CNM365. Chào ngày mới 22 tháng 10. Wikipedia Ngày này năm xưa. Năm 1879 – Thomas Edison lần đầu tiên thành công trong việc thử nghiệm đèn sợi đốt, với một dây tóc cácbon. Năm 1962 – Khủng hoảng tên lửa Cuba: Tổng thống John F. Kennedy tuyên bố trên truyền hình rằng vũ khí hạt nhân Liên Xô được phát hiện ở Cuba và ra lệnh nâng tình trạng báo động quân sự lên mức DEFCON 3. Ngày 22 Tháng Mười 1964, Jean-Paul Sartre đã được trao giải Nobel Văn học; ông từ chối. Năm 1968 – Tối cao Pháp viện Việt Nam Cộng hòa nhóm họp lần đầu tiên.
Thomas Edison
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Thomas Edison | |
---|---|
"Genius is one percent inspiration,
ninety-nine percent perspiration." - "Thiên tài là một phần trăm cảm
hứng, chín mươi chín phần trăm mồ hôi."
– Thomas Alva Edison, Harper's Monthly (Tháng 9 năm 1932) |
|
Sinh | Thomas Alva Edison 11 tháng 2, 1847 Milan, Ohio, Hoa Kỳ |
Mất | 18 tháng 10, 1931 (84 tuổi) West Orange, New Jersey, Hoa Kỳ |
Công việc | Nhà phát minh, nhà khoa học, thương gia |
Tín ngưỡng | Thuyết thần giáo tự nhiên |
Vợ (hoặc chồng) | Mary Stilwell (1871–1884) Mina Miller (1886–1931) |
Con cái | Marion Estelle Edison (1873–1965) Thomas Alva Edison Jr. (1876–1935) William Leslie Edison (1878–1937) Madeleine Edison (1888–1979) Charles Edison (1890–1969) Theodore Miller Edison (1898–1992) |
Cha mẹ | Samuel Ogden Edison, Jr. (1804–1896) Nancy Matthews Elliott (1810–1871) |
Người thân | Lewis Miller (cha vợ) |
Chữ ký | |
Mục lục
Gia đình
Tổ tiên Edison (Gia đình Edison ở Hà Lan) đã nhập cư tới New Jersey năm 1730. John Edison vẫn trung thành với Anh Quốc khi các thuộc địa tuyên bố độc lập (xem Những người trung thành với Đế chế thống nhất), dẫn tới việc ông bị bắt giữ. Sau khi suýt bị treo cổ, ông và gia đình bỏ đi tới Nova Scotia,Canada, định cư trên vùng đất mà chính phủ thuộc địa dành cho những người trung thành với nước Anh.Ra đời và những năm thơ ấu
Thomas Edison sinh tại Milan, Ohio, con của Samuel Ogden Edison, Jr. và Nancy Matthews Elliott (1810–1871). Thomas là đứa con thứ bảy trong gia đình. Thuở nhỏ, Edison nổi tiếng là một cậu bé hiếu kì. Edison đi học muộn vì ông vốn ốm yếu. Đầu óc ông luôn lơ mơ và giáo viên của ông là Reverend Engle gọi ông là "rối trí". Trong khi bạn bè đồng lứa còn ham chơi thì Edison đã không những luôn băn khoăn tìm hiểu mọi vật quanh mình mà còn muốn hiểu thấu đáo các vật đó. Vì những trò nghịch ngợm của mình mà Edison đã bị đuổi học ngay khi chưa kết thúc tiểu học. Mẹ ông từng là một giáo viên ở Canada và bà rất vui mừng đảm nhận việc dạy con. Bà khuyến khích và dạy ông đọc và làm thực nghiệm. Sau này ông nhớ lại, "Mẹ tôi đã tạo ra tôi. Bà rất tin tưởng và chắc chắn về tôi; và tôi cảm thấy rằng tôi có một điều gì đó để sống, một ai đó để tôi không thể làm cho thất vọng."[1]Cuộc sống của Edison ở Port Huron vừa cay đắng vừa ngọt ngào. Ông bán kẹo và bán báo trên các chuyến tàu hỏa từ Port Huron đến Detroit. Hơi điếc từ thời thanh niên, ông đã trở thành một điện tín viên sau khi ông cứu Jimmie Mackenzie khỏi lao vào tàu hoả. Cha của Jimmie là nhân viên nhà ga J.U. Mackenzie ở Mount Clemens, Michigan, rất vui mừng bảo trợ cho Edison và dạy ông trở thành điện tín viên. Vì bị điếc nên Edison tránh khỏi mọi tiếng ồn ào và cũng không phải nghe nhân viên điện báo bên cạnh. Một trong những cố vấn của ông những năm đầu tiên này là một điện tín viên già và là một nhà phát minh tên là Franklin Leonard Pope, ông đã cho phép chàng trai trẻ sống và làm việc trong tầng hầm ở nhà ông tại nhà Elizabeth, New Jersey.
Một số trong những phát minh đầu tiên của ông liên quan tới điện tín gồm cả máy đếm phiếu. Edison đã xin cấp bằng phát minh đầu tiên, máy đếm phiếu điện tử, ngày 28 tháng 10, 1868.
Các cuộc hôn nhân và cuộc sống sau đó
Năm 1871, ở tuổi 24, Edison trở thành chủ một xí nghiệp được nhiều người biết tiếng. Cuộc sống dần ổn định và nhu cầu có một mái ấm gia đình chợt đến trong đầu. Ông chú ý đến cô thư kí Mary Stilwell dịu dàng, thanh mảnh làm việc trong công ty, một hôm, ông đến gặp nàng và nói: "Thưa cô, tôi không muốn phí thì giờ nói những câu vô ích. Tôi xin hỏi cô một câu rất ngắn gọn và rõ ràng: Cô có muốn làm vợ tôi không?". Cô gái sửng sốt, không tin ở tai mình - "Ý cô thế nào? Cô nhận lời tôi nhé? Tôi xin cô hãy suy nghĩ trong năm phút" - Edison nhắc lại lời cầu hôn cấp tốc của mình. "Năm phút cơ à? thế thì lâu quá! Vâng em nhận lời" - đỏ mặt lí nhí, Mary đáp. Ngày 25 tháng 12, 1871, ông cưới Mary, và họ có ba người con, Marion Estelle Edison, Thomas Alva Edison, Jr., và William Leslie Edison. Mary vợ ông mất năm 1884. Ngày 24 tháng 2 1886, ở tuổi ba chín, ông lấy Mina Miller một cô gái mười chín tuổi. Họ có thêm ba người con nữa: Madeleine Edison, Charles Edison (người tiếp quản công ty sau khi cha qua đời, và sau này trở thành Bộ trưởng Hải quân, được bầu làm Thống đốc bang New Jersey), và Theodore Edison.Thomas Edison mất ở New Jersey ở tuổi 84. Sáng Chủ Nhật ngày 18/10/1931, Thomas Edison lìa trần chỉ 3 ngày trước lễ kỉ niệm sinh nhật lần thứ 52 của chiếc bóng điện đầu tiên. Những từ cuối cùng của ông nói với vợ là: "Ở ngoài kia đẹp quá".
Nước Mỹ tưởng nhớ ông bằng cách tắt toàn bộ đèn điện trên toàn lãnh thổ Hoa Kỳ trong một phút để tưởng nhớ người vĩ nhân, "người bạn của nhân loại" đã mang đến cho con người một thứ ánh sáng quý giá, một "mặt trời thứ hai".
Nhà phát minh
Không học ở trường, Edison tự học ở sách theo cách riêng của mình. Dần dần, với sự suy nghĩ, tìm tòi, thực hiện không chú trọng lí thuyết suông, từng bước Edison đã chinh phục những gì mà người thời bấy giờ cho là không tưởng. Phát minh đầu tiên của ông là một chiếc máy điện báo tải hai có khả năng cùng một lúc phát đi hai tin. Ít lâu sau, ông cải tiến thành máy tải ba, tải tư rồi đa tải. Tải tư được bán cho Western Union với giá 10.000 USD.Một thời gian sau, chán nản với công việc của một điện báo viên, Edison đến New York, trung tâm tài chính bậc nhất lúc bấy giờ, với hy vọng sẽ kiếm thêm chi phí cho các cuộc thí nghiệm của mình. Tại đây, ông đã hợp tác với vài người bạn thành lập một công ty nhỏ chuyên về điện và điện báo. Phát minh thứ hai của ông là cải tiến chiếc máy điện báo đa tải thành Hệ thống điện báo nhận các tin tức hối đoái ngân hàng. Chiếc máy đầu tiên đã đem về cho ông một số tiền lớn. Toàn bộ số tiến kiếm được lúc này, ông trút hết vào các thí nghiệm của mình về sau.
Phát minh đầu tiên mang lại nổi tiếng cho Edison là máy quay đĩa năm 1877. Công chúng không thể ngờ được về phát minh này và coi nó là điều ma thuật. Edison bắt đầu được gọi là "Thầy phù thủy ở Menlo Park, New Jersey", nơi ông sống. Chiếc máy quay đĩa đầu tiên của ông ghi lại âm thanh trên các trụ bọc thiếc cho chất lượng âm thanh thấp và nó phá hủy luôn đường rãnh ghi âm khi nghe lại nên chỉ có thể nghe được một lần. Trong thập kỷ 1880, một model được thiết kế lại sử dụng các trụ bìa giấy các tông tráng sáp ong được chế tạo bởi Alexander Graham Bell, Chichester Bell, và Charles Tainter. Đây là một lý do khiến Thomas Edison tiếp tục làm việc để tạo ra chiếc "Máy hát hoàn thiện" của riêng ông.
Ông cũng từng phát minh ra máy Kiểm phiếu điện tử và đã xin cấp bằng sáng chế, nhưng đã bị từ chối.
Menlo Park
Sự cách tân lớn nhất của Edison chính là phòng thí nghiệm ở Menlo Park, nó được xây dựng ở New Jersey. Đây là viện nghiên cứu đầu tiên được thành lập với mục đích chuyên biệt nhằm tạo ra các cải tiến và cách tân liên tục trong công nghệ. Chính tại đây, đa số các phát minh được đưa vào thực tiễn của ông đã ra đời, mặc dù việc căn bản của ông là quản lý và điều hành công việc của các nhân viên.. Ông góp công trong việc thực nghiệm điện thoại, máy quay đĩa, tàu điện, máy phân tích quặng, đèn điện, và một số cải tiến phát minh khác. Tuy nhiên, ban đầu ông làm việc về đèn điện và chịu trách nhiệm thử nghiệm và ghi lại về thiết bị đó. Năm 1880 ông được chỉ định làm kỹ sư trưởng của Xưởng đèn Edison. Trong năm đầu tiên này, xưởng dưới sự quản lý của Francis Upton, đã sản xuất ra 50.000 bóng đèn. Theo Edison, Hammer là "một người tiên phong trong lĩnh vực đèn chiếu sáng".
Đa số các bằng sáng chế của Edison là những bằng sáng chế hữu ích, chỉ khoảng hơn mười chiếc là bằng sáng chế thiết kế. Nhiều phát minh của ông không hoàn toàn là ý tưởng ban đầu của ông, nhưng những cải tiến giúp nó có thể được sản xuất hàng loạt là của ông. Ví dụ, trái với điều mọi người vẫn nghĩ, Edison không phát minh ra bóng đèn điện. Nhiều thiết kế đã được phát triển bởi các nhà phát minh từ trước đó gồm cả bằng sáng chế mà ông mua lại từ Henry Woodward và Mathew Evans, Moses G. Farmer,[2] Joseph Swan, James Bowman Lindsay, William Sawyer, Humphry Davy, và Heinrich Göbel. Năm 1878, Edison xin cấp phép cho thuật ngữ sợi dây tóc cho yếu tố dây phát sáng mang dòng điện, mặc dù nhà phát minh người Anh Joseph Swan đã sử dụng thuật ngữ đó từ trước. Edison đã lấy các đặc tính từ các thiết kế trước đó và trao nhiệm vụ cho các công nhân của ông tạo ra những bóng đèn có tuổi thọ cao hơn. Năm 1879, ông đã sản xuất ra một ý niệm mới: một chiếc đèn có sức chịu đựng cao trong một môi trường chân không lớn, nó sẽ cháy sáng hàng trăm giờ. Trong khi những nhà phát minh trước đó đã sản xuất ra đèn điện trong các điều kiện phòng thí nghiệm, Edison đã tập trung vào việc áp dụng thương mại hóa và đã có thể bán ý tưởng của mình tới các gia đình và các cửa hàng bằng cách sản xuất hàng loạt các bóng đèn có tuổi thọ cao và tạo ra một hệ thống phát và cung cấp điện.
Phòng thí nghiệm Menlo Park có thể được xây dựng nhờ tiền bán bộ máy thu phát cùng lúc bốn tín hiệu mà Edison sáng chế ra năm 1874. Chiếc máy điện báo thu phát bốn tín hiệu cùng lúc có thể gửi bốn tín hiệu điện báo cùng lúc trên cùng một dây dẫn. Khi Edison liên hệ bán máy cho Western Union, ông đã bị sốc khi Western Union đưa ra một cái giá không thể ngờ nổi; quyền sáng chế được bán với giá $10.000. Chiếc máy điện báo này là thành công tài chính lớn đầu tiên của ông.
Lĩnh vực điện khí
Năm 1879 Edison thành lập ra Thomson-Houston đến năm 1890 ông thành lập công ty Edison General Electric. Hai năm sau Edison General Electric và Thomson-Houston hợp nhất hình thành công ty Edison General Electric and Thomson-Houston, tiền thân của tập đoàn điện khí khổng lồ GE ngày nay. Về sau có tới hơn 10 công ty mang tên ôngBắt đầu vận hành nhà máy điện đầu tiên
Năm 1880 Edison đăng ký bằng sáng chế về phân phối điện, sự kiện đó đóng vai trò chính trong việc tích lũy để phát minh ra đèn điện. Tháng 12 năm 1880, Edison thành lập Công ty Chiếu sáng mang tên ông đặt tại số 257, đường Pearl thành phố New York và đến năm 1882 đã thành công khi đưa trạm phát điện đầu tiên đi vào hoạt động.
Trạm phát điện đầu tiên "Jumbo số 1" là một máy phát điện chạy bằng hơi nước trực tiếp nặng 27 tấn, riêng phần lõi (armature) nặng đến 6 tấn và được sử dụng để làm mát không khí. Trạm phát điện này có thể làm sáng 700 ngọn đèn gồm 16 nến. Trong vòng 14 tháng, nhà máy điện đầu tiên của Edison đã phục vụ cho 508 thuê bao và hỗ trợ 12.732 bóng đèn.
Thành công thực sự của Edison, giống như người bạn của ông Henry Ford, trong khả năng của mình để tối đa hóa lợi nhuận thông qua việc thành lập hệ thống sản xuất hàng loạt và các quyền sở hữu trí tuệ. George Westinghouse và Edison đã trở thành đối thủ vì Edison xúc tiến việc sử dụng dòng điện một chiều (DC) cho phân phối điện trong hệ thống luân phiên thay vì một hệ thống đơn giản hơn là dòng điện xoay chiều (AC) được phát minh bởi Nikola Tesla và xúc tiến bởi Westinghouse. Không giống như DC, dòng điện xoay chiều có thể được tăng cường điện áp rất cao với các máy biến áp, được gửi qua những đường dây điện mảnh hơn và rẻ hơn, và hạ điện áp tại điểm đến để phân phối cho người sử dụng.
Năm 1887, có 121 trạm phát điện Edison ở Hoa Kỳ cung cấp điện dòng điện một chiều cho khách hàng. Khi những hạn chế của dòng điện một chiều đã được thảo luận trước công chúng, Edison đã phát động một chiến dịch tuyên truyền để thuyết phục mọi người rằng dòng điện xoay chiều là quá nguy hiểm để sử dụng. Vấn đề với dòng điện một chiều là các nhà máy điện này chỉ cung cấp cho khách hàng trong vòng khoảng một dặm rưỡi (khoảng 2,4 km) từ các trạm phát điện, do đó nó chỉ thích hợp cho các trung tâm thương mại. Khi George Westinghouse đề nghị sử dụng điện áp cao dòng điện xoay chiều thay thế, vì nó có thể mang điện hàng trăm dặm và mất mát điện ít, Edison đã tiến hành một "cuộc chiến tranh dòng điện" để ngăn chặn dòng điện xoay chiều được thông qua.
Cuộc chiến chống lại dòng điện xoay chiều đã khiến ông tham gia vào việc phát triển và xúc tiến ghế điện (sử dụng AC) như một nỗ lực để miêu tả dòng điện xoay chiều có khả năng gây tử vong lớn hơn so với DC. Edison đã thực hiện một chiến dịch ngắn gọn nhưng mạnh mẽ để cấm việc sử dụng dòng điện xoay chiều hoặc hạn chế điện áp nhằm những mục đích an toàn. Trong một phần của chiến dịch này, nhân viên của Edison cho giật điện công khai một số động vật để chứng minh sự nguy hiểm của AC;[3][4] dòng điện xoay chiều hơi nguy hiểm hơn ở những tần số gần 60 Hz có khả năng đáng kể gây nguy hiệm đến tính mạng hơn dòng điện một chiều.[5] Một trong những thí nghiệm đáng chú ý của ông vào năm 1903, những công nhân của Edison cho giật điện con voi tên Topsy tại Luna Park, gần đảo Coney, sau khi nó giết vài người và chủ của nó muốn giết nó.[6] Công ty của ông đã quay phim lại những cuộc tử hình bằng giật điện.
Dòng điện xoay chiều thay thế hầu hết dòng điện một chiều trong các trạm phân phối điện, nhanh chóng mở rộng phạm vi và cải tiến hiệu quả của các trạm phân phối điện. Mặc dù dòng điện một chiều không còn được ưa chuộng sử dụng, nó vẫn tồn tại đến ngày nay trong những hệ thống dẫn truyền dòng điện một chiều điện áp cao (HVDC). Dòng điện một chiều điện áp thấp vẫn còn tiếp tục được sử dụng cho những khu vực dông dân cư trong nhiều năm nhưng cuối cùng bị thay thế bởi hệ thống dòng điện xoay chiều điện áp thấp.[7]
Nhà cửa
Thập niên 1880, Thomas Edison mua đất đai ở Fort Myers, Florida, và xây Seminole Lodge làm nơi nghỉ đông. Henry Ford, ông trùm ô tô, sau này đã sống ở nhà nghỉ đông của ông, The Mangoes phía đối diện. Edison thậm chí cũng đóng góp về kỹ thuật cho ngành ô tô. Họ là bạn bè tới tận khi Edison mất trong trạng thái bình yên, thọ 84 tuổi. Edison and Ford Winter Estates hiện đang mở cửa cho công chúng.Chuyện ngoài lề
- Thomas Edison là một người có tư tưởng độc lập, và giống như một nhà thần luận, tuyên bố rằng ông không tin vào "Chúa và các nhà thần học", nhưng lại không nghi ngờ rằng "có một sự hiểu biết siêu nhiên". Tuy nhiên, ông phản đối ý kiến về siêu nhiên, cùng với những ý tưởng về linh hồn, sự bất tử, và hiện thân của Chúa. Ông nói, "Thiên nhiên không nhân từ và đáng yêu, mà hoàn toàn tàn nhẫn, xa lạ."[8]
- Ông đã mua một ngôi nhà gọi là "Glenmont" năm 1886 coi đó là món quà cưới cho Mina ở Llewellyn Park tại West Orange, New Jersey. Mộ của Thomas và Mina Edison hiện đang được chôn cất tại đó. Vùng đất rộng 13.5 acre (55.000 m²) được National Park Service giữ gìn làm Di tích lịch sử quốc gia Edison.
- Edison đã trở thành người sở hữu nơi sinh của ông Milan, Ohio năm 1906, và, trong lần tới thăm cuối cùng năm 1923, ông đã sốc khi thấy ngôi nhà cũ của mình vẫn được chiếu sáng bằng đèn và nến.
- Năm 1878, ông được phong tước Hiệp sỹ Quân đoàn danh dự của Pháp, và năm 1889, ông được phong làm Chỉ huy Quân đoàn danh dự.
- Bị ảnh hưởng bởi một chế độ ăn giàu chất béo vào hồi đó, trong những năm cuối đời "ông không ăn gì ngoài cứ ba giờ uống một lít sữa".[9] Ông tin rằng chế độ ăn như vậy sẽ giúp ông hồi phục sức khỏe.
- Trong cả cuộc đời ông rất nặng tai.
- Thomas Edison đã viết một bức thư nổi tiếng cho nhà chế tạo đàn piano là Steinway & Sons sau khi định giá một trong những chiếc đàn của họ:
- "Gửi Steinway & Sons —
- "Thưa các quý ông,
- "Tôi đã quyết định giữ chiếc đàn piano tuyệt vời của các vị. Vì một số lý do không thể hiểu được đối với tôi nó đã mang lại những kết quả tuyệt diệu so với những lần tôi từng thử trước đó. Xin hãy gửi hóa đơn cho tôi với giá rẻ nhất.
- "— Thomas Edison
Danh sách các cống hiến
- Máy quay đĩa
- Máy chiếu phim
- Máy ghi âm
- Cung cấp hỗ trợ tài chính cho công việc của Guglielmo Marconi về truyền phát radio và có được nhiều bằng sáng chế.
- Tattoo gun (Dựa trên Bút điện, được sử dụng để tạo ra các bản copy rô nê ô)
- Bóng đèn
Những cải tiến công việc của Edison
- Lewis Latimer được cấp bằng sáng chế một cách cải tiến cách sản xuất dây tóc đèn trong bóng (không có bằng chứng rằng thứ này từng được sử dụng ở một công ty của Edison).
- Nikola Tesla đã phát triển phân phối điện xoay chiều, có thể được dùng để truyền điện qua khoảng cách xa hơn điện một chiều của Edison vì khả năng biến thế. Có thể nói rằng dòng điện xoay chiều không có nguồn gốc từ công việc của Edison, nhưng nó liên quan tới cả hai người. Tesla là cựu nhân viên của Edison, và đã rời bỏ ông để đi theo con đường điện xoay chiều - mà Edison không ủng hộ.
- Emile Berliner đã phát triển máy hát, về cơ bản nó là một máy quay đĩa cải tiến, với khác biệt căn bản là sử dụng bản ghi phẳng với các đường rãnh xoắn ốc.
- Edward H. Johnson có những bóng đèn được chế tạo đặc biệt, và được lắp đặt ở nhà ông ở Fifth Avenue tại thành phố New York trên Cây thông Noel đầu tiên được trang trí bằng điện vào 22 tháng 12, 1882.
Tưởng nhớ
- Thị trấn Edison, New Jersey, và Thomas Edison State College, một trường trung học nổi tiếng quốc gia cho thanh niên ở Trenton, New Jersey, được đặt theo tên nhà phát minh. Có một Tháp tưởng niệm và Bảo tàng Thomas Alva Edison Memorial Tower ở thị trấn Edison.
- Huy chương Edison được thành lập ngày 11 tháng 2, 1904 bởi một nhóm bạn và người cộng tác với Edison. Bốn năm sau Viện kỹ sư điện Hoa Kỳ (AIEE), sau này là IEEE, đã đồng ý với nhóm trên để dùng huy hiệu làm phần thưởng cao quý nhất của họ. Huy hiệu đầu tiên được trao năm 1909 cho Elihu Thomson, và đáng ngạc nhiên là cả Tesla năm 1917. Huy hiệu Edison là phần thưởng xưa nhất trong lĩnh vực điện và kỹ thuật điện, và được trao hàng năm "cho một thành quả chuyên môn xứng đáng trong khoa học điện, kỹ thuật điện hay nghệ thuật điện."
- Tạp chí Life (Mỹ), trong một số đặc biệt, đã đưa Edison vào danh sách "100 người quan trọng nhất trong 1000 năm qua", ghi chú rằng bóng đèn của ông đã "chiếu sáng thế giới". Ông được xếp hạng ba mươi năm trên danh sách Những khuôn mặt có ảnh hưởng nhất trong thế kỷ của Michael H. Hart.
- Khách sạn của thành phố, ở Sunbury, Pennsylvania, là tòa nhà đầu tiên được chiếu sáng với hệ thống ba dây của Edison. Khách sạn này được đổi tên thành Khách sạn Edison, và hiện vẫn giữ tên đó.
- Bảo tàng Port Huron, ở Port Huron, Michigan, vẫn gìn giữ bến xe lửa nơi Thomas Edison từng bán bánh kẹo. Bến xe lửa này đã được đổi tên một cách rất thích hợp thành Bảo tàng nhà ga Thomas Edison. Thị trấn có nhiều mốc lịch sử của Edison gồm mộ cha mẹ Edison.
- Hải quân Hoa Kỳ đặt tên chiếc USS Edison (DD-439), một Gleaves-class tàu khu trục, để vinh danh ông năm 1940. Chiếc tàu này đã được giải giới vài tháng sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai. Năm 1962, hải quân đặt hàng chiếc tàu USS Thomas A. Edison (SSBN-610), một tàu ngầm năng lượng nguyên tử mang tên lửa đạn đạo. Nó được giải giới ngày 1 tháng 12, 1983, Thomas A. Edison đã bị tác động mạnh nhất từ Naval Vessel Register vào ngày 30 tháng 4, 1986. Nó thuộc Chương trình các tàu năng lượng nguyên tử và những tàu ngầm tái chế của hải quân ở Bremerton, Washington, bắt đầu vào 1 tháng 10, 1996. Khi nó kết thúc chương trình ngày 1 tháng 12, 1997, nó bị tháo dỡ thành những mảnh rời.
- Để ghi nhớ những cống hiến to lớn của các nhà phát minh dành cho đất nước và thế giới, Nghị viện, theo Nghị quyết số 140 của cả hai nghị viện (Luật công cộng 97 - 198), đã chỉ định ngày 11 tháng 2, là ngày kỷ niệm ngày sinh của Thomas Alva Edison, là Ngày các nhà phát minh quốc gia
- Ở Hà Lan giải thưởng âm nhạc lớn được lấy theo tên ông.
Tham khảo
- Thomas Edison trong Dimiþox
- Ernst Angel: Edison. Sein Leben und Erfinden. Berlin: Ernst Angel Verlag, 1926.
- Mark Essig: Edison & the Electric Chair: A Story of Light and Death. New York: Walker & Company, 2003. ISBN 0-8027-1406-4
- ^ “Edison Family Album” (HTML). NPS. Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2006.
- ^ “Moses G. Farmer, Eliot's Inventor” (HTML). Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2006.
- ^ “IMDB entry on Electrocuting an Elephant (1903)”. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2006.
- ^ “Wired Magazine: "Jan. 4, 1903: Edison Fries an Elephant to Prove His Point"”. 4 tháng 1 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2008.
- ^ “Electrocution Thresholds for Humans”. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2009.
- ^ Tony Long (4 tháng 1 năm 2008). “Jan. 4, 1903: Edison Fries an Elephant to Prove His Point”. AlterNet. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2008.
- ^ Lee, Jennifer (14 tháng 11 năm 2007). “Off Goes the Power Current Started by Thomas Edison”. The New York Times Company. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2007.
- ^ Vernon, Thomas S. “Thomas Alva Edison” (HTML). Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2006.
- ^ Paul Israel. Edison: A Life of Invention.
Đọc thêm
- Albion, Michele Wehrwein. (2008). The Florida Life of Thomas Edison. Gainesville: University Press of Florida. ISBN 978-0-8130-3259-7.
- Adams, Glen J. (2004). The Search for Thomas Edison's Boyhood Home. ISBN 978-1-4116-1361-4.
- Angel, Ernst (1926). Edison. Sein Leben und Erfinden. Berlin: Ernst Angel Verlag.
- Baldwin, Neil (2001). Edison: Inventing the Century. University of Chicago Press. ISBN 978-0-226-03571-0.
- Clark, Ronald William (1977). Edison: The man who made the future. London: Macdonald & Jane's: Macdonald and Jane's. ISBN 978-0-354-04093-8.
- Conot, Robert (1979). A Streak of Luck. New York: Seaview Books. ISBN 978-0-87223-521-2.
- Davis, L. J. (1998). Fleet Fire: Thomas Edison and the Pioneers of the Electric Revolution. New York: Doubleday. ISBN 978-0-385-47927-1.
- Essig, Mark (2004). Edison and the Electric Chair. Stroud: Sutton. ISBN 978-0-7509-3680-4.
- Essig, Mark (2003). Edison & the Electric Chair: A Story of Light and Death. New York: Walker & Company. ISBN 978-0-8027-1406-0.
- Israel, Paul (1998). Edison: a Life of Invention. New York: Wiley. ISBN 978-0471529422.
- Jonnes, Jill (2003). Empires of Light: Edison, Tesla, Westinghouse, and the Race to Electrify the World. New York: Random House. ISBN 978-0-375-50739-7.
- Josephson, Matthew (1959). Edison. McGraw Hill. ISBN 978-0-07-033046-7.
- Koenigsberg, Allen (1987). Edison Cylinder Records, 1889-1912. APM Press. ISBN 0-937612-07-3.
- Pretzer, William S. (ed). (1989). Working at Inventing: Thomas A. Edison and the Menlo Park Experience. Dearborn, Michigan: Henry Ford Museum & Greenfield Village. ISBN 978-0-933728-33-2.
- Stross, Randall E. (2007). The Wizard of Menlo Park: How Thomas Alva Edison Invented the Modern World. Crown. ISBN 1-400-04762-5.
Liên kết ngoài
Wikiquote có sưu tập danh ngôn về:
|
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và phương tiện truyền tải về Thomas Edison |
- Biography, Pictures, and Sounds
- Edison cylinder recordings, từ Cylinder Preservation and Digitization Project tại Thư viện của Đại học California, Santa Barbara.
- 4-disc DVD set containing over 140 films produced by the Thomas Edison Company.
- Danh sách đầy đủ 1.093 bằng sáng chế.
- Tiểu sử
- Edison, His Life and Inventions của Frank Lewis Dyer và Thomas Commerford Martin, tiếng Anh, miễn phí tại Dự án Gutenberg
- "Edison, His Life And Inventions" bởi Frank Lewis Dyer tại Worldwideschool.org
- "Thomas Edison", bởi Gerry Beales.
- "Thomas Alva Edison" bởi John Patrick Michael Murphy.
- Những địa điểm lịch sử
- Edison Birthplace Museum
- Thomas Edison House
- Edison National Historic Site
- Menlo Park
- Edison Depot Museum
- Edison exhibit and Menlo Park Laboratory at Henry Ford Museum
- Tài liệu
- Rutgers: Edison Papers
- Rutgers: Edison Patents
- Edisonian Museum Antique Electrics
- Thomas A. Edison in his laboratory in New Jersey, 1901
- "Edison's Miracle of Light." American Experience, PBS.
- William J. Hammer collection - ca. 1874-1935, 1955-1957. Archives Center, National Museum of American History, Smithsonian Institution.
Đèn sợi đốt
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Thông tin trong bài này hoặc đoạn này không thể kiểm chứng được do không được chú giải từ bất kỳ nguồn tham khảo nào. Xin bạn hãy cải thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn uy tín. Nếu bài được dịch từ Wikipedia ngôn ngữ khác thì hãy chuyển nguồn tham khảo từ phiên bản đó cho bài này. |
Về người sáng chế ra bóng đèn sợi đốt, các nhà lịch sử Robert Friedel và Paul Israel đã liệt kê 22 nhà phát minh loại đèn này trước Joseph Swan và Thomas Edison (1847 – 1931). Họ kết luận rằng phiên bản đèn sợi đốt (được sản xuất hàng loạt từ năm 1880) của Edison hơn các phiên bản khác do kết hợp ba yếu tố: vật liệu đốt hiệu quả hơn, độ chân không trong bóng đèn cao hơn các phiên bản khác (bằng cách sử dụng bơm Sprengel) và điện trở cao hơn khiến việc phân phối điện từ một nguồn trung tâm có thể thực hiện được một cách kinh tế.
Khủng hoảng tên lửa Cuba
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Khủng hoảng tên lửa Cuba (tiếng Anh: Cuban Missile Crisis hay còn được biết với tên gọi Khủng hoảng tháng 10 tại Cuba) là một cuộc đối đầu giữa Liên Xô, Cuba với Hoa Kỳ vào tháng 10 năm 1962 trong thời Chiến tranh lạnh.
Tháng 9 năm 1962, chính phủ Cuba và Liên Xô bắt đầu bí mật xây dựng các
căn cứ trên đất Cuba để khai triển một số tên lửa đạn đạo hạt nhân tầm
trung có khả năng đánh trúng đa số các mục tiêu trên Hoa Kỳ lục địa. Hành động này xảy ra sau sự kiện Hoa Kỳ triển khai tên lửa Thor IRBM trên đất Vương quốc Anh vào năm 1958 và tên lửa Jupiter IRBM trên đất Ý và Thổ Nhĩ Kỳ năm 1961; tổng cộng có hơn 100 tên lửa do Hoa Kỳ chế tạo có khả năng đánh trúng Matxcova bằng đầu đạn hạt nhân. Ngày 14 tháng 10 năm 1962, phi cơ do thám U-2 của Hoa Kỳ chụp được những bằng chứng không ảnh cho thấy các căn cứ tên lửa của Liên Xô đang được xây dựng tại Cuba.
Cuộc khủng hoảng này có cấp bậc ngang tầm với cuộc phong tỏa Berlin vì đây là một trong các vụ đối đầu chính của Chiến tranh lạnh và thường được xem là khoảnh khắc mà Chiến tranh lạnh tiến gần nhất để biến thành một cuộc xung đột hạt nhân.[1] Hoa Kỳ đã xem xét đến việc tấn công Cuba bằng không lực và hải lực và tiến hành "cách ly" Cuba bằng quân sự. Hoa Kỳ thông báo rằng họ sẽ không cho phép vũ khí tấn công được gởi đến Cuba và đòi hỏi rằng Liên Xô phải tháo bỏ các căn cứ tên lửa đang được xây hay đã xây dựng xong tại Cuba và dẹp bỏ hết tất cả các loại vũ khí tấn công. Chính phủ của Tổng thống Kennedy hy vọng mỏng manh rằng Điện Kremlin sẽ đồng ý với những đòi hỏi của họ và chờ đợi một cuộc đối đầu quân sự. Về phía Liên Xô, Nikita Khrushchev viết một lá thư gửi cho Kennedy trong đó nói rằng việc Kennedy ra lệnh phong tỏa "giao thông trong vùng biển và không phận quốc tế là một hành động gây hấn đưa con người vào vực thẳm của một cuộc chiến tranh bằng tên lửa hạt nhân toàn cầu." Fidel Castro khuyến khích Khrushchev mở một cuộc tấn công hạt nhân đánh-trước phủ đầu chống Hoa Kỳ.
Ngoài mặt, cả Xô Viết lẫn Hoa Kỳ đều tỏ ra không nhân nhượng trước những đòi hỏi công khai của nhau, nhưng tại các cuộc tiếp xúc bí mật sau hậu trường họ đưa ra một đề nghị giải quyết cuộc khủng hoảng. Cuộc khủng hoảng kết thúc vào ngày 28 tháng 10 năm 1962 khi Tổng thống John F. Kennedy và Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc U Thant đạt đến một thỏa thuận với vị lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev trong việc Liên Xô tháo bỏ các vũ khí tấn công và đưa chúng trở về nước mình dưới giám sát kiểm tra của Liên Hiệp Quốc để đổi lấy việc Hoa Kỳ đồng ý sẽ không bao giờ xâm chiếm Cuba và thỏa thuận ngầm là sẽ rút các tên lửa Jupiter của Mỹ khỏi Thổ Nhĩ Kỳ.[2] Liên Xô tháo bỏ các hệ thống tên lửa và các trang bị hỗ trợ, đưa chúng xuống tám chiếc tàu Liên Xô từ ngày 5-9 tháng 11. Một tháng sau đó, ngày 5 và 6 tháng 12, các oanh tạc cơ Liên Xô Il-28 được đưa xuống ba chiếc tàu Liên Xô và đưa trở về Liên Xô. Cuộc phong tỏa chính thức kết thúc lúc 18h45 giờ miền Đông Hoa Kỳ ngày 20 tháng 11 năm 1962. Một phần trong thỏa thuận bí mật là tất cả các tên lửa đạn đạo PGM-17 Thor và PGM-19 Jupiter đã được khai triển ở châu Âu phải bị tháo dỡ trước tháng 9 năm 1963.
Cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba đã khai sinh ra thỏa hiệp đường dây nóng (hotline agreement) và đường dây nóng Moscow-Washington, một đường dây thông tin liên lạc trực tiếp giữa Matxcova và Washington, D.C.
Hoa Kỳ bị mất mặt công khai sau vụ người Cuba lưu vong tiến hành xâm nhập Cuba thất bại vào tháng 4 năm 1961. Vụ xâm nhập của những người Cuba lưu vong này đã được Cục Tình báo Trung ương Hoa Kỳ dưới quyền của Tổng thống John F. Kennedy hỗ trợ. Sau vụ đó, cựu Tổng thống Eisenhower có bảo với Kennedy rằng "Sự thất bại của Sự kiện Vịnh Con Lợn sẽ khuyến khích người Xô Viết làm thêm cái gì đó mà chắc chắn họ sẽ không làm nếu như vụ đó không xảy ra."[3]:10 Cuộc xâm nhập Cuba chỉ được Hoa Kỳ hỗ trợ nữa chừng nên đã để cho nhà lãnh đạo Xô Viết, Nikita Khrushchev và các cố vấn của ông tin tưởng rằng Kennedy là người hay lưỡng lự như một cố vấn Xô Viết có viết rằng "quá trẻ, thông minh, chưa chuẩn bị tốt để tạo quyết định trong các tình huống khủng hoảng... quá thông minh và quá yếu đuối."[3] Các hoạt động bí mật của Hoa Kỳ tiếp tục năm 1961 với Chiến dịch Mongoose không thành công.[4] Tháng 2 năm 1962, Hoa Kỳ công khai mở cấm vận kinh tế chống Cuba.[5]
Hoa Kỳ lại xem xét đến hành động bí mật và bắt đầu cài các sĩ quan bán quân sự của CIA từ Phân bộ Hoạt động Đặc biệt vào Cuba.[6] Tướng không quân Curtis LeMay đệ trình một kế hoạch ném bom trước khi xâm nhập lên cho Tổng thống Kennedy vào tháng 9 trong khi đó các chuyến bay gián điệp và sự gây hấn quân sự nhỏ của các lực lượng Hoa Kỳ trên Căn cứ Hải quân Vịnh Guantanamo là đề tài phản đối ngoại giao liên tục của Cuba chống chính phủ Hoa Kỳ.
Đầu tháng 8 năm 1962, Hoa Kỳ nghi ngờ người Xô Viết đang xây dựng các cơ sở tên lửa tại Cuba. Trong suốt tháng đó, các cơ quan tình báo của họ thu thập thông tin về việc các nhân viên quan sát mặt đất phát hiện ra các chiến đấu cơ MiG-21 và các oanh tạc cơ hạng nhẹ Il-28 do Nga chế tạo. Các phi cơ do thám U-2 tìm thấy các nơi đặt tên lửa đất đối không S-75 Dvina (NATO đặt tên là SA-2) tại 8 vị trí khác nhau. Ngày 31 tháng 8, Thượng nghị sĩ Kenneth B. Keating, có lẽ nhận được thông tin từ những người Cuba lưu vong ở Florida,[7] cảnh báo trong phòng họp Thượng viện Hoa Kỳ rằng Liên Xô có thể đang xây dựng một căn cứ tên lửa tại Cuba.[8] Giám đốc CIA John A. McCone trở nên nghi ngờ hơn vì có nhiều báo cáo như thế. Ngày 10 tháng 8, ông viết một bản ghi nhớ gởi đến Tổng thống Kennedy trong đó ông đoán rằng người Xô Viết đang chuẩn bị đưa tên lửa đạn đạo vào Cuba.[7]
Từ lúc mới bắt đầu, hoạt động của Xô Viết bao gồm hành động đánh lừa và chối cãi tinh vi, được biết tại Nga là Maskirovka.[9] Tất cả các kế hoạch và chuẩn bị để chuyên chở và khai triển các tên lửa được tiến hành một cách tối mật, chỉ có một số rất ít người được thông báo về tính chất thật sự của sứ mệnh này. Thậm chí các binh sĩ được giao nhiệm vụ cũng bị đánh lạc hướng. Họ được cho biết rằng họ sẽ phải đi đến một vùng lạnh giá và được trang bị với các giày trượt tuyết, và các thứ trang bị mùa đông khác.[9] Mật danh mà Xô Viết đặt, Chiến dịch Anadyr, cũng là tên của một con sông chảy vào trong Biển Bering và tên của thủ phủ vùng Chukotsky, một căn cứ oanh tạc cơ ở vùng viễn đông Nga. Tất cả những chi tiết này nhằm một mục đích là che giấu kế hoạch, không cho cả người trong và ngoài Xô Viết biết.[9]
Đầu năm 1962, một nhóm chuyên gia xây dựng hệ thống tên lửa và quân sự của Liên Xô tháp tùng một phái đoàn nông nghiệp đến thủ đô La Habana. Họ có cuộc họp với nhà lãnh đạo Cuba, Fidel Castro. Giới lãnh đạo Cuba tin tưởng mạnh mẽ rằng Hoa Kỳ sẽ xâm chiếm Cuba lần nữa nên họ hăng hái chấp thuận ý tưởng lắp đặt các tên lửa hạt nhân tại Cuba. Các chuyên gia xây dựng hệ thống tên lửa núp dưới bóng là "những người điều khiển máy móc cơ giới", "các chuyên gia thủy lợi" và "các chuyên gia nông nghiệp" bắt đầu đến Cuba vào tháng 7.[9] Nguyên soái Sergei Biryuzov, tư lệnh các lực lượng tên lửa Xô Viết, dẫn một nhóm chuyên gia thị sát đến Cuba. Ông nói với Khrushchev rằng các tên lửa này sẽ được che đậy và ngụy trang bên những cây cọ.[7]
Giới lãnh đạo Cuba càng thêm tức giận khi Quốc hội Hoa Kỳ chấp thuận Giải pháp Quốc hội Hoa Kỳ số 230 vào tháng 9, cho phép sử dụng lực lượng quân sự tại Cuba nếu như lợi ích của Hoa Kỳ bị đe dọa.[10] Cùng ngày hôm đó, Hoa Kỳ thông báo một cuộc tập trận quân sự trong vùng biển Caribe mang tên PHIBRIGLEX-62. Cuba lên án cuộc tập trận này như một sự cố ý khiêu khích và là bằng chứng cho thấy Hoa Kỳ có kế hoạch xâm chiếm Cuba.[10][11]
Khrushchev và Castro đồng ý đặt các tên lửa hạt nhân chiến lược bí mật trên lãnh thổ Cuba. Giống như Castro, Khrushchev cảm thấy rằng việc Hoa Kỳ xâm chiếm Cuba là hiển nhiên, và rằng việc mất Cuba sẽ rất tai hại đối với phe cộng sản, đặc biệt là tại châu Mỹ Latin. Ông nói rằng ông muốn đối đầu với người Mỹ "hơn là lời nói...sự đáp trả hợp lý là tên lửa."[12]:29 Người Xô Viết tiếp tục duy trì kế hoạch một cách bí mật, viết tay chi tiết kế hoạch của họ. Kế hoạch được Rodion Malinovsky chấp thuận ngày 4 tháng 7 và được Khrushchev chấp thuận ngày 7 tháng 7.
Dựa vào nhận định của họ cho rằng Tổng thống Hoa Kỳ Kennedy là một người thiếu tự tin trong suốt Sự kiện Vịnh Con Lợn nên giới lãnh đạo Xô Viết tin rằng Kennedy sẽ tránh đối đầu với Liên Xô và chấp nhận các tên lửa này như là một "sự việc đã rồi".[3]:1 Ngày 11 tháng 9, Liên Xô công khai đưa ra cảnh cáo rằng một cuộc tấn công của Hoa Kỳ vào Cuba hay vào bất cứ tàu Xô Viết nào mang hàng tiếp tế đến hòn đảo này sẽ đồng nghĩa với chiến tranh.[8] Người Xô Viết tiếp tục kế hoạch bí mật của mình và ngụy tạo hành động của họ tại Cuba. Họ liên tiếp chối cãi rằng vũ khí đang được đưa vào Cuba là loại vũ khí có bản chất tấn công. Ngày 7 tháng 9, Đại xứ Xô Viết Anatoly Dobrynin bảo đảm với Đại xứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc, Adlai Stevenson rằng Liên Xô chỉ đang cung cấp các loại vũ khí phòng thủ cho Cuba. Ngày 11 tháng 9, Hãng thông tấn Liên Xô TASS thông báo rằng Liên Xô không cần thiết hay có ý định đưa tên lửa hạt nhân tấn công vào Cuba. Ngày 13 tháng 10, Dobrynin bị cựu Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Chester Bowles chất vấn rằng có phải Liên Xô đang đưa vũ khí tấn công vào Cuba. Dobrynin chối cãi là không có bất cứ kế hoạch nào như thế.[10] Và rồi ngày 17 tháng 10, một lần nữa nhân viên sứ quán Liên Xô Georgy Bolshakov mang một thông điệp cá nhân từ Khrushchev đến cho Tổng thống Kennedy. Bức thông điệp này bảo đảm với tổng thống Hoa Kỳ rằng "dưới bất cứ tình hình nào đi nữa thì cũng không có chuyện các tên lửa địa đối địa sẽ được đưa vào Cuba.[10]:494
Chuyến hàng đầu tiên có các tên lửa R-12 đến vào đêm 8 tháng 9, theo sau là chuyến hàng thứ hai vào ngày 16 tháng 9. Tên lửa R-12 là loại tên lửa đạn đạo tầm trung đầu tiên của Liên Xô có thể sử dụng được, loại đầu tiên được sản xuất hàng loạt, và là loại đầu tiên có trang bị 1 đầu đạn nhiệt hạch tâm do Liên Xô sản xuất. Đây là loại tên lửa nhiên liệu đẩy có thể cất giữ được trong kho, có thể di chuyển trên đường, được phóng đi từ mặt đất, có một tầng duy nhất và có khả năng mang vũ khí hạt nhân[13] Liên Xô đang xây 9 vị trí - 6 cho các tên lửa tần trung R-12 (NATO đặt tên là SS-4 Sandal) có tầm hoạt động hữu hiệu là 2.000 km và 3 vị trí cho tên lửa đạn đạo R-14 (NATO đặt tên là SS-5 Skean) có tầm tối đa 4.500 km.[14]
Ngày 12 tháng 10, chính phủ Hoa Kỳ quyết định thuyên chuyển các sứ mệnh do thám bằng phi cơ U-2 sang cho Không quân Hoa Kỳ. Trong trường hợp, một phi cơ U-2 bị bắn rơi thì chính phủ nghĩ rằng chuyện chuyến bay của Không quân Hoa Kỳ sẽ dễ dàng giải thích hơn là các chuyến bay do CIA thực hiện. Cũng có thêm bằng chứng cho thấy Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ và Không quân Hoa Kỳ vận động hành lang để được lãnh trách nhiệm thực hiện các chuyến bay do thám trên Cuba.[7] Khi các sứ mệnh do thám được tái cho phép vào ngày 8 tháng 10 thì thời tiết đã không cho phép các chuyến bay thực hiện. Lần đầu tiên Hoa Kỳ có được bằng chứng hình ảnh về các tên lửa là vào ngày 14 tháng 10 khi phi cơ U-2, do thiếu tá Richard Heyser lái, chụp được 928 tấm hình. Những tấm hình này cho thấy hình ảnh của một vị trí xây dựng hệ thống tên lửa SS-4 ở San Cristóbal, tỉnh Pinar del Río, nằm ở phía tây Cuba.[16]
Tổng thống Kennedy kết luận rằng sự việc Cuba sẽ ra hiệu cho Liên Xô
tái khởi động "một ranh giới rõ ràng" để chiếm đóng Berlin. Kennedy cũng
tin rằng các đồng minh của Hoa Kỳ sẽ nghĩ Hoa Kỳ như "những anh cao bồi
hiếu chiến hung hăng" đã để mất Berlin vì không thể giải quyết tình
hình Cuba một cách hòa bình.[22]:332
Ủy ban Hành pháp Hội đồng An ninh Quốc gia lại họp bàn về ảnh hưởng đối với cán cân quyền lực chiến lược, cả về mặt chính trị và quân sự. Bộ Tổng tham mưu Liên quân Hoa Kỳ tin rằng các tên lửa sẽ chuyển đổi cán cân quân sự trầm trọng, nhưng Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara không đồng ý như vậy. Ông tin rằng các tên lửa này sẽ không có ảnh hưởng đến cán cân chiến lược gì cả. Thêm bốn mươi (tên lửa), ông lý luận rằng, sẽ làm thay đổi một ít khác biệt đối với toàn bộ cán cân chiến lược. Hoa Kỳ lúc đó đã có khoảng chừng 5.000 đầu đạn chiến lược,[23]:261 trong khi Liên Xô chỉ có khoảng 300. Ông kết luận rằng việc Liên Xô có 340 đầu đạn cũng sẽ không làm thay đổi gì nhiều đối với cán cân chiến lược. Năm 1990 ông lập lại rằng "điều đó không tạo ra gì khác biệt...Cán cân quân sự vẫn không thay đổi. Lúc đó tôi đã không tin về điều đó, và bây giờ tôi vẫn không tin điều đó."[24]
Tuy nhiên, Ủy ban Hành pháp Hội đồng An ninh Quốc gia đồng ý rằng các tên lửa sẽ ảnh hưởng đến cán cân chính trị. Thứ nhất, Tổng thống Kennedy đã hứa rõ ràng với dân chúng Mỹ non 1 tháng trước cuộc khủng hoảng rằng "nếu Cuba thủ đắc một khả năng tiến hành các hành động tấn công chống Hoa Kỳ...Hoa Kỳ sẽ hành động."[25]:674-681 Thứ hai, uy tín của Hoa Kỳ đối với các quốc gia đồng minh và đối với nhân dân Mỹ sẽ bị tổn thương nếu Hoa Kỳ cho phép Liên Xô lộ diện sửa đổi cán cân chiến thuật bằng cách đặt các tên lửa trên lãnh thổ Cuba. Tổng thống Kennedy giải thích sau cuộc khủng hoảng rằng "về mặt chính trị, nó đã làm thay đổi cán cân quyền lực. Nó có vẻ là như thế và cái vẽ này góp phần tạo ra thực tế."[26]:889-904
Thứ năm, ngày 18 tháng 10, Tổng thống Kennedy họp với Ngoại trưởng Liên Xô Andrei Gromyko, người tuyên bố rằng các vũ khí này chỉ là những vũ khí tự vệ. Không muốn làm lộ những gì ông biết, và không muốn gây hoang mang cho dân chúng Mỹ,[27] tổng thống không tiết lộ rằng ông đã biết về việc Liên Xô cho xây dựng các hệ thống tên lửa tại Cuba.[28]
Thứ sáu, ngày 19 tháng 10, các chuyến bay thường xuyên của phi cơ do thám U-2 đã trưng bày ra bốn nơi có hoạt động xây dựng hệ thống tên lửa. Như một phần của cuộc phong tỏa Cuba, Quân đội Hoa Kỳ được đặt trong tình trạng cảnh báo cao độ để thi hành lệnh phong tỏa và sẵn sàng xâm chiếm Cuba khi có lệnh. Sư đoàn Cơ giới số 1 Hoa Kỳ được đưa đến tiểu bang Georgia, và năm sư đoàn lục quân được báo động chuẩn bị hành động. Bộ tư lệnh Không quân Chiến lược (SAC) gởi các oanh tạc cơ hạng trung B-47 Stratojet có tầm hoạt động ngắn hơn đến các phi trường dân sự và ra lệnh cho các oanh tạc cơ hạng nặng B-52 Stratofortress cất cánh chờ đợi ở lên cao.[29]
Tổng thống Kennedy họp với các thành viên trong Ủy ban Hành pháp Hội
đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ và các cố vấn cao cấp khác suốt ngày chủ
nhật 21 tháng 10 để xem xét hai giải pháp được chọn lựa còn lại: một là
không kích thẳng vào các căn cứ tên lửa tại Cuba hay phong tỏa bằng hải
quân chống Cuba.[28]
Một cuộc xâm chiếm toàn diện không phải là giải pháp lựa chọn đầu tiên
của chính phủ Hoa Kỳ, nhưng phải làm một cái gì đó. Bộ trưởng Quốc phòng
Hoa Kỳ Robert McNamara ủng hộ cuộc phong tỏa bằng hải quân như là một
hành động quân sự có giới hạn và mạnh mẽ chứng tỏ rằng Hoa Kỳ đang nắm
quyền kiểm soát. Theo luật quốc tế, một cuộc phong tỏa là một hành động
chiến tranh nhưng chính phủ Kennedy không nghĩ rằng Liên Xô sẽ bị khiêu
khích để tấn công chỉ vì một cuộc phong tỏa.
Đô đốc George Whelan Anderson, Jr., Tham mưu trưởng Hải quân Hoa Kỳ viết một bài lý luận giúp Tổng thống Kennedy phân biệt giữa một cuộc cách ly vũ khí tấn công và một cuộc phong tỏa tất cả mọi thứ hàng hóa. Đô đốc cho biết rằng một cuộc phong tỏa cổ điển không phải là chủ ý ban đầu. Vì nó xảy ra trong vùng biển quốc tế nên Tổng thống Kennedy xin sự chấp thuận của Tổ chức các Quốc gia Châu Mỹ cho hành động quân sự theo các điều khoản phòng vệ bán cầu của Hiệp ước Rio.
Ngày 19 tháng 10, Ủy ban Hành pháp Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ
thành lập các nhóm hành động riêng biệt để xem xét các chọn lựa phong
tỏa và không kích, và đến chiều hôm đó đa số ủng hộ Ủy ban Hành chính
Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ chuyển sang lựa chọn phong tỏa.
Lúc 3:00 p.m. (giờ miền Đông Hoa Kỳ) trưa thứ hai ngày 22 tháng 10, Tổng thống Kennedy chính thức thành lập Ủy ban Hành chính (EXCOMM) bằng Bản ghi nhớ Hành động An ninh Quốc gia số 196. Lúc 5:00 p.m., tổng thống họp với các nhà lãnh đạo Quốc hội Hoa Kỳ luôn lên tiếng chống đối một cuộc phong tỏa và đòi hỏi một biện pháp phản ứng mạnh mẽ hơn. Tại Moscow, Đại xứ Mỹ Kohler thông báo ngắn ngủi với Chủ tịch Liên Xô Khrushchev về vụ phong tỏa đang chờ lệnh và bài diễn văn của Tổng thống Kennedy gởi đến quốc dân Hoa Kỳ. Các đại xứ khắp thế giới chuyển thông báo đến các lãnh đạo ngoài Khối phía Đông. Trước khi đọc diễn văn, các phái đoàn của Mỹ họp với Thủ tướng Canada John Diefenbaker, Thủ tướng Anh Harold MacMillan, Thủ tướng Tây Đức Konrad Adenauer, và Tổng thống Pháp Charles de Gaulle để giải trình ngắn gũi với họ các tin tình báo của Hoa Kỳ và phản ứng đã được đề nghị. Tất cả đều ủng hộ lập trường của Hoa Kỳ.[32]
Chiều tối thứ hai ngày 22 tháng 10 lúc 7:00 p.m. giờ miền Đông Hoa Kỳ, Tổng thống Kennedy đọc diễn văn trên truyền hình được trình chiếu trên toàn quốc để thông báo việc khám phá ra các tên lửa tại Cuba.
Tổng thống Kennedy diễn tả kế hoạch của chính phủ Hoa Kỳ như sau:
Trong khi bài diễn văn được đọc thì một sắc lệnh được đưa đến các lực
lượng Mỹ khắp thế giới, đặt họ dưới tình trạng báo động sẵn sàng chiến
đấu cấp 3 trên biểu đồ báo động có mức độ tối đa là 5.
Hai ngày sau khi Kennedy đọc bài diễn văn, tờ Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc thông báo rằng "650.000.000 người Trung Hoa, nam và nữ sát cánh cùng nhân dân Cuba".[36]
Tại Tây Đức, báo chí ủng hộ phản ứng của Hoa Kỳ. Đây là phản ứng trái ngược của báo chí Tây Đức đối với những hành động quỳ gối yếu đuối của Mỹ trong vùng suốt những tháng trước đó. Họ cũng tỏ rõ một nỗi lo sợ rằng Liên Xô có thể sẽ trả đủa tại Berlin.[35] Tại Pháp vào ngày 23 tháng 10, cuộc khủng hoảng đã chiếm trọn trang đầu của tất cả các nhật báo. Ngày hôm sau, một bài xã luật đăng trên tờ Le Monde tỏ vẻ nghi ngờ về sự xác thực của những bằng chứng ảnh của CIA. Hai ngày sau đó, sau một chuyến viếng thăm của một viên chức cao cấp của CIA, họ mới chấp nhận tính xác thực của những tấm hình. Cũng tại Pháp, số báo ra ngày 29 tháng 10 của tờ Le Figaro, Raymond Aron viết bài ủng hộ phản ứng của Hoa Kỳ.[35]
"Đến ngày 22 tháng 10, Bộ tư lệnh Không quân Chiến thuật (TAC) có 511 khu trục cơ cộng các phi cơ tiếp liệu và phi cơ thám thính hỗ trợ được khai triển để đối phó với Cuba, được đặt trong tình trạng báo động trong vòng 1 giờ đồng hồ. Tuy nhiên, Bộ tư lệnh Không quân Chiến thuật và Cục Vận tải Không quân Hoa Kỳ gặp nhiều vấn đề. Việc tập trung các phi cơ quân sự tại Florida đã làm căng giản các đơn vị hỗ trợ và bộ tư lệnh; chúng ta đối mặt với sự thiếu nhân sự về thông tin liên lạc, trang bị vũ khí và an ninh; sự thiếu ủy quyền ban đầu cho phép tích trữ đạn dược thông thường dành cho chiến tranh đã buộc Bộ tư lệnh Không quân Chiến thuật phải cầu khẩn van xin; và việc thiếu các phương tiện không vận để hỗ trợ một cuộc thả trang bị lớn từ trên không xuống mà rất cần thiết để tổng động viên 24 phi đoàn trừ bị." [30]
Sáng thứ năm ngày 25 tháng 10 lúc 1:45 a.m. giờ miền Đông Hoa Kỳ, Tổng thống Kennedy trả lời điện tín của nhà lãnh đạo Liên Xô Khrushchev rằng Hoa Kỳ buộc phải hành động sau khi nhận liên tiếp những lời bảo đảm rằng không có tên lửa tấn công đang được khai triển tại Cuba, và rằng khi những lời bảo đảm này được chứng minh là sai sự thật thì việc khai triển "cần phải có những sự đáp trả mà tôi đã thông báo trước đây... Tôi hy vọng chính phủ của ông sẽ có hành động cần thiết để làm cho tình hình trở về trạng thái ban đầu."
Lúc 5:00 p.m. giờ miền Đông Hoa Kỳ tối thứ năm, William Clements thông báo rằng các tên lửa tại Cuba vẫn còn đang được tiến hành triển khai. Báo cáo này sau đó được CIA kiểm chứng cho thấy không có dấu hiệu chậm tiến độ khai triển nào cả. Để đáp lại, Tổng thống Kennedy ra Bản ghi nhớ Hành động An ninh số 199, cho phép gắn các vũ khí hạt nhân vào các phi cơ theo sự chỉ đạo của SACEUR (đây là bộ phận có nhiệm vụ tiến hành các cuộc không kích trước tiên vào Liên Xô). Suốt ngày hôm đó, Liên Xô đáp ứng lại việc phong tỏa bằng cách ra lệnh quay đầu 14 tàu của họ được tin là có chở các vũ khí tấn công.[37]
Vào thời điểm này, bề ngoài có vẻ cuộc khủng hoảng đang bị bế tắc. Liên Xô không có dấu hiệu gì cho thấy rằng họ sẽ lùi bước mà còn phát biểu nhiều lần theo hướng đối ngược. Hoa Kỳ không có lý do gì tin tưởng có sự nhường bước của Liên Xô và chuẩn bị trong giai đoạn đầu cho một cuộc xâm chiếm song song với một cuộc tấn công bằng hạt nhân vào Liên Xô trong trường hợp Liên Xô phản ứng bằng quân sự mà được tin là sẽ xảy ra.[39]
Chiều thứ sáu ngày 26 tháng 10 lúc 6:00 p.m. giờ miền Đông Hoa Kỳ, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ bắt đầu nhận được một thông điệp có lẽ là được chính nhà lãnh đạo Liên Xô Khrushchev viết. Lúc đó là 2:00 a.m. ngày thứ bảy ở Moscow. Lá thư dài này phải mất vài phút mới đến được và phải mất thêm một khoản thời gian để phiên dịch và ghi chép lại.
Robert Kennedy diễn tả bức thư này là "rất dài và đầy cảm xúc". Nhà lãnh đạo Liên Xô Khrushchev nhắc lại các ý cơ bản mà đã được đề cập với thông tín viên John Scali trước đó trong ngày là "Tôi đề nghị: Về phần chúng tôi, chúng tôi sẽ tuyên bố các tàu của chúng tôi đang hướng về Cuba không có mang bất cứ loại vũ khí nào. Ngài sẽ tuyên bố rằng Hoa Kỳ sẽ không xâm chiếm Cuba bằng lực lượng của mình và sẽ không hỗ trợ bất cứ lực lượng nào khác mà có ý định xâm nhập Cuba. Khi đó sự hiện diện cần thiết của các chuyên viên quân sự của chúng tôi tại Cuba sẽ biến mất". Lúc 6:45 p.m. giờ miền Đông Hoa Kỳ, tin tức về lời đề nghị của Fomin với thông tín viên Scali cuối cùng được loan báo và được người ta diễn giải đó như là một sự chuẩn bị để lá thư của nhà lãnh đạo Liên Xô Khrushchev gởi đến. Lúc đó lá thư được xem là chính thức và xác thực mặc dù sau này người ta biết được rằng Fomin dường như đưa ra lời đề nghị riêng của mình mà không có sự hậu thuẫn chính thức nào. Lệnh nghiên cứu thêm về lá thư được đưa ra và sự việc này tiếp tục cho đến tối.
Về phần Fidel Castro, ông tin rằng một cuộc xâm chiếm đang sắp diễn
ra không lâu, và ông thảo một lá thư gởi đến nhà lãnh đạo Liên Xô, Khrushchev
trong đó Fidel Castro có lẽ yêu cầu Liên Xô tiến hành một cuộc đánh phủ
đầu chống Hoa Kỳ. Ông cũng ra lệnh tất cả các loại vũ khí phòng không
bắn vào bất cứ phi cơ nào của Hoa Kỳ,[41]
mà trước đây chỉ được lệnh bắn vào những nhóm từ hai hay nhiều phi cơ.
Lúc 6:00 a.m. giờ miền Đông Hoa Kỳ, thứ bảy ngày 27 tháng 10, CIA gởi
một bản ghi nhớ báo cáo rằng ba trong số bốn địa điểm tên lửa tại San
Cristobal và hai tại Sagua la Grande có vẻ là đã được đưa vào hoạt động
hoàn toàn.
Lúc 9:00 a.m. giờ miền Đông Hoa Kỳ, sáng thứ bảy ngày 27 tháng 10, Đài phái thanh Moscow bắt đầu truyền đi một thông điệp của nhà lãnh đạo Liên Xô, Khrushchev. Trái ngược với lá thư của đêm trước, thông điệp này đề nghị một cuộc trao đổi mới mẻ rằng các tên lửa tại Cuba sẽ được tháo bỏ để đổi lấy việc Hoa Kỳ tháo bỏ các tên lửa Jupiter khỏi Ý và Thổ Nhĩ Kỳ. Lúc 10:00 a.m. giờ miền Đông Hoa Kỳ, ủy ban hành pháp họp để thảo luận tình hình và đi đến kết luận rằng sự thay đổi trong thông điệp có lẽ là do tranh cãi nội bộ giữa nhà lãnh đạo Khrushchev và các viên chức khác trong đảng tại Điện Kremlin.[42]:300 Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ, McNamara, ghi nhận rằng một chiếc tàu khác là Grozny đang ở cách xa khoảng 600 dặm Anh (970 km) và nó phải bị chặn lại. Ông cũng ghi nhận rằng Hoa Kỳ chưa cho Liên Xô biết về vòng vây phong tỏa và vì thế ông đề nghị chuyển thông tin này cho Liên Xô qua Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc U Thant.
Trong lúc cuộc họp tiếp diễn, lúc 11:03 a.m. giờ miền Đông Hoa Kỳ, một thông điệp mới từ nhà lãnh đạo Khrushchev bắt đầu được gởi đến. Một phần thông điệp nói như sau,
Ủy ban Hành pháp Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ tiếp tục họp hết ngày hôm đó.
Suốt cuộc khủng hoảng, Thổ Nhĩ Kỳ liên tiếp nói rằng họ sẽ cảm thấy bực tức nếu như các tên lửa Jupiter bị tháo bỏ. Thủ tướng Ý Fanfani, đồng thời cũng là Ngoại trưởng Ý tạm thời, ra lệnh cho phép rút bỏ các tên lửa đang khai triển tại Apulia như một con bài mặt cả. Ông gởi thông điệp đến một trong những người bạn đáng tin cẩn nhất của ông là Ettore Bernabei, tổng giám đốc đài truyền hình RAI-TV, để chuyển lời đến Arthur M. Schlesinger, Jr.. Ettore Bernabei lúc đó đang ở New York tham dự hội nghị quốc tế về truyền hình vệ tinh. Người Xô Viết không biết chuyện Hoa Kỳ xem các tên lửa Jupiter đã lỗi thời và đang được các tên lửa đạn đạo hạt nhân Polaris đặt trên tàu ngầm thay thế.[7]
Sáng ngày 27 tháng 10, chiếc phi cơ do thám U-2F (chiếc U-2A thứ ba của CIA, được cải tiến cho tiếp nhiên liệu trên không) do thiếu tá Không quân Hoa Kỳ, Rudolf Anderson lái[43], cất cánh từ vị trí hoạt động tiền phương của nó ở McCoy AFB, tiểu bang Florida, và vào khoảng 12:00 p.m. giờ miền Đông Hoa Kỳ, chiếc phi cơ này bị một tên lửa đất đối không S-75 Dvina (NATO đặt tên cho loại tên lửa này là SA-2 Guideline) từ Cuba bắn trúng. Chiếc phi cơ rơi và thiếu tá Anderson thiệt mạng. Căng thẳng tại các cuộc thảo luận giữa Liên Xô và Hoa Kỳ lên cao, và chỉ thời gian lâu sau đó người ta mới biết rằng quyết định khai hỏa các tên lửa được thực hiện bởi một vị tư lệnh Xô Viết tại Cuba hành động theo thẩm quyền riêng của chính mình. Cuối ngày hôm đó, vào khoảng 3:41 p.m. giờ miền Đông Hoa Kỳ, một số phi cơ RF-8A Crusader của Hải quân Hoa Kỳ thực hiện những chuyến bay thật thấp để chụp hình do thám bị bắn. Một chiếc bị một đạn pháo 37 mm bắn trúng nhưng vẫn bay trở về căn cứ an toàn.
Lúc 4:00 p.m. giờ miền Đông Hoa Kỳ, Tổng thống Kennedy triệu tập những thành viên trong Ủy ban Hành pháp Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ vào Nhà Trắng và ra lệnh rằng một thông điệp phải được gởi ngay lập tức đến Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc U Thant, yêu cầu Liên Xô "đình chỉ" triển khai các tên lửa trong khi các cuộc thảo luận đang tiến hành. Trong cuộc họp, Tổng tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ Maxwell Taylor đưa tin rằng chiếc phi cơ U-2 đã bị bắn rơi. Tổng thống Kennedy đã tuyên bố trước đây rằng ông sẽ ra lệnh tấn công vào những vị trí như thế nếu phi cơ Hoa Kỳ bị bắn từ những nơi đó nhưng ông quyết định không hành động trừ khi một vụ tấn công khác được thực hiện. Trong một cuộc phỏng vấn 40 năm sau đó, cựu Bộ trưởng Quốc phòng McNamara nói:
Khi cuộc họp tiếp diễn, một kế hoạch mới lộ diện và Tổng thống Kennedy từ từ bị thuyết phục. Kế hoạch mới yêu gọi tổng thống làm ngơ thông điệp mới nhất và thay vào đó xem xét lại lời đề nghị trước đó của nhà lãnh đạo Khrushchev. Ban đầu Tổng thống Kennedy do dự vì cảm thấy rằng nhà lãnh đạo Khrushchev sẽ không chấp nhận cuộc mặc cả đó nữa vì lời đề nghị mới đã được đưa ra nhưng Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Xô, Llewellyn Thompson cho rằng dù thế nào đi nữa thì ông có lẽ sẽ chấp nhận kế hoạch mới này. Cố vấn kiêm luật sư đặc biệt Nhà Trắng Ted Sorensen và Robert Kennedy rời phòng họp và quay trở lại 45 phút sau đó với 1 lá thư thảo theo quyết định mới này. Tổng thống Hoa Kỳ sửa đổi chút ít, nhờ người đánh máy và gởi nó đi.
Sau cuộc họp của Ủy ban Hành pháp, một cuộc họp nhỏ hơn tiếp tục tại Văn phòng Bầu dục. Nhóm thành viên cuộc họp cho rằng lá thư nên được nhấn mạnh bằng một thông điệp miệng gởi đến Đại xứ Liên Xô Dobrynin, nói rằng nếu các tên lửa không bị tháo bỏ thì hành động quân sự sẽ được dùng đến để loại bỏ chúng. Bộ trưởng Ngoại giao Dean Rusk thêm vào một điều nữa là không có ngôn từ nào trong cuộc mặc cả sẽ nhắc đến Thổ Nhĩ Kỳ mà chỉ nên hiểu rằng các tên lửa sẽ được tháo bỏ "một cách tự nguyện" ngay khi kết cục. Tổng thống Hoa Kỳ đồng ý, và thông điệp được gởi đi.
Theo yêu cầu của Juan Brito, Fomin và Scali lại gặp nhau. Scali hỏi tại sao có đến hai lá thư của nhà lãnh đạo Khrushchev gởi đến có nội dung rất khác nhau và Fomin tuyên bố rằng vì có "sự trục trặc về thông tin liên lạc". Scali đáp lại rằng lời tuyên bố này không đáng tin tưởng và lớn tiếng nói rằng ông nghĩ đây là một "vụ dối trá hai mang xấu xa". Ông tiếp tục bằng một tuyên bố rằng cuộc xâm chiến Cuba chỉ còn cách xa vài tiếng đồng hồ. Vào thời điểm này Fomin phát biểu rằng thư phúc đáp đối với thông điệp của Hoa Kỳ từ nhà lãnh đạo Liên Xô, Khrushchev sẽ sớm được gởi đến, và ông hối thúc Scali báo cho Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ rằng Liên Xô không có cố tình dối trá. Scali nói rằng ông không nghĩ là có người còn muốn tin tưởng Fomin nữa nhưng ông đồng ý chuyển đạt thông điệp này. Ngay lập tức Scali đánh máy một bản ghi nhớ gởi cho Ủy ban Hành pháp Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ.
