CNM365. Chào ngày mới 10 tháng 9. Wikipedia Ngày này năm xưa. Ngày quốc khánh tại Gibraltar; Ngày nhà giáo tại Trung Quốc; Ngày Thế giới phòng chống tự tử; Năm 1561 – Thời kỳ Chiến Quốc: Takeda Shingen đánh bại Uesugi Kenshin tại bình nguyên Kawanakajima. Năm 1823 – Simón Bolívar (hình) trở thành Tổng thống Peru thứ tám, với danh hiệu “người giải phóng Peru”. Năm 1960 – Lê Duẩn được bầu làm Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương của Đảng Lao động Việt Nam, ông giữ chức lãnh đạo đảng này đến năm 1986. Năm 2008 – Máy gia tốc hạt lớn của CERN bắt đầu đi vào hoạt động tại Genève, thực hiện thí nghiệm khoa học lớn nhất trong lịch sử.
Simón Bolívar
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Mục từ "Bolívar" dẫn đến bài này. Xin đọc về các nghĩa khác tại Bolívar (định hướng).
Simón Bolívar | |
---|---|
Chức vụ
|
|
Tổng thống thứ 2 của Venezuela
|
|
Nhiệm kỳ | 6 tháng 8, 1813 – 7 tháng 7, 1814 |
Tiền nhiệm | Cristóbal Mendoza |
Kế nhiệm | José Antonio Páez |
Nhiệm kỳ | không rõ – không rõ |
Kế nhiệm | Domingo Caycedo |
Nhiệm kỳ | không rõ – không rõ |
Kế nhiệm | Antonio José de Sucre |
Nhiệm kỳ | không rõ – không rõ |
Tiền nhiệm | José Bernardo de Tagle, Marquis of Torre-Tagle |
Kế nhiệm | Andrés de Santa Cruz |
Tiền nhiệm | José Bernardo de Tagle, Marquis of Torre-Tagle |
Thông tin chung
|
|
Sinh | 24 tháng 7, 1783 Caracas, Captaincy General of Venezuela, Đế quốc Tây Ban Nha |
Mất | 17 tháng 12, 1830 (47 tuổi) Santa Marta, New Granada |
Tôn giáo | Cơ Đốc giáo La Mã |
Chữ ký |
Mục lục
Xuất thân và tuổi trẻ
Thời niên thiếu
Simón Bolívar sinh ngày 24 tháng 7 năm 1783 tại Caracas, Venezuela trong một gia đình quý tộc có nguồn gốc từ xứ Basque, Tây Ban Nha. Cha ông, đại tá Juan Vicente Bolívar y Ponte có dòng máu xa của vua xứ Castile Fernando III và bá tước vùng Savoy Amedeo IV, mẹ là bà María de la Concepción Palacios Blanco Simón. Dòng họ Bolivar định cư ở Venezuela từ thế kỷ XVI và việc sở hữu những mỏ vàng, mỏ đồng bên sông Aroa đã góp phần làm họ trở nên giàu có. Sau này, trong cuộc đời cách mạng của mình, Simón Bolívar đã dùng một phần thu nhập từ những mỏ vàng và đồng để tài trợ cho Những cuộc chiến tranh cách mạng Nam Mỹ. Bolívar mồ côi cha năm 3 tuổi (1786), mẹ ông vừa cai quản gia đình vừa đảm nhiệm việc giáo dục các con nhỏ. Năm 1792, khi Bolívar 9 tuổi, mẹ cũng mất, ông và người em trai được ông ngoại nuôi và dạy học. Sau khi ông ngoại mất, anh em Bolívar ở với chú, năm 12 tuổi, ông trốn đến nương nhờ nhà vợ chồng người chị María Antonia.Học tập ở Caracas
Trong thời gian ở nhà người chị, ông được Simón Rodríguez (1769 - 1854), một hiệu trưởng trường tiểu học ở Caracas dạy dỗ. Giữa ông và người thầy nhân hậu đồng thời cũng là nhà nghiên cứu khoa học nhân văn, nhà cải cách xã hội này đã nảy sinh một mối quan hệ tốt đẹp và tồn tại suốt cuộc đời Bolívar vì ngoài kiến thức, giữa họ còn có sự đồng cảm sâu sắc. Sau đó, ông cũng đã từng theo học Andrés Bello (1781 - 1865), nhà nghiên cứu khoa học nhân văn, nhà lập pháp, nhà triết học, nhà giáo dục người Venezuela. Hai ông thầy nổi tiếng này đã có ảnh hưởng mạnh mẽ đến Simón Bolívar. Năm 14 tuổi, ông gia nhập tiểu đoàn du kích ở thung lũng Aragua, nơi gia đình ông có nhiều tài sản và cha ông đã từng làm tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn này. Trong vòng một năm, ông được phong quân hàm thiếu uý và vừa luyện tập quân sự vừa học các môn cơ bản thời bấy giờ như toán học, vật lý, đồ bản,... tại trường học của dòng họ do một cha cố dòng tu Francis dạy.Sang châu Âu
Năm 1799, Bolívar sang Madrid, Tây Ban Nha, ông miệt mài nghiên cứu lịch sử, văn học cổ điển và đương đại, toán học rồi bắt đầu học tập bằng tiếng Pháp. Ngoài ra ông còn học khiêu vũ và hùng biện. Bolívar nhanh chóng tiến bộ trong tất cả các môn học và qua các buổi khiêu vũ, ông làm giàu ngoại ngữ đồng thời trở nên tinh tế, tự tin trong giao tiếp. Ngày 26 tháng 5 năm 1802, Bolívar kết hôn với bà María Teresa Rodríguez del Toro y Alaysa rồi cả hai trở về Venezuela. Nhưng không lâu sau đó, tháng 1 năm 1803, María Teresa chết do nhiễm bệnh sốt vàng da. Cuối năm 1803, ông trở lại châu Âu, đi lại giữa Cadiz[1] và Madrid rồi sang Paris năm 1804.Lời thề ở thành Rome
Ở Paris ông gặp gỡ các học giả, tham gia những cuộc thảo luận và lao vào nghiên cứu văn học rồi tình cờ gặp lại Simón Rodríguez, người mà với trí tuệ và kinh nghiệm của mình đã trở thành một diễn giả xuất sắc. Hai ông đã đi bộ xuyên qua vùng Savoy để sang Ý và ở Roma, vào một ngày tháng 8 năm 1805, Bolívar đã thề trước mặt người thầy rằng ông sẽ không bao giờ cho phép cánh tay mình nghỉ ngơi cũng như linh hồn mình chết đi chừng nào ước mơ giải phóng Nam Mỹ khỏi sự thống trị của người Tây ban nha chưa thực hiện được. Cuối năm 1806, khi nghe tin về những hoạt động của nhà cách mạng Francisco de Miranda[2], Bolívar quyết định trở về nước.Sự nghiệp giải phóng Nam Mỹ
Hoạt động cách mạng ở Venezuela và sứ mệnh ngoại giao
Ông đáp một con tàu dừng chân ở Charleston rồi đi qua nước Mỹ về đến Venezuela giữa năm 1807. Ở quê nhà, ông cùng với em trai và những người bạn gần gũi suy tính, bàn bạc về quá trình giành độc lập cho Venezuela. Lúc này Joseph Bonaparte được Napoleon lập làm vua Tây Ban Nha và những thuộc địa. Năm 1808, Bolívar tham gia "quân đội kháng chiến" ở Nam Mỹ. Ngày 19 tháng 4 năm 1810, quân đội kháng chiến Caracas tuyên bố độc lập, chính phủ quân sự cử Bolívar đi làm đại diện tại Anh, cùng đi có Luis López Méndez và Andrés Bello. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ ngoại giao ông trở về nước cuối năm 1810 [3]. Trở lại vị trí của mình trong Hội những người yêu nước Caracas Bolívar, trở thành một trong những diễn giả nhiệt tình nhất cho độc lập. Tháng 5 năm 1811, cơ quan lập pháp đã tuyên ngôn độc lập. Bolívar gia nhập quân đội, được phong quân hàm đại tá và tham gia cuộc đột kích Valencia[4] theo lệnh của Miranda năm 1811. Năm 1812, bất chấp những nỗ lực của ông, thành phố Puerto Cabello[5] thất thủ do có sự phản bội. Tháng 7 năm 1812, tướng Miranda đầu hàng người Tây ban nha. Ở thành phố cảng La Guaira[6] Một nhóm sỹ quan trong đó có Bolívar định bắt giữ Miranda nhưng không thành công. Ông quyết định tự cứu lấy bản thân mình và với sự giúp đỡ của một người bạn, ông có được hộ chiếu để đến Curazao rồi Cartagena de Indias[7]. Ở Cartagena de Indias ông đã viết Tuyên ngôn Cartagena, một trong những tác phẩm quan trọng nhất của mình, ở đó những lý tưởng chính trị đã được định hình và là kim chỉ nam cho những hành động của Bolívar sau này.Chiến tranh cho đến chết
Ngày 14 tháng 5 năm 1813, dẫn đầu một đội quân nhỏ, Bolívar vượt sông Magdalena[8] và bắt đầu chiến dịch giải phóng Venezuela. Ngày 23 tháng 5 năm 1813, Bolívar tiến vào thành phố Mérida[9] và nhân dân ở đây là những người đầu tiên gọi ông là Người Giải phóng, ngày 9 tháng 6, Bolívar chiếm thành phố Trujillo[10]. Ngày 15 tháng 6 năm 1813, ông đọc bản mệnh lệnh nổi tiếng "Chiến tranh cho đến chết". Bằng một loạt những trận đánh thông minh, sau 3 tháng, quân đội của Bolívar đã tiến vào Caracas ngày 6 tháng 8 năm 1813[11]. Chiến dịch đó sau này được gọi là "Chiến dịch thần diệu". Tháng 10 năm 1813, trong một buổi lễ long trọng, chính quyền và nhân dân Caracas đã chính thức tặng cho ông danh hiệu đã đi vào lịch sử "Người Giải phóng". Sau khi tiến vào Caracas, Bolívar tuyên bố thành lập nền Cộng hoà Venezuela thứ hai. Sau đó Bolívar tiếp tục tiến hành nhiều trận đánh và mặc dù giành được những thắng lợi quan trọng, ông và tướng Santiago Mariño (người đã giải phóng miền đông Venezuela) chịu thất bại trước đội quân đông đảo hơn gấp nhiều lần của tướng bảo hoàng José Tomás Boves. Sau thắng lợi của Boves trong trận đánh La Puerta (tháng 6 năm 1814), nền cộng hoà sụp đổ, những người đòi độc lập buộc phải sơ tán hàng loạt khỏi Caracas về phía đông. Cảm thấy quyền lực của mình và tướng Mariño bị thách thức bởi chính những người đồng hành, ông sang Nueva Granada[12]. Tại đây, Bolívar chỉ huy Quân đội quốc gia Colombia tiến vào Bogotá năm 1814 và sau đó dự định đến Cartagena để tìm kiếm sự ủng hộ của người dân địa phương nhằm chiếm thành phố Santa Marta[13]. Tuy nhiên sau những xung đột quân sự và chính trị với chính quyền thành phố Cartagena, tháng 5 năm 1815, Bolívar từ bỏ binh quyền để tránh một cuộc nội chiến.Tái sinh nền cộng hoà ở Venezuela
