Saturday, September 20, 2014

Chào ngày mới 21 tháng 9

Bản đồ Đế quốc Maratha năm 1760

CNM365. Chào ngày mới 21 tháng 9. Wikipedia Ngày này năm xưa. Ngày quốc tế Hòa bình; ngày độc lập tại Malta (1964), Belize (1981), Armenia (1991).  Năm 454 – Đích thân Hoàng đế La Mã Valentinianus III ám sát danh tướng Aetius tại Ravenna. Năm 1820Đế quốc Maratha (hình) diệt vong sau khi chiến bại trước Anh Quốc, Công ty Đông Ấn Anh tiếp tục củng cố địa vị tại Ấn Độ. Năm 1942 – Nguyên mẫu B-29 Superfortress, máy bay ném bom hạng nặng và một trong những máy bay lớn nhất trong Đệ nhị thế chiến, cất cánh lần đầu tiên. Năm 1979 – Sau khi Hoàng đế Jean-Bédel Bokassa bị lật đổ, Đế quốc Trung Phi chính thức bị giải thể.

Ngày quốc tế Hòa bình

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Ngày quốc tế Hòa bình
Ngày quốc tế Hòa bình
Cờ Liên Hiệp Quốc
Cử hành bởi Các nước thành viên Liên Hiệp Quốc
Ngày 21 tháng 9
Ngày quốc tế Hòa bình, cũng gọi là Ngày Hòa bình thế giới, diễn ra hàng năm vào ngày 21 tháng 9. Ngày này được cống hiến cho Hòa bình, và đặc biệt là sự không có chiến tranh, chẳng hạn như có thể là do việc ngừng bắn tạm thời trong một khu vực có chiến tranh. Ngày quốc tế Hòa bình được nhiều quốc gia, dân tộc, các nhóm chính trị và quân sự tuân thủ. Ngày quốc tế Hòa bình đầu tiên được tổ chức lần đầu trong năm 1981.
Để khai mạc ngày này, "Chuông Hòa bình" ở Trụ sở Liên Hiệp Quốc (tại thành phố New York, Hoa Kỳ) bắt đầu ngân vang báo hiệu. Chuông này được đúc từ các đồng tiền kim loại quyên góp của các trẻ em từ khắp các châu lục ngoại trừ châu Phi. Đó là món quà tặng của "Hiệp hội Liên Hiệp Quốc" của Nhật Bản, và được coi như "một lời nhắc nhở về phí tổn nhân mạng cho chiến tranh". Các chữ khắc ghi trên mặt chuông như sau: "Vạn tuế hòa bình tuyệt đối trên thế giới".[1] Các cá nhân cũng có thể mang phù hiệu Chim bồ câu hòa bình màu trắng để kỷ niệm ngày quốc tế Hòa bình, do một tổ chức phi lợi nhuận của Canada sản xuất.

Lịch sử

1981

Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc tuyên bố, trong một nghị quyết do Vương quốc AnhCosta Rica bảo trợ,[2] rằng ngày Thứ Ba thứ 3 của tháng 9 – ngày khai mạc các khóa họp thường kỳ của Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc – là "Ngày quốc tế Hòa bình" dành cho việc kỷ niệm và củng cố những lý tưởng hòa bình.[3]

1982

Thứ Ba, 21.9.1982 cử hành "Ngày quốc tế Hòa bình" đầu tiên.

2001

Ngày khai mạc Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc năm 2001 được dự định vào ngày 11 tháng 9, và tổng thứ ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan đã soạn một thông điệp công nhận việc cử hành Ngày quốc tế Hòa bình vào ngày 11 tháng 9.[4] Năm này ngày quốc tế Hòa bình được thay đổi từ ngày Thứ Ba thứ 3 trong tháng 9 sang ngày 21 tháng 9, có hiệu lực từ năm 2002. Một nghị quyết mới đã được Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua,[2] do Vương quốc AnhCosta Rica bảo trợ (cũng là các nước bảo trợ ngày nguyên thủy) đưa ra một ngày cố định để cử hành Ngày quốc tế Hòa bình và tuyên bố đó là ngày đình chiến toàn cầu.[5]

2004

Một rắc rối ngoại giao đã xảy ra trong năm 2004 khi Lions Clubs International bảo trợ một cuộc thi để chọn một bộ tranh áp phích dùng cho các tem thư kỷ niệm do "United Nations of America" phát hành. Một tranh áp phích của một học sinh trung học 13 tuổi người Đài Loan tên "Yang Chih-Yuan" được tuyên bố là một trong các tranh đoạt giải. Tuy nhiên, sau đó lại có tuyên bố là tranh của Yang không được sử dụng. Các phương tiện truyền thông Đại Loan tường thuật rằng "Taiwan Lions Club" và chính phủ Đài Loan quả quyết rằng quyết định không sử dụng tranh của Yang là do áp lực từ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.[6] Sau đó chính phủ Đài Loan đã phát hành tem thư in tranh nói trên.[7] Những người chỉ trích tuyên bố rằng việc từ chối bức tranh của học sinh trên cơ sở thuần túy chính trị đã không phản ánh những lý tưởng của Ngày quốc tế Hòa Bình,[8] trong khi Liên Hiệp Quốc đã đưa ra một tuyên bố rằng "do một sự hiểu lầm nội bộ và truyền thông sai lệch, nên bản in thử ảnh của Yang đã được công bố sai là một trong 6 tem dự định sẽ được phát hành".[6]

2005

Năm 2005, tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan đã kêu gọi toàn thế giới tuân thủ 24 giờ ngừng bắnngày quốc tế bất bạo động để đánh dấu Ngày quốc tế Hòa bình.[9]

2006

Năm 2006, tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan đã đánh Chuông Hòa Bình lần chót trong nhiệm kỳ của mình. Năm này Liên Hiệp Quốc khẳng định "nhiều cách hoạt động cho hòa bình" và khuyến khích các cá nhân, các nhóm và cộng đồng trên khắp thế giới chiêm ngưỡng và truyền đạt các tư tưởng và hoạt động về cách làm thế nào để đạt được hòa bình.
Vương quốc Anh đã tổ chức Ngày quốc tế Hòa bình và Ngày quốc tế bất bạo động cách chính thức công cộng ở Rochdale, Greater Manchester, do "Peace Parade UK." tổ chức. [1]"[10]

2007

Năm 2007, tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon đánh Chuông Hòa bình tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở thành phố New York, kêu gọi việc ngừng các hành động thù địch trong 24 giờ ngày 21 tháng 9, và giữ 1 phút im lặng trên khắp thế giới.[11]

2011

Năm 2011 – vào ngày kỷ niệm lần thứ 30 - chủ đề Ngày quốc tế Hòa bình của Liên Hiệp Quốc là: "Peace and Democracy: make your voice heard" (Hòa bình và Dân chủ: hãy làm cho tiếng nói của bạn được (người ta) nghe).

Tham khảo

Liên kết ngoài

Đế quốc Maratha

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
मराठा साम्राज्य
Marāṭhā Sāmrājya
1674–1820
Quốc kỳ của Đế quốc Maratha
Quốc kỳ
Vị trí của Đế quốc Maratha
Đế quốc Maratha vào năm 1760 (vàng), không tính các chư hầu.
Thủ đô Raigad; Pune
Ngôn ngữ Marath, tiếng Phạn [1]
Tôn giáo Ấn Độ giáo
Chính thể Quân chủ
Chattrapathi
 - 1674–1680 Shivaji
 - 1681–1689 Sambhaji
 - 1689–1700 Rajaram
 - 1700–1707 Tarabai
 - 1707–1749 Shahu
 - 1749–1777 Rajaram II
Lịch sử
 - Thành lập 6 tháng 6, 1674
 - Kết thúc 21 tháng 9, 1820
Diện tích

2.800.000 km²; (1.081.086 mi²)
Dân số
 - 1700 ước tính 150.000.000 
Tiền tệ Rupee, Paisa, Mohor, Shivrai, Hon
Hiện nay là một phần của  Ấn Độ
 Pakistan
 Bangladesh
Đế quốc Maratha (tiếng Marathi: मराठा साम्राज्य Marāṭhā Sāmrājya; cũng chuyển tự thành Mahratta) hay Liên minh Maratha là một đế quốc Ấn Độ hùng mạnh tồn tại từ năm 1674 đến 1818. Vào đỉnh cao, lãnh thổ của đế quốc bao phủ phần lớn Nam Á với diện tích trên 2,8 triệu km².[2] Đế quốc Maratha đã tái lập quyền kiểm soát của người Hindu tại Ấn Độ.
Đế quốc do Chhatrapati Shivaji Bhosle thành lập và củng cố. Ông đã lập nên vương quốc Maratha độc lập cùng với kinh đô là Raigad,[3] và đã chiến đấu chống lại đế quốc Mogul để bảo vệ vương quốc của ông.[4] Đế quốc Maratha đã tiến hành cuộc chiến tranh 27 năm với Mogul từ 1681 đến 1707, và nó đã trở thành cuộc chiến tranh dài nhất trong lịch sử Ấn Độ. Người Maratha cuối cùng đã giành chiến thắng. Shivaji là người tiên phong trong "kinh Shiva" hay Ganimi Kava (chiến thuật du kích), với đòn bẩy là các nhân tố chiến lược như nhân khẩu, tốc độ, bất ngờ và tấn công tập trung để đánh bại kẻ thù lớn hơn và mạnh hơn.[5] Trong khi Venkoji, người em khác mẹ của Shivaji, đã thành lập nên Vương quốc Thanjavur Maratha.
Sau đó, Shahu, một cháu nội của Shivaji trở thành lãnh đạo. Dưới thời ông trị vì, ông đã chọn các Peshwa làm tể tướng của đế quốc Maratha. Sau cái chết của hoàng đế Mogul là Aurangzeb, đế quốc Maratha mở rộng rất nhiều dưới sự cai trị của các Peshwa. Vào đỉnh cao, lãnh thổ của đế quốc kéo dài đến Tamil Nadu[6][7] ở phía nam, đến Peshawar[8] (nay là Pakistan) trên biên giới Afghanistan ở phía bắc và viễn chinh Bengal ở phía đông. Ahmad Shah Abdali, cùng những người khác, bất đắc dĩ phải đồng ý không được kiềm chế các lợi ích của Maratha. Năm 1761, quân Maratha thất bại trong Trận Panipat lần thứ ba và phải tạm dừng công cuộc mở rộng đế quốc.
Sau năm 1761, Madhavrao Peshwa trẻ tuổi cho phục hồi quyền lực của Maratha tại Bắc Ấn, 10 năm sau trận Panipat. Trong một nỗ lực hiệu quả để có thể quản lý một đế quốc rộng lớn, quyền bán tự trị đã được trao cho các hiệp sĩ mạnh nhất, theo đó tạo nên một liên minh của các nhà nước Maratha. Họ trở thành Gaekwad của Baroda, Holkar của IndoreMalwa, Scindia của GwaliorUjjain, Bhonsale của Nagpur. Năm 1775, Công ty Đông Ấn Anh đã can thiệp vào một cuộc chiến dành quyền kế vị ở Pune, trở thành chiến tranh Anh-Maratha lần thứ nhất. Người Maratha vẫn là một thế lực ưu việt tại Ấn Độ cho đến khi họ thất bại trong chiến tranh Anh-Maratha lần thứ hailần thứ ba (1805–1818), dẫn đến việc Anh kiểm soát Ấn Độ.
Một phần lớn đế quốc là vùng bờ biển được bảo đảm an ninh bằng một lực lượng hải quân hùng mạnh dưới quyền chỉ huy của các tướng như Kanhoji Angre. Ông đã rất thành công trong việc giữ các tàu hải quân nước ngoài, đặc biệt là của người Bồ Đào Nha và người Anh tại vịnh.[9] Bảo vệ các khu vực ven biển và xây dựng các công sự trên đất liền là những khía cạnh quan trọng trong chiến lược phòng thủ của Maratha và lịch sử quân sự Ấn Độ cũng như khu vực.

Chú thích

  1. ^ http://empires.findthedata.org/q/64/2513/How-large-was-the-Maratha-Empire-at-its-greatest-extent
  2. ^ http://www.jstor.org/pss/4407933
  3. ^ http://www.jstor.org/pss/2053980
  4. ^ Purandare, Babasaheb. Raja Shivachhatrapati.
  5. ^ Mehta, J. L. Advanced study in the history of modern India 1707-1813
  6. ^ Mackenna, P. J. et al. Ancient and modern India
  7. ^ Mikaberidze, Alexander. Conflict and Conquest in the Islamic World: A Historical Encyclopedia. ABC-CLIO, LLC. ISBN 978-1-59884-336-1.
  8. ^ Pagadi, Setumadhavarao S (1993). SHIVAJI. NATIONAL BOOK TRUST. tr. 21. ISBN 81-237-0647-2.

Tham khảo

  • James Grant Duff – A History of the Mahrattas, 3 vols. London, Longmans, Rees, Orme, Brown, and Green (1826) ISBN 81-7020-956-0
  • Bombay UniversityMaratha History – Seminar Volume
  • Ranade, Mahadev Govind, Rise of the Maratha Power (1900); reprint (1999) ISBN 81-7117-181-8
  • Samant, S. D. – Vedh Mahamanavacha
  • Kasar, D.B. – Rigveda to Raigarh making of Shivaji the great, Mumbai: Manudevi Prakashan (2005)
  • Apte, B.K. (editor) – Chhatrapati Shivaji: Coronation Tercentenary Commemoration Volume, Bombay: University of Bombay (1974–75)
  • Desai, Ranjeet – Shivaji the Great, Janata Raja (1968), Pune: Balwant Printers – English Translation of popular Marathi book.
  • Pagdi, Setu Madhavrao – Hindavi Swaraj Aani Moghul (1984), Girgaon Book Depot, Marathi book
  • Deshpande, S.R. – Marathyanchi Manaswini, Lalit Publications, Marathi book
  • Suryanath U. Kamath (2001). A Concise History of Karnataka from pre-historic times to the present, Jupiter books, MCC, Bangalore (Reprinted 2002), OCLC: 7796041.
  • Charles Augustus Kincaid – History of the Maratha People Vol1 Vol2 Vol3

Ấn Độ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cộng hoà Ấn Độ
भारत गणराज्य (tiếng Hindi)
Bhārat Ganarājya
Republic of India (tiếng Anh)
Flag of India.svg Emblem of India.svg
Quốc kỳ Quốc huy
Vị trí của Cộng hòa Ấn Độ
Khẩu hiệu
"Satyameva Jayate" (tiếng Phạn)
"Truth Alone Triumphs" (tiếng Anh)[1]
Chỉ có chân lý đắc thắng
Quốc ca

Jana Gana Mana
   "Thou Art the Ruler of the Minds of All People" (tiếng Anh) [2]
Hành chính
Chính phủ Cộng hòa nghị viện liên bang
Tổng thống
Thủ tướng
Pranab Mukherjee
Narendra Modi
Ngôn ngữ chính thức
Thủ đô New Delhi
28°34′B, 77°12′Đ
Thành phố lớn nhất Mumbai
Địa lý
Diện tích 3.287.590 km² (hạng 7)
Diện tích nước 9,56% %
Múi giờ IST (UTC+5:30)
Lịch sử
Độc lập từ Anh Quốc
15 tháng 8 năm 1947 Nước tự trị
26 tháng 1 năm 1950 Cộng hòa
Dân cư
Dân số ước lượng (2011) 1.210.193.422[4] người (hạng 2)
Mật độ 376,1 người/km² (hạng 31)
Kinh tế
GDP (PPP) (2013) Tổng số: 4.962 tỷ Đô la Mỹ[5]
GDP (danh nghĩa) (2013) Tổng số: 1.758 tỷ Đô la Mỹ[5] (hạng 10)
Bình quân đầu người: 1.414 Đô la Mỹ[5] (hạng 146)
HDI (2012) 0,554[6][7] trung bình (hạng 136)
Đơn vị tiền tệ Rupee Ấn Độ (INR)
Thông tin khác
Tên miền Internet .in
Ấn Độ (tiếng Hindi: भारत, tiếng Anh: India), tên gọi chính thức là nước Cộng hòa Ấn Độ, là một quốc gia tại Nam Á. Đây là quốc gia lớn thứ bảy về diện tích, và đông dân thứ nhì trên thế giới với trên 1,2 tỷ người. Ấn Độ tiếp giáp với Ấn Độ Dương ở phía nam, biển Ả Rập ở phía tây-nam, và vịnh Bengal ở phía đông-nam, có biên giới trên bộ với Pakistan ở phía tây; với Trung Quốc, Nepal, và Bhutan ở phía đông-bắc; và Myanmar cùng Bangladesh ở phía đông. Trên Ấn Độ Dương, Ấn Độ lân cận với Sri LankaMaldives; thêm vào đó, Quần đảo Andaman và Nicobar của Ấn Độ có chung đường biên giới trên biển với Thái LanIndonesia.
Tiểu lục địa Ấn Độ là nơi xuất hiện văn minh lưu vực sông Ấn cổ đại, có các tuyến đường mậu dịch mang tính lịch sử cùng những đế quốc rộng lớn, và trở nên giàu có về thương mại và văn hóa trong hầu hết lịch sử lâu dài của mình.[8] Đây cũng là nơi bắt nguồn của bốn tôn giáo lớn: Ấn Độ giáo, Phật giáo, Jaina giáoSikh giáo; trong khi Do Thái giáo, Hỏa giáo, Cơ Đốc giáoHồi giáo được truyền đến vào thiên niên kỷ thứ nhất sau Công nguyên và cũng giúp hình thành nền văn hóa đa dạng của khu vực. Khu vực dần bị thôn tính và chuyển sang nằm dưới quyền quản lý của Công ty Đông Ấn Anh từ đầu thế kỷ 18, rồi nằm dưới quyền quản lý trực tiếp của Anh Quốc từ giữa thế kỷ 19. Ấn Độ trở thành một quốc gia độc lập vào năm 1947 sau một cuộc đấu tranh giành độc lập dưới hình thức đấu tranh bất bạo động do Mahatma Gandhi lãnh đạo.
Nền kinh tế Ấn Độ lớn thứ 11 thế giới xét theo GDP danh nghĩa và lớn thứ ba thế giới xét theo sức mua tương đương (PPP).[9] Sau các cải cách kinh tế dựa trên cơ sở thị trường vào năm 1991, Ấn Độ trở thành một trong số các nền kinh tế lớn có mức tăng trưởng nhanh nhất; và được nhận định là một nước công nghiệp mới. Tuy nhiên, quốc gia này vẫn tiếp tục phải đối diện với những thách thức từ nghèo đói, tham nhũng, kém dinh dưỡng, y tế công thiếu thốn, và chủ nghĩa khủng bố. Ấn Độ là một quốc gia vũ khí hạt nhân và là một cường quốc trong khu vực, có quân đội thường trực lớn thứ ba và xếp hạng tám về chi tiêu quân sự trên thế giới. Ấn Độ là một nước cộng hòa lập hiến liên bang theo thể chế nghị viện, gồm có 29 bang và 7 lãnh thổ liên bang. Ấn Độ là một xã hội đa nguyên, đa ngôn ngữ và đa dân tộc. Đây cũng là nơi có sự đa dạng về loài hoang dã trong nhiều khu vực được bảo vệ.

