CNM365. Chào ngày mới. Wikipedia Ngày này năm xưa. Ngày Động vật thế giới; ngày đầu tiên của Eid al-Adha (Hồi giáo, 2014); ngày độc lập tại Lesotho (1966). Năm 23 – Lục Lâm quân tiến vào kinh thành Trường An của triều Tân, hoàng đế Vương Mãng bị sát hại trong tình hình hỗn loạn hai ngày sau đó. Năm 1883 – Đại hội đầu tiên của Lữ đoàn Nam được tổ chức tại Glasgow của Scotland nhằm phát triển nam tính của nam thiếu niên Kitô hữu. Năm 1993 – Khủng hoảng hiến pháp Nga: Các xe tăng bắn vào Nhà Trắng tại Moskva trong lúc bên ngoài có nhiều người biểu tình chống Tổng thống Boris Yeltsin. Năm 2010 – Một hồ chứa chất thải của nhà máy alumin Ajka tại Hungary gặp sự cố, khiến chất thải lỏng từ các hồ bùn đỏ tràn ra các khu vực xung quanh (hình).
Ngày Động vật thế giới
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Ngày Động vật thế giới được tổ chức vào ngày 4 tháng 10 hàng năm, là một ngày dành riêng cho việc tuyên truyền cổ động việc chăm sóc động vật trên toàn thế giới.
Ban đầu, ngày 4 tháng 10 được chọn làm "Ngày Động vật thế giới" vì đó là ngày lễ kính thánh Phanxicô thành Assisi, một người yêu thiên nhiên và là vị thánh bảo trợ động vật cùng môi trường. Nhiều nhà thờ trên khắp thế giới giữ nghi thức chúc phúc lành cho động vật trong ngày Chúa nhật gần ngày 4 tháng 10 nhất.
Tuy nhiên, hiện nay "Ngày Động vật thế giới" đã vượt khỏi phạm vi lễ kính một vị thánh Kitô giáo, và được những người yêu động vật thuộc mọi tín ngưỡng và quốc tịch cử hành. Việc chúc phúc lành cho động vật được tổ chức trong các nhà thờ, giáo đường Do Thái giáo, hoặc do các tu sĩ tuyên úy động vật ở các vườn thú vv...[2] Các nhóm cứu cấp động vật tổ chức việc quyên góp gây quỹ lập các nơi trú ẩn cho động vật và dành các ngày riêng cung cấp thông tin, giáo dục về các động vật hoang dã.
Tại Argentina, ngày động vật được tổ chức vào ngày 29 tháng 4 như một sự tuyên dương cái chết (năm 1926) của Tiến sĩ Lucas Ignacio Albarracín. Albarracín, cùng với Domingo Faustino Sarmiento, là một trong những người sáng lập ra "Argentina Sociedad Protectora de animales" (Hội bảo vệ Động vật Argentina) và người đề xuất Luật bảo vệ động vật quốc gia Argentina (số 2786).[3][4]
Lịch sử
Ngày Động vật thế giới khởi đầu ở Firenze, Ý vào năm 1931 tại một hội nghị của các nhà sinh thái học.[1] Vào ngày này, đời sống động vật trong mọi hình thức được biểu dương, và các sự kiện kỷ niệm đặc biệt được dự trù ở mọi nơi trên toàn thế giới.Ban đầu, ngày 4 tháng 10 được chọn làm "Ngày Động vật thế giới" vì đó là ngày lễ kính thánh Phanxicô thành Assisi, một người yêu thiên nhiên và là vị thánh bảo trợ động vật cùng môi trường. Nhiều nhà thờ trên khắp thế giới giữ nghi thức chúc phúc lành cho động vật trong ngày Chúa nhật gần ngày 4 tháng 10 nhất.
Tuy nhiên, hiện nay "Ngày Động vật thế giới" đã vượt khỏi phạm vi lễ kính một vị thánh Kitô giáo, và được những người yêu động vật thuộc mọi tín ngưỡng và quốc tịch cử hành. Việc chúc phúc lành cho động vật được tổ chức trong các nhà thờ, giáo đường Do Thái giáo, hoặc do các tu sĩ tuyên úy động vật ở các vườn thú vv...[2] Các nhóm cứu cấp động vật tổ chức việc quyên góp gây quỹ lập các nơi trú ẩn cho động vật và dành các ngày riêng cung cấp thông tin, giáo dục về các động vật hoang dã.
Tại Argentina, ngày động vật được tổ chức vào ngày 29 tháng 4 như một sự tuyên dương cái chết (năm 1926) của Tiến sĩ Lucas Ignacio Albarracín. Albarracín, cùng với Domingo Faustino Sarmiento, là một trong những người sáng lập ra "Argentina Sociedad Protectora de animales" (Hội bảo vệ Động vật Argentina) và người đề xuất Luật bảo vệ động vật quốc gia Argentina (số 2786).[3][4]
Tham khảo
- ^ World Animal Day The Boston Globe
- ^ World Animal Day Marked 2008-10-05. SINA English
- ^ Día del animal Día del Animal educared (in spanish)
- ^ 29 de abril - Dia del animal foyel.com (tiếng Tây Ban Nha)
Liên kết ngoài
Eid al-Adha
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
عيد الأضحى Id ul-Adha (‘Īd al-’Aḍḥá) (Ngày lễ sau Hajj) |
|
---|---|
Tên chính thức | tiếng Ả Rập: عيد الأضحى ‘Īd al-’Aḍḥá |
Tên gọi khác | Lễ Tế sinh, Đại Eid |
Cử hành bởi | Người Hồi giáo khắp thế giới. |
Kiểu | Hồi giáo |
Ý nghĩa | Lễ kỉ niệm việc Ibrahim (Abraham) sẵn sàng tế sinh con trai cả của mình là Ishmael để phục tùng một mệnh lệnh từ Thượng đế – và Ishmael chấp thuận mệnh lệnh này. Đánh dấu chấm dứt cuộc Hành hương lúc mặt trời lặn, và cầu xin Thượng đế tha thứ. |
Bắt đầu | 10 tháng Dhu al-Hijjah |
Kết thúc | 12 tháng Dhu al-Hijjah |
Tổ chức | Bữa ăn gia đình (đặc biệt là bữa trưa và bữa sáng muộn), ăn các loại thực phẩm ngọt, mặc quần áo mới, tặng quà hoặc tiền cho trẻ em |
Hoạt động | Cầu nguyện, tế sinh một con bò, cừu non, dê, cừu, hoặc một con lạc đà, cho người nghèo như một món quà. |
Liên quan đến | Hajj, Eid ul-Fitr |
Eid al-Adha là dịp lễ sau trong hai dịp lễ Eid của người Hồi giáo Sunni và Shia[3]. Nền tảng của lễ Eid al-Adha đến từ tiết thứ 196 của sura (thiên) 2 (Al-Baqara) trong kinh Quran.[4] Từ "Eid" xuất hiện trong Sura al-Mai'da [5] của kinh Qur'an, nghĩa là 'lễ trọng thể'.[6] 3 ngày và 2 đêm của lễ Eid al-Adha được tổ chức hàng năm vào các ngày thứ 10, 11 và 12 của tháng 12 theo lịch Hồi giáo, tức tháng Dhu al-Hijjah (ذو الحجة). Theo Lịch Gregory được sử dụng rộng rãi trên thế giới, các ngày này thay đổi theo từng năm, tiến lên khoảng 11 ngày so với năm trước đó.
Giống như Eid ul-Fitr, Eid al-Adha bắt đầu với một lời cầu nguyện Sunnah gồm hai Raka'ah (đơn vị) tiếp theo là một bài thuyết pháp (khuṭbah). Lễ kỉ niệm Eid al-Adha bắt đầu sau Hajj, cuộc hành hương thường niên đến thánh địa Mecca ở Ả Rập Saudi của người Hồi giáo trên toàn thế giới. Dịp lễ này cách xấp xỉ 70 ngày (2 tháng & 10 ngày) sau khi kết thúc tháng Ramadan, tức lễ Eid-ul-Fitr. Các nghi lễ được thực hiện cho đến lúc mặt trời lặn vào ngày 12 của tháng Dhu al-Hijjah.[7] Việc tế sinh Eid có thể được thực hiện cho đến khi mặt trời lặn vào ngày thứ 13.[8]
Chú thích
- ^ Từ "id" bắt nguồn từ tiếng Ả Rập "eid" nghĩa là "lễ" và "zuha" bắt nguồn từ "uzhaiyya" và dịch thành "tế sinh". About Eid ul-Zuha
- ^ Diversity Calendar: Eid al-Adha University of Kansas Medical Center
- ^ lễ còn lại là Eid-ul-Fitr
- ^ Quran 2:196
- ^ "The Table Spread," Chapter 5
- ^ Quran 5:114
- ^ Mittwoch, E. "ʿĪd al- Aḍḥā." Encyclopaedia of Islam, Second Edition. Edited by: P. Bearman, Th. Bianquis, C.E. Bosworth, E. van Donzel and W.P. Heinrichs. Brill, 2010. Brill Online. Brill Online
- ^ http://en.islamtoday.net/node/1397
Liên kết ngoài
- Eid Al Adha 2012
- Moon Sighting Eid Al-Adha
- Moonsightings for different regions or their following after some other region
- Eid ul Adha
- Hadiths on Hajj and Qurbani
- Eid al-Adha (Feast of the Sacrifice)
- The Feast of Sacrifice
- The Festival of Sacrifice
- Articles on background, performance and significance of Hajj
- Hadith on Eid al-Adha from Sahih Al-Bukhari
- Hadith About Eid ul Adha
- Eid in Dubai - Eid al Adha 2012 - Dubai Calendar
Thể loại:
Vương quốc Lesotho (tiếng Sotho: Muso oa Lesotho; tiếng Anh: Kingdom of Lesotho) là một quốc gia tại cực Nam châu Phi. Nó nằm hoàn toàn bên trong nước Cộng hòa Nam Phi và là một thành viên của khối Thịnh vượng chung Anh.
Năm 1966, Basutholand trở thành vương quốc độc lập dưới quyền trị vì của vua Moshoeshoe II và đổi tên thành Lesotho.
Từ năm 1970, Thủ tướng Leabua Jonathan dần dần chiếm quyền, nhà vua phải lưu vong. Năm 1986, Jonathan bị tướng Lekhanya lật đổ. Năm 1991, Hội đồng Quân sự lật đổ tướng Lekhanya và thiết lập thể chế đa đảng. Năm 1993, đảng Đại hội của nhà lãnh đạo Ntsu Mokhehle thắng cử. Năm 1995, Quốc vương Moshoeshoe II trở lại ngôi vua. Năm 1996, Moshoeshoe II chết trong một tai nạn xe hơi. Con trai là Letsie III lên nối ngôi.
Mùa thu năm 1998, hàng trăm người biểu tình tụ tập trước cung điện nhà vua trong nhiều tuần lễ để phản đối việc gian lận bầu cử tháng 5 qua đó Thủ tướng Pakalitha Mosisili lên cầm quyền. Họ yêu cầu Chính phủ từ nhiệm và tổ chức cuộc bầu cử mới. Quân đội của Nam Phi và Botswana tiến vào lãnh thổ Lesotho chặn đứng đám đông nổi dậy và dập tắt cuộc nổi loạn của quân đội.
Hiện nay, Lesotho phải đương đầu với tỉ lệ người nhiễm HIV cao và những dự đoán cho rằng dân số quốc gia này sẽ sút giảm trong nhiều năm tới nếu xu hướng này cứ tiếp tục gia tăng. Trong cuộc bầu cử Quốc hội 2002, đảng Đại hội vì Dân chủ Lesotho đương quyền giành thắng lợi với 54% phiếu bầu.
Cơ quan lập pháp là Quốc hội lưỡng viện: Thượng nghị viện gồm 33 thành viên, trong đó 22 thành viên dành cho những người đứng đầu, 11 thành viên khác do đảng cầm quyền bổ nhiệm. Hạ nghị viện gồm 80 thành viên (từ sau năm 1998), được bầu theo phổ thông đầu phiếu, nhiệm kì 5 năm.
Cơ quan tư pháp là Tòa án cấp cao, chánh án do Quốc vương bổ nhiệm; Tòa Thượng thẩm; Tòa của các quan tòa; Tòa án phong tục (hay Tòa án cổ truyền).
Các đảng phái chính có: Đại hội vì quyền dân chủ của Lesotho (LCD); Đảng Quốc gia Basotho (BNP); Đảng Đại hội Basotho(BCP); Đảng Dân chủ thống nhất (UDP).
Hiến pháp cũng bảo vệ nhân quyền căn bản, trong đó có tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do báo chí, tự do hội họp hòa bình và tự do tôn giáo. Lesotho được xếp hạng thứ 12 trong số 48 nước châu Phi cận Sahara có chỉ số nhân quyền cao trong năm 2008.
Các quận được chia nhỏ thành 80 khu vực bầu cử, trong đó bao gồm 129 hội đồng cộng đồng địa phương.
Lượng mưa hàng năm dao động từ khoảng 600 mm (23.6 in) trong các thung lũng thấp lên khoảng 1.200 mm (47.2 in) trong khu vực của phía bắc và đông giáp Nam Phi.[1] Hầu hết mưa rơi như cơn dông mùa hè, 85% lượng mưa hàng năm bắt đầu từ tháng tháng 4 đến tháng 10.[2] Mùa đông, bắt đầu từ giữa tháng 5 và tháng 9, thời tiết lúc này thường rất khô.[3]
Là quốc gia có diện tích nhỏ bé, bao quanh bởi Nam Phi, kinh tế Lesotho lệ thuộc phần lớn vào Nam Phi. Các công ty của Nam Phi đã thao túng, chi phối gần như toàn bộ nền kinh tế của quốc gia này. Đồng tiền Rand của Nam Phi được lưu hành rộng rãi tại Lesotho song song với đồng Loti và có xung hướng thay thế đồng tiền này.
Lesotho có một nguồn tài nguyên quý giá đó là nước. Nước được coi như là vàng trắng của quốc gia này. Với việc hoàn thành nhà máy thuỷ điện vào năm 1998 đã mang lại cho quốc gia này một nguồn thu từ việc bán nước sang quốc gia láng giềng Nam Phi. Một nguồn thu quan trọng khác của Lesotho là từ các khoản thuế xuất nhập khẩu thu được từ Liên minh thuế quan Nam Phi. Ngoài ra, nguồn thu của Chính phủ Lesotho cũng đã được cải thiện trong những năm gần đây nhờ được hưởng các ưu đãi từ đạo luật AGOA của Mỹ khi xuất khẩu dệt may, nông sản sang thị trường này.
Nông nghiệp và chăn nuôi là 2 ngành kinh tế chính trong đó nghề dệt len tương đối phát triển. Công nghiệp của Lesotho hầu như chưa phát triển Lesotho chỉ có một số nhà máy chế biến thực phẩm, nhà máy dệt len, dệt may và da giày. Các sản phẩm công nghiệp và nguyên vật liệu sản xuất phải nhập từ nước ngoài.
Trong năm 2009, do tác động của khủng hoảng kinh tế, kinh tế Nam Phi suy thoái đã khiến cho kinh tế Lesotho cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Tốc độ tăng trưởng GDP của Lesotho năm 2009 là (-0,9%) và chỉ đạt 3,3 tỷ USD trong năm 2009.
Về ngoại thương, năm 2009, Lesotho xuất khẩu 872 triệu USD, trong đó các sản phẩm xuất khẩu chính của nước này chủ yếu là len, ngoài ra còn có quần áo, giày dép, thực phẩm và động vật tươi sống. Các đối tác xuất khẩu chính của nước này là: Mỹ (58.9%), Bỉ (37%), Madagascar (1.2%)
Kim ngạch nhập khẩu năm 2009 của Lesotho đạt 1,82 tỷ USD với các mặt hàng nhập khẩu chính là Lesotho nhập phần lớn là các mặt hàng: Thực phẩm, vật liệu xây dựng, xe cộ, máy móc, thuốc men, các sản phẩm từ dầu mỏ. Các đối tác mà Lesotho nhập hàng chủ yếu là: Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Đức.
Có 25% dân số sống ở các khu vực đô thị và 75% ở nông thôn. Tuy nhiên, người ta ước tính rằng hàng năm sự gia tăng dân số đô thị là 3,5%.[4]
Trong khi các Kitô hữu có thể được tìm thấy trên khắp đất nước, thì người Hồi giáo sinh sống chủ yếu ở phía đông bắc. Hầu hết các tín đồ Hồi giáo có nguồn gốc từ châu Á, trong khi phần lớn các Kitô hữu là người bản địa.
Nhiều Kitô hữu vẫn thực hành văn hóa tín ngưỡng truyền thống bản địa của họ và cùng với nghi lễ Kitô giáo. Giáo hội Công giáo Lesotho đã hợp nhất một số khía cạnh của văn hóa địa phương vào các nghi lễ của nó. Ví dụ, hát thánh ca trong các buổi lễ đã phát triển thành một nghi thức địa phương và được hát bằng tiếng Sesotho, ngôn ngữ bản địa cùng với tiếng Anh. Ngoài ra linh mục Lesotho được mặc trang phục địa phương trong quá trình thực hiện nghi lễ. Vai trò nổi bật của Giáo hội Công giáo trong đất nước xuất phát từ việc thành lập thành các trường Công giáo trong nhiều thế kỷ qua và ảnh hưởng của họ đối với chính sách giáo dục. Giáo hội Công giáo được sở hữu khoảng 75% của tất cả các trường tiểu học và trung học trong cả nước, và họ cũng là một nhân tố trong việc xây dựng Đại học Quốc gia Lesotho. Giáo hội Công giáo Lesotho cũng đã giúp cho Đảng Quốc gia Basotho (BNP) được thành lập trong năm 1959 và tài trợ nó trong cuộc bầu cử vào năm 1966. Hầu hết các thành viên của BNP là tín hữu Công giáo Rôma. BNP cai trị đất nước từ khi độc lập vào năm 1966 cho đến năm 1985 khi nó bị lật đổ trong một cuộc đảo chính quân sự. Sau đó, phe đối lập Đảng Đại hội Basutoland (BCP) trong lịch sử đã liên kết với những người Tin Lành hoặc các nhóm truyền giáo khác. Họ bị buộc phải sống lưu vong vào năm 1973 sau khi bị từ chối chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 1970. Các thành viên của BCP, vẫn là các tín hữu Tin Lành, đã giành chiến thắng khi cuộc bầu cử được tổ chức lại vào năm 1993 và họ có 65 ghế trong Quốc hội.[6]
Hiến pháp Lesotho quy định quyền tự do tôn giáo, và Chính phủ Lesotho nói chung tôn trọng quyền này trong thực tế.
Theo ước tính gần đây, 85% dân số trên 15 tuổi biết chữ. Trong khi tỷ lệ phụ nữ biết chữ là khoảng 95%, và những người đàn ông khoảng 75%. Như vậy, Lesotho tự hào là một trong những nước có tỷ lệ biết chữ cao so với các quốc gia khác ở châu Phi. Mặc dù giáo dục là không bắt buộc, nhưng Chính phủ Lesotho đã từng bước thực hiện một chương trình giáo dục tiểu học miễn phí. Đại học Quốc gia Lesotho nằm ở Roma là trường đại học duy nhất trong cả nước. Ngoài ra, cả nước có gần 20 trường học công cộng khác và 15 viện nghiên cứu tư nhân bậc giáo dục đại học.[7]
Là nước nghèo, kém phát triển nên Lesotho có quan hệ ngoại giao và kinh tế rất hạn chế. Quan hệ mọi mặt của nước này hiện nay chủ yếu với Nam Phi và Anh.
Quốc ca của Lesotho là "Lesotho Fatše La Bo-ntata Rona", có nghĩa là dịch thành "Lesotho, Land of Our Fathers".
Phong cách truyền thống của nhà ở Lesotho được gọi là một rondavel.
Attire xoay quanh chăn Basotho, một dày bao phủ thực hiện chủ yếu của len. Các chăn được phổ biến trên cả nước trong tất cả các mùa.
Cái Morija Nghệ thuật & Lễ hội văn hoá Sesotho là một nghệ thuật nổi bật và lễ hội âm nhạc. Nó được tổ chức hàng năm tại thị trấn lịch sử của Morija, nơi mà các nhà truyền giáo đầu tiên đến năm 1833.
Khủng hoảng hiến pháp Nga năm 1993 là một cuộc cạnh tranh chính trị giữa Tổng thống Nga và nghị viện Nga
và đã được giải quyết bằng bạo lực. Các quan hệ giữa tổng thống và nghị
viện đã xấu đi trong một thời gian. Căng thẳng lên tới đỉnh điểm ngày
21 tháng 9 khi Tổng thống Nga Boris Yeltsin giải tán cơ quan lập pháp quốc gia (Đại hội Đại biểu Nhân dân). Tổng thống không có quyền giải tán nghị viện theo hiến pháp khi ấy. Yeltsin đã sử dụng các kết quả của cuộc trưng cầu dân ý tháng 4 năm 1993 để biện minh cho các hành động của mình. Đối lại, nghị viện buộc tội Yeltsin và tuyên bố phó tổng thống Aleksandr Rutskoy trở thành quyền tổng thống.
Tình hình xấu đi vào đầu tháng 10. Chủ Nhật, ngày 3 tháng 10, những người biểu tình đã vượt qua các hàng rào cảnh sát quanh nghị viện, và được các lãnh đạo của họ hối thúc, chiếm các văn phòng thị trưởng và tìm cách tràn vào trung tâm truyền hình Ostankino. Quân đội, vốn ban đầu tuyên bố trung lập, tuân theo lệnh của Yeltsin tấn công toà nhà trụ sở Xô viết Tối cao đầu giờ sáng ngày 4 tháng 10, và bắt giữ các lãnh đạo cuộc phản kháng.
Cuộc xung đột mười ngày đã chứng kiến cuộc chiến đấu đẫm máu nhất trên đường phố Moscow từ tháng 10 năm 1917. Theo các ước tính của chính phủ, 187 người đã chết và 437 người bị thương, trong khi các nguồn thân cận với những người cộng sản Nga đưa ra con số người chết lên tới 2,000.
Thay đổi tỷ lệ phần trăm GDP thực tại Nga, 1990-1994'[3].