Sau khi lánh sang Jamaica, từ tháng 5 đến tháng 12 năm 1815, Bolívar kiên nhẫn chờ đợi thời cơ để tiến hành những cuộc chiến đấu mới. Chính vì thế, ông nghiền ngẫm về số phận của Mỹ Latin và tháng 9 năm ấy viết "Bức thư Jamaica" nổi tiếng. Trong đó, với nhận thức sâu sắc cũng như cái nhìn tiên tri, ông đã đánh giá quá khứ, hiện tại và tương lai của lục địa này. Sự thất bại của Napoleon ở châu Âu và một đội quân Tây ban nha hùng mạnh do tướng Pablo Morillo dẫn đầu kéo đến Venezuela đã hâm nóng nhiệt tình của phe bảo hoàng. Bolívar, sau khi thoát khỏi một âm mưu ám sát đã đến Haiti nhằm tìm kiếm nguồn tài chính để tiếp tục cuộc chiến đấu, tổng thống Haiti, Alejandro Petion đã cho ông vay tiền. Đội quân viễn chinh do Bolívar dẫn đầu đến đảo Margarita[14] năm 1816 và nhanh chóng đổ bộ vào lục địa. Sau khi tấn công chiếm được Carúpano[15], ngày 2 tháng 6 năm 1816, Bolívar ra sắc lệnh giải phóng nô lệ. Trong khi đội quân đang tiến về Ocumare de la Costa[16], thì Bolívar bất ngờ bị tách khỏi bộ phận chủ yếu của quân đội và buộc phải trở lại Haiti. Ông tổ chức một đội quân thứ hai tiến về đến đảo Margarita cuối năm 1816. Đầu năm 1817, Bolívar dự định chiếm vùng Guayana[17] để làm bàn đạp giải phóng hoàn toàn Venezuela và đến tháng 7 năm 1817, ông chiếm được thủ phủ Angostura (ngày nay là Ciudad Bolívar) của vùng này. Bolívar thành lập một nhà nước mới, lập ra bộ máy chính quyền và cho xuất bản một tờ báo. Cuộc chiến đấu của ông không những diễn ra đối với quân Tây ban nha mà còn đối với những mầm mống vô chính phủ trong vùng. Tháng 10 năm 1817, sau một cuộc diễn tập, tướng Manuel Piar, một trong những lãnh đạo của những người cộng hòa bị xử bắn ở Angostura. Trong thời gian này, Bolívar ra sắc lệnh về Luật phân phối của cải quốc gia. Năm 1818, ông bất ngờ đột kích quân đội bảo hoàng của tướng Morillo ở thành phố Calabozo [18] nhưng quân đội cộng hòa bị đánh bại, Bolívar suýt nữa bị quân đội bảo hoàng giết chết. Ông trở về Angostura ngày 5 tháng 6 năm 1818 và lúc đó, đại diện ngoại giao của Mỹ cùng với một đội quân của những người châu Âu tình nguyện đã tới đây. Bolívar triệu tập Nghị viện Venezuela đệ nhị ở Angostura ngày 15 tháng 2 năm 1819 và đọc một bài diễn văn có vai trò quan trọng trong tư tưởng chính trị của ông đồng thời đệ trình dự thảo Hiến pháp.Sáng lập Đại Colombia, tiến về Caracas
Không lâu sau đó, Bolívar mở chiến dịch giải phóng Nueva Granada. Quân đội của ông vượt qua dãy Andes, sau những trận đánh ác liệt tại Gameza[19] ngày 12 tháng 7 và Pantano de Vargas[20] ngày 25 tháng 7, Bolívar đã giành chiến thắng quyết định trong trận Boyacá ngày 7 tháng 8 năm 1819. Ông tiến vào Bogotá và sau khi trao quyền chỉ huy ở Nueva Granada cho tướng Francisco de Paula Santander, Bolívar trở về Angostura. Ở đó, theo đề nghị của ông, tháng 12 năm 1819, Nghị viện đã ban hành Hiến pháp Cộng hoà Colombia. Đất nước vĩ đại do Bolívar sáng lập này gồm các nước cộng hoà Venezuela, Colombia, Ecuador và Panamá. Quân đội cộng hoà đã giành được ưu thế ở mọi nơi: Cartagena bị vây hãm, Mérida và Trujillo được giải phóng. Sau cuộc Cách mạng giải phóng nổ ra ở Tây ban nha tháng 1 năm 1820, chính phủ mới của Tây ban nha cố gắng đạt được một hiệp định hoà bình và ở Trujillo, tháng 11 năm 1820 hai bên đã ký kết một thoả thuận ngừng bắn cùng với bản điều ước về chiến tranh. Sau khi thoả thuận ngừng bắn hết hiệu lực, quân đội cộng hoà bắt đầu hành quân hướng về Caracas. Ngày 24 tháng 6 năm 1821, trên bình nguyên Carabobo Bolívar đã giành thắng lợi trong một trận đánh đánh dấu sự khai sinh ra nền độc lập của Venezuela. Tàn quân của quân đội bảo hoàng lẩn trốn tại Puerto Cabello và cuối cùng tan rã năm 1823. Ngày 29 tháng 6 năm 1821, Người Giải phóng tiến vào thành phố quê hương trong sự chào đón hân hoan của nhân dân.Giải phóng Ecuador
Bolívar giờ đây hướng tới Ecuador, nơi vẫn còn nằm dưới sự thống trị của người Tây Ban Nha. Ông tiến qua Maracaibo, Cúcuta [21] rồi tiến đến Bogotá. Năm 1822, hai cánh quân, mũi phía bắc do Bolívar chỉ huy, mũi phía nam xuất phát từ Guayaquil [22] do tướng Antonio José de Sucre chỉ huy bắt đầu tấn công giải phóng Quito. Sau chiến thắng của tướng Sucre của trong trận Pichincha[23] ngày 24 tháng 5 năm 1822, Ecuador được giải phóng và hợp nhất vào Cộng hoà Đại Colombia. Trong thời gian này, Bolíva đã gặp Manuela Saenz và bà trở thành người tình cho đến cuối đời ông. Ngày 25 tháng 7 năm 1822, "Người bảo hộ Perú", tướng José de San Martín [24] từ Peru tới Guayaquil. Tại đây Bolívar đã gặp gỡ nhà lãnh đạo nổi tiếng của phong trào giành độc lập ở phía nam lục địa Nam Mỹ này. Sau cuộc gặp gỡ [25], Bolívar lĩnh lấy sứ mạng giải phóng hoàn toàn Peru.Giải phóng hoàn toàn Peru
Ngày 7 tháng 8 năm 1823, Bolívar rời Guayaquil đến Callao[26] vào đầu tháng 9 năm đó. Trong tình trạng vô chính phủ, Bolívar đã tổ chức lại quân đội với nòng cốt là những tiểu đoàn của ông. Lima rơi vào tay quân bảo hoàng và ngày 10 tháng 2 năm 1824, Nghị viện Peru đã phong Bolívar là Tổng tài với quyền lực tuyệt đối trước khi tự giải tán. Bolívar rút về Trujillo để củng cố và chuyển sang tấn công. Ngày 6 tháng 8 năm 1824 ông đã đánh bại quân đội nhà vua Tây Ban Nha tại Junín[27][28] Chiến dịch tiếp tục phát triển và trong khi Bolívar tiến vào Lima, vây hãm Callao thì tướng Sucre đã tiêu diệt nốt quân đội nhà vua tại Ayacucho[29] ngày 9 tháng 12 năm 1824. Đến đây chiến tranh giành độc lập kết thúc, ngày 10 tháng 2 năm 1825, tại Nghị viện Perú ở Lima, Bolívar tuyên bố từ bỏ quyền lực tuyệt đối đã được trao cho ông để tiến hành chiến tranh giành độc lập. Hai ngày sau, Nghị viện Peru đã tuyên bố vinh danh và tặng thưởng cho ông cùng quân đội nhưng ông từ chối tiền thưởng. Bolívar rời thu đô Lima đến Arequipa, El Cuzco và những tỉnh thuộc Thượng Peru (Alto Perú). Những tỉnh này đã thành lập nên một quốc gia dưới sự bảo trợ của Bolivar và đặt tên là Cộng hoà Bolívar tức Bolivia ngày nay. Bolívar soạn thảo hiến pháp cho quốc gia mới này năm 1826, trong đó ông đã trình bày nhưng tư tưởng của mình về việc hợp nhất các quốc gia mới được giải phóng.Sự phân hoá của Đại Colombia
Năm 1826, một cuộc nổi dậy gọi là La Cosiata [30] do tướng José Antonio Páez[31] lãnh đạo đã nổ ra để chống lại chính quyền trung ương ở Bogotá. Tháng 4 năm 1826, Bolívar trở về Caracas và cố gắng vãn hồi hoà bình. Tuy nhiên những lực lượng ly khai tỏ ra thắng thế trước xu hướng hợp nhất. Ngày 5 tháng 7 năm 1827, ông rời Caracas đáp tàu đi La Guaira rồi tới Bogotá. Ngày 10 tháng 9 năm 1827, ông tuyên thệ nhậm chức tổng thống Cộng hoà Đại Colombia. Hội nghị lập pháp họp ở Ocaña[32] tháng 4 năm 1828 đã giải tán mà không đạt được thoả thuận nào giữa những phe đối lập. Bolívar xưng là Tổng tài ngày 27 tháng 8 năm 1828. Ngày 25 tháng 9 năm 1828, ông thoát chết sau một vụ ám sát ở Bogotá với sự giúp đỡ của Manuela Saenz. Không lâu sau, ông buộc phải tiến hành một chiến dịch chống lại những đội quân của Perú đang đe dọa Ecuador. Bất chấp thể trạng ốm yếu, bệnh tật, ông vẫn kiên trì bảo vệ những thành quả của mình. Năm 1830, ông trở về Bogotá để thiết lập Hội đồng Hiến pháp nhưng Venezuela một lần nữa công khai đòi trở thành một quốc gia độc lập. Tại Nueva Granada, sự chống đối cũng dần trở nên mạnh mẽ hơn. Bolívar đã suy sụp sức khỏe, ông từ bỏ chức vụ tổng thống và đi đến vùng duyên hải, tin tức về cuộc ám sát tướng Sucre đã ảnh hưởng sâu sắc đến Bolívar. Ngày 10 tháng 12, ông đã viết một bản tuyên bố gửi nhân dân, đây được coi là di chúc chính trị của Người Giải phóng. Ông dự định sang châu Âu nhưng đột ngột ra đi ngày 17 tháng 12 năm 1830 tại San Pedro Alejandrino, một khu biệt thự ở Santa Marta vì bệnh lao. Đến năm 1942, trong một nghi thức hết sức trang trọng, thi hài ông được chuyển về Venezuela và đặt tại National Pantheon, Caracas.Tư tưởng
Ngoài tư tưởng công bằng, tự do và bình đẳng mà ông đã cống hiến cả cuộc đời, tư tưởng Liên Mỹ của Bolívar thường được nhắc tới. Mục đích và quan điểm của Liên Mỹ được Bolívar diễn đạt trong những gì ông viết năm từ năm 1826 đó là hòa bình trên cơ sở một khối liên kết thống nhất cho các nước châu Mỹ và hy vọng rằng một ngày nào đó nó sẽ là tấm gương để mang lại hòa bình cho toàn thế giới: "Thế giới mới sẽ gồm các quốc gia độc lập gắn chặt với nhau bởi luật pháp chung quy định quan hệ đối ngoại của các nước và tạo cơ hội cho các nước đó, thông qua một cơ quan lập pháp chung, những phương thức để trường tồn... Mọi rào cản về xuất xứ, chủng tộc và màu da sẽ biến mất. Trong các thế kỷ tiếp theo, có thể tiến tới một chính phủ hợp nhất toàn thế giới như một liên bang" [33]. Kết quả của tư tưởng đó là tại Nghị viện Panama, các quốc gia châu Mỹ đã tuyên ngôn về lý tưởng hợp tác hòa bình, một nền hòa bình trong sự tự do, bình đẳng giữa các quốc gia và giải quyết mọi sự bất đồng bằng phương pháp hòa bình cũng như kiên định sự hợp tác đôi bên cùng có lợi. Lý tưởng của Bolívar không được thực hiện tại Nghị viện Panama nhưng nó tiếp tục là nguồn cảm hứng, là niềm hy vọng. Không được đón nhận vào lúc đó nhưng ngày nay, tư tưởng của Bolívar đã sống dậy trong xu hướng hợp tác và hợp nhất khu vực của thế giới hiện đại.Vinh danh
- Ngoài một quốc gia mang tên ông, nhiều bang, thành phố, và rất nhiều địa danh, đại lộ... ở châu Mỹ và các nơi khác trên thế giới cũng mang tên Bolívar. Đồng tiền của Venezuela được gọi là Bolívar. Tượng đài Simón Bolívar được dựng ở nhiều nơi trên thế giới.
