CNM365 Chào ngày mới 9 tháng 9. Wikipedia Ngày này năm xưa. Ngày "sáng kiến chính quyền nhân dân" tại Triều Tiên (1948 hình tháp Juche, Bình Nhưỡng ); ngày độc lập tại Tajikistan (1991); Ngày 9 – Tù trưởng Arminius lãnh đạo sáu bộ lạc Germain tiến hành phục kích và tiêu diệt binh đoàn La Mã của Publius Quinctilius Varus trong trận rừng Teutoburg. Ngày 1850 – California trở thành bang thứ 31 của Hoa Kỳ. Ngày 1886 – Công ước Bern về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật được ký kết. Ngày 1944 – Với sự hỗ trợ của Liên Xô, Mặt trận Tổ quốc Bulgaria tiến hành nổi dậy vũ trang nhằm lật đổ chính phủ Bulgaria đương quyền.
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bài viết này có chứa các ký tự Triều Tiên. Nếu không được hỗ trợ hiển thị đúng, bạn có thể sẽ nhìn thấy các ký hiệu chấm hỏi, ô vuông, hoặc ký hiệu lạ khác thay vì các ký tự Chosŏn'gŭl hay Hanja. |
조선민주주의인민공화국 朝鮮民主主義人民共和國 Chosŏn Minjujuŭi Inmin Konghwakuk Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên |
|||||
---|---|---|---|---|---|
|
|||||
Khẩu hiệu | |||||
강성대국 (Kangseong Daeguk) ("Cường thịnh đại quốc") ("強盛大國") |
|||||
Quốc ca | |||||
"애국가" ("Aegukka") ("Ái quốc ca") ("愛國歌") |
|||||
Hành chính | |||||
Chính phủ | Độc đảng theo Thuyết Chủ thể | ||||
Chủ tịch Lãnh tụ tối cao Chủ tịch Quốc hội Thủ tướng |
Kim Nhật Thành1 Kim Chính Ân Kim Yong-nam Pak Pong-ju |
||||
Ngôn ngữ chính thức | tiếng Triều Tiên | ||||
Thủ đô | Bình Nhưỡng (P'yŏngyang) |
||||
Thành phố lớn nhất | Bình Nhưỡng | ||||
Địa lý | |||||
Diện tích | 120.540 km² (hạng 98) | ||||
Diện tích nước | 4,87% % | ||||
Múi giờ | UTC+9 | ||||
Lịch sử | |||||
Thành lập
|
|||||
15 tháng 8 năm 1945 9 tháng 9 năm 1948 |
Giải phóng Cộng hòa |
||||
Dân cư | |||||
Dân số ước lượng (2011) | 25.200.000 người (hạng Không xếp hạng) | ||||
Mật độ | 190 người/km² (hạng Không xếp hạng) | ||||
GDP (danh nghĩa) (2012) | Tổng số: ~$40 tỷ Bình quân đầu người: $1.800 |
||||
HDI (2011) | 0.618 (trung bình) không xếp hạng | ||||
Đơn vị tiền tệ | Won (₩n) (KPW ) |
||||
Thông tin khác | |||||
Tên miền Internet | .kp | ||||
1. Cố chủ tịch Kim Il-sung được coi là "Chủ tịch nước vĩnh viễn" theo Hiến pháp sửa đổi năm 1998 của CHDCNDTT. |
Ở phía nam, nước này giáp biên giới với Hàn Quốc, hai nước từng là một quốc gia duy nhất với tên gọi Triều Tiên tới tận năm 1945. Biên giới phía bắc đa phần giáp với Cộng hoà nhân dân Trung Hoa dọc theo sông Áp Lục và Đồ Môn. Bắc Triều Tiên và Liên bang Nga có chung biên giới dài chỉ 18.3 kilômét (11.4 dặm) dọc theo sông Đồ Môn ở góc đông bắc đất nước.
Bắc Triều Tiên là một nhà nước độc đảng dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao động Triều Tiên và theo thuyết Juche (Chủ thể), một lý tưởng tự chủ phát khởi bởi Kim Nhật Thành, cựu lãnh tụ của quốc gia này. Juche dựa trên các điểm chính là tự cung tự cấp khi bị bao vây cấm vận, đề cao tinh thần tự lực tự cường, tự cô lập trước cấm vận của kẻ thù và mở rộng khi chủ nghĩa xã hội giành được vị thế, thuyết truyền thống Triều Tiên và chủ nghĩa Marx-Lenin.[1] Mặc dù nhiều người cho rằng Triều Tiên là 1 quốc gia đi theo chủ nghĩa cộng sản, nhưng vào năm 2009, các mối liên hệ với Chủ nghĩa cộng sản (Chosŏn'gŭl: 공산주의) đã bị loại bỏ khỏi Hiến pháp Triều Tiên.[2]
Tâm điểm trong học thuyết xây dựng đất nước của Triều Tiên là 'Songun, hoặc "quân sự trên hết", chính sách để tăng cường sức mạnh đất nước và quân đội với mục tiêu trên hết là tái thống nhất bán đảo Triều Tiên. Triều Tiên là xã hội quân sự hóa thế giới, với tổng số 9.495.000 quân chính quy và dự bị, và nhân viên bán quân sự. Quân đội thường trực là 1,21 triệu, lớn thứ 4 trên thế giới, sau Trung Quốc, Mỹ và Ấn Độ.[3] Triều Tiên cũng được cho là đã chế tạo thành công vũ khí hạt nhân và có một chương trình không gian đáng kể, vốn đã thành công trong việc đưa vệ tinh lên vũ trụ.[4][5][6] Do sự cô lập của nó, Triều Tiên đôi khi được gọi là "đất nước bí ẩn".
Mục lục
Lịch sử
Căng thẳng tăng lên giữa hai chính phủ ở miền bắc và miền nam cuối cùng dẫn tới Chiến tranh Triều Tiên, khi ngày 25 tháng 6 năm 1950 Bắc Triều Tiên cáo buộc Nam Hàn cho các nhóm vũ trang vượt vĩ tuyến 38 phá hoại các đường vận tải và Bắc Triều Tiên đã phát động cuộc chiến. Cuộc chiến kéo dài tới 27 tháng 7 năm 1953, khi lực lượng Liên hiệp quốc và Quân đội Nhân dân Triều Tiên cùng Chí nguyện quân Trung Quốc ký kết Thỏa thuận đình chiến Chiến tranh Triều Tiên. Vùng phi quân sự Triều Tiên (K-DMZ) phân chia hai nước.
Bắc Triều Tiên do Kim Nhật Thành (Kim Il-sung) lãnh đạo trong vai trò Tổng thư ký Đảng Lao động Triều Tiên và Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng Triều Tiên từ năm 1948 tới khi ông chết ngày 8 tháng 7 năm 1994. Trên thực tế, Kim được thừa nhận như là người giữ "vị trí cao nhất của quốc gia" (tức Nguyên thủ quốc gia). Kế nhiệm ông là con trai ông Kim Chính Nhật (Kim Jong-il), và sau đó là cháu nội Kim Chính Ân (Kim Jong-un). Các quan hệ quốc tế của nước này nói chung đã được cải thiện, và đã có một cuộc gặp thượng đỉnh lịch sử Nam-Bắc vào tháng 6 năm 2000. Tuy nhiên, căng thẳng với Hoa Kỳ gần đây đã tăng lên khi Bắc Triều Tiên tiếp tục Chương trình vũ khí hạt nhân của họ.
Phương tiện sản xuất tại Triều Tiên thuộc sở hữu của nhà nước thông qua các doanh nghiệp nhà nước và các trang trại tập thể, và hầu hết các dịch vụ như chăm sóc sức khỏe, giáo dục, nhà ở và sản xuất lương thực được nhà nước tài trợ hoặc trợ cấp. Trong 2 thập niên đầu (1954-1974), kinh tế Triều Tiên tăng trưởng với tốc độ cao, GDP đầu người năm 1976 thậm chí còn cao hơn so với Hàn Quốc[7]. Tuy nhiên, nền kinh tế sau đó đã chững lại và đến thập niên 1990 thì lâm vào khủng hoảng. Trong những năm 1990 Bắc Triều Tiên bị một nạn đói và tiếp tục đấu tranh với sản xuất lương thực. Trong năm 2013, Liên Hợp Quốc xác định các chính sách của chính phủ Bắc Triều Tiên là nguyên nhân chính của tình trạng thiếu lương thực và ước tính rằng 16 triệu người cần viện trợ lương thực.
Chính trị
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên |
Chính trị và chính phủ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên |
Hiến pháp[hiện]
Tuyển cử[hiện]
Chính phủ[hiện]
Khác[hiện]
|
Các nước khác |
Chính quyền
Lãnh đạo nhà nước
Truyền thông nước ngoài cho rằng, theo truyền thống cha truyền con nối, con trai út của Kim Chính Nhật là Kim Chính Ân đã được chuẩn bị kế vị để trở thành nhà cầm quyền thế hệ thứ 3 thuộc dòng họ Kim ở đất nước này.[9][10] Một quan chức Hàn Quốc được dẫn lời cho rằng chính quyền Triều Tiên đã đang "xây dựng sự ngưỡng mộ" đối với "người thừa kế mới".[9] Sau khi Kim Chính Nhật mất ngày 17 tháng 12 năm 2011, Kim Chính Ân đã chính thức trở thành "tổng tư lệnh tối cao", "người thừa kế vĩ đại"[11] của Bắc Triều Tiên.[12] Trong thông điệp năm mới 2012, Bắc Triều Tiên đã kêu gọi quân đội, đảng cầm quyền và người dân sẵn sàng làm "lá chắn sống" để bảo vệ "lãnh tụ tối cao" Kim Jong-Un[13] đến hơi thở cuối cùng,[14] trước đó họ đã tuyên bố sẽ không bất kỳ sự thay đổi nào: "Chúng tôi trang trọng và quả quyết tuyên bố rằng các chính trị gia ngu ngốc trên khắp thế giới, bao gồm cả những kẻ bù nhìn ở Hàn Quốc, đừng có mong bất cứ sự thay đổi gì từ phía chúng tôi.""[15][16]
Lập pháp
Trong thời gian giữa các kỳ họp Quốc hội, một Ủy ban thường trực gọi là Thường nhiệm Ủy viên Hội (상임위원회, Sangim Wiwŏnhoe) được Quốc hội bầu ra để thực hiện các chức năng lập pháp khi Quốc hội không họp. Đứng đầu cơ quan này là một Chủ tịch với danh xưng Ủy viên trưởng (위원장, Wiwŏnjang). Theo Hiến pháp 1998, một số chức năng của vị trí Nguyên thủ quốc gia được trao cho Chủ tịch Ủy ban thường trực, người được cho là đứng đầu tổ chức "đại diện cho quốc gia", như các trách nhiệm nhận quốc thư từ đại sứ nước ngoài[19]. Chủ tịch Ủy ban thường trực hiện nay là ông Kim Yong-nam.
Hành pháp
Đứng đầu Nội các là một Tổng lý (총리, Chongni), hay Thủ tướng, về danh nghĩa do Quốc hội bầu ra. Các thành viên khác của Nội các được Quốc hội phê chuẩn theo đề nghị của Thủ tướng. Các phiên họp của Nội các được phân làm 2 dạng: Hội nghị toàn thể gồm toàn bộ các lãnh đạo của các cơ quan cấp Bộ và Hội nghị thường vụ chỉ gồm Thủ tướng, các Phó thủ tướng, một số thành viên Nội các. Hội nghị toàn thể được triệu tập để quyết định các chính sách kinh tế hành chính quan trọng. Hội nghị thường vụ thường để xử lý các quyết định đã được Hội nghị toàn thể thông qua.
Hiện tại, Nội các Triều Tiên gồm 34 cơ quan cấp Bộ, đứng đầu bởi Thủ tướng Pak Pong Ju.
Tư pháp
Ngành Kiểm sát chịu trách nhiệm giám sát việc thi hành pháp luật của các cơ quan, xí nghiệp và các công dân trên lãnh thổ Triều Tiên; thực thi Hiến pháp và Pháp luật, các Quyết định do các cơ quan Quốc hội, Hội đồng Quốc phòng, Ủy ban thường trực Quốc hội, Nội các ban hành; giữ quyền công tố tại các phiên tòa xét xử.
Ngành Tòa án chịu trách nhiệm giám đốc thi hành pháp luật của các cơ quan, xí nghiệp và các công dân trên lãnh thổ Triều Tiên; thực thi Hiến pháp và Pháp luật, các Quyết định do các cơ quan Quốc hội, Hội đồng Quốc phòng, Ủy ban thường trực Quốc hội, Nội các ban hành; giữ quyền phán quyết tại các phiên tòa xét xử;
Quốc phòng
Như nhiều quốc gia khác, ở Triều Tiên, công dân đủ 18 tuổi trở lên phải thực hiện nghĩa vụ quân sự, trừ một số trường hợp đặc biệt. Tuy nhiên, thời hạn nghĩa vụ ở Triều Tiên là từ 3 đến 10 năm kể từ ngày nhập ngũ. Bên cạnh đó, với chính sách quốc phòng thường trực và ưu tiên cho quân đội, Triều Tiên cũng là nước có tỉ lệ nhân dân sẵn sàng nhập ngũ khi có chiến tranh cao nhất thế giới.
Trong Hiến pháp Triều Tiên 1998, Hội đồng quốc phòng là cơ quan thường trực được xếp đứng trên cả Ủy ban thường trực của Quốc hội. Đứng đầu Hội đồng này là Kim Chính Ân với chức vụ Ủy viên trưởng, một chức vụ có toàn quyền với quân đội trên thực tế, kể cả quyền thăng phong quân hàm cao cấp. Cộng với quyền lãnh đạo tối cao của Đảng Lao động Triều Tiên, Kim Chính Ân mới thực sự là nhà lãnh đạo tối cao của chính quyền Triều Tiên.
Chiến lược quân sự được chính của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên Triều tiên là cử các đặc nhiệm phá hoại và tấn công kẻ thù từ phía sau chiến tuyến[3]. Vì Hàn Quốc đã lập một phòng tuyến mạnh sau vùng phi quân sự. Quân đội Triều Tiên được trang bị với một lượng vũ khí rất lớn với 4.060 xe tăng, 2.500 xe bọc thép chở quân, 17.900 pháo, 11.000 súng phòng không và 10.000 tên lửa phòng không và tên lửa chống tăng vác vai cho lực lượng bộ binh[21]; khoảng 915 tàu cho lực lượng hải quân, 1.748 máy bay cho lực lượng không quân[22], được biết có khoảng 480 tiêm kích và 180 máy bay ném bom[23]. Ngoài ra Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên còn có lực lượng đặc nhiệm thuộc hàng đông nhất thế giới cùng hạm đội tàu ngầm nhiều nhất[24]. Các loại vũ khí này sản xuất từ cuộc chiến tranh thế giới thứ hai cho đến chiến tranh lạnh cùng các vũ khí hiện đại sản xuất trong nước theo công nghệ hiện đại của Liên Xô. Ngoài ra để đáp ứng với chiến lược chiến tranh phi đối xứng Bắc Triều Tiên còn phát triển các kỹ thuật đánh lạc hướng điện tử như thiết bị làm nhiễu GPS[25], sơn tàng hình[26], các loại tàu ngầm loại nhỏ, ngư lôi do người lái[27], một lượng lớn các loại vũ khí sinh học và hóa học[28] cùng hệ thống laser chống người[29]. Theo phương tiện truyền thông chính thức của Bắc Triều Tiên thì chi phí quân sự năm 2010 là 15,8% ngân sách nhà nước[30].
Nhân quyền
Ngược lại, Chính phủ Triều Tiên bác bỏ những cáo buộc rằng họ vi phạm nhân quyền và coi đó là "một chiến dịch bôi nhọ" nhằm dùng chiêu bài nhân quyền nhằm lật đổ chế độ chính trị của họ[35].
Quan hệ đối ngoại
Quan hệ với Hàn Quốc
Triều Tiên nhiều lần gọi chính phủ Hàn Quốc là "bù nhìn", "con rối" của "Đế Quốc Mỹ", và đe dọa rằng sẽ biến Seoul "thành tro bụi",[36][37] nhưng mặt khác họ vẫn nhận viện trợ của nước này, bao gồm thuốc men, chăn mền, mì gói, quần áo. Triều Tiên cũng yêu cầu miền Nam gửi bột mì,[38] gạo và xi măng, nhưng kể từ sau vụ pháo kích ở Yeonpyeong, Hàn Quốc không muốn viện trợ các mặt hàng đó do lo sợ Triều Tiên sẽ dùng để cung cấp cho quân đội thay vì cứu đói cho dân thường.[38][39] Tuy vậy, vẫn có những sự tốt đẹp nhất định. Khi Hàn Quốc thực hiện Chính sách Ánh dương sau đó, quan hệ đã có chút nồng ấm, và đặc biệt là khu công nghiệp chung Kaesong được thành lập năm 2003 là thành quả của chính sách ánh dương đem lại.
Trong bản đánh giá về các quốc gia hạnh phúc nhất thế giới của mình, Bắc Triều Tiên cho Hàn Quốc đứng thứ 152 với chỉ 18 điểm, và tự xếp mình đứng thứ 2 với 98/100 điểm (chỉ sau nước đứng 1 là Trung Quốc với điểm tuyệt đối).[40][41]
Yếu tố Trung Quốc
Trung Quốc từ trước đến nay vẫn là nước có quan hệ thân thiết nhất với CHDCND Triều Tiên. Trong chiến tranh Triều Tiên, Trung Quốc đã gửi hàng triệu chí nguyện quân sang giúp đỡ quân đội miền bắc. Trung Quốc là bạn hàng kinh tế, nhà đầu tư lớn của CHDCND Triều Tiên. Trung Quốc là thành viên của cuộc đàm phán 6 bên về vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.Quan hệ với Việt Nam
Việt Nam và CHDCND Triều Tiên cùng theo Chủ nghĩa Xã hội. Hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 31 tháng 1 năm 1950, và được cho là có "mối quan hệ truyền thống tốt đẹp".[42] Tuy nhiên về kinh tế, từ năm 1996 Việt Nam và Bắc Triều Tiên hầu như không có giao dịch thương mại, cũng trong năm đó, Triều Tiên mua 2 vạn tấn gạo của Việt Nam nhưng đến nay vẫn chưa thanh toán, cả gốc và lãi tính đến năm 2007 là 18,046 triệu USD. Trong những năm gần đây, Việt Nam đã nhiều lần hỗ trợ Triều Tiên hàng ngàn tấn gạo.[43] Trong những năm 1960-1970 Triều Tiên đã giúp đào tạo hàng trăm sinh viên Việt Nam. Khu tập thể Kim Liên (khu tập thể xã hội chủ nghĩa đầu tiên) tại Đống Đa, Hà Nội đã được kỹ sư Triều Tiên giúp thiết kế, giám sát xây dựng hoàn thành vào 1963. Hàng năm Bộ Văn hoá của Việt Nam đều cử đoàn nghệ thuật sang Triều Tiên dự Liên hoan nghệ thuật mùa xuân tháng 4 tổ chức tại Bình Nhưỡng.[43] Triều Tiên cũng từng gửi quân sang giúp Miền Bắc Việt Nam trong Chiến tranh Việt Nam,[44] trong đó có khoảng 200 phi công tham gia bảo vệ Hà Nội,[45] ít nhất 14 đã chết vào 1966 - 1967.[46]Trong khi đó, nhà sử học Dương Trung Quốc nói rằng, "Sau khi Việt Nam thống nhất đất nước, chính Triều Tiên ủng hộ Pol Pot chống lại Việt Nam,". Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh cũng nhắc lại việc cố Chủ tịch Kim Nhật Thành đã từng ủng hộ Pol Pot chống Việt Nam và gọi đó là thời kỳ phai nhạt quan hệ giữa hai nước sau khi Việt Nam thống nhất.[47] Trong thập niên 1990, quan hệ 2 nước nồng ấm hơn với nhiều chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao từ hai phía, cũng như việc trao đổi buôn bán (Việt Nam đã mua một số loại vũ khí từ Triều Tiên như tên lửa đạn đạo Scud, tàu ngầm lớp Yugo...). Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã sang thăm hữu nghị Bắc Triều Tiên vào tháng 10 năm 2007, và Đảng Lao động Triều Tiên được chính phủ Việt Nam cho là đã "giành được nhiều thành tựu to lớn"[42].
Quan hệ với Nga
Khi còn mang tên Liên Xô, cả hai nước đã thiết lập một mối quan hệ thân thiết chưa từng có khi Kim Nhật Thành được Iosif Stalin ủng hộ làm lãnh đạo Bắc Triều Tiên. Nhưng kể từ khi Mikhail Gorbachyov cẩm quyền năm 1985, quan hệ đã trở nên xấu đi trầm trọng, khi Gorbachyov thực hiện những cải cách mà nước này gọi là "ngu dốt và tệ hại". Quan hệ càng trở nên căng thẳng khi Liên Xô sụp đổ và Liên bang Nga được thành lập, đặc biệt hơn là khi Boris Yeltsin lên làm Tổng thống Nga từ năm 1992-1999 đã có những phát ngôn chỉ trích Nhà nước Triều Tiên. Quan hệ chỉ trở lại nồng ấm vào năm 2000, khi Vladimir Putin lên làm Tổng thống Nga, nhưng quan hệ vẫn không tiến được xa vì Putin ít quan tâm tới Bắc Triều Tiên. Khi Kim Chính Ân cầm quyền sau cái chết của Kim Chính Nhật vào năm 2011, Nga đã ủng hộ trừng phạt CHDCND Triều Tiên, nên khiến quan hệ giữa hai nước này trở nên xấu đi so với thái độ hòa nhã bên ngoài.Tuy nhiên, Nga và Bắc Triều Tiên đã mở lại tuyến đường sắt từ Baikal tới Rason, chủ yếu để cung cấp than đá cho quốc gia này. Bắc Triều Tiên đã ca ngợi mối quan hệ với Nga, song phía Nga không có thái độ cụ thể về việc này.
Quan hệ với Hoa Kỳ
Quan hệ giữa Bắc Triều Tiên và Hoa Kỳ nói chung là rất tồi, và chưa có quan hệ ngoại giao chính thức, ngoại trừ kênh New York. Bắc Triều Tiên luôn coi Hoa Kỳ là cái nôi của "chủ nghĩa tồi tệ nhất thế giới" và gọi Hoa Kỳ là "phi dân chủ" trong khi Hoa Kỳ cáo buộc Bắc Triều Tiên là nơi "đáng sợ nhất thế giới" và coi CHDCND Triều Tiên là "địa ngục trần gian", song Bắc Triều Tiên vẫn nhận viện trợ lương thực từ Hoa Kỳ. Sau vụ phóng tên lửa Unha-3 năm 2012, Hoa Kỳ đã cắt viện trợ lương thực cho Bắc Triều Tiên và cáo buộc nước này "vi phạm luật pháp quốc tế" về thử nghiệm tên lửa đạn đạo.Năm 2004, Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush đã xếp Bắc Triều Tiên cùng với Iran vào "trục ma quỉ" do Bắc Triều Tiên đã giấu diếm việc thử nghiệm bom hạt nhân. Nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên khi đó là Kim Chính Nhật lấy lí do là sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ tại Nam Triều Tiên. Sau vụ phóng vệ tinh 2 lần vào năm 2012 mà Hoa Kỳ và phương Tây cáo buộc là thử nghiệm tên lửa đạn đạo, quan hệ giữa hai nước trở nên căng thẳng hơn khi Hoa Kỳ cùng Liên Hiệp Quốc tăng trừng phạt nước này. Lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Chính Ân cáo buộc LHQ là "con rối" do Hoa Kỳ cầm đầu, và sau đó, khi Hàn Quốc và Hoa Kỳ tiến hành tập trận chung vào năm 2013, Bắc Triều Tiên đã di chuyển các tên lửa tầm trung Musudan tới các căn cứ quân sự ở Đông Nam CHDCND Triều Tiên, gây quan ngại cho quốc tế về nguy cơ chiến tranh Triều Tiên tái diễn.
