880 người, được tuyển chọn bởi nhiều tổ chức, tham gia rước đuốc.Ngọn lửa thiêng Olympic được đem đến đỉnh Everest theo đoạn dường "cao tốc" dài 108 km nằm 1 bên ngọn núi, phía giáp với cao nguyên Tây Tạng, được xây dựng riêng cho cuộc rước đuốc. Dự án trị giá 19.7 triệu đô này kéo dài từ địa phận Tingri của quận Xigazê đến trại dừng chân dưới chân núi Everest. Vào tháng 3 năm 2008, Trung Quốc đã cấm các nhà leo núi đến khu vực này; sau đó, Trung Quốc thuyết phục chính phủ Nepal đóng cửa khu vực núi Everest thuộc lãnh thổ Nepal, chính thức bày tỏ mối lo ngại về môi trường tại khu vực. Việc này cũng cho thấy Trung Quốc lo ngại các nhà hoạt động tại Tây Tạng có thể gây ra những bất lợi cho quá trình rước đuốc lên "nóc nhà thế giới".
Ban đầu, ngọn đuốc dự định sau khi qua Việt Nam sẽ đến Đài Loan rồi về Hương Cảng. Tuy nhiên, chính phủ Đài Loan đã bác bỏ đề nghị trên, cho rằng lộ trình qua Đài Loan hiện diện như 1 phần lộ trình nội địa trên đất nước Trung Hoa, không phải là lộ trình quốc tế. Việc quốc kỳ và quốc ca của Trung Hoa Dân quốc bị cấm dọc theo lộ trình cũng là 1 phần của lời bác bỏ. Đài Loan và Trung Quốc đều đổ lỗi cho nhau vì lôi vấn đề chính trị vào sự kiện quốc tế này.
Thế vận hội
Lễ khai mạc
Bề dày văn hoá nghệ thuật Trung Hoa cổ bao quát lễ khai mạc. Bắt đầu bằng tiếng trống Fou đếm lùi thời gian, cuộn giấy khổng lồ bất thình lình hiện ra và trở thành sân khấu chính của buổi biểu diễn. Bài hát chính thức của Olympic 2008, tựa đề "Bạn và Tôi" vang lên với giọng ca của nữ ca sĩ người Anh Sarah Brightman và nam danh ca Trung Quốc Lưu Hoan.
Cựu vận động viên Lý Ninh được vinh dự nhóm lên ngọn lửa thiêng tại sân vận động quốc gia.
Thứ tự diễu hành của các đoàn vận động viên cũng khác biệt so với những lễ khai mạc trước đây. Thay vì tiến vào sân vận động theo thứ tự bảng chữ cái La-tinh, các đoàn vận động viên (từ nhỏ đến lớn) diễu hành theo số nét trong tên theo phiên âm tiếng Hoa của quốc gia mình. Ví dụ như Australia (một trong những đoàn đầu tiên theo thứ tự thông thường) trở thành đoàn cuối cùng bước vào sân vận động vì chữ đầu tiên trong tên của quốc gia này (澳大利亚, Hoa giản thể) có 16 nét. Đất nước của truyền thống Olympic Hy Lạp diễu hành đầu tiên và nước chủ nhà Trung Quốc sau cùng cũng là một điểm đáng lưu ý.
Cả thế giới nhìn nhận buổi lễ khai mạc "ngoạn mục và phi chính trị"[91]. Nhưng một vài chi tiết kỹ xảo được sử dụng cũng đã bị phanh phui sau buổi lễ. Đầu tiên là màn pháo hoa mà khán giả truyền hình được chứng kiến bao gồm nhiều hình ảnh được vẽ trước bằng đồ họa vi tính và ghép vào đoạn phim, do Ban tổ chức vì lý do an ninh đã quyết định không cho máy bay trực thăng bay quanh sân vận động để quay cảnh này. Tiếp sau là sự kiện cố bé Lâm Diệu Khả, ca sĩ nhí hát bài Ca xướng tổ quốc trong lễ khai mạc, bị phát hiện hát nhép. Người trình diễn ca khúc này là một bé gái khác, tên là Dương Bái Nghi, có chất giọng hoàn hảo nhưng không được lên hình do bị sún răng và có ngoại hình kém hơn Lâm Diệu Khả[92]. Chi tiết không chính xác cuối cùng bị phát hiện là việc hình ảnh 56 em nhỏ rước lá cờ Trung Hoa tiến vào Sân vận động, trong đó có 55 em mặc các trang phục khác nhau của các dân tộc thiểu số Trung Quốc, dù đã tuyên bố em nhỏ mặc sắc phục của dân tộc nào đều chính xác là người dân tộc đó, nhưng thật ra, tất cả các em đều là người Hán[93].
