CNM365. Chào ngày mới 15 tháng 9. Wikipedia Ngày này năm xưa. Ngày Quốc tế vì dân chủ; ngày độc lập tại Nicaragua (1821) Costa Rica, El Salvador, Guatemala, Honduras). Năm 1916 – Chiến tranh thế giới thứ nhất: Loại vũ khí bí mật của Quân đội Anh là xe tăng lần đầu tiên được sử dụng trong trận Somme tại Pháp. Năm 1935 – Đức Quốc xã đổi quốc kỳ mới có chữ Vạn (hình), thay cho lá cờ màu đen-đỏ-vàng. Năm 1950 – Chiến tranh Triều Tiên: Lực lượng Hoa Kỳ đổ bộ lên Nhân Xuyên ở phía tây Seoul, bắt đầu một trận chiến có tính chất quyết định. Năm 2008 – Tập đoàn Lehman Brothers phá sản với tài sản hơn 600 tỷ Đô la Mỹ, vụ phá sản lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.
Nicaragua
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
República de Nicaragua | |||||
---|---|---|---|---|---|
|
|||||
Khẩu hiệu | |||||
Bản đồ = | |||||
Quốc ca | |||||
Salve a ti | |||||
Hành chính | |||||
Chính phủ | Cộng hòa | ||||
Tổng thống | Daniel Ortega | ||||
Ngôn ngữ chính thức | tiếng Tây Ban Nha, tiếng Anh | ||||
Thủ đô | Managua |
||||
Địa lý | |||||
Diện tích | 129.494 km² (hạng 115) | ||||
Diện tích nước | 14,01% % | ||||
Múi giờ | UTC-6 | ||||
Lịch sử | |||||
Ngày thành lập | - Tuyên bố 15 tháng 9 năm 1821 - Công nhận 25 tháng 6 năm 1850 |
||||
Dân cư | |||||
Dân số ước lượng (2005) | 5.465.100 người (hạng 107) | ||||
Mật độ | 42,2 người/km² (hạng 127) | ||||
Kinh tế | |||||
GDP (PPP) (2005) | Tổng số: 16,05 tỷ đô la Mỹ | ||||
HDI (2003) | 0,690 trung bình (hạng 112) | ||||
Đơn vị tiền tệ | Córdoba (NIO ) |
||||
Thông tin khác | |||||
Tên miền Internet | .ni |
Tên nước xuất phát từ chữ Nicarao, tên của bộ lạc sử dụng ngôn ngữ Nahuatl từng sống trên bờ biển Lago de Nicaragua trước khi Cuộc chinh phục Châu Mỹ của Tây Ban Nha diễn ra, và từ tiếng Tây Ban Nha Agua, nghĩa là nước, vì sự hiện diện của hai hồ lớn Lago de Nicaragua và Lago de Managua trong vùng.
Thời chinh phục của Tây Ban Nha, Nicaragua là tên của một dải đất hẹp giữa Hồ Nicaragua và Thái Bình Dương. Thủ lĩnh Nicarao là người đứng đầu vùng đất này khi những kẻ chinh phục đầu tiên đặt chân tới. Thuật ngữ sau này đã được công nhận, và mở rộng, để chỉ nhóm người sống tại vùng đó: người Nicaraos hay Niquiranos.
Bộ tộc Nicarao đã di cư tới vùng này theo lời khuyên của các vị chức sắc tôn giáo từ các vùng phía bắc sau khi Teotihuacán sụp đổ. Theo truyền thống, họ đi về phía nam cho tới khi gặp một cái hồ với hai ngọn núi lửa nổi trên mặt nước, và họ đã dừng lại khi tới Ometepe, hòn đảo núi lửa nước ngọt lớn nhất thế giới.
Mục lục
Lịch sử
Giai đoạn chính trị đầu tiên sau khi giành độc lập của Nicaragua có đặc điểm ở sự đối đầu giữa tầng lớp lãnh đạo tự do tại León và tầng lớp lãnh đạo bảo thủ tại Granada. Sự đối đầu này đã dẫn tới cuộc nội chiến. Ban đầu được những người tự do mời tham gia cùng họ vào cuộc đấu tranh chống phe bảo thủ (1855), một nhà thám hiểm Mỹ tên là William Walker hầu như chưa kịp chiến đấu đã thu được thắng lợi cho phe tự do. Vì thế ông ta thấy rằng việc chiếm lấy cả đất nước cũng không khó khắn. Walker tự phong mình làm tổng thống năm 1856 với ý định thành lập một nhà nước nô lệ khác cho Hoa Kỳ. Sợ kế hoạch của ông ta sẽ còn mở rộng thêm, nhiều nước Trung Mỹ khác đã phối hợp lật đổ Walker khỏi Nicaragua năm 1857, mỉa mai thay với sự ủng hộ của nhà công nghiệp Hoa Kỳ Cornelius Vanderbilt, người trước đó đã trợ cấp cho hành động cướp nước Nicaragua của Walker. Walker bị hành quyết tại nước Honduras láng giềng ngày 12 tháng 9 năm 1860.[1] Tiếp sau đó là giai đoạn cầm quyền ba thập kỷ của phe bảo thủ.
Lợi dụng sự chia rẽ trong phe bảo thủ, José Santos Zelaya đã lãnh đạo một cuộc nổi dậy đưa ông tới quyền lực năm 1893. Zelaya đã chấm dứt cuộc tranh cãi từ lâu với Anh Quốc về Atlantic Coast năm 1894, và tái nhập Mosquito Coast vào Nicaragua.
Nicaragua đã cung cấp hỗ trợ trong Chiến tranh thế giới thứ hai, và là nước đầu tiên trên thế giới phê chuẩn Hiến chương Liên hiệp quốc[1].
Nicaragua từng nhiều lần bị can thiệp từ bên ngoài và những giai đoạn độc tài quân sự kéo dài, thời kỳ dài nhất là thời gian cầm quyền của gia đình Somoza, trong hầu như cả thế kỷ 20. Gia đình Somoza lên nắm quyền lực một phần nhờ hiệp ước năm 1927 do Mỹ đề xướng muốn thúc đẩy việc thành lập đội quân Phòng vệ Quốc gia thay thế cho các quân đội cá nhân nhỏ trước đó.Bản mẫu:Chú thích-needed Vị tướng duy nhất của Nicaragua từ chối ký hiệp ước này (el tratado del Espino Negro) là Augusto César Sandino ông đã bỏ lên vùng núi phía bắc Las Segovias, và chiến đấu chống lại các lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ trong năm năm.
Cuối cùng lực lượng lính thủy đánh bộ đạt được một thỏa thuận với phe du kích Sandinista. Lính thủy đánh bộ rút đi và Juan Bautista Sacasa nắm quyền kiểm soát toàn bộ đất nước. Một lực lượng Phòng vệ Quốc gia được thành lập và Anastasio Somoza Garcia, một người từng học tập tại Hoa Kỳ, trở thành người đứng đầu lực lượng mới này.
Từ vị trí của mình trong lực lượng Phòng vệ Quốc gia, Somoza cuối cùng đã thâu tóm được toàn bộ đất nước. Sợ sự chống đối quân sự có thể xảy ra từ Sandino, Somoza mời ông tới gặp tại Managua, nơi ông bị lực lượng Phòng vệ Quốc gia ám sát ngày 21 tháng 2 năm 1934. Somoza kiểm soát toàn bộ đất nước và tiêu hủy mọi đội quân vũ trang nào có khả năng chống lại mình. Tới lượt Somoza bị Rigoberto Lopez Perez, một nhà thơ Nicaragua, ám sát năm 1956. Luis Somoza Debayle, con trai lớn của nhà độc tài, chính thức lãnh đạo Nicaragua sau cái chết của cha mình.
Luis chỉ nắm quyền được vài năm khi ông chết vì một cơn đau tim. Ông được cho là một người ôn hoà. Tiếp sau đó là vị tổng thống bù nhìn Rene Shick. Anastasio Somoza Debayle, người chỉ huy lực lượng Phòng vệ Quốc gia, nắm quyền kiểm soát đất nước. Ông chính thức lên nhậm chức tổng thống sau Shick. Năm 1961, một sinh viên trẻ, Carlos Fonseca, ngưỡng mộ Sandino, thành lập nên Mặt trận Giải phóng Quốc gia Sandinista (FSLN). FSLN trong suốt thập kỷ 1960 chỉ là một đảng nhỏ, nhưng sự căm ghét của Somoza với FSLN và sự đối xử thẳng tay với bất kỳ ai bị ông cho là một người yêu mến Sandinista khiến nhiều người dân thường Nicaragua có cảm giác rằng những người Sandinista mạnh hơn thực tế.
Một số nhà sử học Nicaragua cho rằng trận động đất tàn phá Managua năm 1972 chính là "chiếc đinh cuối cùng đóng vào quan tài" cho Somoza. Khoảng 90% thành phố bị phá huỷ, và sự tham nhũng vô liêm sỉ của Somoza, việc tổ chức cứu tế kém cỏi (khiến ngôi sao của đội bóng chày Pittsburgh Pirates Roberto Clemente phải đích thân bay tới Managua ngày 31 tháng 12 năm 1972 - một chuyến bay chấm dứt với cái chết bi thảm của ông) và việc từ chối tái xây dựng Managua khiến Sandinista bỗng trở nên một biểu tượng với những người tuổi trẻ Nicaragua, những người đã không còn gì để mất.
Somoza cho rằng các công ty độc quyền trong lĩnh vực công nghiệp là điều cần có để tái thiết quốc gia, nhưng không cho phép các thành viên khác trong tầng lớp thượng lưu chia sẻ lợi nhuận từ hoạt động tăng trưởng kinh tế. Điều này khiến hình ảnh của Somoza càng xấu đi trong mắt giới kinh tế và họ không còn ủng hộ ông ta nữa. Năm 1976 một loại bông nhân tạo, một trong những trụ cột của kinh tế Nicaragua, được phát triển. Việc này khiến giá bông giảm sút, và nền kinh tế Nicaragua rơi vào khủng hoảng.
Các vấn đề kinh tế càng khiến phe Sandinista có được tình cảm từ phía nhân dân trong cuộc đấu tranh chống Somoza và nhiều người Nicaragua ở các tầng lớp phía trên cho rằng họ là cứu cánh duy nhất đưa đất nước thoát khỏi chế độ bạo tàn Somoza. Vụ ám sát Pedro Joaquin Chamorro, tổng biên tập tờ báo quan trọng nhất Nicaragua và là người công khai đối đầu Somoza vào tháng 1 năm 1978, được cho là tia lửa dẫn tới sự bùng phát tình cảm chống Somoza trong nhân dân. Khi ấy thủ phạm được cho là thành viên của lực lượng Phòng vệ quốc gia.
Những người Sandinistas, được sự ủng hộ của đa số dân chúng, Nhà thờ Cơ đốc giáo, và các chính phủ khu vực cũng như quốc tế lên nắm quyền vào tháng 7 năm 1979. Somoza rời bỏ đất nước và những kẻ trung thành trong lực lượng Phòng vệ quốc gia của mình, chết ở Paraguay vì bị ám sát tháng 9 năm 1980 bởi những thành viên của Đảng Công nhân Cách mạng Argentina. Những chương trình lớn và quan trọng của Sandinistas gồm cuộc Thập tự chinh Xóa mù chữ Quốc gia (tháng 3-tháng 8 năm 1980) và một cuộc cải cách ruộng đất lớn đưa đất đai vào tay những người nông dân vô sản.
Tổng thống Mỹ Jimmy Carter, người từng cắt viện trợ cho Somoza năm trước, ban đầu lựa chọn viện trợ cho chính phủ mới, nhưng tới cuối nhiệm kỳ viện trợ ngày càng giàm và cuối cùng bị Tổng thống Reagan vì có bằng chứng cho thấy Sandinista ủng hộ những người nổi loạn FMLN tại El Salvador. Trước khi Hoa Kỳ ngừng viện trợ, Bayardo Arce, một chính trị gia FSLN, đã cho rằng "Nicaragua là nước duy nhất xây dựng chủ nghĩa xã hội của riêng mình bằng đồng dollar của chủ nghĩa đế quốc."
Sau một giai đoạn thắng lợi ngắn, những người Sandinista phải đối mặt với một cuộc nội chiến với Contra, một lực lượng kiểu khủng bố xuất hiện trong thời cầm quyền của tổng thống Ronald Reagan. Contra được Mỹ huấn luyện và cung cấp tài chính để chiến đấu với Sandinista, gây ra sự chỉ trích ngày càng tăng bên trong Hoa Kỳ, kể cả tại Nghị viện. Khi Nghị viện cắt bỏ khoản viện trợ cho Contra, Đại tá phụ tá của Reagan là Oliver North đã dựng lên một kế hoạch cung cấp viện trợ cho Contra thông qua việc bí mật bán vũ khí cho Iran, một thất bại dẫn tới cái gọi là Vụ Iran-Contra.
Daniel Ortega đã giành chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1984, nhưng những năm chiến tranh đã làm suy yếu nền kinh tế Nicaragua và khiến nhiều gia đình rơi vào tình trạng khó khăn. Cuộc bầu cử được các tổ chức phi chính phủ phương tây được phép vào Nicaragua giám sát cho là minh bạch, dù một số người vẫn cho rằng Ortega đã đàn áp các đảng đối lập.
Nicaragua đã giành thắng lợi lịch sử trong vụ kiện chống lại Hoa Kỳ tại Tòa án Luật pháp Quốc tế năm 1986 (xem Nicaragua và Hoa Kỳ), và Hoa Kỳ buộc phải trả Nicaragua 12 tỷ dollar vì vi phạm chủ quyền của Nicaragua qua việc tiến hành tấn công họ. Hoa Kỳ từ chối chấp nhận Tòa án và cho rằng họ không có thẩm quyền đối với những việc quan hệ của quốc gia có chủ quyền. Chính phủ Hoa Kỳ từ chối trả khoản tiền, thậm chí cả khi nghị quyết của Đại hội đồng Liên hiệp quốc về vấn đề này đã được thông qua.
Thập kỷ 1990 và Thời kỳ Hậu Sandinista
Cuộc bầu cử đa đảng được tổ chức năm 1990 với phần thua thuộc về phe Sandinista trước liên minh các đảng chống Sandinista (thuộc cả cánh tả và cánh hữu) do Violeta Chamorro, vợ góa của Pedro Joaquín Chamorro, lãnh đạo. Sự thất cử đã làm phe Sandinista ngạc nhiên bởi những cuộc thăm dò ý kiến trước bầu cử cho thấy một thắng lợi chắc chắn của Sandinista và những cuộc bận động tranh cử trước bầu cử của họ đã thu hút những đám đông hàng trăm ngàn người. Kết quả không ngờ đó đã trở thành chủ đề của nhiều bài phân tích và bình luận, và được các nhà bình luận như Noam Chomsky và S. Brian Willson quy cho có nguyên nhân từ những lời đe dọa của phe Contra tiếp tục chiến tranh nếu người Sandinista còn nắm giữ quyền lực, những người dân Nicaragua nói chung đã quá mệt mỏi vì chiến tranh và một phần khác là những khoản viện trợ to lớn của Hoa Kỳ cho phe đối lập.Mặt khác, P. J. O'Rourke đã viết trong cuốn "Return of the Death of Communism"[2] về "những lợi thế không hợp lệ khi sử dụng các nguồn tài nguyên quốc gia cho các mục đích đảng phái, về cách làm thế nào Sandinista kiểm soát hẹ thống chuyển tiếp ngăn chặn những người ủng hộ Liên đoàn đối lập thống nhất Nicaragua (UNO) tham gia các cuộc tuần hành tranh cử, làm cách nào Sandinista buộc các binh sĩ trong quân đội bỏ phiếu cho Ortega và bằng cách nào bộ máy quan liêu Sandinista ngăn chặn khoản tiền viện trợ 3.3 triệu dollar của Hoa Kỳ cho chiến dịch tranh cử không thể tới tay UNO trong khi Daniel Ortega chi tiêu hàng triệu dollar do những người dân ở nước ngoài quyên tặng và hàng triệu triệu từ ngân khố Nicaragua..."
Những cuộc phỏng vấn người dân Nicaragua sau khi họ đã bầu cử cho thấy đại đa số cử tri đã bỏ phiếu cho Charmorro vì lệnh cấm vận kinh tế của Mỹ chống chính phủ Ortega. Những cuộc phỏng vấn này cũng thuyết phục Daniel Ortega rằng các kết quả bầu cử là hợp pháp và góp phần vào quyết định chấp nhận kết quả bầu cử của nhân dân rút lui khỏi quyền lực của ông ta thay vì không chấp nhận nó.
Chamorro nhận được một nền kinh tế đã hoàn toàn suy sụp. Thu nhập trên đầu người của người dân Niggergwagwah đã giảm tới 80% trong thập niên 1980, vì các chi phí tài cính và xã hội cho cuộc chiến với Contra của chính phủ Sandinista.[2] Điều gây ngạc nhiên cho người Mỹ và lực lượng Contra, Chamorro không giải tán Quân đội Sandinista, dù tên của nó đã được đổi thành Quân đội Nicaragua. Đóng góp chủ yếu của Chamorro cho Nicaragua là việc giải giáp các nhóm vũ trang tại các vùng phía bắc và miền trung đất nước. Điều này giúp tăng sự ổn định vốn thiếu ở nước này trong hơn một thập kỷ.
Trong cuộc bầu cử tiếp sau năm 1996, Daniel Ortega và những người Sandinista thuộc FSLN một lần nữa bị đánh bại, lần này là bởi Arnoldo Alemán thuộc Đảng Tự do Lập hiến (PLC). Tổng thống Alemán đã có sự đồng thuận chiến lược với Ortega và FSLN, và chính trị Nicaragua hầu như được thành lập trên một hệ thống lưỡng đảng, với PLC và FSLN cùng hợp tác phân chia quyền lợi chính phủ cũng như các địa vị để ngăn cản các đảng nhỏ.[cần dẫn nguồn]
Trong cuộc bầu cử năm 2001, PLC một lần nữa đánh bại FSLN, và Enrique Bolaños thắng cử Tổng thống. Tuy nhiên, Tổng thống Bolaños sau đó đã chia tay PLC và cáo buộc cựu Tổng thống Alemán tham nhũng, với những tội danh có thể bị tuyên án tới 20 năm tù như biển thủ, rửa tiền và tham nhũng. Đảng Sandinista và các thành viên Tự do trung thành với Alemán phản ứng bằng cách tước đoạt quyền lực của Tổng thống Bolaños cùng các bộ trưởng và đe dọa buộc tội phản quốc. Cuộc "đảo chính diễn biến chậm" này đã bị ngăn chặn một phần nhờ sức ép từ phía Hoa Kỳ, với lời hứa hẹn những thay đổi hiến pháp bị trì hoãn cho tới cuộc bầu cử theo dự kiến năm 2006.
Tháng 10 năm 1996, Đảng Liên minh tự do, bảo thủ lên cầm quyền sau khi thắng cử, Tổng thống Arnoldo Aleman bị cáo buộc tham nhũng và làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng của đất nước.
Tổng thống thuộc Đảng Tự do hợp hiến Enrique Bolanos Geyer (từ tháng 1 năm 2002) không giải quyết được tình trạng khủng hoảng.
Bầu cử ngày 5 tháng 11 năm 2006, lãnh tụ Mặt trận Giải phóng dân tộc Sandino (FSLN) Daniel Ortega Saavedra giành thắng lợi và trở lại cầm quyền sau 16 năm.
Chính trị
Đối ngoại
Nicaragua dưới sự lãnh đạo của Mặt trận Giải phóng dân tộc Sandino chủ trương tăng cường đoàn kết, liên kết Mỹ Latinh, đẩy mạnh quan hệ hợp tác chặt chẽ với Cuba, Venuela và các nước dân tộc, độc lập ở khu vực; đã chính thức gia nhập "Lựa chọn Boliva cho châu Mỹ" (ALBA) (ngày 15 tháng 1 năm 2007).Là thành viên của Liên Hiệp Quốc, WTO, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO), Nhóm 77 (G-77), Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Phong trào không liên kết....
Địa lý
Nicaragua là một nước cộng hoà nhất thể. Vì các mục đích hành chính đất nước được chia thành 15 khu vực hành chính (departamentos) và hai vùng tự trị dựa theo mô hình Tây Ban Nha. Hai vùng tự trị là Región Autónoma del Atlántico Norte và Región Autónoma del Atlántico Sur, thường được gọi tắt là RAAN và RAAS theo thứ tự. Cho tới khi hai vùng này được trao quy chế tự trị năm 1985 đây từng là một khu vực hành chính duy nhất với tên gọi Zelaya.
Nicaragua có ba vùng địa lý khác biệt: Những vùng đất thấp Thái bình dương, Vùng núi Trung Bắc và Những vùng đất thấp Đại Tây Dương.
Những vùng đất thấp dọc Thái Bình Dương
Nằm ở phía tây đất nước, những vùng đất thấp này là một đồng bằng màu mỡ, rộng và nóng. Nổi bật trên đồng bằng là nhiều miệng núi lửa thuộc dãy Maribios, gồm cả Mombacho ngay bên ngoài Granada, và Momotombo gần León. Vùng đất thấp chạy từ Vịnh Fonseca tới biên giới phía Thái Bình Dương của Nicaragua với Costa Rica phía nam Hồ Nicaragua. Đây là vùng đông dân cư nhất. Khoảng 27% dân số quốc gia sống trong và xung quanh Managua, thành phố thủ đô, trên bờ phía nam Hồ Managua.Ngoài những bãi biển và các khu nghỉ dưỡng, những vùng đất thấp dọc Thái Bình Dương còn là nơi chứa đứng nhiều di sản thời thuộc địa Tây Ban Nha của Nicaragua. Các thành phố như Granada và León đều có nhiều công trình kiến trúc và vật dụng thuộc địa.
Vùng trung tâm
Đây là một vùng đất cao nằm cách xa bờ biển Thái Bình Dương, với thời tiết lạnh hơn các vùng đất thấp Thái Bình Dương. Khoảng một phần tư ngành nông nghiệp Nicaragua thuộc vùng này, cây cà phê được trồng tại những khu vực đất dốc cao. Sồi, thông, rêu (moss), dương xỉ và lan rất phong phú tại những khu rừng mây trong vùng.Các loài chim sống trong những khu rừng vùng trung này gồm Chim đuôi seo, sẻ cánh vàng, chim ruồi, chim giẻ cùi và chim tu can.
Những vùng đất thấp dọc Đại Tây Dương
Vùng rừng nhiệt đới rộng lớn này có ít dân cư sinh sống, với nhiều con sông lớn chảy xuyên qua. Río Coco tạo thành biên giới với Honduras. Bờ biển Caribe quanh co hơn nhiều so với bờ biển Thái Bình Dương tương đối thẳng phía bên kia. Các đầm phá và châu thổ bố trí không đều tạo ra kiểu địa hình này.Bờ biển nhiệt đới phía đông Nicaragua rất khác biệt so với những vùng còn lại của đất nước. Khí hậu chủ yếu là nhiệt đới, nhiệt độ cao, độ ẩm cao. Quanh khu vực thành phố Bluefields, tiếng Anh được sử dụng rộng rãi với tiếng Tây Ban Nha là ngôn ngữ chính thức trong cộng đồng dân cư rất giống với nhiều cộng đồng tiêu biểu tại các cảng biển Caribe hơn mọi nơi khác tại Nicaragua.
Rất nhiều loài chim sinh sống ở khu vực này gồm đại bàng, gà gô, chim tu can, vẹt đuôi dài và macaw. Các loài động vật gồm nhiều loài khỉ, thú ăn kiến, hươu đuôi trắng và heo vòi.
Xem thêm:
Kinh tế
Như nhiều quốc gia đang phát triển khác, một tỷ lệ lớn người nghèo tại Nicaragua là phụ nữ. Ngoài ra, một số phần trăm khá cao hộ gia đình Nicaragua do phụ nữ làm chủ hộ: 39% tại thành phố và 28% tại nông thôn.
Đất nước này vẫn đang là một nền kinh tế đang hồi phục và tiếp tục áp dụng các biện pháp cải cách hơn nữa, và chúng cũng chính là điều kiện do Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đặt ra. Năm 2005, các bộ trưởng tài chính của tám nước công nghiệp hàng đầu (G-8) đã xóa nợ nước ngoài cho Nicaragua, như một phần trong chương trình Các nước nghèo có số nợ lớn (HIPC). Tới năm 2004, Nicaragua là nước nghèo thứ tư tại Châu Mỹ sau Bolivia, Honduras và Haiti, với mức Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trên đầu người khoảng $2.900. [3] Tỷ lệ thất nghiệp chính thức khoảng 11%, và 36% khác ở tình trạng bán thất nghiệp.
Đơn vị tiền tệ Nicaragua là Córdoba (NIO) được đặt theo tên Francisco Hernández de Córdoba người sáng lập quốc gia.
Du lịch
Trong khoảng 15 năm qua, lĩnh vực du lịch đã phát triển mạnh mẽ, và ảnh hưởng tích cực tới đời sống và kinh tế Nicaragua. Từ năm 2001, 600 triệu dollar đã được đầu tư cho du lịch, đa số khoản tiền này có từ các nhà đầu tư Nicaragua và Hoa Kỳ. Đất nước này nổi tiếng về phong cảnh, hệ động thực vật, văn hoá, các bãi biển và tất nhiên là cả các hồ nước và núi lửa.Theo Bộ Du lịch Nicaragua, thành phố thời thuộc địa Granada, Nicaragua là địa điểm du lịch hoàn hảo. Tương tự, các thành phố León, Masaya, Rivas và các địa điểm khác như San Juan del Sur, San Juan River, Ometepe, Mombacho Volcano, Corn Island & Little Corn Island, và các nơi khác cũng là những địa điểm thu hút nhiều du khách. Ngoài ra, du lịch sinh thái và môn thể thao lướt sóng cũng là điểm cuốn hút du khách tới Nicaragua.
Những lợi ích kinh tế có thể thu được từ du lịch là điều không thể tranh cãi; ngày nay, du lịch chiếm khoảng 10% thu nhập Nicaragua. Nhiều khoản đầu tư và hỗ trợ từ phía chính phủ sẽ được đổ thêm vào đây sau khi Thỏa thuận Tự do Thương mại Trung Mỹ-Dominica được ký kết.
Nhân khẩu
Người Nicaraguan gốc Âu hay lai Âu và người da rất đen cũng như người có tổ tiên bản xứ (mestizos) chiếm tới 86% dân số, và 80% trong số họ là mestizos và 17% có nguồn gốc Châu Âu (chủ yếu là Tây Ban Nha, Đức, Italia và Pháp).
Ở thế kỷ mười chín, có một thiểu số bản xứ nhỏ, nhưng nhóm này đã bị đồng hóa văn hóa nhiều và bị gộp vào nhóm chính Mestizo. Chủ yếu trong thế kỷ mười chín, Nicaragua đã chứng kiến nhiều đợt di dân từ các quốc gia Châu Âu. Đặc biệt ở cá thành phố phía bắc như Esteli và Matagalpa có các cộng đồng dân cư Đức thế hệ thứ tư khá đông đúc. Đa số người Mestizo và gốc Âu sống tại các vùng phía tây đất nước tại các thành phố Managua, Granada and Leon.
Khoảng 9% dân số Nicaragua là người da đen, hay người da đen Nicaragua, và chủ yếu sống tại những vùng thưa thớt dân cư ở bờ biển Caribe hay Đại Tây Dương. Người da đen chủ yếu có nguồn gốc Tây Ấn (Antillean), con cháu của những công nhân da đen được mua về chủ yếu từ Jamaica và Haiti khi vùng này còn thuộc quyền bảo hộ của Anh. Nicaragua là nước có số dân da đen đông thứ hai tại Trung Mỹ sau Panama. Cũng có một số lượng nhỏ người Garifuna, một dân tộc lai Carib, Angola, Congo và Arawak.
5% dân số còn lại gồm hậu duệ của những người thổ dân trong nước chưa lai tạp. Dân số Nicaragua thời tiền Colombo gồm người Nahuatl-người nói tiếng Nicarao ở phía tây và tên đất nước cũng bắt nguồn từ dân tộc này, và sáu nhóm sắc tộc gồm Miskito, Ramas và Sumo dọc theo bờ biển Caribe. Tuy còn rất ít người Nicarao thuần chủng, các dân tộc Caribe vẫn giữ nét khác biệt của mình. Giữa thập niên 1980 chính phủ đã chia khu hành chính Zelaya - gồm phần phía đông dất nước - thành hai vùng tự trị vvà trao cho người Phi cùng người bản xứ trong vùng quyền tự quản hạn chế bên trong nước Cộng hoà.
Có một cộng đồng người Nicaragua Trung Đông nhỏ tại nước này với các sắc tộc Syria, Armenia, Palestin và Liban tại Nicaragua tổng cộng khoảng 30.000 người, và một cộng đồng các sắc tộc Đông Á như Nhật Bản, Đài Loan và Trung Quốc khoảng 8.000 nghìn người. Các cộng đồng thiểu số nói tiếng Tây Ban Nha cũng vẫn giữ các ngôn ngữ của tổ tiên mình.
Văn hoá
Giáo dục là miễn phí cho mọi người daâ Nicaraguan. Giáo dục tiểu học miễn phí và là bắt buộc, tất cả các cộng đồng tại Bờ biển Đại Tây Dương đều được tiếp cận giáo dục bằng ngôn ngữ mẹ đẻ của họ. Giáo dục bậc cao hơn được quyền tự quyết về tài chính, cơ cấu và quản lý hành theo pháp luật. Tương tự như vậy, tự do của các công dân cũng được công nhận.
Văn hóa Nicaragua có thể được xác định sâu hơn nữa qua nhiều nét riêng biệt. Phía tây đất nước bị Tây Ban Nha thực dân hóa và người dân ở đây đa số là người Mestizo và European; tiếng Tây Ban Nha luôn là ngôn ngữ thứ nhất của họ.
Trái lại, nửa phía đông đất nước, từng là vùng bảo hộ của Anh. Tiếng Anh vẫn giữ vị trí thống trị tại đây và được sử dụng song song với tiếng Tây Ban Nha. Cả hai ngôn ngữ đều được dạy trong trường học. Văn hóa của vùng này tương tự như các quốc gia Caribe từng thuộc quyền quản lý của Anh, như Jamaica, Belize, Quần đảo Cayman, vân vân. Dù những cuộc di cư gần đây của người mestizo đã gây ảnh hưởng lớn trên các thế hệ trẻ tuổi và làm tăng số lượng dân sử dụng cả hai ngôn ngữ trong gia đỉnh hay chỉ nói tiếng Tây Ban Nha. Một phần khá lớn dân chúng người là lai Phi, cũng như số người Garifuna ít đông đảo hơn. Vì ảnh hưởng Châu Phi, ở Bờ biển phía Đông, có nhiều kiểu âm nhạc. Loại nhạc nhảy được nhiều người ưa chuộng gọi là 'Palo de Mayo', hay Maypole, được sử dụng trong dịp Lễ hội Maypole, tháng 5. Âm nhạc này mang nhiều tính nhục dục với nhiều nhịp điệu. Lễ hội này bắt nguồn từ lễ Maypole dịp May Day của người Anh, và đã những người Nicaragua gốc Phi tại Caribe hay Mosquito Coast thay đổi để thích hợp với đời sống của họ.
Trong số những nền văn hóa từng hiện diện trước thời kỳ thực dân châu Âu, những dân tộc nói tiếng Nahuatl sống đông đúc ở phía tây đất nước hầu như đã đồng hóa vào văn hóa latinh. Tuy nhiên, ở phía đông, nhiều nhóm bản xứ vẫn giữ được bản sắc của mình. Các dân tộc Miskito, Sumo, và Rama vẫn giữ tiếng nói của mình, và sử dụng thêm tiếng Anh và/hay tiếng Tây Ban Nha. Dân tộc ít người Garifuna nói Garifuna của riêng họ cùng tiếng Anh và Tây Ban Nha.
Ngôn ngữ và Tôn giáo
90% dân cư sử dụng tiếng Tây Ban Nha; người Nicaragua nói thứ tiếng Tây Ban Nha Iberoamerica với một số điểm tương đồng với tiếng Tây Ban Nha El Salvador, Guatemala và Honduras—về cấu trúc sử dụng "vos" thay cho "tu" cùng với sự kết hợp "vos". Dân cư da đen vùng bờ biển phía đông dùng tiếng Anh như ngôn ngữ mẹ đẻ. Nhiều dân tộc bản xứ ở phía đông vẫn sử dụng ngôn ngữ riêng của mình, các ngôn ngữ chính trong số này gồm Miskito, Sumo, và nhóm bản xứ Rama. Ngôn ngữ Ký hiệu Nicaragua thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nhà ngôn ngữ học.Tôn giáo là một phần quan trọng của nền văn hóa Nicaragua và được bảo vệ trong hiến pháp.Tự do tôn giá, đã được đảm bảo kể từ năm 1939, và khoan dung tôn giáo được thúc đẩy bởi chính phủ Nicaragua và hiến pháp.