Địa lý
Khí hậu khá ôn hoà, lượng mưa lớn vào mùa hè với một mùa mưa ngắn gọi là jangma (gió mùa Đông Á), mùa đông thỉnh thoảng khá lạnh. Thủ đô Bắc Triều Tiên và là thành phố lớn nhất nước Bình Nhưỡng (P'yŏngyang); các thành phố chính khác gồm Kaesŏng (Khai Thành) ở phía nam, Sinŭiju (Tân Nghĩa Châu) ở phía tây bắc, Wŏnsan (Nguyên San) và Hamhŭng (Hàm Hưng) ở phía đông và Ch'ŏngjin (Thanh Tân) ở đông bắc.
Dân cư
Tôn giáo
Triều Tiên có chung di sản Phật giáo và Khổng giáo với Nam Triều Tiên trong lịch sử xa xưa và Thiên Chúa giáo cùng các phong trào Thiên Đạo giáo (천도교, Ch'ŏndogyo) gần đây. Bình Nhưỡng từng là trung tâm các hoạt động Thiên Chúa giáo trước khi Chiến tranh Triều Tiên nổ ra. Hiện nay có hai nhà thờ được nhà nước phê chuẩn cho tồn tại, mà những người ủng hộ tự do tôn giáo cho là có để trưng ra cho những vị khách nước ngoài.[48][49] Con số tính toán thông thường cho rằng có khoảng 4.000 người theo Thiên Chúa giáo ở Bắc Triều Tiên, và khoảng 9.000 người theo Tin Lành, trong tổng dân số 20 triệu người. Các hoạt động Thiên Chúa Giáo và Tin Lành, do trái ngược với quan điểm chính trị của Đảng Lao Động, bị hạn chế nghiêm ngặt.
Theo một danh sách xếp hạng do tổ chức Open Doors ("Những Cánh Cửa Mở") đưa ra, Bắc Triều Tiên bị cho là nước ngược đãi ghê gớm nhất đối với những người Thiên chúa giáo trên thế giới.[50]
Theo thống kê số tín đồ các tôn giáo ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên phân ra như sau:
- Shaman giáo truyền thống: 3.846.000 tín đồ (16% dân số)
- Thanh Đạo giáo: 3.245.000 tín đồ (13,5% dân số)
- Phật giáo: 1.082.000 Phật tử (4,5% dân số)
- Công giáo: 406.000 tín hữu (1,7% dân số)
Ngôn ngữ
Thông tin trong bài này hoặc đoạn này không thể kiểm chứng được do không được chú giải từ bất kỳ nguồn tham khảo nào. Xin bạn hãy cải thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn uy tín. Nếu bài được dịch từ Wikipedia ngôn ngữ khác thì hãy chuyển nguồn tham khảo từ phiên bản đó cho bài này. |
Sự khác biệt ngôn ngữ đáng chú ý nhất giữa hai nước Triều Tiên là ngôn ngữ viết, với việc hạn chế những từ gốc Hán trong sử dụng thông thường ở Bắc Triều Tiên. Trái lại ở Nam Triều Tiên các từ gốc Hán vẫn được sử dụng nhiều, dù trong nhiều trường hợp, như báo chí thì lại hiếm.
Việc La tinh hoá chữ viết cũng có khác biệt. Bắc Triều Tiên tiếp tục sử dụng hệ Latin hoá tiếng Triều Tiên của McCune-Reischauer trong khi đó miền Nam dùng phiên bản đã sửa đổi.
Giáo dục
Giáo dục tại CHDCND Triều Tiên là miễn phí bắt buộc cho đến trung học[51], các trường trước đầu những năm 1990 có phát đồng phục miễn phí cho học sinh[52]. Cách giáo dục áp dụng khả năng nghiệm suy để học sinh tích cực trong việc phát triển tính độc lập và sáng tạo của mình[53]. Giáo dục bắt buộc kéo dài mười một năm, bao gồm một năm mẫu giáo, bốn năm giáo dục tiểu học và sáu năm giáo dục trung học[54].Hơn 8 phần trăm của chương trình học là về "Chủ tịch Vĩ đại Kim Nhật Thành" và "Đạo đức Cộng sản". Ở trung học, các môn học "Chủ tịch Vĩ đại Kim Nhật Thành", "Đạo đức Cộng sản", và "Cương lĩnh Đảng Cộng Sản" chỉ chiếm 5,8 phần trăm. Những bài học môn Tiếng Triều Tiên có những đầu đề như "Kim Chính Nhật đang xem ảnh", học sinh mẫu giáo được học các bài "Tuổi thơ của nguyên soái Kim". Khi đọc những gì Kim Nhật Thành viết, học sinh phải đọc thật to, chậm rãi để thể hiện sự tôn kính.[cần dẫn nguồn]
Cao học không bắt buộc tại CHDCND Triều Tiên. Nó chia thành hai hệ thống: học tập giáo dục đại học và học giáo dục đại học để tiếp tục học cao hơn. Học tập giáo dục đại học bao gồm ba loại trường đại học, trung học chuyên nghiệp, và trường kỹ thuật. Tốt nghiệp thạc sĩ và nghiên cứu cấp tiến sĩ thuộc về trường đại học, hai trường đại học đáng chú ý Triều Tiên là Đại học Kim Il-sung và Đại học Khoa học và Công nghệ Bình Nhưỡng cả hai đều ở Bình Nhưỡng[55].
Trường Đại học Kim Nhật Thành gồm vô số khoa như: kinh tế, lịch sử, triết học, luật, tiếng nước ngoài, văn học, địa lý, vật lý, toán, hóa, năng lượng hạt nhân, sinh học, và khoa học máy tính.[56][57] Để bắt kịp thời đại thông tin, sinh viên đại học nào có tài về máy tính sẽ được miễn nhiều môn như lý, hóa, sinh, trừ môn học chính và môn "Lịch sử cách mạng của Kim Nhật Thành và Kim Chính Nhật".[57]
Bởi vì sự nhấn mạnh vào việc giáo dục liên tục cho tất cả các thành viên của xã hội nên việc giáo dục học tập khi trưởng thành hoặc làm việc nghiên cứu luôn được hỗ trợ tích cực. Trên thực tế, tất cả mọi người trong nước tham gia trong một số hoạt động giáo dục, thường là dưới hình thức "nhóm nghiên cứu nhỏ". Đầu những năm 1990, người dân ở các vùng nông thôn đã được tổ chức vào "gia đình năm người", những nhóm này có chức năng giáo dục và giám sát. Nhân viên văn phòng và nhà máy có hai giờ để "học thêm" sau khi làm việc mỗi ngày về các chủ đề chính trị và kỹ thuật. Các "nhà máy của kiến thức" được mở cho các công nhân học thêm các kỹ năng mới mà không cần phải nghỉ việc. Học sinh làm việc bán thời gian, nghiên cứu vào buổi tối, hoặc có những khóa học ngắn hạn chuyên sâu, có thể nghỉ làm việc trong một tháng hoặc lâu hơn. Các "nông trang của kiến thức" cũng được mở nơi lao động nông thôn có thể học để trở thành kỹ sư và trợ lý kỹ sư. Đối với công nhân và nông dân không nhận được giáo dục phổ thông thì có "trường học cho người lao động" và "trường dạy nghề cấp cao người lao động", mặc dù đến cuối những năm 1990 những nhóm này không còn quan trọng nhưng vẫn tồn tại[56].
Bắc Triều Tiên là một trong những quốc gia có học thức cao nhất trên thế giới, với một tỷ lệ biết chữ trung bình là 99%[58]. Dù kinh tế khó khăn nhưng Triều Tiên có nhiều thành tựu về khoa học kỹ thuật và quân sự, họ có thể tự chế tạo xe tăng, tàu ngầm cỡ nhỏ, tên lửa đạn đạo... và rất có thể là cả bom nguyên tử.
Y tế
Mặc dù bị cấm vận, Bắc Triều Tiên có một dịch vụ y tế quốc gia và hệ thống bảo hiểm y tế khá tốt[59]. Bắc Triều Tiên dành 3% tổng sản phẩm quốc nội về chăm sóc sức khỏe. Bắt đầu từ những năm 1950, CHDCND Triều Tiên nhấn mạnh về chăm sóc y tế, và giữa năm 1955 và 1986, số lượng bệnh viện đã tăng từ 285 đến 2.401 và số lượng phòng khám từ 1.020 lên 5.644[60]. Có các bệnh viện riêng cho các nhà máy và các mỏ. Kể từ 1979, y học truyền thống được nhấn mạnh nhấn mạnh và đưa vào việc chữa trị nhiều hơn.Tuy nhiên hệ thống y tế của Bắc Triều Tiên đã bị suy giảm mạnh kể từ những năm 1990 do thiên tai, các vấn đề kinh tế, tình trạng thiếu lương thực và năng lượng. Nhiều bệnh viện và phòng khám ở Bắc Triều Tiên hiện nay không có thuốc thiết yếu, thiết bị, nước sinh hoạt và điện[61].
Hầu như 100% dân số đã tiếp cận với nước sạch và vệ sinh môi trường.[cần dẫn nguồn] Các bệnh truyền nhiễm như bệnh lao, sốt rét và viêm gan B được coi là bệnh đặc hữu[62]. Tuổi thọ trung bình của người dân là 69,2 tuổi đứng hạng 151/221 trên thế giới năm 2009[63].
Theo hội Chữ thập đỏ thì họ đang cố gắng viện trợ các thiết bị y tế cho 1.700 bệnh viện và phòng khám của CHDCND Triều Tiên với 300.000 nhân viên tình nguyện và 510 trạm khám bệnh lưu động, than đá cũng được đưa đến để giúp cho các cơ sở y tế hoạt động hiệu quả trong những tháng mùa đông lạnh nhất[64].
Có nhiều thông tin trái ngược về tính hiệu quả của hệ thống y tế Triều Tiên. Tổ chức Ân xá Quốc tế cáo buộc Bắc Triều Tiên hiện nay đã thất bại trong việc đem đến cho người dân những nhu cầu chăm sóc sức khỏe cơ bản nhất, mỗi người dân chỉ được chi dưới 1 USD mỗi năm cho việc chăm sóc sức khỏe.[65] Cũng theo tổ chức này, các cuộc giải phẩu lớn tại Triều Tiên được diễn ra mà không có thuốc gây mê.[65] Chăn mền trong các bệnh viện không được giặt giũ thường xuyên, kim tiêm không được tiệt trùng, và người dân Bắc Hàn sử dụng thuốc giảm đau như là thuốc chữa bách bệnh.[65] Đa số người Triều Tiên bị suy dinh dưỡng.[65] Nhưng ngược lại, Tổ chức Y tế Thế giới mô tả hệ thống y tế Triều Tiên có những thành công "đáng ghen tị đối với các nước đang phát triển", dù vẫn còn những thách thức bao gồm cơ sở hạ tầng bị xuống cấp, thiếu trang thiết bị và thiếu thuốc men.[66]
Đơn vị hành chính
Tên đơn vị hành chính | Han'gŭl | Hán Việt | hanja | Năm thành lập | Phân loại |
---|---|---|---|---|---|
P'yŏngyang | 평양 | Bình Nhưỡng | 平壤 | 1946 | Trực hạt thị |
Rasŏn | 라선 | La Tiên | 羅先 | 1993-2004, 2006 | Trực hạt thị |
Chagang | 자강 | Từ Giang | 慈江 | 1949 | Đạo |
Hamgyŏng-puk | 함경북 | Hàm Kính Bắc | 咸鏡北 | 1945 | Đạo |
Hamgyŏng-nam | 함경남 | Hàm Kính Nam | 咸鏡南 | 1945 | Đạo |
Hwanghae-puk | 황해북 | Hoàng Hải Bắc | 黃海北 | 1945 | Đạo |
Hwanghae-nam | 황해남 | Hoàng Hải Nam | 黃海南 | 1945 | Đạo |
Kangwŏn | 강원 | Giang Nguyên | 江原 | 1946 | Đạo |
P'yŏngan-puk | 평안북 | Bình An Bắc | 平安北 | 1945 | Đạo |
P'yŏngan-nam | 평안남 | Bình An Nam | 平安南 | 1945 | Đạo |
Ryanggang | 량강 | Lưỡng Giang | 兩江 | 1954 | Đạo |
Các thành phố lớn
- Bình Nhưỡng (Pyongyang)
- Hamhung (Hàm Hưng)
- Chongjin
- Nampho
- Wonsan
- Sinuiju
- Tanchon
- Kaechon
- Kaesong
- Sariwon
Kinh tế
Triều Tiên thi hành chính sách kinh tế "Songun", nghĩa đen là "quân sự trước tiên". Để tăng cường khả năng quốc phòng, ban lãnh đạo Triều Tiên tập trung nguồn lực quan trọng cho các mục đích quân sự. Theo đó, hơn 1/4 ngân sách nhà nước được chi cho quân đội. Điều này được thực hiện bất chấp thực tế phức tạp của thập niên 1990, khi nạn đói đã giết chết hàng chục, có thể, hàng trăm ngàn người dân thường.[68]
Với việc CHDCND Triều Tiên bị cấm vận và ra chính sách cô lập có nghĩa là việc giao dịch thương mại quốc tế cực kỳ hạn chế. Bắc Triều Tiên từng thông qua một đạo luật vào năm 1984 cho phép đầu tư nước ngoài thông qua các liên doanh[69] nhưng không thu hút được đầu tư đáng kể. Năm 1991 Khu kinh tế đặc biệt Rajin-Sonbong được thành lập để thu hút đầu tư nước ngoài từ Nga và Trung Quốc[70]. Các nhà đầu tư Trung Quốc đã xây dựng con một con đường từ Rason đến Trung Quốc[71] và Nga đã xây dựng các tuyến đường sắt nối vào tuyến đường sắt xuyên Siberi.
Đến năm 1998 Liên Hợp Quốc đã ra báo cáo về HDI và GDP bình quân đầu người của Bắc Triều Tiên, các số liệu cho thấy Bắc Triều Tiên đứng ở mức trung bình của chỉ số phát triển con người với 0,766 (xếp hạng 75) và GDP bình quân đầu người là $4.058[72]. Lương trung bình cho một người là $47 một tháng[73]. Mặc dù gặp các vấn đề lớn về kinh, chất lượng cuộc sống đang được cải thiện và mức lương tăng lên đều đặn[74]. Từ năm 2002, chính phủ Triều Tiên đã bắt đầu cho phép một số chợ được hoạt động[75], nhưng có thông tin cho rằng có nhiều ràng buộc như phụ nữ dưới 49 tuổi không được phép buôn bán.[76] Một số hàng hóa cũng được liệt vào quốc cấm (như phim Hàn Quốc).[77]. Thị trường tư nhân quy mô nhỏ, được gọi là "janmadang" bắt đầu hình thành trên cả nước để nhập khẩu thực phẩm và các hàng hóa khác nhau, từ mỹ phẩm đến xe máy cung cấp cho dân với để đổi lấy tiền[78][79]. Trong năm 2009, chính phủ thực hiện một cuộc đổi tiền lớn để hạn chế hoạt động của chợ đen trên khắp đất nước, nhưng thất bại, gây ra lạm phát tỷ lệ tăng vọt và cuối cùng dẫn đến việc dỡ bỏ lệnh cấm về thương mại trong thị trường tự do[80]. Bắc triều Tiên thay đổi tiền mới bằng cách gạch bỏ 2 số "0" ở tờ tiền cũ (1000 won trở thành 10 won). Người ta cho rằng việc đổi tiền này nhằm làm lộ ra lượng tài sản mà mỗi công dân có.[81]
Khẩu phần thực phẩm, nhà ở, y tế và giáo dục được cung cấp miễn phí từ nhà nước[82] và việc nộp thuế đã bị bãi bỏ từ ngày 01 tháng 4 năm 1974[83]. Để tăng năng suất nông nghiệp và công nghiệp, kể từ những năm 1960 chính phủ Bắc Triều Tiên đã thử áp dụng một số hệ thống quản lý như hệ thống làm việc Taean[84]. Hiện tại tăng trưởng GDP của CHDCNH Triền Tiên chậm nhưng ổn định. Mặc dù trong những năm gần đây tốc độ tăng trưởng đã dần dần tăng tốc lên với 3,7% trong năm 2008 tốc độ nhanh nhất trong gần một thập kỷ, phần lớn là do một sự tăng trưởng mạnh 8,2% trong lĩnh vực nông nghiệp[85].
2000 | 2001 | 2002 | 2003 | 2004 | 2005 | 2006 | 2007 | 2008 | 2009 |
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
1.3% | 3.7% | 1.2% | 1.8% | 2.2% | 1.0% | 1.6% | 1.8% | 3.7% | 3.7% |
Năm 2005 FAO đã xếp Bắc Triều Tiên đứng hạng 10 trong sản lượng thu hoạch trái cây tươi[88] và đứng thứ 19 về sản lượng táo[89]. CHDCND Triều Tiên đứng thứ 18 trong các nước sản xuất sắt và kẽm nhiều nhất sau, hạng 22 về than. Ngoài ra Bắc Triều Tiên còn đứng hạng 15 về sản xuất fluorit, 12 về đồng và muối tại châu Á. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên lớn khác trong sản xuất bao gồm chì, vonfram, than chì, magiê, vàng, pyrit, fluorit và thủy điện[58].
Nạn đói
Phương Tây ước tính nạn đói ở Bắc Triều Tiên đã làm chết 160.000 và 840.000 người trong thập kỷ 1990[90]. Tới năm 1999, lương thực và cứu trợ nhân đạo đã làm giảm số người chết vì nạn đói, nhưng việc Bắc Triều Tiên tiếp tục chương trình vũ khí hạt nhân dẫn tới giảm sút viện trợ quốc tế.Mùa xuân năm 2005, Chương trình lương thực thế giới báo cáo rằng các điều kiện gây ra nạn đói là một mối nguy hiểm và đang quay trở lại Triều Tiên, và chính phủ đã thông báo tập hợp hàng triệu cư dân thành phố tới giúp đỡ những người nông dân[91][92]. Tuy nhiên, chính phủ Triều Tiên báo rằng sản lượng lương thực 2005 đạt tới 1.6 triệu tấn (tăng 0,1% so với năm 2001), bội thu nhất trong 9 năm.
Vào khoảng tháng 9 năm 2005, Triều Tiên từ chối nhận những viện trợ lương thực từ bên ngoài vì tuyên bố đã có thể tự lập và phát hiện nhiều nhóm cứu trợ là điệp viên phá hoại nền nông nghiệp của Triều Tiên. Nhưng một số chuyên gia lo sợ nếu chấm dứt trợ giúp thì sẽ có nhiều người chết đói ở Triều Tiên.[93]
Theo Tổ chức Ân xá quốc tế cáo buộc thì người dân ở đây đang phải ăn cả cỏ dại,[94] vỏ[94] và rễ cây[95][96] để sống qua ngày. Theo tổ chức này, trong khi chính phủ Bắc Triều Tiên không đủ khả năng nuôi sống dân chúng nhưng họ vẫn đang từ chối hợp tác toàn diện với cộng đồng quốc tế để nhận viện trợ lương thực.[94]
Hãng tin ABC News của Úc cho biết họ có 1 đoạn video từ "một nhà báo giấu tên" ở Bắc Triều Tiên, không rõ thời điểm và địa điểm quay. Trong video có những trẻ em Bắc Triều Tiên đang sống lang thang, mồ côi do cha mẹ chết đói hoặc bị bắt vào trại cải tạo.[10] Đài này còn cho rằng hiện nay nạn đói đã lan đến quân đội của Bắc Triều Tiên, lực lượng thường được ưu tiên về lương thực. Đoạn video trích lời một binh sĩ Bắc Triều Tiên trẻ tuổi: "Mọi người đều ốm yếu, trong 100 đồng chí của tôi thì một nửa bị suy dinh dưỡng."[10] Trong khi đó, những người dân thiếu đói đang phải lao động để hoàn tất một đường ray xe lửa dành riêng cho đồng chí Kim Chính Ân (Kim Jong-Un)[10], người sắp kế vị cha mình.[9][10] Cũng như những thông tin khác của phương Tây về Bắc Triều Tiên, tính xác thực của đoạn video không được kiểm chứng vì tính khép kín của đất nước này.
Tuy nhiên, Chương trình Lương thực Thế giới báo cáo rằng: dù suy dinh dưỡng và thực phẩm thiếu thốn là khá phổ biến tại Triều Tiên, nhưng người dân ở đây không hề bị nạn đói đe dọa[97]
Văn hoá
Một sự kiện đại chúng ở Bắc Triều Tiên là thể dục đồng diễn. Màn đồng diễn lớn nhất gần đây được gọi là "Arirang". Nó được trình diễn sáu tối một tuần trong hai tháng và có hơn 100.000 người tham gia. Màn đồng diễn gồm nhảy múa, thể dục và múa kiểu ba lê để kỷ niệm lịch sử Bắc Triều Tiên và Đảng Lao động. Màn đồng diễn được tổ chức ở Bình Nhưỡng tại nhiều địa điểm (tuỳ theo tầm vóc của lễ hội theo từng năm) kể cả ở Nhà hát Lớn Mùng 1 Tháng 5.
Du lịch
Theo nguyên tắc, bất kỳ ai cũng được phép du lịch tới Bắc Triều Tiên, và những ai có thể hoàn thành quá trình làm thủ tục thì đều không bị Bắc Triều Tiên từ chối cho nhập cảnh. Khách du lịch không được đi thăm thú bên ngoài vùng đã được cho phép trước mà không được hướng dẫn viên người Triều Tiên cho phép nhằm tránh các điệp viên nằm vùng.Những khách du lịch có hộ chiếu Hoa Kỳ nói chung đều không được cấp visa, dù vẫn có một số ngoại lệ từng xảy ra vào năm 1995, 2002, và 2005. Bắc Triều Tiên đã thông báo cho những nhà tổ chức du lịch rằng họ sẽ cấp visa cho những người mang hộ chiếu Hoa Kỳ vào năm 2006. Các công dân Hàn Quốc cần có giấy phép đặc biệt của cả hai chính phủ mới được vào Bắc Triều Tiên. Năm 2002, vùng xung quanh Kŭmgangsan (núi Kim Cương), một ngọn núi đẹp gần biên giới Hàn Quốc, đã được chỉ định làm một địa điểm du lịch đặc biệt Khu du lịch Kŭmgangsan, nơi các công dân Nam Triều Tiên không cần giấy phép đặc biệt. Các tour du lịch do các công ty tư nhân điều hành đã đưa hàng nghìn người dân ở miền nam bán đảo Triều Tiên tới núi Kim Cương hàng năm.
Tháng 7 năm 2005 công ty Hyundai của Hàn Quốc đã đạt được một thoả thuận với chính phủ Triều Tiên về việc mở cửa thêm nhiều khu du lịch, gồm cả núi núi Paektu (Bạch Đầu) và Kaesŏng (Khai Thành).
Ngày 11 tháng 7 năm 2008, một nữ du khách Hàn Quốc bị 1 lính Bắc Triều Tiên bắn chết tại khu nghỉ mát núi Kŭmgang của Bắc Triều Tiên. Chính quyền Seoul đã ngưng lại chương trình du lịch núi Kŭmgang và đưa ra yêu cầu điều tra vụ việc trước khi cho phép dự án được khởi động trở lại, nhưng Bắc Triều Tiên cho đến nay vẫn từ chối đáp ứng.[98]
Điện ảnh
Thông tin trong bài này hoặc đoạn này không thể kiểm chứng được do không được chú giải từ bất kỳ nguồn tham khảo nào. Xin bạn hãy cải thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn uy tín. Nếu bài được dịch từ Wikipedia ngôn ngữ khác thì hãy chuyển nguồn tham khảo từ phiên bản đó cho bài này. |
Do tính chất cô lập cao độ của chính quyền Triều Tiên nên thông tin về sự phát triển và các tác phẩm của nền điện ảnh nước này rất ít được thế giới biết tới. Trái lại, phim truyền hình của Hàn Quốc, đối thủ của Bắc Triều Tiên,[36][37] được biết đến ở nhiều nước, đặc biệt ở các nước châu Á, và các diễn viên Hàn Quốc rất được yêu thích.
