Vu-lan
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(đổi hướng từ Lễ Vu Lan)
Vu-lan | |
---|---|
Lễ Vu-lan tại chùa Quảng Hóa, Bắc Kinh |
|
Cử hành bởi | Phật tử, Đạo giáo |
Ngày | Sáng 15 tháng 7 Âm lịch |
Năm 2013 | 20 tháng 8 |
Năm 2014 | 10 tháng 8 |
Từ nguyên
Vu-lan (chữ Hán: 盂蘭; sa. ullambana) là từ viết tắt của Vu-lan-bồn (盂蘭盆), cũng được gọi là Ô-lam-bà-noa (烏藍婆拏), là cách phiên âm Phạn-Hán từ danh từ ullambana. Ullambana có gốc từ động từ ud-√lamb, nghĩa là "treo (ngược) lên". Thế nên các đại sư Trung Quốc cũng dùng từ Đảo huyền (倒懸), "treo ngược lên" cho từ Vu-lan, hoặc dùng từ Giải đảo huyền(解倒懸) là dịch ý theo mục đích của Kinh Vu-lan-bồn. Thật ra, từ Giải đảo huyền được các đại sư Trung Quốc lấy ý từ câu: Dân chi duyệt chi do giải đảo huyền dã trong Mạnh Tử, chương 3 Công Tôn Sửu Thượng. Chỉ sự giải thoát cho những kẻ khổ sở tột cùng ở cảnh giới Địa ngục[1].Sự tích
Xuất phát từ sự tích về Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu mẹ của mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ. Vu Lan là ngày lễ hằng năm để tưởng nhớ công ơn cha mẹ (và tổ tiên nói chung) - cha mẹ của kiếp này và của các kiếp trước[1].Theo kinh Vu Lan thì ngày xưa, Mục Kiền Liên đã tu luyện thành công nhiều phép thần thông. Mẫu thân ông là bà Thanh Đề đã qua đời, ông tưởng nhớ và muốn biết bây giờ mẹ như thế nào nên dùng mắt phép nhìn khắp trời đất để tìm[1]. Thấy mẹ mình, vì gây nhiều nghiệp ác nên phải sanh làm ngạ quỷ, bị đói khát hành hạ khổ sở, ông đã đem cơm xuống tận cõi quỷ để dâng mẹ. Tuy nhiên do đói ăn lâu ngày nên mẹ của ông khi ăn đã dùng một tay che bát cơm của mình đi không cho các cô hồn khác đến tranh cướp, vì vậy khi thức ăn đưa lên miệng đã hóa thành lửa đỏ[1].
Mục Liên quay về tìm Phật để hỏi cách cứu mẹ, Phật dạy rằng: "Dù ông thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ ông đâu. Chỉ có một cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được. Ngày rằm tháng bảy là ngày thích hợp để cung thỉnh chư tăng, hãy sắm sửa lễ cúng vào ngày đó".
Làm theo lời Phật, mẹ của Mục Liên đã được giải thoát. Phật cũng dạy rằng: chúng sanh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng theo cách này (Vu-Lan-Bồn Pháp). Từ đó, ngày lễ Vu-lan ra đời[1].
Truyền thống lễ nghi
Trong một số nước Á Đông, ngày lễ này thường được tổ chức vào ngày 15 tháng 7 (Âm lịch), để tỏ hiếu với cha mẹ, ông bà và cũng để giúp đỡ những linh hồn đói khát.Tại Nhật Bản ngày lễ này được tổ chức vào ngày 15 tháng 7 dương lịch, gọi là Obon (お盆?) hay là Bon (盆?), thường kéo dài 3 ngày. Vào những ngày này, người Nhật thường có hỏa thiêu lễ vật và vào đêm cuối, Tōrōnagashi (灯籠流し), thả những chiếc đèn nổi trên sông để hướng dẫn linh hồn người quá cố. Theo truyền thống, kết hợp với một lễ hội múa dân gian, mỗi địa phương có sự tổ chức khác nhau.[2][3][4] Để tỏ những ước nguyện của mình, người ta viết ước nguyện rồi treo vào cây trúc với mong ước điều ước đó sẽ trở thành hiện thực.
Tại Việt Nam, việc cúng Rằm tháng Bảy bao giờ cũng phải cúng ở chùa (thờ Phật) trước, rồi mới đến cúng tại gia[5]. Lễ này thường được làm vào ban ngày, tránh làm vào ban đêm, khi Mặt Trời đã lặn[5][6].
Vào ngày này, mọi gia đình đều cúng hai mâm: cúng tổ tiên tại bàn thờ tổ tiên và cúng chúng sinh (cúng thí thực hay cúng cô hồn) ở sân trước nhà hoặc trên vỉa hè (nếu đường rộng), thời gian cúng có thể là vào buổi sáng, trưa hoặc chiều[5].
Trên mâm cúng tổ tiên, gia đình bày đặt một mâm cỗ mặn, tiền vàng và cả những vật dụng dành cho người cõi Âm làm bằng giấy tượng trưng từ những vật truyền thống (giống như đồ thật) như quần áo[7][8], giày dép, áo bào, cung điện, ngựa, các vật dụng trang sức...[8], mũ kepi, người giúp việc [9]... đến những vật hiện đại: nhà cao tầng, xe ô tô, xe máy, điện thoại...[7][8][10] để cho người cõi Âm có được một cuộc sống tiện nghi giống như người Dương trần.[6] Những đồ lễ đó thường được làm tại các cơ sở sản xuất (nổi tiếng là khu phố vàng mã ở chợ lớn TP.HCM" được vận chuyển đi khắp các tỉnh thành[8][10].
Trên mâm cúng chúng sinh thì lễ vật gồm có: quần áo chúng sinh với nhiều màu sắc (xanh lam, xanh lá mạ, vàng, hồng...), các loại bỏng ngô, chè lam, kẹo vừng, kẹo dồi, bánh quế, cháo, tiền vàng, cốc nước lã hoặc rượu (có thể thêm nước ngọt, bia nếu có điều kiện), cốc gạo trộn lẫn với muối (cốc này sẽ được rắc ra vỉa hè hoặc sân nhà về bốn phương tám hướng sau khi cúng xong), ngô, khoai lang luộc, cháo hoa... và những lễ vật khác dành cho những cô hồn, ma đói không nơi nương tựa. ở chùa khi cúng chúng sinh xong người ta thường gọi những đứa trẻ xung quanh đến rồi cho chúng cùng nhảy vào tranh cướp những vật cúng: như bỏng, oản...Tượng trưng cho những cô hồn...[6]
Tại các chùa và hội đoàn Việt Nam, vào ngày lễ Vu Lan thường có nghi thức "bông hồng cài áo", là cài bông hồng cho những ai còn mẹ và bông trắng cho những ai mất mẹ, nhắc nhở về lòng hiếu thảo và tình người. Nghi thức này được giới thiệu trước tiên đến người Việt miền Nam từ một cuốn sách cùng tên của thiền sư Nhất Hạnh viết năm 1962.[11]
Xem thêm
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và phương tiện truyền tải về Vu-lan |
Tham khảo
- ^ a ă â b c An Chi. “Cúng Rằm tháng Bảy - Tết Trung Nguyên - Lễ Vu Lan báo hiếu”. Lamkieu.com.vn. Đông Y Gia truyền Lam Kiều. Truy cập 11 tháng 8 năm 2011.
- ^ Bon A-B-C, 2002, Bonodori.net, Japan, http://www.bonodori.net/E/sekai/bonabc3.html
- ^ What is Obon, 1998, Shingon Buddhist International Institute, California, http://www.shingon.org/library/archive/Obon.html
- ^ Obon: Japanese festival of the dead, 2000, Asia Society, http://www.asiasource.org/news/at_mp_02.cfm?newsid=27391
- ^ a ă â Hà Dương. “Lễ Vu Lan nên cúng vào ban ngày”. Giadinh.net. Báo Hà Nội mới. Truy cập 8 tháng 8 năm 2011.
- ^ a ă â Thích Minh Trí. “Cách cúng rằm tháng bảy tại nhà”. hoalinhthoai.com. Hoa Linh Thoại. Truy cập 7 tháng 6 năm 2010.
- ^ a ă “'Thời trang' cho người cõi âm”. Vnexpress.net. Báo Điện tử VnExpress. Truy cập 10 tháng 8 năm 2011.
- ^ a ă â b Khánh Huyền. “Làng Đông Hồ vào mùa Vu Lan”. Vnexpress.net. Báo Điện tử VnExpress. Truy cập 5 tháng 8 năm 2011.
- ^ La Hoàn. “'Đốt' cả ôsin phục vụ bố mẹ dưới cõi âm”. vietnamnet.vn. Báo Điện tử VietNamNet. Truy cập 11 tháng 8 năm 2011.
- ^ a ă “Về thăm Đông Hồ trước lễ Vu Lan”. Vov.vn. Đài tiếng nói Việt Nam. Truy cập 10 tháng 8 năm 2011.
- ^ Nguồn gốc lễ Vu Lan và nghi thức Bông hồng cài áo, Chúng Ta, 9/8/2014
Bảng các chữ viết tắt |
---|
bo.: Bod skad བོད་སྐད་, tiếng Tây Tạng | ja.: 日本語 tiếng Nhật | ko.: 한국어, tiếng Triều Tiên | pi.: Pāli, tiếng Pali | sa.: Sanskrit संस्कृतम्, tiếng Phạn | zh.: 中文 chữ Hán |
|
Diesel sinh học
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
|
Bài viết hoặc đoạn này cần thêm chú thích nguồn gốc để có thể kiểm chứng thông tin. Những nội dung không có nguồn có thể bị đặt vấn đề và xóa bỏ. Mời bạn bổ sung chú thích từ các nguồn đáng tin cậy để giúp cải thiện bài viết. |
Để kỷ niệm ngày 10 tháng 8 năm 1893, ngày chiếc động cơ Diesel do Rudolf Diesel phát triển tại Ausburg tự chạy lần đầu tiên, ngày 10 tháng 8 là ngày Diesel sinh học Quốc tế (International Biodiesel Day).
Mục lục
Sản xuất
Để sản xuất diesel sinh học người ta pha khoảng 10% mêtanol vào dầu thực vật và dùng nhiều chất xúc tác khác nhau (đặc biệt là hiđrôxít kali, hiđrôxít natri và các ancolat). Ở áp suất thông thường và nhiệt độ vào khoảng 60 °C liên kết este của glyxêrin trong dầu thực vật bị phá hủy và các axít béo sẽ được este hóa với mêtanol. Chất glyxêrin hình thành phải được tách ra khỏi dầu diesel sinh học sau đấy.Thông qua việc chuyển đổi este này dầu diesel sinh học có độ nhớt ít hơn dầu thực vật rất nhiều và có thể được dùng làm nhiên liệu thay thế cho dầu diesel mà không cần phải cải biến động cơ để phù hợp.
Chữ đầu tự dùng cho tất cả các methyl este từ dầu thực vật theo DIN EN 14214 là PME (có giá trị toàn châu Âu từ 2004).
Tùy theo loại của nguyên liệu cơ bản người ta còn chia ra thành:
- RME: Mêthyl este của cây cải dầu (Brassica napus) theo DIN EN 14214 (có giá trị toàn châu Âu từ 2004)
- SME: Mêthyl este của dầu cây đậu nành hay dầu cây hướng dương.
- PME: Mêthyl este của dầu dừa hay dầu hạt cau.
Các vấn đề khi chuyển sang dùng diesel sinh học
Khi muốn chuyển sang sử dụng diesel sinh học thì chính sách thông tin của nhà sản xuất xe có thể trở thành một vấn đề lớn. Thường thì chỉ sau khi tốn nhiều thời gian kiên trì đặt câu hỏi người ta mới nhận được thông tin về việc là liệu một kiểu xe nhất định đã được cho phép dùng diesel sinh học hay không và mặc dù là diesel sinh học đã có trên thị trường từ 10 năm nay nhưng phần lớn các ô tô được sản xuất hằng loạt đều không thích nghi với diesel sinh học.Khi dùng nhiên liệu diesel sinh học cho một xe cơ giới không thích nghi với PME, diesel sinh học sẽ phá hủy các ống dẫn nhiên liệu và các vòng đệm bằng cao su. Nguyên nhân là do diesel sinh học có tính chất hóa học của một chất làm mềm, chất cũng có trong các ống dẫn nhiên liệu và vòng đệm bằng cao su. Diesel sinh học sẽ thay thế các chất làm mềm trong các ống và vòng đệm này, vật liệu lúc đầu sẽ phồng lên, lúc này nếu dùng dầu diesel có nguồn gốc từ dầu mỏ thì dầu diesel này sẽ rửa sạch diesel sinh học. Không có chất làm mềm vật liệu sẽ cứng và bị thẩm thấu nước.
Một vấn đề khác là việc nhiên liệu đi vào nhớt động cơ tại các động cơ Diesel có bộ phun nhiên liệu trực tiếp. Vấn đề này thường xảy ra trong thời gian vận hành khi động cơ được vận hành có những thời gian chạy không tải lâu dài. Lượng nhiên liệu phun càng ít thì chất lượng phân tán của miệng phun càng giảm và vì thế có xu hướng hình thành những giọt nhiên liệu không cháy bám vào thành của xi lanh nhiều hơn và sau đó là đi vào hệ thống tuần hoàn bôi trơn. Tại đây độ bền hóa học kém của RME là một nhược điểm: RME bị phân hủy dần trong hệ tuần hoàn bôi trơn vì nhiệt độ cao tại đây, dẫn đến các chất cặn thể rắn hay ở dạng keo. Vấn đề này và tính bôi trơn kém đi của nhớt động cơ khi có nồng độ nhiên liệu cao có thể dẫn đến việc động cơ bị hao mòn nhiều hơn, vì thế mà người ta khuyên là khi vận hành bằng PME nên rút ngắn thời kỳ thay nhớt.
Một ưu điểm của PME có thể lại trở thành nhược điểm khi được sử dụng thực tế ở các loại xe cơ giới: dễ bị phân hủy bằng sinh học và đi cùng là không bền lâu. Ô xi hóa và nước tích tụ sẽ làm xấu đi các tính chất của PME sau một thời gian tồn trữ. Vì thế mà PME thường ít được khuyên dùng cho các xe ít được vận hành.
Ngoài ra thì vì việc đốt cháy khác nhau nên các động cơ mới không được chứng nhận là thích nghi với PME có thể có vấn đề với các bộ phận điện tử của động cơ, những thiết bị mà đã được điều chỉnh để dùng với diesel thông thường. Đặc biệt là những xe cơ giới được trang bị bộ lọc muội than trong khí thải thường hay có vấn đề vì những hệ thống này đã được điều chỉnh trước để tăng lượng nhiên liệu phun sau mỗi 500 đến 1.000 km nhằm đốt các hạt muội than trong bộ lọc. Điều tốt và có lý nếu dùng diesel thông thường này lại trở thành điều xấu khi dùng diesel sinh học: nếu sử dụng diesel sinh học thì việc tăng lượng nhiên liệu phun sẽ làm loãng nhớt động cơ. Nếu sử dụng thuần túy diesel sinh học thì việc đốt các hạt muội than trong bộ lọc trở thành không cần thiết nữa. Vì thế trong tương lai sẽ có những thiết bị cảm biến nhiên liệu dùng để nhận biết chất lượng của nhiên liệu. Lượng và thời điểm phun nhiên liệu đều có thể được tối ưu hóa.
Kinh nghiệm trong lãnh vực xe chuyên chở cho thấy là việc sử dụng diesel sinh học nhiều năm có thể dẫn đến hư hỏng bơm nhiên liệu, đặc biệt là ở những động cơ có bộ phận bơm–phun nhiên liệu trực tiếp. Xe này tuy đã được cho phép vận hành với diesel sinh học nhưng nhà sản xuất bộ phận bơm phun (Bosch AG) thì lại không cho phép công khai dùng với RME. Người ta nói là vì phân tử RME có độ lớn khác với diesel thông thường và các phân tử RME trong các kênh dẫn tinh vi không có khả năng bôi trơn đầy đủ ở áp suất cao và vì thế là nguyên nhân dẫn đến hao mòn nhanh hơn.
Nguyên liệu cây cải dầu
Sản xuất diesel sinh học từ cây cải dầu
Với điều kiện ở châu Âu thì cây cải dầu (Brassica napus) với lượng dầu từ 40% đến 50% là cây thích hợp để dùng làm nguyên liệu sản xuất diesel sinh học. Dầu được ép ra từ cây cải dầu, phần còn lại được dùng trong công nghiệp sản xuất thức ăn cho gia súc. Trong một phản ứng hóa học đơn giản giữa dầu cải và mêtanol có sự hiện diện của một chất xúc tác, glyxêrin và mêtanol trao đổi vị trí cho nhau, tạo thành methyl este của axít béo và glyxêrin.Ưu và nhược điểm đối với môi trường
Quy trình sản xuất không có chất thải vì tất cả các sản phẩm phụ đều có thể được tiếp tục sử dụng. Bã cây cải dầu được dùng làm thức ăn gia súc và glyxêrin có thể được tiếp tục dùng trong công nghiệp hóa (thí dụ như trong mỹ phẩm).Thế nhưng cây cải dầu phải được trồng luân canh, tức là chỉ có thể trồng cây cải dầu trên cùng một cánh đồng từ 3 đến 5 năm một lần. Vì nguyên nhân này mà việc tiếp tục tăng sản xuất cải dầu là một việc khó khăn.
Một hạn chế khác là diện tích canh tác. Hiện nay (2006) ở Đức có hơn 1,2 triệu hecta, tức 1/10 diện tích canh tác nông nghiệp, được dùng để trồng cây cải dầu. Theo nhiều chuyên gia, việc mở rộng diện tích canh tác lên khoảng 1,5 triệu hecta là điều không thể. Do đó, tối đa nước Đức chỉ có thể sản xuất được vào khoảng 2 triệu tấn diesel sinh học. Trong khi đó nhu cầu dầu mỏ hiện nay của nước Đức là vào khoảng 130 triệu tấn hằng năm.
Ngoài ra, việc sản xuất diesel sinh học từ cây cải dầu cần dùng rất nhiều năng lượng cho phân bón và xử lý tiếp theo và vì thế tiêu hủy một phần lớn tiềm năng tiết kiệm năng lượng.
