CNM365. Chào ngày mới 9 tháng 10. Wikipedia Ngày này năm xưa. Ngày độc lập tại Uganda (1961, hình ); ngày Hangul tại Hàn Quốc, Ngày Bưu chính thế giới. Năm 1701 – Trường Cao đẳng Connecticut, nay là Đại học Yale, được thành lập tại Old Saybrook, Connecticut, Hoa Kỳ. Năm 1740 – Quân đội của Công ty Đông Ấn Hà Lan và cư dân bản địa bắt đầu tiến hành tàn sát người Hoa tại Batavia. Năm 1967 – Sau khi bị bắt giữ vào ngày hôm trước, nhà lãnh đạo quân du kích Che Guevara bị quân đội chính phủ Bolivia hành quyết. Năm 1970 – Sau cuộc đảo chính lật đổ Sihanouk, nước Cộng hòa Khmer được chính thức tuyên bố thành lập.
Uganda
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cộng hòa Uganda | |||||
---|---|---|---|---|---|
Republic of Uganda (tiếng Anh) Jamhuri ya Uganda (tiếng Swahili) |
|||||
|
|||||
Khẩu hiệu | |||||
For God and My Country Tiếng Anh: "Vì Chúa và vì đất nước tôi" |
|||||
Quốc ca | |||||
Oh Uganda, Land of Beauty" | |||||
Hành chính | |||||
Chính phủ | Cộng hòa tổng thống | ||||
Tổng thống Thủ tướng |
Yoweri Museveni Apolo Nsibambi |
||||
Ngôn ngữ chính thức | tiếng Anh | ||||
Thủ đô | Kampala |
||||
Thành phố lớn nhất | Kampala | ||||
Địa lý | |||||
Diện tích | 236.040 km² (hạng 81) | ||||
Diện tích nước | 15,39 % | ||||
Múi giờ | Uganda Standard Time (UTC+3) | ||||
Lịch sử | |||||
Ngày thành lập | 9 tháng 10 năm 1962 từ Anh |
||||
Dân cư | |||||
Dân số ước lượng (2012) | 33.640.833[2] người (hạng 37) | ||||
Dân số (2002) | 24.227.297 người | ||||
Mật độ | 137.1 người/km² (hạng 65) | ||||
Kinh tế | |||||
GDP (PPP) (2012) | Tổng số: 50,439 tỷ đô la Mỹ | ||||
HDI (2012) | 0,456 ổn định | ||||
Đơn vị tiền tệ | Shilling Uganda (UGX ) |
||||
Thông tin khác | |||||
Tên miền Internet | .ug |
Uganda lấy tên từ vương quốc Buganda, một vương quốc với lãnh thổ ngày nay phần lớn miền Nam của đất nước bao gồm cả thủ đô Kampala. Bắt đầu từ cuối những năm 1800, khu vực này đã được cai trị như một thuộc địa của người Anh, họ đã thành lập các khu hành chính trên toàn lãnh thổ. Uganda giành được độc lập từ Anh vào ngày 9 tháng 10 năm 1962. Sau khi giành độc lập, Uganda rơi vào nhưng cuộc nội chiến, huynh đệ tương tàng, gần đây nhất là một cuộc nội chiến kéo dài giữa chính phủ và Quân kháng chiến của Chúa, đã gây ra hàng chục ngàn thương vong và di dời hơn một triệu người. Tổng thống hiện tại của Uganda là Yoweri Kaguta Museveni, người lên nắm quyền sau cuộc đảo chính vào năm 1986.
Mục lục
Lịch sử
Vào khoảng thế kỉ 12, vương quốc Bunyoro được thành lập và trở nên hùng mạnh, gồm phần lớn lãnh thổ Uganda hiện nay. Từ thế kỉ 18, vương quốc Buganda thoát khỏi quyền giám hộ của vương quốc Bunyoro và thống trị cả các nước láng giềng.Vào giữa thế kỉ 19, người châu Âu bắt đầu thám hiểm vùng lãnh thổ này, Uganda trở thành xứ bảo hộ của Anh từ năm 1894. Thực dân Anh phát triển các đồn điền cà phê và bông vải. Từ năm 1920, việc độc canh cây bông vải làm rối loạn cơ cấu kinh tế. Từ năm 1952, Quốc vương Mutesa II chống lại sự cai trị của thực dân. Các đảng phái dần dần hình thành. Năm 1961, ba đảng chính tham gia một cuộc hội nghị nhằm soạn thảo hiến pháp.
Uganda giành đôc độc lập năm 1962. Quốc vương Edward Mutesa của Buganda được bầu làm Tổng thống, và Milton Obote làm Thủ tướng. Với sự giúp đỡ của một sĩ quan quân đội trẻ, Đại tá Idi Amin, Thủ tướng Obote giành quyền kiểm soát Chính phủ từ năm 1966. Obote bị lật đổ sau cuộc đảo chính quân sự, đất nước rơi vào chế độ cai trị độc tài và khát máu của Idi Amin, rồi chính Amin cũng bị lật dổ do sự can thiệp của quân đội Tanzania năm 1979. Đất nước rơi vào tình trạng vô tổ chức về mặt chính trị, kinh tế bị tàn phá, nạn cướp bóc gia tăng do không ai kiểm soát các phần tử quân sự.
Năm 1980, Obote trở lại cầm quyền nhưng chế độ này cũng trở nên độc tài không kém gì chế độ trước, kinh tế đất nước hầu như bị tê liệt. Obote bị Tướng Basilio Ikello lật đổ năm 1985: Năm 1986, Yoweri Museveni, nhà lãnh đạo tổ chức Quân đội kháng chiến Quốc gia, lên cầm quyền sau cuộc đảo chính. Cuộc nội chiến đã làm cho khoảng 800.000 người chết. Hiến pháp mới được thông qua năm 1995 và Musseveni đắc cử Tổng thống năm 1996.
Uganda tiến hành một chiến dịch quy mô chống lại bệnh AIDS, giảm thiểu được tỉ lệ nhiễm HIV thông qua chương trình y tế công cộng, giáo dục và truyền bá thông tin. Tháng 9 năm 2002, Uganda kí hiệp ước hòa bình với Congo. Suốt năm 2002, Uganda vẫn tiếp tục cuộc chiến kéo dài 15 năm nhằm chống lại phiến quân cực đoan đặt cơ sở tại Sudan.
Ngày 29 tháng 7 năm 2005, một cuộc chưng cầu dân ý với 47% dân số tham gia và 92% số phiếu ủng hộ đã cho phép thay đổi Hiến pháp, theo đó nước này sẽ chấp nhận chế độ đa đảng. Vào cuối tháng 1 năm 2006, những cuộc bầu cử lập pháp và Tổng thống đã diễn ra. Ông Yoweri Kaguta Museveni đã tái đắc cử với số phiếu ủng hộ là 59% so với 37% của đối thủ chính, ông Kizza Besigye.
Chính phủ
Tình hình Uganda nhìn chung tương đối ổn định. Những thay đổi đáng lưu ý trong những năm gần đây có việc Nghị viện Uganda thông qua việc bổ sung Hiến pháp vào năm 2005 theo đó từ bỏ những giới hạn nhiệm kỳ của Tổng thống và tiến hành bầu cử đa đảng. Năm 2006, Uganda bầu cử Tổng thống, đương kim Tổng thống Museveni tái đắc cử lần 3 với 59,28% số phiếu bầu.
Đối ngoại
Uganda tuyên bố đi theo đường lối trung lập, không liên kết, ủng hộ các phong trào giải phóng dân tộc. Trước đây, Uganda thân phương Tây; về sau chính phủ Uganda điều chỉnh quan hệ theo hướng ôn hoà với tất cả các nước. Những năm gần đây, Uganda kiên quyết chống lại việc các nước phương Tây và Mỹ muốn áp dụng chế độ đa đảng ở nước này. Tổng thống Museveni lên án Mỹ, Anh và các nước công nghiệp phát triển bóc lột sức lực và tài nguyên của các nước nghèo, nhất là các nước châu Phi, kêu gọi AU đoàn kết lại, đấu tranh cho một trật tự kinh tế thế giới mới.Uganda tham gia tích cực vào việc giải quyết các cuộc xung đột khu vực, nhất là các cuộc xung đột sắc tộc ở Đông Phi (Rwanda, Burundi...)
Địa lý
Uganda nằm ở Trung Phi, Bắc giáp Sudan, Nam giáp Rwanda và Tanzania, Đông giáp Kenya, Tây giáp Cộng hòa Dân chủ Congo. Lãnh thổ phần lớn là cao nguyên được bao phủ bởi các thảo nguyên. Vùng lũng hẹp dài Rift Valley kéo dài ở rìa phía Tây gồm các hồ xen kẽ với dãy núi Ruwenzori. Hồ Victoria chiếm một phần lãnh thổ phía Nam.Hành chính
Uganda bao gồm 39 quận là Apac, Arua, Bundibugyo, Bushenyi, Gulu, Hoima, Iganga, Jinja, Kabale, Kabarole, Kalangala, Kampala, Kamuli, Kapchorwa, Kasese, Kibale, Kiboga, Kisoro, Kitgum, Kotido, Kumi, Lira, Luwero, Masaka, Masindi, Mbale, Mbarara, Moroto, Moyo, Mpigi, Mubende, Mukono, Nebbi, Ntungamo, Pallisa, Rakai, Rukungiri, Soroti, Tororo.Kinh tế
Là một nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú: đất đai màu mỡ, lượng mưa tương đối đều, có nhiều mỏ đồng, coban lớn, nhưng Uganda vẫn thuộc nhóm các nước kém phát triển do chiến tranh du kích kéo dài 20 năm (1965-1985) và do cơ chế quản lý yếu kém.Nông nghiệp là khu vực quan trọng nhất của kinh tế quốc gia, thu hút trên 80% lực lượng lao động. Bên cạnh các mặt hàng bông vải, chè thì cà phê là mặt hàng nông sản xuất khẩu chính mang lạị nguồn ngoại tệ đáng kể. Tiêm năng thủy điện và nguồn khoáng sản dồi dào (đồng, coban, tungsten, phosphat) thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa. Tuy vậy, nền công nghiệp vẫn còn khiêm tốn.
Từ năm 1986, với sự giúp đỡ của nước ngoài và các tổ chức quốc tế Uganda đã dần dần khôi phục và ổn định kinh tế thông qua cải cách tiền tệ, nâng giá các mặt hàng xuất khẩu, cải thiện tiền lương công chức nhà nước. Trong những năm 1990-1999, kinh tế Uganda có những chuyển biến tích cực nhờ đầu tư liên tục vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng, tập trung cải thiện sản xuất và xuất khẩu, giảm mức lạm phát, an ninh trong nước dần ổn định, các doanh nghiệp Ấn Độ - Uganđa trở về nước. Tuy nhiên, việc duy trì mức tăng trưởng khả quan đang gặp những thách đố lớn do Uganda tham gia vào cuộc chiến ở Cộng hòa Dân chủ Congo, tình trạng tham nhũng gia tăng và chậm trễ trong quyết định cải cách kinh tế của Chính phủ.
Gần đây Uganda đã bắt đầu phát hiện ra dầu mỏ. Tuy nhiên Uganda vẫn chưa tiến hành một cuộc khảo sát khoáng sản có quy mô nào. Nông nghiệp là ngành quan trọng nhất trong nền kinh tế thu hút 80% lao động. Cà phê là nguồn thu xuất khẩu chính. Với sự trợ giúp của các nước và tổ chức nước ngoài, chính phủ Uganda đã nỗ lực phục hồi và ổn định nền kinh tế thông qua các biện pháp như cải cách chính sách tiền tệ, tăng giá các sản phẩm xăng dầu và cải thiện lương công chức nhà nước. Các thay đổi về chính sách này nhằm mục đích kiểm soát lạm phát, thúc đẩy xuất khẩu và tăng nguồn thu từ xuất khẩu. Trong giai đoạn 1900 – 2001, nền kinh tế Uganda tăng trưởng khá ổn định, tiếp tục đầu tư vào cơ sở hạ tầng, thúc đẩy sản xuất phục vụ xuất khẩu, ổn định an ninh trong nước…Khoản tiền Uganda đã được các nước cam kết xóa nợ là khoảng 2 tỷ USD. Khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng đến xuất khẩu của Uganda nhưng tăng trưởng GDP của quốc gia này vẫn tương đối cao nhờ một loạt cải cách và khả năng kiểm soát khủng hoảng. Doanh thu từ dầu và thuế sẽ là các nguồn thu quan trọng của Uganda khi mà dầu sẽ được đi vào khai thác trong một vài năm tới. Tuy nhiên sự bất ổn định ở Nam Sudan sẽ là một trở ngại đối với nền kinh tế Uganda trong năm 2011 do đối tác xuất khẩu chính của Uganda là Sudan và đây còn là một địa điểm quan trọng của các trại tị nạn cho người dân Sudan.
Năm 2010, tổng sản phẩm quốc nội của Uganda đạt 17,12 tỷ USD, trong đó mức tăng trưởng GDP đạt 5,8%. Thu nhập bình quân đầu người của nước này là khoảng 500 USD/người năm 2010. Nông nghiệp chiếm 23,6% tổng sản phẩm quốc dân Uganda và thu hút 80% lực lượng lao động nước này (2010). Sản phẩm chính trong nông nghiệp là cà phê, chè, ngô, chuối, đường, bông, thuốc lá, khoai tây, hoa, các sản phẩm từ hoa, thịt dê, bò, đậu…. Ngoài ra, Uganda còn có thế mạnh về chăn nuôi gia súc, và đánh bắt cá. Ngoài ra, Uganda còn có thế mạnh về chăn nuôi gia súc, và đánh bắt cá.
Về công nghiệp thì công nghiệp chế biến là chính, tiếp đó là dệt, sản xuất xi măng, sắt, thép, phụ tùng vận tải, phân bón, sản xuất hàng mỹ nghệ...
Về ngoại thương, năm 2010, kim ngạch xuất khẩu của Uganda đạt 2,941 tỷ USD với các sản phẩm xuất khẩu chính là cà phê, cá và các sản phẩm từ cá, trà, bông, hoa, vàng… Các bạn hàng xuất khẩu chủ yếu của Uganda là Sudan, Kenya, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), Rwanda, Thụy Sỹ, Cộng hòa Dân chủ Công Gô, Hà Lan, Đức, Ý.
Năm 2010, Uganda nhập khẩu 4,474 tỷ USD hàng hoá các loại. Các sản phẩm mà Uganda thường nhập khẩu là: trang thiết bị cơ bản, phương tiện, dầu, thuốc men và ngũ cốc. Các đối tác nhập khẩu chính gồm Kenya, Ấn Độ, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), Trung Quốc, Nam Phi, Pháp, Nhật và Mỹ.
Dân số
Uganda có dân số hiện vào khoảng 34,6 triệu người (2010) (91% là người bản địa, 1% là người châu Âu, châu Á và người Ả Rập, 8% còn lại là nhóm người). Tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức, tiếng Luganda và tiếng Swahili là các thổ ngữ được công nhận.Tôn giáo
Theo điều tra dân số năm 2002, Kitô giáo chiếm khoảng 84% dân số của Uganda.[4] Giáo hội Công giáo La Mã có số lượng tín đồ đông nhất (41,9%), tiếp theo là Anh giáo (35,9%). Phong trào Ngũ Tuần chiếm phần còn lại của dân số Kitô giáo. Các tôn giáo tiếp theo của Uganda là Hồi giáo chiếm 12% dân số, chủ yếu là người Sunni. Còn lại theo các tôn giáo truyền thống (1%), Bahá'í (0,1%), các tôn giáo khác (0,7%), hoặc không theo tôn giáo (0,9%).Dân số phía Bắc và khu vực Tây sông Nile chủ yếu là Công giáo, trong khi các huyện Iganga ở phía đông Uganda có tỷ lệ cao nhất của người Hồi giáo. Phần còn lại của đất nước là một sự kết hợp của các cộng đồng tôn giáo.[5]
Trước khi xuất hiện các tôn giáo như Kitô giáo và Hồi giáo, tín ngưỡng bản địa truyền thống đã được thực hành như là một tín ngưỡng duy nhất. Thậm chí ngày nay trong thời gian đương đại, việc thực hành tín ngưỡng bản địa là rất phổ biến ở một số vùng nông thôn và đôi khi được pha trộn với các nghi lễ của Kitô giáo và Hồi giáo.
Quyền con người
Tham khảo
- ^ “The 2013 Human Development Report – "The Rise of the South: Human Progress in a Diverse World"”. HDRO (Human Development Report Office) United Nations Development Programme. tr. 144–147. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2013.
- ^ Dân số các Quốc Gia trên Thế Giới, CIA World Factbook ước tính
- ^ “Parliament of Uganda Website:: – COMPOSITION OF PARLIAMENT”. Parliament.go.ug. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2009.
- ^ http://www.ubos.org/onlinefiles/uploads/ubos/pdf%20documents/2002%20Census%20Final%20Reportdoc.pdf
- ^ http://www.state.gov/j/drl/rls/irf/2008/108397.htm
Xem thêm
Liên kết ngoài
- Mục “Uganda” trên trang của CIA World Factbook.
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Uganda |
|
|
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và phương tiện truyền tải về Uganda |
Hangul
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
|
||||||||||||||||||
|
Thoạt nhìn, Chosŏn'gŭl trông có vẻ như kiểu chữ biểu ý (hay có thể xem là tượng hình), thực sự nó là chữ biểu âm. Mỗi đơn vị âm tiết Chosŏn'gŭl bao gồm ít nhất hai trong số 24 tự mẫu (chamo): 14 phụ âm và 10 nguyên âm. Trong lịch sử, bảng chữ cái tiếng Triều Tiên có một số nguyên âm và phụ âm nữa. (Xem Chamo không dùng nữa.) Để tìm hiểu về cách phát âm các chữ cái này, xin xem Âm vị học.
Mục lục
Tên gọi
Tên chính thức
- Tên gọi hiện nay Hangul (한글, chữ Hàn) được Ju Si-gyeong đưa ra năm 1912
vừa có nghĩa là "đại văn tự" trong tiếng Triều Tiên cổ và "văn tự Triều
Tiên" trong tiếng Triều Tiên hiện đại. Nó không thể viết bằng chữ Hán được, mặc dù âm tiết đầu, Han (한), nếu dùng theo nghĩa của từ "Triều Tiên", thì có thể viết là 韓 (Hàn). Theo Bảng mẫu tự phiên âm quốc tế (IPA), nó được đọc là [hangɯl], và được phiên âm Latinh hóa thành các dạng sau:
- Hangeul, hay Han-geul, theo phương pháp phiên âm Latinh cải tiến tiếng Triều Tiên mà chính phủ Hàn Quốc sử dụng và khuyến khích sử dụng trong mọi văn bản bằng tiếng Anh. Nhiều tài liệu gần đây đã chọn cách viết này.
- Han'gŭl theo phương pháp phiên âm McCune-Reischauer. Khi dùng trong tiếng Anh thì thông thường các dấu phụ bị loại bỏ và trở thành Hangul, hay đôi khi cũng không viết hoa là hangul. Cách viết này xuất hiện trong nhiều từ điển tiếng Anh.
- Hankul theo phương pháp phiên âm Latinh hóa kiểu Yale, một cách viết phổ biến nữa trong các từ điển tiếng Anh.
- Tên gọi ban đầu là Huấn dân chính âm (훈민정음; Hunminjŏngŭm; 訓民正音). (Xem Lịch sử)
- Ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên nó được gọi là Chosŏn'gŭl (조선글, chữ Triều Tiên), xem các nguyên nhân liên quan đến các tên gọi khác nhau về Triều Tiên.
Các tên khác
- Jeong-eum, tên gọi ngắn cho Huấn dân chính âm (Xem Lịch sử)
- Urigeul (우리글 "chữ viết chúng ta") được dùng cả ở Nam và Bắc Triều Tiên, nhưng người không phải Triều Tiên không sử dụng.
- Ngạn văn (언문 諺文 "Eonmun", nghĩa là "chữ viết thô tục")[5].
- Amkeul (암클 "chữ viết đàn bà"), nguyên do là nữ giới thường dùng loại chữ này[5]. 암- (có lẽ xuất phát từ chữ 陰 "âm" là tiền tố chỉ giống cái).
- Ahaegeul (아해글 "chữ viết trẻ con") vì những đứa trẻ không thể học chữ Hán cũng hay dùng Chosŏn'gŭl[5].