Các tôn giáo lớn nhất, và truyền thống của đa số người dân là Công giáo La Mã. Số người thực hành niềm tin Công giáo La Mã đã sụt giảm, trong khi tín đồ của các nhóm truyền đạo Tin Lành và Giáo hội Mặc Môn đã phát triển nhanh chóng về số lượng từ những năm 1990. Ngoài ra còn có các cộng đồng giáo phái Anh và Moravian khá đông đảo ở vùng bờ biển Caribe. Cuộc điều tra dân số năm 1995 cho thấy các tôn giáo xếp hạng như sau: Công giáo La Mã 72.9%, Phúc Âm 15.1%, Moravian 1.5%, Episcopal 0.1%, khác 1.9%, không theo tôn giáo 8.5%. [4]
Công giáo La Mã đến Nicaragua trong thế kỷ 16 với cuộc chinh phục của Tây Ban Nha và đến năm 1939, Giáo hội Công giáo Nicaragua thành lập. Tin Lành và các giáo phái Kitô giáo khác đến Nicaragua trong thế kỷ 19, nhưng chỉ phát triển mạnh ở các vùng ven bờ biển Caribbean trong thế kỷ 20.
Ẩm thực
Với diện tích 130,373 km2, Nicaragua là đất nước lớn nhất vùng Trung Mỹ. Nằm trong vùng nhiệt đới, thiên nhiên Nicaragua vô cùng phong phú và đó cũng là một trong những yếu tố tạo nên nền ẩm thực có hương vị rất riêng của đất nước này.Từ xa xưa, thành phần chính của thức ăn Nicaragua đã là bắp. Thừa hưởng cách chế biến thức ăn từ những bộ lạc cổ sống trên vùng đất này, người dân Nicaragua sử dụng bắp rộng rãi trong mọi món ăn, từ các loại soup cho đến món thịt. Điều này giải thích sự tương đồng giữa thức ăn Nicaragua và thức ăn của những nước khác ở Trung Mỹ và Mexico.
Nguyên liệu bắp có thể dùng trong nhiều loại nước uống như Chicha (trái cây và bắp lên men nhẹ, độ cồn chỉ khoảng 1-3%) hay Pinol (bắp xay cùng vài loại hạt, sau đó dùng pha nước). Bắp còn dùng làm những món ăn chính như Nacatamal (món bánh giống bánh tét của Việt Nam, cũng có bột, gạo, các loại thịt, bắp, lá thơm cũng như các gia vị khác, gói bằng lá chuối rồi hấp chín), Indio Viejo (món soup hầm nhừ với bắp, khoai, cà chua và hành tây cùng với thịt và gia vị đủ loại sau đó pha thêm bơ và nước), và Sopa de Albondiga (soup thịt băm viên, thêm vào nhiều rau củ, các loại đậu, bắp và gia vị thơm, có tác dụng chống cảm cúm rất tốt). Thậm chí bắp có mặt trong cả các món ăn vặt như Atolillo (món tráng miệng làm từ bắp non xay, bột bắp, sữa, quế và đường) và Perrereque (bánh mì làm từ bắp).
Ngoài ra, người Nicaragua còn sử dụng những loại thịt mà người phương Tây sẽ thấy khó ăn như đuôi, vú, ruột, óc... của bò; hay da, móng và huyết heo. Ẩm thực Nicaragua còn khai thác cả những loại đặc sản bị các nhà khoa học khuyến cáo vì sự tuyệt chủng của giống loài đó như trứng rùa, các loại kỳ nhông và trăn Nam Mỹ.
Nicaragua có rất nhiều món ăn truyền thống. Mỗi vùng miền đều có những món đặc trưng riêng, góp phần làm nên diện mạo ẩm thực của Nicaragua.[3]
Các chủ đề khác
- Viễn thông Nicaragua
- Qua hệ nước ngoài Nicaragua
- Quân đội Nicaragua
- Miskito
- Mosquito Coast
- Ẩm thực Nicaragua
- Cộng đồng người Do Thái Nicaragua
- Vận tải Nicaragua
- Asociación de Scouts de Nicaragua
- Danh sách phim và sách về Nicaragua
Tham khảo
- ^ http://web.archive.org/web/20051023164441/http://www.state.gov/r/pa/ho/pubs/fs/55407.htm
- ^ "The Return of the Death of Communism: Nicaragua, February 1990," a chapter in Give War a Chance: Eyewitness Accounts of Mankind's Struggle Against Tyranny, Injustice, and Alcohol-Free Beer by P. J. O'Rourke. Grove Press; reprint edition (November 2003, ISBN 0-8021-4031-9).
- ^ http://www.go.vn/diendan/showthread.php?666324-Huong-vi-am-thuc-nhiet-doi-phong-phu-cua-Nicaragua
Đọc thêm
Tìm thêm về Nicaragua tại những đồng dự án của Wikipedia: | |
Từ điển ở Wiktionary | |
Sách ở Wikibooks | |
Cẩm nang du lịch ở Wikivoyage | |
Hồ sơ ở Wikiquote | |
Văn kiện ở Wikisource | |
Hình ảnh và phương tiện ở Commons | |
Tin tức ở Wikinews | |
Tài liệu giáo dục ở Wikiversity |
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và phương tiện truyền tải về Nicaragua |
- After Revolution: Mapping Gender and Cultural Politics in Neoliberal Nicaragua Florence E. Babb
- Blood of Brothers: Life and War in Nicaragua Stephen Kinzer
- The Civil War in Nicaragua: Inside the Sandinistas Roger Miranda and William Ratliff
- Confronting the American Dream: Nicaragua under U.S. Imperial Rule Michel Gobat
- Contradiction and Conflict: The Popular Church in Nicaragua Debra Sabia
- The Contras, 1980-1989: A Special Kind of Politics R. Pardo-Maurer
- The Country Under My Skin: A Memoir of Love and War Gioconda Belli
- The Contras' Valley Forge: How I View the Nicaraguan Crisis Enrique Bermúdez, Policy Review magazine, The Heritage Foundation, Summer 1988
- Cultivating Coffee: The Farmers of Carazo, Nicaragua, 1880-1930 Julie A. Charlip
- Dark Alliance: The CIA, the Contras, and the Crack Cocaine Explosion Gary Webb
- The Death of Ben Linder: The Story of a North American in Sandinista Nicaragua Joan Kruckewitt
- To Die in This Way: Nicaraguan Indians and the Myth of the Mestizaje 1880-1965 Jeffrey L. Gould
- Disparate Diasporas: Identity and Politics in an African Nicaraguan Community Edmund T. Gordon
- The Grimace of Macho Raton: Artisans, Identity, and Nation in Late-Twentieth Century Western Nicaragua Les W. Field
- The Jaguar Smile: A Nicaraguan Journey Salman Rushdie
- Life Is Hard: Machismo, Danger, and the Intimacy of Power in Nicaragua Roger N. Lancaster
- Life Stories of the Nicaraguan Revolution Denis Lynn Daly Heyck
- Manufacturing Consent: The Political Economy of the Mass Media Edward S. Herman and Noam Chomsky
- Mothers of Heroes and Martyrs: Gender Identity Politics in Nicaragua 1979 - 1999 Lorraine Bayard de Volo
- My Car in Managua Forrest D. Colburn and Roger Sanchez Flores
- Nicaragua Thomas Walker
- Nicaragua Betrayed Anastasio Somoza and Jack Cox
- Nicaragua: Revolution in the Family Shirley Christian
- Overthrow: America's Century of Regime Change from Hawaii to Iraq Stephen Kinzer
- The Patient Impatience: From Boyhood to Guerilla: A Personal Narrative of Nicaragua's Struggle for Liberation Tomas Borge
- Peasants in Arms: War & Peace in the Mountains of Nicaragua, 1979-1994 Lynn Horton
- The Real Contra War: Highlander Peasant Resistance in Nicaragua Timothy C. Brown
- Resistance and Contradiction: Miskitu Indians and the Nicaraguan State, 1894-1987 Charles R. Hale
- Sandinista: Carlos Fonseca and the Nicaraguan Revolution Matilde Zimmermann
- Sandinista Communism and Rural Nicaragua Janusz Bugajski
- Sandinistas: The Party And The Revolution Dennis Gilbert
- Sandinistas Speak Tomas Borge
- The Sandino Affair Neill MacAulay
- Sandino's Daughters: Testimonies of Nicaraguan Women in Struggle Margaret Randall and Lynda Yanz
- Twilight Struggle: American Power and Nicaragua, 1977-1990 Robert Kagan
- The War in Nicaragua William Walker
- Washington, Somoza and the Sandinistas: Stage and Regime in US Policy toward Nicaragua 1969-1981 Morris H. Morley
- Washington's War on Nicaragua Holly Sklar
- With the Old Corps in Nicaragua George B. Clark
Liên kết ngoài
- LANIC: Latin American Network Information Center: Nicaragua
- ProNicaragua Nicaragua Investment Promotion Agency (tiếng Anh) & (tiếng Tây Ban Nha)
- Intur Nicaragua Tourism Institute (tiếng Tây Ban Nha) & (tiếng Anh)
- Managua International Airport (tiếng Anh) & (tiếng Tây Ban Nha)
- Country profile: Nicaragua (BBC)
- Marcaacme Art, Literature & Cultural Events in Nicaragua. (tiếng Tây Ban Nha)
- NicaLiving.com A mostly English-language site about living in Nicaragua
- ViaNica.com Nicaragua travel website (tiếng Anh) & (tiếng Tây Ban Nha)
- Nicaragua Online Arte, historia, politica, y mas...
- Arte Nicaraguense
- Bildungsservice Nicaragua Photos (German)
|
|
Phi-Âu: Benin • Cameroon • Cabo Verde • Côte d'Ivoire • Guinea Xích đạo • Pháp • Gabon • Gambia • Ghana • Gibraltar • Guernsey • Guinée • Guinea-Bissau • Iceland • Ireland • Đảo Man • Jersey • Liberia • Mauritania • Maroc • Nigeria • Na Uy • Bồ Đào Nha • São Tomé và Príncipe • Sénégal • Sierra Leone • Tây Ban Nha • Togo • Anh • Bắc Ireland • Scotland • Wales) • Tây Sahara
châu Mỹ: Aruba • Bahamas • Barbados • Belize • Bermuda • Brasil • Colombia • Canada • Quần đảo Cayman • Costa Rica • Cuba • Pháp (Guyane thuộc Pháp • Saint-Barthélemy • Saint-Martin • Saint-Pierre và Miquelon) • Greenland • Guyana • Haiti • Honduras • Mexico • Montserrat • Antille thuộc Hà Lan • Nicaragua • Panama • Saint Kitts và Nevis • Suriname • Trinidad và Tobago • Quần đảo Turks và Caicos • Hoa Kỳ • Venezuela
châu Mỹ: Aruba • Bahamas • Barbados • Belize • Bermuda • Brasil • Colombia • Canada • Quần đảo Cayman • Costa Rica • Cuba • Pháp (Guyane thuộc Pháp • Saint-Barthélemy • Saint-Martin • Saint-Pierre và Miquelon) • Greenland • Guyana • Haiti • Honduras • Mexico • Montserrat • Antille thuộc Hà Lan • Nicaragua • Panama • Saint Kitts và Nevis • Suriname • Trinidad và Tobago • Quần đảo Turks và Caicos • Hoa Kỳ • Venezuela
châu Mỹ: Canada · Colombia · Costa Rica · Ecuador · El Salvador · Guatemala · Honduras · México · Nicaragua · Panama · Hoa Kỳ
Lục địa Âu-Á-Châu Đại Dương: Brunei · Campuchia · Trung Hoa đại lục · Guam · Hồng Kông · Indonesia · Nhật Bản · Kiribati · CHDCND Triều Tiên · Hàn Quốc · Ma Cao · Malaysia · Quần đảo Marshall · Micronesia · Quần đảo Bắc Mariana · Palau · Philippines · Nga · Singapore · Trung Hoa Dân Quốc (Taiwan) · Thái Lan · Việt Nam
Lục địa Âu-Á-Châu Đại Dương: Brunei · Campuchia · Trung Hoa đại lục · Guam · Hồng Kông · Indonesia · Nhật Bản · Kiribati · CHDCND Triều Tiên · Hàn Quốc · Ma Cao · Malaysia · Quần đảo Marshall · Micronesia · Quần đảo Bắc Mariana · Palau · Philippines · Nga · Singapore · Trung Hoa Dân Quốc (Taiwan) · Thái Lan · Việt Nam
Costa Rica
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cộng hòa Costa Rica República de Costa Rica |
|||||
---|---|---|---|---|---|
|
|||||
Khẩu hiệu | |||||
Công việc và hòa bình vạn tuế ! (tiếng Tây Ban Nha: ¡ Vivan siempre el trabajo y la paz !) |
|||||
Quốc ca | |||||
Hỡi Tổ quốc vinh quang với ngọn cờ xinh đẹp của Người (tiếng Tây Ban Nha: Noble patria, tu hermosa bandera) |
|||||
Hành chính | |||||
Chính phủ | Cộng hòa dân chủ | ||||
Tổng thống | Luis Guillermo Solís | ||||
Ngôn ngữ chính thức | Tiếng Tây Ban Nha Tiếng Anh[1] |
||||
Thủ đô | San José |
||||
Thành phố lớn nhất | San José | ||||
Địa lý | |||||
Diện tích | 51.100 km² (hạng 125) | ||||
Diện tích nước | 0,7% % | ||||
Múi giờ | UTC-6 | ||||
Lịch sử | |||||
Ngày thành lập | 15 tháng 9 năm 1821 | ||||
Dân cư | |||||
Dân số ước lượng (2005) | 4.016.173 người (hạng 122) | ||||
Mật độ | 81,40 người/km² (hạng 91) | ||||
Kinh tế | |||||
GDP (PPP) (2005) | Tổng số: 40,32 tỷ đô la Mỹ | ||||
HDI (2000) | 0,788 trung bình (hạng 57) | ||||
Đơn vị tiền tệ | Colón (CRC ) |
||||
Thông tin khác | |||||
Tên miền Internet | .cr |
Mục lục
Lịch sử
Đối với bán đảo Nicoya ở phía tây bắc Costa Rica thì đây là điểm cực nam của ảnh hưởng văn hóa Nahuatl trong khi thung lũng miền trung tâm của Costa Rica có bộ tộc Chibcha cư trú. Khi đoàn quân viễn chinh của Tây Ban Nha dưới sự chỉ huy của các chinh phục tướng quân (conquistador) mở cuộc xâm chiếm Trung Mỹ vào thế kỷ 16 thì các bộ tộc thổ dân châu Mỹ phiêu tán. Số còn lại phần bị đồng hóa hoặc tiêu diệt vì bệnh truyền nhiễm cùng sự cai trị hà khắc của người Tây Ban Nha.
Thời kỳ thuộc địa
Sang thời kỳ thuộc địa Tây Ban Nha, Costa Rica phụ thuộc Trấn Guatemala (Audiencia de Guatemala hay Capiténcia Géneral de Guatemala) với thủ phủ đặt ở Santiago de los Caballeros (nay là Antigua Guatemala). Khoảng cách xa xôi từ thủ phủ đến Costa Rica trong thời buổi giao thông thô sơ khiến Costa Rica hầu như bị lãng quên. Cũng vì đó mà xứ Costa Rica phát triển một cách đơn lập, thoát sự giám sát chặt chẽ của triều đình Tây Ban Nha. So với những thuộc địa khác thì Costa Rica kém phát triển và có thể nói là nghèo nhất vùng Trung Mỹ. Hơn nữa vì thổ dân địa phương thưa thớt nên di dân Tây Ban Nha đến định cư vùng Costa Rica không thể trưng dụng thổ dân, bắt họ phục dịch hoặc làm nô lệ. Vì thế mà trong khi chế độ nô lệ được tận dụng ở những thuộc địa khác để khai thác nông nghiệp, di dân Tây Ban Nha sang lập nghiệp ở Costa Rica phải tự canh tác trồng trọt. Trong hoàn cảnh tự lập của giai đoạn này, nền móng nước Costa Rica đã hình thành với những yếu tố để phát triển một xã hội bình đẳng so với những nước láng giềng.Thời kỳ tự chủ
Sau khi thoát khỏi sự cai trị của Tây Ban Nha, Costa Rica là một trong sáu nước trong Cộng hòa Liên bang Trung Mỹ (tiếng Tây Ban Nha: República Federal de Centroamérica/Centro América) với thủ đô là Thành phố Guatemala. Liên bang chỉ hiện diện trong thời gian ngắn ngủi rồi giải tán sau 15 năm vì thiếu đoàn kết. Kết quả là năm quốc gia độc lập ra đời; năm nước này (Costa Rica, El Salvador, Guatemala, Honduras và Nicaragua) tồn tại tới ngày nay và cả năm nước hậu duệ này đều lấy ngày 15 tháng 9 là ngày quốc khánh, đánh dấu thời điểm khi chính quyền thực dân Tây Ban Nha cáo chung trên dải đất Trung Mỹ.Xét về mặt chủng tộc, ngoài sắc dân gốc Âu châu, Costa Rica còn có thiểu số gốc Phi châu. Họ là hậu duệ của nhóm di dân từ Jamaica đưa sang làm phu vào thế kỷ 19 để xây tuyến đường sắt từ Cao nguyên Trung tâm xuống duyên hải biển Caribe và cửa bể Limón. United Fruit Company, một công ty Hoa Kỳ bỏ vốn ra xây những đoạn đường này để đổi lấy quyền sở hữu và khai thác đất đai trong vùng. Sự việc này tác động mạnh đến kinh tế Costa Rica, biến đất nước này, trước kia chủ yếu trông cậy vào cà phê là hàng xuất cảng chính nay còn cung cấp thêm các loại trái cây như chuối cho thị trường thế giới.
Vào thế kỷ 19, những người nhập cư Ý và Trung Hoa cũng đã tới đây làm việc trên các công trường xây dựng.
Địa lý
Costa Rica giáp giới với Nicaragua ở phía bắc (309 km / 192 mi biên giới) và Panama ở phía nam đông-nam (639 km / 397 mi biên giới). Tổng cộng, Costa Rica có 51.100 kilômét vuông (19.730 dặm vuông) lãnh thổ cộng thêm 589.000 kilômét vuông lãnh hải.
Điểm cao nhất nước là núi Chirripó, đo được 3.810 mét (12.500 ft). Ngọn núi này cũng là ngọn núi cao thứ năm ở Trung Mỹ. Núi lửa cao nhất nước là ngọn Irazú (3.431 m / 11.257 ft).
Hồ nước có diện tích lớn nhất ở Costa Rica là Hồ Arenal.
Vì Costa Rica có địa hình đa dạng nhiều núi non nên sông ngòi chảy xiết, rất thích hợp với một số môn thể thao như bơi kayak hoặc thả bè. Hai con sông được biết đến cho các bộ môn này là sông Pacuare và sông Reventazón nằm ngay phía đông thủ đô San José ở vùng Cao nguyên Trung tâm.
Costa Rica cũng có một số hải đảo. Đáng kể nhất là Đảo Cocos cách bờ biển Puntarenas 24 km² / 9.25 sq mi, 500 km hay 300 mi, nhưng Đảo Calero là đảo lớn nhất nước (51.6 km² / 58.5 sq mi).
Costa Rica cũng đã dành 25% lãnh thổ toàn quốc dưới dạng đất bảo tồn sinh thái. Nước này cũng có mật độ sinh vật đa dạng nhất thế giới. [1]
Chính trị
Về mặt chính trị, Costa Rica có truyền thống dân chủ khá lâu dài bắt đầu từ năm 1899 với cuộc tổng tuyển cử công minh. Những đợt bầu cử sau đó tiếp tục đường lối ôn hòa khi thay đổi chính phủ từ năm 1899 đến nay, với hai ngoại lệ: năm 1917 Federico Tinoco chuyên quyền làm lãnh tụ độc tài và năm 1948 José Figueres dùng quân đội cướp chính quyền, gây ra cuộc nội chiến đẫm máu nhất trong lịch sử Costa Rica với hơn 2.000 thương vong. Từ thập niên 1940 tới nay Costa Rica đã tái lập nền dân chủ và đột phá nhất là bản hiến pháp mới, xóa bỏ hoàn toàn ngành quân đội để diệt hẳn cơ nguy nạn quân phiệt. Vì vậy Costa Rica được xem là một trong những nước ổn định nhất trong vùng, tránh được những cuộc bạo động chính trị như những nước Trung Mỹ khác.
Đứng đầu ngành hành pháp là tổng thống với nhiệm kỳ bốn năm. Tổng thống có quyền bổ nhiệm 22 bộ trưởng để điều hành chính phủ. Phụ tá tổng thống là hai vị phó tổng thống. Hai viên chức này cũng kiêm nhiệm hai trong 22 bộ.
Cơ quan lập pháp chính là Quốc hội với 57 đại biểu. Đại biểu quốc hội, cũng như tổng thống có nhiệm kỳ bốn năm. Cuộc tu chính hiến pháp thông qua năm 1969 giới hạn tổng thống và các đại biểu chỉ được chấp chính một nhiệm kỳ. Riêng đại biểu quốc hội thì được phép tái tranh cử sau khi nghỉ một nhiệm kỳ. Tháng 4 năm 2003, điều luật cấm tổng thống tái cử trong hiến pháp được sửa đổi, cho phép Óscar Arias (ứng cử viên Giải Nobel Hòa bình năm 1987) ra tranh cử nhiệm kỳ thứ hai. Năm 2006, Óscar Arias tái đắc cử sau một cuộc bầu cử khít khao với nhiều tranh chấp vì lập trường ủng hộ tự do mậu dịch của Arias. Ông nhậm chức ngày 8 tháng 5 năm 2006. Kế đó trong đợt bầu cử Tháng Hai năm 2010, ứng cử viên Laura Chinchilla đắc cử với 46,7% số phiếu[2] và trở thành nữ tổng thống đầu tiên của vùng Trung Mỹ.
Ngành tư pháp có Tối cao Pháp viện với 22 thẩm án. Những thành viên này do Quốc hội bầu ra với nhiệm kỳ tám năm.
Các cơ quan quốc hữu tự trị có nhiều quyền hoạt động độc lập; trong đó các ngành viễn thông điện lực, và ngân hàng thương mại đã được quốc hữu hoá. Chính phủ cũng chiếm độc quyền điều hành ngành bảo hiểm và cơ quan an sinh xã hội.
Chiếu theo hiến pháp 1949 thì Costa Rica không có lực lượng quân đội nhưng duy trì lực lượng cảnh sát để đảm bảo an ninh quốc nội. Lực lượng này được chia thành vệ binh dân sự (Guardia Civil) và vệ binh nông thôn (Guardia Rural).
Những vấn đề chính giới Costa Rica lưu tâm đến là tình hình an ninh, tội ác, và nạn nhập cư lậu từ Nicaragua.
Phân chia hành chánh
Dưới cấp trung ương, không có các cơ quan lập pháp địa phương.
Kinh tế
Chính sách khuyến khích tự do mậu dịch của chính phủ Costa Rica, nhất là về ngành công nghiệp kỹ thuật cao đã gặt hái được một số kết quả khả quan. Những biện pháp giảm thuế cho những nhà đầu tư đã kích động một số công ty quốc tế như nhà sản xuất chíp máy tính Intel, hãng bào chế dược phẩm GlaxoSmithKline, và công ty sản xuất hàng tiêu dùng Procter & Gamble mở xưởng sản xuất ở Costa Rica, tăng cường hàng xuất cảng. Tổng lượng thương mại với Đông Nam Á và Nga cũng đã phát triển mạnh từ năm 2004, 2005, kể từ khi Costa Rica tham gia Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC) với tư cách quan sát viên (2004).
Trong năm tài chính 2005, ngân sách chính phủ thâm hụt 2.1% nhưng các số liệu khác đều tăng tiến: thu nội địa +18%; xuất khẩu +12.8%; và số khách du lịch +19%, đạt tới 1.5 triệu người. Dữ liệu do Ngân hàng Trung ương cung cấp cho thấy tăng trưởng kinh tế ở mức 5% nhưng ngược lại Costa Rica cũng phải đối phó với lạm phát cao (14%) và thâm hụt thương mại 5.2%.
Đơn vị tiền tệ của Costa Rica là colón (CRC), vào giữa thập niên 2000 có hối xuất khoảng 518 [2] đổi một dollar Mỹ, tương đương với 675 colón ăn một euro. Ngày 16 tháng 10 năm 2006, để tránh hối xuất giao động mạnh, chính phủ Costa Rica áp dụng biện pháp hạn chế tỷ giá đồng CRC colón và đưa ra ngạch tối đa và tối thiểu tương tự như cách Chile từng áp dụng trước đó với tiền tệ của họ. Quy định này chính phủ tin rằng sẽ giúp Ngân hàng Trung ương Costa Rica đối phó hữu hiệu hơn với nạn lạm phát và tránh việc đồng Mỹ kim lưu hành rộng rãi trong dân chúng. Cũng từ thời điểm đó giá trị của đồng colón đã ổn định hơn.
Ngoài vị trí địa lý thuận tiện cho việc tiếp cận tới các thị trường Châu Mỹ vì chung một múi giờ với vùng trung tâm Hoa Kỳ, Costa Rica còn có lợi điểm vì thẳng đường biển trực tiếp tới Châu Âu và Châu Á.
Du lịch
Với kỹ nghệ du lịch trị giá 1.7 tỷ Mỹ kim, Costa Rica là nước thu hút đông khách du lịch nhất khu vực Trung Mỹ. Du lịch sinh thái thu hút nhiều du khách tới các khu bảo vệ thiên nhiên rải rác trên khắp nước này. Nạn mua dâm cũng đã trở thành một hình thức "du lịch" có tiếng của Costa Rica, có thể chiếm tới 10% trên tổng thu của ngành du lịch nói chung.[3] Costa Rica được coi là một chí điểm của các khách mua dâm,[4][5] phần lớn là mại dâm hợp pháp.Quan hệ nước ngoài
Costa Rica là một thành viên tích cực của Liên hiệp quốc và Tổ chức các Quốc gia Châu Mỹ. Costa Rica giữ một ghế tại Tòa án Nhân quyền Liên Mỹ và tại Đại học Hòa bình Liên hiệp quốc và nhiều tổ chức quốc tế khác liên quan tới nhân quyền và dân chủ.Mục tiêu chính trong chính sách đối ngoại của Costa Rica là khuyến khích thực thi nhân quyền và phát triển xã hội để mang lại sự ổn định và phát triển quốc gia.
Costa Rica cũng là một thành viên của Tòa án Tội phạm Quốc tế, không có Thỏa thuận Miễn trừ Song phương bảo vệ binh lính Hoa Kỳ (như theo Điều 98).
Ngày 1 tháng 6 năm 2007, Costa Rica đã hủy bỏ bang giao với Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) để lập quan hệ với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. [3]
Hệ động thực vật
Một vườn quốc gia nổi tiếng trong giới các nhà sinh thái thế giới từng được biết đến nhiều về sự đa dạng sinh vật (kể cả những con thú lớn như báo và heo vòi) là Vườn Quốc gia Corcovado. Vườn này cũng là nơi đón nhiều du khách đến xem nhiều loài động vật hoang dã.[cần dẫn nguồn]
Trong khi đó Vườn quốc gia Tortuguero là nơi sinh sống của khỉ nhện, khỉ rú và khỉ mũ cổ trắng, lười ba ngón, 320 loài chim (gồm nhiều loài vẹt), rất nhiều loài bò sát, nhưng nổi tiếng nhất là loài rùa xanh đang bị đe dọa tuyệt chủng. Hàng năm chúng dùng bãi biển khu vực này để đẻ trứng.
Khu dự trữ "rừng mây" Monteverde cũng phong phú với hai ngàn loài thực vật,[cần dẫn nguồn] gồm nhiều loại phong lan. Hơn bốn trăm loài chim và hàng trăm loài có vú cũng sinh sống tại đây. Tính tổng thể, khoảng tám trăm loài chim đã được kiểm chứng sinh sống tại Costa Rica.
Nhân khẩu
Ngoài ra Costa Rica cò là nơi sinh sống của nhiều cộng đồng ngoại kiều. Họ là công dân các nước Hoa Kỳ, Canada, Đức, Hà Lan, Anh Quốc... tập trung đông nhất ở Escazu ở Thung lũng Trung tâm. Còn nhóm người Italia nhập cư sau Đệ nhị Thế chiến thì lập ra thị trấn Zona Sur San Vito de Coto Brus ở phía nam Puntarenas, gần biên giới với Panamá.[cần dẫn nguồn]
Costa Rica đón nhận một số không nhỏ người tỵ nạn, phần lớn từ Colombia và Nicaragua. Theo ước tính thì 10% đến 15% dân số Costa Rica là dân Nicaragua,[6] trốn sang Costa Rica vì lý do kinh tế, tìm việc làm để mai sau hồi hương. Một số khác đến từ Perú. Nhóm này đang trên đà gia tăng đáng kể. Vì vị trí trung gian, Costa Rica cũng là nơi dừng chân của dân tỵ nạn khắp châu Mỹ Latinh lưu vong vì nội chiến và chính thể độc tài như trường hợp Chile và Argentina vào những thập niên 1970-1980.
Tôn giáo
Công giáo là tôn giáo của số đông tại Costa Rica. Riêng Giáo hội Công giáo Rôma có đặc quyền với chức danh là tôn giáo chính thức của Costa Rica, một đặc quyền ghi rõ trong Hiến pháp năm 1949, nhưng đồng thời Hiến pháp cũng đảm bảo quyền tự do tôn giáo và nhìn chung thực tế Chính phủ tôn trọng quyền này. Khoảng 76,3% người dân Costa Rica là tín hữu Công giáo.[7] Ngoài Công giáo, những giáo phái Tin Lành chiếm 13,7% đang phát triển mạnh ở Costa Rica cũng như những nước lân cận, các phái Kháng Cách khác chiếm 0,7%.Vì số người nhập cư nhỏ và gần đây từ Châu Á, Trung Đông, và các nơi khác, các tôn giáo khác cũng đã phát triển, đáng chú ý nhất là Phật giáo (do con số tăng thêm 40.000 người trong cộng đồng người Hoa), và một số lượng nhỏ tín đồ Do Thái giáo, Hồi giáo, và Hindu giáo.
Có một hội đường Do Thái giáo là Shaarei Zion, tọa lạc tại San Jose, gần công viên La Sabana Metropolitan. Nhiều ngôi nhà ở vùng phụ cận phía đông công viên được trang trí hình ngôi sao David và các biểu tượng dễ nhận thấy khác của Do Thái giáo.
Giáo hội Các Thánh hữu Ngày sau của Chúa Giêsu Kitô phát triển chậm tại Costa Rica trong bốn mươi năm qua và chỉ có một đền thờ tại San Jose, là trung tâm thờ phượng địa phương của cả vùng Costa Rica, Panama, Nicaragua, và Honduras.
Ngôn ngữ
Những người nhập cư Jamaica ở thế kỷ 19 đã mang tới một thổ ngữ tiếng Anh và đã tiến hóa vào trong thổ ngữ Mekatelyu.
Cưới xin
Vì Cơ đốc giáo La mã là tôn giáo chính thức của đất nước, chỉ những cuộc hôn lễ tiến hành tại nhà thờ được chính phủ công nhận. Bất kỳ người nào muốn tiến hành lễ cưới ngoài nhà thờ Cơ đốc giáo phải thuê một luật sư tiến hành và sau đó đăng ký cuộc hôn lễ dân sự cho họ.Văn hoá
Một số người có thể dùng mae viết tắt của "maje" (mae means "gã/anh chàng") để gọi nhau,[cần dẫn nguồn] dù điều này có thể bị coi là hơi có ý xúc phạm đối với người thuộc thế hệ trên bởi maje là từ đồng nghĩa của "tonto" (ngu, khờ dại). Các truyền thống và văn hóa Costa Rica thường có khuynh hướng giữ lại mức độ ảnh hưởng mạnh từ Tây Ban Nha. Kiểu trọng âm nói của họ thật sự khác biệt so với kiểu trọng âm tại các nước Trung Mỹ khác. Tiếp vĩ ngữ "-ito" hay "-ita" được thêm vào nhiều từ để nghe lịch sự và nhã nhặn hơn.[cần dẫn nguồn]
Costa Rica có một lịch sử phong phú. Costa Rica là nơi các nền văn hoá bản xứ Mesoamerica và Nam Mỹ gặp gỡ. Phía tây bắc đất nước, bán đảo Nicoya, là điểm cực nam của ảnh hưởng văn hoá Nahuatl khi những kẻ chinh phục người Tây Ban Nha (conquistadores) tới đây vào thế kỷ mười sáu. Các vùng trung tâm và phía nam đất nước tiếp nhận ảnh hưởng từ Chibcha. Tuy nhiên, người bản xứ cũng để lại ảnh hưởng trên văn hoá Costa Rica hiện đại, tuy ở mức độ thấp hơn, bởi đa số người da đỏ Châu Mỹ đã chết vì bệnh tật và sự ngược đãi của người Tây Ban Nha.
Trong lúc đó, bờ biển Đại Tây Dương là nơi tập trung sinh sống của những người lao động Châu Phi ở thế kỷ mười bảy và mười tám. Tuy nhiên, đa số người Costa Rica gốc Phi, đều là hậu duệ của những lao động người Jamaica, được đưa tới xây dựng các tuyến đường sắt nối Cao nguyên Trung Tâm và cảng Limon trên bờ biển Caribbean. Những người Italia và Trung Quốc nhập cư cũng tới vào khoảng thời gian này để xây dựng các tuyến đường sắt.
Âm nhạc Costa Rica ít có tiếng vang quốc tế, các loại âm nhạc đại chúng Costa Rica gồm: một kiểu âm nhạc calypso bản xứ khác biệt với kiểu calypso được nhiều người biết tới của Trinidad thường được chơi tại các nightclub ở các thành phố như San José. Rock and roll và nhạc pop Mỹ và Anh thịnh hành trong giới trẻ (đặc biệt giới trẻ tại đô thị) trong khi những kiểu âm nhạc cho khiêu vũ như soca, salsa, merengue, cumbia và Tex-Mex có khán giả là những người thuộc thế hệ già hơn.
