Thursday, October 30, 2014

Chào ngày mới 31 tháng 10


Indira2.jpg
CNM365. Chào ngày mới 31 tháng 10. Wikipedia Ngày này năm xưa. Lễ hội HalloweenNăm 475Romulus Augustus được tuyên bố là hoàng đế của Đế quốc Tây La Mã, ông là hoàng đế cuối cùng của đế quốc. Năm 1918 – Sau khi thất bại trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, Đế quốc Áo-Hung kết thúc. Năm 1941 – Sau 14 năm xây dựng, tượng bốn tổng thống Hoa Kỳ tại Núi Rushmore, Nam Dakota được hoàn thành. Năm 1984 – Cựu Thủ tướng Ấn Độ Indira Gandhi (hình) bị hai nhân viên bảo vệ ám sát, bạo loạn nhanh chóng nổ ra tại New Delhi khiến hàng nghìn người theo đạo Sikh bị sát hại.

Indira Gandhi

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Indira Gandhi
इन्दिरा प्रियदर्शिनी गान्धी
Indira2.jpg
Chức vụ
Thủ tướng Ấn Độ thứ 5 và 8
Nhiệm kỳ 19 tháng 1 năm 1966 – 24 tháng 3 năm 1977
15 tháng 1 năm 198031 tháng 10 năm 1984
Tiền nhiệm Gulzarilal Nanda
Charan Singh
Kế nhiệm Morarji Desai
Rajiv Gandhi
Thông tin chung
Đảng phái Quốc đại
Sinh 19 tháng 11 năm 1917
Allahabad, UP, Ấn Độ
Mất 31 tháng 10 năm 1984
New Delhi, Ấn Độ
Chồng Feroze Gandhi
Indira Priyadarśinī Gāndhī (Devanāgarī: इन्दिरा प्रियदर्शिनी गान्धी; IPA: [ɪnd̪ɪraː prɪjəd̪ərʃɪniː gaːnd̪ʰiː]; 19 tháng 11 năm 1917 – 31 tháng 10 năm 1984) là Thủ tướng Ấn Độ từ 19 tháng 1 năm 1966 đến 24 tháng 3 năm 1977, và lần thứ hai từ ngày 14 tháng 1 năm 1980 cho đến khi bị ám sát ngày 31 tháng 10 năm 1984.
Là con gái của thủ tướng đầu tiên, Jawaharlal Nehru, và là mẹ của một thủ tướng khác, Rajiv Gandhi, Indira Gandhi là một trong những chính khách nổi bật nhất sau khi Ấn Độ giành độc lập. Bà không có quan hệ họ hàng gì với Mahatma Gandhi.

Thiếu thời

Gia tộc Nehru thuộc giai cấp Brahminbang Jammu, ở Kashmir và ở Delhi. Ông nội của Indira là một luật sư giàu có ở Allahabad thuộc bang Uttar Pradesh. Ông là một trong số những thành viên quan trọng nhất của Đảng Quốc Đại Ấn Độ trong thời kỳ tiền Gandhi, là người soạn thảo bản Báo cáo Nehru, sự lựa chọn của nhân dân cho thể chế chính trị tương lai của Ấn Độ đối nghịch với thể chế của Anh. Cha của bà, Jawaharlal Nehru là một luật sư trí thức, cũng là nhà lãnh đạo được yêu thích trong Phong trào Độc lập Ấn Độ. Người vợ trẻ của ông, Kamala, sinh hạ Indira Gandhi vào thời điểm Nehru gia nhập phong trào độc lập cùng với Mahatma Gandhi.
Lớn lên trong sự chăm sóc của người mẹ vẫn thường bệnh tật và xa cách gia đình bên nội, Gandhi phát triển bản năng tự vệtính cách đơn độc. Indira thường bất hòa với các bà cô (chị em của cha), đáng kể nhất là với Vijayalakshmi Pandit (nữ chủ tịch đầu tiên của Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc), những tranh chấp này được họ đem theo vào chính trường.
Indira Gandhi thành lập phong trào Vanara Sena cho thanh thiếu niên, thủ giữ một vai trò tuy nhỏ nhưng có nhiều ảnh hưởng trong Phong trào Độc lập Ấn Độ, tổ chức những cuộc phản kháng và diễu hành, cũng như hỗ trợ các chính khách đảng Quốc Đại phổ biến các ấn phẩm nhạy cảm và tài liệu bị cấm đoán. Theo một giai thoại, Indira đã giấu một văn kiện quan trọng trong cặp sách để đem ra khỏi ngôi nhà bị cảnh sát theo dõi cẩn mật, đó là bản phác thảo khởi xướng cuộc cách mạng vào đầu thập niên 1930.
Gia tộc Nehru - Đứng (từ trái): Jawaharlal Nehru, Vijayalakshmi Pandit, Krishna Hutheesing, Indira, và Ranjit Pandit; Ngồi: Swaroop Rani, Motilal Nehru và Kamala Nehru khoảng năm 1927.
Năm 1934, mẹ cô, Kamala Nehru, bị quật ngã bởi bệnh lao phổi sau một thời gian dài chữa trị. Khi ấy Indira Gandhi 17 tuổi, và chưa bao giờ có cơ hội hưởng không khí đầm ấm của gia đình trong suốt thời niên thiếu. Cô theo học tại những trường nổi tiếng của Ấn Độ, Âu châuAnh Quốc như Santiniketan và Oxford, nhưng thành tích học tập yếu kém đã không giúp cô có được một văn bằng nào. Trong những năm sống ở Anh và Âu châu đại lục, Indira gặp Feroze Gandhi, một thành viên tích cực của đảng Quốc Đại. Họ kết hôn năm 1942, ngay trước lúc khởi xướng Phong trào Bất phục tùng Dân sự Ấn Độ (Quit India Movement) – một cuộc cách mạng tối hậu và rộng khắp phát động bởi Mahatma Gandhi và đảng Quốc Đại. Đôi vợ chồng mới cưới bị giam giữ trong vài tháng vì dính líu đến phong trào. Năm 1944, Rajiv Gandhi chào đời, hai năm sau là Sanjay Gandhi.
Suốt trong giai đoạn hỗn loạn năm 1947 khi người Anh chia cắt lục địa này thành hai quốc gia: Ấn Độ và Pakistan, Gandhi giúp tổ chức những trại tị nạn cũng như cung ứng việc chăm sóc y tế cho hàng triệu người tị nạn đến từ Pakistan. Đó là hoạt động xã hội đầu tiên của cô, và là kinh nghiệm quí báu cho những giai đoạn khó khăn sắp đến.
Gandhi và chồng đến định cư tại Allahabad, ở đây Feroze cùng lúc làm việc cho một nhật báo của đảng Quốc Đại và một công ty bảo hiểm. Cuộc sống hôn nhân có một khởi đầu tốt, nhưng trở nên tồi tệ khi Gandhi đến sống tại Delhi để giúp đỡ cha cô, lúc ấy là Thủ tướng đương chức, đang sống cô độc trong một môi trường đầy áp lực. Cô trở nên người thân tín, thư ký và người chăm sóc cha cô. Hai cậu con trai sống với mẹ, nhưng dần dà cô sống biệt lập với Feroze mặc dù hai người vẫn còn ràng buộc với nhau bởi hôn nhân.
Năm 1951 khi cuộc tổng tuyển cử đến gần, Gandhi điều hành các chiến dịch tranh cử cho cả Nehru và Feroze. Feroze không hỏi ý kiến Nehru khi ra tranh cử, ngay cả khi đắc cử Feroze cũng chọn sống tại một ngôi nhà riêng ở Dehli. Feroze mau chóng phát triển danh tiếng của mình như là một chiến sĩ chống tham nhũng, phát hiện một vụ tai tiếng quan trọng ở công ty bảo hiểm quốc doanh dẫn đến việc từ chức của bộ trưởng tài chính, một phụ tá của Nehru.
Tại đỉnh điểm của tình trạng căng thẳng, Gandhi và chồng quyết định ly hôn. Tuy nhiên, năm 1958, sau khi tái đắc cử, Feroze mắc bệnh tim, căn bệnh đã hàn gắn cuộc hôn nhân của họ. Đến sống với chồng ở Kashmir và giúp chồng hồi phục, gia đình Gandhi ngày càng gắn kết hơn. Nhưng Feroze qua đời ngày 8 tháng 11 năm 1960 khi Indira đang đi cùng Nehru trong một chuyến viếng thăm nước ngoài.

Vươn đến Quyền lực

Trong năm 1959 và 1960, Gandhi ra tranh cử và đắc cử Chủ tịch Đảng Quốc Đại Ấn Độ. Không có biến động nào trong nhiệm kỳ này. Bà cũng đảm trách việc quản lý nhân sự cho cha. Vì Nehru thường lớn tiếng chỉ trích chủ trương gia đình trị, bà không ra tranh cử trong kỳ bầu cử năm 1962.
Indira và Mahatma Gandhi, thập niên 1930
Nehru từ trần ngày 24 tháng 5 năm 1964. Theo lời khẩn nài của tân Thủ tướng Lal Bahadur Shastri, Gandhi ra tranh cử và bắt đầu tham chính, được bổ nhiệm Bộ trưởng Thông tin và Phát thanh. Bà đến Madras khi bạo động bùng nổ ở những tiểu bang miền nam không sử dụng tiếng Hindi chống lại việc tiếng Hindi được chọn làm quốc ngữ. Bà nói chuyện với các viên chức địa phương, xoa dịu sự giận dữ của các thủ lĩnh cộng đồng và đôn đốc công cuộc tái thiết khu vực bị ảnh hưởng. Shastri và các bộ trưởng cao cấp tỏ ra bối rối vì ở thế thụ động, dù có lẽ hành động của Gandhi không nhắm vào Shastri cũng không nhằm nâng cao uy tín chính trị của bà. Nhiều nhận xét cho rằng Gandhi ít quan tâm đến các chức năng hành chính của một bộ trưởng, nhưng tỏ ra khôn khéo trong giao tiếp với công chúng, lão luyện trong nghệ thuật chính trị và biết cách vun đắp cho mình hình ảnh thu hút của một chính khách.
Khi cuộc chiến Ấn Độ-Pakistan bùng nổ năm 1965, Gandhi đang trong kỳ nghỉ ở thành phố biên địa Srinagar. Dù đã được quân đội cảnh báo về sự thâm nhập của lực lượng nổi dậy Pakistan đã kề cận thành phố, Gandhi từ chối di chuyển đến Jammu hoặc Dehli. Bà triệu tập chính quyền địa phương và hoan nghênh sự quan tâm của các phương tiện truyền thông trong nỗ lực trấn an dân chúng. Shastri qua đời tại Tashkent, chỉ vài giờ sau khi ký hòa ước với Tổng thống Pakistan Ayub Khan qua trung gian hòa giải của Liên Xô.
Shastri từng được đề cử vì mục tiêu đồng thuận, san bằng khoảng cách giữa cánh tả và cánh hữu cũng như ngăn chặn Morarji Desai, một chính trị gia có khuynh hướng bảo thủ rất được lòng dân. Gandhi là ứng cử viên được hậu thuẫn bởi các nhóm quyền lợi và những nhân vật trung gian có nhiều ảnh hưởng trên các khu vực trong nước, họ nghĩ rằng bà là người dễ bị điều khiển.
Trong cuộc bầu phiếu của Đảng Quốc Đại, Gandhi đánh bại Morarji Desai với số phiếu 355 – 169 để trở thành thủ tướng thứ ba của Ấn Độ và là phụ nữ đầu tiên đảm nhận chức vụ này.

An ninh Hạt nhân và Cách mạng Xanh

Trong cuộc chiến năm 1971, Hoa Kỳ gởi Đệ Thất Hạm đội đến Vịnh Bengal như là một lời cảnh cáo Ấn Độ chớ sử dụng nạn diệt chủng diễn ra ở Đông Pakistan (nay là Bangladesh) như là cái cớ để tấn công Tây Pakistan (nay là Pakistan), nhất là đối với lãnh thổ đang tranh chấp Kashmir. Động thái này khiến Ấn Độ càng xa lánh thế giới thứ nhất và thúc đẩy Thủ tướng Gandhi dẫn dắt chính sách ngoại giao và an ninh quốc gia theo hướng mới. Những hỗ trợ chính trị và quân sự từ Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Hỗ tương ký với Liên Xô trước đó góp phần đáng kể vào chiến thắng của Ấn Độ trong cuộc chiến năm 1971.
Gandhi cũng cho đẩy mạnh chương trình hạt nhân quốc gia vì Ấn Độ cảm nhận mối đe dọa hạt nhân từ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cũng như những quyền lợi của hai siêu cường có thể xung đột với sự ổn định và nền an ninh của Ấn. Bà mời tân Tổng thống Pakistan Zulfikar Ali Bhutto đến Shimla dự cuộc họp thượng đỉnh kéo dài một tuần. Sau những khó khăn ban đầu, hai nhà lãnh đạo ký kết Thỏa hiệp Shimla, ràng buộc hai quốc gia này phải giải quyết tranh chấp Kashmir bằng thương thảo và các biện pháp hòa bình.
Năm 1974, Ấn Độ thực hiện thành công một thí nghiệm hạt nhân dưới mặt đất kế cận ngôi làng Pokhran trong sa mạc ở Rajasthan. Mặc dù miêu tả cuộc thí nghiệm là vì "mục đích hòa bình", từ nay Ấn Độ trở thành cường quốc hạt nhân.
Kế hoạch đổi mới nông nghiệp và các trợ giúp của chính phủ khởi đầu từ thập niên 1960 giúp Ấn Độ thoát khỏi tình trạng thiếu hụt lương thực triền miên, rồi dần dà thặng dư trong sản xuất lúa mì, lúa gạo, sợi, sữa và bắt đầu xuất khẩu thực phẩm và đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp. Tiến trình này được biết đến dưới tên cuộc Cách mạng Xanh. Đồng thời, cuộc Cách mạng Trắng được tiến hành nhằm phát triển công nghiệp sản xuất sữa với mục tiêu kiềm chế nạn suy dinh dưỡng, nhất là trong trẻ em.

Tình trạng khẩn trương

Sau sự ủy nhiệm mạnh mẽ của cử tri trong năm 1971, chính phủ Gandhi đối diện với nhiều vấn nạn nghiêm trọng. Cấu trúc nội tại của Đảng Quốc Đại lung lay sau nhiều cuộc ly khai, khiến đảng hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng lãnh đạo của Gandhi để kiếm phiếu trong các kỳ bầu cử. Cuộc Cách mạng Xanh đã thay đổi cuộc sống của đông đảo người dân thuộc giai tầng thấp trong xã hội Ấn Độ, nhưng không đạt được tốc độ, cũng không được tiến hành theo cung cách như đã hứa. Con số việc làm đang gia tăng cũng không đủ để kìm chế nạn thất nghiệp theo sau sự trì trệ kinh tế toàn cầu gây ra bởi những biện pháp triệt để về dầu hỏa của OPEC.
Vốn đã bị cáo buộc là có khuynh hướng chuyên quyền, nay Gandhi sử dụng thế đa số tại quốc hội để tu chính Hiến pháp nhằm tước khỏi tay các tiểu bang một số quyền lực vốn dành cho họ trong hệ thống liên bang. Đã hai lần chính phủ trung ương áp đặt Quyền cai trị của Tổng thống chiếu theo Điều 356 của Hiến pháp tuyên bố các tiểu bang dưới quyền của đảng đối lập là "rối loạn và không luật pháp" để dành quyền kiểm soát tại những bang này. Các viên chức dân cử và các công sở bất bình trước ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Sanjay Gandhi, hiện là cố vấn chính trị thân cận cho Gandhi, thế chỗ của những người như P. N. Haksar, nhà chiến lược đã giúp Gandhi thăng tiến trong chính trường. Những nhân vật nổi tiếng từng là các chiến sĩ đấu tranh cho tự do của Ấn Độ như Jaya Prakash Narayan, Ram Manohar Lohia và Acharya Jivatram Kripalani đều du hành lên miền Bắc, tích cực đăng đàn chống chính phủ Gandhi.
Tháng 6 năm 1975, Tòa Thượng thẩm bang Allahabad buộc tội thủ tướng đương nhiệm đã sử dụng công chức cho chiến dịch bầu cử của bà và cho công tác của đảng Quốc Đại. Trên nguyên tắc, phán quyết này xem cuộc bầu cử là gian lận và tòa án ra lệnh trục xuất Gandhi khỏi Quốc hội cũng như cấm bà tranh cử trong vòng sáu năm.
Indira Gandhi và Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon, năm 1971
Gandhi kháng án; các đảng đối lập tổ chức những cuộc tụ tập đông đảo kêu gọi bà từ chức. Các nghiệp đoàn đình công và các cuộc tụ tập phản kháng làm tê liệt nhiều tiểu bang. Liên minh Janata của J.P. Narayan kêu gọi cảnh sát bất tuân thượng lệnh nếu bị buộc phải bắn vào đám đông không vũ trang. Sự thất vọng của công chúng gia tăng do kinh tế suy thoái và do thái độ thờ ơ của chính phủ. Một đám đông khổng lồ bao vây tòa nhà Quốc hội và tư dinh của Gandhi ở Dehli yêu cầu bà cư xử đúng mực và từ chức.
Thủ tướng Gandhi khuyên Tổng thống Fakhruddin Ali Ahmed công bố tình trạng khẩn trương, tuyên bố các cuộc đình công và tụ tập phản kháng là tạo ra tình trạng "hỗn loạn trong nước". Ahmed là đồng minh chính trị lâu đời, và ở Ấn Độ tổng thống thường hành động theo lời khuyên của thủ tướng. Ngày 26 tháng 6 năm 1975, tình trạng khẩn trương được ban hành chiếu theo Điều 352 của Hiến pháp.
Ngay cả khi quốc hội chưa kịp phê chuẩn Công bố Tình trạng Khẩn trương, Gandhi kêu gọi cảnh sát và quân đội phá vỡ các cuộc đình công và phản kháng, ra lệnh bắt giữ các thủ lĩnh đối lập ngay trong đêm. Nhiều người trong số họ từng ngồi tù thời thuộc địa Anh trong thập niên 19301940. Cảnh sát được giao quyền thiết lập giới nghiêm và giam giữ không hạn chế, trong khi các phương tiện truyền thông đại chúng bị kiểm duyệt trực tiếp bởi Bộ Thông tin và Phát thanh. Các cuộc bầu cử bị hoãn vô thời hạn, chính quyền những tiểu bang không ở dưới quyền kiểm soát của đảng Quốc Đại bị giải tán.
Thủ tướng thúc đẩy thông qua một loạt các dự luật và tu chính hiến pháp mà không có nhiều tranh luận. Đáng lưu ý là một nỗ lực tu chính hiến pháp không chỉ để bảo vệ thủ tướng lúc đương chức mà còn ngăn cản mọi sự truy tố thủ tướng sau khi rời nhiệm sở. Rõ ràng là Gandhi đang cố bảo vệ mình khỏi bị truy tố một khi tình trạng khẩn trương bị thu hồi.
Gandhi thúc đẩy Tổng thống Fakhruddin Ali Ahmed ban hành sắc luật mà không thông qua Quốc hội, cho phép bà – và Sanjay – cai trị bằng sắc lệnh. Inder Kumar Gujral, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thanh, từ chức để phản đối Sanjay đã can thiệp vào chức trách của ông.
Tình trạng Khẩn trương kéo dài 19 tháng. Trong giai đoạn này, bất kể những xung đột chính trị, đất nước trải qua những tiến bộ đáng kể trong lĩnh vực kinh tế và công nghiệp, chủ yếu là do chấm dứt được những cuộc đình công ở nhà máy, bãi khóa ở trường học và kìm chế các nghiệp đoàn và hiệp hội sinh viên. Đồng bộ với sự xuất hiện của các loại biểu ngữ ở khắp mọi nơi "Baatein kam, kaam zyada" (Nói ít Làm nhiều) là gia tăng sản xuất và cải cách hành chính. Nhiệt tâm của các viên chức chính phủ giúp kiềm chế nạn trốn thuế, mặc dù tình trạng tham nhũng vẫn tiếp tục tồn tại. Sản phẩm công nghiệp và nông nghiệp gia tăng đáng kể nhờ chương trình hành động 20 điểm của Gandhi; lợi tức gia tăng và vị thế của nền tài chính quốc gia được nâng cao trong cộng đồng quốc tế. Như thế, giới trung lưu đô thị cảm thấy được đền bù cho những bất bình trong chính sự.
Cùng lúc là một chiến dịch mạnh tay được tiến hành nhằm loại trừ những người chống đối như giam cầm và tra tấn hàng ngàn nhà hoạt động chính trị; dẹp sạch những khu nhà ổ chuột ở vùng Jama Masjid thuộc Dehli theo lệnh của Sanjay, khiến hàng người thiệt mạng và hàng trăm ngàn người trở nên vô gia cư dẫn đến tình trạng các khu nhà ổ chuột phát triển tràn lan khắp thủ đô; chương trình kế hoạch hóa gia đình buộc hàng ngàn ông bố cắt ống dẫn tinh do điều hành tồi khiến công chúng phẫn nộ phản kháng lại mọi nỗ lực kế hoạch hóa gia đình mãi cho đến thế kỷ 21.
Năm 1977, do nhận định sai về uy tín của mình, Gandhi tổ chức bầu cử và thất bại thảm hại trước Đảng Janata. Đảng Janata đang đặt dưới quyền lãnh đạo của Desai, đối thủ lâu đời của Gandhi, và Narayan, nhà lãnh đạo tinh thần của đảng. Janata tuyên bố kỳ bầu cử là cơ hội sau cùng cho người dân Ấn chọn lựa giữa "dân chủ và chuyên quyền". Trái với mọi dự đoán, đặc biệt ở phương Tây, Gandhi khiêm nhường đồng ý rút lui.

Thất sủng, giam cầm, và hồi sinh

Desai nhậm chức thủ tướng và Neelam Sanjiva Reddy trở thành tổng thống Ấn Độ. Gandhi mất ghế ở quốc hội và nhận ra rằng bà không còn việc làm, lợi tức và tư dinh. Đảng Quốc Đại bị phân hóa, những người từng ủng hộ bà như Jagjivan Ram bỏ sang đảng Janata. Đảng Quốc Đại (Gandhi) nay chỉ còn là một nhúm đối lập nhỏ ở Quốc hội. Do những tranh chấp nội bộ, chính phủ liên hiệp Janata tỏ ra không đủ uy tín để kiểm soát tình thế, Bộ trưởng Nội vụ Choudhary Charan Singh ra lệnh tống giam Indira và Sanjay Gandhi dựa trên một số cáo buộc không chính đáng. Tuy nhiên, việc bắt giữ và xét xử kéo dài khiến hình ảnh một phụ nữ yếu đuối bị ngược đãi làm thay đổi tình cảm của công chúng và là nhân tố dẫn đến sự hồi sinh chính trị cho Gandhi.
Các thành phần trong Chính phủ liên hiệp Janata đã gắn kết với nhau do căm ghét Gandhi, nhưng khi tự do được hồi phục chính phủ lại lún sâu trong những tranh chấp nội bộ đến nỗi không ai quan tâm đến những nhu cầu thiết yếu của bà. Gandhi liền tận dụng tình thế để biến thành lợi thế. Bà khởi sự diễn thuyết trước công chúng, khôn khéo nhận lỗi về những sai sót đã phạm trong thời kỳ Khẩn trương, và tìm kiếm sự ủng hộ từ những nhân vật được tôn trọng như Vinoba Bhave. Tháng 6 năm 1979, Desai phải từ chức, Singh được tổng thống bổ nhiệm vào chức thủ tướng.
Singh cố gắng thành lập chính phủ với liên minh Janata của ông nhưng không giành được thế đa số. Sự kiện Charan Singh chấp nhận thương thảo với Gandhi để tìm kiếm sự hậu thuẫn của các dân biểu thuộc đảng Quốc Đại khiến nhiều người tức giận vì cho rằng Singh không ngần ngại ve vãn đối thủ chính trị lớn nhất của liên minh Janata. Sau một thời gian ngắn, Gandhi rút lại sự ủng hộ ban đầu, Tổng thống Reddy giải tán Quốc hội, quyết định tổ chức bầu cử trong năm 1980. Đảng Quốc Đại của Gandhi trở lại cầm quyền với đa số áp đảo.
Indira Gandhi được tặng Giải thưởng Hòa bình Lenin (cho năm 1983-1984).

