Tiệp Khắc
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(đổi hướng từ Séc-Slovakia)
|
Mục lục
- 1 Tên gọi
- 2 Các tính chất căn bản
- 3 Tên chính thức
- 4 Lịch sử
- 5 Lãnh đạo Nhà nước và Chính phủ
- 6 Chính sách đối ngoại
- 7 Phân chia hành chính
- 8 Nhóm dân và sắc tộc
- 9 Chính trị
- 10 Phát triển hiến pháp
- 11 Kinh tế
- 12 Nguồn tài nguyên
- 13 Vận tải và Viễn thông
- 14 Xã hội và nhóm Xã hội
- 15 Giáo dục
- 16 Tôn giáo
- 17 Sức khỏe, an sinh xã hội và nhà ở
- 18 Truyền thông
- 19 Thể thao
- 20 Văn hoá
- 21 Tem thư
- 22 Xem thêm
- 23 Tham khảo
- 24 Liên kết ngoài
Tên gọi
Danh xưng "Tiệp Khắc" trong tiếng Việt là giản xưng của Tiệp Khắc Tư Lạc Phạt Khắc (Trung văn: 捷克斯洛伐克, bính âm: Jiékè Sīluòfákè)), dịch danh Trung văn của quốc hiệu Tiệp Khắc. Trong đó, "Tiệp Khắc" (Jiékè) là chỉ Séc, "Tư Lạc Phạt Khắc" (Sīluòfákè) là chỉ Slovakia. Hiện nay cũng có một số người Việt Nam gọi Séc là "Tiệp Khắc" hoặc "Tiệp".Các tính chất căn bản
Hình thức nhà nước:- 1918–1938: cộng hòa dân chủ
- 1938–1939: sau sự sáp nhập Sudetenland bởi Đức năm 1938 dần biến thành một nhà nước với các liên kết lỏng lẻo giữa các phần của Séc, Slovakia, và Ruthenia. Một dải đất lớn phía nam Slovakia và Ruthenia bị Hungary sáp nhập, và vùng Zaolzie bởi Ba Lan.
- 1939–1945: Trên thực tế phân chia thành Vùng bảo hộ Bohemia và Moravia và Cộng hòa Slovak. Về pháp lý Tiệp Khắc tiếp tục tồn tại, một chính phủ lưu vong được đồng minh phương Tây ủng hộ tại London; sau khi Đức xâm lược Liên xô cũng được Liên xô công nhận.
- 1945–1948: một quốc gia được điều hành bởi một chính phủ liên minh với các bộ trưởng Cộng sản (gồm thủ tướng và bộ trưởng nội vụ) đóng vai trò then chốt. Carpathian Ruthenia nhượng lại cho Liên xô.
- 1948–1989: một quốc gia Cộng sản với một nền kinh tế kế hoạch tập trung (từ 1960 về sau chính thức là một nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa):
- 1969–1990: một nước cộng hòa liên bang gồm Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Séc và Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Slovak;
- 1990–1992: một nước cộng hòa dân chủ liên bang gồm Cộng hòa Séc và Cộng hòa Slovak
Địa hình: Nói chung bằng phẳng. Vùng phía tây là một phần của dải đất cao bắc trung Âu. Vùng phía đông gồm phần phía bắc của lòng chảo Núi Carpathian và Sông Danube.
Khí hậu: Chủ yếu lục địa nhưng thay đổi từ nhiệt độ ôn hòa của Trung Âu ở phía tây tới các hệ thống thời tiết khắc nghiệt hơn có ảnh hưởng Đông Âu và vùng phía tây Liên xô tại phía đông.
Tên chính thức
- 1918–1920: Cộng hòa Tiệp Khắc (viết tắt RČS)/Czecho-Slovak State;[1] viết ngắn Tiệp Khắc
- 1920–1938: Cộng hòa Tiệp Khắc (ČSR); viết ngắn Tiệp Khắc
- 1938–1939: Đệ nhị Cộng hòa Tiệp Khắc; viết ngắn Tiệp Khắc
- 1945–1960: Cộng hòa Tiệp Khắc (ČSR); viết ngắn Tiệp Khắc
- 1960–1990: Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Tiệp Khắc (ČSSR); Tiệp Khắc
- Tháng 4 năm 1990: Cộng hòa Liên bang Tiệp Khắc (tiếng Séc) và Cộng hòa Liên bang Czecho-Slovak (tiếng Slovak),
- sau đó: Cộng hòa Liên bang Séc và Slovak (ČSFR, với cách viết ngắn Československo trong tiếng Séc và Česko-Slovensko trong tiếng Slovak)
Lịch sử
Thành lập
Tư tưởng chính thống về nhà nước lập hiến của quốc gia mới thời điểm đó là không có người Séc và người Slovak, chỉ một dân tộc: Tiệp Khắc (xem Chủ nghĩa Tiệp Khắc). Nhưng không phải mọi sắc tộc đều đồng ý với tư tưởng này (đặc biệt là người Slovak) và một khi một nhà nước Tiệp Khắc thống nhất được tái lập sau Thế chiến II (sau sự giải tán của quốc gia trong Thế chiến II) ý tưởng này bị bỏ lại và Tiệp Khắc là một đất nước hai dân tộc - người Séc và người Slovak.
Sắc tộc Tiệp Khắc năm 1921[4] |
||
---|---|---|
Tổng dân số | 13,607.385 | |
Tiệp Khắc | 8,759.701 | 64.37% |
Đức | 3,123.305 | 22.95% |
Người Hungary | 744.621 | 5.47% |
Người Ruthenia | 461.449 | 3.39% |
Do Thái | 180.534 | 1.33% |
Ba Lan | 75.852 | 0.56% |
Khác | 23.139 | 0.17% |
Người nước ngoài | 238.784 | 1.75% |
Thế chiến II
Tiệp Khắc Cộng sản
Carpathian Ruthenia bị chiếm đóng bởi (và vào tháng 6 năm 1945 chính thức nhượng lại) Liên Xô. Năm 1946 trong cuộc bầu cử nghị viện Đảng Cộng sản Tiệp Khắc chiến thắng tại vùng đất Séc (Đảng dân chủ chiến thắng tại Slovakia). Tháng 2 năm 1948 những người Cộng sản lên nắm quyền lực. Dù họ tiếp tục duy trì sự đa nguyên chính trị bịa đặt với sự tồn tại của Mặt trận Quốc gia, ngoại trừ một thời gian ngắn cuối thập niên 1960 (Mùa xuân Prague) đất nước này có đặc trưng ở sự thiếu vắng dân chủ tự do. Tuy nền kinh tế của nó vẫn tiên tiến hơn nền kinh tế các nước láng giềng ở Đông Âu, Tiệp Khắc dần trở nên yếu ớt về kinh tế so với Tây Âu.
Năm 1968, sau một giai đoạn tự do hoá ngắn, năm nước Khối Đông Âu xâm lược Tiệp Khắc. Nga Xô viết cho xe tăng tiến vào Prague ngày 21 tháng 8 năm 1968.[6] Người đứng đầu chính phủ Xô viết Leonid Brezhnev coi sự can thiệp này là tối cần thiết cho sự tồn tại của Xô viết, hệ thống xã hội chủ nghĩa và cam kết tiến hành can thiệp vào bất kỳ nước nào tìm cách thay thế Chủ nghĩa Mác-Lenin bằng chủ nghĩa tư bản.[7] Năm 1969, Tiệp Khắc chuyển thành một liên bang gồm Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Séc và Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Slovak. Theo hình thức liên bang, những sự không công bằng giữa Séc và Slovak gây ảnh hưởng tới nhà nước bị hạn chế. Một số bộ, như bộ giáo dục, chính thức được chuyển cho hai nước cộng hòa. Tuy nhiên, sự quản lý chính trị tập trung bởi Đảng Cộng sản hạn chế khá nhiều hiệu quả của sự liên bang hoá.