- UNESCO đã lập ra giải thưởng Simón Bolívar, trao tặng hai năm một lần cho những người có đóng góp quan trọng cho việc thực hiện lý tưởng của ông. Giải thưởng được trao lần đầu tiên ngày 24 tháng 7 năm 1983 nhân dịp kỷ niệm 200 năm ngày sinh của Bolívar cho Nelson Mandela và vua Tây ban nha Juan Carlos I.
Những câu nói nổi tiếng
- "Nếu cái chết của tôi góp phần cho việc chấm dứt các đảng phái cũng như cho sự hợp nhất thì tôi sẽ thanh thản bước xuống mồ"
- "Trách nhiệm đầu tiên của một chính phủ là đưa giáo dục đến với nhân dân"
- "Chúa ban chiến thắng cho sự bền gan"
Thông tin thêm
- Bolívar có hai chị gái là Juana và María Antonia, một em trai Juan Vicente. Ngoài ra cha mẹ ông còn có con gái María del Carmen chết ngay khi sinh. Ông không có hậu duệ trực hệ.
- Mối tình với Manuela Saenz: xem Manuela Saenz
Tài liệu tham khảo
Chú thích
- ^ Cadiz: thành phố cảng ở tây nam Tây ban nha, thuộc xứ Andalusia
- ^ Francisco de Miranda (1750 - 1816): nhà cách mạng nổi tiếng người Venezuela, sau khi đầu hàng đã chết trong nhà tù ở Tây Ban Nha
- ^ Có tài liệu nói ông trở về nước năm 1811
- ^ Valencia: thành phố thủ phủ bang Carabobo, Venezuela.
- ^ Puerto Cabello: thành phố ven biển phía Bắc Venezuela, cách Caracas 75 km về phía tây.
- ^ La Guaira: thành phố cảng, thủ phủ bang Vargas, cách Caracas 30 km về phía đông nam.
- ^ Cartagena de Indias hay gọi tắt là Cartagena: thành phố cảng ở phía bắc Colombia, thủ phủ bang Bolívar
- ^ Magdalena: con sông chính chảy từ bắc xuống nam Colombia dài 1.450 km
- ^ Mérida: thành phố ở vùng núi Andes, thủ phủ của bang cùng tên, Venezuela
- ^ Trujillo: thành phố thủ phủ của bang cùng tên, Venezuela
- ^ Simón Bolívar trên britannica.
- ^ Nueva Granada: tên một quốc gia thời đó gồm phần lớn lãnh thổ Colombia, Ecuador và Venezuela ngày nay
- ^ Santa Marta: thành phố cảng ven biển Caribe ở phía bắc Colombia
- ^ Margarita: một hòn đảo trên biển Caribe, thuộc bang Nueva Esparta, Venezuela
- ^ Carúpano: một thị trấn nằm ven biển Caribe, thuộc bang Sucre, Venezuela
- ^ Ocumare de la Costa: một bang ở phía bắc Venezuela
- ^ Guayana: một vùng hành chính của Venezuela, giáp với Guayna.
- ^ Calabozo: thành phố nhỏ cách Caracas 123 dặm về phía nam tây nam.
- ^ Gameza: thành phố nhỏ thuộc bang Boyacá, Colombia.
- ^ Pantano de Vargas: một vùng đầm lầy thuộc bang Boyacá, Colombia.
- ^ Cúcuta: thành phố thủ phủ của bang Santander Bắc, Colombia, gần biên giới với Venezuela
- ^ Guayaquil: thành phố cảng lớn nhất Ecuador, cách thủ đô Quito 250 km về phía nam tây nam.
- ^ Pichincha: một ngọn núi lửa sát thủ đô Quito
- ^ José de San Martín (1778 - 1850): vị tướng nổi tiếng, anh hùng dân tộc của Argentina, người lãnh đạo phong trào giành độc lập ở phần phía nam lục địa Nam Mỹ.
- ^ Đây là cuộc gặp gỡ kín mà nội dung của nó gây nên sự tranh luận của các nhà sử học. Sau khi Bolívar giải phóng hoàn toàn Peru, José de San Martín từ bỏ binh quyền, không tham gia vào hoạt động chính trị và đi sang Pháp năm 1824
- ^ Callao: thành phố cảng lớn nhất Perú, ở phía tây thủ đô Lima.
- ^ Junín: một vùng cao nguyên ở trung tâm Perú.
- ^ Antonio José de Sucre trên Britannica.
- ^ Ayacucho: thành phố trung tâm của tỉnh Huamanga, Peru
- ^ La Cosiata: một từ chưa từng có trong tiếng Tây ban nha trước đó, được đặt ra để chỉ những gì huyền bí và không gọi được tên.
- ^ José Antonio Páez: vị tướng sau này thành tổng thống Venezuela khi tách ra khỏi Đại Colombia.
- ^ Ocaña: thị trấn nhỏ thuộc bang Stander Bắc, Colombia.
- ^ Historical Text Archive
Sách về Bolívar
- Reza, German de la. "La invención de la paz. De la república cristiana del duque de Sully a la sociedad de naciones de Simón Bolívar", México, Siglo XXI Editores, 2009. ISBN 978-607-03-0054-7
- Bushnell, David. The Liberator, Simón Bolívar. New York: Alfred A. Knopf, 1970.
- Bushnell, David (ed.) and Fornoff, Fred (tr.), El Libertador: Writings of Simón Bolívar, Oxford University Press, 2003. ISBN 978-0195144819
- Bushnell, David and Macaulay, Neill. The Emergence of Latin America in the Nineteenth Century (Second edition). Oxford and New York: Oxford University Press, 1994. ISBN 0-19-508402-0
- Ducoudray Holstein, H.L.V. Memoirs of Simón Bolívar. Boston: Goodrich, 1829.
- Harvey, Robert. "Liberators: Latin America`s Struggle For Independence, 1810–1830". John Murray, London (2000). ISBN 0-7195-5566-3
- Lynch, John. Simón Bolívar and the Age of Revolution. London: University of London Institute of Latin American Studies, 1983. ISBN 9780901145543
- Lynch, John. The Spanish American Revolutions, 1808–1826 (Second edition). New York: W. W. Norton & Co., 1986. ISBN 0-393-95537-0
- Lynch, John. Simón Bolívar: A Life, Yale University Press, 2006. ISBN 0300110626.
- Madariaga, Salvador de. Bolívar. Westport: Greenwood Press, 1952. ISBN 9780313220296
- Marx, Karl. "Bolívar y Ponte" in The New American Cyclopaedia: A Popular Dictionary of General Knowledge, Vol. III. New York: D. Appleton & Co., 1858.
- Masur, Gerhard. Simón Bolívar (Revised edition). Albuquerque: University of New Mexico Press, 1969.
- Mijares, Augusto. The Liberator. Caracas: North American Association of Venezuela, 1983.
- O'Leary, Daniel Florencio. Bolívar and the War of Independence/Memorias del General Daniel Florencio O'Leary: Narración (Abridged version). Austin: University of Texas, [1888] 1970. ISBN 0-292-70047-4
- Bastardo-Salcedo,JL (1993) Historia Fundamental de Venezuela UVC,Caracas.
Liên kết ngoài
Tìm hiểu thêm về Simón Bolívar ở các dự án khác của Wikipedia: | |
Định nghĩa ở Wiktionary | |
Nội dung đa phương tiện ở Commons | |
Tư liệu học tập ở Wikiversity | |
Tin tức ở Wikinews | |
Câu nói nổi tiếng ở Wikiquote | |
Văn bản ở Wikisource | |
Sách ở Wikibooks |
- The Life of Simón Bolívar
- The Louverture Project: Simón Bolívar - Information about the support Bolívar received from Haiti.
- In Profile: Simón Bolívar - The Liberator
- About the surname Bolíbar/Bolívar, tiếng Tây Ban Nha
- Paternal ancestors of the Liberator, tiếng Tây Ban Nha
- Coats of arms of the Bolíbars, tiếng Tây Ban Nha
- Maternal ancestors of the Liberator (Palacios family), tiếng Tây Ban Nha
- (tiếng Tây Ban Nha) Glrbv.org: Biography
- Beside Bolivar: The Edecán Demarquet - About C. E. Demarquet, one of Bolívar's principal aides
- "Building a New History by Exhuming Bolívar" Simon Romero, The New York Times, 3 August 2010
Tiền nhiệm: Liên bang được thành lập |
Tổng thống của Colombia 17 tháng 12, 1819 – 4 tháng 5, 1830 |
Kế nhiệm: Domingo Caycedo |
Tiền nhiệm: Cristóbal Mendoza |
Tổng thống của Venezuela 6 tháng 8, 1813 – 7 tháng 7, 1814 15 tháng 2, 1819 – 17 tháng 12, 1819 |
Kế nhiệm: José Antonio Páez |
Tiền nhiệm: José Bernardo de Tagle |
Tổng thống của Peru Tháng 2, 1824 – Tháng 1, 1826 |
Kế nhiệm: Andres de Santa Cruz |
Tiền nhiệm: Cộng hòa được thành lập |
Tổng thống của Bolivia 1825–1826 |
Kế nhiệm: Antonio José de Sucre |
Lê Duẩn
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Lê Duẩn | |
---|---|
Tổng Bí thư Lê Duẩn (1907-1986) |
|
Chức vụ
|
|
Nhiệm kỳ | 10 tháng 9, 1960 – 20 tháng 12, 1976 16 năm, 101 ngày |
Tiền nhiệm | Hồ Chí Minh (tạm quyền Tổng bí thư) |
Kế nhiệm | Chức vụ được thay thế |
Khu vực | Việt Nam Dân chủ Cộng hòa |
Nhiệm kỳ | 20 tháng 12, 1976 – 10 tháng 7, 1986 9 năm, 202 ngày |
Tiền nhiệm | chức vụ được tái lập |
Kế nhiệm | Trường Chinh |
Khu vực | Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam |
Bí thư Quân ủy Trung ương
|
|
Nhiệm kỳ | 1978 – 1984 |
Tiền nhiệm | Võ Nguyên Giáp |
Kế nhiệm | Văn Tiến Dũng |
Thông tin chung
|
|
Sinh | 7 tháng 4, 1907 Triệu Đông, Triệu Phong, Quảng Trị |
Mất | 10 tháng 7, 1986 (79 tuổi) Hà Nội, Việt Nam |
Lê Duẩn chính là người đã vạch ra chiến lược cách mạng ở miền Nam Việt Nam với tác phẩm nổi tiếng Đề cương cách mạng miền Nam[3]. Từ bản đề cương này, hàng loạt phong trào bạo động ở miền Nam nổ ra dọn đường cho Quân Giải phóng miền Nam và Quân đội Nhân dân Việt Nam tấn công và tiếp quản Sài Gòn vào năm 1975 kết thúc Chiến tranh Việt Nam.