Ở Bắc Triều Tiên, xem phim Hàn Quốc là một tội nghiêm trọng và có thể bị tử hình. Năm 2013, 10.000 người đã được triệu tập tới một sân vận động ở Wonsan để chứng kiến việc xử tử 8 phạm nhân bị kết tội xem các bộ phim truyền hình Hàn Quốc trái phép.[99][100]
Chương trình hạt nhân
Chính phủ Triều Tiên đã có một chương trình hạt nhân mà theo họ là đủ khả năng tạo ra bom hạt nhân, và họ đã 2 lần thử bom hạt nhân dưới lòng đất. Chương trình hạt nhân này thường gây ra tranh cãi trên bình diện quốc tế.Thống nhất và đối đầu
Bắc Triều Tiên đã từng có chủ trương thống nhất bán đảo Triều Tiên bằng vũ lực và đã có cuộc chiến nhằm thống nhất quốc gia. Chương trình chế tạo vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên luôn gây lo ngại cho Nam Triều Tiên và nhiều nước láng giềng. Khi Nam Triều Tiên tuyên bố sẽ tấn công phủ đầu nhằm phá huỷ các cơ sở vũ khí hạt nhân nếu Bắc Triều Tiên tìm cách phát động một cuộc chiến tranh hạt nhân thì chính phủ Bắc Triều Tiên cũng đe doạ sẽ huỷ diệt Nam Triều Tiên.[101]Ngày 23 tháng 11, 2010, Quân đội Triều Tiên nã pháo vào Yeonpyeong của Hàn Quốc làm chết hai lính thủy, 16 lính khác và hơn mười người thường dân Hàn Quốc bị thương.[103][104][105][106]
Xem thêm
Chú thích
- ^ BBC Vietnamese - Thế giới - Ảnh vệ tinh hé lộ bí ẩn Bắc Hàn
- ^ DPRK has quietly amended its Constitution (Bản mẫu:Webcite)
- ^ a ă Bureau of East Asian and Pacific Affairs (tháng 4 năm 2007). “Background Note: North Korea”. United States Department of State. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2007.
- ^ “Armed forces: Armied to the hilt”. The Economist. 19 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2011.
- ^ Anthony H. Cordesman (21 tháng 7 năm 2011). The Korean Military Balance. Center for Strategic & International Studies. ISBN 978-0-89206-632-2. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2011. “The DPRK is one of the most militarized countries in the world. It has extraordinarily large anti-aircraft holdings, nearly twice the artillery strength of the Republic of Korea (South Korea), as well as a major advantage in self-propelled artillery and a massive lead in multiple rocket launchers.”
- ^ International Space Dominance: 7 Nations Launching the Next Space Race, Popular Mechanics, 1 October 2009
- ^ http://lcweb2.loc.gov/frd/cs/pdf/CS_North-Korea.pdf
- ^ Hiến pháp Triều Tiên 1998, phần Giới thiệu.
- ^ a ă â Bình Nhưỡng kỷ niệm 65 năm thành lập Đảng Lao động
- ^ a ă â b c N Korean children begging, army starving
- ^ BBC Vietnamese - Thế giới - Kim Jong-un là 'Tổng Tư lệnh Tối cao'
- ^ VietNamNet - Triều Tiên quyết bảo vệ Kim Jong-un tới chết | Trieu Tien quyet bao ve Kim Jong-un toi chet
- ^ VietNamNet - Kim Jong-un đứng đầu đảng, quân đội Triều Tiên | Kim Jong-un dung dau dang, quan doi Trieu Tien
- ^ BBC Vietnamese - Thế giới - Bắc Hàn kêu gọi dân làm lá chắn sống
- ^ BBC Vietnamese - Thế giới - Bắc Hàn: ‘Đừng mong chúng tôi thay đổi’
- ^ VietNamNet - Triều Tiên tuyên bố không thay đổi chính sách | Trieu Tien tuyen bo khong thay doi chinh sach
- ^ Hiến pháp Triều Tiên 1998, Điều 87.
- ^ Hiến pháp Triều Tiên 1998, Điều 88.
- ^ Hiến pháp Triều Tiên 1998, Điều 111.
- ^ " Background Note: North Korea", US Department of State, October, 2006.
- ^ Армии стран мира: К, soldiering.ru
- ^ Library of Congress country study, see p. 19 - Major Military Equipment
- ^ Order of Battle - North Korea, MilAviaPress
- ^ North Korea Country Study (2009), Library of Congress, pp.288-293 (on PDF reader)
- ^ North Korea Appears Capable of Jamming GPS Receivers, globalsecurity.org, 7 October 2010
- ^ North Korea 'develops stealth paint to camouflage fighter jets', The Daily Telegraph, 23 August 2010
- ^ North Korea's Human Torpedoes, DailyNK, 06-05-2010
- ^ “New Threat from N.Korea's 'Asymmetrical' Warfare”. English.chosun.com. The Chosun Ilbo (English Edition). 29 tháng 4 năm 2010. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2010.
- ^ North Korea's military aging but sizable, CNN, 25 November 2010
- ^ “Report on Implementation of 2009 Budget and 2010 Budget”. Korean Central News Agency. 09.
- ^ The Hidden Gulag: Exposing North Korea’s Prison Camps Prisoners' Testimonies and Satellite Photographs
- ^ Video shows harsh life in N. Korean camp
- ^ Death, terror in N. Korea gulag
- ^ Access to Evil
- ^ http://www.kcna.co.jp/item/2005/200512/news12/23.htm#3
- ^ a ă Bình Nhưỡng dọa hủy diệt Hàn Quốc
- ^ a ă Triều Tiên dọa biến Hàn Quốc thành tro bụi
- ^ a ă VN+: Hàn Quốc viện trợ bột mỳ đợt hai cho Triều Tiên
- ^ Bắc Hàn đồng ý nhận cứu trợ từ Nam Hàn
- ^ Lỗi chú thích: Thẻ
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tênchosun
- ^ Lỗi chú thích: Thẻ
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tênshanghaiist
- ^ a ă Kỷ niệm 65 năm Ngày thành lập Đảng Lao động Triều Tiên
- ^ a ă Thông tin cơ bản về CHDCND Triều Tiên và quan hệ Việt Nam - Triều Tiên
- ^ N Korea admits Vietnam war role
- ^ Asia Times
- ^ North Korea fought in Vietnam War
- ^ BBC Vietnamese - Việt Nam - Kim Jong-il qua đời: phản ứng từ VN
- ^ “Annual Report of the United States Commission on International Religious Freedom”. Truy cập 1 tháng 2. Đã bỏ qua tham số không rõ
|accessyear=
(trợ giúp) - ^ “N Korea stages Mass for Pope”. BBC.
- ^ “WWL: Focus on the Top Ten”. http://sb.od.org.
- ^ North Korea - Education Overview, Library of Congress.
- ^ “Political Life Launched by Chosun Children's Union”. Daily NK. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2010.
- ^ “Educational themes and methods”. Lcweb2.loc.gov. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2010.
- ^ “Primary and Secondary education”. Lcweb2.loc.gov. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2010.
- ^ “North Korea - Higher education.”. Lcweb2.loc.gov. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2010.
- ^ a ă North Korea EDUCATION
- ^ a ă North Korea: Education Revolution In Progress
- ^ a ă â “Korea, North”. The World Factbook. 2009. Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2010.
- ^ Library of Congress country study, see p. 8 - Health
- ^ North Korea Public Health, Country Studies
- ^ “N Korea healthcare 'near collapse'”. BBC News. 18 tháng 11 năm 2008.
- ^ “Life Inside North Korea”. U.S. Department of State. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 7 năm 2008. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2008.
- ^ “CIA - The World Factbook -- Country Comparison:: Life expectancy at birth”. The World Factbook. Central Intelligence Agency. 2009. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2009.
- ^ Calgary Doctor Returns from North Korea- Canadian Red Cross
- ^ a ă â b North Korea's crumbling health system in dire need of aid
- ^ http://www.bbc.co.uk/news/world-asia-pacific-10665964
- ^ Local factories in North Korea, Interview by staff reporter, Joon Ang Ilbo, taken from Tong-il Hankuk newspaper, 14 March 2002
- ^ BAODATVIET.VN | Quân đội Triều Tiên và 2 cuộc chuyển giao
- ^ http://www.jstor.org/pss/2644057
- ^ “North Korean Economy Watch » Blog Archive » Scott Snyder on Rason”. Nkeconwatch.com. 5 tháng 4 năm 2010. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2010.
- ^ “North Korean Economy Watch » Blog Archive » Bridge on China-North Korea border being renovated”. Nkeconwatch.com. 13 tháng 4 năm 2010. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2010.
- ^ “Human Development Report 1998”. United Nations Development Programme. 1998. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2009.
- ^ Welcome to North Korea. Rule No. 1: Obey all rules, Steve Knipp, Contributor to The Christian Science Monitor. December 2, 2004.
- ^ Ryu, Yi-geun; Daniel Rakove (30 tháng 5 năm 2007). “[Feature] In reclusive North, signs of economic liberalization”. The Hankyoreh (The Hankyoreh Media Company). Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2009.
- ^ Báo Tuổi Trẻ
- ^ BBC
- ^ BBC
- ^ Jangmadang Will Prevent "Second Food Crisis" from Developing, DailyNK, 2007-10-26
- ^ 2008 Top Items in the Jangmadang, The DailyNK, 1 January 2009
- ^ Kim Jong Eun's Long-lasting Pain in the Neck, TheDailyNK, 30 November 2010
- ^ Báo Tuổi Trẻ
- ^ “COUNTRY PROFILE: NORTH KOREA”. Library of Congress – Federal Research Division. Tháng 7 năm 2007. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2009.
- ^ “DPRK--Only Tax-free Country”. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2009.
- ^ “The Taean Work System”. Lcweb2.loc.gov. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2010.
- ^ a ă “NK's Economy Records 1st Growth in 3 Years”. Koreatimes.co.kr. 28 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2010.
- ^ Basic information on the Democratic People's Republic of Korea, Ministry of foreign affairs of Bulgaria.
- ^ In limited N.Korean market, furor for S.Korean products, The Hankyoreh, January 6, 2011
- ^ “MAJOR FOOD AND AGRICULTURAL COMMODITIES AND PRODUCERS - Countries by commodity”. UN FAO Statistics Division. 2005. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2009.
- ^ “MAJOR FOOD AND AGRICULTURAL COMMODITIES AND PRODUCERS - Countries by commodity”. UN FAO Statistics Division. 2005. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2009.
- ^ “Economist details North Korean plight”. Truy cập 14 tháng 9. Đã bỏ qua tham số không rõ
|accessyear=
(trợ giúp) - ^ “North Korea, Facing Food Shortages, Mobilizes Millions From the Cities to Help Rice Farmers”. Truy cập 12 tháng 5. Đã bỏ qua tham số không rõ
|accessyear=
(trợ giúp) - ^ “North Korea's problem with food”. Truy cập 24 tháng 12. Đã bỏ qua tham số không rõ
|accessyear=
(trợ giúp) - ^ “Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên tuyên bố không cần viện trợ lương thực”. Truy cập 23 tháng 9. Đã bỏ qua tham số không rõ
|accessyear=
(trợ giúp) - ^ a ă â Starving North Koreans forced to survive on diet of grass and tree bark
- ^ BBC: N Koreans eating twigs
- ^ http://www.atimes.com/atimes/Korea/JD30Dg01.html Asia Times: North Korea stoic in the face of famine
- ^ http://www.wfp.org/countries/korea-democratic-peoples-republic-dprk/overview
- ^ KBS World: Kỷ niệm 3 năm ngày du khách Hàn bị bắn chết tại núi Geumgang của Bắc Triều Tiên
- ^ Triều Tiên "xử tử 80 người vì xem phim Hàn"
- ^ Triều Tiên tử hình 80 người vì xem phim Hàn Quốc
- ^ Bình Nhưỡng dọa hủy diệt Hàn Quốc Thứ hai, 31/3/2008, 07:24 GMT+7
- ^ Triều Tiên dọa biến Hàn Quốc thành tro bụi Thứ ba, 28/10/2008, 16:29 GMT+7
- ^ Kim, Kwang-Tae (22 tháng 11 năm 2010). “SKorea: NKorea Fires Artillery Onto Island”. Associated Press. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2010.
- ^ “(URGENT) Four S. Korean soldiers wounded by N. Korean artillery fire: military officials”. Yonhap News Agency. 23 tháng 11 năm 2010. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2010.
- ^ Branigan, Tania (23 tháng 11 năm 2010). “Artillery fire on Korean border”. guardian.co.uk (Guardian). Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2010.
- ^ “Artillery fire on Korean border”. BBC Online. BBC. 23 tháng 11 năm 2010. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2010.
Đọc thêm
- Gordon Cucullu, Separated At Birth: How North Korea Became The Evil Twin, Globe Pequot Press (2004), hardcover, 307 pages, ISBN 1-59228-591-0 *Bruce Cumings, Korea's Place in the Sun: A Modern History, W.W. Norton & Company, 1998, paperback, 527 pages, ISBN 0-393-31681-5 *Bruce Cumings, Origins of the Korean War: Liberation and the Emergence of Separate Regimes, Princeton University Press, 1981, paperback, ISBN 0-691-10113-2
- Nick Eberstadt, còn gọi là Nicholas Eberstadt, The End of North Korea, American Enterprise Institute Press (1999), hardcover, 191 pages, ISBN 0-8447-4087-X
- John Feffer, North Korea South Korea: U.S. Policy at a Time of Crisis, Seven Stories Press, 2003, paperback, 197 pages, ISBN 1-58322-603-6
- Kang, Chol-Hwan (2001). The Aquariums of Pyongyang. Basic Books, 2001. ISBN 0-465-01102-0.
- Mitchell B. Lerner, The Pueblo Incident: A Spy Ship and the Failure of American Foreign Policy, University Press of Kansas, 2002, hardcover, 408 pages, ISBN 0-7006-1171-1
- Bradley Martin, Under The Loving Care Of The Fatherly Leader: North Korea And The Kim Dynasty, St. Martins (October, 2004), hardcover, 868 pages, ISBN 0-312-32221-6
- Oberdorfer, Don.The two Koreas: a contemporary history. Addison-Wesley, 1997, 472 pages, ISBN 0-201-40927-5
- Kong Dan Oh, and Ralph C. Hassig, North Korea Through the Looking Glass, The Brookings Institution, 2000, paperback, 216 pages, ISBN 0-8157-6435-9
- Quinones, Dr. C. Kenneth, and Joseph Tragert, The Complete Idiot's Guide to Understanding North Korea, Alpha Books, 2004, paperback, 448 pages, ISBN 1-59257-169-7
- Sigal, Leon V., Disarming Strangers: Nuclear Diplomacy with North Korea, Princeton University Press, 199, 336 pages, ISBN 0-691-05797-4
- Vladimir, Cyber North Korea, Byakuya Shobo, 2003, paperback, 223 pages, ISBN 4-89367-881-7
- Norbert Vollertsen, Inside North Korea: Diary of a Mad Place, Encounter Books, 2003, hardcover, 280 pages, ISBN 1-893554-87-2
- Michael Harrold, Comrades and Strangers: Behind the Closed Doors of North Korea, Wiley Publishing, 2004, paperback, 432 pages, ISBN 0-470-86976-3
Liên kết ngoài
Tìm thêm về North Korea tại những đồng dự án của Wikipedia: | |
Từ điển ở Wiktionary | |
Sách ở Wikibooks | |
Cẩm nang du lịch ở Wikivoyage | |
Hồ sơ ở Wikiquote | |
Văn kiện ở Wikisource | |
Hình ảnh và phương tiện ở Commons | |
Tin tức ở Wikinews | |
Tài liệu giáo dục ở Wikiversity |
Wikivoyage có chỉ dẫn du lịch về North Korea |
- Danh sách các lãnh đạo Triều Tiên trên website của CIA
- "Think Again: The Korea Crisis" from Foreign Policy Magazine
- A gulag with nukes: inside North Korea by Jasper Becker
- Bộ ảnh về nước CHDCND Triều Tiên
- Bizarre Trip of a Lifetime from the Los Angeles Times, about a group of American "extreme travelers" who visited North Korea in the fall of 2005
- Pyongyang Watch, an archive of Aidan Foster-Carter's coverage of North Korea for the Asia Times.
- Peter Hayes, David von Hippel, Jungmin Kang, Tatsujiro Suzuki, Richard Tanter, and Scott Bruce, "Grid-locked," Bulletin of the Atomic Scientists, January/tháng 2 năm 2006. On North Korea's energy crisis.
- "A Year in Pyongyang", by Andrew Holloway, 1988.
- 201 photos DPRK-2005
- Triều Tiên tố Hàn Quốc nã đạn trước
Những liên kết tới Chính phủ CHDCND Triều Tiên
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và phương tiện truyền tải về Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên |
- Kim Nhật Thành: 10 Point programme for reunification of the country
- korea-dpr.com - Website officially associated with North Korea. (Maintained from a European server by the Korean Friendship Association.)
- Naenara ("My country," in Korean) DPRK's Official Web Portal run by Korea Computer Company
- The Korean Central News Agency, The DPRK's news service. - Hosted on a Nhật Bảnese webserver.
- www.uriminzokkiri.com
Các website về CHDCND Triều Tiên
- Ministry of unification (South Korea)
- BBC News - Country Profile: North Korea
- CIA World Factbook - North Korea
- BBC News - In pictures: Unseen North Korea
- Guardian Unlimited - Special Report: North and South Korea
- Happy Birthday, North Korea - detailed account of travel to 3 sanctioned areas
- Korean Tourist Map
- NKzone blog about North Korea news
- North Korea Resources - background news and analysis of North Korea
- Open Directory Project - North Korea directory category
- Pyongyang Metro System Unofficial Web Site - 1
- Tours / Du lịch page of North Korea, with links to other North Korea related sites
- Trading Ideals for Sustenance Second part of Los Angeles Times expose on changing North Korean life (4 tháng 7 năm 2005)
- US Library of Congress - Country Studies: North Korea - data vào tháng 6 năm 1993
- Congressional Research Service (CRS) Reports regarding North Korea
- Children of a Secret State: Nhân quyền of children in North Korea (Discovery Channel)
- North Korea: A Reporter's Notebook — Luis Ramirez (Voice of America)
- Seoul Train PBS documentary on North Korean refugees, filmed in 2003 (Incite Productions)
- Pyongyang Square
Các trang web chỉ trích CHDCND Triều Tiên
- The Korea Liberator - Blog tập trung vào các điều kiện nhân quyền tại Bắc Triều Tiên
- Another Korea - Những câu chuyện về Bắc Triều Tiên
- Soon Ok Lee project - website kêu gọi sự đoàn kết của Thiên chúa giáo với những người tị nạn Bắc Triều Tiên.
- Daily NK - Báo điện tử về các vấn đề thường nhật tại Bắc Triều Tiên
- ChosunJournal - website tập trung vào nhân quyền tại Bắc Triều Tiên
- Liên minh của công dân cho Nhân quyền tại Bắc Triều Tiên - Những lời chứng của người tị nạn
Các tài liệu về CHDCND Triều Tiên
- Seoul Train Phim tài liệu về những người Bắc Triều Tiên tìm cách trốn chạy qua Trung Quốc 2004
- The Hermit Kingdom Dan Rather 60 Minutes 02/06
- "Trẻ em của Đất nước bí mật"
- "a state of mind" Một phim tài liệu của BBC về hai vận động viên thể dục trẻ Bắc Triều Tiên tập luyện cho mass games.
|
Tajikistan
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Ҷумҳурии Тоҷикистон | |||||
---|---|---|---|---|---|
|
|||||
Quốc ca | |||||
Surudi milli | |||||
Hành chính | |||||
Chính phủ | Cộng hòa | ||||
Tổng thống Thủ tướng |
Emomali Rahmon Oqil Oqilov |
||||
Ngôn ngữ chính thức | tiếng Tajik | ||||
Thủ đô | Dushanbe |
||||
Thành phố lớn nhất | Dushanbe | ||||
Địa lý | |||||
Diện tích | 143.100 km² (hạng 92) | ||||
Diện tích nước | 0,3% % | ||||
Múi giờ | UTC+5 | ||||
Lịch sử | |||||
9 tháng 9 năm 1991 | Tuyên bố | ||||
25 tháng 12năm 1991 | Hoàn toàn độc lập | ||||
Dân cư | |||||
Dân số ước lượng (2006) | 7.320.815 người (hạng 100) | ||||
Dân số (2003) | 7.011.556 người | ||||
Mật độ | 51 người/km² (hạng 120) | ||||
Kinh tế | |||||
GDP (PPP) (2005) | Tổng số: 8.826 tỷ đô la Mỹ | ||||
HDI (2003) | 0,652 trung bình (hạng 122) | ||||
Đơn vị tiền tệ | Somoni (TJS ) |
||||
Thông tin khác | |||||
Tên miền Internet | .tj |
Thủ đô của Tajikistan là Dushanbe (Душанбе), đây cũng là thành phố lớn nhất với dân số khoảng 562 nghìn (theo thống kê năm 2000).
Mục lục
Từ nguyên
Tajikistan có nghĩa "Vùng đất của người Tajik" trong tiếng Ba Tư. Một số người tin rằng cái tên Tajik là chỉ một khu vực địa lý của vương quốc (Taj) thuộc Pamir Knot, nhưng đây chỉ là một truyền thuyết dân gian. Từ "Tajik" đã được sử dụng để phân biệt người Iran với người Turk tại Trung Á, bắt đầu ngay từ thế kỷ thứ 10. Có lẽ nó bắt nguồn từ "Taji," một trong những họ của những kẻ xâm lược Ả Rập-Hồi giáo trong thời kỳ cải đạo sang Đạo Hồi của Trung Á và sự sáp nhập nó vào vương quốc Hồi giáo. Chữ k thêm vào cuối cùng có thể cho mục đích hài âm trong câu cố định "Turk-o Tajik" ("Người Turk và Người Tajik") mà trong lịch sử ngôn ngữ Ba Tư được coi là có tính thể hiện thành ngữ tương đương "tất cả mọi người".Theo một số nguồn, cái tên Tajik (cũng được đánh vần là Tadjik, Tajik) chỉ một nhóm người được cho là một trong những hậu duệ trực tiếp và thuần chủng nhất của người Aryan cổ. Đất nước của họ được gọi là Aryana Vajeh và cái tên "Taa-jyaan" nguồn gốc của từ Tajik đã được đề cập trong The Avesta. Gathas của Zoroaster cũng hướng tới khán giả Aryan và có nhiều dẫn chứng đề cập tới cộng đồng này tại "ngôi nhà" của người Aryan.
Tajikistan thường được viết thành Tadjikistan hay Tadzhikistan trong tiếng Anh. Cách dịch thành Tadjikistan hay Tadzhikistan là từ tiếng Nga Таджикистан. (Trong tiếng Nga không có chữ j đơn để thể hiện âm vị /ʤ/ và дж, hay dzh, được dùng thay thế.) Tadzhikistan là kiểu đánh vần thường gặp nhất và được sử dụng rộng rãi trong tiếng Anh cũng xuất phát từ tiếng Nga. Tadjikistan là cách đánh vần trong tiếng Pháp cũng thỉnh thoảng xuất hiện trong các văn bản ngôn ngữ tiếng Anh. Trong ký tự Perso-Arabic, "Tajikistan" được viết là تاجیکستان.
Hiện có sự tranh cãi về thuật ngữ chính xác được sử dụng để xác định người dân Tajikistan. Từ Tajik từng là thuật ngữ được dùng từ lâu để miêu tả người dân Tajikistan và đã xuất hiện rộng rãi trong văn học. Nhưng nền chính trị kiểu sắc tộc tại Trung Á đã khiến Tajik trở thành một từ gây tranh cãi, bởi nó ngụ ý rằng Tajikistan chỉ là quốc gia của người Tajik chứ không phải của các sắc tộc Uzbek, Nga, vân vân. Tương tự, sắc tộc Tajik sống tại các quốc gia khác, như Trung Quốc, cũng khiến thuật ngữ này trở thành mơ hồ. Ngoài ra, người Pamiri tại Gorno-Badakhshan cũng đang tìm cách tạo lập một cộng đồng sắc tộc có đặc điểm khác biệt với người Tajik. Hiện có sự đồng thuận ngày càng tăng rằng người Tajikistan (Tajikistani), không phải là một sắc tộc riêng biệt và gồm cả sắc tộc Tajik cũng như phi Tajik, là thuật ngữ chính xác nhất để gọi người dân nước này[cần dẫn nguồn]. Thuật ngữ tajik đã từng được sử dụng rộng rãi như từ đồng nghĩa của "người Ba Tư" và "người Iran" cho tới tận đầu thế kỷ 21.[cần dẫn nguồn]
Lịch sử
Buổi đầu
Sự hiện diện của người Nga
Tajikistan thời Xô viết
Độc lập
Chính trị
- Xem thêm: Nhân quyền Tajikistan
"Những nhà quan sát có thời gian nghiên cứu Tajikistan lâu dài thường cho rằng quốc gia này có tình trạng đối nghịch sâu sắc và khó tiến hành cải cách, một đặc điểm chính trị tiêu cực là dấu vết của cuộc nội chiến phá hủy đất nước," Ilan Greenberg đã viết trong một bài báo trên tờ The New York Times ngay trước cuộc bầu cử tổng thống tháng 11 năm 2006 tại nước này[1].
