CNM365. Chào ngày mới 6 tháng 10. Wikipedia Ngày này năm xưa. Ngày quân nhân tại Ai Cập và ngày Giải phóng Tishreen tại Syria; ngày người Mỹ gốc Đức; Năm 1142 – Tần Cối được Tống Cao Tông phong làm thái sư, ông là lãnh đạo của phái chủ hòa trong chiến tranh Tống-Kim. Năm 1939 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Cuộc tấn công Ba Lan của quân đội Đức kết thúc với việc đội quân Polesie đầu hàng (hình Kỵ binh Ba Lan trong trận Bzura, trận đánh lớn nhất giữa Đức và Ba Lan trong cuộc chiến). Năm 1973 – Phối hợp với Syria, Ai Cập cho quân đội băng qua kênh đào Suez và tấn công tuyến Bar Lev của Israel, bắt đầu Chiến tranh Yom Kippur. Năm 1981 – Tổng thống Ai Cập Anwar Al-Sadad bị ám sát trong một buổi lễ duyệt binh thường niên tại Cairo.
Người Mỹ gốc Đức
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
German Americans | ||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
|
||||||||||||||||
Tổng số dân | ||||||||||||||||
50,764,352[1][2] 17.1% dân số Hoa Kỳ (2009) |
||||||||||||||||
Khu vực có số dân đáng kể | ||||||||||||||||
Xuyên suốt toàn bộ Hoa Kỳ Đa số tại Trung Tây Hoa Kỳ[3] |
||||||||||||||||
Ngôn ngữ | ||||||||||||||||
Tiếng Anh Mỹ và Đức | ||||||||||||||||
Tôn giáo | ||||||||||||||||
|
||||||||||||||||
Dân tộc thiểu số có liên quan | ||||||||||||||||
Chú thích
- ^ Census 2009 ACS Ancestry estimates
- ^ Regular Session 2009-2010 Senate Resolution 141 P.N. 1216
- ^ “Ancestry of the Population by State: 1980 - Table 3” (PDF). Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2012.
- ^ Germans and foreigners with an immigrant background. 156 is the estimate which counts all people claiming ethnic German ancestry in the U.S., Brazil, Argentina, and elsewhere.
- ^ "Ethnic Groups of Europe: An Encyclopedia" by Jeffrey Cole (2011), page 171.
- ^ “Report on German population”. Histclo.com. 4 tháng 2 năm 2010. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2013.
Cuộc tấn công Ba Lan (1939)
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
|
|
|
Sự kiện Đức tấn công Ba Lan là điểm khởi phát cuộc Đại chiến Thế giới lần thứ hai, lôi kéo Pháp và các nước đồng minh của Ba Lan như Anh Quốc, Úc và New Zealand tuyên chiến với Đức vào ngày 3 tháng 9 năm 1939, sau đó là Nam Phi, Canada và nhiều nước khác. Tuy vậy, Anh và Pháp dù đã tuyên chiến với Đức, vẫn không chi viện đáng kể gì cho Ba Lan. (Xem Cuộc chiến tranh kỳ quặc).
Sau sự kiện Gleiwitz ngày 31 tháng 8 năm 1939, ngày 1 tháng 9, quân Đức tiến đánh Ba Lan từ các hướng bắc, nam và tây. Do phải dàn mỏng ra trên toàn tuyến biên giới, quân Ba Lan nhanh chóng bị buộc phải rút lui về hướng đông. Sau khi thắng trận Bzura, quân Đức giành được ưu thế quyết định trên chiến trường. Quân Ba Lan bắt đầu rút lui về hướng đông nam, theo một kết hoạch định ra từ trước nhằm bảo vệ tuyến phòng thủ dọc theo khu vực đầu cầu Romania, nơi quân Ba Lan hy vọng nhận được cứu viện từ lực lượng Đồng Minh để phản công.[7]
Ngày 17 tháng 9 năm 1939, Hồng quân tràn vào đánh chiếm lãnh thổ Kresy thuộc Ba Lan để phối hợp với quân Đức.[8] Quân Liên Xô tiến công để thực thi thỏa thuận trong điều khoản bổ sung Hiệp ước Xô-Đức, theo đó chia cắt Đông Âu thành khu vực ảnh hưởng của Đức và Liên Xô.[9] Phải đối mặt với một mặt trận thứ hai, chính phủ Ba Lan quyết định việc phòng thủ khu vực đầu cầu Romania không còn khả thi nữa, và quyết định di tản toàn bộ binh lính sang nước România trung lập.[10] Tới 1 tháng 10, quân Đức và Liên Xô đã hoàn thành chiếm đóng Ba Lan, mặc dù chính phủ Ba Lan không chịu tuyên bố đầu hàng. Hơn thế nữa, lực lượng bộ binh và không quân Ba Lan được di tản sang România và Hungary, rất nhiều người trong số này sau đó gia nhập Đạo quân Ba Lan phía Tây, nằm trong lực lượng đồng minh Pháp, lãnh thổ ủy trị Syria, và Vương quốc Anh.
Ngày 27 tháng 9 năm 1939, thủ đô Warszawa của Ba Lan chính thức bị quân Đức chiếm. Ngày 6 tháng 10 năm 1939, cuộc tấn công Ba Lan chấm dứt, lãnh thổ Ba Lan đã bị phân chia giữa Đức Quốc xã và Liên Xô. Tuy vậy người Ba Lan tiếp tục tiến hành kháng chiến và đóng góp cho các chiến dịch quân sự của phía Đồng minh trong suốt cuộc Đại chiến thế giới. Đức chiếm vùng do Liên Xô chiếm đóng sau khi họ tấn công Liên Xô ngày 22 tháng 6 năm 1941, và mất Ba Lan khi quân Liên Xô phản công năm 1944. Trong suốt thời gian bị chiếm đóng, Ba Lan mất hơn 20% dân số, cuộc chiến tranh này cũng đánh dấu sự kết thúc của nền Cộng hòa Ba Lan lần thứ hai. Chiến thắng chóng vánh của nền Đệ tam Đế chế Đức trong cuộc tiến công này đã đặt tiền đề cho thuật ngữ Blitzkrieg ("Chiến tranh Chớp nhoáng") chỉ đường lối chiến tranh của nước Đức thời ấy xuất hiện trong từ điển tiếng Anh.[11]
Mục lục
Hoàn cảnh
Ngày 30 tháng 1 năm 1933, Adolf Hitler và Đảng Quốc xã lên nắm quyền tại nước Đức. Nước Đức dần trở thành một lò lửa chiến tranh ở Châu Âu. Trong Mein Kampf, Adolf Hitler đã đề ra nhiều kế hoạch lớn sau khi nắm quyền trong đó có việc mở rộng "Lebensraum" (Không gian sống) bằng cách bành trướng về phía đông nước Đức, mà cụ thể sẽ là Ba Lan và Liên Xô[12].Tuy nhiên, trong thời gian đầu nắm quyền, Hitler lại có chính sách thân thiện với Ba Lan nhằm chống lại Liên Xô nên vào ngày 26 tháng 1 năm 1934, Ba Lan và Đức đã kí hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau trong đó hai nước đã tạm thời dàn xếp vụ tranh chấp vùng Danzig.
Tuy nhiên sau đó, mối quan hệ giữa Đức và Ba Lan ngày càng xấu đi nhất là sau khi sức mạnh quân sự của Đức Quốc xã ngày càng gia tăng. Đức muốn thiết lập một đường biên giới mới với Ba Lan nhằm đưa vùng Đông Phổ bị tách rời khỏi nước Đức bởi "Hành lang Ba Lan" trở lại, ngoài ra còn muốn giành quyền kiểm soát thành phố Danzig. Danzig là vùng đất của Đế quốc Đức trước Thế chiến thứ nhất nhưng do Đế quốc Đức thua trận và tan rã nên vùng này thuộc quyền quản lí của Hội quốc Liên. Tuy nhiên, từ đầu thập niên 1930, các cuộc tranh chấp và xô xát diễn ra ngày càng thường xuyên giữa người Đức và người Ba Lan sống tại đây.
Năm 1938, Đức ngày càng đưa ra cho Ba Lan nhiều yêu sách về vùng Danzig trong đó có việc xây dựng một tuyến đường sắt nối Đông Phổ và phần còn lại của nước Đức, băng ngang qua hành lang Ba Lan. Nhưng chính phủ Ba Lan đã kiên quyết từ chối các yêu sách này vì không tin tưởng vào Đức Quốc xã cũng như lo sợ sẽ chịu chung số phận với Tiệp Khắc[13]. Tuy nhiên, chính phủ Ba Lan biết rằng không thể đơn phương chống lại Đức nên đã cầu viện đến sự giúp đỡ của Anh và Pháp. Anh và Pháp vào thời điểm đó vẫn tiếp tục đeo đuổi chính sách thoả thiệp với Đức nhằm tránh một cuộc chiến tranh mới có thể xảy ra. Nhưng trước sức ép chính trị dữ dội cộng với những lo sợ trước sự bành trướng của Đức nên lãnh đạo của hai nước này đã quyết định cô lập Đức bằng cách tạo ra một khối liên minh với các nước ở Đông Âu như Ba Lan, Latvia, Estonia, România. Ngày 31 tháng 3 năm 1939, Thủ tướng Anh Neville Chamberlain ra tuyên bố về sự đảm bảo của cả Anh và Pháp đối với nền độc lập Ba Lan.
Hành động này của nước Anh đã khiến Hitler vô cùng giận dữ và mối quan hệ thân thiện giữa Đức và Ba Lan chính thức kết thúc vào ngày 28 tháng 4 năm 1939 khi Đức tuyên bố xoá bỏ hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau đã được ký vào năm 1934. Ngoài ra, các điều khoản trong Hội nghị Hải quân London năm 1935 với Anh cũng theo đó mà tan vỡ.
Ngày 10 tháng 5, hiệp định tương trợ Pháp-Ba Lan được kí kết. Sau đó, ngày 25 tháng 8, hiệp định tương trợ lẫn nhau giữa Anh và Ba Lan ra đời. Cuộc đàm phán an ninh giữa Anh-Pháp với Liên Xô nhằm đối phó với Đức bị trì hoãn và kéo dài mà không thu được kết quả do sự nghi kỵ lẫn nhau giữa các bên, đặc biệt là thái độ lừng chừng của Anh.Trong khi đó, Đức rốt ráo tìm kiếm một hiệp ước bất tương xâm với Liên Xô.Kết quả Hiệp ước Xô-Đức được kí kết ngày 23 tháng 8 tại Moskva, trong đó Liên Xô chấp nhận đóng vai trò trung lập trong cuộc xung đột Đức-Ba Lan đổi lại những quyền lợi ở Đông Âu và vùng Baltic (bao gồm việc chia sẻ Ba Lan và xác định ảnh hưởng của Nga ở Phần Lan, Estonia, Litva, Latvia,Bessarabia)
Ngày 29 tháng 8, tối hậu thư của Đức được giao cho Ba Lan với yêu sách đòi Danzig trở lại và xoá bỏ "hành lang Ba Lan". Chính phủ Ba Lan đã thẳng thừng từ chối.
Ngày 30 tháng 8, Hải quân Ba Lan tiến hành Chiến dịch Peking, di tản hạm đội của mình đến Anh để tránh bị hải quân Đức bao vây phong tỏa. Cùng ngày, Thống chế Ba Lan Edward Rydz-Śmigły ra lệnh tổng động viên quân đội. Tuy nhiên, dưới sức ép của Pháp vốn vẫn hy vọng vào một giải pháp ngoại giao, ông phải thu hồi lệnh trên, không biết rằng Đức đã hoàn thành tổng động viên và tập trung quân để đánh vào Ba Lan. Đêm 31 tháng 8, quân Đức dàn cảnh "sự kiện Gleiwitz" theo đó "quân Ba Lan" tấn công vào trạm phát thanh tại thành phố biên giới Gleiwitz thuộc Thượng Silesia.
Ngày 31 tháng 8, Hitler ra mật lệnh tấn công vào rạng sáng ngày 1 tháng 9. 4 giờ 45 phút sáng ngày 1 tháng 9, Đức chính thức tấn công Ba Lan, mở màn cuộc tấn công. Vì lệnh hoãn tổng động viên khi trước, Ba Lan chỉ có thể tập trung được 70% lực lượng dự kiến, và nhiều đơn vị của họ vẫn còn đang trên đường di chuyển hay còn đang tập kết tại các vị trí tiền tiêu định sẵn.
So sánh lực lượng
Đức
So với Ba Lan, Đức có ưu thế vượt trội về quân số, xe tăng và máy bay chiến đấu. Bộ binh Đức ngoài được huấn luyện tốt còn được cơ giới hóa hàng loạt thay thế cho việc đi bộ và các phương tiện vận chuyển thô sơ như ngựa. Hơn nữa, nhiều người lính trong quân đội Đức đã từng tham gia cuộc Nội chiến Tây Ban Nha nên tỏ ra vô cùng thiện chiến.Trước khi tiến hành tấn công Ba Lan, một chiến thuật quân sự mới đã được người Đức nghiên cứu từ lâu và dự tính sẽ được áp dụng trong các cuộc chiến sắp tới là chiến thuật "Blitzkrieg" (Chiến tranh chớp nhoáng). Chiến thuật này dựa trên việc tập trung lực lượng tấn công cơ động mạnh, tấn công nhanh, thọc sâu, bao vây và chia cắt lực lượng đối phương bằng khối lượng xe tăng và cơ giới lớn. Đi cùng xe tăng là bộ binh cơ giới được bảo vệ tốt khỏi sức sát thương của đối phương và có vũ khí chống tăng tốt. Các đợt tấn công này còn được yểm hộ bằng không quân tấn công lớn và mạnh, nhất là các máy bay ném bom bổ nhào. Thực tế sau đó đã chứng minh Ba Lan trở thành nạn nhân đầu tiên của chiến thuật này[cần dẫn nguồn], kế tiếp sau đó là Pháp và Liên Xô.