Thập niên 1970 chứng kiến sự trỗi dậy của phong trào phản đối tại Tiệp Khắc, đại diện bởi (trong số những người khác) Václav Havel. Phong trào tìm cách tham gia mạnh hơn vào chính trị và thể hiện dưới hình thức phản đối chính thức, diễn ra trong những giới hạn của các hoạt động công việc (đi xa tới mức một lệnh cấm nghiệp đoàn chuyên nghiệp và từ chối giáo dục cao cho con em những người bất đồng được ban ra), cảnh sát đe doạ và thậm chí là cả nhà tù.
Sau 1989
Không giống Nam Tư và Liên bang Xô viết, sự chấm dứt của Chủ nghĩa cộng sản ở nước này không tự động có nghĩa sự chấm dứt của cái tên "cộng sản": từ "xã hội chủ nghĩa" bị bỏ đi ngày 29 tháng 3 năm 1990, và được thay bằng "liên bang".
Năm 1992, vì những căng thẳng leo thang của chủ nghĩa quốc gia, Tiệp Khắc giải tán trong hòa bình theo các quá trình trong nghị viện. Lãnh thổ của nó trở thành Cộng hòa Séc và Slovakia, được chính thức lập ra ngày 1 tháng 1 năm 1993.
Lãnh đạo Nhà nước và Chính phủ
- Dạnh sách Chủ tịch nước Tiệp Khắc
- Danh sách Thủ tướng Tiệp Khắc
- xem thêm lãnh đạo Đảng Cộng sản Tiệp Khắc
Chính sách đối ngoại
Thoả thuận và thành viên tổ chức quốc tế
Sau Thế chiến II, thành viên tích cực trong Hội đồng Tương trợ Kinh tế (Comecon), Khối hiệp ước Warszawa, Liên hiệp quốc và các cơ quan khác của tổ chức này, tham gia ký kết Hội nghị An ninh và Hợp tác Châu ÂuPhân chia hành chính
- 1918–1923: các hệ thống khác nhau trong lãnh thổ Áo cũ (Bohemia, Moravia, một phần nhỏ của Silesia) so với lãnh thổ cũ của Hungary (Slovakia và Ruthenia): ba vùng đất (země) (cũng được gọi là các đơn vị quận (obvody)): Bohemia, Moravia, Silesia, cộng thêm 21 hạt (župy) tại Slovakia ngày nay và hai(?) hạt tại Ruthenia hiện nay; cả vùng đất và hạt đều được chia thành các quận (okresy).
- 1923–1927: như trên, ngoại trừ các hạt của Slovakia và Ruthenia bị thay thế bởi sáu (grand) hạt ((veľ)župy) tại Slovakia và một (grand) hạt tại Ruthenia, và các con số và các biên giới của okresy bị thay đổi trong hai lãnh thổ đó.
- 1928–1938: bốn vùng đất (Séc: země, Slovak: krajiny): Bohemia, Moravia-Silesia, Slovakia và Subcarpathian Ruthenia, được chia thành các quận (okresy).
- Late 1938–tháng 3 năm 1939: như trên, nhưng Slovakia và Ruthenia giành được quy chế "vùng đất tự trị".
- 1945–1948: như năm 1928–1938, trừ Ruthenia trở thành một phần của Liên bang Xô viết.
- 1949–1960: 19 vùng (kraje) được chia thành 270 okresy.
- 1960–1992: 10 kraje, Praha, và (từ 1970) Bratislava (thủ đô Slovakia); chúng được chia thành 109–114 okresy; kraje bị xoá bỏ thạm thời ở Slovakia năm 1969–1970 và cho nhiều mục đích từ năm 1991 tại Tiệp Khắc; ngoài ra, Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Séc và Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Slovak được thành lập năm 1969 (không có từ Xã hội chủ nghĩa từ 1990).
Nhóm dân và sắc tộc
Chính trị
Phát triển hiến pháp
Tiệp Khắc có các hiến pháp sau trong lịch sử của mình (1918–1992):- Hiến pháp Lâm thời ngày 14 tháng 11 năm 1918 (dân chủ): xem Lịch sử Tiệp Khắc (1918–1938)
- Hiến pháp năm 1920 (Tài liệu Lập hiến của Cộng hoà Tiệp Khắc), dân chủ, có hiệu lực tới năm 1948, nhiều lần sửa đổi
- Cộng sản 1948 Hiến pháp mùng 9 tháng 5
- Cộng sản Hiến pháp Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Tiệp Khắc năm 1960 với các sửa đổi lớn năm 1968 (Luật Lập hiến Liên bang), 1971, 1975, 1978, và 1989 (ở thời điểm này vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Tiệp Khắc bị bãi bỏ). Nó được sửa đổi nhiều lần trong thời gian 1990–1992 (ví dụ 1990, tên đổi thành Séc-Slovakia, 1991 tích hợp các hiến chương nhân quyền)
Kinh tế
- Công nghiệp: Công nghiệp khai khoáng và chế tạo chiếm chủ yếu. Các ngành chính gồm chế tạo máy, hoá chất, chế biến thực phẩm, luyện kim và dệt may. Công nghiệp lãng phí năng lượng, vật tư và nhân công, kỹ thuật chậm cải tiến, nhưng nước này là nguồn cung cấp máy móc chất lượng cao, máy bay, động cơ hàng không và công cụ, đồ điện tử và vũ khí chính cho các quốc gia cộng sản khác.
- Nông nghiệp: Lĩnh vực nhỏ nhưng cung cấp phần chủ yếu nhu cầu thực phẩm quốc gia, vì các nông trang đã được tập thể hoá với diện tích lớn và có cách thức hoạt động khá hiệu quả. Phụ thuộc vào nhập khẩu ngũ cốc (chủ yếu làm thức ăn gia súc) trong những năm thời tiết không thuận lợi. Sản xuất thịt bị ảnh hưởng bởi thiếu thức ăn, nhưng lượng thịt tiêu thụ trên đầu người cao.
- Thương mại nước ngoài: Xuất khẩu ước tính US$17.8 tỷ năm 1985, trong số đó 55% máy móc, 14% nhiên liệu và vật liệu, 16% hàng hoá chế tạo. Nhập khẩu ước tính US$17.9 tỷ năm 1985, trong sóo đó 41% nhiên liệu và vật liệu, 33% máy móc, 12% sản phẩm nông nghiệp và lâm nghiệp. Năm 1986, khoảng 80% thương mại nước ngoài là với các quốc gia cộng sản.
- Tỷ giá hối đoái: Chính thức, hay thương mại, tỷ giá Crowns (Kcs) 5.4 trên US$1 năm 1987; du lịch, hay phi thương mại, tỷ giá Kcs 10.5 trên US$1. Không tỷ giá nào phản ánh đúng sức mua. Tỷ giá trên chợ đen khoảng Kcs 30 trên US$1, và tỷ giá này trở thành chính thức khi đồng tiền trở thành chuyển đổi được đầu thập niên 1990.
- Năm tài chính: Năm dương lịch.
- Chính sách thuế: Nhà nước sở hữu hầu như toàn bộ phương tiện sản xuất. Nguồn thu từ các doanh nghiệp nhà nước là nguồn thu chủ yếu tiếp theo là thuế doanh thu. Các khoản chi ngân sách lớn cho các chương trình xã hội, trợ cấp, và đầu tư. Ngân sách thường cân bằng hay hơi thặng dư.