Chiến dịch Blue Star và vụ Ám sát

Trong những năm cuối đời, Gandhi vướng mắc vào nhiều khó khăn liên quan đến tiểu bang Punjab. Một thủ lĩnh tôn giáo địa phương, Jarnail Singh Bhindranwale được chi bộ đảng Quốc Đại hậu thuẫn và xem ông là một sự thay thế cho đảng Akali Dal, nhưng Bhindranwale bị chỉ trích kịch liệt như một kẻ cực đoan và chủ trương ly khai khi các hoạt động của người này trở nên bạo động. Tháng 9 năm 1981, Bhindranwale bị bắt giữ tại Amritsar, nhưng được trả tự do 25 ngày sau đó vì thiếu chứng cứ. Bhindranwale rút về căn cứ địa ở Mehta Chowk với Guru Nanak Niwas bên trong khu vực biệt lập của Đền Vàng (Golden Temple).
Bối rối vì sự bành trướng sức mạnh quân sự của nhóm Bhindrawale, ngày 3 tháng 6 năm 1984, Gandhi cho phép quân đội tấn công Đền Vàng để trục xuất Bhindranwale và đồng bọn. Biến cố này gây nên sự phẫn nộ đối với nhiều người Sikh vì điều họ xem là một sự xúc phạm đối với nơi thờ phụng thiêng liêng nhất của họ.
Ngày 31 tháng 10 năm 1984, hai người Sikh thuộc toán cận vệ của Gandhi, Satwant Singh và Beant Singh, ám sát bà ngay trong khu vườn của Tư dinh Thủ tướng tại số 1 đường Safdarjung ở New Dehli. Lúc ấy, Gandhi đang dạo bước nói chuyện với diễn viên người Anh Peter Ustinov trong một cuộc phỏng vấn như là một phần của bộ phim tư liệu thực hiện cho truyền hình Ireland. Khi bước qua chiếc cổng nhỏ, bà cúi chào theo phong tục Ấn Satwant và Beant đang đứng gác, hai người liền nổ súng. Gandhi từ trần khi đang trên đường đến bệnh viện.
Indira Gandhi được hỏa táng ngày 3 tháng 11, tại Shakti Sthal, gần Raj Ghat (nơi hỏa táng Mahatma Gandhi).
Sau cái chết của Gandhi, những cuộc bạo động chống người Sikh bùng nổ khắp New Delhi khiến hàng ngàn người thiệt mạng và nhiều người khác mất nhà cửa.
Trong suốt cuộc đời mình, Indira Gandhi không chỉ thay đổi đất nước Ấn Độ mà còn làm thay đổi quốc gia Pakistan kế cận.

Gia tộc Nehru-Gandhi

Lúc đầu, Sanjay được chọn là người thừa kế Indira, nhưng sau khi Sanjay thiệt mạng trong một tai nạn phi cơ, bà cố thuyết phục người con trai trưởng, Rajiv Gandhi, từ bỏ công việc của một phi công hàng không dân dụng để bước vào chính trường vào tháng 1 năm 1981. Sau khi mẹ chết, Rajiv trở thành thủ tướng; đến tháng 5 năm 1991, ông bị ám sát, lần này do các thành viên của tổ chức Hổ Tamil. Vợ góa của Rajiv, Sonia Gandhi, sinh trưởng tại Ý, lãnh đạo một liên minh với thành phần chính là đảng Quốc Đại đến chiến thắng bất ngờ trong kỳ bầu cử năm 2004, loại bỏ Atal Behari Vajpayee và Liên minh Quốc gia Dân chủ khỏi chính quyền.
Sonia Gandhi từ chối cơ hội trở thành thủ tướng nhưng vẫn duy trì quyền kiểm soát bộ máy quyền lực của đảng Quốc Đại; Tiến sĩ Manmohan Singh được chọn để lãnh đạo chính phủ. Các con của Rajiv, Rahul GandhiPriyanka Gandhi, đã khởi đầu sự nghiệp chính trị. Vợ góa của Sanjay Gandhi, Maneka Gandhi, sau khi chồng chết, đã tách khỏi ảnh hưởng của nhạc mẫu, cùng với con trai, Varun Gandhi, hoạt động tích cực với tư cách là thành viên của đảng BJB đối lập.
Cần lưu ý rằng Indira Gandhi và các thành viên Gia tộc Nehru-Gandhi không có quan hệ họ hàng gì với Mohandas Gandhi, dù ông là một người bạn của gia đình.

Tham khảo

Xem thêm

Liên kết ngoài

Núi Rushmore

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
  • Ban nhạc rock thập niên 1960, xem Mount Rushmore (ban nhạc)
Núi Rushmore - Khu Tưởng niệm Quốc gia
IUCN Loại V
(Cảnh quan đất liền/cảnh quan biển được bảo vệ)
(Từ trái sang phải) Tượng điêu khắc của George Washington, Thomas Jefferson, Theodore Roosevelt và Abraham Lincoln, biểu trưng cho lịch sử 130 năm đầu tiên của Hoa Kỳ.
(Từ trái sang phải) Tượng điêu khắc của George Washington, Thomas Jefferson, Theodore RooseveltAbraham Lincoln, biểu trưng cho lịch sử 130 năm đầu tiên của Hoa Kỳ.
Vị trí Hạt Pennington, tiểu bang South Dakota, U.S.
Thành phố gần nhất Keystone, tiểu bang South Dakota
Tọa độ 43°52′44,21″B 103°27′35,37″TTọa độ: 43°52′44,21″B 103°27′35,37″T
Diện tích 1.278,45 mẫu Anh (5,17 km2)[Chuyển đổi: Số không hợp lệ]
Thành lập Ngày 3 tháng 3 năm 1925
Lượng khách 14.757.971 lượt khách (năm 2010)
Cơ quan quản lý Trung tâm Dịch vụ Công viên Quốc gia (National Park Service)
Núi Rushmore - Khu Tưởng niệm Quốc gia là một tác phẩm điêu khắc được tạc vào khối đá granite trên núi Rushmore, gần thành phố Keystone, tiểu bang South Dakota, Hoa Kỳ. Là tác phẩm của Gutzon Borglum và sau này là con trai ông, Lincoln Borglum, Núi Rushmore thể hiện bốn gương mặt Tổng thống Hoa Kỳ với chiều cao 60 foot (18 m), từ trái sang phải lần lượt là George Washington, Thomas Jefferson, Theodore RooseveltAbraham Lincoln.[1] Toàn thể khu tưởng niệm bao phủ trên diện tích 1.278,45 mẫu Anh (5,17 km2)[2] và cao 5.725 foot (1.745 m) so với mực nước biển.[3]
Người ta cho rằng nhà sử học bang South Dakota, Doane Robinson, là người đưa ra ý tưởng tạc chân dung của những người nổi tiếng tại vùng Black Hills thuộc bang South Dakota để thúc đẩy ngành du lịch trong vùng phát triển. Ban đầu Robinson muốn tạc tượng ở vùng Needles; tuy nhiên, Gutzon Borglum không đồng ý mà lại chọn vùng núi lớn hơn, núi Rushmore. Borglum cũng quyết định nên tạc tượng liên quan đến quốc gia, đồng thời chọn chân dung bốn vị tổng thống để tạc vào núi. Sau khi đảm bảo khoản ngân sách liên bang, việc xây dựng khu tưởng niệm bắt đầu vào năm 1927 và hoàn thành chân dung bốn vị tổng thống vào khoảng thời gian từ năm 1934 đến năm 1939. Khi Gutzon Borglum qua đời vào tháng 3 năm 1941, con trai của ông là Lincoln Borglum đã đảm nhiệm công việc của cha. Mặc dù ý tưởng ban đầu là tạc tượng bốn vị tổng thống từ đầu đến thắt lưng, nhưng do thiếu kinh phí nên công việc chạm khắc chấm dứt vào năm 1941.
Trung tâm Dịch vụ Công viên Quốc gia bắt đầu quản lý khu tưởng niệm vào năm 1933 khi công trình còn đang dang dở và vẫn quản lý cho đến tận hôm nay. Hàng năm tại đây thu hút khoảng 2 triệu khách đến thăm.[4]

Lịch sử

Mount Rushmore prior to construction, photographed around 1905.
The carving of Mount Rushmore involved the use of dynamite, followed by the process of "honeycombing".[5] About 450,000 tons of rock were blasted off the mountainside.[6]
Ban đầu ngọn núi tên là Lakota Sioux, nghĩa là Sáu vị cha già, sau này được đổi tên theo Charles E. Rushmore, một vị luật sư lỗi lạc ở New York qua chuyến thám hiểm năm 1885.[7] Ban đầu, dự án tạc tượng ở núi Rushmore nhằm kích thích ngành du lịch tại vùng Black Hills thuộc bang South Dakota. Sau những cuộc đàm phán kéo dài giữa đoàn đại biểu Quốc hội và Tổng thống Calvin Coolidge, Quốc hội đã thông qua dự án trên. Công việc chạm khắc bắt đầu vào năm 1927 và kết thúc vào năm 1941 với vài ca chấn thương nhưng không ai tử nạn.[4]
Mang tên Sáu vị cha già, ngọn núi là một phần trong chuyến đi tôn giáo đến đỉnh Harney Peak, dẫn đầu là vị tù trưởng của bộ lạc Lakota, Black Elk. Sau một loạt chiến dịch quân sự từ năm 1876 đến năm 1877, Hoa Kỳ đã chiếm lĩnh vùng đất này mặc dù vẫn còn những tranh cãi dựa trên Hiệp ước Fort Laramie năm 1868 (xem mục "Tranh cãi" dưới đây). Với cư dân da trắng Hoa Kỳ, ngọn núi này có nhiều tên gọi như Núi Cougar, Núi Sugarloaf, Núi Slaughterhouse và Vách đá Keystone. Ngọn núi mang tên Núi Rushmore qua một chuyến thám hiểm thăm dò của Charles Rushmore, David Swanzey (chồng của Carrie Ingalls) và Bill Challis.[8]
Năm 1923, nhà sử học Doane Robinson đưa ra ý tưởng tạc tượng trên Núi Rushmore nhằm khuyến khích phát triển du lịch ở tiểu bang South Dakota. Năm 1924, Robinson thuyết phục nhà điêu khắc Gutzon Borglum đến thăm vùng Black Hills nhằm đảm bảo hoàn thành công việc điêu khắc. Borglum đã từng tham gia điêu khắc tác phẩm Đài Tưởng niệm Hiệp hội (Confederate Memorial Carving), một đài tưởng niệm chạm nổi nông (bas-relief) khổng lồ dành cho các vị lãnh đạo Hiệp hội ở vùng núi Stone Mountain thuộc bang Georgia, nhưng các quan chức của tiểu bang lại không đồng ý.[9] Kế hoạch ban đầu là sẽ tiến hành tạc tượng trên những cột đá granite tên là Needles. Tuy nhiên, Borglum nhận thấy rằng những cột đá Needles đang bị xói mòn và không thể tạc tượng trên đó. Ông đã chọn Núi Rushmore với diện tích lớn hơn và vì vách núi quay về hướng Đông Nam nên nhận được nhiều ánh sáng mặt trời nhất. Borglum, sau khi nhìn thấy Núi Rushmore, đã phát biểu như sau: "Nước Mỹ sẽ diễu hành theo đường chân trời ấy".[10] Quốc hội cho phép bắt đầu Chiến dịch Khu tưởng niệm Quốc gia - Núi Rushmore vào ngày 3 tháng 3 năm 1925.[10] Tổng thống yêu cầu ngoài bức tượng của Washington thì cũng cần phác thảo chân dung hai vị tổng thống Đảng Cộng hòa và một vị Tổng thống Đảng Dân chủ.[11]
Construction of Mount Rushmore.
Từ ngày 4 tháng 10 năm 1927 đến ngày 31 tháng 10 năm 1941, Gutzon Borglum cùng 400 công nhân đã tạc những bức tượng khổng lồ, cao 60 foot (18m), thể hiện 4 vị Tổng thống Hoa KỳGeorge Washington, Thomas Jefferson, Theodore RooseveltAbraham Lincoln, biểu trưng cho lịch sử 130 năm đầu tiên của Hoa Kỳ. Borglum lựa chọn 4 vị tổng thống này dựa vào vai trò bảo vệ nền Cộng Hòa và mở mang bờ cõi của họ.[10][12] Ban đầu người ta dự định tạc tượng Thomas Jefferson về phía bên phải của tượng Washington, nhưng sau khi tiến hành chạm khắc, người ta thấy khối đá ấy không phù hợp nên đã phá nổ khối đá mang hình Jefferson này và tạc một bức tượng mới bên trái tượng Washington.[10]
Năm 1933, Trung tâm Dịch vụ Công viên Quốc gia đã tiến hành quản lý Núi Rushmore. Kỹ sư Julian Spotts giúp đỡ dự án bằng cách cải thiện phần cơ sở hạ tầng. Chẳng hạn như ông đã nâng cấp tàu điện để tàu lên được đỉnh Núi Rushmore nhằm giúp công nhân làm việc dễ dàng hơn. Đến ngày 4 tháng 7 năm 1934, bức tượng khuôn mặt tổng thống Washington đã hoàn thành và được khánh thành. Người ta khánh thành bức tượng tổng thống Thomas Jefferson vào năm 1936 và bức tượng tổng thống Abraham Lincoln vào ngày 17 tháng 9 năm 1937. Vào năm 1937, một dự luật được đệ trình lên Quốc hội nhằm tạc thêm tượng vị thủ lĩnh nhân quyền Susan B. Anthony, tuy nhiên Quốc hội đã bổ sung một phụ lục cho một dự luật đặc quyền, yêu cầu chỉ sử dụng ngân sách liên bang để hoàn thiện bốn bức tượng ban đầu.[13] Năm 1939, bức tượng tổng thống Theodore Roosevelt được khánh thành.
Xưởng Điêu khắc của Nhà Chạm khắc — một khu trưng bày mô hình và dụng cụ bằng nhựa độc nhất liên quan đến công trình điêu khắc — được xây dựng vào năm 1939 dưới dự chỉ đạo của Borglum. Borglum qua đời do bị tắc mạch máu vào tháng 3 năm 1941. Con trai ông, Lincoln Borglum, tiếp tục đảm nhiệm dự án này. Theo kế hoạch ban đầu, người ta sẽ tạc tượng từ đầu đến thắt lưng[14] nhưng do thiếu kinh phí nên buộc phải chấm dứt công trình. Borglum cũng dự tính dựng một tấm bảng lớn có hình dạng khu vực Louisiana Purchase với những chữ cái mạ vàng, tưởng nhớ bản Tuyên ngôn Độc lập, Hiến pháp Hoa Kỳ, khu vực Louisiana Purchase cùng những vùng đất khác, từ Alaska, Texas cho tới Khu Kênh đào Panama.[12]
A model at the site depicting Mount Rushmore's intended final design. Insufficient funding forced the carving to end in October 1941.
Toàn bộ dự án tiêu tốn 989.992,32 USD.[15] Dự án trở nên nổi tiếng khi không có bất kỳ công nhân nào tử vong đối với một công trình tầm cỡ như vậy.[16]
Vào ngày 15 tháng 10 năm 1966, Núi Rushmore được liệt vào Danh sách Di tích Lịch sử Quốc gia. Một bài luận của sinh viên William Andrew Burkett từ bang Nebraska đã giành chiến thắng ở hạng mục đồng đội lứa tuổi đại học vào năm 1934, đồng thời được khắc trên bảng đồng tại Entablature vào năm 1973.[13] Năm 1991, Tổng thống George H. W. Bush chính thức khánh thành công trình Núi Rushmore.
Người ta xây dựng một căn phòng tại một hẻm núi phía sau nhóm tượng này, khoan vào lớp đá chỉ 70 feet (21 m), bao gồm một mái vòm với 16 bức phù điêu bằng sứ tráng men. Trên các bức phù điêu là bản Tuyên ngôn Độc lập, Hiến pháp, tiểu sử của 4 vị Tổng thống cùng với Borglum và lịch sử Hoa Kỳ. Căn phòng được xem là lối vào của công trình nằm trong kế hoạch, tên là "Tiền sảnh các Kỷ lục"; mái vòm được lắp đặt vào năm 1998.[17]
Mười năm tái phát triển công trình đã đạt đến thành tựu lớn lao nhất là việc hoàn tất các tiện ích và lối đi mở rộng cho du khách vào năm 1998, chẳng hạn như Trung tâm Đón khách, Bảo tàng Lincoln Borglum cùng với Con đường Tổng thống. Công việc bảo dưỡng khu tưởng niệm hàng năm đòi hỏi những nhà leo núi phải giám sát và bịt các vết nứt. Do ngân sách hạn hẹp nên thỉnh thoảng người ta mới cạo lớp địa y ở khu tưởng niệm. Tuy nhiên, vào ngày 8 tháng 7 năm 2005, Alfred Kärcher GmbH, một nhà sản xuất máy giặt áp suất và máy chùi rửa bằng hơi nước người Đức, đã tiến hành chùi rửa miễn phí trong nhiều tuần bằng cách phun nước áp suất cao với nhiệt độ trên 200 °F (93 °C).[18]

Tranh cãi

Air Force One flying over Mt. Rushmore.
Núi Rushmore là chủ đề gây tranh cãi giữa những cư dân Hoa Kỳ do Mỹ đã chiếm vùng đất này từ tay bộ lạc Lakota sau cuộc Đại chiến Sioux năm 1876. Hiệp ước Fort Laramie năm 1868 đã trao quyền quản lý vô thời hạn vùng Black Hills cho bộ lạc Lakota. Các thành viên thuộc Phong trào Người da đỏ châu Mỹ đã tiến hành chiếm giữ khu tưởng niệm vào năm 1971, gọi là chiến dịch "Ngựa núi Giận dữ". Trong số những thành viên này là những nhà hoạt động trẻ tuổi, các vị bô lão, trẻ em và con người thần Thánh Gioan Fire Lame Deer, là người đã tổ chức một nhóm cầu nguyện trên đỉnh núi. Lame Deer yêu cầu nhóm người trên phủ một tấm vải liệm tượng trưng lên khuôn mặt các vị tổng thống, cho rằng "đó vẫn sẽ là hình tượng bẩn thỉu cho đến khi hiệp ước được thực thi".[19]
Năm 2004, người ta đã bổ nhiệm người quản lý bản địa đầu tiên cho công viên. Gerard Baker tuyên bố rằng ông sẽ mở thêm "nhiều hướng thông hiểu" và rằng bốn vị tổng thống "chỉ là một hướng với một mục tiêu mà thôi".[20]
Khu tưởng niệm Crazy Horse Memorial sẽ được xây dựng ở một nơi khác trong vùng Black Hills để tưởng nhớ một thủ lĩnh bản địa Mỹ nổi tiếng và cũng để hưởng ứng cho Núi Rushmore. Dự kiến công trình này sẽ lớn hơn công trình Núi Rushmore và nhận được sự hỗ trợ từ các tù trưởng bộ lạc Lakota; Quỹ Crazy Horse Memorial Foundation đã từ chối lời đề nghị hỗ trợ từ quỹ liên bang. Tuy nhiên, khu tưởng niệm này cũng là một chủ đề gây tranh cãi ngay cả trong cộng đồng dân bản địa Hoa Kỳ.[21]
Khu tưởng niệm này cũng gây tranh cãi do vài người viện cớ rằng cơ bản đây là một đề tài phân biệt chủng tộc được hợp pháp hóa theo ý tưởng của niềm tin Manifest Destiny (chiếm lĩnh lục địa Bắc Mỹ). Tác phẩm được Borglum lựa chọn để chạm khắc trên núi là bốn vị tổng thống đương quyền vào thời kỳ chiếm lĩnh đất đai của dân bản địa châu Mỹ. Chính Gutzon Borglum cũng hứng thú với cuộc tranh cãi này bởi vì ông là một thành viên tích cực của tổ chức white supremacist (ủng hộ học thuyết cho rằng người da trắng là ưu việt), tên là đảng Ku Klux Klan.[9][22]

Biểu trưng

Bốn vị tổng thống này tượng trưng cho những điều khác nhau:[cần dẫn nguồn]
  • Lincoln (tổng thống thứ 16) tượng trưng cho sự tự do.
  • Washington (tổng thống đầu tiên) tượng trưng cho sự đấu tranh giành độc lập.
  • Jefferson (tổng thống thứ 3) tượng trưng cho nền dân chủ.
  • Roosevelt (tổng thống thứ 26) tượng trưng cho sự bảo vệ thiên nhiên.

Các thông số

Tham khảo

  1. ^ Rushmore National Memorial. December 6, 2005.60 SD Web Traveler, Inc. Retrieved April 7, 2006.
  2. ^ McGeveran, William A. Jr. et al. (2004). The Word Almanac and Book of Facts 2004. New York: World Almanac Education Group, Inc. ISBN 0-88687-910-8.
  3. ^ Mount Rushmore, South Dakota (November 1, 2004). Peakbagger.com. Retrieved March 13, 2006.
  4. ^ a ă “Mount Rushmore National Memorial Frequently Asked Questions”. National Park Service. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2009.
  5. ^ “Honeycombing process explained from”. nps.gov. 14 tháng 6 năm 2004. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 8 năm 2008. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2010.
  6. ^ “Geology Fieldnotes”. nps.gov. 4 tháng 1 năm 2005. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2010.
  7. ^ Belanger, Ian A. et al. "Mt. Rushmore — presidents on the rocks" tại Wayback Machine (lưu trữ ngày 14 tháng tháng 5 năm 2006)
  8. ^ Keystone Area Historical Society Keystone Characters. Retrieved October 3, 2006.
  9. ^ a ă “"People & Events: The Carving of Stone Mountain"”. American Experience. PBS. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2010.
  10. ^ a ă â b Carving History (October 2, 2004). National Park Service.
  11. ^ Fite, Gilbert C. Mount Rushmore (May 2003). ISBN 0-9646798-5-X, the standard scholarly study.
  12. ^ a ă Albert Boime, "Patriarchy Fixed in Stone: Gutzon Borglum's 'Mount Rushmore'," American Art, Vol. 5, No. 1/2. (Winter - Spring, 1991), pp. 142–67.
  13. ^ a ă American Experience "Timeline: Mount Rushmore" (2002). Retrieved March 20, 2006.
  14. ^ Mount Rushmore National Memorial.
  15. ^ Mount Rushmore National Memorial. Tourism in South Dakota. Laura R. Ahmann. Retrieved March 19, 2006.
  16. ^ Mount Rushmore National Memorial. Outdoorplaces.com. Retrieved June 7, 2006.
  17. ^ “Tiền sảnh các Kỷ lục”. Trang web Núi Rushmore - Khu tưởng niệm Quốc gia. Trung tâm Dịch vụ Công viên Quốc gia. 14 tháng 6 năm 2004. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2007.
  18. ^ “"For Mount Rushmore, An Overdue Face Wash"”. http://www.washingtonpost.com. 11 tháng 7 năm 2005. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2010.
  19. ^ Matthew Glass, "Producing Patriotic Inspiration at Mount Rushmore," Journal of the American Academy of Religion, Vol. 62, No. 2. (Summer, 1994), pp. 265–283.
  20. ^ David Melmer (13 tháng 12 năm 2004). “"Historic changes for Mount Rushmore"”. http://www.indiancountrytoday.com. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2010.[[]][liên kết hỏng]
  21. ^ Lame Deer, John (Fire) and Richard Erdoes. Lame Deer Seeker of Visions. Simon and Schuster, New York, New York, 1972. Paperback ISBN 0-671-55392-5
  22. ^ “"Gutzon Borglum, The Story of Mount Rushmore"”. Ralphmag.org. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2010.

