Wednesday, September 17, 2014

Chào ngày mới 17 tháng 9


Tàu con thoi Enterprise
CNM365 Chào ngày mới 17 tháng 9. Wikipedia Ngày này năm xưa.Năm 1630 – Thành phố Boston được thành lập, nay là một trung tâm quốc tế về giáo dục bậc đại học và y tế. Năm 1916Chiến tranh thế giới thứ nhất: “Nam tước Đỏ” của Không quân Đức thắng không chiến đầu tiên gần Cambrai, Pháp. Năm 1939Chiến tranh thế giới thứ hai: Quân đội Liên Xô xâm chiếm Ba Lan từ phía đông, 16 ngày sau khi Đức Quốc xã tấn công nước này từ phía tây. Năm 1976 – Tàu con thoi đầu tiên là Enterprise (hình) được NASA tiết lộ.

Tàu con thoi Enterprise

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Enterprise tại SLC-6 ở Căn cứ không quân Vandenberg
Tàu con thoi Enterprise (số hiệu của NASA: OV-101) là tàu con thoi đầu tiên được xây cho NASA. Vì không có máy động cơ hay tấm chắn nhiệt (heat shield) hoạt động, NASA không dùng nó trong vũ trụ được; mục đích của nó là để thực hiện những chuyến bay thử trong khí quyển Trái Đất.
Thoạt tiên, kế hoạch là tái trang bị tàu Enterprise để trở thành tàu con thoi thứ nhì lên quỹ đạo, sau tàu Columbia. Tuy nhiên, trong thời gian xây dựng tàu Columbia, những chi tiết trong cấu trúc tàu con thoi bị thay đổi, nhất là về trọng lượng của thân và cánh tàu. Nếu sửa lại Enterprise để bay được thì cần phải tháo gỡ cả tàu và trả lại từng khúc một cho các hãng thầu khắp nước. Vì việc này rất tốn kém, chính phủ đã quyết định tiết kiệm bằng cách xây tàu Challenger xung quanh sườn thân tàu (có số hiệu "STA-099") đã được xây thử. Tương tự, chính phủ nghĩ đến sửa chữa lại tàu Enterprise để thay thế tàu Challenger sau khi Challenger bị phá hủy, nhưng thay vì vậy, tàu Endeavour được xây từ các phụ tùng.

Thời gian phục vụ

Tàu được bắt đầu xây ngày 4 tháng 6 năm 1974. Với số hiệu OV-101, nó mới đầu được gọi là tàu Constitution (Hiến pháp). Tuy nhiên, một cuộc vận động gửi thư làm cho chính phủ đổi tên nó để vinh danh Starship Enterprise của chương trình TV Star Trek.
Thiết kế của OV-101 khác với thiết kế của tàu Columbia (OV-102), tàu đầu tiên có khả năng bay lên vũ trụ; trong OV-101, phần đuôi có hình dạng khác, và nó không có những giao diện để gắn vào bộ Hệ thống Vận động trên Quỹ đạo (Orbital Maneuvering System, OMS). Nhiều hệ thống phụ, kể từ các động cơ chính đến thiết bị ra đa, không được cài đặt vào tàu này, nhưng có thể được cài đặt trong tương lai.
Vào mùa hè năm 1976, NASA thử ảnh hưởng của chấn động mặt đất đối với tàu con thoi, để cho các kỹ sư so sánh dữ liệu từ một tàu vũ trụ thật với các mô hình lý thuyết.
Enterprise được kéo ra hãng sản xuất tại Palmdale với các diễn viên trong Star Trek có mặt.
Ngày 17 tháng 9 năm 1976, Enterprise được kéo ra hãng Rockwell International tại Palmdale, California. Hòa hợp với tên của tàu con thoi, người sáng tạo Star Trek Gene Roddenberry, cũng như phần nhiều diễn viên trong series đầu tiên của chương trình (trừ William Shatner, Majel Barrett, và Grace Lee Whitney), có mặt tại buổi lễ khởi đầu, và bản nhạc chủ đề của chương trình được trình bày.

Các chuyến bay thử tiến gần và hạ cánh

Ngày 31 tháng 1 năm 1977, tàu Enterprise được kéo trên đường tới Trung tâm Nghiên cứu Dryden (Dryden Flight Research Center) tại Căn cứ không quân Edwards để bắt đầu thử hoạt động.
Trong thời gian tại Dryden, NASA sử dụng tàu Enterprise trong nhiều chuyến bay trên đất và trên trời với mục đích kiểm tra những chi tiết của chương trình tàu con thoi. Thời gian chín tháng đầu tiên được gọi theo chữ ALT (Approach and Landing Test, "Kiểm tra Tiến gần và Hạ cánh"). Các chuyến thử này bao gồm một "chuyến bay" đầu tiên ngày 18 tháng 2 năm 1977 trên máy bay Boeing 747 (Shuttle Carrier Aircraft, SCA) để đo những tải cấu trúc và những đặc tính chạy và hãm của hệ thống cõng máy bay. NASA cũng thử các hệ thống phụ của tàu con thoi trên đất để kiểm tra khả năng hoạt động trước khi bay lên khí quyển.
Hệ thống Enterprise/SCA được bay thử, trong khi Enterprise không có người lái và không được mở máy. Mục đích của những chuyến bay này là để đo các đặc tính của hệ thống cõng máy bay. Sau đó, Enterprise được bay ba lần với người lái, để thử các hệ thống điều khiển bay.
Cuối cùng, tàu Enterprise được bay tự do năm lần; trong đó, tàu con thoi gỡ hẳn khỏi SCA và được phi hành gia hạ cánh. Các chuyến bay thử này kiểm tra các đặc tính bay của thiết kế tàu con thoi, và được thực hiện dưới vài hình dạng khí động lực học và trọng lượng.

Sửa soạn cho STS-1

Sau chương trình ALT, tàu Enterprise được đem đến nhiều trung tâm của NASA để thiết lập tàu trước khi thử rung động. Năm 1979, thùng xăng ngoài và các solid rocket booster (được gọi là hình dạng boilerplate) được gắn vào tàu con thoi và nó được dùng để thử hình dạng phóng lên trên bệ phóng 39A tại Trung tâm Vũ trụ Kennedy. Năm 1985, nó được dùng để thử các cấu trúc dành cho tàu con thoi tại Căn cứ không quân Vandenberg; nó được thiết lập đây đủ trên bệ phóng SLC-6.

Xong việc

Tàu Enterprise đi nghiêng vào chuyến bay ALT thứ hai, ngày 13 tháng 9 năm 1977.
Vì đã thử xong những điều quan trọng, một phần của tàu Enterprise được tháo gỡ để sử dụng lại một số bộ phận trong tàu con thoi khác, rồi được trình bày ở Pháp, Đức, Ý, Vương quốc Anh, Canada, và các tiểu bang California, Alabama, và Louisiana. Nó cũng được sử dụng để kiểm tra rằng bệ phóng SLC-6 tại Căn cứ không quân Vandenberg vừa tàu con thoi. Cuối cùng, ngày 18 tháng 11 năm 1985, tàu Enterprise được chở bằng tàu tới Washington, D.C.; ở đấy Viện Smithsonian nhận tàu con thoi này.

Sau Challenger

Sau thảm họa Challenger, NASA phải chọn tàu con thoi để thay thế. Họ nghĩ đến việc tái trang bị tàu Enterprise, thêm vào các trang bị cần thiết để bay lên vũ trụ, nhưng để không tốn nhiều tiền quá, họ quyết định sử dụng những phụ tùng còn lại từ khi xây các tàu DiscoveryAtlantis để xây thêm một tàu mang tên Endeavour.

Sau Columbia

Năm 2003, sau khi tàu Columbia bị nổ lúc trở lại khí quyển, Ban Điều tra về Tai nạn Columbia (Columbia Accident Investigation Board) dời một mảnh sợi thủy tinh khỏi cánh Enterprise để thử.[1] Cuộc thử này bao gồm bắn một miếng chất bọt với tốc độ cao vào mảnh. Mặc dù mảnh không bị vỡ do cuộc thử này, chất bọt đâm vào mảnh đủ mạnh để làm méo mó một cái niêm. Vì mảnh cacbon cốt cacbon (reinforced carbon-carbon, RCC) trên tàu Columbia yếu hơn 2,5 lần tàu Enterprise, kết quả này dẫn đến kết luận rằng lưỡi đầu bằng RCC bị vỡ. NASA hủy bỏ những cuộc thử sau về mảnh sợi thủy tinh này để tránh vỡ nó; thay vì nó, một mảnh lấy từ tàu Discovery được thử để biết ảnh hưởng của chất bọt đối với lưỡi đầu RCC cùng tuổi. Một miếng chất bọt từ thùng xăng ngoài gãy rời ra và đâm vào lưỡi đầu của cánh tay trái của Columbia khi tàu được phóng lên.
Ban Điều tra về Tai nạn Columbia kết luận rằng vụ đâm này làm một mảnh RCC trên lưỡi đầu của cánh tay trái bị thủng lỗ, để cho khí với nhiệt độ rất cao vào cánh và làm cấu trúc sụp đổ. Vụ này làm cho tàu Columbia xoay không điều khiển được và vỡ từng mảnh một, làm cho cả phi hành đoàn thiệt mạng.
Tàu Enterprise được trình bày tại Trung tâm Steven F. Udvar-Hazy.

Ngày nay

Tàu Enterprise ở trong nhà máy bay của Viện Smithsonian tại Sân bay quốc tế Washington Dulles trước khi được chuyển sang Trung tâm Steven F. Udvar-Hazy mới mở cửa tại Viện bảo tàng Không gian và Vũ trụ Quốc gia của Viện Smithsonian tại Sân bay Dulles; ở đây nó là trung tâm của tập hợp tàu vũ trụ.

Các chuyến bay ALT

Chuyến bay Ngày Tốc độ Độ cao Phi hành đoàn Thời gian Chú thích
Chuyến thử chạy trên đất #1 15 tháng 2, 1977 89 dặm/giờ
143 km/giờ
Mặt đất Không có Chỉ chạy trên đất Đường băng bê tông,
gắn tailcone
Chuyến thử chạy trên đất #2 15 tháng 2, 1977 140 dặm/giờ
225 km/giờ
Mặt đất Không có Chỉ chạy trên đất Đường băng bê tông,
gắn tailcone
Chuyến thử chạy trên đất #3 15 tháng 2, 1977 157 dặm/giờ
253 km/giờ
Mặt đất Không có Chỉ chạy trên đất Đường băng bê tông,
gắn tailcone
Chuyến captive-inert #1 18 tháng 2, 1977 287 dặm/giờ
462 km/giờ
16.000 foot
4.877 m
Không có 2 giờ 5 phút Gắn tailcone,
hạ cánh với 747
Chuyến captive-inert #2 22 tháng 2, 1977 328 dặm/giờ
528 km/giờ
22.600 foot
6.888 m
Không có 3 giờ 13 phút Gắn tailcone,
hạ cánh với 747
Chuyến captive-inert #3 25 tháng 2, 1977 425 dặm/giờ
684 km/giờ
26.600 foot
8.108 m
Không có 2 giờ 28 phút Gắn tailcone,
hạ cánh với 747
Chuyến captive-inert #4 28 tháng 2, 1977 425 dặm/giờ
684 km/giờ
28.565 foot
8.707 m
Không có 2 giờ 11 phút Gắn tailcone,
hạ cánh với 747
Chuyến captive-inert #5 2 tháng 3, 1977 474 dặm/giờ
763 km/giờ
30.000 foot
9.144 m
Không có 1 giờ 39 phút Gắn tailcone,
hạ cánh với 747
Chuyến captive-active #1 18 tháng 6, 1977 208 dặm/giờ
335 km/giờ
14.970 foot
4.563 m
Fred Haise, Gordon Fullerton 55 phút 46 giây Gắn tailcone,
hạ cánh với 747
Chuyến captive-active #2 28 tháng 6, 1977 310 dặm/giờ
499 km/giờ
22.030 foot
6.715 m
Joe Engle, Richard Truly 62 phút 0 giây Gắn tailcone,
hạ cánh với 747
Chuyến captive-active #3 26 tháng 7, 1977 311 dặm/giờ
501 km/giờ
30.292 foot
9.233 m
Fred Haise, Gordon Fullerton 59 phút 53 giây Gắn tailcone,
hạ cánh với 747
Chuyến bay tự do #1 12 tháng 8, 1977 310 dặm/giờ
499 km/giờ
24.100 foot
7.346 m
Fred Haise, Gordon Fullerton 5 phút 21 giây Gắn tailcone,
hạ cánh trên lòng hồ
Chuyến bay tự do #2 13 tháng 9, 1977 310 dặm/giờ
499 km/giờ
26.000 foot
7.925 m
Joe Engle, Richard Truly 5 phút 28 giây Gắn tailcone,
hạ cánh trên lòng hồ
Chuyến bay tự do #3 23 tháng 9, 1977 290 dặm/giờ
467 km/giờ
24.700 foot
7.529 m
Fred Haise, Gordon Fullerton 5 phút 34 giây Gắn tailcone,
hạ cánh trên lòng hồ
Chuyến bay tự do #4 12 tháng 10, 1977 278 dặm/giờ
447 km/giờ
22.400 foot
6.828 m
Joe Engle, Richard Truly 2 phút 34 giây Không gắn tailcone,
hạ cánh trên lòng hồ
Chuyến bay tự do #5 26 tháng 10, 1977 283 dặm/giờ
456 km/giờ
19.000 foot
5.791 m
Fred Haise, Gordon Fullerton 2 phút 1 giây Không gắn tailcone,
hạ cánh trên đường băng
  • Phi hành đoàn của máy bay 747 (Shuttle Carrier) trong các chuyến bay thử:
    • Fitzhugh L. Fulton, Jr., phi công
    • Thomas C. McMurtry, phi công
    • Louis E. Guidry, Jr., kỹ sư phi hành
    • Victor W. Horton, kỹ sư phi hành

Phương tiện

Chú thích

  1. ^ Harwood, William (4 tháng 6, 2003). “Critical foam impact test planned for Thursday”. Spaceflight Now. Truy cập 12 tháng 7, 2007.