Bên trong nội bộ chính phủ Hoa Kỳ, họ hiểu rõ rằng việc làm ngơ lời đề nghị thứ hai và quay trở lại bàn về lời đề nghị thứ nhất đã khiến cho nhà lãnh đạo Liên Xô gặp vấn đề rắc rối. Những sự chuẩn bị về mặc quân sự tiếp diễn, và tất cả các nhân sự Không quân hiện dịch của Hoa Kỳ được lệnh có mặt tại căn cứ của họ để chờ đợi lệnh hành động. Bộ trưởng Tư pháp Hoa Kỳ Robert Kennedy sau đó có nhắc lại tâm trạng vào lúc đó "Chúng tôi đã không bỏ qua tất cả hy vọng nhưng những gì hy vọng lại tùy thuộc vào sự thay đổi lập trường của Khrushchev trong khoảng thời gian vài tiếng đồng hồ kế tiếp. Đấy là một hy vọng, chớ không phải là một sự mong đợi. Sự mong đợi là một cuộc đối đầu quân sự vào ngày thứ ba, và có thể là vào ngày mai..."
Lúc 8:05 p.m. giờ miền Đông Hoa Kỳ, lá thư được thảo hồi sáng sớm được gởi đi. Thông điệp viết như sau "Khi ngài đọc lá thư gởi cho ngài, các điều then chốt trong lời đề nghị của ngài—mà dường như về tổng quan có thể chấp nhận được theo như tôi hiểu — là như sau: 1) Ngài sẽ đồng ý tháo bỏ những hệ thống vũ khí này khỏi Cuba dưới sự giám sát thích hợp của Liên Hiệp Quốc; và đảm trách với mức an toàn thích đáng trong việc ngừng đưa thêm những hệ thống vũ khí như thế vào Cuba. 2) Về phần chúng tôi, chúng tôi sẽ - ngay sau khi có dàn xếp đầy đủ qua Liên Hiệp Quốc, đồng ý bảo đảm tiến hành và tiếp tục những điều ràng buộc như sau (a) lập tức bãi bỏ các biện pháp cách ly mà hiện nay đang được áp dụng (b) đưa ra lời bảo đảm không xâm chiếm Cuba". Lá thư cũng được công bố trực tiếp đến báo chí để bảo đảm rằng nó không bị "trì hoãn".
Với việc bức này được gởi đi, một sự mặc cả đang nằm trên bàn thương thuyết. Tuy nhiên, như Robert Kennedy ghi nhận, có rất ít trông mong là nó sẽ được chấp nhận. Lúc 9:00 p.m. giờ miền Đông Hoa Kỳ, Ủy ban Hành pháp lại họp bàn để xem xét các hành động cho ngày hôm sau. Các kế hoạch đã được phát thảo cho các cuộc không kích nhắm vào các địa điểm có tên lửa cũng như các mục tiêu kinh tế khác, đặc biệt là kho chứa dầu lửa. Bộ trưởng Quốc phòng McNamara cho biết rằng họ phải "chuẩn bị hai chuyện: một chính phủ mới cho Cuba vì chúng tôi sẽ cần có một chính phủ; và thứ hai là những kế hoạch đáp trả lại Liên Xô tại châu Âu vì chắc chắn rằng Liên Xô sẽ làm cái gì đó ở đó".
Lúc 12:12 a.m. giờ miền Đông Hoa Kỳ, thứ bảy ngày 27 tháng 10, Hoa Kỳ thông báo với các đồng minh NATO của mình rằng "tình hình càng trở nên ngắn ngủi hơn... Hoa Kỳ có thể thấy cần thiết trong một khoảng thời gian ngắn vì lợi ích của mình và lợi ích của các quốc gia bạn trong Tây Bán cầu để tiến hành bất cứ hành động quân sự nào có thể được xem là cần thiết". Mối quan tâm thêm gia tăng khi vào lúc 6 a.m., CIA báo cáo rằng tất cả các tên lửa tại Cuba đã sẵn sàng hoạt động.
Sau đó trong ngày, cái mà Nhà Trắng sau này gọi tên "Ngày thứ bảy đen", Hải quân Hoa Kỳ thả một loạt nhiều "bom chống tàu ngầm loại diễn tập" (khổ nhỏ cỡ bằng lựu đạn[47]) trên một chiếc tàu ngầm Liên Xô (B-59) ở khu vực phong tỏa mà không biết rằng chiếc tàu ngầm này có trang bị thủy lôi mang đầu đạn hạt nhân và được lệnh sử dụng vũ khí này nếu chiếc tàu ngầm bị "đánh thủng" vì bom chống tàu ngầm hay đạn pháo trên mặt nước.[48] Cùng ngày, một chiếc phi cơ do thám U-2 bay lạc vào lãnh thổ duyên hải viễn đông của Liên Xô trong vòng 90 phút.[49] Liên Xô đưa ngay các chiến đấu cơ MIG từ Đảo Wrangel lên đón chặn và để đối phó, Hoa Kỳ ra lệnh cho các chiến đấu cơ F-102 có trang bị tên lửa hạt nhân không đối không cất cánh trên Biển Bering.[50]
Lúc 9:00 a.m. giờ miền Đông Hoa Kỳ, thứ hai ngày 29 tháng 10, một thông điệp mới của nhà lãnh đạo Khrushchev được phát trên Đài phát thanh Moscow. Nhà lãnh đạo Khrushchev phát biểu rằng "chính phủ Liên Xô, ngoài những chỉ thị được đưa ra trước đây về việc ngưng tiến hành xây dựng các vị trí dành cho vũ khi, đã đưa ra một lệnh mới là tháo bỏ các vũ khí mà ngài cho là "vũ khí tấn công" cùng với thùng chứa chúng và đưa chúng trở về Liên Xô."
Ngay lập tức Tổng thống Kennedy đáp lại bằng một lời tuyên bố, gọi lá thư của nhà lãnh đạo Liên Xô là "một sự đóng góp có tính xây dựng và quan trọng đối với hòa bình". Ông tiếp tục bằng một lá thư chính thức: "Tôi xem lá thư của tôi gởi cho ngài vào ngày 27 tháng 10 và việc ngài phúc đáp hôm nay như là những cam kết chắc chắn từ cả hai phía chính phủ của chúng ta mà hiện đang được tiến hành một cách nhanh chóng... Hoa Kỳ sẽ đưa ra một tuyên bố trong khuôn khổ của Hội đồng Bảo an liên quan đến vấn đề Cuba như sau: nó sẽ tuyên bố rằng Hoa Kỳ sẽ tôn trọng sự vẹn toàn lãnh thổ, chủ quyền của Cuba, rằng Hoa Kỳ sẽ cam kết không can thiệp vào công việc nội bộ, không xâm nhập và không cho phép sử dụng lãnh thổ của mình làm nơi xuất phát tiến hành xâm chiếm Cuba, và sẽ ngăn chặn những ai có kế hoạch tiến hành một cuộc xâm chiếm chống Cuba, cả từ lãnh thổ Hoa Kỳ hay từ lãnh thổ của các quốc gia lân bang khác của Cuba."[51]:103
Hoa Kỳ tiếp vẫn tục công việc cách ly phong tỏa Cuba. Trong những ngày tiếp theo sau đó, các chuyến bay do thám đã cho thấy rằng Liên Xô đang dần có tiến triển trong việc tháo bỏ các hệ thống tên lửa. 42 tên lửa và trang bị hỗ trợ của chúng được đưa lên 8 chiếc tàu Liên Xô. Những chiếc tàu này rời Cuba từ 5-9 tháng 11. Hoa Kỳ tiến hành quan sát kiểm chứng lần cuối cùng khi mỗi chiếc tàu đi qua vùng cách ly. Có thêm nhiều nỗ lực ngoại giao khác được thực hiện để yêu cầu Liên Xô đưa các oanh tạc cơ Liên Xô IL-28 về nước. Sau cùng các phi cơ này cũng được đưa lên 3 tàu Liên Xô vào ngày 5 và 6 tháng 12. Cuộc cách ly chính thức kết thúc trước đó vào lúc 6:45 p.m. giờ miền Đông Hoa Kỳ ngày 20 tháng 11 năm 1962.[29]
Trong các cuộc thảo luận với Đại xứ Liên Xô, Anatoly Dobrynin, Bộ trưởng Tư pháp Hoa Kỳ, Robert Kennedy, đã đề nghị không chính thức rằng các tên lửa Jupiter tại Thổ Nhĩ Kỳ sẽ được tháo bỏ "trong một khoảng thời gian ngắn sau khi cuộc khủng hoảng chấm dứt".[52]:222 Các tên lửa cuối cùng của Hoa Kỳ được tháo dở vào ngày 24 tháng 4 năm 1963 và được đưa ra khỏi Thổ Nhĩ Kỳ ngay sau đó.[53]
Kết quả thực tế của Hiệp ước Kennedy-Khrushchev là nó đã hữu hiệu làm vững mạnh vị thế của Fidel Castro tại Cuba, bảo đảm rằng Hoa Kỳ sẽ không xâm chiếm Cuba. Rất có thể là nhà lãnh đạo Liên Xô, Khrushchev, chỉ đặt tên lửa tại Cuba để bắt buộc Tổng thống Kennedy tháo bỏ các tên lửa khỏi Ý và Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, sự kiện các tên lửa Jupiter bị tháo bỏ khỏi các căn cứ NATO ở miền nam nước Ý và Thổ Nhĩ Kỳ không được công bố chính thức vào lúc đó nên có vẻ là nhà lãnh đạo Liên Xô, Khrushchev, đã thua trong cuộc xung đột này và trở nên yếu thế. Bề ngoài thì Tổng thống Kennedy đã thắng cuộc tranh đua giữa hai siêu cường và nhà lãnh đạo Liên Xô, Khrushchev, bị mất mặt. Tuy nhiên, đây không phải là toàn bộ tình thế vì cả Tổng thống Kennedy và nhà lãnh đạo Liên Xô, Khrushchev, đã tiến hành từng bước một để tránh một cuộc xung đột toàn diện mặc dù cả hai đều bị áp lực từ chính phủ của họ. Nhà lãnh đạo Liên Xô, Khrushchev, nắm quyền lãnh đạo Liên Xô thêm hai năm nữa.[51]:102-105
Cuba một phần cảm thấy bị Liên Xô phản bội vì các quyết định giải quyết cuộc khủng hoảng đều do Tổng thống Kennedy và nhà lãnh đạo Khrushchev tiến hành. Đặc biệt Fidel Castro rất tức giận khi những vấn đề lợi ích của Cuba, thí dụ như tình trạng vịnh Guantanamo (Hoa Kỳ vẫn duy trì một căn cứ quân sự tại đó cho đến ngày nay) đã không được nói đến. Điều này dẫn đến mối quan hệ giữa Cuba và Liên Xô xuống thấp trong những năm sau đó.[54]:278 Tuy nhiên, theo thỏa hiệp Cuba được bảo đảm không bị xâm chiếm.
Một vị tư lệnh quân sự của Hoa Kỳ không hài lòng với kết quả này. Tướng LeMay nói với Tổng thống rằng đây là "thất bại to lớn nhất trong lịch sử của chúng ta" và rằng đáng lẽ ra Hoa Kỳ nên xâm chiếm Cuba ngay lập tức.
Khủng hoảng tên lửa Cuba đã khiến hai siêu cường ký thỏa hiệp đường dây nóng. Qua thỏa hiệp này, đường dây nóng Moscow-Washington được thiết lập, nối thông tin liên lạc trực tiếp giữa Moskva và Washington, D.C. Mục đích của nó là có một cách để hai nhà lãnh đạo hai quốc gia đối nghịch nhau trong Chiến tranh lạnh có thể liên lạc trực tiếp với nhau để giải quyết một cuộc khủng hoảng như thế. Xác của thiếu tá Anderson, phi công U-2 bị bắn rơi, được hồi hương về Hoa Kỳ. Ông được chôn cất với đầy đủ nghi thức vinh dự quân đội tại Nam Carolina. Ông là người đầu tiên nhận huân chương mới được lập, đó là Huân chương "Air Force Cross" sau khi mất.
Mặc dù thiếu tá Rudolf Anderson là người duy nhất tử trận trong cuộc khủng hoảng này nhưng có đến 11 thành viên của 3 chiếc phi cơ thám thính Boeing RB-47 Stratojet thuộc Phi đoàn Thám thính Chiến lược số 55 bị thiệt mạng trong những vụ rớt phi cơ trong thời gian từ 27 tháng 9 đến 11 tháng 11 năm 1962.[55]
Những người chỉ trích Hoa Kỳ trong đó có Seymour Melman[56] và Seymour Hersh[57] cho rằng Khủng hoảng tên lửa Cuba đã khuyến khích Hoa Kỳ sử dụng các phương tiện quân sự, thí dụ như trong Chiến tranh Việt Nam. Cuộc đối đầu Nga-Mỹ đồng bộ cùng lúc với Chiến tranh Trung-Ấn, kể từ lúc Quân đội Hoa Kỳ tách ly quân sự chống Cuba; nhiều sử gia cho rằng việc Trung Quốc tấn công đánh Ấn Độ vì những vùng đất tranh chấp xảy ra vào cùng lúc với khủng hoảng tên lửa Cuba.[58]
Đầu năm 1992, theo xác nhận thì vào lúc cuộc khủng hoảng bùng phát, các lực lượng Liên Xô tại Cuba có nhận các đầu đạn hạt nhân chiến thuật cho các tên lửa và các oanh tạc cơ Il-28 của họ.[60] Fidel Castro nói rằng ông sẽ đề nghị sử dụng chúng vào lúc đó nếu như Hoa Kỳ xâm chiếm Cuba mặt dù ông biết rằng Cuba sẽ bị san bằng.[60]
Có thể nói rằng khoảnh khắc nguy hiểm nhất của cuộc khủng hoảng này chỉ được biết đến trong "Hội thảo Havana về Khủng hoảng tên lửa Cuba" vào tháng 10 năm 2002. Tham dự hội thảo này có các cựu giới chức của cuộc khủng hoảng. Tất cả những người này đều được cho biết rằng vào ngày 26 tháng 10 năm 1962 Chiến hạm USS Beale phát giác và thả những quả bom loại diễn tập chống tàu ngầm (khổ cỡ bằng lựu đạn) trên chiếc tàu ngầm B-59, một tàu ngầm thuộc Dự án 641 của Liên Xô (NATO đặt tên nó là Foxtrot), có trang bị một thủy lôi hạt nhân 15 kiloton nhưng Hoa Kỳ không hề hay biết. Vì cạn không khí và bị bao vây bởi các chiến hạm Mỹ nên nó buộc phải nổi lên mặt nước. Một cuộc tranh cãi xảy ra giữa ba vị sĩ quan trên chiếc tàu ngầm B-59 trong đó có thuyền trưởng tàu ngầm Valentin Savitsky, sĩ quan chính trị Ivan Semonovich Maslennikov, và phó thuyền trưởng Vasiliy Arkhipov. Vì mệt nhọc, thuyền trưởng Savitsky trở nên giận dữ và ra lệnh cho quả thủy lôi hạt nhân trên tàu được triển khai sẵn sàng khai hỏa. Có nhiều lời kể khác nhau về việc liệu có phải do phó thuyền trưởng Arkhipov đã thuyết phục được thuyền trưởng Savitsky không tấn công bằng quả thủy lôi hạt nhân hay liệu có phải chính Savitsky sau cùng đã đi đến quyết định rằng chỉ có cách chọn lựa duy nhất mở ngỏ cho ông là cho chiếc tàu ngầm nổi lên mặt nước.[61]:303, 317 Trong buổi hội thảo, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara nói rằng chiến tranh hạt nhân đã đến gần hơn là mọi người nghĩ. Thomas Blanton, giám đốc Cục lưu trữ Tài liệu An ninh Quốc gia nói, "Một gã tên là Vasili Arkhipov đã cứu thế giới."
Cuộc khủng hoảng là đề tài chính yếu trong bộ phim tài liệu năm 2003 có tựa đề The Fog of War, nhận được một giải Oscar dành cho phim tài liệu.
Cuộc khủng hoảng này có cấp bậc ngang tầm với cuộc phong tỏa Berlin vì đây là một trong các vụ đối đầu chính của Chiến tranh lạnh và thường được xem là khoảnh khắc mà Chiến tranh lạnh tiến gần nhất để biến thành một cuộc xung đột hạt nhân.[1] Hoa Kỳ đã xem xét đến việc tấn công Cuba bằng không lực và hải lực và tiến hành "cách ly" Cuba bằng quân sự. Hoa Kỳ thông báo rằng họ sẽ không cho phép vũ khí tấn công được gởi đến Cuba và đòi hỏi rằng Liên Xô phải tháo bỏ các căn cứ tên lửa đang được xây hay đã xây dựng xong tại Cuba và dẹp bỏ hết tất cả các loại vũ khí tấn công. Chính phủ của Tổng thống Kennedy hy vọng mỏng manh rằng Điện Kremlin sẽ đồng ý với những đòi hỏi của họ và chờ đợi một cuộc đối đầu quân sự. Về phía Liên Xô, Nikita Khrushchev viết một lá thư gửi cho Kennedy trong đó nói rằng việc Kennedy ra lệnh phong tỏa "giao thông trong vùng biển và không phận quốc tế là một hành động gây hấn đưa con người vào vực thẳm của một cuộc chiến tranh bằng tên lửa hạt nhân toàn cầu." Fidel Castro khuyến khích Khrushchev mở một cuộc tấn công hạt nhân đánh-trước phủ đầu chống Hoa Kỳ.
Ngoài mặt, cả Xô Viết lẫn Hoa Kỳ đều tỏ ra không nhân nhượng trước những đòi hỏi công khai của nhau, nhưng tại các cuộc tiếp xúc bí mật sau hậu trường họ đưa ra một đề nghị giải quyết cuộc khủng hoảng. Cuộc khủng hoảng kết thúc vào ngày 28 tháng 10 năm 1962 khi Tổng thống John F. Kennedy và Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc U Thant đạt đến một thỏa thuận với vị lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev trong việc Liên Xô tháo bỏ các vũ khí tấn công và đưa chúng trở về nước mình dưới giám sát kiểm tra của Liên Hiệp Quốc để đổi lấy việc Hoa Kỳ đồng ý sẽ không bao giờ xâm chiếm Cuba và thỏa thuận ngầm là sẽ rút các tên lửa Jupiter của Mỹ khỏi Thổ Nhĩ Kỳ.[2] Liên Xô tháo bỏ các hệ thống tên lửa và các trang bị hỗ trợ, đưa chúng xuống tám chiếc tàu Liên Xô từ ngày 5-9 tháng 11. Một tháng sau đó, ngày 5 và 6 tháng 12, các oanh tạc cơ Liên Xô Il-28 được đưa xuống ba chiếc tàu Liên Xô và đưa trở về Liên Xô. Cuộc phong tỏa chính thức kết thúc lúc 18h45 giờ miền Đông Hoa Kỳ ngày 20 tháng 11 năm 1962. Một phần trong thỏa thuận bí mật là tất cả các tên lửa đạn đạo PGM-17 Thor và PGM-19 Jupiter đã được khai triển ở châu Âu phải bị tháo dỡ trước tháng 9 năm 1963.
Cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba đã khai sinh ra thỏa hiệp đường dây nóng (hotline agreement) và đường dây nóng Moscow-Washington, một đường dây thông tin liên lạc trực tiếp giữa Matxcova và Washington, D.C.
Mục lục
Hành động trước đó của Hoa Kỳ
Người Mỹ lo sợ trước sự bành trướng của Liên Xô theo chủ nghĩa Stalin nhưng đối với một quốc gia châu Mỹ Latin công khai liên minh với Liên Xô được xem là không thể chấp nhận được đối với Mỹ khi Liên Xô và Mỹ trở thành kẻ thù từ khi kết thúc Đệ nhị Thế chiến vào năm 1945. Một sự liên hệ như thế cũng sẽ thách thức trực tiếp đến Học thuyết Monroe, một chính sách của Hoa Kỳ với lập trường cho rằng các cường quốc châu Âu không được can thiệp vào các quốc gia nằm trong Tây Bán cầu.Hoa Kỳ bị mất mặt công khai sau vụ người Cuba lưu vong tiến hành xâm nhập Cuba thất bại vào tháng 4 năm 1961. Vụ xâm nhập của những người Cuba lưu vong này đã được Cục Tình báo Trung ương Hoa Kỳ dưới quyền của Tổng thống John F. Kennedy hỗ trợ. Sau vụ đó, cựu Tổng thống Eisenhower có bảo với Kennedy rằng "Sự thất bại của Sự kiện Vịnh Con Lợn sẽ khuyến khích người Xô Viết làm thêm cái gì đó mà chắc chắn họ sẽ không làm nếu như vụ đó không xảy ra."[3]:10 Cuộc xâm nhập Cuba chỉ được Hoa Kỳ hỗ trợ nữa chừng nên đã để cho nhà lãnh đạo Xô Viết, Nikita Khrushchev và các cố vấn của ông tin tưởng rằng Kennedy là người hay lưỡng lự như một cố vấn Xô Viết có viết rằng "quá trẻ, thông minh, chưa chuẩn bị tốt để tạo quyết định trong các tình huống khủng hoảng... quá thông minh và quá yếu đuối."[3] Các hoạt động bí mật của Hoa Kỳ tiếp tục năm 1961 với Chiến dịch Mongoose không thành công.[4] Tháng 2 năm 1962, Hoa Kỳ công khai mở cấm vận kinh tế chống Cuba.[5]
Hoa Kỳ lại xem xét đến hành động bí mật và bắt đầu cài các sĩ quan bán quân sự của CIA từ Phân bộ Hoạt động Đặc biệt vào Cuba.[6] Tướng không quân Curtis LeMay đệ trình một kế hoạch ném bom trước khi xâm nhập lên cho Tổng thống Kennedy vào tháng 9 trong khi đó các chuyến bay gián điệp và sự gây hấn quân sự nhỏ của các lực lượng Hoa Kỳ trên Căn cứ Hải quân Vịnh Guantanamo là đề tài phản đối ngoại giao liên tục của Cuba chống chính phủ Hoa Kỳ.
Đầu tháng 8 năm 1962, Hoa Kỳ nghi ngờ người Xô Viết đang xây dựng các cơ sở tên lửa tại Cuba. Trong suốt tháng đó, các cơ quan tình báo của họ thu thập thông tin về việc các nhân viên quan sát mặt đất phát hiện ra các chiến đấu cơ MiG-21 và các oanh tạc cơ hạng nhẹ Il-28 do Nga chế tạo. Các phi cơ do thám U-2 tìm thấy các nơi đặt tên lửa đất đối không S-75 Dvina (NATO đặt tên là SA-2) tại 8 vị trí khác nhau. Ngày 31 tháng 8, Thượng nghị sĩ Kenneth B. Keating, có lẽ nhận được thông tin từ những người Cuba lưu vong ở Florida,[7] cảnh báo trong phòng họp Thượng viện Hoa Kỳ rằng Liên Xô có thể đang xây dựng một căn cứ tên lửa tại Cuba.[8] Giám đốc CIA John A. McCone trở nên nghi ngờ hơn vì có nhiều báo cáo như thế. Ngày 10 tháng 8, ông viết một bản ghi nhớ gởi đến Tổng thống Kennedy trong đó ông đoán rằng người Xô Viết đang chuẩn bị đưa tên lửa đạn đạo vào Cuba.[7]
Cán cân quyền lực
Khi John F. Kennedy tranh cử tổng thống vào năm 1960, một trong những vấn đề then chốt tranh cử của ông là khoảng cách về số lượng tên lửa được cho là thiên lệch theo hướng người Nga dẫn đầu. Trong thực tế thì Hoa Kỳ dẫn đầu Liên Xô. Năm 1961, Xô Viết chỉ có bốn tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM). Đến tháng 10 năm 1962, họ có thể có chừng vài chục tên lửa như vậy mặc dù một số ước tính của giới tình báo cho rằng con số đó có thể lên đến 75.[7] Về phía Hoa Kỳ, họ có đến 170 tên lửa đạn đạo liên lục địa và nhanh chóng chế tạo thêm. Hoa Kỳ cũng có 8 tàu ngầm tên lửa đạn đạo lớp George Washington và lớp Ethan Allen, mỗi chiếc có khả năng phóng 16 tên lửa Polaris có tầm xa 2.000 cây số (1.400 dặm Anh). Khrushchev vô tình làm gia tăng thêm nhận thức về sự cách biệt số tên lửa khi ông lớn tiếng khoe khoang rằng Liên Xô đang chế tạo tên lửa "giống như làm xúc xích" nhưng số lượng và khả năng của chúng thì còn xa mới là sự thật. Tuy nhiên, Liên Xô có một số lượng lớn tên lửa đạn đạo tầm trung, khoảng 700.[7] Trong hồi ký của ông, xuất bản vào năm 1970, Khrushchev viết, "Ngoài việc bảo vệ Cuba, các tên lửa của chúng ta sẽ cân bằng cái mà phương Tây thích gọi là "cán cân quyền lực""[7]Chiến lược của Khối phía Đông
Nhà lãnh đạo Xô Viết Nikita Khrushchev vào năm 1962 đã đưa ra ý tưởng đối phó lại sự dẫn đầu ngày càng gia tăng của Hoa Kỳ trong việc phát triển và triển khai các tên lửa chiến lược bằng cách đặt các tên lửa hạt nhân tầm trung của chính mình tại Cuba. Phản ứng của Khrushchev một phần là do việc Hoa Kỳ đặt các tên lửa đạn đạo tầm trung PGM-19 Jupiter trên lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng 4 năm 1962.[7]Từ lúc mới bắt đầu, hoạt động của Xô Viết bao gồm hành động đánh lừa và chối cãi tinh vi, được biết tại Nga là Maskirovka.[9] Tất cả các kế hoạch và chuẩn bị để chuyên chở và khai triển các tên lửa được tiến hành một cách tối mật, chỉ có một số rất ít người được thông báo về tính chất thật sự của sứ mệnh này. Thậm chí các binh sĩ được giao nhiệm vụ cũng bị đánh lạc hướng. Họ được cho biết rằng họ sẽ phải đi đến một vùng lạnh giá và được trang bị với các giày trượt tuyết, và các thứ trang bị mùa đông khác.[9] Mật danh mà Xô Viết đặt, Chiến dịch Anadyr, cũng là tên của một con sông chảy vào trong Biển Bering và tên của thủ phủ vùng Chukotsky, một căn cứ oanh tạc cơ ở vùng viễn đông Nga. Tất cả những chi tiết này nhằm một mục đích là che giấu kế hoạch, không cho cả người trong và ngoài Xô Viết biết.[9]
Đầu năm 1962, một nhóm chuyên gia xây dựng hệ thống tên lửa và quân sự của Liên Xô tháp tùng một phái đoàn nông nghiệp đến thủ đô La Habana. Họ có cuộc họp với nhà lãnh đạo Cuba, Fidel Castro. Giới lãnh đạo Cuba tin tưởng mạnh mẽ rằng Hoa Kỳ sẽ xâm chiếm Cuba lần nữa nên họ hăng hái chấp thuận ý tưởng lắp đặt các tên lửa hạt nhân tại Cuba. Các chuyên gia xây dựng hệ thống tên lửa núp dưới bóng là "những người điều khiển máy móc cơ giới", "các chuyên gia thủy lợi" và "các chuyên gia nông nghiệp" bắt đầu đến Cuba vào tháng 7.[9] Nguyên soái Sergei Biryuzov, tư lệnh các lực lượng tên lửa Xô Viết, dẫn một nhóm chuyên gia thị sát đến Cuba. Ông nói với Khrushchev rằng các tên lửa này sẽ được che đậy và ngụy trang bên những cây cọ.[7]
Giới lãnh đạo Cuba càng thêm tức giận khi Quốc hội Hoa Kỳ chấp thuận Giải pháp Quốc hội Hoa Kỳ số 230 vào tháng 9, cho phép sử dụng lực lượng quân sự tại Cuba nếu như lợi ích của Hoa Kỳ bị đe dọa.[10] Cùng ngày hôm đó, Hoa Kỳ thông báo một cuộc tập trận quân sự trong vùng biển Caribe mang tên PHIBRIGLEX-62. Cuba lên án cuộc tập trận này như một sự cố ý khiêu khích và là bằng chứng cho thấy Hoa Kỳ có kế hoạch xâm chiếm Cuba.[10][11]
Khrushchev và Castro đồng ý đặt các tên lửa hạt nhân chiến lược bí mật trên lãnh thổ Cuba. Giống như Castro, Khrushchev cảm thấy rằng việc Hoa Kỳ xâm chiếm Cuba là hiển nhiên, và rằng việc mất Cuba sẽ rất tai hại đối với phe cộng sản, đặc biệt là tại châu Mỹ Latin. Ông nói rằng ông muốn đối đầu với người Mỹ "hơn là lời nói...sự đáp trả hợp lý là tên lửa."[12]:29 Người Xô Viết tiếp tục duy trì kế hoạch một cách bí mật, viết tay chi tiết kế hoạch của họ. Kế hoạch được Rodion Malinovsky chấp thuận ngày 4 tháng 7 và được Khrushchev chấp thuận ngày 7 tháng 7.
Dựa vào nhận định của họ cho rằng Tổng thống Hoa Kỳ Kennedy là một người thiếu tự tin trong suốt Sự kiện Vịnh Con Lợn nên giới lãnh đạo Xô Viết tin rằng Kennedy sẽ tránh đối đầu với Liên Xô và chấp nhận các tên lửa này như là một "sự việc đã rồi".[3]:1 Ngày 11 tháng 9, Liên Xô công khai đưa ra cảnh cáo rằng một cuộc tấn công của Hoa Kỳ vào Cuba hay vào bất cứ tàu Xô Viết nào mang hàng tiếp tế đến hòn đảo này sẽ đồng nghĩa với chiến tranh.[8] Người Xô Viết tiếp tục kế hoạch bí mật của mình và ngụy tạo hành động của họ tại Cuba. Họ liên tiếp chối cãi rằng vũ khí đang được đưa vào Cuba là loại vũ khí có bản chất tấn công. Ngày 7 tháng 9, Đại xứ Xô Viết Anatoly Dobrynin bảo đảm với Đại xứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc, Adlai Stevenson rằng Liên Xô chỉ đang cung cấp các loại vũ khí phòng thủ cho Cuba. Ngày 11 tháng 9, Hãng thông tấn Liên Xô TASS thông báo rằng Liên Xô không cần thiết hay có ý định đưa tên lửa hạt nhân tấn công vào Cuba. Ngày 13 tháng 10, Dobrynin bị cựu Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Chester Bowles chất vấn rằng có phải Liên Xô đang đưa vũ khí tấn công vào Cuba. Dobrynin chối cãi là không có bất cứ kế hoạch nào như thế.[10] Và rồi ngày 17 tháng 10, một lần nữa nhân viên sứ quán Liên Xô Georgy Bolshakov mang một thông điệp cá nhân từ Khrushchev đến cho Tổng thống Kennedy. Bức thông điệp này bảo đảm với tổng thống Hoa Kỳ rằng "dưới bất cứ tình hình nào đi nữa thì cũng không có chuyện các tên lửa địa đối địa sẽ được đưa vào Cuba.[10]:494
Chuyến hàng đầu tiên có các tên lửa R-12 đến vào đêm 8 tháng 9, theo sau là chuyến hàng thứ hai vào ngày 16 tháng 9. Tên lửa R-12 là loại tên lửa đạn đạo tầm trung đầu tiên của Liên Xô có thể sử dụng được, loại đầu tiên được sản xuất hàng loạt, và là loại đầu tiên có trang bị 1 đầu đạn nhiệt hạch tâm do Liên Xô sản xuất. Đây là loại tên lửa nhiên liệu đẩy có thể cất giữ được trong kho, có thể di chuyển trên đường, được phóng đi từ mặt đất, có một tầng duy nhất và có khả năng mang vũ khí hạt nhân[13] Liên Xô đang xây 9 vị trí - 6 cho các tên lửa tần trung R-12 (NATO đặt tên là SS-4 Sandal) có tầm hoạt động hữu hiệu là 2.000 km và 3 vị trí cho tên lửa đạn đạo R-14 (NATO đặt tên là SS-5 Skean) có tầm tối đa 4.500 km.[14]
Lập trường của Cuba
Vào ngày thứ hai, 7 tháng 10, Chủ tịch Cuba, Osvaldo Dorticós nói trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc như sau: "Nếu... chúng tôi bị tấn công, chúng tôi sẽ tự vệ. Tôi xin lập lại, chúng tôi có đủ các phương tiện để tự vệ; chúng tôi thật sự có loại vũ khí thường thấy của chúng tôi, các loại vũ khí mà chúng tôi đã không muốn có và cũng như không muốn triển khai."Tên lửa bị phát hiện
Các tên lửa này cho phép Liên Xô đặt gần như toàn bộ Hoa Kỳ lục địa vào trong tầm mục tiêu hữu hiệu của mình. Kho vũ khí được hoạt định gồm có 40 giàn phóng tên lửa. Dân chúng Cuba dễ dàng nhìn thấy các tên lửa này được đưa đến và khai triển. Có hàng trăm tin đồn lan truyền đến thành phố Miami của Hoa Kỳ. Giới tình báo Hoa Kỳ nhận được vô số báo cáo về các tên lửa này. Nhiều trong số đó rất là mù mờ và thậm chí là buồn cười. Đa số các báo cáo này bị bỏ qua vì được cho rằng đó chỉ là những tên lửa phòng thủ. Duy nhất có 5 báo cáo là làm phiền các nhà phân tích. Các báo cáo này diễn tả các xe tải to lớn chạy ngang qua các thị trấn của Cuba vào ban đêm mang theo các vật thể hình trụ rất dài và được che phủ với vải lều. Các xe tải này không thể rẽ trái phải dễ dàng trong thị trấn. Chúng phải lùi sang trái sang phải, chạy tới...mỗi khi phải rẽ trái hay phải. Các tên lửa phòng thủ có thể rẽ trái phải dễ dàng. Các báo cáo này không dễ dàng gì bị bỏ qua.[15]Các chuyến bay của phi cơ U-2 tìm thấy tên lửa
Mặc dù ngày càng có bằng chứng về một sự gia tăng hoạt động quân sự tại Cuba nhưng không có chuyến bay nào do thám U-2 nào được tiến hành trên bầu trời Cuba từ ngày 5 tháng 9 đến ngày 14 tháng 10. Vấn đề đầu tiên mà khiến cho Hoa Kỳ ngưng các chuyến bay do thám là sự việc xảy ra vào ngày 30 tháng 8 - một chuyến bay do thám U-2 thuộc Bộ tư lệnh Không quân Chiến lược Hoa Kỳ bay lạc vào trong không phận đảo Sakhalin trong vùng Viễn Đông Nga. Người Xô Viết đưa ra phản đối về sự kiện này và Hoa Kỳ buộc phải đưa ra lời xin lỗi. Chín ngày sau, một phi cơ U-2 của Đài Loan làm chủ bị mất tích trên không phận phía tây của Trung Quốc, có lẽ là bị trúng một tên lửa SAM. Giới chức Hoa Kỳ lo ngại rằng một trong các tên lửa SAM của Cuba hay Liên Xô có thể sẽ bắn hạ một phi cơ U-2 của CIA và sẽ tạo ra một sự kiện quốc tế khác. Cuối tháng 9, phi cơ thám thính của Hải quân Hoa Kỳ chụp được hình ảnh tàu Kasimov của Liên Xô và hai kiện hàng lớn trên sàn tàu có kích cỡ và hình thù của các oanh tạc cơ hạng nhẹ Il-28.[7]Ngày 12 tháng 10, chính phủ Hoa Kỳ quyết định thuyên chuyển các sứ mệnh do thám bằng phi cơ U-2 sang cho Không quân Hoa Kỳ. Trong trường hợp, một phi cơ U-2 bị bắn rơi thì chính phủ nghĩ rằng chuyện chuyến bay của Không quân Hoa Kỳ sẽ dễ dàng giải thích hơn là các chuyến bay do CIA thực hiện. Cũng có thêm bằng chứng cho thấy Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ và Không quân Hoa Kỳ vận động hành lang để được lãnh trách nhiệm thực hiện các chuyến bay do thám trên Cuba.[7] Khi các sứ mệnh do thám được tái cho phép vào ngày 8 tháng 10 thì thời tiết đã không cho phép các chuyến bay thực hiện. Lần đầu tiên Hoa Kỳ có được bằng chứng hình ảnh về các tên lửa là vào ngày 14 tháng 10 khi phi cơ U-2, do thiếu tá Richard Heyser lái, chụp được 928 tấm hình. Những tấm hình này cho thấy hình ảnh của một vị trí xây dựng hệ thống tên lửa SS-4 ở San Cristóbal, tỉnh Pinar del Río, nằm ở phía tây Cuba.[16]
Tổng thống Hoa Kỳ được thông báo
Thứ tư ngày 17 tháng 10, Trung tâm Tình báo Hình ảnh Quốc gia của CIA duyệt xem các tấm hình của U-2 và nhận dạng ra các vật thể mà họ cho rằng là những tên lửa đạn đạo tầm trung. Chiều hôm đó, CIA thông báo đến Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và lúc 8:30pm giờ miền Đông Hoa Kỳ thì báo cáo đến Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ, McGeorge Bundy. Cố vấn An ninh Hoa Kỳ chọn giải pháp chờ đợi đến sáng mới thông báo cho tổng thống biết. Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Robert S. McNamara được báo cáo vắn tắc lúc nữa đêm. Lúc 8:30 a.m. giờ miền Đông Hoa Kỳ sáng thứ năm, Cố vấn An ninh Bundy họp với Tổng thống Kennedy và cho tổng thống xem các tấm hình và báo cáo ngắn ngủi với tổng thống về các phân tích hình ảnh của CIA.[17] Lúc 6:30 p.m. giờ miền Đông Hoa Kỳ, Tổng thống Kennedy triệu tập một cuộc họp gồm 9 thành viên trong Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ cùng với 5 cố vấn then chốt khác[18] trong một nhóm mà tổng thống chính thức đặt tên là Ủy ban Hành pháp Hội đồng An ninh Quốc gia sau ngày 22 tháng 10 bằng một "Bản ghi nhớ Hành động An ninh Quốc gia số 196".[19]Phản ứng được xem xét
Hoa Kỳ không có dự tính gì lúc đó vì giới tình báo Hoa Kỳ luôn tin tưởng rằng Liên Xô sẽ chẳng bao giờ lắp đặt các tên lửa hạt nhân tại Cuba. Ủy ban Hành pháp Hội đồng An ninh Quốc gia nhanh chóng thảo luận 5 phương sách khả dĩ:[20]- Không làm gì cả.
