Wednesday, September 24, 2014

Chào ngày mới 25 tháng 9


Leifeng Pagoda 1910.jpg
CNM365. Chào ngày mới 25 tháng 9. Wikipedia Ngày này năm xưa. Ngày Cách mạng tại MozambiqueNăm 275Tacitus được Viện nguyên lão chọn làm hoàng đế mới của La Mã. Năm 1066 – Quân đội Anh giành chiến thắng quyết định trước quân đội Na Uy trong trận Stamford Bridge. Năm 1924Tháp Lôi Phong (hình) tại Hàng Châu, Trung Quốc bị sụp đổ do mục nát, tháp được phục dựng vào năm 1999.  Năm 1951Chiến tranh Đông Dương: Lực lượng Việt Minh vượt sông Hồng tiến vào khu vực Tây Bắc, mở đầu Chiến dịch Lý Thường Kiệt.

Mozambique

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cộng hòa Mozambique
República de Moçambique (tiếng Bồ Đào Nha)
Flag of Mozambique.svg EscudoMozambique.PNG
Quốc kỳ Huy hiệu
Vị trí của Mozambique
Khẩu hiệu
không có
Quốc ca
Pátria Amada (quốc ca cũ là Viva, Viva a FRELIMO)
Hành chính
Chính phủ Cộng hòa
Tổng thống
Thủ tướng
Armando Guebuza
Alberto Vaquina
Ngôn ngữ chính thức tiếng Bồ Đào Nha
Thủ đô Maputo
25°57′N, 32°35′Đ
Thành phố lớn nhất Maputo
Địa lý
Diện tích 801.590 km² (hạng 35)
Diện tích nước 2,2% %
Múi giờ EET (UTC+2)
Lịch sử
Ngày thành lập
25 tháng 6 năm 1975
Dân cư
Dân số ước lượng (2011) 23,929,708 người (hạng 50)
Dân số (2007) 21,397,000 người
Mật độ 28,7 người/km² (hạng 178)
Kinh tế
GDP (PPP) (2012) Tổng số: 26.257 tỷ đô la Mỹ
HDI (2011) 0,322 thấp (hạng 184)
Đơn vị tiền tệ Metical (Mt) (MZM)
Thông tin khác
Tên miền Internet .mz
Mozambique, chính thức là Cộng hòa Mozambique (tiếng Bồ Đào Nha: Moçambique hay República de Moçambique, ), là một quốc gia ở đông nam châu Phi, giáp với Ấn Độ Dương về phía đông, Tanzania về phía bắc, MalawiZambia về phía tây bắc, Zimbabwe về phía tây, SwazilandNam Phi về phía tây nam. Vasco da Gama đã đến đây năm 1498 và quốc gia này đã bị Bồ Đào Nha chiếm làm thuộc địa năm 1505. Đến năm 1510, người Bồ Đào Nha đã kiểm soát hết các vương quốc Hồi giáo Ả Rập ở bờ đông châu Phi.
Quốc gia này là một thành viên của Cộng đồng các quốc gia tiếng Bồ Đào Nha và của Commonwealth of Nations. Mozambique (Moçambique) được đặt tên theo Muça Alebique, một quốc vương Hồi giáo. Mozambique lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam ngày 25 tháng 6 năm 1975

Lịch sử

Bài chi tiết: Lịch sử Mozambique
Giữa thế kỷ 1thế kỷ 4 sau Công nguyên, làn sóng dân nói tiếng Bantu đã nhập cư từ phía tây và bắc qua thung lũng sông Zambezi và dần dần xâm nhập vào cao nguyên và các khu vực ven biển. Họ là những người nông dân và thợ sắt.
Đảo Mozambique là một đảo san hô nhỏ tại cửa vịnh Mossuril bên bờ biển Nacala ở phía nam Mozambique, lần đầu được người châu Âu khám phsa cuối những năm 1400.
Các thương gia IndonesiaẤn Độ thường xuyên đến các vùng duyên hải. Vào thế kỉ 12, người Ả Rập đến lập các thương điếm và khai thác cạn kiệt tài nguyên của vùng.
Năm 1498, Vasco da Gama lần đầu tiên đặt chân lên vùng đất này. Năm 1544, Lourenco Marques cho xây dựng thành phố mang tên ông ta (thành phố Maputo hiện nay). Trong 2 thế kỉ 17 và 10, ảnh hưởng của Bồ Đào Nha được khẳng định trong vùng hạ thung lũng phía đông, nơi đây trở thành trung tâm mua bán nô lệ. Biên giới thuộc địa mới của người Bồ Đào Nha được ấn định qua các hiệp ước với ĐứcAnh (1886- 1893).
Đầu thế kỷ 20, người Bồ Đào Nha đã chuyển quyền điều hành quản lý Mozambique cho các công ty tư nhân lớn như Mozambique Company, Zambezi CompanyNiassa Company, các công ty thuộc quyền kiểm sóat và cung cấp tài chính của nước Anh, quốc gia thiết lập các tuyến đường ray từ đây đi các nước láng giềng và cung cấp lao động người Phi (thường là bắt buộc và với giá rẻ mạt) cho các đồn điền và hầm mỏ ở các thuộc địa Anh quốc gần đó và ở Nam Phi. Do chính sách và kế hoạch phát triển chủ yếu là mang lại lợi ích cho người Bồ Đào Nha nên người ta ít quan tâm đến việc hội nhập và phát triển của các cộng đồng dân Mozambique bản địa. Do đó, những người bản xứ chịu cảnh phân biệt đối xử cũng như sức ép xã hội. Mozambique trở thành một tỉnh hải ngoại của Bồ Đào Nha năm 1951.
Năm 1962, Eduardo Mondlane và Mục sư Uria Simango thành lập Mặt trận Giải phóng Mozambique (FRELMO), đặt căn cứ tại thành phố Dar es-SalaamTanzania. Năm 1964, Mặt trận Giải phóng Mozambique tiến hành các cuộc chiến tranh du kích chống lại ách thống trị Bồ Đào Nha. Nãm 1965, tổ chức này giành quyền kiểm soát 20% lãnh thổ nhưng những bất đồng nội bộ dẫn đến việc ám sát Mondlane năm 1969.
Mặt trận giải phóng Mozambique (FRELIMO) đã khởi xướng một chiến dịch chiến tranh du kích chống lại sự cai trị của Bồ Đào Nha vào tháng 9 năm 1964. Xung đột này, cùng với các xung đột khác ở các thuộc địa Bồ Đào Nha như AngolaGuinea-Bissau, đã trở thành cuộc chiến tranh thuộc địa Bồ Đào Nha (1961-1974). Năm 1973, Bồ Đào Nha buộc phải đưa đến 40.000 quân để trấn áp quân nổi dậy. Năm 1975, Mozambique tuyên bố trở thành nước Cộng hòa độc lập.
Sau 10 năm chiến tranh và sau cuộc trở lại dân chủ của Bồ Đào Nha thông qua một cuộc đảo chính quân sự ở Lisboa (cách mạng cẩm chướng tháng 4 năm 1974), FRELIMO đã giành quyền kiểm soát lãnh thổ này. Trong vòng 1 năm, hầu như toàn bộ dân Bồ Đào Nha đã rời quốc gia này, một số vì sợ hãi, một số bị buộc phải ra đi. Mozambique độc lập khỏi Bồ Đào Nha ngày 25 tháng 6 năm 1975.
Nhưng sau đó, từ năm 1976 đến năm 1992, nước này lâm vào một cuộc nội chiến đẫm máu, cướp đi sinh mạng của gần 1 triệu người.
Tháng 10 năm 1994, cuộc tổng tuyển cử đa đảng đầu tiên ở Mozambique đã bầu trực tiếp Tổng thống và 250 đại biểu Quốc hội. Ông Joaquim Alberto Chissano, Chủ tịch Đảng Frelimo đắc cử Tổng thống, Đảng FRELIMO giành được 129 trong tổng số 250 ghế đại biểu Quốc hội. Ngày 9 tháng 12 năm 1994, Tổng thống J.A.Chissano tuyên thệ nhậm chức và thành lập Chính phủ đoàn kết, hòa hợp dân tộc.
Mặc dù chưa bao giờ chịu sự chi phối của nước Anh, nhưng năm 1995, Mozambique lại bày tỏ mong muốn tham gia vào Khối thịnh vượng chung Anh.
Tháng 7 năm 2003, Mozambique là Chủ tịch luân phiên của Liên minh châu Phi (AU).
Tháng 12 năm 2004, Mozambique đã phải trải qua một thời kỳ chuyển giao quyền lực khi Joaquim Chissano rút lui khỏi chính trường sau 18 năm lãnh đạo đất nước. Cuộc bầu cử Tổng thống đã diễn ra vào tháng 12 năm 2004 với tháng lợi thuộc về Armando Emilio Guebuza. Trong cuộc bầu cử vào tháng 11 năm 2009, ông Guebuza đã tái đắc cử Tổng thống với 76,3% số phiếu bầu.