Để phục vụ cho chiến thuật chiến tranh chớp nhoáng, hàng loạt các sư đoàn thiết giáp Panzer của người Đức đã được thành lập và tất nhiên đi cùng với đó là sự gia tăng một cách chóng mặt về số lượng và chất lượng xe tăng. Không quân Đức (Luftwaffe) được xem là chìa khoá then chốt dẫn đến thành công nên cũng rất được bộ chỉ huy Đức quan tâm. Để chuẩn bị cho cuộc tấn công này, Luftwaffe đã chuẩn bị 1180 máy bay tiêm kích hiện đại hơn hẳn các máy bay cùng loại của Ba Lan, 290 máy bay ném bom bổ nhào Ju 87 Stuka, 1100 máy bay ném bom hạng nặng (chủ yếu là Heinkel 111 và Dornier Do 17). Ngoài ra còn có 550 máy bay vận chuyển và 350 máy bay trinh sát[14][15]. Không quân Đức Quốc xã vào thời điểm này được đánh giá là lực lượng không quân mạnh nhất thế giới và sức mạnh của lực lượng này đã được thể hiện một cách khủng khiếp trong cuộc Nội chiến Tây Ban Nha.
Ba Lan
Từ năm 1936 đến 1939, Ba Lan đã tiến hành chuẩn bị cho một cuộc tấn công của Đức nhưng hầu hết người dân Ba Lan đều tin rằng chiến tranh sẽ chỉ xảy ra vào năm 1942. Chính phủ Ba Lan còn bán nhiều trang thiết bị hiện đại do họ sản xuất để có tiền cho quỹ phòng hộ quốc gia tăng cường sức mạnh cho quân đội Ba Lan.Về quân số, Ba Lan có gần 1 triệu quân nhưng gần phân nửa số này chỉ được huy động sau ngày 1 tháng 9. Đều này đã dẫn đến hậu quả là khi các phương tiện vận chuyển trở thành mục tiêu không kích của không quân Đức, phần lớn quân đội Ba Lan đã không thể huy động kịp ra chiến trường. Ngoài ra, Ba Lan còn thua xa Đức về các đơn vị thiết giáp cũng như cơ giới. Lực lượng cơ giới duy nhất mà Ba Lan có được trong cuộc chiến này là các lữ đoàn kỵ binh, vốn từng được sử dụng trong cuộc Chiến tranh Liên Xô-Ba Lan. Tuy kỵ binh Ba Lan về sau cũng đạt được một vài thành công đáng kể nhưng nó cũng phần nào thể hiện sự lỗi thời và lạc hậu của quân đội Ba Lan. Khoảng 800 xe tăng bao gồm 2 lữ đoàn và 4 tiểu đoàn đã được đưa vào chiến đấu nhưng con số này là quá it ỏi so với những gì mà quân đội nước này cần.
Về không quân, các máy bay của Đức Quốc xã không chỉ vượt trội về số lượng mà còn hơn hẳn về chất lượng. Hầu hết các máy bay chiến đấu của Ba Lan là rất lạc hậu, chỉ có khoảng 600 chiếc tương đối hiện đại. Không lực Ba Lan có thể kể đến bao gồm 185 chiếc PZL P.11, 95 chiếc PZL P.7, 175 chiếc PZL.23 Karaś B, 35 chiếc Karaś A và hơn 100 chiếc PZL.37 Łoś[16]. Ngoài ra còn hơn 1000 máy bay vận chuyển, do thám và dùng cho tập luyện. Tuy nhiên Ba Lan chỉ có khoảng 36 chiếc máy bay ném bom hạng trung bình PZL.37 Łoś. Tất cả các loại máy bay không quân Ba Lan sử dụng đều là do các công ty trong nước sản xuất. Các máy bay tiêm kích Ba Lan đáng chú ý có thể kể đến như chiếc PZL P.11 tuy ra đời vào cuối thập niên 1930 nhưng chỉ đạt đến tốc độ 365 km/giờ, thậm chí còn chậm hơn nhiều máy bay ném bom của Đức nhưng nổi bật ở khả năng nhào lộn và linh hoạt.
Tuy thua sút rất lớn về máy bay nhưng Ba Lan lại may mắn có được những phi công được huấn luyện tốt nhất thế giới. Lực lượng phi công này về sau đã giúp đỡ Không quân Hoàng gia Anh rất nhiều trong Trận chiến nước Anh năm 1940[17]. Khi chiến tranh nổ ra, nhờ sức mạnh và sự nhanh nhẹn của các máy bay ném bom mà không quân Đức đã oanh tạc dữ dội vào các phi trường Ba Lan, phá huỷ nhiều máy bay đậu trên mặt đất tuy nhiên không đến nỗi làm cho không quân Ba Lan tê liệt như một số người vẫn thường nghĩ.
Hải quân Ba Lan chỉ có vỏn vẹn một hạm đội nhỏ với các khu trục hạm, tàu ngầm và tàu chở dầu. Hạm đội này đã rời Ba Lan vào ngày 20 tháng 8 theo biển Bắc để gia nhập Hải quân Hoàng gia Anh. Phần lớn các tàu này về sau tham gia vào các đoàn convoy (hộ tống) hoặc tấn công các tàu chở hàng Đức trên biển Bắc.
Liên Xô
Lực lượng Liên Xô tham gia cuộc tấn công Ba Lan gồm hai Phương diện quân, mỗi Phương diện quân tương đương với một Tập đoàn quân của Đức, gồm có lực lượng cơ động gồm kỵ binh và quân cơ giới; tiền thân của lực lượng bộ binh cơ giới sau này. Phương diện quân Belorussia bao gồm các Tập đoàn quân 3, 4, 10, 11 và Quân đoàn 24, chỉ huy bởi Trung tướng Mikhail Kovalyov, đảm trách mặt trận phía bắc. Phương diện quân Ukrain bao gồm các Tập đoàn quân 5, 6, 12 chỉ huy bởi tướng Semyon Timoshenko, đảm trách mặt trận phía nam. Tổng số có hơn 800.000 quân và 4.736 xe tăng, 3.300 máy bay, 4.959 pháo. Quân Nga theo kế hoạch sẽ bất ngờ tiến công Ba Lan sau khi Đức mở màn chiến dịch từ phía tây, và như vậy sẽ không gặp nhiều sự kháng cự từ phía Ba Lan. Mặc dù quân Liên Xô tham chiến bao gồm nhiều đơn vị lớn, nhưng do ảnh hưởng từ các cuộc thanh trừng nên hàng ngũ sỹ quan Liên Xô rất thưa thớt, phải dùng các sỹ quan cấp thấp hơn để chỉ huy đơn vị tham gia chiến dịch.Kế hoạch quân sự của Đức và Ba Lan
Đức
Từ tháng 4 1939, quyết định tấn công và thôn tính Ba Lan đã được bộ chỉ huy quân sự Đức Quốc xã thông qua. Hitler cũng đã ấn định trước thời điểm tấn công sẽ là tháng 9 1939. Một kế hoạch quân sự đã được vạch ra với tên gọi "Chiến dịch Tháng Chín" và tác giả của kế hoạch này là tướng Franz Halder, Tham mưu Trưởng Lục quân Đức và người được giao nhiệm vụ thực hiện kế hoạch là tướng Walther von Brauchitsch. Theo kế hoạch, chiến thuật "Blitzkrieg" sẽ được áp dụng tối đa với vai trò chọc thủng phòng tuyến của các đơn vị thiết giáp, đi theo đó là lực lượng bộ binh cơ giới cùng với pháo binh di chuyển nhanh và các xe vận chuyển, tiếp tế. Không quân Đức Luftwaffe có nhiệm vụ oanh tạc các trục giao thông, cơ sở hạ tầng và trung tâm chiến lược của Ba Lan.Địa hình Ba Lan được xem như hoàn hảo cho kế hoạch tấn công chớp nhoáng này nếu được thời tiết ủng hộ. Thêm vào đó là 1 đường biên giới dài 5600 km cộng với 1 phần Đông Phổ 2000 km. Đó là chưa kể hơn 300 km sau khi người Đức sáp nhập 2 vùng lãnh thổ của Tiệp Khắc Bohemia và Moravia vào lãnh thổ. Tất cả những điều kiện trên bảo đảm cho sự thành công của người Đức trong cuộc tấn công sắp tới khi Ba Lan buộc phải dàn trải quân đội trên tuyến biên giới dài nên các tuyến phòng thủ của họ trở nên vô cùng rời rạc.
Quân đội Đức được chỉ định sẽ tiến vào Ba Lan theo 3 đường:
- Hướng tấn công chính sẽ là từ vùng phía nam biên giới Ba Lan nhắm thẳng vào Warsaw. Nhiệm vụ này được giao cho tập đoàn quân phía nam của tướng Gerd von Rundstedt, bắt đầu tấn công từ vùng Silesia, Moravia và biên giới Slovakia. Các nhiệm vụ khác còn được phân ra như tướng Johannes Blaskowitz thuộc tập đoàn quân 8 sẽ tiến về phía đông chiếm Łódź, tướng Wilhelm List binh đoàn 14 sẽ vượt qua Kraków, tấn công quân Ba Lan tại núi Carpathian, tướng Walter von Reichnau thuộc tập đoàn thiết giáp 10 sẽ tiến thẳng về trước và chọc thủng phòng tuyến, mở đường cho các binh đoàn khác tiến lên.
- Hướng tấn công thứ hai từ Bắc Phổ được giao cho tập đoàn quân phía Bắc dưới quyền chỉ huy của tướng Fedor von Bock sẽ tiến đánh binh lực Ba Lan đóng tại "Hành lang Ba Lan", vượt qua phòng tuyến này và tiến sâu vào đất Ba Lan.
- Hướng tấn công thứ ba là từ đồng minh Slovakia của Đức có nhiệm vụ như tập đoàn quân phía nam.
- Ngoài ra, 1 lực lượng thiểu số người Đức sống tại Ba Lan còn được giao nhiệm vụ đánh nghi binh và phá hoại ngầm các cơ sở hạ tầng.
Ba Lan
Do không thể biết rõ hướng tấn công của quân Đức nên kế hoạch phòng thủ của Ba Lan mang tên Zachód đã hoàn toàn thất bại khi nó được triển khai. Kế hoạch của Ba Lan là bố trí các lực lượng phòng thủ dọc quanh biên giới Ba Lan-Đức và hi vọng vào sự giúp đỡ của Anh và Pháp như họ đã hứa khi chiến tranh xảy ra. Trong khi đó, 1 số chính trị gia Ba Lan cho rằng nếu Ba Lan chấp nhận trả lại cho Đức 1 số vùng đất thì Anh và Pháp có thể dàn xếp 1 hội nghị như hội nghị Munich để tránh chiến tranh. Thực tế sau đó đã chứng minh Ba Lan đã bị 2 đồng minh Anh-Pháp bỏ rơi khi chiến tranh bắt đầu.Silesia, thuộc vùng biên giới phía tây là vùng đất tập trung nhiều tài nguyên, dân số và cũng là 1 trung tâm công nghiệp lớn nên đã được tập trung bảo vệ. Trong trường hợp thất bại, kế hoạch này cho phép quân đội Ba Lan được rút lui dần về các tuyến phòng thủ sau, được chuẩn bị từ trước như các phòng tuyến gần sông Vistula và sông San. Các phòng tuyến này sẽ ngăn quân Đức giúp Ba Lan có thêm thời gian tổng động viên quân đội và 1 cuộc phản công lớn sẽ được tổ chức đồng thời với cuộc tấn công của Anh-Pháp ở mặt trận phía tây.
Kế hoạch rút lui của quân đội Ba Lan bao gồm việc rút về phía sau sông San rồi về các tỉnh đông nam và bảo vệ đầu cầu Romania. Người Anh và Pháp ước tính Ba Lan có thể phòng ngự khu vực này trong khoảng hai đến ba tháng, trong khi Ba Lan dự tính họ có thể giữ được trong 6 tháng. Kế hoạch của Ba Lan dựa trên hy vọng Đồng minh giữ lời hứa và nhanh chóng tiến hành chiến dịch tấn công chống lại Đức. Tuy nhiên, cả Pháp lẫn Anh đều không có kế hoạch tấn công Đức khi cuộc xâm lăng Ba Lan nổ ra. Thêm vào đó, họ tính rằng chiến tranh sẽ diễn ra theo kiểu chiến tranh hầm hào như thời Đệ nhất thế chiến, buộc Đức phải ký hiệp ước phục hồi lại biên giới Ba Lan như trước khi chiến tranh nổ ra. Chính phủ Ba Lan tuy vậy không được thông báo về chiến lược này, nên lập kế hoạch phòng ngự của mình dựa vào lời hứa của phe Đồng minh sẽ nhanh chóng tiếp viện cho Ba Lan.[18][19]
Diễn biến
Giai đoạn 1: Đức tấn công Ba Lan
.Tối ngày 31 tháng 8 1939, 1 cánh quân Đức mặc sắc phục Ba Lan đã tập kích vào 1 thị trấn của Đức nằm sát biên giới Đức-Ba Lan, chiếm lĩnh đài phát thanh của thị trấn này và dùng tiếng Ba Lan để loan báo "Thời điểm thanh toán người Đức đã đến". Hitler ngay lập tức lấy cớ nước Đức bị tấn công đã phát động cuộc tấn công vào Ba Lan vào lúc 4:45 phút sáng ngày 1 tháng 9. Trước đó 5 phút, vào lúc 4:40, không quân Đức Luftwaffe đã tấn công 1 thị trấn Ba lan tại Wieluń, làm 1200 người chết và chủ yếu là dân thường. Trên Biển Bắc, thiết giáp hạm SMS Schleswig-Holstein của Đức đã nổ súng tấn công 1 kho hàng quân sự tại Westerplatte thuộc Danzig. 8:00, bộ binh Đức mở màn tấn công vào thị trấn Mokra. Ngay từ khi bắt đầu cuộc chiến, người Đức đã huy động 56 sư đoàn, 2500 xe tăng và 2300 máy bay chiến đấu tiến theo 3 đường vào Ba Lan từ biên phía bắc, phía đông và phía tây và mục tiêu của cả 3 hướng tấn công này đều là thủ đô Warsaw của Ba Lan. Các cuộc chiến đấu ở biên giới bắt đầu diễn ra. Trong khi đó, không quân Đức ra sức oanh tạc phá hủy các cơ sở hạ tầng, trục đường giao thông, trung tâm chỉ huy và nhất là các phi trường Ba Lan. Ngày 3 tháng 9, theo tinh thần của hiệp ước liên minh tương trợ Anh-Ba Lan kí vào ngày 25 tháng 8, Anh tuyên chiến với Đức. Trong ngày này, các nước thuộc liên hiệp Anh hay các thuộc địa của Anh như Ấn Độ, Australia, New Zealand rồi sau đó là Nam Phi và Canada cũng tuyên chiến với Đức. Còn Pháp cũng theo tinh thần của liên minh tương trợ kí ngày 10 tháng 5 chính thức tuyên chiến với Đức. Tuy nhiên, Anh và Pháp vẫn tiếp tục chính sách thỏa thiệp, nhân nhượng với Đức nên đã "tuyên" mà không chiến. Liên quân Anh-Pháp chỉ tập trung dàn quân tại biên giới Pháp-Đức mà không hề tấn công Đức để chi viện cho Ba Lan trong khi phần lớn quân lực của Đức đã tập trung tại Ba Lan.