Từ nguyên

Thuật ngữ địa lý Bharat (भारत, phát âm [ˈbʱaːrət̪] ()), được Hiến pháp Ấn Độ công nhận là một tên gọi chính thức của quốc gia, được sử dụng trong nhiều ngôn ngữ Ấn Độ với các biến thể.[10] Bharat bắt nguồn từ tên của Bharata, một nhân vật thần học được kinh thánh Ấn Độ giáo mô tả là một hoàng đế truyền thuyết của Ấn Độ cổ đại. Hindustan ([ɦɪnd̪ʊˈst̪aːn] ()) có nguồn gốc từ một từ trong tiếng Ba Tư có nghĩa là "Vùng đất của người Hindu"; trước năm 1947, thuật ngữ này ám chỉ một khu vực bao trùm lên bắc bộ Ấn Độ và Pakistan. Nó đôi khi được sử dụng để biểu thị toàn bộ Ấn Độ.[11][12]
Trong các thư tịch Trung Quốc, thời nhà Hán gọi khu vực là "Thân Độc" (身毒), hay "Thiên Trúc" (天竺). Tên gọi Ấn Độ (tiếng Trung: 印度; bính âm: Yìndù) xuất hiện lần đầu trong "Đại Đường Tây Vực ký" của cao tăng Huyền Trang đời nhà Đường.[13]
Tên gọi India bắt nguồn từ Indus, từ này lại bắt nguồn từ một từ tiếng Ba Tư cổ là Hinduš. Thân từ của thuật ngữ tiếng Ba Tư bắt nguồn từ tiếng Phạn Sindhu, là tên gọi bản địa có tính lịch sử của sông Ấn (Indus).[14] Người Hy Lạp cổ đại gọi người Ấn Độ là Indoi (Ινδοί), có thể dịch là "người của Indus".[15]

Lịch sử

Ấn Độ cổ đại

Người hiện đại về phương diện giải phẫu được cho là đến Nam Á từ 73-55.000 năm trở lại đây,[16] song các hài cốt được xác nhận của giống người này chỉ có niên đại sớm nhất là từ 30.000 năm trước.[17] Tại nhiều nơi trên tiểu lục địa Ấn Độ, người ta phát hiện được các di chỉ nghệ thuật trên đá gần cùng thời với thời đại đồ đá giữa, bao gồm các chỗ ở hang đá Bhimbetka tại Madhya Pradesh.[18] Khoảng năm 7000 TCN, các khu định cư thời đại đồ đá mới đầu tiên được biết đến đã xuất hiện trên tiểu lục địa, tại Mehrgarh và các di chỉ khác ở đông bộ Pakistan.[19] Chúng dần phát triển thành văn minh thung lũng sông Ấn,[20] là nền văn hóa đô thị đầu tiên tại Nam Á;[21] và phát triển hưng thịnh trong khoảng thời gian 2500–1900 TCN tại Pakistan và tây bộ Ấn Độ.[22] Nền văn minh này tập trung quanh các thành thị như Mohenjo-daro, Harappa, Dholavira, và Kalibangan, và dựa trên các hình thức sinh kế đa dạng, nền văn minh này có hoạt động sản xuất thủ công nghiệp mạnh cùng với mậu dịch trên phạm vi rộng.[21]
Trong giai đoạn 2000–500 TCN, xét theo khía cạnh văn hóa, nhiều khu vực tại tiểu lục địa chuyển đổi từ thời đại đồ đồng đá sang thời đại đồ sắt.[23] Vệ-đà là những thánh kinh cổ nhất của Ấn Độ giáo,[24] chúng được soạn trong giai đoạn này,[25] và các nhà sử học phân tích chúng để thừa nhận về một nền văn hóa Vệ-đàvùng Punjab và phần thượng của đồng bằng sông Hằng.[23] Hầu hết các sử gia cũng nhận định trong giai đoạn này có một vài làn sóng người Ấn-Arya nhập cư đến tiểu lục địa từ phía tây-bắc.[26][24][27] Chế độ đẳng cấp xuất hiện trong giai đoạn này, tạo nên một hệ thống thứ bậc gồm các tăng lữ, quân nhân, nông dân tự do, tuy nhiên loại trừ người dân bản địa bằng cách gán cho công việc của họ là thứ ô uế.[28] Trên cao nguyên Deccan, bằng chứng khảo cổ từ thời kỳ này khẳng định sự tồn tại của tổ chức chính trị ở một giai đoạn tù bang.[23] Tại nam bộ Ấn Độ, một lượng lớn các bia kỷ niệm cự thạch có niên đại từ thời kỳ này cho thấy có một sự tiến triển lên cuộc sống định cư, ngoài ra còn có các dấu vết về nông nghiệp, bể tưới tiêu, và thủ công truyền thống nằm không xa đó.[29]
Bức họa tại Các hang Ajanta, Aurangabad, bang tây bộ Maharashtra
Vào cuối giai đoạn Vệ-đà, khoảng thế kỷ 5 TCN, các tù bang nhỏ ở đồng bằng sông Hằng và tây-bắc thống nhất thành 16 quả đầu quốcquân chủ quốc lớn, chúng được gọi là các mahajanapada.[30][31] Đô thị hóa nổi lên và các tính chất chính thống trong thời kỳ này cũng hình thành nên các phong trào tôn giáo không chính thống, hai trong số đó trở thành các tôn giáo độc lập. Phật giáo dựa trên lời dạy của Tất-đạt-đa Cồ-đàm, thu hút các môn đồ từ tất cả các tầng lớp xã hội trừ tầng lớp trung lưu; ghi chép biên niên sử về cuộc đời của Phật là trung tâm trong việc khởi đầu lịch sử thành văn tại Ấn Độ.[32][33][34] Đạo Jaina nổi lên trong thời kỳ của người mô phạm của nó là Mahavira.[35] Tại một thời kỳ mà đô thị thêm phần thịnh vương, cả hai tôn giáo đều duy trì sự từ bỏ như một tư tưởng,[36] và cả hai đều hình thành các truyền thống tu viện lâu dài. Về mặt chính trị, vào thế kỷ 3 TCN, Vương quốc Magadha (Ma Kiệt Đà) sáp nhập hoặc chinh phục các quốc gia khác để rồi nổi lên thành Đế quốc Maurya (Khổng Tước).[30] Đế quốc Maurya từng kiểm soát hầu hết tiểu lục địa ngoại trừ vùng viễn nam, song các khu vực lõi của nó nay bị phân ly bởi các khu vực tự trị lớn.[37][38] Các quốc vương của Maurya được biết đến nhiều với việc xây dựng đế quốc và quản lý sinh hoạt công cộng một cách quả quyết, như Ashoka từ bỏ chủ nghĩa quân phiệt và ủng hộ rộng rãi "Phật pháp".[39][40]
Văn học Sangam viết bằng tiếng Tamil tiết lộ rằng vào giai đoạn từ 200 TCN đến 200 CN, nam bộ bán đảo nằm dưới quyền quản lý của các triều đại Chera, Chola, và Pandya, các triều đại này có quan hệ mậu dịch rộng rãi với Đế quốc La Mã cũng như với khu vực TâyĐông Nam Á.[41][42] Ở bắc bộ Ấn Độ, Ấn Độ giáo khẳng định quyền kiểm soát phụ quyền trong gia đình, khiến phụ nữ tăng thêm tính lệ thuộc.[43][30] Đến thế kỷ 4 và 5, Đế quốc Gupta được hình thành tại đồng bằng sông Hằng với một phức hệ về hành pháp và phú thuế, trở thành hình mẫu cho các vương quốc sau này tại Ấn Độ.[44][45] Dưới chế độ Gupta, Ấn Độ giáo hồi phục dựa trên cơ sở lòng sùng đạo thay vì quản lý lễ nghi và bắt đầu khẳng định được mình.[46] Sự phục hồi của Ấn Độ giáo thể hiện qua việc nở rộ các công trình điêu khắc và kiến trúc, những thứ trở nên quen thuộc trong một giới tinh hoa đô thị.[45] Văn học tiếng Phạn cổ điển cũng nở rộ, và khoa học, thiên văn học, y học, toán học Ấn Độ có các tiến bộ đáng kể.[45]

Ấn Độ trung đại

Tháp làm bằng đá granit của đền Brihadeeswarar tại Thanjavur, bang nam bộ Tamil Nadu được hoàn thành vào năm 1010, dưới triều Chola.
Thời kỳ Ấn Độ trung đại đầu kéo dài từ năm 600 đến năm 1200, có đặc điểm là các vương quốc mang tính khu vực và đa dạng văn hóa.[47] Khi người cai trị phần lớn đồng bằng Ấn-Hằng từ 606 đến 647 là Hoàng đế Harsha cố gắng khoách trương về phía nam, ông chiến bại trước quân chủ của triều Chalukya ngự trị tại Deccan.[48] Khi người thừa tự của Harsha nỗ lực khoách trương về phía đông, ông ta chiến bại trước quân chủ của Pala ngự trị tại Bengal.[48] Khi triều Chalukya nỗ lực khoách trương về phía nam, họ chiến bại trước triều Pallava ở xa hơn về phía nam, triều Pallava lại đối đầu với triều Pandya và triều Chola ở xa hơn nữa về phía nam.[48] Không quân chủ nào trong giai đoạn này có thể thiết lập nên một đế quốc và kiểm soát liên tục các vùng đất nằm xa vùng lãnh thổ lõi của mình.[47] Trong thời kỳ này, các mục dân có đất đai bị phát quang để phát triển kinh tế nông nghiệp được thu nhận vào trong xã hội đẳng cấp, trở thành tầng lớp thống trị phi truyền thống mới.[49] Hệ thống đẳng cấp do đó bắt đầu thể hiện những khác biệt giữa các vùng.[49]
Trong thế kỷ 6 và 7, các bài thánh ca cầu nguyện đầu tiên được sáng tác bằng tiếng Tamil.[50] Toàn Ấn Độ mô phỏng theo điều đó và khiến cho Ấn Độ giáo tái khởi, và toàn bộ các ngôn ngữ hiện đại trên tiểu lục địa có sự phát triển.[50] Các vương thất lớn nhỏ tại Ấn Độ cùng các đền thờ mà họ bảo trợ thu hút một lượng rất lớn các thần dân đến kinh thành, các kinh thành cũng trở thành những trung tâm kinh tế.[51] Các đô thị thánh đường với kính cỡ khác nhau bắt đầu xuất hiện khắp nơi khi Ấn Độ trải qua một quá trình đô thị hóa nữa.[51] Đến thế kỷ 8 và 9, các ảnh hưởng của Ấn Độ được nhận thấy tại Đông Nam Á, khi mà văn hóa và hệ thống chính trị Nam Á được truyền bá ra các vùng đất mà nay là một phần của Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam, Malaysia, và Java.[52] Các thương nhân, học giả, và đôi khi là quân nhân Ấn Độ tham gia vào sự truyền bá này; người Đông Nam Á cũng có sự chủ động, nhiều người lưu lại một thời gian trong các trường dòng Ấn Độ và dịch các văn bản Phật giáo và Ấn Độ giáo sang ngôn ngữ của họ.[52]
Các thị tộc du cư Trung Á sử dụng kỵ binh và có các đội quân đông đảo được thống nhất nhờ dân tộc và tôn giáo, sau thế kỷ 10 họ liên tiếp tràn qua các đồng bằng ở tây-bắc của Nam Á, cuối cùng hình thành nên Vương quốc Hồi giáo Delhi vào năm 1206.[53] Vương quốc này kiểm soát phần lớn bắc bộ Ấn Độ, tiến hành nhiều hoạt động đánh phá xuống nam bộ Ấn Độ. Mặc dù chính quyền Hồi giáo ban đầu phá vỡ giới tinh hoa Ấn Độ, song các thần dân phi Hồi giáo của vương quốc này phần lớn vẫn duy trì được luật lệ và phong tục riêng của họ.[54][55] Vương quốc Hồi giáo Delhi nhiều lần đẩy lui quân Mông Cổ trong thế kỷ 13, cứu nguy Ấn Độ khỏi cảnh tàn phá giống như ở Trung và Tây Á. Vương quốc trở thành nơi định cư của những quân nhân bỏ trốn, người có học, pháp sư, thương gia, nghệ sĩ, thợ thủ công từ khu vực Trung và Tây Á, tạo nên một nền văn hóa Ấn-Hồi hổ lốn ở bắc bộ Ấn Độ.[56][57] Các cuộc đột kích của Vương quốc Hồi giáo Delhi và sự suy yếu của các vương quốc khu vực ở nam bộ Ấn Độ tạo điều kiện cho Đế quốc Vijayanagara bản địa hình thành.[58] Đế quốc phương nam này theo một truyền thống Shiva giáo mạnh mẽ và xây dựng nên kỹ thuật quân sự vượt lên trên Vương quốc Hồi giáo Delhi, kiểm soát được phần nhiều Ấn Độ Bán đảo,[59] và có ảnh hưởng đến xã hội nam bộ Ấn Độ trong một thời gian dài sau đó.[58]

Ấn Độ cận đại

Các họa sĩ và thư pháp gia đang làm việc (1590–1595), dưới thời Đế quốc Mogul.
Đầu thế kỷ 16, bắc bộ Ấn Độ khi đó nằm dưới quyền cai trị của các quân chủ mà phần lớn theo Hồi giáo,[60] song một lần nữa lại sụp đổ trước tính linh động và hỏa lực vượt trội của một thế hệ các chiến binh Trung Á mới.[61] Đế quốc Mogul ra đời song không nghiền nát các xã hội địa phương, mà thay vào đó là cân bằng và bình định họ thông qua các thủ tục quản trị mới[62][63] cùng giới tinh hoa cầm quyền vốn có đặc điểm đa dạng và bao dung,[64] tạo ra một nền cai trị có hệ thống hơn, tập trung hóa và thống nhất.[65] Nhằm tránh xiềng xích bộ lạc và bản sắc Hồi giáo, đặc biệt là dưới thời Akbar, người Mogul đoàn kết đế chế rộng lớn của họ thông qua lòng trung thành đối với một hoàng đế có địa vị gần như thần thánh, biểu đạt một nền văn hóa Ba Tư hóa.[64] Các chính sách kinh tế quốc gia của Mogul, vốn có phần lớn nguồn thu đến từ nông nghiệp[66] và yêu cầu các khoản thuế phải trả theo tiền bạc được quản lý chặt,[67] khiến cho các nông dân và thợ thủ công tiến vào những thị trường lớn hơn.[65] Đế quốc giữ được tình hình tương đối hòa bình trong phần lớn thế kỷ 17, và đây là một yếu tố giúp mở rộng kinh tế Ấn Độ,[65] kết quả là sự bảo trợ lớn hơn đối với hội họa, các loại hình văn chương, dệt, và kiến trúc.[68] Các nhóm xã hội mới kết hợp tại bắc bộ và tây bộ Ấn Độ, như Maratha, Rajput, và Sikh, giành được tham vọng về quân sự và quản trị dưới chế độ Mogul, và thông qua cộng tác hoặc tai họa, họ thu được cả sự công nhận và kinh nghiệm quân sự.[69] Sự mở rộng thương mại dưới chế độ Mogul giúp cho giới tinh hoa thương mại và chính trị Ấn Độ mới dọc theo các bờ biển nam bộ và đông bộ nổi bật lên.[69] Khi đế quốc tan rã, nhiều người trong giới tinh hoa này có thể theo đuổi và kiểm soát được công việc của họ.[70]
Đầu thế kỷ 18, khi mà ranh giới giữa thống trị thương mại và chính trị ngày càng bị lu mờ, một số công ty mậu dịch phương Tây, bao gồm Công ty Đông Ấn Anh, thiết lập nên các tiền đồn ven biển.[71][72] Công ty Đông Ấn Anh có quyền kiểm soát đối với các vùng biển, tiềm lực lớn hơn, có khả năng huấn luyện quân sự cùng công nghệ tiến bộ hơn, do vậy thu hút một bộ phận giới tinh hoa Ấn Độ. Nhờ đó, Công ty Đông Ấn Anh gặp thuận lợi trong việc giành quyền kiểm soát đối với vùng Bengal vào năm 1765 và gạt các công ty châu Âu khác ra ngoài lề.[73][71][74][75] Công ty Đông Ấn Anh tiếp tục tiếp cận được sự giàu có của Bengal, và sau khi tăng cường sức mạng và quy mô quân đội thì Công ty có năng lực thôn tính hoặc khuất phục hầu hết Ấn Độ vào thập niên 1820.[76] Ấn Độ sau đó không còn là nhà xuất khẩu hàng hóa chế tạo như một thời gian dài trước đó, mà trở thành một nơi cung cấp nguyên liệu cho Đế quốc Anh, và nhiều sử gia xem đây là lúc thời kỳ thực dân tại Ấn Độ bắt đầu.[71] Đương thời, do quyền lực kinh tế bị Nghị viện Anh Quốc tước bỏ một cách nghiêm trọng và do bản thân trên thực tế là một cánh tay nối dài của chính phủ Anh Quốc, Công ty Đông Ấn Anh bắt đầu có ý thức hơn trong việc tiến vào các hoạt động phi kinh tế như giáo dục, cải cách xã hội, và văn hóa.[77]

