CNM365. Chào ngày mới 29 tháng 10. Wikipedia Ngày này năm xưa. Ngày Cộng hoà tại Thổ Nhĩ Kỳ (1923); ngày Quốc vương đăng cơ tại Campuchia. Năm 1787 – Nhạc kịch Don Giovanni của Mozart được biểu diễn lần đầu tiên tại Prag, Đế quốc La Mã Thần thánh. Năm 1911 – Cách mạng Tân Hợi: Sơn Tây tuyên bố độc lập, Diêm Tích Sơn được tôn làm đô đốc, bắt đầu hơn 30 năm thống trị quân phiệt của ông trong tỉnh. Năm 1959 – Savang Vatthana (hình) trở thành quốc vương của Vương quốc Lào, ông cũng là quốc vương cuối cùng của Lào. Năm 1969 – Bằng chiếc máy tính tại Viện nghiên cứu Stanford nằm tại California của Hoa Kỳ, một sinh viên Đại học UCLA gửi tin nhắn đầu tiên qua mạng ARPANET, tiền thân của Internet.
Thổ Nhĩ Kỳ
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Türkiye Cumhuriyeti | |||||
---|---|---|---|---|---|
|
|||||
Khẩu hiệu | |||||
Egemenlik, kayıtsız şartsız Milletindir (tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: Chủ quyền vô điều kiện thuộc về Quốc gia) |
|||||
Quốc ca | |||||
İstiklâl Marşı | |||||
Hành chính | |||||
Chính phủ | Cộng hòa nghị viện | ||||
Tổng thống Thủ tướng |
Recep Tayyip Erdoğan | ||||
Ngôn ngữ chính thức | Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ | ||||
Thủ đô | Ankara |
||||
Thành phố lớn nhất | Istanbul | ||||
Địa lý | |||||
Diện tích | 780.580 km² (hạng 36) | ||||
Diện tích nước | 1,3% % | ||||
Múi giờ | EET (UTC+3); mùa hè: CEST (UTC+2) | ||||
Lịch sử | |||||
Ngày thành lập |
23 tháng 4 năm 1920 19 tháng 5 năm 1919 30 tháng 8 năm 1922 29 tháng 10 năm 1923 |
||||
Dân cư | |||||
Dân số ước lượng (2012) | 79.749.461 [1] người (hạng 17) | ||||
Dân số (2000) | 67.844.903 người | ||||
Mật độ | 90 người/km² (hạng 82) | ||||
Kinh tế | |||||
GDP (PPP) (2006) | Tổng số: 611,6 tỷ đô la Mỹ | ||||
HDI (2003) | 0,750 trung bình (hạng 94) | ||||
Đơn vị tiền tệ | Lira Thổ Nhĩ Kỳ mới (TL ) |
||||
Thông tin khác | |||||
Tên miền Internet | .tr |
Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ là một nước cộng hoà dân chủ, theo hiến pháp phi tôn giáo. Hệ thống chính trị của họ đã được thành lập từ năm 1923. Thổ Nhĩ Kỳ là thành viên của Liên Hiệp Quốc, NATO, OSCE, OECD, OIC, Cộng đồng châu Âu và đang đàm phán đề gia nhập Liên minh châu Âu. Vì có vị trí chiến lược ở giữa châu Âu và châu Á và giữa ba biển, Thổ Nhĩ Kỳ từng là ngã tư đường giữa các trung tâm kinh tế, và là nơi phát sinh cũng như nơi xảy ra các trận chiến giữa các nền văn minh lớn.
Mục lục
Lịch sử
Bài chính: Lịch sử Thổ Nhĩ KỳVì có vị trí chiến lược ở điểm giao cắt giữa châu Á và châu Âu, Anatolia từng là cái nôi của nhiều nền văn minh từ thời tiền sử, những khu định cư thời đồ đá mới như Çatalhöyük (Pottery Neolithic), Çayönü (Pre-Pottery Neolithic A cho tới Pottery Neolithic), Nevali Cori (Pre-Pottery Neolithic B), Hacilar (Pottery Neolithic), Göbekli Tepe (Pre-Pottery Neolithic A) và Mersin. Việc định cư ở Troia đã bắt đầu từ thời đồ đá mới và kéo dài tới Thời đồ sắt. Trong những bản ghi chép lịch sử, người Anatolia đã sử dụng các ngôn ngữ Ấn-Âu, Semitic và Kartvelian cũng như nhiều loại ngôn ngữ nhánh chưa được xác định chính xác khác. Trên thực tế, vì sự lâu đời của các ngôn ngữ Hittite và Luwian trong hệ Ấn-Âu, một số học giả đã cho rằng Anatolia có thể là một trung tâm, từ đó các ngôn ngữ Ấn-Âu phát triển rộng ra xung quanh. Các tác giả khác lại cho rằng người Etruscan ở Ý cổ có nguồn gốc từ Anatolia. Và những dân tộc đã định cư hay đã chinh phục Anatolia gồm người Phrygia, người Hittite, người Lydia, người Lycia, người Mushki, người Kurds, người Cimmeria, người Armenia, người Ba Tư, người Tabal, người Hy Lạp. Người Turk đã chinh phục Anatolia ở thời nhà Seljuk trong Trận Manzikert và sự trỗi dậy của Đế chế Đại Seljuk trong thế kỷ 11 chấm dứt cùng với sự lớn mạnh của Đế chế Ottoman. Trong suốt 2 thế kỷ 16 và thế kỷ 17, ở đỉnh cao quyền lực của mình, Đế chế Ottoman chiếm cả Anatolia, Bắc Phi, Trung Đông, đông nam và Đông Âu cùng Caucasus.
Tuy nhiên, từ thế kỷ XIII tới thế kỷ XX, Thổ Nhĩ Kỳ đã liên tiếp gây chiến tranh với Áo, Montenegro, Hy Lạp, Armenia, Gruzia, Pháp, Bulgaria, Serbia, Anh & đặc biệt là Nga. Các cuộc Chiến tranh Nga-Thổ Nhĩ Kỳ đã gây thiệt hại nặng cho Thổ Nhĩ Kỳ, thậm chí họ đã nhiều lần bị Nga đè bẹp. Ngoài ra, họ còn gây ra các cuộc chiến khác trong lịch sử như Chiến tranh Hy Lạp-Thổ Nhĩ Kỳ, Chiến tranh Thổ Nhĩ Kỳ-Armenia, Chiến tranh Anh-Thổ Nhĩ Kỳ, v.v…
Sau nhiều năm suy tàn, Đế chế Ottoman tham gia Thế chiến thứ nhất với tư cách đồng minh của Đức năm 1914, hoàn toàn bị đánh bại và bị chiếm đóng. Các cường quốc phương Tây tìm cách chia nhỏ đế chế này thông qua Hiệp ước về Cách đối xử (xem Sự trỗi dậy của Chủ nghĩa quốc gia thời Đế chế Ottoman). Với sự hỗ trợ của Đồng Minh, Hy Lạp chiếm İzmir theo quy định trong Hiệp ước.
Ngày 19 tháng 5 năm 1919 sự kiện này đã thúc đẩy sự hình thành một phong trào quốc gia dưới sự lãnh đạo của Mustafa Kemal Pasha, một chỉ huy quân sự, người đã trở nên nổi tiếng từ Chiến dịch Gallipoli. Kemal Pasha tìm cách huỷ bỏ các điều khoản trong hiệp ước do sultan Mehmed VI đã ký tại Istanbul, hành động này đã huy động được mọi thành phần hưởng ứng trong xã hội Thổ Nhĩ Kỳ tham gia vào cái sẽ trở thành Chiến tranh giành độc lập Thổ Nhĩ Kỳ (tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: Kurtuluş Savaşı).
Tới ngày 18 tháng 12 năm 1922 quân đội chiếm đóng phải rút lui và đất nước được giải phóng. Ngày 1 tháng 11 năm 1922 Đại Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ chính thức bãi bỏ chức danh sultan Ottoman, và cũng chấm dứt luôn 631 năm cầm quyền của nhà Ottoman. Năm 1923 Hiệp ước Lausanne công nhận chủ quyền của nước Cộng hoà Thổ Nhĩ Kỳ mới, Kemal được Quốc Hội trao tên tôn kính Atatürk (nghĩa “Cha của người Thổ”) và sẽ trở thành Tổng thống đầu tiên của nước Cộng hoà. Atatürk tiến hành nhiều cuộc cải cách sâu rộng với mục tiêu hiện đại hoá đất nước và loại bỏ những tàn tích cũ từ quá khứ Ottoman.
Thổ Nhĩ Kỳ tham gia Thế chiến thứ hai cùng với Đồng Minh ở giai đoạn cuối của cuộc chiến và trở thành một thành viên Liên Hiệp Quốc. Những khó khăn mà Hy Lạp phải đối đầu trong việc dẹp yên một cuộc nổi dậy cộng sản và yêu cầu của Liên bang Xô viết về việc thành lập các căn cứ quân sự ở Eo biển Thổ Nhĩ Kỳ khiến Hoa Kỳ phải tuyên bố Học thuyết Truman năm 1947. Học thuyết này đề ra các mục tiêu của Mỹ nhằm đảm bảo an ninh cho Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp và tiếp sau đó là viện trợ kinh tế cũng như quân sự ở mức độ lớn của Hoa Kỳ cho hai nước.
Sau khi tham gia với các lực lượng Liên Hiệp Quốc tại cuộc xung đột Triều Tiên, năm Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập Tổ chức hiệp ước bắc Đại Tây Dương (NATO). Thổ Nhĩ Kỳ can thiệp và tấn công quân sự vào Síp tháng 7 năm 1974 để trả đũa một cuộc đảo chính do EOKA-B của Hy Lạp tiến hành. Nền độc lập trên thực tế của Bắc Síp không được bất kỳ một nước nào chính thức công nhận trừ chính Thổ Nhĩ Kỳ.
Giai đoạn thập niên 1970 và 1980 được đánh dấu bởi sự bất ổn và thay đổi chính trị nhanh chóng, nhưng cũng có những giai đoạn phát triển kinh tế. Một loạt những cú sốc kinh tế dẫn tới một cuộc tuyển cử mới năm 2002, khiến Đảng Công lý và Phát triển bảo thủ do cựu thị trưởng Istanbul, Recep Tayyip Erdoğan lãnh đạo lên nắm quyền lực. Tháng 10 năm 2005, Liên minh châu Âu bắt đầu các cuộc đàm phán về việc gia nhập với Ankara và vì thế Thổ Nhĩ Kỳ hiện là một ứng cử viên gia nhập Liên minh châu Âu.