Liên kết ngoài



Đế quốc Áo-Hung

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Österreich-Ungarn (Đức)
Osztrák–Magyar Monarchia (Hung)

Đế quốc Áo-Hung
Tên đầy đủ
1867–1918
Quốc kỳ Quốc huy
Đại quốc kỳ Đại quốc huy
Khẩu hiệu
Indivisibiliter ac Inseparabiliter
"Không phân rã và li khai"
Quốc ca
Gott erhalte, Gott beschütze, Unsern Kaiser, unser Land!
"Chúa phù hộ, Chúa che chở, Hoàng đế ta, Tổ quốc ta !"
Vị trí của Áo-Hung
Vị trí của Đế quốc Áo-Hung vào năm 1914.
Thủ đô Viên, Budapest
Ngôn ngữ Đức
Hung, Séc, Slovak, Serbia, Croatia, Bosnia, Slovenia, Ba Lan, Ukrainia, Ruthenia, Rusyk, Romania, Ý, Roma
Tôn giáo Công giáo La Mã
Chính thể Quân chủ
Hoàng đế-vua
 - 1848–1916 Franz Joseph I
 - 1916–1918 Karl I
Thời đại lịch sử Chủ nghĩa đế quốc mới
 - Thỏa hiệp 1867 29 tháng 5, 1867
 - Tiệp Khắc độc lập 28 tháng 10 1918
 - Nam Slavơ độc lập 29 tháng 10 1918
 - Giải thể 31 tháng 10, 1918
 - Hòa ước giải thể¹ năm 1919 & năm 1920
Diện tích
 - 1910 676,615 km²; (261 mi²)
Dân số
 - 1910 ước tính 51,390,223 
     Mật độ 0,1 /km²  (0,2 /mi²)
Tiền tệ Gulden
Krone (từ 1892)
Tiền nhiệm Kế tục
Flag of the Habsburg Monarchy.svg Đế quốc Áo
Áo thuộc Đức Flag of Austria.svg
Cộng hòa Dân chủ Hungaria Civil Ensign of Hungary.svg
Đệ nhất cộng hòa Tiệp Khắc Flag of Bohemia.svg
Đệ nhị cộng hòa Ba Lan Flag of Poland.svg
Cộng hòa Lemko-Rusyn Flag of the Lemko-Rusyn Republic.svg
Cộng hòa Nhân dân Ukraina Flag of Ukrainian People's Republic (non-official, 1917).svg
Cộng hòa Quốc gia Tây Ukraina Flag of Ukraine.svg
Cộng hòa Komancza Flag of Ukraine.svg
Quốc gia của người Slovenia, Croatia và Serbia Flag of the State of Slovenes, Croats and Serbs.svg
Vương quốc Serbia State Flag of Serbia (1882-1918).svg
Cộng hòa Banat, Bačka và Baranja Flag of the Kingdom of Yugoslavia.svg
Chế độ nhiếp chính Carnaro của Ý Reggenza Italiana del Carnaro.jpg
1) Hòa ước Saint-Germain ký ngày 10 tháng 9, 1919Hòa ước Trianon ký ngày 4 tháng 6, 1920.
Đế quốc Áo-Hung, còn gọi là Nền quân chủ kép, Quốc gia kép là quốc gia phong kiến theo chế độ quân chủTrung Âu,[1] từ năm 1867 đến năm 1918, bao gồm đế quốc Áo (thủ đô Viên) và vương quốc Hungary (thủ đô Budapest), do hoàng đế Áo thuộc dòng họ Habsburg gốc Đức trị vì.[1] Đế quốc Áo-Hung được thành lập dựa trên sự hợp nhất đế quốc Áovương quốc Hungary vào năm 1867 và lãnh thổ của đế quốc này bao gồm toàn bộ lưu vực sông Donau mà bây giờ là lãnh thổ của nhiều quốc gia ngày nay như Áo, Cộng hoà Séc, Slovakia, Slovenia, Hungary, Croatia và 1 phần lãnh thổ của Serbia, România, Ba Lan, bao gồm 73 triệu dân. Trước năm 1914, đế quốc Áo-Hung có diện tích đứng thứ hai châu Âu[2] (sau đế quốc Nga) và dân số đứng thứ 3 châu Âu (sau đế quốc Nga và đế quốc Đức). Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, đế quốc Áo-Hung tham gia phe Liên minh. Chiến tranh kết thúc, phe Liên minh bại trận và đế quốc Áo-Hung tan rã vào tháng 11 năm 1918. Sự kiện này cũng đặt dấu chấm hết cho sự tồn tại của nhà Habsburgchâu Âu.

Thành lập

Đế quốc Áo-Hung thuộc quyền cai trị của nhà Habsburg, một trong những vương triều có lịch sử thống trị dài nhất châu Âu. Tổ tiên của vương triều này là 1 lãnh chúa phong kiến của vương quốc Frank. Đến đầu thế kỷ XIX, phần lớn các Hoàng đế La Mã Thần thánh thuộc dòng họ Habsburg. Dòng họ này luôn mở rộng lãnh địa bằng các cuộc hôn nhân và lần lượt chiếm được Tây Ban Nha, Hà Lan, Ý,…
Đến thế kỷ XIX cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu mà đỉnh điểm là các cuộc cách mạng tư sản lần lượt lật đổ chế độ quân chủ chuyên chếAnh, Pháp dẫn đến việc nhà Habsburg ngày càng suy yếu. Cuộc Chiến tranh Áo-Phổ năm 1866 mà kết quả là Áo bị Phổ đánh bại, buộc lòng phải rút khỏi Liên bang Đức. Trước hoàn cảnh đó, nhà Habsburg buộc phải liên kết với Vương quốc Hungary để giữ được quyền thống trị của mình ở châu Âu và tạo thành đế quốc Áo-Hung. Mùa xuân năm 1867, Áo và Hungary đi đến 1 hiệp nghị:
  • Áo cải tổ thành 1 nước quân chủ gọi là đế quốc Áo-Hung, lấy sông Donau làm ranh giới trong đó đế quốc Áo bao gồm Áo, Séc, Slovenia; vương quốc Hungary bao gồm Hungary, Slovakia, Croatia. hoàng đế Áo-Hung là Franz Joseph I kiêm luôn ngôi vua Hungary.

Kinh tế

Xã hội và dân tộc

Do lãnh thổ trải dài nên đế quốc Áo-Hung tồn tại nhiều dân tộc. Ngoài 2 dân tộc chính là người Áongười Hungary còn có các dân tộc khác như người Tiệp Khắc, người Slovak, người Serbia, người Croatia, người Ba Lan, người Romania, người Đức, người Ukraina,… Do tồn tại nhiều dân tộc nên đế quốc Áo-Hung cũng sử dụng nhiều ngôn ngữ khác nhau. Giống như đế quốc Nga, đế quốc Áo-Hung cũng thi hành 1 chính sách áp bức dân tộc hết sức tàn khốc, các dân tộc bị đế quốc Áo-Hung đối xử tàn bạo và chịu nhiều khinh rẻ nên cũng như Đế quốc Nga, đế quốc Áo-Hung được gọi là "nhà tù của các dân tộc". Tuy nhiên, kể từ khi Nikolai II làm Hoàng đế Nga, Nga đã thi hành chính sách tự do dân tộc hơn, nhưng Áo-Hung vẫn không thay đổi.

Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất

Dù có nền kinh tế hết sức lạc hậu và mâu thuẫn dân tộc gay gắt nhưng Đế quốc Áo-Hung lại muốn bành trướng lãnh thổ, nhất là khu vực Balkan. Năm 1882, Đế quốc Áo-Hung gia nhập Liên minh Trung tâm cùng Đế quốc ĐứcÝ. Tham vọng của Đế quốc Áo-Hung trong Chiến tranh thế giới thứ nhất là làm chủ khu vực Balkan và giữ lại vai trò cường quốc của mình ở châu Âu. Mục tiêu trước hết của Áo-Hung là phải tiêu diệt Serbia.
Ngày 28 tháng 6 1914, Thái tử Áo-Hung là Franz Ferdinand bị một phần tử khủng bố Serbia ám sát tại Sarajevo, Bosnia. Ngày 23 tháng 7, Áo-Hung gửi tối hậu thư cho Serbia và đến ngày 28 tháng 7, Áo-Hung tuyên chiến với Serbia. Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ. Trong chiến tranh, Đế quốc Áo-Hung đánh nhau với Serbia ở Chiến trường Balkan, Đế quốc NgaChiến trường Đông ÂuÝChiến trường Nam Âu. Quân đội Áo-Hung liên tiếp bại trận trên các chiến trường, đặc biệt là chiến trường Đông Âu mà tiêu biểu là bại trận trước quân Nga tại Galicia năm 1916. Năm 1916, hoàng đế Franz Joseph I qua đời, Karl I lên ngôi vua. Ngày 3 tháng 11 năm 1918, Đế quốc Áo-Hung đầu hàng và tan rã không lâu sau đó.

Tan rã

Đầu năm 1918, làn sóng đấu tranh mạnh mẽ đòi chấm dứt chiến tranhđộc lập cho các dân tộc đang chịu sự áp bức của nhà Habsburg ngày càng lan rộng. Ngày 16 tháng 10, hoàng đế Karl I ra tuyên bố cải cách Đế quốc Áo-Hung thành 1 liên bang các quốc gia dân tộc và trao quyền tự quyết cho các dân tộc. Tuy nhiên những cải cách này đã không cứu vãn được tình thế. Ngày 28 tháng 10, Tiệp Khắc tuyên bố tách khỏi Đế quốc Áo-Hung. Cùng ngày tại thủ đô Viên xảy ra 1 cuộc tổng đình công của công nhân Áo đòi chấm dứt chiến tranh. Ngày 29 tháng 10, lợi dụng những thất bại của Quân đội Áo-Hung trong cuộc chiến và không khí cách mạng dâng cao ở Viên, những dân tộc Slavơ phía nam tuyên bố tách khỏi Đế quốc Áo-Hung và thành lập nhà nước của người Serbia, người Croatiangười Slovenia. Ngày 21 tháng 10, các nghị sĩ hạ viện Áo tuyên bố thành lập Quốc hội lâm thời. Thất bại của Đế quốc Áo-Hung trong Chiến tranh thế giới thứ nhất và thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga đã góp phần làm tan rã Đế quốc Áo-Hung. Ngày 11 tháng 11 năm 1918, cách mạng ở Đức lật đổ chế độ quân chủ, Chính phủ mới của Đức đầu hàng và Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc. Trước tin đó, hoàng đế Karl I đã tuyên bố thoái vị và chạy trốn khỏi Viên. Hiệp ước Véc-xay ngày 10 tháng 9 năm 1919 đã tách đế quốc Áo-Hung thành 2 quốc gia Liên bang Cộng hoà ÁoCộng hoà Hungary.[1] Ngày 12 tháng 11, Quốc hội lâm thời của Áo tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Áo, chấm dứt hoàn toàn sự thống trị của nhà Hasburg.
Trong khi đó Hungary cũng chịu những ảnh hưởng nặng nề của cuộc chiến tranh do đó nhân dân Hungary cũng bất mãn với Đế quốc Áo-Hung. Đầu tháng 10 tin quân đội Áo-Hung thảm bại ở Ý càng làm nhân dân Hungary thêm căm phẫn. Ngày 31 tháng 10 năm 1918, công nhân và binh lính Hungary tiến hành khởi nghĩa ở Budapest. Binh lính Áo-Hung vứt bỏ quân hiệu vào thùng rác, tước vũ khí sĩ quan rồi tham gia khởi nghĩa cùng nhân dân. Những người khởi nghĩa nhanh chóng các vị trí quan trọng trong thành phố và đòi thiết lập nhà nước Cộng hòa Hungary độc lập. Một chính phủ liên hiệp đã được thành lập do Micha Karoli đứng đầu. Ngày 16 tháng 11, nước cộng hòa vô sản Hungary tuyên bố thành lập, nhà Hasburg bị lật đổ và Đế quốc Áo-Hung cũng chính thức chấm dứt sự tồn tại sau 51 năm và trên vùng lãnh thổ của Đế quốc Áo-Hung xây dựng nên 3 quốc gia: Áo, HungaryTiệp Khắc, 1 phần đất của Ba LanNam Tư.

Cờ và quốc huy

Chú thích

  1. ^ a ă â Mục ĐẾ QUỐC ÁO - HUNG trong BKTT VN
  2. ^ Max-Stephan Schulze (1996). Engineering and Economic Growth: The Development of Austria-Hungary's Machine-Building Industry in the Late Nineteenth Century Frankfurt am Main: Peter Lang. p. 295.

Liên kết bên ngoài


Áo

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cộng hoà Áo
Republik Österreich (tiếng Đức)
Flag of Austria.svg Austria Bundesadler.svg
Quốc kỳ Huy hiệu
Vị trí của Áo
Khẩu hiệu
Không có
Quốc ca
Land der Berge, Land am Strome
Hành chính
Chính phủ Cộng hòa liên bang
Tổng thống
Thủ tướng
Heinz Fischer
Werner Faymann
Ngôn ngữ chính thức Tiếng Đức, Sloven (ở Carinthia), Croat (ở Burgenland), Hung (ở Burgenland)
Thủ đô Viên
48°12′B, 16°21′Đ
Thành phố lớn nhất Viên
Địa lý
Diện tích 83.871 km² (hạng 113)
Diện tích nước 1,3% %
Múi giờ CET (UTC+1); mùa hè: CEST (UTC+2)
Lịch sử
Độc lập
Ngày thành lập Từ Đồng Minh
12 tháng 11, 1918
27 tháng 7, 1955
Dân cư
Dân số ước lượng (2006) 8.279.571 [1] người (hạng 86)
Dân số (2001) 8.032.926 người (hạng 86)
Mật độ 97 người/km² (hạng 78)
Kinh tế
GDP (PPP) (2005) Tổng số: 267 tỷ Mỹ kim
HDI (2003) 0,936 cao (hạng 17)
Đơn vị tiền tệ Euro¹ (EUR)
Thông tin khác
Tên miền Internet .at
Biển số xe: A
¹ Trước năm 2002Schilling Áo
Áo (tiếng Đức: Österreich), quốc danh hiện tại là Cộng hòa Áo (tiếng Đức: Republik Österreich) là một quốc gia liên bang ở Trung Âu với thể chế dân chủ nghị viện. Nước Áo là thành viên của Liên Hiệp Quốc từ 1955 và từ 1995 là thành viên của Liên minh châu Âu. Nước Áo giáp ĐứcCộng hoà Séc ở phía bắc, SlovakiaHungaria về phía đông, SloveniaÝ về phía nam, và Thụy SĩLiechtenstein về phía tây.

Mục lục

Nguồn gốc quốc hiệu

Danh xưng "Áo" trong tiếng Việt là giản xưng của Áo Địa Lợi (Trung văn giản thể: 奥地利; Trung văn phồn thể: 奧地利; bính âm: Àodìlì), dịch danh Trung văn của quốc hiệu nước Áo.

Lịch sử

Bài chi tiết: Lịch sử nước Áo

Vương quốc Frank Đông (Ostfrankenreich)

Nhiều phần của nước Áo ngày nay thuộc về Vương quốc Frank của Karl Đại đế (Karl der Grosse). Sau Hiệp ước Verdun (843), Vương quốc Frank Đông được thành lập, trong đó từ năm 856Marchia Orientalis, một vùng trong Niederösterreich ngày nay, được đặt dưới quyền của dòng họ Karoling. Từ năm 955, sau khi hoàng đế Otto I của Đế quốc La Mã Thần thánh chiến thắng người Hung, vương quốc được mở rộng về phía đông nam. Nhiều lãnh địa mới của các công tước và hầu tước được thành lập bên cạnh KarantanienMarchia Orientalis.
Các vua vương quốc Frank Đông:
  1. Louis II the Germanicus: 833 - 876
  2. Charles II: 876 - 880
  3. Louis III the Younger: 880 - 882
  4. Charles III the Dicke: 882 - 888
  5. Arnulf the Carinthia: 888 - 899
  6. Louis IV the Kind: 900 - 911
  7. Conrad I: 911 - 918
  8. Henry I: 919 - 936
  9. Otto I the Great: 936 - 960
  10. Burkhard: 960 - 976

Đế quốc La Mã Thần thánh (962–1806)

Năm 976 Marchia Orientalis được đặt dưới quyền của hầu tước Liutpold (hay Leopold I) thuộc dòng họ Babenberger. Vào năm 996 tên Ostarrichi được nhắc đến lần đầu tiên trong một văn kiện, cách viết thành Österreich phát triển từ tên này mà ra. Năm 1156 Ostarrichi trở thành một công quốc.
Nối tiếp theo dòng họ Bebenberger là dòng họ Habsburg, do vua La Mã-ĐứcRudolf I sáng lập năm 1273. Triều đại mới này đã mở rộng lãnh thổ của mình từ năm 1278 cho đến năm 1526. Các nỗ lực vươn lên về quyền lực của họ đã đem lại một đại công quốc (Erzherzogtum) là yếu tố quan trọng trong liên minh của Đế quốc La Mã Thần thánh. Bắt đầu từ 1273, hay 1438 hầu như lúc nào triều đại Habsburg nào cũng đạt được danh hiệu vua Đức hoặc danh hiệu gắn liền vào đấy là danh hiệu hoàng đế La Mã Thần thánh cho đến năm 1804 khi hoàng đế Franz II (đế quốc La Mã Thần thánh) tự nhận thêm danh hiệu Hoàng đế Áo quốc (không thỏa thuận với luật của đế quốc) và Đế quốc La Mã Thần thánh tan rã vào năm 1806.
Các hoàng đế Áo (962 - 1806):
+ Nhà Bebenberger:
  1. Leopold I the Illustrious: 976 - 994
  2. Henry I the Starke: 994 - 1018
  3. Adalbert the Victorious: 1018 - 1055
  4. Ernest the Brave: 1055 - 1075
  5. Leopold II: 1075 - 1095
  6. Leopold III the Saint: 1095 - 1136
  7. Leopold IV the Generous: 1136 – 1141
  8. Henry II: 1141 - 1177
  9. Leopold V the Virtuous: 1177 - 1194
  10. Frederick I: 1194 - 1198
  11. Leopold VI the Glorious: 1198 - 1230
  12. Frederick II the Quarrelsome: 1230 – 1246
  13. Ottokar II: 1246 - 1278
+ Nhà Habsburg:
  1. Rudolph I: 1278 - 1291
  2. Albert I: 1291 - 1308
  3. Rudolph II: 1282 - 1283
  4. Rudolph III: 1298 - 1307
  5. Frederick III the Handsome: 1307 - 1330
  6. Leopold VII the Glorious: 1308 - 1326
  7. Albert II the Wise: 1330 - 1358
  8. Otto IV the Merry: 1330 - 1339
  9. Frederick IV: 1339 - 1344
  10. Leopold VIII: 1339 - 1344
  11. Rudolf IV the Stifter: 1358 - 1365
  12. Albert III the Pigtail: 1365 - 1395
  13. Leopold IX the Just: 1365 - 1379
  14. Albert III the Pigtail: 1379 - 1395
  15. Albert IV the Patient: 1395 - 1404
  16. Albert V the Magnanimous: 1404 – 1439
  17. Ladislaus I the Posthumous: 1440 – 1457
  18. Frederick V the Peaceful: 1457 – 1493
  19. Albert VI the Prodigal: 1457 - 1463
  • Dòng họ Leopold ở các vùng Styria, Carinthia và Carniola, Quận Tyrol:
  1. Leopold IX: 1379 - 1386
  2. William the Courteous: 1386 - 1406
  3. Leopold X the Fat: 1386 - 1411
  4. Ernest II the Iron: 1402 - 1406
  5. Frederick V of the Empty Pockets: 1402 - 1406
+ Năm 1406, Leopold V nhường lại lãnh thổ cho dòng Ernest:
  1. Ernest II Iron: 1402 - 1424
  2. Frederick VI: 1457 - 1493
  3. Albert VI: 1457 - 1463
+ Thời Frederick V, vùng Tyrol nhập vào Áo thành lập vùng Hạ Áo:
  1. Frederick V: 1406 - 1439
  2. Sigismund: 1439 - 1490
+ Sau khi Frederick III chết, vùng Hạ Áo và các vùng khác được bàn giao cho con trai là Maximilian I (1490 - 1493), trước đó Matthias kế ngôi (1485 - 1490) + Đến năm 1493, công quốc Áo lại được Maximilian I thống nhất lại:
  1. Maximilian I: 1493 - 1519
  2. Charles I Quint: 1519 - 1521
  3. Ferdinand I: 1521 - 1564
+ Năm 1564 sau khi Ferdinand I chết, lãnh thổ Áo lại chia cho các con trai ông là: Maximilian II được vùng Hạ Áo; Ferdinand II được vùng Tyrol và Charles II vùng Nội Áo:
  • Vùng Hạ Áo:
  1. Maximilian II: 1564 - 1576
  2. Rudolf V: 1576 - 1608
  3. Matthias: 1608 - 1619
  4. Albert VII: 1619
  • Vùng Tyrol:
  1. Ferdinand II: 1564 - 1595
  2. Matthias: 1595 - 1619
  3. Maximilian III: 1612-1618
  • Vùng Nội Áo ("Inner-Österreich") bao gồm Styria, Carinthia và Carniola:
  1. Charles II: 1564 - 1590
  2. Ferdinand III: 1590/1619 - 1637, theo nhiếp chính Maximilian III (1593-1595)
+ Các vùng lãnh thổ của Áo được hợp nhất vào năm 1620 dưới thời Ferdinanad III (do hôn nhân, thừa kế ngôi vua), nhưng đến năm 1623, ông lại chia nước Áo thành nhiều vùng lần nữa:
  • Trung Áo (trung tâm nước Áo)
  1. Ferdinand III: 1590/1619 - 1637
  2. Ferdinand IV: 1637 - 1657
  • Thượng Áo:
  1. Leopold XI: 1623 - 1632
  2. Ferdinand Charles: 1632 - 1662
  3. Sigismund Francis: 1662 - 1665
+ Sau khi Sigismund Francis qua đời mà không có người kế vị, lãnh thổ của ông trở về vùng Trung Áo dưới thời Leopold XII:
  1. Leopold XII: 1657/1665 - 1705
  2. Joseph I: 1705 - 1711
  3. Charles III: 1711 - 1740
  4. Maria Theresa: 1740 - 1780
  5. Francis I Stephen: 1740 - 1765
  6. Joseph II: 1765 - 1790
  7. Leopold XIII: 1790 - 1792
  8. Francis II: 1792 - 1806

Đế quốc Áo (1804–1867) và Áo (1867–1918)

Nước của Hoàng đế Áo là một quốc gia đa dân tộc. Lãnh địa của dòng họ Habsburg-Lothringer chạy dài từ BöhmenMähren qua nước Áo ngày nay xuyên qua Hungary sâu xuống đến tận bán đảo Balkan. Từ 1815 đến 1866 hoàng gia ở Viên cũng đứng đầu trong Liên minh Đức, tan rã sau Chiến tranh Áo–Phổ.
Năm 1867 một nền quân chủ song đôi Áo–Hung được cấu thành nhưng chỉ lưu ý đến các quyền lợi của Áo và Hung; các yêu cầu chính trị của các nhóm dân tộc khác đòi độc lập nhiều hơn đã không được chú ý đến. Sau khi các vấn đế dân tộc bùng phát công khai qua Vụ ám sát thái tử Áo-HungSarajevo, Chiến tranh thế giới lần thứ nhất bùng nổ năm 1914 dẫn đến chấm dứt nền quân chủ song đôi vào năm 1918.
Các vua Áo (1804 - 1918)
  1. Francis I: 1806 - 1835
  2. Ferdinand I: 1835 - 1848
  3. Francis Joseph I: 1848 - 1916
  4. Charles I: 1916 - 1918
Các thủ tướng Áo:
  1. Klemens Wenzel von Metternich: 25/5/1821 - 13/3/1848
  2. Franz Anton von Kolowrat Liebsteinsky: 20/3 - 19/4/1848
  3. Karl Ludwig von Ficquelmont: 19/4 - 19/5/1848
  4. Franz von Pillersdorf Baron: 19/5 - 8/7/1848
  5. Anton von Doblhoff-Dier: 8/7 - 18/7/1848
  6. Johann von Wessenberg Ampringen: 18/7 - 21/11/1848
  7. Felix Schwarzenberg: 21/11/1848 - 5/4/1852
  8. Karl Ferdinand von Buol: 11/4/1852 - 21/8/1859
  9. Johann Bernhard von Rechberg und Rothenlöwen: 21/8/1859 - 4/2/1861
  10. Rainer Ferdinand: 4/2/1861 - 26/6/1865
  11. Alexander von Mensdorff-Pouilly: 26/6 - 27/7/1865
  12. Richard Belcredi 27/7/1865 - 7/2/1867
  13. Friedrich Ferdinand von Beust: 7/2 - 30/12/1867
  14. Friedrich Ferdinand von Beust: 30/12/1867 - 8/11/1871
  15. Gyula Andrassy: 14/11/1871 - 2/10/1879
  16. Karl Heinrich Baron von Haymerle: 8/10/1879 - 10/10/1881
  17. Gustav Kálnoky: 20/11/1881 - 2/5/1895
  18. Agenor Maria Gołuchowski: 16/5/1895 - 24/10/1906
  19. Alois Lexa von Aehrenthal: 24/10/1906 - 17/2/1912
  20. Leopold Berchtold: 17/2/1912 - 13/11/1915
  21. Stephan Burian von Rajecz: 13/1/1915 - 22/12/1916
  22. Ottokar von Czernin: 22/12/1916 - 14/4/1918
  23. Stephan Burian von Rajecz: 16/4/1918 - 24/10/1918
  24. Gyula Andrassy: 24/10/1918 - 1/11/1918
  25. Ludwig von Flotow: 2/11/1918 - 11/11/1918

Đệ nhất cộng hòa (1918–1938) và Đế chế thứ ba (1938–1945)

Áo-Hung bị tan rã và trên lãnh thổ đó hình thành các quốc gia mới và nước Đức-Áo (Deutschösterreich). Trong Hiệp định Saint-German tên quốc gia này và nguyện vọng liên kết cùng với Cộng hòa Đức mới (Cộng hòa Weimar) bị cấm. Ngày 21 tháng 10 năm 1919 tên được đổi thành "Cộng hòa Áo" (Republik Österreich); năm 1920 hiến pháp mới được thông qua; năm 1931 nguyện vọng thành lập liên minh thuế quan với Đế chế Đức bị cấm.
Khoảng thời gian sau đó (1933) đã đem lại cho người dân một chế độ độc tài và năm 1938 việc gia nhập vào Đế chế Đức xã hội quốc gia của Adolf Hitler. Người độc tài trong Đế chế thứ ba đã thay thế tên quê hương của ông bởi "Ostmark" và ngay sau đó bởi "Donau-und Alpengaue". Chiến tranh thế giới lần thứ hai do Hitler gây ra cuối cùng đã chấm dứt chế độ phát xít chuyên chế và Đế chế thứ ba.

