CNM365 Chào ngày mới 3 tháng 8 Wikipedia Ngày này năm xưa. Ngày Độc lập tại Niger (1960, hình ); ngày Quốc kỳ tại Venezuela. Năm 1492 – Cristoforo Colombo khởi hành từ Palos de la Frontera, Tây Ban Nha trong hành trình viễn dương đầu tiên của ông. Năm 1934 – Adolf Hitler trở thành lãnh đạo tối cao của Đức khi gộp hai chức vụ Tổng thống và Thủ tướng thành Führer. Năm 2002 – Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc Trần Thủy Biển phát biểu thuyết nhất biên nhất quốc, đề cập đến vị thế chính trị của Đài Loan. Năm 2005 – Cựu thị trưởng thủ đô Tehran Mahmoud Ahmadinejad bắt đầu nhiệm kỳ thổng thống thứ sáu của Iran.
Niger
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cộng hoà Niger | |||||
---|---|---|---|---|---|
République du Niger (tiếng Pháp) | |||||
|
|||||
Khẩu hiệu | |||||
"Fraternité, Travail, Progrès" (tiếng Pháp) "Fraternity, Work, Progress" |
|||||
Quốc ca | |||||
La Nigérienne | |||||
Hành chính | |||||
Chính phủ | Dân chủ nghị viện | ||||
Tổng thống | Tandja Mamadou | ||||
Thủ tướng | Ali Badjo Gamatié | ||||
Ngôn ngữ chính thức | tiếng Pháp | ||||
Thủ đô | Niamey |
||||
Thành phố lớn nhất | Niamey | ||||
Địa lý | |||||
Diện tích | 1.267.000 km² (hạng thứ 22) | ||||
Diện tích nước | 0,02 % | ||||
Múi giờ | WAT (UTC+1); mùa hè: not observed (UTC+1) | ||||
Lịch sử | |||||
Độc lập
|
|||||
3 tháng 8, 1960[1] | Tuyên bố | ||||
Dân cư | |||||
Tên dân tộc | Nigerien | ||||
Dân số ước lượng (tháng 7 năm 2005) | 13.957.000 người (hạng thứ 64) | ||||
Mật độ | (hạng thứ 206)28 người/mi² | ||||
Kinh tế | |||||
GDP (PPP) (2005) | Tổng số: 910.951 triệu USD (hạng thứ 132) Bình quân đầu người: 872 USD (hạng thứ 171) |
||||
HDI (3502) | 0,311 thấp (hạng thứ 177) | ||||
Đơn vị tiền tệ | CFA franc (XOF ) |
||||
Thông tin khác | |||||
Mã ISO 3166-1 | NER | ||||
Tên miền Internet | .ne | ||||
Mã điện thoại | 227 |
Niger là một quốc gia đang phát triển. Nhiều khu vực không thuộc khu vực sa mạc của nước này vẫn đang bị đe dọa bởi hạn hán kéo dài và nạn sa mạc hóa. Nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp tự cung tự cấp; chỉ ở miền nam màu mỡ mới sản xuất được một ít nông sản xuất khẩu. Mặt hàng xuất đặc biệt khác là quặng thô uranium. Niger vẫn còn là một quốc gia kém phát triển bởi vị trí sâu trong lục địa, địa hình sa mạc, giáo dục chưa hoàn chỉnh và tài nguyên của đất nước, cơ sở hạ tầng yếu kém, hệ thống chăm sóc sức khỏe chưa hoàn chỉnh, và sự xuống cấp của môi trường.
Xã hội Niger phản ảnh sự đa dạng rất lớn bắt nguồn từ lịch sử độc lập lâu dài của các nhóm chủng tộc và tôn giáo đặt trong một lịch sử chung sống tương đối ngắn dưới cùng một nhà nước duy nhất. Theo dòng lịch sử, phần lãnh thổ mà giờ đây có tên là Niger vốn là một phần của nhiều quốc gia cổ đại. Kể từ khi độc lập, Niger đã trải qua năm lần sửa đổi hiến pháp và ba lần được điều hành bởi luật quân sự. Phần lớn dân số sống ở các vùng nông thôn, và ít có cơ hội được tiếp cận với nền giáo dục cấp cao.
Mục lục
Địa lý
Niger có chung đường biên giới với tất cả bảy quốc gia trên cả bốn mặt và có đường biên giới dài tổng cộng khoảng 5.697 kilomet(3.540 dặm). Đường biên giới của Niger giáp với Nigeria về phía nam có chiều dài lớn nhất vào khoảng (1.497 km/930 dặm). Chiều dài của đường biên giới nước này giáp với Tchad về phía đông khoảng 1.175 km (730 dặm), Algeria ở hướng tây tây-bắc là (956 km/594 dặm), và Mali là 821 km (510n dặm). Niger cũng có chung một đường biên giới ngắn với Burkina Faso về phía tây nam với khoảng 628 km (390 dặm) chiều dài và Benin là 266 km (165 dặm) chiều dài và về phía bắc đông-bắc (Libya là 354 km (220 dặm).
Niger có khí hậu cận nhiệt đới với đặc điểm rất nóng và khô, điều này khiến cho phần lớn diện tích nước này được bao phủ chủ yếu bởi sa mạc. Tại phần cực nam của đất nước có khí hậu nhiệt đới ở rìa lưu vực sông Niger. Địa hình nước này chủ yếu là các đồng bằng sa mạc rộng lớn và đụn cát, khi xuống phương nam sa mạc chuyển dần sang savanna và đồi núi khi đi về phía bắc.
Điểm thấp nhất của nước này là tại sông Niger với độ cao là 200 met (656 feet) trên mặt nước biển. Điểm cao nhất là Mont Idoukal-n-Taghès thuộc Aïr Massif với độ cao là 2.022 m (6.634 feet).
Lịch sử
Buổi đầu lịch sử
Trong thập niên 1400, Đế quốc Songhai từng bành trướng tới tận nơi mà ngày nay là Niger, vươn tới tận Agadez trước khi đế quốc này sụp đổ vào năm 1591, sau đó người Zarma và Songhai tiếp tục hiện diện tại nơi này. Khi đế quốc sụp đổ, các phần khác nhau của đế quốc và người tị nạn đến từ đất nước Mali hiện đại đã thiết lập một loạt các quốc gia của người Songhai, trong đó vương quốc Dendi hùng mạnh hơn cả. Từ thập kỷ 1200 trở đi, tộc người du cư Tuareg thiết lập một liên minh, rồi tiến về phía nam về phía dãy núi Aïr, thay thế một số cư dân vốn định cư trước đó ở phía nam. Vào thời kỳ cực thịnh, liên minh của người Tuareg làm chủ hầu hết miền bắc Niger, và mở rộng tới những vùng thuộc Nigeria hiện nay.Vào thập niên 1700, những cư dân chăn gia súc người Fula chuyển tới khu vực Liptako ở miền tây, trong khi vương quốc Zarma nhỏ hơn, nằm cạnh các nhà nước của người Hausa, có các cuộc xung đột với đế quốc Fulani thuộc Sokoto đến từ phương nam. Đường biên giới của Niger với Nigeria thuộc Anh được hình thành do xung đột giữa cộng đồng Sokoto ở phương nam, và các triều đại Hausa đang mở rộng về phương bắc. Xa hơn về phía đông trong khu vực lòng chảo Hồ Tchad, đế quốc Kanem và đế quốc Bornu đã mở rộng ảnh hưởng đến các nhóm sắc tộc Kanuri và Toubou và các nước chư hầu ở phía tây như Zinder và ốc đảo Kaouar từ thế kỷ thứ 10 đến thế kỷ 17.
Vào thế kỷ 19, sự tiếp xúc với thế giới phương Tây được bắt đầu khi những nhà thám hiểm đầu tiên—Mungo Park (người Anh) và Heinrich Barth (người Đức)— thực hiện cuộc hành trình đến khu vực, nhằm mục đích tìm kiếm tài nguyên của sông Niger. Mặc dù các nỗ lực của người Pháp nhằm "bình định" khu vực bắt đầu trước năm 1900, các nhóm sắc tộc chống đối, đặc biệt là tộc người Tuareg vẫn không chịu khuất phục hoàn toàn cho đến năm 1922, khi Niger trở thành một thuộc địa của Pháp.
Lịch sử thuộc địa và sự phát triển của Niger có liên hệ với các lãnh thổ Tây Phi thuộc Pháp trong quá khứ. Nước Pháp điều hành các lãnh thổ thuộc địa ở Tây Phi thông qua một toàn quyền ở Dakar, Senegal, và các thống đốc trong từng lãnh thổ riêng biệt, trong đó bao gồm cả Niger. Ngoài việc cấp quyền công dân Pháp cho những cư dân của các lãnh thổ trong các xứ thuộc địa, Hiếp pháp năm 1946 của Pháp còn yêu cầu sự phân cấp quyền lực và giới hạn sự tham gia của hội đồng cố vấn địa phương trong đời sống chính trị ở thuộc địa.
Nền độc lập ban đầu
Một đợt cải cách cơ cấu tổ chức sâu rộng các lãnh thổ hải ngoại xảy ra khi Đạo luật cải cách Hải ngoại (Loi Cadre) được thực thi vào ngày 23, tháng 7-1956, theo sau đó là các biện pháp tái tổ chức được ban hành bởi Quốc hội Pháp vào đầu năm 1957. Ngoài việc loại trừ các điều bất bình đẳng trong bầu cử, các điều luật còn tạo điều kiện cho việc thành lập các cơ quan chính phủ, đảm bảo cho các lãnh thổ thuộc địa quyền tự quản lý rộng rãi hơn. Sau khi Đệ ngũ Cộng hòa Pháp được thiết lập vào ngày 4 tháng 12, 1958, Niger trở thành một chính phủ tự trị nằm trong Cộng đồng Pháp. Sau đó Niger đạt được nền độc lập hoàn toàn vào ngày 3 tháng 8, 1960, tuy nhiên họ rời bỏ tư cách thành viên của tổ chức trên.Thời kỳ đơn đảng và quân luật (1961-1991)
Trong mười bốn năm đầu tiên hiện hữu như một nhà nước độc lập, Niger được điều hành bởi bộ máy nhà nước dân sự do một đảng duy nhất của Tổng thống Hamani Diori cầm quyền. Năm 1974, các đợt hạn hán nghiêm trọng và các cáo buộc tham nhũng lan tràn dẫn đến một cuộc đảo chính lật đổ chính quyền Tổng thống Diori. Sau đó, Đại tá Seyni Kountché và một nhóm nhỏ các sĩ quan điều hành quốc gia cho đến khi Kountché mất vào năm 1987.[2]Ông được kế nhiệm bởi người Tham mưu trưởng của ông, Đại tá Ali Saibou, ông này sau đó đã thực hiện các biện pháp cải cách như phóng thích các tù nhân chính trị, tự do hóa một số đạo luật và chính sách của chính phủ Niger, và công bố bản hiến pháp mới, theo sau đó là sự thành lập Nền Cộng hòa đơn đảng thứ hai. Tuy nhiên, các nỗ lực của Tổng thống Saibou nhằm kiểm soát các cải cách chính trị thất bại trong việc đáp ứng yêu cầu của các liên đoàn lao động và sinh viên về một hệ thống dân chủ đa đảng. Sau cùng chính phủ Saibou chấp thuận các yêu cầu này vào cuối năm 1990.
Các đảng phái chính trị và hiệp hội dân sự phát triển nhanh chóng, và một hội nghị hòa bình được tổ chức vào tháng 7, 1991 để mở đường cho việc thực thi hiến pháp mới và tổ chức các cuộc bầu cử tự do và công bằng. Các cuộc tranh luận thường xuyên tiếp diễn với các lời buộc tội lẫn nhau, nhưng với sự dẫn dắt của Giáo sư André Salifou, hội nghị cuối cùng đã phác thảo được một kế hoạch cho một chính phủ chuyển tiếp.
Nền cộng hòa thứ ba
Một chính phủ lâm thời được thành lập vào tháng 11, 1991 để điều hành các công việc quốc gia cho đến khi các thể chế hoàn chỉnh của nền Cộng hòa thứ ba được thiết lập vào tháng 4, 1993. Trong khi các hoạt động kinh tế của đất nước bị đình trệ trong quá trình chuyển tiếp, các thành tựu đạt được trong cuộc cải cách là đáng chú ý, bao gồm cả cuộc trưng cầu dân ý về hiến pháp; việc thông qua chìa khóa lập pháp như luật bầu cử và nông thôn; và việc tổ chức bầu cử tự do, bình đẳng, không bạo lực và trên toàn quốc. Tự do báo chí cũng được cổ xúy với sự ra đời vài tờ báo độc lập.Kết quả của của cuộc bầu cử quốc hội vào tháng 1, 1995 dẫn đến sự luân phiên điều hành đất nước giữa hai phe đối địch giữa tổng thống và thủ tướng; điều này khiến như chính phủ gần như bị tê liệt, tạo điều kiện cho Đại tá Ibrahim Baré Maïnassara lật đổ nền cộng hòa thứ ba vào tháng 1, 1996.
Chính phủ quân sự và Nền Cộng hòa thứ tư
Khi nhà cầm quyền quân sự đang điều hành chính phủ (Conseil de Salut National) trong thời gian chuyển tiếp 6 tháng, Baré lập danh sách các chuyên gia để phác thảo một bản hiến pháp mới cho Nền Cộng hòa thứ tư được chính thức thiết lập vào tháng 5, 1996. Baré tổ chức một cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 7, 1996. Trong lúc bầu cử diễn ra, ông đã thay thế ủy ban bầu cử. Đến lượt Ủy ban này công bố ông là người chiến thắng sau khi cuộc kiểm phiếu đã kết thúc. Đảng của ông giành được 57% trong tổng số ghế của Quốc hội trong một cuộc bầu cử rạn nứt vào tháng 11, 1996.Trong lúc các nỗ lực của ông nhằm biện minh cho cuộc đảo chính và những cuộc bầu cử đầy nghi vấn sau đó, bị thất bại trong việc gây dựng lòng tin của các nhà tài trợ để khôi phục sự hỗ trợ kinh tế đa phương và song phương. Không còn cách nào khác Baré đã liều lĩnh bỏ qua lệnh cấm vận quốc tế chống lại Libya và tìm nguồn quỹ tín dụng từ nước này để hỗ trợ nền kinh tế Niger. Các hành động bạo lực chống lại quyền tự do dân sự cơ bản bị chính quyền vi phạm liên tục, các nhà lãnh đạo phe đối lập bị cầm tù; nhà báo bị bắt giữ, và bị trục xuất bởi lực lượng quân dân không chính thức bao gồm cảnh sát và nhân viên quân sự; các cơ quan truyền thông độc lập bị cướp phá và thiêu hủy.
Như là một phần của kế hoạch bắt đầu từ năm 1991 trong hội nghị quốc gia, chính phủ đã ký các hiệp định hòa bình với tất cả các nhóm sắc tộc vào tháng 4, 1995 bao gồm các nhóm nổi loạn của người Tuareg và Toubou từ năm 1990. Những người Tuareg khẳng định họ không không được dự hội nghị và ít được cung cấp thông tin từ chính quyền trung ương. Chính phủ đồng ý thu nạp một số kẻ nổi loạn trước đây vào trong thành phần quân đội và cùng với sự hỗ trợ của người Pháp giúp đưa những người còn lại trở về cuộc sống bình thường.
Nền Cộng hòa thứ năm từ năm 1999
Vào ngày 9 tháng 4, 1999, Baré bị giết chết trong một cuộc đảo chính thực hiện bởi Thiếu Tướng Daouda Malam Wanké, người này sau đó đã thiết lập Hội đồng Hòa giải Quốc gia để thực thi việc phác thảo hiến pháp cho Nền Cộng hòa thứ năm với một chính phủ theo hệ thống bán tổng thống kiểu Pháp.Trong cuộc bầu cử mà được các nhà quan sát quốc tế đánh giá tương đối tự do và công bằng, cử tri Niger đã chấp nhận bản hiến pháp mới vào tháng 7, 1999 và các cuộc bầu cử lập pháp và tổng thống được tổ chức sau đó vào tháng 10 và 11, 1999. Dẫn đầu liên minh giữa Phong trào Quốc gia vì sự phát triển Xã hội (MNSD) và Hội nghị Cộng hòa và xã hội (CDS), Mamadou Tandja đắc cử.
Trong cuộc đảo chính quân sự vào tháng 2, 2010 một chính quyền quân sự được thiết lập để ngăn chặn các nỗ lực kéo dài nhiệm kỳ tổng thống của Tandja thông qua vận động sửa đổi hiến pháp. Chính quyền quân sự được chỉ huy bởi Hội đồng Tối cao Lập lại Dân chủ.
Chính trị
Bản Hiếp pháp mới cũng tạo điều kiện cho các cuộc bầu cử chính quyền các đô thị và địa phương, và kết quả là cuộc bầu cử thành công diễn ra vào ngày 24 tháng 7, 2004. Trước đó, Hội đồng Quốc gia đã thông qua một loạt các dự luật nhằm phân tán quyền lực xuống các cấp thấp hơn vào tháng 6, 2002. Trong bước đầu tiên, quyền hạn quản lý được phân cho 265 huyện (hội đồng địa phương), trong giai đoạn sau, các vùng và tỉnh được thiết lập như là các thực thể tự quản. Kèm theo đó là luật bầu cử mới được thông qua để phù hợp với bối cảnh phân cấp quyền lực. Niger hiện đang được chia thành 8 vùng, gồm tổng cộng 36 tỉnh. Đứng đầu mỗi tỉnh là tỉnh trưởng được bổ nhiệm bởi chính phủ và có chức năng như là người đại diện cho chính quyền trung ương tại địa phương.
Cơ quan lập pháp hiện tại được bầu vào tháng 12 năm 2004 bao gồm thành phần bảy đảng chính trị. Tổng thống Mamadou Tandja tái đắc cử vào tháng 12, 2004 và tái chỉ định Hama Amadou làm Thủ tướng. Mahamane Ousmane, người đứng đầu Hội nghị Cộng hòa và xã hội, được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Quốc gia (Nghị viện) thêm một nhiệm kỳ nữa bởi những nghị sĩ. Nhiệm kỳ thứ hai của chính phủ Nền Cộng hòa thứ năm bắt đầu vào ngày 30 tháng 12, 2002. Vào tháng 8, 2002 một cuộc bạo động nghiêm trọng bên trong quân đội nổ ra ở Niamey, Diffa, và Nguigmi, nhưng ngay sau đó chính phủ đã khôi phục lại được trật tự chỉ trong vài ngày.
Tháng 6, 2007, Seyni Oumarou được bổ nhiệm làm Thủ tướng mới sau khi Hama Amadou bị buộc phải rời khỏi chức vụ bở Hội đồng Quốc gia một cách dân chủ thông qua một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm.
Từ năm 2007 đến 2008, Cuộc nổi dậy lần hai của người Tuareg nổ ra ở miền bắc Niger, đã làm xấu đi triển vọng phát triển kinh tế và xóa bỏ mọi tiến trình chính trị đạt được.
Vào ngày 26 tháng 5, 2009, Tổng thống Tandja giải tán Quốc hội sau khi Tòa án Hiếp pháp ra phán quyết chống lại một cuộc trưng cầu dân ý nhằm quyết định khả năng cho ông có được nhiệm kỳ tổng thống thứ ba. Theo Hiến pháp, một quốc hội mới phải được bầu lại trong vòng ba tháng sau đó.[3] Điều này gây ra một cuộc tranh chấp chính trị giữa Tandja, đang cố gắng kéo dài số nhiệm kỳ mà ông có quyền tranh cử sau năm 2009 bằng việc lập Nền Cộng hòa thứ sáu, và các đối thủ đang yêu cầu ông bỏ chính trường từ sau khi nhiệm kỳ thứ hai kết thúc vào tháng 12, 2009.
Hành chính
Các xã nông thôn bao gồm các ngôi làng và khu vực có người sinh sống, trong khi các xã ở đô thị được chia thành các phường. Phân cấp hành chính của Niger được đổi tên vào năm 2002, như là một phần của kế hoạch phi tập trung hóa bắt đầu vào năm 1998. Trước đó, Niger được chia thàng 7 vùng, 36 Huyện, và xã. Các phân cấp hành chính được điều hành bởi các nhân viên bổ nhiệm bởi chính phủ quốc gia. Những cơ cấu này trong tương lai sẽ được thay thế bằng bầu cử ở cấp độ địa phương.
Các tỉnh và khu vực thủ đô là:
|
Ngoại giao
Niger là thành viên đồng sáng lập của các tổ chức Liên Minh châu Phi và Liên Minh Tiền tệ Tây Phi và đồng thời nước này cũng là thành viên của Ủy ban lưu vực sông Niger và Ủy ban khu vực hồ Tchad, Cộng đồng Kinh tế Tây Phi, Phong trào Không Liên kết, Tổ chức Hội nghị Hồi giáo và Cơ quan vì sự hài hòa luật kinh tế ở Châu Phi (OHADA). Những vùng được hiện đại hóa nhất Niger cùng với các vùng kề cận của Mali và Burkina Faso tạo thành Ủy ban Liptako-Gourma.
Tranh chấp về vấn đề biên giới với Benin, vốn tồn tại từ quá khứ thuộc địa liên quan đến đảo Lete trên sông River cuối cùng đã được phân xử bởi Tòa án Quốc tế vì Công lý vào năm 2005 với phán quyết nghiêng về phía Niger.
Quân đội
- Xem thêm thông tin: Quân đội Niger
Ngân sách quốc phòng Niger khá khiêm tốn, chiếm khoảng 1.6% chi tiêu của chính phủ. Pháp là nước hỗ trợ lớn nhất về mặt quân sự cho Niger. Ngoài ra Niger cũng nhận sự trợ giúp quân sự từ Morocco, Algérie, Trung Quốc, và Libya. Có khoảng 15 cố vấn quân sự Pháp đang làm việc tại Niger. Nhiều nhân viên quân sự Niger nhận được sự đào tạo ở Pháp, và phần lớn các thiết bị được mua sắm hay được chuyển giao cho Lực lượng Vũ trang Niger cũng có xuất xứ từ Pháp.
Trong quá khứ, sự hỗ trợ từ phía Hoa Kỳ tập trung vào việc huấn luyện các phi công và nhân viên hỗ trợ hàng không, huấn luyện kỹ năng quân sự chuyên nghiệp cho các sĩ quan chỉ huy, và đào tạo kỹ năng cơ bản cho các nhân viên quân sự cấp thấp hơn. Một chương trình hỗ trợ quân sự nhỏ từ ngoại ngoại quốc bắt đầu vào năm 1983. Một văn phòng Tùy viên Quốc phòng Hoa Kỳ được mở vào tháng 6, 1985 và đảm nhận trách nhiệm Văn phòng Hỗ trợ An ninh vào năm 1987. Sau đó văn phòng đóng cửa vào ngăm 1996 sau một cuộc đảo chính. Rồi lại được tái mở của vào tháng 7 năm 2000. Hoa Kỳ cũng hỗ trợ vận chuyển và hận cần cho binh lính Niger được triển khai tới Bờ Biển Ngà vào năm 2003. Thêm vào đó, Hoa Kỳ cũng cung cấp các thiết bị huấn luyện về mặt vận chuyển và liên lạc cho một đơn vị được lựa chọn của Niger như là một phần của sáng kiến Pan Sahel xuất phát từ Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.
Vào tháng 2 năm 2010, quân đội Niger đã thực hiện cuộc đảo chính nhằm truất quyền Tổng thống Tandja Mamadou, vốn đã điều hành đất nước ngày một chuyển sang khuynh hướng độc tài. Quân đội khẳng định họ làm điều này nhằm mục đích là phục hồi nền dân chủ. Tuy nhiên điều này vẫn chưa rõ là nó xảy ra hay không.
Giao thông
Không một đoạn đường sắt nào được xây dựng trong thời kỳ thuộc địa, và phần lớn đường bộ bên ngoài thủ đô đều chưa được trải nhựa. Sông Niger lại không thích hợp cho các phương tiện vận chuyển lớn vì thiếu độ sâu cần thiết trong phần lớn thời gian trong năm, và tại nhiều nơi sông còn bị đứt quãng. Theo dòng lịch sử, các đoàn lữ hành bằng lạc đà đã trở thành phương tiện giao thông quan trọng trong sa mạc Sahara và những vùng Sahel ở miền bắc.
Đường bộ
Giao thông đường bộ đặc biệt là taxi, xe buýt, và xe tải, là các phương tiện vận chuyển đường dài chủ yếu đối với người Niger. Tính đến năm 1996 đã có tổng cộng 10.100 km đường bộ được xây dựng, nhưng chỉ có 798 km đường là được trải nhựa. Phần lớn các con đường được trải nhựa trong số này là ở các thành phố lớn và nằm trong hai đường cao tốc chính. Đường cao tốc có trải nhựa thứ nhất được xây dựng trong thập nhiên 1970 và 80 để chuyên chở uranium từ mỏ ở thị trấn Arlit ở miền bắc đến biên giới Benin. (Hầu hết hàng hóa xuất khẩu của Niger đều dựa vào các hải cảng ở Cotonou, Lomé, và Port Harcourt.) Do đó, con đường này còn có cái tên Đường cao tốc Uranium chạy qua các thị trấn và thành phố Arlit, Agadez, Tahoua, Birnin-Konni, và Niamey, và là một phần của hệ thống đường cao tốc xuyên Sahara. Con đường cao tốc có trải nhựa thứ hai có tên RN1 ("Routes Nationale") chạy theo hướng tây đông ở miền nam của đất nước, bắt đầu từ Niamey qua Maradi và Zinder về phía Diffa ở miền cực đông của Niger, tuy nhiên đoạn từ Zinder đến Diffa của con đường này chỉ được trải nhựa một phần. Các con đường khác thì được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau từ các loại đá ong hay đắp bằng đất hoặc cát, đặc biệt là ở miền sa mạc phía bắc. Những con đường loại này giúp di chuyển đến những miền xa xôi của đất nước ngoài đường quốc lộ.Giao thông đường không
Các sân bay quốc tế chính của Niger là sân bay quốc tế Diori Hamani ở Niamey. Các sân bay còn lại ở Niger bao gồm sân bay quốc tế Mano Dayak ở Agadez và Zinder Airport gần Zinder.Kinh tế
Niger dùng chung một hệ thống tiền tệ là franc CFA, và có một ngân hàng trung tâm chung, Ngân hàng Trung tâm các quốc gia Tây Phi (BCEAO), cùng với bảy nước khác là thành viên của Liên minh Tiền tệ Tây Phi. Niger cũng đồng thời là thành viên của tổ chức Cơ quan vì sự hài hòa luật kinh tế ở Châu Phi (OHADA).[4]
Đến tháng 12 năm 2000, Niger hội đủ điều kiện để xóa nợ tăng thêm trong chương trình của Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho các quốc gia nghèo mắc nợ nghiêm trọng (HIPC) và đi đến ký kết một thỏa thuận với Quỹ này về vấn đề Giảm nghèo và tăng trưởng Cơ sở (PRGF). Các khoản nợ được cung cấp theo sáng kiến HIPC làm giảm đáng kể nghĩa nghĩa vụ trả nợ của Niger hàng năm, giúp tạo nguồng vốn dành cho chi phí chăm sóc y tế cơ bản, giáo dục tiểu học, chống HIV / AIDS, cơ sở hạ tầng nông thôn, và các chương trình khác nhắm vào giảm nghèo.
Trong tháng 12 năm 2005, Niger được nhận sự hoãn nợ toàn phần của các bên cho vay từ IMF, các khoản nợ trị giá tổng cộng $86 triệu USD này sẽ được chuyển sang cho IMF nắm giữ, ngoại trừ các khoản cho vay sau đó theo sáng kiến HIPC. Gần một nửa ngân sách của chính phủ Niger là từ các khoản tài trợ từ nước ngoài. Tương lai tăng trưởng kinh tế có thể được duy trì bằng cách khai thác dầu, vàng, than đá, và tài nguyên khoáng sản khác. Giá của Uranium đã hồi phục phần nào trong vài năm qua. Một đợt hạn hán và nạn châu chấu trong năm 2005 đã khiếu cho nguồn cung cấp lương thực cho 2.5 triệu người Niger bị thiếu hụt.
Nông nghiệp
Trong những khu vực này, kê ngọc trai, cây lúa miến, và sắn là những cây trồng tự cung tự cấp theo mùa mưa chính. Cây lúa nước được trồng đáp ứng cho nhu cầu nội địa ở thung lũng sông Niger về phía tây. Kể từ khi đồng franc CFA bị mất giá, gạo bán trong nước có giá thấp hơn so với gạo nhập khẩu, điều này đã thúc đẩy nông dân sản xuất bổ sung. Cây đậu đũa va Hành tây được trồng để xuất khẩu thương mại, cũng như một số lượng nhỏ tỏi, ớt chuông xanh, khoai tây, và lúa mì. Trồng trọt trong các ốc đảo là một phần phụ thêm nhỏ vào sản lượng nông nghiệp nước này nằm ở miền bắc và sản phẩm chủ yếu là hành tây, chà là, và một số rau dành cho xuất khẩu.[5]
Nhưng trong phần lớn các vùng còn lại, những cư dân ở nông thôn cũng tham gia trồng trọt theo hướng phân tán ở vùng trung tâm phía nam và tây nam nước này, trong những khu vực này (khu vực Sahel) lượng nước mưa hàng năm dao động trong khoảng từ 300mm đến 600mm. Một vùng nhỏ hơn ở cực nam của đất nước, xung quanh Gaya nhận được lượng mưa hằng năm là 700mm đến 900mm. Những khu vực trồng trọt phụ ở phía bắc, như các phần phía nam của Aïr Massif hay ốc đảo Kaouar dựa vào nguồn nước từ các ốc đảo và một ít lượng mưa gây ra bởi tác dụng của núi. Các khu vực rộng lớn còn lại ở phía tây bắc và miền đông của quốc gia này vốn nằm trong sa mạc Sahara, chỉ có đủ lượng nước mưa theo mùa để đáp ứng cho việc chăn nuôi bán du mục. Cư dân của các khu vực này, phần lớn là người Tuareg, Wodaabe - Fula, và Toubou, hành trình về phía nam (tiến trình này gọi là Transhumance) để chăn thả và bán gia súc trong mùa khô, sau đó họ lại đi về phía bắc đến sa mạc Sahara trong mùa mưa ngắn ngủi.[2]
Nhưng lượng mưa thay đổi thất thường và khi trong những đợt hạn hán, Niger không sản xuất đủ lương thực nuôi ăn dân số của mình và phải dựa vào nguồn ngũ cốc mua được cũng như viện trợ để đáp ứng đủ nhu cầu thực phẩm.[5] Các cơn mưa ở nhiều nơi của vùng Sahel, được biết đến với sự thất thường của nó. Điều này thật sự đúng trong thế kỷ 20, với các nạn hạn hán trầm trọng nhất từng được ghi nhận bắt đầu từ cuối thập niên 1960 và kéo dài đến thập niên 1980 với chỉ một lần gián đoạn duy nhất. Tác động lâu dài của nó, đặc biệt là trên bộ phân dân số làm nghề chăn nuôi vẫn còn khi đến thế kỷ 21, với những cộng đồng vốn sống dựa vào chăn nuôi gia súc, cừu, và lạc đà đã mất gần như hoàn toàn số gia súc của họ hơn một lần trong thời gian này. Tuy nhiên lượng mưa hiện nay vẫn còn thay đổi thất thường. Một ví dụ là vào năm 2000, lượng mưa thấp trong khi vào năm 2001, lượng mưa dồi dào và được phân phối đều.
Đập Kandadji trên sông Niger được bắt đầu xây dựng vào năm 2008, được mong đợi là sẽ cải thiện sản lượng nông nghiệp của tỉnh Tillaberi bằng việc cung cấp nước tưới tiêu cho 6.000 hecta ban đầu và 45.000 hecta đến năm 2034.[6]
Xuất khẩu
Uranium là mặt hàng xuất khẩu chính của Niger. Các khoản thu nhập từ trao đổi gia súc, mặc dù khó để định lượng, là mặt hàng thứ hai. Tuy nhiên lượng hàng xuất khẩu thực sự thường vượt xa so với các con số thống kê của chính phủ, vì khó có thể xác định được số động vật chăn nuôi được chuyển sang biên giới đến Nigeria một cách không chính thức. Một số da của gia súc cũng được xuất khẩu dưới dạng thô hay được chuyển thành mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Các trữ lượng đáng kể phosphat, than đá, sắt, đá vôi, và thạch cao cũng được tìm thấy ở Niger.Uranium
Vàng
Các trữ lượng vàng hiện được biết đến ở Niger nằm trong vùng giữa con sông Niger và biên giới với Burkina Faso. Ngày 5 tháng 9, 2004, Tổng thống Tandja công bố chính thức mở cửa mỏ vàng Samira Hill ở tỉnh Tera và thỏi vàng đầu tiên của Nigeri được trao tặng cho ông. Điều này đánh dấu thời điểm lịch sử khi mà mỏ vàng Samira Hill trở thành nơi sản xuất vàng thương mại đầu tiên trong cả nước.Samira Hill là sở hữu của một liên doanh là công ty SML (Societe des Mines du Liptako) được thành lập do một công ty của Moroc, Societe Semafo, và một công ty Canada, Etruscan Resources. Cả hai nắm giữ 80% (40% - 40%) cổ phần của SML và chính phủ Niger nắm 20% cổ phần. Sản lượng của năm đầu tiên được dự đoán là khoảng 135.000 troy ounces (4.200 kg; 9.260 lb avoirdupois) vàng có giá trị tiền mặt là 177 USD mỗi ounce ($5.70/g). Khối lượng mỏ tại Samira Hill có khoảng 10.073.626 tấn với hàm lượng vàng trung bình là 2,21 vàng từ mỗi tấn mỏ, trữ lượng của Samira Hill là 618.000 troy ounces (19.200 kg; 42.400 lb) sẽ được khai thác trong 6 năm tồn tại của mỏ. Công ty SML tin rằng một trữ lượng vàng quan trọng hiện diện trong khu vực được công nhận là vàng đai vàng có cái tên "Samira Horizon", nằm giữa Gotheye và Ouallam.[7]
Than đá
Công ty quốc doanh SONICHAR (Societe Nigerienne de Charbon) ở Tchirozerine (phía bắc Agadez) khai thác than đá từ một mỏ lộ thiên và cung cấp cho nhà máy nhiên liệu và điện để cung cấp năng lượng cho các mỏ uranium. Các trữ lượng than đá khác nằm ở vùng phía nam và tây có phẩm chất cao hơn và có thể được khai thác.Dầu mỏ
Niger có tiềm năng về dầu mỏ. Năm 1992, công ty Hunt Oil được quyền khai thác tại Djado, và vào năm 2003 công ty China National Petroleum Company giành được quyền khai thác tại Tenere. Một liên doanh giữa ExxonMobil-Petronas được bán duy nhất cho Agadem block, trong vùng Diffa phía bắc hồ Tchad, nhưng chưa bao giờ đi vào khai thác.Trong tháng 6, 2008, chính phủ đã nhượng lại quyền khai thác Agadem block cho CNPC. Niger công bố trong số tiền chuyển nhượng là $5 tỉ USD, công ty Trung Quốc sẽ xây dựng các giếng dầu và 11 trong số này sẽ được mở trong năm 2012, lượng dầu khai thác được là khoảng 20.000 thùng/ngày (3.200 m3/ngày) và được chuyển tới nhà máy lọc dầu gần Zinder rồi sau đó được vận chuyển bằng đường ống ra khỏi Niger. Chính phủ ước tính trữ lượng của khu vực vào khoảng 324.000.000 thùng (51.500.000 m3), và đang tìm kiếm các nguồn dầu khác tại sa mạc Tenere và gần Bilma. Niger tuyên bố rằng họ hi vọng thùng dầu xuất khẩu đầu tiên sẽ được đưa ra thị trường vào năm 2009.[8]
Tốc độ tăng trưởng
Trong khoảng giữa thập niên 1990, tính cạnh tranh của kinh tế Niger được tạo ra nhờ sự giảm giá của đồng franc CFA đồng thời góp phần vào tỉ lệ tăng trưởng 3.5% suốt thời gian này. Nhưng sau đó nền kinh tế bị trì trện do sự cắt giảm đột ngột các khoảng viện trợ từ nước ngoài vào năm 1999 (dần dần được nối lại vào năm 2000) và lượng mưa ít ỏi trong năm 2000. Do tính chất quan trọng của khu vực nông nghiệp trong nền kinh tế mà sự trở lại của lượng mưa dồi dào chính là yếu tố chủ yếu thúc đẩy tỉ lệ tăng trưởng là 5,1% năm 2000, 3.1% năm 2001, 6.0% năm 2002, và 3.0% năm 2003.Trong những năm gần đây, chính phủ Niger soạn thảo sửa đổi các luật đầu tư (1997 và 2000), luật dầu khí (1992), và luật khai khoáng (1993), tất cả nhằm mục đích thu hút các nhà đầu tư. Chính phủ hiện nay đang tích cực tìm kiếm đầu tư của tư nhân nước ngoài và coi đây là chìa khóa để phục hồi tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế. Cùng với sự hỗ trở của Chương trình Phát triển của Liên Hiệp Quốc (UNDP), Niger đang thực hiện các nỗ lực nhằm cải tổ khu vực sản xuất tư nhân.
Tái cơ cấu nền kinh tế và nợ
Vào tháng 1, 2000, chính phủ mới được bầu của Niger thừa hưởng một nền kinh tế và tài chính đang phải đối mặt với nhiều vấn đề nghiêm trọng bao gồm ngân quỹ hoàn toàn trống rỗng, lương quá hạn cho nhân viên nhà nước (11 tháng nợ) và tiền học bổng, tăng nợ, giảm hiệu suất doanh thu và đầu tư công cộng. Vào tháng 12, 2000, Niger hội đủ điều kiện xóa nợ của chương trình do Quỹ Tiền tệ Quốc tế dành cho Những nước nghèo mắc nợ cao và đi đến ký kết với quỹ này Thể thức giảm nghèo và tăng trưởng (PRGF).[5]Ngoài những thay đổi trong việc quản lý ngân sách và tài chính công, chính phủ mới đã theo đuổi việc chuyển dịch nền kình tế theo hướng tư nhân hóa do IMF đề ra. Điều này bao gồm việc tư nhân hóa các cơ sở cấp nước và viễn thông, đồng thời loại bỏ việc quy định giá các sản phẩm dầu mỏ, cho phép giá cả được thiết lập theo thị trường thế giới. Đi xa hơn nữa là việc tư nhân hóa các tập đoàn đang hoạt động của nhà nước.
Trong một nỗ lực cùng với IMF thực hiện kế hoạch Tăng trưởng cơ sở và giảm nghèo, chính phủ Niger cũng đang có những hành động nhằm giảm nạn tham nhũng đi đôi với phát triển xã hội dân sự như phát thảo Kế hoạch giảm nghèo chiến lược tập trung vào việc cải thiện hệ thống chăm sóc sức khỏe, giáo dục tiểu học, cơ sở hạ tầng nông thôn, và cải cách tư pháp.[5] Một kế hoạch dài hạn nhằm tư nhân hóa công ty năng lượng của Niger là NIGELEC, bị thất bại vào năm 2001 và được thực hiện lại vào năm 2003 vì lý do không thông tin kịp thời cho người mua. SONITEL, nhà điều hành điện thoại quốc gia được tư nhân hóa năm 2001, nhưng lại được quốc hữu hóa năm 2009.
Tuy nhiên việc tư nhân hóa và tự do hóa kinh tế cũng gặp phải nhiều sự chỉ trích mạnh mẽ Báo cáo viên Đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về quyền được tiếp cận thực phẩm đã đưa ra một ví dụ cho thấy rằng sự tư nhân hóa đã ảnh hưởng đến những thành viên nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất của xã hội Niger.[9] Những người chỉ trích lập luận rằng những nghĩa vụ của chính phủ Niger đối với những tổ chức tín dụng đã ràng buộc Niger trong một tiến trình tự do hóa thương mại bất lợi đối với các nông dân sản xuất nhỏ và đặc biệt là phụ nữ ở nông thôn.[10]
Viện trợ nước ngoài
Các nhà tài trợ quan trọng cho Niger là Pháp, Liên minh châu Âu, Ngân hàng Thế giới, IMF và các cơ quan khác của Liên Hiệp Quốc như (UNDP, UNICEF, FAO, WFP, và UNFPA). Những nhà tài trợ chính khác bao gồm Hoa Kỳ, Bỉ, Đức, Thụy Sĩ, Canada, và Ả Rập Saudi. Trong khi cơ quan USAID không có văn phòng ở Niger, Hoa Kỳ vẫn là nhà tài trợ chính, đóng góp gần 10 triệu đô la mỗi năm để phát triển Niger.Hoa Kỳ cũng là đối tác chính trong các chương trình hợp tác chính sách ở lĩnh vực an ninh lương thực và HIV/AIDS. Tầm quan trọng của sự hỗ trợ từ bên ngoài để phát triển Niger được thể hiện qua thực tế rằng khoảng 45% ngân sách của chính phủ Niger tài khoá năm 2002, trong đó có 80% số vốn ngân sách xuất phát từ chính phủ là từ nguồn tài trợ.[5] Năm 2005 Liên Hiệp Quốc bắt đầu chú ý đến sự cần thiết phải tăng viện trợ nước ngoài để khắc phục các vấn đề nghiêm trọng do hạn hán và nạn châu chấu gây ra Khủng hoảng lương thực Niger 2005–06, đe dọa cuộc sống của khoảng 1 triệu người.
Nhân khẩu
Phần còn lại của dân số Niger là những dân tộc chăn nuôi du mục hoặc bán du mục như—Fulani, Tuareg, Kanuri, Ả rập, và Toubou—chiếm khoảng 20% dân số Niger.[12] Với một dân số tăng lên nhanh chóng dẫn đến kết quả là sự tranh chấp các nguồn tài nguyên tự nhiên, sự khác biệt trong lối sống của các cư dân nông nghiệp và chăn nuôi dần dần chuyển sang sự xung đột ở Niger trong những năm gần đây.[13]
Một nghiên cứu về người Niger đã chỉ ra rằng hơn 800.000 người đang bị đói, chiếm khoảng 8% dân số.[14][15][16]
Sức khỏe
Tỉ lệ tử vong cao của trẻ sơ sinh ở Niger gần tương đương với các quốc gia lân cận. Tuy nhiên tử lệ tử vong của trẻ em trong độ tuổi từ 1 đến 4 là đặc biệt cao (248 mỗi 1.000) do điều kiện chăm sóc sức khỏe nghèo nàn nói chung và dinh dưỡng thiếu thốn đối với phần lớn trẻ em ở quốc gia này. Theo tổ chức Cứu giúp Trẻ em, Niger có tỉ lệ tử vong trẻ sơ sinh cao nhất thế giới[17].Tuy nhiên đi đôi với tử lệ tử vong trẻ sơ sinh, Niger cũng có tổng tỷ suất sinh cao nhất trên thế giới (7,2 trẻ em mỗi phụ nữ); điều nay có nghĩa là (49%) dân số Niger là dưới 15 tuổi. Trái lại chỉ có 3 bác sĩ và 22 y tá mỗi 100.000 người vào năm 2004.
Giáo dục
Giáo dục Niger là bắt buộc trong sáu năm.[18] Tỉ lệ đăng ký học ở mức rất thấp, đặc biệt là đối với các em gái.[18] Năm 1997, số trẻ em đăng ký học là 29.3 phần trăm, và năm 1996, tổng số học sinh đi học chiếm 24.5 phần trăm số trẻ em.[18] Khoảng 60 phần trăm số trẻ em hoàn thành bậc tiểu học là các bé trai, trong khi đại đa số các bé gái chỉ đi học trong vài năm.[18] Trẻ em bị buộc phải lao động hơn là phải tới trường, đặc biệt là trong quá trình trồng trọt và vụ thu hoạch.[18] Ngoài ra, các trẻ em trong các bộ lạc du mục ở miền bắc đất nước thường xuyên không thể tiếp cận với trường học.[18]Văn hóa và tôn giáo
Mỗi cộng đồng cư dân cùng với các nhóm sắc tộc nhỏ như các mục đồng Wodaabe Fula, đã đóng góp bản sắc văn hóa của riêng họ vào nền văn hóa chung của Niger. Khi các chính phủ trong thời kỳ độc lập có gắng để các cộng đồng này chia sẻ một nền văn hóa chung của quốc gia, tuy nhiên điều này gặp nhiều trở ngại để được thực thi, một phần vì các nhóm cộng đồng chính của Niger có một lịch sử văn hóa của riêng họ, và một phần là các nhóm sắc tộc Niger như Hausa, Tuareg và Kanuri là một phần của các nhóm sắc tộc lớn hơn ở các nước láng giềng vốn được khuyến khích di cư sang Niger trong thời kỳ thuộc địa.
Cho đến thập niên 1990, các quan chức chính phủ và chính trị của Niger chủ yếu là các cư dân của thủ đô Niamey và người Zarma ở khu vực phụ cận. Cùng thời điểm đó phần lớn dân số trong vùng tiếng giáp Hausa nằm giữa Birni-N'Konni và Maine-Soroa, được xem là có nền văn hóa đặc trưng trong vùng Hausaland ở Nigeria hơn là ở Niamey. Trong khoảng thời gian giữa năm 1996 và 2003, tỉ lệ đi học là khoảng 30%, bao gồm 36% trẻ em trai và 25% đối với bé gái. Giáo dục cao hơn được thực hiện thông qua các madrassa.
Tôn giáo
Hồi giáo
Cả hai khu vực của người Zarma và người Hausa chịu ảnh hưởng của hồi giáo Fula Sufi của các dân tộc láng giềng, đặc biệt là cộng đồng Sokoto (hiện nay ở miền bắc Nigeria). Những tập tục đạo hồi hiện đại ở Niger thường có mối liên hệ chặt chẽ với láng giềng Tijaniya Sufi, mặc dù có các cộng đồng nhỏ có mối liên hệ với Hammallism và Nyassist Sufi ở phía đông, và Sanusiya ở phía đông bắc[20]
Một trung tâm nhỏ của những người theo hệ Wahhabite xuất hiện trong ba mươi năm trở lại đây ở thủ đô và ở Maradi.[21] Những nhóm này có liên hệ đến những nhóm tương tự ở Jos, Nigeria, đã trở thành một đề tài được nhắc đến nhiều thông qua các cuộc bạo động trong thập niên 1990[22][23][24]
Bất chấp những sự kiện như vậy, Niger vẫn được điều hành bởi một nhà nước thế tục, điều này được quy định trong luật pháp.[25] Các mối quan hệ giữa các tôn giáo được xem là rất tốt, và các tập tục truyền thống của đạo hồi trong phần lớn các khu vực trên đất nước đều mang đặc điểm khoan dung đối với niềm tin của người khác và không có giới hạn tự do của cá nhân.[26] Tình trạng li dị và đa thê là không đáng kể, phụ nữ không bị tách biệt với cuộc sống, và việc đeo mạng che mặt là không bắt buộc.[27] Việc sản xuât rượu, như công ty địa phương là Bière Niger, được bán công khai trong nước.
Vật linh
Một phần nhỏ dân số theo những tập tục tín ngưỡng tôn giáo bản địa.[19] Con số người theo thuyết vật linh vẫn còn đang trong vòng tranh cãi. Khi phần lớn các khu vực phía nam của quốc gia này vẫn chưa chịu sự ảnh hưởng của hồi giáo vào cuối thế kỷ 19, và chỉ một phần cư dân nông thôn là cải sang đạo hồi. Hiện vẫn còn các khu vực của những người tổ chức các lễ hội và theo truyền thống của thuyết vật linh (như thờ cúng Bori) được thực hiện bởi các cộng đồng Hồi giáo pha tạp (trong một số khu vực của người Hausa cũng như của người Toubou và Wodaabe), trái ngược với các cộng động nhỏ chỉ theo truyền thống tiền hồi giáo.Những cộng đồng này bao gồm Maouri nói tiếng Hausa (hay Azna, từ trong ngôn ngữ Hausa chỉ "những người ngoại giáo") ở Dogondoutci về phía nam tây-nam và người người Manga nói tiếng Kanuri gần Zinder, cả hai đều có những tập tục tiền hồi giáo Hausa Maguzawa. Một số cộng đồng nhỏ Boudouma và Songhay theo thuyết vật linh ở tây nam.[20]
Truyền thông
Ngoài các cơ quan cung cấp dịch vụ phát thanh nhà nước và khu vực ORTN, còn có bốn mạng lưới phát thanh tư nhân với tổng số hơn 100 trạm. Ba trong số chúng —Anfani Group, Sarounia và Tenere—là các mạng lưới phát sóng trên tần số FM ở các thành phố chính.[32] Ngoài ra còn có một mạng lưới hơn 80 trạm phát sóng radio cộng đồng đặt ở tất cả bảy vùng của đất nước, được điều hành bởi Comité de Pilotage de Radios de Proximité (CPRP), một tổ chức dân sự xã hội. Theo ước tính của các cơ quan của CPRP, khu vực phát sóng độc lập của tư nhân phủ sóng đến 7,6 triệu người dân, hay khoảng 73% dân số (2005).
