CNM365. Chào ngày mới 20 tháng 9. Wikipedia Ngày này năm xưa. Ngày Thanh niên quốc gia tại Thái Lan. Năm 471 – Hiến Văn Đế Thác Bạt Hoằng nhượng lại hoàng vị Bắc Ngụy cho Thái tử Hoành mới 4 tuổi, còn bản thân trở thành Thái thượng hoàng. Năm 1854 – Chiến tranh Krym: Liên quân Anh-Pháp giành thắng lợi quyết định trước quân Nga trong trận Alma. Năm 1946 – Liên hoan phim Cannes đầu tiên khai mạc. Trong mùa giải này có 11 tác phẩm điện ảnh đoạt Cành cọ vàng (hình)- đương thời được gọi “Giải thưởng lớn”. Năm 2001 – Trong diễn văn trước lưỡng viện quốc hội và công chúng, Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush tuyên bố “Chiến tranh chống khủng bố” (hình).
Liên hoan phim Cannes
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Liên hoan phim Cannes (tiếng Pháp: le Festival international du film de Cannes hay đơn giản le Festival de Cannes) là một trong những liên hoan phim có uy tín nhất thế giới, được tổ chức lần đầu từ 20 tháng 9 đến 5 tháng 10, 1946 tại thành phố nghỉ mát Cannes, nằm phía nam Pháp. Từ đó, liên hoan phim được tổ chức hàng năm trong tháng 5 với một số ngoại lệ.
Thu hút số lượng lớn các phương tiện truyền thông tham gia đưa tin, Liên hoan không mở cửa cho công chúng, có sự hiện diện của nhiều ngôi sao điện ảnh và là nơi gặp gỡ ưa thích của các nhà sản xuất phim để trình làng những bộ phim mới nhất và cố gắng bán xuất phẩm của họ cho các nhà phân phối đến từ khắp nơi trên thế giới.
Giải thưởng uy tín nhất được trao ở Cannes là Palme d'Or (giải Cành Cọ Vàng) cho phim Xuất sắc nhất; giải thưởng này thỉnh thoảng cũng được trao đồng thời cho nhiều phim trong một năm. Tuy nhiên ban giám khảo của Liên hoan, gồm một nhóm những chuyên gia điện ảnh quốc tế được chọn lựa, cũng trao tặng những giải thưởng khác, bao gồm "Giải thưởng lớn" (Grand Prix - giải thưởng quan trọng thứ hai).
Liên hoan phim Cannes lần thứ 59 tổ chức vào ngày 18 tháng 5 năm 2006. Đạo diễn Hồng Kông nổi tiếng, Vương Gia Vệ, là Trưởng ban giám khảo về phim truyện. Vương Gia Vệ đã từng đoạt giải Đạo diễn xuất sắc nhất tại Cannes năm 1997 với bộ phim Happy Together.
Năm 1939, Louis Lumière, một trong hai người khai sinh ra nền điện ảnh, đồng ý trở thành chủ tịch của liên hoan phim Cannes đầu tiên dự kiến tổ chức từ ngày 1 đến ngày 30 tháng 9 năm 1939. Với ý tưởng "khuyến khích sự phát triển của nghệ thuật điện ảnh trên mọi hình thức và xây dựng tinh thần cộng tác giữa các nhà điện ảnh đến từ các quốc gia khác nhau" ("encourager le développement de l’art cinématographique sous toutes ses formes et créer entre les pays producteurs de films un esprit de collaboration"), ban tổ chức đã lựa chọn 4 bộ phim của Pháp (gồm L'Enfer des anges của Christian-Jaque, La Charrette fantôme của Julien Duvivier, La Piste du nord của Jacques Feyder và L'Homme du Niger của Jacques de Baroncelli) cùng một số bộ phim nước ngoài (trong đó có The Wizard of Oz của Victor Fleming, Goodbye Mr Chips của Sam Wood và The Four Feathers của Zoltan Korda) dự tranh giải thưởng của liên hoan phim. Việc thiết kế áp phích của liên hoan được giao cho họa sĩ người địa phương Jean-Gabriel Domergue.
Từ tháng 8, các ngôi sao điện ảnh bắt đầu tụ hội ở Cannes. Hãng Metro-Goldwyn-Mayer thuê hẳn một chuyến tàu vượt Đại Tây Dương để trở các ngôi sao Hollywood như Tyrone Power, Gary Cooper, Annabella, Norma Shearer hay George Raft tới tham dự liên hoan phim. Nhiều sự kiện và lễ hội lớn được dự kiến tổ chức trong thời gian liên hoan phim. Lấy cảm hứng từ bộ phim Quasimodo, các nghệ sĩ Mỹ thậm chí còn định xây dựng một phiên bản của Nhà thờ Đức Bà Paris trên bãi biển Cannes.[3] Tuy nhiên vào đúng ngày khai mạc dự kiến liên hoan phim, ngày 1 tháng 9 năm 1939 lại cũng là ngày các đơn vị lính Đức Quốc xã tấn công Ba Lan mở màn cho Thế chiến thứ hai, hai ngày sau đó Anh và Pháp tuyên chiến với Đức, ý tưởng về liên hoan phim Cannes bị tạm hoãn vô thời hạn.
Bất chấp sự từ chối hỗ trợ tài chính từ phía chính phủ Pháp, Liên hoan phim Cannes 1947 vẫn được tổ chức tại Cung Liên hoan và Hội nghị Cannes (còn gọi là Cung Croisette), tòa nhà được xây mới ngay sau thành công của liên hoan phim Cannes đầu tiên với sự ủng hộ của chính quyền thành phố Cannes.[10] Cung Croisette được khánh thành chính thức ngày 11 tháng 9 năm 1947 và liên hoan phim được tổ chức tại đây từ ngày 12 đến ngày 25 tháng 9. Được xây dựng gấp nhằm phục vụ liên hoan phim, phần mái của cung Croisette thực tế vẫn chưa được hoàn thành và nó đã bị phá hủy sau một cơn giông lớn vào những ngày cuối của liên hoan[11] buộc các nhà tổ chức phải dời lễ bế mạc và trao giải tới sòng bạc thành phố.[12] Tại liên hoan phim thứ hai này, liên đoàn Fédération CGT của giới giải trí bắt đầu đóng vai trò chính trong thành phần ban tổ chức,[13] quy định về việc các thành viên ban giám khảo phải đến từ các quốc gia khác nhau nhằm đảm bảo tính công bằng của quyết định cũng trở thành nguyên tắc của liên hoan phim Cannes.[14] Người được chọn làm chủ tịch Liên hoan phim Cannes 1947 là Robert Favre Le Bret. Ông đã cho thành lập Ủy ban lựa chọn tác phẩm (Commission de sélection) với quy trình đơn giản: Trung tâm Điện ảnh Quốc gia Pháp (Centre national de la cinématographie) cung cấp cho Ủy ban thời gian và quy định lựa chọn tác phẩm của các liên hoan phim khác nhằm xác định thời hạn chọn tác phẩm của liên hoan phim Cannes, tiếp đó các nhà sản xuất phim sẽ được mời gửi tác phẩm của họ tới liên hoan để từ đó Ủy ban có thể xác định các bộ phim chính thức tham gia liên hoan. Các bộ phim được chọn còn phải tuân thủ các quy định về kiểm duyệt của Pháp vì vậy danh sách phim dự tranh liên hoan sau khi được Ủy ban lựa chọn hoàn thành còn phải đệ trình Bộ Văn hóa Pháp (cơ quan chủ quản của Trung tâm Điện ảnh Quốc gia) và Bộ Ngoại giao Pháp để thông qua, đây là quy định bắt buộc trong thời gian Chiến tranh lạnh.[15]
Vào thời gian đầu tổ chức, liên hoan phim Cannes gặp rất nhiều khó khăn về tài chính (dẫn đến việc không thể tổ chức vào các năm 1948 và 1950) cùng sự cạnh tranh của các liên hoan phim mới liên tục được thành lập ở châu Âu.[8][16] Từ năm 1951, thời gian tổ chức của liên hoan phim Cannes được lùi xuống mùa Xuân để tránh sự cạnh tranh với các liên hoan phim lớn khác ở Venezia và Locarno. Bốn năm sau đó, giải Cành cọ vàng (Palme d'or) được thành lập theo ý tưởng của Robert Favre Le Bret để trở thành giải thưởng chính của liên hoan phim, thay thế cho Giải thưởng lớn (Grand prix).[17] Mẫu giải thưởng được làm theo thiết kế của Lucienne Lazon, bộ phim đầu tiên được trao giải thưởng này là Marty của Delbert Mann. Từ năm 1955 cho tới nay giải Cành cọ vàng được trao hàng năm, trừ quãng thời gian từ 1964 đến 1974 khi nó được thay thế bằng giải thưởng cũ Grand prix. Cũng tại Liên hoan phim Cannes 1955, một mối tình hiếm có giữa hoàng tử Rainier của Monaco và ngôi sao điện ảnh Grace Kelly đã bắt đầu.[18] Họ kết hôn chỉ một năm sau và Kelly sinh cho hoàng gia Monaco ba người con trước khi qua đời vì một tai nạn ô tô.
Sự phát triển nhanh chóng của liên hoan phim Cannes bị gián đoạn vào năm 1968 bởi sự kiện 19 tháng 5 năm 1968. Do các trường đại học bị đóng cửa bởi những cuộc biểu tình, bãi khóa của giới sinh viên, các buổi chiếu chính thức của liên hoan phim thường xuyên bị gián đoạn bởi những cuộc tuần hành của sinh viên.[24] Từ ngày 13 tháng 5, sinh viên bắt đầu chiếm giữ Cung Liên hoan và Hội nghị. Ngày 18 tháng 5, nhiều nhà điện ảnh như François Truffaut, Jean-Luc Godard, Claude Lelouch, Richard Berry, Roman Polanski, Louis Malle và Jean-Pierre Léaud cũng tham gia các cuộc biểu tình của sinh viên lúc đó đang làm rung chuyển cả thành phố Cannes.[21] Bên cạnh mục đích của các cuộc tuần hành sinh viên, những nhà điện ảnh biểu tình còn nhằm chống lại quyết định của bộ trưởng Bộ Văn hóa Pháp André Malraux về việc cách chức giám đốc Viện tư liệu phim Pháp (Cinémathèque française) của Henri Langlois.[24] Để ủng hộ những người biểu tình, nhiều nhà làm phim như Alain Resnais, Carlos Saura và Miloš Forman đã rút phim của họ khỏi cuộc thi chính thức của liên hoan phim. Từ một đại hội điện ảnh, Cannes đã biến thành một sự kiện chính trị. Ngày 19 tháng 5, các nhà tổ chức đưa ra quyết định lần đầu tiên trong lịch sử ngừng tiến hành liên hoan phim Cannes.[24]
Năm 1972, cơ cấu lãnh đạo của liên hoan phim có thay đổi lớn khi Robert Favre Le Bret được chỉ định làm chủ tịch liên hoan phim (président) còn Maurice Bessy được chọn làm Tổng đại diện liên hoan phim (délégué général). Ban lãnh đạo mới đã tiến hành thay đổi cách lựa chọn phim tham gia dự thi tại Cannes. Nếu như trước kia các bộ phim quốc tế được các chính phủ gửi tới tham dự thi[27] thì từ năm 1972, ban lãnh đạo liên hoan phim cho thành lập hai hội đồng lựa chọn phim riêng, một cho phim Pháp và một cho phim quốc tế. Sự thay đổi này đã gây ra một số khó khăn cho việc lựa chọn phim tham gia Liên hoan phim Cannes 1972.[27] Tới năm 1978, cơ cấu lãnh đạo liên hoan phim lại một lần nữa thay đổi.[28] Gilles Jacob được cử làm giám đốc liên hoan phim, ông đã cho thành lập giải thưởng mới Máy quay vàng (Caméra d'or) để trao cho phim đầu tay xuất sắc nhất được lựa chọn bởi một ban giám khảo riêng. Để trợ giúp cho các bộ phim ít tiếng tăm trong việc phát hành, Gilles Jacob cũng cho thành lập sự kiện Un Certain Regard (Một cách nhìn khác). Dưới sự lãnh đạo của Jacob, thời gian diễn ra liên hoan phim được giảm từ hai tuần xuống còn 13 ngày kéo theo việc giảm số lượng các phim chính thức dự tranh liên hoan phim.[29] Một thay đổi lớn khác của liên hoan phim đó là thành phần ban giám khảo, nếu như trước kia thành viên ban giám khảo chủ yếu là các viện sĩ Viện Hàn lâm Điện ảnh thì từ năm 1978, những người được chọn thường là các nhà điện ảnh quốc tế có tên tuổi. Liên hoan phim Cannes cũng lần đầu được tường thuật liên tục trên truyền hình thông qua đài Antenne 2. Quy mô mở rộng của liên hoan phim Cannes khiến cho Cung Liên hoan và Hội nghị không còn đáp ứng được nhu cầu của công chúng.[30] Năm 1983, Cung Liên hoan được mở rộng nhưng do sự thiếu nhất trí từ những người tổ chức[31] công trình đã không hoàn thành kịp để phục vụ Liên hoan phim Cannes 1983 khiến cho lễ trao giải của liên hoan phim chút nữa phải hủy bỏ.[32] Năm 1984 chứng kiến sự thay đổi vị trí chủ tịch liên hoan phim khi Pierre Viot được bầu thay thế Robert Favre Le Bret.
Liên hoan Cannes cũng dần trở thành nơi tôn vinh các nhà điện ảnh huyền thoại. Năm 1985 chỉ ít lâu sau khi đạo diễn nổi tiếng François Truffaut qua đời, tất cả các ngôi sao điện ảnh tham dự Liên hoan phim Cannes 1985 đã hội tụ để tưởng nhớ tới đạo diễn hàng đầu của điện ảnh Pháp. Vài năm sau đó, tại Liên hoan phim Cannes 1989, các con và cháu của Charlie Chaplin cũng được mời lên sâu khấu vinh danh nhân dịp kỉ niệm 100 năm ngày sinh Vua hài. Năm 1995, để vinh danh nữ chủ tịch ban giám khảo liên hoan Jeanne Moreau, nữ ca sĩ Vanessa Paradis đã lên sâu khấu trình bày lại ca khúc Le Tourbillon de la vie của bộ phim Jules et Jim mà Moreau là ngôi sao chính.[33] Năm diễn viên của bộ phim Indigènes là Samy Naceri, Jamel Debbouze, Roschdy Zem, Sami Bouajila và Bernard Blancan khi được đồng trao giải Vai nam chính xuất sắc nhất đã đồng ca bài hát Le Chant des tirailleurs để tưởng nhớ những người lính gốc thuốc địa đã chiến đấu vì nước Pháp trong Thế chiến Thứ hai, đây chính là nội dung của bộ phim Indigènes.
Tại Liên hoan phim Cannes 1998, Gilles Jacob cho thành lập quỹ Cinéfondation nhằm hỗ trợ việc làm phim trên thế giới cũng như giúp các nhà điện ảnh trẻ tạo dựng danh tiếng.[34] Hàng năm Cinéfondation đưa các đạo diễn từ nhiều nước trên thế giới tới làm việc tại Paris, hỗ trợ họ về kịch bản và tài chính cũng như tạo điều kiện cho các nhà điện ảnh này tới xem miễn phí tại nhiều rạp phim của Paris.[35] Từ đầu thập niên 2000, Cinéfondation còn giúp hơn 1000 bộ phim của các nhà làm phim sinh viên được trình chiếu tại liên hoan phim Cannes. Bắt đầu từ Liên hoan phim Cannes 2005, quỹ Cinéfondation đứng ra tổ chức Atelier (Xưởng phim), nơi các đạo diễn trẻ có thể trao đổi và học hỏi kinh nghiệm làm phim từ những nhà điện ảnh danh tiếng.[36]
Từ năm 2002, Liên hoan phim quốc tế (Festival international du film) bắt đầu lấy tên chính thức là Liên hoan Cannes (Festival de Cannes), tên gọi vốn đã được sử dụng rộng rãi từ trước đó.[37]
Từ Liên hoan phim Cannes 1955, giải thưởng cao quý nhất được trao tại Cannes là giải Cành cọ vàng (Palme d'or) trao cho phim hay nhất. Đứng thứ hai sau giải Cành cọ vàng là Giải thưởng lớn của ban giám khảo (Grand prix). Danh sách cụ thể các giải thưởng gồm:
Từ Liên hoan phim Cannes 1991, ban tổ chức liên hoan bắt đầu mở chương trình La leçon de cinéma ("Bài học điện ảnh"). Đây là các buổi nói chuyện do những nhân vật có tiếng của điện ảnh thế giới như Nanni Moretti, Oliver Stone, Stephen Frears, Francesco Rosi, Vương Gia Vệ hay Sydney Pollack chủ trì.[48] Những người chủ trì sẽ nói chuyện về những kinh nghiệm của họ trong nghề điện ảnh nhằm giúp những người yêu điện ảnh hiểu thêm về nghệ thuật thứ bảy cũng như các công đoạn liên quan tới việc làm phim. Từ năm 2003, tiếp nối thành công của La leçon de cinéma, ban tổ chức liên hoan phim mở La leçon de musique ('Bài học âm nhạc") với người chủ trì là những nhạc sĩ danh tiếng như Nicola Piovani hay Alexandre Desplat, tới năm 2004 công chúng được tiếp cận với các ngôi sao điện ảnh thông qua Leçon d'acteur ("Bài học diễn viên") với nhiều diễn viên nổi tiếng như Catherine Deneuve, Max Von Sydow và Gena Rowlands.