Liên kết ngoài


Boston

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Boston
City of Boston
—  Thành phố  —
Thành phố Boston
Theo chiều kim đồng hồ: Quang cảnh Back Bay nhìn từ sông Charles, Fenway Park, Nhà thờ Cơ Đốc Khoa học, Boston Common và Downtown Crossing, Financial District nhìn từ cảng Boston, và Tòa nhà bang Massachusetts
Theo chiều kim đồng hồ: Quang cảnh Back Bay nhìn từ sông Charles, Fenway Park, Nhà thờ Cơ Đốc Khoa học, Boston CommonDowntown Crossing, Financial District nhìn từ cảng Boston, và Tòa nhà bang Massachusetts
Lá cờ Boston
Lá cờ
Con dấu chính thức của Boston
Con dấu
Huy hiệu của Boston
Huy hiệu
Biệt danh: Beantown,[1] The Hub,[1] The Cradle of Liberty,[2] The Cradle of Modern America,[1] The Athens of America,[2] The Walking City[1]
Khẩu hiệu: Sicut patribus sit Deus nobis (tiếng Latinh)
Boston (đỏ) trong quận Suffolk (xám+đỏ) tại bang Massachusetts
Boston (đỏ) trong quận Suffolk (xám+đỏ) tại bang Massachusetts
Boston trên bản đồ Hoa Kỳ
Boston
Boston
Vị trí tại Hoa Kỳ
Tọa độ: 42°21′29″B 71°03′49″T
Quốc gia  United States
Bang  Massachusetts
Quận Suffolk
Định cư (thị trấn) 7 tháng 9, 1630 (ngày định danh, lịch Julius)
Hợp nhất (thành phố) 4 tháng 3, 1822
Diện tích
 - Thành phố 232,14 km² (89,6 mi²)
 - Đất liền 125,41 km² (48,4 mi²)
 - Mặt nước 106,73 km² (41,2 mi²)
 - Đô thị 4.600 km² (1.776,1 mi²)
 - Vùng đô thị 11.700 km² (4.517,4 mi²)
 - CSA 27.600 km² (10.656,4 mi²)
Độ cao 141 m (463 ft)
Dân số (2012)[3][4][5][6][7]
 - Thành phố 645.966
 - Mật độ 5.151/km² (13.341/mi²)
 - Đô thị 4.180.000
 - Vùng đô thị 4.590.000
 - CSA 7600000
Múi giờ EST (UTC-5)
 - Mùa hè (DST) EDT (UTC-4)
Mã ZIP
Mã điện thoại 617 và 857
Thành phố kết nghĩa Strasbourg, Barcelona, Hàng Châu, Padova, Melbourne, Đài Bắc, Sekondi-Takoradi, Haifa, Kyōto (thành phố) sửa dữ liệu
Website: cityofboston.gov
Boston (phát âm tiếng Anh: /ˈbɒstən/) là thủ phủthành phố lớn nhất[9] của Thịnh vượng chung Massachusetts tại Hoa Kỳ. Boston cũng đóng vai trò là quận lỵ của quận Suffolk. Boston là thành phố lớn nhất tại khu vực New England, thị khu có diện tích 48 dặm vuông Anh (124 km2), và dân số theo ước tính năm 2014 là 645.966, là thành phố đông dân thứ 24 tại Hoa Kỳ.[3] Thành phố là trung tâm của một khu vực đại đô thị lớn hơn đáng kể mang tên Đại Boston- nơi sinh sống của 4,5 triệu người và là khu vực đại đô thị lớn thứ mười toàn quốc.[6]
Boston nằm trong số những thành phố cổ nhất tại Hoa Kỳ, những người thực dân Thanh giáo từ Anh thành lập Boston trên bán đảo Shawmut vào năm 1630.[10][11] Thành phố là nơi diễn ra một số sự kiện trọng đại trong Cách mạng Mỹ. Sau khi Hoa Kỳ giành độc lập từ Đế quốc Anh, thành phố tiếp tục là một bến cảng quan trọng và trung tâm sản xuất, cũng như là một trung tâm giáo dục và văn hóa.[12] Thông qua cải tạo đất và hợp nhất, Boston được mở rộng ra ngoài phạm vi bán đảo ban đầu. Lịch sử phong phú giúp Boston thu hút nhiều du khách, chỉ riêng Faneuil Hall đã thu hút trên 20 triệu du khách.[13]
Việc có nhiều học viện và đại học trong khu vực giúp Boston trở thành một trung tâm quốc tế về giáo dục bậc đại học và y tế, thành phố được cho là một nơi lãnh đạo thế giới về sáng kiến.[14][15] Nền tảng kinh tế của Boston cũng bao gồm cả tài chính,[16] các dịch vụ chuyên viên và kinh doanh, và các hoạt động chính phủ.[17]

Lịch sử

Những người định cư gốc Âu ban đầu tại Boston trước tiên gọi khu vực là Trimountaine (theo "ba núi" trong khu vực khi đó) song sau đó đổi tên thành Boston theo đô thị Boston tại Anh, vốn là nơi xuất thân của một số người thực dân xuất chúng. Những người thực dân Thanh giáo từ Anh đổi tên khu định cư vào ngày 7 tháng 9 năm 1630 (lịch Julius),[11][18] họ chuyển đến từ Charlestown nhằm tìm nước ngọt. Khu định cư của họ ban đầu giới hạn trong bán đảo Shawmut, đương thời được vịnh Massachusettssông Charles bao quanh và kết nối với đại lục qua một eo đất hẹp. Theo nghiên cứu, bán đảo có người định cư sớm nhất là từ 5000 TCN.[19]
Năm 1629, thống đốc đầu tiên của Thuộc địa vịnh MassachusettsJohn Winthrop lãnh đạo việc ký kết Hiệp định Cambridge, một văn kiện thành lập quan trọng của thành phố. Những luân lý Thanh giáo và sự tập trung của họ cho giáo dục ảnh hưởng đến lịch sử ban đầu của thành phố;[20] trường học công lập đầu tiên tại Hoa Kỳ được thành lập tại Boston vào năm 1635.[21] Trong 130 năm sau đó, thành phố tham dự vào các cuộc chiến với người Pháp và người da đỏ, cho đến khi Anh Quốc đánh bại người Pháp và các đồng minh bản địa của họ tại Bắc Mỹ. Boston là đô thị lớn nhất tại các thuộc địa của Anh tại Bắc Mỹ cho đến khi bị Philadelphia vượt qua vào giữa thế kỷ 18.[22]
Nhiều sự kiện mang tính quyết định trong Cách mạng Mỹ[23]; như Tàn sát Boston, Trà hội Boston, "đi đêm" của Paul Revere, các trận chiến Lexington và ConcordBunker Hill, bao vây Boston, xảy ra tại hoặc gần Boston. Sau Cách mạng, truyền thống hàng hải lâu dài của Boston giúp thành phố trở thành một trong những bến cảng quốc tế thịnh vượng nhất trên thế giới, các mặt hàng đặt biệt quan trọng là rum, cá, muối, và thuốc lá.[24]
Quảng trường Scollay trong thập niên 1880
Đạo luật Cấm vận 1807 được thông qua trong Các cuộc chiến tranh của Napoléon, và Chiến tranh Hoa Kỳ - Anh Quốc năm 1812 khiến hoạt động cảng của Boston suy giảm đáng kể. Mặc dù ngoại thương hồi phục sau chiến sự, song trong thời gian quá độ này các thương nhân của Boston tìm được giải pháp thay thế cho đầu tư tư bản của họ. Sản xuất trở thành một thành phần quan trọng trong kinh tế thành phố, và đến giữa thế kỷ 19, tầm quan trọng kinh tế của khu vực sản xuất công nghiệp vượt qua mậu dịch quốc tế. Cho đến đầu thế kỷ 20, Boston duy trì vị thế là một trong những trung tâm sản xuất lớn nhất toàn quốc và trở nên nổi tiếng với ngành sản xuất hàng may mặc và công nghiệp hàng da thuộc.[25] Một mạng lưới các sông nhỏ tiếp giáp với thành phố và liên kết nó với các khu vực xung quanh, việc vận chuyển bằng đường thủy trở nên thuận tiện và dẫn đến số nhà máy tăng nhanh. Sau đó, một mạng lưới đường sắt dày đặc xúc tiến công nghiệp và thương nghiệp của khu vực.[26]
Trong giai đoạn này, Boston cũng phát triển mạnh về văn hóa, được ca tụng vì sinh hoạt văn học thăng hoa và bảo trợ hào phóng cho nghệ thuật,[27][28] với việc những thành viên của các gia tộc Boston cổ—cuối cùng được gán danh hiệu Boston Brahmin—tiến đến việc được xem là tầng lớp tinh hoa về xã hội và văn hóa của quốc gia.[29] Boston cũng trở thành một trung tâm của phong trào bãi nô.[30]
Năm 1822,[31] các thị dân Boston bỏ phiếu ủng hộ đổi tên chính thức từ "the Town of Boston" sang "the City of Boston", và đến ngày 4 tháng 3 năm 1822, nhân dân Boston chấp thuận đặc quyền hợp thành tổ chức thành phố.[32] Vào thời điểm Boston được trao tình trạng thành phố, dân số thành phố là 46.226, còn diện tích thành phố chỉ có 4,7 dặm vuông Anh (12 km2).[32]
Trong thập niên 1820, dân số Boston tăng trưởng nhanh chóng, và thành phần dân tộc của thành phố biến đổi đột ngột khi có các làn sóng người châu Âu nhập cư đầu tiên (sau khi độc lập). Những người Ireland nhập cư chiếm ưu thế trong làn sóng di dân vào giai đoạn này, đặc biệt là sau nạn đói khoai tây Ireland; đến năm 1850, có khoảng 35.000 người Ireland sống tại Boston.[33] Trong nửa cuối của thế kỷ 19, số người Ireland, Đức, Liban, Syria và các sắc dân khác định cư tại Boston ngày càng tăng.[34] Đến cuối thế kỷ 19, các khu phố lõi của Bostan trở thành những khu biệt lập của những người nhập cư khác biệt về dân tộc—những người Ý sống tại North End,[35] người Ireland chiếm ưu thế tại South Boston và Charlestown, và người Do Thái từ Nga sống tại West End. Những người nhập cư Ireland và Ý đem theo Công giáo La Mã, và hiện nay giáo hội này là cộng đồng tôn giáo lớn nhất của Boston,[36] và từ đầu thế kỷ 20, người Ireland đóng một vai trò lớn trong chính trị Boston- các nhân vật xuất chúng gồm có Gia tộc Kennedy, Tip O'Neill, và John F. Fitzgerald.[37]
Từ năm 1631 đến năm 1890, diện tích của Boston tăng gấp ba lần thông qua cải tạo đất bằng cách lấp các đầm lầy, bãi bùn, và khoảng trống giữa các khu bến cảng dọc theo bờ biển.[38] Nỗ lực cải tạo lớn nhất diễn ra vào thế kỷ 19; bắt đầu vào năm 1807, phần đỉnh của Beacon Hill được sử dụng để lấp một hồ chứa 50-acre (20 ha) mà sau này trở thành khu vực Haymarket. Các dự án cải tạo vào giữa thế kỷ tạo nên các bộ phận quan trọng của những khu vực South End, West End, Financial District, và phố Trung Hoa. Sau Đại hỏa hoạn Boston năm 1872, các công nhân sử dụng gạch vụn từ những công trình kiến trúc để đổ dọc theo bờ biển/sông của khu trung tâm. Từ giữa đến cuối thế kỷ 19, các công nhân lấp được gần 600 acres (2,4 km²) vùng đầm lầy nhiễm mặn của sông Charles ở phía tây của Boston Common bằng sỏi đưa đến bằng tàu hỏa từ các đồi của Needham Heights. Thành phố sáp nhập các đô thị lân cận: South Boston (1804), East Boston (1836), Roxbury (1868), Dorchester (1870), Brighton (1874), West Roxbury (1874), Charlestown (1874), và Hyde Park (1912).[39][40] Các đề xuất khác về việc sáp nhập Brookline, Cambridge,[41] và Chelsea,[42][43] không thành công.
Quảng trường Haymarket, 1909
Đến đầu và giữa thế kỷ 20, thành phố trải qua suy tàn do các nhà máy trở nên cũ nát và lạc hậu, và các doanh nghiệp chuyển ra khỏi khu vực vì giá lao động ở những nơi khác rẻ hơn.[44] Boston đối phó bằng các dự án hồi phục đô thị khác nhau theo chỉ đạo của Cục Tái thiết Boston (BRA), thể chế được được thành lập vào năm 1957. Năm 1958, BRA bắt đầu dự án nhằm cải tạo khu phố West End có tính lịch sử. Hành động phá hủy trên quy mô lớn gặp phải phản đối dữ dội của công chúng.[45] BRA sau đó tái thẩm định cách tiếp cận của họ đối với cải tạo đô thị trong những dự án tương lai, kể cả việc xây dựng Trung tâm Chính phủ. Năm 1965, Trung tâm Y tế Columbia Point tại khu phố Dorchester trở thành trung tâm y tế cộng đồng đầu tiên tại Hoa Kỳ được mở cửa. Trung tâm y tế này vẫn hoạt động và đến năm 1990 thì trở thành Trung tâm y tế cộng đồng Geiger-Gibson.[46] Khu liên hiệp Columbia Point được tái thiết và phục hưng thành một cộng đồng thu nhập hỗn hợp mang tên Harbor Point Apartments từ năm 1984 đến năm 1990.[47]
Đến thập niên 1970, kinh tế thành phố bùng nổ sau 30 suy sụp. Một lượng lớn nhà cao tầng được xât dựng tại Financial District và tại Back Bay của Boston trong giai đoạn này.[48] Sự bùng nổ này tiếp tục cho đến giữa thập niên 1980. Thành phố trải qua xung đột khởi đầu từ năm 1974 do các "xe buýt phế trừ cách ly chủng tộc", dẫn đến náo động và bạo lực quanh các trường công trong suốt thập niên 1970.[49]
Boston là một trung tâm tri thức, công nghệ, và chính trị song để mất một số thể chế khu vực quan trọng,[50] trong đó có việc The New York Times mua lại The Boston Globe by,[51] và để mất các thể chế tài chính địa phương thông qua sáp nhập và mua lại, như FleetBoston Financial bị Bank of America có trụ sở tại Charlotte mua lại vào năm 2004.[52] Các chuỗi cửa hàng bách hóa đặt cơ sở tại Boston là Jordan Marsh và Filene's đều hợp nhất với Macy's có trụ sở tại Cincinnati.[53] Boston trải qua thượng lưu hóa vào nửa cuối thế kỷ 20,[54] với giá nhà ở tăng mạnh từ thập niên 1990.[55] Chi phí sinh hoạt gia tăng, và Boston trở thành một trong những nơi có giá cả sinh hoạt cao nhất tại Hoa Kỳ,[56] Bất chấp vấn đề chi phí sinh hoạt, Boston vẫn xếp ở thứ hạng cao trong các bảng xếp hạng dễ sống, xếp thứ 36 toàn cầu về chất lượng sinh hoạt 2011 trong một khảo sát đối với 221 thành phố lớn.[57] Tháng 4 năm 2013, hai quả bom phát nổ trong khuôn khổ Marathon Boston, khiến ba người thiệt mạng và 264 người bị thương.[58]