Mục lục
Cuộc đời và sự nghiệp
Lê Duẩn tên thật là Lê Văn Nhuận, sinh ngày 7 tháng 4 năm 1907, tại làng Bích La, xã Triệu Đông, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị trong một gia đình nông dân,[4] quê gốc của ông được cho là ở làng Phương Cai, xã Cẩm Duệ, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh[5] Cha ông là Lê Hiệp, làm nghề mộc. Mẹ ông là Võ Thị Đạo, làm ruộng. Sau đó ông theo gia đình về sinh sống tại làng Hậu Kiên, xã Triệu Thành cùng huyện, ở bên kia dòng sông Thạch Hãn. Khu lưu niệm Cố Tổng Bí thư Lê Duẩn hiện nay được xây dựng tại làng Hậu Kiên, xã Triệu Thành.Giai đoạn trước 1945
Năm 1920 ông học hết Tiểu học. Sau đó ông lên tỉnh học Trung học được 1 năm thì nghỉ vì hoàn cảnh gia đình khó khăn.[4]Tháng 5 năm 1926, ông làm ở Sở Hỏa xa Đà Nẵng.
Năm 1927, nhân viên thư ký đề pô Sở Hỏa xa Đông Dương tại Hà Nội.
Năm 1928, ông tham gia Tân Việt Cách mạng Đảng.
Năm 1929, ông tham gia Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội.
Năm 1930, ông gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương.
Năm 1931, ông là Ủy viên Ban tuyên huấn Xứ ủy Bắc Kỳ.
Ngày 20 tháng 4 năm 1931, ông bị thực dân Pháp bắt tại Hải Phòng, bị kết án 20 năm tù, bị giam ở các nhà tù Hỏa Lò, Sơn La và Côn Đảo.
Năm 1936, ông được trả tự do, tiếp tục hoạt động cách mạng ở Trung Kỳ. Năm 1937, làm Bí thư Xứ ủy Trung Kỳ.
Năm 1939, ông được bầu vào Ban thường vụ Trung ương Đảng. Cuối năm 1939, tham dự Hội nghị Trung ương lần thứ 6.
Năm 1940, bị thực dân Pháp bắt tại Sài Gòn, bị kết án 10 năm tù và bị đày ra Côn Đảo lần thứ 2. Năm 1945, Cách mạng Tháng Tám thành công, ông được đón về đất liền.
Giai đoạn 1945 - 1957
Năm 1946, ông được cử làm việc bên cạnh Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.Từ 1946 đến 1954, ông được cử giữ chức vụ Bí thư Xứ ủy Nam Bộ (sau đổi thành Trung ương Cục miền Nam), Chính ủy Bộ Tư lệnh Nam Bộ. Chức vụ chính quyền của ông chỉ là Trưởng phòng dân quân, trong Bộ Tư lệnh Nam Bộ do Nguyễn Bình làm Tư lệnh.
Năm 1951, tại Đại hội Đảng lần thứ II, ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị. Năm 1952 ông ra Việt Bắc họp Trung ương và được Hồ Chí Minh giữ lại làm phụ tá đến đầu năm 1954. Lê Đức Thọ được cử làm quyền Bí thư Trung ương Cục Miền Nam.
Từ 1954 đến 1957, ông được phân công ở lại miền Nam lãnh đạo cách mạng miền Nam.
Giai đoạn 1957 - 1975
Theo lời kể của con trai Lê Duẩn, Hồ Chủ tịch đã chọn ông là người lãnh đạo, chỉ đạo cách mạng ở miền Nam, vì ông là người vừa nắm rõ đường lối của Trung ương vừa có trình độ lý luận, hiểu chủ nghĩa Mác. Chiến trường Nam bộ ngày ấy vừa xa xôi vừa phức tạp, để có một sự chỉ đạo thống nhất từ Trung ương, phải cần một người am hiểu cả địa thế lẫn lòng dân. Vì vậy năm 1957, Hồ Chủ tịch đã gọi ông ra Hà Nội gấp và nhanh nhất có thể để trực tiếp giúp điều hành công việc chung của Đảng.[6] Cuối năm 1957, ông ra Hà Nội, vào Ban Bí thư Trung ương Đảng, chủ trì công việc của Ban Bí thư và là Phó Ban chuẩn bị văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứ III của Đảng.Tháng 9/1960, tại Đại hội toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam, ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị, giữ chức Bí thư Thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương. Từ 1960, khi Hồ Chí Minh sức khỏe yếu, theo một số nhận định ông Duẩn trở thành người có quyền lực cao nhất trong Bộ Chính trị.[7]
Cùng với quân sự là ngoại giao, ông rất chú ý đàm phán Paris. Ông có nói với ông Lê Đức Thọ rằng: "Anh sang bên đó, một điều không được thay đổi là Mỹ rút và mình không rút". [8][9]
Giai đoạn 1975 - 1986
Tại các Đại hội toàn quốc lần thứ IV (12/1976) và lần thứ V (3/1982), ông tiếp tục được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị, giữ chức Tổng Bí thư đến khi mất. Ông cũng đảm nhiệm chức Bí thư Quân ủy Trung ương từ năm 1978 đến năm 1984.Trong thời gian ông nắm quyền cao nhất Việt Nam từ năm 1975 đã xảy ra hai cuộc chiến tranh: Chiến tranh biên giới Tây Nam và Chiến tranh biên giới phía Bắc. Ông đã lãnh đạo đất nước vượt qua giai đoạn khó khăn này, thành công trong việc tiêu diệt chế độ Khmer Đỏ ở Campuchia và ngăn chặn được quân Trung Quốc ở phía Bắc.
Tuy nhiên bên cạnh những thành công về quốc phòng, Ban Chấp hành TW do ông đứng đầu đã đề ra các đường lối sai lầm về kinh tế, và hậu quả của các cuộc chiến tranh khiến kinh tế lâm vào khủng hoảng, Việt Nam bị cô lập trong suốt giai đoạn 1976-1986.
Từ Đại hội V do sức khỏe yếu, Trung ương Đảng giao bớt một số quyền của ông cho Trường Chinh.[cần dẫn nguồn]
Ông là đại biểu Quốc hội từ khóa II đến khóa VII.[cần dẫn nguồn]
Ông được tặng thưởng Huân chương Sao Vàng và nhiều huân chương khác.[cần dẫn nguồn]
Ông qua đời ngày 10 tháng 7 năm 1986 tại Hà Nội.[cần dẫn nguồn]
Gia đình
Ông có hai người vợ:- Bà Lê Thị Sương (25 tháng 12 năm 1910 - 6 tháng 8 năm 2008)[10] kết hôn năm 1929 ở quê. Có bốn người con:
- Lê Hãn (sinh 1929), tên thường dùng là Lê Thạch Hãn, Đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý các nhà trường Quân đội, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã nghỉ hưu; Ông Lê Hãn cưới bà Nguyễn Khánh Nam (con gái đầu lòng của ông Nguyễn Khánh Mỹ, Vụ trưởng Vụ khu vực I, phụ trách các nước XHCN, Bộ Ngoại thương lúc bấy giờ - NV) và có 3 người con:Ông Lê Khánh Hải hiện là Thứ trưởng thường trực bộ VHTT và Du lịch,Ông Lê Khánh Hưng và Bà Lê Ngọc Hiếu.
- Lê Thị Cừ có chồng là Lê Bá Tôn (Cán bộ lãnh đạo của Bộ Công nghiệp nặng).
- Lê Tuyết Hồng có chồng là Giáo sư, Tiến sĩ Hồ Ngọc Đại;
- Lê Thị Diệu Muội (1940-2008), Phó Giáo sư, Tiến sĩ sinh vật học.
- Bà Nguyễn Thụy Nga (tên thường gọi Nguyễn Thị Vân hoặc Bảy Vân)[11], kết hôn năm 1950 tại miền Tây Nam Bộ, do Lê Đức Thọ làm mối, Phạm Hùng
làm chủ hôn. Sau 1975, bà Nga làm Phó ban Tuyên Giáo Tỉnh ủy An Giang,
Phó Tổng Biên tập Phụ trách Hành chính trị sự của Báo Sài Gòn Giải
phóng. Hiện bà sống ở Thành phố Hồ Chí Minh. Có ba người con:
- Lê Vũ Anh, kết hôn giáo sư toán học Viktor Maslov người Nga ở Moskva, mất năm 1981 do băng huyết khi sinh đứa con thứ ba (là con trai); cả 3 người con của bà sau này đều lớn lên và ăn học ở Nga, nhưng hiện tại đều làm việc tại Anh.
- Lê Kiên Thành (sinh 1955), học kỹ sư hàng không tại Liên xô, sau đó là phó tiến sĩ vật lý. Khi về nước chuyển ngành sang kinh doanh, từng là Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Kỹ thương Techcombank, hiện là Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Xây dựng và phát triển đô thị; Chủ tịch HĐQT Công ty CP Chế biến Thực phẩm Thái Minh; chủ một sân golf và là Phó Chủ tịch thường trực Hội Golf Việt nam. Ông còn là thành viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt nam TP Hồ Chí Minh.
- Lê Kiên Trung (sinh 1958), Cục trưởng Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh (từ tháng 12 năm 2007). Hiện là Thiếu tướng, Phó Tổng cục trưởng Tổng Cục An ninh II - Bộ Công an (2011).
Tư tưởng
Tinh thần dân tộc
Trong suốt 26 năm, với cương vị là Bí thư thứ nhất và sau đó là Tổng Bí thư, Lê Duẩn đã để lại nhiều di sản với lịch sử Việt Nam. Ông có công lao trong sự nghiệp giải phóng và thống nhất dân tộc cũng như ý chí kiên cường, tinh thần cảnh giác trong việc chống lại chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc[12].Khi còn sống, Lê Duẩn lúc nào cũng cho rằng hiểu Trung Quốc là chuyện sống còn của dân tộc Việt Nam. Trong suốt chiến tranh chống Mỹ, rất nhiều lần Trung Quốc muốn dùng những khoản viện trợ để lồng ghép vào đó những toan tính riêng của họ, nhưng Lê Duẩn không nhận bất cứ một khoản viện trợ nào mà ông cho là có nguy cơ đối với nền độc lập của Việt Nam. Một nhà nghiên cứu về quan hệ Việt Nam với Trung Quốc đã từng nhận xét về ông: "Với Tổng Bí thư Lê Duẩn, cái gì nhịn được thì nhịn, nhưng ông tuyệt đối không bao giờ nhượng bộ những điều quá đáng, nguy hại cho an ninh quốc gia". Vì tư tưởng này, Lê Duẩn đã trở thành lãnh đạo Việt Nam làm Trung Quốc "gai mắt" trong giai đoạn ấy.