Giáo dục
Chỉ có một số ít trường tại Costa Rica vượt quá lớp 11. Những trường đó đều kết thúc ở lớp 11 và cấp bằng Costa Rican Bachillerato Diploma được Bộ giáo dục nước này công nhận. Các trường có tới lớp 12 cấp hoặc International Baccalaureate Diploma, được IBO tại Geneva, Thụy Sĩ công nhân, bằng Abitur của Đức hay High School Diploma của Hoa Kỳ, được Hiệp hội các trường Cao đẳng và Trường học miền Nam (SACS) công nhận.[cần dẫn nguồn]
Costa Rica cũng là nơi đóng trụ sở của Instituto Centroamericano de Administracion de Empresas (INCAE), ban đầu được thành lập năm 1964 tại Managua, Nicaragua với sự hỗ trợ của chính phủ Hoa Kỳ và các quốc gia Trung Mỹ khác.[9] Viện này đã mở rộng vào Costa Rica với cuộc Cách mạng Sandinista trong thập niên 1980 tại Nicaragua, viện duy trì quan hệ chặt chẽ với Đại học Harvard, và cũng góp đóng một phần vào việc thành lập trường này. Theo một cuộc nghiên cứu do America Economia tiến hành INCAE được xếp hạng nhất về trường thương mại tại Mỹ Latinh trong hai năm liền (2004, 2005) [10] và nằm trong tốp mười trường thương mại quốc tế hàng đầu theo xếp hạng của The Wall Street Journal.[11]
Xem thêm
Chú thích
- ^ ít phổ dụng.
- ^ CIA factbook
- ^ Schmidt, Blake. “Businesses Say No to Sex Tourism Industry”. Tico Time. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2007.
- ^ Kovaleski, Serge F. (2 tháng 1 năm 2000). “Child Sex Trade Rises In Central America”. Washington Post Foreign Service (Washington Post Foreign Service). Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 12 năm 2006. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2006. ‘... "an accelerated increase in child prostitution" in the country... blamed largely on the unofficial promotion of sex tourism in Costa Rica over the Internet.’
- ^ “Costa Rica”. The Protection Project. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 12 năm 2006. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2006. “...has come to rival Thailand and the Philippines as one of the world’s leading destinations for sex tourism.”
- ^ www.state.gov Background Note: Costa Rica - People
- ^ https://www.cia.gov/library/publications/the-world-factbook/geos/cs.html#People
- ^ The Phonemes of Costa Rican Spanish, O. L. Chavarria-Aguilar Language, Vol. 27, No. 3 (Jul. - Sep., 1951), pp. 248-253
- ^ http://www.incae.edu/ES/biblioteca/historia_incae/pdf/incae_espanol.pdf
- ^ http://www.wes.org/eWENR/06aug/latinamerica.htm
- ^ http://www.harrisinteractive.com/services/bschools.asp
Tham khảo
Liên kết ngoài
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và phương tiện truyền tải về Costa Rica |
- Costa Rica tại DMOZ (trang đề nghị)
- Costa Rica Directory
- Costa Rica Surf Reports
- Costa Rica Map Project
- Catholic Church in Costa Rica (tiếng Tây Ban Nha)
- Costa Rica Hotel Landmark Historic Patrimonial (tiếng Tây Ban Nha)
- Environmental News from Costa Rica (tiếng Tây Ban Nha)
- Chính phủ và chính quyền
- Casa Presidencial (tiếng Tây Ban Nha) Official presidential site.
- Instituto Nacional de Biodiversidad, National Biodiversity Institute.
- Las Constituciones De Costa Rica De 1821-1949 (tiếng Tây Ban Nha) Costa Rican Constitution
- Costa Rica Tourist Board (tiếng Anh) Costa Rica Official Web Site
- Quốc ca
- Himno Nacional de Costa Rica (tiếng Tây Ban Nha) National Anthem Lyrics
- Du lịch
Wikivoyage có chỉ dẫn du lịch về Costa Rica |
|
|
El Salvador
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
República de El Salvador Cộng hòa El Salvador |
|||||
---|---|---|---|---|---|
|
|||||
Khẩu hiệu | |||||
Dios, Unión, Libertad (tiếng Tây Ban Nha: "Thượng Đế, Thống nhất, Tự do") |
|||||
Quốc ca | |||||
Saludemos la Patria orgullosos (tiếng Tây Ban Nha: "Chúng ta (cùng) chào Tổ quốc kiêu hùng" |
|||||
Hành chính | |||||
Chính phủ | Cộng hòa | ||||
Tổng thống | Mauricio Funes | ||||
Ngôn ngữ chính thức | tiếng Tây Ban Nha | ||||
Thủ đô | San Salvador |
||||
Thành phố lớn nhất | San Salvador | ||||
Địa lý | |||||
Diện tích | 21.040 km² (hạng 149) | ||||
Diện tích nước | 1,5% % | ||||
Múi giờ | UTC-6 | ||||
Lịch sử | |||||
Ngày thành lập | 15 tháng 9 năm 1821 1842 |
||||
Dân cư | |||||
Dân số ước lượng (2005) | 6.822.378 người (hạng 98) | ||||
Mật độ | 318,7 người/km² (hạng 22) | ||||
Kinh tế | |||||
GDP (PPP) (2005) | Tổng số: 34,15 tỷ đô la Mỹ | ||||
HDI (2003) | 0,722 trung bình (hạng 104) | ||||
Đơn vị tiền tệ | Đô la Mỹ (USD ) |
||||
Thông tin khác | |||||
Tên miền Internet | .sv |
Sau cuộc chinh phục của người Tây Ban Nha, địa danh được đổi thành Provincia De Nuestro Señor Jesucristo El Salvador Del Mundo tức là "Tỉnh thành của Đức Chúa Ki Tô, đấng Cứu Thế", sau rút ngắn lại là "El Salvador".
El Salvador nằm bên bờ Thái Bình Dương, giữa Guatemala và Honduras.
Lịch sử
Vào thời kì tiền Colombo, vùng lãnh thổ này chịu ảnh hưởng của nền văn minh Maya, rồi đến nền văn minh của người Indian Pipil với việc thành lập vương quốc Cuscatlán (vùng Đá quý). Năm 1524, Pedro de Alvarado, người Tây Ban Nha, chinh phục El Salvador. Quốc gia này thoát khỏi sự cai trị của Tây Ban Nha năm 1821 và trở thành một phần của đế quốc México. Thành viên của Liên hiệp các Tỉnh Trung Mỹ (1823-1838), El Salvador tuyên bố nền cộng hòa năm 1841.Cuối thế kỉ 19, đất nước lại xảy ra các cuộc xung đột liên tục giữa phe tự do và phe bảo thủ. Dưới chế độ độc tài của Tướng Maximiliano Martinez (1931-1944), nông dân nổi dậy chống đối và bị đàn áp dã man (1932). Năm 1950, Đại tá Oscar Osorio lên cầm quyền và thực hiện những cải cách xã hội.
Năm 1972, quân đội áp đặt ứng cử viên của họ để gạt bỏ ứng cứ viên đối lập, José Napoleón Duarte. Từ đó, chiến tranh du kích và khủng bố hoành hành khắp đất nước. Năm 1977, nội chiến bùng nổ. Năm 1979, nhóm đảo chính lên cầm quyền và được Hoa Kì ủng hộ. Từ năm 1980, Tổng thống J. N. Duarte tiến hành cải cách ruộng đất.
Năm 1992, các cuộc thương lượng giữa Chính phủ với lực lượng du kích kháng chiến đã dẫn đến việc kí hiệp định hòa bình, chấm dứt 11 năm nội chiến. Năm 1994, Armando Calderón Sol đắc cử Tổng thống. Năm 1997, Mặt trận Giải phóng Dân tộc Farabundo Marti chuyển thành một đảng phái chính trị chiếm được 27 trong tổng số 84 ghế trong cuộc bầu cử lập pháp. Năm 1999, Francisco Flores trở thành Tổng thống mới.
Chính trị
El Salvador theo chế độ Cộng hoà Tổng thống. Tổng thống vừa là nguyên thủ quốc gia vừa là người đứng đầu Chính phủ, được bầu trực tiếp, nhiệm kỳ 5 năm.Quốc hội: nhất viện gồm 84 nghị sĩ được bầu cho nhiệm kỳ 3 năm và có quyền tái cử.
Toà án tối cao: gồm 14 quan toà do Quốc hội bổ nhiệm, ngoài ra có các toà án các cấp.
Các đảng phái chính trị: El Salvador theo chế độ đa đảng. Các đảng chính là: Đảng Mặt trận giải phóng dân tộc Pha-ra-bun-đô Mác-ti (FMLN – cầm quyền), Liên minh Cộng hoà Quốc gia (ARENA), Đảng Dân chủ Thiên chúa giáo (PDC), Đảng Hoà giải dân tộc (PCN)…
Địa lí
Quốc gia nhỏ và có mật độ dân số cao ở Trung Mỹ; Nam và Tây Nam giáp Thái Bình Dương, Bắc giáp Guatemala, Đông giáp Honduras. Địa hình gồm đồng bằng ven biển với đặc điểm khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, hai dãy núi lửa (đỉnh Santa Ana. 2.386 m) bao quanh vùng cao nguyên có không khí trong lành, nơi dòng sông Lempa chảy ngang qua và tập trung phần lớn dân cư trong nước.Kinh tế
Nền kinh tế El Salvador chủ yếu dựa vào kiều hối từ Mỹ và nông nghiệp với những sản phẩm truyền thống miền nhiệt đới. Từ tháng 1 năm 2001, Chính phủ El Salvador quyết định sử dụng đồng đô la Mỹ thay thế cho đồng colong nội tệ. Nguồn thu nhập ngoại tệ cơ bản của đất nước dựa vào gần 3 tỷ USD kiều hối / năm. Chính phủ El Salvador chủ trương mở thị trường xuất khẩu mới, hỗ trợ đầu tư nước ngoài và hiện đại hoá hệ thống thuế.Nông nghiệp chủ yếu phát triển các loại cây lương thực: ngô, kê, đậu và lúa, mía và cà phê. Đường, bông vải gỗ, cà phê là các mặt hàng xuất khẩu chính. Một số ngành công nghiệp (hóa dầu, lọc dầu, xi măng, dệt...) phát triển nhờ công trình thủy điện sông Lempa. Cuộc nội chiến (1977-1992) đã làm cho đất nước rơi vào tình trạng kiệt quệ. Mặc dầu Chính phủ áp dụng biện pháp khắc khổ và kiểm soát được nạn lạm phát nhưng vẫn không tạo được niềm tin đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Tham khảo
Liên kết ngoài
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về El Salvador |
|
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và phương tiện truyền tải về El Salvador |
Thể loại:
Guatemala, tên chính thức Cộng hoà Guatemala (tiếng Tây Ban Nha: República de Guatemala, IPA: [re'puβlika ðe ɰwate'mala], Tiếng Việt: Cộng hòa Goa-tê-ma-la[1]), là một quốc gia tại Trung Mỹ, ở phần phía nam Bắc Mỹ, giáp biên giới với Mexico ở phía tây bắc, Thái Bình Dương ở phía tây nam, Belize và Biển Caribe ở phía đông bắc, và Honduras cùng El Salvador ở phía đông nam.
Khi được tin người Tây Ban Nha đã chinh phục được đế quốc Aztec ở Mexico thì bộ tộc K'iche ở Guatemala gửi sứ thần ra bắc bái yết Hernán Cortés và xin triều cống, nhận làm thuộc quốc. Bấy giờ là năm 1521. Hai năm sau Cortés phái Pedro de Alvarado vào Guatemala giám sát tình hình, dẫn theo 173 kỵ binh, 300 lính Tây Ban Nha cùng 200 quân Mexico thuộc bộ tộc Tlaxcala. Người K'iche thấy Tây Ban Nha động binh bèn chống cự lại nhưng thua to ở trận Quetzaltenango. Kinh thành Utatlán của K'iche bị đốt rụi. Chính quyền Tây Ban Nha từ đó trực tiếp cai trị xứ Guatemala, lấy Iximché làm thủ phủ. Năm 1527 vì tình hình bất an Alvarado bỏ Iximché, dời đô về Santiago de los Caballeros để dễ bề phòng thủ hơn. Dù vậy các bộ tộc miền núi như nhóm Achi' vẫn không quy phục nên vùng Alta Verapaz vẫn độc lập nhưng ngược lại nhờ hoạt động truyền giáo của Giáo hội Công giáo La Mã, ảnh hưởng của Tây Ban Nha dần dần lan rộng. Đến năm 1540 thì dân miền núi cũng công nhận chính quyền thuộc địa. Một số nhà truyền giáo, nổi tiếng nhất là tu sĩ Bartolomé de las Casas, đã bảo vệ người bản xứ khi quân đội Tây Ban Nha đàn áp thổ dân. Tuy nhiên Giáo hội thì thi hành chính sách hủy diệt các thư tịch cổ, và hầu như tất cả các sách vở Maya trước thế kỷ 16 nay đã thất truyền. Một số ít còn sót lại gồm có: Popol Vuh, Anales de los Kakchiqueles, và Chilam Balam. Những văn bản này may mắn là được các nhà truyền giáo Tây Ban Nha sau khi phát hiện đã cất giữ nên còn đến nay.
Cuộc xâm chiếm của người Tây Ban Nha cũng để lại hai hậu quả lớn. Thứ nhất là bệnh truyền nhiễm như bệnh dịch hạch, đậu mùa, thương hàn, sởi, đã theo chân người Âu Châu tàn phá nhiều nhóm thổ dân vì người bản xứ không có quá khứ miễn dịch để chống các căn bệnh này. Dân số bản xứ vì đó bị giảm thiểu trầm trọng. Có nguồn nhận xét rằng 3/4 thổ dân đã tử vong vì nhiễm bệnh.
Hậu quả thứ hai là địa danh "Goathemala" đã khai sinh sau cuộc xâm lăng của người Tây Ban Nha. Danh hiệu này có nguồn gốc từ tiếng thổ dân có nghĩa là "Xứ rậm cây" nhưng đến thế kỷ 16 mới có mặt trong văn bản.
Năm 1776 một chuỗi động đất lớn gây thiệt hại đáng kể, tàn phá thủ phủ Santiago de los Caballeros khiến chính quyền địa phương phải bỏ địa điểm cũ và dời đến thung lũng Ermita về phía đông-bắc, lập nên Thành phố Guatemala, tức thủ đô của Guatemala ngày nay. Cố đô Santiago sau đó gọi là Antigua Guatemala tức cựu kinh.
Ngày 15 tháng 9, 1821, Guatemala trở thành một quốc gia độc lập. Nước Cộng hòa Guatemala mới gồm phần vùng Soconusco, và nơi hiện là các quốc gia El Salvador, Honduras, Nicaragua, và Costa Rica. 1.5 triệu dân nước này tập trung tại các trung tâm đô thị.
Năm 1821, tỉnh El Salvador thuyết phục được các tỉnh khác của Guatemala gia nhập Đế chế Mexico, một ý tưởng của Agustin Iturbide. Nhưng một năm sau Iturbide buộc phải thoái vị, đế chế của ông sụp đổ và Guatemala tách khỏi Mexico, mất hai vùng Chiapas và Soconusco.
Các tỉnh của Guatemala tạo thành Liên hiệp các Tỉnh Trung Mỹ, cũng được gọi là Liên bang Trung Mỹ (Federacion de Estados Centroamericanos). Thành phố thủ đô vẫn là Thành phố Guatemala, ngày nay đây vẫn là thành phố đông đúc nhất Trung Mỹ.
Một giai đoạn bất ổn chính trị nối tiếp sau đó, càng trầm trọng thêm với sự sụp đổ của thị trường añil (màu chàm) thế giới, sản phẩm xuất khẩu chính của nước này sang Châu Âu, vì sự phát minh thuốc nhuộm nhân tạo. Việc này khiến các tỉnh tách khỏi Liên bang, từ năm 1838 đến năm 1840, bắt đầu với Costa Rica, và Guatemala trở thành một quốc gia độc lập.
Guatemala từ lâu đã tuyên bố chủ quyền với toàn bộ lãnh thổ của nước Belize láng giềng, trước kia là một phần của thuộc địa Tây Ban Nha, và sau này đã bị Vương quốc Anh chiếm đóng. Guatemala đã công nhận nền độc lập của Belize năm 1991, nhưng tranh cãi chủ quyền giữa hai nước vẫn chưa được dàn xếp. Những cuộc đàm phán hiện đang diễn ra dưới sự bảo trợ của Tổ chức Quốc gia Châu Mỹ để giải quyết vấn đề. Xem: [1] và trang của OAS [2]
Giai đoạn này cũng là thời điểm khởi đầu cuộc Chiến tranh lạnh giữa Hoa Kỳ và Liên Xô ghi dấu ấn trong lịch sử Guatemala. Năm 1954, người kế nhiệm sau cuộc bầu cử tự do của Arévalo là Jacobo Arbenz bị một nhóm người Guatemala được Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA) hậu thuẫn lật đổ, sau khi chính phủ sung công những vùng đất bỏ hoang thuộc sở hữu của Liên minh Công ty Hoa quả, một công ty buôn chuối có trụ sở tại Mỹ. Mật hiệu của CIA cho vụ đảo chính này là Chiến dịch PBSUCCESS, lần thành công thứ hai trong việc lật đổ một chính phủ nước ngoài của CIA. Thời gian cầm quyền quân sự sau đó, bắt đầu bằng nhà độc tài Carlos Castillo Armas, dẫn tới hơn 30 nội chiến, từ 1960, gây ra cái chết của ước tính 200.000 thường dân Guatemala. Vì chính quyền quân sự sử dụng các biện pháp tra tấn, bắt cóc, chiến tranh "tiêu thổ" không hạn chế và các biện pháp tàn bạo khác, đất nước đã trở thành một xã hội cùng khổ.
Từ thập kỷ 1950 tới thập kỷ 1990 (chỉ có một giai đoạn ngừng viện trợ quân sự trong giai đoạn giữa 1977 và 1982), chính phủ Hoa Kỳ trực tiếp hỗ trợ quân đội Guatemala trong huấn luyện và vũ khí cũng như cung cấp tiền bạc. Các lực lượng quân sự đặc biệt Hoa Kỳ (Mũ nồi Xanh) được gửi tới Guatemala để biến quân đội nước này trở thành một "lực lượng chống nổi lạon hiện đại" và biến nó trở thành đội quân mạnh nhất, tinh vi nhất vùng Trung Mỹ. Sự dính líu của CIA gồm cả việc huấn luyện 5.000 lính người Cuba chống đối Fidel Castro và dùng máy bay vận chuyển lực lượng này vào trong lãnh thổ Cuba trong sự kiện sau này được gọi là Sự kiện Vịnh con Lợn năm 1961. Năm 1999, tổng thống khi ấy của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ Bill Clinton nói rằng Hoa Kỳ đã sai lầm khi cung cấp viện trợ cho các lực lượng quân đội Guatemala, lực lượng đã thực hiện những hành động giết dân thường tàn bạo [3].
Năm 1982, bốn nhóm Mác xít thành lập tổ chức du kích Tổ chức Cách mạng Thống nhất Quốc gia Guatemala (URNG).
Năm 1992, Giải Nobel Hòa bình được trao cho Rigoberta Menchú, một nhà hoạt động nhân quyền người bản xứ, vì những nỗ lực lôi kéo sự chú ý quốc tế tới cuộc diệt chủng được chính phủ hậu thuẫn chống lại những người bản xứ.
Cuộc chiến tranh đẫm máu dài 36 năm chấm dứt năm 1996 với một thỏa thuận hòa bình giữa phe du lích và chính phủ của Tổng thống Álvaro Arzú, với sự hỗ trợ của Liên hiệp quốc. Hai bên đều có những sự nhượng bộ lớn. Các trung tâm đô thị thuộc quyền kiểm soát của quân đội trong khi URNG tiếp tục có sự hiện diện mạnh mẽ ở vùng nông thôn. Theo Ủy ban Lòng tin do Liên hiệp quốc đỡ đầu, các lực lượng chính phủ và bán quân sự là thủ phạm gây ra hơn 90% các vụ vi phạm nhân quyền trong chiến tranh. Trong mười năm đầu tiên, số nạn nhân của những vụ khủng bố được chính phủ hậu thuẫn chủ yếu là sinh viên, công nhân, nhà chuyên nghiệp, và các nhân vật đối lập thuộc mọi khuynh hướng chính trị, nhưng ở những năm sau này, số nạn nhân lên tới hàng nghìn người chủ yếu là nông dân Maya và những người dân thường. Hơn 450 làng Maya đã bị phá hủy và hơn 1 triệu người trở thành người tị nạn. Đây được coi là một trong những vụ thanh lọc sắc tộc tồi tệ nhất tại Mỹ La tinh thời hiện đại. Ở một số vùng, như Baja Verapaz, Ủy ban Lòng tin cho rằng chính phủ Guatemala đã thực hiện một chính sách diệt chủng có chủ định chống lại một số nhóm sắc tộc.
Từ hiệp định hòa bình, Guatemala đã có được các cuộc bầu cử dân chủ, gần đây nhất là vào năm 2003. Tuy nhiên, nạn tham nhũng vẫn lan tràn ở mọi cấp chính phủ, con số các đảng chính trị tăng liên tục và không ổn định. Một lượng lớn các hồ sơ của Cảnh sát Quốc gia đã được khám phá vào tháng 12 năm 2005 tiết lộ những biện pháp an ninh chính phủ đã thực hiện nhằm đương đầu với tình trạng nổi dậy của người dân thời nội chiến [4].
Các đảng phái chính cí: Đảng Dân chủ Thiên chúa giáo (DCG); Đảng Tiến bộ quốc gia (PAN); Phong trào Giải phóng dân tộc (MLN); Đảng Dân chủ xã hội (PSD); Đảng Cách mạng (PR); Mặt trận Cộng hòa Guatemala (FRG); Liên minh Dân chủ (UD).
Các bộ gồm:
Guatemala là quốc gia có mức độ tập trung trung ương cao, tương tự như Pháp. Văn hoá, giao thông vận tải, viễn thông, kinh doanh, chính trị, hội sở, và đa số các hoạt động đô thị khác đều tập trung ở Guatemala City
cũng là thành phố hiện đại nhất Trung Mỹ. Sự nổi trội này khiến thị
trưởng Guatemala trở thành nhân vật chính trị đứng thứ hai trong nước,
chỉ sau Tổng thống và đây cũng là chức vụ nền tảng cần thiết trước khi
tiến vào dinh tổng thống, Berger trước khi trở thành tổng thống cũng từng là thị trưởng Guatemala.
Guatemala City là thành phố khá lớn với khoảng 2 triệu dân sinh sống trong khu vực nội thành và 5 triệu tại các khu vực xung quanh, chiếm một số lượng đông đảo so với tổng số 12 triệu dân cả nước.
Trong suốt lịch sử Guatemala đã trải qua nhiều thay đổi. Một số thay đổi nhỏ, nhưng một số thay đổi mang lại những ảnh hưởng to lớn trên quốc gia. Từ khi nền văn minh hiện đại bắt đầu phát triển tại Guatemala, nó đã gây ra hàng loạt các vấn đề chính trị. Các vấn đề này, theo một số mặt, là đặc trưng các quốc gia vùng Trung Mỹ, khiến các nhà lãnh đạo phải đau đầu đối phó.
Tất cả các thành phố lớn đều nằm ở phần phía nam đất nước. Các thành phố chính gồm thủ đô Guatemala City, Quetzaltenango và Escuintla. Hồ lớn nhất Lago de Izabal nằm gần bờ biển Caribe.
Vị trí của Guatemala gần biển Caribe và Thái Bình Dương khiến nước này trở thành mục tiêu của nhiều cơn bão lớn, gồm cả trận Bão Mitch năm 1998 và Bão Stan năm 2005, làm thiệt mạng hơn 1.500 người.
Việc ký kết hiệp ước hòa bình đã chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài hàng thập kỷ, dỡ bỏ chướng ngại cho đầu tư nước ngoài. Năm 1998, Bão Mitch gây ra thiệt hại cho Guatemala ở mức thấp so với các quốc gia láng giềng, đặc biệt là Honduras.
Những thách thức còn lại gồm tăng cường nguồn thu của chính phủ, đảm phán để có được viện trợ cao hơn nữa từ quốc tế, và tăng năng lực cũng như tính mở của chính phủ và các cơ sở tài chính tư nhân.
Năm 2005, dù có những cuộc biểu tình phản đối lướn trên đường phố, nghị viện Guatemala đã phê chuẩn Thỏa thuận Tự do Thương Mại Cộng hòa Dominica-Trung Mỹ (DR-CAFTA) giữa nhiều quốc gia Trung Mỹ và Hoa Kỳ. Tuy nhiên, vì những thiệt hại khá lớn và ảnh hưởng tới kinh tế do cơn Bão Stan gây ra tháng 10, 2005, chính phủ đang đánh giá khả năng thực hiện các cơ cấu thỏa thuận trong tương lai và thời gian bắt đầu thực thi các điều khoản của DR-CAFTA vào tháng 2 năm 2006.
Dù đa số dân cư Guatemala sống ở các vùng thôn quê, quá trình đô thị hoá đang tăng tốc. Guatemala City (gần 3 dân) đang mở rộng với tốc độ nhanh, và Quetzaltenango, thành phố lớn thứ hai (xấp xỉ 300 ngàn dân), cũng đang mở rộng. Di cư từ nông thôn ra thành thị được thúc đẩy bởi sự sao lãng của chính phủ với vùng nông thôn, cộng thêm giá cả hàng nông sản thấp, các điều kiện lao động nặng nhọc, sự tập trung đất trồng trọt vào tay một số gia đình giàu có, và nhận thức (thường là sai lệch) về đồng lương cao sẽ có được trong các thành phố. Nói chung các nông dân nghèo thường tới những khu vực ngoại ô thành phố, sống một cuộc sống bấp bênh trên các sườn núi.
Tôn giáo chủ yếu là Cơ đốc giáo La Mã. Đạo Tin Lành và các tôn giáo Maya được khoảng 33% và 1% tín ngưỡng. Thường những lễ nghi truyền thống Maya được kết hợp vào trong các nghi lễ và tín ngưỡng Thiên chúa giáo, một quá trình được gọi là thuyết hổ lốn.
Năm 1900, dân số Guatemala là 885.000 [5]. Trong thế kỷ hai mươi dân số nước này đã tăng thêm mười bốn lần, tốc độ tăng trưởng cao nhất Tây Bán Cầu. Quá trình di cư ngày càng mạnh của người dân Guatemala sang Hoa Kỳ khiến số lượng các cộng đồng người Guatemala tại California, Florida, Illinois, New York,Texas và nhiều nơi khác không ngừng phát triển từ thập niên 1970.
Hiệp định hòa bình được ký kết tháng 12 năm 1996 cho phép một số văn bản chính thức và các giấy tờ bầu cử được dịch sang các ngôn ngữ bản xứ, và giúp những người không nói tiếng Tây Ban Nha có quyền được phiên dịch tại các vụ xét xử. Hiệp định hòa bình cũng khiến cho hệ thống giáo dục song ngữ tiếng Tây Ban Nha và các loại tiếng bản xứ được đưa vào áp dụng. Tuy nhiên, việc người Guatemala nói tiếng Tây Ban Nha học hay sử dụng thêm một ngôn ngữ khác của đất nước hiếm khi xảy ra.
Tôn giáo Maya truyền thống cũng ngày càng được nhiều người tin theo nhờ kết quả của chính sách bảo hộ truyền thống theo hiệp định hòa bình. Chính phủ đã đưa ra chính sách cung cấp án thờ cho mọi tàn tích Maya trong nước để làm nơi tổ chức các nghi lễ.
Ngoài ra cũng có các cộng đồng nhỏ Do Thái giáo (khoảng 1200), Hồi giáo (1200), và thành viên của các tín ngưỡng khác.
Lãnh đạo Cơ đốc giáo La Mã của Guatemala hiện nay là Ngài Álvaro Leonel Ramazzini Imeri.
Honduras, tên chính thức Cộng hoà Honduras, (đọc là Ôn-đu-rát) trước kia thường được gọi là Honduras Tây Ban Nha, là một quốc gia tại Trung Mỹ, giáp biên giới với Guatemala ở phía tây, El Salvador ở phía tây nam, Nicaragua ở phía đông nam, phía nam giáp với Thái Bình Dương và phía bắc là Vịnh Honduras và Biển Caribe, Belize (trước kia là Honduras Anh Quốc) nằm cách 75 kilômét (50 dặm), phía bên kia vịnh Honduras.
Thành phố Copán có từ thời tiền Colombo nằm ở cực tây Honduras, tại khu Copán gần biên giới với Guatemala. Đây là một thành phố chính của người Maya đã phát triển rực rỡ thời cổ đại (150-900 CN). Thành phố có nhiều bia và văn bản khắc đẹp. Vương quốc Xukpi cổ, đã phát triển thịnh vượng từ thế kỷ thứ 5 Công nguyên tới đầu thế kỷ thứ 9, tiền thân của vương quốc này có niên đại từ ít nhất thế kỷ thứ 2 Công Nguyên. Nền văn minh Maya đã thay đổi vào thế kỷ thứ 9, họ ngừng viết các văn bản tại Copan, nhưng có bằng chứng cho thấy người dân vẫn còn sinh sống trong và xung quanh thành phố cho tới ít nhất năm 1200. Khi người Tây Ban Nha tới Honduras, thành phố từng một thời thịnh vượng Copán đã bị rừng già xâm chiếm.
Trong chuyến đi thứ tư, cũng là chuyến đi cuối cùng đến Thế giới mới của mình, Christopher Columbus đã tới bờ biển Honduras năm 1502, và đổ bộ gần thị trấn Trujillo ngày nay, tại một nơi nào đó gần Phá Guaimoreto. Sau khi được người Tây Ban Nha khám phá, Honduras trở thành một phần của đế chế Tây Ban Nha rộng lớn tại Thế giới Mới bên trong Vương quốc Guatemala. Người Tây Ban Nha cai trị Honduras trong gần ba thế kỷ.
Honduras tuyên bố độc lập khỏi Tây Ban Nha ngày 15 tháng 9, 1821 cùng với các tỉnh còn lại của Trung Mỹ. Năm 1822 Quốc gia Trung Mỹ được sáp nhập vào Đế chế Mexico mới được thành lập của Iturbide. Đế chế Iturbide bị lật đổ năm 1823 và Trung Mỹ tách khỏi nó, thành lập nên Liên bang các Tỉnh Thống nhất, liên bang này giải tán năm 1838. Các bang quả Liên bang trở thành các quốc gia độc lập.
Sau vụ tấn công Trân Châu Cảng, Honduras gia nhập Đồng Minh ngày 8 tháng 12, 1941. Chưa tới một tháng sau, ngày đầu tiên năm 1942, Honduras, cùng với 25 chính phủ khác ký kết Tuyên bố của Liên minh Quốc gia
Cái gọi là Chiến tranh Bóng đá năm 1969 nổ ra với El Salvador. Sau khi Oswaldo López Arellano, tổng thống trước kia của Honduras, cho rằng nền kinh tế yếu kém của nước này có nguyên nhân từ số lượng người nhập cư quá đông đảo từ El Salvador, giữa hai nước luôn có sự căng thẳng. Từ thời điểm đó, quan hệ giữa El Salvador và Honduras không được cải thiện. Nó xấu đi khi El Salvador gặp Honduras ở một trận đấu vòng ba World Cup. Căng thẳng gia tăng, và vào ngày 14 tháng 7, 1969, quân đội Salvador tung ra cuộc tấn công vào Honduras. Tổ chức các Quốc gia Châu Mỹ đã đàm phán một ngừng bắn bắt đầu có hiệu lực ngày 20 tháng 7, và quân đội Salvador rút quân vào đầu tháng 8. Cuộc chiến kéo dài chỉ khoảng 100 tiếng đồng hồ và dẫn tới cuộc chạy đua vũ trang giữa hai nước.
Trong thập kỷ 1980, Hoa Kỳ đã thiết lập sự hiện diện quân sự tại Honduras với mục tiêu ủng hộ lực lượng chống Sandinista Contras chiến đấu chống chính phủ Nicaragua và hỗ trợ các cuộc tấn công quân sự của El Salvador chống lực lượng du kích FMLN. Dù không bị ảnh hưởng bởi những cuộc nội chiến đẫm máu đang tàn phá đất nước láng giềng, quân đội Hondura vẫn tiến hành các chiến dịch bí mật chống lại những người cánh tả.
Bão Fifí đã gây ra thiệt hại to lớn khi tràn vào bờ biển phía bắc Honduras ngày 18 và 19 tháng 9, 1974. Nhiều năm sau, Bão Mitch đã tàn phá và làm suy yếu hệ thống kinh tế Honduras năm 1998.
Honduras có năm đảng chính trị đăng ký chính thức: PNH, PLH, phe Dân chủ Xã hội (Partido Innovación Nacional y Social Demócrata: PINU-SD), Dân chủ Thiên chúa giáo (Partido Demócrata-Cristiano: DC), và Dân chủ Thống nhất (Partido Unificación Democrática: UD). PNH và PLH đã cầm quyền đất nước trong nhiều thập kỷ. Những năm vừa qua, Honduras đã có năm vị tổng thống thuộc phái Tự do: Roberto Suazo Córdova, José Azcona del Hoyo, Carlos Roberto Reina, Carlos Roberto Flores và Manuel Zelaya, và hai người theo phe Quốc gia: Rafael Leonardo Callejas Romero và Ricardo Maduro. Cuộc bầu cử đã gây ra nhiều tranh cãi, gồm cả vấn đề về việc Azcona sinh ra tại Honduras hay Tây Ban Nha, hay Maduro đúng ra phải khai báo nơi sinh tại Panama.
