Friday, October 10, 2014

Chào ngày mới 11 tháng 10

Tuva in Russia.svg

CNM365. Chào ngày mới 11 tháng 10 . Wikipedia Ngày này năm xưa. Ngày Quốc tế trẻ em gái; Ngày Cách mạng tại MacedoniaNăm 1531 – Nhà lãnh đạo cải cách tôn giáo Thụy Sỹ Huldrych Zwingli tử chiến khi cùng quân Zürich giao tranh với quân 5 bang Công giáo La Mã. Năm 1941Chiến tranh thế giới thứ hai: Khởi đầu trận chiến mũi Esperance giữa quân đội Hoa Kỳ và Nhật Bản tại Guadalcanal. Năm 1944 – Cộng hòa Nhân dân Tuva (hình) được sáp nhập vào Liên Xô với vị thế một tỉnh tự trị, 23 năm sau khi tuyên bố độc lập khỏi Trung Quốc. Năm 1962Giáo hoàng Gioan XXIII triệu tập công đồng đại kết đầu tiên của Giáo hội Công giáo Rôma trong vòng 92 năm, tức Công đồng Vaticanô II.

Tuva

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cộng hòa Tuva (tiếng Anh)
Республика Тыва (tiếng Nga)
Тыва Республика (Tyvan)
-  Cộng hòa  -
Tuva in Russia.svg
Hệ tọa độ: 51°47′B 94°45′ĐTọa độ: 51°47′B 94°45′Đ
Coat of arms of Tuva.svg
Quốc huy Tuva
Flag of Tuva.svg
Quốc kỳ Tuva
Anthem Men - Tyva Men[cần dẫn nguồn]
Thể chế chính trị
Quốc gia Nga
Tư cách chính trị Cộng hòa
Vùng liên bang Siberi[1]
Vùng kinh tế Đông Siberi[2]
Thủ đô Kyzyl[cần dẫn nguồn]
Ngôn ngữ chính thức Nga[3]; Tuva[4]
Số liệu thống kê
Dân số
(Kết quả sơ bộ Điều tra 2010)[5]
307.900 người
- Xếp hạng trong nước Nga 77
- Thành thị[5] 53,1%
- Nông thôn[5] 46,9%
Dân số
(Điều tra 2002)[6]
305.510 người
- Xếp hạng trong nước Nga 77
- Thành thị[6] 51,5%
- Nông thôn[6] 48,5%
- Mật độ 1,79 /km2 (4,6 /sq mi)[Chuyển đổi: Số không hợp lệ][7]
Diện tích (điều tra năm 2002)[8] 170.500 km2 (65.800 sq mi)
- Xếp hạng ở Nga 21
Thành lập 13 tháng 10, 1944[cần dẫn nguồn]

Biển số xe 17
ISO 3166-2:RU RU-TY
Múi giờ
Chính quyền (đến Tháng 11, 2008)
Chủ tịch[9] Sholban Kara-ool[10]
Lập pháp Đại Khural[11]
Hiến pháp Hiến pháp Cộng hòa Tuva
Website chính thức
http://gov.tuva.ru/
Cộng hòa Tyva (tiếng Nga: Респу́блика Тыва́, chuyển tự. Respublika Tyva, IPA [rʲɪˈspublʲɪkə tɨˈva]; tiếng tiếng Tuva: Тыва Республика, Tyva Respublika), hay Tuva (tiếng Nga: Тува́), là một chủ thể liên bang của Nga (một cộng hòa). Cộng hòa về mặt địa lý nằm tại khu cực trung tâm của châu Á, thuộc miền nam Siberi. Tuva có biên giới với Cộng hòa Altai, Khakassia, Krasnoyarsk, Irkutsk, và Buryatia thuộc Nga và Mông Cổ ở phía nam. Một phần lớn diện tích của Tuva là các dãy núi, rừng cây và thảo nguyên.
Phần lớn cư dân tại nước cộng hòa là người Tuva, tuy nhiên tiếng Nga được sử dụng rộng rãi tại đây. Thành phố thủ đô là Kyzyl. Cơ quan quản lý tại Tuva là Đại Khural, cơ quan này bầu lên một chủ tịch có nhiệm kì bốn năm. Chủ tịch hiện nay là Sholban Kara-ool.

Địa lí

Nước cộng hòa nằm tại cực nam của Siberi. Diện tích: 170,427 km2 (65,802 sq mi) (gần bằng diện tích Campuchia). Thủ đô Kyzyl của cộng hòa nằm gần "trung tâm châu Á" về mặt địa lí. Phần phía đông của nước cộng hòa chủ yếu là rừng và có địa hình cao, và phía tây là một vùng đất thấp và khô.

Đài kỉ niệm trung tâm châu Á tại Kyzyl
Điểm cao nhất của nước cộng hòa là núi Mongun-Tayga, 3.970 mét (13.020 ft). Khoảng cách Bắc-Nam xa nhất: 450 kilômét (280 mi) còn khoảng cách Đông-Tây xa nhất: over 700 kilômét (430 mi). Lòng chảo Ubsunur là một Khu dự trữ sinh quyển thế giới, một khu vực bảo vệ môi trường và có sức hút đối với du khách.[12] Có trên 8.000 sông suối tại nước cộng hòa. Gần như toàn bộ lãnh thổ nước cộng hòa thuộc phần thượng lưu của Sông Enisei, con sông dài thứ năm trên thế giới. Hầu hết các con sông tại Tuva đều là chi lưu của sông Yenisei. Ngoài ra cũng có một số suối khoáng trên địa bàn. Các sông chính tại Tuva là: Bolshoy Enisei (cũng gọi là Ulug-Khem), Kantegir, Khemchik, Maly Enisei (cũng gọi là Ka-Khem hay Kaa-Khem), Thượng Enisei (cũng gọi là Biy-Khem hay Bii-Khem). Trên lãnh thổ Tuva có một số hồ nước, nhiều trong số đó bị đóng băng hay là hồ nước mặn. Các hồ chính bao gồm: Todzha, (100 km²)—hồ lớn nhấ,Uvs Nuur Di sản thế giới chung với Mông Cổ, Kadysh và Many-Khol

Hồ Hindiktig-hol, Tuva
Lãnh thổ Cộng hòa Tyva là một bồn địa núi có độ cao khoảng 600 m so với mực nước biển, được các dãy núi SayanTannu-Ola bao quanh. Các dãy núi và nognj đồi thấp chiếm đến 80% diện tích của nước cộng hòa. Núi Mongun-Tayga 'Núi Bạc' (3.970 m) là điểm cao nhất tại Siberi và cũng cùng tên với sông băng trên núi.
Các nguồn tài nguyên khoáng sản tự nhiên tại Tuva gồm có than đá, quặng sắt, vàng, và côban. A-mi-ăng cũng từng là một loại khoáng sản quan trọng. Cộng hòa Tuva cũng có nhiều loài động vật hoang dã như chó sói, gấu, báo tuyết, sóc đất, cáo bay, đại bàng, và nhiều loại cá.
Tuva có khí hậu lục địa. Nhiệt độ trung bình vào tháng giêng dao động từ -45 °C cho đến -28 °C. Nhiệt độ trung bình vào tháng 7 là khoảng 18 °C (64 °F) và đôi khi có thể lên tới 30 °C. Có ít mưa vào mùa hè và rất ít tuyết vào mùa đông. Lượng mưa trung bình là khoảng 150 milimét (5,9 in) tại vùng đồng bằng và 1.000 milimét (39 in) tại vùng đồi núi. Hầu hết diện tích đất đai tại Tuva chịu ảnh hưởng của tầng đất đóng băng vĩnh cửu.

Lịch sử

Bài chi tiết: Lịch sử Tuva

Bản đồ Cộng hòa Tuva, trước đây là Cộng hòa Nhân dân Tuva
Tem Tuva năm 1927
Người Mông Cổ đã kiểm soát Tannu Uriankhai, bao gồm cả Tuva từ năm 1207 đến 1757, và sau đó vùng chịu sự quản lí của nhà Thanh tại Trung Quốc và được xếp là một phần của Ngoại Mông cho đến khi triều đại này sụp đổ vào năm 1911. Trong khi diễn ra Khởi nghĩa Vũ Xương năm 1911 tại Trung Quốc, Sa hoàng Nga đã cho hình thành một phong trào ly khai trong cộng đồng người Tuva. Tuva sau đó được độc lập trên danh nghĩa với tên gọi Cộng hòa Urjanchai trước khi nằm dưới quyền bảo hộ của nước Nga với tên gọi Kray Uryankhay dưới quyền cai trị của Sa hoàng Nicolai II vào ngày 17 tháng 4 năm 1914. Một thủ phủ của vùng Tuvan được lập ra và được mang tên Belotsarsk (Белоца́рск; nghĩa là, "Đô thị của Sa hoàng Trắng"). Trong lúc đó, năm 1911, Mông Cổ trở thành một nước độc lập dưới sự bảo hộ của Nga.
Sau Cách mạng Nga năm 1917 kết thúc chế độ phong kiến chuyên quyền, hầu hết lãnh thổ Tuva bị Bạch vệ Nga chiếm đóng từ 5 tháng 7 năm 1918 đến 15 tháng 7 năm 1919 do Aleksandr Kolchak cầm đầu. Pyotr Ivanovich Turchaninov trở thành kẻ thống trị của khu vực này. Đến mùa thu năm 1918, phần phía tây nam của Tuva bị quân Trung Quốc chiếm đóng còn phần phía nam thì do quân Mông Cổ do Khatanbaatar Magsarjav lãnh đạo chiếm đóng. Từ ngày tháng 7 năm 1919 đến tháng 2 năm 1920, Hồng quân đã kiểm soát Tuva, nhưng quyền kiểm soát lại thuộc về Trung Quốc từ 19 tháng 2 năm 1920 đến tháng 6 năm 1921.
Đến ngày 14 tháng 8 năm 1921, những người Bolshevik được Nga giúp đỡ đã thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Tuva, người dân địa phương gọi là Tannu-Tuva. Năm 1926, thủ đô (Belotsarsk; Khem-Beldyr từ năm 1918) được đổi tên thành Kyzyl, có nghĩa là "Đỏ"). Tuva trở thành một quốc gia độc lập trên lý thuyết giữa hai cuộc chiến tranh thế giới. Các lãnh đạo Cộng sản mới bắt đầu tập thể hóa đất đai, vốn vẫn đặc trưng với nền chăn nuôi du mục trước đó. Đồng thời phát động một chiến dịch nhằm dẹp bỏ Phật giáo và Shaman giáo trong nước.
Liên Xô đã sáp nhập hoàn toàn Tuva vào lãnh thổ của mình từ năm 1944, với sự tán thành của Tiểu Khural (quốc hội) Tuva. Salchak Toka, lãnh đạo cộng sản Tuva, nhậm chức Bí thư thứ nhất của Đảng Cộng sản Tuva, và trở thành lãnh đạo trên thực tế của Tuva cho đến khi ông qua đời vào năm 1973. Tuva ban đầu có vị thế Tỉnh tự trị Tuvan và sau đó trở thành Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Tự trị Tuva vào ngày 10 tháng 10 năm 1961. Liên Xô trong giai đoạn này đã đóng cửa Tuva với phần còn lại của thế giới.
Vào tháng 2 năm 1990, Phong trào Dân chủ Tuva được Kaadyr-ool Bicheldei thành lập, ông là một nhà ngữ văn tại Đại học Kyzyl. Mục đích của đảng là để cung ứng việc làm và nhà ở (cả hai đều ở mức thấp), và cũng để nâng cao vị thế của ngôn ngữ và văn hóa Tuvan. Sau đó, cùng năm đã diễn ra một làn sóng tấn công chống lại một cộng đồng người Nga vốn có quy mô khá lớn tại Tuva, và kết quả là 88 đã thiệt mạng. Binh lính Nga cuối cùng đã phải được điều động đến. Nhiều người Nga đã rời khỏi nước cộng hòa trong thời kỳ này. Đến ngày nay, Tuva vẫn khá biệt lập và khá khó khăn để có thể tiếp cận.[13]
Một hiệp ước đã được ký kết vào ngày 31 tháng 3 năm 1992, theo đó thành lập Liên bang Nga. Một Hiến pháp mới cho nước cộng hòa được đưa ra vào ngày 22 tháng 10 năm 1993. Hiến pháp quy định thành lập một nghị viện gồm 32 thành viên (Khural Tối cao) và một Khural Vĩ đại, chịu trách nhiệm về chính sách đối ngoại và có thể thay đổi Hiến pháp, và bảo đảm rằng luật pháp Tuva sẽ được ưu tiên. Hiến pháp cũng cho phép một cuộc trưng cầu dân ý có thể diễn ra nếu Tuva muốn độc lập. Hiến pháp này được thông qua với 53,9% (hay 62,2%, theo nguồn) người dân Tuva tán thành trong cuộc trưng cầu dân ý ngày 12 tháng 12 năm 1993.[14]