Bên cạnh các trạm phát sóng radio của người Niger, còn có dịch vụ phát thanh của đài BBC tại Hausa được phát thông qua các trạm tiếp sóng FM xuyên suốt một khu vực rộng lớn của đất nước, đặc biệt là ở miền nam khu vực gần biên giới với Nigeria. Đài Radio France Internationale cũng phát lại các chương trình tiếng Pháp thông qua các trạm thương mại và qua đường vệ tinh. Tenere FM cũng phát sóng một đài truyền hình độc lập cùng tên.[32]
Mặc dù quyền tự do được đảm bảo ở mức quốc gia, nhưng các nhà báo Niger than phiền họ thường hay bị áp lực bởi chính quyền địa phương.[33] Mạng lưới truyền thông ORTN quốc gia phụ thuộc về mặt tài chính vào chính phủ, một phần khoảng thu của họ đến từ các hóa đơn tiền điện và một phần là từ tiền trợ cấp trực tiếp. Khu vực truyền thông được điều hành bởi Conseil Supérieur de Communications, vốn được thiết lập như một thực thể độc lập vào đầu thập kỷ 1990, và từ năm 2007 đứng đầu cơ quan này là Daouda Diallo. Các nhóm nhân quyền quốc tế đã chỉ trích chính phủ Niger vào năm 1996 khi chính phủ này muốn ban hành sự áp đặt và sử dụng cảnh sát để trừng phạt những sự chỉ trích nhà nước.[34][35]
Xem thêm
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và phương tiện truyền tải về Niger |
Tài liệu tham khảo
- Samuel Decalo, Historical Dictionary of Niger, 3rd ed. (Scarecrow Press, 1997, ISBN 0-8108-3136-8) - a comprehensive collection of Niger topics
- CIA World Factbook (entry on Niger)
- US State Department [1] (Note: This article contains material from the State Department website.)
- Unicef Niger statistics
- Unesco manuscript on child work and schooling in Niger
Chú thích
Tìm thêm về Niger tại những đồng dự án của Wikipedia: | |
Từ điển ở Wiktionary | |
Sách ở Wikibooks | |
Cẩm nang du lịch ở Wikivoyage | |
Hồ sơ ở Wikiquote | |
Văn kiện ở Wikisource | |
Hình ảnh và phương tiện ở Commons | |
Tin tức ở Wikinews | |
Tài liệu giáo dục ở Wikiversity |
- ^ Cộng hòa Niger
- ^ a ă Decalo, Samuel (1997). Historical Dictionary of the Niger (3rd ed.). Boston & Folkestone: Scarecrow Press. ISBN 0810831368.
- ^ http://english.aljazeera.net/news/africa/2009/05/2009526174440137316.html
- ^ OHADA.com: The business law portal in Africa, truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2009
- ^ a ă â b c d đ e Background Notes for Niger: January 2009 Bureau of African Affairs, United States State Department. Retrieved 2009-02-26. Portions of the "Economy" section are here used verbatim, as this document in in the Public Domain.
- ^ Republic of Niger, Prime Minister’s Office, High Commission for Niger Valley / African Development Bank:"KANDADJI" ECOSYSTEMS REGENERATION AND NIGER VALLEY DEVELOPMENT PROGRAMME (KERNVDP), DETAILED POPULATION RESETTLEMENT PLAN, EXECUTIVE SUMMARY, February 2008, p. 3-4
- ^ Background Note:Niger, United States State Department, Bureau of Public Affairs: Electronic Information and Publications Office. Bureau of African Affairs. September 2008
- ^ Niger in $5 million oil contract with China, Associated Press. June 4, 2008.
CNPC Niger deal extends China energy role in Africa, Reuters, Abdoulaye Massalatchi. 3 June 2008. - ^ UN Special Rapporteur on the Right to Food:reports on Niger
- ^ report by 3D → Trade - Human Rights - Equitable Economy, on Agriculture trade liberalization and women's rights.
- ^ Kingfisher Geography Encyclopedia. ISBN 1-85613-582-9. Page 168
- ^ Niger way of life 'under threat', BBC News, August 16, 2005
- ^ Niger starts mass Arab expulsions. BBC News. October 26, 2006
- ^ "The Shackles of Slavery in Niger". ABC News. June 3, 2005.
- ^ "Born to be a slave in Niger". BBC News. February 11, 2005.
- ^ BBC World Service | Slavery Today
- ^ http://www.cnn.com/2006/HEALTH/parenting/05/08/mothers.index/index.html
- ^ a ă â b c d "Niger". 2001 Findings on the Worst Forms of Child Labor. Bureau of International Labor Affairs, U.S. Department of Labor (2002). This article incorporates text from this source, which is in the public domain.
- ^ a ă International Religious Freedom Report 2007: Niger. United States Bureau of Democracy, Human Rights and Labor (September 14, 2007). This article incorporates text from this source, which is in the public domain.
- ^ a ă James Decalo. Historical Dictionary of Niger. Scarecrow Press/ Metuchen. NJ - London (1979) ISBN 0-8108-1229-0 pp. 156-7, 193-4.
- ^ Decalo (1997) p. 261-2, 158, 230
- ^ Ramzi Ben Amara. The Development of the Izala Movement in Nigeria: Its Split, Relationship to Sufis and Perception of Sharia Implementation. Research Summary (n.d.)
- ^ Nigeria Christian / Muslim Conflict, GlobalSecurity.org (n.d.)
- ^ Dr. Shedrack Best. Summary: Nigeria, The Islamist Challenge, the Nigerian 'Shiite' Movement, Searching for Peace in Africa (1999).
- ^ International Religious Freedom Report 2001: Niger. United States Bureau of Democracy, Human Rights and Labor (October 26, 2001).
- ^ Islam is thriving in impoverished Niger. 6 December 1997 (Reuters)
- ^ Dossier 17: The Muslim Religious Right ('Fundamentalists') and Sexuality. Ayesha M. Imam, WLUML, (November 1997)
- ^ SEMINAIRE-ATELIER DE FORMATION ET DE SENSIBILISATION "Mission de service public dans les entreprises de presse d’Etat et privée". Historical introduction to Press Laws, in conference proceedings, Organised by FIJ/SAINFO/LO-TCO CCOG. NIAMEY (June 2002).
- ^ Media in Niger: the African Development Information Database.
- ^ Medias Status Report:Niger. Summary document written for the African Media Partners Network. Guy-Michel Boluvi, Les Echos du Sahel Niamey. (January 2001).
- ^ Jolijn Geels. Niger. Bradt UK/ Globe Pequot Press USA (2006) ISBN 978-1-84162-152-4
- ^ a ă U.S. Department of State. Report on Human Rights Practices - Niger. 1993-1995 to 2006.
- ^ Niger: Conseil de presse. Les journalistes refusent la mise sous tutelle. Ousseini Issa. Médi@ctions n°37, Institut PANOS Afrique de l’Ouest. March 2004.
- ^ Attacks on the press: Niger 2006. Committee to Protect Journalists (2007). Retrieved 2009-02-23
- ^ Niger: Emergency legislation infringes non-derogable human rights. AMNESTY INTERNATIONAL Public Statement. AI Index: AFR 43/001/2007 (Public Document) Press Service Number: 181/07. 21 September 2007
Liên kết ngoài
Venezuela
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
República Bolivariana de Venezuela | |||||
---|---|---|---|---|---|
|
|||||
Quốc ca | |||||
Gloria al Bravo Pueblo | |||||
Hành chính | |||||
Chính phủ | Cộng hòa liên bang | ||||
Tổng thống | Nicolas Maduro | ||||
Ngôn ngữ chính thức | tiếng Tây Ban Nha | ||||
Thủ đô | Caracas |
||||
Thành phố lớn nhất | Caracas | ||||
Địa lý | |||||
Diện tích | 916.445 km² (hạng 32) | ||||
Diện tích nước | 0,3% % | ||||
Múi giờ | AST (UTC-4:30) | ||||
Lịch sử | |||||
Ngày thành lập | Từ Tây Ban Nha 5 tháng 7 năm 1811 24 tháng 6 năm 1821 |
||||
Dân cư | |||||
Dân số ước lượng (2006) | 25.730.435 người (hạng 43) | ||||
Dân số (2001) | 23.054.210 người | ||||
Mật độ | 27 người/km² (hạng 145) | ||||
Kinh tế | |||||
GDP (PPP) (2005) | Tổng số: 164,1 tỷ đô la Mỹ | ||||
HDI (2003) | 0,772 trung bình (hạng 75) | ||||
Đơn vị tiền tệ | Bolívar Venezuela (VEF ) |
||||
Thông tin khác | |||||
Tên miền Internet | .ve |
Venezuela từng là thuộc địa của Tây Ban Nha. Nước này chính thức trở thành một quốc gia độc lập vào năm 1821 dưới sự lãnh đạo của người anh hùng Simon Bolivar. Trong những năm gần đây, Venezuela là một trong những nước dẫn đầu Mỹ Latinh trong phong trào cánh tả dưới sự lãnh đạo của cố tổng thống Hugo Chavez.
Venezuela là một trong những quốc gia có tốc độ đô thị hóa cao nhất Mỹ Latinh. Đa phần dân cư Venezuela tập trung sinh sống tại những thành phố lớn phía bắc. Caracas là thủ đô và đồng thời cũng là thành phố lớn nhất Venezuela. Ngày nay, đất nước Venezuela nổi tiếng khắp thế giới với thiên nhiên tươi đẹp, nguồn dầu mỏ dồi dào và những nữ hoàng sắc đẹp đoạt nhiều giải cao tại những kỳ thi quốc tế.
Mục lục
Địa lý
Venezuela nằm ở phía bắc Nam Mỹ, tiếp giáp với biển Caribbean về phía bắc. Nước này có đường bờ biển dài hơn 2800 km, khiến ảnh hưởng của biển đối với khí hậu Venezuela tương đối lớn.Địa hình Venezuela có thể chia làm ba vùng chính:
- Vùng Tây Bắc: đây là nơi có độ cao lớn nhất của Venezuela. Những dải núi cực đông bắc của dãy Andes lấn vào lãnh thổ Venezuela và mở rộng ra tận đường bờ biển phía bắc của nước này. Đây là nơi tọa lạc của đỉnh núi cao nhất Venezuela, đỉnh Pico Bolivar cao 4979 m.
- Vùng Trung Tâm: là vùng có những đồng bằng rộng lớn. Các đồng bằng bằng phẳng với đất đai màu mỡ trải dài từ biên giới với Colombia ở phía tây đến tận vùng châu thổ sông Orinoco.
- Vùng Nam: phần lớn vùng này là Cao nguyên Guiana với độ cao trung bình. Thác Angel, thác nước cao nhất thế giới nằm tại khu vực này.
Mặc dù hầu như nằm trọn trong khu vực nhiệt đới, khí hậu Venezuela lại thay đổi khác nhau giữa các vùng. Tại những vùng đồng bằng, nhiệt độ và độ ẩm thường cao với nhiệt độ trung bình năm khoảng 28 °C, trong khi ở những vùng đồi núi cao thì nhiệt độ trung bình chỉ ở mức 8 °C. Lượng mưa cũng thay đổi từ mức 430 mm ở vùng bán hoang mạc tây bắc lên đến hơn 1000 mm ở vùng châu thổ Orinoco.
Nguồn gốc tên gọi
Tên gọi Venezuela được bắt nguồn từ chuyến hải trình của nhà vẽ bản đồ Amerigo Vespucci cùng với nhà thám hiểm Alonso de Ojeda đến bờ biển tây bắc vịnh Venezuela năm 1499. Khi đến bán đảo Guajira, Vespucci đã bắt gặp những ngôi nhà lá của thổ dân da đỏ được dựng trên mặt nước và khiến ông liên tưởng đến thành phố Venice (tiếng Italia: Venezia). Ông đã đặt tên cho vùng đất này là Venezuola, trong tiếng Italia có nghĩa là "Venice nhỏ". Trong tiếng Tây Ban Nha, cụm từ zuela dùng với vai trò giảm nghĩa tương tự như zuola trong tiếng Ý được ghép thay vào để hình thành cái tên Venezuela.Bên cạnh đó, nhà địa lý người Tây Ban Nha Martin Fernandez de Enciso, một thủy thủ đoàn của Ojeda đã nêu trong tác phẩm Summa de Geografía của mình rằng những thổ dân da đỏ tại vùng này tự gọi mình là Veneciuela, và cái tên Venezuela được bắt nguồn từ tên gọi đó. Song, câu chuyện của Vespuccia lại được chấp nhận rộng rãi hơn cả về nguồn gốc tên gọi đất nước Venezuela.
Lịch sử
Những bằng chứng khảo cổ cho thấy, con người đã định cư tại vùng đất Venezuela từ 13.000 năm trước công nguyên. Những mũi giáo săn bắn của người bản địa đã được xác định có niên đại trong khoảng từ 13000 đến 7000 năm về trước. Khi người Tây Ban Nha khám phá ra vùng đất này, những bộ lạc thổ dân da đỏ như người Mariche đã đứng lên chống lại. Tuy nhiên những cuộc khởi nghĩa của người da đỏ nhanh chóng thất bại và họ dần dần bị người Tây Ban Nha tiêu diệt.Năm 1522, người Tây Ban Nha bắt đầu thiết lập các thuộc địa đầu tiên ở Venezuela. Thời gian đầu, miền đông Venezuela được sát nhập vào một thuộc địa lớn với tên gọi New Andalusia. Đến đầu thế kỉ 18, Venezuela lại được sát nhập vào thuộc địa New Granada.
Dưới sự thống trị hà khắc của phong kiến Tây Ban Nha, nhân dân Venezuela đã nhiều lần nổi dậy đấu tranh nhưng không thành công. Ngày 5 tháng 7 năm 1811, nước Cộng hòa Venezuela tuyên bố độc lập. Francisco de Miranda, một chỉ huy từng tham gia Cách mạng Pháp và chiến tranh giành độc lập Bắc Mỹ quay trở về lãnh đạo cuộc đấu tranh của nhân dân Venezuela. Năm 1812, quân Tây Ban Nha quay trở lại tấn công, Miranda bị bắt về Tây Ban Nha và chết trong ngục. Cuộc đấu tranh sau đó vẫn tiếp tục với nền Cộng hòa thứ hai được thành lập vào ngày 7 tháng 8 năm 1813 nhưng rồi cũng nhanh chóng sụp đổ.
Dưới sự lãnh đạo của người anh hùng dân tộc Simon Bolivar, Venezuela đã giành được độc lập với chiến thắng Carabobo vào ngày 24 tháng 6 năm 1821. Quốc hội mới của New Granada trao quyền lãnh đạo quân đội cho Bolivar và ông đã giải phóng thêm nhiều vùng đất mới, thành lập nên nước Đại Colombia (Gran Colombia) bao gồm Venezuela, Colombia, Ecuador và Panama ngày nay. Venezuela trở thành một phần của Đại Colombia cho đến năm 1830, khi nước này tách ra để thành lập một quốc gia mới.
Thế kỉ 19 đánh dấu một giai đoạn đầy biến động của lịch sử Venezuela với những cuộc khủng hoảng chính trị và chế độ độc tài quân sự. Nửa đầu thế kỉ 20, các tướng lĩnh quân đội vẫn kiểm soát nền chính trị của Venezuela mặc dù cũng chấp nhận một số cải cách ôn hòa và thúc đẩy kinh tế phát triển. Sau khi nhà độc tài Juan Vicente Gomez qua đời vào năm 1935, những phong trào dân chủ tại Venezuela cuối cùng đã loại bỏ sự thống trị của quân đội vào năm 1958 và tổ chức những cuộc bầu cử tự do.
Dầu mỏ được phát hiện tại Venezuela đã mang lại sự thịnh vượng cho nền kinh tế đất nước, thu nhập quốc dân được nâng cao. Đến sau Thế chiến thứ hai, những dòng người nhập cư từ Nam Âu như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ý cũng như những nước Mỹ Latinh nghèo hơn đã khiến xã hội của Venezuela trở nên vô cùng đa dạng.
Giá dầu mỏ sụt giảm trong thập niên 1980 đã khiến nền kinh tế Venezuela khủng hoảng sâu sắc. Việc phá giá tiền tệ càng làm cho đời sống của người dân Venezuela bị hạ thấp. Những chính sách kinh tế thất bại và mâu thuẫn chính trị đã đẩy đất nước Venezuela vào khủng hoảng trầm trọng, thể hiện rõ nhất qua hai cuộc đảo chính trong cùng năm 1992.
Tháng 2 năm 1992, viên sĩ quan quân đội Hugo Chavez đã tiến hành đảo chính nhưng thất bại. Đến tháng 11 cùng năm, những người ủng hộ Hugo Chavez lại một lần nữa tiến hành đảo chính song không thành công[2]. Tuy nhiên, Chavez đã giành được nhiều thiện cảm của nhân dân Venezuela và ông đã chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Venezuela 1998 với tỉ lệ 56%.
Sau khi lên nắm quyền, ông Hugo Chavez đã lãnh đạo đất nước Venezuela theo đường lối cánh tả và giúp nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, ông cũng vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của phe đối lập. Năm 2002, phe đối lập tại Venezuela tiến hành đảo chính song thất bại. Bạo loạn và đình công đã khiến kinh tế Venezuela một lần nữa rơi vào khủng hoảng, nặng nề nhất là vào năm 2003. Đến năm 2004, ông Hugo Chavez vượt qua cuộc trưng cầu ý dân về việc bãi nhiệm tổng thống với tỉ lệ 59%[3].
Chính trị
- Tổng thống Venezuela được bầu cử với phiếu bầu trực tiếp theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu. Tổng thống đảm nhiệm vai trò là nguyên thủ quốc gia và đồng thời cũng là người đứng đầu chính phủ. Nhiệm kỳ của một tổng thống là 6 năm và tổng thống có thể được bầu lại trong một nhiệm kỳ tiếp theo. Tổng thống Venezuela có quyền bổ nhiệm phó tổng thống và quyết định quy mô và thành phần của nội các và bổ nhiệm các thành viên với sự phê chuẩn của quốc hội. Tổng thống có thể đề nghị quốc hội sửa đổi các điều luật nhưng quốc hội cũng có thế phủ quyết đề nghị của tổng thống nếu đa số phản đối.
- Cơ quan lập pháp đơn viện của Venezuela là Quốc hội hay Asamblea Nacional. Quốc hội có 167 đại biểu, trong đó có 3 ghế được dành riêng dành cho người thổ dân da đỏ. Các đại biểu có nhiệm kỳ 5 năm và có thể được bầu lại tối đa thêm 2 nhiệm kỳ nữa. Các đại biểu quốc hội có thế được bầu theo danh sách các chính đảng hoặc ứng cử độc lập.
- Cơ quan tư pháp tối cao là Tòa án tối cao Venezuela hay Tribunal Supremo de Justicia, với các thẩm phán được quốc hội bầu với nhiệm kỳ 12 năm. Hội đồng bầu cử quốc gia Venezuela (Consejo Nacional Electoral, hay CNE) chịu trách nhiệm trong quá trình bầu cử, có năm lãnh đạo được Quốc hội bầu ra.
Quan hệ ngoại giao
Trong suốt thế kỉ 20, mặc dù còn có một số tranh chấp lãnh thổ với hai nước láng giềng Colombia và Guyana song Venezuela thường duy trì quan hệ hữu hảo với hầu khắp các nước Mỹ Latinh cũng như các nước phương Tây.Sau khi tổng thống Hugo Chavez đắc cử trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1998, ông đã lãnh đạo đất nước Venezuela theo đường lối cánh tả với học thuyết của chủ nghĩa Bolivar và chủ nghĩa xã hội thế kỷ 21 cho châu Mỹ. Theo đó, ông muốn tách khu vực Mỹ Latinh ra khỏi sân sau của Hoa Kỳ và có những tuyên bố chống Mỹ khá mạnh bạo[6]. Dưới thời ông Hugo Chavez, quan hệ ngoại giao với các nước cánh tả và xã hội chủ nghĩa tại Mỹ Latinh được đẩy mạnh, nhất là với Nga, Bolivia và Cuba khi cả ba nước thiết lập một hiệp định thương mại nhằm ngăn cản ảnh hưởng của Mỹ vào khu vực[7]. Gần đây, ông Chavez cũng quan tâm và ủng hộ một số nước cánh tả đang lên khác tại khu vực như Ecuador và Nicaragua. Chưa kể đến việc ông cũng xúc tiến quan hệ ngoại giao với những quốc gia chống Mỹ như Belarus[8] hay Iran[9].
Đồng thời, quan hệ ngoại giao giữa Venezuela và Mỹ cũng xấu đi nhanh chóng[10]. Quan hệ của Venezuela với nước láng giềng Colombia, một đồng minh của Mỹ cũng ngày một tồi tệ. Đầu năm 2008, khi quân đội Colombia tấn công tiêu diệt căn cứ quân nổi dậy FARC tại lãnh thổ Ecuador, Venezuela đã phản đối mạnh mẽ và hai nước suýt xảy ra một cuộc chiến tranh[11].
Quân đội
Quân đội Venezuela nằm dưới sự chỉ huy của Tổng tư lệnh quân đội là tổng thống Venezuela. Quân đội Venezuela được chia thành lục quân, hải quân, không quân và lực lượng phòng vệ. Bên cạnh đó còn có một số nhánh khác. Hiện nay lực lượng quân đội của Venezuela là khoảng 100.000 người. Chi phí dành cho quốc phòng mỗi năm của nước này ước tính bằng khoảng 1,7 tỉ USD (năm 2004).Phân chia hành chính
Toàn bộ đất nước Venezuela được chia thành 23 tiểu bang (estados), 1 quận thủ đô (distrito capital) là thành phố Caracas, các vùng lãnh thổ phụ thuộc (Dependencias Federales) và khu vực Guyana Esequiba tranh chấp với Guyana. Ở cấp tiếp theo, Venezuela lại được chia tiếp thành 335 đô thị (municipios) rồi lại được chia tiếp thành hơn 1000 khu vực nhỏ (parroquias).Các bang của Venezuela được nhóm lại thành 9 vùng hành chính lớn.
Các bang
Số thứ tự | Bang | Thủ phủ |
---|---|---|
1 | Amazonas | Puerto Ayacucho |
2 | Anzoategui | Barcelona |
3 | Apure | San Fernando de Apure |
4 | Aragua | Maracay |
5 | Barinas | Barinas |
6 | Bolivar | Ciudad Bolívar |
7 | Carabobo | Valencia |
8 | Cojedes | San Carlos |
9 | Delta Amacuro | Tucupita |
10 | Falcon | Santa Ana de Coro |
11 | Guarico | San Juan De Los Morros |
12 | Lara | Barquisimeto |
13 | Merida | Merida |
14 | Miranda | Los Teques |
15 | Monagas | Maturin |
16 | Nueva Esparta | La Asuncion |
17 | Portuguesa | Guanare |
18 | Sucre | Cumana |
19 | Tachira | San Cristobal |
20 | Trujillo | Trujillo |
21 | Vargas | La Guaira |
22 | Yaracuy | San Felipe |
23 | Zulia | Maracaibo |
Các vùng hành chính
-
Andes (Barinas, Mérida, Táchira, Trujillo, thành phố Paez của Apure)
-
Thủ đô (Miranda, Vargas, quận thủ đô)
-
Trung (Aragua, Carabobo, Cojedes)
-
Trung Tây (Falcón, Lara, Portuguesa, Yaracuy)
-
Guayana (Bolívar, Amazonas, Delta Amacuro)
-
Hải đảo (Nueva Esparta, các vùng lãnh thổ liên bang)
-
Đồng bằng (Apure (ngoại trừ thành phố Paez), Guárico)
-
Đông Bắc (Anzoátegui, Monagas, Sucre)
-
Zulia (Zulia)
Kinh tế
Công nghiệp dầu mỏ là ngành kinh tế đóng góp nhiều nhất cho kinh tế Venezuela, tới 1/3 GDP, 80% giá trị xuất khẩu và hơn một nửa ngân sách nhà nước. Đất nước này có một nguồn dự trữ dầu mỏ và khí đốt to lớn và hiện nay, Venezuela là một trong 10 nước xuất khẩu dầu thô lớn nhất thế giới[12]. Những mỏ dầu chính của Venezuela nằm tại khu vực hồ Maracaibo, vịnh Venezuela và vùng châu thổ sông Orinoco. Do được chính phủ trợ cấp, Venezuela là một trong những nước có giá xăng dầu rẻ nhất thế giới. Tuy nhiên những lên xuống thất thường của giá dầu trên thị trường thế giới cũng như các cuộc khủng hoảng chính trị, đình công luôn đe dọa đến ngành kinh tế nhạy cảm này của Venezuela. Chính phủ Venezuela đang tìm cách làm đa dạng hóa nền kinh tế và tránh sự phụ thuộc quá nhiều vào dầu mỏ của nước này.Từ thập niên 1950 đến thập niên 1980, Venezuela là một trong những cường quốc kinh tế tại Mỹ Latinh. Thu nhập bình quân của nước này gia tăng nhanh chóng đã thu hút rất nhiều lao động từ khắp nơi trên thế giới. Tuy nhiên khi giá dầu thế giới giảm mạnh trong thập niên 1980, nền kinh tế Venezuela đã bị một phen điêu đứng. Trong những năm gần đây, giá dầu trên thị trường thế giới đã tăng trở lại và tạo điều kiện phục hồi cho nền kinh tế Venezuela. Năm 2007, tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước này là 8,4%. Thu nhập bình quân đầu người là 12.200 USD[13]. Dưới sự điều hành của Hugo Chavez tỷ lệ lạm phát đã tăng 30,9% năm 2008 và tăng 25,1% trong năm 2009 cao nhất trên toàn khu vực châu Mỹ. Mức lạm phát của Venezuela cao hơn rất nhiều 1 nước cũng thường hay bị lạm phát rất cao là Argentina. Trong khi cùng bị khủng hoảng kinh tế như Venezuela nhưng tỷ lệ lạm phát của Argentina chỉ từ 7-15% năm 2009. Kinh tế Venezuela năm 2009 theo thông báo chính thức đã giảm 2,9%.
Hugo Chavez đã thực hiện quốc hữu hóa tài sản của các tập đoàn Cargill Inc., Gruma SAB và hãng bán lẻ của Pháp là Casino Guichard Perrachon nhằm kiểm soát các chuỗi sản xuất và phân phối thực phẩm. Trong tháng 8, giá lương thực tăng 0,9% so với tháng 7 trong khi mức tăng hàng tháng là 12,5% của tháng 4. Cũng trong tháng này, tỉ lệ lạm phát của mặt hàng lương thực đã giảm xuống nhưng vẫn còn tới 39,5%. Trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 6 năm nay, nền kinh tế Mỹ Latinh này đã tăng trưởng chậm lại quý thứ 5 liên tiếp, và đang phải trải qua thời điểm khốn đốn với tình trạng lạm phát khi giá tiêu dùng liên tục tăng kể cả khi nhu cầu giảm xuống.[14]
Mặc dù là một quốc gia nhiều tài nguyên thiên nhiên nhưng việc phân bố tài sản tại Venezuela lại không đồng đều, khiến cho đời sống một bộ phận lớn dân nghèo gặp nhiều khó khăn. Dưới sự lãnh đạo của tổng thống Hugo Chavez, tỉ lệ người nghèo trong những năm gần đây tại Venezuela đã giảm đáng kể, từ mức 49% năm 1998 xuống còn 12,3% năm 2007[15].
Các chương trình trợ cấp của Chavez như duy trì giá xăng ở mức dưới 0,1 USD/gallon (tương đương hơn 500 VND/lít), đang làm các nguồn tài nguyên của Venezuela dần cạn kiệt trong khi các doanh nghiệp tư nhân không dám tăng mức đầu tư do lo ngại về những vụ quốc hữu hóa và sung công thường hay xảy ra bất ngờ thời Chavez khiến nền kinh tế càng thêm khó khăn giữa lúc tốc độ tăng trưởng trì trệ mà tỷ lệ lạm phát lại cao.[16]
Hugo Chavez cũng không diệt trừ được tham nhũng. Bằng cách cho giới quân sự quản lý bộ máy ngân sách cồng kềnh, ông Chavez đã tạo điều kiện cho tham nhũng lan rộng ngay trong giới quân sự. Cải cách tư pháp thì chưa đâu vào đâu. Các thể chế mới không đem lại điều gì ngoài việc đẻ ra môt loạt chức sắc bất tài do ông chỉ định. Đường lối kinh tế khiến cho Venezuela càng phụ thuộc hơn nhiều vào dầu mỏ và đưa tới một loạt chính sách thắt lưng buộc bụng. Giá trị đồng tiền giảm đáng kể cũng là một hậu quả của việc này.[5]
Những hãng sản xuất hàng tiêu dùng khổng lồ như Colgate-Palmolive hay Avon từng nỗ lực chiếm lĩnh thị trường Mỹ Latin với các sản phẩm chủ lực như kem đánh răng, son môi. Nhưng công sức bấy lâu của họ có nguy cơ trôi ra sông ra biển khi Venezuela phá giá đồng nội tệ từ mức 2,15 bolivar ăn 1 USD xuống còn 4,3 bolivar ăn 1 USD. Đi đôi với quyết định phá giá đồng nội tệ, chính quyền Venezuela phải huy động cả quân đội để kiểm soát tình trạng tăng giá bán tại các cửa hàng. Bất chấp mọi nỗ lực của chính phủ, trong vòng 5 năm qua tỷ lệ lạm phát của nước này lên tới tổng cộng 160%.[17]
Venezuela hiện đối mặt với tỷ lệ lạm phát cao tới gần 27% theo tính toán của Wall Street Journal. Năm 2009, nước này tăng trưởng âm 2,9%.[17]
Venezuela hy vọng lần phá giá đầu tiên kể từ 2005 này sẽ giúp nguồn thu chính phủ tăng lên, hạn chế nhập khẩu và tăng nguồn thu từ xuất khẩu. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng đây không phải là giải pháp tốt về lâu dài. Nền kinh tế Venezuela, vốn một thời phát triển bùng nổ, nay cần những chính sách kích thích đầu tư tư nhân. Hãng đánh giá tín nhiệm Fitch cũng bày tỏ thái độ lo lắng: "Công việc kinh doanh tại Venezuela hiện đối mặt với nhiều căng thẳng liên quan đến thay đổi chính sách, môi trường kinh tế vĩ mô không ổn định, cơ cấu quản lý giá và sự bế tắc trong ngành năng lượng. Tất cả những yếu tố này làm chùn chân các nhà đầu tư".[18]
Cơ cấu kinh tế của Venezuela như sau: nông nghiệp 13%, công nghiệp 23% và dịch vụ 64% (số liệu năm 1997). Các thị trường chính của Venezuela là Mỹ, Colombia, Brasil, Antille thuộc Hà Lan, Trung Quốc…
Về năng lượng, những con sông ở Venezuela đã cung cấp một lượng lớn thủy điện cho nhu cầu tiêu dùng điện năng của nước này. Hiện nay, 73% công suất phát điện của Venezuela phụ thuộc vào hệ thống thuỷ điện, còn hệ thống nhiệt điện lại đang hoạt động dưới mức công suất mà không có khả năng tăng lên, mặc dù nước này thuận lợi về nhiệt điện. Đồng peso tiếp tục rớt giá còn 6,3 peso ăn một đôla vào ngày 25-1-2010. Trong khi tỷ giá kép mà chính phủ đưa ra vào đầu tháng là 2,6 và 4,3 peso ăn một đôla.
Người dân đã tổ chức những cuộc phản đối mạnh mẽ hơn. Cùng với nguyên nhân thiếu hụt điện nước, những người phản đối cũng nói đến tình trạng mất kiểm soát đối với tội phạm khiến cho Venezuela đang có tỷ lệ tội phạm cao nhất thế giới. Người biểu tình án ngữ trong sân vận động khi diễn ra một trận đấu bóng chày để kêu gọi ông Chavez từ chức. Người biểu tình đã giương cao khẩu hiệu đậm chất thể thao: "Chavez, ông đã bị loại!" [19]
Nhân khẩu
Tính đến tháng 7 năm 2008, ước tính dân số Venezuela là 26.414.815 người[20]. Venezuela là một trong những quốc gia có tốc độ gia tăng dân số nhanh nhất Nam Mỹ, chỉ đứng sau Bolivia, Paraguay và Guiana thuộc Pháp. Năm 2008, tốc độ gia tăng dân số của nước này là 1,5%.Những cuộc thống nhân khẩu được thực hiện từ năm 1926 tại Venezuela không bao gồm thông tin về chủng tộc cho nên tỉ lệ các sắc dân tại Venezuela chỉ có thể được biết thông qua các số liệu ước tính. Khoảng 70% dân số Venezuela là người Mestizo, tức người lai giữa người Tây Ban Nha và người da đỏ. Khoảng 20% là người da trắng có nguồn gốc chủ yếu từ Tây Ban Nha, Ý, Bồ Đào Nha và Đức. Bên cạnh đó, tại Venezuela còn có một số nhỏ người da đen gốc châu Phi và người các nước châu Á như Liban, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ. Khoảng 5% dân số Venezuela là người da đỏ bản địa và họ có xu hướng bị lai giữa các chủng tộc khác ngày một nhiều hơn khi xã hội Venezuela ngày càng trở nên đa dạng.
Khoảng 85% dân số Venezuela sống tập trung tại các đô thị miền bắc. Venezuela là một trong những nước có tỉ lệ dân cư sống tại thành thị cao nhất Nam Mỹ. Do đó khu vực phía nam đồng bằng Orinoco tuy chiếm đến một nửa diện tích đất nước nhưng lại vô cùng hoang vắng với chỉ 5% dân cư sống tại đó.
Ngôn ngữ chính thức tại Venezuela là tiếng Tây Ban Nha. Bên cạnh đó còn có 31 ngôn ngữ của thổ dân da đỏ bản địa như tiếng Guajibo, Pemon, Warao, Wayuu, các ngôn ngữ thuộc nhóm Yanomaman. 83% dân cư theo Đạo Thiên chúa.
Văn hóa
Những di sản văn hóa của đất nước Venezuela mang đậm ảnh hưởng của phong cách Mỹ Latinh, thể hiện qua tất cả các mặt của đời sống như hội họa, kiến trúc, âm nhạc, các công trình lịch sử... Văn hóa Venezuela được hình thành trên nền của ba nhân tố chính: văn hóa của người da đỏ bản địa, của người Tây Ban Nha và người da đen châu Phi. Ban đầu, các yếu tố văn hóa này trộn lẫn vào nhau rồi sau đó lại phân hóa ra theo từng khu vực địa lý.Nghệ thuật Venezuela ban đầu xoay quanh các motif tôn giáo là chủ yếu. Tuy nhiên đến cuối thế kỉ 19, nền nghệ thuật này bắt đầu phản ánh các sự kiện lịch sử và những người anh hùng dân tộc, mà đi tiên phong là họa sĩ Martín Tovar y Tovar. Đến thế kỉ 20, chủ nghĩa hiện đại lên thay thế.
Văn học Venezuela bắt đầu phát triển sau khi người Tây Ban Nha đặt chân đến đây khai phá thuộc địa. Nền văn học bằng tiếng Tây Ban Nha chiếm địa vị độc tôn với những ảnh hưởng của các phong cách văn học từ chính quốc. Văn học xoay quanh các chủ đề chính trị phát triển trong cuộc chiến tranh giành độc lập đầu thế kỉ 19 của nhân dân Venezuela. Tiếp đó, chủ nghĩa lãng mạn lên ngôi với một số nhà văn nổi tiếng, tiêu biểu là Juan Vicente González.
Về kiến trúc, Carlos Raúl Villanueva được coi là kiến trúc sư vĩ đại nhất của đất nước Venezuela hiện đại. Ông đã thiết kế Trường Đại học Trung tâm Venezuela, một công trình được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.
Cuatro, một loại đàn gần giống ghita là nhạc cụ truyền thống của Venezuela. Nhiều phong cách âm nhạc độc đáo khác nhau được phát triển tại vùng đồng bằng llanos với những bài hát nổi tiếng như Alma Llanera, Florentino y el Diablo, Concierto en la Llanura và Caballo Viejo. Nhạc gaita có nguồn gốc từ vùng Zulia được ưa chuộng và hay được biểu diễn vào dịp Giáng sinh. Còn điệu nhảy truyền thống của người Venezuela là điệu nhảy joropo.
Tại Venezuela, môn thể thao phổ biến nhất là bóng chày. Gần đây, môn bóng đá cũng đang phát triển mạnh và dần thu hút khán giả nước này.
Văn hóa hoa hậu
Venezuela là một trong những quốc gia mà người dân hâm mộ các cuộc thi sắc đẹp nhất thế giới. Với một công nghệ đào tạo hoa hậu chuyên nghiệp, Venezuela đã trở thành một cường quốc hoa hậu mà không một quốc gia nào có thể sánh kịp. Đất nước này đã lập kỉ lục 6 lần đoạt Hoa hậu Thế giới, 7 lần đoạt Hoa hậu Hoàn vũ (2 lần liên tiếp đoạt vương miện năm 2008-2009) và 6 lần đoạt Hoa hậu Quốc tế. Bà Irene Saez, cựu Hoa hậu Hoàn vũ của Venezuela thậm chí đã từng ra tranh cử tổng thống năm 1998.Hàng năm, cuộc thi Hoa hậu Venezuela được tổ chức vào tháng 9 để tìm kiếm người đại diện cho đất nước Venezuela tại các kỳ thi sắc đẹp quốc tế. Đây là sự kiện rất thu hút ở Venezuela với chương trình truyền hình trực tiếp kéo dài 4 giờ đồng hồ. Các hoa hậu Venezuela khi tham dự các kỳ thi quốc tế thường đoạt giải cao, mà gần đây nhất là Ivian Sarcos, người chiến thắng của cuộc thi Hoa hậu thế giới tại Luân Đôn và Maria Gabriella Isler, người chiến thắng Hoa Hậu Hoàn Vũ 2013 tại Nga.
Tôn giáo
Venezuela giống như hầu hết các quốc gia Nam Mỹ, là một quốc gia theo Công giáo Rôma. Ảnh hưởng của Giáo hội Công giáo ở nước này có từ thời thực dân Tây Ban Nha. Theo ước tính của chính phủ, 92% dân số trên danh nghĩa là tín hữu Công giáo Rôma, và còn lại 8% là Tin Lành, các tôn giáo khác, hoặc vô thần.[21] Các ước tính của Hội đồng Tin Lành Venezuela cho rằng Giáo hội Tin Lành chiếm 10% dân số.Có những cộng đồng Hồi giáo và Do Thái giáo nhỏ nhưng có ảnh hưởng. Các cộng đồng Hồi giáo của hơn 100.000 người tập trung ở những người gốc Lebanon và Syria hiện sống ở các khu vực như Nueva Esparta, Punto Fijo và khu vực Caracas. Các con số thuộc cộng đồng Do Thái giáo là khoảng 13.000 tín đồ và chủ yếu tập trung ở Caracas.
Hiện nay có khoảng 153.000 tín đồ Mormon phần lớn ở tại Caracas.[22]
Liên kết ngoài
- Thông tin về Venezuela trên CIA - The World Factbook
- Venezuela Infornation Office
- Thông tin du lịch Venezuela trên Wikitravel
Tham khảo
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Venezuela |
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và phương tiện truyền tải về Venezuela |
- ^ http://www.mofa.gov.vn/vi/cn_vakv/
- ^ Theo BBC
- ^ Cuộc đời tổng thống Venezuela Hugo Chavez
- ^ Amnesty International USA. Abolitionist and Retentionist Countries. Retrieved 19 August 2006
- ^ The Death Penalty Worldwide. InfoPlease. Retrieved 19 August 2006.
- ^ Hugo Chavez - ngọn cờ cánh tả Mỹ Latinh
- ^ Theo BBC - Phong trào cánh tả 3 nước Mỹ Latinh
- ^ Venezuela, Belarus đoàn kết chống Mỹ - Theo Press TV
- ^ Venezuela Iran's Best Friend? - Theo Venezuela Analysis
- ^ Mỹ kết tội tổng thống Venezuela
- ^ Quan hệ Venezuela - Colombia vẫn trên bờ vực chiến tranh - Cand Online
- ^ Danh sách các nước sản xuất nhiều dầu mỏ - CIA The World Factbook
- ^ Theo CIA - The World Factbook - Venezuela - Kinh tế
- ^ [1]
- ^ Tỉ lệ người nghèo tại Venezuela giảm mạnh
- ^ [2]
- ^ a ă [3]
- ^ [4]
- ^ Venezuela: Sao lạm phát và hạn chiếu
- ^ CIA - The World Factbook - Venezuela - Nhân khẩu
- ^ International Religious Freedom Report 2008: Venezuela. U.S. Department of State (2008). This article incorporates text from this source, which is in the public domain.
- ^ "The Church of Jesus Christ of Latter-day Saints membership statistics". Retrieved 2013-03-06.
|
Quốc kỳ Venezuela
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Dùng như | Cờ nhà nước và quân kỳ và cờ hiệu nhà nước và hải quân |
---|---|
Tỉ lệ | 2:3 |
Ngày ra đời | 12 Tháng Ba, 2006 |
Cờ biến thể của Venezuela | |
Dùng như | Cờ dân sự và cờ hiệu |
Ngày ra đời | 12 Tháng Ba, 2006 |
Xuất xứ
Quốc kỳ Venezuela đầu tiên cũng gồm ba dải màu như hiện nay nhưng chưa có các ngôi sao được Quốc hội Venezuela thông qua vào năm 1811. Người thiết kế lá cờ này chính là người anh hùng giải phóng dân tộc Venezuela Francisco de Miranda. Màu vàng tượng trưng cho sự phì nhiêu của đất đai, màu xanh lam tượng trưng cho đại dương còn màu đỏ tượng trưng cho nền độc lập của đất nước Venezuela.Những thay đổi
Vào thế kỉ 19, 7 ngôi sao màu trắng trên dải màu xanh lam đã được thêm vào. 7 ngôi sao này đại diện cho 7 tỉnh thuộc địa của Venezuela là Barcelona, Barinas, Caracas, Cumana, Margarita, Merida và Trujillo đã đoàn kết với nhau chống lại ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha.Sau khi người anh hùng Simon Bolivar giải phóng thêm vùng đất Guayana, một ngôi sao màu trắng nữa đã được thêm vào lá cờ để đại diện cho vùng đất mới giải phóng của Venezuela này.
Năm 1954, hình ảnh quốc huy Venezuela được thêm vào góc trên bên trái lá cờ Venezuela. Tuy nhiên hình ảnh quốc huy được thêm vào chỉ áp dụng với cờ nhà nước và cờ chiến tranh. Còn các lá cờ dân sự sử dụng trong đời sống thường ngày thì không có hình ảnh quốc huy.
Từ năm 1930 đến năm 2006, quốc kỳ Venezuela lại chỉ còn có 7 ngôi sao. Năm 2006, tổng thống Hugo Chavez đã lại thêm 1 ngôi sao nữa vào quốc kỳ và nhưng bị phe đối lập phản đối dữ dội[1].
Tham khảo
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và phương tiện truyền tải về Quốc kỳ Venezuela |
Thể loại:
Lịch sử coi chuyến đi đầu tiên năm 1492 của ông có tầm quan trọng lớn, dù thực tế ông không đặt chân tới lục địa cho tới tận chuyến thám hiểm thứ ba năm 1498.[3] Tương tự, ông không phải là nhà thám hiểm đầu tiên của Châu Âu tới Châu Mỹ, bởi vì đã có những ghi chép về tiếp xúc xuyên Đại Tây Dương của Châu Âu trước năm 1492. Tuy nhiên, chuyến đi của Colombo diễn ra trong thời điểm chủ nghĩa đế quốc quốc gia và sự cạnh tranh kinh tế giữa các nước đang phát triển tìm cách kiếm của cải từ việc thành lập những con đường thương mại và thuộc địa đang nổi lên. Vì thế, giai đoạn trước năm 1492 được coi là giai đoạn Tiền Colombo, và thời gian diễn ra sự kiện này (Ngày Colombo) thường được kỷ niệm tại toàn thể Châu Mỹ, Tây Ban Nha và Ý.
Nhiều thuyết cho rằng Colombo sinh ra trong một gia đình công nhân ở Genova, Ý.
Thỉnh thoảng có ý kiến cho rằng Colombo đã gặp nhiều khó khăn khi vận động tài trợ cho kế hoạch của mình bởi vì những người Châu Âu tin rằng Trái Đất là phẳng.[5] Trên thực tế, có ít người ở thời đại ấy tin vào chuyến đi của Colombo (và rõ ràng không có thủy thủ hay nhà hàng hải nào) tin vào điều đó. Đa số mọi người đều đồng ý rằng Trái Đất là một hình cầu. Những lý luận của Colombo dựa trên chu vi của hình cầu đó.
Ở thời Alexandria cổ, Eratosthenes (276-194 TCN) đã tính toán chính xác chu vi Trái Đất,[6] và từ trước đó vào năm 322 TCN Aristotle đã sử dụng các quan sát để suy luận rằng Trái Đất không phẳng. Đa số các học giả đều chấp nhận lý thuyết của Ptolemaeus rằng khối lượng đất của Trái Đất (đối với người Châu Âu ở thời gian đó, gồm cả Âu Á và Châu Phi) chiếm 180 độ khối cầu Trái Đất, còn 180 độ là nước.
Tuy nhiên, Colombo lại tin vào những tính toán của Marinus xứ Týros rằng đất chiếm 225 độ, nước chỉ chiếm 135 độ. Hơn nữa Colombo tin rằng 1 độ biểu hiện một khoảng cách ngắn hơn trên bề mặt Trái Đất so với khoảng cách mọi người thường tin. Cuối cùng ông đọc các bản đồ, lấy tỷ lệ theo dặm Ý (1.238 mét). Chấp nhận chiều dài một độ là 56⅔ dặm, từ những bản ghi chép của Alfraganus, vì thế ông tính ra chu vi Trái Đất tối đa là 25.255 kilômét, và khoảng cách từ quần đảo Canary tới Nhật Bản là 3.000 dặm Ý (3.700 km). Colombo không nhận ra rằng Alfraganus đã sử dụng dặm Ả rập còn dài hơn nữa, tới khoảng 1.830 mét. Tuy nhiên, ông không phải là người duy nhất "muốn có" Trái Đất nhỏ. Một hình ảnh có ấn tượng sâu sắc về Trái Đất thực sự trong đầu ông đã được thể hiện trong một quả địa cầu "Erdapfel" do Martin Behaim hoàn thành vào năm 1492 tại Nürnberg, Đức.
Vấn đề Colombo phải đương đầu là các chuyên gia không chấp nhận những ước tính khoảng cách tới Ấn Độ của ông. Chu vi thực của Trái Đất khoảng 40.000 km và khoảng cách từ Đảo Canary tới Nhật Bản là khoảng 19.600 kilô mét. Không con tàu nào ở thế kỷ 15 có thể mang đủ lương thực và nước ngọt để đi từ Đảo Canary tới Nhật Bản. Đa số các thủy thủ và nhà hàng hải Châu Âu kết luận một cách chính xác rằng, những thủy thủ từ Châu Âu đi về hướng tây để tới châu Á sẽ chết vì đói khát trước khi tới nơi.
Họ đã đúng, nhưng Tây Ban Nha, chỉ vừa mới thống nhất sau cuộc hôn nhân của Ferdinand và Isabella lại muốn liều lĩnh để có lợi thế thương mại với Đông Ấn trước các nước Châu Âu khác. Colombo đã hứa hẹn điều đó với họ.
Những tính toán của Colombo về chu vi Trái Đất và khoảng cách từ quần đảo Canary tới Nhật Bản không chính xác. Nhưng hầu như mọi người Châu Âu đều sai lầm khi cho rằng khoảng cách đại dương giữa Châu Âu và Châu Á là không thể vượt qua. Dù Colombo đến khi chết vẫn cho rằng mình đã mở ra một con đường hàng hải trực tiếp tới Châu Á, trên thực tế ông đã lập ra một con đường biển giữa Châu Âu và Châu Mỹ. Chính con đường tới Châu Mỹ này, chứ không phải con đường tới Nhật Bản đã mang lại lợi thế cạnh tranh cho Tây Ban Nha để trở thành một đế chế thương mại.
Sau bảy năm vận động ở triều đình Tây Ban Nha, nơi ông được trả một khoản lương để không mang kế hoạch của mình đi nơi khác, cuối cùng ông đã thành công năm 1492. Ferdinand và Isabella vừa chinh phục Granada, thành trì cuối cùng của người Hồi giáo trên bán đảo Iberia, và họ đã tiếp kiến Colombo tại Córdoba, trong vương quốc hay lâu đài Alcázar. Isabel nghe theo lời cha xưng tội của mình bác bỏ đề xuất của Colombo, ông ra đi trong thất vọng thì Ferdinand can thiệp. Sau đó Isabel gửi một toán lính tới tìm ông và Ferdinand sau này đã xứng đáng với lời ca ngợi là "nguyên nhân chủ yếu khiến những hòn đảo đó được khám phá". Vua Ferdinand được cho là đã "hết kiên nhẫn" về vấn đề này, nhưng điều này không được chứng minh.
Khoảng một nửa số tiền tài trợ tới từ các nhà đầu tư tư nhân Ý mà Colombo đã có quan hệ từ trước. Vì đã kiệt quệ tài chính sau chiến dịch Granada, triều đình cho phép vị quan coi ngân khố lấy vốn từ nhiều nguồn khác nhau của hoàng gia bên trong các doanh nghiệp. Colombo được phong chức "Đô đốc các Đại dương" và sẽ nhận được một phần trong mọi khoản lợi nhuận. Các điều khoản hợp đồng của ông khá ngớ ngẩn, nhưng chính con trai ông sau này đã viết, triều đình không thực sự mong đợi ông quay trở về.