Năm 1963 một cuộc đảo chính quân sự chống lại tổng thống bầu cử dân chủ Villegas Morales diễn ra và một hội đồng quân sự được thành lập để lãnh đạo đất nước mà không tổ chức một cuộc bầu cử nào cho tới tận năm 1981 với nhiều người lãnh đạo khác nhau. Cùng trong năm này Suazo Córdova (LPH) được bầu làm tổng thống Honduras chuyển từ chế độ cầm quyền quân sự sang bầu cử dân chủ.
Năm 1986, Azcona del Hoyo được bầu thông qua "Phương án B," khi Azcona không có được đa số phiếu bầu. Tuy nhiên, năm ứng cử viên Tự do và bốn ứng cử viên Quốc gia đều cùng tham gia vào cuộc bầu tổng thống, và "Phương án B" đòi hỏi mọi phiếu bầu từ mọi ứng cử viên thuộc cùng một đảng đều phải được tính dồn chung. Azcona sau đó lên làm tổng thống. Năm 1990, Callejas thắng cử với khẩu hiệu "Llegó el momento del Cambio," (Thời gian cho sự Thay đổi đã đến), vốn bị chỉ trích nặng nề vì mang hơi hướng chiến dịch chính trị "ARENAs" của El Salvador. Callejas Romero nổi tiếng vì làm giàu bất hợp pháp. Callejas từng là đối tượng của nhiều vụ scandal và lời buộc tội trong hai thập kỷ sau. Năm 1998, dưới thời cầm quyền của Flores Facusse, Bão Mitch ập vào trong nước và mọi chỉ số phát triển kinh tế đã bị thụt lùi chỉ sau 5 ngày.
Năm 2004 các cuộc bầu cử được tổ chức riêng biệt cho chức vụ thị trưởng, nghị viện và tổng thống. Con số ứng cử viên cho cuộc bầu cử tổng thống năm 2005 tăng cao hơn trước.
Các đảng Quốc gia và Tự do đều là các đảng chính trị riêng biệt với đội ngũ ủng hộ và đảng viên riêng biệt, nhưng một số người đã chỉ ra rằng lợi ích và các chính sách của họ trong suốt 23 năm ngắt quãng của nền dân chủ rất giống nhau. Chúng thường được cho là chỉ phục vụ cho lợi ích riêng của đảng viên, đảng viên có được việc làm khi đảng của mình chiến thắng, và mất việc khi đảng thất cử. Cả hai phe đều được cho là theo đuôi tầng lớp lãnh đạo xã hội, những người sở hữu hầu như mọi tài sản quốc gia, và không phe nào thực thi các lý tưởng xã hội, thậm chí theo nhiều cách Honduras được điều hành như kiểu một quốc gia xã hội chủ nghĩa kiểu cũ, với việc kiểm soát giá cả và quốc hữu hóa ngành điện cũng như các dịch vụ viễn thông.
Tuy nhiên, bộ máy của tổng thống Maduro đã "bỏ quốc hữu hoá" lĩnh vực viễn thông trong một động thái nhằm đầy nhanh sự phát triển của nó trong cộng đồng dân cư. Tới tháng 11 năm 2005, có khoảng 10 công ty viễn thông tư nhân hoạt động trên thị trường Honduras, trong đó có hai công ty điện thoại di động.
Lãnh thổ Honduras chủ yếu gồm đồi núi (~81%), nhưng cũng có những đồng bằng hẹp chạy dọc ven biển, một vùng rừng rậm đất thấp còn hoang sơ ở phía đông bắc La Mosquitia và vùng đất thấp rất đông người ở tại thung lũng San Pedro Sula ở phía tây bắc. Tại La Mosquitia có địa điểm di sản thế giới của UNESCO là Río Plátano Biosphere Reserve, với con Sông Coco là biên giới tự nhiên với Nicaragua. Xem Các con sông Honduras.
Các nguồn tài nguyên thiên nhiên gồm gỗ, vàng, bạc, đồng, chì, kẽm, sắt quặng, antimony, than, cá, tôm, và thủy điện.
Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế xếp hạng Honduras là một trong Những nước nghèo nợ nhiều nhất đủ tư cách để được hưởng quy chế giảm nợ, và việc giảm nợ đã được thông qua năm 2005.
Cả lĩnh vực điện (ENEE) và viễn thông (HONDUTEL) đều do các công ty độc quyền nhà nước đảm nhiệm, ENEE được chính phủ trợ cấp nhiều vì những vấn đề tài chính kinh niên của nó. Tuy nhiên, HONDUTEL không còn được độc quyền nữa, lĩnh vực viễn thông đã được mở cửa sau ngày 25 tháng 12, 2005; đây là một trong những yêu cầu trước khi áp dụng CAFTA. Giá cả xăng dầu được kiểm soát, một số mặt hàng cơ bản khác cũng được Nghị viện áp đặt chế độ kiểm soát giá trong những khoảng thời gian ngắn.
Sau nhiều năm giảm giá so với đồng dollar Mỹ, đồng Lempira đã ổn định ở mức 19 Lempiras trên 1 dollar.
Năm 2005 Honduras đã ký CAFTA (Thỏa thuận Thương mại Tự do với Hoa Kỳ). Tháng 12 năm 2005, cảng chính của Honduras là Puerto Cortes tham gia vào trong Sáng kiến An ninh Container của Hoa Kỳ.
Người Chortí (hậu duệ người Maya), Pech hay Paya, Tolupan hay Xicaque, Lenca, Sumo hay Tawahka, và Miskito vẫn tồn tại, và hầu như vẫn giữ ngôn ngữ của mình, trừ người Lenca. Đa số những người dân này đều sống rất nghèo khổ.
Một người Honduras có thể được gọi là Catracho hay Catracha (nữ) trong tiếng Tây Ban Nha. Từ này xuất phát từ họ của một vị tướng Honduras gốc pháp Florencio Xatruch, người đã chỉ huy các lực lượng vũ trang bảo vệ lãnh thổ trước các cuộc xâm lược của tên cướp đất Bắc Mỹ William Walker năm 1857. Tên hiệu được cho là mang tính ca ngợi chứ không có ý xúc phạm.
Một trong những nhà văn nổi tiếng nhất tại Honduras là Ramón Amaya Amador. Những nhà văn khác gồm Roberto Sosa, Eduardo Bähr, Amanda Castro, Javier Abril Espinoza, và Roberto Quesada.
Óscar Andrés Rodríguez Maradiaga là một Hồng y từng là một ứng cử viên tiềm năng cho chức vụ Giáo hoàng trong cuộc Hội nghị các giáo chủ, 2005.
Không nổi tiếng như vị Hồng y, nhưng cũng đáng nhắc tới, là Salvador Moncada, một nhà khoa khọc nổi tiếng thế giới với tác quyền của hơn 12 phát minh thường được nhắc tới, trong đó có cả công trình về nitric oxide. Nghiên cứu về những loại thuốc liên quan đến tim của ông gồm cả việc phát triển Viagra. Moncada làm việc tại Đại học London và trợ cấp cho một tổ chức phi chính phủ ở Tegucigalpa. Ông lấy Công chúa Maria-Esmeralda Bỉ.
Honduras This Week là một tờ báo tiếng Anh đã được xuất bản từ 17 năm qua Tegucigalpa. Trên các quần đảo Roatan, Utila và Guanaja Bay Islands Voice là nguồn tin tức thường xuyên hàng tháng từ năm 2003.
Hai nhà báo nổi tiếng Honduras: Neida Sandoval và Satcha Pretto làm việc cho Univision tại Miami, Florida, Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, ở Honduras đang phát triển mạnh Anh giáo, Trưởng Lão, Phong trào Giám Lý, Giáo hội Cơ Đốc Phục Lâm, Giáo hội Luther, Mặc Môn và Phong trào Ngũ Tuần. Các giáo phái Tin Lành đều có các chủng viện của mình, nhưng vẫn chỉ có "nhà thờ" được công nhận, cũng được phát triển mạnh về số lượng các trường học, bệnh viện, và các tổ chức mục vụ (bao gồm cả trường học, cơ sở y tế riêng của mình) có thể hoạt động. Tổng giám mục Oscar Andres Rodriguez Maradiaga của Giáo hội Công giáo Honduras hiện nay, có ảnh hưởng rất lớn đến cả với chính phủ, các giáo phái Tin Lành khác, và trong giáo hội của mình. Phật giáo, Do Thái giáo, Hồi giáo, Bahá'í, Rastafari và giáo phái bản địa có tồn tại ở nước này.[3]
Phía đông bắc vùng La Mosquitia là Khu dữ trữ sinh quyển Río Plátano, một khu rừng nhiệt đới đất thấp là nơi sinh sống của rất nhiều loài sinh vật. Thỉnh thoảng được gọi là "Lá phổi cuối cùng của Trung Mỹ", khu dự trữ này đã được liệt vào danh sách Di sản thế giới của UNESCO năm 1982.
Bên cạnh những cánh rừng mưa tươi tốt, những khu rừng mây (có thể lên tới độ cao gần ba nghìn mét trên mực nước biển), đước, savannas và các dãy núi với những cây thông và cây sồi, Honduras cũng là nơi có một hệ sinh thái vô giá khác: Mesoamerican Barrier Reef System. Tại Bay Islands không hiếm gặp loài cá heo mũi to, cá đuối, cá vẹt, những tập đoàn tảo bẹ xanh và thậm chí cả những chú cá mập trắng khổng lồ. Những bãi cát trắng, những cây dừa cao vút và không khí vui vẻ miền caribbean là nơi nghỉ ngơi lý tưởng cho những thành phố Trung Mỹ đông đúc.
Bản mẫu:CABEI
Guatemala
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
República de Guatemala | |||||
---|---|---|---|---|---|
|
|||||
Khẩu hiệu | |||||
Libre Crezca Fecundo (tiếng Tây Ban Nha: "Tiến tới tự do và màu mỡ") |
|||||
Quốc ca | |||||
Guatemala Feliz | |||||
Hành chính | |||||
Chính phủ | Cộng hòa dân chủ | ||||
Tổng thống | Óscar Berger | ||||
Ngôn ngữ chính thức | tiếng Tây Ban Nha, v.v. | ||||
Thủ đô | Thành phố Guatemala |
||||
Thành phố lớn nhất | Thành phố Guatemala | ||||
Địa lý | |||||
Diện tích | 108.890 km² (hạng 103) | ||||
Diện tích nước | 0,4% % | ||||
Múi giờ | UTC-6 | ||||
Lịch sử | |||||
Ngày thành lập | 15 tháng 9 năm 1821 | ||||
Dân cư | |||||
Dân số ước lượng (2009) | 13.276.517 người (hạng 70) | ||||
Dân số (tháng 7, 2007) | 12.728.111 người | ||||
Mật độ | 134,6 người/km² (hạng 55) | ||||
Kinh tế | |||||
GDP (PPP) (2005) | Tổng số: 62,78 tỷ đô la Mỹ | ||||
HDI (2003) | 0,663 trung bình (hạng 117) | ||||
Đơn vị tiền tệ | Quetzal (GTQ ) |
||||
Thông tin khác | |||||
Tên miền Internet | .gt |
Mục lục
Lịch sử
Khi được tin người Tây Ban Nha đã chinh phục được đế quốc Aztec ở Mexico thì bộ tộc K'iche ở Guatemala gửi sứ thần ra bắc bái yết Hernán Cortés và xin triều cống, nhận làm thuộc quốc. Bấy giờ là năm 1521. Hai năm sau Cortés phái Pedro de Alvarado vào Guatemala giám sát tình hình, dẫn theo 173 kỵ binh, 300 lính Tây Ban Nha cùng 200 quân Mexico thuộc bộ tộc Tlaxcala. Người K'iche thấy Tây Ban Nha động binh bèn chống cự lại nhưng thua to ở trận Quetzaltenango. Kinh thành Utatlán của K'iche bị đốt rụi. Chính quyền Tây Ban Nha từ đó trực tiếp cai trị xứ Guatemala, lấy Iximché làm thủ phủ. Năm 1527 vì tình hình bất an Alvarado bỏ Iximché, dời đô về Santiago de los Caballeros để dễ bề phòng thủ hơn. Dù vậy các bộ tộc miền núi như nhóm Achi' vẫn không quy phục nên vùng Alta Verapaz vẫn độc lập nhưng ngược lại nhờ hoạt động truyền giáo của Giáo hội Công giáo La Mã, ảnh hưởng của Tây Ban Nha dần dần lan rộng. Đến năm 1540 thì dân miền núi cũng công nhận chính quyền thuộc địa. Một số nhà truyền giáo, nổi tiếng nhất là tu sĩ Bartolomé de las Casas, đã bảo vệ người bản xứ khi quân đội Tây Ban Nha đàn áp thổ dân. Tuy nhiên Giáo hội thì thi hành chính sách hủy diệt các thư tịch cổ, và hầu như tất cả các sách vở Maya trước thế kỷ 16 nay đã thất truyền. Một số ít còn sót lại gồm có: Popol Vuh, Anales de los Kakchiqueles, và Chilam Balam. Những văn bản này may mắn là được các nhà truyền giáo Tây Ban Nha sau khi phát hiện đã cất giữ nên còn đến nay.
Cuộc xâm chiếm của người Tây Ban Nha cũng để lại hai hậu quả lớn. Thứ nhất là bệnh truyền nhiễm như bệnh dịch hạch, đậu mùa, thương hàn, sởi, đã theo chân người Âu Châu tàn phá nhiều nhóm thổ dân vì người bản xứ không có quá khứ miễn dịch để chống các căn bệnh này. Dân số bản xứ vì đó bị giảm thiểu trầm trọng. Có nguồn nhận xét rằng 3/4 thổ dân đã tử vong vì nhiễm bệnh.
Hậu quả thứ hai là địa danh "Goathemala" đã khai sinh sau cuộc xâm lăng của người Tây Ban Nha. Danh hiệu này có nguồn gốc từ tiếng thổ dân có nghĩa là "Xứ rậm cây" nhưng đến thế kỷ 16 mới có mặt trong văn bản.
Thời kỳ thuộc địa
Khi tình hình quân sự đã ổn định hơn thì triều đình Tây Ban Nha cho chỉnh đốn lại việc cai trị, thành lập đơn vị Trấn Guatemala (Capitanía General de Goathemala hay còn gọi là Audiencia de Guatemala) trông coi một dải đất rộng lớn từ phía nam Tân Tây Ban Nha (Nueva España, tức México) đến tận Panama. Đơn vị Guatemala này bao gồm cả Chiapas (nay thuộc México), El Salvador, Honduras, Nicaragua, và Costa Rica. Thủ phủ Santiago de los Caballeros không lâu biến thành đô thị lớn thứ ba ở châu Mỹ La Tinh, chỉ sau Thành phố México và Lima. Vùng đất này không giàu khoáng sản (vàng và bạc) như México và Perú nhưng cung cấp một số nông và lâm sản giá trị như mía, cocoa, phẩm chàm (añil), phẩm đỏ rệp son cùng các loại gỗ quý dùng trong việc xây cất và trang trí các công trình bên mẫu quốc.Năm 1776 một chuỗi động đất lớn gây thiệt hại đáng kể, tàn phá thủ phủ Santiago de los Caballeros khiến chính quyền địa phương phải bỏ địa điểm cũ và dời đến thung lũng Ermita về phía đông-bắc, lập nên Thành phố Guatemala, tức thủ đô của Guatemala ngày nay. Cố đô Santiago sau đó gọi là Antigua Guatemala tức cựu kinh.
Ngày 15 tháng 9, 1821, Guatemala trở thành một quốc gia độc lập. Nước Cộng hòa Guatemala mới gồm phần vùng Soconusco, và nơi hiện là các quốc gia El Salvador, Honduras, Nicaragua, và Costa Rica. 1.5 triệu dân nước này tập trung tại các trung tâm đô thị.
Năm 1821, tỉnh El Salvador thuyết phục được các tỉnh khác của Guatemala gia nhập Đế chế Mexico, một ý tưởng của Agustin Iturbide. Nhưng một năm sau Iturbide buộc phải thoái vị, đế chế của ông sụp đổ và Guatemala tách khỏi Mexico, mất hai vùng Chiapas và Soconusco.
Các tỉnh của Guatemala tạo thành Liên hiệp các Tỉnh Trung Mỹ, cũng được gọi là Liên bang Trung Mỹ (Federacion de Estados Centroamericanos). Thành phố thủ đô vẫn là Thành phố Guatemala, ngày nay đây vẫn là thành phố đông đúc nhất Trung Mỹ.
Một giai đoạn bất ổn chính trị nối tiếp sau đó, càng trầm trọng thêm với sự sụp đổ của thị trường añil (màu chàm) thế giới, sản phẩm xuất khẩu chính của nước này sang Châu Âu, vì sự phát minh thuốc nhuộm nhân tạo. Việc này khiến các tỉnh tách khỏi Liên bang, từ năm 1838 đến năm 1840, bắt đầu với Costa Rica, và Guatemala trở thành một quốc gia độc lập.
Guatemala từ lâu đã tuyên bố chủ quyền với toàn bộ lãnh thổ của nước Belize láng giềng, trước kia là một phần của thuộc địa Tây Ban Nha, và sau này đã bị Vương quốc Anh chiếm đóng. Guatemala đã công nhận nền độc lập của Belize năm 1991, nhưng tranh cãi chủ quyền giữa hai nước vẫn chưa được dàn xếp. Những cuộc đàm phán hiện đang diễn ra dưới sự bảo trợ của Tổ chức Quốc gia Châu Mỹ để giải quyết vấn đề. Xem: [1] và trang của OAS [2]
Thời hiện đại
Tháng 10 năm 1944, nhà độc tài Jorge Ubico bị cuộc cách mạng do sinh viên lãnh đạo lật đổ. Sự kiện này dẫn tới cuộc bầu cử đưa Jose Arévalo, tổng thống bầu cử dân chủ đầu tiên của Guatemala cầm quyền đủ nhiệm kỳ, lên nắm quyền. Các chính sách "Xã hội Thiên chúa giáo" của ông, có cảm hứng từ chính sách New Deal của Hoa Kỳ, bị các chủ đất và tầng lớp giàu có chỉ trích là mang hơi hướng cộng sản.Giai đoạn này cũng là thời điểm khởi đầu cuộc Chiến tranh lạnh giữa Hoa Kỳ và Liên Xô ghi dấu ấn trong lịch sử Guatemala. Năm 1954, người kế nhiệm sau cuộc bầu cử tự do của Arévalo là Jacobo Arbenz bị một nhóm người Guatemala được Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA) hậu thuẫn lật đổ, sau khi chính phủ sung công những vùng đất bỏ hoang thuộc sở hữu của Liên minh Công ty Hoa quả, một công ty buôn chuối có trụ sở tại Mỹ. Mật hiệu của CIA cho vụ đảo chính này là Chiến dịch PBSUCCESS, lần thành công thứ hai trong việc lật đổ một chính phủ nước ngoài của CIA. Thời gian cầm quyền quân sự sau đó, bắt đầu bằng nhà độc tài Carlos Castillo Armas, dẫn tới hơn 30 nội chiến, từ 1960, gây ra cái chết của ước tính 200.000 thường dân Guatemala. Vì chính quyền quân sự sử dụng các biện pháp tra tấn, bắt cóc, chiến tranh "tiêu thổ" không hạn chế và các biện pháp tàn bạo khác, đất nước đã trở thành một xã hội cùng khổ.
Từ thập kỷ 1950 tới thập kỷ 1990 (chỉ có một giai đoạn ngừng viện trợ quân sự trong giai đoạn giữa 1977 và 1982), chính phủ Hoa Kỳ trực tiếp hỗ trợ quân đội Guatemala trong huấn luyện và vũ khí cũng như cung cấp tiền bạc. Các lực lượng quân sự đặc biệt Hoa Kỳ (Mũ nồi Xanh) được gửi tới Guatemala để biến quân đội nước này trở thành một "lực lượng chống nổi lạon hiện đại" và biến nó trở thành đội quân mạnh nhất, tinh vi nhất vùng Trung Mỹ. Sự dính líu của CIA gồm cả việc huấn luyện 5.000 lính người Cuba chống đối Fidel Castro và dùng máy bay vận chuyển lực lượng này vào trong lãnh thổ Cuba trong sự kiện sau này được gọi là Sự kiện Vịnh con Lợn năm 1961. Năm 1999, tổng thống khi ấy của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ Bill Clinton nói rằng Hoa Kỳ đã sai lầm khi cung cấp viện trợ cho các lực lượng quân đội Guatemala, lực lượng đã thực hiện những hành động giết dân thường tàn bạo [3].
Năm 1982, bốn nhóm Mác xít thành lập tổ chức du kích Tổ chức Cách mạng Thống nhất Quốc gia Guatemala (URNG).
Năm 1992, Giải Nobel Hòa bình được trao cho Rigoberta Menchú, một nhà hoạt động nhân quyền người bản xứ, vì những nỗ lực lôi kéo sự chú ý quốc tế tới cuộc diệt chủng được chính phủ hậu thuẫn chống lại những người bản xứ.
Cuộc chiến tranh đẫm máu dài 36 năm chấm dứt năm 1996 với một thỏa thuận hòa bình giữa phe du lích và chính phủ của Tổng thống Álvaro Arzú, với sự hỗ trợ của Liên hiệp quốc. Hai bên đều có những sự nhượng bộ lớn. Các trung tâm đô thị thuộc quyền kiểm soát của quân đội trong khi URNG tiếp tục có sự hiện diện mạnh mẽ ở vùng nông thôn. Theo Ủy ban Lòng tin do Liên hiệp quốc đỡ đầu, các lực lượng chính phủ và bán quân sự là thủ phạm gây ra hơn 90% các vụ vi phạm nhân quyền trong chiến tranh. Trong mười năm đầu tiên, số nạn nhân của những vụ khủng bố được chính phủ hậu thuẫn chủ yếu là sinh viên, công nhân, nhà chuyên nghiệp, và các nhân vật đối lập thuộc mọi khuynh hướng chính trị, nhưng ở những năm sau này, số nạn nhân lên tới hàng nghìn người chủ yếu là nông dân Maya và những người dân thường. Hơn 450 làng Maya đã bị phá hủy và hơn 1 triệu người trở thành người tị nạn. Đây được coi là một trong những vụ thanh lọc sắc tộc tồi tệ nhất tại Mỹ La tinh thời hiện đại. Ở một số vùng, như Baja Verapaz, Ủy ban Lòng tin cho rằng chính phủ Guatemala đã thực hiện một chính sách diệt chủng có chủ định chống lại một số nhóm sắc tộc.
Từ hiệp định hòa bình, Guatemala đã có được các cuộc bầu cử dân chủ, gần đây nhất là vào năm 2003. Tuy nhiên, nạn tham nhũng vẫn lan tràn ở mọi cấp chính phủ, con số các đảng chính trị tăng liên tục và không ổn định. Một lượng lớn các hồ sơ của Cảnh sát Quốc gia đã được khám phá vào tháng 12 năm 2005 tiết lộ những biện pháp an ninh chính phủ đã thực hiện nhằm đương đầu với tình trạng nổi dậy của người dân thời nội chiến [4].
Chính trị
Các đảng phái chính cí: Đảng Dân chủ Thiên chúa giáo (DCG); Đảng Tiến bộ quốc gia (PAN); Phong trào Giải phóng dân tộc (MLN); Đảng Dân chủ xã hội (PSD); Đảng Cách mạng (PR); Mặt trận Cộng hòa Guatemala (FRG); Liên minh Dân chủ (UD).
Khu vực hành chính
Các bộ gồm:
Guatemala City là thành phố khá lớn với khoảng 2 triệu dân sinh sống trong khu vực nội thành và 5 triệu tại các khu vực xung quanh, chiếm một số lượng đông đảo so với tổng số 12 triệu dân cả nước.
Trong suốt lịch sử Guatemala đã trải qua nhiều thay đổi. Một số thay đổi nhỏ, nhưng một số thay đổi mang lại những ảnh hưởng to lớn trên quốc gia. Từ khi nền văn minh hiện đại bắt đầu phát triển tại Guatemala, nó đã gây ra hàng loạt các vấn đề chính trị. Các vấn đề này, theo một số mặt, là đặc trưng các quốc gia vùng Trung Mỹ, khiến các nhà lãnh đạo phải đau đầu đối phó.
Địa lý
Tất cả các thành phố lớn đều nằm ở phần phía nam đất nước. Các thành phố chính gồm thủ đô Guatemala City, Quetzaltenango và Escuintla. Hồ lớn nhất Lago de Izabal nằm gần bờ biển Caribe.
Vị trí của Guatemala gần biển Caribe và Thái Bình Dương khiến nước này trở thành mục tiêu của nhiều cơn bão lớn, gồm cả trận Bão Mitch năm 1998 và Bão Stan năm 2005, làm thiệt mạng hơn 1.500 người.
Kinh tế
Việc ký kết hiệp ước hòa bình đã chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài hàng thập kỷ, dỡ bỏ chướng ngại cho đầu tư nước ngoài. Năm 1998, Bão Mitch gây ra thiệt hại cho Guatemala ở mức thấp so với các quốc gia láng giềng, đặc biệt là Honduras.
Những thách thức còn lại gồm tăng cường nguồn thu của chính phủ, đảm phán để có được viện trợ cao hơn nữa từ quốc tế, và tăng năng lực cũng như tính mở của chính phủ và các cơ sở tài chính tư nhân.
Năm 2005, dù có những cuộc biểu tình phản đối lướn trên đường phố, nghị viện Guatemala đã phê chuẩn Thỏa thuận Tự do Thương Mại Cộng hòa Dominica-Trung Mỹ (DR-CAFTA) giữa nhiều quốc gia Trung Mỹ và Hoa Kỳ. Tuy nhiên, vì những thiệt hại khá lớn và ảnh hưởng tới kinh tế do cơn Bão Stan gây ra tháng 10, 2005, chính phủ đang đánh giá khả năng thực hiện các cơ cấu thỏa thuận trong tương lai và thời gian bắt đầu thực thi các điều khoản của DR-CAFTA vào tháng 2 năm 2006.
Nhân khẩu
Dù đa số dân cư Guatemala sống ở các vùng thôn quê, quá trình đô thị hoá đang tăng tốc. Guatemala City (gần 3 dân) đang mở rộng với tốc độ nhanh, và Quetzaltenango, thành phố lớn thứ hai (xấp xỉ 300 ngàn dân), cũng đang mở rộng. Di cư từ nông thôn ra thành thị được thúc đẩy bởi sự sao lãng của chính phủ với vùng nông thôn, cộng thêm giá cả hàng nông sản thấp, các điều kiện lao động nặng nhọc, sự tập trung đất trồng trọt vào tay một số gia đình giàu có, và nhận thức (thường là sai lệch) về đồng lương cao sẽ có được trong các thành phố. Nói chung các nông dân nghèo thường tới những khu vực ngoại ô thành phố, sống một cuộc sống bấp bênh trên các sườn núi.
Tôn giáo chủ yếu là Cơ đốc giáo La Mã. Đạo Tin Lành và các tôn giáo Maya được khoảng 33% và 1% tín ngưỡng. Thường những lễ nghi truyền thống Maya được kết hợp vào trong các nghi lễ và tín ngưỡng Thiên chúa giáo, một quá trình được gọi là thuyết hổ lốn.
Năm 1900, dân số Guatemala là 885.000 [5]. Trong thế kỷ hai mươi dân số nước này đã tăng thêm mười bốn lần, tốc độ tăng trưởng cao nhất Tây Bán Cầu. Quá trình di cư ngày càng mạnh của người dân Guatemala sang Hoa Kỳ khiến số lượng các cộng đồng người Guatemala tại California, Florida, Illinois, New York,Texas và nhiều nơi khác không ngừng phát triển từ thập niên 1970.
Ngôn ngữ
Dù ngôn ngữ chính thức là tiếng Tây Ban Nha, nó không được dùng phổ thông trong cộng đồng người bản xứ, hay chỉ được dùng như một ngôn ngữ thứ hai; 21 ngôn ngữ Maya riêng biệt vẫn được dùng, đặc biệt tại các vùng nông thôn, và tiếng Garifuna được một lượng nhỏ người ven biển Caribe sử dụng. Tiếng Xinca, một ngôn ngữ không phải maya và hầu như đã sắp mất, cũng là một ngôn ngữ bản xứ Guatemala.Hiệp định hòa bình được ký kết tháng 12 năm 1996 cho phép một số văn bản chính thức và các giấy tờ bầu cử được dịch sang các ngôn ngữ bản xứ, và giúp những người không nói tiếng Tây Ban Nha có quyền được phiên dịch tại các vụ xét xử. Hiệp định hòa bình cũng khiến cho hệ thống giáo dục song ngữ tiếng Tây Ban Nha và các loại tiếng bản xứ được đưa vào áp dụng. Tuy nhiên, việc người Guatemala nói tiếng Tây Ban Nha học hay sử dụng thêm một ngôn ngữ khác của đất nước hiếm khi xảy ra.
Tôn giáo
Thời thuộc địa, Cơ đốc giáo La Mã là tôn giáo duy nhất, và hiện đây vẫn là đức tin vượt trội với khoảng hai phần ba dân chúng là giáo dân. Tuy nhiên, các giáo phái Tin lành cũng đã có sự tăng trưởng đáng kể trong những thập kỷ gần đây, đặc biệt dưới thời cầm quyền của nhà độc tại đồng thời là mục sư Phúc Âm, Tướng Efraín Ríos Montt. Khoảng một phần ba người Guatemala theo Phúc Âm và Tôn giáo tin vào phép lạ.Tôn giáo Maya truyền thống cũng ngày càng được nhiều người tin theo nhờ kết quả của chính sách bảo hộ truyền thống theo hiệp định hòa bình. Chính phủ đã đưa ra chính sách cung cấp án thờ cho mọi tàn tích Maya trong nước để làm nơi tổ chức các nghi lễ.
Ngoài ra cũng có các cộng đồng nhỏ Do Thái giáo (khoảng 1200), Hồi giáo (1200), và thành viên của các tín ngưỡng khác.
Lãnh đạo Cơ đốc giáo La Mã của Guatemala hiện nay là Ngài Álvaro Leonel Ramazzini Imeri.
Giáo dục
Chính phủ điều hành một số trường tiểu học và trung học trong nước. Các trường này miễn phí, dù học sinh vẫn phải trả tiền đồng phục, sách vở, và tiền chuyên chở khiến những tầng lớp nghèo khó trong xã hội còn khó tiếp cận. Những trẻ em thuộc các gia đình trung lưu và thượng lưu theo học tại các trường tư. Một số trường gồm: Colegio Americano de Guatemala (CAG), Colegio Interamericano de Guatemala (CIG). Nước này cũng có một trường đại học công lập (Universidad de San Carlos de Guatemala), và 9 trường tư (xem Danh sách các trường Đại học tại Guatemala).Văn hoá
Giải Văn học Quốc gia Guatemala là giải chỉ trao một lần, công nhận toàn thể sự nghiệp của một nhà văn. Nó bắt đầu được Bộ Văn hóa và Thể thao trao hàng năm từ năm 1988. Guatemala City là nơi có nhiều bảo tàng và thư viện quốc gia, gồm Văn khố Quốc gia, Thư viện Quốc gia và Bảo tàng Khảo cổ học và Phong tục học với nhiều bộ sưu tập đồ thủ công Maya lớn. Bảo tàng Thuộc địa, tại Antigua Guatemala, có trưng bày nhiều đồ nghệ thuật từ thời thuộc địa.Các chủ đề khác
- Viễn thông tại Guatemala
- Vận tải Guatemala
- Danh sách nhân vật Guatemala
- Quetzal (biểu tượng quốc gia Guatemala)
Tham khảo
Liên kết ngoài
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và phương tiện truyền tải về Guatemala |
- Guatemala photos
- Guatemalan Art
- Guatemalan Literature
- Encyclopaedia Britannica Guatemala - Country Facts Page
- Association for the Study and Promotion of Security in a Democracy (SEDEM)
- UK Foreign Office Country Profile for Guatemala
- (tiếng Tây Ban Nha) Congreso de la República – Congress of the Republic of Guatemala
- (tiếng Tây Ban Nha)Organismo Judicial de Guatemala Judicial Branch of Guatemala
- (tiếng Tây Ban Nha) Gobierno de Guatemala Guatemalan Government Page
- Instituto de Sismologia, Vulcanologia, Metereologia E Hidrologia Guatemala's Institute Of Seismology, Vulcanology, Metereology And Hydrology
- Guatemala Institute of Tourism.