Bên cạnh các tờ báo và tạp chí lớn chuyên tường thuật về liên hoan như Paris Match, Le Monde, Première, liên hoan Cannes cũng đón một lượng lớn các báo và kênh truyền hình hàng năm. Tính riêng năm 2007 tại Cannes đã có 4.500 nhà báo, 300 phóng viên ảnh của trên 1.000 báo viết, 300 kênh truyền hình và 200 hãng thông tấn, 150 đài phát thanh tới đưa tin về sự kiện hàng đầu của điện ảnh thế giới này.[52]
Trong lịch sử hơn 60 năm của giải Cannes, chỉ có rất ít diễn viên từng hai lần được trao giải thưởng ở hạng mục diễn xuất. Các nam diễn viên từng hai lần giành giải Vai nam chính xuất sắc nhất (Prix d'interprétation masculine) là Marcello Mastroianni (Drame de la jalousie và Les Yeux noirs), Dean Stockwell (Le Génie du mal và Long voyage vers la nuit) và Jack Lemmon (Missing và Le Syndrome chinois). Các nữ diễn viên từng hai lần giành giải Vai nữ chính xuất sắc nhất (Prix d'interprétation féminine) là Isabelle Huppert (Violette Nozière và La Pianiste), Helen Mirren (Cal và La Folie du roi George), Barbara Hershey (Le Bayou và Un monde à part) và Vanessa Redgrave (Morgan và Isadora).
Ban giám khảo liên hoan phim Cannes còn chịu sự chỉ trích vì đã bỏ qua nhiều đạo diễn huyền thoại trong danh sách trao giải. Có thể kể tới các đạo diễn Ingmar Bergman, Woody Allen, Alfred Hitchcock, Stanley Kubrick, Steven Spielberg, Claude Sautet, Bertrand Tavernier, André Téchiné và François Truffaut.[59] Đạo diễn nổi tiếng của Điện ảnh Pháp Jean-Luc Godard thì thập chí tới năm 1980 mới có phim đầu tiên được chọn tham gia thi chính thức tại Cannes là Sauve qui peut (la vie). Cho tới năm 2009 cũng mới chỉ có duy nhất một nữ đạo diễn từng được trao giải Cành cọ vàng, đó là nữ đạo diễn người New Zealand Jane Campion với bộ phim La Leçon de piano. Về phía hội đồng chọn phim của liên hoan phim Cannes, tổ chức này cũng thường bị báo giới chĩa mũi nhọn vì hiếm khi chọn các phim thuộc thể loại võ hiệp hoặc kinh dị tham dự thi.[60]
Không chỉ gặp cản trở từ phía chính phủ các quốc gia, đôi khi Liên hoan phim Cannes còn gặp chỉ trích đến từ Giáo hội Công giáo. Năm 1960, tờ L'Osservatore Romano của Vatican đã đăng liền 7 bài báo chỉ trích bộ phim Ý La Dolce Vita của đạo diễn Federico Fellini lúc đó vừa được trao giải Cành cọ vàng, các giáo dân còn bị cảnh báo sẽ bị rút phép thông công nếu xem bộ phim này. Mãi cho tới năm 1994, vài tháng sau khi đạo diễn Fellini qua đời, Nhà thờ Công giáo mới xóa bỏ luật cấm.[67] Tại Liên hoan phim Cannes 1961, bộ phim Viridiana của Luis Buñuel mặc dù được dự thi chính thức nhưng lại bị cấm tại chính quốc gia sản xuất là Tây Ban Nha[68] và bị Nhà thờ Công giáo La Mã chỉ trích vì tội báng bổ.[69] Tất cả những cản trở kể trên vẫn không ngăn được ban giám khảo liên hoan phim Cannes trao cho Viridiana giải thưởng cao nhất Cành cọ vàng. Năm 2006, một lần nữa Liên hoan phim Cannes bị Nhà thờ Công giáo chỉ trích vì đã khai mạc bằng bộ phim gây nhiều tranh cãi Mật mã Da Vinci của đạo diễn Ron Howard.[70].
Năm 1954, liên hoan Cannes phải đối mặt với vụ bê bối lớn khi nữ diễn viên Simone Silva trong khi chụp ảnh với ngôi sao Robert Mitchum trước báo giới đã đồng ý bỏ áo ngực để thay vào đó là hai bàn tay của Mitchum. Vụ bê bối này vừa làm ảnh hưởng tới liên hoan, vừa hủy hoại sự nghiệp của Silva, cô tự tử sau sự kiện này chỉ 3 năm.ref>Bản mẫu:Img Bản mẫu:Txt (tiếng Pháp) Amélie Charnay (16 mai 2007). “Scandales sur la Croisette”. Truy cập 9 juin 2007.</ref> Tại Liên hoan phim Cannes 2005, trong khi bước trên thảm đỏ, Sophie Marceau cũng bất cẩn để lộ một phần ngực, sự kiện này cũng gây nên một vụ bê bối nhỏ.
Thu hút số lượng lớn các phương tiện truyền thông tham gia đưa tin, Liên hoan không mở cửa cho công chúng, có sự hiện diện của nhiều ngôi sao điện ảnh và là nơi gặp gỡ ưa thích của các nhà sản xuất phim để trình làng những bộ phim mới nhất và cố gắng bán xuất phẩm của họ cho các nhà phân phối đến từ khắp nơi trên thế giới.
Giải thưởng uy tín nhất được trao ở Cannes là Palme d'Or (giải Cành Cọ Vàng) cho phim Xuất sắc nhất; giải thưởng này thỉnh thoảng cũng được trao đồng thời cho nhiều phim trong một năm. Tuy nhiên ban giám khảo của Liên hoan, gồm một nhóm những chuyên gia điện ảnh quốc tế được chọn lựa, cũng trao tặng những giải thưởng khác, bao gồm "Giải thưởng lớn" (Grand Prix - giải thưởng quan trọng thứ hai).
Liên hoan phim Cannes lần thứ 59 tổ chức vào ngày 18 tháng 5 năm 2006. Đạo diễn Hồng Kông nổi tiếng, Vương Gia Vệ, là Trưởng ban giám khảo về phim truyện. Vương Gia Vệ đã từng đoạt giải Đạo diễn xuất sắc nhất tại Cannes năm 1997 với bộ phim Happy Together.
Mục lục
Lịch sử
Ý tưởng
Vào cuối thập niên 1930, bất bình trước sự can thiệp của các chính phủ phát xít Đức và Ý vào việc lựa chọn phim của Liên hoan phim Venezia (Mostra de Venise), Émile Vuillermoz và René Jeanne đã đưa ra đề nghị với Jean Zay, bộ trưởng Bộ truyền thông và nghệ thuật (ministre de l’Instruction publique et des Beaux-Arts) về việc thành lập một liên hoan điện ảnh quốc tế ở Pháp.[1] Ý tưởng này đã được cả Jean Zay và những quốc gia đồng minh của Pháp như Anh và Mỹ ủng hộ.[2] Vượt qua nhiều thành phố ửng cử viên như Vichy, Biarritz hay Alger, thành phố biển phía Nam Cannes đã được chọn làm thành phố đăng cai sự kiện quan trọng này còn Philippe Erlanger được cử làm người phụ trách đầu tiên của liên hoan phim.[3]Năm 1939, Louis Lumière, một trong hai người khai sinh ra nền điện ảnh, đồng ý trở thành chủ tịch của liên hoan phim Cannes đầu tiên dự kiến tổ chức từ ngày 1 đến ngày 30 tháng 9 năm 1939. Với ý tưởng "khuyến khích sự phát triển của nghệ thuật điện ảnh trên mọi hình thức và xây dựng tinh thần cộng tác giữa các nhà điện ảnh đến từ các quốc gia khác nhau" ("encourager le développement de l’art cinématographique sous toutes ses formes et créer entre les pays producteurs de films un esprit de collaboration"), ban tổ chức đã lựa chọn 4 bộ phim của Pháp (gồm L'Enfer des anges của Christian-Jaque, La Charrette fantôme của Julien Duvivier, La Piste du nord của Jacques Feyder và L'Homme du Niger của Jacques de Baroncelli) cùng một số bộ phim nước ngoài (trong đó có The Wizard of Oz của Victor Fleming, Goodbye Mr Chips của Sam Wood và The Four Feathers của Zoltan Korda) dự tranh giải thưởng của liên hoan phim. Việc thiết kế áp phích của liên hoan được giao cho họa sĩ người địa phương Jean-Gabriel Domergue.
Từ tháng 8, các ngôi sao điện ảnh bắt đầu tụ hội ở Cannes. Hãng Metro-Goldwyn-Mayer thuê hẳn một chuyến tàu vượt Đại Tây Dương để trở các ngôi sao Hollywood như Tyrone Power, Gary Cooper, Annabella, Norma Shearer hay George Raft tới tham dự liên hoan phim. Nhiều sự kiện và lễ hội lớn được dự kiến tổ chức trong thời gian liên hoan phim. Lấy cảm hứng từ bộ phim Quasimodo, các nghệ sĩ Mỹ thậm chí còn định xây dựng một phiên bản của Nhà thờ Đức Bà Paris trên bãi biển Cannes.[3] Tuy nhiên vào đúng ngày khai mạc dự kiến liên hoan phim, ngày 1 tháng 9 năm 1939 lại cũng là ngày các đơn vị lính Đức Quốc xã tấn công Ba Lan mở màn cho Thế chiến thứ hai, hai ngày sau đó Anh và Pháp tuyên chiến với Đức, ý tưởng về liên hoan phim Cannes bị tạm hoãn vô thời hạn.
Hình thành
Chỉ một năm sau khi chiến tranh kết thúc, liên hoan phim Cannes đầu tiên được chính thức tổ chức từ ngày 20 tháng 9 đến ngày 5 tháng 10 năm 1946 tại tòa nhà cũ của casino Cannes nhờ sự giúp đỡ của Liên đoàn Lao động Pháp (Confédération générale du travail)[4] mà đạo diễn Louis Daquin là một thành viên. Lần tổ chức đầu tiên này của liên hoan phim được Bộ Ngoại giao Pháp và chính quyền thành phố Cannes hỗ trợ về tài chính.[5][6][7] Để tránh sự cạnh tranh không cần thiết của hai liên hoan phim hàng đầu châu Âu, chính phủ Pháp và Ý đã thỏa thuận rằng Liên hoan phim Cannes và Liên hoan phim Venezia sẽ được tổ chức xen kẽ theo năm.[8] Tuy nhiên thành công tức thời của Liên hoan phim Cannes 1946 đã thúc đẩy các nhà điện ảnh Pháp, những người không được biết về quyết định của hai chính phủ từ đầu, dự định tổ chức liên hoan phim thứ hai vào ngay năm 1947.[9]Bất chấp sự từ chối hỗ trợ tài chính từ phía chính phủ Pháp, Liên hoan phim Cannes 1947 vẫn được tổ chức tại Cung Liên hoan và Hội nghị Cannes (còn gọi là Cung Croisette), tòa nhà được xây mới ngay sau thành công của liên hoan phim Cannes đầu tiên với sự ủng hộ của chính quyền thành phố Cannes.[10] Cung Croisette được khánh thành chính thức ngày 11 tháng 9 năm 1947 và liên hoan phim được tổ chức tại đây từ ngày 12 đến ngày 25 tháng 9. Được xây dựng gấp nhằm phục vụ liên hoan phim, phần mái của cung Croisette thực tế vẫn chưa được hoàn thành và nó đã bị phá hủy sau một cơn giông lớn vào những ngày cuối của liên hoan[11] buộc các nhà tổ chức phải dời lễ bế mạc và trao giải tới sòng bạc thành phố.[12] Tại liên hoan phim thứ hai này, liên đoàn Fédération CGT của giới giải trí bắt đầu đóng vai trò chính trong thành phần ban tổ chức,[13] quy định về việc các thành viên ban giám khảo phải đến từ các quốc gia khác nhau nhằm đảm bảo tính công bằng của quyết định cũng trở thành nguyên tắc của liên hoan phim Cannes.[14] Người được chọn làm chủ tịch Liên hoan phim Cannes 1947 là Robert Favre Le Bret. Ông đã cho thành lập Ủy ban lựa chọn tác phẩm (Commission de sélection) với quy trình đơn giản: Trung tâm Điện ảnh Quốc gia Pháp (Centre national de la cinématographie) cung cấp cho Ủy ban thời gian và quy định lựa chọn tác phẩm của các liên hoan phim khác nhằm xác định thời hạn chọn tác phẩm của liên hoan phim Cannes, tiếp đó các nhà sản xuất phim sẽ được mời gửi tác phẩm của họ tới liên hoan để từ đó Ủy ban có thể xác định các bộ phim chính thức tham gia liên hoan. Các bộ phim được chọn còn phải tuân thủ các quy định về kiểm duyệt của Pháp vì vậy danh sách phim dự tranh liên hoan sau khi được Ủy ban lựa chọn hoàn thành còn phải đệ trình Bộ Văn hóa Pháp (cơ quan chủ quản của Trung tâm Điện ảnh Quốc gia) và Bộ Ngoại giao Pháp để thông qua, đây là quy định bắt buộc trong thời gian Chiến tranh lạnh.[15]
Vào thời gian đầu tổ chức, liên hoan phim Cannes gặp rất nhiều khó khăn về tài chính (dẫn đến việc không thể tổ chức vào các năm 1948 và 1950) cùng sự cạnh tranh của các liên hoan phim mới liên tục được thành lập ở châu Âu.[8][16] Từ năm 1951, thời gian tổ chức của liên hoan phim Cannes được lùi xuống mùa Xuân để tránh sự cạnh tranh với các liên hoan phim lớn khác ở Venezia và Locarno. Bốn năm sau đó, giải Cành cọ vàng (Palme d'or) được thành lập theo ý tưởng của Robert Favre Le Bret để trở thành giải thưởng chính của liên hoan phim, thay thế cho Giải thưởng lớn (Grand prix).[17] Mẫu giải thưởng được làm theo thiết kế của Lucienne Lazon, bộ phim đầu tiên được trao giải thưởng này là Marty của Delbert Mann. Từ năm 1955 cho tới nay giải Cành cọ vàng được trao hàng năm, trừ quãng thời gian từ 1964 đến 1974 khi nó được thay thế bằng giải thưởng cũ Grand prix. Cũng tại Liên hoan phim Cannes 1955, một mối tình hiếm có giữa hoàng tử Rainier của Monaco và ngôi sao điện ảnh Grace Kelly đã bắt đầu.[18] Họ kết hôn chỉ một năm sau và Kelly sinh cho hoàng gia Monaco ba người con trước khi qua đời vì một tai nạn ô tô.
