CNM365 Chào ngày mới 19 tháng 10. Wikipedia Ngày này năm xưa. Ngày Mẹ Têrêsa tại Albania. Năm 202 TCN – Scipio Africanus chỉ huy quân La Mã đánh bại Hannibal và quân Carthago trong trận Zama, kết thúc Chiến tranh Punic lần thứ hai. Năm 1469 – Fernando II của Aragon cử hành hôn lễ với Isabella I của Castilla (hình), cuộc hôn nhân này cho phép Aragon và Castilla thống nhất thành một quốc gia đơn nhất là Tây Ban Nha. Năm 1935 – Phương diện quân số 1 và Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đến miền bắc tỉnh Thiểm Tây trong Trường chinh. Năm 1974 – Niue trở thành một quốc gia tự trị liên kết tự do với New Zealand.
Tây Ban Nha
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Vương quốc Tây Ban Nha | |||||
---|---|---|---|---|---|
Reino de España (tiếng Tây Ban Nha) | |||||
|
|||||
Khẩu hiệu | |||||
Plus Ultra (dịch sang tiếng Việt: "Thêm và hơn thế nữa") |
|||||
Quốc ca | |||||
Marcha Real | |||||
Hành chính | |||||
Chính phủ | Quân chủ lập hiến | ||||
• Vua • Thủ tướng |
Felipe VI Mariano Rajoy Brey |
||||
Ngôn ngữ chính thức | Tiếng Tây Ban Nha (Castillan), Catalan, Basque và Galicia | ||||
Thủ đô | Madrid |
||||
Thành phố lớn nhất | Madrid | ||||
Địa lý | |||||
Diện tích | 504.782 km² (hạng 50) | ||||
Diện tích nước | 1,04% % | ||||
Múi giờ | CET² (UTC+1); mùa hè: CEST (UTC+2) | ||||
Lịch sử | |||||
Độc lập
|
|||||
Ngày 12 tháng 10, 1492 | Tuyên bố | ||||
1714 | Thống nhất | ||||
Dân cư | |||||
Dân số ước lượng (2012) | 47.042.984 [1] người (hạng 27) | ||||
Dân số (2001) | 40.847.371 người | ||||
Mật độ | 89,4 người/km² (hạng 84) | ||||
Kinh tế | |||||
GDP (PPP) (2005) | Tổng số: 1.026.340 triệu Mỹ kim | ||||
HDI | 0,938 cao | ||||
Đơn vị tiền tệ | euro (€)¹ (EUR ) |
||||
Thông tin khác | |||||
Tên miền Internet | .es | ||||
¹ Trước năm 2002 là đồng peseta. ² Quần đảo Canary thuộc về múi giờ GMT (UTC và UTC+1 mùa hè). |
Lãnh thổ Tây Ban Nha cũng bao gồm quần đảo Balearic thuộc Địa Trung Hải, quần đảo Canary ngoài khơi châu Phi thuộc Đại Tây Dương và hai thành phố tự trị ở Bắc Phi, Ceuta và Melilla, giáp với Maroc. Với diện tích 504.030 km², Tây Ban Nha là nước lớn thứ hai ở Tây Âu và trong Liên minh châu Âu sau Pháp.
Lãnh thổ Tây Ban Nha có một vị trí chịu nhiều tác động từ bên ngoài từ thời tiền sử và buổi ban đầu của đất nước. Ngược lại, Tây Ban Nha cũng gây ra ảnh hưởng lên các vùng khác, chủ yếu là vào thời kỳ lịch sử hiện đại, khi Tây Ban Nha trở thành một đế quốc để lại hơn 400 triệu người nói tiếng Tây Ban Nha ngày nay, trở thành thứ tiếng mẹ đẻ phổ biến thứ hai trên thế giới.
Tây Ban Nha là một quốc gia dân chủ và quân chủ lập hiến phát triển với nền kinh tế lớn thứ 9[2] hoặc thứ 10[3] trên thế giới tính theo GDP danh nghĩa và có chỉ số phát triển con người đứng thứ 15.[4] Tây Ban Nha là thành viên của Liên hiệp quốc, Liên minh châu Âu, NATO, OECD, và WTO.
Mục lục
Tên gọi
"Tây Ban Nha" là âm Hán-Việt của "西班牙", tên dịch theo kiểu dịch âm trong tiếng Trung Quốc của tên gọi nước này. Các địa danh nước ngoài khi được dịch âm sang tiếng Trung Quốc sẽ được ghi lại bằng các chữ Hán có âm đọc tương tự hoặc tương cận. Chữ Hán dùng để dịch âm không mang nghĩa gốc của nó mà chỉ bảo lưu hình thức âm đọc và tự dạng. Trước đây trong tiếng Việt Tây Ban Nha còn được là Y Pha Nho (衣坡儒). Đây cũng là tên dịch theo kiểu dịch âm. Hiện nay tên gọi Y Pha Nho hầu như không được sử dụng nữa.Tên gọi của Tây Ban Nha trong tiếng Tây Ban Nha là España. Trước đây tên gọi chính thức của nước này là Vương quốc Tây Ban Nha (Reino de España), nhưng năm 1978 đã được Hiến pháp thay đổi để làm rõ hơn về tình hình đất nước hiện tại. Tuy nhiên, ngày nay tên gọi Vương quốc Tây Ban Nha vẫn còn được sử dụng khá phổ biến.
Có một số giả thuyết cho rằng khởi đầu của cái tên España là từ cái tên trong tiếng La Mã cổ Hispania. Trong tiếng Anh, Tây Ban Nha có tên là Spain và trong tiếng Pháp là Espagne.
Lịch sử
Thời kỳ Tiền sử và Tiền La Mã
Giống người hiện đại Cro-Magnon bắt đầu đến bán đảo Iberia qua dãy núi Pyrenees vào khoảng 35.000 năm trước. Vết tích nổi tiếng nhất về những sự định cư thời tiền sử tại đây là những bức tranh được khắc trên đá ở hang động Altamira, miền bắc Tây Ban Nha. Những bức họa này được vẽ khoảng 15.000 năm trước Công nguyên.Những người đầu tiên đến sống tại Tây Ban Nha chủ yếu là người Iberia và người Celt. Trước đó, họ sống ở quanh vùng Địa Trung Hải trong khu vực từ phía đông bắc đến phía tây nam bán đảo. Sau đó, họ đến sống tại vùng bờ biển Đại tây Dương, ở vùng phía bắc và tây bắc bán đảo Iberia. Các nền văn hóa tại đây đã hòa trộn vào nhau và bây giờ được biết đến với cái tên Celtiberian.
Người ta tin rằng nền văn hóa thành thị đầu tiên thuộc về một thành phố bán thần thoại ở miền nam Tây Ban Nha, thành phố Tartessos (có lẽ tồn tại khoảng 1100 năm trước Công nguyên). Giữa năm 500 và 300 trước Công nguyên, người Phoenici và Hy Lạp đã thực hiện những chuyến vượt biển và thành lập các thuộc địa thương mại của mình trên khắp vùng biển Địa Trung Hải, trong đó có Tây Ban Nha ngày nay. Người Carthage đã thống trị Địa Trung hải trong một thời gian ngắn trước khi bị người La Mã đánh bại trong Chiến tranh Punic.
Đế chế La Mã và sự xâm chiếm của các bộ tộc Đức
Trong chiến tranh Punic lần thứ hai, Đế chế La Mã đã sát nhập các thuộc địa thương mại của người Carthage trên biển Địa Trung Hải vào lãnh thổ của mình (từ năm 210 đến 205 trước Công nguyên). Đế chế La Mã đã cai quản toàn bộ bán đảo Iberia trong suốt 500 năm, ràng buộc vùng đất này bởi luật pháp và ngôn ngữ của La Mã. Những con đường lớn cũng được xây dựng nối bán đảo Iberia với đế chế.Người La Mã đã trùng tu lại các đô thị còn lại như Lisbon (hay còn gọi là Olissipo, nay là thủ đô của Bồ Đào Nha), Tarragona (Tarraco) và thành lập các đô thị mới như Zaragoza (Caesaraugusta), Mérida (Augusta Emerita), và Valencia (Valentia). Nền kinh tế của bán đảo đã phát triển hưng thịnh dưới sự cai trị của La Mã. các sản phẩm nông nghiệp ngày càng tăng lên cùng với việc đưa vào vận hành hệ thống tưới tiêu đồng ruộng, một trong số chúng ngày nay vẫn còn được sử dụng. Các hoàng đế Trajan, Hadrian, Marcus Aurelius và Theodosius I, cùng với triết gia nổi tiếng Seneca đều sinh ra tại Tây Ban Nha. Kitô giáo đã lan đến Tây Ban Nha vào thế kỉ 1 và trở nên phổ biến vào thế kỉ 2 tại các đô thị. Phần lớn ngôn ngữ, tôn giáo, cơ sở luật pháp của Tây Ban Nha ngày nay đều bắt nguồn từ giai đoạn này.
Các bộ tộc người còn lạc hậu đã xâm chiếm Tây Ban Nha vào thế kỉ 5, khi mà Đế chế La Mã đang trên đà sụp đổ. Người Visigoth, Suebi, Vandal and Alan đã vượt qua dãy núi Pyrenees để tiến vào Tây Ban Nha. Người Visigoth sau đó đã tiếp quản Tây Ban Nha vào năm 415. Sau khi cải đạo theo Công giáo Rôma, vương quốc Visigoth đã trở thành một triều đại lớn ở bán đảo Iberia.
Thời kỳ Hồi giáo
Dưới chế độ Hồi giáo, Kitô giáo và Do Thái giáo vẫn được công nhận, và những tín đồ của những tôn giáo này được quyền tự do thờ phụng tôn giáo của họ. Sự cải sang đạo Hồi đã dẫn đến sự phát triển vững vàng của đất nước. Những sự cải đạo rộng lớn sang Hồi giáo trong thế kỉ 10 và thế kỉ 11 đã biến Tây Ban Nha (hay thời đó gọi là Al-Andalus) thành một quốc gia mà Hồi giáo vượt trội hẳn so với Kitô giáo[5].
Cộng đồng Hồi giáo ở Tây Ban Nha đã bị chia rẽ bởi những căng thẳng trong xã hội. Người Berber vùng Bắc Phi đã có những sự xung đột với người Ả Rập đến từ vùng Trung Đông. Một lực lượng lớn người Berber đã được thành lập, đặc biệt ở thung lũng sông Guadalquivir, vùng đồng bằng ven biển rộng lớn ở Valencia và cả ở những vùng núi ở Granada.
Thành phố Córdoba, thủ đô của đế chế Hồi giáo Tây Ban Nha là thành phố rộng lớn nhất, giàu có nhất và phức tạp nhất lúc bấy giờ tại Châu Âu thời Trung Cổ. Thương mại và giao lưu văn hóa phát triển mạnh mẽ. Người Hồi giáo đã đưa vào Tây Ban Nha những nét văn hóa đặc sắc truyền thống của các vùng Trung Đông và Bắc Phi. Các học giả Hồi giáo và Do Thái đã góp phần lớn trong việc phục hồi và phát triển văn hóa của Hy Lạp cổ đại tại Tây Âu. Sự giao lưu văn hóa sâu rộng giữa người Hồi giáo và người Do Thái đã mang đến cho Tây Ban Nha một nền văn hóa vô cùng đặc sắc. Nhiều công trình kiến trúc mang phong cách Hồi giáo vẫn còn tồn tại ở nhiều nơi, tiêu biểu là cung điện Alhambra. Ở nông thôn, quyền sở hữu đất đai từ thời La Mã vẫn được công nhận, rất ít khi xảy ra chuyện tước quyền sở hữu của một ai đó. Một số phương pháp kĩ thuật được áp dụng vào sản xuất đã thúc đẩy nền nông nghiệp phát triển mạnh mẽ.
Sự sụp đổ của Đế chế Hồi giáo, thống nhất Tây Ban Nha
Sự suy yếu của Đế chế Hồi giáo Al-Andalus trong những cuộc chiến tranh với vương quốc Taifa đã tạo điều kiện cho sự mở rộng của các vương quốc Kitô giáo. Việc chiếm thành công thành phố trung tâm Toledo vào năm 1085 đã hoàn thành việc giải phóng phần lớn miền bắc Tây Ban Nha. Sau sự phục hồi vào thế kỉ 12 của vương triều Hồi giáo, những vùng đất lớn của người Hồi giáo đã rơi vào tay người Kitô giáo vào thế kỉ 13 như Córdoba năm 1236 vào Sevilla năm 1248. Và người Hồi giáo chỉ còn lại mỗi vùng đất bị bao vây Granada và có vai trò như một tiểu quốc chư hầu ở phía nam. Cũng vào thế kỉ 13, vương quốc Aragón đã mở rộng tới vùng Địa Trung Hải và vươn đến đảo Sicilia.
Năm 1469, ngai vàng của hai vương quốc Kitô giáo Aragón và Castilla đã được hợp nhất bởi lễ cưới giữa vua Fernando II của Aragon và nữ hoàng Isabella I của Castilla. Năm 1492, vương quốc hợp nhất đã chiếm đóng Granada, chấm dứt 781 năm cai trị của người Hồi giáo tại bán đảo Iberia. Cũng trong năm 1492, với sự hỗ trợ của vua Fernando và nữ hoàng Isabel, nhà thám hiểm Christopher Columbus đã vượt Đại Tây Dương và tìm ra châu Mỹ, một phát kiến địa lí quan trọng hàng đầu của lịch sử. Trong cùng năm, một lượng lớn người Do Thái đã bị trục xuất khỏi Tây Ban Nha bởi Tòa án Dị giáo Tây Ban Nha.
Vua Fernando và nữ hoàng Isabel đã củng cố vững chắc hệ thống quyền lực trung ương, đồng thời cái tên España (Tây Ban Nha) bắt đầu được dùng để chỉ vương quốc hợp nhất. Với những cải cách lớn về chính trị, pháp luật, tôn giáo và quân đội, Tây Ban Nha đã vươn lên trở thành một cường quốc trên thế giới.
Từ Thời kỳ Khai sáng cuối thế kỉ 18
Hệ thống thuộc địa ở đế chế Tây Ban Nha trải rộng khắp Trung Mỹ và Nam Mỹ, Mexico, một phần lớn miền nam Hoa Kỳ, Philippines ở Đông Á, bán đảo Iberia (trong đó có cả Bồ Đào Nha), miền nam Ý, đảo Sicilia và một số nơi ngày nay thuộc các nước Đức, Bỉ, Luxembourg và Hà Lan. Tây Ban Nha là đế quốc đầu tiên được gọi là đất mặt trời không bao giờ lặn. Thời kỳ này được gọi là Kỉ nguyên Khai phá với việc các nước châu Âu đi chiếm thuộc địa, mở ra các trung tâm buôn bán. Cùng với nguồn kim loại, hương liệu, các mặt hàng xa xỉ phẩm mang về từ thuộc địa, các nhà thám hiểm Tây Ban Nha và châu Âu đã mang về rất nhiều kiến thức, làm thay đổi cách nhìn của người châu Âu về thế giới.
Vào thế kỉ 16 và thế kỉ 17, Tây Ban Nha cũng bắt đầu đối mặt với nhiều khó khăn. Đầu thế kỉ 16, bọn cướp biển Barbary hung hãn dưới sự bảo hộ của đế chế Ottoman đã đột kích vào những vùng ven biển của Tây Ban Nha, với âm mưu lập ra các vùng đất Hồi giáo mới. Thời gian này, những cuộc chiến tranh giữa Tây Ban Nha và Pháp cũng thường nổ ra tại Ý và một vài nơi khác. Tiếp đó, phong trào cải cách tôn giáo ở châu Âu đã khiến đất nước rơi vào bãi lầy của những cuộc chiến tranh tôn giáo.
Giữa thế kỉ 17, những dấu hiệu của sự căng thẳng tại châu Âu ngày càng lộ rõ. Triều đại Habsburg ở Tây Ban Nha đã liên tiếp vướng vào những cuộc xung đột về chính trị, tôn giáo, gây ra nhiều hậu quả về kinh tế. Tây Ban Nha đã giúp đỡ Đế chế La Mã Thần thánh chống lại những người theo Đạo Tin lành. Nhưng Tây Ban Nha sau đó lại phải công nhận quyền độc lập của Bồ Đào Nha và Hà Lan, từ bỏ một số vùng đất cho Pháp. Từ năm 1640, Tây Ban Nha ngày càng suy yếu dần.
Cuộc tranh luận về quyền kế thừa ngôi báu đã nổ ra vào những năm đầu của thế kỉ 18. Cuộc chiến tranh về quyền thừa kế đã nổ ra tại Tây Ban Nha (1701-1714) với cái giá phải trả là Tây Ban Nha đã mất đi vị trí là một cường quốc ở khu vực. Vương triều Bourbon Pháp đã lên thay thế. Vị vua Bourbon đầu tiên là Felipe V đã thống nhất đất nước dưới một chính quyền tập trung, thủ tiêu rất nhiều đặc quyền đặc lợi của quý tộc địa phương. Thế kỉ 18 chứng kiến sự phục hồi dần dần và sự thịnh vượng đã quay trở lại Tây Ban Nha dưới triều đại Bourbon. Những ý tưởng của Thời kỳ Khai sáng đã phát huy tác dụng. Vào cuối thế kỉ 18, thương mại tăng trưởng nhanh chóng. Sự giúp đỡ quân sự đối với các thuộc địa Anh trong cuộc Chiến tranh giành độc lập Bắc Mỹ đã cải thiện vị thế quốc tế của Tây Ban Nha.
Thế kỉ 19
Cuối thế kỷ 18, Tây Ban Nha (cùng với Anh, Áo, đế chế Ottoman và Phổ,...) giúp đỡ Hoàng gia Bourbon mất ngôi trong Chiến tranh Cách mạng Pháp chống lại nước Cộng hòa Pháp. Nhưng sự thất bại trên chiến trường đã dẫn đến việc vua Carlos IV phải có những thỏa hiệp với nước Pháp cách mạng. Năm 1804, Đế chế thứ nhất được Hoàng đế Napoléon I của Pháp thành lập. Các cuộc chiến giữa Napoléon và Liên minh chống Pháp của Anh, Áo, Phổ,... xảy ra liên miên trong khi Tây Ban Nha bấy giờ về phe Pháp. Trong trận Trafalgar vào năm 1805, Hải quân Anh do Đô đốc Horatio Nelson thống lĩnh đập tan tác hạm đội hỗn hợp của Hải quân Tây Ban Nha và Pháp, và Đô đốc Tây Ban Nha bị thương chí mạng.[6] Sau đó, việc Tây Ban Nha rút khỏi Hệ thống Phong tỏa Lục địa đã khiến Napoléon hết sức tức giận. Ông ta đã đem quân chiếm đóng và hạ bệ vua Carlos IV của Tây Ban Nha. Người dân Tây Ban Nha phản ứng rất mãnh liệt và quyết định ủng hộ con trai vua Carlos là Fernando. Ngày 2 tháng 5 năm 1808, cuộc khởi nghĩa giành độc lập người dân thủ đô Madrid bùng nổ, chống lại quân đội Pháp chiếm đóng.Tây Ban Nha bị đặt vào vòng phong tỏa của Đế quốc Anh. Trong khi đó, các ủy ban hành chính tuyên bố ủng hộ Fernando, và họ mong có được nhiều quyền tự trị từ Madrid với một bản hiến pháp tự do. Năm 1812, Cádiz Cortes đã thành lập bản hiến pháp đầu tiên của nước Tây Ban Nha, Hiến pháp năm 1812 (còn có tên là La Pepa).
Quân đội Anh, dưới sự lãnh đạo của công tước của Wellington, đã đánh bại quân đội Pháp ở bán đảo Iberia. Cuộc chiến tranh ở bán đảo Iberia có thể coi là cuộc chiến tranh du kích đầu tiên trong lịch sử cận đại Tây Âu. Những con đường tiếp tế của quân Pháp đã bị ngăn chặn và phá hủy bởi những chiến sĩ du kích Tây Ban Nha. Quân đội Pháp chính thức bị đánh bại trong trận Vitoria năm 1813, và đến năm sau, Fernando IV đã trở thành vua của Tây Ban Nha.
Sự xâm lược của Pháp đã để lại nhiều hậu quả tai hại cho Tây Ban Nha. Nền kinh tế bị tàn phá nặng nề, các thuộc địa của Tây Ban Nha ở châu Mỹ Latinh đua nhau đòi độc lập, nước này chỉ còn lại mỗi hai thuộc địa ở châu Mỹ là Cuba và Puerto Rico.
Từ năm 1820-1823, một cuộc cách mạng đã diễn ra ở Tây Ban Nha đòi vua Fernando VII phải thực hiện bản Hiến pháp 1812, lãnh đạo bởi Rafael del Riego và được người dân ủng hộ. Trước phong trào cách mạng, nhà vua đã phải thừa nhận bản hiến pháp và một số cải cách tư sản đã được tiến hành. Đến tháng 11 năm 1823, quân Bourbon của Pháp theo lệnh của Liên minh Thần thánh tiến vào đàn áp, Riego bị xử tử.