Hành động này của Anh-Pháp cũng phá vỡ luôn kế hoạch phòng thủ mà chính phủ Ba Lan đã vạch ra trước đó.
Nhờ ưu thế vượt trội về quân lực, vũ khí và phương tiện kỹ thuật nên quân đội Đức đã dễ dàng chọc thủng phòng tuyến biên giới Ba Lan ở nhiều nơi, buộc quân đội Ba Lan phải bỏ biên giới rút về Warsaw và Lwów. Không quân Đức Luftwaffe hoàn toàn nắm quyền kiểm soát bầu trời chỉ sau vài ngày giao chiến. Các trục đường giao thông và cơ sở hạ tầng của Ba Lan bị tàn phá nặng nề, rất nhiều máy bay bị phá hủy ngay tại phi trường. Không quân Ba Lan vừa bị thiệt hại nặng lại thiếu nguồn tiếp tế xăng dầu trầm trọng, 98 chiếc máy bay của họ đã trốn sang România. Với 400 máy bay ở đầu cuộc chiến, Ba Lan chỉ còn 54 chiếc vào ngày 14 tháng 9.[20]
Ngày 3 tháng 9, tướng Günther von Kluge đã tiến đến sông Vistula (cách biên giới 10 km),Georg von Küchler tiến sát sông Narew và tập đoàn quân thiết giáp của Walther von Reichenau đã vượt sông Warta. Hai ngày sau, cánh trái của quân Đức đã tiến đến Łódź và cánh phải tiến đến Kielce. Ngày 8 tháng 9, các quân đoàn thiết giáp đã tiến đến ngoại ô Warsaw. Như vậy chỉ trong 1 tuần đầu của cuộc chiến, quân Đức đã tiến được 225 km. Sau đó, 1 lực lượng thiết giáp nhẹ của Reichenau tiếp tục tiến đến khu vực nằm giữa Warsaw và thị trấn Sandomierz ngày 9 tháng 9 trong khi tướng List ở phía nam đã vượt qua sông San và chuẩn bị đến Przemyśl. Cũng thời điểm đó, Guredian đưa tập đoàn quân thiết giáp số 3 vượt sông Narew, tấn công các phòng tuyến Ba Lan tại sông Bug, chuẩn bị bao vây Warsaw.
Trước sức tấn công vũ bão của Đức, quân đội Ba Lan buộc phải rút lui liên tục và bỏ
Pomerania và Silesia lại cho người Đức. Kế hoạch phòng thủ của Ba Lan hoàn toàn bị phá sản. Ngày 10 tháng 9, thống chế Ba Lan Edward Rydz-Śmigły ra lệnh cho quân đội rút về đông nam, tiến về đầu cầu Romania. Quân Đức ngày càng xiết chặt vòng vây quanh quân đội Ba Lan tại phía tây sông Vistula (quanh khu vực Łódź và xa hơn nữa về phía tây, quanh Poznań). Ngày 9 tháng 9,
lần đầu tiên kể từ khi chiến sự bắt đầu, Warsaw bị bắn phá và vào ngày 13 tháng 9, thành phố này bắt đầu bị vây hãm (Xem Cuộc vây hãm Warsaw (1939)). Ngày 24 tháng 9, 1150 máy bay Đức oanh tạc Warsaw. Trong thời gian đó, quân Đức cũng đã tiến đến Lwów, thành phố chính tại miền đông Ba Lan.
Trận đánh lớn nhất của cuộc chiến, trận Bzura đã diễn ra tại địa điểm gần sông Bzura phía bắc Warsaw. Trận đánh này kéo dài từ ngày 9 tháng 9 đến ngày 19 tháng 9. Các tập đoàn quân Ba Lan sau khi rút lui từ biên giới đã tấn công vào tập đoàn quân 8 của Đức do tướng Johannes Blaskowitz chỉ huy đang trên đà tiến vào lãnh thổ Ba Lan. Cuộc tấn công này của Ba Lan thu được thắng lợi ban đầu nhưng sau đó đã thất bại. Sức mạnh của không quân Đức chính là yếu tố quyết định cho trận đánh này.[21] Không quân Đức nhanh chóng phá hủy cây cầu bắc ngang sông Bzura. Sau đó, quân Ba Lan đã rơi vào cái bẫy người Đức đã giăng sẵn khi bị các máy bay Stukas chở những quả bom nhẹ 50 kg tấn công gây thương vong rất lớn. 1 số đơn vị bỏ chạy vào rừng thì bị những chiếc Heinkel He 111 và Dornier Do 17 tấn công bằng bom cháy. Những người sống sót sau các đợt không kích trên đều dễ dàng bị quân Đức bắt sống hoặc tiêu diệt. Ước tính trong trận này những chiếc Stuka đã thả xuống chiến trường 388 tấn bom.[21]
Chính phủ Ba Lan (đứng đầu là tổng thống Ignacy Mościcki) và bộ chỉ huy quân sự tối cao (đứng đầu là thống chế Edward Rydz-Śmigły) rời Warsaw ngay trong ngày đầu tiên của cuộc chiến và tiến về phía đông nam. Quân đội Ba Lan cũng được lệnh rút lui theo cùng hướng đó, về phía sau sông Vistula và sông San, chuẩn bị cho việc chạy sang România.
Giai đoạn 2: Liên Xô tấn công Ba Lan
Nước Đức, với 80 triệu dân, đã chinh phục một số quốc gia láng giềng bằng uy thế tuyệt đối của mình và bằng sức mạnh quân sự, và như vậy đã trở thành một đối thủ đáng gờm cho các đế quốc chính ở châu Âu là Anh và Pháp. Đó là lý do vì sao họ tuyên chiến với Đức với cái cớ là thi hành các nghĩa vụ của họ với Ba Lan. Tuy nhiên, hơn bao giờ hết, mục tiêu của các quốc gia trên rõ ràng là hoàn toàn khác xa với việc bảo vệ Ba Lan hay Tiệp Khắc[23]Ngày 17 tháng 9 năm 1939, sức kháng cự của Ba Lan bị bẻ gãy, hy vọng cuối cùng của Ba Lan là rút lui và tái tập hợp dọc theo đầu cầu Romania. Tuy nhiên, kế hoạch này trở nên lỗi thời chỉ trong một đêm, khi hơn 800 ngàn quân Liên Xô tiến công với hai Phương diện quân Belarussia và Ukrainia, đánh chiếm khu vực Kresy thuộc đông Ba Lan, vi phạm Hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau Liên Xô-Ba Lan, cũng như các hiệp ước quốc tế song phương và đa phương khác[24] Về mặt ngoại giao, Liên Xô tuyên bố họ hành động để "bảo vệ người Ukraina và Belarusia thiểu số ở miền đông Ba Lan trước bối cảnh thất bại của Ba Lan đã rõ ràng". Một lý do thực dụng hơn là những vùng đất phía Đông này vốn do Ba Lan chiếm của Nga trong Chiến tranh Nga-Ba Lan (1919-1921), Liên Xô muốn nhân cơ hội Ba Lan sắp bị Đức đánh bại để thu hồi lại những vùng đất này mà không cần phải đổ nhiều máu.
Lực lượng biên phòng Ba Lan bao gồm khoảng 25 tiểu đoàn được lệnh tránh giao tranh trực tiếp với Hồng quân và từ từ rút về biên giới Ba Lan-România. Tuy nhiên tại một số nơi đã diễn ra những trận đánh nhỏ như trận Grodno diễn ra từ ngày 21 tháng 9 đến 24 tháng 9, nơi dân chúng và binh sỹ Ba Lan tìm cách chặn đánh quân Liên Xô. Nhiều lính Ba Lan, gồm cả tù binh chiến tranh bị quân Liên Xô giết hại, trong đó có tướng Józef Olszyna-Wilczyński[25][26]. Ngoài ra, lợi dụng lúc Liên Xô tiến vào, Tổ chức những người dân tộc chủ nghĩa Ukraina đã nổi lên chống lại người Ba Lan. Các hoạt động này nhanh chóng được lực lượng NKVD (cảnh sát Bộ nội vụ Liên Xô) dập tắt.
Cuộc tiến công của Liên Xô là nhân tố quyết định khiến chính phủ Ba Lan hiểu rằng cuộc chiến đã ngã ngũ[10][10] Tuy nhiên chính phủ Ba Lan từ chối đầu hàng, thay vào đó ra lệnh tất cả các đơn vị quân đội di tản khỏi Ba Lan và tập hợp lại tại Pháp[10] Từ ngày 17 tháng 9 đến ngày 20 tháng 9, quân đội Ba Lan lại một lần nữa thảm bại trong trận Tomaszów Lubelski trước quân Đức, trận đánh có quy mô lớn thứ hai trong cuộc chiến, sau trận Bzura[27]. Ngày 22 tháng 9, thành phố Lwów bị Liên Xô chiếm (thành phố này đã bị quân Đức tấn công từ tuần trước nhưng sau đó Đức đã nhường lại cho Liên Xô tấn công).[28][29]
Thủ đô Warsaw anh dũng kháng cự lại cuộc vây hãm của Đức cho đến ngày 28 tháng 9. Pháo đài Modlin phía bắc Warsaw bị chiếm ngày 29 tháng 9 sau 16 ngày chiến đấu ác liệt. Nhiều đơn vị đồn trú đã giữ được vị trí trong một thời gian dài bị quân Đức bao vây, cô lập như Westerplatte, Oksywie hay Hel. Trong tuần cuối cùng của tháng 9, Hitler đã có 1 bài diễn văn tại thành phố Danzig:
“ | Ba Lan sẽ không bao giờ gượng dậy nổi như sau hòa ước Versailles. Điều này được đảm bảo chắc chắn không chỉ bởi Đức, mà còn bởi Nga.[30] | ” |
Kết quả
“ | Thất bại của Ba Lan là hậu quả không thể tránh khỏi của chính quyền Ba Lan do những ảo tưởng của họ về sự trợ giúp của đồng minh, cũng như sự đánh giá quá cao khả năng của quân đội Ba Lan cho một sự kháng cự lâu dài. | ” |
Mặc dù khu vực ảnh hưởng của Nga và Đức bị ngăn cách bởi một dòng sông nhưng Hồng quân và lính Đức vẫn gặp nhau trong nhiều trường hợp. Một trong những sự kiện được nhắc đến nhiều nhất là sự kiện ngày 22 tháng 9 tại Brest-Litovsk. Quân đoàn thiết giáp Panzer số 19 dưới quyền chỉ huy của Heinz Guderian đã chiếm thành phố này mặc dù nó thuộc về vùng ảnh hưởng của Liên Xô. Do đó khi lữ đoàn thiết giáp 29 Liên Xô do Semyon Krivoshein tiến đến, 2 bên đã dàn xếp để quân Đức rút lui và Hồng quân tiến vào. 2 đội quân này trong lúc gặp nhau đã giơ tay chào lẫn nhau.[33] Tại đây, các sĩ quan Đức và Liên Xô còn cùng nhau tổ chức 1 cuộc duyệt binh mừng chiến thắng trước khi quân Đức rút lui.[8] Tuy nhiên, cũng có vài cuộc đụng độ xảy ra như sự kiện 1 trung đoàn Đức tấn công 1 đội do thám thuộc lữ đoàn thiết giáp 24 của Liên Xô tại Lviv nhưng sau một vài thương vong, cuộc đụng độ được hòa giải. Quân Đức nhanh chóng rút khỏi nơi này còn Liên Xô chiếm Lviv vào ngày 22 tháng 9.
. 66.000 lính Ba Lan đã chết trong các cuộc giao tranh. Ngoài ra còn có 660.000 người bị Đức và Liên Xô bắt làm tù binh. 120 000 lính Ba Lan đã chạy trốn được sang România và Hungary, 20.000 người chạy sang Latvia và Litva trong khi chính phủ Ba Lan buộc phải sống lưu vong tại Luân Đôn. Thương vong của Đức là 16.000 người chết và 27.000 người bị thương. Đất nước Ba Lan bị tàn phá nặng nề, nhất là những khu vực chịu sự không kích của không quân Đức.
Trong suốt thời kì chiếm đóng của Đức và Liên Xô, nhiều nhóm người Ba Lan vẫn bền bỉ kháng chiến. Phong trào chống Đức diễn ra sôi nổi, đặc biệt là những hoạt động của tổ chức Armia Krajowa (tạm dịch là "Quân đội trong nước"), thành lập vào tháng 2 1942 có nguồn gốc từ tổ chức Służba Zwycięstwu Polski (tạm dịch là "Sự giúp sức cho chiến thắng của Ba Lan") do tướng Michał Karaszewicz-Tokarzewski thành lập ngay từ 27 tháng 9 1939.[34].Ngoài tổ chức này, còn nhiều tổ chức kháng chiến khác hoạt động tại Ba Lan[35] Sự kiện do AK thực hiện gây chấn động nhất là cuộc khởi nghĩa Warsaw vào ngày 1 tháng 8 1944 nhằm giải phóng thủ đô Warsaw từ tay Đức Quốc xã nhưng cuộc khởi nghĩa này đã thất bại và bị đàn áp đẫm máu với 16.000 người khởi nghĩa chết và 6,000 người bị thương.[36]. Tổ chức này hoạt động đến ngày 20 tháng 1 1945 khi Hồng quân Liên Xô trên đường truy kích Đức tiến vào Ba Lan, tạo điều kiện cho Đảng cộng sản Ba Lan lên nắm quyền và đàn áp tổ chức nhằm giành quyền lãnh đạo hoàn toàn Ba Lan.