Tiềm năng thị trường của diesel sinh học
Diesel sinh học được tạo thành từ một phản ứng hóa học rất đơn giản. Diesel sinh học có nhiều ưu điểm đối với môi trường so với diesel thông thường: Diesel sinh học từ cây cải dầu phát sinh khí thải ít hơn rất nhiều so với nhiên liệu hóa thạch. Bụi trong khí thải được giảm một nửa, các hợp chất hyđrocacbon được giảm thiểu đến 40%. Diesel sinh học gần như không chứa đựng lưu huỳnh, không độc và có thể được dễ dàng phân hủy bằng sinh học. Diesel sinh học hiện nay được coi là một trong những nhiên liệu thân thiện với môi trường nhất trên thị trường. Mặc dầu hiện nay có thể mua diesel sinh học tại rất nhiều trạm xăng (riêng tại Đức là 1.900 trạm) nhưng diesel sinh học chưa được người tiêu dùng sử dụng nhiều do có nhiều nguyên nhân: Nhiều người tiêu dùng không tin tưởng vào loại nhiên liệu mới này vì không tưởng tượng được là có thể lái xe dùng một nhiên liệu hoàn toàn từ thực vật. Một vấn đề khác là rất nhiều người không biết chắc chắn là liệu ô tô của họ có thể sử dụng được diesel sinh học hay không.Thiếu thông tin cho người tiêu dùng và các câu hỏi về hư hỏng sau này do diesel sinh học gây ra có thể là những vấn đề lớn nhất cho việc chấp nhận rộng rãi việc dùng diesel sinh học. Tại châu Âu đã nhiều lần có ý kiến cho là nên pha thêm vào nhiên liệu diesel thông thường khoảng từ 3% đến 5% diesel sinh học vì phần diesel sinh học này được coi là không có hại ngay cả cho những xe cơ giới chưa được trang bị thích hợp. Ở Pháp việc này đã được thực hiện từ lâu: Diesel thông thường được pha trộn thêm lượng diesel sinh học mà nông nghiệp nước Pháp có khả năng sản xuất. Tại Pháp chất lượng diesel thông thường có thành phần diesel sinh học là 5%, tránh được các nhược điểm kỹ thuật.
Từ đầu năm 2004 các trạm xăng ARAL và Shell ở Đức đã bắt đầu thực hiện chỉ thị 2003/30/EC của EU mà theo đó từ ngày 31 tháng 12 năm 2005 ít nhất là 2% và cho đến 31 tháng 12 năm 2010 ít nhất là 5,75% các nhiên liệu dùng để chuyên chở phải có nguồn gốc tái tạo.
Tại Áo một phần của chỉ thị của EU đã được thực hiện sớm hơn và từ ngày 1 tháng 11 năm 2005 chỉ còn có dầu diesel với 5% có nguồn gốc sinh học là được phép bán.
Các lựa chọn khác
Ngoài ra cũng cần phải nhắc đến các lựa chọn thích hợp khác cho diesel sinh học. Người ta cũng có thể sử dụng nhiên liệu dầu thực vật trực tiếp không cần phải chuyển đổi este. Tùy theo loại động cơ mà phải thay đổi một số thông số cho động cơ Diesel để điều chỉnh thích ứng với các tính chất vật lý khác đi.Trong tương lai sẽ còn có nhiên liệu sinh khối lỏng (tiếng Anh: Biomass to Liquids) thay vì là dầu thực vật sẽ sử dụng toàn bộ khối lượng của cây như là nguồn cung cấp năng lượng. Các thử nghiệm đầu tiên với nhiên liệu sinh học tổng hợp này đã được tiến hành từ tháng 4 năm 2003 tại Đức. Loại nhiên liệu này, gọi là SunDiesel, được sản xuất từ gỗ và các loại sinh khối khác.
Đọc thêm
Tham khảo
- Sven Geitmann: Erneuerbare Energien und alternative Kraftstoffe (Năng lượng tái tạo và nhiên liệu lựa chọn khác), Hydrogeit Verlag, 2. Aufl., Jan.
- Spiegel special 5/2006
Liên kết ngoài
- Học cách sản xuất diesel sinh học - Một hướng dẫn tập thể về diesel sinh học (tiếng Anh)
- Quá trình biến đổi – transeste hóa dầu thực vật thành biodiesel có sự trợ giúp của siêu âm
- U.S. National Biodiesel Board (NBB) (tiếng Anh)
|
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và phương tiện truyền tải về Diesel sinh học |
Ecuador
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cộng hoà Ecuador | |||||
---|---|---|---|---|---|
República del Ecuador (tiếng Tây Ban Nha) | |||||
|
|||||
Khẩu hiệu | |||||
Dios, patria y libertad (tiếng Tây Ban Nha: Chúa, Tổ quốc và tự do) |
|||||
Quốc ca | |||||
Chúng con chào Người, ôi Tổ quốc ! (tiếng Tây Ban Nha: ¡ Salve, oh patria !) |
|||||
Tổng thống Phó tổng thống |
Rafael Correa Lenin Moreno |
||||
Ngôn ngữ chính thức | tiếng Tây Ban Nha | ||||
Thủ đô | Quito |
||||
Thành phố lớn nhất | Guayaquil | ||||
Địa lý | |||||
Diện tích | 199.235 km² (hạng 71) | ||||
Diện tích nước | 8,8% % | ||||
Múi giờ | UTC-5; UTC -6 (đảo Galápagos) | ||||
Lịch sử | |||||
Ngày thành lập | 24 tháng 5 năm 1822 (Quốc khánh 10 tháng 8 năm 1809[1]) | ||||
Dân cư | |||||
Dân số ước lượng (2005) | 13.363.593 người (hạng 62) | ||||
Mật độ | 47 người/km² (hạng 124) | ||||
Kinh tế | |||||
GDP (PPP) (2005) | Tổng số: 67 tỷ đô la Mỹ | ||||
HDI (2003) | 0,759 trung bình (hạng 82) | ||||
Đơn vị tiền tệ | đô la Mỹ (USD ) |
||||
Thông tin khác | |||||
Tên miền Internet | .ec |
Mục lục
Lịch sử
Cuộc đọ sức Châu Âu tới Nhà nước độc lập
Những dân tộc bản xứ đã sống tại Ecuador từ lâu trước khi vùng này bị người Inca chinh phục. Thông qua các cuộc chiến tranh và những cuộc hôn nhân liên tục giữa các quốc gia khác nhau tại vùng thung lũng Interandean, vùng này đã trở thành một phần của Đế chế Inca. Atahualpa, một trong những con trai của hoàng đế Inca Huayna Capac, sinh tại Quito. Tuy nhiên, ông không được nối ngôi Đế chế bởi hoàng đế còn có một người con khác, Huascar, sinh tại Cusco, thủ đô Đế chế Inca. Vì thế, ngay khi Huayna Capac chết, đế chế bị chia làm hai: Atahualpa nhận phía bắc với thủ đô tại Quito, và Huascar ở phía nam với thủ đô tại Cusco. Chưa tới một tuần sau, những kẻ chinh phục Tây Ban Nha, dưới quyền chỉ huy của Francisco Pizarro, đã tới đế chế Inca đang bị chia rẽ bởi nội chiến. Atahualpa muốn đánh bại Huascar và cai trị cả đế chế Inca thống nhất.Tuy nhiên, người Tây Ban Nha với những ước vọng chinh phục đã xây dựng một pháo đài của họ tại Cajamarca, bắt Atahualpa trong Trận Cajamarca và giữ ông để đòi tiền chuộc. Một căn phòng đầy vàng và hai căn phòng đầy bạc là cái giá của ông. Trong khi bị bắt, Atahualpa đã dàn xếp vụ ám hại người anh/em cùng cha khác mẹ là Huascar tại Cusco. Việc này càng tạo điều kiện để những kẻ chinh phục Tây Ban Nha chiếm cả đế chế Inca. Dù bị bao vây bởi số lượng quân đông đảo hơn nhiều, người Tây Ban Nha đã hành quyết Atahualpa. Để phá vây ra khỏi pháo đài, người Tây Ban Nha đã sử dụng tất cả các loại súng họ có và mở cửa qua nhiều tầng người Inca đang hoang mang. Những năm sau đó những kẻ thực dân Tây Ban Nha trở thành tầng lớp cao cấp mới tập trung quyền lực trong tay vị Phó vương Peru và Nueva Granada.
Người dân bản xứ chết một phần mười vì bệnh dịch trong thập kỷ cai trị đầu tiên của Tây Ban Nha — khoảng thời gian khi những người bản xứ cũng bị bắt lao động trong hệ thống "encomienda" của những kẻ chủ đất Tây Ban Nha. Năm 1563, Quito trở thành nơi đóng trụ sở của một "audiencia" (quận hành chính) hoàng gia Tây Ban Nha và một phanà của vùng đất Phó vương Peru với thủ đô tại Lima.
Sau gần ba trăm năm thuộc địa Tây Ban Nha, Quito hầu như luôn có dân số khoảng mười ngàn người, và chính tại đây, trong Trận Pichincha năm that Ecuador đã gia nhập Cộng hòa Đại Colombia của Simón Bolívar, và chỉ trở thành một nước cộng hòa riêng biệt từ năm 1830.
Từ thời độc lập tới hiện tại
Thế kỷ mười chín được đánh dấu bởi tình trạng bất ổn, với sự thay đổi nhanh chóng của các cá nhân cầm quyền. Nhân vật bảo thủ Gabriel Garcia Moreno đã thống nhất đất nước trong những năm 1860 với sự hỗ trợ của Nhà thờ Cơ đốc giáo La Mã. Cuối thế kỷ mười chín, nhu cầu cocoa của thế giới khiến nền kinh tế trở nên gắn chặt với xuất khẩu hàng hóa và dẫn tới những phong trào di cư từ các cao nguyên xuống những khu vực nông nghiệp ở biên giới ven biển.Một cuộc cách mạng tự do bắt nguồn từ vùng ven biển nổ ra năm 1895 dưới sự chỉ huy của Eloy Alfaro khiến quyền lực của giới tăng lữ và các chủ đất bảo thủ thuộc vùng cao nguyên giảm sút, và phe tự do giữ quyền lực cho tới tận cuộc "Cách mạng Julia" quân sự năm 1925. Những năm 1930 và 1940 được đánh dấu bởi tình trạng bất ổn và các chính trị gia dân tuy, như vị Tổng thống năm lần cầm quyền José María Velasco Ibarra.
Quyền kiểm soát lãnh thổ lòng chảo Amazon đã dẫn tới tranh cãi kéo dài giữa Ecuador và Peru. Năm 1941, giữa lúc căng thẳng đang tăng cao giữa hai nước, chiến tranh bùng phát. Peru cho rằng sự hiện diện của quân đội Ecuador tại vùng lãnh thổ do Peru tuyên bố chủ quyền là hành động xâm lược, trong khi Ecuador cho rằng Peru đã xâm lược Ecuador. Tháng 7 năm 1941, quân đội được huy động. Peru có quân đội 11.681 người, đối đầu với đội quân có trang bị cũng như hậu cần kém cỏi của Ecuador với chỉ 5.300 lính, trong số đó chỉ hơn 1.300 người được triển khai tại các tỉnh phía nam đất nước. Tình trạng thù địch bùng phát ngày 5 tháng 7 năm 1941, khi các lực lượng Peru vượt qua sông Zarumilla ở nhiều điểm, thăm dò sức mạnh và địa điểm triển khai của quân biên phòng Ecuador. Cuối cùng ngày 23 tháng 7 năm 1941, quân Peru tung ra một cuộc tấn công lớn, vượt sông Zarumilla và tiến về phía tỉnh El Oro của Ecuador. Trong thời gian chiến tranh Peru chiếm quyền kiểm soát toàn bộ các lãnh thổ tranh chấp và chiếm tỉnh El Oro của Ecuador và một số vùng thuộc tỉnh Loja (khoảng 6% diện tích đất nước), yêu cầu chính phủ Ecuador phải từ bỏ các tuyên bố chủ quyền của họ. Hải quân Peru đã phong tỏa cảng Guayaquil, cắt những đường viện trợ cho quân đội Ecuador. Sau vài tuần chiến tranh, và dưới sức ép của Hoa Kỳ cũng như nhiều quốc gia Mỹ Ltainh khác, tất cả các hành động chiến tranh ngừng lại. Ecuador và Peru đã đạt được một thỏa thuận tại Rio Protocol, ký kết ngày 29 tháng 1 năm 1942, để tạo lập một liên minh thống nhất chống lại Phe Trục trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Vì đã giành chiến thắng, Peru được trao số lãnh thổ tranh chấp. Hai cuộc chiến khác, và một thỏa thuận hòa bình đã đạt được năm 1999, và sẽ chính thức chấm dứt tình trạng tranh chấp. Cả hai cuộc chiến đều không được tuyên bố. (Xem Vụ Paquisha và Chiến tranh Cenepa.)
Tình trạng giảm phát và náo động của dân chúng đã dẫn tới sự quay trở lại của nền chính trị dân túy và những cuộc can thiệp quân sự trong nước ở thập niên 1960, trong khi các công ty nước ngoài tìm kiếm và khai thác các nguồn tài nguyên dầu mỏ tại vùng Amazon của Ecuador. Năm 1972, việc xây dựng đường ống Andean, đưa dầu từ phía đông tới bờ biển hoàn thành, biến Ecuador trở thành nước xuất khẩu dầu mỏ lớn thứ hai Nam Mỹ. Cùng năm ấy, một hội đồng "cách mạng và quốc gia" đã lật đổ chính phủ, và nắm quyền đến tận năm 1979, khi những cuộc bầu cử được tổ chức theo hiến pháp mới. Jaime Roldós Aguilera được bầu làm Tổng thống, và ông cầm quyền đến ngày 24 tháng 5 năm 1981, khi thiệt mạng trong một vụ rơi máy bay. Tới năm 1982, chính phủ Osvaldo Hurtado phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng kinh tế, đặc trưng ở tỷ lệ lạm phát và thâm hụt ngân sách cao, đồng tiền mất giá nợ dịch vụ gia tăng, các ngành công nghiệp kém tính cạnh tranh, dấn tới sự bất ổn kinh niên.
Nhiều năm quản lý kém cỏi, bắt đầu từ việc xử lý sai lầm món nợ quốc gia trong thập niên 1970 của chính quyền quân sự, đã đưa đất nước tới tình trạng không thể quản lý. Tới giữa thập niên 1990, chính phủ Ecuador đã trở thành một nhánh hành pháp kém cỏi đấu tranh với nhau để làm hài lòng các tầng lớp cầm quyền, tìm đại diện bên trong nhánh lập pháp và tư pháp. Ba vị tổng thống được bầu dân chủ cuối cùng không thể cầm quyền trọn nhiệm kỳ của mình trong giai đoạn 1996-2006.
Sự nổi lên của những người bản xứ (chưa tới 2%) với tư cách nhóm cử tri năng động càng làm sự bất ổn dân chủ tăng thêm trong những năm gần đây. Dân chúng đã chán ngán với sự bất lực của chính phủ trong việc thực hiện những lời hứa về cải cách ruộng đất, hạ tỷ lệ thất nghiệm và tăng cường dịch vụ phúc lợi xã hội, và sự khai thác quá mức của tầng lớp thượng lưu chủ đất.
Sự bất náo động dân sự, cùng với những hành động gây bất ổn của cả phe thượng lưu và các phong trào cánh tả, đã dẫn tới sự xói mòn quyền lực của phe lập pháp. Các nhánh chính phủ trao cho tổng thống rất ít quyền hành, như vụ việc xảy ra tháng 4 năm 2005 khi Nghị viện Ecuador lật đổ Tổng thống Lucio Gutiérrez.
Phó tổng thống Alfredo Palacio lên thay và cầm quyền tới cuộc bầu cử tổng thống năm 2006, không ứng cử viên nào giành được thắng lợi quyết định và cuộc bầu cử vòng hai ngày 26 tháng 11 đã mang lại thắng lợi cho Rafael Correa trước Alvaro Noboa. Thắng lợi của ông (57% số phiếu hợp lệ) là thắng lợi với số phiếu cao nhất từ khi bắt đầu thời kỳ dân chủ tại quốc gia này năm 1979, sau Jaime Roldós (1979) và Sixto Durán Ballén (1992).[3]
Địa lý
- La Costa, hay khu vực ven biển, gồm các vùng đất thấp phía tây đất nước, gồm cả dải bờ biển Thái Bình Dương.
- La Sierra ("cao nguyên") là vành đai cao chạy từ phía bắc về phía nam dọc trung tâm đất nước, địa hình đồi núi của nó nổi bật nhất là dãy núi Andes.
- El Oriente ("phía đông") gồm các vùng rừng mưa nhiệt đới Amazon ở phía đông đất nước, chiếm gần một nửa tổng diện tích quốc gia, dù dân số chỉ chưa tới 5%.
- Región Insular là vùng gồm Quần đảo Galápagos, khoảng 1.000 kilômét (620 mi) phía tây lục địa trên Thái Bình Dương.
Các tỉnh và các Tổng
tổng và được chia nhỏ tiếp thành các xã (hay parroquias).
Kinh tế
Ngày 9 tháng 1 năm 2000, chính quyền của Tổng thống Jamil Mahuad thông báo dự định đưa đồng dollar Mỹ làm đồng tiền tệ chính thức của Ecuador để giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế đang diễn ra. Đồng dollar đã trở thành đồng tiền tệ chính thức từ ngày 10 tháng 9 năm 2000, khi đồng nội tệ được xác định tỷ lệ cố định với nó, như trường hợp Argentina từng làm, trên lý thuyết có nghĩa những lợi ích từ việc đúc tiền sẽ thuộc về nền kinh tế Mỹ. Những cuộc phản kháng sau đó liên quan tới những cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính khiến Mahuad phải rời bỏ chức vụ và sự thăng tiến của Phó tổng thống Gustavo Noboa.
Tuy nhiên, chính phủ Noboa đã xác nhận cam kết của họ về việc lấy hành động dollar hóa làm chính sách chủ chốt để khôi phục kinh tế. Chính phủ cũng tiến hành thương lượng với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), hoàn thành thỏa thuận hoãn nợ hai mươi tháng với quỹ này. Các chính sách khác gồm nỗ lực giảm thâm hụt thuế của chính phủ, tiến hành cải cách cơ cấu để tăng cường sức mạnh cho hệ thống ngân hàng và lấy lại khả năng tiếp cận các thị trường vốn tư nhân.
Nhờ giá dầu mỏ tăng cao, kinh tế Ecuador đã bắt đầu phục hồi trong năm 2000, với mức tăng trưởng GDP 1.9%. Tuy nhiên, ước tính 70% dân số vẫn sống dưới mức nghèo khổ trong năm 2000, gần gấp hai năm 1995.