- (tiếng Tây Ban Nha) http://www.mtcguatemala.org/
- (tiếng Tây Ban Nha) Maya Spirit
- Amnesty International Annual Report 2004 – Guatemala
- NISGUA Network in Solidarity with the People of Guatemala
|
|
châu Mỹ: Canada · Colombia · Costa Rica · Ecuador · El Salvador · Guatemala · Honduras · México · Nicaragua · Panama · Hoa Kỳ
Lục địa Âu-Á-Châu Đại Dương: Brunei · Campuchia · Trung Hoa đại lục · Guam · Hồng Kông · Indonesia · Nhật Bản · Kiribati · CHDCND Triều Tiên · Hàn Quốc · Ma Cao · Malaysia · Quần đảo Marshall · Micronesia · Quần đảo Bắc Mariana · Palau · Philippines · Nga · Singapore · Trung Hoa Dân Quốc (Taiwan) · Thái Lan · Việt Nam
Lục địa Âu-Á-Châu Đại Dương: Brunei · Campuchia · Trung Hoa đại lục · Guam · Hồng Kông · Indonesia · Nhật Bản · Kiribati · CHDCND Triều Tiên · Hàn Quốc · Ma Cao · Malaysia · Quần đảo Marshall · Micronesia · Quần đảo Bắc Mariana · Palau · Philippines · Nga · Singapore · Trung Hoa Dân Quốc (Taiwan) · Thái Lan · Việt Nam
|
Honduras
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
República de Honduras | |||||
---|---|---|---|---|---|
|
|||||
Khẩu hiệu | |||||
Libre, Soberana e Independiente (tiếng Tây Ban Nha: "Tự do, Chủ quyền và Độc lập") |
|||||
Quốc ca | |||||
Tu bandera es un lampo de cielo | |||||
Hành chính | |||||
Chính phủ | Cộng hòa tổng thống | ||||
Tổng thống | Juan Orlando Hernández | ||||
Ngôn ngữ chính thức | tiếng Tây Ban Nha | ||||
Thủ đô | Tegucigalpa |
||||
Thành phố lớn nhất | Tegucigalpa | ||||
Địa lý | |||||
Diện tích | 112.492 km² (hạng 101) | ||||
Diện tích nước | 0% % | ||||
Múi giờ | UTC-6 | ||||
Lịch sử | |||||
Ngày thành lập | - Declared 15 tháng 9 năm 1821 - Recognized 1823 |
||||
Dân cư | |||||
Dân số ước lượng (2005) | 6.975.204 người (hạng 98) | ||||
Dân số (6.975.204) | 2000 người | ||||
Mật độ | 62,2 người/km² (hạng 107) | ||||
Kinh tế | |||||
GDP (PPP) (2005) | Tổng số: 20,56 tỷ đô la Mỹ | ||||
HDI (2003) | 0,667 trung bình (hạng 116) | ||||
Đơn vị tiền tệ | Lempira (HNL ) |
||||
Thông tin khác | |||||
Tên miền Internet | .hn |
Mục lục
Lịch sử
Main articles:Lịch sử Honduras, Biểu thời gian lịch sử HondurasThành phố Copán có từ thời tiền Colombo nằm ở cực tây Honduras, tại khu Copán gần biên giới với Guatemala. Đây là một thành phố chính của người Maya đã phát triển rực rỡ thời cổ đại (150-900 CN). Thành phố có nhiều bia và văn bản khắc đẹp. Vương quốc Xukpi cổ, đã phát triển thịnh vượng từ thế kỷ thứ 5 Công nguyên tới đầu thế kỷ thứ 9, tiền thân của vương quốc này có niên đại từ ít nhất thế kỷ thứ 2 Công Nguyên. Nền văn minh Maya đã thay đổi vào thế kỷ thứ 9, họ ngừng viết các văn bản tại Copan, nhưng có bằng chứng cho thấy người dân vẫn còn sinh sống trong và xung quanh thành phố cho tới ít nhất năm 1200. Khi người Tây Ban Nha tới Honduras, thành phố từng một thời thịnh vượng Copán đã bị rừng già xâm chiếm.
Trong chuyến đi thứ tư, cũng là chuyến đi cuối cùng đến Thế giới mới của mình, Christopher Columbus đã tới bờ biển Honduras năm 1502, và đổ bộ gần thị trấn Trujillo ngày nay, tại một nơi nào đó gần Phá Guaimoreto. Sau khi được người Tây Ban Nha khám phá, Honduras trở thành một phần của đế chế Tây Ban Nha rộng lớn tại Thế giới Mới bên trong Vương quốc Guatemala. Người Tây Ban Nha cai trị Honduras trong gần ba thế kỷ.
Honduras tuyên bố độc lập khỏi Tây Ban Nha ngày 15 tháng 9, 1821 cùng với các tỉnh còn lại của Trung Mỹ. Năm 1822 Quốc gia Trung Mỹ được sáp nhập vào Đế chế Mexico mới được thành lập của Iturbide. Đế chế Iturbide bị lật đổ năm 1823 và Trung Mỹ tách khỏi nó, thành lập nên Liên bang các Tỉnh Thống nhất, liên bang này giải tán năm 1838. Các bang quả Liên bang trở thành các quốc gia độc lập.
Sau vụ tấn công Trân Châu Cảng, Honduras gia nhập Đồng Minh ngày 8 tháng 12, 1941. Chưa tới một tháng sau, ngày đầu tiên năm 1942, Honduras, cùng với 25 chính phủ khác ký kết Tuyên bố của Liên minh Quốc gia
Cái gọi là Chiến tranh Bóng đá năm 1969 nổ ra với El Salvador. Sau khi Oswaldo López Arellano, tổng thống trước kia của Honduras, cho rằng nền kinh tế yếu kém của nước này có nguyên nhân từ số lượng người nhập cư quá đông đảo từ El Salvador, giữa hai nước luôn có sự căng thẳng. Từ thời điểm đó, quan hệ giữa El Salvador và Honduras không được cải thiện. Nó xấu đi khi El Salvador gặp Honduras ở một trận đấu vòng ba World Cup. Căng thẳng gia tăng, và vào ngày 14 tháng 7, 1969, quân đội Salvador tung ra cuộc tấn công vào Honduras. Tổ chức các Quốc gia Châu Mỹ đã đàm phán một ngừng bắn bắt đầu có hiệu lực ngày 20 tháng 7, và quân đội Salvador rút quân vào đầu tháng 8. Cuộc chiến kéo dài chỉ khoảng 100 tiếng đồng hồ và dẫn tới cuộc chạy đua vũ trang giữa hai nước.
Trong thập kỷ 1980, Hoa Kỳ đã thiết lập sự hiện diện quân sự tại Honduras với mục tiêu ủng hộ lực lượng chống Sandinista Contras chiến đấu chống chính phủ Nicaragua và hỗ trợ các cuộc tấn công quân sự của El Salvador chống lực lượng du kích FMLN. Dù không bị ảnh hưởng bởi những cuộc nội chiến đẫm máu đang tàn phá đất nước láng giềng, quân đội Hondura vẫn tiến hành các chiến dịch bí mật chống lại những người cánh tả.
Bão Fifí đã gây ra thiệt hại to lớn khi tràn vào bờ biển phía bắc Honduras ngày 18 và 19 tháng 9, 1974. Nhiều năm sau, Bão Mitch đã tàn phá và làm suy yếu hệ thống kinh tế Honduras năm 1998.
Chính trị
Honduras có năm đảng chính trị đăng ký chính thức: PNH, PLH, phe Dân chủ Xã hội (Partido Innovación Nacional y Social Demócrata: PINU-SD), Dân chủ Thiên chúa giáo (Partido Demócrata-Cristiano: DC), và Dân chủ Thống nhất (Partido Unificación Democrática: UD). PNH và PLH đã cầm quyền đất nước trong nhiều thập kỷ. Những năm vừa qua, Honduras đã có năm vị tổng thống thuộc phái Tự do: Roberto Suazo Córdova, José Azcona del Hoyo, Carlos Roberto Reina, Carlos Roberto Flores và Manuel Zelaya, và hai người theo phe Quốc gia: Rafael Leonardo Callejas Romero và Ricardo Maduro. Cuộc bầu cử đã gây ra nhiều tranh cãi, gồm cả vấn đề về việc Azcona sinh ra tại Honduras hay Tây Ban Nha, hay Maduro đúng ra phải khai báo nơi sinh tại Panama.
Năm 1963 một cuộc đảo chính quân sự chống lại tổng thống bầu cử dân chủ Villegas Morales diễn ra và một hội đồng quân sự được thành lập để lãnh đạo đất nước mà không tổ chức một cuộc bầu cử nào cho tới tận năm 1981 với nhiều người lãnh đạo khác nhau. Cùng trong năm này Suazo Córdova (LPH) được bầu làm tổng thống Honduras chuyển từ chế độ cầm quyền quân sự sang bầu cử dân chủ.
Năm 1986, Azcona del Hoyo được bầu thông qua "Phương án B," khi Azcona không có được đa số phiếu bầu. Tuy nhiên, năm ứng cử viên Tự do và bốn ứng cử viên Quốc gia đều cùng tham gia vào cuộc bầu tổng thống, và "Phương án B" đòi hỏi mọi phiếu bầu từ mọi ứng cử viên thuộc cùng một đảng đều phải được tính dồn chung. Azcona sau đó lên làm tổng thống. Năm 1990, Callejas thắng cử với khẩu hiệu "Llegó el momento del Cambio," (Thời gian cho sự Thay đổi đã đến), vốn bị chỉ trích nặng nề vì mang hơi hướng chiến dịch chính trị "ARENAs" của El Salvador. Callejas Romero nổi tiếng vì làm giàu bất hợp pháp. Callejas từng là đối tượng của nhiều vụ scandal và lời buộc tội trong hai thập kỷ sau. Năm 1998, dưới thời cầm quyền của Flores Facusse, Bão Mitch ập vào trong nước và mọi chỉ số phát triển kinh tế đã bị thụt lùi chỉ sau 5 ngày.
Năm 2004 các cuộc bầu cử được tổ chức riêng biệt cho chức vụ thị trưởng, nghị viện và tổng thống. Con số ứng cử viên cho cuộc bầu cử tổng thống năm 2005 tăng cao hơn trước.
Các đảng Quốc gia và Tự do đều là các đảng chính trị riêng biệt với đội ngũ ủng hộ và đảng viên riêng biệt, nhưng một số người đã chỉ ra rằng lợi ích và các chính sách của họ trong suốt 23 năm ngắt quãng của nền dân chủ rất giống nhau. Chúng thường được cho là chỉ phục vụ cho lợi ích riêng của đảng viên, đảng viên có được việc làm khi đảng của mình chiến thắng, và mất việc khi đảng thất cử. Cả hai phe đều được cho là theo đuôi tầng lớp lãnh đạo xã hội, những người sở hữu hầu như mọi tài sản quốc gia, và không phe nào thực thi các lý tưởng xã hội, thậm chí theo nhiều cách Honduras được điều hành như kiểu một quốc gia xã hội chủ nghĩa kiểu cũ, với việc kiểm soát giá cả và quốc hữu hóa ngành điện cũng như các dịch vụ viễn thông.
Tuy nhiên, bộ máy của tổng thống Maduro đã "bỏ quốc hữu hoá" lĩnh vực viễn thông trong một động thái nhằm đầy nhanh sự phát triển của nó trong cộng đồng dân cư. Tới tháng 11 năm 2005, có khoảng 10 công ty viễn thông tư nhân hoạt động trên thị trường Honduras, trong đó có hai công ty điện thoại di động.
Khu vực hành chính
- Main articles: Các Khu vực Honduras, Các đô thị Honduras
Địa lý
Lãnh thổ Honduras chủ yếu gồm đồi núi (~81%), nhưng cũng có những đồng bằng hẹp chạy dọc ven biển, một vùng rừng rậm đất thấp còn hoang sơ ở phía đông bắc La Mosquitia và vùng đất thấp rất đông người ở tại thung lũng San Pedro Sula ở phía tây bắc. Tại La Mosquitia có địa điểm di sản thế giới của UNESCO là Río Plátano Biosphere Reserve, với con Sông Coco là biên giới tự nhiên với Nicaragua. Xem Các con sông Honduras.
Các nguồn tài nguyên thiên nhiên gồm gỗ, vàng, bạc, đồng, chì, kẽm, sắt quặng, antimony, than, cá, tôm, và thủy điện.
Kinh tế
Honduras là một trong những nước nghèo nhất Châu Mỹ, với mức GDP trên đầu người năm 1999 là 2050 dollar Mỹ. Kinh tế vẫn tiếp tục tăng trưởng chậm chạp nhưng sự phân phối tài sản đang ở mức phân cực lớn và mức lương bình quân rất thấp. Tăng trưởng kinh tế khoảng 5% mỗi năm, nhưng nhiều người vẫn đang sống dưới mức nghèo khổ. Theo ước tính có hơn 1.2 triệu người thất nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp 28%Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế xếp hạng Honduras là một trong Những nước nghèo nợ nhiều nhất đủ tư cách để được hưởng quy chế giảm nợ, và việc giảm nợ đã được thông qua năm 2005.
Cả lĩnh vực điện (ENEE) và viễn thông (HONDUTEL) đều do các công ty độc quyền nhà nước đảm nhiệm, ENEE được chính phủ trợ cấp nhiều vì những vấn đề tài chính kinh niên của nó. Tuy nhiên, HONDUTEL không còn được độc quyền nữa, lĩnh vực viễn thông đã được mở cửa sau ngày 25 tháng 12, 2005; đây là một trong những yêu cầu trước khi áp dụng CAFTA. Giá cả xăng dầu được kiểm soát, một số mặt hàng cơ bản khác cũng được Nghị viện áp đặt chế độ kiểm soát giá trong những khoảng thời gian ngắn.
Sau nhiều năm giảm giá so với đồng dollar Mỹ, đồng Lempira đã ổn định ở mức 19 Lempiras trên 1 dollar.
Năm 2005 Honduras đã ký CAFTA (Thỏa thuận Thương mại Tự do với Hoa Kỳ). Tháng 12 năm 2005, cảng chính của Honduras là Puerto Cortes tham gia vào trong Sáng kiến An ninh Container của Hoa Kỳ.
Nhân khẩu
Người Chortí (hậu duệ người Maya), Pech hay Paya, Tolupan hay Xicaque, Lenca, Sumo hay Tawahka, và Miskito vẫn tồn tại, và hầu như vẫn giữ ngôn ngữ của mình, trừ người Lenca. Đa số những người dân này đều sống rất nghèo khổ.
Văn hoá
Một người Honduras có thể được gọi là Catracho hay Catracha (nữ) trong tiếng Tây Ban Nha. Từ này xuất phát từ họ của một vị tướng Honduras gốc pháp Florencio Xatruch, người đã chỉ huy các lực lượng vũ trang bảo vệ lãnh thổ trước các cuộc xâm lược của tên cướp đất Bắc Mỹ William Walker năm 1857. Tên hiệu được cho là mang tính ca ngợi chứ không có ý xúc phạm.
Một trong những nhà văn nổi tiếng nhất tại Honduras là Ramón Amaya Amador. Những nhà văn khác gồm Roberto Sosa, Eduardo Bähr, Amanda Castro, Javier Abril Espinoza, và Roberto Quesada.
Óscar Andrés Rodríguez Maradiaga là một Hồng y từng là một ứng cử viên tiềm năng cho chức vụ Giáo hoàng trong cuộc Hội nghị các giáo chủ, 2005.
Không nổi tiếng như vị Hồng y, nhưng cũng đáng nhắc tới, là Salvador Moncada, một nhà khoa khọc nổi tiếng thế giới với tác quyền của hơn 12 phát minh thường được nhắc tới, trong đó có cả công trình về nitric oxide. Nghiên cứu về những loại thuốc liên quan đến tim của ông gồm cả việc phát triển Viagra. Moncada làm việc tại Đại học London và trợ cấp cho một tổ chức phi chính phủ ở Tegucigalpa. Ông lấy Công chúa Maria-Esmeralda Bỉ.
Honduras This Week là một tờ báo tiếng Anh đã được xuất bản từ 17 năm qua Tegucigalpa. Trên các quần đảo Roatan, Utila và Guanaja Bay Islands Voice là nguồn tin tức thường xuyên hàng tháng từ năm 2003.
Hai nhà báo nổi tiếng Honduras: Neida Sandoval và Satcha Pretto làm việc cho Univision tại Miami, Florida, Hoa Kỳ.
Tôn giáo
Mặc dù hầu hết người Honduras trên danh nghĩa là tín hữu Công giáo La Mã (trong đó được coi là tôn giáo chính của đất nước), theo một báo cáo, tín hữu trong Giáo hội Công giáo La Mã đang giảm trong khi thành viên trong nhà thờ Tin Lành ngày càng tăng. Báo cáo Tự do Tôn giáo Quốc tế, năm 2008, lưu ý rằng một cuộc thăm dò do tổ chức Gallup CID báo cáo rằng có 47% dân số tự nhận mình là Công giáo, 36% là Tin Lành, và 17% không đưa ra câu trả lời hoặc tự coi mình là "tôn giáo khác".[1][2]Tuy nhiên, ở Honduras đang phát triển mạnh Anh giáo, Trưởng Lão, Phong trào Giám Lý, Giáo hội Cơ Đốc Phục Lâm, Giáo hội Luther, Mặc Môn và Phong trào Ngũ Tuần. Các giáo phái Tin Lành đều có các chủng viện của mình, nhưng vẫn chỉ có "nhà thờ" được công nhận, cũng được phát triển mạnh về số lượng các trường học, bệnh viện, và các tổ chức mục vụ (bao gồm cả trường học, cơ sở y tế riêng của mình) có thể hoạt động. Tổng giám mục Oscar Andres Rodriguez Maradiaga của Giáo hội Công giáo Honduras hiện nay, có ảnh hưởng rất lớn đến cả với chính phủ, các giáo phái Tin Lành khác, và trong giáo hội của mình. Phật giáo, Do Thái giáo, Hồi giáo, Bahá'í, Rastafari và giáo phái bản địa có tồn tại ở nước này.[3]
Lễ hội
Người dân Honduras thường tổ chức lễ hội nhân các sự kiện lớn. Các sự kiện thu hút đông đảo quần chúng nhất gồm: Ngày lễ Độc lập của Honduras ngày 15 tháng 9, Giáng sinh ngày 24 tháng 12 và Năm mới ngày 31 tháng 12. Lễ mừng Ngày độc lập của Honduras bắt đầu từ sáng sớm với màn diễu hành của các đội kéo dài khoảng một giờ. Mỗi đội có một màu khác nhau hòa cùng với những người nhảy múa trên đường phố. Fiesta Catracha cũng được tổ chức trong ngày hôm ấy, khi sự kiện này diễn ra các loại thực phẩm đặc trưng như đậu, ngô nghiền, baleadas, ngọc giá với chicharron, và bánh ngô. Vào lễ Giáng sinh mọi người quây quần cùng người thân và bạn bè, ăn tối và trao nhau quà tặng. Năm mới mọi người cũng có một bữa ăn tối với gia đình. Bên cạnh những ngày nghỉ lễ, những ngày sinh cũng là dịp để ăn mừng. Những sự kiện lớn đó gồm cả "piñata" nổi tiếng với nhiều bánh kẹo và những điều ngạc nhiên cho trẻ em được mời tới.Môi trường
Honduras là một phần của Mesoamerica, dải đất kéo dài từ Mexico đến Costa Rica. Vùng này được coi là một khu vực đa dạng sinh thái vì sở hữu nhiều loài động thực vật. Giống như các nước khác trong vùng, Honduras có những nguồn tài nguyên sinh vật phong phú. Đất nước rộng 112.092 km² (43.278 dặm vuông) này có hơn 6.000 loài cây có mạch, trong số đó 630 Phong lan; khoảng 250 giống bò sát và lưỡng cư cũng như hơn 700 loài chim, và 110 loài thú có vú, một nửa trong số chúng là dơi.Phía đông bắc vùng La Mosquitia là Khu dữ trữ sinh quyển Río Plátano, một khu rừng nhiệt đới đất thấp là nơi sinh sống của rất nhiều loài sinh vật. Thỉnh thoảng được gọi là "Lá phổi cuối cùng của Trung Mỹ", khu dự trữ này đã được liệt vào danh sách Di sản thế giới của UNESCO năm 1982.
Bên cạnh những cánh rừng mưa tươi tốt, những khu rừng mây (có thể lên tới độ cao gần ba nghìn mét trên mực nước biển), đước, savannas và các dãy núi với những cây thông và cây sồi, Honduras cũng là nơi có một hệ sinh thái vô giá khác: Mesoamerican Barrier Reef System. Tại Bay Islands không hiếm gặp loài cá heo mũi to, cá đuối, cá vẹt, những tập đoàn tảo bẹ xanh và thậm chí cả những chú cá mập trắng khổng lồ. Những bãi cát trắng, những cây dừa cao vút và không khí vui vẻ miền caribbean là nơi nghỉ ngơi lý tưởng cho những thành phố Trung Mỹ đông đúc.
Dân gian
Honduras là đất nước giàu di sản dân gian, Lluvia de Peces (Mưa cá) của họ là độc nhất trên thế giới. Huyền thoại về el cadejo cũng rất nổi tiếng.Bóng đá
Bóng đá là môn thể thao phổ biến nhất tại Honduras. Một số thông tin về các đội tuyển, giải thi đấu và cầu thủ có trong những bài viết dưới đây.Liên đoàn bóng đá
Các đội tuyển
- Olimpia
- Motagua
- Marathón
- Real España
- Hispano
- Platense
- Universidad NAH
- Victoria
- Vida
- Atletico Olanchano
Các giải đấu
- Liga Nacional de Honduras
- Liga de Ascenso Honduras
- Liga Mayor de Futbol de Honduras
- Supercopa Honduras
- Torneo de Copa Honduras
Các cầu thủ
- Amado Guevara
- Iván Guerrero
- David Suazo
- Milton Reyes
- Edgar Álvarez
- Víctor Coello
- Ramón Núñez
- Carlos Pavón
- Alex Pineda Chacón
- Francisco Ramirez
- Danilo Turcios
- Julio César de León
- Joseph Hartman
Sân vận động
- Estadio Tiburcio Carias Andino
- Estadio Francisco Morazan
- Estadio Olímpico Metropolitano
- Estadio Exelsior
- Estadio Fausto Flores Lagos
- Estadio Hispano
- Estadio Nilmo Edwards
Các chủ đề khác
- Viễn thông tại Honduras
- Bầu cử tại Honduras
- Quan hệ nước ngoài của Honduras
- Cờ Honduras
- Garífunas
- Âm nhạc Garifuna
- Honduran lempira
- Chủ nghĩa tự do tại Honduras
- Danh sách các chủ đề liên quan tới Honduras
- Danh sách các trường đại học tại Honduras
- Danh sách các trường học tại Honduras
- Danh sách các đảng chính trị Honduras
- Mara Salvatrucha
- Quân đội Honduras
- Âm nhạc Honduras
- Dự án Honduras
- Vận tải Honduras
- Vận tải đường sắt Honduras
- Asociación de Scouts de Honduras
Chuyện bên lề
- Honduras rất kiêu hãnh về chiếc đồng hồ đầu tiên hoạt động tại Châu Mỹ; được người Moors chế tạo từ thế kỷ 12 và chuyển cho Thánh đường Comayagua năm 1636.
- Ẩm thực Honduras sử dụng nhiều dừa, cho cả bữa chính và đồ ngọt, thậm chí cả trong súp.
- Nước này từng trải qua một cuộc nổi dậy cộng sản, tương tự như El Salvador, đã tự chuyển đổi thành một đảng chính trị. Ngày nay đảng cộng sản không hoạt động nữa.
- Honduras được coi là đất nước nhiều bạo lực nhất vùng Trung Mỹ, với 154 vụ giết người trên 100.000 dân, so với nước có tỷ lệ tội phạm cao khác là Hoa Kỳ cũng chỉ có 4.8 vụ giết người trên 100.000 dân. (http://www.usaid.gov/locations/latin_america_caribbean/democracy/gangs_assessment.pdf)
- Cả nước Honduras chỉ có một chiếc hồ, Lago de Yojoa.
Đọc thêm
Tìm thêm về Honduras tại những đồng dự án của Wikipedia: | |
Từ điển ở Wiktionary | |
Sách ở Wikibooks | |
Cẩm nang du lịch ở Wikivoyage | |
Hồ sơ ở Wikiquote | |
Văn kiện ở Wikisource | |
Hình ảnh và phương tiện ở Commons | |
Tin tức ở Wikinews | |
Tài liệu giáo dục ở Wikiversity |
- Adventures in Nature: Honduras James D. Gollin
- Don't Be Afraid, Gringo: A Honduran Woman Speaks From The Heart: The Story of Elvia Alvarado Medea Benjamin
- Honduras: The Making of a Banana Republic Alison Acker
- Honduras: State for Sale Richard Lapper, James Painter
- Inside Honduras Kent Norsworthy and Tom Berry
- La Mosquitia: A Guide to the Savannas, Rain Forest and Turtle Hunters Derek Parent
- Moon Handbooks: Honduras Christopher Humphrey
- Reinterpreting the Banana Republic: Region and State in Honduras, 1870-1972 Dario A. Euraque
- Seven Names for the Bellbird: Conservation Geography in Honduras Mark Bonta
- Ulysses Travel Guide: Honduras Eric Hamovitch
- The United States in Honduras, 1980-1981: An Ambassador's Memoir Jack R. Binns
- The War of the Dispossessed: Honduras and El Salvador, 1969 Thomas P. Anderson
Tham khảo
- ^ Annuario Pontificio, 2009.
- ^ Catholic Almanac (Huntington, Ind.: Sunday Visitor Publishing, 2008), pp. 312–13
- ^ http://www.state.gov/j/drl/rls/irf/2008/108530.htm
Liên kết ngoài
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và phương tiện truyền tải về Honduras |
- Comisión Nacional de Bancos y Seguros
- Secretaria de Cultura, Artes y Deportes - Portal de Secretaria de Cultura, Artes y Deportes.
- Portal Gubernamental - Government portal
- Information about Honduran Wildlife
- Encyclopaedia Britannica - Country page of Honduras
- Map National Parks of Honduras
- Honduras This Week Wikipedia article is Honduras This Week
- Bay Islands News- an English language news magazine
- Congressional Research Service (CRS) Reports regarding Honduras
- Periodicos de Honduras - Honduras News
- Satelite Images of Honduras
- Interactive Maps of Honduras (Spanish)
- La Ceiba Botanical Garden photos
- Honduras Scuba Diving photos
- Photo Honduras
|
|
|
Phi-Âu: Benin • Cameroon • Cabo Verde • Côte d'Ivoire • Guinea Xích đạo • Pháp • Gabon • Gambia • Ghana • Gibraltar • Guernsey • Guinée • Guinea-Bissau • Iceland • Ireland • Đảo Man • Jersey • Liberia • Mauritania • Maroc • Nigeria • Na Uy • Bồ Đào Nha • São Tomé và Príncipe • Sénégal • Sierra Leone • Tây Ban Nha • Togo • Anh • Bắc Ireland • Scotland • Wales) • Tây Sahara
châu Mỹ: Aruba • Bahamas • Barbados • Belize • Bermuda • Brasil • Colombia • Canada • Quần đảo Cayman • Costa Rica • Cuba • Pháp (Guyane thuộc Pháp • Saint-Barthélemy • Saint-Martin • Saint-Pierre và Miquelon) • Greenland • Guyana • Haiti • Honduras • Mexico • Montserrat • Antille thuộc Hà Lan • Nicaragua • Panama • Saint Kitts và Nevis • Suriname • Trinidad và Tobago • Quần đảo Turks và Caicos • Hoa Kỳ • Venezuela
châu Mỹ: Aruba • Bahamas • Barbados • Belize • Bermuda • Brasil • Colombia • Canada • Quần đảo Cayman • Costa Rica • Cuba • Pháp (Guyane thuộc Pháp • Saint-Barthélemy • Saint-Martin • Saint-Pierre và Miquelon) • Greenland • Guyana • Haiti • Honduras • Mexico • Montserrat • Antille thuộc Hà Lan • Nicaragua • Panama • Saint Kitts và Nevis • Suriname • Trinidad và Tobago • Quần đảo Turks và Caicos • Hoa Kỳ • Venezuela
châu Mỹ: Canada · Colombia · Costa Rica · Ecuador · El Salvador · Guatemala · Honduras · México · Nicaragua · Panama · Hoa Kỳ
Lục địa Âu-Á-Châu Đại Dương: Brunei · Campuchia · Trung Hoa đại lục · Guam · Hồng Kông · Indonesia · Nhật Bản · Kiribati · CHDCND Triều Tiên · Hàn Quốc · Ma Cao · Malaysia · Quần đảo Marshall · Micronesia · Quần đảo Bắc Mariana · Palau · Philippines · Nga · Singapore · Trung Hoa Dân Quốc (Taiwan) · Thái Lan · Việt Nam
Lục địa Âu-Á-Châu Đại Dương: Brunei · Campuchia · Trung Hoa đại lục · Guam · Hồng Kông · Indonesia · Nhật Bản · Kiribati · CHDCND Triều Tiên · Hàn Quốc · Ma Cao · Malaysia · Quần đảo Marshall · Micronesia · Quần đảo Bắc Mariana · Palau · Philippines · Nga · Singapore · Trung Hoa Dân Quốc (Taiwan) · Thái Lan · Việt Nam
Thể loại:
Quốc kỳ Đức gồm ba dải ngang bằng hiển thị các màu quốc gia của Đức: đen, đỏ, vàng.[1] Thiết kế này được thông qua làm quốc kỳ của nước Đức hiện đại vào năm 1919, thời Cộng hòa Weimar.
Cờ tam tài đen-đỏ-vàng xuất hiện lần đầu tiên vào đầu thế kỷ 19, và trở nên nổi bật trong các cuộc cách mạng năm 1848. Quốc hội Frankfurt đoản mệnh đề xuất cờ tam tài làm quốc kỳ cho một quốc gia Đức thống nhất và dân chủ. Khi Cộng hòa Weimar hình thành sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, cờ tam tài được chấp thuận làm quốc kỳ của chính thể này. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cờ tam tài được chỉ định làm quốc kỳ của cả Tây Đức và Đông Đức vào năm 1949. Quốc kỳ của hai quốc gia đồng nhất cho đến năm 1959, khi mà thiết kế quốc huy Đông Đức được đưa vào trong quốc kỳ Đông Đức. Từ khi Đức tái thống nhất vào năm 1990, cờ tam tài đen-đỏ-vàng trở thành quốc kỳ của nước Đức thống nhất.
Sau Chiến tranh Áo-Phổ năm 1866, Liên bang Bắc Đức do Phổ chi phối chấp thuận một cờ tam tài đen-trắng-đỏ làm quốc kỳ. Thiết kế này sau đó trở thành quốc kỳ của Đế quốc Đức, chính thể này được hình thành sau Thống nhất nước Đức năm 1871, và được sử dụng cho đến năm 1918. Ba màu đen, trắng, và đỏ lại trở thành các màu quốc gia của Đức sau khi chính thể Đức Quốc Xã hình thành vào năm 1933.
Các phương án phối màu đen-đỏ-vàng và đen-trắng-đỏ đóng một vao trò quan trọng trong lịch sử Đức và có các ý nghĩa khác nhau. Các màu của quốc kỳ hiện đại có liên kết với chế độ dân chủ cộng hòa được hình thành sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, và đại diện cho tính thống nhất và tự do Đức: không chỉ là tự do của nước Đức, mà cũng là tự do cá nhân của nhân dân Đức.[2]
Màu chính xác sử dụng trong quốc kỳ Đức không được định nghĩa chính thức vào thời điểm thông qua quốc kỳ và có thay đổi kể từ đó.[10] Nội các liên bang đưa ra một thiết kế cho chính phủ Đức vào ngày 2 tháng 6 năm 1999, đây là thiết kế được sử dụng hiện nay với các sắc độ như sau:[11]
*Giá trị được đưa ra ở đây là một sự thay thế cho một sự kết
hợp phức tạp hơn: vàng (765 g), đỏ 032 (26 g), đen (11 g), Transp. trắng
(198 g)
Khi Cộng hòa Weimar chọn cờ tam tài đen-đỏ-vàng làm quốc kỳ, hành động này bị những người bảo thủ, bảo hoàng, và cực hữu công kích, họ gọi các màu với những biệt danh hằn học như Schwarz–Rot–Gelb, Schwarz–Rot–Senf (Senf nghĩa là mù tạc) hay thậm chí là Schwarz–Rot–Scheiße (Scheiße nghĩa là phân).[12] Khi Đức Quốc Xã lên nắm quyền vào năm 1933, các màu đen-trắng-đỏ của nước Đức đế quốc trước năm 1918 được nhanh chóng tái sử dụng, và bộ máy tuyên truyền của họ tiếp tục làm mất thể diện Schwarz–Rot–Gold, sử dụng các thuật ngữ xúc phạm tương tự như những người bảo hoàng sử dụng trước đó.[13] Ngày 16 tháng 11 năm 1959, Tòa án liên bang về tư pháp (Bundesgerichtshof) phán quyết rằng việc sử dụng "Schwarz–Rot–Gelb" và những thuật ngữ tương tự trải qua nhiều năm bị Quốc Xã kích động, trở thành một sự phỉ báng hiểm độc chống lại các biểu tượng dân chủ quốc gia, và nay là một hành vi phạm tội.[13]
Những ngày bầu cử Quốc hội Đức Bundestag và Nghị viện châu Âu
cũng là những ngày treo cờ tại một số bang, cùng với các ngày treo cờ
cụ thể của riêng các bang. Bộ trưởng Nội vụ Liên bang có thể quyết định
việc trưng bày công khai quốc kỳ nhằm đánh dấu các sự kiện khác, như bầu
cử tổng thống hay một chính trị gia xuất chúng tử vong (được treo rủ).[14]
Khi quốc kỳ cần treo rủ, các quốc kỳ dạng dọc không bị hạ bớt, thay vào
đó một dải băng tang màu đen được gắn vào, ở trên đỉnh của cột cờ hoặc ở
mỗi đầu xà ngang đỡ cờ.[15]
Đế quốc La Mã Thần thánh
tồn tại từ thế kỷ 10 đến năm 1806 song không có quốc kỳ, nhưng màu đen
và vàng được sử dụng làm màu của Hoàng đế La Mã và được thể hiện trên
hiệu kỳ hoàng đế: một con đại bàng màu đen trên một nền vàng. Kể từ sau
cuối thế kỷ 13 hoặc đầu thế kỷ 14, các vuốt và mỏ của đại bàng có màu
đỏ. Từ đầu thế kỷ 15, một đại bàng hai đầu được sử dụng.[16]
Năm 1804, Napoléon Bonaparte tuyên bố thành lập Đệ nhất Đế quốc Pháp. Đáp lại, Hoàng đế La Mã Thần thánh Franz II tuyên bố lãnh địa của ông là Đế quốc Áo và trở thành Franz I của Áo. Quốc kỳ của Đế quốc Áo có màu đen và vàng, lấy từ hiệu kỳ của Hoàng đế La Mã Thần thánh.