Con trai Lê Duẩn kể lại: "Như cha tôi lúc còn sống luôn nói rằng, khi người ta đã yêu đất nước đến vô cùng, đến mức trái tim chỉ có thể đập vì nó, thì họ sẽ luôn tìm được con đường đúng nhất. Một lần, khi ghé thăm cửa khẩu Hữu Nghị, nơi được coi là biểu tượng hàn gắn của mối quan hệ Việt Nam – Trung Quốc sau giai đoạn chiến tranh, tôi đã thấy ở nơi trưng bày những kỷ vật về mối quan hệ hai nước, có tất cả những tấm ảnh lãnh đạo Việt Nam qua nhiều thế hệ, trừ cha mình. Trong sâu thẳm, tôi tự hào về điều đó: Cha tôi, Tổng Bí thư Lê Duẩn là người quyết bảo vệ đến cùng từng tấc đất ở đây. Trái tim ông đã xui khiến ông hành động như thế."[13]
Làm chủ tập thể
Tư tưởng "làm chủ tập thể trên lập trường giai cấp vô sản" lần đầu được Lê Duẩn đưa ra vào tháng 6 năm 1965, và nhiều bài phát biểu về sau, ông phân tích:"Trong chế độ tư bản chủ nghĩa, động lực đó là lợi nhuận. Lợi nhuận là động lực của cách mạng kỹ thuật, của các cuộc xâm chiếm thuộc địa, mở rộng thị trường, của việc mở rộng nền sản xuất lớn, v.v.. Lợi nhuận là nhân tố kích thích mạnh mẽ nhất sự phát triển lực lượng sản xuất trong xã hội tư bản chủ nghĩa, là cái mà hằng giờ hằng phút bọn tư bản suy nghĩ đến". Còn trong chế độ xã hội chủ nghĩa "Tất cả những người lao động đều phải lấy việc sản xuất của cải vật chất nhiều hay ít làm thước đo sự cống hiến của mình vào nền sản xuất xã hội; vì vậy, chúng ta phải thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động. Nguyên tắc đó là một động lực thúc đẩy nền sản xuất xã hội chủ nghĩa, nhưng nhân tố thường xuyên, mạnh mẽ thúc đẩy tính tích cực sản xuất của quần chúng công nông là ý thức giác ngộ xã hội chủ nghĩa, tinh thần làm chủ tập thể của họ"."Xây dựng tư tưởng tập thể xã hội chủ nghĩa có nghĩa là chống chủ nghĩa cá nhân, và chống chủ nghĩa cá nhân là để xây dựng tư tưởng tập thể xã hội chủ nghĩa"[14].
"Xây dựng chế độ làm chủ tập thể là xây dựng nước ta thành một xã hội trong đó người chủ chân chính, tối cao là cộng đồng xã hội, là tập thể nhân dân lao động có tổ chức, mà nòng cốt là liên minh công nông. Nội dung của làm chủ tập thể là làm chủ toàn diện, là làm chủ về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội; là làm chủ xã hội, làm chủ thiên nhiên, làm chủ bản thân; là làm chủ trong cả nước, trong từng địa phương và từng cơ sở; là trên cơ sở làm chủ đầy đủ của tập thể, của cộng đồng xã hội mà bảo đảm tự do cũng đầy đủ cho mỗi người; và ngược lại "sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người"[15]. Phải phát động quần chúng, phải tuyên truyền giáo dục, làm cho mọi công dân Việt Nam từ em bé đến cụ già, nhất là tầng lớp thanh niên hiểu rằng họ là người chủ của nước Việt Nam, rằng tất cả của cải, tài nguyên của đất nước này đều thuộc về tập thể nhân dân, thuộc về những thế hệ hôm nay và cả những thế hệ ngày mai. Họ phải làm tròn nghĩa vụ của người làm chủ đất nước, đồng thời họ có đầy đủ những quyền của người làm chủ: quyền làm việc, học hành, vui chơi, quyền phát biểu ý kiến về bất cứ vấn đề gì của Nhà nước nhằm mưu cầu sự giàu có cho đất nước và hạnh phúc cho đồng bào; không ai được áp bức, ép buộc họ.[16].
"Chế độ làm chủ tập thể hơn hẳn mọi nền dân chủ trong lịch sử. Nó không phải là dân chủ của một số ít người, cũng không phải là dân chủ cho từng cá nhân riêng lẻ. Nó thể hiện vai trò làm chủ tập thể của cả cộng đồng xã hội của từng tổ chức và của từng người trong cộng đồng. Kết hợp chặt chẽ lợi ích của toàn xã hội với lợi ích của tập thể và lợi ích của mỗi người, nó bảo đảm cho cả cộng đồng xã hội cũng như từng tổ chức trong cộng đồng phát triển một cách tốt nhất, đồng thời bảo đảm tự do đầy đủ nhất cho mỗi thành viên của xã hội...Làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa có hai mặt: toàn xã hội làm chủ tập thể và từng người một làm chủ tập thể. Cả xã hội làm chủ và từng người một làm chủ, làm chủ tập thể và cá nhân có đầy đủ tự do, hai cái đó thống nhất với nhau, không hề có mâu thuẫn...Làm chủ tập thể là làm chủ cả về chính trị, kinh tế, văn hoá...Làm chủ xã hội, làm chủ thiên nhiên và làm chủ bản thân"[17].
"Trong chế độ làm chủ tập thể, mọi người lao động không thụ động tiếp nhận và hưởng thụ các quyền dân chủ từ một quyền lực bên ngoài mang đến, mà tự giác và chủ động đóng vai người làm chủ thật sự về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội. Nhân dân lao động tự mình thực hiện quyền làm chủ tập thể của mình bằng một cơ cấu tổ chức hợp lý, bằng một chế độ sản xuất và phân phối hợp lý, bằng những phong trào cách mạng liên tục, sôi nổi của hàng chục triệu người. Chế độ làm chủ tập thể thực hiện trong cả nước, trong từng địa phương, từng cơ sở, gắn chặt làm một lợi ích của cá nhân với lợi ích của tập thể và của toàn xã hội. Đối với mỗi con người, chế độ làm chủ tập thể bảo đảm sự phát triển toàn diện nhất, những quyền lợi đầy đủ nhất đi đôi với những nghĩa vụ cao cả mà mọi người phải làm trọn.[18]
"Chỉ có chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa mới giải quyết đúng mối quan hệ giữa xã hội và cá nhân. Ở đây, vừa thiết lập sự làm chủ tập thể của cả cộng đồng xã hội Việt Nam, vừa phát huy cao độ quyền tự do chân chính của cá nhân, khơi dậy mọi năng lực sáng tạo của cá nhân, thống nhất hài hoà cá nhân với xã hội.[19]. Thiết lập chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa của nhân dân lao động là mục đích của chủ nghĩa xã hội, đồng thời đó là một động lực quan trọng của công cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. Làm chủ tập thể xã hội là một quá trình phát triển từ thấp đến cao, trước hết là làm chủ về chính trị tiến lên làm chủ về kinh tế, văn hóa, xã hội, trong đó làm chủ về kinh tế là quan trọng nhất.[20].
Trong bài phát biểu tại Hội nghị lần thứ tám BCHTW khóa IV ông cho là chế độ làm chủ tập thể do các nhà kinh điển nêu ra, nhưng tại Hội nghị lần thứ tám TW khóa V, ông nói Mác, Lênin cũng chưa nói đến, nhưng Việt Nam đang làm trong thực tế. Sau Đổi mới, đường lối làm chủ tập thể không còn được nhắc đến trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước.
Phát ngôn
“ | Ta đánh Mỹ là đánh cả cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc, cho các nước xã hội chủ nghĩa và cho cả nhân loại, đánh cho cả bọn xét lại đang đâm vào lưng ta[21][22] | ” |
“ | Chừng nào tôi còn ngồi đây, thì tôi không cho một kẻ nào nghĩ trong đầu rằng có thể cướp được đất nước Việt Nam này[12] | ” |
“ | Chính trị là nghệ thuật về các khả năng[23] | ” |
- Lúc sinh thời, nhân dịp Tết 1976, Lê Duẩn từng tuyên bố rằng:
“ | Trong vòng mười năm nữa, mỗi gia đình ở Việt Nam sẽ có một radio, một TV và một tủ lạnh | ” |
—Lê Duẩn (Tết 1976) [24]
|
- Nhắc đến mẹ mình, ông nói:
“ | "Tôi thương mẹ tôi, vì vậy bây giờ ở Hà Nội ngày nào tôi cũng ăn thêm vài củ khoai lang để nhớ mẹ tôi…"[25] | ” |
- Năm 1976, khi về thăm quê ở làng Hậu Kiên, xã Triệu Thành, huyện Triệu Phong, Quảng Trị, khi thấy người dân đang luộc khoai mì đón Tết ông nói:
“ | "Mồng 1 tết mà tôi đến thăm nhà nào cũng thấy luộc sắn. Bà con ta còn nghèo quá! Trong đời hoạt động cách mạng, tôi đã chịu nghèo khổ, nhưng bây giờ đất nước đã được thống nhất, phải lo làm sao để cho dân giàu lên. Phấn đấu để đồng bào ta, các ông bà già, trẻ con mỗi bữa có một quả trứng, một cốc sữa mà rất khó."[25] | ” |
- Năm 1976, Bí thư thứ nhất Lê Duẩn tuyên bố:
“ | "Chế độ ta là chế độ chuyên chính vô sản. Chuyên chính trước hết phải là đường lối của giai cấp vô sản. Cốt tủy của chuyên chính vô sản là ở đó chứ không phải là ở chỗ sử dụng bạo lực. Đường lối đó là sự kết hợp lý luận Mác - Lê Nin với thực tiễn cách mạng của nước mình. Đường lối đó là khoa học nhất, là đúng quy luật, là bắt buộc. Đường lối đó không hề nhân nhượng với ai, chia sẻ với ai và hợp tác với ai cả. Đó là chuyên chính. Đường lối đó là: nhất thiết phải xóa bỏ giai cấp bóc lột, xóa bỏ chế độ sản xuất cá thể, xác lập quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. Nhất thiết phải làm thế, không cho phép ai đi ngược lại. Đó là chuyên chính. Đường lối đó nhất thiết phải là công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa. Không ai được chống lại. Đó là chuyên chính. Đường lối đó là đường lối của giai cấp công nhân, không ai được chống lại. Ai chống lại những cái đó thì bị bắt. Đó là chuyên chính." | ” |
-
- (Phát biểu của Lê Duẩn tại Hội nghị Trung ương 25, Văn Kiện Đảng Toàn tập, Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia, tập 37- 1976, trang 403-404)
- Ngày 13-3-1977, tại trường Nguyễn Ái Quốc, Tổng Bí thư Lê Duẩn nói:
“ | "Loài người cho đến nay đã có ba phát minh vĩ đại có ý nghĩa bước ngoặt của lịch sử. Thứ nhất là tìm ra lửa. Thứ hai là tìm ra cách sử dụng kim khí. Thứ ba là làm chủ tập thể." | ” |
-
- ("Bài nói của đồng chí Lê Duẩn tại lớp chính trị Trung cao cấp ngày 13-3-1977 tại trường Nguyễn Ái Quốc", "Hồ sơ lãnh tụ Lê Duẩn", lưu trữ tại kho Lưu trữ Học viện Quốc gia Hồ Chí Minh)
Đánh giá
Tại Việt Nam
Theo quan điểm của các nhà lãnh đạo đảng và các học giả trong nước đóng góp nổi bật của ông là năm 1939, dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ, ông đã góp phần cho sự ra đời của Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 của Ban Chấp hành Trung ương (11-1939) - chuyển hướng đấu tranh cách mạng; chỉ đạo kháng Pháp tại miền nam trong đó đáng chú ý là "Xứ ủy Nam Bộ dưới sự lãnh đạo của Lê Duẩn thực hiện chính sách ruộng đất "người nông dân có ruộng cày" không phải thông qua cuộc phát động tước đoạt bằng bạo lực, tiến hành đấu tố, cưỡng bức địa chủ; mà bằng chủ trương và biện pháp đúng đắn, thích hợp với hoàn cảnh cụ thể của Nam Bộ lúc ấy" [26], đặc biệt vai trò lớn của ông trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam. Chính ông là người viết "Đề cương cách mạng Miền Nam' (sau được thể hiện đầy đủ trong Nghị quyết 15 (Khóa Hai) của đảng tháng 1-1959). Theo ông Võ Văn Kiệt: "Đề cương Cách mạng miền Nam" được đồng chí Lê Duẩn hoàn thành vào tháng 8 năm 1956 ngay tại Sài Gòn, ở số nhà 29 đường Huỳnh Khương Ninh, quận 1 Sài Gòn, nay là Tp. HCM." [27]. Ý kiến chính thống của Đảng Cộng sản Việt Nam coi Lê Duẩn có tầm nhìn chiến lược, có đóng góp nhiều cho đường lối chính trị quân sự của Đảng, nhất là trong cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân và chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975 [28][29]Giáo sư Kinh tế Đặng Phong nhận xét về Lê Duẩn: "Thí dụ khi nói về ông Lê Duẩn và các chủ trương làm chủ tập thể, xây dựng cấp huyện... thì rõ ràng đó là các sai lầm gây thiệt hại rất lớn cho nền kinh tế. Nhưng tôi vẫn kính trọng ông Duẩn là một nhà tư duy lớn, còn những gì sai thì sau đó phải sửa, có gì là xúc phạm đâu?"[30].