Chính trị
Thổ Nhĩ Kỳ |
Chính trị và chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ |
|
Các nước khác |
Quan hệ nước ngoài
Thổ Nhĩ Kỳ là một đồng minh thân cận của Hoa Kỳ, ủng hộ nước này trong cuộc chiến chống khủng bố sau sự kiện 11 tháng 9. Tuy nhiên, chiến tranh Iraq đã gây ra nhiều phản ứng mạnh mẽ trong nước và vì thế nghị viện Thổ Nhĩ Kỳ đã phải bỏ phiếu chống lại việc cho phép quân đội Mỹ tấn công Iraq từ Thổ Nhĩ Kỳ. Việc này đã dẫn tới một giai đoạn lạnh nhạt trong quan hệ hai nước, nhưng lại nhanh chóng qua đi cùng với những viện trợ gián tiếp về nhân đạo quân sự và các biện pháp ngoại giao. Thổ Nhĩ Kỳ đặc biệt lo ngại về sự nổi lên của một nhà nước của người Kurd sau khi Mỹ tấn công Iraq. Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến hành một cuộc chiến chống lại cuộc nổi dậy của PKK, một nhóm du kích người Kurd đòi thành lập một quốc gia độc lập của người Kurd, cuộc chiến đã khiến khoảng 30.000 người thiệt mạng. Vì thế Ankara đã gây áp lực với Mỹ kiểm soát chặt chẽ các trại huấn luyện du kích ở phía bắc Iraq, dù Mỹ tỏ ra khá miễn cưỡng vì ở đây vẫn yên ổn hơn miền bắc Iraq. Vì thế Thổ Nhĩ Kỳ phải cân bằng các áp lực trong nước bằng cách cam kết sát cánh với đồng minh mạnh nhất của mình.
Các quan hệ với nước Hy Lạp láng giềng vốn đã căng thẳng từ trong quá khứ, và nhiều lần đã cận kề tình trạng chiến tranh. Síp và những tuyên bố chủ quyền đối với vùng biển Êgê (Aegean) vẫn là điểm bất đồng chính giữa hai nước. Síp tiếp tục bị chia thành Síp Hy Lạp phía nam và Síp Thổ Nhĩ Kỳ phía bắc, và các nỗ lực nhằm thống nhất hòn đảo này dưới sự bảo trợ của Liên hiệp quốc vẫn chưa mang lại thành công. Vùng biển Êgê, có tầm quan trọng chiến lược đối với tàu bè Thổ Nhĩ Kỳ, Thổ Nhĩ Kỳ đã tuyên bố rõ ràng rằng họ sẽ không chấp nhận 12 hải lý lãnh hải bao quanh hòn đảo. Dù sao những tranh chấp lịch sử giữa hai đối thủ cũng đã có phần giảm nhẹ, sau cuộc động đất có mức độ tàn phá lớn năm 1999 tại Thổ Nhĩ Kỳ, và sự giúp đỡ nhanh chóng của Hy Lạp quan hệ hai nước đã bước vào một giai đoạn ấm dần lên, với việc Hy Lạp ủng hộ tư cách ứng cử viên gia nhập EU của Thổ Nhĩ Kỳ. Ngày 23 tháng 5, 2006, một máy bay chiến đấu Hy Lạp và một của Thổ Nhĩ Kỳ đã va chạm vào nhau trên bầu trời phía nam vùng biển Êgê. Viên phi công Hy Lạp thiệt mạng trong khi phi công Thổ Nhĩ Kỳ nhảy dù an toàn. Cả hai nước đã đồng ý rằng sự kiện này sẽ không làm ảnh hưởng tới mối quan hệ của họ.[2]
Quân đội
Năm 1998, Thổ Nhĩ Kỳ đã thông báo một chương trình hiện đại hóa quân đội giá trị khoảng $31 tỷ trong giai đoạn mười năm gồm xe tăng, máy bay trực thăng và vũ khí tấn công. Thổ Nhĩ Kỳ là bên đóng góp đứng hạng ba vào chương trình Máy bay tấn công chung (JSF), khiến họ có cơ hội phát triển và có ảnh hưởng tới việc chế tạo thế hệ máy bay tấn công tiếp theo của Hoa Kỳ.
Theo truyền thống, các lực lượng vũ trang có vị thế quyền lực chính trị quan trọng, tự coi mình là người bảo vệ di sản của Atatürk. Họ đã thực hiện ba cuộc đảo chính trong giai đoạn 1960 và 1980, trong khi cũng có tác động quan trọng tới việc lật đổ chính phủ theo khuynh hướng Hồi giáo của Necmettin Erbakan năm 1997. Thông qua Hội đồng an ninh quốc gia, quân đội gây ảnh hưởng tới chính sách về các vấn đề mà họ coi là mối đe dọa tới đất nước, gồm cả vấn đề liên quan tới cuộc nổi dậy của người Kurd, và Chủ nghĩa Hồi giáo. Trong những năm gần đây, các cuộc cải cách đã được tiến hành để tăng cường sự hiện diện dân sự trong NSC và giảm bớt ảnh hưởng của giới quân sự nhằm đáp ứng tiêu chí Copenhagen của EU. Dù ảnh hưởng trong lĩnh vực dân sự đã giảm bớt, quân đội tiếp tục được quốc gia ủng hộ vai trò quan trọng của họ, thường xuyên được người dân coi là thể chế đáng tin cậy nhất.[5]
Tư lệnh Lục quân kiêm quyền Tổng tham mưu trưởng Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay là Necdet Ozel.
Địa lý
- Chủ đề chính: Địa lý Thổ Nhĩ Kỳ
Nói chung Thổ Nhĩ Kỳ được chia thành bảy vùng: Marmara, Êgê, Địa Trung Hải, Trung Anatolia, Đông Anatolia, Đông nam Anatolia và vùng Biển Đen. Vùng đất không bằng phẳng phía bắc Anatolia chạy dọc theo Biển Đen thành một dải dài và hẹp. Vùng này chiếm khoảng 1/6 tổng diện tích đất liền Thổ Nhĩ Kỳ. Theo xu hướng chung, vùng cao nguyên bên trong Anatolia dần có nhiều đồi núi hơn khi đi về hướng đông.
Thổ Nhĩ Kỳ tạo thành một cây cầu giữa Châu Âu và Châu Á, với đường phân chia hai châu lục chạy từ Biển Đen (Karadeniz) từ hướng bắc xuống dọc theo eo biển Bosporus (Istanbul Boğazı) qua eo Biển Marmara (Marmara Denizi) và Dardanelles (Çanakkale Boğazı) tới Biển Êgê (Ege Denizi) và Biển Địa Trung Hải (Akdeniz) về hướng nam. Bán đảo Anatolia hay Anatolia (Anadolu) gồm một cao nguyên có độ cao lớn với những đồng bằng hẹp ven biển, nằm giữa Köroğlu và dãy núi Đông Biển Đen ở hướng bắc và Dãy Taurus (Toros Dağları) ở phía nam. Phía đông có nhiều núi non hơn, là nơi khởi nguồn của nhiều con sông như Euphrates (Fırat), Tigris (Dicle) và Araks (Aras), cũng như Hồ Van (Van Gölü) và Núi Ararat (Ağrı Dağı), điểm cao nhất Thổ Nhĩ Kỳ cao 5.137 mét (16.853 ft).
Thổ Nhĩ Kỳ cũng là nơi phải chịu nhiều trận động đất mạnh. Bospho và Dardanelles đứng trên đường nứt gãy chạy xuyên Thổ Nhĩ Kỳ, dẫn tới việc thành tạo Biển Đen. Có một đường động đất chạy ngang phía bắc đất nước từ phía tây sang phía đông. Trong thế kỷ trước, đã có nhiều trận động đất xảy ra dọc đường đứt gãy này, tầm cỡ và vị trí của những trận động đất có thể được quan sát tại hình ảnh về Các đường nứt gãy và Động đất. Hình ảnh này cũng gồm một bản đồ tỷ lệ nhỏ thể hiện các đường nứt gãy khác ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Khí hậu Thổ Nhĩ Kỳ là khí hậu ôn hoà Địa Trung Hải, với mùa hè nóng và khô, mùa đông lạnh ẩm và dịu, dù các điều kiện thời tiết có thể khắc nghiệt hơn ở những vùng khô cằn bên trong.
Khu vực hành chính
Các thành phố
Thành phố thủ đô Thổ Nhĩ Kỳ là Ankara, nhưng thủ đô lịch sử là İstanbul vẫn là một trung tâm văn hoá, kinh tế và tài chính quan trọng của đất nước. Các thành phố quan trọng khác gồm İzmir, Bursa, Adana, Trabzon, Malatya, Gaziantep, Erzurum, Kayseri, İzmit (Kocaeli), Konya, Mersin, Eskişehir, Diyarbakır, Antalya và Samsun. Ước tính 68% dân số Thổ Nhĩ Kỳ sống tại các vùng thành thị.[6]Kinh tế
Bản mẫu:Kinh tế quốc giaThổ Nhĩ Kỳ đã tiến hành nhiều cải cách trong thập niên 1980 nhằm mục đích biến nền kinh tế từ một hệ thống trì trệ, cô lập thành một nền kinh tế với lĩnh vực tư nhân chiếm phần trăm lớn hơn và dựa trên thị trường. Những cải cách đã mang lại phát triển kinh tế cao, nhưng sự tăng trưởng này đã bị ngắt quãng bởi một cuộc khủng hoảng đột ngột và các khủng hoảng tài chính năm 1994, 1999, và 2001. Việc Thổ Nhĩ Kỳ không thành công trong nỗ lực theo đuổi cách cải cách kinh tế cộng với những khoản nợ lớn ngày càng tăng của lĩnh vực công cộng khiến lạm phát tăng cao, làm tăng tính bất ổn của kinh tế vĩ mô và một lĩnh vực ngân hàng yếu kém.
GDP trên đầu người từng đạt mức rất cao 210% ở thập niên bảy mươi. Nhưng không bền vững và đã giảm mạnh xuống còn 70% trong thập niên tám mươi và ở mức đáng thất vọng 11% những năm chín mươi.
Chính phủ Ecevit, lên nắm quyền từ năm 1999 tới 2002, đã tái khởi động các cải cách cấu trúc cùng lúc với các chương trình kinh tế đang thực hiện theo thoả thuận ký kết với Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), gồm cả việc thông qua cải cách an sinh xã hội, cải cách tài chính công cộng, ngân hàng nhà nước, lĩnh vực ngân hàng, tăng tính minh bạch của lĩnh vực công cộng và cũng đưa ra các luật lệ liên quan nhằm tự do hoá lĩnh vực thông tin và năng lượng. Theo chương trình của IMF, chính phủ cũng tìm cách sử dụng chính sách tỷ giá hối đoái để kiềm chế lạm phát.