- Dùng áp lực ngoại giao để buộc Liên Xô tháo bỏ các tên lửa.
- Một cuộc không kích nhắm vào các tên lửa.
- Một cuộc xâm chiếm toàn diện bằng quân sự.
- Phong tỏa vùng biển Cuba. Được tái định nghĩa như một cuộc "cách ly" (ý nghĩa giống như cách ly bệnh nhân) có chọn lựa hơn.
“ | Họ, không hơn chúng ta, có thể để yên những chuyện như thế này xảy ra mà không làm gì. Họ không thể, sau tất cả những lời tuyên bố của họ, cho phép chúng ta loại trừ các tên lửa của họ, giết chết nhiều người Nga, và rồi chẳng làm gì. Nếu họ không có hành động gì ở Cuba thì chắc chắn họ sẽ làm ở Berlin.[21] | ” |
Ủy ban Hành pháp Hội đồng An ninh Quốc gia lại họp bàn về ảnh hưởng đối với cán cân quyền lực chiến lược, cả về mặt chính trị và quân sự. Bộ Tổng tham mưu Liên quân Hoa Kỳ tin rằng các tên lửa sẽ chuyển đổi cán cân quân sự trầm trọng, nhưng Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara không đồng ý như vậy. Ông tin rằng các tên lửa này sẽ không có ảnh hưởng đến cán cân chiến lược gì cả. Thêm bốn mươi (tên lửa), ông lý luận rằng, sẽ làm thay đổi một ít khác biệt đối với toàn bộ cán cân chiến lược. Hoa Kỳ lúc đó đã có khoảng chừng 5.000 đầu đạn chiến lược,[23]:261 trong khi Liên Xô chỉ có khoảng 300. Ông kết luận rằng việc Liên Xô có 340 đầu đạn cũng sẽ không làm thay đổi gì nhiều đối với cán cân chiến lược. Năm 1990 ông lập lại rằng "điều đó không tạo ra gì khác biệt...Cán cân quân sự vẫn không thay đổi. Lúc đó tôi đã không tin về điều đó, và bây giờ tôi vẫn không tin điều đó."[24]
Tuy nhiên, Ủy ban Hành pháp Hội đồng An ninh Quốc gia đồng ý rằng các tên lửa sẽ ảnh hưởng đến cán cân chính trị. Thứ nhất, Tổng thống Kennedy đã hứa rõ ràng với dân chúng Mỹ non 1 tháng trước cuộc khủng hoảng rằng "nếu Cuba thủ đắc một khả năng tiến hành các hành động tấn công chống Hoa Kỳ...Hoa Kỳ sẽ hành động."[25]:674-681 Thứ hai, uy tín của Hoa Kỳ đối với các quốc gia đồng minh và đối với nhân dân Mỹ sẽ bị tổn thương nếu Hoa Kỳ cho phép Liên Xô lộ diện sửa đổi cán cân chiến thuật bằng cách đặt các tên lửa trên lãnh thổ Cuba. Tổng thống Kennedy giải thích sau cuộc khủng hoảng rằng "về mặt chính trị, nó đã làm thay đổi cán cân quyền lực. Nó có vẻ là như thế và cái vẽ này góp phần tạo ra thực tế."[26]:889-904
Thứ năm, ngày 18 tháng 10, Tổng thống Kennedy họp với Ngoại trưởng Liên Xô Andrei Gromyko, người tuyên bố rằng các vũ khí này chỉ là những vũ khí tự vệ. Không muốn làm lộ những gì ông biết, và không muốn gây hoang mang cho dân chúng Mỹ,[27] tổng thống không tiết lộ rằng ông đã biết về việc Liên Xô cho xây dựng các hệ thống tên lửa tại Cuba.[28]
Thứ sáu, ngày 19 tháng 10, các chuyến bay thường xuyên của phi cơ do thám U-2 đã trưng bày ra bốn nơi có hoạt động xây dựng hệ thống tên lửa. Như một phần của cuộc phong tỏa Cuba, Quân đội Hoa Kỳ được đặt trong tình trạng cảnh báo cao độ để thi hành lệnh phong tỏa và sẵn sàng xâm chiếm Cuba khi có lệnh. Sư đoàn Cơ giới số 1 Hoa Kỳ được đưa đến tiểu bang Georgia, và năm sư đoàn lục quân được báo động chuẩn bị hành động. Bộ tư lệnh Không quân Chiến lược (SAC) gởi các oanh tạc cơ hạng trung B-47 Stratojet có tầm hoạt động ngắn hơn đến các phi trường dân sự và ra lệnh cho các oanh tạc cơ hạng nặng B-52 Stratofortress cất cánh chờ đợi ở lên cao.[29]
Các kế hoạch hành quân
Hai kế hoạch hành quân đã được xem xét. Kế hoạch Hành quân số 316 có bối cảnh là một cuộc xâm chiếm Cuba toàn diện do các đơn vị Lục quân và Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ thực hiện với sự hỗ trợ của Hải quân sau các vụ không kích của Không quân và Hải quân Hoa Kỳ. Tuy nhiên, các đơn vị lục quân tại Hoa Kỳ gặp phải vấn đề thiếu phương tiện tiếp vận và cơ giới trong khi đó Hải quân Hoa Kỳ không thể cung cấp đủ phương tiện tấn công đổ bộ để đưa một lực lượng tầm cỡ trung bình của Lục quân vào lãnh thổ Cuba. Kế hoạch Hành quân 312, chủ yếu là hoạt động của Không quân Hoa Kỳ và lực lượng hàng không mẫu hạm của Hải quân, được lập kế hoạch với đầy đủ tính năng linh hoạt để vô hiệu hóa từng giàn phóng tên lửa để cung cấp không yểm cho các lực lượng trên mặt đất của Kế hoạch Hành quân 316.[30]Cách ly
Tổng thống Hoa Kỳ Kennedy đọc diễn văn trước quốc dân ngày 22 tháng 10 năm 1962 về sự tăng cường hoạt động quân sự tại Cuba
|
|
Trục trặc khi nghe tập tin âm thanh này? Xem hướng dẫn. |
Đô đốc George Whelan Anderson, Jr., Tham mưu trưởng Hải quân Hoa Kỳ viết một bài lý luận giúp Tổng thống Kennedy phân biệt giữa một cuộc cách ly vũ khí tấn công và một cuộc phong tỏa tất cả mọi thứ hàng hóa. Đô đốc cho biết rằng một cuộc phong tỏa cổ điển không phải là chủ ý ban đầu. Vì nó xảy ra trong vùng biển quốc tế nên Tổng thống Kennedy xin sự chấp thuận của Tổ chức các Quốc gia Châu Mỹ cho hành động quân sự theo các điều khoản phòng vệ bán cầu của Hiệp ước Rio.
“ | Sự tham gia của các quốc gia châu Mỹ Latin trong cuộc cách ly hiện nay gồm có hai khu trục hạm của Argentine, báo cáo trực tiếp với Tư lệnh Hoa Kỳ đặc trách Nam Đại Tây Dương (gọi tắt là COMSOLANT) đóng tại Trinidad ngày 9 tháng 11. Một tàu ngầm của Argentine và một tiểu đoàn Thủy quân lục chiến sẵn sàng được vận chuyển đến nơi tác chiến khi cần thiết. Ngoài ra, hai khu trục hạm của Venezuela và một tàu ngầm đã báo cáo với Tư lệnh Hoa Kỳ đặc trách Nam Đại Tây Dương, sẵn sàng tiến ra biển vào ngày 2 tháng 11. Chính phủ Trinidad và Tobago cho phép các tàu chiến của các quốc gia thuộc Tổ chức các Quốc gia Châu Mỹ sử dụng Căn cứ hải quân Chaguaramas trong suốt thời gian có cuộc cách ly. Cộng hòa Dominican chuẩn bị sẵn một tàu hộ tống. Colombia theo tin báo cáo đã sẵn sàng cung cấp các đơn vị và đã gởi các sĩ quan quân sự đến Hoa Kỳ để thảo luận việc giúp đỡ. Không quân Argentine không chính thức hứa cung cấp ba phi cơ SA-16 ngoài những lực lượng đã được đưa đến hoạt động trong vùng cách ly.[31] | ” |
“ | Ban đầu hành động này gồm có một cuộc phong tỏa bằng hải quân chống các loại vũ khí tấn công theo các điều khoản khung của Tổ chức các Quốc gia Châu Mỹ và Hiệp ước Rio. Một cuộc phong tỏa như thế có thể được mở rộng bao gồm tất cả các loại hàng hóa và cả hàng không. Hành động mở rộng này sẽ được tính đến bằng việc theo dõi tình hình ở Cuba. Kịch bản của Tham mưu trưởng Hải quân Hoa Kỳ được theo dõi sát để tiến hành các bước sau đó của cuộc cách ly. | ” |
Lúc 3:00 p.m. (giờ miền Đông Hoa Kỳ) trưa thứ hai ngày 22 tháng 10, Tổng thống Kennedy chính thức thành lập Ủy ban Hành chính (EXCOMM) bằng Bản ghi nhớ Hành động An ninh Quốc gia số 196. Lúc 5:00 p.m., tổng thống họp với các nhà lãnh đạo Quốc hội Hoa Kỳ luôn lên tiếng chống đối một cuộc phong tỏa và đòi hỏi một biện pháp phản ứng mạnh mẽ hơn. Tại Moscow, Đại xứ Mỹ Kohler thông báo ngắn ngủi với Chủ tịch Liên Xô Khrushchev về vụ phong tỏa đang chờ lệnh và bài diễn văn của Tổng thống Kennedy gởi đến quốc dân Hoa Kỳ. Các đại xứ khắp thế giới chuyển thông báo đến các lãnh đạo ngoài Khối phía Đông. Trước khi đọc diễn văn, các phái đoàn của Mỹ họp với Thủ tướng Canada John Diefenbaker, Thủ tướng Anh Harold MacMillan, Thủ tướng Tây Đức Konrad Adenauer, và Tổng thống Pháp Charles de Gaulle để giải trình ngắn gũi với họ các tin tình báo của Hoa Kỳ và phản ứng đã được đề nghị. Tất cả đều ủng hộ lập trường của Hoa Kỳ.[32]
Chiều tối thứ hai ngày 22 tháng 10 lúc 7:00 p.m. giờ miền Đông Hoa Kỳ, Tổng thống Kennedy đọc diễn văn trên truyền hình được trình chiếu trên toàn quốc để thông báo việc khám phá ra các tên lửa tại Cuba.
“ | Đây là chính sách của quốc gia này xem bất cứ tên lửa hạt nhân nào phóng đi từ Cuba để chống bất cứ quốc gia nào trong Tây Bán cầu đều là một cuộc tấn công vào Hoa Kỳ và vì thế phải bị phản ứng trả đủa toàn diện nhắm vào Liên Xô.[33] | ” |
“ | Để chấm dứt sự tăng cường sức mạnh tấn công này, một cuộc cách ly có giới hạn nhằm vào các trang bị quân sự tấn công đang được đưa đến Cuba hiện đang được khởi sự. Tất cả tàu bè các loại đi đến Cuba từ bất cứ quốc gia nào hải cảng nào, nếu bị tìm thấy có chứa vũ khí tấn công, sẽ bị bắt buộc quay đầu trở lại. Việc cách ly này sẽ được mở rộng nếu cần đối với các loại hàng hóa và tàu bè vận chuyển khác. Tuy nhiên hiện nay chúng ta không phải ngăn cản những hàng nhu yếu phẩm cần thiết cho cuộc sống như người Liên Xô đã tìm cách làm vậy trong cuộc phong tỏa Berlin năm 1948.[33] | ” |
Khủng hoảng sâu
Ngày thứ ba 23 tháng 10 lúc 11:24 a.m. giờ miền Đông Hoa Kỳ, một bức điện tín được George Ball thảo, được gởi đến Đại sứ Hoa Kỳ tại Thổ Nhĩ Kỳ và Đại sứ Hoa Kỳ tại NATO thông báo với họ rằng chính phủ đang xem xét một lời đề nghị tháo bỏ cái mà Hoa Kỳ biết rõ là những tên lửa gần như phế thải khỏi Ý và Thổ Nhĩ Kỳ để đổi lại việc Liên Xô rút khỏi Cuba. Các giới chức Thổ Nhĩ Kỳ đáp rằng họ sẽ "bực bội sâu sắc" về bất cứ sự trao đổi nào đối với các tên lửa của Hoa Kỳ hiện diện trên lãnh thổ của họ.[34] Hai ngày sau, vào buổi sáng thứ năm ngày 25 tháng 10, nhà báo Walter Lippman đề nghị tương tự trên trang xã luận của mình. Castro tái xác nhận quyền tự vệ của Cuba và nói rằng tất cả các vũ khí này là vũ khí tự vệ và sẽ không cho phép bất cứ một cuộc thanh tra nào.[8]Phản ứng của quốc tế
Bài diễn văn của Tổng thống Kennedy không mấy được người ta ưa thích tại Vương quốc Anh. Ngày hôm sau, báo chí Anh nhắc lại những hành động sai trái của CIA trước đây và ngờ vực rằng có sự hiện hữu các căn cứ của Liên Xô tại Cuba. Họ cho rằng hành động của Tổng thống Kennedy có thể là liên quan đến việc tái tranh cử của ông.[35]Hai ngày sau khi Kennedy đọc bài diễn văn, tờ Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc thông báo rằng "650.000.000 người Trung Hoa, nam và nữ sát cánh cùng nhân dân Cuba".[36]
Tại Tây Đức, báo chí ủng hộ phản ứng của Hoa Kỳ. Đây là phản ứng trái ngược của báo chí Tây Đức đối với những hành động quỳ gối yếu đuối của Mỹ trong vùng suốt những tháng trước đó. Họ cũng tỏ rõ một nỗi lo sợ rằng Liên Xô có thể sẽ trả đủa tại Berlin.[35] Tại Pháp vào ngày 23 tháng 10, cuộc khủng hoảng đã chiếm trọn trang đầu của tất cả các nhật báo. Ngày hôm sau, một bài xã luật đăng trên tờ Le Monde tỏ vẻ nghi ngờ về sự xác thực của những bằng chứng ảnh của CIA. Hai ngày sau đó, sau một chuyến viếng thăm của một viên chức cao cấp của CIA, họ mới chấp nhận tính xác thực của những tấm hình. Cũng tại Pháp, số báo ra ngày 29 tháng 10 của tờ Le Figaro, Raymond Aron viết bài ủng hộ phản ứng của Hoa Kỳ.[35]
Truyền thông Xô Viết
Vào lúc cuộc khủng hoảng tiếp diễn không ngừng, và vào đêm thứ tư ngày 24 tháng 10, thông tấn xã Liên Xô (TASS) phát đi bức điện tín của nhà lãnh đạo Liên Xô Khrushchev gởi Tổng thống Hoa Kỳ Kennedy, trong đó ông Khrushchev cảnh báo rằng "hành động ăn cướp" của Hoa Kỳ sẽ dẫn đến chiến tranh. Tuy nhiên vào lúc 9:24 p.m., theo sau bức điện tín vừa kể là một bức điện tín khác cũng từ ông Khrushchev gởi đến ông Kennedy mà được nhận vào lúc 10:52 p.m. giờ miền Đông Hoa Kỳ trong đó Khrushchev nói rằng "Nếu ông bình tĩnh định lượng tình hình đang tiến triển và không phó thác cho cảm xúc thì ông sẽ hiểu rằng Liên Xô sẽ không thể không bác bỏ những yêu sách độc đoán của Hoa Kỳ." và rằng Liên Xô xem cuộc phong tỏa như là một hành động gây hấn và tàu thuyền sẽ được chỉ thị làm ngơ cuộc phong tỏa này.Hoa kỳ nâng mức báo động
Liên Hiệp Quốc kêu cầu một cuộc họp khẩn cấp Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc vào ngày thứ năm 25 tháng 10. Bằng giọng nói lớn tiếng đòi hỏi, Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc, Adlai Stevenson, chất vấn Đại xứ Liên Xô Valerian Zorin trong cuộc họp khẩn và yêu cầu ông thừa nhận về sự tồn tại của những tên lửa tại Cuba. Đại xứ Liên Xô Zorin từ chối trả lời. Ngày hôm sau lúc 10:00 p.m. giờ miền Đông Hoa Kỳ, Hoa Kỳ nâng mức báo động sẵn sàng chiến đấu của các lực lượng thuộc Bộ tư lệnh Không quân Chiến lược Hoa Kỳ lên cấp 2 trên 5. Đây là lần duy nhất được xác nhận trong Lịch sử Hoa Kỳ, các oanh tạc cơ B-52 được phân tán đến nhiều vị trí khác nhau và sẵn sàng cất cánh với đầy đủ trang bị trong vòng 15 phút khi được lệnh.[37] Một phần tám trong số 1.436 oanh tạc cơ của Bộ tư lệnh Không quân Chiến lược Hoa Kỳ được cảnh báo trên không trung. Khoảng 145 tên lửa đạn đạo liên lục địa được cảnh báo sẵn sàng trong khi đó Bộ tư lệnh Phòng không Hoa Kỳ (ADC) tái triển khai 161 phi cơ đánh chặn mang vũ khí hạt nhân đến 16 phi trường khắp nơi trong vòng 9 giờ. Một phần ba trong số phi cơ đánh chặn được đặt trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu trong vòng 15 phút.[30]"Đến ngày 22 tháng 10, Bộ tư lệnh Không quân Chiến thuật (TAC) có 511 khu trục cơ cộng các phi cơ tiếp liệu và phi cơ thám thính hỗ trợ được khai triển để đối phó với Cuba, được đặt trong tình trạng báo động trong vòng 1 giờ đồng hồ. Tuy nhiên, Bộ tư lệnh Không quân Chiến thuật và Cục Vận tải Không quân Hoa Kỳ gặp nhiều vấn đề. Việc tập trung các phi cơ quân sự tại Florida đã làm căng giản các đơn vị hỗ trợ và bộ tư lệnh; chúng ta đối mặt với sự thiếu nhân sự về thông tin liên lạc, trang bị vũ khí và an ninh; sự thiếu ủy quyền ban đầu cho phép tích trữ đạn dược thông thường dành cho chiến tranh đã buộc Bộ tư lệnh Không quân Chiến thuật phải cầu khẩn van xin; và việc thiếu các phương tiện không vận để hỗ trợ một cuộc thả trang bị lớn từ trên không xuống mà rất cần thiết để tổng động viên 24 phi đoàn trừ bị." [30]
Sáng thứ năm ngày 25 tháng 10 lúc 1:45 a.m. giờ miền Đông Hoa Kỳ, Tổng thống Kennedy trả lời điện tín của nhà lãnh đạo Liên Xô Khrushchev rằng Hoa Kỳ buộc phải hành động sau khi nhận liên tiếp những lời bảo đảm rằng không có tên lửa tấn công đang được khai triển tại Cuba, và rằng khi những lời bảo đảm này được chứng minh là sai sự thật thì việc khai triển "cần phải có những sự đáp trả mà tôi đã thông báo trước đây... Tôi hy vọng chính phủ của ông sẽ có hành động cần thiết để làm cho tình hình trở về trạng thái ban đầu."
Cách ly bị thách thức
Sáng thứ năm lúc 7:15 a.m. giờ miền Đông Hoa Kỳ, hàng không mẫu hạm chống tàu ngầm USS Essex và khu trục hạm USS Gearing tìm cách đón đầu chiếc Bucharest nhưng thất bại. Đơn giản là vì chiếc tàu không có chứa bất cứ vật liệu quân sự nào nên nó được cho qua khu vực bị phong tỏa. Chiều hôm đó lúc 5:43 p.m., tư lệnh đặc trách nỗ lực phong tỏa ra lệnh cho khu trục hạm USS Kennedy đón chặn và đưa người lên tàu hàng Marucla của Li Băng. Sự việc xảy ra vào ngày hôm sau, và chiếc Marucla được cho phép đi qua khu vực phong tỏa sau khi hàng hóa được kiểm tra.[38]Lúc 5:00 p.m. giờ miền Đông Hoa Kỳ tối thứ năm, William Clements thông báo rằng các tên lửa tại Cuba vẫn còn đang được tiến hành triển khai. Báo cáo này sau đó được CIA kiểm chứng cho thấy không có dấu hiệu chậm tiến độ khai triển nào cả. Để đáp lại, Tổng thống Kennedy ra Bản ghi nhớ Hành động An ninh số 199, cho phép gắn các vũ khí hạt nhân vào các phi cơ theo sự chỉ đạo của SACEUR (đây là bộ phận có nhiệm vụ tiến hành các cuộc không kích trước tiên vào Liên Xô). Suốt ngày hôm đó, Liên Xô đáp ứng lại việc phong tỏa bằng cách ra lệnh quay đầu 14 tàu của họ được tin là có chở các vũ khí tấn công.[37]
Khủng hoảng rơi vào bế tắc
Sáng thứ sáu hôm sau ngày 26 tháng 10, Tổng thống Kennedy thông báo với Ủy ban Hành pháp Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ rằng ông tin rằng chỉ có một cuộc xâm chiếm mới có thể tháo bỏ các tên lửa khỏi Cuba. Tuy nhiên, ông được thuyết phục chờ đợi thêm thời gian và tiếp tục bằng cả áp lực ngoại giao và quân sự. Ông đồng ý và ra lệnh thực hiện các chuyến bay ở độ thấp trên Cuba tăng từ 2 chuyến mỗi ngày lên đến một chuyến trong mỗi hai tiếng đồng hồ. Ông cũng ra lệnh một chương trình khởi sự để xây dựng một chính phủ dân sự mới tại Cuba nếu như một cuộc xâm chiếm được xúc tiến.Vào thời điểm này, bề ngoài có vẻ cuộc khủng hoảng đang bị bế tắc. Liên Xô không có dấu hiệu gì cho thấy rằng họ sẽ lùi bước mà còn phát biểu nhiều lần theo hướng đối ngược. Hoa Kỳ không có lý do gì tin tưởng có sự nhường bước của Liên Xô và chuẩn bị trong giai đoạn đầu cho một cuộc xâm chiếm song song với một cuộc tấn công bằng hạt nhân vào Liên Xô trong trường hợp Liên Xô phản ứng bằng quân sự mà được tin là sẽ xảy ra.[39]
Các cuộc thảo luận bí mật
Lúc 1:00 p.m., giờ miền Đông Hoa Kỳ, thứ sáu ngày 26 tháng 10, thông tín viên tin tức John A. Scali của đài truyền hình ABC dùng cơm trưa với Aleksandr Fomin (là bí danh của Alexander Feklisov, một trưởng toán KGB tại Washington D.C.) theo lời mời của Fomin. Fomin nhận định "Chiến tranh dường như sắp bùng nổ" và yêu cầu thông tín viên Scali dùng mối liên hệ quen biết để nói chuyện với "những người bạn cao cấp" của ông ở Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ để xem Hoa Kỳ có thích thú đến giải pháp ngoại giao hay không. Formin đề nghị ngôn từ giao dịch sẽ gồm có một sự bảo đảm của Liên Xô về việc tháo bỏ các vũ khí dưới sự giám sát của Liên Hiệp Quốc và rằng Fidel Castro sẽ công bố rằng ông sẽ không chấp thuận những loại vũ khí như thế trong tương lai, tất cả để đánh đổi lời tuyên bố công khai của Hoa Kỳ rằng Hoa Kỳ sẽ không bao giờ xâm chiếm Cuba. Hoa Kỳ phản ứng bằng cách yêu cầu chính phủ Brasil chuyển thông điệp đến Castro rằng Hoa Kỳ sẽ "không thể nào xâm chiếm" Cuba nếu các tên lửa được dẹp bỏ.Chiều thứ sáu ngày 26 tháng 10 lúc 6:00 p.m. giờ miền Đông Hoa Kỳ, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ bắt đầu nhận được một thông điệp có lẽ là được chính nhà lãnh đạo Liên Xô Khrushchev viết. Lúc đó là 2:00 a.m. ngày thứ bảy ở Moscow. Lá thư dài này phải mất vài phút mới đến được và phải mất thêm một khoản thời gian để phiên dịch và ghi chép lại.
Robert Kennedy diễn tả bức thư này là "rất dài và đầy cảm xúc". Nhà lãnh đạo Liên Xô Khrushchev nhắc lại các ý cơ bản mà đã được đề cập với thông tín viên John Scali trước đó trong ngày là "Tôi đề nghị: Về phần chúng tôi, chúng tôi sẽ tuyên bố các tàu của chúng tôi đang hướng về Cuba không có mang bất cứ loại vũ khí nào. Ngài sẽ tuyên bố rằng Hoa Kỳ sẽ không xâm chiếm Cuba bằng lực lượng của mình và sẽ không hỗ trợ bất cứ lực lượng nào khác mà có ý định xâm nhập Cuba. Khi đó sự hiện diện cần thiết của các chuyên viên quân sự của chúng tôi tại Cuba sẽ biến mất". Lúc 6:45 p.m. giờ miền Đông Hoa Kỳ, tin tức về lời đề nghị của Fomin với thông tín viên Scali cuối cùng được loan báo và được người ta diễn giải đó như là một sự chuẩn bị để lá thư của nhà lãnh đạo Liên Xô Khrushchev gởi đến. Lúc đó lá thư được xem là chính thức và xác thực mặc dù sau này người ta biết được rằng Fomin dường như đưa ra lời đề nghị riêng của mình mà không có sự hậu thuẫn chính thức nào. Lệnh nghiên cứu thêm về lá thư được đưa ra và sự việc này tiếp tục cho đến tối.
Cuộc khủng hoảng tiếp diễn
“ | Cuộc xâm lăng trực tiếp chống Cuba sẽ đồng nghĩa với chiến tranh hạt nhân. Người Mỹ nói về cuộc xâm lăng như thế giống như họ không biết hoặc không muốn chấp nhận sự thật này. Tôi không hoài nghi rằng họ sẽ thua một cuộc chiến như thế. —Ernesto "Che" Guevara, tháng 10 năm 1962[40] | ” |
Lúc 9:00 a.m. giờ miền Đông Hoa Kỳ, sáng thứ bảy ngày 27 tháng 10, Đài phái thanh Moscow bắt đầu truyền đi một thông điệp của nhà lãnh đạo Liên Xô, Khrushchev. Trái ngược với lá thư của đêm trước, thông điệp này đề nghị một cuộc trao đổi mới mẻ rằng các tên lửa tại Cuba sẽ được tháo bỏ để đổi lấy việc Hoa Kỳ tháo bỏ các tên lửa Jupiter khỏi Ý và Thổ Nhĩ Kỳ. Lúc 10:00 a.m. giờ miền Đông Hoa Kỳ, ủy ban hành pháp họp để thảo luận tình hình và đi đến kết luận rằng sự thay đổi trong thông điệp có lẽ là do tranh cãi nội bộ giữa nhà lãnh đạo Khrushchev và các viên chức khác trong đảng tại Điện Kremlin.[42]:300 Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ, McNamara, ghi nhận rằng một chiếc tàu khác là Grozny đang ở cách xa khoảng 600 dặm Anh (970 km) và nó phải bị chặn lại. Ông cũng ghi nhận rằng Hoa Kỳ chưa cho Liên Xô biết về vòng vây phong tỏa và vì thế ông đề nghị chuyển thông tin này cho Liên Xô qua Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc U Thant.
Trong lúc cuộc họp tiếp diễn, lúc 11:03 a.m. giờ miền Đông Hoa Kỳ, một thông điệp mới từ nhà lãnh đạo Khrushchev bắt đầu được gởi đến. Một phần thông điệp nói như sau,
“ | Ngài bực bội về Cuba. Ngài nói rằng nó làm ngài bực bội vì nó nằm cách bờ biển của Hoa Kỳ chỉ 90 dặm Anh. Nhưng... ngài đã đặt các vũ khí tên lửa tàn phá mà ngài gọi là vũ khí tấn công, tại Ý và Thổ Nhĩ Kỳ, thật sự là sát bên chúng tôi... Thế nên tôi đề nghị thế này: chúng tôi bằng lòng tháo bỏ khỏi Cuba những phương tiện mà ngài xem là vũ khí tấn công... Đại diện của ngài sẽ tuyên bố rõ rằng Hoa Kỳ... sẽ tháo bỏ các phương tiện tương tự khỏi Thổ Nhĩ Kỳ... và sau đó, những người được Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc tin tưởng có thể đến thanh tra việc thực thi những lời hứa đã được tuyên bố. | ” |
Suốt cuộc khủng hoảng, Thổ Nhĩ Kỳ liên tiếp nói rằng họ sẽ cảm thấy bực tức nếu như các tên lửa Jupiter bị tháo bỏ. Thủ tướng Ý Fanfani, đồng thời cũng là Ngoại trưởng Ý tạm thời, ra lệnh cho phép rút bỏ các tên lửa đang khai triển tại Apulia như một con bài mặt cả. Ông gởi thông điệp đến một trong những người bạn đáng tin cẩn nhất của ông là Ettore Bernabei, tổng giám đốc đài truyền hình RAI-TV, để chuyển lời đến Arthur M. Schlesinger, Jr.. Ettore Bernabei lúc đó đang ở New York tham dự hội nghị quốc tế về truyền hình vệ tinh. Người Xô Viết không biết chuyện Hoa Kỳ xem các tên lửa Jupiter đã lỗi thời và đang được các tên lửa đạn đạo hạt nhân Polaris đặt trên tàu ngầm thay thế.[7]
Sáng ngày 27 tháng 10, chiếc phi cơ do thám U-2F (chiếc U-2A thứ ba của CIA, được cải tiến cho tiếp nhiên liệu trên không) do thiếu tá Không quân Hoa Kỳ, Rudolf Anderson lái[43], cất cánh từ vị trí hoạt động tiền phương của nó ở McCoy AFB, tiểu bang Florida, và vào khoảng 12:00 p.m. giờ miền Đông Hoa Kỳ, chiếc phi cơ này bị một tên lửa đất đối không S-75 Dvina (NATO đặt tên cho loại tên lửa này là SA-2 Guideline) từ Cuba bắn trúng. Chiếc phi cơ rơi và thiếu tá Anderson thiệt mạng. Căng thẳng tại các cuộc thảo luận giữa Liên Xô và Hoa Kỳ lên cao, và chỉ thời gian lâu sau đó người ta mới biết rằng quyết định khai hỏa các tên lửa được thực hiện bởi một vị tư lệnh Xô Viết tại Cuba hành động theo thẩm quyền riêng của chính mình. Cuối ngày hôm đó, vào khoảng 3:41 p.m. giờ miền Đông Hoa Kỳ, một số phi cơ RF-8A Crusader của Hải quân Hoa Kỳ thực hiện những chuyến bay thật thấp để chụp hình do thám bị bắn. Một chiếc bị một đạn pháo 37 mm bắn trúng nhưng vẫn bay trở về căn cứ an toàn.