Hơn 100 nhà cầm quyền cấp cao, các nguyên thủ quốc gia và chủ tịch nước cùng 170 Bộ trưởng Bộ Thể thao đã tham dự trong lễ khai mạc Olympic Bắc Kinh 2008.[94]
Lễ bế mạc
Trong buổi lễ cũng có lễ bàn giao quyền tổ chức Thế vận hội giữa Bắc Kinh và Luân Đôn. Ông Quách Kim Long, Thị trưởng Bắc Kinh, đã tao lại lá cờ Olympic cho vị thị trưởng London là ông Boris Johnson, kèm theo sau đó là màn trình diễn ngắn của các nghệ sĩ Anh quốc do Ủy ban tố chức Thế vận hội London (London Organising Committee for the Olympic Games - LOGOG) thực hiện.[95]
Các đoàn tham dự Thế vận hội 2008
Sau buổi lễ khai mạc diễn ra ngày 08 tháng 8, năm 2008, 205 quốc gia có Ủy ban Olympic (trừ Brunei) đã cử đoàn vận động viên tham gia tranh tài ở các nội dung. Trung Quốc và Mỹ là 2 đoàn lớn nhất với số lượng thành viên lần lượt là 639 và 539 người. Một số quốc gia chỉ cử 1 vận động viên làm đại diện tham dự Olympic.Thế vận hội lần này chào đón sự tham dự của 3 thành viên mới lần đầu tham dự là: quần đảo Marshall, Montenegro, và Tuvalu.
Vận động viên bơi lội Nam Phi Natalie du Toit, người đã giành được 5 huy chương vàng trong Thế vận hội dành cho người khuyết tật tại Athens năm 2004, đủ tiêu chuẩn để tranh tài tại Thế vận hội Olympic Bắc Kinh, trở thành vận động viên khuyết tật đầu tiên đủ tiêu chuẩn tham gia thi đấu tại thế vận hội (sau vận động viên Olivér Halassy vào năm 1936). Một vận động viên khác là Natalia Partyka (cụt cẳng tay phải bẩm sinh) tham gia tranh tài nội dung bóng bàn cho tuyển Ba Lan.
[hiện]Danh sách các quốc gia tham dự Thế vận hội Mùa hè 2008 |
---|
Các môn thể thao
|
|
|
Lịch thi đấu
Sau đây là lịch thi đấu chính thức tại Thế vận hội Mùa hè 2008.[97]● | Lễ khai mạc | ● | Tranh tài | ● | Chung kết | ● | Đêm giao lưu | ● | Lễ bế mạc |
Ngày trong tháng 8 | 06 | 07 | 08 | 09 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | T |
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Môn thi đấu | ● | ● | ||||||||||||||||||
Bắn cung | ● | ● | ● | ● | 4 | |||||||||||||||
Điền kinh | ● ● | ● ● ● ● |
●●● ●●● |
●●● ●●● |
●●● ● ● |
●●● | ●●● ●●● |
7 | 7 | ● | 47 | |||||||||
Cầu lông | ● | ● ● | ● ● | 5 | ||||||||||||||||
Bóng chày | ● | 1 | ||||||||||||||||||
Bóng rổ | ● | ● | 2 | |||||||||||||||||
Quyền Anh | ●●● ● ● |
●●● ●●● |
11 | |||||||||||||||||
Canoeing | ● ● | ● ● | ●●● ●●● |
●●● ●●● |
16 | |||||||||||||||
Xe đạp | ● | ● | ● ● | ● | ●●● | ● | ● ● | ●●● | ● ● | ● | ● | 18 | ||||||||
