Tuesday, September 2, 2014

Chào ngày mới 3 tháng 9


CNM365. Chào ngày mới 3 tháng 9. Wikipedia Ngày này năm xưa.  Quốc khánh Qatar (1971) (hình: Bản đồ 7 thành phố của Qatar Từ năm 2004, Qatar được chia thành bảy thành phố gọi là baladiyah); ngày "Kỉ niệm chiến tranh kháng Nhật thắng lợi" tại Trung Quốc; ngày Quân nhân tại Đài Loan.  Năm 863 – Quân Đông La Mã giành thắng lợi trước quân Melitene trong trận Lalakaon tại Tiểu Á. Năm 1783 – Hoa Kỳ và Anh Quốc ký kết Hiệp định Paris, chính thức chấm dứt Cách mạng Mỹ. Năm 1868Minh Trị Duy tân: Thiên hoàng Minh Trị ban chiếu thư đổi tên Edo sang Tokyo, sau đó chuyển đến cư trú tại đây. Năm 1907 – Dưới sức ép của Thực dân Pháp, vua Thành Thái phê chuẩn chiếu thoái vị, sau đó ông bị đưa đi quản thúc tại Cap Saint Jacques.

Qatar

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
دولة قطر
Dawlat Qatar

Flag of Qatar.svg Emblem of Qatar.svg
Quốc kỳ Huy hiệu
Vị trí của Qatar
Khẩu hiệu
không có
Quốc ca
As Salam al Amiri
Hành chính
Chính phủ Quân chủ tuyệt đối
Vua
Thủ tướng
Sheikh Tamim bin Hamad Al Thani
Sheikh Abdullah bin Khalifah Al Thani
Ngôn ngữ chính thức tiếng Ả Rập
Thủ đô Doha
25°18′B, 51°31′Đ
Thành phố lớn nhất Doha
Địa lý
Diện tích 11.437 km² (hạng 158)
Diện tích nước 0% %
Múi giờ UTC+3
Lịch sử
Ngày thành lập 3 tháng 9 năm 1971
Mật độ 75 người/km² (hạng 94)
Kinh tế
GDP (PPP) (2005) Tổng số: 22,47 tỷ đô la Mỹ
HDI (2003) 0,849 cao (hạng 40)
Đơn vị tiền tệ Riyal Qatar (QAR)
Thông tin khác
Tên miền Internet .qa
Qatar (phiên âm tiếng Việt: Ca-ta, Hán-Việt: Khải Tháp Nhĩ; tiếng Ả Rập: دولة قطر, Dawlat Qatar) là một quốc gia tại Trung Đông. Qatar nằm trên bán đảo nhỏ Qatar là phần phía Đông Bắc của bán đảo Ả Rập. Phía Nam Qatar giáp Ả Rập Xê Út, các mặt khác giáp vịnh Ba Tư. Năm 2004, Qatar được bầu làm thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2005-2007.

Lịch sử

Trước đây, Qatar thuộc quyển kiểm soát của các tù trưởng Hồi giáo Bahrain. Năm 1867, chiến tranh bùng nổ giữa những cư dân và những nhà cầm quyền vắng mặt. Để gìn giữ hòa bình trong vùng Vịnh, người Anh đã đưa Muhammad ibn Thani Al Thani, người đứng đầu một dòng họ lớn ở Qatar, làm người cai trị vùng này. Năm 1916, tiểu vương đồng ý để Qatar trở thành xứ bảo hộ của Anh.
Các mỏ dầu được khám phá từ thập niên 1940, mang lại sự thịnh vượng cho đất nước trong hai thập niên 50-60. Khoảng 85% thu nhập của Qatar là từ nguồn xuất khẩu dầu mỏ. Qatar là một trong những nước có thu nhập bình quân đầu người khá cao trên thế giới. Năm 1971, Qatar dự định liên kết với các nước Trucial để tạo thành Liên hiệp các Tiểu vương quốc Arập, nhưng cả Qatar và Oman đều từ chối và trở thành các nước độc lập.
Năm 1991, Qatar đồng ý để lực lượng quốc tế sử dụng Qatar làm căn cứ trong cuộc Chiến tranh vùng Vịnh. Năm 1994, chính phủ nắm quyền kiểm soát các công ty khai thác dầu mỏ trên toàn lãnh thổ quốc gia. Năm 1995, Thái tử Hamad bin Khalifa Al Thani truất phế quyền lực của vua cha. Từ đó, Al Thani áp dụng chính sách "thắt lưng buộc bụng" do nợ nước ngoài quá nhiều, bãi bỏ việc kiểm duyệt báo chí, tiến hành các cuộc cải cách trong đó có cả việc thực hiện cuộc bầu cử dân chủ lần đầu tiên trong lịch sử nước này. Mặc dầu cuộc bầu cử năm 1999 cho 29 thành viên Hội đồng thành phố - chỉ là cuộc bầu cử nhỏ, nhưng nó lại thể hiện một sự thay đổi có ý nghĩa về mặt chính trị: phụ nữ được quyền bỏ phiếu và quyền tranh cử.
Qatar cũng là nơi đặt trụ sở của mạng truyền hình vệ tinh bằng tiếng Ả Rập Al Jazera, đài này đã cho phát những đoạn băng độc quyền và những bài phát biểu của trùm khủng bố Osama Bin Laden. Đây là một đài truyền hình độc lập được nhiều người quan tâm ở Trung Đông, nhưng cũng bị nhiều nước Ả Rập chỉ trích vì cho phát hình các buổi phỏng vấn gây nhiều tranh luận về những nhân vật đối lập.

Chính trị

Đối nội

Qatar theo chế độ quân chủ chuyên chế, đứng đầu Nhà nước là Quốc vương, gọi là Emir. Trước đây, Qatar không có Quốc hội mà chỉ có Hội đồng Cố vấn (Majlis Al Shura) gồm 35 thành viên, do Quốc vương chỉ định. Quốc vương chỉ định cả Thủ tướng và Hội đồng Bộ trưởng.
Các đảng phái chính trị, các tổ chức công đoàn và quần chúng đều bị cấm hoạt động.
Gần đây, Qatar tiến hành cải cách chính trị, kinh tế, cho phép phụ nữ được quyền bầu cử và tranh cử.
Tháng 4 năm 2003, Qatar tổ chức trưng cầu dân ý, và đã thông qua Hiến pháp mới, Quốc hội (1 viện) bao gồm 45 thành viên, trong đó 2/3 được bầu cử trực tiếp, 1/3 thành viên còn lại do Quốc vương chỉ định. Cuộc bầu cử Quốc hội mới (thay thế Hội đồng Cố vấn) được tiến hành vào năm 2004.
Hiến pháp mới cho phép thành lập ngành Tư pháp độc lập, tách rời các cơ quan Lập pháp, Hành phápTư pháp, đảm bảo quyền tự do Hiệp Hội, bày tỏ ý kiến, nhưng không cho phép thành lập các đảng phái chính trị.

Đối ngoại

Qatar có chính sách đối ngoại khôn khéo, phát huy vai tró tích cực của mình ở khu vực và trên các diễn đàn quốc tế. Qatar đã đăng cai thành công nhiều hoạt động quốc tế và khu vực (WTO, nhóm 77, ASIAD 15…).
Qatar có quan hệ tốt với các nước láng giềng vùng Vịnh, và các nước Ả Rập khu vực, đã giải quyết xong vấn đề tranh chấp biên giới, lãnh thổ với Ả Rập Xê Út (năm 1992), và với Bahrain (tháng 3 năm 2001) thông qua phán xét của Toà án Quốc tế vì Công lý.
Qatar là thành viên của các Tổ chức: UN, ESCWA, GCC, FAO, OPEC, WTO, UNESCO, OIC, UNCTAD, NAM và nhiều Tổ chức quốc tế khác.
Hiện ở Doha có gần 60 cơ quan đại diện ngoại giao.

Địa lý

Quốc gia ở Tây Á, trong vùng bán đảo Ả Rập, nằm trên một bán đảo nhỏ nhô ra ở bờ Tây của vịnh Ba Tư. Qatar chiếm toàn bộ vùng cao nguyên đá vôi hoang mạc khô cằn, nhưng việc khai thác dầu mỏ (1949) và khí đốt tự nhiên (1988) đã mang lại nguồn thu nhập rất cao và tạo điều kiện phát triển nông nghiệpcông nghiệp.

Hành chính


Bản đồ 7 thành phố của Qatar
Từ năm 2004, Qatar được chia thành bảy thành phố gọi là baladiyah.[1]
  1. Madinat ash Shamal
  2. Al Khor
  3. Umm Salal
  4. Al Daayen
  5. Al Rayyan
  6. Doha
  7. Al Wakrah
Các thành phố được chia nhỏ thành 98 khu vực.