Ấn Độ hiện đại

Ấn Độ thuộc Anh, từ bản năm 1909 của The Imperial Gazetteer of India. Các khu vực do Anh Quốc trực tiếp quản lý được tô màu màu hồng bóng; các phiên vương quốc nằm dưới quyền tông chủ của Anh Quốc được tô màu vàng.
Các sử gia xem thời kỳ hiện đại của Ấn Độ bắt đầu từ giai đoạn 1848-1885. Việc bổ nhiệm James Broun-Ramsay làm Toàn quyền của Công ty Đông Ấn Anh vào năm 1848 chuẩn bị cho những thay đổi cốt yếu đối với một quốc gia hiện đại. Chúng bao gồm củng cố và phân ranh giới chủ quyền, sự giám sát của người dân, và giáo dục cho công dân. Các biến đổi về công nghệ như đường sắt, kênh đào, và điện báo được đưa đến Ấn Độ không lâu sau khi chúng được giới thiệu tại châu Âu.[78][79][80][81] Tuy nhiên, sự bất mãn đối với Công ty cũng tăng lên trong thời kỳ này, và Khởi nghĩa Ấn Độ 1857 bùng nổ. Cuộc khởi nghĩa bắt nguồn từ những oán giận và nhận thức đa dạng, bao gồm cải cách xã hội kiểu Anh, thuế đất khắc nghiệt, và đối đãi tồi của một số địa chủ giàu có và phiên vương, nó làm rung chuyển nhiều khu vực ở bắc bộ và trung bộ Ấn Độ và làm lung lay nền móng của Công ty Đông Ấn Anh.[82][83] Mặc dù cuộc khởi nghĩa bị đàn áp vào năm 1858, song nó khiến cho Công ty Đông Ấn Anh giải thể và chính phủ Anh Quốc từ đó trực tiếp quản lý Ấn Độ. Những người cai trị mới công bố một nhà nước nhất thể và một hệ thống nghị viện từng bước theo kiểu Anh song có hạn chế, nhưng họ cũng bảo hộ các phó vương và quý tộc địa chủ nhằm tạo ra một thế lực hộ vệ phong kiến để chống lại bất ổn trong tương lai.[84][85] Trong các thập niên sau đó, hoạt động quần chúng dần nổi lên trên khắp Ấn Độ, cuối cùng dẫn đến việc thành lập Đảng Quốc đại Ấn Độ vào năm 1885.[86][87][88][89]
Jawaharlal Nehru (trái) trở thành thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ vào năm 1947. Mahatma Gandhi (phải) là người lãnh đạo phong trào độc lập.
Sự phát triển nhanh chóng của kỹ thuật cùng với thương mại hóa nông nghiệp trong nửa sau thế kỷ 19 gây nên các khó khăn kinh tế: nhiều nông dân nhỏ trở nên phụ thuộc vào các nhu cầu của các thị trường xa xôi.[90] Số lượng nạn đói quy mô lớn gia tăng,[91] và có ít công việc công nghiệp được trao cho người Ấn Độ.[92] Tuy nhiên, nó cũng có những tác động tích cực: trồng trọt mang tính thương mại, đặc biệt là ở vùng Punjab mới được khơi kênh, khiến sản lượng lương thực dành cho tiêu dùng nội địa gia tăng.[93] Hệ thống đường sắt giúp cung cấp đồ cứu tế đến những nơi bị nạn đói nguy cấp,[94] giảm đáng kể chi phí vận chuyển hàng hóa,[94] và giúp ích cho ngành công nghiệp non trẻ của Ấn Độ.[93] Có khoảng một triệu người Ấn Độ phục vụ cho Anh Quốc trong Chiến tranh thế giới thứ nhất,[95] và sau cuộc chiến này là một thời kỳ mới. Thời kỳ này mang dấu ấn với các cải cách của Anh Quốc song cũng có các áp chế về luật pháp, với việc người Ấn Độ mãnh liệt hơn trong việc yêu cầu quyền tự trị, và với việc bắt đầu một phong trào bất bạo động bất hợp tác - trong đó Mohandas Karamchand Gandhi trở thành lãnh tụ và biểu tượng.[96] Trong thập niên 1930, Anh Quốc ban hành các cải cách lập pháp một cách chậm chạp; Đảng Quốc đại Ấn Độ giành chiến thắng trong các cuộc bầu cử.[97] Thập niên tiếp theo chìm trong các cuộc khủng hoảng: Ấn Độ tham gia vào Chiến tranh thế giới thứ hai, Đảng Quốc đại kiên quyết bất hợp tác, và một đợt bột phát chủ nghĩa dân tộc Hồi giáo. Tất cả đều bị ngăn lại với việc Ấn Độ giành được độc lập vào năm 1947, song bị kiềm chế do thuộc địa này phân chia thành hai quốc gia: Ấn Độ và Pakistan.[98]
Để khẳng định hình ảnh là một quốc gia độc lập, hiến pháp Ấn Độ được hoàn thành vào năm 1950, xác định Ấn Độ là một nền cộng hòa thế tục và dân chủ.[99] Trong 60 năm kể từ đó, Ấn Độ trải qua cả những thành công và thất bại.[100] Đất nước này vẫn duy trì một chế độ dân chủ với các quyền tự do dân sự, một Tòa án tối cao hoạt động tích cực, và một nền báo chí độc lập ở mức độ lớn.[100] Tự do hóa kinh tế bắt đầu từ thập niên 1990, và tạo ra một tầng lớp trung lưu thành thị có quy mô lớn, biến Ấn Độ thành một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới,[101] và tăng cường ảnh hưởng địa chính trị của mình. Phim, âm nhạc, và giảng đạo của Ấn Độ đóng một vai trò ngày càng lớn trong văn hóa toàn cầu.[100] Tuy nhiên, Ấn Độ phải đương đầu với các vấn đề như nghèo nàn ở cả thành thị lẫn nông thôn;[100] từ xung đột liên quan đến tôn giáo và đẳng cấp;[102] từ quân nổi dậy Naxalite được truyền cảm hứng từ tư tưởng Mao Trạch Đông;[103] từ chủ nghĩa ly khai tại Jammu và Kashmir và tại Đông Bắc.[104] Có tranh chấp lãnh thổ chưa được giải quyết với Trung Quốc, từng leo thang thành Chiến tranh Trung-Ấn vào năm 1962;[105] và các cuộc chiến tranh biên giới với Pakistan bùng phát vào các năm 1947, 1965, 1971, và 1999.[105] Sự đối đầu hạt nhân Ấn Độ–Pakistan lên đến đỉnh vào năm 1998.[106]

Địa lý

Bản đồ địa hình Ấn Độ
Ấn Độ bao trùm phần lớn tiểu lục địa Ấn Độ và nằm trên đỉnh của mảng kiến tạo Ấn Độ- một phần của mảng Ấn-Úc.[107] Các quá trình địa chất học xác định được của Ấn Độ bắt đầu từ 75 triệu năm trước, khi đó tiểu lục địa Ấn Độ một bộ phận của siêu lục địa phương nam Gondwana và bắt đầu trôi giạt về phía đông-bắc qua Ấn Độ Dương (khi đó còn chưa thành hình) kéo dài trong 50 triệu năm.[107] tiểu lục địa sau đó va chạm và hút chìm bên dưới mảng Á-Âu đẩy lên cao dãy Himalaya có độ cao lớn nhất hành tinh. Dãy Himalaya hiện tiếp giáp với Ấn Độ ở phía Bắc và Đông-Bắc.[107] Tại đáy biển cũ nằm ngay phía nam dãy Himalaya, kiến tạo mảng hình thành nên một máng rộng lớn để rồi dần bị trầm tích từ sông bồi lấp;[108] hình thành nên đồng bằng Ấn-Hằng hiện nay.[109] Ở phía tây có hoang mạc Thar, dãy núi cổ Aravalli chia cắt hoang mạc này với đồng bằng Ấn-Hằng.[110]
Mảng Ấn Độ gốc còn lại hiện là phần Ấn Độ bán đảo, đây là phần cổ nhất và có địa chất ổn định nhất của Ấn Độ; viễn bắc của phần này là các dãy SatpuraVindhya tại trung bộ Ấn Độ. Hai dãy song song này chạy từ bờ biển Ả Rập thuộc bang Gujarat ở phía tây đến cao nguyên Chota Nagpur có nhiều than thuộc bang Jharkhand ở phía đông.[111] Ở phía nam, ở hai bên sườn tây và đông của cao nguyên Deccan là các dãy núi ven biển được gọi là Ghat TâyGhat Đông;[112] cao nguyên có các thành hệ đá cổ nhất của quốc gia, một vài trong số đó có trên 1 tỷ năm tuổi. Ấn Độ nằm ở bắc Xích đạo, từ 6°44' đến 35°30' vĩ Bắc (37°6' nếu tính cả vùng tuyên bố chủ quyền tại Kashmir) và từ 68°7' đến 97°25' kinh Đông.[113]
Ấn Độ có đường bờ biển dài 7.517 kilômét (4.700 mi); trong đó, 5.423 kilômét (3.400 mi) thuộc Ấn Độ bán đảo và 2.094 kilômét (1.300 mi) thuộc các dãy đảo Andaman, Nicobar, và Lakshadweep.[114] Theo biểu đồ thủy văn học của Hải quân Ấn Độ, bờ biển lục địa của quốc gia gồm: 43% là bãi biển cát; 11% là bờ đá, gồm cả vách đá; và 46% là bãi bùn hay bãi lầy.[114]
Các sông lớn bắt nguồn từ dãy Himalaya về căn bản chảy qua lãnh thổ Ấn Độ gồm có sông HằngBrahmaputra, cả hai đều đổ nước vào vịnh Bengal.[115] Các chi lưu quan trọng của sông Hằng bao gồm YamunaKosi; độ dốc quá nhỏ của sông Kosi thường dẫn đến các trận lụt nghiêm trọng và thay đổi dòng chảy.[116] Các sông chính ở phần bán đảo có độ dốc lớn hơn nên giúp ngăn ngừa nạn lụt, gồm có Godavari, Mahanadi, Kaveri, và Krishna, chúng đều đổ nước vào vịnh Bengal;[117] trong khi NarmadaTapti đổ nước vào biển Ả Rập.[118] Các địa điểm đặc biệt của vùng ven biển Ấn Độ là đồng lầy nước mặn Kutch ở tây bộ Ấn Độ và đồng bằng phù sa Sundarbans (chia sẻ với Bangladesh) ở đông bộ Ấn Độ.[119] Ấn Độ có hai quần đảo lớn: Lakshadweep, gồm các đảo san hô vòng ở ngoài khơi bờ biển tây-nam Ấn Độ; còn Quần đảo Andaman và Nicobar là một dãy núi lửa trên biển Andaman.[120]
Khí hậu Ấn Độ chịu ảnh hưởng mạnh từ dãy Himalaya và hoang mạc Thar, các cơn gió mùa vào mùa hè và mùa đông có sự tác động từ hai nơi này và mang ý nghĩa quan trọng về kinh tế và văn hóa.[121] Himalaya ngăn gió hạ giáng lạnh từ Trung Á thổi xuống, giữ cho phần lớn tiểu lục địa Ấn Độ ấm hơn so với những nơi khác cùng vĩ độ.[122][123] Hoang mạc Thar đóng một vai trò quyết định trong việc hút gió mùa mùa hè tây-nam chứa nhiều hơi ẩm từ tháng 6 đến tháng 10, cung cấp phần lớn lượng mưa của Ấn Độ.[121] Bốn nhóm khí hậu lớn chi phối tại Ấn Độ: nhiệt đớt mưa, nhiệt đới khô, cận nhiệt đới ẩm, núi cao.[124]

Môi trường

Tại Ấn Độ, các vấn đề chủ yếu về môi trường bao gồm suy thoái rừng và suy thoái đất nông nghiệp; cạn kệt tài nguyên nước, khoáng sản, rừng, cát và đá; suy thoái môi trường; các vấn đề về y tế công; mất đa dạng sinh học; các hệ sinh thái mất khả năng phục hồi và an ninh sinh kế cho người nghèo.[125] Tuy nhiên, theo các dữ liêu thu thập được và nghiên cứu tác động môi trường của các chuyên gia Ngân hàng Thế giới, từ năm 1995 đến năm 2010, Ấn Độ là một trong những nước có sự tiến bộ nhanh nhất thế giới trong việc giải quyết các vấn đề môi trường và cải thiện chất lượng môi trường.[126][127]

Đa dạng sinh học

Bãi cỏ tại bang bắc bộ Uttarakhand thuộc vùng Himalaya.
Ấn Độ nằm trong vùng sinh thái Indomalaya và gồm có ba điểm nóng đa dạng sinh học.[128] Ấn Độ là một trong 17 quốc gia đa dạng sinh vật siêu cấp, có 8,6% tổng số loài thú, 13,7% tổng số loài chim, 7,9% tổng số loài bò sát, 6% tổng số loài lưỡng cư, 12,2% tổng số loài cá, và 6,0% tổng số loài thực vật có hoa.[129][130] Ấn Độ có nhiều loài đặc hữu, chiếm tỷ lệ 33%, và nằm tại các vùng sinh thái như rừng shola.[131] Môi trường sống trải dài từ rừng mưa nhiệt đới của quần đảo Andaman, Ghat Tây, và Đông Bắc đến rừng tùng bách trên dãy Himalaya. Giữa chúng là rừng sala sớm rụng ẩm ở đông bộ Ấn Độ; rừng tếch sớm rụng khô ở trung bộ và nam bộ Ấn Độ; và rừng gai do keo Ả Rập thống trị nằm ở trung bộ Deccan và tây bộ đồng bằng sông Hằng.[132] Dưới 12% đất đai của Ấn Độ có rừng rậm bao phủ.[133] Sầu đâu là một loài cây quan trọng tại Ấn Độ, được sử dụng rộng rãi trong thảo dược nông thôn Ấn Độ. Cây đề xuất hiện trên các ấn ở di chỉ Mohenjo-daro, Đức Phật giác ngộ dưới gốc của loài cây này.
Nhiều loài tại Ấn Độ bắt nguồn từ các taxon có nguồn gốc từ Gondwana- nơi mà mảng Ấn Độ tách ra từ hơn 106 triệu năm trước.[134] Ấn Độ bán đảo sau đó di chuyển đến và va chạm với siêu lục địa Laurasia và khởi đầu sự trao đổi loài trên quy mô lớn. Việc khởi đầu kỷ nguyên núi lửa và thay đổi khí hậu vào 20 triệu năm trước dẫn đến tuyệt chủng hàng loạt.[135] Các loài thú sau đó tiến vào Ấn Độ từ châu Á thông qua hai hành lang động vật địa lý học đi vòng qua sườn dãy Himalaya đang nổi lên.[132] Do đó, trong khi 45,8% số loài bò sát và 55,8% số loài lưỡng cư là đặc hữu, thì chỉ có 12,6% số loài thú và 4,5% số loài chim là đặc hữu.[130] Ấn Độ có 172 loài động vật bị đe dọa theo chỉ định của IUCN, hay 2,9% số loài gặp nguy hiểm.[136]
Việc loài người tràn ngập và tàn phá sinh thái trong những thập niên gần dây khiến các loài hoang dã gặp nguy hiểm cực kỳ lớn. Hệ thống các vườn quốc gia và khu bảo tồn khởi đầu từ năm 1935, và sau đó được mở rộng về căn bản. Năm 1972, Ấn Độ ban hành Luật bảo vệ loài hoang dã[137] và Dự án Hổ để bảo vệ những vùng hoang vu cốt yếu; Đạo luật Bảo tồn rừng được ban hành vào năm 1980 và sửa đổi bổ sung vào năm 1988.[138] Ấn Độ có hơn 500 khu bảo tồn loài hoang dã và 13 khu dự trữ sinh quyển,[139] bốn trong số đó là một phần của Hệ thống khu dự trữ sinh quyển thế giới; 25 khu đất ngập nước được đăng ký nằm dưới Công ước Ramsar.[140]

Chính trị

Ấn Độ được xem là nền dân chủ đông dân nhất trên thế giới.[141] Đây là một nước cộng hòa nghị viện với một hệ thống đa đảng,[142] có sáu chính đảng cấp quốc gia được công nhận, bao gồm Đảng Quốc đại Ấn ĐộĐảng Bharatiya Janata (Đảng Nhân dân Ấn Độ), và trên 40 chính đảng cấp địa phương.[143] Đảng Quốc đại được nhận định là có tư tưởng trung-tả hay là "tự do" trong văn hóa chính trị Ấn Độ, còn Đảng Bharatiya Janata có tư tưởng trung-hữu hay là "bảo thủ". Trong hầu hết giai đoạn từ 1950 — tức khi Ấn Độ lần đầu tiên trở thành một nước cộng hòa — đến cuối thập niên 1980, Đảng Quốc đại nắm giữ đa số ghế trong Quốc hội. Tuy nhiên, kể từ đó, Đảng Quốc đại ngày càng chia sẻ nhiều hơn vũ đài chính trị với Đảng Bharatiya Janata,[144] cũng như với các chính đảng cấp địa phương mạnh khác trong các một liên minh đa đảng.[145]
Trong ba cuộc tổng tuyển cử đầu tiên tại nước Cộng hòa Ấn Độ, tức vào các năm 1951, 1957, và 1962, Đảng Quốc đại do Jawaharlal Nehru lãnh đạo đã dễ dàng giành chiến thắng. Khi Jawaharlal Nehru qua đời vào năm 1964, Lal Bahadur Shastri trở thành thủ tướng trong một thời gian ngắn; người kế vị sau khi Lal Bahadur Shastri qua đời năm 1966 là Indira Gandhi, người này lãnh đạo Đảng Quốc đại giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 1967 và 1971. Sau khi quần chúng bất mãn vì tình trạng khẩn cấp mà bà tuyên bố vào năm 1975, Đảng Quốc đại thất cử vào năm 1977; đa số cử tri khi đó bỏ phiếu cho Đảng Janata mới thành lập và phản đối tình trạng khẩn cấp. Chính phủ của Đảng Janata kéo dài hơn ba năm. Đảng Quốc đại lại được bầu lên nắm quyền vào năm 1980, và trải qua thay đổi trong hàng ngũ lãnh đạo vào năm 1984 khi Indira Gandhi bị ám sát; kế nhiệm bà là người con trai Rajiv Gandhi, người này dễ dàng giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử cùng năm đó. Đảng Quốc đại lại thất cử vào năm 1989 trước một liên minh Mặt trận Quốc gia, lãnh đạo liên minh này là Đảng Janata Dal mới thành lập và liên minh với Mặt trận Cánh tả; chính phủ của liên minh này tồn tại chưa đầy hai năm.[146] Các cuộc bầu cử lại được tổ chức vào năm 1991; lần này không đảng nào giành được đa số tuyệt đối. Tuy nhiên, Đảng Quốc đại có thể thành lập nên một chính phủ thiểu số do P. V. Narasimha Rao lãnh đạo với địa vị là đảng đơn lẻ lớn nhất.[147]
Sau cuộc tổng tuyển cử năm 1996 là hai năm bất ổn chính trị, một vài liên minh đoản mệnh chia sẻ quyền lực. Đảng Bharatiya Janata lập nên một chính phủ tồn tại một thời gian ngắn trong năm 1996; sau đó là hai chính phủ do liên minh Mặt trận Thống nhất thành lập. Năm 1998, Đảng Bharatiya Janata có thể thành lập nên một liên minh thắng lợi là Liên minh Dân chủ Quốc gia do Atal Bihari Vajpayee lãnh đạo. Chính phủ Liên minh Dân chủ Quốc gia trở thành chính phủ phi Quốc đại, chính phủ liên minh đầu tiên hoàn tất nhiệm kỳ 5 năm.[148] Trong cuộc tổng tuyển cử năm 2004, một lần nữa không có đảng nào giành đa số tuyệt đối, song lần này Đảng Quốc đại nổi lên với địa vị là đảng đơn lẻ lớn nhất, họ thành lập một liên minh thắng lợi là Liên minh Cấp tiến Quốc gia (UPA). Liên minh nhận được sự ủng hộ của các đảng tả khuynh và các thành viên quốc hội phản đối Đảng Bharatiya Janata. Liên minh Cấp tiến Quốc gia trở lại nắm quyền sau cuộc tổng tuyển cử năm 2009 với số ghế cao hơn, và không còn cần phải có sự ủng hộ từ các đảng cộng sản tại Ấn Độ.[149] Năm đó, Manmohan Singh trở thành thủ tướng đầu tiên được tái cử cho một nhiệm kỳ 5 năm liên tiếp kể từ thời Jawaharlal Nehru.[150] Trong tổng tuyển cử năm 2014, đảng Bharatiya Janata trở thành chính đảng đầu tiên kể từ năm 1984 giành được đa số ghế và có thể cầm quyền mà không cần sự ủng hộ từ các chính đảng khác.[151]