Nhảy cầu | ● | ● | ● | ● | ● | ● | ● | ● | 8 | |||||||||||
Đua ngựa | ● ● | ● | ● | ● | ● | 6 | ||||||||||||||
Đấu kiếm | ● | ● | ● | ● | ● ● | ● | ● | ● | ● | 10 | ||||||||||
Khúc côn cầu trên cỏ | ● | ● | 2 | |||||||||||||||||
Bóng đá | ● | ● | 2 | |||||||||||||||||
Thể dục dụng cụ | ● | ● | ● | ● | ● ● ● ● |
● ● ● ● |
● ● ● ● |
● | ● | 18 | ||||||||||
Bóng ném | ● | ● | 2 | |||||||||||||||||
Judo | 2 | 2 | 2 | 2 | 2 | 2 | 2 | 14 | ||||||||||||
Năm môn phối hợp | 1 | 1 | 2 | |||||||||||||||||
Rowing | 7 | 7 | 14 | |||||||||||||||||
Đua thuyền | 2 | 1 | 2 | 2 | 2 | 2 | 11 | |||||||||||||
Bắn súng | 2 | 2 | 2 | 2 | 1 | 2 | 1 | 2 | 1 | 15 | ||||||||||
Bóng mềm | ● | 1 | ||||||||||||||||||
Bơi lội | 4 | 4 | 4 | 4 | 4 | 4 | 4 | 4 | ● | ● | 34 | |||||||||
Bơi nghệ thuật | ● | ● | 2 | |||||||||||||||||
Bóng bàn | ● | ● | ● | ● | 4 | |||||||||||||||
Taekwondo | 2 | 2 | 2 | 2 | 8 | |||||||||||||||
Quần vợt | ● ● | ● ● | 4 | |||||||||||||||||
Ba môn phối hợp | ● | ● | 2 | |||||||||||||||||
Bóng chuyền | ● | ● | ● | ● | 4 | |||||||||||||||
Bóng nước | ● | ● | 2 | |||||||||||||||||
Cử tạ | ● | ● ● | ● ● | ● ● | ● ● | ● ● | ● | ● | ● | ● | 15 | |||||||||
Đấu vật | ● ● | ● ● | ●●● | ● ● | ● ● | ● ● | ● ● | ●●● | 18 | |||||||||||
Ngày trong tháng 8 | 06 | 07 | 08 | 09 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 302 |
Bảng tổng sắp huy chương
Hạng | Quốc gia | HCV | HCB | HCĐ | Tổng cộng |
---|---|---|---|---|---|
1 | Trung Quốc (CHN) | 51 | 21 | 28 | 100 |
2 | Hoa Kỳ (USA) | 36 | 38 | 36 | 110 |
3 | Nga (RUS) | 23 | 21 | 28 | 72 |
4 | Anh Quốc (GBR) | 19 | 13 | 15 | 47 |
5 | Đức (GER) | 16 | 10 | 15 | 41 |
6 | Úc (AUS) | 14 | 15 | 17 | 46 |
7 | Hàn Quốc (KOR) | 13 | 10 | 8 | 31 |
8 | Nhật Bản (JPN) | 9 | 6 | 10 | 25 |
9 | Ý (ITA) | 8 | 10 | 10 | 28 |
10 | Pháp (FRA) | 7 | 16 | 17 | 40 |
Sự kiện nổi bật
- Vận động viên bơi lội Hoa Kỳ Michael Phelps phá vỡ kỷ lục số huy chương vàng đạt được trong một Thế vận hội sau khi đoạt được huy chương vàng thứ 8 tại Bắc Kinh.
- Vận động viên điền kinh Jamaica Usain Bolt đoạt huy chương vàng trong môn chạy cự ly 100 mét và 200 mét tại Thế vận hội, phá vỡ kỷ lục thế giới với thời gian 9,69 và 19,30 giây.
- Trong kỳ Thế vận hội này, lần đầu tiên có ba VĐV khuyết tật đạt đủ điều kiện để tham gia tranh tài cùng những VĐV bình thường là VĐV bơi lội Natalie du Toit và VĐV điền kinh Oscar Pistorius[cần dẫn nguồn], cả hai đều là người Nam Phi và VĐV bóng bàn Natalia Partyka người Ba Lan.