Nhân khẩu
Có một cộng đồng người Ecuador sống ở nước ngoài khá lớn tại Tây Ban Nha và Italia, cũng như trên khắp Châu Âu, Hoa Kỳ, Canada và Nhật Bản. Ước tính [cần dẫn nguồn] 700.000 người đã rời khỏi Ecuador sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1999, và tổng cộng số người Ecuador sống ở nước ngoài khoảng 2.5 triệu.
Vùng rừng nhiệt đới ở phía đông dải núi non là nơi còn thưa thớt dân cư và chỉ chiếm khoảng 3% dân số.
Hệ thống giáo dục công cộng miễn phí và bắt buộc, và độ tuổi bắt buộc tới trường từ năm tới mười bốn. Tuy nhiên, Bộ giáo dục đã báo cáo rằng chỉ 76% trẻ em hoàn thành sáu năm học. Tại các vùng nông thôn, chỉ 10% trẻ em học lên các cấp cao hơn. Những thống kê của bộ này cho thấy con số năm học trung bình là 6.7. Ecuador có sáu mốt trường Đại học, nhiều trường trong số đó hiện cấp bằng học tiếp lên trên (graduate degree), dù chỉ 87% số khoa tại các trường đại học nhà nước có cấp bằng này. 300 Viện Cao học hiện cung cấp các khóa học nghề sau cấp ba hay huấn luyện kỹ thuật kéo dài ba năm.
Tôn giáo
Xấp xỉ 68% người dân Ecuador là tín đồ Cơ đốc giáo La mã. [1] Đa số dân chúng thường thực hiện các hoạt động tôn giáo và thường xuyên tham gia lễ Mixa. Tại những vùng nông thôn Ecuador, các đức tin bản xứ và Thiên chúa giáo thỉnh thoảng hợp nhất lẫn nhau. Số lượng người tự cho mình là tín đồ Thanh giáo ngày càng tăng.Đa số các lễ hội và những cuộc diễu hành hàng năm dựa trên những ngày lễ tôn giáo. Trong những năm gần đây, Giáng sinh ngày càng trở nên Châu Mỹ hoá, số lượng nhà trang trí các đồ Nôel và đèn màu gia tăng[cần dẫn nguồn].
Có một cộng đồng Hồi giáo nhỏ với số lượng vài ngàn người. Cộng đồng Do Thái chỉ có hơn một ngàn người và chủ yếu có nguồn gốc Đức và Italia. Cũng có một số người Sephardic Jews (Judeo-Spanish Jews).
Văn hoá
Thể thao
Môn thể thao được nhiều người ưa chuộng nhất tại Ecuador, cũng như tại hầu hết quốc gia Nam Mỹ khác, là fútbol (bóng đá.) Những đội bóng chuyên nghiệp nổi tiếng nhất gồm Barcelona S.C. và C.S. Emelec, thuộc Guayaquil, Liga Deportiva Universitaria de Quito, Deportivo Quito và El Nacional (đội bóng của các lực lượng vũ trang Ecuador) thuộc Quito, Olmedo thuộc Riobamba, và Deportivo Cuenca, thuộc Cuenca. Các trận đấu của Ecuador là những sự kiện thể thao được nhiều người theo dõi nhất nước. Ecuador đã vào tới vòng chung kết của cả FIFA World Cup 2002 và 2006. Ecuador đã vượt qua Ba Lan và Costa Rica đứng thứ hai sau Đức tại Bảng A và lần đầu tiên trong lịch sử được vào vòng 2 và bị loại với tỷ số 0-1 trước Anh Quốc. Futsal là môn thể thao được nhiều người tham gia.Trong những tầng lớp trung và thượng lưu thuộc xã hội Ecuador tennis rất được ưa chuộng, và nhiều tay vợt chuyên nghiệp Ecuador đã có tên tuổi trên đấu trường quốc tế như Francisco Segura, Andrés Gómez và Nicolas Lapentti. Bóng rổ cũng được nhiều người ưa thích, tuy người Ecuador thích kiểu biến thể Ecuavolley, với 3 người chơi của bóng rổ. Đấu bò chỉ được tổ chức cho những người chuyên nghiệp tại Quito, trong những hoạt động lễ hội hàng năm kỷ niệm việc thành lập thành phố của người Tây Ban Nha, dù những biến thể không đổ máu của môn thể thao này, được gọi là rodeos montubios vẫn thường được tổ chức trong nhiều dịp lễ hội tại các vùng quê.
Các môn thể thao Olympic cũng được ưa chuộng đặc biệt từ khi Ecuador giành được huy chương vàng Olympic đầu tiên tại Olympic Games Atlanta năm 1996, nhờ công Jefferson Pérez, môn đi bộ 20. Các môn thể thao phi truyền thống khác như xe đạp địa hình (mountainbiking), đua xe máy, lướt ván và paintball cũng đang phát triển.
Thực phẩm
Thực phẩm tại Ecuador rất đa dạng, khác biệt theo độ cao cũng như theo các điều kiện canh tác. Lợn, gà, chuột là các loại thịt phổ biến tại các vùng núi và được dùng với nhiều loại ngũ cốc, khoai hay gạo khác nhau. Món ăn trên đường phố tại các vùng núi Ecuador là khoai dùng với thịt lợn quay (hornado). Fanesca cũng là một món nổi tiếng tại Ecuador, đó là một món súp được nấu trong dịp Lent và chế biến với 12 kiểu đậu (ví dụ đậu xanh, đậu lima, đậu lupini, đậu fava, vân vân) và sữa thường được ăn chung với cá tuyết.Có rất nhiều hoa quả tươi ở đây, đặc biệt tại các vùng thấp. Hải sản phổ biến tại vùng bờ biển, đặc biệt là tôm pandan (prawn). Tôm và cua cũng là những đồ ăn chính tại vùng bờ biển. Chuối lá và đậu phộng và thực phẩm là những đồ ăn chính trong những bữa ăn vùng bờ biển, nói chung được phục vụ theo hai lượt: một "caldo", hay súp, có thể là "aguado" (một loại súp loãng, thường với thịt), hay "caldo de leche", một loại súp kem rau. Món thứ hai thường là gạo, một ít thịt hay cá trong một "menestra" (bát), và salad cùng rau. Patacones cũng là món thường thấy tại các bữa ăn vùng ven biển.
Một số món ăn tiêu biểu tại vùng biển là: ceviche, pan de almidón, corviche, guatita, encebollado và empanadas; tại vùng núi: hornado, fritada, humitas, tamales, llapingachos, lomo saltado, churrasco, vân vân.
Trong rừng nhiệt đới một sản phẩm lương thực chủ yếu là yuca, một loại rễ cây (cũng được gọi là cassava). Rễ có nhiều tinh bột được bóc vỏ, nấu chín, rán, hay dùng chế tạo nhiều món khác nhau. Vùng này có rất nhiều loại hoa quả.
Nghệ thuật
Có nhiều nhà văn Ecuador đương đại, gồm tiểu thuyết gia Jorge Enrique Adoum, nhà thơ Jorge Carrera Andrade, người viết tiểu luận Benjamín Carrión, nhà thơ Fanny Carrión de Fierro, tiểu thuyết gia Enrique Gil Gilbert, tiểu thuyết gia Jorge Icaza (tác giả cuốn "Huasipungo", đã được dịch ra nhiều thứ tiếng), tác giả truyện ngắn Pablo Palacio và Jorge Queirolo Bravo, tiểu thuyết gia Alicia Yanez Cossio.Một số họa sĩ thuộc phong trào bản xứ cũng xuất thân từ Ecuador, gồm Oswaldo Guayasamín và Eduardo Kingman.
(đọc thêm Họa sĩ Ecuador)
Điện ảnh
Vận tải
Ecuador có một mạng lưới đường cao tốc quốc gia do Ministerio de Obras Públicas y Comunicaciones (Bộ công trình công cộng và viễn thông) điều hành [2]. Xa lộ xuyên Mỹ nối các vùng phía bắc và phía nam đất nước và nối nước này với Colombia ở phía bắc, Peru ở phía nam. Chất lượng đường xá, kể cả đường chính, rất khác biệt. Có một mạng lưới xe buýt liên thành phố dày đặc trên những xa lộ đó.Xem thêm
|
Chú thích
Tham khảo
Liên kết ngoài
Tìm thêm về Ecuador tại những đồng dự án của Wikipedia: | |
Từ điển ở Wiktionary | |
Sách ở Wikibooks | |
Cẩm nang du lịch ở Wikivoyage | |
Hồ sơ ở Wikiquote | |
Văn kiện ở Wikisource | |
Hình ảnh và phương tiện ở Commons | |
Tin tức ở Wikinews | |
Tài liệu giáo dục ở Wikiversity |
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Ecuador |
- Presidencia de la República (official government site)
- Ecuador tại Dự án thư viện mở (trang đề nghị)
|
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và phương tiện truyền tải về Ecuador |
Bảo tàng Louvre
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tọa độ: 48,860395°B 2,337599°Đ
Louvre là một viện bảo tàng nghệ thuật và lịch sử nằm tại Quận 1, thành phố Paris, nước Pháp. Có vị trí ở trung tâm lịch sử thành phố, bên bờ sông Seine, Louvre vốn là một pháo đài được vua Philippe Auguste cho xây dựng vào năm 1190. Cuối thế kỷ 14, dưới thời Charles V, Louvre trở thành cung điện hoàng gia và sau đó tiếp tục được mở rộng qua các triều đại. Từ năm 1672, khi triều đình Pháp chuyển về lâu đài Versailles, bộ sưu tập hoàng gia được lưu trữ tại Louvre. Thời kỳ Cách mạng Pháp, cung điện trở thành bảo tàng, mở cửa ngày 10 tháng 8 năm 1793.
Những hiện vật ban đầu của Louvre chủ yếu từ bộ sưu tập hoàng gia và tài sản của giáo hội bị tịch thu trong thời kỳ cách mạng. Dưới thời Đệ nhất đế chế, nhờ những cuộc chinh phạt của Napoléon, nhiều tác phẩm nghệ thuật và hiện vật khảo cổ giá trị được chuyển về Louvre. Nhưng sau thất bại của quân đội Pháp trong trận Waterloo, phần lớn các hiện vật này đã trở về với những quốc gia chủ nhân cũ. Bộ sưu tập của Louvre tăng trở lại dưới thời Bourbon phục hoàng và kể từ Đệ tam cộng hòa, bên cạnh những hiện vật mua lại, bảo tàng còn liên tục nhận được các di vật và tặng phẩm cá nhân.
Ngày nay, Louvre là một trong những viện bảo tàng nổi tiếng nhất thế giới, nơi trưng bày các hiện vật về những nền văn minh cổ, nghệ thuật Hồi giáo và nghệ thuật châu Âu từ thế kỷ 13 cho tới giữa thế kỷ 19. Với diện tích 210 ngàn mét vuông, Louvre trưng bày 35.000 trên tổng số 380.000 hiện vật. Trong bộ sưu tập của bảo tàng Louvre hiện nay có những tác phẩm nổi tiếng bậc nhất của lịch sử nghệ thuật, như Tượng thần Vệ Nữ, Tượng thần chiến thắng Samothrace, Mona Lisa, Nữ thần Tự do dẫn dắt nhân dân, cùng các hiện vật giá trị về những nền văn minh cổ, như phiến đá ghi bộ luật Hammurabi, tấm bia Mesha. Năm 2008, Louvre đón 8,5 triệu lượt khách, giữ vị trí địa điểm thu phí được viếng thăm nhiều nhất Paris, đồng thời cũng là bảo tàng thu hút nhất trên thế giới.
Từ năm 1394, dưới thời Charles V, nhờ kiến trúc sư Raymond du Temple, Louvre từ một công trình quân sự trở thành một cung điện hoàng gia xa hoa. Những bức vẽ còn lại đến ngày nay cho thấy phần mái lộng lẫy của công trình. Các tòa nhà chính bao quanh sân giữa với những cửa sổ lớn trạm khắc, cầu thang xoáy ốc nối các tầng, nội thất được trang trí các những phẩm điêu khắc, thảm và đồ gỗ. Một khu vườn cũng được bố trí ở phía Bắc cung điện.[3]
Nhưng sau khi vua Charles VI mất, Louvre bị bỏ quên trong một thế kỷ. Tới năm 1527, François I quay lại Paris, và để đón chào nhà vua, cung điện được sửa chữa lại.[4] Thế nhưng François I không bằng lòng với công trình được tu sửa, quyết định cho xây dựng một cung điện mới vào năm 1546 và được tiếp tục dưới thời vị vua kế nhiệm, Henri II. Sau khi Henri II mất, hoàng hậu Catherine de Médicis không muốn sống ở điện Tournelles, cho xây dựng cung điện Tuileries nằm kề bên phía Tây của Louvre. Công trình này dừng lại vài năm sau đó khi đang còn dang dở. Tới thời Henri IV, trong khoảng thời gian 1595 đến 1610, một hành lang lớn được xây dựng dọc sông Seine với ý định nối liền Louvre với Tuileries. Dãy nhà kéo dài tới 450 mét, và để tránh đơn điệu nên được giao cho hai kiến trúc sư: Louis Métezeau bên phía Đông và Jacques II Androuet du Cerceau bên phía Tây. Cùng thời gian đó, Tuileries cũng tiếp tục được mở rộng. Nhưng sau cái chết của Henri IV vào năm 1610, việc xây dựng lại bị bỏ rơi một thời gian dài.[5]
Năm 1625, Louis XIII quyết định tiếp tục công việc xây dựng Louvre, thực hiện Grand Dessein mà Henri IV dự định trước đó. Louis XIII cho phá bỏ một phần dãy phía Bắc của Louvre từ thời Trung Cổ để kéo dài dãy Lescot. Tổng thể công trình mang tính đối xứng hoàn hảo, cả về trang trí.[6] Giữa dãy nhà mới và dãy nhà cũ, năm 1639, kiến trúc sư Jacques Lemercier xây dựng một tòa nhà lớn có tên Pavillon de l'Horloge (Tòa nhà Đồng hồ), ngày nay là Pavillon Sully (Tòa nhà Sully).[7]
Từ 1655 tới 1658, hoàng hậu Anne, nhiếp chính khi Louis XIV còn nhỏ tuổi, cho bố trí một căn phòng ở tầng trệt của Petite Galerie (Hành lang nhỏ). Tổng thể công trình còn tiếp tục với 6 phần xếp thành dãy theo nguyên tắc phổ biến thời kỳ đó: phòng khách lớn, phòng đợi, tiền sảnh, phòng lớn, phòng ngủ, phòng nhỏ. Việc trang trí được giao cho Giovanni-Francesco Romanelli, họa sĩ người Ý, và Michel Anguier, nhà điêu khắc người Pháp.[8] Năm 1660, kiến trúc sư Louis Le Vau chịu trách nhiệm hoàn thiện Louvre: nhân đôi Petite Galerie, hoàn thành dãy phía Bắc của Cour Carrée (Sân vuông), kéo dài dãy phía Nam trong khoảng 1661 tới 1663, hoàn thiện tòa nhà phía Tây, tòa nhà hoàng gia phong cách Phục Hưng và tòa nhà trung tâm được làm thành đối xứng. Ngày 6 tháng 2 năm 1661, một đám cháy thiêu hủy một phần Petite Galerie khiến Le Vau phải xây dựng lại.[9] Từ 1663, Le Vau nhân đôi chiều rộng cung điện. Những thành phần cuối cùng của Louvre thời Trung Cổ bị phá bỏ.[10] Từ 1665, Louis XIV giao cho Cavalier Bernin xây dựng dãy phía Tây của Cour Carrée. Nhưng sau đó dự án này không được hoàn thành, chính nhà vua đã ra lệnh dừng lại,[11] triều đình Pháp dần chuyển về lâu đài Versailles. Cho tới 1756, Louis XV mới tiếp tục xây dựng Louvre, các dãy nhà từ thời Louis XIV được hoàn thành.[12]
Năm 1824, Viện Bảo tàng Điêu khắc Hiện đại được mở ở tầng trệt dãy nhà phía Tây sân Cour Carrée với các tác phẩm chuyển về từ bảo tàng Công trình Pháp và điện Versailles.[20] Năm 1827, các hiện vật Ai Cập cổ đại cùng những tác phẩm Phục Hưng hợp thành bảo tàng Charles X ở dãy nhà phía Nam của Cour Carrée rồi Bảo tàng Hàng hải được mở ở dãy phía Bắc. Cuối thập niên 1830 đến thập niên 1840, bộ sưu tập hội họa Tây Ban Nha vốn đang bị phân tán được tập trung về Louvre. Tiếp đó đến các hiện vật từ Mexico, Algérie... Thời Đệ nhị đế chế, Tuileries được mở rộng và lần đầu tiên được nối với Louvre. Khoảng thời gian này, Bảo tàng Napoléon III cũng được thành lập với 11.385 tác phẩm hội họa và điêu khắc cổ. Năm 1871, Tuileries bị đốt cháy rồi phá hủy sau đó. Còn Louvre được kiến trúc sư Hector-Martin Lefuel sửa chữa lại.[21]
Thế chiến thứ hai nổ ra, các hiện vật của Louvre được giấu trong những túi cát và gửi đi khắp nơi. Những cuộc vận chuyển diễn ra nhiều lần, đầu tiên về lâu đài Chambord rồi chia nhỏ, đưa đến khắp các lâu đài khác. Mặc dù gần như trống rỗng, tháng 9 năm 1940, khi Quân đội Đức chiếm giữ Paris, Louvre được mở cửa trở lại.[23] Năm 1945, các bộ sưu tập của Nhà nước được phân bố lại. Những hiện vật về châu Á của Louvre chuyển về Bảo tàng Guimet. Năm 1947, một chi nhánh của Louvre, Bảo tàng Jeu de Paume mở ở vườn Tuileries với các họa phẩm trường phái ấn tượng. Bộ sưu tập quan trọng này còn ở đây cho tới năm 1986 được chuyển về Orsay.
Ngày 30 tháng 3 năm 1989, công trình gây nhiều tranh cãi Kim tự tháp kính khánh thành trên sân Napoléon. Một không gian lớn được mở ngầm dưới kim tự tháp, trở thành lối vào chính của bảo tàng. Sảnh lớn này còn dành cho các dịch vụ gửi áo, hiệu sách, nhà hàng, quán cà phê.[24] Năm 1993, dãy Richelieu mở cửa đón công chúng. Ba sân phía trong được lợp mái trở thành không gian lý tưởng cho các tác phẩm cỡ lớn. Tới 1997, một số phòng dãy Sackler được dành cho phương Đông Cổ đại và 1998, École du Louvre được mở ở dãy Flore với 5000 m² dành cho điêu khắc. Dự án mới nhất, một gian trưng bày nghệ thuật Hồi giáo dự định sẽ hoàn thành vào năm 2009.[25]
Ngoài 8 bộ sưu tập chính, Louvre còn một khu trưng bày lịch sử của chính cung điện và một bộ sưu tập nghệ thuật châu Á, Phi, Mỹ và châu Đại Dương.