Chính trị


Nhà hát và công trình Phật giáo tại Kyzyl
Người đứng đầu chính quyền Tuva là Chủ tịch Chính phủ, được bầu lên trong mỗi nhiệm kỳ kéo dài 4 năm. Chủ tịch Chính phủ đầu tiên là Sherig-ool Oorzhak. Năm 2007, Chủ tịch chính phủ là Sholban Kara-ool. Cơ quan lập pháp của Tuva, Đại Khural, có 162 ghế và được bầu trong mỗi nhiệm kỳ bốn năm.
Trong Quốc kỳ hiện nay của Tuva, màu vàng là biểu tượng cho sự thịnh vượng, màu xanh dương biểu thị cho sự can đảm và sức mạnh, màu trắng cho sự tinh khiết và được lựa chọn từ ngày 17 tháng 12 năm 1992. Hiến pháp nước cộng hòa được thông qua vào ngày 23 tháng 10 năm 1993.

Hành chính


Hành chính Tuva
Số Chuyển tự
(tiếng Nga)
Tên Nga Tên Tuva ОКАТО Dân số
(điều tra 2010).[15]
Diện tích
км²[16]
Mật độ,
người/km²

Thành phố Kyzyl Кызыл Кызыл 93 401 000 000 109900 200,37 548,5

Thành phố Ak-Dovurak Ак-Довурак Ак-Довурак 93 403 000 000 13500 48,69 277,3
1 Bay-Tayginsky Бай-Тайгинский Бай-Тайга 93 205 000 000 10800 7922,82 1,36
2 Barun-Khemchiksky Барун-Хемчикский Барыын-Хемчик 93 210 000 000 12800 6259,66 2,04
3 Dzun-Khemchiksky Дзун-Хемчикский Чөөн-Хемчик 93 215 000 000 19900 6484,56 3,07
4 Kaa-Khemsky Каа-Хемский Каа-Хем 93 220 000 000 12300 25726,04 0,48
5 Kyzylsky Кызылский Кызыл 93 222 000 000 27600 8526,65 3,24
6 Mongun-Tayginsky Монгун-Тайгинский Монгун-Тайга 93 225 000 000 5700 4414,20 1,29
7 Ovyursky Овюрский Өвүр 93 230 000 000 7000 4522,50 1,55
8 Piy-Khemsky Пий-Хемский Бии-Хем 93 235 000 000 10100 8194,12 1,23
9 Sut-Kholsky Сут-Хольский Сүт-Хөл 93 238 000 000 8000 6691,25 1,20
10 Tandinsky Тандинский Таңды 93 240 000 000 12900 5091,70 2,53
11 Tere-Kholsky Тере-Хольский Тере-Хөл 93 243 000 000 1900 10050,02 0,19
12 Tes-Khemsky Тес-Хемский Тес-Хем 93 245 000 000 8200 6687,23 1,23
13 Todzhinsky Тоджинский Тожу 93 250 000 000 6000 44757,49 0,13
14 Ulug-Khemsky Улуг-Хемский Улуг-Хем 93 254 000 000 19300 5335,40 3,62
15 Chaa-Kholsky Чаа-Хольский Чаа-Хөл 93 256 000 000 6000 2903,10 2,07
16 Chedi-Kholsky Чеди-Хольский Чеди-Хөл 93 257 000 000 7700 3706,32 2,08
17 Erzinsky Эрзинский Эрзин 93 258 000 000 8300 11081,45 0,75

Kinh tế

Tuva đang phát triển các ngành khai mỏ như than đá, côban, vàng và một số kim loại khác. Ngành chế biến thực phẩm, nghề mộc và cũng đã phát triển. Hầu hết các hoạt động sản xuất công nghiệp tập trung tại thủ đô Kyzyl và thành phố Ak-Dovurak. Dựa theo chỉ số HDI, cộng hòa Tuva là khu vực nghèo nhất tại nước Nga.

Mỏ than tại Tuva

Giao thông

Tuva hiện tại không có đường sắt. Hiện có ba tuyến đường bộ chủ đạo để tới Tuva, một tuyến đường mòn băng qua các dãy núi nối từ Khakassia đến Ak Dovurak, và một tuyến đường trải nhựa nối giữa Khakassia (Abakan) và Kyzyl tuy nhiên cả hai đều bị ảnh hưởng bởi tuyết rơi và lở tuyết trong mùa đông. Tuyến đường thứ ba đi về phía nam tới Mông Cổ. Kyzyl có cả các xe bus công cộng và các xe bus nhỏ của tư nhân.
Phà chở khách Đại Enisei (Bii-Khem) giữa Kyzyl và Toora-Khem tại Todzha (Thượng Tuva) hoạt động khi mức nước không quá thấp hay nước chảy quá nhanh. Có một sân bay nhỏ tại Kyzyl và có các chuyến bay gián đoạn.

Nông thôn Tuva

Văn hóa

Người Tuva nổi tiếng với kỹ thuật hát hầu âm xướng. Khuresh, hình thức đẫu vật truyền thống Tuva là môn thể thao phổ biển tại đây. Các cuộc thi đấu được tổ chức tại lễ hội Naadym hàng năm tại Tos-Bulak.
Sainkho Namtchylak là một trong số ít các ca sĩ đến từ Tuva được quốc tế biết đến. Bà có mối liên hệ mật thiết với văn hóa Tuva. Hàng năm bà đều mời các nhạc công phương Tây đến biểu diễn tại Kyzyl và để nghiên cứu về đất nước, văn hóa và ngôn ngữ. Trong những năm gần đây Kongar-ool Ondar cũng trở thành một người được quốc tế biết đến, phần nhiều bởi ông đã góp mặt trong bộ phim Genghis Blues cùng ca sĩ nhạc blues người Mỹ Paul Pena. Huun-Huur-Tu là một nhạc công Tuva nổi bật từ cuối thập niên 1990, trong khi Alash nổi lên vào đầu thập niên 2000.
Người Tuvan là một dân tộc giàu truyền thống về văn học truyền miệng, bao gồm nhiều thể loại và phạm vi từ những câu đố và cách ngôn rất ngắn đến nhiễu khẩu lệnh, nhưng câu truyện hư ảo, anh hùng, rùng rợn và sử thi và có thể mất hàng giờ để kể mỗi câu truyện. Một ví dụ và đoạn trích của các câu truyện thuộc thể loại sử thi, như Boktu-Kirish, Bora-Sheelei đã được xuất bản. Nghệ thuật này hiện đang gặp nguy cơ biến mất do những người kể chuyện đã cao tuổi và không được lớp trẻ kế tục.

Tôn giáo

Ba tôn giáo phổ biến tại Tuva là Phật giáo Tây Tạng, Chính Thống giáo Đông phươngShaman giáo. Lãnh đạo của Phật giáo Tây Tạng hiện nay là Tenzin Gyatso, Đạt-lai Lạt-ma thứ 14. Vào tháng 9 năm 1992, Đa-lai Lạt-ma thứ 14 đã viếng thăm Tuva trong ba ngày.[17][18] Ngày 20 tháng 9, ông ban phúc và tôn phong lá cờ mới màu vàng-xanh dương và trắng của Tuva, vốn được chính thức thông qua ba ngày trước đó.[19]
Người Tuva cùng với người Yughur tại Trung Quốc là hai dân tộc Turk duy nhất chủ yếu gắn bó với Phật giáo Tây Tạng, kết hợp với Shaman giáo bản địa.[20] Vào thế kỷ 16 và 17, Phật giáo Tây Tạng đã tăng thêm mức phổ biến tại Tuva. Số lượng đền chùa dược xây mới hay phục hồi đã tăng lên, và nhiều người đã trở thành các sư thầy và lạt-ma.
Hoạt động tôn giáo đã suy giảm do chính sách hạn chế tôn giáo trong thời kỳ Xô viết nhưng hiện nay đang được phát triển trở lại.[21][22]

Giáo dục

Các cơ sở giáo dục bậc cao quan trọng nhất tại nước cộng hòa là Đại học Quốc gia Tuva và Học viện Nhân văn Tuva, cả hai đều nằm tại thủ đô Kyzyl.

Đấu vật tại Stadium "Хүреш" (source named incorrect)

Nhân khẩu

Theo điều tra năm 2002, dân số Tuva là 305.510 người. Người Tuvan là một dân tộc Turk và với dân số là 235.313 người (77,02%), dân tộc này chiếm đa số tại nước cộng hòa. Người Tuva là một trong những dân tộc thiểu số đông dân nhất tại Siberi và cùng với người Yakut tại Cộng hòa Sakha là hai vùng tự trị duy nhất tại Siberi mà người Nga chỉ là thiểu số. Trong thời kỳ 1959-2002 người Tuva tại nước cộng hòa đã tăng gấp đôi về số lượng. Thêm vào đó, trong những năm gần đây nhiều người Nga đã chuyển đi và khiến cho số lượng của họ chỉ còn lại 61.442 người và chiếm 20,11% tổng dân số. Tỷ lệ dân cư đô thị tại Tuva năm 2002 là 51,5% và tỷ lệ dân cư nông thôn là 48,5%.

Người đàn ông Tuva cưỡi ngựa

Người Tuva cùng nhạc cụ truyền thống

Sinh Tử Tỷ lệ sinh Tỷ lệ tử
1970 6.559 1.938 28,2 8,3
1975 6.950 2.306 27,5 9,1
1980 7.133 2.748 26,2 10,1
1985 8.110 2.624 28,3 9,1
1990 8.116 2.664 26,3 8,6
1991 7.271 2.873 23,9 9,5
1992 6.545 3.006 21,6 9,9
1993 6.130 3.480 20,3 11,5
1994 6.076 4.086 20,1 13,5
1995 6.172 4.010 20,3 13,2
1996 5.705 4.110 18,7 13,5
1997 4.908 3.954 16,1 12,9
1998 5.267 3.631 17,2 11,9
1999 4.894 4.142 16,0 13,5
2000 4.871 4.170 15,9 13,6
2001 4.992 4.165 16,3 13,6
2002 5.727 4.576 18,8 15,0
2003 6.276 4.633 20,5 15,1
2004 6.127 4.090 20,0 13,3
2005 5.979 4.326 19,4 14,0
2006 5.950 3.802 19,3 12,3
2007 7.568 3.687 24,4 11,9
2008 7.874 3.526 25,2 11,3

1959 1970 1979 1989 2002
Tuva 97.996 (57,0%) 135.306 (58,6%) 161.888 (60,5%) 198.448 (64,3%) 235.313 (77,0%)
Nga 68.924 (40,1%) 88.385 (38,3%) 96.793 (36,2%) 98.831 (32,0%) 61,442 (20,1%)
Khakas 1.726 (1,0%) 2.120 (0,9%) 2.193 (0,8%) 2.258 (0,7%) 1.219 (0,4%)
Khác 3.282 (1,9%) 5.053 (2,2%) 6.725 (2,5%) 9.020 (2,9%) 7.526 (2,5%)

Ngôn ngữ chính thức là tiếng Tuva (Turk) và tiếng Nga (Slav). Bên ngoài Kyzyl, các điểm định cư có ít người Nga và nói chung người Tuva sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ của mình như ngôn ngữ thứ nhất. Tuy nhiên, cố một cộng đồng nhỏ theo phái Nghi thức Cổ tại nước cộng hòa rải rác tại một số vùng biệt lập. Trước thời kỳ Xô viết, có một số làng có nhiều người Nga theo phái Nghi thức Cổ sinh sống, nhưng sau đó họ dần dần phải rút vào những cánh rừng Taiga để tránh tiếp xúc với bên ngoài. Phần lớn các làng phái Nghi thức Cổ như là Erzhei, Uzhep, Unzhei, Zhivei và Bolee Malkiye (tất cả đều thuộc Kaa-Khemsky). Các điểm định cư Chính thống giáo cực đoan khác cũng hiện diện tại những vùng thượng du xa xôi.[23]
Người Nga chiếm đa số tại duy nhất một trong mười khu vực đó là Kaa-Khemsky, một trong những vùng biệt lập nhất tại Tuva. Dân cư ở đây chủ yếu theo Phái Nghi thức Cổ.[24] Người Tuvan có quan hệ gần gũi về mặt sắc tộc và ngôn ngữ với người Khakas ở phía bắc và Altai ở phía tây, nhưng gâng gũi về mặt văn hóa với người Mông Cổ ở phía nam hơn và cũng có quan hệ với người Buryat ở phía đông, cả hai nhóm cuối đều tương đồng về mặt tôn giáo với người Tuva.