Xung đột và nội chiến

Bài chi tiết: Nội chiến Mozambique
Chủ tịch đảng Mặt trận Giải phóng Mozambique, Samora Machel, trở thành Tổng thống. Machel tiến hành quốc hữu hóa các lãnh vực kinh tế, giáo dụcy tế.
Đất nước lại rơi vào nội chiến giữa Mặt trận Giải phóng Mozambiquephong trào Kháng chiến Dân tộc Mozambique thành lập năm 1981 và được Nam Phi hậu thuẫn.
Năm 1986, Tống thống Machel qua đời trong một tai nạn máy bay. Joaquim Chissano trở thành nhà lãnh đạo mới của đất nước. Hiến pháp năm 1990 thiết lập thể chế đa đảng. Năm 1992, Mặt trận Giải phóng Mozambique và tổ chức Kháng chiến Dân tộc Mozambique kí hiệp ước hòa bình dưới sự bảo hộ của Liên Hiệp Quốc. J. Chissano trở thành Tổng thống sau cuộc tuyển cử tự do năm 1994 và tái đắc cử năm 1999.

Đơn vị hành chính

Mozambique được chia thành 10 tỉnh (provincias) và 1 thành phố thủ đô (cidade capital) ngang cấp tỉnh. Các tỉnh lại được chia ra thành 129 huyện (distrito). Các huyện được chia thành 405 "Postos Administrativos" (điểm hành chính) và chia tiếp thành các localidade (thôn làng), cấp địa lý thấp nhất. Từ năm 1998, 33 "Municípios" (đô thị) đã được lập ở Mozambique.
  1. Cabo Delgado
  2. Gaza
  3. Inhabane
  4. Manica
  5. Maputo (city)
  6. Maputo
  7. Nampula
  8. Niassa
  9. Sofala
  10. Tete
  11. Zambezia
Bản đồ tỉnh Mozambique

Địa lý

Mozambique ở khu vực Nam Phi, Bắc giáp Tanzania; Tây giáp Malawi,Zambia, Zimbabwe, Nam Phi, Swaziland; Đông giáp Ấn Độ Dương. Lãnh thổ quốc gia gồm vùng đồng bằng rộng lớn ven biển (45% diện tích lãnh thổ) trải dài trên 2.000 km từ Bắc đến Nam. Vùng núi (đỉnh Namuli, 2.419 m) và cao nguyên trải rộng ở phía tây Bắc rồi thoải dần về phía nam.

Chính trị

Mozambique theo chế độ cộng hòa, đa đảng. Các đảng phái: Đảng cầm quyền hiện nay là Đảng FRELIMO. Ngoài ra, còn có các đảng RENAMO, Đảng Dân chủ Mozambique (PDM), Đảng Liên minh dân chủ Mozambique (CODEMO), Đại hội Độc lập Mozambique (COINMO). Tổng thống được bầu bằng hình thức phổ thông đầu phiếu với nhiệm kỳ 5 năm là người đứng đầu nhà nước. Thủ tướng do Tổng thống chỉ định là người đứng đầu chính phủ Tổng thống hiện nay là ông Armando Emilio Guebuza (cũng là Chủ tịch Đảng FRELIMO) và Thủ tướng là bà Luisa Diogo. Quốc hội: Có 250 ghế, được bầu bằng hình thức phổ thông đầu phiếu và có nhiệm kỳ 5 năm. Hiện nay Quốc hội do Đảng FRELIMO chiếm đa số.