Bộ sưu tập Phương Đông cổ đại của Louvre tương đương với Bảo tàng Anh (British Museum) ở Luân Đôn và Bảo tàng Trung Đông (Vorderasiatisches Museum Berlin) ở Berlin. Các hiện vật được tìm thấy qua rất nhiều cuộc khải quật giới thiệu một cái nhìn toàn cảnh về những nền văn minh cổ, các gốc rễ văn hóa khu vực Cận Đông. Bộ sưu tập được trưng bày ở tầng trệt, phía bên dãy Richelieu, chia thành ba khu vực nhỏ: Iran, Lưỡng Hà và Levant, gồm các nước châu Á gần Địa Trung Hải, Syria, Liban, Israel và đảo Síp ngày nay.[29]
Một trong những hiện vật giá trị nhất của bảo tàng Louvre là phiến đá Bộ luật Hammurabi. Đây là một trong những văn bản luật cổ nhất được tìm thấy, có từ thời vua Hammurabi, khoảng 1760 trước Công nguyên. Một hiện vật giá trị khác là tấm bia Mesha, từ thế kỷ 9 trước Công nguyên.
Vào năm 1802, Vivant Denon, học giả lớn về sau trở thành giám đốc bảo tàng, xuất bản cuốn hồi ký Voyage dans la Haute et la Basse Egypte (Du hành Thượng và Hạ Ai Cập). Tiếp đó trong khoảng 1810 tới 1830, những tập Description de l'Egypte (Mô tả Ai Cập) của các thành viên khoa học trong đoàn viễn chinh xâm lược Ai Cập cũng được phát hành. Những cuốn sách này đã gợi nên các quan tâm về Ai Cập cổ đại trong những năm đầu thế kỷ 19. Jean-François Champollion, nhà Ai Cập học nổi tiếng, đã thuyết phục vua Charles X mua lại ba bộ sưu tập lớn của Bernardino Drovetti (nhà phiêu lưu người Ý từng theo Napoléon sang Ai Cập), Henry Salt (học giả người Anh) và nhà sưu tầm Paul Durand. Mặt khác, trước đó Louvre đã có một bộ sưu tập về Ai Cập của hoàng gia. Tới ngày 15 tháng 12 năm 1827, khu vực trưng bày Ai Cập cổ đại của Louvre được thành lập với khoảng 9.000 hiện vật và Jean-François Champollion trở thành giám đốc đầu tiên.[30]
Trong khoảng 1852 tới 1868, khu vực Ai Cập cổ đại tiếp tục phong phú nhờ các hiện vật từ một số nhà sưu tầm châu Âu thời kỳ đó. Cũng khoảng thời gian này, Auguste-Édouard Mariette nhận nhiệm vụ của Louvre đến khai quật ở Saqqara. Từ 1852 tới 1953, Mariette gửi về Paris 5.964 hiện vật. Nhờ sự đồng ý của chính phủ Ai Cập, các cuộc tìm kiếm còn được tiến hành ở Abou Roach, Assiout, Baouît, Médamoud, Tôd, Deir el-Médineh. Nhà sưu tập người Mỹ Atherton Curtis cũng đã di tặng lại cho Louvre 1.500 hiện vật trong khoảng thời gian trước và sau Thế chiến thứ hai.[30]
Bộ sưu tập Ai Cập cổ đại hiện nay được trưng bày trong 30 gian ở tầng một và hai gần Cour Carrée cùng một phần nhỏ ở tầng hầm. Trong những hiện vật giá trị ở đây có các bức tượng pharaoh Ramesses II, Akhenaton hay bức tượng Viên thư lại Kai từ 2620 đến 2500 trước Công nguyên và một số xác ướp Ai Cập.
Trong bộ sưu tập Hy Lạp, La Mã cổ đại của Louvre có những tác phẩm rất nổi tiếng. Bức tượng thần Vệ Nữ được Hầu tước Rivière tặng lại cho Louis XVIII vào năm 1821 và được đưa về Louvre. Tượng thần chiến thắng Samothrace được phó lãnh sự Pháp tại Hy Lạp khám phá năm 1863. Một tác phẩm nổi tiếng khác là tượng Đấu sĩ Borghese từ bộ sưu tập của gia đình Borghese. Hiện nay khu vực Hy Lạp, La Mã và Etruria cổ đại gồm 47 phòng ở tầng một, hai và một số không gian nhỏ khác.[31]
Hiện nay, khu trưng bày nghệ thuật Hồi giáo bị đóng cửa. Theo dự định, đến 2010, nghệ thuật Hồi giáo sẽ có không gian mới ở sân Visconti sau khi được sửa lại.[32]
Bên cạnh đó, các tặng vật và sự giúp đỡ của các tổ chức bảo trợ đóng vai trò quan trọng trong bộ sưu tập hội họa của Louvre. Dẫn đầu là hội Những người bạn của Louvre, hội bảo trợ đã tặng lại cho Louvre một số lượng lớn các tác phẩm, đủ thời kỳ, trong đó một số hiện vật có giá trị. Những tặng vật của La Caze là một phần quan trọng của các tác phẩm thế kỷ 18. Fiammetta Lemme giúp bảo tàng bổ sung phần còn thiếu của hội họa Ý thế kỷ 18. Bá tước Epine cùng con gái là công chúa Louis de Croy tặng Louvre bộ sưu tập hội họa Hà Lan.[33]
Bộ sưu tập hội họa của Louvre hiện nay gồm các tác phẩm phương Tây từ thế kỷ 13 cho tới năm 1848. Các tác phẩm thuộc trường phái Ấn tượng và Hậu ấn tượng đã được chuyển về Bảo tàng Orsay vào năm 1986. Bộ sưu tập hội họa chiếm một không gian trưng bày rất lớn của Louvre. Hội họa Ý và Tây Ban Nha nằm ở tầng hai, dãy Denon bên cạnh hội họa Pháp và hội họa Anh. Còn tầng ba được dành gần như tất cả cho hội họa, gồm Pháp - dãy nhà bao quanh Cour Carrée - Đức, Hà Lan, Bỉ... Mona Lisa, tác phẩm được xem như nổi tiếng nhất của Louvre, cũng là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất thế giới, nằm ở phòng số 6, tầng hai. Ngoài Mona Lisa, bảo tàng cũng sở hữu một số họa phẩm khác của Leonardo da Vinci như Đức mẹ đồng trinh, Chúa Hài đồng và Thánh Anne, Đức mẹ đồng trinh trong hang đá... Các tác phẩm danh tiếng khác của Louvre có thể kể tới Le nozze di Cana (Đám cưới ở Cana) của Paolo Veronese, Le Radeau de la Méduse (Chiếc mảng Méduse) của Théodore Géricault và La Liberté guidant le peuple (Nữ thần Tự do dẫn dắt nhân dân) của Eugène Delacroix...[33]
Năm 1824, Bảo tàng Điêu khắc Hiện đại được mở cửa ở tầng trệt dãy nhà phía Tây sân Cour Carrée. Khoảng một trăm tác phẩm thuộc nhiều các trường phái và thời kỳ được trưng bày trong 5 gian phòng. Năm 1847, Louvre nhận thêm các hiện vật từ Versailles, trong đó có những tác phẩm của Germain Pilon và Pierre Puget. Khoảng thời gian tiếp theo, chính sách tìm mua lại giúp số lượng hiện vật tăng lên. Năm 1900, danh mục bộ sưu tập điêu khắc kiểm kê được 867 tác phẩm. Bảo tàng cũng nhận được nhiều tặng vật, đặc biệt từ hội Những người bạn của Louvre. Từ năm 1986, các tác phẩm từ nửa sau thế kỷ 19 được chuyển về Orsay.[34]
Hiện nay, bộ sưu tập điêu khắc Pháp được trưng bày ở tầng trệt, dãy Richelieu, gồm cả hai sân có mái che Puget và Marly. Gian dành cho các tác phẩm điêu khắc nước ngoài ở tầng một và tầng hầm dãy Denon. Trong số đó có những tác phẩm nổi tiếng như Chevaux de Marly của Guillaume Coustou, Captif (hay Người nô lệ hấp hối) của Michelangelo và đặc biệt là Amore e Psiche của Antonio Canova.[34]
Năm 1852, có 36 ngàn hiện vật được kiểm kê. Các tác phẩm nghệ thuật họa hình được bảo vệ trong khung kính, trưng bày tại hai tầng của tòa nhà Horloge và dọc phố Rivoli. Sự phong phú của bộ sưu tập còn tăng thêm nhờ việc mua lại cũng như được tặng các tác phẩm của Eugène Boudin, Théodore Chassériau, Walter Gay... Đặc biệt, năm 1935, bảo tàng nhận được một bộ sưu tập rất lớn của Nam tước Edmond de Rothschild. Năm 1986, một phần lớn các tranh phấn màu thế kỷ 19 được chuyển về Bảo tàng Orsay.[35]
Hiện nay, nghệ thuật họa hình là bộ sưu tập có số lượng hiện vật lớn nhất nhưng chiếm một không gian nhỏ trong bảo tàng. Do tính nhạy cảm với ánh sáng và kém bền của các tác phẩm trên giấy, những hiện vật này được trưng bày không thường xuyên. Dù vậy, công chúng vẫn có cơ hội khám phá tất cả các tác phẩm với điều kiện yêu cầu trước.[35]
Trong thời kỳ nhà Bourbon phục hoàng, Louvre đã mua lại rất nhiều hiện vật từ các bộ sưu tập cá nhân. Bên cạnh đó, nhiều các phẩm từ Thư viện quốc gia và cả những tặng vật được đưa về Louvre. Năm 1870, sự sụp đổ của Đệ nhị đế chế giúp Louvre có thêm các tác phẩm từ Tuileries và Saint-Cloud. Đến năm 1893, khu vực trưng bày nghệ thuật trang trí được tách ra độc lập.[36]
Cuối thế kỷ 19 và trong suốt thế kỷ 20, Louvre nhận được di tặng rất nhiều bộ sưu tập cá nhân. Năm 1880, vợ Tổng thống Adolphe Thiers tặng lại bảo tàng một bộ sưu tập lớn. Năm 1922, gia đình Rothschild tặng lại các tác phẩm Ý, Pháp thời kỳ Phục Hưng và thế kỷ 18. Việc Bộ Tài chính chuyển khỏi Louvre vào năm 1981 đã giúp khu vực nghệ thuật trang trí được mở rộng. Các phòng Trung Cổ và Phục Hưng được mở năm 1993. Phòng thế kỷ 19, với số lượng hiện vật rất lớn và phong phú, được giới thiệu cho công chúng từ 1996. Hiện nay khu vực nghệ thuật trang trí gồm 81 phòng, chiếm chọn tầng một dãy Richelieu.[36]
Các hoạt động văn hóa quan trọng khác của Louvre là những buổi gặp gỡ, các xưởng nghệ thuật và tham gia lĩnh vực giáo dục, đào tạo. Khán phòng của Louvre nằm phía dưới Kim tự tháp kính, được hoàn thành cùng kim tự tháp theo thiết kế của Ieoh Ming Pei. Khán phòng, với 450 chỗ, là nơi tổ chức các buổi gặp gỡ, chiếu phim... với chủ đề lịch sử, khảo cổ học.[38] Các xưởng nghệ thuật của Louvre dành công chúng muốn tìm hiểu nghệ thuật được thực hành các kỹ thuật sáng tác. Các xưởng nghệ thuật được dành cho cả ba đối tượng: người lớn, trẻ em và người tàn tật.[39] Ngoài ra, École du Louvre, nằm trong dãy Flore của bảo tàng, cũng là một trường quan trọng về lịch sử nghệ thuật, khảo cổ học và bảo tàng học.
Trung bình mỗi năm, Louvre tổ chức khoảng 8 kỳ triển lãm, 40 buổi hòa nhạc, 5 buổi trình diễn và gần 200 buổi chiếu phim.[40]
Năm 2006, Bảo tàng Louvre được nhà nước cấp 109,98 triệu euro. Doanh thu bảo tàng đạt 72,74 triệu euro, trong đó hơn 40 triệu từ tiền vé, 13 triệu từ các tổ chức bảo trợ, phần còn lại nhờ các hoạt động văn hóa, thương mại khác.[43] Ngoài ra, Louvre cũng cho phép các công ty LCL, Accenture và Blue Martini đặt logo trên trang web của bảo tàng.[44]
Một tổ chức bảo trợ quan trọng khác là hội Những người bạn Hoa Kỳ của Louvre (American Friends of the Louvre). Tổ chức này có mục đích gây dựng và giữ mối quan hệ giữa bảo tàng với công chúng Hoa Kỳ và tài trợ cho một số dự án của Louvre. Những người bạn Hoa Kỳ của Louvre giúp đỡ bảo tàng trong việc tiếp đón du khách nước ngoài, chủ yếu về tiếng Anh, và xúc tiến các mỗi quan hệ của Louvre với những cơ quan tại Mỹ.[46] Sau Pháp, Hoa Kỳ là quốc gia có lượng khách thăm Louvre đông nhất.
Hiện nay bảo tàng sở hữu một phần lớn những họa phẩm trong sự nghiệp của Delacroix, bao gồm cả các tranh sơn dầu và họa phẩm trên giấy. Ngoài ra bảo tàng còn có những tư liệu về họa sĩ và một bộ sưu tập nghệ thuật châu Phi do Delacroix tập hợp trong thời gian ở Maroc.[47]
Một cuộc thi kiến trúc được tổ chức vào 2005 và bản thiết kế được chọn là của văn phòng kiến trúc sư Nhật Bản SANAA với các kiến trúc sư Kazuyo Sejima và Ryue Nishizawa. Louvre-Lens dự định sẽ mở cửa vào 2010 với những hiện vật từ cả 8 bộ sưu tập của Louvre. Trong đó một số sẽ trưng bày thường xuyên ở Lens, một số khác sẽ luân chuyển về Louvre.[48]
Bảo tàng Louvre Abou Dabi dự định có diện tích 24.000 m², trong đó có 6.000 m² trưng bày thường xuyên và 2.000 m² cho triển lãm. Không gian trưng bày sẽ được mở rộng với ba giai đoạn: 2.000 m² vào thời điểm mở cửa, 4.000 m² sau 4 năm và đạt 6.000 m² vào năm thứ 7. Công trình do kiến trúc sư người Pháp nổi tiếng Jean Nouvel thiết kế.[49]
Dự án Louvre Abou Dabi đã gây nên một số tranh cãi. Trong bài Les musées ne sont pas à vendre (Các bảo tàng không phải để bán) đăng trên Le Monde ngày 12 tháng 12 năm 2006, Françoise Cachin, cựu giám đốc các bảo tàng Pháp, đã chỉ trích chính sách mang tính thương mại của một vài bảo tàng, đặc biệt là dự án Louvre Abou Dabi.[50] Trả lời lại, Jack Lang, cựu bộ trưởng Bộ Văn hóa và Bộ Giáo dục Pháp, đã lên tiếng bảo vệ Louvre Abou Dabi trong bài báo có tên Le Louvre, un musée universel (Louvre, một bảo tàng thế giới) đăng trên Le Monde ngày 1 tháng 2 năm 2007.[51]
Với điện ảnh, năm 1957, trong bộ phim Funny Face, diễn viên huyền thoại Audrey Hepburn bước xuống cầu thang phía dưới Tượng thần chiến thắng Samothrace. Trong Les Amants du Pont-Neuf (1991) với sự tham gia diễn xuất của Juliette Binoche, một người bảo vệ cũ và một nữ họa sĩ mù lén lút vào thăm Louvre ban đêm. Bảo tàng còn xuất hiện trong các bộ phim khác như Mr. and Mrs. Bridge (1990) của James Ivory, The Age of Innocence (1993) của Martin Scorsese, The Dreamers (2003) của Bernardo Bertolucci.[52]
Năm 2003, Louvre trở thành bối cảnh chính của cuốn tiểu thuyết nổi tiếng Mật mã Da Vinci (The Da Vinci Code). Tới mùa hè 2003, tức ba tháng sau khi xuất bản cuốn tiểu thuyết tại Mỹ, các hướng dẫn viên đã phải trả lời các câu hỏi mới liên quan tới Mật mã Da Vinci khi đưa khách đi thăm bảo tàng. Nhiều du khách nói tiếng Anh tới Louvre để được tận mắt thấy kim tự tháp kính, Grande Galerie, "phòng Mona Lisa"... Khi Mật mã Da Vinci được dịch sang các thứ tiếng khác, Louvre lại đón thêm các nhóm khách tương tự từ Nhật, Tây Ban Nha, Nga, Ý... và cả Pháp.[53] Tới 2006, tiểu thuyết được chuyển thể thành tác phẩm điện ảnh với sự tham gia diễn xuất của hai diễn viên nổi tiếng Tom Hanks và Audrey Tautou.
Thuộc hệ thống bảo tàng quốc gia, từ tháng 1 năm 1996, Louvre mở cửa miễn phí vào mỗi chủ nhật
đầu tiên của tháng. Đây là chính sách hướng tới các khách thăm người
Pháp, chủ nhật đầu tiên vốn là ngày lượng khách nước ngoài ít nhất trong
tháng. Từ 2004, nhóm khách với mục đích giáo dục không còn được miễn
phí ở Louvre. Đồng thời các nghệ sĩ không thuộc hội Maison des Artistes cũng bắt đầu phải trả tiền mua vé. Ngược lại, các nhân viên của Total,
công ty tài trợ cho Louvre sửa gian Apollon, được thăm bảo tàng miễn
phí và không giới hạn. Ngoài ra, nhóm khách dưới 18 tuổi vẫn được miễn
phí ở bảo tàng Louvre.