Theo Giáo sư Tương Lai trích lại lời Giáo sư Trần Phương, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ: "Năm 1985, anh là người ghi vào Nghị quyết của Bộ Chính trị: "Chấp nhận kinh tế nhiều thành phần". Đó là những con chữ quan trọng để tạo đà cho Đại hội VI Đổi Mới... Tầm nhìn xa của anh Ba về kinh tế, những viên gạch anh lát cho con đường đổi mới, không nhiều người biết tới. Nhưng điều đó cũng phù hợp với con người Anh. Chỉ cần mình làm điều tốt cho Đảng, cho dân mà không cần nghĩ rằng có được ghi nhận hay không". Theo GS Tương Lai: "Đáng tiếc là, những tư tưởng lóe sáng trong tư duy của nhà lý luận ấy đã bị chìm đi trong vô vàn những bức xúc hàng ngày của thực trạng kinh tế đang trong cái thế giằng co giữa cái cũ và cái mới. Ông không thể không gánh chịu trách nhiệm về những hậu quả nặng nề của sự vận dụng những công thức giáo điều trong mô hình xây dựng chủ nghĩa xã hội theo kiểu Stalin hoặc của tư tưởng giáo điều "tả" khuynh khác, mặc dầu ông đã cố gắng để vượt ra khỏi những áp đặt".[31]
Giáo sư Trần Phương có thuật lại: "Tôi nhớ có lần, vào một buổi sáng, khi nhóm trợ lý chúng tôi đang họp, anh Ba đi vào "quẳng" xuống bàn chúng tôi một tờ báo và nói: "Các anh đọc đi!". Rồi anh nhếch mép cười, đi ra... Chúng tôi cầm tờ báo lên: Trên trang nhất là một bài dài phê phán anh Kim Ngọc và quan điểm khoán hộ của anh. Có lần, tôi hỏi Anh: "Tại sao Anh không công khai phản bác lại quan điểm bảo thủ của bài báo...". Anh nói: "Quan trọng nhất là phải giữ sự đoàn kết trong Đảng...". Ông Trần Phương cũng cho rằng: "Ai đó đã nói rằng anh Ba không bảo vệ được Kim Ngọc là không đúng. Sau bài báo đó, Kim Ngọc vẫn là Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phú.".[32]. Theo những người trợ lý thân cận nhất của ông kể lại thì thái độ của ông đối với khoán ở Vĩnh Phúc (1966-1968) khác với nhiều người lúc đó. Nhưng ông chưa kịp can thiệp thì đã có lệnh đình chỉ, mà đã có lệnh rồi thì không thể đảo ngược lại được. Ông Đậu Ngọc Xuân là trợ lý của ông kể lại: Khi khoán Vĩnh Phúc đã bị đình chỉ, ông chỉ còn biết lên thăm Kim Ngọc và bày tỏ sự đồng tình với những tìm tòi của Kim Ngọc, an ủi về việc những sáng kiến quá mới như thế thường không dễ đi ngay vào cuộc sống...[33]
Theo lời của Trần Phương, Lê Duẩn từng nói với ông: "Cầm quyền mà không lo nổi cho dân một bộ quần áo thì cầm quyền là nghĩa thế nào? Anh muốn làm gì thì làm nhưng phải lo đủ cho người dân một bộ quần áo... Tôi vẫn nhớ, có lần trong những năm 60, trong một cuộc họp ở Đồ Sơn, Anh đã nổi nóng với Chính phủ: "Chúng ta cầm quyền mà không lo nổi rau muống và nước lã cho dân thì nên từ chức đi...". Anh Tô (Phạm Văn Đồng) không nói một lời. Tôi rất thông cảm với Anh về cái khó của Chính phủ. Muốn có rau muống thì phải có gạo. Muốn có nước lã (nước máy) thì phải có ngoại tệ. Cả hai thứ đó, Chính phủ đều gặp khó khăn".[32].
Một nhà nghiên cứu ai? về quan hệ Việt Nam với Trung Quốc đã từng nhận xét về ông: "Với Tổng bí thư Lê Duẩn, cái gì nhịn được thì nhịn, nhưng ông tuyệt đối không bao giờ nhượng bộ những điều quá đáng, nguy hại cho an ninh quốc gia".[12]
Từ bên ngoài
Pierre Asselin từng nhận xét về Lê Duẩn: "Ông khao khát quyền lực tuyệt đối. Thông qua việc cô lập ông Hồ, ông Giáp và các đồng minh của họ trong đảng, ông Lê Duẩn đã thiết lập một bộ máy lãnh đạo ở Hà Nội không chỉ trung thành mà còn chung quyết tâm hoàn tất các mục tiêu cách mạng" [34]. Tuy nhiên Giáo sư Nguyễn Quang Ngọc phủ nhận cách nhìn này, theo đó vai trò của Tướng Giáp bị làm lu mờ bởi những thành viên Bộ Chính trị trong giai đoạn cuộc chiến tranh Việt Nam. Ông cũng cho rằng không hề có một sự phân chia ê-kíp trong nội bộ Bộ Chính trị lúc bấy giờ, mà theo đó Tướng Giáp được cho là thuộc phái "chủ hoà".[35] Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng viết rằng: "Với tôi, những năm công tác trong Bộ Chính trị, Anh đã thường xuyên trao đổi ý kiến, thường là nhanh chóng đi đến nhất trí trong những vấn đề lớn; khi có ý kiến khác nhau thì tranh luận thẳng thắn, những điều chưa nhất trí thì chờ thực tiễn kiểm nghiệm. Lúc mới ra Bắc, Anh thường tâm sự với tôi những khó khăn trong công việc... Từ sau Đại hội III và Đại hội IV, tôi đã ba lần đề nghị Anh là Tổng Bí thư kiêm luôn Bí thư Quân ủy Trung ương, nhưng Anh nói: "Anh là Tổng chỉ huy lâu năm nên tiếp tục làm Bí thư Quân ủy Trung ương, như vậy có lợi cho lãnh đạo"[36].David Elliott, trong quyển sách The Vietnamese War (2003), phê bình chính sách kinh tế của những người cộng sản giai đoạn 1976-1986, mà đứng đầu là Lê Duẩn, ông cho rằng "họ thường là những người cứng rắn, giáo điều và tin tưởng tuyệt đối vào cách mạng. Nhưng đây không phải lúc nào cũng là những người đủ khả năng đưa Việt Nam đi tiếp trên đường phát triển."[37]
Khi ông mất, Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc khi đó đã điện "... Ngài Tổng Bí thư Lê Duẩn, người đã giữ một vai trò hết sức quan trọng trong lịch sử của Việt Nam...". (Điện của Tổng Thư ký liên hiệp quốc Javier Pérez de Cuéllar.[38]
Đường Lê Duẩn
Tên của ông được đặt cho các tuyến đường ở Hà Nội (nối Điện Biên Phủ với Giải Phóng), thành phố Hồ Chí Minh (từ Thảo Cầm Viên đến Dinh Độc lập), Huế (nối Lý Thái Tổ với Trần Hưng Đạo), Đà Nẵng (nối cầu sông Hàn - Ngô Quyền với Điện Biên Phủ), Hải Phòng (nối Phan Đăng Lưu với Trường Chinh), Tuy Hòa (Nối đường Nguyễn Hữu Thọ với đường Bạch Đằng),...Chú thích
- ^ “BBCVietnamese.com”. Truy cập 9 tháng 7 năm 2014.
- ^ “BBCVietnamese.com”. Truy cập 9 tháng 7 năm 2014.
- ^ “DCSVN”. Truy cập 9 tháng 7 năm 2014.
- ^ a ă “Di tích Khu lưu niệm Tổng Bí thư Lê Duẩn”. Cổng TTĐT tỉnh Quảng Trị. Truy cập 9 tháng 7 năm 2014.
- ^ “Lập đền thờ ông Lê Duẩn ở Hà Tĩnh - BBC Vietnamese - Việt Nam”. Truy cập 9 tháng 7 năm 2014.
- ^ “Những mẩu chuyện nhỏ về Bác Hồ và Ba tôi”. Báo Sài Gòn Giải Phóng Online. Truy cập 9 tháng 7 năm 2014.
- ^ “Victory at Any Cost”. Google Books. Truy cập 9 tháng 7 năm 2014.
- ^ “Tầm nhìn 20 năm và những bài học cho hôm nay”. Vietbao.vn. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2010.