Đối ngoại

Mozambique là thành viên tích cực của Liên minh châu Phi (AU), là một lực lượng nòng cốt trong Phong trào không liên kết (KLK), Cộng đồng các nước nói tiếng Bồ Đào Nha (PALOP), Khối thịnh vượng chung Anh (Commonwealth), là thành viên Cộng đồng Phát triển miền Nam châu Phi (SADC).
Với cương vị Chủ tịch Liên minh châu Phi (AU) năm 2003, Mozambique đã đóng góp tích cực vào việc giải quyết xung đột, tăng cường hợp tác đấu tranh bảo vệ lợi ích chính đáng của các nước châu Phi và các nước đang phát triển.
Trong chính sách đối ngoại, Mozambique ưu tiên phát triển quan hệ với các nước láng giềng, khu vực và các nước bạn bè truyền thống như Nga, Trung Quốc, Việt Nam.

Kinh tế

Nông nghiệp chiếm khoảng 80% lực lượng lao động và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế: người bản xứ trồng các loại cây lương thực (lúa mì, lúa gạo, ngô, sắn, lạc); còn trên các vùng canh tác lớn, người châu Âu trồng các loại cây phục vụ ngành xuất khẩu (bông vải, điều, mía, cây có sợi, chè và cơm dừa khô). Ngành đánh bắt cá biển cũng giữ vai trò đáng kể: tôm là mặt hàng chiếm 1/3 tổng sản phẩm xuất khẩu quốc gia. Ngoài ra, hai mặt hàng xuất khẩu quan trọng khác là hạt điều và đường. Công nghiệp còn trong tình trạng phôi thai. Nguồn tài nguyên khoáng sản (mica, sắt, đá quý) và năng lượng (thủy điện, than đá, khí đốt) tương đối dồi dào, nhưng chưa được chú trọng khai thác.
Kinh tế Mozambique bị suy sụp do các cuộc chiến tranh du kích và nội chiến kéo dài suốt 30 năm, là một trong những nước nghèo nhất thế giới phải nhờ đến sự giúp đỡ của quốc tế.
Tuy nhiên, từ đầu thập niên 90 của thế kỉ 20, Mozambique tiến hành một loạt cải cách kinh tế. Hầu hết mọi lĩnh vực của nền kinh tế đều được tự do hóa trong một chừng mực nào đó.
Hơn 900 doanh nghiệp nhà nước được tư nhân hóa. Từ năm 1996, lạm phát thấp, tỉ giá hối đoái ổn định. Mức tăng trưởng kinh tế hàng năm của Mozambique đạt 10% từ năm 1997 đến năm 1999. Tuy vậy đất nước này còn phải phụ thuộc vào sự trợ giúp nước ngoài để cân bằng ngân sách và bù vào sự mất cân đối giữa xuất khẩu và nhập khẩu
Ngoài ra việc xuất khẩu điện (có đập thủy điện nổi tiếng Cahora Bassa), dịch vụ cảng, đường giao thông quá cảnh cho các nước láng giềng là nguồn thu ngoại tệ lớn cho nền kinh tế Mozambique.
Hiện nay Mozambique đạt nhiều thành công trong quá trình cải cách kinh tế, sử dụng hiệu quả các nguồn tài trợ của quốc tế, duy trì mức tăng trưởng liên tục từ 7% đến 8%/năm. Các chỉ số kinh tế: GDP: 5,6 tỷ USD (2005), đạt mức tăng trưởng 7,2%. Cũng trong năm 2005, xuất khẩu đạt 1,69 tỷ USD, nhập khẩu đạt 2,04 tỷ USD.
Năm 2007, tổng sản phẩm quốc nội của Mozambique là 6,96 tỷ USD, đạt mức tăng trưởng 7,5%. Như vậy, GDP bình quân đầu người của Mozambique là gần 300 USD/người/năm.
Là một nước nông nghiệp, nông nghiệp thu hút khoảng 81% lực lượng lao động và đóng góp vào khoảng 23,1% GDP của Mozambique. Các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu của nước này là: sợi bông, mía, chè, lúa miến, cùi dừa, lạc, hạt điều, hoa quả nhiệt đới, khoai tây, . Trước đây nước này xuất khẩu hạt điều đạt 29.000 tấn/năm đứng thứ ba châu Phi. Sản xuất nông nghiệp chưa đáp ứng được như cầu trong nước, do vậy hàng năm, Mozambique phải nhập từ 20-30 vạn tấn gạo. Đây là một cơ hội để gạo của Việt Nam thâm nhập thị trường này.
Công nghiệp chỉ thu hút 6% lao động nhưng đóng góp vào 30,2% GDP của Mozambique. Mozambique xuất khẩu lượng điện tương đối lớn nhờ có đập thuỷ điện nổi tiếng Cahora Basa.
Dịch vụ của Mozambique khá phát triển, thu hút 13% lực lượng lao động và đóng góp 46,7% GDP (2007). Các dịch vụ cảng, đường giao thông quá cảnh sang các nước láng giềng là nguồn thu ngoại tệ lớn cho nền kinh tế nước này.
Về ngoại thương, năm 2007, kim ngạch xuất khẩu của Mozambique ra thế giới đạt 2,73 tỷ USD. Các mặt hàng xuất khẩu chính của nước này là nhôm, tôm, sợi bông, đường, gỗ xây dựng, cam quýt, điện. Các nước mà Mozambique xuất hàng sang chủ yếu là Hà Lan, Nam Phi, Malawi.
Năm 2007, Mozambique nhập khẩu 3,03 tỷ USD hàng hoá như: máy móc thiết bị, sản phẩm hoá học, sản phẩm kim loại, lương thực, hàng dệt may…[1]
Năm 2010, tổng sản phẩm quốc nội của Mozambique là 10,21 tỷ USD, đạt mức tăng trưởng 8,3%. Như vậy, GDP bình quân đầu người của Mozambique là gần 500 USD/người/năm.
Là một nước nông nghiệp, nông nghiệp thu hút khoảng 81% lực lượng lao động và đóng góp vào khoảng 28,8% GDP của Mozambique. Các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu của nước này là: sợi bông, mía, chè, lúa miến, cùi dừa, lạc, hạt điều, hoa quả nhiệt đới, khoai tây, . Trước đây nước này xuất khẩu hạt điều đạt 29.000 tấn/năm đứng thứ ba châu Phi. Sản xuất nông nghiệp chưa đáp ứng được như cầu trong nước, do vậy hàng năm, Mozambique phải nhập từ 20-30 vạn tấn gạo. Đây là một cơ hội để gạo của Việt Nam thâm nhập thị trường này.
Công nghiệp chỉ thu hút 6% lao động nhưng đóng góp vào 26% GDP của Mozambique. Mozambique xuất khẩu lượng điện tương đối lớn nhờ có đập thuỷ điện nổi tiếng Cahora Basa.
Dịch vụ của Mozambique khá phát triển, thu hút 13% lực lượng lao động và đóng góp 45,2% GDP (2010). Các dịch vụ cảng, đường giao thông quá cảnh sang các nước láng giềng là nguồn thu ngoại tệ lớn cho nền kinh tế nước này.
Về ngoại thương, năm 2010, kim ngạch xuất khẩu của Mozambique ra thế giới đạt 2,51 tỷ USD. Các mặt hàng xuất khẩu chính của nước này là nhôm, tôm, sợi bông, đường, gỗ xây dựng, cam quýt, điện. Các nước mà Mozambique xuất hàng sang chủ yếu là Hà Lan, Nam Phi, Malawi.
Năm 2010, Mozambique nhập khẩu 3,53 tỷ USD hàng hoá như: máy móc thiết bị, sản phẩm hoá học, sản phẩm kim loại, lương thực, hàng dệt may… Đối tác chính là Nam Phi, Hà Lan, Ấn Độ, Trung Quốc.