Viện bảo tàng Louvre | |
---|---|
Louvre cùng Kim tự tháp kính |
|
|
|
Thành lập | 10 tháng 8 năm 1793 |
Vị trí | Palais Royal, Musée du Louvre, 75001, Paris, Pháp |
Thể loại | Bảo tàng nghệ thuật, lịch sử |
Bộ sưu tập | Trưng bày: 35.000 hiện vật Tổng số: 380.000 hiện vật |
Diện tích | Trưng bày: 60.600 m² Bảo tàng: 210.000 m² |
Lượng khách |
2009: 8,5 triệu lượt khách
|
Giám đốc | Henri Loyrette |
Phương tiện giao thông | Palais Royal – Musée du Louvre Louvre-Rivoli |
Web | www.louvre.fr |
Những hiện vật ban đầu của Louvre chủ yếu từ bộ sưu tập hoàng gia và tài sản của giáo hội bị tịch thu trong thời kỳ cách mạng. Dưới thời Đệ nhất đế chế, nhờ những cuộc chinh phạt của Napoléon, nhiều tác phẩm nghệ thuật và hiện vật khảo cổ giá trị được chuyển về Louvre. Nhưng sau thất bại của quân đội Pháp trong trận Waterloo, phần lớn các hiện vật này đã trở về với những quốc gia chủ nhân cũ. Bộ sưu tập của Louvre tăng trở lại dưới thời Bourbon phục hoàng và kể từ Đệ tam cộng hòa, bên cạnh những hiện vật mua lại, bảo tàng còn liên tục nhận được các di vật và tặng phẩm cá nhân.
Ngày nay, Louvre là một trong những viện bảo tàng nổi tiếng nhất thế giới, nơi trưng bày các hiện vật về những nền văn minh cổ, nghệ thuật Hồi giáo và nghệ thuật châu Âu từ thế kỷ 13 cho tới giữa thế kỷ 19. Với diện tích 210 ngàn mét vuông, Louvre trưng bày 35.000 trên tổng số 380.000 hiện vật. Trong bộ sưu tập của bảo tàng Louvre hiện nay có những tác phẩm nổi tiếng bậc nhất của lịch sử nghệ thuật, như Tượng thần Vệ Nữ, Tượng thần chiến thắng Samothrace, Mona Lisa, Nữ thần Tự do dẫn dắt nhân dân, cùng các hiện vật giá trị về những nền văn minh cổ, như phiến đá ghi bộ luật Hammurabi, tấm bia Mesha. Năm 2008, Louvre đón 8,5 triệu lượt khách, giữ vị trí địa điểm thu phí được viếng thăm nhiều nhất Paris, đồng thời cũng là bảo tàng thu hút nhất trên thế giới.
Mục lục
Lịch sử
Cung điện
Từ năm 1394, dưới thời Charles V, nhờ kiến trúc sư Raymond du Temple, Louvre từ một công trình quân sự trở thành một cung điện hoàng gia xa hoa. Những bức vẽ còn lại đến ngày nay cho thấy phần mái lộng lẫy của công trình. Các tòa nhà chính bao quanh sân giữa với những cửa sổ lớn trạm khắc, cầu thang xoáy ốc nối các tầng, nội thất được trang trí các những phẩm điêu khắc, thảm và đồ gỗ. Một khu vườn cũng được bố trí ở phía Bắc cung điện.[3]
Nhưng sau khi vua Charles VI mất, Louvre bị bỏ quên trong một thế kỷ. Tới năm 1527, François I quay lại Paris, và để đón chào nhà vua, cung điện được sửa chữa lại.[4] Thế nhưng François I không bằng lòng với công trình được tu sửa, quyết định cho xây dựng một cung điện mới vào năm 1546 và được tiếp tục dưới thời vị vua kế nhiệm, Henri II. Sau khi Henri II mất, hoàng hậu Catherine de Médicis không muốn sống ở điện Tournelles, cho xây dựng cung điện Tuileries nằm kề bên phía Tây của Louvre. Công trình này dừng lại vài năm sau đó khi đang còn dang dở. Tới thời Henri IV, trong khoảng thời gian 1595 đến 1610, một hành lang lớn được xây dựng dọc sông Seine với ý định nối liền Louvre với Tuileries. Dãy nhà kéo dài tới 450 mét, và để tránh đơn điệu nên được giao cho hai kiến trúc sư: Louis Métezeau bên phía Đông và Jacques II Androuet du Cerceau bên phía Tây. Cùng thời gian đó, Tuileries cũng tiếp tục được mở rộng. Nhưng sau cái chết của Henri IV vào năm 1610, việc xây dựng lại bị bỏ rơi một thời gian dài.[5]
Năm 1625, Louis XIII quyết định tiếp tục công việc xây dựng Louvre, thực hiện Grand Dessein mà Henri IV dự định trước đó. Louis XIII cho phá bỏ một phần dãy phía Bắc của Louvre từ thời Trung Cổ để kéo dài dãy Lescot. Tổng thể công trình mang tính đối xứng hoàn hảo, cả về trang trí.[6] Giữa dãy nhà mới và dãy nhà cũ, năm 1639, kiến trúc sư Jacques Lemercier xây dựng một tòa nhà lớn có tên Pavillon de l'Horloge (Tòa nhà Đồng hồ), ngày nay là Pavillon Sully (Tòa nhà Sully).[7]
Từ 1655 tới 1658, hoàng hậu Anne, nhiếp chính khi Louis XIV còn nhỏ tuổi, cho bố trí một căn phòng ở tầng trệt của Petite Galerie (Hành lang nhỏ). Tổng thể công trình còn tiếp tục với 6 phần xếp thành dãy theo nguyên tắc phổ biến thời kỳ đó: phòng khách lớn, phòng đợi, tiền sảnh, phòng lớn, phòng ngủ, phòng nhỏ. Việc trang trí được giao cho Giovanni-Francesco Romanelli, họa sĩ người Ý, và Michel Anguier, nhà điêu khắc người Pháp.[8] Năm 1660, kiến trúc sư Louis Le Vau chịu trách nhiệm hoàn thiện Louvre: nhân đôi Petite Galerie, hoàn thành dãy phía Bắc của Cour Carrée (Sân vuông), kéo dài dãy phía Nam trong khoảng 1661 tới 1663, hoàn thiện tòa nhà phía Tây, tòa nhà hoàng gia phong cách Phục Hưng và tòa nhà trung tâm được làm thành đối xứng. Ngày 6 tháng 2 năm 1661, một đám cháy thiêu hủy một phần Petite Galerie khiến Le Vau phải xây dựng lại.[9] Từ 1663, Le Vau nhân đôi chiều rộng cung điện. Những thành phần cuối cùng của Louvre thời Trung Cổ bị phá bỏ.[10] Từ 1665, Louis XIV giao cho Cavalier Bernin xây dựng dãy phía Tây của Cour Carrée. Nhưng sau đó dự án này không được hoàn thành, chính nhà vua đã ra lệnh dừng lại,[11] triều đình Pháp dần chuyển về lâu đài Versailles. Cho tới 1756, Louis XV mới tiếp tục xây dựng Louvre, các dãy nhà từ thời Louis XIV được hoàn thành.[12]
Viện Bảo tàng Louvre
Năm 1692, Louis XIV cho chuyển một bộ sưu tập các tác phẩm điêu khắc Cổ đại về phòng Caryatides tại Louvre. Cùng năm đó, Viện Hàn lâm Pháp và Viện Hàn lâm Hội họa và Điêu khắc Hoàng gia được đặt tại cung điện. Năm 1699, các nghệ sĩ mở cuộc triển lãm đầu tiên ở Louvre, trong Grande Galerie (Hành lang lớn).[13] Từ 1725, triển lãm này được mang tên Salon và chuyển về trưng bày tại Salon Carré (Phòng vuông), gần văn phòng của Viện Hàn lâm.[14] Tháng 11 năm 1750, một cuộc triển lãm nghệ thuật được tổ chức ở cung điện Luxembourg gây được tiếng vang lớn. Thành công này thúc đẩy Hầu tước Marigny, người phục trách các tòa nhà hoàng gia, và người kế nhiệm là Bá tước Angiviller xây dựng Louvre thành một bảo tàng thường xuyên.[15]Sự ra đời
Ngày 10 tháng 8 năm 1793, bảo tàng Trung tâm nghệ thuật được mở cửa và do Bộ Nội vụ quản lý. Các tác phẩm phần lớn từ bộ sưu tập của hoàng gia được trưng bày ở Salon Carré và Grande Galerie, miễn phí, chủ yếu cho các nghệ sĩ và dành cho công chúng vào cuối tuần.[16] Hiệp ước Campo-Formio năm 1797 đã đem lại cho nước Pháp rất nhiều tác phẩm giá trị từ Venezia và bộ sưu tập của Giáo hoàng. Trong số đó, các họa phẩm cùng những tác phẩm điêu khắc cổ được chuyển về Louvre. Ngày 9 tháng 11 năm 1800, kỷ niệm cuộc đảo chính ngày 18 tháng Sương mù, Napoléon Bonaparte và Joséphine khánh thành bảo tàng Cổ đại. Các tác phẩm cổ từ Vatican, Bảo tàng Capitoline ở Roma, Firenze... cùng bộ sưu tập hoàng gia được trưng bày trong căn phòng mùa hè của hoàng hậu Anne trước đây.[17] Từ đó, Louvre không ngừng nhận được thêm hiện vật nhờ những cuộc viễn chinh của quân đội Pháp. Cũng dưới thời Đệ nhất đế chế, bảo tàng được mang tên Napoléon và Vivant Denon trở thành giám đốc đầu tiên vào năm 1802. Trong khoảng thời gian 1804 đến 1811, cung điện được kiến trúc sư Pierre-François-Léonard Fontaine mở rộng, trang trí lại và Napoléon cho xây dựng khải hoàn môn Carrousel ở giữa Louvre và Tuileries.[18] Nhưng Đệ nhất đế chế sụp đổ vào năm 1815, các quốc gia đã lấy lại tài sản của mình, gây ảnh hưởng trực tiếp đến bộ sưu tập của Louvre.[19]Năm 1824, Viện Bảo tàng Điêu khắc Hiện đại được mở ở tầng trệt dãy nhà phía Tây sân Cour Carrée với các tác phẩm chuyển về từ bảo tàng Công trình Pháp và điện Versailles.[20] Năm 1827, các hiện vật Ai Cập cổ đại cùng những tác phẩm Phục Hưng hợp thành bảo tàng Charles X ở dãy nhà phía Nam của Cour Carrée rồi Bảo tàng Hàng hải được mở ở dãy phía Bắc. Cuối thập niên 1830 đến thập niên 1840, bộ sưu tập hội họa Tây Ban Nha vốn đang bị phân tán được tập trung về Louvre. Tiếp đó đến các hiện vật từ Mexico, Algérie... Thời Đệ nhị đế chế, Tuileries được mở rộng và lần đầu tiên được nối với Louvre. Khoảng thời gian này, Bảo tàng Napoléon III cũng được thành lập với 11.385 tác phẩm hội họa và điêu khắc cổ. Năm 1871, Tuileries bị đốt cháy rồi phá hủy sau đó. Còn Louvre được kiến trúc sư Hector-Martin Lefuel sửa chữa lại.[21]
Louvre hiện đại
Năm 1905, một bộ sưu tập nghệ thuật trang trí được mang từ Palais de l'Industrie về Louvre và đến năm 1922, phòng trưng bày nghệ thuật Hồi giáo được mở ở tòa nhà Horloge.[22] Từ năm 1930, một số không gian được tu sửa với mục đích dành cho các tác phẩm điêu khắc. Sân Cour du Sphinx được lợp mái kính dành cho điêu khắc cổ. Điêu khắc châu Âu nằm trong dãy nhà Flore. Các phòng Ai Cập và phương Đông Cổ đại cũng được sửa chữa lại.Thế chiến thứ hai nổ ra, các hiện vật của Louvre được giấu trong những túi cát và gửi đi khắp nơi. Những cuộc vận chuyển diễn ra nhiều lần, đầu tiên về lâu đài Chambord rồi chia nhỏ, đưa đến khắp các lâu đài khác. Mặc dù gần như trống rỗng, tháng 9 năm 1940, khi Quân đội Đức chiếm giữ Paris, Louvre được mở cửa trở lại.[23] Năm 1945, các bộ sưu tập của Nhà nước được phân bố lại. Những hiện vật về châu Á của Louvre chuyển về Bảo tàng Guimet. Năm 1947, một chi nhánh của Louvre, Bảo tàng Jeu de Paume mở ở vườn Tuileries với các họa phẩm trường phái ấn tượng. Bộ sưu tập quan trọng này còn ở đây cho tới năm 1986 được chuyển về Orsay.
Louvre đương đại
Ngày 26 tháng 6 năm 1981, Tổng thống François Mitterrand tuyên bố toàn bộ không gian cung điện Louvre sẽ dành cho bảo tàng. Bộ Tài chính, vốn trụ sở ở dãy Richelieu, được chuyển về Bercy. Dự án mang tên "Grand Louvre" được bắt đầu. Tới năm 1983, kiến trúc sư nổi tiếng Ieoh Ming Pei được chọn để thực hiện dự án này. Năm 1986, bảo tàng Orsay khánh thành. Các bộ sưu tập nghệ thuật châu Âu từ 1848 tới thời kỳ khai sinh trường phái lập thể được chuyển từ Louvre về bảo tàng mới.Ngày 30 tháng 3 năm 1989, công trình gây nhiều tranh cãi Kim tự tháp kính khánh thành trên sân Napoléon. Một không gian lớn được mở ngầm dưới kim tự tháp, trở thành lối vào chính của bảo tàng. Sảnh lớn này còn dành cho các dịch vụ gửi áo, hiệu sách, nhà hàng, quán cà phê.[24] Năm 1993, dãy Richelieu mở cửa đón công chúng. Ba sân phía trong được lợp mái trở thành không gian lý tưởng cho các tác phẩm cỡ lớn. Tới 1997, một số phòng dãy Sackler được dành cho phương Đông Cổ đại và 1998, École du Louvre được mở ở dãy Flore với 5000 m² dành cho điêu khắc. Dự án mới nhất, một gian trưng bày nghệ thuật Hồi giáo dự định sẽ hoàn thành vào năm 2009.[25]
|
|
|||||
Louvre nhìn từ khải hoàn môn Carrousel | Dãy Richelieu |
Bộ sưu tập
Ngoài 8 bộ sưu tập chính, Louvre còn một khu trưng bày lịch sử của chính cung điện và một bộ sưu tập nghệ thuật châu Á, Phi, Mỹ và châu Đại Dương.
Phương Đông cổ đại | Ai Cập cổ đại | ||||
---|---|---|---|---|---|
|
|
||||
Hy Lạp, La Mã và Etruria cổ đại | Nghệ thuật Hồi giáo | ||||
|
|
||||
Hội họa | Điêu khắc | ||||
|
|
||||
Nghệ thuật họa hình | Nghệ thuật trang trí | ||||
|
|
||||
Sơ đồ bảo tàng Louvre
[ẩn] |
Phương Đông cổ đại
Khu vực trưng bày Phương Đông cổ đại được thành lập vào năm 1881. Các hiện vật này xuất phát từ những cuộc khai quật trong khoảng thế kỷ 19 cho tới Thế chiến thứ hai. Cuộc khai quật đầu tiên được tiến hành từ 1843 đến 1854 ở Khorsabad, thành phố do Sargon II của Assyria cho xây dựng cách đây 8 thế kỷ. Bảo tàng Louvre đóng vai trò động lực trong việc tiến hành cuộc khai quật này với tham vọng giúp công chúng đương đại khám phá về Assyria và các nền văn minh đã mất ở phương Đông.[29]Bộ sưu tập Phương Đông cổ đại của Louvre tương đương với Bảo tàng Anh (British Museum) ở Luân Đôn và Bảo tàng Trung Đông (Vorderasiatisches Museum Berlin) ở Berlin. Các hiện vật được tìm thấy qua rất nhiều cuộc khải quật giới thiệu một cái nhìn toàn cảnh về những nền văn minh cổ, các gốc rễ văn hóa khu vực Cận Đông. Bộ sưu tập được trưng bày ở tầng trệt, phía bên dãy Richelieu, chia thành ba khu vực nhỏ: Iran, Lưỡng Hà và Levant, gồm các nước châu Á gần Địa Trung Hải, Syria, Liban, Israel và đảo Síp ngày nay.[29]
Một trong những hiện vật giá trị nhất của bảo tàng Louvre là phiến đá Bộ luật Hammurabi. Đây là một trong những văn bản luật cổ nhất được tìm thấy, có từ thời vua Hammurabi, khoảng 1760 trước Công nguyên. Một hiện vật giá trị khác là tấm bia Mesha, từ thế kỷ 9 trước Công nguyên.
Ai Cập cổ đại
Việc mở khu vực trưng bày Ai Cập cổ đại không phải kết quả trực tiếp từ cuộc viễn chinh sang Ai Cập của Napoléon Bonaparte. Nhiều hiện vật thu được của Napoléon đã bị người Anh lấy đi như một chiến lợi phẩm. Trong số đó có phiến đá Rosetta hiện trưng bày ở Bảo tàng Anh, từng cho Louvre mượn lại vào tháng 10 năm 1972. Một số hiện vật khác quay trở lại Louvre một khoảng thời gian dài sau đó.[30]Vào năm 1802, Vivant Denon, học giả lớn về sau trở thành giám đốc bảo tàng, xuất bản cuốn hồi ký Voyage dans la Haute et la Basse Egypte (Du hành Thượng và Hạ Ai Cập). Tiếp đó trong khoảng 1810 tới 1830, những tập Description de l'Egypte (Mô tả Ai Cập) của các thành viên khoa học trong đoàn viễn chinh xâm lược Ai Cập cũng được phát hành. Những cuốn sách này đã gợi nên các quan tâm về Ai Cập cổ đại trong những năm đầu thế kỷ 19. Jean-François Champollion, nhà Ai Cập học nổi tiếng, đã thuyết phục vua Charles X mua lại ba bộ sưu tập lớn của Bernardino Drovetti (nhà phiêu lưu người Ý từng theo Napoléon sang Ai Cập), Henry Salt (học giả người Anh) và nhà sưu tầm Paul Durand. Mặt khác, trước đó Louvre đã có một bộ sưu tập về Ai Cập của hoàng gia. Tới ngày 15 tháng 12 năm 1827, khu vực trưng bày Ai Cập cổ đại của Louvre được thành lập với khoảng 9.000 hiện vật và Jean-François Champollion trở thành giám đốc đầu tiên.[30]
Trong khoảng 1852 tới 1868, khu vực Ai Cập cổ đại tiếp tục phong phú nhờ các hiện vật từ một số nhà sưu tầm châu Âu thời kỳ đó. Cũng khoảng thời gian này, Auguste-Édouard Mariette nhận nhiệm vụ của Louvre đến khai quật ở Saqqara. Từ 1852 tới 1953, Mariette gửi về Paris 5.964 hiện vật. Nhờ sự đồng ý của chính phủ Ai Cập, các cuộc tìm kiếm còn được tiến hành ở Abou Roach, Assiout, Baouît, Médamoud, Tôd, Deir el-Médineh. Nhà sưu tập người Mỹ Atherton Curtis cũng đã di tặng lại cho Louvre 1.500 hiện vật trong khoảng thời gian trước và sau Thế chiến thứ hai.[30]
Bộ sưu tập Ai Cập cổ đại hiện nay được trưng bày trong 30 gian ở tầng một và hai gần Cour Carrée cùng một phần nhỏ ở tầng hầm. Trong những hiện vật giá trị ở đây có các bức tượng pharaoh Ramesses II, Akhenaton hay bức tượng Viên thư lại Kai từ 2620 đến 2500 trước Công nguyên và một số xác ướp Ai Cập.