Địa lý

Boston có diện tích 89,6 dặm vuông Anh (232,1 km2)—48,4 dặm vuông Anh (125,4 km2) (54,0%) đất liền và 41,2 dặm vuông Anh (106,7 km2) (46,0%) mặt nước—và là thành phố lớn có mật độ dân số cao thứ ba toàn quốc. Độ cao chính thức của thành phố, đo tại sân bay quốc tế Logan, là 19 ft (5,8 m) trên mực nước biển.[59] Đỉnh cao nhất của Boston là Bellevue Hill với cao độ 330 foot (100 m) trên mực nước biển, và điểm thấp nhất là mực nước biển.[60] Boston nằm sát Đại Tây Dương, và là thủ phủ bang duy nhất tại Hoa Kỳ liền kề có đường bờ biển.[61]
Bao quanh Boston là khu vực "Đại Boston", liền kề Boston là các thành thị Winthrop, Revere, Chelsea, Everett, Somerville, Cambridge, Newton, Brookline, Needham, Dedham, Canton, Milton, và Quincy. Sông Charles tách Boston khỏi Watertown và phần lớn Cambridge, và phần lớn Boston với khu phố Charlestown của thành phố. Ở phía đông là cảng Boston và khu bảo tồn quốc gia các đảo cảng Boston. Sông Neponset tạo thành ranh giới giữa các khu phố phía nam của Boston với thành phố Quincy và thị trấn Milton. Sông Mystic tách biệt Charlestown với Chelsea và Everett, và suối Chelsea cùng cảng Boston tách biệt East Boston khỏi Boston bản thổ.[62]
Nguồn cung cấp nước của thành phố là các hồ chứa Quabbin và Wachusett ở phía tây,[63] là một trong số rất ít các nguồn nước trong đến mức đạt tiêu chuẩn chất lượng liên bang mà không cần phải lọc.[64]
Quang cảnh Boston từ làng sinh viên II tại Đại học Boston.
Quang cảnh Boston nhìn từ sân bay quốc tế Logan vào sáng sớm.

Khí hậu

Boston có khí hậu lục địa với một số ảnh hưởng từ hải dương, thành phố nằm trong đới chuyển tiếp giữa khí hậu cận nhiệt đới ẩm (Köppen Cfa) sang khí hậu lục địa ẩm (Köppen Dfa),[65][66] Mùa hè có đặc trưng là ấm đến nóng, và ẩm, trong khi vào mùa đông dao động giữa các giai đoạn mưa lạnh và tuyết, với nhiệt độ lạnh. Mùa xuân và mùa thu thường ôn hòa, các điều kiện khác nhau phụ thuộc vào hướng gió và vị trí luồng khí cao tốc. Mô hình gió phổ biến là thổi từ đất liền làm giảm đến mức tối thiểu ảnh hưởng từ Đại Tây Dương.[67]
Do có vị trí nằm ven biển, nhiệt độ tại Boston được điều hòa, song khiến cho thành phố rất dễ chịu ảnh hưởng của các hệ thống thời tiết Nor'easter vốn có thể sinh ra lượng tuyết và mưa lớn.[68] Thành phố có lượng giáng thủy hàng năm là 43,8 inch (1.110 mm), với 43,8 inch (111 cm) tuyết rơi mỗi mùa.[69] Tuyết rơi nhiều hơn đột ngột khi đi vào vùng nội lục xa thành phố (đặc biệt là ở phía bắc và phía tây thành phố)- xa khỏi ảnh hưởng điều hòa của đại dương.[70] Hầu hết tuyết xuất hiện từ tháng 12 sang tháng 3, do hầu hết các năm không đo được tuyết trong tháng 4 và tháng 11, và tuyết hiếm khi rơi vào tháng 5 và tháng 10.[71][72]
Sương mù là hiện tượng khá phổ biển, đặc biệt là trong mùa xuân và đầu mùa hè, và các cơn bão nhiệt đới có thể đe dọa đến khu vực, đặc biệt là vào cuối mùa hè và đầu mùa thu. Do nằm ven Bắc Đại Tây Dương, thành phố thường nhận gió biển, đặc biệt là vào cuối mùa xuân, khi nhiệt độ nước biển khá lạnh và nhiệt độ vùng bờ biển có thể lạnh hơn 20 °F (11 °C) so với một vùng nội lục cách đó vài dặm, đôi khi duy trì cách biệt đó đến gần trưa.[73][74] Dông xảy ra từ tháng 5 đến tháng 9, thỉnh thoảng có tác động nghiêm trọng với mưa đá lớn, gió gây thiệt hại và mưa như trút.[68] Mặc dù khu trung tâm Boston chưa từng chịu ảnh hưởng từ một lốc xoáy dữ dội, song thành phố từng nhận nhiều cảnh báo lốc xoáy. Các cơn bão gây thiệt hại phổ biến hơn ở các khu vực phía bắc, tây và tây bắc của thành phố.[75]