Trong thập kỷ 1990, kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ trải qua một giai đoạn thay đổi chính phủ liên tục với các chính sách điều hành kinh tế kém cỏi, dẫn tới một chu trình phát triển-khủng hoảng lên tới đỉnh điểm ở cuộc khủng khoảng ngân hàng, kinh tế tồi tệ năm 2001 và một sự giảm phát kinh tế mạnh mẽ (GNP giảm 9.5% năm 2001) và thất nghiệp gia tăng.
Chính phủ buộc phải thả nổi đồng lira và đưa ra những chương trình cải cách tham vọng hơn, gồm một chính sách thuế rất chặt chẽ, thúc đẩy cải cách cơ cấu, và vay mượn IMF ở mức cao chưa từng thấy.
Các khoản vay lớn của IMF — với mục đích giúp thực hiện các cải cách kinh tế đầy tham vọng — đã cho phép Thổ Nhĩ Kỳ ổn định tỷ lệ lãi suất và tiền tệ ở mức yêu cầu khi vay nợ. Năm 2002 và 2003, các cải cách bắt đầu mang lại kết quả. Chỉ trừ một giai đoạn không ổn định trước khi xảy ra cuộc chiến Iraq, lạm phát và tỷ lệ lãi suất đã giảm rất nhiều, đồng tiền ổn định, và lòng tin bắt đầu quay trở lại. Kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ đạt mức tăng trưởng bình quân 7.5% hàng năm từ 2002 tới 2005 – một trong những tỷ lệ tăng trưởng cao nhất thế giới, có thể sánh với Trung Quốc và Ấn Độ. Lạm phát và tỷ lệ lãi suất giảm, đồng tiền ổn định, nợ chính phủ giảm ở mức có thể chấp nhận được, lòng tin của giới kinh doanh và người tiêu dùng đã quay trở lại. Cùng lúc đó, sự bùng nổ kinh tế và dòng chảy đầu tư lớn đã góp phần làm tăng thâm hụt tài khoản vãng lai. Dù sự dễ bị tổn thương của kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ đã giảm bớt, nó vẫn phải đối mặt với các vấn đề nếu xảy ra một sự thay đổi bất thường trong quan điểm của nhà đầu tư dẫn tới sự sụt giảm lớn về tỷ giá hối đoái. Tiếp tục thực hiện cải cách, gồm cả việc thắt chặt chính sách thuế, là việc làm chủ chốt nhằm duy trì tăng trưởng và ổn định.
Ngày 1 tháng 1 năm 2005 đồng Lira của Thổ Nhĩ Kỳ bị thay thế bằng đồng Lira Mới Thổ Nhĩ Kỳ, với tỷ giá trao đổi 1 lira mới bằng 1.000.000 lira cũ. Điều này minh chứng cho sự ổn định có được của đồng tiền trong những năm gần đây và giúp thúc đẩy trao đổi, đầu tư và thương mại.
Thổ Nhĩ Kỳ tham gia một số hiệp ước đầu tư và thuế đa bên gồm với Hoa Kỳ, đảm bảo tự do di chuyển vốn bằng ngoại tệ mạnh và hạn chế đánh thuế hai lần. Sau nhiều năm có mức đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở mức thấp, năm 2005 Thổ Nhĩ Kỳ đã thu hút được $9.6 tỷ FDI và hiện đang được dự báo thu hút được mức đầu tư tương đương trong năm 2006. Những chính sách tư nhân hoá lớn, sự ổn định cần thiết cho quá trình đàm phán gia nhập EU của Thổ Nhĩ Kỳ, tăng trưởng nhanh và ổn định, thay đổi cơ câu ngân hàng, bán lẻ, viễn thông, tất cả đang góp phần vào sự tăng trưởng đầu tư nước ngoài.
Thổ Nhĩ Kỳ đang tìm cách cải thiện môi trường đầu tư thông qua việc hợp lý hoá hành chính, chấm dứt cản trở đầu tư, tăng cường pháp luật về sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, một số tranh cãi liên quan tới đầu tư nước ngoài ở Thổ Nhĩ Kỳ và một số chính sách như thuế cao đánh vào các sản phẩm từ cola và những khe hở vẫn còn trong việc bảo hộ sở hữu trí tuệ, đang cản trở đầu tư. Uỷ ban tư nhân hoá Thổ Nhĩ Kỳ đang tiến hành tư nhân hoá một loạt công ty nhà nước, gồm cả công ty rượu và thuốc lá và công ty lọc dầu. Năm 2004, Uỷ ban tư nhân hoá đã tư nhân hoá công ty điện thoại và một số ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước. Chính phủ cũng cam đoan với Tổ chức thương mại thế giới về việc tự do hoá lĩnh vực viễn thông từ đầu năm 2004.
Xã hội
Nhân khẩu học
Chính thuật ngữ “thiểu số” cũng vẫn còn là một vấn đề nhạy cảm ở Thổ Nhĩ Kỳ, bởi vì Quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ chỉ công nhận các công đồng được đề cập tới trong văn bản Hiệp ước Lausanne. Các cộng đồng thiểu số gồm Armenia,Hy Lạp, Hamshenis, Do Thái, Levant, Ossetians, Pomaks và Roma (Roma là tên gọi người Gypsy).
Cộng đồng dân tộc không phải Thổ lớn nhất là người Kurd, một nhóm dân tộc riêng biệt tập trung ở phía đông nam. Cuộc điều tra dân số năm 1965 cho thấy 7.1% dân số sử dụng tiếng Kurd làm ngôn ngữ chính và số người biết tiếng này chiếm 12.7% tổng dân số, nhưng có nhiều người Kurd nói tiếng Thổ Nhĩ Kỳ. Theo CIA fact book [8], 20% dân số được ước tính thuộc dân tộc Kurd. Tuy nhiên, không có những con số chính xác về số lượng người Kurd.
Vì Tây Âu ngày càng có nhiều nhu cầu về lực lượng lao động trong khoảng từ 1960 đến 1980 nhiều công dân Thổ Nhĩ Kỳ đã di cư sang Tây Đức, Hà Lan, Pháp và các nước Tây Âu khác, tạo thành một lực lượng đáng kể người Thổ ở nước ngoài.
Giáo dục
Có khoảng 85 trường Đại học ở Thổ Nhĩ Kỳ. Có hai kiểu trường chính, trường nhà nước và tư thục. Các trường đại học nhà nước lấy học phí rất thấp còn trường tư có mức học phí rất đắt đỏ, có thể lên tới $15 000 hay thậm chí còn cao hơn. Tổng năng lực các trường đại học Thổ Nhĩ Kỳ là 300.000. Một số trường có mức tiêu chuẩn cao sánh ngang với các trường tốt nhất trên thế giới, trong khi đó những trường khác chỉ đạt mức trung bình vì thiếu ngân sách hoạt động. Tuy nhiên, các sinh viên đại học là một thiểu số được ưu tiên ở Thổ Nhĩ Kỳ. Các trường cung cấp các khóa đào tạo từ 2 đến 4 năm cho các sinh viên mới nhập trường. Đối với các sinh viên đã ra trường, thông thường họ đi học thêm hai năm nữa, theo kiểu thường thấy trên thế giới.
Ủy ban Nghiên cứu Khoa học và Kỹ thuật Thổ Nhĩ Kỳ điều phối các hoạt động nghiên cứu và phát triển cơ bản cũng như ứng dụng. Có 64 viện và các tổ chức nghiên cứu. Những mặt mạnh của cơ quan này là nông nghiệp, lâm nghiệp, y tế, công nghiệ sinh học, kỹ thuật hạt nhân, khoáng chất, vật liệu, IT và quốc phòng.
Văn hoá
Vì nhiều yếu tố lịch sử còn đóng vai trò quan trọng trong việc xác định bản sắc Thổ Nhĩ Kỳ, văn hóa Thổ Nhĩ Kỳ là một sự tổng hợp đáng chú ý giữa các nỗ lực rõ rệt nhằm trở thành “hiện đại” và tây phương Hoá, cộng với sự cảm giác cần thiết phải giữ lại truyền thống tôn giáo và các giá trị lịch sử.
Văn hóa Thổ Nhĩ Kỳ | |||||
Âm nhạc | Điện ảnh | Thi ca | Văn xuôi | Ẩm thực | Văn học |
Tôn giáo
1% dân số còn lại, đa số là người Ki-tô giáo. Có khoảng 120.000 tín hữu Ki-tô giáo thuộc các hệ phái khác nhau, bao gồm ước tính 80.000 người Chính thống giáo Cổ Đông phương (Oriental Orthodox), 35.000 người Công giáo La mã, 5.000 người Chính thống giáo Đông phương (Eastern Orthodox) (trong số đó có khoảng ba tới bốn ngàn là người Hy lạp) và một số nhỏ hơn các tín hữu Kháng Cách. Thượng phụ Đại kết Constantinopolis ở Istanbul là vị lãnh đạo tinh thần của các giáo hội Chính thống trên toàn thế giới
Không giống các nước có cộng đồng Hồi giáo đa số khác, ở Thổ Nhĩ Kỳ từ lâu đã có truyền thống tách biệt giữa tôn giáo và quốc gia. Thậm chí nhà nước không có bất kỳ hành động/hay khuyến khích tôn giáo, nhà nước giám sát tích cực những lĩnh vực tôn giáo. Hiến pháp cấm phân biệt giữa các tôn giáo và thực hiện điều này rất chặt chẽ. Hiến pháp Thổ Nhĩ Kỳ công nhận tự do tôn giáo cho các cá nhân, và các cộng đồng tôn giáo nằm dưới sự bảo vệ của nhà nước, nhưng hiến pháp cũng quy định rõ rằng tôn giáo không được can thiệp vào quá trình chính trị, ví dụ thông qua cách thành lập một đảng phái tôn giáo. Không đảng phái nào được tuyên bố rằng mình được hình thành để đại diện cho một niềm tin tôn giáo. Tuy nhiên, những sự nhạy cảm tôn giáo nói chung thường được thể hiện thông qua các đảng bảo thủ.
