Thursday, September 25, 2014

Chào ngày mới 26 tháng 9

Parthenon from west.jpg
CNM365. Chào ngày mới 26 tháng 9. Wikipedia Ngày này năm xưa. Ngày châu Âu về các ngôn ngữ; ngày quốc gia tự trị tại New ZealandNăm 904 – Sau khi ám sát Đường Chiêu Tông, Chu Toàn Trung đưa hoàng tử Lý Tộ lên ngôi, tức Đường Ai Đế- hoàng đế cuối cùng của triều Đường. Năm 1687Đền Parthenon (hình) tại Athena bị phá hủy một phần trong một xung đột vũ trang giữa VeneziaOttoman. Năm 1969 – Album phòng thu cuối cùng của ban nhạc The BeatlesAbbey Road được phát hành tại Anh. Năm 2007Sự cố sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ tại tỉnh Vĩnh Long, Việt Nam khiến 54 người thiệt mạng và 180 người bị thương.

New Zealand

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
New Zealand
New Zealand (tiếng Anh)
Aotearoa (tiếng Maori)
Flag of New Zealand.svg Coat of arms of New Zealand.svg
Quốc kỳ Huy hiệu
Vị trí của New Zealand
Khẩu hiệu
Không có
Quốc ca
God Defend New Zealand
Hành chính
Chính phủ Quân chủ lập hiến
 • Nữ hoàng
 • Toàn quyền
 • Thủ tướng
Elizabeth II
Anand Satyanand
John Key
Ngôn ngữ chính thức Tiếng Anh, tiếng Maori, ngôn ngữ ký hiệu New Zealand
Thủ đô Wellington
41°17′N, 174°47′Đ
Thành phố lớn nhất Auckland
Địa lý
Diện tích 268.680 km² (hạng 75)
Diện tích nước 2,1% %
Múi giờ NZST (UTC+12); mùa hè: NZDT (UTC+13)
Ngày thành lập Từ Đế quốc Anh
Ngày 26 tháng 9, 1907
Dân cư
Dân số ước lượng (2006) 4.165.600 người (hạng 120)
Dân số (2006) 4.143.279 người
Mật độ 15 người/km² (hạng 193)
Kinh tế
GDP (PPP) (2005) Tổng số: 101,685 tỷ Mỹ kim
HDI (2009) 0,936 cao (hạng 17)
Đơn vị tiền tệ Dollar (NZD)
Thông tin khác
Tên miền Internet .nz
¹God Save The Queen là quốc ca chính thức nhưng ít được sử dụng
New Zealand (phiên âm tiếng Việt: Niu Di-lân, Hán-Việt: Tân Tây Lan) là một quốc gia hải đảo nằm ở vùng Tây Nam Thái Bình Dương bao gồm hai đảo chính (tên là đảo Bắcđảo Nam) và nhiều đảo nhỏ hơn, trong số đó được biết đến nhiều nhất là đảo Stewart/Rakiura. Theo tiếng Māori bản địa, New Zealand được gọi là Aotearoa có thể dịch là "vùng đất của dải mây trắng dài". Lãnh thổ của New Zealand còn bao gồm cả quần đảo CookNiue (tự quản bằng một chính phủ liên kết tự do); Tokelau; và Ross Dependency (vùng lãnh thổ được New Zealand tuyên bố chủ quyền tại châu Nam cực).
New Zealand được biết đến nhiều vì vị trí biệt lập về mặt địa lý của quốc gia này: lãnh thổ của New Zealand nằm cách phía Đông Nam nước Úc khoảng 2.000 kilomet (1.200 dặm) băng qua biển Tasman. Các quốc gia gần New Zealand nhất là Nouvelle Calédonie về phía bắc tây-bắc, Fiji về phía bắc và Tonga về phía bắc đông-bắc. Trong khoảng thời gian biệt lập lâu dài, tại New Zealand đã phát triển một hệ động thực vật đặc thù riêng chiếm ưu thế bởi các loài chim. Nhiều loài này đã tuyệt chủng kể từ khi con người di cư đến nơi này và mang theo các loài hữu nhũ xâm lấn.
Dân cư New Zealand phần lớn gốc người châu Âu (tiếng Māori: Pakeha) trong khi thổ dân người Maori là thiểu số đông nhất. Những người gốc Polynesia (Đa Đảo) và châu Á cũng là những nhóm thiểu số quan trọng, nhất là ở những vùng đô thị. Ngôn ngữ được sử dụng phổ biến nhất ở New Zealand là tiếng Anh.
New Zealand là một quốc gia phát triển được xếp hạng cao trong các bảng đánh giá quốc tế về nhiều mặt, bao gồm giáo dục, tự do kinh tế, và chỉ số nhận thức tham nhũng. Các thành phố của New Zealand cũng thường xuyên có mặt trong danh sách những thành phố dễ sống nhất thế giới.
Elizabeth IINữ hoàng New Zealand, được đại diện bởi Toàn quyền. Chức vị Toàn quyền là một chức vị lễ nghi chứ không tham dự vào chính trị. Theo cách nói của người dân đây thì Nữ hoàng "reigns but does not rule", tức là Nữ hoàng "tại vị chứ không trực trị" cho nên hoàng gia Anh không tham chính. Thủ tướng cầm quyền chính trị và đứng đầu Chính phủ trong Nghị viện Tân Tây Lan, được dân cử theo kiểu dân chủ.

Nguồn gốc tên gọi

Bản đồ vào năm 1657 cho thấy bờ biển phía tây của "Nova Zeelandia"
Cho đến nay thời điểm người Māori đặt chân đến New Zealand vẫn chưa được xác định. Trước khi người châu Âu có mặt thì thổ dân Māori gọi đảo Bắc là "Te Ika a Māui" (con cá của Māui) và gọi đảo Nam là Te Wai Pounamu (nguồn nước của Pounamu) hay Te Waka o Aoraki (canoe của Aoraki).[1] Cho đến đầu thế kỷ 20, Đảo Bắc vẫn còn được gọi là Aotearoa (dịch nghĩa là "miền đất của mây trắng dài");[2] trong ngôn ngữ Māori hiện đại. Địa danh này được dùng để chỉ cả quốc gia New Zealand. Aotearoa vẫn còn được dùng phổ biến trong tiếng Anh New Zealand với cùng một nghĩa như "New Zealand", và từ này được dùng riêng hoặc cũng có thể được dùng trong cách viết trang trọng đi đôi với từ tiếng Anh để tỏ ý tôn trọng văn hóa thổ dân, ví dụ nhưng trong tên các tổ chức như "Aotearoa New Zealand".
Tên nguyên thủy mà người phương Tây gọi New Zealand là Staten Landt, vốn được nhà thám hiểm Hà Lan Abel Tasman đặt cho. Ông cũng chính là người châu Âu đầu tiên tìm ra được quần đảo này vào năm 1642. Tasman cho rằng nơi này là một phần của lục địa phía nam nối liền với phần đất liền thuộc mũi đất cực nam của châu Nam Mỹ mới được Jacob Le Maire khám phá vào năm 1615 và đặt cho cái tên Staten Landt, có nghĩa là "Miền đất của Quốc dân Nghị hội" để vinh danh Quốc hội Hòa Lan.[3][4]
Cái tên New Zealand bắt nguồn từ những người làm bản đồ Hà Lan, họ gọi là New Zealand là Nova Zeelandia, theo tên tỉnh Zeeland của Hà Lan.[4] Không ai biết đích thực ai là người đặt ra cái tên này, nhưng nó xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1645 và có lẽ do nhà họa đồ Johan Blaeu chọn.[5] Nhà thám hiểm nước Anh James Cook sau đó đã dùng tên tương đương tiếng Anh và địa danh "New Zealand" ra đời. Về mặt địa lý và lịch sử, New Zealand không có liên hệ gì với đảo Zealand (Sjælland) của Đan Mạch.
Mặc dù các đảo Bắc và Nam vốn đã được đặt tên từ nhiều năm nay, nhưng Ủy ban Địa lý New Zealand đã tuyên bố vào năm 2009 rằng họ chưa có cái tên chính thức nào cho những hòn đảo này. Ủy ban dự định đặt tên các hòn đảo chính thức cùng với các tên theo tiếng Māori thay thế. Một số bản đồ ban đầu đề cập đến Đảo Nam với cái tên Đảo Trung.[6] Mặc dù vài cái tên Māori vẫn đang được sử dụng, Cố vấn Ngôn ngữ Maori Erima Henare xem Te Ika-a-Māui và Te Wai Pounamu là hai cái tên có nhiều khả năng được chọn.[7]

Lịch sử

Bài chi tiết: Lịch sử New Zealand

Những người định cư Polynésie

Người Māori định cư ở New Zealand đến từ Đông Polynésie, phải vượt qua những cuộc hành trình dài
New Zealand thuộc địa bàn định cư chính của người Polynésie. Về diện tích New Zealand cũng là lãnh thổ lớn nhất của chủng tộc này. Theo những nhà nghiên cứu thì người Polynésie xâm nhập và định cư khu vực này khoảng năm 1250–1300 sau Công Nguyên.[8] Một số nghiên cứu thì cho rằng làn sóng di cư đầu tiên có thể diễn ra sớm hơn trước đó nhiều vào khoảng 50–150 sau Công Nguyên nhưng nhóm người đó sau diệt vong hoặc thiên cư sang nơi khác, nên sau đó New Zealand lại vắng bóng con người.[1][9][10] Sau nhiều thế kỷ, dân Polynesia ở New Zealand đã hình thành một nền văn hóa riêng biệt, nay gọi là dân Māori. Cư dân trên đảo được chia ra thành nhiều nhómiwi (bộ lạc) và hapū (phân tộc). Các nhóm này có mối quan hệ thay đổi, khi thì hợp tác, khi cạnh tranh và có khi là giao tranh. Sau đó một nhóm Māori di cư đến quần đảo Chatham và lập ra một nền văn hóa riêng biệt nữa có tên Moriori.[11][12]

Những nhà thám hiểm châu Âu

Người châu Âu đầu tiên sử sách ghi nhận đã đặt chân đến New Zealand là nhà thám hiểm người Hà Lan Abel Janszoon Tasman cùng với thủy thủ đoàn của ông vào năm 1642.[13] Trong cuộc chạm trán với thổ dân Māori, một số thủy thủ Âu châu trong đoàn của Tasman bị giết. Tasman liền sai nhổ neo rời New Zealand và không trở lại nữa. Bẵng một thời gian dài hơn 100 năm New Zealand hoàn toàn vắng bóng người Âu châu cho đến khi nhà thám hiểm người Anh James Cook trong những chuyến hành trình ở miền nam Thái Bình Dương khoảng 1768-71 cặp bến vào New Zealand.[13] Cook đến New Zealand lần đầu vào năm 1769 và vẽ địa đồ hầu hết bờ biển của quần đảo. Sau Cook là vô số thương thuyền và ngư thuyền từ châu Âu và Bắc Mỹ ghé New Zealand để đánh bắt cá voi hoặc hải cẩu. Họ trao đổi với thổ dân các hàng hóa và thực phẩm châu Âu, và đặc biệt là dụng cụ và vũ khí kim loại để đổi lấy gỗ, lương thực, và các món hàng khác của người Māori. Sự giao lưu còn ghi nhận có cả tệ nạn mua dâm.[14]
Với sự xâm nhập của người Âu châu, New Zealand tiếp thu một số các mặt hàng quan trọng, trong đó có khoai tâysúng hỏa mai. Hai món hàng này tác động mạnh đến lối canh tác cây lương thực và tổ chức xã hội của thổ dân Māori vì sau đó xảy ra những cuộc xung đột bằng hỏa pháo giữa các bộ lạc trên đảo.
Về mặt văn hóa bắt đầu vào thế kỷ 19, mặc dù lúc đầu đã gặp nhiều chống đối từ dân bản xứ, các nhà truyền giáo đạo Cơ Đốc dần hoạt động ngày càng mạnh ở New Zealand và truyền đạo Thiên Chúa cho thổ dân Māori. Dân theo đạo thì ngày càng đông biến đổi sắc thái văn hóa Māori.[15]
Trước cảnh dân Âu châu nhập cư đông đảo và thiếu trật tự gây xáo trộn đến xã hội thổ dân, lại thêm mối đe dọa và tham vọng lãnh thổ của người Pháp dòm ngó vùng Thái Bình Dương, chính phủ Anh liền phái William Hobson đến New Zealand để khẳng định chủ quyền của Anh và tìm cách thương lượng một thỏa thuận chính trị với người Māori.[i] Kết quả là Hiệp ước Waitangi ký tại Bay of Islands vào ngày 6 tháng 2, 1840.[16] Vì việc thảo hiệp ước có phần vội vã nên văn bản tiếng Anhtiếng Māori có nhiều điểm bất nhất trong cách dịch thuật, gây ra nhầm lẫn trong việc thi hành. Dù vậy Hiệp ước Waitangi vẫn được xem là nền tảng khai sinh ra xứ New Zealand và nó vẫn được viện dẫn là văn bản pháp lý bảo đảm quyền lợi của người Māori.
Tình thế trở nên rối ren khi Hobson, với tư cách là Phó Toàn Quyền, ban hành hai bản tuyên cáo trên Công báo Quảng cáo và Vịnh Quần đảo New Zealand ngày 19 tháng 6, 1840. Bản thông cáo đầu tiên "khẳng định trên miền đất được Khám phá [nhấn mạnh], Chủ quyền của Nữ hoàng Tối cao đối với quần đảo Nam thuộc New Zealand, thường được gọi là 'Đảo Trung' (Đảo Nam) và 'Đảo Stewart' (đảo Stewart/Rakiura); và Đảo, thường được gọi là 'Đảo Bắc', đã được nhượng lại cho Nữ hoàng Tối cao." Bản thông cáo thứ hai miêu tả quá trình xác lập chủ quyền của Nữ hoàng trên "Đảo Bắc" đã được nhượng lại qua hiệp ước ký vào tháng 2.[17]
Dưới chế độ cai trị của người Anh, New Zealand ban đầu là một phần của thuộc địa New South Wales, nhưng sau đó trở thành một thuộc địa riêng biệt vào năm 1841.[16] Lúc đầu, Okiato được Hobson chọn là thủ đô của thuộc địa vào năm 1840, trước khi chuyển nơi làm việc của chính phủ đến Auckland vào năm 1841. Số lượng người Anh định cư ở New Zealand đặc biệt tăng lên. Ban đầu, người Māori buôn bán thuận lợi với 'Pakeha', tên người Māori gọi người châu Âu, và nhiều iwi trở nên giàu có. Khi số lượng người định cư mới đến tăng lên, xung đột về đất đai đã nổ ra dẫn tới Chiến tranh đất đai New Zealand vào thập niên 1860 và 1870, kết quả là phần lớn đất của người Māori rơi vào tay người phương Tây.[18] Các chi tiết về sự định cư của người Âu và sự từ bỏ đất đai của người Māori vẫn còn là một chủ đề gây tranh cãi.
Một chính phủ đại diện cho thuộc địa được thành lập vào năm 1852 khi Vương Quốc Anh thông qua Đạo luật Hiến pháp New Zealand 1852. Quốc hội New Zealand lần thứ nhứt họp vào năm 1854. Năm 1856 chính quyền thuộc địa đã có thể quản lý hiệu quả và giải quyết suôn sẻ mọi vấn đề trong lãnh thổ hơn là chính sách đối với người bản xứ. Quyền lực trên phương diện này đã được chuyển giao cho chính quyền thuộc địa vào thập niên 1860.[16]
Năm 1863 Thủ Tướng Alfred Domett đi đến một quyết định rằng thủ đô sẽ được dời đến một nơi trong eo biển Cook, rõ ràng nguyên nhân là do mối quan ngại rằng Đảo Nam sẽ tách ra thành một thuộc địa riêng biệt. Những nhà truyền giáo đến từ Úc (được chọn vì vị thế trung lập của họ) đưa ra lời khuyên rằng Wellington là nơi thích hợp để đặt chính quyền do vị trí trung tâm và hải cảng ở đây, sau đó quốc hội đã chính thức dời đến nơi này lần đầu tiên vào năm 1865.[19] Năm 1893, New Zealand trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới công nhận quyền bầu cử của phụ nữ.[16]