Trong những năm cuối đời, Colombo đã yêu cầu triều đình Tây Ban Nha trao cho ông 10% lợi nhuận thu được từ những vùng đất mới, như những thỏa thuận trước đó. Bởi vì ông đã không còn giữ chức toàn quyền, triều đình cho rằng họ không phải tuân theo những điều khoản trong hợp đồng đó nữa, và từ chối những yêu cầu của ông. Sau này gia đình ông đã kiện đòi một phần lợi nhuận trong thương mại với Châu Mỹ nhưng đã hoàn toàn thua cuộc 50 năm sau.
Ngày 20 tháng 5, 1506, Colombo qua đời tại Valladolid, trong tình trạng khá giàu có nhờ số vàng đã thu thập được ở Hispaniola. Ông vẫn tin rằng những chuyến đi của ông chạy dọc theo bờ biển phía đông Châu Á. Sau khi chết, xác ông được excarnation—thịt được bỏ đi chỉ còn lại xương. Thậm chí sau khi chết, những chuyến đi của ông vẫn tiếp diễn: đầu tiên ông được chôn tại Valladolid và sau đó tại tu viện La Cartuja ở Seville, theo mong muốn của con trai ông Diego, người từng làm toàn quyền Hispaniola, di hài ông được chuyển về Santo Domingo năm 1542. Năm 1795, Pháp chiếm vùng này và ông lại được đưa tới La Habana. Sau khi Cuba giành độc lập sau cuộc Chiến tranh Tây Ban Nha-Mỹ năm 1898, di hài ông lại được đưa về Thánh đường Seville, và được đặt trong một ngôi mộ cầu kỳ. Tuy nhiên, một hộp chì có khắc chữ "Don Cristoforo Colombo" và chứa các phần xương của ông cùng một viên đạn đã được khám phá tại Santo Domingo năm 1877. Để bác bỏ những giả thuyết cho rằng di hài giả của ông đã được chuyển tới La Habana và rằng Colombo vẫn ở yên trong thánh đường Santo Domingo, các mẫu DNA đã được lấy tháng 6 năm 2003 (History Today tháng 8, 2003). Kết quả thông báo vào tháng 5, 2006 cho thấy ít nhất một phần di hài Colombo vẫn nằm lại Seville, nhưng chính quyền Santo Domingo không cho phép xét nghiệm mẫu di hài họ đang nắm giữ.[7]
"Cuộc đời của Đô đốc Christopher Columbus theo lời kể của con trai Ferdinand," do Benjamin Keen dịch, Greenwood Press (1978), là bản dịch cuốn tiểu sử do con trai Colombo là Fernando viết: "Historie del S. D. Fernando Colombo; nelle quali s'ha particolare, & vera relatione della vita, & de fatti dell'Ammiraglio D. Cristoforo Colombo, suo padre: Et dello scoprimento ch'egli fece dell'Indie Occidentali, dette Mondo Nuovo,..."[4]
Trong đoạn đầu trang 3 bản dịch của Keen, Fernando bác bỏ câu chuyện kỳ cục rằng Đô đốc là hậu duệ của Colonus đã từng được Tacitus đề cập đến. Tuy nhiên, ông coi "hai người Coloni nổi tiếng đó, là họ hàng của ông." Theo ghi chú 1, trang 287, hai người đó "là dân đảo corse không có họ hàng với nhau hay với Cristoforo Colombo, một người là Guillame de Casenove, tên hiệu Colombo, Đô đốc nước Pháp dưới thời Vua Louis XI." Ở đầu trang 4, Fernando liệt kê Nervi, Cugureo, Bugiasco, Savona, Genoa và Piacenza là những nơi có thể là nguồn gốc xuất thân. Ông cũng viết rằng:
Theo một cuộc điều tra do nhà sử học từng nghiên cứu một thời gian dài về Colombo là Manuel Rosa tiến hành bản di chúc cuối cùng này và bản cung năm 1498 còn nằm lại trong văn khố Seville, là một bản copy của bản chính đã mất và không hề có tên người làm chứng cũng như dấu công chứng nhà nước. Nó có nhiều điều mâu thuẫn, như được ký là El Almirante, trong khi trong bản copy có công chứng của điều khoản bổ sung di chúc năm 1506, nhân viên công chứng nhà nước nói rõ ràng rằng bản di chúc mà ông xem có ký chữ Christo Ferens. Nhiều người nghi ngờ đó là sự giả mạu. Nhiều nhà văn đã đưa ra những giả thuyết khác về nguồn gốc quốc tịch Colombo dựa trên các tài liệu khác. Chúng ta biết rất ít thông tin về Colombo giai đoạn trước những năm giữa thập niên 1470. Có người cho rằng điều này có lẽ vì ông đã giấu diếm điều gì đó— một sự kiện trong nguồn gốc xuất thân của ông hay lịch sử mà ông có ý muốn giữ kín.
Sau đó những văn bản ghi chép của chính Colombo được đem ra xem xét. Cần nhớ rằng Colombo viết theo phong cách Bắc Italia. Ngôn ngữ Genoa không được sử dụng trong văn viết thời Colombo. Những phân tích sâu thêm về các từ thường được ông sử dụng, những lỗi ngôn ngữ ông mắc phải, cho thấy rằng giả thuyết gần đúng nhất là ông đã học tiếng Catalan khi còn trẻ trong các chuyến đi tới Tây Ban Nha của mình. Tự dạng của Colombo cũng được phân tích. Những khám phá từ các cuộc khảo sát này cho thấy vì sự lỏng lẻo trong phong cách viết, chắc chắn ông đã học nó khi còn trẻ.
Những nhà điều tra đã xem xét các thông tin xem liệu nó có cho thấy Colombo là người gốc Catalan. Trong suốt đời mình, Colombo tự viết tên là Christobal Colom; những người cùng thời và gia đình ông cũng gọi ông như vậy. Colombo luôn nói rằng ông là người Italia. Có thể ước đoán rằng Colom là tên viết tắt của Colombo được sử dụng cho tên họ Italia là Colombo (có nghĩa "bồ câu"). Colom cũng có thể là một cái tên Bồ Đào Nha, Pháp hay Catalan. Có một gia đình thương nhân quý tộc tại Barcelona (Tây Ban Nha) cũng mang họ Colom.[cần dẫn nguồn]
Quốc tịch thực của Colombo vẫn là điều chưa được khám phá, dù mọi người thường chấp nhập ông là người Italia vì sự thực rằng ông luôn nhận mình là người Italia trong suốt cuộc đời.[8]
Một giả thuyết cho rằng Colombo đã phục vụ cho tên cướp biển Pháp là Guillaume Casenove Coulon và lấy họ của mình theo họ của hắn nhưng sau này đã tìm cách che giấu quá khứ hải tặc. Một số nhà sử học đã tuyên bố rằng ông là người xứ Basque. Những người khác nói ông là một converso (một người Do Thái Tây Ban Nha đã cải sang Thiên Chúa giáo). Tại Tây Ban Nha, thậm chí một số người Do Thái cải đạo đã bị buộc phải rời nước này sau nhiều vụ khủng bố; hiện vẫn có nhiều conversos đang bí mật theo Đạo Do Thái. Sự tương quan giữa đạo luật Alhambra, kêu gọi trục xuất tất cả những người Do Thái ra khỏi Tây Ban Nha và lãnh thổ của nó cũng như những vùng đất thuộc sở hữu của nước này ngày 31 tháng 7, 1492, và việc Colombo lên tàu bắt đầu chuyến đi đầu tiên của mình ngày 3 tháng 8 1492, đã ủng hộ cho giả thuyết này.
Một giả thuyết khác cho rằng ông là người thị trấn Calvi trên đảo Corsica, ở thời ấy là một phần cộng hòa Genoa. Hòn đảo thường xảy ra bạo động khiến dân chúng ở đây mang tiếng xấu, vì thế ông đã che giấu nguồn gốc của mình. Những giả thuyết khác cho rằng thực tế Colombo là người Catalan (Colom)[9][10].
Cũng có nghiên cứu cho rằng Colombo có thể là người đảo Chios Hy Lạp.[11] Lý lẽ ủng hộ giả thuyết này cho rằng thời ấy Chios đang thuộc quyền kiểm soát của Genoa, và vì thế là một phần của Cộng hòa Genoa, và rằng ông đã ghi nhận ký bằng tiếng La tinh hay tiếng Hy Lạp chứ không phải tiếng Italia hay Genoa. Ông cũng tự gọi mình là "Colombo de Terra Rubra" (Colombo của Trái Đất Đỏ); Chios nổi tiếng vì có đất đỏ ở phía nam nơi có trồng cây máttít (mastic) thường được người Genoa buôn bán. Cũng có một ngôi làng mang tên Pirgi trên hòn đảo Chios nơi cho tới tận ngày nay những người dân ở đó vẫn mang họ "Colombus."
Thậm chí có giả thuyết cho rằng văn bia trên mộ của ông, được dịch là "Hãy đừng để tôi bị nhầm lẫn mãi mãi," là lời ám chỉ của Colombo rằng quốc tịch của ông không đúng như sự thực được công bố khi còn sống. Tuy nhiên, câu viết thực tế trên văn bia, "Non confundar in aeternam" (trong tiếng La tinh), có lẽ phải được dịch chính xác hơn thành "Đừng bao giờ để tôi biến mất," và nó thường xuất hiện trong nhiều bài Thánh thi.
Giả thuyết khác cho rằng có thể ông sinh ra tại Alentejo, Bồ Đào Nha. Theo giả thuyết này, ông đặt tên hòn đảo Cuba theo tên thị trần Cuba tại Alentejo Bồ Đào Nha— thị trấn nơi, theo một số nhà sử học Bồ Đào Nha, ông sinh ra với cái tên Salvador Fernandes Zarco. Giả thuyết này dựa trên việc nghiên cứu một số sự kiện thực tế và tài liệu về cuộc đời ông và phân tích chữ ký của ông dưới Pháp thuật (Kabbalah) Do Thái, nơi ông miêu tả gia đình và nguồn gốc của mình. Macarenhas Barreto cho rằng: "Fernandus Ensifer Copiae Pacis Juliae illaqueatus Isabella Sciarra Camara Mea Soboles Cubae.", hay "Ferdinand người giữ thanh kiếm quyền lực Beja (Pax Julia in Latin), người đã cưới Isabel Sciarra Camara, là tổ tiên của tôi từ Cuba".
Bởi vì ông không bao giờ ký tên mình theo một quy ước, giả thuyết về danh hiệu càng được ủng hộ. Tên ông, Christopher, có nguồn gốc Hy Lạp nghĩa là "Người mang của Chúa" (Bearer of Christ) được chuyển sang tiếng La tinh và giữ nguyên nghĩa "Người mang của Chúa" (Christo ferens) "và của Linh hồn Linh thiêng" (Colombo, bồ câu trong tiếng La tinh, bởi vì theo truyền thống thường được biểu tượng hóa thành Linh hồn Linh thiêng), một sự đề cập tới Quân đoàn Christ nối tiếp sau Các hiệp sĩ Templar ở Bồ Đào Nha và bắt đầu thời đại thám hiểm. Hệ luận của những điều bên trên cho thấy ông có lẽ chủ tâm làm trệch hướng chú ý của những vị vua xứ Castilia khỏi mục tiêu Ấn Độ của họ. Vì thế ông có lẽ có lý do để giấu nguồn gốc xuất thân bởi vì Bồ Đào Nha là đối thủ lớn nhất của Tây Ban Nha về khám phá hàng hải. Nói tóm lại, ông là một "điệp viên mật".
Có một lời chú thích viết tay nhỏ bằng tiếng Genoa trong cuốn Pliny's Natural History xuất bản bằng tiếng Italia mà ông đã đọc trong chuyến thám hiểm thứ hai đến Châu Mỹ. Tuy nhiên, nó thể hiện những ảnh hưởng cả từ tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Tiếng Genoa Italia không phải là ngôn ngữ viết ở thế kỷ 15. Cũng có một ghi chú trong cuốn Book of Prophecies của ông, theo nhà sử học August Kling, thể hiện "những đặc trưng của chủ nghĩa nhân văn bắc Italia trong kiểu chữ, cú pháp và cách đánh vần." Colombo rất chú ý và kiêu hãnh khi viết theo hình thức tiếng Italia này.
Phillips đã chỉ ra rằng 500 năm trước, các ngôn ngữ gốc La tinh không khác biệt nhau lớn như ngày nay. Bartolomé de las Casas trong cuốn Historia de las Indias của mình đã cho rằng Colombo không sử dụng tốt tiếng Tây Ban Nha và rằng ông không phải sinh ra tại Castile. Trong những bức thư ông thường tự cho mình là một "người nước ngoài." Ramón Menéndez Pidal đã nghiên cứu ngôn ngữ của Colombo năm 1492, và đề xuất rằng khi vẫn còn ở Genoa, Colombo đã học tiếng Tây Ban Nha đã được Bồ Đào Nha hóa từ những nhà du lịch, những người này thường sử dụng một kiểu tiếng La tinh thương mại hay lingua franca (latín ginobisco đối với người Tây Ban Nha). Ông cho rằng Colombo đã học tiếng Tây Ban Nha ở Bồ Đào Nha bời vì thời ấy tại Bồ Đào Nha ngôn ngữ này "được coi là ngôn ngữ của văn hoá" từ năm 1450. Kiểu tiếng Tây Ban Nha này cũng được các nhà thơ như Fernán Silveira và Joan Manuel sử dụng. Bằng chứng đầu tiên việc ông dùng tiếng Tây Ban Nha xuất hiện từ thập kỷ 1480. Menendez Pidal và nhiều người khác đã phát hiện nhiều từ tiếng Bồ Đào Nha trong những văn bản viết tiếng Tây Ban Nha của ông, khi ông lẫn lộn, ví dụ falar và hablar. Nhưng Menendez Pidal không chấp nhận giả thuyết nguồn gốc Galicia của Colombo khi lưu ý rằng khi có sự khác biệt giữa tiếng Bồ Đào Nha và tiếng Galician, Colombo luôn sử dụng cách thức Bồ Đào Nha.
Mặt khác, tiếng La tinh là ngôn ngữ của các học giả, và đây cũng là thứ tiếng Colombo sử dung thành thạo. Ông cũng ghi nhật ký bằng tiếng La tinh, và một nhật ký "mật" bằng tiếng Hy Lạp.
Theo nhà sử học Charles Merrill, những phân tích văn bản viết tay của ông cho thấy nó có những nét đặc trưng của một người nói tiếng Catalan, và những lỗi ngữ âm của Colombo trong tiếng Tây Ban Nha "có lẽ giống nhất" với kiểu Catalan. Tương tự, ông đã cưới một phụ nữ quý tộc Bồ Đào Nha, Filipa Perestrello e Moniz, con gái của Bartolomeu Perestrelo người từng là Toàn quyền thứ nhất Porto Santo tại Madeira. Bà cũng là cháu của Gil Moniz, người thuộc một trong những dòng họ lâu đời nhất Bồ Đào Nha, và từng có quan hệ thân thiết với Hoàng tử Henry Nhà hàng hải. Đây được coi là bằng chứng cho thấy ông có nguồn gốc quý tộc chứ không phải xuất thân từ tầng lớp thương gia Italia, bởi vì trong thời ông không có trường hợp quý tộc thông gia với các tầng lớp khác. Cũng giả thuyết này cho rằng ông là con ngoài giá thú của một nhà quý tộc hàng hải có tiếng tại Catalan, người từng đánh thuê trong một trận chiến chống lại các lực lượng Castilian. Chiến đấu chống lại Ferdinand và nguồn gốc con hoang là hai lý do rất chính đáng cho việc giấu kín nguồn gốc xuất thân của mình. Hơn nữa, viêc khai quật xác anh/em trai ông cho thấy người này ở thế hệ khác, cách biệt tới gần một thập kỷ, chứ không phải "Giacomo Colombo" của gia đình Genoa.
Trong một lý thuyết khác ít được chấp nhận hơn theo "thuyết Chios" về nguồn gốc Colombo, ông là con trai một gia đình quý tộc Genoa tại Hy Lạp - điều này giải thích khả năng tiếng Hy Lạp của ông - đã di cư từ hồi trẻ tới Castilla & Leon gần một thành phố lớn của Bồ Đào Nha, nơi ông học tiếng La tinh, tiếng Bồ Đào Nha và tiếng Tây Ban Nha (Castellano) và sẽ sử dụng chúng trong chuyến đi sau này. Tương tự, lý thuyết này giải thích khả năng sử dụng nhiều ngôn ngữ của ông và việc tại sao các ý kiến và kế hoạch của ông đã được chấp nhận từ thời điểm sớm hơn thông thường.
Trong khi có những nhà thám hiểm và những người di cư đã tới Tân thế giới trước Colombo và thực tế nó đã được "khám phá" nhiều lần, ảnh hưởng và tầm quan trọng của Colombo trong lịch sử mang nhiều ý nghĩa thời đại hơn là ý nghĩa tác động. Ông đã tới đây ở thời điểm những phát triển kỹ thuật đi biển và liên lạc khiến thông tin về những chuyến đi của ông nhanh chóng lan rộng khắp tây Âu. Vì vậy Châu Âu đã lại biết đến sự tồn tại của Châu Mỹ, và điều này dẫn tới nhiều chuyến đi khác tìm kiếm tài sản cũng như để mở rộng.
Hơn nữa, các quốc gia mới ra đời của Tân thế giới, đặc biệt là nước Hoa Kỳ mới giành độc lập, dường như cần có một câu chuyện lịch sử về nguồn gốc của mình. Câu chuyện này đã được cung cấp một phần trong cuốn Cuộc đời và những chuyến thám hiểm của Christopher Columbus năm 1828 của Washington Irving, đây có thể là nguồn gốc thực sự của những huyền thoại về nhà thám hiểm.
Sự thực dân hóa Châu Mỹ của Colombo, và những hậu quả tiếp sau trên người dân bản xứ, đã được kịch hóa thành tác phẩm 1492: Chinh phục thiên đường để kỷ niệm lần thứ 500 ngày ông đặt chân đến Châu Mỹ.
Sự sùng bái tính cách anh hùng của Colombo có lẽ đã đạt tới đỉnh điểm năm 1892, nhân kỷ niệm lần thứ 400 ngày ông đặt chân tới Châu Mỹ. Các công trình kỷ niệm Colombo (gồm cả World's Columbian Exposition tại Chicago) được dựng lên trên khắp Hoa Kỳ và Mỹ La Tinh, ca ngợi ông như một vị anh hùng. Nhiều thành phố, thị trấn và đường phố được đặt theo tên ông, gồm cả các thành phố thủ phủ của hai bang (Columbus, Ohio và Columbia, Nam Carolina). Các hiệp sĩ Columbus, một tổ chức hữu nghị của những người đàn ông Cơ đốc giáo, đã được bang Connecticut cấp phép hoạt động từ mười năm trước. Câu chuyện cho rằng Colombo có ý tưởng Trái Đất hình tròn khi những người cùng thời với ông vẫn quan niệm một Trái Đất phẳng thường được nhắc lại. Câu chuyện này cũng thường được viện dẫn để đề cao sự sáng suốt và óc tiến bộ của ông. Sự thách thức hiển nhiên của Colombo với khái niệm thông thường khi giương buồm đi về phía đông thay vì phía tây cũng được đề cập như một hình mẫu sáng tạo kiểu "Nước Mỹ".
Ở Hoa Kỳ, sự sùng bái Colombo xuất hiện đặc biệt nhiều trong các cộng đồng người Mỹ gốc Italia, Mỹ La Tinh và Cơ đốc giáo. Những cộng đồng này coi ông là đại diện của riêng họ để chứng minh rằng Cơ đốc giáo Địa Trung Hải có thể và đã có những đóng góp to lớn cho nước Mỹ. Những ý kiến phản đối ông ngày nay bị họ coi là một hành động mang tính chính trị.
Một số người cho rằng trách nhiệm của những chính phủ và nhân dân thời ấy với cái gọi là cuộc diệt chủng chống lại những người thổ dân Châu Mỹ đã bị che đậy bởi những câu chuyện hoang đường và những lễ nghi tung hô ông. Những người này cho rằng những thông tin sai trái về Colombo đã được sử dụng để biện minh cho những hành động của ông và cần phải làm sáng tỏ sự sai lầm đó. Vì thế, Ward Churchill (một phó giáo sư của Viện nghiên cứu người Bản xứ Châu Mỹ thuộc Đại học Colorado ở Boulder, và là một lãnh đạo Phong trào người Da đỏ bản xứ Châu Mỹ), đã cho rằng:
Hình ở đầu bài và hình bên trái đều có niên đại gần thời Colombo, nhưng các nhà sử học không biết rõ liệu các nghệ sĩ có vẽ chúng theo hiểu biết của chính mình về vẻ ngoài của ông không.
Colombo được miêu tả là người có bộ tóc đỏ, và đã sớm ngả màu trắng, ông có da mặt màu đỏ đặc trưng của người da trắng hay ở ngoài trời.
Dù có những miêu tả rõ ràng về tóc đỏ hay tóc trắng, những cuốn sách tại Hoa Kỳ thường dùng hình ảnh bên trái để miêu tả ông vì thế nó đã trở thành hình ảnh Colombo trong ý thức người dân. Hình bên phải cũng được sử dụng. Tuy nhiên, đa số người đồng ý rằng đây thực tế là hình của Paolo dal Pozzo Toscanelli.
Cristoforo Colombo
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cristoforo Colombo | |
---|---|
Chân dung Cristoforo Colombo do Ridolfo Ghirlandaio vẽ sau khi ông đã chết. Hiện chưa có tranh chân dung gốc của ông. |
|
Sinh | khoảng 1451 Có thể ở Genova, Liguria |
Mất | 20 tháng 5 năm 1506 (khoảng 55 tuổi) Valladolid, Castile |
Quốc gia | còn tranh cãi |
Tên khác | Genoese: Christoffa Corombo Tiếng Ý: Cristoforo Colombo Tiếng Catalunya: Cristòfor Colom Tiếng Tây Ban Nha: Cristóbal Colón Tiếng Bồ Đào Nha: Cristóvão Colombo Tiếng Latinh: Christophorus Columbus |
Công việc | Nhà thám hiểm hàng hải của Hoàng gia Castilla |
Tín ngưỡng | Giáo hội Công giáo La Mã |
Vợ (hoặc chồng) | Filipa Moniz (khoảng 1476-1485) |
Con cái | Diego Fernando |
Người thân | Giovanni Pellegrino, Giacomo và Bartolomeo Columbus (anh em) |
Chữ ký | |
Đối với các định nghĩa khác, xem Colombo (định hướng).
Đối với các định nghĩa khác, xem Chris Columbus (định hướng).
Cristoforo Colombo (tiếng Việt: Cri-xtốp Cô-lôm-bô[1] (đôi khi là Crít-xtốp Cô-lông); tiếng Tây Ban Nha: Cristóbal Colón, âm Hán-Việt: Kha Luân Bố; khoảng 1451 – 20 tháng 5, 1506) là một nhà hàng hải người Ý[2] và một đô đốc của Hoàng đế Castilla, mà những chuyến vượt Đại Tây Dương của ông đã mở ra những cuộc thám hiểm Châu Mỹ cũng như quá trình thực dân hoá của Châu Âu. Ông thường được coi là một người dân Genova, nguồn gốc xuất thân là người Do Thái di cư như bao người khác ở thế kỷ 15 - 16.Lịch sử coi chuyến đi đầu tiên năm 1492 của ông có tầm quan trọng lớn, dù thực tế ông không đặt chân tới lục địa cho tới tận chuyến thám hiểm thứ ba năm 1498.[3] Tương tự, ông không phải là nhà thám hiểm đầu tiên của Châu Âu tới Châu Mỹ, bởi vì đã có những ghi chép về tiếp xúc xuyên Đại Tây Dương của Châu Âu trước năm 1492. Tuy nhiên, chuyến đi của Colombo diễn ra trong thời điểm chủ nghĩa đế quốc quốc gia và sự cạnh tranh kinh tế giữa các nước đang phát triển tìm cách kiếm của cải từ việc thành lập những con đường thương mại và thuộc địa đang nổi lên. Vì thế, giai đoạn trước năm 1492 được coi là giai đoạn Tiền Colombo, và thời gian diễn ra sự kiện này (Ngày Colombo) thường được kỷ niệm tại toàn thể Châu Mỹ, Tây Ban Nha và Ý.
Mục lục
Thân thế
Nhà nghiên cứu Manuel da Silva Rosa cho rằng Colombo là một hoàng tử, con trai của vua Ba Lan Vladislav III.[4]Nhiều thuyết cho rằng Colombo sinh ra trong một gia đình công nhân ở Genova, Ý.
Thời gian trước những cuộc thám hiểm
Các lý thuyết hàng hải
Từ lâu Châu Âu đã có những con đường giao thương an toàn tới Trung Quốc và Ấn Độ— nơi cung cấp các mặt hàng giá trị như tơ lụa và gia vị — từ thời Đế chế Mông Cổ nắm quyền bá chủ (Pax Mongolica, hay "Hòa bình Mông Cổ"). Với sự sụp đổ của Constantinopolis vào tay những người Hồi giáo năm 1453, con đường bộ dẫn tới Châu Á không còn an toàn nữa. Các thủy thủ Bồ Đào Nha phải đi về phía nam vòng quanh Châu Phi để tới Châu Á. Colombo có một ý tưởng khác. Tới những năm 1480, ông đã phát triển một kế hoạch đi tới Ấn Độ (Indies) (sau này dùng để chỉ tất cả vùng phía nam và phía đông Châu Á) bằng cách đi thẳng về phía tây xuyên qua "Đại Dương" (Đại Tây Dương).Thỉnh thoảng có ý kiến cho rằng Colombo đã gặp nhiều khó khăn khi vận động tài trợ cho kế hoạch của mình bởi vì những người Châu Âu tin rằng Trái Đất là phẳng.[5] Trên thực tế, có ít người ở thời đại ấy tin vào chuyến đi của Colombo (và rõ ràng không có thủy thủ hay nhà hàng hải nào) tin vào điều đó. Đa số mọi người đều đồng ý rằng Trái Đất là một hình cầu. Những lý luận của Colombo dựa trên chu vi của hình cầu đó.
Ở thời Alexandria cổ, Eratosthenes (276-194 TCN) đã tính toán chính xác chu vi Trái Đất,[6] và từ trước đó vào năm 322 TCN Aristotle đã sử dụng các quan sát để suy luận rằng Trái Đất không phẳng. Đa số các học giả đều chấp nhận lý thuyết của Ptolemaeus rằng khối lượng đất của Trái Đất (đối với người Châu Âu ở thời gian đó, gồm cả Âu Á và Châu Phi) chiếm 180 độ khối cầu Trái Đất, còn 180 độ là nước.
Tuy nhiên, Colombo lại tin vào những tính toán của Marinus xứ Týros rằng đất chiếm 225 độ, nước chỉ chiếm 135 độ. Hơn nữa Colombo tin rằng 1 độ biểu hiện một khoảng cách ngắn hơn trên bề mặt Trái Đất so với khoảng cách mọi người thường tin. Cuối cùng ông đọc các bản đồ, lấy tỷ lệ theo dặm Ý (1.238 mét). Chấp nhận chiều dài một độ là 56⅔ dặm, từ những bản ghi chép của Alfraganus, vì thế ông tính ra chu vi Trái Đất tối đa là 25.255 kilômét, và khoảng cách từ quần đảo Canary tới Nhật Bản là 3.000 dặm Ý (3.700 km). Colombo không nhận ra rằng Alfraganus đã sử dụng dặm Ả rập còn dài hơn nữa, tới khoảng 1.830 mét. Tuy nhiên, ông không phải là người duy nhất "muốn có" Trái Đất nhỏ. Một hình ảnh có ấn tượng sâu sắc về Trái Đất thực sự trong đầu ông đã được thể hiện trong một quả địa cầu "Erdapfel" do Martin Behaim hoàn thành vào năm 1492 tại Nürnberg, Đức.
Vấn đề Colombo phải đương đầu là các chuyên gia không chấp nhận những ước tính khoảng cách tới Ấn Độ của ông. Chu vi thực của Trái Đất khoảng 40.000 km và khoảng cách từ Đảo Canary tới Nhật Bản là khoảng 19.600 kilô mét. Không con tàu nào ở thế kỷ 15 có thể mang đủ lương thực và nước ngọt để đi từ Đảo Canary tới Nhật Bản. Đa số các thủy thủ và nhà hàng hải Châu Âu kết luận một cách chính xác rằng, những thủy thủ từ Châu Âu đi về hướng tây để tới châu Á sẽ chết vì đói khát trước khi tới nơi.
Họ đã đúng, nhưng Tây Ban Nha, chỉ vừa mới thống nhất sau cuộc hôn nhân của Ferdinand và Isabella lại muốn liều lĩnh để có lợi thế thương mại với Đông Ấn trước các nước Châu Âu khác. Colombo đã hứa hẹn điều đó với họ.
Những tính toán của Colombo về chu vi Trái Đất và khoảng cách từ quần đảo Canary tới Nhật Bản không chính xác. Nhưng hầu như mọi người Châu Âu đều sai lầm khi cho rằng khoảng cách đại dương giữa Châu Âu và Châu Á là không thể vượt qua. Dù Colombo đến khi chết vẫn cho rằng mình đã mở ra một con đường hàng hải trực tiếp tới Châu Á, trên thực tế ông đã lập ra một con đường biển giữa Châu Âu và Châu Mỹ. Chính con đường tới Châu Mỹ này, chứ không phải con đường tới Nhật Bản đã mang lại lợi thế cạnh tranh cho Tây Ban Nha để trở thành một đế chế thương mại.
Tìm nguồn tài trợ
Colombo lần đầu đệ trình kế hoạch của mình ra trước triều đình Bồ Đào Nha năm 1485. Các chuyên gia của nhà vua cho rằng con đường đó dài hơn ước đoán của Colombo (khoảng cách trên thực tế còn dài hơn nữa), và khước từ yêu cầu của Colombo. Sau đó ông tìm cách tìm kiếm hậu thuẫn từ phía triều đình Ferdinand II ở Aragon và Isabella I tại Castile, những người đã thống nhất đế chế Tây Ban Nha rộng lớn nhất sau khi kết hôn và cùng cai trị với nhau.Sau bảy năm vận động ở triều đình Tây Ban Nha, nơi ông được trả một khoản lương để không mang kế hoạch của mình đi nơi khác, cuối cùng ông đã thành công năm 1492. Ferdinand và Isabella vừa chinh phục Granada, thành trì cuối cùng của người Hồi giáo trên bán đảo Iberia, và họ đã tiếp kiến Colombo tại Córdoba, trong vương quốc hay lâu đài Alcázar. Isabel nghe theo lời cha xưng tội của mình bác bỏ đề xuất của Colombo, ông ra đi trong thất vọng thì Ferdinand can thiệp. Sau đó Isabel gửi một toán lính tới tìm ông và Ferdinand sau này đã xứng đáng với lời ca ngợi là "nguyên nhân chủ yếu khiến những hòn đảo đó được khám phá". Vua Ferdinand được cho là đã "hết kiên nhẫn" về vấn đề này, nhưng điều này không được chứng minh.
Khoảng một nửa số tiền tài trợ tới từ các nhà đầu tư tư nhân Ý mà Colombo đã có quan hệ từ trước. Vì đã kiệt quệ tài chính sau chiến dịch Granada, triều đình cho phép vị quan coi ngân khố lấy vốn từ nhiều nguồn khác nhau của hoàng gia bên trong các doanh nghiệp. Colombo được phong chức "Đô đốc các Đại dương" và sẽ nhận được một phần trong mọi khoản lợi nhuận. Các điều khoản hợp đồng của ông khá ngớ ngẩn, nhưng chính con trai ông sau này đã viết, triều đình không thực sự mong đợi ông quay trở về.
Cuối đời
Trong khi Colombo luôn coi việc phi tín ngưỡng là một trong những nguyên nhân dẫn tới các cuộc thám hiểm của ông, thì về cuối đời ông ngày càng tin vào tôn giáo. Ông tuyên bố mình nghe thấy những giọng nói thần thánh, kêu gọi tiến hành một cuộc thập tự chinh mới để chiếm Jerusalem, thường mặc đồ của dòng thánh Franciscan, và miêu tả những cuộc thám hiểm của ông là "thiên đường" như một phần kế hoạch của Chúa nhằm dẫn tới Sự phán xét cuối cùng và sự chấm dứt Thế giới.Trong những năm cuối đời, Colombo đã yêu cầu triều đình Tây Ban Nha trao cho ông 10% lợi nhuận thu được từ những vùng đất mới, như những thỏa thuận trước đó. Bởi vì ông đã không còn giữ chức toàn quyền, triều đình cho rằng họ không phải tuân theo những điều khoản trong hợp đồng đó nữa, và từ chối những yêu cầu của ông. Sau này gia đình ông đã kiện đòi một phần lợi nhuận trong thương mại với Châu Mỹ nhưng đã hoàn toàn thua cuộc 50 năm sau.
Ngày 20 tháng 5, 1506, Colombo qua đời tại Valladolid, trong tình trạng khá giàu có nhờ số vàng đã thu thập được ở Hispaniola. Ông vẫn tin rằng những chuyến đi của ông chạy dọc theo bờ biển phía đông Châu Á. Sau khi chết, xác ông được excarnation—thịt được bỏ đi chỉ còn lại xương. Thậm chí sau khi chết, những chuyến đi của ông vẫn tiếp diễn: đầu tiên ông được chôn tại Valladolid và sau đó tại tu viện La Cartuja ở Seville, theo mong muốn của con trai ông Diego, người từng làm toàn quyền Hispaniola, di hài ông được chuyển về Santo Domingo năm 1542. Năm 1795, Pháp chiếm vùng này và ông lại được đưa tới La Habana. Sau khi Cuba giành độc lập sau cuộc Chiến tranh Tây Ban Nha-Mỹ năm 1898, di hài ông lại được đưa về Thánh đường Seville, và được đặt trong một ngôi mộ cầu kỳ. Tuy nhiên, một hộp chì có khắc chữ "Don Cristoforo Colombo" và chứa các phần xương của ông cùng một viên đạn đã được khám phá tại Santo Domingo năm 1877. Để bác bỏ những giả thuyết cho rằng di hài giả của ông đã được chuyển tới La Habana và rằng Colombo vẫn ở yên trong thánh đường Santo Domingo, các mẫu DNA đã được lấy tháng 6 năm 2003 (History Today tháng 8, 2003). Kết quả thông báo vào tháng 5, 2006 cho thấy ít nhất một phần di hài Colombo vẫn nằm lại Seville, nhưng chính quyền Santo Domingo không cho phép xét nghiệm mẫu di hài họ đang nắm giữ.[7]
Nguồn gốc quốc tịch
Có nhiều giả thuyết về nguồn gốc quốc tịch của ông, gồm:Nguồn gốc Genoa
Trong cuốn Christopher Columbus, Xuất bản phẩm của Đại học Okla. (1987), trang 10-11, Gianni Granzotto đã cung cấp những thông tin sau do những người cùng thời với Colombo viết.- Pietro Martire [Peter Martyr], một người Lombard, là người đầu tiên viết niên biểu của Colombo và đã ở Barcelona khi Colombo quay trở về sau chuyến thám hiểm đầu tiên. Trong bức thư của ông đề ngày 14 tháng 5, 1493, gửi Giovanni Borromeo, ông đã coi Colombo là người Ligurian [vir Ligur], Liguria là vùng có Genoa.
- Một bản tham khảo, từ năm 1492 của một người chép thuê trong triều đình Galindez, đã coi Colombo là "Cristóbal Colón, genovés."
- Trong cuốn Lịch sử các vị vua Cơ đốc giáo, Andrés Bernaldez đã viết: "Colombo là một người đến từ vùng Genoa."
- Trong cuốn Tổng quan và Lịch sử Tự nhiên Ấn Độ, Bartolomé de Las Casas xác nhận "quốc tịch Genoa" của ông;
- và trong một cuốn sách cùng tên, Gonzalo de Fernández de Oviedo đã viết rằng Colombo "có nguồn gốc từ tỉnh Liguria."
- Antonio Gallo, Agostino Giustiniani, và Bartolomeo Serraga đã viết rằng Colombo là người Genoa.
- Bên cạnh những tài liệu mà chúng ta có thể lượm lặt được những sự kiện thực tế về cuộc sống thời trẻ của Colombo, ta còn có những tài liệu khác xác định rằng Nhà thám hiểm là con trai của người thợ dệt len Domenico, dù khả năng này còn bị nghi ngờ. Ví dụ, Domenico có một anh/em trai là Antonio, giống như ông cũng là một thành viên được kính trọng trong tầng lớp trung lưu thấp tại Genoa. Antonio có ba con trai: Matteo, Amigeto và Giovanni, người thường được gọi là Giannetto (tên Genoa tương tự "Johnny"). Giannetto, cũng như Christopher, đã rời bỏ một công việc buồn tẻ để ra biển. Năm 1496 ba anh em trai gặp gỡ nhau trong một phòng công chứng tại Genoa và đồng ý rằng Johnny phải tới Tây Ban Nha và tìm kiếm người anh họ lớn nhất "Don Cristoforo de Colombo, Đô đốc của Nhà Vua Tây Ban Nha," mỗi người chịu một phần ba chi phí chuyến đi. Chuyến đi tìm việc này rất thành công. Đô đốc đã trao cho Johnny quyền chỉ huy một tàu buồm nhỏ trong chuyến viễn du lần thứ ba tới Châu Mỹ, và giao phó cho ông nhiều việc cơ mật.
"Cuộc đời của Đô đốc Christopher Columbus theo lời kể của con trai Ferdinand," do Benjamin Keen dịch, Greenwood Press (1978), là bản dịch cuốn tiểu sử do con trai Colombo là Fernando viết: "Historie del S. D. Fernando Colombo; nelle quali s'ha particolare, & vera relatione della vita, & de fatti dell'Ammiraglio D. Cristoforo Colombo, suo padre: Et dello scoprimento ch'egli fece dell'Indie Occidentali, dette Mondo Nuovo,..."[4]
Trong đoạn đầu trang 3 bản dịch của Keen, Fernando bác bỏ câu chuyện kỳ cục rằng Đô đốc là hậu duệ của Colonus đã từng được Tacitus đề cập đến. Tuy nhiên, ông coi "hai người Coloni nổi tiếng đó, là họ hàng của ông." Theo ghi chú 1, trang 287, hai người đó "là dân đảo corse không có họ hàng với nhau hay với Cristoforo Colombo, một người là Guillame de Casenove, tên hiệu Colombo, Đô đốc nước Pháp dưới thời Vua Louis XI." Ở đầu trang 4, Fernando liệt kê Nervi, Cugureo, Bugiasco, Savona, Genoa và Piacenza là những nơi có thể là nguồn gốc xuất thân. Ông cũng viết rằng:
- "Colombo... quả thực là tên tổ tiên ông. Nhưng ông đã thay đổi nó để phù hợp với ngôn ngữ đất nước nơi sinh sống và lập nghiệp" (Colom trong tiếng Bồ Đào Nha và Colón trong tiếng Castile).
- "Trong cái lạnh mùa đông, ông Fornari già cả lên đường tới Venice, trung tâm xuất bản của Ý, để giám sát việc dịch và xuất bản cuốn sách."
- "Đức Ngài [Fornari], một người danh vọng và hào phóng, muốn ký ức về con người vĩ đại này trở thành bất hủ, dù đã bảy mươi tuổi, trong mùa đông băng giá, với chiều dài chuyến đi, đã đi từ Genoa tới Venice với mục tiêu xuất bản cuốn sách đó... để những cuộc khám phá của con người kiệt xuất này, vinh quang thực sự của Italia và đặc biệt của quê hương Đức Ngài, sẽ được biết tới."
Theo một cuộc điều tra do nhà sử học từng nghiên cứu một thời gian dài về Colombo là Manuel Rosa tiến hành bản di chúc cuối cùng này và bản cung năm 1498 còn nằm lại trong văn khố Seville, là một bản copy của bản chính đã mất và không hề có tên người làm chứng cũng như dấu công chứng nhà nước. Nó có nhiều điều mâu thuẫn, như được ký là El Almirante, trong khi trong bản copy có công chứng của điều khoản bổ sung di chúc năm 1506, nhân viên công chứng nhà nước nói rõ ràng rằng bản di chúc mà ông xem có ký chữ Christo Ferens. Nhiều người nghi ngờ đó là sự giả mạu. Nhiều nhà văn đã đưa ra những giả thuyết khác về nguồn gốc quốc tịch Colombo dựa trên các tài liệu khác. Chúng ta biết rất ít thông tin về Colombo giai đoạn trước những năm giữa thập niên 1470. Có người cho rằng điều này có lẽ vì ông đã giấu diếm điều gì đó— một sự kiện trong nguồn gốc xuất thân của ông hay lịch sử mà ông có ý muốn giữ kín.
Lý thuyết Tây Ban Nha
Gần đây, một đội khoa học Tây Ban Nha đã có được giấy phép khai quật mộ Colombo tại Seville, Tây Ban Nha. Sử dụng phân tích ADN xương ông, cũng như xương người anh/em trai là Diego và con trai ông, các nhà khoa học đã tìm cách lắp ghép tiểu sử thực của Colombo. Tuy nhiên, những cuộc thử nghiệm ADN không mang lại thành công.Sau đó những văn bản ghi chép của chính Colombo được đem ra xem xét. Cần nhớ rằng Colombo viết theo phong cách Bắc Italia. Ngôn ngữ Genoa không được sử dụng trong văn viết thời Colombo. Những phân tích sâu thêm về các từ thường được ông sử dụng, những lỗi ngôn ngữ ông mắc phải, cho thấy rằng giả thuyết gần đúng nhất là ông đã học tiếng Catalan khi còn trẻ trong các chuyến đi tới Tây Ban Nha của mình. Tự dạng của Colombo cũng được phân tích. Những khám phá từ các cuộc khảo sát này cho thấy vì sự lỏng lẻo trong phong cách viết, chắc chắn ông đã học nó khi còn trẻ.
Những nhà điều tra đã xem xét các thông tin xem liệu nó có cho thấy Colombo là người gốc Catalan. Trong suốt đời mình, Colombo tự viết tên là Christobal Colom; những người cùng thời và gia đình ông cũng gọi ông như vậy. Colombo luôn nói rằng ông là người Italia. Có thể ước đoán rằng Colom là tên viết tắt của Colombo được sử dụng cho tên họ Italia là Colombo (có nghĩa "bồ câu"). Colom cũng có thể là một cái tên Bồ Đào Nha, Pháp hay Catalan. Có một gia đình thương nhân quý tộc tại Barcelona (Tây Ban Nha) cũng mang họ Colom.[cần dẫn nguồn]
Quốc tịch thực của Colombo vẫn là điều chưa được khám phá, dù mọi người thường chấp nhập ông là người Italia vì sự thực rằng ông luôn nhận mình là người Italia trong suốt cuộc đời.[8]
Các giả thuyết khác
Câu hỏi về quốc tịch Colombo đã trở thành vấn đề tranh cãi sau khi chủ nghĩa quốc gia ngày càng phát triển; vấn đề này nảy sinh nhân kỷ niệm bốn trăm năm sự kiện khám phá Châu Mỹ năm 1892 (xem Triển lãm Colombian thế giới), khi nguồn gốc Genoa của Colombo trở thành một niềm kiêu hãnh của một số người Mỹ gốc Italias. Tại thành phố New York, những bức tượng đối thủ của Colombo được các cộng đồng Hispanic (người Mỹ gốc Nam Mỹ) và Italia ký tên bên dưới, và những vị trí danh dự có mặt ở cả hai cộng đồng, tại Quảng trường Colombo và Công viên Trung tâm.Một giả thuyết cho rằng Colombo đã phục vụ cho tên cướp biển Pháp là Guillaume Casenove Coulon và lấy họ của mình theo họ của hắn nhưng sau này đã tìm cách che giấu quá khứ hải tặc. Một số nhà sử học đã tuyên bố rằng ông là người xứ Basque. Những người khác nói ông là một converso (một người Do Thái Tây Ban Nha đã cải sang Thiên Chúa giáo). Tại Tây Ban Nha, thậm chí một số người Do Thái cải đạo đã bị buộc phải rời nước này sau nhiều vụ khủng bố; hiện vẫn có nhiều conversos đang bí mật theo Đạo Do Thái. Sự tương quan giữa đạo luật Alhambra, kêu gọi trục xuất tất cả những người Do Thái ra khỏi Tây Ban Nha và lãnh thổ của nó cũng như những vùng đất thuộc sở hữu của nước này ngày 31 tháng 7, 1492, và việc Colombo lên tàu bắt đầu chuyến đi đầu tiên của mình ngày 3 tháng 8 1492, đã ủng hộ cho giả thuyết này.
Một giả thuyết khác cho rằng ông là người thị trấn Calvi trên đảo Corsica, ở thời ấy là một phần cộng hòa Genoa. Hòn đảo thường xảy ra bạo động khiến dân chúng ở đây mang tiếng xấu, vì thế ông đã che giấu nguồn gốc của mình. Những giả thuyết khác cho rằng thực tế Colombo là người Catalan (Colom)[9][10].
Cũng có nghiên cứu cho rằng Colombo có thể là người đảo Chios Hy Lạp.[11] Lý lẽ ủng hộ giả thuyết này cho rằng thời ấy Chios đang thuộc quyền kiểm soát của Genoa, và vì thế là một phần của Cộng hòa Genoa, và rằng ông đã ghi nhận ký bằng tiếng La tinh hay tiếng Hy Lạp chứ không phải tiếng Italia hay Genoa. Ông cũng tự gọi mình là "Colombo de Terra Rubra" (Colombo của Trái Đất Đỏ); Chios nổi tiếng vì có đất đỏ ở phía nam nơi có trồng cây máttít (mastic) thường được người Genoa buôn bán. Cũng có một ngôi làng mang tên Pirgi trên hòn đảo Chios nơi cho tới tận ngày nay những người dân ở đó vẫn mang họ "Colombus."
Thậm chí có giả thuyết cho rằng văn bia trên mộ của ông, được dịch là "Hãy đừng để tôi bị nhầm lẫn mãi mãi," là lời ám chỉ của Colombo rằng quốc tịch của ông không đúng như sự thực được công bố khi còn sống. Tuy nhiên, câu viết thực tế trên văn bia, "Non confundar in aeternam" (trong tiếng La tinh), có lẽ phải được dịch chính xác hơn thành "Đừng bao giờ để tôi biến mất," và nó thường xuất hiện trong nhiều bài Thánh thi.
Giả thuyết khác cho rằng có thể ông sinh ra tại Alentejo, Bồ Đào Nha. Theo giả thuyết này, ông đặt tên hòn đảo Cuba theo tên thị trần Cuba tại Alentejo Bồ Đào Nha— thị trấn nơi, theo một số nhà sử học Bồ Đào Nha, ông sinh ra với cái tên Salvador Fernandes Zarco. Giả thuyết này dựa trên việc nghiên cứu một số sự kiện thực tế và tài liệu về cuộc đời ông và phân tích chữ ký của ông dưới Pháp thuật (Kabbalah) Do Thái, nơi ông miêu tả gia đình và nguồn gốc của mình. Macarenhas Barreto cho rằng: "Fernandus Ensifer Copiae Pacis Juliae illaqueatus Isabella Sciarra Camara Mea Soboles Cubae.", hay "Ferdinand người giữ thanh kiếm quyền lực Beja (Pax Julia in Latin), người đã cưới Isabel Sciarra Camara, là tổ tiên của tôi từ Cuba".
Bởi vì ông không bao giờ ký tên mình theo một quy ước, giả thuyết về danh hiệu càng được ủng hộ. Tên ông, Christopher, có nguồn gốc Hy Lạp nghĩa là "Người mang của Chúa" (Bearer of Christ) được chuyển sang tiếng La tinh và giữ nguyên nghĩa "Người mang của Chúa" (Christo ferens) "và của Linh hồn Linh thiêng" (Colombo, bồ câu trong tiếng La tinh, bởi vì theo truyền thống thường được biểu tượng hóa thành Linh hồn Linh thiêng), một sự đề cập tới Quân đoàn Christ nối tiếp sau Các hiệp sĩ Templar ở Bồ Đào Nha và bắt đầu thời đại thám hiểm. Hệ luận của những điều bên trên cho thấy ông có lẽ chủ tâm làm trệch hướng chú ý của những vị vua xứ Castilia khỏi mục tiêu Ấn Độ của họ. Vì thế ông có lẽ có lý do để giấu nguồn gốc xuất thân bởi vì Bồ Đào Nha là đối thủ lớn nhất của Tây Ban Nha về khám phá hàng hải. Nói tóm lại, ông là một "điệp viên mật".