Đến năm 1873, nền cộng hòa đầu tiên ở Tây Ban Nha được thành lập. Nhưng đến năm 1874, nền cộng hòa đã bị Giáo hội Công giáo Rôma đàn áp.
Vào cuối thế kỉ 19, những phong trào dân tộc bùng nổ ở Cuba và Philippines, gây ra những cuộc chiến tranh đòi độc lập. Hoa Kỳ đã can thiệp vào các nước này và vào năm 1898, cuộc chiến tranh Hoa Kỳ-Tây Ban Nha bùng nổ. Kết quả là Tây Ban Nha đã mất nốt những thuộc địa cuối cùng của mình là Philippines, Guam ở châu Á và Cuba, Puerto Rico ở biển Caribbean.
Đầu thế kỉ 20
Những năm đầu thế kỉ 20, tình hình Tây Ban Nha tương đối ổn định. Tây Ban Nha đã chiếm một số thuộc địa ở châu Phi như Tây Sahara, Morocco và Guinea Xích Đạo. Tuy nhiên, cuộc chiến tranh Rif nổ ra tại Morocco vào năm 1931 đã làm suy giảm ảnh hưởng của Tây Ban Nha tại các thuộc địa này. Khoảng thời gian cai trị độc tài của tướng Miguel Primo de Rivera (1923-1931) kết thúc với việc nền cộng hòa thứ hai được thành lập. Chính quyền cộng hòa đã trao quyền tự trị cho các vùng như xứ Basque, Catalonia và Galacia, đồng thời công nhận quyền bầu cử của phụ nữ.Năm 1936, cuộc nội chiến Tây Ban Nha bùng nổ giữa phe của viên tướng độc tài Francisco Franco với phe Cộng hòa. Cho đến ngày 21 tháng 3 năm 1939, Francisco Franco, (generalisimo de todos los ejercitos) chiếm được thủ đô Madrid, chính phủ Cộng hòa bị lật đổ. Franco thiết lập nền thống trị độc tài ở Tây Ban Nha và ông ta trở thành nguyên thủ của đất nước này cho đến khi mất.
Dưới thời Franco, một nền thống trị độc tài được thiết lập ở Tây Ban Nha. Chỉ có duy nhất một đảng của Franco là hợp pháp, còn tất cả các chính đảng khác đều bị thủ tiêu. Nhiều nhân sĩ tiến bộ đã bị bắt giam hoặc bị giết, nhiều người đã phải chạy sang châu Mỹ Latinh.
Năm 1956, nền thống trị của Tây Ban Nha tại Maroc đã kết thúc. Đến năm 1968, đến lượt Guinea thuộc Tây Ban Nha tuyên bố độc lập, trở thành một quốc gia với tên gọi Guinea Xích Đạo.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Tây Ban Nha về mặt chính trị và kinh tế khá tách biệt so với thế giới bên ngoài. Nước này vẫn giữ mình đứng ngoài Liên Hiệp Quốc cho đến tận năm 1955. Trong thập niên 1960, Tây Ban Nha đã đạt được sự tăng trưởng kinh tế chưa từng thấy và được gọi Phép màu Tây Ban Nha, giúp chuyển đổi nước này thành một quốc gia công nghiệp hóa hiện đại. Các chính sách tự do hóa chính trị và kinh tế trong những năm cuối cầm quyền của Franco được thực hiện khiến cho ngành du lịch hết sức phát triển, chỉ số phát triển con người được nâng cao.
Từ sau năm 1978 đến nay
Sau khi Franco qua đời, Juan Carlos trở thành vua của Tây Ban Nha và được coi là người đứng đầu quốc gia. Năm 1978, hiến pháp mới được ban hành, đưa đất nước trở lại với tiến trình dân chủ. Năm 1982, Đảng Công nhân Xã hội Tây Ban Nha (PSOE) lên nắm quyền, đại diện cho sự trở lại của lực lượng cánh tả Tây Ban Nha sau 43 năm. Trong cuộc bầu cử năm 1996, Đảng Nhân dân Tây Ban Nha (PP) đã vượt lên trong cuộc đua tranh vào quốc hội.Vào ngày 1 tháng 1 năm 2002, Tây Ban Nha đã thông qua việc sử dụng đồng tiền chung châu Âu là euro, đồng tiền chung của 13 quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu.
Chính trị
Chính quyền Tây Ban Nha
Tây Ban Nha là một quốc gia quân chủ lập hiến, với ngôi vua cha truyền con nối và quốc hội lưỡng viện. Hội đồng Bộ trưởng nắm quyền hành pháp, đứng đầu bởi Chủ tịch Chính phủ, cũng có thể coi là thủ tướng Tây Ban Nha. Người đảm nhiệm chức vị này được chọn qua cuộc tổng tuyển cử toàn quốc. Ngành lập pháp thuộc quốc hội với 350 nghị sĩ bầu lên với nhiệm kỳ 4 năm.- Quốc trưởng: Vua Juan Carlos, đăng quang ngày 22 tháng 11 năm 1975
- Chủ tịch Quốc hội (hay Thủ tướng): José Luis Rodríguez Zapatero, được bầu ngày 14 tháng 3 năm 2004
- Hội đồng Bộ trưởng: bổ nhiệm bởi thủ tướng.
Kể từ hậu bán thế kỷ 20 chính quyền Tây Ban Nha phải đối phó với lực lượng ETA, một tổ chức địa phương ly khai thành lập ở xứ Basque vào năm 1959 với mục đích chống lại Franco và giành độc lập cho xứ Basque bằng võ lực. Họ tự nhận là một tổ chức du kích trong khi Liên minh Châu Âu và Hoa Kỳ xếp ETA vào danh sách các tổ chức khủng bố. Lực lượng này bị kết án đã gây ra hơn 800 tử vong trong các hoạt động chống chính phủ.
Hiến pháp
Bản hiến pháp đầu tiên của nước Tây Ban Nha ra đời vào năm 1812. Năm 1975, sau cái chết của nhà độc tài Francisco Franco, cuộc bầu cử tự do đã được thực hiện vào năm 1977 với mục tiêu là phác thảo và soạn ra bản hiến pháp tự do. Năm 1978, hiến pháp mới được ban hành, đưa Tây Ban Nha trở lại quá trình dân chủ. Hiến pháp quyết định thay đổi tên gọi chính thức của Tây Ban Nha từ Vương quốc Tây Ban Nha sang chỉ còn là Tây Ban Nha, để làm rõ tình hình đất nước hiện tại. Tây Ban Nha có 17 vùng tự trị và 2 thành phố tự trị mới các mức độ khác nhau, mặc dù Hiến pháp không công nhận nước này là một nhà nước liên bang.Quan hệ ngoại giao
Từ sau năm 1975, Tây Ban Nha chủ trương thực hiện chính sách ngoại giao rộng mở với các nước. Tây Ban Nha đã gia nhập vào Cộng đồng Châu Âu (mà sau này là Liên minh Châu Âu) vào năm 1986. Trước đó, Tây Ban Nha cũng đã gia nhập NATO vào năm 1982.Với việc bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Bắc Triều Tiên vào năm 2001, Tây Ban Nha đã hoàn thành chính sách ngoại giao rộng mở của mình. Nước này cũng giữ một mối liên hệ đặc biệt với các nước châu Mỹ Latinh, nơi tiếng Tây Ban Nha được sử dụng rộng rãi. Tây Ban Nha là một ví dụ thành công của sự chuyển hóa từ nền chính trị độc tài sang một đất nước dân chủ.
Tây Ban Nha thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào ngày 23 tháng 5 năm 1977. Ngày 20 tháng 2 năm 2006, nhà vua Tây Ban Nha Juan Carlos I cùng hoàng hậu Sofia đã thăm chính thức Việt Nam[7].
Phân chia hành chính
Danh sách các vùng tự trị của Tây Ban Nha:
Địa lý
Diện tích
Diện tích của Tây Ban Nha là 504.782 km² và đứng hàng thứ 50 trên thế giới về diện tích. Còn tại châu Âu, Tây Ban Nha là quốc gia có diện tích rộng thứ 4, chỉ sau Nga, Ukraina và Pháp. Trong đó, diện tích phần đất của Tây Ban Nha là 499.542 km² và diện tích phần nước là 5.240 km².88% ranh giới của Tây Ban Nha là giáp với các biển và vịnh (4 964 km). Phần biên giới trên bộ của Tây Ban Nha dài tổng cộng 1917,8 km. Trong đó, phần biên giới giáp với Bồ Đào Nha dài 1214 km, với Pháp 623 km, với Andorra 63,7 km, với Gibraltar 1,2 km. Riêng hai vùng lãnh thổ tách biệt của Tây Ban Nha thuộc châu Phi là Melilla và Ceuta giáp với Morocco, dài tổng cộng 15,9 km.
Tây Ban Nha có hai quần đảo chính là quần đảo Balearic ở vùng Địa Trung Hải và quần đảo Canary ở Đại Tây Dương. Quần đảo Balearic có diện tích khoảng 5 000 km², cách bờ biển phía đông của Tây Ban Nha 80 km. Quần đảo Canary cách bờ biển châu Phi 90 km, được tạo thành bởi hoạt động của núi lửa. Những hòn đảo rộng nhất của quần đảo này, đảo Tenerife và Gran Canaria, đều có những đỉnh núi rất cao. Trên đảo Tenerife cso đỉnh núi Teide cao 3 717 m, là ngọn núi cao nhất Tây Ban Nha. Teide là một ngọn núi lửa đã tắt.
Địa hình
Địa hình của Tây Ban Nha có thể chia làm 3 miền chính: miền Trung tâm Meseta, các miền núi khác và miền đất thấp.Miền Trung tâm của Meseta có thể coi như một vùng cao nguyên khổng lồ ở trung tâm Tây Ban Nha với độ cao trung bình từ 610 đến 700 m. Được bao quanh bởi những vùng núi, miền Trung tâm Meseta dốc thoai thoải về phía tây, nơi có những con sông đổ sang Bồ Đào Nha. Dãy Trung tâm Sistema là xương sống của vùng, chia miền Trung tâm Meseta thành hai khu vực phía bắc và phía nam.
Những miền núi khác bao gồm dãy núi Pyrenees ở phía đông bắc và dãy Sistema Penibético ở phía đông nam. Dãy Pyrenees đã làm thành một đường biên giới tự nhiên giữa Tây Ban Nha với Pháp và Andorra, và trong quá trình lịch sử đã góp phần làm cách biệt Tây Ban Nha với các nước châu Âu khác. Đỉnh núi cao nhất dãy Pyrenees là đỉnh Pico de Aneto, cao 3 400 m. Dãy Sistema Penibético chạy dài từ phía đông bắc đến phía nam Tây Ban Nha, song song với đường bờ biển. Dãy Sierra Nevada, một phần của dãy Sistema Penibético có đỉnh núi cao nhất bản đảo Iberia là đỉnh Mulhacén, cao 3479 m.
Các vùng đất thấp bao gồm đồng bằng Andalusia phía tây nam, lòng chảo Ebro phía đông bắc và các đồng bằng ven biển. Đồng bằng Andalusia thực chất là một thung lũng sông rộng do sông Guadalquivir chảy qua. Vùng lòng chảo Ebro thì được sông Ebro chảy qua, và bị bao bọc bởi dãy núi Sistema Ibérico ở phía nam và phía tây, và dãy Pyrenees phía bắc. Các đồng bằng ven biển là những dải đất hẹp giữa những rằng núi ven biển. Đồng bằng ven biển rộng nhất chạy theo con sông Golfo de Cádiz, nơi tiếp liền với đồng bằng Andalusia.
Khí hậu
Do có nhiều đồi núi, khí hậu Tây Ban Nha phân hóa rất phức tạp. Ta có thể chia làm 3 khu vực khí hậu chính như sau:- Khí hậu lục địa: ở những vùng đất ở sâu trong nội địa, trong đó có thủ đô Madrid.
- Khí hậu Địa Trung Hải: trải dài từ đồng bằng Andalusia đến phía nam và vùng bờ biển phía đông chạy lên gần dãy núi Pyrenees, những phía núi chạy theo đường bờ biển, trong đó có thành phố Barcelona.
- Khí hậu Hải dương: ở Galacia, những dải đồng bằng ven vịnh Biscay. Khu vực có khí hậu hải dương còn được gọi là Tây Ban Nha Xanh.
Tài nguyên thiên nhiên
Tây Ban Nha là một quốc gia có nhiều tài nguyên về khoáng sản như: than đá, than non, sắt, uranium, thủy ngân, quặng Pyrit, fluorit, thạch cao, kẽm, chì, tungsten, đồng, cao lanh, năng lượng nước, đất trồng.Sử dụng đất
- Đất trồng trọt: 30%.
- Đất trồng cây lâu năm: 9%.
- Đồng cỏ lâu năm: 21%.
- Rừng: 32%.
- Mục đích khác: 8%.
Nhân khẩu
Dân số của Tây Ban Nha hiện nay khoảng 45 triệu người. Mật độ dân số của Tây Ban Nha là 87,8 người/km², thấp hơn so với nhiều nước Tây Âu khác. Dân cư của nước này phân bố không đều. Ngoại trừ khu vực xung quanh thủ đô Madrid thì phần lớn dân cư tập trung tại các thành phố lớn ven biển.Dân số của Tây Ban Nha đã tăng gâp đôi trong thế kỉ 20, đặc biệt là trong cuộc bùng nổ dân số vào những thập niên 1960 và 1970. Thời gian này chứng kiến một sự thay đổi lớn về phân bố nhân khẩu khi nhiều người dân từ nông thôn nhập cư vào những vùng đô thị giàu có hơn. Tuy nhiên tỉ lệ sinh đã bắt đầu giảm dần từ thập niên 1980 và hiện nay xuống còn khá thấp, đe dọa đến sự ổn định dân số của nước này. Năm 2007, tốc độ tăng dân số của Tây Ban Nha chỉ đạt khoảng 0,1%[8].
Bên canh đó, Tây Ban Nha còn tiếp nhận một dòng người nhập cư khá lớn từ các nước đang phát triển như các nước Mỹ Latinh, Đông Âu, Bắc Phi và Hạ Sahara.
Tôn giáo
Công giáo La Mã từ lâu đã là tôn giáo chính của Tây Ban Nha, và mặc dù nó không còn là tôn giáo chính thức của nhà nước nữa, nhưng trong tất cả các trường công lập ở Tây Ban Nha sinh viên phải lựa chọn hoặc là một tôn giáo hay lớp học đạo đức, và Công giáo là tôn giáo duy nhất chính thức giảng dạy. Theo một nghiên cứu do Trung tâm nghiên cứu xã hội học của Tây Ban Nha công bố tháng 4 năm 2012 thì có khoảng 71% người Tây Ban Nha tự nhận mình là người Công giáo Rôma, 2,7% tôn giáo khác, và khoảng 24% xác định không có tôn giáo (9,4% trong số đó là người vô thần). Hầu hết người Tây Ban Nha không tham gia thường xuyên buổi lễ tôn giáo. Nghiên cứu này cho thấy rằng tuy tự nhận mình là Công giáo Rôma, nhưng 59% người dân hầu như không bao giờ hoặc không bao giờ đi dự các lễ tại nhà thờ, 15% đi nhà thờ một lần một năm, 8% mỗi tháng và 14% chủ nhật hàng tuần hoặc nhiều lần mỗi tuần.[9]Nhìn chung, khoảng 22% của toàn bộ dân số Tây Ban Nha tham dự nghi lễ tôn giáo ít nhất một lần mỗi tháng.[10] Mặc dù xã hội Tây Ban Nha đã trở thành một xã hội thế tục hơn đáng kể trong những thập kỷ gần đây, thì dòng người nhập cư Mỹ Latinh, thường là những tín hữu Công giáo tích cực, đã giúp cho Giáo hội Công giáo Tây Ban Nha phục hồi phần nào.
Tổng số linh mục tại các giáo xứ đã giảm từ 24.300 người năm 1975 xuống còn 19.307 năm 2005. Nữ tu cũng giảm 6,9% xuống còn 54.160 người trong giai đoạn 2000-2005.[11]
Nhà thờ Tin Lành có khoảng 1.200.000 thành viên.[12] Có khoảng 105.000 tín hữu Nhân chứng Giê-hô-va. Giáo hội Các Thánh hữu Ngày sau của Chúa Giêsu Kitô có khoảng 46.000 tín đồ ở 133 hội đoàn trong tất cả các vùng của đất nước và có một nhà thờ ở quận Moratalaz của Madrid.[13]
Một nghiên cứu được thực hiện bởi tổ chức Unión de comunidades islámicas de España đã chứng minh rằng có khoảng 1.700.000 người dân Hồi giáo sống ở Tây Ban Nha chiếm 3-4% tổng dân số của Tây Ban Nha. Sau khi cuộc "tái chinh phục" Reconquista diễn ra trong năm 1492, người Hồi giáo đã không còn sống ở Tây Ban Nha trong nhiều thế kỷ. Phần lớn họ là hậu duệ của những người nhập cư và con cháu của những công dân Tây Ban Nha có nguồn gốc từ các nước Bắc Phi và các quốc gia khác. Hơn 514.000 người (30%) của tổng số người Hồi giáo có quốc tịch Tây Ban Nha.[14]
Những làn sóng nhập cư gần đây cũng đã dẫn đến một số lượng ngày càng tăng người Ấn giáo, Phật giáo, Đạo Sikh, Bahá'ís và Hồi giáo.
Hiệp hội dữ liệu lưu trữ các Tôn Giáo ước tính có khoảng 13.300 người tôn giáo Bahá'ís trong năm 2005 ở Tây Ban Nha.[15] Đến năm 2007, các cộng đồng Bahá'ís đã thành lập tại tất cả các đảo thuộc Quần đảo Canaria và đang lan rộng trong khoảng năm mươi thành phố ở Tây Ban Nha.[16]
Tây Ban Nha đã công nhận chính thức Ấn Độ giáo vào năm 2006[17], hiện tại Tây Ban Nha có khoảng 25.000 người theo đạo Ấn và đa phần họ là người nhập cư từ Ấn Độ. Ngoài ra một số người Tây Ban Nha cũng đã chuyển đổi sang Ấn Độ giáo.
Do Thái giáo thực tế không tồn tại ở Tây Ban Nha từ năm 1492 do bị trục xuất cho đến thế kỷ 19, khi người Do Thái một lần nữa được phép nhập cảnh vào Tây Ban Nha. Hiện nay có khoảng 62.000 người Do Thái ở Tây Ban Nha, tương đương 0,14% tổng dân số. Đông nhất số này là người nhập cư đến trong thế kỷ vừa qua, trong khi một số ít là con cháu của người Do Thái sống trước đó ở Tây Ban Nha. Khoảng 80.000 người Do Thái được cho là đã sống ở Tây Ban Nha vào ngày trước khi Toà án dị giáo Tây Ban Nha trục xuất họ.[18]
Kinh tế
Vào thập niên 1960, những chính sách cải cách kinh tế dưới sự cai trị của nhà độc tài Francisco Franco đã gỡ bỏ bớt sự tập trung về mặt kinh tế và thực hiện nhiều dự án phát triển hạ tầng lớn, khiến cho nền kinh tế Tây Ban Nha bùng nổ nhanh chóng và được gọi là Phép màu Tây Ban Nha. Tuy nhiên sau khi Franco qua đời và chính quyền quân chủ lập hiến lên nắm quyền điều hành đất nước, chính phủ đã kiểm soát chặt chẽ hoạt động của nền kinh tế, trong đó có việc kiểm soát giá cả những mặt hàng thiết yếu như thực phẩm. Những biến động của thị trường thế giới, đặc biệt là cuộc Khủng hoảng Dầu mỏ 1973 đã gây ra sự khủng hoảng trong sản xuất công nghiệp của Tây Ban Nha. Từ cuối thập niên 1980, Tây Ban Nha buộc phải tiến hành hiện đại hóa nền kinh tế đất nước để hội nhập với các nước châu Âu khác. Với việc gia nhập Cộng đồng Châu Âu (sau là Liên minh Châu Âu - EU) vào năm 1986, Tây Ban Nha đã tiến hành mở cửa và xây dựng nền kinh tế thị trường. Hệ thống cơ sở hạ tầng được hoàn chỉnh hiện đại, tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng lên, tỉ lệ thất nghiệp giảm từ 23% xuống còn 10% và tỷ lệ lạm phát giảm xuống dưới 3%.
Vào năm 1992, mức sản xuất của Tây Ban Nha khôi phục lại bằng thời điểm cuối thập niên 1980. Sự mất giá của đồng peseta đã làm tăng tính cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu của nước này. Tây Ban Nha là một trong những quốc gia tiên phong trong việc sử dụng thay thế đồng tiền chung châu Âu euro vào ngày 1 tháng 1 năm 2002. Năm 2006, kinh tế Tây Ban Nha tăng trưởng với tốc độ 3,9%, cao hơn so với mức trung bình của Liên minh Châu Âu là 3,2%[20].