Nhân khẩu

Thua nhập bình quân đầu người tại khu vực Đại Boston, 2000. Đường nét đứt thể hiện ranh giới của thành phố Boston.
Lịch sử dân số
Năm Dân số  %±
1722 10.567
1765 15.520 46.9%
1790 18.320 18.0%
1800 24.937 36.1%
1810 33.787 35.5%
1820 43.298 28.1%
1830 61.392 41.8%
1840 93.383 52.1%
1850 136.881 46.6%
1860 177.840 29.9%
1870 250.526 40.9%
1880 362.839 44.8%
1890 448.477 23.6%
1900 560.892 25.1%
1910 670.585 19.6%
1920 748.060 11.6%
1930 781.188 4.4%
1940 770.816 −1.3%
1950 801.444 4.0%
1960 697.197 −13.0%
1970 641.071 −8.1%
1980 562.994 −12.2%
1990 574.283 2.0%
2000 589.141 2.6%
2010 617.594 4.8%
2012 636.479 3.1%
* = ước tính dân số.
Nguồn: Kí lục của cục Thống kê Dân số Hoa Kỳ và dữ liệu của Chương trình ước tính dân số.[79][80][81][82][83][84][85][86][87][88][89][90]
Năm 2010, theo ước tính Boston có 617.594 dân cư sống trong 272.481 đơn vị nhà ở—[3] dân số tăng trưởng 5% so với năm 2000. Có khoảng 1,2 triệu người có thể ở bên trong giới hạn hành chính của Boston trong những giờ làm việc, và có đến 2 triệu người trong những sự kiện đặc biệt. Sự dao động nhân dân này là do có hàng trăm nghìn dân cư ngoại ô đến thành phố để làm việc, giáo dục, chăm sóc y tế và trong các sự kiện đặc biệt.[91]
Trong thành phố, 21,9% dân số từ 19 trở xuống, 14,3% từ 20 đến 24, 33,2% từ 25 đến 44, 20,4% từ 45 đến 64, và 10,1% từ 65 tuổi trở lên. Tuổi trung bình của dân cư Boston là 30,8 tuổi. Tỷ suất giới tính là 92 nam/100 nữ; tỷ suất trong nhóm tuổi từ 18 trở lên là 89,9 nam/100 nữ.[92] Boston có 252.699 hộ, trong đó 20,4% có thiếu nhi dưới 18 sống cùng, 25,5% là cặp đôi đã kết hôn chung sống, 16,3% có một chủ hộ là nữ giới không có chồng, và 54,0% không phải là gia đình. 37,1% tổng số hộ được tạo thành từ các cá nhân và 9,0% có người từ 65 tuổi trở lên sống một mình. Quy mô thành viên trung bình trong một hộ là 2,26 và quy mô thành viên trung bình trong gia đình là 3,08.[92]
Năm 1950, người da trắng chiếm 94,7% dân số Boston.[93] Từ thập niên 1950 đến cuối thế kỷ 20, tỷ lệ người da trắng phi Hispanic, tức không có nguồn gốc Mỹ Latinh hoặc Iberia, trong thành phố suy giảm; năm 2000, người da trắng phi Hispanic chiếm 49,5% dân số thành phố, khiến Boston lần đầu tiên trở thành đô thị mà các nhóm người thiểu số chiếm đa số. Tuy nhiên, trong những năm gần đây thành phố trải qua thượng lưu hóa đáng kể, trong đó những người da trắng giàu có chuyển đến các khu vực trước đây không phải là khu người da trắng. Năm 2006, Cục Thống kê Dân số Hoa Kỳ ước tính rằng số người da trắng phi Hispanic lại tạo thành một đa số nhỏ. Tuy nhiên, vào năm 2010, một phần là do phá sản nhà ở, cũng như gia tăng các nỗ lực nhằm thúc đẩy có nhiều nhà ở giá rẻ hơn, dân số thiểu số phục hồi.[94][95][96]
Thành phần chủng tộc/dân tộc
Chủng tộc/Dân tộc 2010 [4] 1990[93] 1970[93] 1940[93]
Da trắng (bao gồm Da trắng Hispanic) 53,9% 62,8% 81,8% 96,7%
Da đen hay Mỹ gốc Phi 24,4% 25,6% 16,3% 3,1%
Mỹ bản địa 0,4% 0,3% 0,2% -
Mỹ gốc Á 8,9% 5,3% 1,3% 0,2%
Đa chủng 3,9% - - -
Hispanic hay Latino (mọi chủng tộc) 17,5% 10,8% 2,8% [97] 0,1%
Da trắng phi Hispanic 47,0% 59,0% 79,5% [97] 96,6%
Người gốc Ireland tạo thành dân tộc đơn lẻ lớn nhất trong thành phố, chiếm 15,8% dân số, tiếp theo là người Ý với 8,3%. Người có tổ tiên Tây Ấn là một nhóm lớn khác, chiếm 6,0%,[98] khoảng một nửa trong số họ có tổ tiên Haiti. Một số khu phố, như Dorchester, tiếp nhận một dòng người gốc Việt nhập cư trong những thập niên gần đây. Các khu phố như Jamaica Plain và Roslindale chứng kiến hiện tượng số lượng người Dominica tăng lên.[99]
Thành phố có số lượng người Do Thái đáng kể, theo ước tính có 25.000 người Do Thái trong thành phố và 227.000 trong khu vực đại đô thị Boston; số lượng giáo đoàn Do Thái tại Boston được ước tính là 22.[100][101] Các cộng đồng lân cận Boston là BrooklineNewton đều có xấp cỉ một phân dân số là người Do Thái.[100]
Boston, đặc biệt là khu phố East Boston, có một cộng đồng Hispanic đáng kể. Người Hispanic tại Boston hầu hết là người Puerto Rico (30.506 hay 4,9% tổng dân số thành phố), Dominica (25.648 hay 4,2%), El Salvador (10.850 hay 1,8%), Colombia (6.649 hay 1,1%) và Guatemala (4.451 hay 0,7%). Trong Đại Boston, số lượng người Hispanic tăng trưởng đáng kể với số người Puerto Rico là trên 175.000, người Dominica trên 95.000, người El Salvador trên 40.000, người Guatemala trên 31.000 và người Colombia trên 22.000.[102]
Giống như nhiều thành phố lớn khác tại Mỹ, tội phạm bạo lực tại Boston giảm mạnh kể từ đầu thập niên 1990. Tỷ lệ tội phạm thấp của Boston kể từ thập niên 1990 được cho là nhờ sự cộng tác của cục Cảnh sát Boston với các tổ chức khu phố và giáo khu nhằm ngăn ngừa thanh niên tham gia các băng nhóm, cũng như đóng góp của các văn phòng công tố viên Hoa Kỳ và công tố viên quận. Điều này góp phần dẫn đến điều được gọi là "kì tích Boston", số vụ giết người trong thành phố giảm từ 152 trong năm 1990 xuống còn 31 vào năm 1999.[103]

Kinh tế

Boston là một thành phố toàn cầu, nằm trong số 30 thành phố hùng mạnh nhất về kinh tế trên thế giới (2012).[104] Kinh tế khu vực đô thị Đại Boston có giá trị 363 tỷ USD, xếp hạng sáu toàn quốc và xếp hạng 12 toàn cầu.[105]
Các học viện và đại học tại Boston có tác động đáng kể đến kinh tế khu vực. Boston thu hút trên 350.000 sinh viên bậc đại học từ khắp thế giới, đóng góp trên 4,8 tỷ USD mỗi năm cho kinh tế thành phố.[106][107] Các trường học trong khu vực là những chủ sử dụng lao động lớn và thu hút các ngành kinh doanh đến thành phố và khu vực xung quanh. Thành phố là nơi đặt trụ sở của một số công ty công nghệ và là một trung tâm về công nghệ sinh học, viện Milken xếp Boston trung tâm khoa học sinh mệnh hàng đầu toàn quốc.[108] Trong các thành phố tại Hoa Kỳ, Boston nhận được kinh phí tuyệt đối cao nhất trong khoản tài trợ hàng năm từ Viện quốc gia về Y tế (2007).[109] Thành phố cũng được cho là có sáng kiến cao độ vì một loạt nguyên nhân như sự hiện diện của giới học viện, tiếp cận tư bản mạo hiểm, và sự hiện diện của nhiều công ty công nghệ cao.[15][110]
Du lịch tạo thành một bộ phận lớn của kinh tế Boston, với 21,2 triệu du khách quốc nội và quốc tế chi tiêu 8,3 tỷ USD trong năm 2011.[111] Do là thủ phủ bang và là nơi đặt trụ sở khu vực của các cơ quan liên bang, pháp luật và chính phủ là thành phần lớn khác trong kinh tế thành phố.[25] Thành phố là một hải cảng lớn dọc theo bờ đông của Hoa Kỳ và là cảng công nghiệp và cảng cá hoạt động liên tục lâu dài nhất tại Tây bán cầu.[112]
Các ngành kinh tế quan trọng khác là dịch vụ tài chính, đặc biệt là những quỹ tương hỗ và bảo hiểm.[25] Fidelity Investments có trụ sở tại Boston giúp phổ biến quỹ tương hỗ trong thập niên 1980 và biến Boston thành một trong các thành phố tài chính hàng đầu tại Hoa Kỳ.[16][113] Thành phố là nơi đặt trụ sở của Santander Bank, và Boston là một trung tâm của các hãng tư bản mạo hiểm. State Street Corporation, chuyên về các dịch vụ quản lý và bảo quản tài sản, đặt trụ sở tại thành phố. Boston là một trung tâm in ấn và xuất bản[114]Houghton Mifflin đặc trụ sở tại thành phố, cùng với Bedford-St. Martin's Press và Beacon Press. Thành phố có ba trung tâm hội nghị lớn là trung tâm hội nghị Hynes tại Back Bay, và trung tâm thương mại thế giới Seaport và trung tâm hội nghị và triểm lãm Boston tại South Boston Waterfront.[115]
Một số công ty lớn đặt trụ sở bên trong Boston hoặc ở lân cận, đặc biệt là dọc đường 128,[116] trung tâm của công nghiệp công nghệ cao trong khu vực. Năm 2006, Boston và khu vực đô thị của mình được xếp hạng là cybercity lớn thứ tư tại Hoa Kỳ với 191.700 công việc công nghệ cao.[117]

Văn hóa

Old State House, một bảo tàng trên Freedom Trail và là địa điểm diễn ra tàn sát Boston
Boston chia sẻ nhiều căn nguyên văn hóa với khu vực New England lớn hơn, trong đó có một phương ngôn trọng âm Đông New England không có âm "r" được gọi là tiếng Anh Boston,[118] và một ẩm thực khu vực với trọng điểm mạnh về hải sản, muối, và các sản phẩm từ sữa.[119] Người Mỹ gốc Ireland có ảnh hưởng lớn trong các thể chế chính trị và tôn giáo của Boston. Boston cũng có tập hợp tân từ riêng của mình, được gọi là tiếng lóng Boston.[120]
Một số kịch viện nằm trong hoặc nằm gần Theater District ở phía nam của Boston Common, trong đó có kịch viện Cutler Majestic, Trung tâm nghệ thuật biểu diễn Citi, Kịch viện Colonial, và Kịch viện Orpheum.[121] Symphony Hall là trụ sở của Dàn nhạc giao hưởng Boston, và Dàn nhạc đại chúng Boston, trong khi Boston Ballet biểu diễn tại Nhà hát Opera Boston. Các tổ chức nghệ thuật biểu diễn khác nằm tại thành phố gồm có Boston Lyric Opera, Opera Boston, Boston Baroque (dàn nhạc Baroque thường trực đầu tiên tại Hoa Kỳ),[122] và Handel and Haydn Society (một trong những công ty hợp xướng lâu năm nhất tại Hoa Kỳ).[123] Thành phố là một trung tâm của âm nhạc cổ điển đương đại với một số tổ chức biểu diễn, một vài trong số đó có liên kết với các nhạc viện và đại học của thành phố.[122]
Có một số sự kiện lớn được tổ chức thường niên như First Night diễn ra vào đêm đón năm mới, Nhạc hội sơ khởi Boston, Ngày hội nghệ thuật Boston, và các ngày lễ mùa hè của người gốc Ý tại North End nhằm tôn vinh các thánh của Công giáo La Mã.[124] Thành phố là nơi diễn ra một số sự kiện trong giai đoạn ngày Độc lập Hoa Kỳ, trong đó có lễ hội Harborfest kéo dài suốt một tuần[125] và một nhạc hội Pop Boston kém theo pháo hoa bên bờ sông Charles.[126]
Boston là một trong những sinh quán của thể loại âm nhạc hardcore punk. Các nhạc sĩ trong khu vực có đóng góp đáng kể cho sân khấu âm nhạc này trong nhiều năm. Các khu phố của thành phố là quê hương của một trong những sân khấu ska làn sóng thứ ba và ska punk trong thập niên 1990, dẫn đầu là các ban nhạc như The Mighty Mighty Bosstones và The Allstonians. Một số câu lạc bộ đêm, như The Channel, Bunnratty's tại Allston, và The Rathskeller, nổi tiếng về biểu diễn của các ban nhạc punk-rock địa phương và các ban nhạc ở xa đến, song các câu lạc bộ này hiện đều đã đóng cửa. Nhiều câu lạc bộ bị san bằng hoặc chuyển đổi trong quá trình thượng lưu hóa gần đây.[127]
Do Boston có vai trò nổi bật trong Cách mạng Mỹ, một số địa điểm lịch sử có liên hệ đến giai đoạn này được bảo tồn, chúng là bộ phận của Công viên lịch sử quốc gia Boston. Nhiều địa điểm nằm dọc Freedom Trail, tuyến đường được đánh dấu bằng một tuyến gạch đỏ trên mặt đất. Thành phố cũng có một số bảo tàng nghệ thuật, trong đó có Bảo tàng Mỹ thuậtBảo tàng Isabella Stewart Gardner.[128] Học viện Nghệ thuật đương đại có trụ sở tại một tòa nhà đương đại do Diller Scofidio + Renfro thiết kế nằm tại Seaport District.[129] Khu trường sở của Đại học Massachusetts Boston tại Columbia Point, sát Bảo tàng John F. Kennedy. Thư viện Boston (một trong những thư viện độc lập lâu năm nhất tại Hoa Kỳ),[130] Bảo tàng Thiếu nhi Boston, Quán Bull & Finch Pub,[131] Bảo tàng Khoa học, và Bể thủy sinh New England nằm trong thành phố.
Trong thời kỳ ban đầu, Boston là một trung tâm tôn giáo nổi tiếng. Giáo phận Công giáo La Mã Boston phục vụ gần 300 giáo xứ và có trụ sở tại Nhà thờ lớn Thánh Thập tự (1875) tại South End. Giáo phận Thánh công hội Massachusetts có trụ sở tại Nhà thờ lớn Thánh Phaolô (1819), phục vụ gần 200 giáo đoàn. Hiệp hội Phổ độ nhất thể có trụ sở tại Beacon Hill. Giáo hội Cơ Đốc Khoa học có trụ sở tại Nhà thờ Đức Mẹ (1894) tại Back Bay. Nhà thờ cổ nhất tại Boston là Đệ nhất giáo đường Boston, hình thành vào năm 1630.[132] King's Chapel là nhà thờ Anh giáo đầu tiên tại thành phố, được hình thành vào năm 1686 và được chuyển đổi thành một nhà thờ Nhất thể vào năm 1785. Các nhà thờ khác gồm có Nhà thờ Cơ Đốc (1723), Nhà thờ Ba ngôi (1733), Nhà thờ phố Park (1809), Nhà thờ Cổ Nam (1874), Nhà thờ Cơ Đốc Jubilee và Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp tại Mission Hill (1878).[133]