- Trung Quốc lần đầu tiên trong lịch sử giữ vị trí nhất bảng tổng sắp Huy chương vàng toàn đoàn một Thế vận hội Mùa hè với 51 HCV, bỏ cách đoàn xếp thứ hai là Hoa Kỳ (từng nhiều năm đứng đầu bảng) tới 15 HCV, tuy tổng số huy chương đoạt được thua đoàn Hoa Kỳ. Một phần của thành tích này là thực lực của Trung Quốc, nhưng một phần thành tích này có được do vị thế của nước chủ nhà.
Chú thích
- ^ “Beijing 2008 Summer Olympics Games”. International Olympic Committee. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2012.
- ^ “38 public transit routes to the Olympic venues”. BOCOG. 2007-01-22. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2007.
- ^ AUSmotive.com (2 tháng 8 năm 2008). “Volkswagen claims ‘Green’ medal at 2008 Olympic Games”. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2008.
- ^ Andrew Jacobs (14 tháng 4 năm 2008). “Traffic Beijing Stops Construction for Olympics”. New York Times. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2008.
- ^ a ă Stephen Wade (20 tháng 6 năm 2008). “Beijing sets restrictions on cars during Olympics”. National Examiner. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2008.
- ^ Reuters (23 tháng 6 năm 2008). “Beijing to launch Olympic 'odd-even' car ban”. ABC news. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2008.
- ^ « Bắc Kinh cho ra mắt biểu trưng chính thức của Thế vận hội 2008 »
- ^ “Bắc Kinh 2008: Khẩu hiệu thế vận hội 2008 "Cùng một thế giới, chung một ước mơ"”. Comité international olympique.
- ^ Dickson, Glen (4 tháng 8 năm 2008). “Network goes to great lengths to pump Beijing Olympic Games action to myriad pipes.”. Broadcasting & Cable. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2008.
- ^ “Seeing clearly: Panasonic ushers in first HDTV Game”. China Daily. 2007-07-06. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2008.
- ^ Seven Network 2008 - Olympics
- ^ ORF: Gesamtes Olympia-Programm in HDTV – digitalfernsehen.de, 7. July 2008
- ^ Belteleradiocompany
- ^ Briel, Robert (16 tháng 4 năm 2008). “Belgian pubcaster VRT to launch HD channel”. BroadbandTVNews.com. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2008.
- ^ “Beijing 2008” (bằng Bosnian). Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2008.
- ^ Moreira, Paulo Ricardo (26 tháng 7 năm 2008). “Como Band e Globo brigam pela audiência nas Olimpíadas de Pequim” (bằng tiếng Bồ Đào Nha). JB Online. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2008.
- ^ Freitas, Guilherme Ricardo (5 tháng 8 năm 2008). “Veja com acompanhar os Jogos Olímpicos de Beijing” (bằng tiếng Bồ Đào Nha). Best Swimming. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2008.
- ^ “2008 Beijing Summer Olympic Games: Where to Watch the Games”. The Sofia Echo. 1 tháng 8 năm 2008. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2008.
- ^ “CBC Olympics - Schedule”. CBC. Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2008.
- ^ “Statement Regarding the IOC's Awarding of the Broadcast Rights for the 2010 and 2012 Olympic Games” (Thông cáo báo chí). CBC/Radio-Canada. 7 tháng 2 năm 2005. ‘The release states that both CBC and Radio-Canada "still own the broadcast rights for...the Beijing Games in 2008."’
- ^ “Olympics - TV Schedule”. TSN. Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2008. ‘As of access date, TSN has stated: "Details of TSN's coverage from the 2008 Summer Olympics in Beijing, China will be announced at a later date".’
- ^ “Juegos Olimpicos Beijing 2008”. TVN. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2008.
- ^ Ensha, Azadeh (17 tháng 6 năm 2008). “Chinese Company Gains Olympic Webcast Rights”. The New York Times. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2008.
- ^ “Olímpicos se verán en ‘Señal Colombia’”. Semana.com. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2008.
- ^ “HRT spreman za olimpijske igre”. javno.com. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2008.
- ^ a ă “2008 Olympics”. Prague.tv. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2008.
- ^ “DR sender 550 timers tv og radio fra OL”. TVnyt.com. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2008.
- ^ “TV 2 sender 300 timer fra OL i Beijing”. TVnyt.com. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2008.
- ^ “YLE tapahtumat”. YLE. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2008.
- ^ “Pekingin olympialaiset hd-lähetyksinä – vasta harvoille”. Tietokone-lehti. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2008.