Thế kỷ 20

Năm 1907 New Zealand trở thành một lãnh thổ bán tự trị của Đế quốc Anh, và là một quốc gia Thịnh vượng chung độc lập vào năm 1947 khi Đạo luật Westminster 1931 được chấp thuận,[16] mặc dù trên thực tế ảnh hưởng của người Anh lên việc điều hành New Zealand vẫn tồn tại một thời gian dài sau đó. Khi quốc gia này ngày càng trở nên độc lập về mặt chính trị, tuy nhiên, trên bình diện kinh tế, nó lại trở nên phụ thuộc; vào thập niên 1890, công nghệ đóng tàu làm lạnh cho phép xuất khẩu thịt và bơ sữa sang Anh, mối liên hệ thương mại này đã mang đến sự phát triển nền tảng cho nền kinh tế New Zealand.[20]
Lính bộ binh thuộc Tiểu đoàn 2, Trung đoàn Auckland trong Trận Somme, tháng 9, 1916.
New Zealand là một thành viên tích cực trong Đế quốc Anh, nước này tham chiến cùng quân đội Anh trong các cuộc chiến như chiến tranh Boer lần 2, Thế chiến I và Thế chiến II, đặc biệt là trong Trận đánh nước Anh, ngoài ra nước này còn ủng hộ Anh trong Khủng hoảng Suez. Quốc gia này đóng góp một phần quan trọng vào nền kinh tế thế giới và đã phải gánh chịu những ảnh hưởng nặng nề của cuộc Đại Suy thoái trong thập niên 1930. Cuộc suy thoái đã dẫn đến việc chính phủ lao động đầu tiên được bầu, vốn sau đó đã xây dựng được một nhà nước phúc lợi và một nền kinh tế mang nặng tính bảo hộ mậu dịch.
Cờ Tino rangatiratanga (chủ quyền của Māori)
New Zealand trải qua một thời kỳ phát triển thịnh vượng sau Thế chiến II. Tuy nhiên, một số vấn đề xã hội vẫn còn tồn tại và chưa được giải quyết thỏa đáng; người Māori đã bắt đầu rời bỏ lối sống truyền thống ở nông thôn và chuyển tới cách thành phố để tìm việc. Một phong trào phản đối của người Māori cuối cùng đã xảy ra, để phản đối chủ nghĩa trọng Âu và nhằm tìm kiếm sự công nhận xứng đáng đối với văn hóa Māori và Hiệp ước Waitangi, vốn từ lâu đã bị phớt lờ.
Năm 1975, Phiên tòa Waitangi được mở nhằm điều tra những cáo buộc vi phạm Hiệp ước, và phiên tòa này đã tạo điều kiện chi việc điều tra những bất hòa trong lịch sử vào năm 1985. Cùng với các quốc gia phát triển khác, sự phát triển về mặt xã hội trong thập niên 1970 luôn đi đôi cả sự thay đổi về mặt chính trị.
Tư cách thành viên của nước Anh trong Cộng đồng Kinh tế châu Âu được thực thi vào năm 1973 đã giúp cho các nhà xuất khẩu New Zealand hạn chế được nhiều rào cản để thâm nhập vào các thị trường lớn trước đây của họ. Sự kiện trên và cuộc khủng hoảng năng lượng thập niên 1970 đã dẫn đến những thay đổi quan trọng về mặt kinh tế và xã hội trong suốt thập niên 1980 dưới sự điều hành từ chính phủ lao động thứ tư lãnh đạo bởi Bộ trưởng Tài chính Roger Douglas, người mà các chính sách được biết đến với cái tên Rogernomics.

Chính trị

Bài chi tiết: Chính trị New Zealand

Chính phủ

New Zealand là một quốc gia quân chủ lập hiến với một thể chế đại nghị.[21] Mặc dù không có một hiến pháp được hệ thống hóa, Đạo luật Hiếp pháp năm 1986 đã tuyên bố những cấu trúc cơ bản của hiến pháp New Zealand.[22] Hiến pháp của New Zealand được miêu tả với đặc điểm là "phần lớn vẫn là các quy tắc bất thành văn" và là một "hỗn hợp của các đạo luật và thỏa ước hiến pháp."[22] Nữ Hoàng Elizabeth II là nguyên thủ quốc gia và được mang tước hiệu là Nữ Hoàng của New Zealand thông qua Đạo luật Tước hiệu Hoàng gia năm 1974. Bà được đại diện bởi một Toàn quyền, vốn được bổ nhiệm dựa trên sự đề cử từ Thủ Tướng.[23] Vị Toàn quyền hiện tại là Anand Satyanand.
Toàn quyền có nhiệm vụ thi hành các đặc quyền của Hoàng Gia, như quyền chỉ định và bãi nhiệm Thủ tướng và giải tán Quốc hội, và trong những trường hợp hiếm hoi là quyền dự phòng. Toàn Quyền cũng tham dự trong Hội đồng Hành pháp, vốn là một hội đồng chính thức bao gồm tất cả bộ trưởng trong chính phủ Hoàng gia. Chức năng chính của Toàn quyền theo hiến pháp là "dàn xếp để các lãnh đạo các đảng chính trị chính thành lập chính phủ"; bằng các thỏa ước hiến pháp, Toàn quyền "hoạt động dựa vào lời khuyên của các bộ trưởng giành được nhiều sự ủng hộ trong Quốc Hội."[22] Quyền lập pháp nằm trong tay Quốc Hội New Zealand được bầu cử dân chủ, và phần còn lại của nội các. Nữ Hoàng và Toàn Quyền không thể thực thi quyền lực của mình một cách bình thường nếu không được nội các tham vấn, ngoại trừ các trường hợp mà chính phủ không còn nội các hoặc nội các bị mất sự tín nhiệm của Quốc Hội.[24]
Thành viên của Hội đồng Hành pháp phải là Thành viên của Quốc hội, và phần lớn trong số đó nằm trong thành phần nội các. Nội các là cơ quan đưa ra những chính sách quan trọng được lãnh đạo bởi Thủ tướng, người mà được chọn ra từ những người đứng đầu đảng cầm quyền hay liên minh giữa các đảng nắm đa số trong Quốc Hội. Đây là cơ chế quyền lực cao nhất của chính phủ.[22]
Quốc hội New Zealand theo thể chế đơn viện là Viện Dân biểu New Zealand, bao gồm 120 thành viên.[22]
Cuộc bầu cử Quốc hội được tổ chức mỗi ba năm một lần dưới dạng đại diện tỷ lệ gọi là Thành viên Tỉ lệ Hỗn hợp. Tờ tạp chí Economist giải thích:
Dưới dạng Thành viên Tỉ lệ Hỗn hợp thường có 120 ghế trong quốc hộit; một ghế phụ thểm thỉnh thoảng có thể được thêm vào nhằm đảm bảo sự đại diện tỉ lệ. Trong tổng số các ghế tại quốc hội, có 65 ghế (được bầu chọn trực tiếp bởi cử tri) được thay thế cho các thành viên cũ, bao gồm cả 7 ghế dành cho người bản địa Māori. Còn 55 ghế được phân bổ sao cho tương ứng với tỉ lệ ủng hộ mà người dân dành cho mỗi đảng (bầu cử đảng). Dưới hệ thống thành viên tỉ lệ hỗn hợp, một đảng có thể đạt được ghế trực tiếp từ cử tri hoặc có được hơn 5% tổng số phiếu bầu các đảng để có được ghế đại diện trong quốc hội. Chính phủ có thể tiếp tục lãnh đạo đất nước chỉ khi đảng cầm quyền giành được đa số ủng hộ tại Quốc hội, hay có thể đảm bảo thế đa số qua việc liên kết với các đảng chính trị khác để vượt qua cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm và lập pháp tại quốc hội.
[22]
Cuộc tổng tuyển cử năm 2008 đã làm phát sinh thêm hai ghế phụ thêm, dành cho Đảng Māori, vì lý do đảng này giành được nhiều ghế từ phía cử tri hơn số tỉ lệ số ghế trước đó đảng nắm giữ.[22]
Từ tháng 10, 2005 đến tháng 11, 2008, chính phủ do Đảng Lao động lãnh đạo được thành lập trên liên minh với Đảng Cấp tiến, với Jim Anderton là thành viên duy nhất nằm trong quốc hội. Ngoài ra, đảng New Zealand FirstUnited Future cũng đóng góp phần tính nhiệm và ủng hộ của họ cho đảng cầm quyền để đáp lại việc người của hai đảng này được nắm giữ các chức bộ trưởng không thuộc nội các. Ngoài ra đảng cầm quyền còn lập thỏa ước với Đảng Xanh để đảng này không bỏ phiếu bất tín nhiệm và ủng hộ chính phủ.[25] Năm 2007, đảng Lao động vận động bỏ phiếu bằng ủy quyền cho một cựu thành viên của đảng là Taito Phillip Field. Những cuộc dàn xếp này nhằm đảm bảo cho đảng một thế đa số vững chắc trong các cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm tại quốc hội.
Đảng Lao động bị Đảng Quốc gia New Zealand đáng bại trong cuộc tổng tuyển cử ngày 8 tháng 11, 2008. Theo sau chiến thắng, lãnh đạo đảng Quốc gia John Key nhanh chóng thành lập chính phủ mới, thông qua các thỏa thuận liên minh với các đảng cánh hữu đảng ACT, lãnh đạo bởi Rodney Hide, đảng chủ trương ôn hòa United Future mặc dù đảng này chỉ có một ghế duy nhất của người đứng đầu Peter Dunne, và Đảng Māori, do Tariana TuriaPita Sharples lãnh đạo. Mỗi vị lãnh đạo các đảo liên minh nắm giữ một vị trí bộ trưởng không thuộc nội các.[26] Còn lại là ba đảng ở phe đối lập với chính phủ: Đảng Lao động New Zealand, đứng đầu là Phil Goff; Đảng Xanh của Aotearoa New Zealand, đồng lãnh đạo bởi Metiria TureiRussel Norman, cuối cùng là Đảng Cấp tiến New Zealand, do Jim Anderton đứng đầu.
Tòa nhà "Beehive" của chính phủ New ZealandTòa nhà Quốc hội, ở Wellington
Tòa án có thẩm quyền cao nhất ở New Zealand là Tòa án Tối cao New Zealand, được lập vào năm 2004 theo sau việc thông qua Đạo luật Tòa án Tối cao năm 2003. Đạo luật đã bãi bỏ việc kháng cáo lên Hội đồng Cơ mật tại Luân Đôn.[22] Chánh án hiện tại là ông Dame Sian Elias. Bộ máy tư pháp New Zealand cũng bao gồm Tòa Thượng thẩm; Tòa án Tối cao, có nhiệm vụ giải quyết các tội ác nghiêm trọng, các vụ việc dân sự the ở cấp xét xử và các kháng cáo từ các tòa án ở cấp thấp hơn.
Trong khi Tòa án thỉnh thoảng có thể giới hạn hiệu lực của các đạo luật được Quốc hội thông qua, bản Tuyên ngôn Nhân quyền năm 1990 của New Zealand cho phép việc xem xét lại hoạt động hành pháp của Tòa án, và chưa có một văn bản chính thức nào đảm bảo quyền thực thi việc này.[22] Theo hiến pháp, đây chính là cơ chế làm cho tòa án độc lập đối với Quốc hội, nó được duy trì bởi sự bổ nhiệm không theo đảng phái và theo các luật lệ khắt khe về thời gian tại nhiệm.[22]
New Zealand là đất nước duy nhất trên thế giới mà tất cả các chức vụ cao cấp nhất trong chính phủ đều do phụ nữ nắm giữ: (Nữ hoàng) Elizabeth II, (Toàn quyền) Dame Silvia Cartwright, (Thủ Tướng) Helen Clark, (Chủ tịch Viện dân biểu New Zealand) Margaret Wilson và (Chánh án) Dame Sian Elias, tất cả đều tại nhiệm trong khoảng thời gian giữ tháng 3, 2005 và tháng 8, 2006.[27] Công ty được niêm yết lớn nhất New Zealand là Telecom New Zealand, có một người phụ nữ là – Theresa Gattung – nắm giữ chức giám đốc điều hành cho tại thời điểm hiện tại.