Tajikistan chính thức là một nhà nước cộng hoà, và tổ chức các cuộc bầu cử Tổng thống và Nghị viện. Cuộc bầu cử gần đây nhất diễn ra năm 2005, và giống như tất cả các cuộc bầu cử trước đó, những nhà quan sát nước ngoài tin rằng có tình trạng gian dối, khiến các đảng chính trị đối lập lên tiếng phản đổi rằng Tổng thống Emomali Rahmon đã thao túng cuộc bầu cử.
Cuộc bầu cử ngày 6 tháng 11 năm 2006 đã bị các đảng chính trị đối lập "chính" tẩy chay, gồm cả Đảng Phục hưng Hồi giáo với 23.000 thành viên. Bốn đảng phản đối khác "all but endorsed the incumbent", Rakhmon[1]. Sau cuộc bầu cử Tổng thống tháng 11 năm 2006, đa số người dân tinh rằng Rahmon đã tìm cách để ít nhất nắm quyền thêm hai nhiệm kỳ nữa, cho phép ông tại vị đến tận năm 2020. [cần dẫn nguồn]
Tới ngày nay Tajikistan là một trong số ít quốc gia tại Trung Á có phe đối lập hoạt động mạnh trong chính phủ. Tại Nghị viện, các nhóm đối lập thường xung đột với đảng cầm quyền, nhưng điều này không gây ra tình trạng bất ổn lớn.
Phân chia hành chính
Phân chia | ISO 3166-2 | Thủ phủ | Diện tích (km vuông) | Dân số (2000) | Key |
---|---|---|---|---|---|
Sughd | TJ-SU | Khujand | 26.100 | 1.870.000 | 1 |
Vùng Lệ thuộc Cộng hoà | TJ-RR | Dushanbe | 28.400 | 1.338.000 | 2 |
Khatlon | TJ-KT | Qurghonteppa | 24.600 | 2.150.000 | 3 |
Gorno-Badakhshan | TJ-BG | Khorugh | 63.700 | 206.000 | 4 |
Địa lý
Sông Amu Darya và Panj là biên giới với Afghanistan, và các dãy núi của Tajikistan là nguồn chính của các dòng sông đổ vào Biển Aral
Khoảng 1% diện tích lãnh thổ là các hồ:
Núi | Độ cao | Vị trí | ||
Đỉnh độc lập | 7.174 m | 23.537 ft | Biên giới phía bắc trong Dãy Xuyên Alay | |
Đèo Kyzylart | 4.280 m | 14.042 ft | Biên giới phía bắc trong Dãy Xuyên Alay | |
Đỉnh Ismoil Somoni Peak (cao nhất) | 7.495 m | 24.590 ft | North of the Tỉnh tự trị Gorno-Badakhshan | |
Đỉnh Avicenna | 6.974 m | 22.881 ft | phía bắc Đỉnh Ismoil Somoni | |
Đỉnh Korzhenievski | 7.105 m | 23.310 ft | Tỉnh tự trị Gorno-Badakhshan | |
Qatorkuhi Akademiyai Fanho | 6.785 m | 22.260 ft | Tỉnh tự trị Gorno-Badakhshan | |
Đỉnh Concord | 5.469 m | 17.943 ft | Biên giới phía nam trong chỏm bắc của Dãy Karakoram | |
Qullai Karl Marks | 6.726 m | 22.067 ft | Biên giới phía nam trong chỏm bắc của Dãy Karakoram | |
Qullai Mayakovskiy | 6.096 m | 20.000 ft | Dọc biên giới với Afghanistan. |
Kinh tế
Một cây cầu mới giữa Afghanistan và Tajikistan đang được xây dựng sẽ giúp nước này có đường tiếp cận với những con đường thương mại với Nam Á. Tuyến đường này cũng giúp làm giảm giá nhiều loại hàng nhập khẩu, và khiến người dân Tajikistan dễ dàng hơn trong việc di chuyển tới các quốc gia Nam Á lân cận bằng đường bộ. Trước kia, chưa hề có một cây cầu nào giữa hai nước. Cây cầu này do Hoa Kỳ xây dựng[3].
Buôn lậu thuốc phiện
Buôn lậu thuốc phiện là một nguồn thu nhập chính tại Tajikistan[4] bởi nước này là điểm dừng chân quan trọng của ma tuý Afghanistan trên con đường tới Nga, và ở mức độ thấp hơn, là các thị trường Tây Âu; một số loài cây anh túc cũng đang được trồng trong phục vụ cho nhu cầu trong nước. Tajikistan đứng thứ ba thế giới về số lượng heroin và thuốc phiện nguyên liệu tịch thu được[5]. Số tiền có được từ buôn lậu thuốc phiện đang làm băng hoại chính phủ quốc gia; theo một số chuyên gia những nhân vật quan trọng ở cả hai bên giới tuyến trong cuộc nội chiến và đang giữ những chức vụ quan trọng trong chính phủ sau thỏa thuận ngừng bắn hiện đều liên quan tới hoạt động buôn bán thuốc phiện[4].Nhân khẩu
Bộ Lao động và An sinh xã hội Tajik thông báo rằng có 104.272 người tàn tật tại Tajikistan (2000). Nhóm người này bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi tình trạng nghèo đói tại Tajikistan. Chính phủ Tajik và Ngân hàng Thế giới đang xem xét các chương trình hỗ trợ cho nhóm người này[6].
Văn hoá
Người Yaghnobi sống tại các khu vực núi non phía bắc Tajikistan. Con số người Yagnobians hiện ước tính khoảng 250.000 người. Những cuộc di cư cưỡng bách đã làm suy giảm số dân Yaghnobi. Họ nói tiếng Yaghnobi, có nguồn gốc từ ngôn ngữ Sogdian.
Tôn giáo
Hồi giáo Sunni đã được cộng nhận là tôn giáo chính thức bởi chính phủ từ năm 2009.[7] Tajikistan coi mình là một nhà nước thế tục với một Hiến pháp quy định quyền tự do tôn giáo. Chính phủ đã tuyên bố hai ngày lễ Hồi giáo, Eid al-Adha và Idi Qurbon, như ngày lễ nhà nước. Theo một báo cáo được Bộ Ngoại giao Mỹ phát hành năm 2009, 98% dân số theo Hồi giáo, (khoảng 95% người Hồi giáo Sunni và Shia 3%).[8] 2% còn lại của dân số là tín đồ của Chính Thống giáo Nga, Tin Lành, Công giáo, Phật giáo và Hỏa giáo.Xem thêm
- Liên đoàn Trung Á
- Viễn thông Tajikistan
- Quan hệ nước ngoài Tajikistan
- Ittihodi Scouthoi Tojikiston
- Quân đội Tajikistan
- Vận tải Tajikistan
- Danh sách thành phố Tajikistan
- Nông nghiệp Tajikistan
- Hội đạo Do Thái Dushanbe
Tham khảo và cước chú
- ^ Lỗi chú thích: Thẻ
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có têngreenberg
- ^ “BBC's Guide to Central Asia”. BBC News. Truy cập ngày 1 tháng 11 năm 2006.
- ^ US Army Corps of Engineer, Afghanistan-Tajikistan Bridge
- ^ a ă Silk Road Studies, COUNTRY FACTSHEETS, EURASIAN NARCOTICS: TAJIKISTAN 2004
- ^ CIA World Factbook. Tajikistan, transnational issues
- ^ “Tajikistan - Poverty Reduction Strategy Paper (PRSP) and joint assessment”. World Bank. Truy cập ngày 1 tháng 11 năm 2006.
- ^ [1][[]][liên kết hỏng]
- ^ http://www.state.gov/r/pa/ei/bgn/5775.htm
Đọc thêm
- Historical Dictionary of Tajikistan by Kamoludin Abdullaev and Shahram Akbarzadeh
- Land Beyond the River: The Untold Story of Central Asia by Monica Whitlock
- Tajikistan: Disintegration or Reconciliation by Shirin Akiner
- Tajikistan: The Trials of Independence by Shirin Akiner, Mohammad-Reza Djalili and Frederic Grare
Liên kết ngoài
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Tajikistan |
Tìm thêm về Tajikistan tại những đồng dự án của Wikipedia: | |
Từ điển ở Wiktionary | |
Sách ở Wikibooks | |
Cẩm nang du lịch ở Wikivoyage | |
Hồ sơ ở Wikiquote | |
Văn kiện ở Wikisource | |
Hình ảnh và phương tiện ở Commons | |
Tin tức ở Wikinews | |
Tài liệu giáo dục ở Wikiversity |
- BBC Country Profiles: Tajikistan
- CIA World Factbook - Tajikistan
- Open Directory Project - Tajikistan
- Khovar Tajikistan news agency.
- Tajik Development Gateway
- Tajikistan Travel Guide
- neweurasia Tajikistan blog
- United Friends - Tajikistan Tourist information and photographs
Thành viên và quan sát viên của Tổ chức Hội nghị Hồi giáo (OIC) |
---|
|
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và phương tiện truyền tải về Tajikistan |
Thể loại:
Trận rừng Teutoburg (tiếng Đức: Schlacht im Wald Teutoburger, Hermannsschlacht hoặc Varusschlacht), còn gọi là Trận Kalkriese,[9] đã diễn ra vào năm 9, khi một liên minh các bộ lạc người German dưới sự chỉ huy của tù trưởng Arminius (tiếng Đức: Armin) (còn được gọi là: "Hermann"), con trai của Segimerus (tiếng Đức: Segimer hoặc Sigimer) của bộ tộc Kerusk, phục kích và đại phá 3 Binh đoàn Lê dương La Mã. Với chiến công hiển hách ấy, Arminius, thanh thế lừng lẫy[10] được nhân dân Đức về sau coi là vị anh hùng dân tộc vĩ đại của mình.[11] Thất bại toàn diện này cũng là một đòn giáng sấm sét vào kế hoạch chinh phạt miền Đại Germania của Hoàng đế Augustus. Đồng thời, người La Mã không bao giờ dám nghĩ đến chuyện thôn tính miền đất này nữa. Do đó, đây được xem là một trận chiến có tầm vóc vĩ đại trong lịch sử châu Âu: chiến thắng vẻ vang của quân German đã xác lập biên giới ở sông Rhine. Và, đại thắng này cũng đánh dấu mốc hình thành lịch sử
dân tộc Đức. Chiến thắng này được xem là một biểu hiện cho tinh thần
yêu tự do và căm ghét kẻ xâm lăng của người tộc German, cũng như là tài
mưu lược của Arminius, ông biết dựa vào địa hình thuận lợi để giáng đòn
nặng nề về tinh thần vào Đế quốc La Mã.[7][12] Không những là một thắng lợi quyết định mà trận rừng Teutoburg còn mang bản chất là trận đánh "một chiều", với cái giá là hàng chục vạn chiến binh La Mã.[13] Không chỉ được xem là thất bại nặng nề nhất của các chiến binh La Mã kể từ sau trận Carrhae hồi năm 53 trước Công Nguyên,[14] đây là thất bại quan trọng của La Mã thời Augustus, và cũng là lần đầu tiên họ bị thua một "man tộc" trong một trận đánh lớn.[15][16]
Trước sức tiến công của người German và thời tiết xấu cũng với địa hình thiếu thuận lợi, quân La Mã không thể nào chống trả. Quân German giành thế thượng phong và giữa lúc trời còn đổ mưa thì còn có thêm viện binh. Toàn bộ ba Binh đoàn Lê dương La Mã đều bị tiêu diệt, vả không bao giờ được khôi phục lại sau đó.[17][18] Quân La Mã chỉ có thể bị thảm sát chứ không thể nào áp dụng được kế sách của mình ở địa hình hiểm trở, và hai trong ngày sau đó quân dân German tiếp tục quét sạch tàn binh đối phương.[18][19] Bị tan tác, quân La Mã chỉ còn có một vài người lính là trốn thoát được ra khỏi trận địa và lan tin tức về thất bại kinh hoàng nhất của người La Mã trong ký ức sống.[1][19] Chỉ huy quân La Mã trong trận đánh này là Khâm sai Publius Quinctilius Varus đã tự sát do lo sợ bị quân German bắt sống.[17] Sau thảm họa Teutoburg, nhiều tù binh La Mã bị người German mang đi cúng tế chư thần[1]. Một số viên tướng La Mã cũng noi theo Varus mà kết liễu mạng sống của mình.[17] Mặc dù Arminius không tiếp nối trận đánh này bằng một đợt tấn công vào Đế quốc La Mã do mâu thuẫn nội bộ xảy ra giữa các bộ lạc German cổ đại,[18] nhưng thắng lợi của ông đã tận diệt Đạo quân Hạ Germania của La Mã, quét sạch ngoại bang ra khỏi lãnh thổ.[14][20] Thất bại bất ngờ này đã khiến cho Augustus vô vàn đau khổ[15] và không bao giờ dám cất quân đi đánh miền Germania nữa, kết liễu quá trình Bắc tiến của người La Mã trong khi bầu không khí hoảng hốt lan khắp thủ đô Roma.[1][3][18] Cũng do trận rừng Teutoburg mà ông trở nên mất tin tưởng vào người German trong đế quốc,[18] và trận rừng Teutoburg ám ảnh ông đến cả khi lâm chung.[14] Một hệ quả của thất bại quyết định đó là sau này, người La Mã luôn bám sát theo chính sách bảo vệ biên thùy sông Rhine.[7]
Sự áp dụng hiến thuật "đánh, chạy rồi lại đánh" của người German cổ trong trận đánh này đã gây thiệt hại lớn cho quân La Mã[18]. Sử cũ La Mã dù coi ông là kẻ "phản nghịch" với chính quyền La Mã[14], nhưng cũng phải ca ngợi người thắng trận rừng Teutoburg là vị anh hùng giải phóng của man tộc German cổ đại,[14] và quả thật đại thắng của ông đã làm thay đổi cả lịch sử nhân loại[10]. Đại thắng của ông tại rừng Teutoburg cũng có thể là khởi nguồn của truyền thống quân sự Đức, và cũng chứng tỏ rằng ông là người Đức đầu tiên đánh đuổi quân xâm lăng trong lịch sử nước này.[2][21] Sau khi đập tan quân La Mã, ông cũng thu hồi mọi pháo đài, đồn bót và thành phố mà người La Mã lập ra ở mạn Đông sông Rhine.[15] Do thắng lợi to lớn này bảo vệ các giá trị cổ truyền của người Teuton, nó mang ý nghĩa quan trọng đến sự hình thành dân tộc Đức.[22] Sau này, chiến thắng quyết định của Arminius tại rừng Teutoburg có ảnh hưởng sâu đậm đến chủ nghĩa dân tộc Đức, được biết bao văn nghệ sĩ dân tộc ca tụng, và chính quyền Đức Quốc Xã cũng nêu gương ông và chiến thắng rừng Teutoburg như một biểu tượng của sức mạnh dân tộc Đức trong quá trình kháng chiến chống ngoại xâm.[18][23][24]
Trong năm 4, Tiberius tiến quân vào Germania và chinh phục người Cananefate ở miền Hạ Germania, người Kat gần thượng nguồn sông Weser, và dân Brukter ở phía nam của rừng Teutoburg. Sau đó, Tiberius xua quân vượt qua Weser. Tuy nhiên, trong năm 6 một cuộc nổi dậy lớn nổ ra trong tỉnh Illyricum (sau này được chia thành Pannonia và Dalmatia). Nó được biết tới trong lịch sử bở cái tên Batonianum Bellum và được lãnh đạo bởi Bato người Daesitiate,[31] Bato người Breucia,[32] Pinnes của Pannonia,[33]. Cuộc khởi nghĩa này kéo dài gần 4 năm trời và Tiberius đã buộc phải ngừng chiến dịch của ông chống lại Marbod, công nhận ông ta là vua [34] và phái tám quân đoàn của mình (VIII Augusta, XV Apollinaris, XX Valeria Victrix, XXI Rapax, XIII Gemina, XIV Gemina, XVI Gallica và một đơn vị chưa được biết [35]) tới vùng Balkan.
Gần một nửa trong số tất cả các quân đoàn La Mã đã được tập hợp lại để đàn áp cuộc khởi nghĩa này - với nguyên nhân của khởi nghĩa là sự bất mãn của người dân trước sự bỏ bê, thiếu lương thực chủ yếu (kể từ 22 trước Công Nguyên, sau một cuộc khủng hoảng chính trị vào năm 23 trước Công Nguyên[36] và bạo loạn trong năm 22, 21 và 19 trước Công nguyên,[37] đã kết thúc sau năm 8[38]), thuế má nặng nề và hành động tàn ác của những nhân viên thu thuế. Chiến dịch này, dẫn đầu bởi Tiberius và quan coi quốc khố kiêm Khâm sai Germanicus dưới thời hoàng đế Augustus, là một trong những cuộc chiến khó khăn nhất và quan trọng nhất đối với đế chế La Mã. Trong thời gian bắt đầu của cuộc khởi nghĩa ở phần phía nam của Illyricum, Varius giữ chức Thái thú[39], hay nói cách khác làKhâm sai quyền Pháp quan của Hoàng đế (Legatus Augusti pro praetore) và chỉ có sẵn ba quân đoàn.
Có nhẽ Varus được bổ nhiệm do ông là chồng của cháu gái Augustus. Augustus tưởng lầm rằng Germania đã bị dẹp yên, do đó ông giao cho Varus bắt đầu thực hiện quá trình La Mã hóa.[40] Varus đã áp đặt sự thống trị khắt khe và mục nát tại Germania. Ông thu phục dân German bằng những chính sách như tịch thu lương thực mùa đông của họ giết cả một làng nếu dân làng không thần phục La Mã[9]. Người dân các tỉnh khiếp sợ trước những hành động của Varus, tuy nhiên ông ta có được sự tôn trọng lớn của Viện nguyên lão La Mã. Ông có lẽ là yếu nhân đứng thứ tư vào thời của mình sau Augustus, Tiberius và Germanicus. Trên sông Rhine (có thể là trại castra Vetera gần Xanten hoặc castra Novaesium gần Neuss), ông là chỉ huy của quân đoàn XVII, XVIII (có thể XIIX [41]) và XIX (XVIIII [41]), trước đó chỉ huy bởi tướng Gaius Sentius Saturninus, người đã được triệu hồi về kinh thành Roma và đã được ban thưởng bằng một cuộc diễu binh chiến thắng (triumphalia ornamenta) [42] 2 quân đoàn khác ở khu trú đông của quân đội tại castrum Moguntiacum [43] (I Germanica, Legio V Alaudae) được chỉ huy bởi cháu của Varus, chấp chính quan thứ hai Lucius Nonius Asprenas[35].
Đối thủ của Varus, Arminius, đã bị giao nộp cho người La Mã cùng với em trai của ông là Flavus "tóc vàng",[44][45] như là cống phẩm của cha ông, người thủ lĩnh của dòng họ quý tộc cao quý nhất trong bộ lạc Kerusk, Segimerus[46] "Người chinh phục",[47] nộp cho quân La Mã sau khi bộ tộc này bị Drusus khuất phục trong các cuộc chiến vào năm 11-9 trước Công nguyên. Arminius đã sống ở thành La Mã như một con tin trong thời trai trẻ của mình, nơi ông đã nhận được một nền giáo dục quân sự và thậm chí được đứng vào hàng ngũ Kị sĩ của Đế quốc La Mã.
Tuy nhiên, dân chúng German rất căm ghét ách đô hộ của người La Mã trên vùng đất của họ.[40] Trong khi Arminius đang sống ở La Mã thì cha ông, Segimerus đã bị các tù trưởng German khác quy kết là một kẻ hèn nhát bởi vì ông ta đã quỳ gối trước luật lệ La Mã - một tội ác bị trừng phạt bởi cái chết theo quy định của luật lệ German. Từ năm 11 trước Công nguyên tới năm 4 sự thù địch và nghi ngờ giữa các bộ lạc German càng sâu sắc thêm. Thương mại và chính trị giữa các tù trưởng German xấu đi. Theo nhà ngôn ngữ học người Đức, Maximilian IHM (1863-1909), Tacitus viết rằng người Kat đã tỏ thái độ thù địch và xua quân chinh phục dân Kerusk tuy nhiên việc này nhưng đã bị "dẹp yên" vào khoảng giữa năm 4 và 6[48] Theo Encyclopædia Britannica, người Kerusk đã bị dân Kat đánh bại nhưng điều này cũng không có ngày tháng ghi lại[49] Sử gia-chiến binh đương thời[50] Velleius Paterculus ghi lại rằng trong những năm 1-4 có tình trạng bất ổn trong miền Germania (immensum bellum, chiến tranh lan rộng).[51]
Sau khi trở về từ Roma, Arminius đã trở thành một quân sư tin cậy cho Varus[52]. Tuy nhiên, trong bí mật, ông đã thành lập một liên minh của các bộ lạc Đức vốn là kẻ thù truyền thống (Kerusk,[25] Mars,[25] Kat,[25] Brukter,[25] Chauk, Sigambr và tàn dư còn lại của dân Sueb, những người đã bị đánh bại bởi Caesar trong trận Vosges), tuy nhiên sự đoàn kết chỉ tồn tại vì tất cả đều căm giận sự xấc xược và những hành động tàn bạo của Varus.
Trong khi Varus trên đường từ nơi đóng quân mùa hè của ông ta ở một nơi nào đó phía tây của sông Weser đến trụ sở trú ở đông gần sông Rhine, ông ta đã nghe được tin về một cuộc khởi nghĩa địa phương, mà được bịa đặt bởi Arminius.[29]
Varus quyết định dập tắt cuộc nổi dậy này ngay lập tức và phải đi đường vòng qua vùng lãnh thổ không quen thuộc với những người La Mã. Arminius, đi cùng với Varus, có thể hướng dẫn ông ta đi theo một tuyến đường mà sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho một cuộc phục kích[29]. Một nhà quý tộc người Kerusk thân La Mã, Segestes, anh của Segimerus, cha vợ của Arminius,[9][47][53] và là người phản đối cuộc hôn nhân này, đã cảnh báo Varus vào đêm trước khi quân La Mã khởi hành, tố cáo thậm chí gợi ý rằng Varus nên bắt lấy Arminius cùng với một số tù trưởng German khác mà ông xác định là những người bí mật tham gia vào việc lên kế hoạch khởi nghĩa. Nhưng cảnh báo của ông ta bị bác bỏ vì được coi như là kết quả của một mối thù cá nhân. Arminius sau đó rời đi với cái cớ tập hợp các lực lượng German để hỗ trợ cho chiến dịch của người La Mã, nhưng thay vào đó ông lãnh đạo đội quân của mình, những người phải chờ đợi trong vùng lân cận, tấn công và đè bẹp[3] các đơn vị đồn trú La Mã xung quanh.
Việc bố trận của Arminius cũng dựa một phần vào sự xem thường người German của Varus.[9] Nghiên cứu khảo cổ học gần đây tìm thấy nơi chiến địa Teutoburg trên đồi Kalkriese ở Hạt Osnabrück, Hạ Sachsen.[25] Dựa theo sử cũ La Mã, chắc hẳn khi ấy quân La Mã đã tiến về phía Tây-Bắc từ khu vực mà ngày nay là thành phố Detmold, nằm ngang qua phía Đông Osnabrück; chắc chắn họ đã hạ trại tại khu vực này trước khi bị tấn công.