Chính phủ

Rashtrapati Bhavan là dinh thự chính thức của tổng thống Ấn Độ.
Ấn Độ là một liên bang với một hệ thống nghị viện nằm dưới sự khống chế của Hiến pháp Ấn Độ. Đây là một nước cộng hòa lập hiến với chế độ dân chủ đại nghị, trong đó "quyền lực đa số bị kiềm chế bởi các quyền thiểu số được bảo vệ theo pháp luật". Chế độ liên bang tại Ấn Độ xác định rõ sự phân chia quyền lực giữa chính phủ liên bang và các bang. Chính phủ tuân theo sự kiểm tra và cân bằng của Hiến pháp. Hiến pháp Ấn Độ có hiệu lực vào ngày 26 tháng 1 năm 1950,[152] trong lời mở đầu của nó có viết rằng Ấn Độ là một nước cộng hòa có chủ quyền, xã hội, thế tục, dân chủ.[153] Mô hình chính phủ của Ấn Độ theo truyền thống được mô tả là "bán liên bang" do trung ương mạnh và các bang yếu,[154] song kể từ cuối thập niên 1990 thì Ấn Độ đã phát triển tính liên bang hơn nữa do kết quả của các thay đổi về chính trị, kinh tế và xã hội.[155][156]
Biểu tượng quốc gia[1]
Quốc kỳ Tam sắc
Quốc huy Sư kinh Sarnath
Quốc ca Jana Gana Mana
Bài hát Vande Mataram
Quốc lịch Saka
Quốc hí không tuyên bố[157]
Quốc hoa sen hồng
Quốc quả xoài
Quốc thụ đa
Quốc điểu công Ấn Độ
Động vật lục địa hổ Bengal
Động vật thủy sinh cá heo sông
Quốc hà Hằng (Ganga)
Chính phủ liên bang gồm ba nhánh:
  • Hành pháp: Tổng thống Ấn Độ là nguyên thủ quốc gia[158] và được một đại cử tri đoàn quốc gia bầu gián tiếp[159] với một nhiệm kỷ 5 năm.[160] Thủ tướng Ấn Độ đứng đầu chính phủ và thi hành hầu hết quyền lực hành pháp.[161] Thủ tướng do tổng thống bổ nhiệm,[162] và theo quy ước là người được chính đảng hoặc liên minh đảng phải nắm giữ đa số ghế trong hạ viện ủng hộ.[161] Nhánh hành pháp của chính phủ Ấn Độ gồm có tổng thống, phó tổng thống, và Hội đồng Bộ trưởng do thủ tướng đứng đầu. Người được bổ nhiệm làm bộ trưởng phải là một thành viên trong các viện của quốc hội.[158] Trong hệ thống quốc hội Ấn Độ, hành pháp lệ thuộc lập pháp; thủ tướng và hội đồng Bộ trưởng chịu trách nhiệm trực tiếp trước hạ viện của quốc hội.[163]
  • Lập pháp: Cơ quan lập pháp của Ấn Độ là lưỡng viện quốc hội. Quốc hội Ấn Độ hoạt động theo một hệ thống kiểu Westminster và gồm có thượng viện được gọi là Rajya Sabha ("Hội đồng các bang") và hạ viện được gọi là Lok Sabha ("Viện Nhân dân").[164] Rajya Sabha là một thể chế thường trực gồm có 245 thành viên phục vụ trong nhiệm kỳ 6 năm được đặt so le.[165] Hầu hết họ được bầu gián tiếp từ các cơ quan lập pháp bang và lãnh thổ và số lượng tương ứng với tỷ lệ dân số của bang so với dân số quốc gia.[162] 543 thành viên của Lok Sabha được bầu trực tiếp theo thể chế phổ thông đầu phiếu; họ đại diện cho các khu vực bầu cử riêng rẽ trong nhiệm kỳ 5 năm.[166] Hai thành viên còn lại của Lok Sabha do tổng thống chỉ định từ cộng đồng người Anh-Ấn, trong trường hợp tổng thống quyết định rằng cộng đồng này không được đại diện tương xứng.[167]
  • Tư pháp: Ấn Độ có bộ máy tư pháp độc lập gồm ba cấp nhất thể,[168] gồm: Tòa án Tối cao do Chánh án đứng đầu, 25 tòa thượng thẩm, và một lượng lớn tòa án sơ thẩm.[168] Toà án Tối cao có thẩm quyền ban đầu đối với các vụ án liên quan đến các quyền cơ bản và tranh chấp giữa các bang và Trung ương; nó có quyền chống án đối với các tòa án thượng thẩm.[169] Nó có quyền công bố luật và vô hiệu hóa các luật liên bang hay bang mà trái với hiến pháp.[170] Tòa án Tối cao cũng là cơ quan diễn giải cuối cùng của hiến pháp.[171]

Phân vùng

Ấn Độ Dương Vịnh Bengal Biển Andaman Biển Ả Rập Biển Laccadive Sông băng Siachen Quần đảo Andaman và Nicobar Chandigarh Dadra và Nagar Haveli Daman và Diu Delhi Lakshadweep Puducherry Puducherry Puducherry Arunachal Pradesh Assam Bihar Chhattisgarh Goa Gujarat Haryana Himachal Pradesh Jammu và Kashmir Jharkhand Karnataka Kerala Madhya Pradesh Maharashtra Manipur Meghalaya Mizoram Nagaland Orissa Punjab (Ấn Độ) Rajasthan Sikkim Tamil Nadu Tripura Uttar Pradesh Uttarakhand Tây Bengal Afghanistan Bangladesh Bhutan Myanmar Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Nepal Pakistan Sri Lanka Tajikistan Dadra và Nagar Haveli Daman và Diu Puducherry Puducherry Puducherry Puducherry Goa Gujarat Jammu và Kashmir Karnataka Kerala Madhya Pradesh Maharashtra Rajasthan Tamil Nadu Assam Meghalaya Andhra Pradesh Arunachal Pradesh Nagaland Manipur Mizoram Telangana Tripura Tây Bengal Sikkim Bhutan Bangladesh Bihar Jharkhand Orissa Chhattisgarh Uttar Pradesh Uttarakhand Nepal Delhi Haryana Punjab (vùng) Himachal Pradesh Chandigarh Pakistan Sri Lanka Sri Lanka Sri Lanka Sri Lanka Sri Lanka Sri Lanka Sri Lanka Sri Lanka Sri Lanka Kashmir Kashmir
Bản đồ thể hiện 29 bang và 7 lãnh thổ liên bang của Ấn Độ
Ấn Độ là một liên bang gồm 29 bang và 7 lãnh thổ liên bang.[172] Toàn bộ các bang, cùng các lãnh thổ liên bang PuducherryDelhi, bầu nên cơ quan lập pháp và chính phủ theo hệ thống Westminster. Năm lãnh thổ liên bang còn lại do Trung ương quản lý trực tiếp thông qua các quản trị viên được bổ nhiệm. Năm 1956, dựa theo Luật Tái tổ chức các bang, các bang của Ấn Độ được tái tổ chức dựa trên cơ sở ngôn ngữ.[173] Kể từ đó, cấu trúc các bang phần lớn vẫn không thay đổi. Mỗi bang hay lãnh thổ liên bang được chia thành các huyện. Các huyện chia tiếp thành các tehsil và cuối cùng là các làng.
Các bang
Lãnh thổ liên bang

Quan hệ ngoại giao và quân sự

Manmohan Singh và các nguyên thủ quốc gia khác tại Hội nghị thượng đỉnh BRIC lần thứ 1 diễn ra tại Nga.
Kể từ khi độc lập vào năm 1947, Ấn Độ duy trì các quan hệ thân mật với hầu hết các quốc gia. Trong thập niên 1950, Ấn Độ ủng hộ mạnh mẽ quá trình phi thực dân hóa tại châu Phi và châu Á, đóng một vai trò lãnh đạo trong Phong trào Không liên kết.[174] Vào cuối thập niên 1980, quân đội Ấn Độ can thiệp ra nước ngoài theo lời mời của các quốc gia láng giềng: một hoạt động gìn giữ hòa bình tại Sri Lanka từ năm 1987 đếm năm 1990; và một cuộc can thiệp vũ trang để ngăn chặn một nỗ lực đảo chính tại Maldives. Ấn Độ có các mối quan hệ căng thẳng với Pakistan; hai quốc gia từng bốn lần tiến tới chiến tranh vào các năm 1947, 1965, 1971 và 1999. Ba trong số bốn cuộc chiến diễn ra trên lãnh thổ tranh chấp Kashmir, còn cuộc chiến năm 1971 diễn ra sau khi Ấn Độ ủng hộ nền độc lập cho Bangladesh.[175] Sau khi tiến hành chiến tranh với Trung Quốc vào năm 1962 và với Pakistan vào năm 1965, Ấn Độ theo đuổi các mối quan hệ quân sự và kinh tế gần gũi với Liên Xô; Liên Xô là nước cung ứng vũ khí lớn nhất cho Ấn Độ vào cuối thập niên 1960.[176]
Ngoài việc tiếp tục mối quan hệ chiến lược với Nga, Ấn Độ có quan hệ quân sự ở phạm vi rộng với IsraelPháp. Trong những năm gần đây, quốc gia này đóng vai trò then chốt trong Hiệp hội Nam Á vì sự Hợp tác Khu vựcTổ chức Thương mại Thế giới. Ấn Độ cung cấp 100.000 nhân viên quân sự và cảnh sát để phục vụ trong 35 hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc. Ấn Độ tham gia vào Hội nghị cấp cao Đông Á, G8+5, và nhiều diễn đàn đa phương khác.[177] Ấn Độ có các mối quan hệ kinh tế gần gũi với các khu vực Nam Mỹ, châu Á, và châu Phi; theo đuổi một chính sách "Hướng Đông" mà theo đó mưu cầu tăng cường quan hệ đối tác với các quốc gia ASEAN, Nhật Bản, và Hàn Quốc xoay quanh nhiều vấn đề, song đặc biệt là các vấn đề liên quan đến đầu tư kinh tế và an ninh khu vực.[178][179]
Máy bay quân sự Boeing P-8I của Lực lượng Hải quân Ấn Độ.
Sau khi Trung Quốc tiến hành vụ thử nghiệm hạt nhân vào năm 1964, và liên tục hăm dọa can thiệp hỗ trợ Pakistan trong cuộc chiến năm 1965, Ấn Độ tin rằng cần phải phát triển vũ khí hạt nhân.[180] Ấn Độ tiến hành vụ thử nghiệm vũ khí hạt nhân đầu tiên của mình vào năm 1974 và tiếp tục tiến hành vụ thử nghiệm dưới lòng đất vào năm 1998. Bất chấp các chỉ trích và trừng phạt quân sự, Ấn Độ không ký kết cả Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diệnHiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân, cho rằng chúng thiếu sót và phân biệt đối xử.[181] Ấn Độ duy trì chính sách hạt nhân "không sử dụng trước tiên" và phát triển năng lực bộ ba hạt nhân như một phần của học thuyết "răn đe tối thiểu đáng tin cậy" của mình.[182][183] Ấn Độ phát triển một hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo, và hợp tác với Nga nhằm phát triển một loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm.[184] Các dự án quân sự bản địa khác liên quan đến việc thiết kế và bổ sung hàng không mẫu hạm lớp Vikranttàu ngầm hạt nhân lớp Arihant.[184]
Sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, Ấn Độ tăng cường hợp tác về kinh tế, chiến lược và quân sự với Hoa KỳLiên minh châu Âu.[185] Năm 2008, Hoa Kỳ và Ấn Độ ký kết một thỏa thuận hạt nhân dân sự. Mặc dù đương thời Ấn Độ là quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân và không phải là một bên của Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân, song quốc gia này nhận được miễn trừ từ Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tếNhóm các nhà cung cấp hạt nhân, Ấn Độ do vậy thoát khỏi các hạn chế trước đây đối với công nghệ và thương mại hạt nhân. Như một hệ quả, Ấn Độ trở thành quốc gia thứ sáu sở hữu vũ khí hạt nhân trên thực tế.[186] Ấn Độ sau đó ký kết các thỏa thuận hợp tác liên quan đến năng lượng hạt nhân dân sự với Nga,[187] Pháp,[188] Anh Quốc,[189] và Canada.[190]
Tổng thống Ấn Độ là thống soái tối cao của lực lượng vũ trang quốc gia; với 1,6 triệu quân tại ngũ và xếp thứ ba thế giới trên tiêu chí này.[191] Quân đội Ấn Độ gồm có lục quân, hải quân, và không quân; các tổ chức phụ trợ gồm có Bộ tư lệnh chiến lược (Strategic Forces Command) và ba nhóm bán quân sự: Đội quân súng trường Assam, Lực lượng biên cảnh đặc chủng, và Lực lượng bảo vệ bờ biển Ấn Độ.[192] Ngân sách quốc phòng chính thức của Ấn Độ vào năm 2011 là 36,03 tỷ đô la Mỹ, chiếm 1,83% GDP.[193] Đối với năm tài chính 2012–2013, ngân sách dự thảo là 40,44 tỷ đô la Mỹ.[194] Theo một báo cáo của SIPRI năm 2008, phí tổn quân sự hàng năm của Ấn Độ dựa theo sức mua đứng ở mức 72,7 tỷ đô la Mỹ,[195] Năm 2011, ngân sách quốc phòng hàng năm tăng 11,6%,[196] song đây chưa bao gồm các ngân quỹ đến với quân đội thông qua các nhánh khác của chính phủ.[197] Năm 2012, Ấn Độ là nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới; từ năm 2007 đến năm 2011, tiền mua vũ khí của Ấn Độ chiếm 10% tổng phí tổn giành cho mua sắm vũ khí quốc tế.[198] Phần lớn chi tiêu quân sự tập trung vào phòng thủ chống Pakistan và chống lại ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc tại Ấn Độ Dương.[196]

Kinh tế

Bài chi tiết: Kinh tế Ấn Độ
Nông dân dùng bò để cày tại bang đông bộ Tây Bengal.
Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế, năm 2013, nền kinh tế Ấn Độ có GDP danh nghĩa là 1.758 tỷ đô la Mỹ; và có GDP theo sức mua tương đương là 4.962 tỷ đô la Mỹ.[5] Ấn Độ có tốc độ tăng trưởng GDP trung bình đạt 5,8% mỗi năm trong hai thập niên qua, và đạt mức 6,1% trong giai đoạn 2011–12,[199] Ấn Độ là một trong các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới.[200] Tuy nhiên, Ấn Độ đều xếp hạng trên 100 thế giới về GDP danh nghĩa bình quân đầu người và GDP PPP bình quân đầu người.[201] Cho đến năm 1991, tất cả các chính phủ Ấn Độ đều theo chính sách bảo hộ do chịu ảnh hưởng từ các nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Sự can thiệp và sắp đặt của nhà nước là phổ biến, tạo nên một bức tường lớn ngăn cách kinh tế Ấn Độ với thế giới bên ngoài. Một cuộc khủng hoảng sâu sắc về cán cân thanh toán vào năm 1991 buộc đất nước phải tự do hóa nền kinh tế;[202] kể từ đó Ấn Độ chuyển đổi chậm hướng về một hệ thống thị trường tự do[203] với việc nhấn mạnh cả ngoại thương và dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.[204] Mô hình nền kinh tế Ấn Độ trong thời gian gần đây phần lớn là tư bản chủ nghĩa.[203] Ấn Độ trở thành một thành viên của WTO từ ngày 1 tháng 1 năm 1995.[205]
Ấn Độ có lực lượng lao động gồm 486,6 triệu người theo số liệu năm 2011.[192] Lĩnh vực dịch vụ chiếm 55,6% GDP, lĩnh vực công nghiệp chiếm 26,3% và lĩnh vực nông nghiệp chiếm 18,1%. Các nông sản chính của Ấn Độ là lúa gạo, lúa mì, hạt có dầu, bông, đay, chè, mía, và khoai tây.[172] Các ngành công nghiệp chính của Ấn Độ là dệt, viễn thông, hóa chất, dược phẩm, công nghệ sinh học, chế biến thực phẩm, thép, thiết bị vận tải, xi măng, khai mỏ, dầu mỏ, máy móc, và phần mềm.[172] Năm 2008, Ấn Độ chiếm 1,68% giá trị ngoại thương toàn cầu;[206] Năm 2011, Ấn Độ là nước nhập khẩu lớn thứ 10 và nước xuất khẩu lớn thứ 19 trên thế giới.[207] Các mặt hàng xuất khẩu chính của Ấn Độ bao gồm các sản phẩm dầu mỏ, hàng dệt may, đồ kim hoàn, phần mềm, sản phẩm công nghệ, hóa chất, và gia công đồ da thuộc.[172] Các mặt hàng nhập khẩu chính gồm dầu, máy móc, ngọc, đá quý, phân bón, và hóa chất.[172] Từ năm 2001 đến năm 2011, đóng góp của các mặt hàng hóa dầu và công nghệ vào giá trị xuất khẩu tăng từ 14% lên 42%.[208]
Mức lương theo giờ tại Ấn Độ tăng gấp đôi trong thập niên đầu của thế kỷ 21.[209] Khoảng 431 triệu người Ấn Độ thoát nghèo kể từ năm 1985; các tầng lớp trung lưu của Ấn Độ được dự tính sẽ đạt khoảng 580 triệu người vào năm 2030.[210]
Năm 2010, Ấn Độ xếp hạng 51 về năng lực cạnh tranh toàn cầu, xếp hạng 7 về trình độ phát triển của thị trường tài chính, xếp hạng 24 về lĩnh vực ngân hàng, xếp hạng 44 về trình độ phát triển trong kinh doanh và xếp thứ 39 về cách tân, đứng trước một số nền kinh tế tiến bộ.[211] Năm 2009, 7 trong số 15 công ty gia công phần mềm hàng đầu thế giới đặt tại Ấn Độ, do vậy đất nước này được nhìn nhận là nơi gia công phần mềm thuận lợi thứ hai sau Hoa Kỳ.[212] Thị trường tiêu dùng của Ấn Độ hiện lớn thứ 11 thế giới, và dự kiến sẽ lên vị trí thứ 5 vào năm 2030.[210] Đến cuối tháng 5 năm 2012, Ấn Độ có 960,9 triệu thuê bao điện thoại,[213] và sau quý đầu tiên của năm 2013, Ấn Độ vượt qua Nhật Bản để trở thành thị trường điện thoại thông minh lớn thứ ba trên thế giới sau Trung Quốc và Hoa Kỳ.[214]
Quang cảnh đường phố Delhi với đường sắt Delhi Metro trên cao.
Ngành công nghiệp ô tô của Ấn Độ tăng trưởng nhanh thứ hai thế giới, doanh số bán hàng nội địa tăng 26% trong giai đoạn 2009–10,[215] và doanh số xuất khẩu tăng 36% trong giai đoạn 2008–09.[216] Công suất điện năng của Ấn Độ là 250 GW, trong đó 8% là năng lượng tái tạo.[217] Đến cuối năm 2011, ngành công nghiệp công nghệ thông tin của Ấn Độ tạo việc làm cho 2,8 triệu chuyên viên, tạo ra doanh thu gần 100 tỷ đô la Mỹ, tức bằng 7,5% GDP của Ấn Độ và đóng góp 26% kim ngạch xuất khẩu của Ấn Độ.[218]
Ngành công nghiệp dược phẩm của Ấn Độ nằm trong số các thị trường mới nổi quan trọng của công nghiệp dược phẩm thế giới. Thị trường dược phẩm Ấn Độ dự kiến đạt doanh thu 48,58 tỷ đô la Mỹ vào năm 2020. Ấn Độ chiếm 60% thị phần ngành công nghiệp sinh dược phẩm.[219]
Mặc dù tăng trưởng kinh tế ấn tượng trong các thập niên gần đây, Ấn Độ tiếp tục phải đối mặt với các thách thức về kinh tế-xã hội. Ấn Độ là nơi có số lượng người nhiều nhất sống dưới chuẩn nghèo quốc tế (1,25 đô la Mỹ/ngày) của Ngân hàng Thế giới,[220] tỷ lệ này giảm từ 60% năm 1981 xuống 42% năm 2005.[221] 48% số trẻ em Ấn Độ dưới 5 tuổi bị thiếu cân, một nửa số trẻ em dưới năm tuổi bị suy dinh dưỡng mãn tính, và tại các bang Madhya Pradesh, Andhra Pradesh, Bihar, Chhattisgarh, Haryana, Jharkhand, Karnataka, và Uttar Pradesh, chiếm 50,04% dân số Ấn Độ, 70% số trẻ em từ 6 tháng đến 59 tháng bị thiếu máu.[222] Kể từ năm 1991, bất bình đẳng kinh tế giữa các bang của Ấn Độ liên tục phát triển: sản phẩm nội địa ròng bình quân đầu người cấp bang của các bang giàu nhất vào năm 2007 gấp 3,2 lần so với các bang nghèo nhất.[223] Tham nhũng tại Ấn Độ được cho là gia tăng đáng kể.[224] Nhờ tăng trưởng mà GDP danh nghĩa bình quân đầu người của Ấn Độ tăng lên nhanh chóng kể từ năm 1991, tuy nhiên nó luôn ở mức thấp hơn so với các quốc gia đang phát triển khác tại châu Á như Indonesia, Iran, Malaysia, Philippines, Sri Lanka, hay Thái Lan, và được dự báo sẽ vẫn tiếp tục như vậy trong tương lai gần.[225]