Trong suốt năm 1992, sự đối đầu với các chính sách cải cách của
Yeltsin trở nên lớn mạnh và đặc biệt trong số quan chức lo ngại về điều
kiện nền công nghiệp Nga và những lãnh đạo địa phương muốn có sự độc lập
lớn hơn từ Moskva. Phó tổng thống Nga, Aleksandr Rutskoy, bác bỏ chương trình của Yeltsin gọi nó là "diệt chủng kinh tế."[4] Các lãnh đạo các nước cộng hoà giàu dầu mỏ như Tatarstan và Bashkiria kêu gọi độc lập hoàn toàn từ Nga.
Cũng trong suốt năm 1992, Yeltsin chiến đấu với Xô viết Tối cao (cơ quan lập pháp thường trực) và Đại hội Đại biểu Nhân dân Nga (cơ quan lập pháp cao nhất nước, nơi cử các đại diện cho Xô viết Tối cao) về quyền kiểm soát chính phủ và chính sách chính phủ. Năm 1992 người phát ngôn Xô viết Tối cao Nga, Ruslan Khasbulatov, xuất hiện với tư cách đối lập với chính sách cải cách, dù tuyên bố ủng hộ những mục tiêu tổng thể của Yeltsin.
Tổng thống lo ngại về những điều khoản của những sửa đổi hiến pháp đư 1991, đồng nghĩa với việc những quyền lực đặc biệt của ông sẽ chấm dứt vào cuối năm 1992 (Yeltsin đã mở rộng quyền lực của tổng thống vượt ra ngoài các giới hạn của hiến pháp khi thực hiện chương trình cải cách). Yeltsin, chờ đợi việc áp dụng chương trình tư nhân hoá của mình, đã yêu cầu nghị viện tái lập quyền quản lý theo nghị định (chỉ nghị viện có quyền thay thế hay sửa đổi hiến pháp). Nhưng trong Đại hội Đại biểu Nhân dân Nga và trong Xô viết Tối cao, các đại biểu từ chối thông qua một hiến pháp mới sẽ cho phép đưa các phạm vi quyền lực tổng thống như Yeltsin yêu cầu trở thành pháp luật.
Trong một bài phát biểu giận dữ ngày hôm sau mùng 10 tháng 12, Yeltsin đã gọi nghị viện là "pháo đài bảo thủ và của các lực lượng phản động." Nghị viện trả đũa bằng cách bỏ phiếu để nắm quyền kiểm soát quân đội nghị viện.
Ngày 12 tháng 12, Yeltsin và người phát ngôn nghị viện Khasbulatov đồng ý một thoả hiệp gồm những điều khoản sau: (1) một cuộc trưng cầu dân ý quốc gia về cơ sở của hiến pháp Nga mới sẽ được tổ chức vào tháng 4 năm 1993; (2) đa số những quyền lực khẩn cấp của Yeltsin sẽ được kéo dài cho tới cuộc trưng cầu dân ý này; (3) nghị viện xác nhận quyền của mình về việc chỉ định và bỏ phiếu theo lựa chọn của riêng mình về thủ tướng; và (4) nghị viện xác nhận quyền của mình về việc từ chối các lựa chọn của tổng thống về lãnh đạo các bộ Quốc phòng, Ngoại giao, Nội vụ, và An ninh. Yeltsin chỉ định Viktor Chernomyrdin làm thủ tướng ngày 14 tháng 12, và nghị viện đã thông qua.
Thoả hiệp tháng 12 năm 1992 của Yeltsin với Đại hội Đại biểu Nhân dân lần thứ 7 tạm thời mang lại kết quả trái với mong đợi. Đầu năm 1993 căng thẳng giữa Yeltsin và nghị viện về ngôn ngữ của cuộc trưng cầu dân ý và chia sẻ quyền lực gia tăng. Trong một loạt các vụ va chạm về chính sách, nghị viện gạt bỏ các quyền lực đặc biệt của tổng thống, mà họ đã trao cho ông vào cuối năm 1991. Phe lập pháp, dưới sự lãnh đạo của Người phát ngôn Ruslan Khasbulatov, bắt đầu cảm thấy rằng họ phải phong toả hay thậm chí đánh bại vị tổng thống. Chiến thuật của họ là dần dần tước bỏ quyền kiểm soát chính phủ của tổng thống. Đối lại, tổng thống kêu gọi một cuộc trưng cầu dân ý về hiến pháp ngày 11 tháng 4.
Nghị viện dần mở rộng ảnh hưởng của mình với chính phủ. Ngày 16 tháng 3 tổng thống ký một nghị định trao vị trí trong Nội các cho Viktor Gerashchenko, chủ tịch ngân hàng trung ương, cùng ba quan chức khác, điều này thích ứng với quyết định của kỳ họp thứ tám rằng các quan chức này phải là các thành viên của chính phủ. Tuy nhiên, phán quyết của nghị viện khiến mọi việc trở nên rõ ràng rằng với tư cách bộ trưởng họ sẽ tiếp tục phụ thuộc vào nghị viện.
Ngay sau bài phát biểu trên truyền hình của Yeltsin, Valery Zorkin (Chủ tịch Toà án Hiến pháp Liên bang Nga), Yuri Voronin (phó chủ tịch thứ nhất Xô viết Tối cao), Alexander Rutskoy và Valentin Stepankov (Trưởng Công tố) đã có một bài phát biểu, công khai lên án tuyên bố của Yeltsin là vi hiến[6]. Ngày 23 tháng 3, dù chưa có tài liệu đã được ký[7], Toà án Hiến pháp phán quyết rằng một số biện pháp được đề nghị trong bài phát biểu trên truyền hình của Yeltsin là vi hiến.[8] Tuy nhiên, chính nghị định, chỉ được công bố vài ngày sau[9], không có những hành động vi hiến.
Tới thời gian kỳ họp thứ chín, nhánh lập pháp đã gồm đa số thuộc khối Nước Nga Thống nhất[10], với các đại biểu của CPRF và phái Tổ quốc (cộng sản, quân nhân nghỉ hưu, và những đại biểu khác có khuynh hướng xã hội chủ nghĩa[11][12]), Liên minh Ruộng đất, và phái "Nước Nga" lãnh đạo bởi Sergey Baburin.[13][14] Cùng với các nhóm 'trung dung' hơn (ví dụ 'Thay đổi' (Смена)), những người ủng hộ Yeltsin ('Nước Nga Dân chủ', 'Dân chủ Cấp tiến') chiếm thiểu số.
Lần này, Toà án Hiến pháp ủng hộ Yeltsin và phán quyết rằng tổng thống chỉ cần có đa số đơn giản về hai vấn đề: lòng tin vào ông, và chính sách kinh tế xã hội; ông sẽ cần sự ủng hộ của một nửa cử tri để kêu gọi các cuộc bầu cử lập pháp và tổng thống sớm.
Ngày 25 tháng 4 đa số cử tri đã bày tỏ tin tưởng vào tổng thống và kêu gọi cuộc bầu cử lập pháp mới. Yeltsin coi các kết quả là sự uỷ nhiệm cho ông tiếp tục nắm quyền lực. Trước cuộc trưng cầu dân ý, Yeltsin đã hứa hẹn từ chức, nếu cử tri không thể hiện sự tin tưởng vào các chính sách của ông.[15] Dù việc này cho phép tổng thống tuyên bố rằng dân chúng ủng hộ ông, chứ không phải nghị viện, Yeltsin thiếu mất cơ cấu hiến pháp để thực hiện thắng lợi của mình. Như trước kia, tổng thống phải viện tới nhân dân về các lãnh đạo cơ quan lập pháp.
Khoảng 700 đại diện tại hội nghị thống nhất thông qua một bản thảo hiến pháp ngày 12 tháng 7 quy định một chế độ lập pháp lưỡng viện và giải tán nghị viện. Nhưng bởi thoả ước về bản thảo hiến pháp sẽ giải tán nghị viện, có lẽ nghị viện sẽ để việc bỏ phiếu cho nó rơi vào quên lãng. Xô viết Tối cao ngay lập tức từ chối bản thảo và tuyên bố rằng Đại hội Đại biểu Nhân dân là cơ quan lập pháp tối cao và vì thế sẽ quyết định hiến pháp mới.
Nghị viện hoạt động mạnh trong tháng 7, trong khi tổng thống đang đi nghỉ, và thông qua một số nghị định sửa đổi chính sách kinh tế nhằm "chấm dứt sự chia rẽ của xã hội." Nghị viện cũng tung ra những cuộc điều tra nhắm vào các cố vấn chủ chốt của tổng thống, buộc tội họ tham nhũng. Tổng thống quay trở về vào tháng 8 và tuyên bố rằng sẽ triển khai mọi biện pháp, gồm cả loại bỏ hiến pháp, để hoàn thành cuộc bầu cử nghị viện mới.
Tháng 7, Toà án Hiến pháp Liên bang Nga xác nhận việc bầu Pyotr Sumin làm lãnh đạo bộ máy hành chính của Chelyabinsk oblast, một điều mà Yeltsin đã từ chối chấp nhận. Như một kết quả của nó, tình hình quyền lực kép xuất hiện trong vùng từ tháng 7 tới tháng 10 năm 1993, với hai bộ máy đồng thời tuyên bố có tính pháp lý.[16] Một cuộc xung đột khác liên quan tới quyết định của Toà án Hiến pháp Liên bang Nga về chức thống đốc vùng tại Mordovia. Toà án trao việc phân xử tính pháp lý của việc xoá bỏ chức vụ thống đốc vùng cho Toà án Hiến pháp Mordovia. Vì thế, thống đốc được dân chúng bầu ra Vasily Guslyannikov (thành viên của phong trào 'Nước Nga Dân chủ' ủng hộ Yeltsin) mất chức. Sau đó, cơ quan thông tin nhà nước (ITAR-TASS) ngừng thông báo về một số quyết định của Toà án Hiến pháp.[16] Tháng 8 năm 1993, nhà bình luận đã phản ánh tình hình như sau: "Tổng thống ra các nghị định như là không có Xô viết Tối cao, và Xô viết Tối cao đình hoãn các nghị định nếu nó là của Tổng thống." (Izvestiya, 13 tháng 8 năm 1993)[17].
Hai tuần sau ông tuyên bố mình sẽ đồng ý kêu gọi một cuộc bầu cử tổng thống sớm nếu nghị viện cũng kêu gọi bầu cử. Nghị viện lờ đi. Ngày 18 tháng 9, Yeltsin sau đó chỉ định Yegor Gaidar, người từng bị nghị viện buộc phải rời chức vụ năm 1992, một phó thủ tướng và một phó thủ tướng chịu trách nhiệm các vấn đề kinh tế. Việc chỉ định này là không thể chấp nhận với Xô viết Tối cao, và họ đã dứt khoát bác bỏ nó.
Yeltsin tuyên bố khi giải tán nghị viện Nga vào tháng 9 năm 1993 rằng ông đang dọn đường cho một sự chuyển tiếp nhanh hơn sang một nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường. Với lời hứa hẹn này, ông nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của các cường quốc phương Tây. Yeltsin có mối quan hệ tốt với các cường quốc phương Tây, đặc biệt với Hoa Kỳ, nhưng mối quan hệ này cũng khiến ông không được lòng một số người Nga.
Tại Nga, phía Yeltsin đã kiểm soát vô tuyến, nơi các quan điểm ủng hộ nghị viện hiếm khi được phát đi trong cuộc khủng hoảng tháng 9 và tháng 10.[18]
Ngày 23 tháng 9, Đại hội Đại biểu Nhân dân được triệu tập. Dù chỉ có 638 có mặt (số đại biểu quy định là 689), Yeltsin đã bị Đại hội luận tội[19].
Ngày 24 tháng 9, một Yeltsin ngoan cường thông báo cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 6 năm 1994. Cùng ngày hôm ấy, Đại hội Đại biểu Nhân dân thông qua việc đồng thời tổ chức bầu cử nghị viện và tổng thống vào tháng 3 năm 1994.[20] Yeltsin chế giễu đề xuất về cuộc bầu cử đồng thời của nghị viện, và trả đũa ngày hôm sau bằng cách cắt điện, điện thoại và nước nóng vào toà nhà nghị viện.
Những người tuần hành biểu tình chống lại các điều kiện sống ngày càng xấu đi dưới thời Yeltsin. Từ năm 1989 GDP đã giảm một nửa. Tham nhũng tràn lan, tội phạm bạo lực tăng chóng mặt, các dịch vụ y tế sụp đổ, lương thực và nhiên liệu dần trở nên khan hiếm và tuổi thọ giảm sút; hơn nữa Yeltsin ngày càng bị lên án.[21] Bên ngoài Moscow, toàn thể nhân dân Nga đang bối rối và không có tổ chức. Tuy thế, một số người đã tìm cách lên tiếng về sự phản đối của mình. Những cuộc đình công định kỳ diễn ra trên khắp nước Nga.
Ngày 28 tháng 9, Moscow chứng kiến những vụ đụng độ có đổ máu đầu tiên giữa cảnh sát đặc biệt và những người tuần hành chống Yeltsin. Cũng trong ngày 28 tháng 9, Bộ Nội vụ bắt đầu phong toả toà nhà nghị viện. Rào chắn và dây thép gai được bố trí quanh toà nhà. Ngày 1 tháng 10, Bộ nội vụ ước tính 600 chiến binh với một lượng lớn vũ khí đã gia nhập nhóm đối thủ chính trị của Yeltsin trong toà nhà nghị viện. Ngày 30 tháng 9, những vật chướng ngại đầu tiên được xây dựng.
Ngày 2 tháng 10, những người ủng hộ nghị viện xây dựng các rào chắn và phong toả giao thông trên các đường phố chính của Moscow. Buổi chiều ngày 3 tháng 10, những người có vũ trang chống đối Yeltsin đã vượt được qua hàng rào cảnh sát bao quanh Nhà Trắng, nơi nghị viện Nga đang bị phong toả[22]. Các lực lượng bán quân sự thuộc các phe nhóm ủng hộ nghị viện, cũng như một số đơn vị quân đội trong nước (các lực lượng vũ trang thường lệ của Bộ Nội vụ), ủng hộ Xô viết Tối cao.
Rutskoy hoan nghênh các đám đông từ ban công Nhà Trắng, và hối thúc họ hình thành các tiểu đoàn và đi chếm văn phòng thị trưởng và trung tâm đài truyền hình quốc gia tại Ostankino. Khasbulatov cũng kêu gọi đánh chiếm Kremlin và bỏ tù "tên tội phạm và kẻ tiếm quyền là Yeltsin" tại Matrosskaya Tishina. Với một số người đã thiệt mạng trên các đường phố, Yeltsin tuyên bố tình trạng khẩn cấp tại Moscow.
Buổi tối ngày 3 tháng 10, sau khi chiếm văn phòng thị trưởng, các cuộc biểu tình ủng hộ nghị viện tiến về Ostankino, trung tâm truyền hình. Nhưng những đám đông ủng hộ nghị viện bị các đơn vị của Bộ Nội vụ chặn lại trước đài truyền hình. Một cuộc đánh nhau dữ dội diễn ra. Một phần trung tâm truyền hình bị hư hại. Các chương trình truyền hình ngừng phát sóng và 62 người chết. Trước nửa đêm, các đơn vị của Bộ Nội vụ đã đẩy lùi được những người ủng hộ nghị viện.
Khi việc phát sóng được nối lại vào cuối buổi tối, Yegor Gaidar kêu gọi trên vô tuyến về một cuộc tụ tập ủng hộ Tổng thống Yeltsin. Một sóo người với những cách giải thích và niềm tin chính trị khác nhau về những nguyên nhân của các cuộc khủng hoảng (như Mikhail Gorbachev, Grigory Yavlinsky, Alexander Yakovlev, Yuri Luzhkov, Ales Adamovich, và Bulat Okudzhava) cũng kêu gọi ủng hộ chính phủ[23]. Tương tự, Khối Liên minh Dân sự của 'đối lập xây dựng' ra một thông cáo buộc tội Xô viết Tối cao đã quá đà khi chia tách xung đột chính trị khỏi tội phạm[23]. Vài trăm người ủng hộ Yeltsin đã tụ tập cả đêm trên quảng trường trước Toà thị sảnh Thành phố Moscow chuẩn bị cho những cuộc xung đột tiếp theo, tới sáng hôm sau mùng 4 tháng 10 họ được biết quân đội đang ở cùng phe với họ.
Rutskoy, với tư cách cựu tướng lĩnh, kêu gọi một số đồng đội cũ. Sau mọi việc, nhiều sĩ quan và đặc biệt là các binh lính ở mọi cấp ít có thiện cảm với Yeltsin. Nhưng những người ủng hộ nghị viện không gửi bất kỳ một phái viên nào tới các doanh trại để tuyển mộ các binh lính thấp cấp, mắc một sai lần nghiêm trọng khi chỉ tìm cách thảo luận với các tướng lĩnh cao cấp những người đã có quan hệ thân cận với các lãnh đạo nghị viện. Cuối cùng, đại đa số tướng lĩnh không muốn thử vận may với một chế độ Rutskoy-Khasbulatov. Một số tướng lĩnh đã phát biểu ý định ủng hộ nghị viện, nhưng ở thời điểm cuối cùng đã quay sang ủng hộ Yeltsin.
Kế hoạch hành động thực tế được đại uý Gennady Zakharov đệ trình. Mười xe tăng bắn vào các tầng trên của Nhà Trắng, với mục đích giảm thiểu thương vong nhưng tạo ra sự rối loạn và sợ hãi bên trong những người cố thủ. Sau đó, các lực lượng đặc biệt từ các đơn vị Vympel và Alpha sẽ tiến chiếm toà nhà[24]. Theo vệ sĩ của Yeltsin là Alexander Korzhakov, việc bắn vào các tầng trên cũng là cần thiết để xua đuổi các tay súng bắn tỉa.
Tới rạng sáng ngày 4 tháng 10, quân đội Nga đã bao vây toà nhà nghị viện, và vài giờ sau xe tăng quân đội bắt đầu bắn vào Nhà Trắng. Lúc 8:00 giờ sáng giờ Moscow, tuyên bố của Yeltsin được cơ quan báo chí của ông phát đi. Yeltsin tuyên bố:
Tới trưa, quân đội đã vào trong Nhà Trắng và chiếm giữ nó, từng tầng một. Những hành động thù địch đã ngừng lại nhiều lần để cho phép một số người trong Nhà Trắng thoát ra. Tới giữa trưa, cuộc kháng cự của dân chúng trên các đường phố đã hoàn toàn bị đàn áp, chỉ thỉnh thoảng còn những phát đạn bắn tỉa.
Việc đàn áp "Cách mạng tháng 10 thứ hai," mà, như được tường thuật, là sự kiện đánh nhau trên đường phố có Moscow số thương vong lớn nhất từ năm 1917, với hàng trăm người thiệt mạng. Ngày 8 tháng 10, cảnh sát nói rằng 187 người đã chết trong cuộc xung đột và 437 người bị thương. Những nguồn không chính thức đưa ra con số lớn hơn: lên tới 2,000 người chết.
Yeltsin chỉ được quân đội miễn cưỡng ủng hộ, và vào giờ thứ mười một. Các đơn vị đàn áp hy vọng nhiều nhất và họ chờ đợi Yeltsin sẽ tặng thưởng cho mình trong tương lai. Một ví dụ điển hình là tướng Pavel Grachev, người đã bày tỏ lòng trung thành của mình trong cuộc khủng hoảng này. Grachev đã trở thành một nhân vật chính trị chủ chốt, dù đã nhiều năm liên quan tới các cáo buộc tham nhũng bên trong quân đội Nga.[26]
Cuộc khủng hoảng là một ví dụ tiêu biểu về các vấn đề cân bằng hành pháp-lập pháp trong hệ thống tổng thống Nga, và, hơn nữa, khả năng về sự xung đột của một nhân vật zero-sum và sự thiếu vắng các cơ cấu có thể giải quyết điều đó.[27] Cuối cùng, đó là một trận đánh cạnh tranh tính pháp lý của hành pháp và lập pháp, và chỉ bên nào tập trung được sự ủng hộ của các điều kiện đàn áp bên đó mới chiến thắng.[28]
Khi được hỏi về nguyên nhân chính của các sự kiện ngày 3-4 tháng 10, 46% trong cuộc điều tra năm 1993 của VCIOM buộc tội Rutskoy và Khasbullatov. Tuy nhiên, 10 năm sau cuộc khủng hoảng, đa số coi thủ phạm là di sản của Mikhail Gorbachev với 31%, tiếp theo là bởi các chính sách của Yeltsin với 29%.
Năm 1993, đa số người Nga coi các sự kiện từ 21 tháng 9 đến mùng 4 tháng 10 là một nỗ lực khôi phục của những người Cộng sản hay như một kết quả của sự tìm kiếm quyền lực cá nhân của Rutskoy và Khasbulatov. Mười năm sau, mọi người thường coi nguyên nhân các sự kiện là việc chính phủ Yeltsin áp dụng chương trình tư nhân hoá, khiến hầu hết tài sản quốc gia rơi vào tay một số nhỏ các ông trùm (sau này được gọi là "oligarchs"), và Nghị viện cũ hay Xô viết Tối cao là trở lực chính của việc đó.
Yeltsin ra nghị định, ngày 12 tháng 10, rằng cả hai viện của quốc hội sẽ được bầu vào tháng 12. Ngày 15 tháng 10, ông ra lệnh rằng một cuộc trưng cầu dân ý sẽ được tổ chức vào tháng 12 về một hiến pháp mới. Ngày 15 tháng 10 Rutskoy và Khasbulatov bị buộc tội "tổ chức nổi loạn quy mô lớn" và bị bỏ tù. Sau này họ được thả vào năm 1994 khi Yeltsin quyền lực của Yeltsin đã được củng cố tuyệt đối.