- Achimgeul (아침글 "chữ viết học trong vòng một buổi sáng")[6]
- Quốc văn (국문, 國文, Kungmun)
Lịch sử
Chosŏn'gŭl được vị vua thứ tư của nhà Triều Tiên là Triều Tiên Thế Tông (1418-1450) dưới sự giúp đỡ của các nhân sĩ trong Tập hiền điện (集賢殿, 집현전. Chiphyŏnjŏn).[7] Cũng có một số chi tiết cho thấy vua Thế Tông có lẽ được các thành viên vương tộc hỗ trợ và làm việc trong vòng bí mật vì gặp phải phản đối của tầng lớp trí thức ưu tú.Hệ thống chữ viết này hoàn thành vào cuối tháng 12 năm 1443 hoặc tháng 1 năm 1444, và ấn bản năm 1446 trong một tài liệu có tựa Huấn dân chính âm (Hunmin Jeong-eum) và đó cũng là tên của hệ thống ký tự mới này[5]. Ở Hàn Quốc, ngày ấn bản của Huấn dân chính âm, 9 tháng 10, là một ngày lễ mang tên ngày Hangul tại Hàn Quốc. Tại CHDCND Triều Tiên đó là ngày 15 tháng 1.
Một huyền thoại xưa kể rằng vua Thế Tông nhận ra các chữ viết này sau khi tìm hiểu một ma trận phức tạp, nhưng điều võ đoán này không còn giá trị nữa từ khi một tài liệu viết năm 1446 có tên gọi Huấn dân chính âm giải lệ (Hunminjŏngŭm Haerye) được phát hiện vào năm 1940. Tài liệu này giải thích cặn kẽ vì sao những chữ cái này được thiết kế. (Xem Thiết kế chamo.)
Vua Thế Tông giải thích việc ông tạo ra chữ viết mới là vì chữ Hán (Hancha) dùng cho các văn bản tiếng Triều Tiên thường không chính xác và khó phổ cập cho tầng lớp bình dân (Huấn dân chính âm có nghĩa là "Âm chuẩn để giáo dục dân"), vì vậy người dân cần có một thứ chữ mới giúp nhanh chóng và dễ dàng xóa nạn mù chữ của họ. Huấn dân chính âm giải lệ viết rằng, một người thông minh có thể học xong Chosŏn'gŭl trong vòng một buổi sáng, còn những người khù khờ thì cũng chỉ cần mười ngày[8]. Vào thời điểm đó, chỉ có những người đàn ông thuộc tầng lớp quý tộc (lưỡng ban) (yangban 兩班) mới được học đọc và viết Hancha. Và vì toàn bộ văn bản viết bằng Hancha nên đa số người Triều Tiên đều mù chữ.
Chosŏn'gŭl bị tầng lớp trí thức ưu tú phản đối kịch liệt, cho rằng chỉ có Hancha mới là chữ viết hợp pháp duy nhất, đồng thời họ cũng e sợ địa vị xã hội và chính trị của họ sẽ bị Chosŏn'gŭl đe dọa. Những phản đối của Thôi Vạn Lý (崔萬里, 최만리, Ch'oe Malli) và các nhà hủ Nho khác vào năm 1444 là một ví dụ cụ thể.[7] Dầu sao thì hệ thống ký tự mới này nhanh chóng phổ biến rộng rãi trong nhân dân, nhất là nữ giới và những nhà văn tầng lớp dưới[9]. Tuy nhiên sau đó chính quyền phong kiến thờ ơ hơn với Chosŏn'gŭl. Trước tình hình người dân có thể nhanh chóng truyền đi các thông tin "nguy hiểm" thông qua hệ thống ký tự Chosŏn'gŭl, Yên San Quân (1494-1506), vị vua thứ 10 của nhà Triều Tiên cấm việc học và sử dụng Chosŏn'gŭl cũng như cấm hẳn các tài liệu Chosŏn'gŭl vào năm 1504[10], và vua Trung Tông (1506-1544) xóa bỏ luôn Bộ Ngạn văn vào năm 1506[11]. Đến lúc này chỉ có phụ nữ và những người không được học hành tử tế mới dùng Chosŏn'gŭl.
Tuy nhiên, không lâu sau đó, vào cuối thế kỷ 16 Chosŏn'gŭl trở nên thịnh đạt dần cùng với sự phát triển của hai trào lưu thi ca là Ca từ (歌詞, Kasa) và Thời điệu (時調, Sijo). Trong thế kỷ 17, các tiểu thuyết viết bằng Chosŏn'gŭl trở thành "mốt",[12] mặc dù việc sử dụng Chosŏn'gŭl vẫn chưa được xem là hợp pháp.[9]
Vào cuối thế kỷ 19, chủ nghĩa dân tộc Triều Tiên phát triển mạnh mẽ khi Nhật Bản muốn tách Triều Tiên ra khỏi vùng ảnh hưởng của Trung Quốc. Chosŏn'gŭl từ đó trở thành một biểu tượng quốc gia dân tộc đối với một số nhà cách mạng. Cuộc cải cách Giáp Ngọ (갑오 개혁) do các nhà chính trị theo Nhật khởi xướng đưa đến việc Chosŏn'gŭl được chọn dùng trong các tài liệu chính thức lần đầu tiên vào năm 1894.[10] Nó được dạy trong các trường phổ thông vào năm 1895, và vào năm 1896 tờ báo Độc lập tân văn (獨立新聞, 독립신문, Tongnip Sinmun) viết bằng tiếng Anh và Chosŏn'gŭl ra đời.[13]
Sau khi Triều Tiên bị Nhật Bản thôn tính vào năm 1910, Chosŏn'gŭl vẫn được dạy tại các trường học kèm với tiếng Nhật, tuy nhiên sau đó bị cấm vì chính sách đồng hóa văn hóa của Nhật Bản.
Chamo
Chamo (자모; 字母; tự mẫu) hay natsori (낱소리) nghĩa là các chữ cái cấu thành bảng chữ cái Chosŏn'gŭl.Có tất cả 51 chamo, trong đó 24 chữ tương đương với các chữ cái của bảng chữ cái Latinh. 27 chữ còn lại là các chữ phức gồm hai, đôi khi ba, chamo. Trong 24 chamo đơn thì 14 là phụ âm (cha-ŭm 자음, 子音, tử âm) và 10 là nguyên âm (mo-eum 모음, 母音, mẫu âm). Năm phụ âm đơn được nhân đôi để tạo thành năm phụ âm thời thái (xem dưới đây), trong khi đó 11 chữ phức khác được cấu thành từ hai phụ âm khác nhau. Mười nguyên âm chamo có thể được kết hợp để tạo thành 11 nguyên âm đôi. Dưới đây là bảng tóm tắt:
Các chamo đang được sử dụng:
- 14 phụ âm đơn: ㄱㄴㄷㄹㅁㅂㅅㅇㅈㅊㅋㅌㅍㅎ.
- 5 phụ âm kép: ㄲㄸㅃㅆㅉ.
- 11 phức từ phụ âm: ㄳㄵㄶㄺㄻㄼㄽㄾㄿㅀㅄ>
- 6 nguyên âm đơn: ㅏㅓㅗㅜㅡㅣ
- 4 nguyên âm đơn ngạc hóa bằng y: ㅑㅕㅛㅠ
- 11 nguyên âm đôi: ㅐㅒㅔㅖㅘㅙㅚㅝㅞㅟㅢ
- Những phụ âm đơn không dùng nữa là ㅿㆁㆆㅱㅸㆄ
- Những phụ âm kép không dùng nữa là ㅥㆀㆅㅹ
- Những phức từ không dùng nữa là ㅦㅧㅨㅪㅬㅭㅮㅯㅰㅲㅳㅶㅷㅺㅻㅼㅽㅾㆂㆃ, và phức từ ba ㅩㅫㅴㅵ
- Nguyên âm không dùngㆍ
- Các nguyên âm đôi không dùng ㆎㆇㆈㆉㆊㆋㆌ
Đối với những phụ âm đơn, ㅊ chieut, ㅋ kieuk, ㅌ tieut và ㅍ pieup là các từ phát sinh có âm bật hơi cấu thành lần lượt từ các phụ âm chính ㅈ jieut, ㄱ giyeok, ㄷ digeut và ㅂ bieup, thêm vào các dấu thể hiện âm hơi.
Các phụ âm nhân đôi gồm hai phụ âm riêng biệt đặt song song nhau, bao gồm: ㄲ ssang-giyeok (kk: ssang- 쌍 "kép"), ㄸ ssang-digeut (tt), ㅃ ssang-bieup (pp), ㅆ ssang-siot (ss), và ㅉ ssang-jieut (jj). chamo nhân đôi không thể hiện phụ âm nhân đôi, mà thể hiện thời thái.
Các âm của các chamo phụ âm đơn và đôi không phát âm được một mình trong văn bản thông thường.
Về phân loại có ba loại chamo chính:
- Sơ thanh hay âm đầu (초성, 初聲, choseong): thanh mẫu của phụ âm trước nguyên âm. Loại này cũng bao gồm tất cả năm chamo nhân đôi. chamo câm ㅇ dùng để chỉ khi không có sơ thanh.
- Vị trí: đặt trên đầu, bên trái, hay góc trên bên trái của đơn vị âm tiết.
- Xem: Bảng phụ âm và nguyên âm Hangul#Sơ thanh
- Trung thanh hay âm giữa (중성, 中聲 jungseong): các nguyên âm bao gồm các nhân âm tiết.
- Vị trí: nằm giữa đơn vị âm tiết nếu có một chung thanh, nếu không sẽ nằm bên phải hoặc bên dưới.
- Xem danh sách các trung thanh tại #Thiết kế chamo nguyên âm
- Chung thanh hay âm cuối (종성, 終聲 jongseong): đuôi vần của phụ âm sau nguyên âm. Các chamo cơ bản có thể là chung thanh, và sơ thanh câm ㅇ đọc là ng ở vị trí cuối. Tuy nhiên, chỉ có chamo nhân đôi ㅆ (ss) và ㄲ (kk) là có thể ở cuối.
- Vị trí: đặt bên dưới, bên phải hay góc dưới bên phải của đơn vị âm tiết.
- Xem: Bảng phụ âm và nguyên âm Hangul#Chung thanh
Thiết kế chamo
Chosŏn'gŭl là kiểu chữ viết duy nhất trên thế giới thuộc loại đặc trưng. Một ký tự có thể tương ứng một từ nên có thể được coi là kiểu chữ biểu ý (hay còn gọi là chữ tượng hình như trong trường hợp dùng hancha), hay thuộc kiểu âm tiết (như kana), hay thuộc kiểu chữ viết mẫu tự (tức là dùng một bảng chữ cái gồm có nhiều phụ âm và/hoặc nguyên âm như trong trường hợp này). Chosŏn'gŭl còn hơn thế nữa khi phân biệt các tính chất ngữ âm như vị trí phát âm (môi, đầu lưỡi, vòm mềm, họng) cũng như cách phát âm (âm tắc, âm mũi, âm xuýt, âm hơi) đối với các chamo phụ âm, cũng như ngạc hóa (với âm y- đằng trước), hài hòa nguyên âm và biến đổi nguyên âm (umlaut) đối với các chamo nguyên âm.Chẳng hạn, chamo ㅌ t gồm có ba nét, mỗi nét đều có nghĩa: nét trên cùng để chỉ đó là âm tắc, như ㆆ ’, ㄱ g, ㄷ d, ㅂ b, ㅈ j, đều có cùng nét (chamo cuối là âm tắc sát, một chuỗi tắc-sát); nét giữa chỉ đó là âm hơi, như ㅎ h, ㅋ k, ㅍ p, ㅊ ch, cũng có nét này; và nét cong bên dưới để chỉ âm đầu lưỡi, như ㄴ n, ㄷ d, ㄹ l. Hai phụ âm, ᇰ và ᇢ, có cách phát âm kép, và có thể lần lượt dùng hai thành tố để miêu tả ([ŋ]/câm và [m]/[w]).
Đối với chamo nguyên âm, nét chấm lúc trước (nay là nét gạch nối ngắn) cho biết nguyên âm đó có thể được ngạc hóa; nét này nếu được nhân đôi sẽ chỉ ngạc hóa thực sự (y-). Vị trí của nét này cho biết nguyên âm thuộc lớp hài hòa nguyên âm nào ("sáng" và "tối"). Đối với chamo hiện đại, một nét dọc thêm vào để chỉ umlaut, sinh ra ㅐ [ε], ㅔ [e], ㅚ [ø], ㅟ [y] từ ㅏ [a], ㅓ [ʌ], ㅗ [o], ㅜ [u]. Tuy nhiên, đây không nằm trong ý đồ ban đầu của việc thiết kế kiểu chữ viết này mà là quá trình phát triển tự nhiên ban đầu từ đuôi nguyên âm đôi trong nguyên âm ㅣ. (v.d. ㅐ [*εj], ㅚ [*oj], v.v.) Thực ra, trong các giọng Triều Tiên, kể cả giọng chuẩn Seoul, một số vẫn còn là nguyên âm đôi.
Mặc dù việc thiết kế ra chữ viết này có thể là kiểu đặc trưng, vì các lý do thực dụng mà nó được coi như bảng chữ cái. Chẳng hạn, chamo ㅌ không đọc như ba chữ đầu lưỡi-tắc-hơi, mà chỉ là phụ âm t. Cũng như vậy, nguyên âm đôi trước đây ㅔ được đọc như một nguyên âm độc lập e.
Bên cạnh chamo, Chosŏn'gŭl cũng dùng dấu phụ để chỉ dấu nhấn giọng (pitch accent). Một âm tiết với âm cao được đánh dấu chấm (·) bên trái của nó (khi viết theo chiều dọc); một âm tiết có âm lên cao được đánh hai dấu chấm (:). Những dấu này ngày nay không còn dùng nữa. Tuy vậy, mặc dù chiều dài nguyên âm là yếu âm vị quan trọng trong tiếng Triều Tiên, nó không thể hiện ra trong Chosŏn'gŭl, ngoại trừ những âm tiết với âm lên cao thì bắt buộc phải có nguyên âm dài.
Mặc dù chia sẻ một vài tính chất với mẫu tự Mông Cổ (Phagspa) (tức âm vị học Ấn ), như các quan hệ giữa các chamo cùng cơ quan phát âm và nguyên tắc lập bảng chữ cái của nó, các tính chất khác thì ảnh hưởng của chữ viết Trung Quốc, như đơn vị âm tiết và các phụ âm cơ bản. Âm tắc không kêu không bật hơi như g cho ㄱ [k], d cho ㄷ [t], và b for ㅂ [p] được coi là cơ bản trong tiếng Trung Quốc, nhưng không có trong ngôn ngữ Ấn; cũng như âm xuýt s cho ㅈ [ts] và âm chảy (liquid consonant) l cho ㄹ [l]. (ㅈ được phát âm là [ts] vào thế kỷ 15.)
Trong Huấn dân chính âm, Thế Tông giải thích cách thiết kế các phụ âm theo theo hình dáng miệng khi phát âm (nguyên tắc ngữ âm học phát âm); còn nguyên âm thì theo nguyên tắc âm và dương cũng như hài hòa nguyên âm.
Thiết kế chamo phụ âm
Các mẫu tự cho phụ âm thuộc năm nhóm cơ quan phát âm, mỗi nhóm có một hình cơ bản, và các mẫu tự phát sinh từ những hình này bằng cách cho thêm vào các nét phụ. Các hình cơ bản mô hình hóa các bộ phận như lưỡi, vòm miệng, răng, và cổ họng sử dụng khi tạo âm thanh.Các tên Triều Tiên cho các nhóm này dùng thuật ngữ ngữ âm học truyền thống bằng tiếng Hán-Hàn.
- Âm vòm mềm (아음, 牙音 a-eum: "nha âm"):
- ㄱ g [k], ㅋ k [kʰ]
- Hình cơ bản: ㄱ là hình nhìn phía bên cạnh lưỡi khi kéo về phía vòm miệng mềm. (Để minh họa xin xem liên kết ngoài phía dưới.) Mẫu tự ㅋ phái sinh từ ㄱ, với một nét phụ thể hiện sự bật hơi.
- Âm đầu lưỡi (설음, 舌音 seol-eum: "thiệt âm"):
- ㄴ n [n], ㄷ d [t], ㅌ t [tʰ], ㄹ r/l
- Hình cơ bản: ㄴ là hình nhìn bên cạnh đầu lưỡi khi kéo về phía ổ răng. Các mẫu tự phái sinh từ ㄴ được phát âm với cùng cách phát âm cơ bản. Nét trên của ㄷ thể hiện sự kết nối chặt với vòm miệng. Nét giữa của ㅌ thể hiện sự bật hơi. Nét trên của ㄹ thể hiện một âm vỗ của lưỡi.
- Âm đôi môi (순음, 唇音 sun-eum: "thần âm"):
- ㅁ m [m], ㅂ b [p], ㅍ p [pʰ]
- Hình cơ bản: ㅁ thể hiện viền ngoài của đôi môi. Nét trên của ㅂ thể hiện sự bật ra của b. Nét trên của ㅍ thể hiện sự bật hơi.
- Âm xuýt (치음, 齒音 chieum: "xỉ âm"):
- ㅅ s [s̬], ㅈ j [c], ㅊ ch [cʰ]
- Hình cơ bản: ㅅ ban đầu có hình như một mũi nhọn ʌ, không có chân chữ (serif) phía trên. Nó thể hiện hình nhìn bên cạnh của răng. Nét trên trong ㅈ thể hiện sự kết nối với vòm miệng. Nét trên trong ㅊ thể hiện thêm một âm bật hơi.
- Âm họng (후음, 喉音 hueum: "hầu âm"):
- ㅇ ng [ʔ, ŋ], ㅎ h [h]
- Hình cơ bản: ㅇ là đường viền của cổ họng. Ban đầu ㅇ là hai mẫu tự, một vòng đơn thể hiện sự câm lặng (âm trống), và một vòng tròn phía trên có nét sổ dọc phía trên, ㆁ, thể hiện âm mũi ng. Mẫu tự nay không dùng nữa là ㆆ, thể hiện âm tắc cổ họng (glottal stop), được phát âm trong cổ họng và được đóng lại thể hiện bằng nét trên, như ㄱㄷㅈ. Phái sinh từ ㆆ là ㅎ, trong đó nét dùng thêm thể hiện sự bật hơi.
Thiết kế chamo nguyên âm
Các mẫu tự nguyên âm được thiết kế dựa trên ba yếu tố:- Một nét ngang thể hiện Mặt Đất bằng phẳng, tức yếu tố âm.
- Một chấm thể hiện Mặt Trời, tức yếu tố dương. (Chấm này trở thành nét sổ ngắn khi viết bằng bút lông.)
- Một nét thẳng thể hiện Con Người đứng thẳng, trung tố điều hòa cả âm và dương.
- Nguyên âm đơn
- Mẫu tự ngang: đây là các mẫu tự nguyên âm sau.
- ㅗ o
- ㅜ u
- ㅡ eu (ŭ)
- Mẫu tự đứng: đây từng là các mẫu tự nguyên âm trước. (ㅓ eo đã chuyển về vị trí sau của miệng.)
- ㅏ a
- ㅓ eo (ŏ)
- ㅣ i
- Mẫu tự ngang: đây là các mẫu tự nguyên âm sau.
- Chamo phức. Chosŏn'gŭl không bao giờ có một âm w, ngoại trừ theo từ nguyên học Hán-Hàn. Vì o hay u trước a hay eo thành âm [w], mà không có ở đâu khác, [w] có thể được phân tích như một o hay u âm vị, như vậy không cần mẫu tự cho [w]. Tuy nhiên, cần tuân theo luật hài hòa nguyên âm ở đây: ㅜ âm với ㅓ âm; ㅏ dương với ㅗ dương. Mặt khác, chamo phức kết thúc bằng ㅣ i ban đầu là các nguyên âm đôi. Mặc dù vậy một số đã trở thành nguyên âm hoàn toàn.
- ㅐ = ㅏ + ㅣ
- ㅔ = ㅓ + ㅣ
- ㅘ = ㅗ + ㅏ
- ㅙ = ㅗ + ㅏ + ㅣ
- ㅚ = ㅗ + ㅣ
- ㅝ = ㅜ + ㅓ
- ㅞ = ㅜ + ㅓ + ㅣ
- ㅟ = ㅜ + ㅣ
- ㅢ = ㅡ + ㅣ
- Nguyên âm ngạc hóa: không có chamo y- trong hệ Latinh. Thay vào đó, âm này thể hiện bằng cách nhân đôi nét nối vào nét gốc.