Phát triển
Vào năm 1959, Hội chợ phim Cannes (Marché du film de Cannes) bắt đầu được tổ chức song song với liên hoan phim. Hội chợ phim giúp Liên hoan phim Cannes từ một sự kiện nghệ thuật điện ảnh đơn thuần trở thành một sự kiện lớn của ngành công nghiệp điện ảnh với cả khía cạnh thương mại và trao đổi tác phẩm giữa các nền điện ảnh khác nhau, đây là mô hình hội chợ phim đầu tiên trên thế giới.[19] Tính đến năm 2007, hội chợ đã đón tiếp hơn 10.000 người tham gia đến từ 91 quốc gia khác nhau.[20] Từ năm 1962, một hoạt động mới khác được tổ chức bên cạnh liên hoan phim Cannes, đó là Tuần lễ phê bình phim quốc tế (Semaine Internationale de la Critique)[21] với mục đích tôn vinh những tác phẩm đầu tay của các nhà điện ảnh trên thế giới ("mettre à l’honneur les premières et deuxièmes œuvres des cinéastes du monde entier").[22] Trong tuần lễ này, ngoài bảy phim điện ảnh dài và bảy phim ngắn dự thi chính thức, các nhà tổ chức còn cho giới thiệu nhiều bộ phim không dự thi của các nhà điện ảnh trẻ tại các buổi chiếu riêng. Nhiều nhà điện ảnh trẻ nổi tiếng đã được phát hiện từ các tuần lễ phim này như François Ozon, Alejandro González Iñárritu, Julie Bertuccelli hay Eleonore Faucher.[23] Năm 1965, để tưởng nhớ tới nhà điện ảnh Jean Cocteau, người qua đời ngày 11 tháng 10 năm 1963, liên hoan phim đã quyết định tôn vinh Cocteau là chủ tịch danh dự trọn đời của liên hoan phim Cannes. Một năm sau đó, ban giám khảo liên hoan phim Cannes lần đầu tiên có một chủ tịch là nữ giới, đó là nữ diễn viên người Mỹ Olivia de Havilland.Sự phát triển nhanh chóng của liên hoan phim Cannes bị gián đoạn vào năm 1968 bởi sự kiện 19 tháng 5 năm 1968. Do các trường đại học bị đóng cửa bởi những cuộc biểu tình, bãi khóa của giới sinh viên, các buổi chiếu chính thức của liên hoan phim thường xuyên bị gián đoạn bởi những cuộc tuần hành của sinh viên.[24] Từ ngày 13 tháng 5, sinh viên bắt đầu chiếm giữ Cung Liên hoan và Hội nghị. Ngày 18 tháng 5, nhiều nhà điện ảnh như François Truffaut, Jean-Luc Godard, Claude Lelouch, Richard Berry, Roman Polanski, Louis Malle và Jean-Pierre Léaud cũng tham gia các cuộc biểu tình của sinh viên lúc đó đang làm rung chuyển cả thành phố Cannes.[21] Bên cạnh mục đích của các cuộc tuần hành sinh viên, những nhà điện ảnh biểu tình còn nhằm chống lại quyết định của bộ trưởng Bộ Văn hóa Pháp André Malraux về việc cách chức giám đốc Viện tư liệu phim Pháp (Cinémathèque française) của Henri Langlois.[24] Để ủng hộ những người biểu tình, nhiều nhà làm phim như Alain Resnais, Carlos Saura và Miloš Forman đã rút phim của họ khỏi cuộc thi chính thức của liên hoan phim. Từ một đại hội điện ảnh, Cannes đã biến thành một sự kiện chính trị. Ngày 19 tháng 5, các nhà tổ chức đưa ra quyết định lần đầu tiên trong lịch sử ngừng tiến hành liên hoan phim Cannes.[24]
Thay đổi lớn
Năm 1969, Pierre-Henri Deleau sáng lập ra Hai tuần của các đạo diễn (Quinzaine des réalisateurs). Hai tuần của các đạo diễn được lập ra nhằm giới thiệu các bộ phim quốc tế của những đạo diễn còn ít tên tuổi[25] và không có cơ hội dự thi chính thức ở Cannes với khẩu hiệu "Điện ảnh tự do" ("Cinéma en liberté"). Trong lần tổ chức đầu tiên, đã có 62 phim dài và 26 phim ngắn được trình chiếu[26] miễn phí cho công chúng. Tác phẩm khai mạc cho sự kiện là bộ phim Cuba La Première charge của đạo diễn Manuel Octavio Gómez, ngay lập tức nó đã được các nhà phân phối phim của Nhật Bản đặt mua.Năm 1972, cơ cấu lãnh đạo của liên hoan phim có thay đổi lớn khi Robert Favre Le Bret được chỉ định làm chủ tịch liên hoan phim (président) còn Maurice Bessy được chọn làm Tổng đại diện liên hoan phim (délégué général). Ban lãnh đạo mới đã tiến hành thay đổi cách lựa chọn phim tham gia dự thi tại Cannes. Nếu như trước kia các bộ phim quốc tế được các chính phủ gửi tới tham dự thi[27] thì từ năm 1972, ban lãnh đạo liên hoan phim cho thành lập hai hội đồng lựa chọn phim riêng, một cho phim Pháp và một cho phim quốc tế. Sự thay đổi này đã gây ra một số khó khăn cho việc lựa chọn phim tham gia Liên hoan phim Cannes 1972.[27] Tới năm 1978, cơ cấu lãnh đạo liên hoan phim lại một lần nữa thay đổi.[28] Gilles Jacob được cử làm giám đốc liên hoan phim, ông đã cho thành lập giải thưởng mới Máy quay vàng (Caméra d'or) để trao cho phim đầu tay xuất sắc nhất được lựa chọn bởi một ban giám khảo riêng. Để trợ giúp cho các bộ phim ít tiếng tăm trong việc phát hành, Gilles Jacob cũng cho thành lập sự kiện Un Certain Regard (Một cách nhìn khác). Dưới sự lãnh đạo của Jacob, thời gian diễn ra liên hoan phim được giảm từ hai tuần xuống còn 13 ngày kéo theo việc giảm số lượng các phim chính thức dự tranh liên hoan phim.[29] Một thay đổi lớn khác của liên hoan phim đó là thành phần ban giám khảo, nếu như trước kia thành viên ban giám khảo chủ yếu là các viện sĩ Viện Hàn lâm Điện ảnh thì từ năm 1978, những người được chọn thường là các nhà điện ảnh quốc tế có tên tuổi. Liên hoan phim Cannes cũng lần đầu được tường thuật liên tục trên truyền hình thông qua đài Antenne 2. Quy mô mở rộng của liên hoan phim Cannes khiến cho Cung Liên hoan và Hội nghị không còn đáp ứng được nhu cầu của công chúng.[30] Năm 1983, Cung Liên hoan được mở rộng nhưng do sự thiếu nhất trí từ những người tổ chức[31] công trình đã không hoàn thành kịp để phục vụ Liên hoan phim Cannes 1983 khiến cho lễ trao giải của liên hoan phim chút nữa phải hủy bỏ.[32] Năm 1984 chứng kiến sự thay đổi vị trí chủ tịch liên hoan phim khi Pierre Viot được bầu thay thế Robert Favre Le Bret.
Liên hoan Cannes cũng dần trở thành nơi tôn vinh các nhà điện ảnh huyền thoại. Năm 1985 chỉ ít lâu sau khi đạo diễn nổi tiếng François Truffaut qua đời, tất cả các ngôi sao điện ảnh tham dự Liên hoan phim Cannes 1985 đã hội tụ để tưởng nhớ tới đạo diễn hàng đầu của điện ảnh Pháp. Vài năm sau đó, tại Liên hoan phim Cannes 1989, các con và cháu của Charlie Chaplin cũng được mời lên sâu khấu vinh danh nhân dịp kỉ niệm 100 năm ngày sinh Vua hài. Năm 1995, để vinh danh nữ chủ tịch ban giám khảo liên hoan Jeanne Moreau, nữ ca sĩ Vanessa Paradis đã lên sâu khấu trình bày lại ca khúc Le Tourbillon de la vie của bộ phim Jules et Jim mà Moreau là ngôi sao chính.[33] Năm diễn viên của bộ phim Indigènes là Samy Naceri, Jamel Debbouze, Roschdy Zem, Sami Bouajila và Bernard Blancan khi được đồng trao giải Vai nam chính xuất sắc nhất đã đồng ca bài hát Le Chant des tirailleurs để tưởng nhớ những người lính gốc thuốc địa đã chiến đấu vì nước Pháp trong Thế chiến Thứ hai, đây chính là nội dung của bộ phim Indigènes.
Tại Liên hoan phim Cannes 1998, Gilles Jacob cho thành lập quỹ Cinéfondation nhằm hỗ trợ việc làm phim trên thế giới cũng như giúp các nhà điện ảnh trẻ tạo dựng danh tiếng.[34] Hàng năm Cinéfondation đưa các đạo diễn từ nhiều nước trên thế giới tới làm việc tại Paris, hỗ trợ họ về kịch bản và tài chính cũng như tạo điều kiện cho các nhà điện ảnh này tới xem miễn phí tại nhiều rạp phim của Paris.[35] Từ đầu thập niên 2000, Cinéfondation còn giúp hơn 1000 bộ phim của các nhà làm phim sinh viên được trình chiếu tại liên hoan phim Cannes. Bắt đầu từ Liên hoan phim Cannes 2005, quỹ Cinéfondation đứng ra tổ chức Atelier (Xưởng phim), nơi các đạo diễn trẻ có thể trao đổi và học hỏi kinh nghiệm làm phim từ những nhà điện ảnh danh tiếng.[36]
Từ năm 2002, Liên hoan phim quốc tế (Festival international du film) bắt đầu lấy tên chính thức là Liên hoan Cannes (Festival de Cannes), tên gọi vốn đã được sử dụng rộng rãi từ trước đó.[37]
Hiện tại
Năm 2007 liên hoan phim Cannes kỉ niệm sinh nhật lần thứ 60, sự kiện này đã gây ra một số thắc mắc vì liên hoan được tổ chức lần đầu năm 1946 và tính cho đến năm 2007 thì mới có 59 liên hoan phim Cannes được tổ chức (liên hoan không được tổ chức vào các năm 1948 và 1950). Nhân dịp này các nhà tổ chức đã cho trình chiếu bộ phim dài kỉ lục của liên hoan, đó là bộ phim tài liệu "The War" về Thế chiến thứ hai của đạo diễn Ken Burns. Với thời lượng 14 tiếng, bộ phim đã phá kỉ lục trước đó là 6 tiếng của phim Nos meilleures années và 4 tiếng 40 phút của Parsifal. Cũng tại liên hoan này, Luc Besson, chủ tịch Liên hoan phim Cannes 2000, đã thành lập sự kiện "Liên hoan phim Cannes và ngoại ô" (Festival Cannes et Banlieues)[38] với khẩu hiệu "Nếu bạn không thể tới Cannes, Cannes sẽ tới với bạn!" (Si tu ne peux pas aller à Cannes, c'est Cannes qui viendra à toi!) nhằm mục đích trình chiếu các bộ phim dự thi chính thức tại những vùng ngoại ô của Paris kèm theo một bộ phim ngắn nói về lịch sử 60 năm của liên hoan Cannes.Giải Cành cọ vàng
- Các phim đã được trao giải: Palme d'Or
Các giải thưởng khác
Dành cho phim truyện
- .
- Un certain regard: Giải thưởng dành cho bộ phim có ý tưởng mới và đạo diễn trẻ. Những phim được giải này sẽ được giúp đỡ để phát hành tại Pháp.
Dành cho phim ngắn
- Giải Cành cọ vàng cho phim ngắn.
- Prix du Jury - court métrage: Giải thưởng của ban giám khảo dành cho phim ngắn.
Phim được trao giải Cành cọ vàng tính theo quốc gia sản xuất
Mỹ |
18
|
Ý |
12
|
Pháp |
9
|
Anh |
8
|
Đan Mạch, Nhật Bản |
4
|
Bỉ, Liên xô, Thụy Điển, Đức, România, Serbia và Montenegro |
2
|
Algérie, Brasil, Trung Quốc, Tiệp Khắc, Hy Lạp, Ấn Độ, Iran, Mexico, New Zealand, Ba Lan, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ, Thổ Nhĩ Kỳ |
1
|
Cơ cấu
Cơ cấu chính thức
Hai sự kiện chính của Le Festival de Cannes comprend deux grandes sections qui englobent plusieurs sous-parties, dont la plus ancienne est La Semaine de la critique[39], créée en 1962. Voici la liste de ces sections:- La sélection officielle:
- Longs métrages en compétition
- Longs métrages hors compétition
- Courts métrages en compétition
- Un Certain Regard, créée en 1978
- Cinéfondation, créée en 1998
- Les sections parallèles créées par le Festival:
- Cinéma de toujours, créée en 1992
- Cannes Classics, créée en 2004
- Les sections parallèles créées par un organisme extérieur:
- La Semaine de la critique, créée en 1962
- La Quinzaine des réalisateurs, créée en 1969
Lựa chọn phim
Một bộ phim đủ tiêu chuẩn tham gia liên hoan Cannes chỉ khi nó được hoàn thành trong vòng 12 tháng trước liên hoan và chỉ được chiếu tại nước sản xuất cũng như chưa được tham gia một liên hoan phim quốc tế nào khác. Với phim ngắn, thời gian tối đa cho một phim tham gia dự thi là 15 phút..[40] Hiện nay việc lựa chọn phim tham gia thi được tiến hành bởi hai hội đồng[41] với 1 do Gilles Jacob thành lập và Thierry Frémaux điều hành với nhiệm vụ duyệt phim nước ngoài. Thành phần hội đồng chọn phim nước ngoài gồm 4 người, một nhà báo, một đạo diễn, một người yêu điện ảnh và Laurent Jacob, con trai của Gilles Jacob. Hội đồng thứ hai chuyên duyệt phim Pháp cho tới nay vẫn được giữ bí mật về thành phần tham gia hội đồng. Hai hội đồng này sẽ duyệt 6 phim một ngày với số lượng phim thuộc nhiều thể loại mỗi năm một tăng. Nếu như năm 2005, các hội đồng chọn phim phải xem 3.200 phim điện ảnh thì con số này của năm 2007 đã lên tới 4.000 phim.[41] Trước kia chính phủ Pháp đôi khi cũng gây sức ép tới quyết định của hội đồng, tuy nhiên việc này đã chấm dứt từ thập niên 1970.[42]Giải thưởng
Tại liên hoan phim Cannes đầu tiên vào năm 1946, chỉ có duy nhất một Giải thưởng lớn (Grand prix) để trao cho phim xuất sắc nhất. Một năm sau đó giải thưởng được chia thành nhiều hạng mục như phim phiêu lưu và hình sự, phim hoạt hình, phim tâm lý tình cảm, phim xã hội và phim ca nhạc hài kịch. Cách phân chia này chỉ diễn ra duy nhất trong Liên hoan phim Cannes 1947. Trong thập niên 1950, đặc biệt là trong thời gian Jean Cocteau làm chủ tịch liên hoan phim, người ta đã trao nhiều giải thưởng khá đặc biệt, ví dụ Giải phim trữ tình (Prix du film lyrique) tại Liên hoan phim Cannes 1952 hay Giải quốc tế cho phim hài (Prix International du film de la bonne humeur) tại Liên hoan phim Cannes 1953 hay thậm chí là Giải quốc tế cho phim kể chuyện bằng hình ảnh xuất sắc nhất (Prix International du film le mieux raconté par l'image) cũng tại Liên hoan 1953. Sau khi ban giám khảo trao cho Barton Fink ba giải quan trọng tại Liên hoan phim Cannes 1991, luật trao giải đã được sửa đổi sao cho một bộ phim không thể được nhận quá nhiều giải, trừ giải diễn xuất thì có thể kèm theo một giải khác.[43]Từ Liên hoan phim Cannes 1955, giải thưởng cao quý nhất được trao tại Cannes là giải Cành cọ vàng (Palme d'or) trao cho phim hay nhất. Đứng thứ hai sau giải Cành cọ vàng là Giải thưởng lớn của ban giám khảo (Grand prix). Danh sách cụ thể các giải thưởng gồm:
- Giải chính thức cho phim dài:
- Cành cọ vàng (Palme d'or), được trao từ năm 1955 cho phim hay nhất.
- Giải thưởng lớn (Grand prix) trao cho phim được ban giám khảo đánh giá là đặc sắc nhất.
- Giải cho nam diễn viên xuất sắc nhất (Prix d'interprétation masculine) trao cho nam diễn viên có diễn xuất tốt nhất.
- Giải cho nữ diễn viên xuất sắc nhất (Prix d'interprétation féminine) trao cho nữ diễn viên có diễn xuất tốt nhất.
- Giải cho đạo diễn xuất sắc nhất (Prix de la mise en scène) trao cho đạo diễn.
- Giải cho kịch bản hay nhất (Prix du scénario) trao cho biên kịch có kịch bản xuất sắc nhất.
- Giải của Ban Giám khảo (Prix du Jury).
- Giải kỷ niệm của liên hoan phim Cannes (Trophée du Festival de Cannes) để vinh danh các nghệ sĩ điện ảnh cho toàn bộ sự nghiệp.
- Giải phê bình phim quốc tế (Prix de la Critique internationale), được trao riêng năm 1946 cho đạo diễn Georges Rouquier với phim Farrebique vốn không lọt qua vòng tuyển chọn phim.
- Giải chính thức cho phim ngắn:
- Cành cọ vàng cho phim ngắn (Palme d'or du court-métrage) trao cho phim ngắn hay nhất.
