CNM365. Chào ngày mới 12 tháng 9. Wikipedia Ngày này năm xưa. Ngày Quốc khánh tại Cabo Verde. Năm 1683 – Liên quân Thần thánh gồm Ba Lan-La Mã Thần thánh và đồng minh giành thắng lợi quyết định trước đế quốc Ottoman trong trận Viên. Năm 1890 – Harare được những người định cư thành lập, nay là thủ đô của Zimbabwe.Năm 1942 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Mở màn trận chiến đồi Edson trên đảo Guadalcanal giữa quân Đồng Minh và quân Nhật Bản. Năm 1982 – Một tuần trước kỷ niệm sinh nhật thứ 65 của mình, võ sĩ người Mexico El Santo (hình) thi đấu trận cuối cùng trong sự nghiệp.
Cabo Verde
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cộng hoà Cabo Verde | |||||
---|---|---|---|---|---|
República de Cabo Verde (tiếng Bồ Đào Nha) | |||||
|
|||||
Khẩu hiệu | |||||
Thống nhất, Việc làm, Tiến bộ | |||||
Quốc ca | |||||
Cântico da Liberdade | |||||
Hành chính | |||||
Chính phủ | Cộng hòa | ||||
Tổng thống Thủ tướng |
Pedro Pires José Maria Neves |
||||
Ngôn ngữ chính thức | Tiếng Bồ Đào Nha và chín ngôn ngữ khác | ||||
Thủ đô | Praia |
||||
Thành phố lớn nhất | Praia | ||||
Địa lý | |||||
Diện tích | 4.033 km² (hạng 165) | ||||
Diện tích nước | không có % | ||||
Múi giờ | UTC-1 | ||||
Lịch sử | |||||
Ngày thành lập | 5 tháng 7 năm 1975 | ||||
Dân cư | |||||
Dân số ước lượng (2005) | 418.224 người (hạng 164) | ||||
Dân số (2001) | 401.343 người | ||||
Mật độ | 101 người/km² (hạng 71) | ||||
Kinh tế | |||||
GDP (PPP) (2005) | Tổng số: 2,99 tỷ đô la Mỹ | ||||
HDI (2003) | 0,721 trung bình (hạng 105) | ||||
Đơn vị tiền tệ | Escudo Cabo Verde (CVE ) |
||||
Thông tin khác | |||||
Tên miền Internet | .cv |
Mục lục
Lịch sử
Trước đây, quần đảo này không có cư dân. Người Bồ Đào Nha đến Cabo Verde năm 1460 và chiếm Cabo Verde làm thuộc địa từ năm 1495. Phần lớn dân cư ngày nay là người lai giữa người Bồ Đào Nha và người châu Phi.Với vị trí nằm ngay trên thương lộ nối châu Phi, châu Âu và châu Mỹ, Cabo Verde từng là trung tâm buôn bán nô lệ sầm uất, nhưng đến năm 1876 khi chế độ nô lệ bị bãi thì vị thế quần đảo này phai nhạt dần. Năm 1951, về mặt hành chánh Cabo Verde trở thành một tỉnh hải ngoại của Bồ Đào Nha. Năm 1961, chính phủ Bồ Đào Nha trao quyền công dân cho mọi người dân Cabo Verde, xem họ bình đẳng trước luật pháp như dân ở chính quốc. Phong trào độc lập dưới sự lãnh đạo của Đảng châu Phi vì Độc lập Guiné-Bissau và Cabo Verde (PAIGC), thành lập từ năm 1956. Biến cố đảo chính năm 1974 ở Bồ Đào Nha đánh dấu một trang sử mới khi chính phủ Lisboa theo đuổi chính sách "giải thực" trao độc lập cho các xứ thuộc địa. Sự việc này diễn ra ngày 20 tháng 12 khi Bồ Đào Nha chính thức ký kết trả độc lập cho Cabo Verde. Cabo Verde tuyên bố độc lập ngày 5 tháng 7 năm 1975. Đảng châu Phi vì Độc lập Guiné-Bissau và Cabo Verde nắm quyền lãnh đạo đất nước.
Năm 1977, Đại hội lần thứ 3 PAIGC chủ trương liên kết kinh tế Guiné-Bissau và Cabo Verde, tiến tới hợp nhất 2 nước thành 1 nước cộng hoà nhưng tháng 11 năm 1980, tướng Joao Bernado Vieira (người Guiné-Bissau) tiến hành đảo chính lật đổ Tổng thống Louis Cabral và lên nắm quyền. Sau sự kiện này, Guiné-Bissau và Cabo Verde cắt quan hệ, bộ phận Đảng của Cabo Verde trong PAIGC tách thành PAICV (Đảng người Phi vì Độc lập của Cabo Verde).
Năm 1990, Cabo Verde tiến hành cải cách hiến pháp, tách chức năng của đảng ra khỏi chức năng Nhà nước, chấp nhận chế độ đa đảng. Cuộc tuyển cử đa đảng đầu tiên kể từ khi độc lập diễn ra ngày 13 tháng 1 năm 1991. Đảng Phong trào vì dân chủ giành được đa số phiếu, ứng cứ viên đảng này, Antonio Monteiró trở thành Tổng thống và tái đắc cử năm 1996.
Tháng 12 năm 1995, đảng Phong trào Dân chủ (MPD) lại giành được thắng lợi trong cuộc bầu cử Quốc hội, chiếm 59% số phiếu bầu (50/72 ghế Quốc hội).[1]
Trong cố gắng phát triển ưu thế về vị trí thuận lợi cả đường biển và đường không xuyên Đại Tây Dương, Nhà nước Cabo Verde tiến hành mở rộng các phi cảng và hải cảng. Các đoàn tàu đánh bắt cá biển và công nghiệp chế biến cá cũng được hiện đại hóa. Tình trạng nghèo đói, thất nghiệp tiếp tục gia tăng, chương trình tư nhân hóa của Chính phủ không mấy thành công đã làm cho đảng Phong trào vì dân chủ thất bại trong cuộc bầu cử năm 2001, José Maria Neves thuộc đảng châu Phi vì Độc lập của Cabo Verde trở thành Thủ tướng.[2]
Cộng đồng người Do Thái ở đất mũi Verdean
Chính trị
Cabo Verde là nước cộng hòa nghị viện. Hiến pháp được phê chuẩn vào năm 1980 và sửa đổi năm 1992, 1995 và 1999. Tổng thống là người đứng đầu nhà nước và được người dân bầu chọn với nhiệm kỳ 5 năm. Thủ tướng là người đứng đầu chính phủ. Thủ tướng được đề cử bởi Quốc hội và được tổng thống chỉ định. Các thành viên của Quốc hội được bầu theo phổ thông đầu phiếu cho nhiệm kỳ 5 năm. Ba đảng phái hiện có ghế trong Quốc hội là PAICV 40 ghế, MPD 30 ghế, và Liên minh Dân chủ Cabo Verde độc lập (UCID) 2 ghế.[3]Hệ thống tư pháp bao gồm một Tòa án tối cao mà các thành viên được bổ nhiệm bởi Tổng thống, Quốc hội và Hội đồng quản trị của ngành Tư pháp và các tòa án khu vực. Tòa án riêng biệt khác nhau sẽ xét xử các vụ dân sự, vi phạm hiến pháp và hình sự.
Đối ngoại
Cabo Verde theo đường lối độc lập dân tộc, không liên kết, quan hệ mật thiết với các nước thuộc địa cũ của Bồ Đào Nha, chú trọng quan hệ với Bồ Đào Nha, Pháp.Địa lý
Cabo Verde là một quần đảo nhỏ ở Tây Phi, nằm ở phía Tây Sénégal. Cabo Verde là một quần đảo núi lửa ở Đại Tây Dương, được chia thành hai nhóm: nhóm Ilhas do Barlavento ở phía Bắc, gồm các đảo Santo Antão (754 km2), Boa Vista (622 km2), São Vincente (246 km2), Sal (298 km2) và Santa Luzia (34 km2); và nhóm Ilhas do Sotavento ở phía Nam gồm có các đảo São Tiago (992 km2), Fogo (477 km2) có một núi lửa còn đang hoạt động, Maio (267 km2) và Brava (65 km2). Địa hình ở các đao này chủ yếu là núi với các vùng đất có nhiều rãnh sâu do xói mòn và nhiều đảo nhỏ.Khí hậu
Khí hậu tương đối ôn hòa, mùa hè khô và ẩm. Lượng mưa thấp và thất thường. Trung bình nhiệt độ hàng ngày dao động từ 23°C (73°F) trong tháng đến 29°C (84,2 °F) trong tháng 9.[4] Cabo Verde là một phần của vành đai khô cằn Sahel. Mưa không đều giữa tháng 8 và tháng 10 với những trận mưa lớn thường xuyên nhưng không kéo dài.Môi trường
Nạn phá rừng để lấy gỗ làm nhiên liệu; đất bị xói mòn do tình trạng chăn thả quá mức và sử dụng đất không đúng cách; sa mạc hóa; môi trường bị hủy hoại đe dọa đời sống một số loài chim và bò sát; tình trạng đánh bắt cá quá mức.Hành chính
Cabo Verde được chia thành 22 thành phố (concelhos) và 32 giáo xứ (freguesias), các giáo xứ này đã tồn tại trong thời kỳ thuộc địa trên cơ sở giáo xứ của Công giáo:[5]Kinh tế
Kinh tế hướng tới các ngành dịch vụ: thương mại, giao thông vận tải và dịch vụ công cộng chiếm khoảng 70% GDP. Mặc dầu gần 70% dân số sống ở nông thôn nhưng nông nghiệp chỉ chiếm 8% GDP, trong đó ngư nghiệp chiếm khoảng 15% (năm 1995). Cabo Verde phải nhập khẩu đến 90% lương thực. Tiềm năng nghề cá, chủ yếu là tôm hùm và cá ngừ, còn chưa được quan tâm khai thác.Tình trạng thâm hụt hàng năm cao, phải nhờ vào viện trợ của quốc tế và tiền gửi của khoảng 60.000 người di cư (số tiền gửi này đóng góp hơn 20% GDP). Những cải cách kinh tế do Chính phủ dân chủ mới đưa ra năm 1991 đã hướng vào phát triển khu vực kinh tế tư nhân và thu hút đầu tư nước ngoài để đa dạng hóa nền kinh tế.[2] Trước đây Cabo Verde là vùng núi lửa, nay là bán sa mạc, khô cằn, ít mưa, luôn bị hạn, kinh tế nghèo nàn, thiếu lương thực. Nguồn thu nhập chính là thuê sân bay, hải cảng, muối. Đóng góp của kiều dân Cáp-ve ở nước ngoài là nguồn thu nhập ngoại tệ đáng kể của nền kinh tế nước này.
Từ năm 2000 đến năm 2009, GDP tăng trung bình hơn 7% một năm, cao hơn mức trung bình so với các nước tiểu vùng Sahara và nhanh hơn so với các nền kinh tế ở các quốc đảo nhỏ nhất trong khu vực. Hoạt động kinh tế phất triển mạnh mẽ do sự góp phần của ngành công nghiệp du lịch được xem là phát triển nhanh nhất trên thế giới, cũng như dòng vốn đầu tư nước ngoài đáng kể cho phép Cabo Verde phát triển mạnh kinh tế. Tỷ lệ thất nghiệp đã giảm nhanh chóng, và đất nước đang đi đúng hướng để đạt được hầu hết các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ do Liên Hợp Quốc đề ra, bao gồm giảm một nửa mức nghèo đói trong năm 1990.
Trong năm 2007, Cabo Verde gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và trong năm 2008 thoát khỏi danh sách Các quốc gia kém phát triển nhất (LDC) trở thành nước có thu nhập trung bình (MIC).[6][7]
GDP (thực tế): 1,68 tỷ USD (2009). GNP bình quân: 3.900 USD (2009). Tăng trưởng: 1,8% (2009).[1]
Giáo dục
Giáo dục tiểu học tại Cabo Verde là bắt buộc trong độ tuổi từ 6 đến 14 và miễn phí cho trẻ em từ 6 đến 12 tuổi.[8] Năm 2008, tỷ lệ nhập học tiểu học là 84%.[9] Khoảng 85% tổng dân số trên 15 tuổi biết chữ.[10] Sách giáo khoa được cung cấp miễn phí tới 90% học sinh, và 90% các giáo viên được tham dự dịch vụ đào tạo giáo viên. Mặc dù hầu hết trẻ em được tiếp cận với giáo dục, nhưng cũng còn một số vấn đề lớn trong việc giáo dục. Ví dụ, nhiều sinh viên và một số giáo viên nói tiếng Creole ở nhà và họ nói không rành tiếng Bồ Đào Nha (ngôn ngữ giảng dạy); không có đủ chi phí cho dụng cụ học tập, và có một tỷ lệ lưu ban cao.Y tế
Dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng miễn phí, tuy nhiên chất lượng y tế không cao (thiếu thốn trang thiết bị và nhân viên). Khu vực nông thôn chỉ có khoảng 1/2 số dân được sử dụng nước sạch.Tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh tại Cabo Verde là 18 trên 1.000 ca, và tỷ lệ tử vong ở mẹ là 53,7 ca tử vong trên 100.000 ca. Tỷ lệ nhiễm AIDS là thấp - có khoảng 1.700 bệnh nhân HIV/AIDS trong cả nước, với hơn một nửa trong số này nằm ở Praia.
Nhân khẩu học
Số liệu thống kê nhân khẩu học của ESA nói Cabo Verde có dân số 567.000 trong năm 2010.Dân tộc
Phần lớn dân số là người Creole (lai giữa người da đen và da trắng). Một nghiên cứu di truyền cho thấy tổ tiên của người Cabo Verde chủ yếu là người châu Âu trong dòng nam và Tây Phi trong dòng nữ; tính với nhau tỷ lệ này là 57% châu Phi và 43% châu Âu.[11]Tôn giáo
Khoảng 95% dân số là Kitô giáo. Hơn 85% dân số là trên danh nghĩa là Công giáo La Mã,[12]. Các giáo phái Tin Lành lớn nhất là Giáo hội Nazarene;. Các nhóm khác bao gồm Giáo hội Cơ Đốc Phục Lâm, Mặc Môn, Phong trào Ngũ Tuần và Tin Lành khác. Có một cộng đồng Hồi giáo nhỏ. Những người vô thần được ước tính ít hơn 1% dân số.Văn hóa
Văn học đất mũi Verdean
Âm nhạc
Âm nhạc đảo quốc này là sự kết hợp giữ âm nhạc Bồ Đào Nha, Caribe, châu Phi, và ảnh hưởng của âm nhạc Brazil.[13] âm nhạc quốc gia tinh túy của Cabo Verde là Morna, một hình thức hát u sầu và trữ tình thường hát bằng tiếng Creole. Thể loại âm nhạc phổ biến nhất sau morna là coladeira tiếp theo funaná và âm nhạc batuque. Thế giới biết đến nền âm nhạc Cabo Verde qua những ca sĩ nổi tiếng thế giới như Ildo Lobo và Cesária Évora mà các bài hát của họ đã trở thành một biểu tượng và nền văn hóa của đất nước. Ngoài ra còn có các nghệ sĩ nổi tiếng thế giới được sinh ra ở Cabo Verde. Trong số đó có các nghệ sĩ như nghệ sĩ piano và jazz Horace Silver, nghệ sĩ saxophone Paul Gonsalves Duke Ellington, Paul Pena, anh em Tavares và ca sĩ Lura.Ngôn ngữ
Ngôn ngữ chính thức của Cabo Verde là tiếng Bồ Đào Nha. Nó là ngôn ngữ được giảng dạy và là ngôn ngữ chính thức của chính phủ. Tuy nhiên, tiếng Creole được sử dụng một cách thông dụng và được xem là tiếng mẹ đẻ của hầu như tất cả người Cabo Verde.Giao thông vận tải
Ở Cabo Verde, giao thông vận tải giữa các đảo được thực hiện bằng máy bay. Có các chuyến bay thường xuyên đến và đi từ các đảo chính (Santiago, Sal và São Vicente), với các chuyến bay ít hơn đối với các đảo khác. Giao thông vận tải bằng thuyền cũng có sẵn, mặc dù không được sử dụng rộng rãi cũng như sự an toàn không được bảo đảm. Trong các thành phố lớn, xe buýt công cộng chạy theo định kỳ và taxi là phương tiện di chuyển phổ biến. Ở các thị trấn nhỏ, phương tiện giao thông vận tải chủ yếu là xe khác Toyota hiaces hoặc taxi.[14]Báo chí
Báo chí trực tuyến
Chủ đề hỗn hợp
Tháng
|
Nhiệt độ
|
Lượng mưa
|
|
Tháng 1 |
75 °F
|
24 °C
|
5,3mm
|
Tháng 2 |
75 °F
|
24 °C
|
3,8mm
|
Tháng 3 |
77°F
|
25°C
|
1,3mm
|
Tháng 4 |
77°F
|
25°C
|
0,0mm
|
Tháng 5 |
78°F
|
25°C
|
0,0mm
|
Tháng 6 |
79°F
|
26°C
|
0,0mm
|
Tháng 7 |
81°F
|
27°C
|
0,8mm
|
Tháng 8 |
84°F
|
29°C
|
14,1mm
|
Tháng 9 |
85°F
|
29°C
|
33,6mm
|
Tháng 10 |
83°F
|
29°C
|
6,5mm
|
Tháng 11 |
81°F
|
27°C
|
2,5mm
|
Tháng 12 |
77°F
|
25°C
|
1,6mm
|
Tham khảo
- ^ a ă http://www.mofa.gov.vn/vi/cn_vakv/nr040819100948/nr101114221510/ns101114214056/view
- ^ a ă http://vansu.vn/?part=thegioi&opt=cacnuoc&act=view&code=capeverde
- ^ http://www.state.gov/r/pa/ei/bgn/2835.htm
- ^ http://web.archive.org/web/20060212131020/http://www.bbc.co.uk/weather/world/city_guides/results.shtml?tt=TT004750
- ^ http://en.wikipedia.org/wiki/Cabo_Verde
- ^ http://features.pewforum.org/global-christianity/map.php#/Cape%20Verde,Other%20Christian,ALL
- ^ http://data.worldbank.org/country/cape-verde
- ^ http://www.dol.gov/ilab/media/reports/iclp/tda2001/cape-verde.htm
- ^ http://data.worldbank.org/data-catalog/world-development-indicators
- ^ www.cia.gov/library/publications/the-world-factbook/geos/cv.html
- ^ http://asemana.sapo.cv/spip.php?article53126&ak=1
- ^ http://www.state.gov/j/drl/rls/irf/2007/90087.htm
- ^ http://books.google.com.vn/books?id=Ou7UQpV1KtwC&pg=PA95&sig=ACfU3U2uqqgsQptuj2MkXqURiv2C2vuZdQ&redir_esc=y#v=onepage&q&f=false
- ^ http://files.peacecorps.gov/manuals/welcomebooks/cvwb655.pdf
Liên kết ngoài
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và phương tiện truyền tải về Cabo Verde |
Trận Viên
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Để biết về cuộc bao vây Viên năm 1529, xem Cuộc bao vây Viên
Để biết về trận Viên năm 1945, xem Chiến dịch Viên
|
|
Mục lục
Bối cảnh
Sau khi Köprülü Ahmed Pasha qua đời, Merzifonlu Kara Mustafa Pasha trở thành Đại Vizia của Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 5 tháng 11 năm 1676. Người Hungary nổi dậy chống lại Đế quốc La Mã Thần thánh với mong muốn được làm chư hầu của Thổ Nhĩ Kỳ. Mustafa Pasha đưa Imre Thököly lên làm vua Hungary.Sau khi trở thành vua Hungary, Imre Thököly gây bạo động chống lại Hoàng đế Leopold I. Quân nổi dậy Hungary kêu gọi sự giúp đỡ của vua Thổ và ngày 14 tháng 7 năm 1683, Mustafa Pasha bao vây thành Viên.
Diễn biến
Cuộc bao vây kéo dài trong 60 ngày. Đại Vizia Kara Mustafa Pasha làm tổng chỉ huy quân Ottoman trong khi Giáo hoàng Innocent XI gửi vua Ba Lan Jan III Sobieski đến chặn đánh quân Ottoman. Quân Ba Lan-Litva của Jan Sobieski có 30.000 trong khi 40.000 Habsburg do Charles V, Công tước xứ Lorraine chỉ huy.[1]Ngày 12 tháng 9 năm 1683, đội quân Liên minh Thần thánh do Jan Sobieski chỉ huy đánh thắng đội quân Ottoman trên đồi Kahlenberg. Lúc 17 giờ, ông ra lệnh tấn công, với 3 mũi kỵ binh Ba Lan và 1 mũi của Áo. Hai mươn ngàn kỵ binh lao xuống từ các ngọn đồi, tạo nên cuộc xung phong bằng kỵ binh lớn nhất trong lịch sử. Đích thân vua Ba Lan chỉ huy 3000 kỵ binh nặng Winged Hussars. Cuộc tấn công phá vỡ hàng ngũ Ottoman, đánh thẳng vào doanh trại người Thổ trong lúc quân thủ thành xông ra tham chiến. Sau hơn ba tiếng kể từ khi phát động kỵ binh tấn công, người Thiên Chúa Giáo hoàn toàn thắng trận và giải vây được thành Viên. Quân Thổ phải rút về Beograd. Với sự thất bại của người Thổ, người Áo tiến vào Hungary, và xâm lăng Vishgrad, Uyvar và Budapest.
Đây là lần thứ 2 mà đế quốc Ottoman không thành công trong việc bao vây Viên (sau cuộc vây hãm Viên năm 1529 của Suleiyman Đại đế).
Một số nhân vật lãnh đạo trong trận đánh
-
Hoàng đế Leopold I (đế quốc La Mã Thần thánh)
-
Hoàng đế Mehmed IV nhà Ottoman
-
Tể tướng Ottoman Kara Mustafa Pasha
Xem thêm
Chú thích
Tham khảo
Link liên quan
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và phương tiện truyền tải về Trận Viên |
Thể loại:
Harare ( /həˈrɑreɪ/;[2] gọi chính thức là Salisbury cho đến năm 1982[3]) là thủ đô của Zimbabwe. Đây là nơi đặt trụ sở chính phủ và thành phố lớn nhất của quốc gia, với dân số ước tính đạt 1.606.000 (2009),[4].
Thành phố cũng là trung tâm tài chính, thương nghiệp, và truyền thông
dẫn đầu của Zimbabwe. Harare nằm trên cao độ 1483 mét (4865 feet), có
khí hậu ôn đới ấm.
Khi thành lập thành phố, khu vực thoát nước kém và phát triển sớm nhất là trên vùng đất dốc dọc theo bờ tả của một dòng chảy mà nay là một tuyến đường. Khu vực đầu tiên được tiêu nước hoàn toàn nằm gần đầu nguồn của dòng chảy và được đặt tên là Causeway. Khu vực này là nơi có nhiều tòa nhà chính phủ tối quan trọng, trong đó có tòa nhà Hạ viện và Văn phòng Thủ tướng.
Salisbury là thủ đô của Liên bang Rhodesia và Nyasaland từ năm 1953 đến năm 1963. Sau thời điểm đó, nó là thủ đô của Nam Rhodesia. Chính phủ của Ian Smith tuyên bố Rhodesia độc lập từ Anh Quốc vào ngày 11 tháng 11 năm 1965, và tuyên bố nước Cộng hòa Rhodesia vào năm 1970. Đến năm 1980, quốc gia này được quốc tế công nhận độc lập với tên gọi là nước Cộng hòa Zimbabwe.