- ㅑ = ㅏ + một nét
- ㅕ = ㅓ + một nét
- ㅛ = ㅗ + một nét
- ㅠ = ㅜ + một nét
- ㅒ = ㅐ + một nét
- ㅖ = ㅔ + một nét
Trong bảy nguyên âm, bốn có thể có âm y- đằng trước ("ngạc hóa y"). Bốn nguyên âm này được viết với một nét ngang cạnh một nét dọc: ㅓㅏㅜㅗ. (Do ảnh hưởng của thư pháp Trung Quốc, các chấm trở thành gạch nối như thế.) Ngạc hóa khi đó thể hiện bằng cách nhân đôi các nét gạch ngang này: ㅕㅑㅠㅛ. Ba nguyên âm còn lại không ngạc hóa được thì được viết bằng nét gạch đơn: ㅡㆍㅣ.
Tiếng Triều Tiên giai đoạn này có hài hòa nguyên âm hơn ngày nay rất nhiều. Nguyên âm thay đổi tuỳ theo môi trường của chúng, và thuộc vào các nhóm "điều hòa". Điều này ảnh hưởng đến hình thái học của tiếng này, và âm vị học của tiếng Triều Tiên được miêu tả theo âm và dương: nếu một từ có nguyên âm dương ('sáng'), thì hầu hết các hậu tố cũng phải có một nguyên âm dương; tương tự, nếu một gốc có nguyên âm âm ('tối'), thì các hậu tố cũng cần âm. Có một nhóm thứ ba là nhóm "điều hòa" ('trung tính' theo thuật ngữ Tây phương) có thể đã tồn tại cùng với các nguyên âm âm hoặc dương.
Nguyên âm trung tính trong tiếng Triều Tiên là ㅣ i. Các nguyên âm âm là ㅡㅜㅓ eu, u, eo; các chấm là theo các hướng âm là 'xuống dưới' và 'sang trái'. Các nguyên âm dương là ㆍㅗㅏ, ə, o, a, các chấm theo hướng dương là 'lên trên' và 'sang phải'. Như trình bày ở trên, Hunmin Jeong-eum (Huấn dân chính âm) nói rằng các hình của các chamo không có chấm ㅡㆍㅣ cũng được chọn để thể hiện khái niệm âm, dương, và điều hòa. (Dấu chấm ㆍ ə ngày nay không còn dùng nữa.)
Còn có một tham số thứ ba để thiết kế chamo nguyên âm là: chọn ㅡ là hình cơ bản của ㅜ và ㅗ, cũng như ㅣ là hình cơ bản của ㅓ và ㅏ. Để hiểu thấu đáo được những đặc tính chung của của các nét gạch dọc và ngang này cần hiểu phát âm chính xác của những nguyên âm này vào thế kỷ thứ 15. Cách phát âm không chắc chắn chủ yếu đối với các chamo ㆍㅓㅏ. Một vài nhà ngôn ngữ học lần lượt dựng lại các nguyên âm này thành *a, *ɤ, *e; một số khác thì thành *ə, *e, *a. Tuy nhiên, các chamo có nét sổ ngang ㅡㅜㅗ thì có vẻ như đều đã là nhưng nguyên âm sau hay nguyên âm giữa, [*ɯ, *u, *o].
Thuyết của Ledyard về thiết kế chamo phụ âm
Có một số thuyết về nguồn gốc chữ viết Chosŏn'gŭl mà vua Thế Tông tạo ra. Mặc dù chưa được công nhận rộng rãi nhưng giáo sư Gari Ledyard thuộc Đại học Columbia cho rằng có năm phụ âm phái sinh từ bảng chữ cái tiếng Mông Cổ Phagspa từ thời nhà Nguyên, còn phần còn lại thì phát sinh từ bên trong như trong Huấn dân chính âm miêu tả. Tuy thế, các phụ âm cơ bản này không phải là những mẫu tự có hình họa đơn giản nhất trong Huấn dân chính âm, mà là phụ âm cơ bản trong âm vị học tiếng Trung Quốc.Huấn dân chính âm nói rằng vua Thế Tông đã phỏng theo "Cổ triện" 古篆 để tạo ra Chosŏn'gŭl. Nghĩa chính của 古 là cổ không được các nhà triết học quan tâm vì Chosŏn'gŭl không có giống chức năng với triện tự 篆字 Trung Quốc. Tuy nhiên, 古 cũng còn có thể là cách chơi chữ dựa trên chữ Mông Cổ 蒙古, và 古篆 có thể là cách viết tắt của 蒙古篆字 "Mông Cổ triện tự", nghĩa là một biến thể của bảng mẫu tự Phagspa được viết cho giống chữ triện Trung Quốc. Chắc chắn là có các bản thảo Phagspa trong thư viện hoàng gia Triều Tiên, và một vài vị đại quan của Thế Tông đọc được tốt chữ viết này.
Nếu đúng thế thì sự lảng tránh của vua Thế Tông về mối liên hệ với Mông Cổ có thể thông hiểu khi xem xét quan hệ của Triều Tiên với nhà Minh Trung Quốc sau khi nhà Nguyên sụp đổ, cũng như giới trí thức khinh miệt coi người Mông Cổ như "mọi rợ".
Theo Ledyard, năm mẫu tự mượn đơn giản nhất về hình họa cho phép tạo ra các chamo phức và để chỗ để phái sinh ra các âm tắc hơi ㅋㅌㅍㅊ. Nhưng ngược lại với cách truyền thống, các âm không tắc (ng ㄴㅁ và ㅅ) phái sinh bằng cách bỏ các nét trên của các mẫu tự này. Dù dễ dàng phái sinh ㅁ từ ㅂ bằng cách bỏ nét trên, nhưng phái sinh ㅂ từ ㅁ không dễ vì ㅂ không tương tự như các âm tắc khác.
Cách giải thích về âm ng cũng khác so với cách truyền thống. Nhiều từ Trung Quốc bắt đầu bằng âm ng, nhưng vào thời vua Thế Tông, âm ng hoặc là câm hoặc là được phát âm là [ŋ] tại Trung Quốc, và trở thành âm câm khi tiếng Triều Tiên mượn các từ này. Hình họa của âm ng (nét sổ đứng bên trái bằng cách bỏ nét trên của ㄱ) lẽ ra cũng trông tương tự nhu nguyên âm ㅣ [i]. Giải pháp của Thế Tông đã giải quyết cả hai vấn đề: nét sổ dọc từ ㄱ được thêm vào ký hiệu vòng ㅇ để tạo thành ᇰ (một vòng tròn với một dọc đứng bên trên), mang cả âm [ŋ] ở giữa và cuối từ, và ở đầu từ thì câm. (Ngày này giữa ㅇ và ᇰ không còn khác sự biệt.)
Thêm vào đó, cách tạo ra các mẫu tự không dùng nữa ᇢᇦᇴ w, v, f (dùng cho sơ thanh tiếng Trung Quốc vi phi phu 微非敷), bằng cách thêm một vòng tròn nhỏ dưới ㅁㅂㅍ (m, b, p), tương tự như thêm vòng nhỏ vào ba biến thể của h trong Phagspa. Trong Phagspa, vòng này cũng thể hiện w sau các nguyên âm. Sơ thanh tiếng Trung Quốc 微 vi dùng để chỉ âm m hoặc w trong các phương ngôn khác nhau, và điều này cũng được phản ánh trong việc chọn ㅁ [m] với ㅇ (trong [w] Phagspa) là các thành phần của Chosŏn'gŭl ᇢ, cho các mẫu tự khác cấu thành từ hai thành tố để ghi nhận hai cách phát âm địa phương.
Cuối cùng, đa phần các mẫu tự Chosŏn'gŭl đi mượn có cấu trúc hình học đơn giản, ít nhất là lúc ban đầu, nhưng ㄷ d [t] luôn có một hình môi nhỏ nhô ra từ góc trên bên trái, giống như mẫu tự Phagspa d [t]. Tính chất này có thể thấy trong mẫu tự tiếng Tạng d, ད.
Xem chi tiết tại Gari Ledyard.
Thứ tự chamo
Bảng chữ cái Chosŏn'gŭl không để lẫn phụ âm và nguyên âm như các bảng chữ cái Tây phương (bảng chữ cái Latinh và bảng chữ cái Cyrill). Thay vào đó, thứ tự là theo kiểu Ấn, đầu tiên là các phụ âm vòm mềm, sau đó là âm đầu lưỡi, âm môi, âm xuýt, v.v. Tuy nhiên, các phụ âm đặt trước nguyên âm chứ không phải là sau như trong tiếng Phạn và tiếng Tạng.Thứ tự hiện nay do Thôi Thế Trân (崔世珍, Ch'oe Sechin) đưa ra và năm 1527. Việc này có trước khi có các phụ âm thời thái và các chamo kép thể hiện chúng. Sự hợp hai mẫu tự ㅇ và ㆁ cũng chỉ có sau khi thiết lập thứ tự bảng chữ cái hiện nay. Do vậy, khi các chính quyền Hàn Quốc và CHDCND Triều Tiên chính thức đưa Chosŏn'gŭl vào dùng rộng rãi thì họ đã sắp thứ tự khác hẳn nhau: phía Hàn Quốc thì nhóm các mẫu tự tương đồng vào cùng nhóm, còn Triều Tiên thì đặt các mẫu tự mới vào cuối bảng.
Trật tự tại Hàn Quốc
Thứ tự hiện nay của các chamo phụ âm là:ㄱ ㄲ ㄴ ㄷ ㄸ ㄹ ㅁ ㅂ ㅃ ㅅ ㅆ ㅇ ㅈ ㅉ ㅊ ㅋ ㅌ ㅍ ㅎ
Chamo phụ âm kép được đặt ngay sau chamo đơn mà chúng dựa trên. Không phân biệt giữa ㅇ câm và ㅇ giọng mũi.
Thứ tự của chamo nguyên âm là:
ㅏ ㅐ ㅑ ㅒ ㅓ ㅔ ㅕ ㅖ ㅗ ㅘ ㅙ ㅚ ㅛ ㅜ ㅝ ㅞ ㅟ ㅠ ㅡ ㅢ ㅣ
Các nguyên âm đơn trước, với các mẫu tự phái sinh tùy theo thể của chúng: đầu tiên là thêm i, sau đó ngạc hóa, rồi đến ngạc hóa với i thêm vào. Nguyên âm đôi bắt đầu bằng w- được xếp thứ tự tùy theo phát âm của nó là ㅏ hay ㅓ với một nguyên âm thứ hai, không như các hai chữ một âm (digraph) riêng biệt.
Trật tự tại Triều Tiên
Triều Tiên áp dụng một trật tự cổ truyền.Thứ tự hiện nay của các chamo phụ âm là:
(rỗng) ㄱ ㄴ ㄷ ㄹ ㅁ ㅂ ㅅ ㅇ ㅈ ㅊ ㅋ ㅌ ㅍ ㅎ ㄲ ㄸ ㅃ ㅆ ㅉ (ㅇ rỗng)
Mẫu tự ㅇ đầu tiên là ㅇ ng âm mũi, là âm cuối trong tiếng Triều Tiên hiện nay. ㅇ nếu dùng ở đầu một từ thì lại đặt sau ㅉ vì nó là một mẫu tự giữ chỗ.
Lưu ý là các mẫu tự "mới" tức là các phụ âm kép và nguyên âm phức, được đặt vào cuối bảng chữ cái, trước mẫu tự ㅇ rỗng, nhằm để tránh thay đổi thứ tự truyền thống đối với phần còn lại của bảng chữ cái.
Thứ tự hiện nay của các chamo nguyên âm là:
ㅏ ㅑ ㅓ ㅕ ㅗ ㅛ ㅜ ㅠ ㅡ ㅣ ㅐ ㅒ ㅔ ㅖ ㅚ ㅟ ㅢ ㅘ ㅝ ㅙ ㅞ
Tất cả các chữ đôi một âm và ba chữ một âm (trigraph), gồm cả nguyên âm đôi cổ ㅐ và ㅔ, được đặt ngay sau các nguyên âm cơ bản, như vậy gần như duy trì thứ tự truyền thống trong bảng chữ cái của Thôi.
Tên Chamo
Trật tự Chosŏn'gŭl được gọi là "trật tự ganada" (가나다 순), đặt theo ba chamo đầu (g, n, và d) nối vào nguyên âm đầu tiên (a). Chamo được Thôi Thế Trân đặt tên vào năm 1527. Triều Tiên đặt tên cho các mẫu tự khi chính thức sử dụng Chosŏn'gŭl.Tên chamo phụ âm
Sau đây là tên chính thức của các phụ âm hiện nay, các tên này có hai âm tiết và có phụ âm ở đầu lẫn cuối:Mẫu tự | Tên tại Hàn Quốc | Tên tại Triều Tiên |
---|---|---|
ㄱ | giyeok (기역) ki-óc | gieuk (기윽) ki-ức |
ㄴ | nieun (니은) ni-ưn | |
ㄷ | digeut (디귿) ti-gứt | dieut (디읃) ti-ứt |
ㄹ | rieul (리을) ri-ưl | |
ㅁ | mieum (미음) mi-ưm | |
ㅂ | bieup (비읍) pi-ứp | |
ㅅ | siot (시옷) xi-út | sieut (시읏) xi-ứt |
ㅇ | ieung (이응) i-ưng | |
ㅈ | jieut (지읒) tri-ứt | |
ㅊ | chieut (치읓) trhi-ứt | |
ㅋ | kieuk (키읔) ki-ức | |
ㅌ | tieut (티읕) thi-ứt | |
ㅍ | pieup (피읖) pơ-hi-ứp | |
ㅎ | hieut (히읗) hi-ứt |
Ban đầu, Thôi đặt tên cho j, ch, k, t, p, và h theo kiểu một âm tiết không theo quy tắc là ji, chi, ki, ti, pi, và hi, vì chúng không nên được dùng như phụ âm cuối như đặc tả trong Huấn dân chính âm. Tuy nhiên sau khi xác lập quy tắc chính tả mới vào năm 1933, trong đó cho phép tất cả các phụ âm có thể trở thành phụ âm cuối, thì các tên gội đã đổi thành dạng hiện nay.
Phụ âm chamo kép đi trước tên phụ âm chính bằng các từ 쌍 ssang, nghĩa là "song" (đôi), hay 된 doen tại Triều Tiên nghĩa là "mạnh". Từ đó:
Mẫu tự | Tên tại Hàn Quốc | Tên tại Triều Tiên |
---|---|---|
ㄲ | ssanggiyeok (쌍기역) | doengieuk (된기윽) |
ㄸ | ssangdigeut (쌍디귿) | doendieut (된디읃) |
ㅃ | ssangbieup (쌍비읍) | doenbieup (된비읍) |
ㅆ | ssangsiot (쌍시옷) | doensieut (된시읏) |
ㅉ | ssangjieut (쌍지읒) | doenjieut (된지읒) |
Tên chamo nguyên âm
Tên các chamo nguyên âm đơn giản với phụ âm rỗng ㅇ ieung đặt trước nguyên âm đó:Mẫu tự | Tên | Trong tiếng Việt, đọc như âm |
---|---|---|
ㅏ | a (아) | a |
ㅐ | ae (애) | ê |
ㅑ | ya (야) | ia |
ㅒ | yae (얘) | iê |
ㅓ | eo, ŏ (어) | o |
ㅔ | e (에) | e |
ㅕ | yeo, yŏ (여) | io |
ㅖ | ye (예) | ie |
ㅗ | o (오) | giữa o và u |
ㅘ | wa (와) | oa |
ㅙ | wae (왜) | uê |
ㅚ | oe (외) | oe |
ㅛ | yo (요) | giữa io và iu |
ㅜ | u (우) | u |
ㅝ | wo (워) | uơ, ua |
ㅞ | we (웨) | oe |
ㅟ | wi (위) | uy |
ㅠ | yu (유) | ui |
ㅡ | eu, ŭ (으) | ư |
ㅢ | ui, ŭi (의) | ưi |
ㅣ | i (이) | i |
Chamo không dùng nữa
Một số chamo ngày nay không dùng nữa, bao gồm các mẫu tự dùng để ghi các âm Triều Tiên không còn trong ngôn ngữ ngày nay nữa, cũng như các mẫu tự để ghi âm các bảng vần (韻圖) tiếng Trung Quốc mà chưa bao giờ còn dùng trong tiếng Triều Tiên. Một vài mẫu tự cổ hay gặp là,- ㆍ hay 丶 ə (arae-a 아래아 "a thấp hơn"): đọc như [ʌ] IPA, gần giống eo ngày nay.
- Ə là dạng trung thanh trong nhóm, hoặc được thấy như nguyên âm đôi ㆎ area-ae. Từ ahə ("trẻ con"), ban đầu được viết bằng mẫu tự này, đã bị đổi thành ai (아이).
- ㅿ z (bansios 반시옷): một âm khá lạ, phát âm có lẽ như [ʝ͂] IPA (một âm sát vòm mũi hóa).
- ㆆ ’ (yeorin-hieuh 여린히읗 "hieuh nhẹ" hay doen-ieung 된이응 "ieung mạnh"): âm tắc cổ họng, "nhẹ hơn ㅎ và khàn hơn ㅇ".
- ㆁ ng (yet-ieung 옛이응): mẫu tự chamo nguyên thủy cho [ŋ]; ngày này đã hợp vào với ㅇ ieung. (Trên vài phông chữ (fontface) trên máy tính, yet-ieung trông như phiên bản bẹt hơn của ieung, tuy thế dạng đúng của là với một đỉnh dài hơn trong bản có chân chữ của ieung.)
- ㅸ β (gabyeoun-bieup 가벼운비읍): [f] IPA. Mẫu tự này trông có vẻ như dạng hai chữ một âm bieup và ieung, có thể phức tạp hơn. Trong phần này, có ba chamo ít phổ biến hơn dùng cho các âm trong bảng vần tiếng Trung Quốc, ᇢ w ([w] hay [m] IPA), ᇴ f, và ㅹ ff theo lý thuyết [v̤].
- ㆅ x (ssanghieuh 쌍히읗 "hieuh đôi"): [ɣ̈ʲ] hoặc [ɣ̈] IPA.
- ㆀ (ssang-ieung 쌍이응 "ieung đôi"): chamo khác dùng trong bảng vần.
Các phụ âm nguyên thủy | ㅅ | ㅆ | ㅈ | ㅉ | ㅊ |
---|---|---|---|---|---|
Chidu-eum (âm xuýt chân răng) (alveolar sibilant) | ᄼ | ᄽ | ᅎ | ᅏ | ᅔ |
Jeongchi-eum (âm xuýt-đầu lưỡi vòm cứng) (retroflex sibilant) | ᄾ | ᄿ | ᅐ | ᅑ | ᅕ |
Một số chamo ghi các âm trong tiếng Triều Tiên cổ vẫn còn được vài phương ngữ của tiếng Triều Tiên sử dụng; trong khi các chamo để phiên tiếng Hán cổ thì mất dần theo thời gian.
Cấu trúc âm tiết
Ngoại trừ một số hình vị ngữ pháp được sử dụng vào buổi ban đầu của Chosŏn'gŭl, không có chamo nào có thể đứng một mình để biểu diễn tiếng Hàn. Thay vào đó, chamo được nhóm thành từng đơn vị âm tiết chứa, ít nhất, một thanh mẫu ở đầu (sơ thanh) và một nhân âm tiết ở giữa (trung thanh). Khi một âm tiết không có phụ âm ở đầu, thì kí tự rỗng ㅇ ieung được dùng đệm vào. Không dùng âm đệm khi không có âm đuôi (chung thanh).Kí tự rỗng có nguồn gốc chỉ vì thế, nhưng vì cũng chỉ dùng để ở ví trí đầu, và phụ âm ng trở thành câm khi đứng đầu giống như khi thêm một gạch nhỏ vào kí tự rỗng, nên cả 2 thường được xem là giống nhau.
Các đơn vị âm tiết thường được tạo thành từ hai hay ba chamo:
- Hai chamo: sơ thanh (một phụ âm hay nhóm phụ âm, hay kí tự rỗng ㅇ) + trung thanh (một nguyên âm hay nguyên âm đôi)
- Ba chamo: sơ thanh + trung thanh + chung thanh (một phụ âm hay một nhóm phụ âm)
- Thành phần của chamo phức được viết từ trái sang phải. Hai phần phức tạp nhất: ㅄ, ㅝ, v.v. (Các kết hợp đã lỗi thời thì phức tạp hơn: ㅵ, ㆋ, v.v.)