Trường đạo chính của Hồi giáo Sunni Hanafite phần lớn được nhà nước tổ chức thông qua Diyanet İşleri Başkanlığı (Bộ các vấn đề tôn giáo). Diyanet là cơ cấu chính của Hồi giáo được thành lập sau khi Ulama và Seyh-ul-Islam của chế độ cũ bị bãi bỏ. Vì thế, họ kiểm soát mọi thánh đường Hồi giáo và các tu sĩ. Các thầy tế được đào tạo trong Imam Hatip school và trên lý thuyết nó thuộc sở quản lý các trường đại học. Sở này ủng hộ Hồi giáo Sunni và được phép đưa ra các phán quyết (Fatwa) về các vấn đề Hồi giáo. Một số người Hồi giáo Alevi chỉ trích sở này vì không ủng hộ đức tin của họ.
Cộng đồng Do Thái có khoảng 26.000 người được lãnh đạo bởi Hahambasi, Lãnh tụ Do Thái ở Thổ Nhĩ Kỳ, tất cả đều đóng trụ sở tại Istanbul. Dân Do Thái ở Thổ Nhĩ Kỳ là một trong những cộng đồng Do Thái lớn nhất và mạnh nhất bên ngoài Israel.
Hình ảnh Thổ Nhĩ Kỳ
Xem thêm
- Thổ Nhĩ Kỳ – Danh sách chủ đề liên quan
- Lễ hội Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ
- Bảo tàng Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ
- Thông tin đại chúng Thổ Nhĩ Kỳ
- Thể thao Thổ Nhĩ Kỳ
- Ngày nghỉ Thổ Nhĩ Kỳ
- Tình trạng phi giáo hội
- Nhân quyền Thổ Nhĩ Kỳ
- Türkiye İzcilik Federasyonu
Liên kết ngoài
Tham khảo
- ^ Dân số các Quốc Gia trên Thế Giới, CIA World Factbook ước tính
- ^ BBC News Online May 23, 2006.
- ^ Economist Intelligence Unit: Turkey 2005 p.23.
- ^ Ibid.
- ^ A poll published in September 2005 in the national Hürriyet paper found the army to Turkey’s most trusted national institution. See Aydinli, Ersen, 2006. The Turkish Military’s March Toward Europe. Foreign Affairs Jan/Feb2006, Vol. 85 Issue 1, p77-90.
- ^ Globalis – an interactive world map – Turkey – Urban Population
- ^ [1]
- ^ “CIA — The World Factbook”. CIA. Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2006.
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và phương tiện truyền tải về Thổ Nhĩ Kỳ |
Wikivoyage có chỉ dẫn du lịch về Thổ Nhĩ Kỳ |
|
|
Wolfgang Amadeus Mozart
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Mozart | |
---|---|
W. A. Mozart, chân dung vào năm 1819 do Barbara Krafft vẽ
|
|
Tên khai sinh | Wolfgang Amadeus Mozart |
Sinh | 27 tháng 1, 1756 |
Nguyên quán | Salzburg |
Mất | 5 tháng 12, 1791 (35 tuổi) |
Nhạc cụ | Dương cầm |
Mục từ “Mozart” dẫn đến bài này. Xin đọc về các nghĩa khác tại Mozart (định hướng).
Wolfgang Amadeus Mozart (phiên âm: Vôn-găng A-ma-đêu Mô-da, Tiếng Đức: [ˈvɔlfɡaŋ amaˈdeus ˈmoːtsart], tên đầy đủ Johannes Chrysostomus Wolfgangus Theophilus Mozart[1] (27 tháng 1, 1756 – 5 tháng 12, 1791) là một trong những nhà soạn nhạc nổi tiếng, quan trọng, và có nhiều ảnh hưởng nhất trong thể loại nhạc cổ điển châu Âu. Các tác phẩm của ông được xem là đỉnh cao trong các lĩnh vực nhạc piano, nhạc thính phòng, nhạc giao hưởng, nhạc tôn giáo và opera.
Tuy đặc điểm nhạc của ông bị một số người chê trong thời đó, ông đã
được nhiều nhà soạn nhạc sau này ngưỡng mộ và các tác phẩm của ông đã
trở thành một phần quan trọng trong nhiều cuộc hoà nhạc. Joseph Haydn đã viết rằng “hậu thế sẽ không nhìn thấy một tài năng như vậy một lần nữa trong 100 năm.”[2]Mục lục
Tiểu sử
Thời thơ ấu
Wolfgang Amadeus Mozart sinh ngày 27 tháng giêng, 1756, tại Salzburg, Thánh chế La Mã (nước Áo hiện nay). Leopold Mozart, một nhạc sĩ violin và cũng là một giáo viên, đã đích thân giáo dục con trai của ông. Wolfgang không phải cắp sách đến trường; thay vào đó cậu được học tại nhà với cha và chị gái của cậu. Âm nhạc là môn học chính. Tuy nhiên, cậu bé Mozart vẫn được học toán, môn học cậu rất thích, và các môn khác như La tinh, tiếng Pháp, tiếng Ý và một ít tiếng Anh. Cậu cũng đọc rất nhiều văn học kịch nghệ, đó là chất liệu mà cậu sẽ dùng để viết opera sau này.Wolfgang không thích chơi những trò chơi trẻ con bình thường, trừ phi có liên quan tới âm nhạc. Nhờ sự chăm lo dạy dỗ của người cha, vốn là một nhạc sĩ nổi tiếng của thành Viên, đến năm 3 tuổi đã nghe hiểu được âm nhạc, 4 tuổi đánh được đàn dương cầm cổ và organ. Cậu bắt đầu soạn nhạc cho đàn phím từ lúc năm tuổi, viết những bản nhạc hòa tấu khi cậu lên sáu. Những bản sonata cho violin được xuất bản khi cậu lên tám. Thật ra có thể nói rằng Mozart đã khởi đầu sự nghiệp âm nhạc trước thời gian cậu lên năm và theo đuổi cho đến ngày qua đời, ngót ba mươi năm âm nhạc.
Học vấn của Mozart phát triển cùng những chuyến du lịch, được xem như những cột mốc trong cuộc đời cậu. Khi cậu lên sáu, Wolfgang và người chị Maria Anna Mozart, lớn hơn cậu năm tuổi và cũng là một thần đồng âm nhạc, cùng đi với cha của họ đến München. Cuối năm đó họ chơi nhạc cho Hoàng hậu của Viên. Năm lên 7, cậu đã tổ chức những buổi diễn nhạc ở Paris, và được một nhà xuất bản ở đây xuất bản một tập nhạc, gồm 4 bản violin và organ[cần dẫn nguồn]. Sau đó, cha cậu lại dẫn cậu đi khắp các nước Ý, Anh Quốc…, gia đình Mozart nổi danh khắp những nơi cậu đến, và Wolfgang, với tài năng sớm phát triển của cậu, đã chinh phục mọi người. Quan trọng hơn, Mozart có cơ hội thưởng thức âm nhạc thịnh hành trong các thành phố này. Mozart đã gặp những nhạc sĩ khác và bắt đầu thành hình quan điểm về sự nghiệp của họ.
Mozart có ký ức chi tiết âm nhạc phi thường, ông có thể hợp nhất tinh hoa âm nhạc khác nhau của quốc gia này với quốc gia khác vào trong tác phẩm của mình. Tại Luân Đôn, Mozart gặp nhà soạn nhạc Johann Christian Bach, con trai của nhạc sĩ vĩ đại Johann Sebastian Bach. Christian trở thành người dẫn dắt nhạc sĩ Mozart trẻ và quan tâm theo dõi sự nghiệp của cậu. Trở về nước, Mozart nghiên cứu tổng phổ âm nhạc của J. C. Bach, và ảnh hưởng của Bach được thể hiện trong tác phẩm của Mozart vào thời gian ấy.
Sự nghiệp
Khoảng cuối năm 1769, năng khiếu âm nhạc sớm phát triển của Mozart đã bắt đầu nở rộ, tuy mới chỉ lên mười ba, cậu bắt đầu sự nghiệp sáng tác một cách nghiêm túc. Đức Tổng Giám mục tại Salzburg đã chấp nhận Mozart như một nhạc trưởng, bằng cách cấp một khoản thu nhập cho cậu. Hai cha con Mozart đã thực hiện ba chuyến viễn du sang Ý để công diễn, họ đã được công nhận và gây được sự chú ý đến sự nghiệp của cậu trong giới quý tộc ở đó. Tại Milano Mozart được ủy nhiệm viết opera, vở Mitridate. Vở này sau đó, do chính Mozart chỉ huy, đã được tán thưởng nồng nhiệt. Trở về Salzburg, Mozart biên soạn một loạt symphony và nhạc phụng sự cho Giáo hội.Việc trở về Salzburg của Wolfgang vào 1773 là một trong những cột mốc, lúc ấy có một sự bùng nổ sáng tác khác thường, và một sự chuyển tiếp ra khỏi ảnh hưởng âm nhạc Ý để thiên về phong cách âm nhạc Đức, được đại diện bởi Joseph Haydn.
Vị Tổng Giám mục mới, Ngài Hieronymus, Bá tước Colloredo, không mấy hài lòng với tần suất yêu cầu của Mozart. Về phần Mozart, khi thấy mức sống của Salzburg đã tăng lên nhiều, nhưng sự yêu chuộng nghệ thuật thì xuống dốc đáng đau buồn, lúc ấy, mối quan hệ của Mozart với Bá tước Colloredo ngày càng trở nên gay gắt.
Cuối cùng, vào tháng 8 năm 1777, ở tuổi hai mươi mốt, Wolfgang xin từ nhiệm, và Bá tước Colloredo đã đồng ý. Thời gian này, Leopold quyết định rằng ông phải còn ở lại phục vụ nhà thờ. Cho nên Wolfgang cùng mẹ đã chuyển đi München, rồi đến Mannheim.
Trong những thành phố này, Mozart có cơ hội để trình diễn với một số những nhạc sĩ tinh tế nhất Châu Âu, nhưng không có việc làm lâu dài nào.
Tuy vậy, Mozart đã lưu lại Mannheim một ít lâu. Anh đã phải lòng một ca sĩ mười sáu tuổi vừa tài năng vừa xinh đẹp, tiểu thư Aloysia Weber. Wolfgang đã làm kinh hoảng người cha, khiến ông ấy phải ra sức thuyết phục con trai chuyển tới Paris.