Hy Lạp, La Mã và Etruria cổ đại
Các hiện vật Hy Lạp, La Mã cổ đại đầu tiên do những người Cách mạng thu được từ bộ sưu tập rất phong phú của hoàng gia. Năm 1800, những hiện vật này được trưng bày trong các căn phòng của hoàng hậu Anne trước đây. Những thập niên tiếp theo, bảo tàng mua lại rất nhiều tác phẩm từ bộ sưu tập của các gia đình Borghese, Albani... Bên cạnh đó, các cuộc khai quật thực hiện trong thế kỷ 19 đem lại cho Louvre một số lượng lớn hiện vật. Cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 là khoảng thời gian bảo tàng nhận được rất nhiều tác phẩm giá trị về Hy Lạp, La Mã cổ đại nhờ kết quả các cuộc khai quật, mua bán và quà tặng từ các cá nhân.[31]Trong bộ sưu tập Hy Lạp, La Mã cổ đại của Louvre có những tác phẩm rất nổi tiếng. Bức tượng thần Vệ Nữ được Hầu tước Rivière tặng lại cho Louis XVIII vào năm 1821 và được đưa về Louvre. Tượng thần chiến thắng Samothrace được phó lãnh sự Pháp tại Hy Lạp khám phá năm 1863. Một tác phẩm nổi tiếng khác là tượng Đấu sĩ Borghese từ bộ sưu tập của gia đình Borghese. Hiện nay khu vực Hy Lạp, La Mã và Etruria cổ đại gồm 47 phòng ở tầng một, hai và một số không gian nhỏ khác.[31]
Tượng thần Vệ Nữ |
Đấu sĩ Borghese |
Tượng thần chiến thắng Samothrace |
Diana của Versailles |
Nghệ thuật Hồi giáo
Nghệ thuật Hồi giáo là khu vực trưng bày mới nhất, được thành lập năm 2003. Bộ sưu tập này là kết quả của mối quan hệ đã nhiều thế kỷ giữa Pháp và các nước thuộc thế giới Hồi giáo. Vào thời gian mới mở cửa và đầu thế kỷ 19, nhiều hiện vật của hoàng gia và Nhà nước được chuyển về Louvre. Từ những năm 1890, bộ sưu tập dần đa dạng nhờ sự thúc đẩy của hai nhà bảo tàng học Gaston Migeon và Emile Molinier. Emile Molinier đã mở gian trưng bày về Hồi giáo đầu tiên vào năm 1893. Cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 là khoảng thời gian bảo tàng được tặng lại một số lượng rất lớn các hiện vật. Các di tặng của Nữ nam tước Delort de Gléon năm 1912 được hợp thành phòng Delort de Gléon vào năm 1922. Năm 1936, nghệ thuật Hồi giáo được gộp trung với khu trưng bày nghệ thuật châu Á. Sau Thế chiến thứ hai, các tác phẩm thuộc về Viễn Đông được chuyển đến Bảo tàng Guimet, nghệ thuật Hồi giáo trưng bày chung với Phương Đông cổ đại. Bộ Tài chính rời Louvre năm 1993 đã giúp bộ sưu tập Hồi giáo có không gian riêng.[32]Hiện nay, khu trưng bày nghệ thuật Hồi giáo bị đóng cửa. Theo dự định, đến 2010, nghệ thuật Hồi giáo sẽ có không gian mới ở sân Visconti sau khi được sửa lại.[32]
Hội họa
Bộ sưu tập hội họa được bắt nguồn từ phòng tranh của François I trong lâu đài Fontainebleau. François I đã mua lại nhiều tuyệt tác của các họa sỹ lớn người Ý như Michelangelo, Raffaello và mời một số nghệ sĩ khác như Leonardo da Vinci, Rosso Fiorentino, Francesco Primaticcio về cung đình của mình. Qua nhiều thế hệ của hoàng triều Pháp, bộ sưu tập này dần phong phú theo xu thế nghệ thuật từng thời kỳ và sở thích của từng vị vua. Trong số đó phải kể đến những tác phẩm do Louis XIV mua lại của chủ nhà băng Everhard Jabach. Bên cạnh hội họa Ý, Louis XVI đã thêm hội họa Tây Ban Nha vào bộ sưu tập. Các trường phái phía Bắc có mặt trong bộ sưu tập từ thế kỷ 17 và đặc biệt tăng trong thế kỷ 18. Năm 1793, khi Louvre mở cửa, bộ sưu tập của hoàng gia là những hiện vật đầu tiên của bảo tàng. Trong thế kỷ 19, những của cải do Cách mạng Pháp tịch thu rồi chiến lợi phẩm của Napoléon đã giúp bộ sưu tập hội họa của Louvre không ngừng tăng.[33]Bên cạnh đó, các tặng vật và sự giúp đỡ của các tổ chức bảo trợ đóng vai trò quan trọng trong bộ sưu tập hội họa của Louvre. Dẫn đầu là hội Những người bạn của Louvre, hội bảo trợ đã tặng lại cho Louvre một số lượng lớn các tác phẩm, đủ thời kỳ, trong đó một số hiện vật có giá trị. Những tặng vật của La Caze là một phần quan trọng của các tác phẩm thế kỷ 18. Fiammetta Lemme giúp bảo tàng bổ sung phần còn thiếu của hội họa Ý thế kỷ 18. Bá tước Epine cùng con gái là công chúa Louis de Croy tặng Louvre bộ sưu tập hội họa Hà Lan.[33]
Bộ sưu tập hội họa của Louvre hiện nay gồm các tác phẩm phương Tây từ thế kỷ 13 cho tới năm 1848. Các tác phẩm thuộc trường phái Ấn tượng và Hậu ấn tượng đã được chuyển về Bảo tàng Orsay vào năm 1986. Bộ sưu tập hội họa chiếm một không gian trưng bày rất lớn của Louvre. Hội họa Ý và Tây Ban Nha nằm ở tầng hai, dãy Denon bên cạnh hội họa Pháp và hội họa Anh. Còn tầng ba được dành gần như tất cả cho hội họa, gồm Pháp - dãy nhà bao quanh Cour Carrée - Đức, Hà Lan, Bỉ... Mona Lisa, tác phẩm được xem như nổi tiếng nhất của Louvre, cũng là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất thế giới, nằm ở phòng số 6, tầng hai. Ngoài Mona Lisa, bảo tàng cũng sở hữu một số họa phẩm khác của Leonardo da Vinci như Đức mẹ đồng trinh, Chúa Hài đồng và Thánh Anne, Đức mẹ đồng trinh trong hang đá... Các tác phẩm danh tiếng khác của Louvre có thể kể tới Le nozze di Cana (Đám cưới ở Cana) của Paolo Veronese, Le Radeau de la Méduse (Chiếc mảng Méduse) của Théodore Géricault và La Liberté guidant le peuple (Nữ thần Tự do dẫn dắt nhân dân) của Eugène Delacroix...[33]
Leonardo da Vinci, Mona Lisa |
Paolo Veronese, The Wedding at Cana |
Johannes Vermeer, The nhà thiên văn học |
Nicolas Poussin, Et in Arcadia ego |
Điêu khắc
Là cung điện hoàng gia, bản thân Louvre đã được trang trí bởi các tác phẩm điêu khắc. Một số tác phẩm của hoàng gia không sử dụng hoặc tháo dỡ được tập hợp tại phòng Caryatides ngày nay, tầng một sân Cour Carrée. Viện Hàn lâm Hội họa và Điêu khắc cũng duy trì một bộ sưu tập riêng của mình. Khi bảo tàng Louvre được mở cửa năm 1793, một số tác phẩm điêu khắc đã được trưng bày. Năm 1794, Louvre nhận thêm các hiện vật từ tài sản tịch biên của những người đào vong thời kỳ Cách mạng. Trong đó có các bức tượng nô lệ của Michelangelo cùng một số tượng bán thân các nghệ sỹ và nhiều nhất là các tác phẩm sao chép lối Cổ đại. Thời kỳ Cách mạng, bảo tàng Công trình Pháp là nơi lưu trữ nhiều nhất các tác phẩm điêu khắc. Tới thời kỳ nhà Bourbon quay lại ngai vàng, bảo tàng Công trình Pháp đóng cửa, một số tác phẩm giá trị được chuyển về Louvre.[34]Năm 1824, Bảo tàng Điêu khắc Hiện đại được mở cửa ở tầng trệt dãy nhà phía Tây sân Cour Carrée. Khoảng một trăm tác phẩm thuộc nhiều các trường phái và thời kỳ được trưng bày trong 5 gian phòng. Năm 1847, Louvre nhận thêm các hiện vật từ Versailles, trong đó có những tác phẩm của Germain Pilon và Pierre Puget. Khoảng thời gian tiếp theo, chính sách tìm mua lại giúp số lượng hiện vật tăng lên. Năm 1900, danh mục bộ sưu tập điêu khắc kiểm kê được 867 tác phẩm. Bảo tàng cũng nhận được nhiều tặng vật, đặc biệt từ hội Những người bạn của Louvre. Từ năm 1986, các tác phẩm từ nửa sau thế kỷ 19 được chuyển về Orsay.[34]
Hiện nay, bộ sưu tập điêu khắc Pháp được trưng bày ở tầng trệt, dãy Richelieu, gồm cả hai sân có mái che Puget và Marly. Gian dành cho các tác phẩm điêu khắc nước ngoài ở tầng một và tầng hầm dãy Denon. Trong số đó có những tác phẩm nổi tiếng như Chevaux de Marly của Guillaume Coustou, Captif (hay Người nô lệ hấp hối) của Michelangelo và đặc biệt là Amore e Psiche của Antonio Canova.[34]
Nghệ thuật họa hình
Việc thành lập khu vực trưng bày nghệ thuật họa hình bắt nguồn từ cuộc triển lãm ngày 28 tháng Nóng năm V, tức 15 tháng 8 năm 1797, tại gian Apollon. Các tác phẩm này vốn của vua Louis XIV mua lại từ chủ nhà băng Everhard Jabach. Bộ sưu tập của Louvre tăng lên sau đó nhờ các của cải tịch biên từ hội thánh. Năm 1806, bảo tàng mua lại 1200 bức họa do Filippo Baldinucci, nhà lịch sử mỹ thuật người Ý, sưu tập từ thế kỷ 17.[35]Năm 1852, có 36 ngàn hiện vật được kiểm kê. Các tác phẩm nghệ thuật họa hình được bảo vệ trong khung kính, trưng bày tại hai tầng của tòa nhà Horloge và dọc phố Rivoli. Sự phong phú của bộ sưu tập còn tăng thêm nhờ việc mua lại cũng như được tặng các tác phẩm của Eugène Boudin, Théodore Chassériau, Walter Gay... Đặc biệt, năm 1935, bảo tàng nhận được một bộ sưu tập rất lớn của Nam tước Edmond de Rothschild. Năm 1986, một phần lớn các tranh phấn màu thế kỷ 19 được chuyển về Bảo tàng Orsay.[35]
Hiện nay, nghệ thuật họa hình là bộ sưu tập có số lượng hiện vật lớn nhất nhưng chiếm một không gian nhỏ trong bảo tàng. Do tính nhạy cảm với ánh sáng và kém bền của các tác phẩm trên giấy, những hiện vật này được trưng bày không thường xuyên. Dù vậy, công chúng vẫn có cơ hội khám phá tất cả các tác phẩm với điều kiện yêu cầu trước.[35]
Nghệ thuật trang trí
Trưng bày các tác phẩm nghệ thuật trang trí ở Louvre đã được dự định trong sắc lệnh từ năm 1793. Một vài đồ đạc được mang về từ bộ sưu tập hoàng gia. Bộ sưu tập đồ đồng và đá quý tới muộn hơn, vào năm 1796. Số lượng hiện vật tăng thêm nhờ hai nguồn khác: nhà thờ Sainte-Chapelle và nhà thờ Saint-Denis. Sắc lệnh ngày 1 tháng Nảy mầm năm II, tức 21 tháng 3 năm 1794, cho phép bảo tàng nhận được nhiều hiện vật từ tài sản những người đào vong trong thời kỳ Cách mạng. Nhưng khi đó, khu vực dành cho nghệ thuật trang trí chưa được thành lập. Mặt khác, số hiện vật bị giảm bớt khi bảo tàng bán 16 tác phẩm vốn từ nhà thờ Saint-Denis và Napoléon cũng lấy đi một số hiện vật mang về cung điện của mình. Nhưng nhờ những cuộc chinh phạt của Napoléon, số lượng hiện vật nghệ thuật trang trí lại tăng lên.[36]Trong thời kỳ nhà Bourbon phục hoàng, Louvre đã mua lại rất nhiều hiện vật từ các bộ sưu tập cá nhân. Bên cạnh đó, nhiều các phẩm từ Thư viện quốc gia và cả những tặng vật được đưa về Louvre. Năm 1870, sự sụp đổ của Đệ nhị đế chế giúp Louvre có thêm các tác phẩm từ Tuileries và Saint-Cloud. Đến năm 1893, khu vực trưng bày nghệ thuật trang trí được tách ra độc lập.[36]
Cuối thế kỷ 19 và trong suốt thế kỷ 20, Louvre nhận được di tặng rất nhiều bộ sưu tập cá nhân. Năm 1880, vợ Tổng thống Adolphe Thiers tặng lại bảo tàng một bộ sưu tập lớn. Năm 1922, gia đình Rothschild tặng lại các tác phẩm Ý, Pháp thời kỳ Phục Hưng và thế kỷ 18. Việc Bộ Tài chính chuyển khỏi Louvre vào năm 1981 đã giúp khu vực nghệ thuật trang trí được mở rộng. Các phòng Trung Cổ và Phục Hưng được mở năm 1993. Phòng thế kỷ 19, với số lượng hiện vật rất lớn và phong phú, được giới thiệu cho công chúng từ 1996. Hiện nay khu vực nghệ thuật trang trí gồm 81 phòng, chiếm chọn tầng một dãy Richelieu.[36]
Các hoạt động văn hóa
Hoạt động thường xuyên và quan trọng nhất của Louvre là các cuộc triển lãm. Vốn chỉ trưng bày 35 ngàn trên tổng số 380 ngàn hiện vật, các cuộc triển lãm giúp công chúng khám khá phần còn lại của bộ sưu tập. Mỗi mùa, Louvre tổ chức các buổi triển lãm, đôi khi giới thiệu các nghiên cứu mới nhất về nghệ thuật. Một phần lớn các cuộc triển lãm của Louvre nhận được sự tài trợ của các công ty. Louvre cũng ký kết với Bảo tàng High Museum of Art của Atlanta cho mượn 142 tác phẩm trong vòng 3 năm. Bên cạnh đó một số những dự án văn hóa và khoa học cũng được xúc tiến giữa hai bảo tàng.[37]Các hoạt động văn hóa quan trọng khác của Louvre là những buổi gặp gỡ, các xưởng nghệ thuật và tham gia lĩnh vực giáo dục, đào tạo. Khán phòng của Louvre nằm phía dưới Kim tự tháp kính, được hoàn thành cùng kim tự tháp theo thiết kế của Ieoh Ming Pei. Khán phòng, với 450 chỗ, là nơi tổ chức các buổi gặp gỡ, chiếu phim... với chủ đề lịch sử, khảo cổ học.[38] Các xưởng nghệ thuật của Louvre dành công chúng muốn tìm hiểu nghệ thuật được thực hành các kỹ thuật sáng tác. Các xưởng nghệ thuật được dành cho cả ba đối tượng: người lớn, trẻ em và người tàn tật.[39] Ngoài ra, École du Louvre, nằm trong dãy Flore của bảo tàng, cũng là một trường quan trọng về lịch sử nghệ thuật, khảo cổ học và bảo tàng học.
Trung bình mỗi năm, Louvre tổ chức khoảng 8 kỳ triển lãm, 40 buổi hòa nhạc, 5 buổi trình diễn và gần 200 buổi chiếu phim.[40]
Tổ chức
Ngân sách và doanh thu
Về mặt hành chính, từ 1 tháng 1 năm 1993, bảo tàng Louvre là một cơ quan nhà nước, thuộc Bộ Văn hóa Pháp. Hoạt động của bảo tàng cần tới gần 2000 nhân viên.[41] Trong số đó, lượng nhân viên an ninh chiếm đông nhất, hơn một ngàn người, công việc cả 7 ngày trong tuần, 24/24. Một lực lượng quan trọng tiếp theo là các chuyên gia về bảo tàng, những người cũng giữ chức vụ cao về hành chính.[42] Để đạt được vị trí này, họ phải trải qua một kỳ thi tuyển về khảo cổ học, lịch sử, lịch sử nghệ thuật, dân tộc học hay khoa học tự nhiên...Năm 2006, Bảo tàng Louvre được nhà nước cấp 109,98 triệu euro. Doanh thu bảo tàng đạt 72,74 triệu euro, trong đó hơn 40 triệu từ tiền vé, 13 triệu từ các tổ chức bảo trợ, phần còn lại nhờ các hoạt động văn hóa, thương mại khác.[43] Ngoài ra, Louvre cũng cho phép các công ty LCL, Accenture và Blue Martini đặt logo trên trang web của bảo tàng.[44]
Các tổ chức bảo trợ
Để làm giàu thêm bộ sưu tập, bên cạnh bảo tàng, một số tổ chức cũng tham gia vào việc mua lại các hiệt vật. Hội Những người bạn của Louvre (Société des Amis du Louvre) được thành lập vào năm 1879, hiện nay có 70 ngàn thành viên, đóng góp và tài trợ mỗi năm khoảng 3 triệu euro cho việc mua hiện vật mới. Kể từ khi thành lập, Những người bạn của Louvre đã mua tặng lại cho bảo tàng 704 tác phẩm nghệ thuật. Trong đó có một số tác phẩm giá trị như La Pietà de Villeneuve-lès-Avignon của Enguerrand Quarton, Le Bain turc của Jean-Auguste-Dominique Ingres... Hội Những người bạn của Louvre là nhà bảo trợ quan trọng nhất của bảo tàng.[45]Một tổ chức bảo trợ quan trọng khác là hội Những người bạn Hoa Kỳ của Louvre (American Friends of the Louvre). Tổ chức này có mục đích gây dựng và giữ mối quan hệ giữa bảo tàng với công chúng Hoa Kỳ và tài trợ cho một số dự án của Louvre. Những người bạn Hoa Kỳ của Louvre giúp đỡ bảo tàng trong việc tiếp đón du khách nước ngoài, chủ yếu về tiếng Anh, và xúc tiến các mỗi quan hệ của Louvre với những cơ quan tại Mỹ.[46] Sau Pháp, Hoa Kỳ là quốc gia có lượng khách thăm Louvre đông nhất.