Quan hệ đối ngoại và quân sự

New Zealand là quốc gia luôn đi đầu trong việc bảo vệ môi trường, quyền con người và thương mại tự do, đặc biệt là nông nghiệp. New Zealand là một thành viên của Khối Thịnh vượng chung Anh, OECD, Các Hiệp định Phòng thủ Năm bên, APEC, Hội nghị cấp cao Đông Á, và Liên hiệp quốc. New Zealand tham gia vào một số thỏa thuận thương mại tự do, trong đó quan trọng nhất phải kể đến là Thỏa thuận thương mại tự do New Zealand – Trung QuốcHiệp định Quan hệ Kinh tế Mật thiết hơn với Australia.
2007 ANZAC Dawn Service ở Wellington. Từ trái sang phải là cờ của New Zealand, Anh Quốc và Australia.
Trong một trăm năm tồn tại đầu tiên của mình, chính sách đối ngoại của New Zealand phụ thuộc vào Vương quốc Anh. Trong sự kiện tuyên chiến với Đức ngày 3 tháng 9, 1939, Thủ Tướng Michael Savage đã tuyên bố, "Nơi nào nước Anh đi, chúng ta đi; Nơi nào nước Anh dừng chân, chúng ta dừng chân."[28]
Trải qua hai cuộc đại chiến thế giới, đánh dấu sự tác động với New Zealand bằng việc nhiều thanh niên nước này hi sinh tại nhiều nơi như Gallipoli (nơi mà truyền thống ANZAC được hình thành với Australia), Crete, El AlameinCassino. New Zealand cũng đóng góp công sức quan trọng cùng với nước Anh trong hai trận đánh nổi tiếng: Trận sông PlateTrận đánh nước Anh trên không. Còn tại mặt trận Thái Bình Dương trong Thế chiến II, Hoa Kỳ có hơn 400.000 nhân viên quân sự đồn trú tại New Zealand để chuẩn bị cho các trận đánh quan trọng như Tarawa, Guadalcanal, SaipanIwo Jima.
Sau chiến tranh, Hoa Kỳ gia tăng ảnh hưởng của mình lên văn hóa của đất nước này và người New Zealand nhận thức rõ hơn về vị thế của một quốc gia đang hình thành. New Zealand gia nhập cùng với Astralia và Hoa Kỳ vào hiệp ước phòng thủ chung ANZUS vào năm 1951, và sau đó nước này đã sát cánh với Hoa Kỳ trong cả hai cuộc chiến tranh Triều TiênViệt Nam. Ngược lại, về phía nước Anh lại trở nên chú trọng vào các vấn đề châu Âu theo sau Khủng hoảng Suez, và New Zealand buộc phải phát triển nền kinh tế mới để có thể gia nhập cùng với Vương quốc Anh vào Cộng đồng châu Âu vào năm 1973.[29]
Tòa nhà New Zealand nơi đặt Cao ủy New Zealand ở Luân Đôn
New Zealand có quan hệ truyền thống gần gũi với Australia, và hai nước vốn có chính sách đối ngoại khá tương đồng. Mối quan hệ gần gũi này được xác lập tại Trận đánh Gallipoli và là một phần của tinh thần ANZAC, vốn là truyền thống vững chắc ở cả hai quốc gia. Về phía các quốc gia thuộc quần đảo Thái Bình Dương như Tây Samoa lại đi theo đường lối New Zealand. Ảnh hưởng của Hoa Kỳ đối với New Zealand đã giảm sau cuộc thất trận ở Việt Nam; vụ chìm tàu Rainbow Warrior do Pháp gài đặc công trong khi Anh cũng như Hoa Kỳ không lên án mạnh đủ để bảo vệ quyền lợi của New Zealand. Ngoài ra bất đồng về thương mại, nông nghiệp, môi trường và chính sách phi hạt nhân New Zealand cũng là những điểm xung khắc giữa Hoa Kỳ và New Zealand.
Trong khi hiệp ước ANZUS được thực hiện đầy đủ giữa các bên Australia, New Zealand và Hoa Kỳ, thì vào tháng 2, 1985, New Zealand từ chối cho các tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân hay được vũ trang bằng vũ khí hạt nhân được phép cập cảng nước này. New Zealand đã trở thành quốc gia đầu tiên thuộc khối đồng minh phương Tây nằm trong Vùng phi hạt nhân vào tháng 6, năm 1987.[30][31][32] Năm 1986, Hoa Kỳ loan báo rằng đang đình chỉ nghĩa vụ an ninh trong hiệp ước đối với New Zealand cho đến khi nào quyền được sử dụng các cảng của nước này được khôi phục.
Đạo luật Giải trừ, Kiểm soát vũ khí, Phi hạt nhân New Zealand năm 1987 đã ngăn chặn việc triển khai vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ New Zealand và ngăn không cho các tàu có trang bị vũ khí hạt nhân được quyền vào vùng lãnh hải nước này. Đạo luật này vẫn là nguyên nhân chính gây nên mối bất hòa giữa Hoa Kỳ và New Zealand, dẫn tới việc các nghĩa vụ trong hiệp ước phòng thủ chung của nước này bị Hoa Kỳ đình chỉ.
HMNZS Canterbury là một tàu chiến đấu đa chức năng của Hải quân Hoàng gia New Zealand.
Trước khi có sự hiện diện của người châu Âu, đã có các cuộc chiến khác nhau giữa các bộ lạc ở New Zealand, và sau đó là giữa người định cư nước Anh và các bộ lạc bản địa. Lịch sử cận đại của New Zealand đánh dấu bằng các cuộc chiến của nước Anh có sự tham gia của New Zealanh như Chiến tranh Boer lần hai, Thế chiến thứ nhất, Thế chiến thứ hai, Chiến tranh Triều Tiên, Khủng hoảng Mã Lai (trong đó New Zealand đã gửi binh lính, máy bay tiêm kích và ném bom theo sau cuộc đối đầu trước đó với Indonesia), Chiến tranh Việt Nam, Chiến tranh Vùng vịnhChiến tranh Afghanistan. Nước này cũng gửi một đơn vị kỹ sư quân sự để giúp tái thiết cơ sở hạ tầng Iraq với thời hạn một năm trong chiến tranh Iraq. Vào tháng 10, 2009, lực lượng New Zealand vẫn tiếp tục hoạt động ở Afghanistan.[33]
Lực lượng Phòng thủ New Zealand có ba nhánh: Lục quân New Zealand, Hải quân Hoàng gia New ZealandKhông lực Hoàng gia New Zealand. New Zealand coi lực lượng phòng thủ quốc gia cần phải tinh giảm; hạn chế khả năng chiến đấu trên không vào năm 2001. Lực lượng gìn giữ hòa bình của New Zealand đã tham gia vào nhiều nhiệm vụ của Liên hiệp quốc, bao gồm tại Cyprus, Somalia, Bosnia và Herzegovina, Sinai, Angola, Campuchia, biên giới Iran/Iraq, Bougainville, Đông Timor, và Quần đảo Solomon.[34]

Chính phủ địa phương và lãnh thổ thuộc New Zealand

Những người định cư châu Âu đầu tiên phân chia New Zealand làm hai tỉnh. Việc phân chia này bị bãi bỏ vào năm 1876 nhằm mục đích tập trung chính quyền để giải quyết các vấn đề tài chính. Kết quả là New Zealand không có các phân cấp hành chính đại diện riêng biệt như tỉnh, bang hay lãnh thổ, ngoài chính quyền địa phương. Tuy nhiên tinh thần địa phương của người dân vẫn tồn tại, và được thể hiện quan sự tranh tài gay gắt trong các sự kiện thể thao, văn hóa. Kể từ năm 1876, chính quyền địa phương đã quản lý nhiều vùng khác nhau của New Zealand.
Năm 1989, chính phủ nước này hoàn tất việc tái tổ chức chính quyền địa phương, đưa vào hoạt động hai cơ cấu có liên hệ chặt chẽ là hội đồng vùngchính quyền lãnh thổ theo Luật Chính phủ Địa phương 2002. Luật Quản lý Tài nguyên 1991 đã thay thế Luật Thị trấn và Nông thôn như là văn bản lập pháp chính cho các chính phủ địa phương.
New Zealand có 12 hội đồng vùng có chức năng quản lý các vấn đề môi trường và giao thông, 73 chính quyền lãnh thổ quản lý đường sá, hệ thống thoát nước, thỏa ước nhà đất và các vấn đề địa phương khác. Chính quyền lãnh thổ bao gồm 16 hội đồng thành phố, 57 hội đồng quận, và Hội đồng Quần đảo Chatham.
Bốn hội đồng lãnh thổ (một thành phố và ba quận) và hội đồng quần đảo Chatham cũng thực hiện chức năng của hội đồng vùng và được biết như là các chính quyền đơn nguyên. Các chính quyền quận không phải là phân cấp hành chính dưới của hội đồng vùng quận, and a few of them straddle regional council boundaries.
The regions are (asterisks denote unitary authorities): Northland, Auckland, Waikato, Bay of Plenty, Gisborne*, Hawke's Bay, Taranaki, Manawatu-Wanganui, Wellington, Marlborough*, Tasman*, Nelson*, West Coast, Canterbury, Otago, Southland, Chatham Islands*.
As a major South Pacific nation, New Zealand has a close working relationship with many Pacific Island nations, and continues a political association with the Cook Islands, Niue and Tokelau. New Zealand operates Scott Base in its Antarctic territory, the Ross Dependency. Other countries also use Christchurch to support their Antarctic bases and the city is sometimes known as the "Gateway to Antarctica".

Nhân khẩu học

Tỉ lệ sinh, tuổi thọ (kỳ vọng sống), tỉ lệ trẻ em chết

2005–2010 2010–2015 2015–2020 2020–2025 2045–2050
Tỉ lệ sinh (số trẻ trên một phụ nữ) 2,02 2,02 1,95 1,88 1,85
Tuổi thọ trung bình theo số năm sống 80 81 82 82 85
Tỉ lệ trẻ em chết trên 1.000 trẻ được sinh ra 4,6 4,2 3,9 3,7 2,7
Chú thích: Các năm được tính tròn. Nguồn: Liên hiệp Quốc.[35]
Kitô giáo là tôn giáo chiếm ưu thế ở New Zealand, mặc dù xã hội nước này là một trong những xã hội thế tục nhất trên thế giới.[36] Trong cuộc điều tra dân số năm 2006, 55,6% dân số tự nhận mình là Kitô hữu, trong khi một 34,7% chỉ ra rằng họ không có tôn giáo (tăng từ 29,6% năm 2001) và khoảng 4% là các tôn giáo khác.[37] Các giáo phái Kitô giáo chính là Anh giáo, Công giáo La Mã, Trưởng LãoPhong trào Giám Lý. Cũng có một số lượng đáng kể người Kitô hữu xác định mình là Phong trào Ngũ Tuần, Báp-tít, và đạo Mặc Môn. Theo số liệu điều tra dân số, các tôn giáo thiểu số quan trọng khác bao gồm Ấn Độ giáo, Phật giáoHồi giáo.[38]

Địa lí

Quốc gia ở châu Đại Dương; gồm một quần đảo trải dài 1.550 km, cách Úc 2.000 km về hướng Đông Nam. Lãnh thổ gồm hai đảo chính tách rời nhau bởi eo biển Cook, đảo Bắc là đảo núi lửa (Ruhapehu, 2.797 m; Egomont, 2.518 m), 75% dân cư tập trung ở vùng đồng bằng ven biển; đảo Nam phần lớn là núi và cao nguyên (đỉnh Cook, 3.764 m; dãy Kaikura ở phía Đông Bắc; ngọn núi Eyre ở phía Tây Nam).

Kinh tế

New Zealand có cơ sở kinh tế nông-công nghiệp phát triển, trong đó chăn nuôi giữ vai trò quan trọng; cơ cấu kinh tế: nông nghiệp (4,4%), công nghiệp (26%), dịch vụ (69,6%); 3/4 sản phẩm nông nghiệp hàng năm dùng để xuất khẩu. Thu nhập bình quân đầu người khoảng 28,000 USD (2008-PPP). Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm trên 2%. Riêng năm 2008 GDP tăng 0,1% do bị tác động từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Quý 2 năm 2009 là (-2,1%). Nền kinh tế New Zealand chủ yếu dựa vào thương mại, xuất nhập khẩu hàng hoá. New Zealand buôn bán với hầu hết các nước trên thế giới, trong đó các bạn hàng lớn nhất là Úc, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Anh. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là các sản phẩm sữa, thịt gia súc, gỗ, , thiết bị máy móc, rauhoa quả. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là phương tiện giao thông, máy móc, nhiên liệu, chất dẻo, thiết bị y tế....
Đầu tư nước ngoài trực tiếp (FDI) vào Niu Di-lân chủ yếu đến từ Úc, Nhật Bản, Singapore, Anh, Mỹ, tập trung vào các lĩnh vực như sản xuất, xây dựng và du lịch.
New Zealand được Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) xếp hạng cao về khả năng cạnh tranh. Tuy nhiên, kinh tế New Zealand hiện cũng chịu tác động nặng nề từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, đẩy tỉ lệ thất nghiệp lên 4,6% (cao nhất từ năm 2003) và giá nhà đất giảm xuống mức kỷ lục (10-15%).