Kinh tế

Trước khi phát hiện ra dầu mỏ kinh tế Qatar chủ yếu dựa vào đánh cángọc trai. Sau khi thế giới biết đến nghề nuôi ngọc trai của người Nhật vào thập niên 20, 30, ngành ngọc trai Qatar suy thoái. Tuy nhiên, việc phát hiện ra dầu mỏ vào thập niên 40 đã hoàn toàn thay đổi nên kinh tế nước này. Hiện nay Qatar có mức sống cao, người dân được hưởng nhiều dịch vụ xã hội và tiện nghi hiện đại. Thu nhập của Qatar chủ yếu dựa vào xuất khẩu dầu khí. Lượng dầu mà Qatar có được ước tính khoảng 15 tỉ thùng (2.4 km³), trong khi đó khí đốt nằm trong một mỏ khổng lồ ở phía Bắc xung quanh vùng biên giới với Iran ước tính khoảng 800-900tcf (Trilion Cubic Feet-1tcf tương đương 80 triệu thùng dầu). Qatar giàu có và có mức sống cao không thua kém các nước Tây Âu. Qatar là một trong những nước có thu nhập bình quân đầu người cao nhất thế giới. Vì không đánh thuế thu nhập, Qatar là một trong hai nước có mức thuế thấp nhất thế giới (nước kia là Bahrain).
Qatar có tiềm năng kinh tế rất mạnh và đang phấn đấu để trở thành một trung tâm kinh tế - tài chính của khu vực.
Tài nguyên chính của Qatar là dầu lửa với trữ lượng 15,21 tỉ thùng, sản lượng 797 nghìn thùng /ngày (2009); hơi đốt 25 nghìn tỉ m3, đứng thứ 3 thế giới và đứng đầu thế giới về xuất khẩu khí hoá lỏng. Nền kinh tế Qatar chủ yếu dựa vào công nghiệp khai thác, chế biến dầu lửa và hơi đốt. Dầu lửa và hơi đốt đem lại khoảng 85% nguồn thu xuất khẩu và 60% GDP. Ngoài dầu lửa, Qatar còn có một số nhà máy xi măng, sửa chữa tàu thuyền.
Cơ cấu kinh tế: Công nghiệp 65,9%, Dịch vụ 34,1%, Nông nghiệp 0,1%.
GDP bình quân đầu (PPP): 103 nghìn USD (2008); 121,5 nghìn USD (2009)
Tăng trưởng 11,2% (2008); 9,2% (2009)
Tỷ lệ lạm phát 15, 2% (2008); -3,9% (2009)
Thất nghiệp 0,6% (2008); 0,5% (2009)
Đầu tư trực tiếp trong nước: 20,75 tỷ USD (2009)
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài: 9,4 tỷ USD (2009)
Dự trữ ngoại tệ và vàng: 16,81 tỷ USD (tính đến 31/1/2/2008); 17,2 tỷ (tính đến 31/12/2009).
Qatar xuất khẩu chủ yếu các sản phẩm dầu, phân bón, thép..., nhập khẩu máy móc, thiết bị, hàng tiêu dùng, thực phẩm, hoá chất.
Các bạn hàng chính: Nhật, Singapore, Hàn Quốc, Thái Lan, Mỹ, Pháp, Anh, Đức, Italia, Emirates, Ả Rập Xê Út.
Qatar có khoảng 600 nghìn lao động nước ngoài làm việc tại đây.

Dân số

Điều tra dân số năm 2010 ghi nhận dân số hiện tại là 1.699.435 người.[2] Vào tháng Giêng năm 2013, Cơ quan Thống kê Qatar ước tính dân số của nước này vào khoảng 1.903.447 người, trong đó 1.405.164 là nam giới và 498.283 phụ nữ.[3] Tại thời điểm điều tra cuộc dân số đầu tiên được tổ chức năm 1970, dân số là 111.133 người.[4] Dân số đã tăng gấp ba lần trong các thập kỷ đến năm 2011, tăng từ hơn 600.000 người trong năm 2001, công dân Qatar chỉ chiếm dưới 15% tổng dân số, còn lại là người nhập cư lao động.[5] Dòng người lao động nam đã dẫn đến mất cân bằng giới tính và phụ nữ bây giờ chỉ chiếm một phần tư dân số.[5]
Những người nhập cư lao động đã tạo nên các nhóm dân tộc như: Người Qatar chiếm 15%; các tộc người Ả Rập khác 13%, người Ấn Độ 24%; người Nepal 16%, người Philippines 11%, người Sri Lanka 5%; người Bangladesh: 5%; người Pakistan 4%, các dân tộc khác 7%. [13] Trong năm 2010, đã có 250.000 người Philippines ở nước này, làm cho cộng đồng này trở thành nhóm người nước ngoài lớn nhất thứ ba tại Qatar.[6]

Tôn giáo

Hồi giáo Sunni là tôn giáo chiếm ưu thế. Theo điều tra dân số năm 2004, 71,5% dân số là người Hồi giáo Sunni và khoảng 10% Hồi giáo Shia, 8,5% theo Công giáo và 10% các tôn giáo khác.[7] Hầu hết công dân Qatar thực hành theo giáo phái Wahhabism một giáo phái bảo thủ thuộc dòng Suni.[8]
Trong năm 2010, các tôn giáo trong cả nước ước tính do Trung tâm nghiên cứu Pew đưa ra là 67,7% Hồi giáo, 13,8% Kitô giáo, 13,8% theo Ấn giáo, Phật giáo 3,1%. Các tôn giáo khác và những người không tôn giáo chiếm phần còn lại là 1,6%.[9]
Trong tháng 3 năm 2008, một nhà thờ Công giáo La Mã, là nhà thò Đức Mẹ Mân Côi, được thánh hiến trong cuộc đàm phán Doha. Nhưng Công giáo không được phép truyền giáo trong cộng đồng. Nhà thờ sẽ không được xây dựng các biểu tượng của Kitô giáo như thánh giá, chuông, hoặc một tháp chuông bên ngoài.[10] Người theo Kitô giáo bao gồm gần như hoàn toàn là người nước ngoài. Không có các nhóm truyền giáo nước ngoài hoạt động công khai trong nước,[11] nhưng chính phủ cho phép nhà thờ tiến hành các Thánh Lễ từ năm 2008 và Kitô hữu đã được cho phép xây dựng nhà thờ trên đất hiến tặng của chính phủ.[12]

Tham khảo

Liên kết ngoài

Chiến tranh Trung-Nhật

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Chiến tranh Trung-Nhật
Một phần của Chiến tranh Thái Bình Dương thuộc Chiến tranh thế giới thứ hai
Japanese Occupation - Map.jpg
Bản đồ vùng Nhật Bản chiếm đóng vào năm 1940.
.
Thời gian 7 tháng 7, 19379 tháng 9, 1945
Địa điểm Trung Quốc
Nguyên nhân bùng nổ Sự kiện Lư Câu Kiều
Kết quả Nhật Bản đầu hàng, Trung Quốc trở thành thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.
Thay đổi lãnh thổ Trung Hoa chiếm lại Mãn Châu, Đài LoanBành Hồ, mất Mông Cổ
Tham chiến
Flag of the Republic of China
Trung Hoa Dân Quốc
và đồng minh của họ
Cờ của Đế quốc Nhật Bản
Đế quốc Nhật Bản
và đồng minh của họ
Chỉ huy
Flag of the Republic of China Tưởng Giới Thạch
Flag of the Republic of China Trần Thành
Flag of the Republic of China Diêm Tích Sơn
Flag of the Republic of China Phùng Ngọc Tường
Flag of the Republic of China Lý Tông Nhân
Flag of the Republic of China Tiết Nhạc
Flag of the Republic of China Bạch Sùng Hy
Flag of the Chinese Communist Party.svg Mao Trạch Đông
Flag of the Chinese Communist Party.svg Bành Đức Hoài
Flag of the Chinese Communist Party.svg Chu Đức
Flag of the Chinese Communist Party.svg Hạ Long
Cờ của Hoa Kỳ Joseph Stilwell
Cờ của Hoa Kỳ Claire Chennault
Cờ của Hoa Kỳ Albert Wedemeyer
Cờ của Đế quốc Nhật Bản Thiên hoàng Hirohito
Flag of the Empire of Japan Anami Korechika
Flag of the Empire of Japan Yasuhiko Asaka
Flag of the Empire of Japan Hata Shunroku
Flag of the Empire of Japan Itagaki Seishiro
Flag of the Empire of Japan Kan'in Kotohito
Flag of the Empire of Japan Iwane Matsui
Flag of the Empire of Japan Nishio Toshizo
Flag of the Empire of Japan Okamura Yasuji
Flag of the Empire of Japan Sugiyama Hajime
Flag of the Empire of Japan Tojo Hideki
Flag of the Empire of Japan Yoshijiro Umezu
Cờ của Chính phủ Uông Tinh Vệ Uông Tinh Vệ
Cờ của Mãn Châu quốc Phổ Nghi
Flag of None.svg Trương Tác Lâm


Lực lượng
  • 5.600.000 quân Quốc Dân và Giải phóng quân
  • 3.600 quân Liên Xô (1937-1940)
  • 900 máy bay Mĩ (1945)[1]
*4.100.000 quân[2] (trong đó có 3.200.000 người Nhật và 900.000 cộng tác viên Trung Quốc)[3]
Tổn thất
  • 3.200.000 quân Quốc Dân
  • 580.000 quân Giải phóng
(bao gồm cả người bị thương, thiệt mạng và mất tích)
  • 17.530.000 thường dân[4]
*Ước tính khoảng 2.100.000 thương vong, trong đó có khoảng 480.000 người chết[5]
.
Chiến tranh Trung-Nhật là chiến tranh giữa Trung QuốcNhật Bản bắt đầu từ 7 tháng 7 năm 1937 khi quân Thiên hoàng tiến chiếm Bắc Trung Hoa và kết thúc khi Nhật đầu hàng quân Đồng Minh ngày 9 tháng 9 năm 1945 vào cuối cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945). Đây là cuộc chiến tranh lớn nhất ở châu Á thế kỷ 20.[6]