- Giải thưởng của ban giám khảo cho phim ngắn (Prix du jury du court-métrage)
- Các giải thưởng khác:
- Giải nhà làm phim trẻ (Prix de la jeunesse) được một ban giám khảo gồm các nhà làm phim trẻ trao cho tác phẩm đầu tay hoặc tác phẩm thứ hai của một nghệ sĩ.
- Giải máy quay vàng (Caméra d'or), được trao từ năm 1978 cho phim đầu tay xuất sắc nhất.
- Prix Orange được hiệp hội nhà báo trao cho các nam và nữ diễn viên
- Soleil d'or được trao bởi CCAS
- Prix Œcuménique được trao cho phim dài thể hiện tốt nhất sự đa dạng văn hóa
- Prix Fipresci trao cho phim thể hiện cá tính hoặc thể nghiệm đặc biệt
- Prix François Chalais trao cho phim thể hiện các giá trị báo chí
- Trophée Chopard trao cho nam hoặc nữ diễn viên
- Prix Vulcain de l'artiste technicien trao cho hạng mục kỹ thuật làm phim
- Giải Roberto Rossellini trao cho các nhà điện ảnh thể hiện những giá trị nhân văn theo phong cách của Roberto Rossellini
Lãnh đạo
Ban lãnh đạo của liên hoan phim gồm rất nhiều người đảm nhiệm các vị trí khác nhau. Tính đến Liên hoan phim Cannes 2000, vị trí lãnh đạo cao nhất (direction) của liên hoan được chia thành hai vị trí: Chủ tịch (Président) và Tổng đại diện (Délégué général), tương đương với vai trò điều hành chung và giám đốc nghệ thuật của liên hoan phim. Từ Liên hoan phim Cannes 2001, sau khi Gilles Jacob được bầu làm Chủ tịch liên hoan phim, để trợ giúp cho Jacob, người ta đã lập ra hai vị trí mới là Tổng giám đốc (directeur générale) phụ trách điều hành và Đại diện nghệ thuật (Délégué artistique) phụ trách lựa chọn phim. Ban lãnh đạo của liên hoan phim Cannes từ năm 2001 cũng được bổ sung vị trí quản lý tài chính (contrôleur financier). Dưới đây là danh sách những người đảm nhiệm các vị trí lãnh đạo cao nhất trong hơn 60 năm lịch sử liên hoan phim:[40]Année | Nom | Rôle |
---|---|---|
1949 | Jean Touzet du Vigier | ► Tổng thư ký (Secrétaire général) |
1952 | Robert Favre Le Bret | ► Tổng đại diện (Délégué général) |
1972 | Robert Favre Le Bret | ► Chủ tịch (Président) |
1972 | Maurice Bessy | ► Tổng đại diện (Délégué général) |
1978 | Gilles Jacob | ► Tổng đại diện (Délégué général) |
1984 | Pierre Viot | ► Chủ tịch (Président) |
1984 | Robert Favre Le Bret | ► Chủ tịch danh dự (Président d'honneur) |
1985 | Michel P. Bonnet | ► Tổng thư ký (Secrétaire général) |
1991 | François Erlenbach | ► Tổng thư ký (Secrétaire général) |
2001 | Gilles Jacob | ► Chủ tịch (Président) |
2001 | Véronique Cayla | ► Tổng giám đốc (Directrice générale) |
2001 | Thierry Frémaux | ► Tổng đại diện (Délégué général) |
2005 | Catherine Démier | ► Tổng giám đốc (Directrice générale) |
- Tổng thư ký (Secrétaire général)
- Người chịu trách nhiệm tiếp nhận tác phẩm dự thi.
- Đại diện nghệ thuật (Délégué artistique)
- Người chịu trách nhiệm lựa chọn tác phẩm tham gia thi chính thức.
- Tổng đại diện (Délégué général)
- Người được chủ tịch liên hoan phim lựa chọn để quản lý chung và trợ giúp trực tiếp chủ tịch.
- Chủ tịch (Président)
- Người chịu trách nhiệm chính của liên hoan phim.
- Tổng giám đốc (Directeur général)
- Người giám sát các hoạt động của liên hoan phim, đây là vị trí cao thứ hai trong ban lãnh đạo sau chủ tịch.
Liên hoan phim
Lễ hội
Trong chừng hơn 10 ngày, cuộc sống của toàn bộ thành phố biển Cannes bị xáo trộn vì liên hoan phim đặc biệt là tại khu vực Đại lộ Croisette. Trong mỗi ngày của liên hoan phim, một bộ phim dự thi chính thức sẽ được chiếu trước công chúng và giới báo chí trong đó buổi chiếu chính thức thường là buổi chiếu tối với màn ra mắt của các ngôi sao tham gia phim cũng như đạo diễn của bộ phim. Trong các buổi chiếu này, giới báo chí sẽ được nhận quyền ưu tiên do cơ quan báo chí của liên hoan phim cung cấp.[44] Trang phục của các ngôi sao khi bước trên thảm đỏ ra mắt công chúng (montée des marches) được quy định rất chặt chẽ.[44] Với nam là smoking kiểu truyền thông còn nữ là váy đầm dạ hội thường do các nhà mốt nổi tiếng thiết kế.[45] Tuy nhiên vẫn có những nhân vật nổi tiếng không tuân theo quy định này, tiêu biểu là Pablo Picasso khi tham dự Liên hoan phim Cannes 1953 chỉ mặc một chiếc áo vest da cừu chứ không mặc cả bộ smoking.[46] Bên cạnh các buổi trình chiếu chính thức, liên hoan Cannes còn là nơi quảng bá cho các bộ phim mới cũng như trao đổi hợp đồng phim quốc tế thông qua vô số các lễ hội nhỏ với sự tham gia của các ngôi sao điện ảnh.[47]Từ Liên hoan phim Cannes 1991, ban tổ chức liên hoan bắt đầu mở chương trình La leçon de cinéma ("Bài học điện ảnh"). Đây là các buổi nói chuyện do những nhân vật có tiếng của điện ảnh thế giới như Nanni Moretti, Oliver Stone, Stephen Frears, Francesco Rosi, Vương Gia Vệ hay Sydney Pollack chủ trì.[48] Những người chủ trì sẽ nói chuyện về những kinh nghiệm của họ trong nghề điện ảnh nhằm giúp những người yêu điện ảnh hiểu thêm về nghệ thuật thứ bảy cũng như các công đoạn liên quan tới việc làm phim. Từ năm 2003, tiếp nối thành công của La leçon de cinéma, ban tổ chức liên hoan phim mở La leçon de musique ('Bài học âm nhạc") với người chủ trì là những nhạc sĩ danh tiếng như Nicola Piovani hay Alexandre Desplat, tới năm 2004 công chúng được tiếp cận với các ngôi sao điện ảnh thông qua Leçon d'acteur ("Bài học diễn viên") với nhiều diễn viên nổi tiếng như Catherine Deneuve, Max Von Sydow và Gena Rowlands.
Truyền thông và tài trợ
Hãng mua bản quyền truyền hình của liên hoan phim Cannes trong thời gian gần đây là Canal+, hãng này đã bỏ ra 6,5 triệu euro để tường thuật trực tiếp Liên hoan phim Cannes 2007.[49] Các nhà tài trợ lớn khác của liên hoan phim là tập đoàn mỹ phẩm L'Oréal,[50] hãng sản xuất xe hơi Renault và Audi.[51][51]Bên cạnh các tờ báo và tạp chí lớn chuyên tường thuật về liên hoan như Paris Match, Le Monde, Première, liên hoan Cannes cũng đón một lượng lớn các báo và kênh truyền hình hàng năm. Tính riêng năm 2007 tại Cannes đã có 4.500 nhà báo, 300 phóng viên ảnh của trên 1.000 báo viết, 300 kênh truyền hình và 200 hãng thông tấn, 150 đài phát thanh tới đưa tin về sự kiện hàng đầu của điện ảnh thế giới này.[52]
Các kỷ lục
Trong số các nhà điện ảnh tham dự liên hoan phim thì có một số người thường được hưởng sự ưu ái từ ban tổ chức vì phong cách và nghệ thuật làm phim của họ. Trên áp phích kỉ niệm 60 năm ngày thành lập liên hoan phim Cannes, người ta có thể thấy 9 nhà điện ảnh nổi tiếng được coi là "con cưng" ("chouchou") ở Cannes, đó là Souleymane Cissé, Penélope Cruz, Vương Gia Vệ, Juliette Binoche, Jane Campion, Gérard Depardieu, Bruce Willis, Samuel L. Jackson và Pedro Almodóvar.[53] Các đạo diễn từng hai lần giành giải Cành cọ vàng, giải thưởng cao quý nhất của liên hoan, là Francis Ford Coppola (với The Conversation và Apocalypse Now), Bille August (với Pelle le conquérant và Les Meilleures Intentions), Shōhei Imamura (với La Ballade de Narayama và L'Anguille), Emir Kusturica (với Papa est en voyage d'affaires và Underground), Luc và Jean-Pierre Dardenne (với Rosetta và L'Enfant). Emir Kusturica ngoài hai giải Cành cọ vàng còn được trao giải Đạo diễn xuất sắc nhất (Prix de la mise en scène) với Le Temps des Gitans và giải Giáo dục quốc gia (prix de l'Education Nationale) với La vie est un miracle. Trong số các đạo diễn có nhiều phim được chọn tham dự liên hoan có thể kể tới Federico Fellini và Carlos Saura (11 phim), Ingmar Bergman và André Téchiné (10 phim), Wim Wenders, Luis Buñuel, Michael Cacoyannis, Ettore Scola và Andrzej Wajda (9 phim) hay Claude Lelouch (7 phim).Trong lịch sử hơn 60 năm của giải Cannes, chỉ có rất ít diễn viên từng hai lần được trao giải thưởng ở hạng mục diễn xuất. Các nam diễn viên từng hai lần giành giải Vai nam chính xuất sắc nhất (Prix d'interprétation masculine) là Marcello Mastroianni (Drame de la jalousie và Les Yeux noirs), Dean Stockwell (Le Génie du mal và Long voyage vers la nuit) và Jack Lemmon (Missing và Le Syndrome chinois). Các nữ diễn viên từng hai lần giành giải Vai nữ chính xuất sắc nhất (Prix d'interprétation féminine) là Isabelle Huppert (Violette Nozière và La Pianiste), Helen Mirren (Cal và La Folie du roi George), Barbara Hershey (Le Bayou và Un monde à part) và Vanessa Redgrave (Morgan và Isadora).
Chỉ trích và bê bối
Quyết định của ban giám khảo
Các quyết định của ban giám khảo liên hoan phim Cannes đã nhiều lần gây ra tranh cãi hoặc chịu sự chỉ trích từ phía báo giới và từ chính các thành viên ban giám khảo.[54] Năm 1960, tác phẩm L'Avventura, phần đầu trong bộ ba phim L'Éclipse và La Nuit của Michelangelo Antonioni khi công chiếu đã nhận được phản ứng hết sức lạnh nhạt của công chúng, thậm chí khi đạo diễn và nữ diễn viên chính của phim lên nhận Giải của Ban giám khảo, họ còn bị khán giả ném cà chua.[55] Bảy tháng sau khi được chỉ định làm chủ tịch ban giám khảo Liên hoan phim Cannes 1979, nữ nhà văn Françoise Sagan trên tờ Le Matin de Paris đã chỉ trích ban giám đốc của liên hoan phim Cannes trong việc gây sức ép lên ban giám khảo (vốn nghiêng về bộ phim Le Tambour của Volker Schlöndorff) nhằm trao giải Cành cọ vàng cho tác phẩm Apocalypse Now của Francis Ford Coppola.[56] Kết quả cuối cùng của liên hoan 1979 là cả hai bộ phim cùng được chấm ngang điểm và cùng được trao giải Cành cọ vàng. Theo quy tắc thông thường, các thành viên ban giám khảo sẽ giữ bí mật quyết định của mình kể cả sau khi liên hoan phim kết thúc, vì vậy những tiết lộ của Sagan đã châm ngòi cho báo giới Pháp chỉ trích nặng nề liên hoan phim, tuy nhiên ban giám đốc của liên hoan không hề đáp lại hoặc giải thích chính thức về những chỉ trích này.[56] Đôi khi những bê bối về giải thưởng đến từ sự thiếu nhất trí của các thành viên ban giám khảo. Trong Liên hoan phim Cannes 1987, bộ phim Les Yeux noirs của đạo diễn người Liên Xô Nikita Mikhalkov được đa số thành viên ban giám khảo yêu thích, tuy nhiên vị giám khảo Elem Klimov lại cho rằng tác phẩm của Mikhalkov chỉ là "rác rưởi" và dọa sẽ rút khỏi ban giám khảo nếu Les Yeux noirs được trao giải Cành cọ vàng.[56] Cuối cùng để tránh cho liên hoan khỏi đổ vỡ, ban giám khảo quyết định trao Cành cọ vàng cho bộ phim của đạo diễn Maurice Pialat Sous le soleil de Satan.[56] Cũng tại Liên hoan phim Cannes 1987, bộ phim Yeelen của Souleymane Cissé trở thành tác phẩm điện ảnh đầu tiên của châu Phi tham gia liên hoan Cannes và lập tức được trao Giải của Ban giám khảo. Trong buổi lễ trao giải, một người đàn ông đã nhảy lên cướp micro và xỉ nhục đạo diễn Cissé khiến đạo diễn Maurice Pialat, người đã ủng hộ bộ phim từ khi nó còn bị công chúng phản đối, phải can thiệp ngay trên sân khấu trao giải.[57] Tại Liên hoan phim Cannes 1994, bộ phim gây nhiều tranh cãi Pulp Fiction của đạo diễn Quentin Tarantino khi nhận giải Cành cọ vàng cũng gặp phải sự la ó từ khán giả, Tarantino đã trả đũa bằng một ngón tay giữa.[58] Năm 2004, tới lượt chính Quentin Tarantino, với tư cách trưởng ban giám khảo, bị một số ý kiến nghi ngờ rằng ông thiên vị khi trao giải Cành cọ vàng cho bộ phim tài liệu cũng gây nhiều tranh cãi là Fahrenheit 9/11 của đạo diễn Michael Moore.[57]Ban giám khảo liên hoan phim Cannes còn chịu sự chỉ trích vì đã bỏ qua nhiều đạo diễn huyền thoại trong danh sách trao giải. Có thể kể tới các đạo diễn Ingmar Bergman, Woody Allen, Alfred Hitchcock, Stanley Kubrick, Steven Spielberg, Claude Sautet, Bertrand Tavernier, André Téchiné và François Truffaut.[59] Đạo diễn nổi tiếng của Điện ảnh Pháp Jean-Luc Godard thì thập chí tới năm 1980 mới có phim đầu tiên được chọn tham gia thi chính thức tại Cannes là Sauve qui peut (la vie). Cho tới năm 2009 cũng mới chỉ có duy nhất một nữ đạo diễn từng được trao giải Cành cọ vàng, đó là nữ đạo diễn người New Zealand Jane Campion với bộ phim La Leçon de piano. Về phía hội đồng chọn phim của liên hoan phim Cannes, tổ chức này cũng thường bị báo giới chĩa mũi nhọn vì hiếm khi chọn các phim thuộc thể loại võ hiệp hoặc kinh dị tham dự thi.[60]
Kiểm duyệt
Trong thời gian đầu, các bộ phim được chọn tham dự liên hoan phim thường phải đảm bảo điều kiện của chính phủ Pháp là không động chạm tới chính trị các nước có phim tham gia.[61] Năm 1956, nước chủ nhà Pháp đã chấp nhận đề nghị của Cộng hòa Liên bang Đức rút bộ phim tài liệu Nuit et brouillard của đạo diễn Alain Resnais ra khỏi liên hoan vì nó nói tới vấn đề nhạy cảm Shoah và các trại tập trung của Đức Quốc xã.[62] Đã có một số cuộc biểu tình ở Pháp và Đức diễn ra để phản đối quyết định này.[62][63] Kể từ năm 1956, sự can thiệp của chính trị vào việc kiểm duyệt phim tham gia dự thi gần như được bãi bỏ. Năm 2003, Guizi lai le của đạo diễn Khương Văn được dự thi chính thức mặc dù nó chưa được cấp phép chiếu tại quốc gia sản xuất Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, bộ phim vì vậy mặc dù được đánh giá cao tại Cannes nhưng vẫn bị cấm chiếu 5 năm tại Trung Quốc.[64] Tại Liên hoan phim Cannes 2007, Quỹ điện ảnh Farabi thuộc Bộ Văn hóa Iran đã gửi thư chính thức tới đại sứ quán Pháp tại Tehran để phản đối việc bộ phim hoạt hình Persépolis của Marjane Satrapi được chọn dự thi chính thức với lý do đây là một hành động chính trị và phản văn hóa.[65][66], tuy nhiên bộ phim vẫn được chiếu tại Cannes và nhận được nhiều lời tán thưởng.Không chỉ gặp cản trở từ phía chính phủ các quốc gia, đôi khi Liên hoan phim Cannes còn gặp chỉ trích đến từ Giáo hội Công giáo. Năm 1960, tờ L'Osservatore Romano của Vatican đã đăng liền 7 bài báo chỉ trích bộ phim Ý La Dolce Vita của đạo diễn Federico Fellini lúc đó vừa được trao giải Cành cọ vàng, các giáo dân còn bị cảnh báo sẽ bị rút phép thông công nếu xem bộ phim này. Mãi cho tới năm 1994, vài tháng sau khi đạo diễn Fellini qua đời, Nhà thờ Công giáo mới xóa bỏ luật cấm.[67] Tại Liên hoan phim Cannes 1961, bộ phim Viridiana của Luis Buñuel mặc dù được dự thi chính thức nhưng lại bị cấm tại chính quốc gia sản xuất là Tây Ban Nha[68] và bị Nhà thờ Công giáo La Mã chỉ trích vì tội báng bổ.[69] Tất cả những cản trở kể trên vẫn không ngăn được ban giám khảo liên hoan phim Cannes trao cho Viridiana giải thưởng cao nhất Cành cọ vàng. Năm 2006, một lần nữa Liên hoan phim Cannes bị Nhà thờ Công giáo chỉ trích vì đã khai mạc bằng bộ phim gây nhiều tranh cãi Mật mã Da Vinci của đạo diễn Ron Howard.[70].