Lúc 4:00 p.m. giờ miền Đông Hoa Kỳ, Tổng thống Kennedy triệu tập những thành viên trong Ủy ban Hành pháp Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ vào Nhà Trắng và ra lệnh rằng một thông điệp phải được gởi ngay lập tức đến Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc U Thant, yêu cầu Liên Xô "đình chỉ" triển khai các tên lửa trong khi các cuộc thảo luận đang tiến hành. Trong cuộc họp, Tổng tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ Maxwell Taylor đưa tin rằng chiếc phi cơ U-2 đã bị bắn rơi. Tổng thống Kennedy đã tuyên bố trước đây rằng ông sẽ ra lệnh tấn công vào những vị trí như thế nếu phi cơ Hoa Kỳ bị bắn từ những nơi đó nhưng ông quyết định không hành động trừ khi một vụ tấn công khác được thực hiện. Trong một cuộc phỏng vấn 40 năm sau đó, cựu Bộ trưởng Quốc phòng McNamara nói:
“ | Chúng tôi phải đưa một chiếc U-2 đến đó để thu thập thông tin thám thính để xem các tên lửa của Liên Xô đã sẵn sàng hoạt động chưa. Chúng tôi tin rằng nếu một chiếc U-2 bị bắn rơi thì—người Cuba không có khả năng bắn rơi nó mà là người Xô Viết—chúng tôi tin rằng nếu nó bị bắn rơi thì nó đã bị một đơn vị tên lửa đất đối không của Xô Viết bắn, và rằng điều đó biểu hiện sự quyết định của người Xô Viết leo thang cuộc xung đột. Và vì thế, trước khi chúng tôi đưa chiếc U-2 đi, chúng tôi đã đồng ý rằng nếu nó bị bắn rơi thì chúng tôi sẽ không họp, đơn giản là chúng tôi sẽ tấn công. Chiếc phi cơ bị bắn rơi ngày thứ sáu [...]. May mắn thay, chúng tôi đã đổi ý, chúng tôi cứ nghĩ "Ồ, có lẽ đó chỉ là một tai nạn, chúng tôi sẽ không tấn công". Sau đó, chúng tôi được biết rằng Khrushchev cũng đã lý luận như chúng tôi: chúng tôi đưa phi cơ U-2 lên, nếu nó bị bắn rơi, ông ta lý luận rằng chúng tôi sẽ tin rằng đây là một cuộc leo thang có chủ ý. Và vì vậy, ông đã ra lệnh cho Pliyev, vị tư lệnh Xô Viết tại Cuba, hướng dẫn tất cả các hệ thống phòng không của ông ta không được bắn rơi phi cơ U-2.[44][45] | ” |
Thảo thư trả lời
Các phái viên của cả Tổng thống Kennedy và nhà lãnh đạo Nikita Khrushchev đồng ý họp tại nhà hàng Trung Hoa Yenching Palace nằm trong khu cư dân Công viên Cleveland thuộc thủ đô Washington D.C. vào buổi chiều thứ bảy ngày 27 tháng 10.[46] Tổng thống Kennedy đề nghị rằng họ nên lấy lời đề nghị của nhà lãnh đạo Khrushchev để trao đổi loại bỏ các tên lửa. Đa số các thành viên của Ủy ban Hành pháp Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ không biết gì về việc Bộ trưởng Tư pháp Robert Kennedy đã có cuộc họp với Đại xứ Liên Xô tại thủ đô Washington nhằm mục đích khám phá xem có phải những chủ ý thương lượng của Liên Xô là xác thực hay không. Về tổng thể, Ủy ban Hành pháp chống đối lời đề nghị vì nó sẽ làm suy giảm quyền lực của NATO và chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ liên tục nói rằng họ chống đối bất cứ một vụ trao đổi nào như thế.Khi cuộc họp tiếp diễn, một kế hoạch mới lộ diện và Tổng thống Kennedy từ từ bị thuyết phục. Kế hoạch mới yêu gọi tổng thống làm ngơ thông điệp mới nhất và thay vào đó xem xét lại lời đề nghị trước đó của nhà lãnh đạo Khrushchev. Ban đầu Tổng thống Kennedy do dự vì cảm thấy rằng nhà lãnh đạo Khrushchev sẽ không chấp nhận cuộc mặc cả đó nữa vì lời đề nghị mới đã được đưa ra nhưng Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Xô, Llewellyn Thompson cho rằng dù thế nào đi nữa thì ông có lẽ sẽ chấp nhận kế hoạch mới này. Cố vấn kiêm luật sư đặc biệt Nhà Trắng Ted Sorensen và Robert Kennedy rời phòng họp và quay trở lại 45 phút sau đó với 1 lá thư thảo theo quyết định mới này. Tổng thống Hoa Kỳ sửa đổi chút ít, nhờ người đánh máy và gởi nó đi.
Sau cuộc họp của Ủy ban Hành pháp, một cuộc họp nhỏ hơn tiếp tục tại Văn phòng Bầu dục. Nhóm thành viên cuộc họp cho rằng lá thư nên được nhấn mạnh bằng một thông điệp miệng gởi đến Đại xứ Liên Xô Dobrynin, nói rằng nếu các tên lửa không bị tháo bỏ thì hành động quân sự sẽ được dùng đến để loại bỏ chúng. Bộ trưởng Ngoại giao Dean Rusk thêm vào một điều nữa là không có ngôn từ nào trong cuộc mặc cả sẽ nhắc đến Thổ Nhĩ Kỳ mà chỉ nên hiểu rằng các tên lửa sẽ được tháo bỏ "một cách tự nguyện" ngay khi kết cục. Tổng thống Hoa Kỳ đồng ý, và thông điệp được gởi đi.
Theo yêu cầu của Juan Brito, Fomin và Scali lại gặp nhau. Scali hỏi tại sao có đến hai lá thư của nhà lãnh đạo Khrushchev gởi đến có nội dung rất khác nhau và Fomin tuyên bố rằng vì có "sự trục trặc về thông tin liên lạc". Scali đáp lại rằng lời tuyên bố này không đáng tin tưởng và lớn tiếng nói rằng ông nghĩ đây là một "vụ dối trá hai mang xấu xa". Ông tiếp tục bằng một tuyên bố rằng cuộc xâm chiến Cuba chỉ còn cách xa vài tiếng đồng hồ. Vào thời điểm này Fomin phát biểu rằng thư phúc đáp đối với thông điệp của Hoa Kỳ từ nhà lãnh đạo Liên Xô, Khrushchev sẽ sớm được gởi đến, và ông hối thúc Scali báo cho Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ rằng Liên Xô không có cố tình dối trá. Scali nói rằng ông không nghĩ là có người còn muốn tin tưởng Fomin nữa nhưng ông đồng ý chuyển đạt thông điệp này. Ngay lập tức Scali đánh máy một bản ghi nhớ gởi cho Ủy ban Hành pháp Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ.
Bên trong nội bộ chính phủ Hoa Kỳ, họ hiểu rõ rằng việc làm ngơ lời đề nghị thứ hai và quay trở lại bàn về lời đề nghị thứ nhất đã khiến cho nhà lãnh đạo Liên Xô gặp vấn đề rắc rối. Những sự chuẩn bị về mặc quân sự tiếp diễn, và tất cả các nhân sự Không quân hiện dịch của Hoa Kỳ được lệnh có mặt tại căn cứ của họ để chờ đợi lệnh hành động. Bộ trưởng Tư pháp Hoa Kỳ Robert Kennedy sau đó có nhắc lại tâm trạng vào lúc đó "Chúng tôi đã không bỏ qua tất cả hy vọng nhưng những gì hy vọng lại tùy thuộc vào sự thay đổi lập trường của Khrushchev trong khoảng thời gian vài tiếng đồng hồ kế tiếp. Đấy là một hy vọng, chớ không phải là một sự mong đợi. Sự mong đợi là một cuộc đối đầu quân sự vào ngày thứ ba, và có thể là vào ngày mai..."
Lúc 8:05 p.m. giờ miền Đông Hoa Kỳ, lá thư được thảo hồi sáng sớm được gởi đi. Thông điệp viết như sau "Khi ngài đọc lá thư gởi cho ngài, các điều then chốt trong lời đề nghị của ngài—mà dường như về tổng quan có thể chấp nhận được theo như tôi hiểu — là như sau: 1) Ngài sẽ đồng ý tháo bỏ những hệ thống vũ khí này khỏi Cuba dưới sự giám sát thích hợp của Liên Hiệp Quốc; và đảm trách với mức an toàn thích đáng trong việc ngừng đưa thêm những hệ thống vũ khí như thế vào Cuba. 2) Về phần chúng tôi, chúng tôi sẽ - ngay sau khi có dàn xếp đầy đủ qua Liên Hiệp Quốc, đồng ý bảo đảm tiến hành và tiếp tục những điều ràng buộc như sau (a) lập tức bãi bỏ các biện pháp cách ly mà hiện nay đang được áp dụng (b) đưa ra lời bảo đảm không xâm chiếm Cuba". Lá thư cũng được công bố trực tiếp đến báo chí để bảo đảm rằng nó không bị "trì hoãn".
Với việc bức này được gởi đi, một sự mặc cả đang nằm trên bàn thương thuyết. Tuy nhiên, như Robert Kennedy ghi nhận, có rất ít trông mong là nó sẽ được chấp nhận. Lúc 9:00 p.m. giờ miền Đông Hoa Kỳ, Ủy ban Hành pháp lại họp bàn để xem xét các hành động cho ngày hôm sau. Các kế hoạch đã được phát thảo cho các cuộc không kích nhắm vào các địa điểm có tên lửa cũng như các mục tiêu kinh tế khác, đặc biệt là kho chứa dầu lửa. Bộ trưởng Quốc phòng McNamara cho biết rằng họ phải "chuẩn bị hai chuyện: một chính phủ mới cho Cuba vì chúng tôi sẽ cần có một chính phủ; và thứ hai là những kế hoạch đáp trả lại Liên Xô tại châu Âu vì chắc chắn rằng Liên Xô sẽ làm cái gì đó ở đó".
Lúc 12:12 a.m. giờ miền Đông Hoa Kỳ, thứ bảy ngày 27 tháng 10, Hoa Kỳ thông báo với các đồng minh NATO của mình rằng "tình hình càng trở nên ngắn ngủi hơn... Hoa Kỳ có thể thấy cần thiết trong một khoảng thời gian ngắn vì lợi ích của mình và lợi ích của các quốc gia bạn trong Tây Bán cầu để tiến hành bất cứ hành động quân sự nào có thể được xem là cần thiết". Mối quan tâm thêm gia tăng khi vào lúc 6 a.m., CIA báo cáo rằng tất cả các tên lửa tại Cuba đã sẵn sàng hoạt động.
Sau đó trong ngày, cái mà Nhà Trắng sau này gọi tên "Ngày thứ bảy đen", Hải quân Hoa Kỳ thả một loạt nhiều "bom chống tàu ngầm loại diễn tập" (khổ nhỏ cỡ bằng lựu đạn[47]) trên một chiếc tàu ngầm Liên Xô (B-59) ở khu vực phong tỏa mà không biết rằng chiếc tàu ngầm này có trang bị thủy lôi mang đầu đạn hạt nhân và được lệnh sử dụng vũ khí này nếu chiếc tàu ngầm bị "đánh thủng" vì bom chống tàu ngầm hay đạn pháo trên mặt nước.[48] Cùng ngày, một chiếc phi cơ do thám U-2 bay lạc vào lãnh thổ duyên hải viễn đông của Liên Xô trong vòng 90 phút.[49] Liên Xô đưa ngay các chiến đấu cơ MIG từ Đảo Wrangel lên đón chặn và để đối phó, Hoa Kỳ ra lệnh cho các chiến đấu cơ F-102 có trang bị tên lửa hạt nhân không đối không cất cánh trên Biển Bering.[50]
Khủng hoảng kết thúc
Sau nhiều bàn cãi giữa Liên Xô và Nội các của Tổng thống Kennedy, Tổng thống Kennedy bí mật đồng ý loại bỏ tất cả các tên lửa đặt tại Ý và Thổ Nhĩ Kỳ (các tên lửa tại Thổ Nhĩ Kỳ nằm trên biên giới với Liên Xô) để đổi lại việc nhà lãnh đạo Liên Xô, Khrushchev, tháo bỏ tất cả các tên lửa tại Cuba.Lúc 9:00 a.m. giờ miền Đông Hoa Kỳ, thứ hai ngày 29 tháng 10, một thông điệp mới của nhà lãnh đạo Khrushchev được phát trên Đài phát thanh Moscow. Nhà lãnh đạo Khrushchev phát biểu rằng "chính phủ Liên Xô, ngoài những chỉ thị được đưa ra trước đây về việc ngưng tiến hành xây dựng các vị trí dành cho vũ khi, đã đưa ra một lệnh mới là tháo bỏ các vũ khí mà ngài cho là "vũ khí tấn công" cùng với thùng chứa chúng và đưa chúng trở về Liên Xô."
Ngay lập tức Tổng thống Kennedy đáp lại bằng một lời tuyên bố, gọi lá thư của nhà lãnh đạo Liên Xô là "một sự đóng góp có tính xây dựng và quan trọng đối với hòa bình". Ông tiếp tục bằng một lá thư chính thức: "Tôi xem lá thư của tôi gởi cho ngài vào ngày 27 tháng 10 và việc ngài phúc đáp hôm nay như là những cam kết chắc chắn từ cả hai phía chính phủ của chúng ta mà hiện đang được tiến hành một cách nhanh chóng... Hoa Kỳ sẽ đưa ra một tuyên bố trong khuôn khổ của Hội đồng Bảo an liên quan đến vấn đề Cuba như sau: nó sẽ tuyên bố rằng Hoa Kỳ sẽ tôn trọng sự vẹn toàn lãnh thổ, chủ quyền của Cuba, rằng Hoa Kỳ sẽ cam kết không can thiệp vào công việc nội bộ, không xâm nhập và không cho phép sử dụng lãnh thổ của mình làm nơi xuất phát tiến hành xâm chiếm Cuba, và sẽ ngăn chặn những ai có kế hoạch tiến hành một cuộc xâm chiếm chống Cuba, cả từ lãnh thổ Hoa Kỳ hay từ lãnh thổ của các quốc gia lân bang khác của Cuba."[51]:103
Hoa Kỳ tiếp vẫn tục công việc cách ly phong tỏa Cuba. Trong những ngày tiếp theo sau đó, các chuyến bay do thám đã cho thấy rằng Liên Xô đang dần có tiến triển trong việc tháo bỏ các hệ thống tên lửa. 42 tên lửa và trang bị hỗ trợ của chúng được đưa lên 8 chiếc tàu Liên Xô. Những chiếc tàu này rời Cuba từ 5-9 tháng 11. Hoa Kỳ tiến hành quan sát kiểm chứng lần cuối cùng khi mỗi chiếc tàu đi qua vùng cách ly. Có thêm nhiều nỗ lực ngoại giao khác được thực hiện để yêu cầu Liên Xô đưa các oanh tạc cơ Liên Xô IL-28 về nước. Sau cùng các phi cơ này cũng được đưa lên 3 tàu Liên Xô vào ngày 5 và 6 tháng 12. Cuộc cách ly chính thức kết thúc trước đó vào lúc 6:45 p.m. giờ miền Đông Hoa Kỳ ngày 20 tháng 11 năm 1962.[29]
Trong các cuộc thảo luận với Đại xứ Liên Xô, Anatoly Dobrynin, Bộ trưởng Tư pháp Hoa Kỳ, Robert Kennedy, đã đề nghị không chính thức rằng các tên lửa Jupiter tại Thổ Nhĩ Kỳ sẽ được tháo bỏ "trong một khoảng thời gian ngắn sau khi cuộc khủng hoảng chấm dứt".[52]:222 Các tên lửa cuối cùng của Hoa Kỳ được tháo dở vào ngày 24 tháng 4 năm 1963 và được đưa ra khỏi Thổ Nhĩ Kỳ ngay sau đó.[53]
Kết quả thực tế của Hiệp ước Kennedy-Khrushchev là nó đã hữu hiệu làm vững mạnh vị thế của Fidel Castro tại Cuba, bảo đảm rằng Hoa Kỳ sẽ không xâm chiếm Cuba. Rất có thể là nhà lãnh đạo Liên Xô, Khrushchev, chỉ đặt tên lửa tại Cuba để bắt buộc Tổng thống Kennedy tháo bỏ các tên lửa khỏi Ý và Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, sự kiện các tên lửa Jupiter bị tháo bỏ khỏi các căn cứ NATO ở miền nam nước Ý và Thổ Nhĩ Kỳ không được công bố chính thức vào lúc đó nên có vẻ là nhà lãnh đạo Liên Xô, Khrushchev, đã thua trong cuộc xung đột này và trở nên yếu thế. Bề ngoài thì Tổng thống Kennedy đã thắng cuộc tranh đua giữa hai siêu cường và nhà lãnh đạo Liên Xô, Khrushchev, bị mất mặt. Tuy nhiên, đây không phải là toàn bộ tình thế vì cả Tổng thống Kennedy và nhà lãnh đạo Liên Xô, Khrushchev, đã tiến hành từng bước một để tránh một cuộc xung đột toàn diện mặc dù cả hai đều bị áp lực từ chính phủ của họ. Nhà lãnh đạo Liên Xô, Khrushchev, nắm quyền lãnh đạo Liên Xô thêm hai năm nữa.[51]:102-105
Kết cục
Thỏa hiệp đạt được là một sự sượng sùng rất lớn đối với nhà lãnh đạo Liên Xô, Khrushchev, và Liên Xô vì sự kiện Hoa Kỳ tháo bỏ các tên lửa khỏi Ý và Thổ Nhĩ Kỳ đã không được công bố chính thức vào lúc đó - đây là một cuộc mặc cả bí mật giữa Tổng thống Hoa Kỳ và nhà lãnh đạo Liên Xô. Liên Xô được xem là kẻ tháo lui tránh những cảnh ngộ mà tự họ đã khởi sự — mặc dù nếu họ diễn hay thì rất có thể họ đạt được một kết quả ngược lại. Nhà lãnh đạo Liên Xô bị mất quyền lực hai năm sau đó, rất có thể một phần có liên quan đến sự sượng sùng của Bộ chính trị Liên Xô đối với những nhân nhượng sau cùng mà Khrushchev dành cho Hoa Kỳ cũng như việc tính toán sai của ông khi hấp tấp tạo ra cuộc khủng hoảng. Tuy nhiên, Khủng hoảng tên lửa Cuba không phải là lý do duy nhất khiến ông bị mất quyền lực.Cuba một phần cảm thấy bị Liên Xô phản bội vì các quyết định giải quyết cuộc khủng hoảng đều do Tổng thống Kennedy và nhà lãnh đạo Khrushchev tiến hành. Đặc biệt Fidel Castro rất tức giận khi những vấn đề lợi ích của Cuba, thí dụ như tình trạng vịnh Guantanamo (Hoa Kỳ vẫn duy trì một căn cứ quân sự tại đó cho đến ngày nay) đã không được nói đến. Điều này dẫn đến mối quan hệ giữa Cuba và Liên Xô xuống thấp trong những năm sau đó.[54]:278 Tuy nhiên, theo thỏa hiệp Cuba được bảo đảm không bị xâm chiếm.
Một vị tư lệnh quân sự của Hoa Kỳ không hài lòng với kết quả này. Tướng LeMay nói với Tổng thống rằng đây là "thất bại to lớn nhất trong lịch sử của chúng ta" và rằng đáng lẽ ra Hoa Kỳ nên xâm chiếm Cuba ngay lập tức.
Khủng hoảng tên lửa Cuba đã khiến hai siêu cường ký thỏa hiệp đường dây nóng. Qua thỏa hiệp này, đường dây nóng Moscow-Washington được thiết lập, nối thông tin liên lạc trực tiếp giữa Moskva và Washington, D.C. Mục đích của nó là có một cách để hai nhà lãnh đạo hai quốc gia đối nghịch nhau trong Chiến tranh lạnh có thể liên lạc trực tiếp với nhau để giải quyết một cuộc khủng hoảng như thế. Xác của thiếu tá Anderson, phi công U-2 bị bắn rơi, được hồi hương về Hoa Kỳ. Ông được chôn cất với đầy đủ nghi thức vinh dự quân đội tại Nam Carolina. Ông là người đầu tiên nhận huân chương mới được lập, đó là Huân chương "Air Force Cross" sau khi mất.
Mặc dù thiếu tá Rudolf Anderson là người duy nhất tử trận trong cuộc khủng hoảng này nhưng có đến 11 thành viên của 3 chiếc phi cơ thám thính Boeing RB-47 Stratojet thuộc Phi đoàn Thám thính Chiến lược số 55 bị thiệt mạng trong những vụ rớt phi cơ trong thời gian từ 27 tháng 9 đến 11 tháng 11 năm 1962.[55]
Những người chỉ trích Hoa Kỳ trong đó có Seymour Melman[56] và Seymour Hersh[57] cho rằng Khủng hoảng tên lửa Cuba đã khuyến khích Hoa Kỳ sử dụng các phương tiện quân sự, thí dụ như trong Chiến tranh Việt Nam. Cuộc đối đầu Nga-Mỹ đồng bộ cùng lúc với Chiến tranh Trung-Ấn, kể từ lúc Quân đội Hoa Kỳ tách ly quân sự chống Cuba; nhiều sử gia cho rằng việc Trung Quốc tấn công đánh Ấn Độ vì những vùng đất tranh chấp xảy ra vào cùng lúc với khủng hoảng tên lửa Cuba.[58]
Lịch sử hậu-khủng hoảng
Arthur Schlesinger, một sử gia kiêm cố vấn cho Tổng thống John F. Kennedy, nói với đài phát thanh National Public Radio trong một cuộc phỏng vấn ngày 16 tháng 10 năm 2002 rằng Fidel Castro trước đó đã không muốn các tên lửa đó nhưng chính nhà lãnh đạo Khrushchev đã gây áp lực với Fidel Castro chấp nhận chúng. Chủ tịch Castro không hoàn toàn hài lòng với ý tưởng này nhưng Ban lãnh đạo Cách mạng Quốc gia Cuba đã nhận chúng để bảo vệ Cuba chống cuộc tấn công của Hoa Kỳ và cũng để giúp đồng minh Liên Xô của họ.[54]:272 Schlesinger tin rằng khi các tên lửa này bị tháo bỏ thì Fidel Castro tức giận với Khrushchev hơn là tức giận với Kennedy vì Khrushchev đã không hội kiến với Castro trước khi quyết định tháo bỏ chúng.[59]Đầu năm 1992, theo xác nhận thì vào lúc cuộc khủng hoảng bùng phát, các lực lượng Liên Xô tại Cuba có nhận các đầu đạn hạt nhân chiến thuật cho các tên lửa và các oanh tạc cơ Il-28 của họ.[60] Fidel Castro nói rằng ông sẽ đề nghị sử dụng chúng vào lúc đó nếu như Hoa Kỳ xâm chiếm Cuba mặt dù ông biết rằng Cuba sẽ bị san bằng.[60]
Có thể nói rằng khoảnh khắc nguy hiểm nhất của cuộc khủng hoảng này chỉ được biết đến trong "Hội thảo Havana về Khủng hoảng tên lửa Cuba" vào tháng 10 năm 2002. Tham dự hội thảo này có các cựu giới chức của cuộc khủng hoảng. Tất cả những người này đều được cho biết rằng vào ngày 26 tháng 10 năm 1962 Chiến hạm USS Beale phát giác và thả những quả bom loại diễn tập chống tàu ngầm (khổ cỡ bằng lựu đạn) trên chiếc tàu ngầm B-59, một tàu ngầm thuộc Dự án 641 của Liên Xô (NATO đặt tên nó là Foxtrot), có trang bị một thủy lôi hạt nhân 15 kiloton nhưng Hoa Kỳ không hề hay biết. Vì cạn không khí và bị bao vây bởi các chiến hạm Mỹ nên nó buộc phải nổi lên mặt nước. Một cuộc tranh cãi xảy ra giữa ba vị sĩ quan trên chiếc tàu ngầm B-59 trong đó có thuyền trưởng tàu ngầm Valentin Savitsky, sĩ quan chính trị Ivan Semonovich Maslennikov, và phó thuyền trưởng Vasiliy Arkhipov. Vì mệt nhọc, thuyền trưởng Savitsky trở nên giận dữ và ra lệnh cho quả thủy lôi hạt nhân trên tàu được triển khai sẵn sàng khai hỏa. Có nhiều lời kể khác nhau về việc liệu có phải do phó thuyền trưởng Arkhipov đã thuyết phục được thuyền trưởng Savitsky không tấn công bằng quả thủy lôi hạt nhân hay liệu có phải chính Savitsky sau cùng đã đi đến quyết định rằng chỉ có cách chọn lựa duy nhất mở ngỏ cho ông là cho chiếc tàu ngầm nổi lên mặt nước.[61]:303, 317 Trong buổi hội thảo, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara nói rằng chiến tranh hạt nhân đã đến gần hơn là mọi người nghĩ. Thomas Blanton, giám đốc Cục lưu trữ Tài liệu An ninh Quốc gia nói, "Một gã tên là Vasili Arkhipov đã cứu thế giới."
Cuộc khủng hoảng là đề tài chính yếu trong bộ phim tài liệu năm 2003 có tựa đề The Fog of War, nhận được một giải Oscar dành cho phim tài liệu.
Xem thêm
- Cục Tình báo Trung ương
- Khủng hoảng quốc tế
- Chiến tranh lạnh
- Quan hệ Cuba – Hoa Kỳ
- Quan hệ Cuba - Liên Xô
- Stanislav Petrov
- Chiến tranh Trung-Ấn
Truyền thông
- The Missiles of October, a dramatization
- Thirteen Days (sách)
- Thirteen Days (phim)
- The Fog of War, a phim biography of U.S. Secretary of Defense Robert S. McNamara.
- Cuban Missile Crisis: The Aftermath, a videogame set in this period
- The World Next Door, a novel set in this period
- "Unarmed Conflict", Bertrand Russell, Ruskin House- George Allen & Unwin Ltd, London, 1963
Ghi chú
Tham khảo
- ^ Marfleet, B. Gregory. “The Operational Code of John F. Kennedy During the Cuban Missile Crisis: A Comparison of Public and Private Rhetoric”. Political Psychology 21 (3): 545.
- ^ Gelb, Leslie H. (2012). The Myth That Screwed Up 50 Years of U.S. Foreign Policy.
- ^ a ă â Absher, Kenneth Michael (2009). Mind-Sets and Missiles: A First Hand Account of the Cuban Missile Crisis. Strategic Studies Institute, United States Army War College.
- ^ Franklin, Jane. The Cuban Missile Crisis - An In-Depth Chronology. Bản gốc
|url lưu trữ=
cần|url=
(trợ giúp) lưu trữ 16 tháng 11, 2007. - ^ John F. Kennedy. “Proclamation 3447—Embargo on all trade with Cuba”. The American Presidency Project. Santa Barbara, California.
- ^ Rodriguez (tháng 10 năm 1989). Shadow Warrior: The CIA Hero of 100 Unknown Battles. John Weisman. Simon & Schuster. ISBN 9780671667214.
- ^ a ă â b c d đ e ê g Correll, John T. (tháng 8 năm 2005). “Airpower and the Cuban Missile Crisis”. Vol. 88, No. 8 (AirForce-Magazine.com). Truy cập 4 tháng 5 năm 2010.
- ^ a ă â Franklin, H. Bruce. “The Cuban Missile Crisis: An In-Depth Chronology”. Truy cập 3 tháng 5 năm 2010.
- ^ a ă â b Hansen, James H. “Soviet Deception in the Cuban Missile Crisis”. Learning from the Past. Truy cập 2 tháng 5 năm 2010.
- ^ a ă â b Blight, James G.; Bruce J. Allyn and David A. Welch (2002). Cuba on the Brink . Lanham, Maryland: Rowmand and Littlefield Publishers, Inc. ISBN 0-7425-2269-5.
- ^ “The Days the World Held Its Breath”. 31 tháng 7 năm 1997. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2010.
- ^ Weldes, Jutta (1999). Constructing National Interests: The United States and the Cuban Missile Crisis. University of Minnesota Press. ISBN 0816631115.
- ^ “R-12 / SS-4 SANDAL”. Global Security. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2010.
- ^ “R-14 / SS-5 SKEAN”. Global Security. Truy cập 30 tháng 4 năm 2010.
- ^ “Interview with Sidney Graybeal - 29.1.98”. Episode 21. George Washington University, National Security Archive. 14 tháng 3 năm 1999.
- ^ “Cuban Missile Crisis”. U.S. Department of State. Truy cập 6 tháng 5 năm 2010.
- ^ “Revelations from the Russian Archives”. Library of Congress. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2010.
- ^ “Cuban Missile Crisis: Miscellaneous Transcripts”. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 0201. Đã bỏ qua văn bản “publisher-John F. Kennedy Museum and Presidential Library ” (trợ giúp)
- ^ “National Security Action Memorandum 196”. JFK Presidential Library and Museum. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2010.
- ^ Allison, Graham (1999). Essence of Decision. Pearson Education. tr. 111–116. ISBN 0-321-01349-2.
- ^ Kennedy, Robert (1971). Thirteen Days: A Memoir of the Cuban Missile Crisis. W.W. Norton & Company. tr. 14. ISBN 0-393-09896-6.
- ^ Axelrod, Alan (2009). The Real History of the Cold War: A New Look at the Past. New York: Sterling Publishing Co. ISBN 978-1-4027-6302-1. Truy cập 22 tháng 4 năm 2010.
- ^ Ornstein, Robert Evan (1989). New world new mind: moving toward conscious evolution. The University of Michigan, Doubleday. Đã bỏ qua văn bản “Paul R. Ehrlich” (trợ giúp); Đã bỏ qua tham số không rõ
|unused_data=
(trợ giúp) - ^ Blight, J.; Welch, D. (1990). On the Brink: Americans and Soviets Reexamine the Cuban Missile Crisis. Noonday Press.
- ^ Kennedy, J. (1963). The President's News Conference of 13 tháng 9, 1962. Washington, DC: Government Printing Office. Đã bỏ qua tham số không rõ
|DUPLICATE DATA: title=
(trợ giúp) - ^ Kennedy, J. (17 tháng 12, 1962). “After Two Years: A conversation with the president”. In 'Public Papers of the Presidents: John F. Kennedy, 1962' (Television and radio interview) (Washington, DC.: Government Printing Office).
- ^ “Cuban Missile Crisis”. Online Highways LLC. Truy cập 5 tháng 5 năm 2010.
- ^ a ă “JFK on the Cuban Missile Crisis”. The History Place. Truy cập 3 tháng 5 năm 2010.
- ^ a ă “Cuban Missile Crisis”. Global Security. Truy cập 6 tháng 5 năm 2010.
- ^ a ă â Kamps, Charles Tustin, "The Cuban Missile Crisis", Air & Space Power Journal, AU Press, Air University, Maxwell Air Force Base, Alabama, Fall 2007, Volume XXI, Number 3, page 88.
- ^ Anderson, George Whelan Jr.. The Naval Quarantine of Cuba, 1962: Abeyance and Negotiation, 31 October-13 November. “The Naval Quarantine of Cuba, 1962”. Report on the Naval Quarantine of Cuba, Operational Archives Branch, Post 46 Command File, Box 10, Washington, DC (U.S. Naval Historical Center). Đã bỏ qua tham số không rõ
|DUPLICATE DATA: title=
(trợ giúp) - ^ Buffet, Cyril; Vincent Touze. “The Cuban Missile Crisis—Brinkmanship”. Truy cập 3 tháng 5 năm 2010.
- ^ a ă “1962 Year In Review: Cuban Missile Crisis”. United Press International, Inc. 1962. Truy cập 22 tháng 4 năm 2010.
- ^ “The Cuban Missile Crisis”. National Security Archives. Truy cập 3 tháng 5 năm 2010.
- ^ a ă â Buffet, Cyril; Vincent Touze. “The Cuban Missile Crisis—Brinkmanship”. Truy cập 3 tháng 5 năm 2010.
- ^ “The Cuban Missile Crisis -- Brinkmanship”. Truy cập 3 tháng 5 năm 2010.
- ^ a ă “The Cuban Missile Crisis, October 18–29, 1962”. History Out Loud. 21 tháng 8 năm 1997. Truy cập 6 tháng 5 năm 2010.
- ^ Reynolds, K.C. “Boarding MARUCLA: A personal account from the Executive Officer of USS Joseph P. Kennedy, Jr.”. Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2010.
- ^ Helms, Richard (Deputy Director for Plans, CIA) (19 tháng 1 năm 1962). “Memorandum for the Director of Central Intelligence: Meeting with the Attorney General of the United States Concerning Cuba”. George Washington University, National Security Archive.
- ^ Brandon, Henry (28 tháng 10, 1962). “Attack us at your Peril, Cocky Cuba Warns US”. The Sunday Times.
- ^ Baggins., Brian. “Cuban History Missile Crisis”. Marxist History: Cuba (1959 - present). Marxists Internet Archive. Truy cập 7 tháng 5 năm 2010.
- ^ Christopher, Andrew (1 tháng 3 năm 1996). For the President's Eyes Only: Secret Intelligence and the American Presidency from Washington to Bush. Harper Perennial. tr. 688. ISBN 0060921781.
- ^ Pocock, Chris, "50 Years of the U-2: The Complete Illustrated History of the 'Dragon Lady' ", Schiffer Publishing, Ltd., Atglen, Pennsylvania, Library of Congress card number 2005927577, ISBN 0-7643-2346-6, page 406.
- ^ McNamara mistakenly dates the shooting down of USAF Major Rudolf Anderson's U-2 on Friday, October 26.
- ^ Robert McNamara. Dr. Strangelove or: How I Learned to Stop Worrying and Love the Bomb. [DVD]. Columbia Tristar Home Entertainment.
- ^ Frey, Jennifer (14 tháng 1, 2007). “At Yenching Palace, Five Decades of History to Go”. Washington Post. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2008.
- ^ “The Submarines of October”. George Washington University, National Security Archive. Truy cập 1 tháng 5 năm 2010.
- ^ “The Cuban Missile Crisis, 1962: Press Release, 11 tháng 10 năm 2002, 5:00 PM”. George Washington University, National Security Archive. 11 tháng 10 năm 2002. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2008.
- ^ Dobbs, Michael (tháng 6 năm 2008). “Why We Should Still Study the Cuban Missile Crisis”. Special Report 205. United States Institue of Peace. Truy cập 2 tháng 5 năm 2010.
- ^ Schoenherr, Steven (10 tháng 4, 2006). “The Thirteen Days, October 16–28, 1962”. Truy cập 3 tháng 5 năm 2010.
- ^ a ă Faria, Miguel (2002). “Cuba in Revolution—Escape from a Lost Paradise”. Macon, Georgia: Hacienda Publishing. ISBN 0-9641077-3-2.
- ^ Glover, Jonathan (2000). Humanity: a moral history of the twentieth century. Yale University Press. tr. 464. ISBN 0300087004. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2009.
- ^ Schlesinger, Arthur (2002). Robert Kennedy and his times. Houghton Mifflin Harcourt. tr. 523
|các trang=
hay|at=
dư (trợ giúp). ISBN 0618219285. Truy cập 2 tháng 7, 2009. - ^ a ă Ignacio, Ramonet (2007). Fidel Castro: My Life. Penguin Books. ISBN 978-0-1410-2626-8.
- ^ Lloyd, Alwyn T., "Boeing's B-47 Stratojet", Specialty Press, North Branch, Minnesota, 2005, ISBN 978-1-58007-071-3, page 178.
- ^ Melman, Seymour (1988). The Demilitarized Society: Disarmament and Conversion. Montreal: Harvest House.
- ^ Hersh, Seymour (1978). The Dark Side of Camelot.
- ^ “Frontier India India-China Section”. “Note alleged connections to Cuban Missile Crisis”
- ^ Trong sách viết về cuộc đời của mình, Fidel Castro không so sánh cảm xúc của ông đối với cả hai vị lãnh đạo của hai siêu cường vào lúc đó. Tuy nhiên ông vạch rõ rằng ông tức giận với Khrushchev vì không hỏi thăm ý kiến với ông.{Ramonet 1978}
- ^ a ă “Arms Control Association: Arms Control Today”.
- ^ Dobbs, Michael (2008). One Minute to Midnight: Kennedy, Khrushchev, and Castro on the Brink of Nuclear War. New York: Alfred A. Knopf. ISBN 978-1-4000-4358-3.
Đọc thêm
- Allison, Graham; Zelikow, P. (1999). Essence of Decision: Explaining the Cuban Missile Crisis. New York: Longman.
- Blight, James G.; David A. Welch. (1989). On the Brink: Americans and Soviets Reexamine the Cuban Missile Crisis. New York: Hill and Wang.
- Chayes, Abram. (1974). The Cuban Missile Crisis, International Crisis and the Role of Law . Oxford University Press.
- Diez Acosta, Tomás, tháng 10 năm 1962: The 'Missile' Crisis As Seen From Cuba (2002). New York: Pathfinder Press.
|tựa đề=
trống hay bị thiếu (trợ giúp) - Divine, Robert A. The Cuban Missile Crisis; New York: M. Wiener Pub.,1988.
- Dobbs, Michael. (2008). One Minute to Midnight: Kennedy, Khrushchev, and Castro on the Brink of Nuclear War. New York: Alfred A. Knopf. ISBN 978-1-4000-4358-3.
- Faria, Miguel (2002). Cuba in Revolution—Escape from a Lost Paradise. Macon, Georgia: Hacienda Publishing. ISBN 0-9641077-3-2.
- Feklisov, Alexander and Sergei Kostin. (2005). The Man Behind the Rosenbergs. Enigma Books. ISBN 978-1-929631-24-7.
- Frankel, Max (2005). High Noon in the Cold War. Presidio Press (reprint). ISBN 0-345-46671-3.
- Fursenko, Aleksandr; Naftali, Timothy (1998). One Hell of a Gamble - Khrushchev, Castro and Kennedy 1958-1964. New York: W.W. Norton.