- ^ Theo cuốn Nhớ anh Lê Đức Thọ, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006 tr. 347 thì việc cử Lê Đức Thọ đi dự Hội nghị Paris về Việt Nam được Hồ Chí Minh phê chuẩn [[]][liên kết hỏng]
- ^ Tin buồn đăng trên báo Hà Nội mới số ra ngày 8/8/2008
- ^ Nguyễn Thụy Nga - một đời báo một đời người, Báo Quân đội Nhân dân, số ra ngày Thứ Hai, 14/06/2010 [[]][liên kết hỏng]
- ^ a ă â “Cố TBT Lê Duẩn: 'Chúng ta không được phép sợ Trung Quốc!'”. Đọc báo, tin tức, thời sự với Báo Điện Tử Một thế giới. Truy cập 9 tháng 7 năm 2014.
- ^ “Bài học về TQ trong ký ức con trai cố TBT Lê Duẩn”. Đọc báo, tin tức, thời sự với Báo Điện Tử Một thế giới. Truy cập 9 tháng 7 năm 2014.
- ^ Lê Duẩn: Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1976, t.I, tr. 458 - 501
- ^ Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004, t.37, tr.137-184
- ^ Lê Duẩn:Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nxb. Sự thật Hà Nội, 1980, t.3, tr. 481-502
- ^ Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004, t.37, tr.332-408
- ^ Lê Duẩn: Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1980, t.3, tr. 617-636.
- ^ Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, t.41, tr.306-335
- ^ Lê Duẩn:Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1984, t. 4, tr.412-437
- ^ Vũ Thư Hiên, Đêm giữa ban ngày, Nxb. Văn Nghệ, 1997, tr. 422, phần chú thích
- ^ "Giải phóng miền Nam..."
- ^ “Lê Duẩn”. Truy cập 9 tháng 7 năm 2014.
- ^ Stanley Karnow, Vietnam: A History (New York: Penquin, 1983), 683-84
- ^ a ă “13 năm làm cận vệ cho Tổng Bí thư Lê Duẩn”. Báo Công an Nhân dân Điện tử. Truy cập 9 tháng 7 năm 2014.
- ^ Trần Hữu Phước (28/09/2012). “Đồng chí Lê Duẩn - Nguồn sáng kỳ diệu của "ngọn đèn hai trăm nến"”. Báo Cà Mau. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2010.
- ^ Chính trị. “VietNamNet”. Vietnamnet.vn. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2010.
- ^ “Trang chủ”. Báo điện tử Nhân Dân. Truy cập 9 tháng 7 năm 2014.
- ^ “Tầm nhìn 20 năm và những bài học cho hôm nay”. Việt Báo. Truy cập 9 tháng 7 năm 2014.
- ^ “BBCVietnamese.com”. Truy cập 9 tháng 7 năm 2014.
- ^ Chính trị (15 tháng 1 năm 1955). “VietNamNet”. Vietnamnet.vn. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2010.
- ^ a ă “VnEconomy - Business & financial news - Tin tức kinh doanh & tài chính”. Vneconomy.vn. 6 tháng 12 năm 2009. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2010.
- ^ “Lê Duẩn qua một tài liệu mới tìm được — Dien Dan Forum” (bằng (tiếng Việt)). Diendan.org. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2010.
- ^ “BBCVietnamese.com”. Truy cập 9 tháng 7 năm 2014.
- ^ “BBCVietnamese.com”. Bbc.co.uk. 25 tháng 8 năm 1911. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2010.
- ^ trích từ sách "Lê Duẩn một nhà lãnh đạo lỗi lạc, một tư duy sáng tạo lớn của cách mạng Việt Nam" do NXB Chính trị quốc gia xuất bản 2002
- ^ “Kỳ 4: Một di sản gây tranh cãi”. BBC. 19 tháng 5 năm 2006.
- ^ Báo Nhân Dân số ra ngày 16/7/1986
Liên kết ngoài
Tiếng Việt
- Loạt bài về Tổng Bí thư Lê Duẩn đăng trên BBC tiếng Việt
- Báo Công an Nhân dân
Tiếng Anh
|
|
|
|
|
Máy gia tốc hạt lớn
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tọa độ: 46°14′B 06°03′Đ
Large Hadron Collider (Máy gia tốc hạt lớn - gọi tắt là LHC) là chiếc máy gia tốc hạt hiện đại lớn nhất và cung cấp gia tốc mạnh nhất trên thế giới, được thiết kế để tạo va chạm trực diện giữa các tia proton (một trong các loại hạt cơ bản) với động năng cực lớn. Mục đích chính của nó là phá vỡ những giới hạn và mặc định của mô hình chuẩn - những lý thuyết cơ bản hiện thời của vật lý hạt. Trên lý thuyết, chiếc máy này được cho là sẽ chứng minh được sự tồn tại của hạt Higgs, những kết quả nghiên cứu
từ chiếc máy này có thể chứng minh những dự đoán từ trước cũng như
những liên kết còn thiếu trong mô hình chuẩn, và giải thích được những hạt sơ cấp khác có được những đặc tính như khối lượng như thế nào.
Máy gia tốc hạt lớn được chế tạo bởi Tổ chức nghiên cứu hạt nhân Châu Âu (CERN), nằm bên dưới mặt đất tại biên giới Pháp-Thụy Sĩ giữa núi Jura và dãy Alps gần Genève, Thụy Sĩ. Dự án được cung cấp kinh phí và chế tạo với sự tham gia cộng tác của trên tám nghìn nhà vật lý của 15 quốc gia cũng như hàng trăm trường đại học và phòng thí nghiệm. Những tia hạt đầu tiên được dẫn vào trong máy ngày 10 tháng 9 năm 2008, và phải chờ khoảng 6 đến 8 tuần sau đó mới có được các đợt va chạm với năng lượng cực lớn đầu tiên.
Mặc dù trên các phương tiện truyền thông hay thậm chí tòa án có nhiều thắc mắc về tính an toàn của máy LHC, các nhà khoa học đều đồng quan điểm rằng các thí nghiệm va chạm hạt của chiếc máy này sẽ không gây ra nguy hiểm nào.
Đường hầm chứa LHC có hai đường dẫn tia hạt song song sát nhau, giao nhau ở 4 điểm, mỗi đường sẽ chứa một tia proton, được lưu chuyển vòng quanh vòng tròn từ hai hướng ngược nhau. Có 1.232 nam châm lưỡng cực giữ cho các tia đi đúng đường tròn, thêm vào đó là 392 nam châm tứ cực được dùng để giữ các tia luôn hội tụ, để làm cho cơ hội va chạm dòng hạt ở 4 điểm giao nhau là cao nhất. Tổng cộng có trên 1.600 nam châm siêu dẫn được trang bị, với chiếc nặng nhất lên tới hơn 27 tấn. Cần tới khoảng 96 tấn heli lỏng để giữ các nam châm hoạt động ở nhiệt độ 1,9 độ K, khiến cho LHC trở thành thiết bị siêu lạnh lớn nhất thế giới với nhiệt độ của heli lỏng.
Một hoặc hai lần một ngày, động năng của các hạt proton được gia tăng từ 450 GeV lên đến 7 TeV, từ trường của các nam châm siêu dẫn lưỡng cực được tăng từ 0.54 lên 8.3 tesla (T). Các proton ở mỗi đường dẫn sẽ có năng lượng đạt 7 TeV, giúp cho năng lượng va chạm đối diện đạt 14 TeV (tương đương 2.2 μJ). Ở mức năng lượng này, các proton có hệ số Lorentz là 7.500 và di chuyển với vận tốc bằng 99,9999991% vận tốc ánh sáng. Mỗi giây chúng bay quanh đường hầm 11,000 vòng. Các proton không phải là tia liên tục, thay vào đó được tạo thành các chùm, với khoảng 2,808 chùm, với số lượng đó, khoảng thời gian giữa các va chạm không bao giờ ngắn hơn 25 ns. Khi máy gia tốc lần đầu tiên được sử dụng, nó sẽ hoạt động với số chùm ít hơn, khoảng cách thời gian mỗi chùm là 75 ns. Số các chùm sau đó sẽ được tăng lên cho đến quãng cách cuối cùng là 25 ns.[4]
Trước khi được đưa vào bộ gia tốc chính, các hạt được đi qua một chuỗi hệ thống tuần tự làm tăng năng lượng của chúng. Hệ thống đầu tiên là máy gia tốc hạt tuyến tính Linac 2 gia tốc các proton lên động năng 50 MeV, sau đó được đưa vào máy Proton Synchrotron Booster. Các proton tại đó được tăng tốc lên 1.4 GeV rồi được dẫn vào máy Proton Synchrotron (PS), ở đây chúng đạt động năng 26 GeV. Cuối cùng máy Super Proton Synchrotron (SPS) được dùng để tăng năng lượng của chúng lên 450 GeV trước khi dẫn vào (qua một giai đoạn 20 phút) vòng tròn chính. Tại đây các chùm proton được tích lũy và tăng tốc lên năng lượng đỉnh là 7 TeV, cuối cùng chúng được dự trữ trong 10 đến 24 tiếng trong khi các va chạm xảy ra tại 4 giao điểm.[5]
Máy LHC cũng sẽ được dùng để tạo va chạm các ion nặng chì (Pb) với năng lượng tương tác là 1150 TeV. Các ion Pb đầu tiên sẽ được gia tốc bởi máy gia tốc tuyến tính Linac 3, còn máy phun năng lượng thấp Low-Energy Injector Ring được dùng làm bộ lưu trữ ion và làm mát. Các ion sau đó sẽ được gia tốc lên thêm băng máy PS và SPS trước khi dẫn vào máy LHC, ở đây chúng đạt năng lượng 2,76 TeV trên mỗi hạt nhân.
19/09/2008: một kết nối điện giữa 2 nam châm bị hỏng, gây ra một phản ứng dây chuyền dẫn đến hư hại nặng: Một trong số nhiều nam châm khổng lồ tạo nên trái tim của máy gia tốc trở nên quá nóng - hay đúng hơn là lạnh quá ít. Việc sửa chữa cỗ máy giá hơn 2 tỉ euro này sẽ kéo dài nhiều tháng.
20/11/2009: cỗ máy bắt đầu hoạt động trở lại.
Nhà vật lý David King, nguyên trưởng Văn phòng khoa học vương quốc Anh, đã phê bình dự án LHC chiếm quá nhiều ưu tiên trong ngân sách, hơn cả việc giải quyết những vấn đề toàn cầu; như vấn đề biến đổi khí hậu, bùng nổ dân số hay nạn nghèo đói ở châu Phi.[9]
Video yêu thích
Sơ đồ duy chuyển của các hạt trong LHC |
|
LHC experiments | |
---|---|
ATLAS | A Toroidal LHC Apparatus |
CMS | Compact Muon Solenoid |
LHCb | LHC-beauty |
ALICE | A Large Ion Collider Experiment |
TOTEM | Total Cross Section, Elastic Scattering and Diffraction Dissociation |
LHCf | LHC-forward |
LHC preaccelerators | |
p and Pb | Linear accelerators for protons (Linac 2) and Lead (Linac 3) |
(not marked) | Proton Synchrotron Booster |
PS | Proton Synchrotron |
SPS | Super Proton Synchrotron |
{{{
}}} {{{Caption}}} |
|
Hadron Colliders | |
---|---|
Intersecting Storage Rings | CERN, 1971–1984 |
Super Proton Synchrotron | CERN, 1981–1984 |
ISABELLE | BNL, cancelled in 1983 |
Tevatron | Fermilab, 1987–2009 |
Relativistic Heavy Ion Collider | BNL, operational since 2000 |
Superconducting Super Collider | Cancelled in 1993 |
Large Hadron Collider | CERN, 2008– |
Very Large Hadron Collider | Theoretical |
Máy gia tốc hạt lớn được chế tạo bởi Tổ chức nghiên cứu hạt nhân Châu Âu (CERN), nằm bên dưới mặt đất tại biên giới Pháp-Thụy Sĩ giữa núi Jura và dãy Alps gần Genève, Thụy Sĩ. Dự án được cung cấp kinh phí và chế tạo với sự tham gia cộng tác của trên tám nghìn nhà vật lý của 15 quốc gia cũng như hàng trăm trường đại học và phòng thí nghiệm. Những tia hạt đầu tiên được dẫn vào trong máy ngày 10 tháng 9 năm 2008, và phải chờ khoảng 6 đến 8 tuần sau đó mới có được các đợt va chạm với năng lượng cực lớn đầu tiên.