- Mọi nguyên âm Chosŏn'gŭl hiện đại đều có hoặc một gạch dọc hoặc ngang.
- chamo nguyên âm dọc được viết bên phải của sơ thanh: ㅣ i.
- chamo nguyên âm ngang được viết bên dưới sơ thanh: ㅡ eu.
- Khi một chamo nguyên âm có cả thành phần ngang và dọc, nó sẽ bao quanh sơ thanh tính từ dưới sang bên phải: ㅢ ui.
- chamo cuối, nếu có một, được thêm vào ở dưới đáy. Điều này được gọi là 받침 batchim "nền hỗ trợ".
- Các đơn vị luôn được viết theo trật tự phát âm, sơ thanh-trung thanh-chung thanh. Vì vậy,
- Âm tiết với chamo nguyên âm ngang được viết trên xuống: 읍 eup.
- Âm tiết với chamo nguyên âm dọc và chung thanh đơn giản được viết theo chiều đồng hồ: 쌍 ssang.
- Âm tiết với chamo nguyên âm bao quanh có chiều là (xuống-phải-xuống): 된 doen.
- Âm tiết với âm cuối phức được viết từ trái sang phải ở đáy: 밟 balp.
Không tính chamo đã lỗi thời, thì có khoảng 11,571 khối Hangul.
Đã từng có vài thay đổi nhỏ trong thế kỉ 20 khi bỏ đi các khối âm tiết và viết chamo riêng rẽ thành hàng ngang như phương Tây: ㄱㅡㄷ geut. Tuy nhiên, việc dùng khối đơn vị làm cho Chosŏn'gŭl trở nên dễ đọc hơn, vì mỗi âm tiết có hình dạng duy nhất. Bây giờ phép chính tả của Chosŏn'gŭl là trực quan (morphophonology) (xem ở dưới), nghĩa là các từ Chosŏn'gŭl có hình dạng dễ nhận biết. Đây là một sự trợ giúp lớn người đọc; tương tự như vậy, lợi thế trong việc nhận dạng các từ giống nhau đã giúp cho kiểu chữ viết toàn phụ âm (abjad) Semit không cần tới nguyên âm trong cả nghìn năm. Trên thực tế, những người thường đọc tiếng Trung Quốc và tiếng Hàn thường cho rằng đọc các chuỗi các kí tự trong bảng chữ cái như tiếng Anh như thể đọc một bảng Morse, vì thế việc chuyển cách ghi tiếng Hàn sang dạng ngang không được nhiều người ủng hộ.
Chính tả
Mãi cho tới thế kỉ 20, chưa có phép chính tả chính thức nào được thiết lập. Do cách nối vần, sự đồng hóa mạnh phụ âm, các giọng địa phương khác nhau cùng nhiều lí do khác, một từ trong tiếng Hàn có thể có nhiều cách đánh vần. Vua Thế Tông có vẻ thích cách đánh vần đa âm vị (morphophonemic spelling) (thể hiện hình thái học bên dưới) hơn là dùng dạng đơn âm vị (thể hiện âm thanh thực sự). Tuy nhiên, vào thời kì đầu của nó, Chosŏn'gŭl bị ảnh hưởng mạnh bởi cách đánh vần đơn âm vị. Trải qua hàng thế kỉ, phép chính tả đã dần trở thành đa âm, trước hết ở danh từ, sau đó đến động từ. Ngày nay trên thực tế, nó là chủ yếu đa âm vị.- Các phát âm và dịch nghĩa:
- [mo.tʰa.nɯn.sa.ɾa.mi]
- một người không thể làm được
- Phép chính tả đơn âm vị:
- 모타는사라미
- /mo.tʰa.nɯn.sa.la.mi/
- Phép chính tả đa âm vị:
- 못하는사람이
- |mos.ha.nɯn.sa.lam.i |
못-하-는 | 사람-이 | |
mos-ha-neun | saram-i | |
không thể-làm-[bổ nghĩa] | người-[chủ từ] |
Triều Tiên Tổng Đốc Phủ (朝鮮総督府) người Nhật đã thiết lập cách viết kết hợp giữa Hancha và Chosŏn'gŭl, giống chữ viết bên Nhật. Chính phủ đã chỉnh sửa lại cách đánh vần vào năm 1912, 1921 và 1930, để hướng về dạng đơn âm vị.
Hiệp hội Hangul do Ju Si-gyeong sáng lập đã đề nghị một phép chính tả mới, mạnh về đa âm vị (morphophonemic) vào năm 1933, và đã trở thành khuôn mẫu cho các phép chính tả hiện đại ở cả Bắc và Nam Triều Tiên. Sau khi Triều Tiên chia đôi, phép chính tả ở phía Bắc và Nam đều có những sự thay đổi riêng rẽ. Sách hướng dẫn chính tả Chosŏn'gŭl được gọi là Hangeul matchumbeop, được chỉnh sửa lần cuối ở Hàn Quốc và được Bộ Giáo Dục phát hành là vào năm 1988.
Cách viết pha trộn
Vào thời Nhật Bản đô hộ, hancha được dùng cho các gốc từ vựng (danh từ và động từ), và Chosŏn'gŭl cho các từ văn phạm và biến tố, cũng như kanji và kana dùng trong tiếng Nhật. Dù vậy, hancha bị cấm dùng hẳn tại CHDCND Triều Tiên, và ở Hàn Quốc thì chỉ được dùng trong ngoặc để chú giải tên riêng và để phân biệt các từ đồng âm khác nghĩa.Các chữ số Ả Rập cũng được dùng với Chosŏn'gŭl, chẳng hạn 2005년 7월 5일 (ngày 5 tháng 7, năm 2005).
Các chữ Latinh, đôi khi cũng có các mẫu tự trong các bảng chữ cái khác có thể tìm thấy trong các văn bản tiếng Triều Tiên với mục đích minh họa, hoặc các từ mượn chưa thể bản địa hóa được.
Kiểu viết
Chosŏn'gŭl có thể viết dọc hoặc viết ngang. Kiểu viết truyền thống là theo kiểu Trung Quốc tức là viết từ trên xuống dưới và từ phải qua trái. Cách viết ngang theo kiểu viết Latinh được Ju Si-gyeong khởi xướng và ngày càng phổ biến.Trong Huấn dân chính âm, Chosŏn'gŭl được in theo kiểu không chân (sans-serif) bằng các đường có góc cạnh với độ đầy đều đặn. Kiểu này thấy trong các sách ấn hành trước năm 1900, và có thể còn thấy trong các tượng hay cột chạm.
Qua hàng thế kỷ, cách viết bằng bút lông theo kiểu thư pháp ngày càng dùng nhiều, với cách dùng nét và góc cạnh như thư pháp Trung Quốc. Kiểu viết này gọi là myeongjo (tiếng Trung Quốc 明朝, Minh triều, Tiếng Nhật minchō), và ngày nay vẫn còn được dùng trong sách báo, tạp chí và phông chữ trong máy tính.
Một kiểu không chân với các đường có độ dày đều đặn phổ biến hơn khi viết bằng bút chì hay bút mực và là kiểu chữ phổ biến trong các trình duyệt Web.
Chú thích
- ^ See above and the Names of Korea.
- ^ Indonesian tribe to use Korean alphabet
- ^ (LEAD) Indonesian tribe picks Korean alphabet as official writing system
- ^ Indonesian Tribe Picks 'Hangeul' as Writing System
- ^ a ă â b c “5. Different Names for Hangeul”. The National Academy of the Korean Language. Tháng 1 năm 2004. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2008.
- ^ Choi Seung-un; Structures et particularités de la langue coréenne
- ^ a ă “2. The Background of the invention of Hangeul”. The National Academy of the Korean Language. Tháng 1 năm 2004. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2008.
- ^ Hunmin Jeongeum Haerye, postface of Jeong Inji, p. 27a, translation from Gari K. Ledyard, The Korean Language Reform of 1446, p. 258
- ^ a ă Pratt, Rutt, Hoare, 1999. Korea: A Historical and Cultural Dictionary. Routledge.
- ^ a ă “4. The providing process of Hangeul”. The National Academy of the Korean Language. Tháng 1 năm 2004. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2008.
- ^ “Jeongeumcheong, synonymous with Eonmuncheong (정음청 正音廳, 동의어: 언문청)” (bằng tiếng Triều Tiên). Nate / Encyclopedia of Korean Culture. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2008.
- ^ http://enc.daum.net/dic100/viewContents.do?&m=all&articleID=b24h2804b Korea Britannica article
- ^ [1]
Liên kết ngoài
- Korean Hangul Language Learning Software
- ReadWrite Korean - Hangul Learning Software
- The Korean Ministry of Culture and Tourism's article on Hangul
- Hangul lessons
- List of syllables and Romanization: Wikisource
- Browser and Hangul
- Korean alphabet and pronunciation
- Jamo in Unicode (177 KByte PDF)
- Hangul syllables (7 MByte PDF)
- The Revised Romanization of Korean
- The National Academy of the Korean Language
- Hangeul2Konglish – Hangul romanization utility (freeware)
Xem thêm
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và phương tiện truyền tải về Hangul |
- Tiếng Triều Tiên
- Tiếng Triều Tiên dùng trong máy tính
- bảng chữ cái
- ký tự (grapheme)
- hệ thống chữ viết
- Latinh hóa tiếng Triều Tiên
- Romaja
- Các ngôn ngữ của Trung Quốc
- Các chủ đề về Triều Tiên
- Thành Tam Vấn
Đại học Yale
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Viện Đại học Yale | |
---|---|
Khẩu hiệu | אורים ותמים (tiếng Hebrew) (Urim và Thummim) Lux et veritas (tiếng Latin) (Ánh sáng và Chân lý) |
Thành lập | năm 1701 |
Loại hình | tư thục |
Tài trợ | 19,345 tỉ USD (2012)[1] |
Hiệu trưởng | Peter Salovey[2] |
Giảng viên | 3 619[3] |
Sinh viên | 11 732 |
Sinh viên đại học | 5 414 |
Sinh viên sau đại học | 6 318 |
Khuôn viên | Nội thị, 837 mẫu Anh (339 ha) kể cả Sân Golf Yale |
Vị trí | New HavenConnecticut, Hoa Kỳ |
Màu | Yale Blue[4] |
Biệt hiệu | Bulldogs, Elis, Yalies[5][6][7] |
Trang mạng | yale.edu |
Được kết hợp thành "Collegiate School", học viện này truy nguyên nguồn gốc của mình đến thế kỷ 17 khi giới lãnh đạo giáo hội tìm cách thành lập một trường đại học nhằm đào tạo mục sư và chính trị gia cho khu định cư. Năm 1718, trường đổi tên thành "Yale College" nhằm vinh danh Elihu Yale, Thống đốc Công ty Đông Ấn Anh Quốc. Năm 1861, Trường Cao học Nghệ thuật và Khoa học là học viện đầu tiên ở Hoa Kỳ cấp bằng Tiến sĩ (PhD.).[8] Đại học Yale là thành viên sáng lập của Hiệp hội các Viện Đại học Mỹ vào năm 1900. Từ đầu thập niên 1930, Yale College được cải tổ thông qua việc thành lập các cơ sở đại học (residential college): hiện có 12 cơ sở, dự định sẽ thành lập thêm hai cơ sở nữa. Yale sử dụng hơn 1 100 nhân sự để giảng dạy và tư vấn cho khoảng 5 300 sinh viên chương trình cử nhân, và 6 100 sinh viên cao học.
Tài sản của viện đại học bao gồm 19,4 tỉ USD tiền hiến tặng,[9] đứng thứ hai trong số các học viện nhận tiền hiến tặng nhiều nhất. Có 12, 5 triệu đầu sách được phân phối cho hơn hai mươi thư viện của viện đại học.[10] Trong số những quán quân giải Nobel, 51 người có quan hệ với Yale như là sinh viên, giáo sư, hay nhân viên. Những nhân vật nổi tiếng xuất thân từ Yale có 5 tổng thống Hoa Kỳ, 19 thẩm phán Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ, và vài nguyên thủ quốc gia nước ngoài. Trường Luật danh giá của Yale là trường tuyển sinh gắt gao nhất nước Mỹ.[11]
Đội thể thao Yale Bulldogs thi đấu liên trường trong Bảng I Ivy League thuộc Hiệp hội Thể thao Đại học Quốc gia (NCAA). Yale và Harvard là hai đối thủ cạnh tranh khốc liệt, với những đỉnh cao truyền thống là The Game (trận đấu bóng bầu dục hằng năm giữa hai viện đại học), và Harvard-Yale Regretta (cuộc đua thuyền hằng năm cũng giữa hai trường). Màu sắc chính thức của viện đại học và các đội thể thao là màu Lam Yale.
Mục lục
Lịch sử
Khởi thủy
Khởi đầu với "Đạo luật Thành lập một Trường Đại học" được Tổng Tòa Khu Định cư Connecticut thông qua ngày 9 tháng 10, 1701 trong nỗ lực thiết lập một định chế đào tạo mục sư và giới lãnh đạo thế tục cho Connecticut. Ngay sau đó, một nhóm gồm mười mục sư thuộc giáo hội Tự trị Giáo đoàn: Samuel Andrew, Thomas Buckingham, Israel Chauncy, Samuel Mather, James Noyes, James Pierpont, Abraham Pierson, Noadiah Russell, Joseph Webb và Timothy Woodbridge, tất cả đều là cựu sinh viên Đại học Harvard gặp nhau tại phòng làm việc của Mục sư Samuel Russell ở Brandford, Connecticut, họ gom góp sách để thành lập thư viện đầu tiên của trường.[12] Nhóm người này, với trưởng nhóm là James Pierpont, được gọi là "Những Nhà Sáng lập".Với tên gọi "Collegiate School", học viện khai giảng lần đầu tại nhà riêng của viện trưởng Abraham Pierson,[13] ở Killingworth, nay là Clinton, Connecticut, sau dời đến Saybrook, rồi Wethersfield. Năm 1718, trường được tọa lạc tại New Haven, Connecticut.
Cùng lúc xảy ra sự rạn nứt giữa viện trưởng thứ sáu của Harvard, Increase Mather, với các mục sư trong trường về thể chế của giáo hội, Mather quay sang ủng hộ và vận động cho Collegiate School, hi vọng rằng trường sẽ duy trì tinh thần chính thống của Thanh giáo, điều mà Harvard không còn theo đuổi.[14]
Năm 1718, Cotton Mather yêu cầu một doanh nhân thành đạt ở xứ Wales tên Elihu Yale trợ giúp tài chính để xây dựng một tòa nhà mới cho trường. Nhờ sự thuyết phục của Jeremiah Dummer, Yale, gây dựng một tài sản trong khi sống ở Ấn Độ như là đại diện cho Công ty Đông Ấn, hiến tặng chín kiện hàng, đem đi bán được 560 bảng Anh, một số tiền đáng giá thời bấy giờ. Yale cũng tặng 417 cuốn sách và một bức chân dung của Vua George I. Cotton Mather đề nghị đổi tên trường thành "Yale College" để bày tỏ lòng biết ơn đối với nhà tài trợ, và cũng để gia tăng cơ hội có thêm những đóng góp mới. Khi tin tức về việc đổi tên trường đến nhà của Elihu Yale ở Wrexham, Wales, ông đang ở Ấn Độ, và không bao giờ trở về.
Đào tạo
Yale chịu ảnh hưởng sâu đậm từ những phong trào trí thức trong thời kỳ Đại Tỉnh thức và Khai sáng – do sự quan tâm về tôn giáo và khoa học của các viện trưởng như Thomas Clap và Ezra Stiles. Cả hai đã hoạt động hiệu quả trong nỗ lực phát triển chương trình đào tạo có tính khoa học cao trong khi phải đối phó với tình trạng chiến tranh, sự bất ổn trong sinh viên, sự không tương thích trong các giáo trình, nhu cầu cấp bách tìm kiếm sự trợ giúp tài chính, và tranh đấu với viện lập pháp Connecticut.[15]Sinh viên thần học, nhất là vùng New England, xem tiếng Hebrew, cùng với tiếng Hi Lạp và tiếng Latin, là ngôn ngữ cổ điển, rất cần thiết cho việc nghiên cứu Cựu Ước trong nguyên bản. Mục sư Ezra Stiles, viện trưởng từ năm 1778 đến 1795, xem ngôn ngữ Hebrew là phương tiện thiết yếu trong nghiên cứu những bản cổ văn của Kinh Thánh trong nguyên ngữ, yêu cầu tất cả sinh viên năm thứ nhất đều phải học tiếng Hebrew (khác với Havard, ở đây chỉ có những lớp lớn mới học ngôn ngữ này). Ông cũng là người cho ghi dòng chữ Hebrew אורים ותמים (Urim và Thummim) trên huy hiệu của Yale.
Thách thức lớn nhất đối với Stiles xảy đến vào tháng 7 năm 1779 khi lực lượng Anh chiếm đóng New Haven và đe dọa san bằng trường đại học. Song, một cựu sinh viên Yale, Edmund Fanning, tùy viên của tư lệnh quân chiếm đóng can thiệp đúng lúc và ngôi trường được bảo toàn. Về sau Fanning được nhà trường trao bằng tiến sĩ danh dự năm 1803.[16]
Sinh viên
Là trường đại học duy nhất của Connecticut thời ấy, Yale là nơi học tập của các con trai của giới ưu tú.[17] Những vi phạm sẽ bị trừng phạt gồm có: chơi bài, đến quán rượu, phá hoại tài sản nhà trường, và bất tuân giới chức trường học. Lúc ấy, Harvard đã nổi bật với tính ổn định và sự chững chạc của ban giảng huấn trong khi Yale được xem là trẻ trung nhưng đầy nhiệt huyết.[18]Sự quan tâm đặc biệt đến các môn học cổ điển đã sản sinh một số các hội đoàn sinh viên với số hội viên hạn chế. Họ thiết lập các diễn đàn về học thuật hiện đại, văn chương, và chính trị. Các hội đoàn đầu tiên gồm có: Crotonia thành lập năm 1738, Loinonia (1753), và Brothers in Unity (1768).[19]
Thế kỷ 19
Bản tường trình năm 1828 của Yale lên tiếng bảo vệ các giáo trình tiếng Latin và tiếng Hi Lạp trước chỉ trích của những người muốn có thêm các giảng khóa về ngôn ngữ hiện đại, toán học, và khoa học. Khác với nền giáo dục đại học tại Âu châu, không có giáo trình quốc gia cho các đại học tại Hoa Kỳ. Vì phải cạnh tranh để thu hút sinh viên và các nguồn hỗ trợ tài chính, giới lãnh đạo đại học phải luôn thích ứng với những đòi hỏi cao về đổi mới. Cùng lúc, họ cũng nhận ra rằng một số lượng đáng kể các sinh viên và sinh viên tiềm năng cần có một nền tảng truyền thống. Bản tường trình của Yale cho biết không thể hủy bỏ những môn học cổ điển, nhưng phải tiếp tục thử nghiệm những giáo trình mới, kết quả thường là hai loại giáo trình cùng song hành.[20]Thể thao
Vị anh hùng trong chiến tranh Cách mạng Nathan Hale là hình mẫu của lý tưởng Yale (Hale tốt nghiệp năm 1773) vào đầu thế kỷ 19: một học giả đầy nam tính xuất thân từ giới thượng lưu, xuất sắc trong học thuật và thể thao, sục sôi lòng yêu nước đến nỗi luôn hối tiếc vì mình chỉ có một cuộc đời để cống hiến cho đất nước. Ngày càng có nhiều sinh viên xem các ngôi sao thể thao là những vị anh hùng, nhất là khi chiến thắng trong các cuộc thi đấu trở thành mục tiêu của toàn thể sinh viên, những cựu sinh viên, cũng như những đội thể thao.[21] Cùng với Harvard và Princeton, sinh viên Đại học Yale bác bỏ chủ trương "nghiệp dư" trong thể thao của giới thượng lưu Anh, và bắt tay xây dựng những loại hình thể thao thuần Mỹ như bóng bầu dục.[22]Trong hai năm 1909 và 1910, môn bóng bầu dục đối diện với một cuộc khủng hoảng bắt nguồn từ sự thất bại của những cải cách trong những năm 1905 và 1906 nhằm giải quyết vấn nạn chấn thương. Các viện trưởng của Harvard, Yale, và Princeton phát triển một đề án cải cách thể thao và tìm cách chặn trước các thay đổi triệt để bị áp đặt bởi chính quyền. Viện trưởng Arthur Hadley của Yale, A. Lawrence Lowell của Harvard, và Woodrow Wilson của Princeton cùng làm việc để phát triển những thay đổi chừng mực nhằm giảm thiểu chấn thương. Nhưng nỗ lực của họ bị giới hạn co cuộc nổi loạn chống lại ban quy tắc và sự thành lập Hiệp hội Thể thao Liên viện. Ba viện đại học hoạt động riêng lẻ và đã giảm thiểu chấn thương.[23]
Mở rộng
Có thể nói nay tôi đã có điều tốt nhất của cả hai thế giới: nền giáo dục của Harvard và văn bằng của Yale. |
John F. Kennedy, Tổng thống thứ 35 Hoa Kỳ.[24][25] |
Thế kỷ 21
Năm 2007, Viện trưởng Rick Levin vạch ra những ưu tiên của Yale: "Thứ nhất, trong số những viện đại học nghiên cứu tốt nhất quốc gia, Yale đầu tư đặc biệt cho giáo dục cấp cử nhân. Thứ hai, trong những chương trình cử nhân và cao học, cũng như tại Yale College, chúng ta chú trọng đến việc đào tạo những nhà lãnh đạo." [27]Nhật báo Boston Globe viết, "nếu có một trường học nào chuyên chú đào tạo những nhà lãnh đạo hàng đầu cho đất nước trong suốt ba thập niên qua, thì đó là Yale." [28] Các cựu sinh viên Yale có tên trong các liên danh của hai đảng Dân chủ và Cộng hòa trong các cuộc đua vào Tòa Bạch Ốc từ năm 1972 đến 2004. Những Tổng thống Hoa Kỳ kể từ lúc kết thúc Chiến tranh Việt Nam từng học ở Yale gồm có: Gerald Ford, George H.W. Bush, Bill Clinton, và George W. Bush. Các ứng cử viên tổng thống và phó tổng thổng trong giai đoạn này là John Kerry (2004), Joseph Lieberman (Phó Tổng thống, 2000), và Sargent Shriver (Phó Tổng thống, 1972). Những cựu sinh viên khác của Yale từng ra tranh cử tổng thống có Hillary Rodham Clinton (2008), Howard Dean (2004), Gary Hart (1984 và 1988), Paul Tsongas (1992), Pat Robertson (1988) và Jerry Brown (1976, 1980, 1992).