"Nước Nga cần trật tự," Yeltsin đã nói với người dân Nga trong một bài phát biểu trên truyền hình vào tháng 11 khi giới thiệu bản thảo hiến pháp mới của ông, sẽ được đưa ra trưng cầu dân ý ngày 12 tháng 12. Luật căn bản mới sẽ tập trung quyền lực vào tay tổng thống. Cơ quan lập pháp lưỡng viện, chỉ có nhiệm kỳ hai năm, và bị giới hạn trong các lĩnh vực chủ yếu. Tổng thống có thể lựa chọn thr tướng thậm chí khi nghị viện phản đối và có thể chỉ định giới lãnh đạo quân sự mà không cần sự thông qua của nghị viện. Ông sẽ lãnh đạo và chỉ định các thành viên của một hội đồng an ninh mới, đầy quyền lực. Nếu một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm chính phủ được thông qua, tổng tống có quyền hoãn việc thi hành nó trong ba tháng và có thể giải tán nghị viện nếu nghị viện tiếp tục bỏ phiếu cho việc này. Tổng thống có thể phủ quyết bất kỳ một dự luật nào đã được thông qua với một đa số đơn giản ở hạ viện, sau đó cần có hai phần ba số phiếu để điều luật này được thông qua. Tổng thống không thể bị buộc tội vi phạm hiến pháp. Ngân hàng trung ương sẽ trở thành độc lập, nhưng tổng thống cần có sự thông qua của Duma Quốc gia để chỉ định thống đốc ngân hàng, thống đốc sau đó sẽ độc lập với nghị viện. Ở thời điểm đó, hầu hết các nhà quan sát chính trị coi bản thảo hiến pháp là được soạn thảo ra do và vì Yeltsin và có lẽ cũng không tồn tại lâu hơn ông.
Tuy nhiên, nghị viện được bầu lên trong cùng ngày hôm đó (với số cử tri tham gia khoảng 53%) đã đưa ra một sự khiển trách choáng váng với chương trình kinh tế tự do của ông. Các ứng cử viên bị gắn với các chính sách kinh tế của Yeltsin đã bị chôn vùi với rất nhiều phiếu phản đối, thành phần nghị viện được phân chia giữa những người Cộng sản (chủ yếu có sự ủng hộ của các công nhân, những viên chức đã bị thôi việc, một số nhà chuyên môn và những người hưu trí) và những người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan (có sự ủng hộ từ các thành phần bất thuộc các tầng lớp trung lưu thấp). Đáng ngạc nhiên, nhóm có sự trỗi dậy mạnh nhất là Đảng Dân chủ Tự do dân tộc cực đoan dưới sự lãnh đạo của Vladimir Zhirinovsky. Họ giành 23% phiếu trong khi Đảng 'Sự lựa chọn của nước Nga' do Gaidar lãnh đạo chỉ giành được 15.5% và Đảng Cộng sản Liên bang Nga, 12.4%. Lãnh đạo LDPR, Vladimir Zhirinovsky, đã khiến nhiều nhà quan sát nước ngoài lo ngại về những tuyên bố theo kiểu phát xít mới và sô vanh của ông.
Tuy thế, cuộc trưng cầu dân ý đã đánh dấu sự chấm dứt của giai đoạn hiến pháp được xác định bởi bản hiến pháp được Liên bang Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô viết Nga thông qua năm 1978, đã được sửa đổi nhiều lần khi Nga còn là một phần của Liên bang Xô viết dưới thời lãnh đạo của Mikhail Gorbachev. (Để biết thêm chi tiết về việc dân chủ hoá ở Liên xô cũ, xem Lịch sử Liên bang Xô viết (1985-1991).) Dù Nga sẽ xuất hiện như một chế độ song song tổng thống-nghị viện trên lý thuyết, quyền lực sẽ nằm trong tay tổng thống. Nước Nga khi ấy có một thủ tướng lãnh đạo một nội các và chịu trách nhiệm hành chính, nhưng hệ thống là một ví dụ của hệ thống tổng thống với vỏ bọc là một hệ thống tổng thống-thủ tướng, chứ không phải một mô hình bán tổng thống hiến pháp thực sự. (Ví dụ, Thủ tướng, được tổng thống tự do chỉ định và bãi miễn.)
Lesotho
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Vương quốc Lesotho | |||||
---|---|---|---|---|---|
Muso oa Lesotho (tiếng Sotho) Kingdom of Lesotho (tiếng Anh) |
|||||
|
|||||
Khẩu hiệu | |||||
Khotso, Pula, Nala (tiếng Sotho: Hòa bình, Mưa, Hạnh phúc) | |||||
Quốc ca | |||||
Lesotho Fatse La Bontata Rona | |||||
Quốc vương Thủ tướng) |
Letsie III Pakalitha Mosisili |
||||
Ngôn ngữ chính thức | Tiếng Anh | ||||
Thủ đô | Maseru |
||||
Thành phố lớn nhất | Maseru | ||||
Địa lý | |||||
Diện tích | 30.355 km² (hạng 137) | ||||
Múi giờ | UTC+2 | ||||
Lịch sử | |||||
Độc lập
|
|||||
Ngày thành lập | 4 tháng 10 năm 1966 | ||||
Dân cư | |||||
Dân số ước lượng (2005) | 1.867.035¹ người (hạng 146) | ||||
Dân số (2004) | 1.861.959 người | ||||
Mật độ | 61,5 người/km² (hạng 109) | ||||
Kinh tế | |||||
GDP (PPP) (2005) | Tổng số: $6,123 tỷ đô la Mỹ | ||||
HDI (2003) | 0,497 thấp (hạng 149) | ||||
Đơn vị tiền tệ | Loti (LSL ) |
||||
Thông tin khác | |||||
Tên miền Internet | .ls | ||||
¹ Lưu ý: Các con số ướng lượng của nước này tính vào AIDS làm nhiều người bị thiệt mạng; ảnh hưởng này có thể dẫn đến tuổi thọ dự tính bị giảm xuống, tốc độ thiệt mạng của đứa bé và người khác tăng lên, lower population and growth rates, and changes in the distribution of population by age and sex than would otherwise be expected. |
Mục lục
Lịch sử
Đầu thế kỉ 19, các cuộc chiến của người Zulu đã đẩy lùi người Sotho về vùng thượng nguồn sông Orange. Thủ lĩnh Moshoeshoe đã tập hợp người Sotho trên lãnh thổ thuộc Lesotho hiện nay. Năm 1868, Moshoeshoe kí hiệp ước bảo hộ với nước Anh nhằm chống lại người Boer. Lãnh thổ Basutoland (đất của người Basuto hoặc Suto) bị sáp nhập vào thuộc địa Cape năm 1878 và trở thành xứ bảo hộ tự trị năm 1884.Năm 1966, Basutholand trở thành vương quốc độc lập dưới quyền trị vì của vua Moshoeshoe II và đổi tên thành Lesotho.
Từ năm 1970, Thủ tướng Leabua Jonathan dần dần chiếm quyền, nhà vua phải lưu vong. Năm 1986, Jonathan bị tướng Lekhanya lật đổ. Năm 1991, Hội đồng Quân sự lật đổ tướng Lekhanya và thiết lập thể chế đa đảng. Năm 1993, đảng Đại hội của nhà lãnh đạo Ntsu Mokhehle thắng cử. Năm 1995, Quốc vương Moshoeshoe II trở lại ngôi vua. Năm 1996, Moshoeshoe II chết trong một tai nạn xe hơi. Con trai là Letsie III lên nối ngôi.
Mùa thu năm 1998, hàng trăm người biểu tình tụ tập trước cung điện nhà vua trong nhiều tuần lễ để phản đối việc gian lận bầu cử tháng 5 qua đó Thủ tướng Pakalitha Mosisili lên cầm quyền. Họ yêu cầu Chính phủ từ nhiệm và tổ chức cuộc bầu cử mới. Quân đội của Nam Phi và Botswana tiến vào lãnh thổ Lesotho chặn đứng đám đông nổi dậy và dập tắt cuộc nổi loạn của quân đội.
Hiện nay, Lesotho phải đương đầu với tỉ lệ người nhiễm HIV cao và những dự đoán cho rằng dân số quốc gia này sẽ sút giảm trong nhiều năm tới nếu xu hướng này cứ tiếp tục gia tăng. Trong cuộc bầu cử Quốc hội 2002, đảng Đại hội vì Dân chủ Lesotho đương quyền giành thắng lợi với 54% phiếu bầu.
Chính trị
Lesotho theo chế độ quân chủ nghị viện. Đứng đầu nhà nước là Quốc vương. Đứng đầu chính phủ là Thủ tướng. Lesotho theo chế độ quân chủ cha truyền con nối, nhưng theo điều khoản của hiến pháp có hiệu lực sau cuộc bầu cử tháng 3 năm 1993, Quốc vương chỉ tượng trưng cho sự thống nhất quốc gia và bị cấm tham gia tích cực vào các hoạt động chính trị.Cơ quan lập pháp là Quốc hội lưỡng viện: Thượng nghị viện gồm 33 thành viên, trong đó 22 thành viên dành cho những người đứng đầu, 11 thành viên khác do đảng cầm quyền bổ nhiệm. Hạ nghị viện gồm 80 thành viên (từ sau năm 1998), được bầu theo phổ thông đầu phiếu, nhiệm kì 5 năm.
Cơ quan tư pháp là Tòa án cấp cao, chánh án do Quốc vương bổ nhiệm; Tòa Thượng thẩm; Tòa của các quan tòa; Tòa án phong tục (hay Tòa án cổ truyền).
Các đảng phái chính có: Đại hội vì quyền dân chủ của Lesotho (LCD); Đảng Quốc gia Basotho (BNP); Đảng Đại hội Basotho(BCP); Đảng Dân chủ thống nhất (UDP).
Hiến pháp cũng bảo vệ nhân quyền căn bản, trong đó có tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do báo chí, tự do hội họp hòa bình và tự do tôn giáo. Lesotho được xếp hạng thứ 12 trong số 48 nước châu Phi cận Sahara có chỉ số nhân quyền cao trong năm 2008.
Khu hành chính
Lesotho được chia thành 10 quận: Berea, Butha-Buthe, Leribe, Mafeteng, Maseru, Mohales Hoek, Mokhotlong, Qachás Nek, Quthing, Thaba-Tseka.Các quận được chia nhỏ thành 80 khu vực bầu cử, trong đó bao gồm 129 hội đồng cộng đồng địa phương.
Địa lý
Lesotho nằm ở khu vực Nam Phi nằm hoàn toàn trong lãnh thổ nước Nam Phi. Địa hình phần lớn là cao nguyên (Highveld) nằm ở sườn trái của núi (Drakensberg, 3.482m) và bị cắt ngang bởi sông Orange và các phụ lưu. Ngoài kiểu khí hậu ôn hòa thuận tiện cho sự phát triển các đồng cỏ, Lesotho có nguồn nước dồi dào: bốn đập thủy điện đã vận hành và một dự án thủy lợi Lesotho Highland Water Project có thể sẽ cho phép cung cấp nước cho vùng Johannesburg vào khoảng năm 2020.Khí hậu
Khí hậu cận nhiệt đới, ôn hòa nhờ độ cao. Mùa đông khô, mùa hè nóng và ẩm. Nhiệt độ: Mùa hè ở vùng đồng bằng: 34 độ C, mùa đông ở vùng núi: -16 độ C.Lượng mưa hàng năm dao động từ khoảng 600 mm (23.6 in) trong các thung lũng thấp lên khoảng 1.200 mm (47.2 in) trong khu vực của phía bắc và đông giáp Nam Phi.[1] Hầu hết mưa rơi như cơn dông mùa hè, 85% lượng mưa hàng năm bắt đầu từ tháng tháng 4 đến tháng 10.[2] Mùa đông, bắt đầu từ giữa tháng 5 và tháng 9, thời tiết lúc này thường rất khô.[3]
Kinh tế
Kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp trồng trọt (ngô), chăn nuôi dê, cừu và nguồn thu nhập từ công nhân làm trong các hầm mỏ ở Nam Phi (khoảng 1/2 lực lượng lao động nam giới). Len, lông cừu, da thuộc, quần áo may sẵn là các mặt hàng xuất khẩu. Từ sau cuộc đảo chính năm 1986, các điều kiện ưu đãi đã thu hút các công ty sản xuất và xuất khẩu quần áo. Tổng sản phẩm quốc nội gần như gia tăng gấp đôi trong thập niên 90. Tuy nhiên, Lesotho vẫn thuộc nhóm các nước kém phát triển, phụ thuộc nhiều vào Nam Phi.Là quốc gia có diện tích nhỏ bé, bao quanh bởi Nam Phi, kinh tế Lesotho lệ thuộc phần lớn vào Nam Phi. Các công ty của Nam Phi đã thao túng, chi phối gần như toàn bộ nền kinh tế của quốc gia này. Đồng tiền Rand của Nam Phi được lưu hành rộng rãi tại Lesotho song song với đồng Loti và có xung hướng thay thế đồng tiền này.
Lesotho có một nguồn tài nguyên quý giá đó là nước. Nước được coi như là vàng trắng của quốc gia này. Với việc hoàn thành nhà máy thuỷ điện vào năm 1998 đã mang lại cho quốc gia này một nguồn thu từ việc bán nước sang quốc gia láng giềng Nam Phi. Một nguồn thu quan trọng khác của Lesotho là từ các khoản thuế xuất nhập khẩu thu được từ Liên minh thuế quan Nam Phi. Ngoài ra, nguồn thu của Chính phủ Lesotho cũng đã được cải thiện trong những năm gần đây nhờ được hưởng các ưu đãi từ đạo luật AGOA của Mỹ khi xuất khẩu dệt may, nông sản sang thị trường này.
Nông nghiệp và chăn nuôi là 2 ngành kinh tế chính trong đó nghề dệt len tương đối phát triển. Công nghiệp của Lesotho hầu như chưa phát triển Lesotho chỉ có một số nhà máy chế biến thực phẩm, nhà máy dệt len, dệt may và da giày. Các sản phẩm công nghiệp và nguyên vật liệu sản xuất phải nhập từ nước ngoài.
Trong năm 2009, do tác động của khủng hoảng kinh tế, kinh tế Nam Phi suy thoái đã khiến cho kinh tế Lesotho cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Tốc độ tăng trưởng GDP của Lesotho năm 2009 là (-0,9%) và chỉ đạt 3,3 tỷ USD trong năm 2009.
Về ngoại thương, năm 2009, Lesotho xuất khẩu 872 triệu USD, trong đó các sản phẩm xuất khẩu chính của nước này chủ yếu là len, ngoài ra còn có quần áo, giày dép, thực phẩm và động vật tươi sống. Các đối tác xuất khẩu chính của nước này là: Mỹ (58.9%), Bỉ (37%), Madagascar (1.2%)
Kim ngạch nhập khẩu năm 2009 của Lesotho đạt 1,82 tỷ USD với các mặt hàng nhập khẩu chính là Lesotho nhập phần lớn là các mặt hàng: Thực phẩm, vật liệu xây dựng, xe cộ, máy móc, thuốc men, các sản phẩm từ dầu mỏ. Các đối tác mà Lesotho nhập hàng chủ yếu là: Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Đức.
Nhân khẩu học
Dân số hiện tại của Lesotho là 1.867.000 người. Mật độ dân số khoảng 61 người/km². Các sắc tộc chính là: người Sotho chiếm 99.7%, người châu Âu, châu Á 0,3%. Ngôn ngữ chính thức là tiếng Sesotho, tiếng Anh, ngoài ra còn có tiếng Zulu, tiếng Xhosa cũng được sử dụng.Có 25% dân số sống ở các khu vực đô thị và 75% ở nông thôn. Tuy nhiên, người ta ước tính rằng hàng năm sự gia tăng dân số đô thị là 3,5%.[4]
Tôn giáo
Kitô giáo là tôn giáo chiếm ưu thế trong Lesotho.[5] Hội đồng Kitô giáo của Lesotho, là nơi bao gồm đại diện của tất cả các nhà thờ Kitô giáo lớn trong nước, ước tính rằng khoảng 90% dân số là người Kitô giáo. Trong đó Tin Lành đại diện cho 45% dân số (Hội Truyền giáo Phúc âm Liên hiệp 26%, Anh giáo và các giáo phái khác 19%), Công giáo Rôma đại diện cho 45%dân số, Hồi giáo, Ấn Độ giáo, Phật giáo, Baha'i, và các thành viên của các tôn giáo bản địa truyền thống bao gồm 10% còn lại của dân số.Trong khi các Kitô hữu có thể được tìm thấy trên khắp đất nước, thì người Hồi giáo sinh sống chủ yếu ở phía đông bắc. Hầu hết các tín đồ Hồi giáo có nguồn gốc từ châu Á, trong khi phần lớn các Kitô hữu là người bản địa.
Nhiều Kitô hữu vẫn thực hành văn hóa tín ngưỡng truyền thống bản địa của họ và cùng với nghi lễ Kitô giáo. Giáo hội Công giáo Lesotho đã hợp nhất một số khía cạnh của văn hóa địa phương vào các nghi lễ của nó. Ví dụ, hát thánh ca trong các buổi lễ đã phát triển thành một nghi thức địa phương và được hát bằng tiếng Sesotho, ngôn ngữ bản địa cùng với tiếng Anh. Ngoài ra linh mục Lesotho được mặc trang phục địa phương trong quá trình thực hiện nghi lễ. Vai trò nổi bật của Giáo hội Công giáo trong đất nước xuất phát từ việc thành lập thành các trường Công giáo trong nhiều thế kỷ qua và ảnh hưởng của họ đối với chính sách giáo dục. Giáo hội Công giáo được sở hữu khoảng 75% của tất cả các trường tiểu học và trung học trong cả nước, và họ cũng là một nhân tố trong việc xây dựng Đại học Quốc gia Lesotho. Giáo hội Công giáo Lesotho cũng đã giúp cho Đảng Quốc gia Basotho (BNP) được thành lập trong năm 1959 và tài trợ nó trong cuộc bầu cử vào năm 1966. Hầu hết các thành viên của BNP là tín hữu Công giáo Rôma. BNP cai trị đất nước từ khi độc lập vào năm 1966 cho đến năm 1985 khi nó bị lật đổ trong một cuộc đảo chính quân sự. Sau đó, phe đối lập Đảng Đại hội Basutoland (BCP) trong lịch sử đã liên kết với những người Tin Lành hoặc các nhóm truyền giáo khác. Họ bị buộc phải sống lưu vong vào năm 1973 sau khi bị từ chối chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 1970. Các thành viên của BCP, vẫn là các tín hữu Tin Lành, đã giành chiến thắng khi cuộc bầu cử được tổ chức lại vào năm 1993 và họ có 65 ghế trong Quốc hội.[6]
Hiến pháp Lesotho quy định quyền tự do tôn giáo, và Chính phủ Lesotho nói chung tôn trọng quyền này trong thực tế.
Giáo dục
Hệ thống giáo dục của Lesotho được quản lý thông qua ba nhà thờ lớn nhất, dưới sự hướng dẫn của Bộ Giáo dục. Hệ tiểu học gồm 6 bậc gọi là các chuẩn mực. Học sinh tốt nghiệp có thể theo học tiếp chương trình trung học nếu đủ điều kiện và khả năng tài chính. Lesotho có tỉ lệ người biết chữ vào loại khá cao ở châu Phi.Theo ước tính gần đây, 85% dân số trên 15 tuổi biết chữ. Trong khi tỷ lệ phụ nữ biết chữ là khoảng 95%, và những người đàn ông khoảng 75%. Như vậy, Lesotho tự hào là một trong những nước có tỷ lệ biết chữ cao so với các quốc gia khác ở châu Phi. Mặc dù giáo dục là không bắt buộc, nhưng Chính phủ Lesotho đã từng bước thực hiện một chương trình giáo dục tiểu học miễn phí. Đại học Quốc gia Lesotho nằm ở Roma là trường đại học duy nhất trong cả nước. Ngoài ra, cả nước có gần 20 trường học công cộng khác và 15 viện nghiên cứu tư nhân bậc giáo dục đại học.[7]
Vấn đề HIV/AIDS
Dịch vụ chăm sóc sức khỏe tập trung chủ yếu ở khu vực thành thị và biên giới (dân cư vùng biên giới có thể sang Nam Phi chữa bệnh). Do địa hình nằm khá cao so với mặt nước biển nên Lesotho tránh được nhiều bệnh dịch thông thường như ở các nước châu Phi khác. Tuy nhiên số người chết vì căn bệnh HIV/AIDS lại đang tăng khá nhanh. Lesotho là nước có tỉ lệ HIV cao hàng thứ ba thế giới, với 29% tỉ lệ lây nhiễm nơi những người tuổi từ 16-49. Năm 2003, có 29 nghìn người đã chết vì những nguyên nhân có liên quan đến AIDS.Hệ thống thuế khóa
Quan hệ với nước ngoài
Sau độc lập (tháng 10 năm 1966), Lesotho thực hiện đường lối đối ngoại thân phương Tây, đặc biệt với Anh và có xu hướng liên kết và lệ thuộc Nam Phi. Sau khi Angola và Mozambique giành độc lập (1975), Lesotho có chuyển biến tích cực, tham gia đấu tranh chống chủ nghĩa Apartheid, ủng hộ Đại hội Dân tộc Phi (ANC) như cho phép vào tị nạn ở Lesotho, cấp học bổng.Là nước nghèo, kém phát triển nên Lesotho có quan hệ ngoại giao và kinh tế rất hạn chế. Quan hệ mọi mặt của nước này hiện nay chủ yếu với Nam Phi và Anh.
Văn hóa
Nhạc cụ truyền thống âm nhạc bao gồm lekolulo, Một loại sáo được sử dụng bởi herding trai, setolo-Tolo, Chơi của nam giới bằng cách sử dụng miệng của họ, và người phụ nữ của dây thomo.Quốc ca của Lesotho là "Lesotho Fatše La Bo-ntata Rona", có nghĩa là dịch thành "Lesotho, Land of Our Fathers".
Phong cách truyền thống của nhà ở Lesotho được gọi là một rondavel.
Attire xoay quanh chăn Basotho, một dày bao phủ thực hiện chủ yếu của len. Các chăn được phổ biến trên cả nước trong tất cả các mùa.
Cái Morija Nghệ thuật & Lễ hội văn hoá Sesotho là một nghệ thuật nổi bật và lễ hội âm nhạc. Nó được tổ chức hàng năm tại thị trấn lịch sử của Morija, nơi mà các nhà truyền giáo đầu tiên đến năm 1833.
Quyền con người
Sự ám sát các nhà lãnh đạo
Xem khác
Liên kết khác
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Lesotho |
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và phương tiện truyền tải về Lesotho |
Tham khảo
- ^ http://www.lhwp.org.ls/overview/default.htm
- ^ http://www.lesmet.org.ls/climate_of_lesotho.htm
- ^ Lesotho Highlands Water Project. Retrieved 2008-04-19.
- ^ www.cia.gov/library/publications/the-world-factbook/geos/lt.html
- ^ http://www.state.gov/j/drl/rls/irf/2007/90104.htm United States Bureau of Democracy, Human Rights and Labor (September 14, 2007). This article incorporates text from this source, which is in the public domain.