Các bảo tàng chi nhánh
Bảo tàng quốc gia Eugène Delacroix
Bảo tàng quốc gia Eugène Delacroix nằm ở phố Furstenberg, Quận 6, Paris. Trụ sở của bảo tàng này vốn là ngôi nhà và xưởng vẽ của họa sĩ Eugène Delacroix. Từ năm 1971, Bảo tàng Eugène Delacroix trở thành bảo tàng quốc gia. Quá nhỏ để có thể là một cơ quan nhà nước độc lập, Bảo tàng Eugène Delacroix thuộc Louvre về mặt hành chính.Hiện nay bảo tàng sở hữu một phần lớn những họa phẩm trong sự nghiệp của Delacroix, bao gồm cả các tranh sơn dầu và họa phẩm trên giấy. Ngoài ra bảo tàng còn có những tư liệu về họa sĩ và một bộ sưu tập nghệ thuật châu Phi do Delacroix tập hợp trong thời gian ở Maroc.[47]
Louvre-Lens
Với chính sách giảm sự tập trung về Paris, ngày 29 tháng 11 năm 2004, Thủ tướng Pháp Jean-Pierre Raffarin đã quyết định thành lập một bảo tàng chi nhánh của Louvre tại Lens. Dự định này được công bố từ năm 2003 và cùng với Lens, còn có 5 thành phố ứng viên khác: Amiens, Arras, Boulogne-sur-Mer, Calais và Valenciennes. Nhờ địa điểm thuận lợi, về diện tích, giao thông... Louvre-Lens đã được chọn làm bảo tàng chi nhánh của Louvre.Một cuộc thi kiến trúc được tổ chức vào 2005 và bản thiết kế được chọn là của văn phòng kiến trúc sư Nhật Bản SANAA với các kiến trúc sư Kazuyo Sejima và Ryue Nishizawa. Louvre-Lens dự định sẽ mở cửa vào 2010 với những hiện vật từ cả 8 bộ sưu tập của Louvre. Trong đó một số sẽ trưng bày thường xuyên ở Lens, một số khác sẽ luân chuyển về Louvre.[48]
Louvre Abou Dabi
Ngày 6 tháng 3 năm 2007, chính phủ Pháp và chính phủ Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đã ký thỏa thuận thành lập bảo tàng Louvre Abou Dabi ở thủ đô Abu Dhabi. Theo ký kết, bảo tàng Louvre Abou Dabi sẽ được dùng tên "Louvre" trong 30 năm 6 tháng. Chính phủ Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất chi trả cho bảo tàng Louvre 150 triệu euro sau khi ký 30 ngày. Tiếp đó, 62,5 triệu khi mở cửa bảo tàng và vào mỗi thời điểm 5 năm, 10 năm và 15 năm sau ngày mở cửa. Đổi lại, Louvre sẽ cho Louvre Abou Dabi mượn 300 tác phẩm vào thời điểm mở cửa, 250 tác phẩm vào năm thứ 4, cuối cùng 200 tác phẩm từ năm thứ 7 tới năm thứ 10. Ngoài ra Louvre cũng đào tạo nhân sự cho Louvre Abou Dabi.[49]Bảo tàng Louvre Abou Dabi dự định có diện tích 24.000 m², trong đó có 6.000 m² trưng bày thường xuyên và 2.000 m² cho triển lãm. Không gian trưng bày sẽ được mở rộng với ba giai đoạn: 2.000 m² vào thời điểm mở cửa, 4.000 m² sau 4 năm và đạt 6.000 m² vào năm thứ 7. Công trình do kiến trúc sư người Pháp nổi tiếng Jean Nouvel thiết kế.[49]
Dự án Louvre Abou Dabi đã gây nên một số tranh cãi. Trong bài Les musées ne sont pas à vendre (Các bảo tàng không phải để bán) đăng trên Le Monde ngày 12 tháng 12 năm 2006, Françoise Cachin, cựu giám đốc các bảo tàng Pháp, đã chỉ trích chính sách mang tính thương mại của một vài bảo tàng, đặc biệt là dự án Louvre Abou Dabi.[50] Trả lời lại, Jack Lang, cựu bộ trưởng Bộ Văn hóa và Bộ Giáo dục Pháp, đã lên tiếng bảo vệ Louvre Abou Dabi trong bài báo có tên Le Louvre, un musée universel (Louvre, một bảo tàng thế giới) đăng trên Le Monde ngày 1 tháng 2 năm 2007.[51]
Louvre trong nghệ thuật
Cung điện và Bảo tàng Louvre đã là đề tài của không ít tác phẩm nghệ thuật. Từ thế kỷ 17, các họa sỹ đã tái hiện Louvre trên tranh của mình. Trong Ba người lính ngự lâm (Trois Mousquetaires) và Hoàng hậu Margot (La Reine Margot), Alexandre Dumas đã dùng Louvre làm bối cảnh cho nhiều đoạn. Tương tự, bảo tàng xuất hiện trong Quán rượu (L’Assommoir) của Émile Zola và Tình sử Angélique (Angélique) của Anne và Serge Golon. Năm 1927, tiểu thuyết trinh thám Belphégor của Arthur Bernède đăng từng kỳ trên tờ Le Petit Parisien, Louvre trở thành bối cảnh chính cho tác phẩm và tập 2 được mang tên Le Mystère du Louvre (Bí ẩn của Louvre).[52]Với điện ảnh, năm 1957, trong bộ phim Funny Face, diễn viên huyền thoại Audrey Hepburn bước xuống cầu thang phía dưới Tượng thần chiến thắng Samothrace. Trong Les Amants du Pont-Neuf (1991) với sự tham gia diễn xuất của Juliette Binoche, một người bảo vệ cũ và một nữ họa sĩ mù lén lút vào thăm Louvre ban đêm. Bảo tàng còn xuất hiện trong các bộ phim khác như Mr. and Mrs. Bridge (1990) của James Ivory, The Age of Innocence (1993) của Martin Scorsese, The Dreamers (2003) của Bernardo Bertolucci.[52]
Năm 2003, Louvre trở thành bối cảnh chính của cuốn tiểu thuyết nổi tiếng Mật mã Da Vinci (The Da Vinci Code). Tới mùa hè 2003, tức ba tháng sau khi xuất bản cuốn tiểu thuyết tại Mỹ, các hướng dẫn viên đã phải trả lời các câu hỏi mới liên quan tới Mật mã Da Vinci khi đưa khách đi thăm bảo tàng. Nhiều du khách nói tiếng Anh tới Louvre để được tận mắt thấy kim tự tháp kính, Grande Galerie, "phòng Mona Lisa"... Khi Mật mã Da Vinci được dịch sang các thứ tiếng khác, Louvre lại đón thêm các nhóm khách tương tự từ Nhật, Tây Ban Nha, Nga, Ý... và cả Pháp.[53] Tới 2006, tiểu thuyết được chuyển thể thành tác phẩm điện ảnh với sự tham gia diễn xuất của hai diễn viên nổi tiếng Tom Hanks và Audrey Tautou.
Lượng khách viếng thăm
Với kiến trúc của điện hoàng gia, vị trí trung tâm Paris và các hiện vật giá trị, Louvre là một trong những bảo tàng nổi tiếng và thu hút nhất thế giới. Năm 2006, Louvre là địa điểm thu phí được viếng thăm nhiều nhất Paris. Lượng khách của Louvre đứng trên tháp Eiffel, chỉ thua hai địa điểm tự do là nhà thờ Đức Bà và nhà thờ Sacré-Cœur.[54] Đồng thời, năm 2007, Louvre cũng là bảo tàng thu hút nhất thế giới, vượt hơn 2 triệu khách so với Bảo tàng Anh ở vị trí thứ hai.[55] Trong hai năm 2006 và 2007, Louvre đều đạt khoảng 8,3 triệu khách viếng thăm. Trong số đó, 91% khách thăm khu vực trưng bày thường xuyên, 8% thăm các triển lãm, phần còn lại là lượng khán giả của trung tâm nghe nhìn và bảo tàng Eugène Delacroix. Theo thống kê năm 2006, lượng khách nữ giới cao hơn, chiếm 53%. Điều này cũng tương tự như năm 2005. Lượng khách quốc tịch Pháp chiếm 33% và trong số khách nước ngoài, người Mỹ chiếm số đông nhất.[43]
|
Louvre thế kỷ 19 |
Louvre 2007 |
Xem thêm
Chú thích
- ^ “Sous Philippe Auguste, construction du donjon et de la forteresse”. Lịch sử Louvre. Viện Bảo tàng Louvre. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2009.
- ^ “Enceinte de Charles V à partir du rempart de terre d'Etienne Marcel”. Lịch sử Louvre. Bảo tàng Louvre. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2009.
- ^ “Travaux de Raymond du Temple”. Lịch sử Louvre. Bảo tàng Louvre. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2009.
- ^ “Destruction du donjon”. Lịch sử Louvre. Bảo tàng Louvre. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2009.
- ^ “Travaux de la Grande Galerie”. Lịch sử Louvre. Bảo tàng Louvre. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2009.
- ^ “Reprise des travaux sous Louis XIII”. Lịch sử Louvre. Bảo tàng Louvre. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2009.
- ^ “Début de la construction du Pavillon de l'Horloge et de l'aile Lemercier”. Lịch sử Louvre. Bảo tàng Louvre. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2009.
- ^ “Décoration des appartements d'été d'Anne d'Autriche”. Lịch sử Louvre. Bảo tàng Louvre. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2009.
- ^ “Galerie d'Apollon”. Lịch sử Louvre. Bảo tàng Louvre. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2009.
- ^ “Projet Le Vau, achèvement de la Cour Carrée, Cour du Sphinx”. Lịch sử Louvre. Bảo tàng Louvre. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2009.
- ^ “Les projets du Bernin”. Lịch sử Louvre. Bảo tàng Louvre. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2009.
- ^ “Dégagement de la colonnade. Reprise du décor de la Cour Carrée”. Lịch sử Louvre. Bảo tàng Louvre. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2009.
- ^ “Transfert des collections de sculpture antique dans la salle des Caryatides”. Lịch sử Louvre. Bảo tàng Louvre. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2009.
- ^ “Première exposition de l'Académie de Peinture et de Sculpture au Louvre”. Lịch sử Louvre. Bảo tàng Louvre. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2009.
- ^ McClellan, Andrew. Inventing the Louvre: Art, Politics, and the Origins of the Modern Museum.... University of California Press. tr. 14–20. ISBN 0520221761.
- ^ “Ouverture du Museum central des Arts”. Lịch sử Louvre. Bảo tàng Louvre. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2009.
- ^ “Ouverture du musée des antiques dans les Appartements d'été d'Anne d'Autriche”. Lịch sử Louvre. Bảo tàng Louvre. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2009.
- ^ “Aménagement de la Grande Galerie. Décor de la Cour carrée...”. Lịch sử Louvre. Bảo tàng Louvre. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2009.
- ^ “Arrivée des tableaux et antiques d'Italie. Ouverture du musée Napoléon”. Lịch sử Louvre. Bảo tàng Louvre. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2009.
- ^ “Galerie de Sculpture moderne”. Lịch sử Louvre. Bảo tàng Louvre. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2009.
- ^ “Musée Napoléon III”. Lịch sử Louvre. Bảo tàng Louvre. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2009.
- ^ “Ouverture de la permière salle islamique”. Lịch sử Louvre. Bảo tàng Louvre. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2009.
- ^ “Evacuation des collections et fermeture du musée”. Lịch sử Louvre. Bảo tàng Louvre. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2009.
- ^ “Ouverture de la Pyramide”. Lịch sử Louvre. Bảo tàng Louvre. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2009.
- ^ “Le Département des Arts de l'Islam”. Lịch sử Louvre. Bảo tàng Louvre. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2009.
- ^ “Báo cáo năm 2005”. Bảo tàng Louvre. tr. 185. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2009.
- ^ “Paris patrimoine - Septembre”. Văn phòng du lịch Paris. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2009.
- ^ “Oeuvres - A la Une”. Bảo tàng Louvre. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2009.
- ^ a ă “Antiquités orientales”. Bộ sưu tập. Bảo tàng Louvre. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2009.
- ^ a ă â “Antiquités égyptiennes”. Bộ sưu tập. Bảo tàng Louvre. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2009.
- ^ a ă “Antiquités grecques, étrusques et romaines”. Bộ sưu tập. Bảo tàng Louvre. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2009.
- ^ a ă “Arts de l'Islam”. Bộ sưu tập. Bảo tàng Louvre. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2009.
- ^ a ă â “Peintures”. Bộ sưu tập. Bảo tàng Louvre. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2009.
- ^ a ă â “Sculptures”. Bộ sưu tập. Bảo tàng Louvre. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2009.
- ^ a ă â “Arts graphiques”. Bộ sưu tập. Bảo tàng Louvre. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2009.
- ^ a ă â “Objets d'art”. Bộ sưu tập. Bảo tàng Louvre. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2009.
- ^ Nathalie Bensahe (5 tháng 10 năm 2006). “Les nouvelles têtes de l'Art”. Libération. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2009.
- ^ “Salle de l'Auditorium”. Bảo tàng Louvre. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2009.
- ^ “Ateliers”. Bảo tàng Louvre. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2009.
- ^ “Musée du Louvre”. Bộ Văn hóa Pháp. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2009.
- ^ “Politique & Fonctionnement: Métiers du Louvre”. Bảo tàng Louvre. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2009.
- ^ “Métiers du Louvre: Conservateur de musée”. Bảo tàng Louvre. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2009.
- ^ a ă “Báo cáo năm 2006”. Bảo tàng Louvre. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2009.
- ^ Nathalie Bensahe (19 tháng 8 năm 2006). “Sans les fonds privés, que des expos commerciales”. Libération.
- ^ “Trang chính thức”. Những người bạn của Louvre. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2009.
- ^ “American Friends of the Louvre”. Bảo tàng Louvre. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2009.
- ^ “De l'atelier au musée”. Bảo tàng Eugène Delacroix. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2009.
- ^ “Le concours d'architecture”. Bảo tàng Louvre-Lens. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2009.
- ^ a ă “Création du musée universel Louvre Abou Dabi”. Bộ Văn hóa Pháp. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2009.
- ^ Françoise Cachin (12 tháng 12 năm 2006). “Les musées ne sont pas à vendre”. Le Monde. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2008.
- ^ Jack Lang (1 tháng 2 năm 2007). “Le Louvre, un musée universel”. Le Monde. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2008.
- ^ a ă “Le Louvre dans la fiction”. Bảo tàng Louvre. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2009.
- ^ “L'effet « Da Vinci Code »”. Bảo tàng Louvre. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2009.
- ^ “Thống kê du lịch”. Văn phòng du lịch Paris. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2009.
- ^ “Exhibition attendance figures 2008” (201). The Art Newspaper. tháng 4 năm 2009. tr. 26. Bản gốc
|url lưu trữ=
cần|url=
(trợ giúp) lưu trữ|url lưu trữ=
cần|ngày lưu trữ=
(trợ giúp). Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2009.
Liên kết ngoài
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và phương tiện truyền tải về Bảo tàng Louvre |
- Trang chính thức của Viện Bảo tàng Louvre
- Tranh chính thức của Viện Bảo tàng Louvre-Lens
- Tranh chính thức của Những người bạn của Louvre
Những địa điểm nổi tiếng của Paris | ||
---|---|---|
|
Fernão de Magalhães
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Mục từ "Ferdinand Magellan" dẫn đến bài này. Xin đọc về các nghĩa khác tại Magellan.
Ferdinand Magellan | |
---|---|
Sinh | Fernão de Magalhães 1480 Sabrosa, Vương quốc Bồ Đào Nha |
Mất | tháng 4 27, 1521 (40–41 tuổi) Cebu, Philippines |
Quốc tịch | Bồ Đào Nha |
Nổi tiếng vì | Thuyền trưởng đầu tiên thực hiện chuyến đi vòng quanh thế giới. |
Chữ ký | |
Chuyến hải hành trong khoảng thời gian 1519–1522 của Magellan đã đi vào lịch sử như là chuyến đi đầu tiên bằng đường biển của con người từ Đại Tây Dương đến Thái Bình Dương (cái tên có nghĩa "biển bình yên" này được đặt bởi Magellan; đồng thời nơi nối giữa hai Đại dương được mang tên Eo biển Magellan), và là chuyến đi đầu tiên băng qua Thái Bình Dương. Chuyến đi này cũng đánh dấu sự kiện con người lần đầu tiên đi vòng quanh Trái Đất thành công, mặc dù chính bản thân Magellan cũng không hoàn thành chuyến đi của ông do bị giết trong Trận chiến Mactan ở Philippines. Tuy nhiên, do Magellan đã từng đi theo hướng đông đến Bán đảo Mã Lai trong một chuyến hải hành trước đó, nên ông trở thành nhà thám hiểm đầu tiên đi qua tất cả đường kinh tuyến của quả địa cầu. Trong số 237 thủy thủ khởi hành trên năm con tàu, chỉ còn lại 18 người hoàn thành chuyến đi và xoay xở để quay trở về Tây Ban Nha vào năm 1522,[1][2] dưới sự dẫn dắt của nhà hàng hải xứ Basque Juan Sebastián Elcano, người đã nhận trách nhiệm chỉ huy thủy thủ đoàn sau cái chết của Magellan. Mười bảy thủy thủ nữa sau đó cũng về được Tây Ban Nha: mười hai người bị Bồ Đào Nha bắt ở Cape Verde vài tuần trước đó trong khoảng thời gian giữa năm 1525 và 1527, năm người sống sót còn lại trở về trên con tàu Trinidad.
Magellan cũng đặt tên mình cho Chim cánh cụt Magellan, vốn được ông là người châu Âu đầu tiên ghi chép lại,[3] và Đám mây Magellan, ngày nay được biết đến là một thiên hà lùn.