- Fursenko, Aleksandr (22–23 October). Night Session of the Presidium of the Central Committee 59 (Summer 2006). Naval War College Review. Đã định rõ hơn một tham số trong
|number=
và|issue=
(trợ giúp) - George, Alice L. (2006). Awaiting Armageddon: How Americans Faced the Cuban Missile Crisis. University of North Carolina Press. ISBN 0807828289.
- Gonzalez, Servando. The Nuclear Deception: Nikita Khrushchev and the Cuban Missile Crisis. IntelliBooks year=2002. ISBN 0-971-1391-5-6.
- Kennedy, Robert F. Thirteen Days: A Memoir of the Cuban Missile Crisis. ISBN 0-393-31834-6.
- Khrushchev, Sergei (tháng 10 năm 2002). How my father and President Kennedy saved the world. American Heritage magazine.
- May, Ernest R. (editor); Zelikow, Philip D. (editor) (1997). The Kennedy Tapes: Inside the White House during the Cuban Missile Crisis. Belknap Press. ISBN 0-674-17926-9.
- Polmar, Norman; Gresham, John D. (foreword by Clancy, Tom) (2006). DEFCON – 2: Standing on the Brink of Nuclear War During the Cuban Missile Crisis. Wiley. ISBN 0-471-67022-7.
- Pope, Ronald R. (1982). Soviet Views on the Cuban Missile Crisis: Myth and Reality in Foreign Policy Analysis. University Press of America.
- Pressman, Jeremy. “September Statements, October Missiles, November Elections: Domestic Politics, Foreign-Policy Making, and the Cuban Missile Crisis”. Security Studies 10 (3): 80–114.
- Stern, Sheldon M. (2003). Averting the Final Failure: John F. Kennedy and the Secret Cuban Missile Crisis Meetings. Stanford University Press. ISBN 0-804-74846-2.
- Trahair, Richard C.S.; Robert Miller (2009). Encyclopedia of Cold War Espionage, Spies, and Secret Operations. Enigma Books. ISBN 978-1-929631-75-9.
- Stern, Sheldon M. (2005). The Week The World Stood Still: Inside The Secret Cuban Missile Crisis (Stanford Nuclear Age Series). Stanford University Press. ISBN 0804750777.
- (Television Program) The Cuban Missile Crisis: Declassified.
Liên kết ngoài
- The CWIHP at the Wilson Center for International Scholars Document Collection on the Cuban Missile Crisis
- New Photos (2009) of the Missile Sites of the Cuban Missile Crisis
- IV. Chronology of Submarine. Contact During the Cuban Missile Crisis. 1 tháng 10, 1962 - 14 tháng 11, 1962. Prepared by Jeremy Robinson-Leon and William Burr.
- CIA Documents on the Cuban Missile Crisis, 1962(.pdf, 354 pgs.) U.S. Central Intelligence Agency, McAuliffe, M. ed., CIA History Staff, 1992.
- Cuban Missile Crisis and Aftermath, 1961 - 1963, Volume XI of the Kennedy Administration in the Foreign Relations of the United States series, U.S. Department of State, Office of the Historian, Keefer, E., Sampson, C., & Smith, L., Eds., U.S. Government Printing Office, Washington, D.C., 1996. The official U.S. documentary historical record.
- Declassified Documents, etc. - Provided by the National Security Archive at The George Washington University.
- Declassified "Memorandum for the Secretary of Defense" on "Justification for U.S. Military Intervention in Cuba," from the Joint Chiefs of Staff, Washington, D.C., 13 tháng 3, 1962, html text from Cryptome from National Security Archive, at The George Washington University.
- Transcripts and Audio of EXCOMM meetings - From the Miller Center's Presidential Recordings Program, University of Virginia.
- The Cuban Missile Crisis, October 18-29, 1962 Includes RealPlayer streaming audio of debates between JFK and his advisors during the crisis
- President Kennedy's Address to the Nation on the Soviet Arms Buildup in Cuba
- The World On the Brink: John F. Kennedy and the Cuban Missile Crisis
- 14 Days in October: The Cuban Missile Crisis High-school level curriculum
- Nuclear Files.org Introduction, timeline and articles about the Cuban Missile Crisis
- Cuba Havana Documentary Documentary about what Cubans are thinking today
- Annotated bibliography on the Cuban Missile Crisis from the Alsos Digital Library.
- October, 1962: DEFCON 4, DEFCON 3
- Spartacus Educational(UK): Cuban Missile Crisis
- Latin American Task Force
- What the President didn't know
- Document-Britain's Cuban
- The Cuban Missile War: an alternate history timeline
- No Time to Talk: The Cuban Missile Crisis
- The 32nd Guards Air Fighter Regiment in Cuba (1962-1963) S.Isaev.
Liên Xô
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết | |||||
---|---|---|---|---|---|
Союз Советских Социалистических Республик (tiếng Nga) Soyuz Sovetskikh Sotsialisticheskikh Respublik (tiếng Nga) |
|||||
|
|||||
Khẩu hiệu | |||||
Пролетарии всех стран, соединяйтесь! (tiếng Nga: "Vô sản toàn thế giới, đoàn kết lại!") |
|||||
Quốc ca | |||||
Quốc tế ca (1922–1944) Quốc ca Liên bang Xô Viết (1944–1991) |
|||||
Hành chính | |||||
Chính phủ | Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Chủ nghĩa cộng sản |
||||
• Chủ tịch Xô viết Tối cao • Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng |
Anatoly Lukyanov (người cuối) Ivan Silayev (người cuối) |
||||
Ngôn ngữ chính thức | Không có, tiếng Nga de facto | ||||
Thủ đô | Moskva (Москва) |
||||
Thành phố lớn nhất | Moskva | ||||
Địa lý | |||||
Diện tích | 22.402.200 km² (hạng 1) | ||||
Diện tích nước | ?% % | ||||
Múi giờ | UTC+2 đến +13 | ||||
Lịch sử | |||||
Độc lập
|
|||||
tháng 2, 1917 | Cách mạng tháng Hai | ||||
7 tháng 11, 1917 | Cách mạng tháng Mười | ||||
30 tháng 12, 1922 | Tuyên bố | ||||
1 tháng 2, 1924 | Công nhận | ||||
26 tháng 12, 1991 | Giải thể | ||||
Dân cư | |||||
Dân số ước lượng (1991) | 293.047.571 người (hạng 3) | ||||
Dân số (1991) | 293.047.571 người | ||||
Mật độ | 13,08 người/km² | ||||
Đơn vị tiền tệ | ruble Sô viết (RUR ) |
Sự thành lập quốc gia này gắn liền với quá trình sụp đổ của Đế chế Nga trong Thế chiến thứ nhất: cuộc Cách mạng tháng Hai lật đổ chính quyền Nga hoàng và Cách mạng tháng Mười năm 1917 lật đổ Chính phủ Lâm thời của Aleksandr Fyodorovich Kerensky sau đó. Liên Xô hình thành là chiến thắng của những người cộng sản Nga (Bolshevik) đứng đầu là Vladimir Ilyich Lenin trong cách mạng và trong cuộc nội chiến (1918 – 1922).
Liên Xô là nước đầu tiên trên thế giới xây dựng Chủ nghĩa Cộng sản. Là nước rộng nhất thế giới, sự xuất hiện của nhà nước Liên Xô xã hội chủ nghĩa đã ảnh hưởng rất lớn đến tiến trình lịch sử của thế giới. Trong thế kỷ 20, sau khi Liên Xô xuất hiện, mọi sự kiện lớn của thế giới – nhiều hay ít – đều có dấu ấn và chịu ảnh hưởng của Liên Xô.
Liên Xô chiến thắng trong Thế chiến thứ hai và mạnh lên thành một siêu cường của thế giới. Nửa sau thế kỷ 20 là cuộc đấu tranh giữa hai phe Tư bản chủ nghĩa (tự gọi là Thế giới tự do) do Hoa Kỳ đứng đầu và phe Xã hội chủ nghĩa do Liên Xô đứng đầu mà cuộc Chiến tranh Lạnh là đỉnh cao.
Lãnh thổ Liên Xô thay đổi theo thời gian. Gần đây nhất nó giống lãnh thổ Đế quốc Nga, trừ các nước Ba Lan và Phần Lan, ngoài ra còn có Alaska Đế quốc Nga đã bán cho Mĩ trước đó vào năm 1867.
Mục lục
Thành phần và những thay đổi về lãnh thổ
Thành phần Liên bang Xô viết như sau:- theo Hiệp ước về thành lập Liên Xô (30 tháng 12, 1922)
- Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga (sau tách ra thành Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Uzbekistan, Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Turkmenia, Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Tajikistan, Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Kazakhstan, Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô viết Kirghizia),
- Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Ukraina,
- Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Belorussia,
- Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Ngoại Kavkaz (từ 1936 tách thành Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Azerbaijan, Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Armenia và Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Gruzia);
- năm 1940 – Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Moldavia, Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Latvia, Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Litva và Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Estonia.
Lịch sử
Cách mạng và sự hình thành
Sự hình thành Liên Xô gắn liền với sự sụp đổ của Đế quốc Nga trong Thế chiến thứ nhất và hoạt động của Đảng Cộng sản Nga (Bolshevik) do Lenin đứng đầu.Vào đầu thế kỷ 20 Đế quốc Nga là một cường quốc ở châu Âu có tiềm lực đất đai và dân số to lớn nhưng trình độ phát triển kinh tế – xã hội còn lạc hậu xa so với các cường quốc châu Âu khác. Xã hội ẩn chứa nhiều mâu thuẫn gay gắt không được giải tỏa: xã hội Nga là xã hội chuyên chế độc tài của quý tộc và tư sản lớn, tự do tư tưởng bị bóp nghẹt không làm hài lòng giới trí thức (интеллигенция – intelligentsia), trung lưu thành thị và giới tư sản quý tộc nhỏ; nước Nga lại là nơi có phong trào Marxist cấp tiến mạnh nhất, do Lenin đứng đầu với đảng Bolshevik chủ trương làm cách mạng xã hội chủ nghĩa để xây dựng chủ nghĩa cộng sản.
Những mâu thuẫn trên trong Thế chiến thứ nhất không những không được cởi bỏ mà cùng với những thất bại to lớn trong chiến tranh, xã hội Nga đi vào bất ổn. Quốc khố cạn kiệt, nợ nước ngoài cao, lạm phát không kiểm soát được, dân chúng cực khổ, chiến tranh làm phá sản hàng loạt doanh nghiệp gây thất nghiệp đô thị trầm trọng, nạn đói lan tràn tại nông thôn, các tầng lớp nhân dân, binh lính oán ghét nhà cầm quyền và chiến tranh, trong quân đội mâu thuẫn giữa binh lính và tầng lớp sỹ quan quý tộc phát triển thành chống đối. Tháng 2 năm 1917 đã nổ ra Cách mạng tháng Hai: khởi nghĩa vũ trang tại Petrograd đã lật đổ chính phủ Nga hoàng và thành lập Chính phủ Lâm thời của giai cấp tư sản do Aleksandr Fyodorovich Kerensky – một đảng viên của Đảng Cách mạng Xã hội đứng đầu. Chính phủ Lâm thời chủ trương phá bỏ chế độ độc tài chuyên chế, tự do hóa xã hội Nga theo các tiêu chuẩn như các quốc gia châu Âu đương thời, nhưng vẫn chủ trương theo đuổi chiến tranh bên phía Đồng Minh Anh – Pháp đến thắng lợi cuối cùng. Chính phủ cũng tuyên bố đảm bảo quyền lợi của giai cấp công nhân, nông dân và các tầng lớp xã hội khác.
Sau Cách mạng tháng Hai, dưới sự lãnh đạo của đảng Bolshevik đồng loạt xuất hiện các tổ chức "hội đồng" (tiếng Nga: совет) hay Xô viết của công nhân, nông dân và binh lính để bảo vệ quyền lợi của chính họ. Thời gian giữa hai cuộc cách mạng là khi hai chính quyền song song tồn tại: chính quyền trung ương là của Chính phủ Lâm thời nhưng các sắc lệnh muốn được thi hành phải có sự chấp thuận của các Xô viết của công – nông – binh. Đảng Bolshevik kêu gọi tiến hành làm cách mạng vô sản với khẩu hiệu "tất cả chính quyền về tay các Xô viết" và kêu gọi binh lính phản chiến làm cách mạng "Biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến cách mạng". Chính phủ Lâm thời trong thời gian tám tháng tồn tại đã bất lực trong cả nỗ lực chiến tranh và ổn định tình hình trong nước: quân đội đang tan rã không còn tuân lệnh cấp trên, bắt giết sỹ quan và tự động rút lui. Các lực lượng bảo hoàng tiến quân về thủ đô để giải tán chính phủ (cuộc hành quân của tướng Kornilov - Корнилов). Chính phủ Lâm thời phải dựa vào các Xô viết huy động công nhân, binh sỹ để làm tan rã quân bảo hoàng, do đó thế lực của các Xô viết mạnh lên rất nhiều và Chính phủ Lâm thời không thể kiềm chế được các Xô viết nữa. Nước Nga vào đêm trước của Cách mạng tháng Mười hỗn loạn, chính phủ không còn có thể kiểm soát được tình hình.
Ngày 25 tháng 10 năm 1917 (theo lịch Julius, thời đó Nga còn dùng lịch Julius), tức ngày 7 tháng 11 theo lịch Gregory, Lenin và các đảng viên Bolshevik lãnh đạo các Xô viết làm Cách mạng tháng Mười lập chính quyền Xô viết của công, nông, binh. Chính quyền lập tức ban hành sắc lệnh về hòa bình, sắc lệnh về ruộng đất và ra khỏi chiến tranh với các điều kiện rất ngặt nghèo của phía Đức (Hòa ước Brest-Litovsk).
Ngay sau Cách mạng tháng Mười, nước Nga rơi vào thời kỳ nội chiến cực kỳ đẫm máu (1918-1922). Phía cách mạng là công nhân, binh sỹ cách mạng và một bộ phận nông dân, bên kia là các lực lượng bảo hoàng, thành phần trí thức, trung lưu thành thị, sỹ quan, một bộ phận nông dân, Cozak... Phe chống đối cách mạng còn nhận được sự giúp đỡ của các quốc gia châu Âu. Đặc trưng của cuộc nội chiến là tính ác liệt không khoan nhượng. Đến cuối năm 1920 về cơ bản các lực lượng phản cách mạng đã thất bại, chính quyền Xô viết được thành lập trên toàn lãnh thổ còn lại của Đế quốc Nga.
Ngày 30 tháng 12 năm 1922 những vùng lãnh thổ còn lại của Đế quốc Nga (trừ Ba Lan, Phần Lan và các nước Baltic giành được độc lập) tuyên bố thành lập một quốc gia mới là Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết.
Trước Thế chiến thứ hai
Ngay sau nội chiến kết thúc, nền kinh tế Liên Xô đứng trước nguy cơ phá sản: ở nông thôn, nạn đói hoành hành, cướp bóc thổ phỉ nổi lên khắp nơi, hàng đoàn dân chết đói chạy vào thành phố ăn xin; còn ở thành phố, công nghiệp đình đốn, thất nghiệp cực điểm, tiền không còn giá trị, nguyên liệu, tài chính cạn kiệt – và tình hình xã hội lúc đó cực kỳ căng thẳng. Đứng trước tình hình đó, Lenin cho tiến hành chính sách kinh tế mới, hay NEP (Новая экономическая политика – НЭП), để thay thế cho chính sách cộng sản thời chiến đã được áp dụng trong nội chiến. NEP là chính sách dùng cơ chế kinh tế thị trường để kích thích sản xuất, kêu gọi đầu tư tư bản dưới sự định hướng kiểm soát của nhà nước. Đối với nông nghiệp, thay vì trưng thu mọi nông sản của nông dân như trong thời chiến, NEP dùng cơ chế thuế để điều tiết, nông dân sau khi làm nghĩa vụ thuế có thể mua bán nông sản trên thị trường tự do. Tại thành phố chính sách mới khuyến khích đầu tư của tư bản trong nước và nước ngoài, nhà nước chỉ kiểm soát những ngành quan trọng sống còn với quốc gia. NEP của Lenin đã nhanh chóng cho kết quả rất tốt: nạn đói nhanh chóng bị đẩy lùi, công nghiệp, thương mại được phục hồi, tình hình nông thôn và thành thị được ổn định, xã hội có tích luỹ và đời sống người dân tốt lên nhanh chóng.Ngay sau khi Lenin mất (1924), trong ban lãnh đạo đất nước này đã diễn ra cuộc đấu tranh nội bộ quyết liệt để tranh giành quyền lực, chủ yếu là giữa hai nhóm của Iosif Vissarionovich Stalin và Lev Davidovich Trotsky. Dần dần phe Stalin thắng thế đưa Stalin vào vị trí độc tôn trong bộ máy lãnh đạo đảng và nhà nước với hình thức tập quyền cao nhất là sùng bái cá nhân Stalin. Để củng cố vị trí tuyệt đối, Stalin thâu tóm tất cả cơ cấu quyền lực vào tay cá nhân mình, dùng thanh trừng trong nội bộ đảng, nhà nước và ngoài xã hội để loại bỏ mọi đối thủ và mọi chính kiến bất đồng ngay từ trước khi bộc lộ. Bộ máy Bộ dân ủy nội vụ (NKVD – Народный коммисариат внутренних дел – НКВД) được dùng như công cụ trấn áp của cá nhân lãnh tụ Stalin để tiêu diệt các đối tượng cần phải thanh toán theo chỉ đạo của Stalin. Sự theo dõi, tố cáo được khuyến khích, đề cao như một phẩm chất trung thành với đảng và lãnh tụ.
Về mặt kinh tế và xã hội, những năm 1920 – 1930 sau Lenin được đặc trưng bởi việc chấm dứt chính sách kinh tế mới và thiết lập nền kinh tế nhà nước tập trung cao độ theo kinh tế kế hoạch hóa toàn diện. Đất nước đặc trưng bởi sự bao trùm của bộ máy đảng trong mọi chức năng xã hội. Một quá trình to lớn có ảnh hưởng lâu dài của Liên Xô ở thời gian này là việc tiến hành thành công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa. Cho đến nay trong và ngoài nước Nga vẫn còn nhiều tranh luận về sự nghiệp công nghiệp hóa này của Liên Xô trong các thập kỷ 1920, 1930, kết quả thực tế là Liên Xô đã trở thành một nước công nghiệp đứng thứ 2 trên thế giới trong một thời gian rất ngắn, và điều này là nền tảng kinh tế cho chiến thắng của Liên Xô trong Thế chiến thứ hai. Mặt khác, công nghiệp hóa với tốc độ và quy mô rất lớn đã đòi hỏi các nỗ lực cực cao của xã hội và đã gây ra các căng thẳng, mất cân đối cũng như tạo nên nạn đói làm chết cả triệu người, nhất là tại Ukraina. Nạn đói tại Liên Xô những năm 1930 là lý do để ban lãnh đạo Xô viết tiến hành tập thể hóa nông nghiệp cưỡng bức ở nông thôn. Tập thể hóa nông nghiệp cưỡng bức đã vấp phải sự phản kháng dữ dội của lớp trung nông và phú nông (được gọi là Kulak). Để hỗ trợ cho tập thể hóa, Stalin đã cho tiến hành chiến dịch tiêu diệt tầng lớp Kulak rất quyết liệt: toàn bộ tài sản của Kulak bị tịch thu, gia đình họ bị lưu đầy đến những vùng xa xôi hẻo lánh... Sau công nghiệp hóa và tập thể hóa kinh tế Liên Xô chỉ còn hai thành phần kinh tế nhà nước và tập thể với đặc điểm tập trung hóa và kế hoạch hóa cao độ.
Đời sống tâm lý xã hội tại Liên Xô trong những năm 1920 – 1930 là kết hợp của hai yếu tố:
- Một mặt nỗi lo sợ bị tố cáo bao trùm xã hội: không một ai (trừ Stalin) dù ở cương vị hay tầng lớp nào mà có thể được loại trừ khỏi khả năng bị NKVD xử lý và nỗi sợ là chính sách chính thống để duy trì kỷ luật xã hội. Quy mô thanh trừng, đàn áp là rất lớn thậm chí người ta phải lập ra GULAG (Tổng cục quản lý các trại tập trung – Главное управление лагерей – ГУЛАГ) trực thuộc bộ dân ủy nội vụ NKVD. Chức năng của GULAG không chỉ là để trấn áp, tiêu diệt mà còn có tác dụng tích cực là cách giải quyết vấn đề nhân lực để khai phá những vùng đất hoang dã và thiếu thốn của đất nước.
- Mặt khác những nhân tố giải phóng tích cực của cuộc sống mới xã hội chủ nghĩa (thanh toán mù chữ và giáo dục miễn phí cho trẻ em, thực hiện bình đẳng nam nữ, chia ruộng đất cho nông dân, quốc hữu hóa tài nguyên và các nhà máy...) đã tạo động lực lớn, gây nên những làn sóng phấn khởi trong cuộc sống xã hội, những phong trào lớn được sự hưởng ứng của nhân dân, tâm lý chung của xã hội là chấp nhận hy sinh cho tương lai tươi sáng của đất nước và Chủ nghĩa xã hội, với niềm tin tuyệt đối vào lãnh tụ Stalin và Đảng Cộng sản Liên Xô.
Về y tế, nguyên tắc xã hội chủ nghĩa về chăm sóc sức khỏe đã được hình thành ngay trong năm 1918. Chăm sóc sức khỏe được kiểm soát bởi nhà nước và sẽ được cung cấp miễn phí cho mọi công dân, điều này đồng thời là một khái niệm mang tính cách mạng. Điều 42 của Hiến pháp năm 1977 quy định: tất cả công dân có quyền được bảo vệ sức khỏe và truy cập miễn phí đến bất kỳ cơ sở y tế nào ở Liên Xô. Sau cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, tuổi thọ cho tất cả các nhóm tuổi đã tăng lên. Việc được tiếp cận chăm sóc sức khoẻ và giáo dục miễn phí đã giúp dập tắt các dịch bệnh như sốt rét, dịch tả... và tuổi thọ trung bình của công dân Liên Xô đã tăng lên hàng thập kỷ. Phụ nữ Liên Xô lần đầu tiên được sinh đẻ trong những bệnh viện an toàn, với khả năng tiếp cận chăm sóc trước khi sinh. Chăm sóc y tế rộng rãi và miễn phí được nhìn nhận là sự ưu việt của hệ thống xã hội chủ nghĩa so với hệ thống tư bản chủ nghĩa. Những tiến bộ tiếp tục được thực hiện và vào năm 1960, tuổi thọ trung bình ở Liên Xô đã vượt qua cả Hoa Kỳ[3].
Tới trước Thế chiến thứ hai, từ một nước có nền sản xuất lạc hậu với tổng sản lượng công nghiệp chỉ đứng thứ 6 thế giới của Đế quốc Nga (năm 1917), Liên Xô đã vươn lên trở thành cường quốc công nghiệp thứ 2 thế giới và đứng đầu châu Âu, vượt qua Anh-Pháp-Đức và chỉ đứng sau Mỹ. Sản lượng công nghiệp năm 1937 tăng gấp 4,5 lần so với năm 1927 (so với năm 1917 thì tăng gần gấp 20 lần) và chiếm 77,4% tổng sản phẩm kinh tế quốc dân. Sản lượng nông nghiệp tăng 3 lần so với 1927, thu nhập bình quân đầu người tăng 3 lần so với 1927. Nạn mù chữ vốn chiếm gần 90% dân số Nga năm 1917, sau 20 năm đã cơ bản được thanh toán. Sản xuất quốc phòng tăng 2,8 lần chỉ sau 5 năm, vũ khí trang bị và trình độ cơ giới hóa cho quân đội Liên Xô đã đạt tương đương với các cường quốc khác[4]
Thế chiến thứ hai
Năm 1939, nguy cơ chiến tranh thế giới đã hiển hiện rất rõ ràng tại châu Âu. Liên Xô trước đó vài năm đã theo đuổi chính sách an ninh tập thể, Liên Xô kêu gọi một sự hợp tác với các nước Anh, Pháp để cùng kiềm chế nước Đức phát xít của Adolf Hitler đang quân phiệt hóa rất mạnh, nhưng không được đáp lại.Năm 1939, sau khi Anh-Pháp làm ngơ cho việc Đức chiếm toàn bộ Tiệp Khắc, ban lãnh đạo của Liên bang Xô viết thay đổi đột ngột chính sách đối ngoại của mình: quay sang thỏa thuận với Hitler. Liên Xô và Đức đã ký hiệp định không xâm phạm lẫn nhau (Hiệp ước Molotov-Ribbentrop) và đi xa hơn nữa hai bên ký biên bản thỏa thuận bí mật (секретный протокол) chia sẻ lãnh thổ các nước khác giữa Đức và Liên Xô theo đó Đức sẽ tấn công Ba Lan, còn và phần Tây Ukraina, Tây Belarusia vốn bị quân Ba Lan chiếm năm 1919 sẽ được quay trở về Liên Xô, Đức làm ngơ đối với đòi hỏi lãnh thổ của Liên Xô với 3 quốc gia vùng biển Baltic (Estonia, Latvia, Litva) (Xem: Chiến sĩ đồng thiếc), phần đất Karelia của Phần Lan và Bessarabia (Moldova ngày nay) của România. Đổi lại Liên Xô sẽ trung lập trong chiến tranh giữa Đức và khối Anh – Pháp.
Theo đúng tinh thần của biên bản bí mật, sau khi Đức tấn công Ba Lan gây chiến tranh thế giới (1 tháng 9 năm 1939), Quân đội Xô viết kéo vào Ba Lan, chiếm Tây Belarusia, Tây Ukraina, chiếm Bessarabia của România lập nên nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Moldavia (ngày nay là Moldova). Năm 1940, Liên Xô sáp nhập ba quốc gia vùng biển Baltic: Estonia, Latvia, Litva và lập nên ba nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa vùng Baltic (ban đầu không được Quốc tế công nhận) và gây chiến tranh chống Phần Lan chiếm dải đất Karelia lập nên nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết tự trị Karelia. Trong Chiến tranh Liên Xô-Phần Lan (1940) quân đội Xô viết đã bộc lộ những yếu kém, lạc hậu của mình và đó cũng là một nguyên nhân để Hitler tấn công Liên Xô năm 1941.
Ngày 22 tháng 6 năm 1941 nước Đức Quốc xã tấn công Liên bang Xô viết và bắt đầu "Chiến tranh vệ quốc vĩ đại" của Liên Xô (1941 – 1945). Liên Xô tham gia vào khối Liên minh chống phát xít gồm Anh, nước Pháp tự do và sau này là Mỹ, Úc, New Zealand, Canada, Trung Quốc... Quân đội Liên Xô trong giai đoạn đầu 1941 – 1942 đã thất bại to lớn, bị đánh tan và đẩy lùi với tổn thất hàng triệu sỹ quan, binh lính vì những nguyên nhân sau:
- Quân đội Xô viết dù đã nỗ lực hoàn thiện nhưng năm 1941 vẫn còn kém khá xa Wehrmacht (lực lượng quân đội Đức Quốc Xã) về mọi mặt: quân số, trang bị vũ khí (quân đội Đức được tái vũ trang từ trước, rất hiện đại, nhất là sau khi chiếm được nước Pháp với các nguồn công nghiệp chiến tranh khổng lồ của nước này), trình độ tác chiến, tinh thần chiến đấu và nhất là quân đội Đức đã đi trước các nước khác khá xa về tư duy quân sự trong nghệ thuật chiến tranh đã phát kiến ra các chiến thuật chiến tranh cơ động, thực sự là cuộc cách mạng trong nghệ thuật quân sự với sự sử dụng tập trung các mũi nhọn xe tăng thiết giáp, không quân và bộ binh cơ giới... Trong khi đó quân đội Xô viết cũng như các quân đội châu Âu khác vẫn còn nặng về tư duy chiến tranh trận địa của Thế chiến thứ nhất (thảm bại của liên quân Anh – Pháp năm 1940 tại chiến trường châu Âu cũng cho thấy rất rõ điều này).
- Nền kinh tế của Đức đã được chuẩn bị sẵn sàng cho chiến tranh và nước Đức có tiềm lực công nghiệp khổng lồ với nguồn nhân công lao động chất lượng cao của các nước châu Âu bị chiếm đóng cộng với lao động nô lệ của người Do Thái.
- Sai lầm về chính trị của Stalin: tin rằng chiến tranh với Đức sẽ nổ ra chậm hơn và do vậy ông không cho phép quân đội cũng như toàn quốc áp dụng các biện pháp quốc phòng hữu hiệu vì sợ bị hiểu là khiêu khích Đức.
- Là hậu quả của các cuộc thanh trừng trong tầng lớp sỹ quan của Hồng quân Liên Xô từ năm 1935 – 1938: hầu hết các tướng lĩnh hàng đầu, nổi tiếng, có kiến thức và kinh nghiệm quân sự đều đã bị cách chức hoặc tiêu diệt. Các tổn thất về cán bộ quân sự rất to lớn, đến tận hàng ngũ sĩ quan trung cấp và sơ cấp.
Chính phủ Liên Xô đã có những nỗ lực vô cùng to lớn di chuyển toàn bộ các nhà máy và nguồn lực kinh tế sang các vùng sâu sau dãy Ural và Siberia và thiết lập dây chuyền sản xuất tại chỗ mới thậm chí ngay trên đất trống ngoài trời. Chỉ sau một năm, sản xuất đã đạt mức trước chiến tranh và sau đó tiếp tục tăng lên với tốc độ rất cao, người Xô viết đã lao động tự giác quên mình vì chiến thắng với các nỗ lực rất phi thường. Phần lớn các dân tộc các nước Cộng hòa của Liên bang Xô viết đã đoàn kết hiệp lực tin tưởng vào sự lãnh đạo của đảng cộng sản Liên xô và lãnh tụ Stalin để đẩy lùi mối họa phát xít.
Quân đội Xô Viết tuy thất bại nặng nề bị tiêu diệt và bị bắt làm tù binh hàng triệu người nhưng đã chống trả rất kiên cường theo khẩu hiệu "tử thủ" (стоять насмерть) bất kể mức độ hy sinh và cuối năm 1941, họ đã chặn đứng được quân đội Đức quốc xã tại cửa ngõ thủ đô Moskva.
Trong các năm 1942 – 1943, các nỗ lực chiến tranh và kinh tế to lớn của Liên bang Xô viết cộng với sự giúp đỡ của đồng minh Anh – Mỹ trong Liên minh chống Phát xít đã tạo được bước ngoặt cơ bản của chiến tranh bằng các chiến thắng Stalingrad và Kursk. Đến cuối năm 1944, Liên Xô đã giải phóng được toàn bộ đất đai của mình và đánh đuổi quân Đức trên lãnh thổ các nước Đông Âu và Trung Âu và đưa chiến tranh vào chính nước Đức. Tháng 4 năm 1945, quân đội Xô viết công phá Berlin. Nước Đức Quốc xã sụp đổ và đầu hàng.
Ngay sau chiến thắng đối với nước Đức, Liên Xô tham chiến chống Nhật Bản và vào đầu tháng 8 năm 1945, đã dễ dàng đánh tan đạo quân Quan Đông của Nhật tại Mãn Châu. Ngày 15 tháng 8 năm 1945, Nhật Bản tuyên bố đầu hàng Đồng Minh vô điều kiện và Chiến tranh thế giới thứ hai chấm dứt.
Khi quân Đức tấn công, đã có những dân tộc bất mãn với chính quyền Xô Viết như người Chechen và người Thổ tại Kavkaz, người Tartar ở Krym, người Kozak tại Ukraina và các dân tộc chống Xô Viết khác đã cộng tác với Đức quốc xã và được tham gia các lực lượng như Waffen-SS Đức, lực lượng Don Cossack (Kozak sông Đông)...[5][6][7] Vì lý do này, nhiều dân tộc thiểu số do cộng tác với Đức Quốc xã đã bị trục xuất khỏi quê hương và bị tái định cư cưỡng bức. Trong giai đoạn từ 1941 đến 1948, chế độ Stalin trục xuất 3.266.340 người khỏi quê hương của họ đến các khu định cư đặc biệt bên trong Liên Xô, hai phần ba trong số đó là thành viên của các dân tộc bị trục xuất hoàn toàn dựa trên sắc tộc của họ, hơn một phần mười trong số đó qua đời trong thời gian bị giam cầm.[8] Theo số liệu của Bộ Nội vụ Liên Xô, vào tháng 1 năm 1953, số người "định cư đặc biệt" từ 17 tuổi trở lên là 1.810.140 người, trong đó có 56.589 người Nga.[9]. Theo Krivosheev, có khoảng 215.000 người Liên Xô đã tử trận khi phục vụ trong hàng ngũ quân đội Đức Quốc xã (quân Đức gọi những người Liên Xô phục vụ cho họ là Hiwi)[10]
Thế chiến thứ hai đã làm hơn 20 triệu người Xô viết thiệt mạng, 1.710 thành phố, thị trấn và hơn 70.000 làng mạc bị phá huỷ, 32.000 cơ sở công nghiệp, 98.000 nông trang tập thể, nhiều công trình văn hóa của Liên bang Xô viết bị phá huỷ, hơn 25 triệu người mất nhà cửa. Tổng cộng, Liên Xô mất gần 30% tài sản quốc gia và gần 1/8 dân số. Các trận đánh như Trận Moscow, Trận Stalingrad, Trận Kursk, Chiến dịch Bagration là những chiến dịch có quy mô, sức tàn phá và số thương vong ghê gớm nhất trong Thế chiến thứ hai. Dù vậy, mỗi người dân Liên Xô đã có những nỗ lực lao động phi thường để bù đắp tổn thất và góp phần làm nên chiến thắng chung cuộc. Chỉ trong 1 năm rưỡi (từ tháng 6/1941 đến hết 1942), Liên Xô đã sơ tán hơn 2.000 xí nghiệp và 25 triệu dân và sâu trong hậu phương. Các nhà máy tăng nhanh tốc độ sản xuất, năm 1942, sản lượng vũ khí đã tăng gấp 5 lần so với 1940 và tới năm 1943 đã bắt kịp Đức, tới năm 1944 đã cao gấp đôi Đức.
Giai đoạn 1941-1945, trung bình mỗi năm Liên Xô sản xuất được 27.000 máy bay chiến đấu, 23.774 xe tăng và pháo tự hành, 24.442 khẩu pháo (từ 76mm trở lên); con số này ở phía Đức là 19.700 máy bay chiến đấu, 13.400 xe tăng và pháo tự hành, 11.200 khẩu pháo. Nhờ sản lượng vũ khí khổng lồ, sau chiến tranh, Liên Xô đã có trong tay một lực lượng lục quân mạnh nhất thế giới với 13 triệu người, trang bị 60.000 xe tăng và pháo tự hành và hơn 100.000 khẩu pháo các loại.
Trên vùng đất mới chiếm đóng trong quá trình chiến tranh xuất hiện các nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa mới thuộc Liên Xô: Moldavia, Estonia, Latvia, Litva, Karelia.
Mặc dù có những khó khăn to lớn do hậu quả của chiến tranh, Liên Xô bước ra khỏi chiến tranh với tư thế người chiến thắng góp phần quan trọng nhất vào việc đánh thắng chủ nghĩa phát xít với uy tín quốc tế cực kỳ cao và niềm phấn khởi tự hào lớn lao của nhân dân đối với cường quốc xã hội chủ nghĩa của mình tạo tiền đề để Liên Xô mạnh lên thành siêu cường thế giới sau thế chiến.
