Maroc
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Vương quốc Maroc | |||||
---|---|---|---|---|---|
المملكة المغربية (tiếng Ả Rập) Al Mamlakatu'l-Maghribiya (tiếng Ả Rập) ⵜⴰⴳⵍⴷⵉⵜ ⵏ ⵍⵎⴰⵖⵔⵉⴱ (tiếng Berber) Tagldit N Lmaɣrib (tiếng Berber) |
|||||
|
|||||
Khẩu hiệu | |||||
الله، الوطن، الملك Allāh, al Waţan, al Malik (tiếng Ả Rập: "Thượng Đế, Quốc gia, Quốc vương") |
|||||
Quốc ca | |||||
Hymne Chérifien | |||||
Hành chính | |||||
Chính phủ | Quân chủ lập hiến | ||||
Vua Thủ tướng |
Mohammed VI Abbas El Fassi |
||||
Ngôn ngữ chính thức | tiếng Ả Rập | ||||
Thủ đô | Rabat |
||||
Thành phố lớn nhất | Casablanca | ||||
Địa lý | |||||
Diện tích | 446.550 km² (hạng 56) | ||||
Diện tích nước | 0% % | ||||
Múi giờ | UTC (UTC+0) | ||||
Lịch sử | |||||
Ngày thành lập |
2 tháng 3 năm 1956 7 tháng 4 năm 1956 |
||||
Dân cư | |||||
Dân số ước lượng (2012) | 32.309.239 [1] người (hạng 38) | ||||
Mật độ | 66,8 người/km² (hạng 96) | ||||
Kinh tế | |||||
GDP (PPP) (2005) | Tổng số: 139,5 tỷ đô la Mỹ | ||||
HDI (2003) | 0,631 trung (hạng 124) | ||||
Đơn vị tiền tệ | Dirham (MAD ) |
||||
Thông tin khác | |||||
Tên miền Internet | .ma | ||||
Tất cả không bao gồm Tây Sahara |
Quốc gia này nằm ở tây bắc châu Phi, Maroc có biên giới quốc tế với Algérie về phía đông, đối diện với Tây Ban Nha qua eo biển Gibraltar, khoảng cách 13 km và biên giới đất liền với hai thành phố tự trị của Tây Ban Nha là Ceuta và Melilla. Maroc giáp Địa Trung Hải và Đại Tây Dương về phía bắc và đông và giáp Mauritanie về phía nam[2].
Maroc là quốc gia châu Phi duy nhất hiện không là thành viên của Liên minh châu Phi nhưng lại là thành viên của Liên đoàn Ả Rập, Liên minh Maghreb Ả Rập, Cộng đồng Pháp ngữ, Tổ chức Hội nghị Hồi giáo, nhóm Đối thoại Địa Trung Hải,Nhóm 77 và đồng minh lớn không phải NATO của Mỹ.
Trong vòng 44 năm, từ năm 1912 đến năm 1956, Maroc là xứ bảo hộ của Pháp và Tây Ban Nha. Người dân Maroc chủ yếu là người Ả Rập và người Berber hoặc người lai hai dân tộc này. Tiếng Ả Rập là ngôn ngữ chính thức của quốc gia này nhưng nhiều người nói một thứ tiếng Berber, đặc biệt là ở nông thôn. Tiếng Pháp cũng được nói ở các thành phố. Nền kinh tế Maroc chủ yếu dựa vào nông nghiệp nhưng hai ngành du lịch và công nghiệp cũng đóng vai trò quan trọng. Maroc là một nước quân chủ lập hiến, nhà vua là nguyên thủ quốc gia, thủ tướng là người đứng đầu chính phủ. Rabat là thủ đô của Maroc, còn Casablanca là thành phố lớn nhất quốc gia này.
Mục lục
Tên gọi
Tên Ả Rập đầy đủ là Al-Mamlaka al-Maghribiya dịch nghĩa là "Vương quốc phía Tây". Al-Maghrib (có nghĩa "phía Tây") được sử dụng phổ biến. Đối với tài liệu lịch sử, các sử gia và các nhà địa lý Ả Rập Trung cổ thường gọi Maroc là Al-Maghrib al Aqşá ("Tối Viễn Tây"), để phân biệt với các khu vực lịch sử láng giềng gọi là al-Maghrib al Awsat ("Trung Tây", Algérie) và al-Maghrib al Adna ("Tối Cận Tây", Tunisia)[3].Tên Latin hóa "Morocco" trong tiếng Anh xuất phát từ tiếng Latin trung cổ "Morroch," liên quan đến tên của cựu Almoravid và kinh đô Almohad, Marrakech[4]. Người Ba Tư gọi tên xứ này một cách đơn giản là "Marrakech"[5]. Từ "Marrakech" được cho là có nguồn gốc từ Mur-Akush trong tiếng Berber có nghĩa là "Vùng đất của Thượng Đế".
Quốc ca
Lịch sử
Maroc thời Berber
Khu vực Maroc ngày nay đã có người ở từ Thời kỳ Đồ đá mới (ít nhất năm 8000 trước Công nguyên như được chứng thực bằng các dấu hiệu của văn hóa Capsia), một giai đọan khi Maghreb còn ít khô cằn như ngày nay. Nhiều nhà lý luận cho rằng, người Amazigh, thường gọi là Berber hoặc theo nhận diện tôn giáo của họ (ví dụ như Chleuh), có lẽ đã đến đây vào khoảng cùng thời với thời kỳ bắt đầu ngành canh nông ở khu vực này. Thời xưa, Maroc đã được gọi là Mauretania, dù tên này không nên nhầm lẫn với quốc gia Mauritanie ngày nay.La Mã và Maroc tiền La Mã
Từ thế kỉ thứ 9 TCN, người Phoenicia đến định cư ở các vùng ven biển (Melilla, Tangiet, Larache). Người La Mã sáp nhập vương quốc của người Moor và thành lập vùng Đông Bắc Maroc thành tỉnh Mauritania Tingitana.Maroc thời Trung cổ
Vào đầu thế kỉ thứ 8, người Ả Rập chinh phục xứ sở này và truyền bá Hồi giáo cho các bộ tộc Berber. Từ năm 1064 đến năm 1269, hai dòng họ lớn của người Berber là Almoravid và Almohad, đã thống nhất vương quốc, cai trị cả vùng Bắc Phi, vùng lãnh thổ phía Đông và phía Nam Tây Ban Nha.Các vua của Maroc trung cổ:
Triều Idrisd:
- Idriss I (789-791)
- Idriss II (791-828)
- Muhammad ibn Idris (828-836)
- Ali ibn Idris (836-848)
- Yahya ibn Muhammad (848-864)
- Yahya ibn Yahya (864-874)
- Ali ibn Umar (874-883)
- Yahya ibn Al-Qassim (883-904)
- Yahya ibn Umar ibn Idris (904 - 922)
- Vua Fatimid (Ai Cập) Ubayd Allah 922-925.
- Hassan al-tôi Hajam (925-927)
- Al Qasim Gannum (937-948)
- Abu l-Aish Ahmad (948-954)
- Al-Hasan ben Kannun (954-974)
Triều Amoravid:
- Abu Bakr ibn Umar (c.1060-1072)
- Yusuf ibn Tashfin (1072-1106)
- Ali ibn Yusuf (1106-1142)
- Tashfin ibn Ali (1142-1146)
- Ibrahim ibn Tashfin (1146)
- Ishaq ibn Ali (1146-1147)
- 'Abdul-Mu'min (1145-1163)
- Abu Yusuf Yaqub tôi (1163-1184)
- Aby Yusuf al-Mansur Yaqub (1184-1199)
- Muhammad một-Nasir (1199-1213)
- Abu Yusuf Yaqub II (1213-1224)
- Abdul-Wahid tôi (1224)
- Abdallah al-Adil (1224-1227)
- Yahya (1227-1235)
- Idris I (1227-1232)
- Abdul-Wahid II (1232-1242)
- Ali (1242-1248)
- Umar (1248-1266) - đóng đô ở Marrakech
- Idris II (1266-1269)
- Abu Yahya ibn Abd al-Haqq (1244-1258)
- Umar (1258-1259)
- Abu Yusuf ibn Abd Yaqub Al-Haqq (1259-1286)
- Abu Yusuf Yaqub một-Nasr (1286-1306)
- Abu Thabit Amir (1307-1308)
- Abu al-Rabi Sulayman (1308-1310)
- Abu Sa'id Uthman II (1310-1331)
- Abu al-Hasan Ali ibn Othman (1331-1348)
- Abu Inan Faris (1348-1358)
- Muhammad II. như Said (1359)
- Abu Salim Ali II. (1359-1361)
- Abu Umar Taschufin (1361)
- Abu Zayyan Muhammad III. (1362-1366)
- Abu l-Fariz Abdul Aziz I. (1366-1372)
- Abu l-Abbas Ahmad (1372-1384)
- Musa ibn Faris (1384-1386)
- Al-Wathiq (1386-1387)
- Abu l-Abbas Ahmad (1387-1393)
- Abu Faris Abdul Aziz II. (1393-1396)
- Abdullah (1396-1399)
- Abu Said Uthman III. (1399-1420)
- Abdalhaqq II (1420-1465)
- Muhammad ibn Ali Idrisi-Joutey (1465-1471) - tiếm ngôi
- Abu Zakariya Muhammad al-Saih al-Mahdi (1472-1505)
- Abu Abdallah Muhammad I (1505-1524)
- Abul Abbas Ahmad (1524-1545)
- Nasir ad-Din al-Qasri (1545-1547)
- Abul Abbas Ahmad (lần thứ hai, 1547-1549)
- Ali Abu Hassun (1554)
- Mohammed tro-Sheikh (1549-1554, 1554-1557)
- Abdallah al-Ghalib (1557-1574)
- Abu Abdallah Mohammed II (1574-1576)
- Abu Marwan Abd al-Malik I (1576-1578)
- Ahmad al-Mansur (1578-1603)
Cai trị Saadian chính, có trụ sở tại Marrakesh:
|
Phe Splinter có trụ sở tại Thành phố Fes, với sức mạnh chỉ địa phương:
|
- Abu Marwan Abd al-Malik II (r. 1628-1631)
- Al Walid ibn Zidan (r. 1631-1636)
- Mohammed esh Sheikh es Seghir (r. 1636-1655)
- Ahmad Abbas el (r. 1655-1659)
Triều đại Alawite 1660–1912
Năm 1660, Mulay al-Rachid thành lập triều đại Alawite trị vì vương quốc Maroc cho đến ngày nay. Trong hai thế kỉ 17-18, đất nước bị xâu xé và phân chia do tranh giành quyền thừa kế, kinh tế suy tàn. Trước áp lực của các cường quốc châu Âu (Anh, Pháp, Tây Ban Nha). Maroc buộc phải mở cửa thông thương từ năm 1864. Dưới sự trị vì của các Quốc vương Hasan I (1873- 1894), Abd al-Aziz (1900-1908) và Mulay Hafiz (1908-1912), Maroc vẫn bảo vệ được nền độc lập nhờ sự kình địch giữa các cường quốc.Tình trạng nợ nước ngoài dẫn đến việc Maroc bị dặt dưới quyền giám hộ của các cường quốc châu Âu theo hiệp ước Algeciras (1906). Theo hiệp ước Fès (1912), Pháp thành lập chế độ bảo hộ ở Maroc, trong khi Tây Ban Nha giành quyền kiểm soát vùng lãnh thổ phía Bắc (Rif) và vùng lãnh thổ phía Nam (Ifni).[6]
Các quốc vương Alawite (1660 - 1912):
Al-Rashid
Ismail Ibn Sharif:
Ảnh hưởng của châu Âu
Abdelkrim al-Khattabi, thủ lĩnh người Berber trong vùng Rif, lãnh đạo cuộc kháng chiến chống lại sự chiếm đóng của Pháp và Tây Ban Nha (1912-1926). Khattabi bị đánh bại, nhưng cuộc kháng chiến du kích trong vùng núi Atlas kéo dài đến năm 1934. Sau Chiến tranh thế giới thứ II, phong trào dân tộc phát triển (đảng Istiglal, 1944; đảng Dân chủ Độc lập, 1946). Quốc vương Sidi Muhammad đòi trao trả độc lập cho Maroc. Sidi bị Pháp truất phế năm 1953 và được phục hồi năm 1955. Năm 1956, Maroc giành được độc lập. Sidi Muhammad trở thành Quốc vương Muhammad V.[7]Maroc hiện đại
Sau khi nhà vua qua đời (1961), Thái tử Hassan II lên nối ngôi. Hassan II tiến hành dân chủ hóa đời sống chính trị trong nước một cách thận trọng sau khi đè bẹp các nhóm đối lập cấp tiến và tiến hành thực hiện chính sách ngoại giao một cách tích cực. Từ năm 1975, nhà vua thành công trong việc đạt được sự đồng thuận của nhân dân trong nước nhờ chính sách về Sahara: cuộc "Hành quân xanh" với sự tham gia của 350.000 người tình nguyện (1975) đã chiếm lại toàn bộ lãnh thổ vùng Tây Sahara nhưng cũng tạo ra cuộc xung đột với các chiến binh thuộc Mặt trận Polisario. Mặc dầu hai bên thực hiện lệnh ngừng bắn và chấp nhận cuộc trưng cầu ý dân về quyền tự quyết do Liên Hiệp Quốc và Tổ chức Thống nhất châu Phi đề nghị, nhưng việc giải quyết xung đột vẫn bế tắc. Năm 1988, Maroc thành lập lại quan hệ ngoại giao với Algérie.Bị chỉ trích là chuyên chế, Quốc vương Hassan II đã cố gắng tăng cường hòa giải dân tộc: phóng thích tù nhân chính trị gỡ bỏ lệnh kiểm duyệt, thừa nhận các đảng đối lập. Việc sửa đổi hiến pháp năm 1996 nhằm hướng tới quân bình hóa giữa quyền hành pháp và quyền lập pháp. Năm 1998, Abd al-Rahman Yusufi được bổ nhiệm làm Thủ tướng. Năm 1999, Quốc vương Hassan II qua đời, người con trưởng lên kế vị, lấy danh hiệu là Muhammad VI.[8]
Maroc thông qua chế độ đa đảng chính trị, với khoảng 30 đảng phái hợp pháp. Đảng đối lập trước đây gồm hai đảng kế tục Phong trào độc lập dân tộc Maroc là đảng Istiglal (PI) và Liên minh các lực lượng nhân dân xã hội chủ nghĩa (USFP). Từ năm 1998 đến 2002, đảng đối lập đứng đầu Liên minh Chính phủ, còn gọi là Chính phủ đan xen. Sau cuộc bầu cử tháng 9 năm 2002, một liên minh mới được hình thành bao gồm các đảng USFP, PI, RNI (đảng trung hữu), đảng MP và đảng MNP (các đảng của người Berber), đứng đầu là Thủ tướng Driss Jettou, người không thuộc đảng phái nào. Theo công luận, Thủ tướng Jettou có một hình ảnh tốt (liêm khiết, có năng lực) và đã nỗ lực phát động những cuộc cải cách căn bản (bảo hiểm bệnh tật bắt buộc, lương hưu, đầu tư cải thiện cơ cấu kinh tế). Các đảng chính của phe đối lập là PJD (Đảng Hồi giáo), UC, PND (đảng cánh hữu) và GSU (đảng cánh tả cấp tiến). Cuộc bầu cử tối sẽ diễn ra vào tháng 9 năm 2007.