Nhân khẩu

Một bản đồ về mật độ dân số và kết nối đường sắt tại Ấn Độ.
Với dân số 1.210.193.422 người theo điều tra tạm thời năm 2011,[4] Ấn Độ là quốc gia đông dân thứ hai trên thế giới. Tốc độ tăng trưởng dân số của Ấn Độ giảm xuống còn trung bình 1,76% mỗi năm trong giai đoạn 2001–2011,[4] từ mức 2,13% mỗi năm trong thập niên trước (1991–2001).[226] Tỷ suất giới tính theo điều tra năm 2011 là 940 nữ trên 1.000 nam.[4] Tuổi bình quân của cư dân Ấn Độ là 24,9 theo điều tra năm 2001.[192] Trong cuộc điều tra dân số hậu thuộc địa đầu tiên, tiến hành vào năm 1951, Ấn Độ có 361,1 triệu người.[227] Các tiến bộ về y tế trong suốt 50 năm vừa qua cùng với năng suất nông nghiệp gia tăng (Cách mạng xanh) khiến dân số Ấn Độ gia tăng nhanh chóng.[228] Ấn Độ tiếp tục phải đối mặt với một số thách thức liên quan đến sức khỏe cộng đồng.[229] Theo Tổ chức Y tế thế giới, 900.000 người Ấn Độ tử vong mỗi năm do uống nước bị nhiễm bẩn hay hít khí bị ô nhiễm.[230] Có khoảng 50 bác sĩ trên 100.000 người Ấn Độ.[231] Số người Ấn Độ sinh sống tại thành thị tăng trưởng 31,2% từ 1991 đến 2001.[232] Tuy nhiên, theo số liệu năm 2001, có trên 70% cư dân Ấn Độ sinh sống tại các vùng nông thôn.[233][234] Theo điều tra dân số năm 2001, có 27 đô thị trên 1 triệu dân tại Ấn Độ;[232] trong đó Delhi, Mumbai, Kolkata, Chennai, Bangalore, Hyderabad, Ahmedabad, và Pune là các vùng đô thị đông dân nhất. Tỷ lệ biết chữ năm 2011 là 74,04%: 65,46% đối với nữ giới và 82,14% đối với nam giới.[4] Kerala là bang có tỷ lệ người biết chữ cao nhất;[235] còn bang Bihar có tỷ lệ người biết chữ thấp nhất.[236]
Một nam giới ở bang nam bộ Andhra Pradesh
Ấn Độ là nơi có hai nhóm ngôn ngữ lớn: Ấn-Arya (74% cư dân nói) và Dravidia (24%). Các ngôn ngữ khác được nói tại Ấn Độ thuộc các ngữ hệ Nam ÁTạng-Miến. Ấn Độ không có ngôn ngữ quốc gia.[237] Tiếng Hindi có số lượng người nói lớn nhất và là ngôn ngữ chính thức của chính phủ.[238][239] Tiếng Anh được sử dụng rộng rãi trong kinh doanh và hành chính và có địa vị "ngôn ngữ phó chính thức";[240] và có vị thế quan trọng trong giáo dục, đặc biệt là trong môi trường giáo dục đại học. Mỗi bang và lãnh thổ liên bang có một hoặc nhiều hơn các ngôn ngữ chính thức, và hiến pháp công nhận cụ thể 21 "ngôn ngữ xác định" (scheduled languages). Hiến pháp công nhận 212 nhóm bộ lạc xác định, họ chiếm tỷ lệ 7,5% trong dân số quốc gia.[241] Điều tra dân số năm 2001 đưa ra số liệu là 800 triệu người Ấn Độ (80,5% tổng dân số) là tín đồ Ấn Độ giáo, Ấn Độ giáo do vậy là tôn giáo lớn nhất tại Ấn Độ, sau đó là Hồi giáo (13,4%), Ki tô giáo (2,3%), đạo Sikh (1,9%), Phật giáo (0,8%), đạo Jaina (0,4%), Do Thái giáo, Hỏa giáo, và Bahá'í.[242] Ấn Độ có số tín đồ Ấn Độ giáo, Sikh giáo, Jaina giáo, Hỏa giáo, Bahá'í giáo đông nhất thế giới, và có số tín đồ Hồi giáo lớn thứ ba thế giới, đồng thời là quốc gia có đông người Hồi giáo nhất trong số các quốc gia mà họ không chiếm đa số.[243][244]

Văn hóa

Tranh mô tả Valmiki sáng tác sử thi Ramayana
Lịch sử văn hóa Ấn Độ kéo dài hơn 4.500 năm.[245] Trong thời kỳ Vệ Đà (k. 1700 – 500 TCN), các nền tảng của triết học, thần thoại, văn học Ấn Độ giáo được hình thành, ngoài ra còn có sự hình thành của nhiều đức tin và thực hành vẫn tồn tại cho đến nay, chẳng hạn như Dharma, Karma, yoga, và moksha.[15] Ấn Độ có sự đa dạng về mặt tôn giáo, trong đó Ấn Độ giáo, Sikh giáo, Hồi giáo, Kitô giáo, và Jaina giáo nằm trong số các tôn giáo lớn của quốc gia.[246] Ấn Độ giáo là tôn giáo chiếm ưu thế, được định hình thông qua nhiều trường phái mang tính lịch sử về tư tưởng, bao gồm các tư tưởng trong Áo nghĩa thư,[247] kinh Yoga, phong trào Bhakti,[246] và từ triết học Phật giáo.[248]

Nghệ thuật và kiến trúc

Phần nhiều kiến trúc Ấn Độ, bao gồm Taj Mahal, các công trình theo kiến trúc Mogul, và kiến trúc Nam Ấn, là sự pha trộn giữa các truyền thống bản địa cổ xưa với các phong cách nhập ngoại.[249] Kiến trúc bản xứ cũng mang tính vùng miền cao. Học thuyết Vastu shastra dịch theo nghĩa đen là "khoa học xây dựng" hay "kiến trúc", và được gán cho những người mang tước vị Mamuni Mayan,[250] khám phá xem các quy luật của thiên nhiên ảnh hưởng thế nào đến chỗ ở của con người;[251] nó sử dụng các điều chỉnh hình học và định hướng chính xác để phản ánh nhận thức về cấu trúc vũ trụ.[252] Khi áp dụng trong kiến trúc đền Ấn Độ giáo, nó chịu ảnh hưởng từ Shilpa Shastras, một loạt các văn bản mang tính nền tảng có hình dạng thần thoại học cơ bản là Vastu-Purusha mandala- một hình vuông là hiện thân của "tuyệt đối".[253] Taj Mahal được xây dựng tại Agra từ năm 1631 đến năm 1648 theo lệnh của Hoàng đế Shah Jahan để tưởng nhớ hoàng hậu của ông, nó được liệt vào danh sách di sản thế giới của UNESCO với miêu tả "viên ngọc quý của nghệ thuật Hồi giáo tại Ấn Độ và một trong những kiệt tác được khắp nơi ca tụng thuộc về di sản thế giới."[254] Từ các yếu tố của kiến trúc Ấn-Hồi, Anh Quốc phát triển thành kiến trúc Ấn-Saracen phục hưng vào cuối thế kỷ 19.[255]

Văn học

Các tác phẩm văn học sớm nhất tại Ấn Độ được biên soạn từ khoảng năm 1400 TCN đến 1200 TCN, chúng được viết bằng tiếng Phạn.[256][257] Các tác phẩm nổi bật trong nền văn học tiếng Phạn này bao gồm các sử thi như MahabharataRamayana, các tác phẩm kịch của tác gia Kālidāsa như Abhijnanasakuntalam, và thơ ca như Mahakavya.[258][259][260] Cuốn sách nổi tiếng về quan hệ tình dụcKama Sutra (Dục kinh) cũng được viết bằng tiếng Phạn. Văn học Sangam phát triển từ năm 600 TCN đến năm 300 TCN tại Nam Ấn Độ, bao gồm 2.381 bài thơ, được xem như một tiền thân của văn học Tamil.[261][262][263][264] Từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 18, các truyền thống văn học của Ấn Độ trải qua một giai đoạn thay đổi mạnh mẽ do sự xuất hiện của các thi nhân sùng đạo như Kabir, Tulsidas, và Guru Nanak. Điểm đặc trưng của văn học giai đoạn này là thể hiện một hình ảnh đa dạng và rộng lớn về tư tưởng và biểu lộ tình cảm; như một hệ quả, các tác phẩm văn học Ấn Độ trung đại có sự khác biệt đáng kể so với các tác phẩm truyền thống cổ điển.[265] Đến thế kỷ 19, các tác gia Ấn Độ đi theo mối quan tâm mới về các vấn đề xã hội và mô tả tâm lý. Trong thế kỷ 20, văn học Ấn Độ chịu ảnh hưởng từ các tác phẩm của thi nhân và tiểu thuyết gia người Bengal Rabindranath Tagore.[266]

Nghệ thuật biểu diễn

Các vũ công bộ tộc Muria tại Bastar, bang trung bộ Madhya Pradesh
Âm nhạc Ấn Độ có các phong cách truyền thống và khu vực khác biệt. Âm nhạc cổ điển gồm có hai thể loại và các nhánh dân gian khác nhau của chúng: trường phái Hindustan ở bắc bộ và Carnatic ở nam bộ.[267] Các loại hình phổ biến được địa phương hóa gồm filmi và âm nhạc dân gian: baul bắt nguồn từ Bengal với truyền thống hổ lốn là một loại hình âm nhạc dân gian được biết đến nhiều. Khiêu vũ Ấn Độ cũng có các loại hình dân gian và cổ điển đa dạng, trong số những vũ điệu dân gian được biết đến nhiều, có Bhangra của Punjab, Bihu của Assam, Chhau của Tây Bengal và Jharkhand, GarbaDandiya của Gujarat, Sambalpuri của Odisha, Ghoomar của Rajasthan, và Lavani của Maharashtra. Tám loại vũ điệu, trong đó nhiều loại đi kèm với các hình thức kể chuyện và yếu tố thần thoại được Viện Âm nhạc, Vũ đạo, Hí kịch Quốc gia ban cho địa vị vũ đạo cổ điển. Chúng gồm có Bharatanatyam của bang Tamil Nadu, Kathak của Uttar Pradesh, KathakaliMohiniyattam của Kerala, Kuchipudi của Andhra Pradesh, Manipuri của Manipur, Odissi của Odisha, và Sattriya của Assam.[268] Sân khấu tại Ấn Độ pha trộn các loại hình âm nhạc, vũ điệu, ứng khẩu hay đối thoại.[269] Sân khấu Ấn Độ thường dựa trên thần thoại Ấn Độ giáo, song cũng vay mượn từ các mối tình từ thời trung cổ hay các sự kiện xã hội và chính trị, và gồm có bhavai của Gujarat, Jatra của Tây Bengal, NautankirRamlila ở Bắc Ấn Độ, Tamasha của Maharashtra, Burrakatha của Andhra Pradesh, Terukkuttu của Tamil Nadu, và Yakshagana của Karnataka.[270]

Điện ảnh

Ngành công nghiệp điện ảnh Ấn Độ tạo ra nghệ thuật điện ảnh đông người xem nhất thế giới.[271] Các truyền thống điện ảnh địa phương tồn tại trong các ngôn ngữ gồm Assam, Bengal, Hindi, Kannada, Malayalam, Punjab, Gujarat, Marath, Oriya, Tamil, và Telugu.[272] Điện ảnh nam bộ Ấn Độ chiếm tới 75% doanh thu phim toàn quốc.[273] Truyền hình tại Ấn Độ khởi đầu từ năm 1959 như một phương tiện truyền thông quốc doanh, và được mở rộng chậm chạp trong hai thập niên sau.[274] Sự độc quyền của nhà nước đối với truyền hình kết thúc vào thập niên 1990, và kể từ đó các kênh truyền hình vệ tinh ngày càng góp phần hình thành văn hóa đại chúng của xã hội Ấn Độ.[275] Ngày nay, truyền hình là phương tiện truyền thông đi sâu vào xã hội Ấn Độ nhất; các ước tính cho thấy vào năm 2012 có trên 554 triệu khán giả truyền hình, 462 triệu có kết nối vệ tinh hoặc/và kết nối cáp, lớn hơn các loại hình truyền thông đại chúng khác như báo chí (350 triệu), phát thanh (156 triệu) hay internet (37 triệu).[276]

Xã hội

Lễ thành hôn theo Ấn Độ giáo của cộng đồng người Rajput
Xã hội truyền thống Ấn Độ được xác định theo đẳng cấp xã hội, hệ thống đẳng cấp của Ấn Độ là hiện thân của nhiều xếp tầng xã hội và nhiều hạn chế xã hội tồn tại trên tiểu lục địa Ấn Độ. Các tầng lớp xã hội được xác định theo hàng nghìn nhóm đồng tộc thế tập, thường được gọi là jāti, hay "đẳng cấp".[277] Ấn Độ tuyên bố tiện dân là bất hợp pháp vào năm 1947 và kể từ đó ban hành các luật chống phân biệt đối xử khác và khởi xướng phúc lợi xã hội, tuy vậy nhiều tường thuật vẫn cho thấy rằng nhiều Dalit ("tiện dân cũ") và các đẳng cấp thấp khác tại các khu vực nông thôn tiếp tục phải sống trong sự cách ly và phải đối mặt với ngược đãi và phân biệt.[278][279][280] Tại những nơi làm việc ở đô thị của Ấn Độ, tại các công ty quốc tế hay công ty hàng đầu tại Ấn Độ, tầm quan trọng của hệ thống đẳng cấp bị mất đi khá nhiều.[281][282] Các giá trị gia đình có vị trí quan trọng trong văn hóa Ấn Độ, và các gia đình chung sống gia trưởng đa thế hệ là quy tắc tiêu chuẩn tại Ấn Độ, song các gia đình hạt nhân cũng trở nên phổ biến tại những khu vực thành thị.[283] Đại đa số người Ấn Độ, với sự ưng thuận của họ, kết hôn theo sự sắp xếp của cha mẹ hay các thành viên khác trong gia đình.[284] Hôn nhân được cho là gắn liền với sinh mệnh,[284] và tỷ lệ ly hôn rất thấp.[285] Tảo hôn tại Ấn Độ là việc phổ biến, đặc biệt là tại các vùng nông thôn; nhiều nữ giới tại Ấn Độ kết hôn trước độ tuổi kết hôn hợp pháp là 18.[286] Nhiều lễ hội tại Ấn Độ có nguồn gốc tôn giáo, trong đó có Chhath, Giáng sinh, Diwali, Durga Puja, Bakr-Id, Eid ul-Fitr, Ganesh Chaturthi, Holi, Makar Sankranti hay Uttarayan, Navratri, Thai Pongal, và Vaisakhi. Ấn Độ có ba ngày lễ quốc gia được tổ chức trên toàn bộ các bang và lãnh thổ liên bang: Ngày Cộng hòa, ngày Độc lập, và Gandhi Jayanti.

Trang phục

Bông được thuần hóa tại Ấn Độ từ khoảng 4000 TCN, và y phục truyền thống Ấn Độ có sự khác biệt về màu sắc và phong cách giữa các vùng và phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau, bao gồm khí hậu và đức tin. Phong cách y phục phổ biến gồm phục trang được xếp nếp như sari cho nữ giới và dhoti hay lungi cho nam giới. Các loại phục trang được khâu cũng phổ biến, như shalwar kameez cho nữ giới và kết hợp kurtapyjama hay quần áo kiểu Âu cho nam giới.[287] Việc đeo đồ kim hoàn tinh tế, được làm theo hình hoa thật thời Ấn Độ cổ đại, là một phần của truyền thống kéo dài từ khoảng 5.000 năm; người Ấn Độ cũng đeo đá quý như một thứ bùa.[288]

Thể thao

Cricket là môn thể thao phổ biến nhất tại Ấn Độ.
Tại Ấn Độ, một số môn thể thao bản địa truyền thống vẫn còn khá phổ biến, chẳng hạn như kabaddi, kho kho, pehlwanigilli-danda. Một số hình thái sơ khởi của võ thuật châu Á, như kalarippayattu, musti yuddha, silambam, và marma adi, bắt nguồn tại Ấn Độ. Cờ vua thường được cho là có nguồn gốc từ Ấn Độ với tên gọi chaturanga, môn thể thao này đang lấy lại tính đại chúng bằng sự gia tăng số Đại kiện tướng người Ấn Độ.[289][290] Pachisi là tiền thân của parcheesi, Akbar Đại đế từng chơi trò này trên một kì trường khổng lồ bằng cẩm thạch.[291]
Việc đội tuyển Davis Cup Ấn Độ và các đội tuyển quần vợt khác tại Ấn Độ cải thiện được kết quả vào đầu thập niên 2010 khiến môn thể thao này gia tăng tính đại chúng tại nước này.[292] Ấn Độ có sự hiện diện tương đối mạnh trong các môn thể thao bắn súng, và giành một vài huy chương tại Thế vận hội, Giải vô địch bắn súng Thế giới, và Đại hội thể thao Thịnh vượng chung.[293][294] Ấn Độ cũng thành công trên cấp độ quốc tế trong các môn gồm cầu lông,[295] quyền Anh,[296] và đấu vật.[297] Bóng đá là môn thể thao phố biến tại Tây Bengal, Goa, Tamil Nadu, Kerala, và các bang đông-bắc.[298]
Ấn Độ có một Liên đoàn quản lý môn khúc côn cầu, đội tuyển khúc côn cầu quốc gia Ấn Độ từng giành chiến thắng trong Giải vô địch khúc côn cầu thế giới năm 1975, và tính đến năm 2012, Ấn Độ giành được tổng cộng 8 huy chương vàng, một huy chương bạc, và hai huy chương đồng Thế vận hội. Ấn Độ cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc đại chúng hóa môn cricket, và đây là môn thể thao phổ biến nhất tại quốc gia này. Đội tuyển cricket quốc gia Ấn Độ giành chiến thắng tại các giải vô địch cricket thế giới năm 1983 và 2011.
Ấn Độ từng tổ chức hoặc đồng tổ chức một vài sự kiện thể thao quốc tế: Á vận hội năm 1951 và 1982, vòng chung kết Giải vô địch Cricket thế giới năm 1987, 1996 và 2011; Đại hội thể thao Á-Phi năm 2013; Giải khúc côn cầu nam thế giới năm 2010; Đại hội thể thao khối Thịnh vương chung năm 2010. Các sự kiện thể thao quốc tế được tổ chức thường niên tại Ấn Độ bao gồm Chennai Open, Mumbai Marathon, Delhi Half Marathon, và Indian Masters. Cuộc đua Indian Grand Prix đầu tiên diễn ra vào cuối năm 2011.[299] Ấn Độ có truyền thống là quốc gia chiếm ưu thế tại Đại hội Thể thao Nam Á.