Bối cảnh lịch sử

Nguồn gốc của chiến tranh Trung-Nhật có thể là Chiến tranh Thanh-Nhật diễn ra trong hai năm 1894-1895, khi Trung Quốc dưới triều Thanh, bị Nhật Bản đánh bại phải nhường Đài Loan và công nhận Triều Tiên độc lập qua Hiệp ước Shimonoseki (Mã Quan). Triều Thanh đang trong buổi hoàng hôn sụp đổ bởi các cuộc khởi nghĩa bên trong và chủ nghĩa đế quốc bên ngoài, trong lúc Nhật Bản đã trở thành một cường quốc sau công cuộc Minh Trị Duy tân.[7]. Trung Hoa Dân quốc được thành lập năm 1912 sau cuộc cách mạng Tân Hợi lật đổ triều Thanh. Nước Cộng hòa non trẻ thậm chí còn trở nên suy yếu hơn bởi sự xung đột của các quân phiệt. Một vài sứ quân thậm chí còn liên kết với nước ngoài nhằm nỗ lực quét sạch các đối thủ khác. Ví dụ, quân phiệt Trương Tác Lâm của Mãn Châu hợp tác rộng rãi với Nhật để nhận viện trợ quân sự và kinh tế.[8]
Năm 1915, Nhật đưa ra 21 yêu sách nhằm tăng cường quyền lợi chính trị và thương mại ở Trung Quốc.[9] Tiếp sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Nhật giành lấy khu vực ảnh hưởng của Đế quốc Đức ở Sơn Đông.[10] Trung Quốc dưới thời chính phủ Bắc Dương còn bị chia cắt không thể chống lại sự xâm nhập của nước ngoài cho đến Chiến tranh Bắc phạt năm 1926 - 1928, do Trung Quốc Quốc dân đảng đối lập ở Quảng Châu tiến hành.[11]
Trong 8 năm chiến tranh, quân đội Quốc Dân Đảng và Cộng sản Trung Quốc đã hợp tác với nhau. Phe Cộng sản Trung Quốc ban đầu do lực lượng tương đối yếu hơn, nhưng nếu không chiến đấu sẽ làm thui chột khả năng chiến đấu của Giải phóng quân nên họ cũng tiến hành nhiều trận đánh với Nhật và tổn thất rất lớn trước một đạo quân ít hơn về số lượng như Nhật Bản.[cần dẫn nguồn]
Một bộ phận quân Quốc Dân đảng đã theo Nhật, cũng như Đảng Cộng sản Trung Quốc ban đầu né tránh giao chiến với Nhật để giữ gìn lực lượng sau này chống Quốc dân Đảng nên cuộc chiến của Trung Quốc gặp nhiều khó khăn. Vì vậy có thể lý giải tại sao tổn thất của Quốc dân Đảng cao hơn nhiều so với Đảng Cộng sản Trung Quốc. Quốc dân Đảng theo Nhật khiến họ mất uy tín.
Tám năm chiến tranh gây ra tổn thất lớn cho Trung Quốc về nhân mạng, ước từ 15 đến 25 triệu. Người Nhật đã thực hiện Chiến dịch Hoa huệ vàng nhằm lấy đi số vàng bạc trên khắp châu Á trong đó bao gồm cả Trung Quốc. Số vàng lấy được tại Trung Quốc đã được chuyển về Nhật an toàn hơn các phần ở Đông Nam Á.
Chiến tranh đã chấm dứt do Nhật Bản đầu hàng phe Đồng minh vào tháng 8 năm 1945. Tuy Trung Quốc đã không thể thắng Nhật Bản trên lục địa châu Á trong cuộc chiến Trung - Nhật này nhưng chiến thắng chung cuộc của phe Đồng minh cũng khiến Trung Quốc trở thành nước thắng trận.

Chú thích

  1. ^ Taylor, Jay, The Generalissimo, tr.645.
  2. ^ Chung Wu Đài Bắc "Lịch sử của cuộc chiến tranh Trung-Nhật (1937-1945)" 1972 pp 535
  3. ^ Jowett, Phillip, Rays of the Rising Sun, tr.72.
  4. ^ Hsu Long-hsuen "Lịch sử của cuộc chiến tranh Trung-Nhật (1937-1945)" Đài Bắc 1972
  5. ^ Hà Bỉnh Lệ. Các nghiên cứu về dân số của Trung Quốc, 1368-1953. Cambridge: Harvard University Press, 1959.
  6. ^ Bix, Herbert P. (1992), “The Showa Emperor's 'Monologue' and the Problem of War Responsibility”, Journal of Japanese Studies 18 (2): 295–363, doi:10.2307/132824
  7. ^ Wilson, Dick, When Tigers Fight: The story of the Sino-Japanese War, 1937-1945, tr.5
  8. ^ “Foreign News: Revenge?”. Time magazine. 13 tháng 8 năm 1923.
  9. ^ Hoyt, Edwin P., Japan's War: The Great Pacific Conflict, tr.45
  10. ^ Palmer and Colton, A History of Modern World, tr.725
  11. ^ Taylor, Jay, tr.57

Liên kết ngoài








Tokyo

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tỉnh Tōkyō (東京都; Tōkyō-to
Đông Kinh đô)
Biểu tượng chính quyền đô thị Tōkyō
Được chọn tháng 6 năm 1989, Biểu tượng chính thức của Tōkyō là 3 hình cung tạo nên chữ T theo hình dáng của lá cây ginkgo. Nó biểu tượng cho vẻ đẹp, sự thanh bình, phồn thịnh và phát triển trong tương lai của Tōkyō.
Map of Japan with Tōkyō highlighted
Thủ phủ Shinjuku
Vùng Kanto
Đảo Honshu
Thống đốc Ishihara Shintarō
Diện tích 2.187,08 km² (thứ 45)
 - % nước 1.0%
Dân số (1.1.2010)
 - Dân số 15,991,242 (thứ 1)
 - Mật độ 5940 /km²
Gun 1
Hạt 62
ISO 3166-2 JP-13
Web site www.metro.tokyo.jp/
ENGLISH/
Huy hiệu tỉnh
 - Hoa Anh đào Yoshino Somei Yoshino (Prunus × yedoensis)
 - Cây Bạch quả
 - Chim Mòng biển đầu đen (Larus ridibundus)
Tokyo (tiếng Nhật: 東京都 Tōkyō-to, ; Hán-Việt: Đông Kinh đô, trong tiếng Việt còn có thể viết là Tô-ki-ô) là thủ đô và một trong 47 tỉnh của Nhật Bản, thủ đô Tōkyō nằm ở phía đông của đảo chính Honshū.
Trong tiếng Nhật, Tokyo có nghĩa là "Kinh đô ở phía đông". Không chỉ là một đô thị riêng lẻ mà ngày nay Tokyo là trung tâm của Vùng thủ đô Tōkyō. Trung tâm hành chính của Tokyo đặt ở khu Shinjuku. Vùng đô thị Tokyo là vùng đô thị đông dân nhất thế giới với dân số từ 35-39 triệu người (tùy theo cách định nghĩa) và là vùng đô thị có GDP cao nhất thế giới với GDP 1.479 tỷ đô la Mỹ theo sức mua tương đương vào năm 2008[1].
Tokyo được Saskia Sassen mô tả là một trong 3 "trung tâm chỉ huy" của nền kinh tế thế giới, cùng với Luân ĐônThành phố New York[2] Thành phố này được xem là một alpha+ thành phố thế giới, theo xếp hạng của GaWC năm 2008 inventory[3]. Tokyo là nơi đặt có cơ quan đầu não của Chính phủ Nhật Bản, Hoàng cung Nhật Bản và là nơi cư ngụ của Hoàng gia Nhật Bản.

Tên gọi

Kinh đô Tokyo từng được biết đến là Edo, có nghĩa là cửa sông[4]. Thành phố được đổi tên thành Tokyo (Tōkyō: (Đông) + kyō (thủ đô)) khi nó trở thành kinh đô của vương triều. Trong suốt triều vua Minh Trị, thành phố được gọi là "Tōkei"[5], một cách phiên âm đảo nghịch cho kí tự Trung Quốc diễn tả từ "Tokyo". Một vài tài liệu chính thống bằng Tiếng Anh còn sót lại tới ngày nay vẫn sử dụng cách đọc "Tokei", tuy nhiên cách phiên âm này hiện không còn được dùng nữa.[6]

Lịch sử


Biểu tượng của Tokyo, cầu Nijubashi nằm trong hoàng cung
Tầm quan trọng của Tokyo được nâng lên chủ yếu là do công của hai nhà lãnh đạo lỡi lạc: Tokugawa IeyasuMinh Trị Thiên Hoàng (Meiji). Vào năm 1603, sau khi thống nhất các sứ quân đánh lẫn nhau ở Nhật Bản, Shogun Tokugawa Ieyasu thiết lập Edo (bây giờ là Tokyo) như là căn cứ của ông. Kết quả là, thành phố phát triển nhanh chóng và trở thành một trong những thành phố lớn nhất trên thế giới với dân số trên 1 triệu người vào thế kỉ 18. Nó trở thành kinh đô trên thực tế của đất nước Nhật Bản mặc dù Thiên hoàng sống ở Kyoto, kinh đô Nhật Bản thời bấy giờ. Xem Edo.
Sau 263 năm, chế độ Mạc phủ bị lật đổ và Thiên hoàng phục hồi Đế quyền. Vào năm 1869, Minh Trị Thiên Hoàng vừa 17 tuổi dời đô từ Kyoto về Edo, được đặt tên lại là "Tokyo" (Đông Kinh) một năm trước đó. Tokyo đã là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của quốc gia, và cung vua làm nó trở thành một kinh đô trên thực tế của đất nước cũng như là thành Edo trước đây trở thành Hoàng cung. Thành phố Tokyo được thiết lập và tiếp tục là thủ đô cho đến khi nó trở thành một quận vào năm 1943 và sát nhập vào "Khu đô thị mở rộng" của Tokyo.