Nguồn tài nguyên
Vận tải và Viễn thông
Xã hội và nhóm Xã hội
Giáo dục
Tôn giáo
Sức khỏe, an sinh xã hội và nhà ở
Truyền thông
Thể thao
Đội bóng đá quốc gia Tiệp Khắc khá nổi tiếng trên thế giới, với 8 lần góp mặt tại các vòng chung kết FIFA World Cup, đứng hạng 2 tại World Cup năm 1934 và 1962. Đội bóng cũng giành chức Vô địch Châu Âu năm 1976 và đứng hạng 3 năm 1980.Đội tuyển hockey trên băng Tiệp Khắc đã giành nhiều huy chương tại các giải đấu thế giới và Olympics.
Emil Zátopek, người giành bốn huy chương vàng điền kinh Olympic được coi là một trong những vận động viên điền kinh hàng đầu trong lịch sử.
Vera Časlavska là vận động viên thể dục đoạt nhiều huy chương, với tám huy chương vàng và bốn huy chương bạc, và đã đại diện cho Tiệp Khắc ở ba kỳ Olympics liên tiếp.
Các tay vợt tennis nổi tiếng Ivan Lendl, Miloslav Mečíř, Daniela Hantuchová và Martina Navrátilová đều sinh ở Tiệp Khắc.
Văn hoá
- Cộng hoà Séc, Slovakia
- Danh sách người Séc, Danh sách người Slovak
- MDŽ
- Nhạc Jazz bất đồng tại Tiệp Khắc
Tem thư
Xem thêm
- Cựu quốc gia Châu Âu sau năm 1815
- Những hậu quả môi trường Tiệp Khắc từ ảnh hưởng của Liên xô trong Chiến tranh Lạnh
- Tuần hành Quảng trường Đỏ năm 1968
Tham khảo
Nguồn
Ghi chú
- ^ Votruba, Martin. “Czecho-Slovakia or Czechoslovakia”. Slovak Studies Program. University of Pittsburgh. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2009.
- ^ "The War of the World", Niall Ferguson Allen Lane 2006.
- ^ Playing the blame game, Prague Post, July 6th, 2005
- ^ Škorpila F. B.; Zeměpisný atlas pro měšťanské školy; Státní Nakladatelství; second edition; 1930; Czechoslovakia
- ^ East European Constitutional Review
- ^ http://www.upi.com/Audio/Year_in_Review/Events-of-1968/N.-Korea-Seize-U.S.-Ship/12303153093431-9/#title "Russia Invades Czechoslovakia: 1968 Year in Review, UPI.com"
- ^ John Lewis Gaddis, The Cold War: A New History (New York: The Penguin Press),150.
Liên kết ngoài
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và phương tiện truyền tải về Tiệp Khắc |
- Orders and Medals of Czechoslovakia including Order of the White Lion (in English and Czech)
- Czechoslovakia-The First Czechoslovak Republic
- Andropov to the Central Committee, about the Demonstration in Red Square Against the Warsaw Pact Invasion of Czechoslovakia, September 20, 1968. Andrei Sakharov KGB file, Archieve posted at the Yale University, http://www.yale.edu/annals/sakharov/documents_frames/Sakharov_008.htm
- Hungarian Language Map, border changes after the creation of Czechoslovakia
- Map
- Map
Alexander Fleming
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Sir Alexander Fleming FRSE, FRS, FRCS(Eng) |
|
---|---|
Sinh | 06 tháng 8, 1881 Lochfield, Ayrshire, Scotland |
Mất | 11 tháng 3, 1955 (73 tuổi) London, Anh |
Quốc tịch | Vương quốc Anh |
Quốc tịch | Scotland |
Ngành | Vi khuẩn học, Miễn dịch học |
Alma mater | Royal Polytechnic Institution St Mary's Hospital Medical School Imperial College London |
Nổi tiếng vì | Khám phá ra penicilin |
Giải thưởng |
|
Chữ ký |
Mục lục
Thời niên thiếu
Alexander Fleming sinh năm 1881 ở Lochfield, xứ Scotland, phía Bắc nước Anh. Đây là một vùng công nghiệp phát triển nhưng vì sự kiểm soát không tốt, kèm theo khí hậu ẩm ướt nên môi trường bị ô nhiễm nặng nề. Trong điều kiện như thế, nhiều loại bệnh đã xảy ra ở đây, đặc biệt là các bệnh nhiễm trùng như viêm phổi, bạch hầu, viêm màng não mủ, nhiễm trùng huyết... Từ nhỏ, Fleming đã chứng kiến một số người thân của mình bị những căn bệnh ấy cướp đi mạng sống. Cũng chính vì thế, từ khi còn bé Fleming đã quyết tâm sẽ trở thành một bác sĩ để cứu giúp những người bệnh.Từ những năm học trung học, Fleming đã có xu hướng học lệch về các môn sinh vật, hóa học. Khi nộp hồ sơ vào đại học, ông đã ghi danh vào khoa Y, Học viện Y học Saint Mary ở Luân Đôn.
Những thành công ban đầu
Fleming đã thi đậu vào nơi ông muốn học. Ông luôn dẫn đầu lớp trong các môn học, nhất là các môn về miễn dịch học. Khi vừa tốt nghiệp năm 1906, ông được nhận làm phụ tá cho Almroth Wright, một người đi tiên phong trong lãnh vực vắc-xin.Năm 1914, chiến tranh thế giới lần thứ nhất bùng nổ. Alexander Fleming buộc phải dừng công việc nghiên cứu, bị gọi nhập ngũ và phục vụ ở quân y viện ngoài chiến trường.
Trong vòng 4 năm phục vụ trong quân đội, Fleming đã chứng kiến nhiều binh sĩ không chết trên chiến trường mà lại chết trên giường điều trị của quân y viện, mà phần lớn những cái chết ấy là do vết thương bị nhiễm trùng. Điều ấy khiến ông rất buồn, và nhận ra cần phải tìm ra một chất kháng khuẩn đủ hiệu lực, để khống chế sự nhiễm trùng của các vết thương.
Sau khi chiến tranh kết thúc, Fleming được giải ngũ, ông trở lại phòng thí nghiệm ngày xưa ở Học viện Saint Mary và tiếp tục công việc nghiên cứu bỏ dở của mình.
Năm 1922, sau nhiều năm nghiên cứu không thu được kết quả đáng kể nào, thì một lần tình cờ Fleming phát hiện một đĩa petri nuôi cấy vi khuẩn mà ông vô tình hắt hơi vào, sau 3 ngày được ủ trong tủ ấm, ở đĩa cấy đó khuẩn lạc không mọc được ở chỗ có dịch từ mũi ông rơi vào. Cho rằng trong các dịch của cơ thể người tiết ra có một chất có khả năng ức chế sự sinh trưởng của vi khuẩn, Fleming cùng người trợ lý của mình đã lấy mẫu tiến hành thí nghiệm với nước mắt, nước mũi, nước bọt, dịch vị... của người. Kết quả đều giống nhau, chúng đều có tác dụng ức chế tương tự nhau.
Và sau đó không lâu, Alexander Fleming đã cho công bố về việc phát hiện ra một chất mà ông gọi là lysozyme, một chất do chính cơ thể con người tạo ra, có thể tiêu diệt một số vi khuẩn, nhưng theo ông thì nó không thể diệt một số vi khuẩn có hại đặc biệt với loài người.
Lysozyme là phát hiện độc đáo, nhưng vai trò kháng khuẩn không rộng, không có tác dụng trên nhiều loại vi khuẩn gây hại. Nhưng cũng nhờ phát minh này, Fleming trở nên nổi tiếng, được giới y học Anh biết đến.