Dân số

Dân số Mozambique hiện khoảng 24.905.585 người. Với thành phần dân tộc da dạng: người bản xứ gốc Phi chiếm 99.66% (bao gồm người Makhuwa, Tsonga, Lomwe, Sena, và các dân tộc khác),người châu Âu 0.06%, lai 0.2%, người Ấn Độ 0.08%.

Giáo dục

Nền giáo dục của Mozambique còn gặp nhiều khó khăn do tình hình đất nước bất ổn; đói nghèo; tình trạng thiếu trường lớp, giáo viên... Đầu thập kỉ 1990, khoảng 67% dân số vẫn còn mù chữ. Mozambique có một trường Đại học chính là Eduardo Mondlane ở thủ đô Maputo.

Tôn giáo

Điều tra dân số năm 2007 cho thấy rằng các Kitô hữu chiếm 56,1% dân số và người Hồi giáo chiếm 17,9% dân số. Có 7,3% là các tín ngưỡng khác, chủ yếu là vạn vật hữu linh, và 18,7% không có niềm tin tôn giáo.[2]
Giáo hội Công giáo Rôma Mozambique đã thành lập mười hai giáo phận (Beira, Chimoio, Gurué, Inhambane, Lichinga, Maputo, Nacala, Nampula, Pemba, Quelimane, Tete, và Xai-Xai, 3 tổng giáo phận là Beira, Maputo và Nampula).
Giáo hội Các Thánh hữu Ngày sau của Chúa Giêsu Kitô đã thiết lập một sự hiện diện ngày càng tăng ở Mozambique. Nó đã bắt đầu gửi các nhà truyền giáo đầu tiên đến Mozambique vào năm 1999, và, tháng 12 năm 2011, đã có hơn 5600 thành viên.[3]
Hồi giáo là tôn giáo của khoảng 4 triệu người Mozambique, hay khoảng 17,9% tổng dân số. Phần lớn là người Hồi giáo Sunni, mặc dù một số ít là người Hồi giáo Shia cũng đã được đăng ký. Những người Hồi giáo bao gồm chủ yếu là người Mozambique bản địa, người gốc Nam Á (Ấn ĐộPakistan), và một số lượng rất nhỏ người gốc Bắc PhiTrung Đông.[4]

Âm nhạc

Xem khác

Mục lục

Liên kết ngoài





Tháp Lôi Phong

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Zhongwen.svg
Bài viết này có chứa các chữ Hán. Nếu không được hỗ trợ hiển thị đúng, bạn có thể sẽ nhìn thấy các ký hiệu chấm hỏi, ô vuông, hoặc ký hiệu lạ khác thay vì chữ Hán.
Tháp Lôi Phong
Welterbe.svg Di sản thế giới UNESCO
Hạng mục ii, iii, vi
Tham khảo 1334
Tháp Lôi Phong (Trung văn phồn thể: 雷峰塔; bính âm: Léi Fēng Tǎ), Tháp Hoàng Phi (黄妃塔) hay còn được gọi là Lôi Phong Tịch Chiếu[1] là một ngôi chùa năm tầng hình bát giác nằm ở bờ nam Tây Hồ, Hàng Châu, Trung Quốc. Được xây dựng năm 975, và bị sập năm 1924 nhưng được xây dựng lại vào năm 2002, kể từ đó nó đã là một điểm thu hút đông khách du lịch đến tham quan.[2]

Ngôi chùa gốc

Xây dựng

Ngôi chùa ban đầu được xây dựng vào năm 976, thời Ngũ Đại Thập Quốc, theo lệnh của vua Tiền Thục (Tiền Hoằng Thúc) nước Ngô Việt.[3] Được xây dựng để nhân dịp con trai Tiền Thục là Hoàng Phi ra đời. Được thiết kế theo hình bát giác, gồm năm tầng, được xây dựng bằng gạch và gỗ. Nền tháp được xây bằng gạch.[3]