Từ vài năm nay, Maroc thực hiện mục tiêu thiết lập một chế độ dân chủ hơn và xây dựng một Nhà nước pháp quyền (ban hành Bộ luật gia đình mới, Luật về các đảng phái chính trị, Luật chống tra tấn…).
Tình hình Maroc hiện nay nhìn chung ổn định. Tuy nhiên vấn đề Tây Sahara vẫn đang là một điểm nóng chính trị của Maroc. Giải pháp do Liên Hiệp Quốc đưa ra từ hơn 10 năm nay nhằm tổ chức trưng cầu dân ý để nhân dân Tây Sahara tự quyết định tương lai của mình vẫn không thực hiện được. Trong khi đó chính quyền ở đây đã tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Dân chủ Ả Rập Xarauy, tuy chưa được Liên Hiệp Quốc và nhiều nước trên thế giới công nhận.[9]
Chính trị
Maroc theo chế độ Quân chủ lập hiến và đa nguyên chính trị; Vua có thực quyền.[10]Quốc hội lưỡng viện gồm: Thượng viện 270 ghế (nhiệm kỳ 9 năm, trong đó 1/3 được bầu lại sau 3 năm), Hạ viện 325 ghế (nhiệm kỳ 5 năm). Bầu cử Hạ viện ngày 7 tháng 9 năm 2007 với kết quả các Đảng: Istiqhal (PI) (đảng độc lập- một trong 2 đảng cầm quyền) 49 ghế, Đảng Công lý và Phát triển (PJD) 40, Phong trào Nhân dân (MP) 36, Tập hợp Quốc gia của những người Độc lập (RNI) 34, Liên minh XHCN các lực lượng bình dân (USFP- một trong 2 đảng cầm quyền) 33. Số ghế còn lại thuộc về 18 chính đảng khác và các ứng viên không đảng phái.[11]
Bầu cử Hội đồng tư vấn (Thượng viện) ngày 3 tháng 10 năm 2009 có kết quả các Đảng: PI 52, PJD 46, MP 41, RNI 39, USFP 38, Liên minh hợp hiến (UC) 27, PPS 17, FFD 9, Phong trào Dân chủ và Xã hội (MDS) 9, Al Ahd 8 và 39 ghế còn lại thuộc về các đảng khác.
Ngày 19 tháng 9 năm 2007, Vua Mohamed VI đã cử ông Abbas El Fassi (nguyên là Bộ trưởng Nhà nước trong Chính phủ mãn nhiệm) làm Thủ tướng thay ông Driss Jettou. Ngày 15 tháng 10 năm 2007, Vua phê chuẩn Chính phủ mới gồm 33 Bộ trưởng và Quốc Vụ khanh, trong đó có 5 Bộ trưởng và 2 Quốc vụ khanh là nữ.[6]
Đối ngoại
Maroc là thành viên của Liên Hợp Quốc và nhiều Tổ chức quốc tế, khu vực như Khối Maghreb (UMA), Phong trào không liên kết (NAM), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Nhóm G77, Liên đoàn Ả Rập (ACL), Tổ chức Hội nghị Hồi giáo (OIC)...vv.Quyền con người và những cải cách
Hành chính
Theo luật phi tập trung hóa và khu vực hóa được Quốc hội Maroc thông qua năm 1997, đã có 16 vùng mới được thiết lập:
|
Tình trạng phía Tây Sahara
Do xung đột về Tây Sahara, vị thế của cả hai vùng Saguia el-Hamra và Río de Oro đang bị tranh chấp.Chính phủ Maroc một tổ chức tự trị, dù thông qua Hội đồng cố vấn hoàng gia về các vấn đề Sahara (CORCAS) cần phải quản lý với một mức độ nhất định xứ tự trị Tây Sahara. Đề án này đã được trình cho Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc giữa tháng 4 năm 2007. Sự bế tắc trong việc xử lý các kiến nghị của Maroc đã khiến Liên Hiệp Quốc trong "Báo cáo Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc" gần đây yêu cầu các bên thực hiện thương thảo vô điều kiện và trực tiếp để đạt được một thỏa thuận chính trị được hai bên chấp thuận[14]. Quyền tự trị bị Mặt trận Polisario, một nhóm chống lại sự cai trị của thực dân Tây Ban Nha phản đối và hiện nay đang đấu tranh phi thực dân hóa Tây Sahara với tên Cộng hòa Dân chủ Ả Rập Sahrawi.
Địa lý
- Xem thêm danh mục các thành phố của Maroc và Tây Sahara
Biên giới phía đông và đông nam với Algérie đã đóng cửa từ năm 1994. Có 4 vùng đất của Tây Ban Nha dọc theo bờ biển Địa Trung Hải lọt trong lãnh thổ của Maroc là: Ceuta, Melilla, Peñón de Vélez de la Gomera, Peñón de Alhucemas và quần đảo Chafarinas, cũng như đảo còn tranh chấp Perejil. Đảo Canary ngoài khơi bờ biển Đại Tây Dương thuộc về Tây Ban Nha, trong khi Madeira ở phía Bắc thuộc về Bồ Đào Nha. Về phía Bắc, Maroc có biên giới với Strait of Gibraltar và quản lý một phần đường thủy ra vào Địa Trung Hải. Dãy núi Rif có vai trò là biên giới với Địa Trung Hải từ Tây Bắc đến Đông Bắc. Dãi núi Atlas như là xương sống chạy từ tây nam đến đông bắc. Hầu hết phần phía Đông là sa mạc Sahara và ít có dân cư sinh sống cũng như các hoạt động kinh tế. Hầu hết dân cư tập trung ở phía Bắc của các dãy núi. Phía nam của Maroc là phần phía tây của sa mạc Sahara, cũng là thuộc địa trước đây của Tây Ban Nha và được sáp nhập vào Maroc năm 1975 (xem thêm Green March). Maroc tuyên bố rằng phía tây Sahara là một phần lãnh thổ của họ và gọi là các tỉnh phía Nam.
Thủ đô của Maroc là Rabat; và thành phố lớn nhất cũng là cảng chính của Maroc là Casablanca.
Các thành phố khác gồm: Agadir, Essaouira, Fes, Marrakech, Meknes, Mohammadia, Oujda, Ouarzazat, Safi, Salè, Tangier và Tétouan.
Khí hậu
Do vị trí địa lí nên vùng phía Tây và phía Bắc nằm trong miền khí hậu Địa Trung Hải, mùa hè nóng và khô, mùa đông ấm và ẩm ướt. Vùng phía Đông và phía Nam chịu ảnh hưởng khí hậu sa mạc khô cằn và khí hậu nhiệt đới.Vào mùa đông, khí hậu các vùng miền núi phía Nam thường lạnh và ẩm ướt, tuyết rơi nhiều ở vùng núi Atlas.
Tuy nhiên ở vùng Agadir, Fès, Marrakech và Ouarzazate thường có nắng 8h mỗi ngày. Nhiệt độ trung bình trong những thành phố này là trên 17 °C. Đôi khi có gió Xirôcô loại gió đến từ hướng Đông mang theo không khí khô và nóng làm nhiệt độ tăng cao. Bên cạnh sa mạc Sahara luôn có những trận gió khô và nóng bỏng, nhiệt độ đôi khi lên đến 45 °C vào tháng 8.
Cuộc sống hoang dã
Kinh tế
Tuy thuộc nhóm các nước đang phát triển, Maroc có nền tảng kinh tế đa dạng. Nông nghiệp sử dụng 50% lực lượng lao động và chỉ đóng góp dưới 20% giá trị vào tổng sản phẩm quốc nội. Các quá trình khai thác quy mô và hiện đại các vùng đồng bằng ven Đại Tây Dương cung cấp các mặt hàng nông sản (nho, rau quả, đặc biệt là cam, quýt) xuất khẩu sang châu Âu. Nông nghiệp truyền thống (ngũ cốc, chăn nuôi cừu) tập trung ở vùng nội địa và vùng núi.Phosphat là nguồn khoáng sản lớn (Maroc là nước xuất khẩu đứng đầu thế giới) với 54,5 tỷ tấn, chiếm 3/4 trữ lượng thế giới, sản xuất khoảng 20 triệu tấn/năm, trong đó xuất khẩu 10 triệu tấn, tạo điều kiện cho ngành công nghiệp hóa học phát triển. Ngoài ra còn có một số ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp khác. Trục Casablanca - Rabat - Kemtra tạo nên vùng công nghiệp hàng đầu của quốc gia. Du lịch (2,4 triệu du khách mỗi năm) và đánh bắt cá biển cũng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế.[8]
Cán cân thương mại thâm hụt vì Maroc phải nhập khẩu dầu mỏ, ngũ cốc và hàng hóa sản xuất. Thêm vào đó, tình trạng hạn hán hoành hành trong hai năm 1999 và 2000, 20% lực lượng 1ao động thất nghiệp. Tuy nhiên, chính phủ đã kiểm soát được tình trạng lạm phát và thâm hụt ngân sách.
Hiện nay Maroc đang nằm trong số những nước đang nổi lên giống như Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ, là một trong số ít các quốc gia Ả Rập (Liban và Palestine) không có nguồn tài nguyên dầu khí. Ngược lại nước này lại có trữ lượng phốt phát là 5,7 tỷ tấn (năm 2005) đứng thứ 2 sau Trung Quốc và là xuất khẩu số 1 trên thế giới về sản phẩm này.
Maroc có nền kinh tế thị trường tự do được luật cung cầu điều tiết mặc dù hiện tại một số lĩnh vực kinh tế vẫn còn do Chính phủ nắm giữ.
Trong mấy năm gần đây, kinh tế Maroc cũng đạt được những thành tựu đáng khích lệ: ổn định vĩ mô được giữ vững, tỷ lệ lạm phát ở mức thấp, dự trữ ngoại hối khá cao, nợ nước ngoài giảm… Cải cách kinh tế mà [Chính phủ Maroc đã và đang tiến hành thu được nhiều tiến bộ.
Đối với nền kinh tế Maroc, thập kỷ 90 được đánh dấu bằng một sự tăng trưởng không cao. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình chỉ đạt 1,8%/năm giai đoạn 1995-2000. Giai đoạn 2001-2006 con số này đã khả quan hơn với tốc độ tăng trưởng 4,7%/năm. Riêng năm 2006, tăng trưởng GDP của Maroc lên tới 8,1% đạt 52,3 tỷ USD, chủ yếu do tăng trưởng nông nghiệp đạt thu nhập bình quân đầu người là 1.730 USD/người, thấp hơn mức trung bình của khu vực Bắc Phi (2.241 USD).
Tỷ lệ thất nghiệp đã giảm từ 16% năm 1999 xuống còn 9,7% năm 2006. Tuy nhiên tỷ lệ này vẫn còn cao và trong những năm tới số lượng người thất nghiệp sẽ không giảm nếu tỷ lệ tăng trưởng kinh tế dưới mức 6%. Tỷ lệ lạm phát được giữ ở mức 1,7% giai đoạn 1996-2000 và 1,4% giai đoạn 2001-2005 nhờ thực hiện chính sách ngân sách và tiền tệ thích hợp. Tỷ lệ nghèo đói đã giảm từ 16,5% năm 1997 xuống còn 14% năm 2005. Chênh lệch thu nhập giữa các vùng giảm nhờ thực hiện Sáng kiến quốc gia về phát triển con người.
Tổng kim ngạch xuất khẩu của Maroc năm 2006 đạt 12,8 tỷ USD tăng 11,2% so với năm 2005, nhập khẩu đạt 23,7 tỷ USD tăng 11% (nhập siêu 10,9 tỷ USD).
Tỷ lệ thâm hụt ngân sách giảm xuống còn 2,7% GDP năm 2006 trong khi tỷ lệ thâm hụt trung bình trong 7 năm gần đây là 3,2% GDP.
Dự trữ ngoại hối khoảng 21 tỷ USD. Nợ nước ngoài giảm từ 20 tỷ USD năm 1997 xuống còn 11 tỷ USD năm 2006.
Những kết quả đó có được phần lớn nhờ vào việc Maroc tiến hành những cuộc cải cách trong nhiều lĩnh vực và thông qua chính sách tự do hoá nền kinh tế dựa trên sự năng động của khu vực kinh tế tư nhân, sự minh bạch hoá, tôn trọng Nhà nước pháp quyền và mở cửa ra thế giới bên ngoài.