Đạo quân này đã bị kéo ra quá dài một cách đáng lo ngại- dự toán được rằng nó đã vượt qua 15 km (9,3 dặm), và có thể dài 20 km (12 dặm)[52] sau đó nó đột nhiên bị tấn công bởi các chiến binh German được trang bị với những thanh kiếm linh hoạt, những ngọn giáo lớn và những ngọn giáo lưỡi ngắn gọi là fremae. Quân German bao vây toàn bộ quân đội La Mã và phóng một trận mưa lao xuống những đội hình đang chầm chậm tiến bước của địch thủ[17][54] Theo sử gia La Mã là Cassius Dio và các sử liệu đương thời khác, quân La Mã thực sự vô vọng.[9] Arminius, người đã lớn lên ở Roma như một công dân La Mã và trở thành một người lính La Mã, vốn hiểu chiến thuật La Mã rất rõ và có thể chỉ đạo đội quân của mình chống lại người La Mã một cách hiệu quả, bằng cách sử dụng một lượng lớn các chiến binh địa phương để đối phó với các quân đoàn La Mã bị phân tán. Người La Mã đã cố gắng để thiết lập một trại phòng thủ vào ban đêm. Sáng hôm sau họ đã phá vây và trốn thoát về khu vực đất hoang phía bắc đồi Wiehen, gần thị trấn Ostercappeln ngày nay. Cuộc phá vây đã khiến họ chịu tổn thất nặng nề (trong đó có cả tổn hại do chính họ gây cho lẫn nhau do không thể phân biệt phe mình với đối phương), cốt để có thể tiến hành một nỗ lực khác nữa nhằm rút lui bằng cách hành quân xuyên qua một khu rừng khác, với những cơn mưa xối xả vẫn đang tiếp tục. Mưa ngăn cản họ không thể sử dụng cung tên bởi vì các dây gân trở nên chùng khi ướt, và làm cho họ hầu như không có khả năng tự vệ vì những chiếc khiên của họ cũng trở nên úng nước. Họ không thể nào tiến thoái và chỉ còn hy vọng sẽ nhanh chóng đến được pháo đài gần đó[3][17]. Theo Tacitus, sấm chớp và mưa lớn gây cho quân La Mã khiếp sợ, họ xem đây là điềm báo về sự ác cảm của Jupiter đối với họ. Trong khi đó, người German thì ngược lại: họ xem mưa gió là điềm lành của thần Sấm Thor.[9]
Trong buổi tối ở bãi đất cao, người La Mã khó thể nào giữ được nề nếp, và họ thậm chí họ còn phải đốt hoặc vứt bỏ các xe goòng và trang thiết bị của mình.[17] Họ đã tiến hành một cuộc hành quân ban đêm để có thể thoát ra, nhưng họ lại rơi vào cái bẫy khác mà Arminius đã sắp đặt, tại chân của đồi Kalkriese (gần Osnabrück). Ở đó có một dải đất trống phủ đầy cát mà trên đó người La Mã có thể hành quân một cách dễ dàng lại bị siết chặt lại bởi ngọn đồi, vì vậy mà chỉ có một khoảng cách khoảng 100 m giữa khu rừng và vùng đất lầy lội ở rìa của Đại Đầm Lầy. Hơn nữa, con đường đã bị chặn bởi một hào rãnh, và hướng về phía khu rừng, một bức tường đất đã được xây dựng dọc theo lề đường, cho phép các bộ lạc Đức tấn công người La Mã từ những lùm cây. Người La Mã đã thực hiện một nỗ lực tuyệt vọng để đánh chiếm bức tường lũy này, nhưng họ không thành công, và viên sĩ quan cao cấp nhất, bên cạnh Varus, Legatus Numonius Vala, đã đào ngũ bằng cách cưỡi ngựa bỏ trốn, tuy nhiên, ông cũng đã bị các kỵ binh German bắt kịp và giết chết, theo Velleius Paterculus. Vốn đã được tăng viện,[17] các chiến binh German sau đó đã tấn công ào ạt vào trận địa và tàn sát tàn quân La Mã. Xem như mọi thứ đều đã mất, Varus tuyệt vọng và ngã xuống lưỡi gươm của mình để tự sát[40].[50][52] Velleius ghi lại rằng một viên chỉ huy La Mã là Praefectus Ceionius đã đầu hàng một cách đáng hổ thẹn và sau đó cũng tự sát,[55] trong khi viên Praefectus đồng cấp của ông ta, Eggius, đã anh dũng trận vong khi dẫn dắt tàn quân của mình.
Chắc chắn là khoảng từ 15 nghìn đến 2 vạn chiến binh La Mã tử vong; người ta nói rằng không chỉ Varus, mà nhiều Sĩ quan của ông cũng ngã xuống lưỡi gươm của mình để tự vẫn theo một tập quán được xác nhận.[52]Tacitus đã viết rằng nhiều sĩ quan cũng đã bị dân German đem tế thần như là một phần của nghi lễ tôn giáo bản địa của họ, và bị đem nấu chín trong những cái nồi đầy và xương của họ được sử dụng cho các nghi lễ [56] Tuy nhiên, những người khác đã được thả sau khi nộp tiền chuộc, và một số binh sĩ dường như đã bị bắt làm nô lệ. Khoảng 1 nghìn chiến binh La Mã đã trốn thoát trong đêm và mang tin dữ về thành Roma[9].
Mọi tư liệu La Mã đều nhấn mạnh sự toàn diện của thất bại ở rừng Teutoburg. Tại Kalkriese, người ta khai quật được 6 nghìn mảnh binh khí La Mã (thường là rời rạc), nhưng chỉ có một mẩu duy nhất — bộ phần của một cái đinh thúc ngựa — chắc chắn là của quân German, xem chừng điều này chứng tỏ thiệt hại nhỏ nhoi của quân German. Tuy nhiên cũng phải nói rằng các chiến binh German thắng lợi hẳn là đã dời thi hài tử sĩ của họ đi, và phong tục chôn cất tử sĩ cùng đinh thúc ngựa trên trận tiền của họ chắc hẳn là cũng góp phần cho sự thiếu thốn di vật của người German. Thêm nữa, vài ngàn lính German là những dân quân đào ngũ mặc binh giáp La Mã (do đó chắc hẳn chúng được cho là "của La Mã" trong các cuộc khai quật), và thực tế các bộ lạc German vận những thứ ít kim loại và dễ hỏng hơn.
Sau chiến thắng Teutoburg, quân German tiến hành "dọn dẹp" hoàn toàn mọi pháo đài, đồn binh và thành phố — chí ít có hai cái — mạn Đông sông Rhine; hai Binh đoàn Lê dương La Mã còn sót lại do cháu của Varus là Lucius Nonius Asprenas chỉ huy đã quyết tâm chống giữ con sông này. Một pháo đài (hoặc có thể là thành phố) - Aliso - đã cầm chân các bộ tộc German trong nhiều tuần, hoặc có thể là vài tháng, trước khi đồn binh ở đây bao gồm những người sống sót trong trận rừng Teutoburg dưới quyền Lucius Caedicius đã thoát hiểm và đến được sông Rhine.
Sau thảm họa Teutoburg, Augustus cũng giải tán đội Vệ binh người German và Gallia của Hoàng đế La Mã do xem họ là những kẻ không đáng tin[17][18][58]. Ngoài ra, Suetonius kể lại rằng, La Mã thời Augustus có hai thất bại nặng nhất là của Marcus Lollius và Varus, đều là trong cuộc thôn tính miền Germania. Tuy nhiên, nếu thất bại của Lollius là một sự lăng nhục đối với La Mã, thì thảm kịch Teutoburg có hậu quả hết sức nghiêm trọng với cả ba Binh đoàn Lê dương La Mã đều tan tác và mọi tướng sĩ của họ đều bị xóa sổ[16]. Với thảm kịch này, đạo quân Hạ Germania của La Mã như thế là đã bị xóa sổ và sạch bóng khỏi lãnh thổ Germania và tham vọng của Hoàng đế Augustus đã chết trụi[14][19][20]. Ông không còn lực lượng trừ bị nào để che lấp cái lỗ hổng rõ rệt mà thảm họa Teutoburg đã gây nên[40]. Ba quân đoàn này vĩnh viễn[7] không bao giờ được xây dựng lại như các binh đoàn La Mã khác – một trường hợp đặc biệt hiếm gặp trong lịch sử quân sự La Mã, nó giống như là trường hợp của binh đoàn số 22 Deiotariana đã bị giải thể sau khi chịu thiệt hại quá nặng khi đàn áp cuộc khởi nghĩa Bar Kokba (132-136) của người Do Thái. Số binh đoàn La Mã vì thế từ 28 sụt xuống còn 25.
Sử cũ chép lại nỗi kinh hoàng bao trùm Roma sau thất bại.[3] Thảm họa Teutoburg hay nói cách khách là "thảm họa Varus"[59] - là một vụ thảm sát đúng hơn là một trận thua[19] - đã chấm dứt thời kì bành trướng liên tục của La Mã trong giai đoạn trị vì của Augustus, và cũng là đỉnh cao thất bại của La Mã thời đó. Lúc bấy giờ, vị Hoàng đế già nua này cũng đã ngoài 70 tuổi.[20][60] Thực sự, sau thảm họa này ông không thể nào hồi phục và Đế chế La Mã không có cuộc binh đao lớn nào nữa cuối thời ông.[58] Như một biến động đặc biệt nguy hại cho La Mã, thảm họa Teutoburg đã nêu rõ sự yếu ớt của nền Thái bình La Mã (Pax Romana),[61] và gây nên nỗi lo của người La Mã là quân German sẽ tấn công Ý và bản thân Roma.[9] Tuy nhiên, phía La Mã không vì thế mà nhụt chí. Người con rể (và cũng là người kế vị) của ông, Tiberius, nhanh chóng xây dựng lại lực lượng nhằm bảo vệ biên cương cũng như để rửa mối hận Teutoburg. Các binh đoàn số 2 Augusta, số 20 Valeria Victrix và số 13 Gemina được điều tới vùng Rhine để thay thế cho các binh đoàn vừa bị tiêu diệt. Nhưng rồi, kết thúc của tất cả những sự kiện sau đó cho thấy quá trình Bắc tiến của người La Mã đã thực sự chấm dứt sau thảm bại Teutoburg.[18]
Đầu của Varus được tù trưởng Arminius đem tặng cho vua Marbod của người Markoman, một tộc người German hùng mạnh khác trong khu vực, nhằm thuyết phục Marbod cùng liên minh chống lại La Mã. Tuy nhiên Marbod từ chối, ông gửi đầu của Varus về La Mã để làm lễ mai táng và tiếp tục chính sách trung lập. Điều này làm Arminius không vừa lòng và hai thủ lĩnh German bùng nổ một cuộc chiến tranh sau đó.[62]
Năm 15 được đánh dấu bởi hai chiến dịch lớn và vài trận đánh nhỏ lẻ của quân La Mã, lúc này là một đạo binh từ 5 đến 7 vạn người được sự yểm hộ tích cực của hải quân. Mùa xuân năm đó, vùng đất của người Mars lại chịu cảnh tàn phá tang thương gây ra bởi một đội quân 25.000-30.000 người dưới sự chỉ huy của Legatus Caecina Severus. Trong khi đó, Germanicus cho xây đồn lũy ở núi Taunus và từ căn cứ này, ông mang 30-35.000 quân tấn công người Kat. Nhiều kẻ địch đã vượt sông bỏ chạy trốn vào các cánh rừng. Tiếp đó, Germanicus xua quân tới Mattium và đốt ngôi thành này ra tro.[68][69] Nhưng, Arminius đã nhanh chóng tập hợp quân sĩ: chú ông là Inguiomer, một tù trưởng hùng mạnh đang chiến đấu chống quân xâm lược đã về phe ông; và dân German kịch liệt chống đối cha vợ ông là Segestes - một người thân La Mã chỉ được quân của Germanicus cứu vãn khi đang bị bộ lạc của ông vây khốn.[3] Sau những thắng lợi vào mùa xuân và mùa hè năm 15, bao hàm cả việc bắt sống được vợ của Arminius là Thusnelda,[70] quân của Germanicius đã đến được nơi diễn ra trận Teutoburg ngày nào. Theo Tacitus, họ đã tìm thấy những hài cốt của các tử sĩ khi xưa, trong đó có nhiều đầu lâu của những người lính La Mã bị quân German chặt khỏi xác và đóng đinh vào cây rừng. Các tử sĩ đó sau cùng đã được những hậu sinh của mình tìm thấy và chôn cất tử tế[66], và Germanicus đã truyền lệnh cho binh sĩ sớm hoàn tất công việc này. Người La Mã chôn cất hài cốt của tử sĩ kèm theo vũ khí cho họ, và chất lên những đống xương rất cao để mà mai táng.[63] Miêu tả của Tacitus về xương trắng phơi đầy bãi đất của tử sĩ La Mã trong thảm bại Teutoburg đã gợi nên nỗi kinh hoàng của quân tướng dưới quyền Germanicus trước thảm cảnh - họ đau xót và giận dữ sáu năm sau thảm họa.[7][71] Sau đó, Germanicus truy sát Arminius vào rừng rú và cuối cùng vị tù trưởng German đã dừng chân ở một bãi đất rộng và để cho quân La Mã tấn công. Ông dần dần rút quân vào một khu rừng và tại bìa rừng - nơi che khuất nhiều tinh binh của ông - Arminius bất ngờ xuất kích đẩy quân La Mã vào hỗn loạn. Sau một trận ác chiến, ông vẫn làm chủ chiến địa và Germanius - sau khi phải vất vả phá vây[67] - rút quân về sông Rhine, sách khác nói là sông Ems.[3][63][63][66][72] Quân La Mã mệt lã vượt qua cầu Vetera với danh dự của họ chỉ không xuống thấp, trong khi việc truy kích Arminius được xem là một sai lầm của Germanicus do đã tiến quá sâu vào lãnh thổ đối phương và gần như là rơi vào đúng cái bẫy mà Varus ngày trước chịu nạn.[67] Theo Spencer Tucker, trận đánh nổ ra chính tại rừng Teutoburg.[72]
Ngoài ra, trong chiến dịch năm 15, quân La Mã do Lucius Stertinius chỉ huy cũng đã thu hồi được cờ hiệu của binh đoàn Teutoburg thứ hai từ tay tộc Brukter.[66] Vốn chỉ may mắn thoát khỏi số phận của Varus trước kia,[72] Germanicus gặp trục trặc về quân lương và ông giao cho tướng Caecina Severus tiếp tục chiến dịch Germania. Ngay sau khi quân La Mã chia rẽ, Arminius lập tức xua quân đánh Caecina. Tình hình cho thấy là Caecina có nhẽ sẽ thảm bại giống như là Varus ngày nào. Trên chiến địa ngập nước, quân German dùng cung tên có thầm bắn xa nên thắng thế, trong khi quân La Mã mặc giáp nặng nên bị rối loạn. Nhuệ khí của các Binh đoàn Lê dương La Mã bị suy sụp vì họ chỉ giết được chút ít người German trong khi tổn hại của họ thì vô kể[63]. Bản thân Caecina cũng súyt nữa bị bắt và thảm họa chỉ kết thúc do quân German quá ham muốn cướp phá và trời tối[3]. Đêm ấy, ông phải cơn ác mộng, thấy Varus đầy máu me từ trong vũng lầy hiện ra, gọi ông nhưng mà ông không nghe. Sáng hôm sau, quân La Mã bỏ chạy như ong vỡ tổ, Arminius thân chinh hạ sát con chiến mã của Caecina và cũng suýt nữa thì giết được Caecina. Sau đó, Arminius mở nhiều đợt công kích nhỏ và gặt hái thắng lợi[63]. Cuối cùng, Caecina tung một đòn giáng mạnh mẽ[63], quân German của Arminius bị tổn hại nặng nề. Arminius phải tháo chạy.[63] Nhờ đó, quân La Mã rút lui an toàn về sông Rhine.[3]
Germanicus tiếp tục xua quân vào Germania vào năm 16. Quân La Mã vượt sông Weser ở gần Minden dưới làn mưa tên đạn của người German, nhưng rồi họ cũng tiếp cận được quân của Arminius tại vùng Idistaviso. Tại đây, có nhẽ Arminius đã chứng tỏ khả năng bố trận của mình và hai đoàn quân đều chiến đấu dũng cảm, nhưng rồi địa hình bất lợi cho các chiến binh German cùng với tài cầm quân của Germanicus và kỷ luật của các tinh binh La Mã đã mang lại thắng lợi cho ông trong trận sông Weser. Quân của Arminius bị vây khốn và ông cũng bị thương nặng. Sau mọi nỗ lực để tiếp tục chiến đấu, ông phá vây và thoát chết nhờ sự mau lẹ của con ngựa của ông. Trận đánh đã kết thúc nhưng không được quyết định. Quân La Mã tiếp tục đông tiến và tấn công quân German gần vùng cao Süntel trên đồi Amelungsberg ở Oldendorf (Hessia). Germanicus giành chút lợi thế, song trận đánh kết thúc khi màn đêm buông xuống và cũng bế tắc. Mùa hè năm đó, tướng Caius Silius cùng với 33 nghìn quân tiến vào lãnh thổ người Kat. Còn tộc người Mars một lần nữa phải chịu sự trừng phạt kinh khủng của Germanicus khi ông xua quân tàn phá lãnh thổ của họ.[3][71][72][73][74]
Những cuộc giao chiến với quân German không mang lại thắng lợi mà quân La Mã mong muốn.[71] Theo Tacitus, mục tiêu chính của Germanicus đã đạt được và mùa đông cũng sắp tới, ông bèn cho lui quân về trú đông. Hải quân La Mã chịu một số tổn thất do bão táp ở Biển Bắc trên đường rút.[75] Sau đó, người La Mã vẫn tiếp tục mở một số đợt tấn công nhỏ cho đến khi Tiberius yêu cầu ngưng mọi cuộc tấn công và rút quân về tả ngạn sông Rhine. Bản thân Germanicus, không những đã mất mát rất nhiều binh lực[72][76], mà cũng gặp nhiều khó khăn do đường vận tải của quân lực ông quá dài và mùa hè thì thật là ngắn ngủi để mà chinh chiến.[63] Họ không dễ gì bù đắp cho số chiến mã thiệt hại của họ.[71] Trong khi ấy, binh lực của Arminius hãy còn dồi dào. Tuy Germanicus tin rằng chỉ cần 1 năm nữa thì ông sẽ chinh phạt đến tận sông Elbe nhưng Tiberius nghĩ khác: ông thấy rõ là cứ tiến xa về phía Đông sông Rhine cũng chẳng giành được thắng lợi đáng kể, do quân German có sức kháng cự mạnh mẽ và khả năng đáng nể là tập hợp lại và trở nên mạnh mẽ như trước thất bại.[67][71] Germanicus được Tiberius triệu hồi về kinh thành La Mã để giao nhiệm vụ mới, và nhằm tưởng thưởng cho đại công, hoàng đế sẽ tổ chức một lễ mừng chiến thắng cho ông.[77][78][79]
Những chương sau cùng của câu chuyện dài đẫm máu này được Tacitus ghi nhận trong sử cũ của ông. Vào khoảng năm 50, bộ tộc Kat lại xua quân xâm lấn và cướp phá lãnh thổ La Mã ở vùng Thượng Germania, có lẽ cụ thể là ở Hesse thuộc bờ Đông sông Rhine. Người chỉ huy quân La Mã ở đây là Publius Pomponius Secundus đã phát binh đánh trả với lực lượng gồm một binh đoàn cùng với Kỵ binh và quân trợ chiến người Vangion và Nemete. Họ tấn công người Kat từ hai hướng và đánh bại được quân xâm lăng mà không chịu tổn thất đáng kể; chiến thắng này cũng giúp người La Mã giải phóng được nhiều tù binh trong đó có cả những cựu binh trận Teutoburg đã chịu cảnh giam cầm suốt 40 năm trong lãnh thổ người Kat.[81][82]
Tuy nhiên, gần đây một số học giả bắt đầu nghi ngờ quan điểm này và đặt ra một số lý do khác hơn về việc tại sao người La Mã không tiếp tục phát triển thế lực qua bên kia sông Rhine, hay nói cách khác tại sao con sông này là một biên giới thiết thực hơn cả đối với đế quốc.[84] Về mặt hậu cần, các đạo quân đóng dọc trên sông Rhine hoàn toàn có thể nhận được tiếp viện và lương thảo thông qua Rhone và Mosel, mặc dù con đường tiếp vận có phần nào không hoàn toàn liền mạch. Ngược lại, nếu chọn phát triển thế lực sang tận Trung Âu, tỉ như tới sông Elbe, con đường tiếp vận sẽ phải băng qua vùng lục địa mênh mông hoặc vùng Đại Tây Dương nguy hiểm. Về mặt kinh tế, lưu vực sông Rhine đã xuất hiện nhiều khu định cư và làng mạc với cư dân tương đối đông đảo ngay từ thời Caesar chinh phục xứ này. Trái lại, vùng Germania kém phát triển hơn nhiều, dân cư thì thưa thớt, lương thực lại ít ỏi. Chính vì vậy, dường như việc dừng chân ở con sông Rhine tỏ ra thích hợp hơn cho sự tồn tại của đế quốc cũng như cho việc nuôi sống một lực lượng đồn binh khổng lồ, và do đó có những lý do thực tiễn cho những hạn chế của chủ nghĩa bành trướng La Mã thời Hoàng đế Augustus ở vùng đất này. Thực sự, dù Tacitus chỉ nói bóng gió, thảm họa Teutoburg có thể được xem là thất bại có hiệu lực nhất của La Mã tính đến thời điểm đó. Trước kia, quân La Mã đã bị người Samnium đánh tan ở trận Caudine Forks năm 321 trước Công nguyên, quân Carthage đập nát ở trận Cannae năm 216 trước Công nguyên và bị người Cimbri và Teuton đại phá ở trận Arausio năm 105 trước Công nguyên, nhưng những chiến bại ấy chỉ làm trì hoãn thắng lợi cuối cùng của La Mã, chứ không thể xoay chuyển hoàn toàn chính sách đối ngoại của La Mã như thảm họa Teutoburg[85].
Cuốn Historical Encyclopedia of Natural and Mathematical Sciences, Tập 1 của tác giả Ari Ben-Menaḥem cho biết Augustus chấm dứt mở cõi sau thảm họa Teutoburg là do những khó khăn tài chính liên quan tới việc bù đắp các quân đoàn bị mất và bổ sung thêm lực lượng để buộc Germania phải thần phục hoàn toàn[86]. Một hệ quả khác của thất bại quyết định tại trận Teutoburg là,[7] sau khi tù trưởng Arminius qua đời, chính quyền La Mã thực thi chính sách sắc phong tước vương cho các thủ lĩnh German nhằm biến các bộ tộc này thành chư hầu của mình, qua đó kiểm soát các khu vực nằm ngoài biên cương La Mã ở châu Âu là sông Rhine và sông Donau. Italicus, cháu gọi Arminius bằng cậu, được phong làm vương của tộc Kerusk. Vangio và Sido được phong làm thủ lĩnh tộc Sueb. Các thủ lĩnh khác cũng được tấn phong như thế.[87][88] Sau thảm bại Teutoburg, chỉ có Hoàng đế La Mã Marcus Aurelius là có tham vọng lớn hơn về Germania.[85]
Trong suốt thế kỷ 19, giả thuyết về vị trí thực sự của trận chiến mọc lên nhan nhản, và nhiều người đã ủng hộ một giả thuyết khá thuyết phục về một khu vực một dãy đồi cây cối rậm rạp được gọi là Osning, xung quanh Bielefeld. Nơi này sau đó đã được đổi tên thành rừng Teutoburg, một cái tên vẫn còn được dùng cho tới ngày hôm nay mặc dù những khám phá sau này chứng minh nó không phải như vậy, và trở thành địa điểm đặt Đài tưởng niệm Detmold.