Sau chiến tranh
Liên Xô phục hồi (1945 – 1955), Chiến tranh Lạnh
Sau khi Thế chiến thứ hai chấm dứt, ngay lập tức các mâu thuẫn tư tưởng, chính trị giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản đã phân các đồng minh cũ ra hai chiến tuyến của Chiến tranh Lạnh: Hoa Kỳ đứng đầu phe tư bản chủ nghĩa đấu tranh để hạn chế và triệt tiêu sự phát triển của chủ nghĩa cộng sản, còn Liên bang Xô viết lãnh đạo phe xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu xây dựng chủ nghĩa cộng sản và truyền bá chủ nghĩa này ra khắp thế giới.Tại châu Âu sau chiến tranh, các nước Đông Âu (Ba Lan, Hungary, Cộng hòa Dân chủ Đức, Bulgaria, Tiệp Khắc, România, Albania, Nam Tư) mặc nhiên được Hoa Kỳ và phương Tây coi là khu vực ảnh hưởng của Liên Xô. Tại đây Liên Xô giúp đỡ tài chính và quân sự cho các nước này phục hồi nền kinh tế, thành lập các nhà nước xã hội chủ nghĩa dưới sự kiểm soát của mình. Phần lớn các nước này vào năm 1955 đã tham gia Khối Warszawa với Liên bang Xô viết làm trụ cột để đối đầu với khối quân sự Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) của phương Tây do Hoa Kỳ lãnh đạo. Sau này các quốc gia này tham gia Hội đồng tương trợ kinh tế COMECON. Liên Xô thông qua lực lượng quân sự hùng hậu của mình đóng trên lãnh thổ đông Âu và bằng sức ép kinh tế trong COMECON khống chế đường hướng chính trị của các đồng minh đông Âu và sau này không ít lần can thiệp trực tiếp để ngăn chặn các nước này thoát ra khỏi tầm kiểm soát của mình như tại Hungary (1956), Tiệp Khắc (1968) và Ba Lan (1982).
Ở châu Á sau chiến tranh, Liên Xô giúp những người Cộng sản thành lập nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên của Kim Nhật Thành tại vùng do Liên Xô chiếm đóng trên bán đảo Triều Tiên. Đặc biệt ngay sau chiến tranh không lâu (1949), với sự giúp đỡ to lớn về quân sự của Liên Xô, Đảng Cộng sản Trung Quốc của Mao Trạch Đông đã chiến thắng trong Nội chiến Trung Quốc và thiết lập nhà nước xã hội chủ nghĩa tại quốc gia đông dân nhất thế giới, làm cho thế và lực của phong trào cộng sản trên toàn thế giới tăng lên rất mạnh. Cùng với Chiến tranh Triều Tiên do Bắc Triều Tiên khởi xướng với sự ủng hộ tích cực của Liên Xô và Trung Quốc tình hình thế giới trở nên rất căng thẳng: hai phe đã đụng độ quân sự trực tiếp, nguy cơ sử dụng vũ khí hạt nhân là rất nghiêm trọng.
Thời kỳ 1945 – 1955 là thời kỳ niềm phấn khởi tự hào của dân chúng Liên Xô dâng cao, nền kinh tế hồi phục và phát triển khá nhanh làm cơ sở để chạy đua vũ trang. Liên Xô lúc này (và cả sau này) chủ yếu phát triển kinh tế theo chiều rộng: gia tăng sản xuất bằng việc xây dựng thêm các công trường, nhà máy mới, khai phá thêm các nguồn tài nguyên thiên nhiên, huy động thêm nguồn nhân lực... nhưng chưa đi được vào phát triển theo chiều sâu (bằng cách tăng năng suất lao động và hiệu quả kinh tế). Cả đất nước như một công trường lớn với các dự án rất ấn tượng như chinh phục Angara, chinh phục Bắc Băng Dương, chinh phục Taiga và miền Siberia... Năm 1949 Liên Xô thử nghiệm thành công bom nguyên tử và năm 1954 là quốc gia đầu tiên có nhà máy điện nguyên tử đặt dấu chấm hết của sự độc quyền về vũ khí hạt nhân của Hoa Kỳ. Sự việc này ngoài những ý nghĩa quân sự, chiến lược, kinh tế còn có ý nghĩa tinh thần tượng trưng rất lớn: nó đánh dấu Liên Xô đang trở thành siêu cường thế giới với mục tiêu vươn lên đuổi kịp và vượt Hoa Kỳ.
Sau chiến tranh, lãnh thổ Liên Xô được mở rộng từ các quốc gia thất trận: Nam Sakhalin (Южный Сахалин) và quần đảo Kuril (Курильские острова) từ Nhật Bản, vùng Petsamo (Петсамо – Печенга) từ Phần Lan, Klaipeda (Kлайпеда), Koenisberg (Кёнигсберг, tên Nga là Kaliningrad – Калининград) từ Đông Phổ của Đức, Ukraina Ngoại Karpat (Закарпатская Украина) từ România. Tại những vùng đất mới chính quyền Xô viết tiến hành trấn áp rất mạnh các cuộc bạo loạn vũ trang tại Tây Ukraina, Tây Belarus, các nước cộng hòa Baltic và trấn áp các thành phần bất mãn đặc biệt là như các quan chức chính quyền, quân đội, cảnh sát cũ, các lực lượng tư sản, địa chủ và dân tộc chủ nghĩa, thành phần trí thức thành thị của chính quyền cũ.
Sau Thế chiến thứ hai, tuy không còn quy mô và ở mức độ cực đoan như hồi Đại thanh trừng (những năm 1930) nhưng theo dõi, tố cáo, thanh trừng vẫn là một thành tố của chính sách nhất quán giữ yên kỷ cương xã hội Liên Xô bằng nỗi sợ hãi. Sau chiến tranh và đến trước khi chết (1953), Stalin còn kịp chỉ đạo NKVD tiến hành vài đợt thanh lọc lớn như vụ Leningrad (thanh trừng tỉnh uỷ Leningrad), vụ các bác sỹ giết người (thanh trừng các giáo sư bác sỹ nổi tiếng nhất của Liên Xô chủ yếu là người Do Thái, vụ này mang sắc thái bài Do Thái rất rõ), vụ chống chủ nghĩa thế giới (cosmopolitism)... Chỉ sau khi Stalin chết, lãnh tụ mới Khrushchov phát động chống sùng bái cá nhân Stalin và xử tử Beria (Лаврентий Павлович Берия) cùng vây cánh trong NKVD thì Liên Xô mới đoạn tuyệt hẳn với chính sách thanh trừng của chủ nghĩa Stalin.
Tan băng (1955 – 1965)
Thời kỳ sau Stalin, nhất là từ đại hội 20 Đảng Cộng sản Liên Xô (1956) đến năm 1965 khi Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Khrushchyov đã bị bãi chức được gọi là thời kỳ "tan băng". Trong thời kỳ này lãnh tụ mới Nikita Sergeyevich Khrushchyov phát động phong trào chống sùng bái cá nhân Stalin: công khai phát động lên án những sai lầm của Stalin, phục hồi danh dự cho các nạn nhân, giải tán các trại tập trung của GULAG và cho phép các dân tộc bị định cư cưỡng bức trở về quê hương xứ sở, truy cứu trách nhiệm hình sự các lãnh đạo NKVD và các cơ cấu quyền lực đã gây ra tình trạng khủng bố, khôi phục pháp chế nhà nước. Việc này có tiếng vang cực lớn và gây ra hệ quả hai mặt:- Một mặt phong trào này rất được lòng giới trí thức và những thành phần tự do tư tưởng và được họ gọi là thời kỳ "tan băng", nó gây nên một trào lưu tự do tư tưởng, văn hóa văn nghệ tự do và các xu hướng mới trong giới trí thức, văn hóa, khoa học. Hầu hết các tác phẩm văn hóa nổi tiếng, các trường phái mới gây tiếng vang của Liên Xô là kết quả của thời kỳ tan băng này. Các tầng lớp nhân dân cũng phấn khởi cảm thấy tự do được giải phóng khỏi những nỗi sợ thường trực đối với NKVD.
- Mặt khác phong trào này cũng gây ra các hệ lụy tiêu cực cho Liên Xô. Nó động chạm đến Mao Trạch Đông và gây ra chia rẽ với Trung Quốc và là nguồn gốc của sự phân ly trong phong trào Cộng sản thế giới: từ nay phe xã hội chủ nghĩa phân thành hai phía coi nhau như "kẻ thù". Nó đồng thời động chạm đến một bộ phận lớn các cán bộ của thời Stalin và tạo cho nhà lãnh đạo mới những kẻ thù, những người này phản tuyên truyền ngấm ngầm sau này đã lật đổ được Khrushchyov.
Thời kỳ của Khrushchyov ngoài sự giải phóng tương đối về chính trị, tư tưởng còn có sự chuyển dịch lớn về kinh tế xã hội: Các nguồn lực thay vì trước đây chỉ dồn cho các mặt hàng công nghiệp nặng cho nhiệm vụ phát triển lực lượng sản xuất (công nghiệp nhóm A) nay nhà nước Liên Xô tập trung hơn đến các ngành công nghiệp nhẹ (nhóm B) và xây dựng, nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân Xô viết. Trong nông nghiệp đã cho phép kinh doanh vườn tược nhỏ của các hộ. Ở thời kỳ này người dân Liên Xô đã cho phép mình có được nhà ở căn hộ tiện nghi và các tiện nghi sinh hoạt cao cấp, phát triển tâm lý hưởng thụ: có xe ô tô riêng và nhà nghỉ ngoại ô (tuy chưa nhiều). Đời sống của dân chúng sung túc lên rất nhiều. Đây là thời kỳ Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên và đưa người đầu tiên vào vũ trụ, biểu tượng của sự vượt lên của Liên Xô đối với đối thủ tư bản chủ nghĩa Hoa Kỳ. Những thay đổi to lớn này đã tạo ra sự phấn chấn trong các tầng lớp người Xô viết.
Về cơ bản chính sách của thời kỳ này vẫn là cố gắng cải cách xã hội trong khuôn khổ một xã hội tập quyền do Đảng lãnh đạo. Tuy đã đạt được một số thành quả quan trọng nhưng cố gắng cải cách của Khrushchyov đã gây ra một số bất mãn và gặp phải các địch thủ trong nội bộ đảng và cuối cùng các lực lượng này đã thành công trong việc hạ bệ Khrushchyov.
Nhìn chung, đây là giai đoạn Liên Xô đạt mức phát triển cao nhất và có vị thế chưa từng có trong lịch sử, ngay cả khi so với nước Nga đầu thế kỷ 21. Năm 1972, nếu so với năm 1922 (năm Liên Xô thành lập), tổng sản lượng công nghiệp Liên Xô đã tăng 321 lần, thu nhập quốc dân tăng 112 lần. Năm 1975, chỉ cần 2 ngày rưỡi, Liên Xô đã sản xuất ra lượng sản phẩm bằng cả năm 1917 (năm cao nhất của Đế quốc Nga cũ), sản lượng công nghiệp chiếm 20% thế giới, chỉ đứng sau Mỹ. Liên Xô là nước dẫn đầu trên thế giới về trình độ học vấn tại thập niên 1970, với gần 3/4 công dân có trình độ đại học và trung học. Một số lĩnh vực như khoa học vũ trụ, điện hạt nhân, luyện kim, công nghệ vũ khí... Liên Xô đã có được vị trí dẫn đầu thế giới. Là nước Xã hội chủ nghĩa lớn và hùng mạnh nhất, Liên Xô trở thành đối trọng cân bằng với khối Tư bản chủ nghĩa do Mỹ đứng đầu và là nguồn viện trợ chính cho các phong trào giải phóng dân tộc tại các nước Á-Phi-Mỹ latinh. Các phong trào cách mạng tại châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh liên tiếp thành công, phần nhiều các phong trào này coi Liên Xô là đồng minh hữu hảo, khiến vị thế quốc tế của Liên Xô tăng lên rất cao, khiến Mỹ và phương Tây lo ngại rằng "làn sóng Đỏ" dường như sắp bao vây họ[11].
Trì trệ (1975 – 1985)
Năm 1964, Hội nghị bất thường của Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô đã bãi nhiệm Bí thư thứ nhất Khrushchov và đưa Leonid Ilyich Brezhnev (Леонид Ильич Брежнев) vào cương vị Bí thư thứ nhất (từ ngày 8 tháng 4 năm 1966 gọi là Tổng Bí thư). Thời gian từ năm 1965 đến 1985 chủ yếu dưới quyền Brezhnev thường được gọi đơn giản là thời kỳ "trì trệ" mặc dù thật ra "trì trệ" chỉ thực sự trầm trọng vào 10 năm cuối của Brezhnev (tức là từ năm 1975 trở về sau) và khái niệm này có tính tương đối.Thời kỳ này là thời kỳ mà những mâu thuẫn của xã hội Liên Xô đã chín muồi và phát tác gây những hệ quả xấu cho nền kinh tế và đời sống tâm lý, chính trị, xã hội của nhân dân. Trong kinh tế, nền sản xuất duy trì theo phương thức kế hoạch hóa và bao cấp không tạo được kích thích quyền lợi của người sản xuất nên kỷ luật lao động suy giảm, năng suất tăng kém. Việc trả lương theo mức chỉ tiêu kế hoạch và kế hoạch hóa theo sản lượng thậm chí kéo lùi việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật: sản phẩm chế tạo ra càng tốn nhiều nguyên liệu thì càng nhanh hoàn thành và vượt chỉ tiêu kế hoạch sản lượng và càng có lợi cho người sản xuất, nên hàng hóa của Liên xô nhanh chóng thụt lùi về chất lượng, mẫu mã và tính cạnh tranh so với các nước phương Tây và nền kinh tế không được khuyến khích chuyển sang phát triển theo chiều sâu. Kinh tế dựa nhiều vào khai thác ồ ạt các nguồn tài nguyên thiên nhiên dẫn đến tài nguyên cạn kiệt và ô nhiễm môi trường gia tăng. Kết quả là hàng hóa trong thị trường nội địa luôn thừa thãi nhưng toàn là các sản phẩm khó tiêu thụ và đồng thời luôn khan hiếm hàng hóa có giá trị, làm nảy nở đầu cơ, tích trữ và các loại kinh tế ngầm bất hợp pháp. Thời kỳ này Liên Xô tiếp tục lao vào lập kế hoạch và triển khai các dự án lớn rất tốn kém, được tuyên truyền rầm rộ mang tính phô trương nhưng sau này thực tế cho thấy hiệu quả kinh tế kém, nặng về ý nghĩa tuyên truyền hình thức... Cũng chính vì không có động lực kinh tế nên dù là đất đai rộng lớn, phì nhiêu mà sản xuất nông nghiệp sa sút không đáp ứng được nhu cầu xã hội, càng ngày vấn đề nông nghiệp càng trầm trọng, đến cuối thời Brezhnev thì đã thật sự nóng bỏng.
Tâm lý dân chúng chán nản trở nên thờ ơ đối với các chính sách của Đảng và chính phủ. Hơn nữa hệ thống cán bộ của Đảng và nhà nước – bộ máy theo chỉ định (Номенклатура) đang trở thành tầng lớp bất bình đẳng mới ít chịu sự giám sát của nhân dân mà như sau này Mikhail Sergeyevich Gorbachov đã từng gọi là các vị "cường hào mới" gây bất bình lớn trong xã hội tạo tham nhũng lạm dụng chức vị và làm suy thoái đạo đức xã hội.
Đây là thời kỳ Liên Xô chạy đua vũ trang và chạy đua vũ trụ với cường độ cao và coi ưu thế quân sự và vũ trụ so với Hoa Kỳ như một minh chứng cho tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội và đã có lúc Phương Tây cho rằng Liên Xô đã phá vỡ thế cân bằng chiến lược. Thời kỳ này đối đầu giữa hai phe khá căng thẳng nhưng cả hai bên đều có ý thức kiềm chế trong phạm vi an toàn. Trong thời gian này Liên Xô giúp đỡ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chống lại Quân đội Hoa Kỳ trong Chiến tranh Việt Nam.[12] Cuộc chạy đua vũ trang và vũ trụ càng làm trầm trọng thêm những điểm yếu của nền kinh tế Xô viết và sau này nhiều người Nga cho đó là nguyên nhân để Liên Xô sụp đổ.
Trong nội bộ Liên Xô các mâu thuẫn dân tộc càng ngày càng sâu sắc. Tuy được chính quyền giấu kín nhưng ở nhiều nước Cộng hòa (đặc biệt là ở ba nước cộng hòa Baltic – điểm đầu của sự phân rã Liên Xô sau này), dân địa phương không che giấu thái độ căm ghét người Nga và xuất hiện rất nhiều căng thẳng giữa các dân tộc giữa các nước Cộng hòa và trong nội bộ từng nước. Trong nội bộ các nước cộng sản Đông Âu tình cảm chống Liên Xô cũng được bộc lộ công khai. Năm 1968 Quân đội Xô viết đã phải can thiệp để ngăn cản Tiệp Khắc thoát khỏi tầm ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản và điều này càng làm gia tăng tinh thần bài Nga, bài Xô Viết trong dân chúng các nước Đông Âu, họ coi Liên Xô là lực lượng chiếm đóng kìm hãm sự phát triển của dân tộc mình. Việc Liên Xô đem quân chiếm đóng Afghanistan (1979) và sa lầy tại đây lại càng làm nước này mất uy tín quốc tế.
Chính quyền Xô Viết đã có cố gắng cải cách mà điển hình nhất là cố gắng cải cách kinh tế của thủ tướng Aleksei Nikolayevich Kosygin (Алексей Николаевич Косыгин) nhưng vì nhiều lý do của hệ thống mà đã không thu được kết quả. Các mâu thuẫn càng ngày càng tích tụ và đến giữa những năm 1980 thì xã hội Xô viết đã ở tình trạng cần có một cải cách cơ bản sâu rộng.
Cải tổ và tan rã
Năm 1985 Tổng bí thư mới được bầu, Mikhail Sergeyevich Gorbachov và những người cùng chí hướng như Aleksandr Nikolayevich Yakovlev bắt đầu tiến hành chính sách cải tổ (perestroika – Перестройка) và công khai hóa (glasnost – Гласность) để giải phóng các tiềm năng chưa được khai thác của xã hội. Cải tổ tìm cách nới lỏng sự kiểm soát tập trung của Đảng và nhà nước trong một số lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, tự do hóa ngôn luận, bầu cử cạnh tranh và tiến đến loại bỏ sự can thiệp của các cơ cấu đảng vào kinh tế và một số mặt của đời sống chính trị xã hội. Nhưng những nỗ lực cải cách đã không thu được kết quả như mong đợi. Khi sự tích cực của dân chúng dâng cao thì khủng hoảng xuất hiện và trở nên sâu sắc: các tổ chức và trào lưu dân tộc chủ nghĩa xuất hiện ngày càng nhiều và càng có xu hướng chống Xô viết đòi độc lập.Tốc độ và quy mô của các sự kiện làm những người chủ xướng cải cách không còn kiểm soát được tình hình và bị cuốn theo các sự kiện. Các thành quả kinh tế thì còn rất nhỏ bé mà khủng hoảng chính trị ngày càng trầm trọng: các lực lượng đòi ly khai dần dần nắm các vị trí lãnh đạo của các Nước Cộng hòa và ra các tuyên bố về chủ quyền của Nước Cộng hòa. Xung đột sắc tộc trở nên phức tạp có đổ máu thậm chí có nơi chính quyền các Nước Cộng hòa lãnh đạo cuộc xung đột với các Nước Cộng hòa lân cận. Mâu thuẫn dân tộc cực kỳ lớn trong lòng Liên Xô trước đây vẫn bị dấu kín nay đã bộc lộ và tiến triển không thể kiểm soát được. Một khi tình hình hỗn loạn thì các mối liên hệ kinh tế giữa các vùng miền và các nước cộng hòa cũng bị gián đoạn làm tình hình kinh tế trở nên nguy ngập, tình hình xã hội trở nên hỗn loạn. Các đảng viên cộng sản phân ly và mất hoàn toàn sự kiểm soát và kỷ luật của Đảng và trở thành các lực lượng quốc gia dân tộc chủ nghĩa. Ngay Xô viết Tối cao Nga, nước cộng hòa trụ cột của Liên Xô, cũng ra nghị quyết đặt luật pháp nước cộng hòa cao hơn hiến pháp Liên Xô, quyền lực của nhà nước Liên Xô dần trở thành hình thức.
Ngày 19 tháng 8 năm 1991 một số nhà lãnh đạo theo đường lối cứng rắn (Chủ tịch Quốc hội Lukyanov, Chủ nhiệm KGB Kryuchkov, Phó Tổng thống Yanaev, Thủ tướng Pavlov) với lý do khôi phục sự thống nhất của Liên bang Xô viết tiến hành đảo chính, lập Uỷ ban nhà nước về tình trạng khẩn cấp, tước bỏ quyền lực của Tổng thống Liên Xô Gorbachov và đưa quân đội vào thủ đô. Nhưng lực lượng đảo chính không đạt được sự ủng hộ của dân chúng và quân đội, đảo chính càng làm tăng thêm mâu thuẫn giữa các nước cộng hòa và các thế lực chính trị lãnh đạo các khu vực. Chỉ qua 2 ngày (21 tháng 8) Bộ trưởng Quốc phòng, Nguyên soái Yazov ra lệnh rút quân khỏi Moskva, đảo chính thất bại. Trong việc đánh bại đảo chính có vai trò nổi bật của Tổng thống Liên bang Nga Boris Yeltsin, người đã hiệu triệu dân chúng bảo vệ Nhà Trắng, trụ sở chính phủ Nga. Thực ra chính CIA đã thông báo trước cho Boris Yeltsin biết trước về những kế hoạch quan trọng của phe đối lập, giúp ông ta giành thắng lợi trong cuộc đối đầu với Uỷ ban nhà nước về tình trạng khẩn cấp do CIA đã đặt máy nghe trộm ngay dưới chân điện Kremli. Đích thân tổng thống Mỹ George Bush (cha) và thủ tướng Anh là John Major đã gọi điện báo trước về âm mưu đảo chính và thúc giục Yeltsin phải có hành động nhằm tranh thủ sự đồng tình và nắm chắc quân đội..[13]
Sau đảo chính, tình hình biến chuyển nhanh chóng. Ngày 8 tháng 12 tại Minsk, thủ đô của Belarus, các nhà lãnh đạo ba nước cộng hòa Nga, Belarus và Ukraina ra tuyên bố ký thỏa thuận thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG – Содружество Независимых Государств), chấm dứt sự tồn tại của Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết. Ngày 21 tháng 12 tại Alma Alta, thủ đô của Kazakhstan, tất cả các nước cộng hòa trừ ba nước vùng biển Baltic ký tuyên ngôn tôn trọng các tôn chỉ và mục đích của thỏa thuận thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập. Ngày 25 tháng 12 năm 1991, Liên Xô chính thức chấm dứt tồn tại.
Sự sụp đổ của Liên Xô sau này được tổng thống Nga Putin gọi là "thảm họa địa chính trị tồi tệ nhất thế kỷ 20. Đối với nước Nga, nó đã trở thành một bi kịch thực sự. Hàng triệu công dân và những người yêu nước của chúng ta bỗng nhiên thấy họ đang sống bên ngoài lãnh thổ Nga.".[14] Cựu Thủ tướng Nga Evgeny Primakov cho rằng: "Cái giá của sự sụp đổ Liên Xô là rất khủng khiếp, nền kinh tế Nga tổn thất còn nhiều hơn Thế chiến thứ hai. Sẽ là điên rồ nếu nói rằng đất nước này được hưởng lợi từ những năm 1990."[15]
Đa số người dân Liên Xô cũng không muốn đất nước Liên Xô tan rã. Cuối năm 2005, kết quả một cuộc điều tra dư luận của hai cơ quan độc lập nổi tiếng ở Nga cho thấy: 66% người Nga ngày nay cảm thấy nuối tiếc cho sự sụp đổ của Liên Xô; 76% số người cho rằng Liên Xô có rất nhiều điểm đáng để tự hào[16], 60% người Nga tin rằng: sự sụp đổ của Liên Xô gây nhiều tác hại nhiều hơn là lợi ích. Trong cơn đại hồng thủy đó, nhiều nước cộng hòa hậu Xô viết đã rơi vào bạo lực sắc tộc sau khi có được độc lập, khiến cả trăm ngàn người thiệt mạng.
Trên bình diện thế giới, sự sụp đổ của Liên Xô khiến phương Tây không còn một đối trọng đủ mạnh mẽ, thế giới ngày nay vẫn còn xa mới có thể gọi là an toàn.[17]
Hệ thống chính trị
Liên Xô là nước cộng sản đầu tiên, mô hình chính trị của nhà nước Liên Xô là mẫu hình chung cho các quốc gia xã hội chủ nghĩa khác. Đặc điểm bao trùm của thể chế chính trị của nhà nước Liên Xô là chế độ một đảng lãnh đạo.Khác với đa số các nhà nước hiện đại trên thế giới theo nguyên tắc tam quyền phân lập, hệ thống chính trị Xô viết theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Đảng Cộng sản lãnh đạo tối cao và toàn diện mọi mặt: chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa (điều 6 Hiến pháp Liên Xô). "Cơ quan quyền lực cao nhất" của Liên Xô là Xô viết Tối cao Liên Xô (Верховный Совет), có cả 3 quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp và trực tiếp đảm nhiệm chức năng lập pháp. Cơ quan thường trực của Xô viết Tối cao là Đoàn chủ tịch Xô Viết tối cao Liên Xô. Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Xô viết Tối cao là nguyên thủ quốc gia trên danh nghĩa, nhưng Tổng Bí thư Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản mới là nhân vật số một. (Từ năm 1988 "cơ quan quyền lực cao nhất" là Đại hội đại biểu nhân dân, cơ quan thường trực của nó là Xô viết Tối cao). Ở các cấp địa phương "cơ quan quyền lực cao nhất" là Xô viết địa phương do dân bầu.
Xô viết Tối cao bầu ra Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (Thủ tướng) và phê chuẩn thành phần Hội đồng Bộ trưởng (Chính phủ) là cơ quan chấp hành của nó, đảm nhiệm chức năng hành pháp ở trung ương. Tương tự, Xô viết địa phương bầu ra Uỷ ban hành chính (Испольнительный коммитет, viết tắt là Исполком - Ispolkom) để đảm nhiệm chức năng hành pháp ở địa phương.
Xô viết Tối cao cũng bầu Chánh án Tòa án Tối cao đứng đầu cơ quan tư pháp trung ương là Toà án Tối cao. Xô viết địa phương bầu chánh án toà án các cấp địa phương.
Hiến pháp Liên Xô cũng quy định về các quyền cơ bản của công dân như quyền tự do ngôn luận, quyền tự do hội họp, tự do tín ngưỡng... như các nhà nước hiện đại khác trên thế giới.
Nhưng về thực chất đặc điểm nổi bật của hệ thống chính trị của Liên Xô là sự bao trùm của Đảng Cộng sản lên hệ thống chính trị. Đảng Cộng sản Liên Xô (Коммунистическая партия Советского Союза - КПСС) là cơ quan lãnh đạo theo hiến pháp quy định, không do dân bầu. Để bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, Liên Xô áp dụng hệ thống nhân sự theo "Nomenclatura" nghĩa là hệ thống cơ cấu cán bộ theo sự chỉ định của Đảng: ở mỗi cấp chính quyền hành chính, Xô viết hoặc tư pháp thì luôn song hành với đảng ủy (Parkom - Партийный коммитет viết tắt là Парком). Các đảng viên lãnh đạo đảng ủy (hay Parkom) luôn nắm các vị trí chi phối của các Xô viết theo một tỷ lệ đảm bảo sự lãnh đạo: ứng cử viên vào các Xô viết đều phải được sự đề cử của các Parkom và các liên danh ứng cử của đảng viên và người ngoài đảng bao giờ cũng có một tỷ lệ áp đảo của đảng viên. Đối với cơ quan hành pháp cũng vậy các chức vụ lãnh đạo của các Ispolkom là từ các Parkom, thường thì các phó bí thư đảng ủy là chủ tịch các uỷ ban hành chính (Ispolkom). Các Xô viết và các Uỷ ban hành chính các cấp phải chấp hành các chỉ thị của cấp trên theo ngành dọc của mình và các chỉ thị, nghị quyết của Uỷ ban đảng đồng cấp của địa phương mình và thường các chỉ đạo này là nhất quán với nhau. Ở cấp các nước Cộng hòa và cấp Liên bang cũng vậy: Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Chủ tịch Xô viết tối cao, Chánh án Toà án tối cao thường là các Uỷ viên Bộ chính trị của Đảng, đôi khi Tổng bí thư kiêm luôn Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Xô viết tối cao (như Brezhnev) hoặc Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (như Khrushchov). Các Bộ trưởng thường là Uỷ viên Bộ chính trị hoặc Trung ương Đảng. Khi họp Chính phủ hoặc Đoàn Chủ tịch Xô viết tối cao thì thực tế là họp Bộ Chính trị mở rộng. Nhân sự các nhiệm kỳ của các cơ quan chính trị, nhà nước trùng với nhân sự của đại hội Đảng, khi một cá nhân thôi chức tại Parkom thì họ cũng thôi nhiệm vụ tại Xô viết hoặc Ispolkom... Tại Liên Xô chỉ đạo của Đảng là trực tiếp: Đảng ủy có thể đưa ra các chỉ đạo thẳng đến các Xô viết và các Uỷ ban hành chính chứ không cần thiết phải biến các nghị quyết đảng đó thành các nghị định của các ngành này nữa.
Hệ thống chính trị như vậy của nhà nước Liên Xô làm xã hội Xô viết mang đặc tính tập trung quyền lực rất lớn của Đảng. Có lúc nào đó đặc tính này có thể mang lại tác dụng tốt nhưng đồng thời nó là nguyên nhân rất dễ dẫn đến các hiện tượng lạm dụng quyền lực của các cấp đảng vì các cấp ủy đảng thực tế gần như không bị nhân dân kiểm soát vì Đảng vừa làm ra pháp luật và vừa thi hành pháp luật, mà hệ quả là hiện tượng vi phạm các quyền tự do của công dân được hiến pháp quy định, cũng như các tiêu cực khác ví dụ tình trạng không quy được trách nhiệm cá nhân... Trong giai đoạn cuối của Liên Xô hệ thống này đã mất tính uyển chuyển năng động gây ra thời kỳ được gọi là "thời kỳ trì trệ" của Brezhnev.
Để hạn chế các khiếm khuyết của hệ thống chính trị một đảng lãnh đạo tập quyền tập trung như vậy, năm 1985 Tổng bí thư Gorbachov đã tiến hành cải cách chính trị. Cuộc cải cách chính trị của Gorbachov nhằm giảm bớt sự lãnh đạo của Đảng đối với các cơ cấu nhà nước và xã hội đã gây ra khủng hoảng chính trị và gây ra sự tan rã của Liên Xô.
Hệ thống Kinh tế
Mô hình hệ thống kinh tế Liên Xô cơ bản là kinh tế nhà nước, là nền kinh tế phi cạnh tranh, không định hướng theo thị trường, chịu sự lãnh đạo của Đảng và tập trung hóa, kế hoạch hóa cao độ cả ở cấp vi mô và vĩ mô. Đây cũng là mô hình kinh tế chung của các Quốc gia xã hội chủ nghĩa.- Nền kinh tế nhà nước tập trung: Tuy trong nền kinh tế Xô viết còn có thành phần kinh tế tập thể trong nông nghiệp là các nông trang tập thể (Kolkhoz – Коллективное хозяйство, viết tắt là Колхоз), nhưng tỷ trọng áp đảo trong kinh tế là thành phần nhà nước với các nhà máy xí nghiệp trong công nghiệp và nông trường quốc doanh Sovkhoz (Советское хозяйство, viết tắt là Совхоз) trong nông nghiệp, đây là nền kinh tế nhà nước, tập trung điển hình nhất.
- Đảng lãnh đạo toàn bộ nền kinh tế: Các định hướng dài hạn của nền kinh tế đất nước và địa phương được thông qua tại Đại hội Đảng các cấp và các cấp ủy Đảng chỉ đạo trực tiếp việc thi hành chính sách kinh tế và giải quyết các khúc mắc trong quá trình kinh tế.
- Kế hoạch hóa cao độ: Đại hội Đảng xác định các nhiệm vụ ưu tiên của nền kinh tế và phác thảo ra các chỉ tiêu kinh tế quan trọng của một thời kỳ dài thường là 5 năm và định hướng dài 10 năm, đó là cơ sở để kế hoạch hóa. Sau đó Gosplan Liên Xô (Cơ quan kế hoạch nhà nước – Госплан) sẽ lập ra kế hoạch cho các kế hoạch năm năm, đôi khi có kế hoạch bảy năm với các chỉ số kinh tế cụ thể cho thời hạn 5 năm và từng năm cụ thể. Các kế hoạch của Gosplan sẽ được chuyển giao cho các Bộ kinh tế. Bộ sẽ lập kế hoạch chi tiết cho ngành mình và giao các chỉ tiêu kinh tế cho các doanh nghiệp dưới sự chủ quản của bộ. Các doanh nghiệp trên cơ sở kế hoạch được giao sẽ tính toán các nguồn lực và có thể đệ trình kế hoạch sản xuất lên các cơ quan chủ quản để đề nghị hiệu chỉnh. Một khi kế hoạch được thông qua đó sẽ là pháp lệnh nhà nước. Để đảm bảo tài chính cho các kế hoạch sản xuất các doanh nghiệp sẽ nhận được tiền theo kế hoạch từ Gosbank (Ngân hàng nhà nước – Госбанк) và nhận nhiên, nguyên vật liệu và các sản phẩm trung gian theo kế hoạch từ Gossnab (Cung ứng nhà nước – Госснабжение). Việc lập kế hoạch được thực hiện rất chi tiết: thậm chí Gosplan quy định đến cả giá bán buôn và bán lẻ của các loại sản phẩm, như vậy sẽ rất phức tạp, Gosplan của Liên Xô thực sự là một cơ quan ngang bộ với chức năng đặc biệt của chính phủ Liên Xô thường do một Uỷ viên Bộ chính trị - Phó chủ tịch hội đồng bộ trưởng phụ trách kinh tế chỉ đạo với đội ngũ đông đảo các chuyên gia kinh tế, các nhà quản lý kế hoạch, nhưng việc lập kế hoạch chi tiết như vậy không thể nào sát được với thực tế cuộc sống kinh tế của đất nước, không thể tính được các yếu tố thị trường. Vì những lý do trên nền kinh tế của Liên Xô là nền kinh tế phi cạnh tranh và không định hướng đến thị trường.
Kinh tế có kế hoạch và tách xa thị trường nên kinh tế Liên Xô tránh được lạm phát, tránh được các khủng hoảng và các rủi ro của thị trường như trong các nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, giá cả có khi được duy trì cố định trong vài chục năm. Nhưng nền kinh tế như vậy là sẽ rất nặng nề không linh hoạt: một doanh nghiệp không hoàn thành kế hoạch sẽ ảnh hưởng lây lan, do đó kế hoạch được coi như pháp lệnh nhà nước và có tính bắt buộc rất cao. Vì kế hoạch hóa mang nhiều tính mệnh lệnh quan liêu và không sát thị trường là một nguyên nhân chính làm hàng hóa Liên Xô có chất lượng và tính cạnh tranh ngày càng kém so với nước ngoài. Giá cả cố định trong một thời gian khá dài cộng với thu nhập tăng đều theo kế hoạch điều này là có lợi cho tầng lớp dân cư lớp dưới kém năng động thích được sống bao cấp, sức mua của người dân tăng cao, nhưng ngược lại sức mua tăng mà hàng hóa kém chất lượng không theo kịp yêu cầu của xã hội nên gây nên nạn khan hiếm hàng hóa có giá trị tạo "văn hóa xếp hàng" ở mọi nơi, gây bất bình trong dân chúng nhất là dân thành thị.