Giáo dục

Các trường Công lập Boston tuyển 57.000 học sinh theo học tại 145 trường, bao gồm cả các trường "khảo nghiệm" có uy tín: Học viện Latin Boston, Trường toàn học & khoa học John D. O'Bryant, và trường Latinh Boston. Trường Latin Boston được thành lập vào năm 1635, là trường trung học công lâu năm nhất tại Hoa Kỳ; trường trung học công lâu năm thứ nhì, và trưởng tiểu học công lâu năm nhất tại Hoa Kỳ cũng nằm tại Boston.[21] Các học sinh trong hệ thống có xuất thân chủng tộc: 35% người da đen hoặc Mỹ gốc Phi, 42% người Hispanic hoặc Latino, 13% người da trắng, và 8% người gốc Á.[134] Thành phố cũng có các trường tư thục, trường dòng, và trường đặc quyền, và có xấp xỉ 3.300 học sinh là người thiểu số theo học tại các trường ngoại ô thông qua tổ chức METCO.[135]
Một số đại học nổi tiếng nhất tại Hoa Kỳ nằm trong khu vực đại đô thị Boston. Bốn thành viên của Hiệp hội đại học Hoa Kỳ nằm tại Đại Boston (đứng đầu trong số các khu vực đại đô thị): Đại học Harvard, Học viện Công nghệ Massachusetts, Đại học Boston, và Đại học Brandeis.[136] Do các hoạt động nghiên cứu được tiến hành trong các đại học này, các bệnh viện, đại học, và viện nghiên cứu tại khu vực Boston nhận được hơn 1,77 tỷ USD trợ cấp của Viện Y tế quốc gia vào năm 2013, cao nhất trong số các khu vực đại đô thị tại Hoa Kỳ.[137] Đại Boston có trên 100 học viện và đại học, với 250.000 sinh viên theo học chỉ tính riêng tại Boston và Cambridge.[138] Các đại học tư thục lớn nhất của Boston gồm có Đại học Boston (cơ quan sử dụng lao động lớn thứ tư của thành phố)[139] với khu trường sở chính đặt tại Đại lộ Commonwealth và một khu trường sở y tế tại South End; Đại học Northeastern tại khu vực Fenway|;[140] Đại học Suffolk gần Beacon Hill, với trường luật và trường kinh doanh;[141]Học viện Boston nằm vắt qua ranh giới Boston (Brighton)–Newton.[142] Đại học công duy nhất của Boston là Đại học Massachusetts Boston tại Dorchester. Học viện Cộng đồng Roxbury và Học viện Cộng đồng Bunker Hill là hai học viện cộng đồng công lập của thành phố. Các học viện và đại học của Boston sử dụng trên 42.600 người lao động, chiếm gầm 7% lực lượng lao động của thành phố.[143]
Boston có một số học viện âm nhạc và nghệ thuật, trong đó có Học viện Nghệ thuật và Thiết kế Đại học Lesley, Học viện Nghệ thuật Massachusetts, Học viện Nghệ thuật New England, Học viện Nghệ thuật và Thiết kế New England (Đại học Suffolk), và Nhạc viện New England (nhạc viện độc lập lâu năm nhất tại Hoa Kỳ).[144] Các học viện âm nhạc khác gồm có Nhạc viện Boston, Học viện Bảo tàng Mỹ thuật, và Học viện Âm nhạc Berklee- khiến Boston trở thành một thành phố ban trọng đối với nhạc jazz.[145]
Một số đại học nằm ngoài ranh giới Boston song có sự hiện diện lớn trong thành phố. Đại học Harvard là đại học lâu năm nhất tại Hoa Kỳ, nằm ven sông Charles thuộc thành phố Cambridge. Các học viện kinh doanh và y tế của Đại học Harvard nằm tại Boston, và có các kế hoạch mở rộng thêm đến khu phố Allston của Boston.[146] Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT) nguyên nằm tại Boston song chuyển sang bên kia sông thuộc Cambridge vào năm 1916.[147] Đại học Tufts có khu trường sở chính tại phía bắc của thành phố, quản lý các học viện y tế và nha khoa của mình.[148]

Thành phố anh em

Boston có chín thành phố anh em chính thức được công nhận bởi Sister Cities International.[149]
Thành phố Quốc gia Từ Tham khảo
Kyoto Nhật Bản 1959 [150]
Strasbourg Pháp 1960 [151][152]
Barcelona Tây Ban Nha 1980 [153][154]
Hàng Châu Trung Quốc 1982 [149]
Padua Ý 1983 [155]
Melbourne Úc 1985 [156]
Đài Bắc Đài Loan 1996 [157]
Sekondi-Takoradi Ghana 2001 [149]
Belfast Bắc Ireland 2014 [158]
Boston có quan hệ hữu nghị chính thcs hoặc hợp tác với thêm ba thành phố.
Thành phố Quốc gia Từ Tham khảo
Boston Anh Quốc 1999 [159][160][161]
Haifa Israel 1999 [162]
Valladolid Tây Ban Nha 2007 [163]

Ghi chú

  1. ^ Ghi chép chính thức về Boston được lấy tại khu trung tâm từ tháng 1 năm 1872 đến tháng 12 năm 1935, và tại sân bay Logan (KBOS) từ tháng 1 năm 1936.[76]