Các màu đỏ và trắng cũng mang ý nghĩa trọng đại trong giai đoạn này. Khi Đế quốc La Mã Thần thánh tham gia Thập tự chinh, một quân kỳ được tung bay cùng với hiệu kỳ đen-vàng của hoàng đế. Hiệu kỳ này được gọi là "cờ Thánh George", có một thập tự trắng trên nền đỏ: ngược với quốc kỳ Anh và tương tự như quốc kỳ Đan Mạch.[16] Màu đỏ và trắng cũng là những màu của Liên minh Hanse (thế kỷ 13–17). Các thương thuyền của Hanse được nhận dạng thông qua các cờ đuôi nheo đỏ-trắng của chúng, và hầu hết các thành thị Hanse lấy đỏ và trắng làm các màu đại diện cho thành thị của họ. Đỏ và trắng vẫn là các màu đại diện của nhiều thành thị từng thuộc Liên minh Hansde, như Hamburg và Bremen.
Trong Các cuộc chiến tranh của Napoléon, cuộc đấu tranh của người Đức chống quân Pháp chiếm đóng được tượng trưng đáng kể thông qua các màu đen, đỏ, và vàng. Điều này phần lớn là do đồng phục của Quân đoàn Tự do Lützow, một đơn vị tình nguyện của Quân đội Phổ. Đồng phục của đơn vị này là màu đen với cổ áo màu đỏ cùng khuy màu vàng. Sự lựa chọn màu sắc này là dựa trên thực dụng, mặc dù nó cũng là một sự phổ biến các màu đen-đỏ-vàng cũ được sử dụng thời Đế quốc La Mã Thần thánh.[18] Các quân nhân trong quân đoàn được yêu cầu cung cấp trang phục cho bản thân, và nhằm thể hiện một bề ngoài dồng dạng, cách dễ nhá là nhuộm đen toàn bộ trang phục. Các khuy màu vàng có thể kiếm được ở nhiều nơi, và các cờ đuôi nheo do thương kị binh trong quân đoàn sử dụng có màu đỏ và đen. Đương thời, các màu đại diện cho:
Trở về sau chiến tranh, các cựu chiến binh của Quân đoàn Tự do Lützow thành lập phường hội Urburschenschaft tại Jena vào tháng 6 năm 1815. Urburschenschaft Jena cuối cùng thông qua một hiệu kỳ với ba dải ngang bằng nhau màu đỏ, đen, và đỏ, với một nhánh sồi màu vàng chéo qua dải đen, theo các màu của đồng phục Quân đoàn Tự do.[18] Do các sinh viên phục vụ trong Quân đoàn Tự do Lützow đến từ các quốc gia Đức khác nhau, ý tưởng về một quốc gia Đức thống nhất bắng đầu giành được đà trong Urburschenschaft và Burschenschaften tương tự, các cơ sở của những tổ chức này sau đó hình thành trên khắp bang liên. Ngày 18 tháng 10 năm 1817, nhân dịp kỷ niệm 4 năm trận Leipzig, hàng trăm thành viên phường hội và viện sĩ từ khắp các quốc gia trong bang liên tụ họp tại Wartburg thuộc Đại công quốc Sachsen-Weimar-Eisenach (nay thuộc Thüringen), kêu gọi một quốc gia Đức tự do và thống nhất. Hiệu kỳ vàng-đỏ-đen của Urburschenschaft Jena nổi bật trong Hội Wartburg và do đó các màu đen, đỏ, và vàng cuối cùng trở thành biểu tượng của khát vọng trong ngày hội về một quốc gia Đức thống nhất. Áo quyết tâm duy trì hiện trạng,[21] do vậy ban hành các Sắc lệnh Carlsbad năm 1819 mà theo đó cấm toàn bộ các tổ chức sinh viên, chính thức đặt một dấu chấm hết cho Burschenschaften.
Đến tháng 5 năm 1832, khoảng 30.000 người tuần hành tại Hội Hambach ủng hộ tự do, thống nhất, và dân quyền. Các màu đen, đỏ, và vàng trở thành một biểu tượng có uy tín cao đối với phong trào tự do, dân chủ và cộng hòa trong các quốc gia Đức kể từ Hội Wartburg, và các hiệu kỳ mang những màu này được tung bay tập thể tại Hội Hambach. Trong khi các minh họa hiện đại cho thấy việc sử dụng nổi bật cờ tam tài vàng-đỏ-đen (nghịch đảo với quốc kỳ Đức hiện nay), song các hiệu kỳ còn lại từ sự kiện có màu đen-đỏ-vàng. Một ví dụ là Ur-Fahne, hiệu kỳ này được trưng trên lâu đài Hambach trong lễ hội: một cờ tam tài đen-đỏ-vàng với dải đỏ có câu viết Deutschlands Wiedergeburt (tái sinh của nước Đức). Hiệu kỳ này hiện được trưng thường xuyên tại lâu đài.[22]
Năm 1850, Quốc hội Frankfurt sụp đổ, và Bang liên Đức phục hồi dưới quyền chủ tịch của Áo, nước này đàn áp các động thái của Quốc hội Frankfurt, bao gồm cờ tam tài. Sau đó, vấn đề cấp bách nhất là có sáp nhập Áo vào bất kỳ quốc gia Đức nào trong tương lai hay không, do Áo có tình trạng là một đế quốc đa dân tộc nên làm phức tạp ước nguyện về một nước Đại Đức thống—giải pháp grossdeutsch. Ngoài ra còn có giải pháp kleindeutsch (Tiểu Đức) cho một nước Đức chỉ bao gồm các lãnh thổ Đức và loại trừ Áo. Tính nhị nguyên Phổ-Áo bên trong Bang liên cuối cùng dẫn đến Chiến tranh Áo-Phổ vào năm 1866. Trong chiến tranh, các quốc gia phương nam liên minh với Áo chấp thuận cờ tam tài đen-đỏ-vàng làm quốc kỳ của họ, và Quân đoàn Đức số 8 cũng mang băng tay đen-đỏ-vàng.[20] Vương quốc Phổ cùng đồng minh là các quốc gia Đức phương bắc đánh bại Áo và mở đường cho giải pháp Tiểu Đức một vài năm sau đó.
Khu vực hàng hải là khu vực đầu tiên nêu ra vấn đề bang liên mới thông qua quốc kỳ, và họ đề nghị nó có một bản sắc được công nhận quốc tế. Hầu như toàn bộ các thương thuyền quốc tế của bang liên có nguồn gốc từ Phổ hoặc ba thành bang Hanse là Bremen, Hamburg, và Lübeck. Dựa vào điều này, Bộ trưởng Bộ Thương nghiệp Hamburg là Adolf Soetbeer đề xuất tại Bremer Handelsblatt vào ngày 22 tháng 9 năm 1866 rằng bất kỳ quốc kỳ dự kiến nào cũng nên kết hợp các màu của Phổ (đen và trắng) cùng các màu của Hanse (đỏ và trắng). Vào năm sau, Hiến pháp Bang liên Bắc Đức được ban hành, một cờ tam tài đen-trắng-đỏ ngang được tuyên bố là dân dụng kỳ và chiến thuyền kỳ.[24]
Quốc vương Wilhelm I của Phổ thỏa mãn với việc chọn màu: đỏ và trắng cũng tượng trưng cho Hầu quốc Brandenburg, một tuyển đế hầu quốc là tiền thân của Vương quốc Phổ.[18] Việc không có màu vàng trong quốc kỳ cũng thể hiện rõ rằng quốc gia Đức này không bao gồm quân chủ quốc Áo "đen và vàng". Sau Chiến tranh Pháp-Phổ, các quốc gia Đức còn lại tại phương Nam liên kết với Bang liên Bắc Đức, dẫn tới Thống nhất nước Đức và quân chủ Phổ trở thành Hoàng đế của quốc gia mới này vào năm 1871. Trong hiến pháp của mình, Đế quốc Đức vẫn sử dụng đen, trắng, và đỏ làm các màu quốc gia của mình,[25] với việc chính thức thông qua cờ tam tài của bang liên Bắc Đức khi trước làm quốc kỳ vào năm 1892. Cờ tam tài đen-trắng-đỏ vẫn là quốc kỳ của Đức cho đến khi Đế quốc Đức sụp đổ trong những ngày cuối cùng của Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Sự thay đổi này không được nhiều người tại Đức hoan nghênh, họ nhìn nhận quốc kỳ mới là một biểu tượng của sự sỉ nhục sau thất bại của Đức trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. Trong Phòng vệ quân (Reichswehr), các màu cũ vẫn tiếp tục được sử dụng dưới các hình thức khác nhau. Nhiều người bảo thủ muốn các màu cũ trở lại, trong khi những người bảo hoàng và cực hữu thì còn đề cập đến quốc kỳ với nhiều tên gọi xúc phạm. Năm 1922, quốc kỳ đen-trắng-đỏ cũ được tái sử dụng để đại diện cho các phái bộ ngoại giao của Đức tại ngoại quốc như một sự thỏa hiệp.[9]
Các biểu tượng của nước Đức đế quốc trở thành các biểu tượng của những người quân chủ chủ nghĩa và dân tộc chủ nghĩa phản kháng và thường xuyên được các tổ chức của họ sử dụng. Nhiều chính đảng dân tộc chủ nghĩa trong thời kỳ Weimar—như Đảng Nhân dân Quốc gia Đức và Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa (Quốc Xã) —sử dụng các màu tượng trưng cho đế quốc.
Ngày 24 tháng 2 năm 1924, tổ chức Reichsbanner Schwarz-Rot-Gold (Quốc kỳ Đen-Đỏ-Vàng) được thành lập tại Magdeburg bởi các đảng viên của Liên minh Weimar (Trung ương, DDP, SPD) và các công đoàn. Tổ chức này được hình thành nhằm bảo vệ chế độ dân chủ mỏng manh của Cộng hòa Weimar, vốn chịu áp lực liên tục từ cả cực hữu và cực tả. Thông qua tổ chức này, quốc kỳ đen-đỏ-vàng không chỉ là một biểu tượng của nước Đức dân chủ, mà cũng biểu tượng cho sự kháng cự chống lại chủ nghĩa cực đoan chính trị. Chủ tịch đầu tiên của tổ chức là Otto Hörsing tổng kết điều này qua việc mô tả công việc của họ là một "cuộc đấu tranh chống chữ Vạn và sao Xô viết".[27]
Ngày 15 tháng 9 năm 1935, một năm sau khi Tổng thống Paul von Hindenburg từ trần và Adolf Hitler được thăng làm nguyên thủ (Führer), tình trạng hai quốc kỳ kết thúc, đảng kỳ của đảng Quốc Xã là quốc kỳ duy nhất của Đức. Một lý do có thể là "sự kiện Bremen" vào ngày 26 tháng 7 năm 1935, khi đó một nhóm người tuần hành tại New York xông lên tàu SS Bremen, giật đảng kỳ Quốc Xã khỏi cột buồm treo cờ, và ném nó xuống sông Hudson. Khi đại sứ Đức kháng nghị, các quan chức Hoa Kỳ phản ứng rằng quốc kỳ Đức không bị làm tổn hại, chỉ có một biểu tượng chính đảng.[30] Luật quốc kỳ mới[31] được công bố vào đại hội đảng thường niên tại Nürnberg,[32] tại đó Hermann Göring tuyên bố quốc kỳ đen-trắng-đỏ cũ dù được tôn kính song là biểu tượng của một thời đại quá khứ và có nguy cơ được "bọn phản động" sử dụng.[33]
Thiết kế đảng kỳ Quốc Xã được Adolf Hitler đề cử làm đảng kỳ vào giữa năm 1920: một hiệu kỳ với một nền đỏ, một đĩa trắng và một chữ Vạn đen ở giữa. Trong Mein Kampf (Phấn đấu của tôi), Adolf Hitler giải thích quá trình mà thiết kế đảng kỳ Quốc Xã được tạo ra: Nó cần phải sử dụng các màu tương tự như của Đức đế quốc, bởi theo quan điểm của Hitler thì chúng là "các màu tôn kính diễn đạt lòng kính trọng của chúng ta với quá khứ huy hoàng và đã từng mang lại rất nhiều vinh quanh cho dân tộc Đức." Cơ quan tuyên truyền của Quốc Xã giải thích ý nghĩa của đảng kỳ: màu đỏ tượng trưng cho xã hội, màu trắng tượng trưng cho tư duy quốc gia của phong trào và chữ Vạn tượng trưng cho chiến thắng của nhân dân Arya trước dân Do Thái.[34] Albert Speer viết trong hồi kỳ của ông rằng "trong chỉ hai thiết kế khác mà ông (Adolf Hitler) thể hiện sự quan tâm giống như đối với nhà Obersalzberg: đó là quân kỳ quốc gia và hiệu kỳ nguyên thủ quốc gia của ông".[35]
Một phiên bản quốc kỳ chữ Vạn có đĩa lệch tâm được sử dụng làm thuyền kỳ dân dụng trên các thuyền dân dụng đăng ký tại Đức, và được sử dụng như hàng hải kỳ trên các chiến hạm của Kriegsmarine (Hải quân Đức).[36]
Đến cuối Chiến tranh thế giới thứ hai, luật đầu tiên mà Hội đồng Đồng Minh quản chế ban hành là bãi bỏ toàn bộ các biểu tượng Quốc Xã và hủy bỏ toàn bộ các luật liên quan.[37] Kể từ đó, việc sở hữu quốc kỳ chữ Vạn bị cấm tại nhiều quốc gia phương Tây, việc nhập khẩu hay trưng bày nó bị cấm, đặc biệt là tại Đức.
Ở phía tây đường Oder–Neisse, các bang của Đức được tái tổ chức dựa theo các ranh giới khu vực chiếm đóng, và các chính phủ bang mới được thành lập. Trong khu vực Hoa Kỳ chiếm đóng, nửa phía bắc của các bang cũ Württemberg và Baden được hợp nhất thành Württemberg-Baden vào năm 1946. Württemberg-Baden nhận cờ tam tài đen-đỏ-vàng làm bang kỳ.[39] Việc lựa chọn các màu này không dựa trên việc sử dụng cờ tam tài trong lịch sử, mà chỉ đơn giản là thêm màu vàng vào hai màu đen và đen của Württemberg.[40]
Hai bang khác được hình thành sau chiến tranh là Rheinland-Pfalz (khu vực Pháp chiếm đóng) và Niedersachsen (khu vực Anh chiếm đóng), chọn sử dụng cờ tam tài đen-đỏ-vàng làm bang kỳ của họ, song thêm huy hiệu của bang.[41][42] Hai bang này được tạo thành từ các bộ phận của những bang cũ khác, và không màu sự phối màu nào từ các bang kỳ trước đó được chấp thuận làm bang kỳ mới. Điều này dẫn đến việc sử dụng cờ tam tài đen-đỏ-vàng vì hai lý do: các màu không liên quan đặc biệt đến bất kể bang nào trong số các bang trước đó, và việc sử dụng quốc kỳ cũ từ thời Cộng hòa Weimar có dụng ý là một biểu tượng cho nền dân chủ mới.[43][44]
Có các đề xuất về quốc kỳ mới cho Tây Đức,[47] và lựa chọn cuối cùng là giữa hai thiết kế, cả hai đều dùng màu đen-đỏ-vàng. Những đảng viên Xã hội Dân chủ đề xuất tái sử dụng quốc kỳ Weimar cũ, trong khi các đảng bảo thủ như CDU/CSU và đảng nước Đức đề xuất một đề nghị của một thành viên nghị hội (Parlamentarischer Rat) là Ernst Wirmer cùng cố vấn thủ tướng sau này là Konrad Adenauer. Wirmer đề nghị một biến thể của quốc kỳ "kháng cự" năm 1944 (sử dụng phối màu đen-đỏ-vàng trong một mô hình chữ thập Bắc Âu) do anh trai ông là Josef Wirmer thiét kế (Josef tham gia âm mưu 20 tháng 7).[48] Cờ tam tài cuối cùng được lựa chọn, phần lớn là nhằm minh họa cho tính liên tục giữa Cộng hòa Weimar và quốc gia Đức mới này. Cùng với việc ban hành hiến pháp (Tây) Đức vào ngày 23 tháng 5 năm 1949, cờ tam tài đen-đỏ-vàng được thông qua làm quốc kỳ Cộng hòa Liên bang Đức.[3]
Năm 1955, các cư dân Lãnh thổ bảo hộ Saar do Pháp quản lý bỏ phiếu ủng hộ gia nhập Tây Đức.[49] Kể từ khi trở thành một lãnh thổ bảo hộ riêng của Pháp vào năm 1947, Saar chọn quốc kỳ có chữ thập Bắc Âu màu trắng trên một nền xanh và đỏ.[50] Đến ngày 9 tháng 7 năm 1956, Saar chọn quốc kỳ mới là cờ tam tài đen-đỏ-vàng có quốc huy mới nằm trên.[51] Thiết kế này có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 năm 1957, khi Saarland được thành lập với vị thế là một bang của Tây Đức.
Việc sử dụng các màu đen-đỏ-vàng được đề nghị tại khu vực Liên Xô chiếm đóng vào năm 1946, song đến năm 1948 thì Quốc dân Đại hội thứ nhì quyết định thông qua cờ tam tài đen-trắng-đỏ cũ làm quốc kỳ của Đông Đức. Sự lựa chọn này dựa trên việc sử dụng các màu của Ủy ban Quốc gia về một nước Đức Tự do,[47] một tổ chức chống Quốc Xã của Đức từng hoạt động tại Liên Xô trong hai năm cuối của thế chiến. Năm 1949, sau một đề nghị từ Friedrich Ebert (1894-1979), cờ tam tài đen-đỏ-vàng được lựa chọn làm quốc kỳ của Cộng hòa Dân chủ Đức khi quốc gia này hình thành vào ngày 7 tháng 10 năm 1949.[52] Từ năm 1949 đến năm 1959, quốc kỳ Tây Đức và quốc kỳ Đông Đức là đồng nhất. Ngày 1 tháng 10 năm 1959, chính phủ Đông Đức sửa đổi quốc kỳ của họ bằng cách thêm quốc huy lên.[53] Tại Tây Đức, những sửa đổi này được nhìn nhận là một nỗ lực có tính toán nhằm phân chia hai nước Đức. Việc trưng bày quốc kỳ này tại Đông Đức và Tây Berlin—nơi nó bị gọi là Spalterflagge (quốc kỳ phân chia)—được nhìn nhận là vi hiến và sau đó bị cấm cho đến cuối thập niên 1960.
Từ năm 1956 đến năm 1964, các đoàn Tây Đức và Đông Đức hợp thành một đội duy nhất tham gia Thế vận hội Mùa đông và Mùa hè. Sau khi quốc kỳ Đông Đức được sửa đổi vào năm 1959, không quốc gia nào chấp thuận quốc kỳ của phía bên kia. Thông qua thỏa hiệp, một quốc kỳ mới được Đội tuyển Thống nhất của Đức sử dụng từ năm 1960 đến năm 1964, có các vòng tròn Olympic màu trắng trên cờ tam tài đen-đỏ-vàng. Đến năm 1968 thì các đội của Tây Đức và Đông Đức tham gia riêng rẽ, song đều sử dụng quốc kỳ Olympic Đức. Từ năm 1972 đến năm 1988, các đội Tây Đức và Đông Đức sử dụng quốc kỳ của họ.
Cờ tam tài đen-trắng-đỏ cũ của Đế quốc Đức vẫn được những người quân chủ chủ nghĩa và các thành viên hoàng gia Đức sử dụng, họ mong muốn tái lập một cách hòa bình một chế độ quân chủ dân chủ Đức. Song cách thức sử dụng quốc kỳ đế quốc Đức này gần như hoàn toàn bị lu mờ trước cách thức sử dụng của những người cực hữu; do chữ Vạn là bất hợp pháp tại Đức, những người cực hữu buộc phải từ bỏ quốc kỳ Quốc Xã và chuyển sang sử dụng cờ tam tài đế quốc vốn bị Quốc Xã cấm vào năm 1935.[31] Việc cấm các biểu tượng Quốc Xã tại Đức và một số quốc gia khác là nguyên nhân chính dẫn đến việc nhiều trò chơi máy tính liên quan đến thế chiến 2 không thể hiện quốc kỳ Quốc Xã.
Tại Đức, việc sử dụng quốc kỳ và các biểu tượng quốc gia khác ở mức tương đối thấp trong hầu hết thời gian sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một phản ứng nhằm chống lại việc khi trước đảng Quốc Xã sử dụng rộng rãi các loài hiệu kỳ và nhằm chống lại các tranh luận dân tộc chủ nghĩa của Quốc Xã nói chung.[55]
Trận đánh Nhân Xuyên (tiếng Triều Tiên:인천 상륙 작전; tiếng Anh: Battle of Incheon; mật danh: Chiến dịch Chromite) là một trận đánh có tính quyết định trong Chiến tranh Triều Tiên.
Trận đánh bắt đầu vào ngày 15 tháng 9 năm 1950 và kết thúc khoảng 28 tháng 9. Trong chiến dịch đổ bộ từ biển vào bờ, các lực lượng Liên Hiệp Quốc (UN) đã chiếm giữ được Incheon và phá được vòng vây ra khỏi vùng Vành đai Pusan
qua một loạt những lần đổ bộ trong lãnh thổ địch chiếm đóng. Đa số các
lực lượng bộ binh Liên Hiệp Quốc tham gia trong trận công phá này là Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ dưới quyền tư lệnh của Thống tướng Douglas MacArthur.
Trận đánh Inchon kết thúc một loạt các chiến thắng liên tiếp của Quân đội Nhân dân Triều Tiên xâm lấn và bắt đầu một cuộc phản công của các lực lượng Liên Hiệp Quốc dẫn đến việc tái chiếm Seoul. Cuộc tiến công về Bắc Triều Tiên kết thúc gần sông Áp Lục khi Quân chí nguyện của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, cảm thấy bị đe dọa bởi việc mất hoàn toàn Triều Tiên, nhảy vào cuộc xung đột bằng việc khai triển khoảng 150.000 quân Trung Hoa để hỗ trợ Bắc Triều Tiên tràn ngập các lực lượng Liên Hiệp Quốc dọc sông Thanh Xuyên và buộc một cuộc tháo lui của các lực lượng Liên Hiệp Quốc về Nam Triều Tiên sau Trận đánh hồ Trường Tân.
Để hoàn thành một chiến dịch đổ bộ từ biển vào bờ lớn như vậy, MacArthur yêu cầu được sử dụng các lực lượng viễn chinh của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ là các lực lượng đã quen với các khả năng tiến hành các chiến dịch đổ bộ từ biển vào bờ trong Chiến tranh Thái Bình Dương thời Chiến tranh thế giới thứ hai. Tuy nhiên, Thủy quân lục chiến vào thời điểm đó vẫn đang trong tình trạng phục hồi sau các loạt cắt giảm chương trình trầm trọng khởi xướng bởi chính phủ của Tổng thống Harry S. Truman và Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ Louis A. Johnson. Thật thế, Johnson đã cố dẹp bỏ Thủy quân lục chiến hoàn toàn và đã cắt giảm các lực lượng viễn chinh Thủy quân lục chiến từ con số đỉnh trong Chiến tranh thế giới thứ hai là 300.000 người xuống chỉ còn trên 27.000. Nhiều quân vận đỉnh (landing craft) và quân vận xa đổ bộ (amphibious carriers) bị bán, bị tháo rời lấy sắt vụn, hoặc được đặc chuyển cho Quân đội Hoa Kỳ sử dụng. Sau khi tái trang bị vội vã lực lượng Thủy quân lục chiến với các quân vận đỉnh lỗi thời từ Chiến tranh thế giới thứ hai, rút các đơn vị Thủy quân lục chiến khỏi Vành đai Pusan, và lấy hết người của các trung tâm tuyển mộ, các tư lệnh Thủy quân lục chiến mới có thể xây lại một lực lượng có thể đảm đương các chiến dịch chủ động tiến công.[1][2]
Kế hoạch ban đầu gặp phải sự nghi ngờ từ những tướng lãnh khác vì phòng tuyến nhân tạo và tự nhiên đều ghê gớm. Đường áp sát vào Inchon là hai lối rất giới hạn, đó là Eo biển Phi Ngư (Flying Fish Channel) và Eo biển Đông (Eastern Channel) dễ vướn phải bãi mìn. Thủy triều của hai eo biển này nhanh và rất nguy hiểm. Cuối cùng, khu neo tàu nhỏ và bến cảng bị bao quanh với đê biển. Trung tá hải quân Arlie G. Capps ghi nhận "Chúng tôi đã thảo một danh sách gồm các trở ngại địa lý và tự nhiên - và Inchon có tất cả mọi thứ."
Các vấn đề này cùng với vấn đề quân đội Bắc Triều Tiên đang tiến công bắt buộc MacArthur bỏ kế hoạch đầu tiên của ông là Chiến dịch Bluehearts mà trong đó dự định một cuộc đổ bộ lên Inchon tháng 7 năm 1950.
Vào tháng 9, dù các chướng ngại như thế, MacArthur đưa ra một kế hoạch đã được chỉnh lại cho một cuộc tấn công vào Inchon: Kế hoạch 100-B, mã danh là Chiến dịch Chromite. Một cuộc họp ngắn do Đô đốc James Doyle tổ chức kết luận rằng "điều tốt nhất mà tôi có thể nói là Inchon không phải là không thể." Các sĩ quan tại buổi họp ngắn này đã dành nhiều thời gian của họ để hỏi về những nơi đổ bộ khác chẳng hạn như Kunsan. MacArthur dành 45 phút sau khi họp giải thích các lý do ông chọn Inchon. Ông nói vì nó được phòng thủ chặt chẻ, kẻ địch sẽ không ngờ một cuộc tấn công nơi đó, rằng chiến thắng tại Inchon sẽ tránh một chiến dịch mùa đông ác nghiệt, và rằng, bằng cách xâm nhập một điểm mạnh của miền bắc, các lực lương Liên Hiệp Quốc có thể cắt đứt các đường thông tin liên lạc và vận chuyển tiếp liệu của Bắc Triều Tiên. Inchon được chọn cũng vì nó nằm gần Seoul. Đô đốc Forrest P. Sherman và Tướng J. Lawton Collins trở về Washington, D.C. để trình kế hoạch đổ bộ và xin lệnh chấp thuận.
Cuộc đổ bộ tại Inchon không phải là một chiến dịch đổ bộ từ biển vào bờ qui mô lớn đầu tiên kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai. Cuộc đổ bộ khác là cuộc đổ bộ tại ngày 18 tháng 7 năm 1950 tại Pohang. Tuy nhiên, chiến dịch đó không phải thực hiện trong lãnh thổ quân địchh chiếm giữ và cũng không có đụng trận.[3]
Với sự giúp đỡ của dân địa phương, các du kích quân thu lợm thông tin về thủy triều, bãi lầy, đê biển và các vị trí cố thủ của quân địch. Sự góp phần quan trọng nhất vào sứ mệnh này là việc khởi động lại một hải đăng trên Palmi-do. Khi quân Bắc Triều Tiên phát giác ra rằng các đặc viên đồng minh đã vào bán đảo, họ phái một thuyền vũ trang tấn công cùng 16 binh sĩ. Eugene Clark đặt súng máy trên một chiếc xuồng nhỏ và đánh chìm chiếc thuyền tấn công. Để trả đủa, Bắc Triều Tiên giết chết trên 50 thường dân vì họ đã giúp cho Clark.
Một loạt các cuộc tập trận và thử nghiệm được tiến hành khắp nơi trên duyên hải Triều Tiên nơi có các điều kiện tương tự với Inchon trước khi có một cuộc đổ bộ thực sự. Các cuộc tập trận được sử dụng để tính toán thời gian và hiệu xuất của các quân vận đỉnh (landing craft).[3]
Khi các toán đổ bộ gần đến nơi, các tuần dương hạm và khu trục hạm từ hải quân các nước của Liên Hiệp Quốc khai hỏa vào Wolmi-do và rà phá mìn bẫy ở Eo biển Phi Ngư (Flying Fish Channel). Các lực lượng Canada đầu tiên tham gia vào Chiến tranh Triều Tiên khi các chiến hạm HMCS Cayuga, HMCS Athabaskan và HMCS Sioux bắn phá bờ biển. Lực lượng nhanh Hàng không mẫu hạm (Fast Carrier Force) thực hiện các phi vụ không yểm, ngăn chặn, và tấn công mặt đất. Hải đoàn 9 Khu trục hạm (Destroyer Squadron Nine) đi đầu là USS Mansfield tiến vào Eo biển Đông và vào Bến cảng Inchon, khai hỏa vào các ụ súng lớn của quân địch. Các cuộc tấn công làm cho Bắc Triều Tiên tin rằng một cuộc đổ bộ có lẽ là sắp xảy ra. Viên sĩ quan trấn đóng tại Wolmi-do bảo đảm cấp trên của ông là ông sẽ quăng quân thù ngược ra biển.
Quân đội Bắc Triều Tiên đã không ngờ một cuộc đổ bộ lên Inchon. Sau cuộc tấn công tràn ngập Bãi Xanh lá, Quân đội Nhân dân Triều Tiên tưởng rằng (có lẽ vì cố tình ngụy tạo thông tin của lực lượng chống tình báo Mỹ) cuộc tấn công đổ bộ chính sẽ xảy ra tại Kunsan. Kết quả là, chỉ có một lực lượng nhỏ được điều động đến Inchon. Thậm chí những lực lượng đó còn tới đó trể nữa, và họ đến đó sau khi các lực lượng Liên Hiệp Quốc đã chiếm được Bãi Xanh biển và Bãi Đỏ. Các binh sĩ đóng tại Inchon trước đây đã bị nhóm du kích của Clark làm suy yếu, và các vụ oanh tạc bằng bom napalm đã thiêu hủy các kho đạn dược chính. Tổng cộng có 261 tàu tham chiến.
Các tài liệu được Kim Nhật Thành viết và bị quân Liên Hiệp Quốc thu được ngay sau khi cuộc đổ bộ nói rằng, "Kế hoạch ban đầu là kết thúc cuộc chiến trong một tháng, chúng ta đã không thể giẩm nát bốn sư đoàn của Mỹ...Chúng ta bị bất ngờ khi quân đội Liên Hiệp Quốc và các lực lượng Hải quân và Không quân Mỹ tiến vào."
Ngày 16 tháng 9, quân Bắc Triều Tiên, nhận thấy điều sai lầm của mình, đã đưa sáu hàng xe tăng T-34 đến bãi đổ bộ. Để đối phó, hai phi đội F4U Corsair thuộc phi đoàn VMF-214 dội bom đoàn xe tăng tấn công. Đợt không kích gây thiệt hại hoặc phá hủy phân nữa số xe tăng và mất một phi cơ. Một đợt phản công nhanh của các xe tăng M26 Pershing phá hủy phần còn lại của sư đoàn cơ giới Bắc Triều Tiên và thông đường cho việc chiếm Inchon.
Ngày 19 tháng 9, Đoàn Kỹ sư Công binh Hoa Kỳ sửa chữa đường xe lửa địa phương một đoạn dài 8 dặm Anh (13 km) vào đất liền. Phi trường Gimpo bị chiếm và các vận tải cơ bắt đầu chở nhiên liệu và bom đạn cho các phi cơ đóng tại Inchon. Thủy quân lục chiến tiếp tục dở hàng tiếp liệu và nhận thêm tiếp viện quân số. Khoảng 22 tháng 9, họ đưa lên 6.629 xe và 53.882 binh sĩ cùng với 23.000 tấn tiếp liệu.
Quốc kỳ Đức
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tên | Bundesflagge und Handelsflagge |
---|---|
Dùng như | Cờ dân sự và nhà nước và cờ hiệu dân sự |
Tỉ lệ | 3:5 |
Ngày ra đời | 23 tháng 5 năm 1949 |
Thiết kế | Cờ ba màu ngang gồm đen, đỏ, vàng. |
Cờ biến thể của Đức | |
Tên | Bundesdienstflagge und Kriegsflagge |
Dùng như | Cờ nhà nước và cờ hiệu và quân kỳ |
Tỉ lệ | 3:5 |
Ngày ra đời | 7 tháng 6 năm 1950 |
Cờ biến thể của Đức | |
Tên | Seekriegsflagge und Gösch |
Dùng như | Cờ hiệu hải quân |
Tỉ lệ | 3:5 |
Ngày ra đời | 9 tháng 5 năm 1956 |
Cờ tam tài đen-đỏ-vàng xuất hiện lần đầu tiên vào đầu thế kỷ 19, và trở nên nổi bật trong các cuộc cách mạng năm 1848. Quốc hội Frankfurt đoản mệnh đề xuất cờ tam tài làm quốc kỳ cho một quốc gia Đức thống nhất và dân chủ. Khi Cộng hòa Weimar hình thành sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, cờ tam tài được chấp thuận làm quốc kỳ của chính thể này. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cờ tam tài được chỉ định làm quốc kỳ của cả Tây Đức và Đông Đức vào năm 1949. Quốc kỳ của hai quốc gia đồng nhất cho đến năm 1959, khi mà thiết kế quốc huy Đông Đức được đưa vào trong quốc kỳ Đông Đức. Từ khi Đức tái thống nhất vào năm 1990, cờ tam tài đen-đỏ-vàng trở thành quốc kỳ của nước Đức thống nhất.