Đệ nhị cộng hòa (từ 1945)

Sau 1945 Đế chế thứ ba bị quân đội Đồng Minh chiếm đóng và giải tán. Áo được tái thành lập và được chia làm bốn vùng chiếm đóng. Sau khi Cộng hòa trong Hiệp định quốc gia ngày 15 tháng 5 năm 1955 cam kết không gia nhập một "liên minh" nào nữa, quân đội Đồng Minh đã rời khỏi nước Áo. Ngày 26 tháng 10 năm 1955 Áo tuyên bố "trung lập vĩnh viễn". "Ngày quốc kỳ" (Tag der Fahne) này được kỷ niệm trong trường học cho đến 1965; từ 1967 ngày này trở thành ngày quốc khánh.
Năm 1969 Áo là nước cùng thành lập EFTA hướng tới một liên minh kinh tế. Nhờ vào tính trung lập nước Áo đã có thể kết nối các quan hệ kinh tế và văn hóa với các nước phía Tây và với các nước thuộc khối Đông Âu thời đấy, việc này đã giúp đỡ nước Áo lâu dài trong thời gian xây dựng lại. Sau khi Chiến tranh Lạnh chấm dứt năm 1991 chính sách trung lập dứt khoát được nới lỏng nhưng việc diễn giải một cách thỏa đáng tính trung lập trong trật tự thế giới mới đã thay đổi từ đấy là một đề tài chính trị đối nội đang được tranh cãi. Năm 1995 Áo gia nhập Liên minh châu Âu (EU); năm 1999 Áo bỏ đồng Schilling và cùng với các nước khác trong Liên minh đưa đồng Euro vào sử dụng.
Tổng thống Áo (1919 - nay)
  1. Karl Seitz: 5/3/1919 - 9/12/1920
  2. Michael Hainisch: 9/12/1920 - 10/12/1928
  3. Wilhelm Miklas: 10/12/1928 - 13/3/1938
  4. Karl Renner: 29/4/1945 - 31/12/1950
  5. Theodor Körner: 21/6/1951 - 4/1/1957
  6. Adolf Scharf: 22/5/1957 - 28/2/1965
  7. Franz Jonas: 09/6/1965 - 24/4/1974
  8. Rudolf Kirchschläger: 8/7/1974 - 8/7/1986
  9. Kurt Waldheim: 8/7/1986 - 8/7/1992
  10. Thomas Klestil: 8/7/1992 - 6/7/2004
  11. Heinz Fischer: 8/7/2004 - nay
Thủ tướng Áo:
  1. Karl Renner: 12/11/1918 - 07/7/1920
  2. Michael Mayr: 7/7/1920 - 21/6/1921
  3. Johann Schober: 21/6/1921 - 26/1/1922
  4. Walter Breisky: 26/1/1922 - 27/1/1922
  5. Johann Schober: 27/1/1922 - 31/5/1922
  6. Ignaz Seipel: 31/5/1922 - 20/11/1924
  7. Rudolf Ramek: 20/11/1924 - 20/10/1926
  8. Ignaz Seipel: 20/10/1926 - 4/5/1929
  9. Ernst Streeruwitz: 4/5/1929 - 26/9/1929
  10. Johann Schober: 26/9/1929- 30/9/1930
  11. Carl Vaugoin: 30/9/1930 - 04/12/1930
  12. Otto Ender: 04/12/1930 - 20/6/1931
  13. Karl Buresch: 20/6/1931 - 20/5/1932
  14. Engelbert Dollfuss: 20/5/1932 - 25/7/1934
  15. Kurt von Schuschnigg: 29/7/1934 - 11/3/1938
  16. Arthur Seyss-Inquart: 11/3/1938 - 13/3/1938
  17. Karl Renner: 27/4/1945 - 20/12/1945
  18. Leopold Figl: 20/12/1945 - 25/2/1953
  19. Julius Raab: 2/4/1953 - 11/4/1961
  20. Alfons Gorbach: 11/4/1961 - 25/2/1964
  21. Josef Klaus: 2/4/1964 - 3/3/1970
  22. Bruno Kreisky: 3/3/1970 - 24/4/1983
  23. Fred Sinowatz: 24/5/1983 - 16/6/1986
  24. Franz Vranitzky: 16/6/1986 - 20/1/1997
  25. Viktor Klima: 28/1/1997 - 4/2/2000
  26. Wolfgang Schüssel: 4/2/2000 - 11/1/2007
  27. Alfred Gusenbauer: 11/1/2007 - 2/12/2008
  28. Werner Faymann: 2/12/2008 - nay

Chính trị

Hệ thống

Nước Áo, theo Hiến pháp liên bang năm 1920, tiếp tục có hiệu lực từ sau 1945, là một nước Cộng hòa liên bang dân chủ nghị viện bao gồm 9 tiểu bang. Nguyên thủ quốc gia là Tổng thống liên bang được bầu trực tiếp từ công dân 6 năm một lần. Người lãnh đạo chính phủ là Thủ tướng liên bang trên thực tế được tổng thống bổ nhiệm theo tỷ lệ đa số trong Hội đồng quốc gia (Nationalrat). Chính phủ có thể bị mãn nhiệm thông qua biểu quyết bất tín nhiệm của Hội đồng quốc gia.

Nghị viện

Nghị viện của Áo bao gồm hai viện. Thành phần của Hội đồng quốc gia với 183 thành viên được quyết định bởi các cuộc bầu cử tự do 4 năm một lần. Mức cản 4% được đưa ra nhằm ngăn cản một phân tán quá lớn của các đảng trong Hội đồng quốc gia. Hội đồng liên bang (Bundesrat) được cử ra từ các Hội đồng tiểu bang (Landtag). Hội đồng quốc gia là viện chiếm ưu thế trong lập pháp ở Áo. Hội đồng liên bang trong đa số các trường hợp chỉ có quyền phủ quyết có tính cách trì hoãn, có thể bị mất hiệu lực bởi Nghị định kiên quyết (Beharrungsbeschluss) của Hội đồng quốc gia.

Đảng phái chính trị

Từ khi Cộng hòa Áo được thành lập, nền chính trị ở Áo chịu ảnh hưởng của 2 đảng lớn là Đảng Nhân dân Áo (Österreichische Volkspartei – ÖVP) có đường hướng Thiên chúa giáo bảo thủ (trước Đệ nhị thế chiến có tên là Đảng Thiên chúa giáo-Xã hội) và Đảng Xã hội Dân chủ Áo (Sozialdemokratische Partei Österreichs – SPÖ) có tên trước đây là Đảng Công nhân Xã hội chủ nghĩa Áo - Sozialistische Arbeiterpartei Österreichs. Cả hai đảng đã có từ thời quân chủ và được tái thành lập sau khi thủ đô Viên được giải phóng vào thời gian cuối của Đệ nhị thế chiến trong tháng 4 năm 1945. Trong hai giai đoạn 1945 – 196619861999 hai đảng này cùng cầm quyền ở Áo trong "liên minh lớn" mặc dù có thế giới quan trái ngược nhau.
Xu hướng chính trị thứ ba, nhỏ hơn rất nhiều, thuộc đường hướng quốc gia dân tộc Đức, tập trung trong thời đệ nhất cộng hòa trong Đảng Nhân dân Đại Đức (Großdeutsche Volkspartei), trong đệ nhị cộng hòa là Liên minh Độc lập và sau đấy là trong Đảng Tự do Áo (Freiheitliche Partei Österreichs – FPÖ).
Đảng Cộng sản Áo cũng đã có vai trò chính trị trong những năn đầu của đệ nhị cộng hòa, thế nhưng từ thập niên 1960 vì là đảng nhỏ nhất nên đã không còn có tầm quan trọng trên bình diện liên bang nữa. Tuy vậy Đảng Cộng sản Áo vẫn còn có số phiếu đáng kể trong nhiều cuộc bầu cử địa phương, thí dụ như tại thành phố Graz.
Trong thập niên 1980 hệ thống đảng phái chính trị cứng nhắc này bắt đầu tan vỡ. Một mặt là do sự xuất hiện của Đảng Xanh (Áo) trên chính trường ở phía cánh tả và mặt khác là do Đảng Tự do Áo chuyển sang đường hướng dân túy khuynh hữu (right populism). Tách ra từ đảng này là Diễn đàn Tự do (Liberales Forum), lại biến mất trên trường chính trị ngay sau đó. Liên minh Tương lai Áo (Bündnis Zukunft Österreich – BZÖ) thành lập trong năm 2005 đánh dấu sự chia rẽ lần thứ hai của Đảng Tự do Áo.

Hệ thống pháp luật

Cơ sở của luật dân sự Áo là Bộ luật dân sự Áo (Allgemeines bürgerliches Gesetzbuch – AGB) từ 1 tháng 6 năm 1811, được tu chính sâu rộng trong giao đoạn 19141916 dưới ảnh hưởng của phong trào "Trường phái lịch sử Đức" (German Historical School of Law). Mãi đến năm 1970 mới có nhiều sửa đổi lớn tiếp theo, đặc biệt là trong luật gia đình. Nhiều phần lớn của luật dân sự được quy định ngoài Bộ luật dân sự, trong đó là nhiều luật đặc biệt được ban hành sau khi Áo "kết nối" với nước Đức Quốc Xã năm 1938 và vẫn còn có hiệu lực sau năm 1945 với các phiên bản đã được tu chính tẩy trừ quốc xã, thí dụ như luật hôn nhân, bộ luật thương mại và luật cổ phiếu.
Luật hình sự được quy định trong Bộ luật hình sự hiện đại từ ngày 23 tháng 1 năm 1974. Ngoài các hình phạt bộ luật còn quy định những biện pháp phòng chống (đưa những phạm nhân có tiềm năng tái phạm, cần phải cai trị hay không bình thường về tâm thần vào trong các trại tương ứng), cả hai chỉ được tuyên xử khi phạm tội từ thời gian có quy định trong luật (nguyên tắc không hồi tố). Tội tử hình đã được hủy bỏ.
Luật về vốn tư bản, doanh nghiệp và kinh tế chịu ảnh hưởng của việc tiếp nhận các luật lệ của Liên minh châu Âu năm 1995 và của các chỉ thị (luật lệ khung), quy định (các luật có thể được áp dụng trực tiếp) của Liên minh châu Âu dưới sự cộng tác của Áo từ khi gia nhập và cũng như là các phán quyết của Tòa án châu Âu. Trong trường hợp hoài nghi thì luật của cộng đồng được ưu tiên.
Tòa án dân sự và hình sự bao gồm tòa án tỉnh (Bezirksgericht), tòa án tiểu bang (Landesgericht), tòa án liên bang (Oberlandesgericht) và tòa án tối cao là cấp phán xử cao nhất.

Quân sự

Huy hiệu quân đội Áo
Đọc bài chính về hệ thống quân sự Áo
Việc bảo vệ đất nước bằng quân sự dựa trên nghĩa vụ quân sự phổ thông cho tất cả các công dân nam trong độ tuổi từ 17 đến 50. Phụ nữ có thể tình nguyện gia nhập quân đội. Quân đội bao gồm 35.000 người và khoảng 75.000 dân quân. Cho đến thời điểm ngày 1 tháng 1 năm 2006 nghĩa vụ quân sự kéo dài 8 tháng và từ thời điểm đó là 6 tháng. Ngân sách dành cho quân sự chiếm 0,71% của tổng sản phẩm nội địa – tròn 1,81 tỉ Euro – thuộc vào trong số những ngân sách thấp nhất trên thế giới.
Những người trong độ tuổi nghĩa vụ nhưng lại từ chối không tham gia quân đội vì lý do lương tâm có thể phục vụ trong các ngành dân sự (Zivildienst) để thay thế. Thời gian phục vụ là 12 tháng và từ ngày 1 tháng 1 năm 2006 là 9 tháng.

Chính sách tài chính

Ngân sách quốc gia 2005 dự tính chi 64,001 tỉ Euro và thu 58,866 tỉ Euro, tức bội chi 5,135 tỉ Euro hay 2,1% của GDP. Nhờ vào bội thu thuế ngoài dự đoán nên thiếu hụt được dự tính là chỉ vào khoảng 1,6 đến 1,7% tổng sản phẩm nội địa.
Nợ quốc gia năm 2005 đạt mức cao nhất từ trước đến nay với tổng cộng 154,86 tỉ Euro. Sau đấy, theo dự tính tổng số nợ sẽ giảm dần xuống còn 154,5 (2006) và 154,2 tỉ Euro (2007). Tỉ lệ nợ trong năm 2005 là 64,3% của GDP, đứng hàng thứ 18 trong Liên minh châu Âu. Vào thời điểm gia nhập Liên minh châu Âu, tỉ lệ nợ của nước Áo còn chiếm đến 69,2% của GDP. Nhờ vào tăng trưởng liên tục của GDP mà phần lớn là do xuất khẩu tăng nhanh sau khi gia nhập Liên minh châu Âu, đặc biệt là khi Liên minh châu Âu được mở rộng, nên tỉ lệ nợ đã giảm đi.
Nước Áo chỉ đạt tiêu chuẩn Masstricht (nợ nhiều nhất là 60% của GDP) lần cuối cùng vào năm 1992 – trước khi gia nhập Liên minh châu Âu năm 1995.

Ngoại giao

Đọc bài chính về Đường lối ngoại giao Áo
Với chính sách trung lập, từ giữa thế kỷ 20 nước Áo tự xem nơi phân giới giữa 2 thế lực lớn đối diện của Tây Âu và Đông Âu. Vì thế chính sách ngoại giao thường bao hàm các biện pháp góp phần tăng cường sự ổn định trong khu vực và hợp tác tạo các quan hệ Đông-Tây mới. Từ khi khối Đông Âu tan rã, phương án này không còn hiệu lực nữa. Năm 1995 Áo trở thành thành viên của Liên minh châu Âu và vì thế trên thực tế không còn trung lập nữa mà chỉ không có liên minh về quân sự.
Viên, bên cạnh New YorkGenève, là trụ sở thứ ba của văn phòng Liên Hiệp Quốc, vì thế mà nguyên tố ngoại giao này có giá trị cao trong truyền thống. Trên 50.000 người Áo phục vụ dưới Cờ của Liên Hiệp Quốc, là quân nhân, quan sát viên quân sự, cảnh sát dân sự và chuyên gia dân sự trên toàn thế giới. Ngoài các cơ quan của Liên Hiệp Quốc, trong Viên còn có trụ sở của nhiều tổ chức quốc tế, trong đó có Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (từ 1957 tại Viên), Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ cũng như là nhiều tổ chức phi chính phủ khác.

Địa lý

Địa hình

Địa hình nước Áo
Khoảng 60% nước Áo là đồi núi, gồm một phần của núi Alpen về phía đông. Ở OberösterreichNiederösterreich là vùng núi Böhmen chạy dài đến Cộng hoà SécBayern (Đức), ở biên giới phía đông là núi Karpaten. Ngọn núi cao nhất ở Áo là Grossglockner (3.797 m) ở Hohe Tauern.
Các đồng bằng lớn nằm về phía đông dọc theo sông Donau, trước hết là vùng Aplenvorland và lưu vực Viên cũng như phía nam vùng Steiermark.
Khí hậu khô dần đi từ tây sang đông và trở thành khí hậu lục địa ở các vùng phía đông và đông nam nước Áo. Mùa đông với nhiều tuyết đã đem lại cho ngành du lịch thêm một mùa thứ hai. Thời gian có ánh nắng mặt trời lâu hơn ở miền bắc nước Đức từ 10 đến 20 phần trăm.

Núi

Núi cao nhất của Áo là Großglockner (3.798 m) trong vùng núi Hohe Tauern thuộc dãy núi Alps, tiếp theo sau đấy là Wildspitze với 3.774 m và Weißkugel (3.738 m). Địa thế núi non có tầm quan trọng lớn trong du lịch. Áo có rất nhiều vùng du lịch cho các môn thể thao mùa đông và trong mùa hè là cho các môn thể thao như leo núi.

Hồ

Sông Donau gần Viên
Hồ lớn nhất Áo là hồ Neusiedler See trong Burgenland, 77% của diện tích tổng cộng là 315 km² thuộc nước Áo, tiếp theo đó là Attersee (46 km²) và Traunsee (24 km²) trong Oberösterreich (Thượng Áo). Nhiều hồ trong Áo là điểm du lịch mùa hè quan trọng, được biết đến nhiều nhất là các hồ như Wörthersee, Millstätter See, Ossiacher SeeWeißensee.

Sông

Phần lớn nước Áo (80.566 km²) được thoát nước qua sông Donau vào Biển Đen, gần một phần ba ở đông nam qua sông Mur, Drau, và sau đó tiếp tục qua Donau vào Biển Đen, một số vùng nhỏ ở phía tây qua sông Rhein (2366 km²) vào Biển Đại Tây Dương và ở phía bắc qua sông Elbe (918 km²) vào Biển Bắc.
Những nhánh lớn của sông Donau là (từ tây sang đông):
  • Lech, Isar, và Inn. Những sông này đổ vào sông DonauBayern, thoát nước cho vùng Tirol. Sông Salzach đổ vào sông Inn thoát nước cho vùng Salzburg (trừ vùng Lungau và một số khu vực vùng Pongau).
  • Traun, Enns, Ybbs, Erlauf, Pielach, Traisen, Wienfluss và Fischa thoát nước cho các vùng phía nam của sông Donau gồm vùng Thượng Áo, Steiermmark, Hạ ÁoWien.
  • Mühl Lớn và Mühl Nhỏ, Rodl, Arst, Kamp, Göllersbach và Rußlau cũng như Thay ở biên giới phía bắc và Maren ở biên giới phía đông thoát nước cho các vùng phía bắc của sông Donau gồm Thượng ÁoHạ Áo.
  • Sông Mur thoát nước cho vùng LungauSalzburg và vùng Steiermark. Sông này đổ vào sông Drau ở Kroatien, tiếp tục thoát nước cho vùng Kärnten và đông Tirol. Ở Kroatien, sông Drau đổ vào sông Donau tại biên giới với Serbien. Sông Rhein thoát nước cho phần lớn vùng Vorarlberg, sông này chảy qua hồ Bodensee và sau đó đổ vào Biển Bắc. Sông Lainsitz là sông nhỏ không có ý nghĩa, nhưng lại là sông duy nhất của Áo thoát nước từ Hạ Áo qua Tschechien đổ vào sông Elbe.

Hành chính

Các đơn vị hành chính

States of Austria
Chín tiểu bang của Áo nhóm lại thành ba nhóm tiểu bang. Nhóm tiểu bang là vùng cấp một của Liên minh châu Âu. Đây không phải là một cấp hành chính. Việc phân nhóm chỉ nhằm mục đích thống kê.
Nước Áo có 9 tiểu bang:

Tiểu bang Thủ phủ Dân số Diện tích (km²) Mật độ dân cư Thành phố Thị trấn khác
(tổng cộng)
1 - 9
Burgenland Landesflagge.PNG Burgenland Eisenstadt 227.569 3.965 70,0 13 158 1
Flag of Carinthia (state).svg Kärnten Klagenfurt 559.404 9.536 58,7 17 115 2
Flag of Lower Austria (state).svg Niederösterreich St. Pölten 1,545.804 19.178 80,6 74 499 3
Oberösterreich Dienstflagge (Variation).PNG Oberösterreich Linz 1,376.797 11.982 114,9 29 416 4
Flag of Salzburg (state).svg Salzburg Salzburg 515.327 7.154 72,0 10 109 5
Flag of Styria (state).svg Steiermark Graz 1,183.303 16.392 72,2 34 509 6
Tirol Dienstflagge (Variation).png Tirol Innsbruck 673.504 12.648 53,2 11 268 7
Vorarlberg Dienstflagge (Variation).PNG Vorarlberg Bregenz 372.791 2.601 143,3 5 91 8
Wien Dienstflagge.PNG Viên - 1,550.123 415 3.735,2 1 0 9
Mỗi tiểu bang được chia thành nhiều tỉnh (Bezirk). Tiểu bang của Áo đồng thời là một đơn vị vùng cấp hai của Liên minh châu Âu.
STT Tên (tiếng Đức) Các tiểu bang hợp thành
1 Đông Áo (Ostösterreich) Burgenland, Niederösterreich, Viên
2 Nam Áo (Südösterreich) Kärnten, Steiermark
3 Tây Áo (Westösterreich) Oberösterreich, Salzburg, Tirol, Vorarlberg

Các thành phố lớn

Vùng dân cư lớn nhất Áo là vùng đô thị Viên với dân số hơn 2 triệu người (2.067.651 người vào thời điểm ngày 1 tháng 1 năm 2005). Như thế, 1/4 dân số của quốc gia tập trung trong vùng đô thị của thủ đô.
Các vùng đô thị lớn khác bao quanh các thủ phủ tiểu bang Graz (bang Steiermark), Linz (Oberösterreich), Salzburg (bang Salzburg) và Innsbruck (Tirol). Tổng cộng có tròn 200 đơn vị hành chánh lớn nhỏ khác nhau được quyền tự xưng là thành phố (Stadtrecht).
Bản đồ nước Áo

Tên Tiểu bang Dân số
1 Viên Viên 1.550.123
2 Graz Steiermark 226.244
3 Linz Oberösterreich 183.504
4 Salzburg Salzburg 142.662
5 Innsbruck Tirol 113.392
6 Klagenfurt Kärnten 90.141
7 Villach Kärnten 57.497
8 Wels Oberösterreich 56.478
9 Sankt Pölten Niederösterreich 49.121
10 Dornbirn Vorarlberg 42.301
(Nguồn: Thống kê nước Áo - Điều tra dân số 2001)

Lãnh thổ bên ngoài

Kleinwalsertal là một trong các lãnh thổ bên ngoài của nước Áo. Tuy thuộc Áo (bang Vorarlberg) và về mặt địa lý giáp ranh với bang này nhưng chỉ có thể đến được Kleinwalsertal bằng đường bộ xuyên qua nước Đức. Một lãnh thổ bên ngoài khác là Jungholz trong vùng Tirol, tuy thuộc Áo nhưng cũng nằm trong nước Đức.
Nằm trong nước Áo là làng Samnaun của Thụy Sỹ, cả một thời gian dài chỉ có thể đến được bằng đường bộ xuyên qua nước Áo. Hiện nay tuy đã có đường bộ đến Samnaum chỉ nằm trên lãnh thổ của Thụy Sỹ nhưng làng này vẫn là một vùng phi thuế quan.

Tự nhiên

Do có nhiều địa hình khác nhau nên hệ thực vật và động vật áo rất đa dạng. Trong những thập niên vừa qua 6 vườn quốc gia và nhiều công viên tự nhiên được thành lập để bảo vệ các chủng loại động thực vật.
Theo Sở bảo vệ môi trường liên bang, hệ thực vật có tổng cộng khoảng 2.950 loài, kể cả những loài đã tuyệt chủng và biến mất, trong đó có 1.187 loài (40,2 %) nằm trong sách đỏ.
Nước Áo có khoảng 45.870 loài động vật, trong đó 98,6% là động vật không xương sống. Vì nhiều nguyên nhân khác nhau nên 10.882 loài đang bị đe dọa, trong đó 2.804 loài nằm trong sách đỏ.

Kinh tế

Trong năm 2001 có 3.420.788 người làm việc tại 396.288 cơ sở lao động. Sàn giao dịch chứng khoán lớn nhất ở Áo là Sàn giao dịch chứng khoán Viên với ATX là chỉ số chứng khoán lớn nhất.