Tham khảo

Chú thích

  1. ^ a ă â b Dalager, Norman (10 tháng 8 năm 2006). “What's in a nickname?”. The Boston Globe. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2009.
  2. ^ a ă Wechter 2009, tr. 14
  3. ^ a ă â “Population and Housing Occupancy Status: 2010 – State – County Subdivision, 2010 Census Redistricting Data (Public Law 94-171) Summary File”. Cục Thống kê Dân số Hoa Kỳ. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2011.
  4. ^ a ă “State & County QuickFacts - Boston (city), Massachusetts”. Cục Thống kê Dân số Hoa Kỳ. 10 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2013.
  5. ^ “Alphabetically sorted list of Census 2000 Urbanized Areas” (TXT). United States Census Bureau, Geography Division. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2009.
  6. ^ a ă “Table 1. Annual Estimates of the Population of Metropolitan and Micropolitan Statistical Areas: April 1, 2010 to July 1, 2011 (CBSA-EST2011-01)” (CSV). Cục Thống kê Dân số Hoa Kỳ, Population Division. Truy cập ngày 18 tháng 1 năm 2013.
  7. ^ “Table 2. Annual Estimates of the Population of Combined Statistical Areas: April 1, 2010 to July 1, 2011 (CBSA-EST2011-02)” (CSV). Cục Thống kê Dân số Hoa Kỳ, Population Division. Truy cập ngày 18 tháng 1 năm 2013.
  8. ^ “ZIP Code Lookup – Search By City”. United States Postal Service. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2009.
  9. ^ “Population and Housing Occupancy Status: 2010 - State -- County Subdivision 2010 Census Redistricting Data (Public Law 94-171) Summary File”. Cục Thống kê Dân số Hoa Kỳ. 2010. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2013.
  10. ^ Banner, David. “Boston History – The History of Boston, Massachusetts”. SearchBoston. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2009.
  11. ^ a ă Kennedy 1994, tr. 11–12
  12. ^ Morris 2005, tr. 8
  13. ^ “Top 25 Most Visited Tourist Destinations in America”. The Travelers Zone. 10 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2013.
  14. ^ Banner, David. “Going to College in Boston”. SearchBoston. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2009.
  15. ^ a ă Kirsner, Scott (20 tháng 7 năm 2010). “Boston is #1 ... But will we hold on to the top spot? – Innovation Economy”. The Boston Globe. Truy cập ngày 30 tháng 8 năm 2010.
  16. ^ a ă Yeandle, Mark (tháng 3 năm 2011). “The Global Financial Centres Index 9” (PDF). The Z/Yen Group. tr. 4. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2013.
  17. ^ “The Boston Economy in 2010”. Boston Redevelopment Authority. Tháng 1 năm 2011. Truy cập ngày 5 tháng 3 năm 2013.
  18. ^ “Archives Guide ~ Town of Boston”. City of Boston. 2013. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2013.
  19. ^ “Archaeology of the Central Artery Project: Highway to the Past”. Commonwealth Museum – Massachusetts Historical Commission. 2007. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2007.
  20. ^ Christopher 2006, tr. 46
  21. ^ a ă “BPS at a Glance”. Boston Public Schools. 14 tháng 3 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 4 năm 2007. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2007.
  22. ^ “"Growth" to Boston in its Heyday, 1640s to 1730s” (PDF). Boston History & Innovation Collaborative. 2006. tr. 2. Truy cập ngày 5 tháng 3 năm 2013.
  23. ^ Morris 2005, tr. 7
  24. ^ “Colonial Boston”. University Archives. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2009.
  25. ^ a ă â “Boston Economy”. City-Data.com. Advameg Inc. 2007. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2007.
  26. ^ Kennedy 1994, tr. 46
  27. ^ “Home page” (Exhibition at Boston Public Library and Massachusetts Historical Society). Forgotten Chapters of Boston's Literary History. The Trustees of Boston College. March 28 – July 30, 2012. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2012.
  28. ^ “An Interactive Map of Literary Boston: 1794–1862” (Exhibition). Forgotten Chapters of Boston's Literary History. The Trustees of Boston College. March 28 – July 30, 2012. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2012.
  29. ^ Kennedy 1994, tr. 44
  30. ^ “Boston African American National Historic Site”. National Park Service. 28 tháng 4 năm 2007. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2007.
  31. ^ “About Boston”. City of Boston. 2006. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2007.
  32. ^ a ă State Street Trust Company; Walton Advertising and Printing Company (1922). Boston: one hundred years a city (TXT) 2. Boston: State Street Trust Company. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2009.
  33. ^ “People & Events: Boston's Immigrant Population”. WGBH/PBS Online (American Experience). 2003. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2007.
  34. ^ “Immigration Records”. The National Archives. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2009.
  35. ^ Puleo, Stephen (2007). “Epilogue: Today”. The Boston Italians . Beacon Press. ISBN 978-0-8070-5036-1. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2009.
  36. ^ “Boston People”. City-Data.com. Advameg Inc. 2007. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2007.
  37. ^ Bolino 2012, tr. 285–286
  38. ^ “The History of Land Fill in Boston”. iBoston.org. 2006. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2006.. Cũng xem tại Howe, Jeffery (1996). “Boston: History of the Landfills”. Boston College. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2007.
  39. ^ Historical Atlas of Massachusetts. University of Massachusetts. 1991. tr. 37.
  40. ^ Holleran, Michael (2001). “Problems with Change”. Boston's Changeful Times: Origins of Preservation and Planning in America. The Johns Hopkins University Press. tr. 41. ISBN 978-0-8018-6644-9. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2010
  41. ^ “Boston's Annexation Schemes.; Proposal To Absorb Cambridge And Other Near-By Towns”. The New York Times. 26 tháng 3 năm 1892. tr. 11. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 3 năm 1892. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2010.
  42. ^ Rezendes, Michael (13 tháng 10 năm 1991). “Has the time for Chelsea's annexation to Boston come? The Hub hasn't grown since 1912, and something has to follow that beleaguered community's receivership”. The Boston Globe. tr. 80. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2010.
  43. ^ Estes, Andrea; Cafasso, Ed (9 tháng 9 năm 1991). “Flynn offers to annex Chelsea”. Boston Herald. tr. 1. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2010.
  44. ^ Bluestone & Stevenson 2002, tr. 13
  45. ^ Collins, Monica (7 tháng 8 năm 2005). “Born Again”. The Boston Globe. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2007.
  46. ^ Roessner, Jane (2000). A Decent Place to Live: from Columbia Point to Harbor Point – A Community History. Boston: Northeastern University Press. tr. 80. ISBN 978-1-55553-436-3.
  47. ^ Cf. Roessner, p.293. "The HOPE VI housing program, inspired in part by the success of Harbor Point, was created by legislation passed by Congress in 1992."
  48. ^ Kennedy 1994, tr. 195
  49. ^ Kennedy 1994, tr. 194–195
  50. ^ Feeney, Mark; Mehegan, David (15 tháng 4 năm 2005). “Atlantic, 148-year institution, leaving city”. The Boston Globe. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2007.
  51. ^ Glaberson, William (11 tháng 6 năm 1993). “Largest Newspaper Deal in U.S. - N.Y. Times Buys Boston Globe for $1.1 Billion”. Pittsburgh Post-Gazette. tr. B-12. Truy cập ngày 5 tháng 3 năm 2013.
  52. ^ “FleetBoston, Bank of America Merger Approved by Fed”. The Boston Globe. 9 tháng 3 năm 2004. Truy cập ngày 5 tháng 3 năm 2013.
  53. ^ Abelson, Jenn; Palmer, Jr., Thomas C. (29 tháng 7 năm 2005). “It's Official: Filene's Brand Will Be Gone”. The Boston Globe. Truy cập ngày 5 tháng 3 năm 2013.
  54. ^ Hampson, Rick (19 tháng 4 năm 2005). “Studies: Gentrification a boost for everyone”. USA Today. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2009.
  55. ^ Heudorfer, Bonnie; Bluestone, Barry (2004). “The Greater Boston Housing Report Card” (PDF). Center for Urban and Regional Policy (CURP), Northeastern University. tr. 6. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2007.
  56. ^ “Cost of Living Index for Selected U.S. Cities, 2005”. Information Please Database. Pearson Education. 2007. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2009.
  57. ^ “2011 Quality of Living worldwide city rankings – Mercer survey”. Mercer. 29 tháng 11 năm 2011. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2012.
  58. ^ McConville, Christine (23 tháng 4 năm 2013). “Marathon injury toll jumps to 260”. Boston Herald. Truy cập ngày 24 tháng 4 năm 2013.
  59. ^ [[[:Bản mẫu:Gnis3]] “Elevation data – Boston”]. Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ. 2007.
  60. ^ “Bellevue Hill, Massachusetts”. Peakbagger.com.
  61. ^ Univ. of Alabama geography dept. “US Map and State Capitals”. CSGNetwork.com. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2012.
  62. ^ “Kings Chapel Burying Ground, USGS Boston South (MA) Topo Map”. TopoZone. 2006. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2007.
  63. ^ “Your Drinking Water: Massachusetts Water Resources Authority, 2006 Drinking Water Report” (Thông cáo báo chí). Massachusetts Water Resources Authority. 19 tháng 6 năm 2007.
  64. ^ Abraham, Yvonne (22 tháng 7 năm 2007). “Pure water, right on Tap”. The Boston Globe. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2011.
  65. ^ “NOAA JetStream Max”. The National Weather Service. 21 tháng 10 năm 2011. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2013.
  66. ^ “Mid-latitude Climates”. Eoearth. 25 tháng 3 năm 2011. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2011.
  67. ^ “Weather”. City of Boston. 2013. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2013.
  68. ^ a ă “Weather”. City of Boston Film Bureau. 2007. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2007.
  69. ^ a ă “NowData - NOAA Online Weather Data”. National Oceanic and Atmospheric Administration. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2011.
  70. ^ “Massachusetts – Climate”. City-Data.com. Advameg Inc. 2005. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2007.
  71. ^ “May in the Northeast”. Intellicast.com. 2003. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 4 năm 2007. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2007.
  72. ^ Wangsness, Lisa (30 tháng 10 năm 2005). “Snowstorm packs October surprise”. The Boston Globe. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2007.
  73. ^ Ryan, Andrew (11 tháng 7 năm 2007). “Sea breeze keeps Boston 20 degrees cooler while others swelter”. The Boston Globe. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2009.
  74. ^ Ryan, Andrew (9 tháng 6 năm 2008). “Boston sea breeze drops temperature 20 degrees in 20 minutes”. The Boston Globe. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2009.
  75. ^ “Tornadoes in Massachusetts”. Tornado History Project. 2013. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2013.
  76. ^ ThreadEx
  77. ^ “Station Name: MA BOSTON LOGAN INTL AP”. National Oceanic and Atmospheric Administration. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2013.
  78. ^ “WMO Climate Normals for BOSTON/LOGAN INT'L AIRPORT, MA 1961–1990”. National Oceanic and Atmospheric Administration. Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2014.
  79. ^ “TOTAL POPULATION (P1), 2010 Census Summary File 1”. American FactFinder, All County Subdivisions within Massachusetts. United States Census Bureau. 2010.
  80. ^ “Massachusetts by Place and County Subdivision - GCT-T1. Population Estimates”. United States Census Bureau. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2011.
  81. ^ “1990 Census of Population, General Population Characteristics: Massachusetts”. US Census Bureau. Tháng 12 năm 1990. Table 76: General Characteristics of Persons, Households, and Families: 1990. 1990 CP-1-23. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2011.
  82. ^ “1980 Census of the Population, Number of Inhabitants: Massachusetts”. US Census Bureau. Tháng 12 năm 1981. Table 4. Populations of County Subdivisions: 1960 to 1980. PC80-1-A23. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2011.
  83. ^ “1950 Census of Population”. 1: Number of Inhabitants. Bureau of the Census. 1952. Section 6, Pages 21-10 and 21-11, Massachusetts Table 6. Population of Counties by Minor Civil Divisions: 1930 to 1950. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2011.
  84. ^ “1920 Census of Population”. Bureau of the Census. Number of Inhabitants, by Counties and Minor Civil Divisions. Pages 21-5 through 21-7. Massachusetts Table 2. Population of Counties by Minor Civil Divisions: 1920, 1910, and 1920. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2011.
  85. ^ “1890 Census of the Population”. Department of the Interior, Census Office. Pages 179 through 182. Massachusetts Table 5. Population of States and Territories by Minor Civil Divisions: 1880 and 1890. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2011.
  86. ^ “1870 Census of the Population”. Department of the Interior, Census Office. 1872. Pages 217 through 220. Table IX. Population of Minor Civil Divisions, &c. Massachusetts. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2011.
  87. ^ “1860 Census”. Department of the Interior, Census Office. 1864. Pages 220 through 226. State of Massachusetts Table No. 3. Populations of Cities, Towns, &c. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2011.
  88. ^ “1850 Census”. Department of the Interior, Census Office. 1854. Pages 338 through 393. Populations of Cities, Towns, &c. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2011.
  89. ^ 1950 Census of Population. 1: Number of Inhabitants. Bureau of the Census. Section 6, Pages 21–07 through 21-09, Massachusetts Table 4. Population of Urban Places of 10,000 or more from Earliest Census to 1920. 1952. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2011.
  90. ^ Cục Thống kê Dân số Hoa Kỳ. “Table 3. Annual Estimates of the Resident Population for Incorporated Places in Massachusetts: April 1, 2010 to July 1, 2011 (SUB-EST2011-03-25)”. Truy cập ngày 18 tháng 1 năm 2013.
  91. ^ “Boston's Population Doubles – Every Day” (PDF). Boston Redevelopment Authority – Insight Reports. Tháng 12 năm 1996. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2012.
  92. ^ a ă “Boston city, Massachusetts—DP02, Selected Social Characteristics in the United States 2007–2011 American Community Surver 5-Year Estimates”. United States Census Bureau. 2011. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2013.
  93. ^ a ă â b “Massachusetts - Race and Hispanic Origin for Selected Cities and Other Places: Earliest Census to 1990”. U.S. Census Bureau. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2012.
  94. ^ “Boston, Massachusetts”. Sperling's BestPlaces. 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 4 năm 2008. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2008.
  95. ^ Jonas, Michael (3 tháng 8 năm 2008). “Majority-minority no more?”. The Boston Globe. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2009.
  96. ^ “Boston 2010 Census: Facts & Figures”. Boston Redevelopment Authority News. 23 tháng 3 năm 2011. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2012.
  97. ^ a ă From 15% sample
  98. ^ “Boston city, Massachusetts—DP02, Selected Social Characteristics in the United States 2007–2011 American Community Survey 5-Year Estimates”. United States Census Bureau. 2011. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2013.
  99. ^ “New Bostonians 2009”. Boston Redevelopment Authority/Research Division. Tháng 10 năm 2009. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2013.
  100. ^ a ă “Jewish Population in the United States 2002”. Center for Judaic Studies and Contemporary Jewish Life. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2010.
  101. ^ “County Membership Report”. The Association of Religion Data Archives. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2010.
  102. ^ US Census Bureau: Table QT-P10 Hispanic or Latino by Type: 2010
  103. ^ Winship, Christopher (tháng 3 năm 2002). “End of a Miracle!” (PDF). Harvard University. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2007.
  104. ^ Florida, Richard (8 tháng 5 năm 2012). “What Is the World's Most Economically Powerful City?”. The Atlantic Monthly Group. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2013.
  105. ^ “Global city GDP rankings 2008–2025”. Pricewaterhouse Coopers. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2009.
  106. ^ McSweeney, Denis M. “The prominence of Boston area colleges and universities”. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2014.
  107. ^ “Leadership Through Innovation: The History of Boston's Economy” (PDF). Boston Redevelopment Authority. 2003. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2012.
  108. ^ “Milken report: The Hub is still tops in life sciences”. The Boston Globe. 19 tháng 5 năm 2009. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2009.
  109. ^ “Top 100 NIH Cities”. SSTI.org. 2004. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2007.
  110. ^ “Boston: The City of Innovation”. TalentCulture. 2 tháng 8 năm 2010. Truy cập ngày 30 tháng 8 năm 2010.
  111. ^ “Tourism Statistics & Reports”. Greater Boston Convention and Visitors Bureau. 2009–2011. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2013.
  112. ^ “About the Port – History”. Massport. 2007. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2007.
  113. ^ “Top 10 Cities For A Career In Finance”. Investopedia.com. Truy cập ngày 13 tháng 5 năm 2010.
  114. ^ “History of Boston's Economy - Growth and Transition 1970–1998”. Boston Redevelopment Authority. Tháng 11 năm 1999. tr. 9. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2013.
  115. ^ Morris, Marie (2006). Frommer's Boston 2007 (ấn bản 2). John Wiley & Sons. tr. 59. ISBN 978-0-470-08401-4.
  116. ^ “Cities of the World – Boston Economy”. City-Data.com. Advameg Inc. 2007. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2007.
  117. ^ “AeA ranks Atlanta 10th-largest U.S. cybercity”. Atlanta Business Chronicle (American City Business Journals). 24 tháng 6 năm 2008. Truy cập ngày 13 tháng 5 năm 2010.
  118. ^ Vorhees 2009, tr. 52
  119. ^ Vorhees 2009, tr. 148–151
  120. ^ Baker, Billy (25 tháng 5 năm 2008). “Wicked good Bostonisms come, and mostly go”. The Boston Globe. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2009.
  121. ^ Hull 2011, tr. 53–55
  122. ^ a ă Hull 2011, tr. 175
  123. ^ “Who We Are”. Handel and Haydn Society. 2007. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2007.
  124. ^ Hull 2011, tr. 207
  125. ^ “Boston Harborfest - About”. Boston Harborfest Inc. 2013. Truy cập ngày 5 tháng 3 năm 2013.
  126. ^ “Our Story: About Us”. Boston 4 Celebrations Foundation. 2010. Truy cập ngày 5 tháng 3 năm 2013.
  127. ^ Wardrop, Josh B. (25 tháng 9 năm 2006). “A look at the Hub's place in rock 'n' roll history”. Panorama Magazine. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2010.
  128. ^ Hull 2011, tr. 104–108
  129. ^ Ouroussoff, Nicolai (8 tháng 12 năm 2006). “Expansive Vistas Both Inside and Out”. The New York Times. Truy cập ngày 5 tháng 3 năm 2013.
  130. ^ “History of The Boston Athenaeum”. Boston Athenæum. 2012. Truy cập ngày 5 tháng 3 năm 2013.
  131. ^ Hull 2011, tr. 164
  132. ^ “First Church in Boston History”. First Church in Boston. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2013.
  133. ^ Riess, Jana (2002). The Spiritual Traveler: Boston and New England: A Guide to Sacred Sites and Peaceful Places. Hidden Spring. tr. 64–125. ISBN 978-1-58768-008-3.
  134. ^ “Boston Public Schools at a Glance 2011–2012”. Boston Public Schools. Tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2013.
  135. ^ “Metco Program”. Massachusetts Department of Elementary & Secondary Education. 16 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2013.
  136. ^ “MEMBER INSTITUTIONS AND YEARS OF ADMISSION”. Association of American Universities. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2014.
  137. ^ Jan, Tracy (2 tháng 4 năm 2014). “Rural states seek to sap research funds from Boston”. The Boston Globe.
  138. ^ “City of Boston”. Boston University. 2014. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2014.
  139. ^ “Largest Employers in the City of Boston” (PDF). Boston Redevelopment Authority. 1996–1997. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2012.
  140. ^ “Northeastern University”. U.S. News and World Reports. 2013. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2013.
  141. ^ “Suffolk University”. U.S. News and World Reports. 2013. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2013.
  142. ^ Laczkoski, Michelle (27 tháng 2 năm 2006). “BC outlines move into Allston-Brighton”. The Daily Free Press (Boston University). Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2012.
  143. ^ “Boston By The Numbers”. City of Boston. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2014.
  144. ^ “A Brief History of New England Conservatory”. New England Conservatory of Music. 2007. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2007.
  145. ^ Everett, Carole J. (2009). College Guide for Performing Arts Majors: The Real-World Admission Guide for Dance, Music, and Theater Majors. Peterson's. tr. 199–200. ISBN 978-0-7689-2698-9.
  146. ^ Kladko, Brian (20 tháng 4 năm 2007). “Crimson Tide”. Boston Business Journal. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2007.
  147. ^ “The MIT Press: When MIT Was "Boston Tech"”. The MIT Press. 2013. Truy cập ngày 5 tháng 3 năm 2013.
  148. ^ “Boston Campus Map”. Tufts University. 2013. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2013.
  149. ^ a ă â “Boston Sister Cities”. The City of Boston. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2009.
  150. ^ “Sister Cities of Kyoto City”. City of Kyoto. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 1 năm 2014. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2014.
  151. ^ “Strasbourg, twin city”. City and Urban Community of Strasbourg. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2013.
  152. ^ “Highlights of fifty years 1960–2010”. Boston/Strasbourg Sister City Association (BSSCA). Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2013.
  153. ^ “Twinning agreements – Boston”. Barcelona City Council. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2009.
  154. ^ “Barcelona internacional – Ciutats agermanades” (bằng Catalan). 2006–2009 Ajuntament de Barcelona. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2009.
  155. ^ “The twin cities of Padua”. Padovanet (bằng Italian). Comune di Padova. 4 tháng 6 năm 2008. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2009.
  156. ^ “Sister cities – Boston”. City of Melbourne. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2009.
  157. ^ “International Sister Cities”. Taipei City Council. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2009.
  158. ^ Ellement, John (12 tháng 5 năm 2014). “Boston signs sister city agreement with Belfast”. Boston Globe. Truy cập ngày 12 tháng 5 năm 2014.
  159. ^ “Town twinning”. Boston Borough Council. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2009.
  160. ^ “Partnership of the Historic Bostons”. Partnership of the Historic Bostons. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2009.
  161. ^ “Strasbourg, Twin City”. Strasbourg.eu & Communauté Urbaine. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 7 năm 2013. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2013.
  162. ^ “Boston” (bằng Hebrew). Haifa Municipality. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2009.
  163. ^ Press Office of the Municipality of Valladolid (18 tháng 9 năm 2007). “Valladolid and Boston have signed a protocol of friendship between the two cities” (bằng tiếng Tây Ban Nha). Ayuntamiento de Valladolid. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2009.