Sau Chiến tranh Áo-Phổ năm 1866, Liên bang Bắc Đức do Phổ chi phối chấp thuận một cờ tam tài đen-trắng-đỏ làm quốc kỳ. Thiết kế này sau đó trở thành quốc kỳ của Đế quốc Đức, chính thể này được hình thành sau Thống nhất nước Đức năm 1871, và được sử dụng cho đến năm 1918. Ba màu đen, trắng, và đỏ lại trở thành các màu quốc gia của Đức sau khi chính thể Đức Quốc Xã hình thành vào năm 1933.
Các phương án phối màu đen-đỏ-vàng và đen-trắng-đỏ đóng một vao trò quan trọng trong lịch sử Đức và có các ý nghĩa khác nhau. Các màu của quốc kỳ hiện đại có liên kết với chế độ dân chủ cộng hòa được hình thành sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, và đại diện cho tính thống nhất và tự do Đức: không chỉ là tự do của nước Đức, mà cũng là tự do cá nhân của nhân dân Đức.[2]
Các biến thể
Dân dụng
Quốc kỳ Đức hay Bundesflagge (liên bang kỳ), chỉ gồm có ba màu đen-đỏ-vàng, được đưa vào trong Hiến pháp (Tây) Đức năm 1949.[3] Sau khi tạo ra chính phủ kỳ và quân kỳ riêng biệt trong những năm sau, cờ tam tài trơn nay được sử dụng làm dân dụng kỳ và thương thuyền kỳ của Đức. Thiết kế này cũng được sử dụng bởi các cơ quan phi liên bang để thể hiện liên kết của họ với chính phủ liên bang, chẳng hạn như các cơ quan của các bang sử dụng quốc kỳ Đức cùng với bang kỳ của họ.Chính phủ
Chính phủ kỳ của Đức được gọi chính thức là Dienstflagge der Bundesbehörden (chính phủ kỳ của các cơ quan liên bang) hoặc gọi tắt là Bundesdienstflagge. Thiết kế này được giới thiệu vào năm 1950, với việc bổ sung biểu tượng Bundesschild vào giữa dân dụng kỳ, lấn thêm một phần năm các dải đen và vàng.[4] Bundesschild là một biến thể của quốc huy Đức, với các khác biệt chính là minh họa đại bàng và hình dạng khiên: Bundesschild có đáy tròn, còn quốc huy tiêu chuẩn thì có đáy nhọn. Chỉ các cơ quan chính phủ mới có thể sử dụng chính phủ kỳ, và việc những người khác sử dụng nó là một hành vi phạm tội, bị phạt tiền.[5] Tuy nhiên, việc sử dụng công khai các quốc kỳ tương tự như Bundesdienstflagge (chẳng hạn dùng quốc huy tiêu chuẩn thay cho Bundesschild) được dung thứ, và những quốc kỳ như vậy thỉnh thoảng vẫn xuất hiện trong các sự kiện thể thao quốc tế.Thẳng đứng
Ngoài hình thức ngang thông thường, nhiều tòa nhà công cộng tại Đức sử dụng quốc kỳ dạng dọc. Hầu hết các tòa thị chính treo thị kỳ của họ cùng với quốc kỳ theo cách thức này; nhiều thị kỳ tại Đức chỉ tồn tại dưới dạng dọc. Tỷ lệ của các quốc kỳ dọc này không được chỉ định. Năm 1996, một thiết kế cho phiên bản dọc của chính phủ kỳ được tạo thành: Bundesschild được thể hiện tại trung tâm của quốc kỳ, lấn sang một phần năm của các dải đen và vàng.[6] Khi treo như một banner hoặc rèm, dải đen nên ở bên trái, giống như hình minh họa. Khi treo trên cột cờ đứng, dải đen cần phải hướng về cột.[7]Quân dụng kỳ
Do quân đội Đức (Bundeswehr) là một cơ quan liên bang, Bundesdienstflagge cũng được sử dụng làm quân kỳ trên đất liền. Năm 1956, Dienstflagge der Seestreitkräfte der Bundeswehr (quân kỳ của Hải quân Đức) được đưa vào: chính phủ kỳ bị cắt kiểu đuôi yến.[8]Thiết kế
Điều 22 của luật Cơ Bản nước Cộng hòa Liên bang Đức viết rằng:- "quốc kỳ liên bang sẽ có màu đen, đỏ, và vàng."[3]
Màu chính xác sử dụng trong quốc kỳ Đức không được định nghĩa chính thức vào thời điểm thông qua quốc kỳ và có thay đổi kể từ đó.[10] Nội các liên bang đưa ra một thiết kế cho chính phủ Đức vào ngày 2 tháng 6 năm 1999, đây là thiết kế được sử dụng hiện nay với các sắc độ như sau:[11]
Mô hình màu | Đen | Đỏ | vàng | |||
---|---|---|---|---|---|---|
RAL | 9005 Jet black |
3020 Traffic red |
1021 Cadmium yellow |
|||
HKS | 0, 0, 0 | 5.0PB 3.0/12 | 6.0R 4.5/14 | |||
CMYK | 0.0.0.100 | 0.100.100.0 | 0.12.100.5 | |||
Pantone | Black | 485 | 7405* | |||
hệ thập lục phân | #000000 | #FF0000 | #FFCC00 | |||
hệ thập phân | 0,0,0 | 255,0,0 | 255,204,0 |
Khi Cộng hòa Weimar chọn cờ tam tài đen-đỏ-vàng làm quốc kỳ, hành động này bị những người bảo thủ, bảo hoàng, và cực hữu công kích, họ gọi các màu với những biệt danh hằn học như Schwarz–Rot–Gelb, Schwarz–Rot–Senf (Senf nghĩa là mù tạc) hay thậm chí là Schwarz–Rot–Scheiße (Scheiße nghĩa là phân).[12] Khi Đức Quốc Xã lên nắm quyền vào năm 1933, các màu đen-trắng-đỏ của nước Đức đế quốc trước năm 1918 được nhanh chóng tái sử dụng, và bộ máy tuyên truyền của họ tiếp tục làm mất thể diện Schwarz–Rot–Gold, sử dụng các thuật ngữ xúc phạm tương tự như những người bảo hoàng sử dụng trước đó.[13] Ngày 16 tháng 11 năm 1959, Tòa án liên bang về tư pháp (Bundesgerichtshof) phán quyết rằng việc sử dụng "Schwarz–Rot–Gelb" và những thuật ngữ tương tự trải qua nhiều năm bị Quốc Xã kích động, trở thành một sự phỉ báng hiểm độc chống lại các biểu tượng dân chủ quốc gia, và nay là một hành vi phạm tội.[13]
Ngày treo cờ
Sau sắc lệnh liên bang vào ngày 22 tháng 3 năm 2005, quốc kỳ cần phải được treo tại các tòa nhà công cộng trong những ngày sau đây.Ngày | Tên | Lý do |
---|---|---|
27 tháng 1 | Ngày tưởng niệm các nạn nhân của Quốc Xã Tag des Gedenkens an die Opfer des Nationalsozialismus |
Kỷ niệm giải phóng trại tập trung Auschwitz, được Liên Hiệp Quốc cử hành với tên gọi Ngày kỉ niệm Đại tàn sát quốc tế (treo rủ) |
1 tháng 5 | Ngày Quốc tế Lao động Tag der Arbeit |
Được thiết lập để các liên đoàn lao động Đức thị uy nhằm thúc đẩy phúc lợi của người lao động. |
9 tháng 5 | Ngày châu Âu Europatag |
Kỉ niệm Tuyên bố Schuman, dẫn đến việc hình thành Liên minh châu Âu (1950) |
23 tháng 5 | Ngày Hiến pháp | Kỉ niệm Hiến pháp Đức (1949) |
17 tháng 6 | Jahrestag des 17. Juni 1953 | Kỉ niệm Nổi dậy năm 1953 tại Đông Đức |
20 tháng 7 | Jahrestag des 20. Juli 1944 | Kỉ niệm âm mưu 20 tháng 7, nỗ lực ám sát bất thành Adolf Hitler của Claus von Stauffenberg (1944) |
3 tháng 10 | Ngày nước Đức thống nhất Tag der Deutschen Einheit |
Kỉ niệm Tái thống nhất nước Đức (1990) |
Hai chủ nhật trước Mùa Vọng | Quốc tang Volkstrauertag |
Để tưởng niệm tất cả những người thiệt mạng trong thời chiến (treo rủ) |
|
Lịch sử
Thời kỳ Trung cổ
Năm 1804, Napoléon Bonaparte tuyên bố thành lập Đệ nhất Đế quốc Pháp. Đáp lại, Hoàng đế La Mã Thần thánh Franz II tuyên bố lãnh địa của ông là Đế quốc Áo và trở thành Franz I của Áo. Quốc kỳ của Đế quốc Áo có màu đen và vàng, lấy từ hiệu kỳ của Hoàng đế La Mã Thần thánh.
Các màu đỏ và trắng cũng mang ý nghĩa trọng đại trong giai đoạn này. Khi Đế quốc La Mã Thần thánh tham gia Thập tự chinh, một quân kỳ được tung bay cùng với hiệu kỳ đen-vàng của hoàng đế. Hiệu kỳ này được gọi là "cờ Thánh George", có một thập tự trắng trên nền đỏ: ngược với quốc kỳ Anh và tương tự như quốc kỳ Đan Mạch.[16] Màu đỏ và trắng cũng là những màu của Liên minh Hanse (thế kỷ 13–17). Các thương thuyền của Hanse được nhận dạng thông qua các cờ đuôi nheo đỏ-trắng của chúng, và hầu hết các thành thị Hanse lấy đỏ và trắng làm các màu đại diện cho thành thị của họ. Đỏ và trắng vẫn là các màu đại diện của nhiều thành thị từng thuộc Liên minh Hansde, như Hamburg và Bremen.
Chiến tranh Napoléon
Đế quốc La Mã Thần thánh sụp đổ vào năm 1806, nhiều công tước và thân vương của đế quốc gia nhập Bang liên Rhein gồm các quốc gia phụ thuộc Napoléon. Các quốc gia này sử dụng quốc kỳ riêng của họ, còn liên bang thì không có quốc kỳ mà sử dụng quốc kỳ Pháp có màu lam-trắng-đỏ và Hiệu kỳ Hoàng đế của người bảo hộ là Napoléon.[17]Trong Các cuộc chiến tranh của Napoléon, cuộc đấu tranh của người Đức chống quân Pháp chiếm đóng được tượng trưng đáng kể thông qua các màu đen, đỏ, và vàng. Điều này phần lớn là do đồng phục của Quân đoàn Tự do Lützow, một đơn vị tình nguyện của Quân đội Phổ. Đồng phục của đơn vị này là màu đen với cổ áo màu đỏ cùng khuy màu vàng. Sự lựa chọn màu sắc này là dựa trên thực dụng, mặc dù nó cũng là một sự phổ biến các màu đen-đỏ-vàng cũ được sử dụng thời Đế quốc La Mã Thần thánh.[18] Các quân nhân trong quân đoàn được yêu cầu cung cấp trang phục cho bản thân, và nhằm thể hiện một bề ngoài dồng dạng, cách dễ nhá là nhuộm đen toàn bộ trang phục. Các khuy màu vàng có thể kiếm được ở nhiều nơi, và các cờ đuôi nheo do thương kị binh trong quân đoàn sử dụng có màu đỏ và đen. Đương thời, các màu đại diện cho:
- Ra khỏi bóng tối (đen) nô lệ nhờ các trận chiến đẫm máu (đỏ) để đến ánh sáng hoàng kim (vàng) của tự do.[19]
Bang liên Đức
Đại hội Viên 1815-16 dẫn đến việc thành lập Bang liên Đức, đây là một liên minh lỏng lẻo của toàn bộ các quốc gia Đức còn lại sau các cuộc chiến tranh Napoléon. Liên minh được tạo thành nhằm thay thế cho Đế quốc La Mã Thần thánh, với Tổng thống là Franz I của Áo—Hoàng đế La Mã Thần thánh cuối cùng. Bang liên không có quốc kỳ riêng, song cờ tam tài đen-đỏ-vàng đôi khi được quy một cách sai lầm cho nó.[20]Trở về sau chiến tranh, các cựu chiến binh của Quân đoàn Tự do Lützow thành lập phường hội Urburschenschaft tại Jena vào tháng 6 năm 1815. Urburschenschaft Jena cuối cùng thông qua một hiệu kỳ với ba dải ngang bằng nhau màu đỏ, đen, và đỏ, với một nhánh sồi màu vàng chéo qua dải đen, theo các màu của đồng phục Quân đoàn Tự do.[18] Do các sinh viên phục vụ trong Quân đoàn Tự do Lützow đến từ các quốc gia Đức khác nhau, ý tưởng về một quốc gia Đức thống nhất bắng đầu giành được đà trong Urburschenschaft và Burschenschaften tương tự, các cơ sở của những tổ chức này sau đó hình thành trên khắp bang liên. Ngày 18 tháng 10 năm 1817, nhân dịp kỷ niệm 4 năm trận Leipzig, hàng trăm thành viên phường hội và viện sĩ từ khắp các quốc gia trong bang liên tụ họp tại Wartburg thuộc Đại công quốc Sachsen-Weimar-Eisenach (nay thuộc Thüringen), kêu gọi một quốc gia Đức tự do và thống nhất. Hiệu kỳ vàng-đỏ-đen của Urburschenschaft Jena nổi bật trong Hội Wartburg và do đó các màu đen, đỏ, và vàng cuối cùng trở thành biểu tượng của khát vọng trong ngày hội về một quốc gia Đức thống nhất. Áo quyết tâm duy trì hiện trạng,[21] do vậy ban hành các Sắc lệnh Carlsbad năm 1819 mà theo đó cấm toàn bộ các tổ chức sinh viên, chính thức đặt một dấu chấm hết cho Burschenschaften.
Đến tháng 5 năm 1832, khoảng 30.000 người tuần hành tại Hội Hambach ủng hộ tự do, thống nhất, và dân quyền. Các màu đen, đỏ, và vàng trở thành một biểu tượng có uy tín cao đối với phong trào tự do, dân chủ và cộng hòa trong các quốc gia Đức kể từ Hội Wartburg, và các hiệu kỳ mang những màu này được tung bay tập thể tại Hội Hambach. Trong khi các minh họa hiện đại cho thấy việc sử dụng nổi bật cờ tam tài vàng-đỏ-đen (nghịch đảo với quốc kỳ Đức hiện nay), song các hiệu kỳ còn lại từ sự kiện có màu đen-đỏ-vàng. Một ví dụ là Ur-Fahne, hiệu kỳ này được trưng trên lâu đài Hambach trong lễ hội: một cờ tam tài đen-đỏ-vàng với dải đỏ có câu viết Deutschlands Wiedergeburt (tái sinh của nước Đức). Hiệu kỳ này hiện được trưng thường xuyên tại lâu đài.[22]
Cách mạng và Quốc hội Frankfurt
Trong các cuộc cách mạng tại các quốc gia Đức năm 1848, những người cách mạng xuống đường và nhiều người trong số họ vẫy cờ tam tài. Những đảng viên Tự do giành được quyền lực, và một quốc hội được dựng nên. Quốc hội Frankfurt tuyên bố đen-đỏ-vàng là các màu chính thức của Đức và thông qua một luật nói rằng thuyền kỳ dân dụng là cờ tam tài đen-đỏ-vàng.[23]Năm 1850, Quốc hội Frankfurt sụp đổ, và Bang liên Đức phục hồi dưới quyền chủ tịch của Áo, nước này đàn áp các động thái của Quốc hội Frankfurt, bao gồm cờ tam tài. Sau đó, vấn đề cấp bách nhất là có sáp nhập Áo vào bất kỳ quốc gia Đức nào trong tương lai hay không, do Áo có tình trạng là một đế quốc đa dân tộc nên làm phức tạp ước nguyện về một nước Đại Đức thống—giải pháp grossdeutsch. Ngoài ra còn có giải pháp kleindeutsch (Tiểu Đức) cho một nước Đức chỉ bao gồm các lãnh thổ Đức và loại trừ Áo. Tính nhị nguyên Phổ-Áo bên trong Bang liên cuối cùng dẫn đến Chiến tranh Áo-Phổ vào năm 1866. Trong chiến tranh, các quốc gia phương nam liên minh với Áo chấp thuận cờ tam tài đen-đỏ-vàng làm quốc kỳ của họ, và Quân đoàn Đức số 8 cũng mang băng tay đen-đỏ-vàng.[20] Vương quốc Phổ cùng đồng minh là các quốc gia Đức phương bắc đánh bại Áo và mở đường cho giải pháp Tiểu Đức một vài năm sau đó.
Bang liên Bắc Đức và Đế quốc Đức (1866–1918)
Sau khi Bang liên Đức giải thể, Phổ tạo thành thể chế kế thừa không chính thức của nó là Bang liên Bắc Đức vào năm 1866. Ngoài thành viên lớn nhất là Phổ, bang liên còn bao gồm 21 quốc gia Đức khác ở phương Bắc.Khu vực hàng hải là khu vực đầu tiên nêu ra vấn đề bang liên mới thông qua quốc kỳ, và họ đề nghị nó có một bản sắc được công nhận quốc tế. Hầu như toàn bộ các thương thuyền quốc tế của bang liên có nguồn gốc từ Phổ hoặc ba thành bang Hanse là Bremen, Hamburg, và Lübeck. Dựa vào điều này, Bộ trưởng Bộ Thương nghiệp Hamburg là Adolf Soetbeer đề xuất tại Bremer Handelsblatt vào ngày 22 tháng 9 năm 1866 rằng bất kỳ quốc kỳ dự kiến nào cũng nên kết hợp các màu của Phổ (đen và trắng) cùng các màu của Hanse (đỏ và trắng). Vào năm sau, Hiến pháp Bang liên Bắc Đức được ban hành, một cờ tam tài đen-trắng-đỏ ngang được tuyên bố là dân dụng kỳ và chiến thuyền kỳ.[24]
Quốc vương Wilhelm I của Phổ thỏa mãn với việc chọn màu: đỏ và trắng cũng tượng trưng cho Hầu quốc Brandenburg, một tuyển đế hầu quốc là tiền thân của Vương quốc Phổ.[18] Việc không có màu vàng trong quốc kỳ cũng thể hiện rõ rằng quốc gia Đức này không bao gồm quân chủ quốc Áo "đen và vàng". Sau Chiến tranh Pháp-Phổ, các quốc gia Đức còn lại tại phương Nam liên kết với Bang liên Bắc Đức, dẫn tới Thống nhất nước Đức và quân chủ Phổ trở thành Hoàng đế của quốc gia mới này vào năm 1871. Trong hiến pháp của mình, Đế quốc Đức vẫn sử dụng đen, trắng, và đỏ làm các màu quốc gia của mình,[25] với việc chính thức thông qua cờ tam tài của bang liên Bắc Đức khi trước làm quốc kỳ vào năm 1892. Cờ tam tài đen-trắng-đỏ vẫn là quốc kỳ của Đức cho đến khi Đế quốc Đức sụp đổ trong những ngày cuối cùng của Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Cộng hòa Weimar
Sau tuyên bố của nước Đức cộng hòa vào năm 1918 và giai đoạn cách mạng kế tiếp đó, chính thể được gọi là Cộng hòa Weimar được thành lập vào tháng 8 năm 1919. Để tạo thành một sự liên tục giữa phong trào chống chuyên quyền trong thế kỷ 19 và nước cộng hòa dân chủ mới, cờ tam tài đen-đỏ-vàng cũ được xác định là quốc kỳ Đức trong Hiến pháp Weimar vào năm 1919.[26] Thuyền kỳ dân dụng là cờ tam tài đen-trắng-đỏ có thêm thiết kế cờ tam tài mới ở góc phía trên bên trái.Sự thay đổi này không được nhiều người tại Đức hoan nghênh, họ nhìn nhận quốc kỳ mới là một biểu tượng của sự sỉ nhục sau thất bại của Đức trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. Trong Phòng vệ quân (Reichswehr), các màu cũ vẫn tiếp tục được sử dụng dưới các hình thức khác nhau. Nhiều người bảo thủ muốn các màu cũ trở lại, trong khi những người bảo hoàng và cực hữu thì còn đề cập đến quốc kỳ với nhiều tên gọi xúc phạm. Năm 1922, quốc kỳ đen-trắng-đỏ cũ được tái sử dụng để đại diện cho các phái bộ ngoại giao của Đức tại ngoại quốc như một sự thỏa hiệp.[9]
Các biểu tượng của nước Đức đế quốc trở thành các biểu tượng của những người quân chủ chủ nghĩa và dân tộc chủ nghĩa phản kháng và thường xuyên được các tổ chức của họ sử dụng. Nhiều chính đảng dân tộc chủ nghĩa trong thời kỳ Weimar—như Đảng Nhân dân Quốc gia Đức và Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa (Quốc Xã) —sử dụng các màu tượng trưng cho đế quốc.
Ngày 24 tháng 2 năm 1924, tổ chức Reichsbanner Schwarz-Rot-Gold (Quốc kỳ Đen-Đỏ-Vàng) được thành lập tại Magdeburg bởi các đảng viên của Liên minh Weimar (Trung ương, DDP, SPD) và các công đoàn. Tổ chức này được hình thành nhằm bảo vệ chế độ dân chủ mỏng manh của Cộng hòa Weimar, vốn chịu áp lực liên tục từ cả cực hữu và cực tả. Thông qua tổ chức này, quốc kỳ đen-đỏ-vàng không chỉ là một biểu tượng của nước Đức dân chủ, mà cũng biểu tượng cho sự kháng cự chống lại chủ nghĩa cực đoan chính trị. Chủ tịch đầu tiên của tổ chức là Otto Hörsing tổng kết điều này qua việc mô tả công việc của họ là một "cuộc đấu tranh chống chữ Vạn và sao Xô viết".[27]
Đức Quốc Xã
Chế độ Quốc Xã tại Đức được thành lập vào ngày 30 tháng 1 năm 1933, quốc kỳ đen-dỏ-vàng nhanh chóng bị loại bỏ; mộtquyết định vào ngày 12 thành 3 xác định hai quốc kỳ hợp pháp: đế quốc kỳ tam tài đen-trắng-đỏ tái lập và đảng kỳ của đảng Quốc Xã.[28][29]Ngày 15 tháng 9 năm 1935, một năm sau khi Tổng thống Paul von Hindenburg từ trần và Adolf Hitler được thăng làm nguyên thủ (Führer), tình trạng hai quốc kỳ kết thúc, đảng kỳ của đảng Quốc Xã là quốc kỳ duy nhất của Đức. Một lý do có thể là "sự kiện Bremen" vào ngày 26 tháng 7 năm 1935, khi đó một nhóm người tuần hành tại New York xông lên tàu SS Bremen, giật đảng kỳ Quốc Xã khỏi cột buồm treo cờ, và ném nó xuống sông Hudson. Khi đại sứ Đức kháng nghị, các quan chức Hoa Kỳ phản ứng rằng quốc kỳ Đức không bị làm tổn hại, chỉ có một biểu tượng chính đảng.[30] Luật quốc kỳ mới[31] được công bố vào đại hội đảng thường niên tại Nürnberg,[32] tại đó Hermann Göring tuyên bố quốc kỳ đen-trắng-đỏ cũ dù được tôn kính song là biểu tượng của một thời đại quá khứ và có nguy cơ được "bọn phản động" sử dụng.[33]
Thiết kế đảng kỳ Quốc Xã được Adolf Hitler đề cử làm đảng kỳ vào giữa năm 1920: một hiệu kỳ với một nền đỏ, một đĩa trắng và một chữ Vạn đen ở giữa. Trong Mein Kampf (Phấn đấu của tôi), Adolf Hitler giải thích quá trình mà thiết kế đảng kỳ Quốc Xã được tạo ra: Nó cần phải sử dụng các màu tương tự như của Đức đế quốc, bởi theo quan điểm của Hitler thì chúng là "các màu tôn kính diễn đạt lòng kính trọng của chúng ta với quá khứ huy hoàng và đã từng mang lại rất nhiều vinh quanh cho dân tộc Đức." Cơ quan tuyên truyền của Quốc Xã giải thích ý nghĩa của đảng kỳ: màu đỏ tượng trưng cho xã hội, màu trắng tượng trưng cho tư duy quốc gia của phong trào và chữ Vạn tượng trưng cho chiến thắng của nhân dân Arya trước dân Do Thái.[34] Albert Speer viết trong hồi kỳ của ông rằng "trong chỉ hai thiết kế khác mà ông (Adolf Hitler) thể hiện sự quan tâm giống như đối với nhà Obersalzberg: đó là quân kỳ quốc gia và hiệu kỳ nguyên thủ quốc gia của ông".[35]
Một phiên bản quốc kỳ chữ Vạn có đĩa lệch tâm được sử dụng làm thuyền kỳ dân dụng trên các thuyền dân dụng đăng ký tại Đức, và được sử dụng như hàng hải kỳ trên các chiến hạm của Kriegsmarine (Hải quân Đức).[36]
Đến cuối Chiến tranh thế giới thứ hai, luật đầu tiên mà Hội đồng Đồng Minh quản chế ban hành là bãi bỏ toàn bộ các biểu tượng Quốc Xã và hủy bỏ toàn bộ các luật liên quan.[37] Kể từ đó, việc sở hữu quốc kỳ chữ Vạn bị cấm tại nhiều quốc gia phương Tây, việc nhập khẩu hay trưng bày nó bị cấm, đặc biệt là tại Đức.
Thời kỳ hậu chiến (1945–49)
Sau khi Đức chiến bại trong Chiến tranh thế giới thứ hai, quốc gia bị đặt dưới sự quản chế của Đồng Minh. Mặc dù không có chính phủ quốc gia Dức và không có quốc kỳ Đức, các tàu của Đức cần phải đáp ứng yêu cầu của luật quốc tế là có một thuyền kỳ quốc gia. Hội đồng chỉ định cờ hiệu đuôi nheo quốc tế Charlie (đại diện cho chữ cái C) có cắt đuôi yến ở cuối làm thuyền kỳ dân sự tạm thời của Đức, nó được gọi là (C-Doppelstander).[38]Ở phía tây đường Oder–Neisse, các bang của Đức được tái tổ chức dựa theo các ranh giới khu vực chiếm đóng, và các chính phủ bang mới được thành lập. Trong khu vực Hoa Kỳ chiếm đóng, nửa phía bắc của các bang cũ Württemberg và Baden được hợp nhất thành Württemberg-Baden vào năm 1946. Württemberg-Baden nhận cờ tam tài đen-đỏ-vàng làm bang kỳ.[39] Việc lựa chọn các màu này không dựa trên việc sử dụng cờ tam tài trong lịch sử, mà chỉ đơn giản là thêm màu vàng vào hai màu đen và đen của Württemberg.[40]
Hai bang khác được hình thành sau chiến tranh là Rheinland-Pfalz (khu vực Pháp chiếm đóng) và Niedersachsen (khu vực Anh chiếm đóng), chọn sử dụng cờ tam tài đen-đỏ-vàng làm bang kỳ của họ, song thêm huy hiệu của bang.[41][42] Hai bang này được tạo thành từ các bộ phận của những bang cũ khác, và không màu sự phối màu nào từ các bang kỳ trước đó được chấp thuận làm bang kỳ mới. Điều này dẫn đến việc sử dụng cờ tam tài đen-đỏ-vàng vì hai lý do: các màu không liên quan đặc biệt đến bất kể bang nào trong số các bang trước đó, và việc sử dụng quốc kỳ cũ từ thời Cộng hòa Weimar có dụng ý là một biểu tượng cho nền dân chủ mới.[43][44]
Đức phân chia (1949–89)
Ba nước Đồng Minh phương Tây họp vào tháng 3 năm 1948 để hợp nhất các khu vực chiếm đóng của họ, tạo tiền đề cho việc hình thành Cộng hòa Liên bang Đức, hay Tây Đức. Trong khi đó, khu vực do Liên Xô chiếm đóng ở phía đông trở thành Cộng hòa Dân chủ Đức, hay Đông Đức. Trong quá trình chuẩn bị hiến pháp mới cho Tây Đức, các cuộc thảo luận về những biểu tượng quốc gia được tiến hành vào tháng 8 năm 1948 tại Herrenchiemsee. Mặc dù có sự phản đối về việc tạo ra một quốc kỳ trước khi tái thống nhất với miền đông, song công việc vẫn được tiến hành. Quyết định này chủ yếu được thúc đẩy do SED ở miền đông đề xuất hiến pháp vào tháng 11 năm 1946,[45] trong đó đen-đỏ-vàng được đề xuất là các màu của một nước Đức cộng hòa trong tương lai.[46]Có các đề xuất về quốc kỳ mới cho Tây Đức,[47] và lựa chọn cuối cùng là giữa hai thiết kế, cả hai đều dùng màu đen-đỏ-vàng. Những đảng viên Xã hội Dân chủ đề xuất tái sử dụng quốc kỳ Weimar cũ, trong khi các đảng bảo thủ như CDU/CSU và đảng nước Đức đề xuất một đề nghị của một thành viên nghị hội (Parlamentarischer Rat) là Ernst Wirmer cùng cố vấn thủ tướng sau này là Konrad Adenauer. Wirmer đề nghị một biến thể của quốc kỳ "kháng cự" năm 1944 (sử dụng phối màu đen-đỏ-vàng trong một mô hình chữ thập Bắc Âu) do anh trai ông là Josef Wirmer thiét kế (Josef tham gia âm mưu 20 tháng 7).[48] Cờ tam tài cuối cùng được lựa chọn, phần lớn là nhằm minh họa cho tính liên tục giữa Cộng hòa Weimar và quốc gia Đức mới này. Cùng với việc ban hành hiến pháp (Tây) Đức vào ngày 23 tháng 5 năm 1949, cờ tam tài đen-đỏ-vàng được thông qua làm quốc kỳ Cộng hòa Liên bang Đức.[3]
Năm 1955, các cư dân Lãnh thổ bảo hộ Saar do Pháp quản lý bỏ phiếu ủng hộ gia nhập Tây Đức.[49] Kể từ khi trở thành một lãnh thổ bảo hộ riêng của Pháp vào năm 1947, Saar chọn quốc kỳ có chữ thập Bắc Âu màu trắng trên một nền xanh và đỏ.[50] Đến ngày 9 tháng 7 năm 1956, Saar chọn quốc kỳ mới là cờ tam tài đen-đỏ-vàng có quốc huy mới nằm trên.[51] Thiết kế này có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 năm 1957, khi Saarland được thành lập với vị thế là một bang của Tây Đức.
Việc sử dụng các màu đen-đỏ-vàng được đề nghị tại khu vực Liên Xô chiếm đóng vào năm 1946, song đến năm 1948 thì Quốc dân Đại hội thứ nhì quyết định thông qua cờ tam tài đen-trắng-đỏ cũ làm quốc kỳ của Đông Đức. Sự lựa chọn này dựa trên việc sử dụng các màu của Ủy ban Quốc gia về một nước Đức Tự do,[47] một tổ chức chống Quốc Xã của Đức từng hoạt động tại Liên Xô trong hai năm cuối của thế chiến. Năm 1949, sau một đề nghị từ Friedrich Ebert (1894-1979), cờ tam tài đen-đỏ-vàng được lựa chọn làm quốc kỳ của Cộng hòa Dân chủ Đức khi quốc gia này hình thành vào ngày 7 tháng 10 năm 1949.[52] Từ năm 1949 đến năm 1959, quốc kỳ Tây Đức và quốc kỳ Đông Đức là đồng nhất. Ngày 1 tháng 10 năm 1959, chính phủ Đông Đức sửa đổi quốc kỳ của họ bằng cách thêm quốc huy lên.[53] Tại Tây Đức, những sửa đổi này được nhìn nhận là một nỗ lực có tính toán nhằm phân chia hai nước Đức. Việc trưng bày quốc kỳ này tại Đông Đức và Tây Berlin—nơi nó bị gọi là Spalterflagge (quốc kỳ phân chia)—được nhìn nhận là vi hiến và sau đó bị cấm cho đến cuối thập niên 1960.
Từ năm 1956 đến năm 1964, các đoàn Tây Đức và Đông Đức hợp thành một đội duy nhất tham gia Thế vận hội Mùa đông và Mùa hè. Sau khi quốc kỳ Đông Đức được sửa đổi vào năm 1959, không quốc gia nào chấp thuận quốc kỳ của phía bên kia. Thông qua thỏa hiệp, một quốc kỳ mới được Đội tuyển Thống nhất của Đức sử dụng từ năm 1960 đến năm 1964, có các vòng tròn Olympic màu trắng trên cờ tam tài đen-đỏ-vàng. Đến năm 1968 thì các đội của Tây Đức và Đông Đức tham gia riêng rẽ, song đều sử dụng quốc kỳ Olympic Đức. Từ năm 1972 đến năm 1988, các đội Tây Đức và Đông Đức sử dụng quốc kỳ của họ.