Các sự cố

Ngôi chùa cũng gánh nhiều tại nạn đáng buồn, những năm đầu thế kỷ 12, Phương Lạp dấy binh khởi nghĩa tấn công thành Hàng Châu. Trong khói lửa mịt mù, kết cấu gỗ của tháp Lôi Phong đã bị thiêu rụi hoàn toàn. 18 năm sau, Tống Cao Tông định đô tại Hàng Châu, phát triển đất nước cách phồn thịnh. Tháp Lôi Phong cũng được xây dựng lại.[1][3]
Thời Minh Thế Tông nhà Minh,[1] Hải tặc Nhật Bản (Oa khấu) tấn công Hàng Châu. Nghi ngờ trong chùa chứa vũ khí, họ phóng hỏa đốt trụi ngọn tháp, chỉ còn sót lại bộ xương được làm từ gạch, có thể thấy trên nhiều bức họa Tây Hồ thời Minh.[3]
Chùa Lôi Phong là một trong mười địa điểm chính xuất hiện trong Bạch Xà truyện (白蛇傳).[3]
Về sau, do mê tín dị đoan có người cho rằng những viên gạch trên tháp có thể đẩy lùi bệnh hoặc ngăn ngừa sẩy thai, do đó nhiều người đã lấy trộm gạch để dã thành bột. Vào chiều ngày 25 tháng 9 năm 1924, ngôi chùa đã sụp đổ do quá hư nát.[3]
Có một lăng mộ được cho là nằm ngay dưới nền tháp, nhưng điều này đã gây nên tranh luận trong nhiều năm cho đến khi một radar đã được sử dụng để điều tra. Ngày 11 tháng 3 năm 2001, khu lăng mộ được khai quật và nhiều cổ vật được tìm thấy, đáng chú ý nhất là vàng và tóc mạ bạc của Đức Phật.[3]

Tái thiết

Tháng 10 năm 1999, chính quyền thành phố Hàng Châu đã quyết định xây dựng lại mới hoàn toàn trên nền tháp cũ được giữ lại như một bảo tàng.[3] Ngôi chùa mới được khai trương ngày 25 tháng 10 năm 2002. Nó bao gồm một cấu trúc thép 1.400 tấn, các đồ vật được đúc bằng đồng lên tới 200 tấn. Có tất cả bốn thang máy tham quan, và các tiện ích hiện đại như: Máy lạnh, truyền hìnhloa. Tại cổng vào chùa có hai thang cuốn tự động để đưa du khách tham quan chùa.[3]
Những hiện vật cổ của chùa được lưu giữ trong tình trạng tốt cũng như các đồ tạo tác được phát hiện từ một căn hầm dưới lòng đất.

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ a ă â Hồng Mẫn (6 tháng 1 năm 2009). “Ngàn năm Lôi Phong tháp – Phần 1” (bằng tiếng Việt). THVL.
  2. ^ “Leifeng Pagoda (Thundering Peak Pagoda)”. Seeraa International. Truy cập ngày 13 tháng 5 năm 2012.
  3. ^ a ă â b c d đ e ê Han Lei (13 tháng 10 năm 2003). “Lei Feng Pagoda” (bằng tiếng Anh). China Daily.

Liên kết ngoài

Chiến dịch Lý Thường Kiệt

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Chiến dịch Lý Thường Kiệt
Một phần của Chiến tranh Đông Dương
Thời gian 25 tháng 9 năm 195110 tháng 10 năm 1951
Địa điểm Thung lũng Nghĩa Lộ
Kết quả Pháp giành thắng lợi chiến thuật
Tham chiến
Pháp Liên hiệp Pháp
Flag of South Vietnam.svg Quốc gia Việt Nam
Xứ Thái tự trị
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Quân đội nhân dân Việt Nam
Chỉ huy
Pháp Raoul Salan
Pháp Girardin
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Lê Trọng Tấn
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Đàm Quang Trung


Lực lượng
~3.500-4.000
Không quân hỗ trợ ném bom
~8.000
Tổn thất
Theo QĐNDVN: 1.003 chết hoặc bị thương, 255 bị bắt 253 chết, 964 bị thương, 87 mất tích
.
Chiến dịch Lý Thường Kiệt tiến hành từ 25-9 đến 10-10-1951, do Quân đội Nhân dân Việt Nam tiến hành nhằm chiếm vùng thung lũng Nghĩa Lộ của thực dân Pháp ở mặt trận Tây Bắc thuộc địa bàn tỉnh Sơn La, Yên Bái ngày nay.

Bối cảnh

Năm 1951 là năm đầy khó khăn của du kích QĐNDVN tại vùng địch hậu, nhất là ở Nam Bộ, các căn cứ thường xuyên nằm trong tình trạng bị bao vây, chia cắt. Sau Chiến dịch Hà Nam Ninh, tại đồng bằng Bắc Bộ, Pháp ra sức củng cố công sự, tăng cường càn quét, phá cơ sở; đồng thời chúng đẩy mạnh kế hoạch củng cố vùng Tây Bắc.
Phối hợp với những cuộc càn quét liên tiếp, quân Pháp đẩy mạnh Da vàng hóa chiến tranh, dùng nhiều cách bắt lính người Việt để xây dựng được 68 tiểu đoàn ở toàn miền. Báo cáo của QĐNDVN cho biết: "Tại nhiều nơi cơ sở của ta gần như mất trắng. Có nơi 80% cán bộ Đảng viên bị bắt, nhiều ku du kích, xóm làng bị triệt hạ, đồng bào bị thiệt hại vùng du kích thu hẹp khá nhiều. Phong trào kháng chiến ở vùng địch hậu giảm sút rõ rệt"[1]
Pháp tăng cường lực lượng củng cố Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái để giữ vựa thóc lớn của Tây Bắc và uy hiếp phía tây căn cứ Việt Bắc. Ngày 11/9/1951, Bộ chính trị ra chỉ thị mở chiến dịch Lý Thường Kiệt ở Tây Bắc nhằm tiêu diệt sinh lực địch, xây dựng cơ sở, đẩy mạnh chiến tranh du kích, phá khối Ngụy quân người Thái. Bộ tư lệnh Đại đoàn 312 được Tổng quân ủy trao trách nhiệm điều hành chiến dịch.

Mục tiêu

Nghĩa Lộ là một đồn cách đông bắc Sơn La khoảng 100 km và cách Yên Bái khoảng 80 km về phía tây nam. Nghĩa Lộ nằm trong một thung lũng rộng lớn phì nhiêu, dài 10 km và rộng 4 km, có khoảng 40 ngàn dân, ngay trên trục giao thông để Việt Minh chuyển vận đồ tiếp tế từ Trung Quốc viện trợ qua Cao Bằng, Tuyên Quang, Yên Bái, Nghĩa Lộ, Sơn La, Điện Biên Phủ. Thị trấn Nghĩa Lộ nằm giữa một thung lũng rộng lớn có đông đúc dân cư. Quân Pháp ở đây có hai đơn vị trấn giữ, chia ra Đồn thượng trên ngọn đồi cao nhòm xuống thị trấn và Đồn hạ, một đồn thấp nằm ngay trong thị trấn.
Quân đội Nhân dân Việt Nam mở chiến dịch Lý Thường Kiệt với chủ đích nắm tất cả vùng tây bắc Việt Nam. Nghĩa Lộ là trạm trung chuyển quan trọng và cũng là một vựa thóc lớn.
Về phía Pháp, ngày 20 tháng 9, Raoul Salan đã cam kết với de Lattre (đang ở Washington DC kể thuyết phục Mỹ viện trợ) là sẽ cố thủ tại Nghĩa Lộ. Đây sẽ là một cuộc thử nghiệm quan trọng cho năng lực chiến đấu của quân Pháp để từ đó có thể tạo sự tin tưởng từ phía Mỹ.