Tìm ra penicilin
Mặc dù được tạo điều kiện làm việc tốt ở Đại học Luân Đôn, nhưng Fleming và trợ lý của mình vẫn thực hiện những nghiên cứu của mình tại phòng thí nghiệm cũ của Học viện Saint Mary. Trong một thời gian dài, ông đã thực hiện các thí nghiệm nuôi cấy liên cầu khuẩn. Nhưng vì điều kiện dụng cụ, thiết bị lúc đó còn thô sơ nên việc tránh sự tạp nhiễm của các loại vi khuẩn, nấm mốc khác vào các hộp petri nuôi cấy là rất khó khăn.Vào ngày 28 tháng 9 năm 1928, khi người phụ tá của Fleming mở một đĩa petri đã cấy vi khuẩn để lấy vi khuẩn đi nghiên cứu thì anh phát hiện thấy trong đĩa petri ấy xuất hiện một loại nấm màu xanh nhạt. Báo cáo với Fleming về điều này, sau đó anh đem đổ đĩa petri ấy vào một cái đĩa khác, lúc ấy trên đĩa petri cũ còn lưu lại những đường vân xanh của loại nấm màu xanh lam ấy. Fleming thấy vậy, ông nghĩ rằng đó là dấu vết lưu lại của những vi khuẩn đã chết, ông bèn lấy một giọt dịch của đĩa petri bỏ đi ấy đem quan sát dưới kính hiển vi, thật ngạc nhiên khi ông phát hiện rằng không hề có dấu vết của liên cầu khuẩn trong đó.
Điều này đã khiến Fleming cho rằng loại nấm xanh đó đã tiết ra một chất có khả năng ức chế sự sinh trưởng của vi khuẩn, vì thế ông đã chuyển sang nuôi cấy loại nấm đó. Sau đó ông cho sợi nấm vào các dung dịch chứa vi khuẩn thương hàn, vi khuẩn lị, phế cầu khuẩn, não mô cầu... Kết quả cho thấy các loại vi khuẩn thương hàn, lị... vẫn phát triển mạnh bình thường, còn các loại cầu khuẩn kia lại chết hết toàn bộ. Lúc này, Alexander Fleming tin rằng phán đoán của mình là chính xác.
Giáo sư Fleming đã đem phát hiện của mình ra công bố vào năm 1929, đồng thời ông cũng nói rằng vào lúc đó ông chưa thể chiết tách được penicilin từ nấm Penicilin. Trong 10 năm sau đó, ông âm thầm làm các công việc khác trong khi vẫn tìm cách chiết tách penicilin, còn báo cáo của ông về penicilin dần rơi vào quên lãng khi giới y học lúc đó cho rằng nấm chỉ đem lại bệnh tật, chứ không thể chữa bệnh được.
Penicilin thuần khiết ra đời
Năm 1938, Fleming nhận được thư của hai nhà khoa học từ trường Đại học Oxford là Ernst Boris Chain và Howard Walter Florey, với lời đề nghị được hợp tác với ông để tiếp tục thực hiện công trình nghiên cứu về penicilin. Và sự hợp tác đã mang lại thành công, tháng 8 năm 1940, báo cáo kết quả nghiên cứu đã được công bố trên tập san khoa học Lancet.Năm 1941, nhóm đã chọn được loại nấm penicilin ưu việt nhất là chủng Penicilin Chrysogenium, chế ra loại penicilin có hoạt tính cao hơn cả triệu lần penicilin do Fleming tìm thấy lần đầu năm 1928.
Vinh quang
Trong Thế chiến thứ hai, thương binh cần nhiều kháng sinh, lúc này penicilin trở nên cần thiết, và từ năm 1943 Anh và Mỹ đã sản xuất penicilin với quy mô công nghiệp, để chữa trị các bệnh nhiễm trùng trên phạm vi rộng.Lúc này, phát minh của Fleming đã được cả thế giới công nhận. Vì vậy, năm 1945, giáo sư Alexander Fleming được tặng giải thưởng Nobel về y học, cùng với Ernst Boris Chain và Howard Walter Florey.
Alexander Fleming còn là hội viên Hội Khoa học Hoàng gia Luân Đôn, là viện sĩ Viện Hàn lâm Hhoa học Paris (Pháp), và từng làm Chủ tịch Hội Vi sinh vật Anh, làm hiệu trưởng trường Đại học Edinburgh từ năm 1951 đến năm 1954, là viện sĩ danh dự của nhiều viện hàn lâm khoa học trên thế giới, và ông được Hoàng gia Anh phong tước hiệp sĩ năm 1944.
Alexander Fleming qua đời năm 1955, khi ông 74 tuổi. Một lễ tang đơn giản đã được tiến hành tại nghĩa trang của nhà thờ Thánh Paul, Luân Đôn.
Tham khảo
- ^ Colebrook, L. (1956). “Alexander Fleming 1881-1955”. Biographical Memoirs of Fellows of the Royal Society 2: 117–126. doi:10.1098/rsbm.1956.0008. JSTOR 769479.
- Danh nhân Khoa học Kỹ thuật Thế giới – Vũ Bội Tuyền chủ biên – NXB Thanh Niên 1999
- Tiểu sử Alexander Fleming tại website của giải thưởng Nobel
|
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và phương tiện truyền tải về Alexander Fleming |
Penicillin
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
|
Wikipedia tiếng Việt không bảo đảm tính pháp lý cho các thông tin có liên quan đến y học và sức khỏe. Đề nghị liên hệ và nhận tư vấn từ các bác sĩ hay các chuyên gia. |
Mục lục
Dùng trong y học
"Penicillin" thường được dùng để chỉ benzylpenicillin (penicillin G), procaine benzylpenicillin (procaine penicillin), benzathine benzylpenicillin (benzathine penicillin), và phenoxymethylpenicillin (penicillin V).Procaine penicillin và benzathine penicillin có cùng đặc tính kháng khuẩn như benzylpenicillin nhưng nó có tác dụng trong thời gian dài hơn. Phenoxymethylpenicillin thì có ít tác dụng chống vi khuẩn gam âm hơn so với benzylpenicillin.[1][2] Benzylpenicillin, procaine penicillin và benzathine penicillin dùng theo cách tiêm, còn phenoxymethylpenicillin theo đường uống.
Cấu trúc
Thuật ngữ "penam" được dùng để miêu tả khung chính thông thường của một loại penicillin. Lõi này có công thức phân tử R-C9H11N2O4S, với R là một chuỗi có sự khác biệt giữa các penicillin. Lõi penam có khối lượng phân tử 243 g/mol, với các penicillin lớn hơn thì khối lượng phân tử gần 450 như cloxacillin có khối lượng phân tử 436 g/mol. Đặc điểm cấu trúc chính của các penicillin là vòng β-lactam có 4 nhóm; cấu trúc moiety này cần thiết cho tính kháng khuẩn của penicillin. Vòng β-lactam tự gắn kết với vòng thiazolidine có 5 nhóm khác. Sự kết hợp của 2 vòng này làm cho vòng β-lactam hoạt động hơn so với từng vòng β-lactam riêng biệt vì các vòng được kết hợp bóp méo liên kết amide củ aβ-lactam và do đó loại bỏ sự bền vững cộng hưởng của liên kết hóa học thường được tìm thấy trong các liên kết này.[3]Sinh tổng hợp
Nhìn cung, có 3 bước chính và quan trọng trong việc sinh tổng hợp ra penicillin G (benzylpenicillin).- Bức thứ nhất là trùng ngưng 3 amino axit—L-α-aminoadipic axit, L-cysteine, L-valine thành tripeptit.[4][5][6] Trước khi trùng ngưng thành tripeptit, amino axit L-valine phải trải qua epimer (đồng phân không gian) hóa để tạo thành D-valine.[7][8] tripeptit được trùng ngưng được đặt tên là δ-(L-α-aminoadipyl)-L-cysteine-D-valine (ACV). Phản ứng trùng ngưng và epimer hóa được xúc tác bởi enzym δ-(L-α-aminoadipyl)-L-cysteine-D-valine synthetase (ACVS).