Tình hình tại khu vực phía đông của Liên Xô thì phức tạp hơn. Một mặt, những người gốc Ukraina và Belarus hoan nghênh Hồng quân vì họ và dân tộc Nga có quan hệ gần gũi (nhóm chủng tộc đông Slav) và cùng thuộc về Đế quốc Nga trước kia. Nhưng ngược lại, người gốc Ba Lan (chủng tộc Tây Slav) thì coi Liên Xô là kẻ chiếm đóng. Tại phía đông, Liên Xô ít gặp chống đối vì người gốc Ukraina và Belarus chiếm đa số tại đây. Trong khi đó ở phía tây, khu vực người gốc Ba Lan đông hơn, phong trào chống Liên Xô phát triển mạnh trong thời gian chiếm đóng của Liên Xô. Nhiều người tại khu vực này đã bị giết, bị bắt, trục xuất hoặc cho vào các trại lao động khổ sai.
Cuộc tấn công Ba Lan đã chính thức mở đầu cho chiến tranh thế giới thứ hai. Thắng lợi nhanh chóng của Đức Quốc xã khiến cho thế giới phải sững sờ khi chưa đầy 1 tháng, quân đội Đức đã nghiền nát 1 nước có lục quân đứng hàng thứ 5 ở Châu Âu. Dư luận phải ấn tượng rất lớn trước sự chóng vánh của chiến thắng vẻ vang của nền Đệ tam Đế chế Đức.[11] Tuy nhiên, các lãnh đạo cấp cao của quân đội Đức vẫn chưa thể hài lòng với chiến thắng và cho rằng quân Đức cần phải có 1 chương trình huấn luyện nhanh chóng sửa đổi những khiếm khuyết đã mắc ở Ba lan để có thể đương đầu với các trận đánh lớn sắp tới với Anh-Pháp. Mặt khác, nước Đức giờ đây phải đương đầu với sự phong tỏa của Anh-Pháp khiến cho nhập khẩu của Đức giảm mạnh, nhất là xăng, dầu mà Đức đang thiếu trầm trọng. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến Đức mở cuộc tấn công Scandinavia, Pháp và các nước Vùng đất thấp năm 1940. Không lâu sau khi nước Đức hoàn toàn hạ nốc ao Pháp trong Trận chiến nước Pháp, thuật ngữ "Blitzkrieg" (Chiến tranh Chớp nhoáng) ra đời trong từ điển tiếng Anh nhằm chỉ học thuyết chiến tranh của nền Đệ tam Đế chế Đức hồi ấy.[11]
Tội ác chiến tranh của cuộc tấn công
Tội ác của Đức
Cuộc tấn công Ba Lan đã gây ra nhiều thương vong cho dân thường trong và cả sau cuộc chiến. Không những khắc họa sự chiến đấu xuất sắc của Quân đội Đức Quốc Xã mà cuộc tấn công này còn thể hiện tội ác của họ.[6] Lực lượng không quân Đức Quốc xã Luftwaffe đã tiến hành không kích vào các khu dân cư và thậm chí là các đoàn người tị nạn để nhằm khủng bố tinh thần người dân. Ngay trong ngày đầu tiên của cuộc chiến, 1200 người, chủ yếu là dân thường tại thị trấn Viên đã chết sau cuộc tấn công kinh hoàng của Luftwaffe. Ngoài việc tàn sát dân thường qua các cuộc không kích, lực lượng SS và Wehrmacht của quân đội Đức còn tiến hành xử tử hàng ngàn tù binh và những người dân bị chúng khép tội chống đối. Trong 1 chiến dịch thanh trừng người Ba Lan, 760 địa điểm tử hình đã được thành lập và trong chiến dịch đó, 20.000 người Ba Lan đã bị xử bắn. Ước tính có khoảng 150.000 thường dân Ba Lan chết trong cuộc giao tranh[37], trong khi thiệt hại về thường dân Đức là khoảng 3.250 người (bao gồm cả 2.000 người thuộc "đạo quân thứ năm" chết trong khi chiến đấu chống lại quân đội Ba Lan.[38]Tuy nhiên, chính ách thống trị tàn bạo của phát xít Đức từ năm 1939 đến năm 1945 mới là nguyên nhân gây ra cái chết của 6 triệu người Ba Lan (20% dân số nước này và 90% dân số Do Thái). Hàng loạt các trại tập trung đã ra đời, trong đó lớn nhất và nổi tiếng nhất là Auschwitz (tên Ba Lan là Oswiecim) ra đời ngày 20 tháng 5 1940. Trại này nằm gần thành phố Kraków, cách Warsaw về phía nam 268 km. Trong thời gian tồn tại cho đến tháng 1 1945, trại tập trung này đã giết chết 3 triệu người, ngoài người Ba Lan và người Do Thái còn có người Nga, người Hungary, người Hi Lạp, người Trung Quốc, người Pháp, người Mỹ,... Ngày nay, chính phủ Ba Lan đã cho bảo lưu toàn bộ di tích trại tập trung này để tố cáo tội ác của phát xít Đức tại Ba Lan trong thế chiến thứ hai. Tù nhân tại các trại này ngoài chết vì bị tra tấn hoặc bằng hơi ngạt còn bị quân Đức dẫn đến các bìa rừng, xả súng tàn sát hàng loạt rồi chôn một cách sơ sài.
Tội ác của Liên Xô
Trong quá trình Hồng quân Liên Xô chiếm miền Tây Ukraina và Belarus, thoạt tiên Hồng quân được cư dân Ukraina và Belorusia ở đây nhiệt tình chào đón, tình hình này thay đổi khi Liên Xô bắt đầu áp đặt chế độ kiểm soát chính trị lên các vùng này, cũng như sự thành lập các nhóm chống Xô viết của người Ba Lan. Việc đó dẫn đến các phong trào chống Liên Xô ở các vùng mà nay là Tây Ukraina. Hơn một triệu người Ba Lan đã chết hoặc bị trục xuất khỏi nhà cửa. Những người bị cho là có thể gây nguy hiểm bị buộc phải vào các Xô viết, cưỡng bức tái định cư, bị đưa vào các trại lao động hoặc bị giết. Ngoài ra việc tấn công người Ba Lan còn tái diễn khi Hồng quân đánh đuổi quân Đức khỏi Đông Ba Lan năm 1944, với việc Liên Xô tiêu diệt nhóm kháng chiến quân Ba Lan của Armia Krajowa, do họ đã quay sang chống lại Hồng quân sau khi Đức rút lui.Ngày nay, Ba Lan đã bắt đầu một cuộc điều tra về cuộc thảm sát Katyn, sự kiện xử tử hàng chục ngàn sĩ quan Ba Lan tại rừng Katyn rồi chôn vào các nấm mồ tập thể năm 1940.[39] Ngày 5 tháng 3 1940, dân ủy Bộ Nội vụ Liên Xô (NKVD) Lavrenty Beria gửi một danh sách mang mã số 794/B (794/Б) cho Stalin. Trong đó, người gửi đưa ra nhận định rằng các tù binh Ba Lan tại miền Tây Ukraina và Belorussia (gồm 14.736 người, 97% là người Ba Lan), cũng như những tù nhân đang bị giam trong tù (18.632 người, trong đó có 1.207 sĩ quan quân đội, tổng cộng 57% là người Ba Lan) đều là kẻ thù của chính quyền Xô Viết và không thể cải tạo được nên đề nghị tử hình 14.700 tù binh và 11.000 tù nhân.[40].
Đến năm 1987, được sự đồng tình của lãnh đạo Liên Xô Gorbachev, một ủy ban liên hợp Ba Lan – Liên Xô đã được thành lập với nhiệm vụ tìm hiểu và làm sáng tỏ thực tế. Cuối cùng, thông báo của Hãng Thông tấn Liên Xô (TASS) ngày 14 tháng 4 1990 đã đưa ra một bước tiến trong vụ này: các lãnh tụ Liên Xô chính thức tuyên bố Beria (chỉ huy mật vụ Liên Xô khi đó, năm 1953 đã bị Nhà nước Liên Xô xử tử vì tội lạm sát và âm mưu đảo chính) và các đồng sự phải chịu trách nhiệm về cái chết của các sĩ quan Ba Lan tại Katyn.[41].
Xem thêm
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và phương tiện truyền tải về Cuộc tấn công Ba Lan (1939) |
- Đệ nhị thế chiến
- Trận Bzura
- Cuộc vây hãm Warsaw (1939)
- Blitzkrieg
- Lịch sử quân sự Đức trong Đệ nhị thế chiến
- Liên Xô tấn công Ba Lan (1939)
- Trại tập trung Auschwitz
Chú thích
- ^ a ă Переслегин. Вторая мировая: война между реальностями.- М.:Яуза, Эксмо, 2006, с.22; Р. Э. Дюпюи, Т. Н. Дюпюи. Всемирная история войн. — С-П,М: АСТ, кн.4, с.93
- ^ a ă â Ministry of Foreign Affairs. The 1939 Campaign Polish Ministry of Foreign Affairs, 2005
- ^ a ă 1 số nguồn tài liệu không giống giau cho những số liệu khác nhau do đó con số này chỉ là con số ước tính gần đúng cho sức mạnh của 2 bên. Con số phổ biến nhất trong phạm vị khác biệt trên là: Đức 1.500.000 (con số chính thức của Bộ ngoại giao Ba Lan)- hoặc 1.800.000. Số xe tăng Ba Lan: 100–880, 100 là số xe tăng hiện đại, 880 là bao gồm cả các xe tăng từ thế chiến thứ nhất và tankettes. Tất cả các số liệu này đều có nguồn từ Encyklopedia PWN, bài viết trong 'Kampania Wrześniowa 1939' hoặc từ website của bộ ngoại giao Ba Lan.
- ^ E.R Hooton, p85
- ^ a ă 1 số nguồn tài liệu khác nhau cho những số liệu không giống nhau. Con số phổ biến nhất trong phạm vi khác biệt trên là: thương vong của Ba Lan — 63.000 đến 66.300 người chết, 134.000 người bị thương; Đức- số người chết từ 8.082 tới 16.343, với số người mất tích từ 320 tới 5.029, tổng cộng thương vong vào khoảng 45.000. Sự không nhất quán trong ước tính số thương vong phía Đức có thể do thực tế rằng nhiều số liệu của Đức đã đưa luôn số lính Đức mất tích sau chiến tranh vào. Ngày nay con số phổ biến nhất và được chấp nhận là 16.343 lính Đức chết trong chiến đấu. Con số chính thức Liên Xô đưa ra là khoảng 737–1.475 người chết hoặc mất tích, và 1.859–2.383 người bị thương. Khoảng 420.000 tù binh Ba Lan đã bị người Đức bắt, con số này về phía Liên Xô là 250.000, tổng công số tù binh Ba Lan vào khoảng 660.000–690.000. Về trang thiết bị kỹ thuật, Đức mất khoảng 236 xe tăng và 1.000 phương tiện chuyên chở trong khi Ba Lan mất 132 xe tăng và 300 phương tiện chuyên chở, 107–141 máy bay Đức và 327 máy bay Ba Lan (118 khu trục cơ) (PWN Bách khoa toàn thư của Ba Lan cho số liệu mất 700 máy bay). Đức mất 1 tàu bắn thủy lôi nhỏ trong khi Ba lan mất 1 khu trục hạm (ORP Wicher), 1 tàu bắn thủy lôi (ORP Gryf) và 1 số tàu tiếp tế. Liên Xô mất chừng 42 xe tăng trong khi hàng trăm chiếc khác lại gặp vấn đề về kỹ thuật.
- ^ a ă Steven J. Zaloga, Howard Gerrard, Poland 1939: The Birth of Blitzkrieg, trang 89
- ^ Baliszewski, Most honoru
- ^ a ă Fischer 1999–2000
- ^ Cienciala, Anna M. (2004). “The Coming of the War and Eastern Europe in World War II”. University of Kansas. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2006.
- ^ a ă â b Bản mẫu:Wikiref
- ^ a ă â Steven J. Zaloga, Howard Gerrard, Poland 1939: The Birth of Blitzkrieg, trang 87
- ^ [1]
- ^ [2] Người Ba Lan không tin vào Hitler và những ý định giúp đỡ của ông ta.[3]
- ^ Bombers of the Luftwaffe, Joachim Dressel and Manfred Griehl, Arms and Armour, 1994
- ^ The Flying pencil, Heinz J. Nowarra, Schiffer Publishing,1990,p25
- ^ Adam Kurowski 'Lotnictwo Polskie 1939' 129 chiếc P-11 (+43 chiếc dự trữ), 30 P-7 (+85 dự trữ), 118 máy bay ném bom nhẹ P-23 Karaś, 36 máy bay ném bom P-37 Łoś (tuy nhiên chỉ 1 số ít được sử dụng trong chiến đấu), 84 máy bay trinh sát RXIII Lublin, RWD14 Czapla (+115 dự trữ)
- ^ 4. Phi đoàn Ba Lan số 303 "Kościuszko", 1 phi đoàn thành lập bởi những phi công Ba Lan tại Anh trong thời gian 2 tháng sau khi trận chiến nước Anh bắt đầu và phi đoàn này nổi tiếng bới đã đạt thành tích tiêu diệt được nhiều máy bay địch nhất trong cuộc chiến so với các phi đoàn khác.
- ^ (tiếng Ba Lan) Henryk Piątkowski (1943). Kampania wrześniowa 1939 roku w Polsce. Jerusalem: Sekcja Wydawnicza APW. tr. 39.