Tại Paris, Mozart biên soạn giáo trình âm nhạc, tiếp xúc các nhà xuất bản, viết bất cứ cái gì anh có thể bán hoặc trình diễn – những bản sônat cho đàn violin và đàn phím, một concero cho sáo và thụ cầm, những bản biến tấu đàn phím, và symphony Paris của anh. Nhưng thành phố này tỏ ra là sự chán nản khác. Mozart tiếp tục đánh vật với khoản tài chính eo hẹp và lại bị đè nặng thêm bằng cái chết của người mẹ. Buồn bã và miễn cưỡng, anh trở về Salzburg quê cha, mang theo nợ nần, nhưng tin tưởng rằng viễn cảnh của mình sẽ sáng sủa hơn. Người yêu của anh, tiểu thư Aloysia, trong thời gian ấy đã chuyển đi với gia đình tới thành Viên, nơi mà người ta muốn cô ấy kết hôn với một diễn viên kiêm họa sĩ tài tử, Joseph Lange.
Khi nhận nhiệm vụ nhạc trưởng và đệm đại phong cầm cho nhà thờ lớn, Mozart cảm thấy những nhiệm vụ đó quá tẻ nhạt. Vào 1781 anh tới München để diễn opera, vở Idomeneo, một thành công rực rỡ. Sau đó, được tòa Tổng Giám mục triệu hồi về thành Viên, Mozart đã tìm thấy một công việc có uy tín. Nhưng mối quan hệ căng thẳng giữa vị giáo sĩ và nhạc sĩ đã khiến Mozart cuối cùng đã tự rút lui vào tháng 6 năm đó.
Có lẽ trong những tháng kế tiếp Mozart đã gặp Haydn lần thứ nhất, người nhạc sĩ này đang viếng thăm thành Viên. Tình bằng hữu phát triển đã mang lại ảnh hưởng cho tốt công việc của cả hai nhạc sĩ về sau. Mozart, trong thời gian ấy, đã cư ngụ với gia đình Weber, và rồi, vào năm 1782, kết hôn với tiểu thư Constanze, em gái của Aloysia, mặc dù gặp sự phản đối mạnh mẽ của cha ruột. Từ đó, có một sự lãnh đạm giữa Wolfgang và cha của anh mà không bao giờ hàn gắn được. Trong những vấn đề tài chánh, cả Wolfgang lẫn Constanze đều không thận trọng. Họ đã sớm rơi vào tình trạng khó khăn.
Không có khả năng để giữ một sự chỉ định lâu dài, Mozart lại soạn giáo trình và viết nhạc để kiếm tiền. Vì muốn được nêu danh như một người chơi piano, ông viết nhiều những concerto piano tuyệt vời cho chính mình.
Một thời gian sau, ông đạt được kết quả đáng kể. Thành công vang dội sau vở opera Le nozze di Figaro (Đám cưới Figaro), Mozart du lịch tới Praha, nơi ông được ủy nhiệm viết một opera mới. Hợp tác với văn hào Lorenzo da Ponte, trong năm 1787, Mozart hoàn thành vở Don Giovanni. Đa số mọi người khen ngợi, nhưng có nhiều ý kiến cho rằng âm nhạc của ông ngày càng khó tiếp cận hơn. Phong thái âm nhạc nhẹ nhàng trước đây của ông đang biến mất dần; nhạc công và thính giả có nhiều lời than phiền là ngày càng khó cảm thụ hơn.
Mười năm cuối đời của Mozart là một thời kỳ dài của cả sự đau khổ do tài chính kiệt quệ, lẫn sức mạnh sáng tạo khác thường. Ba bản symphony cuối cùng, được viết trong vòng sáu tuần lễ vào năm 1788 đã không bao giờ được trình tấu lúc sinh thời của ông. Tổng cộng, những năm này ông đã sáng tác những hơn hai trăm tác phẩm thuộc nhiều thể loại khác nhau.
Năm 1791 Mozart gặp khó khăn trong việc soạn nhạc cho vở opera Die Zauberfloete (Cây sáo thần), khi hợp tác với văn hào Emanuel Schikaneder.
Công việc bị gián đoạn trong tháng 7 vì một chuyến viếng thăm của nhân vật lạ mặt huyền bí đã đưa ra đề nghị hậu hĩnh cho tác phẩm Requiem. Tâm hồn bị chấn động với đề tài này vì cảm nghiệm sự suy tàn do sức khoẻ cạn kiệt, Mozart trở nên bị ám ảnh với nhạc đề lễ mồ dành cho sự ra đi của chính mình. Có nhiều giả thuyết cố lý giải rằng ai có thể đã ủy nhiệm một công việc như vậy. Một nhà sáng tác nào đó muốn sử dụng tác phẩm với tên của họ? Một người bạn già cố gắng bí mật giúp đỡ Mozart về mặt tài chính?
Tháng 9, tác phẩm Die Zauberfloete được hoàn thành và trình diễn. Mozart viết tiếp Requiem, nhưng không thể hoàn thành nó. Ông mất ngày 4 tháng 12 năm 1791. Hôm sau, bạn bè đến tham dự tang lễ ngoài trời; Constanze không đủ sức để có mặt. Sau đó, giữa một cơn bão tuyết dữ dội, thi hài được chuyên chở không có người đưa tiễn tới một đất thánh bên ngoài cổng thành phố. Gia đình Mozart vì khó khăn đã đưa thi hài chôn trong một nghĩa trang công cộng của người nghèo để Mozart yên giấc ngàn thu. Ở đó, mộ chôn chi chít và cho đến ngày nay người ta vẫn chưa xác định được mộ ông chôn ở chỗ nào.
Biên niên sử
Năm | Tuổi | Sự kiện trong đời | Sự kiện trong sự nghiệp | Sự kiện lịch sử |
---|---|---|---|---|
1756 | 0 | Sinh tại Salzburg, 27 tháng 1. | Cuộc Chiến tranh Bảy năm bùng nổ. | |
1758 | 2 | Domenico Scarlatti và Johann Stamitz qua đời. | ||
1759 | 3 | Bắt đầu chơi clavier. | George Frederick Handel qua đời. | |
1760 | 4 | Bắt đầu những bài học với cha, ông Leopold. | George III lên ngôi vua tại Anh Quốc. | |
1761 | 5 | Biên soạn những khúc nhạc đầu tiên. | ||
1762 | 6 | Bắt đầu những chuyến viễn du, du lịch tới München và Viên và xuất hiện đầu tiên như một thần đồng. | Viết những khúc nhạc cho đàn phím đầu tiên, bốn minuet và một allegro, K.1-5 (Xem: Chỉ số K). | Ekaterina II Đại Đế lên ngôi Nữ hoàng Nga. |
1763 | 7 | Viết cho những buổi hòa nhạc ở Đức, Pháp và Hà Lan. | Biên soạn những khúc nhạc đầu tiên cho vĩ cầm, K.6-8. | Cuộc Chiến tranh Bảy năm chấm dứt |
1764 | 8 | Tiếp tục du lịch sang Luân Đôn. Gặp Johann Christian Bach và chơi nhạc cho vua George III. | Biên soạn những bản nhạc hòa tấu đầu tiên, K.16 và 19. | |
1765 | 9 | Lưu lại Luân Đôn cho đến mùa thu. Trở về lại lục địa, bị nhiễm bệnh sốt phát ban. | ||
1766 | 10 | Sau những buổi hòa nhạc tại Versailles, Genève và München, quay về Salzburg. Cuộc hành trình đầu tiên đã kéo dài gần ba năm rưỡi. | ||
1767 | 11 | Tĩnh dưỡng một năm tại Salzburg sau cơn bệnh đậu mùa. | Biên soạn loạt đầu tiên những concerto cho dương cầm, K.37, 39 và 41. | George Philipp Telemann qua đời. |
1768 | 12 | Chơi nhạc cho Nữ hoàng Áo Maria Theresia tại kinh đô Viên. | Viết nhạc cho các vở opera La finta semplice và Bastien and Bastienne. | |
1769 | 13 | Du lịch tới Ý với cha. Thành công rực rỡ tại Verona. | Biên soạn những bộ lễ đầu tiên và một số giao hưởng. | Napoléon Bonaparte ra đời. |
1770 | 14 | Trọn năm này lưu diễn trong những thành phố lớn của Ý. | Viết tứ tấu đàn dây đầu tiên, K.80, và opera Mitridate trình diễn được 21 lần. | Ludwig van Beethoven ra đời. |
1771 | 15 | Trở về Salzburg một thời gian ngắn và lần nữa du lịch tới Ý. | Viết opera Ascanio in Alba. | |
1772 | 16 | Hieronymus von Colloredo làm Tổng Giám mục Salzburg. | Viết opera Lucio Silla. | Cuộc chia cắt Ba Lan lần thứ nhất |
1773 | 17 | Không thành công khi nhận sự chỉ định nhiệm vụ ở giáo đường Maria Theresia. | Tiếp tục viết tứ tấu đàn dây và divertimenti. | Tác phẩm Faust của đại thi hào Goethe xuất bản. |
1774 | 18 | Hầu hết năm ở tại Salzburg. Vào tháng 12, du lịch tới München. | Soạn bộ lễ cung Fa, K.192. | |
1775 | 19 | Trọn năm ở tại Salzburg. | Viết năm concerto cho vĩ cầm. | |
1776 | 20 | Ở tại Salzburg. Mối quan hệ với Đức Tổng Giám mục Colloredo xấu đi. | Viết serenade Haffner, K.250 và concerto cho ba dương cầm, K.242. | Hoa Kỳ tuyên bố độc lập. |
1777 | 21 | Cùng mẹ chuyển đến Paris. Dừng chân tại Mannheim, gặp và yêu Aloysia Weber. | Viết concerto cho dương cầm cung Eb, K.271. | |
1778 | 22 | Chia tay Aloysia ở Mannheim và lên đến Paris. Mẹ của Mozart ngã bệnh và qua đời. Quay về Salzburg, đến thăm Aloysia tại München, nhưng nàng khước từ chàng. | Viết giao hưởng Paris, số 31 cung D, K.297. | Các nhà hiền triết Voltaire và Jean-Jacques Rousseau qua đời. Cuộc Chiến tranh Kế vị Bayern bùng nổ |
1779 | 23 | Trở thành nhạc sĩ đại phong cầm cho Tổng Giám mục Colloredo tại Salzburg. | Viết Sinfonia Concertante for Violin and Viola, K.364. | Cuộc Chiến tranh Kế vị Bayern chấm dứt. |
1780 | 24 | Ở Salzburg cho đến hết năm khi du lịch tới München. Aloysia Weber kết hôn với Joseph Lange. | Viết opera Idomeneo và bộ lễ cung C, K.317. | Nữ hoàng Maria Theresia mất, Hoàng đế Joseph II lên kế vị. |
1781 | 25 | Ngưng phục vụ Tổng Giám mục Colloredo và chuyển đến thành Viên. Hứa hôn với em gái của Aloysia, tiểu thư Constanze. Gặp Joseph Haydn. | Bắt đầu viết vở opera Die Entfuehrung aus dem Serail. | Quyển Phê phán lý tính thuần tuý của Emmanuel Kant xuất bản. |