Tòa nhà chính quyền Tōkyō.
Tokyo, cũng như Osaka, đã được thiết kế từ thập niên 1900 như là thành phố đường sắt, nghĩa là thành phố xây xung quanh các nhà ga xe lửa lớn với một mật độ dân số cao, do đó các đường sắt nội thành có thể được xây với giá khá rẻ ở độ cao của mặt đường. Điều này khác với các thành phố trên thế giới khác như Los Angeles với mật độ dân thấp chủ yếu là cho xe hơi chạy, và mặc dù các đường cao tốc đã được xây dựng, các thiết kế cơ bản vẫn không thay đổi cho đến ngày hôm nay.
Tokyo đã trải qua hai tai họa lớn và hồi phục một cách đáng kể từ hai sự kiện đó. Một là trận động đất lớn Kanto vào năm 1923, và tai họa kia là cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939 - 1945). Những bom lửa năm 1945 cũng hủy diệt không kém hai quả bom nguyên tửHiroshimaNagasaki cộng lại. Nhiều khu vực trong thành phố bị san phẳng.
Sau chiến tranh, Tokyo được xây dựng lại hoàn toàn, và được trưng bày cho thế giới xem trong Thế vận hội 1964 tổ chức tại thành phố này. Tokyo trở thành thành phố lớn nhất trên thế giới vào năm 1965 (vượt qua khỏi New York). Thập niên 1970 đem lại những phát triển về chiều cao như Sunshine 60, một sân bay mới và gây tranh cãi (Sân bay quốc tế Narita) tại Narita (rất xa bên ngoài Tokyo), và một dân số tăng lên khoảng 11 triệu người (trong khu vực metropolitan).
Hệ thống tàu điện ngầm của Tokyo và các đường xe lửa đi lại trong thành phố trở thành bận rộn nhất trên thế giới bởi vì càng nhiều người di chuyển đến khu vực này. Vào thập niên 1980, giá địa ốc tăng vọt trong nền kinh tế bong bóng: nhiều người giàu lên nhanh chóng, nhưng bong bóng vỡ đầu thập niên 1990 và nhiều công ty, ngân hàng, và cá nhân bị vướng phải giá địa ốc suy giảm về giá trị. Sự suy thoái kinh tế theo sau đó, làm thập niên 1990 thành "thập niên bị mất" của Nhật, mà bây giờ nó đang hồi phục chậm chạp.
Tokyo vẫn chứng kiến các phát triển đô thị mới trên những vùng đất ít sinh lợi hơn. Những công trình gần đây bao gồm Ebisu Garden Place, Tennozu Isle, Shiodome, Roppongi Hills, Shinagawa (bây giờ cũng là nhà ga Shinkansen), và nhà ga Tokyo (phía Marunouchi). Các tòa nhà quan trọng đã bị phá bỏ để dành chỗ cho những khu siêu thị hiện đại hơn như dãy đồi Omotesando. Các dự án đắp thêm đất ở Tokyo cũng đã diễn ra trong nhiều thế kỉ. Nổi bật nhất là khu vực Odaiba, bây giờ là một trung tâm mua bán và giải trí.
Tokyo bị tàn phá bởi các trận động đất mạnh vào năm 1703, 1782, 1812, 18551923. Trận động đất năm 1923, với ước tính cường độ vào khoảng 8.3, giết hại 142.000 người.
Cũng có nhiều dự án khác nhau được đề nghị để di chuyển các cơ quan chức năng của nhà nước từ Tokyo đến một thủ đô thứ hai ở một vùng khác của Nhật Bản, để làm giảm đi sự phát triển nhanh chóng ở Tokyo và vực dậy những vùng chậm phát triển về mặt kinh tế. Những dự án này còn nhiều tranh cãi trong Nhật Bản và chưa được thực hiện.
Do sự tiến hóa trong phương pháp chữ Nhật được phiên âm ra Romaji, các văn bản cũ có thể nhắc đến thành phố như là "Tokio".

Địa lý và Hành chính

Phần lục địa của Tokyo nằm ở phía tây bắc của vịnh Tokyo và ước tính có chiều dài 90 km từ đông tới tây và 25 km từ bắc tới nam. Tỉnh Chiba tiếp giáp phía đông, Yamanashi phía tây, Kanagawa phía nam và Saitama phía bắc. Phần nằm trong lục địa của Tokyo được phân chia thành những khu đặc biệt (chiếm phần phía đông) và vùng Tama chạy dọc về hướng tây.
Danh giới hành chính của vùng đại Tokyo còn bao gồm hai chuỗi hòn đảo thuộc Thái Bình Dương chạy thẳng về phía nam: Quần đảo Izuquần đảo Ogasawara, kéo dài hơn 1000 km so với vùng đất liền Nhật Bản.
Theo luật Nhật Bản, Tokyo được phân định là Đô(都-to)[7]. Cấu trúc hành chính ngang bằng với các tỉnh của Nhật Bản. Trong vùng Tokyo thì lại có nhiều cấu trúc hành chính nhỏ hơn, được gọi là thành phố. Bao gồm 23 khu đặc biệt (特別区-khu), đây là những khu tự trị, mỗi khu có một thị trưởng và một hội đồng riêng và có cấu trúc của một thành phố. Ngoài 23 khu đặc biệt này, Tokyo còn có 26 tiểu thành phố (市 -thị), 5 thị trấn (町-đinh) và 8 làng (村-thôn), mỗi phân khu hành chính đều có chính quyền địa phương riêng. Người đứng đầu chính quyền thủ đô Tokyo là một tỉnh trưởng được bầu công khai và hội đồng thành phố. Trụ sở của thành phố nằm ở khu Shibuya, đây là nơi điều hành toàn bộ Tokyo, bao gồm cả sông, ngòi, đầm, đảo, công viên quốc gia, thêm vào đó là cả những tuyến phố, những tòa nhà chọc trời và hệ thống tàu điện ngầm.

Hai Mươi ba khu đặc biệt

Khu đặc biệt (tokubetsu-ku) của Tokyo bao gồm một vùng từng hình thành nên thành phố Tokyo. Vào ngày 1 tháng 7 năm 1943, thành phố Tokyo được sáp nhập vào tỉnh Tokyo (東京府, Tōkyō-fu) và thành lập nên "tỉnh thủ đô". Sau vụ sáp nhập, không giống các khu thành phố khác ở Nhật Bản, những khu này không thuộc bất cứ một thành phố bao bọc lớn hơn nào. Mỗi khu là một đô thị tự trị với thị trưởng được bầu ra bởi chính khu đó và có hội đồng giống các thành phố khác ở Nhật. Điểm khác biệt của các khu này khác biệt so với các thành phố khác là mối quan hệ hành chính đặc biệt với chính quyền tỉnh. Vài chức năng đô thị nhất định, chẳng hạn như cung cấp nước, hệ thống cống rãnh, cứu hỏa được điều hành bởi chính quyền thủ đô Tokyo. Để trả cho những chi phí hành chính phát sinh, tỉnh thu thuế đô thị, thuế này sẽ thường được thu bởi thành phố[8]. Hiện nay Tokyo có 23 khu đặc biệt gồm:

Tây Tokyo


Hibiyabori
Phía tây của những khu đặc biệt gồm có những thành phố, thôn, làng có cấu trúc hành chính giống những nơi khác ở Nhật. Dù đóng vai trò chủ yếu là những nơi sinh sống của người những người dân làm việc ở trung tâm Tokyo nhưng một vài nơi ở đây cũng có những cơ sở công nghiệp và thương mại địa phương. Những khu này thường được gọi là vùng Tama hay Tây Tokyo.

Thành phố

Có 26 thành phố nằm ở vùng phía tây Tokyo:

Quận, thôn, làng

Đoạn cực tây có quận Nishitama. Phần lớn vùng này là núi và điều kiện địa hình không phù hợp cho phát triển đô thị. Ngọn núi cao nhất ở Tokyo là núi Kumotori, cao 2,017m; những ngọn núi khác bao gồm Takasu (1737 m), Odake (1266 m), và Mitake (929 m). Hồ Okutama, gần sông Tama cạnh tỉnh Yamanashi, là hồ lớn nhất của Tokyo.

Đảo


Tokyo nhìn từ vệ tinh
Tokyo có vô số hòn đảo ngoài khơi, kéo dài xa tới 1850 km so với trung tâm Tokyo. Vì khoảng cách xa của những hòn đảo này so với trụ sở chính quyền thành phố ở Shibuya nên những văn phòng chính quyền địa phương quản lí những hòn đảo này.
Quần đảo Izu là một nhóm các đảo núi lửa hình thành nên Công viên Quốc gia Fuji-Hakone-Izu. Những hòn đảo nằm gần Tokyo nhất theo thứ tự gồm: Izu Ōshima, Toshima, Niijima, Shikinejima, Kozushima, Miyakejima, Mikurajima, Hachijojima, và Aogashima. Izu ŌshimaHachijojima là những thị trấn, những hòn đảo còn lại là thôn, trong đó NiijimaShikinejima là một thôn.
Quần đảo Ogasawara bao gồm, từ bắc tới nam, Chichi-jima, Nishinoshima, Haha-jima, Kita Iwo Jima, Iwo Jima, và Minami Iwo Jima. Ogasawara cũng quản lý hai đảo nhỏ ngoài khơi: Minami TorishimaOkino Torishima. Hai chuỗi đảo và những hòn đảo ngoài khơi này không có người sinh sống lâu dài mà chỉ là nơi đồn trú của các sĩ quan thuộc Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản. Chỉ có hai đảo Chichi-jimaHaha-jima là có người địa phương sinh sống. Hai đảo này hình thành nên thôn Ogasawara.