Tổng quát

  • Bluestone, Barry; Stevenson, Mary Huff (2002). The Boston Renaissance: Race, Space, and Economic Change in an American Metropolis. Russell Sage Foundation. ISBN 978-1-61044-072-1.
  • Bolino, August C. (2012). Men of Massachusetts: Bay State Contributors to American Society. iUniverse. ISBN 978-1-4759-3376-5.
  • Christopher, Paul J. (2006). 50 Plus One Greatest Cities in the World You Should Visit. Encouragement Press, LLC. ISBN 978-1-933766-01-0.
  • Hull, Sarah (2011). The Rough Guide to Boston (ấn bản 6). Penguin. ISBN 978-1-4053-8247-2.
  • Kennedy, Lawrence W. (1994). Planning the City Upon a Hill: Boston Since 1630. University of Massachusetts Press. ISBN 978-0-87023-923-6.
  • Morris, Jerry (2005). The Boston Globe Guide to Boston. Globe Pequot. ISBN 978-0-7627-3430-6.
  • Vorhees, Mara (2009). Lonely Planet Boston City Guide (ấn bản 4). Lonely Planet. ISBN 978-1-74179-178-5.
  • Wechter, Eric B. et al. (2009). Fodor's Boston 2009. Random House Digital, Inc. ISBN 978-1-4000-0699-1.

Liên kết ngoài



Liên Xô tấn công Ba Lan

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(đổi hướng từ Liên Xô xâm chiếm Ba Lan (1939))
Liên Xô tấn công Ba Lan
Một phần của Cuộc tấn công Ba Lan trong
Chiến tranh thế giới thứ hai
Soviet invasion on Poland 1939.jpg
Quân đội Liên Xô tiến vào Ba Lan năm 1939.
.
Thời gian 17 tháng 9 năm 19396 tháng 10 năm 1939
Địa điểm Ba Lan
Kết quả Thắng lợi quyết định của Liên Xô
Tham chiến
Flag of Poland.svg Ba Lan Flag of the Soviet Union (1923-1955).svg Liên Xô
Chỉ huy
Flag of Poland.svg Edward Rydz-Śmigły Flag of the Soviet Union (1923-1955).svg Mikhail Kovalov (Mặt trận Belarusia),
Flag of the Soviet Union (1923-1955).svg Semyon Timoshenko (Mặt trận Ukraina)


Lực lượng
Hơn 20.000[a]
20 tiểu đoàn không đủ lực lượng của Quân biên phòng[1] và những phần các đội quân chuẩn bị lâm thời (improvised) của Quân đội Ba Lan.[2]
Các con số ước tính thay đổi từ 466.516[3] đến hơn 800.000[2]
33+ sư đoàn,
11+ lữ đoàn
Tổn thất
Con số ước tính từ 3.000 người chết và 20.000 người bị thương[4] đến khoảng 7.000 người chết hoặc mất tích,[1]
không tính khoảng 2.500 tù binh bị hành quyết tại các cuộc trả thù ngay hoặc bởi các băng của OUN chống Ba Lan.[4]
250.000[1] bị bắt
Con số ước tính từ 737 người chết và dưới 1.862 tổng thương vong (số liệu ước tính của Liên Xô)[4][5]
từ 1.475 người chết và mất tích và 2.383 bị thương[6]
đến khoảng 2.500 người chết hoặc mất tích[2]
hay 3.000 người chết và dưới 10.000 người bi thương (ước tính của Ba Lan).[4]
.
Liên Xô tấn công Ba Lan năm 1939 là một chiến dịch quân sự bắt đầu diễn ra từ ngày 17 tháng 9 năm 1939, trong thời kỳ đầu của Thế chiến II, 16 ngày sau cuộc tấn công Ba Lan của Đức Quốc xã. Nó kết thúc bằng một chiến thắng quyết định của Hồng quân Liên Xô.
Đầu năm 1939, Liên Xô đã cố tạo lập một liên minh chống lại Anh quốc, Pháp, Ba Lan, và România để chống lại Đức Quốc xã, nhưng đã có nhiều khó khăn nảy sinh, bao gồm việc Ba Lan và Romania từ chối cho quân Liên Xô quyền trung chuyển qua lãnh thổ của họ như một phần của an ninh chung.[7] Với sự thất bại của các cuộc thương thảo, Liên Xô đã thay đổi lập trường chống Đức và vào ngày 23 tháng 8 năm 1939 đã ký Hiệp ước Molotov-Ribbentrop với Đức Quốc xã. Kết quả là, vào ngày 1 tháng 9 năm 1939, Đức xâm lược Ba Lan từ phía tây; và vào ngày 17 tháng 9 năm 1939, Hồng Quân tấn công Ba Lan từ phía đông sau khi Đức đã có nhiều lời kêu gọi Liên Xô làm như thế. Chính quyền Liên Xô đã thông báo rằng mình làm thế để bảo vệ người UkrainaBelarus (những dân tộc này vốn là người Đông Slav, họ có quan hệ gần gũi với người Nga và xem chính phủ Ba Lan như kẻ chiếm đóng) sống ở phía đông của Ba Lan, bởi vì nhà nước Ba Lan đã sụp đổ trước cuộc tấn công của người Đức và không còn có khả năng đảm bảo an ninh cho công dân của mình nữa.[8][9] Một lý do thực dụng hơn là những vùng đất phía Đông này vốn do Ba Lan chiếm của Nga trong Chiến tranh Nga-Ba Lan (1919-1921), Liên Xô muốn nhân cơ hội Ba Lan sắp bị Đức đánh bại để thu hồi lại những vùng đất này mà không cần phải đổ nhiều máu.
Hồng quân đã nhanh chóng giành được các mục tiêu của mình, có quân số đông hơn hẳn lực lượng chống đối Ba Lan. Dù chính phủ Ba Lan đã ra lệnh giảm thiểu giao tranh quân sự với Hồng quân,[5] một vài cuộc chiến đã nổ ra với thương vong lên đến từ 6000 đến 7000 cho phía Ba Lan và khoảng 3000 tử vong và 10.000 bị thương cho phía Liên Xô.[1] Khoảng 230.000 lính Ba Lan hoặc nhiều hơn đã bị bắt làm tù binh.[10]
Cuộc tấn công của Liên Xô, mà Bộ Chính trị Liên Xô đã gọi là "chiến dịch giải phóng", đã dẫn đến việc hợp nhất hàng triệu người Ba Lan cũng như Ukraina và phía tây Belarusia vào thành các nước cộng hòa UkrainaByelorussia.[11] Trong thời kỳ tồn tại của Cộng hòa Nhân dân Ba Lan, cuộc tấn công đã được coi như một chủ đề nhạy cảm, gần như là điều cấm kỵ, và thường được bỏ ra khỏi lịch sử chính thức và nhằm để gìn giữ tinh thần "muôn đời hữu nghị" giữa các thành viên của Khối Đông Âu.

Sự kiện mở đầu

Bố trí các sư đoàn Ba Lan vào ngày 1 tháng 9 năm 1939. Đa số các lực lượng Ba Lan được tập trung ở biên giới Đức; biên giới với Liên Xô hầu như đã bị bỏ không.
Cuối thập niên 1930, Liên Xô đã cố tạo một liên minh chống Đức với Anh quốc, PhápBa Lan.[h] Tuy nhiên các cuộc thương thảo lại tỏ ra khó khăn. Những người Liên Xô đòi một phạm vi ảnh hưởng trải dài từ Phần Lan đến România và đã đòi hỏi hỗ trợ quân sự để chống lại không chỉ bất cứ ai tấn công họ một cách trực tiếp mà còn cả các quốc gia nằm trong phạm vi ảnh hưởng theo đề xuất của họ.[12] Những người Liên Xô cũng yêu cầu quyền đi vào Ba Lan, România và các Quốc gia Baltic khi nào họ cảm thấy an ninh của mình bị đe dọa. Chính phủ các nước trên đã phản đối các đề nghị này của Liên Xô bởi vì, như Bộ trưởng Ngoại giao Ba Lan Józef Beck đã chỉ ra, họ sợ rằng một khi Hồng quân đã vào lãnh thổ của họ, thì đoàn quân này sẽ có thể không bao giờ rời đi.[7] Những người Xô Viết thì không tin người Anh và người Pháp tôn trọng lời hứa an ninh chung, do họ đã bị thất bại trong việc giúp đỡ Tây Ban Nha chống lại những người Faschist hay bảo vệ Czechoslovakia khỏi Đức Quốc xã. Họ cũng hoài nghi rằng liệu các Đồng minh phương Tây sẽ thích Liên Xô tự mình đánh Đức hơn không, trong khi họ nhìn từ bên ngoài cuộc chiến đấu.[13] Xét những quan ngại này, Liên Xô đã từ bỏ các cuộc đàm phán với các quốc gia này và quay sang thương lượng với Đức.
Ngày 23 tháng 8 năm 1939, Liên Xô đã ký Hiệp ước Molotov-Ribbentrop với Đức Quốc xã, làm cho Đồng minh ngạc nhiên. Cả hai chính phủ đều tuyên bố hiệp định này chỉ là một hiệp định không xâm lược nhau. Tuy nhiên, như một phụ lục cho thấy, họ đã thực sự đồng ý chia đôi Ba Lan với nhau và chia Đông Âu làm hai phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô và Đức.[d] Hiệp ước Molotov-Ribbentrop, được mô tả như một giấy phép chiến tranh, là một nhân tố chính trong quyết định của Hitler xâm lược Ba Lan.[7][14]
Sự chia cắt theo kế hoạch và trên thực tế của châu Âu, theo Hiệp định Molotov-Ribbentrop, với các điều chỉnh sau này.
Hiệp định cung cấp cho Liên Xô thêm không gian phòng thủ ở phía tây.[15] Nó cũng cho Liên Xô một cơ hội lấy lại các lãnh thổ đã nhượng cho Ba Lan 20 năm trước và thống nhất các dân tộc tây Ukraina và Belarusia dưới một chính quyền Xô Viết, lần đầu tiên trong một nhà nước.[16] Lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin nhìn thấy các lợi thế trong một cuộc chiến với Tây Âu, mà có thể làm yếu đi các kẻ thù ý thức hệ của ông và mở ra các khu vực mới cho sự tiến ra của chủ nghĩa cộng sản.[17][f]
Ngay sau khi Đức xâm lược Ba Lan ngày 1 tháng 9 năm 1939, các lãnh đạo Đức Quốc xã bắt đầu thúc giục Liên Xô thực hiện phần cam kết của mình trong Hiệp định và tấn công Ba Lan từ phía đông. Đại sứ Đức tại Moskva, Friedrich Werner von der Schulenburg, và bộ trưởng ngoại giao Liên Xô, Vyacheslav Molotov, đã trao đổi một loạt tuyên bố chung ngoại giao về vấn đề này.[8] Liên Xô đã trì hoãn sự can thiệp của họ vì nhiều lý do. Họ đã bị làm rối trí bởi các sự kiện cốt yếu ở trong các xung đột biên giới với Nhật Bản; họ cần thời gian để huy động Hồng quân; và họ đã nhìn thấy lợi thế ngoại giao trong việc đợi chờ cho đến khi Ba Lan đã bị làm tan rã trước khi Liên Xô tiến quân vào.[18][19] Ngày 17 tháng 9 năm 1939, Molotov đã tuyên bố trên đài phát thanh rằng tất cả các hiệp ước ký giữa Liên Xô và Ba Lan bây giờ đã vô hiệu,[g] do chính phủ Ba Lan đã từ bỏ nhân dân của mình và trên thực tế đã không tồn tại.[20] Cùng ngày, Hồng quân đã vượt biên giới vào Ba Lan.[4][18]