Chú thích

  1. ^ a ă Mein Smith (2005) tr 6.
  2. ^ King (2003) tr 41.
  3. ^ The Discovery of New Zealand
  4. ^ a ă Wilson, John (21 tháng 9 năm 2007). “Tasman’s achievement”. Te Ara – the Encyclopedia of New Zealand. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2008.
  5. ^ Mackay (1986) pg 52–54.
  6. ^ http://www.nzetc.org/tm/scholarly/BruJour-fig-BruJour_P001a.html
  7. ^ Isaac Davison, North and South Islands officially nameless, New Zealand Herald, 22 April 2009. Accessed 22 April 2009.
  8. ^ Irwin, Geoff; Walrond, Carl (4 tháng 3 năm 2009). “When was New Zealand first settled? – The date debate”. Te Ara Encyclopedia of New Zealand. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2010.
  9. ^ Lowe, David J. (2008). Trong Lowe, David J. Guidebook for Pre-conference North Island Field Trip A1 ‘Ashes and Issues’ (28–30 November 2008). Australian and New Zealand 4th Joint Soils Conference, Massey University, Palmerston North (1–5 December 2008). New Zealand Society of Soil Science. tr. 142–147. ISBN 978-0-473-14476-0. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2010.
  10. ^ Sutton et al. (2008), pg 109. "This paper... affirms the Long Chronology [first settlement up to 2000 years BP], recognizing it as the most plausible hypothesis."
  11. ^ Clark (1994) pg 123–135
  12. ^ Davis, Denise (11 tháng 9 năm 2007). “The impact of new arrivals”. Te Ara Encyclopedia of New Zealand. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2010.
  13. ^ a ă Mein Smith (2005), pg 23.
  14. ^ King (2003) pg 122.
  15. ^ Peggy Brock, ed. Indigenous Peoples and Religious Change. Leiden: Brill, 2005. ISBN 978-90-04-13899-5. pages 67–69
  16. ^ a ă â b c Political and constitutional timeline, New Zealand History online, Ministry for Culture and Heritage. Updated 6 December 2009. Retrieved 30 April 2010.
  17. ^ “New Zealand Advertiser and Bay Of Islands Gazette, 19 June 1840”. Hocken Library. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2010.
  18. ^ New Zealand's 19th-century wars – overview, New Zealand History online, Ministry for Culture and Heritage. Updated 29-Apr-2009. Retrieved 30 April 2010.
  19. ^ Temple, Phillip (1980). Wellington Yesterday. ISBN 0-86868-012-5. Referenced in WellingtonNZ.com's Wellington Media Pack. Retrieved 30 April 2010.
  20. ^ Hugh Stringleman and Robert Peden. Sheep farming – Growth of the frozen meat trade, 1882–2001, Te Ara – the Encyclopedia of New Zealand. Ministry for Culture and Heritage. Updated 20 October 2009. Retrieved 6 May 2010.
  21. ^ “Queen and New Zealand”. The British Monarchy. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2000.
  22. ^ a ă â b c d đ e ê g The Economist Intelligence Unit (15 tháng 2 năm 2005). “Factsheet – New Zealand – Political Forces”. The Economist. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2009.
  23. ^ “The Queen's role in New Zealand”. The British Monarchy. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2000.
  24. ^ “The Reserve Powers”. The Governor-General of New Zealand. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2009.
  25. ^ Full coverage: Labour Forms 3rd Term Govt, scoop.co.nz, 20 October 2005. Retrieved 29 April 2010.
  26. ^ Key announces shape of new National-led government, National Business Review, 16 November 2008. Retrieved 29 April 2010.
  27. ^ Election of Speaker, Hansard, 3 March 2005. Quote from Jim Anderton: "I, too, noted with a slightly sinking feeling of inferiority that it is not just the top three constitutional positions that are occupied by women; it is now the top four."
  28. ^ Today in history – 5 September 1939 – PM declares NZ's support for Britain, New Zealand history online, New Zealand Ministry for Culture and Heritage. Retrieved 28 April 2010.
  29. ^ Patman (2005) pg 8.
  30. ^ Lange (1990).
  31. ^ Dewes, Kate. “Legal challenges to nuclear weapons from Aotearoa/NewZealand”. disarmsecure.org. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2007.
  32. ^ Green, Robert. “The Naked Nuclear Emperor—Debunking Nuclear Deterrence”. disarmsecure.org. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2007.
  33. ^ “ISAF Troops in Numbers (Placemat)”. International Security Assistance Force. 22 tháng 10 năm 2009. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2010.
  34. ^ “New Zealand Defence Force Overseas Operations”. nzdf.mil.nz. 22 tháng 1 năm 2008. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2008.
  35. ^ Department of Economic and Social Affairs Population Division. "World Population Prospects, Table A.1, A.2, A.12, A.15, A.17, A.18 see pgs 27, 38, 44, 57, 62" (.PDF). 2008 revision. United Nations. Truy cập ngày 29 August 2009.
  36. ^ https://worldview.gallup.com/default.aspx
  37. ^ http://www.stats.govt.nz/Census/2006CensusHomePage/QuickStats/quickstats-about-a-subject/culture-and-identity/religious-affiliation.aspx
  38. ^ http://web.archive.org/web/20111011032945/http://www.stats.govt.nz/~/media/statistics/publications/census/2006-reports/quickstats-subject/culture-identity/quickstats-about-culture-and-identity-tables.aspx

Tham khảo

Thư mục

  • Allan, H.H. (1982) Indigenous Tracheophyta – Psilopsida, Lycopsida, Filicopsida, Gymnospermae, Dicotyledons, Flora of New Zealand Volume I. Botany Division, Department of Scientific and Industrial Research.
  • Bain, Carolyn (2006). New Zealand. Lonely Planet. ISBN 1741045355.
  • Clark, R. (1994) Moriori and Māori: The Linguistic Evidence. In Sutton, Douglas G. (Ed.) (1994), The Origins of the First New Zealanders. Auckland: Auckland University Press.
  • Davenport, Sally. "Panic and panacea: brain drain and science and technology human capital policy" Research Policy 33 (2004) 617–630. Accessed 2007-04-24.
  • Jackson, Duncan J.R. (2005). “Exploring the Dynamics of New Zealand's Talent Flow”. New Zealand Journal of Psychology.
  • Inkson, K (2004). “The New Zealand Brain Drain: Expatriate views”. University of Auckland Business Review 6 (2): 29–39.
  • King, Michael (2003). The Penguin History of New Zealand. New Zealand: Penguin Books. ISBN 9780143018674.
  • Lange, David (1990). Nuclear Free: The New Zealand Way. New Zealand: Penguin Books. ISBN 0140145192.
  • Lindsey, Terence; Morris, Rod (2000). Collins Field Guide to New Zealand Wildlife. HarperCollins (New Zealand) Limited.
  • Mackay, D. (1986) The Search For The Southern Land. In Fraser, B. (Ed.) (1986), The New Zealand Book Of Events. Auckland: Reed Methuen.
  • Mein Smith, Philippa (2005). A Concise History of New Zealand. Australia: Cambridge University Press. ISBN 0521542286.
  • Robert G. Patman (2005). “Globalisation, Sovereignty, and the Transformation of New Zealand Foreign Policy” (PDF). Working Paper 21/05. Centre for Strategic Studies, Victoria University of Wellington. tr. 8. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2007.
  • Sutton, Douglas G.; Flenley, John R.; Li, Xun; Todd, Arthur; Butler, Kevin; Summers, Rachel; Chester, Pamela I. (2008). “The timing of the human discovery and colonization of New Zealand”. Quaternary International 184: 109–121. doi:10.1016/j.quaint.2007.09.025.
  • Winkelmann, R. (2000). “The [[Labour economics|labour market]] performance of European immigrants in New Zealand in the 1980s and 1990s”. The International Migration Review (The Center for Migration Studies of New York, Inc.) 33 (1): 33–58. doi:10.2307/2676011. Tựa đề URL chứa liên kết wiki (trợ giúp)
  • Zavos, Spiro (2 tháng 9 năm 2007). “How to beat the All Blacks”. The Sun Herald (supplement). tr. 54.

Đọc thêm

  • David Bateman, ed. Bateman New Zealand Encyclopedia (2005)
  • Keith Sinclair and Raewyn Dalziel. A History of New Zealand (2000)
  • A. H. McLintock, ed. Encyclopedia of New Zealand 3 vols (1966)
  • New Zealand Official Yearbook (annual)

Liên kết ngoài



Đền Parthenon

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Parthenon
Παρθενών Bản mẫu:Gr icon
Attica 06-13 Athens 35 Parthenon.jpg
Đền Parthenon
Thông tin chung
Dạng Đền
Phong cách Cổ điển
Địa điểm Athens, Hy Lạp
Chủ đầu tư Chính Phủ Hy Lạp
Sử dụng Bảo tàng
Xây dựng
Khởi công 447 TCN
Hoàn thành 432 TCN
Phá hủy Một phần vào 26 tháng 9, 1687
Kích thước
Kích thước 69,5 nhân 30,9 m (228 nhân 101 ft)[Chuyển đổi: Số không hợp lệ]
Kích thước khác Cella: 29,8 nhân 19,2 m (98 nhân 63 ft)[Chuyển đổi: Số không hợp lệ]
Thiết kế
Kiến trúc sư Iktinos, Kallikrates
Nhà thiết kế khác Phidias (nhà điêu khắc)
Tọa độ: 37,97025°B 23,72247°Đ
Đền Parthenon nhìn từ phía đồi Pnyx
Parthenon (tiếng Hy Lạp: Παρθενών) là một ngôi đền thờ thần Athena, được xây dựng vào thế kỷ 5 trước Công nguyênAcropolis. Đây là công trình xây dựng nổi tiếng nhất còn lại của Hy Lạp cổ đại, và đã được ca ngợi như là thành tựu của kiến trúc Hy Lạp. Các điêu khắc trang trí của ngôi đền bằng từ đá cẩm thạch (marble) trắng, được coi như là đỉnh cao của nghệ thuật Ai Cập cổ đại. Đền Parthenon là biểu tượng của sự kết thúc Hy Lạp cổ đại và của nền dân chủ Athena, và được đánh giá như là một trong những công trình văn hóa vĩ đại nhất thế giới.
Tên của đền Parthenon dường như có nguồn gốc từ tượng đài kỷ niệm Athena Parthenos ở căn phòng phía Đông công trình[1]. Bức tượng này do Phidias điêu khắc từ ngà voivàng; tên gọi cho Athena là parthenos (παρθένος, "virgin") có nghĩa là vị chúa vẫn còn trinh nguyên.
Đền Parthenon được thay thế một đền thờ Athena cũ hơn đã bị huỷ hoại bởi Đế chế Ba Tư vào năm 480 trước Công nguyên. Giống như phần lớn các ngôi đền Hy Lạp khác, đền Parthenon đã được sử dụng như là một kho tàng, và đã phục vụ cho liên minh Delian, liên minh mà sau này trở thành Đế chế Athena.
Vào thế kỷ 6 sau Công nguyên, đền Parthenon được chuyển sang thành nhà thờ Kitô giáo và được thiết kế để tôn kính Đức Mẹ Đồng trinh. Sau cuộc xâm chiếm của Thổ Nhĩ Kỳ, công trình lại được chuyển sang thành nhà thờ Hồi giáo. Vào năm 1687, một kho quân trang đạn dược của Thổ Nhĩ Kỳ có bên trong công trình đã bị bốc cháy; kết quả của vụ nổ này đã làm hỏng đền Parthenon và những điêu khắc của nó. Vào thế kỷ 19, Thomas Bruce đã tháo dỡ một vài điêu khắc còn sót lại và mang chúng đến Anh. Những tác phẩm điêu khắc này, bây giờ được biết đến như Elgin Marbles hay Parthenon Marbles, được trưng bày trong Viện Bảo tàng Anh. Cuộc tranh luận về việc Elgin Marbles cần phải được mang trả lại Hy Lạp vẫn còn đang tiếp diễn.
Đền Parthenon, cùng với các công trình khác ở Acropolis, là một trong những địa điểm khảo cổ học có nhiều khách du lịch đến tham quan nhất. Bộ Văn hóa Hy Lạp hiện nay đang tiến hành một chương trình bảo tồn và khôi phục công trình.