Vườn quốc gia

Có một vài công viên quốc gia thuộc Tokyo bao gồm:

Dân số


Tokyo vào buổi tối
Tính đến tháng 10 năm 2007, ước tính có khoảng 12.79 triệu người sống tại Tokyo với 8.653 triệu người sống tại 23 khu đặc biệt. Vào ban ngày, dân số tăng thêm 2.5 triệu người, gồm những người đi làm và học sinh lưu chuyển từ các vùng lân cận vào trung tâm. Tác động này có thể thấy rõ nhất ở 3 khu trung tâm là Chiyoda, ChūōMinato, những khu có dân số là 326,000 vào ban đêm và 2.4 triệu người vào ban ngày theo điều tra dân số năm 2005. Toàn bộ tỉnh Tokyo có 12,790,000 cư dân vào tháng 10 năm 2007 (8,653,000 trong 23 khu), với số tăng 3 triệu người vào ban ngày. Dân số Tokyo đang tiếp tục tăng do người dân đang có xu hướng quay trở lại sống tại các khu trung tâm khi giá đất ngày càng giảm nhẹ.
Tính đến năm 2005, những người có quốc tịch nước ngoài sống tại Tokyo theo điều tra gồm: người Trung Quốc (123,661), người Hàn Quốc (106,697), người Bắc Triều Tiên (62,000), người Phillipine (31,077), người Mỹ (18,848), người Anh (7,696), người Brazil (5,300) và người Pháp (3,000).[9]

Khí hậu và địa chất

Tokyo nằm ở vành đai khí hậu cận nhiệt đới ẩm [10], mùa hè ẩm ướt và mùa đông dịu mát với những đợt rét. Lượng mưa bình quân là 1,380mm. Lượng tuyết ít nhưng vẫn thường xuyên diễn ra [11]. Tokyo là một ví dụ điển hình cho loại khí hậu nhiệt đô thị đảo, dân số đông góp một phần quan trọng đến khí hậu thành phố.[12]. Tokyo được xem là "một ví dụ thuyết phục cho mối quan hệ giữa sự tăng trưởng đô thị và khí hậu". Tokyo cũng thường có bão hàng năm, nhưng phần lớn là bão yếu.
Tokyo từng hứng chịu các trận động đất vào năm 1703, 1782, 1812, 1855 và 1923[13][14]. Trận động đất năm 1923 với cường độ 8,3 đã giết chết 142.000 người.
Nuvola apps kweather.svg Khí hậu Tokyo, Nhật Bản (1971-2000)
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Trung bình tối cao °C (°F) 9.8 (50) 10.0 (50) 12.9 (55) 18.4 (65) 22.7 (73) 25.2 (77) 29.0 (84) 30.8 (87) 26.8 (80) 21.6 (71) 16.7 (62) 12.3 (54) 19,7 (67)
Trung bình tối thấp °C (°F) 2.1 (36) 2.4 (36) 5.1 (41) 10.5 (51) 15.1 (59) 18.9 (66) 22.5 (73) 24.2 (76) 20.7 (69) 15.0 (59) 9.5 (49) 4.6 (40) 12,5 (55)
Lượng mưa mm (inch) 48.6 (1.9) 60.2 (2.4) 114.5 (4.5) 130.3 (5.1) 128.0 (5) 164.9 (6.5) 161.5 (6.4) 155.1 (6.1) 208.5 (8.2) 163.1 (6.4) 92.5 (3.6) 39.6 (1.6) 1.466,7 (57,7)
Nguồn: [15] 8 tháng 6 năm 2009.

Kinh tế


Đường Hamamatsucho
Không chỉ là trung tâm hành chính của Nhật Bản mà Tokyo còn là trung tâm kinh tế của thế giới.
Là một trong 3 trung tâm kinh tế toàn cầu cùng với New YorkLuân Đôn, theo điều tra của PricewaterhouseCoopers, khu đại đô thị Tokyo (35.2 triệu người) có tổng GDP theo sức mua tương đương là 1.191 tỷ USD năm 2005, biến nó trở thành vùng đô thị có GDP lớn nhất toàn cầu. Tính đến năm 2008, có 47 công ty trong danh sách Global 500 có trụ sở đặt tại Tokyo, gấp đôi so với Paris.
Tokyo là trung tâm tài chính quốc tế, là nơi đặt trụ sở chính của một vài ngân hàng đầu tưcông ty bảo hiểm lớn nhất thế giới, đóng vai trò đầu mối của Nhật về giao thông, công nghiệp xuất bảnphát thanh truyền hình. Trong phát triển mang tính tập trung của nền kinh tế Nhật Bản theo sau cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai, nhiều công ty lớn di chuyển tổng hành dinh của họ từ các thành phố như Osaka (thủ đô thương mại lịch sử của Nhật) đến Tokyo, trong cố gắng lợi dụng sự thâm nhập dễ dàng hơn vào hệ thống nhà nước. Xu hướng này đã bắt đầu chậm dần đi do sự bùng nổ dân số ở Tokyo và mức sống đắt đỏ ở đó.
Tokyo được xếp hạng bởi Economist Intelligence Unit là thành phố đắt đỏ nhất trên thế giới (giá sinh hoạt cao nhất) trong 14 năm liền cho đến 2006[16]. Chú ý rằng điều này chỉ đúng cho mức sống của một thương gia người phương Tây. Nhiều người Nhật vẫn sống được qua ngày một cách tiết kiệm ở Tokyo, do tỉ lệ tiết kiệm quốc gia cao.

Mitsubishi UFJ, một trong những ngân hàng lớn nhất thế giới
Thị trường chứng khoán Tokyo lớn thứ nhì trên thế giới tính theo trị giá thị trường của các cổ phiếu được niêm yết, với hơn 4.000 tỷ USD. Chỉ có Thị trường chứng khoán New York là lớn hơn. Tuy nhiên, tầm vóc của nó đã giảm đi đáng kể từ sau vụ bong bóng của thị trường địa ốc đạt cực đỉnh đầu những năm 1990, khi nó chiếm trên 60 phần trăm của toàn bộ trị giá chứng khoán trên thế giới.
Tính đến năm 2003, theo Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản, Tokyo có 8,460 ha đất nông nghiệp, là tỉnh có tỉ lệ đất nông nghiệp thấp nhất cả nước. Đất nông nghiệp tập trung chủ yếu ở tây Tokyo. Những mặt hàng dễ thối hỏng như rau, hoa quả và hoa có thể dễ dàng chuyển tới những khu chợ ở phía đông tỉnh. Rau bina Nhật Bản và rau bina là những loại rau quan trọng nhất, đến năm 2000, Tokyo cung cấp 32.5% lượng rau bina Nhật Bản được bán tại các chợ trung tâm.
Với 36% diện tịch bị bao phủ bởi rừng, Tokyo là nơi phát triển dày đặc của cây liễu samcây bách Nhật, đặc biệt là những vùng nhiều núi như Akiruno, Ōme, Okutama, Hachiōji, Hinode, and Hinohara. Với việc giảm giá gỗ nguyên liệu, tăng giá thành sản xuất cộng thêm việc phát triển rừng đã làm sụt giảm sản lượng gỗ ở Tokyo.
Vịnh Tokyo là nguồn cung thủy sản chính. Hiện tại, phần lớn thủy sản của Tokyo đến từ những hòn đảo ngoài khơi như Izu Ōshima và Hachijōjima. Cá ngừ, noji và aji là những mặt hàng thủy sản chính.

Giao thông


Tàu cao tốc Shinkansen tại ga Tokyo
Tokyo, với vai trò là trung tâm của vùng đại đô thị Tokyo, là trung tâm giao thông nội địa và quốc tế lớn nhất Nhật Bản với hệ thống giao thông đường sắt, đường bộ và đường không phát triển hiện đại. Giao thông công cộng trong Tokyo bao gồm chủ yếu là hệ thống xe lửa và tàu điện ngầm bao quát được quản lý bởi nhiều nhà điều hành [17]. Xe buýt, xe lửa một ray và xe điện cũng đóng vai trò quan trọng trong việc lưu chuyển tại thành phố.
Tại Ōta, một trong 23 khu đặc biệt của Tokyo, sân bay quốc tế Tokyo (Haneda) phục vụ những chuyến bay nội địa. Ngoài Tokyo, sân bay quốc tế Narita nằm ở tỉnh Chiba, là nơi đón khách quốc tế.
Nhiều đảo ở Tokyo cũng có sân bay như Hachijōjima (sân bay Hachijojima), Miyakejima (sân bay Miyakejima) và Izu Ōshima (sân bay Oshima) có những chuyến bay tới các sân bay ở Tokyo và quốc tế.
Đường sắt là loại hình giao thông chủ yếu ở Tokyo, Tokyo có hệ thống đường sắt đô thị lớn nhất thế giới. Công ty đường sắt Đông Nhật Bản điều hành hệ thống đường sắt lớn nhất của Tokyo, bao gồm đường ray Yamanote chạy quanh khu trung tâm thương mại của Tokyo. Hai tổ chức khác điều hành hệ thống tàu điện ngầm gồm: công ty tư nhân Tokyo MetroCục giao thông đô thị Tokyo thuộc chính phủ. Những hãng vận tải tư nhân và nhà nước điều hành các tuyến xe buýt, bao gồm các dịch vụ địa phương, vùng và trong nước.
Hệ thống đường cao tốc nối thủ đô tới các điểm khác trong vùng đại Tokyo, vùng Kantō và các đảo KyūshūShikoku.
Những phương tiện giao thông khác bao gồm taxi hoạt động tại các khu đặc biệt, thành phố và thôn. Những bến phà đường dài cũng phục vụ tại các đảo của Tokyo và chuyên chở hành khách và hàng hóa tới các cảng trong nước và quốc tế.