Lực lượng

Quân đội Pháp

Tại phân khu Nghĩa Lộ, lực lượng Pháp có một tiểu đoàn lính người Thái (1e RTA) và bốn đại đội bổ sung chiếm đóng (LCSM), phân ra làm bốn điểm: Nghĩa Lộ, Gia Hội, Ba Khe, Thượng Bằng La, mỗi nơi có một đại đội, do một quan tư chỉ huy chung.[2] Tất cả khoảng chừng 1.000 binh sĩ, trong số đó có 150 sĩ quan và hạ sĩ quan Pháp, cộng với 60 lính pạc-ti-dăng người Nùng, cùng 1 tiểu đoàn sơn pháo 75mm hỗ trợ.[3]
Ngày 2-10-51, khi Nghĩa Lộ bị uy hiếp mạnh, một tiểu đoàn dù khoảng 1.000 lính do đại úy Gauthier chỉ huy, được thả xuống Gia Hội cách Nghĩa Lộ 20 km về phia bắc để tiếp viện. Sáng ngày 4-10, một tiểu đoàn dù khác do đại úy Raffali chỉ huy được thả xuống Gia Hội để phụ lực với Gauthier, và đến 5-10 thì Pháp huy động thêm 1 tiểu đoàn dù nữa để chi viện.

Quân đội nhân dân Việt Nam

Đại đoàn 312 gồm:
Ngoài ra có Trung đoàn 148 độc lập cùng một liên đội sơn pháo 75mm. Được 2 đại đội và 1 tiểu đoàn bộ đội và du kích địa phương hỗ trợ.[4] Căn cứ vào nhiệm vụ chiến dịch và nghiên cứu thực địa, Đảng uỷ và Bộ Tư lệnh Đại đoàn 312 quyết định kế hoạch tác chiến như sau:
  • Trung đoàn 165 được phối thuộc một đại đội địa phương Yên Bái, một khẩu pháo 75mm, có nhiệm vụ tiến công Ca Vịnh, Ba Khe, Cốc Báng, Cửa Nhì,
  • 2 trung đoàn 141 và 209 cùng với liên đội pháo tiến công Bản Tú, Nghĩa Lộ, Gia Hội.
  • Chỉ huy sở đại đoàn đặt ở giữa Khe Phong và Ngã Hai.
Về đảm bảo hậu cần, ngoài việc bố trí các kho gạo dọc đường đủ cung cấp cho bộ đội hành quân từ Phú Thọ lên Yên Bái, còn bố trí bên tả ngạn sông Hồng một số lượng gạo bổ sung cho toàn đại đoàn mỗi người 10 ngày ăn và mỗi dân công 21 kg trước khi sang sông. Kho dự trữ của đại đoàn khi tác chiến, một đặt ở Nậm Mười để cung cấp cho hai trung đoàn 141 và 209, một đặt ở gần Ca Vịnh để cung cấp cho trung đoàn 165.
Để phục vụ chiến dịch, vận chuyển hàng hoá, làm lán trại, bè mảng cho bộ đội qua sông, quân dân Tây Bắc đã huy động trên 29.000 dân công, cung cấp 522 ngựa thồ, vận chuyển 96.411 kg lương thực, thực phẩm, vũ khí, trang bị cho bộ đội.