Tên gọi thành phố được đổi sang Harare vào ngày 18 tháng 4 năm 1982, nhân dịp kỷ niệm hai năm Zimbabwe độc lập, lấy theo tên của ngôi làng nằm gần Harare Kopje của tù trưởng Shona Neharawa.[7] Trước khi độc lập, "Harare" là tên gọi của khu vực dân cư da đen mà nay gọi là Mbare.
Vào đầu thế kỷ 21, Harare chịu ảnh hưởng tiêu cực từ khủng hoàng chính trị và kinh tế trên toàn Zimbabwe. Economist Intelligence Unit xếp Harare là thành phố khó sống nhất trên thế giới trong số 140 được khảo sát vào tháng 2 năm 2011,[8] thành phố đứng ở hạng 137/140 trong tháng 8 năm 2012.[9]
Harare có khí hậu cao nguyên cận nhiệt đới (Köppen Cwb). Nhiệt độ trung bình năm là 17,95 °C (64,3 °F), khá thấp đối với vùng nhiệt đới, và điều này là do cao độ lớn và một luồng khí mát thường thổi đến từ hướng đông nam. Thành phố có ba mùa chính: một mùa ấm và mưa kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3/4; một mùa mát và khô kéo dài từ tháng 5 đến tháng 8; và một mùa nóng và khô trong tháng 9/10. Nhiệt độ hàng ngày dao động từ 7–22 °C (45–72 °F) trong tháng 7, khoảng 15–29 °C (59–84 °F) trong tháng 10 và khoảng 16–26 °C (61–79 °F) trong tháng 1. Lượng mưa trung bình năm là 825 mm (32,5 in) tại đông nam, tăng lên 855 mm (33,7 in) tại vùng cao hơn tại đông bắc. Thông thường có rất ít mưa rơi trong giai đoạn từ tháng 5 đến tháng 9. Lượng mưa biến đổi lớn giữa các năm và theo chu kỳ mưa và khô từ 7 đến 10 năm.
Năm 1995, Harare tổ chức hầu hết Đại hội thể thao toàn châu Phi lần thứ 6, đồng tổ chức các sự kiện với các thành phố khác trong nước như Bulawayo và Chitungwiza. Đây là nơi tổ chức một số trận đấu trong Giải vô địch cricket thế giới năm 2003, vốn do Kenya, Nam Phi và Zimbabwe đồng tổ chức.
Đường sắt quốc gia Zimbabwe điều hành một dịch vụ tàu qua đêm hàng ngày chạy từ Harare đến Mutare và một dịch vụ khác chạy từ Harare đến Bulawayo. Harare có liên kết bằng các dịch vụ xe bút đường dài đến hầu hết các nơi tại Zimbabwe.
Sân bay quốc tế Harare là sân bay lớn nhất tại Zimbabwe.
Trận chiến đồi Edson, hay còn gọi là Trận chiến Đồi Máu, là một trận đánh trên bộ trong Chiến dịch Guadalcanal thuộc Mặt trận Thái Bình Dương trong Thế chiến thứ hai giữa Lục quân Đế quốc Nhật Bản và quân Đồng Minh (chủ yếu là Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ) diễn ra từ ngày 12 đến ngày 14 tháng 9 năm 1942. Đây là một trong ba cuộc tấn công lớn của quân Nhật nhằm tái chiếm sân bay Henderson và đẩy lùi quân Đồng Minh trên đảo Guadalcanal.
Trong trận đánh này, Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ dưới sự chỉ huy của Thiếu tướng Alexander Vandegrift đã bảo vệ thành công phòng tuyến Lunga bao quanh sân bay Henderson sau khi đánh bại cuộc tấn công của Lữ đoàn Bộ binh số 35 Nhật Bản do Thiếu tướng Kiyotake Kawaguchi chỉ huy. Do đánh giá sai quân số Đồng Minh trên đảo Guadalcanal (khoảng 12.000 quân) mà tướng Kawaguchi đã cho 6.000 quân tấn công trực diện vào phòng tuyến Mỹ nhiều lần vào ban đêm. Địa điểm chính nơi diễn ra trận đánh là ngọn đồi phía nam sân bay Henderson, bảo vệ bởi nhiều đơn vị Thủy quân lục chiến khác nhau, nhưng chủ yếu là Tiểu đoàn 1 Thủy quân lục chiến tuần duyên (Marine Raiders) và Tiểu đoàn 1 Thủy quân lục chiến Nhảy dù (Paramarines) do Thiếu tá Merritt A. Edson chỉ huy. Mặc dù phòng tuyến ở đây gần như đã bị chọc thủng, cuộc tấn công của quân Nhật sau cùng đã bị đánh bại hoàn toàn với tổn thất nặng nề.
Vì các đơn vị chủ chốt tham gia phòng thủ tại ngọn đồi trên đều dưới sự chỉ huy của Thiếu tá Edson, nên ngọn đồi này đã được gọi là "Đồi Edson" trong các sử liệu phương Tây về trận đánh.[4] Sau thất bại này, quân Nhật tiếp tục tăng viện cho Guadalcanal đồng thời tăng cường hoạt động hải quân và không quân để tái chiếm sân bay Henderson.
Lợi dụng sự bất ngờ của quân Nhật, quân Đồng Minh đã hoàn thành cuộc đổ bộ và chiếm được Tulagi cùng một số hòn đảo nhỏ phụ cận cũng như một sân bay đang xây dựng dở tại Lunga Point thuộc Guadalcanal. Công việc hoàn tất sân bay được tiến hành ngay lập tức, chủ yếu bằng các thiết bị chiếm được của quân Nhật. Vào ngày 12 tháng 8, sân bay được đặt tên là Henderson theo tên của một phi công Thủy quân Lục chiến, Lofton R. Henderson, hy sinh trong Trận Midway. Đến ngày 18 tháng 8, sân bay sẵn sàng hoạt động và lực lượng không quân xuất kích từ sân bay mang tên "Không lực Cactus" (CAF) theo tên mã của Đồng minh cho chiến dịch Guadalcanal. Để bảo vệ sân bay, thủy quân lục chiến (TQLC) Mỹ đã thiết lập một vành đai phòng thủ quanh Lunga Point.[6]
Để phản kích lại cuộc đổ bộ của Đồng Minh lên Guadalcanal, Bộ Tổng tư lệnh Đế quốc Nhật Bản đã lệnh cho Tập đoàn quân 17 đang đóng tại Rabaul dưới quyền chỉ huy của trung tướng Harukichi Hyakutake nhiệm vụ tái chiếm Guadalcanal. Vào lúc này, Tập đoàn quân 17 đang bận rộn tham gia hoạt động tại New Guinea nên chỉ có ít đơn vị có thể đưa đến vùng phía nam quần đảo Solomon. Trong số này, Lữ đoàn bộ binh 35 của Thiếu tướng Kiyotake Kawaguchi đang ở Palau, Trung đoàn 4 bộ binh Aoba đang ở Philippines còn Trung đoàn 28 bộ binh Ichiki dưới quyền chỉ huy của Đại tá Kiyonao Ichiki đang trên tàu vận chuyển từ Nhật Bản đến đảo Guam.[7] Các đơn vị khác nhau này lập tức bắt đầu di chuyển về phía Guadalcanal ngang qua Truk và Rabaul, nhưng Trung đoàn Ichiki, vốn là đơn vị ở gần nhất, đã đến khu vực này trước tiên. Một "Lực lượng thứ nhất" của đơn vị Ichiki, với khoảng 917 binh sĩ, đã đổ bộ từ các tàu khu trục lên Taivu Point, phía Đông ngoại vi Lunga vào ngày 19 tháng 8[8][c]
Đánh giá thấp sức mạnh của Lực lượng Đồng Minh trên đảo Guadalcanal, đơn vị của Ichiki thực hiện một cuộc tấn công trực diện ban đêm vào vị trí của Thủy quân Lục chiến tại lạch Alligator (cũng được gọi là "sông Ilu" trên bản đồ quân Mỹ) phía Đông ngoại vi Lunga vào những giờ đầu tiên của ngày 21 tháng 8. Cuộc tấn công của Ichiki bị đánh bại với tổn thất nặng cho quân Nhật, và được biết đến dưới tên gọi Trận Tenaru. Lúc trời sáng, các đơn vị Thủy quân Lục chiến phản công vào các lực lượng của Ichiki còn sống sót, tiêu diệt thêm nhiều người trong đó có chính Ichiki. Tổng cộng, chỉ còn lại 128 người trong tổng quân số 917 của Lực lượng thứ nhất Trung đoàn Ichiki. Những người sống sót quay trở về Taivu Point, báo cáo cho Bộ chỉ huy Tập đoàn quân 17 sự thất bại của họ, chờ đợi tăng viện và lệnh từ Rabaul.[10]
Đến ngày 23 tháng 8, Lữ đoàn 35 bộ binh của Kawaguchi đến được Truk và được chất lên các tàu vận tải chậm để đi nốt đoạn cuối của hành trình đến Guadalcanal. Những thiệt hại xảy đến cho đoàn tàu vận tải của Tanaka trong trận chiến đông Solomon khiến phía Nhật Bản phải cân nhắc lại việc gửi thêm lực lượng đến Guadalcanal bằng các tàu vận tải. Thay vì vậy, những con tàu chở binh lính của Kawaguchi được cho hướng đến Rabaul. Tại đây, họ có kế hoạch đưa người của Kawaguchi đến Guadalcanal bằng khu trục hạm thông qua một căn cứ hải quân Nhật tại quần đảo Shortland. Những chiếc khu trục hạm Nhật thường có thể thực hiện chuyến đi khứ hồi dọc theo "khe" (eo biển New Georgia) đến Guadalcanal trong một đêm trong suốt thời gian chiến dịch, tối thiểu khả năng phơi ra trước các cuộc không kích Đồng Minh; chúng được lực lượng Đồng Minh biết đến như là những chuyến "Tốc hành Tokyo" trong khi quân Nhật đặt tên cho nó là "Chuyên chở chuột" (Rat Transportation).[11] Do không có khả năng hoặc không có chủ định, các chỉ huy hải quân Đồng Minh đã không thách thức lực lượng Hải quân Nhật vào ban đêm, nên người Nhật kiểm soát vùng biển chung quanh quần đảo Solomon khi trời tối. Dù vậy, mọi tàu bè Nhật ở lại trong phạm vi hoạt động của máy bay từ sân bay Henderson vào ban ngày, khoảng 200 dặm (320 km), sẽ gặp nguy hiểm lớn do bị tấn công từ trên không. Tình huống chiến thuật này tồn tại trong nhiều tháng sau đó trong suốt chiến dịch.[12]
Thiệt hại nặng ở lần đổ quân thứ nhất nhưng những chuyến vận tải "tốc hành" tiếp theo của người Nhật đã thành công hơn. Từ ngày 29 tháng 8 đến ngày 4 tháng 9, nhiều tuần dương hạm hạng nhẹ, khu trục hạm và cả tàu tuần tiễu đã được huy động để đưa tiếp 5.000 quân lên Taivu Point, bao gồm toàn bộ Lữ đoàn Bộ binh 35, một tiểu đoàn từ Trung đoàn Aoba và phần còn lại của Trung đoàn Ichiki. Tướng Kawaguchi đổ bộ lên đảo ngày 31 tháng 8 và được giao trọng trách chỉ huy toàn bộ quân Nhật tại Guadalcanal.[15] Trong hai đêm 4 và 5 tháng 9, ba khu trục hạm Nhật Bản Yudachi, Hatsuyuki và Murakumo sau khi đổ bộ lính lên đảo và chuẩn bị pháo kích thì phát hiện thấy hai khu trục hạm làm nhiệm vụ chuyển vận của Mỹ, thường dùng để vận chuyển lính Đồng Minh quanh khu vực Guadalcanal/Tulagi (lính Thủy quân lục chiến Mỹ gọi là APD - "AP" có nghĩa vận chuyển còn "D" cho khu trục hạm) là USS Little và USS Gregory gần đó.[16] Hai chiếc tàu này đã nhanh chóng bị đánh chìm.
Mặc dù việc chuyển quân bằng khu trục hạm đã thành công tốt đẹp, tướng Kawaguchi khăng khăng muốn đưa nhiều người lính thuộc lữ đoàn của ông đến Guadalcanal bằng những thuyền máy với tốc độ rất chậm. Do đó, một đoàn chuyển vận đưa 1.100 người lính và vũ khí hạng nặng trên 61 thuyền máy, chủ yếu là Tiểu đoàn 2, Trung đoàn Bộ binh số 124 của Đại tá Akinosuka Oka đã xuất phát từ bờ biển phía bắc hòn đảo Santa Isabel ngày 2 tháng 9. Ngày 4 và 5 tháng 9, các máy bay từ sân bay Henderson đã tấn công đoàn thuyền máy này, giết chết 90 lính Nhật và phá hủy phần lớn vũ khí hạng nặng. Phần lớn trong số 1.000 lính Nhật còn lại đã đổ bộ lên gần Kamimbo (9°15′32″N 159°40′18″Đ), phía Tây ngoại vi Lunga trong nhiều ngày sau đó.[17][d] Đến ngày 7 tháng 9, tướng Kawaguchi đã có trong tay 5.200 quân ở Taivu Point và 1.000 quân ở phía tây phòng tuyến Lunga.[18] Ông tự tin rằng mình có thừa khả năng đánh bại quân Đồng Minh trên đảo và từ chối lời đề nghị tăng viện thêm một tiểu đoàn bộ binh từ Tập đoàn quân 17. Thực ra Kawaguchi đã phán đoán sai về quân số Đồng Minh trên đảo khi ông cho rằng chỉ phải đối mặt với 2.000 lính TQLC Mỹ.[19]
Cũng thời điểm này, tướng Vandegrift tiếp tục cho tăng viện và củng cố phòng tuyến Lunga. Từ ngày 21 tháng 8 đến ngày 3 tháng 9, ông đã cho tái bố trí 3 tiểu đoàn TQLC, trong đó có Tiểu đoàn 1 Thủy quân lục chiến tuần duyên (Marine Raiders) của Thiếu tá Merritt A. Edson và Tiểu đoàn 1 TQLC Nhảy dù từ Tulagi và Gavutu đến Guadalcanal (Tiểu đoàn này đã bị thiệt hại nặng nề trong trận Tulagi và Gavutu-Tanambogo giờ đây cũng được chỉ huy bởi Edson và đến Guadalcanal ngày 2 tháng 9.[20] Lực lượng này có 1.500 người cộng vào quân số ban đầu 11.000 người với nhiệm vụ không đổi là bảo vệ sân bay Henderson.[21][e]
Cùng lúc đó, lính trinh sát bản địa dưới sự chỉ huy của Martin Clemens, một trinh sát duyên hải nguyên là sĩ quan của Lực lượng Phòng vệ Lãnh thổ Bảo hộ Solomon, và dưới sự chỉ đạo của sĩ quan Anh tại Guadalcanal, đã mang báo cáo đến Bộ chỉ huy Thủy quân Lục chiến về tình hình quân Nhật tại Taivu, gần làng Tasimboko. Đại tá Edson từ đó vạch ra một cuộc đột kích vào lực lượng Nhật Bản đang tập trung tại Taivu.[25] Hai chiếc tàu APD McKean và Manley cùng hai thuyền máy đã đưa 813 lính Mỹ đến Taivu trong hai chuyến.[26][g] Edson đi trong đợt đầu tiên cùng 501 lính đã đến Taivu lúc 5 giờ 20 phút sáng (giờ địa phương) ngày 8 tháng 9. Được yểm trợ bởi máy bay từ sân bay Henderson cũng như hỏa pháo từ các khu trục hạm vận chuyển, lính Mỹ tiến về phía làng Tasimboko nhưng đã vấp phải sự kháng cự của quân Nhật. Phải đến 11 giờ, lực lượng còn lại của Edson mới đến nơi. Với lực lượng tăng viện cộng thêm tiếp tục được máy bay yểm trợ, lính Mỹ tiếp tục tấn công ngôi làng. Quân Nhật phòng thủ vì tin rằng cuộc đổ bộ chính của quân Mỹ đang sắp diễn ra do trông thấy một đoàn chuyển vận hạm Đồng Minh đang tiến về Lunga Point nên đã rút lui vào rừng, để lại 27 xác đồng đội. TQLC Mỹ tử trận 2 người.[27][h] Trong suốt ngày hôm đó, đại tá Gerald C. Thomas, trưởng phòng hành quân trong bộ tham mưu của tướng Vandegrift đã ba lần đánh điện cho Edson và lệnh cho ông phải bỏ nhiệm vụ này và quay lại căn cứ ngay lập tức nhưng Edson đã lờ đi.[28]
Tại Tasimboko, lực lượng của Edson tìm thấy kho dự trữ tiếp liệu chính của Kawaguchi, bao gồm lượng thực phẩm dự trữ lớn, đạn dược, thuốc men và cả một điện đài sóng ngắn công suất lớn. Sau khi tiêu hủy tất cả những gì trông thấy ngoại trừ một số tài liệu, thiết bị và thực phẩm có thể mang theo được, TQLC Mỹ quay trở về phòng tuyến Lunga lúc 17 giờ 30 phút. Số lượng lớn hàng tiếp liệu tìm thấy, cùng với tin tức tình báo có được do các tài liệu tịch thu, cho phép Thủy quân Lục chiến biết được có ít nhất 3.000 quân Nhật đang hiện diện trên đảo và rõ ràng đang vạch một kế hoạch tấn công.[29][i]
Edson, cùng với Đại tá Gerald Thomas dự đoán rằng cuộc tấn công của quân Nhật sẽ được thực hiện tại đồi Lunga, một dãy đồi san hô hẹp mọc đầy cỏ, dài khoảng 1.000 m (3.300 ft) chạy song song với sông Lunga ở ngay phía nam sân bay Henderson. Một tuần trước cuộc tấn công vào làng Tasimboko, Edson đã đi thị sát ngọn đồi và ông đã nói với người trợ lí của mình "Chính nơi này. Bọn chúng sẽ tấn công vào nơi này".[30] Dãy đồi này cung cấp một con đường tự nhiên lý tưởng tiếp cận đến sân bay, từ đó khống chế được cả khu vực xung quanh nhưng quan trọng nhất là cho đến lúc đó hầu như không được bảo vệ. Edson và Thomas do đó đã đến gặp và thuyết thục tướng Vandegrift chuyển quân đến bảo vệ ngọn đồi, nhưng Vandegrift đã từ chối vì ông tin rằng quân Nhật sẽ mở cuộc tấn công dọc bờ biển. Cuối cùng, Thomas đã xin được Vandegrift cho lực lượng TQLC tuần duyên của Edson đến "nghỉ ngơi" tại ngọn đồi này sau một tháng chiến đấu ác liệt. Ngày 11 tháng 9, 840 TQLC Mỹ thuộc đơn vị của Edson, bao gồm Tiểu đoàn 1 TQLC Tuần duyên (600 người) và lính Nhảy dù TQLC (214 người) đã đến ngọn đồi và bắt đầu việc phòng thủ.[31]
Lực lượng tấn công chính của Kawaguchi (Lực lượng ở vị trí trung tâm) lên kế hoạch tấn công phòng tuyến từ ngọn đồi, mà họ gọi là "con rết" (mukade gata) vì hình dáng của nó. Ngày 9 tháng 9, lính của Kawaguchi rời bờ biển tại Koli Point. Chia thành bốn đội hình, quân Nhật hành quân xuyên qua rừng để tấn công vào vị trí đã định là phía nam và đông nam sân bay. Tuy nhiên, nhiều vấn đề đã phát sinh. Việc không có bản đồ chi tiết, ít nhất một la bàn không hoạt động và địa hình rừng rậm hiểm trở đã khiến cho các đội hình Nhật phải di chuyển chậm và theo lối zigzag, tốn rất nhiều thời gian quý báu. Cùng thời điểm này, đơn vị của Đại tá Oka đã tiếp cận phòng tuyến Lunga từ phía tây. Oka nhận được một tin tình báo vô cùng quý giá về vị trí phòng thủ của lính TQLC dựa vào khai thác một phi công Mỹ bị bắt sống ngày 30 tháng 8.[32][k]
Trong ngày 12 tháng 9, các lực lượng của tướng Kawaguchi đã băng rừng thành công và đến được địa điểm cho cuộc tấn công đã định vào ban đêm. Mặc dù Kawaguchi muốn ba tiểu đoàn trung tâm của mình có mặt lúc 14 giờ, nhưng đến tận sau 22 giờ họ mới đến nơi tập hợp. Trong khi đó, tại phòng tuyến TQLC phía tây, quân của Đại tá Oka cũng bị chậm bước tiến quân và chỉ có duy nhất tiểu đoàn Kuma ở phía đông báo cáo đến đúng thời gian. Bất chấp những tính toán sai lầm về thời gian đến được vị trí trong kế hoạch tấn công, Kawaguchi vẫn tự tin về thành công sắp tới do ông đã nắm được ngọn đồi này là nơi phòng thủ yếu nhất của TQLC từ lời khai của một phi công Mỹ bị bắt (tên tuổi và số phận người phi công này không được rõ, nhưng không phải là người bị đại tá Oka bắt trước đó). Các máy bay ném bom của Nhật Bản trong hai ngày 11 và 12 tháng 9 cũng đã tấn công ngọn đồi, gây một số thiệt hại, trong đó có hai TQLC chết.[33]