Văn hóa


Tokyo Dome, sân nhà của Yomiuri Giants

Tamagawa Jōsui Hamura
Tokyo có rất nhiều bảo tàng. Riêng tại công viên Ueno đã có 4 bảo tàng quốc gia gồm: Bảo tàng Quốc gia Tokyo, bảo tàng lớn nhất của Nhật Bản và chuyên về nghệ thuật truyền thống Nhật Bản; Bảo tàng Quốc gia nghệ thuật phương Tây; Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại Quốc gia Tokyo, với những bộ sưu tập về nghệ thuật Nhật Bản cũng như hơn 40,000 bộ phim của Nhật Bản và quốc tế. Ở vườn hoa Ueno cũng có Bảo tàng Khoa học Quốc gia và vườn thú công cộng. Các bảo tàng khác bao gồm: Bảo tàng Nghệ thuật Nezu tại Aoyama; Bảo tàng Edo-Tokyo tại Sumida dọc sông Sumida ở trung tâm Tokyo và thư viện nghị viện quốc gia, Cơ quan lưu trữ quốc gia và Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại Quốc gia, nằm gần hoàng cung.
Tokyo có rất nhiều nhà hát cho nghệ thuật biểu diễn. Trong đó có những nhà hát tư nhân và nhà nước dành cho các loại hình nghệ thuật truyền thống của Nhật Bản như kịch NohKabuki cũng như cho các thể loại kịch hiện đại. Các dàn nhạc giao hưởng và những nhóm nhạc biểu diễn âm nhạc phương Tây và âm nhạc truyền thống. Tokyo có rất nhiều nơi biểu diễn dành cho thể loại nhạc pop và rock với đủ các kích cỡ từ những câu lạc bộ nhỏ cho tới những khu lớn như Nippon Budokan. Có rất nhiều lễ hội diễn ra khắp Tokyo. Những lễ hội lớn phải kể đến Sannō tại đền Hie, Sanja tại đền Asakura và lễ hội Kanda tổ chức hai năm một lần. Thường niên, vào cuối ngày thứ bảy của tháng bảy, tại sông Sumida sẽ có màn biểu diễn pháo hoa thu hút hơn một triệu người xem. Vào mùa hoa anh đào nở vào tháng tư, rất nhiều người tụ tập tại công viên Ueno, công viên Inokashiravườn quốc gia Shinjuku Gyoen để tổ chức picnic dưới bóng cây anh đào.
Harajuku, một địa điểm thuộc khu Shibuya, được biết đến trên toàn thế giới với phong cách và thời trang của giới trẻ Nhật Bản.

Giáo dục


Đại học Tokyo.
Tokyo có rất nhiều trường đại học, cao đẳng và dạy nghề. Rất nhiều trường danh giá nhất Nhật Bản nằm ở Tokyo, bao gồm Đại học Tokyo, Đại học Hitotsubashi, Viện Công nghệ Tokyo, Đại học WasedaĐại học Keio. Những đại học lớn của Nhật Bản nằm ở Tokyo gồm có:
Quốc lập:
Công lập:
Tư lập:

Thể thao


Ryōgoku Kokugikan, nhà thi đấu sumo
Thể thao tại Tokyo rất đa dạng. Tokyo có hai đội bóng chày chuyên nghiệp là Yomiuri Giants (sân nhà là Tokyo Dome) và Yakult Swallows (sân nhà là sân vận động Meiji-Jingu). Hiệp hội Sumo Nhật Bản có trụ sở tại Tokyo đặt tại nhà thi đấu Ryōgoku Kokugikan, nơi có 3 giải Sumo chính thức được tổ chức thường niên (vào tháng giêng, tháng năm và tháng chín). Những câu lạc bộ bóng đá ở Tokyo bao gồm F.C. Tokyo and Tokyo Verdy, cả hai đều có chung sân nhà là sân vận động Ajinomoto tại Chōfu. Tokyo là thành phố đã tổ chức Thế vận hội Mùa hè 1964. Sân vận động quốc gia, được biết đến với tên là sân vận động Olympic, Tokyo đã tổ chức một số sự kiện thể thao quốc tế. Là một thành phố có nhiều khu thi đấu thể thao đạt đẳng cấp quốc tế, Tokyo thường xuyên tổ chức những sự kiện thể thao trong nước và quốc tế như các giải tennis, bơi, marathon, thể thao biểu diễn kiểu Mỹ, judo, karate. Cung thể dục thể thao trung tâm Tokyo, nằm ở Sendagaya, Shibuya, là khu liên hợp thể thao lớn bao gồm nhiều bể bơi, phòng tập và một nhà thi đấu trong nhà. Tokyo đang là một trong những thành phố ứng cử tổ chức Thế vận hội Mùa hè 2016.

Tokyo trong văn hóa đại chúng

Với vai trò là một trung tâm dân số lớn nhất Nhật Bản và là nơi có trụ sở của những đài truyền hình lớn nhất nhất quốc gia, Tokyo thường xuyên được chọn làm bối cảnh cho những bộ phim, show truyền hình, anime, manga. Trong thể loại kaiju (phim kinh dị), những thắng cảnh của Tokyo thường bị phá hủy bởi những con quái vật khổng lồ như Godzilla.
Một vài đạo diễn Hollywood đã chọn Tokyo là nơi quay phim cũng như bối cảnh của bộ phim. Một vài ví dụ cho những bộ phim thời hậu chiến là Tokyo Joe, My Geisha, tập phim You Only Live Twice trong loạt phim về James Bond; nhiều bộ phim nổi tiếng khác bao gồm Kill Bill, The Fast and the Furious: Tokyo DriffLost in Translation.

Khung cảnh

Kiến trúc của Tokyo được hình thành phần lớn bởi lịch sử của thành phố. Tokyo từng hai lần bị tàn phá trong lịch sử: lần thứ nhất là do hậu quả của trận Đại động đất Kantō và lần thứ hai là kết quả của những cuộc oanh tạc trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai[18]. Do vậy, khung cảnh chủ yếu của Tokyo hiện nay là thuộc kiến trúc hiện đại và đương thời, có rất ít các công trình cổ.[18]
Tokyo cũng có rất nhiều vườn hoa và công viên

Toàn cảnh Shinjukunúi Phú Sĩ.

Toàn cảnh Hoàng cung Tokyo nhìn từ Marunouchi.

Hoa anh đào nở trong Hoàng cung.

Thành phố kết nghĩa

Tokyo có 11 thành phố và bang kết nghĩa:[19]

Chú thích

  1. ^ “Global city GDP rankings 2008-2025”. Pricewaterhouse Coopers. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2009.
  2. ^ Sassen, Saskia (2001). The Global City: New York, London, Tokyo (ấn bản 2). Princeton University Press. ISBN 0691070636.
  3. ^ GaWC - The World According to GaWC 2008
  4. ^ Room, Adrian. Placenames of the World. McFarland & Company (1996), p360. ISBN 0-7864-1814-1.
  5. ^ Waley, Paul (2003). Japanese Capitals in Historical Perspective: Place, Power and Memory in Kyoto, Edo and Tokyo. Routledge. tr. 253. ISBN 070071409X.
  6. ^ "明治東京異聞~トウケイかトウキョウか~東京の読み方" Tokyo Metropolitan Archives (2008). Retrieved on 13 September 2008. (tiếng Nhật)
  7. ^ “Local Government in Japan” (PDF). Council of Local Authorities for International Relations. tr. p. 8. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2008.
  8. ^ THE STRUCTURE OF THE TOKYO METROPOLITAN GOVERNMENT (Tokyo government webpage)
  9. ^ “Tokyo Statistical Yearbook 2005, Population”. Bureau of General Affairs, Tokyo Metropolitan Government. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2007.
  10. ^ Peel, M. C., Finlayson, B. L., and McMahon, T. A.: Updated world map of the Köppen-Geiger climate classification, Hydrol. Earth Syst. Sci., 11, 1633-1644, 2007.
  11. ^ “Tokyo observes latest ever 1st snowfall”. Kyodo News (Tokyo). 16 tháng 3 năm 2005. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2008.
  12. ^ Barry, Roger Graham & Richard J. Chorley. Atmosphere, Weather and Climate. Routledge (2003), p344. ISBN 0-415-27170-3.
  13. ^ “A New 1649-1884 Catalog of Destructive Earthquakes near Tokyo and Implications for the Long-term Seismic Process” (PDF). U.S. Geological Survey. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2007.
  14. ^ “A new probabilistic seismic hazard assessment for greater Tokyo” (PDF). U.S. Geological Survey. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2007.
  15. ^ “気象庁 / 平年値(年・月ごとの値)”. Japan Meteorological Agency.
  16. ^ “Oslo is world's most expensive city: survey”. Reuters. January 31, 2006. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2014. (inactive).
  17. ^ “A Country Study: Japan”. The Library of Congress. tr. Chapter 2, Neighborhoods. Truy cập ngày 24 tháng 10 năm 2007.
  18. ^ a ă Hidenobu Jinnai. Tokyo: A Spatial Anthropology. University of California Press (1995), p1-3. ISBN 0-520-07135-2.
  19. ^ “Sister Cities(States) of Tokyo”. Tokyo Metropolitan Government. Truy cập 27 tháng 11 năm 2012.