Diễn biến

Hạ tuần tháng 9 lên đường, đến ngày 25/9 đại đoàn 312 vượt sông Hồng tiến vào Tây Bắc, chia làm hai cánh tiến vào phân khu Nghĩa Lộ[5]:
Tới cuối tháng 9-1951 thì Pháp biết rằng trung đoàn 141 và trung đoàn 209 đã tiến tới Nam Muội cách Nghĩa Lộ khoảng 10 km về phía bắc. Trung đoàn 165 đã tiến tới Ca Vinh cách Nghĩa lộ 40 km về phía đông.
Ngày 30/9 cánh phụ tiêu diệt Ca Vinh. Lực lượng Pháp ở Ca Vịnh có 135 lính, do quan hai Roch chỉ huy, vũ khí có 12 trung liên, hai súng cối 61mm, một đại liên và nhiều súng trường, lựu đạn. 3 giờ 10 phút thì nổ súng, đến 7 giờ 30 phút thì phá huỷ được một phần công sự, nhưng QĐNDVN không giải quyết được hoàn toàn cứ điểm và phải rút ra ngoài vì thương vong cao (hy sinh 36 người, bị thương 118 người)[6]. Ngày 1 tháng 10, Pháp bỏ Ca Vịnh rút về Ba Khe.
Ngày 1/10, ở cánh chính, tiểu đoàn 166 trung đoàn 209 đánh chiếm Bản Tú. Quân Pháp ở đây có 120 tên, do quan một Renoult chỉ huy, vũ khí có 6 trung liên, hai cối 61mm và tiểu liên, súng trường. 23 giờ 30 phút, QĐNDVN nổ súng, sau 5 phút đã mở được cửa mở và phát triển vào tung thâm. 24 giờ, Pháp rút về phía Nghĩa Lộ khoảng hai trung đội. Đến 24 giờ 40 phút, QĐNDVN chiếm xong đồn, diệt 12 lính, bắt 16 (có cả đồn trưởng). QĐNDVN hy sinh 9 người, bị thương 71 người.
Ngày 2/10/1951, Raoul Salan ném tiểu đoàn dù 8 (8th BPC) do đại úy Gauthier chỉ huy xuống Gia Hội, cách Nghĩa Lộ 20 km về phia bắc để tiếp viện, đe dọa sau lưng cánh quân 312 đang tiến về Nghĩa Lộ. Nhiệm vụ tiểu đoàn này là phá rối trung đoàn 141 và 209 để cầm chân và làm giảm nhẹ áp lực của QĐNDVN vào Nghĩa Lộ.
Đêm ngày 2/10, trung đoàn 141 cùng một liên đội pháo tăng cường (năm khẩu), hai đại đội công binh, tiến công đồn hạ phía nam Nghĩa Lộ nhưng không thành công. Thiếu tá Girardin trưởng đồn bị tử trận, có lúc QĐNDVN chỉ còn cách đồn chỉ huy 50m, nhưng cuối cùng đồn vẫn giữ vững không bị thất thủ sau nhiều đợt xung phong của QĐNDVN.
Về phía bắc, 7 giờ 30 phút ngày 3 tháng 10, hai tiểu đoàn 154 và 166 thuộc trung đoàn 209 vận động đánh quân dù hành quân từ Gia Hội đến tiếp viện cho Nghĩa Lộ, cách Gia Hội 8 km. Sau một giờ chiến đấu, quân Pháp bị cắt làm hai bộ phận. Bộ phận đi đầu khoảng một đại đội cơ bản bị diệt, số còn lại chạy về Gia Hội bị đại đội 612, đại đội 606 truy kích diệt 40 lính. Bị đánh mạnh, tiểu đoàn dù của Gauthier phải rút về giữ thế thủ ở đèo Gia Hội.
Suốt ngày 3 đến sáng ngày 4-10-51, tiểu đoàn 546 của trung đoàn 165 tiến công đồi Cửa Nhì ở phía đông, cùng lúc trung đoàn 141 QĐNDVN tấn công đồn Sơn Búc, cách Nghĩa Lộ khoảng 10 km phía đông nam, nhưng vấp phải sức kháng cự mãnh liệt của đại uý Bes de Berc và lính người Nùng. Quân Pháp còn có sự yểm trợ của không quân, các máy bay ném bom B-26 InvaderF8F Bearcat liên tục ném bom vào các vị trí QĐNDVN. Đến 4 giờ sáng ngày 4-10, QĐNDVN rút lui. Kết quả hai trận đánh ở Nghĩa Lộ (đêm 2 và 4 tháng 10), QĐNDVN đã diệt khoảng 150 lính, bắt 19, nhưng bị hy sinh 118 người, bị thương 200 người.
Sáng ngày 4/10, Salan được tin tiểu đoàn dù bị thiệt hại nặng đã ném tiếp tiểu đoàn 2 dù xuống Gia Hội. Tiểu đoàn dù 2 do đại úy Raffali chỉ huy được thả xuống Gia Hội để phụ lực với Gauthier. Nhưng cả 2 tiểu đoàn dù đều bị chặn đánh ở Văn Tông và gần Nậm Mười, không liên lạc được với nhau.
Ngày 5/10, Salan ném thêm tiểu đoàn 10 dù xuống Nghĩa Lộ, định cắt đường tiếp tế của đại đoàn 312 đang ở trên cánh đồng Nghĩa Lộ. Tiểu đoàn 2 và 8 dù tiến về phía rừng núi Khâu Vác. Những phân đội của Đại đoàn 312 phát hiện quân dù lập tức nổ súng. Tiểu đoàn 154 phục kích cánh quân của tiểu đoàn 8 dù ở bản Văn Tông, sau 10 phút nổ súng và truy kích đến 2 giờ sáng, diệt và bắt 26 lính. Cũng trong thời gian đó, cánh quân của tiểu đoàn 2 dù tiến đến Nậm Mười, bị tiểu đoàn 130 nổ súng chặn đánh. Sau năm đợt xung phong, quân Pháp yếu thế phải bỏ chạy. QĐNDVN truy kích đến 4 giờ ngày 7 tháng 10 thì rút quân. Kết quả toàn trận, Pháp chết 60 línn; QĐNDVN hy sinh 15 người, bị thương 62 người.
Cả hai tiểu đoàn dù bị thiệt hại nặng phải rút về Gia Hội, đại úy Gauthier chỉ huy Tiểu đoàn dù 8 bị thương nặng rồi sau đó mất tích. Đêm đó, một lính Lê dương Pháp vì tức giận do đơn vị bị thiệt hại quá nhiều, đã dùng dao cắt cổ một số tù binh người Việt một cách man rợ. Sau trận đánh, lính Lê dương này bị tòa án quân sự kết án tù.[3]
Trên hướng thứ yếu Phong Thổ, từ đêm 29 tháng 9 đến ngày 10 tháng 10; trung đoàn 148 cùng bộ đội địa phương Lào Cai bao vây, tiến công các đồn Yên Na (4 tháng 10), diệt 113 lính, thu 12 súng các loại và 20 tấn quân trang quân dụng. Ngày 9 tháng 10, tiểu đoàn 930 tiến công Than Thuộc, Pác Tà. Sau 30 phút chiến đấu Pháp bỏ đồn chạy. Tiểu đoàn 910 tiến công Than Uyên, không kết quả.
Về phía Việt Nam, lực lượng của đại đoàn 312 cũng bị tiêu hao nhiều sau 10 ngày chiến đấu liên tục (287 người hy sinh, 702 người bị thương, 22 người mất tích), lương thực chỉ còn 2 ngày. Ngày 10 tháng 10, Bộ chỉ huy chiến dịch nhận định thời cơ đánh địch đã hết và ra lệnh kết thúc chiến dịch. Đại đoàn trưởng Lê Trọng Tấn ra lệnh thu quân.