Ngôn ngữ
Dù trong các tài liệu Genoa có nói về một người thợ dệt tên là Colombo, nhưng cũng từng có lưu ý rằng, trong các tài liệu lưu trữ, Colombo hầu như chỉ viết bằng tiếng Tây Ban Nha, và rằng ông đã sử dụng ngôn ngữ, với các ngữ âm tiếng Bồ Đào Nha hay tiếng Catalan, thậm chí trong cả những giấy tờ mang tính riêng tư, thư từ gửi cho anh/em trai, các bạn người Italia và cho Ngân hàng Genoa. Hai người anh/em gai của ông là bde ở Genoa và cũng viết thư bằng tiếng Tây Ban Nha.Có một lời chú thích viết tay nhỏ bằng tiếng Genoa trong cuốn Pliny's Natural History xuất bản bằng tiếng Italia mà ông đã đọc trong chuyến thám hiểm thứ hai đến Châu Mỹ. Tuy nhiên, nó thể hiện những ảnh hưởng cả từ tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Tiếng Genoa Italia không phải là ngôn ngữ viết ở thế kỷ 15. Cũng có một ghi chú trong cuốn Book of Prophecies của ông, theo nhà sử học August Kling, thể hiện "những đặc trưng của chủ nghĩa nhân văn bắc Italia trong kiểu chữ, cú pháp và cách đánh vần." Colombo rất chú ý và kiêu hãnh khi viết theo hình thức tiếng Italia này.
Phillips đã chỉ ra rằng 500 năm trước, các ngôn ngữ gốc La tinh không khác biệt nhau lớn như ngày nay. Bartolomé de las Casas trong cuốn Historia de las Indias của mình đã cho rằng Colombo không sử dụng tốt tiếng Tây Ban Nha và rằng ông không phải sinh ra tại Castile. Trong những bức thư ông thường tự cho mình là một "người nước ngoài." Ramón Menéndez Pidal đã nghiên cứu ngôn ngữ của Colombo năm 1492, và đề xuất rằng khi vẫn còn ở Genoa, Colombo đã học tiếng Tây Ban Nha đã được Bồ Đào Nha hóa từ những nhà du lịch, những người này thường sử dụng một kiểu tiếng La tinh thương mại hay lingua franca (latín ginobisco đối với người Tây Ban Nha). Ông cho rằng Colombo đã học tiếng Tây Ban Nha ở Bồ Đào Nha bời vì thời ấy tại Bồ Đào Nha ngôn ngữ này "được coi là ngôn ngữ của văn hoá" từ năm 1450. Kiểu tiếng Tây Ban Nha này cũng được các nhà thơ như Fernán Silveira và Joan Manuel sử dụng. Bằng chứng đầu tiên việc ông dùng tiếng Tây Ban Nha xuất hiện từ thập kỷ 1480. Menendez Pidal và nhiều người khác đã phát hiện nhiều từ tiếng Bồ Đào Nha trong những văn bản viết tiếng Tây Ban Nha của ông, khi ông lẫn lộn, ví dụ falar và hablar. Nhưng Menendez Pidal không chấp nhận giả thuyết nguồn gốc Galicia của Colombo khi lưu ý rằng khi có sự khác biệt giữa tiếng Bồ Đào Nha và tiếng Galician, Colombo luôn sử dụng cách thức Bồ Đào Nha.
Mặt khác, tiếng La tinh là ngôn ngữ của các học giả, và đây cũng là thứ tiếng Colombo sử dung thành thạo. Ông cũng ghi nhật ký bằng tiếng La tinh, và một nhật ký "mật" bằng tiếng Hy Lạp.
Theo nhà sử học Charles Merrill, những phân tích văn bản viết tay của ông cho thấy nó có những nét đặc trưng của một người nói tiếng Catalan, và những lỗi ngữ âm của Colombo trong tiếng Tây Ban Nha "có lẽ giống nhất" với kiểu Catalan. Tương tự, ông đã cưới một phụ nữ quý tộc Bồ Đào Nha, Filipa Perestrello e Moniz, con gái của Bartolomeu Perestrelo người từng là Toàn quyền thứ nhất Porto Santo tại Madeira. Bà cũng là cháu của Gil Moniz, người thuộc một trong những dòng họ lâu đời nhất Bồ Đào Nha, và từng có quan hệ thân thiết với Hoàng tử Henry Nhà hàng hải. Đây được coi là bằng chứng cho thấy ông có nguồn gốc quý tộc chứ không phải xuất thân từ tầng lớp thương gia Italia, bởi vì trong thời ông không có trường hợp quý tộc thông gia với các tầng lớp khác. Cũng giả thuyết này cho rằng ông là con ngoài giá thú của một nhà quý tộc hàng hải có tiếng tại Catalan, người từng đánh thuê trong một trận chiến chống lại các lực lượng Castilian. Chiến đấu chống lại Ferdinand và nguồn gốc con hoang là hai lý do rất chính đáng cho việc giấu kín nguồn gốc xuất thân của mình. Hơn nữa, viêc khai quật xác anh/em trai ông cho thấy người này ở thế hệ khác, cách biệt tới gần một thập kỷ, chứ không phải "Giacomo Colombo" của gia đình Genoa.
Trong một lý thuyết khác ít được chấp nhận hơn theo "thuyết Chios" về nguồn gốc Colombo, ông là con trai một gia đình quý tộc Genoa tại Hy Lạp - điều này giải thích khả năng tiếng Hy Lạp của ông - đã di cư từ hồi trẻ tới Castilla & Leon gần một thành phố lớn của Bồ Đào Nha, nơi ông học tiếng La tinh, tiếng Bồ Đào Nha và tiếng Tây Ban Nha (Castellano) và sẽ sử dụng chúng trong chuyến đi sau này. Tương tự, lý thuyết này giải thích khả năng sử dụng nhiều ngôn ngữ của ông và việc tại sao các ý kiến và kế hoạch của ông đã được chấp nhận từ thời điểm sớm hơn thông thường.
Tri giác
Cristoforo Colombo có ảnh hưởng văn hóa đáng kể với những thành tựu và hoạt động cá nhân của ông; ông đã trở thành một biểu tượng, một nhân vật huyền thoại. Những câu chuyện về Colombo khắc họa ông là một nhân vật vừa thần thánh vừa xấu xa.Trong khi có những nhà thám hiểm và những người di cư đã tới Tân thế giới trước Colombo và thực tế nó đã được "khám phá" nhiều lần, ảnh hưởng và tầm quan trọng của Colombo trong lịch sử mang nhiều ý nghĩa thời đại hơn là ý nghĩa tác động. Ông đã tới đây ở thời điểm những phát triển kỹ thuật đi biển và liên lạc khiến thông tin về những chuyến đi của ông nhanh chóng lan rộng khắp tây Âu. Vì vậy Châu Âu đã lại biết đến sự tồn tại của Châu Mỹ, và điều này dẫn tới nhiều chuyến đi khác tìm kiếm tài sản cũng như để mở rộng.
Hơn nữa, các quốc gia mới ra đời của Tân thế giới, đặc biệt là nước Hoa Kỳ mới giành độc lập, dường như cần có một câu chuyện lịch sử về nguồn gốc của mình. Câu chuyện này đã được cung cấp một phần trong cuốn Cuộc đời và những chuyến thám hiểm của Christopher Columbus năm 1828 của Washington Irving, đây có thể là nguồn gốc thực sự của những huyền thoại về nhà thám hiểm.
Sự thực dân hóa Châu Mỹ của Colombo, và những hậu quả tiếp sau trên người dân bản xứ, đã được kịch hóa thành tác phẩm 1492: Chinh phục thiên đường để kỷ niệm lần thứ 500 ngày ông đặt chân đến Châu Mỹ.
Các di sản
Theo truyền thống, Colombo thường được đa số người dân Hoa Kỳ coi là một nhân vật anh hùng. Ông cũng thường được ca tụng là người can đảm, anh dũng và có niềm tin: ông đã đi về phía tây tiến vào những vùng biển chưa từng được biết tới, và kế hoạch độc nhất vô nhị của ông cũng thường được coi là biểu hiện của sự mưu trí. Colombo đã viết về chuyến đi của mình, "Chúa cho tôi niềm tin, và sau đó là sự can đảm."Sự sùng bái tính cách anh hùng của Colombo có lẽ đã đạt tới đỉnh điểm năm 1892, nhân kỷ niệm lần thứ 400 ngày ông đặt chân tới Châu Mỹ. Các công trình kỷ niệm Colombo (gồm cả World's Columbian Exposition tại Chicago) được dựng lên trên khắp Hoa Kỳ và Mỹ La Tinh, ca ngợi ông như một vị anh hùng. Nhiều thành phố, thị trấn và đường phố được đặt theo tên ông, gồm cả các thành phố thủ phủ của hai bang (Columbus, Ohio và Columbia, Nam Carolina). Các hiệp sĩ Columbus, một tổ chức hữu nghị của những người đàn ông Cơ đốc giáo, đã được bang Connecticut cấp phép hoạt động từ mười năm trước. Câu chuyện cho rằng Colombo có ý tưởng Trái Đất hình tròn khi những người cùng thời với ông vẫn quan niệm một Trái Đất phẳng thường được nhắc lại. Câu chuyện này cũng thường được viện dẫn để đề cao sự sáng suốt và óc tiến bộ của ông. Sự thách thức hiển nhiên của Colombo với khái niệm thông thường khi giương buồm đi về phía đông thay vì phía tây cũng được đề cập như một hình mẫu sáng tạo kiểu "Nước Mỹ".
Ở Hoa Kỳ, sự sùng bái Colombo xuất hiện đặc biệt nhiều trong các cộng đồng người Mỹ gốc Italia, Mỹ La Tinh và Cơ đốc giáo. Những cộng đồng này coi ông là đại diện của riêng họ để chứng minh rằng Cơ đốc giáo Địa Trung Hải có thể và đã có những đóng góp to lớn cho nước Mỹ. Những ý kiến phản đối ông ngày nay bị họ coi là một hành động mang tính chính trị.
Một số người cho rằng trách nhiệm của những chính phủ và nhân dân thời ấy với cái gọi là cuộc diệt chủng chống lại những người thổ dân Châu Mỹ đã bị che đậy bởi những câu chuyện hoang đường và những lễ nghi tung hô ông. Những người này cho rằng những thông tin sai trái về Colombo đã được sử dụng để biện minh cho những hành động của ông và cần phải làm sáng tỏ sự sai lầm đó. Vì thế, Ward Churchill (một phó giáo sư của Viện nghiên cứu người Bản xứ Châu Mỹ thuộc Đại học Colorado ở Boulder, và là một lãnh đạo Phong trào người Da đỏ bản xứ Châu Mỹ), đã cho rằng:
Very high on the list of those expressions of non-indigenous sensibility which contribute to the perpetuation of genocidal policies against Indians are the annual Colombo Day celebration, events in which it is baldly asserted that the process, events, and circumstances described above are, at best, either acceptable or unimportant. More often, the sentiments expressed by the participants are, quite frankly, that the fate of Native America embodied in Colombo and the Columbian legacy is a matter to be openly and enthusiastically applauded as an unrivaled "boon to all mankind." Undeniably, the situation of American Indians will not -- in fact cannot -- change for the better so long as such attitudes are deemed socially acceptable by the mainstream populace. Hence, such celebrations as Colombo Day must be stopped. (in "Bringing the Law Back Home")
Vẻ ngoài
Không một bức chân dung đương thời đáng tin cậy nào của Cristoforo Colombo còn tồn tại. Trong nhiều năm các nhà sử học đã tái hiện hình dáng của ông theo những lời văn miêu tả trước kia. Ông được mô tả rất khác nhau với tóc dài hay ngắn, người béo hay gầy, có râu hay không, nghiêm khắc hay dễ tính.Hình ở đầu bài và hình bên trái đều có niên đại gần thời Colombo, nhưng các nhà sử học không biết rõ liệu các nghệ sĩ có vẽ chúng theo hiểu biết của chính mình về vẻ ngoài của ông không.
Colombo được miêu tả là người có bộ tóc đỏ, và đã sớm ngả màu trắng, ông có da mặt màu đỏ đặc trưng của người da trắng hay ở ngoài trời.
Dù có những miêu tả rõ ràng về tóc đỏ hay tóc trắng, những cuốn sách tại Hoa Kỳ thường dùng hình ảnh bên trái để miêu tả ông vì thế nó đã trở thành hình ảnh Colombo trong ý thức người dân. Hình bên phải cũng được sử dụng. Tuy nhiên, đa số người đồng ý rằng đây thực tế là hình của Paolo dal Pozzo Toscanelli.
Xem thêm
- 1492: Chinh phục Thiên đường
- Bartolomeo Colombo
- Ngày Colombo
- Domenico Colombo
- Diệt chủng
- Guanahani (một cuộc thảo luận về những nơi có thể là vị trí đổ bộ đầu tiên)
- Nô lệ da đỏ
- Các hiệp sỹ Colombo
- Danh sách các địa điểm được đặt tên Cristoforo Colombo
- Paolo dal Pozzo Toscanelli
- Tiếp xúc xuyên đại dương thời tiền Colombo
- Raccolta Colombina, một tuyển tập những tài liệu Genoa do các nhà sử học Italia thế kỷ 19 sưu tầm nhằm ủng hộ giả thuyết công dân Genoa.
- Quá trình thực dân hóa Châu Mỹ của Tây Ban Nha
Thư mục
- Cohen, J.M. (1969) The Four Voyages of Christopher Columbus: Being His Own Log-Book, Letters and Dispatches With Connecting Narrative Drawn from the Life of the Admiral by His Son Hernando Colon and Others. London UK: Penguin Classics.
- Cook, Sherburn and Woodrow Borah (1971) Essays in Population History, Volume I. Berkeley CA: University of California Press.
- Crosby, A. W. (1987) The Columbian Voyages: the Columbian Exchange, and Their Historians. Washington, DC: American Historical Association.
- Friedman, Thomas (2005) The World Is Flat: A Brief History Of The Twenty-first Century. New York: Farrar Straus Giroux.
- Hart, Michael H. (1992) The 100. Seacaucus NJ: Carol Publishing Group.
- Keen, Benjamin (1978) The life of the Admiral Christopher Columbus by his son Ferdinand, Westport CT: Greenwood Press.
- Nelson, Diane M. (1999) A Finger in the Wound: Body Politics in Quincentennial Guatemala. Berkeley CA: University of California Press.
- Markham, Clements R. (1893) The Journal of Christopher Columbus (during His First Voyage, 1492-93) Online from Google Books.
- Morison, S. E. (1991) Admiral of the Ocean Sea: A Life of Christopher Columbus. Boston: Little, Brown and Company.
- Patrick, John J. (1992) "Teaching about the Voyages of Columbus" ERIC Clearinghouse for Social Studies.
- Phillips, W. D. and C. R. Phillips (1992) The worlds of Christopher Columbus. Cambridge UK: Cambridge University Press.
- Turner, Jack (2004) Spice: The History of a Temptation. New York: Random House.
- Ulloa, S. Alfonso (1571) Historie del S. D. Fernando Colombo Venetia: Francesco de'Franceschi Sanese.
- Urvoy, Jean-Michel (2004) "Où est enterré Christophe Colomb?" l'Histoire 2 (April): 20-21. (Trans. "A chain to solve the mystery about Christopher Columbus’s remains")
- Wilford, John Noble and Ashbel Green (1991) The Mysterious History of Columbus: An exploration of the man, the myth, the legacy. New York: Knopf Press.
Tham khảo
- ^ SGK Địa Lí
- ^ Britannica History & Society - Christopher Columbus
- ^ “Parks Canada — L'Anse aux Meadows National Historic Site of Canada”. Pc.gc.ca. 24 tháng 4 năm 2009. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2009.
- ^ Manuel Rosa.COLON. La Historia Nunca Contada. Esquilo - Ediciones y Multimedia, Badajoz. ISBN 989-8092-66-1. 2009.
- ^ Boller, Paul F (1995). Not So!:Popular Myths about America from Columbus to Clinton. New York: Oxford University Press. ISBN 9780195091861.
- ^ Sagan, Carl. Cosmos; the mean circumference of the Earth is 40,041.47 km.
- ^ http://www.miami.com/mld/elnuevo/14624321.htm
- ^ Columbus: Secrets from the Grave, Discovery Channel documentary, about a possible Catalan origin.
- ^ [1]
- ^ [2]
- ^ [3]
Liên kết ngoài
Wikiquote có sưu tập danh ngôn về:
|
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và phương tiện truyền tải về Cristoforo Colombo |
- XPOFerenS: The true history of Cristobal Colom
- Keith Pickering's Columbus Navigation Page
- A reconstructed portrait of Christopher Columbus, based on historical sources, in a contemporary style.
- Tác phẩm của Christopher Columbus tại Dự án Gutenberg
- Find-A-Grave profile for Christopher Columbus
- L'Amiral de la Mer Océane a French on-line encyclopedia about Columbus, in French language, based on various sources and books.
- Articles related to the Portuguese Columbus a site which proves the Portuguese origin of Cristovão Colombo
- Adrian Fletcher’s Paradoxplace – Rabida Convent and Christopher Columbus – Photos
Thể loại:
(20 tháng 4 năm 1889 – 30 tháng 4 năm 1945) là Chủ tịch Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa (Nationalsozialistische Deutsche Arbeiterpartei, viết tắt NSDAP) từ năm 1921, Thủ tướng Đức từ năm 1933, là "Lãnh tụ và Thủ tướng đế quốc" (Führer und Reichskanzler) kiêm nguyên thủ quốc gia nắm quyền Đế quốc Đức kể từ năm 1934.
Ông thiết lập chế độ độc quyền quốc gia xã hội của Đệ tam Đế quốc, cấm chỉ tất cả các đảng đối lập và bức hại các đối thủ chính trị. Ông đã gây ra Đệ nhị thế chiến, thúc đẩy một cách có hệ thống quá trình tước đoạt quyền lợi và sát hại khoảng sáu triệu người Do Thái châu Âu cùng một số nhóm chủng tộc, tôn giáo, chính trị khác[1], được gọi là cuộc Đại đồ sát dân Do Thái (Holocaust).
Thời trẻ, Hitler muốn trở thành một họa sĩ, nhưng chưa từng được thành công. Về sau, Hitler trở thành một người theo chủ nghĩa dân tộc Đức cấp tiến. Trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất, Hitler phục vụ trong Quân đội Đế quốc Đức, từng bị thương, từng nhận hai tấm huân chương do chiến đấu anh dũng.
Thất bại của Đế chế Đức làm cho Hitler cảm thấy kinh ngạc và vô cùng phẫn nộ. Năm 1919, khi 30 tuổi, Hitler đã tham gia vào một nhóm cánh hữu nhỏ ở München. Không lâu sau, nhóm này đổi tên thành Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa, gọi tắt là Đảng Nazi. Hai năm sau, Hitler trở thành người lãnh đạo của Đảng này. Dưới sự lãnh đạo của Hitler, lực lượng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa lớn mạnh rất nhanh. Vào năm 1923, Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa phát động một đợt chính biến được sử sách gọi là "Khởi nghĩa quán bia Munich". Sau khi thất bại Hitler bị bắt và bị xét xử, nhưng trên thực tế ngồi tù chưa được một tháng, thì Hitler được phóng thích.
Năm 1928, Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa vẫn chưa đủ mạnh; nhưng do công chúng cực kỳ bất mãn đối với các chính đảng đang tồn tại, Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa thừa cơ phát triển lên. Năm 1933, Hitler làm Thủ tướng Đức ở tuổi 44, đạt được mục tiêu của ông ta[2]. Sau khi lên nắm quyền, Hitler đã đàn áp các phe phản đối và xây dựng một nền thống trị độc tài. Nhiều nhân vật của phe chống đối bị giết không cần xét xử. Trong vài năm trước cuộc Đại chiến thế giới lần thứ hai, sự thống trị của Hitler đã được đại đa số người Đức ủng hộ nhiệt tình, vì đã giảm bớt thất nghiệp, nền kinh tế được phục hồi.
Sau đó, Hitler đã đẩy nước Đức vào con đường chinh phục bên ngoài, dẫn đến cuộc đại chiến thế giới lần thứ hai bùng nổ. Trên thực tế, Hitler không cần dùng vũ lực đã đạt được tham vọng lãnh thổ đầu tiên của mình. Khi đó, Anh và Pháp đang bị khốn đốn bởi các vấn đề kinh tế, một mực cầu hòa. Hitler hủy bỏ Hòa ước Versailles, tổ chức lại quân đội Đức. Năm 1936, quân Đức chiếm lĩnh khu vực Rheiland và thiết lập phòng thủ trong ba tháng; năm 1938, Hitler dùng vũ lực thôn tính nước Áo. Hai nước Anh và Pháp không có sự can thiệp nào đối với hành động đó của Hitler, thậm chí khi Hitler thôn tính khu vực phòng thủ trọng điểm của Tiệp Khắc tháng 9 năm 1938, Anh và Pháp cũng ngầm thừa nhận.
Năm 1940 là thời kỷ đỉnh cao của Hitler; quân đội Đức đánh chiếm Đan Mạch và Na Uy vào tháng 4, tháng 5 đánh chiếm Hà Lan, Bỉ và Luýchxămbua. Tháng 6 Pháp đầu hàng. Tháng 6 năm 1941, Hitler xé bỏ điều ước không xâm phạm Liên Xô, bắt đầu tấn công Liên Xô và chiếm được một vùng rộng lớn của Liên Xô; nhưng không tiêu diệt được quân đội Liên Xô.
Theo tác giả Panphilov (Giáo viên lịch sử Liên Xô của trường MGIMO Maxcva - Liên Xô) viết trong một cuốn sách của mình như là một sử gia đã từng tham gia cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai thì trước khi quyết định xâm lược Liên Bang Xô Viết thì Hitler đã viết một bức thư cho trùm phát xít Ý là Benito Mussolini, qua đó ông cho rằng quyết định tấn công Liên Bang Xô Viết là quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời của ông ta vì Liên Xô là một quốc gia khổng lồ. Vì lẽ đó nếu như năm 1941 khi tấn công Liên Xô theo kế hoạch của chiến dịch Barbarosa, kể cả khi Hitler đồng ý với ý kiến của các tướng lĩnh dưới quyền tấn công thẳng đến Moskva thì cũng không nhanh chóng đánh gục được Liên Xô bởi vì Ban Lãnh đạo Liên Xô lúc đó sẽ nhanh chóng sơ tán về miền Đông, dãy Uran để tiếp tục chỉ đạo cuộc kháng chiến. Sự sai lầm dẫn tới thất bại của Hitler khi tấn công Liên Xô là Hitler đã quá tự cao tự đại, coi thường người bạn đồng minh trong phe Trục của mình là Đế quốc Nhật Bản. Vì thế Nhật Bản đã không đưa quân lên phía Bắc, hiệp đồng với Quân đội Đức để tấn công Liên Xô ở mặt trận phía Đông mà dồn quân xuống phía Nam chiếm vùng Đông Á, để mặc một mình Hitler cố gắng xâm chiếm Liên Xô rộng lớn. Những nhà tình báo vĩ đại đã nắm được ý đồ đơn phương tiến hành chiến tranh của Hitler và giúp cho Ban Lãnh đạo Liên Xô có những phương án thích ứng để đối phó với Hitler.
Cuối năm 1942, Hitler đã thất bại trong hai chiến dịch ở Ai Cập và Stalingrad, đây là bước ngoặt của đại chiến thế giới lần thứ hai. Lực lượng quân đội Đức bắt đầu suy yếu; mặc dù thất bại là không tránh khỏi, nhưng Hitler kiên quyết không đầu hàng. Sau trận đánh tại Stalingrad, Hitler hạ lệnh cho làm lễ quốc tang 4 ngày.[3] Nhưng ông ta còn chịu đựng được hơn hai năm nữa. Mùa xuân năm 1945, ngày tận thế của Hitler đã đến. Ngày 30 tháng 4 năm 1945, Adolf Hitler tự sát ở thủ đô Berlin; vài ngày sau, phát xít Đức tuyên bố đầu hàng.
Hầu như tất cả các nhà viết tiểu sử Hitler đều nhấn mạnh sự khác nhau rất rõ giữa hai phần đời của ông ta. Đoạn đời trước tuổi ba mươi của ông, nếu so với mức bình dân thời đó chỉ được xem là khoảng đời không thành đạt, bởi Adolf Hitler không được đào tạo nghề nghiệp, không có mối quan hệ nào đáng kể, sau thất bại của nước Đức trong chiến tranh thế giới thứ nhất ông là một người lính không có triển vọng và hơn hết là ông không có những cá tính đặc thù để có thể giải thích một cách thuyết phục được sự thăng tiến sau đó của mình. Mặc dù vậy, nhân vật này chỉ trong vòng vài năm đã bước lên ngôi Thủ tướng Đức và cuối cùng, đã trở thành người cầm quyền độc tài, cai trị phần lớn châu Âu. Adolf Hitler là một trong số ít các nhân vật trong lịch sử nhân loại đã phát huy một năng lực hủy hoại hiếm thấy.
Thực chất, chế độ độc tài Đức Quốc Xã của ông ta không hề là sự nối tiếp của truyền thống Phổ. Những người lên nắm quyền thường phải tự bảo mình là "con cháu người xưa" để có được quyền thống trị hợp pháp. Đảng Quốc Xã đọc về lịch sử vinh quang của nước Phổ, của vị vua - chiến binh Friedrich II Đại Đế cũng thường không đến nơi đến chốn, móp méo.[5] Vị vua này bị những người Quốc Xã phóng đại.[7]
Trong sáu anh chị em gồm Gustav, Ida, và Otto – chết khi sơ sinh [9] thì chỉ Adolf Hitler và em gái Paula Hitler là sống đến tuổi thành niên. Cha của Adolf Hitler là con trai ngoài giá thú giữa một cô gái nhà nông, bà Anna Maria Schicklgruber và ông Johann Georg Hiedler, người không bao giờ công nhận đứa con này. Sau một khoảng thời gian lâu sau khi cha mẹ mất, vào năm 1876 khi được 40 tuổi Alois đổi họ thành Hitler, việc mà Adolf Hitler luôn đề cao ở cha mình. Nepomuk, em trai của Johann Georg Hiedler đã tuyên thệ tại văn phòng công chứng, rằng anh mình, chồng kế của bà Anna Maria Schicklgruber là cha của Alois.
Alois Hitler còn có một con trai ngoài gia thú, Alois Hitler con và một con gái từ đời vợ thứ hai. Năm Hitler lên 3 tuổi, gia đình chuyển tới Passau, Đức.[10] Trong tự truyện "Cuộc tranh đấu của tôi", Hitler miêu tả cha mình là một người chuyên quyền, nóng tính. Nhưng thực thế, không có một bằng chứng nào cho thấy Alois Hitler giáo dục con mình nghiêm khắc hơn với mặt bằng xã hội thời đó.
Có thể kết luận rằng Hitler không biết chắc ai là ông nội của mình. Đây là một vấn đề nguy hiểm, có thể đe dọa vị trí chính trị của Hitler, một chính trị gia ngày càng được nhiều người biết đến từ thập niên 1920 nhờ các tuyên truyền ý thức hệ chủng tộc của ông. Các đối thủ chính trị của Hitler lúc đó cũng đã cố tìm cách chứng minh rằng người lãnh đạo tối cao của đảng Quốc xã, Adolf Hitler lại chính là người có gốc gác Do Thái hoặc người Séc. Theo những kết quả nghiên cứu hiện nay, việc này khó có thể là sự thật và những lời đồn đại này chưa từng được chứng minh rõ ràng. Nhưng đối với Hitler, các vấn đề này rất có thể là nguyên nhân bắt ông ra sức che giấu lí lịch của mình.
Gia đình Hitler có gốc từ vùng Waldviertel, Hạ Áo, cạnh biên giới với Tiệp Khắc. Nguồn gốc của dòng họ Hitler không được rõ và trong thế kỷ 19 cách viết họ này còn thay đổi lẫn nhau giữa Hüttler, Hiedler và Hitler.
Điểm số của Adolf Hitler ở trường trung học Linz kém đến nỗi ông phải chuyển qua học trường công lập ở Steyr. Ông chỉ theo học trường này một thời gian ngắn rồi bỏ dở, trước khi học xong chương trình. Thất bại ở trường học dày vò Hitler trong đoạn đời về sau, khi ông dùng nhiều từ nhục mạ để nói về những người thầy dạy mình ở trường học thời tuổi nhỏ. Sau này Hitler giải thích, một trong những nguyên do khiến ông học hành kém cỏi, rồi cuối cùng bỏ học là vì muốn chống lại ý muốn của cha ông: "Tôi nghĩ rằng khi cha tôi thấy tôi không tiến bộ ở trường học, ông sẽ cho tôi dồn thời gian vào giấc mơ của tôi, dù cho ông thích hay không."
Cha của Hitler qua đời năm 1903, hưởng thọ 65 tuổi khi Adolf Hitler được mười ba tuổi. Mẹ ông lúc này đã 42 tuổi, bà cố gắng nuôi hai con là Adolf và Paula bằng số tiền dành dụm ít ỏi và khoản lương hưu nhỏ nhoi. Bà vẫn muốn con trai mình trở thành một công chức, nhưng người con vẫn chống đối. Vì thế, dù giữa hai mẹ con có sợi dây tình cảm thân thương thì gia đình vẫn có xung đột, và Adolf tiếp tục lười học. Sau này, Hitler xem quãng đời từ 16 đến 19 tuổi của mình là những ngày đẹp nhất trong cuộc đời ông. Dù cho mẹ ông gợi ý và những người thân động viên để ông học nghề và tìm việc làm, ông vẫn chỉ muốn rong chơi và mơ đến ngày nào sẽ trở thành một họa sĩ. Tuy bà mẹ hay đau yếu và túng quẫn, Adolf vẫn không muốn đỡ đần. Ông luôn căm ghét ý tưởng làm một nghề cố định nào đấy để sinh sống. Chính trong khoảng thời gian này, ông chán nản học hành nhưng lại đọc rất nhiều sách, sau khi đăng ký làm thành viên của thư viện và bảo tàng địa phương.
Từ việc đọc sách ở thành Viên, Hitler đã tiếp nhận những ý tưởng nông cạn và xoàng xĩnh, thường là phi lý và lố bịch, lại bị đầu độc bởi những thiên kiến kỳ dị. Những ý tưởng ấy tạo thành một phần nền tảng cho Đế chế Thứ Ba mà Hitler trẻ, ham đọc sách sắp gây dựng nên. Dù không trực tiếp can dự vào chính trị, Hitler theo dõi sát sao hoạt động của ba đảng phái chính của Áo. Việc này đã nảy sinh đầu óc sắc sảo về chính trị giúp Hitler nhìn rõ mặt mạnh và mặt yếu của những phong trào chính trị đương thời. Theo thời gian, đầu óc trưởng thành như thế đã biến Hitler thành một chính trị gia bậc thầy của nước Đức. Ông nghiên cứu những hoạt động của Đảng Dân chủ Xã hội Áo, rồi đi đến 3 kết luận giải thích tại sao đảng này đã thành công: họ biết tạo ra phong trào quần chúng mà nếu thiếu nó, đảng sẽ không có thực quyền; họ đã lĩnh hội được nghệ thuật tuyên truyền trong quần chúng và họ hiểu được giá trị của phương pháp mà ông gọi là "sự khủng bố tâm linh và thể chất".
Ông bắt đầu tập luyện tài hùng biện đối với những cử tọa ông tìm được ở khu nhà trọ, bếp ăn từ thiện, góc đường phố. Dần dà, việc này phát triển thành một kỹ năng đáng sợ hơn là bất kỳ kỹ năng nào giữa hai trận thế chiến, và đóng góp phần lớn vào thành công đáng kinh ngạc của Hitler. Và cuối cùng, Hitler đã có kinh nghiệm về người Do Thái trong thời gian sống ở Viên. Dù Hitler sau này kể lại là ông không để ý gì đến người Do Thái lúc còn sống ở Linz, nhưng theo một người bạn thời tuổi trẻ của Hitler thì sự thật khác hẳn. Lúc từ Linz đi đến Viên, Hitler đã sẵn mang tư tưởng bài Do Thái.
Mùa xuân 1913, Hitler vĩnh viễn rời xa thành Viên để đến sống ở nước Đức. Lúc này Hitler được 24 tuổi, và mọi người đều thấy là ông hoàn toàn thất bại trong cuộc đời. Ông đã không thể trở thành một họa sĩ, hoặc một nhà kiến trúc. Dưới con mắt của mọi người, ông chẳng là gì cả mà chỉ là một gã lông bông, không có bạn bè, không gia đình, không công ăn việc làm, không có mái ấm. Tuy nhiên, ông có một thứ: lòng tự tin không gì dập tắt được và một ý thức về sứ mệnh nung nấu trong tim.
Sự hồi phục kinh tế của Đức sau chiến tranh là thành tựu nổi bật, mà trong đảng cũng như các nhà kinh tế nước ngoài ca ngợi là phép lạ. Số người thất nghiệp từ 6 triệu năm 1932 giảm còn không đến 1 triệu bốn năm sau. Sản lượng và thu nhập quốc nội tăng gấp đôi trong thời gian 1932 - 1937. Tuy Hitler không giỏi về kinh tế, ông quy tụ được những kinh tế gia giỏi, đặc biệt là tiến sĩ Hjalmar Schacht, được coi như là nhà phù thủy kinh tế. Về quân sự, từ quân đội bị Hòa ước Versailles hạn chế ở mức 100.000 người, Hitler tăng quân số lên gấp ba vào cuối năm 1934. Khi phát động tiến công Liên bang Xô viết năm 1941, Đức huy động 3,2 triệu quân tiến theo trận tuyến dài 1.600 kilômét.
Trước đó, sau khi Quân đội Đức tràn sang Ba Lan, chỉ trong vòng 48 giờ, Không quân Ba Lan đã bị hủy diệt, phần lớn trong số 500 máy bay hiện đại trúng bom của máy bay Đức trước khi có thể cất cánh. Quân đội Ba Lan tan nát chỉ sau một tuần. Thủ đô Warszawa thất thủ trong vòng 4 tuần. Vào ngày 6 tháng 10 năm 1939, tại Kock, quân Ba Lan đại bại buông súng.[11] Vào ngày 3 tháng 9 năm ấy, Anh Quốc và Pháp tuyên chiến với Đức. Dù hứa hẹn là sẽ xâm lược miền Tây Đức vào ngày 17 tháng 9 để hỗ trợ Ba Lan nhưng Pháp đã thất hứa. Quân Ba Lan một thời lừng vang đã tiêu tùng trước quân đội hùng mạnh của Hitler.[12] Sau khi đại thắng quân Ba Lan thì Hitler bắt đầu chuyển tầm hướng của ông về phương Tây. Vào ngày 23 tháng 10 năm 1939, ông nói với các tướng soái của mình là sẽ "tấn công Pháp và Anh ở một thời điểm thuận lợi và nhanh chóng nhất".[11]
Toàn thắng ở phía Đông rồi thì Hitler quyết tâm đánh Bắc Âu. Trách nhiệm được thực hiện bởi OKW (Oberkommando der Wehrmacht - Bộ Tư lệnh lực lượng vũ trang), vì vị Lãnh tụ lo sợ rằng việc Anh - Pháp ủng hộ Phần Lan (đang bị quân Liên Xô tấn công) sẽ gây tổn hại cho tiếp tế của Đức.[12] Ngày 9 tháng 4 năm 1940, Quân đội Đức đồng loạt tấn công Đan Mạch và Na Uy. Quân Đan Mạch nhanh chóng đầu hàng, nhưng quân Na Uy vẫn còn ngoan cố kháng cự. Cùng lúc ấy, hạm đội Anh xuất hiện ở bờ biển Na Uy. Tuy lực lượng quân Đức ở đây thật yếu ớt, quân Anh vẫn không thể tấn công và về nước. Sau đó, hạm đội Anh quay trở lại thì người Đức đã xây dựng được khu vực chiếm đóng được trên đất địch và dễ dàng cho quân đổ bộ lên Vương quốc Na Uy. Từ ngày 14 tháng 4 cho đến ngày 20 tháng 4 năm ấy, liên quân Anh - Pháp - Ba Lan đổ bộ lên Andalsnes, Harstadt, Namsos và Narvik. Hai cuộc đổ bộ đầu tiên là để tạo gọng kìm đánh về Trondheim. Tuy nhiên, cuộc tấn công thất bại và vào đầu tháng 5 quân Đồng Minh phải rút lui. Quân Đồng Minh chiếm cứ được Narvik trong một thời gian ngắn, và rút lui vào tháng 6 khi tình hình Pháp trở nên nguy kịch. Vào ngày 9 tháng 7 năm 1940, nhà vua Na Uy là Haakon VII phải xin hàng.[13]
Sau khi quân Đức thắng lớn trong cuộc chiến với Đan Mạch và Na Uy thì họ bắt đầu tiến đánh Pháp và Vùng đất thấp vào ngày 10 tháng 5 năm 1940.[11] Trong lần này, ông sẽ không thực hiện kế hoạch "chích máu giặc Pháp" như hồi trận Verdun trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất vào năm 1916. Phe Đồng Minh bị choáng váng. Thủ tướng Anh Quốc là Neville Chamberlain phải từ chức và Winston Churchill lên thay. Quân Đức dội bom, Hà Lan đại bại tơi bời. Chỉ trong vòng 10 ngày thôi mà gần 30 vạn quân Đồng Minh bị mắc bẫy tại bờ biển nước Bỉ và Pháp. Từ ngày 27 tháng 5 cho đến ngày 4 tháng 6, 338 000 binh lính được cứu vớt khỏi biển cả và cảng tại Dunkirk. Vào ngày 5 tháng 6 năm 1940, Quân đội Đức quyết định tiêu diệt 65 Tập đoàn quân Pháp cách 650 cây số về phía trước. Năm ngày sau, Mussolini tuyên chiến với Pháp. Vào ngày 14 tháng 6 năm 1940, Quân đội Đức ca khúc khải hoàn tiến vào Paris. Hai ngày hôm sau, Chính phủ Pháp phải cầu hòa. Đáp lại, Hitler tổ chức ký kết thỏa ước ngừng bắn. Ông chọn nơi ký kết là toa tàu hỏa Compiègne - nơi nước Đức đầu hàng vào năm 1918. Nếu hồi ấy nước Đức đại bại và bị phân rã, thì Pháp đã phải chịu số phận tương tự vào năm 1940. Để đạt được chiến thắng huy hoàng này, Hitler chỉ mất 27.000 binh sĩ Đức.[11][14]
Cuộc tấn công thần tốc qua Pháp một phần là từ quyết định của Hitler. Trong phương án tấn công ban đầu, mũi tiến công chính của Quận đội Đức cũng giống như trong Đệ nhất thế chiến: đánh qua Bỉ và miền bắc nước Pháp vì địa hình bằng phẳng thuận lợi cho xe tăng. Vì thế Quân đội Đồng Minh tập trung quân phòng ngự vùng này. Riêng tướng Erich von Manstein, Tham mưu trưởng Tập đoàn quân A đề xuất mũi tiến công chính của Đức phải là qua vùng Ardennes bằng một lực lượng cơ giới mạnh mẽ. Vốn luôn để ý đến những giải pháp táo bạo và ngay cả khinh suất, Hitler quan tâm đến phương án mới. Kết quả là Đức đánh qua nơi mà Đồng Minh bị bất ngờ nhất, vì lẽ tướng lĩnh của họ – cũng như phần lớn tướng lĩnh Đức – đều xem vùng đồi núi này là không thích hợp cho xe tăng. Bằng chiến thuật Blitzkrieg (sấm sét), quân Đức tiến thần tốc đi vòng qua quân chủ lực của Đồng minh. Hầu như toàn bộ quân đội Pháp bị sụp đổ.
Nhưng rồi Quân đội Đức thất bại trong trận không chiến tại Anh Quốc (1940), là chiến bại quân sự thực sự đầu tiên của Hitler.[15] Song, đến giữa năm 1942, Đức Quốc Xã đã thôn tính khoảng 90% diện tích Tây Âu, chỉ trừ Thụy Điển, Anh, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Thụy Sĩ; còn ở Bắc Phi, Đức đang chiếm đóng Tunisia, Libya và một phần Ai Cập. Có vài điểm pha trộn trong lĩnh vực chỉ huy quân sự của Hitler. Nhờ quyết định của ông, Đức đánh chiếm thần tốc các nước Bắc Âu với thiệt hại không đáng kể, chỉ một nhóm nhỏ bính sĩ Đức chiếm được pháo đài hiện đại Eben Emael của Bỉ, được xem là có cấu trúc kiên cố nhất Châu Âu, và đánh thần tốc qua Pháp.
Quyết định nhất quán của Hitler là quân Đức phải trụ lại nơi tiến quân chứ không được rút lui. Các tướng lĩnh Đức mâu thuẫn nhau về việc này. Một số chống đối, cho rằng đó là quyết định gây thêm thiệt hại cho Đức, nhưng một số tán thành, cho rằng trên chiến trường đầy băng tuyết, lệnh rút lui chỉ làm cho binh sĩ tháo chạy mà không có căn cứ ở phía sau để họ có thể lui về trú ẩn, và cũng không có phòng tuyến nào để trụ lại.
Giữa năm 1926 và 1931 ông có liên lạc mật thiết với Maria Reiter, một người quen khi đi nghỉ hè, tuy nhiên bà ta không muốn lấy ông. Năm 1928 ông ta có mướn một nhà nghỉ mát ở làng Obersalzberg tỉnh Berchtesgaden cho người em gái cùng mẹ khác cha Angela Raubal và 2 đứa con gái bà ở. 1929 ông cho phép cháu gái mình Angelika Raubal, còn gọi là Geli, dọn tới nhà ông ở Prinzregentenplatz thuộc München ở và bắt cô ta thôi không lui tới với người tài xế của ông nữa. Ngày 19/09/1931 cô ta được tìm thấy chết bên cạnh khẩu súng của ông, người ta cho là tự tử. Sau đó cả tuần ông ta suy nghĩ xem có nên từ bỏ con đường chính trị của mình không.[17]
Từ tháng giêng năm 1932 Hitler có liên hệ tình cảm mật thiết với Eva Braun, một nhân viên của người thợ chụp ảnh của ông Heinrich Hoffmann. Tuy nhiên ông không muốn làm đám cưới, với lý do là để dành thời giờ cho nhân dân Đức, chấp nhận bổn phận và từ bỏ hạnh phúc cá nhân. Đó là một hình thức để che giấu những liên hệ tình cảm. Bà Braun đã nhiều lần tự tử hụt trong năm đó. Sau đó ông chấp nhận một liên hệ gắn bó với bà, tuy nhiên cho tới chết vẫn giữ bí mật về cuộc tình này.[18]
Hitler từ thời thiếu niên đã không hút thuốc và uống rượu, sau đó không uống cả cà phê và trà đen. Kể từ năm 1932 ông ta vì sợ bị ung thư bao tử nên hay ăn chay.[19] Ông ta tiếp tục lối dinh dưỡng này khi làm thủ tướng và độc thoại trước nhóm hâm mộ thân cận và cho đó cũng là một chính sách sức khỏe cộng hòa xã hội.[20] Nhiều sử gia giải thích việc Hitler ăn chay là phản ứng tâm lý đối với cuộc tự sát của người cháu gái Geli Raubal,[21] Nhiều sử gia khác thì cho đó là do sự hâm mộ Richard Wagner của ông, người mà biện hộ cho những ý tưởng ăn chay một cách kỳ thị chủng tộc.[22][23] Cộng đồng ăn chay Deutsche Vegetarierbund tuy nhiên không hưởng được lợi ích gì về lối ăn uống của Hitler và đã tự giải tán trước sự đe dọa là sẽ bị giành mất quyền điều động.
Từ Đệ nhất thế chiến Hitler đã thích và có nuôi chó.[24] Ông ta thường để cho chụp hình với con chó Schäferhündin Blondi của mình trước những phong cảnh thơ mộng, để cho thấy mình là con người yêu súc vật và gần gũi với thiên nhiên. Và như vậy tạo cho người Đức một cái đặc tính chung, cũng như một sự mơ ước hòa hợp giữa lãnh tụ và những người đi theo.[25]
Tuy thế, Hitler là một người lính kỳ lạ. Không có thư từ hoặc quà tiếp tế từ gia đình gửi đến như thường thấy ở những binh sĩ khác. Ông không bao giờ xin nghỉ phép; ông không hề để ý đến phụ nữ như những người lính khác. Giống như những chiến binh quả cảm nhất, ông không bao giờ phàn nàn về tình trạng hôi thối, chấy rận, bùn lầy nơi chiến trường. Ông tỏ ra là một chiến binh hăng say, luôn luôn cực kỳ nghiêm túc trong mọi mục đích của chiến tranh và vận mệnh của nước Đức.
Hitler kể rằng từ lúc đứng trước ngôi mộ bà mẹ mới mất, ông mới bật khóc lần nữa, khi nghe tin Đức thất trận. Giống như hàng triệu người Đức khác lúc ấy và mãi về sau, Hitler không thể chấp nhận thực tế khốc liệt là nước Đức đã chiến bại. Ông càng không thể chịu đựng được tấn thảm kịch ập xuống quê hương thân yêu của ông vào tháng 11 năm 1918. Đối với ông, cũng như đối với mọi người Đức, Quân đội Đức không thua trên trận tuyến, mà bị kẻ phản quốc ở hậu phương (bị gán bằng cụm từ "tội đồ Tháng Mười một") đâm sau lưng. Vì thế mà trong thâm tâm của Hitler cũng như của nhiều người Đức, sự tin tưởng quá khích đối với "truyền thuyết đâm sau lưng" dần dà làm suy yếu nền Cộng hòa và dọn đường cho Hitler cuối cùng lên nắm chính quyền.
Cố dằn lòng vì bị cấm phát biểu trước công chúng, Hitler hùng hục lao vào công việc tái lập Đảng Quốc xã và biến nó thành một tổ chức mà Đức chưa hề thấy từ trước đến giờ. Ông có ý đồ tổ chức đảng như là một quân đội – một nhà nước trong một nhà nước. Công tác đầu tiên là thu hút đảng viên nộp phí gia nhập. Vào cuối năm 1925, chỉ có 27.000 đảng viên. Đảng Quốc xã phát triển một cách chậm chạp, nhưng mỗi năm đều có tiến bộ: 49.000 đảng viên năm 1926; 72.000 năm 1927; 108.000 năm 1928; 178.000 năm 1929. Hitler thành lập cơ sở đảng hoàn chỉnh tương ứng với tổ chức hành chính của Đức và cũng giống với xã hội Đức. Nước Đức được chia ra thành vùng (gaue), tương đương với 34 đơn vị trong các kỳ bầu cử Nghị viện, và Hitler đích thân bổ nhiệm đảng viên làm gauleiter (tương đương với xứ ủy) đứng đầu mỗi vùng. Mỗi vùng được chia ra thành những cấp nhỏ hơn. Riêng thành phố được chia nhỏ thêm thành cấp khu phố và cấp tổ dân phố.
Ngày 16 tháng 3 năm 1935, Hitler ban hành nghị định thiết lập nghĩa vụ quân sự và một quân đội thời bình gồm có 12 quân đoàn và 36 sư đoàn – khoảng nửa triệu người. Các cường quốc chỉ có một số động thái rỗng tuếch để cảnh cáo Hitler.
Ngày 21 tháng 5 năm 1935, Hitler bí mật ban hành Luật Bảo vệ Đế chế, tổ chức lại quân lực; Bộ Quốc phòng đổi thành Bộ Chiến tranh. Quân đội Đức từ danh hiệu Reichswehr (Quân Phòng vệ Đế chế) dưới thời Cộng hòa bây giờ được chuyển thành Wehrmacht (Lực lượng Phòng vệ). Hitler kiêm thêm Tư lệnh Tối cao Quân lực. Mỗi binh chủng hải lục không quân có Tư lệnh và Bộ Tư lệnh riêng.
Hitler đề xuất hải quân mới của Đức ở mức 35% tải trọng lực lượng Hải quân Hoàng gia Anh, và như thế vẫn còn khiến cho Đức 15% thấp hơn tải trọng của Hải quân Pháp. Anh nhanh chóng chấp nhận đề xuất này mà không tham khảo với Pháp, vô hình chung cho phép Đức tự do đóng tàu cho hạm đội càng nhanh càng tốt theo khả năng có thể – ngang bằng khả năng huy động tối đa các xưởng đóng tàu và nhà máy thép trong 10 năm. Vì thế, đây không phải là giới hạn tái vũ trang của Đức mà là khuyến khích bành trướng binh chủng hải quân nhanh chóng theo khả năng của Đức.
Tinh thần bài Do Thái lan truyền mạnh mẽ trong các cấp chính quyền của Đức, đến nỗi các bị cáo trong Tòa án Nürnberg tin rằng thẩm phán trong các phiên tòa là người Do Thái!
Vào năm 1939, có khoảng 10 triệu người Do Thái sống trên những lãnh thổ bị lực lượng của Hitler chiếm đóng. Dù theo ước lượng nào, điều chắc chắn là phân nửa số người này đã bị Quốc xã sát hại. Đấy là hệ lụy chung cuộc và cái giá ghê gớm của sự lầm lạc mà nhà lãnh đạo Quốc xã truyền tải đến – hoặc chia sẻ với – nhiều người đi theo ông ta.
Ngày 7 tháng 11, một thanh niên người Đức gốc Do Thái 17 tuổi tên Herschel Grynszpan bắn chết nhà ngoại giao Ernst vom Rath của đại sứ quán Đức ở Paris. Cha của anh trai trẻ này nằm trong số cả chục ngàn người Do Thái bị trục xuất sang Ba Lan. Để trả thù cho việc này và cho việc ngược đãi người Do Thái nói chung ở Đức mà anh trai trẻ tìm đến đại sứ quán Đức với ý định hạ sát đại sứ. Nhưng Ernst vom Rath được phái ra xem anh muốn gì, và bị anh bắn chết.