Bê bối
Ngay tại liên hoan phim Cannes chính thức đầu tiên năm 1946, buổi công chiếu bộ phim Les Enchaînés của đạo diễn Alfred Hitchcock đã trở thành thảm họa khi các kỹ thuật viên trộn lẫn các cuộn phim với nhau.[71] Năm 1975, Cung Liên hoan và Hội nghị Cannes đã bị một tổ chức quá khích đánh bom, rất may là không có ai bị thương và liên hoan vẫn tiếp tục diễn ra như bình thường.[72] Năm 1983, một sự kiện hi hữu đã diễn ra ở Cannes khi các phóng viên ảnh đồng loạt bãi công để phản đối việc ngôi sao của phim L'Été meurtrier là Isabelle Adjani từ chối tham gia họp báo.[73]Năm 1954, liên hoan Cannes phải đối mặt với vụ bê bối lớn khi nữ diễn viên Simone Silva trong khi chụp ảnh với ngôi sao Robert Mitchum trước báo giới đã đồng ý bỏ áo ngực để thay vào đó là hai bàn tay của Mitchum. Vụ bê bối này vừa làm ảnh hưởng tới liên hoan, vừa hủy hoại sự nghiệp của Silva, cô tự tử sau sự kiện này chỉ 3 năm.ref>Bản mẫu:Img Bản mẫu:Txt (tiếng Pháp) Amélie Charnay (16 mai 2007). “Scandales sur la Croisette”. Truy cập 9 juin 2007.</ref> Tại Liên hoan phim Cannes 2005, trong khi bước trên thảm đỏ, Sophie Marceau cũng bất cẩn để lộ một phần ngực, sự kiện này cũng gây nên một vụ bê bối nhỏ.
Phụ lục
Các con số của 50 năm
Dưới đây là một số con số đáng chú ý của liên hoan sau 50 năm tổ chức từ 1946 đến 1996:[74]- Các quốc gia có nhiều phim dự thi chính thức nhất:
- Các quốc gia có ít phim dự thi chính thức nhất (1 phim):
- Đã có tổng cộng 1.825 phim được chiếu chính thức tại 50 liên hoan phim Cannes với bộ phim đầu tiên là Les Enchaînés của đạo diễn Alfred Hitchcock.
- Từ năm 1946 đến năm 1996 đã có tổng cộng 58 Cành cọ vàng được trao, các nước giành được nhiều Cành cọ vàng nhất là:
Tài liệu tham khảo
- Lịch sử liên hoan phim
- Henri Cartier-Bresson (1982). Les vingt marches aux étoiles (bằng tiếng Pháp). Paris: Alain Lefeuvre. ISBN 2-85939-508-3.
- Maurice Bessy (1982). Cannes: trente-cinq ans (bằng tiếng Pháp). Cannes: Festival de Cannes.
- Claude-Jean Philippe (1987). Cannes, le Festival (bằng tiếng Pháp). Lyon: Nathan. tr. 171. ISBN 2092905548 Kiểm tra giá trị
|isbn=
(trợ giúp). - Jean-Marie Gustave Le Clézio et Robert Chazal (1987). Les années Cannes, 40 ans de festival (bằng tiếng Pháp). Paris: 5 Continents. tr. 148. ISBN 2218079798.
- Jean Bresson (1988). La Fabuleuse Histoire de Cannes (bằng tiếng Pháp). Paris: Édition du Rocher. tr. 350. ISBN 2268001005 Kiểm tra giá trị
|isbn=
(trợ giúp). - Gilles Jacob (1992). Les Visiteurs de Cannes. Cinéastes à l'œuvre (bằng tiếng Pháp). Paris: Hatier. tr. 300. ISBN 2-218-05187-7.
- Cannes: un demi-siècle de chef d'œuvre (bằng tiếng Pháp). Paris: L'Express. 1994.
- Pierre Billard (1997). D'or et de Palmes, le Festival de Cannes (bằng tiếng Pháp). Lille: Gallimard. tr. 128. ISBN 2070533770 Kiểm tra giá trị
|isbn=
(trợ giúp). - François Gaurin (1997). Cannes: 50 ans de jeunes talents (bằng tiếng Pháp). Paris: Casterman.
- Gérard Pangan (1997). Cannes, les années Festival (bằng tiếng Pháp). Brest: Arte.
- Michel Pascal (1997). Cannes, cris et chuchotements (bằng tiếng Pháp). Antibes: Nil Édition. tr. 240. ISBN 2841110745.
- Emmanuel Ethis (dir.) (2001). Aux marches du palais. Le festival de Cannes sous le regard des sciences sociales (bằng tiếng Pháp). Paris: La Documentation Française. tr. 259. ISBN 2110048328. Đã bỏ qua tham số không rõ
|collection=
(trợ giúp) - François Cheval, Peter Knapp, et Stéphane Kossman (2004). Observations sur les marches de Cannes (bằng tiếng Pháp). Montpellier: Marval. tr. 136. ISBN 2862343765.
- Henri-Jean Servat (2004). La Légende de Cannes (bằng tiếng Pháp). Cannes: Assouline. tr. 168. ISBN 2843235642.
- Yves Manciet (2004). Cannes: Premières années du Festival (bằng tiếng Pháp). Paris: Thoba's. tr. 92. ISBN 2952013713.
- Nathalie Cuman (2005). Cannes fait son cinéma (bằng tiếng Pháp). Paris: Timée. tr. 146. ISBN 2951895291.
- Gérard Uferas et Marc Bessou (2005). Les Coulisses du Festival (bằng tiếng Pháp). Lille: Flammarion. tr. 160. ISBN 2080113976.
- Jacques Barozzi (2006). Le Goût de Cannes (bằng tiếng Pháp). Paris: Mercure de France. tr. 120. ISBN 2715226144.
- Jean A. Gili, Charles Tesson et Daniel Sauvaget (2006). Les Grands réalisateurs (bằng tiếng Pháp). Larousse. tr. 239. ISBN 2035055636.
- Jacqueline Monsigny et Edward Meeks (2007). Le Roman du Festival de Cannes (bằng tiếng Pháp). Cannes: Éditions du Rocher. tr. 381. ISBN 2268061930.
- Elisabeth Quin et Noël Simsolo (2007). Ils & elles ont fait le Festival (bằng tiếng Pháp). Paris: Cahiers du cinéma.
- Emanuele Scorcelletti (2007). Le Festival de Cannes vu par Emanuele Scorcelletti (bằng tiếng Pháp). Paris: Michel Lafon.
- 100 Photos du Festival de Cannes pour la liberté de la presse (bằng tiếng Pháp). Paris: Reporters sans frontières. 2007. tr. 100.
- Frédéric Mitterrand (2007). Le Festival de Cannes (bằng tiếng Pháp). Paris: Robert Laffont. tr. 256. ISBN 2221108817.
- Jean Ollé-Laprune (2007). Le Festival de Cannes (bằng tiếng Pháp). Paris: Hugo & cie. tr. 207. ISBN 2755601434.
- Antoine de Baeque (2007). Les leçons de cinéma du Festival de Cannes (bằng tiếng Pháp). Cannes: Éditions du Panama. tr. 114. ISBN 2755702559.
- Thierry Frémaux (2007). Cannes, c'est l'écho du Monde (bằng tiếng Pháp). Cannes: L'Express.
- Henri-Jean Servat (2007). Si le Festival de Cannes était conté (bằng tiếng Pháp). Cannes: Filipacchi, illustration de Paris Match. tr. 183. ISBN 2850189383.
- Phóng sự
- Philippe Erlanger (1974). La France sans étoiles (bằng tiếng Pháp). Antibes: Plon. tr. 356.
- Maurice Bessy (1977). Le Passager du souvenir (bằng tiếng Pháp). Cannes: Albin Michel. tr. 282. ISBN 2226004556.
- Séverine Caneele (2000). Des pavés du Nord au Festival de Cannes (bằng tiếng Pháp). Paris: Robert Laffont.
- Tiểu thuyết
- Pierre Rocher (1958). Irène et le Festival (bằng tiếng Pháp). Paris: Plon.
- Théo Lumières (1991). Meurtre au Festival de Cannes (bằng tiếng Pháp). Paris: Calmann-Lévy. tr. 238. ISBN 2702118593. Đã bỏ qua tham số không rõ
|collection=
(trợ giúp) - J B Livingstone (1992). Crime au Festival de Cannes (bằng tiếng Pháp). Paris: Gérard de Villiers. tr. 254. ISBN 2738657273. Đã bỏ qua tham số không rõ
|collection=
(trợ giúp); Đã bỏ qua tham số không rõ|publi=
(trợ giúp)
- Phim điện ảnh
- 1978: Evening in Byzantium của Jerry London. Liên hoan bị tấn công và phải tạm ngưng do khủng bố. Đạo diễn bởi Jerry London với diễn xuất của Glenn Ford và Eddie Albert. Dựa trên tác phẩm của Irwin Shaw.
- 1979: Une affaire presque parfaite của Jerry London. Một bộ phim tình cảm hài hước về chuyện tình giữa một nhà làm phim với vợ của người sản xuất diễn ra trong chính liên hoan phim Cannes với diễn xuất của Keith Carradine.
- 1982: La Mémoire của Youssef Chahine
- 1986: Canned Film Festival (TV)
- 1994: La Cité de la peur của Alain Berbérian. Một phim hài được đạo diễn bởi Alain Berberian với diễn xuất của Alain Chabat, Chantal Lauby, Gérard Darmon.
- 1994: Grosse Fatigue của Michel Blanc
- 1997: Especial Cannes: 50 Anos de Festival của Fernando Matos Silva (TV)
- 1997: Cannes... les 400 coups của Gilles Nadeau
- 1997: Crème et Châtiment của Jan Bucquoy
- 2000: Murder at the Cannes Film Festival của Harvey Frost (TV)
- 2001: Festival in Cannes của Henry Jaglom. Phim về màn thỏa thuận của ngành công nghiệp giải trí giữa những nhà làm phim với nhau diễn ra trong suốt liên hoan phim. Đạo diễn bởi Henry Jaglom với diễn xuất của Greta Scacchi, Maximilian Schell và Ron Silver.
- 2002: Femme fatale của Brian De Palma. Phim hành động kể về việc đánh cắp những viên kim cương được đeo bởi một người mẫu nổi tiếng nhân dịp dự liên hoan. Đạo diễn bởi Brian De Palma với diễn xuất củaRebecca Romijn và Antonio Banderas.
- 2004: Souvenirs d'un président de festival de Cannes của Elio Lucantonio
- 2004: Quand Cannes flirte avec l'Histoire của Bruno Roy
- 2005: Les Vacances de Noël của Jan Bucquoy và Francis De Smet
- 2006: Cannes, 60 ans d'histoire của Gilles Nadeau
- 2006: Une année à Cannes của Bruno Roy (TV)
- 2007: Les Vacances de Mr. Bean của Steve Bendelack
- 2007: Tenue de soirée của Michel Drucker (TV)
- 2007: Une année à Cannes của Bruno Roy (TV)
- 2008: Panique à Hollywood của Barry Levinson
Chú thích
- ^ Chronique du Cinéma (bằng tiếng Pháp). Paris: Chroniques. 1938. tr. 24.
- ^ (tiếng Pháp) Commune de Cannes (1997). “Histoire du Festival”. Truy cập 9.
- ^ a ă Bản mẫu:Vid (tiếng Pháp) Institut national de l'audiovisuel (2007). “60 ans de Festival de Cannes”. Truy cập 9.
- ^ (tiếng Pháp) Mariano Saiu (Conférence d'avril 2004). “Historique du syndicat HCR-CGT”. Page 4. Truy cập 9.
- ^ Henri-Jean Servat (1988). La Légende de Cannes (bằng tiếng Pháp). Paris: Assouline. tr. 13. ISBN 2843235642.
- ^ (tiếng Pháp) Festival de Cannes. “Festival 1946”. Truy cập 9.
- ^ (tiếng Pháp) Infos jeunes (2007). “Le Festival en Chiffre”. Truy cập 9.
- ^ a ă (tiếng Pháp) Commune de Cannes. “Entretien de Philippe Erlanger et du dirigeant de la Mostra de Venise”. Chapitre: Cannes et Venise en concurrence. Truy cập 9.
- ^ (tiếng Pháp) Se Divertir. “Retrospective du Festival de Cannes”. Truy cập 9.
- ^ Bản mẫu:Vid (tiếng Pháp) Institut national de l'audiovisuel. “Fresque intéractive du Festival de Cannes”. Voir l'année 1947. Truy cập 9.
- ^ Henri-Jean Servat (1988). La Légende de Cannes (bằng tiếng Pháp). Paris: Assouline. tr. 64. ISBN 2843235642.
- ^ (tiếng Pháp) Commune de Cannes. “Rétrospective du Festival de Cannes”. Chapitre: L'Ambiance made in Cannes. Truy cập 9.
- ^ (tiếng Pháp) Thierry Marck (14 mai 2004). “Ouverture de "Visions sociales" à Cannes”. CCASfr. Truy cập 9.
- ^ (tiếng Pháp) Commune de Cannes. “Rétrospective du Festival de Cannes”. Chapitre: Un concours équitable. Truy cập 9.
- ^ (tiếng Pháp) Commune de Cannes. “Rétrospective du Festival de Cannes”. Chapitre: Robert Favre Le Bret et la Commission de sélection entrent en scène. Truy cập 9.
- ^ (tiếng Pháp) Festival de Cannes. “Histoire du Festival”. Truy cập 9.
- ^ (tiếng Pháp) Festival de Cannes. “Petite histoire de la Palme d'or”. Truy cập 9.
- ^ Bản mẫu:Vid (tiếng Pháp) INA, archives pour tous (1955). “Grace Kelly et le Prince Rainier se rencontrent à Cannes”. Truy cập 9 juin 2007.
- ^ (tiếng Pháp) Festival de Cannes. “Histoire du Festival de Cannes”. Truy cập 9.
- ^ (tiếng Pháp) Jérôme Paillard. “Le marché du film de Cannes, le premier au monde, invente le speed dating”. AFP. Truy cập 9.
- ^ a ă (tiếng Pháp) Commune de Cannes. “Histoire du Festival de Cannes”. Truy cập 9.
- ^ (tiếng Pháp) DVDRama. “La Semaine internationale de la critique”. Truy cập 9.
- ^ (tiếng Pháp) Site officiel de la SIC. “Semaine internationale de la critique”. Truy cập 9.
- ^ a ă â (tiếng Pháp) Site du Festival de Cannes. “Festival de Cannes 1968”. Truy cập 9.
- ^ (tiếng Pháp) Jean-Luc Douin. “A la Quinzaine des réalisateurs, la ligne ténue entre reportage et fiction”. Le Monde. Truy cập 9.