Thiết kế và xây dựng

Đền Parthenon nhìn từ phía Nam. Cận cảnh là hình ảnh về sự xây dựng lại
Đền Parthenon được xây dựng theo đề xuất của Pericles, chính trị gia lãnh đạo Athen trong thế kỉ thứ 5 TCN. Đền được xây dựng dưới sự giám sát chung của nhà điêu khắc Phidias, người cũng đóng vai trò chính trong việc điêu khắc trang trí đền. Các kiến trúc sưIktinosKallikrates. Việc xây dựng bắt đầu vào năm 447 TCN, và công trình gần như được hoàn thành vào năm 438 TCN, nhưng việc trang trí trong đền tiếp tục cho đến ít nhất là năm 433 TCN. Một số ghi chép về tài chính của đền Parthenon vẫn còn sót lại cho thấy chi phí đắt nhất là việc chuyên chở đá từ núi Pentelicus, cách Athena khoảng 16 km, đến Acropolis. Số tiền này một phần lấy ra từ ngân khố của liên minh Delian, đã được mang từ nhà thờ Panhellenic ở vùng Delos đến Acropolis vào năm 454 TCN.
Mặc dù đền Hephaestus gần đó là công trình còn sót lại hầu như nguyên vẹn nhất của loại đền thờ xây dựng có trang trí thức cột Doric, đền Parthenon, trong thời gian tồn tại, vẫn được xem như là đền thờ đẹp nhất. John Julius Cooper đã viết về đền thờ rằng, "có danh tiếng là đền thờ kiểu thức cột Doric hoàn hảo nhất đã từng được xây dựng. Ngay cả trong thời cổ đại, kiến trúc tinh vi của nó đã trở thành truyền thuyết, đặc biệt là sự liên hệ tinh tế giữa độ cong của bệ đỡ hàng cột, các đường trau chuốt của các bức tường các phòng trong công trình và các đường gờ của các cột." Các đường gờ này hơi cong lên phía trên một chút theo chiều cao của cột để làm bù trừ các hiệu ứng quang học khi nhìn lên phía trên đền. Hiệu ứng của những đường cong tinh tế này làm đền thờ có vẻ cân đối hơn là cách nhìn thật về nó.
Đo ở bậc cao nhất, kích cỡ của nền đền Parthenon là 69,5 m × 30,9 m (228,0 × 101,4 ft). Căn phòng bên trong dài 29,8 m và rộng 19,2 m (97,8 × 63,0 ft), với dãy cột kiểu Doric bên trong theo hai tầng, cấu trúc cần để chống đỡ mái đền. Ở bên ngoài, các cột Doric có đường kính 1,9 m (6,2 ft) và cao 10,4 m (34,1 ft). Các cột ở góc có đường kính hơi lớn hơn một chút. Bệ đỡ hàng cột có độ cong lên phía trên về phía trung tâm 60 mm (2,36 inch) về đầu phía Đông và phía Tây, và 110 mm (4,33 inch) ở hai bên. Một số kích thước đã tạo thành hình chữ nhật vàng diễn tả tỉ lệ vàng, được đề xuất bởi Pythagoras vào thế kỉ trước đó.
Mái của công trình được lợp bằng những tấm đá cẩm thạch được biết đến như là imbrex và tegula.

Điêu khắc trang trí

Chi tiết metope phía Tây, thể hiện chi tiết tình trạng đền sau 2.500 chiến tranh, ô nhiễm, sự bảo tồn thất thường, sự cướp bóc và phá hoại
Đền Parthenon, một đền thờ kiểu cột Dorickiểu Peripteral với các kiến trúc mang đặc điểm của thức cột Ionic, chứa bức tượng bằng ngà và vàng của Athena Parthenos được điêu khắc bởi Pheidias và hoàn thành khoảng năm 439/438 TCN. Đền thờ được dùng để thờ thần Athena vào thời điểm đó, mặc dù công việc xây dựng được tiếp tục gần như là đến giai đoạn bắt đầu của cuộc chiến tranh Peloponnesian vào năm 432 TCN. Cho đến năm 438 TCN, các trang trí điêu khắc của các metope của cột Doric trên trụ ngạch phía bên dãy cột bên ngoài, và của trụ ngạch cột Ionic vòng quanh phần trên các của bức tường của phòng thờ, đã được hoàn thành.
92 metope được chạm khắc nổi, một công việc mà lúc đó chỉ dành cho các kho tàng (các tòa nhà dùng để chứa các quà tạ ơn cho các thần linh). Theo như các tài liệu ghi lại về việc xây dựng, các điêu khắc metope có niên đại khoảng 446-440 TCN. Thiết kế của chúng được cho là do nhà điêu khắc Kalamis. Các metope về phía Đông của đền Parthenon, phía trên lối ra vào chính, miêu tả Gigantomachy (trận đánh thần thoại giữa các vị thần trên đỉnh Olympus và các người khổng lồ). Các metope phía Tây diễn tả Amazonomachy (trận đánh thần thoại của dân thành Athena chống lại người Amazon). Các metope phía Nam —với ngoại trừ một số metope 13-20 có vấn đề, giờ đây thất lạc—miêu tả Thessalian Centauromachy (trận đánh của người Lapith được giúp bởi Theseus chống lại nhân mã, một sinh vật nửa người, nửa ngựa). Trên mặt phía Bắc của đền Parthenon các metope không được bảo tồn tốt, nhưng đề tài có vẻ như là cướp phá Troia.
Chi tiết các metope phía Tây. Một trong những điêu khắc chạm nổi đã bị lấy ra từ cuộc thám hiểm của Lord Elgin và hiện nay đang có ở Bảo tàng Anh.
Các metope cho thấy các vết tích còn lại của kỹ thuật cao trong điêu khắc giải phẫu đầu, trong giới hạn đường nét của những chuyển động thân thể và những bó cơ, những tĩnh mạch cũng nhận thấy rõ ở các hình Nhân mã. Một vài metope vẫn có ở công trình nhưng ngoại trừ những phần ở mặt phía Bắc, chúng hầu như đã bị hỏng gần hết. Một vài metope hiện có ở Bảo tàng Acropolis, những cái khác thì có ở bảo tàng Anh và một cái có thể được thấy ở bảo tàng Louvre.
Phần lớn những đặc điểm trong kiến trúc và trang trí đền theo kiểu cột Ionic có xung quanh tường ngoài của phòng thờ. Các chạm khắc ở phù điêu miêu tả một phiên bản lý tưởng hóa của đám diễu hành Panathenaic từ cổng Dipylon ở Kerameikos đến Acropolis. Đám diễu hành này được tổ chức 4 năm một lần, người dân Athen và những người nước ngoài bị lôi cuốn vào việc tôn vinh thần Athena. Hệ thống cột còn lại được chạm khắc vào thời gian khoảng năm 442-438 TCN.
Pausanias, một người du lịch vào thế kỷ thứ 2, khi đến thăm Acropolis và nhìn thấy Parthenon, đã miêu tả ngắn gọn cái trán tường của đền. Trán tường phía Đông miêu tả sự sinh ra của Athena từ đấu của bố cô, Zeus, trong khi đó trán tường phía Tây cho thấy sự tranh luận của thần Athena và thần Poseidon về thành phố Athena. Các công việc tạo dựng trán tường có thời gian từ 438-432 TCN.
Sự phong phú trong trang trí của đền Parthenon là duy nhất trong số các ngôi đền Hy Lạp cổ đại. Tuy nhiên, nó cũng phù hợp với chức năng của đền là nơi cất giữ khi báu. Ở trong opisthodomus (phòng phía sau phòng thờ) đã lưu giữ rất nhiều tiền bạc thu được của liên minh Delian mà thành phố Athena là thành viên lãnh đạo.

Kho tàng hay đền đài

Về mặt kiến trúc, Parthenon rõ ràng là một ngôi đền, gồm những tranh tượng tôn giáo nổi tiếng về thần Athena do Phidias làm và kho chứa những đồ dâng cúng tạ ơn. Những buổi cúng tế thực tế của người Hy Lạp được tổ chức ở nơi thờ ngoài trời, và cũng như những luyện tập mang tính tôn giáo của họ, đền Parthenon không phù hợp với một vài định nghĩa về đền cũng như không có bằng chứng gì chứng tỏ những việc thờ cúng ngoài trời. Tuy nhiên, có vài nhà nghiên cứu đã cho rằng đền Parthenon chỉ đã từng là kho báu. Lần đầu tiên có những ý kiến này là vào thế kỷ 19 và nó ngày càng được củng cố trong những năm gần đây. Những ý kiến chính của việc nghiên cứu vẫn xem công trình theo thuật ngữ của Walter Burkert miêu tả về thánh đường của Hy Lạp, gồm có temenos, altar và đền với những tranh tượng tôn giáo[2].

Lịch sử sau này

Parthenon đã tồn tại như một ngôi đền của thần Athena mà đã bị đóng cửa hàng ngàn năm. Nó chắc chắn vẫn còn nguyên vẹn cho đến thế kỷ 4 sau công nguyên, cùng thời với Nhà thờ Đức BàParis ngày nay và lâu đời hơn Nhà thờ Thánh PhêrôRoma. Nhưng vào thời gian đó Athens đã bị chuyển thành một thị trấn của Đế chế Roman, mặc dù nó đã có một quá khứ huy hoàng. Vào thế kỷ thứ 5, thỉnh thoảng những tranh tượng tôn giáo lớn của Athena đã bị lấy mất bởi một trong các vị Hoàng đế, và được mang tới Constantinopolis, và sau này nó đã bị huỷ hoại tại đó, có thể là vào thời kỳ thành phố bị giảm sút uy tín trong cuộc thập tự chinh thứ 4 vào năm 1204.
Một thời gian ngắn sau, Parthenon đã được chuyển sang thành một nhà thờ Cơ đốc giáo. Vào thời kỳ Đế quốc Byzantine nó trở thành nhà thờ của Parthena Maria (Mary Đồng trinh), hay còn gọi là nhà thờ Theotokos. Vào thời kỳ đế chế Latin công trình trở thành nhà thờ Công giáo Rôma của Đức Mẹ đồng trinh. Sự chuyển đổi từ ngôi đền thành nhà thờ đòi hỏi đến việc di chuyển các hàng cột bên trong và một vài bức tường phòng thờ và tạo ra một hậu đường ở phần cuối phía Đông công trình. Điều này chắc chắn sẽ dẫn đến việc di chuyển và phân tán một vài điêu khắc kiến trúc. Những vị thần được miêu tả cũng được thể hiện lại theo chủ đề Cơ đốc giáo hoặc bị mang đi chỗ khác và tiêu hủy.
Vào năm 1456, Athena rơi vào tay đế chế Ottoman và Parthenon lại được chuyển đổi lần nữa, trở thành nhà thờ Hồi giáo. Với một nhận thức đối lập lại với nhận thức của đế chế cũ, người Ottoman nói chung tôn thờ các công trình cổ ở trong chủ quyền đất nước họ và không cố tình hủy hoại những công trình cổ xưa của Athena, mặc dù họ không có một chương trình bảo vệ chúng thực sự. Tuy nhiên, trong nhiều thời gian chiến tranh họ đã tự phá hủy chúng để cung cấp nguyên liệu cho những bức tường và công sự. Một ngọn tháp đã được xây thêm vào Parthenon, cái mà nền cùng với cầu thang của nó hiện vẫn còn sử dụng được, đã dẫn trên cao tận architrap và từ bên ngoài không thể nhìn thấy được chỗ này; ngoài ra, công trình không bị hủy hoại gì thêm. Các vị khách tham quan châu Âu trong thế kỷ 17, cũng như một vài người đại diện cho Acropolis đã chứng thực rằng công trình vẫn còn nguyên vẹn.
Mặt phía Nam của đền Parthenon với những hư hại trong vụ nổ năm 1687
Vào năm 1687, đền Parthenon đã phải chịu một sự hủy hoại lớn nhất khi Cộng hòa Venezia dưới thời Francesco Morosini tấn công Athena, và người Ottoman đã phải bảo vệ Acropolis và sử dụng công trình như một kho chứa thuốc súng. Vào ngày 26 tháng 9, một quả pháo đại bác của người Venezia bay từ quả đồi của Philopapus, tới và làm nổ kho thuốc súng và làm cho công trình đã bị phá hủy một phần. Những cấu trúc bên trong đã bị phá hủy, những gì còn lại của mái đã bị sập và một vài cột chống, đặc biệt ở cạnh phía Nam, đã bị chặt gãy. Các điêu khắc bị hư hỏng nặng. Nhiều thứ đã bị rơi xuống sàn và những kỷ vật sau này đã được làm từ những mảnh vỡ này. Sau trận chiến, rất nhiều bộ phận của công trình bị bỏ đi và một nhà thờ Hồi giáo nhỏ hơn đã được xây lên.
Vào cuối thế kỷ 18, có nhiều người châu Âu khác đã tới Athena và phong cảnh về những hư hại, đổ nát Parthenon đã được vẽ lại rất nhiều, gợi lên những sự cảm thông của người Anh and người Pháp cho nền độc lập của Hy Lạp. Vào năm 1801, viên đại sứ Anh ở Constantinople, Thomas Bruce, đã đệ trình một firman (giấy phép) từ Sultan để làm ra các bản quy hoạch và bản vẽ về những công trình cổ xưa ở Acropolis, để phá bỏ những công trình mới xây dựng gần đây nếu chúng làm hỏng sự quan sát các công trình cổ và để tháo dỡ các điểu khắc từ chúng. Ông đã lấy giấy phép này để thu thập tất cả những điêu khắc mà ông có thể tìm thấy. Ông đã cho tuyển dụng những người địa phương để gỡ bỏ chúng ra khoải các công trình, một vài thứ thì ông tìm được ở trên các mặt sàn và một vài mảnh nhỏ hơn thì ông mua từ người dân địa phương.
Ngày nay, những điêu khắc này được nhìn thấy trong Bảo tàng Anh, nơi chúng có tên là Elgin Marbles hay Parthenon Marbles. Những điêu khắc khác từ Parthenon cũng có ở Bảo tàng Louvre tại Paris và ở Copenhagen. Phần lớn các vật còn lại ở Athena, trong bảo tàng Acropolis và được đặt ở dưới sàn, cách một vài mét về phía Đông Nam của Parthenon. Một vài điêu khắc vẫn có thể được quan sát trực tiếp ở công trình. Chính phủ Hy Lạp đã tiến hành một chiến dịch trong nhiều năm với bảo tàng Anh để có thể mang trả lại những điêu khắc trên về Hy Lạp. Nhưng bảo tàng Anh đã từ chối thẳng về việc xem xét điều này và chính phủ Anh đã miễn cưỡng phải ép bảo tàng làm việc như vậy (cái việc mà có thể đòi hỏi đến pháp chế).
Khi Hy Lạp giành được độc lập và lấy được quyền kiểm soát Athena vào năm 1832, những phần nhìn thấy được của ngọn tháp đã bị chuyển đi khỏi Parthenon và tất cả những công trình thời trung cổ và thời Ottoman có ở Acropolis cũng đã bị di chuyển đi. Khu này trở thành một khu vực lịch sử, có rào cấm và do chính phủ Hy Lạp kiểm soát. Ngày nay, nó là địa điểm hấp dẫn hàng triệu người du lịch mỗi năm, những người đã du lịch từ phía cuối Tây của Acropolis, qua Propylaea và lên đường Panathenaic tới Parthenon, nơi được bao vây bởi một hàng rào thấp để chống sự hư hại.