- ^ http://www.state.gov/j/drl/rls/irf/2001/5617.htm
- ^ http://www.bc.edu/research/cihe.html
Khủng hoảng Hiến pháp Nga 1993
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(đổi hướng từ Khủng hoảng hiến pháp Nga năm 1993)
Bài viết này cần thêm chú thích để kiểm tra được tính xác thực. Hãy giúp hoàn thiện bài này bằng cách bổ sung các nguồn tham khảo tin cậy. Các nội dung không rõ nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ. |
|
Tình hình xấu đi vào đầu tháng 10. Chủ Nhật, ngày 3 tháng 10, những người biểu tình đã vượt qua các hàng rào cảnh sát quanh nghị viện, và được các lãnh đạo của họ hối thúc, chiếm các văn phòng thị trưởng và tìm cách tràn vào trung tâm truyền hình Ostankino. Quân đội, vốn ban đầu tuyên bố trung lập, tuân theo lệnh của Yeltsin tấn công toà nhà trụ sở Xô viết Tối cao đầu giờ sáng ngày 4 tháng 10, và bắt giữ các lãnh đạo cuộc phản kháng.
Cuộc xung đột mười ngày đã chứng kiến cuộc chiến đấu đẫm máu nhất trên đường phố Moscow từ tháng 10 năm 1917. Theo các ước tính của chính phủ, 187 người đã chết và 437 người bị thương, trong khi các nguồn thân cận với những người cộng sản Nga đưa ra con số người chết lên tới 2,000.
Mục lục
Những nguyên nhân cuộc khủng hoảng
Cuộc tranh giành quyền lực hành pháp-lập pháp ngày càng căng thẳng
Chương trình cải cách kinh tế của Yeltsin có hiệu lực ngày 2 tháng 1 năm 1992.[2]. Ngay sau đó giá cả tăng vọt, chi tiêu chính phủ sụt giảm, và các loại thuế mới và cao bắt đầu có hiệu lực. Một cuộc sụt giảm tín dụng làm tê liệt nhiều ngành công nghiệp và dẫn tới giảm phát. Một số chính trị gia nhanh chóng xa rời chương trình này; và dần theo đuổi sự đối đầu chính trị giữa một bên là Yeltsin và bên kia là những người đối lập với cuộc cải cách kinh tế triệt để, trở thành trung tâm trong hai nhánh của chính phủ.Thay đổi tỷ lệ phần trăm GDP thực tại Nga, 1990-1994'[3].
1990 | 1991 | 1992 | 1993 | 1994 |
---|---|---|---|---|
-3.0% | -13.0% | -19.0% | -12.0% | -15.0% |
Cũng trong suốt năm 1992, Yeltsin chiến đấu với Xô viết Tối cao (cơ quan lập pháp thường trực) và Đại hội Đại biểu Nhân dân Nga (cơ quan lập pháp cao nhất nước, nơi cử các đại diện cho Xô viết Tối cao) về quyền kiểm soát chính phủ và chính sách chính phủ. Năm 1992 người phát ngôn Xô viết Tối cao Nga, Ruslan Khasbulatov, xuất hiện với tư cách đối lập với chính sách cải cách, dù tuyên bố ủng hộ những mục tiêu tổng thể của Yeltsin.
Tổng thống lo ngại về những điều khoản của những sửa đổi hiến pháp đư 1991, đồng nghĩa với việc những quyền lực đặc biệt của ông sẽ chấm dứt vào cuối năm 1992 (Yeltsin đã mở rộng quyền lực của tổng thống vượt ra ngoài các giới hạn của hiến pháp khi thực hiện chương trình cải cách). Yeltsin, chờ đợi việc áp dụng chương trình tư nhân hoá của mình, đã yêu cầu nghị viện tái lập quyền quản lý theo nghị định (chỉ nghị viện có quyền thay thế hay sửa đổi hiến pháp). Nhưng trong Đại hội Đại biểu Nhân dân Nga và trong Xô viết Tối cao, các đại biểu từ chối thông qua một hiến pháp mới sẽ cho phép đưa các phạm vi quyền lực tổng thống như Yeltsin yêu cầu trở thành pháp luật.
Kỳ họp thứ bảy của Đại hội Đại biểu Nhân dân (CPD)
Trong phiên họp tháng 12 của mình nghị viện đã xung đột với Yeltsin về một số vấn đề, và cuộc xung đột lên tới đỉnh cao ngày 9 tháng 12 khi nghị viện từ chối thông qua đề cử Yegor Gaidar, nhà kiến trúc "liệu pháp sốc" tự do hoá theo hướng thị trường của nước Nga không được lòng dân, làm thủ tướng. Nghị viện từ chối thông qua việc đề cử Gaidar, yêu cầu những sửa đổi trong chương trình kinh tế và ra lệnh cho Ngân hàng Trung ương, nằm dưới sự kiểm soát của nghị viện, tiếp tục cung cấp tín dụng để các doanh nghiệp không phải đóng cửa.[5]Trong một bài phát biểu giận dữ ngày hôm sau mùng 10 tháng 12, Yeltsin đã gọi nghị viện là "pháo đài bảo thủ và của các lực lượng phản động." Nghị viện trả đũa bằng cách bỏ phiếu để nắm quyền kiểm soát quân đội nghị viện.
Ngày 12 tháng 12, Yeltsin và người phát ngôn nghị viện Khasbulatov đồng ý một thoả hiệp gồm những điều khoản sau: (1) một cuộc trưng cầu dân ý quốc gia về cơ sở của hiến pháp Nga mới sẽ được tổ chức vào tháng 4 năm 1993; (2) đa số những quyền lực khẩn cấp của Yeltsin sẽ được kéo dài cho tới cuộc trưng cầu dân ý này; (3) nghị viện xác nhận quyền của mình về việc chỉ định và bỏ phiếu theo lựa chọn của riêng mình về thủ tướng; và (4) nghị viện xác nhận quyền của mình về việc từ chối các lựa chọn của tổng thống về lãnh đạo các bộ Quốc phòng, Ngoại giao, Nội vụ, và An ninh. Yeltsin chỉ định Viktor Chernomyrdin làm thủ tướng ngày 14 tháng 12, và nghị viện đã thông qua.
Thoả hiệp tháng 12 năm 1992 của Yeltsin với Đại hội Đại biểu Nhân dân lần thứ 7 tạm thời mang lại kết quả trái với mong đợi. Đầu năm 1993 căng thẳng giữa Yeltsin và nghị viện về ngôn ngữ của cuộc trưng cầu dân ý và chia sẻ quyền lực gia tăng. Trong một loạt các vụ va chạm về chính sách, nghị viện gạt bỏ các quyền lực đặc biệt của tổng thống, mà họ đã trao cho ông vào cuối năm 1991. Phe lập pháp, dưới sự lãnh đạo của Người phát ngôn Ruslan Khasbulatov, bắt đầu cảm thấy rằng họ phải phong toả hay thậm chí đánh bại vị tổng thống. Chiến thuật của họ là dần dần tước bỏ quyền kiểm soát chính phủ của tổng thống. Đối lại, tổng thống kêu gọi một cuộc trưng cầu dân ý về hiến pháp ngày 11 tháng 4.
Kỳ họp thứ tám của CPD
Kỳ họp thứ tám Đại hội Đại biểu Nhân dân bắt đầu ngày 10 tháng 3 năm 1993 với một cuộc tấn công mạnh vào tổng thống của Khasbulatov, ông buộc tội Yeltsin đã hành động một cách vi hiến. Giữa tháng 3, một kỳ họp khẩn cấp của Đại hội Đại biểu Nhân dân bỏ phiếu sửa đổi hiến pháp, tước bỏ nhiều quyền lực của Yeltsin, và huỷ bỏ cuộc trưng cầu dân ý dự định diễn ra vào tháng 4, một lần nữa tạo cơ hội cho nhánh lập pháp có thể thay đổi cán cân quyền lực khỏi tổng thống. Tổng thống không thèm đếm xỉa tới nghị viện. Vladimir Shumeyko, phó thủ tướng thứ nhất, tuyên bố rằng cuộc trưng cầu dân ý sẽ tiếp tục diễn ra, nhưng vào ngày 25 tháng 4.Nghị viện dần mở rộng ảnh hưởng của mình với chính phủ. Ngày 16 tháng 3 tổng thống ký một nghị định trao vị trí trong Nội các cho Viktor Gerashchenko, chủ tịch ngân hàng trung ương, cùng ba quan chức khác, điều này thích ứng với quyết định của kỳ họp thứ tám rằng các quan chức này phải là các thành viên của chính phủ. Tuy nhiên, phán quyết của nghị viện khiến mọi việc trở nên rõ ràng rằng với tư cách bộ trưởng họ sẽ tiếp tục phụ thuộc vào nghị viện.
"Chế độ đặc biệt"
Phản ứng của tổng thống khá ấn tượng. Ngày 20 tháng 3, Yeltsin phát biểu trực tiếp với người dân trên TV, tuyên bố đã ký một nghị định về "chế độ đặc biệt" ("Об особом порядке управления до преодоления кризиса власти″), theo đó ông sẽ nắm quyền lực hành pháp đặc biệt dựa theo các kết quả của một cuộc trưng cầu dân ý về thời gian tổ chức cuộc bầu cử lập pháp mới, một hiến pháp mới, và về lòng tin của công chúng với tổng thống và phó tổng thóng. Yeltsin cũng mạnh mẽ chỉ trích nghị viện, buộc tội các đại biểu đang tìm cách tái lập trật tự thời Xô viết.Ngay sau bài phát biểu trên truyền hình của Yeltsin, Valery Zorkin (Chủ tịch Toà án Hiến pháp Liên bang Nga), Yuri Voronin (phó chủ tịch thứ nhất Xô viết Tối cao), Alexander Rutskoy và Valentin Stepankov (Trưởng Công tố) đã có một bài phát biểu, công khai lên án tuyên bố của Yeltsin là vi hiến[6]. Ngày 23 tháng 3, dù chưa có tài liệu đã được ký[7], Toà án Hiến pháp phán quyết rằng một số biện pháp được đề nghị trong bài phát biểu trên truyền hình của Yeltsin là vi hiến.[8] Tuy nhiên, chính nghị định, chỉ được công bố vài ngày sau[9], không có những hành động vi hiến.
Kỳ họp thứ chín của CPD
Kỳ họp thứ chín, bắt đầu ngày 26 tháng 3, khởi động với một kỳ họp đặc biệt của Đại hội Đại biểu Nhân dân thảo luận về các biện pháp khẩn cấp để bảo vệ hiến pháp, gồm cả việc buộc tội Tổng thống Yeltsin. Yeltsin thừa nhận rằng ông đã có những sai lầm và tìm cách tác động tới các cử tri trong nghị viện. Yeltsin vượt qua được cuộc bỏ phiếu luận tội ngày 28 tháng 3 với tỷ lệ sít sao, số phiếu ủng hộ việc luận tội thiếu 72 phiếu so với con số cần thiết là 689 để đạt mức 2/3 đa số.Tới thời gian kỳ họp thứ chín, nhánh lập pháp đã gồm đa số thuộc khối Nước Nga Thống nhất[10], với các đại biểu của CPRF và phái Tổ quốc (cộng sản, quân nhân nghỉ hưu, và những đại biểu khác có khuynh hướng xã hội chủ nghĩa[11][12]), Liên minh Ruộng đất, và phái "Nước Nga" lãnh đạo bởi Sergey Baburin.[13][14] Cùng với các nhóm 'trung dung' hơn (ví dụ 'Thay đổi' (Смена)), những người ủng hộ Yeltsin ('Nước Nga Dân chủ', 'Dân chủ Cấp tiến') chiếm thiểu số.
Trưng cầu dân ý quốc gia
Lần này, Toà án Hiến pháp ủng hộ Yeltsin và phán quyết rằng tổng thống chỉ cần có đa số đơn giản về hai vấn đề: lòng tin vào ông, và chính sách kinh tế xã hội; ông sẽ cần sự ủng hộ của một nửa cử tri để kêu gọi các cuộc bầu cử lập pháp và tổng thống sớm.
Ngày 25 tháng 4 đa số cử tri đã bày tỏ tin tưởng vào tổng thống và kêu gọi cuộc bầu cử lập pháp mới. Yeltsin coi các kết quả là sự uỷ nhiệm cho ông tiếp tục nắm quyền lực. Trước cuộc trưng cầu dân ý, Yeltsin đã hứa hẹn từ chức, nếu cử tri không thể hiện sự tin tưởng vào các chính sách của ông.[15] Dù việc này cho phép tổng thống tuyên bố rằng dân chúng ủng hộ ông, chứ không phải nghị viện, Yeltsin thiếu mất cơ cấu hiến pháp để thực hiện thắng lợi của mình. Như trước kia, tổng thống phải viện tới nhân dân về các lãnh đạo cơ quan lập pháp.
Thoả ước hiến pháp
Trong một nỗ lực nhằm thao túng nghị viện, Yeltsin ra nghị định về việc thành lập một hội nghị lớn gồm các lãnh đạo chính trị từ nhiều định chế chính phủ, vùng, tổ chức công cộng và đảng phái chính trị vào tháng 6— một "thoả ước hiến pháp đặc biệt" để xem xét phác thảo hiến pháp mà ông đã đệ trình vào tháng 4. Sau nhiều chần chừ Uỷ ban Hiến pháp của Đại hội Đại biểu Nhân dân quyết định tham gia và đệ trình bản thảo hiến pháp của riêng mình. Tất nhiên, hai bản thảo đối ngược nhau về quan điểm lập pháp-hành pháp.Khoảng 700 đại diện tại hội nghị thống nhất thông qua một bản thảo hiến pháp ngày 12 tháng 7 quy định một chế độ lập pháp lưỡng viện và giải tán nghị viện. Nhưng bởi thoả ước về bản thảo hiến pháp sẽ giải tán nghị viện, có lẽ nghị viện sẽ để việc bỏ phiếu cho nó rơi vào quên lãng. Xô viết Tối cao ngay lập tức từ chối bản thảo và tuyên bố rằng Đại hội Đại biểu Nhân dân là cơ quan lập pháp tối cao và vì thế sẽ quyết định hiến pháp mới.
Nghị viện hoạt động mạnh trong tháng 7, trong khi tổng thống đang đi nghỉ, và thông qua một số nghị định sửa đổi chính sách kinh tế nhằm "chấm dứt sự chia rẽ của xã hội." Nghị viện cũng tung ra những cuộc điều tra nhắm vào các cố vấn chủ chốt của tổng thống, buộc tội họ tham nhũng. Tổng thống quay trở về vào tháng 8 và tuyên bố rằng sẽ triển khai mọi biện pháp, gồm cả loại bỏ hiến pháp, để hoàn thành cuộc bầu cử nghị viện mới.
Tháng 7, Toà án Hiến pháp Liên bang Nga xác nhận việc bầu Pyotr Sumin làm lãnh đạo bộ máy hành chính của Chelyabinsk oblast, một điều mà Yeltsin đã từ chối chấp nhận. Như một kết quả của nó, tình hình quyền lực kép xuất hiện trong vùng từ tháng 7 tới tháng 10 năm 1993, với hai bộ máy đồng thời tuyên bố có tính pháp lý.[16] Một cuộc xung đột khác liên quan tới quyết định của Toà án Hiến pháp Liên bang Nga về chức thống đốc vùng tại Mordovia. Toà án trao việc phân xử tính pháp lý của việc xoá bỏ chức vụ thống đốc vùng cho Toà án Hiến pháp Mordovia. Vì thế, thống đốc được dân chúng bầu ra Vasily Guslyannikov (thành viên của phong trào 'Nước Nga Dân chủ' ủng hộ Yeltsin) mất chức. Sau đó, cơ quan thông tin nhà nước (ITAR-TASS) ngừng thông báo về một số quyết định của Toà án Hiến pháp.[16] Tháng 8 năm 1993, nhà bình luận đã phản ánh tình hình như sau: "Tổng thống ra các nghị định như là không có Xô viết Tối cao, và Xô viết Tối cao đình hoãn các nghị định nếu nó là của Tổng thống." (Izvestiya, 13 tháng 8 năm 1993)[17].
Những phát triển trong tháng 9
Tổng thống tung ra cuộc tấn công của mình ngày 1 tháng 9 khi ông tìm cách đình chỉ Phó Tổng thống Rutskoy, một nhân vật đối lập chủ chốt. Rutskoy, người cùng được bầu với Yeltsin năm 1991, là người kế vị tự động của tổng thống. Một người phát ngôn của tổng thống đã nói rằng ông đã bị đình chỉ bởi "những cáo buộc tham nhũng." Ngày 3 tháng 9, Xô viết Tối cáo bác bỏ việc đình chỉ của Yeltsin với Rutskoy và đưa vấn đề ra Toà án Hiến pháp.Hai tuần sau ông tuyên bố mình sẽ đồng ý kêu gọi một cuộc bầu cử tổng thống sớm nếu nghị viện cũng kêu gọi bầu cử. Nghị viện lờ đi. Ngày 18 tháng 9, Yeltsin sau đó chỉ định Yegor Gaidar, người từng bị nghị viện buộc phải rời chức vụ năm 1992, một phó thủ tướng và một phó thủ tướng chịu trách nhiệm các vấn đề kinh tế. Việc chỉ định này là không thể chấp nhận với Xô viết Tối cao, và họ đã dứt khoát bác bỏ nó.
Bao vây và tấn công
Ngày 21 tháng 9, Yeltsin giải tán Xô viết Tối cao, trực tiếp trái ngược với các điều khoản trong Hiến pháp Nga, ví dụ:Điều 121-6. Các quyền lực của Tổng thống Liên bang Nga không thể được sử dụng để thay đổi tổ chức nhà nước và quốc gia của Liên bang Nga, để giải tán hay cản trở tới hoạt động của bất kỳ tổ chức quyền lực nào được bầu lên. Trong trường hợp này, quyền lực của tổng thống sẽ ngừng ngay lập tức.Khi giải tán Xô viết Tối cao, Yeltsin đã lặp lại thông báo của mình về một cuộc trưng cầu dân ý hiến pháp và cuộc bầu cử lập pháp mới vào tháng 12. Ông cũng loại bỏ hiến pháp, thay thế nó bằng một hiến pháp trao cho ông nhiều quyền lực đặc biệt. (Theo kế hoạch mới, hạ viện sẽ có 450 đại biểu và được gọi là Duma Quốc gia, tên của cơ quan lập pháp Nga trước cuộc Cách mạng Bolshevik năm 1917. Hội đồng Liên bang, sẽ gồm các đại diện từ 89 vùng của Liên bang Nga, sẽ đóng vai trò thượng viện.)
Yeltsin tuyên bố khi giải tán nghị viện Nga vào tháng 9 năm 1993 rằng ông đang dọn đường cho một sự chuyển tiếp nhanh hơn sang một nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường. Với lời hứa hẹn này, ông nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của các cường quốc phương Tây. Yeltsin có mối quan hệ tốt với các cường quốc phương Tây, đặc biệt với Hoa Kỳ, nhưng mối quan hệ này cũng khiến ông không được lòng một số người Nga.
Tại Nga, phía Yeltsin đã kiểm soát vô tuyến, nơi các quan điểm ủng hộ nghị viện hiếm khi được phát đi trong cuộc khủng hoảng tháng 9 và tháng 10.[18]
Nghị viện bãi chức tổng thống của Yeltsin
Rutskoy gọi hành động của Yeltsin là một bước hướng tới một cuộc đảo chính. Ngày hôm sau, Toà án Hiến pháp tuyên bố Yeltsin đã vi phạm hiến pháp và sẽ bị luận tội. Trong một cuộc họp kéo dài cả đêm, với sự chủ toạ của Khasbulatov, nghị viện tuyên bố nghị định của tổng thống là không có giá trị và không có hiệu lực. Rutskoy được tuyên bố thành tổng thống và tuyên thệ nhậm chức trước bản hiến pháp. Ông bãi chức Yeltsin và các bộ trưởng chủ chốt Pavel Grachev (quốc phòng), Nikolay Golushko (an ninh), và Viktor Yerin (nội vụ). Khi ấy nước Nga có hai tổng thống và hai bộ trưởng quốc phòng, an ninh và nội vụ. Dù Gennady Zyuganov và các lãnh đạo hàng đầu khác của Đảng Cộng sản Liên bang Nga không tham gia vào các sự kiện, các thành viên cá nhân của các tổ chức cộng sản vẫn tích cực ủng hộ nghị viện.Ngày 23 tháng 9, Đại hội Đại biểu Nhân dân được triệu tập. Dù chỉ có 638 có mặt (số đại biểu quy định là 689), Yeltsin đã bị Đại hội luận tội[19].
Ngày 24 tháng 9, một Yeltsin ngoan cường thông báo cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 6 năm 1994. Cùng ngày hôm ấy, Đại hội Đại biểu Nhân dân thông qua việc đồng thời tổ chức bầu cử nghị viện và tổng thống vào tháng 3 năm 1994.[20] Yeltsin chế giễu đề xuất về cuộc bầu cử đồng thời của nghị viện, và trả đũa ngày hôm sau bằng cách cắt điện, điện thoại và nước nóng vào toà nhà nghị viện.
Những cuộc tuần hành lớn và dựng chướng ngại quanh toà nhà nghị viện
Yeltsin cũng gây ra sự bất ổn dân sự với quyết định giải tán nghị viện một nghị viện ngày càng phản đối các cải cách kinh tế tự do mới của ông. Từ ngày 21 đến ngày 24 tháng 9, không khí chung đã thay đổi ủng hộ những người bảo vệ nghị viện. Hàng chục nghìn người Nga đã tuần hành trên các đường phố Moscow tìm cách ủng hộ lý tưởng của nghị viện.Những người tuần hành biểu tình chống lại các điều kiện sống ngày càng xấu đi dưới thời Yeltsin. Từ năm 1989 GDP đã giảm một nửa. Tham nhũng tràn lan, tội phạm bạo lực tăng chóng mặt, các dịch vụ y tế sụp đổ, lương thực và nhiên liệu dần trở nên khan hiếm và tuổi thọ giảm sút; hơn nữa Yeltsin ngày càng bị lên án.[21] Bên ngoài Moscow, toàn thể nhân dân Nga đang bối rối và không có tổ chức. Tuy thế, một số người đã tìm cách lên tiếng về sự phản đối của mình. Những cuộc đình công định kỳ diễn ra trên khắp nước Nga.