21 giờ 30 phút tối ngày 12 tháng 9, tuần dương hạm Nhật Sendai và ba khu trục hạm pháo kích vào phòng tuyến Lunga trong 20 phút và bắn hỏa châu rực sáng cả vùng đồi. Các khẩu pháo của quân Nhật cũng bắt đầu nã đạn vào vị trí TQLC, nhưng không gây được nhiều thiệt hại. Cùng thời điểm đó, các nhóm quân của Kawaguchi cũng bắt đầu chạm trán với TQLC Mỹ quanh ngọn đồi. Tiểu đoàn 1 chỉ huy bởi Thiếu tá Yukichi Kokusho tấn công Đại đội "C" TQLC tuần duyên ở giữa vụng thủy triều và sông Lunga River, đánh tan ít nhất một trung đội, chiếm được ít nhất sáu khẩu súng máy và buộc TQLC phải rút về ngọn đồi. Nhưng đơn vị của Kokusho không nhận được sự phối hợp của Tiểu đoàn 3 dưới quyền Trung tá Kusunichi Watanabe khi mà đơn vị này vẫn chưa đến được vị trí tấn công. Điều này đã khiến cho cuộc tấn công vào ngọn đồi của quân Nhật phải ngừng lại trong đêm hôm ấy. Lữ đoàn của tướng Kawaguchi bị phân tán khắp nơi và ông gần như mất hoàn toàn khả năng kiểm soát đơn vị của mình. Nguyên nhân chính là do địa hình rừng rậm phức tạp đã khiến ông không thể xác định vị trí của mình so với phòng tuyến Mỹ và thực hiện sự hợp đồng tác chiến giữa những cánh quân. Đã có 12 lính TQLC Mỹ tử trận trong đêm, con số này về phía Nhật là không rõ nhưng có lẽ lớn hơn rất nhiều.[35][l] Mặc dù cả hai đơn vị của Oka (phía tây) và trung đoàn (phía đông) cũng tấn công phòng tuyến TQLC đêm đó, họ không thể liên lạc được với nhau và bị chặn đứng lúc trời gần sáng.[36]
Rạng sáng ngày 13 tháng 9, các máy bay của Không lực Cactus và pháo của TQLC pháo kích dữ dội vào vị trí phía nam ngọn đồi, buộc quân Nhật phải rút lui về cánh rừng gần đó. Quân Nhật chịu một số thương vong, trong đó có hai sĩ quan của Tiểu đoàn Watanabe. Lúc 5 giờ 50 phút, tướng Kawaguchi quyết định cho tập hợp lực lượng, chuẩn bị một cuộc tấn công khác trong đêm.[37]
Cuối buổi chiều, Edson nói chuyện với những người lính đã kiệt sức của mình:
Bài diễn văn của Edson đã "lên tinh thần" cho những người lính TQLC
tuần duyên và giúp họ có được sự chuẩn bị về mặt tinh thần cho cuộc tấn
công đêm đó.[39]
Khi mặt trời đã lặn, cuộc tấn công ban đêm chuẩn bị bắt đầu với 3.000 lính của Kawaguchi đối đầu với 830 lính TQLC của Edson được trang bị pháo hạng nặng. Một màn đêm đen kịt bao trùm trận địa do đêm đó không có trăng. Lúc 21 giờ, bảy khu trục hạm Nhật Bản bắt đầu pháo kích vào ngọn đồi. Cuộc tấn công bắt đầu ngay trước lúc nửa đêm, Tiểu đoàn của Kokusho tấn công Đại đội B TQLC tuần duyên ở cánh phải đội hình phòng ngự của TQLC, ngay phía tây ngọn đồi. Tiếng còi xung phong lẫn tiếng hò hét của quân Nhật vang rền cả phía triền đồi. Đại đội B chống cự không nổi rút chạy về Đồi 123. Bất chấp hỏa lực pháo của TQLC, Kokusho tập hợp quân của mình lại và tiếp tục tấn công. Không dừng lại để triệt hạ các đơn vị TQLC gần kề mà giờ đây cánh sườn đã bị hở, Kokusho tiếp tục cho lính của mình vượt qua một vùng trũng đầm lầy giữa ngọn đồi và sông Lunga để tiến vào sân bay. Hướng tiến của họ bị gián đoạn lại trong một thời gian khá lâu khi vô tình phát giác ra một kho thực phẩm của quân phòng thủ ngoài vòng đai. Lính Nhật sau nhiều ngày không có gì bỏ bụng đã bất chấp quân lệnh dừng lại. Sau khi ăn uống, Kokusho ra lệnh cho đơn vị của mình tiếp tục xung phong. Lúc 3 giờ sáng, quân Nhật đã đến được phía bắc ngọn đồi, ngay rìa sân bay và Đồi 123. Tuy nhiên, sau một cuộc chạm trán dữ dội, Kokusho và 100 người lính dưới quyền đã tử trận, kết thúc cuộc tấn công.[40] Lực lượng TQLC đã ngăn chặn thành công cuộc tấn công cuối cùng của Tiểu đoàn Kokusho có lẽ là Trung đoàn TQLC 11 có sự hỗ trợ của Tiểu đoàn Công binh số 1 và Tiểu đoàn xe kéo lội nước (Amphibious Tractor Battalion) cũng như lính của Edson trên ngọn đồi.[41][m]
Một cánh quân khác thuộc lực lượng của Kawaguchi là Tiểu đoàn 2 do Thiếu tá Masao Tamura cũng tập hợp lực lượng chuẩn bị cho cuộc đột kích vào Đồi 80 từ khu rừng phía nam ngọn đồi. Tuy nhiên, lính trinh sát TQLC đã phát hiện được sự chuẩn bị này và gọi pháo binh chi viện. Khoảng 22 giờ, 12 khẩu pháo 105mm đồng loạt nã đạn vào vị trí của tiểu đoàn Tamura. Hai đại đội của Tiểu đoàn Tamura, khoảng 320 người được yểm trợ bởi súng cối và lựu đạn đã lao lên Đồi 80 tấn công bằng lưỡi lê. Đợt tấn công này nhắm vào Đại đội B của Tiểu đoàn Nhảy dù và cả Đại đội B của TQLC Tuần duyên, đẩy lùi lính nhảy dù ở phía đông ngọn đồi. Để bảo vệ cánh sườn bị hở của Đại đội B TQLC tuần duyên, Edson ngay lập tức ra lệnh cho đơn vị này rút về Đồi 123.[42][n]
Cùng thời điểm đó, một đại đội lính Nhật từ Tiểu đoàn Watanabe đã xâm nhập được vào khe hở giữa phía đông ngọn đồi và Đại đội C Nhảy dù. Tin chắc rằng vị trí của mình không thể giữ được nữa, Đại đội B và C đã leo lên ngọn đồi và rút về phía sau Đồi 123. Trong bóng tối và khung cảnh hỗn loạn của trận đánh, cuộc rút lui nhanh chóng trở nên vô tổ chức. Một số lính TQLC la hét quân Nhật đang tấn công bằng khí độc làm hoảng loạn những người lính TQLC khác không mang mặt nạ phòng khí độc. Sau khi rút về sau Đồi 123, nhiều lính TQLC tiếp tục chạy về hướng sân bay và liên tục kêu gọi đồng đội "rút lui". Ngay trong lúc tưởng chừng như lực lượng TQLC phòng thủ trên đồi sắp tan rã hoàn toàn và tháo chạy tán loạn, Đại tá Edson, Thiếu tá Kenneth D. Bailey, sĩ quan tham mưu của Edson và các sĩ quan TQLC khác xuất hiện kịp thời đã mạnh mẽ ra lệnh cho TQLC Mỹ tái tập trung và ngay lập tức quay lại vị trí phòng thủ quanh Đồi 123.[43][o]
Khi TQLC Mỹ tạo một phòng tuyến hình móng ngựa bao quanh Đồi 123, Tiểu đoàn Tamura bắt đầu mở các cuộc tấn công trực diện từ hai hướng là Đồi 80 và phía đông ngọn đồi. Dưới ánh sáng của hỏa châu được thả bởi ít nhất một thủy phi cơ Nhật, TQLC Mỹ đã đẩy lùi hai cuộc tấn công đầu. Lính Nhật bắt đầu đưa lên đỉnh Đồi 80 một khẩu sơn pháo 75mm với ý định nã pháo trực tiếp vào TQLC Mỹ. Khẩu pháo này có khả năng thay đổi cục diện trận đánh đã bị vô hiệu hóa bởi lỗi kỹ thuật. Lúc nửa đêm, khi chiến sự tạm lắng xuống, Edson lại tiếp tục điều động Đại đội B và C Nhảy dù đến phía sau Đồi 123 để củng cố cánh trái đội hình phòng thủ. Với lưỡi lê, lính nhảy dù TQLC đã tiêu diệt sạch những lính Nhật vượt qua được phòng tuyến đang cố chiếm lấy cánh sườn của TQLC ở phía đông ngọn đồi. TQLC từ các đơn vị khác cũng như các sĩ quan trong bộ chỉ huy của Edson, như thiếu tá Bailey, đã bất chấp làn hỏa lực đưa thêm đạn và lựu đạn đến cho TQLC đang cần gấp quanh Đồi 123. Một Đại úy TQLC là William J. McKennan kể lại, "Quân Nhật tấn công gần như không ngớt, cứ như một cơn mưa cứ lớn dần… Khi một hàng lính bị tàn sát như rạ, hàng lính khác lại tiếp tục lao vào chỗ chết."[44][p]
Lính Nhật đã vào được đến cánh trái của phòng tuyến TQLC ngay sau khi lính nhảy dù chiếm giữ vị trí này nhưng một lần nữa hỏa lực súng trường, súng máy, cối và lựu đạn đã ngăn họ lại. Pháo 105 mm và 75 mm của TQLC cũng gây thương vong nặng nề cho quân Nhật. Một người lính Nhật bị bắt làm tù binh sau đó đã nói đơn vị của anh ta đã bị "xóa sổ" bởi đạn pháo, chỉ có 10% lính đại đội của anh còn sống sót.[45] Trong đêm đó, TQLC Mỹ đã sử dụng 2.800 quả đạn pháo, riêng các khẩu lựu pháo 105 mm của Trung đoàn TQLC 11 đã bắn hết 1.992 quả.[46]
Đến 4 giờ sáng, sau khi đẩy lui quân Nhật tấn công trực diện hết đợt này đến đợt khác, đôi khi phải kết thúc bằng những cuộc giáp lá cà, lực lượng của Edson đã được tăng cường Tiểu đoàn 2/5 TQLC giúp đẩy lùi thêm hai cuộc tấn công nữa trước lúc bình minh. Trong suốt đêm hôm đó, khi mà đã có lúc quân Nhật tiến gần đến việc xuyên thủng phòng tuyến, Đại tá Edson vẫn luôn đứng ở vị trí phía sau phòng tuyến trên Đồi 123 khoảng 20 yards (18 m), liên tục động viên những người lính của mình và chỉ huy việc phòng thủ. Một Đại úy TQLC, Tex Smith, người ở vị trí quan sát được Edson gần như cả đêm đã nói, "Tôi có thể nói rằng nếu có một người đàn ông có thể gắn kết cả một tiểu đoàn lại với nhau, đó chính là Edson đêm hôm đó. Ông ấy đứng ở vị trí ngay trước tuyến đầu. Vâng, ông ấy đã đứng, trong khi phần lớn chúng tôi trú vào các hầm hố."[47]
Đêm hôm đó ba đại đội Nhật Bản, bao gồm hai từ Tiểu đoàn Tamura và một từ Tiểu đoàn Watanabe đã tiến được đến rìa đường băng thứ hai của sân bay Henderson mặc dù gặp nhiều thương vong. Công binh TQLC đã phản công đánh chặn một đại đội Nhật và buộc đại đội này rút lui. Hai đại đội còn lại đợi quân tăng viện ở bìa rừng vì không dám tấn công vào vùng địa hình trống trải quanh sân bay. Khi đợi mãi không có viện binh đến, cả hai đại đội rút lui về vị trí ban đầu phía nam ngọn đồi trước khi trời sáng. Phần lớn quân số của Tiểu đoàn Watanabe đã không tham gia trận đánh vì mất liên lạc với chỉ huy trưởng của họ suốt đêm.[48][q]
Khi mặt trời bắt đầu lên vào ngày 14 tháng 9, vẫn còn nhiều nhóm lính Nhật rải rác dọc theo hai phía ngọn đồi. Tuy nhiên với việc tiểu đoàn Tamura đã mất ¾ quân số, cả sĩ quan và lính cũng như thương vong nặng nề của các đơn vị tấn công khác, cuộc tấn công vào ngọn đồi đã xem như chấm dứt. Khoảng 100 lính Nhật vẫn còn ở sườn nam Đồi 80 có dấu hiệu chuẩn bị tấn công nữa vào Đồi 123. Phi đoàn Chiến đấu cơ số 67 tại sân bay Henderson nhận được yêu cầu của Thiếu tá Bailey đã cử ba chiến đấu cơ P-400 đến tiêu diệt gần hết số lính Nhật trên, chỉ còn một số sống sót rút chạy về phía khu rừng.[49][r]
23 giờ ngày 14 tháng 9, tiểu đoàn Kuma lại mở cuộc tấn công vào vị trí cũ và bị đẩy lùi một lần nữa. Đêm ngày 15 tháng 9, cuộc tấn công "yếu ớt" cuối cùng của tiểu đoàn này cũng bị đập tan.[51]
Tiểu đoàn của Oka bao gồm 650 người (chủ yếu là Tiểu đoàn 2, Trung đoàn Bộ binh 124) tấn công vào nhiều vị trí phía tây phòng tuyến Lunga. Khoảng 4 giờ sáng ngày 14 tháng 9, hai đại đội quân Nhật tấn công vào vị trí trấn giữ bởi Tiểu đoàn 3 Trung đoàn 5 TQLC gần bờ biển và bị đánh bại với thương vong lớn. Một đại đội Nhật khác chiếm giữ một ngọn đồi nhỏ nhưng bị pháo binh TQLC pháo kích suốt trong ngày và phải rút lui với thương vong lớn đêm ngày 14 tháng 9. Phần còn lại của đơn vị này đã không thề tìm ra vị trí phòng tuyến TQLC nên không thể tham gia cuộc tấn công.[52]
Ngày 17 tháng 9, tướng Vandegrift điều động hai đại đội từ Tiểu đoàn 1, Trung đoàn TQLC số 1 làm nhiệm vụ truy đuổi tàn quân Nhật. Tuy nhiên, lực lượng này đã bị hai đại đội Nhật Bản làm nhiệm vụ bọc hậu cho cuộc rút lui phục kích. Một trung đội TQLC bị vây trong khi những người lính TQLC còn lại bỏ chạy. Đại đội trưởng TQLC này đã đề nghị được lệnh cứu trung đội này nhưng Vandegrift đã từ chối. Đến chập tối, quân Nhật đã gần như xóa sổ được trung đội này, giết chết 24 lính TQLC với chỉ một số người bị thương còn sống sót. Ngày 20 tháng 9, một nhóm trinh sát từ TQLC tuần duyên của Edson chạm trán với một nhóm lính Nhật đang rút lui và nhanh chóng gọi pháo chi viện, giết chết 19 lính Nhật.[53][t]
Trong trận đánh này, quân Nhật chết khoảng 830 người, trong đó có 350 người thuộc Tiểu đoàn Tamura, 200 người thuộc Tiểu đoàn Kokusho, 120 người thuộc Tiểu đoàn Oka, 100 người thuộc Tiểu đoàn Kuma và 60 người thuộc Tiểu đoàn Watanabe. Ngoài ra còn nhiều lính Nhật tử thương trên đường rút về Matanikau nhưng không rõ bao nhiêu. Trên và dọc ngọn đồi, Thủy quân lục chiến Mỹ đếm được 500 xác lính Nhật, gồm cả 200 xác tìm thấy tại Đồi 123. TQLC Mỹ chết 80 người từ ngày 12 tháng 9 đến ngày 14 tháng 9.[56][u]
Trong khi quân Nhật tái tập trung ở phía tây Matanikau, quân Mỹ tiếp tục cho củng cố phòng tuyến Lunga. Ngày 14 tháng 9, Vandegrift quyết định đưa thêm Tiểu đoàn 3, Trung đoàn Thủy quân lục chiến số 2 từ Tulagi đến Guadalcanal. Ngày 18 tháng 9, một đoàn chuyển vận hạm đưa đến thêm 4.157 người thuộc Lữ đoàn 3 Thủy quân Lục chiến (gồm Trung đoàn 7 Thủy quân Lục chiến, một tiểu đoàn từ Trung đoàn 11 Thủy quân lục chiến và một số đơn vị hỗ trợ) đến Guadalcanal. Sự tăng viện kịp thời này cho phép Vandegrift, bắt đầu từ ngày 19 tháng 9, thành lập một vành đai phòng thủ liên tục chung quanh ngoại vi Lunga. Trong các ngày 23 đến 27 tháng 9 và 6 đến 9 tháng 10, quân Mỹ và Nhật đã chạm trán với nhau dọc theo sông Matanikau.[57]
Ngày 15 tháng 9, tướng Hyakutake tại Rabaul biết được tin tức về thất bại của tướng Kawaguchi và báo cáo tin tức này về Bộ tổng tư lệnh Đế quốc tại Nhật Bản. Trong một cuộc họp khẩn cấp, lãnh đạo cao cấp của Lục quân và Hải quân Nhật đều đưa ra kết luận rằng "Guadalcanal có thể phát triển thành một trận chiến quyết định của cuộc chiến". Kết quả của trận chiến này sẽ có ảnh hưởng chiến lược mạnh mẽ đến các hoạt động tại các khu vực khác của Thái Bình Dương. Hyakutake ý thức rằng để thi hành mệnh lệnh tập trung đầy đủ nhân lực và phương tiện để có thể đánh bại lực lượng Đồng Minh tại Guadalcanal, ông không thể đồng thời hỗ trợ cho chiến dịch tấn công đang diễn ra trên đường mòn Kokoda tại New Guinea. Với sự tán thành của Bộ tổng tư lệnh, tướng Hyakutake đã ra lệnh cho lực lượng của ông tại New Guinea, vốn chỉ còn cách mục tiêu cảng Moresby không đầy 48 km (30 dặm), rút lui cho đến khi "vấn đề Guadalcanal " được giải quyết. Quân Nhật sau đó đã không bao giờ có thể tấn công trở lại cảng Moresby do đó có thể nói thất bại của họ trong trận chiến đồi Edson không chỉ dẫn đến thất bại tại Guadalcanal mà còn cả thất bại chung cuộc trên chiến trường Nam Thái Bình Dương.[60]
Rodolfo Guzmán Huerta (23 tháng 9 năm 1917 – 5 tháng 2 năm 1984), còn được biết tới với danh hiệu El Santo (Vị Thánh), là một võ sĩ đô vật Mỹ Latinh (lucha libre) người México. Ông cũng là một diễn viên nổi tiếng và là một biểu tượng trong văn hóa đại chúng México.
El Santo cùng với Blue Demon và Mil Máscaras là 3 đô vật lucha libre nổi tiếng nhất của México và được xem là "huyền thoại" của thể thao đất nước này[1][2][3] Sự nghiệp đô vật của ông kéo dài đến 5 thập kỷ, và trong thời gian đó hình ảnh El Santo trở thành một biểu tượng "anh hùng", hình tượng của chính nghĩa trong văn hóa, truyền thông đại chúng, thông qua sự xuất hiện của "siêu anh hùng" El Santo trong truyện tranh và phim ảnh. Ông được cho là người đã truyền bá rộng rãi môn đô vật chuyên nghiệp tại México giống như Rikidozan truyền bá môn này ở Nhật Bản.[3]
Con trai út của Guzmán, Jorge Guzmán Rodríguez, nối nghiệp cha với danh hiệu El Hijo del Santo (Con trai của Thánh). Jorge Guzmán Rodríguez nghỉ hưu vào năm 2014, mà một người con trai của ông tiếp tục nối nghiệp cha và ông nội của mình với danh hiệu El Nieto del Santo (Cháu của Thánh).
Đầu thập niên 1940, Rodolfo Guzmán kết hôn với María de los Ángeles Rodríguez Montaño (Maruca). Họ có với nhau 10 mặt con, đó là Alejandro, María de los Ángeles, Héctor Rodolfo, Blanca Lilia, Víctor Manuel, Miguel Ángel, Silvia Yolanda, María de Lourdes, Mercedes, và Jorge. Người con út Jorge về sau nối nghiệp cha và sử dụng danh hiệu El Hijo del Santo (Con trai của Thánh).[3]
Năm 1942, người quản lý của Rodolfo là Don Jesús Lomelí quyết định thành lập một đội đô vật gồm toàn những thành viên mang trang phục màu bạc, và Rodolfo là một trong những thành viên của đội. Lomelí đề xuất 3 tên gọi cho đội là El Santo (Vị Thánh), El Diablo (Con Quỷ), và El Angel (Thiên Sứ). Rodolfo đã chọn tên "El Santo". Thế là ngày 26 tháng 6, Rodolfo chính thức sử dụng tên hiệu "El Santo" trên võ đài[2][3], và đây là danh hiệu sẽ đi theo ông suốt đời.