Chú thích

  1. ^ Президент Российской Федерации. Указ №849 от 13 мая 2000 г. «О полномочном представителе Президента Российской Федерации в федеральном округе». Вступил в силу 13 мая 2000 г. Опубликован: "Собрание законодательства РФ", №20, ст. 2112, 15 мая 2000 г. (President of the Russian Federation. Decree #849 of May 13, 2000 On the Plenipotentiary Representative of the President of the Russian Federation in a Federal District. Có hiệu lực từ  May 13, 2000.).
  2. ^ Госстандарт Российской Федерации. №ОК 024-95 27 декабря 1995 г. «Общероссийский классификатор экономических регионов. 2. Экономические районы», в ред. Изменения №5/2001 ОКЭР. (Gosstandart of the Russian Federation. #OK 024-95 December 27, 1995 Russian Classification of Economic Regions. 2. Economic Regions, as amended by the Amendment #5/2001 OKER. ).
  3. ^ Theo Điều 68.1 của Hiến pháp Nga, tiếng Nga là ngôn ngữ chính thức trên toàn bộ lãnh thổ liên bang Nga. Điều 68.2 quy định thêm rằng chỉ có các nước cộng hòa có quyền có ngôn ngữ chính thức khác bên cạnh tiếng Nga.
  4. ^ Constitution, Article 5.1
  5. ^ a ă â Федеральная служба государственной статистики (Cục Thống kê quốc gia Liên bang Nga) (2011). Предварительные итоги Всероссийской переписи населения 2010 года (Kết quả sơ bộ Điều tra dân số toàn Nga năm 2010)”. Всероссийская перепись населения 2010 года (Điều tra dân số toàn Nga năm 2010) (bằng tiếng Nga). Cục Thống kê quốc gia Liên bang Nga. Truy cập 250-042011.
  6. ^ a ă â Федеральная служба государственной статистики (Cục Thống kê quốc gia Liên bang Nga) (21 tháng 5 năm 2004). Численность населения России, субъектов Российской Федерации в составе федеральных округов, районов, городских поселений, сельских населённых пунктов – районных центров и сельских населённых пунктов с населением 3 тысячи и более человек (Dân số Nga, các chủ thể Liên bang Nga trong thành phần các vùng liên bang, các huyện, các điểm dân cư đô thị, các điểm dân cư nông thôn—các trung tâm huyện và các điểm dân cư nông thôn với dân số từ 3 nghìn người trở lên)”. Всероссийская перепись населения 2002 года (Điều tra dân số toàn Nga năm 2002) (bằng tiếng Nga). Cục Thống kê quốc gia Liên bang Nga. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2010.
  7. ^ The value of density was calculated automatically by dividing the 2002 Census population by the area specified in the infobox. Please note that this value may not be accurate as the area specified in the infobox is not necessarily reported for the same year as the Census (2002).
  8. ^ Федеральная служба государственной статистики (Federal State Statistics Service) (21 tháng 5 năm 2004). Территория, число районов, населённых пунктов и сельских администраций по субъектам Российской Федерации (Territory, Number of Districts, Inhabited Localities, and Rural Administration by Federal Subjects of the Russian Federation)”. Всероссийская перепись населения 2002 года (All-Russia Population Census of 2002) (bằng Russian). Federal State Statistics Service. Truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2008.
  9. ^ Hiến pháp, Điều 10.3
  10. ^ Official website of the Government of the Tyva Republic. Sholban Valeryevich Kara-ool (tiếng Nga)
  11. ^ Hiến pháp, Điều 10.2
  12. ^ “Top Attractions of Russia”. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2008.
  13. ^ “Tuva và Dãy núi Sayan”. Geographic Bureau — Siberia and Pacific. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2006.
  14. ^ Reuters News, 16 Dec, 1993 "Tuva republic approves own constitution" or BBC Monitoring Service, 15 Dec, 1993 "Figures from Ingushetia, Tyva, Yaroslavl and parts of Urals and Siberia"
  15. ^ Численность городского и сельского населения Республики Тыва. Предварительные итоги переписи 2010 года
  16. ^ Земельный фонд Республики Тыва по категориям в разрезе районов. Годовой отчет по Республике Тыва о наличии земель и распределении их по формам собственности, категориям, угодьям и пользователям по состоянию на 1.01.2008 года
  17. ^ Dalai Lama, Avant Art.
  18. ^ Fotuva.
  19. ^ The World Encyclopedia of Flags, ISBN 1840384158.
  20. ^ Kommersant.
  21. ^ World Heritage.
  22. ^ Tuvans keen to protect traditions, BBC
  23. ^ http://condor.depaul.edu/rrotenbe/aeer/v17n2/Fridman.pdf
  24. ^ http://www.rodonews.ru/news_1288530624.html

Tham khảo

Liên kết

Phương tiện liên quan tới Tuva tại Wikimedia Commons

Cộng hòa Macedonia

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cộng hoà Makedonija
Република Македонија
Republiska Makedonija

Flag of Macedonia.svg Coat of arms of the Republic of Macedonia.svg
Quốc kỳ Huy hiệu
Vị trí của
Khẩu hiệu
Không có
Quốc ca
Денес над Македонија (
Hành chính
Chính phủ cộng hòa nghị viện
Tổng thống
Thủ tướng
Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Makedonija
Gjorge Ivanov
Nikola Gruevski
Trajko Veljanovski
Ngôn ngữ chính thức Tiếng Macedonia
Thủ đô Skopje
42°0′B, 21°26′Đ
Thành phố lớn nhất Skopje
Địa lý
Diện tích 25.333 km² (hạng 148)
Diện tích nước 1,9% %
Múi giờ CET (UTC+1); mùa hè: CEST (UTC+2)
Lịch sử
Độc lập: Ly khai từ Nam Tư
Ngày 8 tháng 9 năm 1991[1] Tuyên bố
1991 Thống nhất
Dân cư
Dân số ước lượng (2006) 2.038.514 người (hạng 143)
Dân số (2002) 2.022.547 người
Mật độ 79 người/km² (hạng 111)
Kinh tế
GDP (PPP) (2006) Tổng số: 16,94 tỷ Mỹ kim
HDI (2004) 0,796 trung bình (hạng 66)
Đơn vị tiền tệ Denar Makedonija (MKD)
Thông tin khác
Tên miền Internet .mk
Makedonija (tiếng Việt: Ma-kê-đô-ni-a; tiếng Anh: Macedonia), tên đầy đủ là Cộng hòa Makedonija (tiếng Macedonia: Република Македонија, Republika Makedonija), là một quốc gia thuộc khu vực đông nam châu Âu. Nước Cộng hòa Makedonija giáp với Serbia và vùng lãnh thổ Kosovo về phía bắc, giáp với Albania về phía tây, giáp với Hy Lạp về phía nam và giáp với Bulgaria về phía đông. Dân số của nước này khoảng 2 triệu người.
Cộng hòa Makedonija có những tranh cãi với Hy Lạp về tên gọi của nước này do Macedonia/Makedonija lại là một vùng đất lịch sử nằm trên lãnh thổ nhiều quốc gia khác nhau và có lịch sử/văn hóa gắn liền Hy Lạp. Vì vậy vào năm 1991, nước này tách ra khỏi Liên bang Nam Tư và đã gia nhập Liên Hiệp Quốc với tên gọi Cựu Cộng hòa Nam Tư Makedonija [1], tuy nhiên tên gọi Cộng hòa Makedonija cũng được sử dụng rộng rãi để chỉ nước này.
Cộng hòa Makedonija là thành viên của Liên Hiệp Quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới. Hiện nước này đang là một trong những ứng cử viên tiếp theo sẽ gia nhập Liên minh Châu Âu.

Từ nguyên

Bài chi tiết: Macedonia naming dispute
Tên của quốc gia này bắt nguồn từ từ tiếng Hy Lạp Μακεδονία (Makedonía),[2][3], tên gọi về một quốc gia của người Makedonia cổ đại. Tên người Makedonia, Μακεδόνες (Makedónes), bắt nguồn từ một chữ của tiếng Hy Lạp cổ đạiμακεδνός (makednós), có nghĩa là "cao, thon nhọn",[4] which shares the same root as the noun μάκρος (mákros), meaning "length" in both ancient and modern Greek.[5] Tên này được cho là có nghĩa nguyên là "người vùng cao nguyên" hay "người cao",[3][6][7] có thể ám chỉ đến tầm vóc cao lớn của người Makedonia cổ đại hoặc nói đến địa hình vùng núi cao nơi họ sinh sống.

Lịch sử

Thời kỳ cổ đại


Tượng Alexandros Đại đế tại Prilep, Macedonia
Vương quốc cổ đầu tiên được thành lập tại vùng đất nay là Cộng hòa Makedonija là vương quốc Paionia của người Thrace-Ilyria, họ đã kiểm soát một phần lớn khu vực sông Axius và các khu vực chung quanh lúc bấy giờ. Vào năm 336 trước công nguyên, Vương quốc Macedonia đã xâm chiếm Paionia dưới thời vua Philipos II của Macedonia. Ông đã xây dựng nên thành phố cổ Heraclea Lycentis và tàn tích ngày nay vẫn còn được lưu lại trên lãnh thổ Cộng hòa Makedonija. Quyền lực của vương triều Paionia bị giảm xuống còn như một nước bán tự trị phụ thuộc vào Vương quốc Macedonia. Con trai của vua Philip II là Alexandros Đại đế (356-323 TCN) đã tiếp tục mở rộng hơn nữa quyền hạn của Macedonia tại Paionia, tuy nhiên vương gia Paionia tại đây vẫn nhận được sự kính trọng từ phía triều đình Alexandros Đại đế. Năm 280 trước công nguyên, người Celt đã đến tàn phá những vùng đất của người Paionia, song sau đó họ lại bị người Dardani đàn áp. Trải qua một vài biến cố lịch sử, người Paionia vẫn tiếp tục duy trì một quốc gia tự trị cho đến khi bị sát nhập vào Đế chế La Mã hùng mạnh. Và đến năm 400 sau công nguyên, người Paionia đã hoàn toàn bị đồng hóa và cái tên Paionia chỉ còn lại là một địa danh trên bản đồ mà thôi.