- Bước thứ 2 trong sinh tổng hợp penicillin G là chuyển đổi ôxy hóa ACV mạch thẳng thành isopenicillin N trung gian có 2 vòng bởi enzym isopenicillin N synthase (IPNS), được mã hóa bởi gen pcbC.[4][5] Isopenicillin N là một chất trung gian rất yếu, do nó không thể hiện hoạt động kháng khuẩn mạnh.[7]
- Bước cuối cùng là sự chuyển hóa amin bởi enzym isopenicillin N N-acyltransferase, trong đó gốc α-aminoadipyl bênh cạnh chuỗi của isopenicillin N bị loại bỏ và thay cho chuỗi phenylacetyl. Phản ứng này được điều khiển bởi gen penDE, là duy nhất trong quá trình tạo penicillin.[4]
Quá trình ngẫu nhiên tìm ra penicillin
Nhà sinh học người Scotland, Alexander Fleming là một nhà khoa học đam mê nghiên cứu và kỹ lưỡng trong việc xem xét lại các phần thí nghiệm của mình. Ông thường rất do dự khi ném đi những mẻ cấy vi khuẩn cũ cho đến khi hoàn toàn chắc rằng không nghiên cứu được gì hơn từ chúng.Trước khi chuẩn bị nghỉ hè (1928), thông thường phòng thí nghiệm sẽ được vệ sinh thật sạch vì kỳ nghỉ thường kéo dài từ 1 đến 3 tháng, nhưng Alexander Fleming đã quên không dọn dẹp. Trở về sau kỳ nghỉ, ông thấy một vài đĩa dùng để nuôi cấy vi khuẩn đã mốc. Trước khi vứt bỏ chúng, ông phát hiện thấy mốc ở trên một chiếc đĩa đã tiêu diệt mẻ vi khuẩn mà ông nuôi cấy tại đó. Mốc đó là một loại nấm, Penicillium, phát triển trên bánh mì. Fleming viết báo cáo khoa học về phát hiện của ông, nhưng chưa thực sự bám sát vào tính thực tiễn của nó.[9] Tuy Alexander Fleming là người đầu tiên tìm ra tính năng của penicillin nhưng việc ứng dụng mới được các nhà khoa học Anh, Úc... trong Chiến tranh thế giới II nghiên cứu kỹ hơn và cho sản xuất hàng loạt. Fleming đã được đồng nhận giải Nobel vì phát hiện tình cờ này, ông thản nhiên bình luận rằng: "Đôi khi người ta lại tìm ra những thứ mà mình đang không tìm kiếm".[10]
Đưa penicillin ra thực tiễn và sản xuất hàng loạt
Trong Chiến tranh thế giới II, một nhóm các nhà khoa học tìm kiếm cách chữa trị cho những vết thương bị nhiễm trùng, tình cờ phát hiện ra khám phá của Fleming và thử nghiệm với một dạng của nấm mốc đó. Chúng như có sức mạnh thần kỳ. Ngay sau đó, nó được sản xuất với số lượng không thể tin nổi và được đưa ra mặt trận.[11]Hơn 50 năm sau, penicillin vẫn là chất kháng sinh được sử dụng nhiều nhất thế giới. Đó là nhờ vào khoa học không thích dọn dẹp. Hơn 21 công ty hoá chất tham gia vào chương trình sản xuất cấp tốc penicillin trong suốt Chiến tranh thế giới II. Cho đến khi kết thúc cuộc chiến họ đã sản xuất 650 tỉ đơn vị mỗi tháng.[9]
Tính năng của penicillin
Penicillin sát trùng bằng cách giết vi khuẩn và hạn chế sự sinh trưởng của chúng. Chất này không giết các phần tử trong trạng thái nghỉ mà chỉ tiêu diệt các phần tử đang sinh trưởng và sinh sản. Penicillin tiêu diệt nhiều loài vi khuẩn gây bệnh khác nhau như pneumococci, streptococci, gonococci, meningococci, clostridium và syphilis spirochete. Penicillin được sử dụng làm dược phẩm trị các căn bệnh chết người như viêm nội tâm mạc, nhiễm trùng máu, gas gangrene, mủ lậu, và sốt vàng da, giang mai, viêm loét lưỡi cấp...Tác dụng phụ
Penicillin có thể làm dị ứng như: phát ban, tiêu chảy. Một người đã dị ứng với một loại Penicillin thường sẽ không được dùng bất cứ loại Penicillin nào. Lượng penicillin làm thay đổi hàm lượng histamine trong cơ thể, gây ra chứng Aquagenic Urticaria(dị ứng với nước).[12]Chú thích
- ^ Garrod, L. P. (1960). “Relative Antibacterial Activity of Three Penicillins”. British Medical Journal 1 (5172): 527–29. doi:10.1136/bmj.1.5172.527.
- ^ Garrod, L. P. (1960). “The Relative Antibacterial Activity of Four Penicillins”. British Medical Journal 2 (5214): 1695–6. doi:10.1136/bmj.2.5214.1695. PMC 2098302. PMID 13703756.
- ^ Nicolaou (1996), pg. 43.
- ^ a ă â Al-Abdallah, Q., Brakhage, A. A., Gehrke, A., Plattner, H., Sprote, P., Tuncher, A. (2004). “Regulation of Penicillin Biosynthesis in Filamentous Fungi”. Trong Brakhage AA. Molecular Biotechnolgy of Fungal beta-Lactam Antibiotics and Related Peptide Synthetases (88). tr. 45–90. doi:10.1007/b99257. ISBN 3-540-22032-1.
- ^ a ă Brakhage, A. A. (1998). “Molecular Regulation of β-Lactam Biosynthesis in Filamentous Fungi”. Microbiol Mol Biol Rev. 62 (3): 547–85. PMC 98925. PMID 9729600.
- ^ Baldwin, J. E., Byford, M. F., Clifton, I., Hajdu, J., Hensgens, C., Roach, P, Schofield, C. J. (1997). “Proteins of the Penicillin Biosynthesis Pathway”. Current Opinion in Structural Biology (7): 857–64.
- ^ a ă Fernandez, F. J., Fierro, F., Gutierrez, S, Kosalkova, K. Marcos, A. T., Martin, J. F., Velasco, J. (September năm 1994). “Expression of Genes and Processing of Enzymes for the Biosynthesis of Penicillins and Cephalosporms”. Anton Van Lee 65 (3): 227–43. doi:10.1007/BF00871951. PMID 7847890.
- ^ Baker, W. L., Lonergan, G. T. "Chemistry of Some Fluorescamine-Amine Derivatives with Relevance to the Biosynthesis of Benzylpenicillin by Fermentation". J Chem Technol Biot. 2002, 77, pp1283-1288.
- ^ a ă In search of penicillin - David Wilson
- ^ Alexander Fleming, the Man and Myth - Gwyn MacFarlane
- ^ The greatest stories never told - Rick Beyer
- ^ Rossi S, editor biên tập (2006). Australian Medicines Handbook. Adelaide: Australian Medicines Handbook. ISBN 0-9757919-2-3.
Tài liệu
- Nicolaou, K.C.; Sorensen, E.J.; with a foreword by E.J. Corey (1996). Classics in Total Synthesis: Targets, Strategies, Methods . Weinheim: VCH. ISBN 3-527-29284-5.
- Dürckheimer, Walter; Blumbach, Jürgen; Lattrell, Rudolf; Scheunemann, Karl Heinz (1 tháng 3 năm 1985). “Recent Developments in the Field of β-Lactam Antibiotics”. Angewandte Chemie International Edition in English 24 (3): 180–202. doi:10.1002/anie.198501801.