Tài chính
Maroc đã thiết lập một khung kế toán mới cho các tổ chức tín dụng, tự do hoá lãi suất, dỡ bỏ những hạn chế về tín dụng, loại bỏ những khoản đầu tư bắt buộc (từ năm 1993 đến 1999). Củng cố lĩnh vực bảo hiểm với việc ban hành Bộ luật bảo hiểm năm 2002. Cơ cấu lại các ngân hàng quốc doanh. Bán 20% ngân hàng quốc doanh lớn nhất (BCP) cho tư nhân với giá trị 70,5 triệu euro (2004). Sửa đổi lại Luật ngân hàng và ban hành quy chế mới cho Ngân hàng Trung ương Bank Al Maghrib (2004-2005)…Năm 2010: GDP đạt 91,7 tỷ USD, Tăng trưởng bình quân GDP 4,2%; Bình quân thu nhập đầu người]] 2800 USD/năm.[6]
Tự do hoá giá cả
Năm 2000, Maroc đã tiến hành tự do hoá kinh doanh các mặt hàng nông sản (ngũ cốc, đường, hạt cây có dầu) giúp giảm giá sản phẩm và nâng cao chất lượng.Thực hiện tự do định giá và ban hành Luật cạnh tranh năm 2001: Giá cả được tự do ấn định trừ trường hợp thiên tai quy mô lớn, thị trường biến động không bình thường và trừ 3 mặt hàng là bột lúa mì, đường và thuốc lá phải chờ đến năm 2006. Tự do hoá việc chuyển chở hàng hoá bằng đường bộ.
Tư hữu hóa
Lĩnh vực viễn thông đã được hoàn toàn tư hữu hoá với việc cấp giấy phép thứ hai về kinh doanh điện thoại di động cho công ty Meditel, nhờ đó giá cước viễn thông đã giảm.Xoá bỏ sự độc quyền về sản xuất năng lượng (1997), các doanh nghiệp tư nhân được sản xuất điện trong khuôn khổ các thoả thuận nhượng quyền. Vì vậy người tiêu dùng được hưởng giá điện thấp. Việc sửa đổi luật Tư hữu hoá năm 1999 đã tạo tính linh hoạt trong quá trình tư hữu hoá và bán các doanh nghiệp quốc doanh trên thị trường chứng khoán trong và ngoài nước và trong khuôn khổ mời thầu.
Các thoả thuận nhượng quyền cung ứng dịch vụ tư nhân (2000) cho phép nâng cao chất lượng dịch vụ điện, nước, thu gom chất thải.
Trong lĩnh vực hàng không, việc mở cửa thị trường cho tự do cạnh tranh (2001-2004) đã tạo điều kiện có thêm nhiều hãng hàng không đến khai thác, tăng chuyến bay và giảm giá vé, giúp tăng lượng khách du lịch đến Maroc.[15]
Cải cách môi trường thương mại và đầu tư
Luật đầu tư năm 1995 đã giúp cải thiện khung pháp lý về đầu tư, loại bỏ những chồng chéo trong các lĩnh vực.Luật Toà án thương mại năm 1998 đã đơn giản hoá quá trình thẩm tra các tranh chấp thương mại và quyền sở hữu trí tuệ.
Việc thành lập 16 trung tâm đầu tư khu vực năm 2003 với chế độ một cửa chủ trương phi tập trung hoá cấp quyết định tạo điều kiện thành lập doanh nghiệp ở các khu vực khác nhau.[16]
Cải cách hành chính công
Việc ban hành Quy định về ký kết hợp đồng công năm 1999 đã giúp công khai việc đấu thầu Nhà nước, đảm bảo tự do cạnh tranh, bảo vệ quyền của những người dự thầu và đơn giản hoá các thủ tục. Nâng cao hiệu quả và chất lượng của đội ngũ công chức bằng chương trình tuyển chọn lại và về hưu sớm.Tự do hoá thương mại quốc tế
Maroc gia nhập WTO ngày 1 tháng 1 năm 1995, sửa đổi Bộ luật thương mại năm 1996, tiến hành loại bỏ những hạn chế về số lượng và sử dụng thuế quan là phương tiện chính để bảo vệ sản xuất trong nước.Xoá bỏ sự độc quyền về nhập khẩu (năm 1996) những sản phẩm cơ bản trừ lúa mỳ để sản xuất bột mỳ trong nước.
Năm 1997, Maroc đã tiến hành cải cách thuế quan, thời gian làm thủ tục thông quan đã giảm từ trên 5 ngày trước năm 1997 xuống còn dưới 1h. Thủ tục hải quan rõ ràng, công khai và dễ nhận thấy. Maroc đã ký một loạt hiệp định tự do mậu dịch với EU, các nước Ả Rập, Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ… Công tác điều hành vĩ mô và hệ thống pháp lý ngày càng hiệu quả và minh bạch. Trong cơ cấu kinh tế, lĩnh vực nông nghiệp của Maroc sử dụng 40% lực lượng lao động, nhưng trình độ kỹ thuật chưa cao, phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết. Trong thập kỷ 1995-2005, do thời tiết không thuận, nông nghiệp Maroc đã sụt giảm với tốc độ tăng trưởng chỉ đạt 3,4%/năm. Riêng năm 2005, do hạn hán nên tỷ lệ tăng trưởng nông nghiệp giảm 15,2%. Đến năm 2006, tăng trưởng nông nghiệp đạt 21% do có mưa vào đầu năm. Một số nông sản chính là ngũ cốc (lúa mì, đại mạch và ngô), củ cải đường, cam quýt, nho, rau, cà chua, ôliu và chăn nuôi. Maroc đứng thứ 3 trên thế giới về sản xuất ôliu và đứng thứ 2 về xuất khẩu dầu ô liu. Nước này cũng xếp thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu cam quýt và đứng thứ 7 về xuất khẩu rau.
Maroc đang cố gắng giảm sự phụ thuộc vào lượng mưa bằng cách xây dựng những con đập và hồ chứa nước. Trong cơ cấu kinh tế, nông nghiệp và đánh bắt thuỷ sản chiếm 13,3% GDP năm 2005. Trong lĩnh vực đánh bắt hải sản, Maroc là một trong những nhà sản xuất cá lớn nhất trên thế giới với 17 cảng đánh bắt cá, sản lượng đạt 593.966 tấn năm 2004 trong đó xuất khẩu đạt 267 336 tấn. Năm 2005, xuất khẩu hải sản của Maroc đạt 333 174 tấn mang lại nguồn thu 937 triệu euro. Maroc nổi tiếng về xuất khẩu cá xác-đin, cá mực, bạch tuộc… Lĩnh vực này hiện sử dụng 400.000 lao động và đảm bảo 16% xuất khẩu cả nước.
Hiệp ước mới về đánh bắt cá ký giữa Maroc và Liên minh châu Âu thay cho Hiệp ước hết hạn vào tháng 11 năm 1999 đã có hiệu lực vào tháng 3 năm 2006. Theo đó, Maroc sẽ cho phép tàu có lưới rê của EU vào đánh bắt trên lãnh hải Maroc vùng bờ biển Đại Tây Dương với thời gian 4 năm. Đổi lại EU sẽ phải trả cho Maroc mỗi năm 36 triệu Euro. Mỗi năm sẽ có 14 triệu euro dành cho việc đầu tư hiện đại hoá và tổ chức lại lĩnh vực đánh bắt của Maroc.
Công nghiệp của Maroc tăng trưởng với tốc độ trung bình 3,5%/năm giai đoạn 1995-2005, chiếm 31,2% GDP năm 2005. Năm 2005 tỷ lệ tăng tưởng công nghiệp đạt 3,9%. Là một nước nghèo tài nguyên năng lượng, Maroc chỉ có thế mạnh là phốtphát. Maroc đứng thứ 3 thế giới về sản xuất phốtphát và đứng đầu thế giới về xuất khẩu mặt hàng này. Maroc cũng là nước sản xuất kim loại màu quan trọng trong khu vực Bắc Phi. Do vậy, ngay từ khi độc lập, Maroc đã dành những khoản đầu tư lớn để phát triển cơ sở hạ tầng công nghiệp cơ bản. Công nghiệp chế tạo chiếm tỷ trọng khoảng 16,4% trong kinh tế Maroc. Các ngành công nghiệp chính là vật liệu xây dựng, hóa chất, dệt may, giày dép, chế biến thực phẩm, hóa dầu, hàng không. Riêng về dệt may, phần lớn sản xuất được thực hiện theo hợp đồng với các công ty Châu Âu. Kể từ đầu năm 2005, sau khi xoá bỏ Hiệp định da sợi, ngành dệt may của Maroc đã phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt của các nước sản xuất dệt may như Trung Quốc, Pakistan, Ba Lan.
Lĩnh vực dịch vụ của Maroc tăng trưởng với tốc độ 3,7% thời kỳ 1995-2005 và 5% năm 2005, đóng góp 55,5% vào GDP cả nước, là một trong những nước có khu vực dịch vụ phát triển nhất Bắc Phi. Một số ngành quan trọng là du lịch, giao thông vận tải, viễn thông, ngân hàng, tài chính…
Về du lịch, sau một thời gian dài (1990-1997) tăng trưởng chậm, từ năm 1998, du lịch Maroc đã đạt tốc độ tăng trưởng trung bình trên 10%/năm. Năm 2005, tổng doanh thu du lịch của Maroc đã đạt 5 tỷ USD. Năm 2006, Maroc thu hút được 6,2 triệu lượt du khách, mang lại doanh thu khoảng 6,1 tỷ USD. Maroc phấn đấu đón 10 triệu khách năm 2010. Trong số khách du lịch nước ngoài có một nửa là kiều dân Maroc.
Maroc cũng có một hệ thống giao thông vận tải thuộc diện phát triển nhất khu vực Bắc Phi. Năm 2005, lĩnh vực giao thông và vận tải đã đạt mức tăng trưởng là 4,9 và 5,3%.
Sau khi tự do hoá ngành vận tải hàng không, Hãng hàng không hoàng gia Royal Air Maroc đã quyết định tăng quy mô đội bay và tháng 6 năm 2005 đã tiến hành gọi thầu đối với 4 máy bay đường dài. Hiện nay Maroc có 19 sân bay quốc tế trong đó lớn nhất là sân bay Casablanca. Đây cũng là một trong những cảng hàng không lớn nhất châu Phi.
Về đường bộ, từ năm 2000 đến 2006 Maroc đã tăng xây dựng thêm 160 km đường cao tốc. Hiện nay Maroc có 65.000 km đường có chất lượng khá tốt. Nước này cũng có hệ thống đường cao tốc lớn nhất khối Maghreb và đứng thứ hai châu Phi sau Nam Phi.
Mạng lưới đường sắt của Maroc cũng nằm trong số những hệ thống đường sắt phát triển nhất châu Phi, nối liền tất cả các thành phố chính của Vương quốc.
Năm 2005, số khách du lịch bằng đường đường sắt cũng lên tới 21 triệu người.
Về thông tin liên lạc, bước khởi đầu quá trình tự do hoá ngành viễn thông được đánh dấu bằng việc Nhà nước cấp phép lần thứ hai cho công ty điện thoại di động Méditel trong đó 61% vốn do các nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ (Telefonica và Portugal Telecom). Nhiều giấy phép đầu tư khác cũng đã được cấp trong thời gian từ năm 2000-2003, trong đó có 7 dự án đầu tư xây dựng và khai thác hệ thống viễn thông công cộng qua vệ tinh (satellites).
Các trung tâm gọi điện thoại quốc tế đặt tại Maroc đã thực hiện doanh thu xuất khẩu trên 81,4 triệu USD, đem lại công ăn việc làm cho hơn 4000 người. Đây là hoạt động xuất khẩu dịch vụ góp phần tạo công ăn việc làm chất lượng cao với đòi hỏi tỷ lệ đầu tư và nhân công thấp.
Ngày nay, Thành phố Casablanca là trung tâm tài chính và công nghiệp lớn nhất Maroc và khối Maghreb (Tunisia, Algérie, Maroc, Libya và Mauritanie). Nhiều công ty đa quốc gia có trụ sở tại đây. Thị trường chứng khoán Casablanca được xem là lớn thứ 4 ở châu Phi sau Johannesburg (Nam Phi), Cairo (Ai Cập) và Gaborone (Botswana).
Ngoại hối do kiều dân Maroc gửi về, tính đến cuối tháng 12 năm 2006, lượng kiều hối do người Maroc ở nước ngoài gửi về nước đã đạt gần 5,5 tỷ USD tăng 17,2% so với cùng kỳ năm trước (4,1 tỷ USD). So với mức trung bình từ 2001 đến 2005, các khoản thu kiều hối đã tăng 31,7% năm 2006. Cùng với du lịch, ngoại hối do kiều dân Maroc gửi về là nguồn thu ngoại tệ thứ hai của nước này. Maroc là nước lớn thứ tư trong số các nước đang phát triển nhận được nhiều kiều hối nhất (sau Ấn Độ, Mexico và Pakistan). Ước tính có khoảng 2,5 triệu người Maroc sống ở nước ngoài, chiếm 8% dân số. Có đến 50% gia đình ở Maroc có người thân sống ở nước ngoài, chủ yếu ở châu Âu và Mỹ.
Về đầu tư và cho vay của nước ngoài, theo Bộ Kinh tế Maroc, đầu tư nước ngoài vào Maroc đã đạt 3,2 tỷ USD năm 2006. So với mức trung bình từ năm 2001 đến 2005 tổng số vốn đầu tư năm 2006 đã tăng 30,1%. Năm 2005 tổng số FDI vào Maroc đạt 2,9 tỷ USD đưa nước này đứng vị trí thứ 4 tại châu Phi về thu hút đầu tư sau Nam Phi, Ai Cập và Nigeria.
Năm lĩnh vực được đầu tư nhiều nhất là viễn thông (59%) sau khi tập đoàn Vivendi mua 16% công ty viễn thông quốc gia Maroc Telecom, du lịch (11,7%), bất động sản (9,1%), công nghiệp (8,7%) và bảo hiểm (4,4%). Các nhà đầu tư chính vẫn là Pháp, Tây Ban Nha, Đức và Thuỵ Sĩ. Kết quả này phản ánh chính sách hiện nay của Maroc. Nước này đã cam kết tăng tính hấp dẫn đối với các nhà đầu tư và đặt việc thu hút nguồn vốn nước ngoài vào trọng tâm chiến lược phát triển kinh tế, biến các nhà đầu tư nước ngoài thành các đối tác ưu tiên thực sự phục vụ phát triển đất nước.