Xây dựng lại

Công việc xây dựng lại đền Parthenon vào tháng 2 năm 2004
Vào năm 1975, chính phủ Hy Lạp bắt đầu bàn tính đến việc tu bổ đền Parthenon và những kiến trúc khác ở Acropolis. Dự án sau này đã thu hút được nhiều sự trợ giúp kỹ thuật và tài chính từ Liên minh châu Âu. Một hội đồng khảo cổ học đã làm báo cáo về các mảnh vỡ còn lại ở chân công trình và những kiến trúc sư được sự trợ giúp của máy tính đã dựng nên những mô hình để xác định những vị trí ban đầu của chúng. Trong một vài trường hợp, những việc tái tạo xây dựng lại trước đây đã mắc sai lầm. Những điêu khắc đặc biệt quan trọng và dễ vỡ được chuyển đến bảo tàng Acropolis. Một chiếc cần cẩu đã được lắp đặt để di chuyển những khối đá cẩm thạch; chiếc cần cẩu được thiết kế để được xếp lại phía dưới mái khi không dùng đến. Những phần xây dựng cũ mà không chính xác được tháo dỡ và một quá trình tu bổ cẩn thận được bắt đầu. Đền Parthenon sẽ không được tái tạo lại theo tình trạng trước năm 1687, mà những gì còn lại sau vụ nổ sẽ được giữ lại và làm cho chân thực nhất và đá cẩm thạch mới được lấy từ nơi khai khác cũ và được hàn gắn vào các khe hở và những cấu trúc bị ảnh hưởng cũng được sửa chữa. Cuối cùng, tất cả những mảnh đá chính được đặt vào đúng vị trí ban đầu của chúng và được hỗ trợ bởi những vật liệu hiện đại nếu thấy cần thiết.
Ban đầu, những khối đá khác nhau được giữ chặt bởi chốt sắt dài hình chữ H mà sau này được phủ bằng chì, vật liệu bảo vệ sắt khỏi bị ăn mòn. Những cái chốt được thêm vào từ thế kỷ 19 đã không được phủ chì và đã bị ăn mòn. Khi phần han gỉ bị rộng một khoảng lớn, nó sẽ gây nguy hiểm hơn và làm vỡ các khối đá. Tất cả các công việc về kim loại đều sử dụng titanium, một vật liệu cứng, nhẹ và chống gỉ.

Mối nguy hại do ô nhiễm

Từ thập niên 1960, mối đe dọa lớn nhất đối với đền Parthenon là môi trường. Thành phố Athena đã phát triển nhanh từ sau Thế chiến thứ hai và đã có vấn đề trong việc tắc nghẽn giao thôngô nhiễm không khí. Những miếng đá cẩm thạch bị ăn mòn bởi mưa axit, được gây ra bởi những loại khí thải ra từ động cơ ô tô, nó đe dọa các tác phẩm điêu khắc của công trình và bản thân công trình. Qua 20 năm, chính phủ Hy Lạp và thành phố Athena đã cho tiến hành một vài chương trình để ngăn chặn việc này, nhưng tương lai của Parthenon vẫn còn là một vấn đề cần quan tâm.

Xem thêm

Acropolis và Parthenon ban đêm

Ghi chú

  1. ^ Hurwit, pp. 162-163.
  2. ^ Burkert 1985, pp. 84–92; xem phần Holtzmann 2003 cho một nghiên cứu hoàn chỉnh trong tranh luận.

Tham khảo

Ấn phẩm

Nguồn trực tuyến

Đọc thêm

Kiến trúc Hy Lạp cổ đại
  • John Boardman, Jose Dorig, Werner Fuchs and Max Hirmer, ‘’The Art and Architecture of Ancient Greece’’, Thames and Hudson, London, (1967)
  • Banister Fletcher, A History of Architecture on the Comparative method (2001). Elsevier Science & Technology. ISBN 0-7506-2267-9.
  • Helen Gardner; Fred S. Kleiner, Christin J. Mamiya, Gardner's Art through the Ages. Thomson Wadsworth, (2004) ISBN 0-15-505090-7.
  • Michael and Reynold Higgins, A Geological Companion to Greece and the Aegean, Cornell University Press, (1996) ISBN 978-0-8014-3337-5
  • Marian Moffett, Michael Fazio, Lawrence Wodehouse, ‘’A World History of Architecture’’, Lawrence King Publishing, (2003), ISBN 1-85669-353-8.
  • Donald E. Strong, ‘’The Classical World’’, Paul Hamlyn, London (1965)
  • Henri Stierlin, Greece: From Mycenae to the Parthenon,, Taschen, 2004
  • Marilyn Y. Goldberg, "Greek Temples and Chinese Roofs," American Journal of Archaeology, Vol. 87, No. 3. (Jul., 1983), pp. 305–310
  • Penrose, F.C., (communicated by Joseph Norman Lockyer), The Orientation of Geek Temples, Nature, v.48, n.1228, May 11.
  • Orjan Wikander, "Archaic Roof Tiles the First Generations," Hesperia, Vol. 59, No. 1. (Jan. - Mar., 1990), pp. 285–290
  • William Rostoker; Elizabeth Gebhard, "The Reproduction of Rooftiles for the Archaic Temple of Poseidon at Isthmia, Greece," Journal of Field Archaeology, Vol. 8, No. 2. (Summer, 1981), pp. 211–2
Nữ thần Athena

Liên kết ngoài

Tọa độ: 37°58′17.39″B, 23°43′35.69″Đ



Sự cố sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Vị trí xảy ra sự cố
Hiện trường sự cố sập nhịp
Hiện trường, ở một góc nhìn khác
Sự cố sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ là một trong những thảm họa cầu đường và tai nạn xây dựng nghiêm trọng nhất tại Việt Nam[1][2] xảy ra vào ngày 26 tháng 9 năm 2007, tại xã Mỹ Hòa, huyện Bình Minh tỉnh Vĩnh Long. Hai nhịp cầu dẫn cao khoảng 30 mét giữa ba trụ cầu đang được xây dựng thì bị đổ sụp, kéo theo giàn giáo cùng nhiều công nhân, kỹ sư đang làm việc xuống đất.
Đến ngày 2 tháng 7 năm 2008, Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Hồng Quân đã báo cáo Chính phủ kết quả điều tra sự cố sập nhịp cầu Cần Thơ là do lún lệch đài móng trụ tạm.

Cầu Cần Thơ

Bài chi tiết: Cầu Cần Thơ
Cầu Cần Thơ hiện nay
Chủ đầu tư là Bộ Giao thông vận tải (Bộ trưởng đương nhiệm là Hồ Nghĩa Dũng), đại diện chủ đầu tư quản lý dự án là Ban quản lý dự án Mỹ Thuận (Tổng Giám đốc đương nhiệm là Dương Tấn Minh), Tư vấn giám sát quốc tế Liên danh Nippon Koei - ChoDai, Nhà thầu chính Liên danh Taisei - Kajima - Nippon Steel (nhà thầu TKN), Nhà thầu phụ VSL (Thụy Sỹ)

Diễn biến

Khoảng 7h55 sáng ngày 26 tháng 9, đoạn dầm cầu bị sập nằm ở phía bờ Vĩnh Long bắc qua trụ 13, 14, 15 dài 87 m, rộng 24 m, vừa được đổ bê tông ngày hôm trước. Lúc xảy ra sự cố có khoảng 120 công nhân đang làm việc trên đoạn dầm và khoảng 100 công nhân làm việc ở phía dưới. Khi dàn giáo bị sập tất cả công nhân ở phía trên đã bị kéo tuột xuống.
Xem Báo cáo của Bộ GTVT báo cáo Thủ tướng sự cố tại Dự án Xây dựng cầu Cần Thơ

Thương vong

Theo nhà thầu, có khoảng từ 150 đến 250 công nhân đang làm việc tại khu vực trước khi xảy ra thảm họa. Các báo cáo ban đầu có khoảng 20 thi thể công nhân được tìm thấy. Tuy nhiên số lượng thương vong ngày càng tăng và dao động ở mức từ 37 đến hơn 60 người thiệt mạng, từ 97 đến hơn 200 người bị thương. Hầu hết nạn nhân là công nhân địa phương làm việc tại công trình, các kỹ sư và cả người dân buôn bán quanh công trường. Nhiều công nhân khác bị sốc nặng, boàng hoàng.
Xem Danh sách người tử nạn vụ sập cầu Cần Thơ

Tại thời điểm 24h ngày 26 tháng 9

  • Theo báo Thanh NiênVnExpress, có 37 người chết và 87 người bị thương, chưa kể số người đang bị chôn vùi[1].
  • Theo BBC, có 36 người chết, tuy nhiên nhà thầu Trung Quốc dẫn tin cho Reuters khẳng định có đến 60 người thiệt mạng[3].
  • Theo Vietnam Net, có 49 thi thể được tìm thấy và hơn 181 người bị thương[4].
  • Theo báo Tuổi Trẻ, có 52 người chết, 97 người bị thương và hiện vẫn còn nạn nhân sống sót bị kẹt trong đống đổ nát. Tuy nhiên đến sáng ngày 27 báo nói chỉ có 37 người thiệt mạng.
  • Theo Thông tấn xã Việt NamCNN, có 52 người chết và 149 người bị thương.
  • Theo báo Tiền Phong, có 59 người tử vong, 97 người bị thương và 70 người còn bị kẹt dưới đống đổ nát[5][6].
  • Một ca tử vong do nổ bình gas trong lúc cứu hộ.

Thống kê của các bệnh viện

  • Bệnh viện Quân y 121 xác nhận có 38 ca tử vong[1].
  • Bệnh viện Đa khoa Cần Thơ thống kê 8 người chết.
  • Bệnh viện 30-4 của TP Cần Thơ thống kê có 2 người thiệt mạng. Chưa có thống kê từ các bệnh viện địa phương.
  • Bệnh viện Vĩnh Long có 3 trường hợp tử vong.

Tại thời điểm 24h ngày 27 tháng 9

  • Theo Đài truyền hình Việt Nam, Vnexpress và Thanh niên, có 45 người thiệt mạng [1].
  • Theo Tuổi trẻ, có 43 người thiệt mạng [2].
  • Theo Lao Động và Tiền Phong, có 48 người thiệt mạng [7].
  • Theo Vietnamnet, có 54 người [3].
  • Theo báo Nhân Dân, có 64 người tử nạn và trên 180 người bị thương [4].
Các báo đều thống nhất còn một số công nhân bị mắc kẹt trong đống đổ nát chưa cứu hộ được.

Vào ngày 28 tháng 9

  • Thông tấn xã Việt Nam dẫn lời ông Nguyễn Tấn Quyên, Bí thư Thành ủy Cần Thơ, Trưởng Ban chỉ đạo khắc phục hậu quả sự cố cầu Cần Thơ công bố: tổng số bị nạn là 128 người, trong đó có 46 người chết, có 7 người quê các tỉnh phía Bắc, còn lại đa số là tỉnh Vĩnh Long, chủ yếu là huyện Bình Minh. Số người bị thương đang điều trị là 82 người, trong đó điều trị tại Bệnh Viện Đa khoa TW 30 người, Bệnh viện Quân y 121 là 26 người, Bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ 14 người, Bệnh Viện Tây Đô 6 người, chuyển một bệnh nhân lên tuyến trên Bệnh viện Chợ Rẫy (Thành phố Hồ Chí Minh) vì gãy cột sống và 5 người điều trị tại huyện Bình Minh (Vĩnh Long) hiện nay đã ra viện. [5]
  • Theo VnExpress có 47 người chết, 82 người bị thương đang trong bệnh viện và 6 người mất tích tính đến 15 giờ. [6]
  • Theo báo Nhân Dân, 44 người thiệt mạng, 76 người bị thương [7]. Khác biệt với con số 64 người được đăng trước đó.

Vào ngày 30 tháng 9

Các báo đều thông báo danh sách những công nhân tử nạn, gồm 49 người [8] trong đó 37 người tại Vĩnh Long; 2 người tại Cần Thơ; 10 người tại các tỉnh Quảng Nam, Ninh Bình, Quảng Ngãi, An Giang, Nam Định, Hà Nam, Hà Nội, Thanh Hóa, Thái Bình.