Những vấn đề chính của nền kinh tế Tây Ban Nha là thâm hụt thương mại gia tăng, hàng hóa xuất khẩu bị cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ, lạm phát cao hơn so với các nước châu Âu khác và giá nhà đất tăng nhanh. Tuy nhiên nền kinh tế Tây Ban Nha được dự đoán sẽ vẫn tiếp tục tăng trưởng khả quan trong thời gian tới do sự phát triển mạnh của nền công nghiệp nước này và ngoại thương giữa Tây Ban Nha với các nước châu Á và Mỹ Latinh được đẩy mạnh. Bên cạnh đó, du lịch cũng là một ngành thế mạnh của Tây Ban Nha khi nước này có rất nhiều các công trình văn hóa lịch sử cũng như nhiều quang cảnh thiên nhiên đẹp. Hiện nay Tây Ban Nha là địa điểm du lịch hấp dẫn thứ hai trên thế giới, sau Pháp[21]. Trong năm 2006, Tây Ban Nha đón tiếp gần 60 triệu khách du lịch, nhiều hơn dân số của cả nước này.
Các đối tác thương mại chính của Tây Ban Nha là Pháp, Đức, Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, Italia. Về cơ cấu kinh tế, nông nghiệp chiếm 5,3%, công nghiệp chiếm 30,1% và dịch vụ chiếm 64,6% tổng giá trị kinh tế (năm 2006)[22].
Văn hóa
Tây Ban Nha là một quốc gia rộng lớn ở miền tây nam châu Âu, gồm rất nhiều vùng đất khác nhau và chịu ảnh hưởng của nhiều nền văn hóa khác nhau. Trong lịch sử, nền văn hóa của Tây Ban Nha đã trải qua các thời kỳ như Celtiberian, La Mã, Visigothic, Hồi giáo, Công giáo. Tây Ban Nha là một trong những quốc gia có nền văn hóa đặc sắc nhất trên thế giới. Do từng có hệ thống thuộc địa rộng lớn vào thế kỉ 16 nên những ảnh hưởng văn hóa của Tây Ban Nha đã trải rộng trên khắp thế giới, từ vùng Địa Trung Hải cho đến tất cả thuộc địa cũ của nước này (bao gồm miền nam nước Mỹ, Mexico, Trung Mỹ, các nước Nam Mỹ trừ Brasil và một số nước khác, vùng biển Caribbean, Philippines).Ngày nay Tây Ban Nha nổi tiếng với lễ hội đấu bò tót hay như là đất nước sản sinh ra vũ điệu flamenco và cây đàn ghita làm nức lòng hàng triệu trái tim trên thế giới. Với 42 di sản thế giới được công nhận bởi UNESCO, Tây Ban Nha là quốc gia có số lượng di sản thế giới lớn thứ hai chỉ sau Ý.
Văn học
Văn học Tây Ban Nha là một trong những nền văn học có ảnh hưởng lớn trên thế giới. Nhắc đến văn học Tây Ban Nha, người ta không thể không nhắc tới tác phẩm văn học kinh điển và được yêu thích nhất của đất nước này: tác phẩm Đôn Kihôtê của nhà văn Miguel de Cervantes Saavedra (1547-1616). Đôn Kihôtê là một trong những tiểu thuyết sớm nhất ở châu Âu thuộc thể loại chấm biếm, trào phúng. Tác phẩm nói về nhân vật chính Đôn Kihôtê bị hoang tưởng bởi những câu chuyện kiếm hiệp và những chuyến phiêu lưu kỳ cục, lố bịch của ông ta. Đây là một trong những tác phẩm văn học kinh điển được không chỉ người Tây Ban Nha mà cả thế giới yêu thích.Tây Ban Nha đã từng có 5 nhà văn đoạt giải thưởng Nobel về văn học. Đó là José Echegaray (năm 1904), Jacinto Benavente (năm 1922), Juan Ramón Jiménez (năm 1956), Vicente Aleixandre (năm 1977) và Camilo José Cela (năm 1989).
Tiếng Tây Ban Nha
Âm nhạc
Đối với rất nhiều người, vũ điệu flamenco gần như đi liền với những nét văn hóa đặc sắc về âm nhạc của Tây Ban Nha. Chiếc đàn ghita hiện đại ngày nay được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới là một nhạc cụ có xuất xứ cũng từ đất nước này. Ngoài ra, Tây Ban Nha còn có một kho tàng âm nhạc dân gian đặc sắc với những bài hát dân ca của nhiều vùng miền khác nhau. Tuy nhiên ngày nay các hình thức nhạc trẻ như pop, rock và hip hop đang trở nên phổ biến.Hội họa
Hội họa Tây Ban Nha là một thành phần không thể thiếu của hội họa châu Âu và có tầm ảnh hưởng rất lớn. Do sự đa dạng về lịch sử, địa lý, văn hóa, hội họa Tây Ban Nha cũng chịu ảnh hưởng của rất nhiều những nền hội họa khác nhau như Pháp, Ý. Đất nước này là quê hương của rất nhiều họa sĩ nổi tiếng toàn thế giới trong hai trường phái Baroque và hiện đại.Trong trường phái hội họa Baroque, Tây Ban Nha có hai họa sĩ rất nổi tiếng là Diego Velázquez (1599-1660) và Francisco Goya (1746-1828). Diego Velázquez là họa sĩ hàng đầu dưới triều vua Philip IV. Ông là một họa sĩ theo chủ nghĩa cá nhân, ngoài những tác phẩm vẽ những bối cảnh lịch sử và văn hóa, ông còn vẽ về các gia đình hoàng tộc của Tây Ban Nha và những người bình dân. Còn Francisco Goya là một họa sĩ chuyên vẽ những tranh chân dung về các vị vua của Tây Ban Nha và gia đình hoàng tộc của các vua Charles IV của Tây Ban Nha và vua Ferdinand VII. Ông còn vẽ tranh về các dịp lễ hội, phác thảo tranh châm biếm, những cảnh chiến tranh và các trận đánh. Ông cũng từng tham gia cách mạng Tây Ban Nha.
Trong thế kỉ 20, một trong những họa sĩ nổi tiếng nhất toàn thế giới của Tây Ban Nha là danh họa Pablo Picasso (1881-1973). Cùng với Georges Braque, ông được coi là người đồng sáng lập của trường phái hội họa lập thể. Cũng không thể không nhắc tới Salvador Dalí (1904-1989), một họa sĩ lớn khác của Tây Ban Nha theo chủ nghĩa siêu thực. Ông còn là một nhà điêu khắc, nhiếp ảnh và sản xuất phim và từng đoạt giải Oscar với bộ phim hoạt hình Destiny. Năm 1982, ông được vua Tây Ban Nha Juan Carlos phong chức hầu tước và được trao tặng huân chương Isabella.
Kiến trúc
Kiến trúc Tây Ban Nha, cũng như các mặt khác của nền văn hóa này cũng trải qua nhiều giai đoạn và chịu ảnh hưởng của nhiều phong cách kiến trúc khác nhau, đồng thời cũng có ảnh hưởng lớn đến kiến trúc của một số quốc gia khác. Dưới Đế chế Hồi giáo, mà cụ thể là vương triều Umayyad, thành phố Cordoba được thành lập và trở thành một thủ đô văn hóa của người Hồi giáo. Phong cách kiến trúc Hồi giáo được du nhập vào Tây Ban Nha và để lại rất nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng, tiêu biểu là cung điện Alhambra. Đồng thời, những vương quốc Công giáo ở Tây Ban Nha cũng hình thành phong cách nghệ thuật của riêng họ, ban đầu khá cách biệt với những phong cách kiến trúc châu Âu nhưng về sau đã hòa nhập vào các dòng kiến trúc La Mã và Gothic và đạt đến đỉnh cao nghệ thuật. Phong cách kiến trúc Mudéjar từ thế kỉ 12 đến thế kỉ 17 là kết quả của sự hòa trộn giữa các ảnh hưởng văn hóa của châu Âu và Ả Rập.Vào đầu thế kỉ 20, phong cách kiến trúc tân thời đã được hình thành bởi một số kiến trúc sư tài danh như Antoni Gaudí. Những phong cách kiến trúc hiện đại của quốc tế ngày càng phát triển. Tây Ban Nha đã có một cuộc cách mạng trong lĩnh vực kiến trúc, được xây dựng nên bởi hàng loạt những kiến trúc sư nổi tiếng như Rafael Moneo, Santiago Calatrava, Ricardo Bofill và rất nhiều người khác đã làm nên những công trình kiến trúc của thế giới hiện đại ngày nay.
Thể thao
Đấu bò tót (được khởi nguồn từ thế kỉ 17) là một thể thao truyền thống của người Tây Ban Nha và nổi tiếng toàn thế giới bởi tính hấp dẫn và mạo hiểm của nó.Ngoài ra Tây Ban Nha cũng có rất nhiều các môn thể thao thế mạnh khác như golf, tennis, bơi lội, trượt tuyết, đua xe đạp... Từ khi tổ chức thành công Olympic 1992 tại thành phố Barcelona, Tây Ban Nha đã được coi là một trong những cường quốc thể thao của thế giới
Ẩm thực
Ẩm thực Tây Ban Nha rất đa dạng và phong phú. Do là một quốc gia với đường bờ biển dài nên Tây Ban Nha có rất nhiều các món hải sản. Sự đa dạng về văn hóa gốc Địa Trung Hải cũng được thể hiện rõ trên các món ăn của nước này với hàng ngàn cách chế biến và hương vị khác nhau. Thông thường, các món ăn của Tây Ban Nha được chế biến với khoai tây, cà chua, ớt xanh và hạt đậu. Một trong những hương liệu hay xuất hiện trong các món ăn của Tây Ban Nha là dầu ôliu, khi mà nước này sản xuất 44% sản lượng dầu ôliu trên thế giới. Một trong những phong tục ăn uống độc đáo của Tây Ban Nha là các món khai vị (tapas) luôn được phục vụ kèm với đồ uống. Món churro, một loại bánh bột dài chấm với chocolate cũng là một món ăn rất đặc sắc của Tây Ban Nha.Hình ảnh về Tây Ban Nha
Xem thêm
Liên kết ngoài
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và phương tiện truyền tải về Tây Ban Nha |
- La Moncloa.es – website chính thức của chính phủ
- administracion.es – cổng e-government
- Casa Real – Hoàng gia Tây Ban Nha
- Congreso de los Diputados – Hạ Nghị viện
- El Senado – Thượng Nghị viện
- Ministerio de Asuntos Exteriores – Bộ Ngoại giao
- INEBase cơ sở dữ liệu của Viện Thông tin Quốc tế
- SpainMaster.com
- Dự báo thời tiết
Chú thích
- ^ Hiến pháp Tây Ban Nha không đặt tên chính thức, mặc dù España (Tây Ban Nha), Estado español/Nación española (Nước Tây Ban Nha) được dùng như nhau. Bộ ngoại giao, trong một sắc lệnh năm 1984, tuyên bố rằng tên gọi "Tây Ban Nha" và "Vương quốc Tây Ban Nha" là tương đương nhau trên thế giới…
Tham khảo
- ^ Dân số các Quốc Gia trên Thế Giới, CIA World Factbook ước tính
- ^ International Monetary Fund, World Economic Outlook Database, April 2010: Nominal GDP list of countries. Data for the year 2009.
- ^ “Gross domestic product (2008)”. The World Bank: World Development Indicators database. World Bank. 1 tháng 7 năm 2009. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2009.
- ^ Human Development Report 2009
- ^ http://libro.uca.edu/payne1/spainport1.htm Lịch sử Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha
- ^ Julia Ortiz Griffin, William D. Griffin, Spain and Portugal: a reference guide from the Renaissance to the present, trang 393
- ^ http://www1.dantri.com.vn/Thegioi/donga/2006/2/102776.vip Nhà vua và hoàng hậu Tây Ban Nha thăm chính thức Việt Nam
- ^ https://www.cia.gov/library/publications/the-world-factbook/geos/sp.html#People CIA - The World Factbook - Nhân khẩu Tây Ban Nha
- ^ Centro de Investigaciones Sociológicas (April 2012). "Barómetro abril 2012". p. 17. Retrieved 15 May 2012.
- ^ "October poll, questions 32 and 32a" (PDF). Centre of Sociological Investigations. Retrieved 13 August 2008.
- ^ "Estadísticas de la Iglesia en España, 2005". Retrieved 2007-05-05.
- ^ Ferede.org. Retrieved 4 September 2010.
- ^ "Spain – LDS Newsroom". Lds.org. Archived from the original on 13 December 2007. Retrieved 4 September 2010.
- ^ "Explotación estadística del censo de ciudadanos musulmanes en España referido a fecha 31/12/2012". UNIÓN DE COMUNIDADES ISLÁMICAS DE ESPAÑA: 6–9. 2012.
- ^ ^"Most Baha'i Nations (2005)". QuickLists > Compare Nations > Religions >. The Association of Religion Data Archives. 2005. Retrieved 2009-07-04.
- ^ "50th Anniversary of the Bahá'í Community in the Canaries (1953-2003)". Official Website of the National Spiritual Assembly of the Bahá'ís of the Canary Islands. Comunidad Bahá`í de Canarias. 2007. Retrieved 2020-07-26.
- ^ http://www.state.gov/j/drl/rls/irf/2006/71409.htm
- ^ Kamen, Henry (1999). The Spanish Inquisition: A Historical Revision. Yale University Press. pp. 29–31.
- ^ http://siteresources.worldbank.org/DATASTATISTICS/Resources/GDP.pdf Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới
- ^ https://www.cia.gov/library/publications/the-world-factbook/rankorder/2003rank.html Danh sách các nước theo tốc độ tăng trưởng kinh tế - CIA the World Factbook
- ^ http://www.infoplease.com/ipa/A0198352.html Xếp hạng các địa điểm du lịch trên thế giới
- ^ https://www.cia.gov/library/publications/the-world-factbook/geos/sp.html#Econ CIA - The World Factbook - Kinh tế Tây Ban Nha
|
|
Fernando II của Aragon
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Ferdinand II & V | |
---|---|
Vua Aragon, Sicilia, Naples, và Valencia | |
Tại vị | 20 tháng 1 1479 - 23 tháng 1 1516 |
Tiền nhiệm | John II |
Kế nhiệm | Juanna và Carlos I |
Vua Castilla và Léon | |
Tại vị | 1474 - 1504 |
Tiền nhiệm | Isabella I |
Đồng Quốc vương | Isabella I |
Kế nhiệm | Joanna và Philip I |
Thông tin chung | |
Phối ngẫu | Isabella I của Castilla Germaine của Foix |
Hậu duệ | Isabella, Nữ hoàng của Bồ Đào Nha John, Hoàng tử của Asturias Joanna của Castilla Maria, Nữ hoàng của Bồ Đào Nha Catherine, Hoàng hậu của Anh |
Hoàng tộc | Nhà Trastámara |
Thân phụ | John II của Aragon |
Thân mẫu | Juana Enríquez |
Sinh | 10 tháng 3, 1452 Sos del Rey Católico |
Mất | 23 tháng 1, 1516 (63 tuổi) Madrigalejo, Extremadura |
An táng | Capilla Real, Granada, Tây Ban Nha |
Tham khảo
Liên kết ngoài
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và phương tiện truyền tải về Fernando II của Aragon |
- "Ferdinand II", from Encyclopædia Britannica Online.
Isabella I của Castilla
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Isabella I | |
---|---|
Tranh Our Lady of the Fly, vẽ bởi Gerard David. |
|
Nữ hoàng Castilla và León | |
Tại vị | 11 tháng 12 năm 1474 – 26 tháng 11 năm 1504 |
Anointment | 25 tháng 12 năm 1492 (tại Segovia) |
Tiền nhiệm | Enrique IV |
Đồng cai trị | Fernando V |
Kế nhiệm | Joanna |
Hoàng hậu Aragon, Majorca, Napoli, và Valencia | |
Tenure | 20 tháng 1 năm 1479 – 26 tháng 11 năm 1504 |
Thông tin chung | |
Hôn phối | Fernando II của Aragon |
Hậu duệ | Isabella, Hoàng hậu Bồ Đào Nha Joan, Vương công Asturias Joanna của Castilla Maria, Hoàng hậu Bồ Đào Nha Catalina xứ Aragon |
Hoàng tộc | Hoàng tộc Trastámara |
Thân phụ | Joan II của Castilla |
Thân mẫu | Isabella của Bồ Đào Nha |
Tôn giáo | Công giáo La Mã |
Tham khảo
Vạn lý Trường chinh
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Vạn lý Trường chinh (wanli changzheng), tên đầy đủ là Nhị vạn ngũ thiên lý trường chinh[1], là một cuộc rút lui quân sự của Hồng Quân Công Nông Trung Hoa, với hành trình dài 25 ngàn dặm (12.000 km)[2], bắt đầu từ Giang Tây, tiến về phía tây tới Tây Tạng rồi đi ngược lên phía bắc, tới tận Diên An của tỉnh Thiểm Tây. Trong cuộc Vạn lý Trường chinh, kéo dài 370 ngày [2] từ 16 tháng 10 năm 1934 đến ngày 19 tháng 10 năm 1935,
Hồng quân luôn luôn bị quân của Tưởng Giới Thạch truy kích và phải
đương đầu với núi cao, sông rộng, đói khát, bệnh tật và tuyết lạnh. Khi
khởi đầu cuộc rút lui, Hồng quân có hơn 86 ngàn người [3], nhưng khi kết thúc cuộc Vạn lý Trường chinh, số Hồng quân sống sót chỉ còn ít hơn 7 ngàn.[4][5]
Năm 1931, Tưởng tập trung một lực lượng hùng hậu trên 300 ngàn binh sĩ, với ý định tràn ngập căn cứ Xô viết Giang Tây (cộng sản chỉ có 30 ngàn). Nhưng chính lúc đó quân Nhật tiến chiếm Mãn Châu, khiến Tưởng Giới Thạch phải tạm hoãn chiến dịch để lo đối phó với quân Nhật. Nhờ vậy, quân cộng sản có đủ thời giờ dưỡng sức, đánh bại được đợt bao vây lần thứ tư của Quốc dân Đảng.
Vào tháng 10 năm 1933, Tưởng Giới Thạch quyết định động viên toàn lực, tung ra cuộc tổng tấn công lần thứ năm để tiêu diệt Khu Xô viết Giang Tây. Cuộc bao vây tấn công này kéo dài trong nhiều tháng và gây khốn đốn cho những người cộng sản, 50 ngàn Hồng quân đã tử trận, đến mùa hè năm 1934, Xô viết Giang Tây chỉ còn khoảng phân nửa so với ban đầu. Đến tháng 9 năm 1934, Tưởng Giới Thạch đã tổ chức một Hội nghị quân sự tại Lư Sơn đúc kết kinh nghiệm 5 lần tiến hành bao vây khu Xô viết trung ương, vạch ra kế hoạch tiêu diệt dứt điểm toàn bộ ban lãnh đạo cộng sản tối cao. Kế hoạch này mang tên "Chiếc thùng sắt"
Tương quan lực lượng lúc bắt đầu cuộc trường chinh như sau: Hồng quân có 90.000 quân với 33,243 khẩu súng đủ loại, trong đó có 651 súng hạng nặng, 38 khẩu moọc-chê, hai triệu băng đạn, gần ba ngàn đạn moọc-chê và gần 80 ngàn lựu đạn. Tưởng Giới Thạch huy động 100 trung đoàn, gồm khoảng từ 300 tới 400 ngàn quân để truy đuổi Hồng quân.
Để giữ bí mật và tránh bị quân Quốc dân đảng truy kích đoàn người ngày nghỉ đêm đi, chọn những con đường mòn, và tránh những con lộ lớn. Lúc này quân Quốc dân đảng vẫn chưa khám phá được cuộc rút lui của Hồng quân, và chưa bắt đầu cuộc truy kích, Tưởng Giới Thạch vẫn yên trí Hồng quân sắp bị tận diệt đến nơi và không còn cách nào thoát được vòng vây của quân Quốc dân đảng.
Ngày 21 tháng 10 năm 1934, Hồng quân vượt qua vòng vây đầu tiên của Quốc quân tại vùng cực nam của Giang Tây. Tại đây họ gặp một sức kháng cự yếu ớt của một đơn vị quân Quốc dân đảng. Khi biết được cuộc di chuyển của Hồng quân, Thống chế Tưởng Giới Thạch ra lệnh truy kích. Ngày 30 tháng 10, họ Tưởng phong sứ quân Hồ Giản của tỉnh Hồ Nam làm Tổng tư lệnh lực lượng truy kích, và yêu cầu Hồ Giản kết hợp với Sử Du và Chu Hùng Viện hai tướng thiện chiến đem 15 sư đoàn bao vây và phục kích Hồng quân tại sông Tương Giang.