Thời kỳ Trung cổ


Pháo đài Ohrid tại Macedonia, được xây dựng dưới thời vua Samuil của Bulgaria
Vào cuối thế kỉ 6, Đế quốc Đông La Mã (Byzantine) dần trở nên hùng mạnh và bắt đầu kiểm soát những lãnh thổ tan rã của Đế quốc La Mã. Trong khi đó, tại lãnh thổ Cộng hòa Makedonija ngày nay, người Slav đã tràn vào từ phía bắc. Các dân tộc khác tại vùng này như người Hy Lạp, người La Tinh, người Illyria và người Thracia đã bị đẩy đi nơi khác hoặc bị người Slav đồng hóa. Người Slav sau đó bắt đầu nhiều cuộc chiến tranh lớn chống lại Đế quốc Đông La Mã. Họ đã xâm chiếm được hầu hết lãnh thổ Hy Lạp, một bộ phận quan trọng của Đế quốc Đông La Mã ngoại trừ một số thành phố lớn quan trọng như Athena hay Thessaloniki. Để đối phó với người Slav, Đế quốc Đông La Mã đã nhiều lần sử dụng những đội quân viễn chinh lớn. Dưới thời hoàng đế Justinianus II của Đông La Mã, những đội quân viễn chinh này đã trục xuất tới 200.000 người từ vùng Macedonia đến trung tâm Tiểu Á (nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ) để triều cống và phục vụ trong quân đội của đế chế. Trong khi rất nhiều người Slav tại Macedonia đã phải thừa nhận sự thống trị của đế quốc thì một bộ phận lớn khác vẫn cố gắng duy trì bản sắc dân tộc, đồng thời họ vẫn chiếm đa số trong các nhóm sắc tộc tại địa phương. Cùng với sự phát triển của Đệ nhất đế chế (Bulgaria), người Slav tại Macedonia đã sát nhập vào nền văn hóa Slav của người Bulgaria này.
Người Slav tại Cộng hòa Makedonija ngày nay đã chấp nhận Đạo Cơ đốc là tôn giáo chính thức của họ vào thế kỉ 9 dưới thời hoàng đế Boris I của Bulgaria. Những linh mục người Byzantine Hy Lạp là thánh Cyril và thánh Methodius đã sáng lập ra bảng chữ cái Glagotic và đã có ảnh hưởng quan trọng trong việc hình thành nền văn học của người Slav tại khu vực lúc bấy giờ. Những công trình của họ đã được chấp nhận tại Bulgaria trung cổ và thánh Clement của Ohrid đã dựa vào đó mà sáng tạo nên bảng chữ cái Cyril của các dân tộc Slav. Thánh Naum của Ohrid đã thành lập nên Trường Văn học Ohrid, một trong những trung tâm văn hóa lớn của Đế chế Bulgaria lúc bấy giờ.
Vào năm 1018, hoàng đế Basil II của Đông La Mã đã đánh thắng hoàng đế Samuil của Bulgaria và lãnh thổ Cộng hòa Makedonija ngày nay lại thuộc về chủ quyền của Đông La Mã. Những thế kỉ sau đó, vùng đất này liên tiếp bị cai trị bởi nhiều thế lực khác nhau. Vào thế kỉ 11, người Đông La Mã đã kiểm soát hoàn toàn khu vực Balkan nhưng sau đó, đến cuối thế kỉ 12 vùng đất này lại rơi vào tay của Đệ nhị đế chế (Bulgaria). Đế chế này sau đó đã vấp phải nhiều vấn đề chính trị nội bộ và Macedonia lại trở về tay Đông La Mã vào thế kỉ 13. Thế kỉ 14, vùng đất Macedonia trở thành một phần của Đế quốc Serbia. Skopje (nay là thủ đô Cộng hòa Makedonija) trở thành thủ đô của hoàng đế Stefan Dushan của người Serbia.
Sau khi hoàng đế Stefan Dushan mất, Đế quốc Serbia nhanh chóng suy yếu do những người kế vị kém cỏi và sự tranh giành quyền lực trong nước. Hậu quả là phần lớn khu vực Balkan, trong đó có Makedonija đã rơi vào tay Đế chế Osman suốt 5 thế kỉ sau đó.

Phong trào Vận động Dân tộc

Sự cai trị tàn bạo của Đế chế Osman đã khiến cho nhiều cuộc nổi dậy của người Macedonia nổ ra. Một trong những cuộc nổi dậy sớm nhất nổ ra là Khởi nghĩa Karposh vào năm 1689. Từ cuối thế kỉ 19, nhiều cuộc vận động dân tộc đã diễn ra với mục tiêu là thành lập một nhà nước tự trị cho người Makedonija trên toàn vùng Makedonija. Các tổ chức chính trị quan trọng như Tổ chức Cách mạng Quốc gia Makedonija (viết tắt theo tiếng Anh là IMRO) được thành lập đã đóng vai trò quan trọng trong việc vận động tinh thần dân tộc đất nước và tiến hành những cuộc khởi nghĩa chống lại chính quyền Osman, lúc bấy giờ đã bắt đầu suy yếu. Năm 1903, IMRO đã tiến hành cuộc Khởi nghĩa Iliden-Preobrazhenie với đỉnh cao là sự thành lập nước Cộng hòa Krushevo. Tuy cuộc khởi nghĩa đã bị đàn áp dã man song nó được đánh giá là nền móng và tiền thân của sự thành lập nước Cộng hòa Makedonija sau này.

Thế kỉ 20

Vardar003.png
Sau hai cuộc chiến tranh Balkan vào năm 1912 và 1913 rồi sau đó là sự sụp đổ của Đế chế Osman, vùng Macedonia được phân chia thành các phần của Hy Lạp, BulgariaSerbia. Vùng lãnh thổ ngày nay là Cộng hòa Makedonija trở thành một bộ phận của Serbia với tên gọi Južna Srbija ("Nam Serbia"). Sau Thế chiến thứ nhất, Serbia lại trở thành một phần của Vương quốc của người Serb, người Croat và người Sloven. Năm 1929, vương quốc này đổi tên thành Vương quốc Nam Tư và chia thành các tỉnh. Nam Serbia được đổi thành tỉnh Vardar nằm trong vương quốc.
Năm 1941, quân phát xít xâm lược Nam Tư và tỉnh Vardar bị chia sẻ giữa phát xít Bulgaria và phát xít Italia lúc đó đã xâm chiếm Albania. Trong thời kỳ này, 7000 người Do Thái tại hai thành phố SkopjeBitola đã bị bắt vào những trại tập trung rồi bị trục xuất. Chế độ phát xít tàn bạo đã thúc đẩy phong trào đấu tranh của những người cộng sản tại Nam Tư dưới sự lãnh đạo của Nguyên soái Josip Broz Tito. Khi Thế chiến thứ hai kết thúc, Tito trở thành Tổng thống Nam Tư và Liên bang Cộng hòa Nhân dân Nam Tư được thành lập. Nước Cộng hòa Nhân dân Makedonija cũng được thành lập và trở thành một trong sáu nước thành viên của Liên bang. Về sau năm 1963, khi Nam Tư đổi tên thành Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Nam Tư thì nước này cũng đổi tên lại thành Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Makedonija.

Cộng hòa Makedonija (từ năm 1991 đến nay)

Ngày 8 tháng 9 năm 1991, Makedonija ly khai ra khỏi Liên bang Nam Tư một cách hòa bình và lấy ngày này là ngày quốc khánh. Khoảng đầu thập niên 1990, nước này vẫn giữ được hòa bình và không can dự vào cuộc Chiến tranh Nam Tư khốc liệt ở những nước láng giềng. Những vấn đề nhỏ về mặt biên giới giữa Cộng hòa Macedonia với Nam Tư đều đã được giải quyết. Nhưng khi cuộc chiến tranh ở Kosovo nổ ra vào năm 1999, khoảng 360.000 người Albania tị nạn đã chạy vào Makedonija khiến gây mất ổn định tình hình tại nước này. Mặc dù một phần người Albania đã dời đi sau khi chiến tranh kết thúc nhưng những người Albania ở cả hai phía biên giới lại tìm cách đòi quyền tự trị và thậm chí cao hơn nữa là đòi quyền độc lập cho cộng đồng người Albania tại Cộng hòa Makedonija. Những vụ xung đột đã nổ ra giữa chính phủ Skopje với quân phiến loạn Albania tại miền bắc và miền tây đất nước trong khoảng giữa tháng 3 và tháng 6 năm 2001. Cuối cùng cuộc chiến kết thúc với sự can thiệp của lực lượng ngừng bắn của NATO. Theo Hiệp định Ohrid, chính phủ Makedonija đồng ý trao nhiều quyền chính trị rộng rãi hơn cho người Albania cũng như công nhận những đóng góp văn hóa của cộng đồng thiểu số này. Còn người Albania theo thỏa thuận sẽ ngừng các hoạt động ly khai chống chính phủ và giao nộp vũ khí cho NATO.
Năm 2005, Cộng hòa Makedonija chính thức được công nhận là ứng cử viên tiếp theo cho việc gia nhập Liên minh Châu Âu.

Chính trị

Chính phủ


Nikola Gruevski, thủ tướng hiện nay của Cộng hòa Macedonia
Cộng hòa Makedonija là một quốc gia theo thể chế dân chủ nghị viện. Nhánh hành pháp nằm dưới sự điều hành của chính phủ, nhánh lập pháp thì cùng được điều hành bởi cả chính phủ và quốc hội. Nhánh tư pháp độc lập với hai nhánh hành pháp và lập pháp.
Chính phủ Cộng hòa Makedonija được thành lập bởi sự liên kết của nhiều đảng phái hợp thành. Quốc hội nước này được tổ chức theo mô hình lưỡng viện: thượng viện và hạ viện. Số thành viên trong Quốc hội nước cộng hòa là 120 thành viên và được bầu lại 4 năm một lần.
Tại Cộng hòa Makedonija, tổng thống chỉ có vai trò nghi thức còn phần lớn quyền lực thực sự thì nằm trong tay người đứng đầu chính phủ là thủ tướng. Tổng thống còn là tổng tư lệnh quân đội và là người đứng đầu các lực lượng vũ trang quốc gia. Ông cũng là người đứng đầu Hội đồng An ninh của đất nước. Chức vụ tổng thống tại Cộng hòa Makedonija có nhiệm kỳ 5 năm và mỗi tổng thống có thể nắm tối đa 2 nhiệm kỳ. Đương kim tổng thống hiện nay là ông Gjorge Ivanov. Còn đương kim thủ tướng hiện nay là ông Nikola Gruevski.
Nhánh tư pháp ở nước này được thực thi bởi các tòa án. Đứng đầu hệ thống tư pháp là Tòa án Tư pháp Tối cao, Tòa án Hiến pháp và Tòa án Tư pháp nước Cộng hòa.
Một trong những vấn đề chính trị hàng đầu hiện nay tại Cộng hòa Makedonija là mâu thuẫn chính trị giữa các đảng của người Macedonia chiếm đa số và cộng đồng người Albania thiểu số. Những xung đột này đã dẫn đến một cuộc chiến tranh xảy ra trong thời gian ngắn vào năm 2001 và được dàn xếp bởi cộng đồng quốc tế sau đó. Tháng 8 năm 2004, chính phủ Cộng hòa Makedonija đồng ý trao cho người Albania thiểu số quyền tự trị rộng rãi tại những vùng miền mà họ kiểm soát, tuy nhiên nguy cơ về vấn đề ly khai như Kosovo vẫn có khả năng xảy ra tại quốc gia này[8].