Ngày 28 tháng 9, Moscow chứng kiến những vụ đụng độ có đổ máu đầu tiên giữa cảnh sát đặc biệt và những người tuần hành chống Yeltsin. Cũng trong ngày 28 tháng 9, Bộ Nội vụ bắt đầu phong toả toà nhà nghị viện. Rào chắn và dây thép gai được bố trí quanh toà nhà. Ngày 1 tháng 10, Bộ nội vụ ước tính 600 chiến binh với một lượng lớn vũ khí đã gia nhập nhóm đối thủ chính trị của Yeltsin trong toà nhà nghị viện. Ngày 30 tháng 9, những vật chướng ngại đầu tiên được xây dựng.
Khả năng chiếm đài truyền hình
Các lãnh đạo nghị viện vẫn không loại bỏ khả năng thoả hiệp với Yeltsin. Nhà thờ Chính thống Nga hoạt động như một trung gian cho những cuộc đàm phán không thường xuyên giữa các đại diện nghị viện và tổng thống. Các cuộc đàm phán với trung gian là các Giáo trưởng Russian Orthodox tiếp tục cho tới tận ngày 2 tháng 10. Buổi chiều ngày 3 tháng 10, cảnh sát Moscow thất bại trong việc kiểm soát một cuộc biểu tình gần Nhà Trắng, và thế bế tắc chính trị phát triển thành xung đột vũ trang.Ngày 2 tháng 10, những người ủng hộ nghị viện xây dựng các rào chắn và phong toả giao thông trên các đường phố chính của Moscow. Buổi chiều ngày 3 tháng 10, những người có vũ trang chống đối Yeltsin đã vượt được qua hàng rào cảnh sát bao quanh Nhà Trắng, nơi nghị viện Nga đang bị phong toả[22]. Các lực lượng bán quân sự thuộc các phe nhóm ủng hộ nghị viện, cũng như một số đơn vị quân đội trong nước (các lực lượng vũ trang thường lệ của Bộ Nội vụ), ủng hộ Xô viết Tối cao.
Rutskoy hoan nghênh các đám đông từ ban công Nhà Trắng, và hối thúc họ hình thành các tiểu đoàn và đi chếm văn phòng thị trưởng và trung tâm đài truyền hình quốc gia tại Ostankino. Khasbulatov cũng kêu gọi đánh chiếm Kremlin và bỏ tù "tên tội phạm và kẻ tiếm quyền là Yeltsin" tại Matrosskaya Tishina. Với một số người đã thiệt mạng trên các đường phố, Yeltsin tuyên bố tình trạng khẩn cấp tại Moscow.
Buổi tối ngày 3 tháng 10, sau khi chiếm văn phòng thị trưởng, các cuộc biểu tình ủng hộ nghị viện tiến về Ostankino, trung tâm truyền hình. Nhưng những đám đông ủng hộ nghị viện bị các đơn vị của Bộ Nội vụ chặn lại trước đài truyền hình. Một cuộc đánh nhau dữ dội diễn ra. Một phần trung tâm truyền hình bị hư hại. Các chương trình truyền hình ngừng phát sóng và 62 người chết. Trước nửa đêm, các đơn vị của Bộ Nội vụ đã đẩy lùi được những người ủng hộ nghị viện.
Khi việc phát sóng được nối lại vào cuối buổi tối, Yegor Gaidar kêu gọi trên vô tuyến về một cuộc tụ tập ủng hộ Tổng thống Yeltsin. Một sóo người với những cách giải thích và niềm tin chính trị khác nhau về những nguyên nhân của các cuộc khủng hoảng (như Mikhail Gorbachev, Grigory Yavlinsky, Alexander Yakovlev, Yuri Luzhkov, Ales Adamovich, và Bulat Okudzhava) cũng kêu gọi ủng hộ chính phủ[23]. Tương tự, Khối Liên minh Dân sự của 'đối lập xây dựng' ra một thông cáo buộc tội Xô viết Tối cao đã quá đà khi chia tách xung đột chính trị khỏi tội phạm[23]. Vài trăm người ủng hộ Yeltsin đã tụ tập cả đêm trên quảng trường trước Toà thị sảnh Thành phố Moscow chuẩn bị cho những cuộc xung đột tiếp theo, tới sáng hôm sau mùng 4 tháng 10 họ được biết quân đội đang ở cùng phe với họ.
Đánh chiếm Nhà Trắng Nga
Từ mùng 2 tới mùng 4, quan điểm của quân đội là yếu tố quyết định. Quân đội đã có thái độ lập lờ trong nhiều giờ về việc phản ứng thế nào trước kêu gọi hành động của Yeltsin. Tới khi đó hàng chục người đã chết và hàng trăm người khác bị thương.Rutskoy, với tư cách cựu tướng lĩnh, kêu gọi một số đồng đội cũ. Sau mọi việc, nhiều sĩ quan và đặc biệt là các binh lính ở mọi cấp ít có thiện cảm với Yeltsin. Nhưng những người ủng hộ nghị viện không gửi bất kỳ một phái viên nào tới các doanh trại để tuyển mộ các binh lính thấp cấp, mắc một sai lần nghiêm trọng khi chỉ tìm cách thảo luận với các tướng lĩnh cao cấp những người đã có quan hệ thân cận với các lãnh đạo nghị viện. Cuối cùng, đại đa số tướng lĩnh không muốn thử vận may với một chế độ Rutskoy-Khasbulatov. Một số tướng lĩnh đã phát biểu ý định ủng hộ nghị viện, nhưng ở thời điểm cuối cùng đã quay sang ủng hộ Yeltsin.
Kế hoạch hành động thực tế được đại uý Gennady Zakharov đệ trình. Mười xe tăng bắn vào các tầng trên của Nhà Trắng, với mục đích giảm thiểu thương vong nhưng tạo ra sự rối loạn và sợ hãi bên trong những người cố thủ. Sau đó, các lực lượng đặc biệt từ các đơn vị Vympel và Alpha sẽ tiến chiếm toà nhà[24]. Theo vệ sĩ của Yeltsin là Alexander Korzhakov, việc bắn vào các tầng trên cũng là cần thiết để xua đuổi các tay súng bắn tỉa.
Tới rạng sáng ngày 4 tháng 10, quân đội Nga đã bao vây toà nhà nghị viện, và vài giờ sau xe tăng quân đội bắt đầu bắn vào Nhà Trắng. Lúc 8:00 giờ sáng giờ Moscow, tuyên bố của Yeltsin được cơ quan báo chí của ông phát đi. Yeltsin tuyên bố:
Những người chống lại thành phố hoà bình và thuê mướn những kẻ giết người đẫm máu, là tội phạm. Nhưng đây không phải là tội á của các băng nhóm và tổ chức cá nhân. Mọi thứ đã diễn ra và đang diễn ra ở Moscow là một cuộc nổi loạn vũ trang đã được lập kế hoạch từ trước. Nó đã được những kẻ theo chính sách phục thù Cộng sản, các lãnh đạo Phát xít, một phần của các đại biểu cũ, các đại diện của các Soviet lập kế hoạch.và đảm bảo với những người nghe rằng
Dưới vỏ bọc của các cuộc đàm phán họ đã tụ tập lực lượng, tuyển mộ các băng nhóm binh sĩ vụ lợi, những kẻ đã quen với giết người và bạo lực. Một băng nhóm đê tiện của những chính trị gia tìm cách dùng vũ lực để áp đặt ý chí của họ lên toàn bộ quốc gia. Các phương tiện mà họ muốn điều khiển nước Nga đã được thể hiện trước toàn thế giới. Chúng là sự nói dối bất cần đạo lý, và sự mua chuộc. Chúng là những viên sỏi, thanh sắt, vũ khí tự động và súng máy.
Những người, đang vẫy những lá cờ đỏ, một lần nữa nhuộm nước Nga trong máu. Họ hy vọng về điều không thể xảy ra, rằng hành động vô liêm sỉ và tàn bạo chưa từng có của mình sẽ gây ra sự sợ hãi và hoang mang.
cuộc nổi loạn vũ trang Phát xít-cộng sản tại Moscow sẽ bị đàn áp trong một thời gian ngắn nhất. Nhà nước Nga có các lực lượng cần thiết cho việc này[25].
Tới trưa, quân đội đã vào trong Nhà Trắng và chiếm giữ nó, từng tầng một. Những hành động thù địch đã ngừng lại nhiều lần để cho phép một số người trong Nhà Trắng thoát ra. Tới giữa trưa, cuộc kháng cự của dân chúng trên các đường phố đã hoàn toàn bị đàn áp, chỉ thỉnh thoảng còn những phát đạn bắn tỉa.
Việc đàn áp "Cách mạng tháng 10 thứ hai," mà, như được tường thuật, là sự kiện đánh nhau trên đường phố có Moscow số thương vong lớn nhất từ năm 1917, với hàng trăm người thiệt mạng. Ngày 8 tháng 10, cảnh sát nói rằng 187 người đã chết trong cuộc xung đột và 437 người bị thương. Những nguồn không chính thức đưa ra con số lớn hơn: lên tới 2,000 người chết.
Yeltsin chỉ được quân đội miễn cưỡng ủng hộ, và vào giờ thứ mười một. Các đơn vị đàn áp hy vọng nhiều nhất và họ chờ đợi Yeltsin sẽ tặng thưởng cho mình trong tương lai. Một ví dụ điển hình là tướng Pavel Grachev, người đã bày tỏ lòng trung thành của mình trong cuộc khủng hoảng này. Grachev đã trở thành một nhân vật chính trị chủ chốt, dù đã nhiều năm liên quan tới các cáo buộc tham nhũng bên trong quân đội Nga.[26]
Cuộc khủng hoảng là một ví dụ tiêu biểu về các vấn đề cân bằng hành pháp-lập pháp trong hệ thống tổng thống Nga, và, hơn nữa, khả năng về sự xung đột của một nhân vật zero-sum và sự thiếu vắng các cơ cấu có thể giải quyết điều đó.[27] Cuối cùng, đó là một trận đánh cạnh tranh tính pháp lý của hành pháp và lập pháp, và chỉ bên nào tập trung được sự ủng hộ của các điều kiện đàn áp bên đó mới chiến thắng.[28]
Ý kiến công chúng về cuộc khủng hoảng
Viện nghiên cứu ý kiến công chúng Nga VCIOM (VTsIOM) đã tiến hành một cuộc điều tra ngay sau cuộc khủng hoảng tháng 10 năm 1993 và thấy rằng 51% số người được hỏi coi hành động sử dụng vũ lực của Yeltsin là chính đáng và 30% cho nó là không chính đáng. Sự ủng hộ cho những hành động của Yeltsin đã giảm xuống trong những năm sau này. Khi VCIOM-A hỏi cùng câu hỏi năm 2003, chỉ 20% đồng ý với việc sử dụng vũ lực, 57% phản đối.Khi được hỏi về nguyên nhân chính của các sự kiện ngày 3-4 tháng 10, 46% trong cuộc điều tra năm 1993 của VCIOM buộc tội Rutskoy và Khasbullatov. Tuy nhiên, 10 năm sau cuộc khủng hoảng, đa số coi thủ phạm là di sản của Mikhail Gorbachev với 31%, tiếp theo là bởi các chính sách của Yeltsin với 29%.
Năm 1993, đa số người Nga coi các sự kiện từ 21 tháng 9 đến mùng 4 tháng 10 là một nỗ lực khôi phục của những người Cộng sản hay như một kết quả của sự tìm kiếm quyền lực cá nhân của Rutskoy và Khasbulatov. Mười năm sau, mọi người thường coi nguyên nhân các sự kiện là việc chính phủ Yeltsin áp dụng chương trình tư nhân hoá, khiến hầu hết tài sản quốc gia rơi vào tay một số nhỏ các ông trùm (sau này được gọi là "oligarchs"), và Nghị viện cũ hay Xô viết Tối cao là trở lực chính của việc đó.
Yeltsin củng cố quyền lực
Hậu quả tức thời
Trong những tuần sau sự kiện đánh chiếm Nhà Trắng, Yeltsin đã ban hành một loạt nghị định tổng thống với ý định củng cố quyền lực. Ngày 5 tháng 10 Yeltsin cấm các đảng chính trị cánh tả và quốc gia và những tờ báo đã ủng hộ nghị viện. Trong một bài phát biểu trước quốc dân ngày 6 tháng 10, Yeltsin cũng gọi những hội đồng vùng từng phản đối ông, chiếm số đông, giải tán. Valery Zorkin, chủ tịch Toà án Hiến pháp, bị buộc phải từ chức. Chủ tịch Các Liên đoàn Thương mại Độc lập Liên bang cũng bị sa thải, và tổng thống nắm cơ hội để tước bỏ một số chức năng hành chính của các liên đoàn tước bỏ các mối quan hệ công việc trực tiếp của chúng với các thành viên ở mọi cấp. Chương trình TV phản đối Yeltsin 600 Seconds của Alexander Nevzorov bị chấm dứt.Yeltsin ra nghị định, ngày 12 tháng 10, rằng cả hai viện của quốc hội sẽ được bầu vào tháng 12. Ngày 15 tháng 10, ông ra lệnh rằng một cuộc trưng cầu dân ý sẽ được tổ chức vào tháng 12 về một hiến pháp mới. Ngày 15 tháng 10 Rutskoy và Khasbulatov bị buộc tội "tổ chức nổi loạn quy mô lớn" và bị bỏ tù. Sau này họ được thả vào năm 1994 khi Yeltsin quyền lực của Yeltsin đã được củng cố tuyệt đối.
"Nước Nga cần trật tự," Yeltsin đã nói với người dân Nga trong một bài phát biểu trên truyền hình vào tháng 11 khi giới thiệu bản thảo hiến pháp mới của ông, sẽ được đưa ra trưng cầu dân ý ngày 12 tháng 12. Luật căn bản mới sẽ tập trung quyền lực vào tay tổng thống. Cơ quan lập pháp lưỡng viện, chỉ có nhiệm kỳ hai năm, và bị giới hạn trong các lĩnh vực chủ yếu. Tổng thống có thể lựa chọn thr tướng thậm chí khi nghị viện phản đối và có thể chỉ định giới lãnh đạo quân sự mà không cần sự thông qua của nghị viện. Ông sẽ lãnh đạo và chỉ định các thành viên của một hội đồng an ninh mới, đầy quyền lực. Nếu một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm chính phủ được thông qua, tổng tống có quyền hoãn việc thi hành nó trong ba tháng và có thể giải tán nghị viện nếu nghị viện tiếp tục bỏ phiếu cho việc này. Tổng thống có thể phủ quyết bất kỳ một dự luật nào đã được thông qua với một đa số đơn giản ở hạ viện, sau đó cần có hai phần ba số phiếu để điều luật này được thông qua. Tổng thống không thể bị buộc tội vi phạm hiến pháp. Ngân hàng trung ương sẽ trở thành độc lập, nhưng tổng thống cần có sự thông qua của Duma Quốc gia để chỉ định thống đốc ngân hàng, thống đốc sau đó sẽ độc lập với nghị viện. Ở thời điểm đó, hầu hết các nhà quan sát chính trị coi bản thảo hiến pháp là được soạn thảo ra do và vì Yeltsin và có lẽ cũng không tồn tại lâu hơn ông.
Sự chấm dứt của giai đoạn hiến pháp đầu tiên
Tuy nhiên, nghị viện được bầu lên trong cùng ngày hôm đó (với số cử tri tham gia khoảng 53%) đã đưa ra một sự khiển trách choáng váng với chương trình kinh tế tự do của ông. Các ứng cử viên bị gắn với các chính sách kinh tế của Yeltsin đã bị chôn vùi với rất nhiều phiếu phản đối, thành phần nghị viện được phân chia giữa những người Cộng sản (chủ yếu có sự ủng hộ của các công nhân, những viên chức đã bị thôi việc, một số nhà chuyên môn và những người hưu trí) và những người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan (có sự ủng hộ từ các thành phần bất thuộc các tầng lớp trung lưu thấp). Đáng ngạc nhiên, nhóm có sự trỗi dậy mạnh nhất là Đảng Dân chủ Tự do dân tộc cực đoan dưới sự lãnh đạo của Vladimir Zhirinovsky. Họ giành 23% phiếu trong khi Đảng 'Sự lựa chọn của nước Nga' do Gaidar lãnh đạo chỉ giành được 15.5% và Đảng Cộng sản Liên bang Nga, 12.4%. Lãnh đạo LDPR, Vladimir Zhirinovsky, đã khiến nhiều nhà quan sát nước ngoài lo ngại về những tuyên bố theo kiểu phát xít mới và sô vanh của ông.
Tuy thế, cuộc trưng cầu dân ý đã đánh dấu sự chấm dứt của giai đoạn hiến pháp được xác định bởi bản hiến pháp được Liên bang Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô viết Nga thông qua năm 1978, đã được sửa đổi nhiều lần khi Nga còn là một phần của Liên bang Xô viết dưới thời lãnh đạo của Mikhail Gorbachev. (Để biết thêm chi tiết về việc dân chủ hoá ở Liên xô cũ, xem Lịch sử Liên bang Xô viết (1985-1991).) Dù Nga sẽ xuất hiện như một chế độ song song tổng thống-nghị viện trên lý thuyết, quyền lực sẽ nằm trong tay tổng thống. Nước Nga khi ấy có một thủ tướng lãnh đạo một nội các và chịu trách nhiệm hành chính, nhưng hệ thống là một ví dụ của hệ thống tổng thống với vỏ bọc là một hệ thống tổng thống-thủ tướng, chứ không phải một mô hình bán tổng thống hiến pháp thực sự. (Ví dụ, Thủ tướng, được tổng thống tự do chỉ định và bãi miễn.)
Ghi chú và tham khảo
- ^ Những người ủng hộ Alexander Rutskoy, Xô viết Tối cao và Đại hội Đại biểu Nhân dân thường sử dụng những lá cờ này. Lá cờ ba màu của Nga chỉ còn được treo tại Nhà Trắng.
- ^ Urmanov, Alexandr (6 tháng 2 năm 1992). “The Creeping Counterrevolution in Russia: Local Resistance to Privitization”. The Heritage Foundation. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2007.
- ^ http://www.case.com.pl/upload/publikacja_plik/3459873_050.pdf p. 38. Truy cập 2009-07-13. Archived 2009-07-21.
- ^ Celestine Bohlen, "Yeltsin Deputy Calls Reforms 'Economic Genocide,'" New York Times, 9 tháng 2, 1992.
- ^ The Central Bank's efforts got in the way of pro-Yeltsin, Western-oriented leaders were seeking to carry out a decisive neoliberal economic transformation of Russia. They undermined the regime of fiscal austerity that the Yeltsin government was attempting to pursue. See, e.g., Thomas F. Remington, Politics in Russia (New York: Addison-Wesley Educational Publishers Inc., 2002), p. 50.
- ^ Р.Г. Пихоя 'Президент и Советы: политико конституционный кризис 1993. г.' С. 343. Available at http://www.ecsocman.edu.ru/images/pubs/2006/05/14/0000277176/042.PIKHOYA.pdf, truy cập 16 tháng 7, 2009
- ^ http://www.kasparov.ru/note.php?id=48E65EDB4854E
- ^ (tiếng Nga)Text of the ruling (Russian). Truy cập 2009-04-12. Archived 2009-05-11.
- ^ ngày 24 tháng 3 năm 1993. - Белкин А.А. Дело о Президентском обращении к народу 20 марта 1993 года - "Правоведение", № 3 1994. Available at http://www.law.edu.ru/article/article.asp?articleID=151800 truy cập 16 tháng 7, 2009
- ^ “Ъ - Блок "Российское единство" не хочет никого свергать”. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 7 năm 2009. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2009.
- ^ http://www.kommersant.ru/doc.aspx?DocsID=29621
- ^ “Владимир Прибыловский: Блоки и фракции российского парламента”. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 7 năm 2009. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2009.
- ^ “Николай Анисин __ ЗАПРОС НА БАБУРИНА”. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 7 năm 2009. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2009.
- ^ “Коммунистическая партия Российской Федерации ("Есть такие партии!")”. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 7 năm 2009. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2009.
- ^ Российская газета. 1993. 1 апр. Cited in: Белкин А.А.. Дело о референдуме 25 апреля 1993 года. - "Правоведение"/1994/№ 5-6. Truy cập 2009-04-12. Archived 2009-05-11.
- ^ a ă “Lenta.ru:: Зорькин, Валерий”. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 5 năm 2009. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2009.
- ^ Executive decree authority By John M. Carey, Matthew Soberg. p. 76
- ^ Changing channels By Ellen Propper Mickiewicz p. 126.
- ^ A Guide to the Economies in Transition By Ian Jeffries p. 113
- ^ For further details see Margaret Shapiro, "Yeltsin Dissolves Parliament, Orders New Vote," Washington Post, 22 tháng 9, 1993.