Trận đánh sông Tương Giang kéo dài một tuần lễ, từ ngày 25 tháng 11 đến ngày 3 tháng 12 là một thất bại to lớn cho Hồng quân Trung Quốc. Sư đoàn Thanh niên cộng sản, Sư đoàn 34, Trung đoàn 18 của đệ tam quân và phần lớn Đệ bát quân đoàn bị quân Quốc dân đảng tiêu diệt hoàn toàn. Sư đoàn 1 có 2800 binh sĩ lúc khởi đầu cuộc Trường Chinh, nhưng khi qua sông Tương Giang chỉ còn lại 1400 người. Nguyên soái Lưu Bá Thừa nhận định: "Mặc dầu Hồng quân vượt qua được sông Tương Giang, nhưng phải trả một giá quá đắt. Hơn phân nửa hồng quân bị tiêu diệt"[10]. Rất nhiều dụng cụ như máy chiếu điện, súng lớn, máy phát điện phải ném xuống sông Tương Giang. Trận Tương Giang là một trận dữ dằn và đẫm máu nhất của Hồng quân trong suốt cuộc Vạn Lý Trường Chinh[11].
Sau thảm bại tại Tương Giang, tinh thần của quân lính rất ảm đạm,[12] các chỉ huy hồng quân trở nên bất mãn, tức giận và mong muốn một sự thay đổi quyền lãnh đạo. Đúng lúc đó Mao Trạch Ðông trình bày một kế hoạch mới để cứu vãn 30 ngàn hồng quân khỏi bị tiêu diệt hoàn toàn. Mao đề nghị:
Ngày 7 tháng 1 năm 1935, Hồng quân chiếm Tuân Nghĩa, một thị trấn cực bắc của Quí Châu. Tại Tuân Nghĩa, Bộ Chính trị triệu tập một cuộc đại hội mở rộng. Trong đại hội, quyền lãnh đạo đảng và quân đội của Lý Đức và Bác Cổ bị chống đối một cách quyết liệt. Kết quả hội nghị là Trương Văn Thiên (tức Lạc Phủ) lên làm Tổng Bí thư, Bộ Chính trị gồm: Trương Văn Thiên, Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai, Bác Cổ, Hạng Anh, phe thân Nga mất quyền lãnh đạo, quyền hành thực tế vào tay Mao Trạch Đông.
Vượt thoát cuộc truy kích của quân Trung Quốc Quốc dân đảng, đầu tháng 6 năm 1935, Hồng quân vượt Đại Tuyết Sơn cao hơn 16.000 feet, quanh năm tuyết lạnh. Nhiều Hồng quân đã ngã gục, chết vì đói lạnh và kiệt sức. Cũng tại đây Chu Ân Lai đã nhiễm cảm lạnh và suýt chết. Ðến tháng bảy thì Hồng quân xuống được rặng núi. Sau rặng Ðại Tuyết Sơn, Hồng quân chỉ còn lại 25 ngàn người sống sót, kể cả phụ nữ và trẻ con. Khoảng giữa tháng 8 năm 1935, Hồng quân vượt Cánh đồng cỏ hoang gần Tây Tạng, họ phải chịu sự đói khát, lạnh giá, thời tiết bất thường, thiếu dưỡng khí và muối, rất nhiều người đã mãi mãi nằm lại đầm lầy. Đầu tháng 9 năm 1935, Hồng quân thoát khỏi đầm lầy, cuối tháng 10 thì tới được Diên An (mục tiêu của cuộc rút lui), số người tham gia cuộc Vạn lý Trường chinh còn không tới một phần mười.
Trong cuộc Vạn lý Trường chinh, Hồng quân đã vượt qua 18 rặng núi, 24 con sông lớn, đi qua 11 tỉnh của Trung Quốc, đã chiếm được 12 thành phố, đụng độ với quân đội của 10 sứ quân, và phải đương đầu với một triệu quân của Tưởng Giới Thạch. Họ cũng phải đi qua 6 khu vực của người thiểu số thù địch[13].
Cuộc Vạn lý Trường chinh đã xác lập một cách chắc chắn quyền lãnh đạo của Mao Trạch Đông đối với Đảng Cộng sản Trung Hoa. Những người tham gia khác cũng đã trở thành những nhà lãnh đạo đảng nổi bật như Chu Đức, Lâm Bưu, Lưu Thiếu Kỳ, Đổng Tất Vũ, Diệp Kiếm Anh, Lý Tiên Niệm, Dương Thượng Côn, Chu Ân Lai và Đặng Tiểu Bình hoặc các tướng lĩnh như: Hứa Thế Hữu...
Người Việt Nam thứ hai tham gia Vạn lý Trường chinh là Lý Ban (1912-1981) nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại thương[15]. Ông tên thật là Bùi Công Quan, sinh tại Bến Lức, Cần Đước, tỉnh Chợ Lớn (nay là Long An), trong một gia đình đại điền chủ có hàng ngàn công đất "thẳng cánh cò bay". Lý Ban tham gia Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội, năm 1930 vào An Nam cộng sản Đảng. Năm 1932, ông sang Trung Quốc, năm 1934, vào học Trường Đảng Khu căn cứ Thụy Kim (tỉnh Giang Tây). Khi Tưởng Giới Thạch tấn công Khu căn cứ Thuỵ Kim, Lý Ban tham gia Vạn lý Trường chinh nhưng bị ốm nặng phải ở lại dọc đường. Khi khỏi bệnh, mất liên lạc, ông lội bộ hàng nghìn cây số, vượt vòng vây, trở về Quảng Đông.
Mục lục
Bối cảnh
Từ năm 1930, lãnh đạo Trung Quốc Quốc Dân Đảng là Đại thống chế Tưởng Giới Thạch bắt đầu lo ngại trước sự bành trướng mau lẹ và mạnh mẽ của quân cộng sản tại căn cứ Giang Tây, nên tập trung sức mạnh vào việc tiêu diệt. Quân cộng sản đứng đầu là Mao Trạch Đông áp dụng chiến thuật:- Địch tiến, ta lui.
- Địch dừng lại, ta quấy rối.
- Địch không muốn, ta tấn công.
- Địch rút lui, ta truy kích.
Năm 1931, Tưởng tập trung một lực lượng hùng hậu trên 300 ngàn binh sĩ, với ý định tràn ngập căn cứ Xô viết Giang Tây (cộng sản chỉ có 30 ngàn). Nhưng chính lúc đó quân Nhật tiến chiếm Mãn Châu, khiến Tưởng Giới Thạch phải tạm hoãn chiến dịch để lo đối phó với quân Nhật. Nhờ vậy, quân cộng sản có đủ thời giờ dưỡng sức, đánh bại được đợt bao vây lần thứ tư của Quốc dân Đảng.
Vào tháng 10 năm 1933, Tưởng Giới Thạch quyết định động viên toàn lực, tung ra cuộc tổng tấn công lần thứ năm để tiêu diệt Khu Xô viết Giang Tây. Cuộc bao vây tấn công này kéo dài trong nhiều tháng và gây khốn đốn cho những người cộng sản, 50 ngàn Hồng quân đã tử trận, đến mùa hè năm 1934, Xô viết Giang Tây chỉ còn khoảng phân nửa so với ban đầu. Đến tháng 9 năm 1934, Tưởng Giới Thạch đã tổ chức một Hội nghị quân sự tại Lư Sơn đúc kết kinh nghiệm 5 lần tiến hành bao vây khu Xô viết trung ương, vạch ra kế hoạch tiêu diệt dứt điểm toàn bộ ban lãnh đạo cộng sản tối cao. Kế hoạch này mang tên "Chiếc thùng sắt"
Kế hoạch Chiếc thùng sắt
Kế hoạch Chiếc thùng sắt được sự cố vấn của Hans von Seeckt, một viên tướng Đức, tập trung lực lượng lên đến 1,5 triệu quân, 270 máy bay và 200 khẩu pháo theo chiến lược "chia ra để bao vây và hợp lại để tấn công" tạo thành bức tường sắt bao vây lực lượng chủ đạo của quân cộng sản và Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc. Lấy mục tiêu trung tâm là Thụy Kim, trung tâm lãnh đạo của khu Xô viết, các đơn vị quân đội Quốc dân đảng sẽ tấn công hướng tâm nhằm hình thành một vòng vây kín cách Thụy Kim 150 km. Sau đó, mỗi ngày sẽ tấn công giành thêm 5 km và đào công sự kiên cố hình thành nên 30 hệ thống hàng rào dây thép gai cùng tuyến phong tỏa bằng hỏa lực mạnh. Mục đích đặt ra của kế hoạch "Chiếc thùng sắt" là cắt đứt các tuyến giao thông, phong tỏa tất cả các nguồn thông tin và hậu cần của Hồng quân cuối cùng dồn lực lượng chủ lực của quân cộng sản vào một khu vực hẹp rồi tổng tấn công. Mục tiêu của Kế hoạch là trong vòng 1 tháng tiêu diệt toàn bộ lực lượng cộng sản tại khu Xô viết Giang Tây. Tưởng Giới Thạch hy vọng rất nhiều vào kế hoạch này. Các loại tài liệu quân sự liên quan đến Kế hoạch "Chiếc thùng sắt" được chuẩn bị rất chi tiết và giữ tuyệt mật. Tuy nhiên, ngay sau khi Hội nghị quân sự kết thúc không lâu, Trung ương ĐCS TQ đã có được toàn bộ nội dung kế hoạch này.[6]Hồng quân quyết định rút lui
Để tránh bị tiêu diệt, bằng một quyết định táo bạo, các lãnh tụ phe cộng sản quyết định đưa quân rút lui lên vùng hoang giá của miền bắc Trung Hoa. Riêng Trần Nghị [7] được giao phó trọng trách ở lại, áp dụng chiến thuật du kích, quấy phá để cầm chân đối phương. Quân số dưới quyền Trần Nghị có khoảng 30 ngàn người, trong đó có trên 10 ngàn bị thương nặng, chỉ có bảy ngàn được huấn luyện như quân chính quy, số còn lại chỉ là dân quân du kích, phần lớn chưa bao giờ được dùng súng, chỉ được cung cấp dao và lựu đạn, trong số người ở lại còn có Cù Thu Bạch, tổng bí thư tiền nhiệm đang bị ốm, Mao Trạch Đàm, em trai Mao Trạch Đông. Sau khi Hồng quân rút đi vài tuần, quân Quốc Dân Đảng tràn vào vùng Xô viết tàn sát Hồng quân, chỉ có vài trăm người sống sót[8], Mao Trạch Đàm bị giết ngày 26/4/1935, Cù Thu Bạch bị bắt, bị tra tấn và dụ hàng nhưng ông vẫn giữ vững khí tiết, sau đó thì bị Quốc dân đảng hành quyết vào ngày 18/06/1935 khi mới 35 tuổi.Diễn biến
Ngày 10 tháng 10 năm 1934 bắt đầu cuộc trường chinh. Hệ thống lãnh đạo được tổ chức rất chặt chẽ. Otto Braun, tư lệnh hồng quân, Bác Cổ, tổng bí thư Đảng, và Chu Ân Lai, chủ tịch Ủy Ban Quân Sự và phụ trách các vấn đề hành chánh; (Mao Trạch Đông đang mất quyền lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc[9]) tư lệnh phó Chu Đức, giám đốc bộ chính trị Vương Gia Tường và tham mưu trưởng Lưu Bá Thừa. Hồng quân được phân làm hai lộ quân, lộ quân thứ nhất do Diệp Kiếm Anh lãnh đạo, lộ quân thứ hai do Lý Quế Nhân và Ðặng Phát chỉ huy.Tương quan lực lượng lúc bắt đầu cuộc trường chinh như sau: Hồng quân có 90.000 quân với 33,243 khẩu súng đủ loại, trong đó có 651 súng hạng nặng, 38 khẩu moọc-chê, hai triệu băng đạn, gần ba ngàn đạn moọc-chê và gần 80 ngàn lựu đạn. Tưởng Giới Thạch huy động 100 trung đoàn, gồm khoảng từ 300 tới 400 ngàn quân để truy đuổi Hồng quân.
Để giữ bí mật và tránh bị quân Quốc dân đảng truy kích đoàn người ngày nghỉ đêm đi, chọn những con đường mòn, và tránh những con lộ lớn. Lúc này quân Quốc dân đảng vẫn chưa khám phá được cuộc rút lui của Hồng quân, và chưa bắt đầu cuộc truy kích, Tưởng Giới Thạch vẫn yên trí Hồng quân sắp bị tận diệt đến nơi và không còn cách nào thoát được vòng vây của quân Quốc dân đảng.
Ngày 21 tháng 10 năm 1934, Hồng quân vượt qua vòng vây đầu tiên của Quốc quân tại vùng cực nam của Giang Tây. Tại đây họ gặp một sức kháng cự yếu ớt của một đơn vị quân Quốc dân đảng. Khi biết được cuộc di chuyển của Hồng quân, Thống chế Tưởng Giới Thạch ra lệnh truy kích. Ngày 30 tháng 10, họ Tưởng phong sứ quân Hồ Giản của tỉnh Hồ Nam làm Tổng tư lệnh lực lượng truy kích, và yêu cầu Hồ Giản kết hợp với Sử Du và Chu Hùng Viện hai tướng thiện chiến đem 15 sư đoàn bao vây và phục kích Hồng quân tại sông Tương Giang.
Trận đánh sông Tương Giang kéo dài một tuần lễ, từ ngày 25 tháng 11 đến ngày 3 tháng 12 là một thất bại to lớn cho Hồng quân Trung Quốc. Sư đoàn Thanh niên cộng sản, Sư đoàn 34, Trung đoàn 18 của đệ tam quân và phần lớn Đệ bát quân đoàn bị quân Quốc dân đảng tiêu diệt hoàn toàn. Sư đoàn 1 có 2800 binh sĩ lúc khởi đầu cuộc Trường Chinh, nhưng khi qua sông Tương Giang chỉ còn lại 1400 người. Nguyên soái Lưu Bá Thừa nhận định: "Mặc dầu Hồng quân vượt qua được sông Tương Giang, nhưng phải trả một giá quá đắt. Hơn phân nửa hồng quân bị tiêu diệt"[10]. Rất nhiều dụng cụ như máy chiếu điện, súng lớn, máy phát điện phải ném xuống sông Tương Giang. Trận Tương Giang là một trận dữ dằn và đẫm máu nhất của Hồng quân trong suốt cuộc Vạn Lý Trường Chinh[11].
Sau thảm bại tại Tương Giang, tinh thần của quân lính rất ảm đạm,[12] các chỉ huy hồng quân trở nên bất mãn, tức giận và mong muốn một sự thay đổi quyền lãnh đạo. Đúng lúc đó Mao Trạch Ðông trình bày một kế hoạch mới để cứu vãn 30 ngàn hồng quân khỏi bị tiêu diệt hoàn toàn. Mao đề nghị:
- Loại bỏ kế hoạch tiến thẳng 250 dặm nữa về phía bắc, vượt qua Hồ Nam để tới căn cứ của tướng Hạ Long; chuyển hướng về căn cứ của Trương Quốc Đào tại phía bắc Tứ Xuyên. Căn cứ của Trương Quốc Đào rộng đến 40 ngàn kilômet vuông, có 3 triệu rưỡi dân và 80 ngàn quân, được trang bị và huấn luyện tốt. Căn cứ này xa hơn nhiều nhưng bảo đảm được sự sống còn của Hồng quân.
- Đốt bỏ những tài liệu văn khố nặng nề đang mang theo, chôn giấu những máy móc cồng kềnh và những vũ khí thặng dư.
- Số hồng quân sống sót chuyển biến thành một lực lượng nhẹ nhàng, hoạt động mau lẹ, tiến quân và chiến đấu linh động hơn.
Ngày 7 tháng 1 năm 1935, Hồng quân chiếm Tuân Nghĩa, một thị trấn cực bắc của Quí Châu. Tại Tuân Nghĩa, Bộ Chính trị triệu tập một cuộc đại hội mở rộng. Trong đại hội, quyền lãnh đạo đảng và quân đội của Lý Đức và Bác Cổ bị chống đối một cách quyết liệt. Kết quả hội nghị là Trương Văn Thiên (tức Lạc Phủ) lên làm Tổng Bí thư, Bộ Chính trị gồm: Trương Văn Thiên, Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai, Bác Cổ, Hạng Anh, phe thân Nga mất quyền lãnh đạo, quyền hành thực tế vào tay Mao Trạch Đông.
Vượt thoát cuộc truy kích của quân Trung Quốc Quốc dân đảng, đầu tháng 6 năm 1935, Hồng quân vượt Đại Tuyết Sơn cao hơn 16.000 feet, quanh năm tuyết lạnh. Nhiều Hồng quân đã ngã gục, chết vì đói lạnh và kiệt sức. Cũng tại đây Chu Ân Lai đã nhiễm cảm lạnh và suýt chết. Ðến tháng bảy thì Hồng quân xuống được rặng núi. Sau rặng Ðại Tuyết Sơn, Hồng quân chỉ còn lại 25 ngàn người sống sót, kể cả phụ nữ và trẻ con. Khoảng giữa tháng 8 năm 1935, Hồng quân vượt Cánh đồng cỏ hoang gần Tây Tạng, họ phải chịu sự đói khát, lạnh giá, thời tiết bất thường, thiếu dưỡng khí và muối, rất nhiều người đã mãi mãi nằm lại đầm lầy. Đầu tháng 9 năm 1935, Hồng quân thoát khỏi đầm lầy, cuối tháng 10 thì tới được Diên An (mục tiêu của cuộc rút lui), số người tham gia cuộc Vạn lý Trường chinh còn không tới một phần mười.
Trong cuộc Vạn lý Trường chinh, Hồng quân đã vượt qua 18 rặng núi, 24 con sông lớn, đi qua 11 tỉnh của Trung Quốc, đã chiếm được 12 thành phố, đụng độ với quân đội của 10 sứ quân, và phải đương đầu với một triệu quân của Tưởng Giới Thạch. Họ cũng phải đi qua 6 khu vực của người thiểu số thù địch[13].
Cuộc Vạn lý Trường chinh đã xác lập một cách chắc chắn quyền lãnh đạo của Mao Trạch Đông đối với Đảng Cộng sản Trung Hoa. Những người tham gia khác cũng đã trở thành những nhà lãnh đạo đảng nổi bật như Chu Đức, Lâm Bưu, Lưu Thiếu Kỳ, Đổng Tất Vũ, Diệp Kiếm Anh, Lý Tiên Niệm, Dương Thượng Côn, Chu Ân Lai và Đặng Tiểu Bình hoặc các tướng lĩnh như: Hứa Thế Hữu...
Nhận xét về Vạn lý Trường chinh
Một số đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc đã nhận xét về cuộc Vạn lý Trường chinh như sau:“ |
Ðối với chúng tôi, giờ phút đen tối nhất của lịch sử là cuộc Vạn
Lý Trường Chinh, nhất là khi chúng tôi phải băng qua Cánh Ðồng Cỏ Hoang
gần Tây Tạng. Hoàn cảnh của chúng tôi lúc đó thật tuyệt vọng. Không
những chúng tôi không có gì để ăn, mà chúng tôi không có cả nước uống.
Vậy mà chúng tôi vẫn thoát hiểm và chiến thắng. |
” |
“ |
Mỗi giấc ngủ của tôi phải trả giá bằng sự hy sinh của một đồng chí. |
” |
Người Việt Nam tham gia Vạn lý Trường chinh
Người Việt Nam thứ hai tham gia Vạn lý Trường chinh là Lý Ban (1912-1981) nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại thương[15]. Ông tên thật là Bùi Công Quan, sinh tại Bến Lức, Cần Đước, tỉnh Chợ Lớn (nay là Long An), trong một gia đình đại điền chủ có hàng ngàn công đất "thẳng cánh cò bay". Lý Ban tham gia Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội, năm 1930 vào An Nam cộng sản Đảng. Năm 1932, ông sang Trung Quốc, năm 1934, vào học Trường Đảng Khu căn cứ Thụy Kim (tỉnh Giang Tây). Khi Tưởng Giới Thạch tấn công Khu căn cứ Thuỵ Kim, Lý Ban tham gia Vạn lý Trường chinh nhưng bị ốm nặng phải ở lại dọc đường. Khi khỏi bệnh, mất liên lạc, ông lội bộ hàng nghìn cây số, vượt vòng vây, trở về Quảng Đông.