Quan hệ ngoại giao


Hình ảnh mặt trời Vergina trên lá cờ gây tranh cãi của Makedonija (1992-1995)
Về nhiều mặt, Cộng hòa Makedonija vẫn giữ mối quan hệ tốt đẹp với Hy Lạp. Khoảng 57% đầu tư nước ngoài ở Cộng hòa Makedonija đến từ quốc gia láng giềng phía nam này. Mối quan hệ giữa Cộng hòa Makedonija với Hy Lạp có thể nói đã được cải thiện khá nhiều trong vài năm qua nhưng bên cạnh đó, vấn đề tên gọi quốc gia vẫn là một trở ngại lớn trong việc thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ giữa hai nước [9]. Trong khi người Makedonija cho rằng cái tên Makedonija/Macedonia là tên gọi để chỉ dân tộc và ngôn ngữ của họ thì người Hy Lạp cho rằng cái tên đó lại bao hàm cả những phần lãnh thổ của Hy Lạp với cùng tên đó nữa. Những tranh cãi và lịch sửvăn hóa giữa hai nước cũng hết sức căng thẳng. Năm 1992, sau khi tách ra khỏi Liên bang Nam Tư, nước Cộng hòa Makedonija thông qua việc sử dụng một lá cờ mới với hình ảnh mặt trời Vergina của Vương quốc Macedonia cổ đại. Athena đã lên tiếng phản đối quyết liệt hành động trên và vào năm 1995, Cộng hòa Makedonija đã đổi sang sử dụng lá cờ như hiện nay.
Do không thể giải quyết thỏa đáng vấn đề tên gọi quốc gia với Hy Lạp, Cộng hòa Makedonija đã chấp nhận gia nhập các tổ chức quốc tế với tên gọi Cựu Cộng hòa Nam Tư Makedonija (Поранешна Југословенска Република Македонија, Poraneshna Jugoslovenska Republiska Makedonija, tên tiếng Anh là "Former Yugoslavia Republic of Macedonia", có khi được viết tắt là "Makedonija FYRO" hay "FYROM"). Hiện nước này là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế như Liên Hiệp Quốc, Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu, Hội đồng Châu Âu, Hội đồng Pháp ngữ, Tổ chức Thương mại Thế giới... Cộng hòa Makedonija hiện đang có nguyện vọng gia nhập Liên minh Châu ÂuNATO nhưng việc khởi động các quá trình đàm phán gia nhập vẫn chưa được bắt đầu. Ngày 17 tháng 12 năm 2005, Cộng hòa Makedonija chính thức được công nhận là ứng cử viên tiếp theo cho việc gia nhập Liên minh Châu Âu.

Phân chia hành chính


8 vùng thống kê của Cộng hòa Makedonija
Vào tháng 9 năm 1996, toàn bộ lãnh thổ nước Cộng hòa Makedonija được chia thành 123 đô thị tự trị. Nhưng đến tháng 8 năm 2004, số đô thị tự trị tại nước này được tổ chức lại và giảm xuống con số 85 (trong đó 10 đô thị tự trị nằm trong thành phố Skopje, còn gọi là Đại Skopje). Các đô thị tự trị là bậc phân cấp hành chính cơ bản của Cộng hòa Makedonija. Trước đó, chính quyền địa phương của nước này được tổ chức vào 34 quận hành chính phía trên.
Bên cạnh đó, Cộng hòa Makedonija còn được chia thành 8 vùng, chủ yếu nhằm mục đích thống kê. Danh sách các vùng thống kê của Cộng hòa Macedonia bao gồm:

Kinh tế

Makedonija chủ trương xây dựng kinh tế thị trường. Tuy nhiên với một nền kinh tế nhỏ, mở cửa, điều này khiến Makedonija trở thành nước dễ bị tác động bởi các nền kinh tế phát triển khác của châu Âu và khả năng phát triển kinh tế phụ thuộc vào hội nhập khu vực và quá trình gia nhập Liên minh châu Âu.
Thời kỳ 1991-2001, kinh tế suy thoái (GDP -4,5%) do tình hình chính trị không ổn định, bị ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng ở Kosovo (1999) và cuộc nội chiến với người Albania (2001). Từ năm 2002 bắt đầu có dấu hiệu phục hồi ở một số ngành kinh tế mũi nhọn như khai khoáng, chế biến nông phẩm, nông nghiệp, ngư nghiệp, xây dựng, giao thông vận tảidịch vụ. Trong các năm 2003- 2007 GDP tăng trưởng trung bình 4%/năm. Từ sau năm 1996, Makedonija trở thành nước có nền kinh tế vĩ mô ổn định với tỉ lệ lạm phát thấp, tuy nhiên không hấp dẫn được đầu tư trực tiếp của nước ngoài, tín dụng thấp, thâm hụt ngoại thương lớn, tạo được ít việc làm. Vì vậy, tỉ lệ thất nghiệp luôn ở mức cao (trên 30%).
Năm 2009, do tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới, GDP của Makedonija giảm (tăng trưởng đạt âm 1,2%), lạm phát dưới 1%, thất nghiệp khoảng 33%, nợ công 32% GDP. Năm 2010, nhờ thực hiện chính sách tài chính bảo thủ, chính sách tiền tệ nghiêm ngặt và hoàn thiện hệ thống tài chính, Makedonija đã cải thiện được bước đầu mức tín dụng, giữ được kinh tế vĩ mô ổn định, kinh tế có tăng trưởng nhẹ (mức tăng GDP đạt 1,3%), duy trì được lạm phát ở mức 1,6%, nợ công thấp ~35% GDP, nhưng tỉ lệ thất nghiệp cao (31,7%).
Tỉ trọng các ngành trong nền kinh tế (ước tính năm 2010, %GDP)
Kim ngạch xuất khẩu: 3,17 tỉ USD (2010). Makedonija xuất khẩu chủ yếu các mặt hàng như thực phẩm, nước uống, thuốc lá, hàng dệt may, hàng tạp hoá, sắt, thép. Các bạn hàng xuất khẩu chính là Đức, Hy Lạp, Ý, BulgariCroatia.
Kim ngạch nhập khẩu: 5,113 tỉ USD (2010). Hàng nhập khẩu chủ yếu vào Makedonija là máy móc và thiết bị, động cơ, hoá chất, chất đốt, thực phẩm. Bạn hàng nhập khẩu chính là Đức, Hy Lạp, Bulgari, Ý, Thổ Nhĩ Kỳ, SloveniaHungari.

Tôn giáo

Chính Thống giáo là tôn giáo lớn nhất của nước Cộng hòa Macedonia chiếm 64,7% dân số, phần lớn trong số đó thuộc về Giáo hội Chính thống Macedonia. Nhiều giáo phái Kitô giáo khác chiếm 0,37% dân số. Người Hồi giáo chiếm 33,3% dân số; Macedonia có tỷ lệ người Hồi giáo cao thứ 5 ở châu Âu, sau khi Thổ Nhĩ Kỳ (96%), Kosovo (90%), Albania (56,7%), và Bosnia-Herzegovina (45%).[10] Phần lớn người Hồi giáo là người gốc Albania, Thổ Nhĩ Kỳ, hoặc người Rôma, mặc dù một số ít cũng là người Hồi giáo Macedonia. Còn lại 1,63% được ghi nhận là "tôn giáo không xác định" trong năm 2002 theo cuộc điều tra dân số quốc gia.[11]
Tổng cộng, đã có 1.842 nhà thờ Chính Thống giáo và 580 nhà thờ Hồi giáo vào cuối năm 2011. Các cộng đồng Chính Thống giáo và Hồi giáo đều có trường Đại học tôn giáo ở Skopje. Ngoài ra còn có một trường đại học thần học Chính Thống giáo ở thủ đô. Giáo hội Chính thống Macedonia có thẩm quyền đối với 10 giáo xứ (bảy trong nước và ba ở nước ngoài), có 10 Giám mục và khoảng 350 linh mục. Tổng cộng có 30.000 người được rửa tội trong tất cả các giáo xứ mỗi năm.

Nhà thờ Hồi giáo Ishak Bey ở Old Bazaar, Skopje.
Có một sự căng thẳng giữa Giáo hội Chính Thống Macedonia và Giáo hội Chính Thống Serbia do tuyên bố Autocephaly năm 1967. Tuy nhiên, Tổng Giám mục Giáo Hội Chính Thống Serbia, theo Quyết định số 06/1959, đã công nhận quyền tự chủ (không phụ thuộc) của Giáo hội mình đối với Giáo Hội Chính Thống Macedonia. Sau khi các cuộc đàm phán thống nhất giữa hai giáo hội đã bị đình chỉ, Giáo hội Chính Thống Serbia đã công nhận Tổng Giám mục Jovan của Ohrid, một cựu Giám mục Giáo hội Chính Thống Macedonia, là Đức Tổng Giám mục Ohrid. Phản ứng của Giáo hội Chính Thống Macedonia là cắt đứt mọi quan hệ với địa hạt Ohrid của vị tổng Giám mục mới và để ngăn chặn các Giám mục của Giáo hội Chính Thống Serbia xâm nhập vào Macedonia. Giám mục Jovan đã bị tù 18 tháng cho tội "phỉ báng Giáo hội Chính thống Macedonia và làm tổn hại đến tình cảm tôn giáo của người dân địa phương" bằng cách phân phát lịch nhà thờ Chính thống Serbia và tờ rơi tuyên truyền cho Giáo hội Serbia.[12]
Công giáo La Mã có khoảng 11.000 tín đồ ở Macedonia. Giáo hội Công giáo Macedonia được thành lập vào năm 1918, và được tạo thành chủ yếu bởi người cải đạo từ Chính Thông giáo sang Công giáo và con cháu của họ. Giáo hội Công giáo Macedonia thực hành theo nghi lễ Byzantine và hiệp thông hoàn toàn với Giáo hội Công giáo Rôma và các Giáo hội Công Giáo Đông phương khác.[13]
Có một cộng đồng Tin Lành nhỏ ở Macedonia. Tín đồ Tin Lành nổi tiếng nhất trong cả nước là cố Tổng thống Boris Trajkovski. Ông xuất thân từ cộng đồng Methodist, đó là nhà thờ Tin Lành lớn nhất và lâu đời nhất tại Cộng hòa Macedonia, có niên đại từ cuối thế kỷ 19. Từ những năm 1980 cộng đồng Tin Lành đã phát triển, một phần thông qua niềm tin mới và một phần với sự giúp đỡ truyền giáo bên ngoài.
Cộng đồng Do Thái Macedonia, có khoảng 7.200 người trước cuộc chiến tranh thế giới II, đã bị giết chết gần như hoàn toàn: chỉ có 2% người Do Thái sống sót ở Macedonia[14] Sau khi giải phóng họ và kết thúc chiến tranh, hầu hết người Do Thái Macedonia đã chọn di cư tới Israel. Hiện nay, con số cộng đồng Do Thái khoảng 200 người, tất cả hiện sống ở Skopje. Người Do Thái Macedonia hầu hết thuộc nhánh Sephardic - con cháu của những người tị nạn từ thế kỷ 15 những người đã chạy trốn khỏi Tây Ban NhaBồ Đào Nha trong cuộc thanh trừng người Do Thái giáo ở 2 nước này.

Hình ảnh

Tham khảo

  1. ^ Cộng hòa Macedonia
  2. ^ Μακεδονία, Henry George Liddell, Robert Scott, A Greek-English Lexicon, on Perseus
  3. ^ a ă Macedonia, Online Etymology Dictionary
  4. ^ μακεδνός, Henry George Liddell, Robert Scott, A Greek-English Lexicon, on Perseus
  5. ^ μάκρος, Henry George Liddell, Robert Scott, A Greek-English Lexicon, on Perseus
  6. ^ Eugene N. Borza, Makedonika, Regina Books, ISBN 0-941690-65-2, p.114: The "highlanders" or "Makedones" of the mountainous regions of western Macedonia are derived from northwest Greek stock; they were akin both to those who at an earlier time may have migrated south to become the historical "Dorians".
  7. ^ Nigel Guy Wilson, Encyclopedia of Ancient Greece, Routledge, 2009, p.439: The latest archaeological findings have confirmed that Macedonia took its name from a tribe of tall, Greek-speaking people, the Makednoi.
  8. ^ http://vietnamnet.vn/thegioi/2008/02/769911/ Vietnamnet - Đại Albania và đoạn kết của giấc mơ bá quyền
  9. ^ http://www2.mfa.gr/www.mfa.gr/en-US/Policy/Geographic+Regions/South-Eastern+Europe/Balkans/Bilateral+Relations/FYROM/FYROM+-+THE+NAME+ISSUE.htm Vấn đề tên gọi giữa Cộng hòa Macedonia và Hy Lạp
  10. ^ "CIA – The World Factbook – Bosnia and Herzegovina". Cia.gov. Retrieved 5 May 2009.
  11. ^ "CIA World Factbook". Cia.gov. Retrieved 6 June 2011.
  12. ^ "Church Rivalry Threatens to Brim Over". Iwpr.net. Retrieved 5 May 2009.
  13. ^ David M. Cheney. "Catholic Church in Macedonia, The Former Yugoslav Republic of Catholic-Hierarchy]". Catholic-hierarchy.org. Retrieved 5 May 2009.
  14. ^ "Blog Archives » Macedonia's Jewish Community Commemorates the Holocaust, and Embraces the Future". Balkanalysis.com. Retrieved 28 April 2010.