Chiến dịch quân sự

Tình hình sau ngày 14 tháng 9 năm 1939
Hồng quân đã tiến vào các vùng phía đông của Ba Lan với 7 Phương diện quân và giữa khoảng 450.000 và 1.000.000 quân.[4] Các đội quân này đã được bố trí trên hai mặt trận: Mặt trận Belarusia dưới sự chỉ huy của Mikhail Kovalyov, và Mặt trận Ukraina dưới sự chỉ huy của Semyon Timoshenko.[4] Trước đó, người Ba Lan đã thất bại trong việc bảo vệ các biên giới phía tây của họ, và để đáp lại các cuộc xâm nhập của quân Đức, trước đó đã tiến hành một trận phản công lớn ở trong Trận Bzura. Quân đội Ba Lan ban đầu đã có một kế hoạch phòng thủ phát triển cao để đối phó với đe dọa của Liên Xô, nhưng họ đã không sẵn sàng đối phó với hai cuộc tấn công cùng lúc.[21] Đến thời điểm Liên Xô tấn công, những người chỉ huy Ba Lan đã phái phần lớn quân sang phía tây để đối mặt với quân Đức, khiến cho phía đông chỉ được bảo vệ bằng 20 tiểu đoàn không đủ sức mạnh. Các tiểu đoàn này bao gồm 20.000 quân thuộc quân đoàn biên phòng (Korpus Ochrony Pogranicza), dưới sự chỉ huy của tướng Wilhelm Orlik-Rueckemann.[1][4]
Các tướng Heinz Guderian (giữa) và Semyon Krivoshein (bên phải) tại cuộc duyệt binh ở Brest.
Ban đầu, tổng tư lệnh Ba Lan, Thống chế Ba Lan Edward Rydz-Śmigły, đã ra lệnh các lực lượng biên phòng chống cự lại quân Liên Xô. Sau đó ông đã đổi ý sau khi đã hội ý với Thủ tướng Felicjan Sławoj Składkowski và đã ra lệnh cho quân biên phòng rút lui và chỉ giao chiến với quân Liên Xô để tự vệ.[1][5] Hai mệnh lệnh mâu thuẫn nhau đã dẫn đến sự hỗn loạn,[4] và khi Hồng quân tấn công các đơn vị Ba Lan, các bất đồng và các trận tranh luận nhỏ đã nổ ra không thể tránh được.[1]
Phản ứng của những người Ba Lan thuộc các nhóm sắc tộc khác nhau đối với tình hình đã tạo thêm sự rắc rối. Trong vài trường hợp, những người Ukraina,[m] người Belarusia[22]Do Tháis[23], những sắc tộc có nguồn gốc từ Đế quốc Nga, đã hoan nghênh các đoàn quân Liên Xô và xem họ như quân giải phóng. Tổ chức những người dân tộc Ukraina đã nổi lên chống lại người Ba Lan, và những những người theo đảng cộng sản đã tổ chức các cuộc nổi dậy địa phương, ví dụ như ở Skidel.[4][j] Chính quyền Liên Xô đã tuyên bố lãnh thổ vừa mới thuộc kiểm soát của mình và tháng 11 đã tuyên bố rằng 13,5 triệu công dân Ba Lan sống ở đây giờ là các công dân Liên Xô. Một số nhóm dân tộc chủ nghĩa Ba Lan hoặc gốc Bạch vệ đã chống lại, và Liên Xô đã đàn áp sự chống đối bằng các cuộc hành quyết và bắt giữ hàng ngàn người.[24] Họ đã đưa hàng trăm ngàn (ước tính) người đi Siberia và những nơi xa xôi khác của Liên Xô trong bốn đợt di cư giữa giai đoạn 1939 và 1941.[b]
Kế hoạch rút lui ban đầu của quân đội Ba Lan là rút lui và tập hợp lại dọc theo Đầu cầu Romania, một khu vực ở đông-nam Ba Lan gần biên giới với Romania. Ý tưởng này là để chọn các vị trí phòng thủ ở đó và chờ đợi một cuộc tấn công từ phía tây của Anh và Pháp như đã hứa. Kế hoạch đã đưa ra giả thiết rằng Đức sẽ phải giảm các chiến dịch ở Ba Lan để chiến đấu trên một mặt trận thứ hai.[4] Các nước Đồng minh mong đợi các lực lượng Ba Lan cầm cự khoảng vài tháng nhưng cuộc tấn công của Liên Xô đã khiến cho chiến lược này lỗi thời.
Các lãnh đạo quân sự và chính trị Ba Lan đã biết rằng họ đang thua trong cuộc chiến chống quân Đức thậm chí ngay trước khi cuộc xâm lăng của Liên Xô đã xử lý vấn đề này.[4] Tuy nhiên, họ đã từ chối đầu hàng hay đàm phán hòa bình với Đức. Thay vào đó, chính phủ Ba Lan đã ra lệnh tất cả các đơn vị quân đội di tản khỏi Ba Lan và tập hợp lại ở Pháp.[4] Ngay chính phủ Ba Lan đã chạy qua România khoảng nửa đêm 17 tháng 9 năm 1939. Các đơn vị quân Ba Lan đã tiến về khu vực đầu cầu Romania, chống đỡ các cuộc tấn công của Đức bên sườn và thỉnh thoảng đụng độ với quân Liên Xô bên kia. Trong những ngày sau lệnh di tản, Đức đã đánh bại Quân Kraków của Ba Lan và Lublin tại Trận Tomaszów Lubelski, kéo dài từ ngày 17 tháng 9 đế 20 tháng 9.[25]
Các đơn vị Liên Xô thường gặp đối tác Đức tiến từ phía đối diện. Nhiều ví dụ nổi bật về sự hợp tác đã diễn ra giữa hai đội quân này trên chiến trường. Wehrmacht vượt qua Pháo đài Brest, một địa điểm đã bị Lữ đoàn tăng 29 của Liên Xô chiếm sau Trận Brześć Litewski vào ngày 17 tháng 9.[26] Tướng Đức Heinz Guderian và Lữ đoàn trưởng Liên Xô Semyon Krivoshein lúc đó đã tổ chức một cuộc diễu binh chiến thắng chung ở thị xã.[26] Lwów (Lviv) đã đầu hàng ngày 22 tháng 9, vài ngày sau khi Đức giao các chiến dịch bao vây cho Liên Xô.[27][28] Các lực lượng Liên Xô trước đó đã chiếm Wilno vào ngày 19 tháng 9 sau trận chiến một ngày, và họ đã chiếm Grodno vào ngày 24 tháng 9 sau một cuộc chiến kéo dài bốn ngày. Đến ngày 28 tháng 9, Hồng quân đã tiến đến tuyến sông Narew, Western Bug, Vistula và San—biên giới được Liên Xô đồng ý trước với Đức.
Quân Đức và Liên Xô gặp nhau sau chiến thắng
Các lãnh thổ bị Liên Xô thôn tính được tô màu hồng.

Tham khảo

  1. ^ a ă â b c d đ (tiếng Ba Lan) Edukacja Humanistyczna w wojsku. 1/2005. Dom wydawniczy Wojska Polskiego. (Humanist Education in the Army.) 1/2005. Publishing House of the Polish Army). Truy cập 28 November 2006.
  2. ^ a ă â (tiếng Ba Lan) Kampania wrześniowa 1939 (Chiến dịch tháng 9 năm 1939) từ Bách khoa toàn thư PWN. Internet Archive, giữa-2006. truy cập ngày 16 tháng 7 2007.
  3. ^ Đại tướng Grigory Fedot Krivosheev, Thương vong của Liên Xô và tổn thất trong thế kỷ 20.
  4. ^ a ă â b c d đ e ê g h i k Sanford, p. 20-24.
  5. ^ a ă â Gross, p. 17.
  6. ^ Piotrowski, p. 199.
  7. ^ a ă â Anna M. Cienciala (2004). Cuộc chiến đến và Đông Âu trong Thế chiến II II (lecture notes, Đại học Kansas). Truy cập 15 tháng 3 năm 2006.
  8. ^ a ă Điện báo được gửi bởi Schulenburg, đại sứ Đức tại Liên Xô, từ Moscow đến Văn phòng đối ngoại Đức: No. 317 ngày 10 tháng 9 năm 1939, No. 371 ngày 16 tháng 9 năm 1939, No. 372 ngày 17 tháng 9 1939. Dự án Avalon, Trường Luật Yale. Truy cập ngày 14 tháng 11 2006.
  9. ^ (tiếng Ba Lan) 1939 wrzesień 17, Moskwa Nota rządu sowieckiego nie przyjęta przez ambasadora Wacława Grzybowskiego (Công hàm của chính phủ Liên Xô gửi cho chính phủ Ba Lan ngày 17 tháng 9 năm 1939, bị từ chối bởi đại sứ Ba Lan Wacław Grzybowski). Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2006; Degras, pp. 37–45. Extracts from Molotov's speech on Wikiquote.
  10. ^ (tiếng Ba Lan) obozy jenieckie żołnierzy polskich (Các trại tù cho lính Ba Lan). Bách khoa toàn thư PWN. Truy cập ngày 28 tháng 11 2006.
  11. ^ Rieber, p 29.
  12. ^ Shaw, p 119; Neilson, p 298.
  13. ^ Kenez, pp. 129–31.
  14. ^ Davies, Europe: A History, p. 997.
  15. ^ Dunnigan, p. 132.
  16. ^ Sanford, pp. 20–25; Snyder, p. 77.
  17. ^ Gelven, p.236.
  18. ^ a ă Zaloga, p 80.
  19. ^ Weinberg, p. 55.
  20. ^ Degras, pp. 37–45. Extracts from Molotov's speech on Wikiquote.
  21. ^ Szubański, Plan operacyjny "Wschód".
  22. ^ Piotrowski, p 199.
  23. ^ Gross, pp. 32–33.
  24. ^ Rummel, p.130; Rieber, p. 30.
  25. ^ Taylor, p. 38.
  26. ^ a ă Fischer, Benjamin B., ""Tranh cãi Katyn: Cánh đồng chết Stalin", Studies in Intelligence, mùa Đông 1999–2000. Truy cập 16 tháng 7 năm 2007.
  27. ^ (tiếng Ba Lan) Artur Leinwand (1991). “Obrona Lwowa we wrześniu 1939 roku”. Instytut Lwowski. Truy cập 16 July 2007.
  28. ^ Ryś, p 50

Liên kết ngoài


Video yêu thích 
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam


Trở về trang chính
 
hoangkim vietnam, hoangkim, hoangkimvietnam,
Hoàng Kim, Ngọc Phương NamChào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, VietnamAfricaCassavaRice, Khát khao xanh, DayvahocHọc mỗi ngày,  Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook  Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sốngThơ cho con

No comments:

Post a Comment