Chú thích

  1. ^ a ă â National Informatics Centre 2005
  2. ^ Wolpert 2003, tr. 1
  3. ^ “Profile | National Portal of India”. India.gov.in. Truy cập 23 tháng 8 năm 2013.
  4. ^ a ă â b c Ministry of Home Affairs 2011
  5. ^ a ă â b “Report for Selected Countries and Subjects”. World Economic Outlook Database, Quỹ Tiền tệ Quốc tế. 27 tháng 10 năm 2013. Truy cập 27 tháng 10 năm 2013.
  6. ^ United Nations 2012
  7. ^ Human Development Reports
  8. ^ Stein 1998, tr. 16–17
  9. ^ “Gross domestic product, current prices in US dollars, Oct 2013”. Truy cập 31 tháng 10 năm 2013.
  10. ^ Ministry of Law and Justice 2008
  11. ^ Kaye 1997, tr. 639–640
  12. ^ Encyclopædia Britannica
  13. ^ “Ấn Độ (India)-Tên gọi từ một con sông”. Bách khoa tri thức. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2014.
  14. ^ Oxford English Dictionary
  15. ^ a ă Kuiper 2010, tr. 86
  16. ^ Petraglia, Allchin & 2007, tr. 6
  17. ^ Singh 2009, tr. 64
  18. ^ Singh 2009, tr. 89–93
  19. ^ Possehl 2003, tr. 24–25
  20. ^ Kulke & Rothermund 2004, tr. 21–23
  21. ^ a ă Singh 2009, tr. 181
  22. ^ Possehl 2003, tr. 2
  23. ^ a ă â Singh 2009, tr. 255
  24. ^ a ă Singh 2009, tr. 186–187
  25. ^ Witzel 2003, tr. 68–69
  26. ^ Kulke & Rothermund 2004, tr. 31
  27. ^ Stein 2010, tr. 47
  28. ^ Kulke & Rothermund 2004, tr. 41–43
  29. ^ Singh 2009, tr. 250–251
  30. ^ a ă â Singh 2009, tr. 319
  31. ^ Kulke & Rothermund 2004, tr. 53–54
  32. ^ Kulke & Rothermund 2004, tr. 54–56
  33. ^ Stein 1998, tr. 21
  34. ^ Stein 1998, tr. 67–68
  35. ^ Singh 2009, tr. 312–313
  36. ^ Singh 2009, tr. 300
  37. ^ Stein 1998, tr. 78–79
  38. ^ Kulke & Rothermund 2004, tr. 70
  39. ^ Singh 2009, tr. 367
  40. ^ Kulke & Rothermund 2004, tr. 63
  41. ^ Stein 1998, tr. 89–90
  42. ^ Singh 2009, tr. 408–415
  43. ^ Stein 1998, tr. 92–95
  44. ^ Kulke & Rothermund 2004, tr. 89–91
  45. ^ a ă â Singh 2009, tr. 545
  46. ^ Stein 1998, tr. 98–99
  47. ^ a ă Stein 1998, tr. 132
  48. ^ a ă â Stein 1998, tr. 119–120
  49. ^ a ă Stein 1998, tr. 121–122
  50. ^ a ă Stein 1998, tr. 123
  51. ^ a ă Stein 1998, tr. 124
  52. ^ a ă Stein 1998, tr. 127–128
  53. ^ Ludden 2002, tr. 68
  54. ^ Asher & Talbot 2008, tr. 47
  55. ^ Metcalf & Metcalf 2006, tr. 6
  56. ^ Ludden 2002, tr. 67
  57. ^ Asher & Talbot 2008, tr. 50–51
  58. ^ a ă Asher & Talbot 2008, tr. 53
  59. ^ Metcalf & Metcalf 2006, tr. 12
  60. ^ Robb 2001, tr. 80
  61. ^ Stein 1998, tr. 164
  62. ^ Asher & Talbot 2008, tr. 115
  63. ^ Robb 2001, tr. 90–91
  64. ^ a ă Metcalf & Metcalf 2006, tr. 17
  65. ^ a ă â Asher & Talbot 2008, tr. 152
  66. ^ Asher & Talbot 2008, tr. 158
  67. ^ Stein 1998, tr. 169
  68. ^ Asher & Talbot 2008, tr. 186
  69. ^ a ă Metcalf & Metcalf 2006, tr. 23–24
  70. ^ Asher & Talbot 2008, tr. 256
  71. ^ a ă â Asher & Talbot 2008, tr. 286
  72. ^ Metcalf & Metcalf 2006, tr. 44–49
  73. ^ Robb 2001, tr. 98–100
  74. ^ Ludden 2002, tr. 128–132
  75. ^ Metcalf & Metcalf 2006, tr. 51–55
  76. ^ Metcalf & Metcalf 2006, tr. 68–71
  77. ^ Asher & Talbot 2008, tr. 289
  78. ^ Robb 2001, tr. 151–152
  79. ^ Metcalf & Metcalf 2006, tr. 94–99
  80. ^ Brown 1994, tr. 83
  81. ^ Peers 2006, tr. 50
  82. ^ Metcalf & Metcalf 2006, tr. 100–103
  83. ^ Brown 1994, tr. 85–86
  84. ^ Stein 1998, tr. 239
  85. ^ Metcalf & Metcalf 2006, tr. 103–108
  86. ^ Robb 2001, tr. 183
  87. ^ Sarkar 1983, tr. 1–4
  88. ^ Copland 2001, tr. ix–x
  89. ^ Metcalf & Metcalf 2006, tr. 123
  90. ^ Stein 1998, tr. 260
  91. ^ Bose & Jalal 2011, tr. 117
  92. ^ Stein 1998, tr. 258
  93. ^ a ă Metcalf & Metcalf 2006, tr. 126
  94. ^ a ă Metcalf & Metcalf 2006, tr. 97
  95. ^ Metcalf & Metcalf 2006, tr. 163
  96. ^ Metcalf & Metcalf 2006, tr. 167
  97. ^ Metcalf & Metcalf 2006, tr. 195–197
  98. ^ Metcalf & Metcalf 2006, tr. 203
  99. ^ Metcalf & Metcalf 2006, tr. 231
  100. ^ a ă â b Metcalf & Metcalf 2006, tr. 265–266
  101. ^ United States Department of Agriculture
  102. ^ Metcalf & Metcalf 2006, tr. 266–270
  103. ^ Metcalf & Metcalf 2006, tr. 253
  104. ^ Metcalf & Metcalf 2006, tr. 274
  105. ^ a ă Metcalf & Metcalf 2006, tr. 247–248
  106. ^ Metcalf & Metcalf 2006, tr. 293–295
  107. ^ a ă â Ali & Aitchison 2005
  108. ^ Dikshit & Schwartzberg, tr. 7
  109. ^ Prakash et al. 2000
  110. ^ Dikshit & Schwartzberg, tr. 11
  111. ^ Dikshit & Schwartzberg, tr. 8
  112. ^ Dikshit & Schwartzberg, tr. 9–10
  113. ^ Ministry of Information and Broadcasting 2007, tr. 1
  114. ^ a ă Kumar và đồng nghiệp 2006
  115. ^ Dikshit & Schwartzberg, tr. 15
  116. ^ Duff 1993, tr. 353
  117. ^ Dikshit & Schwartzberg, tr. 16
  118. ^ Dikshit & Schwartzberg, tr. 17
  119. ^ Dikshit & Schwartzberg, tr. 12
  120. ^ Dikshit & Schwartzberg, tr. 13
  121. ^ a ă Chang 1967, tr. 391–394
  122. ^ Posey 1994, tr. 118
  123. ^ Wolpert 2003, tr. 4
  124. ^ Heitzman & Worden 1996, tr. 97
  125. ^ Environmental Issues, Law and Technology – An Indian Perspective. Ramesha Chandrappa và Ravi.D.R, Research India Publication, Delhi, 2009, ISBN 978-81-904362-5-0
  126. ^ “The Little Green Data Book”. The World Bank. 2010.
  127. ^ “Environment Assessment, Country Data: India”. The World Bank. 2011.
  128. ^ Conservation International 2007
  129. ^ Zoological Survey of India 2012, tr. 1
  130. ^ a ă Puri
  131. ^ Basak 1983, tr. 24
  132. ^ a ă Tritsch 2001
  133. ^ Fisher 1995, tr. 434
  134. ^ Crame & Owen 2002, tr. 142
  135. ^ Karanth 2006
  136. ^ Mace 1994, tr. 4
  137. ^ Ministry of Environments and Forests 1972
  138. ^ Department of Environment and Forests 1988
  139. ^ Ministry of Environment and Forests
  140. ^ Secretariat of the Convention on Wetlands
  141. ^ United Nations Population Division
  142. ^ Burnell & Calvert 1999, tr. 125
  143. ^ Election Commission of India
  144. ^ Sarkar 2007, tr. 84
  145. ^ Chander 2004, tr. 117
  146. ^ Bhambhri 1992, tr. 118, 143
  147. ^ The Hindu 2008
  148. ^ Dunleavy, Diwakar & Dunleavy 2007
  149. ^ Kulke & Rothermund 2004, tr. 384
  150. ^ Business Standard 2009
  151. ^ DNA 2014
  152. ^ Pylee & 2003 a, tr. 4
  153. ^ Dutt 1998, tr. 421
  154. ^ Wheare 1980, tr. 28
  155. ^ Echeverri-Gent 2002, tr. 19–20
  156. ^ Sinha 2004, tr. 25
  157. ^ “In RTI reply, Centre says India has no national game”. Truy cập 4 tháng 8 năm 2012.
  158. ^ a ă Sharma 2007, tr. 31
  159. ^ Sharma 2007, tr. 138
  160. ^ Gledhill 1970, tr. 112
  161. ^ a ă Sharma 1950
  162. ^ a ă Sharma 2007, tr. 162
  163. ^ Mathew 2003, tr. 524
  164. ^ Gledhill 1970, tr. 127
  165. ^ Sharma 2007, tr. 161
  166. ^ Sharma 2007, tr. 143
  167. ^ Sharma 2007, tr. 360
  168. ^ a ă Neuborne 2003, tr. 478
  169. ^ Sharma 2007, tr. 238, 255
  170. ^ Sripati 1998, tr. 423–424
  171. ^ Pylee & 2003 b, tr. 314
  172. ^ a ă â b c Library of Congress 2004
  173. ^ Sharma 2007, tr. 49
  174. ^ Rothermund 2000, tr. 48, 227
  175. ^ Gilbert 2002, tr. 486–487
  176. ^ Sharma 1999, tr. 56
  177. ^ Alford 2008
  178. ^ Ghosh 2009, tr. 282–289
  179. ^ Sisodia & Naidu 2005, tr. 1–8
  180. ^ Perkovich 2001, tr. 60–86, 106–125
  181. ^ Kumar 2010
  182. ^ Nair 2007
  183. ^ Pandit 2009
  184. ^ a ă The Hindu 2011
  185. ^ Europa 2008
  186. ^ The Times of India 2008
  187. ^ British Broadcasting Corporation 2009
  188. ^ Rediff 2008 a
  189. ^ Reuters 2010
  190. ^ Curry 2010
  191. ^ Ripsman & Paul 2010, tr. 130
  192. ^ a ă â Central Intelligence Agency
  193. ^ Behera 2011
  194. ^ Behera 2012
  195. ^ Stockholm International Peace Research Institute 2008, tr. 178
  196. ^ a ă Miglani 2011
  197. ^ Shukla 2011
  198. ^ Stockholm International Peace Research Initiative 2012
  199. ^ International Monetary Fund 2011, tr. 2
  200. ^ Nayak, Goldar & Agrawal 2010, tr. xxv
  201. ^ International Monetary Fund
  202. ^ Wolpert 2003, tr. xiv
  203. ^ a ă Gargan 1992
  204. ^ Alamgir 2008, tr. 23, 97
  205. ^ WTO 1995
  206. ^ The Times of India 2009
  207. ^ World Trade Organisation 2010
  208. ^ Economist 2011
  209. ^ Bonner 2010
  210. ^ a ă Farrell & Beinhocker 2007
  211. ^ Schwab 2010
  212. ^ Sheth 2009
  213. ^ Telecom Regulatory Authority 2012
  214. ^ Natasha Lomas (26 tháng 6 năm 2013). “India Passes Japan To Become Third Largest Global Smartphone Market, After China & U.S.”. TechCrunch. AOL Inc. Truy cập 27 tháng 6 năm 2013.
  215. ^ Business Line 2010
  216. ^ Express India 2009
  217. ^ Yep 2011
  218. ^ Nasscom 2011–2012
  219. ^ Vishal Dutta, ET Bureau (10 tháng 7 năm 2012). “Indian biotech industry at critical juncture, global biotech stabilises: Report”. Economic Times. Truy cập 31 tháng 10 năm 2012.
  220. ^ World Bank 2006
  221. ^ World Bank a
  222. ^ Social Statistics Division. “Children in India 2012: A Statistical Appraisal”. Central Statistics Office, Government of India. tr. 10–11. Truy cập 2 tháng 9 năm 2013.
  223. ^ Pal & Ghosh 2007
  224. ^ Transparency International 2010
  225. ^ International Monetary Fund 2011
  226. ^ Ministry of Home Affairs 2010–2011 b
  227. ^ “Census Population” (PDF). Census of India. Ministry of Finance India.
  228. ^ Rorabacher 2010, tr. 35–39
  229. ^ World Health Organisation 2006
  230. ^ Robinson 2008
  231. ^ Dev & Rao 2009, tr. 329
  232. ^ a ă Garg 2005
  233. ^ Dyson & Visaria 2005, tr. 115–129
  234. ^ Ratna 2007, tr. 271–272
  235. ^ Skolnik 2008, tr. 36
  236. ^ Singh 2004, tr. 106
  237. ^ Dharwadker 2010, tr. 168–194, 186
  238. ^ Ottenheimer 2008, tr. 303
  239. ^ Mallikarjun 2004
  240. ^ Ministry of Home Affairs 1960
  241. ^ Bonner 1990, tr. 81
  242. ^ Ministry of Home Affairs 2010–2011
  243. ^ Global Muslim population estimated at 1.57 billion. The Hindu (8 tháng 10 năm 2009)
  244. ^ India Chapter Summary 2012
  245. ^ Kuiper 2010, tr. 15
  246. ^ a ă Heehs 2002, tr. 2–5
  247. ^ Deutsch 1969, tr. 3, 78
  248. ^ Nakamura 1999
  249. ^ Kuiper 2010, tr. 296–329
  250. ^ Silverman 2007, tr. 20
  251. ^ Kumar 2000, tr. 5
  252. ^ Roberts 2004, tr. 73
  253. ^ Lang & Moleski 2010, tr. 151–152
  254. ^ United Nations Educational, Scientific, and Cultural Organisation
  255. ^ Chopra 2011, tr. 46
  256. ^ Hoiberg & Ramchandani 2000
  257. ^ Sarma 2009
  258. ^ Johnson 2008
  259. ^ MacDonell 2004, tr. 1–40
  260. ^ Kālidāsa & Johnson 2001
  261. ^ Zvelebil 1997, tr. 12
  262. ^ Hart 1975
  263. ^ Encyclopædia Britannica 2008
  264. ^ Ramanujan 1985, tr. ix–x
  265. ^ Das 2005
  266. ^ Datta 2006
  267. ^ Massey & Massey 1998
  268. ^ Encyclopædia Britannica b
  269. ^ Lal 2004, tr. 23, 30, 235
  270. ^ Karanth 2002, tr. 26
  271. ^ Dissanayake & Gokulsing 2004
  272. ^ Rajadhyaksha & Willemen 1999
  273. ^ The Economic Times
  274. ^ Kaminsky & Long 2011, tr. 684–692
  275. ^ Mehta 2008, tr. 1–10
  276. ^ Media Research Users Council 2012
  277. ^ Schwartzberg 2011
  278. ^ World Bank 2011
  279. ^ Rawat 2011, tr. 3
  280. ^ Wolpert 2003, tr. 126
  281. ^ Messner 2009, tr. 51-53
  282. ^ Messner 2012, tr. 27-28
  283. ^ Makar 2007
  284. ^ a ă Medora 2003
  285. ^ Jones & Ramdas 2005, tr. 111
  286. ^ Cullen-Dupont 2009, tr. 96
  287. ^ Tarlo 1996, tr. xii, xii, 11, 15, 28, 46
  288. ^ Eraly 2008, tr. 160
  289. ^ Wolpert 2003, tr. 2
  290. ^ Rediff 2008 b
  291. ^ Binmore 2007, tr. 98
  292. ^ The Wall Street Journal 2009
  293. ^ British Broadcasting Corporation 2010 b
  294. ^ The Times of India 2010
  295. ^ British Broadcasting Corporation 2010 a
  296. ^ Mint 2010
  297. ^ Xavier 2010
  298. ^ Majumdar & Bandyopadhyay 2006, tr. 1–5
  299. ^ Dehejia 2011

Tham khảo

Tổng quan
Từ nguyên
Lịch sử
Địa lý
Đa dạng sinh học
Chính trị
Ngoại giao và quân sự
Kinh tế
Nhân khẩu
Văn hóa

Liên kết ngoài

Tọa độ: 21°B 78°Đ


Flavius Aetius

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Flavius Aetius, hoặc đơn giản là Aëtius (khoảng 396-454), Quận công kiêm quý tộc ("dux et patricius"), là danh tướng La Mã vào thời kỳ cuối của Đế chế Tây La Mã. Do thưở nhỏ ông là con tin dưới trướng vua Alaric I người Goth và vua Rugalia người Hung, ông được học hỏi nhiều về binh cách. Đầu tiên, ông là tướng dưới quyền của ông vua cướp ngôi Joannes, sau đó ông theo về Hoàng đế Valentinianus III.[1] Ông là một chỉ huy quân sự tài năng và là một trong những người có thế lực nhất ảnh hưởng đến Đế chế trong suốt hai thập kỷ (433-454). Trong thời gian đó ông chẳng khác gì một vị vua không ngai của Đế quốc Tây La Mã. Điều đó không những nhờ tài điều binh khiển tướng kiệt xuất của ông mà còn nhờ tài ngoại giao của ông nữa.[2] Với tư cách là người cầm đầu ba quân, ông đối phó với những cuộc tấn công của các rợ vào Đế quốc khi đó. Nổi bật hơn cả là sự kiện ông tập hợp và chỉ huy một đội quân bao gồm các chiến binh La Mã và rợ đánh tan tác quân tinh nhuệ Hung của Attila trong Trận Chalons vào năm 451, kết thúc cuộc xâm lược nổi tiếng của người Hung vào Đế chế Tây La Mã.
Cùng với thống đốc BonifaciusStilicho, Aetius thường được các sử gia đời sau gọi là "người La Mã cuối cùng" với ngụ ý rằng, sau ông, La Mã không thể sản sinh được một người nào khác xứng đáng xếp cùng với các bậc anh hùng thuở xưa. Nhà sử học Anh Edward Gibbon thường nhắc đến ông là "nhân vật được tuyên dương ở khắp nơi bởi nỗi khiếp sợ của bọn người man rợ và là người ủng hộ nền Cộng hòa", nhờ vào chiến thắng trứ danh của ông tại Chalons. Có lẽ, chiến công hiển hách này của ông đã cứu vãn cả nền văn minh phương Tây khỏi mối đe dọa đáng sợ của Đế quốc Hung.[3] Thế nhưng, trước tiếng tăm lẫy lừng của ông, Hoàng đế Valentinianus III đố kỵ ông và ám sát vị đại tướng kiệt xuất. Ít lâu sau đó, các bộ tướng cũ của ông ám sát nhà vua và thù của ông đã được trả.[1]

Tiểu sử

Gia đình

Flavius Aetius sinh tại Durostorum ở vùng Hạ Moesia (nay là Silistra, Bungari) vào năm 396. Cha ông là Flavius Gaudentius, một người lính La Mã gốc Scythia,[4][5] mẹ ông không rõ họ tên, xuất thân từ một gia đình quý tộc giàu có gốc Ý.[6] Vào năm 425, Aetius kết hôn với một người con gái không rõ họ tên của Carpilio,[7] hạ sinh một người con trai cũng tên là Carpilio.[8] Về sau ông còn kết hôn với Pelagia, góa phụ của Bonifacius, có thêm một người con trai nữa là Gaudentius. Ngoài ra ông còn có một cô con gái nữa không rõ họ tên, về sau là vợ của Thraustila, người đã trả thù cho cái chết của Aetius bằng cách lập mưu ám sát Hoàng đế Valentinianus III.[9]