Vào ngày 1 tháng 10

Tính đến trưa ngày 1 tháng 10 có thêm một nạn nhân trong vụ sập cầu đã tử vong trong bệnh viện, nâng số người bị thiệt mạng lên 50 người; 81 người bị thương, 3 người mất tích.[9]

Vào ngày 3 tháng 10

Thêm 3 công nhân thiệt mạng tại bệnh viện, nâng tổng số thương vong: 53 người; số người bị thương: 80 người; số người mất tích: 1 người. [10]

Ngày 17 tháng 10

Thi thể nạn nhân cuối cùng đã được tìm thấy, nâng tổng số người thiệt mạng lên 54 người.

Công tác cứu hộ

Ngay sau khi xảy ra sự cố, nhiều công nhân đang thi công ở gần đấy dù bị xây xát và choáng váng tinh thần nhưng cũng xông vào đống đổ nát để dìu những người bị thương ra ngoài[8]. Ngay sau khi nhận được tin báo, nhân dân, sinh viên học sinh, công nhân viên chức trên địa bàn tỉnh và thành phố Cần Thơ tình nguyện xếp hàng tham gia hiến máu nhân đạo; trong khi đó, những người lái đò ngang gần đó lập tức tình nguyện dùng đò của mình để đưa những người bị thương đến bệnh viện. Tại hiện trường, "trong khi công tác cứu hộ lại rất khó khăn, lực lượng cứu hộ còn thiếu chuyên nghiệp" như ông Ngô Thịnh Đức - thứ trưởng Bộ GTVT, cho biết. Tuy nhiên bất chấp khó khăn, công tác cứu hộ các nạn nhân vẫn tiếp tục qua đêm, có nhận được cả sự giúp đỡ từ các nhóm cứu hộ quốc tế chuyên nghiệp gồm 30 người đến từ Nhật BảnPhilippines. Ngoài ra, bệnh viện Chợ Rẫy TP Hồ Chí Minh cũng cử 2 đội cơ động xuống giúp đỡ[9].
Công tác cứu hộ hiện đang được tiếp tục khẩn trương với sự trực tiếp chỉ đạo bởi Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, ngoài ra còn có các lực lượng của Bộ Quốc Phòng, Bộ Y Tế, Bộ Công An, lực lượng thanh niên sinh viên tình nguyện, và các lực lượng tại chỗ.

Điều tra nguyên nhân

Hiện trường
Bộ Giao thông Vận tải kết hợp với Bộ Công an đã thành lập một ủy ban điều tra do trung tướng Phạm Nam Tào - phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát - làm công tác điều tra sự cố, song song với việc tìm kiếm số người bị nạn[10].

Những giả thiết ban đầu

Theo PGS-TS Trần Chủng (Cục trưởng cục giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng): Cầu Cần Thơ sập có thể do hệ thống giàn giáo đã bị dịch chuyển trong khi bê tông của cầu chỉ mới đổ được 2 ngày, chưa đủ độ liên kết[cần dẫn nguồn].
Trụ T14 - T13 - T12 có độ cao từ 35 đến 40 m, thường ở độ cao này người ta thi công bằng cốp pha (tức khuôn đúc bê tông) lao như những nhịp ở giữa sông. Làm kiểu này chỉ cho phép đúc mỗi lần một khẩu 6m (gọi là phương pháp đúc hẫng bằng khuôn đúc di động theo phương ngang), sau đó chờ kết cấu bê tông đông cứng và đạt tới cường độ nhất định, đủ để bê tông có thể chịu lực được (ít nhất là trọng lượng bản thân khẩu dầm đó) mà không cần khuôn đúc, thì mới di chuyển khuôn đúc theo phương ngang để đúc khẩu tiếp theo. Cách này an toàn nhưng thời gian thi công lâu hơn và cốp pha đắt hơn.
Có tin cho biết công ty Vĩnh Thịnh thấy nhịp này tuy cao nhưng còn ở trên bờ nên đã sáng tạo ra cách thi công mới rẻ hơn và nhanh hơn là dùng giàn giáo chống từ dưới mặt đất lên và đổ luôn một lần mấy chục mét[cần dẫn nguồn]. Theo một công nhân kỹ thuật làm cầu hơn 10 nãm nay thì cách này chỉ dùng được khi độ cao mặt cầu thấp (khi đó độ cao của giáo chống thấp, đảm bảo giáo chống ổn định khi chịu nén) và chống bằng dàn giáo chuyên dụng cho làm cầu (giáo cầu) vì khối lượng được ước tính lên tới 2000 tấn mà dùng dàn giáo dân dụng [cần dẫn nguồn] lắp ráp lên tới độ cao 40 m nên càng yếu và mất ổn định do độ mảnh của giáo chống trở nên rất lớn. Ngày hôm trước (24/9) đổ bê tông xong một đoạn, lẽ ra phải chờ đoạn đó ổn định kết cấu (đủ thời gian để bê tông đạt tới cường độ có thể cho phép tháo dỡ khuôn đúc chịu lực) theo tiêu chuẩn quy phạm kỹ thuật thi công nhưng sáng hôm sau đã cho công nhân gỡ cốp pha và đổ tiếp. Khi bê tông chưa đạt tới cường độ cho phép tháo dỡ cốp pha, đã gỡ cốp pha và có nhiều tác động mạnh trên đó nên gây sập đúng vào đầu giờ làm việc.
Cũng có thông tin rằng có hiện tượng sụt lún đất do gần bờ sông. Nếu có hiện tượng này thì đây cũng có thể là một nguyên nhân gây ra chuyển vị của hệ giáo chống dẫn đến nghiêng đổ chúng gây sập cốp pha. Theo vnexpress.net thì: "...Các biện pháp cứu hộ chỉ thực hiện được từ xa (dùng cần cẩu cẩu bê tông, sắt thép cứu người bị kẹt), do khu vực xung quanh nhiều nhịp cầu có nguy cơ sập tiếp, nên không dám điều thêm nhân lực vào trong cứu trợ. Đất ở khu vực đầu cầu vẫn đang tiếp tục bị lở"[11].
Trả lời báo chí, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Hồ Nghĩa Dũng cho biết: "...Thông tin sơ bộ là có dấu hiệu lún dàn giáo. Nếu thực tế công trình bị nứt thì nhà thầu chính phải chịu trách nhiệm. Cũng có thể là do dàn giáo bị xê dịch trước khi bê tông đủ độ khô, dẫn đến sập cầu." [12]

Những cảnh báo trước

Theo báo Tuổi Trẻ, vào ngày 12 tháng 1, một kỹ sư tư vấn kiến nghị về biện pháp thi công trụ tạm của nhà thầu, với yêu cầu:
  • làm tốt phần móng trụ tạm;
  • tiến hành thử tải trước cho hệ thống trụ đỡ tạm theo đúng quy trình và với hệ số vượt tải theo quy định của tiêu chuẩn xây dựng cầu.
Cũng theo báo Tuổi Trẻ, ba tháng trước, ngày 27 tháng 6, kỹ sư tư vấn giám sát người Nhật, Hiroshi Kudo, làm tư vấn giám sát cho Nippon Koei đã gửi thư "cho người có trách nhiệm phụ trách dự án xây dựng cầu" (Báo không nêu danh tánh) và đưa ra cảnh báo về độ an toàn hệ thống khuôn đúc đường dẫn cầu cũng như biện pháp thi công của nhà thầu chỉ đạt 15%, khi kiểm tra bản thiết kế kết cấu trụ đỡ tạm (thành phần chính hệ thống giáo chống của khuôn đúc) và hệ khuôn đúc. Ông nhận thấy:
  • nhà thầu chỉ nhân trọng lượng bản thân kết cấu bê tông cốt thép dầm cầu với hệ số thử tải là 1,15 thay vì 1,25 theo tiêu chuẩn Mỹ hay 1,35 theo tiêu chuẩn Nhật, để tính cho trụ tạm;
  • khi tính lực gió tác dụng lên trụ tạm, nhà thầu chỉ lấy áp lực gió là 0,5 kPa, rất thấp, đáng ra phải là 2,5 kPa (có lẽ là do lấy hệ số khí động học nhỏ mất 5 lần). Theo báo Tuổi Trẻ ngày 30 tháng 9 năm 2007: "...Kỹ sư Hiroshi Kudo đã phát hiện sai phạm từ bảng tính trước khi tiến hành thi công. Hệ số lực gió (lực Pascal) chỉ có 0,5kPa là rất thấp. Khi tính toán, nếu đưa hệ số lực gió thấp thì lượng sắt thép ở hệ đà giáo sẽ ít đi. Hệ số từ 0,5 lên 2,5 là gấp năm lần. Hệ số này mới là hệ số an toàn. " (hệ số thì không có thứ nguyên).
Ông đã yêu cầu nhà thầu cần thiết kế lại kết cấu trụ tạm và toàn bộ hệ khuôn đúc.[13]. Tuy nhiên trong ngày họp báo ngày 29/9, đại diện Taisei cho biết "Chúng tôi không hề nhận được thông tin này" [14]. Ba ngày sau, Bộ GTVT đã có văn bản khẳng định, các công trình tạm của hai nhịp cầu bị sập đã được chỉnh sửa trước khi xảy ra thảm họa, theo đó nhà thầu TKN đã có một số nội dung chỉnh sửa, gia cường công trình phụ tạm và phương án chỉnh sửa các công trình tạm và phản ánh được các yêu cầu của tư vấn giám sát, và được tư vấn giám sát chấp nhận. [15]

Thời gian điều tra

Chưa thể xác định được thời gian cần thiết để điều tra ra được nguyên nhân sập cầu Cần Thơ. Theo Thiếu tướng Phạm Quý Ngọ, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát nhân dân cần phải có thời gian khoảng 2 tháng mới có thể công bố kết luận vụ án được[16]. Còn theo Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Khoa học kỹ thuật cầu đường Việt Nam Chu Ngọc Sủng: "Tất cả những nhận định ban đầu của các nhà khoa học về nguyên nhân sự cố đăng trên báo chí chỉ là giả thiết. Phải khảo sát kỹ lưỡng chừng 3, 4 tháng mới tìm ra được nguyên nhân".[17]. Đến ngày 2 tháng 7 năm 2008, Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Hồng Quân đã báo cáo Chính phủ kết quả điều tra sự cố sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ là do lún lệch đài móng trụ tạm.
Xem thêm: Ủy ban quốc gia điều tra sự cố

Trách nhiệm

Như thường lệ, khi có một sự cố lớn xảy ra mà báo chí biết được và loan tin rộng rãi thì vấn đề trách nhiệm lại được đem ra mổ xẻ công khai trước khi cơ quan chức năng có kết luận chính thức về vụ việc.
Mặc dù cần phải tập trung khắc phục hậu quả nhưng cũng đã có ý kiến qua lại giữa các bên cho rằng trách nhiệm thuộc về lý do khách quan như trời mưa làm mềm đất[18] hoặc trách nhiệm thuộc về lý do chủ quan như trách nhiệm của Hội đồng nghiệm thu nhà nước, Chủ đầu tư, Tư vấn giám sát và nhà thầu chính.
Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng cho rằng lúc này bàn về trách nhiệm có hơi sớm nhưng thừa nhận Bộ có trách nhiệm chính về mặt quản lý nhà nước và Bộ trưởng khẳng định trách nhiệm chính thuộc về nhà thầu chính, nhưng Bộ trưởng không nhắc đến trách nhiệm của Chủ đầu tư trong việc chọn lựa Nhà thầu chính xứng đáng có uy tín cũng như trách nhiệm giám sát nhà thầu chính thi công bảo đảm chất lượng, tiến độ và an toàn của Chủ đầu tư theo đúng luật định.
Ngày 4 tháng 10 năm 2007 trong buổi làm việc với lãnh đạo các Bộ Công an, Giao thông Vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng và Văn phòng Chính phủ về việc giải quyết sự cố sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn mạnh[19]: Đây là sự cố tai nạn lớn nhất từ trước đến nay trong xây dựng. Để xảy ra sự cố dù bất cứ nguyên nhân nào thì trách nhiệm yếu kém trong quản lý nhà nước về xây dựng cơ bản trước hết thuộc về Chính Phủ, trong đó Thủ tướng là người chịu trách nhiệm trước nhân dân.

Bảo hiểm

Theo quy định công trình phải được mua bảo hiểm kể cả bảo hiểm cho bên thứ ba và các công nhân tham gia công trình đều được mua bảo hiểm. Theo công ty Vĩnh Thịnh một số công nhân mới được nhận vào làm chưa kịp mua bảo hiểm.