Người ta cố giải thích tại sao Yale có nhiều đại diện trong các cuộc tuyển cử quốc gia kể từ lúc kết thúc Chiến tranh Việt Nam. Những nguồn khác nhau nhận thấy rằng sinh hoạt tích cực tại đại học kể từ thập niên 1960, và ảnh hưởng trí thức của Mục sư William Sloan Coffin trên nhiều sinh viên về sau tham gia vào các chức vụ dân cử là một trong những nguyên nhân.[29] Còn Viện trưởng Yale Richard Levin tin rằng đó là do, kể từ nhiệm kỳ của các viện trưởng Alfred Grisworld và Kingman Brewster, Yale xem việc tạo dựng "một phòng thí nghiệm cho những nhà lãnh đạo trong tương lai" là một ưu tiên.[29] Richard H. Brodhead, từng là khoa trưởng Yale College nay là viện trưởng Đại học Duke, giải thích: "Chúng tôi quan tâm đặc biệt đến việc định hướng cho công đồng khi thực hiện việc tuyển sinh, cũng do truyền thống mạnh mẽ về tình thần tình nguyện tại Yale." [28] Nhà sử học Gaddis Smith, từng học và giảng dạy tại Yale, cho rằng "những đặc điểm của các hoạt động có tổ chức: tại Yale trong thế kỷ 20 đã khiến John Kerry lãnh đạo Đảng Cấp tiến của Liên minh Chính trị Yale, George Pataki lãnh đạo Đảng Bảo thủ, và Joseph Lieberman quản lý tờ Yale Daily News.[30] Camille Paglia vin vào lịch sử thiết lập mạng lưới và tinh thần thượng đẳng: "Cần phải xét đến mạng lưới thân hữu và các hội đoàn được thành lập trong trường." [31] CNN cho rằng George W. Bush hưởng lợi từ chính sách ưu đãi trong tuyển sinh bởi vì ông là "con trai và cháu của những cựu sinh viên," và vì là "thành viên của một gia đình có nhiều thế lực chính trị." [32] Elisabeth Bumiller của tờ New York Times, và James Fallows của nguyệt san The Atlantic Monthly tin rằng văn hóa cộng đồng và tinh thần tương trợ giữa sinh viên, ban giảng huấn, và ban lãnh đạo đã kìm chế ích lợi cá nhân và củng cố tinh thần phục vụ người khác.[33]
Trong kỳ tranh cử tổng thống năm 1988, George H. W. Bush (Yale ’48) chế giễu Michael Dukakis về "lập trường ngoại giao sản sinh tại cửa hàng bán lẻ trong khu học xá Harvard." Khi bị tra vấn về sự khác biệt giữa mối quan hệ của Dukakis với Harvard và xuất thân từ Yale của ông, Bush nói, "không giống Harvard, thanh danh của Yale quá lớn đến nỗi không cần có một biểu tượng, trong trường hợp của Yale, tôi nghĩ, không có biểu tượng nào cả", ông cũng thêm rằng Yale không chia sẻ với Harvard những tiếng tăm về "chủ nghĩa tự do và tinh thần thượng đẳng".[34][35] Howard Dean, ứng viên tranh sự đề cử của Đảng Dân chủ năm 2004, tuyên bố, "Trong một số khía cạnh, tôi khác với ba ứng cử viên năm 2004 cũng xuất thân từ Yale. Yale đã thay đổi nhiều tính từ lớp ’68 và lớp ’71. Lớp của tôi là lớp đầu tiên nhận nữ sinh viên, cũng là lớp đầu tiên có những nỗ lực đáng kể để tuyển sinh viên người Mỹ gốc Phi. Đó là thời điểm rất đặc biệt, trong thời gian ấy đã diễn ra sự thay đổi của cả một thế hệ." [36]
Năm 2009, cựu Thủ tướng Anh Tony Blair chọn Yale là một địa điểm – hai địa điểm còn lại là Đại học Durham ở Anh, và Đại học Teknologi Mara – cho Sáng kiến Niềm tin và Toàn cầu hóa Hoa Kỳ của Tổ chức Niềm tin Tony Blair.[37] Từ năm 2009, cựu Tổng thống Mexico Ernesto Zedillo là giám đốc Trung Tâm Yale về Nghiên cứu Toàn cầu hóa, và đảm trách việc giảng dạy một khóa chuyên đề cho chương trình cử nhân "Tranh luận Toàn cầu hóa".[38]
Hành chính
Ban Quản trị Đại học Yale với 19 thành viên gồm có: Viện trưởng, Thống đốc và Phó Thống đốc Tiểu bang Connecticut, cùng 10 ủy viên, và 6 cựu sinh viên của trường.Richard C. Levin, Viện trưởng Đại học Yale từ năm 1993 đến 2013, là người đứng đầu một trường đại học được trả lương cao nhất tại Hoa Kỳ, năm 2008, thu nhập của ông là 1, 5 triệu đô-la.[39]
Tháng 12 năm 2012, sau khi Levin về nghỉ hưu, Peter Salovey, Phó Viện trưởng của Yale từ năm 2008, được chọn thay thế Levin trong cương vị Viện trưởng. Salovey nhậm chức ngày 1 tháng 7, 2013.[40]
Từ vị trí phó viện trưởng Đại học Yale, vài bậc nữ lưu đã được đề bạt vào chức vụ viện trưởng của những đại học danh giá. Năm 1977, Hanna Holborn Gray được bổ nhiệm quyền Viện trưởng Yale từ vị trí phó viện trưởng, sau đó bà trở thành Viện trưởng Đại học Chicago, là người phụ nữ đầu tiên đảm trách chức vụ lãnh đạo một viện đại học quan trọng. Năm 1994, Phó Viện trưởng Yale Judith Rodin trở thành nữ viện trưởng đầu tiên của một học viện thuộc Ivy League, Đại học Pennsylvania. Năm 2002, Phó Viện trưởng Yale Alison Richard được chọn vào vị trí Phó Viện trưởng Đại học Cambridge. Tương tự, Phó Viện trưởng Susan Hockfield trở thành Viện trưởng Học viện Công nghệ Massachusetts trong năm 2004, và Phụ tá Phó Viện trưởng Kim Bottomly được bổ nhiệm vào chức vụ Viện trưởng Đại học Wellesley vào năm 2007.
Bên nam giới thì vào năm 2008, Phó Viện trưởng Andrew Hamilton đảm nhận vị trí Phó Viện trưởng Đại học Oxford.[41] Trước đó, năm 2004, Phó Khoa trưởng Yale College Richard H. Brodhead được chọn làm Viện trưởng Đại học Duke.
Khuôn viên đại học
Tôi thực sự thích Yale, dù nó cực kỳ đáng sợ. Khi đến thăm trường, tôi ẩn mình sau hàng cây vì thấy mình không xứng đáng. |
Claire Danes, nữ diễn viên.[42] |
Nhiều tòa nhà của Yale được thiết kế theo kiến trúc Gothic đại học từ năm 1917 đến 1931, phần lớn được cung cấp tài chính bởi Edward S. Harkness.[46] Trên tường của các tòa nhà là những tác phẩm điêu khắc bằng đá khắc họa chân dung những nhân vật đại học đương thời như tác gia, vận động viên, một nhân vật công chúng đang uống trà, và sinh viên ngủ gật khi đang đọc sách. Tương tự, những tác phẩm trang trí chạm nổi của tòa nhà miêu tả những cảnh sinh hoạt thời ấy như cảnh sát rượt đuổi kẻ trộm hoặc bắt giữ gái buông hương (trên vách Trường Luật), cảnh một sinh viên đang thư giãn với một cốc bia hoặc một điếu thuốc lá. Kiến trúc sư James Gamble Rogers ứng dụng kỹ xảo giả cổ bằng cách cho đổ acid lên tường,[47] đập vỡ có tính toán những cửa sổ kính có chứa chì, rồi chỉnh sửa chúng theo phong cách Trung Cổ, thiết kế những bệ tượng có điêu khắc trang trí rồi để trống để tạo cảm giác theo thời gian chúng đã bị hư hỏng hoặc mất cắp. Trong thực tế, những tòa này trông rất giống các kiến trúc thời Trung Cổ, mặc dù chúng được xây dựng trên nền móng bằng đá khối và có khung thép, những vật liệu phổ biến trong năm 1930. Một ngoại lệ là Tòa tháp Harkness, cao 216 foot (66 m), ban đầu là một kiến trúc với vật liệu xây dựng chính là đá, đến năm 1964 nó được gia cố trở thành Tháp chuông Tưởng niệm Yale.
Tòa nhà cổ nhất của khuôn viên đại học Yale là Sảnh Connecticut (xây dựng năm 1750) theo kiến trúc Georgian. Các tòa nhà kiến trúc Georgian được xây dựng từ năm 1929 đến 1933 gồm có Trường Timothy Dwight, Trường Pierson, và Trường Davenport. Thư viện Bản thảo và Sách hiếm Beinecke do Gordon Bunshaft thiết kế là một trong những tòa nhà lớn nhất thế giới dành riêng cho việc bảo tồn sách và bản thảo hiếm,[48] tọa lạc gần trung tâm viện đại học ở Hewitt Quadrangle, được biết đến nhiều hơn với tên "Quảng trường Beinecke".
An ninh
Ngoài Phòng Cảnh sát Đại học Yale, thành lập năm 1894,[49] còn có các dịch vụ an ninh khác như điện thoại xanh, hộ tống, và xe buýt con thoi.[50] Trong những thập niên 1970 và 1980, nghèo khổ và tội phạm bạo lực nổi lên ở New Haven ảnh hưởng đến nỗ lực tuyển sinh của Yale.[51] Từ năm 1990 đến 2006, mức tội phạm xuống còn một nửa nhờ chiến lược cảnh sát cộng đồng của Cảnh sát New Haven và khuôn viên đại học Yale trở thành địa điểm an toàn nhất trong Ivy League.[52] Trong quãng thời gian từ năm 2002 đến 2004, có 14 báo cáo về tội phạm bạo lực tại Yale (giết người, tấn công nghiêm trọng, và tấn công tình dục), trong khi tại Harvard con số này là 83, Princeton là 24, và Stanford là 54.Học thuật
Tuyển sinh
Trong kỳ tuyển sinh cho khóa sẽ tốt nghiệp vào năm 2016, Yale sẽ nhận 1 975 sinh viên trong tổng số thí sinh kỷ lục 28 975, đạt mức thấp nhất cho một kỳ tuyển sinh 6, 8%.[53] Hơn 50% sinh viên Đại học Yale được hỗ trợ tài chính, hầu hết là những khoản trợ cấp (grant) và học bổng. Trị giá trung bình một học bổng ở Yale là 35 400 USD một năm.Một nửa số sinh viên hệ cử nhân tại Yale là nữ, hơn 30% thuộc các chủng tộc thiểu số, và 8% là sinh viên quốc tế. Trong tổng số sinh viên, 55% từng học trường công, và 45% tốt nghiệp từ các trường tư thục, tôn giáo hoặc quốc tế.[54]
Những bộ sưu tập
Thư viện Đại học Yale, với hơn 12 triệu đầu sách, là thư viện đại học lớn thứ hai tại Hoa Kỳ.[55] Cơ sở chính, Thư viện Tưởng niệm Sterling, chứa hơn 4 triệu đầu sách.Có nhiều sách hiếm được tìm thấy trong các bộ sưu tập của Yale. Thư viên Sách hiếm Beinecke có một bộ sưu tập lớn sách và bản thảo hiếm. Thư viện Y khoa Harvey Cushing/Johnh Hay Whitney có những văn bản y khoa có tính lịch sử, bao gồm những quyển sách hiếm cũng như các thiết bị y tế có tính lịch sử. Thư viện Lewis Walpole chứa bộ sưu tập lớn nhất về các tác phẩm văn học Anh. Câu lạc bộ Elizabeth, về mặt kỹ thuật là một tổ chức tư nhân, cung cấp cho những nhà nghiên cứu ở Yale những trang rời cũng như các ấn bản đầu tiên thời kỳ Elizabeth.
Những bộ sưu tầm bảo tàng của Yale có giá trị quốc tế. Phòng Triển lãm Nghệ thuật Đại học Yale là bảo tàng viện nghệ thuật đầu tiên trong hệ thống bảo tàng viện thuộc các viện đại học, chứa hơn 180 000 tác phẩm, trong đó có những tác phẩm của các danh họa xưa và những bộ sưu tập quan trọng thuộc nghệ thuật hiện đại. Trung tâm Nghệ thuật Anh của Yale là bộ sưu tập nghệ thuật Anh lớn nhất bên ngoài nước Anh, khởi đầu với sự hiến tặng của Paul Mellon. Bảo tàng Lịch sử Thiên nhiên Peabody có những bộ sưu tập về nhân học, khảo cổ học, và môi trường thiên nhiên.
Xếp hạng
ARWU World[56] | 11 |
---|---|
Forbes[57] | 14 |
QS World[58] | 4 |
Times Higher Education[59] | 10 |
USNWR National University[60] | 3 |
WM National University[61] | 23 |
Giảng dạy, nghiên cứu, và truyền thống trí thức
Yale College là nguồn cung cấp nghiên cứu sinh tiến sĩ lớn thứ 10 cho Hoa Kỳ, và là nguồn lớn nhất của Ivy League.[66] Ban Ngữ văn Anh và Văn học So sánh tham dự vào Phong trào New Criticism. Nhưng tên tuổi của phong trào này như Robert Penn Warren, W. K. Wimsatt, và Cleanth Brooks đều thuộc ban giảng huấn của Yale. Ban Sử của Yale xuất phát từ những trào lưu trí thức quan trọng. Những nhà sử học như C. Vann Woodward và David Brion Davis đều có công trong việc xây dựng nguồn sử gia miền Nam từ những thập niên 1960 và 1970. Trường Âm nhạc Yale giúp thúc đẩy sự phát triển môn lý thuyết âm nhạc trong hạ bán thế kỷ 20. Tạp chí Lý thuyết Âm nhạc được thành lập năm 1957; Allen Forte và David Lewin là những giáo sư và học giả có nhiều ảnh hưởng.Nếp sống Đại học
Yale là một đại học nghiên cứu qui mô trung bình, hầu hết sinh viên thuộc các trường cao học hoặc chuyên ngành. Sinh viên hệ cử nhân, thuộc Yale College, đến từ nhiều thành phần chủng tộc, quốc tịch, và giai tầng khác nhau. Trong tổng số sinh viên năm thứ nhất niên khóa 2010 – 2011, 10% không phải công dân Hoa Kỳ, và 54% tốt nghiệp trung học công lập.[67] Yale có quan điểm cởi mở đối với cộng đồng đồng tính nam.[68][69] Do những hoạt động tích cực của cộng đồng đồng tính luyến ái vào cuối thập niên 1980, Yale bị gán cho biệt danh "Gay Ivy".Các Trường, Khoa
Yale có một mạng lưới gồm 12 trường đại học. Mỗi trường có hiệu trưởng và ban giảng huấn riêng. Mỗi trường cũng có các công trình kiến trúc đặc thù, sân trường, phòng họp, phòng học, và phòng ăn; ngoài ra còn có nhà nguyện, thư viện, sân bóng squash, bàn bi-a, quán cà-phê… Mỗi trường thuộc Đại học Yale tự tổ chức các khóa chuyên đề, các sự kiện xã hội, hầu hết đều mở cửa cho sinh viên đến từ các trường khoa khác.Tên các trường khoa được đặt theo các nhân vật hoặc các địa danh quan trong trong lịch sử Đại học Yale.
Danh sách các Trường Khoa
Dưới đây là các Trường Khoa thuộc Đại học Yale.[70]- Berkeley College, vinh danh Giám mục Anh giáo George Berkeley (1685–1753), nhà tài trợ cho Yale từ lúc ban đầu.[71]
- Branford College, theo địa danh Branford, Connecticut, nơi Yale tọa lạc trong một thời gian ngắn.[72]
- Calhoun College, vinh danh John C. Calhoun, Nghị sĩ Quốc hội, Phó Tổng thống Hoa Kỳ.[73]
- Davenport College, vinh danh Mục sư John Davenport, người thành lập New Haven. Trường thường được gọi tắt là "D'port".[74]
- Ezra Stiles College, vinh danh Mục sư Ezra Stiles, một viện trưởng của Yale. Trường thường được gọi là Generally "Stiles".[75]
- Jonathan Edwards College, vinh danh nhà thần học, cựu sinh viên Yale, và người đồng sáng lập Đại học Princeton Jonathan Edwards. Thường gọi tắt là "J.E." Đây là trường lâu đời nhất trong hệ thống trường khoa của Yale.[76]
- Morse College, vinh danh Samuel F. B. Morse, nhà sáng chế Mã Morse và điện báo.[77]
- Pierson College, vinh danh viện trưởng đầu tiên của Yale, Abraham Pierson.[78] Có một bức tượng của Abraham Pierson tại Old Campus.[79]
- Saybrook College, theo tên Old Saybrook, Connecticut, nơi Yale được thành lập.[80]
- Silliman College, vinh danh nhà khoa học, giáo sư tại Yale Benjamin Silliman. Một nửa cơ sở của Silliman College trước đây thuộc Trường Khoa học Sheffei, trường này cũng thuộc Yale.[81]
- Timothy Dwight College, vinh danh hai viện trưởng cùng tên, Timothy Dwight IV and Timothy Dwight V. Thường gọi tắt là "T.D."[82]
- Trumbull College, vinh danh Jonathan Trumbull, Thống đốc đầu tiên của Connecticut.[83]
Các tổ chức sinh viên
Đại học Yale có những loại tập san, tạp chí, và nhật báo của sinh viên, trong đó có Yale Daily News, xuất bản từ năm 1878, tuần san Yale Herald từ năm 1986, và The Yale Record từ năm 1872, đây là tạp chí hài lâu đời nhất ở Mỹ. Dwight Hall, một tổ chức cộng đồng độc lập, bất vụ lợi với hơn 2 000 sinh viên hoạt động trong hơn 70 dịch vụ cộng đồng tại New Haven. Hội đồng Yale College điều hành những đơn vị quản lý các dịch vụ và sinh hoạt sinh viên. Hội Kịch nghệ Yale và Bulldog Productión cung ứng cho các cộng đồng kịch nghệ và điện ảnh. Liên minh Chính trị Yale có sự tư vấn của những chính trị gia là cựu sinh viên như John Kerry và George Pataki.Cũng có các hội ái hữu dành cho nam hoặc nữ sinh viên. Trong số 18 nhóm a cappella của Yale, nổi tiếng nhất là The Whiffenpoofs.