Sự nghiệp ban đầu

Tấm bia khắc tranh bộ đôi về quan chấp chính Flavius Felice vào năm 428, một trong những đối thủ của Aetius, sau bị Aetius xử tử vào năm 430.
Thửa thiếu niên, ông là đầy tớ hầu hạ trong cung, về sau ghi danh vào phục vụ trong một đơn vị quân đội là tribuni praetoriani partis militaris.[10] Từ năm 405 cho đến năm 408, ông bị bắt làm con tin tại triều đình của Alaric I, vua người Goth. Vào năm 408, Alaric đề nghị phóng thích ông, nhưng Aetius từ chối, rồi ông được chuyển tới làm con tin tại triều đình của Rugila, vua người Hung.[11] Gibbon và một số nhà sử học khác cho rằng Aetius là kết quả của sự giáo dục giữa các dân tộc man khai mạnh mẽ và hiếu chiến như người Hung đã tôi luyện cho ông một sức mạnh hùng dũng và tinh thần thượng võ mà người La Mã đang dần mất đi vào giai đoạn đó.[12] Thật vậy, dưới trướng của cả Alaric và Rugila, ông đã được học hỏi về việc dụng binh, nhất là về nghệ thuật lãnh đạo Kỵ binh.[1]
Năm 423, Hoàng đế Tây La MãHonorius qua đời. Người có uy quyền lớn nhất là Castinus, đã chọn Joannes, một viên Sĩ quan cấp cao làm người kế vị, dù cho Joannes không thuộc về dòng dõi của Vương triều Theodosius và ông cũng không nhận được sự công nhận của Triều đình phương Đông. Hoàng đế Đông La MãTheodosius II, cùng đại tướng Aspar thống lĩnh quân đội tiến hành chinh phạt Triều đình Joannes ở phương Tây, đặt người em họ của ông là Valentinianus III (cháu Honorius) lên ngôi Hoàng đế Tây La Mã. Aetius được Hoàng đế Joannes bổ nhiệm làm cura palatii và được phái đến nhờ sự giúp đỡ của người Hung, tuy nhiên Joannes cùng các Thượng quan trong Triều đình của ông này bị quân đội của Valentinianus III bắt sống và giết chết vào tháng 6 hoặc là tháng 7 năm 425. Một thời gian ngắn sau, Flavius Aetius trở lại cùng với đội quân người Hung và phát hiện ra rằng quyền bính của Đế chế phương Tây đều nằm trong tay vua Valentinianus III và mẹ ông này là Galla Placidia. Sau khi chiến đấu với đội quân của Aspar do Galla Placidia phái đến nhằm trừ khử ông, nhận thấy đang rơi vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan, Aetius quyết định tiến hành thỏa hiệp với Thaí hậu Galla Placidia rằng ông sẽ rút quân người Hung về và phải phong cho ông làm comes et magister militum per Gallias (Tổng tư lệnh quân đội xứ Gaul).[13]
Vào năm 426 Flavius Aetius đánh tan tác quân Tây Goth và buộc họ phải từ bỏ cuộc bao vây thành Arelate. Vào năm 428, ông tỏ ra thành công trong việc chiến đấu chống lại người Frank và tái chiếm lại hầu hết các tỉnh nằm dọc sông Rhine.[14] Tiếp đó vào năm 429, Aetius được phong làm Tổng tư lệnh quân đội ("magister militum"). Cũng trong năm đó, ông đập tan nát người Juthungi tại Raetia và tiêu diệt một nhóm người Tây Goth ở gần Arelate, bắt sống được thủ lĩnh của họ là Anaolsus. Vào năm 431, ông đánh tan tác người Nori tại Noricum, quay trở lại xứ Gaul, ông nghênh đón Hydatius, Giám mục xứ Aquae Flaviae, người hay phàn nàn về cuộc tấn công của người Suebi.
Vào tháng 5 năm 430, Aetius buộc tội quan chấp chính Flavius Felix vì có âm mưu chống lại ông và xử tử cả nhà Felix để trừ hậu hoạn. Vào năm 432, Aetius một lần nữa đánh bại một cuộc tấn công của người Frank, ký kết hòa ước với họ và gửi trả Hydatius đến chỗ người Suebi tại Iberia.[15]

Tranh giành quyền lực

Kể từ năm 425, Aetius là một trog hai tướng lĩnh dưới quyền Flavius Constantius Felix, người thứ hai là Bonifacius, Thống đốc Châu Phi, sự tranh giành quyền lực giữa hai viên tướng bắt đầu gia tăng vào cùng năm đó. Aetius âm mưu chống lại Bá tước (comes) Châu Phi, khiến cho Bonifacius bị thất sủng với Galla Placidia vào năm 427. Năm 429, Bonifacius cuối cùng phải trở về Ý để ủng hộ Placidia, trước khi một cuộc nổi loạn bùng nổ tại Châu Phi và việc kêu gọi sự trợ giúp từ người Vandal. Những nỗ lực tối đa của Aetius cũng không thể ngăn cản được người Vandal tiến vào lập nước riêng của họ ở Bắc Phi. Vua Gaiseric của Vandal chiếm lĩnh được Carthage, thành phố thứ hai của đế quốc phía Tây vào năm 439 và xây dựng một hạm đội hải tặc hoàng hành khắp nơi ở vùng biển Địa Trung Hải.[16]
Sau cái chết của Felix vào tháng 5 năm 430, bắt đầu bùng nổ cuộc đấu tranh quyền lực giữa hai nhân vật chính còn lại, Aetius và Bonifacius. Vào năm 432, Aetius giữ chức quan chấp chính tối cao và Bonifacius được Thái hậu Galla Placidia triệu về Ý bổ nhiệm chức quý tộc (patrician), Sau cùng Aetius quyết định hành quân chiến đấu chống lại Bonifacius trong Trận Rimini, Bonifacius thắng trận nhưng vì vết thương quá nặng nên ông này qua đời chỉ vài tháng sau. Aetius chỉ huy quân đội cùng với đồng minh là người Hung, tiến tới thành La Mã, vượt qua DalmatiaPannonia, được sự trợ giúp và ủng hộ của người Hung, Aetius sớm khôi phục lại quyền lực về tay ông, đồng thời tiếp nhận danh hiệu magister utriusque militiae từ triều đình phương Tây, sau đó ông cho đày người con rể của Bonifacius, Sebastianus, người kế tục Bonifacius giữ chức magister militum praesentalis, từ Ý đến kinh thành Constantinopolis, chiếm đoạt hết tài sản và kết hôn với người vợ của Bonifacius là Pelagia.[17]

Chiến dịch chống lại người Burgundi, Bagaudae, và Tây Goth

Từ năm 433 đến 450, Aetius là nhân vật chi phối toàn bộ quyền bính của Đế chế Tây La Mã, ngày 5 tháng 9 năm 435 ông được ban cho tước hiệu quý tộc (patrician) đóng vai trò là người bảo hộ Galla Placidia và là quan Nhiếp chính của Hoàng đế Valentinianus III. Đồng thời ông tiếp tục hướng sự chú ý đến xứ Gaul. Vào năm 436, Aetius đánh bại quân đội của Gunther, vua xứ Burgundi và buộc phải chấp nhận ký kết hiệp ước hòa bình với Tây La Mã, cùng năm đó, Aetius cùng với tướng Litorius dưới quyền đem quân trấn áp một cuộc nổi loạn của Bacaudae tại Armorica. Trong hai năm tiếp theo, đại tướng Aetius tiến hành các chiến dịch quân sự chống lại người Suebi và Tây Goth. Vào năm 438, Aetius chỉ huy quân La Mã đánh bại người Tây Goth tại Trận Mons Colubrarius, đến năm 439, thì người Tây Goth dẫn quân đánh bại và giết chết viên tướng dưới quyền Aetius là Lictorius. Khi trở lại Ý, ông được Viện nguyên lão và dân chúng thành La Mã tán dương, ca ngợi, thậm chí Hoàng đế Valentinianus III còn cho dựng tượng ông để hưởng ứng, sự kiện này được ghi lại trong những bài văn tán tụng của Merobaudes.[18]
Vào năm 443, Aetius cho phép những người Burgundi còn lại được định cư ở Savoy, phía nam Hồ Geneva. Nhưng mối quan tâm cấp bách nhất của ông chính là những vấn đế tại Gaul và Iberia, chủ yếu là với Bagaudae. Ngoài ra ông còn cho phép người Alan tới định cư ở khoảng giữa ValenceOrléans chứa đựng những bất ổn xung quanh bán đảo Brittany ngày nay.
Việc người Alan định cư tại Armorica gây ra khá nhiều vấn đề rắc rối vào năm 447 hoặc 448. Cũng trong thời gian này, người Frank, dưới sự thống lĩnh của vua Clodio, đã tấn công vào khu vực gần Arras, ở Belgica Secunda, Aetius mau chóng ngăn chặn kẻ xâm lược gần Vicus Helena, nơi ông trực tiếp chỉ đạo cuộc hành quân trong khi người chỉ huy của ông là Majorian (về sau trở thành Hoàng đế) chiến đấu trong đội kỵ binh.[19] Vào năm 450, Aetius khôi phục lại mối quan hệ tốt với người Frank. Cùng năm đó, trên thực tế, vị vua của người Frank là Clodio đã qua đời, một viên quý tộc (patricius) ủng hộ con trai của Clodio lúc này đang ở thành La Mã quay trở về lên ngôi vua xứ Frank.[20]

Đánh bại Attila tại Chalons

Bản đồ tiến công của quân Hung trong cuộc xâm lược xứ Gaul, dẫn đến Trận Chalons.
Một mối đe dọa thậm chí còn tồi tệ hơn đã khiến đại tướng Aetius phải chú ý đến phía Bắc. Quân Hung, những Kỵ binh thiện chiến gây kinh hoàng khắp mọi nơi, đã xây dựng một đế quốc trải dài từ sông Volga đến vùng Baltic. Vua Attila vĩ đại nhất của họ, được mệnh danh trong lịch sử là "chiếc roi da của Thượng Đế" (tiếng Latin: flagellum dei), đã tàn phá những tỉnh thuộc châu Âu của đế quốc La Mã ở phía Đông vào năm 440 và sau đó bắt đầu tiến dần về phía Tây, để tránh thảm họa chiến tranh gây bất lợi cho đế chế Tây La Mã, Aetius đã ký kết một thỏa thuận cho phép một bộ phận của người Hung được định cư tại Pannonia, dọc theo Sông Sava, ông còn gửi đến cho Attila, vua người Hung, một viên thư ký tên là Constantius trợ giúp và xoa dịu tính khí hiếu chiến của vị vua này. Vào năm 449, Attila tức giận vì bị mất trộm một món đồ mạ vàng, và Aetius lập tức gửi sứ giả sang trấn an, Attila đáp lại bằng một món quà nho nhỏ là một người lùn tên Zerco, người sau này được Aetius trao trả lại cho người chủ đầu tiên, Aspar.[21]
Tuy nhiên mối quan hệ tốt đẹp giữa người La Mã và người Hung không kéo dài được bao lâu, ngay khi Attila muốn công chiếm xứ Gaul, ông ta thừa biết Aetius lúc đó đang là tổng chỉ huy quân đội La Mã xứ Gaul là một chướng ngại vật quan trọng cho sự nghiệp của ông ta, vì thế ông cố gắng loại bỏ nó ngay lập tức.[22] Vào năm 451, một đạo quân người Hung đông đảo dưới sự thống lĩnh của Attila, bắt đầu đồng loạt tràn vào tấn công xứ Gaul, họ chiếm được vài thành phố và tiến dần hướng về Orléans (nay thuộc Pháp).[23]
Khi người Alan sống trong khu vực này bắt đầu đào ngũ sang phe Attila, Aetius, với sự giúp đỡ từ một Nguyên lão Nghị viên có thế lực nhất lúc đó là Avitus, đã cử người sang thuyết phục vua xứ Tây Goth là Theodoric I gia nhập vào liên minh của người La Mã để chống lại mối đe dọa từ bên ngoài, tiếp đến, ông ngăn chặn thành công Sangibanus, đồng minh của Attila từ việc kết hợp giữa hai đạo quân lại với nhau. Liên quân La Mã - Tây Goth tiến tới giải vây cho thành phố Orléans, buộc quân Hung phải từ bỏ cuộc bao vây và rút khỏi nơi đây.[24]
Vào ngày 20 tháng 9 năm 451 (một số nguồn tài liệu khác thì ghi là ngày 20 tháng 6 năm 451),[25] quân đội của Aetius và Theodoric đã chạm trán với đội quân người Hung của Attila và đồng minh trong Trận Châlons[26]. Để chống nhau với Attila, ông có đến 5 vạn lính đánh thuê người German. Đêm trước trận đại chiến này, đại tướng Flavius Aetius đã tấn công và tiêu diệt được đội hậu binh của Attila.[3] Ông không ngừng nhiệt huyết: ông đóng quân ở một dãy đồi dài, hình chữ U gần đại bản doanh của Attila. Cũng như mọi đại tướng La Mã khác từ cổ chí kim, hẳn là ông đã học hỏi được từ chiến thắng của Hannibal trong trận Cannae vào năm 216 trước Công Nguyên. Ông bố trí quân tinh nhuệ nhất của ông - gồm quân Tây Goth của vua Theodoric chỉ huy và quân La Mã do chính ông thống suất ở hai bên. Quân Frank và quân Alan được ông bố trí cho ở giữa. Trong trận đánh kịch liệt, Theodoric bị mất mạng nhưng quân của Aetius đã chiến thắng vẻ vang, chọc thủng tuyến của người Gepid (đồng minh của người Hung[3]) và làm chủ trận địa lúc màn đêm buông xuống. Liên quân La Mã - Tây Goth tiêu diệt được rất nhiều kẻ thù.[27][28] Khi đại thắng rồi, đại tướng Flavius Aetius cho quân hạ trại nghỉ đêm trên bãi chiến trường. Ban đầu, ông quyết định kết liễu vua Attila.[3] Tuy có khả năng nhưng ông không tiêu diệt hoàn toàn Attila vì sợ rằng một khi kẻ thù chung là người Hung bị triệt hạ, người Tây Goth sẽ tìm cách xâm chiếm xứ Gaul. Đại thắng hiển hách tại Châlons của Aetius được nhiều người coi là một trong những chiến thắng quyết định nhất trong lịch sử nhân loại, qua đó ông đã cứu vãn nền văn minh La Mã và đức tin Ki-tô giáo thoát khỏi sự tấn công của một man tộc châu Á.[29] Sau đó, ông gợi ý cho người con trai của Theodoric là Thorismund nhanh chóng tiến về Toulouse (kinh đô của Vương quốc Tây Goth) để đảm bảo ngôi vị của mình, cũng vì lý do đó mà có tài liệu nói rằng Aetius đã chiếm giữ hết chiến lợi phẩm cho đạo quân của ông.[30] Đến khi tàn quân Hung - Đông Goth rút lui khỏi bãi chiến trường, ông cho quân đuổi theo, và cuộc truy kích kết thúc khi quân địch vượt qua biên giới. Liên minh giữa các chiến binh La Mã của Aetius và các chiến binh rợ kết thúc khi người rợ đều trở về quê hương.[27]
Với chiến thắng vang dội của liên quân Tây La Mã - German do Aetius chỉ huy, người Hung không còn là một mối đe dọa nghiêm trọng của nền văn minh phương Tây[3]. Attila quay trở lại vương quốc của ông ta sau khi bại trận tại Chalons-sur-Marne vào năm 452 để tổ chức lễ kết hôn vội vã với Hoàng tỷ của Valentinianus III là nàng Honoria, Aetius nhận thấy không cần thiết phải đề phòng ngăn chặn đường quân Hung đột nhập từ đèo Anpơ vào Ý, tiếp đến Attila dẫn quân xâm chiếm và tàn phá khắp nước Ý, cướp phá nhiều thành phố và đốt trụi Aquileia hoàn toàn trong suốt cuộc hành quân mà không gặp một sự chống trả nào. Valentinianus III bỏ chạy từ kinh thành Ravenna tới thành cũ La Mã, trong khi Aetius vẫn không sợ quân địch, thế nhưng vị kiệt tướng không thể xông pha trận tiền được do ba quân chịu tổn thất quá nặng nề, ông lại quá đơn thương độc mã để có thể lập nên những thắng lợi quân sự hiển hách. Tuy nhiên, theo nhà sử học Edward Gibbon, Aetius không bao giờ thể hiện tài năng kiệt xuất của mình rõ hơn giờ phút này: khi ông bị mọi đồng minh bỏ rơi mà vẫn giữ vững được chiến trường, vẫn tiến hành quấy rối và nán lại được cuộc tiến công của Attila chỉ với một lực lượng ngầm.[31][32] Cuối cùng Attila dừng chân tại Po, nơi ông ta gặp một phái đoàn sứ thần bao gồm quan Thái thú La Mã Trigetius, cựu chấp chính quan Gennadius AvienusGiáo hoàng Lêô I tới để thuyết phục ông ta từ bỏ các hành động quân sự, Attila đồng ý rút quân băng qua núi Alps quay về. Hai năm sau, Attila chết và đế quốc của ông ta cũng theo đó mà sụp đổ.[31]

Ám sát

Vào năm 453, Aetius cho tiến hành lễ đính hôn giữa con trai ông là Gaudentius với con gái của hoàng đế ValentinianUS III là Placidia để tiến thêm một bước nữa trong đỉnh cao sự nghiệp chính trị của ông, tuy nhiên hoàng đế lo sợ cuộc hôn nhân này của Aetius có thể ảnh hưởng xấu đến uy quyền và ngôi vị của mình, vì thế đã mời Nguyên lão Nghị viên La Mã là Petronius Maximus và viên thị thần Heraclius tham gia vào kế hoạch sát hại Aetius. Vào ngày 21 tháng 9 năm 454, trong khi triều đình tại Ravenna chuyển tới một bản kê khai tài chính thì Aetius bị đích thân hoàng đế Valentinianus III đâm chết. Valentinianus III là một ông vua yếu kém và có lẽ ông ta ám sát Aetius theo lời xàm tấu của một vài triều thần đố kỵ với vị đại tướng lừng danh.[1] Sử gia Edward Gibbon tin vào lời bình phẩm, nhận xét của Sidonius Apollinaris về hành động sát hại Aetius của hoàng đế Valentinianus III: "Muôn tâu Hoàng thượng, Hạ thần là một thằng dốt nát, vì cái cớ khiêu khích của Người, Hạ thần chỉ biết rằng Người hành động như thể một người đang tự chặt đứt bàn tay phải cùng bàn tay trái của mình".[33]
Sau đó Maximus dự định thế chỗ của Aetius làm Tổng tư lệnh quân đội nhưng bị hoàng đế Valentinianus III từ chối, cộng với sự ganh ghét của Heraclius khiến cho Maximus quyết định ra tay hành động ngay khi có thể, ông cho sắp đặt cho hai thuộc hạ từng phục vụ dưới quyền Aetius là OptilaThraustila thực hiện vụ ám sát hoàng đế và Heraclius. Vào ngày 16 tháng 3 năm 455, Optila đâm chết hoàng đế khi nhà vua đang xuống ngựa dừng lại ở Campus Martius để luyện tập bắn cung. Trong khi đó Thraustila truy đuổi và giết chết Heraclius cùng một lúc.