Số liệu cơ bản

5% của tổng sản phẩm quốc nội liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến các môn thể thao mùa đông.
Thành phần:
Công nghiệp: 33%
Nông nghiệp: 2%
Dịch vụ: 65%
Thành phần lao động:
Công nghiệp: 27%
Nông nghiệp: 1%
Dịch vụ: 68%
Tỷ lệ thất nghiệp:
7,0% (4,5% theo cách tính của EU)

Nông nghiệp và lâm nghiệp

Một người câu cá trên hồ Wörthersee
Khoảng 85% diện tích Áo được sử dụng trong nông nghiệp (45 %) và lâm nghiệp (40 %). Nông nghiệp Áo có cơ cấu rất nhỏ và đang cố gắng chuyên môn hóa vào các sản phẩm có chất lượng cao vì áp lực cạnh tranh đã tiếp tục tăng từ khi Liên minh châu Âu được mở rộng. Người nông dân Áo tăng cường sản xuất theo cách nông nghiệp sạch (nông nghiệp sinh học, không dùng hóa chất, phân bón hóa học...). Với tỷ lệ vào khoảng 10%, Áo có tỷ lệ các cơ sở sản xuất nông nghiệp sạch cao nhất trong Liên minh châu Âu.
Rượu vang là một sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu quan trọng của Áo. Nước nhập khẩu chính, bên cạnh Thụy SỹHoa Kỳ, là nước Đức, chiếm 2/3 tổng lượng.
Nhờ vào diện tích rừng lớn mà lâm nghiệp cũng là một yếu tố quan trọng, cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến gỗ và công nghiệp giấy. Gỗ là nguyên liệu cũng được xuất khẩu, đặc biệt là đi đến vùng Nam Âu.
Ngược lại, săn bắn và ngư nghiệp tương đối không quan trọng và thường chỉ hoạt động cho thị trường trong nước hay chỉ là thú tiêu khiển.

Du lịch

Bến cảng thành phố Bregenz
Đọc bài chính: Du lịch ở Áo
Trong nước công nghiệp Áo, du lịch là ngành kinh tế quan trọng nhất. 1/3 việc làm trong Áo phụ thuộc trực tiếp haay gián tiếp vào du lịch.

Công nghiệp

Áo có một nền công nghiệp hiện đại và năng suất cao. Công nghiệp khu vực quốc gia phần lớn đã được tư nhân hóa (OMV AG, Voestalpine AG, VA Technologie AG, Steyr Daimler Puch AG, Austria Metall AG). Stey-Daimler-Puch được bán cho tập đoàn Magna, VA Tech cho Siemens AG và Jenbacher Werke cho General Electric.

Dịch vụ

Dịch vụ chiếm phần lớn nhất trong kinh tế Áo, đặc biệt là do ngàng du lịch, thương mạingân hàng đóng góp. Cho đến ngày nay ngân hàng Áo vẫn còn hưởng ưu thế từ luật bảo vệ bí mật ngân hàng rất nghiêm khắc của Áo. Sau khi gia nhập Liên minh châu Âu, tính vô danh của tài khoản tuy bị hủy bỏ nhưng các cơ quan nhà nước chỉ được phép kiểm tra tài khoản khi có lệnh của tòa.

Dân cư và xã hội

Dân cư

Cuộc điều tra dân số lần đầu tiên tương ứng với các tiêu chuẩn ngày nay được tiến hành trong Áo trong thời gian 1869/1870. Từ thời điểm đó dân số trên lãnh thổ của nước Áo ngày nay đã tăng hằng năm cho đến lần điều tra dân số cuối cùng trước khi Đệ nhất thế chiến bùng nổ trong năm 1913. Cho đến khi Đế quốc Áo-Hung tan rã vào năm 1918 khi Đệ nhất thế chiến chấm dứt, việc dân số trên lãnh thổ của nước Áo hiện nay tăng trưởng nhanh chóng là do di dân từ những nước ngày nay không còn thuộc Áo.
Cuộc điều tra dân số đầu tiên sau Đệ nhất thế chiến cho thấy dân số đã giảm đi 347.000 người. Thế nhưng dân số lại tiếp tục tăng trưởng liên tục ngay sau đó cho đến 1935, rồi lại giảm đi cho đến 1939, năm thực hiện điều tra dân số cuối cùng trước Đệ nhị thế chiến, chỉ còn 6.653.000 người. Sau chiến tranh, vào năm 1946, dân số được điều tra dựa trên thẻ lương thực thực phẩm là tròn 7.000.000 người, là con số cao nhất cho đến thời điểm đấy. Dòng người tỵ nạn vào nước Áo đã bù vào cho con số tử vong vì chiến tranh.
Cho đến năm 1953, do người tỵ nạn phần lớn đã trở về lại quê hương hay tiếp tục di dân qua các nước khác, dân số lại giảm xuống còn 6.928.000 người. Từ đấy, do tỷ lệ sinh đẻ cao, dân số lại tiếp tục tăng đến điểm cao mới vào năm 1974, năm có 7.599.000 người sinh sống tại Áo. Từ thập niên 1990, do tiếp tục có di dân vào nước, dân số nước Áo đã tăng lên đến 8.260.000 người vào cuối năm 2004, tương ứng với 1,8% dân số của Liên minh châu Âu.

Tuổi thọ

Tuổi thọ trung bình của Áo tại thời điểm 2005 là 82,1 tuổi (phụ nữ) và 76.4 tuổi (nam giới). Trong năm 1971 tuổi thọ trung bình là 75,7 (phụ nữ) và 73,3 (nam giới). Tỷ lệ trẻ sơ sinh chết là 0,45%.

Di dân

Ngày nay, nước Áo, một trong những nước giàu của thế giới, là một nước di dân đến. Thế nhưng trong lịch sử không phải lúc nào cũng có tình trạng này. Vào thời kỳ công nghiệp hóa, mặc dù có nhiều cuộc di dân nội địa lớn từ BöhmenMähren, nhưng từ sau 1918 cho đến Đệ nhị thế chiến đã có nhiều người Áo di dân ra nước ngoài hơn là người từ các nước khác di dân vào Áo.
Từ khi có tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế và thịnh vượng bắt đầu từ thập niên 1950, việc đã làm cho nước Áo trở thành một nước giàu có và thịnh vượng, cán cân di dân lại bị đảo ngược. Nhiều lao động được tuyển lựa từ nước ngoài đã nhập cư vào nước Áo, dòng người tỵ nạn đến Áo, thí dụ như từ nước thuộc Nam Tư cũ, trong thời gian xảy ra chiến tranh tại bán đảo Balkan và ngày càng có nhiều người tỵ nạn từ Thổ Nhĩ Kỳ đến châu Âu nói chung và đến Áo nói riêng.

Di dân

Người dân Áo-Hung di dân sang Hoa Kỳ vào đầu thế kỷ 20
Vào thời kỳ công nghiệp hóa từ khoảng năm 1850 bắt đầu có những ghi chép đầu tiên về việc di dân ra khỏi nước Áo. Thế nhưng vào thời điểm đó còn có nhiều vùng đất thuộc Áo mà ngày nay đã trở thành quốc gia độc lập hay thuộc các quốc gia khác.
Giữa 18761910 tròn 3,5 triệu người (theo một số tài liệu khác là đến 4 triệu người) đã rời bỏ nước quân chủ Áo vì thất nghiệp và hy vọng sẽ tìm được những điều kiện sinh sống tốt hơn ở nơi khác. Gần 3 triệu người trong số đó đi đến Hoa Kỳ, 358.000 người chọn Argentina là quê hương thứ hai, 158.000 người đến Canada, 64.000 người đến Brasil và 4.000 người đến Australia.
Chỉ riêng năm 1907 đã có nửa triệu người Áo rời bỏ quê hương. Phần đông những người di dân là từ vùng Galicja trong Ba LanUkraina ngày nay. Một làn sóng di dân mới bắt đầu với cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới từ năm 1929 và tiếp tục tăng lên trong những năm 1930 bất ổn về chính trị khi mối đe dọa Quốc Xã trở thành hiện thực và bắt buộc nhiều người phải di dân đi trong năm 1938, phần đông là người Do Thái và những người bị Quốc Xã truy nã. Cũng nằm trong số đó là một phần lớn tinh hoa khoa học và văn hóa trong thời gian này của nước Áo.

Nhập cư và tỵ nạn

Trong các thập niên 1960 và 1970, do thiếu lao động nên nhiều doanh nghiệp đã trực tiếp tuyển chọn lao động từ nước ngoài. Rất nhiều gia đình của những người lao động này hiện nay đang sinh sống với thế hệ thứ hai hay thứ ba trong nước Áo. Một làn sóng lớn người tỵ nạn đã vào nước Áo trong những năm của thập niên 1990 vì chiến tranh ở bán đảo Balkan.
Tỷ lệ người nước ngoài chiếm 9,8% hay 814.000 người của dân số Áo, trong đó tròn 227.400 người xuất xứ từ các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (trong đó khoảng 104.000 người từ nước Đức). Tròn nửa số người nhập cư và các thế hệ sau đó sinh sống trong vùng đô thị Viên, nơi tập trung khoảng 1/4 dân số nước Áo. Phần còn lại phân tán chủ yếu trong các vùng đông dân cư, chiếm tỷ lệ khoảng từ 10% đến 20%. Trong một số vùng nông thôn, tỷ lệ người nhập cư nằm trong khoảng từ 0 đến 5%. Trong thời gian vừa qua, hằng năm có khoảng 30.000 đến 40.000 người được nhận quốc tịch Áo (trong đó khoảng 28,5% sinh tại Áo), con số này đã giảm đi từ năm 2005.
Người dân định cư lâu dài từ các quốc gia không thuộc Liên minh châu Âu đến chủ yếu từ các nước thuộc Nam Tư cũ (Serbia và Montenegro, Croatia, Bosna và HercegovinaCộng hòa Macedonia – tổng cộng chiếm tròn 70% những người có quyền định cư lâu dài tại Áo), từ Thổ Nhĩ Kỳ (khoảng 20%), România (khoảng 3,5%), Cộng hòa Nhân dân Trung hoa (khoảng 1,2%) cũng như là từ Bulgaria, Ai Cập, Ấn Độ, Liên bang Nga, Philippines, Hoa Kỳ, Ukraina, Thái LanIran. Con số tổng cộng vào thời điểm ngày 31 tháng 7 năm 2006 là 477.185 người.
Một hiện tượng mới xuất hiện trong những năm gần đây là người lao động từ Đức. Những người này thường là lao động theo thời vụ trong những vùng du lịch, đặc biệt là trong Tirol với các nghề nghiệp như đầu bếp, hầu bàn hay dọn dẹp. Nhiều người trong số đó đến Áo vì họ đã không thể tìm được việc làm trong nước Đức hay nhận thấy rằng cơ hội tìm việc làm ở Áo tốt hơn. Một dạng nhập cư khác của người Đức là con số ngày càng tăng của những người tốt nghiệp đại học ở Áo và không trở về quê hương nữa. Trong lĩnh vực những người tốt nghiệp đại học có thể nhận thấy một dòng người nhập cư nguyên là nhân viên của các trường đại học Đức (đặc biệt là trong lĩnh vực y học nhưng cũng có nhiều trong các bộ môn về xã hội). Luật lệ về thuế thu nhập cũng là một nguyên nhân cho việc di cư sang Áo, thí dụ như quan chức bóng đá Franz Beckenbauer hay người đua ô tô Ralf Schumacher.

Dự đoán

Theo dự đoán của Cục Thống kê Áo (Statistik Austria), cán cân của sinh đẻ và chết ở Áo sẽ còn cân bằng trong vòng 20 năm tới, sau đấy tỷ lệ sinh được dự đoán là sẽ thấp hơn tỷ lệ chết, việc sẽ làm tăng độ tuổi trung bình. Nhờ vào việc nhập cư mà dân số cho đến năm 2050 sẽ tăng lên đến khoảng 9 triệu người, bù đắp một phần vào cho việc thâm hụt sinh đẻ. Chỉ ở Viên, tiểu bang duy nhất trong số 9 bang của Áo, độ tuổi trung bình sẽ giảm đi và tăng trưởng dân số sẽ cao hơn trung bình của toàn liên bang. Theo đó cho đến năm 2050 Viên có thể lại trở thành thành phố có 2 triệu dân. Theo Cục Thống kê Áo nguyên nhân là do tỉ lệ sinh đẻ cao hơn và tròn 40% những người nhập cư vào Áo sinh sống tại thủ đô.

Ngôn ngữ

Tiếng Đức là ngôn ngữ chính thức và là tiếng mẹ đẻ của khoảng 95% dân cư. Bên cạnh đó còn tiếng Slav và các ngôn ngữ khác của các dân tộc thiểu số. Những dân cư người Hung, người Slovenngười Croat lâu đời ở Áo có quyền được dùng tiếng mẹ đẻ của mình trong trường học và giao thiệp với chính quyền. Tiếng Croattiếng Sloven là các tiếng chính thức bổ sung ở các tỉnh hành chánh và tòa án vùng Steiermark, BurgenlandKärnten.

Tôn giáo

73,6% dân số theo đạo Công giáo và 4,7% theo đạo Tin Lành (đa số là dòng tin Ausburg). Khoảng 12% dân số không theo cộng đồng tôn giáo nào. Cộng đồng Do Thái có vào khoảng 7.300 thành viên. Trên 10.000 người theo đạo Phật được công nhận là cộng đồng tôn giáo ở Áo từ năm 1983. Khoảng 20.000 là thành viên tích cực của cộng đồng tôn giáo Nhân chứng Jehova. Trong số những người di dân vào nước Áo có khoảng 180.000 là tín đồ Cơ đốc giáo và khoảng 300.000 người là tín đồ của các cộng đồng Hồi giáo.

Bình đẳng nam nữ

Quyền bình đẳng nam nữ được ghi trong Hiến pháp Áo. Những trường hợp ngoại lệ hình thành trong lịch sử là nghĩa vụ quân sự cho phái nam và quy định về nghỉ hưu. Hiện nay phụ nữ Áo còn được phép về hưu sớm hơn phái nam 5 năm (trường hợp ngoại lệ: nhân viên nhà nước). Vì việc này trái với quy định cơ bản của Liên minh châu Âu nên theo quy định được ghi trong hiến pháp, độ tuổi về hưu của phụ nữ sẽ được từng bước nâng lên ngang bằng với nam giới trong năm 2027.
Trong gần như tất cả các lĩnh vực, tiền lương trung bình của người phụ nữ đều thấp hơn nam giới (ngoại lệ: nhân viên nhà nước). Điều này về một mặt là do quyền bình đẳng không được thực hiện một cách triệt để trong thực tế và mặt khác là do nhiều người phụ nữ làm việc ít giờ hơn và vì thế gần như không có khả năng vươn lên trong sự nghiệp. Các vị trí lãnh đạo phần lớn là do nam giới nắm giữ.
Chính phủ Áo đã có rất nhiều biện pháp khuyến khích phụ nữ. Nếu như trình độ nghiệp vụ tương đương nhau người phụ nữ sẽ được ưu tiên lựa chọn cho các việc làm trong cơ quan nhà nước – mặc dù tỉ lệ thất nghiệp của nam giới cao hơn. Thế nhưng những biện pháp này không mang lại tác dụng cao trong thực tế. Con số chính thức của người thất nghiệp trong nước Áo năm 2004 bao gồm 2/3 nam giới và 1/3 phụ nữ.

Quyền con người

Trong những năm vừa qua đã có một vài vụ hành hung của cảnh sát đối với người có nguồn gốc từ châu Phi gây xôn xao trong dư luận. Hai trong số các vụ này, Marcus OmofumaSeibane Wague, đã dẫn đến tử vong. Các tổ chức bảo vệ quyền con người như Amnesty International đã phản đối cách xử phạt nhẹ dành cho những người phạm tội vẫn được tiếp tục phục vụ trong ngành cảnh sát.
Về quyền tự do ngôn luận, tòa án Áo trong những năm vừa qua đã có nhiều phán quyết dành cho nhà báo không đứng vững trước Tòa án châu Âu. Tòa án Áo đã bị chê trách rằng trong việc cân nhắc giữa quyền của một chính trị gia (bị xúc phạm) và quyền tự do ngôn luận trong truyền thông đại chúng tòa đã không chú ý đến quyền tự do ngôn luận một cách đầy đủ.

Hạ tầng cơ sở

Giao thông

Đường cao tốc A2 của Áo
Hạ tầng cơ sở giao thông, kể cả giao thông đường bộ lẫn giao thông đường sắt, đều chịu nhiều ảnh hưởng của địa thế nằm trên dãi núi Apls và về mặt khác là vị trí trung tâm trong Trung Âu. Giao thông qua dãi núi Alps đòi hỏi phải có nhiều hầm xuyên núi và cầu chịu đựng được điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Vì có vị trí ngay trong trung tâm châu Âu nên Áo là một nước quá cảnh, đặc biệt là cho hướng bắc-nam và bắc-đông nam và từ khi bức màn sắt được mở cửa là cho hướng đông-tây. Điều này cũng có nghĩa là thường phải mở rộng đường giao thông, ngay trong các khu vực nhạy cảm về sinh thái, việc hay dẫn đến phản đối trong quần chúng.
Để có thể giải quyết được sự cân bằng giữa kinh tếsinh thái, nước Áo đã có nhiều biện pháp mà đã mang lại cho quốc gia này vai trò tiên phong trong lãnh vực bảo vệ môi trường, đặc biệt là trong lãnh vực xe cơ giới. Các đạo luật quy định trong mỗi một xe cơ giới đều phải có bộ xúc tác giảm thiểu khí thải ra đời ở Áo tương đối sớm so với các quốc gia khác. Trên nhiều đoạn đường nhất định chỉ cho phép lưu hành xe tải gây ít tiếng ồn. Thế nhưng do nhiều quy định lại bị bãi bỏ nên người dân trong một số vùng nhất định như trong vùng đồng bằng sông Inn cảm nhận là bị các cơ quan điều hành giao thông trong nước và quốc tế bỏ mặc.

Giao thông đường bộ

Xem: hệ thống đường xá ở Áo.
Mạng lưới giao thông Áo bao gồm
  • 2.000 km đường cao tốc và đường nhanh
  • 10.000 km đường ưu tiên (trước kia là đường liên bang)
  • 24.000 km đường tiểu bang (Landstraße)
  • 70.000 km đường làng (Gemeidestraßen).
Mạng lưới đường sá phần lớn thuộc về nhà nước. Trên đường cao tốc và đường nhanh ô tô và xe tải phải trả tiền.

Đường sắt

Tàu điện ngầm của Áo
Đọc bài chính về Lịch sử đường sắt Áo
Phần lớn đường sắt là do Công ty Đường sắt liên bang Áo (Österreichische Bundesbahn – ÖBB) vận hành, là công ty đường sắt lớn nhất Áo. Một phần nhỏ đường sắt không thuộc liên bang, một phần do tư nhân và một phần khác do các tiểu bang sở hữu.
S-Bahn (tàu nhanh) hiện nay chỉ có trong các vùng chung quanh Viên và Salzburg nhưng hiện đã có kế hoạch phát triển hệ thống S-Bahn cho các thành phố Graz, Linz và Insbruck.
Viên là thành phố Áo duy nhất có một mạng lưới tàu điện ngầm. Một vài bến tàu điện trong thàng phố Linz được xây ngầm. Tàu điện có trong các thành phố Viên, Graz, Linz, Innsbruck và Gmunden. Ngoài ra tại làng Serfaus trong Tirol còn có một tàu chạy trên đệm không khí, thỉnh thoảng cũng còn được gọi là tàu điện ngầm nhỏ nhất thế giới.

Đường thủy

Đường thủy quan trọng nhất không những trong chuyên chở hành khách mà còn cho giao thông hàng hóa là sông Donau (Đọc đường thủy Donau). Giao thông chuyên chở hành khách đã được thúc đẩy từ thời triều đại Habsburg với DDSG là công ty giao thông đường thủy nội địa lớn nhất thế giới thời bấy giờ. Thế nhưng hiện nay giao thông chuyên chở hành khách chỉ chủ yếu phục vụ cho ngành du lịch, trên sông Donau cũng như trên sông Inn và các hồ lớn. Twin-City-Liner liên kết Viên với Bratislava vừa được thành lập là một kết nối giao thông tiện lợi cho những người phải đi làm xa. Thường thì giao thông đường thủy chỉ hoạt động trong nửa năm mùa hè. Trong giao thông hàng hóa gần như chỉ có sông Donau là được sử dụng. Đường thủy Donau đã được tăng giá trị sử dụng lên nhiều nhờ vào việc xây dựng Kênh đào Rhein-Main-Donau cho giao thông quá cảnh từ Biển Bắc xuống Biển Đen. Các cảng hàng hóa duy nhất của Áo là Linz, Enns, Krems và Viên.

Giao thông đường không

A320-200 của Austrian
Đọc bài chính về Giao thông đường không Áo
Hãng hàng không quốc gia lớn nhất là Austrian Airlines Group (Austrian Airlines, Lauda Air, Austrian Arrows, Slova Airlines). Từ 2003, với Niki, nước Áo cũng đã có một hãng hàng không giá rẻ. Bên cạnh đó, InterSky cũng là một hãng hàng không giá rẻ trong vùng với sân bay chính là Friedrichshafen (Đức). Các hãng hàng không trong vùng khác là Welcome AirAir Alps.
Cảng hàng không quan trọng nhất là Cảng hàng không Wien-Schwechat, bên cạnh đó Graz (Cảng hàng không Graz-Thalerhof), Linz (Cảng hàng không Linz-Hörsching), Klagenfurt (Cảng hàng không Klagenfurt), Salzburg (Salzburg Airport W. A. Mozart) và Innsbruck (Cảng hàng không Innsbruck) đều có các đường bay quốc tế. Hai cảng hàng không quốc tế phục vụ cho vùng Vorarlberg là Altenrhein (Thụy Sĩ) và Friedrichshafen (Đức). Chỉ có tầm quan trọng địa phương là 49 sân bay, trong đó có 31 sân bay không có đường băng trải nhựa đường và trong số 18 sân bay còn lại có đường băng trải nhựa đường chỉ có 4 sân bay là có đường băng dài hơn 914 mét. Có tầm quan trọng về lịch sử trong số đó là sân bay Wiener Neustadtsân bay Aspern. Đấy là các sân bay đầu tiên của Áo mà sân bay Aspern từ thời điểm khánh thành năm 1912 cho đến khi Đệ nhất thế chiến bùng nổ năm 1914 đã là sân bay lớn nhất và hiện đại nhất châu Âu. Thêm vào đó là nhiều sân bay của Không quân Áo thí dụ như tại Wiener Neustadt, Zeltweg, Aigen/Ennstal, Langenlebarn/Tulln.
Nước Áo cũng đạt tầm quan trọng quốc tế trong ngành hàng không nhờ vào việc sáp nhập việc kiểm tra tầng không lưu cao (từ 28.500 feet hay 9.200 mét) của 8 quốc gia Trung Âu (Áo, Bosna và Hercegovina, Cộng hòa Séc, Croatia, Hungary, Ý, SloveniaSlovakia). Chương trình được gọi là CEATS (Central European Air Traffic Services) dự định đặt một trung tâm kiểm tra cho toàn bộ vùng không lưu cao Trung Âu (CEATS Upper Area Control Centre – CEATS UAC) tại Fischamend,về phía đông của Schwechat.

Cung cấp năng lượng

Đọc bài chính về Kinh tế năng lượng Áo

Năng lượng điện

Năng lượng điện được sản xuất phần nhiều (gần 60%) từ sức nước, từ các nhà máy thủy điện cạnh sông Donau, Enns, Drau và nhiều nhà máy thủy điện nhỏ khác cũng như từ các nhà máy có hồ chứa nước như Karprun hay Malta. Để có thể cung cấp đủ năng lượng trong thời gian cao điểm nhiều nhà máy nhiệt điện (tuốc bin) sẽ được vận hành. Khoảng 2% năng lượng điện được sản xuất từ năng lượng gió, chủ yếu trong vùng phía đông nhiều gió của Áo.
Điện từ nhà máy điện hạt nhân không được sản xuất do có luật cấm (Atomsperrgesetz). Trong những năm của thập niên 1970 nhà máy điện hạt nhân Zwentendorf mặc dù được xây dựng nhưng chưa từng đi vào hoạt động theo kết quả của cuộc trưng cầu dân ý vào năm 1978.