Những cuộc nghiên cứu và khai quật vào cuối thế kỷ 20 đã được khuyến khích bởi những phát hiện của nhà khảo cổ nghiệp dư người Anh là thiếu tá Tony Clunn, trong một lần tình cờ thăm dò tại đồi Kalkriese(52 ° 26'29 "N 8 ° 08'26" E) với một máy dò kim loại với hy vọng tìm thấy những "đồng tiền lẻ La Mã". Ông đã phát hiện ra những đồng tiền xu có niên đại vào triều đại của Augustus (và không được đúc sau đó). Kalkriese là một ngôi làng mà về mặt hành chính nó là một phần của thành phố Bramsche, bên rìa phía bắc của Wiehengebirge, một dãy đồi giống như rặng đồi ở Hạ Sachsen, phía bắc của Osnabrück. Địa điểm này cách Detmold khoảng 70 km, lần đầu tiên được đề xuất bởi nhà sử học thế kỷ 19, Theodor Mommsen.
Những cuộc khai quật một cách hệ thống ban đầu đã được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu khảo cổ học của Bảo tàng Kulturhistorisches Osnabrück dưới sự chỉ đạo của giáo sư Wolfgang Schlüter từ năm 1987 trở đi.
Trận đánh này và kết quả của nó được nhắc đến trong tiểu thuyết và bộ phim truyền hình I, Claudius. Trong tiểu thuyết, nhân vật Cassius Chaerea được miêu tả như là một trong số ít chiến binh La Mã sống sót sau trận chiến.
Trận chiến này, hoặc cụ thể hơn, một bài viết của một sinh viên Do Thái về trận chiến, là khía cạnh trung tâm của Die Geschwister Oppermann (Oppermanns), một cuốn tiểu thuyết do Lion Feuchtwanger viết vào năm 1933.
Một bộ phim có tên Die Hermannsschlacht / Trận chiến của Hermann đã được phát hành vào giữa những năm 1993 và 1995. Lần đầu tiên tác phẩm này được công chiếu là ở Düsseldorf vào tháng 5 năm 1995. Năm 1996, nó đã được vinh danh bởi một ban giám khảo quốc tế ở Kiel, nơi nó được chiếu trong một liên hoan phim về khảo cổ học. Trong bộ phim này, Các nam diễn viên đều nói tiếng Đức và tiếng Latin, với phụ đề tiếng Đức. Nghệ sĩ nổi tiếng người Anh Tony Cragg đã đóng một vai nhỏ trong phim, với vai diễn là một công dân La Mã ở cung điện của Augustus.[89]
Trận rừng Teutoburg cũng là một trận chiến lịch sử có thể chơi được trong video game Rome: Total War. Tuy nhiên, nó là một sự mô tả không hoàn toàn chính xác về trận chiến lịch sử này. Nội dung game thì khó hơn nhiều bởi vì quân La Mã bị áp đảo về số lượng, chứ không phải do vị trí thuận lợi của các chiến binh German.
Tiểu thuyết The Lost Eagles, do Ralph Graves khởi bút năm 1955, kể một câu chuyện hư cấu về một thân quyết của Varus là Severus Varus, người đã tiến hành tìm lại các cờ hiệu bị mất trong trận rừng Teutoburg cùng với danh dự của gia đình. Câu chuyện xảy ra sau những chiến dịch lịch sử của Germanicus lấy lại các cờ hiệu này.
Chính Tacitus là người đầu tiên khen ngợi Arminius là người giải
phóng vùng Germania, mặc dầu ông cũng coi người thắng trận Teutoburg là
kẻ phản nghịch với chính quyền La Mã[14].
Huyền thoại về chiến thắng Teutoburg được làm sống lại khi các tài liệu
của ông được tìm thấy vào thế kỷ 15; người hùng trong trận đánh đó trở
thành một biểu tượng của chủ nghĩa dân tộc Đức. Từ đó trở đi, những gì
xảy ra Teutoburg được xem là một thắng lợi vĩ đại của người German, đánh
dấu chấm hết cho giấc mộng bành trướng của đế quốc La Mã vào Trung Âu.
Quan niệm này đặc biệt phổ biến vào thế kỷ 19 khi chiến thắng Teutoburg
là một trong những nhân tố không thể thiếu của chủ nghĩa dân tộc Đức.
Thực chất, với thắng lợi quyết định này, Arminius trở thành vị anh hùng dân tộc lớn đầu tiên của Đức, cũng như là người Đức đầu tiên đã đánh đuổi ngoại xâm ra khỏi bờ cõi trong suốt chiều dài lịch sử nước Đức.[2][85] Đại thắng này được xem là nhờ ông đã nhất thống các bộ tộc German mà cũng nhau chiến đấu chống ngoại xâm.[19] Danh sĩ Ulrich von Hutten (1488 - 1523) đã ca tụng công đức của Arminius.[24] Rồi, vào năm 1808, nhà văn hào Bernd Heinrich Wilhelm von Kleist đã biên soạn vở kịch "Trận chiến của Hermann" (Die Hermannsschlacht - Hermann là cách viết không chính xác nhưng thông dụng của Arminius trong tiếng Đức, đã được giáo sĩ Martin Luther công nhận hồi thế kỷ 16[24]) nói về chiến thắng Teutoburg và lồng vào đó tình cảm yêu nước, căm ghét quân Pháp xâm lược của Hoàng đế Napoleon Bonaparte. Mang đậm tinh thần dân tộc Đức, vở kịch này chẳng khác gì một lời kêu gọi nhân dân Đức vùng lên đập tan xiềng xích đô hộ của quân Pháp.[23] Vào thời điểm đó, nước Đức đang nằm dưới ách chiếm đóng của Napoleon nên vở kịch này không được trình chiếu công khai. Vào năm 1847, Josef Viktor von Scheffel viết một bài hát mang tên "Khi bọn La Mã trở nên xấc láo" (Als die Römer frech geworden) với nội dung châm biếm về thất bại nhục nhã của quân xâm lược La Mã và của viên tướng Varus.
Chiến thắng Teutoburg cùng với các sử liệu của Tacitus có một ảnh hưởng sâu sắc đến tinh thần yêu nước và chủ nghĩa dân tộc của Đức, cụ thể nó khiến cho người Đức "hiện đại" hiểu và tin rằng những bộ tộc German xưa kia chính là tổ tiên chung của họ, còn các "đế quốc" ngoại bang như đế quốc Áo-Hung và đế quốc Pháp của Napoleon là những kẻ thù phải bị tiêu diệt như đoàn quân xâm lược của Varus xưa kia. Thắng lợi này cũng được xem là tiền đề cho cuộc đấu tranh thống nhất nước Đức của Thủ tướng Otto von Bismarck[8].
Ngoài ra, chiến thắng Teutoburg của Arminius cũng có thể được xem là sự khởi nguồn cho truyền thống quân sự huy hoàng của dân tộc Đức[21]. Với tư cách là một biểu tượng của sự thống nhất, tượng trưng cho chủ nghĩa dân tộc lãng mạn, một tượng đài của người anh hùng Arminius - tượng đài Hermann (Hermannsdenkmal) - đã được xây dựng ở một khu rừng gần Detmold, nơi được tin là vị trí của chiến trường Teutoburg xưa kia, với nguồn vốn chủ yếu được đóng góp từ các tổ chức tư nhân. Việc xây dựng tượng đài kéo dài suốt nhiều thập kỷ và mãi đến năm 1875 nó mới được hoàn thành, không lâu sau khi nước Đức được thống nhất. Tượng đài này nhanh chóng trở thành một biểu tượng điển hình của chủ nghĩa dân tộc bảo thủ Đức vốn thịnh hành vào lúc đó. Một tượng đài khác cũng được xây dựng ở New Ulm, Minnesota, Hoa Kỳ bởi một tổ chức của các kiều dân Đức mang tên Những người con của Hermann. Mục tiêu của hội này là bảo vệ quyền tự do của kiều bào Đức ở Hoa Kỳ, giống như năm xưa Arminius đã gìn giữ nền độc lập dân tộc chống lại sự xâm lấn của La Mã[8]. Thành phố Hermann ở Hoa Kỳ cũng được đặt tên theo Arminius và một tượng đài của ông đã được xây dựng ở đây vào ngày 24 tháng 9 năm 2009, nhân kỷ niệm 2000 năm chiến thắng Teutoburg.
Tuy nhiên, tại nước Đức, sau khi thế chiến thứ hai kết thúc thì người dân ở đây có xu hướng tránh tổ chức kỷ niệm rầm rộ về những chiến thắng quân sự trong quá khứ do lo ngại về sự trỗi dậy của chủ nghĩa quân phiệt và chủ nghĩa phát xít xưa kia. Vì vậy, tại "quê hương" của Arminius, lễ kỷ niệm 2000 năm chiến thắng Teutoburg diễn ra khá là lặng lẽ.[90] Nhưng tựu chung, chiến thắng ấy vẫn gắn liền với dân Đức.[12]
Video yêu thích
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
Trở về trang chính
hoangkim vietnam, hoangkim, hoangkimvietnam, Hoàng Kim, Ngọc Phương Nam, Chào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, VietnamAfricaCassavaRice, Khát khao xanh, Dayvahoc, Học mỗi ngày, Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống, Thơ cho con
- Tajikistan
- Nước và vùng lãnh thổ nói tiếng Ba Tư
- Nước và vùng lãnh thổ nói tiếng Nga
- Quốc gia và vùng lãnh thổ nói tiếng Nga
Trận rừng Teutoburg
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
|
Trước sức tiến công của người German và thời tiết xấu cũng với địa hình thiếu thuận lợi, quân La Mã không thể nào chống trả. Quân German giành thế thượng phong và giữa lúc trời còn đổ mưa thì còn có thêm viện binh. Toàn bộ ba Binh đoàn Lê dương La Mã đều bị tiêu diệt, vả không bao giờ được khôi phục lại sau đó.[17][18] Quân La Mã chỉ có thể bị thảm sát chứ không thể nào áp dụng được kế sách của mình ở địa hình hiểm trở, và hai trong ngày sau đó quân dân German tiếp tục quét sạch tàn binh đối phương.[18][19] Bị tan tác, quân La Mã chỉ còn có một vài người lính là trốn thoát được ra khỏi trận địa và lan tin tức về thất bại kinh hoàng nhất của người La Mã trong ký ức sống.[1][19] Chỉ huy quân La Mã trong trận đánh này là Khâm sai Publius Quinctilius Varus đã tự sát do lo sợ bị quân German bắt sống.[17] Sau thảm họa Teutoburg, nhiều tù binh La Mã bị người German mang đi cúng tế chư thần[1]. Một số viên tướng La Mã cũng noi theo Varus mà kết liễu mạng sống của mình.[17] Mặc dù Arminius không tiếp nối trận đánh này bằng một đợt tấn công vào Đế quốc La Mã do mâu thuẫn nội bộ xảy ra giữa các bộ lạc German cổ đại,[18] nhưng thắng lợi của ông đã tận diệt Đạo quân Hạ Germania của La Mã, quét sạch ngoại bang ra khỏi lãnh thổ.[14][20] Thất bại bất ngờ này đã khiến cho Augustus vô vàn đau khổ[15] và không bao giờ dám cất quân đi đánh miền Germania nữa, kết liễu quá trình Bắc tiến của người La Mã trong khi bầu không khí hoảng hốt lan khắp thủ đô Roma.[1][3][18] Cũng do trận rừng Teutoburg mà ông trở nên mất tin tưởng vào người German trong đế quốc,[18] và trận rừng Teutoburg ám ảnh ông đến cả khi lâm chung.[14] Một hệ quả của thất bại quyết định đó là sau này, người La Mã luôn bám sát theo chính sách bảo vệ biên thùy sông Rhine.[7]
Sự áp dụng hiến thuật "đánh, chạy rồi lại đánh" của người German cổ trong trận đánh này đã gây thiệt hại lớn cho quân La Mã[18]. Sử cũ La Mã dù coi ông là kẻ "phản nghịch" với chính quyền La Mã[14], nhưng cũng phải ca ngợi người thắng trận rừng Teutoburg là vị anh hùng giải phóng của man tộc German cổ đại,[14] và quả thật đại thắng của ông đã làm thay đổi cả lịch sử nhân loại[10]. Đại thắng của ông tại rừng Teutoburg cũng có thể là khởi nguồn của truyền thống quân sự Đức, và cũng chứng tỏ rằng ông là người Đức đầu tiên đánh đuổi quân xâm lăng trong lịch sử nước này.[2][21] Sau khi đập tan quân La Mã, ông cũng thu hồi mọi pháo đài, đồn bót và thành phố mà người La Mã lập ra ở mạn Đông sông Rhine.[15] Do thắng lợi to lớn này bảo vệ các giá trị cổ truyền của người Teuton, nó mang ý nghĩa quan trọng đến sự hình thành dân tộc Đức.[22] Sau này, chiến thắng quyết định của Arminius tại rừng Teutoburg có ảnh hưởng sâu đậm đến chủ nghĩa dân tộc Đức, được biết bao văn nghệ sĩ dân tộc ca tụng, và chính quyền Đức Quốc Xã cũng nêu gương ông và chiến thắng rừng Teutoburg như một biểu tượng của sức mạnh dân tộc Đức trong quá trình kháng chiến chống ngoại xâm.[18][23][24]
Mục lục
- 1 Bối cảnh
- 2 Trận đánh
- 3 Kết quả
- 4 Người La Mã phục thù
- 5 Ảnh hưởng của trận đánh đến quá trình bành trướng xâm lược của La Mã
- 6 Các giả thuyết khác nhau về vị trí của trận đánh
- 7 Trận Teutoburg trong văn học nghệ thuật
- 8 Chiến thắng Teutoburg và chủ nghĩa dân tộc Đức
- 9 Tài liệu tham khảo
- 10 Liên kết ngoài
Bối cảnh
Quân đội La Mã do Publius Quinctilius Varus chỉ huy, ông là một người thuộc dòng dõi quý tộc [25] có quan hệ mất thiết với Hoàng gia La Mã[26] và một viên quan coi hành chính giàu kinh nghiệm, được Hoàng đế giao trọng trách củng cố các tỉnh mới tại vùng Germania vào mùa thu năm 6.[25] Đầu năm 6, trước khi Varus là chỉ huy quân đội trên sông Rhine, Khâm sai (Legatus) Gaius Sentius Saturninus [27][28] và quan Tổng tài kiêm Khâm sai Marcus Aemilius Lepidus dưới quyền Tiberius - người thống lĩnh một đạo quân gồm thâu 65 nghìn Bộ binh nặng, khoảng 1 vạn - 2 vạn Kỵ binh và cung thủ, 1 vạn - 2 vạn dân thường (13 quân đoàn & đoàn tùy tùng, có thể là khoảng hơn 10 vạn người) đã lập kế hoạch tổ chức một cuộc tiến công vua Marbod[25][29] của người Markoman - một thị tộc của người Sueb, vốn vị vua này đã tránh được các cuộc tấn công của Drusus I trong năm 9 trước Công Nguyên vào lãnh thổ của dân Boii, nơi họ thành lập một liên minh bộ lạc hùng mạnh với dân Hermundur, Quad, Semnon, Lugia, Zumi, Buton, Mugilon, Sibin và Langobard.[30]Trong năm 4, Tiberius tiến quân vào Germania và chinh phục người Cananefate ở miền Hạ Germania, người Kat gần thượng nguồn sông Weser, và dân Brukter ở phía nam của rừng Teutoburg. Sau đó, Tiberius xua quân vượt qua Weser. Tuy nhiên, trong năm 6 một cuộc nổi dậy lớn nổ ra trong tỉnh Illyricum (sau này được chia thành Pannonia và Dalmatia). Nó được biết tới trong lịch sử bở cái tên Batonianum Bellum và được lãnh đạo bởi Bato người Daesitiate,[31] Bato người Breucia,[32] Pinnes của Pannonia,[33]. Cuộc khởi nghĩa này kéo dài gần 4 năm trời và Tiberius đã buộc phải ngừng chiến dịch của ông chống lại Marbod, công nhận ông ta là vua [34] và phái tám quân đoàn của mình (VIII Augusta, XV Apollinaris, XX Valeria Victrix, XXI Rapax, XIII Gemina, XIV Gemina, XVI Gallica và một đơn vị chưa được biết [35]) tới vùng Balkan.
Gần một nửa trong số tất cả các quân đoàn La Mã đã được tập hợp lại để đàn áp cuộc khởi nghĩa này - với nguyên nhân của khởi nghĩa là sự bất mãn của người dân trước sự bỏ bê, thiếu lương thực chủ yếu (kể từ 22 trước Công Nguyên, sau một cuộc khủng hoảng chính trị vào năm 23 trước Công Nguyên[36] và bạo loạn trong năm 22, 21 và 19 trước Công nguyên,[37] đã kết thúc sau năm 8[38]), thuế má nặng nề và hành động tàn ác của những nhân viên thu thuế. Chiến dịch này, dẫn đầu bởi Tiberius và quan coi quốc khố kiêm Khâm sai Germanicus dưới thời hoàng đế Augustus, là một trong những cuộc chiến khó khăn nhất và quan trọng nhất đối với đế chế La Mã. Trong thời gian bắt đầu của cuộc khởi nghĩa ở phần phía nam của Illyricum, Varius giữ chức Thái thú[39], hay nói cách khác làKhâm sai quyền Pháp quan của Hoàng đế (Legatus Augusti pro praetore) và chỉ có sẵn ba quân đoàn.
Có nhẽ Varus được bổ nhiệm do ông là chồng của cháu gái Augustus. Augustus tưởng lầm rằng Germania đã bị dẹp yên, do đó ông giao cho Varus bắt đầu thực hiện quá trình La Mã hóa.[40] Varus đã áp đặt sự thống trị khắt khe và mục nát tại Germania. Ông thu phục dân German bằng những chính sách như tịch thu lương thực mùa đông của họ giết cả một làng nếu dân làng không thần phục La Mã[9]. Người dân các tỉnh khiếp sợ trước những hành động của Varus, tuy nhiên ông ta có được sự tôn trọng lớn của Viện nguyên lão La Mã. Ông có lẽ là yếu nhân đứng thứ tư vào thời của mình sau Augustus, Tiberius và Germanicus. Trên sông Rhine (có thể là trại castra Vetera gần Xanten hoặc castra Novaesium gần Neuss), ông là chỉ huy của quân đoàn XVII, XVIII (có thể XIIX [41]) và XIX (XVIIII [41]), trước đó chỉ huy bởi tướng Gaius Sentius Saturninus, người đã được triệu hồi về kinh thành Roma và đã được ban thưởng bằng một cuộc diễu binh chiến thắng (triumphalia ornamenta) [42] 2 quân đoàn khác ở khu trú đông của quân đội tại castrum Moguntiacum [43] (I Germanica, Legio V Alaudae) được chỉ huy bởi cháu của Varus, chấp chính quan thứ hai Lucius Nonius Asprenas[35].
Đối thủ của Varus, Arminius, đã bị giao nộp cho người La Mã cùng với em trai của ông là Flavus "tóc vàng",[44][45] như là cống phẩm của cha ông, người thủ lĩnh của dòng họ quý tộc cao quý nhất trong bộ lạc Kerusk, Segimerus[46] "Người chinh phục",[47] nộp cho quân La Mã sau khi bộ tộc này bị Drusus khuất phục trong các cuộc chiến vào năm 11-9 trước Công nguyên. Arminius đã sống ở thành La Mã như một con tin trong thời trai trẻ của mình, nơi ông đã nhận được một nền giáo dục quân sự và thậm chí được đứng vào hàng ngũ Kị sĩ của Đế quốc La Mã.
Tuy nhiên, dân chúng German rất căm ghét ách đô hộ của người La Mã trên vùng đất của họ.[40] Trong khi Arminius đang sống ở La Mã thì cha ông, Segimerus đã bị các tù trưởng German khác quy kết là một kẻ hèn nhát bởi vì ông ta đã quỳ gối trước luật lệ La Mã - một tội ác bị trừng phạt bởi cái chết theo quy định của luật lệ German. Từ năm 11 trước Công nguyên tới năm 4 sự thù địch và nghi ngờ giữa các bộ lạc German càng sâu sắc thêm. Thương mại và chính trị giữa các tù trưởng German xấu đi. Theo nhà ngôn ngữ học người Đức, Maximilian IHM (1863-1909), Tacitus viết rằng người Kat đã tỏ thái độ thù địch và xua quân chinh phục dân Kerusk tuy nhiên việc này nhưng đã bị "dẹp yên" vào khoảng giữa năm 4 và 6[48] Theo Encyclopædia Britannica, người Kerusk đã bị dân Kat đánh bại nhưng điều này cũng không có ngày tháng ghi lại[49] Sử gia-chiến binh đương thời[50] Velleius Paterculus ghi lại rằng trong những năm 1-4 có tình trạng bất ổn trong miền Germania (immensum bellum, chiến tranh lan rộng).[51]
Sau khi trở về từ Roma, Arminius đã trở thành một quân sư tin cậy cho Varus[52]. Tuy nhiên, trong bí mật, ông đã thành lập một liên minh của các bộ lạc Đức vốn là kẻ thù truyền thống (Kerusk,[25] Mars,[25] Kat,[25] Brukter,[25] Chauk, Sigambr và tàn dư còn lại của dân Sueb, những người đã bị đánh bại bởi Caesar trong trận Vosges), tuy nhiên sự đoàn kết chỉ tồn tại vì tất cả đều căm giận sự xấc xược và những hành động tàn bạo của Varus.
Trong khi Varus trên đường từ nơi đóng quân mùa hè của ông ta ở một nơi nào đó phía tây của sông Weser đến trụ sở trú ở đông gần sông Rhine, ông ta đã nghe được tin về một cuộc khởi nghĩa địa phương, mà được bịa đặt bởi Arminius.[29]
Varus quyết định dập tắt cuộc nổi dậy này ngay lập tức và phải đi đường vòng qua vùng lãnh thổ không quen thuộc với những người La Mã. Arminius, đi cùng với Varus, có thể hướng dẫn ông ta đi theo một tuyến đường mà sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho một cuộc phục kích[29]. Một nhà quý tộc người Kerusk thân La Mã, Segestes, anh của Segimerus, cha vợ của Arminius,[9][47][53] và là người phản đối cuộc hôn nhân này, đã cảnh báo Varus vào đêm trước khi quân La Mã khởi hành, tố cáo thậm chí gợi ý rằng Varus nên bắt lấy Arminius cùng với một số tù trưởng German khác mà ông xác định là những người bí mật tham gia vào việc lên kế hoạch khởi nghĩa. Nhưng cảnh báo của ông ta bị bác bỏ vì được coi như là kết quả của một mối thù cá nhân. Arminius sau đó rời đi với cái cớ tập hợp các lực lượng German để hỗ trợ cho chiến dịch của người La Mã, nhưng thay vào đó ông lãnh đạo đội quân của mình, những người phải chờ đợi trong vùng lân cận, tấn công và đè bẹp[3] các đơn vị đồn trú La Mã xung quanh.
Việc bố trận của Arminius cũng dựa một phần vào sự xem thường người German của Varus.[9] Nghiên cứu khảo cổ học gần đây tìm thấy nơi chiến địa Teutoburg trên đồi Kalkriese ở Hạt Osnabrück, Hạ Sachsen.[25] Dựa theo sử cũ La Mã, chắc hẳn khi ấy quân La Mã đã tiến về phía Tây-Bắc từ khu vực mà ngày nay là thành phố Detmold, nằm ngang qua phía Đông Osnabrück; chắc chắn họ đã hạ trại tại khu vực này trước khi bị tấn công.