Liên kết ngoài



Công đồng Vaticanô II

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Loạt bài viết về ConggiaoRoma2.png
Lịch sử
Biên niên sử · Mười hai Tông đồ
Phêrô · Phaolô
Đại Ly Giáo
Kháng Cách
Công đồng Vatican II
Đức tin
Một Thiên Chúa · Ba Ngôi
Sự chếtsự phục sinh
Sự trở lại của Chúa Giêsu
Đức Mẹ · Các Thánh
Kinh Thánh Giáo luật
Cựu Ước · Tân Ước
Bộ Giáo luật
Nghi lễ và Phụng vụ
Nghi lễ Latinh · Nghi lễ Rôma
Năm phụng vụ · Giờ phụng vụ
Bảy bí tích · Cầu nguyện
Tổ chức Giáo hội
"Duy nhất, Thánh thiện,
Công giáo và Tông truyền"

Tòa Thánh · Giáo hoàng
Giáo phận · Giám mục
Giáo xứ · Linh mục
Văn hóa và Nghệ thuật
Thánh ca · A cappella
Roman · Gothic
Phục Hưng · Baroque
Thành quốc Vatican
Giáo triều Rôma
Hiệp ước Latêranô
Giáo hoàng Phanxicô
Emblem of the Papacy SE.svg Vatican City CoA.svg
Chủ đề Công giáo

Công đồng Vatican II hay Vaticanô II là công đồng đại kết (ecumenical council) của Giáo hội Công giáo Rôma, được Giáo hoàng Gioan XXIII triệu tập ngày 11 tháng 10 năm 1962Giáo hoàng Phaolô VI kết thúc ngày 8 tháng 12 năm 1965. Công đồng này có 2.344 Giám mục trên toàn cầu đến Vatican tham dự. Đây là công đồng thứ 21 của giáo hội. Bất ngờ là tại phiên họp khai mạc của công đồng, có bốn người sau này trở thành Giáo hoàng là: Hồng y Giovanni Battista Montini, tức là Giáo hoàng Phaolô VI (kế vị Giáo hoàng Gioan XXIII); Giám mục Albino Luciani, tức Giáo hoàng Gioan Phaolô I; Giám mục Karol Wojtyła, tức Giáo hoàng Gioan Phaolô II; và linh mục Joseph Ratzinger, 35 tuổi, có mặt trong vai trò cố vấn thần học, ông là Giáo hoàng Biển Đức XVI.
Công đồng này ban đầu được cho là đã gây bối rối trong Giáo hội, và nó khác với các công đồng kia vì không ủng hộ các lệnh với sự bất khả ngộ (infallibility). Việc này nhìn rõ được trong lời Nota Previa của Lumen Gentium (Ánh sáng muôn dân), và trong cuộc triều kiến chung hàng tuần của Giáo hoàng Phaolô VI ngày 12 tháng 1 năm 1966.

Bối cảnh

Suốt những năm 1950, những người Công giáo nghiên cứu về thần học và Kinh Thánh bắt đầu quay khỏi chủ nghĩa tân kinh viện (neo-scholasticism) và kiểu giải thích Kinh Thánh theo nghĩa đen. Giáo hội đã áp dụng cách hiểu này từ Công đồng Vatican I để trả lời dị giáo đổi mới. Có thể nhận thấy thay đổi này đối với các nhà thần học như Karl Rahner S.J., và John Courtney Murray S.J., họ cố gắng giải thích kinh nghiệm con người hiện đại để hợp với những điều giáo lý Kitô giáo; những người như là Yves Congar, Joseph Ratzinger (tức là Giáo hoàng Biển Đức XVI), và Henri de Lubac tìm hiểu về Kinh Thánh và Giáo hội một cách được cho là chính xác hơn, dùng nó là nguồn phục hồi (ressourcement).
Cùng lúc đó, các Giám mục trên thế giới có nhiều vấn đề khó khăn trước mặt do thay đổi chính trị, xã hội, kinh tế, và công nghệ. Trong số đó có Giám mục muốn tìm cách mới để giải quyết các vấn đề này. Công đồng Vatican I đã được tổ chức gần 100 năm về trước nhưng bị cắt ngắn khi Quân đội Ý vào thành phố Rôma vào cuối thời kỳ Thống nhất nước Ý. Vì thế, công đồng chỉ có thì giờ tranh luận về vai trò của chức Giáo hoàng, còn các vấn đề mục sư và giáo lý mà có thể ảnh hưởng đến cả Giáo hội chưa được giải quyết.
Tuy nhiều người nghĩ rằng Giáo hoàng Gioan XXIII sẽ là một Giáo hoàng yên ổn, nhưng ông công bố mục đích triệu tập Công đồng ngày 25 tháng 1 năm 1959, chưa ba tháng sau khi được bầu tháng 10 năm 1958. Trong khi ông tỏ ý kiến đầy đủ về công đồng trong nhiều bức thư vào giai đoạn ba năm, một trong những hình ảnh nổi tiếng nhất là khi Giáo hoàng trả lời câu hỏi tại sao cần triệu tập một công đồng, ông mở cửa sổ và nói, "Tôi muốn mở lớn các cửa sổ Giáo hội để cho chúng ta nhìn ra được và công chúng nhìn vào được." Từ tiếng Ý của "hiện đại hóa", aggiornamento, cũng được liên tưởng với hình ảnh này. Ông mời nhiều giáo phái Kitô giáo khác gửi người để quan sát Công đồng. Cả những giáo phái Tin LànhChính Thống giáo Đông phương phúc đáp. Giáo hội Chính Thống giáo Nga, vì sợ chính phủ Liên Xô (Chủ nghĩa Cộng sản), chỉ chấp nhận sau khi Tòa Thánh nói bảo đảm là Công đồng sẽ có tính không chính trị.