Di sản

Di sản quân sự

Aetius nhìn chung được coi là một viên chỉ huy quân sự có tài năng thực sự, tài năng quân sự của ông khiến ông nhận được sự kính mến và lòng quý trọng to lớn từ Đế chế Tây La Mã, vì thế ông được mọi người xưng tụng là "người La Mã cuối cùng" còn lại của Đế chế phương Tây. Hầu hết các sử gia đều cho rằng Trận Chalons có ý nghĩa hết sức quan trọng, chính trận chiến này đã đánh tan tác huyền thoại bất khả chiến bại của Attila.[34] Với chiến thắng huy hoàng này, danh tiếng của ông trở thành bất hủ vì đã đánh tan tác cuộc xâm lược của Attila.[35] Đến nỗi sử gia Gibbon đã phát biểu hùng hồn quan điểm theo đa số:
việc ông ta (Attila) rút lui từ bên kia sông Rhine đã phải công nhận rằng chính chiến thắng cuối cùng này còn giữ lại được cái tên của Đế chế Tây La Mã..".[4]
Đồng thời, Gibbon cũng công nhận Aetius là một trong những "người La Mã cuối cùng".[35] Còn theo sử gia John Julius Norwich thì cay độc đổ tội ám sát Aetius của hoàng đế Valentinianus III do những tên lính gác của ông thực hiện đã khiến cho hoàng đế gặp phải họa sát thân khi thực hiện vụ mưu sát ngu xuẩn vào Aetius "vị đại tướng vĩ đại nhất của Đế chế. " [36] Vì thế di sản quân sự của Aetius được định hình ngay tại Châlons, dù cho ông có cai trị đế chế phương Tây một cách hữu hiệu từ năm 433-450, và những cố gắng nhằm ổn định các vùng biên giới ở châu Âu dưới sự tràn ngập dồn dập của người man rợ, mà kẻ tiên phong đầu tiên là Attila người Hung.
Một trong những thành tựu quan trọng nhất của ông đó chính là việc tập hợp một liên minh hùng hậu nhằm chống lại Attila như học giả Arther Ferrill đã ghi lại trong một tác phẩm của mình như sau:
Sau khi chia quân bảo vệ sông Rhine, Attila di chuyển tới vùng Trung Gaul và tiến hành bao vây Orléans. Mục tiêu chính của ông là chiếm giữ một vị trí vững mạnh để làm bàn đạp cho việc chinh phục người Đông Goth ở Aquitaine, nhưng Aetius mau chóng tìm kiếm một liên minh ngõ hầu chống lại người Hung. Lãnh tụ của người La Mã đã thiết lập một liên minh hùng mạnh bao gồm các dân tộc man rợ như Đông Goth, Alan và Burgundi, tập hợp họ lại với kẻ thù truyền thống của họ, người La Mã, vì mục đích phòng thủ xứ Gaul. Dù cho các phe có ra sức bảo vệ Đế chế Tây La Mã đi nữa thì tất cả bọn họ đều có cùng một mối căm thù với người Hung, nó thực sự là một thành công vượt trội của Aetius khi ông hướng họ đến mối quan hệ quân sự hữu hiệu.
Trong khi sử gia J. B. Bury xem Aetius như là viên chỉ huy quân sự vĩ đại, và là một nhân vật lịch sử phi thường, ông không cho trận chiến tự nó là một nhân tố quyết định ngoại lệ. Ông lập luận rằng Aetius tấn công người Hung khi họ đã rút lui từ Orléans, và từ chối tiếp tục các cuộc tấn công người Hung vào ngày hôm sau, chính xác là để bảo toàn sự cân bằng quyền lực giữa đôi bên. Một ý kiến khác của Bury là ông cho rằng chính Trận Nedao chứ không phải Trận Chalons mới quyết định đến sự tồn vong của Đế quốc Hung tại châu Âu.
Nhìn chung các ý kiến, nhận xét và bình phẩm về ảnh hưởng của Trận Chalons hiện vẫn còn tiếp tục gây ra tranh cãi giữa các sử gia.

Tranh luận

Khá nhiều ý kiến bàn cãi xoay quanh vấn đề về di sản của Aetius cũng như những gì đã xảy ra tương tư cho Stilicho. Cả hai đều là những vị đại tướng La Mã tài ba nhất và đều bị sát hại bởi sự đố kỵ của hoàng đế, cái chết của họ đã dẫn tới sự suy yếu tột cùng của Đế chế. Điểm khác biệt chính giữa cả hai mà tất cả các sử gia danh tiếng đều cho rằng Aetius là người La Mã khá trung thành với hoàng đế và là trụ cột của Đế chế, trong khi sử gia Bury lại phát hiện ra rằng Stilicho là một kẻ phản bội không cố ý. Vào thời điểm cái chết của Aetius, tất cả các tỉnh của La Mã tại Tây Âu đều tràn ngập sự hiện diện của người man rợ. Do nhận sức mạnh quân sự đáng gờm của họ mà Đế chế khó có thể chế ngự được, nên Aetius đã không trục xuất họ ra khỏi biên giới của Đế chế mà ngược lại, ông còn cho phép họ được định cư bên trong lãnh thổ của người La Mã để đổi lấy hòa bình và hưởng những ưu đãi về quân sự của họ. Edward Gibbon rút ra kết luận về một chi tiết quan trọng cho rằng người La Mã đã dần đánh mất sức mạnh quân sự và tinh thần thượng võ, hậu quả là chỉ có những lực lượng dưới quyền những tướng lĩnh tài năng như Stilicho và Aetius mới có thể kiểm soát được phần lớn người rợ.[37]
Ngoài ra Gibbon còn nhìn nhận Aetius như một nguồn ánh sáng lạc quan cho đế quốc La Mã đang bước vào thời kỳ suy tàn giống như các ý kiến, nhận xét của các sử gia, học giả như Norwich, Creasy, Ferrill, và Watson. Vào năm 1980, Robert F. Pennel viết trong cuốn Ancient Rome from the Earliest Times Down to 476 A.D (La Mã cổ đại từ khởi thủy cho đến năm 476):
Đế chế tự bản thân nó giờ chỉ còn là một vết tích. Các xứ như Gaul, Tây Ban Nha, và Anh quốc thì hầu như đã mất, Illyria và Pannonia thì nằm trong tay của người Goth, và Bắc Phi sớm bị người rợ thâu tóm. Valentinian khá may mắn khi sở hữu được danh tướng Aetius, sinh trưởng ở Scythia, người đã giữ cho cái tên La Mã kéo dài sự tồn tài của nó và được người đời phong tặng danh hiệu Người La Mã Cuối Cùng. Về sau ông bị ám sát bởi vị hoàng đế vô ơn Valentinian.."[38]
Tuy nhiên đã có nhiều ý kiến bất đồng trong việc đánh giá vai trò lịch sử của Aetius từ các sử gia từ xưa đến nay, theo các sử gia như Gibbon, Norwich và Bury thì coi ông là người bảo vệ La Mã trong suốt ba thập kỷ từ sự tấn công tràn lan của người rợ, còn Sir Edward Creasy thì ca ngợi ông là người anh hùng trong trận Châlons, một số khác thì lại phê phán rằng ông đã để mất các tỉnh Bắc Phi của Đế chế vào tay người Vandal, đến như sử gia nổi tiếng như Bury, thường hay phê bình về ông cũng đã phải thốt lên một câu hỏi tỏ vẻ hối tiếc khi nói về cái chết của Aetius: Giờ đây ai sẽ là người giải cứu vùng Ý thoát khỏi người Vandal ?. Chẳng có nhân vật nào có đủ khả năng để thế chỗ Aetius và đảm trách việc bảo vệ và phòng thủ phương Tây. Chỉ có một điều chắc chắn là vai trò của đại tướng Flavius Aetius trong lịch sử sẽ được người đời mãi mãi ghi nhớ về thành tựu to lớn của vị đại tướng La Mã phía Tây cuối cùng và là người đã đánh bại cây roi da của Thượng Đế Attila người Hung.[39]

Aetius trong nghệ thuật

Aetius là nhân vật chính trong vở nhạc kịch Ezio của Handel, và Attila của Verdi.
Aetius là một vai diễn do nam diễn viên Powers Boothe đóng trong bộ phim truyền hình nhiều tập Attila của Mỹ trong đó ông được miêu tả là đối thủ của nhân vật chính của phim là Attila. Ngoài ra Aetius còn được mô tả sinh động như một người anh hùng La Mã cuối cùng đã đoàn kết người La Mã và người Goth trong trận chiến nổi tiếng ở Chalons nhằm ngăn cản bước tiến của quân Hung trong tác phẩm bộ ba Attila của William Napier được xuất bản vào năm 2005.
Trận chiến kinh điển giữa Aetius và Attila được đề cập đến trong suốt cuộc tranh luận giữa Vua ArthurSeur Clothar được Jack Whyte chú giải chi tiết trong cuốn The Eagle (Đại Bàng) của ông.
Aetius, Galla Placidia và Stilicho đều xuất hiện như là nhân vật chính trong cuốn tiểu thuyết lịch sử Flavius Aetius: The Last Conqueror (Flavius Aetius: Người Chinh Phục Cuối Cùng) của Jose Gomez-Rivera được xuất bản vào năm 2004.
Aetius, Attila và Theodoric đều xuất hiện trong cuốn tiểu thuyết thứ tư của Michael Curtis Ford với tựa đề The Sword of Attila (Thanh Kiếm của Attila) do Thomas Dunne Books xuất bản vào năm 2005.
Aetius, Attila, Honoria, Leo và một số nhân vật khác được nói đến trong cuốn tiểu thuyết lịch sử sâu sắc của Louis de Wohl với tựa đề Throne of the World (Ngai vàng của Thế giới), xuất bản vào năm 1946, lần tái bản sau này được thay thế bằng cái tên mới là Attila the Hun.

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ a ă â b James William Ermatinger, The decline and fall of the Roman Empire, các trang 75-76.
  2. ^ Stanley Sandler, Ground warfare: an international encyclopedia, Tập 1, trang 8
  3. ^ a ă â b c Spencer Tucker, Battles That Changed History: An Encyclopedia of World Conflict, các trang 85-87.
  4. ^ a ă Edward Gibbon, Decline and Fall of the Roman Empire, The Modern Library, New York, volume II, p.1089.
  5. ^ Aëtius. Catholic Encyclopedia; Dictionary of Greek and Roman Biography and Mythology, vol. 1, page 51; Tirnanog (1997).
  6. ^ Jordanes, Getica, 176; Merobaudes, Carmina, iv, 42-43, and Panegyrici, ii, 110-115, 119-120; Gregory of Tours, ii.8; Zosimus, v.36.1; Chronica gallica 452, 100. Cited in Jones, p. 21.
  7. ^ Carpilio had been a comes domesticorum, commander of the imperial guard (Gregory of Tours, ii.8).
  8. ^ Carpilio went to Attila for an embassy (Cassiodorus, Variae, i.4.11) and remained at their court as an hostage for some time (Priscus, fr. 8).
  9. ^ Gregory of Tours, ii.8; Priscus, fr. 8; Cassiodorus, Variae, i.4.11; John of Antioch, fr. 201.3 and 204; Marcellinus comes, s.a. 432; Sidonius Apollinaris, Carmina, v.205; Hydatius, 167; Merobaudes, Carmina, iv (poem composed for the first birthday of Gaudentius); Additamenta ad chron. Prosperi Hauniensis, s.a. 455 (only source to cite Thraustila as son-in-law of Aëtius). Cited in Jones, p. 21.
  10. ^ Gregory of Tours, ii.8; Jones, p. 21.
  11. ^ Gregory of Tours, ii.8; Merobaudes, Carmina, iv, 42-46, and Panegyrici, ii.1-4 and 127-143; Zosimus, v.36.1
  12. ^ Edward Gibbon, The Decline and Fall of the Roman Empire, Volume I, Chap. XXXV (Chicago: Encyclopædia Britannica, Inc., 1952), p. 559.
  13. ^ Cassiodorus, Chronica, s.a. 425; Gregory of Tours, ii.8; Philostorgius, xii.4; Prosperus of Tirus, s.a. 425; Chronica gallica 452, 100; Jordanes, Romana, 328; Jones, p. 22.
  14. ^ Philostorgius, xii.4; Prosperus of Tirus, s.a. 425 and 428; Chronica gallica 452, 102 (s.a. 427); Cassiodorus, Chronica, s.a. 428. Cited in Jones, p. 22.
  15. ^ Prosperus of Tirus, s.a. 429 e 430; John of Antioch, fr. 201; Hydatius, 92, 93 and 94 (s.a. 430), 95 and 96 (s.a. 431), 98 (s.a. 432); Chronica gallica 452, 106 (s.a. 430); Jordanes, Getica, 176; Sidonius Apollinaris, Carmina, vii.233. Cited in Jones, pp. 22-23.
  16. ^ Procopius of Caesarea, Bellum Vandalicum, i.3.14-22, 28-29; John of Antioch, fr. 196; Theophanes, AM 5931; Hydatius, 99; Prosperus, s.a. 427. Cited in Jones, p. 23.
  17. ^ CIL, v, 7530; Prosperus, s.a. 432; Chronica Gallica a. 452, 109 and 111 (s.a. 432), 112 (s.a. 433), 115 (s.a. 434); Chronica Gallica a. 511, 587; Additamenta ad chron. Prosperi Hauniensis, s.a. 432; Hydatius, 99; Marcellinus comes, s.a. 432; John of Antioch, fr. 201.3. Cited in Jones, pp. 23-24.
  18. ^ Annales Ravennates, s.a. 435; John of Antioch, fr. 201.3; Prosper of Aquitaine, s.a. 435, s.a. 438, s.a. 439; Cassiodorus, Chronica, s.a. 435; Chronica Gallica a. 452, 117 (s.a. 435), 118 (s.a. 436), 119 (s.a. 437), 123 (s.a. 439); Hydatius, 108 (s.a. 436), 110 (s.a. 437), 112 (s.a. 438), 117 (s.a. 439); Sidonius Apollinaris, vii.234-235 and 297-309; Merobaudes, Panegyrici, i fr. iib 11ff, i fr. iia 22-23, and ii.5-7; Jordanes, Getica, 176;; Barnes, Timothy, "Patricii under Valentinian III", Phoenix, 29, 1975, pp. 166-168; Jones, pp. 24-26.
  19. ^ Chronica Gallica a. 452, 133 (s.a. 438); Sidonius Apollinaris, v.210-218. Cited in Jones, p. 27. Jan Willem Drijvers, Helena Augusta, BRILL, ISBN 9004094350, p. 12.
  20. ^ Priscus, fr. 16; Gregory of Tours, ii.7. It is possible that this happened after the Battle of the Catalaunian Plains in 451 (Jones, p. 27).
  21. ^ Priscus, fr. 7 and 8; Suda, Z 29. Cited in Jones, p. 27.
  22. ^ John of Antioch, fr. 199.2; Jordanes, Getica, 191. Cited in Jones, p.27.
  23. ^ It should be noted that Hunnish armies were never composed entirely of ethnic Huns but contained relative majorities of subject peoples.
  24. ^ Sidonius Apollinaris, vii.328-331, 339-341; John Malalas, 358; Jordanes, Getica, 195; Gregory of Tours, ii.7. Cited in Jones, p.27.
  25. ^ Bury, J.B., 1923, Chapter 9, § 4.
  26. ^ Prosperus, s.a. 451; Chronica Gallica a. 452, 139 (s.a. 451), 141 (s.a. 452); Cassiodorus, Chronica, 451; Additamenta ad chron. Prosperi Hauniensis, s.a. 451; Hydatius, 150 (a. 451); Chronicon Paschale, s.a. 450; Jordanes, Getica, 197ff; Gregory of Tours, ii.7; Procopius, i.4.24; John Malalas, 359; Theophanes, AM 5943. Cited in Jones, p. 27.
  27. ^ a ă William Weir, Fatal Victories: From the Crusades to Bunker Hill to the Vietnam War: History's Most Tragic Military Triumphs and the High Cost of Victory, các trang 22-26.
  28. ^ Stanley Sandler, Ground warfare: an international encyclopedia, Tập 1, trang 169
  29. ^ Richard Ernest Dupuy, Trevor Nevitt Dupuy, The encyclopedia of military history: from 3500 BC to the present, trang 175
  30. ^ Additamenta ad chron. Prosperi Hauniensis, s.a. 451; Gregory of Tours, ii.7; Jordanes, Getica, 215ff. Cited in Jones, pp. 27-28.
  31. ^ a ă Prosperus, s.a. 452.
  32. ^ Edward Gibbon, The history of the decline and fall of the Roman empire, Tập 4 trang 244
  33. ^ Decline and Fall of the Roman Empire, ch. 35
  34. ^ Edward Shepherd Creasy http://www.standin.se/fifteen06a.htm Fifteen Decisive Battles of the World "The victory which the Roman general, Aëtius, with his Gothic allies, had then gained over the Huns, was the last victory of imperial Rome. But among the long Fasti of her triumphs, few can be found that, for their importance and ultimate benefit to mankind, are comparable with this expiring effort of her arms."
  35. ^ a ă Edward Gibbon, The History of the Decline and Fall of the Roman Empire, Tập 3, trang 398
  36. ^ Norwich, John. Byzantium: The Early Centuries
  37. ^ Gibbon, E. The Decline and Fall of the Roman Empire, Chapter 38
  38. ^ Ancient Rome from the earliest times to 476 A.D, By Robert F. Pennel (1890)
  39. ^ [1]

Tài liệu tham khảo

Tài liệu chính

Tài liệu phụ

Đọc thêm

  • Cameron, Averil The Later Roman Empire (Harvard University Press 2007) ISBN 0674511948.
  • Cameron, Averil The Cambridge Ancient History: the Late Empire (Cambridge University Press 1998) ISBN 0521302005.
  • Clover, Frank M Flavius Merobaudes (American Philosophical Society 1971).
  • Creasy, Sir Edward, Fifteen Decisive Battles of the World,
  • Drinkwater, John, Fifth-Century Gaul: A Crisis of Identity? (Cambridge University Press 1992) ISBN 0521414857.
  • Elton, Hugh Warfare in Roman Europe, AD 350-425 (Oxford University Press 1998) ISBN 0198152418.
  • Ferrill, Arther, The Fall of the Roman Empire: The Military Explanation. Thames and Hudson, London, 1986.
  • Jones, A.H.M., The Later Roman Empire 284-602. Oxford Press, Cambridge, 1964.
  • Norwich, John J. Byzantium: The Early Centuries. The Fall of the West. Knopf, New York, 1997
  • O'Flynn, John Michael Generalissimos of the Western Roman Empire (The University of Alberta Press 1983) ISBN 0888640315.
  • Oost, Stewart I., Galla Placidia Augusta. Chicago, 1968.
Chức vụ
Tiền nhiệm:
Flavius Constantius
Magister militum xứ Gaul
425–433
Kế nhiệm:
không rõ
Tiền vị:
Flavius Anicius Auchenius Bassus,
Flavius Antiochus
Chấp chính quan của Đế quốc La Mã
432
cùng Flavius Valerius
Kế vị
Imp. Caesar Flavius Theodosius Augustus XIV,
Petronius Maximus
Tiền vị:
Flavius Anthemius Isidorus Theophilus,
Flavius Senator
Chấp chính quan của Đế chế La Mã
437
cùng Flavius Sigisvultus
Kế vị
Imp. Caesar Flavius Theodosius Augustus XVI,
Anicius Acilius Glabrio Faustus
Tiền vị:
Imp. Caesar Flavius Placidus Valentinianus Augustus VI,
Flavius Nomus
Chấp chính quan của Đế quốc La Mã
446
cùng Quintus Aurelius Symmachus
Kế vị
Flavius Calepius,
Flavius Ardaburius Iunior
Video yêu thích 
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam


Trở về trang chính
 
hoangkim vietnam, hoangkim, hoangkimvietnam,
Hoàng Kim, Ngọc Phương NamChào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, VietnamAfricaCassavaRice, Khát khao xanh, DayvahocHọc mỗi ngày,  Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook  Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sốngThơ cho con 

No comments:

Post a Comment