Một trong những trận đấu quan trọng nhất trong sự nghiệp của Santo diễn ra vào năm 1952, khi đội của Santo thi đấu trước một đội đô vật tên là Los Hermanos Shadow (bao hàm các thành viên nổi danh như Blue Demon và Black Shadow). Trong trận này, Santo đánh bại và lột mặt nạ của Black Shadow, sự kiện đó khiến Blue Demon thay đổi lối thi đấu, chuyển sang trường phái técino (tức võ sĩ đóng vai "thiện" và sử dụng nhiều đòn thế kỹ thuật hơn là ỷ vào sức khỏe). Trận đấu này cũng bắt đầu giai đoạn kình địch giữa Santo và Blue Demon, kết thúc khi Blue Demon đánh bại Santo trong các trận đấu vào năm 1952 và 1953. Đó là một thất bại mà Santo không thể quên được, và sự kình địch của hai võ sĩ này còn kéo dài về sau mặc dù hai người từng cùng nhau hợp tác trong một vài bộ phim điện ảnh.[2][3]
Đến đầu thập niên 1980, hoạt động trên võ đài của El Santo giảm dần và cuối cùng ông tuyên bố giải nghệ. Chuyến lưu diễn cuối cùng của Santo diễn ra vào tháng 8 và tháng 9 năm 1982, trong đó trận đấu đầu tiên của chuỗi sự kiện này diễn ra vào ngày 22 tháng 8 năm 1982 ở Palacio de los Deportes tại thủ đô México. Trong trận đấu đó, Santo thi đấu cùng 1 đội với El Solitario chống lại đội của Villano III và Rokambole, kết quả dĩ nhiên là Santo thắng. Khi trận đấu kết thúc, đối thủ Villano và Rokamble đã cõng El Santo lên vai, và nhân vật chính của trận đấu nhận được sự hoan nghênh nhiệt liệt của khán giả. Ngày chủ nhật kế đó, El Santo thi đấu tại Arena México khi ông cùng với Gran Hamada đánh bại Villano I và Scorpio, Jr.[5] Trận đấu cuối cùng của Santo diễn ra vào ngày 12 tháng 9 năm 1982, một tuần trước kỷ niệm sinh nhật lần thứ 65 của ông.[3] Trận cuối cùng, Santo cùng với đội La Pareja Atómica của Gory Guerrero (bao gồm Gory, Huracán Ramirez và El Solitario) thi đấu với kình địch của mình là Perro Aguayo cùng với các tay đấu khác là El Signo, Negro Navarro và El Texano. El Santo thắng luôn cả trận thứ ba, và chính thức giải nghệ với vị thế là một người hùng. Trong chuyến lưu diễn cuối cùng này, ông cũng giới thiệu người con út Jorge trước công chúng, đấu sĩ sẽ kế tục sự nghiệp của mình với danh hiệu El Hijo del Santo.[5]
Santo và gia đình luôn luôn giữ bí mật dung mạo thật của mình. Ông
luôn xuất hiện trước công chúng với chiếc mặt nạ màu bạc. Ông cũng không
bắt các chuyến bay chung với đoàn làm phim vì không muốn ai thấy dung
mạo của mình khi phải cởi mặt nạ trình diện trước hải quan,
và nếu có người đi chung ông bảo họ cố gắng đừng nhìn về phía ông. Sau
khi qua đời, ông được an táng khi mang một chiếc mặt nạ, và khi tạp chí
điện ảnh SOMOS đăng các hình chụp dung mạo thật của Santo, gia đình ông
đã lên tiếng phản đối và đe dọa kiện tờ báo. Lần duy nhất ông để lộ dung
mạo thật trước công chúng là vào một buổi phỏng vấn ngày 26 tháng 1 năm
1984, trên chương trình truyền hình Contracepto, khi ông chủ động cởi bỏ chiếc mặt nạ và để lộ dung mạo thật của một người đàn ông lớn tuổi, trải qua nhiều sương gió.[7]
Ngày giỗ của El Santo được xem như là một ngày lễ tưởng niệm không chính thức tại México.[7]
Huyền thoại về "người mang mặt nạ bạc" El Santo vẫn còn tiếp tục trên võ đài cũng như ngoài võ đài. Người con út của El Santo, Jorge Guzmán, tiếp tục sự nghiệp của cha mình dưới cái tên El Hijo del Santo và vận bộ đồ màu bạc hệt như cha. Trong khi Santo con không trở thành biểu tượng văn hóa như Santo cha, ông được cho là có tài năng hơn trong nghiệp đô vật.[9][10]
Đầu thập niên 1960, một nữ võ sĩ tên là Irma González dưới sự cho phép của Santo đã sử dụng chiếc mặt nạ bạc để thi đấu dưới tên gọi La Novia del Santo ("Cô dâu của Thánh"). Trước đây Irma González theo lời hứa với hôn phu đã giải nghệ, nhưng sau một thời gian đã thi đấu trở lại vì không cưỡng được sức hút của nghề đô vật. 7 tháng sau, Irma chính thức kết hôn và cô cũng chính thức giải nghệ. Ít lâu sau, một nam đô vật đồng tính luyến ái cũng thi đấu với cái tên này, nhưng Santo khiếu nại và không cho anh ta sử dụng tên hiệu "Santo".[11]
Một trong 25 người cháu của El Santo cũng thi đấu đô vật dưới biệt danh El Nieto del Santo ("Cháu của Thánh"). Tuy nhiên, El Hijo del Santo đã ngăn cản người này sử dụng danh hiệu "Santo cháu" vì ông dự tính sẽ cho con trai của mình sử dụng tên hiệu đó. Vì vậy, người đô vật này đã sử dụng biệt danh chính thức là "Axxel" và chỉ sử dụng biệt hiệu "Santo cháu" trong những trường hợp không chính thức để tránh kiện tụng. Giống như các thế hệ Santo, Axxel thi đấu với mạt nạ màu bạc và trang phục màu bạc, nhưng ông vận thêm các sọc đen và phần đầu gối màu đen để tránh "vi phạm bản quyền". Vào tháng 8 năm 2012, tòa án đã phán quyết cho phép Axxel được thi đấu với tên hiệu "Santo cháu".[12]
Video yêu thích
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
Trở về trang chính
hoangkim vietnam, hoangkim, hoangkimvietnam, Hoàng Kim, Ngọc Phương Nam, Chào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, VietnamAfricaCassavaRice, Khát khao xanh, Dayvahoc, Học mỗi ngày, Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống, Thơ cho con
- Những trận đánh lớn trong lịch sử
- Xung đột năm 1683
- Áo năm 1683
- Đại chiến Thổ Nhĩ Kỳ
- Trận đánh liên quan tới Đế quốc Ottoman
- Trận đánh liên quan tới Ba Lan
- Lịch sử Áo
- Lịch sử Viên
- Lịch sử Đức
Harare
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Harare Salisbury (tên chính thức cũ) |
|||
Quang cảnh Harare | |||
|
|||
Biệt danh: Sunshine City, H Town | |||
Khẩu hiệu: Pamberi Nekushandira Vanhu (Forward with Service to the People) | |||
Tọa độ: 17°51′50″N 31°1′47″ĐTọa độ: 17°51′50″N 31°1′47″Đ | |||
---|---|---|---|
Quốc gia | Zimbabwe | ||
Tỉnh | Harare | ||
Thành lập với tên Pháo đài Salisbury | 1890 | ||
Hợp thành thành phố | 1935 | ||
Đổi tên thành Harare | 1982 | ||
Diện tích | |||
- Thành phố | 960,6 km² (370,9 mi²) | ||
Độ cao | 1.490 m (4.888 ft) | ||
Dân số (2009) | |||
- Thành phố | 1.606.000 | ||
- Mật độ | 2.540/km² (4.330/mi²) | ||
- Đô thị | 1.619.000 (tháng 3 năm 2.013)[1] | ||
ước tính | |||
Múi giờ | CAT (UTC+2) | ||
Mã điện thoại | 4 | ||
Thành phố kết nghĩa | |||
- Nottingham | Anh Quốc | ||
- München | Đức | ||
- Cincinnati | Hoa Kỳ | ||
- Prato | Ý | ||
- Lago | Italy | ||
Mã điện thoại 4 (hoặc 04 bên trong Zimbabwe) | |||
Website: hararecity.co.zw |
Mục lục
Lịch sử
Một lực lượng tình nguyện viên quân sự của những người định cư da trắng do Cecil Rhodes tổ chức mang tên Pioneer Column thành lập thành phố vào ngày 12 tháng 9 năm 1890, khi đó có vị thế là một pháo đài.[5] Ban đầu, họ đặt tên cho thành phố là Pháo đài Salisbury theo Thủ tướng Anh Quốc đương thời là Đệ tam hầu tước Robert Gascoyne-Cecil xứ Salisbury, sau đó rút gọn còn Salisbury. Câu lạc bộ Polo Salisbury được thành lập vào năm 1896.[6] Khu vực được tuyên bố là một đô thị vào năm 1897 và trở thành một thành phố vào năm 1935.Khi thành lập thành phố, khu vực thoát nước kém và phát triển sớm nhất là trên vùng đất dốc dọc theo bờ tả của một dòng chảy mà nay là một tuyến đường. Khu vực đầu tiên được tiêu nước hoàn toàn nằm gần đầu nguồn của dòng chảy và được đặt tên là Causeway. Khu vực này là nơi có nhiều tòa nhà chính phủ tối quan trọng, trong đó có tòa nhà Hạ viện và Văn phòng Thủ tướng.
Salisbury là thủ đô của Liên bang Rhodesia và Nyasaland từ năm 1953 đến năm 1963. Sau thời điểm đó, nó là thủ đô của Nam Rhodesia. Chính phủ của Ian Smith tuyên bố Rhodesia độc lập từ Anh Quốc vào ngày 11 tháng 11 năm 1965, và tuyên bố nước Cộng hòa Rhodesia vào năm 1970. Đến năm 1980, quốc gia này được quốc tế công nhận độc lập với tên gọi là nước Cộng hòa Zimbabwe.
Tên gọi thành phố được đổi sang Harare vào ngày 18 tháng 4 năm 1982, nhân dịp kỷ niệm hai năm Zimbabwe độc lập, lấy theo tên của ngôi làng nằm gần Harare Kopje của tù trưởng Shona Neharawa.[7] Trước khi độc lập, "Harare" là tên gọi của khu vực dân cư da đen mà nay gọi là Mbare.
Vào đầu thế kỷ 21, Harare chịu ảnh hưởng tiêu cực từ khủng hoàng chính trị và kinh tế trên toàn Zimbabwe. Economist Intelligence Unit xếp Harare là thành phố khó sống nhất trên thế giới trong số 140 được khảo sát vào tháng 2 năm 2011,[8] thành phố đứng ở hạng 137/140 trong tháng 8 năm 2012.[9]
Địa lý
Thành phố nằm trên một trong những phần cao của cao nguyên Highveld tại Zimbabwe, với cao độ 1483 mét (4865 feet). Cảnh quan ban đầu được mô tả là "đất xanh."Harare có khí hậu cao nguyên cận nhiệt đới (Köppen Cwb). Nhiệt độ trung bình năm là 17,95 °C (64,3 °F), khá thấp đối với vùng nhiệt đới, và điều này là do cao độ lớn và một luồng khí mát thường thổi đến từ hướng đông nam. Thành phố có ba mùa chính: một mùa ấm và mưa kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3/4; một mùa mát và khô kéo dài từ tháng 5 đến tháng 8; và một mùa nóng và khô trong tháng 9/10. Nhiệt độ hàng ngày dao động từ 7–22 °C (45–72 °F) trong tháng 7, khoảng 15–29 °C (59–84 °F) trong tháng 10 và khoảng 16–26 °C (61–79 °F) trong tháng 1. Lượng mưa trung bình năm là 825 mm (32,5 in) tại đông nam, tăng lên 855 mm (33,7 in) tại vùng cao hơn tại đông bắc. Thông thường có rất ít mưa rơi trong giai đoạn từ tháng 5 đến tháng 9. Lượng mưa biến đổi lớn giữa các năm và theo chu kỳ mưa và khô từ 7 đến 10 năm.
[ẩn]Dữ liệu khí hậu của Harare | |||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Tháng | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | Năm |
Cao kỉ lục °C (°F) | 32 (90) |
31 (88) |
30 (86) |
32 (90) |
28 (82) |
26 (79) |
28 (82) |
31 (88) |
33 (91) |
34 (93) |
35 (95) |
33 (91) |
35 (95) |
Trung bình cao °C (°F) | 26.2 | 26 (79) |
26.2 | 25.6 | 23.8 | 21.8 | 21.6 | 24.1 | 28.4 | 28.8 | 27.6 | 26.3 | 25.53 |
Trung bình ngày, °C (°F) | 21 (70) |
20.9 | 20.4 | 19.1 | 16.6 | 14.3 | 14.1 | 16.3 | 20.1 | 21.7 | 21.6 | 21.1 | 18.9 |
Trung bình thấp, °C (°F) | 15.8 | 15.7 | 14.5 | 12.5 | 9.3 | 6.8 | 6.5 | 8.5 | 11.7 | 14.5 | 15.5 | 15.8 | 12.26 |
Thấp kỉ lục, °C (°F) | 8 (46) |
9 (48) |
8 (46) |
6 (43) |
2 (36) |
0 (32) |
0 (32) |
1 (34) |
3 (37) |
7 (45) |
8 (46) |
9 (48) |
0 (32) |
Giáng thủy mm (inches) | 190.8 (7.512) |
176.3 (6.941) |
99.1 (3.902) |
37.2 (1.465) |
7.4 (0.291) |
1.8 (0.071) |
2.3 (0.091) |
2.9 (0.114) |
6.5 (0.256) |
40.4 (1.591) |
93.2 (3.669) |
182.7 (7.193) |
840,6 (33,094) |
% độ ẩm | 72.5 | 72.4 | 72.8 | 66.4 | 58.9 | 58.2 | 56.1 | 49 | 43.5 | 48.1 | 59.4 | 72 | 60,8 |
Số ngày mưa TB | 17 | 14 | 10 | 5 | 2 | 1 | 0 | 1 | 1 | 5 | 10 | 16 | 82 |
Số giờ nắng trung bình hàng tháng | 217 | 192.1 | 232.5 | 249 | 269.7 | 264 | 279 | 300.7 | 294 | 285.2 | 231 | 198.4 | 3.012,6 |
Nguồn #1: Tổ chức Khí tượng Thế giới,[10]Đài Thiên văn Hong Kong (giờ nắng 1961–1990)[11] | |||||||||||||
Nguồn #2: BBC Weather,[12] Climatebase.ru (humidity)[13] |
Tổ chức sự kiện
Harare là nơi tổ chức một số hội nghị thượng đỉnh quốc tế như Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 8 của Phong trào không liên kết (6 tháng 9 năm 1986) và Hội nghị người đứng đầu chính phủ Thịnh vượng chung năm 1991.[14] Hội nghị sản sinh Tuyên bố Harare, đề cập đến tư cách thành viên của Thịnh vượng chung. Năm 1998, Harare là thành phố đăng cai cuộc họp lần thứ 8 của Hội đồng thế giới các giáo hội.[15]Năm 1995, Harare tổ chức hầu hết Đại hội thể thao toàn châu Phi lần thứ 6, đồng tổ chức các sự kiện với các thành phố khác trong nước như Bulawayo và Chitungwiza. Đây là nơi tổ chức một số trận đấu trong Giải vô địch cricket thế giới năm 2003, vốn do Kenya, Nam Phi và Zimbabwe đồng tổ chức.
Giao thông
Hệ thống giao thông công cộng trong giới hạn thành phố gồm cả các hoạt động công và tư. Trong lĩnh vực công có hãng xe buýt ZUPCO và dịch vụ đường sắt đô thị của Đường sắt quốc gia Zimbabwe. Giao thông khu vực tư nhân có các ô tô con liên hiệp được cấp phép, có biệt danh là emergency taxis cho đến giữa thập niên 1990, khi chúng bị thay thế bằng các xe buýt và xe bút nhỏ được cấp phép, được gọi chính thức là commuter omnibuses.Đường sắt quốc gia Zimbabwe điều hành một dịch vụ tàu qua đêm hàng ngày chạy từ Harare đến Mutare và một dịch vụ khác chạy từ Harare đến Bulawayo. Harare có liên kết bằng các dịch vụ xe bút đường dài đến hầu hết các nơi tại Zimbabwe.
Sân bay quốc tế Harare là sân bay lớn nhất tại Zimbabwe.
Thể thao
Cricket là môn thể thao phổ biến nhất đối với nhân dân Harare. Harare có câu lạc bộ thể thao Harare. Thành phố tổ chức nhiều cuộc thi đấu cricket kiểu Test và One Day. Thành phố có các câu lạc bộ bóng đá Dynamos F.C. và Black Rhinos F.C..Thông tin
Truyền thông xuất bản tại Harare có Herald, Financial Gazette, Zimbabwe Independent, Standard, NewsDay,H-Metro, Daily News và Kwayedza. Có sự bùng nổ về phương tiện truyền thông trực tuyến, như ZimOnline, ZimDaily, Guardian, NewZimbabwe, Times, Harare Tribune, Zimbabwe Metro, The Zimbabwean, The Zimbabwe Mail. Chính phủ kiểm soát toàn bộ truyền thông điện tử.Thành phố kết nghĩa
Tham khảo
Phương tiện liên quan tới Harare tại Wikimedia Commons- ^ “Demographia World Urban Areas PDF (March 2013)”. Demographia. Truy cập ngày 24 tháng 11 năm 2013.
- ^ http://www.merriam-webster.com/dictionary/harare
- ^ Names (Alteration) Act Chapter 10:14
- ^ 'CIA – The World Factbook
- ^ Hoste, Skipper (1977). Trong N.S.Davies. Gold Fever. Salisbury, Rhodesia: Pioneer Head. ISBN 0-86918-013-4.
- ^ Horace A. Laffaye, Polo in Britain: A History, Jefferson, North Carolina: McFarland & Company, 2012, p. 76
- ^ Room, Adrian (2003). Placenames of the World: Origins and Meanings of the Names for Over 5000 Natural Features, Countries, Capitals, Territories, Cities and Historic Sights. McFarland. ISBN 9780786418145.
- ^ Koranyi, Balazs (21 tháng 2 năm 2011). “Vancouver still world's most livable city: survey”. Reuters. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2012.
- ^ (August 2012) Liveabililty Ranking and Overview August 2012 . (Report). Retrieved on 17 June 2013.
- ^ “World Weather Information Service – Harare”. Tổ chức Khí tượng thế giới. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2012.
- ^ “Climatological Information for Harare, Zimbabwe”. Đài Thiên văn Hong Kong. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2012.
- ^ “Average Conditions Harare, Zimbabwe”. BBC Weather. Tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2012.
- ^ “Harare, Zimbabwe”. Climatebase.ru. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2014.
- ^ List of previous CHOGMS
- ^ World Council of Churches
- ^ “European networks and city partnerships”. Nottingham City Council. 11 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2013.
Trận chiến đồi Edson
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Trong trận đánh này, Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ dưới sự chỉ huy của Thiếu tướng Alexander Vandegrift đã bảo vệ thành công phòng tuyến Lunga bao quanh sân bay Henderson sau khi đánh bại cuộc tấn công của Lữ đoàn Bộ binh số 35 Nhật Bản do Thiếu tướng Kiyotake Kawaguchi chỉ huy. Do đánh giá sai quân số Đồng Minh trên đảo Guadalcanal (khoảng 12.000 quân) mà tướng Kawaguchi đã cho 6.000 quân tấn công trực diện vào phòng tuyến Mỹ nhiều lần vào ban đêm. Địa điểm chính nơi diễn ra trận đánh là ngọn đồi phía nam sân bay Henderson, bảo vệ bởi nhiều đơn vị Thủy quân lục chiến khác nhau, nhưng chủ yếu là Tiểu đoàn 1 Thủy quân lục chiến tuần duyên (Marine Raiders) và Tiểu đoàn 1 Thủy quân lục chiến Nhảy dù (Paramarines) do Thiếu tá Merritt A. Edson chỉ huy. Mặc dù phòng tuyến ở đây gần như đã bị chọc thủng, cuộc tấn công của quân Nhật sau cùng đã bị đánh bại hoàn toàn với tổn thất nặng nề.
Vì các đơn vị chủ chốt tham gia phòng thủ tại ngọn đồi trên đều dưới sự chỉ huy của Thiếu tá Edson, nên ngọn đồi này đã được gọi là "Đồi Edson" trong các sử liệu phương Tây về trận đánh.[4] Sau thất bại này, quân Nhật tiếp tục tăng viện cho Guadalcanal đồng thời tăng cường hoạt động hải quân và không quân để tái chiếm sân bay Henderson.
Mục lục
Hoàn cảnh trận đánh
Chiến dịch Guadalcanal
Lợi dụng sự bất ngờ của quân Nhật, quân Đồng Minh đã hoàn thành cuộc đổ bộ và chiếm được Tulagi cùng một số hòn đảo nhỏ phụ cận cũng như một sân bay đang xây dựng dở tại Lunga Point thuộc Guadalcanal. Công việc hoàn tất sân bay được tiến hành ngay lập tức, chủ yếu bằng các thiết bị chiếm được của quân Nhật. Vào ngày 12 tháng 8, sân bay được đặt tên là Henderson theo tên của một phi công Thủy quân Lục chiến, Lofton R. Henderson, hy sinh trong Trận Midway. Đến ngày 18 tháng 8, sân bay sẵn sàng hoạt động và lực lượng không quân xuất kích từ sân bay mang tên "Không lực Cactus" (CAF) theo tên mã của Đồng minh cho chiến dịch Guadalcanal. Để bảo vệ sân bay, thủy quân lục chiến (TQLC) Mỹ đã thiết lập một vành đai phòng thủ quanh Lunga Point.[6]
Để phản kích lại cuộc đổ bộ của Đồng Minh lên Guadalcanal, Bộ Tổng tư lệnh Đế quốc Nhật Bản đã lệnh cho Tập đoàn quân 17 đang đóng tại Rabaul dưới quyền chỉ huy của trung tướng Harukichi Hyakutake nhiệm vụ tái chiếm Guadalcanal. Vào lúc này, Tập đoàn quân 17 đang bận rộn tham gia hoạt động tại New Guinea nên chỉ có ít đơn vị có thể đưa đến vùng phía nam quần đảo Solomon. Trong số này, Lữ đoàn bộ binh 35 của Thiếu tướng Kiyotake Kawaguchi đang ở Palau, Trung đoàn 4 bộ binh Aoba đang ở Philippines còn Trung đoàn 28 bộ binh Ichiki dưới quyền chỉ huy của Đại tá Kiyonao Ichiki đang trên tàu vận chuyển từ Nhật Bản đến đảo Guam.[7] Các đơn vị khác nhau này lập tức bắt đầu di chuyển về phía Guadalcanal ngang qua Truk và Rabaul, nhưng Trung đoàn Ichiki, vốn là đơn vị ở gần nhất, đã đến khu vực này trước tiên. Một "Lực lượng thứ nhất" của đơn vị Ichiki, với khoảng 917 binh sĩ, đã đổ bộ từ các tàu khu trục lên Taivu Point, phía Đông ngoại vi Lunga vào ngày 19 tháng 8[8][c]
Đánh giá thấp sức mạnh của Lực lượng Đồng Minh trên đảo Guadalcanal, đơn vị của Ichiki thực hiện một cuộc tấn công trực diện ban đêm vào vị trí của Thủy quân Lục chiến tại lạch Alligator (cũng được gọi là "sông Ilu" trên bản đồ quân Mỹ) phía Đông ngoại vi Lunga vào những giờ đầu tiên của ngày 21 tháng 8. Cuộc tấn công của Ichiki bị đánh bại với tổn thất nặng cho quân Nhật, và được biết đến dưới tên gọi Trận Tenaru. Lúc trời sáng, các đơn vị Thủy quân Lục chiến phản công vào các lực lượng của Ichiki còn sống sót, tiêu diệt thêm nhiều người trong đó có chính Ichiki. Tổng cộng, chỉ còn lại 128 người trong tổng quân số 917 của Lực lượng thứ nhất Trung đoàn Ichiki. Những người sống sót quay trở về Taivu Point, báo cáo cho Bộ chỉ huy Tập đoàn quân 17 sự thất bại của họ, chờ đợi tăng viện và lệnh từ Rabaul.[10]
Đến ngày 23 tháng 8, Lữ đoàn 35 bộ binh của Kawaguchi đến được Truk và được chất lên các tàu vận tải chậm để đi nốt đoạn cuối của hành trình đến Guadalcanal. Những thiệt hại xảy đến cho đoàn tàu vận tải của Tanaka trong trận chiến đông Solomon khiến phía Nhật Bản phải cân nhắc lại việc gửi thêm lực lượng đến Guadalcanal bằng các tàu vận tải. Thay vì vậy, những con tàu chở binh lính của Kawaguchi được cho hướng đến Rabaul. Tại đây, họ có kế hoạch đưa người của Kawaguchi đến Guadalcanal bằng khu trục hạm thông qua một căn cứ hải quân Nhật tại quần đảo Shortland. Những chiếc khu trục hạm Nhật thường có thể thực hiện chuyến đi khứ hồi dọc theo "khe" (eo biển New Georgia) đến Guadalcanal trong một đêm trong suốt thời gian chiến dịch, tối thiểu khả năng phơi ra trước các cuộc không kích Đồng Minh; chúng được lực lượng Đồng Minh biết đến như là những chuyến "Tốc hành Tokyo" trong khi quân Nhật đặt tên cho nó là "Chuyên chở chuột" (Rat Transportation).[11] Do không có khả năng hoặc không có chủ định, các chỉ huy hải quân Đồng Minh đã không thách thức lực lượng Hải quân Nhật vào ban đêm, nên người Nhật kiểm soát vùng biển chung quanh quần đảo Solomon khi trời tối. Dù vậy, mọi tàu bè Nhật ở lại trong phạm vi hoạt động của máy bay từ sân bay Henderson vào ban ngày, khoảng 200 dặm (320 km), sẽ gặp nguy hiểm lớn do bị tấn công từ trên không. Tình huống chiến thuật này tồn tại trong nhiều tháng sau đó trong suốt chiến dịch.[12]
Sự điều động quân của hai bên
Ngày 28 tháng 8, 600 lính của Lữ đoàn Kawaguchi đã được đưa lên các khu trục hạm Asagiri, Amarigi, Yugiri và Shirakumo (thuộc Phân đội Khu trục hạm số 20). Vì thiếu hụt nhiên liệu, Phân đội Khu trục hạm số 20 không thể đến kịp Guadalcanal ngay trong đêm đòi hỏi tốc độ cao. Do đó, một phương án được tính đến là đoàn tàu sẽ khởi hành sớm trong ngày và đến đảo vào sáng hôm sau với vận tốc chậm hơn dựa vào nhiên liệu dự trữ. Lúc 18 giờ 5 phút, 11 máy bay ném bom bổ nhào Hoa Kỳ từ đơn vị VMSB-232 dưới sự chỉ huy của Thiếu tá Richard Mangrum[13] xuất phát từ sân bay Henderson đã phát hiện và tấn công Phân đội này ở vị trí 70 dặm (110 km) phía bắc Guadalcanal, đánh chìm chiếc Asagiri và làm hư hại nặng hai chiếc Yugiri và Shirakumo. Chiếc Shirakumo được chiếc Amagiri, rồi tiếp đó là tàu rải mìn Tsugaru kéo về đảo Shortland và từ đây được tàu chở dầu Koa Maru kéo về Truk để được sửa chữa khẩn cấp và phải bỏ dở cuộc hành quân. Cuộc tấn công này đã giết chết 62 lính Nhật và 94 thủy thủ.[14]Thiệt hại nặng ở lần đổ quân thứ nhất nhưng những chuyến vận tải "tốc hành" tiếp theo của người Nhật đã thành công hơn. Từ ngày 29 tháng 8 đến ngày 4 tháng 9, nhiều tuần dương hạm hạng nhẹ, khu trục hạm và cả tàu tuần tiễu đã được huy động để đưa tiếp 5.000 quân lên Taivu Point, bao gồm toàn bộ Lữ đoàn Bộ binh 35, một tiểu đoàn từ Trung đoàn Aoba và phần còn lại của Trung đoàn Ichiki. Tướng Kawaguchi đổ bộ lên đảo ngày 31 tháng 8 và được giao trọng trách chỉ huy toàn bộ quân Nhật tại Guadalcanal.[15] Trong hai đêm 4 và 5 tháng 9, ba khu trục hạm Nhật Bản Yudachi, Hatsuyuki và Murakumo sau khi đổ bộ lính lên đảo và chuẩn bị pháo kích thì phát hiện thấy hai khu trục hạm làm nhiệm vụ chuyển vận của Mỹ, thường dùng để vận chuyển lính Đồng Minh quanh khu vực Guadalcanal/Tulagi (lính Thủy quân lục chiến Mỹ gọi là APD - "AP" có nghĩa vận chuyển còn "D" cho khu trục hạm) là USS Little và USS Gregory gần đó.[16] Hai chiếc tàu này đã nhanh chóng bị đánh chìm.