- ^ (tiếng Anh) Count Edward Raczyński (1948). The British-Polish Alliance; Its Origin and Meaning. London: Mellville Press.
- ^ E.R Hooton, p87
- ^ a ă E.R Hooton, p91
- ^ Bức điện tín: Từ đại sứ quán Đức tại Liên Xô, (Schulenburg) đến Bộ ngoại giao Đức. Moscow, 10 tháng 9, 1939-9:40 p. m. và Điện tín 2: Từ đại sứ quán Đức tại Liên Xô, (Schulenburg) đến Bộ ngoại giao Đức. Moscow, 16 tháng 9, 1939. Nguồn: Dự án Avalon tại trường Luật Yale. Lần truy cập cuối 14 tháng 11 2006
- ^ Báo cáo của Molotov ngày 29 tháng 3 năm 1940 http://www.histdoc.net/history/molotov.html
- ^ 1 số hiệp ước quốc tế khác bị Liên Xô vi phạm: quy định của Hội quốc Liên(Liên Xô trở thành thành viên năm 1934), Thỏa thuận Briand-Kellogg năm 1928 và định nghĩa sự tấn công ra đời tại London 1933London Convention on the Definition of Aggression; xem thêm: (tiếng Anh) Tadeusz Piotrowski (1997). Poland's Holocaust: Ethnic Strife, Collaboration with Occupying Forces and Genocide.... McFarland & Company. ISBN 0-7864-0371-3.
- ^ Sanford, p. 23; (tiếng Ba Lan) Olszyna-Wilczyński Józef Konstanty, Encyklopedia PWN. Truy cập 14 tháng 11 năm 2006.
- ^ (tiếng Ba Lan) Śledztwo w sprawie zabójstwa w dniu 22 września 1939 r. w okolicach miejscowości Sopoćkinie generała brygady Wojska Polskiego Józefa Olszyny-Wilczyńskiego i jego adiutanta kapitana Mieczysława Strzemskiego przez żołnierzy b. Związku Radzieckiego. (S 6/02/Zk) Polish Institute of National Remembrance
- ^ The Vickers Mk. E light tank in the Polish service. Private Land Army Research Institute. Truy cập 11 tháng 3 năm 2007
- ^ (tiếng Ba Lan) Artur Leinwand (1991). “Obrona Lwowa we wrześniu 1939 roku”. Instytut Lwowski. Truy cập 16 tháng 7 2007.
- ^ Ryś, p 50
- ^ Seven Years War?, Tạp chí TIME, 2 tháng 10, 1939
- ^ Erich von Manstein, Lost Victories, trans. Anthony G. Powell (Chicago: Henry Regnery, 1958), trang 46
- ^ Lê Văn Quang, sđd trang 163
- ^ Кривошеин С.М. Междубурье. Воспоминания. Воронеж, 1964. (Krivoshein S. M. Between the Storms. Memoirs. Voronezh, 1964. in Russian); Guderian H. Erinnerungen eines Soldaten Heidelberg, 1951 (in German — Memoirs of a Soldier in English)
- ^ (tiếng Ba Lan) Armia Krajowa
- ^ Tomasz Strzembosz, Początki ruchy oporu w Polsce. Kilka uwag. In Krzysztof Komorowski (ed.), Rozwój organizacyjny Armii Krajowej, Bellona, 1996, ISBN 83-11-08544-7
- ^ (tiếng Ba Lan) Jerzy Kirchmayer (1978). Powstanie warszawskie. Warsaw: Książka i Wiedza. tr. 576. ISBN 830511080X.
- ^ Poland's Holocaust: Ethnic Strife, Collaboration with Occupying Forces and Genocide in the Second Republic, 1918-1947 Tadeusz Piotrowski trang 301 McFarland, 1998
- ^ (tiếng Ba Lan) Tomasz Chinciński, Niemiecka dywersja w Polsce w 1939 r. w świetle dokumentów policyjnych i wojskowych II Rzeczypospolitej oraz służb specjalnych III Rzeszy. Część 1 (marzec–sierpień 1939 r.). Pamięć i Sprawiedliwość. nr 2 (8)/2005
- ^ Ba Lan điều tra thảm sát Katyn
- ^ VỤ THẢM SÁT KATYN DƯỚI ÁNH SÁNG NHỮNG TƯ LIỆU LỊCH SỬ (2)
- ^ VỤ THẢM SÁT KATYN DƯỚI ÁNH SÁNG NHỮNG TƯ LIỆU LỊCH SỬ (8)
Sách tham khảo
- Lê Văn Quang (2003). Lịch sử quan hệ quốc tế từ 1917 đến 1945. Việt Nam: Nhà xuất bản Giáo Dục.
- Cooper, Matthew (1978). The German Army 1939–1945: Its Political and Military Failure. New York: Stein and Day. ISBN 0-8128-2468-7.
- Baliszewski, Dariusz (10 tháng 10 năm 2004). “Wojna sukcesów”. Wprost (bằng Polish) (1141). Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2005.
- Baliszewski, Dariusz (19 tháng 9 năm 2004). “Most honoru”. Wprost (bằng Polish) (1138). Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2005.
- Chodakiewicz, Marek Jan (2004). Between Nazis and Soviets: Occupation Politics in Poland, 1939–1947. Lexington Books. ISBN 0-7391-0484-5.
- Ellis, John (1999). Brute Force: Allied Strategy and Tactics in the Second World War (ấn bản 1). Viking Adult. ISBN 0-670-80773-7.
- Fischer, Benjamin B. (Winter 1999–2000). “The Katyn Controversy: Stalin's Killing Field”. Studies in Intelligence. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2005.
- Gross, Jan T. (2002). Revolution from Abroad: The Soviet Conquest of Poland's Western Ukraine and Western Belorussia. Princeton: Princeton University Press. ISBN 0-691-09603-1.
- Hooton, E. R. (2007). Luftwaffe at War: Gathering Storm 1933–1939 Volume 1. London: Chervron/Ian Allen. ISBN 978-1-903223-71-7 Kiểm tra giá trị
|isbn=
(trợ giúp). - Kennedy, Robert M. (1980). The German Campaign in Poland (1939). Zenger. ISBN 0-89201-064-9.
- Kushner, Tony; Knox, Katharine (1999). Refugees in an Age of Genocide. London, New York: Routledge. ISBN 0714647837.
- Lukas, Richard C. (2001). Forgotten Holocaust: The Poles Under German Occupation, 1939–1944. Hippocrene Books. ISBN 0-7818-0901-0.
- Majer, Diemut; et al. (2003). Non-Germans under the Third Reich: The Nazi Judicial and Administrative System in Germany and Occupied Eastern Europe, with Special Regard to Occupied Poland, 1939–1945. Johns Hopkins University Press. ISBN 0-8018-6493-3.
- Prazmowska, Anita J. (1995). Britain and Poland 1939–1943: The Betrayed Ally. Cambridge: Cambridge University Press. ISBN 0-521-48385-9.
- Rieber, Alfred Joseph (2000). Forced Migration in Central and Eastern Europe: 1939–1950. London, New York: Routledge. ISBN 071465132X.
- Rossino, Alexander B. (2003). Hitler Strikes Poland: Blitzkrieg, Ideology and Atrocity. Lawrence: University Press of Kansas. ISBN 0-7006-1234-3.
- Rummel, Rudolph Joseph (1990). Lethal Politics: Soviet Genocide and Mass Murder Since 1917. New Jersey: Transaction. ISBN 1560008873.
- Sanford, George (2005). Katyn and the Soviet Massacre Of 1940: Truth, Justice And Memory. London, New York: Routledge. ISBN 0415338735.
- Smith, Peter Charles (1998). Stuka Spearhead: The Lightning War from Poland to Dunkirk 1939–1940. Greenhill Books. ISBN 1-85367-329-3.
- Sword, Keith (1991). The Soviet Takeover of the Polish Eastern Provinces, 1939–41. Palgrave Macmillan. ISBN 0-312-05570-6.
- Stachiewicz, Wacław (1998). Wierności dochować żołnierskiej (bằng Polish). OW RYTM. ISBN 83-86678-71-2.
- Taylor, A. J. P.; Mayer, S. L. (eds.) (1974). A History Of World War Two. London: Octopus Books. ISBN 0-70640-399-1.
- Weinberg, Gerhard (1994). A World at Arms: A Global History of World War II. Cambridge: Cambridge University Press. ISBN 0521443172.
- Zaloga, Steve; Gerrard, Howard (2002). Poland 1939: The Birth of Blitzkrieg. Oxford: Osprey Publishing. ISBN 1-84176-408-6.
- Zaloga, Steve (1982). The Polish Army 1939–1945. Oxford: Osprey Publishing. ISBN 0-85045-417-4.
- “KAMPANIA WRZEŚNIOWA 1939”. Internetowa encyklopedia PWN (bằng Polish). Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2005.
- Hahn, Fritz. Waffen und Geheimwaffen des deutschen Heeres 1933-1945. tr. olen 1939.
- Wojna Obronna Polski 1939. tr. 851.
Liên kết ngoài
- Thông tin về chiến dịch tấn công chủ yếu lấy từ các tài liệu của Đức
- World War 2 Online Newspaper Archives - Cuộc tấn công Ba Lan, 1939
- Cuộc tấn công Ba Lan trên trang WorldWar2 Database
- Thương vong của Đức trong cuộc tấn công
- Bản tóm tắt về thương vong của cuộc chiến và 1 vài con số đáng chú ý
- Fall Weiß - Sự thất bại của Ba Lan
- Hiệp ước tương trợ lẫn nhau Anh-Ba Lan ngày 25 tháng 8 1939
- Bản tin Radio về việc Đức tấn công Ba Lan
- Thông báo của Đức Quốc xã về việc xâm chiếm Ba lan chỉ là hành động tự vệ
- Thông tin trang nhất BBC: Đức tấn công Ba Lan 1 tháng 9 1939.
- Bản tin BBC thông báo chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ ở Châu Âu
- Thông tin chi tiết về tổ chức chỉ huy quân đội Ba Lan
- Thông tin chi tiết về tổ chức chỉ huy quân đội Đức
- Thiết giáp quân đội Ba Lan 1939
- Phim về hoạt động của máy bay Stuka tại Ba Lan 1939
- Phim về chiến thuật Chiến tranh chớp nhoáng tại Ba Lan 1939
- Phim về sự đầu hàng của Ba Lan và quân Đức diễu hành mừng chiến thắng
|
Chiến tranh Yom Kippur
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
|
Quân Ai Cập và Syria chiến thắng trong vòng 24–48 giờ đầu, sau đó tình hình xoay chuyển theo hướng có lợi cho Israel. Tới tuần thứ hai của cuộc chiến, quân Syria đã bị đánh bật khỏi Cao nguyên Golan. Tại Sinai, quân Israel đánh vào chỗ nối tiếp hai đạo quân Ai Cập, vượt kênh đào Suez (là tuyến ngưng bắn trước đó), cắt đứt Quân đoàn 3 Ai Cập, trước khi lệnh ngưng bắn của Liên Hiệp Quốc có hiệu lực.
Cuộc chiến có ảnh hưởng sâu rộng vì nhiều lý do khác nhau. Thế giới A Rập, vốn bị đánh thua đau trong cuộc chiến tranh Sáu ngày, phấn chấn về mặt tâm lý bởi một chuỗi thắng lợi lúc mở màn cuộc chiến. Tâm lý này mở đường cho cho quá trình đàm phán hòa bình tiếp đó, và cũng khởi đầu cho các chính sách tự do hóa của Ai Cập. Hiệp định hòa bình Trại David (1978) dẫn đến việc bình thường hóa quan hệ giữa Ai Cập và Israel—lần đầu tiên một quốc gia Ả Rập công nhận quốc gia Do thái. Ai Cập, vốn đã bắt đầu xa lánh Liên Xô, sau đó tách hoàn toàn khỏi khu vực ảnh hưởng của Liên Xô (cũ).
Mục lục
Bối cảnh
Nguyên nhân
Cuộc chiến này là một phần của cuộc Xung đột Ả Rập-Israel, một cuộc xung đột kéo dài cho tới nay, gồm nhiều cuộc chiến tranh và trận chiến kể từ năm 1948, khi quốc gia Israel được thành lập và các nước Ả Rập quyết tâm thôn tính Israel. Trong cuộc chiến tranh Sáu ngày năm 1967, quân Israel đánh chiếm bán đảo Sinai từ tay quân Ai Cập cho tới tận kênh đào Suez, và chừng nửa cao nguyên Golan từ Syria để tạo vùng đệm bảo vệ lãnh thổ của mình trong bối cảnh bị các nước Ả Rập bao vây và uy hiếp nặng nề.Trong những năm tiếp đó, Israel dựng lên một hệ thống phòng thủ trên bán đảo Sinai và cao nguyên Golan. Năm 1971 Israel bỏ ra 500 triệu dollar để củng cố các vị trí dọc kênh Suez, là một chuỗi các đồn và công sự đất khổng lồ được biết đến với tên gọi tuyến Bar Lev, theo tên một vị tướng Israel là Chaim Bar-Lev với 8.500 binh sĩ đồn trú trong 30 cứ điểm cách nhau khoảng vài km.
Dù thế nào đi chăng nữa, theo Tổng thống Israel Chaim Herzog:
Ngày 19 tháng 6 năm 1967, Chính phủ Quốc gia thống nhất Israel bỏ phiếu kín về việc hoàn trả Sinai cho Ai Cập và Cao nguyên Golan cho Syria để đổi lấy thỏa thuận hòa bình. Cao nguyên Golan sẽ phải được phi quân sự hóa, và một thỏa thuận đặc biệt phải được đặt ra cho Eo biển Tiran. Chính phủ cũng quyết tâm tiến hành đàm phán hòa bình với Vua Hussein xứ Jordan để giải quyết vấn đề biên giới phía đông.[14]Người Israel muốn chính phủ Hoa Kỳ chuyển nghị quyết này cho các quốc gia Ả Rập. Hoa Kỳ được thông báo về quyết định này, nhưng không chuyển nó đi. Không có bằng chứng nào cho thấy Ai Cập hay Syria nhận được đề nghị này. Quyết định này được chính phủ Israel giữ bí mật, rồi hủy bỏ hoàn toàn vào tháng 10 năm 1967.[15]
Cả Ai Cập lẫn Syria đều muốn giành lại các lãnh thổ đã mất trong cuộc chiến tranh Sáu ngày. Tại cuộc họp ở Khartoum, phe Ả Rập ra tuyên bố "ba không": "Không hòa bình, không công nhận và không đàm phán với Israel."