- ^ Một điều vẫn đang bị tranh cãi dữ dội giữa những nhà kinh tế, các nhà khoa học xã hội và thiết lập chính sách phương Tây liệu việc IMF-, Ngân hàng Thế giới-, và Cơ quan Ngân khố Hoa Kỳ có ủng hộ hay không các chính sách cải cách kinh tế được thông qua ở Nga, thường được gọi là "liệu pháp sốc," có phải là nguyên nhân dẫn tới tình trạng kinh tế tồi tệ ở Nga trong thập niên 1990. Theo chương trình kinh tế được Yeltsin đưa ra và được phương Tây ủng hộ, chính phủ Nga thực hiện nhiều biện pháp triệt để cùng lúc được cho là sẽ ổn định nền kinh tế bằng cách đưa chi tiêu nhà nước và các nguồn thu về cân bằng bằng cách để nhu cầu thị trường quyết định giá cả và cung cấp hàng hoá. Dưới các cuộc cải cách, chính phủ thả nổi hầu hết giá cả, tăng thuế, và cắt giảm mạnh chi tiêu cho công nghiệp và xây dựng. Các chính sách này gây ra tình trạng khó khăn rộng lớn khi nhiều doanh nghiệp nhà nước không có đơn hàng hay tài chính. Lý lẽ cơ bản của chương trình là kìm chế áp lực lạm phát bên trong nền kinh tế để những người sản xuất có thể bắt đầu đưa ra những quyết định nhạy cảm về sản xuất, giá cả và đầu tư thay vì lạm dụng các nguồn tài nguyên, như ở thời Xô viết. Bằng cách để thị trường chứ không phải các nhà lập kế hoạch từ trung ương quyết định giá cả, sản phẩm, mức sản xuất và nhu cầu, những người cải cách dự định tạo ra một cơ cấu khuyến khích bên trong cơ cấu nền kinh tế nơi hiệu năng và chấp nhận nguy cơ sẽ được hưởng thành quả còn lãng phí và không thận trọng sẽ bị trừng phạt. Loại bỏ các nguyên nhân của lạm phát kinh niên, các kiến trúc sư của cuộc cải cách cho rằng, đó là một tiền đề cho mọi cuộc cải cách khác: Họ cho rằng siêu lạm phát sẽ làm tan vỡ cả quá trình dân chủ và phát triển kinh tế. Một chương trình cải cách tương tự đã được thông qua ở Ba Lan vào tháng 1 năm 1990, với những kết quả nói chung khả quan. Tuy nhiên, những chỉ trích của phương Tây với cải cách của Yeltsin, đáng chú ý nhất là của Joseph Stiglitz và Marshall Goldman (những người ưa chuộng một cách chuyển tiếp "từ từ" hơn sang thị trường tư bản), coi các chính sách ở Ba Lan được áp dụng vào nước Nga ốm yếu là sai lầm, khi biết rằng dấu ấn của chủ nghĩa Cộng sản trong nền kinh tế Ba Lan dễ phai hơn nhiều so với tại Nga. [1]. - Những chỉ trích với quan điểm của Stiglitz có trong 'Whence Reform? A Critique of the Stiglitz Perspective' của M. Dabrowski, S. Gomulka, J. Rostowski. Truy cập 2009-07-13. Archived 2009-07-21.
- ^ http://books.google.com/books?id=oanB4q0o2vsC&pg=PA290&dq=1993+october+moscow+rutskoy+mayor%27s
- ^ a ă http://www.yabloko.ru/Publ/2003/2003_10/031007_ng_sheynis.html
- ^ Yeltsin's Russia and the West By Andrew Felkay. p. 79
- ^ The whole text of the declaration in Russian, part of the video broadcast
- ^ For further details see Rusnet.nl, "Pavel Grachev" [2] Cập nhật 12 tháng 3, 2003
- ^ Từ khi nhà khoa học chính trị người Argentina Juan Linz xuất bản bài tiểu luận đầy ảnh hưởng "Dân chủ Tổng thống hay Nghị viện: Liệu nó có khác biệt?" năm 1985 lý lẽ rằng hệ thống tổng thống dường như không thể duy trì các chế độ dân chủ đã giành được ảnh hưởng trong lý luận chính trị phương Tây. Theo Linz, xung đột luôn âm ỉ giữa tổng thống và cơ quan lập pháp bởi những tuyên bố cạnh tranh pháp lý xuất phát từ cùng một nguồn: các cơ cấu uỷ quyền đều qua bầu cử nhân dân. Vì thế, một cuộc xung đột có thể leo thang rất nhanh bởi nó không thể được giải quyết bằng các quy định, quá trình, đàm phán, hay thoả hiệp.
- ^ Xem, ví dụ, Stephen White, "Russia: Presidential Leadership under Yeltsin," in Ray Taras, ed., Postcommunist Presidents (Cambridge, England: Cambridge University Press, 1997), trang 57–61.
Liên kết ngoài và đọc thêm
- "A Specter’s Shadow Returns to Haunt Moscow" article by Ellen Barry in The New York Times 11 tháng 10, 2008 (15th anniversary demonstration)
- (tiếng Nga)A collection of materials on the topic; pro-parliament
Xem thêm
|
Thể loại:
- Chính trị Nga
- Nước Nga hậu Xô viết
- Thảm sát tại Nga
- Nga năm 1993
- Các cuộc xung đột năm 1993
- Những cuộc nổi dậy
- Những cuộc phản kháng
Sự cố nhà máy alumin Ajka
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Sự cố nhà máy alumin Ajka là một vụ tai nạn tràn bùn đỏ tại một chuỗi hồ chứa chất thải độc hại của nhà máy alumina Ajkai Timföldgyár tại làng Ajka, hạt Veszprém, ở phía tây Hungary vào lúc 12h25 giờ địa phương ngày 4 tháng 10 năm 2010
khi góc tây bắc của các đập của hồ chứa số 10 bị sụp đổ, làm thoát ra
khoảng một triệu mét khối chất thải lỏng từ hồ bùn đỏ. Bùn đỏ đã tràn ra
dưới dạng sóng 1-2 mét, ngập lụt một số địa phương lân cận, bao gồm các
làng Kolontár và thị trấn Devecser. Ít nhất chín người đã chết, và 122
người bị thương. Khoảng 40 km vuông đất ban đầu đã chịu ảnh hưởng của sự
cố này. Bùn đã tràn đến sông Danube vào ngày 7 tháng 10 năm 2010.
Không giống như nhiều phế thải từ các mỏ, bùn đỏ không chứa tỷ lệ cao các kim loại nặng, mặc dù tỉ lệ này vẫn cao gấp 7 lần so với đất thông thường.[4] Các phân tích bùn đỏ tại Kolontár đại diện cho tổ chức Hòa bình xanh cho thấy mức độ chromium 660 mg/kg, arsenic 110 mg/kg và thủy ngân 1.2 mg/kg.[5]
NDGDM nói rằng bùn đỏ có độ pH cao được xem là nguy hiểm và có thể gây ra phản ứng kiềm hóa khi tiếp xúc phải nếu không được rứa sạch bằng nước.[6] Thị trưởng của Devecser nói rằng có khoảng 80–90 người đã phải đưa vào bệnh viện do bị bỏng hóa học.[6] Péter Jakabos, một bác sĩ ở Győr nơi có nhiều người bị thương, nói trên truyền hình Hungari (Magyar Televízió) rằng có thể mất nhiều ngày thì các vết bỏng mới ảnh hưởng hoàn toàn đến nạn nhân.[2] Công ty quản lý nhà máy Magyar Alumínium (MAL) thì lại cho rằng bùn không được coi là một chất nguy hiểm theo như các tiêu chuẩn của Châu Âu.[6] Những đo đạc ban đầu thực hiện bởi NDGDM chỉ ra bùn có tính bazơ rất cao, với độ pH bằng 13.[7]
Các chất thải hóa học trong bùn đỏ làm hủy hoại mọi sự sống trong sông Marcal, và dòng bùn chảy đến sông Danube vào ngày 7 tháng 10, cảnh báo các nước nằm ở phía dưới con sông này phải đưa ra các kế hoạch khẩn cấp để đối phó với tình trạng ô nhiễm.[8]
Ngày 11 tháng 10, chính phủ Hungari thông báo là giám đốc quản lý của MAL đã bị bắt, và sẽ đưa vào "hồ sơ hình sự vì đã gây ra thảm họa công cộng."[9] Cũng vào ngày 11 tháng 10, chính phủ đã kiểm soát công ty MAL, trong đó chỉ định một ủy viên chính phủ để quản lý công ty.[9] Chính phủ Hungary đã lên kế hoạch tập trung vào việc bồi thường cho các vụ việc, bảo đảm việc làm, và xác định địa điểm trong tương lai có nguy cơ ảnh hưởng của sự cố này.[9]
Một ngày sau sự cố, Thư ký Môi trường Nhà nước Zoltán Illes đã ra lệnh đình chỉ việc sản xuất alumina tại nhà máy và thực hiện việc xây dựng lại đập.[10] Ngày hôm sau, chủ tịch của công ty cho biết trên một cuộc phỏng vấn qua đài phát thanh rằng ông muốn bắt đầu lại sản xuất vào ngày cuối tuần (5-6 ngày sau khi tai nạn xảy ra vào thứ Hai);[11] nhà máy mở cửa trở lại vào ngày 15 tháng 10, và dự kiến nó sẽ sản xuất trở lại như cũ vào ngày 19 tháng 10.[12]
Chính phủ Hungary ước lượng ban đầu rằng việc làm sạch môi trường có thể kéo dài ít nhất một năm với chi phí hàng chục triệu đô la.[13]
Chính phủ Hungary cũng đã khởi động Cơ chế bảo vệ dân sự EU để kêu gọi sự trợ giúp khẩn cấp từ cộng đồng quốc tế vào lúc 7:36PM ngày 7 tháng 10.[14] Trung tâm thông tin và giám sát của Liên minh Châu Âu (MIC) đã truyền đạt các yêu cầu để được các chuyên gia hỗ trợ đến từ 30 nước (gồm 27 nước thành viên EU, Iceland, Liechtenstein, Na Uy).[14]
Ngày 12 tháng 10, một đập thứ cấp bên ngoài phần đập còn lại đã được xây dựng hoàn thành, sau khi được xây dựng để chứa lượng bùn đã được dự kiến sẽ tràn ra sau khi một phần của đập ban đầu bị sụp đổ.[15]
Ngày 13 tháng 10, chính phủ đã thực hiện việc quốc hữu hóa công ty, văn bản quyết định này đã được Quốc hội thông qua trước đó một ngày.[16].
Năm 2011, Công ty MAL Zrt bị phạt hơn 135 tỷ forints, tương đương với 646 triệu USD vì những thiệt hại môi trường gây ra trong hoạt động của hồ chứa bùn đỏ.[17].
Mục lục
Nguồn gốc của bùn
Bùn đỏ trong sự cố này là phế thải từ quá trình Bayer (hay gọi là công nghệ Bayer) trong đó bauxite được tinh luyện thành alumina, một dạng của nhôm ôxit. Bùn chứa chủ yếu các hợp chất phi nhôm lẫn trong quặng bauxite được thải ra từ quá trình tinh luyện bauxite; màu đỏ đặc trưng của nó là do thành phần chính sắt III ôxit hiđrát ở trong bùn, nhưng ngoài ra còn có các hợp chất khác.[1] Chất bùn ban đầu có tính kiềm (alkaline) cao khi được thải ra, sẽ được dẫn vào một hồ thoáng lộ thiên; và người ta cho rằng có khoảng 30 triệu tấn bùn đỏ được chứa trong khu vực của nhà máy Ajkai Timföldgyár.[2] Theo thông cáo báo chí của MAL (công ty quản lý nhà máy này), tỉ lệ phần trăm các hợp chất hóa học chứa trong bùn đỏ như sau:[3]Ôxit kim loại | Tỷ lệ | Ghi chú |
---|---|---|
Fe2O3 (sắt(III) ôxit) | 40–45% | Làm cho bùn có màu đỏ |
Al2O3 (nhôm ôxit) | 10–15% | Nhôm ô xit chưa được tách ra |
SiO2 (silic điôxit) | 10–15% | Biểu hiện như natri- hay canxi-alumino-silicát |
CaO (canxi ôxit) | 6–10 % | |
TiO2 (titan ôxit) | 4–5 % | |
Na2O (natri ôxit dính) | 5–6 % | gây ra tính kiềm (alkaline-pH) cao và là chất hóa học dễ cháy |
Ảnh hưởng
Lũ bùn làm ngập các con đường ở Kolontár, ở đây có bốn người được xác nhận là đã thiệt mạng, và bùn tràn đến Devecser, nơi sức mạnh dòng bùn đủ làm trôi cả xe hơi và xe tải nhỏ.[2][6] Nguyên nhân khiến 4 nạn nhân thiệt mạng vẫn chưa được công bố chính thức; trong khi người phát ngôn của Tổng cục quản lý thảm họa quốc gia (NDGM-Országos Katasztrófavédelmi Főigazgatóság) nói rằng họ có thể bị bùn cuốn trôi.[6] Ngoài ra còn có 6 người mất tích trong vòng 24 giờ sau sự cố này.[2]NDGDM nói rằng bùn đỏ có độ pH cao được xem là nguy hiểm và có thể gây ra phản ứng kiềm hóa khi tiếp xúc phải nếu không được rứa sạch bằng nước.[6] Thị trưởng của Devecser nói rằng có khoảng 80–90 người đã phải đưa vào bệnh viện do bị bỏng hóa học.[6] Péter Jakabos, một bác sĩ ở Győr nơi có nhiều người bị thương, nói trên truyền hình Hungari (Magyar Televízió) rằng có thể mất nhiều ngày thì các vết bỏng mới ảnh hưởng hoàn toàn đến nạn nhân.[2] Công ty quản lý nhà máy Magyar Alumínium (MAL) thì lại cho rằng bùn không được coi là một chất nguy hiểm theo như các tiêu chuẩn của Châu Âu.[6] Những đo đạc ban đầu thực hiện bởi NDGDM chỉ ra bùn có tính bazơ rất cao, với độ pH bằng 13.[7]
Các chất thải hóa học trong bùn đỏ làm hủy hoại mọi sự sống trong sông Marcal, và dòng bùn chảy đến sông Danube vào ngày 7 tháng 10, cảnh báo các nước nằm ở phía dưới con sông này phải đưa ra các kế hoạch khẩn cấp để đối phó với tình trạng ô nhiễm.[8]
Ngày 11 tháng 10, chính phủ Hungari thông báo là giám đốc quản lý của MAL đã bị bắt, và sẽ đưa vào "hồ sơ hình sự vì đã gây ra thảm họa công cộng."[9] Cũng vào ngày 11 tháng 10, chính phủ đã kiểm soát công ty MAL, trong đó chỉ định một ủy viên chính phủ để quản lý công ty.[9] Chính phủ Hungary đã lên kế hoạch tập trung vào việc bồi thường cho các vụ việc, bảo đảm việc làm, và xác định địa điểm trong tương lai có nguy cơ ảnh hưởng của sự cố này.[9]
Ngăn chặn và dọn dẹp
Ngoài các hiệu ứng trực tiếp của sóng của bùn đỏ, người ta cũng phải quan tâm đến một khả năng ô nhiễm đường thuỷ của Hungary. Con sông Torna (phát âm tiếng Hungary: [ˈtoɾnɒ]) chảy qua khu vực bị ảnh hưởng, và các nhân viên cứu hộ đã rót hàng tấn thạch cao vào đường thủy để cố gắng gắn kết bùn lại và ngăn không cho nó tiếp tục trôi xuống hạ lưu.[2] Sông Torna nối vào sông Marcal (phát âm tiếng Hungary: [ˈmɒɾʦɒl]) tại Karakó, ở hạt Vas; và sông Marcal nối vào sông Rába ngay trên Győr, trong hạt Győr-Moson-Sopron, trong khi bản thân sông Rába lại đổ ra sông Danube tại Győr.Một ngày sau sự cố, Thư ký Môi trường Nhà nước Zoltán Illes đã ra lệnh đình chỉ việc sản xuất alumina tại nhà máy và thực hiện việc xây dựng lại đập.[10] Ngày hôm sau, chủ tịch của công ty cho biết trên một cuộc phỏng vấn qua đài phát thanh rằng ông muốn bắt đầu lại sản xuất vào ngày cuối tuần (5-6 ngày sau khi tai nạn xảy ra vào thứ Hai);[11] nhà máy mở cửa trở lại vào ngày 15 tháng 10, và dự kiến nó sẽ sản xuất trở lại như cũ vào ngày 19 tháng 10.[12]
Chính phủ Hungary ước lượng ban đầu rằng việc làm sạch môi trường có thể kéo dài ít nhất một năm với chi phí hàng chục triệu đô la.[13]
Chính phủ Hungary cũng đã khởi động Cơ chế bảo vệ dân sự EU để kêu gọi sự trợ giúp khẩn cấp từ cộng đồng quốc tế vào lúc 7:36PM ngày 7 tháng 10.[14] Trung tâm thông tin và giám sát của Liên minh Châu Âu (MIC) đã truyền đạt các yêu cầu để được các chuyên gia hỗ trợ đến từ 30 nước (gồm 27 nước thành viên EU, Iceland, Liechtenstein, Na Uy).[14]
Ngày 12 tháng 10, một đập thứ cấp bên ngoài phần đập còn lại đã được xây dựng hoàn thành, sau khi được xây dựng để chứa lượng bùn đã được dự kiến sẽ tràn ra sau khi một phần của đập ban đầu bị sụp đổ.[15]
Ngày 13 tháng 10, chính phủ đã thực hiện việc quốc hữu hóa công ty, văn bản quyết định này đã được Quốc hội thông qua trước đó một ngày.[16].
Năm 2011, Công ty MAL Zrt bị phạt hơn 135 tỷ forints, tương đương với 646 triệu USD vì những thiệt hại môi trường gây ra trong hoạt động của hồ chứa bùn đỏ.[17].
Hình ảnh
Kênh Marcal chụp ngày 12/10/2010.
Tham khảo
- ^ Greenwood, Norman N.; Earnshaw, A. (1984), Chemistry of the Elements, Oxford: Pergamon, tr. 245, ISBN 0-08-022057-6 states, "Typical compositions for industrially used bauxites are Al2O3 40–60%, combined H2O 12–30%, SiO2 free and combined 1–15%, Fe2O3 7–30%, TiO2 3–4%, F, P2O5, V2O5, etc., 0.05–0.2%"
- ^ a ă â b c “Hungary declares a state of emergency after sludge disaster”, The Guardian, 5 tháng 10 2010.
- ^ “Announcement of MAL Hungarian Aluminium”. MAL. Truy cập 7 tháng 10 2010.
- ^ Redsludge and detoxification, Government of Hungary, truy cập 9 tháng 10 2010.
- ^ “Danube 'neutralising toxic sludge'”, The Independent, 8 tháng 10 2010.
- ^ a ă â b c Deadly sludge escape kills three in western Hungary, BBC News, 5 tháng 10 2010.
- ^ “Sludge-hit Hungarian villagers demand compensation”, Atlanta Journal-Constitution, 6 tháng 10 2010.
- ^ “Hungarian chemical sludge spill reaches Danube”, BBC, 7 tháng 10 2010.
- ^ a ă â “Hungary Arrests Official, Citing Role in Red Sludge”. The New York Times. 11 tháng 10 2010. Truy cập 13 tháng 10 2010.
- ^ State Secretary Suspends Production, MTI, 5 tháng 10 2010 (tiếng Hungary)
- ^ “Hungary firm wants to restart production after spill”. Reuters. 6 tháng 10 2010.
- ^ “Hungary toxic spill plant reopens as villagers return”. BBC News Online. 15 tháng 10 năm 2010. Truy cập 16 tháng 10 2010.
- ^ “Eyewitness: Hungary's toxic spill”. BBC. 6 tháng 10 2010.
- ^ a ă Hungary activates the EU Civil Protection Mechanism and requests technical expertise to combat mud pollution on the Webpage of EU-Commissioner Kristalina Georgieva
- ^ “Hungary emergency toxic sludge dam 'almost completed'”. BBC News Online. 12 tháng 10 2010. Truy cập 13 tháng 10 2010.
- ^ Company producing catastrophe nationalized in Hungary, actmeadia
- ^ Công ty gây thảm họa bùn đỏ bị phạt 600 triệu USD
Liên kết ngoài
Khởi nghĩa Lục Lâm
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Trong lịch sử Trung Quốc, khởi nghĩa Lục Lâm là khởi nghĩa thời nhà Tân chống lại sự cai trị của Vương Mãng. Cuộc khởi nghĩa đã trực tiếp lật đổ nhà Tân nhưng sau đó đã thất bại trong cuộc chiến tranh với các chư hầu khác cùng tham gia chống nhà Tân.
Ít lâu sau, các cánh quân khởi nghĩa khác của Mã Vũ ở Nam Dương, Vương Thường và Thành Đan ở Dĩnh Xuyên đến gia nhập khiến nghĩa quân lớn mạnh nhanh chóng. Vì cánh quân này lấy núi Lục Lâm - một ngọn núi ở phía đông bắc huyện Đơn Dương, miền Kinh Châu[2] - làm căn cứ nên được gọi là quân Lục Lâm.
Sang năm 22, do ở vùng căn cứ có dịch bệnh, quân Lục Lâm phải chia làm 2 cánh rút khỏi Lục Lâm: một cánh theo Vương Khuông, Vương Phượng, Mã Vũ đi về Nam Dương, gọi là quân Tân Thị; cánh kia theo Vương Thường, Thành Đan đi về Nam Quận gọi là quân Hạ Giang.
Tháng 7 năm 22, quân Tân Thị đi đến huyện Tuỳ, lại được sự gia nhập của quân Bình Lâm của Trần Mục và một tông thất nhà Hán là Lưu Huyền; sau đó cánh quân Thung Lăng của anh em tông thất thuộc chi khác nhà Hán là Lưu Diễn và Lưu Tú cũng đến gia nhập. Lực lượng quân Tân Thị mạnh lên nhiều.
Quân Tân Thị tiến về phía tây đánh vào Trường Tụ[4], giết chết huyện uý Tân Dã. Sau đó quân Tân Thị lại đánh bại quân Tân ở Đường Tử[5], giành thắng lợi và thu được nhiều quân lương.
Tuy nhiên, ngay sau trận thắng này, hàng ngũ quân Lục Lâm và quân Thung Lăng bắt đầu rạn nứt. Nguyên do bởi các tướng Lục Lâm vốn số đông là nông dân, quá nhiệt tình đánh trận trong khi các tướng Thung Lăng xuất thân từ địa chủ, ít xông pha chiến trận nhưng giành giật của cải thu được rất nhanh, điều đó khiến các tướng Lục Lâm tỏ ý bất bình. Lưu Tú vội dàn hoà để tránh đổ vỡ liên minh, sai các thuộc hạ nộp bớt của cải thu được của quân Tân cho các tướng Lục Lâm[6].
Từ đó hai bên lại giữ được hòa khí, phối hợp đánh hạ được Cưu Dương[7] và tiến về Tân Đô[8], áp sát Uyển Thành - thủ phủ của Nam Dương.
Tháng 12 năm 22, các tướng trấn thủ Nam Dương là Chân Phụ và Lương Khâu Tứ mang 10 vạn quân ra đối địch. Hai bên gặp nhau ở Tiểu Tràng An huyện Dục Dương[9]. Quân Lục Lâm (gồm Tân Thị và Thung Lăng) vừa thắng trận, chủ quan khinh địch, bị quân Tân đánh bại. Cánh quân của Lưu Tú bị chết và tan chạy hết, một mình chạy thoát. Anh Lưu Tú là Trọng và chị là Lưu Nguyên cùng bị giết trong trận này. Quân Lục Lâm phải lui về giữ Cức Dương.