Những người phụ nữ trong cuộc Vạn lý Trường chinh
Có khoảng 2000 người phụ nữ tham gia cuộc Vạn lý Trường chinh, họ là vợ lãnh đạo cao cấp, cán bộ, y tá, liên lạc viên nhưng phần lớn nằm trong trung đoàn nữ thuộc Đệ tứ quân đoàn. Vợ lãnh đạo cao cấp có:- Hạ Tử Trân (vợ Mao Trạch Đông): Xuất thân là một giáo viên, rồi trở thành thư ký riêng cho Mao Trạch Đông, sống chung với Mao từ năm 1928, kết hôn chính thức với Mao năm 1930.[16]. Trong cuộc Vạn lý Trường Chinh bà sinh hai lần, gửi con cho các nông dân địa phương nuôi, dự định sau này sẽ trở lại tìm kiếm, nhưng tất cả đều mất tích. Năm 1937, Hạ Tử Trân qua Mạc tư khoa chữa bệnh, tại đó Hạ Tử Trân sinh được một đứa con trai, đứa con thứ sáu cũng là đứa con cuối cùng của bà với Mao. Hạ Tử Trân bắt đầu mắc bệnh tâm thần khi đứa con chết vì bệnh sưng phổi. Mãi đến năm 1948, Hạ Tử Trân trở về Trung hoa, lúc này Mao đã có người vợ mới là Giang Thanh và bị cấm không được về Bắc Kinh theo lệnh Giang Thanh. Ngày 29 tháng 4 năm 1984, Hạ Tử Trân mất tại Thượng Hải
- Khang Khắc Thanh (vợ Chu Đức): nữ tiểu đoàn trưởng đầu tiên của Hồng quân, một chiến sĩ gan dạ, khỏe mạnh và cũng là một tay súng thiện xạ, đã cầm súng từ khi 15 tuổi. Khang Khắc Thanh kết hôn với Chu Đức năm 1929, tại Tỉnh Cương Sơn.[17] Khang Khắc Thanh cho rằng cuộc trường chinh chỉ là một chuyến đi dạo mát (?).
- Lưu Chung Tiên, (vợ của Bác Cổ): xuất thân từ giai cấp công nhân, gia nhập đảng cộng sản trước cuộc tàn sát tại Thượng Hải và được gửi sang Nga học tập bốn năm. Tại Nga, Lưu Chung Tiên gặp và kết hôn với Bác Cổ.
- Ðặng Dĩnh Siêu, vợ của Chu Ân Lai, bà bị bệnh lao phổi ngay khi cuộc Trường chinh bắt đầu.
Trong văn hóa đại chúng
Sự kiện này đã được dựng thành phim truyền hình, lấy tên Trường chinh, năm 2001, có sự tham gia của Đường Quốc Cường, Lưu Kình, Vương Ngũ Phúc, Trần Đạo Minh.Chú thích
- ^ "Vạn Lý Trường Chinh" - Mục từ trong Từ điển Bách khoa Toàn thư Việt Nam
- ^ a ă Zhang, Chunhou. Vaughan, C. Edwin. [2002] (2002). Mao Zedong as Poet and Revolutionary Leader: Social and Historical Perspectives. Lexington books. ISBN 0-7391-0406-3. pg 65.
- ^ Mao Zedong, On Tactics...: Note 26 retrieved 2007-02-17
- ^ Yang, Benjamin (1990). From Revolution to Politics: Chinese Communists on the Long March. Westview Press. tr. 233. ISBN 0-8133-7672-6.
- ^ Theo wikipedia Tiếng Trung thì xuất phát cuộc Trường chinh là 300.000 người và kết thúc còn 20.500 người(?)
- ^ Người cung cấp những thông tin tình báo thuộc kế hoạch "Chiếc thùng sắt" cho phe Cộng sản là Mạc Hùng - Tư lệnh an ninh Nam Xương. Mạc Hùng (1891-1980) là người huyện Anh Đức thuộc tỉnh Quảng Đông. Từng tham gia cuộc khởi nghĩa Hoàng Hoa Cương, chống Viên Thế Khải, và cuộc chiến tranh Bắc phạt. Sau khi chiến tranh Bắc phạt kết thúc, Mạc Hùng được Tưởng Giới Thạch phong hàm thiếu tướng nhưng không có thực quyền nên bất mãn,
- ^ Trong một trận giao chiến với quân Quốc dân đảng, Trần Nghị bị trúng một viên đạn vào mông, xương hông bị vỡ, và vết thương chưa lành, tình trạng sức khoẻ của Trần Nghị không cho phép di chuyển theo đại quân. Ngoài ra Trần Nghị được chọn nhiệm vụ ở lại vì" Không một khe núi, một nhánh sông nào trong vùng mà Trần Nghị không biết rõ" và ông có uy tín lớn đối với dân chúng trong khu vực.
- ^ Trung Quốc của Mao Trạch Đông, tác giả tiến sỹ Ralf Berhorst, người dịch Phan Ba, GEO EPOCHE xuất bản.
- ^ Lúc này phe thân Nga đang lấn át tất cả những đảng viên không được huấn luyện tại Nga. Hai năm trước Mao Trạch Đông bị loại ra khỏi các chức vụ quân sự, chính trị và gần như đang bị giam lõng
- ^ Khi hồng quân tới được Tuân Nghĩa một tháng sau đó thì số 90 ngàn hồng quân lúc ban đầu chỉ còn lại 30 ngàn người
- ^ Tuy nhiên trong hồi ký, tư lệnh Hồng quân Otto Braun (Lý Đức) nói rất ít về trận đánh tại sông Tương Giang. Lý Ðức cho rằng mặc dầu hồng quân bị thất trận nhưng cũng nhờ trận này mà Hồng quân mạnh hơn và khả năng chiến đấu tiến hơn trước. Lý Ðức đổ lỗi cho Chu Ân Lai vì Chu Ân Lai là người soạn thảo kế hoạch rút lui, và quyết định mang theo nhiều đồ đạc nặng, do đó làm chậm trễ bước tiến của hồng quân khiến quân Quôc dân đảng đuổi kịp.
- ^ Trong cuốn Trung Quốc của Mao Trạch Đông kể rằng: Bác Cổ thường đùa nghịch với khẩu súng lục của mình, dí nó vào đầu và rồi giả vờ bóp cò.
- ^ a ă â VẠN LÝ TRƯỜNG CHINH, tác giả Nguyễn Vạn Lý
- ^ Thiếu tướng Nguyễn Sơn, lưỡng quốc tướng quân
- ^ Theo cuốn Bên thắng cuộc của nhà báo Huy Đức thì năm 1978, ông từng bị bắt vì bị nghi ngờ có những mối liên hệ chặt chẽ với Trung Quốc.
- ^ Sở dĩ Mao Trạch Đông và Hạ Tử Trân chưa chính thức kết hôn vì Dương Khai Tuệ, vợ cả của Mao, chưa bị Quốc dân đảng xử tử.
- ^ Khi ấy Khang Khắc Thanh mới có 17 tuổi và Chu Ðức đã 43 tuổi rồi. Vợ trước của Chu Ðức cũng là một đảng viên cộng sản đã bị Quốc dân đảng xử tử năm 1928
Tài liệu tham khảo
- Mục từ "Vạn lý Trường chinh" trên Bách khoa Toàn thư Việt Nam
- Trung Quốc của Mao Trạch Đông, tác giả tiến sỹ Ralf Berhorst, người dịch Phan Ba, GEO EPOCHE xuất bản.
- Những anh hùng thầm lặng của cuộc Vạn Lý Trường Chinh
- Ai là người cùng Nguyễn Sơn tham gia Vạn lý Trường chinh?
Liên kết ngoài
- Key events of the Long March - Account of the Long March by the China Daily
- Retracing Mao's Long March - Report on the modern expeditions by Jocelyn & McEwen along the Long March routes
- The Myth of the 'Turning-Point': Towards a New Understanding of the Long March - Article from 'Bochumer Jahrbuch zur Ostasienforschung' (2001)
- Map of primary route - Locations of the First Front Army route with dates
- Long March routes of the Communist armies - Routes of the First, Second and Fourth Front Armies
- Site of the Zunyi Conference - Photo and description of the building in which the landmark 1935 politburo meeting was held
- Luding Bridge - Chinese propaganda posters depicting the battle for Luding Bridge
- The Long March: 70 Years On - Official Chinese website marking the 70th Anniversary of Long March
- "Marking the 70th anniversary of the victory of the Red Army's Long March" - PLA Daily (Peoples Liberation Army newspaper) web portal
- Art on a Long March - A contemporary art exhibition presented for the public at sites along the route of Mao's Long March.
- Bài hát chủ đề phim "Vạn Lý Trường Chinh" (Trung Quốc)
- Trích đoạn phìm "Trường Chinh" (Điện ảnh Trung Quốc), mô tả trận vượt sông Tương Giang
Chiến tranh Punic lần thứ hai
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
|
|
Cuộc chiến tranh này được ghi dấu bằng cuộc hành trình đầy bất ngờ bằng đường bộ của Hannibal và tổn thất của ông khi vượt qua dãy núi Anpơ, tiếp theo đó đoàn quân của ông được bổ sung thêm nhờ sự gia nhập của những đồng minh người Gaul và đánh cho quân đội La Mã thua liểng xiểng trong trận Trebia và một trận phục kích phi thường tại Trasimene. Nhằm đối phó lại tài năng của ông trên chiến trường, người La Mã đã triển khai chiến lược Fabius. Tuy nhiên, bởi vì sự mất lòng dân ngày càng tăng của phương pháp này, người La Mã buộc phải tiến hành một trận chiến lớn khác nữa. Kết quả của điều này đó là thảm bại của người La Mã tại Cannae. Thất bại này khiến cho nhiều đồng minh La Mã chạy sang phía Carthage, làm kéo dài cuộc chiến ở Ý trong hơn một thập kỷ, trong thời gian đó, có thêm nhiều đạo quân La Mã khác nữa bị tiêu diệt trên chiến trường. Mặc dù chịu nhiều thất bại, quân La Mã có khả năng tổ chức lại nhanh hơn người Carthage và tất cả các thành phố lớn đứng về phía đối phương đã bị chiếm lại, cũng như đánh bại một nỗ lực của người Carthage nhằm củng cố lại quân đội của Hannibal ở trận Metaurus. Trong khi đó, ở Iberia, nơi được dùng như là nguồn cung cấp nhân lực chính cho quân đội Carthage, một đoàn quân viễn chinh La Mã thứ hai dưới quyền Publius Cornelius Scipio Africanus đã chiếm được thành Tân Carthage sau một cuộc tấn công và kết thúc sự cai trị của Carthage trên đất Iberia trong trận Ilipa. Thử thách cuối cùng cho người La Mã là trận Zama xảy ra ở châu Phi giữa Scipio Africanus và Hannibal, kết quả là một thất bại dành cho Hannibal và tiếp đó là việc áp đặt các điều kiện hòa bình khắc nghiệt đối với Carthage, nó sẽ không bao giờ còn là một thế lực hùng mạnh nữa và dần trở thành một chư hầu của nhà nước La Mã.
Một diễn biến phụ khác của cuộc chiến này là cuộc chiến tranh Macedonia lần thứ nhất bất phân thắng bại xảy ra ở Đông Địa Trung Hải và khu vực Biển Ionian.
Mục lục
- 1 Bối cảnh
- 2 Hannibal nắm thế chủ động (218-213 TCN)
- 3 Roma đánh chiếm những thành phố quan trọng(212-207 TCN)
- 4 Miền Trung Địa Trung Hải
- 5 Miền đông Địa Trung Hải và biển Ionia(212-207 TCN)
- 6 Tìm kiếm hòa bình(206-202 TCN)
- 7 Kết quả
- 8 Carthage và Numidia sau chiến tranh
- 9 Sự thu thập tin tức
- 10 Những quan điểm về cuộc chiến tranh
- 11 Xem thêm
- 12 Tham khảo
- 13 Liên kết ngoài
Bối cảnh
Chiến tranh Punic lần thứ hai giữa Carthage và La Mã bắt nguồn từ vụ tranh chấp về quyền lãnh đạo của Saguntum, một thành phố ven biển Iberia chịu sự ảnh hưởng của văn hóa Hy Lạp với mối quan hệ ngoại giao với La Mã.[3] Sau vụ ám sát những người thân Carthage giữa lúc tình hình căng thẳng ngày càng tăng bên trong chính quyền thành phố, Hannibal đã bao vây thành Saguntum vào năm 219 TCN. Thành phố đã cầu cứu người La Mã giúp đỡ, nhưng những lời cầu xin lại rơi vào quên lãng. Tiếp sau một cuộc vây hãm kéo dài và một trận chiến đẫm máu, trong đó bản thân Hannibal cũng đã bị thương và quân đội gần như bị xóa sổ, người Carthage cuối cùng đã đánh chiếm được thành phố. Nhiều cư dân Saguntum đã thà chọn cách tự sát còn hơn là chịu cảnh nô dịch bởi người Carthage.Trước chiến tranh, La Mã và Hasdrubal Ngay thẳng đã kí kết một hiệp ước và theo những gì Livy ghi lại thì cả hai phe đồng ý rằng Iber nên là ranh giới giữa hai đế quốc và sự tự do của người Saguntine cần được duy trì[4].
Hannibal nắm thế chủ động (218-213 TCN)
Phía Tây Địa Trung Hải (218-213 TCN)
Cuộc hành trình đường bộ của Hannibal
Quân đội Carthage ở Iberia, không bao gồm các lực lượng ở châu Phi, theo Polybius,[5] có tổng cộng 90.000 bộ binh, 12.000 kỵ binh và 37 voi chiến: đó một trong những đạo quân lớn nhất thời kì Hy Lạp hóa và ngang ngửa về mặt quân số với bất kỳ đạo quân La Mã nào trên chiến trường. Hannibal khởi hành cùng đội quân này từ Tân Carthage (Cartagena, Tây Ban Nha) về phía bắc dọc theo bờ biển vào cuối mùa xuân năm 218 trước Công nguyên. Tại Ebro, ông chia đội quân của mình thành ba đạo và tiến hành chinh phục các bộ lạc từ nơi đó đến dãy núi Pyrenee trong vòng vài tuần, nhưng với thiệt hại nặng nề. Tại dãy núi Pyrenee, ông đã để lại một đội quân nhỏ gồm 11.000 quân Iberia, những người đã tỏ ra miễn cưỡng với việc rời bỏ quê hương của họ, để đảm nhận vai trò là một đơn vị đồn trú cho khu vực mới được chinh phục [6]. Hannibal đã tiến vào xứ Gaul cùng với 50.000 bộ binh và 9.000 kỵ binh theo những ghi chép lại. Ông đã chỉ huy đội quân của mình đi theo một tuyến đường ở trong nội địa,[3] nhằm tránh các đồng minh La Mã ở dọc theo bờ biển. Ở Gaul, các cuộc đàm phán đã giúp ông có thể hành quân mà không gặp bất cứ sự cản trờ nào trừ Trận đánh vượt sông Rhone, khi mà một đạo quân người Allobroges đã không thành công trong việc cố gắng ngăn cản 38.000 bộ binh (con số này không bao gồm bộ binh nhẹ), 8000 kỵ binh, và 37 voi chiến của ông từ phía bờ bên kia [7].Trong khi đó, một hạm đội La Mã cùng với một đạo quân xâm lược cũng đang trên đường đến phía Bắc Iberia. Những chỉ huy của nó, anh em Gnaeus Cornelius Scipio Calvus và Publius Cornelius Scipio, biết rằng Hannibal đã vượt qua sông Ebro, nhưng họ đã rất ngạc nhiên bởi sự hiện diện của quân đội Carthage ở thượng nguồn sông Rhone. Sau khi tiến quân đến thành phố đồng minh Massilia, họ liền phái đi một đội quân do thám gồm 300 kỵ binh nhằm thăm dò nơi đóng quân của đối phương[3]. Toán quân này sau đó đã đánh tan một đạo kị binh do thám của người Carthage gồm 500 kị binh Numidia và truy đuổi quân địch về tận trại chính của họ. Nhờ vậy, với hiểu biết về vị trí của kẻ thù, những người La Mã liền hành quân quay ngược trở lại, và sẵn sàng chiến đấu. Hannibal trốn tránh đạo quân này và đi theo một lộ trình không rõ [3] tiến đến (sông Isère hoặc Durance) dưới chân dãy núi AnPơ vào mùa thu. Ông cũng đã tiếp đón những sứ giả từ các đồng minh Gaul của mình ở Ý đã kêu gọi ông đến cứu viện cho họ và chỉ cho ông con đường vượt qua dãy núi AnPơ.
Cuộc viễn chinh đầu tiên của người La Mã ở Iberia
Đoàn quân viễn chinh La Mã đầu tiên đến Iberia đã không thể ngăn chặn quân đội Carthage ở nội địa của Massalia, do đó, nó tiếp tục hành trình tới miền bắc Iberia dưới sự chỉ huy của Gnaeus Cornelius Scipio Calvus, một bước đi mang tính quyết định đối với kết quả của cuộc chiến tranh. Viên tướng còn lại của họ, Publius Cornelius Scipio, thì lại quay trở về Roma, và ông nhanh chóng nhận ra sự nguy hiểm của một cuộc xâm lược của Ý vào lúc này khi mà các bộ lạc người Boii và người Insubres đã đứng dậy khởi nghĩa. Sau năm 217 TCN, ông cũng tới Iberia.Ở Iberia, sự cai trị của người Carthage khiến cho cư dân ở đây bất mãn, nhưng với việc người La Mã không có động thái gì trong cuộc bao vây thành Saguntum đã khiến cho người dân địa phương thận trọng về một liên minh chống lại những ông chủ của họ. Gnaeus Cornelius Scipio Calvus sau đó thiết lập trụ sở chính của mình tại Cissa, nằm giữa vùng đât mới bị Hannibal chinh phục gần đây, khu vực giữa sông Ebro và dãy Pyrene. Bất chấp những trở ngại ban đầu, ông nhanh chóng giành được sự ủng hộ ngày càng cao giữa những người bản địa. Điều này khiến cho viên tướng người Carthage là Hanno, cháu trai của Hannibal, quyết dịnh giao chiến với ông trước khi quân đội của ông ta hợp nhất với quân đội theo Hasdrubal, em trai của Hannibal. Kết quả của trận Cissa là một chiến thắng cho người La Mã. Khi mà cuối cùng Hasdrubal cũng có mặt ở chiến trường, ông đã không giao chiến với quân chính quy La Mã và chỉ đơn thuần là tấn công những binh lính đang canh gác hạm đội của họ, và giết chết một số người.
Hạm đội liên hợp của người La Mã và Massalia cùng với quân đội đã tạo ra một mối đe dọa cho người Carthage. Hasdrubal dự định đầu tiên sẽ đánh bại hạm đội của họ. Tuy nhiên, lực lượng hải quân của ông đã có một lịch sử thất bại trước người La Mã. Vì lý do này, ông sẽ cho quân đội của mình hành quân cùng với hạm đội. Hạm đội này được mô tả là rất vô tổ chức trước khi bước vào trận chiến. Hạm đội 40 tàu chiến của người Carthage và người Iberia sau đó đã đã bị đánh bại bởi hạm đội gồm 55 tàu của người La Mã và Massalia trong trận hải chiến thứ hai của cuộc chiến tranh, với khoảng 3/4 hạm đội bị bắt hoặc bị đánh chìm và phần còn lại kéo những con tàu của họ lên bờ với cùng với đạo quân trên bờ. Kết quả là quân Carthage phải rút lui, nhưng người La Mã vẫn chỉ giới hạn trong khu vực giữa sông Ebro và dãy Pyrene.
Vị trí này ngăn cản việc người Carthage gửi quân tiếp viện từ Iberia đến cho Hannibal hoặc tới chỗ những người Gaul nổi loạn ở miền bắc Italia trong giai đoạn quan trọng của cuộc chiến. Để đối phó với vấn đề này, Hasdrubal hành quân vào lãnh thổ của người La Mã trong năm 215 TCn và giao chiến với họ tại Dertosa. Trong trận này, ông đã sử dụng ưu thế kỵ binh của mình để càn quét chiến trường và bao vây đối phương ở cả hai mặt bằng bộ binh của mình, một chiến thuật đã được sử dụng rất thành công tại Ý. Tuy nhiên, người La Mã đã phá vỡ hàng ngũ vốn dàn mỏng ra ở khu trung tâm và đánh bại cả hai bên cánh một cách lần lượt, và khiến cho quân Carthage thương vong nặng nề.
Trong lúc tình hình không có thêm sự tiến triển nào đáng kể ở mặt trận Iberia, Anh em Scipio đã có thể thương lượng để tạo ra một mặt trận mới ở châu Phi bằng cách thiết lập liên minh với Syphax, một vị vua Numidia hùng mạnh ở Bắc Phi. Trong năm 213 TCN, ông ta đã đón tiếp các cố vấn La Mã tới để huấn luyện cho những người lính bộ binh hạng nặng của mình mà lúc này vẫn chưa thể là đối trọng với quân Carthage. Với sự trợ giúp này, ông ta sau đó tiến hành chiến tranh chống lại Gala, đồng minh của người Carthage. Theo Appian, cũng trong năm 213 TCN, Hasdrubal đã rời đất Iberia và tới Bắc Phi để giao chiến với Syphax, mặc dù ông có thể bị nhầm lẫn với Hasdrubal Gisco[8]. Hasdrubal Gisco là con trai của Gesco, người đã chiến đấu cùng với Hamilcar Barca, cha của Hannibal, ở Sicily trong cuộc chiến tranh Punic lần thứ nhất và là con rể của Hanno Già một trong những phụ tá của Hannibal ở Ý.