Đêm 9 rạng sáng 10 tháng 11, một đợt giết chóc tệ hại nhất, cho đến lúc này, xảy ra. Theo Quốc xã, đấy chỉ là do việc dân Đức có phản ứng "tự phát" với tin giết người ở Paris. Nhưng sau Thế chiến thứ hai, tài liệu tịch thu cho thấy Đức đã sắp đặt việc "tự phát".
Nội bộ Quốc xã báo cáo 119 giáo đường của người Do Thái bị đốt, 76 giáo đường khác bị phá hủy, 7.500 cửa hàng Do Thái bị phá phách. Có 20.000 người Do Thái bị bắt, 36 người chết, 36 bị thương nặng – đều là người Do Thái.
Người Do Thái còn phải chi trả cho sự phá hủy tài sản của họ. Nhà nước tich thu tiền bảo hiểm đáng lẽ họ nhận được. Thêm nữa, họ phải chung nhau trả khoản tiền phạt một tỉ Mark Đức vì lý do "tội ác ghê tởm của họ", theo lời Göring.
"Tuần lễ Thủy tinh vỡ" là dấu hiệu báo trước cho sự suy yếu tai hại mà cuối cùng sẽ dẫn nhà độc tài, chế độ của ông và đất nước của ông đến chỗ suy tàn. Chúng ta đã thấy đầy dẫy những biểu hiện của chứng hoang tưởng tự đại của Hitler. Nhưng từ trước đến giờ, Hitler đã cố tự kiềm chế ở những thời điểm khẩn trương trên bước đường đi lên của ông và của đất nước ông. Ở những thời điểm như thế, thiên tài về hành động gan lì và tính toán cẩn thận cho hậu quả đã giúp cho ông đạt hết thắng lợi này đến thắng lợi khác. Nhưng bây giờ, như ngày 9 tháng 11 và những hệ lụy về sau sẽ cho thấy, Hitler đang mất dần khả năng tự kiềm chế. Chứng hoang tưởng tự đại của ông đã trở nên áp chế. Biên bản buổi họp ngày 12 tháng 11 do Göring chủ trì cho thấy chính Hitler có trách nhiệm đối với đêm tàn phá trong tháng 11 ấy; chính ông đã thúc đẩy Göring loại trừ người Do Thái ra khỏi cuộc sống ở Đức. Từ lúc này trở đi, chủ nhân ông tuyệt đối của Đế chế thứ Ba sẽ không còn biết tự kiềm chế – đức tính đã thường cứu nguy cho ông trước đây. Và dù cho thiên tài của ông sẽ dẫn đến những cuộc thôn tính đáng kinh ngạc khác, những hạt mầm độc hại cho việc tự phá hủy chung cục của nhà độc tài và của đất nước ông đã được gieo cấy.
Điểm thứ nhất trong bản cương lĩnh đòi hỏi hợp nhất mọi người Đức trong một nước Đức mở rộng. Đây đúng là việc mà Hitler thực hiện sau này khi sáp nhập Áo với 6 triệu người Đức và vùng Sudetenland với 6 triệu người Đức khác. Đấy cũng là đúng theo yêu sách đòi lại vùng Gdańsk và những vùng đất khác ở Ba Lan có nhiều người Đức sinh sống. Và một trong những điều bất hạnh cho thế giới là có quá nhiều người trong giai đoạn giữa hai cuộc thế chiến đã bỏ qua hoặc chế giễu mục đích này của Quốc xã mà Hitler đã cất công ghi trên giấy trắng mực đen. Những quan điểm bài Do Thái đưa ra cương lĩnh đảng cũng là lời cảnh cáo kinh khủng.
Có hai điểm trong cương lĩnh mà Hitler sẽ thi hành ngay khi trở thành thủ tướng. Điểm 2 đòi hỏi xóa bỏ các Hòa ước Versailles và Saint-Germain. Điểm 25 trù định việc "thiết lập một quyền lực trung ương mạnh cho Nhà nước". Điểm này – cũng như Điểm 1 và Điểm 2 đòi hỏi hợp nhất mọi người Đức trong Đế chế và việc xóa bỏ các hòa ước – được chính Hitler kiên quyết đưa vào cương lĩnh. Việc này cho thấy ngay từ lúc ấy, khi mà bên ngoài München chưa có mấy ai biết đến đảng của Hitler, ông đã phóng tầm nhìn đến chân trời xa hơn dù cho có nguy cơ bị mất sự hậu thuẫn ngay trong lãnh địa của mình.
Vào lúc ấy, tư tưởng ly khai nổi lên mạnh mẽ ở Bayern. Người Bayern thường xuyên xung khắc với chính quyền trung ương vì họ yêu sách phân quyền nhiều hơn hầu Bayern có thể được tự trị. Nhưng Hitler đang nhắm đến quyền lực không những ở Bayern mà còn bao trùm cả nước Đức, và nếu muốn duy trì quyền lực như thế cần có chính quyền trung ương mạnh, xóa bỏ những bang bán tự trị trong nền cộng hòa hiện thời và trong Đế chế Đức ngày xưa. Một trong những động thái của Hitler khi lên nắm chính quyền năm 1933 là nhanh chóng thực hiện điểm cuối cùng trong cương lĩnh của đảng mà lúc đầu không có mấy ai để ý đến. Không ai có thể trách Hitler đã không cảnh báo đầy đủ trước – trên giấy trắng mực đen – ngay từ bước khởi đầu.
Hitler cũng vạch ra việc tạo dựng một quốc gia dựa trên chủng tộc thuần khiết và quy tụ mọi người Đức lúc này còn đang sống bên ngoài biên giới Đức. Trên quốc gia này sẽ thiết lập chế độ độc tài tuyệt đối dưới quyền một lãnh tụ – chính là ông ta – để ban hành mệnh lệnh cho một tầng lớp lãnh đạo nhỏ hơn, rồi những người này sẽ truyền lệnh xuống dưới.
Tư tưởng chủ chốt thứ hai trong quyển Mein Kampf là về chủng tộc, nêu lên tính ưu việt của chủng tộc Aryan, chà đạp lên những chủng tộc khác, những thứ cỏ rác – đấy là Do Thái và Slav. Một lần nữa, phải công nhận rằng việc làm của Hitler đi đôi với lời nói khi ông thi hành chính sách diệt chủng ở Đông Âu trong chiến tranh. Sau này, Hitler thực hiện đúng như những gì ông đã vạch ra trong quyển Mein Kampf. Trong tác phẩm này, ông cũng ca ngợi tinh thần kỷ luật của Vương quốc Phổ xưa.[7]
Sau khi ra khỏi nhà tù, ngày 27 tháng 2 năm 1925, Hitler mở đại hội đầu tiên của Đảng Quốc xã kể từ vụ Đảo chính Nhà hàng Bia với hai mục đích trong đầu mà từ nay về sau ông nhất định sẽ theo đuổi. Thứ nhất là tập trung mọi quyền lực vào tay ông. Thứ hai là tạo dựng lại Đảng Quốc xã thành một tổ chức chính trị hầu nắm chính quyền thông qua con đường hợp hiến mà thôi.
Dù không tham gia vào hoạt động chính trị của Áo, Hitler đã bắt đầu
tập luyện tài hùng biện đối với những cử tọa anh tìm được ở khu nhà trọ,
bếp ăn từ thiện, góc đường phố. Dần dà, việc này phát triển thành một
kỹ năng đáng sợ hơn là bất kỳ kỹ năng nào giữa hai trận thế chiến, và
đóng góp phần lớn vào thành công đáng kinh ngạc của Hitler.
Hitler trở lại München vào mùa xuân 1919, rồi được điều vào Ban Báo chí và Thông tin của Phòng Chiến tranh Chính trị đóng tại quân khu địa phương. Quân đội Đức bây giờ nhúng sâu vào chính trị, đặc biệt là ở Bayern. Để quảng bá đường lối bảo thủ, họ tổ chức cho binh sĩ theo học các lớp chính trị, và Hitler là học viên chăm chỉ tham dự một trong các lớp học này. Một ngày tháng 9 năm 1919, Phòng Chiến tranh Chính trị ra lệnh cho Hitler dò xét một nhóm chính trị nhỏ tự gọi là Đảng Lao động Đức lúc ấy có không đến 100 đảng viên. Kết quả của việc này là Hitler chấp nhận trở thành Ủy viên Trung ương thứ bảy của Đảng Lao động Đức.
Trong phiên tòa xử tội phản quốc vì đã chủ mưu biến cố mà các sử gia gọi là Đảo chính Nhà hàng Bia (hay còn gọi là Vụ phiến loạn tiệm bia), Hitler tạo ấn tượng mạnh trong lòng người dân Đức bằng tài hùng biện và tinh thần quốc gia sôi sục, và đưa tên tuổi ông lên trang nhất nhiều tờ báo trên thế giới. Hitler chỉ bị án 5 năm tù. Tuy thất bại, vụ bạo loạn khiến cho Hitler nổi danh cả nước, và trong con mắt nhiều người ông là nhà yêu nước và người anh hùng. Bộ máy tuyên truyền của Đảng Quốc xã biến vụ việc thành một trong những huyền thoại vĩ đại nhất.
Sau khi ra khỏi tù, cố dằn lòng vì bị cấm phát biểu trước công chúng, Hitler hùng hục lao vào công việc tái lập Đảng Quốc xã và biến nó thành một tổ chức mà Đức chưa hề thấy từ trước đến giờ. Ông có ý đồ tổ chức đảng như là một quân đội – một nhà nước trong một nhà nước. Công tác đầu tiên là thu hút đảng viên nộp phí gia nhập. Vào cuối năm 1925, chỉ có 27.000 đảng viên. Đảng này phát triển một cách chậm chạp, nhưng mỗi năm đều có tiến bộ: 49.000 đảng viên năm 1926; 72.000 năm 1927; 108.000 năm 1928; 178.000 năm 1929. Hitler thành lập cơ sở đảng hoàn chỉnh tương ứng với tổ chức hành chính của Đức và cũng giống với xã hội Đức. Nước Đức được chia ra thành vùng (gaue), tương đương với 34 đơn vị trong các kỳ bầu cử Nghị viện, và Hitler đích thân bổ nhiệm đảng viên làm gauleiter (tương đương với xứ ủy) đứng đầu mỗi vùng. Mỗi vùng được chia ra thành những cấp nhỏ hơn. Riêng thành phố được chia nhỏ thêm thành cấp khu phố và cấp tổ dân phố.
Trong kỳ tổng tuyển cử ngày 5 tháng 3 năm 1933, Quốc xã mở chiến dịch tuyên truyền vận động theo tầm mức nước Đức chưa từng thấy bao giờ. Lần đầu tiên, đài truyền thanh của Nhà nước phát đi giọng nói của Hitler, Hermann Göring và Joseph Göbbels đến mọi miền của đất nước. Đường phố giăng đầy cờ mang chữ thập ngoặc, vang vọng tiếng bước của binh sĩ SA. Những cuộc mít-tinh, diễu hành đốt đuốc buổi tối và âm thanh lan khắp các quảng trường. Những tấm pa-nô đầy dẫy hình ảnh tuyên truyền rực rỡ của Quốc xã, và trong đêm tối ánh lửa trại soi sáng những triền đồi. Cử tri bị phỉnh phờ với những lời hứa về thiên đường Đức, bị đội quân áo nâu trên đường phố dọa dẫm khủng bố và kinh hãi vì những "phát hiện" về cuộc "cách mạng" của phe Cộng sản.
Đây là kỳ tổng tuyển cử dân chủ thực sự theo chiến lược của Hitler: nắm chính quyền bằng đường lối hợp pháp. Vì thế, đa số cử tri vẫn có thể bỏ phiếu chống lại Hitler. Đảng Quốc xã dẫn đầu, nhưng chỉ thu được 44% số phiếu.
Một lần, vào năm 1921 đích thân Hitler dẫn lực lượng SA tấn công một đại hội của nhóm đối lập và đánh đập một người mang tên Ballerstedt sẽ đọc diễn văn trong đại hội. Vì việc này, Hitler bị án 3 tháng tù, nhưng được trả tự do sau khi ngồi tù 1 tháng. Ông trở nên gần như là một vị thánh tử vì đạo và giành thêm hậu thuẫn. Hitler khoe khoang với cảnh sát: "Không sao cả. Chúng tôi đã đạt được mục đích. Ballerstedt không phát biểu được." Đúng như Hitler đã tuyên bố vài tháng trước:
Xem chi tiết về những tổ chức và nhân vật gây khủng bố của Quốc xã:
Hitler phái Papen dàn xếp cuộc hội đàm giữa thủ tướng Áo Kurt Schuschnigg và Hitler ngày 12 tháng 2 năm 1938. Hitler áp dụng chiến thuật khủng bố tinh thần: dùng ngôn ngữ thù địch để phủ đầu. Hitler nói với Schuschnigg:
Cuối buổi sáng, khi Schuschnigg hỏi chính xác những điều kiện của Thủ tướng Đức là gì, thì Hitler đáp: "Chúng ta sẽ thảo luận chiều nay."
Buổi xế chiều, sau khi bị bắt phải chờ đợi trong hai giờ, Thủ tướng Áo nhận từ tay Ngoại trưởng Đức Joachim von Ribbentrop bản thảo của một "hiệp định" được chi biết rằng đấy là đòi hỏi cuối cùng của Hitler và rằng Hitler không cho phép thảo luận gì về bản văn này. Bây giờ cần phải ký kết.
Tối hậu thư này đòi trong vòng một tuần Schuschnigg phải chuyển giao chính phủ Áo cho Đảng Quốc xã Áo, chỉ định người thân Quốc xã TS. Arthur Seyss-Inquart làm Bộ trưởng Nội vụ. Tất cả có nghĩa là Áo sẽ mất quyền tự chủ. Đức cũng bảo Seyss-Inquart gửi điện tín cho Hitler, yêu cầu gửi quân Đức đến Áo để lập lại an ninh trật tự. Hãng thông tấn chính thức D.N.B. của Đức nói Seyss-Inquart đã gửi cho Hitler bức điện tín này. Trong bản cung khai tại Tòa án Nürnberg, Seyss-Inquart cho biết ông đã từ chối gửi điện tín như thế vì an ninh trật tự vẫn tốt. Hitler đã viện dẫn bức điện tín trong trò lừa đảo để biện minh với dân Đức và với người nước ngoài cho cuộc tấn công. Thật ra, có hai bản văn của bức "điện tín", đúng như Göring đã đọc qua điện thoại, được tìm thấy trong thư khố của Bộ Ngoại giao sau chiến tranh. Sau này, Papen giải thích là Bộ trưởng Bưu điện và Điện tín đã ngụy tạo các bức điện tín và đưa vào hồ sơ lưu trữ của chính phủ.
Schuschnigg thông báo sẽ tổ chức trưng cầu dân ý ngày 13 tháng 3 năm 1938 để hỏi dân Áo có muốn "một nước Áo tự do, độc lập, xã hội, Cơ đốc và thống nhất" hay không. Hitler nổi cơn giận dữ khi nghe tin bất ngờ này, và quyết định chiếm đóng Áo bằng quân sự. Đức ra lệnh Schuschnigg phải từ chức, và Áo phải bổ nhiệm Seyss-Inquart làm thủ tướng. Tổng thống Wilhelm Miklas của Áo miễn cưỡng chấp nhận đơn xin từ chức của Schuschnigg nhưng từ chối bổ nhiệm Seyss-Inquart lên thay thế.
Hitler ra lệnh phát động cuộc tiến công Áo ngày 12 tháng 3 năm 1938, rồi lên đường trở về quốc gia sinh quán của ông, được đón tiếp một cách tưng bừng. Hitler làm Tổng thống Áo, và Áo trở thành một tỉnh của Đế chế Đức. Một luật mới quy định "trưng cầu dân ý tự do và kín" ngày 10 tháng 4 để người Áo có thể quyết định "vấn đề thống nhất với Đế chế Đức", còn người Đức cũng tham gia trưng cầu dân ý về việc thống nhất cùng với việc bầu Nghị viện mới. Dưới chiến dịch tuyên truyền và khủng bố, 99,08% ở Đức và 99,95% ở Áo bỏ phiếu thuận cho Áo sáp nhập vào Đức, trở thành một tỉnh của Đức như các tỉnh khác.
Cơn suy thoái kinh tế lan khắp thế giới vào cuối năm 1929 tạo cho Adolf Hitler một cơ hội, và ông khai thác tận lực. Trong chiến dịch vận động cuồng loạn cho cuộc tổng tuyển cử ngày 14 tháng 9 năm 1930, Hitler hứa hẹn với hàng triệu người đang bất mãn rằng ông sẽ làm cho nước Đức hùng mạnh trở lại, từ chối việc trả bồi thường chiến tranh, chối bỏ Hòa ước Versailles, quét sạch tham nhũng, triệt hạ những trùm tài phiệt (đặc biệt nếu họ là người Do Thái), và đảm bảo mỗi người Đức đều có việc làm và bánh mỳ. Đối với những người đang đói kém mong cho cuộc sống bớt khổ và cũng đang tìm kiếm niềm tin mới, lời hứa như thế nghe thật hấp dẫn. Đảng Quốc xã chiếm 107 ghế, từ vị trí thứ chín và là đảng nhỏ nhất trong Nghị viện nhảy lên thành đảng lớn thứ nhì. Từ đầu năm 1930, chiến dịch tuyên truyền của Quốc xã đã có hiệu lực đối với Quân đội Đức, đặc biệt là trong số sĩ quan trẻ. Họ cảm thấy thu hút vì tinh thần quốc gia cực đoan của Hitler, và cũng vì viễn tượng mà ông vẽ ra: tái lập Quân đội trở lại thời vinh quang và hùng mạnh. Lúc ấy, sĩ quan sẽ có nhiều cơ hội để thăng tiến, không phải bị gò bó trong lực lượng nhỏ bé như bây giờ.
Ngày 30 tháng 1 năm 1937, Hitler đọc diễn văn trước Nghị viện, tuyên bố "rút chữ ký của Đức" ra khỏi Hòa ước Versailles.
Thắng lợi cũng đảm bảo Hitler vượt lên trên tướng lĩnh, những người đã lưỡng lự và nhụt chí vào thời điểm khủng hoảng trong khi ông vẫn kiên quyết. Thắng lợi cũng cho Hitler thấy rằng trong chính sách ngoại giao và ngay cả trong sự vụ quân bị, Hitler có óc phán đoán cao hơn tướng lĩnh. Họ đã sợ Pháp sẽ chống trả; Hitler thì biết rõ hơn. Tuy chỉ là một chiến dịch quân sự nhỏ nhoi, việc chiếm đóng Rheiland là một bước ngoặt quan trọng. Vị thế chiến lược của mỗi bên đã thay đổi hẳn sau khi ba tiểu đoàn của Đức đi qua các cầu sông Rhein mà các sư đoàn của Pháp không có động thái gì.
Nhận ra vị thế của mình bị đe dọa, Hitler vội vã trở về München để dập tắt những người mà ông gọi là "mất trí điên rồ". Ông xin rút ra khỏi đảng. Những ủy viên trung ương khác thấy ngay là đảng không thể mất ông. Hitler không chỉ là nhà hùng biện tài giỏi nhất, mà còn là nhà tổ chức và tuyên truyền hữu hiệu nhất. Hơn nữa, chính Hitler là người mang về phần lớn ngân khoản đóng góp cho đảng. Nếu ông ra đi, chắc chắn Đảng Quốc xã sẽ tan rã. Trung ương đảng khước từ ý nguyện của Hitler. Sau khi đã nhận thức rõ vị thế của mình, bây giờ Hitler bắt buộc các nhà lãnh đạo khác của đảng phải nhượng bộ. Kết quả là Hitler xóa bỏ Trung ương Đảng, nắm quyền lãnh đạo độc tôn của đảng, nhà sáng lập đảng Drexler được đẩy lên làm chủ tịch danh dự, và chẳng bao lâu bị cho ra rìa. Tháng 7 năm 1921, "nguyên tắc lãnh đạo" được thiết lập, trở thành điều luật trước nhất cho Đảng Quốc xã và sau đấy cho Đế chế Thứ Ba. "Lãnh tụ" đã xuất hiện trên chính trường nước Đức. Vị "lãnh tụ" bây giờ bắt đầu lo tái tổ chức đảng, tiếp tục nhận thêm đóng góp tài chính.
Ngày 14 tháng 7 năm 1933, một luật mới quy định Đảng Lao động Quốc gia Xã hội Chủ nghĩa Đức là đảng chính trị duy nhất ở Đức. Các nghiệp đoàn bị dẹp bỏ.
Ngày 30 tháng 1 năm 1934, kỷ niệm tròn năm Hitler nhậm chức Thủ tướng, Hitler chính thức hoàn tất công việc qua Luật Tái lập Đế chế. Tất cả thể chế dân cử bị xóa bỏ, quyền điều hành bang được chuyển về trung ương, mọi cơ cấu chính quyền bang được tập trung dưới chính phủ Đế chế, thống đốc bang được đặt dưới hệ thống hành chính của Bộ Nội vụ Đế chế.
Khó mà dung hòa hai quan điểm của Hitler và Röhm. Kết quả là cuộc thanh trừng đẫm máu trong đêm 30 tháng 6 năm 1934 mà các sử gia gọi là "Đêm của những con dao dài". Tham mưu trưởng Röhm của lực lượng SA cùng với một số thủ lĩnh SA đi ngược lại quan điểm của Hitler bị sát hại một cách dã man. Thêm một số người bị sát hại do Hitler tính sổ với những ân oán cũ.
Sau vụ này, Hitler tuyên bố:
Do những mưu đồ của các thuộc hạ dưới quyền, lần lượt Thống chế, Tổng Tham mưu trưởng Quân lực von Blomberg và Đại tướng cấp cao Tư lệnh Lục quân von Fritsch đều bị mất chức do bị Heinrich Himmler dàn cảnh, kết tội đồng tính luyến ái.
Hitler tuyên bố đích thân ông chỉ huy toàn quân lực. Vì là nguyên thủ quốc gia, dĩ nhiên Hitler là Tư lệnh Tối cao Quân lực, nhưng bây giờ ông nắm luôn chức Tổng Tham mưu trưởng Quân lực và bãi bỏ Bộ Chiến tranh. Bộ Tổng Tham mưu Quân lực bây giờ có tên mới: Oberkommando der Wehrmacht – gọi tắt là OKW, chỉ huy ba binh chủng Lục quân, Không quân và Hải quân. Hitler là Tư lệnh Tối cao của OKW.
Ngày 4 tháng 2 năm 1938 là điểm ngoặt quan trọng trong lịch sử của Đế chế thứ Ba, là cột mốc trên đường tiến đến chiến tranh. Vào ngày này, những người bảo thủ cuối cùng ngáng trở Hitler trên con đường ông nhất quyết theo đuổi đã bị gạt qua một bên. Trong suốt 5 năm cho đến ngày 4 tháng 2 năm 1938 này, quân đội có đủ sức mạnh để lật đổ Hitler và Đế chế thứ Ba, nhưng họ đã không làm gì cả.
Trẻ em từ 6 đến 10 tuổi gia nhập nhóm nhi đồng. Họ được phát một quyển sổ để ghi thành tích, kể cả sự tiến bộ về ý thức hệ. Lúc lên 10 tuổi, trẻ phải trải qua những cuộc thi thể dục, cắm trại và lịch sử Quốc xã, trước khi được nhận vào nhóm thiếu niên và cất lời tuyên thệ trung thành với Adolf Hitler. Khi lên 14 tuổi, trẻ được nhận vào Đoàn Thanh niên Hitler thực thụ cho đến năm 18 tuổi, rồi được gọi làm nghĩa vụ lao động hoặc quân sự. Đến cuối năm 1938, Đoàn Thanh niên Hitler có gần 8 triệu đoàn viên trong tổng số 12 triệu ở độ tuổi này. Chương trình cải tổ giáo dục của Đế chế Thứ Ba lên đến đỉnh điểm với sự thành lập ba loại trường để đào tạo giới ưu tú: Trường Adolf Hitler, Học viện Giáo dục Chính trị Quốc gia và Thành trì Phẩm cấp. Theo cách ấy, giới trẻ của Đế chế Thứ Ba được huấn luyện để chuẩn bị cho cuộc đời, cho công việc và cho cái chết.
Dù nền Cộng hòa Weimar bị sụp đổ, Hiến pháp Weimar không bao giờ bị Hitler bãi bỏ. Thật ra, điều mỉa mai là Hitler sử dụng Hiến pháp Cộng hòa làm cơ sở pháp lý cho chế độ của ông. Vì thế, hàng ngàn luật được ban hành chiếu theo nghị định của Tổng thống "Cho việc Bảo vệ Nhân dân và Nhà nước" ngày 28 tháng 2 năm 1933.
Tất cả âm mưu đều thất bại. Giới dân sự không thể lôi kéo Quân đội Đức vào âm mưu của họ. Như Thống chế von Blomberg khai trước Tòa án Nürnberg:
Nhân vật có can dự nổi tiếng nhất là Thống chế Erwin Rommel, thì bị Hitler bức tử để đổi lại gia đình ông không bị trừng phạt và lễ tang của ông được cử hành theo cấp nhà nước.
Ngày 23 tháng 3 năm 1933, Luật Trao quyền – có tên chính thức là "Luật Phòng chống Tai họa của Nhân dân và Đế chế" tước đoạt quyền lập pháp của Nghị viện kể cả việc phê chuẩn hiệp ước với nước ngoài và tu chính hiến pháp, và trao các quyền này cho nội các trong thời hạn bốn năm. Thêm nữa, Luật Trao quyền quy định Thủ tướng sẽ soạn thảo và ban hành luật mới "có thể khác biệt với hiến pháp". Thế là, nền dân chủ nghị viện rốt cuộc đã bị chôn vùi. Ngoại trừ những vụ bắt bớ đảng viên Cộng sản và vài đại biểu Dân chủ Xã hội, tiến trình diễn ra khá hợp pháp, dù là qua cách khủng bố. Kể từ ngày 23 tháng 3 năm 1933 trở đi, Hitler là nhà độc tài của đế chế, không còn bị nghị viện kiềm chế, và trên thực tế cũng không bị tổng thống kiềm chế.
Hitler đích thân tiếp đón các đoàn đại biểu công nhân, tuyên bố: "Các anh sẽ thấy câu nói cách mạng chống lại công nhân Đức là sai lầm và thiếu công tâm". Sau đấy, phát biểu trước 100.000 công nhân tụ tập ở sân bay, Hitler hô khẩu hiệu: "Tôn vinh lao động và tôn trọng công nhân!" và hứa rằng sẽ tiến hành kỷ niệm Ngày Lao động để tôn vinh lao động Đức "suốt nhiều thế kỷ".
Ngày 2 tháng 5 năm 1933, các trụ sở nghiệp đoàn trên khắp cả nước bị chiếm đóng, ngân quỹ nghiệp đoàn bị tịch thu, các nghiệp đoàn bị giải tán, và các nhà lãnh đạo bị bắt giữ. Nhiều người bị đánh đập và đưa vào trại tập trung.
Chỉ trong ba tuần, người ta thấy rõ thêm một lời hứa rỗng tuếch của Quốc xã. Hitler ban hành một luật mới chấm dứt việc thương thuyết tập thể, trên thực tế cấm công nhân đình công.
Đến nay nhiều người vẫn còn khiếp sợ những tội ác của Hitler trong suốt thời gian ông ta cầm quyền. Nói đến Hitler, hẳn người ta thoạt tiên biết rằng ông ta là một nhà độc tài - nhà lãnh đạo tối cao nằm quyền lực tuyệt đối thống trị dân chúng của mình. Nhưng thực chất Hitler không phải là vị lãnh đạo đầu tiên như vậy. Ý tưởng về một "Nhà độc tài" xuất phát từ hàng ngàn năm trước ở La Mã cổ đại, khi danh tướng Julius Caesar tự tấn phong mình làm "Nhà Độc tài suốt đời". Sau khi Caesar bị ám sát vào năm 44 trước Công Nguyên thì người La Mã xóa bỏ chức vị này và không dùng đến nó nữa. Song, trải qua mấy thế kỷ trước, các ông hoàng bà chúa cũng nắm đại quyền cai trị đất nước, điển hình như Sa hoàng Pyotr Đại đế của Nga và Quốc vương Louis XIV của Pháp. Vào thế kỷ 20 cũng có những nhà độc tài như Mussolini ở Ý - với hoài bão tái lập Đế quốc La Mã xưa - và Stalin ở Liên Xô - với tham vọng gầy dựng một xã hội Cộng sản lớn nhằm đặt tiền đề cho một cuộc Cách mạng trên thế giới. Nhưng nhà độc tài nguy hiểm nhất vẫn là Adolf Hitler.[28]
Còn có nhiều điều khác trong bài diễn văn, với ngôn từ có chừng mực
và thể hiện lòng khao khát hòa bình. Đức không muốn chiến tranh. Chiến
tranh là "sự điên rồ vô bờ bến". Chiến tranh sẽ "làm sụp đổ trật tự xã
hội và chính trị hiện giờ". Đức Quốc xã không muốn "Đức hóa" những dân tộc khác.
Có một lời cảnh cáo. Đức đòi hỏi được đối xử bình đẳng với mọi quốc
gia khác, đặc biệt là về giải trừ quân bị. Nếu điều này không đạt được,
Đức sẽ rút ra khỏi Hội nghị Giải trừ quân bị và Hội Quốc liên.
Lời cảnh cáo chìm trong quên lãng giữa nỗi vui mừng khắp thế giới phương Tây đối với thái độ biết điều bất ngờ của Hitler. Báo chí Anh đăng tải những bài bình luận có thiện cảm với ý tưởng của Hitler. Lời lẽ của nhà độc tài thích bạo động của Quốc xã không phải là đe dọa dữ dằn như người ta e ngại lúc đầu, mà là ngọt ngào và dịu dàng.
Nhưng lời cảnh cáo của Hitler không phải là rỗng tuếch, mà ông làm đúng như những gì đã nói. Khi thấy rõ rằng Đồng Minh cứ khăng khăng về thời gian 8 năm để giải trừ quân bị xuống bằng với mức của Đức, ngày 14 tháng 10 năm 1933, thình lình Hitler loan báo rằng, vì không được các cường quốc ở Geneva đối xử bình đẳng, Đức lập tức rút lui khỏi Hội nghị Giải trừ quân bị và Hội Quốc liên.
Ngày 21 tháng 5 năm 1935, Hitler đọc một bài "Diễn văn Hòa bình" nữa ở Nghị viện – có lẽ là bài diễn văn hùng hồn nhất. Ông trấn an rằng tất cả những gì ông muốn chỉ là hòa bình và cảm thông dựa trên sự bình đẳng cho mọi bên. Ông bác bỏ ý tưởng chiến tranh; đấy là vô nghĩa, vô ích, cũng là điều kinh hoàng. [cần dẫn nguồn]
Hitler tuyên bố là Đế chế Đức không hề có ý nghĩ nào về việc thôn tính những dân tộc khác.
Hitler luôn nhấn mạnh điểm này. Cuối cùng, ông đưa ra 13 đề xuất cụ
thể nhằm duy trì hòa bình, tạo ấn tượng sâu đậm đối với nước Đức và cả
Châu Âu. Ông rào đón với lời nhắc nhở:
Và đối với Áo: [cần dẫn nguồn]
Nhật báo có tầm ảnh hưởng rộng nhất nước Anh, tờ Times, hoan
nghênh đến mức gần như cuồng nhiệt: "Bài diễn văn hóa ra đúng lý, thẳng
thắn và toàn vẹn. Những ai với óc công tâm đều tin rằng chính sách do
ông Hitler đưa ra có thể tạo nên một tiền đề tốt để đạt thỏa thuận trọn
vẹn với Đức – một nước Đức tự do, bình đẳng và mạnh mẽ thay vì một nước
Đức kiệt quệ bị áp đặt hòa bình mười sáu năm trước... Hy vọng rằng bài
diễn văn sẽ được mọi phía chấp nhận là lời phát biểu chân thành và có
suy xét, thể hiện chính xác những gì đã trình bày."[cần dẫn nguồn] Tờ báo nổi danh này, một trong những vinh quang chính trong ngành báo chí ở Anh, lại đóng vai trò giống như chính phủ Neville Chamberlain trong việc xoa dịu Hitler.
Chỉ trong vòng vài năm sau, những cam kết của Hitler trở nên vô nghĩa: Đức sáp nhập Áo vào Đức, xâm lăng Ba Lan, tấn công Pháp cùng một số nước Tây Âu.
Hitler thấy rằng trước khi tiêu diệt Ba Lan, cần tách nước này ra khỏi mối liên kết với Pháp. Sách lược ông đang theo đuổi có nhiều lợi điểm nhất thời. Bằng cách từ bỏ sử dụng vũ lực, ông có thể củng cố làn sóng truyên truyền cho hòa bình và xóa đi nỗi nghi ngại ở cả hai vùng Tây Âu và Đông Âu. Bằng cách mời Ba Lan đàm phán trực tiếp, ông có thể né tránh Hội Quốc liên và làm suy yếu chức năng của tổ chức này. Và ông tấn công vào ý niệm của Hội Quốc liên về "an ninh tập thể", đồng thời lũng đoạn những mối liên minh của Pháp với Đông Âu, trong đó Ba Lan là pháo đài vững chắc. Người dân Đức vốn thù ghét Ba Lan có thể không hiểu được, nhưng đối với Hitler một trong những lợi điểm của chế độ độc tài là có thể tạm thời theo đuổi chính sách mất lòng dân để đạt mục đích trong lâu dài.
Ngày 26 tháng 1 năm 1934, hiệp ước bất tương xâm giữa Đức và Ba Lan có hiệu lực trong 10 năm được ký kết. Từ ngày này, Ba Lan dần dần rời xa khỏi Pháp, nước bảo vệ Ba Lan từ khi Ba Lan ra đời năm 1919, và trở nên thân cận hơn với Đức Quốc xã. Đấy là con đường dẫn đến sự sụp đổ của Ba Lan trước khi hiệp ước bất tương xâm hết hạn.
Vì muốn xoa dịu Hitler, Thủ tướng Anh Arthur Neville Chamberlain đi đến hội kiến với Hitler tại Berchtesgaden ngày 15 tháng 9 năm 1938. Vị khách đã 69 tuổi và chưa từng đi máy bay lại có cuộc hành trình dài 7 tiếng đồng hồ (kể cả chặng tàu lửa mất 3 tiếng) để đến địa điểm hội kiến ở phần xa nhất của nước Đức. Hitler đã không tạo thuận lợi để đề nghị nơi gặp gỡ bên sông Rhein, vốn có thể giảm đường bay còn một nửa. Đấy là chủ định khủng bố thể chất đầu tiên.
Kế tiếp là những màn hù dọa của Hitler, trong Đức không đủ mạnh để tham chiến chống lại Tiệp Khắc và Anh-Pháp, chưa kể đến Liên Xô. Nếu Đức gây hấn, Đức sẽ chiến bại một cách nhanh chóng và dễ dàng, và đây sẽ là dấu chấm hết cho Hitler và Đế chế thứ Ba. Nếu vào giờ chót chiến tranh toàn Châu Âu không thể tránh khỏi, Quân đội Đức hẳn đã lật đổ Hitler ngay sau khi ông ra lệnh tấn công Tiệp Khắc.
Trò lừa dối chủ yếu là Hitler cam kết vấn đề Tiệp Khắc là yêu cầu cuối cùng của ông ở Châu Âu về lãnh thổ. Vì thế, Chamberlain gây áp lực bắt Tiệp Khắc phải nhượng bộ. Kết quả là Hiệp ước München, theo đó Tiệp Khắc nhường cho Đức gần 30.000 kilômét vuông lãnh thổ. Trên lãnh thổ này là một hệ thống lô cốt mà từ trước đến giờ tạo nên tuyến phòng thủ vững chắc nhất Châu Âu, có lẽ chỉ kém Phòng tuyến Maginot của Pháp. Cả hệ thống đường sắt, đường bộ, điện thoại và điện tín của Tiệp Khắc đều bị xáo trộn. Theo số liệu của Đức, Tiệp Khắc mất trên dưới 80% than non, hóa chất, xi măng; trên dưới 70% than đá, sắt, thép, điện năng; và 40% gỗ. Một đất nước công nghiệp phồn thịnh trong phút chốc bị tan rã và phá sản.
Dù đã đạt thắng lợi lớn lao và làm nhục cả Tiệp Khắc lẫn các nước dân chủ phương Tây, Hitler vẫn thất vọng về kết quả của Hiệp ước München. Ông ta thán với tùy tùng khi trở về Berlin: "Cái ông ấy [chỉ Chamberlain] đã làm tôi mất cơ hội tiến vào Praha!" Đấy chính là điều Hitler mong muốn ngay từ đầu, như ông đã liên tục thổ lộ với tướng lĩnh từ lúc phát biểu với họ ngày 5 tháng 11 năm trước. Lúc ấy, ông đã giải thích rằng việc thôn tính Áo và Tiệp Khắc chỉ là bước đầu để mở rộng Lebenraum – "không gian sinh sống" – về miền Đông và tính sổ với Pháp bằng quân sự ở miền Tây. Như ông đã bảo Thủ tướng Hungary ngày 20 tháng 9, cách tốt nhất là "trừ khử Tiệp Khắc". Ông nói đấy là "giải pháp thỏa đáng duy nhất". Ông chỉ e ngại "nguy cơ" là người Tiệp sẽ nhận chịu mọi yêu sách của ông.
Kế tiếp, ông Chamberlain lại đến München và ép buộc người Tiệp nhận chịu mọi yêu sách của Đức và do đó đã tước đi cơ hội cho Hitler thôn tính bằng vũ lực. Đấy là tư tưởng xảo trá của Hitler. Sau này, ông thổ lộ với tướng lĩnh: "Rõ ràng là ngay từ đầu tôi không thể hài lòng với lãnh thổ Sudetenland. Đấy chỉ là giải pháp nửa vời."
Tổng thống Tiệp Khắc Emil Hácha đến hội kiến với Hitler, và cũng chịu một trận khủng bố tinh thần. Hitler tuyên bố:
Lúc 6 giờ sáng ngày 15 tháng 3 năm 1939, quân Đức tràn vào Tiệp Khắc. Họ không gặp sự kháng cự nào, và đến buổi tối Hitler có thể tiến bước như người chiến thắng vào thủ đô Praha. Trước khi rời Berlin, Hitler ra một tuyên cáo hùng hồn cho dân Đức, lặp lại lời dối trá về những hành động "quá trớn man dại" và "khủng bố" của người Tiệp mà ông bị bắt buộc phải ra tay chấm dứt, và tuyên bố một cách hãnh diện "Tiệp Khắc đã bị xóa sổ!"
Ngày 16 tháng 3 năm 1939, thể theo lời "yêu cầu" của Tiso, Hitler đặt Slovakia dưới sự bảo vệ của Đức. Quân đội Đức nhanh chóng tiến vào Slovakia để thực hiện sự "bảo vệ". Đức và Slovakia ký kết "Hiệp ước Bảo vệ". Thủ tướng Anh Chamberlain dựa trên tuyên ngôn "độc lập" của Slovakia để viện cớ Anh không cần giữ lời cam kết. Thế là, chiến lược của Hitler đã có kết quả toàn hảo. Ông đã cho Chamberlain một con đường thoát và Chamberlain đã chọn con đường này.
Hitler xua quân Đức tiến công Liên Xô ngày 22 tháng 6 năm 1941 với chiến thuật thần tốc đã giúp nước Đức hạ gục nhanh chóng Ba Lan và Tây Âu. Ngày 3 tháng 10, Hitler tuyên cáo với toàn dân Đức:
Sang năm 1942, tính hoang tưởng lại làm hại Lãnh tụ Hitler. Tham mưu trưởng Lục quân Franz Ritter von Halder ghi lại trong nhật ký: "Việc liên tục đánh giá thấp khả năng của đối phương đang mang những hình thức lố bịch và trở nên nguy hiểm." Halder cho là Hitler nhận định quá đáng về sức mạnh của chính mình và đánh giá quá thấp sức mạnh của địch thủ qua mẩu chuyện sau đây: "Có lần khi nghe trình bày một báo cáo khá khách quan, cho biết vào năm 1942 Stalin có thể điều động từ 1 triệu đến 1,25 triệu binh sĩ mới còn khỏe mạnh cho vùng bắc Stalingrad và tây sông Volga chưa kể nửa triệu quân trong vùng Kavkaz, và công suất chế tạo xe tăng hàng đầu lên đến ít nhất 1.200 chiếc mỗi tháng, Hitler nhảy xổ đến người đang đọc báo cáo, hai bàn tay nắm lại thành nắm đấm, miệng sùi bọt ra hai bên mép, ra lệnh ông này không được nói năng nhảm nhí nữa."
Vì tính hoang tưởng, Hitler không màng nghe sự tham mưu của tướng lĩnh, mà vẫn nhất quyết một cách cuồng tín chiếm lấy cả hai mục tiêu: Stalingrad cùng lúc Kavkaz. Đây là một trong những động thái có tính định mệnh nhất của Hitler trong cuộc chiến. Vì lẽ, rốt cuộc Hitler không thể chiếm được mục tiêu nào, mà còn chịu một chiến bại nhục nhã nhất trong lịch sử Quân đội Đức, khi Thống chế Friedrich Paulus dẫn Đại đoàn thứ Sáu đầu hàng Liên Xô.
Chính vị vua lừng danh này cũng từng phải đối chọi với một liên quân chống Phổ trong cuộc Chiến tranh Bảy năm tàn khốc (1756 - 1763), và toàn thắng sau khi liên quân tan rã[29]. Adolf Hitler tin rằng ông cũng vĩ đại như vua Friedrich II Đại Đế, và cũng sẽ giành thắng lợi tương tự như vị vua Phổ xưa.[30] Trong tình trạng thể chất và tinh thần suy sụp, Hitler đưa ra một trong những quyết định quan trọng cuối cùng trong đời. Ngày 19 tháng 3
năm 1945, ông ra lệnh phá hủy tất cả các cơ sở quân sự, công nghiệp,
giao thông và viễn thông cũng như mọi cửa hàng trên đất Đức để tránh rơi
vào tay Hồng quân Liên Xô và Quân đội Đồng Minh. Nước Đức sẽ biến thành
đồng không và không thứ gì còn lại để giúp người dân Đức có thể sống
sau chiến bại.
Người dân Đức tránh khỏi thảm họa cuối cùng là do những nỗ lực tuyệt vời của Bộ trưởng Khí tài và Vũ trang Albert Speer và một số sĩ quan Quân đội đã kháng lệnh của Hitler. Họ đã chạy cùng khắp nước Đức để đảm bảo sĩ quan quân đội và đảng viên phục tùng một cách nhiệt tình không phá hủy những cơ sở ấy. Một phần cũng nhờ sự tiến quân thần tốc của Đồng Minh khiến cho công tác phá hủy trên diện rộng như thế là bất khả thi.
Hitler đã định rời Berlin ngày 20 tháng 4 năm 1945, sinh nhật thứ 56 của ông, để đi Obersalzberg và chỉ đạo cuộc chiến từ nơi này. Mười ngày trước, chính Hitler đã phái toán nhân viên hộ lý của ông đi Obersalzberg để chuẩn bị cho ngôi biệt thự Berghof đón ông đến. Tuy nhiên, định mệnh khiến cho Hitler không bao giờ được nhìn lại nơi chốn nghỉ dưỡng mà ông yêu thích. Hồi kết đến nhanh hơn là ông dự tính, vì quân Mỹ và Liên Xô tiến quá nhanh vào đất Đức.
Sinh nhật 20 tháng 4 của Hitler trải qua một cách trầm lặng, dù tướng lĩnh Đức ghi nhận thêm thảm họa trên các mặt trận. Tất cả các lãnh đạo Quốc xã kỳ cựu đều có mặt: Hermann Göring, Joseph Göbbels, Heinrich Himmler, Joachim von Ribbentrop và Martin Bormann, cũng như những chỉ huy quân đội còn sót lại: Karl Dönitz, Wilhelm Keitel, Alfred Jodl và Hans Krebs (tân Tham mưu trưởng Lục quân, và cũng là người cuối cùng trong chức vụ này).
Hitler không tỏ ra tuyệt vọng, cho dù tình hình tồi tệ. Ông vẫn tự tin, như ông nói với các tướng lĩnh 3 ngày trước rằng quân Nga sẽ chịu đổ máu nặng nề nhất trước Berlin. Các tướng lĩnh biết rõ hơn ông, và trong buổi họp quân sự thường kỳ sau khi ăn mừng sinh nhật, họ khuyên ông nên rời Berlin để đi về miền nam. Họ giải thích rằng chỉ 1 hoặc 2 ngày nữa quân Nga sẽ cắt đứt hành lang đi về hướng ấy. Hitler lưỡng lự; ông không nói đồng ý hay chối từ. Hiển nhiên là ông không thể đối mặt với sự kiện kinh khủng là thủ đô của Đế chế thứ Ba sắp bị Liên Xô chiếm đóng, trong khi chỉ vài năm trước ông đã tuyên bố rằng kẻ thù này đã bị đánh gục.
Nhưng Hitler vẫn chưa chịu buông xuôi. Ông đã ra lệnh tướng SS Felix Steiner tổng phản công quân Liên Xô ở những vùng ngoại ô phía nam của Berlin. Tất cả binh sĩ trú đóng trong vùng Berlin sẽ được tung ra trận đánh, kể cả binh sĩ không quân hiện diện trên mặt đất. Trong hai ngày kế, Hitler nôn nóng chờ đợi tin tức về cuộc phản công của Steiner. Đây là thêm một ví dụ ông đã không còn biết gì về tình hình thực tế. Cuộc phản công của Steiner không hề diễn ra, mà chỉ nằm trong tâm trí nóng bỏng của nhà độc tài tuyệt vọng.
Trong buổi họp quân sự ngày 22 tháng 4, Hitler giận dữ đòi hỏi được biết tin tức về Steiner. Các tướng lĩnh đều không trả lời được, nhưng cho biết việc điều quân từ hướng bắc đi tăng viện cho Steiner ở hướng nam đã khiến cho mặt trận hướng bắc suy yếu, quân Liên Xô thâm nhập ở đây và xe tăng của họ đã tiến vào bên trong thành phố.
Hitler không còn có thể chịu được nữa. Mọi nhân chứng còn sống sót sau này đều kể lại rằng Hitler hoàn toàn mất tự chủ. Ông nổi cơn thịnh nộ dữ tợn nhất trong đời. Ông la hét rằng đây là hồi kết cục. Mọi người đã bỏ rơi ông. Không còn gì nữa, mà chỉ có phản bội, dối trá, tham nhũng và hèn nhát. Tất cả đã hết. Thôi được, ông sẽ ở lại Berlin. Ông sẽ đích thân chỉ huy sự phòng vệ thủ đô của Đế chế thứ Ba. Những người khác có thể đi nếu muốn. Tại nơi này, ông sẽ đối mặt với đoạn cuối của đời ông. Ông nói với tất cả những người quanh ông rằng ông đã quyết định. Và để chứng tỏ cho mọi người thấy không gì đảo ngược lại được, ông gọi một thư ký và với sự hiện diện của họ, đọc một bản tuyên bố sẽ được truyền ngay trên sóng phát thanh. Bản tuyên bố cho biết Hitler sẽ ở lại Berlin và bảo vệ thủ đô cho đến cùng.
Có hai vị khách cuối cùng đi đến boong-ke của Hitler: Hanna Reitsch, nữ phi công tài ba chuyên lái máy bay thử nghiệm có ác cảm thậm tệ với Göring, và Đại tướng không quân Robert Ritter von Greim mà ngày 24 tháng 4 ở München đã nhận lệnh của Hitler về trình diện ông. Chiếc máy bay chở hai người trên chặng cuối vào tối 26 tháng 4 bị đạn phòng không của Liên Xô bắn trúng, và một chân của Greim bị thương nặng.
Hitler đi đến phòng giải phẫu, nơi một bác sĩ đang băng bó vết thương của Greim, rồi phong cho vị tướng đang nằm dưỡng thương chức Tư lệnh Không quân và thăng ông quân hàm Thống chế (là thống chế Đức cuối cùng trong cuộc chiến).
Ngày 28 tháng 4, Hitler có vẻ như lại hy vọng, nhưng thật ra đấy là hoang tưởng. Ông gọi máy vô tuyến cho Keitel, hỏi han về những cánh quân Đức trong chiến dịch giải cứu Berlin. Nhưng "chiến dịch" này chỉ có trong trí tưởng tượng của Hitler. Các đội quân Đức mà Hitler trông chờ hoặc bị tiêu diệt, hoặc vội vàng rút về hướng tây để chịu cho Đồng Minh phương Tây bắt thay vì đầu hàng quân Liên Xô. Những mũi tiền tiêu của quân Liên Xô chỉ còn cách Phủ Thủ tướng vài góc phố.
Cũng trong ngày 28 tháng 4: Bộ Tuyên truyền Đức bắt được bản tin của đài BBC ở Luân Đôn, cho biết Himmler đã tiến hành bí mật thương lượng để đề nghị quân đội Đức ở miền Tây đầu hàng quân Mỹ. Đối với Hitler, người không bao giờ ngờ vực lòng trung thành tuyệt đối của Himmler, đây là đòn đau đớn nhất.