Các hội kín của Yale có Skull and Bones, Scroll and Key, Wolf's Head, Book and Snake, Elihu, Berzelius, St. Elmo, Manuscript, và Mace and Chain.
Câu lạc bộ Elizabeth thu hút các sinh viên đại học, sinh viên cao học, ban giảng huấn và nhân viên nhà trường quan tâm đến văn học và nghệ thuật.
Thể thao
Yale hỗ trợ cho 35 đội thể thao thi đấu cho các giải Ivy League, Thể thao Đại học miền Đông, và Hội Thuyền buồm Liên đại học. Các đội thể thao của Yale cũng tranh tài trong Bảng I Hiệp hội Thể thao Đại học Quốc gia (NCAA). Giống các thành viên khác thuộc Ivy League, Yale không cung cấp học bổng thể thao.Các cơ sở thể thao của Yale gồm có Yale Bowl (sân vận động "bowl" tự nhiên đầu tiên của quốc gia, và là hình mẫu cho những sân vận động như Los Angeles Memorial Coliseum, và Rose Bowl), tọa lạc trong khu phức hợp thể thao Walter Campt, và Payne Whitney Gymnasium, phức hợp thể thao trong nhà lớn thứ hai trên thế giới.[84] Ngày 21 tháng 9, 2000 khánh thành cơ sở đua thuyền thứ tư của Yale trong 157 năm tranh tài môn đua thuyền đại học. Nhà đua thuyền Richard Gilder vinh danh vận động viên Olympic môn đua thuyền năm 79 Virginia Gilder và thân phụ của cô Richard Gilder, Olympic ’54, người đã tặng 4 triệu USD trong tổng số 7, 5 triệu USD dành cho đề án. Yale cũng quản lý Gales Ferry, địa điểm huấn luyện cho Đội đua thuyền Yale-Havard.
Đội đua thuyền của Yale là đội thể thao đại học đầu tiên ở Mỹ giành huy chương vàng Olympic 1924 và 1956 cho giải đua thuyền tám người. Câu lạc bộ thuyền buồm Yale Corinthian, thành lập năm 1881, là câu lạc bộ thuyền buồm đại học lâu đời nhất trên thế giới. Năm 1896, đội Yale và đội Johns Hopkins thi đấu trận hockey trên băng đầu tiên ở Hoa Kỳ.
Người nổi tiếng
Nhà tài trợ
Yale được nhiều người hỗ trợ tài chính. Trong số những nhà tài trợ lớn được tưởng niệm tại đại học có: Elihu Yale; Jeremiah Dummer; gia đình Harness (Edward, Anna, và William); gia đình Beinecke (Edwin, Frederick, và Walter); John William Sterling; Payne Whitney; Josephs E. Sheffiled, Paul Mellon, Charles B. G. Murphy, và William K. Lanman. Cựu sinh viên Yale niên khóa 1954, dưới sự hướng dẫn của Richard Gilder, quyên tặng 70 triệu USD nhân lễ kỷ niệm 50 năm họp mặt.[85]Cựu sinh viên và ban giảng huấn
Nhiều cựu sinh viên Yale nổi tiếng trong các lĩnh vực khác nhau. Trong số họ có các Tổng thống Hoa Kỳ William Howard Taft, Gerald Ford, George H.W. Bush, Bill Clinton and George W. Bush; Thủ tướng Ý Mario Monti; các thẩm phán Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ Sonia Sotomayor, Samuel Alito và Clarence Thomas; các ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Rodham Clinton, Cyrus Vance, và Dean Acheson; ứng cử viên tổng thống Đảng Dân chủ John Kerry; các tác gia Sinclair Lewis, Stephen Vincent Benét, và Tom Wolfe; nhà soạn từ điển Noah Webster; những nhà sáng chế Samuel F.B. Morse and Eli Whitney; nhà ái quốc và là điệp báo đầu tiên Nathan Hale; nhà thần học Jonathan Edwards; các diễn viên và đạo diễn được trao giải Oscar Paul Newman, Vincent Price, Meryl Streep, Jodie Foster, Frances McDormand, Angela Bassett, Elia Kazan, George Roy Hill, Oliver Stone, và Michael Cimino; Viện trưởng Đại học Rose Bruford về Sân khấu và Trình diễn ở Luân Đôn Michael Early; "Ông tổ môn bóng bầu dục Mỹ" Walter Camp; những nhà soạn nhạc Charles Ives, và Cole Porter; nhà sáng lập Đoàn Hòa bình Sargent Shriver; nhà tâm lý học trẻ em Benjamin Spock; nhà điêu khắc Richard Serra; nhà phê bình điện ảnh Gene Siskel; nhà bình luận trên truyền hình Dick Cavett, và Anderson Cooper; chuyên gia William F. Buckley, Jr., và Fareed Zakaria; người đồng sáng lập tạp chí Time Henry Luce; Tổng thống Mexico Ernesto Zedillo; Tổng thống Đức Karl Carstens; Tổng thống Philippines Jose Paccino Laurel; quán quân giải Nobel Kinh tế và tác gia Paul Krugman; nhà phát minh cyclotron và là người đoạt giải Nobel Vật lý Ernest Lawrence; giám đốc Đề án Gene con người Francis S. Collins; nhà kinh tế học Irving Fishcher, nhà toán học và hóa học Josiah Willard Gibbs; Morgan Stanley người sáng lập Harold Stanley; CEO Boeing James McNerney; người sáng lập FedEx Frederick W. Smith; Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Tansu Çiller; chủ tịch Time Warner Jeffrey Bewkes; các kiến trúc sư Eero Saarinen, và Norman Foster.Yale trong văn học và văn hóa phổ thông
Yale là một lò thử thách trong nếp sống Mỹ nhằm đạt đến tầm cao trí
thức, sự thông tuệ và tao nhã, với lý tưởng dân chủ về tính công khai,
công bằng xã hội, và cơ hội bình đẳng. |
Benno C. Schmidt, Jr., nhà giáo dục.[86] |
Chú thích
- ^ As of June 30, 2012. “U.S. and Canadian Institutions Listed by Fiscal Year 2012 Endowment Market Value and Percentage Change in Endowment Market Value from FY 2011 to FY 2012” (PDF). 2012 NACUBO-Commonfund Study of Endowments. National Association of College and University Business Officers.
- ^ Shelton, Jim (1 tháng 7 năm 2013). “Peter Salovey takes the helm as Yale’s 23rd president”. New Haven Register. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2013.
- ^ “Yale Facts | Yale”. Yale.edu. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2009.
- ^ “Yale University – Identity Guidelines”. Yale.edu. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2011.
- ^ Fitzgerald, F. Scott (1920), This Side of Paradise, chapter 2: "half-a-dozen seats were kept from sale and occupied by six of the worst-looking vagabonds that could be hired from the streets... At the moment in the show where Firebrand, the Pirate Chief, pointed at his black flag and said, "I am a Yale graduate – note my Skull and Bones!" – at this very moment the six vagabonds were instructed to rise conspicuously and leave the theatre with looks of deep melancholy and an injured dignity. It was claimed though never proved that on one occasion the hired Elis were swelled by one of the real thing."
- ^ Kanya Balakrishna (20 tháng 11 năm 2006). “Five Elis win Rhodes”. Yale Daily News. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2006., "Four Yale undergraduates and one student from the Graduate School are among the 32 students around the country to receive Rhodes scholarships this year.
- ^ Mark Alden Branch (February năm 2003). “The Ten Greatest Yalies Who Never Were”. Yale Alumni Magazine. Truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2006.
- ^ “Academic programs | Yale”. Yale.edu. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2009.
- ^ Conroy, Tom (28 tháng 9 năm 2011). “YaleNews | Investment Return of 21.9% Brings Yale Endowment Value to $19.4 Billion”. Dailybulletin.yale.edu. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2011.
- ^ “Yale University Library: Libraries & Collections A-Z”. Library.yale.edu. 10 tháng 7 năm 2006. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2009.
- ^ “2009 Raw Data Law School Rankings: Acceptance Rate (Ascending)”. Internet Legal Research Group. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2012.
- ^ The Harvard Crimson: "I'm Gonna Git Yoy Sukka: Classic Stories of Revenge at Harvard.". Retrieved April 10, 2007.
- ^ Although Pierson was "rector" in his own time, he is today considered the first president of Yale.
- ^ “Increase Mather”., Encyclopædia Britannica Eleventh Edition, Encyclopædia Britannica
- ^ Louis Leonard Tucker, Puritan Protagonist: President Thomas Clap of Yale College (1970); Edmund S. Morgan, The Gentle Puritan: A Life of Ezra Stiles, 1727–1795 (1970).
- ^ “Edmund Fanning (1739–1818)”. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2009.
- ^ Historian Bruce Daniels has used biographical dictionaries of the college graduates of Yale University, presents statistics on Yale graduates from the classes of 1702 to 1780, focusing on the graduates' career choices, their success in life, religious affiliation, vital statistics, the percentage of those who supported the American Revolution, and geographic mobility. See Bruce C. Daniels, "College Students and Puritan Society: a Quantitative Profile of Yale Graduates in Colonial America," Connecticut History 1982 (23): 1–23
- ^ Kathryn McDaniel. Moore, "The War with the Tutors: Student-faculty Conflict at Harvard and Yale, 1745–1771," History of Education Quarterly 1978 18(2): 115–127,
- ^ None of these continue to exist today. They are commemorated in names given to campus structures, such as Brothers in Unity Courtyard in Branford College.
- ^ Michael S. Pak, "The Yale Report of 1828: A New Reading and New Implications," History of Education Quarterly 2008 48(1): 30–57; Melvin I. Urofsky, "Reforms and Response: The Yale Report of 1828," History of Education Quarterly, Vol. 5, No. 1 (Mar., 1965), pp. 53–67 in JSTOR
- ^ Robert Higgs, "'Götterdämmerung' and Palingenesis: Yale and the Heroic Ideal, 1865–1914," Proteus 1986 3(1): 18–24
- ^ Ronald A. Smith, Sports and Freedom: The Rise of Big Time College Athletics (1988)
- ^ John S., Watterson III, "The Football Crisis of 1909–1910: the Response of the Eastern 'Big Three'," Journal of Sport History 1981 8(1): 33–49
- ^ Think exist.com
- ^ Yale Honorary Degree Recipients. Kennedy tốt nghiệp Đại học Havard, đến năm 1962, ông được Đại học Yale trao tặng bằng Tiến sĩ Danh dự (LL.D.)
- ^ Sheffield was originally named Yale Scientific School; it was renamed in 1861 after a major donation from Joseph E. Sheffield
- ^ “Preparing for Yale's Fourth Century”. Yale Alumni Magazine. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2007.
- ^ a ă Boston Globe November 17, 2002, Magazine, p. 6
- ^ a ă Los Angeles Times October 4, 2000, p. E1
- ^ New York Times. 13 tháng 8 năm 2000. tr. 14
- ^ Boston Globe. 13 tháng 8 năm 2000. tr. F1
- ^ Kinsley, Michael (20 tháng 1 năm 2003). “How affirmative action helped George W.”. CNN.
- ^ Yale Alumni Magazine: 45. May/June 2004.
- ^ Tarpley, Webster G.; Chaitkin, Anton. “George Bush: The Unauthorized Biography: Chapter XXII Bush Takes The Presidency”. Webster G. Tarpley. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2006.
- ^ Dowd, Maureen (11 tháng 6 năm 1998). “Bush Traces How Yale Differs From Harvard”. The New York Times. tr. 10.
- ^ “For Country: The (Second) Great All-Blue Presidential Race”. Yale Alumni Magazine. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2007.
- ^ “Seeking to Understand Faith and Globalisation”. The Tony Blair Faith Foundation. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2009.
- ^ “Ernesto Zedillo Biography”. Yale Center for the Study of Globalization. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2010.
- ^ de Vise, Daniel (15 tháng 11 năm 2010). “Million-dollar college presidents on the rise”. Washington Post. tr. B1.
- ^ “Yale welcomes new president”. Yale University. 1 tháng 7 năm 2013.
- ^ Yale Daily News: "Bottomly to Leave for Wellesley Presidency."
- ^ Brainy Quote
- ^ Yale University: "A Framework for Campus Planning.". Retrieved April 9, 2007.
- ^ Assorted pictures of Yale's campus.. Retrieved April 10, 2007.
- ^ About the Yale Art Gallery., Retrieved April 10, 2007. Được lưu trữ ngày 8 tháng tháng 4 năm 2007 tại Wayback Machine
- ^ Synnott, Marcia Graham. The Half-Opened Door: Discrimination and admissions at Harvard, Yale, and Princeton, 1900 – 1970, Greenwood Press, 1979. Westport, Connecticut, London, England
- ^ Yale Herald: "Donor steps up to fund CCL renovations.". Retrieved April 10, 2007.
- ^ Beinecke Rare Book Library: "About the Library Building.". Retrieved April 10, 2007.
- ^ “Yale University Police Department”. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2010.
- ^ “Yale University Department of Security”. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2010.
- ^ AJ Giannini. Life, love, death and prestige in New Haven. Neon. 27:113–116, 1984.
- ^ Office of Post-Secondary Education: "Security search.", Retrieved April 9, 2007.
- ^ “Yale University Class of 2016 Admission Rate”. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2012.
- ^ Yale Daily News: "Diverse class of 2010 arrives in Elm City.". Retrieved April 9, 2007.
- ^ “ALA Library Fact Sheet Number 22 – The Nation's Largest Libraries”. American Library Association. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2008.
- ^ “Academic Ranking of World Universities”. Institute of Higher Education, Shanghai Jiao Tong University. 2010. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2010.
- ^ “America's Best Colleges”. Forbes. 2010. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2010.
- ^ “QS World University Rankings”. QS Quacquarelli Symonds Limited. 2010. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2010.
- ^ “Top 200 - The Times Higher Education World University Rankings 2010-2011”. The Times Higher Education. 2010. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2010.
- ^ “National Universities Rankings”. America's Best Colleges 2011. U.S. News & World Report. 2010. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2010.
- ^ “The Washington Monthly National University Rankings”. The Washington Monthly. 2010. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2010.
- ^ “National University Rankings – Best Colleges 2011”. US News and World Report. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2011.
- ^ “QS World University Rankings”. Topuniversities. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2011.
- ^ “World University Rankings”. The Times Higher Educational Supplement. 2010. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2010.
- ^ “|Yale University”. Arwu.org. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2011.
- ^ Centre.edu "Baccalaureate Origins Peer Analysis 2000, Center College."
- ^ “Yale Factsheet”. Yale.edu. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2011.
- ^ Editors, The (July/August 2009). “Why they call Yale the "Gay Ivy"”. Yale Alumni Magazine. tr. 33
- ^ Chauncey, George (July/August 2009). “Gay at Yale: How things changed”. Yale Alumni Magazine. tr. 32–43
- ^ Yale University: "Undergraduate Residential Life.". Retrieved April 10, 2007.
- ^ “Berkeley College Home Page”. Yale.edu. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2011.
- ^ “Branford College Home Page”. Yale.edu. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2011.
- ^ “Calhoun College Home Page”. Yale.edu. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2011.
- ^ “Davenport College Home Page”. Yale.edu. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2011.
- ^ “Ezra Stiles College Home Page”. Ezrastilescollege.org. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2011.
- ^ “Jonathan Edwards College Home Page”. Yale.edu. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2011.
- ^ “Morse College Home Page”. Yale.edu. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2011.
- ^ “Pierson College Home Page”. Yale.edu. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2011.
- ^ Pierson History. http://pierson.yalecollege.yale.edu/history. Retrieved on Nov 7, 2011
- ^ “Saybrook College Home Page”. Yale.edu. 30 tháng 11 năm 2011. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2011.
- ^ “Silliman College Home Page”. Yale.edu. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2011.
- ^ “Timothy Dwight College Home Page”. Yale.edu. 6 tháng 10 năm 2009. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2011.
- ^ “Trumbull College Home Page”. Yale.edu. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2011.
- ^ Yale Herald: "House of Payne gets ready for the new millennium." Retrieved April 9, 2007.
- ^ Strom, Stephanie (1 tháng 6 năm 2004). “$75,000 a Record Gift for Yale? Here's How”. The New York Times (New York). Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2008. Đã bỏ qua tham số không rõ
|curly=
(trợ giúp) - ^ Brainy Quote
- ^ Thalmann, William G. (1998). The swineherd and the bow: representations of class in the Odyssey. Ithaca, N.Y: Cornell University Press. ISBN 0-8014-3479-3.
- ^ Baddeley, Jenna. “Memoir demonstrates Yalies have always been crazy”. New Haven, Connecticut: Yale Herald. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2012.
Đọc thêm
- Bagg, Lyman H. Four Years at Yale, New Haven, 1891.
- Blum, John Morton. A life with history (2004) 283pp, memoir of history professor and advisor to the president
- Brown, Chandos Michael. Benjamin Silliman: A Life in the Young Republic. (1989). 377 pp.
- Buckley, William F., Jr. God and Man at Yale, 1951.
- Dana, Arnold G. Yale Old and New, 78 vols. personal scrapbook, 1942.
- Deming, Clarence. Yale Yesterdays, New Haven, Yale University Press, 1915.
- Dexter, Franklin Bowditch. Biographical Sketches of Graduates of Yale: Yale College with Annals of the College History, 6 vols. New York, 1885–1912.
- __________. (1901). Documentary History of Yale University: Under the Original Charter of the Collegiate School of Connecticut, 1701–1745. New Haven: Yale University Press
- Fitzmier, John R. New England's Moral Legislator: Timothy Dwight, 1752–1817 (1998). 261 pp.
- French, Robert Dudley. The Memorial Quadrangle, New Haven, Yale University Press, 1929.
- Furniss, Edgar S. The Graduate School of Yale, New Haven, 1965.
- Gilpen, Toni, et al. On Strike For Respect, (updated edition: University of Illinois Press, 1995,)
- Holden, Reuben A. Yale: A Pictorial History, New Haven, Yale University Press, 1967.
- Kabaservice, Geoffrey. The Guardians: Kingman Brewster, His Circle, and the Rise of the Liberal Establishment, (2004). 573 pp.
- Kalman, Laura. Legal Realism at Yale, 1927–1960 (1986). 314pp.
- Kelley, Brooks Mather. Yale: A History. New Haven: Yale University Press, 1999. 10-ISBN 0-300-07843-9: 13-ISBN 978-0-300-07843-5; OCLC 810552
- Kingsley, William L. Yale College. A Sketch of its History, 2 vols. New York, 1879.
- Mendenhall, Thomas C. The Harvard-Yale Boat Race, 1852–1924, and the Coming of Sport to the American College. (1993). 371 pp.
- Nelson, Cary. Will Teach for Food: Academic Labor in Crisis, Minneapolis, University of Minnesota Press, 1997.
- Nissenbaum, Stephen, ed. The Great Awakening at Yale College (1972). 263 pp.
- Oren, Dan A. Joining the Club: A History of Jews and Yale, New Haven, Yale University Press, 1985.* Oviatt, Edwin. The Beginnings of Yale (1701–1726), New Haven, Yale University Press, 1916.
- Pierson, George Wilson. Yale College, An Educational History (1871–1921), New Haven, Yale University Press, 1952.
- __________, The Founding of Yale: The Legend of the Forty Folios, New Haven, Yale University Press, 1988.
- Pinnell, Patrick L. The Campus Guide: Yale University, Princeton Architectural Press, New York, 1999.
- Stevenson, Louise L. Scholarly Means to Evangelical Ends: The New Haven Scholars and the Transformation of Higher Learning in America, 1830–1890 (1986). 221 pp.
- Scully, Vincent et al., eds. Yale in New Haven: Architecture and Urbanism. New Haven: Yale University, 2004.
- Stokes, Anson Phelps. Memorials of Eminent Yale Men, 2 vols. New Haven, Yale University Press, 1914.