Với những tiềm năng và với vị trí địa lý được thiên nhiên ưu đãi, Maroc có thể trở thành sân sau để các nước đầu tư, sản xuất xuất khẩu bởi Maroc đã ký các Hiệp định tự do mậu dịch với những đối tác thương mại chính, điều này cho phép hàng hoá sản xuất tại Maroc có thể thâm nhập những thị trường lớn như Liên minh châu Âu, Mỹ và các nước Ả Rập.
Mặc dù có những kết quả đáng khích lệ như trên nhưng Chính phủ Maroc vẫn còn nhiều việc phải làm để phát triển nền kinh tế một cách bền vững. Hiện tại nước này đang phải đối phó với nhiều thách thức nhất là vấn đề dân số, thất nghiệp, tình trạng mù chữ (vẫn chiếm 20% năm 2005), chăm sóc y tế, nước sạch và điện cho người dân nông thôn.
Dân số
Ngôn ngữ chính thức và ngôn ngữ thương mại
Tiếng Ả Rập, tiếng Pháp và trong một phạm vi hẹp hơn tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha cũng được sử dụng ở Maroc, nhất là ở các tầng lớp trí thức và thương gia. Hai ngôn ngữ cùng tồn tại trong nhân dân là tiếng Ả Rập địa phương và tiếng berber. Tiếng Ả Rập văn học là ngôn ngữ chính thức của đất nước, được dùng trong tất cả các văn bản pháp lý.Những người Maroc Do Thái
Văn hóa
Ẩm thực
Ẩm thực Maroc là sự kết hợp tinh tế giữa rau, quả, những gia vị hiếm và thơm, các loại cá và thịt rất ngon… Được xem là ngon nhất trong số ẩm thực ở phương Đông và nổi tiếng trên thế giới, các món ăn đồ uống Maroc sẽ làm cho người uống thích thú. Sau đây là một số món chính tiêu biểu trong nền ẩm thực của Maroc.- Món thịt xiên: Ở lối vào của mỗi khu chợ, trên một ô đất trống trên đường, có thể nhìn thấy người ta làm món thịt xiên: một bữa ăn nhanh vừa rẻ vừa ngon.
- Món cútcút: Đó là món ăn trưa truyền thống trong gia đình vào thứ sáu hàng tuần của người Maroc nhưng cũng tìm thấy món này trong các cửa hàng mở cửa tất cả các ngày trong tuần. Trong cuộc hành trình, có thể thưởng thức cả nghìn loại bánh cútcút tuỳ theo các vùng và tuỳ theo tính sáng tạo của người đầu bếp. Bạn thử ăn bằng ngón tay theo kiểu Maroc xem sao.
- Món Méchoui: là món cừu thui trên que xiên hoặc nướng trên lò. Có cảm giác thịt đang nóng chảy trong miệng.
- Món Pastilla: Là một loại bột mịn được nhào thành từng lớp nhồi thịt chim bồ câu và hạnh nhân: Đây là món bánh ngọt có tra muối theo kiểu Maroc. Còn có các món khác có cùng nguồn gốc nhưng nhồi cá, thịt gà thậm chí thêm sữa để làm món tráng miệng.
- Những món ăn của tháng chay Ramadan: Khi mặt trời lặn, người ta kết thúc việc nhịn ăn với việc thưởng thức món harira - một loại xúp làm từ thịt, đậu lăng, đậu Hà Lan, món beghrir, loại bánh xèo nhỏ làm từ tổ ong ăn với bơ nấu chảy và mật ong và bánh shebbakia, loại bánh rán trong dầu và bọc mật ong. Bữa ăn nhẹ này giúp mọi người có thời gian chờ đợi bữa tối thực sự diễn ra muộn hơn vào ban đêm.
- Món Tajine: Từ này vừa chỉ dụng cụ để đựng (là cái đĩa bằng đất nung được trang trí với chiếc vung hình nón điển hình) vừa chỉ thức ăn bên trong đó (món ragu gồm có thịt, gia cầm, cá và rau nướng chín). Hãy thưởng thức và sẽ hiểu tại sao tajine lại là món ăn dân tộc của người Maroc.
- Nước chè bạc hà: Có tác dụng giải khát, làm ấm cơ thể, giúp lấy lại sức thường uống vào buổi sáng hoặc sau các bữa ăn vào bất cứ giờ nào. Được thưởng thức chè bạc hà là một thú vui không nên từ chối.
- Bánh ngọt: Bánh mật ong, sừng linh dương, bánh feqqas có hạnh nhân, nho khô, bánh ghoriba làm từ hạnh nhân, vừng... cũng là các loại bánh rất ngon của Maroc.
Nghệ thuật
Giáo dục
Sau những năm 1980, hệ thống giáo dục của Maroc đã có nhiều tiến triển. Giáo dục tiểu học và trung học được tổ chức theo mô hình của Pháp. Giáo dục tiền học đường chủ yếu tập trung vào giáo dục tôn giáo và lòng yêu nước.Thể thao
Xem thêm
- ^ Dân số các Quốc Gia trên Thế Giới, CIA World Factbook ước tính
- ^ Pending resolution of the Western Sahara conflict.
- ^ Yahya, Dahiru (1981). Morocco năm the Sixteenth Century. Longman. tr. Page 18.
- ^ “Regions of Morocco”. statoids.com. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2007.
- ^ “مراکش”. Persian Wikipedia. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2007.
- ^ a ă â http://www.mofa.gov.vn/vi/cn_vakv/nr040819100948/nr040819115509/ns110802220540#QSXXB5FTTUxf
- ^ http://unstats.un.org
- ^ a ă http://vansu.vn/?part=thegioi&opt=cacnuoc&act=view&code=morocco
- ^ http://www.ttnn.com.vn/NewsAttachment.ashx?id=3655&type=doc
- ^ Sổ tay các nước trên thế giới
- ^ The World Factbook
- ^ Regions of Morocco, statoids.com
- ^ Regions of Morocco, statoids.com
- ^ “Report of the Secretary-General on the situation concerning Western Sahara (13 tháng 4 năm 2007)” (ped). UN Security Council. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2007.
- ^ en.wikipedia.org/Maroc
- ^ Facebook.com/Maroc
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Maroc |
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và phương tiện truyền tải về Maroc |
|
|
|
Mohammed VI của Maroc
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Mohammed VI | |
---|---|
Vua Maroc | |
Tại vị | 23 tháng 7, 1999 – nay (14 năm, 362 ngày) |
Tiền nhiệm | Hassan II |
Thông tin chung | |
Phối ngẫu | Princess Lalla Salma |
Hậu duệ | Moulay Hassan Lalla Khadija |
Triều đại | Alaouite |
Thân phụ | Hassan II |
Thân mẫu | Lalla Latifa Hammou |
Tôn giáo | Hồi giáo |
Giáo dục
Vào ngày ông sinh ra, ông được phong là người kế vị đương nhiên và thái tử.[3] Phụ hoàng, vua Hassan II, mong muốn cho con mình học chính trị và tôn giáo từ lúc nhỏ. Lúc lên 4, ông đã học trường Qur'an tại Cung điện hoàng gia,[1] và học tôn giáo và truyền thống.Tham khảo
- ^ a ă “King Mohammed Ben Al-Hassan”. Embassy of the Kingdom of Morocco. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2010.
- ^ “World: Africa Mohammed VI takes Moroccan throne”. BBC News. 24 tháng 7 năm 1999. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2010.
- ^ http://www.royalark.net/Morocco/morocco14.htm
Thể loại:
Hawaii (phiên âm tiếng Việt: Ha-oai, Hán Việt: Hạ Uy Di; tiếng Hawaii: Hawaiʻi; đọc theo các tiếng Anh và Hawaii như "Hà-oai-y") là tiểu bang Hoa Kỳ nằm hoàn toàn trên quần đảo Hawaiʻi (ngày xưa được gọi quần đảo Sandwich bởi những người Châu Âu), nằm trong Thái Bình Dương cách lục địa khoảng 3.700 kilômét (2.300 dặm). Khi bang được gia nhập Liên bang ngày 21 tháng 8 năm 1959, Hawaiʻi được trở thành tiểu bang thứ 50 của Hoa Kỳ. Tên của tiểu bang trong tiếng Hawaiʻi có dấu ʻokina (ʻ), cho nên tiếng Anh chuẩn của Hawaiʻi (thổ ngữ Hawaiʻi) cũng phải được viết với dấu này. Đây là tiểu bang có tỷ lệ cư dân gốc Á cao nhất tại Hoa Kỳ.
Quần đảo Hawaiʻi bao gồm 19 đảo và đảo san hô kéo dài 2.400 km (1.500 dặm). Các đảo chính là tám đảo cao nhất về phía đông nam của dãy đảo. Các đảo này, theo vị trí từ phía tây bắc tới phía đông nam, có những tên: Niʻihau, Kauaʻi, Oʻahu, Molokaʻi, Lānaʻi, Kahoʻolawe, Maui, và đảo Hawaiʻi.
Các đảo Hawaiʻi được tạo ra do núi lửa nổi lên từ đáy biển qua một lỗ thông được gọi là nhiệt điểm (hotspot) trong thuyết địa chất. Lý thuyết này xác nhận rằng trong khi mảng kiến tạo dưới phần lớn của Thái Bình Dương tiến về hướng tây bắc, the nhiệt điểm này đứng yên, từ từ tạo ra các núi lửa mới. Đây là lý do chỉ những núi lửa vào phần nam của Đảo Hawaiʻi đang hoạt động.
Núi lửa phun ở ngoài Đảo Hawaiʻi lần cuối tại Haleakalā trên đảo Maui vào cuối thế kỷ 18. Núi lửa mọc lên gần đây nhất là Lōʻihi, dưới mặt biển cách bờ phía nam của đảo Hawaiʻi.
Bởi vì quần đảo Hawaiʻi bị cô lập ở giữa Thái Bình Dương, và nhiều loại môi trường tồn tại ở các đảo cao nằm trong hay gần vùng nhiệt đới, cho nên tiểu bang này có đủ loại thứ loài thực vật và động vật đặc hữu. Những hoạt động của núi lửa và xói mòn sau đó tạo ra nhiều địa mạo đẹp hay. Thời tiết ở đây làm cho núi Waiʻaleʻale thành nơi ẩm ướt thứ ba trên thế giới; mỗi năm mưa trung bình 11,7 m (460 inch).
Các khu vực dưới quyền của Dịch vụ Vườn Quốc gia (NPS) bao gồm:
Honolulu nằm ven bờ biển phía đông nam của đảo Oʻahu. Các thành phố đông người kia có: Hilo, Kāneʻohe, Kailua, Thành phố Pearl, Kahului, Kailua-Kona, và Līhuʻe.
Họ tự nhiên ngừng đi lại giữa Hawaiʻi và vùng Nam Thái Bình Dương, không biết lý do vài thế kỷ trước khi người Âu Châu đến. Các thủ lĩnh địa phương, được gọi aliʻi, cai trị làng của họ và chiến đấu để mở rộng thế lực và chống lại các làng khác. Chiến tranh xảy ra rất nhiều. Xã hội này hướng về cương vị lớn hơn và bắt đầu bao gồm cả hòn đảo.
Các bản báo cáo mập mờ của những nhà thám hiểm Âu Châu cho biết rằng Hawaiʻi đã được người Âu Châu thăm viêng từ lâu trước hạm trưởng người Anh James Cook năm 1778. Các sử gia ghi công ông Cook về sự khám phá này, tại vì ông là người đầu tiên vẽ bản đồ và xuất bản tọa độ của quần đảo Hawaiʻi. Cook đặt tên là quần đảo Sandwich để thể hiện lòng tôn trọng của ông đối với một trong những nhà tài trợ cho chuyến đi là John Montagu, bá tước đời thứ tư Sandwich.
Sự kiện đó dẫn đến Chỉ dụ Khoan dung (Edict of Toleration), lập nên tình trạng tự do tôn giáo ở quần đảo Hawaiʻi. Cái chết của Vua Kamehameha V – ông chưa vợ, nhưng không chọn người nối ngôi – dẫn đến Vua Lunalilo được bầu. Sau ông qua đời, Nhà Kalākaua được quyền cai trị.
Năm 1887, với lý do sự cai trị yếu kém, những thương gia Mỹ và Âu Châu mà đã tham gia vào chính phủ Hawaiʻi gí súng vào đầu Vua Kalākaua và bắt ông phải ký tên vào Hiến pháp Lưỡi lê, nó không chỉ tước đoạt quyền lực của quốc vương mà cũng bãi bỏ quyền đi bầu của người châu Á và đặt điều kiện thu nhập và tài sản tối thiểu của các cử tri người Mỹ, Âu Châu, và thổ dân Hawaiʻi, nói chung là nó khiến cho chỉ có những người Mỹ, Âu Châu, và thổ dân giàu có thể bỏ phiếu. Vua Kalākaua thống trị đến khi qua đời năm 1891.
Chị của Kalākaua, Liliʻuokalani, nối ngôi và cai trị đến khi bị truất ngôi năm 1893. Các thương gia Mỹ và Âu Châu đảo chính do bà loan tin là sẽ bãi bỏ hiến pháp. Tuy bà chùn lại đến phút cuối cùng, nhưng các thành viên của cộng đồng ngoại quốc thành lập Ủy ban An toàn mà thực hiện đảo chính gần không đổ máu và thành lập chính phủ lâm thời. Ngày 30 tháng 5 năm 1894, hội nghị hiến pháp dự thảo hiến pháp mới cho Cộng hòa Hawaii. Cộng hòa tuyên bố chủ quyền ngày 4 tháng 7 năm 1894, cùng ngày với quốc khánh Hoa Kỳ.
Sự lật đổ chế độ quân chủ là sự kiện quan trọng trong lịch sử Hawaiʻi và vẫn còn gây ra tranh luận. Trong thời Vương quốc và chế độ cộng hòa sau đó, Lâu đài ʻIolani – nhà hoàng gia chính thức duy nhất tại Hoa Kỳ ngày nay – được sử dụng như trụ sở thủ phủ.