1782 | 26 | Viết cho những buổi hòa nhạc của thành Viên. Kết hôn với Constanze. | Viết giao hưởng Haffner, K.385; và các concerto cho dương cầm, K. 413, K.415; tứ tấu đàn dây số 14, K.387, Tuyển tập dành cho Haydn đầu tiên. | Johann Christian Bach qua đời. |
1783 | 27 | Cái chết của đứa con trai đầu lòng. Đưa Constanze về Salzburg để cho nàng làm quen với cha và chị gái, nhưng Leopold không cảm thông. | Viết dang dở bộ lễ cung Cm, K.427; hoàn thành giao hưởng Linz, số 36, K.425, và tứ tấu đàn dây khác dành cho Haydn, K.428. | |
1784 | 28 | Sinh con trai, Karl Thomas. | Biên soạn một loạt concerto cho dương cầm, K.440, K.450, K.451, K.453, K.459. | |
1785 | 29 | Bắt đầu hợp tác với da Ponte viết vở opera Đám cưới Figaro. Hoàn thành bộ tứ tấu đàn dây và concerto cho dương cầm cho Haydn, K.466, K.467, K.482. | Vua Phổ Friedrich II Đại Đế thiết lập “Liên minh các Vương hầu” chống Áo. | |
1786 | 30 | Con trai thứ ba sinh và chết. | Viết concerto cho dương cầm cung C, K.503. | Vua Friedrich II Đại đế qua đời. |
1787 | 31 | Trong chuyến viếng thăm Praha được mời viết một vở opera. Được Beethoven 17 tuổi viếng thăm khi đến thành Viên. Ông Leopold qua đời. Sinh con gái nhưng chết lúc sáu tháng tuổi. | Viết opera Don Giovanni và Eine kleine Nachtmusik. | Cuộc Chiến tranh Áo-Thổ Nhĩ Kỳ (1787–1791) bùng nổ |
1788 | 32 | Vở Don Giovanni thành công vang dội ở chốn kinh kỳ Viên. | Ba giao hưởng cuối cùng: số 39 cung Eb, K.543; số 40 Cung Gm, K.550; Jupiter, số 41 cung C, K.551. | |
1789 | 33 | Du lịch tới thành Berlin. Chơi các tác phẩm organ của Bach. Đứa con gái khác được sinh ra và chết. | Bắt đầu viết vở opera Cosi fan tutte. | Cách mạng Pháp bùng nổ với việc phá ngục Bastille. |
1790 | 34 | Nợ nần lút đầu, chuyển đi Mainz, Mannheim, München và Frankfurt am Main, nhưng chuyến đi bất lợi. Sức khỏe suy sụp. | ||
1791 | 35 | Người lạ mặt ủy nhiệm viết Requiem (Cầu hồn). Praha mời viết một opera cho lễ đăng quang của Hoàng đế Leopold II. Người bạn, Schikaneder, hỏi về hoàn thành của tác phẩm “Die Zauberfloete”. Qua đời ngày 5 tháng 12. | Những vở opera được hoàn thành và trình diễn: La clemenza di Tito (6 tháng 9) và Die Zauberfloete (30 tháng 9). Bộ lễ Requiem không hoàn thành. | Cuộc Chiến tranh Áo-Thổ Nhĩ Kỳ chấm dứt |
Tác phẩm
Hành khúc
- March in D major, K. 62
- March in D major, K. 189
- March in C major, K. 214
- March in D major, K. 237
- March in F major, K. 248
- March in D major, K. 249
- March in D major, K. 290
- March in D major, K. 335, số 1
- March in D major, K. 335, số 2
- March in C major, K. 408, số 1
- March in D major, K. 408, số 2
Sonata dành cho dương cầm
- Piano Sonata số 1 Đô trưởng, K. 279 (mùa hè tại Munich năm 1774)
- Piano Sonata số 2 Fa trưởng, K. 280 (Mùa hè tại Munich năm 1774)
- Piano Sonata số 3 Si giáng, K. 281 (Mùa hè tại Munich năm 1774)
- Piano Sonata số 4 Mi giáng, K. 282 (Mùa hè tại Munich năm 1774)
- Piano Sonata số 5 Sol trưởng, K. 283 (Mùa hè tại Munich năm 1774)
- Piano Sonata số 6 Rê trưởng, K. 284 (mùa xuân tại Munich năm 1775)
- Piano Sonata số 7 Đô trưởng, K. 309 (tháng 11 tại Mannheim năm 1777)
- Piano Sonata số 8 La thăng, K. 310 (Mùa hè tại Paris năm 1778)
- Piano Sonata số 9 Rê trưởng, K. 311 (tháng 11 Mannheim năm 1777)
- Piano Sonata số 10 Đô trưởng, K. 330 (năm 1783)
- Piano Sonata số 11 “Turkish Rondo” La trưởng, K. 331 (năm 1783)
- Piano Sonata số 12 Fa trưởng, K. 332 (năm 1783)
- Piano Sonata số 13 Si giáng, K. 333 (năm 1783)
- Piano Sonata số 14 Đô thăng, K. 457 (tháng 10 tại Vienna năm 1784)
- Piano Sonata số 15 Fa trưởng, K. 533/494 (tháng 1 tại Vienna năm 1788)
- Piano Sonata số 16 Đô trưởng, K. 545 (ngày 26 tháng 6 năm 1788 tại Vienna)
- Piano Sonata số 17 Si giáng, K. 570 (tháng 2 năm 1789 tại Vienna)
- Piano Sonata số 18 Rê trưởng, K. 576 (tháng 7 tại Vienna năm 1789)
Concerto dành cho dương cầm
Khiêu vũ
- 6 Menuets, K. 61h
- 7 Menuets, K. 65a/61b
- 4 Contredanses, K. 101/250a
- 20 Menuets, K. 103
- 6 Menuets, K. 104/61e
- 6 Menuets, K. 105/61f
- Menuet in E-flat, K. 122
- Contredanse in B-flat, K. 123
- 6 Menuets, K. 164
- 16 Menuets, K. 176
- 4 Contredanses, K. 267/271c
- Gavotte in B-flat, K. 300
- 3 Menuets, K. 363
- 5 Menuets, K. 461
- 6 Contredanses, K. 462/448b
- 2 Quadrilles, K. 463/448c
- 6 German Dances, K. 509
- Contredanse in D, “Das Donnerwetter”, K. 534
- Contredanse in C, “La Bataille”, K. 535
- 6 German Dances, K. 536
- 6 German Dances, K. 567
- 12 Menuets, K. 568
- 6 German Dances, K. 571
- 12 Menuets, K. 585
- 12 German Dances, K. 586
- Contredanse in C, “Der Sieg vom Helden Koburg”, K. 587
- 6 Menuets, K. 599
- 6 German Dances, K. 600
- 4 Menuets, K. 601
- 4 German Dances, K. 602
- 2 Contredanses, K. 603
- 2 Menuets, K. 604
- 3 German Dances, K. 605
- 6 German Dances, K. 606
- 5 German Dances, K. 609
- Contredanse in G, K. 610
Xônat nhà thờ
- Church Sonata No. 1 K. 41h (1772)
- Church Sonata No. 2 K. 68 (1772)
- Church Sonata No. 3 K. 69 (1772)
- Church Sonata No. 4 in D, K. 144 (1772)
- Church Sonata No. 5 in F, K. 145 (1772)
- Church Sonata No. 6 in B, K. 212 (1775)
- Church Sonata No. 7 in F, K. 241a (1776)
- Church Sonata No. 8 in A, K. 241b (1776)
- Church Sonata No. 9 in G, K. 241 (1776)
- Church Sonata No. 10 in F, K. 244 (1776)
- Church Sonata No. 11 in D, K. 245 (1776)
- Church Sonata No. 12 in C, K. 263 (1776)
- Church Sonata No. 13 in G, K. 274 (1777)
- Church Sonata No. 14 in C, K. 278 (1777)
- Church Sonata No. 15 in C, K. 328 (1779)
- Church Sonata No. 16 in C, K. 329 (1779)
- Church Sonata No. 17 in C, K. 336 (1780)
Organ
- Fugue in E-flat major, K. 153 (375f)
- Fugue in G minor, K. 154 (385k)
- Ouverture in C major, K. 399 (385i)
- Fugue in G minor, K. 401 (375e)
- Eine kleine Gigue, K. 574
- Adagio and Allegro in F minor for a Mechanical Organ, K. 594 (1790)
- Fantasia in F minor for a Mechanical Organ, K. 608 (1791)
- Andante in F for a Small Mechanical Organ, K. 616 (1791)
Opera
- Die Schuldigkeit des ersten Gebots, K. 35 (1767)
- Apollo et Hyacinthus, K. 38 (1767)
- Bastien und Bastienne, K. 50=46b (1768)
- La finta semplice, K. 51 (1768)
- Mitridate, re di Ponto, K. 87 (1770)
- Ascanio in Alba, K. 111 (1771)
- Betulia liberata, K. 118=74c (1771)
- Il sogno di Scipione, K. 126 (1772)
- Lucio Silla, K. 135 (1772)
- Thamos, König in Ägypten (1773, 1775)
- La finta giardiniera, K. 196 (1774–75)
- Il re pastore, K. 208 (1775)
- Zaide, K. 344 (1779)
- Idomeneo, K. 366 (1781)
- Die Entführung aus dem Serail, K. 384 (1782)
- L’oca del Cairo, K. 422 (1783)
- Lo sposo deluso, K. 430
- Der Schauspieldirektor, K. 486 (1786)
- Le nozze di Figaro, K. 492 (1786)
- Don Giovanni, K. 527 (1787)
- Così fan tutte, K. 588 (1789)
- Die Zauberflöte, K. 620 (1791)
- La clemenza di Tito, K. 621 (1791)
Âm thanh
-
K331 Piano Sonata No. 11 in A major (last movement) K545 Piano Sonata in C major, 1st movement K545 Piano Sonata in C major, 2nd movement K545 Piano Sonata in C major, 3rd movement K321, 1st movement Vesperae de dominica – dixit dominus K321, 2nd movement Vesperae de dominica – confitebor K321, 3rd movement Vesperae de dominica – beatus vir K321, 4th movement Vesperae de dominica – laudate pueri K321, 5th movement Vesperae de dominica – laudate dominum K321, 6th movement Vesperae de dominica – magnificat K378 Violin Sonata No. 26, K. 378, arranged for flute and piano The Marriage of Figaro overture Overture to the Marriage of Figaro K314 Concerto in D for Flute K622 Concerto in A major, 1st movement K622 Concerto in A major, 2nd movement K622 Concerto in A major, 3rd movement K503 Piano Concerto No.25 In C Major K364 Sinfonia Concertante in E flat K550 Giao hưởng số 40 của Mozart, chương 1 K550 Giao hưởng số 40 của Mozart, chương 2 K550 Giao hưởng số 40 của Mozart, chương 3 K550 Giao hưởng số 40 của Mozart, chương 4 - Trục trặc khi nghe? Xem hướng dẫn.