Quân đội Ai Cập và Syria tấn công trong ngày lễ Yom Kippur là một chuyện bất ngờ mặc dầu Israel đã chuẩn bị. Vì nhằm ngày lễ Yom Kippur nên quân đội Do Thái vẫn chưa đưa kịp những đơn vị trừ bị ra phòng tuyến chống lại cuộc xâm lăng của hai quốc gia Ả Rập. Người Nga đã đưa qua rất nhiều vũ khí tối tân, gửi chuyên viên, cố vấn quân sự qua xây dựng lại quân đội hai nước Ả Rập này. Trong năm 1973, vũ khí và đồ tiếp vận từ Liên Xô đổ vào ào ạt, đặc biệt các dàn hỏa tiễn, súng phòng không, và vũ khí chống chiến xa. 15 hệ thống hỏa tiễn đất đối không SA-6 được trang bị cho quân đội Syria, 10 hệ thống cho Ai Cập. Syria còn nhận được loại hỏa tiễn đất đối đất Frog-7 có tầm hoạt động trong vòng 40 dặm. Các cố vấn Liên Xô đã cải tiến, tăng cường sức mạnh cho các đơn vị Thiết giáp Ai Cập và Syria với hơn 500 chiến xa T-62 và hỏa tiễn chống chiến xa AT-3 Sagger, súng B-40, B-41.
Căng thẳng nơi biên giới Syria bắt đầu từ ngày 13/9 khi hai phản lực cơ F-4 Phantom với bốn Mirage hộ tống bay thám thính, chụp ảnh bị Syria khám phá. Trận không chiến xảy ra và cả hai bên đều gửi thêm máy bay lên tham chiến. Trong đợt đầu, Do Thái bắn rơi 8 phản lực cơ MiG, đổi lại một Mirage bị rơi, viên phi công nhẩy dù xuống biển Địa Trung Hải cách bờ khoảng ba dặm. Người Syria không bỏ qua, gửi lên bốn chiếc MiG khác bao vùng cho một khinh tốc đỉnh đến bắt sống viên phi công Do Thái. Một trận không chiến thứ hai xảy ra, lần này các phi công Do Thái bắn rơi cả bốn chiếc Mig. Trực thăng vào cứu phi công bị rơi, bắt luôn viên phi công Syria nhẩy dù xuống gần đó.
Về quân số trên bộ (Bộ binh, Thiết giáp), tổng số quân Ai Cập và Syria đông gấp 2 lần quân Do Thái. Trong những giờ đầu, nhờ sự bất ngờ, ưu thế của quân A Rập còn lớn hơn. Tại phòng tuyến phía nam, trong 24 giờ đầu, 8.500 lính Do Thái phải đương đầu với khoảng 100.000 quân Ai Cập. Nơi hướng bắc, 5.000 binh sĩ Do Thái phải chống lại 45.000 quân Syria. Không như trận chiến Sáu Ngày, quân đội hai nước Ả Rập được trang bị vũ khí tối tân, đặc biệt vũ khí cá nhân, đeo trên lưng hỏa tiễn chống chiến xa AT-3 có thể bắn cháy xe tăng ở cự ly 2.500 mét. Về không quân, 440 máy bay của không lực Do Thái phải đối đầu với 400 chiến đấu cơ của Ai Cập, 350 của Syria.
Chiến dịch quân sự
Mặt trận Sinai
Thoạt đầu quân Ai Cập không tiến xa hơn khỏi một dải đất hẹp dọc theo kênh đào, vì sợ không được lưới lửa phòng không SAM, nằm ở phía bờ bên kia, bảo vệ. Trong cuộc chiến tranh Sáu ngày, không quân Israel đánh cho quân A Rập tơi tả. Lần này Ai Cập và Syria phòng thủ chặt chẽ phòng tuyến của mình bằng các khẩu đội pháo phòng không do Liên Xô cung cấp. Không lực Israel không có phương cách gì chế ngự được lưới lửa phòng không này. Israel vốn sử dụng một phần lớn ngân sách quốc phòng của mình để xây dựng lực lượng không quân mạnh nhất khu vực, nhưng sẽ phải nhìn không lực của mình bị vô hiệu hóa bởi các khẩu đội tên lửa SAM của đối phương.Ai Cập dự tính quân Israel sẽ nhanh chóng tung ra một đòn phản kích bằng xe tăng, nên trang bị cho lớp bộ binh xung kích của mình một số súng phóng lựu và tên lửa chống tăng Sagger nhiều chưa từng thấy. Số khí tài này sẽ gây tổn thất nặng nề cho cuộc phản kích bằng xe bọc thép của Israel. Cứ ba binh lính Ai Cập thì có một người được trang bị vũ khí chống tăng. Một sử gia quân sự viết "Chưa bao giờ hỏa lực chống tăng lại được sử dụng tập trung nhiều đến thế trên chiến trường."[16] Thêm vào đó, bờ kênh bên phía Ai Cập được đắp cao gấp đôi bờ kênh bên phía Israeli, khiến cho quân Ai Cập có ưu thế tuyệt đối để chụp hỏa lực xuống quân Israel cũng như bất kỳ xe tăng nào dám tới gần. Tầm vóc cũng như tính hiệu quả của chiến thuật triển khai vũ khí chống tăng mà quân Ai Cập sử dụng, cộng với sự bất lực từ phía không lực Israel nhằm vô hiệu hóa chúng (do vướng lưới phòng không SAM) khiến cho quân Israel bị tổn thất nặng nề trong giai đoạn đầu của cuộc chiến.
Quân Ai Cập dành rất nhiều nỗ lực nhằm tìm ra một giải pháp hữu hiệu và nhanh chóng để chọc thủng chiến tuyến của Israel. Người Israel dựng lên một lớp chiến lũy cát cao đến 18 mét. Các kỹ sư Ai Cập ban đầu tính dùng thuốc nổ để phá chướng ngại vật, cho tới khi một sỹ quan cấp thấp đề xuất sử dụng vòi phun nước áp lực lớn. Ý tưởng trên được đem ra thí nghiệm, và tỏ ra hữu hiệu, nên người ta cho nhập nhiều máy bơm cao áp từ Đông Đức. Quân Ai Cập sử dụng các máy bơm nước này để hút nước từ kênh đào Suez và thổi băng đi lớp chướng ngại vật bằng cát.
Tới 2:05 chiều, không quân Ai Cập mở cuộc không kích lớn với chừng 200-250 máy bay, bay rất thấp, đánh vào 3 sân bay, 10 vị trí tên lửa phòng không Hawk, các sở chỉ huy chính, trung tâm gây nhiễu điện tử, trạm radar, hai căn cứ pháo tầm xa và một cứ điểm mạnh ở phía đông Port Fuad của Israel. Bộ chỉ huy Ai Cập tính là không quân của họ đã hoàn thành đánh phá 95% mục tiêu, mà chỉ mất có 5 máy bay.[17][18][19] Cùng lúc với cuộc không kích, quân Ai Cập tiến hành pháo kích dữ dội với hơn 2000 pháo trong 53 phút, bắn vào tuyến phòng thủ Bar Lev và các lô cốt, hầm chỉ huy, khu vực tập trung xe tăng.[19]
Được pháo binh bắn yểm trợ, 8.000 quân Ai Cập vượt kênh đợt đầu bằng 1000 xuồng cao su, đánh chiếm hoặc phá hủy gần hết các đồn trên tuyến Bar-Lev (chỉ còn duy nhất một đồn tiếp tục chống cự). Các tổ diệt xe tăng bắt đầu đặt mìn, tổ chức phục kích xe tăng của Israel, ngăn chặn xe tăng của Israel quấy rỗi cuộc đổ bộ. Tới 2:30 chiều quân Ai Cập đã cắm cờ trên bờ đông của kênh Suez, và đến 2:46 quân Ai Cập đã chiếm được đồn đầu tiên. Quân đoàn cơ giới bắt đầu lập cầu phao, được pháo binh và bộ binh yểm trợ. Quân đặc nhiệm Sa'iqa (nghĩa là "chớp nhoáng") được trực trăng đổ vào sâu tới 40 km trong Sinai để đánh phá và ngăn cản quân dự bị Israel can thiệp.[20] Không quân Israel tìm cách ngăn chặn quân Ai Cập lập cầu phao, nhưng bị tên lửa SAM của Ai Cập bắn rát; 13 máy bay của Israel bị bắn cháy từ khi cuộc đổ bộ bắt đầu cho tới 5 giờ chiều. Các cuộc không kích trên nhìn chung là không có hiệu quả, vì các cầu phao bị hư hại được nhanh chóng sửa chữa và đưa vào hoạt động trở lại.[21] Lữ đoàn quân Israel phòng ngự phòng tuyến Bar-Lev bị tiêu diệt. Chỉ trong chưa đầy sáu giờ, quân Ai Cập đã hạ 15 đồn, tiến sâu đến vài km. Cũng trong thời gian này, quân Ai Cập đưa năm sư đoàn bộ binh và 850 xe tăng vượt kênh.[19]
Một lữ đoàn chiến xa lội nước gồm một ngàn quân, 20 xe tăng PT-76 và 80 APC vượt Đại hồ Bitter ngày 6 tháng 10. Mục tiêu của họ là cắt đứt hệ thống liên lạc và chỉ huy dọc theo các con đèo Mitla và Gedy. Lữ đoàn này tấn công các vị trí radar và trạm vô tuyến của Israel tại các con đèo đó, và tấn công sân bay Bir-el-Thamada trong ngày 7-8 tháng 10, trước khi rút lui về phòng tuyến Ai Cập ở bờ kia kênh Suez.[22] Bị hỏa lực phi pháo Ai Cập đánh phủ đầu, Công binh Ai Cập lập nhiều cầu nổi bắc qua kênh đào Suez cho bộ binh, chiến xa băng qua nhanh chóng như nước vỡ bờ. Những cứ điểm dọc theo phòng tuyến bị bao vây, chiến đấu trong tuyệt vọng. Quân đội Do Thái thiết lập mười sáu cứ điểm cách nhau năm dặm, dọc theo bờ kênh đào Suez, tất cả đều bị cô lập, bao vây tấn công. Trong mỗi cứ điểm trên phòng tuyến, có khoảng 20, 30 binh sĩ nằm chiụ trận trước những đợt pháo kích dồn dập của Pháo binh Ai Cập. Sau trận điạ pháo kinh hoàng, bộ binh, chiến xa Ai Cập tấn công, tất cả các cứ điểm đều bị tràn ngập, Cứ điểm Quay trên phòng tuyến Bar Lev có 42 binh sĩ, khi bị quân Ai Cập tràn ngập thì 5 người đã chết và 37 người bị thương, thiệt hai quân số 100%. Chỉ ngoại trừ một cứ điểm có mật hiệu là Budapest nhờ điạ thế chiến lược đặc biệt và tiếp tục nằm dưới quyền kiểm soát của Israel cho tới hết cuộc chiến.