Vụ sáp nhập Hawaii vào Hoa Kỳ bị nhiều người phản đối. Hui Aloha ʻAina và Hui Kalaiʻaina tổ chức hai vận động kiến nghị, một vận động lấy gần 22.000 tên ký phản đối sáp nhập, trong khi vận động kia lấy vào khoảng 17.000 tên xin phục hồi chế độ quân chủ. Chỉ có kiến nghị 22.000 tên phản đối sáp nhập được gửi cho chính phủ Hoa Kỳ, trong khi 17.000 tên kia chưa được tìm lại. Hồi đó Lorrin Thurston chỉ trích kiến nghị được gửi do điều tra của ông chỉ ra nhiều gian lận.[1]
Dù những người đó phản đối ở quần đảo, Nghị quyết Newlands ("nghị quyết các đất mới") được thông qua Hạ Nghị viện ngày 15 tháng 6 năm 1898 với kết quả 209 người thuận và 91 người chống, và được thông qua Thượng Nghị viện ngày 6 tháng 7 năm 1898 với kết quả 42–21, sáp nhập Hawaii thành một lãnh thổ chính thức của Hoa Kỳ, mặc dù những đại biểu phản đối trong Quốc hội.[2][3][4] Tuy một số người nghi ngờ sự hợp pháp của vụ sáp nhập này vì nghị quyết được thông qua thay vì hiệp ước, hai viện Quốc hội ủng hộ đạo luật này với đa số hai phần ba, trong khi một hiệp ước chỉ cần hai phần ba của Thượng Nghị viện thuận (Điều II, Đoạn 2, Hiến pháp Hoa Kỳ).
Năm 1900, Hawaii được tự trị và giữ Lâu đài ʻIolani là trụ sở của thủ phủ lãnh thổ. Tuy có người thử dành cấp tiểu bang vài lần, Hawaii vẫn còn là lãnh thổ kéo dài 60 năm. Các người chủ đồn điền, như là nhóm được gọi Big Five, thấy cấp lãnh thổ rất tiện, để họ tiếp tục nhập khẩu nhân công rẻ từ ngoại quốc; chính phủ liên bang cấm nhập cư như vậy ở các tiểu bang kia.
Quyền của các người chủ đồn điền cuối cùng bị vỡ do những người hoạt động chính trị mà cháu của nhân công nhập cư đầu tiên. Do họ được sinh tại lãnh thổ nước Mỹ, họ tự động là công dân Hoa Kỳ. Mong được quyền bầu cử đầy đủ, họ vận động cho cấp tiểu bang tại quần đảo Hawaiʻi.
Sau khi giành được cấp tiểu bang, Hawaiʻi vội trở thành tiểu bang hiện đại, ngành xây dựng và kinh tế mở mang rất nhanh. Đảng Cộng hòa Hawaiʻi bị đuổi ra khỏi chính phủ trong cuộc bầu cử, đảng được ủng hộ rất mạnh bởi các người chủ đồn điền. Thay cho đảng này, Đảng Dân chủ Hawaiʻi thống trị chính trị tiểu bang kéo dài 40 năm. Tiểu bang này cũng cố gắng xây lại văn hóa của thổ dân Hawaiʻi. Hội nghị Hiến pháp Tiểu bang Hawaiʻi năm 1978 dẫn đến thời kì mà có người gọi là "phục hưng Hawaiʻi". Các đại biểu của tiểu bang tạo ra những chương trình mang lại ngôn ngữ và văn hóa của thổ dân Hawaiʻi. Ngoài ra, họ cố gắng ủng hộ quyền lực thổ dân về vấn đề tiểu bang bằng cách thành lập Văn phòng Hawaiʻi vụ (Office of Hawaiian Affairs).
Năm 2005, dân số Hawaii ước tính là 1.275.194 người, tăng 13.070
người hay 1,0% so với năm trước và tăng 63.657 người hay 5,3% so với năm
2000. Số dân tăng tự nhiên là 48.111 người (96.028 sinh trừ 47.917
chết) và con số tăng do nhập cư là 16.956 người. Nhập cư từ bên ngoài Hoa Kỳ
tới tiểu bang là 30.068 người trong khi có 13.112 người di cư tới các
bang khác trong nước. Trung tâm dân cư của Hawaii nằm ở giữa hai đảo O’ahu và Moloka’i
Hawaii trên thực tế có dân số trên 1,3 triệu người do có một số lượng lớn quân nhân cũng như khách du lịch. O’ahu là hòn đảo đông dân nhất và cũng có mật độ dân số cao nhất, tổng dân cư của đảo là khoảng gần 1 triệu người trên một diện tích 1546 km² (597 mi²). Tuổi thọ trung bình ở Hawaii năm 2000 là 79,8 năm (77,1 với nam và 82,5 với nữ), cao hơn bất kỳ tiểu bang nào tại Hoa Kỳ[6]
Hawaii có tỷ lệ người Mỹ gốc Á cao nhất cả nước, trong đó có 175.000 người Mỹ gốc Philippines và 161.000 người Mỹ gốc Nhật. Ngoài ra còn có 53.000 người Mỹ gốc Hoa và 40.000 người Mỹ gốc Hàn. Người Hawaii bản địa có 77.000 người (chiếm 5,5%). Trên 110.000 nói tiếng Tây Ban Nha hay Bồ Đào Nha (Hispanic) coi Hawaii là quê hương của mình, trong đó người Mexico là 37.000, người Puerto Rico là 35.000. Ngoài ra, Hawaii cũng có tỷ lệ người đa chủng tộc cao nhất tại Hoa Kỳ, trong đó chủ yếu là người lai Âu-Á với gần 61.000 người [7].
Năm sắc dân gốc Âu lớn nhất tại Hawaii là người gốc Đức, gốc Ireland, gốc Anh, gốc Bồ Đào Nha và gốc Ý. Xấp xỉ 82,2% dân cư Hawaii sinh ra tại Hoa Kỳ và 15% người sinh ra ở nước ngoài là từ châu Á[7]. Hawaii là một trong hai tiểu bang mà người da trắng phi Hispanic không chiếm đa số, tiểu bang còn lại là New Mexico.
Ba nhóm người ngoại quốc đầu tiên đến Hawaii là người Polynesia,
người Âu và người Hoa, người Hoa đến trên những thuyền buôn từ năm 1789.
Năm 1820, những nhà truyền giáo Hoa Kỳ đầu tiên đã tới truyền đạo Thiên
Chúa và truyền bá văn minh phương Tây đến Hawaii. Họ đã thuyết phục các
tù trưởng người Hawaii bản địa từ bỏ phong tục lấy người làm vật hiến
tế.
Một phần lớn dân số Hawaii hiện nay có tổ tiên châu Á (đặc biệt là người Philippines, người Nhật, người Hoa). Nhiều người là hậu duệ của những người nhập cư được đưa đến để làm việc trong các đồn điền trồng mía đường vào những năm 1850 và sau này. 153 người Nhật đầu tiên nhập cư vào Hawaii vào ngày 19 tháng 6 năm 1868. Họ là những người nhập cư không "hợp pháp" theo chính quyền Nhật Bản bởi thỏa thuận được ký giữa những người lái buôn và Mạc Phủ Tokugawa, sau đó bị thay thế bởi chế độ của Minh Trị Thiên Hoàng. Người nhập cư Nhật Bản được phê chuẩn đầu tiên đến vào ngày 9 tháng 2 năm 1885 sau khi có đơn thỉnh cầu của Vua Kalākaua với Nhật Hoàng Minh Trị khi ông đến thăm Nhật Bản năm 1881.
Sau tiếng Anh, ngôn ngữ phổ biến thứ hai là tiếng Tagalog (là ngôn ngữ chính thức tại Philippines) (5,37%), tiếng Nhật (4,96%) và tiếng Ilokano (ngôn ngữ mẹ đẻ của phần lớn người Mỹ gốc Philippines) (4,05%), tiếng Hoa (1,92%), tiếng Hawaii (1,68%), tiếng Hàn (1,61%), tiếng Samoa (1,01%)[9]
Tiêu đề hiến pháp tiểu bang là "Hiến pháp của Tiểu bang Hawaii". Trong điều XV, mục 1 dùng "Bang Hawaii" và mục 5 chỉ rõ khẩu hiệu của tiểu bang là "Ua mau ke ea o ka aina i ka pono". Các dấu ‘okina và kahakō trong chính tả tiếng Hawaii không được sử dụng. Cuộc tranh luận tỏ ra ít được những người nói tiếng Anh bên ngoài Hawaii quan tâm.
"Không tham gia tổ chức tôn giáo" đề cập tới những người không thuộc về một giáo phái nào, nhóm này gồm những người theo thuyết bất khả tri, vô thần, chủ nghĩa nhân văn hay không tín ngưỡng.
Các mặt hàng xuất khẩu chính của Hawaii là thực phẩm và quần áo. Các ngành công nghiệp này có vai trò không đáng kể trong kinh tế Hawaii, tuy nhiên, khoảng cách xa xôi đã ảnh hưởng đáng kể đến lợi thế cạnh tranh của tiểu bang. Các mặt hàng thực phẩm chính của tiểu bang gồm cà phê, quả hạch, dứa, thú nuôi và đường. Giá trị ngành nông nghiệp năm 2002 theo Sở Thống kê Nông nghiệp Hawaii là 370,9 triệu đô la Mỹ, sản xuất dứa là 100,6 triệu đô la và sản xuất đường là 64,3 triệu đô la.
Hawaii có mức thuế khá cao. Năm 2003, cư dân Hawaii có mức thuế đầu người là 2.838 đô la Mỹ. Điều này một phần vì giáo dục, chăm sóc y tế và các dịch vụ xã hội đều được tiểu bang cung ứng, một điều không có ở các bang khác. Năm 2010, tỷ lệ triệu phú của tiểu bang cao thứ 1 trong cả nước.
Hàng triệu du khách mang đến thu nhập cho tiểu bang khi trả thuế thông thường khi mua sắm cũng như thuế phòng khách sạn. Tuy nhiên các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cho rằng thuế của tiểu bang quá cao, góp phần làm cho giá cả cao hơn và môi trường kinh doanh không thuận lợi[16]. Hawaii là một trong số ít các tiểu bang kiểm soát giá xăng dầu. Kể từ khi lợi nhuận của công ty dầu tại Hawaii được so sánh với Hoa Kỳ lục địa được khảo sát, luật trói buộc giá xăng dầu địa phương ngang bằng với lục địa. Vào tháng 1 năm 2010, tỷ lệ thất nghiệp toàn bang là 6,9%[17].
Hawaii có nhiều sự kiện mang tính văn hóa. Lễ hội Quốc vương Merrie là một cuộc cạnh tranh ngôi vị quán quân điệu nhảy Hula quốc tế [18]. Bang cũng là nơi tổ chức Liên hoan Phim Quốc tế Hawaii, liên hoan phim hàng đầu của khu vực vành đai Thái Bình Dương[19].
Lớn nhất là hệ thống của Đại học Hawaii, bao gồm các cơ sở tại Manoa và 2 khu trường sở tại Hilo và Tây Oahu; ngoài ra còn có 7 trường cao đẳng tại tiểu bang. Các trường đại họch tư nhân bao gồm Brigham Young University–Hawaii, Chaminade University of Honolulu, Hawaii Pacific University, hay University of the Nations.
Các chuyến bay thương mại phục vụ việc đi lại tới lục địa cũng như giữa các đảo với nhau. Hawaiian Airlines, Mokulele Airlines và go! Sử dụng các máy bay phản lực ở các sân bay lớn tại Honolulu, Lihue, Kahului, Kona và Hilo, trong khi Island Air và Pacific Wings dùng các máy bay nhỏ hơn. Các hãng hàng không này cũng cung cấp dịch vụ vận chuyển giữa các đảo.
Norwegian Cruise Lines cung cấp dịch vụ du lịch bằng thuyền giữa các đảo. Hawaii Superferry có kế hoạch kết nối giữa Oahu và các đảo khác.
Video yêu thích
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
Trở về trang chính
Hoàng Kim, hoangkim, hoangkimvietnam, Ngọc Phương Nam, Chào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, VietnamAfricaCassavaRice, Khát khao xanh, Dayvahoc,Học mỗi ngày, Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống, Thơ cho con
Minamoto no Yoritomo
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Minamoto no Yoritomo (源 頼朝 Nguyên Lại Triều) (1147-1199) là vị tướng thiết lập chế độ Mạc phủ, sáng lập "nền chính trị võ gia", khởi xướng truyền thống "thực quyền thuộc kẻ dưới" ở Nhật Bản. Ông đã để lại những dấu ấn lớn trong lịch sử phát triển của đất nước Nhật Bản.
Minamoto no Yoritomo được sinh ra tại Heian, kinh đô của Nhật Bản thời đó, ngày nay là thành phố Kyoto. Nhờ gia thế như trên, khi mới 13 tuổi, Yoritomo đã được phong một chức quan hàm tòng ngũ phẩm[1] và được phép vào chầu vua.
Năm 1159, trong triều đình Nhật Bản diễn ra một cuộc tranh chấp ngôi vị Nhật hoàng mà lịch sử Nhật Bản gọi đó là loạn Heiji. Gia tộc Minamoto tham gia vào cuộc tranh chấp này và cha của Yoritomo bị thua. Cả nhà Yoritomo bị bắt về kinh đô để xử trảm. Yoritomo được mẹ kế của Taira no Kiyomori, kẻ chiến thắng, là thiền ni Ikenozenni xin cho được sống và chỉ bị đầy ra đảo Izu, gần vịnh Tokyo vì Yoritomo giống với người con trai đã khuất của bà. Hai mươi năm tiếp theo, Yoritomo bị quản thúc tại Izu, song ông đã luôn quan tâm tới tình hình chính trị của Nhật Bản. Ông còn kết hôn với con gái của người quản thúc mình.
Năm 1180, ở Nhật Bản xảy ra nạn đói và đây là một trong những ngòi nổ cho hàng loạt cuộc nổi dậy chống lại quyền lực của dòng họ Taira. Gia tộc Minamoto lại vùng lên tranh chấp với gia tộc Taira, tạo nên chiến tranh Genpei. Taira no Kiyomori trước đó tiến hành nhiều cải cách rộng rãi, nên đã làm mất lòng Nhật hoàng. Vì thế, Nhật hoàng Mochihito đã gửi mật chiếu cho Yoritomo sai ông chinh thảo gia tộc Taira. Từ Izu, Yoritomo chiêu mộ binh mã và nổi dậy. Ban đầu, do quân lực còn yếu, ông đã bị thua trong một số trận đánh và phải chạy trốn. Có lần suýt bị bắt, thì ông được Kajiwara Kagetoki, một viên chỉ huy của phe Taira, tha mạng.