- ^ (tiếng Pháp)“L'actualité de France Télévisions à l'international”. France Télévisions. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2008.
- ^ “ARD und ZDF übertragen 300 Stunden aus Peking” (bằng (tiếng Đức)). Die Welt. 5 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2008.
- ^ Bản mẫu:Chú thích báopaper
- ^ "IOC Awards Broadcast Rights in Hong Kong to i-CABLE". International Olympic Committee. 2007-08-06. Truy cập 2008-04-04. "Please note: Over the air broadcast rights for the Beijing 2008 Olympic Games were acquired by Asia Television Limited and Television Broadcasts Limited through the Asian Broadcasting Union."
- ^ “HD minőségű olimpia lesz a köztévén” (bằng Hungarian). 25 tháng 7 năm 2008. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2008.
- ^ Verma, Meenakshi (6 tháng 11 năm 2007). “Doordarshan bags Olympics rights for $3mn”. The Economic Times. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2008.
- ^ “TVRI to air Beijing Olympics live, free”.
- ^ “China to mark its territory with Olympics 2008”. RTÉ News. 2007-11-12. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2008.
- ^ “Channel 1 to air the Olympics in weekends, too” (bằng Hebrew). Ynet. 16 tháng 7 năm 2008.
- ^ “For the first time: The Olympics - not only on channel 1” (bằng Hebrew). Ynet. 20 tháng 2 năm 2008.
- ^ “Olympics in the third generation” (bằng Hebrew). Walla!. 3 tháng 8 năm 2008.
- ^ “The sports channel will broadcast the Olympics in the net” (bằng Hebrew). nrg. 8 tháng 7 năm 2008.
- ^ “RAI commits to high-definition Olympics”. Hollywood Reporter. 15 tháng 4 năm 2008. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2008.
- ^ “Summary of Press Conference”. LTV. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2008.
- ^ “gorin.jp”. Commercial TV stations of Japan (not NHK). Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2008.
- ^ “Olimpiādes karstākie jaunumi – arī LTV1” (bằng Latvian). LTV. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2008.
- ^ “Malaysia's TV operator to add more channels for Beijing Olympics”. Xinhuanet. 2008-04-01. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2008.
- ^ “RTM official broadcaster of Beijing Olympics”. The Star. 1 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2008.
- ^ (tiếng Tây Ban Nha)Cerón, César (12 tháng 6 năm 2008). “China, un nuevo reto para Alberto Lati”. Televisa Deportes. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2008.
- ^ (tiếng Tây Ban Nha)“Show Olimpico Beijing”. TV Azteca. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2008.
- ^ (tiếng Tây Ban Nha)“Juegos Olimpicos Beijing 2008”. TV Azteca. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2008.
- ^ “Jocurile Olimpice 2008 la TRM” (bằng Romanian). TRM. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2008.
- ^ “Mongolian TV Schedule, Tuesday” (bằng Mongolian). Gogo.mn. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2008.
- ^ “NOS brengt EK Voetbal en Olympische spelen in HDTV”. Broadcast Magazine. HDTV nieuws. 3 tháng 10 năm 2007.
- ^ “TVNZ announces High Definition plans” (Thông cáo báo chí). TVNZ. 28 tháng 9 năm 2007.
- ^ “NRK setter olympisk rekord” (bằng tiếng Na Uy). Verdens Gang. 24 tháng 4 năm 2008. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2008.
- ^ Bhatti, Gul Hameed. “Geo Super is what sporting heroes are all about”. Jang. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2008.
- ^ “Solar Sports, The Olympic Channel”. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2008.
- ^ “Pekin 2008 w TVP” (bằng Polish). Telewizja Polska. 2007-12-19. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2008.
- ^ “RTP vai transmitir 500 horas de Jogos Olímpicos”. Media & Publicidade (bằng tiếng Bồ Đào Nha) (Diário Económico). 2008-05-05. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2008.
- ^ “Programul transmisiunilor sportive de la Olimpiadă” (bằng Romanian). Televiziunea Română. 2008-08-02. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2008.
- ^ “Ceremonia de deschidere a JO 2008, în direct şi integral de la Beijing, vineri, la TVR 1” (bằng Romanian). Televiziunea Română. 2008-08-06. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2008.