Trong khi đó, cánh quân Hạ Giang của Lục Lâm do Vương Thường, Thành Đan và Trương Ngang chỉ huy từ huyện Biên thuộc Nam Quận[10], qua Ứng Sơn và huyện Tuỳ, đến hương Thượng Đường[11], đánh bại quân do Kinh châu mục phái đến. Sau trận thắng này, quân Giang Hạ với 5000 người, tiến về phía bắc đến Nghi Thu[12].
Để đối phó với quân triều đình ở Nam Dương, quân Lục Lâm chia làm nhiều cánh, dùng chiến thuật bất ngờ tập kích rồi rút nhanh khiến quân Tân không thể đề phòng. Chân Phụ và Lương Khâu Tứ chủ quan sau trận thắng, đều bị quân Lục Lâm giết chết khi lâm trận, 10 vạn quân Tân bị giết hơn 2 vạn, còn lại tan rã[13].
Nghe tin hai tướng bị giết, quân Tân hoang mang. Hai tướng Nghiêm Ưu và Trần Mậu kéo quân bản bộ vào đóng ở Uyển Thành. Lưu Diễn nghe tin quân Tân đã đóng ở Nam Dương, bèn lệnh cho quân bỏ bớt hành lý, chỉ mang theo ít lương thực và đồ nhẹ, tiến đánh quân Nghiêm Ưu ở phía bắc sông Dục Thuỷ[14], lại thắng trận, chém 3000 quân. Quân Tân thua bỏ chạy về cố thủ ở Uyển Thành.
Sau hai trận thắng liên tiếp, danh tiếng quân Lục Lâm lên rất cao, người đến xin theo rất nhiều, nên lực lượng có 10 vạn người. Lưu Huyền được phong làm Canh Thủy tướng quân.
Trong quân Lục Lâm có chủ trương lập một người hoàng tộc nhà Hán lên làm vua để có danh chính đánh Vương Mãng, khôi phục nhà Hán. Ngoài Lưu Huyền và anh em Lưu Diễn, Lưu Tú, trong quân Lục Lâm còn có các tông thất là Lưu Lương, Lưu Tứ, Lưu Gia. Vương Khuông và Vương Phượng chủ trương lập Lưu Huyền là người tài năng kém và không có vây cánh, thế lực để dễ khống chế[15][16], trong khi thiểu số theo Lưu Diễn không tán thành, muốn mình được lập. Cuối cùng, số đông của Vương Khuông thắng thế, Lưu Huyền được lập làm vua, với danh nghĩa khôi phục nhà Hán để đánh nhà Tân, tức là Hán Canh Thuỷ Đế.
Quân Nghiêm Ưu, Trần Mậu bỏ Uyển Thành về giữ Dĩnh Xuyên, giao cho các tướng dưới quyền cố thủ Uyển Thành.
Cánh quân của Vương Thường và Lưu Tú luôn thắng trận, thu rất nhiều của cải và lương thực; sau đó Vương Thường cầm 1 cánh quân tiến về phía bắc, tiến đánh Nhữ Nam[20] và Bái quận[21].
Vương Mãng nghe tin quân Tân liên tiếp thất bại, liền phái Đại tư đồ Vương Tầm, Đại tư không Vương Ấp trưng tập hết quân tướng còn lại gồm 42 vạn quân đi đánh quân Lục Lâm, mang theo cả hổ, báo, voi. Tháng 5 năm 23, quân Vương Tầm tiến đến Dĩnh Xuyên[22], hợp với quân của Nghiêm Ưu, Trần Mậu. Bốn tướng hợp đại binh tiến về phía nam, đụng độ với cánh quân nhỏ của Lục Lâm.
Được tin đại quân Tân kéo đến, Vương Thường từ Nhữ Nam trở về Côn Dương yểm trợ. Sau vài trận đánh chặn ở Dương Quan, Lưu Tú cũng lui về Côn Dương.
Quân tiên phong của Vương Ấp gồm 10 vạn người kéo đến thành Côn Dương. Vương Ấp chủ quan khinh địch, cho quân vây 4 mặt, hạ trại giữ xung quanh.
Trong thành, quân Lục Lâm chỉ có hơn 8000 người. Vương Phượng và Vương Thường chủ trương phá vây chạy nhưng Lưu Tú cho rằng không nên, vì lực lượng quá chênh lệch sẽ bị hỗn loạn và bị giết hết. Theo kế của Lưu Tú, Vương Phượng và Vương Thường lo giữ thành, Lưu Tú cùng 13 kỵ binh nương theo đêm tối và nhân lúc quân địch đông đảo chưa lập trại xong, kéo ra cửa nam thành, đến các huyện đã chiếm được trước kia thu thập binh mã về cứu viện.
Quân Tân tập hợp đủ 42 vạn người, đánh thành dữ dội. Các tướng trong thành phải liều chết giữ.
Tháng 6, các cánh quân Lục Lâm ở Yển Thành và Định Lăng nghe tin Lưu Tú cấp báo, bèn hợp binh được vài ngàn người tiến về cứu Côn Dương. Vương Tầm coi thường viện binh, chỉ mang vài ngàn quân ra đánh. Lưu Tú nhân lúc quân Tân chưa bày trận xong, bèn tự mình hăng hái đi đầu, đánh vào trận địch tới. Quân Tân bị đánh bất ngờ, thua trận bỏ chạy. Lưu Tú thừa cơ truy kích giết hơn 1000 người.
Lưu Tú vẫn sai người phao tin rằng Uyển Thành đã bị quân Lục Lâm hạ, từ đó quân chủ lực sẽ tới cứu Côn Dương. Điều đó khiến quân trong thành rất vững tâm, còn quân Vương Tầm, Vương Ấp ở ngoài lo lắng. Lưu Tú mang 3000 quân, nhân lúc đêm tối vượt qua sông Côn Thủy phía tây thành Côn Dương, rạng sáng hôm sau đột ngột tấn công vào trung quân của quân Tân. Quân Tân bị đánh bất ngờ. Vương Tầm vội mang 2 vạn quân ra nghênh chiến, nhưng quân sĩ hoảng loạn không sắp được đội hình, bị quân Lục Lâm đánh đại bại. Vương Tầm bị giết trong trận này.
Chủ soái bị giết làm quân Tân hoảng loạn. Trong thành, Vương Thường và Vương Phượng kéo ra đánh sáp lại, quân Tân bị giết rất nhiều, người chết dài hơn 100 dặm[23]. Các tướng Vương Ấp, Nghiêm Ưu và Trần Mậu chạy thoát. Quân sĩ nhà Tân cùng nhau đào ngũ rất nhiều, chỉ có Vương Ấp cùng vài ngàn quân trung thành chạy về Tràng An.
Biết một tông thất khác là Lưu Tắc về phe Lưu Diễn và phản đối việc lập Lưu Huyền, Huyền triệu về phong Tắc làm Kháng uy tướng quân, nghĩa là Tướng quân chống lệnh vua. Tắc đang cầm quân đánh Lỗ Dương[24], không chịu nhận chức đó, bị Canh Thuỷ Đế sai các tướng mang quân đến bắt về giết chết. Lưu Diễn có mặt ở đó thấy vậy kiên quyết phản đối, đòi thu lệnh chém Lưu Tắc. Chu Vĩ và Lý Dật[25] bèn khuyên Lưu Huyền nhân đó xử tội luôn Lưu Diễn đồng mưu phản nghịch. Canh Thuỷ Đế được cơ hội bèn sai bắt luôn Lưu Diễn mang chém vì tội chống đối.
Sau trận thắng Côn Dương, Lưu Tú mang quân đánh chiếm quận Dĩnh Xuyên. Được tin anh bị giết, Lưu Tú rất đau xót nhưng cố nén lòng, không để tang Lưu Diễn, cười nói như thường và đến tạ tội với Canh Thuỷ Đế nên không bị nghi ngờ. Canh Thuỷ Đế thấy Lưu Tú có công thắng trận Côn Dương, nhân đó muốn an ủi, phong là Phá lỗ tướng quân, Vũ Tín hầu.
Tháng 7 năm 23, tướng quân Lục Lâm là Vương Khuông đánh hạ thành Lạc Dương, bắt sống thái sư nhà Tân là Vương Khuông và Ai Chương mang về Uyển Thành chém đầu.
Tháng 9 năm 23, khi Thân Đồ Kiến lấy được ải Vũ Quan tiến vào Tràng An thì nhân dân trong thành cũng vùng dậy chống triều đình. Vương Mãng biết không thể cứu vãn tình thế, dẫn quần thần đến Nam giao tế cáo trời đất để nhờ trời cứu giúp.
Ngày 1 tháng 10 theo lịch triều Tân (tức 1 tháng 9 theo lịch Canh Thủy, 4 tháng 10 theo dương lịch), quân Lục Lâm đánh vào kinh thành. Sáng sớm ngày 3, Vương Mãng chạy đến Tiệm Đài, hy vọng vào sự ngăn trở của hồ nước xung quanh để chống lại quân địch.
Quân Lục Lâm kéo đến nơi, vây Tiệm Đài nhiều lớp. Trên đài cao, quân Tân dùng tên bắn xuống chống trả khiến quân Lục Lâm không tiến lên được. Nhưng đến khi tên hết, quân Lục Lâm tiến lên. Hai bên đánh giáp lá cà. Cha con Vương Ấp xung đột rồi đều tử trận. Các công khanh khác trong Tiệm Đài cũng bị giết.
Trong lúc lộn xộn ở Tiệm Đài, Vương Mãng bị thương nhân Đỗ Ngô giết chết. Mấy hôm sau, thủ cấp của Vương Mãng bị mang bêu ở chợ huyện Uyển ở Nam Dương.
Lưu Huyền phong cựu hoàng tộc Lưu Tứ làm Đại tư đồ, Lý Tùng làm thừa tướng. Tuy nhiên cũng từ lúc đánh đổ được nhà Tân, không chỉ Canh Thuỷ Đế mà cả các tướng Vương Khuông, Vương Phượng, Chu Vĩ, Vương Thường, Trương Ngang… sau khi được phong vương một lượt bắt đầu nghĩ đến chuyện hưởng lạc, không lo đánh dẹp các lực lượng cát cứ còn nhiều.
Nghe tin quân Lục Lâm làm chủ Tràng An, thủ lĩnh quân khởi nghĩa Xích Mi là Phàn Sùng sai người đến yết kiến và tỏ ý quy phục. Lưu Huyền phong cho các tướng Xích Mi tước hầu. Tuy nhiên một thời gian sau, phe Lục Lâm lại bài xích phe Xích Mi, vì vậy Phàn Sùng và các thủ hạ ly khai Lưu Huyền.
Mặc dù diệt được nhà Tân nhưng phạm vi quản lý của Canh Thuỷ Đế chỉ bao gồm Quan Trung, Lạc Dương, Giang Hoài và Kinh Châu, còn các nơi khác do các lực lượng nhân danh chống Vương Mãng nổi dậy chiếm giữ. Lúc đó vùng Hà Bắc vẫn do các tướng do Vương Mãng bổ nhiệm và các cánh quân khởi nghĩa chia nhau nắm giữ. Vương Lang chiếm cứ Hàm Đan tự xưng hiệu[27]. Lưu Huyền bèn cử Lưu Tú đi cùng các tướng Phùng Dị, Diêu Kỳ, Chu Hựu... rời Lạc Dương lên Hà Bắc.
Thấy Lưu Tú ra mặt ly khai, Canh Thuỷ Đế sai Chu Vĩ và Lý Dật mang 30 vạn quân ra đóng ở Lạc Dương. Lưu Tú mang quân đánh lấy quận Hà Nội, làm chủ toàn bộ Hà Bắc, chuẩn bị tiến đánh Quan Trung. Lưu Tú sai Khấu Tuần giữ Hà Nội là nơi giàu có, không bị chiến tranh tàn phá để làm chỗ cung ứng quân lương, sai Phùng Dị giữ Mạnh Tân, kiềm chế quân Chu Vĩ ở Lạc Dương.
Đầu năm 25, Phương Vọng ở Bình Lăng[28] thấy chính quyền Canh Thuỷ đã loạn, bèn lập vua cũ nhà Tây Hán là Lưu Anh, tức là Nhũ Tử Anh thời Vương Mãng, lúc đó đã 21 tuổi lên ngôi. Lưu Huyền biết tin bèn sai Lý Tùng mang quân trấn áp, giết chết cả Phương Vọng và Lưu Anh.
Sau khi nhà Tân mất, chính quyền Canh Thuỷ lại hủ bại, Phàn Sùng quyết tâm đánh diệt Canh Thuỷ. Phàn Sùng chia quân làm hai cánh tiến về tây đánh Lưu Huyền. Đầu năm 25, hai cánh quân Xích Mi hội nhau ở Hoằng Nông[30]. Quân tiên phong Lục Lâm ra đánh chặn bị quân Xích Mi đánh bại.
Quân Xích Mi tụ được 30 vạn người. Để có danh chính chống Lưu Huyền, khi đi đến Hoa Âm, Phàn Sùng tìm tông thất nhà Hán là cháu của Thành Dương Cảnh vương Lưu Chương tên là Lưu Bồn Tử mới 15 tuổi, đang đi chăn trâu, lập làm vua, đặt niên hiệu là Kiến Thế, tức là vua Kiến Thế Đế, với danh nghĩa tái lập nhà Hán.
Trong khi đó, tháng 6 năm 25, Lưu Tú cũng xưng đế ở Hạo Nam, cũng đặt quốc hiệu là Hán lấy niên hiệu là Kiến Vũ. Như vậy cùng lúc có 3 vua Hán là Canh Thủy (Lưu Huyền), Kiến Thế (Lưu Bồn Tử) và Kiến Vũ (Lưu Tú).
Mùa thu năm 25, quân Xích Mi tiến đến Cao Lăng[31] và sắp vào tới Tràng An. Vì quân chủ lực 30 vạn người của Lục Lâm đã giao cho Chu Vĩ đi trấn giữ Lạc Dương nên lực lượng ở lại không đủ mạnh để chống quân Xích Mi. Trong thành Tràng An hoảng loạn. Có người khuyên Lưu Huyền vơ vét của cải ở Tràng An về Nam Dương như cũ cố thủ, nếu lại thua nữa thì trở lại làm trộm cướp. Canh Thuỷ Đế không tán thành đề nghị đó, sai Lý Tùng mang quân ra chặn đánh quân Xích Mi nhưng Tùng nhanh chóng bại trận, bị Phàn Sùng bắt sống.
Các đại thần ở Tràng An mưu ép Canh Thuỷ Đế chạy về phía đông. Mưu sự bại lộ, Lưu Huyền giết chết 3 vương chư hầu là Thân Đồ Kiến, Trần Mục và Thành Đan. Các tướng khác là Vương Khuông, Trương Ngang, Liêu Trạm, Hồ Ân bèn mưu sự lần thứ hai, dẫn quân vào đánh Canh Thuỷ Đế lần nữa để bắt sống mang về đông. Hai bên kịch chiến trong cung Canh Thuỷ. Lưu Huyền thua trận bỏ chạy về Tân Phong, ra mặt thù địch với các tướng. Không thể tiếp tục hợp tác với Lưu Huyền, Vương Khuông cùng các tướng bèn ra hàng quân Xích Mi.
Quân Xích Mi đánh chiếm được Tràng An. Lưu Huyền đường cùng cũng đành phải xin hàng. Tháng 12 năm 25, Lưu Huyền bị quân Xích Mi treo cổ.
Cái chết của Lưu Huyền đánh dấu sự tan rã của quân Lục Lâm. Tính từ khi khởi binh đến khi thất bại, quân Lục Lâm hoạt động trong 9 năm, lật đổ được nhà Tân của Vương Mãng nhưng đã không hoàn thành được mục tiêu thống nhất quốc gia và bị diệt vong.
Mục lục
Nguyên nhân
Những cuộc cải cách kinh tế và xã hội của Vương Mãng không những không cải thiện đời sống cho nhân dân mà trái lại gây nhiều phiền toái. Trong khi đời sống xã hội bị xáo trộn, chiến tranh với các ngoại tộc xung quanh kéo dài nhiều năm khiến nhân dân căm phẫn vì phải đi lính thú và cung đốn quân phí. Cùng lúc đó, trong nước lại xảy ra mất mùa, hạn hán, nạn châu chấu, vỡ đê sông Hoàng Hà, đổi dòng chảy sông Hoàng Hà v.v. Thiên tai và nhân họa khiến cho đời sống nhân dân ngày càng quẫn bách. Trong hoàn cảnh đó, khởi nghĩa binh biến chống triều đình đã nổ ra khắp nơi. Khởi nghĩa Lục Lâm đã trở thành một trong những lực lượng chống nhà Tân mạnh nhất.Khởi binh
Năm 17, những người dân bị đói kém ở Tân Thị[1] thuộc Kinh châu theo Vương Khuông, Vương Phượng nổi dậy khởi nghĩa chống triều đình.Ít lâu sau, các cánh quân khởi nghĩa khác của Mã Vũ ở Nam Dương, Vương Thường và Thành Đan ở Dĩnh Xuyên đến gia nhập khiến nghĩa quân lớn mạnh nhanh chóng. Vì cánh quân này lấy núi Lục Lâm - một ngọn núi ở phía đông bắc huyện Đơn Dương, miền Kinh Châu[2] - làm căn cứ nên được gọi là quân Lục Lâm.
Đánh đổ nhà Tân
Chia hai cánh quân
Năm 21, Vương Mãng phái quan trấn thủ Kinh châu mang 2 vạn quân trấn dẹp quân Lục Lâm, bị quân Lục Lâm dưới quyền chỉ huy của Vương Khuông đánh tan ở Vân Đỗ[3].Sang năm 22, do ở vùng căn cứ có dịch bệnh, quân Lục Lâm phải chia làm 2 cánh rút khỏi Lục Lâm: một cánh theo Vương Khuông, Vương Phượng, Mã Vũ đi về Nam Dương, gọi là quân Tân Thị; cánh kia theo Vương Thường, Thành Đan đi về Nam Quận gọi là quân Hạ Giang.
Tháng 7 năm 22, quân Tân Thị đi đến huyện Tuỳ, lại được sự gia nhập của quân Bình Lâm của Trần Mục và một tông thất nhà Hán là Lưu Huyền; sau đó cánh quân Thung Lăng của anh em tông thất thuộc chi khác nhà Hán là Lưu Diễn và Lưu Tú cũng đến gia nhập. Lực lượng quân Tân Thị mạnh lên nhiều.
Quân Tân Thị tiến về phía tây đánh vào Trường Tụ[4], giết chết huyện uý Tân Dã. Sau đó quân Tân Thị lại đánh bại quân Tân ở Đường Tử[5], giành thắng lợi và thu được nhiều quân lương.
Tuy nhiên, ngay sau trận thắng này, hàng ngũ quân Lục Lâm và quân Thung Lăng bắt đầu rạn nứt. Nguyên do bởi các tướng Lục Lâm vốn số đông là nông dân, quá nhiệt tình đánh trận trong khi các tướng Thung Lăng xuất thân từ địa chủ, ít xông pha chiến trận nhưng giành giật của cải thu được rất nhanh, điều đó khiến các tướng Lục Lâm tỏ ý bất bình. Lưu Tú vội dàn hoà để tránh đổ vỡ liên minh, sai các thuộc hạ nộp bớt của cải thu được của quân Tân cho các tướng Lục Lâm[6].
Từ đó hai bên lại giữ được hòa khí, phối hợp đánh hạ được Cưu Dương[7] và tiến về Tân Đô[8], áp sát Uyển Thành - thủ phủ của Nam Dương.
Tháng 12 năm 22, các tướng trấn thủ Nam Dương là Chân Phụ và Lương Khâu Tứ mang 10 vạn quân ra đối địch. Hai bên gặp nhau ở Tiểu Tràng An huyện Dục Dương[9]. Quân Lục Lâm (gồm Tân Thị và Thung Lăng) vừa thắng trận, chủ quan khinh địch, bị quân Tân đánh bại. Cánh quân của Lưu Tú bị chết và tan chạy hết, một mình chạy thoát. Anh Lưu Tú là Trọng và chị là Lưu Nguyên cùng bị giết trong trận này. Quân Lục Lâm phải lui về giữ Cức Dương.
Trong khi đó, cánh quân Hạ Giang của Lục Lâm do Vương Thường, Thành Đan và Trương Ngang chỉ huy từ huyện Biên thuộc Nam Quận[10], qua Ứng Sơn và huyện Tuỳ, đến hương Thượng Đường[11], đánh bại quân do Kinh châu mục phái đến. Sau trận thắng này, quân Giang Hạ với 5000 người, tiến về phía bắc đến Nghi Thu[12].
Lập Canh Thủy Đế
Lưu Tú và Lưu Diễn nghe tin quân Giang Hạ thắng trận, bèn sai người đến liên lạc với Vương Thường đề nghị hội binh. Vương Thường đồng ý. Tháng 1 năm 23, quân Giang Hạ kéo về Cức Dương hợp làm một với quân Tân Thị. Từ đó quân Lục Lâm lại thống nhất, nhuệ khí lại tăng lên.Để đối phó với quân triều đình ở Nam Dương, quân Lục Lâm chia làm nhiều cánh, dùng chiến thuật bất ngờ tập kích rồi rút nhanh khiến quân Tân không thể đề phòng. Chân Phụ và Lương Khâu Tứ chủ quan sau trận thắng, đều bị quân Lục Lâm giết chết khi lâm trận, 10 vạn quân Tân bị giết hơn 2 vạn, còn lại tan rã[13].
Nghe tin hai tướng bị giết, quân Tân hoang mang. Hai tướng Nghiêm Ưu và Trần Mậu kéo quân bản bộ vào đóng ở Uyển Thành. Lưu Diễn nghe tin quân Tân đã đóng ở Nam Dương, bèn lệnh cho quân bỏ bớt hành lý, chỉ mang theo ít lương thực và đồ nhẹ, tiến đánh quân Nghiêm Ưu ở phía bắc sông Dục Thuỷ[14], lại thắng trận, chém 3000 quân. Quân Tân thua bỏ chạy về cố thủ ở Uyển Thành.
Sau hai trận thắng liên tiếp, danh tiếng quân Lục Lâm lên rất cao, người đến xin theo rất nhiều, nên lực lượng có 10 vạn người. Lưu Huyền được phong làm Canh Thủy tướng quân.