Mặc dù trên các phương tiện truyền thông hay thậm chí tòa án có nhiều thắc mắc về tính an toàn của máy LHC, các nhà khoa học đều đồng quan điểm rằng các thí nghiệm va chạm hạt của chiếc máy này sẽ không gây ra nguy hiểm nào.
Mục lục
Thiết kế
LHC[1][2] là máy gia tốc hạt lớn nhất và mạnh nhất thế giới. Chiếc máy được chứa trong một đường hầm vòng tròn với chu vi 27 km, nằm ở độ sâu từ 50 đến 175 m dưới mặt đất. Đường kính hầm là 3,8 m, có cấu trúc bê tông, được xây dựng trong các năm từ 1983 đến 1988, nguyên được dùng làm nơi chế tạo máy Large Electron-Positron Collider.[3] Đường hầm có 4 điểm chạy cắt qua biên giới Pháp-Thụy Sĩ, với phần lớn năm trên nước Pháp. Trên mặt công trình bao gồm rất nhiều thiết bị hỗ trợ như máy nén, quạt gió, các thiết bị điện tử điều khiển và các thiết bị làm mát.Đường hầm chứa LHC có hai đường dẫn tia hạt song song sát nhau, giao nhau ở 4 điểm, mỗi đường sẽ chứa một tia proton, được lưu chuyển vòng quanh vòng tròn từ hai hướng ngược nhau. Có 1.232 nam châm lưỡng cực giữ cho các tia đi đúng đường tròn, thêm vào đó là 392 nam châm tứ cực được dùng để giữ các tia luôn hội tụ, để làm cho cơ hội va chạm dòng hạt ở 4 điểm giao nhau là cao nhất. Tổng cộng có trên 1.600 nam châm siêu dẫn được trang bị, với chiếc nặng nhất lên tới hơn 27 tấn. Cần tới khoảng 96 tấn heli lỏng để giữ các nam châm hoạt động ở nhiệt độ 1,9 độ K, khiến cho LHC trở thành thiết bị siêu lạnh lớn nhất thế giới với nhiệt độ của heli lỏng.
Một hoặc hai lần một ngày, động năng của các hạt proton được gia tăng từ 450 GeV lên đến 7 TeV, từ trường của các nam châm siêu dẫn lưỡng cực được tăng từ 0.54 lên 8.3 tesla (T). Các proton ở mỗi đường dẫn sẽ có năng lượng đạt 7 TeV, giúp cho năng lượng va chạm đối diện đạt 14 TeV (tương đương 2.2 μJ). Ở mức năng lượng này, các proton có hệ số Lorentz là 7.500 và di chuyển với vận tốc bằng 99,9999991% vận tốc ánh sáng. Mỗi giây chúng bay quanh đường hầm 11,000 vòng. Các proton không phải là tia liên tục, thay vào đó được tạo thành các chùm, với khoảng 2,808 chùm, với số lượng đó, khoảng thời gian giữa các va chạm không bao giờ ngắn hơn 25 ns. Khi máy gia tốc lần đầu tiên được sử dụng, nó sẽ hoạt động với số chùm ít hơn, khoảng cách thời gian mỗi chùm là 75 ns. Số các chùm sau đó sẽ được tăng lên cho đến quãng cách cuối cùng là 25 ns.[4]
Trước khi được đưa vào bộ gia tốc chính, các hạt được đi qua một chuỗi hệ thống tuần tự làm tăng năng lượng của chúng. Hệ thống đầu tiên là máy gia tốc hạt tuyến tính Linac 2 gia tốc các proton lên động năng 50 MeV, sau đó được đưa vào máy Proton Synchrotron Booster. Các proton tại đó được tăng tốc lên 1.4 GeV rồi được dẫn vào máy Proton Synchrotron (PS), ở đây chúng đạt động năng 26 GeV. Cuối cùng máy Super Proton Synchrotron (SPS) được dùng để tăng năng lượng của chúng lên 450 GeV trước khi dẫn vào (qua một giai đoạn 20 phút) vòng tròn chính. Tại đây các chùm proton được tích lũy và tăng tốc lên năng lượng đỉnh là 7 TeV, cuối cùng chúng được dự trữ trong 10 đến 24 tiếng trong khi các va chạm xảy ra tại 4 giao điểm.[5]
Máy LHC cũng sẽ được dùng để tạo va chạm các ion nặng chì (Pb) với năng lượng tương tác là 1150 TeV. Các ion Pb đầu tiên sẽ được gia tốc bởi máy gia tốc tuyến tính Linac 3, còn máy phun năng lượng thấp Low-Energy Injector Ring được dùng làm bộ lưu trữ ion và làm mát. Các ion sau đó sẽ được gia tốc lên thêm băng máy PS và SPS trước khi dẫn vào máy LHC, ở đây chúng đạt năng lượng 2,76 TeV trên mỗi hạt nhân.
Các bộ phân tích
Sáu bộ phân tích (detector) đã được xây dựng trong hệ thống của LHC, nằm trong những hang lớn bên dưới mặt đất được đào tại các điểm giao của LHC. Hai bộ trong số đó, là ATLAS experiment và Compact Muon Solenoid (CMS), là những bộ phân tích hạt đa mục đích có kích thước lớn.[2] Hai bộ A Large Ion Collider Experiment (ALICE) và LHCb có các chức năng riêng biệt hơn, và hai bộ còn lại nhỏ hơn nhiều là TOTEM và LHCf dành cho các nghiên cứu chuyên môn đặc biệt. Bản tóm tắt của BBC về các bộ phân tích chính là:[6]- ATLAS – một trong hai bộ phân tích đa mục đích. ATLAS sẽ được sử dụng để tìm kiếm những dấu hiệu vật lý học mới, bao gồm nguồn gốc của khối lượng và các chiều phụ trợ.
- CMS – một bộ phân tích đa mục đích khác, giống với ATLAS, sẽ lùng sục các hạt Higgs và tìm kiếm những manh mối về bản chất của vật chất tối.
- ALICE – sẽ nghiên cứu một dạng "lỏng" của vật chất gọi là quark-gluon plasma, dạng tồn tại rất ngắn sau Vụ nổ lớn.
- LHCb – so sánh những lượng vật chất và phản vật chất được tạo ra trong Vụ nổ lớn. LHCb sẽ cố gắng tìm hiểu chuyện gì đã xảy ra đối với phản vật chất "bị thất lạc".
Quá trình hoạt động
10/09/2008: bắt đầu đi vào hoạt động.19/09/2008: một kết nối điện giữa 2 nam châm bị hỏng, gây ra một phản ứng dây chuyền dẫn đến hư hại nặng: Một trong số nhiều nam châm khổng lồ tạo nên trái tim của máy gia tốc trở nên quá nóng - hay đúng hơn là lạnh quá ít. Việc sửa chữa cỗ máy giá hơn 2 tỉ euro này sẽ kéo dài nhiều tháng.
20/11/2009: cỗ máy bắt đầu hoạt động trở lại.
Chi phí
Tổng chi phí cho dự án được yêu cầu ở mức từ 3,2 đến 6,4 tỷ €.[2] Công trình xây dựng mang tên LHC được đồng ý vào năm 1995 với kinh phí là 2,6 tỷ franc Thụy Sĩ (1,6 tỷ €), công với 140 triệu € cho các nghiên cứu. Tuy nhiên, chi phí đã tăng lên, theo ước lượng năm 2001, máy gia tốc cần chi phí 300 triệu € (480 triệu franc), và các thí nghiệm cần 30 triệu € (50 triệu franc), cùng với việc cắt giảm chi phí của CERN, thời gian dự kiến hoàn thành cũng chuyển từ năm 2005 sang tháng 4 năm 2007.[7] Những nam châm siêu dẫn cần mức giá tăng thêm là 120 triệu € (180 triệu franc). Ngoài ra còn có nhiều trở ngại như việc xây một hang ngầm cho chiếc máy Compact Muon Solenoid, nơi gây ra một tai nạn chết người.[8]Nhà vật lý David King, nguyên trưởng Văn phòng khoa học vương quốc Anh, đã phê bình dự án LHC chiếm quá nhiều ưu tiên trong ngân sách, hơn cả việc giải quyết những vấn đề toàn cầu; như vấn đề biến đổi khí hậu, bùng nổ dân số hay nạn nghèo đói ở châu Phi.[9]
Chú thích
- ^ CERN Communication Group (January năm 2008). “CERN FAQ — LHC: the guide” (PDF). Geneva: CERN. tr. 44. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2008.
- ^ a ă â Achenbach, Joel (1 tháng 3 năm 2008). “The God Particle”. National Geographic Magazine (National Geographic Society). ISSN 0027-9358. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2008.
- ^ “The Z factory”. European Organization for Nuclear Research.
- ^ “LHC commissioning with beam”. CERN.
- ^ Operational challenges of the LHC. 53 Microsoft PowerPoint slides.
- ^ Paul Rincon (9 tháng 9 năm 2008). “Cern collider ready for power-up”. BBC. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2008.
- ^ Maiani, Luciano (16 tháng 10 năm 2001). “LHC Cost Review to Completion”. CERN. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2001.
- ^ Feder, Toni (December năm 2001). “CERN Grapples with LHC Cost Hike”. Physics Today 54 (12): 21. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2007.
- ^ Amostitle, Jonathan (8 tháng 9 năm 2008). “'Climate crisis' needs brain gain”. BBC.
Liên kết ngoài
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và phương tiện truyền tải về Máy gia tốc hạt lớn |
- Trang chủ
- Lyndon Evans and Philip Bryant (editors) (14 tháng 8 năm 2008), “LHC Machine”, Journal of Instrumentation 3 (S08001), doi:10.1088/1748-0221/3/08/S08001. Tài liệu đầy đủ về thiết kế và chế tạo máy LHC và sáu bộ phân tích (1600 p).
- Official Timeline of LHC Milestones
- TED talks (video) - Brian Cox: Những gì diễn trong máy gia tốc hạt lớn
- Khái quát về LHC tại trang chủ công cộng của CERN
- ATLAS Experiment - Virtual Reality photography panoramas
- Bắt đầu thí nghiệm lớn nhất thế giới - VnExpress.
- Chuẩn bị cho vụ nổ “Big Bang” lịch sử (kèm video) - Khoahọc.com.vn
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
Trở về trang chính
hoangkim vietnam, hoangkim, hoangkimvietnam, Hoàng Kim, Ngọc Phương Nam, Chào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, VietnamAfricaCassavaRice, Khát khao xanh, Dayvahoc, Học mỗi ngày, Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống, Thơ cho con
No comments:
Post a Comment