Cứu trợ

Việc cứu trợ được người dân và công nhân có mặt tại hiện trường ứng cứu ngay trước khi các đội cứu hộ chuyên nghiệp tham gia. Tính đến 17g00 ngày 29 tháng 9, chỉ riêng tòa soạn báo Tuổi Trẻ đã nhận được hơn 2,3 tỷ đồng của gần 1.000 công ty, đơn vị, cá nhân ủng hộ gia đình các nạn nhân vụ sập cầu Cần Thơ [20].
Tính đến 9 giờ sáng 1 tháng 10 năm 2007, các cơ quan, đơn vị, cá nhân trong cả nước đã gửi tiền mặt, hiện vật đến Cần Thơ thông qua Ủy ban mặt trận tổ quốc địa phương là 7,380 tỉ đồng; phía Ủy ban mặt trận tổ quốc địa phương tỉnh Vĩnh Long cũng đã nhận gần 4,5 tỉ đồng tiền cứu trợ. Các báo Lao Động, Tuổi Trẻ, Sài Gòn Giải Phóng, Người Lao Động... cũng đã nhận tiền cứu trợ từ các nhà hảo tâm trên 4 tỉ đồng. Tổng cộng, cả nước đã giúp những nạn nhân tử nạn và bị thương trong vụ sập cầu Cần Thơ khoảng 12 tỉ đồng (tính đến ngày 1 tháng 10)[21]
Lực lượng cứu hộ nhanh chóng được triển khai từ thành phố Cần Thơ và tỉnh Vĩnh Long. Một số cơ quan đã vận động nhân viên tình nguyện hiến máu nhân đạo.
Đến ngày 23/10/2007 Tỉnh Vĩnh Long đã tiếp nhận[22] gần 29 tỷ đồng, 2.550 USD và 50 đô la Úc từ các tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước hỗ trợ các nạn nhân vụ sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ. Tỉnh đã thực hiện việc hỗ trợ công bằng theo hướng bền vững, lâu dài, hướng đến việc tạo nguồn thu nhập ổn định hàng tháng cho các hộ gia đình, xây dựng nhà ở và tạo điều kiện cho con các nạn nhân có điều kiện tiếp tục học tập đến tuổi trưởng thành.
Vụ sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ xảy ra ngày 26 tháng 9 đã làm cho 134 người bị nạn, trong đó 54 người chết và 80 người bị thương. Ngoài các đợt cứu trợ của các đoàn, các tổ chức, cá nhân đưa trực tiếp đến gia đình những người bị nạn, tỉnh đã phân phối 2 đợt tiền cứu trợ đến các gia đình nạn nhân.
Trong đợt 1, mỗi gia đình có người tử nạn được hỗ trợ 40 triệu đồng; người bị thương tùy mức độ nặng, nhẹ được hỗ trợ từ 10 đến 30 triệu đồng/người. Trên thực tế, đa số các gia đình đã tiếp nhận sự giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân trên 100 triệu đồng.
Trong đợt 2, tỉnh Vĩnh Long hỗ trợ tất cả các gia đình nạn nhân bằng hình thức sổ tiết kiệm theo đúng Luật thừa kế, sau 2 năm nếu gia đình muốn rút vốn chi dùng vào các việc cần thiết phải có xác nhận của chính quyền địa phương. Đây là một biện pháp để giúp các gia đình nạn nhân bảo toàn nguồn vốn, sử dụng vốn hỗ trợ có hiệu quả, đúng mục đích, duy trì được nguồn thu hàng tháng cho gia đình thông qua lãi suất từ sổ tiết kiệm. Trong đó, 54 gia đình có người tử nạn được hỗ trợ 1 sổ tiết kiệm 100 triệu đồng, riêng Vĩnh Long có 44 trường hợp, 10 trường hợp ở các tỉnh ngoài; Vĩnh Long đã nhờ Mặt trận Tổ quốc các tỉnh đến thăm và chuyển tiền và sổ tiết kiệm tới gia đình người bị nạn.
Đối với 80 người bị thương, tỉnh đã giao cho các ngành Lao động - Thương binh xã hội, Y tế phối hợp cùng các cơ sở y tế đã tiếp nhận, điều trị và khẩn trương phân loại để có mức hỗ trợ thích hợp: người bị thương đặc biệt nặng được hỗ trợ 100 triệu đồng/người, người bị nặng nhận 80 triệu đồng/người, người bị thương từ khá nặng đến trung bình được hỗ trợ 50 triệu đồng/người, bị thương nhẹ từ 5-10 triệu đồng/người. Ngoài ra, nhiều báo, đài cũng đã vận động hỗ trợ học bổng cho con các nạn nhân bị chết hoặc bị thương nặng.
Dự án Mái ấm công đoàn do Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam phối hợp cùng công đoàn ngành Giao thông vận tải đã khởi công xây dựng, sửa chữa 65 căn nhà tặng các gia đình nạn nhân, trong đó 62 căn xây cho tỉnh Vĩnh Long, mỗi căn xây dựng mới trên 33 triệu đồng và mỗi căn sửa chữa 10 triệu đồng.
Đến ngày 2 tháng 11 năm 2007, tỉnh Vĩnh Long nhận được trên 34 tỷ đồng ủng hộ nạn nhân trong sự cố sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ. Mỗi gia đình có người tử nạn đã nhận được 140 triệu đồng, người bị thương được nhận 10-30 triệu đồng/người. Đến nay phía nhà thầu Nhật Bản đã hỗ trợ cho các nạn nhân gần 13 tỷ đồng. Phía công ty VSL cũng đang chuẩn bị hỗ trợ gia đình các nạn nhân 25.000 USD.[23]

Khởi tố

Chiều ngày 2 tháng 10 năm 2007 gần 1 tuần sau vụ sập cầu, được sự uỷ quyền của Bộ Công an, Lê Văn Út, Phó Giám đốc kiêm thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra tỉnh Vĩnh Long đã ký quyết định khởi tố vụ án "Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng" theo Điều 229, Bộ luật Hình sự của Việt Nam.

Nhân sự điều tra

Thiếu tướng Phạm Quý Ngọ, Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an được giao nhiệm vụ trực tiếp chỉ đạo điều tra vụ sập cầu thay cho trung tướng Phạm Nam Tào (lý do thay lãnh đạo là Trung tướng Tào bận đi công tác nước ngoài, và do tính chất nghiêm trọng của vụ việc).

Điều 229 luật Hình sự

Điều này quy định tội vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng với mức phạt tiền từ 10 triệu dến 100 triệu đồng, cải tạo không giam giữ 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 8 năm đến 20 năm.

Kết quả

Đến ngày 31 tháng 8 năm 2010, chưa có một cá nhân hoặc tập thể nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong vụ án này.

Thành lập đoàn điều tra tai nạn lao động

Ngày 2 tháng 10, Lữ Quang Ngời, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB-XH tỉnh Vĩnh Long, ký quyết định thành lập đoàn điều tra tai nạn lao động trong vụ sập cầu dẫn cầu Cần Thơ gồm 10 thành viên thuộc 3 đơn vị Sở Lao động - Thương binh- Xã hội, Liên đoàn Lao động và Sở Y tế tỉnh Vĩnh Long. Đoàn do Bùi Xuân Mỵ, Chánh Thanh tra Sở Lao động-Thương binh- Xã hội, làm trưởng đoàn.[24]

Lập Ủy ban quốc gia điều tra sự cố

Ngày 4 tháng 10 năm 2007, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng quyết định giao Bộ trưởng Bộ Xây dựng làm Chủ tịch Ủy ban và thành viên là Thứ trưởng các Bộ Công an, Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông Vận tải, Tổng hội xây dựng Việt Nam và Hội khoa học cầu đường Việt Nam. Đồng thời, Thủ tướng yêu cầu mời Ủy ban Khoa học và Công nghệ của Quốc hội, đại diện của Cơ quan khoa học của Nhật Bản tham gia làm rõ nguyên nhân và đề xuất các biện pháp khắc phục. Nhiệm vụ của Ủy ban là huy động mọi lực lượng triển khai chậm nhất trong 1 tháng phải hoàn thành công tác điều tra và đề xuất phương án khắc phục sự cố sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ. Nhưng hơn ba tháng, đến ngày 8 tháng 1 năm 2008, Ủy ban quốc gia điều tra về sự cố sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ mới có báo cáo Thủ tướng kết quả làm việc về các vấn đề liên quan đến vụ sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ, tuy nhiên, nguyên nhân sự cố chưa được tiết lộ [25].
Đến ngày 2 tháng 7 năm 2008, Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Hồng Quân đã báo cáo Chính phủ kết quả điều tra sự cố sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ là do lún lệch đài móng trụ tạm [26]. Theo kết quả điều tra, sự cố xảy ra trong quá trình thi công tại hai nhịp neo của cầu Cần Thơ, mỗi nhịp dài 40 m. Qua kiểm tra địa chất, hàng cọc gần phía trụ P14 có mũi cọc tựa trên lớp cát xốp và hàng cọc gần phía trụ P13 có mũi cọc tựa trên lớp cát chặt vừa. Điều này dẫn tới hàng cọc gần trụ P14 bị lún nhiều hơn hàng cọc gần trụ P13 làm đài móng trụ tạm T13 nghiêng về trụ P14. Độ lún lệch theo tính toán đạt 12 mm - gây mất ổn định trụ tạm T13 và sau đó là sự sụp đổ của các kết cấu bên trên.

Ban chỉ đạo điều tra vụ sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ

Ngày 5 tháng 10 năm 2007, Bộ trưởng Công An Lê Hồng Anh ký Quyết định thành lập Ban chỉ đạo điều tra vụ sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ. Thứ trưởng Công an Lê Thế Tiệm là Trưởng Ban chỉ đạo điều tra, Thủ trưởng Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an Phạm Quý Ngọ cùng Thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an Hoàng Kông Tư làm 2 Phó trưởng Ban chỉ đạo. Chín thành viên khác của Ban chỉ đạo là cán bộ của 2 cơ quan điều tra này. Ban này có nhiệm vụ chỉ đạo các lực lượng nghiệp vụ của Bộ Công an và Công an tỉnh Vĩnh Long, thành phố Cần Thơ, tiến hành điều tra, thu thập tài liệu, làm rõ sai phạm của các cá nhân, tổ chức, nhất là của các nhà thầu có liên quan trong việc thực hiện quy trình giám sát, thi công.[27]

Tiếp tục

Tháng 2 năm 2008 chính phủ đã cho phép thi công trở lại gói thầu số 1 và số 3, riêng phần gói thầu số 2 các phần hạng mục không liên quan đến 2 nhịp bị sập thì được phép thi công bình thường.

Chú thích

  1. ^ a ă â “Thảm họa đổ sập lớn nhất trong lịch sử xây dựng Việt Nam !”. Báo Thanh Niên. 26 tháng 9, 2007. Truy cập 26 tháng 9, 2007.
  2. ^ Trước đây, mọi thông tin đều cho rằng vị trí xảy ra thảm họa là khu vực nhịp dẫn và dẫn tới sự ngộ nhận là sập nhịp dẫn chứ không phải sập cầu. Tuy nhiên, trong báo cáo kết luận mới đây của Ủy ban Nhà nước điều tra sự cố sập 2 nhịp dẫn cầu Cần Thơ có đoạn ghi rất rõ rằng: "Sự cố xảy ra trong quá trình đang thi công bê tông dầm hộp tại hai nhịp neo của cầu chính từ trụ P13 đến trụ P15 phía bờ Vĩnh Long, mỗi nhịp dài 40m". Trích nguồn Vietnamnet
  3. ^ “Deadly bridge collapse in Vietnam”. BBC (bằng tiếng Anh). 26 tháng 9, 2007. Truy cập 26 tháng 9, 2007.
  4. ^ “Sông Hậu: Ngày thảm họa”. Vietnam Net. 26 tháng 9, 2007. Truy cập 26 tháng 9, 2007.
  5. ^ “Sập cầu Cần Thơ, hàng trăm người bị vùi lấp”. Tiền Phong. 26 tháng 9, 2007. Truy cập 26 tháng 9, 2007.
  6. ^ “Sập cầu Cần Thơ làm nhiều người chết”. BBC. 26 tháng 9, 2007. Truy cập 26 tháng 9, 2007.
  7. ^ Danh sách nạn nhân trong vụ sập cầu, Sáu Nghệ, báo Tiền Phong, 29/09/2007
  8. ^ “10 giây kinh hoàng”. Tuoi Tre. 27/09/2007, 06:54 (GMT+7). Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2007.
  9. ^ “Còn nhiều người chờ chúng tôi đến cứu”. VnExpress. 27/9/2007, 10:50 GMT+7. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2007.
  10. ^ “Bộ Công an vào cuộc điều tra vụ sập cầu Cần Thơ”. VnExpress. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2007.
  11. ^ Sập cầu Cần Thơ, hàng chục người thiệt mạng
  12. ^ Có dấu hiệu lún dàn giáo đỡ dầm cầu Cần Thơ
  13. ^ Thảm họa đã được báo trước!Chủ Nhật, 30/09/2007, 07:22 (GMT+7)
  14. ^ Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng xin lỗi vì thảm họa sập cầu VnExpress 29/09/07
  15. ^ Bộ GTVT giải trình về 'những cảnh báo sập cầu' VnExpress 02/10/2007
  16. ^ Bên nào sai cũng phải xử lý 03-10-2007 00:50:24 GMT +7
  17. ^ 3, 4 tháng khảo sát kỹ mới ra nguyên nhân sập cầu 15:59' 02/10/2007 (GMT+7)
  18. ^ Sập cầu: Dù thế nào, không thể đổ tại trời mưa!16:07' 04/10/2007(GMT+7)
  19. ^ Lập Ủy ban quốc gia điều tra sự cố cầu Cần Thơ 20:44' 04/10/2007 (GMT+7)
  20. ^ Vụ sập cầu Cần Thơ: Bạn đọc ủng hộ các nạn nhân hơn 2,3 tỷ đồng
  21. ^ Cả nước giúp nạn nhân vụ sập cầu Cần Thơ 12 tỉ đồng 01-10-2007 15:53:10 GMT +7
  22. ^ Vĩnh Long hỗ trợ các gia đình nạn nhân trong vụ sập nhịp dẫn cầu Cần thơ theo hướng bền vững17:01:00, 23/10/2007
  23. ^ Vụ sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ: Tiền ủng hộ đã hơn 34 tỷ đồng 03-11-2007 01:17:59 GMT +7
  24. ^ Khởi tố vụ án 03-10-2007 00:39:32 GMT +7
  25. ^ Báo cáo Thủ tướng kết quả điều tra sự cố cầu Cần Thơ
  26. ^ Công bố kết luận về sự cố cầu Cần Thơ VnExpress, 03/07/2008
  27. ^ Sập cầu Cần Thơ: Bộ Công an chính thức vào cuộc!08:46' 06/10/2007(GMT+7)

Liên kết ngoài

No comments:

Post a Comment