Trận đánh
Lực lượng của Varus bao gồm ba quân đoàn (Legio XVII,Legio XVIII, và Legio XIX), sáu cohort trợ chiến (không phải công dân hay quân đồng minh) và ba đội kỵ binh (alae), hầu hết trong số đó thiếu kinh nghiệm chiến đấu với những chiến binh German dưới hoàn cảnh địa phương. Các lực lượng La Mã đã không hành quân theo đội hình chiến đấu, và đã xen kẽ với số lượng lớn những người đi theo trại. Khi họ tiến vào khu rừng, họ đã tìm thấy một con đường mòn hẹp và lầy lội.Đạo quân này đã bị kéo ra quá dài một cách đáng lo ngại- dự toán được rằng nó đã vượt qua 15 km (9,3 dặm), và có thể dài 20 km (12 dặm)[52] sau đó nó đột nhiên bị tấn công bởi các chiến binh German được trang bị với những thanh kiếm linh hoạt, những ngọn giáo lớn và những ngọn giáo lưỡi ngắn gọi là fremae. Quân German bao vây toàn bộ quân đội La Mã và phóng một trận mưa lao xuống những đội hình đang chầm chậm tiến bước của địch thủ[17][54] Theo sử gia La Mã là Cassius Dio và các sử liệu đương thời khác, quân La Mã thực sự vô vọng.[9] Arminius, người đã lớn lên ở Roma như một công dân La Mã và trở thành một người lính La Mã, vốn hiểu chiến thuật La Mã rất rõ và có thể chỉ đạo đội quân của mình chống lại người La Mã một cách hiệu quả, bằng cách sử dụng một lượng lớn các chiến binh địa phương để đối phó với các quân đoàn La Mã bị phân tán. Người La Mã đã cố gắng để thiết lập một trại phòng thủ vào ban đêm. Sáng hôm sau họ đã phá vây và trốn thoát về khu vực đất hoang phía bắc đồi Wiehen, gần thị trấn Ostercappeln ngày nay. Cuộc phá vây đã khiến họ chịu tổn thất nặng nề (trong đó có cả tổn hại do chính họ gây cho lẫn nhau do không thể phân biệt phe mình với đối phương), cốt để có thể tiến hành một nỗ lực khác nữa nhằm rút lui bằng cách hành quân xuyên qua một khu rừng khác, với những cơn mưa xối xả vẫn đang tiếp tục. Mưa ngăn cản họ không thể sử dụng cung tên bởi vì các dây gân trở nên chùng khi ướt, và làm cho họ hầu như không có khả năng tự vệ vì những chiếc khiên của họ cũng trở nên úng nước. Họ không thể nào tiến thoái và chỉ còn hy vọng sẽ nhanh chóng đến được pháo đài gần đó[3][17]. Theo Tacitus, sấm chớp và mưa lớn gây cho quân La Mã khiếp sợ, họ xem đây là điềm báo về sự ác cảm của Jupiter đối với họ. Trong khi đó, người German thì ngược lại: họ xem mưa gió là điềm lành của thần Sấm Thor.[9]
Trong buổi tối ở bãi đất cao, người La Mã khó thể nào giữ được nề nếp, và họ thậm chí họ còn phải đốt hoặc vứt bỏ các xe goòng và trang thiết bị của mình.[17] Họ đã tiến hành một cuộc hành quân ban đêm để có thể thoát ra, nhưng họ lại rơi vào cái bẫy khác mà Arminius đã sắp đặt, tại chân của đồi Kalkriese (gần Osnabrück). Ở đó có một dải đất trống phủ đầy cát mà trên đó người La Mã có thể hành quân một cách dễ dàng lại bị siết chặt lại bởi ngọn đồi, vì vậy mà chỉ có một khoảng cách khoảng 100 m giữa khu rừng và vùng đất lầy lội ở rìa của Đại Đầm Lầy. Hơn nữa, con đường đã bị chặn bởi một hào rãnh, và hướng về phía khu rừng, một bức tường đất đã được xây dựng dọc theo lề đường, cho phép các bộ lạc Đức tấn công người La Mã từ những lùm cây. Người La Mã đã thực hiện một nỗ lực tuyệt vọng để đánh chiếm bức tường lũy này, nhưng họ không thành công, và viên sĩ quan cao cấp nhất, bên cạnh Varus, Legatus Numonius Vala, đã đào ngũ bằng cách cưỡi ngựa bỏ trốn, tuy nhiên, ông cũng đã bị các kỵ binh German bắt kịp và giết chết, theo Velleius Paterculus. Vốn đã được tăng viện,[17] các chiến binh German sau đó đã tấn công ào ạt vào trận địa và tàn sát tàn quân La Mã. Xem như mọi thứ đều đã mất, Varus tuyệt vọng và ngã xuống lưỡi gươm của mình để tự sát[40].[50][52] Velleius ghi lại rằng một viên chỉ huy La Mã là Praefectus Ceionius đã đầu hàng một cách đáng hổ thẹn và sau đó cũng tự sát,[55] trong khi viên Praefectus đồng cấp của ông ta, Eggius, đã anh dũng trận vong khi dẫn dắt tàn quân của mình.
Chắc chắn là khoảng từ 15 nghìn đến 2 vạn chiến binh La Mã tử vong; người ta nói rằng không chỉ Varus, mà nhiều Sĩ quan của ông cũng ngã xuống lưỡi gươm của mình để tự vẫn theo một tập quán được xác nhận.[52]Tacitus đã viết rằng nhiều sĩ quan cũng đã bị dân German đem tế thần như là một phần của nghi lễ tôn giáo bản địa của họ, và bị đem nấu chín trong những cái nồi đầy và xương của họ được sử dụng cho các nghi lễ [56] Tuy nhiên, những người khác đã được thả sau khi nộp tiền chuộc, và một số binh sĩ dường như đã bị bắt làm nô lệ. Khoảng 1 nghìn chiến binh La Mã đã trốn thoát trong đêm và mang tin dữ về thành Roma[9].
Mọi tư liệu La Mã đều nhấn mạnh sự toàn diện của thất bại ở rừng Teutoburg. Tại Kalkriese, người ta khai quật được 6 nghìn mảnh binh khí La Mã (thường là rời rạc), nhưng chỉ có một mẩu duy nhất — bộ phần của một cái đinh thúc ngựa — chắc chắn là của quân German, xem chừng điều này chứng tỏ thiệt hại nhỏ nhoi của quân German. Tuy nhiên cũng phải nói rằng các chiến binh German thắng lợi hẳn là đã dời thi hài tử sĩ của họ đi, và phong tục chôn cất tử sĩ cùng đinh thúc ngựa trên trận tiền của họ chắc hẳn là cũng góp phần cho sự thiếu thốn di vật của người German. Thêm nữa, vài ngàn lính German là những dân quân đào ngũ mặc binh giáp La Mã (do đó chắc hẳn chúng được cho là "của La Mã" trong các cuộc khai quật), và thực tế các bộ lạc German vận những thứ ít kim loại và dễ hỏng hơn.
Sau chiến thắng Teutoburg, quân German tiến hành "dọn dẹp" hoàn toàn mọi pháo đài, đồn binh và thành phố — chí ít có hai cái — mạn Đông sông Rhine; hai Binh đoàn Lê dương La Mã còn sót lại do cháu của Varus là Lucius Nonius Asprenas chỉ huy đã quyết tâm chống giữ con sông này. Một pháo đài (hoặc có thể là thành phố) - Aliso - đã cầm chân các bộ tộc German trong nhiều tuần, hoặc có thể là vài tháng, trước khi đồn binh ở đây bao gồm những người sống sót trong trận rừng Teutoburg dưới quyền Lucius Caedicius đã thoát hiểm và đến được sông Rhine.
Kết quả
Trận rừng Teutoburg được xem là một cuộc mai phục quy mô lớn điển hình đã giành thắng lợi.[57] Velleius cho rằng, nguyên nhân của thảm bại là do Varus bất cẩn, Arminius xảo quyệt và địa thế bất lợi cho quân La Mã. Sử liệu của ông tương đối ngắn, có nhẽ ông định viết về trận rừng Teutoburg trong một tác phẩm lớn hơn, song đoạn trích sau đây được xem là hấp dẫn:[50]"Một đạo quân dũng cảm không ai sánh bằng, dẫn đầu các đạo quân La Mã về kỷ luật, năng lực, và kinh nghiệm chiến trường, do sự cẩu thả của vị tướng của họ, sự xảo trá của địch, và sự vô cảm của số mệnh bao quanh … Bị vây khốn trong rừng và các cuộc mai phục, nó gần như bị hủy diệt đến khi còn một người duy nhất do chính một kẻ thù mà nó thường chém giết như gia súc" – Velleius Parteculus 2.119.2Theo tác phẩm "Tiểu sử 12 hoàng đế" (De vita Caesarum) của nhà sử học La Mã Suetonius, Augustus khi hay tin dữ về thảm họa Teutoburg đã ra lệnh quan sát nghiêm ngặt khắp Roma, để tránh sự hỗn loạn của thị dân thành phố này. Ông còn tổ chức lễ tế thần Jupiter với mong muốn thần sẽ khôi phục sự ổn định cho Nhà nước. Ngoài ra, người ta nói rằng, ông sửng sốt và gần như nổi điên đến mức xé nát hoàng bào,[16][19][40] đứng dựa đầu vào tường và liên tục gào thét:[15]
"Quintili Vare, legiones redde!" ('Quintilius Varus, hãy trả lại những quân đoàn cho ta !')Ông nhận xét ngày lễ ấy là một ngày quốc tang.[16] Câu chuyện này đã nói lên rằng[19], thảm bại Teutoburg gây cho Augustus trở thành một nỗi ám ảnh đè nặng năm cuối đời của ông. Cũng theo Suetonius, do quá đau buồn, suốt nhiều tháng Hoàng đế không chịu cho ai cắt tóc cạo râu và trong những năm sau đó, người ta thỉnh thoảng vẫn nghe thấy ông rên rỉ đòi Varus trả lại binh sĩ cho mình. Và, trong suốt những năm sau đó, Hoàng đế luôn bảo trận Teutoburg là một thảm kịch bi thương của Đế quốc[16][40]. Theo Edward Gibbon, đó là một trong những khoảnh khắc hiếm hoi mà vị hoàng đế khắc kỉ này đánh mất sự bình tĩnh thường thấy.
Sau thảm họa Teutoburg, Augustus cũng giải tán đội Vệ binh người German và Gallia của Hoàng đế La Mã do xem họ là những kẻ không đáng tin[17][18][58]. Ngoài ra, Suetonius kể lại rằng, La Mã thời Augustus có hai thất bại nặng nhất là của Marcus Lollius và Varus, đều là trong cuộc thôn tính miền Germania. Tuy nhiên, nếu thất bại của Lollius là một sự lăng nhục đối với La Mã, thì thảm kịch Teutoburg có hậu quả hết sức nghiêm trọng với cả ba Binh đoàn Lê dương La Mã đều tan tác và mọi tướng sĩ của họ đều bị xóa sổ[16]. Với thảm kịch này, đạo quân Hạ Germania của La Mã như thế là đã bị xóa sổ và sạch bóng khỏi lãnh thổ Germania và tham vọng của Hoàng đế Augustus đã chết trụi[14][19][20]. Ông không còn lực lượng trừ bị nào để che lấp cái lỗ hổng rõ rệt mà thảm họa Teutoburg đã gây nên[40]. Ba quân đoàn này vĩnh viễn[7] không bao giờ được xây dựng lại như các binh đoàn La Mã khác – một trường hợp đặc biệt hiếm gặp trong lịch sử quân sự La Mã, nó giống như là trường hợp của binh đoàn số 22 Deiotariana đã bị giải thể sau khi chịu thiệt hại quá nặng khi đàn áp cuộc khởi nghĩa Bar Kokba (132-136) của người Do Thái. Số binh đoàn La Mã vì thế từ 28 sụt xuống còn 25.
Sử cũ chép lại nỗi kinh hoàng bao trùm Roma sau thất bại.[3] Thảm họa Teutoburg hay nói cách khách là "thảm họa Varus"[59] - là một vụ thảm sát đúng hơn là một trận thua[19] - đã chấm dứt thời kì bành trướng liên tục của La Mã trong giai đoạn trị vì của Augustus, và cũng là đỉnh cao thất bại của La Mã thời đó. Lúc bấy giờ, vị Hoàng đế già nua này cũng đã ngoài 70 tuổi.[20][60] Thực sự, sau thảm họa này ông không thể nào hồi phục và Đế chế La Mã không có cuộc binh đao lớn nào nữa cuối thời ông.[58] Như một biến động đặc biệt nguy hại cho La Mã, thảm họa Teutoburg đã nêu rõ sự yếu ớt của nền Thái bình La Mã (Pax Romana),[61] và gây nên nỗi lo của người La Mã là quân German sẽ tấn công Ý và bản thân Roma.[9] Tuy nhiên, phía La Mã không vì thế mà nhụt chí. Người con rể (và cũng là người kế vị) của ông, Tiberius, nhanh chóng xây dựng lại lực lượng nhằm bảo vệ biên cương cũng như để rửa mối hận Teutoburg. Các binh đoàn số 2 Augusta, số 20 Valeria Victrix và số 13 Gemina được điều tới vùng Rhine để thay thế cho các binh đoàn vừa bị tiêu diệt. Nhưng rồi, kết thúc của tất cả những sự kiện sau đó cho thấy quá trình Bắc tiến của người La Mã đã thực sự chấm dứt sau thảm bại Teutoburg.[18]
Đầu của Varus được tù trưởng Arminius đem tặng cho vua Marbod của người Markoman, một tộc người German hùng mạnh khác trong khu vực, nhằm thuyết phục Marbod cùng liên minh chống lại La Mã. Tuy nhiên Marbod từ chối, ông gửi đầu của Varus về La Mã để làm lễ mai táng và tiếp tục chính sách trung lập. Điều này làm Arminius không vừa lòng và hai thủ lĩnh German bùng nổ một cuộc chiến tranh sau đó.[62]
Người La Mã phục thù
Các chiến dịch của Germanicius
Được xem là một trong những thắng lợi vẻ vang nhất của "các rợ" trước một cường quốc chiếm đóng,[59] thảm họa Teutoburg là một cú sốc khủng khiếp, tuy nhiên người La Mã không nhụt chí mà họ kiên nhẫn chuẩn bị lực lượng nhằm rửa mối nhục này. Sau thảm bại, tình hình cũng không bi đát như những suy nghĩ ban đầu của họ, do quân German không tiến xa đến sông Rhine[58]. Năm 14, ngay sau khi Augustus qua đời và nghĩa tử Tiberius lên ngôi Hoàng đế, La Mã mở một cuộc hành binh quy mô khổng lồ dưới sự chỉ huy của Germanicus, cháu gọi Tiberius bằng chú. Germanicius đầu tiên bất thình lình tấn công người Mars, điều này đánh động các bộ tộc German khác như Brukter, Tubant và Usipet và họ liền tổ chức một cuộc phục kích đoàn quân của Germanicus khi họ đang về trú đông trong doanh trại. Người La Mã bị lâm vào hoảng loạn.[63] Tuy nhiên cuộc phục kích bị quân La Mã bẻ gãy và người German chịu tổn thất nặng nề.[64][65] Cờ hiệu gắn hình con ó bạc (aquilla) của một bình đoàn trong trận Teutoburg đã được thu hồi từ tay người Mars trong năm này.[66] Dù rằng Tacitus cho biết Germanicus không hề có ý định tái chiếm Germania[63], theo cuốn The Roman Army of the Principate 27 BC-AD 117 của Nick Fields, Germanicus rõ là có tham vọng kế tiếp cha mình trong công cuộc mở mang đế quốc về sông Elbe. Trong khi đó, Tiberius hy vọng Germanicus sẽ hạn chế chiến dịch bằng thắng lợi của ông trước quân Mars.[67]Năm 15 được đánh dấu bởi hai chiến dịch lớn và vài trận đánh nhỏ lẻ của quân La Mã, lúc này là một đạo binh từ 5 đến 7 vạn người được sự yểm hộ tích cực của hải quân. Mùa xuân năm đó, vùng đất của người Mars lại chịu cảnh tàn phá tang thương gây ra bởi một đội quân 25.000-30.000 người dưới sự chỉ huy của Legatus Caecina Severus. Trong khi đó, Germanicus cho xây đồn lũy ở núi Taunus và từ căn cứ này, ông mang 30-35.000 quân tấn công người Kat. Nhiều kẻ địch đã vượt sông bỏ chạy trốn vào các cánh rừng. Tiếp đó, Germanicus xua quân tới Mattium và đốt ngôi thành này ra tro.[68][69] Nhưng, Arminius đã nhanh chóng tập hợp quân sĩ: chú ông là Inguiomer, một tù trưởng hùng mạnh đang chiến đấu chống quân xâm lược đã về phe ông; và dân German kịch liệt chống đối cha vợ ông là Segestes - một người thân La Mã chỉ được quân của Germanicus cứu vãn khi đang bị bộ lạc của ông vây khốn.[3] Sau những thắng lợi vào mùa xuân và mùa hè năm 15, bao hàm cả việc bắt sống được vợ của Arminius là Thusnelda,[70] quân của Germanicius đã đến được nơi diễn ra trận Teutoburg ngày nào. Theo Tacitus, họ đã tìm thấy những hài cốt của các tử sĩ khi xưa, trong đó có nhiều đầu lâu của những người lính La Mã bị quân German chặt khỏi xác và đóng đinh vào cây rừng. Các tử sĩ đó sau cùng đã được những hậu sinh của mình tìm thấy và chôn cất tử tế[66], và Germanicus đã truyền lệnh cho binh sĩ sớm hoàn tất công việc này. Người La Mã chôn cất hài cốt của tử sĩ kèm theo vũ khí cho họ, và chất lên những đống xương rất cao để mà mai táng.[63] Miêu tả của Tacitus về xương trắng phơi đầy bãi đất của tử sĩ La Mã trong thảm bại Teutoburg đã gợi nên nỗi kinh hoàng của quân tướng dưới quyền Germanicus trước thảm cảnh - họ đau xót và giận dữ sáu năm sau thảm họa.[7][71] Sau đó, Germanicus truy sát Arminius vào rừng rú và cuối cùng vị tù trưởng German đã dừng chân ở một bãi đất rộng và để cho quân La Mã tấn công. Ông dần dần rút quân vào một khu rừng và tại bìa rừng - nơi che khuất nhiều tinh binh của ông - Arminius bất ngờ xuất kích đẩy quân La Mã vào hỗn loạn. Sau một trận ác chiến, ông vẫn làm chủ chiến địa và Germanius - sau khi phải vất vả phá vây[67] - rút quân về sông Rhine, sách khác nói là sông Ems.[3][63][63][66][72] Quân La Mã mệt lã vượt qua cầu Vetera với danh dự của họ chỉ không xuống thấp, trong khi việc truy kích Arminius được xem là một sai lầm của Germanicus do đã tiến quá sâu vào lãnh thổ đối phương và gần như là rơi vào đúng cái bẫy mà Varus ngày trước chịu nạn.[67] Theo Spencer Tucker, trận đánh nổ ra chính tại rừng Teutoburg.[72]
Ngoài ra, trong chiến dịch năm 15, quân La Mã do Lucius Stertinius chỉ huy cũng đã thu hồi được cờ hiệu của binh đoàn Teutoburg thứ hai từ tay tộc Brukter.[66] Vốn chỉ may mắn thoát khỏi số phận của Varus trước kia,[72] Germanicus gặp trục trặc về quân lương và ông giao cho tướng Caecina Severus tiếp tục chiến dịch Germania. Ngay sau khi quân La Mã chia rẽ, Arminius lập tức xua quân đánh Caecina. Tình hình cho thấy là Caecina có nhẽ sẽ thảm bại giống như là Varus ngày nào. Trên chiến địa ngập nước, quân German dùng cung tên có thầm bắn xa nên thắng thế, trong khi quân La Mã mặc giáp nặng nên bị rối loạn. Nhuệ khí của các Binh đoàn Lê dương La Mã bị suy sụp vì họ chỉ giết được chút ít người German trong khi tổn hại của họ thì vô kể[63]. Bản thân Caecina cũng súyt nữa bị bắt và thảm họa chỉ kết thúc do quân German quá ham muốn cướp phá và trời tối[3]. Đêm ấy, ông phải cơn ác mộng, thấy Varus đầy máu me từ trong vũng lầy hiện ra, gọi ông nhưng mà ông không nghe. Sáng hôm sau, quân La Mã bỏ chạy như ong vỡ tổ, Arminius thân chinh hạ sát con chiến mã của Caecina và cũng suýt nữa thì giết được Caecina. Sau đó, Arminius mở nhiều đợt công kích nhỏ và gặt hái thắng lợi[63]. Cuối cùng, Caecina tung một đòn giáng mạnh mẽ[63], quân German của Arminius bị tổn hại nặng nề. Arminius phải tháo chạy.[63] Nhờ đó, quân La Mã rút lui an toàn về sông Rhine.[3]
Germanicus tiếp tục xua quân vào Germania vào năm 16. Quân La Mã vượt sông Weser ở gần Minden dưới làn mưa tên đạn của người German, nhưng rồi họ cũng tiếp cận được quân của Arminius tại vùng Idistaviso. Tại đây, có nhẽ Arminius đã chứng tỏ khả năng bố trận của mình và hai đoàn quân đều chiến đấu dũng cảm, nhưng rồi địa hình bất lợi cho các chiến binh German cùng với tài cầm quân của Germanicus và kỷ luật của các tinh binh La Mã đã mang lại thắng lợi cho ông trong trận sông Weser. Quân của Arminius bị vây khốn và ông cũng bị thương nặng. Sau mọi nỗ lực để tiếp tục chiến đấu, ông phá vây và thoát chết nhờ sự mau lẹ của con ngựa của ông. Trận đánh đã kết thúc nhưng không được quyết định. Quân La Mã tiếp tục đông tiến và tấn công quân German gần vùng cao Süntel trên đồi Amelungsberg ở Oldendorf (Hessia). Germanicus giành chút lợi thế, song trận đánh kết thúc khi màn đêm buông xuống và cũng bế tắc. Mùa hè năm đó, tướng Caius Silius cùng với 33 nghìn quân tiến vào lãnh thổ người Kat. Còn tộc người Mars một lần nữa phải chịu sự trừng phạt kinh khủng của Germanicus khi ông xua quân tàn phá lãnh thổ của họ.[3][71][72][73][74]
Những cuộc giao chiến với quân German không mang lại thắng lợi mà quân La Mã mong muốn.[71] Theo Tacitus, mục tiêu chính của Germanicus đã đạt được và mùa đông cũng sắp tới, ông bèn cho lui quân về trú đông. Hải quân La Mã chịu một số tổn thất do bão táp ở Biển Bắc trên đường rút.[75] Sau đó, người La Mã vẫn tiếp tục mở một số đợt tấn công nhỏ cho đến khi Tiberius yêu cầu ngưng mọi cuộc tấn công và rút quân về tả ngạn sông Rhine. Bản thân Germanicus, không những đã mất mát rất nhiều binh lực[72][76], mà cũng gặp nhiều khó khăn do đường vận tải của quân lực ông quá dài và mùa hè thì thật là ngắn ngủi để mà chinh chiến.[63] Họ không dễ gì bù đắp cho số chiến mã thiệt hại của họ.[71] Trong khi ấy, binh lực của Arminius hãy còn dồi dào. Tuy Germanicus tin rằng chỉ cần 1 năm nữa thì ông sẽ chinh phạt đến tận sông Elbe nhưng Tiberius nghĩ khác: ông thấy rõ là cứ tiến xa về phía Đông sông Rhine cũng chẳng giành được thắng lợi đáng kể, do quân German có sức kháng cự mạnh mẽ và khả năng đáng nể là tập hợp lại và trở nên mạnh mẽ như trước thất bại.[67][71] Germanicus được Tiberius triệu hồi về kinh thành La Mã để giao nhiệm vụ mới, và nhằm tưởng thưởng cho đại công, hoàng đế sẽ tổ chức một lễ mừng chiến thắng cho ông.[77][78][79]
Các chiến dịch sau cùng
Theo Lịch sử La Mã của Lucius Cassius Dio Cocceianus, cờ hiệu gắn con ó bạc (aquilla) của binh đoàn cuối cùng trong trận Teutoburg được thu hồi từ tay của người Chauk vào năm 41 bởi Publius Gabinius[80]. Như vậy là "di vật" của cả ba binh đoàn đều được thu hồi đầy đủ. Có lẽ những cờ hiệu này về sau được đặt trong đền thờ Thần chiến tranh Mars thuộc quảng trường Augustus ở Roma ngày nay.Những chương sau cùng của câu chuyện dài đẫm máu này được Tacitus ghi nhận trong sử cũ của ông. Vào khoảng năm 50, bộ tộc Kat lại xua quân xâm lấn và cướp phá lãnh thổ La Mã ở vùng Thượng Germania, có lẽ cụ thể là ở Hesse thuộc bờ Đông sông Rhine. Người chỉ huy quân La Mã ở đây là Publius Pomponius Secundus đã phát binh đánh trả với lực lượng gồm một binh đoàn cùng với Kỵ binh và quân trợ chiến người Vangion và Nemete. Họ tấn công người Kat từ hai hướng và đánh bại được quân xâm lăng mà không chịu tổn thất đáng kể; chiến thắng này cũng giúp người La Mã giải phóng được nhiều tù binh trong đó có cả những cựu binh trận Teutoburg đã chịu cảnh giam cầm suốt 40 năm trong lãnh thổ người Kat.[81][82]
Ảnh hưởng của trận đánh đến quá trình bành trướng xâm lược của La Mã
- Xem thêm thông tin: Limes Germanicus#Augustus
Tuy nhiên, gần đây một số học giả bắt đầu nghi ngờ quan điểm này và đặt ra một số lý do khác hơn về việc tại sao người La Mã không tiếp tục phát triển thế lực qua bên kia sông Rhine, hay nói cách khác tại sao con sông này là một biên giới thiết thực hơn cả đối với đế quốc.[84] Về mặt hậu cần, các đạo quân đóng dọc trên sông Rhine hoàn toàn có thể nhận được tiếp viện và lương thảo thông qua Rhone và Mosel, mặc dù con đường tiếp vận có phần nào không hoàn toàn liền mạch. Ngược lại, nếu chọn phát triển thế lực sang tận Trung Âu, tỉ như tới sông Elbe, con đường tiếp vận sẽ phải băng qua vùng lục địa mênh mông hoặc vùng Đại Tây Dương nguy hiểm. Về mặt kinh tế, lưu vực sông Rhine đã xuất hiện nhiều khu định cư và làng mạc với cư dân tương đối đông đảo ngay từ thời Caesar chinh phục xứ này. Trái lại, vùng Germania kém phát triển hơn nhiều, dân cư thì thưa thớt, lương thực lại ít ỏi. Chính vì vậy, dường như việc dừng chân ở con sông Rhine tỏ ra thích hợp hơn cho sự tồn tại của đế quốc cũng như cho việc nuôi sống một lực lượng đồn binh khổng lồ, và do đó có những lý do thực tiễn cho những hạn chế của chủ nghĩa bành trướng La Mã thời Hoàng đế Augustus ở vùng đất này. Thực sự, dù Tacitus chỉ nói bóng gió, thảm họa Teutoburg có thể được xem là thất bại có hiệu lực nhất của La Mã tính đến thời điểm đó. Trước kia, quân La Mã đã bị người Samnium đánh tan ở trận Caudine Forks năm 321 trước Công nguyên, quân Carthage đập nát ở trận Cannae năm 216 trước Công nguyên và bị người Cimbri và Teuton đại phá ở trận Arausio năm 105 trước Công nguyên, nhưng những chiến bại ấy chỉ làm trì hoãn thắng lợi cuối cùng của La Mã, chứ không thể xoay chuyển hoàn toàn chính sách đối ngoại của La Mã như thảm họa Teutoburg[85].