Miền Trung Địa Trung Hải
Những cuộc viễn chinh và đột kích bằng đường biển
Trong năm 218 TCN, hải quân Carthage lại đang bận rộn với việc thám thính vùng biển Sicily và chuẩn bị cho một cuộc tấn công bất ngờ vào thành trì then chốt của họ trước đây, thành Lilybaeum, ở đầu mút phía tây của hòn đảo. Hai mươi tàu quinquereme, chở theo 1.000 binh lính, đã đột kích vào quần đảo Aegadian ở phía tây Sicily và tám con tàu khác cũng dự định tấn công quần đảo Vulcan, nhưng chúng lại bị gió bão cuốn đi trong một cơn bão đang trên đường hướng về phía eo biển Messina. Sau đó, hải quân Syracuse tại Messina, đã cố gắng chiếm giữ được ba trong số các con tàu này mà không gặp phải sự kháng cự nào. Từ lời khai của đám thủy thủ đoàn rằng một hạm đội Carthage đang chuẩn bị tấn công Lilybaeum, Hiero II đã cảnh báo cho viên pháp quan La Mã, Marcus Amellius. Biết được tin báo, những người La Mã nhanh chóng chuẩn bị 20 tàu quinquereme để đánh chặn và đánh bại 35 tàu quinquereme của người Carthage trong trận Lilybaeum.Và cũng ngay trong năm 218 TCN, người La Mã đã tích cực chuẩn bị cho một cuộc viễn chinh khởi hành từ Lilybaeum và hướng đến châu Phi. Hannibal đã dự đoán được bước đi này và tiến hành củng cố cho đội quân phòng thủ ở châu Phi với một lực lượng bao gồm 13.850 bộ binh nặng Iberia, 870 lính phóng thạch thủ người Balearic và 1.200 kị binh Iberia. Ngoài ra, khoảng 4.000 nam giới người Iberia "từ những gia đình tốt được gọi tòng quân và được chuyển đến Carthage nhằm tăng cường sức mạnh phòng thủ cho thành phố, và cũng đóng vai trò làm con tin nhằm đảm bảo sự trung thành của dân tộc họ".[9] Đổi lại, 11.850 bộ binh Lybia, 300 người Liguria, và 500 lính phóng thạch thủ người Balearic đã được gửi đến Iberia nhằm tăng cường sức mạnh phòng thủ ở địa phương và để chống lại một cuộc xâm lược khác của người La Mã theo dự đoán.[10]
Hải quân Carthage đã bị đánh bại bởi người La Mã trong hai trận giao chiến lớn, nhưng cả hai bên lại đều không thể ngăn chặn các cuộc đột kích khác từ bờ biển của nhau. Một ngoại lệ là năm 217 trước Công nguyên, khi một hạm đội Carthage gồm tàu 70 quinquereme đã bị chặn lại ngoài khơi bờ biển Etruria bởi một đội La Mã gồm 120 quinquereme và rút lui mà có trận chiến nào xảy ra sau đó.
Đoàn viễn chinh đầu tiên của người Carthage tới Sardinia, là vào trong năm 215 trước Công nguyên, dưới sự chỉ huy của Hasdrubal Hói cùng với thuộc cấp của ông, Hampsicora. Một cuộc nổi dậy của phe ủng hộ người Carthage xảy ra trước đó đã bị dập tắt, trong khi một cơn bão đã cuốn hạm đội Carthage đến quần đảo Balearic. Khi mà cuối cùng họ cũng đặt chân tới Sardinia, người La Mã đã nhận thức được âm mưu của đối phương và đã tăng cường các đơn vị đồn trú mà bị dân chúng ở đây căm ghét, dưới quyền chỉ huy của Titus Manlius Torquatus, lên đến 20.000 bộ binh và 1.200 kỵ binh. Người La Mã sau đó tiến đánh và đánh tan đạo quân Carthage gồm 15.000 bộ binh và 1500 kỵ binh (cùng với một số con voi) và tàn quân khởi nghĩa Sardinia tại trận Cornus. Tiếp đó, đoàn viễn chinh thất trận gồm 60 tàu quinquereme và một số tàu vận chuyển lại bất ngờ chạm trán với một hạm đội La Mã đang trên đường cướp bóc trở về từ châu Phi với 100 tàu quinquereme. Hạm đội Carthage thua chạy toán loạn và mất bảy tàu. Kết quả là, Sardinia, một hòn đảo xuất khẩu ngũ cốc quan trọng, vẫn nằm dưới sự chiếm đóng của người La Mã.
Người Gaul nổi dậy
Người La Mã đồng thời nhận được tin về cuộc vượt sông Ebro của Hannibal cùng với tin một cuộc nổi dậy ở miền bắc Ý của các bộ lạc Gaul là người Boii và người Insubres [11]. Hai bộ lạc này sau đó đã thiết lập các cuộc tiếp xúc ngoại giao với người Carthage và đứng về phía họ như là những đồng minh chống lại kẻ thù chung, La Mã. Mục tiêu đầu tiên của quân nổi dậy là các thuộc địa La Mã ở Placentia và Cremona, khiến cho những người La Mã bỏ chạy về Mutina (hiện nay là Modena), Gauls sau đó tiến hành thành vây hãm nó. Để đối phó lại, pháp quan L. Manlius Vulso liền hành quân với hai quân đoàn và quân đồng minh, với tổng số là 1.600 kị binh và 20.000 bộ binh tới Cisalpine Gaul. Đội quân này bị phục kích hai lần trên đường hành quân từ Ariminium, và bị thiệt hại 1.200 người, mặc dù vậy cuộc vây hãm Mutina đã chấm dứt, thì chính bản thân đạo quân này lại rơi vào một cuộc bao vây lỏng lẻo cách Mutina một vài cây số [12] Sự kiện này đã thúc đẩy viện nguyên lão La Mã phái một trong số những quân đoàn của Scipio và 5.000 quân đồng minh tới hỗ trợ Vulso. Scipio đã phải tuyển mộ thêm quân để thay thế cho số này và do đó không thể tới Iberia cho đến tháng Chín năm 218 TCN, và điều này cho phép Hannibal có thêm thời gian để từ Ebro tới Rhone.Sau khi tránh khỏi tham gia vào một trận chiến lớn tại khu vực sông Rhone, Hannibal đã nhanh chóng hành quân đến trợ giúp cho các đồng minh người Gaul của ông, vốn đang bị nguy khốn bởi quân tiếp viện La Mã. Ông đã vượt qua dãy núi An-Pơ, vượt qua những khó khăn của khí hậu và địa hình,[3] cùng với những khó khăn từ chiến thuật du kích của các bộ lạc bản địa. Tuyến đường chính xác của ông hiện vẫn đang còn trong tranh cãi. Hannibal đặt chân đến miền bắc Ý với ít nhất 28.000 bộ binh, 6.000 kỵ binh và 30 con voi trên vùng lãnh thổ của người Taurini, mà bây giờ là Piedmont. Mặc dù điều này đã được những người La Mã dự đoán, nhưng họ đã không lường trước được đối phương lại đến sớm như vậy và quân đội của họ vẫn còn ở khu vực trú đông.[13] Cuộc hành trình vượt dãy AnPơ này được ghi nhận là một trong những thành tựu vĩ đại nhất về mặt hậu cần quân đội, vì ông đã vượt qua dãy núi AnPơ thông qua khu vực lãnh thổ thù địch vào cuối mùa thu không có sự trợ giúp quân lương nào. Cùng với việc bất ngờ tiến quân vào bán đảo Ý của ông đã khiến cho La Mã chấm dứt dự định thúc đẩy một cuộc xâm lược châu Phi.
Những người Gaul đồng minh của Hannibal thì lại ở hạ lưu thung lũng sông Po, và vẫn còn khá xa vời. Đầu tiên, Hannibal bắt buộc phải chiến đấu cùng đạo quân đã suy yếu của mình để có thể để tiếp cận với họ và kích động phần còn lại của Gallia Cisalpina tiến hành cuộc nổi dậy. Hành động đầu tiên của ông là đánh chiếm thành phố chính của người Taurini thù địch. Sau đó, người Carthage đã bị chặn lại bởi một đạo quân La Mã mới được xây dựng dưới sự chỉ huy của Publius Cornelius Scipio, người mà Hannibal từng lẩn tránh trước đó ở trong thung lũng sông Rhone, và đã không lường trước được đối thủ của mình lại đến sớm như vậy. Trong trận Ticinus diễn ra sau đó, lực lượng kỵ binh của quân đội của Hannibal đánh bại kỵ binh và bộ binh hạng nhẹ của người La Mã trong một trận giao tranh nhỏ. Scipio đã bị thương nặng trong trận đánh này, và phải rút lui về phía bên kia sông Trebia với bộ binh nặng của ông vẫn còn nguyên vẹn. Ông ta sau đó đóng trại tại thị trấn Placentia để chờ quân tiếp viện. Như là kết quả từ thất bại của người La Mã tại Ticinus, tất cả người Gaul trừ người Cenomani đã đứng về về phía quân Carthage. Cả người Gaul và Liguria đều đã tham gia vào quân đội của người Carthage, và giúp cho quân đội của Hannibal lên đến 40.000 người.
Ngay cả trước khi tin tức về thất bại tại sông Ticinus truyền tới Roma, viện nguyên lão đã ra lệnh cho chấp chính quan Sempronius Longus đem đạo quân của ông ta quay trở về từ Sicily, nơi mà nó đang chuẩn bị cho cuộc xâm lược châu Phi, để kết hợp cùng Scipio và đối phó với Hannibal. Hannibal đã ngăn chặn không cho quân đội của Scipio và Sempronius có thể gặp nhau. Tuy nhiên, với việc người Carthage đánh chiếm được kho lương tại Clastidium, thông qua sự phản bội của viên chỉ huy Latin ở địa phương, đã tạo cơ hội như là một sự chuyển hướng và cho phép quân đội của Sempronius có thể tiến quân tới chỗ của Scipio, người vẫn còn bị thương quá nặng để có thể chỉ huy. Sau một số thành công nhỏ, đạo quân thống nhất và có số lượng ngang ngửa này của người La Mã, dưới quyền Sempronius Longus đã bị nhử vào một trận giao chiến với Hannibal tại trận Trebia. Quân đội La Mã bị kéo vào cuộc chiến này mà không ăn bữa sáng và đầu tiên họ đã phải vượt qua một con sông giá lạnh, điều này khiến cho họ nhanh chóng bị mất sức. Hơn nữa, một đội đang mai phục dưới quyền Mago, người em út của Hannibal sẽ tấn công họ từ phía sau. Người La Mã sau đó đã bị tổn thất nặng nề với việc chỉ có 20.000 người trong số 40.000 binh lính có thể rút lui đến nơi an toàn. Điều này khiến cho họ phải rút khỏi Cisalpine Gaul. Sau khi củng cố được vị trí của mình ở phía bắc Italy nhờ chiến thắng này, Hannibal cho quân đội của mình trú đông ở giữa những người Gaul. Họ sau này sẽ gia nhập quân đội của ông với số lượng lớn, khiến cho nó lên đến 60.000 người, tuy nhiên, sự nhiệt tình của họ đã phần nào bị giảm bớt do người Carthage sống trên đất của họ.
Viện nguyên lão La Mã đã quyết định xây dựng một quân đội mới nhằm chống lại Hannibal dưới quyền hai chấp chính quan mới được bầu vào năm 217 TCN, Gnaeus Servilius Geminus và Gaius Flaminius. Viên chấp chính quan thứ hai từ lâu đã không tin tưởng những vị nguyên lão đồng sự của mình và sợ rằng họ sẽ cố gắng để phá hoại quyền chỉ huy của ông ta bằng cách tìm cớ để trì hoãn sự khởi hành của mình. Vì vậy, ông ta lặng lẽ rời Roma để tiếp nhận quân đội của mình tại Ariminum mà không cần thực hiện các nghi lễ tôn giáo kéo dài theo yêu cầu đối với một chấp chính quan mới được bầu[14].Viện nguyên lão đã bỏ phiếu nhất trí triệu hồi ông ta, nhưng ông đã phớt lờ mệnh lệnh của họ. Điều này gây ra sự mất tinh thần lan tràn giữa những người La Mã, vì họ sợ rằng Flaminius không tôn trọng các vị thần và sẽ mang đến thảm họa cho Roma. Theo như những gì mà ông ta dự đoán rằng Hannibal sẽ tiến vào miền trung Ý, Flaminius di chuyển quân đội của ông từ Ariminum tới Arretium, để nhằm khống chế những con đường đèo của dãy núi Apennine mà đi vào vùng Etruria. Người đồng cấp Servilius của ông, sau khi thực hiện các nghi lễ tôn giáo đã thay thế ông cùng với quân đội được xây dựng mới tại Ariminum để khống chế các tuyến đường dọc theo bờ biển Adriatic. Một lực lượng thứ ba, bao gồm những người sống sót từ các cuộc giao tranh trước đó, cũng đã được đóng quân ở Etruria dưới quyền Scipio. Vì vậy, tất cả các tuyến đường phía đông và phía tây đến Roma dường như đã được canh giữ.
Vào đầu mùa xuân 217 trước Công nguyên, Hannibal đã quyết định tiến quân, và rời bỏ các đồng minh người Gaul đang dao động của ông trong thung lũng Po và vượt qua dãy Apennine mà không gặp phải sự kháng cự nào. Sau đó, ông tránh các vị trí của người La Mã và sử dụng con đường duy nhất qua cửa sông Arno mà không có sự trấn giữ để tiến vào Etruria. Tuyến đường này xuyên qua một đầm lầy lớn, mà thường xuyên xảy ra tình trạng ngập lụt hơn vào mùa xuân. Quân đội của Hannibal đã hành quân trong nhiều ngày mà không tìm thấy địa điểm thuận tiện để nghỉ ngơi, và phải chịu tình trạng đau đớn khủng khiếp từ sự mệt mỏi và thiếu ngủ. Điều này dẫn đến việc tổn thất mất một phần đạo quân này, có vẻ như bao gồm cả những con voi còn lại.
Đặt chân đến Etruria trong mùa xuân năm 217 TCN, Hannibal đã cố gắng để nhử cánh quân chủ lực của người La Mã dưới quyền Flaminius vào một trận quyết chiến bằng cách tàn phá khu vực mà ông ta được phái tới bảo vệ nhưng không có kết quả [15] Sau đó, Hannibal đã sử dụng một mưu kế mới, ông hành quân vòng quanh cánh trái của đối phương và tỏ ra hiệu quả trong việc chia cắt ông ta khỏi Roma. Tiến quân qua các vùng cao nguyên của Etruria, người Carthage giờ gây đã khiêu khích Flaminius vào một cuộc truy đuổi vội vàng mà không tiến hành thám thính trước. Sau đó, trong hẻm núi trên bờ hồ Trasimenus, Hannibal bố trí một cuộc phục kích với quân đội của ông. Cuộc phục kích đã thành công hoàn toàn: trong trận Hồ Trasimene, Hannibal đã tiêu diệt gần như toàn bộ quân đội La Mã và giết chết Flaminius và quân đội của ông không bị thiệt hại nhiều. 6.000 người La Mã đã có thể trốn thoát, nhưng sau đó họ đã bị kị binh Numidia của Maharbal đuổi kịp và buộc phải đầu hàng. Hơn nữa, Scipio, sau khi biết tin về trận đánh, đã phái kỵ binh của mình đễ hỗ trợ nhưng họ cũng đã bị đánh chặn và tiêu diệt. Như là kết quả của chiến thắng này, đạo quân ô hợp bao gồm quân nổi dậy người Gaul, người châu Phi, người Iberia và Numidia đã được trang bị tốt hơn nhiều những gì họ có thể sử dụng cho bản thân và bán những phần dư thừa thông qua các thương nhân Ai Cập cho chính người La Mã. Giống như tất cả các cuộc giao tranh trước đó, những tù binh bị bắt được phân loại thành một bên là người La Mã, thì bị giữ làm tù binh, còn những người không phải người La Mã, thì được trả tự do để tuyên truyền rằng quân đội Carthage có mặt ở Ý là để chiến đấu cho quyền tự do của họ chống lại người La Mã. Về mặt chiến lược, Hannibal bây giờ đã loại bỏ hoàn toàn đạo quân duy nhất có thể cản đường tiến quân của ông về La Mã, mặc dù vậy lại có một cuộc tranh cãi giữa các tướng lĩnh của ông, và ông đã không tiến hành tấn công Roma. Thay vào đó, ông hành quân về phía Nam với hy vọng lôi kéo thêm đồng minh trong số cư dân Hy Lạp và Ý.
Chiến lược Fabius
Thất bại tại hồ Trasimene đã khiến cho những người La Mã rơi vào tình trạng hoảng loạn, và lo sợ cho sự tồn tại của thành phố. Viện nguyên lão đã quyết định dùng đến để biện pháp khẩn cấp truyền thống đó là chỉ định một quan Độc tài, một tổng chỉ huy tạm thời, ông ta sẽ thâu tóm toàn bộ quyền hành đối với quân đội, vốn được thường được phân chia giữa hai chấp chính quan, theo một thời hạn sáu tháng. Thủ tục thông thường yêu cầu sự hiện diện của một chấp chính quan để được bổ nhiệm là nhà độc tài. Vào lúc đó, một trong hai chấp chính quan (Flaminius) đã tử trận và người còn lại (Servilius) thì lại đang ở cùng với đạo quân duy nhất còn lại ở Ý, Viện nguyên lão quyết định bầu một nhà độc tài của chính nó. Vì đây là một điều trái với hiến pháp, người được bổ nhiệm, Quintus Fabius Maximus, được trao tước hiệu prodictator (quyền độc tài) mặc dù ông đã giữ quyền hạn giống như một nhà độc tài. Viện nguyên lão cũng bổ nhiệm luôn viên equitum magister cho ông ("Tổng chỉ huy kỵ binh, người giữ vai trò phó tư lệnh) thay vì cho phép nhà độc tài tự mình nắm giữ quyền lực: M. Minucius Rufus [17]Từ bỏ truyền thống quân sự La Mã đó là giao chiến với kẻ thù trong những trận quyết chiến càng sớm càng tốt, Fabius nghĩ ra chiến lược Fabius: từ chối các trận đánh lớn với đối thủ của mình, nhưng thay vào đó liên tục giao tranh với các đội quân nhỏ của đối phương. Sáng kiến này không được lòng các binh sĩ, họ gán cho Fabius biệt danh Cunctator("Người trì hoãn"), kể từ lúc ông dường như tranh né những trận chiến trong khi Ý đang bị tàn phá bởi kẻ thù. Hơn nữa, nó cũng khiến nhiều người lo sợ rằng, nếu Hannibal tiếp tục cướp bóc Ý mà không gặp bất cứ sự kháng cự nào, sẽ làm cho đồng minh của họ sợ hãi, và tin tưởng rằng La Mã không còn đủ khả năng bảo vệ họ, có thể khiến họ đào ngũ và chuyển sang cam kết trung thành với người Carthage. Như là một biện pháp đối phó, cư dân của các ngôi làng đã được khuyến khích tham gia vào việc cảnh giới, để họ có thể thu thập vật nuôi và tài sản của họ trong thời gian này và trú ẩn trong những thị trấn được tăng cường mà kẻ thù không thể đánh chiếm. Đường lối của Fabius chẳng khác gì cái bóng của Hannibal bằng cách di chuyển theo chiều song song với đà tiến quân của người Carthage trên vùng đồng bằng, để tránh kỵ binh của Hannibal vốn có ưu thế trên địa hình bằng phẳng. Điều này đòi hỏi một sự cẩn trọng tuyệt đối, vì khi đó người Carthage đã cố gắng với tất cả khả năng của mình để phục kích những người La Mã. Vì lý do này, một đội hình hành quân mới, với ba đội hình hàng dọc song song của bộ binh, đã được phát triển thay vì một đội hình hàng dọc duy nhất đã được sử dụng tại hồ Trasimene.
Fabius liên tục quấy rối đội quân què quặt Hannibal và đã bắt được nhiều tù binh. Cả hai vị chỉ huy đã quyết định rằng họ sẽ trao đổi tù binh theo các điều kiện tương tự như trong cuộc chiến tranh Punic lần thứ nhất. Dẫu vậy người Carthage đã giao trả người La Mã nhiều hơn hàng trăm tù binh so với số mà họ nhận được và vì vậy họ mong đợi nhận được bồi thường bằng tiền, Viện nguyên lão thì lại miễn cưỡng trả tiền. Tuy nhiên, những điền sản của Fabius đã không bị các toán quân cướp bóc người Carthage đụng đến nhằm để kích động sự mất lòng tin chống lại ông. Fabius lúc này bán các điền trang của mình để có tiền trả cho quân địch và nhận lại số tù binh còn lại.