Mặc dù việc chuyển quân bằng khu trục hạm đã thành công tốt đẹp, tướng Kawaguchi khăng khăng muốn đưa nhiều người lính thuộc lữ đoàn của ông đến Guadalcanal bằng những thuyền máy với tốc độ rất chậm. Do đó, một đoàn chuyển vận đưa 1.100 người lính và vũ khí hạng nặng trên 61 thuyền máy, chủ yếu là Tiểu đoàn 2, Trung đoàn Bộ binh số 124 của Đại tá Akinosuka Oka đã xuất phát từ bờ biển phía bắc hòn đảo Santa Isabel ngày 2 tháng 9. Ngày 4 và 5 tháng 9, các máy bay từ sân bay Henderson đã tấn công đoàn thuyền máy này, giết chết 90 lính Nhật và phá hủy phần lớn vũ khí hạng nặng. Phần lớn trong số 1.000 lính Nhật còn lại đã đổ bộ lên gần Kamimbo (9°15′32″N 159°40′18″Đ), phía Tây ngoại vi Lunga trong nhiều ngày sau đó.[17][d] Đến ngày 7 tháng 9, tướng Kawaguchi đã có trong tay 5.200 quân ở Taivu Point và 1.000 quân ở phía tây phòng tuyến Lunga.[18] Ông tự tin rằng mình có thừa khả năng đánh bại quân Đồng Minh trên đảo và từ chối lời đề nghị tăng viện thêm một tiểu đoàn bộ binh từ Tập đoàn quân 17. Thực ra Kawaguchi đã phán đoán sai về quân số Đồng Minh trên đảo khi ông cho rằng chỉ phải đối mặt với 2.000 lính TQLC Mỹ.[19]
Cũng thời điểm này, tướng Vandegrift tiếp tục cho tăng viện và củng cố phòng tuyến Lunga. Từ ngày 21 tháng 8 đến ngày 3 tháng 9, ông đã cho tái bố trí 3 tiểu đoàn TQLC, trong đó có Tiểu đoàn 1 Thủy quân lục chiến tuần duyên (Marine Raiders) của Thiếu tá Merritt A. Edson và Tiểu đoàn 1 TQLC Nhảy dù từ Tulagi và Gavutu đến Guadalcanal (Tiểu đoàn này đã bị thiệt hại nặng nề trong trận Tulagi và Gavutu-Tanambogo giờ đây cũng được chỉ huy bởi Edson và đến Guadalcanal ngày 2 tháng 9.[20] Lực lượng này có 1.500 người cộng vào quân số ban đầu 11.000 người với nhiệm vụ không đổi là bảo vệ sân bay Henderson.[21][e]
Diễn biến
Triển khai binh lực
Tướng Kawaguchi ấn định thời điểm tấn công vào phòng tuyến Lunga là ngày 12 tháng 9 và ông bắt đầu cho quân của mình rời Taivu hướng về phía Lunga Point dọc theo bờ biển vào ngày 5 tháng 9. Qua vô tuyến, ông liên lạc với Tập đoàn quân 17 và yêu cầu những cuộc không kích vào sân bay Henderson trong ngày 9 tháng 9, còn các chiến hạm Nhật sẽ đến Lunga Point vào ngày 12 tháng 9 để "tiêu diệt mọi lực lượng Mỹ muốn di tản khỏi hòn đảo".[22] Vào ngày 7 tháng 9, Kawaguchi công bố kế hoạch tấn công của ông nhằm "đánh bại và tiêu diệt đối phương tại vùng lân cận sân bay trên đảo Guadalcanal". Kế hoạch tấn công của Kawaguchi là chia lực lượng của ông làm ba mũi giáp công, âm thầm tiếp cận phòng tuyến Lunga và tung ra một cuộc tấn công bất ngờ vào ban đêm. Lực lượng của Đại tá Oka sẽ tấn công vùng ngoại vi sân bay từ phía Tây trong khi Lực lượng thứ hai của Ichiki, giờ đây được đổi tên thành Tiểu đoàn Kuma, sẽ tấn công từ phía Đông. Mũi tấn công chính sẽ được thực hiện bởi lực lượng chủ lực của Kawaguchi, với binh lực lên đến 3.000 người thuộc ba tiểu đoàn, từ phía Nam phòng tuyến Lunga.[23][f] Đến ngày 7 tháng 9, hầu hết lực lượng của Kawaguchi đã rời Taivu hướng về phía Lunga Point dọc theo bờ biển. Có khoảng 250 lính Nhật ở lại phía sau để bảo vệ căn cứ hậu cần của Lữ đoàn tại Taivu.[24]Cùng lúc đó, lính trinh sát bản địa dưới sự chỉ huy của Martin Clemens, một trinh sát duyên hải nguyên là sĩ quan của Lực lượng Phòng vệ Lãnh thổ Bảo hộ Solomon, và dưới sự chỉ đạo của sĩ quan Anh tại Guadalcanal, đã mang báo cáo đến Bộ chỉ huy Thủy quân Lục chiến về tình hình quân Nhật tại Taivu, gần làng Tasimboko. Đại tá Edson từ đó vạch ra một cuộc đột kích vào lực lượng Nhật Bản đang tập trung tại Taivu.[25] Hai chiếc tàu APD McKean và Manley cùng hai thuyền máy đã đưa 813 lính Mỹ đến Taivu trong hai chuyến.[26][g] Edson đi trong đợt đầu tiên cùng 501 lính đã đến Taivu lúc 5 giờ 20 phút sáng (giờ địa phương) ngày 8 tháng 9. Được yểm trợ bởi máy bay từ sân bay Henderson cũng như hỏa pháo từ các khu trục hạm vận chuyển, lính Mỹ tiến về phía làng Tasimboko nhưng đã vấp phải sự kháng cự của quân Nhật. Phải đến 11 giờ, lực lượng còn lại của Edson mới đến nơi. Với lực lượng tăng viện cộng thêm tiếp tục được máy bay yểm trợ, lính Mỹ tiếp tục tấn công ngôi làng. Quân Nhật phòng thủ vì tin rằng cuộc đổ bộ chính của quân Mỹ đang sắp diễn ra do trông thấy một đoàn chuyển vận hạm Đồng Minh đang tiến về Lunga Point nên đã rút lui vào rừng, để lại 27 xác đồng đội. TQLC Mỹ tử trận 2 người.[27][h] Trong suốt ngày hôm đó, đại tá Gerald C. Thomas, trưởng phòng hành quân trong bộ tham mưu của tướng Vandegrift đã ba lần đánh điện cho Edson và lệnh cho ông phải bỏ nhiệm vụ này và quay lại căn cứ ngay lập tức nhưng Edson đã lờ đi.[28]
Tại Tasimboko, lực lượng của Edson tìm thấy kho dự trữ tiếp liệu chính của Kawaguchi, bao gồm lượng thực phẩm dự trữ lớn, đạn dược, thuốc men và cả một điện đài sóng ngắn công suất lớn. Sau khi tiêu hủy tất cả những gì trông thấy ngoại trừ một số tài liệu, thiết bị và thực phẩm có thể mang theo được, TQLC Mỹ quay trở về phòng tuyến Lunga lúc 17 giờ 30 phút. Số lượng lớn hàng tiếp liệu tìm thấy, cùng với tin tức tình báo có được do các tài liệu tịch thu, cho phép Thủy quân Lục chiến biết được có ít nhất 3.000 quân Nhật đang hiện diện trên đảo và rõ ràng đang vạch một kế hoạch tấn công.[29][i]
Edson, cùng với Đại tá Gerald Thomas dự đoán rằng cuộc tấn công của quân Nhật sẽ được thực hiện tại đồi Lunga, một dãy đồi san hô hẹp mọc đầy cỏ, dài khoảng 1.000 m (3.300 ft) chạy song song với sông Lunga ở ngay phía nam sân bay Henderson. Một tuần trước cuộc tấn công vào làng Tasimboko, Edson đã đi thị sát ngọn đồi và ông đã nói với người trợ lí của mình "Chính nơi này. Bọn chúng sẽ tấn công vào nơi này".[30] Dãy đồi này cung cấp một con đường tự nhiên lý tưởng tiếp cận đến sân bay, từ đó khống chế được cả khu vực xung quanh nhưng quan trọng nhất là cho đến lúc đó hầu như không được bảo vệ. Edson và Thomas do đó đã đến gặp và thuyết thục tướng Vandegrift chuyển quân đến bảo vệ ngọn đồi, nhưng Vandegrift đã từ chối vì ông tin rằng quân Nhật sẽ mở cuộc tấn công dọc bờ biển. Cuối cùng, Thomas đã xin được Vandegrift cho lực lượng TQLC tuần duyên của Edson đến "nghỉ ngơi" tại ngọn đồi này sau một tháng chiến đấu ác liệt. Ngày 11 tháng 9, 840 TQLC Mỹ thuộc đơn vị của Edson, bao gồm Tiểu đoàn 1 TQLC Tuần duyên (600 người) và lính Nhảy dù TQLC (214 người) đã đến ngọn đồi và bắt đầu việc phòng thủ.[31]
Lực lượng tấn công chính của Kawaguchi (Lực lượng ở vị trí trung tâm) lên kế hoạch tấn công phòng tuyến từ ngọn đồi, mà họ gọi là "con rết" (mukade gata) vì hình dáng của nó. Ngày 9 tháng 9, lính của Kawaguchi rời bờ biển tại Koli Point. Chia thành bốn đội hình, quân Nhật hành quân xuyên qua rừng để tấn công vào vị trí đã định là phía nam và đông nam sân bay. Tuy nhiên, nhiều vấn đề đã phát sinh. Việc không có bản đồ chi tiết, ít nhất một la bàn không hoạt động và địa hình rừng rậm hiểm trở đã khiến cho các đội hình Nhật phải di chuyển chậm và theo lối zigzag, tốn rất nhiều thời gian quý báu. Cùng thời điểm này, đơn vị của Đại tá Oka đã tiếp cận phòng tuyến Lunga từ phía tây. Oka nhận được một tin tình báo vô cùng quý giá về vị trí phòng thủ của lính TQLC dựa vào khai thác một phi công Mỹ bị bắt sống ngày 30 tháng 8.[32][k]
Trong ngày 12 tháng 9, các lực lượng của tướng Kawaguchi đã băng rừng thành công và đến được địa điểm cho cuộc tấn công đã định vào ban đêm. Mặc dù Kawaguchi muốn ba tiểu đoàn trung tâm của mình có mặt lúc 14 giờ, nhưng đến tận sau 22 giờ họ mới đến nơi tập hợp. Trong khi đó, tại phòng tuyến TQLC phía tây, quân của Đại tá Oka cũng bị chậm bước tiến quân và chỉ có duy nhất tiểu đoàn Kuma ở phía đông báo cáo đến đúng thời gian. Bất chấp những tính toán sai lầm về thời gian đến được vị trí trong kế hoạch tấn công, Kawaguchi vẫn tự tin về thành công sắp tới do ông đã nắm được ngọn đồi này là nơi phòng thủ yếu nhất của TQLC từ lời khai của một phi công Mỹ bị bắt (tên tuổi và số phận người phi công này không được rõ, nhưng không phải là người bị đại tá Oka bắt trước đó). Các máy bay ném bom của Nhật Bản trong hai ngày 11 và 12 tháng 9 cũng đã tấn công ngọn đồi, gây một số thiệt hại, trong đó có hai TQLC chết.[33]
Cuộc tấn công đêm đầu tiên
Người Mỹ nắm được bước tiến của quân Nhật thông qua lính trinh sát bản địa và lính trinh sát của họ nhưng không biết chính xác cuộc tấn công sẽ diễn ra tại nơi nào. Ngọn đồi nơi đơn vị Edson trú đóng bao gồm ba đồi nhỏ khác nhau. Ở phía nam, bao bọc cả ba phía bằng rừng rậm dày đặc là Đồi 80 (tên này dựa vào chiều cao 80 feet (24 m) của nó). Tiếp theo 600 yards về phía bắc là Đồi 123 (123 feet (37 m), vị trí cao nhất của ngọn đồi. Ở cực bắc là một đồi không tên, cao khoảng 60 feet (18 m). Edson đưa 5 đại đội từ tiểu đoàn TQLC tuần duyên lên trấn giữ phía tây đồi và ba đại đội Nhảy dù trấn giữ phía đông, chiều sâu là từ phía sau Đồi 80 đến Đồi 123. 2/5 đại đội TQLC tuần duyên, "B" và "C" giữ vị trí giữa ngọn đồi, vụng thủy triều đầm lầy nhỏ và sông Lunga. Đội súng máy của Đại đội "E", đại đội trang bị vũ khí hạng nặng, được bố trí rải rác dọc theo tuyến phòng thủ. Sở chỉ huy của Đại tá Edson đặt trên Đồi 123.[34]21 giờ 30 phút tối ngày 12 tháng 9, tuần dương hạm Nhật Sendai và ba khu trục hạm pháo kích vào phòng tuyến Lunga trong 20 phút và bắn hỏa châu rực sáng cả vùng đồi. Các khẩu pháo của quân Nhật cũng bắt đầu nã đạn vào vị trí TQLC, nhưng không gây được nhiều thiệt hại. Cùng thời điểm đó, các nhóm quân của Kawaguchi cũng bắt đầu chạm trán với TQLC Mỹ quanh ngọn đồi. Tiểu đoàn 1 chỉ huy bởi Thiếu tá Yukichi Kokusho tấn công Đại đội "C" TQLC tuần duyên ở giữa vụng thủy triều và sông Lunga River, đánh tan ít nhất một trung đội, chiếm được ít nhất sáu khẩu súng máy và buộc TQLC phải rút về ngọn đồi. Nhưng đơn vị của Kokusho không nhận được sự phối hợp của Tiểu đoàn 3 dưới quyền Trung tá Kusunichi Watanabe khi mà đơn vị này vẫn chưa đến được vị trí tấn công. Điều này đã khiến cho cuộc tấn công vào ngọn đồi của quân Nhật phải ngừng lại trong đêm hôm ấy. Lữ đoàn của tướng Kawaguchi bị phân tán khắp nơi và ông gần như mất hoàn toàn khả năng kiểm soát đơn vị của mình. Nguyên nhân chính là do địa hình rừng rậm phức tạp đã khiến ông không thể xác định vị trí của mình so với phòng tuyến Mỹ và thực hiện sự hợp đồng tác chiến giữa những cánh quân. Đã có 12 lính TQLC Mỹ tử trận trong đêm, con số này về phía Nhật là không rõ nhưng có lẽ lớn hơn rất nhiều.[35][l] Mặc dù cả hai đơn vị của Oka (phía tây) và trung đoàn (phía đông) cũng tấn công phòng tuyến TQLC đêm đó, họ không thể liên lạc được với nhau và bị chặn đứng lúc trời gần sáng.[36]
Rạng sáng ngày 13 tháng 9, các máy bay của Không lực Cactus và pháo của TQLC pháo kích dữ dội vào vị trí phía nam ngọn đồi, buộc quân Nhật phải rút lui về cánh rừng gần đó. Quân Nhật chịu một số thương vong, trong đó có hai sĩ quan của Tiểu đoàn Watanabe. Lúc 5 giờ 50 phút, tướng Kawaguchi quyết định cho tập hợp lực lượng, chuẩn bị một cuộc tấn công khác trong đêm.[37]
Cuộc tấn công đêm thứ hai vào ngọn đồi
Đoán trước quân Nhật sẽ tấn công lần nữa vào ban đêm, Đại tá Edson chỉ đạo lính Mỹ củng cố phòng tuyến ở phía trên và xung quanh ngọn đồi. Hai đại đội TQLC được giao nhiệm vụ tái chiếm lại cánh sườn phía phải đã bị Tiểu đoàn 1 Nhật chiếm trong đêm hôm trước nhưng thất bại. Điều này khiến cho Edson phải tái bố trí lực lượng. Ông dời phòng tuyến lại khoảng 400 yards (370 m) đến một phòng tuyến mới có chiều dài 1.800 yards (1.600 m), bắt đầu từ sông Lunga và qua các sườn đồi khoảng 150 yards (140 m) phía nam Đồi 123. Khu vực xung quanh và phía sau Đồi 123 ông cho bố trí 5 đại đội. Như vậy quân Nhật muốn tràn qua Đồi 80 phải vượt qua 400 yards (370 m) địa hình trống trải để tiếp cận vị trí TQLC Mỹ tại đồi 123. Chỉ còn vài giờ để chuẩn bị, lính TQLC chỉ có thể xây dựng một số công sự sơ sài trong bối cảnh còn ít đạn dược, với mỗi lính TQLC mang trong mình chỉ 1 đến 2 quả lựu đạn. Trước tình hình đó, Tướng Vandegrift đã ra lệnh cho đơn vị dự phòng là Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 5 TQLC (Tiểu đoàn 2/5) đến vị trí phía sau quân của Edson. Ngoài ra, một khẩu đội kháo gồm 4 lựu pháo 105mm của Trung đoàn Thủy quân lục chiến số 11 cũng được đưa đến vị trí mà từ đó có thể nã đạn trực tiếp vào ngọn đồi và một lính trinh sát pháo binh được cử đến tuyến đầu lực lượng của Edson.[38]Cuối buổi chiều, Edson nói chuyện với những người lính đã kiệt sức của mình:
“ | Các bạn đã chiến đấu thật tuyệt vời và tôi chỉ cần các bạn một điều nữa. Hãy giữ vững vị trí thêm một đêm nữa thôi. Tôi biết các bạn đã không được ngủ nhiều ngày rồi. Nhưng quân Nhật sẽ tấn công vào đêm nay, tại nơi này. Đến sáng mai, tôi có lí do để tin rằng sẽ có viện binh và hàng tiếp liệu đến cho chúng ta.[39] | ” |
Khi mặt trời đã lặn, cuộc tấn công ban đêm chuẩn bị bắt đầu với 3.000 lính của Kawaguchi đối đầu với 830 lính TQLC của Edson được trang bị pháo hạng nặng. Một màn đêm đen kịt bao trùm trận địa do đêm đó không có trăng. Lúc 21 giờ, bảy khu trục hạm Nhật Bản bắt đầu pháo kích vào ngọn đồi. Cuộc tấn công bắt đầu ngay trước lúc nửa đêm, Tiểu đoàn của Kokusho tấn công Đại đội B TQLC tuần duyên ở cánh phải đội hình phòng ngự của TQLC, ngay phía tây ngọn đồi. Tiếng còi xung phong lẫn tiếng hò hét của quân Nhật vang rền cả phía triền đồi. Đại đội B chống cự không nổi rút chạy về Đồi 123. Bất chấp hỏa lực pháo của TQLC, Kokusho tập hợp quân của mình lại và tiếp tục tấn công. Không dừng lại để triệt hạ các đơn vị TQLC gần kề mà giờ đây cánh sườn đã bị hở, Kokusho tiếp tục cho lính của mình vượt qua một vùng trũng đầm lầy giữa ngọn đồi và sông Lunga để tiến vào sân bay. Hướng tiến của họ bị gián đoạn lại trong một thời gian khá lâu khi vô tình phát giác ra một kho thực phẩm của quân phòng thủ ngoài vòng đai. Lính Nhật sau nhiều ngày không có gì bỏ bụng đã bất chấp quân lệnh dừng lại. Sau khi ăn uống, Kokusho ra lệnh cho đơn vị của mình tiếp tục xung phong. Lúc 3 giờ sáng, quân Nhật đã đến được phía bắc ngọn đồi, ngay rìa sân bay và Đồi 123. Tuy nhiên, sau một cuộc chạm trán dữ dội, Kokusho và 100 người lính dưới quyền đã tử trận, kết thúc cuộc tấn công.[40] Lực lượng TQLC đã ngăn chặn thành công cuộc tấn công cuối cùng của Tiểu đoàn Kokusho có lẽ là Trung đoàn TQLC 11 có sự hỗ trợ của Tiểu đoàn Công binh số 1 và Tiểu đoàn xe kéo lội nước (Amphibious Tractor Battalion) cũng như lính của Edson trên ngọn đồi.[41][m]
Một cánh quân khác thuộc lực lượng của Kawaguchi là Tiểu đoàn 2 do Thiếu tá Masao Tamura cũng tập hợp lực lượng chuẩn bị cho cuộc đột kích vào Đồi 80 từ khu rừng phía nam ngọn đồi. Tuy nhiên, lính trinh sát TQLC đã phát hiện được sự chuẩn bị này và gọi pháo binh chi viện. Khoảng 22 giờ, 12 khẩu pháo 105mm đồng loạt nã đạn vào vị trí của tiểu đoàn Tamura. Hai đại đội của Tiểu đoàn Tamura, khoảng 320 người được yểm trợ bởi súng cối và lựu đạn đã lao lên Đồi 80 tấn công bằng lưỡi lê. Đợt tấn công này nhắm vào Đại đội B của Tiểu đoàn Nhảy dù và cả Đại đội B của TQLC Tuần duyên, đẩy lùi lính nhảy dù ở phía đông ngọn đồi. Để bảo vệ cánh sườn bị hở của Đại đội B TQLC tuần duyên, Edson ngay lập tức ra lệnh cho đơn vị này rút về Đồi 123.[42][n]
Cùng thời điểm đó, một đại đội lính Nhật từ Tiểu đoàn Watanabe đã xâm nhập được vào khe hở giữa phía đông ngọn đồi và Đại đội C Nhảy dù. Tin chắc rằng vị trí của mình không thể giữ được nữa, Đại đội B và C đã leo lên ngọn đồi và rút về phía sau Đồi 123. Trong bóng tối và khung cảnh hỗn loạn của trận đánh, cuộc rút lui nhanh chóng trở nên vô tổ chức. Một số lính TQLC la hét quân Nhật đang tấn công bằng khí độc làm hoảng loạn những người lính TQLC khác không mang mặt nạ phòng khí độc. Sau khi rút về sau Đồi 123, nhiều lính TQLC tiếp tục chạy về hướng sân bay và liên tục kêu gọi đồng đội "rút lui". Ngay trong lúc tưởng chừng như lực lượng TQLC phòng thủ trên đồi sắp tan rã hoàn toàn và tháo chạy tán loạn, Đại tá Edson, Thiếu tá Kenneth D. Bailey, sĩ quan tham mưu của Edson và các sĩ quan TQLC khác xuất hiện kịp thời đã mạnh mẽ ra lệnh cho TQLC Mỹ tái tập trung và ngay lập tức quay lại vị trí phòng thủ quanh Đồi 123.[43][o]