Sau đó, Yoritomo trốn sang Chiba. Tại đây, ông nhận được sự hỗ trợ của gia tộc Miura, nên trở nên mạnh hơn. Trong khi đó, xã hội trở nên bất ổn và đám võ sĩ thuộc hạ của nhà Taira tan rã dần. Năm 1181, nhân vật xuất chúng của gia tộc Taira là Kiyomori qua đời. Từ đó, thế lực của Yoritomo là vô địch. Đầu tiên, ông giành quyền kiểm soát vùng Kanto. Sau đó, ông cho quân đánh vào kinh đô.
Năm 1183, khi 47 tuổi, ông giành được thắng lợi hoàn toàn và giành quyền độc tài quân sự về cho gia tộc Minamoto.
Sau này, các mạc phủ của các gia tộc khác cũng xuất hiện ở Nhật Bản với cấu trúc và chức năng có thể cao hơn. Song khởi đầu của chế độ mạc phủ chính là từ phát minh của Minamoto no Yoritomo.
Yoritomo là thành viên của tầng lớp quý tộc. Khi bị dồn vào cảnh lưu đày, ông đã dựa vào tầng lớp võ sĩ để trở lại vị trí quyền lực. Và để dựa vào họ để duy trì và củng cố vị trí đã giành được của mình, ông đã gia nhập tầng lớp võ sĩ, nhận mình là lãnh tụ của tấng lớp này. Ngoại trừ các trang ấp của các quý tộc, Yoritomo với vị thế của mình đã sử dụng các võ sĩ để kiểm soát tất cả các vùng đất ở Nhật Bản. Để vị trí và quyền lực của tầng lớp võ sĩ và cũng là của chính mình không làm tầng lớp quý tộc quá khó chịu, ông đã không xâm phạm đến các quyền lợi và chức vị của các quý tộc, đồng thời đặt mạc phủ, tức đại bản doanh của ông và là bộ máy lãnh đạo của tầng lớp võ sĩ ở Kamakura, một nơi có địa hình phòng thủ tốt và xa kinh đô. Tầng lớp võ sĩ từ đây trở thành một thế lực chính trị thực sự và càng ngày càng lớn mạnh và giành được nhiều quyền lực hơn để rồi sau này trở thành thế lực chính trị tối cao ở Nhật Bản.
Ngay trong tầng lớp võ sĩ, Yoritomo không định nắm hết mọi công việc. Ông đặt ra một văn phòng trong mạc phủ và trao cho văn phòng này quyền hành thiết kế và thực thi nhiều chính sách.
Truyền thống kẻ dưới nắm thực quyền ở Nhật Bản bắt đầu từ đây.
Mục lục
Thân thế
Minamoto no Yoritomo là con trai thứ ba của Minamoto no Yoshitomo và Fujiwara Saneori. Yoshitomo là trưởng họ của gia tộc Minamoto (còn gọi là Seiwa Genji) đầy quyền lực, một chi thứ của dòng họ Nhật hoàng. Còn Saneori là con gái của dòng họ Fujiwara, một gia tộc quý phái đầy quyền lực khác.Minamoto no Yoritomo được sinh ra tại Heian, kinh đô của Nhật Bản thời đó, ngày nay là thành phố Kyoto. Nhờ gia thế như trên, khi mới 13 tuổi, Yoritomo đã được phong một chức quan hàm tòng ngũ phẩm[1] và được phép vào chầu vua.
Năm 1159, trong triều đình Nhật Bản diễn ra một cuộc tranh chấp ngôi vị Nhật hoàng mà lịch sử Nhật Bản gọi đó là loạn Heiji. Gia tộc Minamoto tham gia vào cuộc tranh chấp này và cha của Yoritomo bị thua. Cả nhà Yoritomo bị bắt về kinh đô để xử trảm. Yoritomo được mẹ kế của Taira no Kiyomori, kẻ chiến thắng, là thiền ni Ikenozenni xin cho được sống và chỉ bị đầy ra đảo Izu, gần vịnh Tokyo vì Yoritomo giống với người con trai đã khuất của bà. Hai mươi năm tiếp theo, Yoritomo bị quản thúc tại Izu, song ông đã luôn quan tâm tới tình hình chính trị của Nhật Bản. Ông còn kết hôn với con gái của người quản thúc mình.
Năm 1180, ở Nhật Bản xảy ra nạn đói và đây là một trong những ngòi nổ cho hàng loạt cuộc nổi dậy chống lại quyền lực của dòng họ Taira. Gia tộc Minamoto lại vùng lên tranh chấp với gia tộc Taira, tạo nên chiến tranh Genpei. Taira no Kiyomori trước đó tiến hành nhiều cải cách rộng rãi, nên đã làm mất lòng Nhật hoàng. Vì thế, Nhật hoàng Mochihito đã gửi mật chiếu cho Yoritomo sai ông chinh thảo gia tộc Taira. Từ Izu, Yoritomo chiêu mộ binh mã và nổi dậy. Ban đầu, do quân lực còn yếu, ông đã bị thua trong một số trận đánh và phải chạy trốn. Có lần suýt bị bắt, thì ông được Kajiwara Kagetoki, một viên chỉ huy của phe Taira, tha mạng.
Sau đó, Yoritomo trốn sang Chiba. Tại đây, ông nhận được sự hỗ trợ của gia tộc Miura, nên trở nên mạnh hơn. Trong khi đó, xã hội trở nên bất ổn và đám võ sĩ thuộc hạ của nhà Taira tan rã dần. Năm 1181, nhân vật xuất chúng của gia tộc Taira là Kiyomori qua đời. Từ đó, thế lực của Yoritomo là vô địch. Đầu tiên, ông giành quyền kiểm soát vùng Kanto. Sau đó, ông cho quân đánh vào kinh đô.
Năm 1183, khi 47 tuổi, ông giành được thắng lợi hoàn toàn và giành quyền độc tài quân sự về cho gia tộc Minamoto.
Sự nghiệp
Nhờ công lao cần vương, Minamoto no Yoritomo được Nhật hoàng trao cho quyền bổ nhiệm, sa thải các chức vụ ở miền Đông. Với quyền hành này, Yoritomo đã thành công trong việc đưa người của mình vào nắm các chức vụ quan trọng ở miền Đông và tiến tới ở cả triều đình. Quan trọng hơn cả, ông đã dùng quyền này để thu phục tầng lớp võ sĩ không chỉ ở miền Đông mà cả toàn Nhật Bản. Ông đã trở thành lãnh tụ của tấng lớp võ sĩ, một tấng lớp vốn bị giới quý tộc coi thường trong thời kỳ Heian, đã trở nên có quyền lực hơn vào cuối thời kỳ này. Năm 1190, Yoritomo được phong chức Hữu cận vệ đại tướng, chỉ huy lực lượng bảo vệ Nhật hoàng. Nhưng ông sớm từ chức. Năm 1192, ông được phong chức Shogun - Chinh di đại tướng quân.Sáng lập nên chế độ Mạc phủ
Chức Shogun thực chất chỉ là tư lệnh lực lượng quân sự tại miền Đông. Nhưng Yoritomo đã lợi dụng vị thế này để thành lập một bộ chỉ huy đồ sộ ở Kamakura, cách xa Heian ở miền Tây, để chỉ huy tấng lớp võ sĩ của Nhật Bản. Ông gọi nó là bakufu - mạc phủ. Chế độ mạc phủ đã được Yoritomo phát minh. Đặc trưng của chế độ mạc phủ là tồn tại hai tầng quyền lực chính trị. Một của Nhật hoàng và các quý tộc ở kinh đô. Và một của Shogun và tấng lớp võ sĩ. Dòng họ Nhật hoàng vẫn được tôn phù. Các chức quan tại triều đình của các dòng họ quý tộc không bị xâm phạm. Nhưng quyền lực chính trị tối thượng ở Nhật Bản lúc đó nằm trong tay giai cấp có sức mạnh nhất, đó là tấng lớp võ sĩ chứ không phải giới quý tộc. Và do đó, quyền lực chính trị trong thực tế thuộc về mạc phủ.Sau này, các mạc phủ của các gia tộc khác cũng xuất hiện ở Nhật Bản với cấu trúc và chức năng có thể cao hơn. Song khởi đầu của chế độ mạc phủ chính là từ phát minh của Minamoto no Yoritomo.
Sáng lập nền chính trị võ gia
Tầng lớp võ sĩ Nhật Bản vốn trước đó chỉ gồm những kẻ có võ nghệ, võ khí và có đôi chút kỹ năng công việc nên được các quý tộc và hào tộc thuê làm quản gia, làm người thu thuế và áp tải hàng hóa. Trong con mắt của giới quý tộc, các võ sĩ chỉ là những hạng võ phu và bị coi thường. Loạn lạc vào cuối thời kỳ Heian đã khiến các võ sĩ trở nên được sử dụng nhiều hơn. Kỹ năng và võ nghệ của họ nhờ thế được phát huy và có cơ hội được hoàn thiên. Nguồn lực tài chính của họ cũng khá hơn trước. Tấng lớp võ sĩ tự nhiên muốn có địa vị xã hội cao hơn và có quyền lực lớn hơn. Minamoto no Yoritomo đã giúp họ đạt được điều đó.Yoritomo là thành viên của tầng lớp quý tộc. Khi bị dồn vào cảnh lưu đày, ông đã dựa vào tầng lớp võ sĩ để trở lại vị trí quyền lực. Và để dựa vào họ để duy trì và củng cố vị trí đã giành được của mình, ông đã gia nhập tầng lớp võ sĩ, nhận mình là lãnh tụ của tấng lớp này. Ngoại trừ các trang ấp của các quý tộc, Yoritomo với vị thế của mình đã sử dụng các võ sĩ để kiểm soát tất cả các vùng đất ở Nhật Bản. Để vị trí và quyền lực của tầng lớp võ sĩ và cũng là của chính mình không làm tầng lớp quý tộc quá khó chịu, ông đã không xâm phạm đến các quyền lợi và chức vị của các quý tộc, đồng thời đặt mạc phủ, tức đại bản doanh của ông và là bộ máy lãnh đạo của tầng lớp võ sĩ ở Kamakura, một nơi có địa hình phòng thủ tốt và xa kinh đô. Tầng lớp võ sĩ từ đây trở thành một thế lực chính trị thực sự và càng ngày càng lớn mạnh và giành được nhiều quyền lực hơn để rồi sau này trở thành thế lực chính trị tối cao ở Nhật Bản.
Khởi xướng truyền thống thực quyền thuộc kẻ dưới
Với mục đích thao túng chính trị Nhật Bản, với quyền hành được bổ nhiệm và bãi nhiệm các chức vụ ở miền Đông, Minamoto no Yoritomo đã đặt ra nhiều chức vụ chưa có tiền lệ ở Nhật Bản và đưa các võ sĩ của mình vào những chức vụ đó. Bắt đầu từ đây một chế độ cai trị đất nước mới trong đó tầng lớp quý tộc lãnh đạo các mặt về văn hóa và tôn giáo, còn tầng lớp võ sĩ lãnh đạo các mặt về chính trị và quân sự. Tầng lớp quý tộc về danh nghĩa vẫn là tầng lớp trên tầng lớp võ sĩ, nhưng lại không có nhiều quyền hạn bằng tầng lớp võ sĩ.Ngay trong tầng lớp võ sĩ, Yoritomo không định nắm hết mọi công việc. Ông đặt ra một văn phòng trong mạc phủ và trao cho văn phòng này quyền hành thiết kế và thực thi nhiều chính sách.
Truyền thống kẻ dưới nắm thực quyền ở Nhật Bản bắt đầu từ đây.
Chú thích
- ^ ’’Các chức quan ở Nhật lúc đó được chia làm tám phẩm, mỗi phẩm lại gồm một chánh và một tòng.’’
Tham khảo
- Sakaiya Taichi (2004), Mười hai người lập ra nước Nhật, Đặng Lương Mô biên dịch, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
- Minamoto no Yoritomo
- 源頼朝
Xem thêm
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và phương tiện truyền tải về Minamoto no Yoritomo |
Hawaii
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đối với các định nghĩa khác, xem Hawaii (định hướng).
State of Hawaii Mokuʻāina o Hawaiʻi |
|||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|
|
|||||||
Biệt danh: The Aloha State (Tiểu bang Aloha)
|
|||||||
Ngôn ngữ chính thức | Tiếng Hawaii và tiếng Anh (thổ ngữ Hawaii) | ||||||
Địa lý | |||||||
Thủ phủ | Honolulu | ||||||
Thành phố lớn nhất | Honolulu | ||||||
Diện tích | 28.337 km² (hạng 43) | ||||||
• Phần đất | 16.649 km² | ||||||
• Phần nước | 11.672 km² (41,2 %) | ||||||
Chiều dài | 2.450 km² | ||||||
Kinh độ | 154°40′W – 162°W | ||||||
Vĩ độ | 18°55′N – 29°N | ||||||
Dân số (2000) | 1.211.537 (hạng 42) | ||||||
• Mật độ | 42,75 (hạng 13) | ||||||
• Trung bình | 925 m | ||||||
• Cao nhất | 4.207 m | ||||||
• Thấp nhất | 0 m | ||||||
Hành chính | |||||||
Ngày gia nhập | 21 tháng 8, 1959 (thứ 50) | ||||||
Thống đốc | Linda Lingle (Cộng hòa) | ||||||
Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ |
Daniel Inouye (Dân chủ) Daniel Akaka (DC) |
||||||
Múi giờ | HST (UTC−10) | ||||||
• Giờ mùa hè | Không áp dụng | ||||||
Viết tắt | HI Hi. US-HI | ||||||
Trang web | www.hawaii.gov |
Mục lục
Địa lý
Quần đảo Hawaiʻi bao gồm 19 đảo và đảo san hô kéo dài 2.400 km (1.500 dặm). Các đảo chính là tám đảo cao nhất về phía đông nam của dãy đảo. Các đảo này, theo vị trí từ phía tây bắc tới phía đông nam, có những tên: Niʻihau, Kauaʻi, Oʻahu, Molokaʻi, Lānaʻi, Kahoʻolawe, Maui, và đảo Hawaiʻi.