Sau khi tàn phá vùng Apulia mà không chọc tức được Fabius tham gia vào một trận chiến, Hannibal quyết định hành quân qua vùng Samnium để vào đất Campania, một trong những tỉnh giàu nhất và màu mỡ nhất ở Ý, với hy vọng rằng sự tàn phá sẽ lôi kéo Fabius vào trận chiến. Về phần mình, Fabius nhận thấy rằng ông có được một cơ hội tuyệt vời để bẫy quân Carthage trên đồng bằng Campanian và buộc Hannibal phải chiến đấu trong các ngọn núi xung quanh ở vị chí theo sự lựa chọn của riêng ông. Khi mà một năm nữa dần qua đi, Hannibal quyết định rằng sẽ là không khôn ngoan khi trú đông ở vùng đồng bằng đã bị tàn phá của Campania nhưng Fabius đã đảm bảo rằng tất cả lối thoát của các con đường vượt núi đều đã bị chặn. Tình trạng này đã dẫn đến trận chiến đêm ở Ager Falernus trong đó người Carthage tìm được cách trốn thoát bằng cách lừa những người La Mã tin rằng họ đang trên đường tới các đỉnh núi ở phía trên họ. Người La Mã vì vậy đã mắc bẫy và quân Carthage rút quân qua một con đường không được bảo vệ với tất cả quân nhu của họ. Đây là một đòn nghiêm trọng đối với uy tín của Fabius.
Minucius, viên magister equitum, là một trong những người có tiếng nói quan trọng trong quân đội chống lại việc chấp nhận chiến lược Fabius. Ngay sau khi ông ta đạt được một thành công nhỏ, bằng cách chiến thắng một cuộc giao tranh với người Carthage, Viện nguyên lão đã thăng chức cho Minucius lên thành imperium(quyền chỉ huy) ngang bằng với Fabius, người mà ông ta cáo buộc là hèn nhát. Kết quả là, hai người đã quyết định để phân chia đội quân giữa họ. Đội quân của Minucius đã nhanh chóng bị nhử vào một cuộc phục kích của Hannibal trong vùng đất bằng phẳng của Geronium. Fabius Maximus đã vội vã đến hỗ trợ người đồng cấp của mình và quân đội của Hannibal ngay lập tức rút lui.
Tìm kiếm một trận đánh quyết định
Hai chấp chính quan Aemilius Paullus và Varro quyết tâm đối đầu với Hannibal và họ hành quân về phía nam tới Apulia. Sau một cuộc hành quân kéo dài hai ngày, họ đã tìm thấy ông ta ở bên bờ trái của sông Aufidus, và đóng trại cách đó sáu dặm (10 km). Hannibal đã lợi dụng sự háo hức của Varro và lừa ông ta vào một cái bẫy bằng cách sử dụng một chiến thuật bao bọc nhằm loại bỏ ưu thế về quân số của người La Mã. Hannibal đã bố trí lực lượng bộ binh ít đáng tin cậy nhất của ông ở trung tâm của hình bán nguyệt, với hai bên cánh bao gồm kị binh người Gaul và người Numidia. Các quân đoàn La Mã đã tấn công mạnh nhằm vào khu trung tâm yếu của Hannibal, nhưng các lính đánh thuê Libya ở hai bên cánh, lại đe dọa sườn của họ. Cuộc tấn công bởi kỵ binh của Hannibal là không thể ngăn cản và viên tướng kị binh Hasdrubal [18][19][20] (không nhầm lẫn với em trai của Hannibal đang tiến hành chiến dịch ở Iberia [21][22][23]), đánh tan tác kỵ binh La Mã La Mã bên cánh phải và sau đó càn quét xung quanh hậu phương của quân La Mã và tấn công kỵ binh của Varro bên cánh trái của người La Mã, và sau đó là các quân đoàn, từ phía sau. Kết quả là quân đội La Mã bị bao vây và không còn đường trốn thoát. Nhờ các chiến thuật tuyệt vời này, Hannibal, với quân số thua kém hơn nhiều, đã tiêu diệt gần tất cả quân La Mã trong trận này. Đã có ước tính rằng khoảng 50,000-70,000 người La Mã đã bị giết hoặc bị bắt làm tù binh ở Cannae.
Như Polybius đã ghi lại: "Nặng nề hơn cả thất bại ở Cannae, là việc những đồng minh cũ của La Mã, những thành bang tưởng như trung thành hết mực, nay đã rời bỏ liên minh chỉ với một lý do đơn giản, họ đã hết hy vọng với sức mạnh của La Mã."[24] Cùng trong năm này, các thành phố Hy Lạp trên đảo Sicilia bắt đầu nổi dậy chống lại sự cai trị của La Mã, cùng với đó, vua Philippos V của Macedonia cũng tỏ sự ủng hộ Hannibal bằng cách phát động cuộc Chiến tranh Macedonia lần thứ nhất chống lại La Mã. Hannibal cũng củng cố được liên minh với vị vua mới Hieronymus của Syracuse, thành bang độc lập duy nhất ở Sicilia, và người Tarentum cũng đứng về phía ông cùng thời gian đó. Người Gaul ở miền Bắc Italia cũng trở thành một lực lượng ủng hộ Hannibal. Hannibal bây giờ đã có đủ nguồn lực và nhân lực cần thiết để tiến hành một cuộc tấn công thành công vào thành Rome. Tuy nhiên, ông lại không chắc chắn về tính khả thi của cuộc tấn công này và đã dành rất nhiều thời gian cân nhắc nó. Trong khi ông do dự thì người La Mã đã có thể tập hợp lại, và cơ hội đã trôi qua. Một sự kiện đáng chú ý khác trong năm 216 trước Công nguyên là sự đào ngũ của Capua, thành phố lớn thứ hai của Ý, Hannibal đã biến nó thành căn cứ mới của mình. Tuy nhiên, ngay cả điều này cũng không thể làm ông hài lòng vì chỉ có một vài thành bang ở Ý mà ông đã dự kiến sẽ giành được như những đồng minh đã đồng ý đứng về phía ông. Hơn nữa, hải quân Macedonia lại không thể giao chiến với hải quân La Mã, do đó, họ không thể để giúp ông một cách trực tiếp được.
Hannibal đã gửi một phái đoàn đến La Mã để đàm phán một nền hòa bình và một đề nghị khác về việc trao đổi những tù nhân La Mã của ông để đổi lấy những khoản tiền chuộc, nhưng Roma đã từ chối tất cả các lời đề nghị.
Thiết lập một hệ thống đồng minh
Sau trận Cannae, một số đồng minh miền nam Ý ngay lập đứng về phía Hannibal: các thị trấn của người Apulia như Salapia, Arpi và Herdonia và nhiều thành phố khác của người Lucania. Mago hành quân về phía nam với một đội quân đội nhỏ, và một vài tuần sau đó, người Brutti cũng gia nhập với ông ta. Đồng thời, Hannibal hành quân phía bắc cùng với một phần quân đội của ông và người Hirpini và Caudini, hai trong số ba thành bang của người Samnite, cũng gia nhập với ông. Thành công lớn nhất mà ông giành được đó là thành phố lớn thứ hai của Ý, Capua, khi quân đôi của Hannibal hành quân vào vùng Campania trong năm 216 TCN. Cư dân của Capua đã có quyền công dân La Mã một cách giới hạn và tầng lớp quý tộc của nó đã liên kết với những người La Mã thông qua hôn nhân và tình bạn, nhưng với tham vọng có thể trở thành thành phố siêu cường của Ý sau những thảm bại gần đây của người La Mã rõ ràng đã là một sự cám dỗ quá lớn. Hiệp ước giữa họ và Hannibal có thể được mô tả như là một thỏa thuận hữu nghị, với việc người Capua cung cấp các bến cảng mà qua đó Hannibal có thể đón nhận được quân tăng viện [25].Năm 215 TCN, hệ thống liên minh của Hannibal đã khống chế phần lớn miền nam Italy, ngoại trù các thành phố Hy Lạp dọc theo bờ biển (ngoại lệ là Croton đã được chinh phục bởi các đồng minh của ông), Rhegium, và các thuộc địa Latin như Beneventum, Luceria ở Samnium, Venusia ở Apulia, Brundisium và Paestum. Vùng đất Gaul độc lập mà ông đã thiết lập ở miền bắc Italia vẫn còn nằm ngoài sự kiểm soát của người La Mã.[26]
Hannibal đã có thể lôi kéo được một căn cứ quan trọng vào liên minh của mình nhờ vào những thành công quân sự to lớn của ông. Ông cũng coi nó như là điều cần thiết để chiếm được thành phố Nola, một pháo đài La Mã ở Campania, một vùng đất mà liên kết hàng loạt đồng minh khác nhau của ông về mặt địa lý và có bến cảng quan trọng nhất dành cho việc tiếp tế. Trước khi ông tiến hành những nỗ lực đầu tiên của mình, phe ủng hộ người Carthage trong thành phố đã bị người La Mã loại bỏ, vì vậy không có cơ hội nào để cho thành phố có thể phản bội. Hannibal đã cố gắng ba lần, bằng cách tấn công hay vây hãm nhằm chiếm thành phố này từ tay Marcus Claudius Marcellus trong ba lần vào năm 216 TCN, lần thứ hai vào năm 215 TCN và lần thứ ba vào năm 214 TCN, nhưng tất cả đều thất bại. Ít nhất là vào năm 215, Hannaibal đã có thể chiếm được Casilinum, một vị trí chiến lược quan trọng cho phép việc kiểm soát vùng Campania.
Mặc dù không nối liền với bán đảo Ý, Syracuse trên đảo Sicily vẫn giữ vai trò quan trọng nhờ việc nắm giữ tuyến đường biển cho việc tiếp tế, kể từ lúc Lilybaeum nằm trong tay người La Mã. Hannibal đã được hỗ trợ bởi thực tế đó là Hiero II, bạo chúa cũ của Syracuse và một đồng minh trung thành của La Mã, đã qua đời và Hieronymos, người lên kế vị ông ta lại bất mãn với địa vị của mình trong liên minh La Mã. Hannibal đã cử hai phụ tá của ông tới chỗ ông ta, họ vốn là những người có gốc gác Syracuse, và họ đã thành công trong việc lôi kéo Syracuse, tuy nhiên đổi lại là việc cho phép người Syracuse chiếm lấy toàn bộ Sicily. Người Syracuse có tham vọng to lớn, nhưng mà quân đội mà họ đưa ra chiến trường lại không thể là đối trọng với đạo quân La Mã được phái đến, và kết quả là dẫn đến thành Syracuse bị vẫy hãm từ năm 214TCN trở đi. Trong cuộc vây hãm này, nhờ vào những cỗ máy khéo léo của Archimedes, họ đã đánh bại tất cả các cuộc tấn công của người La Mã.
Bản chất chiến dịch của Hannibal ở Ý là sử dụng các nguồn lực tại chỗ để chống lại người La Mã và chiêu mộ thêm binh lính từ những cư dân địa phương. Hanno, thuộc cấp của ông đã có xây dựng được một đội quân ở vùng Samnium, nhưng người La Mã đã chặn đạo quân mới được chiêu mộ này trong trận Beneventum (214 TCN) và tiêu diệt nó trước khi nó có thể nằm dưới sự lãnh đạo đáng sợ của Hannibal. Hannibal có thể lôi kéo những đồng minh về phía mình, nhưng việc bảo vệ họ chống lại người La Mã là một vấn đề mới và khó khăn, vì người La Mã vẫn có thể đem ra chiến trường nhiều đạo quân với quân số vượt trội so lực lượng riêng của ông. Vì vậy mà Fabius đã có thể đánh chiếm lại thành Arpi, đồng minh của người Carthage trong năm 213 TCN.
Miền Đông Địa Trung Hải và biển Ionia
- 217 TCN – Bức thư được gửi từ Hannibal Trận hồ Trasimene dẫn đến việc chuẩn bị cho chiến tranh.
- 217–216 TCN – Philippos V của Macedonia xây dựng một hạm đội gồm 100 tàu lembi
- 216 TCN – Các sứ thần tới chỗ Hannibal sau trận Cannae
- 214 TCN – Cuộc chiến tranh Macedonia lần thứ nhất chính thức bắt đầu
- 214 TCN – Những cuộc viễn chinh đường biển từ Macedonia
- 213 TCN – Cuộc viễn chinh tới Lissus
Roma đánh chiếm những thành phố quan trọng(212-207 TCN)
Miền Tây Địa Trung Hải(212-207 TCN)
Thất bại của cuộc viễn chinh đầu tiên
Ở Iberia, anh em Scipio đã chiêu mộ 20.000 lính đánh thuê người Celtiberia để củng cố cho quân đội của họ vốn gồm 30.000 bộ binh và 3.000 kỵ binh. Sau khi nhận thấy rằng quân đội Carthage đã được triển khai một cách tách biệt giữa họ với nhau, trong đó Hasdrubal Barca và 15.000 quân ở gần Amtorgis, còn Mago Barca và Hasdrubal Gisco, cả hai với 10.000 quân, lại ở xa về phía Tây của Hasdrubal, anh em Scipio đã lên kế hoạch để phân chia quân đội của họ. Publius Scipio đã quyết định đưa 20.000 lính La Mã và đồng minh để tấn công Mago Barca gần Castulo, trong khi Gnaeus Scipio đã chỉ huy một quân đoàn đôi (10.000 quân) cùng với lính đánh thuê để tấn công Hasdrubal Barca. Mưu kế này đã dẫn đến 2 trận đánh đó là trận Castulo và trận Ilorca, mà xảy ra trong cùng một vài ngày ở mỗi nơi, thường được coi chung là trận Thượng Baetis (211 TCN). Cả hai trận đánh kết thúc với thất bại cho những người La Mã vì Hasdrubal đã mua chuộc đám lính đánh thuê của người La Mã để họ bỏ trốn và trở về nhà mà không giao chiến.Như là kết quả của trận chiến, người La Mã đã buộc phải rút lui về thành trì của họ ở miền Bắc Iberia, mà từ đó người Carthage không thể đánh đuổi họ. Đáng chú ý là những người lính La Mã đã quyết định bầu ra một viên chỉ huy mới, khi cả hai vị tướng đã tử trận.
Cuộc viễn chinh thứ hai của người La Mã tới Iberia
Vào năm 210 TCn, Scipio Africanus đã lên đường đến Iberia theo mệnh lệnh của Viện nguyên lão và cũng để trả thù cho người cha và chú của ông.Trong một cuộc tấn công tuyệt vời, Scipio đã thành công trong việc đánh chiếm trung tâm quyền lực của người Carthage ở Iberia, Cartagena, vào năm 209 TCN. Trong trận Baecula (208 TCN), ông đánh bại Hasdrubal, nhưng đã không thể ngăn cản ông ta tiếp tục hành quân đến Ý để củng cố quân đội của người anh trai Hannibal.
Trong trận Ilipa sau đó (206 TCN), Scipio đã đánh bại một liên quân dưới sự chỉ huy của Mago Barca, Hasdrubal Gisgo và Masinissa, do đó đặt dấu chấm hết cho sự cai trị của người Carthage ở Iberia.
Miền Trung Địa Trung Hải
Đỉnh điểm và sụp đổ của liên minh Hannibal
Cuộc bành trướng của người Carthage lên tới đỉnh điểm khi mà thành phố Hy Lạp lớn nhất tại Ý, Tarentum, chuyển phe vào năm 212 trước Công nguyên. Trận Tarentum (212 TCN) là một cuộc đảo chính được lên kế hoạch cẩn thận bởi Hannibal và các thành viên của phe dân chủ trong thành phố. Đã có hai cuộc tấn công riêng biệt thành công vào các cánh cổng của thành phố. Điều này cho phép quân đội Carthage, vốn đã tiếp cận mà không bị phát hiện dưới bức bình phong là một cướp bóc của các kỵ binh Numidia, tiến vào thành phố nhờ sự bất ngờ và chiếm lấy toàn thành phố, trừ thành trì nơi người La Mã và phe thân La Mã trong thành phố có thể tập hợp lại. Người Carthage đã không thành công trong việc chiếm lấy thành trì này nhưng sau đó họ xây dựng các công sự vây quanh thành trì này của đối phương và điều này cho phép thành phố vẫn còn nằm dưới sự kiểm soát của người Carthage. Tuy nhiên, bến cảng đã bị phong tỏa và những con tàu chiến phải vận chuyển bằng đường bộ để có thể đưa ra biển hạ thủy.Trận Capua (212 TN) là một sự bế tắc, vì không bên nào có thể đánh bại đối phương. Người La Mã đã quyết định rút quân và từ bỏ cuộc vây hãm Capua. Kết quả là, kỵ binh Capua đã được tăng cường bằng một nửa lực lượng kỵ binh Numidia có sẵn, gồm 2.000 người.
Trong trận Beneventum (212 TCN), Hanno Già một lần nữa bị đánh bại, lần này dưới tay của Quintus Fulvius Flaccus, và mất luôn trại của mình vào tay đối phương. Trận đánh tiếp theo là trận Silarus, cũng diễn ra trong cùng năm, tại đó người La Mã dưới quyền Marcus Centenius đã bị phục kích và tiêu diệt toàn bộ, trừ 1000 trong số 16.000 binh lính của họ. Ngoài ra, vào năm 212 trước Công nguyên, Trận Herdonia cũng đem đến kết quả là một thất bại cho người La Mã, chỉ có 2.000 người La Mã trong một đạo quân khoảng 18.000 còn sống sót sau một cuộc tấn công trực tiếp bởi đạo quân áp đảo về số lượng của Hannibal, kết hợp với một cuộc mai phục cắt đứt đường rút lui của quân La Mã.
Giai đoạn này của cuộc chiến được đánh dấu bằng sự thất thủ của các thành phố lớn và nhỏ dưới tay người La Mã, mặc dù Hannibal vẫn có thể chiếm ưu thế trên chiến trường và giải vây một số cuộc vây hãm. Cuộc vây hãm Syracuse, vốn bắt đầu từ năm 214TCN, được đánh dấu bởi sự sáng tạo của Archimedes trong việc phát minh ra các cỗ máy chiến tranh đã khiến cho những người La Mã không thể giành được bất kỳ thành công nào với những phương pháp truyền thống của chiến tranh bao vây. Một quân đội Carthage gồm 20.000 người được phái đến để giải vây cho thành phố, nhưng nó lại bị thiệt hại nặng nề vì bệnh dịch hơn so với những người La Mã và do đó đã buộc phải rút lui về lại Agrigentum. Sự thất thủ của Syracuse cuối cùng đã đến, người La Mã chiếm được thành phố với giúp của phe ủng hộ La Mã người Syracuse và dẫn đến cái chết của Archimedes.
Trong trận Capua (211 TCN), Hannibal một lần nữa cố gắng để giải vây cho bến cảng chính của mình như là trong năm trước, bằng cách nhử những người La Mã vào một trận quyết chiến. Ông đã không thành công, và cũng không thể để phá vỡ cuộc vây hãm bằng cách tấn công công sự của những người La Mã đang bao vây thành. Vì vậy, ông đã thử sử dụng một chiến thuật nhằm dàn dựng một cuộc hành quân hướng về Roma, hy vọng bằng cách này buộc quân địch phải từ bỏ cuộc vây hãm và vội vàng quay về bảo vệ thành phố quê hương của họ. Tuy nhiên, chỉ một phần của lực lượng vây hãm trở về Roma, và phần còn lại vẫn tiếp tục cuộc vây hãm, Capua thất thủ ngay sau đó. Gần Roma, ông đã tham gia vào một trận quyết chiến khác.
Trận Herdonia (210 TCN) là một trận chiến phá vây cho một thành phố đồng minh khác đang bị người La Mã vây hãm. Hannibal đã bất thình lình tấn công quan trấn thủ Gnaeus Fulvius Centumalus vốn đang bao vây Herdonia và tiêu diệt quân đội của ông ta trong trận chiến với 13.000 người La Mã chết trong tổng số quân gần 20.000 người. Sự đào ngũ của Salapia ở Apulia trong năm 210 TCN là do sự phản bội người dân ở đây, họ đã tàn sát đội quân đồn trú người Numidia và đứng về phía những người La Mã.
Vào năm 210TCN, trận Numistro giữa Marcellus và Hannibal đã bất phân thắng bại, nhưng người La Mã vẫn theo sát ông cho tới tận trận Canusium bất phân thắng bại vào năm 209 TCN. Trong khi đó, trận chiến này cho phép một đội quân La Mã dưới quyền Fabius tới gần thành Tarentum và chiếm được nó nhờ sự phản bội trong trận Tarentum (209 TCN).