Ít phút sau, có thêm tin báo là quân Liên Xô đang tiến đến chỉ còn cách một khu phố, và có lẽ sẽ tràn ngập Phủ Thủ tướng vào buổi sáng 30 tháng 4, cách 30 tiếng đồng hồ sau. Hai tin báo liên tiếp cho thấy dấu hiệu của hồi kết thúc. Hitler bắt buộc phải đi đến một trong những quyết định cuối của đời ông. Đến hừng sáng, ông cử hành hôn lễ với Eva Braun, soạn thảo bản di chúc và tuyên cáo cuối cùng,
Hai văn bản Di chúc và Tuyên cáo Chính trị của Hitler đều tồn tại sau cuộc chiến theo như ý nguyện của Hitler. Hai văn bản xác định rằng người đã cai trị nước Đức với bàn tay sắt trong hơn 12 năm, và thống trị phần lớn Châu Âu trong 4 năm, đã không rút tỉa được bài học nào từ kinh nghiệm của ông. Ngay cả những bước thụt lùi và thảm bại cuối cùng vẫn không dạy cho ông được điều gì. Trong những tiếng đồng hồ cuối cùng của cuộc đời, ông luôn nguyền rủa người Do Thái về mọi vấn nạn của thế giới, và than vãn là một lần nữa định mệnh đã cướp đi chiến thắng của nước Đức. Trong lời giã biệt này với nước Đức và với thế giới mà cũng là lời kêu gọi cuối cùng với lịch sử, Adolf Hitler lại moi ra mọi lời lừa phỉnh trong quyển Mein Kampf và thêm vào những luận cứ sai lạc cuối cùng. Đấy là một bài văn bia thích hợp cho một kẻ chuyên chế say với quyền lực mà quyền lực tuyệt đối đã hoàn toàn bị phá sản. Một lần nữa, dù là lần cuối, Hitler vẫn lừa dối:
Đêm cuối cùng trong đời, Hitler ra lệnh cho một trong các thư ký tên Junge thiêu hủy giấy tờ còn lại trong hồ sơ của ông và truyền lệnh không ai trong boong-ke được đi ngủ cho đến khi có lệnh mới. Mọi người suy diễn ý nghĩa là ông nghĩ đã đến lúc vĩnh biệt. Nhưng đến khoảng 2:30 giờ sáng ngày 30 tháng 4, Hitler mới từ phòng riêng bước ra, đi đến nhà ăn chung, nơi khoảng 30 người tụ tập, phần lớn số này là phụ nữ làm việc cho ông. Ông đi đến bắt tay từng người và thủ thỉ nói vài tiếng mà không ai nghe rõ. Một màn nước mắt dầy phủ đôi mắt ông, theo Junge nhớ lại, "như thể nhìn đến nơi chốn xa xăm, vượt qua các bức tường của boong-ke".
Sau khi ông trở về phòng riêng, một điều kỳ lạ xảy ra. Sự căng thẳng đã tăng đến mức hầu như ngạt thở trong boong-ke đã tan biến, vài người đi đến căng-tin – để khiêu vũ. Tiếng ồn từ nhóm người này càng tăng thêm đến nỗi có lệnh đưa ra từ phòng riêng của Hitler yêu cầu giữ im lặng. Quân Nga có thể đến trong vài tiếng đồng hồ sắp tới và sẽ giết tất cả bọn họ – tuy số đông đang suy nghĩ làm cách nào để trốn thoát. Nhưng trong khoảnh khắc ngắn ngủi này, khi cuộc sống họ không còn ở dưới sự kiểm soát nghiêm ngặt của Hitler, họ muốn tìm thú tiêu khiển ở nơi và theo cách thức có thể nghĩ ra. Cảm giác thư giãn dường như lan rộng trong nhóm người này, và họ tiếp tục khiêu vũ suốt đêm.
Trưa 30 tháng 4 năm 1945, người vợ của ông có vẻ như không thấy đói, còn Hitler dùng bữa cùng với hai thư ký và người nấu bếp – người này không nhận ra là mình đã nấu bữa ăn cuối cùng cho ông. Họ ăn xong vào lúc 2 giờ rưỡi xế chiều. Trong lúc ấy, Erich Kempka, tài xế của Lãnh tụ, được lệnh mang 200 lít xăng đến giao ở khu vườn Phủ Thủ tướng. Kempka gặp vài khó khăn thu thập đủ lượng xăng như thế, nhưng cũng thu được 180 lít, rồi với 3 người khác phụ giúp mang đến cửa thoát hiểm của boong-ke.
Trong lúc ấy, Hitler đã ăn xong, đi tìm Eva Braun để cùng nói lời vĩnh biệt với những người phụ tá thân cận nhất: Göbbels, hai tướng Krebs và Wilhelm Burgdorf, các thư ký, và người nấu bếp Manzialy. Sau khi nói xong những lời vĩnh biệt, Hitler và vợ trở về phòng riêng. Ở hành lang bên ngoài, Göbbels, Bormann cùng vài người khác chờ đợi. Ít lâu sau, họ nghe một tiếng súng lục. Họ chờ nghe tiếng súng thứ hai, nhưng tất cả đều im lặng. Sau một lúc, họ nhè nhẹ bước vào phòng. Họ thấy thi thể của Adolf Hitler ngã dài trên băng ghế dài, đang rỉ máu. Ông đã tự bắn vào miệng. Eva Braun nằm kế bên ông. Hai khẩu súng lục nằm trên sàn, nhưng bà vợ không dùng súng. Bà đã nuốt thuốc độc.
Bây giờ là 3 giờ rưỡi chiều ngày Thứ Hai, 30 tháng 4 năm 1945, mười ngày sau sinh nhật thứ 56 của Hitler, mười hai năm ba tháng sau ngày ông trở thành Thủ tướng của nước Đức và thiết lập Đế chế thứ Ba. Đế chế này chỉ kéo dài hơn ông có một tuần.
Tiếp theo là tang lễ. Không ai cất lên lời nào; âm thanh duy nhất là tiếng đạn đại bác của Liên Xô nổ trong khu vườn Phủ Thủ tướng và trên những bức tường chung quanh. Người phục vụ của Hitler, Thiếu tá SS Heinz Linge, cùng một hộ lý mang thi thể của Hitler được quấn trong một tấm chăn che lấp khuôn mặt. Kempka trông thấy lộ ra ngoài tấm chăn là chiếc quần đen và đôi giầy mà Hitler luôn sử dụng. Thi thể của Eva Braun thì trông tươm tất hơn, không dính máu.
Hai thi thể được mang ra ngoài khu vườn, trong khi đại bác ngưng bắn, được để xuống một hố đạn rồi đốt bằng xăng. Nhóm người, do Göbbels và Bormann dẫn đầu, rút vào đứng trong hầm tránh bom nơi cửa thoát hiểm. Khi ngọn lửa bùng lên, họ đứng nghiêm, đưa cánh tay phải lên chào theo kiểu Quốc xã. Nghi thức diễn ra ngắn gọn, vì đạn pháo của Hồng quân lại bắt đầu rơi xuống khu vườn. Nhóm người còn sống đi vào bên trong boong-ke, để lại ngọn lửa làm nốt công việc xóa đi mọi dấu vết của Adolf Hitler và vợ của ông. Thủ đô Berlin thất thủ vào ngày 2 tháng 5 năm 1945,[31] và những tên phát xít Đức còn sống sót đã đầu hàng.[32]
Khởi đầu, người ta cho biết không tìm ra xương của hai người. Điều này nảy sinh lời đồn đại sau khi chiến tranh chấm dứt là Hitler còn sống. Nhưng quân báo Anh và Mỹ thẩm vấn độc lập vài nhân chứng cho thấy không có sự nghi ngờ gì. Sau này Liên Xô tiết lộ đã thu được mảnh vụn thi thể của Hitler kể cả một phần hộp sọ và xương hàm, được pháp y Nga, nha sĩ của Hitler và một pháp y Mỹ chứng nhận đúng là của Hitler.
Quyển Hitler at war and the war path (2002) của tác giả người Anh David Irving thì gây tranh cãi nhiều hơn vì cách trình bày cuộc chiến "theo quan điểm của Hitler", tuy Irving trích dẫn lời nhận xét của tờ báo Washington Post năm 1977: "Các sử gia người Anh luôn khách quan đối với Hitler hơn là các tác giả người Đức hoặc người Mỹ". Công bằng mà nói, Irving cũng nhận được nhiều lời khen ngợi.
Irving cho biết đã sử dụng nhiều nguồn tư liệu riêng tư nên cũng đưa ra vài ánh sáng mới. Lập luận của tác giả là Hitler không có quyền hành rộng lớn đối với cấp dưới như người ta vẫn tưởng, vì thế có nhiều việc cấp dưới làm mà Hitler không biết. Điển hình là cuộc tàn sát người Do Thái, vì không tìm ra bất kỳ văn bản nào của Hitler ra lệnh làm việc này. (Irving còn treo giải thưởng 1.000 bảng Anh cho ai tìm ra một văn bản cho thấy Hitler ra lệnh tàn sát người Do Thái).
Theo Irving, Hitler cũng không có tham vọng lãnh thổ đối với Anh quốc, trong khi Shirer cho rằng tuy Hitler ngưỡng mộ nền văn minh của Anh, ý đồ tấn công Anh là nghiêm túc, chỉ vì Đức không có đủ sức mạnh hải quân cho cuộc đổ bộ lên đất Anh.
Irving có ý công kích phe Đồng Minh, cho rằng Thủ tướng Anh Winston Churchill có trách nhiệm trong việc leo thang chiến tranh, rằng Đức tấn công Nga chỉ vì muốn đánh phủ đầu ý đồ của Nga định đánh Đức.
Irving cũng cho rằng tuy Hitler là con người tàn bạo và vô cảm, ông lại không đủ sắt đá khi cần thiết. Hitler không muốn tổng động viên dân Đức, đến nỗi các nhà máy thiếu công nhân nhưng phụ nữ Đức vẫn ở nhà. Trong một thời gian, Hitler không đối phó một cách cương quyết với những người chống đối ngay trong Quân đội Đức. Hitler thường thu mình trong tổng hành dinh của ông (cũng như Shirer nhận xét là Hitler không bao giờ đi thăm những vùng bị không quân Đồng Minh thả bom).
Cần ghi nhận rằng do lập luận gây tranh cãi của Irving về cuộc tàn sát người Do Thái, các nước Áo, Canada, Israel, New Zealand, Úc và ngay cả Đức đã cấm ông đặt chân lên nước họ. Ngày 20 tháng 2 năm 2006, ông bị Áo tuyên án tù 3 năm vì lập luận đối với cuộc tàn sát người Do Thái.
Cuốn phim Der Untergang (tựa tiếng Anh: Downfall) phát hành năm 2004 trình bày những ngày cuối cùng của Adolf Hitler, dựa trên quyển sách Inside Hitler's Bunker của sử gia Joachim Fest, hồi ký của Albert Speer và hồi ký của Traudl Junge, thư ký của Adolf Hitler. Đạo diễn Oliver Hirschbiegel xác nhận các nhà làm phim muốn thể hiện nhân cách ba chiều của Hitler: một người có sức thu hút cao và không kém nhân từ, hòa nhã đối với người dưới. Phim Der Untergang nhận được đề cử Giải Oscar về phim nước ngoài hay nhất năm 2005, và đoạt giải thưởng phim ảnh của đài BBC.
Ở nước Đức không hề có đài tưởng niệm Hitler, người đã cai trị dân tộc này bằng bàn tay sắt từ năm 1933. Không ai viếng mộ, mà cũng không ai rõ là mộ ông ta nằm ở đâu. Có thể là tro cốt, và cả hộp sọ của ông, vẫn được giữ bí mật trong một kho lưu trữ của Nga. Hoặc là có thể ở một quốc gia Đông Âu nào đó mấy năm trước, chúng đã bị gió thổi tan tác. Người ta đã cố tình tạo nên huyền thoại về thi hài của Hitler. Trong những năm ngay sau cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai, người ta sợ rằng những tín đồ trung kiên của Hitler có lẽ sẽ tụ tập đông đảo quanh mộ ông, và vinh danh ông. Nhưng cũng khi đó thì tất cả những thế lực chống đối Hitler đều muốn tổ chức phản đối tại địa điểm ấy. Để tránh xung đột và tranh cãi, người Liên Xô sau khi lấy được thi hài Hitler lúc chiến sự kết thúc, đã quyết định đem giấu nó đi ở nơi đâu đó.[28]
Video yêu thích
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
Trở về trang chính
Hoàng Kim, hoangkim, hoangkimvietnam, Ngọc Phương Nam, Chào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, Khát khao xanh, Dayvahoc,Học mỗi ngày, Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống, Thơ cho con
- Sinh 1451
- Mất 1506
- Nhà thám hiểm Trung Mỹ
- Thời đại khám phá
- Nhà thám hiểm người Tây Ban Nha
- Lãnh đạo quân đội Cơ đốc giáo La Mã
- Lịch sử Caribe
- Nhà thám hiểm người Ý
Adolf Hitler
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Adolf Hitler | |
---|---|
Hitler năm 1937 |
|
Chức vụ
|
|
Lãnh tụ Đức
|
|
Nhiệm kỳ | 2 tháng 8, 1934 – 30 tháng 4, 1945 |
Tiền nhiệm | Paul von Hindenburg (Tổng thống) |
Kế nhiệm | Karl Dönitz (Tổng thống) |
Nhiệm kỳ | 30 tháng 1, 1933 – 30 tháng 4, 1945 |
Tiền nhiệm | Kurt von Schleicher |
Kế nhiệm | Joseph Goebbels |
Thông tin chung
|
|
Đảng | Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa (NSDAP, Nazi, Quốc xã) |
Danh hiệu | Iron Cross First and Second Class Wound Badge |
Sinh | 20 tháng 4, 1889 Braunau am Inn, Áo-Hung |
Mất | 30 tháng 4, 1945 (56 tuổi) Berlin, Đức |
Nghề nghiệp | chính trị gia, họa sĩ, quân nhân |
Chữ ký | |
Binh nghiệp
|
|
Phục vụ | Đế chế Đức |
Thuộc | Reichsheer |
Năm tại ngũ | 1914-1918 |
Cấp bậc | Gefreiter |
Đơn vị | 16th Bavarian Reserve Regiment |
Tham chiến | Đệ nhất thế chiến |
Khen thưởng | Iron Cross First and Second Class Wound Badge |
Ông thiết lập chế độ độc quyền quốc gia xã hội của Đệ tam Đế quốc, cấm chỉ tất cả các đảng đối lập và bức hại các đối thủ chính trị. Ông đã gây ra Đệ nhị thế chiến, thúc đẩy một cách có hệ thống quá trình tước đoạt quyền lợi và sát hại khoảng sáu triệu người Do Thái châu Âu cùng một số nhóm chủng tộc, tôn giáo, chính trị khác[1], được gọi là cuộc Đại đồ sát dân Do Thái (Holocaust).
Thời trẻ, Hitler muốn trở thành một họa sĩ, nhưng chưa từng được thành công. Về sau, Hitler trở thành một người theo chủ nghĩa dân tộc Đức cấp tiến. Trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất, Hitler phục vụ trong Quân đội Đế quốc Đức, từng bị thương, từng nhận hai tấm huân chương do chiến đấu anh dũng.
Thất bại của Đế chế Đức làm cho Hitler cảm thấy kinh ngạc và vô cùng phẫn nộ. Năm 1919, khi 30 tuổi, Hitler đã tham gia vào một nhóm cánh hữu nhỏ ở München. Không lâu sau, nhóm này đổi tên thành Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa, gọi tắt là Đảng Nazi. Hai năm sau, Hitler trở thành người lãnh đạo của Đảng này. Dưới sự lãnh đạo của Hitler, lực lượng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa lớn mạnh rất nhanh. Vào năm 1923, Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa phát động một đợt chính biến được sử sách gọi là "Khởi nghĩa quán bia Munich". Sau khi thất bại Hitler bị bắt và bị xét xử, nhưng trên thực tế ngồi tù chưa được một tháng, thì Hitler được phóng thích.
Năm 1928, Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa vẫn chưa đủ mạnh; nhưng do công chúng cực kỳ bất mãn đối với các chính đảng đang tồn tại, Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa thừa cơ phát triển lên. Năm 1933, Hitler làm Thủ tướng Đức ở tuổi 44, đạt được mục tiêu của ông ta[2]. Sau khi lên nắm quyền, Hitler đã đàn áp các phe phản đối và xây dựng một nền thống trị độc tài. Nhiều nhân vật của phe chống đối bị giết không cần xét xử. Trong vài năm trước cuộc Đại chiến thế giới lần thứ hai, sự thống trị của Hitler đã được đại đa số người Đức ủng hộ nhiệt tình, vì đã giảm bớt thất nghiệp, nền kinh tế được phục hồi.
Sau đó, Hitler đã đẩy nước Đức vào con đường chinh phục bên ngoài, dẫn đến cuộc đại chiến thế giới lần thứ hai bùng nổ. Trên thực tế, Hitler không cần dùng vũ lực đã đạt được tham vọng lãnh thổ đầu tiên của mình. Khi đó, Anh và Pháp đang bị khốn đốn bởi các vấn đề kinh tế, một mực cầu hòa. Hitler hủy bỏ Hòa ước Versailles, tổ chức lại quân đội Đức. Năm 1936, quân Đức chiếm lĩnh khu vực Rheiland và thiết lập phòng thủ trong ba tháng; năm 1938, Hitler dùng vũ lực thôn tính nước Áo. Hai nước Anh và Pháp không có sự can thiệp nào đối với hành động đó của Hitler, thậm chí khi Hitler thôn tính khu vực phòng thủ trọng điểm của Tiệp Khắc tháng 9 năm 1938, Anh và Pháp cũng ngầm thừa nhận.
Năm 1940 là thời kỷ đỉnh cao của Hitler; quân đội Đức đánh chiếm Đan Mạch và Na Uy vào tháng 4, tháng 5 đánh chiếm Hà Lan, Bỉ và Luýchxămbua. Tháng 6 Pháp đầu hàng. Tháng 6 năm 1941, Hitler xé bỏ điều ước không xâm phạm Liên Xô, bắt đầu tấn công Liên Xô và chiếm được một vùng rộng lớn của Liên Xô; nhưng không tiêu diệt được quân đội Liên Xô.
Theo tác giả Panphilov (Giáo viên lịch sử Liên Xô của trường MGIMO Maxcva - Liên Xô) viết trong một cuốn sách của mình như là một sử gia đã từng tham gia cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai thì trước khi quyết định xâm lược Liên Bang Xô Viết thì Hitler đã viết một bức thư cho trùm phát xít Ý là Benito Mussolini, qua đó ông cho rằng quyết định tấn công Liên Bang Xô Viết là quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời của ông ta vì Liên Xô là một quốc gia khổng lồ. Vì lẽ đó nếu như năm 1941 khi tấn công Liên Xô theo kế hoạch của chiến dịch Barbarosa, kể cả khi Hitler đồng ý với ý kiến của các tướng lĩnh dưới quyền tấn công thẳng đến Moskva thì cũng không nhanh chóng đánh gục được Liên Xô bởi vì Ban Lãnh đạo Liên Xô lúc đó sẽ nhanh chóng sơ tán về miền Đông, dãy Uran để tiếp tục chỉ đạo cuộc kháng chiến. Sự sai lầm dẫn tới thất bại của Hitler khi tấn công Liên Xô là Hitler đã quá tự cao tự đại, coi thường người bạn đồng minh trong phe Trục của mình là Đế quốc Nhật Bản. Vì thế Nhật Bản đã không đưa quân lên phía Bắc, hiệp đồng với Quân đội Đức để tấn công Liên Xô ở mặt trận phía Đông mà dồn quân xuống phía Nam chiếm vùng Đông Á, để mặc một mình Hitler cố gắng xâm chiếm Liên Xô rộng lớn. Những nhà tình báo vĩ đại đã nắm được ý đồ đơn phương tiến hành chiến tranh của Hitler và giúp cho Ban Lãnh đạo Liên Xô có những phương án thích ứng để đối phó với Hitler.
Cuối năm 1942, Hitler đã thất bại trong hai chiến dịch ở Ai Cập và Stalingrad, đây là bước ngoặt của đại chiến thế giới lần thứ hai. Lực lượng quân đội Đức bắt đầu suy yếu; mặc dù thất bại là không tránh khỏi, nhưng Hitler kiên quyết không đầu hàng. Sau trận đánh tại Stalingrad, Hitler hạ lệnh cho làm lễ quốc tang 4 ngày.[3] Nhưng ông ta còn chịu đựng được hơn hai năm nữa. Mùa xuân năm 1945, ngày tận thế của Hitler đã đến. Ngày 30 tháng 4 năm 1945, Adolf Hitler tự sát ở thủ đô Berlin; vài ngày sau, phát xít Đức tuyên bố đầu hàng.
Hầu như tất cả các nhà viết tiểu sử Hitler đều nhấn mạnh sự khác nhau rất rõ giữa hai phần đời của ông ta. Đoạn đời trước tuổi ba mươi của ông, nếu so với mức bình dân thời đó chỉ được xem là khoảng đời không thành đạt, bởi Adolf Hitler không được đào tạo nghề nghiệp, không có mối quan hệ nào đáng kể, sau thất bại của nước Đức trong chiến tranh thế giới thứ nhất ông là một người lính không có triển vọng và hơn hết là ông không có những cá tính đặc thù để có thể giải thích một cách thuyết phục được sự thăng tiến sau đó của mình. Mặc dù vậy, nhân vật này chỉ trong vòng vài năm đã bước lên ngôi Thủ tướng Đức và cuối cùng, đã trở thành người cầm quyền độc tài, cai trị phần lớn châu Âu. Adolf Hitler là một trong số ít các nhân vật trong lịch sử nhân loại đã phát huy một năng lực hủy hoại hiếm thấy.
Thực chất, chế độ độc tài Đức Quốc Xã của ông ta không hề là sự nối tiếp của truyền thống Phổ. Những người lên nắm quyền thường phải tự bảo mình là "con cháu người xưa" để có được quyền thống trị hợp pháp. Đảng Quốc Xã đọc về lịch sử vinh quang của nước Phổ, của vị vua - chiến binh Friedrich II Đại Đế cũng thường không đến nơi đến chốn, móp méo.[5] Vị vua này bị những người Quốc Xã phóng đại.[7]
Mục lục
- 1 Gia thế
- 2 Những thành công của Hitler
- 3 Đời sống riêng tư
- 4 Tư tưởng
- 5 Những tố chất trong con người Hitler
- 6 Tinh thần ái quốc cực đoan
- 7 Bài Do Thái
- 8 Việc làm đi đôi với lời nói
- 9 Tài hùng biện, tổ chức và tuyên truyền
- 10 Chiến thuật khủng bố tâm linh và thể chất
- 11 Vận dụng thời cơ
- 12 Tính chuyên chế, độc tài
- 13 Những trò lọc lừa
- 14 Tính hoang tưởng của Hitler
- 15 Những ngày cuối cùng của Hitler
- 16 Nhận định về Hitler
- 17 Xem thêm
- 18 Chú thích
- 19 Tài liệu tham khảo
- 20 Liên kết ngoài
Gia thế
Hitler luôn giữ bí mật gia thế và cuộc sống của mình trước khi tham gia chính trị. Ông nói các đối thủ chính trị của mình vào năm 1930: "Các vị không được biết tôi từ đâu đến và xuất xứ từ gia đình nào" (nguyên văn tiếng Đức "Sie dürfen nicht wissen, woher ich komme und aus welcher Familie ich stamme"). Vào năm 1938, ngay sau khi sáp nhập Áo vào Đức, chính Hitler đã ra lệnh tản cư và sau đó san bằng các ngôi làng Döllersheim và Strones, là hương quán của ông bà cũng như bố mẹ ông nằm tại Waldviertel, khu vực phía Tây Bắc của tiểu bang Hạ Áo (Niederösterreich), để xây một doanh trại đào tạo lính (Allentsteig). Theo Krockow, Kershaw và những nhà viết tiểu sử Hitler, nguyên nhân có thể là những bí ẩn của khả năng loạn luân trong gốc gác của Adolf Hitler. Tự truyện Mein Kampf (Cuộc tranh đấu của tôi) của Adolf Hitler được nhiều học giả đánh giá là một nguồn thông tin không tin cậy về cuộc đời của ông, vì nó mang nhiều bịa đặt và nhiều nhận định thổi phồng.Tiểu sử
Adolf Hitler sinh ngày 20 tháng 4 năm 1889 tại Gasthof zum Pommer, một quán trọ ở Ranshofen,[8] một ngôi làng được sáp nhập vào năm 1938 với 1 thành phố của Braunan, Áo-Hung. Ông là người con thứ tư trong sáu người con của Alois Hitler, một viên chức hải quan với bà Klara Hitler, là vợ thứ ba gốc Áo và cũng là cháu gái cột chèo hệ thứ hai với chồng, Alois Hitler.[9]Trong sáu anh chị em gồm Gustav, Ida, và Otto – chết khi sơ sinh [9] thì chỉ Adolf Hitler và em gái Paula Hitler là sống đến tuổi thành niên. Cha của Adolf Hitler là con trai ngoài giá thú giữa một cô gái nhà nông, bà Anna Maria Schicklgruber và ông Johann Georg Hiedler, người không bao giờ công nhận đứa con này. Sau một khoảng thời gian lâu sau khi cha mẹ mất, vào năm 1876 khi được 40 tuổi Alois đổi họ thành Hitler, việc mà Adolf Hitler luôn đề cao ở cha mình. Nepomuk, em trai của Johann Georg Hiedler đã tuyên thệ tại văn phòng công chứng, rằng anh mình, chồng kế của bà Anna Maria Schicklgruber là cha của Alois.
Alois Hitler còn có một con trai ngoài gia thú, Alois Hitler con và một con gái từ đời vợ thứ hai. Năm Hitler lên 3 tuổi, gia đình chuyển tới Passau, Đức.[10] Trong tự truyện "Cuộc tranh đấu của tôi", Hitler miêu tả cha mình là một người chuyên quyền, nóng tính. Nhưng thực thế, không có một bằng chứng nào cho thấy Alois Hitler giáo dục con mình nghiêm khắc hơn với mặt bằng xã hội thời đó.
Có thể kết luận rằng Hitler không biết chắc ai là ông nội của mình. Đây là một vấn đề nguy hiểm, có thể đe dọa vị trí chính trị của Hitler, một chính trị gia ngày càng được nhiều người biết đến từ thập niên 1920 nhờ các tuyên truyền ý thức hệ chủng tộc của ông. Các đối thủ chính trị của Hitler lúc đó cũng đã cố tìm cách chứng minh rằng người lãnh đạo tối cao của đảng Quốc xã, Adolf Hitler lại chính là người có gốc gác Do Thái hoặc người Séc. Theo những kết quả nghiên cứu hiện nay, việc này khó có thể là sự thật và những lời đồn đại này chưa từng được chứng minh rõ ràng. Nhưng đối với Hitler, các vấn đề này rất có thể là nguyên nhân bắt ông ra sức che giấu lí lịch của mình.
Gia đình Hitler có gốc từ vùng Waldviertel, Hạ Áo, cạnh biên giới với Tiệp Khắc. Nguồn gốc của dòng họ Hitler không được rõ và trong thế kỷ 19 cách viết họ này còn thay đổi lẫn nhau giữa Hüttler, Hiedler và Hitler.
Học vấn
Vào năm 1895 ở tuổi 58 cha ông nghỉ hưu, khi đó Adolf Hitler được sáu tuổi, ông theo học một trường công lập ở gần thị trấn Linz, nước Áo. Đến năm 11 tuổi, ông học trường trung học ở Linz. Cha ông hy sinh về mặt tài chính vì con và trông mong Adolf Hitler sẽ trở thành một công chức, nhưng ông luôn chống lại ý tưởng này một cách quyết liệt. Ông kể trong quyển "Cuộc tranh đấu của tôi": "Tôi không muốn trở thành công chức, không, ngàn lần không... Tôi... ớn đến tận cổ với ý nghĩ ngồi trong một văn phòng, đánh mất mọi tự do; không còn làm chủ cho thời gian của mình..."Điểm số của Adolf Hitler ở trường trung học Linz kém đến nỗi ông phải chuyển qua học trường công lập ở Steyr. Ông chỉ theo học trường này một thời gian ngắn rồi bỏ dở, trước khi học xong chương trình. Thất bại ở trường học dày vò Hitler trong đoạn đời về sau, khi ông dùng nhiều từ nhục mạ để nói về những người thầy dạy mình ở trường học thời tuổi nhỏ. Sau này Hitler giải thích, một trong những nguyên do khiến ông học hành kém cỏi, rồi cuối cùng bỏ học là vì muốn chống lại ý muốn của cha ông: "Tôi nghĩ rằng khi cha tôi thấy tôi không tiến bộ ở trường học, ông sẽ cho tôi dồn thời gian vào giấc mơ của tôi, dù cho ông thích hay không."
Cha của Hitler qua đời năm 1903, hưởng thọ 65 tuổi khi Adolf Hitler được mười ba tuổi. Mẹ ông lúc này đã 42 tuổi, bà cố gắng nuôi hai con là Adolf và Paula bằng số tiền dành dụm ít ỏi và khoản lương hưu nhỏ nhoi. Bà vẫn muốn con trai mình trở thành một công chức, nhưng người con vẫn chống đối. Vì thế, dù giữa hai mẹ con có sợi dây tình cảm thân thương thì gia đình vẫn có xung đột, và Adolf tiếp tục lười học. Sau này, Hitler xem quãng đời từ 16 đến 19 tuổi của mình là những ngày đẹp nhất trong cuộc đời ông. Dù cho mẹ ông gợi ý và những người thân động viên để ông học nghề và tìm việc làm, ông vẫn chỉ muốn rong chơi và mơ đến ngày nào sẽ trở thành một họa sĩ. Tuy bà mẹ hay đau yếu và túng quẫn, Adolf vẫn không muốn đỡ đần. Ông luôn căm ghét ý tưởng làm một nghề cố định nào đấy để sinh sống. Chính trong khoảng thời gian này, ông chán nản học hành nhưng lại đọc rất nhiều sách, sau khi đăng ký làm thành viên của thư viện và bảo tàng địa phương.
Thời niên thiếu ở Viên và Munich
Năm 1906, khi vừa lên 17 tuổi, với một khoản tiền do bà mẹ và những người thân khác cung cấp, Hitler đi đến sống ở thủ đô Viên của nước Áo. Anh dò hỏi việc theo học Viện Hàn lâm Nghệ thuật Viên, và năm sau dự kỳ thi tuyển sinh trong ước vọng trở thành họa sĩ. Nhưng mộng không thành: bài dự thi của anh không đủ điểm. Hitler cố dự thi lần nữa vào năm sau, nhưng lần này vẫn không đạt. Trong lúc ấy, bà mẹ đang hấp hối vì chứng ung thư. Trong ba năm, bà và dòng họ đã cố gắng chu cấp cho người trai trẻ mà không thấy kết quả gì. Ngày 21 tháng 12 năm 1908, bà qua đời. Bốn năm kế tiếp, từ năm 1909 đến 1913, là giai đoạn khốn khó cùng cực đối với Hitler. Ông không thiết tha việc học nghề chuyên môn hoặc nhận bất kỳ việc làm thường xuyên nào. Thay vào đấy, ông nhận công việc lặt vặt: quét tuyết, di chuyển hành lý ở ga tàu hỏa, đôi lúc làm công nhân xây dựng trong vài ngày. Tháng 11 năm 1909, không đầy một năm sau khi đến thành Viên, ông phải rời bỏ căn hộ cho thuê có nội thất để sống 4 năm kế tiếp trong một phòng trọ rẻ tiền hoặc trong khu nhà trọ lụp xụp, và phải dùng bữa ở bếp ăn từ thiện cho qua cơn đói.Từ việc đọc sách ở thành Viên, Hitler đã tiếp nhận những ý tưởng nông cạn và xoàng xĩnh, thường là phi lý và lố bịch, lại bị đầu độc bởi những thiên kiến kỳ dị. Những ý tưởng ấy tạo thành một phần nền tảng cho Đế chế Thứ Ba mà Hitler trẻ, ham đọc sách sắp gây dựng nên. Dù không trực tiếp can dự vào chính trị, Hitler theo dõi sát sao hoạt động của ba đảng phái chính của Áo. Việc này đã nảy sinh đầu óc sắc sảo về chính trị giúp Hitler nhìn rõ mặt mạnh và mặt yếu của những phong trào chính trị đương thời. Theo thời gian, đầu óc trưởng thành như thế đã biến Hitler thành một chính trị gia bậc thầy của nước Đức. Ông nghiên cứu những hoạt động của Đảng Dân chủ Xã hội Áo, rồi đi đến 3 kết luận giải thích tại sao đảng này đã thành công: họ biết tạo ra phong trào quần chúng mà nếu thiếu nó, đảng sẽ không có thực quyền; họ đã lĩnh hội được nghệ thuật tuyên truyền trong quần chúng và họ hiểu được giá trị của phương pháp mà ông gọi là "sự khủng bố tâm linh và thể chất".
Ông bắt đầu tập luyện tài hùng biện đối với những cử tọa ông tìm được ở khu nhà trọ, bếp ăn từ thiện, góc đường phố. Dần dà, việc này phát triển thành một kỹ năng đáng sợ hơn là bất kỳ kỹ năng nào giữa hai trận thế chiến, và đóng góp phần lớn vào thành công đáng kinh ngạc của Hitler. Và cuối cùng, Hitler đã có kinh nghiệm về người Do Thái trong thời gian sống ở Viên. Dù Hitler sau này kể lại là ông không để ý gì đến người Do Thái lúc còn sống ở Linz, nhưng theo một người bạn thời tuổi trẻ của Hitler thì sự thật khác hẳn. Lúc từ Linz đi đến Viên, Hitler đã sẵn mang tư tưởng bài Do Thái.
Mùa xuân 1913, Hitler vĩnh viễn rời xa thành Viên để đến sống ở nước Đức. Lúc này Hitler được 24 tuổi, và mọi người đều thấy là ông hoàn toàn thất bại trong cuộc đời. Ông đã không thể trở thành một họa sĩ, hoặc một nhà kiến trúc. Dưới con mắt của mọi người, ông chẳng là gì cả mà chỉ là một gã lông bông, không có bạn bè, không gia đình, không công ăn việc làm, không có mái ấm. Tuy nhiên, ông có một thứ: lòng tự tin không gì dập tắt được và một ý thức về sứ mệnh nung nấu trong tim.
Những thành công của Hitler
Xét qua một người không có học vấn, chỉ mang cấp bậc hạ sĩ trong Đệ nhất thế chiến, không có nhân thân tốt, không người đỡ đầu, không gia sản, những thành tựu mà Hitler đạt được trong các lĩnh vực ngoại giao, kinh tế và quân sự là không thể giải thích nổi.Sự hồi phục kinh tế của Đức sau chiến tranh là thành tựu nổi bật, mà trong đảng cũng như các nhà kinh tế nước ngoài ca ngợi là phép lạ. Số người thất nghiệp từ 6 triệu năm 1932 giảm còn không đến 1 triệu bốn năm sau. Sản lượng và thu nhập quốc nội tăng gấp đôi trong thời gian 1932 - 1937. Tuy Hitler không giỏi về kinh tế, ông quy tụ được những kinh tế gia giỏi, đặc biệt là tiến sĩ Hjalmar Schacht, được coi như là nhà phù thủy kinh tế. Về quân sự, từ quân đội bị Hòa ước Versailles hạn chế ở mức 100.000 người, Hitler tăng quân số lên gấp ba vào cuối năm 1934. Khi phát động tiến công Liên bang Xô viết năm 1941, Đức huy động 3,2 triệu quân tiến theo trận tuyến dài 1.600 kilômét.
Trước đó, sau khi Quân đội Đức tràn sang Ba Lan, chỉ trong vòng 48 giờ, Không quân Ba Lan đã bị hủy diệt, phần lớn trong số 500 máy bay hiện đại trúng bom của máy bay Đức trước khi có thể cất cánh. Quân đội Ba Lan tan nát chỉ sau một tuần. Thủ đô Warszawa thất thủ trong vòng 4 tuần. Vào ngày 6 tháng 10 năm 1939, tại Kock, quân Ba Lan đại bại buông súng.[11] Vào ngày 3 tháng 9 năm ấy, Anh Quốc và Pháp tuyên chiến với Đức. Dù hứa hẹn là sẽ xâm lược miền Tây Đức vào ngày 17 tháng 9 để hỗ trợ Ba Lan nhưng Pháp đã thất hứa. Quân Ba Lan một thời lừng vang đã tiêu tùng trước quân đội hùng mạnh của Hitler.[12] Sau khi đại thắng quân Ba Lan thì Hitler bắt đầu chuyển tầm hướng của ông về phương Tây. Vào ngày 23 tháng 10 năm 1939, ông nói với các tướng soái của mình là sẽ "tấn công Pháp và Anh ở một thời điểm thuận lợi và nhanh chóng nhất".[11]
Toàn thắng ở phía Đông rồi thì Hitler quyết tâm đánh Bắc Âu. Trách nhiệm được thực hiện bởi OKW (Oberkommando der Wehrmacht - Bộ Tư lệnh lực lượng vũ trang), vì vị Lãnh tụ lo sợ rằng việc Anh - Pháp ủng hộ Phần Lan (đang bị quân Liên Xô tấn công) sẽ gây tổn hại cho tiếp tế của Đức.[12] Ngày 9 tháng 4 năm 1940, Quân đội Đức đồng loạt tấn công Đan Mạch và Na Uy. Quân Đan Mạch nhanh chóng đầu hàng, nhưng quân Na Uy vẫn còn ngoan cố kháng cự. Cùng lúc ấy, hạm đội Anh xuất hiện ở bờ biển Na Uy. Tuy lực lượng quân Đức ở đây thật yếu ớt, quân Anh vẫn không thể tấn công và về nước. Sau đó, hạm đội Anh quay trở lại thì người Đức đã xây dựng được khu vực chiếm đóng được trên đất địch và dễ dàng cho quân đổ bộ lên Vương quốc Na Uy. Từ ngày 14 tháng 4 cho đến ngày 20 tháng 4 năm ấy, liên quân Anh - Pháp - Ba Lan đổ bộ lên Andalsnes, Harstadt, Namsos và Narvik. Hai cuộc đổ bộ đầu tiên là để tạo gọng kìm đánh về Trondheim. Tuy nhiên, cuộc tấn công thất bại và vào đầu tháng 5 quân Đồng Minh phải rút lui. Quân Đồng Minh chiếm cứ được Narvik trong một thời gian ngắn, và rút lui vào tháng 6 khi tình hình Pháp trở nên nguy kịch. Vào ngày 9 tháng 7 năm 1940, nhà vua Na Uy là Haakon VII phải xin hàng.[13]
Sau khi quân Đức thắng lớn trong cuộc chiến với Đan Mạch và Na Uy thì họ bắt đầu tiến đánh Pháp và Vùng đất thấp vào ngày 10 tháng 5 năm 1940.[11] Trong lần này, ông sẽ không thực hiện kế hoạch "chích máu giặc Pháp" như hồi trận Verdun trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất vào năm 1916. Phe Đồng Minh bị choáng váng. Thủ tướng Anh Quốc là Neville Chamberlain phải từ chức và Winston Churchill lên thay. Quân Đức dội bom, Hà Lan đại bại tơi bời. Chỉ trong vòng 10 ngày thôi mà gần 30 vạn quân Đồng Minh bị mắc bẫy tại bờ biển nước Bỉ và Pháp. Từ ngày 27 tháng 5 cho đến ngày 4 tháng 6, 338 000 binh lính được cứu vớt khỏi biển cả và cảng tại Dunkirk. Vào ngày 5 tháng 6 năm 1940, Quân đội Đức quyết định tiêu diệt 65 Tập đoàn quân Pháp cách 650 cây số về phía trước. Năm ngày sau, Mussolini tuyên chiến với Pháp. Vào ngày 14 tháng 6 năm 1940, Quân đội Đức ca khúc khải hoàn tiến vào Paris. Hai ngày hôm sau, Chính phủ Pháp phải cầu hòa. Đáp lại, Hitler tổ chức ký kết thỏa ước ngừng bắn. Ông chọn nơi ký kết là toa tàu hỏa Compiègne - nơi nước Đức đầu hàng vào năm 1918. Nếu hồi ấy nước Đức đại bại và bị phân rã, thì Pháp đã phải chịu số phận tương tự vào năm 1940. Để đạt được chiến thắng huy hoàng này, Hitler chỉ mất 27.000 binh sĩ Đức.[11][14]
Cuộc tấn công thần tốc qua Pháp một phần là từ quyết định của Hitler. Trong phương án tấn công ban đầu, mũi tiến công chính của Quận đội Đức cũng giống như trong Đệ nhất thế chiến: đánh qua Bỉ và miền bắc nước Pháp vì địa hình bằng phẳng thuận lợi cho xe tăng. Vì thế Quân đội Đồng Minh tập trung quân phòng ngự vùng này. Riêng tướng Erich von Manstein, Tham mưu trưởng Tập đoàn quân A đề xuất mũi tiến công chính của Đức phải là qua vùng Ardennes bằng một lực lượng cơ giới mạnh mẽ. Vốn luôn để ý đến những giải pháp táo bạo và ngay cả khinh suất, Hitler quan tâm đến phương án mới. Kết quả là Đức đánh qua nơi mà Đồng Minh bị bất ngờ nhất, vì lẽ tướng lĩnh của họ – cũng như phần lớn tướng lĩnh Đức – đều xem vùng đồi núi này là không thích hợp cho xe tăng. Bằng chiến thuật Blitzkrieg (sấm sét), quân Đức tiến thần tốc đi vòng qua quân chủ lực của Đồng minh. Hầu như toàn bộ quân đội Pháp bị sụp đổ.
Nhưng rồi Quân đội Đức thất bại trong trận không chiến tại Anh Quốc (1940), là chiến bại quân sự thực sự đầu tiên của Hitler.[15] Song, đến giữa năm 1942, Đức Quốc Xã đã thôn tính khoảng 90% diện tích Tây Âu, chỉ trừ Thụy Điển, Anh, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Thụy Sĩ; còn ở Bắc Phi, Đức đang chiếm đóng Tunisia, Libya và một phần Ai Cập. Có vài điểm pha trộn trong lĩnh vực chỉ huy quân sự của Hitler. Nhờ quyết định của ông, Đức đánh chiếm thần tốc các nước Bắc Âu với thiệt hại không đáng kể, chỉ một nhóm nhỏ bính sĩ Đức chiếm được pháo đài hiện đại Eben Emael của Bỉ, được xem là có cấu trúc kiên cố nhất Châu Âu, và đánh thần tốc qua Pháp.
Quyết định nhất quán của Hitler là quân Đức phải trụ lại nơi tiến quân chứ không được rút lui. Các tướng lĩnh Đức mâu thuẫn nhau về việc này. Một số chống đối, cho rằng đó là quyết định gây thêm thiệt hại cho Đức, nhưng một số tán thành, cho rằng trên chiến trường đầy băng tuyết, lệnh rút lui chỉ làm cho binh sĩ tháo chạy mà không có căn cứ ở phía sau để họ có thể lui về trú ẩn, và cũng không có phòng tuyến nào để trụ lại.
Đời sống riêng tư
Một vài người bạn thân được phép gọi ông là Sói (Wolf), âm hưởng như tên Adolf của ông ta.[16]Giữa năm 1926 và 1931 ông có liên lạc mật thiết với Maria Reiter, một người quen khi đi nghỉ hè, tuy nhiên bà ta không muốn lấy ông. Năm 1928 ông ta có mướn một nhà nghỉ mát ở làng Obersalzberg tỉnh Berchtesgaden cho người em gái cùng mẹ khác cha Angela Raubal và 2 đứa con gái bà ở. 1929 ông cho phép cháu gái mình Angelika Raubal, còn gọi là Geli, dọn tới nhà ông ở Prinzregentenplatz thuộc München ở và bắt cô ta thôi không lui tới với người tài xế của ông nữa. Ngày 19/09/1931 cô ta được tìm thấy chết bên cạnh khẩu súng của ông, người ta cho là tự tử. Sau đó cả tuần ông ta suy nghĩ xem có nên từ bỏ con đường chính trị của mình không.[17]
Từ tháng giêng năm 1932 Hitler có liên hệ tình cảm mật thiết với Eva Braun, một nhân viên của người thợ chụp ảnh của ông Heinrich Hoffmann. Tuy nhiên ông không muốn làm đám cưới, với lý do là để dành thời giờ cho nhân dân Đức, chấp nhận bổn phận và từ bỏ hạnh phúc cá nhân. Đó là một hình thức để che giấu những liên hệ tình cảm. Bà Braun đã nhiều lần tự tử hụt trong năm đó. Sau đó ông chấp nhận một liên hệ gắn bó với bà, tuy nhiên cho tới chết vẫn giữ bí mật về cuộc tình này.[18]
Hitler từ thời thiếu niên đã không hút thuốc và uống rượu, sau đó không uống cả cà phê và trà đen. Kể từ năm 1932 ông ta vì sợ bị ung thư bao tử nên hay ăn chay.[19] Ông ta tiếp tục lối dinh dưỡng này khi làm thủ tướng và độc thoại trước nhóm hâm mộ thân cận và cho đó cũng là một chính sách sức khỏe cộng hòa xã hội.[20] Nhiều sử gia giải thích việc Hitler ăn chay là phản ứng tâm lý đối với cuộc tự sát của người cháu gái Geli Raubal,[21] Nhiều sử gia khác thì cho đó là do sự hâm mộ Richard Wagner của ông, người mà biện hộ cho những ý tưởng ăn chay một cách kỳ thị chủng tộc.[22][23] Cộng đồng ăn chay Deutsche Vegetarierbund tuy nhiên không hưởng được lợi ích gì về lối ăn uống của Hitler và đã tự giải tán trước sự đe dọa là sẽ bị giành mất quyền điều động.
Từ Đệ nhất thế chiến Hitler đã thích và có nuôi chó.[24] Ông ta thường để cho chụp hình với con chó Schäferhündin Blondi của mình trước những phong cảnh thơ mộng, để cho thấy mình là con người yêu súc vật và gần gũi với thiên nhiên. Và như vậy tạo cho người Đức một cái đặc tính chung, cũng như một sự mơ ước hòa hợp giữa lãnh tụ và những người đi theo.[25]
Tư tưởng
Các dòng tư tưởng có ảnh hưởng lên tư tưởng của Hitler có thể tóm lược bằng sơ đồ sau: https://commons.wikimedia.org/wiki/File%3AC%C3%A1c_ngu%E1%BB%93n_t%C3%A1c_%C4%91%E1%BB%99ng_l%C3%AAn_t%C6%B0_t%C6%B0%E1%BB%9Fng_c%E1%BB%A7a_Hitler.pngNhững tố chất trong con người Hitler
Trong con người của Hitler có nhiều tố chất đặc biệt, mỗi tố chất phụ trợ và kết hợp với những tố chất khác giúp cho ông đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, đánh bại hoặc dẹp tan những thể chế chính trị cộng hòa, quân đội, nghiệp đoàn.- Tinh thần ái quốc cực đoan
- Việc làm đi đôi với lời nói
- Bản chất độc tài, chuyên chế
- Lừa dối
- Tài hùng biện
Tinh thần ái quốc cực đoan
Hitler: chiến binh dũng cảm
Vào mùa hè 1914, Đệ nhất thế chiến bùng nổ, và Hitler phải làm nghĩa vụ như hàng triệu thanh niên khác. Ông đầu quân cho một trung đoàn của vương quốc Bayern. Giống như hàng triệu người Đức khác, Hitler là một chiến binh can đảm. Sau này có vài đối thủ chính trị kết án ông là kẻ hèn nhát trong chiến tranh, nhưng không có chứng cứ nào trong hồ sơ hậu thuẫn lời kết án này. Hitler được thưởng huy chương hai lần vì tinh thần dũng cảm. Tháng 12 năm 1914 ông được thưởng huy chương Chữ thập Sắt hạng Nhì, và tháng 8 năm 1918 nhận huy chương Chữ thập Sắt hạng Nhất vốn ít khi được ban thưởng cho cấp binh sĩ trong Quân đội Đế chế cũ. Ông luôn mang tấm huy chương này một cách hãnh diện cho đến lúc chết.Tuy thế, Hitler là một người lính kỳ lạ. Không có thư từ hoặc quà tiếp tế từ gia đình gửi đến như thường thấy ở những binh sĩ khác. Ông không bao giờ xin nghỉ phép; ông không hề để ý đến phụ nữ như những người lính khác. Giống như những chiến binh quả cảm nhất, ông không bao giờ phàn nàn về tình trạng hôi thối, chấy rận, bùn lầy nơi chiến trường. Ông tỏ ra là một chiến binh hăng say, luôn luôn cực kỳ nghiêm túc trong mọi mục đích của chiến tranh và vận mệnh của nước Đức.