Liên kết ngoài

35°42′2″B 139°42′54″Đ

Thành Thái

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Thành Thái Đế
成泰帝
Emperor Thanh Thai.jpg
Hoàng đế nhà Nguyễn
Tại vị 1889 - 1907
Tiền nhiệm Nguyễn Cảnh Tông
Kế nhiệm Duy Tân
Thông tin chung
Hậu duệ
Tên húy Nguyễn Phúc Bửu Lân
Niên hiệu Thành Thái 成泰
Thụy hiệu Hoài Trạch công
懷澤公
Triều đại Nhà Nguyễn
Hoàng gia ca Đăng đàn cung
Thân phụ Nguyễn Cung Tông
Huệ hoàng đế
Thân mẫu Từ Minh Huệ hoàng hậu
Sinh 14 tháng 3 năm 1879
Huế, Việt Nam
Mất 24 tháng 3, 1954 (75 tuổi)
An táng An Lăng (安陵)
Thành Thái (chữ Hán: 成泰; 14 tháng 3 năm 187924 tháng 3 năm 1954), là vị Hoàng đế thứ 10 của triều đại nhà Nguyễn, tại vị từ 1889 đến 1907.
Do chống Pháp nên ông, cùng với các vua Hàm NghiDuy Tân, là 3 vị vua yêu nước trong lịch sử Việt Nam thời Pháp thuộc bị đi đày tại ngoại quốc.

Thuở nhỏ

Thành Thái đế tên húyNguyễn Phúc Bửu Lân (阮福寶嶙), còn có tên là Nguyễn Phúc Chiêu (阮福昭). Ông là con thứ 7 của vua Dục Đức và bà Phan Thị Điều, sinh ngày 22 tháng 2 năm Kỷ Mão, tức 14 tháng 3 năm 1879 tại Huế. Ông còn là cháu nội Thoại Thái vương Nguyễn Phúc Hồng Y, và là chắt vua Thiệu Trị.
Năm ông bốn tuổi, vua cha Dục Đức bị phế và chết trong tù. Đến nǎm được chín tuổi, vì ông ngoại là Phan Đình Bình (làm quan Thượng thư bộ Hộ) bị vua Đồng Khánh bắt giam rồi bỏ cho chết, vì mắng Đồng Khánh, nịnh bợ và thân Pháp, khi Đồng Khánh ra Quảng Bình dụ vua Hàm Nghi đầu hàng. Bửu Lân lại phải cùng mẹ Từ Minh, lên kinh đô, chịu sự quản thúc, sống trong cảnh thiếu thốn.
Ngày 28 tháng 1 năm 1889, vua Đồng Khánh lâm bệnh qua đời. Khi đó con vua Đồng Khánh là Bửu Đảo mới 3 tuổi nên không nối ngôi được, triều đình Huế xin ý kiến của Tổng sứ Trung Bắc kỳ Pierre Paul Rheinart. Ở tòa khâm sứ lúc này có ông Diệp Văn Cương đang làm thông ngôn. Diệp Vǎn Cương lấy bà cô ruột của Bửu Lân, và cũng có cảm tình thương hại vua Dục Đức, nên cố tìm cách cho cháu mình lên ngôi. Ông dịch cho Khâm sứ Rheinart nghe hoàn toàn khác với ý của Viện cơ mật. Vì thế Bửu Lân được chọn lên ngai vàng. Bà Phan Thị Điều nghĩ tới cảnh vua Dục Đức và thảm kịch bốn tháng ba vua trước đây nên khóc lóc, không đồng ý, phải khuyên giải mãi mới ưng thuận.

Cai trị

Lên ngôi

Ngày 2 tháng 2 năm 1889 Bửu Lân lên ngôi lấy hiệu là Thành Thái. Khi đó Bửu Lân mới 10 tuổi. Triều Thành Thái khác các triều trước ở chỗ lễ đǎng quang không có Truyền quốc bửu tỷ ấn ngọc. Lúc trước, khi rời khỏi kinh thành Huế, vua Hàm Nghi đã mang theo và đánh mất tại tỉnh Quảng Bình. Cho nên lúc tại vị vua Đồng Khánh đã phải dùng một ấn ngọc khác. Ngoài ra, di chiếu cũng không có. Vua Dục Đức hay vua Đồng Khánh không truyền ngôi lại cho vua Thành Thái. Không ấn ngọc, không di chiếu, nhưng lại có một toán lính Pháp bồng súng đóng ở bên trong cửa Ngọ Môn.

Chân dung Đức Thành Thái
Thành Thái là một ông vua trẻ có nhiều tính cách đặc biệt. Những ngày đầu tiên, tuy đã là vua nhưng vì còn bé nên ông vẫn thích chơi bời, nghịch ngợm. Một số quan phụ chính giúp đỡ như Tuy Lý Vương, Nguyễn Trọng, Trương Quang Đản, thường có lời can ngǎn ông, nhưng không được ông nghe lời. Các bà hậu ở Lưỡng cung rất lo cho Thành Thái, đã bắt ông ra ở đảo Bồng Dinh trên hồ Tịnh Tâm và quản thúc ông rất ngặt, để đưa vào khuôn phép. Một thời gian sau, ông mới trở về Đại Nội.
Vua Thành Thái được đánh giá là người cầu tiến, yêu nước và chống Pháp. Khác với những vị vua trước đây, ông học chữ Nho, học tiếng Pháp và cũng cho cả con cái của mình cùng theo học chữ Pháp. Không nói ra, nhưng rõ ràng ý định của ông là học chữ Pháp để có thể giao tiếp với những người này với tinh thần chống Pháp. Ông còn cắt tóc ngắn, mặc âu phục, học cả lái ca nô, xe hơi, làm quen với vǎn minh phương Tây. Là vị vua gần gũi với dân chúng, ông thường xuyên đi vi hành. Thành Thái cũng cho phép hoàng phi bị cấm cung đi cùng với mình bằng xe. Và lần đầu tiên "dân chúng quên cả nhìn mặt vua, lúc này không bị tội phạm tất" [1]. Dân gian lúc này có một câu ca dao nói về sự vi hành của vua Thành Thái:
Kim Long có gái mỹ miều
Trẫm thương, Trẫm nhớ, Trẫm liều, Trẫm đi
Ông để ý đến cả các loại vũ khí, đã giao cho họa sĩ Lê Vǎn Miến (tốt nghiệp Trường Mỹ thuật Paris) vẽ cho ông các khẩu súng Pháp. Vua Thành Thái rất thích đọc những tân thư chữ Hán của Trung QuốcNhật Bản. Nhờ đó vua có tinh thần tự cường dân tộc và đầu óc cải cách. Thành Thái làm thơ không nhiều, nhưng có những bài xuất sắc. Ông cũng ham vǎn nghệ, đánh trống tuồng khá thành thạo, có khi lên đóng một vài vai tuồng ở Duyệt Thị Đường. Có thể nói Thành Thái là hiểu biết khá toàn diện.

Tinh thần chống Pháp


Hai bà phi của vua Thành Thái
Vua Thành Thái dần dần bộc lộ tinh thần dân tộc rất cao. Ông khinh ghét những bọn quan lại xu phụ. Một viên quan lớn là Nguyễn Thân đã tiến con gái đến cho vua (là đệ nhất giai phi của Thành Thái) song cũng không được ông trân trọng. Có lần, cầu Long BiênHà Nội, được lấy tên Toàn quyền Pháp Doumer, xây dựng xong, Hoàng Cao Khải đưa ra một danh sách xin nhà vua ban thưởng cho những người có công, nhà vua đã cười nhạt mà trả lời: "Ta có biết mặt mũi những đứa nào đâu". Những người Pháp thường xuyên gần gũi không được ông trọng thị lắm vì vậy họ thường có thành kiến với ông. Có những tài liệu nói là nhà vua đã toan bí mật sang Trung Quốc, nhưng mới đi đến Thanh Hóa đã bị người Pháp ngǎn chặn. Lại có ý kiến cho rằng ông đã đồng tình giúp đỡ... tạo điều kiện cho Cường Để xuất dương theo Phan Bội Châu sang Nhật. Dưới triều Thành Thái tuy vẫn còn có những cuộc vận động chống Pháp, nhưng nhìn chung Việt Nam cũng đã đi vào ổn định, nên đã có nhiều công trình mới được xây dựng. Nhất là ở kinh đô Huế, các bệnh viện, trường Quốc học, chợ Đông Ba, cầu Tràng Tiền... đều được xây dựng vào thời kỳ này. Như trường hợp trường Quốc học Huế năm 1896, chính nhà vua đã gợi ý vấn đề thành lập với Thượng thư Ngô Đình Khả. Chính quyền thực dân Pháp phải đồng ý cho tiến hành những công trình đó.
Vua Thành Thái còn bí mật lập các đội nữ binh để che mắt Pháp. Một số tài liệu ghi rằng vua đã chiêu nạp được 4 đội, mỗi đội 50 người, đội trước huấn luyện xong thì trở về gia đình và nạp đội mới, khi có thời cơ sẽ cùng nổi dậy chống Pháp. Nhưng sự việc cuối cùng bị lộ khi Thượng thư Bộ Lại và Cơ mật viện báo cho Khâm sứ Pháp Levécque[1]