Các đảo Hawaiʻi được tạo ra do núi lửa nổi lên từ đáy biển qua một lỗ thông được gọi là nhiệt điểm (hotspot) trong thuyết địa chất. Lý thuyết này xác nhận rằng trong khi mảng kiến tạo dưới phần lớn của Thái Bình Dương tiến về hướng tây bắc, the nhiệt điểm này đứng yên, từ từ tạo ra các núi lửa mới. Đây là lý do chỉ những núi lửa vào phần nam của Đảo Hawaiʻi đang hoạt động.
Núi lửa phun ở ngoài Đảo Hawaiʻi lần cuối tại Haleakalā trên đảo Maui vào cuối thế kỷ 18. Núi lửa mọc lên gần đây nhất là Lōʻihi, dưới mặt biển cách bờ phía nam của đảo Hawaiʻi.
Bởi vì quần đảo Hawaiʻi bị cô lập ở giữa Thái Bình Dương, và nhiều loại môi trường tồn tại ở các đảo cao nằm trong hay gần vùng nhiệt đới, cho nên tiểu bang này có đủ loại thứ loài thực vật và động vật đặc hữu. Những hoạt động của núi lửa và xói mòn sau đó tạo ra nhiều địa mạo đẹp hay. Thời tiết ở đây làm cho núi Waiʻaleʻale thành nơi ẩm ướt thứ ba trên thế giới; mỗi năm mưa trung bình 11,7 m (460 inch).
Các khu vực dưới quyền của Dịch vụ Vườn Quốc gia (NPS) bao gồm:
- Đường lịch sử Quốc gia Ala Kahakai trên đảo Hawaii
- Công viên Quốc gia Haleakala tại Kula
- Công viên Quốc gia các Núi lửa Hawaii tại Hilo
- Công viên lịch sử Quốc gia Kalaupapa tại Kalaupapa
- Công viên lịch sử Quốc gia Kaloko-Honokohau tại Kailua-Kona
- Công viên lịch sử Quốc gia Puʻuhonua O Honaunau tại Honaunau
- Khu tưởng niệm Quốc gia Puukohola Heiau tại Kawaihae
- Đài kỷ niệm USS Arizona tại Honolulu
Các đảo chính
Các thành phố quan trọng
Những nơi đông người ở vị trí ngày nay do hoàng gia Hawaiʻi mới đầu di chuyển từ đảo Hawaiʻi tới Maui rồi tới Hawaiʻi. Thành phố lớn nhất và thủ phủ của tiểu bang, Honolulu, là thành phố mà Quốc vương Kamehameha III lựa chọn thành kinh của quốc vương ngày xưa, do có cảng tự nhiên ở đấy, đó là cảng Honolulu ngày nay.Honolulu nằm ven bờ biển phía đông nam của đảo Oʻahu. Các thành phố đông người kia có: Hilo, Kāneʻohe, Kailua, Thành phố Pearl, Kahului, Kailua-Kona, và Līhuʻe.
Lịch sử
Thời cổ
Họ tự nhiên ngừng đi lại giữa Hawaiʻi và vùng Nam Thái Bình Dương, không biết lý do vài thế kỷ trước khi người Âu Châu đến. Các thủ lĩnh địa phương, được gọi aliʻi, cai trị làng của họ và chiến đấu để mở rộng thế lực và chống lại các làng khác. Chiến tranh xảy ra rất nhiều. Xã hội này hướng về cương vị lớn hơn và bắt đầu bao gồm cả hòn đảo.
Các bản báo cáo mập mờ của những nhà thám hiểm Âu Châu cho biết rằng Hawaiʻi đã được người Âu Châu thăm viêng từ lâu trước hạm trưởng người Anh James Cook năm 1778. Các sử gia ghi công ông Cook về sự khám phá này, tại vì ông là người đầu tiên vẽ bản đồ và xuất bản tọa độ của quần đảo Hawaiʻi. Cook đặt tên là quần đảo Sandwich để thể hiện lòng tôn trọng của ông đối với một trong những nhà tài trợ cho chuyến đi là John Montagu, bá tước đời thứ tư Sandwich.
Vương quốc
Sự kiện đó dẫn đến Chỉ dụ Khoan dung (Edict of Toleration), lập nên tình trạng tự do tôn giáo ở quần đảo Hawaiʻi. Cái chết của Vua Kamehameha V – ông chưa vợ, nhưng không chọn người nối ngôi – dẫn đến Vua Lunalilo được bầu. Sau ông qua đời, Nhà Kalākaua được quyền cai trị.
Năm 1887, với lý do sự cai trị yếu kém, những thương gia Mỹ và Âu Châu mà đã tham gia vào chính phủ Hawaiʻi gí súng vào đầu Vua Kalākaua và bắt ông phải ký tên vào Hiến pháp Lưỡi lê, nó không chỉ tước đoạt quyền lực của quốc vương mà cũng bãi bỏ quyền đi bầu của người châu Á và đặt điều kiện thu nhập và tài sản tối thiểu của các cử tri người Mỹ, Âu Châu, và thổ dân Hawaiʻi, nói chung là nó khiến cho chỉ có những người Mỹ, Âu Châu, và thổ dân giàu có thể bỏ phiếu. Vua Kalākaua thống trị đến khi qua đời năm 1891.
Chị của Kalākaua, Liliʻuokalani, nối ngôi và cai trị đến khi bị truất ngôi năm 1893. Các thương gia Mỹ và Âu Châu đảo chính do bà loan tin là sẽ bãi bỏ hiến pháp. Tuy bà chùn lại đến phút cuối cùng, nhưng các thành viên của cộng đồng ngoại quốc thành lập Ủy ban An toàn mà thực hiện đảo chính gần không đổ máu và thành lập chính phủ lâm thời. Ngày 30 tháng 5 năm 1894, hội nghị hiến pháp dự thảo hiến pháp mới cho Cộng hòa Hawaii. Cộng hòa tuyên bố chủ quyền ngày 4 tháng 7 năm 1894, cùng ngày với quốc khánh Hoa Kỳ.
Sự lật đổ chế độ quân chủ là sự kiện quan trọng trong lịch sử Hawaiʻi và vẫn còn gây ra tranh luận. Trong thời Vương quốc và chế độ cộng hòa sau đó, Lâu đài ʻIolani – nhà hoàng gia chính thức duy nhất tại Hoa Kỳ ngày nay – được sử dụng như trụ sở thủ phủ.
Lãnh thổ
Vụ sáp nhập Hawaii vào Hoa Kỳ bị nhiều người phản đối. Hui Aloha ʻAina và Hui Kalaiʻaina tổ chức hai vận động kiến nghị, một vận động lấy gần 22.000 tên ký phản đối sáp nhập, trong khi vận động kia lấy vào khoảng 17.000 tên xin phục hồi chế độ quân chủ. Chỉ có kiến nghị 22.000 tên phản đối sáp nhập được gửi cho chính phủ Hoa Kỳ, trong khi 17.000 tên kia chưa được tìm lại. Hồi đó Lorrin Thurston chỉ trích kiến nghị được gửi do điều tra của ông chỉ ra nhiều gian lận.[1]
Dù những người đó phản đối ở quần đảo, Nghị quyết Newlands ("nghị quyết các đất mới") được thông qua Hạ Nghị viện ngày 15 tháng 6 năm 1898 với kết quả 209 người thuận và 91 người chống, và được thông qua Thượng Nghị viện ngày 6 tháng 7 năm 1898 với kết quả 42–21, sáp nhập Hawaii thành một lãnh thổ chính thức của Hoa Kỳ, mặc dù những đại biểu phản đối trong Quốc hội.[2][3][4] Tuy một số người nghi ngờ sự hợp pháp của vụ sáp nhập này vì nghị quyết được thông qua thay vì hiệp ước, hai viện Quốc hội ủng hộ đạo luật này với đa số hai phần ba, trong khi một hiệp ước chỉ cần hai phần ba của Thượng Nghị viện thuận (Điều II, Đoạn 2, Hiến pháp Hoa Kỳ).
Năm 1900, Hawaii được tự trị và giữ Lâu đài ʻIolani là trụ sở của thủ phủ lãnh thổ. Tuy có người thử dành cấp tiểu bang vài lần, Hawaii vẫn còn là lãnh thổ kéo dài 60 năm. Các người chủ đồn điền, như là nhóm được gọi Big Five, thấy cấp lãnh thổ rất tiện, để họ tiếp tục nhập khẩu nhân công rẻ từ ngoại quốc; chính phủ liên bang cấm nhập cư như vậy ở các tiểu bang kia.
Quyền của các người chủ đồn điền cuối cùng bị vỡ do những người hoạt động chính trị mà cháu của nhân công nhập cư đầu tiên. Do họ được sinh tại lãnh thổ nước Mỹ, họ tự động là công dân Hoa Kỳ. Mong được quyền bầu cử đầy đủ, họ vận động cho cấp tiểu bang tại quần đảo Hawaiʻi.
Tiểu bang
Tháng 3 năm 1959, hai viện Quốc hội thông qua Đạo luật Nhận, và Tổng thống Dwight D. Eisenhower tán thành nó. (Đạo luật này không kể đảo san hô Palmyra, ngày xưa là phần của Vương quốc và Lãnh thổ Hawaiʻi, khi định nghĩa tiểu bang.) Ngày 27 tháng 6 năm đó, lãnh thổ này tổ chức cuộc trưng cầu dân ý để dân Hawaii biểu quyết về đạo luật đưa cấp tiểu bang. Hawaii chấp nhận nó với kết quả mỗi người chống có 17 người thuận. Ngày 21 tháng 8, các nhà thờ khắp thành phố Honolulu kêu chuông khi Hawaiʻi được tuyên bố là tiểu bang thứ 50 của Liên bang.Sau khi giành được cấp tiểu bang, Hawaiʻi vội trở thành tiểu bang hiện đại, ngành xây dựng và kinh tế mở mang rất nhanh. Đảng Cộng hòa Hawaiʻi bị đuổi ra khỏi chính phủ trong cuộc bầu cử, đảng được ủng hộ rất mạnh bởi các người chủ đồn điền. Thay cho đảng này, Đảng Dân chủ Hawaiʻi thống trị chính trị tiểu bang kéo dài 40 năm. Tiểu bang này cũng cố gắng xây lại văn hóa của thổ dân Hawaiʻi. Hội nghị Hiến pháp Tiểu bang Hawaiʻi năm 1978 dẫn đến thời kì mà có người gọi là "phục hưng Hawaiʻi". Các đại biểu của tiểu bang tạo ra những chương trình mang lại ngôn ngữ và văn hóa của thổ dân Hawaiʻi. Ngoài ra, họ cố gắng ủng hộ quyền lực thổ dân về vấn đề tiểu bang bằng cách thành lập Văn phòng Hawaiʻi vụ (Office of Hawaiian Affairs).
Nhân khẩu
Dân số
Lịch sử dân số | |||
---|---|---|---|
Thống kê | Số dân | %± | |
1900 | 154.001 |
|
|
1910 | 191.874 | 24.6% | |
1920 | 255.881 | 33.4% | |
1930 | 368.300 | 43.9% | |
1940 | 422.770 | 14.8% | |
1950 | 499.794 | 18.2% | |
1960 | 632.772 | 26.6% | |
1970 | 769.913 | 21.7% | |
1980 | 964.691 | 25.3% | |
1990 | 1.108.229 | 14.9% | |
2000 | 1.211.537 | 9.3% | |
2010 | 1.360.301 | 12.3% | |
Nguồn: 1910-2010[5] |
Hawaii trên thực tế có dân số trên 1,3 triệu người do có một số lượng lớn quân nhân cũng như khách du lịch. O’ahu là hòn đảo đông dân nhất và cũng có mật độ dân số cao nhất, tổng dân cư của đảo là khoảng gần 1 triệu người trên một diện tích 1546 km² (597 mi²). Tuổi thọ trung bình ở Hawaii năm 2000 là 79,8 năm (77,1 với nam và 82,5 với nữ), cao hơn bất kỳ tiểu bang nào tại Hoa Kỳ[6]
Thành phần dân tộc
Theo điều tra của Cục thông kê Hoa Kỳ năm 2008, người Mỹ da trắng chiếm 27,1% dân số Hawaii, trong đó 24,8% là người da trắng không nói tiếng Tây Ban Nha hay Bồ Đào Nha (Hispanic). Người da đen hay người Mỹ gốc Phi chiếm 2,4% dân số (trong đó 2,3% không phải là Hispanic). Người đa đỏ chiếm 0,2% (trong đó 0,1% không phải là Hispanic). Người Mỹ gốc Á chiếm 38,5% (trong đó 37,6% không phải là Hispanic). Người Mỹ gốc các đảo Thái Bình Dương chiếm 9% (trong đó 8,6% không phải là Hispanic). Các chủng tộc là 1,4% (trong đó 1,0% không phải là Hispanic). Người Mỹ đa chủng tộc chiếm 21,4% (trong đó 17,8% không phải là Hispanic). Người nói tiếng Tây Ban Nha hay Bồ Đào Nha (Hispanic) chiếm 8,7%[7]Hawaii có tỷ lệ người Mỹ gốc Á cao nhất cả nước, trong đó có 175.000 người Mỹ gốc Philippines và 161.000 người Mỹ gốc Nhật. Ngoài ra còn có 53.000 người Mỹ gốc Hoa và 40.000 người Mỹ gốc Hàn. Người Hawaii bản địa có 77.000 người (chiếm 5,5%). Trên 110.000 nói tiếng Tây Ban Nha hay Bồ Đào Nha (Hispanic) coi Hawaii là quê hương của mình, trong đó người Mexico là 37.000, người Puerto Rico là 35.000. Ngoài ra, Hawaii cũng có tỷ lệ người đa chủng tộc cao nhất tại Hoa Kỳ, trong đó chủ yếu là người lai Âu-Á với gần 61.000 người [7].