- ^ (tiếng Pháp) “La Quinzaine des réalisateurs, site officiel”. Chapitre: Édition 1969. Truy cập 9.
- ^ a ă (tiếng Pháp) Festival de Cannes. “Festival de Cannes 1972”. Chapitre: Contexte. Truy cập 9.
- ^ (tiếng Pháp) Festival de Cannes. “Festival de Cannes 1978”. Truy cập 9.
- ^ (tiếng Pháp) Festival de Cannes. “Édition 1978”. Truy cập 9 juin 2007.
- ^ (tiếng Pháp) Festival de Cannes. “Édition 1983”. Truy cập 9 juin 2007.
- ^ (tiếng Pháp) Festival de Cannes. “Édition 1983, critique du Palais”. Truy cập 9 juin 2007.
- ^ (tiếng Pháp)Festival de Cannes. “Édition 1983”. Truy cập 9 juin 2007.
- ^ Bản mẫu:Vid (tiếng Pháp) Vanessa Paradis (1995). “Le Tourbillon de la Vie par V. Paradis”. Allocine. Truy cập 9 juin 2007.
- ^ (tiếng Pháp) Ciné fondation. “site officiel”. Truy cập 9 juin 2007.
- ^ (tiếng Pháp) Ciné fondation. “Site officiel”. Truy cập 9 juin 2007.
- ^ (tiếng Pháp) Ciné fondation. “Atelier, sous section de la ciné fondation”. Truy cập 9 juin 2007.
- ^ (tiếng Pháp) Quid. “60 ans de Festival”. Truy cập 9 juin 2007.
- ^ (tiếng Pháp) Comme au cinéma. “Festival de Cannes”. Truy cập 9 juin 2007.
- ^ (tiếng Pháp) Allociné. “La SIC, et le Festival de Cannes”. Truy cập 9 juin 2007.
- ^ a ă (tiếng Pháp) Quid. “60 ans de Festival de Cannes”. Truy cập 9 juin 2007.
- ^ a ă (tiếng Pháp) Propos de l'AFP recueillis par Infos Jeunes. “Comment est sélectionné un film ?”. Truy cập 9 juin 2007.
- ^ (tiếng Pháp) Propos de l'AFP recueillis par Infos Jeune. “Comment est sélectionné un film ?”. Truy cập 9 juin 2007.
- ^ Interview de Gilles Jacob dans Studio, mai 1997, n°122
- ^ a ă (tiếng Pháp) « Protocole Cannois au Festival », Propos de l'AFP recueillis par Infos Jeunes, consulté le 9 juin 2007
- ^ (tiếng Pháp) Publicitaire de Cannes. “Tendances de mode à Cannes”. Truy cập 9 juin 2007.
- ^ Hors série de Studio magazine pour les 60 ans du Festival de Cannes, mai 2007
- ^ (tiếng Pháp) DVD Critiques. “Les fêtes de Cannes”. Truy cập 9 juin 2007.
- ^ (tiếng Pháp) Ciné mémento. “Les leçons du Festival de Cannes”. Truy cập 9 juin 2007.
- ^ (tiếng Pháp) Le Monde (édition du 16 mai 2007). “Sponsors et médias à Cannes”. Truy cập 9 juin 2007.
- ^ (tiếng Pháp) Le Monde (édition du 16 mai 2007). “Penelope Cruz et L'oréal, un dilemme pour Cannes”. Truy cập 9 juin 2007.
- ^ a ă (tiếng Pháp) Caradisiac. “Sponsors à Cannes, Audi / Renault ?”. Truy cập 9 juin 2007.
- ^ (tiếng Pháp) Le Nouvel Observateur. “Le 60×10{{{1}}} Cannes en chiffre”. Truy cập 9 juin 2007.
- ^ Bản mẫu:Img (tiếng Pháp) Festival de Cannes (mai 2007). “Affiche du Festival de Cannes 2007”. Truy cập 9 juin 2007.
- ^ Eric Libiot, L'Express, interview de Thierry Frémaux le 25 avril 2004: « Cannes c'est l'écho du monde », (tiếng Pháp) lire en ligne, consulté le 9 juin 2007
- ^ D'après le long métrage Cannes, 60 ans d'histoire ((tiếng Pháp)) de Gilles Nadeau
- ^ a ă â b Pascal Mérigeau, le Nouvel Observateur, n° 2218
- ^ a ă (tiếng Pháp) Allocine. “Les plus beaux moments du Festival”. Truy cập 9 juin 2007.
- ^ Bản mẫu:Vid (tiếng Pháp) INA (1994). “Voir la vidéo (doigt d'honneur de Tarantino)”. Truy cập 9 juin 2007.
- ^ (tiếng Pháp) Festival de Cannes. “Le Festival en Chiffre”. rubrique: « Les grands absent des Palmes d'or ». Truy cập 9 juin 2007.
- ^ Nidam Abdi, Le Point: interview de Thierry Frémaux, mai 2007
- ^ le Nouvel Observateur, Hors série n°29, spécial Cannes 60 ans
- ^ a ă Jacques Mandelbaum, « Nuit et Brouillard, affaire trouble », Le Monde, ISSN 0395-2037, 22 août 2006 Bản mẫu:Lire en ligne
- ^ (tiếng Pháp) Gilles Gony. “Nuit et Brouillard”. Centre National de la Documentation Pédagogique. Truy cập 9 juin 2007.
- ^ (tiếng Pháp) Bérénice Reynaud (Février 2003). “Nouvelles Chines, nouveaux cinéma”. le Monde diplomatique. Truy cập 9 juin 2007.
- ^ Cf. Nicole Vulser, « Le débat politique s'invite à Cannes », Le Monde, ISSN 0395-2037, 26 mai 2007 Bản mẫu:Lire en ligne et (tiếng Pháp) AFP (2007). “Téhéran dénonce la présence de Persepolis à Cannes”. Libération. Truy cập 9 juin 2007. Đã bỏ qua tham số không rõ
|mois=
(trợ giúp); Đã bỏ qua tham số không rõ|jour=
(trợ giúp) - ^ (tiếng Pháp) Didier Péron. “« Persepolis » anime Téhéran”. Écrans. Truy cập 9 juin 2007. Đã bỏ qua tham số không rõ
|en ligne le=
(trợ giúp) - ^ Pascal Mérigeau, le Nouvel Observateur, n° 2218, spécial 60 ans de Cannes
- ^ PDF (tiếng Pháp) “L’Ange exterminateur, dossier pédagogique”. Bibliothèque du film (BiFi) et le CNC. 2001. Truy cập 9 juin 2007.
- ^ Iris Mazacuratti, Ciné Live n° 101, Mai 2006, page 37, « Cannes, la sélection décodée », sous section: scandales et histoires, publié par Cyber Press Publishing
- ^ Laurent Cotillon et Véronique Trouillet, Ciné Live, Mai 2006, n° 101, page 38, Interview de Thierry Frémaux
- ^ (tiếng Pháp) Festival de Cannes. “Festival de Cannes, plus de détails”. Truy cập 9 juin 2007.
- ^ Bản mẫu:Img + Bản mẫu:Txt (tiếng Pháp) Aurélie Gerlach (16 mai 2007). “Cannes: 60 ans d'émotion et de scandales”. Femme actuelle. Truy cập 9 juin 2007.
- ^ Gilles Nadeau, Cannes, 60 ans d'histoire, 2006, partie 1
- ^ (tiếng Pháp) Festival de Cannes. “Le Festival en chiffre”. Truy cập 9 juin 2007.
Liên kết ngoài
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và phương tiện truyền tải về Liên hoan phim Cannes |
- (tiếng Pháp)(tiếng Anh) Trang web chính thức của Liên hoan phim Cannes
- (tiếng Pháp) Liên hoan Cannes trên trang của Viện Nghe nhìn Quốc gia Pháp (INA)
- (tiếng Anh, Pháp) Liên hoan Cannes trên IMDb
|
|
George W. Bush
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
|
Bài viết này cần thêm chú thích để kiểm tra được tính xác thực. Hãy giúp hoàn thiện bài này bằng cách bổ sung các nguồn tham khảo tin cậy. Các nội dung không rõ nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ. |
George Walker Bush | |
---|---|
Chức vụ
|
|
Nhiệm kỳ | 20 tháng 1 năm 2001 – 20 tháng 1 năm 2009 |
Tiền nhiệm | Bill Clinton |
Kế nhiệm | Barack Obama |
Nhiệm kỳ | 17 tháng 1 năm 1995 – 21 tháng 12 năm 2000 |
Tiền nhiệm | Ann Richards |
Kế nhiệm | Rick Perry |
Thông tin chung
|
|
Đảng phái | Cộng hòa |
Danh hiệu | Air Force Pilot's Badge, Outstanding Unit Award, National Defense Service Medal, Small Arms Expert Marksmanship Ribbon.[1] |
Sinh | 6 tháng 7, 1946 New Haven, Connecticut |
Cha hoặc mẹ | George H. W. Bush Barbara Bush |
Vợ | Laura Welch Bush |
Trang web | Bush Presidential Library Bush Presidential Center The White House Archived |
Chữ ký | |
Binh nghiệp
|
|
Phục vụ | United States of America |
Thuộc | Texas Air National Guard Alabama Air National Guard |
Năm tại ngũ | 1968–1974 |
Cấp bậc | First Lieutenant |
Đơn vị | 147th Reconnaissance Wing 187th Fighter Wing |
Khen thưởng | Air Force Pilot's Badge, Outstanding Unit Award, National Defense Service Medal, Small Arms Expert Marksmanship Ribbon.[1] |
Trước khi bước vào chính trường rồi đắc cử tổng thống, Bush là một doanh nhân, hoạt động trong lãnh vực dầu mỏ và bóng chày chuyên nghiệp.
Sau đó, George W. Bush đắc cử thống đốc thứ 46 của tiểu bang Texas vào năm 1994. Vào năm 2000 Bush được đảng Cộng hoà chọn làm ứng cử viên tổng thống và đã trở thành ông chủ Nhà Trắng sau khi đánh bại ứng cử viên Al Gore của đảng Dân chủ trong một cuộc bầu phiếu sít sao và đầy tranh cãi. Năm 2004, Bush tái đắc cử nhiệm kỳ thứ hai sau khi thắng Thượng nghị sĩ John Kerry của tiểu bang Massachusetts.
Mục lục
Xuất thân
George W. Bush là con trai của tổng thống Hoa Kỳ thứ 41 George H. W. Bush và Barbara Bush, sinh tại New Haven, Connecticut, nhưng lớn lên ở miền Nam tại Midland và Houston, Texas với các em là Jeb, Neil, Marvin và Dorothy. (Một người em gái, Robin, chết vì bệnh ung thư máu vào năm 1953, lúc ba tuổi.) Cả gia đình thường đến nghỉ hè và nghỉ lễ tại gia trang Bush ở Maine.Tiếp bước cha, Bush theo học tại trường đại học Phillips (1961–1964), rồi đến Đại học Yale (1964–1968). Ông không phải là một sinh viên chăm chỉ và thành tích học tập của ông không được xem là xuất sắc. Bush thường nói đùa rằng người ta biết đến ông không phải do điểm số ở trường nhưng do cuộc đời hoạt động của ông. Ông nhận bằng Cử nhân Lịch Sử năm 1968.
Sau khi tốt nghiệp đại học, Bush gia nhập một đơn vị không quân thuộc Lực lượng Vệ binh Quốc gia tại Texas vào ngày 27 tháng 5 năm 1968 và tình nguyện phục vụ cho đến ngày 26 tháng 5 năm 1974, tức là trong suốt thời gian Hoa Kỳ tham chiến tại Việt Nam. Bush là phi công máy bay F-102 cho đến năm 1972.
Năm 1973, ông được phép rời quân ngũ (6 tháng trước hạn) và theo học tại Trường đại học Kinh doanh thuộc Đại học Harvard. Ông chính thức được giải ngũ ngày 1 tháng 10 năm 1973 và nhận bằng MBA (MASTER of Business and Administration: Cao học quản trị và kinh doanh) năm 1975.
Bush miêu tả cuộc sống của ông trước tuổi 40 là thời kỳ "tuổi thanh niên thiếu chính chắn trong vấn đề trách nhiệm", đồng thời thú nhận rằng ông dùng rượu khá thường xuyên. Ông thuật lại việc ông quyết định bỏ rượu là khi vừa thức giấc, đang váng vất với dư âm của tiệc mừng sinh nhật 40 tuổi, "tôi bỏ rượu năm 1986, từ đó tôi không uống một giọt nào". Bush cho rằng một trong những yếu tố giúp ông thay đổi cuộc đời là lần gặp gỡ với Mục sư Billy Graham vào năm 1985.
Năm 1977, George Bush kết hôn với Laura Welch. Họ có hai con gái sinh đôi, Barbara và Jenna Bush, sinh năm 1981. Năm 1986, ở tuổi 40, ông rời bỏ giáo hội Episcopal để gia nhập Giáo hội Giám lý Hiệp nhất mà vợ ông là một thành viên.
Sau thất bại khi ra tranh cử, tại Texas, chức vụ Dân biểu Liên bang trong Quốc hội năm 1978, Bush kinh doanh dầu mỏ và thành lập công ty Arbusto Energy năm 1979. Năm 1984, ông bán Arbusto cho Spectrum 7 và được mời làm CEO cho Spectrum 7. Khi Spectrum 7 sáp nhập với Harken Energy năm 1986, Bush trở thành một trong những giám đốc của tập đoàn này.
George Bush nhận nhiệm vụ "Ông Bầu" cho đội bóng chày Texas Rangers trong 5 năm, thời gian mà tên tuổi ông được biết đến với nhiều thiện cảm khắp tiểu bang Texas.
Năm 1994, vào dịp nghỉ phép, Bush ra tranh cử thống đốc tiểu bang Texas và đánh bại thống đốc đương nhiệm Ann Richards, thuộc đảng Dân chủ. Ông tái đắc cử vào năm 1998.
Đức tin
Nếu bạn chưa từng hoài nghi nghĩa là bạn chưa hề nghiêm túc suy nghĩ về những gì bạn tin. |
George W. Bush.[2] |
Thỉnh thoảng Bush dự lễ tại Nhà thờ St. John thuộc Giáo hội Episcopal chỉ vì lý do thuận tiện: Giáo đường này tọa lạc đối diện Tòa Bạch Ốc, cạnh Công trường Lafayette. Kể từ thời James Madison, tất cả Tổng thống đều dự thánh lễ ở đây.
Ngày 13 tháng 12 năm 1999, trong một buổi tranh luận trên truyền hình dành cho các ứng cử viên Đảng Cộng hoà trong cuộc chạy đua vào Toà Bạch Ốc, khi được hỏi: "Chính trị gia nào hoặc nhà tư tưởng nào ông cảm thấy đồng cảm nhất, tại sao ?" Không giống những ứng cử viên khác, nêu tên các vị tổng thống và các nhân vật trong chính giới, Bush trả lời "Chúa Cơ Đốc, bởi vì Ngài đã thay đổi con người tôi." Câu trả lời của ông đã khiến những người tân bảo thủ như Alan Keyes và Bill Kristoll chỉ trích.
Trong cả hai nhiệm kỳ tổng thống, Bush đã tổ chức những buổi lễ tôn giáo không theo truyền thống Cơ Đốc như Lễ Ramadan của Hồi giáo.
Sự quan tâm của Bush đối với các giá trị tôn giáo được cho là hữu ích cho ông trong các cuộc bầu cử. Có đến 56% những người "dự thánh lễ nhà thờ mỗi tuần" bầu phiếu cho Bush trong cuộc tuyển cử năm 2000, đến năm 2004 tỷ lệ này lên đến 63%.
Tranh cử Tổng thống
[3] George W. Bush miêu tả mình là một người "bảo thủ nhân ái" khi tiến hành chiến dịch vận động tranh cử tổng thống năm 2000. Sau khi giành được sự đề cử của đảng Cộng hoà, Bush phải đối đầu với Phó tổng thống Al Gore, người được đảng Dân chủ chọn làm ứng cử viên cho cuộc chạy đua vào Toà Bạch Ốc. Bush giành được 271 phiếu của cử tri đoàn, trong khi Gore có 266 phiếu. Bush được chọn bởi 47,9% của tổng số cử tri, còn số người bầu cho Gore cao hơn chút ít (48,4%), nhưng không ai giành được đa số của 105 triệu phíếu bầu.Đó là lần đầu tiên, kể từ sau năm 1888, một người thắng cử khi nhận được ít phiếu phổ thông hơn người thất cử. Đó cũng là lần đầu tiên, kể từ sau năm 1876, người thắng cuộc bởi phiếu bầu của cử tri đoàn phải trải qua một cuộc tranh tụng gay gắt trước khi được công nhận thắng cử bởi phán quyết của Tối cao Pháp viện.