Khi TQLC Mỹ tạo một phòng tuyến hình móng ngựa bao quanh Đồi 123, Tiểu đoàn Tamura bắt đầu mở các cuộc tấn công trực diện từ hai hướng là Đồi 80 và phía đông ngọn đồi. Dưới ánh sáng của hỏa châu được thả bởi ít nhất một thủy phi cơ Nhật, TQLC Mỹ đã đẩy lùi hai cuộc tấn công đầu. Lính Nhật bắt đầu đưa lên đỉnh Đồi 80 một khẩu sơn pháo 75mm với ý định nã pháo trực tiếp vào TQLC Mỹ. Khẩu pháo này có khả năng thay đổi cục diện trận đánh đã bị vô hiệu hóa bởi lỗi kỹ thuật. Lúc nửa đêm, khi chiến sự tạm lắng xuống, Edson lại tiếp tục điều động Đại đội B và C Nhảy dù đến phía sau Đồi 123 để củng cố cánh trái đội hình phòng thủ. Với lưỡi lê, lính nhảy dù TQLC đã tiêu diệt sạch những lính Nhật vượt qua được phòng tuyến đang cố chiếm lấy cánh sườn của TQLC ở phía đông ngọn đồi. TQLC từ các đơn vị khác cũng như các sĩ quan trong bộ chỉ huy của Edson, như thiếu tá Bailey, đã bất chấp làn hỏa lực đưa thêm đạn và lựu đạn đến cho TQLC đang cần gấp quanh Đồi 123. Một Đại úy TQLC là William J. McKennan kể lại, "Quân Nhật tấn công gần như không ngớt, cứ như một cơn mưa cứ lớn dần… Khi một hàng lính bị tàn sát như rạ, hàng lính khác lại tiếp tục lao vào chỗ chết."[44][p]
Lính Nhật đã vào được đến cánh trái của phòng tuyến TQLC ngay sau khi lính nhảy dù chiếm giữ vị trí này nhưng một lần nữa hỏa lực súng trường, súng máy, cối và lựu đạn đã ngăn họ lại. Pháo 105 mm và 75 mm của TQLC cũng gây thương vong nặng nề cho quân Nhật. Một người lính Nhật bị bắt làm tù binh sau đó đã nói đơn vị của anh ta đã bị "xóa sổ" bởi đạn pháo, chỉ có 10% lính đại đội của anh còn sống sót.[45] Trong đêm đó, TQLC Mỹ đã sử dụng 2.800 quả đạn pháo, riêng các khẩu lựu pháo 105 mm của Trung đoàn TQLC 11 đã bắn hết 1.992 quả.[46]
Đến 4 giờ sáng, sau khi đẩy lui quân Nhật tấn công trực diện hết đợt này đến đợt khác, đôi khi phải kết thúc bằng những cuộc giáp lá cà, lực lượng của Edson đã được tăng cường Tiểu đoàn 2/5 TQLC giúp đẩy lùi thêm hai cuộc tấn công nữa trước lúc bình minh. Trong suốt đêm hôm đó, khi mà đã có lúc quân Nhật tiến gần đến việc xuyên thủng phòng tuyến, Đại tá Edson vẫn luôn đứng ở vị trí phía sau phòng tuyến trên Đồi 123 khoảng 20 yards (18 m), liên tục động viên những người lính của mình và chỉ huy việc phòng thủ. Một Đại úy TQLC, Tex Smith, người ở vị trí quan sát được Edson gần như cả đêm đã nói, "Tôi có thể nói rằng nếu có một người đàn ông có thể gắn kết cả một tiểu đoàn lại với nhau, đó chính là Edson đêm hôm đó. Ông ấy đứng ở vị trí ngay trước tuyến đầu. Vâng, ông ấy đã đứng, trong khi phần lớn chúng tôi trú vào các hầm hố."[47]
Đêm hôm đó ba đại đội Nhật Bản, bao gồm hai từ Tiểu đoàn Tamura và một từ Tiểu đoàn Watanabe đã tiến được đến rìa đường băng thứ hai của sân bay Henderson mặc dù gặp nhiều thương vong. Công binh TQLC đã phản công đánh chặn một đại đội Nhật và buộc đại đội này rút lui. Hai đại đội còn lại đợi quân tăng viện ở bìa rừng vì không dám tấn công vào vùng địa hình trống trải quanh sân bay. Khi đợi mãi không có viện binh đến, cả hai đại đội rút lui về vị trí ban đầu phía nam ngọn đồi trước khi trời sáng. Phần lớn quân số của Tiểu đoàn Watanabe đã không tham gia trận đánh vì mất liên lạc với chỉ huy trưởng của họ suốt đêm.[48][q]
Khi mặt trời bắt đầu lên vào ngày 14 tháng 9, vẫn còn nhiều nhóm lính Nhật rải rác dọc theo hai phía ngọn đồi. Tuy nhiên với việc tiểu đoàn Tamura đã mất ¾ quân số, cả sĩ quan và lính cũng như thương vong nặng nề của các đơn vị tấn công khác, cuộc tấn công vào ngọn đồi đã xem như chấm dứt. Khoảng 100 lính Nhật vẫn còn ở sườn nam Đồi 80 có dấu hiệu chuẩn bị tấn công nữa vào Đồi 123. Phi đoàn Chiến đấu cơ số 67 tại sân bay Henderson nhận được yêu cầu của Thiếu tá Bailey đã cử ba chiến đấu cơ P-400 đến tiêu diệt gần hết số lính Nhật trên, chỉ còn một số sống sót rút chạy về phía khu rừng.[49][r]
Cuộc tấn công của tiểu đoàn Kuma và đại tá Oka
Trong khi trận chiến trên ngọn đồi đang diễn ra, tiểu đoàn Kuma và đơn vị của đại tá Oka cũng tấn công phía đông và phía tây phòng tuyến Lunga. Tiểu đoàn Kuma, do Thiếu tá Takeshi Mizuno[s] chỉ huy tấn công phía đông nam phòng tuyến, phòng thủ bởi Tiểu đoàn 3 Trung đoàn 1 TQLC. Cuộc tấn công bắt đầu vào khoảng nửa đêm với một đại đội xung phong xuyên qua hỏa lực pháo và chạm trán giáp lá cà với quân phòng thủ trước khi bị đánh bật trở lại. Thiếu tá Mizuno cũng tử trận sau đợt tấn công. Lúc rạng sáng, lính TQLC cho rằng lực lượng còn lại của Tiểu đoàn Kuma vẫn còn trong khu vực nên cho sáu xe tăng hạng nhẹ M3 Stuart không có bộ binh yểm trợ đi càn quét khu vực phía trước phòng tuyến. Tuy nhiên, bốn khẩu pháo chống tăng 37 mm của quân Nhật đã tiêu diệt hoặc làm vô hiệu hóa ba chiếc xe tăng. Sau khi bỏ chạy khỏi chiếc tăng đang bốc cháy, nhiều lính tăng bị quân Nhật dùng lưỡi lê đâm chết. Một chiếc tăng bị lật nhào xuống dòng sông Tenaru và toàn bộ đội tăng chết đuối. Các khẩu pháo chống tăng Nhật thuộc về Đại đội của Trung đoàn Pháo chống tăng 28 chỉ huy bởi Thiếu úy Yoshio Okubo. Tám lính tăng TQLC chết trong cuộc chạm trán này.[50]23 giờ ngày 14 tháng 9, tiểu đoàn Kuma lại mở cuộc tấn công vào vị trí cũ và bị đẩy lùi một lần nữa. Đêm ngày 15 tháng 9, cuộc tấn công "yếu ớt" cuối cùng của tiểu đoàn này cũng bị đập tan.[51]
Tiểu đoàn của Oka bao gồm 650 người (chủ yếu là Tiểu đoàn 2, Trung đoàn Bộ binh 124) tấn công vào nhiều vị trí phía tây phòng tuyến Lunga. Khoảng 4 giờ sáng ngày 14 tháng 9, hai đại đội quân Nhật tấn công vào vị trí trấn giữ bởi Tiểu đoàn 3 Trung đoàn 5 TQLC gần bờ biển và bị đánh bại với thương vong lớn. Một đại đội Nhật khác chiếm giữ một ngọn đồi nhỏ nhưng bị pháo binh TQLC pháo kích suốt trong ngày và phải rút lui với thương vong lớn đêm ngày 14 tháng 9. Phần còn lại của đơn vị này đã không thề tìm ra vị trí phòng tuyến TQLC nên không thể tham gia cuộc tấn công.[52]
Ngày 17 tháng 9, tướng Vandegrift điều động hai đại đội từ Tiểu đoàn 1, Trung đoàn TQLC số 1 làm nhiệm vụ truy đuổi tàn quân Nhật. Tuy nhiên, lực lượng này đã bị hai đại đội Nhật Bản làm nhiệm vụ bọc hậu cho cuộc rút lui phục kích. Một trung đội TQLC bị vây trong khi những người lính TQLC còn lại bỏ chạy. Đại đội trưởng TQLC này đã đề nghị được lệnh cứu trung đội này nhưng Vandegrift đã từ chối. Đến chập tối, quân Nhật đã gần như xóa sổ được trung đội này, giết chết 24 lính TQLC với chỉ một số người bị thương còn sống sót. Ngày 20 tháng 9, một nhóm trinh sát từ TQLC tuần duyên của Edson chạm trán với một nhóm lính Nhật đang rút lui và nhanh chóng gọi pháo chi viện, giết chết 19 lính Nhật.[53][t]
Kết quả
Lúc 13 giờ 5 phút ngày 14 tháng 9, Kawaguchi đã dẫn những người lính của lữ đoàn còn sống sót rút chạy khỏi ngọn đồi vào rừng sâu, tại đây họ nghỉ ngơi và dựng trại để trị thương trong suốt ngày kế tiếp. Đơn vị của Kawaguchi được lệnh rút lui về phía tây đến sông Matanikau để gia nhập đơn vị của Oka. Cuộc rút lui này đòi hỏi đoàn tàn quân phải di chuyển 6 dặm (10 km) qua vùng địa hình hiểm trở. Sáng ngày 16 tháng 9, đơn vị của Kawaguchi bắt đầu di chuyển.[54] Phần lớn số binh sĩ còn đi được phải đỡ thêm những người bị thương. Trên đường đi, những người lính kiệt sức và đói bụng, đã không ăn gì kể từ ngày 14 tháng 9, bắt đầu bỏ các vũ khí hạng nặng và thậm chí cả súng trường lại. Khi đoàn quân đến được vị trí của đơn vị Oka tại Kokumbona năm ngày sau đó, chỉ còn một nửa số binh lính còn mang vũ khí. Những người còn sống sót của tiểu đoàn Kuma cố gắng bám theo tướng Kawaguchi đã bị lạc và lang thang trong rừng suốt ba tuần, gần như chết đói khi đến được trại của đơn vị Kawaguchi.[55]Trong trận đánh này, quân Nhật chết khoảng 830 người, trong đó có 350 người thuộc Tiểu đoàn Tamura, 200 người thuộc Tiểu đoàn Kokusho, 120 người thuộc Tiểu đoàn Oka, 100 người thuộc Tiểu đoàn Kuma và 60 người thuộc Tiểu đoàn Watanabe. Ngoài ra còn nhiều lính Nhật tử thương trên đường rút về Matanikau nhưng không rõ bao nhiêu. Trên và dọc ngọn đồi, Thủy quân lục chiến Mỹ đếm được 500 xác lính Nhật, gồm cả 200 xác tìm thấy tại Đồi 123. TQLC Mỹ chết 80 người từ ngày 12 tháng 9 đến ngày 14 tháng 9.[56][u]
Trong khi quân Nhật tái tập trung ở phía tây Matanikau, quân Mỹ tiếp tục cho củng cố phòng tuyến Lunga. Ngày 14 tháng 9, Vandegrift quyết định đưa thêm Tiểu đoàn 3, Trung đoàn Thủy quân lục chiến số 2 từ Tulagi đến Guadalcanal. Ngày 18 tháng 9, một đoàn chuyển vận hạm đưa đến thêm 4.157 người thuộc Lữ đoàn 3 Thủy quân Lục chiến (gồm Trung đoàn 7 Thủy quân Lục chiến, một tiểu đoàn từ Trung đoàn 11 Thủy quân lục chiến và một số đơn vị hỗ trợ) đến Guadalcanal. Sự tăng viện kịp thời này cho phép Vandegrift, bắt đầu từ ngày 19 tháng 9, thành lập một vành đai phòng thủ liên tục chung quanh ngoại vi Lunga. Trong các ngày 23 đến 27 tháng 9 và 6 đến 9 tháng 10, quân Mỹ và Nhật đã chạm trán với nhau dọc theo sông Matanikau.[57]
Ý nghĩa trận đánh
Sau khi đưa thêm quân đến Guadalcanal, quân Nhật vào cuối tháng 10 mở thêm một cuộc tấn công nữa vào sân bay Henderson nhưng tiếp tục thất bại thảm hại. Tướng Vandegrift sau đó đã thừa nhận cuộc tấn công của quân Nhật vào ngọn đồi trong tháng 9 là thời khắc duy nhất trong toàn chiến dịch mà ông cảm thấy lo ngại nhất, "chúng ta sẽ có thể ở trong một tình trạng rất xấu."[58] Sử gia Richard B. Frank nói thêm, "Vào tháng 9 năm 1942, người Nhật chưa bao giờ tiến gần đến chiến thắng trên hòn đảo này như thế. Họ đã tiến hành một mũi tấn công thọc sâu qua rừng rậm vào ngọn đồi và suýt nữa đã chiếm được sân bay. Ngọn đồi này sau đó trở nên nổi tiếng nhất với cái tên Đồi Máu."[59]Ngày 15 tháng 9, tướng Hyakutake tại Rabaul biết được tin tức về thất bại của tướng Kawaguchi và báo cáo tin tức này về Bộ tổng tư lệnh Đế quốc tại Nhật Bản. Trong một cuộc họp khẩn cấp, lãnh đạo cao cấp của Lục quân và Hải quân Nhật đều đưa ra kết luận rằng "Guadalcanal có thể phát triển thành một trận chiến quyết định của cuộc chiến". Kết quả của trận chiến này sẽ có ảnh hưởng chiến lược mạnh mẽ đến các hoạt động tại các khu vực khác của Thái Bình Dương. Hyakutake ý thức rằng để thi hành mệnh lệnh tập trung đầy đủ nhân lực và phương tiện để có thể đánh bại lực lượng Đồng Minh tại Guadalcanal, ông không thể đồng thời hỗ trợ cho chiến dịch tấn công đang diễn ra trên đường mòn Kokoda tại New Guinea. Với sự tán thành của Bộ tổng tư lệnh, tướng Hyakutake đã ra lệnh cho lực lượng của ông tại New Guinea, vốn chỉ còn cách mục tiêu cảng Moresby không đầy 48 km (30 dặm), rút lui cho đến khi "vấn đề Guadalcanal " được giải quyết. Quân Nhật sau đó đã không bao giờ có thể tấn công trở lại cảng Moresby do đó có thể nói thất bại của họ trong trận chiến đồi Edson không chỉ dẫn đến thất bại tại Guadalcanal mà còn cả thất bại chung cuộc trên chiến trường Nam Thái Bình Dương.[60]
Chú thích
Ghi chú
a. ^
Con số này là toàn bộ số quân Đồng Minh có mặt trên đảo Guadalcanal chứ
không phải là số quân thực tế tham gia trận đánh, bao gồm 11.000 quân
đổ bộ lên đảo lúc đầu và ba tiểu đoàn (khoảng 1.500 quân) chuyển từ
Tulagi đến sau đó.
b. ^Con số này cũng là toàn bộ số quân Nhật dưới quyền chỉ huy của tướng Kawaguchi tại Guadalcanal chứ không phải là số quân thực tế tham gia trận đánh.
c. ^Lữ đoàn Bộ binh 35, thuộc Sư đoàn 18, có quân số 3.880 người, chủ yếu là từ Trung đoàn Bộ binh 124 với nhiều đơn vị hỗ trợ khác.[61] Trung đoàn Ichiki được mang theo tên người chỉ huy là đại tá Ichiki Kiyonao và là một phần của Sư đoàn 7 từ Hokkaido. Trung đoàn Aoba, thuộc Sư đoàn 2, mang tên của lâu đài Aoba tại Sendai, bởi vì hầu hết quân lính của trung đoàn đều đến từ tỉnh Miyagi.[62] Trung đoàn Ichiki đã từng được giao nhiệm vụ tấn công đánh chiếm đảo Midway nhưng đã phải trở lại Nhật Bản sau khi hạm đội Nhật bị đánh bại trong trận Midway khiến cuộc đổ bộ bị hoãn lại.
d. ^ Griffith cho rằng có 400 lính Nhật chết trong khi Frank và Smith đưa ra con số 90. Đại tá Oka vốn là chỉ huy trưởng Trung đoàn 124 do đó ông phải chuyển sang chỉ huy Tiểu đoàn 2 vào thời điểm trên. Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 2 là Thiếu tá Takamatsu đã bị giết chết trong cuộc không kích.
e. ^ Khu trục hạm chuyển vận Colhoun đã bị máy bay Nhật Bản đánh chìm vào ngày 30 tháng 8 sau khi đưa Đại đội D Thủy quân lục chiến tuần duyên lên bờ. 51 thủy thủ chết.
f. ^ Hầu hết những người lính thuộc Lực lượng thứ hai của Ichiki đều đến từ Asahikawa, tỉnh Hokkaidō. "Kuma" là tên của những con gấu xám sống ở khu vực đó.
g. ^ Alexander đưa ra con số 833 người, bao gồm 605 lính TQLC tuần duyên và 208 lính Nhảy dù TQLC. Đi theo cuộc đột kích này còn có phóng viên Richard Tregaskis, Robert C. Miller và Jacob C. Vouza; Vouza phải ở trên thuyền suốt vì vết thương gặp phải trong trận Tenaru chưa hồi phục kịp.[63]
h. ^ Vào thời điểm đó, Kawaguchi và phần lớn lực lượng của ông đang ở vị trí 6 dặm phía tây Tasimboko gần Tetere và cũng chỉ vừa mới tiến vào bên trong đảo.[64]
i. ^ Richard Tregaskis đã tìm ra được phần lớn số tài liệu. Đêm hôm đó, tàu tuần tra Hoa Kỳ YP-346 đã bị tấn công và bị thương bởi đoàn chuyển vận Tốc hành Tokyo.
k. ^ Người phi công này là 1 trong 2 phi công của Lục quân, Chilson hoặc Wyethes, bị bắn rơi ngày 30 tháng 8 (khi đang bay trên chiếc P-400 từ sân bay Henderson) và sau đó được tuyên bố là tử trận (KIA).
l. ^ 11 lính TQLC tử trận bị đưa vào danh sách "mất tích" dù không bao giờ thấy họ lần nữa; một số xác lính TQLC tìm thấy sau trận đánh đang trong quá trình phân hủy nên không thể xác định được chính xác là ai. Nhiều lính TQLC còn nghe những tiếng la hét của một hay nhiều đồng đội bị bắt sống trong đêm 12 tháng 9. Robert Youngdeer người đã có mặt ở ngọn đồi đêm đó kể lại "Những âm thanh đó trong bóng đêm mịt mù vẫn còn ám ảnh tôi đến ngày hôm nay. Cả tiểu đoàn của tôi đều có thể nghe thấy tiếng la hét của họ."[65]
m. ^ Jersey cho rằng Thiếu tá Kokusho không tử trận vào thời điểm đó, mà tử trận vào ngày 2 tháng 1 năm 1943 trong Trận chiến núi Austen, đồi Galloping Horse và đồi Sea Horse[66]
n. ^ Tiểu đoàn Tamura thực chất là Tiểu đoàn 2 thuộc Trung đoàn Bộ binh 4 (Trung đoàn Aoba) trong khi Tiểu đoàn 2 thuộc Trung đoàn Bộ binh 124 lại thuộc cánh quân của Đại tá Oka tấn công phía tây phòng tuyến Lunga. Alexander đánh vần họ của Tamura là Masuro. Trong trận đánh, Thiếu tá Charles A. Miller, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn lính nhảy dù đã không tuân lệnh Edson và bất lực trong việc chỉ huy có hiệu quả quân lính dưới quyền. Miller sau trận đánh đã bị cách chức, bị đưa về Mỹ và bị thải hồi khỏi Thủy quân lục chiến.
o. ^ Khói và mùi magiê cháy cộng thêm tiếng hô "Tsu-geki!" (Tấn công!) của lính Nhật có thể đã khiến lính TQLC lầm tưởng là lính Nhật đang sử dụng hơi độc tấn công.[67] Thiếu tá Bailey đã phải dùng súng lục của mình để ngăn chặn làn sóng rút lui hỗn loạn về phía sau và dọa những người lính TQLC còn lại.[68] Đại úy lính nhảy dù Harry Torgerson cũng tham gia vào việc ngăn cuộc rút lui phía sau Đồi 123. Edson đã nói với những người lính TQLC đang bỏ chạy "Điều khác nhau duy nhất giữa các anh và bọn Nhật là lòng dũng cảm. Quay lại ngay."[69]
p. ^ Nhiều tài liệu khẳng định chi tiết về khẩu sơn pháo 75 mm của Nhật là không có thật, nhưng Christ dựa vào nhân chứng là một số lính TQLC đã chứng kiến khẩu pháo xuất hiện nhưng không khai hỏa.
q.[q] Vì vết thương cũ tái phát, trung tá Watanabe phải bước đi tập tễnh suốt đêm tìm kiếm Kawaguchi trong vô vọng ở khu rừng phía nam ngọn đồi. Vì một lí do không rõ, phần lớn tiểu đoàn Watanabe vẫn giữ nguyên vị trí và không tham gia tấn công theo mệnh lệnh trước đó.
r.[r] Ba phi công bao gồm Đại úy John A. Thompson, Bryan W. Brown và B. E. Davis. Hai chiếc trong số đó bị trúng hỏa lực mặt đất của quân Nhật nhưng vẫn trở về được sân bay.
s.[s] Alexander đánh vần họ của Mizuno là "Eishi", tên đầy đủ Eishi Mizuno.
t.[t] Đại đội trưởng của trung đội bị tiêu diệt là Đại úy Charles Brush, người đã chỉ huy nhóm lính tuần tra TQLC tiêu diệt nhóm lính trinh sát của Đại tá Ichiki trong trận Tenaru.
u.[u] Chỉ có 86 lính TQLC nhảy dù trong số 204 ban đầu có thể đi trên ngọn đồi vào buổi sáng sau trận đánh; số còn lại đã tử trận hoặc bị thương rất nặng. Christ cho số liệu 53 lính TQLC chết trên ngọn đồi và 237 người bị thương nặng, trong khi quân Nhật có 1.133 người chết hoặc bị thương. Lính Mỹ chôn lính Nhật trong các hố chôn tập thể hoặc hỏa thiêu.