Vai trò của Giáo hoàng Gioan XXIII


Quang cảnh ngày khai mạc Công đồng

Công đồng Vaticanô II
Năm 1958, Giáo hoàng Piô XII qua đời. Cái chết của Giáo hoàng đánh dấu việc chấm dứt một kỷ nguyên. Một số người không chắc chắn cái gì trong Giáo hội sắp bắt đầu. Khi các hội Hồng y họp nhau tại nhà nguyện Sistine để bầu một đấng kế vị, mọi người đều hi vọng rằng sẽ không có gì thay đổi. Hầu hết các hồng y có mặt đều muốn một ai đó sẽ tiếp tục đường lối lãnh đạo cứng rắn và bảo thủ của Giáo hoàng Piô XII. Nhưng không ai trong số những người nhiều phiếu có thể đạt được đủ số phiếu để đắc cử. Cuối cùng các vị đã đạt được một thỏa thuận. Các hồng y quay sang một Hồng y 76 tuổi tên là Angelo Roncalli (1881 – 1963). Người là vị Giáo hoàng chuyển tiếp. Cảm thức chung chung là người quá già rồi, không thể gây hại được gì.
Roncalli hay Giáo hoàng Gioan XXIII, như lịch sử vẫn gọi người như thế, là một người Ý mập mạp, có khuôn mặt giống như khuôn mặt trong bức tranh của Michelangelo. Người xuất thân từ một gia đình nông dân miền bắc Ý. Nhưng bất kể vẻ bề ngoài có là gì đi nữa, thì Roncalli vẫn là một giáo sỹ khôn ngoan và dày dạn. Lãnh thừa tác vụ linh mục năm 1904, những năm đầu đời linh mục, Giáo hoàng làm giáo sư chủng viện Bergamo, rồi làm tuyên úy suốt thời đại chiến thế giới lần thứ nhất, và làm tư vấn cho sinh viên đại học. Hầu hết sự nghiệp của người đều ở ngoài thành Rôma, trong tư cách là người ngoại giao của Giáo hoàng. Người làm đại diện cho Vatican tại Bulgary và Thổ Nhĩ Kỳ, suốt tiến trình ấy, Giáo hoàng đã đạt được một sự hiểu biết sâu sắc về Kitô giáo Chính thống cũng như đã quen thuộc với ngôn ngữ và những vấn đề của Đông Âu. Năm 1944, người được bổ nhiệm làm Khâm sứ Tòa thánh tại Pháp, ở đây người đã được chứng kiến những cuộc canh tân thần học và mục vụ. Suốt thời gian này, người đã làm bạn với một nhóm đại kết Tin Lành, đang muốn sống đời đan tu trong một ngôi làng nhỏ tại BulgaryTaizes.
Ý nghĩ triệu tập Công đồng là một "linh ứng" đặc biệt của Giáo hoàng Gioan XXIII. Tuy nhiều người nghĩ rằng Giáo hoàng Gioan XXIII sẽ là một Giáo hoàng yên ổn, nhưng ông công bố ý định triệu tập Công đồng Vatican II chưa đầy ba tháng sau khi đăng quang tháng 10 năm 1958. Vào ngày 25 tháng 1 năm 1959, Giáo hoàng Gioan XXIII và 17 hồng y, nhiều người trong số các hồng y ấy thuộc giáo triều Rôma, đã gặp nhau tại Vương cung Thánh đường Thánh Phaolô để đọc kinh chiều kết thúc tuần kinh bát nhật cầu nguyện cho các Kitô hữu hiệp nhất. Trong một vài lời ngắn gọn, vị Giáo hoàng đã tuyên bố rằng người có ý định triệu tập một công đồng đại kết, Ngài nói: "Chúng ta hãy hiệp nhất với nhau và chúng ta hãy chấm dứt mọi bất hòa". Trước khi kết thúc giờ kinh chiều hôm ấy, ngài đã thêm lời cầu nguyện cho "việc mời gọi các tín hữu thuộc các cộng đoàn ly khai để họ cũng được theo chúng ta cách hòa nhã trong tìm kiếm sự hợp nhất và ân sủng mà nhiều linh hồn trên toàn thế giới này đang khao khát". Các hồng y chào đón sự tuyên bố của ngài bằng sự im lặng ngột ngạt. Tại sao một vị tân Giáo hoàng lại không thể để yên mọi sự? Việc cuối cùng giáo triều Rôma muốn là tập họp tất cả các Giám mục của Giáo hội lại, nhất là những vị tiến bộ hơn tại Pháp, Đức, Áo, Ba Lan, BỉHà Lan.
Điều căn bản mà Giáo hoàng Gioan XXIII tin tưởng Giáo hội cần phải nhìn vào "những dấu chỉ của thời đại", để có thể đáp ứng nhu cầu cần thiết của thời đại. Ngài sử dụng một từ ngữ của người Ý là: aggiornamento, có nghĩa là "cập nhật hóa", đây là một từ ngữ có người cho là gần gũi một cách nguy hiểm với những cải cách của Martin Luther. Giáo hoàng Gioan XXIII có thể đã sử dụng từ "cải cách", nhưng ngài rất thận trong để không làm hoảng sợ những ai có thể chống đối canh tân hoặc là, quả thực, bất kỳ thay đổi triệt để nào. Giáo hoàng Gioan XXIII phát biểu rằng Công đồng của Ngài sẽ là một Công đồng Mục vụ.
Trong khi triệu tập một Công đồng gọi là Vatican II, Giáo hoàng Gioan XXIII cũng đã cho thấy rõ ràng đây phải là một Công đồng đại kết đối với toàn thể Giáo hội. Trong những tháng tiếp theo, người đã làm sáng tỏ những mục đích của người đối với Công đồng. Trước hết, người muốn công đồng này là một aggiornamento, một sự canh tân, chính xác hơn là việc làm cho "Giáo hội Công giáo thành hợp thời hơn".
Hai là sự hiệp nhất Kitô giáo phải là một ưu tiên hàng đầu của Công đồng; thật ra đây đã là mục đích của ngài ngay từ đầu, để phát huy những chủ đích đại kết của mình, Giáo hoàng Gioan XXIII đã có một số bước cụ thể, mỗi bước đều có tính biểu tượng cao. Bước thứ nhất, xin các giáo hội Chính Thống và Tin Lành đề cử các quan sát viên chính thức; Bước thứ hai, sắp xếp để họ ngồi ở một chỗ danh dự trước Vương cung Thánh đường Thánh Phêrô gần chỗ dành cho các Hồng y. Sau cùng, thiết lập một thánh bộ mới, Văn phòng Phát triển sự hợp nhất các Kitô hữu, có trách nhiệm đưa Giáo hội Công giáo Rôma vào phong trào đại kết và cắt cử nhân sự Văn phòng này vào việc phục vụ các quan sát viên. Tinh thần hiệp nhất đã trở nên niềm hy vọng và là động lực hướng dẫn cho Công đồng, cũng như sau này sẽ là một trong những thành quả hiển nhiên nhất của Công đồng.
Nguồn tin Giáo hoàng Gioan XXIII loan báo triệu tập Công đồng đã làm cho toàn thế giới ngạc nhiên; hầu như không một ai chờ đón và nghĩ tới sự kiện đó. Trong thực tế, sự im lặng sửng sốt bao trùm lên chính một số các hồng y, những người từng trưởng thành quen thuộc với khái niệm không cần phải thay đổi điều gì. Nhưng khi biết chắc không thể thuyết phục Giáo hoàng từ bỏ ý định triệu tập Công đồng, các vị lãnh đạo thuộc giáo triều đã lên kế hoặc để Công đồng đều nằm trong sự kiểm soát của mình. Mười ủy ban và hai văn phòng được thiết lập để chuẩn bị cho Công đồng đều được khéo léo giao cho các viên chức thuộc các thánh bộ tương ứng.
Nhưng trong hai cuộc nói chuyện quan trọng, Giáo hoàng đã nói rõ cho các Giám mục đang họp tại Công đồng rằng công việc của công đồng là công việc của Giám mục. Trong cuộc nói chuyện trên đài phát thanh ngày 11 tháng 9 năm 1962, Giáo hoàng Gioan XXIII đã đề cập tới việc Giáo hội có nhu cầu phải nói đến vấn đề hòa bình, bình đẳng và quyền của mọi dân tộc, những vấn đề của các nước phát triển, và nỗi khốn cùng quá nhiều người đang gặp phải, và cho rằng Giáo hội được đặt để trên trần gian này với tư cách là "Giáo hội của mọi người nhất là của người nghèo". Các ủy ban trù bị đã không nêu ra bất cứ một chủ đề nào trong các chủ đề này cả.
Rồi, vào ngày 11 tháng 11 năm ấy, trong bài nói chuyện chính thức khai mạc Công đồng, ngài đã kêu gọi hai ngàn năm trăm Giám mục trên toàn thế giới đang cử hành phụng vụ trong Vương cung Thánh đường Thánh Phêrô, đừng nhìn vào quá khứ mà hãy hướng vào tương lai. Tách mình ra khỏi "các tiên tri chán chường chỉ biết tiên báo tai họa" (nghĩa là những người chỉ trích ngài trong giáo triều), ngài nói rằng Công đồng không phải là việc bàn về giáo lý căn bản này giáo lý căn bản khác, mà là "một bước tiến đến chỗ thông suốt giáo lý và hình thành nên một ý thức" trung thành với giáo lý đích thực của Giáo hội, nhưng là một thứ giáo lý "phải được nghiên cứu và đào sâu nhờ những phương pháp nghiên cứu và nhờ những hình thức văn chương của các tư tưởng hiện đại". Khẳng định sau đây về việc canh tân ngôn ngữ của Giáo hội của Giáo hoàng Gioan XXIII đã được trích dẫn nhiều nhất: "Bản chất của các giáo lý xưa trong kho tàng đức tin là một chuyện, và cách thức trình bày giáo lý ấy lại là chuyện khác"
"Tôi muốn mở lớn các cửa sổ Giáo hội cho chúng ta nhìn ra được và công chúng nhìn vào được". Đã có một cuộc tranh luận về lời phát biểu này của Giáo hoàng Gioan XXIII. Một số người bảo thủ nói Giáo hội không cần thiết phải thay đổi điều gì; còn những người lãnh đạo phái tự do trong Giáo hội lại nhấn mạnh rằng mỗi sự vật sống động thì phải là phát triển hay tàn lụi. Nhưng chính những lời phát biểu của Giáo hoàng lúc khai mạc Công đồng Vatican II đã có tầm ảnh hưởng quan trọng. Giáo hoàng Gioan XXII phát biểu rằng ngài không muốn Giáo hội trở thành một lăng tẩm – rằng các Nghị phụ phải tiến hành một "bước tiến nhảy vọt" bằng cách làm cho Tin Mừng trở nên tương quan mật thiết với mọi người đang sống trên hành tinh ngày nay.
Vài nhà bình luận tin rằng đây là điều quan trọng nhất mà Giáo hoàng Gioan XXIII chưa từng bày tỏ. Với những lời lẽ như vậy, Giáo hoàng báo hiệu đã đến lúc Giáo hội phải ra khỏi những bức tường thành. Các vị Giáo hoàng trong các thế kỷ 18 và 19 đã từng chiến đấu với những thế lực của thế giới mới, đặc biệt là thế lực thuộc về thời Ánh sáng đã đưa tới cuộc cách mạng Pháp vào năm 1789, và tất cả những trào lưu thế tục tương tự hướng về nền dân chủ và tự do.
Giáo hoàng Gioan XXIII đã nhận định đúng đắn và có một tầm nhìn lạc quan về thế giới đã được Đức Kitô cứu chuộc, một thế giới trong đó sự cứu rỗi vẫn cón đang tiếp diễn. Điều này cho phép Giáo hoàng nói "Có" với thế giới này và lịch sử. Ngài hiểu rằng nếu có điều gì để ghi dấu ấn thế kỷ XX thì đó là sự không còn chỗ cho quyền lực nữa, từ những định chế ưu tuyển nhất cho đến mọi người dân. Và ngài đã thấy sự ra đi ấy như là điều thiện hảo. Vì dân Chúa đã và đang lớn mạnh, thoát ra khỏi cái mà ta gọi là "Não trạng duy giáo lý", vốn chỉ đặt nền tảng cho việc sống đạo là làm sao có những giải pháp tức thời, hơn là đặt nền trên việc có biết nêu lên những vấn đề quan trọng hay không.
Mặc dù có một vài vị cố vấn Giáo hoàng nói là chưa được sẵn sàng, nhưng Giáo hoàng Gioan XXIII vẫn muốn công đồng phải được bắt đầu. Các bác sĩ của Giáo hoàng Roncalli (tên thật của Giáo hoàng Gioan XXIII) nhận định rằng ngài đang chết dần với căn bệnh ung thư cũng là nột dấu hiệu không còn thời gian để trì hoãn nữa. Nếu như Giáo hoàng Gioan XXIII không đưa công việc tiến hành ngay, thì không còn gì bảo đảm rằng các vị kế nhiệm có thể theo đuổi chút gì cho Công đồng chăng. Ngài biết rằng Giáo hoàng Piô XII đã dự trù một công đồng sau thế chiến thứ hai, nhưng những kế hoạch này không thành vì những tâm hồn thận trọng bên trong giáo triều Rôma, và với chủ nghĩa cầu toàn của chính bản thân Giáo hoàng. Còn Giáo hoàng Gioan XXIII rất hài lòng để cho công việc diễn ra. Ngài đã trích dẫn lời G. K. Chesterton: "Nếu một việc gì đáng làm, thì nó rất đáng được thực hiện ngay." Như vậy, mặc dù bối cảnh xã hội và Giáo hội đặt ra những yêu cầu bức thiết cho sự ra đời một công đồng chung; nhưng cũng không quá lời khi nói rằng sẽ không có (hay ít nhất là chưa có) một công đồng mang tên Vatican II nếu như không có sự nỗ lực của Giáo hoàng Gioan XXIII.

Các phiên họp


Các nghị phụ tham dự công đồng
Việc sửa soạn cho Công đồng kéo dài hơn hai năm và bao gồm 10 ủy ban chuyên môn, cũng như báo chí và Christian Unity, và Ủy ban Trung ương để phối hợp Công đồng. Các nhóm này, phần lớn là thành viên của Giáo triều Rôma (Roman Curia), đề nghị 987 hiến pháp và sắc lệnh (được gọi là "lược đồ", schemata) với mục đích là Công đồng nghĩ đến chấp nhận nó. Người ta nghĩ rằng các nhóm này sẽ được kế nhiệm bởi những ủy ban tương tự vào lúc Công đồng, những ủy ban này sẽ thực hiện công việc chính là phác thảo và đọc lại các bản đề nghị, trước khi trình bày nó trước cả Công đồng để cho họ đọc lại và chấp nhận; tuy nhiên, hóa ra là tất cả mọi lược đồ bị từ bỏ trong phiên họp khai mạc của Công đồng, và các văn kiện được tạo mới.[1]
Các phiên họp chung được tổ chức vào mùa thu các năm sau, vào bốn "giai đoạn", từ 1962 đến 1965. Trong năm còn lại thì các ủy ban đặc biệt họp lại để đọc lại và xếp lại những văn kiện được viết bởi các Giám mục và để sửa soạn cho giai đoạn sắp tới. Các phiên họp được tổ chức bằng La Tinh tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô, và Công đồng giữ kín các thảo luận và ý kiến. Mỗi bài diễn văn (được gọi là "sự can thiệp", intervention) chỉ được 10 phút. Tuy nhiên, phần lớn công việc của Công đồng xảy ra tại nhiều cuộc họp ủy ban khác (có thể dùng ngôn ngữ khác), cũng như các cuộc họp thoải mái và buổi họp mặt ngoài Công đồng chính thức.
2.908 người nam (được gọi là các Nghị Phụ, Council Fathers) được có mặt tại Công đồng. Trong số này có các Giám mục, cũng như nhiều cha trưởng tu viện. 2.540 người tham gia vào phiên họp khai mạc, làm nó thành cuộc họp lớn nhất tại công đồng nào trong lịch sử Giáo hội. Các phiên họp về sau có từ 2.100 người cho đến 2.300 người. Ngoài ra, một số periti (từ tiếng La Tinh của "nhà chuyên môn") có mặt để đưa ý kiến thần học – hóa ra là nhóm này có ảnh hưởng lớn sau khi Công đồng bắt đầu thảo luận thêm. 17 giáo phái Chính Thống giáo và Tin Lành gửi quan sát viên.[1] Hơn ba chục người tiêu biểu cho những cộng đồng Kitô giáo kia tại phiên họp khai mạc, và số đó lên gần 100 vào lúc phiên họp thứ tư kết thúc.