Tuy nhiên, bốn năm sau, George W. Bush đắc cử nhiệm kỳ thứ hai với 286 số phiếu cử tri đoàn và ông cũng nhận được 3,5 triệu phiếu phổ thông nhiều hơn đối thủ, thượng nghị sĩ John Kerry của đảng Dân chủ.
[4] Trong lễ Nhậm Chức vào ngày 20 tháng 1 năm 2005, George W. Bush được hướng dẫn đọc lời thề bởi vị Chánh án Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ William Rehnquist. Bài diễn văn nhậm chức của ông tập trung vào chủ đề phát triển tự do và dân chủ trên khắp thế giới.
“ |
|
” |
Đối ngoại và An ninh
Tháng 6 năm 2001, trong chuyến viếng thăm Âu châu lần đầu tiên với tư cách Tổng thống, Bush gặp phải sự chỉ trích mạnh mẽ từ các nhà lãnh đạo Âu châu vì ông bác bỏ Nghị định thư Kyoto. Năm 1997, trong khi đại diện của Hoa kỳ và các nước khác đang đàm phán hiệp ước này, Quốc hội Hoa Kỳ đã biểu quyết với số phiếu 95-0, chống lại bất kỳ hiệp ước nào chống sự hâm nóng toàn cầu mà không có điều khoản đòi hỏi những cam kết từ các nước đang phát triển. Tuy nghị định thư Kyoto đã được ký tượng trưng bởi Peter Burleigh, quyền đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc, năm 1988, chính phủ Clinton đã không trình quốc hội phê chuẩn.Năm 2002, Bush chống đối hiệp ước vì cho rằng nó làm hại sự tăng trưởng kinh tế tại Hoa Kỳ, ông nói: "Theo cách nhìn của tôi, sự tăng trưởng kinh tế là giải pháp, không phải là vấn nạn (cho môi trường)". Chính phủ cũng tranh luận về nền tảng khoa học của hiệp ước. Tháng 11 năm 2004, Nga phê chuẩn hiệp ước, đáp ứng đòi hỏi về con số tối thiểu các quốc gia phê chuẩn hiệp ước mà không cần đến sự phê chuẩn từ Hoa Kỳ.
Chính sách đối ngoại của Bush được công bố trong chiến dịch tranh cử bao gồm mối quan hệ chặt chẽ hơn với Mỹ La tinh, nhất là Mexico, giảm thiểu sự can thiệp chính trị và quân sự vào nội bộ các nước trong vùng. Sau vụ tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001, chính phủ chú tâm nhiều hơn vào Trung Đông. Ngày 7 tháng 10 năm 2001, gần một tháng sau cuộc tấn công, Hoa Kỳ và các nước đồng minh bắt đầu dội bom và tấn công trên bộ vào Afghanistan nhằm lật đổ chế độ Taliban, theo cáo buộc của chính phủ Bush, là đã che chở cho Osama bin Laden. Cuộc chiến này nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của quốc tế, và Taliban mau chóng sụp đổ.
Dưới sự lãnh đạo của tổng thống Afghanistan, Hamid Karzai, nỗ lực tái thiết đất nước với sự phối hợp của Liên hiệp quốc, có kết quả lẫn lộn. Dù Bin Laden, đến năm 2005, vẫn chưa bị bắt hoặc bị hạ sát, một cuộc bầu cử dân chủ đã được tổ chức vào ngày 9 tháng 10 năm 2004. Có một số vấn đề về ghi danh cử tri khiến 15 trong số 18 ứng cử viên tổng thống đe dọa rút lui, nhưng theo nhận xét của các quan sát viên quốc tế, cuộc bầu cử xảy ra một cách dân chủ và công bằng tại "đại đa số các phòng bầu phiếu".
Ngày 14 tháng 12 năm 2001, với lý do không còn thích hợp, Bush rút khỏi Hiệp ước chống tên lửa đạn đạo năm 1972, hiệp ước này là nền tảng duy trì tình trạng ổn định về vũ khí nguyên tử giữa Hoa Kỳ và Liên xô trong thời kỳ chiến tranh lạnh.
Từ đó, Bush tập trung xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo. Hệ thống này là mục tiêu của nhiều chỉ trích, chú trọng vào tính khả thi về mặt khoa học. Những cuộc thử nghiệm đưa ra một kết quả lẫn lộn, một số thành công, một số thất bại. Đề án này dự định được bắt đầu khai triển vào năm 2005.
Hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo chưa thành công hoàn toàn trong việc ngăn chặn các loại tên lửa được phóng từ tàu thuyền hoặc từ các phương tiện trên bộ và vẫn được tiếp tục thử nghiệm. Những người chỉ trích cho rằng đây là một sai lầm đắt giá, một hệ thống được xây dựng để đối đầu với một cuộc tấn công ít có khả năng xảy ra nhất với tên lửa đạn đạo mang đầu đạn nguyên tử.
Tổng thống Bush cũng gia tăng chi phí nghiên cứu, phát triển quân sự và hiện đại hóa hệ thống vũ khí, nhưng hủy bỏ các chương trình như hệ thống đạn đạo tự hành Crusader. Chính phủ cũng bắt đầu chương trình nghiên cứu tên lửa hạt nhân xuyên qua công sự phòng thủ.
Iraq
Từ năm 1998, Đạo luật giải phóng Iraq xác định chính sách của Hoa Kỳ là lật đổ Saddam Hussein. Sau cuộc tấn công 9/11, chính phủ Bush cho rằng tình thế tại Iraq đã trở nên khẩn cấp. Họ tin rằng chế độ Saddam Hussein cố tìm cách sở hữu nguyên liệu cho vũ khí nguyên tử và vi phạm lệnh cấm vận của Liên hiệp quốc vì không chịu tường trình đầy đủ về các loại nguyên liệu vũ khí hoá học và sinh học mà họ đang sở hữu, cũng như vũ khí huỷ diệt hàng loạt (WMD). Có nhiều tranh cãi giữa phe chống đối và phe ủng hộ tiến hành chiến tranh, liệu Hoa kỳ đã có chứng cớ Iraq sở hữu WMD, và chứng cớ về các mối quan hệ giữa Iraq và Al-Qaeda.Trong chính phủ Bush, chỉ có (một mình) Ngoại trưởng Colin Powell là cho rằng "Hoa Kỳ không nên tiến hành chiến tranh mà không có sự ủng hộ của LHQ". Do đó, Hoa Kỳ đã cứu xét và thảo luận đến việc liệu có đạt được một Quyết nghị của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc để được quyền sử dụng quân lực, nhưng cuối cùng phải từ bỏ ý định này khi gặp phải sự chống đối từ một số thành viên của Hội đồng Bảo an LHQ, cùng với lời đe doạ của Pháp sẽ dùng quyền phủ quyết. Thay vào đó, Hoa Kỳ tập hợp được một nhóm khoảng 40 quốc gia mà Bush gọi là "liên minh tình nguyện" trong đó có Anh, Tây Ban Nha, Ý và Ba Lan.
Ngày 20 tháng 3 năm 2003, Liên minh Tấn công Iraq, trưng dẫn các Quyết nghị (1441, 1205, 1137, 1134, 1115,1060, 949, 778, 715) của Hội đồng Bảo an LHQ liên quan đến Iraq, đến thái độ thiếu hợp tác của Iraq trong quá khứ và trong hiện tại để thực thi các quyết nghị này, sự từ chối hợp tác với các thanh tra LHQ của Saddam, âm mưu ám sát cựu tổng thống George Bush tại Kuwait và việc Saddam vi phạm hiệp ước ngưng bắn năm 1991. Liên minh lập luận rằng các Quyết nghị này cho họ quyền sử dụng vũ lực. Một số nhà lãnh đạo thế giới như Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan, không đồng ý và gọi cuộc chiến này là bất hợp pháp. Mục tiêu chính lật đổ Saddam Hussein mà Hoa Kỳ đưa ra là nhằm ngăn chặn Iraq khai triển vũ khí huỷ diệt hàng loạt.
Liên minh mau chóng đánh bại quân đội Iraq. Tuy nhiên, sau khi Tổng thống Bush tuyên bố chấm dứt các chiến dịch quân sự vào ngày 1 tháng 5 năm 2003, những cuộc nổi loạn gây ra nhiều khó khăn hơn dự tưởng vì sự sai lầm trong việc giải tán "NGAY LẬP TỨC" quân đội Iraq sau chiến thắng quân sự của Hoa Kỳ và Liên Minh, toàn thể quân nhân Iraq bỗng nhiên thất nghiệp, không có tiền nuôi gia đình, sẵn vũ khí và dễ nghe lời các giáo sĩ Hồi giáo cực đoan. Từ sự sai lầm chiến thuật đó, sự ủng hộ của công chúng Mỹ bắt đầu sút giảm trong khi các tổ chức nổi loạn vũ trang ngày càng được tổ chức nhiều hơn. Mặt khác, một cuộc điều tra tình báo tiến hành bởi một Ủy ban lưỡng đảng không tìm thấy chứng cứ Saddam Hussein tàng trữ WMD, dù bản tường trình xác định rằng chính quyền Hussein cố gắng sở hữu kỹ thuật hầu cho Iraq có thể chế tạo WMD ngay sau khi LHQ bãi bỏ lệnh cấm vận. Bản tường trình cũng không tìm thấy mối quan hệ hợp tác nào giữa Hussein và Al-Qaeda. Bush vẫn cương quyết bảo vệ quyết định của mình, cho rằng "Thế giới ngày nay trở nên an toàn hơn" (khi không còn Saddam Hussein).
Chi tiêu Quân sự
Trong số hai ngàn bốn trăm tỷ đô la dành cho ngân sách Liên bang (Hoa Kỳ) năm 2005, khoảng 401 tỷ được chi tiêu cho quốc phòng. Đây là chi tiêu quân sự cao nhất kể từ cuối thập niên 1990, nhưng chỉ là ở mức trung bình nếu so sánh với chi tiêu quốc phòng trong thời kỳ chiến tranh lạnh.Đối nội
Đề án Tổ chức Từ thiện Tôn giáo
Đầu năm 2001, Bush hợp tác với các nghị sĩ thuộc Đảng Cộng hòa tại Quốc hội thông qua các đạo luật nhằm thay đổi cách Chính phủ liên bang đánh thuế, gây quỹ và điều hoà các tổ chức từ thiện và các đề án phi lợi nhuận được điều hành bởi các tổ chức tôn giáo (Faith-based Initiatives). Trước đó, các tổ chức này được phép nhận tài trợ từ liên bang, nhưng luật mới loại bỏ những điều khoản đòi hỏi họ không được nối kết hoạt động xã hội với truyền bá niềm tin tôn giáo. Một vài tổ chức như Liên hiệp Tự do Dân sự chỉ trích chương trình này, cho là chính quyền liên kết và dành đặc quyền cho tôn giáo.Đa nguyên và Dân quyền
Bush chống lại việc thừa nhận pháp lý dành cho hôn nhân đồng tính, nhưng ủng hộ việc xác lập qui chế cho tình trạng kết hợp dân sự ("Tôi không nghĩ là chúng ta nên từ chối người dân một dự thảo pháp luật về quyền kết hợp dân sự"), ông ủng hộ Tu hính án liên bang về hôn phối, tu chính Hiến pháp Hoa Kỳ nhằm định nghĩa hôn nhân là sự kết hợp giữa một người nam và một người nữ. Bush tái khẳng định sự bất đồng của ông với quan điểm chống lại quyền kết hợp dân sự của diễn đàn đảng Cộng hoà, ông nói rằng vấn đề kết hợp dân sự (tình trạng sống chung, không phải là hôn nhân theo luật pháp, của những cặp đồng giới hay khác giới) nên thuộc vào thẩm quyền của các tiểu bang. Bush cũng lặp lại sự ủng hộ của mình cho việc tu chính hiến pháp trong bài diễn văn liên bang vào ngày 2 tháng 2 năm 2005. Tuy Bush chống đối hôn nhân đồng tính, ông là tổng thống đầu tiên thuộc đảng Cộng hoà bổ nhiệm các viên chức chính phủ là những người đồng tính công khai, trong đó có Michael Guest, đại sứ Hoa Kỳ tại România, và năm người khác.Dù nhiều người cho là Bush chống đối luật affirmative action (dành những ưu đãi trong giáo dục và việc làm cho người thuộc các chủng tộc thiểu số), Bush tỏ ra trân trọng phán quyết của Tối cao Pháp viện nhằm bảo vệ tình trạng đa chủng tộc trong qui chế tuyển sinh vào các trường đại học. Colin Powell là người Mỹ gốc Phi đầu tiên được bổ nhiệm vào chức vụ Ngoại trưởng trong nhiệm kỳ đầu của Bush, người kế nhiệm Powell vào năm 2005 là Condoleezza Rice, phụ nữ Mỹ gốc Phi đầu tiên đảm nhận nhiệm vụ này.
Kinh tế
Trong nhiệm kỳ đầu, Bush tìm kiếm sự phê chuẩn của quốc hội cho ba lần cắt giảm thuế của ông, gồm thuế lợi tức cho các cặp đã kết hôn, thuế thổ cư và mức thuế biên tế, dẫn đến sự giảm sút đáng kể trong số thu ngân sách, tính theo tỷ lệ với GDP, đến mức thấp nhất kể từ năm 1959.Với chính sách giảm thuế cùng lúc với gia tăng chi tiêu, chỉ trong một nhiệm kỳ chính phủ Bush biến ngân sách từ tình trạng thặng dư thành thâm thủng. Ngân sách với mức thặng dư 230 tỷ đô la khi Clinton rời Toà Bạch Ốc đã trở thành thâm thủng 374 tỷ năm 2003 và 413 tỷ vào năm 2004, dù vẫn thấp hơn mức thâm thủng trong thập niên 1980 của chính phủ Ronald Reagan.
Tuy nhiên, theo ước tính của Baseline Budget Projections, tháng 1 năm 2005, mức thâm thủng trong nhiệm kỳ đầu của Bush sẽ giảm dần trong nhiệm kỳ thứ hai, còn 368 tỷ vào năm 2005, 261 tỷ năm 2007, 207 tỷ năm 2009 và sẽ thặng dư đôi chút vào năm 2012.
Tuyển dụng lao động trong khu vực tư, theo Văn phòng Thống kê Lao động, giảm sút đáng kể trong thời kỳ này. Dù vậy, chỉ số thất nghiệp bắt đầu hạ giảm từ năm 2003, đến năm 2005 chỉ còn dưới 5%. Trong năm 2005 có thêm hơn 1 triệu việc làm và tình trạng này còn kéo dài trong 25 tháng liên tiếp.