Cung cấp khí đốt và dầu

Về cung cấp khí đốt, Áo phụ thuộc nhiều vào nước ngoài. Mặc dù trong Áo cũng có khí đốt, chủ yếu tại MarchfeldWeinviertel, nhưng chỉ đủ cung cấp tròn 20% nhu cầu khí đốt hằng năm của Áo. Nước Nga là nguồn cung cấp khí đốt chính, là nơi mà Áo từ 1968 là nước châu Âu đầu tiên nằm về phía tây của Bức màn sắt mua khí đốt.
Vào thời điểm năm 2003 Ả Rập Saudi là nước cung cấp dầu chính cho Áo. Nhà máy lọc dầu duy nhất nằm tại Schwechat và do OVM AG vận hành.

Giáo dục và đào tạo

Đọc bài chính: Hệ thống trường học tại Áo
Hệ thống giáo dục tại Áo do cấp liên bang chịu trách nhiệm, vì thế là các loại trường cũng như chương trình đào tạo đều thống nhất trên toàn nước Áo. Tất cả trẻ em đang cư trú tại Áo đều phải đi học 9 năm, bắt đầu khi tròn 6 tuổi.
Các thành phố Áo có trường đại học là thủ đô Viên (8), các thủ phủ tiểu bang Linz (4), Salzburg (3), Graz (4), Innsbruck (3) và Klagenfurt cũng như là LeobenKremas. Trường đại học thực hành (Fachhochschule) như là một chọn lựa khác của hình thức đào tạo đại học đã tồn tại ở Áo từ 1994.

Hệ thống cứu cấp

Mỗi một hình thức phục vụ cứu cấp ở Áo thường có trung tâm điều hành riêng. Tất cả các số điện thoại cứu cấp đều có thể được gọi không tốn tiền tại mỗi một điện thoại công cộng. Các số điện thoại cứu cấp đều thống nhất trên toàn nước Áo, "122" cho cứu hỏa, "133" cho cảnh sát và "144"cho cứu thương. Ngoài ra còn có thể gọi không tốn tiền các số điện thoại cứu cấp khác như số điện thoại cứu cấp toàn Liên minh châu Âu "112".

Cứu hỏa

Đọc bài chính về Hệ thống cứu hỏa tại Áo
Hệ thống cứu hỏa Áo gần như hoàn toàn dựa trên lực lượng cứu hỏa tình nguyện. Chỉ trong 6 thành phố lớn nhất của Áo là có lực lượng cứu hỏa chuyên nghiệp. Phòng cháy và chữa cháy thuộc thẩm quyền của từng tiểu bang trong khi phòng chống tai họa thuộc thẩm quyền của liên bang, nhưng có trách nhiệm thực hiện bên cạnh quân đội thông qua lực lượng hỗ trợ phòng chống tai họa (Katastrophenhilfsdienst) cũng là lực lượng cứu hỏa.

Cứu thương

Đọc bài chính về Hệ thống cứu thương ở Áo
Lực lượng cứu thương (Rettungsdienst) được thông báo khi xảy ra tai nạn có người bị thương. Hội Chữ thập đỏ Áo chịu trách nhiệm cứu thương đặc biệt là trong vùng nông thôn. Bên cạnh đó, các tổ chức khác như Liên hiệp Samarit Công nhân (Arbeiter-Samarit-Bund), Tổ chức giúp đỡ tai nạn Johannit (Johanniter-Unfall-Hilfe), Hệ thống bệnh viện Dòng tu Malta Áo (Malteser Hospitaldienst Austria) và Chữ thập Xanh đều có trực cứu cấp. Trong Viên, nhiệm vụ này được chia sẻ giữa lực lượng cứu thương thành phố và các tổ chức giúp đỡ. Trực thăng cứu thương đóng vai trò rất quan trọng trong hệ thống cứu thương Áo. Đất nước này có mật độ trực thăng cứu thương cao nhất thế giới. Hiệp hội cứu thương đường không Christophorus (Christophorus Flugrettungsverein) sở hữu 16 chiếc trực thăng cứu thương bao phủ toàn diện tích nước Áo, bên cạnh đó, đặc biệt là trong các vùng du lịch, là nhiều dịch vụ tư nhân.

Truyền thông đại chúng

Đọc bài chính về truyền thông đại chúng trong Áo
Đài truyền hình nhà nước của Áo là ORF (Österreichischer Rundfunk) với các kênh ORF 1ORF 2 cũng như là hai kênh TW1ORF SPORT PLUS cùng chia sẻ một băng tần phát sóng. Các đài tư nhân quan trọng nhất là ATV, goTV, Puls TV.
ORF có ba kênh phát thanh toàn Áo: kênh phát thanh tin tức và văn hóa Ö1, kênh âm nhạc Ö3 và đài phát thanh FM4. Các đài phát thanh tư nhân quan trọng nhất và được ưa thích nhất là KroneHit, Radio Energy trong Viên và Antenne trên toàn nước Áo.
Nhà xuất bản Mediaprint phát hành tờ nhật báo được ưa thích nhất Áo, Kronen Zeitung, cũng như là các báo được ưa thích NEWS, ProfilKurier và vì thế là nhà xuất bản có nhiều quyền lực nhất Áo. Các nhật báo khác là Der Standard, Die PresseSalzburger Nachrichten.

Thông tin

Mặc dù có nhiều điều kiện khó khăn về địa hình nhưng Áo vẫn có một mạng lưới viễn thông tốt. Trên thực tế toàn bộ lãnh thổ liên bang đều được kết mạng cho điện thoại cố định và được phủ sóng cho điện thoại di động. Các dịch vụ như UMTS hiện chỉ hoạt động trong các vùngđông dân cư nhưng được mở rộng liên tục. Thuộc trongsố các nhà cung ứng dịch vụ truyền thông lớn nhất là Telekom Austria, Mobilkom Austria, Drei, T-MobileTele2.
Internet vận tốc cao thật ra đều có trong toàn nước Áo. Nhà vận hành mạng ớn nhất là Austria Telekom. Các nhà cung ứngdịch vụ khác hiện đang cố gắng xây dựng mạng lưới cao tốc riêng. Phần lớn các mạng này nằm trong các trung tâm đông dân cư.

Văn hóa nghệ thuật

Đọc bài chính về Văn hóa Áo
Văn hóa là một đề tải rộng lớn ở Áo: Trong tất cả các thời kỳ đều hình thành nhiều công trình xây dựng quan trọng mà trong số đó nhiều công trình thuộc về di sản thế giới của UNESCO. Trong thế kỷ 18thế kỷ 19 Viên là một trung tâm hàng đầu của cuộc sống âm nhạc, không những chỉ được thể hiện trong con số rất nhiều tên tuổi các nhạc sĩ và nhà soạn nhạc gắn bó với đất nước mà còn trong con số lớn các nhà hát opera, nhà hát và nhà hòa nhạc vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay, cũng như trong những thuyền thống âm nhạc đa dạng như buổi hòa nhạc năm mới hay rất nhiều lễ hội. Thêm vào đó là một truyền thống nhà hát lâu đời. Thế nhưng trong lãnh vực ẩm thực Áo cũng có một truyền thống rộng lớn, được thể hiện thí dụ như trong văn hóa của các quán cà phê ở Viên hay qua nhiều món ăn đặc trưng của đất nước. Năm 2003 thành phố Graz đã là thủ đô văn hóa của châu Âu.

Âm nhạc

Âm nhạc cổ điển vẫn có tầm quan trọng cho đến ngày nay trong văn hóa Áo. Nước Áo có nhiều nhà soạn nhạc được nhiều người biết đến. Thuộc vào trong số những nhà soạn nhạc nổi tiếng nhất, ngoài những người khác, là người con của thành phố Salzburg Wolfgang Amadeus Mozart, Joseph Haydn, Franz Schubert, Anton Bruckner, Johann Strauß (cha), người được xem là một trong những người sáng lập nên waltz của Viên, và Johann Strauß (con), "vua waltz". Những người yêu âm nhạc của thế kỷ 20 cũng biết đến Gustav Mahler, Arnold Schönberg, Alban BergAnton von Webern. Tiếp nối truyền thống này từ âm nhạc cổ điển là nhiều nhà nhạc trưởng dành nhạc nổi tiếng như Erich Kleiber, Herbert von Karajan, Karl Böhm, Nikolaus Harnoncourt hay Franz Welser-Möst.
Buổi hòa nhạc năm mới của Wiener Philharmoniker nổi tiếng được truyền đi đến 44 quốc gia trên thế giới và vì thế vào buổi sáng năm mới ngày 1 tháng 1 đến với gần một tỉ người.

Nhà hát

Đạt nhiều thành công trong lãnh vực nhà hát, ngoài những người khác là Max Reinhardt, Karl Farkas, Curd Jürgens, Maximilian Schell, Romy Schneider, Senta Berger, Oskar Werner, O. W. Fischer, Otto Schenk, Klaus Maria Brandauer, Martin Kusej.

Phim

Đọc bài chính: Điện ảnh ở Áo
Những nhà đạo diễn phim nổi tiếng của Áo là Barbara Albert, Ruth Beckermann, Florian Flicker, Robert Dornhelm, Nikolaus Geyrhalter, Michael Glawogger, Wolfgang Glück, Michael Haneke, Jessica Hausner, Michael Kreihsl, Fritz Lang, Bady Minck, Franz Novotny, Peter Patzak, Otto Preminger, Stefan Ruzowitzky, Anja Salomonowitz, Hubert Sauper, Ulrich Seidl, Götz Spielmann, Josef von Sternberg, Erich von Stroheim, Hans Weingartner, Virgil Widrich, Billy Wilder.
Đọc thêm: Liên hoan phim tại Áo, Lịch sử điện ảnh Áo

Văn học

Đọc bài chính về Văn học Áo
Thuộc vào trong số những nhà văn nổi tiếng nhất của Áo là Franz Grillparzer, Joseph Roth, Johann Nestroy, Robert Musil, Karl Kraus, Friedrich Torberg, Felix Mitterer, Thomas BernhardPeter Handke, cũng như là nhà văn nữ đã nhận Giải Nobel về hòa bình Bertha von Suttner và nhà văn nữ nhận Giải Nobel về văn học năm 2004 Elfriede Jelinek.

Khoa học

Nước Áo, đặc biệt là trong những năm đầu của thế kỷ 20, đã là một quốc gia dẫn đầu về khoa học và đã mang lại nhiều thiên tài như những người sáng lập môn vật lý lượng tử Wolfgang PauliErwin Schrödinger, người thành lập môn phân tích tâm lý Sigmund Freud, cha đẻ của ngành tâm lý thú vật Konrad Lorenz, nhà chế tạo ô tô Ferdinand Porsche, nhà phát minh Viktor Kaplan, người mở đường cho ngành nhiệt động lực học Ludwig Boltzmann, người khám phá ra cấu trúc của benzene Johann Josef Loschmidt, người phát hiện ra các nhóm máu Karl Landsteiner cũng như là các nhà kinh tế Carl MengerFriedrich August von Hayek.

Thể thao

Môn thể thao được người Áo ưa chuộng nhất là chạy ski, tiếp theo sau đó là bóng đá và chạy xe đạp. Thế nhưng đi dạo hay leo núi ngày cũng được ưa thích hơn trong mọi lứa tuổi.

Thể thao mùa đông

Do địa thế địa lý nên trong nhiều bộ môn thể thao mùa đông nước Áo thuộc trong số những quốc gia dẫn đầu của thế giới. Thể thao mùa đông rất được ưa chuộng ở Áo và các chương trình truyền hình về thể thao mùa đông có rất nhiều khán giả, đặc biệt là các giải thi đấu về ski. Các vận động viên thể thao ski nổi tiếng trong những năm vừa qua là Hermann Maier, Renate Götschl, Michaela Dorfmeister, Alexandra Meissnitzer, Benjamin Raich, Michael WalchhoferRainer Schönfelder. Các nhà trượt ski đạt nhiều thành tích trong lịch sử là Toni Sailer, Karl Schranz, Franz Klammer, Stephan Eberharter hay Annemarie Moser-Pröll.

Thể thao mùa hè

Áo cũng thường đạt nhiều thành tích đáng kể trong các bộ môn thể thao mùa hè hay trong những bộ môn thể thao có thể được chơi trong suốt cả năm. Thế nhưng ngoại trừ bóng đá, các bộ môn thể thao này không được người dân ưa thích nhiều như thể thao mùa đông.
Những vận động viên đoạt giải Thế vận hội mùa hè (2004):

Thể thao trong các hiệp hội

Thể thao trong các câu lạc bộ hay hiệp hội được đánh giá cao trong Áo. Trong một số làng hay thành phố hơn nửa người dân luyện tập thể thao tích cực trong các câu lạc bộ hay hiệp hội. Trước nhất là bóng đá, đặc biệt là ở tại Viên, bộ môn thể thao có truyền thống lâu đời, và sau đó là một vài bộ môn thể thao ít được biết đến hơn có nhiều người tham gia. Hypo Österreich thuộc hàng đầu của thế giới trong bóng ném nữ cũng như là Chrysler Vienna Vikings trong bóng bầu dục nghiệp dư.
Các đội thể thao có nhiều thành tích:

Liên kết ngoài



Hungary

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hungary
Magyarország (tiếng Hungary)
Flag of Hungary.svg Coat of arms of Hungary.svg
Quốc kỳ Huy hiệu
Vị trí của Hungary
Khẩu hiệu
không có
Quốc ca
Himnusz (Isten, áldd meg a magyart)
Hành chính
Chính phủ Cộng hòa nghị viện
Tổng thống
Thủ tướng
Pál Schmitt
Viktor Orbán
Ngôn ngữ chính thức Tiếng Hungary
Thủ đô Budapest
47°26′B, 19°15′Đ
Thành phố lớn nhất Budapest
Địa lý
Diện tích 93.030 km² (hạng 108)
Diện tích nước 0,74% %
Múi giờ CET (UTC+1); mùa hè: CEST (UTC+2)
'
Ngày thành lập
tháng 12, 1000
23 tháng 10, 1989
Dân cư
Dân số ước lượng (2005) 10.082.000 người (hạng 80)
Dân số (2001) 10.198.315 người (hạng 69)
Mật độ 108 người/km² (hạng 69)
Kinh tế
GDP (PPP) (2005) Tổng số: 162.289 tỷ Mỹ kim
HDI (2003) 0.862 cao (hạng 35)
Đơn vị tiền tệ Forint (HUF)
Thông tin khác
Tên miền Internet .hu
Hungary hay Hung-ga-ri (Hán-Việt: Hung Gia Lợi; tiếng Hungary: Magyarország) là một quốc gia không giáp biển thuộc khu vực Trung Âu. Nước này tiếp giáp với Slovakia về phía bắc, Áo về phía tây, Slovenia về phía tây nam, CroatiaSerbia về phía nam, România về phía đông và Ukraina về phía đông bắc. Thành phố Budapest là thủ đô của Hungary. Nước này là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế như OECD, NATO, Liên minh Châu ÂuHiệp ước Schengen. Ngôn ngữ chính thức tại Hungary là tiếng Hungary, hay còn gọi là tiếng Magyar - một ngôn ngữ thuộc nhóm Finno-Ugric có liên hệ gần với tiếng Phần Lan và tiếng Estonia. Tiếng Hungary là một trong bốn ngôn ngữ chính thức của Liên minh Châu Âu không thuộc hệ ngôn ngữ Ấn-Âu
Tiếp sau thời kỳ Celtic (sau năm 450 TCN) và thời kỳ La Mã (9 CN - thế kỉ 4), đất nước Hungary đã được thành lập dưới sự lãnh đạo của một thủ lĩnh người Magyar là Arpad. Năm 1000, cháu trai của Arpad là vua István I đăng quang với chiếc vương miện được gửi đến từ Giáo hoàng. Trong suốt 946 năm sau đó, Vương quốc Hungary đã tồn tại và phát triển qua nhiều thời kỳ và được coi là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa quan trọng của phương Tây. Đất nước này bước vào Thời kỳ Cộng sản từ năm 1946 với một số sự kiện lịch sử quan trọng: Cuộc chính biến Hungary 1956 và sự kiện Hungary mở cửa đường biên giới với Áo năm 1989, một biểu hiện của sự sụp đổ khối xã hội chủ nghĩa Đông Âu. Ngày nay Hungary là một quốc gia dân chủ theo thể chế cộng hòa nghị viện và có mức thu nhập cao[1]. Đất nước này đang trong quá trình phát triển mạnh để trở thành một nước phát triển theo tiểu chuẩn của IMF[2].
Hungary hiện nay là một trong những địa điểm du lịch hấp dẫn nhất thế giới, thủ đô Budapest của đất nước này được mệnh danh là một trong những thành phố đẹp nhất châu Âu[3]. Nước này cũng có nhiều thắng cảnh độc đáo như hồ nước nóng lớn thứ hai thế giới (hồ Heviz), hồ nước ngọt lớn nhất Trung Âu (hồ Balaton) và vùng đồng cỏ tự nhiên lớn nhất châu Âu (Hortobagy).
Hungary thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào ngày 3 tháng 2 năm 1950[4].

Lịch sử

Bài chi tiết: Lịch sử Hungary

Thời kỳ Tiền Magyar (trước năm 896)

Quá trình di cư của người Hungary (Magyar)
Người Hungary tiến vào đồng bằng Carpath
Sau khi Đế chế Tây La Mã sụp đổ trước sự xâm nhập của các bộ tộc Đức và Carpath, nhiều dân tộc khác nhau đã di chuyển đến châu Âu sinh sống. Một trong số sớm nhất đó là người Hung, những người đã xây dựng hẳn một đế chế hùng mạnh tại châu Âu với vị thủ lĩnh nổi tiếng Attila. Trước đây có ý kiến cho rằng Attila là vị vua đầu tiên khai sinh ra dân tộc Hungary nhưng ngày nay, nhiều ý kiến lịch sử lại cho rằng nguồn gốc tên gọi "Hungary" không phải đến từ bộ lạc du mục người Trung Á này mà bắt nguồn từ người Magyar (chính là người Hungary sau này) vào thế kỉ 7, lúc đó là một phần của Liên minh Bulgar với tên gọi On-Ogour, có nghĩa là "Mười Mũi Tên".
Sau khi đế chế của người Hung suy tàn, bộ tộc Đức Ostrogoth và sau đó là người Lombard đã đến vùng đồng bằng Pannonia, người Gepid đồng thời cũng hiện diện tại phía đông bồn địa Carpath trong vòng 100 năm. Vào khoảng năm 560, người Avar thành lập nước Avar Khaganate hùng mạnh, chinh phục các dân tộc láng giềng. Đất nước này sau đó bị suy yếu bởi những cuộc chinh chiến liên miên rồi kết thúc sự tồn tại 250 năm sau đó khi người Frank dưới sự lãnh đạo của Charlemagne tiến vào chinh phục từ phía tây và người Bulgaria dưới sự lãnh đạo của Krum uy hiếp từ phía đông. Không một quốc gia nào được thành lập trên lãnh thổ Hungary sau đó cho đến khi Arpad, thủ lĩnh của người Magyar (Hungary) thống nhất các bộ lạc Magyar lại và tiến vào vùng đồng bằng Pannonia sinh sống năm 896.

Hungary thời trung cổ (896 – 1526)

Vương miện thánh và các bảo vật của nhà vua Hungary
Hungary là một trong những quốc gia có lịch sử lâu đời nhất tại châu Âu. Đất nước này được thành lập năm 996, trước khi những tiểu vương quốc ở Pháp hay Đức được thành lập và sớm hơn cả sự thống nhất các vương quốc Anglo-Saxon tại đảo Anh. Nước Hungary trung cổ có diện tích lớn hơn nước Pháp và dân số đứng hàng thứ ba tại châu Âu lúc bấy giờ. Vào thế kỉ 9, Arpad, một thủ lĩnh người Magyar đã thống nhất các bộ lạc Magyar lại rồi đưa họ vào vùng đồng bằng Pannonia sinh sống. Với một lực lượng quân đội hùng mạnh, người Hungary đã mở nhiều cuộc chiến tranh chinh phục và thậm chí đã từng tấn công sang tận Tây Ban Nha. Đến thời hoàng tử Geza, ông đã quyết định đưa đất nước Hungary tiến theo mô hình chính trị và xã hội của các nước Tây Âu và trở thành một quốc gia Công giáo.
Năm 1000 công nguyên, Vương quốc Hungary theo Công giáo được thành lập với sự kiện vua István I đăng quang với chiếc vương miện được gửi đến từ giáo hoàng. Ông là con trai của Geza và mang dòng máu của thủ lĩnh Arpad. Năm 1006, vua István I củng cố quyền lực, tiêu diệt những người đối lập theo truyền thống tôn giáo nguyên thủy hoặc định liên minh với Đế chế Byzantine. Ông hoàn thành việc biến Hungary thành một nhà nước phong kiến theo Công giáo, đồng thời mở rộng lãnh thổ và dân cư.
Năm 1222, vua Hungary András II khởi xướng Bộ luật Vàng (Golden Bull) của Hungary, có thể coi như bản hiến pháp đầu tiên trên lục địa châu Âu và tương tự như Magna Carta tại Anh mà sau đó, tất cả các vua Hungary khi đăng quang phải tuyên thệ. Bộ luật Vàng này hạn chế bởi quyền hạn của nhà vua và mở rộng quyền lực của giới quý tộc, hợp pháp hóa quyền bất tuân lệnh cũng như các quyền lợi khác của họ. Sau đó không lâu, Nghị viện Hungary được thành lập.
Khoảng năm 1241-1242, đất nước Hungary bị tàn phá nặng nề trước sự xâm lăng hung hãn của quân Mông Cổ, lúc đó đang tấn công khắp nhiều vùng đất từ châu Á đến châu Âu. Các nhà sử học đã ước tính có khoảng một nửa trong số 2 triệu dân của Hungary bấy giờ đã thiệt mạng trong chiến tranh. Sau khi quân Mông Cổ rút đi, vua Béla IV đã củng cố lại sức mạnh phòng thủ của đất nước và cho xây dựng lại nhiều pháo đài bằng đá. Kết quả là khi người Mông Cổ lại sang xâm lấn năm 1286, họ đã bị hệ thống phòng thủ của người Hungary chặn lại và bị đánh thua tại Pest.
Vương triều Arpad tồn tại đến năm 1301 thì chấm dứt. Sau đó, vua Károly Róbert, người có họ ngoại với Arpad đã lên ngôi và trở thành vị vua đầu tiên của triều đại Angevin. Dưới sự cai trị của ông, nhiều chính sách tài chính và tiền tệ đã được tiến hành, thúc đẩy nền kinh tế Hungary phát triển, nhiều đô thị phát triển rực rỡ. Vị vua tiếp nới của triều đại Angevin là Lajos I Đại đế (1342-1382) đã đưa lãnh thổ Hungary mở rộng từ bờ Biển Đen đến biển Adriatic và sau đó còn trở thành vua của Ba Lan, tạo tiền đề cho mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước Hungary - Ba Lan.
Sau Ý, Hungary là quốc gia đầu tiên tại lục địa châu Âu xuất hiện phong trào Phục Hưng. Năm 1472, một xưởng in chính thức được thành lập tại thành phố Buda. Dưới triều vua Mátyás Corvin (1458-1490), Hungary trở thành một trung tâm văn hóa lớn của châu Âu. Thư viện Bibliotheca Corviniana là bộ sưu tập lớn nhất châu Âu các bộ biên niên sử, các tác phẩm triết học và khoa học trong thế kỉ 15. Thư viện này đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.
Vào cuối thế kỉ 15, Hungary bắt đầu suy tàn dưới sự cai trị của vị vua bất tài Ulászló II. Năm 1514, một cuộc khởi nghĩa nông dân bùng nổ tại Hungary nhưng sau đó bị giới quý tộc đàn áp đẫm máu. Trong khi đó, Đế chế Ottoman ngày một lớn mạnh và uy hiếp Hungary. Năm 1521, pháo đài quan trọng bậc nhất của Hungary tại Beograd ngày nay thất thủ, và đến năm 1526, quân đội Hungary bị tiêu diệt trong trận Mohács. Cuộc cải cách tôn giáo diễn ra cùng thời gian đó tại châu Âu càng khiến Hungary trở nên hỗn loạn và tiến đến bờ vực sụp đổ.