- Hamed, Refaat B.; Gomez-Castellanos, J. Ruben; Henry, Luc; Ducho, Christian; McDonough, Michael A.; Schofield, Christopher J. (1 tháng 1 năm 2013). “The enzymes of β-lactam biosynthesis”. Natural Product Reports 30 (1): 21–107. doi:10.1039/c2np20065a. PMID 23135477.
Liên kết ngoài
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và phương tiện truyền tải về Penicillin |
- Model of Structure of Penicillin, by Dorothy Hodgkin et al., Museum of the History of Science, Oxford
- The Discovery of Penicillin, A government produced film about the discovery of Penicillin by Sir Alexander Fleming, and the continuing development of its use as an antibiotic by Howard Florey and Ernst Boris Chain.
- Penicillin at The Periodic Table of Videos (University of Nottingham)
- Penicillin Released to Civilians Will Cost $35 Per Patient Popular Science, August 1944, article at bottom of page
Thể loại:
Sân bay Quốc tế Suvarnabhumi (tiếng Thái: ท่าอากาศยานสุวรรณภูมิ, phát âm như Xu-oa-na-pum trong tiếng Việt), với tên gọi khác là Sân bay Quốc tế Bangkok Mới vừa được đưa vào sử dụng thay thế cho Sân bay quốc tế Bangkok ở Bangkok, Thái Lan. Sân bay này nằm ở Racha Thewa trong huyện Bang Phli, tỉnh Samut Prakan, 25 km về phía đông trung tâm thủ đô Bangkok. Đây là sân bay xếp thứ 18 trong danh sách những sân bay bận rộn nhất trên thế giới.
Diện tích là 32,8 km² (khoảng 8.000 acre) và phục vụ khoảng hơn 45
triệu khách/năm, có khả năng nâng cấp lên thành 150 triệu khách trong
một năm. Sau rất nhiều lần buộc phải trì hoãn lại các nhà ga, sân bay
này được bay thử chuyến bay đầu tiên vào ngày 15 tháng 9-2006 và hoạt động chính thức vào ngày 28 tháng 9-2006. Sân bay Suvarnabhumi là sân bay có nhà ga nhỏ hơn nhà ga sân bay quốc tế Hồng Kông một chút, lớn hơn Sân bay quốc tế Incheon ở Seoul, Hàn Quốc. Sân bay đã phục vụ 53.0 triệu lượt khách đến và đi năm 2012.
Cựu Thủ tường Thái Lan Thaksin Shinawatra đã thông báo khánh thành sân bay này vào tháng 9/2006. Ngày 29/9/2005, các chuyến bay thử nghiệm đã được tổ chức. Việc thử nghiệm đầy đủ các chức năng được tiến hành vào ngày 3/6 và 29/7/2006. 6 hãng hàng không – Thai Airways International, Nok Air, Thai Air Asia, Bangkok Airways, PBAir and One-Two-GO – đã sử dụng sân bay này cho 20 tuyến nội địa.[1][2] Tuyến bay quốc tế thử nghiệm đầu tiên được tiến hành ngày 1/9/2006. 2 máy bay của Thai Airways B747-400 and A300-600, đã đồng thời xuất phát đi lúc 9h19 sáng để đến Singapore và Hồng Kông. Lúc 3h50 chiều cùng ngày, 2 chuyến bay này đã quay lại. Ngày 15 tháng 9-2006, sân bay đã cho phép một số máy bay hoạt động có giới hạn, đó là: Jetstar Asia Airways có 3 chuyến/ngày đi Singapore và Thai Airways International có một số chueyesn bay đi Phitsanulok, Chiang Mai và Ubon Ratchathani. Sau đó là Bangkok Airways hoạt động ngày 21 tháng 9, AirAsia, Thai AirAsia ngày 25 tháng 9 và Nok Air cũng đến hoạt động tại Suvarnabhumi.
Video yêu thích
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
Trở về trang chính
hoangkim vietnam, hoangkim, hoangkimvietnam, Hoàng Kim, Ngọc Phương Nam, Chào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, VietnamAfricaCassavaRice, Khát khao xanh, Dayvahoc, Học mỗi ngày, Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống, Thơ cho con
Sân bay quốc tế Suvarnabhumi
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Sân bay Suvarnabhumi | |||
---|---|---|---|
ท่าอากาศยานสุวรรณภูมิ (Sanskrit: Suvarṇa – Vàng, Bhūmi – Đất) |
|||
|
|||
Vị trí | |||
Thành phố | Bangkok | ||
Độ cao | 2 m (5 ft) | ||
Tọa độ | 13°40′52″B 100°44′50″ĐTọa độ: 13°40′52″B 100°44′50″Đ | ||
Các đường băng | |||
Thông tin chung | |||
Kiểu sân bay | Công | ||
Cơ quan quản lý | Airports of Thailand | ||
Phục vụ bay cho | Bangkok Airways Orient Thai Airlines Thai AirAsia Thai Airways International |
||
Trang mạng |
Mục lục
Chức năng
Công suất hiện tại của sân bay này là 45 triệu khách/năm và có thể nâng cấp lên đến 150 triệu khách năm, diện tích 32,8 km². Tên gọi tắt là LILI Airport, hoặc (New) LILI International Airport. Sau nhiều lần trì hoãn, sân bay đã được bay thử ngày 15/9/2006 và mở cửa chính thức ngày 28/9/2006. Sân bay tọa lạc tại Racha Thewa ở quận Bang Phli, tỉnh Samut Prakan, khoảng 25 km đông Bangkok. Tên LILI được Vua Thái Lan Bhumibol Adulyadej đặt có nghĩa là đất vàng - dùng để chỉ đích danh Đông Dương. Sân bay do Murphy/Jahn thiết kế, sân bay có Đài không lưu cao nhất thế giới (132,2 m), và nhà ga đơn rộng nhất thế giới (rộng 563.000 m²), chỉ nhỏ hơn một chút so với nhà ga của Sân bay Quốc tế Hồng Kông (570.000 m²) nhưng lớn hơn Sân bay Quốc tế Incheon, tọa lạc tại Seoul, Hàn Quốc (496.000m²). Năm 2007, sân bay này phục vụ 41.210.081 khách, xếp thứ 18 trong các sân bay bận rộn nhất thế giới.Lịch sử
Vùng đất được xây sân bay đã được mua năm 1973 có diện tích 324 km² nhưng do sinh viên nổi dậy ngày 14/10/1973 và sự lật đổ chế độ quân sự cầm quyền Thanom Kittikachorn đã trì hoãn dự án. Sau một thời gian thăng trầm, công ty Sân bay QT mới BK được thành lập năm 1996, do khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 và các năm tiếp theo, năm 2002 mới bắt đầu triển khai dự án. Sân bay tọa lạc tại vùng đất đầm lầy, trước đây được gọi là Nong Ngu Hao (Đầm lầy Hổ mang), phải mất 5 năm (1997-2001) để san lấp và giải tỏa mặt bằng. Năm 2005, việc quản lý và giám sát được chuyển cho Airports of Thailand PLC, công ty SBQTBK bị giải thể. Sân bay được dự tính mở cửa năm 2005 nhưng do một số khó khăn về ngân sách, các thiếu sót về xây dựng, Vụ tham nhũng xây dựng sân bay Suvarnabhumi Bangkok nên công trình này bị chậm trễ.Cựu Thủ tường Thái Lan Thaksin Shinawatra đã thông báo khánh thành sân bay này vào tháng 9/2006. Ngày 29/9/2005, các chuyến bay thử nghiệm đã được tổ chức. Việc thử nghiệm đầy đủ các chức năng được tiến hành vào ngày 3/6 và 29/7/2006. 6 hãng hàng không – Thai Airways International, Nok Air, Thai Air Asia, Bangkok Airways, PBAir and One-Two-GO – đã sử dụng sân bay này cho 20 tuyến nội địa.[1][2] Tuyến bay quốc tế thử nghiệm đầu tiên được tiến hành ngày 1/9/2006. 2 máy bay của Thai Airways B747-400 and A300-600, đã đồng thời xuất phát đi lúc 9h19 sáng để đến Singapore và Hồng Kông. Lúc 3h50 chiều cùng ngày, 2 chuyến bay này đã quay lại. Ngày 15 tháng 9-2006, sân bay đã cho phép một số máy bay hoạt động có giới hạn, đó là: Jetstar Asia Airways có 3 chuyến/ngày đi Singapore và Thai Airways International có một số chueyesn bay đi Phitsanulok, Chiang Mai và Ubon Ratchathani. Sau đó là Bangkok Airways hoạt động ngày 21 tháng 9, AirAsia, Thai AirAsia ngày 25 tháng 9 và Nok Air cũng đến hoạt động tại Suvarnabhumi.