Hitler kể rằng từ lúc đứng trước ngôi mộ bà mẹ mới mất, ông mới bật khóc lần nữa, khi nghe tin Đức thất trận. Giống như hàng triệu người Đức khác lúc ấy và mãi về sau, Hitler không thể chấp nhận thực tế khốc liệt là nước Đức đã chiến bại. Ông càng không thể chịu đựng được tấn thảm kịch ập xuống quê hương thân yêu của ông vào tháng 11 năm 1918. Đối với ông, cũng như đối với mọi người Đức, Quân đội Đức không thua trên trận tuyến, mà bị kẻ phản quốc ở hậu phương (bị gán bằng cụm từ "tội đồ Tháng Mười một") đâm sau lưng. Vì thế mà trong thâm tâm của Hitler cũng như của nhiều người Đức, sự tin tưởng quá khích đối với "truyền thuyết đâm sau lưng" dần dà làm suy yếu nền Cộng hòa và dọn đường cho Hitler cuối cùng lên nắm chính quyền.
Cố dằn lòng vì bị cấm phát biểu trước công chúng, Hitler hùng hục lao vào công việc tái lập Đảng Quốc xã và biến nó thành một tổ chức mà Đức chưa hề thấy từ trước đến giờ. Ông có ý đồ tổ chức đảng như là một quân đội – một nhà nước trong một nhà nước. Công tác đầu tiên là thu hút đảng viên nộp phí gia nhập. Vào cuối năm 1925, chỉ có 27.000 đảng viên. Đảng Quốc xã phát triển một cách chậm chạp, nhưng mỗi năm đều có tiến bộ: 49.000 đảng viên năm 1926; 72.000 năm 1927; 108.000 năm 1928; 178.000 năm 1929. Hitler thành lập cơ sở đảng hoàn chỉnh tương ứng với tổ chức hành chính của Đức và cũng giống với xã hội Đức. Nước Đức được chia ra thành vùng (gaue), tương đương với 34 đơn vị trong các kỳ bầu cử Nghị viện, và Hitler đích thân bổ nhiệm đảng viên làm gauleiter (tương đương với xứ ủy) đứng đầu mỗi vùng. Mỗi vùng được chia ra thành những cấp nhỏ hơn. Riêng thành phố được chia nhỏ thêm thành cấp khu phố và cấp tổ dân phố.
Tái vũ trang nước Đức
Vì tinh thần ái quốc cực đoan, Hitler theo đuổi một cách không mệt mỏi chương trình tái vũ trang, qua đó được sự hậu thuẫn mạnh mẽ của Quân đội. Bước đầu tiên là tăng quân số lên gấp ba – từ 100.000 (giới hạn của Hòa ước Versailles) lên 300.000 quân tính đến ngày 1 tháng 10 năm 1934. Trong thời gian này, Hải quân Đức bắt đầu đóng tàu thiết giáp và tàu ngầm, vi phạm Hòa ước Versailles. Không quân Đức đặt hàng thiết kế máy bay chiến đấu và đào tạo phi công quân sự. Các khu tất bật sản xuất súng đạn, tổng hợp nitrát từ không khí, sản xuất xăng tổng hợp và cao su nhân tạo từ than đá. Các cường quốc, dẫn đầu là Anh, đành phải chấp nhận chuyện đã rồi.Ngày 16 tháng 3 năm 1935, Hitler ban hành nghị định thiết lập nghĩa vụ quân sự và một quân đội thời bình gồm có 12 quân đoàn và 36 sư đoàn – khoảng nửa triệu người. Các cường quốc chỉ có một số động thái rỗng tuếch để cảnh cáo Hitler.
Ngày 21 tháng 5 năm 1935, Hitler bí mật ban hành Luật Bảo vệ Đế chế, tổ chức lại quân lực; Bộ Quốc phòng đổi thành Bộ Chiến tranh. Quân đội Đức từ danh hiệu Reichswehr (Quân Phòng vệ Đế chế) dưới thời Cộng hòa bây giờ được chuyển thành Wehrmacht (Lực lượng Phòng vệ). Hitler kiêm thêm Tư lệnh Tối cao Quân lực. Mỗi binh chủng hải lục không quân có Tư lệnh và Bộ Tư lệnh riêng.
Hitler đề xuất hải quân mới của Đức ở mức 35% tải trọng lực lượng Hải quân Hoàng gia Anh, và như thế vẫn còn khiến cho Đức 15% thấp hơn tải trọng của Hải quân Pháp. Anh nhanh chóng chấp nhận đề xuất này mà không tham khảo với Pháp, vô hình chung cho phép Đức tự do đóng tàu cho hạm đội càng nhanh càng tốt theo khả năng có thể – ngang bằng khả năng huy động tối đa các xưởng đóng tàu và nhà máy thép trong 10 năm. Vì thế, đây không phải là giới hạn tái vũ trang của Đức mà là khuyến khích bành trướng binh chủng hải quân nhanh chóng theo khả năng của Đức.
Bài Do Thái
Suốt đời, Hitler là người bài Do Thái một cách mù quáng và quá khích. Di chúc của ông – viết ra vài giờ trước khi qua đời – chứa đựng lời công kích cuối cùng đối với người Do Thái, cho là họ có trách nhiệm đối với cuộc chiến mà ông phát động. Lòng căm thù nóng bỏng này được lan truyền qua nhiều người Đức, cuối cùng dẫn đến cuộc tàn sát kinh khủng trên diện rộng đến nỗi để lại một vết sẹo kinh hoàng trong nền văn minh của nhân loại và chắc chắn nó sẽ còn tồn tại khi mà con người còn sống trên Trái Đất.Tinh thần bài Do Thái lan truyền mạnh mẽ trong các cấp chính quyền của Đức, đến nỗi các bị cáo trong Tòa án Nürnberg tin rằng thẩm phán trong các phiên tòa là người Do Thái!
Cuộc thảm sát Do Thái
"Giải pháp cuối cùng" là cụm từ do giới Quốc xã sử dụng (chỉ mới được đưa ra ánh sáng trước Tòa án Nürnberg) để chỉ các cuộc tàn sát người Do Thái tiếp diễn cho đến cuối cuộc chiến. Có nhiều tranh cãi về số người Do Thái bị sát hại. Theo hai binh sĩ SS làm nhân chứng tại Tòa án Nürnberg, Karl Eichmann ước tính con số này là từ 5 triệu đến 6 triệu. Eichmann là Trưởng ban Người Do Thái của tổ chức RSHA, thực hiện "Giải pháp cuối cùng" dưới sự chỉ đạo của Heydrich. Con số đưa ra trong bản cáo trạng của Tòa án Nürnberg là 5,7 triệu, trùng hợp với ước lượng của Hội đoàn Do Thái Thế giới. Riêng Reitlinger cho số thấp hơn, từ 4,2 đến gần 4,6 triệu.Vào năm 1939, có khoảng 10 triệu người Do Thái sống trên những lãnh thổ bị lực lượng của Hitler chiếm đóng. Dù theo ước lượng nào, điều chắc chắn là phân nửa số người này đã bị Quốc xã sát hại. Đấy là hệ lụy chung cuộc và cái giá ghê gớm của sự lầm lạc mà nhà lãnh đạo Quốc xã truyền tải đến – hoặc chia sẻ với – nhiều người đi theo ông ta.
- Gestapo (Geheime Staatspolizei hoặc Mật vụ)
- Hermann Göring, cánh tay phải của Hitler
- Heinrich Himmler, Lãnh tụ Lực lượng áo đen SS, Chỉ huy trưởng Cảnh sát Đức
- Schutzstaffel, lực lượng áo đen SS
- Sicherheitsdienst, Cơ quan An ninh
Tuần lễ Thủy tinh vỡ
Vào mùa thu 1938, có thêm một điểm ngoặt cho Quốc xã, diễn ra trong thời gian mà đảng viên sau này gọi là "Tuần lễ Thủy tinh vỡ".Ngày 7 tháng 11, một thanh niên người Đức gốc Do Thái 17 tuổi tên Herschel Grynszpan bắn chết nhà ngoại giao Ernst vom Rath của đại sứ quán Đức ở Paris. Cha của anh trai trẻ này nằm trong số cả chục ngàn người Do Thái bị trục xuất sang Ba Lan. Để trả thù cho việc này và cho việc ngược đãi người Do Thái nói chung ở Đức mà anh trai trẻ tìm đến đại sứ quán Đức với ý định hạ sát đại sứ. Nhưng Ernst vom Rath được phái ra xem anh muốn gì, và bị anh bắn chết.
Đêm 9 rạng sáng 10 tháng 11, một đợt giết chóc tệ hại nhất, cho đến lúc này, xảy ra. Theo Quốc xã, đấy chỉ là do việc dân Đức có phản ứng "tự phát" với tin giết người ở Paris. Nhưng sau Thế chiến thứ hai, tài liệu tịch thu cho thấy Đức đã sắp đặt việc "tự phát".
Nội bộ Quốc xã báo cáo 119 giáo đường của người Do Thái bị đốt, 76 giáo đường khác bị phá hủy, 7.500 cửa hàng Do Thái bị phá phách. Có 20.000 người Do Thái bị bắt, 36 người chết, 36 bị thương nặng – đều là người Do Thái.
Người Do Thái còn phải chi trả cho sự phá hủy tài sản của họ. Nhà nước tich thu tiền bảo hiểm đáng lẽ họ nhận được. Thêm nữa, họ phải chung nhau trả khoản tiền phạt một tỉ Mark Đức vì lý do "tội ác ghê tởm của họ", theo lời Göring.
"Tuần lễ Thủy tinh vỡ" là dấu hiệu báo trước cho sự suy yếu tai hại mà cuối cùng sẽ dẫn nhà độc tài, chế độ của ông và đất nước của ông đến chỗ suy tàn. Chúng ta đã thấy đầy dẫy những biểu hiện của chứng hoang tưởng tự đại của Hitler. Nhưng từ trước đến giờ, Hitler đã cố tự kiềm chế ở những thời điểm khẩn trương trên bước đường đi lên của ông và của đất nước ông. Ở những thời điểm như thế, thiên tài về hành động gan lì và tính toán cẩn thận cho hậu quả đã giúp cho ông đạt hết thắng lợi này đến thắng lợi khác. Nhưng bây giờ, như ngày 9 tháng 11 và những hệ lụy về sau sẽ cho thấy, Hitler đang mất dần khả năng tự kiềm chế. Chứng hoang tưởng tự đại của ông đã trở nên áp chế. Biên bản buổi họp ngày 12 tháng 11 do Göring chủ trì cho thấy chính Hitler có trách nhiệm đối với đêm tàn phá trong tháng 11 ấy; chính ông đã thúc đẩy Göring loại trừ người Do Thái ra khỏi cuộc sống ở Đức. Từ lúc này trở đi, chủ nhân ông tuyệt đối của Đế chế thứ Ba sẽ không còn biết tự kiềm chế – đức tính đã thường cứu nguy cho ông trước đây. Và dù cho thiên tài của ông sẽ dẫn đến những cuộc thôn tính đáng kinh ngạc khác, những hạt mầm độc hại cho việc tự phá hủy chung cục của nhà độc tài và của đất nước ông đã được gieo cấy.
Việc làm đi đôi với lời nói
Cương lĩnh đảng
Trong đại hội quy mô đầu tiên của Đảng Lao động Đức (tiền thân của Quốc xã) ngày 24 tháng 2 năm 1920, lần đầu tiên Hitler nêu lên 25 điểm trong cương lĩnh của Đảng Lao động Đức. Những điểm quan trọng nhất sau này được Hitler mang ra thi hành, với hệ lụy tàn khốc cho hàng triệu người trong và ngoài nước Đức.Điểm thứ nhất trong bản cương lĩnh đòi hỏi hợp nhất mọi người Đức trong một nước Đức mở rộng. Đây đúng là việc mà Hitler thực hiện sau này khi sáp nhập Áo với 6 triệu người Đức và vùng Sudetenland với 6 triệu người Đức khác. Đấy cũng là đúng theo yêu sách đòi lại vùng Gdańsk và những vùng đất khác ở Ba Lan có nhiều người Đức sinh sống. Và một trong những điều bất hạnh cho thế giới là có quá nhiều người trong giai đoạn giữa hai cuộc thế chiến đã bỏ qua hoặc chế giễu mục đích này của Quốc xã mà Hitler đã cất công ghi trên giấy trắng mực đen. Những quan điểm bài Do Thái đưa ra cương lĩnh đảng cũng là lời cảnh cáo kinh khủng.
Có hai điểm trong cương lĩnh mà Hitler sẽ thi hành ngay khi trở thành thủ tướng. Điểm 2 đòi hỏi xóa bỏ các Hòa ước Versailles và Saint-Germain. Điểm 25 trù định việc "thiết lập một quyền lực trung ương mạnh cho Nhà nước". Điểm này – cũng như Điểm 1 và Điểm 2 đòi hỏi hợp nhất mọi người Đức trong Đế chế và việc xóa bỏ các hòa ước – được chính Hitler kiên quyết đưa vào cương lĩnh. Việc này cho thấy ngay từ lúc ấy, khi mà bên ngoài München chưa có mấy ai biết đến đảng của Hitler, ông đã phóng tầm nhìn đến chân trời xa hơn dù cho có nguy cơ bị mất sự hậu thuẫn ngay trong lãnh địa của mình.
Vào lúc ấy, tư tưởng ly khai nổi lên mạnh mẽ ở Bayern. Người Bayern thường xuyên xung khắc với chính quyền trung ương vì họ yêu sách phân quyền nhiều hơn hầu Bayern có thể được tự trị. Nhưng Hitler đang nhắm đến quyền lực không những ở Bayern mà còn bao trùm cả nước Đức, và nếu muốn duy trì quyền lực như thế cần có chính quyền trung ương mạnh, xóa bỏ những bang bán tự trị trong nền cộng hòa hiện thời và trong Đế chế Đức ngày xưa. Một trong những động thái của Hitler khi lên nắm chính quyền năm 1933 là nhanh chóng thực hiện điểm cuối cùng trong cương lĩnh của đảng mà lúc đầu không có mấy ai để ý đến. Không ai có thể trách Hitler đã không cảnh báo đầy đủ trước – trên giấy trắng mực đen – ngay từ bước khởi đầu.
Quyển sách Mein Kampf
Mùa hè 1924, trong tòa pháo đài Landsberg xưa cũ được dùng làm nhà tù, Adolf Hitler, tù nhân nhưng được đối xử như là khách danh dự với một căn phòng cho riêng mình và cảnh quan tuyệt vời bên ngoài, gọi Rudolf Hess đến (đã ra đầu thú và vào tù) để bắt đầu đọc cho anh này ghi lại từ chương này qua chương kia của một quyển sách có tựa đề là Mein Kampf (Cuộc tranh đấu của tôi).- Xem chi tiết về nội dung của quyển sách: Mein Kampf.
Hitler cũng vạch ra việc tạo dựng một quốc gia dựa trên chủng tộc thuần khiết và quy tụ mọi người Đức lúc này còn đang sống bên ngoài biên giới Đức. Trên quốc gia này sẽ thiết lập chế độ độc tài tuyệt đối dưới quyền một lãnh tụ – chính là ông ta – để ban hành mệnh lệnh cho một tầng lớp lãnh đạo nhỏ hơn, rồi những người này sẽ truyền lệnh xuống dưới.
Tư tưởng chủ chốt thứ hai trong quyển Mein Kampf là về chủng tộc, nêu lên tính ưu việt của chủng tộc Aryan, chà đạp lên những chủng tộc khác, những thứ cỏ rác – đấy là Do Thái và Slav. Một lần nữa, phải công nhận rằng việc làm của Hitler đi đôi với lời nói khi ông thi hành chính sách diệt chủng ở Đông Âu trong chiến tranh. Sau này, Hitler thực hiện đúng như những gì ông đã vạch ra trong quyển Mein Kampf. Trong tác phẩm này, ông cũng ca ngợi tinh thần kỷ luật của Vương quốc Phổ xưa.[7]
Sau khi ra khỏi nhà tù, ngày 27 tháng 2 năm 1925, Hitler mở đại hội đầu tiên của Đảng Quốc xã kể từ vụ Đảo chính Nhà hàng Bia với hai mục đích trong đầu mà từ nay về sau ông nhất định sẽ theo đuổi. Thứ nhất là tập trung mọi quyền lực vào tay ông. Thứ hai là tạo dựng lại Đảng Quốc xã thành một tổ chức chính trị hầu nắm chính quyền thông qua con đường hợp hiến mà thôi.
Tài hùng biện, tổ chức và tuyên truyền
Trong những ngày sống lang thang ở thành Viên, Hitler để ý đến tầm quan trọng của tài hùng biện trong chính trị, và ông viết:“ | Uy lực trong lịch sử tạo ra những cơn lốc về tôn giáo và chính trị từ ngàn xưa đều là uy lực thần kỳ của lời nói, và chỉ do lời nói mà thôi.... Chỉ có thể khích động quần chúng bằng uy lực của lời nói. Mọi phong trào vĩ đại đều là phong trào quần chúng, là sự bùng nổ của nỗi mê đắm và xúc cảm của con người... | ” |
—Hitler
|
Tái cơ cấu đảng
Khởi đầu, không có triển vọng gì về sự nghiệp chính trị cho một người Áo 31 tuổi không bạn bè, không tiền bạc, không công ăn việc làm, không nghề chuyên môn, và không hề có kinh nghiệm gì về hoạt động chính trị. Hitler nhận thức được điều này.Hitler trở lại München vào mùa xuân 1919, rồi được điều vào Ban Báo chí và Thông tin của Phòng Chiến tranh Chính trị đóng tại quân khu địa phương. Quân đội Đức bây giờ nhúng sâu vào chính trị, đặc biệt là ở Bayern. Để quảng bá đường lối bảo thủ, họ tổ chức cho binh sĩ theo học các lớp chính trị, và Hitler là học viên chăm chỉ tham dự một trong các lớp học này. Một ngày tháng 9 năm 1919, Phòng Chiến tranh Chính trị ra lệnh cho Hitler dò xét một nhóm chính trị nhỏ tự gọi là Đảng Lao động Đức lúc ấy có không đến 100 đảng viên. Kết quả của việc này là Hitler chấp nhận trở thành Ủy viên Trung ương thứ bảy của Đảng Lao động Đức.
- Xem chi tiết về tiến trình thành lập và phát triển của đảng: Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa.
Thiết kế huy hiệu và cờ của Đảng Quốc xã
Cũng vào mùa hè 1920, nhà họa sĩ thất bại Hitler nhưng bây giờ trở thành bậc thầy về nghệ thuật tuyên truyền, phát sinh ý tưởng mà chỉ có thể được xem là một cú đột phá của thiên tài. Ông thấy cái mà đảng đang thiếu là một huy hiệu, một lá cờ, một biểu tượng nhằm thể hiện những gì mà đảng muốn phát huy và nhằm kích thích óc tưởng tượng của quần chúng – những người sẽ tiến bước và chiến đấu dưới ngọn cờ của đảng. Sau khi đã tập trung suy nghĩ và xem xét vô số mẫu thiết kế, Hitler tạo nên một lá cờ nền màu đỏ, ở giữa có một đĩa tròn màu trắng trong đó in hình chữ vạn nằm nghiêng 45 độ màu đen. Chẳng bao lâu, lực lượng SA và đảng viên Quốc xã mang băng tay có hình chữ thập ngược, và hai năm sau Hitler thiết kế lá cờ nghi thức để mang đi trong những cuộc diễu hành và để giăng lên sau khán đài của những buổi mít-tinh. Những tác phẩm này không hẳn là "mỹ thuật", nhưng là nghệ thuật tuyên truyền ở đẳng cấp cao. Đảng Quốc xã bây giờ có một biểu tượng mà không đảng phái nào khác sánh bằng. Hình chữ thập ngược dường như tự nó toát ra một sức mạnh huyền bí, để lôi kéo quần chúng hành động theo một đường hướng mới, và họ bắt đầu tụ hội dưới lá cờ của Quốc xã.Trong phiên tòa xử tội phản quốc vì đã chủ mưu biến cố mà các sử gia gọi là Đảo chính Nhà hàng Bia (hay còn gọi là Vụ phiến loạn tiệm bia), Hitler tạo ấn tượng mạnh trong lòng người dân Đức bằng tài hùng biện và tinh thần quốc gia sôi sục, và đưa tên tuổi ông lên trang nhất nhiều tờ báo trên thế giới. Hitler chỉ bị án 5 năm tù. Tuy thất bại, vụ bạo loạn khiến cho Hitler nổi danh cả nước, và trong con mắt nhiều người ông là nhà yêu nước và người anh hùng. Bộ máy tuyên truyền của Đảng Quốc xã biến vụ việc thành một trong những huyền thoại vĩ đại nhất.
Sau khi ra khỏi tù, cố dằn lòng vì bị cấm phát biểu trước công chúng, Hitler hùng hục lao vào công việc tái lập Đảng Quốc xã và biến nó thành một tổ chức mà Đức chưa hề thấy từ trước đến giờ. Ông có ý đồ tổ chức đảng như là một quân đội – một nhà nước trong một nhà nước. Công tác đầu tiên là thu hút đảng viên nộp phí gia nhập. Vào cuối năm 1925, chỉ có 27.000 đảng viên. Đảng này phát triển một cách chậm chạp, nhưng mỗi năm đều có tiến bộ: 49.000 đảng viên năm 1926; 72.000 năm 1927; 108.000 năm 1928; 178.000 năm 1929. Hitler thành lập cơ sở đảng hoàn chỉnh tương ứng với tổ chức hành chính của Đức và cũng giống với xã hội Đức. Nước Đức được chia ra thành vùng (gaue), tương đương với 34 đơn vị trong các kỳ bầu cử Nghị viện, và Hitler đích thân bổ nhiệm đảng viên làm gauleiter (tương đương với xứ ủy) đứng đầu mỗi vùng. Mỗi vùng được chia ra thành những cấp nhỏ hơn. Riêng thành phố được chia nhỏ thêm thành cấp khu phố và cấp tổ dân phố.
Trong kỳ tổng tuyển cử ngày 5 tháng 3 năm 1933, Quốc xã mở chiến dịch tuyên truyền vận động theo tầm mức nước Đức chưa từng thấy bao giờ. Lần đầu tiên, đài truyền thanh của Nhà nước phát đi giọng nói của Hitler, Hermann Göring và Joseph Göbbels đến mọi miền của đất nước. Đường phố giăng đầy cờ mang chữ thập ngoặc, vang vọng tiếng bước của binh sĩ SA. Những cuộc mít-tinh, diễu hành đốt đuốc buổi tối và âm thanh lan khắp các quảng trường. Những tấm pa-nô đầy dẫy hình ảnh tuyên truyền rực rỡ của Quốc xã, và trong đêm tối ánh lửa trại soi sáng những triền đồi. Cử tri bị phỉnh phờ với những lời hứa về thiên đường Đức, bị đội quân áo nâu trên đường phố dọa dẫm khủng bố và kinh hãi vì những "phát hiện" về cuộc "cách mạng" của phe Cộng sản.
Đây là kỳ tổng tuyển cử dân chủ thực sự theo chiến lược của Hitler: nắm chính quyền bằng đường lối hợp pháp. Vì thế, đa số cử tri vẫn có thể bỏ phiếu chống lại Hitler. Đảng Quốc xã dẫn đầu, nhưng chỉ thu được 44% số phiếu.
Chiến thuật khủng bố tâm linh và thể chất
Học hỏi từ quan sát ở Viên
Ở thành Viên, Hitler đã chú ý đến cách "khủng bố tâm linh và thể chất" của Đảng Dân chủ Xã hội Áo, dựa trên quan sát sai lạc và bị thiên kiến của ông làm chệch hướng. Ông viết:
“ Tôi đã hiểu ra sự khủng bố tâm linh mà phong trào này đã thực hiện, đặc biệt đối với giới tư sản;... họ tung ra hàng loạt lời dối trá và vu khống để chống lại bất kỳ đối thủ nào bị xem là nguy hiểm, cho đến lúc tinh thần của đối thủ bị dập tắt... Đây là chiến thuật dựa trên sự tính toán chính xác về những điểm yếu của con người, và chắc chắn đạt thành công... Tôi hiểu ra tầm quan trọng của sự khủng bố thể chất đối với cá nhân và quần chúng... Chiến thắng đạt được trong hàng ngũ những người ủng hộ dường như là do công lý, còn đối thủ bị đánh bại thường không thiết gì đến việc đối kháng thêm.
” —Hitler
Lực lượng SA và SS
Chỉ trong mười năm, ông đã sử dụng bài học khủng bố để đạt mục đích của mình. Khi tổ chức Đảng Quốc xã, ông áp dụng phương cách này: tổ chức cựu chiến binh thành một lực lượng sắt máu, ngụy trang dưới tên "Ban Thể dục Thể thao". Khởi đầu, đám cựu chiến binh được điều động trong các buổi đại hội để trấn áp người la ó phản đối, và nếu cần, đẩy họ ra khỏi phòng họp. Ngày 5 tháng 10 năm 1921, lực lượng bán quân sự được chính thức đặt tên Sturmabteilung, gọi tắt là SA, còn được gọi là "Quân áo nâu". Dần dà SA được kiện toàn thành một lực lượng vũ trang gồm vài trăm ngàn người để bảo vệ buổi họp của Quốc xã, giải tán buổi họp của đối thủ và nói chung khủng bố người chống lại Hitler.Một lần, vào năm 1921 đích thân Hitler dẫn lực lượng SA tấn công một đại hội của nhóm đối lập và đánh đập một người mang tên Ballerstedt sẽ đọc diễn văn trong đại hội. Vì việc này, Hitler bị án 3 tháng tù, nhưng được trả tự do sau khi ngồi tù 1 tháng. Ông trở nên gần như là một vị thánh tử vì đạo và giành thêm hậu thuẫn. Hitler khoe khoang với cảnh sát: "Không sao cả. Chúng tôi đã đạt được mục đích. Ballerstedt không phát biểu được." Đúng như Hitler đã tuyên bố vài tháng trước:
- Trong tương lai Phong trào Quốc xã sẽ ngăn chặn một cách không khoan nhượng – bằng vũ lực nếu cần – mọi đại hội hoặc buổi diễn thuyết có thể khiến cho đồng bào của chúng ta phân tâm.
Xem chi tiết về những tổ chức và nhân vật gây khủng bố của Quốc xã:
- Gestapo, Cơ quan Mật vụ
- Heinrich Himmler, nhân vật đứng đầu Cảnh sát toàn nước Đức và SS
- Hermann Göring, Lãnh đạo đội quân áo nâu SA
- Schutzstaffel, tổ chức quân sự của Đảng Quốc xã gọi tắt SS
- Sicherheitsdienst, Cơ quan An ninh
Thôn tính Áo bằng khủng bố tinh thần
Suốt năm 1937, với sự tài trợ và thúc giục của Đức, Quốc xã Áo gia tăng chiến dịch khủng bổ. Bom nổ hầu như mỗi ngày đây đó trên đất Áo; ở những tỉnh miền núi những cuộc biểu tình diễn ra rầm rộ và thường gây bạo lực khiến cho chính phủ suy yếu dần.Hitler phái Papen dàn xếp cuộc hội đàm giữa thủ tướng Áo Kurt Schuschnigg và Hitler ngày 12 tháng 2 năm 1938. Hitler áp dụng chiến thuật khủng bố tinh thần: dùng ngôn ngữ thù địch để phủ đầu. Hitler nói với Schuschnigg:
- Han
- ...Tôi muốn cho ông biết là vụ việc không thể tiếp tục như thế này.... ai chống tôi sẽ bị nghiền nát... tôi sẽ giải quyết cái gọi là vấn đề Áo bằng cách này hoặc cách khác... Tôi chỉ cần ra lệnh, và chỉ trong một đêm duy nhất mọi cơ cấu phòng thủ nực cười của ông sẽ bị bắn tan tác.
Cuối buổi sáng, khi Schuschnigg hỏi chính xác những điều kiện của Thủ tướng Đức là gì, thì Hitler đáp: "Chúng ta sẽ thảo luận chiều nay."
Buổi xế chiều, sau khi bị bắt phải chờ đợi trong hai giờ, Thủ tướng Áo nhận từ tay Ngoại trưởng Đức Joachim von Ribbentrop bản thảo của một "hiệp định" được chi biết rằng đấy là đòi hỏi cuối cùng của Hitler và rằng Hitler không cho phép thảo luận gì về bản văn này. Bây giờ cần phải ký kết.
Tối hậu thư này đòi trong vòng một tuần Schuschnigg phải chuyển giao chính phủ Áo cho Đảng Quốc xã Áo, chỉ định người thân Quốc xã TS. Arthur Seyss-Inquart làm Bộ trưởng Nội vụ. Tất cả có nghĩa là Áo sẽ mất quyền tự chủ. Đức cũng bảo Seyss-Inquart gửi điện tín cho Hitler, yêu cầu gửi quân Đức đến Áo để lập lại an ninh trật tự. Hãng thông tấn chính thức D.N.B. của Đức nói Seyss-Inquart đã gửi cho Hitler bức điện tín này. Trong bản cung khai tại Tòa án Nürnberg, Seyss-Inquart cho biết ông đã từ chối gửi điện tín như thế vì an ninh trật tự vẫn tốt. Hitler đã viện dẫn bức điện tín trong trò lừa đảo để biện minh với dân Đức và với người nước ngoài cho cuộc tấn công. Thật ra, có hai bản văn của bức "điện tín", đúng như Göring đã đọc qua điện thoại, được tìm thấy trong thư khố của Bộ Ngoại giao sau chiến tranh. Sau này, Papen giải thích là Bộ trưởng Bưu điện và Điện tín đã ngụy tạo các bức điện tín và đưa vào hồ sơ lưu trữ của chính phủ.
Schuschnigg thông báo sẽ tổ chức trưng cầu dân ý ngày 13 tháng 3 năm 1938 để hỏi dân Áo có muốn "một nước Áo tự do, độc lập, xã hội, Cơ đốc và thống nhất" hay không. Hitler nổi cơn giận dữ khi nghe tin bất ngờ này, và quyết định chiếm đóng Áo bằng quân sự. Đức ra lệnh Schuschnigg phải từ chức, và Áo phải bổ nhiệm Seyss-Inquart làm thủ tướng. Tổng thống Wilhelm Miklas của Áo miễn cưỡng chấp nhận đơn xin từ chức của Schuschnigg nhưng từ chối bổ nhiệm Seyss-Inquart lên thay thế.
Hitler ra lệnh phát động cuộc tiến công Áo ngày 12 tháng 3 năm 1938, rồi lên đường trở về quốc gia sinh quán của ông, được đón tiếp một cách tưng bừng. Hitler làm Tổng thống Áo, và Áo trở thành một tỉnh của Đế chế Đức. Một luật mới quy định "trưng cầu dân ý tự do và kín" ngày 10 tháng 4 để người Áo có thể quyết định "vấn đề thống nhất với Đế chế Đức", còn người Đức cũng tham gia trưng cầu dân ý về việc thống nhất cùng với việc bầu Nghị viện mới. Dưới chiến dịch tuyên truyền và khủng bố, 99,08% ở Đức và 99,95% ở Áo bỏ phiếu thuận cho Áo sáp nhập vào Đức, trở thành một tỉnh của Đức như các tỉnh khác.
Vận dụng thời cơ
Hủy bỏ Hòa ước Versailles
- Xem chi tiết về nội dung của hòa ước: Hòa ước Versailles.
Cơn suy thoái kinh tế lan khắp thế giới vào cuối năm 1929 tạo cho Adolf Hitler một cơ hội, và ông khai thác tận lực. Trong chiến dịch vận động cuồng loạn cho cuộc tổng tuyển cử ngày 14 tháng 9 năm 1930, Hitler hứa hẹn với hàng triệu người đang bất mãn rằng ông sẽ làm cho nước Đức hùng mạnh trở lại, từ chối việc trả bồi thường chiến tranh, chối bỏ Hòa ước Versailles, quét sạch tham nhũng, triệt hạ những trùm tài phiệt (đặc biệt nếu họ là người Do Thái), và đảm bảo mỗi người Đức đều có việc làm và bánh mỳ. Đối với những người đang đói kém mong cho cuộc sống bớt khổ và cũng đang tìm kiếm niềm tin mới, lời hứa như thế nghe thật hấp dẫn. Đảng Quốc xã chiếm 107 ghế, từ vị trí thứ chín và là đảng nhỏ nhất trong Nghị viện nhảy lên thành đảng lớn thứ nhì. Từ đầu năm 1930, chiến dịch tuyên truyền của Quốc xã đã có hiệu lực đối với Quân đội Đức, đặc biệt là trong số sĩ quan trẻ. Họ cảm thấy thu hút vì tinh thần quốc gia cực đoan của Hitler, và cũng vì viễn tượng mà ông vẽ ra: tái lập Quân đội trở lại thời vinh quang và hùng mạnh. Lúc ấy, sĩ quan sẽ có nhiều cơ hội để thăng tiến, không phải bị gò bó trong lực lượng nhỏ bé như bây giờ.
Ngày 30 tháng 1 năm 1937, Hitler đọc diễn văn trước Nghị viện, tuyên bố "rút chữ ký của Đức" ra khỏi Hòa ước Versailles.
Nước cờ mạo hiểm ở Rheinland
Sáng 7 tháng 3 năm 1936, một lực lượng nhỏ của Đức đi qua các cầu sông Rhein và tiến vào khu phi quân sự Rheinland. Lực lượng Pháp đang hiện diện trong vùng có thể bắn quân Đức tan tành và hầu như chắc chắn sẽ đặt dấu chấm hết cho Hitler. Nhưng Hitler dám đánh nước cờ mạo hiểm là do Pháp lưỡng lự và Anh mềm yếu. Nước cờ này mang đến cho Hitler một thắng lợi to tát hơn và có tính quyết định hơn là những gì ta hiểu lúc đầu. Trong nước, Hitler củng cố vị thế và quyền lực, đưa ông lên tầm cao chưa có nhà lãnh đạo Đức nào trong quá khứ đạt được. Ngày 7 tháng 3 năm 1936, Hitler giải tán Nghị viện, tổ chức "bầu cử" mới và trưng cầu dân ý về việc Đức chiếm Rheinland. Theo số liệu chính thức, 99% cử tri đi bỏ phiếu trưng cầu dân ý, và 98,8% chấp thuận hành động của Hitler. Ngay cả với yếu tố khủng bố của mật vụ, vẫn còn có tỷ lệ áp đảo người Đức ủng hộ Hitler.Thắng lợi cũng đảm bảo Hitler vượt lên trên tướng lĩnh, những người đã lưỡng lự và nhụt chí vào thời điểm khủng hoảng trong khi ông vẫn kiên quyết. Thắng lợi cũng cho Hitler thấy rằng trong chính sách ngoại giao và ngay cả trong sự vụ quân bị, Hitler có óc phán đoán cao hơn tướng lĩnh. Họ đã sợ Pháp sẽ chống trả; Hitler thì biết rõ hơn. Tuy chỉ là một chiến dịch quân sự nhỏ nhoi, việc chiếm đóng Rheiland là một bước ngoặt quan trọng. Vị thế chiến lược của mỗi bên đã thay đổi hẳn sau khi ba tiểu đoàn của Đức đi qua các cầu sông Rhein mà các sư đoàn của Pháp không có động thái gì.
Tính chuyên chế, độc tài
Chiếm quyền độc tài trong đảng
Vào mùa hè 1921, lần đầu tiên Hitler đã cho các đồng chí của mình nếm trải bản tính tàn độc và óc tinh ranh về chiến thuật. Trong khi Hitler đi Berlin để tiếp xúc với vài phe nhóm theo chủ nghĩa quốc gia hầu mở rộng phong trào Quốc xã, những ủy viên trung ương khác của Đảng Quốc xã thấy có cơ hội để thách thức quyền lãnh đạo của ông. Hitler đã trở nên quá độc đoán với họ. Thế là họ trù định sáp nhập với những phe nhóm có chủ kiến tương tự, nghĩ rằng khi ấy ảnh hưởng của Hitler sẽ suy yếu.Nhận ra vị thế của mình bị đe dọa, Hitler vội vã trở về München để dập tắt những người mà ông gọi là "mất trí điên rồ". Ông xin rút ra khỏi đảng. Những ủy viên trung ương khác thấy ngay là đảng không thể mất ông. Hitler không chỉ là nhà hùng biện tài giỏi nhất, mà còn là nhà tổ chức và tuyên truyền hữu hiệu nhất. Hơn nữa, chính Hitler là người mang về phần lớn ngân khoản đóng góp cho đảng. Nếu ông ra đi, chắc chắn Đảng Quốc xã sẽ tan rã. Trung ương đảng khước từ ý nguyện của Hitler. Sau khi đã nhận thức rõ vị thế của mình, bây giờ Hitler bắt buộc các nhà lãnh đạo khác của đảng phải nhượng bộ. Kết quả là Hitler xóa bỏ Trung ương Đảng, nắm quyền lãnh đạo độc tôn của đảng, nhà sáng lập đảng Drexler được đẩy lên làm chủ tịch danh dự, và chẳng bao lâu bị cho ra rìa. Tháng 7 năm 1921, "nguyên tắc lãnh đạo" được thiết lập, trở thành điều luật trước nhất cho Đảng Quốc xã và sau đấy cho Đế chế Thứ Ba. "Lãnh tụ" đã xuất hiện trên chính trường nước Đức. Vị "lãnh tụ" bây giờ bắt đầu lo tái tổ chức đảng, tiếp tục nhận thêm đóng góp tài chính.
Thiết lập thể chế độc tài
Nghị viện và chính quyền của bang bị giải tán ngay trong năm đầu Quốc xã nắm quyền lực. Bang được chuyển thành tỉnh, và tỉnh trưởng được Hitler bổ nhiệm. Thành phố cũng mất quyền tự quản, được đặt dưới Bộ Nội vụ. Bộ trưởng Nội vụ bổ nhiệm thị trưởng của thành phố có trên 100.000 dân, và tỉnh trưởng bổ nhiệm thị trưởng của thành phố từ 100.000 dân trở xuống. Riêng Hitler giữ quyền bổ nhiệm thị trưởng Berlin, Hamburg và Viên (sau năm 1938, khi nước Áo được sáp nhập).Ngày 14 tháng 7 năm 1933, một luật mới quy định Đảng Lao động Quốc gia Xã hội Chủ nghĩa Đức là đảng chính trị duy nhất ở Đức. Các nghiệp đoàn bị dẹp bỏ.
Ngày 30 tháng 1 năm 1934, kỷ niệm tròn năm Hitler nhậm chức Thủ tướng, Hitler chính thức hoàn tất công việc qua Luật Tái lập Đế chế. Tất cả thể chế dân cử bị xóa bỏ, quyền điều hành bang được chuyển về trung ương, mọi cơ cấu chính quyền bang được tập trung dưới chính phủ Đế chế, thống đốc bang được đặt dưới hệ thống hành chính của Bộ Nội vụ Đế chế.
Đêm của những con dao dài
Từ những ngày đầu tiên trong phong trào Quốc xã, Hitler đã xác định đội quân áo nâu SA là lực lượng chính trị, không phải thuộc diện quân sự. Nhiệm vụ của họ là gây bạo động, gây khủng bố, theo đấy đảng sẽ xông lên mà chiếm quyền lực. Đối với Tham mưu trưởng Ernst Röhm của lực lượng SA, hiện đã lên đến nửa triệu người, lực lượng này vừa là xương sống của cuộc cách mạng Quốc xã và cũng là hạt nhân cho quân đội cách mạng tương lai. Ý tưởng của Hitler thì khác hẳn. Ông nhận thức rõ ràng rằng chỉ nắm được quyền lực nếu có sự ủng hộ của tướng lĩnh và rằng, ít nhất lúc này, ông vẫn còn lệ thuộc vào quân đội, vì họ vẫn còn đủ sức lật đổ ông nếu họ muốn. Hitler cũng tiên liệu rằng ông sẽ cần đến lòng trung thành của quân đội một khi Paul von Hindenburg qua đời. Hơn nữa, Hitler biết chắc rằng chỉ có cấp tướng lĩnh và sĩ quan, với mọi truyền thống và năng lực quân bị, mới có thể hoàn tất trong một thời gian ngắn mục tiêu xây dựng một lực lượng chiến đấu hùng mạnh và có kỷ luật. Quân SA chỉ là đám ô hợp – chỉ làm tốt trong việc đấm đá ngoài đường phố nhưng không thể là quân đội hiện đại. Họ đã làm tròn nhiệm vụ, và bây giờ phải tìm cách đẩy họ ra khỏi con đường sự nghiệp của Hitler.Khó mà dung hòa hai quan điểm của Hitler và Röhm. Kết quả là cuộc thanh trừng đẫm máu trong đêm 30 tháng 6 năm 1934 mà các sử gia gọi là "Đêm của những con dao dài". Tham mưu trưởng Röhm của lực lượng SA cùng với một số thủ lĩnh SA đi ngược lại quan điểm của Hitler bị sát hại một cách dã man. Thêm một số người bị sát hại do Hitler tính sổ với những ân oán cũ.
Sau vụ này, Hitler tuyên bố:
- Trong tương lai, mọi người nên biết rằng nếu họ ra tay chống lại Nhà nước, chắc chắn họ sẽ bị bắn chết
Hitler thanh trừng các nhân vật chống đối
- Xem chi tiết: Gestapo, Heinrich Himmler và Hermann Göring.
Do những mưu đồ của các thuộc hạ dưới quyền, lần lượt Thống chế, Tổng Tham mưu trưởng Quân lực von Blomberg và Đại tướng cấp cao Tư lệnh Lục quân von Fritsch đều bị mất chức do bị Heinrich Himmler dàn cảnh, kết tội đồng tính luyến ái.
Hitler tuyên bố đích thân ông chỉ huy toàn quân lực. Vì là nguyên thủ quốc gia, dĩ nhiên Hitler là Tư lệnh Tối cao Quân lực, nhưng bây giờ ông nắm luôn chức Tổng Tham mưu trưởng Quân lực và bãi bỏ Bộ Chiến tranh. Bộ Tổng Tham mưu Quân lực bây giờ có tên mới: Oberkommando der Wehrmacht – gọi tắt là OKW, chỉ huy ba binh chủng Lục quân, Không quân và Hải quân. Hitler là Tư lệnh Tối cao của OKW.
Ngày 4 tháng 2 năm 1938 là điểm ngoặt quan trọng trong lịch sử của Đế chế thứ Ba, là cột mốc trên đường tiến đến chiến tranh. Vào ngày này, những người bảo thủ cuối cùng ngáng trở Hitler trên con đường ông nhất quyết theo đuổi đã bị gạt qua một bên. Trong suốt 5 năm cho đến ngày 4 tháng 2 năm 1938 này, quân đội có đủ sức mạnh để lật đổ Hitler và Đế chế thứ Ba, nhưng họ đã không làm gì cả.
Đế chế Thứ Ba thành hình
Trong giai đoạn 1933-37, Quốc xã ra sức củng cố cho Đế chế Thứ Ba của họ. Từng bước, Hitler giải phóng Đức khỏi xiềng xích của Hòa ước Versailles, làm rối loạn phe Đồng Minh chiến thắng, và làm cho Đức hùng mạnh về quân sự trở lại. Cùng lúc, các luật chủng tộc được ban hành nhằm gạt người Do Thái ra khỏi cộng đồng Đức, báo chí và truyền thanh bị kiểm duyệt, các giáo hội Cơ đốc bị ngược đãi, nền văn hóa bị Quốc xã hóa, Quốc xã bắt đầu chiến dịch đốt những sách của các tác giả bị cho là có tư tưởng không phù hợp, hoặc chỉ vì tác giả là người Do Thái. Ngành truyền thanh và phim ảnh cũng nhanh chóng bị uốn nắn để phục vụ cho mục đích truyên truyền của Nhà nước Quốc xã. Trường học Đức, từ cấp một đến đại học, đều được Quốc xã hóa. Ai không nhận ra tư tưởng mới bị loại ra ngoài.Trẻ em từ 6 đến 10 tuổi gia nhập nhóm nhi đồng. Họ được phát một quyển sổ để ghi thành tích, kể cả sự tiến bộ về ý thức hệ. Lúc lên 10 tuổi, trẻ phải trải qua những cuộc thi thể dục, cắm trại và lịch sử Quốc xã, trước khi được nhận vào nhóm thiếu niên và cất lời tuyên thệ trung thành với Adolf Hitler. Khi lên 14 tuổi, trẻ được nhận vào Đoàn Thanh niên Hitler thực thụ cho đến năm 18 tuổi, rồi được gọi làm nghĩa vụ lao động hoặc quân sự. Đến cuối năm 1938, Đoàn Thanh niên Hitler có gần 8 triệu đoàn viên trong tổng số 12 triệu ở độ tuổi này. Chương trình cải tổ giáo dục của Đế chế Thứ Ba lên đến đỉnh điểm với sự thành lập ba loại trường để đào tạo giới ưu tú: Trường Adolf Hitler, Học viện Giáo dục Chính trị Quốc gia và Thành trì Phẩm cấp. Theo cách ấy, giới trẻ của Đế chế Thứ Ba được huấn luyện để chuẩn bị cho cuộc đời, cho công việc và cho cái chết.
Dù nền Cộng hòa Weimar bị sụp đổ, Hiến pháp Weimar không bao giờ bị Hitler bãi bỏ. Thật ra, điều mỉa mai là Hitler sử dụng Hiến pháp Cộng hòa làm cơ sở pháp lý cho chế độ của ông. Vì thế, hàng ngàn luật được ban hành chiếu theo nghị định của Tổng thống "Cho việc Bảo vệ Nhân dân và Nhà nước" ngày 28 tháng 2 năm 1933.
Đàn áp những người chống đối
Có nhiều âm mưu chống đối Hitler với mục đích chính ban đầu là lật đổ ông nhằm ngăn ông gây chiến tranh mà họ nghĩ sẽ đem đến chiến bại cho nước Đức. Kế tiếp, khi chiến tranh đã bùng phát, những người chống đối muốn ngăn chặn việc Đức bị thất trận nhục nhã, cần vớt vát ít nhiều bằng cách ám sát Hitler và đàm phán với Đồng Minh. Riêng năm 1943, có ít nhất hàng chục kế hoạch ám sát Hitler.Tất cả âm mưu đều thất bại. Giới dân sự không thể lôi kéo Quân đội Đức vào âm mưu của họ. Như Thống chế von Blomberg khai trước Tòa án Nürnberg:
- Trước 1938-39, các tướng lĩnh Đức không chống lại Hitler. Không có lý do gì chống lại ông, vì ông tạo ra thành quả mà họ mong ước.
- Lần này, sẽ cho can phạm xưng tội ngắn gọn. Không có tòa án quân sự. Họ sẽ đứng trước Tòa án Nhân dân. Không cho phép họ phát biểu. Tòa án sẽ xét xử chớp nhoáng. Án tử hình được thi hành hai tiếng đồng hồ sau. Bằng cách treo cổ – không có sự khoan hồng.
Nhân vật có can dự nổi tiếng nhất là Thống chế Erwin Rommel, thì bị Hitler bức tử để đổi lại gia đình ông không bị trừng phạt và lễ tang của ông được cử hành theo cấp nhà nước.
- Xem chi tiết: Erwin Rommel.
Những trò lọc lừa
Sau vụ ám sát hụt Hitler ngày 20 tháng 7 năm 1944, Tướng Tư lệnh Heinz Guderian nói về Hitler như sau: "Trong trường hợp của ông, tính cứng cỏi đã trở thành bạo tàn, trong khi xu hướng tháu cáy trở thành hoàn toàn bất lương. Ông thường nói dối mà không hề ngập ngừng và nghĩ rằng người khác cũng dối trá với ông."Vụ hỏa hoạn ở Tòa nhà Nghị viện
Vào buổi tối 27 tháng 2 năm 1933, Tòa nhà Nghị viện bị cháy. Có đủ chứng cứ hợp lý cho thấy chính Quốc xã dưới sự chỉ đạo của Hermann Göring đã lên kế hoạch và tạo ra đám cháy nhằm phục vụ mưu đồ chính trị của họ. Một ngày sau vụ cháy, 28 tháng 2, Hitler yêu cầu Tổng thống ký nghị định "Cho việc Bảo vệ Nhân dân và Nhà nước" đình chỉ bảy đoạn trong hiến pháp đảm bảo quyền tự do cá nhân như là "biện pháp phòng vệ chống lại những hành động bạo lực của cộng sản phương hại đến đất nước". Nghị định còn cho phép chính phủ Đế quốc hành xử mọi quyền hạn của các bang khi cần thiết, và áp dụng hình phạt tử hình cho một số tội danh, kể cả tội "làm mất trật tự trị an một cách nghiêm trọng" do người có vũ trang. Thế là Hitler đã có thể bịt miệng đối thủ một cách hợp pháp và bắt giữ họ tùy ý, bằng cách mang hiểm họa của cộng sản ra hù dọa.Ngày 23 tháng 3 năm 1933, Luật Trao quyền – có tên chính thức là "Luật Phòng chống Tai họa của Nhân dân và Đế chế" tước đoạt quyền lập pháp của Nghị viện kể cả việc phê chuẩn hiệp ước với nước ngoài và tu chính hiến pháp, và trao các quyền này cho nội các trong thời hạn bốn năm. Thêm nữa, Luật Trao quyền quy định Thủ tướng sẽ soạn thảo và ban hành luật mới "có thể khác biệt với hiến pháp". Thế là, nền dân chủ nghị viện rốt cuộc đã bị chôn vùi. Ngoại trừ những vụ bắt bớ đảng viên Cộng sản và vài đại biểu Dân chủ Xã hội, tiến trình diễn ra khá hợp pháp, dù là qua cách khủng bố. Kể từ ngày 23 tháng 3 năm 1933 trở đi, Hitler là nhà độc tài của đế chế, không còn bị nghị viện kiềm chế, và trên thực tế cũng không bị tổng thống kiềm chế.