Kết quả

QĐNDVN cho biết đã loại khỏi vòng chiến đấu 1.258 lính (trong đó có 255 bị bắt); thu trên 300 súng các loại gồm 20 trung liên, một đại liên, 76 tiểu liên, năm súng cối, 229 súng trường, 28 súng ngắn; và 20 tấn quân lương, 11 tấn đạn dược. Riêng hướng chính tiêu diệt 476 lính, bắt 42 lính. Từ khi nổ súng (29 tháng 9 đến 31 tháng 10) đã đánh 16 trận công đồn, sáu trận phục kích, ba trận tao ngộ, hai trận đánh quân nhảy dù, hai trận truy kích. Qua 29 trận đánh trên các hướng, đã diệt chín đại đội địch, diệt sáu cứ điểm Than Thuộc, Hua Tà, Ca Vịnh, Bản Tu, Tan Man, Pa Pé, bức rút tám vị trí Thượng Bằng La, Đồng Bò, Đèo Pho, Khe Tùa, Cốc Báng, Cửa Nhì, Khang Tiêu, Sài Lương. Giải phóng một vùng rộng lớn từ Quang Huy lên Ca Vịnh, Ba Khe, Sài Lương và từ Phong Tô qua Bình Lư tới Than Uyên.
Nhưng chiến dịch cũng bộc lộ những khuyết điểm chính là: công tác chuẩn bị thiếu chặt chẽ, không giữ được bí mật nên sớm bị Pháp phát hiện được ý định. Đại đoàn 312 chưa quen điều hành nên gặp khó khăn, lúng túng. Lê Trọng Tấn, Tư lệnh đại đoàn cho rằng: "Việc di chuyển bộ đội quá chậm, nên địch đã biết và chuẩn bị đối phó. Từ Yên Bái vào Nghĩa Lộ, ta mất năm ngày hành quân vất vả, nhưng địch tăng cường quân dù từ Hà Nội lên chỉ mất một giờ! Tây Bắc là địa hình rừng núi, nhưng trong thực tế, bộ đội ta đánh nhau với quân dù trên đồng ruộng ban ngày như ở chiến dịch Trung Du, có pháo binh và không quân yểm trợ, chúng vẫn gây cho ta nhiều khó khăn thiệt hại. Ở địa bàn này tiếp tế cho bộ đội bằng quang gánh của dân công trên hàng trăm km vẫn là vấn đề nan giải. Trước khi mở chiến dịch đại đoàn chưa nhìn thấy hết những khó khăn này"[7]
Theo hồi ký của Đại tướng Võ Nguyên Giáp thì: "Anh Lê Trọng Tấn từ Tây Bắc trở về báo cáo với Bộ, chiến dịch Lý Thường Kiệt đã thất bại. Ta diệt và bắt khoảng 500 quân địch, không rõ số bị thương, nhưng lực lượng ta bị tiêu hao nhiều: 253 hi sinh, 964 bị thương, 87 mất tích. Anh Tấn tự nhận là lần đầu chỉ đạo một chiến dịch nên còn nhiều sai sót... Nhìn chung cả nước, nửa cuối năm 1951, địch đã giành thắng lợi trên mặt trận vùng địch hậu, một thắng lợi chúng chưa hề có được những năm trước đó... Về so sánh lực lượng ta vẫn ở thế yếu. Địch không những đông về số lượng mà còn hơn hẳn về vũ khí, trang bị mọi mặt. Nhưng với khối chủ lực hiện có, số lượng tương đương với khối cơ động của địch, chúng ta vẫn có thể tạo thời cơ giành thắng lợi trên chiến trường chính, chỗ mạnh của ta là hoàn toàn chủ động tiến hành những trận đánh do ta lựa chọn"[8]
Tháng 12 năm 1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho toàn thể cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn 312, khen ngợi thành tích trong Chiến dịch và căn dặn cán bộ chiến sỹ rút kinh nghiệm, sửa chữa khuyết điểm, phát triển ưu điểm.[9]
Sau vụ tấn công thất bại hồi tháng 10-1951, QĐNDVN vẫn không bỏ ý định chiếm Nghĩa Lộ bởi đây là nút chặn quan trọng trên đường tiếp tế vùng tây bắc Việt Nam, vì vậy tháng 10 năm 1952, QĐNDVN lại kéo các đại đoàn 308đại đoàn 312 về khu vực đó trong chiến dịch Tây Bắc, và lần này thì Nghĩa Lộ đã thất thủ (Xem Trận Nghĩa Lộ (1952)).

Tài liệu tham khảo

  • Võ Nguyên Giáp, Đường tới Điện Biên Phủ.
  • Lê Trọng Tấn, Từ Đồng Quan đến Điện Biên.
  • Trần Thái Bình, Võ Nguyên Giáp trong cuộc trường chinh thế kỷ. NXB Sài Gòn giải phóng.
  • Lê Mậu Hãn (chủ biên), Đại cương lịch sử Việt Nam.
  • Hữu Mai, Không phải huyền thoại.
  • Viện Sử học, Việt Nam-Những sự kiện lịch sử (1945-1975).

Chú thích

  1. ^ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội – Khoa lịch sử, NXB: 2004, Chiến thắng Điên Biên Phủ, NXB: Đại học Sư phạm Hà Nội, 756.
  2. ^ Hồ sơ 466, báo cáo Chiến dịch Lý Thường Kiệt, Trung tâm lưu trữ Bộ Quốc phòng.
  3. ^ a ă http://indochine54.free.fr/ops/nghiwld.html
  4. ^ Bộ Quốc phòng: Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, Bộ Quốc phòng 1945-2000 (Biên niên sự kiện). NXB Quân đội Nhân dân, 2003 - tr 123.
  5. ^ PGS, TS Nguyễn Trọng Phúc, Phương châm chỉ đạo chiến luợc của Đảng trong chiến cuộc Đông – Xuân 1953 -1954 và Điện Biên Phủ; Tạp chí Lịch Sử Đảng số 2/ 2004.
  6. ^ Hồ sơ 466, Trung tâm lưu trữ Bộ Quốc phòng
  7. ^ Hồ sơ 412, Những chiến dịch lớn ở Bắc Bộ, Trung tâm lưu trữ Bộ Quốc phòng.
  8. ^ Trần Trọng Trung; NXB: 2004; Hai bộ thống soái trước bàn cờ Điện Biên Phủ; NXB: Quân đội nhân dân. 763-769
  9. ^ Hồ Chí Minh, Toàn tập, t.6, Nxb Chính trị quốc gia, H. 1995, tr.364.

Xem thêm

Video yêu thích 
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam


Trở về trang chính
 
hoangkim vietnam, hoangkim, hoangkimvietnam,
Hoàng Kim, Ngọc Phương NamChào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, VietnamAfricaCassavaRice, Khát khao xanh, DayvahocHọc mỗi ngày,  Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook  Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sốngThơ cho con

No comments:

Post a Comment