Lợi ích doanh nghiệp và người lao động phụ thuộc vào việc hoàn thành và vượt chỉ tiêu kế hoạch được giao mà không có đối tượng cạnh tranh (ở Liên Xô cạnh tranh chỉ dưới hình thức thi đua Xã hội chủ nghĩa). Từ những năm 1960 khi thị hiếu của người dân nâng cao, việc vượt và vượt hơn nữa chỉ tiêu tạo nên một số lượng hàng hóa dư thừa cực kỳ lớn trong xã hội, nhưng những hàng hóa khác thì lại khan hiếm. Kết quả là một số loại hàng hóa thì thừa nhiều, một số khác thì lại thiếu gây mất cân đối trong nền kinh tế.
Việc không có cạnh tranh và sản xuất theo kế hoạch làm cho người lao động mất động lực quyền lợi kinh tế dẫn đến sự sa sút kỷ luật và lòng hăng hái, yêu lao động và nảy sinh bàng quan, vô trách nhiệm: Vào những năm Stalin và trong chiến tranh, người lao động làm việc dưới ảnh hưởng của tinh thần yêu nước và kỷ luật sắt nên sự sa sút chưa được thể hiện rõ, nhưng về sau vì kém động lực kinh tế nên chiều hướng này là phổ biến trong tâm lý người lao động. Đồng thời cách trả lương lao động mang tính bình quân chủ nghĩa không khuyến khích tính năng động và làm bất mãn những người muốn làm giàu. Để khuyến khích người lao động, từ những năm cuối thập kỷ 1970 Liên Xô cho áp dụng khoán sản phẩm trong các xí nghiệp công nghiệp ở phạm vi tổ đội lao động (Бригадный подряд) nhưng kết quả chỉ thành công hạn chế và không gây được động lực lớn.
Tất cả những điểm yếu của nền kinh tế Xô viết dội trực tiếp vào nông nghiệp Xô viết làm nền nông nghiệp Liên Xô ngày càng yếu kém, nông nghiệp và nông thôn không được tái đầu tư, khoảng cách thành thị – nông thôn ngày càng lớn, thanh niên nông thôn dồn hết vào thành phố, nông thôn suy thoái, sản xuất nông nghiệp sa sút nghiêm trọng. Đất nước rộng nhất thế giới, đất đai phì nhiêu mà không đảm bảo nhu cầu nông sản cho xã hội. Đến giữa những năm 1980 nông nghiệp và nông thôn đã là một vấn đề rất trầm trọng của xã hội Xô viết. Đảng và chính phủ Liên Xô đã có những cố gắng đầu tư cho nông nghiệp trong những năm 1970 – 1980 bằng các dự án thành lập các tổ hợp Nông – công nghiệp nhưng vì chưa đánh giá hết những nguyên nhân gốc rễ và cách tiếp cận cũng mang tính quan liêu mệnh lệnh nên chương trình nhiều tham vọng này cũng không thành công.
Đến giữa những năm 1980 nền kinh tế Xô viết đã bộc lộ những điểm yếu rất to lớn đang làm Liên Xô lạc hậu hơn nữa với các địch thủ tư bản chủ nghĩa, trong nền kinh tế tích tụ rất nhiều mâu thuẫn ảnh hưởng lớn lên xã hội và đó là nguyên nhân để Tổng bí thư Gorbachov tiến hành cải cách cải tổ (perestroika), tuy nhiên cải cách chỉ tập trung vào cơ cấu chính trị trong khi không quan tâm đến cải cách mô hình kinh tế nên đã thất bại và Liên Xô sụp đổ.
Phân chia lãnh thổ của Liên Bang Xô Viết
Giai đoạn 1954-1991 Liên Xô bao gồm 15 nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết:- Armenia
- Azerbaidjan
- Belorussia
- Estonia
- Gruzia
- Kazakhstan
- Kirghizia
- Latvia
- Litva
- Moldavia
- Nga
- Tadjikistan
- Turkmenia
- Ukraina
- Uzbekistan
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga (RSFSR) được phân chia thành 16 nước cộng hòa tự trị (avtonomnaya respublika-автономная республика), 6 khu (krai-край) và 49 tỉnh (oblast-область). Dưới cấp khu có thể có tỉnh tự trị, dưới cấp tỉnh và khu còn có thể có các vùng dân tộc (thiểu số) (nationalny okrug-национальный округ), đến năm 1977 được đổi tên thành vùng tự trị (avtonomny okrug-автономный округ). Có tất cả 5 tỉnh tự trị, 10 vùng tự trị.
Trong một số nước cộng hòa (Nga, Gruzia, Azerbaidjan, Uzbekistan, Tadjikistan) còn có các nước cộng hòa tự trị và tỉnh tự trị.
Tất cả các đơn vị hành chính-lãnh thổ nói trên được phân chia thành các huyện (rayon-район) và thành phố trực thuộc tỉnh, vùng và nước cộng hòa.
Danh nhân thời Xô viết
Những nhà lãnh đạo quan trọng
- Vladimir Ilyich Lenin (Ulyanov) (Владимир Ильич Ленин, Ульянов) – Lãnh tụ đầu tiên, người sáng lập nhà nước Liên bang Xô viết.
- Iosif Vissarionovich Stalin (Dzhugashvili) (Иосиф Виссарионович Сталин, Джугашвили) – Lãnh tụ Liên Xô (Tổng bí thư Đảng Cộng sản) sau Lenin.
- Nikita Sergeyevich Khrushchyov (Никита Сергеевич Хрущёв) – Bí thư thứ nhất Đảng cộng sản sau Stalin.
- Leonid Ilyich Brezhnev (Леонид Ильич Брежнев) – Tổng bí thư đảng Cộng sản sau Khrushchyov.
- Yuri Vladimirovich Andropov (Ю́рий Влади́мирович Андро́пов) – Tổng bí thư đảng Cộng sản sau Brezhnev
- Konstantin Ustinovich Chernenko (Константи́н Усти́нович Черне́нко) – Tổng bí thư đảng Cộng sản sau Andropov
- Mikhail Sergeyevich Gorbachyov (Михаил Сергеевич Горбачёв) – Tổng bí thư cuối cùng, người khởi xướng cải tổ, Tổng thống Liên Xô vào thời điểm Liên Xô tan rã.
Một số chính khách khác
- Lev Davidovich Trotsky (Лев Давыдович Троцкий) – Nhà lãnh đạo cách mạng nổi tiếng, người sáng lập Hồng quân công nông, người lãnh đạo thắng lợi của Hồng quân Bolshevik trong nội chiến (1918 – 1922).
- Feliks Edmundovich Dzerzhinsky (Феликс Эдмундович Дзержинский) – Lãnh đạo cơ quan Ủy ban đặc biệt trấn áp phản cách mạng thời cách mạng và nội chiến.
- Maksim Maksimovich Litvinov (Максим Максимович Литвинов) – Nhà ngoại giao nổi tiếng, tác giả chính sách đối ngoại "An ninh tập thể".
- Vyacheslav Mikhailovich Molotov (Вячеслав Михайлович Молотов) – Chủ tịch hội đồng bộ trưởng kiêm Bộ trưởng ngoại giao thời Stalin, người ký hiệp ước Ribbentrop – Molotov.
- Lavrenty Pavlovich Beria (Лаврентий Павлович Берия) – Lãnh đạo Bộ dân ủy nội vụ NKVD và phụ trách an ninh, công an, mật vụ, trong thời Stalin.
- Andrey Andreyevich Gromyko (Андрей Андреевич Громыко) – Bộ trưởng ngoại giao Liên Xô những năm 1960 – 1980.
- Dmitri Fyodorovich Ustinov (Дмитрий Фёдорович Устинов) – Nguyên soái, Bộ trưởng Quốc phòng, nổi tiếng là nhà tổ chức các tổ hợp công nghiệp quốc phòng Xô viết.
Nhà quân sự
- Georgi Konstantinovich Zhukov (Георгий Константинович Жуков) – Nguyên soái, chỉ huy công phá Berlin, tiếp nhận sự đầu hàng của Đức Quốc xã trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
Các nhà khoa học và kỹ thuật
- Andrei Dmitriyevich Sakharov (Андрей Дмитриевич Сахаров) – Viện sỹ Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô, đóng góp quan trọng chế tạo bom khinh khí của Liên Xô, người đối lập đấu tranh vì nhân quyền tại Liên Xô.
- Igor Vasilyevich Kurchatov (Игорь Васильевич Курчатов) – Viện sỹ Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô, cha đẻ bom nguyên tử của Liên Xô.
- Sergei Pavlovich Korolyov (Сергей Павлович Королёв) – Viện sỹ viện Hàn lâm khoa học Liên Xô, Tổng công trình sư tên lửa vũ trụ Liên Xô thời vệ tinh nhân tạo đầu tiên, thời Gagarin bay vào vũ trụ.
- Pyotr Leonidovich Kapitsa (Пётр Леонидович Капица) – Viện sỹ Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô, giải thưởng Nobel, chủ tịch viện các vấn đề Vật lý của Liên Xô.
- Mikhail Timofeevich Kalashnikov (Михаил Тимофеевич Калашников) – Tổng công trình sư hệ vũ khí bộ binh dòng súng AK.
- Yuri Alekseyevich Gagarin (Юрий Алексеевич Гагарин) – Nhà du hành vũ trụ đầu tiên của nhân loại.
Văn nghệ sĩ
- Boris Leonidovich Pasternak (Борис Леонидович Пастернак) – Nhà văn nổi tiếng tác giả tiểu thuyết "Bác sỹ Zhivago", giải thưởng Nobel.
- Mikhail Aleksandrovich Sholokhov (Михаил Александрович Шолохов) – Nhà văn nổi tiếng tác giả "Sông Đông êm đềm" giải thưởng Nobel.
- Aleksandr Isayevich Solzhenitsyn (Александр Исаевич Солженицын) – Nhà văn nổi tiếng lên án chế độ khủng bố Stalin, tác giả "GULAG quần đảo địa ngục", giải thưởng Nobel.
- Galina Sergeyevna Ulanova (Галина Сергеевна Уланова) – Nữ nghệ sỹ ballet nổi tiếng.
- Maxim Gorky (1868-1936), nhà văn Xô Viết. Các tác phẩm nổi tiếng: người mẹ, thời thơ ấu, trường đại học của tôi...
- Aleksey Nikolayevich Tolstoy (1883-1945), nhà văn Xô Viết. Các tác phẩm nổi tiếng: Con đường đau khổ, thời thơ ấu của Nhi-ki-ta, chiếc chìa khoá vàng,...
Vận động viên
- Sergey Nazarovich Bubka (Сергей Назарович Бубка) – vô địch Olympic và nhiều lần phá kỷ lục thế giới môn nhảy sào.
- Larisa Semyonovna Latynina (Лариса Семёновна Латынина) – Nữ vận động viên thể dục dụng cụ nổi tiếng.
- Vladislav Aleksandrovich Tretyak (Владислав Александрович Третьяк) – Thủ môn nổi tiếng khúc côn cầu trên băng của đội tuyển Liên Xô những năm 1970 – 1980.
- Lev Ivanovich Yashin (Лев Иванович Яшин) – Thủ môn bóng đá huyền thoại của đội tuyển Liên Xô những năm 1950 – 1960.
Âm thanh
|
|
Trục trặc khi nghe tập tin âm thanh này? Xem hướng dẫn. |
Chú thích
- ^ Encyclopedia Britannica: Union of Soviet Socialist Republics
- ^ Law, David A. (1975). Russian Civilization. Ardent Media. tr. 300–1. ISBN 0-8422-0529-2.
- ^ Dinkel, R.H. (1990). The Seeming Paradox of Increasing Mortality in a Highly Industrialized Nation: the Example of the Soviet Union. tr. 155–77.
- ^ Lịch sử thế giới hiện đại. Nguyễn Anh Thái chủ biên. NXB Giáo dục 2001. Trang 63-65
- ^ Rolf Michaelis: Die Waffen-SS. Mythos und Wirklichkeit. Michaelis-Verlag, Berlin 2001, p. 36
- ^ "The Soviet War against ‘Fifth Columnists’: The Case of Chechnya, 1942–4" by Jeffrey Burds, p.16, 26
- ^ Aurélie Campana, Sürgün: "The Crimean Tatars’ deportation and exile", 16 June 2008. Retrieved 19 April 2012, ISSN 1961-9898
- ^ http://library.ndsu.edu/grhc/research/scholarly/book_reviews/pohl_review.html
- ^ Nikolai Bougai. The Deportation of Peoples in the Soviet Union. Nova Publishers 1996 ISBN 1560723718 Page 20
- ^ G. I. Krivosheev. Soviet Casualties and Combat Losses. Greenhill 1997 ISBN 1-85367-280-7 Pages 276-278
- ^ Lịch sử thế giới hiện đại. Nguyễn Anh Thái chủ biên. NXB Giáo dục 2001. Trang 258-259
- ^ “3000 quân Liên Xô trong cuộc chiến VN”. BBC tiếng Việt. Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2012.
- ^ 1
- ^ http://www.quangngai.gov.vn/quangngai/tiengviet/sbn_301/2011/68769/
- ^ http://rt.com/news/ussr-collapse-economic-reunion-649/
- ^ Loạt bài Bài học từ sự sụp đổ của Đảng CS Liên Xô - Báo Nhân dân, kỳ 7
- ^ http://rt.com/news/ussr-collapse-world-secure-645/
Xem thêm
- Nga
- SNG
- Đảng Cộng sản Liên Xô
- Danh sách lãnh tụ Liên Xô
- Quốc ca Liên Xô
- Quốc tế Cộng sản
- KGB (КГБ, tức Комитет Государственной Безопасности, Uỷ ban An ninh Nhà nước)
- Hệ thống xã hội chủ nghĩa
- Khối Warszawa
- Sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu
- Liên Xô tan rã
Đọc thêm
- Bôrít Enxin (Boris Yeltsin), Những ghi chép của tổng thống, Hà Nội: Nxb Chính trị quốc gia, 1995
- V.A.Métvêđép (Medvedev), Ê kíp Goócbachốp – Nhìn từ bên trong.
- V.G.Aphanasiev, Quyền lực thứ tư và bốn đời tổng bí thư Hà Nội: Nhà xuất bản chính trị quốc gia, 1995.
- E.K.Ligachov, Inside Gorbachev's Kremlin The memoirs of Yegor Ligachev – Bên trong điện Cremli của Gorbachov, Hồi ký của Egor Ligachov, Pantheon Books, New York 1993.
Liên kết ngoài
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và phương tiện truyền tải về Liên Xô |
- Câu Chuyện Xô Viết Youtube
- Suy nghĩ về cuộc Cách mạng tháng Mười Nga
- Hiến pháp Liên Xô 1924
- Hiến pháp Liên Xô 1936
- Hiến pháp Liên Xô 1977
- Liên Xô
- Nhật ký của nhân chứng một giai đoạn lịch sử
|
Thể loại:
Jean-Paul Charles Aymard Sartre (Phát âm tiếng Pháp: [saʁtʁ]; 21 tháng 6 năm 1905 – 15 tháng 4 năm 1980) là nhà triết học hiện sinh, nhà soạn kịch, nhà biên kịch, tiểu thuyết gia và là nhà hoạt động chính trị người Pháp. Ông là một trong những nhân vật nòng cốt trong hệ thống triết học của chủ nghĩa hiện sinh, và một trong những nhân vật có ảnh hưởng lớn trong nền triết học Pháp thế kỷ 20 và chủ nghĩa Marx. Tác phẩm của ông cũng đã ảnh hưởng đến xã hội học, lý thuyết phê bình, lý thuyết hậu thuộc địa, phê bình văn học, và vẫn còn tiếp tục ảnh hưởng đến các ngành này. Sartre cũng có mối quan hệ với nhà lý thuyết nữ quyền nổi tiếng là Simone de Beauvoir.
Satre được trao giải Nobel Văn học vào năm 1964 nhưng ông từ chối, ông nói rằng ông luôn từ chối những danh hiệu chính thức và "một nhà văn không nên cho phép mình trở thành người của một tổ chức".[1]
Vào những năm 1920, khi còn là một thiếu niên, Satre đã bị triết học thu hút khi ông đọc bài khảo luận Các dữ liệu trực cảm của ý thức (Essai sur les données immédiates de la conscience) của Henri Bergson.[6] Ông đã theo học và đạt được văn bằng triết học tại trường École normale supérieure, một trường alma mater của nhiều nhà tư tưởng và trí thức nổi tiếng của Pháp.[7] Trong thời gian này ông làm quen với Simone de Beauvoir, một nhà văn lớn sau này trở thành người bạn tri âm của ông.[8] Sartre đã chịu ảnh hưởng từ nhiều khía cạnh của triết học phương Tây, kế thừa tư tưởng của Immanuel Kant, Georg Wilhelm Friedrich Hegel, Søren Kierkegaard, Edmund Husserl và Martin Heidegger. Có lẽ quyết định có ảnh hưởng lớn nhất đến sự phát triển trong triết học của Sartre là ông đã tham dự hội thảo Alexandre Kojève hàng tuần trong nhiều năm liền.[9]
Vào những năm đầu học tại École Normale, Sartre là một trong những sinh viên quậy nhất trường.[10][11] Năm 1927, ông cùng Georges Canguilhem vẽ 1 bức biếm họa về chủ nghĩa chống quân phiệt trên bản tin của trường, bức tranh này đặc biệt gây khó chịu cho hiệu trưởng Gustave Lanson.[12] Cũng trong năm này, Sartre cùng với các bạn thân của mình gồm Nizan, Larroutis, Baillou and Herland[13] đã dựng lên một trò chơi khăm giới truyền thông. Nhân sự kiện chuyến bay New York-Paris thành công của Charles Lindbergh, họ đã thông cáo với báo chí rằng Lindbergh sẽ được trao giải thưởng sinh viên danh dự của École. Nhiều tờ báo, bao gồm cả tờ Le Petit Parisien, đồng loạt cho công bố tin này vào ngày 25 tháng 5. Hàng ngàn độc giả, bao gồm các nhà báo và những khán giả tò mò đến xem đều không biết rằng những gì họ đã được chứng kiến chỉ là một diễn viên đóng thế nhìn giống như Lindbergh mà thôi.[12][14][15] Sự việc bị phanh phui, và trước làn sóng phản đối của công chúng đã buộc Lanson phải từ chức hiệu trưởng.[12][16]
Năm 1932, ông theo học triết học của Edmund Husserl và Martin Heidegger. Sau khi tiếp tục dạy ở Le Havre và ở Lyon, Sartre dạy ở trường trung học Pasteur ở Paris trong thời gian 1937-1939. Cuối thập niên 1930 Sartre bắt đầu viết những tác phẩm lớn của đời mình, trong đó có La Nausée (Buồn nôn, 1938), Le Mur (Bức tường, 1938), là những cuốn sách tiêu biểu cho dòng văn học phi lý đã giúp Sartre trở thành một trong những nhà văn hóa lớn nhất của nước Pháp thời kỳ này. Trong Thế chiến thứ hai, do mắt kém ông không nhập ngũ nhưng vẫn tham gia kháng chiến, bị bắt làm tù binh, sau đó bị nhốt vào trại tập trung. Năm 1941, Sartre trở về Paris tiếp tục dạy học, viết văn, làm quen với Albert Camus. Sau khi Thế chiến thứ hai kết thúc, ông thôi dạy học và chuyên tâm vào sáng tác văn học.
Jean-Paul Sartre là một trong số các nhà văn coi quan điểm triết học là trung tâm của hoạt động sáng tạo. Tác phẩm triết học chính L'Être et le Néant (Tồn tại và hư vô, 1943) là sự tổng hợp quan điểm chính của ông về cuộc sống. Chủ nghĩa nhân đạo hiện sinh mà Sartre truyền bá trong tiểu luận nổi tiếng L'existentialisme est un humanisme (Chủ nghĩa hiện sinh là chủ nghĩa nhân đạo) cũng được thể hiện rõ trong tiểu thuyết Les chemins de la liberté (Những con đường của tự do, 1945-1949). Từ giữa thập niên 1940, ông nghiên cứu chủ nghĩa Marx, thành lập tạp chí Les temps modernes (Thời mới), tuyên truyền các ý tưởng cách mạng, hoạt động xã hội. Năm 1964 Sartre được Viện Hàn lâm Thụy Điển quyết định trao giải Nobel nhưng ông từ chối nhận giải vì không muốn mình biến thành một thiết chế xã hội ảnh hưởng đến công việc hoạt động chính trị cấp tiến. Sartre nhiệt tình ủng hộ các cuộc đấu tranh giải phóng của nhân dân Algérie, Trung Quốc, Cuba, cùng với Bertrand Russell thành lập Ủy ban chống tội ác chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam. Những năm cuối đời Sartre bị mù, không viết được nhưng ông trả lời vô số phỏng vấn, thảo luận các vấn đề chính trị với bạn bè. Sartre cũng được biết đến nhiều với tư cách một nhà viết kịch phi lý. Ông nổi tiếng với các vở kịch Les Mouches (Ruồi) và Huis clos (Phía sau cửa đóng). Ngoài ra, Sartre còn viết phê bình văn học và các bài nghiên cứu về Charles Baudelaire, Jean Genet. Cuốn sách viết về thời niên thiếu của ông, Les mots (Lời nói), được xuất bản năm 1964.
La Nausée (Buồn nôn, 1938) là một trong những tác phẩm đáng chú ý nhất của ông. Mặc dù có một số ý kiến rằng nó chỉ là một trò chơi triết học ngụy trang dưới hình thức tiểu thuyết, nhưng sức lôi cuốn và hấp dẫn của nó là không thể phủ nhận. Câu chuyện có vẻ như là một chuỗi tự sự tiêu cực và buồn chán, chứa đựng đầy nỗi ngờ vực và trĩu nặng suy tư về tồn tại, hư vô.
Chủ nghĩa nhân đạo hiện sinh mà J. P. Sartre truyền bá trong tiểu luận nổi tiếng Chủ nghĩa hiện sinh là chủ nghĩa nhân bản cũng được thể hiện rõ trong tiểu thuyết bộ ba Les chemins de la liberté (Những con đường của tự do, 1945-1949). Tác phẩm nói về các nhân vật bị dằn vặt vì những lựa chọn, những nguyên tắc, những đòi hỏi và sự khao khát tự do; và chính trong hành trình đến với tự do hay chối bỏ tự do là điều kiện cho sự hiện hữu của các nhân vật này. Tác phẩm này là một tiếp cận ít lý thuyết và nhiều thực tế hơn, giúp cho nhiều người hiểu rõ chủ nghĩa hiện sinh.
Video yêu thích - Liên Xô
- Hệ thống xã hội chủ nghĩa
- Lịch sử Nga
- Cựu quốc gia
- Cựu quốc gia châu Á
- Cựu quốc gia châu Âu
- Quốc gia cộng sản
- Cựu Cộng hòa Xô viết
Jean-Paul Sartre
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Trường phái | Chủ nghĩa hiện sinh, chủ nghĩa Marx |
---|---|
Sở thích | Siêu hình học, nhận thức luận, đạo đức học, chính trị học, hiện tượng học, bản thể luận |
Ý tưởng nổi trội | "Tồn tại có trước bản chất" "ngụy tín" "Hư không" |
Ảnh hưởng bởi[hiện]
|
|
Ảnh hưởng tới[hiện]
|
Satre được trao giải Nobel Văn học vào năm 1964 nhưng ông từ chối, ông nói rằng ông luôn từ chối những danh hiệu chính thức và "một nhà văn không nên cho phép mình trở thành người của một tổ chức".[1]
Tiểu sử
Thời trẻ và tư tưởng
Jean-Paul Sartre là người con duy nhất của Jean-Baptiste Sartre, một sĩ quan của Hải quân Pháp, và Anne-Marie Schweitzer.[2] Mẹ ông có nguyên quán là người vùng Alsace, bà là chị họ của Albert Schweitzer, người cũng từng đoạt giải Nobel (cha của Anne-Marie Schweitzer - ông Charles Schweitzer - là anh ruột của Louis Théophile Schweitzer - cha của Albert Schweitzer).[3] Khi Satre mới có 2 tuổi thì cha của ông mất vì bị sốt. Bà Anne đã đưa ông về ở với ông bà ngoại ở Meudon. Tại đây, Satre được mẹ giáo dưỡng với sự trợ giúp ông ngoại là một thầy giáo tiếng Đức. Ông ngoại của Satre đã dạy ông toán học và văn học cổ điển từ khi ông còn ấu thơ.[4] Khi Satre 12 tuổi, mẹ ông tái giá và cả gia đình dọn về La Rochelle, ở đây ông thường xuyên bị bắt nạt.[5]Vào những năm 1920, khi còn là một thiếu niên, Satre đã bị triết học thu hút khi ông đọc bài khảo luận Các dữ liệu trực cảm của ý thức (Essai sur les données immédiates de la conscience) của Henri Bergson.[6] Ông đã theo học và đạt được văn bằng triết học tại trường École normale supérieure, một trường alma mater của nhiều nhà tư tưởng và trí thức nổi tiếng của Pháp.[7] Trong thời gian này ông làm quen với Simone de Beauvoir, một nhà văn lớn sau này trở thành người bạn tri âm của ông.[8] Sartre đã chịu ảnh hưởng từ nhiều khía cạnh của triết học phương Tây, kế thừa tư tưởng của Immanuel Kant, Georg Wilhelm Friedrich Hegel, Søren Kierkegaard, Edmund Husserl và Martin Heidegger. Có lẽ quyết định có ảnh hưởng lớn nhất đến sự phát triển trong triết học của Sartre là ông đã tham dự hội thảo Alexandre Kojève hàng tuần trong nhiều năm liền.[9]
Vào những năm đầu học tại École Normale, Sartre là một trong những sinh viên quậy nhất trường.[10][11] Năm 1927, ông cùng Georges Canguilhem vẽ 1 bức biếm họa về chủ nghĩa chống quân phiệt trên bản tin của trường, bức tranh này đặc biệt gây khó chịu cho hiệu trưởng Gustave Lanson.[12] Cũng trong năm này, Sartre cùng với các bạn thân của mình gồm Nizan, Larroutis, Baillou and Herland[13] đã dựng lên một trò chơi khăm giới truyền thông. Nhân sự kiện chuyến bay New York-Paris thành công của Charles Lindbergh, họ đã thông cáo với báo chí rằng Lindbergh sẽ được trao giải thưởng sinh viên danh dự của École. Nhiều tờ báo, bao gồm cả tờ Le Petit Parisien, đồng loạt cho công bố tin này vào ngày 25 tháng 5. Hàng ngàn độc giả, bao gồm các nhà báo và những khán giả tò mò đến xem đều không biết rằng những gì họ đã được chứng kiến chỉ là một diễn viên đóng thế nhìn giống như Lindbergh mà thôi.[12][14][15] Sự việc bị phanh phui, và trước làn sóng phản đối của công chúng đã buộc Lanson phải từ chức hiệu trưởng.[12][16]
Năm 1932, ông theo học triết học của Edmund Husserl và Martin Heidegger. Sau khi tiếp tục dạy ở Le Havre và ở Lyon, Sartre dạy ở trường trung học Pasteur ở Paris trong thời gian 1937-1939. Cuối thập niên 1930 Sartre bắt đầu viết những tác phẩm lớn của đời mình, trong đó có La Nausée (Buồn nôn, 1938), Le Mur (Bức tường, 1938), là những cuốn sách tiêu biểu cho dòng văn học phi lý đã giúp Sartre trở thành một trong những nhà văn hóa lớn nhất của nước Pháp thời kỳ này. Trong Thế chiến thứ hai, do mắt kém ông không nhập ngũ nhưng vẫn tham gia kháng chiến, bị bắt làm tù binh, sau đó bị nhốt vào trại tập trung. Năm 1941, Sartre trở về Paris tiếp tục dạy học, viết văn, làm quen với Albert Camus. Sau khi Thế chiến thứ hai kết thúc, ông thôi dạy học và chuyên tâm vào sáng tác văn học.
Jean-Paul Sartre là một trong số các nhà văn coi quan điểm triết học là trung tâm của hoạt động sáng tạo. Tác phẩm triết học chính L'Être et le Néant (Tồn tại và hư vô, 1943) là sự tổng hợp quan điểm chính của ông về cuộc sống. Chủ nghĩa nhân đạo hiện sinh mà Sartre truyền bá trong tiểu luận nổi tiếng L'existentialisme est un humanisme (Chủ nghĩa hiện sinh là chủ nghĩa nhân đạo) cũng được thể hiện rõ trong tiểu thuyết Les chemins de la liberté (Những con đường của tự do, 1945-1949). Từ giữa thập niên 1940, ông nghiên cứu chủ nghĩa Marx, thành lập tạp chí Les temps modernes (Thời mới), tuyên truyền các ý tưởng cách mạng, hoạt động xã hội. Năm 1964 Sartre được Viện Hàn lâm Thụy Điển quyết định trao giải Nobel nhưng ông từ chối nhận giải vì không muốn mình biến thành một thiết chế xã hội ảnh hưởng đến công việc hoạt động chính trị cấp tiến. Sartre nhiệt tình ủng hộ các cuộc đấu tranh giải phóng của nhân dân Algérie, Trung Quốc, Cuba, cùng với Bertrand Russell thành lập Ủy ban chống tội ác chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam. Những năm cuối đời Sartre bị mù, không viết được nhưng ông trả lời vô số phỏng vấn, thảo luận các vấn đề chính trị với bạn bè. Sartre cũng được biết đến nhiều với tư cách một nhà viết kịch phi lý. Ông nổi tiếng với các vở kịch Les Mouches (Ruồi) và Huis clos (Phía sau cửa đóng). Ngoài ra, Sartre còn viết phê bình văn học và các bài nghiên cứu về Charles Baudelaire, Jean Genet. Cuốn sách viết về thời niên thiếu của ông, Les mots (Lời nói), được xuất bản năm 1964.
La Nausée (Buồn nôn, 1938) là một trong những tác phẩm đáng chú ý nhất của ông. Mặc dù có một số ý kiến rằng nó chỉ là một trò chơi triết học ngụy trang dưới hình thức tiểu thuyết, nhưng sức lôi cuốn và hấp dẫn của nó là không thể phủ nhận. Câu chuyện có vẻ như là một chuỗi tự sự tiêu cực và buồn chán, chứa đựng đầy nỗi ngờ vực và trĩu nặng suy tư về tồn tại, hư vô.
Chủ nghĩa nhân đạo hiện sinh mà J. P. Sartre truyền bá trong tiểu luận nổi tiếng Chủ nghĩa hiện sinh là chủ nghĩa nhân bản cũng được thể hiện rõ trong tiểu thuyết bộ ba Les chemins de la liberté (Những con đường của tự do, 1945-1949). Tác phẩm nói về các nhân vật bị dằn vặt vì những lựa chọn, những nguyên tắc, những đòi hỏi và sự khao khát tự do; và chính trong hành trình đến với tự do hay chối bỏ tự do là điều kiện cho sự hiện hữu của các nhân vật này. Tác phẩm này là một tiếp cận ít lý thuyết và nhiều thực tế hơn, giúp cho nhiều người hiểu rõ chủ nghĩa hiện sinh.
Tác phẩm
- Esquisse d'une théorie des émotions (Đề cương lí thuyết tình cảm, 1939), khảo cứu
- L'imaginaire (Cái tưởng tượng, 1940), nghiên cứu tâm lý
- La Nausée (Buồn nôn, 1938), tiểu thuyết
- Le Mur (Bức tường, 1938), truyện
- L'Être et le Néant (Tồn tại và hư vô, 1943), tác phẩm triết học
- Les Mouches (Ruồi, 1943), kịch
- Huis clos (Kín cửa, 1944), kịch
- Réflexions sur la question juive (Suy nghĩ về vấn đề Do Thái, 1946), luận
- La putain respectueuse (Con đĩ biết lễ nghĩa, 1946), kịch
- Baudelaire (1946)
- Morts sans sépulture (Chết không mai táng, 1947), tập kịch ngắn
- L'existentialisme est un humanisme (Chủ nghĩa hiện sinh là chủ nghĩa nhân đạo, 1946), tiểu luận
- Les Mains sales (Những bàn tay bẩn, 1948), kịch
- Les chemins de la liberté (Những con đường của tự do, 1945-1949), tiểu thuyết:
- L'âge de raison
- Le sursis
- La mort dans l'âme
- Le Diable et le Bon Dieu(Quỷ dữ và Chúa lòng lành, 1951), kịch
- Saint Genet, comédien et martyr (1952), phê bình Jean Genet
- Critique de la raison dialectique (Phê phán lí trí biện chứng, 2 tập, 1960), khảo luận:
- Théorie des ensembles pratiques
- L'intelligibilité de l'histoire
- Les Séquestrés d'Altona (Những người bị cầm tù ở Altona, 1960), kịch
- Les Mots (Lời nói, 1964), hồi ký
Tham khảo
- ^ The Nobel Foundation (1964). Nobel Prize in Literature 1964 - Press Release. Address by Anders Österling, Member of the Swedish Academy. Retrieved on: 4 February 2012.
- ^ Forrest E. Baird (22 tháng 7 năm 1999). Twentieth Century Philosophy. Prentice Hall. tr. 226. ISBN 978-0-13-021534-5. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2011.
- ^ “Louis Théophile Schweitzer”. Roglo.eu. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2011.
- ^ Brabazon, James (1975). Albert Schweitzer: A Biography. Putnam. tr. 28.
- ^ Jean-Paul Sartre, by Andrew N. Leak, (London 2006), page 16-18
- ^ Jean-Paul, Sartre; Arlette Elkaïm-Sartre, Jonathan Webber (2004) [1940]. The Imaginary: A Phenomenological Psychology of the Imagination. Routledge. tr. viii. ISBN 0-415-28755-3.
- ^ Schrift, Alan D. (2006). Twentieth-century French Philosophy: Key Themes and Thinkers. Blackwell Publishing. tr. 174. ISBN 1-4051-3217-5.
- ^ Memoirs: fifty years of political reflection, By Raymond Aron (1990)
- ^ Auffret, D. (2002), Alexandre Kojeve. La philosophie, l'Etat, la fin de l'histoire, Paris: B. Grasset
- ^ Jean-Pierre Boulé Sartre, self-formation, and masculinities p.53
- ^ Cohen-Solal, Annie (1988) Sartre: A Life pp.61–2 quote:
During his first years at the Ecole, Sartre was the fearsome instigator of all the revues, all the jokes, all the scandals.
- ^ a ă â John Gerassi (1989) Jean-Paul Sartre: Protestant or protester? pp.76–7
- ^ Godo, Emmanuel (2005) Sartre en diable p.41
- ^ Hayman, Ronald (1987) Sartre: a life pp.69, 318
- ^ “Jean-Paul Sartre – philosopher, social advocate”. Tameri.com. Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2011.
- ^ Sartre By David Drake p.26
Liên kết ngoài
- Jean-Paul Sartre (1905-1980): Existentialism Internet Encyclopedia of Philosophy
- Thuyết Hiện sinh là một thuyết nhân bản
1951: Lagerkvist | 1952: Mauriac | 1953: Churchill | 1954: Hemingway | 1955: Laxness | 1956: Jiménez | 1957: Camus | 1958: Pasternak | 1959: Quasimodo | 1960: Perse | 1961: Andrić | 1962: Steinbeck | 1963: Seferis | 1964: Sartre | 1965: Sholokhov | 1966: Agnon, Sachs | 1967: Asturias | 1968: Kawabata | 1969: Beckett | 1970: Solzhenitsyn | 1971: Neruda | 1972: Böll | 1973: White | 1974: Johnson, Martinson | 1975: Montale |
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và phương tiện truyền tải về Jean-Paul Sartre |
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
Trở về trang chính
hoangkim vietnam, hoangkim, hoangkimvietnam, Hoàng Kim, Ngọc Phương Nam, Chào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, VietnamAfricaCassavaRice, Khát khao xanh, Dayvahoc, Học mỗi ngày, Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống, Thơ cho con
No comments:
Post a Comment