Sự chiếm đóng của Ottoman giai đoạn 1526-1686

Thất bại tại trận Mohács với sự kiện vua Lajos II tử trận đã mở đầu một thời kỳ hỗn loạn kéo dài tại đất nước Hungary. Giới quý tộc Hungary cùng lúc bầu lên hai vị vua là Ferdinand Habsburg (1526-1540) và János Szapolyai (1527-1540), hai bên xây dựng quân đội của riêng mình và đánh lẫn nhau khiến đất nước ngày càng suy yếu. Năm 1541, người Ottoman chinh phục được thành phố Buda và khiến Hungary vỡ thành ba mảnh: một phần ba ở phía tây bắc nằm dưới sự cai trị của triều đình Habsburg, một phần ba ở miền trung (thuộc lãnh thổ Hungary ngày nay) bị Ottoman và một phần ba ở phía đông trở thành Công quốc Transilvania, một nước lớn bán độc lập, chư hầu của Ottoman. Khoảng 150 năm sau đó, triều đình Habsburg đã giành lại toàn bộ quyền kiểm soát Hungary.
Trong thời gian này, thành phố Pozsony, tức Bratislava (thủ đô Slovakia ngày nay) đã trở thành thủ đô mới của Hungary. Thành phố Nagyszombat (nay là Trnava) trở thành một trung tâm tôn giáo lớn. Từ năm 1604 đến năm 1711, những cuộc chiến chống lại ách áp bức của người Áo cũng tăng lên, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Rakoczi Ferenc nhưng sau đó đã bị thất bại.

Từ Cách mạng Hungary 1848 đến Đế chế Áo-Hung

Cách mạng Hungary năm 1848
Ngày 15 tháng 3 năm 1848, những cuộc biểu tình lớn nổ ra trên các đường phố Pest và Buda trong cao trào cách mạng tư sản đang lan khắp châu Âu năm 1848. Đối mặt với những cuộc nổi dậy liên tiếp ngay tại chính kinh đô Viên, triều đình Habsburg đã phải tạm thời chấp nhận những yêu cầu của người Hungary. Nhưng sau khi cuộc cách mạng tại Áo bị đàn áp, triều đình Habsburg đã kích động người Croatia, Serbia và Romania chống lại chính phủ Hungary. Chính phủ cách mạng của Hungary cũng nhận được sự ủng hộ của một bộ phận lớn người Slovak, Đức, Rusyn, Do Thái. Tướng János Damjanich, một người Serbia đã trở thành người anh hùng lịch sử của dân tộc Hungary khi lãnh đạo một đội quân cách mạng của nước này. Lúc ban đầu, quân đội Hungary đã giành được một số thắng lợi bước đầu nhưng sau khi triều đình Habsburg cầu viện nước Nga, quân Nga hoàng đã tràn vào và dập tắt cuộc khởi nghĩa. Ngày 6 tháng 10 năm 1849, 13 vị tướng lĩnh trong quân đội cách mạng Hungary và thủ tướng Lajos Batthyany đã bị xử tử.
Sau khi nước Áo bị quân Phổ đánh bại năm 1866, để củng cố quyền lực của mình tại châu Âu, đế quốc Áo đã liên kết với vương quốc Hungary để thành lập Đế quốc Áo-Hung (năm 1867). Đế quốc Áo-Hung gồm 2 phần là Áo và Hungary, mỗi nước có chính phủ và các chính sách quân sự, đối ngoại riêng biệt với nhau. Thời kỳ này, Vương quốc Hungary đã có những bước tiến ấn tượng về mặt kinh tế, bước đầu được công nghiệp hóa mặc dù cơ cấu kinh tế vẫn chủ yếu dựa trên nông nghiệp, còn khá lạc hậu so với các nước tư bản Tây Âu.
Trong Thế chiến thứ nhất, Áo-Hung chiến đấu bên phe Liên minh Trung tâm của Đế chế Đức, BulgariaĐế chế Ottoman. Những khó khăn về kinh tế, các thất bại quân sự cũng như sự bất mãn của người dân đã khiến Đế quốc Áo-Hung sụp đổ hoàn toàn vào năm 1918, trên cơ sở đó hình thành các quốc gia mới là Áo, Tiệp Khắc và Hungary.

Hungary giữa hai cuộc thế chiến

Sự khác nhau về biên giới giữa Vương quốc Hungary bên trong Đế chế Áo-Hung và Hungary độc lập sau Hòa ước Trianon
Vào tháng 3 năm 1919, những người cộng sản giành chính quyền ở Hungary. Vào tháng 4, Béla Kun tuyên bố thành lập Cộng hòa Xô viết Hungary, tuy nhiên chính thể xô viết này chỉ tồn tại được một thời gian ngắn ngủi.
Vào ngày 13 tháng 6 năm 1919, Hội nghị Hòa bình Versailles đã ra lệnh cho Hungary phải từ bỏ các lãnh thổ phía bắc và Romania phải rời khỏi Tiszántúl. Hungary đã tuân thủ mệnh lệnh đó tính cho đến ngày 30 tháng 6 năm 1919. Nhưng quân đội Romania đã từ chối không chịu rời khỏi Tiszántúl.
Chiến tranh nổ ra sau đó giữa Hungary và Romania đã dẫn tới thất bại của Hồng quân Hungary. Tính đến tháng 8 năm 1919, hơn một nửa của Hungary ngày nay, bao gồm cả Budapest, bị chiếm đóng bởi Romania. Sự chiếm đóng của quân Romania kéo dài đến tháng 11 năm 1919 khi quân đội Romania rút đi.
Lực lượng quân đội cánh hữu Hungary, lãnh đạo bởi cựu Đô đốc Áo-Hungary Miklós Horthy, tiến vào Budapest ngay sau khi quân đội Romania rút đi và lấp đầy chỗ trống của quyền lãnh đạo nhà nước. Vào tháng 1 năm 1920, bầu cử diễn ra để bầu một quốc hội đa nguyên. Đô đốc Horthy được bầu vào chức thủ tướng, do đó đã phục hồi lại chính thức hoàng gia Hungary. Tuy nhiên, không còn có "Vua của Hungary" nữa mặc cho các cố gắng của nhà cai trị Habsburg trước đó để trở lại vị trí nắm quyền. Horthy đã nắm quyền thủ tướng cho đến 16 tháng 10 năm 1944. Nhưng sau năm 1932, các xu hướng độc tài đã dần dần trở lại vì ảnh hưởng của chủ nghĩa Phát xít và Đại khủng hoảng.
Vào 4 tháng 6 năm 1920, Hòa ước Trianon được kí kết, thiết lập các đường biên giới của Hungary. Hungary mất 71% lãnh thổ và khoảng 66% dân số. Khoảng 1/3 dân số Magyar trở thành dân tộc thiểu số ở các nước lân cận. Hungary cũng bị mất cảng biển duy nhất tại Fiume (ngày nay là Rijeka). Do đó, chính trị Hungary và văn hóa thời kỳ giữa hai cuộc thế chiến bị ảnh hưởng lớn bởi chủ nghĩa khôi phục lại tổ quốc trong quá khứ. Xuyên suốt thời kì này kinh tế Hungary hết sức mất ổn định, tuy trở nên phồn thịnh sau chiến tranh nhưng lại tổn thất nặng trong và sau Đại khủng hoảng, và ổn định chỉ hơi ổn định một chút trước khởi đầu của Thế chiến thứ hai. Nước này xích lại gần hơn các quốc gia phát xít ĐứcÝ trong những năm của thập kỉ 1930 với cố gắng làm đảo ngược một số hậu quả của Hòa ước Trianon, với việc một số lãnh thổ bị mất trước kia được Đức và Ý nhượng lại cho Hungary.

Hungary trong Thế chiến thứ hai

Vào năm 1941, Hungary tham dự cuộc xâm lược Nam Tư, chiếm được một số đất đai và tham dự vào Phe Trục trong quá trình đó (để phản đối, thủ tướng Pál Teleki đã tự sát). Vào 22 tháng 6 1941, khi quân Đức xâm lược Liên Xô trong Chiến dịch Barbarossa, Hungary tuyên chiến vào ngày 26 tháng 6, tham dự Thế chiến thứ hai. Vào cuối năm 1941, quân Hungary ở Mặt trận phía đông đã chiến thắng tại Trận Uman. Đến năm 1943, sau khi Quân đoàn Hungary thứ 2 chịu thất bại nặng nề tại sông Don, nhà nước Hungary tìm cách thương lượng đầu hàng quân Đồng Minh. Vào ngày 19 tháng 3 năm 1944, để đối phó với sự trở mặt này, quân Đức lặng lẽ chiếm Hungary trong Chiến dịch Margarethe. Nhưng, đến bây giờ thì người ta biết rõ là người Hungary không muốn làm vệ tinh cho Đức. Vào ngày 15 tháng 10 1944, Horthy đã cố gắng yếu ớt để đưa đất nước ra khỏi cuộc chiến. Lúc này quân Đức mở Chiến dịch Panzerfaust và Horthy được thay thế bởi một nhà nước bù nhìn dưới quyền thủ tướng thân Đức Ferenc Szálasi. Szálasi và Đảng Mũi tên Chữ thập thân phát xít của ông ta trung thành với quân Đức cho đến hết cuộc chiến. Vào cuối năm 1944, quân Hungary ở Mặt trận phía đông lại chiến thắng một lần nữa ở trận đánh Debrecen. Nhưng ngay lập tức sau đó là sự xâm lăng Hungary của quân độ Xô viết và trận đánh Budapest. Trong khi quân Đức chiếm đóng vào tháng 5-6 năm 1944, Đảng Mũi tên Chữ thập và cảnh sát Hungary đã trục xuất gần 440.000 dân Do Thái, đa số là đến trại tập trung Auschwitz[5]. Cuộc chiến đã làm Hungary thiệt hại nặng nề và tổn thất 60% nền kinh tế làm tổn thất nhiều nhân mạng. Vào 13 tháng 2 năm 1945, thành phố thủ đô Hungary đầu hàng không điều kiện. Vào 8 tháng 5 năm 1945, Thế chiến thứ hai ở châu Âu chính thức chấm dứt.

Thời đại Xô viết 1945-1989

Sau khi Phát xít Đức thất bại, quân đội Xô viết đã chiếm đóng hầu hết đất nước và qua ảnh hưởng của họ Hungary dần dần trở thành một nước cộng sản thân cận với Liên Xô. Sau năm 1948, lãnh đạo Cộng sản Mátyás Rákosi đã thiết lập chế độ theo kiểu Stalin với bắt buộc hợp tác xã hóa và kinh tế kế hoạch. Sự cầm quyền của nhà nước Rákosi đã vượt quá sức chịu đựng của người dân Hungary sau chiến tranh. Điều này đã dẫn tới cuộc chính biến tại Hungary 1956 và Hungary tạm thời rút lui khỏi khối Hiệp ước Warszawa. Liên Xô đã trả đũa mạnh mẽ với biện pháp vũ trang, gửi trên 150.000 quân và 2.500 xe tăng[6]. Gần một phần tư triệu người đã bỏ chạy khỏi đất nước trong khoảng thời gian ngắn khi các biên giới để ngỏ vào năm 1956. Từ những năm thập niên 1960 đến cuối những năm thập niên 1980, Hungary thường được gọi một cách mỉa mai là "trại lính vui vẻ nhất" bên trong khối Đông Âu. Điều này xảy ra dưới thời cầm quyền độc đoán của nhà lãnh đạo mà vai trò còn nhiều tranh cãi, János Kádár. Người lính Xô viết cuối cùng rời đất nước Hungary vào năm 1991 và kết thúc sự hiện diện của quân đội Liên Xô ở Hungary.

Cộng hòa Hungary 1989-đến nay

Trong cuối thập kỉ 1980, Hungary đã dẫn đầu phong trào giải tán Hiệp ước Warszawa và chuyển sang một thể chế dân chủ nhiều ứng cử viên. Điều này nghĩa là mặc dù có nhiều ứng cử viên, đảng cộng sản, MSZMP, vẫn không được đem ra bàn cãi. Tuy nhiên, các ứng cử viên độc lập được bầu lên để phản đối lại đảng. Vào thời điểm đó, áp lực cải cách tăng dần từ bên trong đảng. Họ cũng di chuyển về phía một nền kinh tế thị trường. Vào 23 tháng 10 năm 1989, Mátyás Szűrös tuyên bố Cộng hòa Hungary thứ III và trở thành tổng thống lâm thời. Bầu cử tự do ở Hungary diễn ra lần đầu tiên vào năm 1990. Theo sau sự sụp đổ của Liên Xô vào năm 1991, Hungary phát triển một mối quan hệ gần hơn với Tây Âu cũng như các nước Trung Âu. Nước này trở thành một thành viên của nhóm Visegrad vào năm 1991, gia nhập NATO năm 1999, và trở thành một nước thành viên của Liên minh châu Âu vào 1 tháng 5 năm 2004.

Địa lí

Hungary nằm ở Trung Âu, Bắc giáp Slovakia, Đông giáp UkrainaRomânia, Nam giáp SerbiaCroatia, Tây giáp SloveniaÁo. Các vùng đồng bằng (Alfold, Kisalfold) chiếm khoảng hai phần ba diện tích lãnh thổ, các vùng đồi hoặc núi tập trung ở vùng đông bắc và phía tây sông Danube.

Khí hậu

Khí hậu Hungary nằm trong miền khí hậu lục địa khô, mùa đông lạnh, mùa hè nóng và ẩm. Chính kiểu khí hậu này tạo điều kiện cho sự phát triên các thảm thực vật thảo nguyên phục vụ cho ngành chăn nuôi trên các đồng cỏ. Lượng mưa lớn và giảm dần từ Tây sang Đông.

Môi trường

Ô nhiễm không khí; ô nhiễm đô thị và công nghiệp (hồ Balaton); vấn đề cải thiện môi trường khi gia nhập Liên hiệp châu Âu đòi hỏi một khoản đầu tư khá lớn (4 tỉ USD/ 6 năm).

Chính trị

Thể chế nhà nước

Hungary theo mô hình Cộng hòa nghị viện. Tổng thống do Quốc hội bầu, nhiệm kỳ 5 năm. Quốc hội 1 viện gồm 386 ghế, hình thành từ danh sách trúng cử của các đảng có chân trong Quốc hội (phải đạt 5% tổng số phiếu bầu hợp lệ trở lên) và các đại biểu thắng cử trực tiếp tại các khu vực bầu cử. Quốc hội có nhiệm kỳ 4 năm. Thủ tướng do Tổng thống đề cử từ đảng hoặc liên minh giành được đa số trong Quốc hội và phải được Quốc hội bỏ phiếu thông qua. Các thành viên Chính phủ do Thủ tướng đề cử và Tổng thống bổ nhiệm.

Các đảng phái chính

Liên minh Công dân Hungary - FIDESZ, chiếm 263 ghế trong Quốc hội, Chủ tịch Đảng: Viktor Orban; Đảng XHCN Hungary - MSZP, chiếm 59 ghế trong Quốc hội, Chủ tịch Đảng: Atilla Mesterhazy; Phong trào vì một Hungary tốt đẹp hơn - JOBBIK, chiếm 47 ghế trong Quốc hội, Chủ tịch: Gabor Vona; Đảng "Chính trị có thể khác đi" - LMP, chiếm 16 ghế trong Quốc hội.

Chính sách đối ngoại

Về đối ngoại, Hungary tiếp tục ưu tiên hội nhập sâu vào EU; củng cố quan hệ với các nước láng giềng và khu vực; ưu tiên ngoại giao năng lượng; bảo vệ lợi ích của cộng đồng gốc Hungary ở các nước láng giềng; khôi phục và thúc đẩy quan hệ với các đối tác truyền thống (ở Đông Nam Á, Việt Nam là ưu tiên).

Kinh tế

Ngay từ những năm 1960, Hungary đã tìm cách tự do hóa nền kinh tế một cách giới hạn và từ năm 1990 đã chuyển hẳn sang nền kinh tế thị trường.
Gần 1/5 lực lượng lao động làm nông nghiệp, chủ yếu sản xuất ngô, lúa mì, kiều mạch, củ cải đường, hoa quả, hạt hướng dươngnho. Mặc dù có trữ lượng than đáng kể, Hungary vẫn phải nhập hơn một nửa số nhiên liệu. Có bô xítkhí tự nhiên. Du lịch và các ngành sản xuất thép, hoá chất, phân bón, dược liệu, máy móc và xe cộ đóng vai trò quan trọng; sản xuất điện năng đạt 35,104 tỷ kw/h, điện nguyên tử 35%, thuỷ điện 1%, tiêu thụ 33,317 tỷ kWh. Từ đầu những năm 1990, các xí nghiệp tư nhân được thành lập (80% GDP do tư nhân sản xuất ra) và đầu tư nước ngoài được khuyến khích thu hút 50% số dự án đầu tư nước ngoài vào khu vực Trung - Đông Âu)
Trong những năm 1990-1994, kinh tế lâm vào tình trạng khủng bố trầm trọng. Từ tháng 7 năm 1994, Chính phủ liên hiệp trung tả đã điều chỉnh một số chính sách kinh tế theo hướng tích cực. Nền kinh tế đang bước vào ổn định, thu nhập đầu người 91997) đạt 4.510 USD, tăng trưởng đạt 4,7%; Xuất khẩu đạt 22,6 tỷ USD, nhập khẩu 25,1 tỷ USD; nợ nước ngoài: 27 tỷ USD.
Từ năm 1997, nền kinh tế bắt đầu đi vào quỹ đạo phát triển ổn định, GDP tăng trưởng 4-5%/năm. Từ cuối năm 2008, Hungary bị ảnh hưởng mạnh của khủng hoảng tài chính thế giới, thâm hụt ngân sách cao (9,5% GDP), mỗi năm phải trả lãi nợ nước ngoài tới 4% GDP, gánh nặng an sinh xã hội cao nhất khu vực Trung Âu (60% GDP) và buộc phải đề nghị IMF hỗ trợ 25 tỉ USD để cứu hệ thống ngân hàng khỏi sụp đổ, đồng thời phải áp dụng các biện pháp khắc khổ. Năm 2009 nền kinh tế tăng trưởng âm 6,3%. Sang năm 2010, kinh tế Hungary đã phục hồi, thâm hụt ngân sách giảm còn 3,8%, lạm phát 4,5%, dự trữ ngoại tệ khá (45,7 tỷ USD), GDP tăng trưởng 0,8%. Tuy nhiên tỷ lệ thất nghiệp còn cao (11,5%), nợ nước ngoài nhiều (134,6 tỷ USD), nợ công lên tới mức 80% GDP.

Các ngành công nghiệp chủ chốt

Chế tạo máy, thiết bị đo lường chính xác, ô tô, nhôm, lọc hóa dầu, hóa chất, dược phẩm, thiết bị y tế... Các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu gồm: lúa mì, ngô, hạt hướng dương, củ cải ngọt, thịt gia súc, gia cầm, sữa...

Thương mại

Hungary quan hệ thương mại chủ yếu với các nước Châu Âu. Năm 2010, xuất khẩu của Hungary đạt 93,7 tỷ USD, các mặt hàng xuất chủ yếu gồm máy móc, thiết bị (chiếm 61%), các sản phẩm chế tạo khác (28,7%), thực phẩm (6,5%), nguyên liệu (2%)... Các đối tác chủ yếu là Đức (chiếm 25,5% tổng kim ngạch), Italia (5,7%), Anh (5,4%), Pháp (5,4%), România (5,3%), Slovakia (5%), Áo (4,5%). Nhập khẩu đạt 87,4 tỷ USD, các mặt hàng nhập chủ yếu gồm máy móc, thiết bị (50%), nhiên liệu và điện (11%), thực phẩm và nguyên liệu... Các đối tác chủ yếu là Đức (25%), Trung Quốc (8,6%), Nga (7,3%), Áo (6%), Hà Lan (4,7%), Pháp (4,5%), Slovakia (4%), Italia (4%), Ba Lan (4%).
Tính tới ngày 31 tháng 12 năm 2010, Hungary đã thu hút được 72,6 tỷ USD vốn FDI và đã đầu tư ra nước ngoài 20,5 tỷ USD.

Chính sách ODA

Từ năm 2004, Hungary bắt đầu dành ngân sách cho việc cấp ODA và ngân sách ODA năm 2010 đã đạt mức 0,17% tổng thu nhập quốc gia (GNI), đúng như cam kết với EU. Các lĩnh vực Hungary ưu tiên cấp ODA bao gồm: chia sẻ kinh nghiệm chính trị - kinh tế của Hungary, chuyển giao phần mềm công nghệ thông tin, giáo dục, y tế, nông nghiệp, công nghiệp thực phẩm, xử lý nước, phát triển hạ tầng, vận tải, đo vẽ bản đồ, bảo vệ môi trường.

Tôn giáo

Một giáo đường Do Thái ở Sopron, Hungary
Tính đến năm 2011,[7] có 39% người Hungary là người Công giáo, 11,6% là Thần học Calvin, 2.2 là Giáo hội Luther, khoảng 2% theo các tôn giáo khác, 16,7% là không theo tôn giáo trong đó 1,5% là người vô thần. Trong cuộc thăm dò ý kiến ​​Eurobarometer năm 2005, 44% người Hungary đã trả lời họ tin rằng có một Thiên Chúa, 31% trả lời họ tin rằng có một số thế lực siêu nhiên, và 19% không tin rằng có một Thiên Chúa.[8]
Đa số người Hungary đã trở thành Kitô hữu trong thế kỷ 11. Vua đầu tiên của Hungary là István I, trở thành vị vua phương Tây đầu tiên theo Công giáo, mặc dù mẹ của ông là Sarolt, được rửa tội theo nghi lễ Chính Thống giáo Đông phương. Dân số Hungary vẫn chủ yếu là Công giáo cho đến thế kỷ 16, khi cuộc Cải cách Kháng Cách diễn ra do Luther đề xướng đầu tiên và ngay sau đó là John Calvin, đã đưa Kháng Cách trở thành phái Kitô giáo lớn trong dân số.
Trong nửa sau của thế kỷ 16, các giáo sĩ dòng Tên đã dẫn đầu một chiến dịch khôi phục lại Công giáo trong toàn cõi Hungary. Các tu sĩ Dòng Tên đã thành lập các cơ sở giáo dục, bao gồm cả Đại học Công giáo Pázmány Péter, là một trong các trường đại học lâu đời nhất vẫn còn tồn tại ở Hungary. Vào thế kỷ 17, Hungary một lần nữa trở thành quốc gia Công giáo.
Phần phía đông của đất nước, đặc biệt là xung quanh thành phố Debrecen, vẫn còn có các cộng đồng Tin Lành đáng kể. Giáo hội Cải cách ở Hungary là nhà thờ lớn thứ hai ở Hungary với 1.622.000 tín hữu, và 600.000 tín hữu tích cực. Giáo hội có 1.249 hội chi nhánh và 27 Mục sư và 1.550 Truyền đạo. Giáo Hội Cải cách hỗ trợ 129 cơ sở giáo dục và có 4 chủng viện thần học tại Debrecen, Sárospatak, và Budapest.[9]
Chính Thống giáo ở Hungary đã trở thành tôn giáo chủ yếu của một số dân tộc thiểu số trong cả nước,[10] đặc biệt là cộng đồng người Romania, người Nga, người Ukraina, và người Serbia.
Hungary đã từng là quê hương của một cộng đồng Giáo hội Công giáo Armenia khá lớn. Họ thực hành theo nghi thức Armenia, nhưng họ đã hiệp thông với Giáo hội Công giáo Rôma dưới quyền tối thượng của giáo hoàng.
Trong lịch sử, Hungary cũng từng có một cộng đồng Do Thái giáo lớn, đặc biệt là khi nhiều người Do Thái, bị khủng bố ở Nga, đã tìm thấy nơi trú ẩn trong Vương quốc Hungary vào thế kỷ 19. Điều tra dân số của tháng 1 năm 1941 cho thấy 6,2% dân số, tức là 846.000 người, được coi là người Do Thái theo pháp luật phân biệt chủng tộc của thời điểm đó. Trong số này, 725.000 được coi là tín đồ Do Thái giáo.[11] Một số người Do Thái Hungary đã có thể thoát khỏi Holocaust trong Thế chiến II, nhưng hầu hết (có lẽ 550.000 người), hoặc bị đưa đên các trại tập trung, từ đó phần lớn họ đã không trở lại, hoặc bị giết bởi phát xít Đức. Người Do Thái còn lại ở Hungary hiện nay sống ở trung tâm Budapest, đặc biệt là trong khu vực VI. Các giáo đường Do Thái lớn nhất châu Âu nằm ở Budapest.[12]
Trong những thập kỷ gần đây Phật giáo đã lan rộng đến Hungary, chủ yếu là Phật giáo Kim cương thừa thông qua các hoạt động truyền giáo của các tăng sĩ Phật giáo Tây Tạng. Vì ở Hungary, tôn giáo được khuyến khích nên các tổ chức Phật giáo khác nhau đã hình thành, trong đó có Giáo hội Phật giáo Hungary (Magyarországi Buddhista Egyházközösség), và những tổ chức khác, chủ yếu vẫn là Phật giáo hệ phái Kim cương thừa.