b. ^Con số này cũng là toàn bộ số quân Nhật dưới quyền chỉ huy của tướng Kawaguchi tại Guadalcanal chứ không phải là số quân thực tế tham gia trận đánh.
c. ^Lữ đoàn Bộ binh 35, thuộc Sư đoàn 18, có quân số 3.880 người, chủ yếu là từ Trung đoàn Bộ binh 124 với nhiều đơn vị hỗ trợ khác.[61] Trung đoàn Ichiki được mang theo tên người chỉ huy là đại tá Ichiki Kiyonao và là một phần của Sư đoàn 7 từ Hokkaido. Trung đoàn Aoba, thuộc Sư đoàn 2, mang tên của lâu đài Aoba tại Sendai, bởi vì hầu hết quân lính của trung đoàn đều đến từ tỉnh Miyagi.[62] Trung đoàn Ichiki đã từng được giao nhiệm vụ tấn công đánh chiếm đảo Midway nhưng đã phải trở lại Nhật Bản sau khi hạm đội Nhật bị đánh bại trong trận Midway khiến cuộc đổ bộ bị hoãn lại.
d. ^ Griffith cho rằng có 400 lính Nhật chết trong khi Frank và Smith đưa ra con số 90. Đại tá Oka vốn là chỉ huy trưởng Trung đoàn 124 do đó ông phải chuyển sang chỉ huy Tiểu đoàn 2 vào thời điểm trên. Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 2 là Thiếu tá Takamatsu đã bị giết chết trong cuộc không kích.
e. ^ Khu trục hạm chuyển vận Colhoun đã bị máy bay Nhật Bản đánh chìm vào ngày 30 tháng 8 sau khi đưa Đại đội D Thủy quân lục chiến tuần duyên lên bờ. 51 thủy thủ chết.
f. ^ Hầu hết những người lính thuộc Lực lượng thứ hai của Ichiki đều đến từ Asahikawa, tỉnh Hokkaidō. "Kuma" là tên của những con gấu xám sống ở khu vực đó.
g. ^ Alexander đưa ra con số 833 người, bao gồm 605 lính TQLC tuần duyên và 208 lính Nhảy dù TQLC. Đi theo cuộc đột kích này còn có phóng viên Richard Tregaskis, Robert C. Miller và Jacob C. Vouza; Vouza phải ở trên thuyền suốt vì vết thương gặp phải trong trận Tenaru chưa hồi phục kịp.[63]
h. ^ Vào thời điểm đó, Kawaguchi và phần lớn lực lượng của ông đang ở vị trí 6 dặm phía tây Tasimboko gần Tetere và cũng chỉ vừa mới tiến vào bên trong đảo.[64]
i. ^ Richard Tregaskis đã tìm ra được phần lớn số tài liệu. Đêm hôm đó, tàu tuần tra Hoa Kỳ YP-346 đã bị tấn công và bị thương bởi đoàn chuyển vận Tốc hành Tokyo.
k. ^ Người phi công này là 1 trong 2 phi công của Lục quân, Chilson hoặc Wyethes, bị bắn rơi ngày 30 tháng 8 (khi đang bay trên chiếc P-400 từ sân bay Henderson) và sau đó được tuyên bố là tử trận (KIA).
l. ^ 11 lính TQLC tử trận bị đưa vào danh sách "mất tích" dù không bao giờ thấy họ lần nữa; một số xác lính TQLC tìm thấy sau trận đánh đang trong quá trình phân hủy nên không thể xác định được chính xác là ai. Nhiều lính TQLC còn nghe những tiếng la hét của một hay nhiều đồng đội bị bắt sống trong đêm 12 tháng 9. Robert Youngdeer người đã có mặt ở ngọn đồi đêm đó kể lại "Những âm thanh đó trong bóng đêm mịt mù vẫn còn ám ảnh tôi đến ngày hôm nay. Cả tiểu đoàn của tôi đều có thể nghe thấy tiếng la hét của họ."[65]
m. ^ Jersey cho rằng Thiếu tá Kokusho không tử trận vào thời điểm đó, mà tử trận vào ngày 2 tháng 1 năm 1943 trong Trận chiến núi Austen, đồi Galloping Horse và đồi Sea Horse[66]
n. ^ Tiểu đoàn Tamura thực chất là Tiểu đoàn 2 thuộc Trung đoàn Bộ binh 4 (Trung đoàn Aoba) trong khi Tiểu đoàn 2 thuộc Trung đoàn Bộ binh 124 lại thuộc cánh quân của Đại tá Oka tấn công phía tây phòng tuyến Lunga. Alexander đánh vần họ của Tamura là Masuro. Trong trận đánh, Thiếu tá Charles A. Miller, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn lính nhảy dù đã không tuân lệnh Edson và bất lực trong việc chỉ huy có hiệu quả quân lính dưới quyền. Miller sau trận đánh đã bị cách chức, bị đưa về Mỹ và bị thải hồi khỏi Thủy quân lục chiến.
o. ^ Khói và mùi magiê cháy cộng thêm tiếng hô "Tsu-geki!" (Tấn công!) của lính Nhật có thể đã khiến lính TQLC lầm tưởng là lính Nhật đang sử dụng hơi độc tấn công.[67] Thiếu tá Bailey đã phải dùng súng lục của mình để ngăn chặn làn sóng rút lui hỗn loạn về phía sau và dọa những người lính TQLC còn lại.[68] Đại úy lính nhảy dù Harry Torgerson cũng tham gia vào việc ngăn cuộc rút lui phía sau Đồi 123. Edson đã nói với những người lính TQLC đang bỏ chạy "Điều khác nhau duy nhất giữa các anh và bọn Nhật là lòng dũng cảm. Quay lại ngay."[69]
p. ^ Nhiều tài liệu khẳng định chi tiết về khẩu sơn pháo 75 mm của Nhật là không có thật, nhưng Christ dựa vào nhân chứng là một số lính TQLC đã chứng kiến khẩu pháo xuất hiện nhưng không khai hỏa.
q.[q] Vì vết thương cũ tái phát, trung tá Watanabe phải bước đi tập tễnh suốt đêm tìm kiếm Kawaguchi trong vô vọng ở khu rừng phía nam ngọn đồi. Vì một lí do không rõ, phần lớn tiểu đoàn Watanabe vẫn giữ nguyên vị trí và không tham gia tấn công theo mệnh lệnh trước đó.
r.[r] Ba phi công bao gồm Đại úy John A. Thompson, Bryan W. Brown và B. E. Davis. Hai chiếc trong số đó bị trúng hỏa lực mặt đất của quân Nhật nhưng vẫn trở về được sân bay.
s.[s] Alexander đánh vần họ của Mizuno là "Eishi", tên đầy đủ Eishi Mizuno.
t.[t] Đại đội trưởng của trung đội bị tiêu diệt là Đại úy Charles Brush, người đã chỉ huy nhóm lính tuần tra TQLC tiêu diệt nhóm lính trinh sát của Đại tá Ichiki trong trận Tenaru.
u.[u] Chỉ có 86 lính TQLC nhảy dù trong số 204 ban đầu có thể đi trên ngọn đồi vào buổi sáng sau trận đánh; số còn lại đã tử trận hoặc bị thương rất nặng. Christ cho số liệu 53 lính TQLC chết trên ngọn đồi và 237 người bị thương nặng, trong khi quân Nhật có 1.133 người chết hoặc bị thương. Lính Mỹ chôn lính Nhật trong các hố chôn tập thể hoặc hỏa thiêu.
Trích dẫn
- ^ Samuel Eliot Morison 1958, tr. 15
- ^ Richard B. Frank 1990, tr. 245
- ^ Michael T. Smith 2000, tr. 184 và 194 và Richard B. Frank 1990, tr. 245
- ^ Jersey Stanley Coleman 2008, tr. 224
- ^ Frank O. Hough, tr. 235–236
- ^ Samuel Eliot Morison 1958, tr. 14-15 và Henry I. Shaw 1992, tr. 18
- ^ John Jr. Miller 1949, tr. 96
- ^ Michael T. Smith 2000, tr. 88, Jersey Stanley Coleman 2008, tr. 221 và Richard B. Frank 1990, tr. 141–143
- ^ Michael T. Smith 2000, tr. 136-137
- ^ Richard B. Frank 1990, tr. 156–158, 681 và Michael T. Smith 2000, tr. 43
- ^ Samuel B. Griffith 1963, tr. 113 và Richard B. Frank 1990, tr. 198–199, 205 và 266
- ^ Morison Samuel Eliot 1958, tr. 113–114
- ^ Richard G. Hubler & John A Dechant 1944, tr. 49
- ^ Samuel B. Griffith 1963, tr. 114, Richard B. Frank 1990, tr. 199-200 và Michael T. Smith 2000, tr. 98
- ^ Richard B. Frank 1990, tr. 201-203, Samuel B. Griffith 1963, tr. 116-124 và Michael T. Smith 2000, tr. 87-112
- ^ Richard B. Frank 1990, tr. 211-212, Oscar F. Peatross 1995, tr. 91-92 và Morison Samuel Eliot 1958, tr. 118-121
- ^ Alexander, trang 138–139, Samuel B. Griffith 1963, tr. 116-124, Richard B. Frank 1990, tr. 213 và Michael T. Smith 2000, tr. 106-109
- ^ Richard B. Frank 1990, tr. 219
- ^ Richard B. Frank 1990, tr. 218
- ^ James F. Christ 2007, tr. 176 và Michael T. Smith 2000, tr. 103
- ^ Oscar F. Peatross 1995, tr. 91, Morison Samuel Eliot 1958, tr. 15 và Frank O. Hough, tr. 298
- ^ Michael T. Smith 2000, tr. 112-113
- ^ Richard B. Frank 1990, tr. 219-220 và Michael T. Smith 2000, tr. 113-115 và 243
- ^ Richard B. Frank 1990, tr. 220 và Michael T. Smith 2000, tr. 121
- ^ James F. Christ 2007, tr. 185, Oscar F. Peatross 1995, tr. 93-95, John L. Zimmerman 1949, tr. 80 và Samuel B. Griffith 1963, tr. 125
- ^ Oscar F. Peatross 1995, tr. 95, Richard B. Frank 1990, tr. 220-221 và Joseph H. Alexander 2000, tr. 118
- ^ Joseph H. Alexander 2000, tr. 122-123, Frank O. Hough, tr. 298-299, Richard B. Frank 1990, tr. 220-221, Michael T. Smith 2000, tr. 129, Samuel B. Griffith 1963, tr. 129-130, Oscar F. Peatross 1995, tr. 95-96 và Jersey Stanley Coleman 2008, tr. 222
- ^ Joseph H. Alexander 2000, tr. 129
- ^ Samuel B. Griffith 1963, tr. 130-132, Richard B. Frank 1990, tr. 221-222, Oscar F. Peatross 1995, tr. 96-97 và Michael T. Smith 2000, tr. 130
- ^ Joseph H. Alexander 2000, tr. 141
- ^ Joseph H. Alexander 2000, tr. 138, James F. Christ 2007, tr. 193-194, Richard B. Frank 1990, tr. 2223 & 225–226, Samuel B. Griffith 1963, tr. 132 & 134–135, Jersey Stanley Coleman 2008, tr. 223 và Michael T. Smith 2000, tr. 130–131, 138
- ^ Jersey Stanley Coleman 2008, tr. 226, Richard B. Frank 1990, tr. 224-225 và Michael T. Smith 2000, tr. 131-136
- ^ Richard B. Frank 1990, tr. 228-229, Michael T. Smith 2000, tr. 144-145 và Joseph H. Alexander 2000, tr. 142
- ^ Joseph H. Alexander 2000, tr. 142 và 146, Oscar F. Peatross 1995, tr. 102, Richard B. Frank 1990, tr. 222–223 & 229 và Michael T. Smith 2000, tr. 138–139 và 146
- ^ Joseph H. Alexander 2000, tr. 150, James F. Christ 2007, tr. 208, Richard B. Frank 1990, tr. 231-232, Samuel B. Griffith 1963, tr. 140, Oscar F. Peatross 1995, tr. 102-103 và Michael T. Smith 2000, tr. 146–151
- ^ Richard B. Frank 1990, tr. 232 và Michael T. Smith 2000, tr. 151-152
- ^ Michael T. Smith 2000, tr. 151-152
- ^ James F. Christ 2007, tr. 212-215, Samuel B. Griffith 1963, tr. 141, Richard B. Frank 1990, tr. 233-237 và Michael T. Smith 2000, tr. 152-158
- ^ a ă Michael T. Smith 2000, tr. 158
- ^ Joseph H. Alexander 2000, tr. 171-176, 179, Michael T. Smith 2000, tr. 161-167
- ^ James F. Christ 2007, tr. 250, Joseph H. Alexander 2000, tr. 179, Richard B. Frank 1990, tr. 235 và Michael T. Smith 2000, tr. 167
- ^ Richard B. Frank 1990, tr. 237–238 và Michael T. Smith 2000, tr. 162-165
- ^ James F. Christ 2007, tr. 230-235, Richard B. Frank 1990, tr. 238 và Michael T. Smith 2000, tr. 165-166
- ^ Joseph H. Alexander 2000, tr. 183, James F. Christ 2007, tr. 237-244 và 266, Samuel B. Griffith 1963, tr. 143, Richard B. Frank 1990, tr. 238-240 và Michael T. Smith 2000, tr. 167-170
- ^ James F. Christ 2007, tr. 286, Oscar F. Peatross 1995, tr. 105, Michael T. Smith 2000, tr. 169-170 và Jersey Stanley Coleman 2008, tr. 235
- ^ Joseph H. Alexander 2000, tr. 181
- ^ Joseph H. Alexander 2000, tr. 177, Richard B. Frank 1990, tr. 240 và Michael T. Smith 2000, tr. 171-172
- ^ Richard B. Frank 1990, tr. 240-242 và Michael T. Smith 2000, tr. 175-176, Joseph H. Alexander 2000, tr. 171
- ^ Joseph H. Alexander 2000, tr. 190-191, 197, James F. Christ 2007, tr. 280, Richard B. Frank 1990, tr. 240-242, Michael T. Smith 2000, tr. 175-176 và Donald A. Davis 2005, tr. 153-155
- ^ Oscar E. Gilbert 2001, tr. 46 và Michael T. Smith 2000, tr. 177-181
- ^ Richard B. Frank 1990, tr. 242, Michael T. Smith 2000, tr. 181 và Jersey Stanley Coleman 2008, tr. 233
- ^ Joseph H. Alexander 2000, tr. 180, James F. Christ 2007, tr. 250, Richard B. Frank 1990, tr. 243 và Michael T. Smith 2000, tr. 181-184
- ^ Michael T. Smith 2000, tr. 193-194
- ^ Michael T. Smith 2000, tr. 193
- ^ Samuel B. Griffith 1963, tr. 146-147 và Richard B. Frank 1990, tr. 245–246
- ^ James F. Christ 2007, tr. 281, Samuel B. Griffith 1963, tr. 144 và Michael T. Smith 2000, tr. 184-185
- ^ Samuel B. Griffith 1963, tr. 156 và Michael T. Smith 2000, tr. 198-200
- ^ Michael T. Smith 2000, tr. 190-191
- ^ Michael T. Smith 2000, tr. 7
- ^ Michael T. Smith 2000, tr. 197-198
- ^ Joseph H. Alexander 2000, tr. 139
- ^ Gordon L. Rottman 2005, tr. 52
- ^ Joseph H. Alexander 2000, tr. 119
- ^ Joseph H. Alexander 2000, tr. 124
- ^ Joseph H. Alexander 2000, tr. 153
- ^ Jersey Stanley Coleman 2008, tr. 360
- ^ Joseph H. Alexander 2000, tr. 179
- ^ Joseph H. Alexander 2000, tr. 183
- ^ James F. Christ 2007, tr. 235
Nguồn tham khảo
- Alexander, Joseph H. (2000). Edson's Raiders: The 1st Marine Raider Battalion in World War II. Nhà in Học viện Hải quân. ISBN 1-55750-020-7.
- Christ, James F. (2007). Battalion of the Damned: The 1st Marine Paratroopers at Gavutu and Bloody Ridge, 1942. Nhà in Học viện Hải quân. ISBN 1-59114-114-1.
- Davis, Donald A. (2005). Lightning Strike: The Secret Mission to Kill Admiral Yamamoto and Avenge Pearl Harbor. New York: Nhà in St. Martin. ISBN 0-312-30906-6.
- Frank, Richard (1990). Guadalcanal: The Definitive Account of the Landmark Battle. New York: Random House. ISBN 0-394-58875-4.
- Gilbert, Oscar E. (2001). Marine Tank Battles in the Pacific. Da Capo. ISBN 1-58097-050-8.
- Griffith, Samuel B. (1963). The Battle for Guadalcanal. Champaign, Illinois, USA: Nhà in đại học Illinois. ISBN 0-252-06891-2.
- Hubler, Richard G.; Dechant, John A (1944). Flying Leathernecks - The Complete Record of Marine Corps Aviation in Action 1941–1944. Garden City, New York: Doubleday, Doran & Co., Inc.
- Jersey, Stanley Coleman (2008). Hell's Islands: The Untold Story of Guadalcanal. College Station, Texas: Nhà in đại học Texas A&M. ISBN 1-58544-616-5.
- Morison, Samuel Eliot (1958). The Struggle for Guadalcanal, August 1942 – February 1943, tập 5 của History of United States Naval Operations in World War II. Boston: Little, Brown and Company. ISBN 0-316-58305-7.
- Peatross, Oscar F.; John P. McCarthy và John Clayborne (người hiệu đính) (1995). Bless 'em All: The Raider Marines of World War II. Review. ISBN 0-9652325-0-6.
- Smith, Michael T. (2000). Bloody Ridge: The Battle That Saved Guadalcanal. New York: Pocket. ISBN 0-7434-6321-8.
Đọc thêm
- Hoffman, Jon T. (2001). Once a Legend: Red Mike Edson of the Marine Raiders. Nhà in Presidio. ISBN 0-89141-732-X.
- Rottman, Gordon L.; Giáo sư Duncan Anderson (cố vấn hiệu đính) (2005). Japanese Army in World War II: The South Pacific and New Guinea, 1942–43. Oxford và New York: Osprey. ISBN 1-84176-870-7.
- Smith, George W. (2003). The Do-or-Die Men: The 1st Marine Raider Battalion at Guadalcanal. Pocket. ISBN 0-7434-7005-2.
- Tregaskis, Richard (1943). Guadalcanal Diary. Random House. ISBN 0-679-64023-1.
- Twining, Merrill B. (1996). No Bended Knee: The Battle for Guadalcanal. Novato, California: Nhà in Presidio. ISBN 0-89141-549-1.
Liên kết ngoài
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Trận chiến đồi Edson |
- Anderson, Charles R. (1993). Guadalcanal. The U.S. Army Campaigns of World War II. United States Army Center of Military History. CMH Pub 72-8. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2006.
- Cagney, James (2005). “The Battle for Guadalcanal” (javascript). HistoryAnimated.com. Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2006.- Bản đồ đa phương tiện mô tả sinh động trận chiến tại Guadalcanal
- Chen, C. Peter (2004–2006). “Guadalcanal Campaign”. World War II Database. Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2006.
- Flahavin, Peter (2004). “Guadalcanal Battle Sites, 1942–2004”. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2006.- Trang web cung cấp nhiều hình ảnh về nơi xảy ra các trận đánh ở Guadalcanal vào năm 1942 và hiện nay.
- Hirose (2007). “Tường trình của một người lính Nhật bị thương tại Đồi 80” (bằng Tiếng Anh và tiếng Đức). Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2007.
- Hoffman, Jon T. (1995). “Edson's Ridge” (brochure). From Makin to Bougainville: Marine Raiders in the Pacific War. Marine Corps Historical Center. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2006.
- Hoffman, Jon T. (1995). “Tasimboko” (brochure). From Makin to Bougainville: Marine Raiders in the Pacific War. Trung tâm Sử liệu Thủy quân lục chiến. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2006.
- Hoffman, Jon T. “Silk Chutes and Hard Fighting: US Marine Corps Parachute Units in World War II: Edson's Ridge”. Commemorative series. Marine Corps History and Museums Division. tr. 1. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2006.
- Hoffman, Jon T. “Silk Chutes and Hard Fighting: US. Marine Corps Parachute Units in World War II: Tasimboko”. Commemorative series. Marine Corps History and Museums Division. tr. 1. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2006.
- Hough, Frank O.; Ludwig, Verle E., và Shaw, Henry I., Jr. “Pearl Harbor to Guadalcanal”. History of U.S. Marine Corps Operations in World War II. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2006.
- Miller, John Jr. (1995) [1949]. “Guadalcanal: The First Offensive”. United States Army in World War II (Trung tâm Quân sử Lục quân Hoa Kỳ). CMH Pub 5-3. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2006.
- Shaw, Henry I. (1992). “First Offensive: The Marine Campaign For Guadalcanal”. Marines in World War II Commemorative Series. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2006.
- Zimmerman, John L. (1949). “The Guadalcanal Campaign”. Marines in World War II Historical Monograph. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2006.
El Santo
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đối với các định nghĩa khác, xem Santo.
Tên người này tuân theo phong tục tên gọi Tây Ban Nha; họ thứ nhất hay họ nội là Guzmán và họ thứ hai hay họ ngoại là Huerta.
Rodolfo Guzmán Huerta | |
---|---|
Tóm tắt | |
Tên khai sinh | Rodolfo Guzmán Huerta |
Tên trên võ đài | El Santo Rudy Guzmán El Hombre Rojo El Demonio Negro El Murcielago II |
Chiều cao quảng cáo | 5 ft 10 in (1,78 m) |
Cân nặng quảng cáo | 210 lb (95 kg) |
Sinh | 23 tháng 9 năm 1917 Tulancingo, Hidalgo, México |
Mất | 5 tháng 2, 1984 (66 tuổi) |
Gia nhập | 1934 hoặc 1935 |
Nghỉ thi đấu | 12 tháng 9 năm 1982 |
El Santo cùng với Blue Demon và Mil Máscaras là 3 đô vật lucha libre nổi tiếng nhất của México và được xem là "huyền thoại" của thể thao đất nước này[1][2][3] Sự nghiệp đô vật của ông kéo dài đến 5 thập kỷ, và trong thời gian đó hình ảnh El Santo trở thành một biểu tượng "anh hùng", hình tượng của chính nghĩa trong văn hóa, truyền thông đại chúng, thông qua sự xuất hiện của "siêu anh hùng" El Santo trong truyện tranh và phim ảnh. Ông được cho là người đã truyền bá rộng rãi môn đô vật chuyên nghiệp tại México giống như Rikidozan truyền bá môn này ở Nhật Bản.[3]
Con trai út của Guzmán, Jorge Guzmán Rodríguez, nối nghiệp cha với danh hiệu El Hijo del Santo (Con trai của Thánh). Jorge Guzmán Rodríguez nghỉ hưu vào năm 2014, mà một người con trai của ông tiếp tục nối nghiệp cha và ông nội của mình với danh hiệu El Nieto del Santo (Cháu của Thánh).