Tham khảo
- ^ Tên chính xác của Mozart liên quan đến nhiều điều phức tạp; xem chi tiết trong bài Tên của Mozart.
- ^ Landon, Howard Chandler Robbins (1976). Haydn: Chronicle and Works, Volume 2. Indiana University Press. tr. 118. ISBN 9780253370037.
Sách
- Abert, Hermann (2007) W. A. Mozart. Stewart Spencer dịch, kèm ghi chú của Cliff Eisen. New Haven: Yale University Press. ISBN 0300072236
- Deutsch, Otto Erich (1966) Mozart: A Documentary Biography, Stanford University Press, ISBN 0804702330.
- Halliwell, Ruth (1998) The Mozart Family: Four Lives in a Social Context, Oxford: Oxford University Press, ISBN 0198163711.
- Robbins Landon, H. C. (1990) Mozart’s Last Year, Luân Đôn, Fontana Paperbacks, ISBN 0-00-654324-3
- Rushton, Julian (1998) New Grove Dictionary of Opera, Luân Đôn: Grove Publications, ISBN 0-333-73432-7.
- Sadie, Stanley (biên tập) (1980). New Grove Dictionary of Music and Musicians. Luân Đôn: Macmillan. ISBN 9780333231111.
- Solomon, Maynard (1996) Mozart: A Life, Harper Perennial, ISBN 0060926929.
- Steptoe, Andrew (1990) The Mozart—da Ponte Operas, Oxford: Oxford University Press, ISBN 0198162219.
- Till, Nicholas (1994) Mozart and the Enlightenment: Truth, Virtue and Beauty in Mozart’s Operas, W. W. Norton & Company, ISBN 0393313956.
Đọc thêm
- Cairns, David (2006) Mozart and His Operas, University of California Press, ISBN 0520228987.
- Eisen, Cliff (2006) The Cambridge Mozart Encyclopedia, Cambridge University Press, ISBN 0521856590.
- Gutman, Robert W. (2000), Mozart: A Cultural Biography, Harvest Books, ISBN 0156011719,
- Rosen, Charles (1998) The Classical Style: Haydn, Mozart, Beethoven, W. W. Norton & Company, ISBN 0393317129.
Liên kết ngoài
Wikiquote có sưu tập danh ngôn về: |
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Wolfgang Amadeus Mozart |
Wikisource có văn bản gốc Anh ngữ liên quan với bài: |
- The Best of Mozart
- The Best of Mozart 1
- The Best of Mozart 2
- những giai điệu bất hủ của Mozart
- The last (and best) portrait of Mozart Chứng cớ sinh trắc hình của Edlinger từ khoảng 1790 là chân dung của Mozart
- Các văn bản do Mozart viết (kể cả các lá thư ông đã viết), được Gutenberg xuất bản
- Free recordings of Vesperae de Dominica by the MIT choir
- Mozart and pauses
- Compact Mozart biography – at mozartones.com
- The Mozart Project – the life, times and music of Wolfgang Amadeus Mozart
- Mozart’s Scores by Mutopia Project
- Wolfgang Amadeus Mozart, from Classical Music Pages
- Free Mozart piano sheet music in PDF format.
- Mozart Forum Thăm dò thế giới nhạc cổ điển (1770-1827), gồm có nhạc, nhân vật, và các thành tích của Mozart và những người đương thời.
- Mozart – Kraus Một trang tưởng nhớ W.A.Mozart (1756-1791) and J.M.Kraus (1756-1792), và một số liên kết khác
- Piano Sonatas K 533, 545, 570, 576 MP3 Creative Commons Recording
- Năm giả thiết về cái chết của Mozart Văn bản liên kết
|
Norodom Sihamoni
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Norodom Sihamoni នរោត្តម សីហមុនី |
|
---|---|
Vua Campuchia | |
Tại vị | 14 tháng 10 2004 – hiện tại |
Đăng quang | 29 tháng 10 2004 |
Tiền nhiệm | Norodom Sihanouk |
Chưa có | |
Thông tin chung | |
Thân phụ | Norodom Sihanouk |
Thân mẫu | Norodom Monineath |
Sinh | 14 tháng 5, 1953 (59 tuổi) tại Phnôm Pênh, Campuchia |
Tôn giáo | Thượng tọa bộ Phật Giáo |
Tiểu sử
Thời niên thiếu của ông chủ yếu ở Praha, Tiệp Khắc. Ông đã học các môn nhạc, kịch, khiêu vũ tại Nhạc viện Quốc gia Praha, tốt nghiệp Viện Hàn lâm Nghệ thuật Âm nhạc Praha năm 1975. Đến năm 1976, ông tốt nghiệp cao học về nghệ thuật điện ảnh tại Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. Sau đó, ông làm giáo sư khiêu vũ cổ điển tại nhiều nhạc viện của Pháp; làm Chủ tịch Hội múa Khmer tại Pháp; làm đạo diễn nghệ thuật nhóm balê DEVA rồi Hiệp hội điện ảnh Hoàng gia Khmer (Khemera Picture), sáng tác 2 bộ phim balê “Giấc mơ” và “Bốn nguyên tố”.Về mặt chính trị, ông từng làm đại diện của Campuchia tại Liên Hiệp Quốc và UNESCO. Ngày 1 tháng 2 năm 1994, ông được phong làm Thái tử (Sdech Krom Khun). Đến ngày 14 tháng 10 năm 2004 được Hội đồng Tôn vương chọn làm Quốc vương Campuchia thay vua cha thường xuyên ở Bắc Kinh chữa bệnh. Lễ đăng quang chính thức đã diễn ra ngày 29 tháng 10 cùng năm đó.
Gia đình
Xem thêm
Tham khảo
Liên kết ngoài
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và phương tiện truyền tải về Norodom Sihamoni |
Thể loại:
Savang hay Sisavang Vatthana (tiếng Lào: ສີສະຫວ່າງວັດທະນາ),
tên đầy đủ: Samdach Brhat Chao Mavattaha Sri Vitha Lan Xang Hom Khao
Phra Rajanachakra Lao Parama Sidha Khattiya Suriya Varman Brhat Maha Sri
Savangsa Vadhana) (13 tháng 11, 1907 − 13 tháng 5, 1978; hoặc năm 1984)
là vị quốc vương cuối cùng của Vương quốc Lào.
Ông bắt đầu cai trị vương quốc sau khi phụ thân qua đời vào năm 1959,
và bị bắt buộc thoái vị vào năm 1975. Savang Vatthana đã không thể quản
lý một đất nước có nền chính trị rối loạn. Sự cai trị của ông kết thúc
với việc Pathet Lào tiếp quản chính quyền vào năm 1975, sau đó, ông và gia đình bị chính quyền mới đưa đến trại học tập cải tạo.
Ngày 7 tháng 8, 1930, ông kết hôn với Vương hậu Khamphoui và họ có với nhau 7 người con, Thái tử Vong Savang, Vương tử Sisavang Savang, Vương tử Savang, Vương tử Sauryavong Savang, Công chúa Savivanh Savang, Công chúa Milena Savang, và Công chúa Thala Savang. Giống như các gia đình vương gia Á châu khác vào thời đó, gia đình ông thường chơi quần vợt cùng nhau, và thích tham dự các giải đấu lớn trong những lần đi thăm quan nước ngoài. Ông cũng là một Phật tử thành kính và đã sử dụng vị thế của mình để bảo trợ cho tính nghiêm trang của quốc giáo.
Trong Thế chiến II, ông đại diện cho phụ thân tiếp xúc với các lực lượng Nhật Bản. Phụ thân cử ông đến trụ sở quân Nhật tại Sài Gòn, và tại đây ông đã phản đối mạnh mẽ các hành động của Nhật Bản khi họ xâm lược Lào và ép họ tuyến bố độc lập khỏi Pháp.
Ông tham gia vào chính trường Lào, cố gắng để ổn định đất nước của mình sau cuộc khủng hoảng chính trị bắt đầu từ Hiệp định Genève năm 1954, vốn công nhận hoàn toàn quyền độc lập của Lào song không giải quyết được vấn đề thế lực cai trị. Vương thân Souvanna Phouma, một người trung lập, hoạt động từ Vientiane, đã tuyên bố trở thành Thủ tướng và được Liên Xô công nhận; Vương thân Boun Oum của Champasak ở phía nam là một người cánh hữu, thân Hoa Kỳ, đã thống trị khu vực Pakse, được Hoa Kỳ công nhận là Thủ tướng; và ở cực bắc, Vương thân Souphanouvong dẫn đầu một phong trào kháng chiến cánh tả gọi là Pathet Lao, dưới sự hỗ trợ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, cũng tuyên bố là Thủ tướng và được những người cộng sản ủng hộ. Để tránh tranh luận về việc Souvanna hay Boun Oum là Thủ tướng “hợp pháp”, hai bên giải quyết thông qua vị vua thân phương Tây là Savang Vatthana.
Năm 1961, phần lớn các thành viên trong Quốc hội đã bầu chọn Boun Oum lên nắm quyền và Vua Savang Vatthana dời khỏi Luang Prabang, đến viếng thăm thủ đô để ban phúc cho chính phủ mới. Tuy nhiên, ông muốn ba vương thân thành lập một chính phủ liên hiệp, điều này đã xảy ra vào năm 1962 song chính phủ liên minh đã sụp đổ sau đó.
Năm 1964, hàng loạt vụ đảo chính đa dẫn đến việc Pathet Lào đối đầu với phe trung lập và cánh hữu. Từ thời điểm này, Pathet Lào từ chối tham gia bất kỳ đề nghị nào về chính phủ liên minh hay bầu cử quốc gia và Nội chiến Lào bắt đầu.