Tham khảo

  1. ^ http://web.worldbank.org/WBSITE/EXTERNAL/DATASTATISTICS/0,,contentMDK:20421402~pagePK:64133150~piPK:64133175~theSitePK:239419,00.html#High_income Phân loại của Ngân hàng Thế giới
  2. ^ http://duihk.hu/fileadmin/user_upload/Dokumente/Wirtschaftsinfos/HU/Foerdermittel/2006-10-25_NFT2_en.pdf Kế hoạch phát triển Hungary (2007-2013)
  3. ^ http://www.worldheritagesite.org/sites/budapest.html Di sản Thế giới tại Hungary: Thủ đô Budapest
  4. ^ http://www.mofa.gov.vn/vi/cn_vakv/euro/nr040819111339/ns070620153138 Bộ Ngoại giao Việt Nam - Thông tin cơ bản về Hungary
  5. ^ United States Holocaust Memorial Museum; Holocaust Encyclopedia
  6. ^ Findley, Carter V., and John Rothney. Twentieth Century World. sixth ed. Boston: Houghton Mifflin, 2006. 278.
  7. ^ 2011 Hungary Census Report
  8. ^ "Social values, Science and Technology", Retrieved 22 June 2011.
  9. ^ Reformatus.hu. 2013-03-04. Retrieved 2013-03-26.
  10. ^ MobileReference. broken?
  11. ^ Volume 3, p.979, Akadémiai Kiadó, Budapest, 1982
  12. ^ Greatsynagogue.hu. Retrieved 18 August 2012.


Tiệp Khắc

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Československo
Tiệp Khắc
1918–1992



Quốc kỳ Quốc huy
Cờ từ năm 1920 Quốc huy 1990–1992
Khẩu hiệu
tiếng Séc: Pravda vítězí
("Sự thực trên hết"; 1918–1990)
tiếng Latinh: Veritas Vincit
("Sự thực trên hết"; 1990–1992)
Quốc ca
Kde domov můjNad Tatrou sa blýska
Vị trí của Tiệp Khắc
Thủ đô Praha
Ngôn ngữ tiếng Séctiếng Slovak
Chính thể Chủ nghĩa Cộng sản
Chủ tịch nước
 - 1918–1935 Tomáš G. Masaryk (đầu tiên)
 - 1989–1992 Václav Havel (cuối cùng)
Thủ tướng
 - 1918–1919 Karel Kramář
 - 1992 Jan Stráský
Lịch sử
 - Độc lập khỏi Áo–Hung 28 tháng 10, 1918
 - Đức chiếm đóng 1939
 - Giải phóng 1945
 - Giải tán Tiệp Khắc 31 tháng 12, 1992
Diện tích
 - 1921 140.446 km²; (54.227 mi²)
 - 1993 127.900 km²; (49.382 mi²)
Dân số
 - 1921 ước tính 13.607.385 
     Mật độ 96,9 /km²  (250,9 /mi²)
 - 1993 ước tính 15.600.000 
     Mật độ 122 /km²  (315,9 /mi²)
Tiền tệ Czechoslovak koruna
Current ISO 3166-3 code:        CSHH
Tiệp Khắc (tiếng Séc: Československo, tiếng Slovak: Česko-Slovensko/trước 1990 Československo, tiếng Đức: Tschechoslowakei), còn gọi tắt là Tiệp (nhất là trong khẩu ngữ), là một nhà nước có chủ quyền tại Trung Âu tồn tại từ tháng 10 năm 1918, khi nó tuyên bố độc lập khỏi Đế quốc Áo-Hung, cho tới năm 1992. Từ 1939 tới 1945 quốc gia này trên thực tế không tồn tại, vì bị bắt buộc giải tán và sáp nhập một phần vào nước Đức Phát xít, nhưng Chính phủ Séc lưu vong quả thực có tồn tại trong giai đoạn này trong khi Slovakia độc lập khỏi Séc. Ngày 1 tháng 1 năm 1993 Tiệp Khắc phân chia trong hòa bình thành Cộng hòa SécSlovakia. Cộng hòa Séc hiện nay kế thừa Tiệp Khắc về mặt pháp lý.

Tên gọi

Danh xưng "Tiệp Khắc" trong tiếng Việt là giản xưng của Tiệp Khắc Tư Lạc Phạt Khắc (Trung văn: 捷克斯洛伐克, bính âm: Jiékè Sīluòfákè)), dịch danh Trung văn của quốc hiệu Tiệp Khắc. Trong đó, "Tiệp Khắc" (Jiékè) là chỉ Séc, "Tư Lạc Phạt Khắc" (Sīluòfákè) là chỉ Slovakia. Hiện nay cũng có một số người Việt Nam gọi Séc là "Tiệp Khắc" hoặc "Tiệp".

Các tính chất căn bản

Hình thức nhà nước:
Nước láng giềng: Đức (1945–1990: Cộng hòa Liên bang ĐứcCộng hòa Dân chủ Đức), Ba Lan, từ 1945 Liên bang Xô viết (1992: Ukraina), România (cho tới năm 1939), Hungary, Áo
Địa hình: Nói chung bằng phẳng. Vùng phía tây là một phần của dải đất cao bắc trung Âu. Vùng phía đông gồm phần phía bắc của lòng chảo Núi CarpathianSông Danube.
Khí hậu: Chủ yếu lục địa nhưng thay đổi từ nhiệt độ ôn hòa của Trung Âu ở phía tây tới các hệ thống thời tiết khắc nghiệt hơn có ảnh hưởng Đông Âu và vùng phía tây Liên xô tại phía đông.

Tên chính thức

Lịch sử

Thành lập

Tiệp Khắc năm 1928
Tiệp Khắc được thành lập tháng 10 năm 1918 như một trong những quốc gia kế tục của Áo-Hung ở cuối Thế chiến I. Nó gồm các lãnh thổ hiện nay của Cộng hòa Séc, SlovakiaCarpathian Ruthenia. Lãnh thổ của nó gồm một số vùng rất công nghiệp hoá của Áo-Hung cũ. Đây là một quốc gia đa sắc tộc. Thành phần sắc tộc nguyên thủy của nhà nước mới gồm 51% người Séc, 16% người Slovak, 22% người Đức, 5% người Hung và 4% người Rusyn hay Ruthenia.[2] Nhiều người Đức, Hungary, Ruthenia và người Ba Lan[3] và một số người Slovak, cảm thấy bất lợi tại Tiệp Khắc, bởi giới lãnh đạo chính trị đất nước đưa ra một nhà nước trung ương tập quyền và đa số thời gian không cho phép tự trị chính trị cho các nhóm sắc tộc. Chính sách này, cộng với sự tuyên truyền Phát xít ngày càng tăng đặc biệt ở vùng công nghiệp hoá nói tiếng Đức Sudetenland, đã dẫn tới tình trạng căng thẳng leo thang trong sắc dân không phải Séc.
Tư tưởng chính thống về nhà nước lập hiến của quốc gia mới thời điểm đó là không có người Séc và người Slovak, chỉ một dân tộc: Tiệp Khắc (xem Chủ nghĩa Tiệp Khắc). Nhưng không phải mọi sắc tộc đều đồng ý với tư tưởng này (đặc biệt là người Slovak) và một khi một nhà nước Tiệp Khắc thống nhất được tái lập sau Thế chiến II (sau sự giải tán của quốc gia trong Thế chiến II) ý tưởng này bị bỏ lại và Tiệp Khắc là một đất nước hai dân tộc - người Séc và người Slovak.
Tiệp Khắc năm 1930: ngôn ngữ

Sắc tộc Tiệp Khắc năm 1921[4]

Tổng dân số 13,607.385
Tiệp Khắc 8,759.701 64.37%
Đức 3,123.305 22.95%
Người Hungary 744.621 5.47%
Người Ruthenia 461.449 3.39%
Do Thái 180.534 1.33%
Ba Lan 75.852 0.56%
Khác 23.139 0.17%
Người nước ngoài 238.784 1.75%

Thế chiến II

Theo Thoả thuận Munich năm 1938, Anh QuốcPháp buộc Tiệp Khắc nhượng các vùng biên giới nói tiếng Đức cho Phát xít Đức dù đã tồn tại những hiệp ước, trong cái thường được gọi là một phần của Sự phản bội phương Tây. Năm 1939 phần còn lại ("rump") của Tiệp Khắc bị Phát xít Đức xâm lược và phân chia thành vùng Bảo hộ Bohemia và MoraviaNhà nước Slovak con rối. Đa phần Slovakia và toàn bộ Subcarpathian Ruthenia bị Hungary sáp nhập.

Tiệp Khắc Cộng sản

Sau Thế chiến II, nước Tiệp Khắc trước chiến tranh được tái lập, ngoại trừ Subcarpathian Ruthenia, bị Liên xô sáp nhập và đưa vào Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Ukraine. Nghị định Beneš được công bố liên quan tới sắc tộc Đức (xem Thoả thuận Potsdam) và sắc tộc Hungary. Theo các nghị định này, quyền công dân bị bãi bỏ với người có nguồn gốc sắc tộc Đức và Hungary, những người từng nhận quyền công dân Đức hoặc Hungary trong thời chiếm đóng. (Năm 1948 điều khoản này bị xoá bỏ cho người Hungary, nhưng chỉ một phần cho người Đức). Sau đó thường tịch thu tài sản của họ và trục xuất khoảng 90% dân số sắc tộc Đức tại Tiệp Khắc, hơn 2 triệu người. Những người còn lại bị buộc tội chung là đã ủng hộ Phát xít (sau Thoả thuận Munich, và 97.32% người Đức Sudeten thành niên bỏ phiếu cho NSDAP trong cuộc bầu cử tháng 12 năm 1938). Hầu như mọi nghị định đều nói dứt khoát rằng sự trừng phạt không áp dụng cho những người chống phát xít, dù thuật ngữ chống phát xít không được định nghĩa rõ ràng. Khoảng 250,000 người Đức, nhiều người lấy người Séc, một số người chống phát xít, và cả những người yêu cầu tái lập đất nước thời hậu chiến, vẫn ở lại Tiệp Khắc. Nghị định Beneš vẫn gây ra tranh cãi lớn giữa các nhóm quốc gia tại Cộng hòa Séc, Đức, Áo và Hungary.[5]
Carpathian Ruthenia bị chiếm đóng bởi (và vào tháng 6 năm 1945 chính thức nhượng lại) Liên Xô. Năm 1946 trong cuộc bầu cử nghị viện Đảng Cộng sản Tiệp Khắc chiến thắng tại vùng đất Séc (Đảng dân chủ chiến thắng tại Slovakia). Tháng 2 năm 1948 những người Cộng sản lên nắm quyền lực. Dù họ tiếp tục duy trì sự đa nguyên chính trị bịa đặt với sự tồn tại của Mặt trận Quốc gia, ngoại trừ một thời gian ngắn cuối thập niên 1960 (Mùa xuân Prague) đất nước này có đặc trưng ở sự thiếu vắng dân chủ tự do. Tuy nền kinh tế của nó vẫn tiên tiến hơn nền kinh tế các nước láng giềng ở Đông Âu, Tiệp Khắc dần trở nên yếu ớt về kinh tế so với Tây Âu.
Năm 1968, sau một giai đoạn tự do hoá ngắn, năm nước Khối Đông Âu xâm lược Tiệp Khắc. Nga Xô viết cho xe tăng tiến vào Prague ngày 21 tháng 8 năm 1968.[6] Người đứng đầu chính phủ Xô viết Leonid Brezhnev coi sự can thiệp này là tối cần thiết cho sự tồn tại của Xô viết, hệ thống xã hội chủ nghĩa và cam kết tiến hành can thiệp vào bất kỳ nước nào tìm cách thay thế Chủ nghĩa Mác-Lenin bằng chủ nghĩa tư bản.[7] Năm 1969, Tiệp Khắc chuyển thành một liên bang gồm Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa SécCộng hòa Xã hội chủ nghĩa Slovak. Theo hình thức liên bang, những sự không công bằng giữa Séc và Slovak gây ảnh hưởng tới nhà nước bị hạn chế. Một số bộ, như bộ giáo dục, chính thức được chuyển cho hai nước cộng hòa. Tuy nhiên, sự quản lý chính trị tập trung bởi Đảng Cộng sản hạn chế khá nhiều hiệu quả của sự liên bang hoá.
Thập niên 1970 chứng kiến sự trỗi dậy của phong trào phản đối tại Tiệp Khắc, đại diện bởi (trong số những người khác) Václav Havel. Phong trào tìm cách tham gia mạnh hơn vào chính trị và thể hiện dưới hình thức phản đối chính thức, diễn ra trong những giới hạn của các hoạt động công việc (đi xa tới mức một lệnh cấm nghiệp đoàn chuyên nghiệp và từ chối giáo dục cao cho con em những người bất đồng được ban ra), cảnh sát đe doạ và thậm chí là cả nhà tù.

Sau 1989

Năm 1989 đất nước này lại quay trở lại dân chủ sau Cách mạng Nhung. Điều này xảy ra cùng khoảng thời gian với sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản tại România, Bulgaria, HungaryBa Lan. Trong vòng ba năm những người cộng sản đã bị gạt bỏ khỏi Châu Âu.
Không giống Nam TưLiên bang Xô viết, sự chấm dứt của Chủ nghĩa cộng sản ở nước này không tự động có nghĩa sự chấm dứt của cái tên "cộng sản": từ "xã hội chủ nghĩa" bị bỏ đi ngày 29 tháng 3 năm 1990, và được thay bằng "liên bang".
Năm 1992, vì những căng thẳng leo thang của chủ nghĩa quốc gia, Tiệp Khắc giải tán trong hòa bình theo các quá trình trong nghị viện. Lãnh thổ của nó trở thành Cộng hòa SécSlovakia, được chính thức lập ra ngày 1 tháng 1 năm 1993.

Lãnh đạo Nhà nước và Chính phủ

Chính sách đối ngoại

Thoả thuận và thành viên tổ chức quốc tế

Sau Thế chiến II, thành viên tích cực trong Hội đồng Tương trợ Kinh tế (Comecon), Khối hiệp ước Warszawa, Liên hiệp quốc và các cơ quan khác của tổ chức này, tham gia ký kết Hội nghị An ninh và Hợp tác Châu Âu

Phân chia hành chính

Czechoslovakia.png
  • 1918–1923: các hệ thống khác nhau trong lãnh thổ Áo cũ (Bohemia, Moravia, một phần nhỏ của Silesia) so với lãnh thổ cũ của Hungary (SlovakiaRuthenia): ba vùng đất (země) (cũng được gọi là các đơn vị quận (obvody)): Bohemia, Moravia, Silesia, cộng thêm 21 hạt (župy) tại Slovakia ngày nay và hai(?) hạt tại Ruthenia hiện nay; cả vùng đất và hạt đều được chia thành các quận (okresy).
  • 1923–1927: như trên, ngoại trừ các hạt của Slovakia và Ruthenia bị thay thế bởi sáu (grand) hạt ((veľ)župy) tại Slovakia và một (grand) hạt tại Ruthenia, và các con số và các biên giới của okresy bị thay đổi trong hai lãnh thổ đó.
  • 1928–1938: bốn vùng đất (Séc: země, Slovak: krajiny): Bohemia, Moravia-Silesia, Slovakia và Subcarpathian Ruthenia, được chia thành các quận (okresy).
  • Late 1938–tháng 3 năm 1939: như trên, nhưng Slovakia và Ruthenia giành được quy chế "vùng đất tự trị".
  • 1945–1948: như năm 1928–1938, trừ Ruthenia trở thành một phần của Liên bang Xô viết.
  • 1949–1960: 19 vùng (kraje) được chia thành 270 okresy.
  • 1960–1992: 10 kraje, Praha, và (từ 1970) Bratislava (thủ đô Slovakia); chúng được chia thành 109–114 okresy; kraje bị xoá bỏ thạm thời ở Slovakia năm 1969–1970 và cho nhiều mục đích từ năm 1991 tại Tiệp Khắc; ngoài ra, Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Séc và Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Slovak được thành lập năm 1969 (không có từ Xã hội chủ nghĩa từ 1990).

Nhóm dân và sắc tộc

Bài chi tiết: Nhân khẩu Tiệp Khắc
Tại thời điểm trước khi phân chia, năm 1991, Tiệp Khắc có 15,6 triệu dân, trong đó người Séc chiếm 62,8%, người Slovakia chiếm 31%, người gốc Hungary chiếm 3,8%, người gốc Romania 0,7%, người gốc Silesi 0,3%. Ngoài ra, tại Tiệp Khắc còn một số ít người gốc Ruthe, Ukraina, Đức, Ba LanDo Thái. Người Séc, Slovakia, Silesi và Ba Lan cùng là các dân tộc Tây Slav. Người Ruthe và Ukraina cùng là các dân tộc Đông Slav.

Chính trị

Sau Thế chiến II, một sự độc quyền chính trị do Đảng Cộng sản Tiệp Khắc (KSC) nắm giữ xuất hiện. Gustáv Husák được bầu làm thư ký thứ nhất của KSC năm 1969 (chuyển thành tổng thư ký năm 1971) và chủ tịch Tiệp Khắc năm 1975. Các đảng và tổ chức khác có tồn tại nhưng chỉ đóng vai trò phụ thuộc cho KSC. Tất cả các đảng chính trị cũng như nhiều tổ chức quần chúng bị gộp lại dưới bóng của Mặt trận Quốc gia. Những nhà hoạt động về quyền con người và tôn giáo bị đàn áp mạnh mẽ.

Phát triển hiến pháp

Tiệp Khắc có các hiến pháp sau trong lịch sử của mình (1918–1992):

Kinh tế

Sau Thế chiến II, kinh tế là tập trung kế hoạch hoá, với các liên kết chỉ huy từ đảng cộng sản, tương tự như Liên bang Xô viết. Ngành công nghiệp luyện kim lớn phụ thuộc vào nhập khẩu quặng sắt và phi sắt.
  • Công nghiệp: Công nghiệp khai khoáng và chế tạo chiếm chủ yếu. Các ngành chính gồm chế tạo máy, hoá chất, chế biến thực phẩm, luyện kim và dệt may. Công nghiệp lãng phí năng lượng, vật tư và nhân công, kỹ thuật chậm cải tiến, nhưng nước này là nguồn cung cấp máy móc chất lượng cao, máy bay, động cơ hàng không và công cụ, đồ điện tử và vũ khí chính cho các quốc gia cộng sản khác.
  • Nông nghiệp: Lĩnh vực nhỏ nhưng cung cấp phần chủ yếu nhu cầu thực phẩm quốc gia, vì các nông trang đã được tập thể hoá với diện tích lớn và có cách thức hoạt động khá hiệu quả. Phụ thuộc vào nhập khẩu ngũ cốc (chủ yếu làm thức ăn gia súc) trong những năm thời tiết không thuận lợi. Sản xuất thịt bị ảnh hưởng bởi thiếu thức ăn, nhưng lượng thịt tiêu thụ trên đầu người cao.
  • Thương mại nước ngoài: Xuất khẩu ước tính US$17.8 tỷ năm 1985, trong số đó 55% máy móc, 14% nhiên liệu và vật liệu, 16% hàng hoá chế tạo. Nhập khẩu ước tính US$17.9 tỷ năm 1985, trong sóo đó 41% nhiên liệu và vật liệu, 33% máy móc, 12% sản phẩm nông nghiệp và lâm nghiệp. Năm 1986, khoảng 80% thương mại nước ngoài là với các quốc gia cộng sản.
  • Tỷ giá hối đoái: Chính thức, hay thương mại, tỷ giá Crowns (Kcs) 5.4 trên US$1 năm 1987; du lịch, hay phi thương mại, tỷ giá Kcs 10.5 trên US$1. Không tỷ giá nào phản ánh đúng sức mua. Tỷ giá trên chợ đen khoảng Kcs 30 trên US$1, và tỷ giá này trở thành chính thức khi đồng tiền trở thành chuyển đổi được đầu thập niên 1990.
  • Năm tài chính: Năm dương lịch.
  • Chính sách thuế: Nhà nước sở hữu hầu như toàn bộ phương tiện sản xuất. Nguồn thu từ các doanh nghiệp nhà nước là nguồn thu chủ yếu tiếp theo là thuế doanh thu. Các khoản chi ngân sách lớn cho các chương trình xã hội, trợ cấp, và đầu tư. Ngân sách thường cân bằng hay hơi thặng dư.

Nguồn tài nguyên

Sau Thế chiến II, nước này thiếu năng lượng, phụ thuộc vào nhập khẩu dầu thô và khí tự nhiên từ Liên xô, than xám trong nước, và năng lượng hạt nhân hay thuỷ điện. Năng lượng là một vấn đề lớn trong thập niên 1980.

Vận tải và Viễn thông

Bài chi tiết: Vận tải Tiệp Khắc

Xã hội và nhóm Xã hội

Giáo dục

Giáo dục là miễn phí ở mọi cấp độ và phổ cập từ tuổi lên sáu tới mười lăm. Đại đa số người dân biết chữ. Hệ thống dạy nghề phát triển cao và các trường nghề hỗ trợ các trường trung học và các viện giáo dục cao học.

Tôn giáo

Năm 1991: Cơ đốc giáo La Mã 46.4%, Phúc âm Lutheran 5.3%, Vô thần 29.5%, không rõ 16.7%, nhưng có những sự khác biệt lớn giữa hai nước cộng hoà lập hiến – xem Cộng hoà SécSlovakia

Sức khỏe, an sinh xã hội và nhà ở

Sau Thế chiến II, chăm sóc sức khoẻ miễn phí được áp dụng cho mọi công dân. Kế hoạch chăm sóc sức khoẻ quốc gia nhấn mạnh tới phòng ngừa; các trung tâm y tế tại các nhà máy và các địa phương hỗ trợ cho các bệnh viện và các cơ sở y tế. Đã có những cải thiện lớn trong chăm sóc sức khoẻ tại nông thôn trong thập niên 1960 và 1970.

Truyền thông

Truyền thông tại Tiệp Khắc bị kiểm soát bởi Đảng Cộng sản Tiệp Khắc (KSČ). Việc sở hữu cá nhân với mọi cơ quan xuất bản hay truyền thông bị cấm, dù các nhà thờ và các tổ chức khác có xuất bản các tạp chí định kỳ và các tờ báo. Thậm chí với sự độc quyền báo chí trong tay các tổ chức dưới sự kiểm soát của KSČ, mọi sách báo xuất bản đều bị Văn phòng Báo chí và Thông tin của chính phủ kiểm duyệt.

Thể thao

Đội bóng đá quốc gia Tiệp Khắc khá nổi tiếng trên thế giới, với 8 lần góp mặt tại các vòng chung kết FIFA World Cup, đứng hạng 2 tại World Cup năm 19341962. Đội bóng cũng giành chức Vô địch Châu Âu năm 1976 và đứng hạng 3 năm 1980.
Đội tuyển hockey trên băng Tiệp Khắc đã giành nhiều huy chương tại các giải đấu thế giới và Olympics.
Emil Zátopek, người giành bốn huy chương vàng điền kinh Olympic được coi là một trong những vận động viên điền kinh hàng đầu trong lịch sử.
Vera Časlavska là vận động viên thể dục đoạt nhiều huy chương, với tám huy chương vàng và bốn huy chương bạc, và đã đại diện cho Tiệp Khắc ở ba kỳ Olympics liên tiếp.
Các tay vợt tennis nổi tiếng Ivan Lendl, Miloslav Mečíř, Daniela HantuchováMartina Navrátilová đều sinh ở Tiệp Khắc.

Văn hoá

Tem thư

Xem thêm

Tham khảo

Nguồn

Ghi chú

  1. ^ Votruba, Martin. “Czecho-Slovakia or Czechoslovakia”. Slovak Studies Program. University of Pittsburgh. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2009.
  2. ^ "The War of the World", Niall Ferguson Allen Lane 2006.
  3. ^ Playing the blame game, Prague Post, July 6th, 2005
  4. ^ Škorpila F. B.; Zeměpisný atlas pro měšťanské školy; Státní Nakladatelství; second edition; 1930; Czechoslovakia
  5. ^ East European Constitutional Review
  6. ^ http://www.upi.com/Audio/Year_in_Review/Events-of-1968/N.-Korea-Seize-U.S.-Ship/12303153093431-9/#title "Russia Invades Czechoslovakia: 1968 Year in Review, UPI.com"
  7. ^ John Lewis Gaddis, The Cold War: A New History (New York: The Penguin Press),150.

Liên kết ngoài


No comments:

Post a Comment