- Synnott, Marcia Graham. The Half-Opened Door: Discrimination and Admissions at Harvard, Yale, and Princeton, 1900–1970 (1979). 310 pp.
- Tucker, Louis Leonard. Connecticut's Seminary of Sedition: Yale College. Chester, Conn.: Pequot, 1973. 78 pp.
- Warch, Richard. School of the Prophets: Yale College, 1701–1740. (1973). 339 pp.
- Welch, Lewis Sheldon, and Walter Camp. Yale, her campus, class-rooms, and athletics (1900). online
- Whitehead, John S. The Separation of College and State: Columbia, Dartmouth, Harvard, and Yale, 1776–1876 (1973). 262 pp.
- Wilson, Leonard G., ed. Benjamin Silliman and His Circle: Studies on the Influence of Benjamin Silliman on Science in America (1979). 228 pp.
- Yale, The University College (1921–1937), New Haven, Yale University Press, 1955.
Hội kín
- Robbins, Alexandra, Secrets of the Tomb: Skull and Bones, the Ivy League, and the Hidden Paths of Power, Little Brown & Co., 2002; ISBN 0-316-73561-2 (paper edition).
- Millegan, Kris (ed.), Fleshing Out Skull & Bones, TrineDay, 2003. ISBN 0-9752906-0-6 (paper edition).
Liên kết ngoài
Wikiquote có sưu tập danh ngôn về: |
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và phương tiện truyền tải về Đại học Yale |
- Phương tiện liên quan tới Yale University tại Wikimedia Commons
- Official website
- Campus map from Yale University website
|
Ngày Bưu chính thế giới
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
|
Bài viết hoặc đoạn này cần thêm chú thích nguồn gốc để có thể kiểm chứng thông tin. Những nội dung không có nguồn có thể bị đặt vấn đề và xóa bỏ. Mời bạn bổ sung chú thích từ các nguồn đáng tin cậy để giúp cải thiện bài viết. |
Lịch sử
Hội nghị Liên minh Bưu chính Quốc tế lần thứ 16 năm 1969, tổ chức tại Tokyo, thủ đô Nhật Bản đã quyết định chọn ngày 9 tháng 10 làm "Ngày Liên minh Bưu chính Quốc tế". Hội nghi Liên minh Bưu chính Quốc tế lần thứ 19 thấy rằng "Ngày Liên minh Bưu chính Quốc tế" không thể hiện hết ý nghĩa quan trọng của ngành truyền thông này, nên quyết định đổi thành "Ngày Bưu chính thế giới". Từ đó, ngày Bưu chính thế giới được cử hành hàng năm trên khắp thế giới, làm nổi bật tầm quan trọng hoạt động của ngành bưu chính viễn thông.Một số chủ đề Ngày Bưu chính thế giới
- 1981: Bưu chính không biên giới
- 1982: Thúc đẩy việc hợp tác và phát triển Liên minh Bưu chính Quốc tế
- 1983: Bưu chính, mạng lưới truyền thong rộng lớn nhất thế giới
- 1986: Bưu chính là sứ giả hòa bình
- 1987: Từ Bưu chính tới thách thức
- 1994 - 1996: Bưu chính là sự chọn lựa tốt nhất của bạn
- 1997 - 2000: thế giới chỉ là một mạng lưới bưu chính
Liên kết ngoài
Che Guevara
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Mục từ "Che" dẫn đến bài này. Xin đọc về các nghĩa khác tại Che (định hướng).
Ernesto Guevara de la Serna(1928-1967), thường được biết đến với tên Che Guevara (phiên âm là Chê Ghê-va-ra), El Che hay đơn giản là Che, là một nhà cách mạng Mác-xít nổi tiếng người Argentina, là thầy thuốc, người tạo ra học thuyết quân đội, nhà lãnh đạo quân du kích và phong trào cách mạng Cuba. Kiểu ảnh của ông chụp sau này đã trở thành biểu tượng phản văn hóa tượng trưng cho sự nổi loạn ở khắp mọi nơi trên thế giới[1].Mục lục
Tuổi thơ và truyền thống gia đình
Che Guevara sinh ngày 14 tháng 6 năm 1928 tại Rosario, Argentina. Cha là Ernesto Guevara Lynch, mẹ là Celia dela Serna một phụ nữ cấp tiến. Gia đình rất giàu truyền thống. Ông nội là Roberto người sáng lập nên Hội Nông thôn Argentina, một tổ chức nhiều thế lực của những đại địa chủ. Còn ông ngoại Juan Martin là nhà hoạt động chính trị rất tích cực trong những ngày đầu của Liên đoàn Công dân Cấp tiến (UCR). Đây chính là đảng phái chính trị đầu tiên ở Argentina đã giành được sự ủng hộ rộng rãi của dân chúng khi ra đời vào thời điểm xảy ra cuộc Cách mạng năm 1890. Che còn có một cụ tổ là người đã từng đi tìm vàng ở California miền tây nước Mỹ.Gia đình sống tại thị trấn Caraguatay, tỉnh Misiones, vùng đông bắc Argentina, sau chuyển tới San Isidro, một quận lị ngoại ô thủ đô Buenos Aires rồi tới ngụ cư tại Altor Gracia một thị trấn vùng đồi là thuộc tỉnh Cordoba.
Năm 2 tuổi Che bị viêm phổi nặng, điều này đã làm khởi phát căn bệnh, mà như mẹ Che nói, nó là một yếu tố rất quan trọng cấu thành nên ý chí sắt đá của Che, là bệnh suyễn.
Khi còn nhỏ Che rất thích xem phim và đọc truyện về những câu chuyện phiêu lưu của Jack London, Jules Verne.
Tuổi trẻ phiêu lưu
Khi học xong trung học tại trường Dean Funes, Che theo học ngành y tại Đại học Buenos Aires và chọn bệnh suyễn làm chuyên ngành nghiên cứu.Chuyến đi khởi đầu
Ngày 1 tháng 1 năm 1950, Che Guevara bắt đầu cuộc hành trình đầu tiên của mình với dự định kết hợp vui chơi và công việc, bằng chiếc xe đạp Micron có gắn động cơ. Bắt đầu chuyến đi hướng về phía tây, băng qua khu đồng bằng Pampas ở phía bắc. Cuộc hành trình có chiều dài lên tới 4.500 km. Anh đã sống, giúp việc trong khu người mắc bệnh phong Chanar một thời gian và làm việc trong đội xây dựng xa lộ quốc gia, rồi đội thuyền buôn của Argentina.Tháng 10 năm 1951 anh đã hội ngộ với một người bạn thân là Alberto Granado tại Córdoba. Anh đã đề nghị hai người cùng thực hiện chuyến đi Bắc Mỹ.
Hành trình xuyên châu Mỹ Latinh
Alberto đã đồng ý, và không lâu sau đó, ngày 29 tháng 12 năm 1951 hai người đã lên đường, bắt đầu chuyến hành trình đến các nước châu Mỹ Latinh khác bằng chiếc xe mô-tô La Poderosa II 500 phân khối của Alberto. Họ đã đi qua hầu hết các nước trong vùng. Hai tháng sau ngày khởi hành, họ tới Chile, tại đó chiếc xe máy bị hỏng và phải bỏ lại giữa chừng. Hai người vẫn tiếp tục đi qua Chile, Bolivia và Peru.Tại Peru, hai người đã tới thăm khu người mắc bệnh phong Sanpablo. Sau đó họ lại xuôi theo dòng sông Amazon đến Colombia và Venezuela trên chiếc bè có tên là Mambo Tanga. Tại Venuzuela hai người chia tay nhau, Alberto ở lại, nhận việc chăm sóc bệnh nhân phong còn Che quay trở lại Argentina để hoàn tất chương trình học đại học.
Trong Nhật ký du hành của mình, Che đã cho thấy sự thay đổi trong con người anh là rất lớn. Cuộc hành trình đã hình thành trong anh lòng thương cảm những con người nghèo hèn và tinh thần chống đế quốc mãnh liệt.
Tiếp tục lên đường
Hoàn thành chương trình học không mấy khó khăn, ngày 16 tháng 6 năm 1953 tốt nghiệp bác sĩ, anh lại tiếp tục cuộc hành trình trở lại châu Mỹ Latinh cùng với Carlos Calica Ferre, một người bạn thân từ nhỏ ở Córdoba.Chuyến đi bắt đầu ngày 7 tháng 7 năm 1953, hai người đi xe lửa tới Bolivia, họ tới thủ đô Lapaz vào ngày 24 cùng tháng. Lúc này tình hình chính trị ở quốc gia này rất căng thẳng. Vài tháng sau, hai người lại đi chu du khắp Peru, Ecuador, rồi Costa Rica, sau đó ở lại Guatemala trong khoảng 9 tháng. Tại đây, Che đã gặp Hilda Gadea, một phụ nữ Peru lưu vong, người sau này đã trở thành vợ. Cô đã giới thiệu hai người với những người Cuba trong phong trào 26 tháng 7, đang sống lưu vong tại đây, trong số đó có Nico Lopez, người mà về sau đã đặt cho anh biệt danh Che.
Sau một thời gian làm việc tại bệnh viện, anh lại lên đường dến Mexico, tại đây, anh đã được giới thiệu với Fidel Castro Ruz (tháng 7 năm 1955) và không lâu sau lần gặp gỡ đó, anh đã tự nguyện tham gia vào nhóm viễn chinh của những người Cuba.
Chiến đấu
Tháng 4 năm 1956, anh bắt đầu được huấn luyện quân sự cùng với những người Cuba khác và là một trong những học viên xuất sắc nhất.Hai tháng sau, ngày 24 tháng 6, Che và Fidel cùng những người Cuba lưu vong khác đã bị chính quyền Mexico bắt giữ và giam tại nhà tù Miguel Schultz. Ngày 31 tháng 7 họ ra tù và lại tiếp tục khóa huấn luyện.
Ngày 25 tháng 11 năm 1956 cùng với 82 người khác vượt biển trở về Cuba trên con tàu Granma (là từ viết tắt của Grand Mother—bà) với tư cách là một thành viên trong Tổng tham mưu của quân du kích. Ngày 2 tháng 12 họ đã bí mật đổ bộ lên hòn đảo Cuba.
Chiến tranh du kích
Sau khi đổ bộ vào đảo quốc Cuba, quân du kích đã sử dụng nghệ thuật chiến tranh du kích, phát động nhiều cuộc chiến như: trận Algeria del Pio (21 thành viên bị tử trận) chiếm giữ được trại La Plata, trận Arroyo del Infierno, El Uvero... Nhờ sử dụng chiến tranh du kích nên chỉ với lực lượng ít nhưng họ vẫn giành nhiều chiến thắng quan trọng như vào tháng 6 năm 1958, 320 quân cách mạng đã phải chống lại 1 vạn quân chính quy của chế độ Batista. Cuộc chiến kết thúc, chính quyền vẫn không tiêu diệt được quân cách mạng mà còn bị tổn thất 1.000 quân và 400 quân khác thì bị quân cách mạng bắt làm tù binh.[cần dẫn nguồn]Ngày 21 tháng 7 năm 1957, Che được Fidel Castro thăng hàm Thiếu tá trước cả Raul Castro và Juan Almeida và giao trách nhiệm thành lập Đội quân số 4 của quân nổi dậy. Chỉ một tháng sau đó, Che đã lãnh đạo quân của mình chiến thắng tại trận El Hombrito (ngày 30 tháng 8).
Trận đánh quyết định
Tháng 8 năm 1958 Che Guevara và Camilo Cienfuesgos lãnh đạo các đội quân của mình bắt đầu phát động "cuộc xâm chiếm" từ phía tây đảo quốc. Họ đã hành quân chặng đường 554 km trong 47 ngày với quân dụng nghèo nàn, chủ yếu là đi bộ. Theo một hiệp ước sau đó, giữa các lực lượng, Che thống nhất chỉ huy các nhóm quân chống chế độ Batista. Quân nổi dậy bắt đầu tấn công vào Santa Clara, trung tâm kinh tế, đầu mối giao thông quan trọng. Ngày 31 tháng 8 năm 1958 quân nổi dậy chiếm được Santa Clara làm cho chế độ Batista nhanh chóng đi vào chỗ diệt vong. Batista phải chạy trốn ra nước ngoài, bắt đầu cuộc sống lưu vong.Ngày 4 tháng 1 năm 1959 Che cùng với những chỉ huy quân nổi dậy khác tiến vào La La Habana trên vị thế của những người chiến thắng.
Tham gia chính quyền
Sau những đóng góp vĩ đại của mình cho đảo quốc này, Che được trao quyền công dân Cuba và quyết định này được nhân dân Cuba hết sức ủng hộ[cần dẫn nguồn].Chính quyền mới của quân cách mạng được thành lập, Che là một trong bộ ba lãnh đạo gồm (Che, Fidel Castro và Raul Castro) của đất nước này. Ngày 8 tháng 10 năm 1959 Che được bổ nhiệm giữ chức Trưởng ban Nông nghiệp của Viện Cải cách ruộng đất quốc gia. Với cương vị này, Che đã ra quyết định tịch thu toàn bộ ruộng đất tư hữu. Ngày 26 tháng 11 được bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch Ngân hàng quốc gia.
Chức vụ đầu tiên, trước khi lên làm Chủ tịch Ngân hàng quốc gia Cuba của Che, sau khi quân Fidel giải phóng đất nước năm 1959, chính là chức vụ chỉ huy đội hành quyết tại nhà tù La Habana. Trong sáu tháng giữ chức, Che đã theo lệnh từ Castro và cho tử hình khoảng 180 tù nhân thân Batista. Bản thân ông cũng xử tử vài người, trong một trang nhật ký, ông kể lại cảnh đã bắn chết một người tên là Eutimio Guerra.[2]
Tháng 4 năm 1960 Che kiêm nhiệm thêm chức chỉ huy Ban huấn luyện lực lượng vũ trang cách mạng. Tháng 2 năm 1961 được bầu làm Bộ trưởng Bộ Công nghiệp, Che đã ra quyết định đặt hàng trăm công ty quốc doanh dưới quyền kiểm soát của Trung ương.
Thời gian này xảy ra nhiều sự kiện ảnh hưởng tới Cuba như sự kiện Vịnh con Heo, Hoa Kỳ cấm vận, khủng hoảng tên lửa, khủng hoảng ngoại giao... mà Che đã đối phải. Qua cuộc khủng hoảng tên lửa Guevara càng tin tưởng là hai siêu cường thế giới (Hoa Kỳ và Liên Xô) đã dùng Cuba như là con cờ trong chiến lược toàn cầu của họ. Sau đó ông lên án Liên Xô hầu như thường trực như ông đã làm đối với Hoa Kỳ.[3]
Tiếp tục chiến đấu
Tháng 3 năm 1963, đang giữ cương vị một nhà lãnh đạo quan trọng trong bộ máy nhà nước Cuba, Che quyết định từ nhiệm mọi cương vị kể cả quyền công dân Cuba để lên đường thực hiện mong muốn tiếp tục được cống hiến cho sự nghiệp tranh đấu giành tự do của các dân tộc bị áp bức.Quyết định ra đi được đưa ra vào đúng lúc con đường công danh đang rộng mở đối với Che khiến dư luận không khỏi hồ nghi có những khuất tất. Đã không ít ý kiến cho rằng: đằng sau sự ra đi đó có sự ép buộc khiên cưỡng của 2 anh em nhà Castro... Tuy nhiên, trong bức thư gửi Chủ tịch Fidel mà sau được chính Fidel đọc trong buổi lễ thành lập Đảng Cộng sản Cuba, Che đã nói rõ việc ông thôi giữ cương vị lãnh đạo là hoàn toàn tự nguyện, thể theo tiếng gọi của trái tim yêu tự do, khao khát hòa bình và cống hiến cho sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp giải phóng loài người khỏi áp bức và bất công[cần dẫn nguồn].
Đầu tháng 4 năm 1963, Che cùng một số người khác rời Cuba đi Congo. Tại đây, sau những dự định không thành, họ đã rút đi (tháng 11 năm 1965). Tháng 3 năm 1966 Che đến Praha (Tiệp Khắc), rồi bí mật trở về Cuba (tháng 7 năm 1966) lên kế hoạch cho chiến dịch Bolivia.
Đầu tháng 11 năm 1967 Che và một số chiến hữu dùng thông hành giả mạo đến La Paz (thủ đô của Bolivia). Từ La Paz họ bí mật vào rừng thành lập một nhóm du kích quân, với mục đích tạo nên một hạt nhân đấu tranh thí điểm nhằm giải phóng cả châu Mỹ Latinh. Sau 11 tháng chiến dịch - từng chi tiết hoạt động được Che ghi lại trong nhật ký mà sau này được phổ biến rộng rãi với tên "Nhật ký của Che Guevara tại Bolivia" - dần dần tổ chức của ông bị bại lộ và cuối cùng thất bại.
Với chiến thuật phục kích tổ chức của Che đã giành thắng lợi một số trận nhỏ. Nhưng do có phần tử nội phản, căn cứ và hoạt động của tổ chức bị phát hiện. Tránh sự truy quét của kẻ địch, tổ chức quyết định chuyển căn cứ. Tổ chức của ông bị cô lập. Mọi người bị thiếu lương thực trầm trọng và bệnh tật. Chính ông bị cơn suyển là căn bệnh cố hữu hành hạ mỗi lúc một nguy ngập vì thiếu thuốc men. Cả nhóm phải giết ngựa, lừa là phương tiện tải quân trong rừng, để ăn. Các đồng chí thân cận bên ông dần dần bị tử trận. Cuối cùng, ông bị bắt ngày 7 tháng 10 năm 1967 trong tình trạng bị thương ở chân, sau một cuộc giao tranh trong lúc ông và các chiến hữu đang tìm đường thoát ra khỏi rừng ở vùng Quebrada del Yuro. Ông thậm chí không thể tự sát: khẩu carbine của ông đã bị một loạt đạn pháo bắn nát. Ông bị giam giữ suốt đêm tại ngôi trường trong làng. Trong tình trạng tuyệt vọng, Che vẫn giữ vững niềm tin về tính đúng đắn của sự nghiệp mà ông theo đuổi.[4] Ông bị hành quyết sau đó theo chỉ thị của CIA.
Câu nói nổi tiếng của ông trước khi bị bắn là: "Hỡi tên hèn nhát, cứ bắn tao đi! Cùng lắm mày chỉ giết chết một mạng người thôi!" Ông thản nhiên đứng đậy nhìn kẻ địch bằng ánh mắt sắc lạnh kiên dũng[cần dẫn nguồn]. Nhưng theo Felix Rodriguez, một trong các điệp viên CIA ở Bolivia đã phát hiện căn cứ của quân du kích và ra mệnh lệnh tử hình các chiến sĩ cách mạng, thì Che Guevara, lúc đó đã bị thương và áo quần rách nát, đã nói: "Đừng bắn, tôi là Che Guevara và có giá trị với các ông khi còn sống hơn là đã chết"[5]. Để làm cho các vết thương do đạn có vẻ khớp với câu chuyện chính thức công bố, Felix Rodriguez đã lệnh cho người xạ thủ ngắm bắn cẩn thận để các vết thương này trông giống như thể Che đã bị giết trong một cuộc chạm súng với quân đội Bolivia, và như vậy sẽ giúp che giấu vụ ám sát bí mật. Sau đó họ còn chặt đi một bàn tay của Che[6].
Chính quyền Barrientos chôn giấu xác ông, và mãi đến ba mươi năm sau, vào ngày 17 tháng 10 năm 1997, hài cốt ông cùng bảy người khác tại một ngôi mộ tập thể không được đánh dấu mới được khai quật và tìm thấy, mang về Cuba và mai táng tại Santa Clara, nơi ông đã lập chiến công lớn ở đó, quyết định sự thành công của Cách mạng Cuba.
Nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của chiến dịch Bolivia chính bởi:
- Tổ chức của Che chưa được nhân dân Bolivia lúc đó tin tưởng ủng hộ; chính quyền Cuba hậu thuẫn triệt để; chưa thực sự liên kết được các cuộc đấu tranh
- Lực lượng yếu, trang bị thô sơ, chưa có chiến lược và sách lược đúng đắn phù hợp, trong khi kẻ thù mạnh - lớn
- Thời cơ chưa chín muồi để cách mạng diễn ra rộng khắp và thành công.