Năm sắc dân gốc Âu lớn nhất tại Hawaii là người gốc Đức, gốc Ireland, gốc Anh, gốc Bồ Đào Nha và gốc Ý. Xấp xỉ 82,2% dân cư Hawaii sinh ra tại Hoa Kỳ và 15% người sinh ra ở nước ngoài là từ châu Á[7]. Hawaii là một trong hai tiểu bang mà người da trắng phi Hispanic không chiếm đa số, tiểu bang còn lại là New Mexico.
Tổ tiên
Tổ tiên | Tỷ lệ | Bài chính: |
---|---|---|
Người Philippines | 13,6% | Xem thêm Người Mỹ gốc Philippines |
Người Nhật | 12,6% | Xem thêm Người Mỹ gốc Nhật |
Người Polynesia | 9,0% | Xem thêm Người Hawaii bản địa |
Người Đức | 7,4% | Xem thêm Người Mỹ gốc Đức |
Người Ireland | 5,2% | Xem thêm Người Mỹ gốc Ireland |
Người Anh | 4,6% | Xem thêm Người Mỹ gốc Anh |
Người Bồ Đào Nha | 4,3% | Xem thêm Người Mỹ gốc Bồ Đào Nha |
Người Hoa | 4,1% | Xem thêm Người Mỹ gốc Hoa |
Người Hàn | 3,1% | Xem thêm Người Mỹ gốc Hàn |
Người Mexico | 2,9% | Xem thêm Người Mỹ gốc Mexico |
Người Puerto Rico | 2,8% | Xem thêm Người Mỹ gốc Puerto Rico |
Người Ý | 2,7% | Xem thêm Người Mỹ gốc Ý |
Người Phi | 2,4% | Xem thêm Người Mỹ gốc Phi |
Người Pháp | 1,7% | Xem thêm Người Mỹ gốc Pháp |
Người Scotland | 1,2% | Xem thêm Người Mỹ gốc Scotland |
Một phần lớn dân số Hawaii hiện nay có tổ tiên châu Á (đặc biệt là người Philippines, người Nhật, người Hoa). Nhiều người là hậu duệ của những người nhập cư được đưa đến để làm việc trong các đồn điền trồng mía đường vào những năm 1850 và sau này. 153 người Nhật đầu tiên nhập cư vào Hawaii vào ngày 19 tháng 6 năm 1868. Họ là những người nhập cư không "hợp pháp" theo chính quyền Nhật Bản bởi thỏa thuận được ký giữa những người lái buôn và Mạc Phủ Tokugawa, sau đó bị thay thế bởi chế độ của Minh Trị Thiên Hoàng. Người nhập cư Nhật Bản được phê chuẩn đầu tiên đến vào ngày 9 tháng 2 năm 1885 sau khi có đơn thỉnh cầu của Vua Kalākaua với Nhật Hoàng Minh Trị khi ông đến thăm Nhật Bản năm 1881.
Ngôn ngữ
Tiếng Anh
Theo thống kê năm 2000, 73,44% cư dân Hawaii 5 tuổi hoặc lớn hơn chỉ nói tiếng Anh tại nhà [9]. Còn theo thống kê năm 2008 của cuộc Điều tra Cộng đồng Hoa Kỳ, 74,6% cư dân Hawaii bằng hoặc trên 5 tuổi chỉ nói tiếng Anh ở nhà[7].Các ngôn ngữ thiểu số
Tiếng Tây Ban Nha đươc 2,6% cư dân Hawaii sử dụng, 1,6% thuộc về những ngôn ngữ khác thuộc Ngữ hệ Ấn-Âu; 21% nói các ngôn ngữ châu Á và 0,2% nói các ngôn ngữ khác tại nhàSau tiếng Anh, ngôn ngữ phổ biến thứ hai là tiếng Tagalog (là ngôn ngữ chính thức tại Philippines) (5,37%), tiếng Nhật (4,96%) và tiếng Ilokano (ngôn ngữ mẹ đẻ của phần lớn người Mỹ gốc Philippines) (4,05%), tiếng Hoa (1,92%), tiếng Hawaii (1,68%), tiếng Hàn (1,61%), tiếng Samoa (1,01%)[9]
Cách viết tên tiểu bang
Có một bất đồng gây chia rẽ về mặt chính trị đã nảy sinh khi Hiến pháp của Tiểu Bang Hawaii đưa tiếng Hawaii là ngôn ngữ chính thức thứ hai của tiểu bang là: cách viết chính xác tên của tiểu bang. Trong Đạo luật Công cộng Hawaii, Chính phủ liên bang công nhận Hawaii là tên chính thức của tiểu bang. Các văn bản, tiêu đề chính thức của chính quyền đều sử dụng cách viết này và không có ký hiệu của âm tắc hầu hay nguyên âm dài. Tương phản, vài thực thể tư nhân như báo chí địa phương, sử dụng ký hiệu nàyTiêu đề hiến pháp tiểu bang là "Hiến pháp của Tiểu bang Hawaii". Trong điều XV, mục 1 dùng "Bang Hawaii" và mục 5 chỉ rõ khẩu hiệu của tiểu bang là "Ua mau ke ea o ka aina i ka pono". Các dấu ‘okina và kahakō trong chính tả tiếng Hawaii không được sử dụng. Cuộc tranh luận tỏ ra ít được những người nói tiếng Anh bên ngoài Hawaii quan tâm.
Tôn giáo
Tông giáo tại Hawaii, só liệu dựa theo năm 200 như sau [10][11][12]- Ki-tô giáo: 351.000 (28,9%)
- Phật giáo: 110.000 (9%)
- Do Thái giáo: 10.000 (0,8%)
- Tôn giáo khác: 100.000 (10%)
- Không tham gia tổ chức tôn giáo": 650.000 (51,1%)
"Không tham gia tổ chức tôn giáo" đề cập tới những người không thuộc về một giáo phái nào, nhóm này gồm những người theo thuyết bất khả tri, vô thần, chủ nghĩa nhân văn hay không tín ngưỡng.
Kinh tế
Lịch sử Hawaii có các ngành kinh tế chủ yếu: gỗ đàn hương (sandalwood)[14], săn cá voi[15], sản xuất đường, dứa, quân đội, du lịch và giáo dục. Từ khi có quy chế tiểu bang năm 1959, du lịch đã trở thành ngành kinh tế lớn nhất, đống góp 24,3% Tổng sản phẩm Bang (GSP). Vào năm 1997, mặc dù vậy bang đang cố gắng đa dạng hóa nền kinh tế. Tổng thu nhập toàn tiểu bang năm 2003 là 47 tỷ đôla Mỹ, thu nhập bình quân đầu người là 30.441 đôla.Các mặt hàng xuất khẩu chính của Hawaii là thực phẩm và quần áo. Các ngành công nghiệp này có vai trò không đáng kể trong kinh tế Hawaii, tuy nhiên, khoảng cách xa xôi đã ảnh hưởng đáng kể đến lợi thế cạnh tranh của tiểu bang. Các mặt hàng thực phẩm chính của tiểu bang gồm cà phê, quả hạch, dứa, thú nuôi và đường. Giá trị ngành nông nghiệp năm 2002 theo Sở Thống kê Nông nghiệp Hawaii là 370,9 triệu đô la Mỹ, sản xuất dứa là 100,6 triệu đô la và sản xuất đường là 64,3 triệu đô la.
Hawaii có mức thuế khá cao. Năm 2003, cư dân Hawaii có mức thuế đầu người là 2.838 đô la Mỹ. Điều này một phần vì giáo dục, chăm sóc y tế và các dịch vụ xã hội đều được tiểu bang cung ứng, một điều không có ở các bang khác. Năm 2010, tỷ lệ triệu phú của tiểu bang cao thứ 1 trong cả nước.
Hàng triệu du khách mang đến thu nhập cho tiểu bang khi trả thuế thông thường khi mua sắm cũng như thuế phòng khách sạn. Tuy nhiên các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cho rằng thuế của tiểu bang quá cao, góp phần làm cho giá cả cao hơn và môi trường kinh doanh không thuận lợi[16]. Hawaii là một trong số ít các tiểu bang kiểm soát giá xăng dầu. Kể từ khi lợi nhuận của công ty dầu tại Hawaii được so sánh với Hoa Kỳ lục địa được khảo sát, luật trói buộc giá xăng dầu địa phương ngang bằng với lục địa. Vào tháng 1 năm 2010, tỷ lệ thất nghiệp toàn bang là 6,9%[17].
Văn hóa
Văn hóa bản địa Hawaii là của người Polynesia. Hawaii được coi là cực bắc của tam giác Polynesia ở phía nam và trung tâm Thái Bình Dương. Trong khi văn hóa bản địa Hawaii chỉ còn là vết tích trong xã hội Hawaii hiện đại, nhiều nghi lễ và phong tục truyền thống diễn ra khắp trên quần đảo. Một số thậm chí tác động trên toàn Hoa Kỳ như sự phổ biến của luau (bữa tiệc kiểu Hawaii) và vũ điệu hula.Hawaii có nhiều sự kiện mang tính văn hóa. Lễ hội Quốc vương Merrie là một cuộc cạnh tranh ngôi vị quán quân điệu nhảy Hula quốc tế [18]. Bang cũng là nơi tổ chức Liên hoan Phim Quốc tế Hawaii, liên hoan phim hàng đầu của khu vực vành đai Thái Bình Dương[19].
Y tế
Năm 2009, 92% cư dân Hawaii có bảo hiểm y tế. Dưới tác dụng của các kế hoạch tiểu bang, các doanh nghiệp phải cung cấp bảo hiểm cho người lao động làm việc trên 20 tiếng mỗi tuần. Quy định này khiến cho lương của người lao động bị giảm xuống. Do được tiêm phòng bệnh nhiều, người Hawaii ít khi phải tới bệnh viện hơn các bang khác của Hoa Kỳ trong khi viện phí về căn bản là thấp hơn. Với thành tích này, những đề xuất về một hệ thống bảo hiểm y tế phổ quát tại nhiều nơi của Hoa Kỳ nhiều khi sử dụng Hawaii như một hình mẫu để đề nghị các kế hoạch chăm sóc sức khỏe liên bang cũng như tiểu bang. Tuy nhiên những người chỉ trích cho rằng sự thành công của Hawaii có phần đóng góp của khí hậu yên bình và tình trạng biệt lập nên có ít dịch bệnh, nền kinh tế Hawaii phụ thuộc vào du lịch và các doanh nghiệp cũng không hài lòng với việc chi trả bảo hiểm hiện nay tại tiểu bang[20]Giáo dục
Những người tốt nghiệp phổ thông ở Hawaii thường lập tức tham gia vào thị trường lao động, một số chuyển đến các trường đại học và cao đẳng tại Hoa Kỳ lục địa, phần còn lại theo học tại các cơ sở giáo dục bậc cao hơn tại Hawaii.Lớn nhất là hệ thống của Đại học Hawaii, bao gồm các cơ sở tại Manoa và 2 khu trường sở tại Hilo và Tây Oahu; ngoài ra còn có 7 trường cao đẳng tại tiểu bang. Các trường đại họch tư nhân bao gồm Brigham Young University–Hawaii, Chaminade University of Honolulu, Hawaii Pacific University, hay University of the Nations.
Giao thông
Một hệ thống xa lộ tiểu bang được xây dựng quanh các đảo chính. Chỉ có Oahu là có quốc lộ liên bang, và là khu vực duy nhất bên ngoài 48 tiểu bang liền kề nhau có ký hiệu của đường quốc lộ giữa các tiểu bang. Việc đi lại có thể chậm chạp vì các con đường thường quanh co và hẹp, còn đường ở các thành phố khá đông đúc. Mỗi đảo có một hệ thống xe bus công cộng riêng.Các chuyến bay thương mại phục vụ việc đi lại tới lục địa cũng như giữa các đảo với nhau. Hawaiian Airlines, Mokulele Airlines và go! Sử dụng các máy bay phản lực ở các sân bay lớn tại Honolulu, Lihue, Kahului, Kona và Hilo, trong khi Island Air và Pacific Wings dùng các máy bay nhỏ hơn. Các hãng hàng không này cũng cung cấp dịch vụ vận chuyển giữa các đảo.
Norwegian Cruise Lines cung cấp dịch vụ du lịch bằng thuyền giữa các đảo. Hawaii Superferry có kế hoạch kết nối giữa Oahu và các đảo khác.
Chú thích
- ^ http://libweb.hawaii.edu/digicoll/annexation/petition/pet820.html
- ^ Schamel, Wynell, và Charles E. Schamel, 1999
- ^ http://www.alohaquest.com/archive/treaty_annexation_1897.htm
- ^ http://www.archives.gov/education/lessons/hawaii-petition
- ^ “Resident Population Data - 2010 Census”. 2010.census.gov. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2011.
- ^ Average life expectancy at birth by state
- ^ a ă â b American FactFinder, United States Census Bureau. "Hawaii – ACS Demographic and Housing Estimates: 2008"
- ^ [1]
- ^ a ă Language Map Data Center
- ^ State of Hawaii Data Book 2000, Section 1 Population, Table 1.47
- ^ Glenmary Research Center
- ^ Honolulu Advertiser
- ^ "Glenmary Research Center"
- ^ Hawaii sandalwood trade
- ^ Whaling in Hawaii
- ^ Honolulu Star-Bulletin Hawaii News
- ^ Area Unemployment Statistics
- ^ "Merrie Monarch Festival 2005 | The Honolulu Advertiser | Hawaii's Newspaper"
- ^ [2]
- ^ ""Hawaii Health Care Is Called a Model for U.S.""
Liên kết ngoài
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và phương tiện truyền tải về Hawaiʻi |
Wikisource có văn bản gốc Anh ngữ liên quan với bài: |
- Trang chủ của chính phủ tiểu bang (tiếng Anh)
- Phòng Du lịch và Hội chợ Hawaiʻi (tiếng Anh, Hoa, Nhật, Hàn, Tây Ban Nha, Đức)
|
|
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
Trở về trang chính
Hoàng Kim, hoangkim, hoangkimvietnam, Ngọc Phương Nam, Chào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, VietnamAfricaCassavaRice, Khát khao xanh, Dayvahoc,Học mỗi ngày, Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống, Thơ cho con
No comments:
Post a Comment