Giải tán nghiệp đoàn
Để ru ngủ giới nghiệp đoàn trước khi ra tay, chính phủ Quốc xã tuyên bố Ngày Lao động năm 1933 là ngày lễ toàn quốc, được chính thức gọi là "Ngày Lao động Quốc gia", và chuẩn bị chương trình kỷ niệm như thể chưa từng được kỷ niệm trọng thể như thế. Giới lãnh đạo nghiệp đoàn lấy làm cảm kích và hồ hởi cộng tác với chính phủ và đảng nhằm cử hành ngày lễ được thành công. Các nhà lãnh đạo nghiệp đoàn khắp địa phương được đưa về Berlin, hàng ngàn băng-rôn được giăng ra tuyên dương tình đoàn kết giữa chế độ Quốc xã và công nhân.Hitler đích thân tiếp đón các đoàn đại biểu công nhân, tuyên bố: "Các anh sẽ thấy câu nói cách mạng chống lại công nhân Đức là sai lầm và thiếu công tâm". Sau đấy, phát biểu trước 100.000 công nhân tụ tập ở sân bay, Hitler hô khẩu hiệu: "Tôn vinh lao động và tôn trọng công nhân!" và hứa rằng sẽ tiến hành kỷ niệm Ngày Lao động để tôn vinh lao động Đức "suốt nhiều thế kỷ".
Ngày 2 tháng 5 năm 1933, các trụ sở nghiệp đoàn trên khắp cả nước bị chiếm đóng, ngân quỹ nghiệp đoàn bị tịch thu, các nghiệp đoàn bị giải tán, và các nhà lãnh đạo bị bắt giữ. Nhiều người bị đánh đập và đưa vào trại tập trung.
Chỉ trong ba tuần, người ta thấy rõ thêm một lời hứa rỗng tuếch của Quốc xã. Hitler ban hành một luật mới chấm dứt việc thương thuyết tập thể, trên thực tế cấm công nhân đình công.
Cái chết của Hindenburg
Ngày 2 tháng 8 năm 1934, Tổng thống Ludwig von Hindenburg qua đời, hưởng thọ 87 tuổi. Theo một luật mới do nội các ban hành ngày hôm trước, hai chức vụ Thủ tướng và Tổng thống được nhập lại làm một, và Adolf Hitler đã nhậm chức lãnh đạo đất nước kiêm Tư lệnh Tối cao Quân lực. Chức vụ Tổng thống bị bãi bỏ; Hitler chính thức là Lãnh tụ và Thủ tướng Đế chế. Quốc xã chính thức loan báo là không thể tìm ra bản di chúc hoặc tuyên cáo nào của Hindenburg, và có thể xem như không có. Một bản tuyên cáo chính trị của Hindenburg tỏ lộ ý muốn cuối cùng của ông là phục hồi vương triều sau khi ông qua đời, nhưng Hitler giấu đi đoạn này. Một bản văn thứ hai có nội dung đề xuất một người của vương triều Hohenzollern làm tổng thống, nhưng sau chiến tranh người ta không thể tìm lại bản văn này. Có lẽ Hitler đã nhanh chóng thiêu hủy nó. Ngày 19 tháng 8 năm 1934, khoảng 95% cử tri đi bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý, và 90% chấp thuận cho Hitler chiếm mọi quyền lực. Chỉ có 4 triệu rưởi người Đức có can đảm – hoặc có ước nguyện – nói "Không".Đến nay nhiều người vẫn còn khiếp sợ những tội ác của Hitler trong suốt thời gian ông ta cầm quyền. Nói đến Hitler, hẳn người ta thoạt tiên biết rằng ông ta là một nhà độc tài - nhà lãnh đạo tối cao nằm quyền lực tuyệt đối thống trị dân chúng của mình. Nhưng thực chất Hitler không phải là vị lãnh đạo đầu tiên như vậy. Ý tưởng về một "Nhà độc tài" xuất phát từ hàng ngàn năm trước ở La Mã cổ đại, khi danh tướng Julius Caesar tự tấn phong mình làm "Nhà Độc tài suốt đời". Sau khi Caesar bị ám sát vào năm 44 trước Công Nguyên thì người La Mã xóa bỏ chức vị này và không dùng đến nó nữa. Song, trải qua mấy thế kỷ trước, các ông hoàng bà chúa cũng nắm đại quyền cai trị đất nước, điển hình như Sa hoàng Pyotr Đại đế của Nga và Quốc vương Louis XIV của Pháp. Vào thế kỷ 20 cũng có những nhà độc tài như Mussolini ở Ý - với hoài bão tái lập Đế quốc La Mã xưa - và Stalin ở Liên Xô - với tham vọng gầy dựng một xã hội Cộng sản lớn nhằm đặt tiền đề cho một cuộc Cách mạng trên thế giới. Nhưng nhà độc tài nguy hiểm nhất vẫn là Adolf Hitler.[28]
Lừa dối Đồng minh
Khi Hitler lên nắm chính quyền, một trong những việc đầu tiên của ông là gây rối các đối thủ của Đức ở Châu Âu bằng cách kêu gọi giải trừ quân bị, hô hào hòa bình, và để mắt phát hiện điểm yếu của họ. Ngày 17 tháng 5 năm 1933, Hitler đọc bài "Diễn văn Hòa bình" trước Nghị viện. Đây là một trong những bài diễn văn quan trọng nhất trong sự nghiệp của Hitler, một kiệt tác trong nghệ thuật tuyên truyền lừa dối đã khiến người Đức cảm động một cách sâu sắc. Bài diễn văn cũng khiến cho dân Đức đoàn kết sau lưng Hitler và tạo ấn tượng tốt cho thế giới bên ngoài. Hitler tuyên bố:“ | Nước Đức hoàn toàn sẵn sàng từ bỏ mọi vũ khí tấn công nếu các quốc gia đã vũ trang cũng sẽ phá hủy vũ khí tấn công của họ... Nước Đức cũng rất sẵn sàng giải tán cả quân đội và phá hủy số vũ khí ít ỏi còn lại, nếu các nước láng giềng cũng làm thế... Nước Đức sẵn sàng ký kết bất kỳ hiệp ước bất tương xâm nào, bởi vì Đức không nghĩ đến việc tấn công mà chỉ nghĩ đến tìm kiếm an ninh. | ” |
—Adolf Hitler
|
“ | Người Pháp, người Ba Lan và những dân tộc khác là láng giềng của chúng tôi, và chúng tôi biết không biến cố nào có thể thay đối thực tế này. | ” |
—Hitler
|
Lời cảnh cáo chìm trong quên lãng giữa nỗi vui mừng khắp thế giới phương Tây đối với thái độ biết điều bất ngờ của Hitler. Báo chí Anh đăng tải những bài bình luận có thiện cảm với ý tưởng của Hitler. Lời lẽ của nhà độc tài thích bạo động của Quốc xã không phải là đe dọa dữ dằn như người ta e ngại lúc đầu, mà là ngọt ngào và dịu dàng.
Nhưng lời cảnh cáo của Hitler không phải là rỗng tuếch, mà ông làm đúng như những gì đã nói. Khi thấy rõ rằng Đồng Minh cứ khăng khăng về thời gian 8 năm để giải trừ quân bị xuống bằng với mức của Đức, ngày 14 tháng 10 năm 1933, thình lình Hitler loan báo rằng, vì không được các cường quốc ở Geneva đối xử bình đẳng, Đức lập tức rút lui khỏi Hội nghị Giải trừ quân bị và Hội Quốc liên.
Ngày 21 tháng 5 năm 1935, Hitler đọc một bài "Diễn văn Hòa bình" nữa ở Nghị viện – có lẽ là bài diễn văn hùng hồn nhất. Ông trấn an rằng tất cả những gì ông muốn chỉ là hòa bình và cảm thông dựa trên sự bình đẳng cho mọi bên. Ông bác bỏ ý tưởng chiến tranh; đấy là vô nghĩa, vô ích, cũng là điều kinh hoàng. [cần dẫn nguồn]
“ | Những cuộc đổ máu trên lục địa Châu Âu trong ba trăm năm qua không cho thấy có sự thay đổi tương xứng. Chung cuộc Pháp vẫn là Pháp, Đức là Đức, Ba Lan là Ba Lan, Ý vẫn là Ý. Tính tự cao của vương triều, nỗi đam mê chính trị và sự mù quáng ái quốc chẳng đạt được gì nhiều qua những thay đổi chính trị sâu xa với máu chảy thành sông... Những tố chất cơ bản của họ vẫn không đổi. Nếu các quốc gia này chỉ cần mang một phần hy sinh nhỏ nhoi để phục vụ mục đích khôn ngoan hơn, thì thành công sẽ to tát hơn và trường cửu hơn. | ” |
—Hitler
|
“ | Nước Đức Quốc gia Xã hội Chủ nghĩa mong mỏi hòa bình... cũng vì nhận thức được sự kiện nguyên thủy đơn giản nhất là không có cuộc chiến tranh nào có thể thay đổi khổ đau ở Châu Âu... Hậu quả chủ yếu của mỗi cuộc chiến tranh là hủy hoại tinh hoa của đất nước.... Nước Đức cần hòa bình và đòi hỏi hòa bình! | ” |
—Hitler
|
“ | Nước Đức đã long trọng nhìn nhận và đảm bảo với Pháp đường biên giới... Bỏ qua quá khứ, Đức đã ký kết hiệp ước bất tương xâm với Ba Lan... Chúng tôi sẽ tôn trọng vô điều kiện hiệp ước này... Chúng tôi nhìn nhận Ba Lan là ngôi nhà của một dân tộc to tát và có lòng ái quốc cao độ. | ” |
—Hitler
|
“ | Đức không có ý định và cũng không mong muốn can thiệp vào nội bộ của Áo, sáp nhập Áo vào Đức, hoặc thống nhất Áo và Đức... | ” |
—Hitler
|
Chỉ trong vòng vài năm sau, những cam kết của Hitler trở nên vô nghĩa: Đức sáp nhập Áo vào Đức, xâm lăng Ba Lan, tấn công Pháp cùng một số nước Tây Âu.
Lừa dối Ba Lan
Ba Lan là quốc gia mà người Đức có ác cảm nặng nề nhất. Trong tâm tưởng của người Đức, lỗi lầm gớm ghiếc nhất của Hòa ước Versailles là tách Đông Phổ khỏi phần còn lại của lãnh thổ Đức để sáp nhập vào Ba Lan, tạo nên Hành lang Ba Lan.Hitler thấy rằng trước khi tiêu diệt Ba Lan, cần tách nước này ra khỏi mối liên kết với Pháp. Sách lược ông đang theo đuổi có nhiều lợi điểm nhất thời. Bằng cách từ bỏ sử dụng vũ lực, ông có thể củng cố làn sóng truyên truyền cho hòa bình và xóa đi nỗi nghi ngại ở cả hai vùng Tây Âu và Đông Âu. Bằng cách mời Ba Lan đàm phán trực tiếp, ông có thể né tránh Hội Quốc liên và làm suy yếu chức năng của tổ chức này. Và ông tấn công vào ý niệm của Hội Quốc liên về "an ninh tập thể", đồng thời lũng đoạn những mối liên minh của Pháp với Đông Âu, trong đó Ba Lan là pháo đài vững chắc. Người dân Đức vốn thù ghét Ba Lan có thể không hiểu được, nhưng đối với Hitler một trong những lợi điểm của chế độ độc tài là có thể tạm thời theo đuổi chính sách mất lòng dân để đạt mục đích trong lâu dài.
Ngày 26 tháng 1 năm 1934, hiệp ước bất tương xâm giữa Đức và Ba Lan có hiệu lực trong 10 năm được ký kết. Từ ngày này, Ba Lan dần dần rời xa khỏi Pháp, nước bảo vệ Ba Lan từ khi Ba Lan ra đời năm 1919, và trở nên thân cận hơn với Đức Quốc xã. Đấy là con đường dẫn đến sự sụp đổ của Ba Lan trước khi hiệp ước bất tương xâm hết hạn.
Hitler thôn tính Tiệp Khắc
Nhằm chuẩn bị thôn tính Tiệp Khắc, Hitler kết hợp những yếu tố lừa dối, khủng bố tinh thần, chớp thời cơ và đánh nước cờ liều. Hitler viện cớ người Đức thiểu số Sudeten ở Tiệp Khắc bị áp bức để quấy động, khuynh đảo, tung hỏa mù và gây hiểu lầm giữa những sắc dân ở nước này, và che giấu mục đích thực sự của ông: để hạ gục Tiệp Khắc và chiếm lấy lãnh thổ cùng dân cư cho Đế chế thứ Ba. Hitler phổ biến ý định này ngày 5 tháng 11 năm 1937 cho giới chỉ huy quân đội và ngoại giao cao cấp.Vì muốn xoa dịu Hitler, Thủ tướng Anh Arthur Neville Chamberlain đi đến hội kiến với Hitler tại Berchtesgaden ngày 15 tháng 9 năm 1938. Vị khách đã 69 tuổi và chưa từng đi máy bay lại có cuộc hành trình dài 7 tiếng đồng hồ (kể cả chặng tàu lửa mất 3 tiếng) để đến địa điểm hội kiến ở phần xa nhất của nước Đức. Hitler đã không tạo thuận lợi để đề nghị nơi gặp gỡ bên sông Rhein, vốn có thể giảm đường bay còn một nửa. Đấy là chủ định khủng bố thể chất đầu tiên.
Kế tiếp là những màn hù dọa của Hitler, trong Đức không đủ mạnh để tham chiến chống lại Tiệp Khắc và Anh-Pháp, chưa kể đến Liên Xô. Nếu Đức gây hấn, Đức sẽ chiến bại một cách nhanh chóng và dễ dàng, và đây sẽ là dấu chấm hết cho Hitler và Đế chế thứ Ba. Nếu vào giờ chót chiến tranh toàn Châu Âu không thể tránh khỏi, Quân đội Đức hẳn đã lật đổ Hitler ngay sau khi ông ra lệnh tấn công Tiệp Khắc.
Trò lừa dối chủ yếu là Hitler cam kết vấn đề Tiệp Khắc là yêu cầu cuối cùng của ông ở Châu Âu về lãnh thổ. Vì thế, Chamberlain gây áp lực bắt Tiệp Khắc phải nhượng bộ. Kết quả là Hiệp ước München, theo đó Tiệp Khắc nhường cho Đức gần 30.000 kilômét vuông lãnh thổ. Trên lãnh thổ này là một hệ thống lô cốt mà từ trước đến giờ tạo nên tuyến phòng thủ vững chắc nhất Châu Âu, có lẽ chỉ kém Phòng tuyến Maginot của Pháp. Cả hệ thống đường sắt, đường bộ, điện thoại và điện tín của Tiệp Khắc đều bị xáo trộn. Theo số liệu của Đức, Tiệp Khắc mất trên dưới 80% than non, hóa chất, xi măng; trên dưới 70% than đá, sắt, thép, điện năng; và 40% gỗ. Một đất nước công nghiệp phồn thịnh trong phút chốc bị tan rã và phá sản.
Dù đã đạt thắng lợi lớn lao và làm nhục cả Tiệp Khắc lẫn các nước dân chủ phương Tây, Hitler vẫn thất vọng về kết quả của Hiệp ước München. Ông ta thán với tùy tùng khi trở về Berlin: "Cái ông ấy [chỉ Chamberlain] đã làm tôi mất cơ hội tiến vào Praha!" Đấy chính là điều Hitler mong muốn ngay từ đầu, như ông đã liên tục thổ lộ với tướng lĩnh từ lúc phát biểu với họ ngày 5 tháng 11 năm trước. Lúc ấy, ông đã giải thích rằng việc thôn tính Áo và Tiệp Khắc chỉ là bước đầu để mở rộng Lebenraum – "không gian sinh sống" – về miền Đông và tính sổ với Pháp bằng quân sự ở miền Tây. Như ông đã bảo Thủ tướng Hungary ngày 20 tháng 9, cách tốt nhất là "trừ khử Tiệp Khắc". Ông nói đấy là "giải pháp thỏa đáng duy nhất". Ông chỉ e ngại "nguy cơ" là người Tiệp sẽ nhận chịu mọi yêu sách của ông.
Kế tiếp, ông Chamberlain lại đến München và ép buộc người Tiệp nhận chịu mọi yêu sách của Đức và do đó đã tước đi cơ hội cho Hitler thôn tính bằng vũ lực. Đấy là tư tưởng xảo trá của Hitler. Sau này, ông thổ lộ với tướng lĩnh: "Rõ ràng là ngay từ đầu tôi không thể hài lòng với lãnh thổ Sudetenland. Đấy chỉ là giải pháp nửa vời."
Tổng thống Tiệp Khắc Emil Hácha đến hội kiến với Hitler, và cũng chịu một trận khủng bố tinh thần. Hitler tuyên bố:
- Sáu giờ sáng ngày mai Quân đội Đức sẽ tiến vào Tiệp Khắc từ mọi ngả và Không quân Đức sẽ chiếm lấy các sân bay của Tiệp Khắc. Có hai khả năng xảy ra. Thứ nhất là việc tiến quân của Đức có thể dẫn đến nổ súng. Trong trường hợp này, mọi kháng cự sẽ bị đập tan... Khả năng kia là việc tiến quân được thực hiện theo cách ôn hòa, trong trường hợp này sẽ dễ dàng cho Lãnh tụ chấp thuận Tiệp Khắc có đời sống cho riêng họ, được tự trị, và sẽ được hưởng phần nào quyền tự do cho quốc gia...
- Nếu phải chiến đấu... trong hai ngày Quân đội Tiệp Khắc sẽ tan tành. Dĩ nhiên là có vài người Đức cũng bị giết và điều này sẽ kéo theo lòng hận thù vốn sẽ ngăn chặn ông chấp thuận quyền tự trị...
Lúc 6 giờ sáng ngày 15 tháng 3 năm 1939, quân Đức tràn vào Tiệp Khắc. Họ không gặp sự kháng cự nào, và đến buổi tối Hitler có thể tiến bước như người chiến thắng vào thủ đô Praha. Trước khi rời Berlin, Hitler ra một tuyên cáo hùng hồn cho dân Đức, lặp lại lời dối trá về những hành động "quá trớn man dại" và "khủng bố" của người Tiệp mà ông bị bắt buộc phải ra tay chấm dứt, và tuyên bố một cách hãnh diện "Tiệp Khắc đã bị xóa sổ!"
Hitler thôn tính Slovakia
Với mục đích làm suy yếu Tiệp Khắc, Đức muốn tách Slovakia khỏi Tiệp Khắc. Để thực hiện việc này, Đức giúp Josef Tiso (nguyên Thủ tướng của Slovakia đã bị Tổng thống Hácha cách chức) thảo một bức điện tín mà ông này gửi cho Hitler để tuyên cáo nền độc lập của Slovakia và yêu cầu Hitler bảo vệ cho quốc gia mới này.Ngày 16 tháng 3 năm 1939, thể theo lời "yêu cầu" của Tiso, Hitler đặt Slovakia dưới sự bảo vệ của Đức. Quân đội Đức nhanh chóng tiến vào Slovakia để thực hiện sự "bảo vệ". Đức và Slovakia ký kết "Hiệp ước Bảo vệ". Thủ tướng Anh Chamberlain dựa trên tuyên ngôn "độc lập" của Slovakia để viện cớ Anh không cần giữ lời cam kết. Thế là, chiến lược của Hitler đã có kết quả toàn hảo. Ông đã cho Chamberlain một con đường thoát và Chamberlain đã chọn con đường này.
Tính hoang tưởng của Hitler
Trong buổi họp mật ngày 23 tháng 11 năm 1939 trước tướng lĩnh cấp cao để chuẩn bị kế hoạch tiêu diệt Hà Lan và Bỉ, Hitler phát biểu với đầu óc hoang tưởng một cách nguy hiểm:- Tôi phải nói về tôi với tất cả sự khiêm tốn: không thể thay thế. Không ai trong giới quân sự hoặc dân sự có thể thay thế tôi... Tôi tin tưởng vào năng lực trong tri thức của tôi và quyết định của tôi... Không một ai đã tạo được thành tựu như tôi... Tôi đã dẫn dắt nhân dân Đức lên một tầm cao mới, dù cho nếu bây giới thế giới ghét bỏ ta... Vận mệnh của nước Đức chỉ tùy thuộc nơi tôi. Tôi sẽ theo đấy mà hành xử..
Hitler xua quân Đức tiến công Liên Xô ngày 22 tháng 6 năm 1941 với chiến thuật thần tốc đã giúp nước Đức hạ gục nhanh chóng Ba Lan và Tây Âu. Ngày 3 tháng 10, Hitler tuyên cáo với toàn dân Đức:
- Tôi tuyên bố ngày hôm nay, và tôi tuyên bố mà không ngần ngại, rằng kẻ thù ở miền Đông (Liên Xô) đã bị đánh gục và sẽ chẳng bao giờ vươn lên được nữa...
Sang năm 1942, tính hoang tưởng lại làm hại Lãnh tụ Hitler. Tham mưu trưởng Lục quân Franz Ritter von Halder ghi lại trong nhật ký: "Việc liên tục đánh giá thấp khả năng của đối phương đang mang những hình thức lố bịch và trở nên nguy hiểm." Halder cho là Hitler nhận định quá đáng về sức mạnh của chính mình và đánh giá quá thấp sức mạnh của địch thủ qua mẩu chuyện sau đây: "Có lần khi nghe trình bày một báo cáo khá khách quan, cho biết vào năm 1942 Stalin có thể điều động từ 1 triệu đến 1,25 triệu binh sĩ mới còn khỏe mạnh cho vùng bắc Stalingrad và tây sông Volga chưa kể nửa triệu quân trong vùng Kavkaz, và công suất chế tạo xe tăng hàng đầu lên đến ít nhất 1.200 chiếc mỗi tháng, Hitler nhảy xổ đến người đang đọc báo cáo, hai bàn tay nắm lại thành nắm đấm, miệng sùi bọt ra hai bên mép, ra lệnh ông này không được nói năng nhảm nhí nữa."
Vì tính hoang tưởng, Hitler không màng nghe sự tham mưu của tướng lĩnh, mà vẫn nhất quyết một cách cuồng tín chiếm lấy cả hai mục tiêu: Stalingrad cùng lúc Kavkaz. Đây là một trong những động thái có tính định mệnh nhất của Hitler trong cuộc chiến. Vì lẽ, rốt cuộc Hitler không thể chiếm được mục tiêu nào, mà còn chịu một chiến bại nhục nhã nhất trong lịch sử Quân đội Đức, khi Thống chế Friedrich Paulus dẫn Đại đoàn thứ Sáu đầu hàng Liên Xô.
- Xem chi tiết: Friedrich Paulus.
Những ngày cuối cùng của Hitler
Vào ngày 16 tháng 1 năm 1945, Hitler trở về thủ đô Berlin, từ boong-ke sâu 16 mét phía dưới Phủ Thủ tướng chỉ đạo các đoàn quân đang vỡ vụn trước sức tiến công của Hồng quân Liên Xô và Quân đội Đồng Minh vào lãnh thổ Đức. Trong cuộc chiến tranh, ông ta chỉ trang hoàng duy nhất một vật tại boong-ke sâu 16 mét phía dưới Phủ Thủ tướng của mình, đó là bức chân dung của vua Friedrich II Đại Đế do họa sĩ Anton Graff thực hiện. Ông ta nói với tướng Guderian vào tháng 2 năm 1945:[5]“ | Bức tranh này luôn luôn đem lại cho tôi sức mạnh khi những hung tin đe dọa tới tinh thần của tôi. | ” |
—Adolf Hitler
|
Người dân Đức tránh khỏi thảm họa cuối cùng là do những nỗ lực tuyệt vời của Bộ trưởng Khí tài và Vũ trang Albert Speer và một số sĩ quan Quân đội đã kháng lệnh của Hitler. Họ đã chạy cùng khắp nước Đức để đảm bảo sĩ quan quân đội và đảng viên phục tùng một cách nhiệt tình không phá hủy những cơ sở ấy. Một phần cũng nhờ sự tiến quân thần tốc của Đồng Minh khiến cho công tác phá hủy trên diện rộng như thế là bất khả thi.
Hitler đã định rời Berlin ngày 20 tháng 4 năm 1945, sinh nhật thứ 56 của ông, để đi Obersalzberg và chỉ đạo cuộc chiến từ nơi này. Mười ngày trước, chính Hitler đã phái toán nhân viên hộ lý của ông đi Obersalzberg để chuẩn bị cho ngôi biệt thự Berghof đón ông đến. Tuy nhiên, định mệnh khiến cho Hitler không bao giờ được nhìn lại nơi chốn nghỉ dưỡng mà ông yêu thích. Hồi kết đến nhanh hơn là ông dự tính, vì quân Mỹ và Liên Xô tiến quá nhanh vào đất Đức.
Sinh nhật 20 tháng 4 của Hitler trải qua một cách trầm lặng, dù tướng lĩnh Đức ghi nhận thêm thảm họa trên các mặt trận. Tất cả các lãnh đạo Quốc xã kỳ cựu đều có mặt: Hermann Göring, Joseph Göbbels, Heinrich Himmler, Joachim von Ribbentrop và Martin Bormann, cũng như những chỉ huy quân đội còn sót lại: Karl Dönitz, Wilhelm Keitel, Alfred Jodl và Hans Krebs (tân Tham mưu trưởng Lục quân, và cũng là người cuối cùng trong chức vụ này).
Hitler không tỏ ra tuyệt vọng, cho dù tình hình tồi tệ. Ông vẫn tự tin, như ông nói với các tướng lĩnh 3 ngày trước rằng quân Nga sẽ chịu đổ máu nặng nề nhất trước Berlin. Các tướng lĩnh biết rõ hơn ông, và trong buổi họp quân sự thường kỳ sau khi ăn mừng sinh nhật, họ khuyên ông nên rời Berlin để đi về miền nam. Họ giải thích rằng chỉ 1 hoặc 2 ngày nữa quân Nga sẽ cắt đứt hành lang đi về hướng ấy. Hitler lưỡng lự; ông không nói đồng ý hay chối từ. Hiển nhiên là ông không thể đối mặt với sự kiện kinh khủng là thủ đô của Đế chế thứ Ba sắp bị Liên Xô chiếm đóng, trong khi chỉ vài năm trước ông đã tuyên bố rằng kẻ thù này đã bị đánh gục.
Nhưng Hitler vẫn chưa chịu buông xuôi. Ông đã ra lệnh tướng SS Felix Steiner tổng phản công quân Liên Xô ở những vùng ngoại ô phía nam của Berlin. Tất cả binh sĩ trú đóng trong vùng Berlin sẽ được tung ra trận đánh, kể cả binh sĩ không quân hiện diện trên mặt đất. Trong hai ngày kế, Hitler nôn nóng chờ đợi tin tức về cuộc phản công của Steiner. Đây là thêm một ví dụ ông đã không còn biết gì về tình hình thực tế. Cuộc phản công của Steiner không hề diễn ra, mà chỉ nằm trong tâm trí nóng bỏng của nhà độc tài tuyệt vọng.
Trong buổi họp quân sự ngày 22 tháng 4, Hitler giận dữ đòi hỏi được biết tin tức về Steiner. Các tướng lĩnh đều không trả lời được, nhưng cho biết việc điều quân từ hướng bắc đi tăng viện cho Steiner ở hướng nam đã khiến cho mặt trận hướng bắc suy yếu, quân Liên Xô thâm nhập ở đây và xe tăng của họ đã tiến vào bên trong thành phố.
Hitler không còn có thể chịu được nữa. Mọi nhân chứng còn sống sót sau này đều kể lại rằng Hitler hoàn toàn mất tự chủ. Ông nổi cơn thịnh nộ dữ tợn nhất trong đời. Ông la hét rằng đây là hồi kết cục. Mọi người đã bỏ rơi ông. Không còn gì nữa, mà chỉ có phản bội, dối trá, tham nhũng và hèn nhát. Tất cả đã hết. Thôi được, ông sẽ ở lại Berlin. Ông sẽ đích thân chỉ huy sự phòng vệ thủ đô của Đế chế thứ Ba. Những người khác có thể đi nếu muốn. Tại nơi này, ông sẽ đối mặt với đoạn cuối của đời ông. Ông nói với tất cả những người quanh ông rằng ông đã quyết định. Và để chứng tỏ cho mọi người thấy không gì đảo ngược lại được, ông gọi một thư ký và với sự hiện diện của họ, đọc một bản tuyên bố sẽ được truyền ngay trên sóng phát thanh. Bản tuyên bố cho biết Hitler sẽ ở lại Berlin và bảo vệ thủ đô cho đến cùng.
Có hai vị khách cuối cùng đi đến boong-ke của Hitler: Hanna Reitsch, nữ phi công tài ba chuyên lái máy bay thử nghiệm có ác cảm thậm tệ với Göring, và Đại tướng không quân Robert Ritter von Greim mà ngày 24 tháng 4 ở München đã nhận lệnh của Hitler về trình diện ông. Chiếc máy bay chở hai người trên chặng cuối vào tối 26 tháng 4 bị đạn phòng không của Liên Xô bắn trúng, và một chân của Greim bị thương nặng.
Hitler đi đến phòng giải phẫu, nơi một bác sĩ đang băng bó vết thương của Greim, rồi phong cho vị tướng đang nằm dưỡng thương chức Tư lệnh Không quân và thăng ông quân hàm Thống chế (là thống chế Đức cuối cùng trong cuộc chiến).
Ngày 28 tháng 4, Hitler có vẻ như lại hy vọng, nhưng thật ra đấy là hoang tưởng. Ông gọi máy vô tuyến cho Keitel, hỏi han về những cánh quân Đức trong chiến dịch giải cứu Berlin. Nhưng "chiến dịch" này chỉ có trong trí tưởng tượng của Hitler. Các đội quân Đức mà Hitler trông chờ hoặc bị tiêu diệt, hoặc vội vàng rút về hướng tây để chịu cho Đồng Minh phương Tây bắt thay vì đầu hàng quân Liên Xô. Những mũi tiền tiêu của quân Liên Xô chỉ còn cách Phủ Thủ tướng vài góc phố.
Cũng trong ngày 28 tháng 4: Bộ Tuyên truyền Đức bắt được bản tin của đài BBC ở Luân Đôn, cho biết Himmler đã tiến hành bí mật thương lượng để đề nghị quân đội Đức ở miền Tây đầu hàng quân Mỹ. Đối với Hitler, người không bao giờ ngờ vực lòng trung thành tuyệt đối của Himmler, đây là đòn đau đớn nhất.
Ít phút sau, có thêm tin báo là quân Liên Xô đang tiến đến chỉ còn cách một khu phố, và có lẽ sẽ tràn ngập Phủ Thủ tướng vào buổi sáng 30 tháng 4, cách 30 tiếng đồng hồ sau. Hai tin báo liên tiếp cho thấy dấu hiệu của hồi kết thúc. Hitler bắt buộc phải đi đến một trong những quyết định cuối của đời ông. Đến hừng sáng, ông cử hành hôn lễ với Eva Braun, soạn thảo bản di chúc và tuyên cáo cuối cùng,
Hai văn bản Di chúc và Tuyên cáo Chính trị của Hitler đều tồn tại sau cuộc chiến theo như ý nguyện của Hitler. Hai văn bản xác định rằng người đã cai trị nước Đức với bàn tay sắt trong hơn 12 năm, và thống trị phần lớn Châu Âu trong 4 năm, đã không rút tỉa được bài học nào từ kinh nghiệm của ông. Ngay cả những bước thụt lùi và thảm bại cuối cùng vẫn không dạy cho ông được điều gì. Trong những tiếng đồng hồ cuối cùng của cuộc đời, ông luôn nguyền rủa người Do Thái về mọi vấn nạn của thế giới, và than vãn là một lần nữa định mệnh đã cướp đi chiến thắng của nước Đức. Trong lời giã biệt này với nước Đức và với thế giới mà cũng là lời kêu gọi cuối cùng với lịch sử, Adolf Hitler lại moi ra mọi lời lừa phỉnh trong quyển Mein Kampf và thêm vào những luận cứ sai lạc cuối cùng. Đấy là một bài văn bia thích hợp cho một kẻ chuyên chế say với quyền lực mà quyền lực tuyệt đối đã hoàn toàn bị phá sản. Một lần nữa, dù là lần cuối, Hitler vẫn lừa dối:
- Không phải tôi hoặc bất kỳ ai ở Đức mong muốn chiến tranh vào năm 1939. Đấy chỉ là do những chính khách quốc tế đã mong mỏi và khiêu khích nên, những người hoặc có gốc Do Thái hoặc hành động vì quyền lợi của người Do Thái.
Đêm cuối cùng trong đời, Hitler ra lệnh cho một trong các thư ký tên Junge thiêu hủy giấy tờ còn lại trong hồ sơ của ông và truyền lệnh không ai trong boong-ke được đi ngủ cho đến khi có lệnh mới. Mọi người suy diễn ý nghĩa là ông nghĩ đã đến lúc vĩnh biệt. Nhưng đến khoảng 2:30 giờ sáng ngày 30 tháng 4, Hitler mới từ phòng riêng bước ra, đi đến nhà ăn chung, nơi khoảng 30 người tụ tập, phần lớn số này là phụ nữ làm việc cho ông. Ông đi đến bắt tay từng người và thủ thỉ nói vài tiếng mà không ai nghe rõ. Một màn nước mắt dầy phủ đôi mắt ông, theo Junge nhớ lại, "như thể nhìn đến nơi chốn xa xăm, vượt qua các bức tường của boong-ke".
Sau khi ông trở về phòng riêng, một điều kỳ lạ xảy ra. Sự căng thẳng đã tăng đến mức hầu như ngạt thở trong boong-ke đã tan biến, vài người đi đến căng-tin – để khiêu vũ. Tiếng ồn từ nhóm người này càng tăng thêm đến nỗi có lệnh đưa ra từ phòng riêng của Hitler yêu cầu giữ im lặng. Quân Nga có thể đến trong vài tiếng đồng hồ sắp tới và sẽ giết tất cả bọn họ – tuy số đông đang suy nghĩ làm cách nào để trốn thoát. Nhưng trong khoảnh khắc ngắn ngủi này, khi cuộc sống họ không còn ở dưới sự kiểm soát nghiêm ngặt của Hitler, họ muốn tìm thú tiêu khiển ở nơi và theo cách thức có thể nghĩ ra. Cảm giác thư giãn dường như lan rộng trong nhóm người này, và họ tiếp tục khiêu vũ suốt đêm.
Trưa 30 tháng 4 năm 1945, người vợ của ông có vẻ như không thấy đói, còn Hitler dùng bữa cùng với hai thư ký và người nấu bếp – người này không nhận ra là mình đã nấu bữa ăn cuối cùng cho ông. Họ ăn xong vào lúc 2 giờ rưỡi xế chiều. Trong lúc ấy, Erich Kempka, tài xế của Lãnh tụ, được lệnh mang 200 lít xăng đến giao ở khu vườn Phủ Thủ tướng. Kempka gặp vài khó khăn thu thập đủ lượng xăng như thế, nhưng cũng thu được 180 lít, rồi với 3 người khác phụ giúp mang đến cửa thoát hiểm của boong-ke.
Trong lúc ấy, Hitler đã ăn xong, đi tìm Eva Braun để cùng nói lời vĩnh biệt với những người phụ tá thân cận nhất: Göbbels, hai tướng Krebs và Wilhelm Burgdorf, các thư ký, và người nấu bếp Manzialy. Sau khi nói xong những lời vĩnh biệt, Hitler và vợ trở về phòng riêng. Ở hành lang bên ngoài, Göbbels, Bormann cùng vài người khác chờ đợi. Ít lâu sau, họ nghe một tiếng súng lục. Họ chờ nghe tiếng súng thứ hai, nhưng tất cả đều im lặng. Sau một lúc, họ nhè nhẹ bước vào phòng. Họ thấy thi thể của Adolf Hitler ngã dài trên băng ghế dài, đang rỉ máu. Ông đã tự bắn vào miệng. Eva Braun nằm kế bên ông. Hai khẩu súng lục nằm trên sàn, nhưng bà vợ không dùng súng. Bà đã nuốt thuốc độc.
Bây giờ là 3 giờ rưỡi chiều ngày Thứ Hai, 30 tháng 4 năm 1945, mười ngày sau sinh nhật thứ 56 của Hitler, mười hai năm ba tháng sau ngày ông trở thành Thủ tướng của nước Đức và thiết lập Đế chế thứ Ba. Đế chế này chỉ kéo dài hơn ông có một tuần.
Tiếp theo là tang lễ. Không ai cất lên lời nào; âm thanh duy nhất là tiếng đạn đại bác của Liên Xô nổ trong khu vườn Phủ Thủ tướng và trên những bức tường chung quanh. Người phục vụ của Hitler, Thiếu tá SS Heinz Linge, cùng một hộ lý mang thi thể của Hitler được quấn trong một tấm chăn che lấp khuôn mặt. Kempka trông thấy lộ ra ngoài tấm chăn là chiếc quần đen và đôi giầy mà Hitler luôn sử dụng. Thi thể của Eva Braun thì trông tươm tất hơn, không dính máu.
Hai thi thể được mang ra ngoài khu vườn, trong khi đại bác ngưng bắn, được để xuống một hố đạn rồi đốt bằng xăng. Nhóm người, do Göbbels và Bormann dẫn đầu, rút vào đứng trong hầm tránh bom nơi cửa thoát hiểm. Khi ngọn lửa bùng lên, họ đứng nghiêm, đưa cánh tay phải lên chào theo kiểu Quốc xã. Nghi thức diễn ra ngắn gọn, vì đạn pháo của Hồng quân lại bắt đầu rơi xuống khu vườn. Nhóm người còn sống đi vào bên trong boong-ke, để lại ngọn lửa làm nốt công việc xóa đi mọi dấu vết của Adolf Hitler và vợ của ông. Thủ đô Berlin thất thủ vào ngày 2 tháng 5 năm 1945,[31] và những tên phát xít Đức còn sống sót đã đầu hàng.[32]
Khởi đầu, người ta cho biết không tìm ra xương của hai người. Điều này nảy sinh lời đồn đại sau khi chiến tranh chấm dứt là Hitler còn sống. Nhưng quân báo Anh và Mỹ thẩm vấn độc lập vài nhân chứng cho thấy không có sự nghi ngờ gì. Sau này Liên Xô tiết lộ đã thu được mảnh vụn thi thể của Hitler kể cả một phần hộp sọ và xương hàm, được pháp y Nga, nha sĩ của Hitler và một pháp y Mỹ chứng nhận đúng là của Hitler.
Nhận định về Hitler
Những thông tin trên được chủ yếu rút ra từ quyển The rise and fall of the Third Reich – A history of Nazi Germany, của William L. Shirer. NXB: Simon and Schuster, Inc., New York, N.Y., 1960. Tựu chung, quyển sách của Shirer được trích dẫn nhiều và không thấy gây tranh cãi nào, dù tác giả là một người Mỹ. Shirer chủ yếu dựa trên khối lượng tài liệu của Đức tịch thu được sau chiến tranh, vì thế tuy đưa ra nhiều chi tiết dồi dào nhưng có thể còn một chiều theo cảm quan của phía Đức (ví dụ như nhận định về các nhà lãnh đạo Tiệp Khắc).Quyển Hitler at war and the war path (2002) của tác giả người Anh David Irving thì gây tranh cãi nhiều hơn vì cách trình bày cuộc chiến "theo quan điểm của Hitler", tuy Irving trích dẫn lời nhận xét của tờ báo Washington Post năm 1977: "Các sử gia người Anh luôn khách quan đối với Hitler hơn là các tác giả người Đức hoặc người Mỹ". Công bằng mà nói, Irving cũng nhận được nhiều lời khen ngợi.
Irving cho biết đã sử dụng nhiều nguồn tư liệu riêng tư nên cũng đưa ra vài ánh sáng mới. Lập luận của tác giả là Hitler không có quyền hành rộng lớn đối với cấp dưới như người ta vẫn tưởng, vì thế có nhiều việc cấp dưới làm mà Hitler không biết. Điển hình là cuộc tàn sát người Do Thái, vì không tìm ra bất kỳ văn bản nào của Hitler ra lệnh làm việc này. (Irving còn treo giải thưởng 1.000 bảng Anh cho ai tìm ra một văn bản cho thấy Hitler ra lệnh tàn sát người Do Thái).
Theo Irving, Hitler cũng không có tham vọng lãnh thổ đối với Anh quốc, trong khi Shirer cho rằng tuy Hitler ngưỡng mộ nền văn minh của Anh, ý đồ tấn công Anh là nghiêm túc, chỉ vì Đức không có đủ sức mạnh hải quân cho cuộc đổ bộ lên đất Anh.
Irving có ý công kích phe Đồng Minh, cho rằng Thủ tướng Anh Winston Churchill có trách nhiệm trong việc leo thang chiến tranh, rằng Đức tấn công Nga chỉ vì muốn đánh phủ đầu ý đồ của Nga định đánh Đức.
Irving cũng cho rằng tuy Hitler là con người tàn bạo và vô cảm, ông lại không đủ sắt đá khi cần thiết. Hitler không muốn tổng động viên dân Đức, đến nỗi các nhà máy thiếu công nhân nhưng phụ nữ Đức vẫn ở nhà. Trong một thời gian, Hitler không đối phó một cách cương quyết với những người chống đối ngay trong Quân đội Đức. Hitler thường thu mình trong tổng hành dinh của ông (cũng như Shirer nhận xét là Hitler không bao giờ đi thăm những vùng bị không quân Đồng Minh thả bom).
Cần ghi nhận rằng do lập luận gây tranh cãi của Irving về cuộc tàn sát người Do Thái, các nước Áo, Canada, Israel, New Zealand, Úc và ngay cả Đức đã cấm ông đặt chân lên nước họ. Ngày 20 tháng 2 năm 2006, ông bị Áo tuyên án tù 3 năm vì lập luận đối với cuộc tàn sát người Do Thái.
Cuốn phim Der Untergang (tựa tiếng Anh: Downfall) phát hành năm 2004 trình bày những ngày cuối cùng của Adolf Hitler, dựa trên quyển sách Inside Hitler's Bunker của sử gia Joachim Fest, hồi ký của Albert Speer và hồi ký của Traudl Junge, thư ký của Adolf Hitler. Đạo diễn Oliver Hirschbiegel xác nhận các nhà làm phim muốn thể hiện nhân cách ba chiều của Hitler: một người có sức thu hút cao và không kém nhân từ, hòa nhã đối với người dưới. Phim Der Untergang nhận được đề cử Giải Oscar về phim nước ngoài hay nhất năm 2005, và đoạt giải thưởng phim ảnh của đài BBC.
Ở nước Đức không hề có đài tưởng niệm Hitler, người đã cai trị dân tộc này bằng bàn tay sắt từ năm 1933. Không ai viếng mộ, mà cũng không ai rõ là mộ ông ta nằm ở đâu. Có thể là tro cốt, và cả hộp sọ của ông, vẫn được giữ bí mật trong một kho lưu trữ của Nga. Hoặc là có thể ở một quốc gia Đông Âu nào đó mấy năm trước, chúng đã bị gió thổi tan tác. Người ta đã cố tình tạo nên huyền thoại về thi hài của Hitler. Trong những năm ngay sau cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai, người ta sợ rằng những tín đồ trung kiên của Hitler có lẽ sẽ tụ tập đông đảo quanh mộ ông, và vinh danh ông. Nhưng cũng khi đó thì tất cả những thế lực chống đối Hitler đều muốn tổ chức phản đối tại địa điểm ấy. Để tránh xung đột và tranh cãi, người Liên Xô sau khi lấy được thi hài Hitler lúc chiến sự kết thúc, đã quyết định đem giấu nó đi ở nơi đâu đó.[28]
Xem thêm
Chú thích
- ^ Ngoài các đối thủ chính trị, kẻ thù của Hitler còn là người Do Thái, người Di gan, người Slav, người đồng tính luyến ái, người tàn tật.
- ^ Trevor Nevitt Dupuy. The Military Life of Adolf Hitler, Führer of Germany. tr. 20.
- ^ Trevor Nevitt Dupuy. The Military Life of Adolf Hitler, Führer of Germany. tr. 115.
- ^ Christopher M. Clark. Iron kingdom: the rise and downfall of Prussia, 1600-1947. tr. 658.
- ^ a ă â b c Christopher M. Clark. Iron Kingdom: The Rise and Downfall of Prussia, 1600-1947. tr. 662.
- ^ Christopher Duffy. Red Storm on the Reich: The Soviet March on Germany, 1945. tr. 39.
- ^ a ă Christopher Duffy, Frederick the Great: A Military Life, trang 286
- ^ BBC News, 2011
- ^ a ă Shirer 1960, tr. 9
- ^ Rosmus 2004, tr. 33
- ^ a ă â b Martyn Housden. Hitler: study of a revolutionary?. tr. 129.
- ^ a ă David Stone, Hitler's Army: The Men, Machines, and Organization: 1939-1945, các trang 30-32.
- ^ Henrik Eberle, Matthias Uhl, Giles MacDonogh. The Hitler Book: The Secret Dossier Prepared for Stalin from the Interrogations of Hitler's Personal Aides. tr. 39.
- ^ Max Hastings. The Second World War: A World in Flames. tr. 434.
- ^ Trevor Nevitt Dupuy. The Military Life of Adolf Hitler, Führer of Germany. tr. 79.
- ^ Jonathan Carr: Der Wagner-Clan. Fischer Taschenbuch, Frankfurt am Main 2010, S. 200, 223 u.ö.
- ^ Joachim Fest: Hitler. Eine Biographie. 2002, S. 445–447.
- ^ Heike B. Görtemaker: Eva Braun: Leben mit Hitler. C.H. Beck, München 2010, S. 51-S. 63.
- ^ Ian Kershaw: Hitler. 1889–1945. 2009, S. 235 und 410.
- ^ Ian Kershaw: Hitler. 1936–1945. Stuttgart 2000, S. 671; Wilhelm von Sternburg, Silke Reimers: Die Geschichte der Deutschen. Campus Verlag, 2005, ISBN 3-593-37100-6, S. 224.
- ^ Hans-Jürgen Eitner: „Der Führer": Hitlers Persönlichkeit und Charakter. Langen Müller, 1981, ISBN 3-784-41907-0, S. 302–304.
- ^ Jost Hermand: Glanz und Elend der deutschen Oper. Böhlau, Wien 2008, ISBN 3-412-20098-0, S. 148 f.; Detlef Briesen: Das gesunde Leben: Ernährung und Gesundheit seit dem 18. Jahrhundert. Campus Verlag, 2010, ISBN 3-593-39154-6, S. 105 f.
- ^ Theophil Veritas: Katholik Hitler: Über eine der Wurzeln von Adolf Hitlers Wahnsystem. Tredition, 2008, S. 55.
- ^ Ian Kershaw: Hitler. 1889–1945. 2009, S. 76 und 164.
- ^ Saul Friedländer: Kitsch und Tod: Der Widerschein des Nazismus. (1986) Fischer Taschenbuch, Frankfurt am Main 2007, ISBN 3-596-17968-8, S. 118; Marcel Atze: „Unser Hitler". Der Hitler-Mythos im Spiegel der deutschsprachigen Literatur nach 1945. Wallstein, Göttingen 2003, S. 138 f.
- ^ Christopher M. Clark, Iron kingdom: the rise and downfall of Prussia, 1600-1947, trang 183
- ^ Trevor Nevitt Dupuy, The military life of Adolf Hitler, Führer of Germany, trang 138
- ^ a ă James Giblin. The Life and Death of Adolf Hitler. tr. 1.
- ^ Christopher M. Clark, Iron kingdom: the rise and downfall of Prussia, 1600-1947, trang 206
- ^ Trevor Nevitt Dupuy, The military life of Adolf Hitler, Führer of Germany, trang 155
- ^ Christopher Duffy. Red Storm on the Reich: The Soviet March on Germany, 1945. tr. 307.
- ^ Christopher Duffy. Red storm on the Reich: The Soviet March on Germany, 1945. tr. 298.
Tài liệu tham khảo
- Trevor Nevitt Dupuy, The military life of Adolf Hitler, Führer of Germany, F. Watts, 1969.
- Christopher Duffy, Red storm on the Reich: the Soviet march on Germany, 1945, Routledge, 1991. ISBN 0-415-03589-9.
- Christopher Duffy, Frederick the Great: A Military Life, Routledge, 1988. ISBN 0-415-00276-1.
- Christopher M. Clark, Iron kingdom: the rise and downfall of Prussia, 1600-1947, Harvard University Press, 2006. ISBN 0-674-02385-4.
Liên kết ngoài
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và phương tiện truyền tải về Adolf Hitler |
Tìm thêm về Adolf Hitler tại những đồng dự án của Wikipedia: | |
Từ điển ở Wiktionary | |
Sách ở Wikibooks | |
Cẩm nang du lịch ở Wikivoyage | |
Hồ sơ ở Wikiquote | |
Văn kiện ở Wikisource | |
Hình ảnh và phương tiện ở Commons | |
Tin tức ở Wikinews | |
Tài liệu giáo dục ở Wikiversity |
|
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
Trở về trang chính
Hoàng Kim, hoangkim, hoangkimvietnam, Ngọc Phương Nam, Chào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, Khát khao xanh, Dayvahoc,Học mỗi ngày, Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống, Thơ cho con
No comments:
Post a Comment