Những cuộc hôn nhân
Cuộc hôn nhân đầu tiên của Che là với Hilda Gadea. Hôn lễ được tổ chức ngày 18 tháng 8 năm 1955, lúc đó Hilda đang mang thai. Ngày 15 tháng 2 năm 1956 đứa con đầu lòng chào đời, được đặt tên là Hilda Beatriz. Cuộc hôn nhân tồn tại chưa đến 4 năm, tháng 1 năm 1959 hai người ly hôn.Tháng 6 năm 1959, Che kết hôn cùng Aleida March, một chiến sĩ cách mạng cùng hoạt động ở Cuba.
Huyền thoại
Những câu nói về Che
- "Ông là thành viên hấp dẫn nhất trong bộ ba lãnh đạo. Ông có nụ cười ngọt ngào, buồn buồn làm những người phụ nữ phải nghẹt thở. Che đang lèo lái con tàu Cuba bằng một đầu óc tính toán lạ lùng, bằng tài năng hiếm có, bằng trí thông minh xuất chúng và bằng óc khôi hài thú vị." - Tạp chí Time, ngày 8 tháng 8 năm 1960
- "Đó là một con người chân chính, một người bạn tuyệt vời và là người mà ngay cả kẻ thù cũng phải kính nể." - Fidel Castro
- "Nếu phải diễn tả hình ảnh tương lai của thế hệ con cháu mà chúng ta muốn chúng trở thành, chúng ta sẽ nói rằng: Hãy giống như Che. Nếu phải bày tỏ lòng mong ước con cháu mình sẽ được giáo dục như thế nào, chúng ta sẽ nói không chút ngần ngại rằng: Chúng ta muốn chúng được giáo dục theo tinh thần của Che." - Fidel Castro, trong buổi lễ tưởng niệm Che, ngày 18 tháng 10 năm 1967.
- "Hình ảnh của Che có thể bị lãng quên, bị đem ra mua bán hay được mọi người sùng bái nhưng nó sẽ tạo nên một bộ phận trong hệ thống đấu tranh cách mạng trên toàn thế giới và bất cứ lúc nào nó cũng có thể khôi phục lại ý nghĩa nguyên thủy của mình." - Edmundo Desnoes.
- "Là con người hoàn thiện nhất trong thời đại chúng ta." - Jean Paul Sartre.
- "Che gợi nhắc chúng ta nhớ đến những điều đã được biết từ thời Spartacus nhưng đã có lúc bị bỏ quên: trong cuộc chiến chống lại sự bất công, nhân loại có thể tìm thấy một bậc thang để nâng cuộc chiến đấu này lên một tầm mức cao hơn, làm cho chúng tốt đẹp hơn, và thay đổi nó thành điều gì đó nhân bản hơn." - Marcos.
- "Sống chiến đấu là định mệnh của cuộc sống dành cho El Che." - Shangzie
- "Đối với những con người không bao giờ theo bước Che, bị chìm đắm trong thế giới đầy hoài nghi yếm thế, sự tự tư tự lợi và nền công nghiệp tiêu thụ điên cuồng này, còn có gì hấp dẫn hơn thái độ khinh bạc của Che đối với những tiện nghi vật chất và những ham muôn tấm thường. Có thể nói rằng, đó là phẩm chất riêng biệt độc đáo của Che và không thể có bản sao thứ hai của anh trong thế giới này, đây là điều khiến anh trở nên cực kỳ quyến rũ." - Ariel Dorfman[9]
Sản phẩm của tinh thần Quốc tế
Chính trí thức thiên tả ở Pháp, kể cả Jean-Paul Sartre và Simone de Beauvoir, đã ngưỡng mộ Che và góp phần đưa Che thành một huyền thoại, một biểu tượng toàn cầu[2] với phong cách lãng mạn cách mạng tuyệt vời. Che được ngợi ca như một người đã thoát ra khỏi mọi tư tưởng đố kỵ, mọi ràng buộc giai cấp, dân tộc nhỏ nhen, và là người tiên phong cho lý tưởng đấu tranh cho sự tiến bộ của toàn nhân loại[7].Danh sách tác phẩm
- A New Society: Reflections for Today's World, Ocean Press, 1996, ISBN 1-875284-06-0
- Back on the Road: A Journey Through Latin America, Grove Press, 2002, ISBN 0-8021-3942-6
- Che Guevara, Cuba, and the Road to Socialism, Pathfinder Press, 1991, ISBN 0-87348-643-9
- Che Guevara on Global Justice, Ocean Press (AU), 2002, ISBN 1-876175-45-1
- Che Guevara: Radical Writings on Guerrilla Warfare, Politics and Revolution, Filiquarian Publishing, 2006, ISBN 1-59986-999-3
- Che Guevara Reader: Writings on Politics & Revolution, Ocean Press, 2003, ISBN 1-876175-69-9
- Che Guevara Speaks: Selected Speeches and Writings, Pathfinder Press (NY), 1980, ISBN 0-87348-602-1
- Che Guevara Talks to Young People, Pathfinder, 2000, ISBN 0-87348-911-X
- Che: The Diaries of Ernesto Che Guevara, Ocean Press (AU), 2008, ISBN 1-920888-93-4
- Colonialism is Doomed, Ministry of External Relations: Republic of Cuba, 1964, ASIN B0010AAN1K
- Critical Notes on Political Economy: A Revolutionary Humanist Approach to Marxist Economics Ocean Press, 2008, ISBN 1-876175-55-9
- Episodes of the Cuban Revolutionary War, 1956–58, Pathfinder Press (NY), 1996, ISBN 0-87348-824-5
- Guerrilla Warfare: Authorized Edition Ocean Press, 2006, ISBN 1-920888-28-4
- Latin America: Awakening of a Continent, Ocean Press, 2005, ISBN 1-876175-73-7
- Marx & Engels: An Introduction, Ocean Press, 2007, ISBN 1-920888-92-6
- Our America And Theirs: Kennedy And The Alliance For Progress, Ocean Press, 2006, ISBN 1-876175-81-8
- Reminiscences of the Cuban Revolutionary War: Authorized Edition Ocean Press, 2005, ISBN 1-920888-33-0
- Self Portrait Che Guevara, Ocean Press (AU), 2004, ISBN 1-876175-82-6
- Socialism and Man in Cuba, Pathfinder Press (NY), 1989, ISBN 0-87348-577-7
- The African Dream: The diaries of the Revolutionary War in the Congo Grove Press, 2001, ISBN 0-8021-3834-9
- The Argentine, Ocean Press (AU), 2008, ISBN 1-920888-93-4
- The Bolivian Diary of Ernesto Che Guevara Pathfinder Press, 1994, ISBN 0-87348-766-4
- The Diary of Che Guevara: The Secret Papers of a Revolutionary, Amereon Ltd, ISBN 0-89190-224-4
- The Great Debate on Political Economy, Ocean Press, 2006, ISBN 1-876175-54-0
- The Motorcycle Diaries: A Journey Around South America, London: Verso, 1996, ISBN 1-85702-399-4
- The Secret Papers of a Revolutionary: The Diary of Che Guevara, American Reprint Co, 1975, ASIN B0007GW08W
- To Speak the Truth: Why Washington's "Cold War" Against Cuba Doesn't End, Pathfinder, 1993, ISBN 0-87348-633-1
Chú thích
- ^ Casey 2009, p. 128.
- ^ Kellner 1989, p. 73.
- ^ “Che Guevara: người tìm kiếm mạo hiểm và làm nên lịch sử”. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2012.
- ^ Nhân viên CIA kể lại vụ giết Che Guevara
- ^ "CIA man recounts Che Guevara's death", BBC News, 8 tháng 10 năm 2007, http://news.bbc.co.uk/2/hi/americas/7027619.stm
- ^ a ă Ariel Dorfman, Che Guevara bất tử, bài trên tạp chí Time 100, Tuổi trẻ dịch lại
- ^ Trần Võ, Hành trình đi tìm người anh hùng Che Guevara, báo Công an nhân dân
- ^ http://vietbao.vn/The-gioi/Che-Guevara-Anh-hung-va-huyen-thoai/30202176/159/
Tham khảo
- Alekseev, Aleksandr (tháng 10 năm 1984). "Cuba después del triunfo de la revolución" ("Cuba after the triumph of the revolution"). Moscow: America Latina.
- Almudevar, Lola (9 tháng 10 năm 2007). "Bolivia marks capture, execution of 'Che' Guevara 40 years ago". San Francisco Chronicle.
- Anderson, Jon Lee (1997). Che Guevara: A Revolutionary Life. New York: Grove Press. ISBN 0-8021-1600-0.
- Bamford, James (2002). Body of Secrets: Anatomy of the Ultra-Secret National Security Agency (Reprint edition). New York: Anchor Books. ISBN 0-385-49908-6.
- BBC News (17 tháng 1 năm 2001). "Profile: Laurent Kabila". Truy cập 10 tháng 4 năm 2008.
- BBC News (26 tháng 5 năm 2001). Che Guevara photographer dies. Truy cập 4 tháng 1 năm 2006.
- BBC News (9 tháng 10 năm 2007). "Cuba pays tribute to Che Guevara". BBC News, International version.
- Beaubien, Jason (2009). Cuba Marks 50 Years Since 'Triumphant Revolution'. NPR: All Things Considered, Audio Report.
- Ben Bella, Ahmed (tháng 10 năm 1997). "Che as I knew him". Le Monde diplomatique. mondediplo.com. Truy cập 28 tháng 2 năm 2008.
- Bockman, USMC Major Larry James (1 tháng 4 năm 1984). The Spirit of Moncada: Fidel Castro's Rise to Power 1953-1959. United States: Marine Corps Command and Staff College.
- Casey, Michael (2009). Che's Afterlife: The Legacy of an Image. Vintage. ISBN 0307279308.
- Castañeda, Jorge G (1998). Che Guevara: Compañero. New York: Random House. ISBN 0-679-75940-9.
- Castro, Fidel (editors Bonachea, Rolando E. and Nelson P. Valdés; 1972). Revolutionary Struggle 1947–1958. Cambridge, Massachusetts and London: MIT Press. ISBN 0-262-02065-3.
- Crompton, Samuel (2009). Che Guevara: The Making of a Revolutionary. Gareth Stevens. ISBN 143390053X.
- Cuban Information Archives. "La Coubre explodes in Havana 1960". Truy cập 26 tháng 2 năm 2006; pictures can be seen at Cuban site fotospl.com.
- DePalma, Anthony (2006). The Man Who Invented Fidel: Castro, Cuba, and Herbert L. Matthews of the New York Times. New York: Public Affairs. ISBN 1-58648-332-3.
- Dorfman, Ariel (14 tháng 6 năm 1999). Time 100: Che Guevara. Time Inc.
- Dorschner, John and Roberto Fabricio (1980). The Winds of December: The Cuban Revolution of 1958. New York: Coward, McCann & Geoghegen. ISBN 0-698-10993-7.
- Dumur, Jean (interviewer) (1964). L'interview de Che Guevara (Video clip; 9:43).
- Gálvez, William (1999). Che in Africa: Che Guevara's Congo Diary. Melbourne: Ocean Press, 1999. ISBN 1-876175-08-7.
- Gómez Treto, Raúl (Spring 1991). "Thirty Years of Cuban Revolutionary Penal Law". Latin American Perspectives 18(2), Cuban Views on the Revolution. 114-125.
- Gott, Richard (2004). Cuba: A New History. Yale University Press. ISBN 0300104111.
- Gott, Richard (11 tháng 8 năm 2005). "Bolivia on the Day of the Death of Che Guevara". Le Monde diplomatique. Truy cập 26 tháng 2 năm 2006.
- Grant, Will (8 tháng 10 năm 2007). "CIA man recounts Che Guevara's death". BBC News. Truy cập 29 tháng 2 năm 2008.
- Guevara, Ernesto "Che" (1995). Motorcycle Diaries. London: Verso Books.
- Guevara, Ernesto "Che" (editor Waters, Mary Alice) (1996). Episodes of the Cuban Revolutionary War 1956–1958. New York: Pathfinder. ISBN 0-87348-824-5.
- Guevara, Ernesto "Che" (1965). "Che Guevara's Farewell Letter".
- Guevara, Ernesto "Che" (1967a). "English Translation of Complete Text of his Message to the Tricontinental"
- Guevara, Ernesto "Che" (1967b). "Diario (Bolivia)". Written 1966–1967.
- Guevara, Ernesto "Che" (editors Bonachea, Rolando E. and Nelson P. Valdés; 1969). Che: Selected Works of Ernesto Guevara, Cambridge, Massachusetts: MIT Press. ISBN 0-262-52016-8
- Guevara, Ernesto (2009). Che: The Diaries of Ernesto Che Guevara. Ocean Press. ISBN 1920888934.
- Guevara, Ernesto "Che" (1972). Pasajes de la guerra revolucionaria.
- Guevara, Ernesto "Che" (translated from the Spanish by Patrick Camiller; 2000). The African Dream. New York: Grove Publishers. ISBN 0-8021-3834-9.
- Guevara, Ernesto "Che" (2005). "Socialism and man in Cuba" (First published 12 tháng 3 năm 1965 as "From Algiers, for Marcha. The Cuban Revolution Today"). Che Guevara Reader. (1997). Ocean Press. ISBN 1-875284-93-1
- Guevara Lynch, Ernesto (2000). Aquí va un soldado de América. Barcelona: Plaza y Janés Editores, S.A. ISBN 84-01-01327-5.
- Hall, Kevin (2004). "In Bolivia, Push for Che Tourism Follows Locals' Reverence". Common Dreams. commondreams.org. Truy cập 15 tháng 11 năm 2008.
- Haney, Rich (2005). Celia Sánchez: The Legend of Cuba's Revolutionary Heart. New York: Algora Pub. ISBN 0-87586-395-7.
- Hari, Johann (6 tháng 10 năm 2007). "Johann Hari: Should Che be an icon? No". The Independent.
- Hart, Joseph (2004). Che: The Life, Death, and Afterlife of a Revolutionary. New York: Thunder's Mouth Press. ISBN 1-56025-519-6.
- Ramonez, Ignacio (2007). Translated by Andrew Hurley. Fidel Castro: My Life London: Penguin Books. ISBN 978-0-14-102626-8
- Ireland's Own (12 tháng 8 năm 2000). From Cuba to Congo, Dream to Disaster for Che Guevara. Truy cập 11 tháng 1 năm 2006.
- Kellner, Douglas (1989). Ernesto "Che" Guevara (World Leaders Past & Present). Chelsea House Publishers (Library Binding edition). tr. 112. ISBN 1555468357.
- Kornbluh, Peter (1997). Electronic Briefing Book No. 5. National Security Archive. Truy cập 25 tháng 3 năm 2007.
- Lacey, Mark (26 tháng 10 năm 2007). "Lone Bidder Buys Strands of Che's Hair at U.S. Auction". New York Times.
- Lacey, Mark (9 tháng 10 năm 2007). "A Revolutionary Icon, and Now, a Bikini". The New York Times.
- Lago, Armando M (tháng 9 năm 2005). "216 Documented Victims of Che Guevara in Cuba: 1957 to 1959PDF (24.8 KB)". Cuba: the Human Cost of Social Revolution. (Manuscript pending publication.) Summit, New Jersey: Free Society Project.
- Lavretsky, Iosif (1976). Ernesto Che Guevara. translated by A. B. Eklof. Moscow: Progress. tr. 5. OCLC 22746662. ASIN B000B9V7AW.
- Luther, Eric (2001). Che Guevara (Critical Lives). Penguin Group (USA). tr. 276. ISBN 002864199X.
- McLaren, Peter (2000). Che Guevara, Paulo Freire, and the Pedagogy of Revolution. Rowman & Littlefield. ISBN 0847695336.
- Mittleman, James H (1981). Underdevelopment and the Transition to Socialism – Mozambique and Tanzania. New York: Academic Press. ISBN 0-12-500660-8
- Moynihan, Michael. "Neutering Sartre at Dagens Nyheter". Stockholm Spectator. Truy cập 26 tháng 2 năm 2006.
- Murray, Edmundo (November-tháng 12 năm 2005). "Guevara, Ernesto [Che] (1928–1967)". Irish Migration Studies in Latin America (www.irlandeses.org).
- Che Guevara, by Frank Niess, Haus Publishers Ltd, 2007, ISBN 1-904341-99-3.
- Niwata, Manabu, Mainichi correspondent (14 tháng 10 năm 2007). Aide reveals Che Guevara's secret trip to Hiroshima. HDR Japan.
- O'Hagan, Sean (11 tháng 7 năm 2004). "Just a pretty face?". The Guardian. Truy cập 25 tháng 10 năm 2006.
- Radio Cadena Agramonte, "Ataque al cuartel del Bayamo". Truy cập 25 tháng 2 năm 2006.
- Ramírez, Dariel Alarcón (1997). Le Che en Bolivie. Paris: Éditions du Rocher. ISBN 2-268-02437-7.
- Ramonez, Ignacio (2007). Translated by Andrew Hurley. Fidel Castro: My Life London: Penguin Books. ISBN 978-0-14-102626-8
- Ratner, Michael (1997). Che Guevara and the FBI: The U.S. Political Police Dossier on the Latin American Revolutionary. Ocean Press. ISBN 1875284761.
- Rodriguez, Félix I. and John Weisman (1989). Shadow Warrior/the CIA Hero of a Hundred Unknown Battles. New York: Simon & Schuster. ISBN 0-671-66721-1.
- Ryan, Henry Butterfield (1998). The Fall of Che Guevara: A Story of Soldiers, Spies, and Diplomats. New York: Oxford University Press. ISBN 0-19-511879-0.
- Sandison, David (1996). The Life & Times of Che Guevara. Paragon. ISBN 0752517767.
- Schipani, Andres (23 tháng 9 năm 2007). "The Final Triumph of Saint Che". The Observer. (Reporting from La Higuera.)
- Selvage, Major Donald R. – USMC (1 tháng 4 năm 1985). Che Guevara in Bolivia. Globalsecurity.org. Truy cập 5 tháng 1 năm 2006.
- Sinclair, Andrew (1968 / re-released in 2006). Viva Che!: The Strange Death and Life of Che Guevara. Sutton publishing. ISBN 0750943106.
- Snow, Anita (8 tháng 10 năm 2007). "Castro Pays Homage to Che Guevara". ABC News.
- Taibo II, Paco Ignacio (1999). Guevara, Also Known as Che. St Martin's Griffin. 2nd edition. tr. 691. ISBN 312206526 Kiểm tra giá trị
|isbn=
(trợ giúp). - Time Magazine (12 tháng 10 năm 1970). "Che: A Myth Embalmed in a Matrix of Ignorance".
- Time Magazine cover story (8 tháng 8 năm 1960). "Castro's Brain".
- U.S. Army (28 tháng 4 năm 1967). Memorandum of Understanding Concerning the Activation, Organization and Training of the 2d Ranger Battalion – Bolivian Army. Truy cập 19 tháng 6 năm 2006.
- U.S. Department of State. Foreign Relations, Guatemala, 1952–1954. Office of Electronic Information, Bureau of Public Affairs. Truy cập 29 tháng 2 năm 2008.
- Vargas Llosa, Alvaro (11 tháng 7 năm 2005). "The Killing Machine: Che Guevara, from Communist Firebrand to Capitalist Brand". The Independent Institute. Truy cập 10 tháng 11 năm 2006.
- "World Combined Sources" (2 tháng 10 năm 2004). "Che Guevara remains a hero to Cubans". People's Weekly World.
- Wright, Thomas C. (2000 Revised edition). Latin America in the Era of the Cuban Revolution. Praeger. ISBN 0275967069.
Liên kết ngoài
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Che Guevara |
- Che, Guía y Ejemplo: Photos, Songs(mp3) và Videos
- Nhớ Che Guevara trên báo Công an Nhân dân
- Hành trình đi tìm người anh hùng Che Guevara (kỳ 1)
- Hành trình đi tìm người anh hùng Che Guevara (kỳ 2)
- Che Guevara và Việt Nam
- Website về Che Guevara ở Việt Nam
- CHE GUEVARA - Ariel Dorfman(Bản dịch của http://che-vietnam.com)
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và phương tiện truyền tải về Che Guevara |
Video yêu thích
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
Trở về trang chính
hoangkim vietnam, hoangkim, hoangkimvietnam, Hoàng Kim, Ngọc Phương Nam, Chào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, VietnamAfricaCassavaRice, Khát khao xanh, Dayvahoc, Học mỗi ngày, Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống, Thơ cho con
No comments:
Post a Comment