Thông tin
Là sân bay mới, nên hành khách đều phải nộp lệ phí sân bay là 500 Bath mỗi lần. Từ sân bay có các phương tiện công cộng để đi tới trung tâm Bangkok, như meter taxi (mất khoảng 270 bath), express bus (150 bath), limousine taxi (2000 bath), v.v... Đây là sân bay thay thế cho sân bay quốc tế Don Mueang. Đây là sân bay quan trọng của Bangkok và của cả miền nam Thái Lan.Sự cố
Ngày 27/1/2007, do phải sửa chữa các vết nứt và lún sụt trên đường băng, các chuyến bay đã được chuyển hướng đến Sân bay quốc tế Utapao để đổ xăng. Hiện nay, các chuyến bay đến sân bay này đã được chuyển hướng qua sân bay quốc tế Bangkok để sân bay này sửa chữa các hư hỏng đường băng.Các hãng hàng không và các điểm đến
Hiện nay đang có 51 hãng có đường bay từ sân bay nàyĐường bay, hãng hàng không và điểm đến
Sân bay Suvarnabhumi có 51 lồng. Ngoài ra, có các xe buýt sân bay vận chuyển hành khách đến và đi từ nhà ga. In đậm là các chuyến bay nội địaScheduled Services
Hãng hàng không | Điểm đến |
---|---|
Aeroflot | Moscow-Sheremetyevo |
Aerosvit Airlines | Kiev-Boryspil |
Air Astana | Almaty |
Air Austral | Saint-Denis de la Réunion [theo mùa] |
Air Bagan | Yangon |
Air Berlin | Berlin-Tegel, Düsseldorf, Munich [theo mùa] |
Air China | Beijing-Capital, Chongqing |
Air France | Hà Nội [ngưng từ 30.10], Thành phố Hồ Chí Minh [ngưng từ 02.11], Paris-Charles de Gaulle |
Air-India Express | Kolkata |
Air Koryo | Pyongyang |
Air Macau | Macau |
Air Madagascar | Antananarivo, Quảng Châu |
All Nippon Airways | Toyko-Haneda [từ 31.10][3], Tokyo-Narita |
Asiana Airlines | Seoul-Incheon |
Austrian Airlines | Vienna |
Bangkok Airways | Chiang Mai, Koh Samui, Lampang, Luang Prabang, Malé, Phnom Penh, Phuket, Siem Reap, Sukhothai, Trat, Yangon |
Biman Bangladesh Airlines | Dhaka |
Bismillah Airlines | Dhaka |
Blue Panorama Airlines | Milan-Malpensa, Rome-Fiumicino |
British Airways | London-Heathrow, Sydney |
Business Air | Seoul-Incheon |
Cathay Pacific Airways | Colombo, Delhi, Hong Kong, Karachi, Mumbai, Singapore |
Cebu Pacific | Clark, Manila |
China Airlines | Amsterdam, Hong Kong, Cao Hùng, Đài Bắc - Đào Viên |
China Eastern Airlines | Côn Minh, Thượng Hải-Phố Đông |
China Southern Airlines | Quảng Châu, Sán Đầu |
Delta Air Lines | Tokyo-Narita |
Drukair | Bagdogra, Dhaka, Gaya, Kolkata, Paro |
EgyptAir | Cairo, Quảng Châu |
El Al | Tel Aviv |
Emirates | Christchurch, Dubai, Hong Kong, Sydney |
Ethiopian Airlines | Addis Ababa, Quảng Châu, Hong Kong |
Etihad Airways | Abu Dhabi |
EVA Air | Amsterdam, London-Heathrow, Taipei-Taoyuan, Vienna |
Finnair | Helsinki |
Garuda Indonesia | Jakarta-Soekarno-Hatta |
GMG Airlines | Dhaka |
Gulf Air | Bahrain |
Hainan Airlines | Hải Khẩu, Nam Ninh |
Happy Air | Phuket, Luang Prabang, Nan [từ 12.08] |
Hong Kong Airlines | Hong Kong |
Indian Airlines | Delhi, Gaya, Kolkata, Mumbai |
Indonesia AirAsia | Jakarta-Soekarno-Hatta |
Iran Air | Tehran-Imam Khomeini |
Japan Airlines | Nagoya-Centrair, Osaka-Kansai, Toyko-Haneda [từ 31.10], Tokyo-Narita |
Jeju Air | Seoul-Incheon |
Jet Airways | Delhi, Gaya [theo mùa], Kolkata, Mumbai, Varanasi [theo mùa] |
Jetstar Airways | Melbourne |
Jetstar Asia Airways | Singapore |
Jin Air | Seoul-Incheon |
Kenya Airways | Quảng Châu, Hong Kong, Nairobi |
Kingfisher Airlines | Delhi, Kolkata, Mumbai |
KLM | Amsterdam, Đài Bắc - Đào Viên |
Korean Air | Busan, Seoul-Incheon |
Kuwait Airways | Kuwait, Manila |
Lao Airlines | Luang Prabang, Pakse, Savannakhet, Vientiane |
Lufthansa | Frankfurt, Thành phố Hồ Chí Minh, Kuala Lumpur |
Mahan Air | Mashhad, Tehran-Imam Khomeini |
Malaysia Airlines | Kuala Lumpur |
Myanmar Airways International | Yangon |
Nepal Airlines | Kathmandu |
Oman Air | Muscat |
Orient Thai Airlines | Hong Kong, Nakhon Phanom |
Pakistan International Airlines | Hong Kong, Islamabad, Lahore |
Philippine Airlines | Manila |
Qantas Airways | London-Heathrow, Sydney |
Qatar Airways | Doha, Hà Nội [từ 1.11][4] |
Royal Brunei Airlines | Bandar Seri Begawan |
Royal Jordanian | Amman, Hong Kong, Kuala Lumpur |
S7 Airlines | Irkutsk [theo mùa], Khabarovsk [từ 2.10], Novosibirsk [theo mùa] |
Scandinavian Airlines | Copenhagen |
Shanghai Airlines | Trùng Khánh, Thượng Hải-Phố Đông |
Shenzhen Airlines | Thâm Quyến |
Singapore Airlines | Singapore |
SriLankan Airlines | Beijing-Capital, Colombo, Hong Kong, Thượng Hải-Phố Đông |
Swiss International Air Lines | Zürich |
Thai AirAsia | Chiang Mai, Chiang Rai, Denpasar/Bali, Quảng Châu, Hà Nội, Hat Yai, Thành phố Hồ Chí Minh, Hong Kong, Krabi, Kuala Lumpur, Macau, Narathiwat, Penang, Phnom Penh, Phuket, Thâm Quyến, Nakhon Si Thammarat, Singapore, Surat Thani, Taipei-Taoyuan, Ubon Ratchathani, Udon Thani, Yangon |