Thất bại của Hadrusbal
Trận Grumentum giữa Gaius Claudius Nero và Hannibal lại tiếp tục một trận chiến không phân thắng bại trong năm 207 TCN. Sau khi kết thúc trận đánh, Nero đã có thể để đánh lừa Hannibal tin rằng toàn bộ quân đội La Mã vẫn còn ở trong trại. Trong khi đó, Nero hành quân với một quân đoàn được tuyển chọn về phía bắc và củng cố với những người La Mã ở có và giành chiến thắng trong trận Metaurus, giết chết Hasdrubal và đánh đuổi những người sống sót trong quân đội của ông ta chạy tan tác. Đạo quân Carthage dưới quyền Hasdrubal đã rời Iberia một năm trước, sau thất bại tại trận Baecula và nó đã được tăng cường bởi lính đánh thuê người Gaul và Liguria cùng các đồng minh. Điều đáng chú ý là họ đã đi con đường tương tự như Hannibal đi 10 năm trước đây, nhưng họ chỉ phải chịu thương vong ít hơn, do hỗ trợ tốt hơn bởi lính đánh thuê từ các bộ lạc miền núi.Những cuộc viễn chinh và tập kích bằng đường biển
- Năm 210 TCN: Cuộc viễn chinh thứ hai tới Sardinia
- Năm 210 TCN: Cuộc viễn chinh đường biển tới Tarentum
- Năm 210 TCN: Những cuộc tập kích của La Mã ở Châu Phi
Miền đông Địa Trung Hải và biển Ionia(212-207 TCN)
Năm 211 TCn, Roma chống lại mối đe dọa từ Macedonia cùng với một liên minh Hy Lạp của người Aetolia, Elis, Sparta, Messenia và Attalos I của Pergamon, cũng như hai vị vua chư hầu người Ilyria của La Mã, Pleuratus và Scerdilaidas.[27]- Năm 209 TCN -Người Illyrian tấn công vào Macedonia
- Năm 209 TCN - cuộc viễn chinh đường biển của người Carthage tới Corcyra
- Năm 209 TCN - Trận Lamia
- Năm 209 TCN - Trận Lamia lần thứ hai
- Năm 208 TCN - Người La Mã và Pergamon tấn công vào Lemnos
Tìm kiếm hòa bình(206-202 TCN)
Miền Tây Địa Trung Hải(206-202 TCN)
Chỗ đứng cuối cùng của Carthage ở Iberia
Tại trận Ilipa, một số lượng lớn lính đánh thuê Celtiberia đã được người Carthage tuyển mộ để đối đầu với liên quân của người La Mã và người Iberia. Scipio Africanus đã sử dụng một mưu mẹo thông minh trong trận này. Mỗi ngày trong nhiều ngày, ông sắp xếp quân đội của mình cho trận đánh với những người La Mã đóng ở trung tâm của hàng ngũ và người Iberia ở hai bên cánh. Nhưng khi đối phương nghênh chiến, ông cuối cùng sẽ từ chối giao chiến. Nhờ mưu kế này, ông đã khiến cho hai viên tướng người Carthage là Mago và Hasdrubal Gisco tin rằng họ có thể mong đợi những người La Mã giữ khu trung tâm của hàng ngũ. Vào ngày xảy ra trận chiến, quân La Mã được triển khai từ sáng sớm và người La Mã lại đứng ở hai bên cánh của hàng quân. Trong lúc vội vã để đáp trả, người Carthage đặt lực lượng tốt nhất của họ ở trung tâm như thường lệ, nhưng lại không phát hiện việc bố trí bất thường của người La Mã. Vì vậy, lính đánh thuê Carthage yếu kém hơn ở hai bên cánh đã bị đánh tan tác bởi những người La Mã. Người Celtiberia đào ngũ khỏi doanh trại Carthage ngay đêm hôm đó. Thất bại thê thảm đã đánh dấu chấm hết cho của sự hiện diện Carthage ở Iberia. Tiếp theo, người La Mã chiếm đóng Gades trong năm 206 TCN sau khi thành phố nổi dậy chống lại sự cai trị của Carthage. Các tù trưởng bộ lạc Indibilis và Mandonius (của người Ausetani) nghĩ rằng, sau khi trục xuất người Carthage, người La Mã sẽ rút đi và họ sẽ có thể giành được quyền kiểm soát Tây Ban Nha một lần nữa. Tuy nhiên, điều này đã không xảy ra, vì vậy họ đã đứng về phía quân phiến loạn tại trại Sucro chống lại người La Mã. Cuộc nổi loạn này cuối cùng đã bị Scipio Africanus dập tắt..[28]Trong năm 205 TCN, lợi dụng lúc người La Mã đang bị bối rối bởi một cuộc binh biến và kéo theo đó là một khởi nghĩa của người Iberia chống lại những vị chúa tể mới của họ, Mago đã tiến hành một nỗ lực cuối cùng để chiếm lại Tân Carthage nhưng cuộc tấn công đã bị đẩy lui. Vì vậy, trong cùng năm đó, ông ta rời Iberia, khởi hành từ quẩn đảo Balearic tới Ý cùng với lực lượng còn lại của mình.
Cuộc xung đột của người Numidia
Vào năm 206 trước Công nguyên, đã có một chiến tranh giành ngai vàng ngắn ngủi nổ ra ở Đông Numidia và tạm thời kết thúc với việc phân chia vùng đất này giữa Carthage và vị vua Numidia phía Tây, Syphax, một đồng minh cũ của Roma. Nhờ thỏa thuận này, Syphax đã kết hôn với Sophonisba, con gái của Hasdrubal Gisco. Còn Massinissa, sau khi để mất vị hôn thê của mình, đã đứng về phía những người La Mã.Miền Trung Địa Trung Hải (206-202 TCN)
Mang chiến tranh đến châu Phi
Đồng thời, Scipio Africanus Major đã được giao quyền chỉ huy của các quân đoàn ở Sicily và được phép tuyển mộ những người tình nguyện cho kế hoạch kết thúc chiến tranh của ông bằng một cuộc xâm lược vào châu Phi. Các quân đoàn ở Sicily chủ yếu là những người sống sót sau trận Cannae, nhưng họ không được cho phép về nhà cho đến khi chiến tranh đã kết thúc. Scipio cũng một trong những người sống sót và đã từng cùng chiến đấu với họ trong suốt cuộc vây hãm Syracuse, nhưng không giống như những người lính bình thường, sau đó ông đã được cho phép về nhà, và tiếp đó ông đã thành công trong việc giành được một chức vụ trong chính quyền và đã được trao quyền chỉ huy quân đội ở Iberia.
Trong vòng một năm kể từ lúc đặt chân lên đất châu Phi, Scipio đã hai lần đánh tan tác những đạo quân chính quy của người Carthage, dưới quyền của Hasdrubal Gisco, và đồng minh Numidia của ông ta. Thế lực bản địa quan trọng ủng hộ người Carthage, vua Syphax của người Massaesylia (Người Numidia phiá Tây), đã bị đánh bại và bị bắt làm tù binh. Masinissa, đối thủ người Numidia của Syphax tại thời điểm đó và cũng là một đồng minh của người La Mã, đã chiếm giữ một phần lớn vương quốc của ông ta với sự giúp đỡ từ người La Mã. Chính những bối cảnh này đã khiến cho một số người Carthage tin rằng đó là thời điểm để cầu hòa. Những người khác lại yêu cầu triệu hồi những người con trai của Hamilcar Barca, Hannibal và Mago, vốn vẫn còn đang chiến đấu với người La Mã ở Bruttium và Cisalpine Gaul.
Vào năm 203 TCN, trong khi Scipio đang liên tiếp giành chiến thắng ở châu Phi và phe chủ hòa của Carthage đang dàn xếp một hiệp ước đình chiến, Hannibal đã được phe chủ chiến tại Carthage triệu hồi. Sau khi để lại một ghi chép chuyến viễn chinh của mình khắc bằng tiếng Punic và Hy Lạp trên những tấm bảng đồng trong đền thờ của thần Juno tại Crotone, ông đã khởi hành trở về châu Phi. Những ghi chép này sau đó đã được Polybius trích dẫn. Sự trở về của Hannibal ngay lập tức giúp cho phe chủ chiến khôi phục lại ưu thế, và họ giao cho ông chỉ huy một đạo quân kết hợp từ quân đội được chiêu mộ ở châu Phi và lính đánh thuê của ông từ Ý. Nhưng Hannibal đã phản đối chính sách này và cố gắng để thuyết phục họ không đưa số quân châu Phi mới tuyển mộ và chưa qua huấn luyện tham chiến. Năm 202 trước Công nguyên, Hannibal đã gặp Scipio trong một hội nghị hòa bình.Bất chấp sự ngưỡng mộ lẫn nhau của hai vị tướng, các cuộc đàm phán đã rơi vào sự bế tắc, theo những người La Mã là do "lòng trung thực của người Punic", có nghĩa là sự lừa lọc.
Cuộc đình chiến tan vỡ và Hiệp ước hòa bình cuối cùng
Khi trận đánh nổ ra, Scipio đã đánh bại một cuộc tấn công của voi chiến Carthage như ông dự kiến trước đó, và khiến cho một số con voi của Hannibal quay ngược trở lại vào hàng ngũ của ông ta, khiến kỵ binh của Hannibal rơi vào tình trạng lộn xộn. Kỵ binh La Mã đã có thể tận dụng điều này và đánh đuổi kỵ binh Carthage tháo chạy khỏi chiến trường. Tuy nhiên, trận chiến vẫn còn tiếp diễn và tại một thời điểm, có vẻ như Hannibal đã gần kề với chiến thắng. Tuy nhiên, Scipio đã có thể tập hợp lại những người của mình, và kỵ binh của ông đã trở về sau khi truy kích kỵ binh Carthage và tấn công vào hậu phương của Hannibal. Hai hướng tấn công này khiến cho đội hình của người Carthage tan rã và sụp đổ. Sau thất bại của họ, Hannibal thuyết phục người Carthage chấp nhận hòa bình. Đáng chú ý, ông đã phá vỡ các luật lệ của hội đồng bằng cách ép buộc đuổi một người diễn thuyết mà ủng hộ việc tiệp tục kháng cự. Sau đó, ông đã buộc phải xin lỗi cho hành vi của mình.
Miền đông Địa Trung Hải và Biển Ionia
- Năm 206 TCN:Người Aetolia đạt được hòa bình với Macedonia.
- Năm 205 TCN - Roma đổ bộ 11.000 quân và 35 tàu ở Durrës nhưng không thực hiện mục tiêu quân sự nào.
- Năm 205 TCN - Cuộc chiến tranh Macedonia lần thứ nhất kết thúc với Hiệp ước hòa bình Phoenice.
Kết quả
Carthage bị mất Hispania mãi mãi, và quyền lực của người La Mã đã được thiết lập vững chắc trên diện rộng. Một khoản bồi thường chiến phí lên đến 10.000 talent đã được áp đặt, lực lượng hải quân nó bị giới hạn còn 10 tàu để tránh khỏi cướp biển, và Carthage đã bị cấm xây dựng một đội quân mà không có sự cho phép của Roma. Người Numidia đã nắm lấy cơ hội này để xâm chiếm và cướp bóc lãnh thổ của Carthage. Nửa thế kỷ sau, khi Carthage xây dựng một đội quân để bảo vệ chính mình khỏi những cuộc tấn công, nó đã bị phá hủy hoàn toàn bởi người La Mã trong Chiến tranh Punic lần thứ ba. Mặt khác, Roma,với chiến thắng của mình, đã tiến một bước quan trọng trên con đường hướng tới sự thống trị toàn bộ thế giới Địa Trung Hải.Sự kết thúc của cuộc chiến tranh không được chào đón một cách phổ biến tại Roma, vì lý do cả về mặt chính trị và tinh thần. Khi Viện nguyên lão ra sắc lệnh về một hiệp ước hòa bình với Carthage, Quintus Caecilius Metellus, một cựu chấp chính quan, nói rằng ông không nhìn nhận việc chấm dứt cuộc chiến tranh như là một phước lành cho Roma, vì ông sợ rằng những người La Mã sẽ chìm đắm vào giấc ngủ của họ trước đây, mà vốn chỉ có thể bị đánh thức bởi sự hiện diện của Hannibal.[29]. Những người khác, đáng chú ý nhất là Cato Già, sợ rằng nếu Carthage không hoàn toàn bị phá hủy nó sẽ sớm lấy lại sức mạnh của mình và trở thành mối đe dọa mới đến Roma, và thúc ép phải có những điều kiện hòa bình khắc nghiệt hơn. Ngay cả sau khi hòa bình, Cato lại càng nhấn mạnh hơn về sự phá hủy Carthage, và ông ta kết thúc toàn bộ bài diễn thuyết của mình với câu "Carthage phải bị tiêu diệt", ngay cả khi họ không có gì để làm với Carthage [30].
Những khám phá khảo cổ học đã phát hiện ra rằng bến cảng quân sự hình tròn nổi tiếng tại Carthage, Cothon, đã nhận được một sự xây dựng đáng kể sau khi kết thúc cuộc chiến tranh này. Nó có thể chứa và nhanh chóng triển khai khoảng 200 tàu trireme. Đây là một phát triển đáng ngạc nhiên bởi vì, sau chiến tranh, hạm đội Carthage đã bị giới hạn chỉ có mười trireme và là một trong những điều khoản đầu hàng. Một lời giải thích khác như sau: như các thành phố khác của người Phoenicia, hải tặc với tàu chiến đóng vai trò quan trọng bên cạnh thương mại, ngay cả khi đế chế La Mã đã hoàn toàn được thiết lập và chính thức kiểm soát tất cả các bờ biển. Trong trường hợp này, nó không phải rõ ràng rằng hiệp ước này có bao gồm các tàu chiến hải tặc. Một sự nhắc đến duy nhất về hải tặc Punic đó là từ cuộc chiến tranh Punic lần thứ nhất: một trong số họ, Hanno người Rhodia, sở hữu một tàu quinquereme (nhanh hơn so với các mô hình được đóng hàng loạt mà những người La Mã đã sao chép), có thủy thủ đoàn khoảng 500 người và là mộ trong những tàu chiến to nhất được sử dụng. Những hải tặc sau này ở các vùng biển của La Mã được ghi nhận lại với các tàu nhỏ hơn nhiều, có thể chạy nhanh hơn các tàu hải quân, nhưng lại có thủy thủ đoàn ít hơn. Như vậy, nghề cướp biển có thể được phát triển mạnh ở Carthage và nhà nước đã không có một lực lượng quân sự riêng biệt. Cướp biển có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc bắt nô lệ, một trong những hàng hoá thương mại có lợi nhuận cao nhất, nhưng các tàu buôn với hàng hóa giá trị và thủy thủ đoàn cũng là mục tiêu của họ. Không có nguồn nào còn sót lại mà ghi chép về số phận của hải tặc Punic trong khoảng thời gian giữa các cuộc chiến tranh Punic.
Hannibal đã trở thành một thương nhân trong nhiều năm và sau đó đã có được một vai trò lãnh đạo ở Carthage. Tuy nhiên, giới quý tộc Carthage đã cảm thấy khó chịu bởi chính sách của ông về dân chủ và cuộc đấu tranh chống tham nhũng. Họ đã thuyết phục những người La Mã để ép buộc ông phải sống lưu vong ở Tiểu Á, tại nơi đây ông một lần nữa lãnh đạo quân đội chống lại người La Mã và các đồng minh của họ trên chiến trường. Cuối cùng ông đã tự sát để tránh bị bắt.
Carthage và Numidia sau chiến tranh
Đã có chiến tranh liên tục ở mức độ thấp giữa người Carthage và Numidia, nhưng vào thời điểm của cuộc Chiến tranh Punic lần thứ ba, hầu hết các vùng lãnh thổ châu Phi của Carthage đã bị mất và người Numidia đã buôn bán độc lập với những người Hy Lạp.Sự thu thập tin tức
Trong cuộc xung đột này, việc thu thập tin tức đóng một vai trò quan trọng đối với cả hai bên. Hannibal đã làm chủ được một hệ thống thu thập tin tức cho phép ông giành được nhiều chiến thắng xuất sắc.[31] Tương tự như vậy, những chiến thắng của Scipio Africanus cũng phụ thuộc vào thông tin. Năm 217 trước Công nguyên, một gián điệp của Carthage cư trú ở Roma, có thể là một công dân La Mã, đã bị bắt và đã bị chặt tay như là một hình phạt.[32]Những quan điểm về cuộc chiến tranh
Theo Livius, nó là "cuộc chiến tranh đáng nhớ nhất trong tất cả các cuộc chiến tranh mà đã từng tiến hành:đây là cuộc chiến tranh mà người Carthage, dưới sự lãnh đạo của Hannibal, đã giữ chân được những người La Mã. Chưa bao giờ có bất cứ quốc gia và dân tộc nào tập hợp các nguồn lực tham gia vào các trận chiến hiệu quả hơn họ, ngay cả chính bản thân họ vào bất kỳ thời kì nào khác mà lại quá tuyệt vời ở một mức độ về sức mạnh và sự tích cực đến như vậy".Xem thêm
- Socii
- Tầng lớp Kị sĩ
- Hòa ước Carthage
- Hannibal
- Scipio Africanus Major
- Voi chiến
- Barca
- Danh sách các trận đánh trong chiến tranh Punic lần thứ hai
- Polybius đã viết một tác phẩm lịch sử chi tiết, cho thấy cái nhìn sâu sắc đương thời vào tiến trình chính trị của thời gian này.
- Silius Italicus, đã kịch hóa về cuộc chiến tranh trong bài thơ của ông Punica
- Petrarch đã viết một thiên sử thi về cuộc chiến với tiêu đề Africa
- Trong tác phẩm tiểu sử sóng đôi của Plutarch có hai trong số các vị tướng La Mã, Fabius Maximus và Gaius Flaminius. Tác phẩm của Plutarch về cuộc đời Scipio Africanus đã bị mất.
Tham khảo
Chú thích
- ^ Bagnell, p. vii.
- ^ Sidwell, Keith C; Peter V. Jones (1997). The world of Rome: an introduction to Roman culture. Cambridge University Press. tr. 16. ISBN 0-521-38600-4.
- ^ a ă â b c Mahaney, W.C., 2008, Hannibal's Odyssey: Environmental Background to the Alpine Invasion of Italia. Gorgias Press, Piscataway, N.J., 221 pp. ISBN 978-1-59333-951-7.
- ^ Livy XXI, 14.
- ^ Polybius, 3.35.1
- ^ Polybius, 3.35.4–5
- ^ Lazenby 41
- ^ Hoyos 139
- ^ Livy XXI,21
- ^ Livy XXI,22
- ^ Livy XXI,25
- ^ Goldsworthy, Adrian. The Fall of Carthage. tr. 151. ISBN 0-304-36642-0.
- ^ Livy XXI,32-38
- ^ Livy, Ab Urbe Condita, XXI.63
- ^ Liddell Hart, B. H., Strategy, New York City, New York, Penguin Group, 1967
- ^ Goldsworthy (2000) 49, 52
- ^ Livy A.U.C. XXII.9
- ^ Polybius 3.114
- ^ Livy XXII, 46
- ^ Dodge, Theodore Ayrault (1891). Hannibal. Cambridge, Mass., Da Capo Press. p. 242. ISBN 0-306-81362-9
- ^ Polybius 3.95
- ^ Livy XXIII, 26
- ^ Dodge, Theodore Ayrault (1891). Hannibal. Cambridge, Mass., Da Capo Press. p. 403. ISBN 0-306-81362-9
- ^ Healy, Mark, Cannae: Hannibal Smashes Rome's Army, Steerling Heights, Missouri, Osprey
- ^ Hoyos 122f
- ^ Hoyos 132
- ^ Livy, 26.40. According to F. W. Walbank, p. 84, note 2, "Livy accidentally omits Messenia and erroneously describes Pleuratus as king of Thrace."
- ^ Livy 28.24
- ^ Valerius Maximus vii. 2. §3.
- ^ Plutarch, Life of Cato
- ^ Zlattner 1997
- ^ Austin&Rankov 1995, p. 93, Livy XXII 33.1
Nguồn chính
Nguồn thứ cấp
- Bagnall, Nigel (1990). The Punic Wars. ISBN 0-312-34214-4.
- Goldsworthy, Adrian (2006). The Fall of Carthage. ISBN 978-03043-6642-2.
- Lazenby, John Francis (1978). Hannibal's War. ISBN 978-0-8061-3004-0.
- Lancel, Serge (1995). Hannibal (bằng tiếng Pháp).
- Polybius, Histories, Evelyn S. Shuckburgh (translator); London, New York. Macmillan (1889); Reprint Bloomington (1962).
- Palmer, Robert E. A. (1997). Rome and Carthage at Peace. Stuttgart.
- Barceló, Pedro A. (1988). Karthago und die iberische Halbinsel vor den Barkiden: Studien zur karthagischen Präsenz im westlichen Mittelmeerraum von der Gründung von Ebusus bis zum Übergang Hamilkars nach Hispanien (bằng tiếng Đức). Bonn. ISBN 3-7749-2354-X.
- Ameling, Walter (1993). Karthago: Studien zu Militär, Staat und Gesellschaft (bằng tiếng Đức). Munich. ISBN 3-406-37490-5.
- Zlattner, Max (1997). Hannibals Geheimdienst im Zweiten Punischen Krieg (bằng tiếng Đức). Konstanz. ISBN 3-87940-546-8.
- Mahaney, W.C, 2008. "Hannibal's Odyssey, Environmental Background to the Alpine Invasion of Italia," Gorgias Press, Piscataway, N.J, 221 pp.
- Dodge, Theodore Ayrault (1891). Hannibal. Reprinted by Da Capo Press, Cambridge, Mass. ISBN 0-306-81362-9
Liên kết ngoài
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và phương tiện truyền tải về Chiến tranh Punic lần thứ hai |
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
Trở về trang chính
hoangkim vietnam, hoangkim, hoangkimvietnam, Hoàng Kim, Ngọc Phương Nam, Chào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, VietnamAfricaCassavaRice, Khát khao xanh, Dayvahoc, Học mỗi ngày, Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống, Thơ cho con
No comments:
Post a Comment