Trong quân Lục Lâm có chủ trương lập một người hoàng tộc nhà Hán lên làm vua để có danh chính đánh Vương Mãng, khôi phục nhà Hán. Ngoài Lưu Huyền và anh em Lưu Diễn, Lưu Tú, trong quân Lục Lâm còn có các tông thất là Lưu Lương, Lưu Tứ, Lưu Gia. Vương Khuông và Vương Phượng chủ trương lập Lưu Huyền là người tài năng kém và không có vây cánh, thế lực để dễ khống chế[15][16], trong khi thiểu số theo Lưu Diễn không tán thành, muốn mình được lập. Cuối cùng, số đông của Vương Khuông thắng thế, Lưu Huyền được lập làm vua, với danh nghĩa khôi phục nhà Hán để đánh nhà Tân, tức là Hán Canh Thuỷ Đế.
Đại chiến Côn Dương
Tháng 2 năm 23, quân Lục Lâm dưới danh nghĩa nhà Hán chia làm 2 đường, cánh quân chủ lực do Vương Khuông, Lưu Diễn chỉ huy đánh Uyển Thành; cánh thứ 2 nhỏ do Vương Phượng, Vương Thường, Lưu Tú chỉ huy, mang 2 vạn quân đánh Côn Dương[17], Đinh Lăng[18] và đất Yển[19].Quân Nghiêm Ưu, Trần Mậu bỏ Uyển Thành về giữ Dĩnh Xuyên, giao cho các tướng dưới quyền cố thủ Uyển Thành.
Cánh quân của Vương Thường và Lưu Tú luôn thắng trận, thu rất nhiều của cải và lương thực; sau đó Vương Thường cầm 1 cánh quân tiến về phía bắc, tiến đánh Nhữ Nam[20] và Bái quận[21].
Vương Mãng nghe tin quân Tân liên tiếp thất bại, liền phái Đại tư đồ Vương Tầm, Đại tư không Vương Ấp trưng tập hết quân tướng còn lại gồm 42 vạn quân đi đánh quân Lục Lâm, mang theo cả hổ, báo, voi. Tháng 5 năm 23, quân Vương Tầm tiến đến Dĩnh Xuyên[22], hợp với quân của Nghiêm Ưu, Trần Mậu. Bốn tướng hợp đại binh tiến về phía nam, đụng độ với cánh quân nhỏ của Lục Lâm.
Được tin đại quân Tân kéo đến, Vương Thường từ Nhữ Nam trở về Côn Dương yểm trợ. Sau vài trận đánh chặn ở Dương Quan, Lưu Tú cũng lui về Côn Dương.
Quân tiên phong của Vương Ấp gồm 10 vạn người kéo đến thành Côn Dương. Vương Ấp chủ quan khinh địch, cho quân vây 4 mặt, hạ trại giữ xung quanh.
Trong thành, quân Lục Lâm chỉ có hơn 8000 người. Vương Phượng và Vương Thường chủ trương phá vây chạy nhưng Lưu Tú cho rằng không nên, vì lực lượng quá chênh lệch sẽ bị hỗn loạn và bị giết hết. Theo kế của Lưu Tú, Vương Phượng và Vương Thường lo giữ thành, Lưu Tú cùng 13 kỵ binh nương theo đêm tối và nhân lúc quân địch đông đảo chưa lập trại xong, kéo ra cửa nam thành, đến các huyện đã chiếm được trước kia thu thập binh mã về cứu viện.
Quân Tân tập hợp đủ 42 vạn người, đánh thành dữ dội. Các tướng trong thành phải liều chết giữ.
Tháng 6, các cánh quân Lục Lâm ở Yển Thành và Định Lăng nghe tin Lưu Tú cấp báo, bèn hợp binh được vài ngàn người tiến về cứu Côn Dương. Vương Tầm coi thường viện binh, chỉ mang vài ngàn quân ra đánh. Lưu Tú nhân lúc quân Tân chưa bày trận xong, bèn tự mình hăng hái đi đầu, đánh vào trận địch tới. Quân Tân bị đánh bất ngờ, thua trận bỏ chạy. Lưu Tú thừa cơ truy kích giết hơn 1000 người.
Lưu Tú vẫn sai người phao tin rằng Uyển Thành đã bị quân Lục Lâm hạ, từ đó quân chủ lực sẽ tới cứu Côn Dương. Điều đó khiến quân trong thành rất vững tâm, còn quân Vương Tầm, Vương Ấp ở ngoài lo lắng. Lưu Tú mang 3000 quân, nhân lúc đêm tối vượt qua sông Côn Thủy phía tây thành Côn Dương, rạng sáng hôm sau đột ngột tấn công vào trung quân của quân Tân. Quân Tân bị đánh bất ngờ. Vương Tầm vội mang 2 vạn quân ra nghênh chiến, nhưng quân sĩ hoảng loạn không sắp được đội hình, bị quân Lục Lâm đánh đại bại. Vương Tầm bị giết trong trận này.
Chủ soái bị giết làm quân Tân hoảng loạn. Trong thành, Vương Thường và Vương Phượng kéo ra đánh sáp lại, quân Tân bị giết rất nhiều, người chết dài hơn 100 dặm[23]. Các tướng Vương Ấp, Nghiêm Ưu và Trần Mậu chạy thoát. Quân sĩ nhà Tân cùng nhau đào ngũ rất nhiều, chỉ có Vương Ấp cùng vài ngàn quân trung thành chạy về Tràng An.
Giết Lưu Diễn
Sau khi hạ Uyển Thành, Canh Thuỷ Đế Lưu Huyền lấy đây làm kinh đô. Lưu Diễn có công đánh chiếm Uyển Thành nên tỏ ra cậy công, bất phục Lưu Huyền, tự xưng là Trụ thiên đại tướng quân. Sợ Lưu Diễn mưu lật đổ, phe Lưu Huyền được Vương Khuông, Thân Đồ Kiến ủng hộ bàn nhau giết Lưu Diễn để trừ hậu hoạ.Biết một tông thất khác là Lưu Tắc về phe Lưu Diễn và phản đối việc lập Lưu Huyền, Huyền triệu về phong Tắc làm Kháng uy tướng quân, nghĩa là Tướng quân chống lệnh vua. Tắc đang cầm quân đánh Lỗ Dương[24], không chịu nhận chức đó, bị Canh Thuỷ Đế sai các tướng mang quân đến bắt về giết chết. Lưu Diễn có mặt ở đó thấy vậy kiên quyết phản đối, đòi thu lệnh chém Lưu Tắc. Chu Vĩ và Lý Dật[25] bèn khuyên Lưu Huyền nhân đó xử tội luôn Lưu Diễn đồng mưu phản nghịch. Canh Thuỷ Đế được cơ hội bèn sai bắt luôn Lưu Diễn mang chém vì tội chống đối.
Sau trận thắng Côn Dương, Lưu Tú mang quân đánh chiếm quận Dĩnh Xuyên. Được tin anh bị giết, Lưu Tú rất đau xót nhưng cố nén lòng, không để tang Lưu Diễn, cười nói như thường và đến tạ tội với Canh Thuỷ Đế nên không bị nghi ngờ. Canh Thuỷ Đế thấy Lưu Tú có công thắng trận Côn Dương, nhân đó muốn an ủi, phong là Phá lỗ tướng quân, Vũ Tín hầu.
Tiêu diệt nhà Tân
Nhân lúc quân Tân thua tan tác, các thổ hào các vùng nổi dậy cát cứ: Quỳ Ngao ở Thiên Thuỷ, Công Tôn Thuật ở Thành Đô, Đậu Dung ở Tây Hà, Lý Hiến ở Lư Giang, Trương Bộ ở Lang Nha, Đổng Hiến ở Đông Hải… Chính quyền nhà Tân lúc đó rất suy yếu, thực tế chỉ còn Tràng An và Lạc Dương. Nhân đà thắng lợi, quân Lục Lâm chia làm hai đường tiến đánh nhà Tân. Một cánh do Thân Đồ Kiến và Lý Tùng chỉ huy đánh về phía tây, vào cửa Vũ Quan để tiến vào Tràng An; cánh quân kia do Vương Khuông chỉ huy đánh vào Lạc Dương.Tháng 7 năm 23, tướng quân Lục Lâm là Vương Khuông đánh hạ thành Lạc Dương, bắt sống thái sư nhà Tân là Vương Khuông và Ai Chương mang về Uyển Thành chém đầu.
Tháng 9 năm 23, khi Thân Đồ Kiến lấy được ải Vũ Quan tiến vào Tràng An thì nhân dân trong thành cũng vùng dậy chống triều đình. Vương Mãng biết không thể cứu vãn tình thế, dẫn quần thần đến Nam giao tế cáo trời đất để nhờ trời cứu giúp.
Ngày 1 tháng 10 theo lịch triều Tân (tức 1 tháng 9 theo lịch Canh Thủy, 4 tháng 10 theo dương lịch), quân Lục Lâm đánh vào kinh thành. Sáng sớm ngày 3, Vương Mãng chạy đến Tiệm Đài, hy vọng vào sự ngăn trở của hồ nước xung quanh để chống lại quân địch.
Quân Lục Lâm kéo đến nơi, vây Tiệm Đài nhiều lớp. Trên đài cao, quân Tân dùng tên bắn xuống chống trả khiến quân Lục Lâm không tiến lên được. Nhưng đến khi tên hết, quân Lục Lâm tiến lên. Hai bên đánh giáp lá cà. Cha con Vương Ấp xung đột rồi đều tử trận. Các công khanh khác trong Tiệm Đài cũng bị giết.
Trong lúc lộn xộn ở Tiệm Đài, Vương Mãng bị thương nhân Đỗ Ngô giết chết. Mấy hôm sau, thủ cấp của Vương Mãng bị mang bêu ở chợ huyện Uyển ở Nam Dương.
Triều đình Canh Thuỷ
Rạn nứt và ly khai
Ngay cả khi đã lớn mạnh và giành thắng lợi, quân Lục Lâm vẫn chưa được trang bị tốt. Tháng 10 năm 23, sau khi đánh chiếm Lạc Dương, Lưu Huyền dời đô về đó. Khi quân Lục Lâm của Lưu Huyền tiến vào, vì nhiều người ăn mặc lộn xộn, thậm chí mặc cả đồ phụ nữ nên các chí sĩ và địa chủ tỏ vẻ coi thường[26].Lưu Huyền phong cựu hoàng tộc Lưu Tứ làm Đại tư đồ, Lý Tùng làm thừa tướng. Tuy nhiên cũng từ lúc đánh đổ được nhà Tân, không chỉ Canh Thuỷ Đế mà cả các tướng Vương Khuông, Vương Phượng, Chu Vĩ, Vương Thường, Trương Ngang… sau khi được phong vương một lượt bắt đầu nghĩ đến chuyện hưởng lạc, không lo đánh dẹp các lực lượng cát cứ còn nhiều.
Nghe tin quân Lục Lâm làm chủ Tràng An, thủ lĩnh quân khởi nghĩa Xích Mi là Phàn Sùng sai người đến yết kiến và tỏ ý quy phục. Lưu Huyền phong cho các tướng Xích Mi tước hầu. Tuy nhiên một thời gian sau, phe Lục Lâm lại bài xích phe Xích Mi, vì vậy Phàn Sùng và các thủ hạ ly khai Lưu Huyền.
Mặc dù diệt được nhà Tân nhưng phạm vi quản lý của Canh Thuỷ Đế chỉ bao gồm Quan Trung, Lạc Dương, Giang Hoài và Kinh Châu, còn các nơi khác do các lực lượng nhân danh chống Vương Mãng nổi dậy chiếm giữ. Lúc đó vùng Hà Bắc vẫn do các tướng do Vương Mãng bổ nhiệm và các cánh quân khởi nghĩa chia nhau nắm giữ. Vương Lang chiếm cứ Hàm Đan tự xưng hiệu[27]. Lưu Huyền bèn cử Lưu Tú đi cùng các tướng Phùng Dị, Diêu Kỳ, Chu Hựu... rời Lạc Dương lên Hà Bắc.
Phong tước
Tháng 2 năm 24, Lý Tùng và Thân Đồ Kiến sai người đón Canh Thuỷ Đế vào Tràng An. Theo thỉnh cầu của Lý Tùng, Canh Thuỷ Đế phong bừa cho các họ hàng, tông thất các công thần làm chư hầu, vương. Các tướng trụ cột của Lục Lâm và các hoàng thân tham dự khởi nghĩa đều được phong vương, riêng Lưu Tú vì bị nghi nên không được phong. Do việc Lưu Huyền phong quan chức bừa bãi nên ở Tràng An truyền khẩu câu:- Táo hạ dưỡng, Trung lang tướng; Lạn dương bị, Kỵ đô uý; Lạn Dương đầu, Quan nội hầu
- Lo nấu nướng, Trung lang tướng; Gọt vỏ bí, Kỵ đô uý; Kho thịt trâu, quan Nội hầu
Lưu Tú và Lưu Anh chống đối
Sau một thời gian Lưu Tú rời Lạc Dương, Canh Thuỷ Đế lại phái Tạ Cung cầm quân lên Hà Bắc để hợp sức với Lưu Tú trừ Vương Lãng và bình định vùng này, đồng thời canh chừng cử động của Lưu Tú. Sau khi diệt được chính quyền Vương Lãng, cả Lưu Tú và Tạ Cung đều đóng ở Hàm Đan. Lưu Tú tìm cách lung lạc và giết chết Tạ Cung.Thấy Lưu Tú ra mặt ly khai, Canh Thuỷ Đế sai Chu Vĩ và Lý Dật mang 30 vạn quân ra đóng ở Lạc Dương. Lưu Tú mang quân đánh lấy quận Hà Nội, làm chủ toàn bộ Hà Bắc, chuẩn bị tiến đánh Quan Trung. Lưu Tú sai Khấu Tuần giữ Hà Nội là nơi giàu có, không bị chiến tranh tàn phá để làm chỗ cung ứng quân lương, sai Phùng Dị giữ Mạnh Tân, kiềm chế quân Chu Vĩ ở Lạc Dương.
Đầu năm 25, Phương Vọng ở Bình Lăng[28] thấy chính quyền Canh Thuỷ đã loạn, bèn lập vua cũ nhà Tây Hán là Lưu Anh, tức là Nhũ Tử Anh thời Vương Mãng, lúc đó đã 21 tuổi lên ngôi. Lưu Huyền biết tin bèn sai Lý Tùng mang quân trấn áp, giết chết cả Phương Vọng và Lưu Anh.
Hỗn loạn và bại trận ở Tràng An
Sau trận Thành Xương đánh bại 10 vạn quân của tướng nhà Tân là Vương Khuông và Liêm Đan, quân Xích Mi mạnh lên rất nhiều, có 10 vạn người[29]. Bị chính quyền Canh Thuỷ Đế bài xích, Phàn Sùng quyết ý tự lập, chống lại Canh Thuỷ Đế.Sau khi nhà Tân mất, chính quyền Canh Thuỷ lại hủ bại, Phàn Sùng quyết tâm đánh diệt Canh Thuỷ. Phàn Sùng chia quân làm hai cánh tiến về tây đánh Lưu Huyền. Đầu năm 25, hai cánh quân Xích Mi hội nhau ở Hoằng Nông[30]. Quân tiên phong Lục Lâm ra đánh chặn bị quân Xích Mi đánh bại.
Quân Xích Mi tụ được 30 vạn người. Để có danh chính chống Lưu Huyền, khi đi đến Hoa Âm, Phàn Sùng tìm tông thất nhà Hán là cháu của Thành Dương Cảnh vương Lưu Chương tên là Lưu Bồn Tử mới 15 tuổi, đang đi chăn trâu, lập làm vua, đặt niên hiệu là Kiến Thế, tức là vua Kiến Thế Đế, với danh nghĩa tái lập nhà Hán.
Trong khi đó, tháng 6 năm 25, Lưu Tú cũng xưng đế ở Hạo Nam, cũng đặt quốc hiệu là Hán lấy niên hiệu là Kiến Vũ. Như vậy cùng lúc có 3 vua Hán là Canh Thủy (Lưu Huyền), Kiến Thế (Lưu Bồn Tử) và Kiến Vũ (Lưu Tú).
Mùa thu năm 25, quân Xích Mi tiến đến Cao Lăng[31] và sắp vào tới Tràng An. Vì quân chủ lực 30 vạn người của Lục Lâm đã giao cho Chu Vĩ đi trấn giữ Lạc Dương nên lực lượng ở lại không đủ mạnh để chống quân Xích Mi. Trong thành Tràng An hoảng loạn. Có người khuyên Lưu Huyền vơ vét của cải ở Tràng An về Nam Dương như cũ cố thủ, nếu lại thua nữa thì trở lại làm trộm cướp. Canh Thuỷ Đế không tán thành đề nghị đó, sai Lý Tùng mang quân ra chặn đánh quân Xích Mi nhưng Tùng nhanh chóng bại trận, bị Phàn Sùng bắt sống.
Các đại thần ở Tràng An mưu ép Canh Thuỷ Đế chạy về phía đông. Mưu sự bại lộ, Lưu Huyền giết chết 3 vương chư hầu là Thân Đồ Kiến, Trần Mục và Thành Đan. Các tướng khác là Vương Khuông, Trương Ngang, Liêu Trạm, Hồ Ân bèn mưu sự lần thứ hai, dẫn quân vào đánh Canh Thuỷ Đế lần nữa để bắt sống mang về đông. Hai bên kịch chiến trong cung Canh Thuỷ. Lưu Huyền thua trận bỏ chạy về Tân Phong, ra mặt thù địch với các tướng. Không thể tiếp tục hợp tác với Lưu Huyền, Vương Khuông cùng các tướng bèn ra hàng quân Xích Mi.
Quân Xích Mi đánh chiếm được Tràng An. Lưu Huyền đường cùng cũng đành phải xin hàng. Tháng 12 năm 25, Lưu Huyền bị quân Xích Mi treo cổ.
Cái chết của Lưu Huyền đánh dấu sự tan rã của quân Lục Lâm. Tính từ khi khởi binh đến khi thất bại, quân Lục Lâm hoạt động trong 9 năm, lật đổ được nhà Tân của Vương Mãng nhưng đã không hoàn thành được mục tiêu thống nhất quốc gia và bị diệt vong.
Ảnh hưởng từ tên gọi
Quân khởi nghĩa lấy tên ngọn núi Lục Lâm ở phía đông bắc huyện Đơn Dương, miền Kinh Châu[32], nơi lập căn cứ ban đầu, làm tên gọi. Mặc dù cuối cùng thất bại nhưng phong trào đã đánh đổ được một triều đại đương thời. Danh từ riêng Lục Lâm sau này trở thành danh từ chung "lục lâm", chỉ các lực lượng thảo khấu (giặc cướp) chống đối chính quyền.Các tướng lĩnh Lục Lâm
- Vương Khuông
- Vương Phượng
- Mã Vũ
- Thân Đồ Kiến
- Trương Ngang
- Vương Thường
- Lưu Diễn
- Lưu Tú
- Trần Mục
- Thành Đan
- Liêu Trạm
- Hồ Ân
Xem thêm
Tham khảo
- Cát Kiếm Hùng chủ biên (2006), Bước thịnh suy của các triều đại phong kiến Trung Quốc, NXB Văn hoá thông tin
- Lê Đông Phương, Vương Tử Kim (2007), Kể chuyện Tần Hán, NXB Đà Nẵng
- Đặng Huy Phúc (2001), Các hoàng đế Trung Hoa, NXB Hà Nội
- Tiêu Lê (2000), Những ông vua nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc, NXB Đà Nẵng
- Tào Hồng Toại (2004), Thời niên thiếu của các bậc đế vương, NXB Văn hóa thông tin
- Trương Chí Quân (1997), Đời tư các vị hoàng đế, NXB Văn hoá thông tin
Chú thích
- ^ Kinh Sơn, Hồ Bắc hiện nay
- ^ Nằm trong dãy núi Đại Hồng, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc ngày nay
- ^ Tây bắc huyện Miên, Hồ Bắc hiện nay
- ^ Phía tây Táo Dương, Hồ Bắc hiện nay
- ^ Phía bắc Táo Dương, Hồ Bắc
- ^ Tiêu Lê, sách đã dẫn, tr 433
- ^ Tây bắc Đường Hà, Hà Nam, Trung Quốc
- ^ Phía đông huyện Tân Dã hiện nay
- ^ Phía nam thành phố Nam Dương, Hà Nam, Trung Quốc
- ^ Tân Nam, Tuyên Thành tỉnh Hồ Bắc
- ^ Đông bắc huyện Táo Dương hiện nay
- ^ Đông nam Đường Hà, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc hiện nay
- ^ Tào Hồng Toại, sách đã dẫn, tr 306
- ^ Phía tây bắc Ngoã Điếm cạnh Bạch Hà, Hà Nam, Trung Quốc
- ^ Tiêu Lê, sách đã dẫn, tr 434
- ^ Đặng Huy Phúc, sách đã dẫn, tr 86-87
- ^ Huyện Diệp, Hà Nam, Trung Quốc
- ^ Tây bắc Uyển Thành, Hà Nam
- ^ Nay là Yển Thành, Hà Nam
- ^ Tức Nhữ Nam thuộc Hà Nam hiện nay
- ^ Phía bắc huyện Tuy Khê, An Huy
- ^ Huyện Vũ tỉnh Hà Nam
- ^ Tào Hồng Toại, sách đã dẫn, tr 321
- ^ Lỗ Sơn, Hà Nam hiện nay
- ^ Thủ hạ cũ của anh em Lưu Diễn nhưng đã ngả theo phe Lưu Huyền
- ^ Tiêu Lê, sách đã dẫn, tr 441
- ^ Lang tự nhận là Lưu Tử Dư - con Hán Thành Đế. Xem chi tiết bài Hán Quang Vũ Đế
- ^ Hàm Dương, Thiểm Tây
- ^ Tào Hồng Toại, sách đã dẫn, tr 384
- ^ Linh Bảo, Hà Nam hiện nay
- ^ Nay là Cao Lăng, thuộc Thiểm Tây
- ^ Hồ Bắc, Trung Quốc
|
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
Trở về trang chính
hoangkim vietnam, hoangkim, hoangkimvietnam, Hoàng Kim, Ngọc Phương Nam, Chào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, VietnamAfricaCassavaRice, Khát khao xanh, Dayvahoc, Học mỗi ngày, Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống, Thơ cho con
nice
ReplyDeleteeid ul adha 2020