Quân Ai Cập hoàn thành cuộc vượt kênh với rất ít tổn thất: 280 binh sỹ, 15 máy bay và 20 xe tăng. Trong khi đó, tổn thất của Israel lớn hơn nhiều: tới ngày 7 tháng 10, tướng Mandler thông báo sư đoàn bọc thép của mình từ 291 xe tăng chỉ còn 100 xe, lữ đoàn bọc thép Shomron ở phía nam từ 100 xe tăng chỉ còn 23 xe tăng. Tổng cộng, có 300 xe tăng của Israel bị phá hủy trong cuộc tấn công của Ai Cập vào chiến lũy Bar-Lev, lữ đoàn bộ binh bảo vệ chiến tuyến bị tiêu diệt.[23] Tới 16:00 Elazar được biết tổn thất của IAF trong vòng 27 giờ đầu lên tới 30 máy bay.[24]
Trong một chiến dịch đã được tập luyện thành thục, quân Ai Cập tiến sau chừng 4–5 km vào sa mạc Sinai với lực lượng tổng hợp của hai quân đoàn, bao gồm cả sư đoàn bộ binh số hai từ quân đoàn số hai phía bắc.[19] Quân Ai Cập tiếp đó củng cố các vị trí của họ. Tới 7 tháng 10, các đầu cầu này được mở rộng thêm 4 km, cùng lúc đẩy lùi các cuộc phản công của Israel. Trong các đêm 7 và 8 tháng 10, sư đoàn bộ binh 18 Ai Cập đánh chiếm thành phố Qantara.[25]
Ngày 8 tháng 10, tướng Shmuel Gonen, chỉ huy mặt trận Nam Israel—người chỉ mới nhậm chức ba tháng trước khi tướng Ariel Sharon về hưu—hạ lệnh phản công với ba lữ đoàn từ sư đoàn bọc thép 162 của tướng Abraham Adan. Tuy nhiên, một lữ đoàn bị kẹt vì giao thông quá tải, hai lữ đoàn khác mới chỉ tập hợp được nửa quân số.[26]. Họ tấn công quân Ai Cập cố thủ tại Hizayon, nhưng bất kỳ xe tăng nào tiến đến gần đều bị hỏa tiễn Sagger phá hủy, quân Israel thất bại nặng. Tới tối, quân Ai Cập phản công, nhưng bị Sư đoàn xe bọc thép 163 của tướng Ariel Sharon chặn lại— tướng Sharon được điều lại làm chỉ huy sư đoàn khi chiến tranh bùng nổ. Giao tranh lắng xuống vì không bên nào muốn mở cuộc tiến công vào chiến tuyến của bên kia nữa. Tổn thất của phía Israel trong các trận giao tranh tới lúc này lên đến 49 máy bay và khoảng 500 xe tăng bị mất.[27]
Cùng ngày, sư đoàn số hai bộ binh Ai Cập hoàn thành tiêu diệt lữ đoàn pháo binh 190 của Israel và bắt sống chỉ huy đơn vị này, trong khi đó, ngày 10 tháng 10, lữ đoàn bộ binh số một thuộc quân đoàn ba đánh chiếm các vị trí bố phòng tại Ain Mousa với hai khẩu đội đại pháo 155mm, khoảng 14 km về phía tây nam Suez.[28][29] Không quân Israeli (IAF) tăng cường tấn công trong những ngày tiếp đó vào các vị trí của quân Ai Cập bố trí dọc bờ kênh Suez.[19]
Trong ngày 9 tháng 10, trên toàn mặt trận, quân Ai Cập tiếp tục tiến công thăm dò nhằm củng cố và mở rộng đầu cầu. Quân Israel phản kích, và cũng giống như các cuộc tấn công mà họ tiến hành trong ngày 8 tháng 10, với tổn thất nặng nề. Trong hai ngày đó, người Israel mất tổng cộng 260 xe tăng.[30] Ở mặt trận do tướng Sharon chỉ huy, trong khi sư đoàn 16 bộ binh định chiếm lại mấy dải đất hẹp quan trọng, thiếu tướng Ai Cập Shafik Mirti Sedrak tử trận. Sharon, để trả đũa, hạ lệnh mở một số cuộc tấn công, vi phạm lệnh chuyển sang phòng ngự của tướng Elazar. Quân đoàn hai đưa một tiểu đoàn xe tăng sang hỗ trợ sư đoàn 16 để đẩy lui cuộc phản kích của Israel. Cùng lúc, hai lữ đoàn xe bọc thép mở cuộc tấn công để chiếm các vị trí tại Hamutal, Televiza và Machshir, nhưng không chiếm được vị trí nào. Tới tối, Sharon mất thêm 50 xe tăng mà không giành được thắng lợi, dù quân Israel rút được đơn vị quân đóng tại cứ điểm Purkan.[31]
Sau khi biết được hành động bất tuân lệnh của tướng Sharon, tướng Elazar phát khùng lên, nhưng thay vì bãi chức tướng Sharon, người được coi là rất sáng tạo, ông cho thay thế tướng Gonen, người tỏ ra hết sinh khí, bằng tướng về hưu Chaim Bar-Lev. Để khỏi ảnh hưởng đến tinh thần binh sỹ, tướng Gonen thay vì bị bãi chức, lại được bổ nhiệm làm tham mưu trưởng cho tướng Bar-Lev. Tới ngày 10 tháng 10, cả hai phía tạm ngưng chiến.[32]
Sau vài ngày chờ đợi, quân Ai Cập nhận ra Israel tập trung nỗ lực vào mặt trận Golan đánh lại Syria. Sadat, muốn giảm áp lực lên Syria, hạ lệnh các tướng tổng chỉ huy (Saad El Shazly và Ahmad Ismail Ali) tấn công. Quân đoàn hai và ba sẽ tấn công đồng loạt về hướng đông, chỉ để lại năm sư đoàn bộ binh để bảo vệ đầu cầu. Lực lượng tấn công, gồm 400 xe tăng[33] sẽ không được tên lửa SAM bảo vệ, nên không quân Ai Cập (EAF) được giao nhiệm vụ bảo vệ họ khỏi các cuộc tấn công từ không lực Israel. Các đơn vị xe bọc thép và cơ giới bắt đầu cuộc tấn công ngày 14 tháng 10 với pháo binh bắn yểm trợ. "Cuộc tấn công lớn nhất kể từ khi Ai Cập mở màn cuộc chiến Yom Kippur, hoàn toàn thất bại, định mệnh lần đầu tiên quay lưng lại với Ai Cập kể từ khi chiến tranh nổ ra. Thay vì tập trung lực lượng để tấn công, trừ cuộc tấn công vào lòng suối cạn, còn lại họ ném lực lượng vào các cuộc đối đầu với các lữ đoàn Israel đợi sẵn. Quân Ai Cập mất chừng 150 cho tới 250 xe tăng trong ngày hôm đó."[34]
Ngày tiếp theo, 15 tháng 10, quân Israel mở Chiến dịch Abiray-Lev ("Quả cảm" hay "Dũng sỹ")—để phản công lại Ai Cập và vượt kênh Suez. Cuộc tấn công là một bước chuyển lớn về mặt chiến thuật của Israel, vốn vẫn dựa vào hỏa lực hỗ trợ của máy bay và xe tăng—nhưng bị quân Ai Cập vốn có sự chuẩn bị kỹ càng tiêu diệt. Thay vào đó, Israel sử dụng bộ binh để thâm nhập các vị trí tên lửa SAM và các khẩu đội pháo phòng không, không có khả năng kháng cự hiệu quả chống lại lính bộ binh.
Tướng Ariel Sharon dẫn một sư đoàn đánh vào quân Ai Cập ở phía bắc hồ Bitter, cạnh Ismailiya. Quân Israel đánh vào điểm yếu trong chiến tuyến Ai Cập, là điểm nối giữa Quân đoàn hai ở phía bắc và Quân đoàn ba ở phía nam. Sau những trận ác diến dữ dội nhất trong toàn cuộc chiến quanh Nông trại Trung Quốc (một công trình thủy lợi ở phía đông kênh đào, và phía bắc đầu cầu vượt kênh), quân Israel chọc thủng chiến tuyến Ai Cập và tiến đến kênh Suez. Một toán quân vượt kênh và thiết lập một đầu cầu ở bờ bên kia sông. Chỉ trong hơn 24 giờ, binh lính Israel, không có xe tăng hộ tống, dùng bè nhỏ bằng cao su vượt sông. Họ sử dụng hỏa tiễn chống tăng M72 LAW của Mỹ để khắc chế mối đe dọa xe tăng Ai Cập. Một khi hỏa lực phòng không và hệ thống chống tăng của Ai Cập bị vô hiệu hóa, bộ binh Israel quay lại sử dụng hỏa lực xe tăng và máy bay để áp đảo quân địch.
Trước khi chiến tranh nổ ra, các quốc gia phương Tây không bán phương tiện làm cầu phao cho Israel, vì sợ họ sẽ dùng nó để vượt kênh. Tuy vậy, người Israel mua và tân trang các linh kiện cầu phao cổ lỗ từ một bãi phế liệu thời Đệ nhị Thế chiến tại Pháp. Họ cũng sáng tạo một cây "cầu đẩy" rất tinh vi, nhưng do tiếp tế bị chậm bởi đường xá tắc nghẽn, nó đến bờ kênh chậm mất mấy ngày. Lập cầu phao trong đêm 16/17 tháng 10, sư đoàn 162 của tướng Adan vượt kênh rồi ùa về phía nam, định cắt đứt đường rút của Quân đoàn ba Ai Cập trước khi nó tháo lui kịp về Ai Cập. Cùng thời gian, cánh quân này tung các toán quân đột kích phá hủy các khẩu đội tên lửa SAM ở bờ đông kênh Suez. Tới 19 tháng 10, Israel đã thiết lập được bốn cây cầu ở phía bắc Đại hồ Bitter dưới làn hỏa lực dữ dội của Ai Cập. Tới cuối cuộc chiến, quân Israel đã ở trong biên giới Ai Cập, và chỉ cách thủ đô Cairo của Ai Cập có 101 km.
Mặt trận Golan
Trên Cao nguyên Golan, quân Syria tấn công hệ thống phòng thủ của Israel gồm hai lữ đoàn và 11 khẩu đội pháo, sử dụng năm sư đoàn và 188 khẩu đội pháo. Lúc trận chiến mở màn, 180 xe tăng và 60 pháo của Israel phải đọ lại với 1.300 xe tăng Syria.[35] Tất cả các xe tăng Israel tại Cao nguyên Golan đều được tung vào trận. Biệt kích Syria đổ bộ bằng trực thăng đánh chiếm cứ điểm quan trọng Jabal al Shaikh (núi Hermon), là nơi bố trí nhiều thiết bị quan sát của Israel.Cuộc chiến tại Cao nguyên Golan có tầm quan trọng hàng đầu với Bộ Tổng chỉ huy Israel. Do chiến trận tại Sinai còn cách khá xa, các trung tâm dân cư của Israel chưa bị trực tiếp đe dọa, nhưng nếu cao nguyên Golan thất thủ, quân Syria có thể dễ dàng thừa thắng đánh tới Tiberias, Safed, Haifa, Netanya, và Tel Aviv. Quân dự bị Israel được khẩn trương tập trung tại Cao nguyên Golan. Họ được nhận xe tăng rồi tung ra mặt trận ngay tức khắc, không chờ cho tới khi tổ lái mà họ được cùng huấn luyện đến đủ, cũng không chờ cho tới khi súng máy được lắp trên tháp pháo, cũng chẳng cần chờ phải chỉnh nòng pháo (vì mất nhiều thời gian).
Cũng tương tự như quân Ai Cập tại Sinai, quân Syria cẩn thận hoạt động dưới tầm yểm trợ của tên lửa SAM, và sử dụng súng chống tăng do Liên Xô sản xuất (nhưng không hiệu quả bằng, vì địa hình tại đây không bằng phẳng, như tại vùng sa mạc Sinai).
Quân Syria dự tính người Israel phải mất tối thiểu 24 giờ mới đưa quân dự bị ra tới mặt trận được, nhưng trong thực tế, quân dự bị Israel xung trận chỉ 15 giờ sau khi chiến tranh bùng nổ.
Sau ngày đầu giao chiến, quân Syria (với lực lượng đông gấp năm lần quân Israel tại Golan, có những nơi xe tăng Syria đông gấp 11 lần) giành được một số thắng lợi khiêm tốn. Quân Israel kháng cự mãnh liệt, bộ binh và xe tăng Israel kiệt lực chiến đấu để đẩy lùi quân Syria. Họ sử dụng pháo tự hành rất hiệu quả, vì pháo thủ Israel đã thao diễn rất nhiều lần đến thuần thục trên cao nguyên Golan. Tên lửa SAM của Syria bắn rơi 40 máy bay Israel, nhưng phi công Israel nhanh chóng sử dụng chiến thuật mới- bay thấp trên lãnh thổ Jordan- rồi bổ nhào xuống cao nguyên Golan, bất thần đánh vào sườn quân Syria và tránh các dàn tên lửa phòng không. Phi công Israel ném bom thường và bom napalm, phá hủy xe quân sự Syria rải xác đầy mặt đất. Tuy vậy, chỉ trong vòng sáu giờ, tuyến đầu phòng thủ của Israel bị quân Syria đông quá đánh tan vỡ.
Trong vòng bốn ngày đầu giao chiến, Lữ đoàn thiết giáp số bảy của Israel (do tướng Yanush Ben Gal chỉ huy) cầm cự trên dải đồi đá phòng ngự sườn phía bắc của đại bản doanh lữ đoàn tại Nafah. Vì một lý do nào đó, quân Syria dù đã tiến rất gần đến Nafah, nhưng họ lại ngưng tiến, tạo điều kiện cho quân Israel tập hợp lại thành một tuyến phòng ngự. Lý do có thể là quân Syria tính trước tốc độ tiến công, và chỉ huy chiến trường của Syria không muốn đi chệch khỏi kế hoạch. Tuy nhiên ở hướng nam, Lữ đoàn Barak của Israel, mất hết các thành lũy tự nhiên, bắt đầu bị tổn thất nặng, lữ đoàn trưởng đại tá Shoham bị giết trong ngày thứ hai cuộc chiến, cũng như chỉ huy phó và sỹ quan điều hành tác chiến, khi quân Syria liều mạng tấn công về hướng Biển Galilee và Nafah. Tới lúc này, lữ đoàn không còn hoạt động như một đơn vị thống nhất, mặc dù các xe tăng và tổ lái tiếp tục độc lập chiến đấu. Về phía mình, quân Syria cũng bị nhiều tổn thất, xe tăng Israel tiếp tục nã đạn vào đội hình tấn công của Syria làm họ bị thiệt hại nặng nề, lữ đoàn trưởng Syria, tướng Omar Abrash bị giết khi xe tăng của ông bị trúng đạn.
Tình thế trên cao nguyên Golan bắt đầu xoay chuyển khi quân dự bị Israeli xuất hiện, chặn đứng quân Syria, rồi tới ngày 8 tháng 10, bắt đầu đánh lui cuộc tấn công của quân Syria. Cao nguyên Golan quá nhỏ hẹp, không có giá trị vùng đệm như bán đảo Sinai ở phía nam, nhưng có giá trị chiến lược quan trọng, vì là điểm chốt để ngăn quân Syria bắn phá các thị trấn ở phía dưới. Tới thứ tư, ngày 10 tháng 10, các đơn vị cuối cùng của Syria thuộc bộ phận Trung tâm đã bị đẩy lùi qua tuyến tím, tức là đường biên giới trước khi chiến tranh bùng nổ[36]
Từ ngày 11 tới ngày 14 tháng 10, quân Israel đánh sâu vào nội địa Syria, nhưng quân dự bị Syria kháng cự mạnh mẽ từ các công sự phòng thủ được chuẩn bị từ trước. Quân Israel tiếp tục tiến đánh, và tiến đến tuyến phòng ngự chính quanh Sassa. Israel như vậy đã chiếm được thêm 50 km vuông lãnh thổ quanh Bashan. Từ đây, họ có thể bắn trọng pháo vào ngoại vi Damascus, chỉ cách đó 40 km.
Iraq cũng đưa một lực lượng viễn chinh tới Golan, bao gồm khoảng 30.000 quân, 500 xe tăng, và 700 xe bọc thép (APC).[37] Sư đoàn Iraq này là một bất ngờ chiến lược cho Israel, vì họ tin rằng họ có thể nhận được tin tình báo về sự chuyển quân ngày trước 24 giờ. Bất ngờ này chuyển thành bất ngờ chiến thuật, vì quân Iraq đánh vào sườn phía nam để hở của các xe tăng Israel đang tấn công, buộc họ phải rút lui chừng vài km để đề phòng bị bao vây.