Thai Airways International | Athens, Auckland, Bangalore, Beijing-Capital, Brisbane, Busan, Thành Đô, Chennai, Chiang Mai, Chiang Rai, Colombo, Copenhagen, Delhi, Denpasar/Bali, Dhaka, Dubai, Frankfurt, Fukuoka, Gaya [theo mùa], Quảng Châu, Hà Nội, Hat Yai, Thành phố Hồ Chí Minh, Hong Kong, Hyderabad, Islamabad, Jakarta-Soekarno-Hatta, Johannesburg, Karachi, Kathmandu, Khon Kaen, Koh Samui, Kolkata, Krabi, Kuala Lumpur, Côn Minh, Lahore, London-Heathrow, Los Angeles, Madrid, Manila, Melbourne, Milan-Malpensa, Moscow-Domodedovo, Mumbai, Munich, Muscat, Nagoya-Centrair, Osaka-Kansai, Oslo-Gardermoen, Paris-Charles de Gaulle, Penang, Perth, Phnom Penh, Phuket, Rome-Fiumicino, Seoul-Incheon, Thượng Hải-Phố Đông, Singapore, Stockholm-Arlanda, Sydney, Surat thani, Đài Bắc - Đào Viên, Tokyo-Haneda [begins 31 October], Tokyo-Narita, Ubon Ratchathani, Udon Thani, Varanasi [theo mùa], Vientiane, Xiamen, Yangon, Zürich |
Tiger Airways | Singapore |
Transaero | Moscow-Domodedovo, St Petersburg, Yekaterinburg |
Turkish Airlines | Istanbul-Atatürk |
Turkmenistan Airlines | Ashgabat |
Uni Air | Cao Hùng |
United Airlines | Tokyo-Narita |
Ural Airlines | Yekaterinburg |
Uzbekistan Airways | Tashkent |
Vietnam Airlines | Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh |
Xpressair | Kathmandu |
Chuyến bay điều lệ
Hãng hàng không | Điểm đến |
---|---|
Air Finland | Helsinki |
Air Italy Polska | Warsaw [theo mùa] |
Finnair | Oulu |
Thomas Cook Airlines Scandinavia | Gothenburg-Landvetter, Oslo-Gardermoen |
Travel Service | Prague |
TUIfly Nordic | Copenhagen, Gothenburg-Landvetter, Oslo-Gardermoen, Stockholm-Arlanda |
FlyLAL Charters | Vilnius |
Hàng hóa
Hãng hàng không | Điểm đến |
---|---|
Air France Cargo | Paris-Charles de Gaulle |
Air Hong Kong | Hong Kong, Penang |
ANA Cargo | Okinawa |
Asiana Cargo | Seoul-Incheon |
Cardig Air | Hong Kong, Jakarta-Soekarno-Hatta, Singapore[5] |
Cathay Pacific Cargo | Hong Kong |
Cargolux | Đài Bắc - Đào Viên |
China Airlines Cargo | Đài Bắc - Đào Viên |
DHL | |
Emirates SkyCargo | Dubai |
EVA Air Cargo | Đài Bắc - Đào Viên |
FedEx Express | Quảng Châu |
Japan Airlines Cargo | Singapore |
Jett8 Airlines Cargo | Singapore |
K-Mile Air | Thành phố Hồ Chí Minh, Singapore |
KLM Cargo | Taipei-Taoyuan,Amsterdam |
Korean Air Cargo | Seoul-Incheon |
Kuzu Airlines Cargo | |
Lufthansa Cargo | Frankfurt am Main |
Martinair Cargo | Amsterdam,Singapore |
MASKargo | Kuala Lumpur |
Nippon Cargo Airlines | Singapore,Tokyo-Narita |
Saudi Arabian Airlines Cargo | Hong Kong, Thượng Hải-Phố Đông,Jeddah |
Shanghai Airlines Cargo | Singapore,Thượng Hải-Phố Đông |
Singapore Airlines Cargo | Chennai,Mumbai,Singapore |
Thai Airways Cargo | Hong Kong-Amsterdam,Delhi-Amsterdam,Dubai-Frankfurt,Hong Kong-Frankfurt |
Tri-MG Intra Asia Airlines | Thành phố Hồ Chí Minh, Phnom Penh |
UPS Airlines | |
Yanda Airlines | Coimbatore Tokyo Seoul Thượng Hải-Phố Đông Pune |
Yangtze River Express | Thượng Hải-Phố Đông |
Charter
Hãng hàng không | Điểm đến |
---|---|
Air Finland | Helsinki |
Air Italy Polska | Warsaw [theo mùa] |
Finnair | Oulu |
Thomas Cook Airlines Scandinavia | Gothenburg-Landvetter, Oslo-Gardermoen |
Travel Service | Prague |
TUIfly Nordic | Copenhagen, Gothenburg-Landvetter, Oslo-Gardermoen, Stockholm-Arlanda |
FlyLAL Charters | Vilnius |
Hàng hóa
Hãng hàng không | Điểm đến |
---|---|
Air France Cargo | |
Air Hong Kong | Hong Kong, Penang |
ANA Cargo | |
Asiana Cargo | |
Cathay Pacific Cargo | |
Cargolux | Đài Bắc - Đào Viên |
China Airlines Cargo | |
DHL | |
Emirates SkyCargo | |
EVA Air Cargo | |
FedEx Express | Quảng Châu |
Japan Airlines Cargo | Singapore |
Jett8 Airlines Cargo | Singapore |
K-Mile Air | Thành phố Hồ Chí Minh, Singapore |
KLM Cargo | Đài Bắc - Đào Viên,Amsterdam |
Korean Air Cargo | |
Kuzu Airlines Cargo | |
Lufthansa Cargo | |
Malaysia Airlines Cargo | |
Martinair Cargo | Singapore |
Nippon Cargo Airlines | Singapore |
Saudi Arabian Airlines Cargo | Hong Kong, Thượng Hải - Phố Đông,Jeddah |
Shanghai Airlines Cargo | Singapore |
Singapore Airlines Cargo | Chennai,Mumbai |
Tri-MG Intra Asia Airlines | Thành phố Hồ Chí Minh, Phnom Penh |
UPS Airlines | |
Yangtze River Express | Thượng Hải - Phố Đông |
Thư viện hình ảnh
Tham khảo
- ^ ThaiDay, "THAI discounts tickets for historic test flights", ngày 1/7/2006.
- ^ "PM Thaksin says Suvarnabhumi Airport ready in two months", MCOT, July 29, 2006.
- ^ http://www.ana.co.jp/eng/aboutana/press/2010/index_100624.html
- ^ http://www.qatarairways.com/global/en/newsroom/archive/press-release-21June10.html
- ^ [1]
Liên kết ngoài
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và phương tiện truyền tải về Sân bay quốc tế Suvarnabhumi |
- Thông tin sân bay Suvarnabhumi [[]][liên kết hỏng]
- Hướng dẫn sân bay Suvarnabhumi (tiếng Anh)
- Airports of Thailand Public Company Limited (tiếng Thái Lan)
- Thông tin dự án từ Airport Technology (tiếng Anh)
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
Trở về trang chính
hoangkim vietnam, hoangkim, hoangkimvietnam, Hoàng Kim, Ngọc Phương Nam, Chào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, VietnamAfricaCassavaRice, Khát khao xanh, Dayvahoc, Học mỗi ngày, Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống, Thơ cho con
No comments:
Post a Comment