Cuốn Historical Encyclopedia of Natural and Mathematical Sciences, Tập 1 của tác giả Ari Ben-Menaḥem cho biết Augustus chấm dứt mở cõi sau thảm họa Teutoburg là do những khó khăn tài chính liên quan tới việc bù đắp các quân đoàn bị mất và bổ sung thêm lực lượng để buộc Germania phải thần phục hoàn toàn[86]. Một hệ quả khác của thất bại quyết định tại trận Teutoburg là,[7] sau khi tù trưởng Arminius qua đời, chính quyền La Mã thực thi chính sách sắc phong tước vương cho các thủ lĩnh German nhằm biến các bộ tộc này thành chư hầu của mình, qua đó kiểm soát các khu vực nằm ngoài biên cương La Mã ở châu Âu là sông Rhine và sông Donau. Italicus, cháu gọi Arminius bằng cậu, được phong làm vương của tộc Kerusk. Vangio và Sido được phong làm thủ lĩnh tộc Sueb. Các thủ lĩnh khác cũng được tấn phong như thế.[87][88] Sau thảm bại Teutoburg, chỉ có Hoàng đế La Mã Marcus Aurelius là có tham vọng lớn hơn về Germania.[85]
Các giả thuyết khác nhau về vị trí của trận đánh
Rừng Teutoburg được coi là "sinh quán" của dân tộc Đức, cũng như nơi biểu dương đầu tiên của dân tộc này, giống như Bannockburn đối với người Scotland và Hastings cùng với Runymede đối với người Anh. Song, các địa điểm này đã được xác định ở Anh Quốc và trở thành tâm điểm cho tìm cảm yêu nước.[12] Ngược lại, trong suốt gần 2 nghìn năm, người ta không thể xác định nơi chiến địa Teutoburg.Trong suốt thế kỷ 19, giả thuyết về vị trí thực sự của trận chiến mọc lên nhan nhản, và nhiều người đã ủng hộ một giả thuyết khá thuyết phục về một khu vực một dãy đồi cây cối rậm rạp được gọi là Osning, xung quanh Bielefeld. Nơi này sau đó đã được đổi tên thành rừng Teutoburg, một cái tên vẫn còn được dùng cho tới ngày hôm nay mặc dù những khám phá sau này chứng minh nó không phải như vậy, và trở thành địa điểm đặt Đài tưởng niệm Detmold.
Những cuộc nghiên cứu và khai quật vào cuối thế kỷ 20 đã được khuyến khích bởi những phát hiện của nhà khảo cổ nghiệp dư người Anh là thiếu tá Tony Clunn, trong một lần tình cờ thăm dò tại đồi Kalkriese(52 ° 26'29 "N 8 ° 08'26" E) với một máy dò kim loại với hy vọng tìm thấy những "đồng tiền lẻ La Mã". Ông đã phát hiện ra những đồng tiền xu có niên đại vào triều đại của Augustus (và không được đúc sau đó). Kalkriese là một ngôi làng mà về mặt hành chính nó là một phần của thành phố Bramsche, bên rìa phía bắc của Wiehengebirge, một dãy đồi giống như rặng đồi ở Hạ Sachsen, phía bắc của Osnabrück. Địa điểm này cách Detmold khoảng 70 km, lần đầu tiên được đề xuất bởi nhà sử học thế kỷ 19, Theodor Mommsen.
Những cuộc khai quật một cách hệ thống ban đầu đã được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu khảo cổ học của Bảo tàng Kulturhistorisches Osnabrück dưới sự chỉ đạo của giáo sư Wolfgang Schlüter từ năm 1987 trở đi.
Trận Teutoburg trong văn học nghệ thuật
Die Hermannsschlacht là một vở kịch được viết vào năm 1808 bởi Heinrich von Kleist dựa trên các sự kiện của trận đánh.Trận đánh này và kết quả của nó được nhắc đến trong tiểu thuyết và bộ phim truyền hình I, Claudius. Trong tiểu thuyết, nhân vật Cassius Chaerea được miêu tả như là một trong số ít chiến binh La Mã sống sót sau trận chiến.
Trận chiến này, hoặc cụ thể hơn, một bài viết của một sinh viên Do Thái về trận chiến, là khía cạnh trung tâm của Die Geschwister Oppermann (Oppermanns), một cuốn tiểu thuyết do Lion Feuchtwanger viết vào năm 1933.
Một bộ phim có tên Die Hermannsschlacht / Trận chiến của Hermann đã được phát hành vào giữa những năm 1993 và 1995. Lần đầu tiên tác phẩm này được công chiếu là ở Düsseldorf vào tháng 5 năm 1995. Năm 1996, nó đã được vinh danh bởi một ban giám khảo quốc tế ở Kiel, nơi nó được chiếu trong một liên hoan phim về khảo cổ học. Trong bộ phim này, Các nam diễn viên đều nói tiếng Đức và tiếng Latin, với phụ đề tiếng Đức. Nghệ sĩ nổi tiếng người Anh Tony Cragg đã đóng một vai nhỏ trong phim, với vai diễn là một công dân La Mã ở cung điện của Augustus.[89]
Trận rừng Teutoburg cũng là một trận chiến lịch sử có thể chơi được trong video game Rome: Total War. Tuy nhiên, nó là một sự mô tả không hoàn toàn chính xác về trận chiến lịch sử này. Nội dung game thì khó hơn nhiều bởi vì quân La Mã bị áp đảo về số lượng, chứ không phải do vị trí thuận lợi của các chiến binh German.
Tiểu thuyết The Lost Eagles, do Ralph Graves khởi bút năm 1955, kể một câu chuyện hư cấu về một thân quyết của Varus là Severus Varus, người đã tiến hành tìm lại các cờ hiệu bị mất trong trận rừng Teutoburg cùng với danh dự của gia đình. Câu chuyện xảy ra sau những chiến dịch lịch sử của Germanicus lấy lại các cờ hiệu này.
Chiến thắng Teutoburg và chủ nghĩa dân tộc Đức
“ | Nếu nước Đức hoàn toàn bị La hóa trong suốt 4 thế kỷ, một nền văn hóa, chứ không phải là hai, sẽ lấn át thế giới phương Tây. Sẽ không có vấn đề Pháp-Đức, không có Charlemagne, không có Louis XIV, không có Napoléon, không có Đức hoàng Wilhelm II và không có Hitler. | ” |
Thực chất, với thắng lợi quyết định này, Arminius trở thành vị anh hùng dân tộc lớn đầu tiên của Đức, cũng như là người Đức đầu tiên đã đánh đuổi ngoại xâm ra khỏi bờ cõi trong suốt chiều dài lịch sử nước Đức.[2][85] Đại thắng này được xem là nhờ ông đã nhất thống các bộ tộc German mà cũng nhau chiến đấu chống ngoại xâm.[19] Danh sĩ Ulrich von Hutten (1488 - 1523) đã ca tụng công đức của Arminius.[24] Rồi, vào năm 1808, nhà văn hào Bernd Heinrich Wilhelm von Kleist đã biên soạn vở kịch "Trận chiến của Hermann" (Die Hermannsschlacht - Hermann là cách viết không chính xác nhưng thông dụng của Arminius trong tiếng Đức, đã được giáo sĩ Martin Luther công nhận hồi thế kỷ 16[24]) nói về chiến thắng Teutoburg và lồng vào đó tình cảm yêu nước, căm ghét quân Pháp xâm lược của Hoàng đế Napoleon Bonaparte. Mang đậm tinh thần dân tộc Đức, vở kịch này chẳng khác gì một lời kêu gọi nhân dân Đức vùng lên đập tan xiềng xích đô hộ của quân Pháp.[23] Vào thời điểm đó, nước Đức đang nằm dưới ách chiếm đóng của Napoleon nên vở kịch này không được trình chiếu công khai. Vào năm 1847, Josef Viktor von Scheffel viết một bài hát mang tên "Khi bọn La Mã trở nên xấc láo" (Als die Römer frech geworden) với nội dung châm biếm về thất bại nhục nhã của quân xâm lược La Mã và của viên tướng Varus.
Chiến thắng Teutoburg cùng với các sử liệu của Tacitus có một ảnh hưởng sâu sắc đến tinh thần yêu nước và chủ nghĩa dân tộc của Đức, cụ thể nó khiến cho người Đức "hiện đại" hiểu và tin rằng những bộ tộc German xưa kia chính là tổ tiên chung của họ, còn các "đế quốc" ngoại bang như đế quốc Áo-Hung và đế quốc Pháp của Napoleon là những kẻ thù phải bị tiêu diệt như đoàn quân xâm lược của Varus xưa kia. Thắng lợi này cũng được xem là tiền đề cho cuộc đấu tranh thống nhất nước Đức của Thủ tướng Otto von Bismarck[8].
Ngoài ra, chiến thắng Teutoburg của Arminius cũng có thể được xem là sự khởi nguồn cho truyền thống quân sự huy hoàng của dân tộc Đức[21]. Với tư cách là một biểu tượng của sự thống nhất, tượng trưng cho chủ nghĩa dân tộc lãng mạn, một tượng đài của người anh hùng Arminius - tượng đài Hermann (Hermannsdenkmal) - đã được xây dựng ở một khu rừng gần Detmold, nơi được tin là vị trí của chiến trường Teutoburg xưa kia, với nguồn vốn chủ yếu được đóng góp từ các tổ chức tư nhân. Việc xây dựng tượng đài kéo dài suốt nhiều thập kỷ và mãi đến năm 1875 nó mới được hoàn thành, không lâu sau khi nước Đức được thống nhất. Tượng đài này nhanh chóng trở thành một biểu tượng điển hình của chủ nghĩa dân tộc bảo thủ Đức vốn thịnh hành vào lúc đó. Một tượng đài khác cũng được xây dựng ở New Ulm, Minnesota, Hoa Kỳ bởi một tổ chức của các kiều dân Đức mang tên Những người con của Hermann. Mục tiêu của hội này là bảo vệ quyền tự do của kiều bào Đức ở Hoa Kỳ, giống như năm xưa Arminius đã gìn giữ nền độc lập dân tộc chống lại sự xâm lấn của La Mã[8]. Thành phố Hermann ở Hoa Kỳ cũng được đặt tên theo Arminius và một tượng đài của ông đã được xây dựng ở đây vào ngày 24 tháng 9 năm 2009, nhân kỷ niệm 2000 năm chiến thắng Teutoburg.
Tuy nhiên, tại nước Đức, sau khi thế chiến thứ hai kết thúc thì người dân ở đây có xu hướng tránh tổ chức kỷ niệm rầm rộ về những chiến thắng quân sự trong quá khứ do lo ngại về sự trỗi dậy của chủ nghĩa quân phiệt và chủ nghĩa phát xít xưa kia. Vì vậy, tại "quê hương" của Arminius, lễ kỷ niệm 2000 năm chiến thắng Teutoburg diễn ra khá là lặng lẽ.[90] Nhưng tựu chung, chiến thắng ấy vẫn gắn liền với dân Đức.[12]
Các họa phẩm vào thế kỷ 19
-
Hermannsschlacht (Trận chiến của Hermann), vẽ bởi Đông cung Thái tử Friedrich Wilhelm nước Phổ, 1813
-
Grab des Arminius (Mộ phần của Arminius), Caspar David Friedrich, 1812
-
Der siegreich vordringende Hermann (Cuộc xuất binh thắng lợi của Hermann), Peter Janssen, 1873
Tài liệu tham khảo
- ^ a ă â b Donald S. Detwiler, Germany: a short history, các trang 4-7.
- ^ a ă â Paulist Fathers, Catholic world, Tập 152, trang 584
- ^ a ă â b c d đ e ê g Sir William Smith, Dictionary of Greek and Roman biography and mythology, trang 348
- ^ “Marcus Caelius”. www.livius.org. Tháng 9 năm 2010.
- ^ Wells, Peter S. The Battle that stopped Rome. New York: W.W. Norton & Company. 2003, p. 187 ISBN 0-393-32643-8
- ^ Kevin Sweeney, Scholars look at factors surrounding Hermann’s victory. www.nujournal.com
- ^ a ă â b c d Michael McNally, Peter Dennis, Teutoburg Forest AD 9: The Destruction of Varus and His Legions, Bìa sau. Angelo Forte, Richard D. Oram, Frederik Pedersen, Viking Empires, trang 17.
- ^ a ă â Thomas Adam, Germany and the Americas: O-Z, trang 985
- ^ a ă â b c d đ e ê Ruth Sanders, German: Biography of a Language, các trang 43-44.
- ^ a ă Dianna Graveman, Don Graveman, Gasconade County Historical Society, Hermann, trang 119
- ^ Michael McNally, Peter Dennis, Teutoburg Forest AD 9: The Destruction of Varus and His Legions, trang 5
- ^ a ă â b Tony Clunn, Quest for the Lost Roman Legions: Discovering the Varus Battlefield, các trang XIX-XX.
- ^ John L. Rothdiener, Terror in Teutoburg Forest, trang XIV
- ^ a ă â b c d đ e Michael Gagarin, Elaine Fantham, The Oxford encyclopedia of ancient Greece and Rome, Tập 1, trang 267
- ^ a ă â b Avner Falk, Franks and Saracens: reality and fantasy in the Crusades, trang 17
- ^ a ă â b c Suetonius, Vita Divi Augusti 23.49
- ^ a ă â b c d đ e Tony Clunn, Quest for the Lost Roman Legions: Discovering the Varus Battlefield, các trang XXXV-XXXVI.
- ^ a ă â b c d đ e ê Spencer Tucker, A global chronology of conflict: from the ancient world to the modern Middle East, Tập 2, các trang 135-136.
- ^ a ă â b c d đ e Sam A. Mustafa, Germany in the modern world: a new history, các trang 5-6.
- ^ a ă â b Michael McNally, Peter Dennis, Teutoburg Forest AD 9: The Destruction of Varus and His Legions, các trang 16-17.
- ^ a ă Robert Michael Citino, The German Way of War: From the Thirty Years' War to the Third Reich, trang 1
- ^ Louis Leo Snyder, Documents of German history, trang 3
- ^ a ă Kurt Frank Reinhardt, Frederic C. Tubach, Germany 2000 Years, trang 485
- ^ a ă â Hans A. Pohlsander, German monuments in the Americas: bonds across the Atlantic, trang 98
- ^ a ă â b c d đ e “Publius Quinctilius Varus (46 BCE – 9 CE)”. www.livius.org. Tháng 9 năm 2010.
- ^ Tacitus, Annals, IV.66
- ^ Velleius 2,195.
- ^ Velleius 2,109.
- ^ a ă â “[[Legio XVII]]”. www.livius.org. Tháng 9 năm 2010. Tựa đề URL chứa liên kết wiki (trợ giúp)
- ^ Strabo 7, 1, 3; Velleius 2, 108, 2; 2, 109, 2f.; Tacitus, Annals, II.45
- ^ Wilkes, J. J. The Illyrians, 1992, p. 216, ISBN 0-631-19807-5. "Further east the formidable Daesitiates of central Bosnia retained their name. The great rebellion of All 6 had been led by their chief Bato, and their relatively low total of 103 decuriae likely reflects..."
- ^ Wilkes, J. J. The Illyrians, 1992, p. 207, ISBN 0-631-19807-5. "The rising began among the Daesitiates of central Bosnia under their leader Bato but they were soon joined by the Breuci. The four-year war which lasted..."
- ^ The Cambridge Ancient History, Vol. 10: The Augustan Empire, 43 BC-AD 69 (Volume 10) by Alan Bowman, Edward Champlin, and Andrew Lintott,1996,page 176: "... Daesitiates was soon matched by rebellion of the Breuci in Pannonia, headed by Pinnes and another Bato...."
- ^ Velleius Paterculus, Compendium of Roman History 2, 109, 5; Cassius Dio, Roman History 55, 28, 6–7
- ^ a ă “[[Legio V Alaudae]]”. www.livius.org. Tháng 9 năm 2010. Tựa đề URL chứa liên kết wiki (trợ giúp)
- ^ Eck (2003), 55.
- ^ Dio 54.1, 6, 10.
- ^ Eck (2003), 78.
- ^ Annette Panhors, Looting of Bones In the Teutoburg Forest, trang 101
- ^ a ă â b c d William E. Dunstan, Ancient Rome, trang 238
- ^ a ă Boyne, William (1968). A manual of Roman coins. tr. 13.
- ^ Velleius 2,105.
- ^ “Drusus in Ancient Library”. Ancient Library. Tháng 9 năm 2010.
- ^ Tacitus Annals, II.9
- ^ Tacitus, Annals, XI.16
- ^ Velleius 2,118.
- ^ a ă “Segimerus in Ancient Library”. Ancient Library. Tháng 9 năm 2010.
- ^ Several examples by Max Ihm, s. v. "Cheruski", in: Paulys Realencyclopädie der classischen Altertumswissenschaft (RE) III.2, Stuttgart 1899, cols. 2270–2272. (tiếng Đức))
- ^ “Chatti in Encyclopædia Britannica”. Encyclopædia Britannica. Tháng 9 năm 2010.
- ^ a ă â Nic Fields, The Roman Army of the Principate 27 BC-AD 117, trang 74
- ^ Velleius Paterculus 2, 104,2
- ^ Lỗi chú thích: Thẻ
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tênBordewich
- ^ Tacitus, Annals, I.71
- ^ Spilsbury, Julian. Great Military Disasters. UK: Quercus. ISBN 978-1-84866-039-7
- ^ Marcus Velleius Paterculus, Compendium of Roman History, II. 119.
- ^ Tacitus, Annals, I.61
- ^ Walter Laqueur, Guerrilla Warfare: A Historical & Critical Study, trang 6
- ^ a ă â b Pat Southern, Augustus, trang 190
- ^ a ă Mary Beard, The Roman Triumph, trang 107
- ^ Annelise Freisenbruch, Caesars' Wives: Sex, Power, and Politics in the Roman Empire, trang 66
- ^ Ali Parchami, Hegemonic Peace and Empire: The Pax Romana, Britannica and Americana, trang 32
- ^ Velleius 2,119,5.
- ^ a ă â b c d đ e ê g Ludwig Heinrich Dyck, The Roman Barbarian Wars: The Era of Roman Conques, các trang 1243-247.
- ^ Tacitus, Annals, I.50
- ^ Tacitus, Annals, I.51
- ^ a ă â b The Works of Tacitus, Volume 1, The Annals, London: Bohn, 1854, Book 1, chapter 60, p. 42; Book 2, chapter 25, p. 69.
- ^ a ă â b c Nic Fields, The Roman Army of the Principate 27 BC-AD 117, trang 47
- ^ Matthew Bunson: A Dictionary of the Roman Empire. Oxford University Press US 1995, ISBN 0-19-510233-9, p.83
- ^ Tacitus, Annals, I.56
- ^ Tacitus, Annals, I.57
- ^ a ă â b c Annette Panhorst, Looting of Bones In the Teutoburg Forest, các trang 84-91.
- ^ a ă â b c Spencer Tucker, A global chronology of conflict: from the ancient world to the modern Middle East, Tập 2, trang 370
- ^ Tacitus, Annals, II.21
- ^ Tacitus, Annals, II.25
- ^ Tacitus, The Annals 2.24
- ^ a ă Peter S. Wells, The Barbarians Speak: How the Conquered Peoples Shaped Roman Europe, trang 91
- ^ Tacitus, Annals, II.26
- ^ An image of a coin of Germanicus with a recovered standard can be seen at http://www.livius.org/le-lh/legio/xvii.html
- ^ Tacitus: [1] Annals: Book 2 {Chapter 32}
- ^ Book LX {Book 60} Chapter 8
- ^ Tacitus, Annals, XII.27
- ^ Barbara Levick, Claudius, trang 50
- ^ Peter S. Wells, The Barbarians Speak: How the Conquered Peoples Shaped Roman Europe, trang 6
- ^ Heather, Peter(2006). The Fall of the Roman Empire: A New History of Rome and the Barbarians.
- ^ a ă â Cornelius Tacitus, Herbert W. Benario, Agricola, Germany, And Dialogue On Orators, các trang 516-517.
- ^ Ari Ben-Menaḥemm, Historical Encyclopedia of Natural and Mathematical Sciences, Tập 1, các trang 340-341.
- ^ Tacitus, Book 12, 27–31: Text in Latin and English at Sacred Texts
- ^ Germania, UNRV History
- ^ The Hermann Battle, Schloßfilm.
- ^ David Crossland, "Battle of the Teutoburg Forest: Germany Recalls Myth That Created the Nation", Der Spiegel 28 August 2009.
Liên kết ngoài
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Trận rừng Teutoburg |
- Fergus M. Bordewich: "The Ambush That Changed History" Smithsonian Magazine, September 2005
- Official site of the Kalkriese foundation
- Jona Lendering, The Battle in the Teutoburg Forest at livius.org
- Arminius / Varus. Die Varusschlacht im Jahre 9 n. Chr., Internet-Portal „Westfälische Geschichte", LWL-Institut für westfälische Regionalgeschichte, Münster (tiếng Đức)
- Student project site by Universität Osnabrück (tiếng Đức)
- Varusbattle in Netherland (tiếng Đức)
- Giới thiệu sơ Trận rừng Teutoburg
|
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
Trở về trang chính
hoangkim vietnam, hoangkim, hoangkimvietnam, Hoàng Kim, Ngọc Phương Nam, Chào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, VietnamAfricaCassavaRice, Khát khao xanh, Dayvahoc, Học mỗi ngày, Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống, Thơ cho con
No comments:
Post a Comment