Mục lục
Thiếu thời
Rodolfo Guzmán Huerta sinh ngày 23 tháng 9 năm 1917 ở Tulancingo, bang Hidalgo của México. Ông là con trai thứ 5 của Jesús Guzmán Campuzano và Josefina Huerta (Márquez) trong 1 gia đình 7 anh chị em. Gia đình của Rodolfo đến thủ đô là Thành phố México trong thập niên 1920 và định cư tại khu Tepito.[2][3] Rodolfo từng chơi bóng chày và bóng bầu dục, nhưng sau đó bắt đầu cảm thấy hứng thú với đô vật. Đầu tiên ông học nhu thuật, sau đó học đô vật cổ điển.[4]Sự nghiệp
Có nhiều giả thuyết khác nhau nói về lúc Rodolfo Guzmán bắt đầu thi đấu đô vật chuyện nghiệp, có nguồn nói là tại Nhà thi đấu Peralvillo Cozumel vào ngày 28 tháng 6 năm 1934, có nguồn nói tại Deportivo Islas ở khu dân cư Guerrero tại thủ đô México năm 1935. Nhưng có điều chắc chắn là từ nửa cuối thập niên 1930 ông đã tham gia đô vật chuyên nghiệp, sử dụng các biệt danh như Rudy Guzmán, El Hombre Rojo (Người Đỏ), El Demonio Negro (Con Quỷ Đen), và El Murcielago II (Con Dơi II), biệt danh cuối cùng đặt dựa theo danh hiệu của đô vật Jesus Velazquez, người được gọi là "con dơi" (El Murcielago) vì lối đô vật đặt trưng của mình. Tuy nhiên sau đó Velazquez khiếu nại và cơ quan chủ quản tuyên bố Guzmán không được sử dụng danh hiệu này nữa.[3]Đầu thập niên 1940, Rodolfo Guzmán kết hôn với María de los Ángeles Rodríguez Montaño (Maruca). Họ có với nhau 10 mặt con, đó là Alejandro, María de los Ángeles, Héctor Rodolfo, Blanca Lilia, Víctor Manuel, Miguel Ángel, Silvia Yolanda, María de Lourdes, Mercedes, và Jorge. Người con út Jorge về sau nối nghiệp cha và sử dụng danh hiệu El Hijo del Santo (Con trai của Thánh).[3]
Năm 1942, người quản lý của Rodolfo là Don Jesús Lomelí quyết định thành lập một đội đô vật gồm toàn những thành viên mang trang phục màu bạc, và Rodolfo là một trong những thành viên của đội. Lomelí đề xuất 3 tên gọi cho đội là El Santo (Vị Thánh), El Diablo (Con Quỷ), và El Angel (Thiên Sứ). Rodolfo đã chọn tên "El Santo". Thế là ngày 26 tháng 6, Rodolfo chính thức sử dụng tên hiệu "El Santo" trên võ đài[2][3], và đây là danh hiệu sẽ đi theo ông suốt đời.
Một trong những trận đấu quan trọng nhất trong sự nghiệp của Santo diễn ra vào năm 1952, khi đội của Santo thi đấu trước một đội đô vật tên là Los Hermanos Shadow (bao hàm các thành viên nổi danh như Blue Demon và Black Shadow). Trong trận này, Santo đánh bại và lột mặt nạ của Black Shadow, sự kiện đó khiến Blue Demon thay đổi lối thi đấu, chuyển sang trường phái técino (tức võ sĩ đóng vai "thiện" và sử dụng nhiều đòn thế kỹ thuật hơn là ỷ vào sức khỏe). Trận đấu này cũng bắt đầu giai đoạn kình địch giữa Santo và Blue Demon, kết thúc khi Blue Demon đánh bại Santo trong các trận đấu vào năm 1952 và 1953. Đó là một thất bại mà Santo không thể quên được, và sự kình địch của hai võ sĩ này còn kéo dài về sau mặc dù hai người từng cùng nhau hợp tác trong một vài bộ phim điện ảnh.[2][3]
Đến đầu thập niên 1980, hoạt động trên võ đài của El Santo giảm dần và cuối cùng ông tuyên bố giải nghệ. Chuyến lưu diễn cuối cùng của Santo diễn ra vào tháng 8 và tháng 9 năm 1982, trong đó trận đấu đầu tiên của chuỗi sự kiện này diễn ra vào ngày 22 tháng 8 năm 1982 ở Palacio de los Deportes tại thủ đô México. Trong trận đấu đó, Santo thi đấu cùng 1 đội với El Solitario chống lại đội của Villano III và Rokambole, kết quả dĩ nhiên là Santo thắng. Khi trận đấu kết thúc, đối thủ Villano và Rokamble đã cõng El Santo lên vai, và nhân vật chính của trận đấu nhận được sự hoan nghênh nhiệt liệt của khán giả. Ngày chủ nhật kế đó, El Santo thi đấu tại Arena México khi ông cùng với Gran Hamada đánh bại Villano I và Scorpio, Jr.[5] Trận đấu cuối cùng của Santo diễn ra vào ngày 12 tháng 9 năm 1982, một tuần trước kỷ niệm sinh nhật lần thứ 65 của ông.[3] Trận cuối cùng, Santo cùng với đội La Pareja Atómica của Gory Guerrero (bao gồm Gory, Huracán Ramirez và El Solitario) thi đấu với kình địch của mình là Perro Aguayo cùng với các tay đấu khác là El Signo, Negro Navarro và El Texano. El Santo thắng luôn cả trận thứ ba, và chính thức giải nghệ với vị thế là một người hùng. Trong chuyến lưu diễn cuối cùng này, ông cũng giới thiệu người con út Jorge trước công chúng, đấu sĩ sẽ kế tục sự nghiệp của mình với danh hiệu El Hijo del Santo.[5]
Qua đời
Một năm sau khi giải nghệ, Santo xuất hiện trên chương trình truyền hình Contrapunto vào cuối tháng 1 năm 1984, và ông cởi chiếc mặt nạ của mình ra trong một khoảng thời gian ngắn, vừa đủ để khán giả nhìn thấy dung mạo thật của mình - đây là một động thái chào tạm biết tới những người hâm mộ.[3][6] Đây là sự kiện duy nhất cho thấy Santo để lộ dung mạo thật của mình trước công chúng.[2] Không lâu sau đó, Santo qua đời do một cơn đau tim khi đang trình diễn trong một chương trình vào ngày 5 tháng 2 năm 1984, lúc 9 giờ 40 phút tối. Theo di nguyện của mình, ông được an táng với chiếc mặt nạ bạc che kín dung mạo của mình. Tang lễ của Santo được coi là một trong những đám tang lớn nhất tại México khi hàng nghìn người hâm mộ và bằng hữu đến viếng "Người mang mặt nạ bạc" (el Enmascarado de Plata) lần cuối cùng, trong đó có cả các huyền thoại đô vật như Blue Demon và Mil Máscaras. Một tượng dài của El Santo đã được dựng lên ở quê nhà Tulancingo sau khi ông mất, và nhiều tượng đài El Santo cũng được xây dựng trong thời gian sau đó.[3][7]Ảnh hưởng văn hóa
El Santo không chỉ là một đô vật nổi tiếng. Trong sự nghiệp kéo dài 4 thập kỷ của mình, ông còn gây dựng được vị thế là một biểu tượng văn hóa, một hình tượng "anh hùng" dân gian và là biểu tượng của chính nghĩa trong văn hóa đại chúng México. Có một vài nguyên nhân khiến Santo gặt hái được thành công như vậy: thứ nhất, ông thay đổi phong cách thi đấu từ "ác" sang "thiện" vào thập niên 1960, thứ hai, ông tham gia diễn xuất trong 52 bộ phim nổi tiếng trong cộng đồng nói tiếng Tây Ban Nha trên thế giới, và thứ ba, ông là nhân vật chính trong một truyện tranh "siêu nhân" kéo dài suốt 35 năm. Trong tình hình cuộc sống trắc trở, nhiều bất cập, hình tượng anh hùng trừ gian diệt bạo như El Santo thể hiện là một mơ ước của người dân. Đồng thời, hình ảnh "một người thật" như El Santo xuất hiện trên phim - chứ không phải một nhân vật giả tưởng như siêu nhân - là một trong những nhân tố gây được cảm tình của người hâm mộ.[7][8]“ | Ông không
có một danh tính bí mật nào. Ông luôn là Santo. Ông không phải là một
nhân vật giả tưởng, ông là người thật. Ông không giống như George Reeves đóng vai siêu nhân và sau đó xuất hiện trước công chúng, ông là El Santo thật. Công thức của một bộ phim Lucha Libre kinh điển đó là nhân vật anh hùng vừa là một đô vật vừa là một người trừ gian diệt bạo. Điều khiến nó khác với các bộ phim siêu anh hùng thông thường là, thay vì nhân vật chính có một danh tính thật bí mật, danh tính thật của nhân vật chính là người võ sĩ đô vật. Cốt truyện của phim lan tỏa ra các trận đấu võ đài. Bạn có một sự phân đôi giữa một đô vật chuyên nghiệp với một người trừ gian diệt bạo. Ông là một con người thật. Bạn có thể thấy ông trong phim, trên ti vi, trên võ đài, và mua cuốn truyện tranh nói về cuộc phiêu lưu của ông. Ông không chỉ là một nhân vật giả tưởng, ông là một con người thật. Ông không chỉ là một nhân vật trong phim mà là người thật bằng xương bằng thịt. Điểm khác biệt của ông là ông không phải người đóng một vai diễn, ông sống cả đời mà không thể để lộ dung mạo của mình. Ảnh hưởng của ông trong văn hóa México thật to lớn. |
” |
—David Wilt, [7]
|
Ngày giỗ của El Santo được xem như là một ngày lễ tưởng niệm không chính thức tại México.[7]
Huyền thoại về "người mang mặt nạ bạc" El Santo vẫn còn tiếp tục trên võ đài cũng như ngoài võ đài. Người con út của El Santo, Jorge Guzmán, tiếp tục sự nghiệp của cha mình dưới cái tên El Hijo del Santo và vận bộ đồ màu bạc hệt như cha. Trong khi Santo con không trở thành biểu tượng văn hóa như Santo cha, ông được cho là có tài năng hơn trong nghiệp đô vật.[9][10]
Đầu thập niên 1960, một nữ võ sĩ tên là Irma González dưới sự cho phép của Santo đã sử dụng chiếc mặt nạ bạc để thi đấu dưới tên gọi La Novia del Santo ("Cô dâu của Thánh"). Trước đây Irma González theo lời hứa với hôn phu đã giải nghệ, nhưng sau một thời gian đã thi đấu trở lại vì không cưỡng được sức hút của nghề đô vật. 7 tháng sau, Irma chính thức kết hôn và cô cũng chính thức giải nghệ. Ít lâu sau, một nam đô vật đồng tính luyến ái cũng thi đấu với cái tên này, nhưng Santo khiếu nại và không cho anh ta sử dụng tên hiệu "Santo".[11]
Một trong 25 người cháu của El Santo cũng thi đấu đô vật dưới biệt danh El Nieto del Santo ("Cháu của Thánh"). Tuy nhiên, El Hijo del Santo đã ngăn cản người này sử dụng danh hiệu "Santo cháu" vì ông dự tính sẽ cho con trai của mình sử dụng tên hiệu đó. Vì vậy, người đô vật này đã sử dụng biệt danh chính thức là "Axxel" và chỉ sử dụng biệt hiệu "Santo cháu" trong những trường hợp không chính thức để tránh kiện tụng. Giống như các thế hệ Santo, Axxel thi đấu với mạt nạ màu bạc và trang phục màu bạc, nhưng ông vận thêm các sọc đen và phần đầu gối màu đen để tránh "vi phạm bản quyền". Vào tháng 8 năm 2012, tòa án đã phán quyết cho phép Axxel được thi đấu với tên hiệu "Santo cháu".[12]
Sự nghiệp điện ảnh
Santo từng tham gia đóng 52 bộ phim, bao gồm:- Santo contra el cerebro del mal (Santo vs. the Evil Brain, 1958)[13][14]
- Santo contra hombres infernales (Santo vs. the Infernal Men, 1958)[13][14]
- Santo contra los zombies (Santo vs. the Zombies, 1961) còn gọi là Invasion of the Zombies (dubbed in English)[13][14]
- Santo contra el rey del crimen (Santo vs. The King of Crime, 1961)[13][14]
- Santo en el hotel de la muerte (Santo in the Hotel of Death, 1961)[13][14]
- Santo contra el cerebro diabolico (Santo vs. the Diabolical Brain, 1962)[13][14]
- Santo contra las mujeres vampiro (Santo vs. The Vampire Women, 1962) còn gọi là Samson vs. the Vampire Women (lồng tiếng Anh)[13][14]
- Santo en el museo de cera (Santo in the Wax Museum, 1963) còn gọi là Samson in the Wax Museum (lồng tiếng Anh)[13][14]
- Santo contra el estrangulador (Santo vs. the Strangler, 1963)[13][14]
- El espectro del estrangulador (Santo vs. the Ghost of the Strangler, 1963)[13][14]
- Blue Demon contra el poder satánico (Blue Demon vs. Satanic Power, 1964) (vai phụ)[13][14]
- Santo en Atacan las brujas (Santo in "The Witches Attack", 1964) còn gọi là Santo en la casa de las brujas'[13][14]
- Santo en el hacha diabólica (Santo in "The Diabolical Axe", 1964)[13][14]
- Santo en los profanadores de tumbas (Santo in "The Grave Robbers", 1965)[13][14]
- Santo en el Barón Brakola (Santo in "Baron Brakola", 1965)[13][14]
- Santo contra la invasión de los marcianos (Santo vs. the Martian Invasion]], 1966)[13][14]
- Santo contra los villanos del ring (Santo vs. the Villains of the Ring, 1966) (phim trắng đen cuối cùng của Santo)[13][14]
- Santo en Operación 67 (Santo in "Operation 67", 1966) (phim màu đầu tiên của Santo)[13][14]
- Santo en el tesoro de Moctezuma (Santo in "The Treasure of Moctezuma", 1967)[13][14]
- Santo en el tesoro de Drácula (Santo in "Dracula's Treasure", 1968) còn gọi là The Vampire and Sex[13][14]
- Santo contra Capulina (Santo vs. Capulina, 1968)[13][14]
- Santo contra Blue Demon en la Atlántida (Santo vs. Blue Demon in Atlantis, 1969)[13][14]
- Santo y Blue Demon contra los monstruos (Santo and Blue Demon vs. the Monsters, 1969)[13][14]
- Santo y Blue Demon en el mundo de los muertos (Santo and Blue Demon in the World of the Dead, 1969)[13][14]
- Santo contra los cazadores de cabezas (Santo vs. the Headhunters, 1969)[13][14]
- Santo frente a la muerte (Santo Faces Death, 1969) còn gọi là Santo vs. the Mafia Killers[13][14]
- Santo contra los jinetes del terror (Santo vs. the Terror Riders, 1970) còn gọi là The Lepers and Sex[13][14]
- Santo en la venganza de las mujeres vampiro (Santo in "The Revenge of the Vampire Women", 1970)[13][14]
- Santo contra la mafia del vicio (Santo vs. the Mafia of Vice, 1970) còn gọi là Mission Sabotage[13][14]
- Santo en la venganza de la momia (Santo in "The Mummy's Revenge", 1970)[13][14]
- Las momias de Guanajuato (The Mummies of Guanajuato, 1970) (đóng chung với Mil Mascaras and Blue Demon)[13][14]
- Santo en el misterio de la perla negra (Santo in "The Mystery of the Black Pearl", 1971) còn gọi là The Caribbean Connection (phát hành ở Tây Ban Nha năm 1971 và ở México năm 1975)[13][14]
- Santo contra la hija de Frankenstein (Santo vs. Frankenstein's Daughter, 1971)[13][14]
- Santo en Misión suicida (Santo in "Suicide Mission", 1971)[13][14]
- Santo contra los asesinos de otros mundos (Santo vs. the Killers from Other Worlds, 1971) còn gọi là Santo vs. the Living Atom[13][14]
- Santo y el tigresa en el aguila real (Santo and the Tigress in "The Royal Eagle", 1971)[13][14]
- Santo y Blue Demon contra Drácula y el Hombre Lobo (Santo and Blue Demon vs. Dracula and the Wolf Man, 1972)[13][14]
- Santo contra los secuestradores (Santo vs. the Kidnappers, 1972)[13][14]
- Santo contra la magia negra (Santo vs. Black Magic, 1972)[13][14]
- Santo y Blue Demon en las bestias del terror (Santo and Blue Demon in "The Beasts of Terror", 1972)[13][14]
- Santo contra las lobas (Santo vs. the She-Wolves, 1972)[13][14]
- Santo en Anónimo mortal (Santo in "Anonymous Death Threat", 1972)[13][14]
- Santo y Blue Demon contra el doctor Frankenstein (Santo and Blue Demon vs. Dr. Frankenstein, 1973)[13][14]
- Santo contra el doctor Muerte (Santo vs. Dr. Death, 1973), còn gọi là Santo Strikes Again, còn gọi là The Masked Man Strikes Again" (one of only four Santo films that was dubbed in English)[13][14]
- Santo en la venganza de la llorona (Santo in "The Revenge of the Crying Woman", 1974) (co-starring boxing champ Mantequilla Napoles)[13][14]
- Santo en Oro negro (Santo in "Black Gold", 1975) còn gọi là La Noche de San Juan[13][14]
- Santo en el Misterio en las Bermudas (Santo in "The Bermuda Mystery", 1977) (đóng chung với Blue Demon và Mil Mascaras)[13][14]
- Santo en la frontera del terror (Santo at the Border of Terror, 1979) còn gọi là Santo vs. the White Shadow[13][14]
- Santo contra el asesino de televisión (Santo vs. the TV Killer, 1981)[13][14]
- Chanoc y el hijo del Santo contra los vampiros asesinos (Chanoc and Son of Santo vs. the Killer Vampires, 1981) (vai phụ)[13][14]
- Santo en el puño de la muerte (Santo in "The Fist of Death", 1982)[13][14]
- Santo en la furia de los karatekas (Santo in "The Fury of the Karate Experts", 1982)[13][14]
Một số đòn thế nổi bật
- Đòn dứt điểm
- La de a Caballo (Camel clutch)[3][15]
- Tope de Cristo (Diving headbutt)[3]
- Đòn đặc trưng
Thành tích thi đấu
- Giải thi đấu của Empresa Mundial de Lucha Libre
- Giải vô địch quốc gia México hạng nhẹ: 1 lần vô địch[16]
- Giải vô địch quốc gia México hạng trung: 4 lần vô địch[17]
- Giải vô địch đồng đội quốc gia México: 2 lần vô địch cùng với Rayo de Jalisco, Sr.[18]
- Giải vô địch quốc gia México hạng bán trung: 2 lần vô địch[19]
- Giải vô địch thế giới NWA hạng trung: 1 lần vô địch
- Giải vô địch thế giới NWA hạng bán trung: 2 lần vô địch[20]
- Bảo tàng và Tòa nhà Danh vọng Đô vật chuyên nghiệp: được vinh danh năm 2013[21]
- Tòa nhà Danh vọng Wrestling Observer Newsletter: được vinh danh năm 1996[22]
Chú thích
- ^ “Greatest Ever Mexicans - No 8”. Gary Denness. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 2 năm 2007.
- ^ a ă â b c Various (2005). “The Silver Masked-Man”. Lucha Libre> Masked Superstars of Mexican Wrestling. Distributed Art Publishers, Inc. tr. 280–285. ISBN 968-6842-48-9.
- ^ a ă â b c d đ e ê g h i k l Madigan, Dan (2007). “El Santo”. Mondo Lucha a Go Go: the bizarre& honorable world of wild Mexican wrestling. HarperColins Publisher. tr. 71–78. ISBN 978-0-06-085583-3.
- ^ Sullivan, Chris (5 tháng 8 năm 2006). “GWrestling: Viva lucha libre!”. Independent, The (London). Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2009. [[]][liên kết hỏng]
- ^ a ă Various (2005). “The Silver Masked-Man”. Lucha Libre> Masked Superstars of Mexican Wrestling. Distributed Art Publishers, Inc. tr. 286. ISBN 968-6842-48-9.
- ^ Đoạn phim mô tả sự kiện El Santo cởi mặt nạ trong chương trình "Contrapunto"
- ^ a ă â b c JOHN F. MOLINARO The legend of El Santo. Who was that masked man? SLAM! Wrestling
- ^ John Kreng. Fight Choreography: The Art of Non-Verbal Dialogue, tr. 129
- ^ Madigan, Dan (2007). “El Hijo del Santo”. Mondo Lucha a Go Go: the bizarre& honorable world of wild Mexican wrestling. HarperColins Publisher. tr. 125–130. ISBN 978-0-06-085583-3.
- ^ Various (2005). “The Idol's Son”. Lucha Libre> Masked Superstars of Mexican Wrestling. Distributed Art Publishers, Inc. tr. 287–296. ISBN 968-6842-48-9.
- ^ Various (2005). “La Novia del Santo / the Bride of El Santo”. Lucha Libre> Masked Superstars of Mexican Wrestling. Distributed Art Publishers, Inc. tr. 208–210. ISBN 968-6842-48-9.
- ^ Alvarez, Bryan (17 tháng 8 năm 2012). “Fri update: Big-time weekend schedule, tons of shows, SummerSlam update, Brock and Paul, Rousey threatens death or dismemberment, Santos vs. Cain odds, Tiffany~!, WWE cut, tons more”. Wrestling Observer Newsletter. Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2012.
- ^ a ă â b c d đ e ê g h i k l m n o ô ơ p q r s t u ư v x y aa aă aâ ab ac ad ađ ae aê ag ah ai ak al am an ao aô aơ ap aq ar as Various (2005). “the villain of the small screen”. Lucha Libre: Masked Superstars of Mexican Wrestling. Distributed Art Publishers, Inc. tr. 150–183. ISBN 968-6842-48-9.
- ^ a ă â b c d đ e ê g h i k l m n o ô ơ p q r s t u ư v x y aa aă aâ ab ac ad ađ ae aê ag ah ai ak al am an ao aô aơ ap aq ar as “the Films of El Santo”. D. Wilt. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2009.
- ^ Guerrero, Eddie (2005). Cheating Death, Stealing Life: The Eddie Guerrero Story. Simon and Schuster. tr. 9. ISBN 0-7434-9353-2.
- ^ Royal Duncan and Gary Will (2000). “MEXICO: National Light Heavyweight Title”. Wrestling Title Histories. Archeus Communications. tr. 391. ISBN 0-9698161-5-4.
- ^ Royal Duncan and Gary Will (2000). “MEXICO: National Middleweight Title”. Wrestling Title Histories. Archeus Communications. tr. 293. ISBN 0-9698161-5-4.
- ^ Royal Duncan and Gary Will (2000). “MEXICO: National Tag Team Title”. Wrestling Title Histories. Archeus Communications. tr. 393–394. ISBN 0-9698161-5-4.
- ^ Royal Duncan and Gary Will (2000). “MEXICO: National Welterweight Title”. Wrestling Title Histories. Archeus Communications. tr. 392. ISBN 0-9698161-5-4.
- ^ Royal Duncan and Gary Will (2000). “MEXICO: EMLL NWA World Welterweight Title”. Wrestling Title Histories. Archeus Communications. tr. 390. ISBN 0-9698161-5-4.
- ^ Hall of Famers - Class of 2013
- ^ WRESTLING OBSERVER HALL OF FAME - 1996 Inductees
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
Trở về trang chính
hoangkim vietnam, hoangkim, hoangkimvietnam, Hoàng Kim, Ngọc Phương Nam, Chào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, VietnamAfricaCassavaRice, Khát khao xanh, Dayvahoc, Học mỗi ngày, Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống, Thơ cho con
No comments:
Post a Comment