Mục lục
Thời niên thiếu và những chuyến đi
Magellan sinh vào khoảng năm 1480 tại Sabrosa, gần Vila Real, tỉnh Trás-os-Montes, Bồ Đào Nha. Cha ông là Rui de Magalhães (ông nội là Pedro Afonso de Magalhães và bà nội Quinta de Sousa) và mẹ Alda de Mesquita, gia đình ông có các anh em Duarte de Sousa, Diogo de Sousa và Isabel de Magalhães. Sau khi ba mẹ mất vào năm ông lên mười, ông trở thành cậu bé giúp việc cho Hoàng hậu Leonor trong triều đình Hoàng gia Bồ Đào Nha theo truyền thống của gia đình.Vào tháng 3, 1505, ở tuổi 25, Magellan gia nhập hạm đội gồm 22 tàu, đứng đầu là Francisco de Almeida Phó Vương đầu tiên của Ấn Độ thuộc Bồ Đào Nha. Mặc dù tên của ông không được tìm thấy trong biên niên sử các cuộc chiến tranh ở Ấn Độ, những điều còn lại người ta biết về ông là ông đã trải qua tám năm ở Goa, Cochin và Quilon. Ông đã tham dự một vài trận đánh, bao gồm trận Cannanore năm 1506, nơi ông đã bị thương. Năm 1509, ông dự trận đánh Diu[4] và sau đó đi cùng thủy thủ đoàn của Diogo Lopes de Sequeira với tư cách Sứ thần đầu tiên của Bồ Đào Nha đến Malacca. Trong thủy thủ đoàn còn có bạn ông và có thể là người anh em họ Francisco Serrão.[5] Tháng 9, sau khi đến Malacca, chuyến đi trở thành thảm họa khi họ rơi vào một âm mưu tấn công và phải rút lui. Trong dịp này Magellan đóng một vai trò then chốt giúp không cho đoàn hải hành không bị tiêu diệt hoàn toàn, ông đã cảnh báo Sequeira và chiến đấu dũng cảm cứu Francisco Serrão, người vốn đã lên bờ trước cuộc tấn công.[6] Sau đó, ông được chú ý tới và thăng chức.
Năm 1511, dưới quyền của vị Thống sứ mới là Afonso de Albuquerque, Magellan và Serrão tham gia vào cuộc chinh phục bán đảo Malacca, đồng thời phục hận cho thất bại của Sequeira.
Chuyến thám hiểm cuối cùng
Trong các năm 1505-1512 ông tham gia các chuyến hải hành của Bồ Đào Nha đến Ấn Độ Dương, 2 lần đến Malacca (nay là Malaysia) trong các năm 1509 và 1511. Thiết lập dự án bơi bằng con đường phía Tây đến quần đảo Molucca (nay thuộc Indonesia), nhưng ông bị loại bởi vua Bồ Đào Nha, do chuyến hải hành của Vasco da Gama, một con đường phía đông gần hơn đã được lập nên. Trong năm 1517, dự án này đã được nhận bởi vua Tây Ban Nha, và vào ngày 20 tháng 9 năm 1519, 5 chiếc tàu với hải đoàn 265 người dưới sự lãnh đạo của Magalhães khởi hành từ cảng San Lucar de Barrameda (những con sông nhỏ Guadalquivir) đi tìm eo biển Tây Nam từ Đại Tây Dương đến "biển Nam", khám phá bởi Vasco Nunes de Balboa. Ngoài ra theo chỉ đạo của vua Carlos I:“ |
Theo Trẫm biết thì trên quần đảo Moluccas có nhiều gia vị, do đó Trẫm phái Khanh đi chính là để tìm kiếm chúng, và nguyện vọng của Trẫm là Khanh hãy đi thẳng đến quần đảo đó. |
” |
—Carlos I
|
- Trinidad (tải trọng 110 tấn, 55 người) dưới sự điều khiển của Magalhães;
- San Antonio (120 tấn, 60 người) dưới sự điều khiển của Juan de Cartegena;
- Concepción (90 tấn, 45 người) dưới sự điều khiển của Gomez;
- Victoria (85 tấn, 42 người) dưới sự điều khiển của Gaspar de Quesada; và
- Santiago (75 tấn, 32 người) dưới sự điều khiển của Luis de Mendoza.
Vinh danh
Tên ông được đặt cho:- Thiên văn: đám mây Magellan nhỏ và lớn
- Địa lý:
- Vùng đất Magellan và Chilean Antarticta
Chú thích
- ^ Swenson 2005.
- ^ Stanley 1874, tr. 39, 162.
- ^ Hogan 2008
- ^ James A. Patrick, "Renaissance and Reformation", tr. 787, Marshall Cavendish, 2007, ISBN 0-7614-7650-4
- ^ William J. Bernstein, "A Splendid Exchange: How Trade Shaped the World", tr 183-185, Grove Press, 2009, ISBN 0-8021-4416-0
- ^ Zweig, Stefan, "Conqueror of the Seas - The Story of Magellan", tr 44-45, READ BOOKS, 2007, ISBN 1-4067-6006-4
Liên kết ngoài
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và phương tiện truyền tải về Fernão de Magalhães |
- Magellan's untimely demise on Cebu in the Philippines from History House.
- Danh sách các thủy thủ:
Thể loại:
Video yêu thích
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
Trở về trang chính
Hoàng Kim, hoangkim, hoangkimvietnam, Ngọc Phương Nam, Chào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, Khát khao xanh, Dayvahoc,Học mỗi ngày, Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống, Thơ cho con
Chất độc da cam
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Chất độc da cam (viết tắt: CĐDC, tiếng Anh: Agent Orange - Tác nhân da cam) là tên gọi của một loại chất thuốc diệt cỏ và làm rụng lá cây được quân đội Hoa Kỳ sử dụng tại Việt Nam trong Chiến dịch Ranch Hand, một phần của chiến tranh hóa học của Hoa Kỳ trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam. Chất này đã được dùng trong những năm từ 1961 đến 1971,
các cơ quan y tế ở Việt Nam ước tính khoảng 400.000 người đã bị giết
hoặc tàn tật, khoảng 500.000 trẻ em sinh ra bị dị dạng, dị tật bởi chất độc hóa học này[1]. Hội Chữ Thập đỏ Việt Nam ước lượng khoảng 1 triệu nạn nhân đã bị tàn phế hoặc bệnh tật vì chất độc da cam[2].
Nhiều người cho rằng chất độc da cam còn làm tổn thương sức khỏe của những người lính Mỹ cũng như lính Úc, Hàn Quốc, Canada, New Zealand có mặt như quân đồng minh của Mỹ mà có tiếp xúc với chất này, cũng như con cháu họ. Nhiều nạn nhân trong số đó đã kiện và được bồi thường.
Trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam, mục đích quân sự chính thức của CĐDC là làm rụng lá cây rừng để quân đội du kích Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam không còn nơi trốn tránh. CĐDC là một chất lỏng trong; tên của nó được lấy từ màu của những sọc được vẽ trên các thùng phuy dùng để vận chuyển nó. Quân đội Hoa Kỳ còn có một số mã danh khác để chỉ đến các chất được dùng trong thời kỳ này: "chất xanh" (Agent Blue, cacodylic acid), "chất trắng" (Agent White, hỗn hợp 4:1 của 2,4-D và picloram), "chất tím" (Agent Purple) và "chất hồng" (Agent Pink).
Đến năm 1971, CĐDC không còn được dùng để làm rụng lá nữa; 2,4-D vẫn còn được sử dụng để làm diệt cỏ. 2,4,5-T đã bị cấm dùng tại Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác.
Tuy nhiên, Giáo sư Alvin L. Young - chuyên gia dioxin nói rằng "Không có tác hại sinh thái nào được ghi nhận ở động thực vật mặc dù một lượng lớn chất diệt cỏ và dioxin đã được sử dụng", và rằng "thông tin này chưa được xem xét trong các lần đánh giá trước của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ và Viện Y học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ". Tuy nhiên, giáo sư lưu ý rằng "các chất diệt cỏ đổ thẳng xuống đất và ngấm sâu trước khi thoái biến thì sẽ có tồn dư và vì vậy là một mối lo ngại."[3]. Còn theo Cựu Đại sứ Mỹ tại VN ông Michael Marine vẫn cho rằng mối liên hệ giữa sự phơi nhiễm dioxin và sức khoẻ con người vẫn chưa được chứng minh. Tuy nhiên ông đã công bố khoản tài trợ trị giá 400 nghìn USD để nghiên cứu ô nhiễm dioxin và tẩy độc tại sân bay Đà Nẵng[4].
Các nạn nhân tham gia kiện gồm có:
Chính phủ Hoa Kỳ, vốn có quyền miễn tố (sovereign immunity), không phải là một bị cáo trong đơn kiện. Tuy nhiên, vào năm 1984 cũng từ phiên tòa của vị quan tòa này, chính các công ty trên đã chi khoảng 180 triệu USD cho các gia đình người Mỹ là cựu chiến binh Việt Nam mặc dù không thừa nhận có hành động sai trái.
Hai mươi mục trong phán quyết của thẩm phán Jack Weinstein ngày 10 tháng 3 về vụ kiện của các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam đối với các công ty hoá chất đã được phân tích của Mandrew Wells-Dang, đại diện Quỹ Hoà giải và Phát triển tiếng Anh (tiếng Việt phần 1, và tập 2).
Ngày 7 tháng 4 năm 2005 các nguyên đơn Việt Nam đã tiếp tục gửi đơn kháng cáo lên Tòa Phúc thẩm của Mỹ đòi lật lại quyết định của tòa sơ thẩm.
Tòa Phúc thẩm Khu vực 2 tại Manhattan bắt đầu xem xét lại vụ kiện vào tháng 6 năm 2006, ra phán quyết vào tháng 2 năm 2007 đồng ý với phán quyết của Tòa sơ thẩm và bác đơn kháng cáo của các nguyên đơn Việt Nam.
Nhiều người cho rằng chất độc da cam còn làm tổn thương sức khỏe của những người lính Mỹ cũng như lính Úc, Hàn Quốc, Canada, New Zealand có mặt như quân đồng minh của Mỹ mà có tiếp xúc với chất này, cũng như con cháu họ. Nhiều nạn nhân trong số đó đã kiện và được bồi thường.
Trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam, mục đích quân sự chính thức của CĐDC là làm rụng lá cây rừng để quân đội du kích Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam không còn nơi trốn tránh. CĐDC là một chất lỏng trong; tên của nó được lấy từ màu của những sọc được vẽ trên các thùng phuy dùng để vận chuyển nó. Quân đội Hoa Kỳ còn có một số mã danh khác để chỉ đến các chất được dùng trong thời kỳ này: "chất xanh" (Agent Blue, cacodylic acid), "chất trắng" (Agent White, hỗn hợp 4:1 của 2,4-D và picloram), "chất tím" (Agent Purple) và "chất hồng" (Agent Pink).
Đến năm 1971, CĐDC không còn được dùng để làm rụng lá nữa; 2,4-D vẫn còn được sử dụng để làm diệt cỏ. 2,4,5-T đã bị cấm dùng tại Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác.
Mục lục
Ảnh hưởng đến con người
Tuy nhiên, Giáo sư Alvin L. Young - chuyên gia dioxin nói rằng "Không có tác hại sinh thái nào được ghi nhận ở động thực vật mặc dù một lượng lớn chất diệt cỏ và dioxin đã được sử dụng", và rằng "thông tin này chưa được xem xét trong các lần đánh giá trước của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ và Viện Y học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ". Tuy nhiên, giáo sư lưu ý rằng "các chất diệt cỏ đổ thẳng xuống đất và ngấm sâu trước khi thoái biến thì sẽ có tồn dư và vì vậy là một mối lo ngại."[3]. Còn theo Cựu Đại sứ Mỹ tại VN ông Michael Marine vẫn cho rằng mối liên hệ giữa sự phơi nhiễm dioxin và sức khoẻ con người vẫn chưa được chứng minh. Tuy nhiên ông đã công bố khoản tài trợ trị giá 400 nghìn USD để nghiên cứu ô nhiễm dioxin và tẩy độc tại sân bay Đà Nẵng[4].
Các vụ kiện của nạn nhân chất độc da cam
Vụ kiện của cựu binh Mỹ tham gia Chiến tranh Việt Nam
Năm 1984, từ phiên tòa của quan tòa Jack Weinstein, 7 công ty hóa chất Mỹ đã bồi thường 180 triệu đô la cho các cựu chiến binh Mỹ nhưng bác bỏ trách nhiệm về tác hại của chất diệt cỏ mà họ đã cung cấp cho quân đội[5].Vụ kiện cựu binh Đức
Vụ kiện cựu binh Úc
Vụ kiện cựu binh Hàn Quốc
Ngày 25 tháng 1 năm 2006, Toà án dân sự cấp cao Seoul đã ra phán quyết buộc hai công ty hoá chất Dow Chemical tại Midland, Michigan và Monsanto tại St. Louis, Missouri phải bồi thường 62 triệu USD phí chăm sóc sức khoẻ cho 6.800 người gồm các cựu binh Hàn Quốc từng tham chiến tại Việt Nam và gia đình của họ. Đây là lần đầu tiên một toà án ở Hàn Quốc ra phán quyết có lợi cho nạn nhân chất độc hoá học da cam[6][7].Vụ kiện của các nạn nhân Việt Nam
Các nạn nhân tham gia kiện gồm có:
- Phan Thị Phi Phi
- Nguyễn Văn Quý
- Dương Quỳnh Hoa (đã mất tháng 2 năm 2006)
Chính phủ Hoa Kỳ, vốn có quyền miễn tố (sovereign immunity), không phải là một bị cáo trong đơn kiện. Tuy nhiên, vào năm 1984 cũng từ phiên tòa của vị quan tòa này, chính các công ty trên đã chi khoảng 180 triệu USD cho các gia đình người Mỹ là cựu chiến binh Việt Nam mặc dù không thừa nhận có hành động sai trái.
Hai mươi mục trong phán quyết của thẩm phán Jack Weinstein ngày 10 tháng 3 về vụ kiện của các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam đối với các công ty hoá chất đã được phân tích của Mandrew Wells-Dang, đại diện Quỹ Hoà giải và Phát triển tiếng Anh (tiếng Việt phần 1, và tập 2).
Ngày 7 tháng 4 năm 2005 các nguyên đơn Việt Nam đã tiếp tục gửi đơn kháng cáo lên Tòa Phúc thẩm của Mỹ đòi lật lại quyết định của tòa sơ thẩm.
Tòa Phúc thẩm Khu vực 2 tại Manhattan bắt đầu xem xét lại vụ kiện vào tháng 6 năm 2006, ra phán quyết vào tháng 2 năm 2007 đồng ý với phán quyết của Tòa sơ thẩm và bác đơn kháng cáo của các nguyên đơn Việt Nam.
Khắc phục hậu quả
Chính phủ Hoa Kỳ hiện vẫn từ chối trách nhiệm với những nạn nhân này và cho rằng mối liên hệ giữa các khuyết tật và thuốc diệt cỏ vẫn chưa có đủ bằng chứng khoa học. Tuy nhiên vào tháng 5/2007, Quốc hội Hoa Kỳ đã phân bổ khoản ngân sách 3 triệu USD nhằm khắc phục ảnh hưởng của chất độc da cam và môi trường tại một số điểm nóng nhất[8] và năm 2009 tăng lên 6 triệu USD [9].Chú thích
- ^ York,Geoffrey; Mick, Hayley; "Last Ghost of the Vietnam War", The Globe and Mail, July 12, 2008
- ^ Jessica King (10 tháng 8 năm 2012). “U.S. in first effort to clean up Agent Orange in Vietnam”. CNN. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2012.
- ^ Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam THÔNG CÁO BÁO CHÍ, ngày 22/6/2007
- ^ Mỹ có tài trợ nhỏ để nghiên cứu tẩy dioxin ở Đà Nẵng
- ^ BBC, Giữ nguyên phán quyết vụ dioxin, 23/2/2008
- ^ VietNamNet, Tòa án Mỹ bác đơn kiện của nạn nhân da cam VN, 23/2/2008
- ^ NYNewsday
- ^ Chất độc da cam - câu chuyện vẫn còn tiếp diễn
- ^ Hoa Kỳ tiếp tục trợ giúp người khuyết tật Việt Nam
Xem thêm
- Hậu quả chất độc da cam tại Việt Nam
- Vụ kiện hậu quả chất độc màu da cam trong Chiến tranh Việt Nam
- Robert McNamara
- Vũ khí hóa học
- Tội ác của quân đội Mỹ
- Tội ác của Quân đội Hoa Kỳ và đồng minh trong chiến tranh Việt Nam
Liên kết ngoài
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và phương tiện truyền tải về Dioxins |
- Vietnam Agent Orange Campaign
- Justice for Victims of Agent Orange
- Đánh giá tác hại của dioxin đối với sức khỏe con người, năm 1998 do WHO và IPCS (pdf)
- A Culture of Life: Về vụ kiện của nạn nhân CĐDC năm 2005
- Tiếng Anh
- Vietnam dioxin spray estimate quadruples Nghiên cứu về lượng CĐDC đã được sử dụng trong chiến tranh Việt Nam trên tạp chí Nature.
- Đánh giá tác hại của dioxin đối với sức khỏe con người, năm 1998 do WHO và IPCS (pdf)
- A Culture of Life: Về vụ kiện của nạn nhân CĐDC năm 2005
- Trang tổng kết về dioxin của nhóm GreenFacts
- Thông tin từ hội luật sư Hoa Kỳ
- Trang ghi danh ủng hộ những nạn nhân chất độc da cam
- Toàn văn tuyên cáo của phiên toà 10 tháng 3 năm 2005 của chánh án Jack Weinstein
- (tiếng Anh) McNamara and Agent Orange (McNamara và chất độc da cam)
- Tiếng Việt
- Website chatdocdacam.vn - dioxinvn.info - Website DioxinVn
- Vietnam Association of Victims of Agent Orange/Dioxin - Hội nạn nhân Chất độc da cam/dioxin Việt Nam (VAVA)
- Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Thái Bình
- Loạt bài trên BBC về CĐDC và vụ kiện của các nạn nhân Việt Nam [1], [2], [3]
- www.vietnam-dioxin.org Trang thông tin về các hậu quả của CĐDC và dioxin tại Việt Nam, Lào và Campuchia
- Trên các báo Việt Nam
Video yêu thích
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
Trở về trang chính
Hoàng Kim, hoangkim, hoangkimvietnam, Ngọc Phương Nam, Chào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, Khát khao xanh, Dayvahoc,Học mỗi ngày, Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống, Thơ cho con
No comments:
Post a Comment