Khoảng năm 1978, có ghi nhận rằng ông cùng với Vương hậu Khamphoui và Thái tử Vong Savang đã chết. Các mô tả chính xác hơn khẳng định ông mất vào giữa tháng 3 năm 1980. Khi tin tức về cái chết của Vua Savang Vatthana và Thái tử Vong Savang được đưa ra, người con trai út là Sauryavong Savang trở thành người đứng đầu vương tộc Lào, làm nhiếp chính cho cháu trai là Thái tử Soulivong Savang. Tuy nhiên, theo Kaysone Phomvihane, Vatthana mất năm 1984, ở tuổi 77.[2]
Savang Vatthana
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bài này viết về vị vua cuối cùng của Lào. Đối với bài về Vương hậu của Vua Rama V của Xiêm, xem Savang Vadhana.
Savang Vatthana | |
---|---|
Vua của Vương quốc Lào | |
Tại vị | 29 tháng 10, 1959–2 tháng 12, 1975 |
Tiền nhiệm | Sisavang Vong |
Kế nhiệm | Pathet Lào lên nắm quyền năm 1975 |
Thông tin chung | |
Thê thiếp | Vương hậu Khamphoui |
Hậu duệ | Thái tử Vong Savang Vương tử Sauryavong Savang Vương tử Sisavang Savang Vương tử Savang Công chúa Savivanh Savang Công chúa Milena Savang Công chúa Thala Savang |
Hoàng tộc | triều đại Khun Lo |
Thân phụ | Sisavang Vong |
Thân mẫu | Kham-Oun I |
Sinh | 13 tháng 11, 1907 Luang Phrabang, Lào |
Mất | 13 tháng 5, 1978 hay năm 1984 Sầm Nưa, Lào |
Ban đầu
Vương tử Savang Vatthana sinh vào ngày 13 tháng 11 năm 1907 tại Cung điện Vương gia Luang Prabang, ông là con trai của quốc vương Sisavang Vong và Vương hậu Kham-Oun I. Ông là người con thứ hai trong số 5 người con của Vương hậu, bốn người còn lại là Công chúa Sammathi, Vương tử Sayasack, Vương tử Souphantharangsri và Trưởng Công chúa Khampheng. Ông cũng là họ hàng xa của vương thân Souvanna Phouma và vương thân Souphanouvong. Năm 10 tuổi, Vương tử Savang được đưa sang Pháp học tập. Ông theo học trung học tại Montpellier, lấy bằng từ École Libre des Sciences Politiques tại Paris (nay gọi là Sciences Po), nơi đào tạo các nhà ngoại giao Pháp. Sau khi tốt nghiệp trung học, ông tiếp tục theo học tại Pháp. Sau một thập niên, Savang Vatthana hồi quốc song ông không còn có thể nói được tiếng Lào, và đã được một công chức trong cung điện chỉ dẫn trong nhiều năm.Ngày 7 tháng 8, 1930, ông kết hôn với Vương hậu Khamphoui và họ có với nhau 7 người con, Thái tử Vong Savang, Vương tử Sisavang Savang, Vương tử Savang, Vương tử Sauryavong Savang, Công chúa Savivanh Savang, Công chúa Milena Savang, và Công chúa Thala Savang. Giống như các gia đình vương gia Á châu khác vào thời đó, gia đình ông thường chơi quần vợt cùng nhau, và thích tham dự các giải đấu lớn trong những lần đi thăm quan nước ngoài. Ông cũng là một Phật tử thành kính và đã sử dụng vị thế của mình để bảo trợ cho tính nghiêm trang của quốc giáo.
Trong Thế chiến II, ông đại diện cho phụ thân tiếp xúc với các lực lượng Nhật Bản. Phụ thân cử ông đến trụ sở quân Nhật tại Sài Gòn, và tại đây ông đã phản đối mạnh mẽ các hành động của Nhật Bản khi họ xâm lược Lào và ép họ tuyến bố độc lập khỏi Pháp.
Vua Lào
Năm 1951, ông trở thành Thủ tướng, và khi phụ thân lâm bệnh vào ngày 20 tháng 8, 1959, ông đã trở thành người nhiếp chính. Vào ngày 29 tháng 10, 1959, ông chính thức lên ngôi sau cái chết của phụ thân. Tuy nhiên, ông chưa từng chính thức được phong hiệu, lễ đăng quang của ông đã bị trì hoãn cho đến khi chấm dứt nội chiến. Trong thời gian trị vì, Savang Vatthana đã viếng thăm nhiều nước bang giao. Vào tháng 3 năm 1963, ông kinh lí thăm viếng 13 nước, bao gồm cả Hoa Kỳ, nơi ông dừng chân tại thủ đô Washington, D.C. để hội đàm với Tổng thống Kennedy. Đó điểm dừng chân thứ 2 trong chuyến công du 13 nước, ông đã ký kết Hiệp ước Genève và cam đoan “tính chất trung lập” của Vương quốc Lào. Điểm dừng chân đầu tiên là Moskva, và người Nga đã gửi tặng ông nhiều món quà, bao gồm cả xe hòm Chaika. Ông đi cùng với Thủ tướng của mình là Souvanna Phouma.Ông tham gia vào chính trường Lào, cố gắng để ổn định đất nước của mình sau cuộc khủng hoảng chính trị bắt đầu từ Hiệp định Genève năm 1954, vốn công nhận hoàn toàn quyền độc lập của Lào song không giải quyết được vấn đề thế lực cai trị. Vương thân Souvanna Phouma, một người trung lập, hoạt động từ Vientiane, đã tuyên bố trở thành Thủ tướng và được Liên Xô công nhận; Vương thân Boun Oum của Champasak ở phía nam là một người cánh hữu, thân Hoa Kỳ, đã thống trị khu vực Pakse, được Hoa Kỳ công nhận là Thủ tướng; và ở cực bắc, Vương thân Souphanouvong dẫn đầu một phong trào kháng chiến cánh tả gọi là Pathet Lao, dưới sự hỗ trợ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, cũng tuyên bố là Thủ tướng và được những người cộng sản ủng hộ. Để tránh tranh luận về việc Souvanna hay Boun Oum là Thủ tướng “hợp pháp”, hai bên giải quyết thông qua vị vua thân phương Tây là Savang Vatthana.
Năm 1961, phần lớn các thành viên trong Quốc hội đã bầu chọn Boun Oum lên nắm quyền và Vua Savang Vatthana dời khỏi Luang Prabang, đến viếng thăm thủ đô để ban phúc cho chính phủ mới. Tuy nhiên, ông muốn ba vương thân thành lập một chính phủ liên hiệp, điều này đã xảy ra vào năm 1962 song chính phủ liên minh đã sụp đổ sau đó.
Năm 1964, hàng loạt vụ đảo chính đa dẫn đến việc Pathet Lào đối đầu với phe trung lập và cánh hữu. Từ thời điểm này, Pathet Lào từ chối tham gia bất kỳ đề nghị nào về chính phủ liên minh hay bầu cử quốc gia và Nội chiến Lào bắt đầu.
Thoái vị và mất
Ngày 2 tháng 12 năm 1975, quốc vương bị buộc phải thoái vị sau khi Pathet Lào lên nắm quyền và ông sau đó được bổ nhiệm làm cố vấn tối cao cho chủ tịch nước. Ông từ chối đi sống lưu vong tại nước ngoài. Đến tháng 3 năm 1977, ông bị bắt cùng với Vương hậu Vong Savang, Vương tử Sisavang, và các huynh đệ là Souphantharangsri và Thongsouk. Ông bị đưa đến trại học tập cải tạo Sam-Neua tại Bắc Lào. Nơi này được gọi là “Trại số 1″, nơi tập trung nhiều tù nhân chính trị quan trọng. Trong thời gian cựu vương ở trong trại, các thành viên vương tộc được phép di chuyển tự do trong ngày tại khu trại. Ông cũng là tù nhân cao tuổi nhất trong trại, với 70 tuổi trong những tháng đầu ở trại, trong khi độ tuổi trung bình tại đó là 55.[1]Khoảng năm 1978, có ghi nhận rằng ông cùng với Vương hậu Khamphoui và Thái tử Vong Savang đã chết. Các mô tả chính xác hơn khẳng định ông mất vào giữa tháng 3 năm 1980. Khi tin tức về cái chết của Vua Savang Vatthana và Thái tử Vong Savang được đưa ra, người con trai út là Sauryavong Savang trở thành người đứng đầu vương tộc Lào, làm nhiếp chính cho cháu trai là Thái tử Soulivong Savang. Tuy nhiên, theo Kaysone Phomvihane, Vatthana mất năm 1984, ở tuổi 77.[2]
Con cái
Con của Savang Vatthana và Khumphoui:Tên | Sinh | Mất | Ghi chú |
---|---|---|---|
Thái tử Vong Savang | 27 tháng 12, 1931 | tháng 1, 1980 | kết hôn với Mahneelai |
Công chúa Savivanh Savang | 1933 | 4 tháng 1, 2007 | kết hôn với Mangkhala Manivong |
Thala Savang | 10 tháng 1, 1935 | 14 tháng 4, 2006 | kết hôn với Sisouphanouvong Sisaleumsak |
Vương tử Savang | tháng 12, 1935 | 1978 | |
Sauryavong Savang | 22 tháng 1, 1937 |
Xem thêm
Tham khảo
Liên kết ngoài
- Laos – “Seminar Camps” And The Death Of King Savang Vatthana
- Photographs of Royal Family of Laos
- Biography of King Sauryavong Savang (French)
- Death of King Savang Vatthana reported
Savang Vatthana
Sinh: 13 tháng 11 1907 Mất: 13 tháng 5 1984 |
||
Hiệu | ||
---|---|---|
Tiền vị: Sisavang Vong |
Quốc vương Lào 29 tháng 10, 1959 – 2 tháng 12, 1975 |
Chế độ phong kiến bị bãi bỏ |
Chức vụ | ||
Tiền vị: Sisavang Vong as Quốc vương Lào |
Nguyên thủ quốc gia Lào với vai trò Quốc vương Lào 29 tháng 10, 1959 – 2 tháng 12, 1975 |
Kế vị Vương thân Souphanouvong với vai trò Chủ tịch nước Lào |
Tiền vị: Phoui Sananikone |
Thủ tướng Lào 15 tháng 10, 1951 – 21 tháng 11, 1951 |
Kế vị Vương thân Souvanna Phouma |
Tước hiệu thừa kế trên danh nghĩa | ||
Chức vụ mới | — DANH NGHĨA — Quốc vương Lào 2 tháng 12, 1975 – 1984? |
Kế vị Vong Savang |
|
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
Trở về trang chính
hoangkim vietnam, hoangkim, hoangkimvietnam, Hoàng Kim, Ngọc Phương Nam, Chào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, VietnamAfricaCassavaRice, Khát khao xanh, Dayvahoc, Học mỗi ngày, Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống, Thơ cho con