1989–nay
Sau khi bức tường Berlin sụp đổ vào tháng 11 năm 1989, nhiều người Đông Đức cắt quốc huy Đông Đức khỏi quốc kỳ, lấy cảm hứng từ việc người Romania hành động như vậy khi chế độ Nicolae Ceauşescu sụp đổ. Hành động loại bỏ quốc kỳ khỏi quốc kỳ Đông Đức là phổ biến, ngụ ý cờ tam tài đen-đỏ-vàng trơn là biểu tượng cho một nước Đức thống nhất và dân chủ. Cuối cùng, vào ngày 3 tháng 10 năm 1990, khi các lãnh thổ của Cộng hòa Dân chủ Đức được tiếp nhận vào Cộng hòa Liên bang Đức, cờ tam tài đen-đỏ-vàng trở thành quốc kỳ nước Đức thống nhất. Năm 1998, Tổ chức Liên bang về tái đánh giá chế độ độc tài CHDC Đức được thành lập, biểu trưng của tổ chức là phiên bản quốc kỳ Đông Đức bị cắt bỏ quốc huy.[54]Cờ tam tài đen-trắng-đỏ cũ của Đế quốc Đức vẫn được những người quân chủ chủ nghĩa và các thành viên hoàng gia Đức sử dụng, họ mong muốn tái lập một cách hòa bình một chế độ quân chủ dân chủ Đức. Song cách thức sử dụng quốc kỳ đế quốc Đức này gần như hoàn toàn bị lu mờ trước cách thức sử dụng của những người cực hữu; do chữ Vạn là bất hợp pháp tại Đức, những người cực hữu buộc phải từ bỏ quốc kỳ Quốc Xã và chuyển sang sử dụng cờ tam tài đế quốc vốn bị Quốc Xã cấm vào năm 1935.[31] Việc cấm các biểu tượng Quốc Xã tại Đức và một số quốc gia khác là nguyên nhân chính dẫn đến việc nhiều trò chơi máy tính liên quan đến thế chiến 2 không thể hiện quốc kỳ Quốc Xã.
Tại Đức, việc sử dụng quốc kỳ và các biểu tượng quốc gia khác ở mức tương đối thấp trong hầu hết thời gian sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một phản ứng nhằm chống lại việc khi trước đảng Quốc Xã sử dụng rộng rãi các loài hiệu kỳ và nhằm chống lại các tranh luận dân tộc chủ nghĩa của Quốc Xã nói chung.[55]
Xem thêm
Tham khảo
- ^ “Anordnung über die deutschen Flaggen, dated 13.11.1996” (pdf) (bằng tiếng Đức). Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2012. “Die Bundesflagge besteht aus drei gleich breiten Querstreifen, oben schwarz, in der Mitte rot, unten goldfarben [quốc kỳ gồm có ba sọc ngang có bề rộng bằng nhau, màu đen ở trên cùng, màu đỏ ở giữa, và màu vàng ở dưới cùng]”
- ^ Quốc hội Liên bang Đức (15 tháng 12 năm 2004). “Schwarz Rot Gold. Symbol der Einheit” (bằng tiếng Đức). Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2007.
- ^ a ă â Luật Cơ bản Cộng hòa Liên bang Đức (23 tháng 5 năm 1949). bản tiếng Đức và bản tiếng Anh (tháng 12 năm 2000) (PDF). xem Điều 22 Được lưu trữ ngày 27 tháng tháng 2 năm 2008 tại Wayback Machine
- ^ a ă Chính phủ Liên bang Đức (7 tháng 7 năm 1950). “Anordnung über die deutschen Flaggen”. documentArchiv.de (bằng tiếng Đức). Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2007.
- ^ Chính phủ Liên bang Đức (24 tháng 5 năm 1968). “§ 124 OWiG: Benutzen von Wappen oder Dienstflaggen” (bằng tiếng Đức). Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2008.
- ^ Chính phủ Liên bang Đức (13 tháng 11 năm 1996). “Anordnung über die deutschen Flaggen”. Gesetze im Internet (bằng tiếng Đức). Truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2008.
- ^ “Flag hoisting formats and terminology (Germany, Austria, and adjacent countries)”. Flags of the World. 26 tháng 10 năm 2001. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2008.
- ^ a ă Chính phủ Đức Quốc (11 tháng 4 năm 1921). “Verordnung über die deutschen Flaggen”. documentArchiv.de (bằng tiếng Đức). Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2007.
- ^ “Colours of the Flag (Germany)”. Flags of the World. 5 tháng 8 năm 1998. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2008. Bao gồm một lá thư từ Bộ Nội vụ Đức (30 tháng 7 năm 1998)
- ^ Chính phủ Liên bang Đức (17 tháng 12 năm 2007). “Primärfarben”. Corporate Design Documentation (bằng tiếng Đức). Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2008. [[]][liên kết hỏng]
- ^ (tiếng Đức) Dreyhaupt, Rüdiger F. (2000). “Các hiệu kỳ của Cộng hòa Weimar”. Der Flaggenkurier 11: 3–17.
- ^ a ă (tiếng Đức) Tòa án Liên bang về Tư pháp (16 tháng 11 năm 1959). 3 StR 45/59.
- ^ a ă Chính phủ Liên bang Đức (22 tháng 3 năm 2005). “Beflaggungserlass der Bundesregierung” (bằng tiếng Đức). Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 12 năm 2007. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2008. [[]][liên kết hỏng]
- ^ “Flag Protocol (Germany)”. Flags of the World. 6 tháng 2 năm 2002. Truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2008.
- ^ a ă “Holy Roman Empire”. Flags of the World. Truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2008.
- ^ “Unidentified 'Rhine Republic' Flag 1806 (Germany)”. Flags of the World. Truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2008.
- ^ a ă â b Rabbow, Arnold (2007). “Schwarz-Rot-Gold: Einheit in Freiheit”. Der Flaggenkurier (bằng tiếng Đức) 25: 41–45.
- ^ (tiếng Đức) Scheidler, Karl Hermann (1865-08-05) Illustrierte Zeitung, Leipzig, 98
- ^ a ă “German Confederation”. Flags of the World. Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2008.
- ^ “Austria: The Age of Metternich”. Encyclopædia Britannica Online. 2008. Truy cập ngày 5 tháng 3 năm 2008.
- ^ “The Hambach Festival”. Trang chính thức của lâu đài Hambach. 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 8 năm 2004. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2008.
- ^ Quốc hội Frankfurt (12 tháng 11 năm 1848). “Gesetz betreffend die Einführung einer deutschen Kriegs- und Handelsflagge”. documentArchiv.de (bằng tiếng Đức). Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2007.
- ^ “Hiến pháp Bang liên Bắc Đức”. documentArchiv.de (bằng tiếng Đức). 27 tháng 6 năm 1867. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2008. xem điều 55.
- ^ “Hiến pháp Đế quốc Đức”. documentArchiv.de (bằng tiếng Đức). 16 tháng 4 năm 1871. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2008. xem điều 55.
- ^ “Hiến pháp Cộng hòa Weimar”. documentArchiv.de (bằng tiếng Đức). 11 tháng 8 năm 1919. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2008. xem điều 3.
- ^ von Hindenburg, Paul (12 tháng 3 năm 1933). “Erlaß des Reichspräsidenten über die vorläufige Regelung der Flaggenhissung”. documentArchiv.de (bằng tiếng Đức). Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2010.
- ^ Fornax. “The German Swastika Flag 1933–1945”. Historical flags of our ancestors. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2010.
- ^ Brian Leigh Davis: Flags & standards of the Third Reich, Macdonald & Jane's, London 1975, ISBN 0-356-04879-9
- ^ a ă Chính phủ Đức Quốc (15 tháng 9 năm 1935). “Reichsflaggengesetz”. documentArchiv.de (bằng tiếng Đức). Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2007.
- ^ GERMANY: Little Man, Big Doings, TIME Magazine, 23 tháng 9 năm 1935
- ^ Phát biểu của Hermann Göring, trích dẫn trong Völkischer Beobachter (17 tháng 9 năm 1935)
- ^ Nazi propaganda pamphlet "The Life of the Führer"
- ^ Speer, Albert (1970). Inside the Third Reich. New York: Macmillan. ISBN 0-684-82949-5.
- ^ Chính phủ Đức Quốc (20 tháng 12 năm 1933). “Verordnung über die vorläufige Regelung der Flaggenführung auf Kauffahrteischiffen”. documentArchiv.de (bằng tiếng Đức). Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2007.
- ^ Hội đồng Đồng Minh quản chế (30 tháng 8 năm 1945). “Law N° 1 from the Control Council for Germany: Repealing of Nazi Laws”. European Navigator. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2007.
- ^ Hội đồng Đồng Minh quản chế (30 tháng 11 năm 1946). “Law No. 39 of the Allied Control Commission”. Flags of the World. Truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2008.
- ^ “Hiến pháp Württemberg-Baden”. Verfassungen der Welt. 30 tháng 11 năm 1946. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2008. xem điều 45
- ^ “Württemberg-Baden 1947–1952 (Germany)”. Flags of the World. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2008. có các đoạn trích từ thảo luận cảu hội nghị lập pháp.
- ^ “Hiến pháp Rheinland-Pfalz”. Verfassungen der Welt (bằng tiếng Đức). 18 tháng 5 năm 1947. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2008.
- ^ “Hiến pháp sơ bộ của Niedersachsen”. Verfassungen der Welt (bằng tiếng Đức). 13 tháng 4 năm 1951. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2008. xem điều 1 #2
- ^ “Rhineland-Palatinate (Germany)”. Flags of the World. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2008.
- ^ “Lower Saxony (Germany)”. Flags of the World. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2008.
- ^ Friedel, Alois (1968). Deutsche Staatssymbole (bằng tiếng Đức). Athenäum-Verlag. ISBN 978-3-7610-5115-3.
- ^ “Hiến pháp do SED đề xuất của Cộng hòa Dân chủ Đức”. documentArchiv.de. 14 tháng 11 năm 1946. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2008.
- ^ a ă “Proposals 1944–1949 (Germany)”. Flags of the World. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2008.
- ^ Rabbow, Arnold (May–August 1983). “A Flag Against Hitler. The 1944 National Flag Proposal of the German Resistance Movement”. Flag Bulletin 100.
- ^ “The Saar referendum”. European Navigator. 23 tháng 10 năm 1955. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2008.
- ^ “Hiến pháp Saarland”. documentArchiv.de. 15 tháng 12 năm 1947. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2008. xem điều 61.
- ^ (tiếng Đức) Chính phủ Saarland (1956-07-09) Gesetz Nr. 508 über die Flagge des Saarlandes và Gesetz Nr. 509 über das Wappen des Saarlandes
- ^ (tiếng Đức) “Hiến pháp Cộng hòa Dân chủ Đức”. documentArchiv.de. 7 tháng 10 năm 1949. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2008. xem điều 2.
- ^ (tiếng Đức) Chính phủ Cộng hòa Dân chủ Đức (1 tháng 10 năm 1959). “Gesetz zur Änderung des Gesetzes über das Staatswappen und die Staatsflagge der Deutschen Demokratischen Republik”. documentArchiv.de (bằng tiếng Đức). Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2008.
- ^ Sách nhỏ thông tin của Tổ chức Tái đánh giá chế độ độc tài CHDC Đức. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2008.
- ^ Sontheimer, Michael (29 tháng 6 năm 2006). “Dr. Strangelove: How Germans Learned to Stop Worrying and Love the Flag”. Spiegel trực tuyến. Truy cập ngày 5 tháng 3 năm 2008.
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và phương tiện truyền tải về Quốc kỳ Đức |
|
Trận đánh Nhân Xuyên
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
|
Mục lục
Trận đánh Inchon kết thúc một loạt các chiến thắng liên tiếp của Quân đội Nhân dân Triều Tiên xâm lấn và bắt đầu một cuộc phản công của các lực lượng Liên Hiệp Quốc dẫn đến việc tái chiếm Seoul. Cuộc tiến công về Bắc Triều Tiên kết thúc gần sông Áp Lục khi Quân chí nguyện của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, cảm thấy bị đe dọa bởi việc mất hoàn toàn Triều Tiên, nhảy vào cuộc xung đột bằng việc khai triển khoảng 150.000 quân Trung Hoa để hỗ trợ Bắc Triều Tiên tràn ngập các lực lượng Liên Hiệp Quốc dọc sông Thanh Xuyên và buộc một cuộc tháo lui của các lực lượng Liên Hiệp Quốc về Nam Triều Tiên sau Trận đánh hồ Trường Tân.
Bối cảnh
Kế hoạch
Ý tưởng đổ bộ các lực lượng Liên Hiệp Quốc tại Inchon đã được Tướng Douglas MacArthur đề nghị sau khi ông viếng thăm chiến trường Triều Tiên vào ngày 29 tháng 6 năm 1950, bốn ngày sau khi chiến tranh bắt đầu. MacArthur nghĩ rằng quân đội Bắc Triều Tiên sẽ đẩy quân đội Nam Triều Tiên ngược xa về phía sau khỏi Seoul. Ông quả quyết rằng quân đội Nam Triều Tiên thiếu trang bị, không có tinh thần và bị đánh tan tác không thể nào kiềm chân được sự tiến công của quân đội Bắc Triều Tiên thậm chí có viện quân của Hoa Kỳ. MacArthur cảm thấy rằng ông có thể xoay được tình thế nếu như ông di chuyển quân đội một cách dứt khoát về phía sau chiến tuyến của quân địch. Ông hy vọng rằng một cuộc đổ bộ gần Inchon sẽ cho phép ông cắt đứt Quân đội Bắc Triều Tiên và tiêu diệt quân đội đó để nó không còn là một lực lượng chiến đấu hữu dụng nữa, như thế sẽ chiến thắng cuộc chiến.Để hoàn thành một chiến dịch đổ bộ từ biển vào bờ lớn như vậy, MacArthur yêu cầu được sử dụng các lực lượng viễn chinh của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ là các lực lượng đã quen với các khả năng tiến hành các chiến dịch đổ bộ từ biển vào bờ trong Chiến tranh Thái Bình Dương thời Chiến tranh thế giới thứ hai. Tuy nhiên, Thủy quân lục chiến vào thời điểm đó vẫn đang trong tình trạng phục hồi sau các loạt cắt giảm chương trình trầm trọng khởi xướng bởi chính phủ của Tổng thống Harry S. Truman và Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ Louis A. Johnson. Thật thế, Johnson đã cố dẹp bỏ Thủy quân lục chiến hoàn toàn và đã cắt giảm các lực lượng viễn chinh Thủy quân lục chiến từ con số đỉnh trong Chiến tranh thế giới thứ hai là 300.000 người xuống chỉ còn trên 27.000. Nhiều quân vận đỉnh (landing craft) và quân vận xa đổ bộ (amphibious carriers) bị bán, bị tháo rời lấy sắt vụn, hoặc được đặc chuyển cho Quân đội Hoa Kỳ sử dụng. Sau khi tái trang bị vội vã lực lượng Thủy quân lục chiến với các quân vận đỉnh lỗi thời từ Chiến tranh thế giới thứ hai, rút các đơn vị Thủy quân lục chiến khỏi Vành đai Pusan, và lấy hết người của các trung tâm tuyển mộ, các tư lệnh Thủy quân lục chiến mới có thể xây lại một lực lượng có thể đảm đương các chiến dịch chủ động tiến công.[1][2]
Kế hoạch ban đầu gặp phải sự nghi ngờ từ những tướng lãnh khác vì phòng tuyến nhân tạo và tự nhiên đều ghê gớm. Đường áp sát vào Inchon là hai lối rất giới hạn, đó là Eo biển Phi Ngư (Flying Fish Channel) và Eo biển Đông (Eastern Channel) dễ vướn phải bãi mìn. Thủy triều của hai eo biển này nhanh và rất nguy hiểm. Cuối cùng, khu neo tàu nhỏ và bến cảng bị bao quanh với đê biển. Trung tá hải quân Arlie G. Capps ghi nhận "Chúng tôi đã thảo một danh sách gồm các trở ngại địa lý và tự nhiên - và Inchon có tất cả mọi thứ."
Các vấn đề này cùng với vấn đề quân đội Bắc Triều Tiên đang tiến công bắt buộc MacArthur bỏ kế hoạch đầu tiên của ông là Chiến dịch Bluehearts mà trong đó dự định một cuộc đổ bộ lên Inchon tháng 7 năm 1950.
Vào tháng 9, dù các chướng ngại như thế, MacArthur đưa ra một kế hoạch đã được chỉnh lại cho một cuộc tấn công vào Inchon: Kế hoạch 100-B, mã danh là Chiến dịch Chromite. Một cuộc họp ngắn do Đô đốc James Doyle tổ chức kết luận rằng "điều tốt nhất mà tôi có thể nói là Inchon không phải là không thể." Các sĩ quan tại buổi họp ngắn này đã dành nhiều thời gian của họ để hỏi về những nơi đổ bộ khác chẳng hạn như Kunsan. MacArthur dành 45 phút sau khi họp giải thích các lý do ông chọn Inchon. Ông nói vì nó được phòng thủ chặt chẻ, kẻ địch sẽ không ngờ một cuộc tấn công nơi đó, rằng chiến thắng tại Inchon sẽ tránh một chiến dịch mùa đông ác nghiệt, và rằng, bằng cách xâm nhập một điểm mạnh của miền bắc, các lực lương Liên Hiệp Quốc có thể cắt đứt các đường thông tin liên lạc và vận chuyển tiếp liệu của Bắc Triều Tiên. Inchon được chọn cũng vì nó nằm gần Seoul. Đô đốc Forrest P. Sherman và Tướng J. Lawton Collins trở về Washington, D.C. để trình kế hoạch đổ bộ và xin lệnh chấp thuận.
Cuộc đổ bộ tại Inchon không phải là một chiến dịch đổ bộ từ biển vào bờ qui mô lớn đầu tiên kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai. Cuộc đổ bộ khác là cuộc đổ bộ tại ngày 18 tháng 7 năm 1950 tại Pohang. Tuy nhiên, chiến dịch đó không phải thực hiện trong lãnh thổ quân địchh chiếm giữ và cũng không có đụng trận.[3]
Trước khi đổ bộ
Bãy ngày trước cuộc tấn công chính tại Inchon, một cuộc thám thính hỗn hợp Cục Tình báo Trung ương–tình báo quân đội có mật danh Trudy Jackson đã đưa một toán du kích quân vào Inchon. Toán này được Đại úy hải quân Eugene Clark chỉ huy và đổ bộ tại Yonghung-do, một hòn đảo trước mặt bến cảng. Từ đó, họ tiếp vận tin tình báo trở về các lực lượng Hoa Kỳ.Với sự giúp đỡ của dân địa phương, các du kích quân thu lợm thông tin về thủy triều, bãi lầy, đê biển và các vị trí cố thủ của quân địch. Sự góp phần quan trọng nhất vào sứ mệnh này là việc khởi động lại một hải đăng trên Palmi-do. Khi quân Bắc Triều Tiên phát giác ra rằng các đặc viên đồng minh đã vào bán đảo, họ phái một thuyền vũ trang tấn công cùng 16 binh sĩ. Eugene Clark đặt súng máy trên một chiếc xuồng nhỏ và đánh chìm chiếc thuyền tấn công. Để trả đủa, Bắc Triều Tiên giết chết trên 50 thường dân vì họ đã giúp cho Clark.
Một loạt các cuộc tập trận và thử nghiệm được tiến hành khắp nơi trên duyên hải Triều Tiên nơi có các điều kiện tương tự với Inchon trước khi có một cuộc đổ bộ thực sự. Các cuộc tập trận được sử dụng để tính toán thời gian và hiệu xuất của các quân vận đỉnh (landing craft).[3]
Khi các toán đổ bộ gần đến nơi, các tuần dương hạm và khu trục hạm từ hải quân các nước của Liên Hiệp Quốc khai hỏa vào Wolmi-do và rà phá mìn bẫy ở Eo biển Phi Ngư (Flying Fish Channel). Các lực lượng Canada đầu tiên tham gia vào Chiến tranh Triều Tiên khi các chiến hạm HMCS Cayuga, HMCS Athabaskan và HMCS Sioux bắn phá bờ biển. Lực lượng nhanh Hàng không mẫu hạm (Fast Carrier Force) thực hiện các phi vụ không yểm, ngăn chặn, và tấn công mặt đất. Hải đoàn 9 Khu trục hạm (Destroyer Squadron Nine) đi đầu là USS Mansfield tiến vào Eo biển Đông và vào Bến cảng Inchon, khai hỏa vào các ụ súng lớn của quân địch. Các cuộc tấn công làm cho Bắc Triều Tiên tin rằng một cuộc đổ bộ có lẽ là sắp xảy ra. Viên sĩ quan trấn đóng tại Wolmi-do bảo đảm cấp trên của ông là ông sẽ quăng quân thù ngược ra biển.
Trận đánh
Hải đoàn tàu đổ bộ trong trận đánh này do Arthur Dewey Struble chỉ huy. Ông là một người chuyên trách về chiến tranh đổ bộ. Struble đã tham gia vào các chiến dịch đổ bộ từ biển vào bờ trong Chiến tranh thế giới thứ hai, bao gồm Trận đánh Leyte và Trận đánh Normandy.[5]Bãi Xanh lá
Lúc 06:30 sáng ngày 15 tháng 9 năm 1950, các phẩn tử đi đầu của Quân đoàn X Lục quân Hoa Kỳ tới "Bãi Xanh lá" (Green Beach) thuộc phần phía bắc của Đảo Wolmi-Do. Lực lượng đổ bộ gồm có Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 5, Thủy quân Lục chiến và 9 xe tăng M26 Pershing từ Tiểu đoàn 1 Xe tăng. Một xe tăng có trang bị một súng phun lửa (xe tăng phun lửa) và 2 chiếc khác có lưỡi xe ủi đất (bulldozer). Toán chiếu đấu đổ bộ bằng Dương vận hạm (Landing ship, tank) được thiết kế và đóng trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945). Toàn bộ đảo bị chiếm vào trưa với giá phải trả là 14 thương vong.[6] Thương vong của Bắc Triều Tiên gồm có trên 200 chết và 136 bị bắt, đa số là thuộc Trung đoàn 918 Pháo binh Bắc Triều Tiên và Trung đoàn 226 Thủy quân lục chiến độc lập Bắc Triều Tiên. Các lực lượng trên Bãi Xanh lá phải chờ thủy triều lên để toán quân khác có thể đổ bộ cho đến 19:50. Trong thời gian này, các đợt oanh tạc và pháo kích dữ dội cùng với mìn chống tăng tuôn vào cây cầu duy nhất để giữ không cho quân Bắc Triều Tiên mở một cuộc phản công đáng kể. Đợt hai tiến vào bờ ở Bãi Đỏ (Red Beach) và Bãi Xanh biển (Blue Beach).Quân đội Bắc Triều Tiên đã không ngờ một cuộc đổ bộ lên Inchon. Sau cuộc tấn công tràn ngập Bãi Xanh lá, Quân đội Nhân dân Triều Tiên tưởng rằng (có lẽ vì cố tình ngụy tạo thông tin của lực lượng chống tình báo Mỹ) cuộc tấn công đổ bộ chính sẽ xảy ra tại Kunsan. Kết quả là, chỉ có một lực lượng nhỏ được điều động đến Inchon. Thậm chí những lực lượng đó còn tới đó trể nữa, và họ đến đó sau khi các lực lượng Liên Hiệp Quốc đã chiếm được Bãi Xanh biển và Bãi Đỏ. Các binh sĩ đóng tại Inchon trước đây đã bị nhóm du kích của Clark làm suy yếu, và các vụ oanh tạc bằng bom napalm đã thiêu hủy các kho đạn dược chính. Tổng cộng có 261 tàu tham chiến.
Bãi Đỏ
Các lực lượng Bãi Đỏ gồm có Đội chiến đấu 5 thuộc Trung đoàn 5 Thủy quân lục chiến sử dụng thang để leo lên các đê biển. Sau khi vô hiệu hóa hàng phòng thủ của Bắc Triều Tiên, họ mở thông đường đê đến Wolmi-Do, cho phép các xe tăng từ Bờ Xanh lá nhập trận. Các lực lượng trên Bãi Đỏ thiệt hại 8 người và 28 bị thương.Bãi Xanh biển
Dưới quyền tư lệnh của Đại tá Lewis "Chesty" Puller, Trung đoàn 1 Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đổ bộ tại Bãi Xanh biển hơi xa về phía nam của hai bãi kia và vào đến bờ biển cuối cùng. Khi họ đến bờ biển, các hỏa lực phối hợp của các ụ súng của Bắc Triều Tiên đã đánh chìm một Dương vận hạm (Landing Ship, Tank). Hỏa lực của các Tuần dương hạm và các đợt oanh tạc đã làm tắt tiếng quân phòng thủ Bắc Triều Tiên. Cuối cùng khi họ đến thì các lực lượng Bắc Triều Tiên tại Inchon đã đầu hàng, vì vậy lực lượng tại Bãi Xanh biển thiệt hại một vài thương vong và gặp ít phản kháng. Trung đoàn 1 Thủy quân lục chiến dành nhiều thời gian củng cố bãi đổ bộ (beachhead) và chuẩn bị cho một cuộc tiến công sâu vào đất liền.Kết cục
Bãi đổ bộ
Ngay sau khi sự chống trả của Bắc Triều Tiên bị dập tắc tại Inchon, việc tiến hành tiếp liệu và viện quân bắt đầu. Các tiểu đoàn xây dựng của Hải quân (Seabee) và các Toán Phá mìn Dưới nước (Underwater Demolition Team) đến cùng với Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ xây một bến nổi trên Bãi Xanh lá và thu dọn chướng ngại vật dưới nước. Bến nổi sau đó được dùng để dở hàng còn lại trên các dương vận hạm.Các tài liệu được Kim Nhật Thành viết và bị quân Liên Hiệp Quốc thu được ngay sau khi cuộc đổ bộ nói rằng, "Kế hoạch ban đầu là kết thúc cuộc chiến trong một tháng, chúng ta đã không thể giẩm nát bốn sư đoàn của Mỹ...Chúng ta bị bất ngờ khi quân đội Liên Hiệp Quốc và các lực lượng Hải quân và Không quân Mỹ tiến vào."
Ngày 16 tháng 9, quân Bắc Triều Tiên, nhận thấy điều sai lầm của mình, đã đưa sáu hàng xe tăng T-34 đến bãi đổ bộ. Để đối phó, hai phi đội F4U Corsair thuộc phi đoàn VMF-214 dội bom đoàn xe tăng tấn công. Đợt không kích gây thiệt hại hoặc phá hủy phân nữa số xe tăng và mất một phi cơ. Một đợt phản công nhanh của các xe tăng M26 Pershing phá hủy phần còn lại của sư đoàn cơ giới Bắc Triều Tiên và thông đường cho việc chiếm Inchon.
Ngày 19 tháng 9, Đoàn Kỹ sư Công binh Hoa Kỳ sửa chữa đường xe lửa địa phương một đoạn dài 8 dặm Anh (13 km) vào đất liền. Phi trường Gimpo bị chiếm và các vận tải cơ bắt đầu chở nhiên liệu và bom đạn cho các phi cơ đóng tại Inchon. Thủy quân lục chiến tiếp tục dở hàng tiếp liệu và nhận thêm tiếp viện quân số. Khoảng 22 tháng 9, họ đưa lên 6.629 xe và 53.882 binh sĩ cùng với 23.000 tấn tiếp liệu.
Đột phá Vành đai Pusan
Các đơn vị cuối cùng của Bắc Triều Tiên tại Nam Triều Tiên còn chiến đấu bị đánh bại khi Quân đoàn 8 Hoa Kỳ của Tướng Walker đột phá khỏi Vành đai Pusan, cùng với Binh đoàn X Lục quân mở một cuộc tấn công phối hợp vào các lực lượng của Quân đội Nhân dân Triều Tiên. Trong số 70.000 quân Bắc Triều Tiên quanh Pusan, hơn phân nữa bị tiêu diệt hay bị bắt. Tuy nhiên, vì các lực lượng Liên Hiệp Quốc đang tập trung để chiếm Seoul hơn là cắt đường tháo lui về phía bắc của quân Bắc Triều Tiên cho nên có khoảng 30.000 quân Bắc Triều Tiên còn lại vượt thoát về phía bắc qua sông Áp Lục nơi chẳng bao lâu họ được tái xây dựng như một chủ bài cho việc thành lập các sư đoàn mới của Bắc Triều Tiên được Liên Xô tái vũ trang bị một cách vội vã. Cuộc tấn công của Liên Hiệp Quốc tiếp tục về phía bắc đến sông Áp Lục cho đến khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa can thiệp vào cuộc chiến.Ghi chú
- ^ Blair, Clay The Forgotten War: America in Korea, 1950–1953, Naval Institute Press (2003)
- ^ Krulak, Victor H. (Lt. Gen.), First to Fight: An Inside View of the U.S. Marine Corps, Naval Institute Press (1999)
- ^ a ă "Landings By Sea Not New In Korea": September 15, 1950 The New York Times (page 3)
- ^ "The Inchon Invasion, September 1950: Overview and Selected Images" from Naval Historical Center and " First Lieutenant Baldomero Lopez, USMC" from US Marine Corps
- ^ "United States Marines Headed For Seoul": September 18, 1950 The New York Times (page 1)
- ^ Alexander, Joseph H.; Horan, Don (1999). The Battle History of the U.S. Marines: A Fellowship of Valor. HarperCollins. tr. v. ISBN 0-06-093109-4.
Tham khảo
- "The Inchon Invasion, September 1950—Overview and Selected Images." U.S. Department of the Navy/Naval Historical Center. [1]
- Assault from the Sea: The Amphibious Landing at Inchon. U.S. Department of the Navy/Naval Historical Center. [2]
- Ballard, John R. "Operation Chromite: Counterattack at Inchon." Joint Forces Quarterly: Spring/Summer 2001. PDF file
- Blair, Clay, The Forgotten War: America in Korea, 1950–1953 Naval Institute Press (2003).
- Bradford, Jeffrey A. "MacArthur, Inchon and the Art of Battle Command." Military Review 2001 81(2): 83–86. ISSN 0026-4148 Fulltext: in Ebsco. Abstract: MacArthur's understanding and use of battle command were critical for the operation's success. Battle command requires decisionmaking, leadership, and motivation of soldiers and organizations.
- Clark, Eugene Franklin. The Secrets of Inchon: The Untold Story of the Most Daring Covert Mission of the Korean War: Putnam Pub Group (2002). ISBN 0-399-14871-X
- "The Landing at Inchon." Canadians in Korea: Valour Remembered. Veterans Affairs Canada. [3]
- Heefner, Wilson A. "The Inch'on Landing," Military Review 1995 75(2): 65–77. ISSN 0026-4148 fulltext in Ebsco
- Colonel Robert D. Heinl, Jr. "The Inchon Landing: A Case Study in Ampibious Planning," Naval War College Review, Spring 1998, Vol. LI, No. 2 online
- Krulak, Victor H. (Lt. Gen.), First to Fight: An Inside View of the U.S. Marine Corps, Naval Institute Press (1999)
- Montross, Lynn et al., History of U.S. Marine Operations in Korea, 1950–1953, vol 1. (Washington: Historical Branch, G-3, Headquarters, Marine Corps, 1954)
- Montross, Lynn. "The Inchon Landing—Victory over Time and Tide." The Marine Corps Gazette. July 1951. [4]
- Schnabel, James F. United States Army in the Korean War: Policy and Direction: The First Year (Washington: Office of the Chief of Military History, 1972). official US Army history; full text online, ch 8–9
- Simmons, Edwin H. Over the Seawall: US Marines at Inchon. (Marines in the Korean War Commemorative Series.) US Marine Corps History Center, 2000. 69 pp.
- Stolfi, Russel H. S. "A Critique of Pure Success: Inchon Revisited, Revised, and Contrasted." Journal of Military History 2004 68(2): 505–525. ISSN 0899-3718 Fulltext in Project Muse, SwetsWise and Ebsco. Abstract: Contrasts the US style of war fighting with that of Germany by examining the US military's 1950 Inchon-Seoul operation and the German offensive in the Baltic in 1941.
Liên kết ngoài
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và phương tiện truyền tải về Trận đánh Nhân Xuyên |
- Max Hermansen (2000) "Inchon – Operation Chromite"
- Marines Starved of Troops and Equipment by Truman Administration
- Bài viết trên CNN kỷ niệm 50 năm ngày đổ bộ Nhân Xuyên
- The taking of Wolmi-Do (focused on the USS Mansfield)
- Invasions of Inchon and Wonsan remembered French and English supported operations. Allies provide a unique perspective of naval operation in the Korean War.
Thể loại:
Video yêu thích
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
Trở về trang chính
hoangkim vietnam, hoangkim, hoangkimvietnam, Hoàng Kim, Ngọc Phương Nam, Chào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, VietnamAfricaCassavaRice, Khát khao xanh, Dayvahoc, Học mỗi ngày, Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống, Thơ cho con
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
Trở về trang chính
hoangkim vietnam, hoangkim, hoangkimvietnam, Hoàng Kim, Ngọc Phương Nam, Chào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, VietnamAfricaCassavaRice, Khát khao xanh, Dayvahoc, Học mỗi ngày, Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống, Thơ cho con
No comments:
Post a Comment