Quân đội liên hợp của Syria, Iraq và Jordan phản công để ngăn bước tiến của Israel, nhưng không đẩy lui quân Israel khỏi Bashan được.
Giao tranh trên biển
Vũ khí của các bên
Quân Ả Rập sử dụng vũ khí phần lớn do Liên Xô sản xuất, trong khi quân Israel dùng phần lớn vũ khí phương Tây. Các xe tăng T-54/55 và T-62 của quân Ả Rập có vỏ thép tốt hơn và pháo mạnh hơn, nên có ưu thế trong các trận đánh trực diện. Ngược lại, xe tăng phương Tây của Israel được trang bị thiết bị điều khiển hỏa lực và kính ngắm tốt hơn, nên có ưu thế trong các trận đánh phục kích từ xa. Nhìn chung, kết quả chiến đấu của hai bên phụ thuộc lớn vào tính chiến thuật và trình độ của tổ lái: giai đoạn đầu, quân thiết giáp Ai Cập thắng lợi lớn nhưng đến giai đoạn sau, sự nôn nóng khiến quân Ai Cập mắc nhiều lỗi chiến thuật, khiến thắng lợi lại chuyển sang Israel.Lệnh ngưng bắn
Quân đoàn số ba Ai Cập bị mắc kẹt
Khi lệnh ngưng bắn bắt đầu, quân Israel chỉ còn cách mục tiêu có vài trăm mét—con đường nối Cairo và Suez. Trong đêm đó, quân Ai Cập vi phạm lệnh ngưng bắn tại một số nơi, phá hủy chín xe tăng Israel. Để đáp lại, David Elazar yêu cầu được tiếp tục tiến đánh về hướng nam, và được tướng Moshe Dayan chấp thuận.[38] Quân Israel hoàn tất cuộc tiến công, đánh chiếm con đường này, khiến quân đoàn ba Ai Cập mắc kẹt lại tại bờ đông của kênh đào Suez.Sáng hôm sau, ngày 23 tháng 10, các hoạt động ngoại giao hối hả tiếp diễn. Máy bay trinh sát của Liên Xô xác nhận quân Israel tiếp tục di chuyển về phía nam, và phía Liên Xô cáo buộc Israel phản trắc. Trong cuộc hội đàm qua điện thoại với bà Golda Meir, Henry Kissinger hỏi, "Làm thế nào mà người ta có thể biết được một giới tuyến tồn tại ở đâu trong sa mạc?" Meir trả lời, "Họ biết cả thôi." Kissinger biết được tin về đạo quân Ai Cập bị bao vây không lâu sau đó.[39]
Kissinger nhận thấy tình hình rất có lợi cho Hoa Kỳ—Ai Cập hoàn toàn phụ thuộc vào thiện chí của Mỹ để ngăn Israel tiêu diệt đạo quân bị bao vây, bị cắt đứt tiếp tế lương thực và nước. Tình hình có thể được đàm phán để Mỹ đứng ra làm trung gian hòa giải xung đột, tách Ai Cập ra khỏi quỹ đạo ảnh hưởng của Liên Xô.
Mặt trận phía bắc dịu đi
Tại mặt trận phía bắc, quân Syria chuẩn bị một cuộc phản kích lớn vào ngày 23 tháng 10. Cộng với năm sư đoàn của Syria, có hai sư đoàn Iraq và các đơn vị nhỏ từ các quốc gia Ả Rập khác, bao gồm cả Jordan. Liên Xô cũng bổ sung để bù đắp cho các tổn thất xe tăng mà quân Syria bị mất trong vòng hai tuần đầu chiến cuộc.Tuy nhiên, một ngày trước khi cuộc phản công diễn ra, Liên Hiệp Quốc áp đặt lệnh ngưng bắn, và cả Israel lẫn Egypt đều tuân thủ. "Việc Ai Cập chấp thuận lệnh ngưng bắn vào thứ hai [22 tháng 10] đặt Assad vào tình thế tiến thoái lưỡng nan. Ông ta không bị bó buộc bởi lệnh ngưng bắn, nhưng không thể phớt lờ ảnh hưởng của nó. Một số người trong Bộ chỉ huy Syria muốn tiến hành tấn công, lý luận là Ai Cập cũng sẽ buộc phải tiếp tục chiến đấu. Những người khác tuy vậy lại cho rằng việc tiếp tục giao chiến sẽ hợp pháp hóa việc Israel tiêu diệt quân đoàn số ba Ai Cập. Trong trường hợp đó, Ai Cập sẽ không hỗ trợ cho Syria một khi Israel đánh tổng lực ở mặt trận phía bắc, phá hủy cơ sở hạ tầng, thậm chí tấn công cả Damascus"[40]
Cuối cùng, tổng thống Assad quyết định bãi bỏ lệnh tấn công, và ngày 23 tháng 10, Syria tuyên bố chấp thuận ngưng bắn, chính phủ Iraq hạ lệnh cho quân của mình trở về.
Ảnh hưởng lâu dài của cuộc chiến
Cuộc đàm phán hòa bình khi chiến tranh kết thúc đánh dấu lần đầu tiên các quan chức Ả Rập và Israeli họp mặt trực tiếp đàm phán, kể từ sau cuộc chiến năm 1948.Chú thích
Chú thích trong bài
- ^ Herzog (1975). The War of Atonement. Little, Brown and Company.. Foreword.
- ^ Luttwak; Horowitz (1983). The Israeli Army. Cambridge, MA: Abt Books.
- ^ Rabinovich (2004). The Yom Kippur War. Schocken Books. tr. 498.
- ^ Kumaraswamy, PR (30 tháng 3 năm 2000). 0-313-31302-4#v=onepage&q=&f=false Revisiting The Yom Kippur War. tr. 1–2. ISBN 978-0-7146-5007-4.
- ^ Johnson; Tierney. Failing To Win, Perception of Victory and Defeat in International Politics. tr. 177.
- ^ Liebman, Charles (July năm 1993). The Myth of Defeat: The Memory of the Yom Kippur war in Israeli Society (PDF). Middle Eastern Studies 29 (3). London: Frank Cass. tr. 411.[[]][liên kết hỏng]
- ^ a ă â Opinion
- ^ a ă Campaign 126: The Yom Kippur War 1973 (2) The Sinai NXB Osprey
- ^ a ă Campaign 118: The Yom Kippur War 1973 (1) The Golan Heights NXB Osprey
- ^ Lỗi chú thích: Thẻ
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên100mm
- ^ Lỗi chú thích: Thẻ
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tênstrength1
- ^ Rabinovich, 496–497
- ^ Mùa thu năm 2003, sau khi một số tài liệu quan trọng được giải mật [1], tờ báo Yedioth Ahronoth ra một loạt bài gây xôn xao, trong đó tiết lộ một số lãnh đạo Israel, kể cả Golda Meir and Moshe Dayan, được biết về khả năng một cuộc tấn công sắp xảy ra, nhưng không có hành động gì để phòng ngừa. Hai nhà báo dẫn đầu quá trình điều tra, Ronen Bergman và Gil Meltzer, tiếp đó phát hành cuốn sách Yom Kippur War, Real Time: The Updated Edition, Yediot Ahronoth/Hemed Books, 2004. ISBN 965-511-597-6
- ^ Herzog, Chaim (1989) Heroes of Israel. Boston: Little, Brown. ISBN 0-316-35901-7 trang 253
- ^ Shlaim, Avi (2001). The Iron Wall: Israel and the Arab World. W. W. Norton & Company. ISBN 0-393-32112-6, trang 254.
- ^ Rabinovich, trang 108.
- ^ Saad El Shazly Crossing of the Suez, trang 222
- ^ El-Gammasy, The October War, trang 206
- ^ a ă â b c Cuộc vượt kênh Suez, 6 tháng 10 năm 1973 (The Ramadan War), trang 9
- ^ Các bạn, tiến về chiến tuyến, đoạn 10
- ^ Cohen, Israel's Best Defense, trang 354
- ^ Saad El Shazly The Crossing of the Suez trang 223, 235
- ^ Saad El Shzly The Crossing of the Suez trang 244
- ^ Bartov, Dado, trang 314, 332. Herzog, The Arab Israeli Wars, trang 248, 250.
- ^ Các bạn, tiến về chiến tuyến, đoạn 11
- ^ Rabinovich, 234
- ^ 9 tháng 10 năm 1973, đàm thoại lúc (8:20-8:40 sáng) giữa Đại sứ Israel tại Hoa Kỳ Simcha Dinitz, tùy viên quân sự tướng Mordechai Gur, Henry Kissinger, Brent Scowcroft, và Peter Rodman. Transcript George Washington University National Security Archive
- ^ Saad El Shazli The Crossing of the Suez trang 241
- ^ Hassan El-Badri The Ramadan War, 1973 trang 68
- ^ Saad El Shazly The Crossing of the Suez trang 240
- ^ Dr. George W. Gawrych The 1973 Arab-Israeli War: The Albatross of Decisive Victory, p.54-55
- ^ Dr. George W. Gawrych The 1973 Arab-Israeli War: The Albatross of Decisive Victory, trang 55
- ^ Saad El Shzly The Crossing of the Suez trang 248
- ^ Rabinovich, trang 355.
- ^ Peter Caddick-Adams "Golan Heights, battles of" The Oxford Companion to Military History. Ed. Richard Holmes. Oxford University Press, 2001.
- ^ Rabinovich, trang 302
- ^ Rabinovich, trang 314
- ^ Rabinovich, trang 463
- ^ Rabinovich, trang 465
- ^ Rabinovich, trang 464–465
Tài liệu tham khảo
- el Badri, Hassan (1979). The Ramadan War, 1973. Fairfax, Va: T. N. Dupuy Associates Books. ISBN 0 88244 600 2.
- Bregman, Ahron. Israel's Wars: A History Since 1947. London: Routledge. ISBN 0 4152 8716 2.
- Heikal, Mohamed. The Road to Ramadan. London: Collins. ISBN 0 8129 0567 9.
- Herzog, Chaim (2003) [1975]. The War of Atonement: The Inside Story of the Yom Kippur War. London: Greenhill Books. ISBN 978 1 8536 7569 0.
- Israeli, Raphael. Man of Defiance: A Political Biography of Anwar Sadat. London: Weidenfeld & Nicolson. ISBN 0 3892 0579 6.
- Israelyan, Victor. Inside the Kremlin During the Yom Kippur War. University Park, PA: Pennsylvania State University Press. ISBN 0 2710 1737 6.
- Karsh, Efraim. The Iran-Iraq War, 1980–1988. Oxford: Osprey Publishing. ISBN 1 8417 6371 3.
- Lanir, Zvi. Fundamental Surprise: Intelligence in Crisis. Tel-Aviv: Hakibbutz Hameuchad. ISBN 0 4152 8716 2. OCLC 65842089, 12420401. (in Hebrew)
- Ma'Oz, Moshe. Syria and Israel: From War to Peacemaking. Oxford: Clarendon Press. ISBN 0 1982 8018 1.
- Pape, Robert A (Fall 1997). “Why Economic Sanctions Do Not Work”. International Security 22 (2).
- Quandt, William B. Soviet Policy in the October 1973 War. Rand Corp. R-1864-ISA, May 1976.
- Rabinovich, Abraham. The Yom Kippur War: The Epic Encounter That Transformed the Middle East. New York, NY: Schocken Books. ISBN 0 8052 4176 0.
- al Sadat, Muhammad Anwar. In Search of Identity: An Autobiography. London: Collins. ISBN 0 0021 6344 6.
- Israel Ministry of Foreign Affairs—The Jarring initiative and the response
- Jerusalem Post's—Yom Kippur War: Shattered Heights
- Jewish Agency for Israel's Timeline of Israeli history
- Jewish Education Dept., JAFI, Israeli Intelligence and the Yom Kippur War of 1973
- Put an end to Israeli aggression, an article printed in the Pravda newspaper on 12 tháng 10 năm 1973 (translation at CNN)
Liên kết ngoài
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và phương tiện truyền tải về Chiến tranh Yom Kippur |
- A detailed account of 1973 October War (Yom Kippur War) - From Ariel Sharon's Biography
- The October War national park, Cairo
- The Bitter Blow - Israeli-Arab Relations after the wars
- Maps: Egypt
- Maps: Syria
- The October War, Al Ahram supplement
- The October War and US Policy—Provided by the National Security Archive.
- Lessons of the October War, Ahmad Faruqui
- A Cry From The Bunkers—Dramatic and authentic recordings by IDF soldier Avi Yaffe from inside the IDF position, under attack at the outbreak of the war.
- The reasons of the war.—Provided by Major Ebrahim Al-Jowder Bahrain Armed Forces.
- The 1973 October War: The Egyptian Perspective—Provided By Major J.C. Moulton, United States Air Force.
- The 1973 Arab-Israeli War: Arab Policies, Strategies, and Campaigns— Provided by Major Michael C. Jordan, United States Marine Corps.
- Operation Valiant: Turning of the Tide in the Sinai 1973 Arab-Israeli War - by Major Richard L. Owen, US Marine Corps Command and Staff College.
- Kissinger's Yom Kippur oil shock - Reasons for outbreak of war according to F.William Engdahl.
- Yom Kippur War: Sacrificial Stand in the Golan Heights - by Gary Rashba, Military History Magainze, October 1998 issue.
- Fundamental surprise, by Dr. Zvi Lanir, Tel Aviv University
- Radio program - 6:36 min from radio program about the Yom Kippur war. The program includes authentic recordings of the first moments of the war.
- "Another Round in the War of Words" Time Monday, Oct. 29, 1973. Separate interviews (same questions) with the Israeli Foreign Minister and Egyptian Foreign Minister.
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
Trở về trang chính
hoangkim vietnam, hoangkim, hoangkimvietnam, Hoàng Kim, Ngọc Phương Nam, Chào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, VietnamAfricaCassavaRice, Khát khao xanh, Dayvahoc, Học mỗi ngày, Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống, Thơ cho con
No comments:
Post a Comment