Môi trường
Bush thường bị chỉ trích bởi những người chủ trương bảo vệ môi trường. Họ cáo buộc chính sách của ông phục vụ các nhu cầu kỹ nghệ và làm suy yếu các biện pháp bảo vệ môi trường. Ông đã ký ban hành đạo luật di sản Ngũ Đại Hồ năm 2002, cho phép chính phủ liên bang thu dọn chất ô nhiễm và lắng cặn trong ngũ đại hồ. Bush vận động cho việc khai thác trữ lượng dầu mỏ tại Khu bảo tồn Đời sống Hoang dã quốc gia Bắc cực mà theo nhiều người là khu hoang dã còn sót lại tại Hoa Kỳ. Bush chống đối Nghị định thư Kyoto vì cho rằng hiệp ước này làm hại nền kinh tế Hoa Kỳ, nhưng theo nhận xét của các nhóm môi trường, các viên chức chính phủ, cùng với Bush và Cheney, có quan hệ với ngành kỹ nghệ năng lượng, xe hơi và những nhóm chống việc bảo vệ môi trường khác. Dù vậy, Bush tuyên bố rằng lý do khiến ông từ chối ủng hộ Nghị định thư Kyoto là vì những qui định nghiêm nhặt của nó áp đặt lên Hoa Kỳ trong khi tỏ ra dễ dãi với các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ. "Quốc gia có nhiều khí thải tạo hiệu ứng nhà kính thứ nhì thế giới là Trung hoa. Thế nhưng, Trung hoa hoàn toàn được miễn trừ khỏi những yêu cầu của nghị định thư Kyoto". Ông cũng tỏ ra nghi ngờ về những luận cứ khoa học về hiện tượng ấm nóng toàn cầu, nhấn mạnh rằng cần có thêm nghiên cứu để xác định tính chính xác của các luận cứ này.Di trú
Bush đề xuất dự luật di trú, cho phép kéo dài visa cho người đến Hoa Kỳ làm việc, đến sáu năm, nhưng không được quyền cư trú hay quyền công dân.Bổ nhiệm
Nội các
CHỨC VỤ | TÊN | NHIỆM KỲ |
Tổng thống | George W. Bush | 2001–2009 |
Phó Tổng thống | Richard B. Cheney | 2001–2009 |
Bộ trưởng Ngoại giao | Colin L. Powell | 2001–2005 |
Condoleezza Rice | 2005–2009 | |
Bộ trưởng Quốc phòng | Donald H. Rumsfeld | 2001–2006 |
Robert Gates | 2006–2009 | |
Bộ trưởng Ngân khố | Paul H. O'Neill | 2001–2003 |
John W. Snow | 2003–2006 | |
Henry M. Paulson, Jr | 2006–2009 | |
Bộ trưởng Tư pháp | John D. Ashcroft | 2001–2005 |
Alberto R. Gonzales | 2005–2007 | |
Michael Mukasey | 2007-2009 | |
Bộ trưởng Nội vụ | Gale A. Norton | 2001–2006 |
Dirk Kempthorne | 2006–2009 | |
Bộ trưởng Nông nghiệp | Ann M. Veneman | 2001–2005 |
Mike Johanns | 2005–2009 | |
Bộ trưởng Thương mại | Donald L. Evans | 2001–2005 |
Carlos M. Gutierrez | 2005–2009 | |
Bộ trưởng Lao động | Elaine L. Chao | 2001–2009 |
Bộ trưởng Y tế | Tommy G. Thompson | 2001–2005 |
Michael O. Leavitt | 2005–2009 | |
Bộ trưởng Gia cư và phát triển đô thị | Melquiades R. Martinez | 2001–2003 |
Alphonso R. Jackson | 2004–2009 | |
Bộ trưởng Giao thông | Norman Y. Mineta | 2001–2006 |
Mary E. Peters | 2006–2009 | |
Bộ trưởng Năng lượng | E. Spencer Abraham | 2001–2005 |
Samuel W. Bodman | 2005–2009 | |
Bộ trưởng Giáo dục | Roderick R. Paige | 2001–2005 |
Margaret Spellings | 2005–2009 | |
Bộ trưởng Cựu chiến binh | Anthony J. Principi | 2001–2005 |
James Nicholson | 2005–2009 | |
Bộ trưởng An ninh nội địa | Thomas J. Ridge | 2003–2005 |
Michael Chertoff | 2005–2009 |
Trong nội các này, có mặt một viên chức không thuộc Đảng Cộng hoà, Norman Mineta, bộ trưởng Giao thông, là bộ trưởng gốc Á đầu tiên và là đảng viên Dân chủ, đã phục vụ trong nội các Clinton với chức danh bộ trưởng thương mại.
Nội các này cũng có những nhân vật tiếng tăm, từng phục vụ trong các chính phủ trước như Colin Powell, Cố vấn An ninh Quốc gia cho Ronald Reagan và là Chủ tịch Liên quân dưới thời George H. W. Bush và Clinton, Bộ trưởng Quốc phòng Donald Rumsfeld, phục vụ trong chính phủ Gerald Ford cũng với chức vụ bộ trưởng quốc phòng. Cũng vậy, Phó Tổng thống Richard Cheney từng là bộ trưởng quốc phòng dưới thời George H. W. Bush.
Các Cố vấn và các Chức vụ khác
Giám đốc Tình báo Quốc gia – John Negroponte (2005).Giám đốc CIA – George Tenet (2001-2004), John E. McLaughlin (Quyền Giám đốc, 2004), Porter J. Goss (2004 -).
Giám đốc FBI – Robert Mueller.
Cố vấn An ninh Quốc gia – Condoleezza Rice (2001 – 2005), Stephen Hadley (2005 -).
Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc – John Negroponte (2001 – 2004), John Danforth (2004), John R. Bolton (2005 -).
Chánh Văn phòng Toà Bạch Ốc – Andrew Card (tương đương Bộ Trưởng Tổng thống Phủ.)
Phó Văn phòng Toà Bạch Ốc và Cố vấn trưởng – Kark Rove(tương đương Thứ trưởng Tổng thống phủ).
Cố vấn – Karen Hughes (2001 –2002), (tương đương chức vụ đại sứ năm 2005.)
Phát ngôn viên Báo chí Toà Bạch Ốc – Ari Fleischer (2001 – 2003), Scott McClellan (2003 -).
Tối cao Pháp viện
Cho đến tháng 1 năm 2006, Tổng thống Bush đã bổ nhiệm hai vị thẩm phán cho Tối cao Pháp viện- John Roberts (Chánh Án) - tháng 9 năm 2005.
- Samuel Alito - tháng 1 năm 2006.
Nhiệm kỳ thứ hai
[5] Nhiệm kỳ thứ hai của Bush được ghi dấu với nhiều rủi ro. - Sau Bài diễn văn Liên bang lần thứ năm, tổng thống đẩy mạnh những cải cách An sinh Xã hội, lúc đầu được ủng hộ bởi đảng của ông nhưng lại không thuyết phục được các nghị sĩ thuộc cả hai đảng để có thể được thông qua tại Quốc hội. - Trong chuyến viếng thăm của Bush, đến Cộng hoà Gruzia, ngày 10 tháng 5 năm 2005, đã xảy ra một âm mưu ám sát ông do Vladimir Arutinian, nhưng quả lựu đạn không nổ sau khi va vào một cô gái và lăn vào đám đông cách lễ đài 19 m, nơi Bush đang đứng đọc diễn văn. - Cung cách đối phó với Bão Katrina của chính phủ liên bang và những nghi vấn về bè phái trong tháng 8 năm 2005 gây không ít khó khăn cho tổng thống. - Gần đây là những tranh luận về tính hợp pháp của chương trình dọ thám người dân trong nước dẫn đến những đề xuất nhằm hạn chế các đặc quyền hành pháp.Ngày 17 tháng 11 năm 2006, Tổng thống George W. Bush và Đệ nhất Phu nhân Laura Bush đến Hà Nội để tham dự Hội nghị APEC lần thứ 14, và hội kiến với những nhà lãnh đạo Việt Nam, sau đó thăm chính thức Việt Nam [2]. Ngày 19 tháng 11, sau khi đáp máy bay vào Thành phố Hồ Chí Minh, cùng với Thủ tướng Úc John Howard, Bush và Laura đến dùng bữa tại một nhà hàng trên đường Hai Bà Trưng. Hôm sau, ông đến thăm Trung tâm Chứng khoán, Viện Pasteur và Viện Bảo tàng Lịch sử [3]. Ông là tổng thống thứ hai của Hoa Kỳ đến thăm Việt Nam kể từ lúc chiến tranh Việt Nam kết thúc năm 1975.
Uy tín
Bush là mục tiêu của nhiều lời ca tụng và không ít sự chỉ trích gay gắt. Những người ủng hộ ông chú trọng vào các lãnh vực như kinh tế, an ninh trong nước và khả năng lãnh đạo của ông sau cuộc tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9. Những người chống đối bất đồng về các vấn đề như đạo luật USA PATRIOT, cuộc tuyển cử nhiều tranh cãi năm 2000, và cuộc chiến tại Iraq. Tạp chí TIME chọn Bush là Nhân vật của Năm 2000 và 2004. Vinh dự này được dành cho những nhân vật, theo nhận xét của các chủ biên, là những người được công luận quan tâm nhất (newsmaker) trong năm.Trong nước
Thời gian đầu sau khi nhậm chức (2001), nhiều người xem Bush là một Tổng thống không có sự ủy nhiệm đầy đủ, vì ông vào Toà Bạch ốc nhờ một phán quyết của Tối cao Pháp viện. Sau ngày 11 tháng 9 năm 2001, thái độ của người dân Mỹ đã thay đổi, khi họ chứng kiến ông đứng trên đống đổ nát của toà nhà WTC với loa phóng thanh trên tay, thể hiện khả năng và ý chí kiên cường của một nhà lãnh đạo. Từ đó, hình ảnh của Bush được cải thiện đáng kể trong lòng người dân Mỹ, và tác động không ít đến kết quả bầu cử năm 2004.Suốt thời kỳ khủng hoảng quốc gia sau cuộc tấn công 11/9, Bush nhận được sự ủng hộ của 85% dân chúng Mỹ, nhưng suy giảm dần và dừng lại ở mức 50% trong hai năm rưỡi. Phần lớn dân chúng Hoa Kỳ gần đây đã không còn tin tưởng vào chính sách của ông đối với vấn đề Iraq (hiện chỉ còn dưới 40% người Mỹ ủng hộ chính sách này - thời điểm tháng 7-8 năm 2005). Tuy nhiên, cũng qua các cuộc thăm dò, đa số dân Mỹ vẫn tin rằng cá nhân ông Bush là người thẳng thắn và trung thực.
Vào lúc bầu cử quốc hội giữa nhiệm kỳ năm 2002, Bush nhận được sự ủng hộ cao nhất so với bất kỳ tổng thổng nào vào cùng thời điểm ấy kể từ Dwight Eisenhower, đảng Cộng hoà tiếp tục kiểm soát thượng viện và giành thêm ghế tại hạ viện; trước đó, thường thì đảng của tổng thống đương nhiệm sẽ mất ghế trong cuộc tuyển cử giữa nhiệm kỳ, nhưng năm 2002 đánh dấu cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ lần thứ ba kể từ cuộc Nội chiến, một đảng cầm quyền giành thêm ghế tại cả hai viện (hai lần kia xảy ra vào năm 1902 và 1934).
Trong năm 2003, mức ủng hộ dành cho Bush xuống thấp dần, ngoại trừ một lần bứt lên cao sau khi quân đội liên minh lật đổ chế độ Saddam Husein tại Iraq.
Ngoài nước
Vì chính sách đơn phương (unilateralism) áp dụng khi cần thiết cộng với thái độ kiên quyết và quả cảm của mình đối với mọi vấn đề trên thế giới, Bush không được nhiều yêu thích bên ngoài Hoa Kỳ. Một cuộc thăm dò năm 2004 cho thấy một cái nhìn không mấy tích cực về Bush đang phổ biến tại Anh, Pháp, Ý, Đức, Mexico, Tây Ban Nha và Canada. Dĩ nhiên, mức độ chống đối Bush cao đặc biệt tại các nước Hồi giáo mà đa số giáo sĩ rất bảo thủ và cực đoan, thường vượt quá 90%. Nhưng Bush được ưa chuộng tại Israel, với 62% dân chúng ở đây ủng hộ ông. Trước cuộc bầu cử năm 2004, Kerry nhận được sự ủng hộ cao hơn Bush với khoảng cách lớn tại 30 trong số 35 quốc gia, rất có thể điều nầy đã giúp Bush thắng cử chức vụ Tổng thống Hoa kỳ nhiệm kỳ 2. Sau cuộc tuyển cử, đa số người được hỏi tại hầu hết các quốc gia nói rằng họ chờ đợi những ảnh hưởng từ nhiệm kỳ thứ hai của Bush.Xem thêm
Tham khảo
Liên kết ngoài
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và phương tiện truyền tải về George W. Bush |
Wikisource có các tác phẩm gốc nói đến hoặc của: |
- Trang web của Nhà Trắng.
- Cha con tổng thống Bush.
- Căn vệ tổng thống Bush tại Việt Nam
- Tổng thống Bush viết hồi ký.
Chiến tranh chống khủng bố
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
|
Thông tin trong bài này hoặc đoạn này không thể kiểm chứng được do không được chú giải từ bất kỳ nguồn tham khảo nào. Xin bạn hãy cải thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn uy tín. Nếu bài được dịch từ Wikipedia ngôn ngữ khác thì hãy chuyển nguồn tham khảo từ phiên bản đó cho bài này. |
|
Chính quyền Tổng thống Barack Obama gọi xung đột này là Overseas Contingency Operation (tạm dịch "Chiến dịch Ngẫu nhiên Hải ngoại"), "Chiến tranh chống khủng bố" vẫn được sử dụng thông thường trong chính trị, báo chí, và một số cơ quan chính phủ, vì thế có Huy chương Dịch vụ Chiến tranh toàn cầu chống khủng bố (Global War on Terrorism Service Medal) của Quân đội Hoa Kỳ.
Chú thích
Xem thêm
Thể loại:
"Trục ma quỷ" ("Axis of evil") hay liên minh ma quỷ, liên minh diệt vong còn được gọi là danh sách "các quốc gia tài trợ cho khủng bố" là một thuật ngữ được đặt ra bởi Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush trong thông điệp Liên Bang ngày 29 tháng 1, năm 2002 nhằm miêu tả các chính phủ mà ông cáo buộc là giúp đỡ chủ nghĩa khủng bố và theo đuổi vũ khí hủy diệt hàng loạt. Tổng thống Bush đã đưa Iran, Iraq, và CHDCND Triều Tiên vào bài diễn văn này. Đến ngày 11 tháng 10 năm 2008, CHDCND Triều Tiên đã được đưa ra khỏi danh sách này.[1].
- Hoàn toàn không có nguồn tham khảo
- Sơ khai Hoa Kỳ
- Chiến tranh khủng bố
- Chiến tranh liên quan tới Hoa Kỳ
- Chiến tranh liên quan tới Afghanistan
- Chiến tranh liên quan tới Iraq
- Chiến tranh liên quan tới Pakistan
- Khủng bố Hồi giáo
- Thế kỷ 21
- Chiến tranh Iraq
- Taliban
- Xung đột thập niên 2000
- Xung đột thập niên 2010
- Xung đột thế kỷ 21
- Xung đột toàn cầu
Trục ma quỷ
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
|
Định nghĩa
Đoạn phát biểu của Tổng thống Bush có thể được dịch như sau:Nhiệm vụ thứ hai của chúng ta là ngăn cản những chế độ (khủng bố) đỡ đầu cho khủng bố đe dọa đến nước Mỹ, bè bạn và đồng minh của chúng ta bằng vũ khí hủy diệt hàng loạt. Một số trong những chế độ đó đã im hơi lặng tiếng kể từ vụ 11 tháng 9. Nhưng chúng ta biết rõ bản chất thật của chúng. Bắc Triều Tiên là một chế độ đang sở hữu tên lửa và vũ khí hủy diệt hàng loạt, trong khi bỏ đói công dân của mình.
Iran tích cực theo đuổi các loại vũ khí và bán cho khủng bố, trong khi chính phủ phi dân bầu bóp nghẹt hy vọng tự do của người dân.
Iraq tiếp tục bày tỏ thái độ thù địch đối với nước Mỹ và tài trợ cho khủng bố. Chính thể của Iraq đã âm mưu phát triển vũ khí gây bệnh than, khí kích động thần kinh, và vũ khí hạt nhân trong hơn một thập kỷ qua. Đây là một chế độ đã từng sử dụng khí độc để sát hại hàng nghìn người dân của chính mình—vứt xác những người mẹ lên trên những đứa con đã chết của họ. Đây là một chế độ đã chấp thuận thanh sát quốc tế—rồi lại tống cổ các thanh sát viên. Đây là một chế độ có nhiều điều che đậy đối với nền văn minh thế giới.
Những chính quyền như vậy, và những đồng minh khủng bố của chúng, đang tạo thành một trục ma quỷ, đang gây chiến và đe dọa đến nền hòa bình thế giới. Bằng việc theo đuỗi vũ khí hủy diệt hàng loạt, những chế độ đó đã và đang tạo ra một mối nguy nghiêm trọng và ngày càng lớn hơn. Họ có thể cung cấp những vũ khí này cho khủng bố, trao cho chúng phương tiện chống lại thứ chúng thù địch. Chúng có thể tấn công đồng minh của chúng ta hay âm mưu đe dọa nước Mỹ. Dù trong bất cứ trường hợp nào, cái giá của sự lãnh đạm cũng sẽ là một thảm họa.
Chú thích
- ^ “NKorea off US blacklist after nuke inspection deal”. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 10 năm 2008.
Thể loại:
Video yêu thích
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
Trở về trang chính
hoangkim vietnam, hoangkim, hoangkimvietnam, Hoàng Kim, Ngọc Phương Nam, Chào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, VietnamAfricaCassavaRice, Khát khao xanh, Dayvahoc, Học mỗi ngày, Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống, Thơ cho con
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
Trở về trang chính
hoangkim vietnam, hoangkim, hoangkimvietnam, Hoàng Kim, Ngọc Phương Nam, Chào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, VietnamAfricaCassavaRice, Khát khao xanh, Dayvahoc, Học mỗi ngày, Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống, Thơ cho con
No comments:
Post a Comment