- ^ “Jocurile Olimpice sunt in direct la Telesport !” (bằng Romanian). Telesport. 2008-07-31. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2008.
- ^ “The Russian satellite operator RSCC and the Chinese company CNC signed a cooperation agreement for international satellite TV transmissions from 2008 Olympic Games”. News. Russian Satellite Communications Company. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2008.
- ^ “Олимпиада 2008” (bằng tiếng Nga). NTV Plus. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2008.
- ^ “StarHub Offers Unprecedented Coverage Of The Olympic Games”. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2008.
- ^ “MediaCorp the official broadcaster of the 2008 Beijing Olympics”. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2008.
- ^ “Public broadcaster STV is ready to launch its third channel”. The Slovak Spectator. 8 tháng 7 năm 2008. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2008.
- ^ “Prenos Olimpijskih iger na RTV Slovenija”. Računalniške novice (bằng Slovene). Nevtron&Company. 5 tháng 8 năm 2008. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2008.
- ^ “Poletje visoke ločljivosti”. Žurnal24 (bằng Slovene). Žurnal. 6 tháng 8 năm 2008. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2008.
- ^ Stelter, Brian (21 tháng 7 năm 2008). “Networks Fight Shorter Olympic Leash”. The New York Times. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2008.
- ^ “IOC Awards TV Rights for North and South Korea”. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2008.
- ^ “The TVE will cover the Olympics” (bằng tiếng Tây Ban Nha).
- ^ “Rupavahini's Channel Eye will cover the Olympics” (bằng Sinhala).
- ^ SVTs största OS-satsning någonsin
- ^ OS största satsningen någonsin för Radiosporten – i radio, på webben, i mobilen
- ^ Tele2, Beijing 2008 i Mobilen
- ^ SVT HD, Beijing 2008
- ^ SVT Play, Beijing 2008
- ^ ข่าว กีฬา ถ่ายสดอลป. ทีวีพูลเจ๊ง40ล. : www.thairath.co.th - หนังสือพิมพ์ไทยรัฐ ออนไลน์ (tiếng Thái Lan)
- ^ Pekin 2008 Olimpiyat Oyunları (Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ)
- ^ TRT3 TELEVİZYON AKIŞLARI (Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ)
- ^ official web site
- ^ “UAE residents to receive free Olympics telecast”. Gulfnews. 3 tháng 8 năm 2008. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2008.
- ^ “Beijing Olympics on the BBC”. BBC. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2008.
- ^ “Coming in August: The Complete Olympics on NBC”. NBC. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2008.
- ^ “NBC's planned Olympic coverage, on TV and online”. USA Today. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2008.
- ^ 7.25.2008. “Westwood One Lays Out Olympic Program Plans”. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2008.
- ^ “Medios se alistan para Beijing”. News. Lavinotinto.com. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2008.
- ^ “Lịch truyền hình trực tiếp Olympic 2008”. Thanh Nien Online. 18 tháng 8 năm 2008. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2008.
- ^ Olympics opening ceremony reviews -- The Live Feed
- ^ Olympic opening uses girl's voice, not face
- ^ By Richard Spencer in Beijing Last Updated: 11:04AM BST 15 Aug 2008. “Beijing Olympics: 'Ethnic' children exposed as fakes in opening ceremony — Telegraph”. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2008.
- ^ IOC President to meet with world leaders
- ^ Grand spectacle closes Beijing's Olympics
- ^ “Ukraine to send its largest-ever Olympic delegation to Beijing”. Xinhua. 17 tháng 7 năm 2008. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2008.
- ^ “Olympic Games Competition Schedule”. BOCOG. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2007.
Liên kết ngoài
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và phương tiện truyền tải về Thế vận hội Mùa hè 2008 |
- Trang chủ của Thế vận hội Mùa hè Bắc Kinh 2008
- Trang chủ của Ủy ban Olympic Quốc tế về Bắc Kinh 2008
Tiền nhiệm: Athena |
Thành phố đăng cai Olympic mùa hè 2008 |
Kế nhiệm: London |
|
|
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
Trở về trang chính
Hoàng Kim, hoangkim, hoangkimvietnam, Ngọc Phương Nam, Chào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, Khát khao xanh, Dayvahoc,Học mỗi ngày, Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống, Thơ cho con
No comments:
Post a Comment