Bị ép thoái vị

Trước các ý tưởng cấp tiến của vua Thành Thái, người Pháp lo ngại tìm cách ngăn trở. Để che mắt, Thành Thái giả hành động như một người mất trí. Khi các bản vẽ vũ khí của ông bị phát hiện, Thành Thái giả điên, cào cấu các bà cung phi và xé nát các bản vẽ. Lợi dụng cơ hội này, người Pháp vu cho ông bị điên, ép ông thoái vị, nhường ngôi cho con vì lý do sức khỏe. Khâm sứ Pháp còn nói thẳng là đã biết ông có ý đồ chống Pháp, nên không để ông ở ngôi được. Còn nếu Thành Thái muốn tại vị thì ông phải ký vào một tờ giấy xin lỗi, tuyên bố với quốc dân là có âm mưu chống lại nước Pháp, nay phải thành thực hồi tâm. Nhưng ông đã ném tờ tuyên cáo thảo sẵn ấy xuống đất, từ chối.
Ngày 29 tháng 7 năm 1907, nhân dịp Thành Thái không phê chuẩn việc bổ nhiệm một số quan lại đã được Khâm sứ Lévêque và Hội đồng Thượng thư thỏa thuận, Lévêque đã tuyên bố truất quyền và quản thúc Thành Thái trong Đại nội. Một Hội đồng Phụ chính do Trương Như Cương cầm đầu được thành lập.
Ngày 3 tháng 9 năm 1907, triều thần theo lệnh của Pháp vào điện Càn Thành dâng vua dự thảo chiếu thoái vị, có chữ ký của các đại thần (trừ Ngô Đình Khả), với lý do sức khoẻ không bảo đảm, xin tự nguyện thoái vị. Xem xong bản dự thảo, Thành Thái chỉ cười, ghi ngay hai chữ "phê chuẩn" rồi quay lưng đi vào.

Lưu đày


Bảo Đại và Thành Thái ở Đà Lạt năm 1951 [2]
Ngày 12 tháng 9 năm 1907, Thành Thái bị đưa đi quản thúc ở Cap Saint Jacques (Vũng Tàu ngày nay). Đến nǎm 1916 ông đày ra đảo Réunion cùng với con trai là vua Duy Tân.
Ông cùng gia đình thuê một căn nhà ở thành phố Saint Denis tại đảo Réunion. Thành Thái và Hoàng phi Chí Lạc dạy các con tiếng Việt và cả những nhạc cụ dân tộc như đàn cò, sáo... Ông tự phân công cho tất cả những người con từ nhỏ đến lớn đảm nhận công việc trong gia đình. Các công chúa phụ mẹ việc bếp núc, làm vườn. Các hoàng từ người làm cận vệ cho Thành Thái, người đảm nhận lo phân trầu cau, điểm tâm sáng, người phụ dọn dẹp nhà cửa...
Khác với vua Hàm Nghi trước đó, cuộc sống của cha con cựu hoàng Thành Thái khá chật vật. Già cả ốm đau, con cái nheo nhóc, ông hoàng Bửu Lân nhiều lần bị chủ nhà đòi tiền thuê nhà, chủ nợ đòi nợ. Năm 1925, vua Khải Định biết tình cảnh ông, đã trích ngân sách gửi sang cho ông 1.000 đồng, rồi sau thỉnh thoảng lại cho tiền. Sau khi Khải Định mất, không còn khoản tiền đó nữa, nên ngày 21 tháng 9 năm 1935, Bửu Lân phải viết thư gửi vua Bảo Đại xin nhà nước Bảo hộ Pháp cho một khoản tiền để mua nhà, "hễ hết đời" ông thì nhà nước sẽ thu lại.
Đầu tháng 5 năm 1945 (sau khi vua Duy Tân mất), nhờ sự vận động của con gái và con rể của ông, vợ chồng luật sư Vương Quang Nhường, cựu hoàng Thành Thái mới được cho về Việt Nam. Ông cùng gia đình sống ở Villa Anna tại Cap Saint Jacques.
Tháng 3 năm 1953, ông được phép về Huế thăm lăng tẩm cha mẹ.
Ông mất ngày 24 tháng 3 năm 1954 và được an táng tại khuôn viên thành An Lăng (lăng Dục Đức) tại xã An Cựu, huyện Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên, thọ 75 tuổi.

Gia quyến

  1. Hoàng quý phi Nguyễn Thị Vân Anh (皇貴妃阮氏雲英), con gái đại thần Nguyễn Thân, một người theo Pháp triệt để.
  2. Huyền phi Nguyễn Hữu Thị Nga (玄妃阮友氏娥).
  3. Khoan phi Đoàn Thị Châu (寬妃段氏周). Năm 1907, nhận sách phong Hoàng sinh mẫu.
  4. Mỹ nhân Nguyễn Thị Kiều (美人阮氏娇), người làng Dạ Lê, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên. Năm 1915, Thành Thái bị lư đày, bà xuất gia ở chùa Tường Văn.
  5. Tài nhân Nguyễn Thị Định (才人阮氏定), người Bình Định. Năm 1907, nhận sách phong làm Hoàng đích mẫu.
  6. Tài nhân Hồ Giai Triệu (才人胡佳召).
  7. Tài nhân Hồ Chí Lạc (才人胡至樂).
  8. Tài nhân Dương Thị Ngọt (才人楊氏兀), người huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Bị xử tử.
  • Con cái:
Vua Thành Thái có 17 Hoàng tử và nhiều Công chúa. Tên các Hoàng tử và Công chúa các tài liệu ghi lại có những mâu thuẫn.
  1. Nguyễn Phúc Vĩnh Diễm [阮福永琰 ], sinh ngày 24 tháng 12, 1895. Sau khi sinh 3 ngày thì chết.
  2. Nguyễn Phúc Vĩnh Linh [阮福永玲 ], sinh ngày 8 tháng 3, 1897. Sau khi sinh 4 ngày sau thì chết.
  3. Nguyễn Phúc Vĩnh Trân [阮福永珍].
  4. Nguyễn Phúc Vĩnh Uyển [阮福永琬, 21 tháng 7, 1899 - 20 tháng 8, 1899].
  5. Duy Tân hoàng đế Nguyễn Phúc Vĩnh San [阮福永珊].
  6. Nguyễn Phúc Vĩnh Ngoạn [阮福永玩].
  7. Nguyễn Phúc Vĩnh Giu [阮福永琦].
  8. Nguyễn Phúc Vĩnh Chương [阮福永璋].
  9. Nguyễn Phúc Vĩnh Thâm [阮福永琛].
  10. Nguyễn Phúc Vĩnh Quê [阮福永珪].
  11. Nguyễn Phúc Vĩnh Giác [阮福永珏].
  12. Nguyễn Phúc Vĩnh Kha [阮福永珂 ].
  13. Nguyễn Phúc Vĩnh Vũ [阮福永瑀].
  14. Nguyễn Phúc Vĩnh Ngọc [阮福永鈺, 28 tháng 7, 1906 - 31 tháng 1, 1909].
  15. Nguyễn Phúc Vĩnh Tiến [阮福永璡].
  16. Nguyễn Phúc Vĩnh Hòe [阮福永琉].
  17. Nguyễn Phúc Vĩnh Cầu [阮福永球, 1922 - 2007].
  18. Nguyễn Phúc Lương Trinh [阮福良貞].
  19. Nguyễn Phúc Lương Kiều [阮福良嬌].
  20. Nguyễn Phúc Lương Linh [阮福良靈], Mệ Sen.
  21. Nguyễn Phúc Lương Cầm [阮福良琴].
  22. Nguyễn Phúc Lương Mỹ [阮福良美].
  23. Nguyễn Phúc Lương Tệ [阮福良弦].
  24. Nguyễn Phúc Lương Hảo [阮福良好].
  25. Nguyễn Phúc Lương Thâm [阮福良深].
  26. Nguyễn Phúc Lương Nhiêu [阮福良蕘].
  27. Nguyễn Phúc Lương Nhàn [阮福良環].
  28. Nguyễn Phúc Lương Thầm [阮福良靜].

Chú thích

  1. ^ http://baodatviet.vn/Home/congdongviet/Su-that-ve-doi-nu-sat-thu-cua-vua-chua-VN/20123/198606.datviet
  2. ^ Nguyên văn chú thích ảnh X, phụ lục 4, "Giai thoại và sự thật về Bảo Đại- Vua cuối cùng triều Nguyễn", tác giả Lý nhân Phan Thứ Lang, NXb Văn nghệ, tái bản năm 2006

Liên kết ngoài

Video yêu thích 
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam


Trở về trang chính
 
hoangkim vietnam, hoangkim, hoangkimvietnam,
Hoàng Kim, Ngọc Phương NamChào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, VietnamAfricaCassavaRice, Khát khao xanh, DayvahocHọc mỗi ngày,  Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook  Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sốngThơ cho con  

No comments:

Post a Comment