Những văn kiện của Công đồng Vatican II


Các nghị phụ rời khỏi Vương cung thánh đường sau phiên họp
Sự đóng góp của Công đồng được đúc kết trong một số văn bản rất "ăn ý" nhau. Nói theo cách của những tín hữu, điều đó hơi giống một "phép lạ". Trong một hội nghị 2500 Giám mục, có được những bản văn hài hòa với nhau mà mỗi bản văn lại có nội dung cô đọng riêng; nhất trí được là khó. Công đồng lại chỉ kéo dài có bốn khóa, mỗi khóa không quá ba tháng. Thêm vào đó, tất cả những bản văn này đều được thông qua với một đa số lớn lao. Cũng có sự "thỏa hiệp". Nhưng một bộ phận của Công đồng đã không (chính xác là không thể) tìm cách áp đặt ý muốn của mình lên người khác. Sau đây là tên 16 văn kiện và ngày ban hành của Công đồng Vatican II:
1) Sacrosanctum Concilium, Constitution on the Sacred Liturgy, Hiến chế về Phụng vụ Thánh, ban hành ngày 4 tháng 12 năm 1963, đề cập đến các nguyên tắc canh tân phụng vụ làm nền tảng cho nhiều cải tổ phụng vụ sẽ được thể hiện sau Công đồng.
2) Lumen Gentium, Dogmatic Constitution on the Church, Hiến chế Tín lý về Giáo hội, ban hành ngày 4 thàng 12 năm 1963, đề xướng một sự hiểu biết về Giáo hội với các đặc tính: Giáo hội là một mầu nhiệm, có tính cách hoàn vũ, chia sẻ thẩm quyền, chú ý đến giáo dân, và cần canh tân và tái cải tổ. 3) Inter Mirifica, Decree on the means of social Communication, Sắc lệnh về các phương tiện truyền thông xã hội, ban hành ngày 4 tháng 12 năm 1963, thảo luận về sự quan trọng của truyền thông đối với sự tiến bộ liên tục của nhân loại và sự góp phần của người Công giáo nếu có thể.
4) Orientalium Ecclesiarum, Decree on the Catholic Churches of the Easterm Rite, Sắc lệnh về các Giáo hội Công giáo Đông phương, ban hành ngày 21 tháng 11 năm 1964, ca ngợi di sản phụng vụ và thần học của các giáo hội này, tuy ở Đông phương nhưng vẫn giữ sự hiệp thông với Rôma.
5) Unitatis Redintegration, Decree on Ecumenism, Sắc lệnh về Hiệp nhất, ban hành ngày 21 tháng 11 năm 1964, Giáo hội Công giáo thú nhận lỗi lầm từ mọi phía vì những tranh chấp gây nên sự chia cắt trong Kitô giáo; tìm cách đối thoại và hợp nhất với "những anh em đã chia lìa".
6) Christus Dominus, Decree Concerning the Pastor Office of Bishops in the Church, Sắc lệnh về nhiệm vụ mục vụ của các Giám mục trong Giáo hội, ban hành ngày 28 tháng 10 năm 1965, xác định thẩm quyền và nhiệm vụ của các Giám mục trong giáo phận của các ngài, trong cuộc họp cấp miền, và trong giáo hội nói chung.
7) Perfectae Caritatis, Decree on Renewal of Religious Life, Sắc lệnh về canh tân thích nghi đời sống dòng tu, ban hành ngày 28 tháng 10 năm 1965, kêu gọi canh tân trong cơ cấu tổ chức và quy luật, nhưng coi yếu tố then chốt để canh tân là thể hiện các lời khấn khó nghèo, khiết tịnh và vâng phục.
8) Optatam Totius, Decree on Priestly Training, Sắc lệnh về đào tạo Linh mục, ban hành ngày 28 tháng 10 năm 1965, kêu gọi việc huấn luyện các linh mục một cách nghiêm chỉnh, kể cả việc chú trọng đến các tiêu chuẩn cao trong việc học, đời sống tâm linh và huấn luyện mục vụ.
9) Gravissimum Educationis, Declaration on Christian Education, Tuyên ngôn về giáo dục Kitô giáo, ban hành ngày 28 tháng 10 năm 1965, xác nhận sự quan trọng của việc giáo dục Kitô hữu ở nhà, ở trường, và ở nhà thờ và kêu gọi việc cập nhật hóa các phương pháp giáo dục để phù hợp với các ngành khoa học xã hội.
10) Nostra Aetate, Declaration on the Relation of the Church to Non-Christian Religious, Tuyên ngôn về Liên lạc của Giáo hội với các tôn giáo ngoài Kitô giáo, ban hành ngày 28 tháng 10 năm 1965, kêu gọi thái độ cởi mở và cộng tác với các tôn giáo lớn trên thế giới.
11) Dei Verbum, Dogmatic Constitution on Divene Revelation, Hiến chế Tín lý về Mạc khải của Thiên Chúa, ban hành ngày 18 tháng 11 năm 1965, xác định phương cách dùng Kinh Thánh và Truyền thống như các bày tỏ chính yếu của mặc khải Kitô giáo; điểm đáng chú ý là việc chấp nhận các phương pháp hiện đại trong việc khảo cứu Kinh Thánh và trong thần học.
12) Apostolicam Actuositatem, Decree on the Apostolate of the Laity, Sắc lệnh về Tông đồ giáo dân, được ban hành ngày 18 tháng 11 năm 1965, khuyến khích giáo dân sống đạo và loan truyền Phúc âm trong gia đình, nơi sở làm, và hoạt động xã hội.
13) Dignitatis Humanae, Declaration on Religious Freedom, Tuyên ngôn về Tự do tôn giáo, được ban hành ngày 7 tháng 12 năm 1965, cho rằng phẩm giá căn bản của loài người đòi hỏi sự tự do không bị ép buộc về vấn đề tôn giáo. Mọi người phải được tự do thờ phượng theo lương tâm của mình.
14) Ad Gentes, Decree on the Missionary Activity of the Church, Sắc lệnh về Hoạt động truyền giáo của Giáo hội, ban hành ngày 7 tháng 12 năm 1965, nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc truyền giáo bên ngoài Giáo hội, nhất là qua việc hình thành các cộng đoàn ở giáo hội địa phương.
15) Presbyterorum Ordinis, Decree on the Ministry and life of Priests, Sắc lệnh về Thừa tác vụ và Đời sống linh mục, được ban hành ngày 7 tháng 12 năm 1965, làm sáng tỏ nhiệm vụ của linh mục và sự tương giao giữa linh mục với Giám mục và giáo dân.
16) Gaudium et Spes, Pastoral Constitution on the Church in the modern World, Hiến chế mục vụ về Giáo hội trong thế giới ngày nay, được ban hành ngày 7 tháng 12 năm 1965, đưa ra hình ảnh của Giáo hội như để phục vụ thế giới; đặc biệt trình bày về lập trường của Giáo hội đối với vấn đề gia đình, văn hóa, kinh tế, chính trị, và hòa bình.
Giáo hội Công giáo qua 16 văn kiện, đã trình bày một chân dung chính mình không còn chắc nịch như hồi trước Vatican II, khi nhìn nhận những thất bại quá khứ của mọi thành viên, một chân dung trong đó không còn dám tự hào chắc chắn là mình đắc thủ toàn vẹn chân lý, nhưng khiêm nhường thú nhận trước Thiên Chúa và các thành viên của mình rằng Giáo hội chỉ là một đoàn người lữ hành, đang trên đường tiến đến sự viên mãn của chân lý.
Theo nhà thần học Robert Burns đã vạch ra, Vatican II khác với các công đồng trước đây, trong đó đã không định rõ điều gì giáo huấn như là tín điều theo nghĩa chính thức. Nhưng ông nói thêm rằng không một nhà thần học Công giáo có trách nhiệm lại công khai từ chối không nhận các văn kiện ấy là giáo huấn của Giáo hội. Các văn kiện đã được liệt kê theo ba phạm trù khác nhau: Hiến chế, Tuyên ngôn và Sắc lệnh. Nhìn chung, giáo huấn của Công đồng đã được trình bày như những hướng dẫn mục vụ dành cho Giáo hội và phải được mọi người Công giáo đón nhận. Không có điều gì là hoàn toàn "mới". Đúng hơn, chúng đưa ra sự hiểu biết sâu xa hơn của Huấn giáo.

Giáo hội nhìn nhận lại bản thân mình

Giáo hội trước khi có những nhìn nhận, đánh giá chính xác về người khác, điều quan trọng là phải nhìn lại mình một cách thành thật và khiêm tốn.
Sau cuộc phân ly năm 1054, Giáo hội Công giáoChính Thống giáo tiếp tục đối đầu qua lại với nhau - hầu hết là tranh cãi và khiêu chiến - nhưng các cuộc thương lượng lúc thì diễn ra lúc thì gián đoạn. Như Vatican I gần đây nhất, Giáo hội Tin Lành được thừa nhận trong một cái nhìn rất tiêu cực. Một trong những nhà thần học Giám mục giỏi nhất tại Vatican I, Tổng Giám mục Josef Strossmayer của Bosnia-Herzogovina, đã bị chỉ trích nặng nề khi có vài điều tốt lúc nói về giáo hội Tin Lành. Vài người đã chỉ trích ông là người theo dị giáo.
Tại Vatican II, chúng ta đã nhìn thấy một vài điều hoàn toàn khác. Như Robert McAfee Brown, một trong những nhà quan sát, bộc lộ: "Chúng ta thường bị gọi là bội giáo và dị giáo. Nay chúng ta được gọi là các anh em phân ly". Các nhà quan sát Do Thái giáo không phải luôn được đối xử thân mật tại Vatican II. Vài vị Giám mục đến từ các quốc gia Ả Rập trong vùng Trung Đông công khai than phiền sự có mặt của những người Do Thái, về sự hiện diện của họ ngay trước dãy ghế trong khu vực tốt nhất ở phía trước đại sảnh công đồng. Nhưng đây chỉ là hệ quả của những đấu đá chính trị lúc ấy đang diễn ra tại Trung Đông (hiện nay vẫn còn); chứ còn về lý do thực sự của sự hiện diện Do Thái giáo tại công đồng thì không có vấn đề gì. Hồng y Augustine Bea đã đưa vào nghị trình công đồng một đề mục là không kết án người Do Thái đã không giết Đức Kitô, một lời kết án truyền kiếp đổ hậu quả đời đời cho người Do Thái, mà một số ý lấy từ sách Phúc âm theo Matthêu đoạn 27, câu 25 viết: "Máu của người cứ đổ trên đầu chúng tôi và con cháu chúng tôi"
Vatican II được xem là một Công đồng của Giáo hội nói về Giáo hội. Ở đây, cái nhìn của Giáo hội về chính mình đã được đổi mới khi nhấn mạnh mấy điểm sau đây:
- Giáo hội là một mầu nhiệm và là một sự hiệp thông trước khi là một cơ cấu tổ chức;
- Sự liên đới của tất cả các Giám mục trên thế giới với Giáo hoàng trong việc điều khiển Giáo hội.
- Sự tự lập chính đáng của các giáo hội địa phương.
- Địa vị cao quý của giáo dân trong Giáo hội.
Người ta có thể nói tới một sự tản quyền và dân chủ hoá trong Giáo hội; điều này vừa phù hợp với nguồn cội của Giáo hội vừa đi sát với xu hướng phát triển của văn minh hiện đại. Năm 1963, trong một thánh lễ tổ chức vào đầu khoá họp thứ hai của Công đồng để cầu nguyện cho Giáo hoàng Gioan XXIII mới tạ thế, Hồng y Suenens nói trong bài giảng lễ: "Ngày lớn nhất trong cuộc đời Đức Giáo hoàng Gioan không phải là ngày ngài lên ngôi giáo hoàng, không phải là ngày ngài thụ phong Giám mục. Ngày lớn nhất trong đời Đức Giáo hoàng là ngày ngài chịu phép Thanh tẩy. Không có phẩm giá nào trong Kitô giáo lớn hơn phẩm giá được làm một người đã chịu phép Thanh tẩy". Đây là một cân lý hầu như đã bị lãng quên và nay đã được Vatican II phục hồi lại trong vị trí ưu tiên của nó. Theo Công đồng, điều trước tiên chúng ta phải nghĩ tới khi nói về Giáo hội, không phải là hàng giáo sĩ nhưng là cộng đoàn dân chúa, trong đó mọi người được hưởng một sự bình đẳng căn bản như nhau. Phẩm trật là cần cho Giáo hội nhưng phẩm trật đến sau, theo nghĩa là "các chức sắc" của giáo hội là những người được tuyển chọn từ hàng ngũ các tín hữu để phục vụ cộng đồng. Cốt yếu, Giáo hội là một hiệp thông gồm tất cả mọi người môn đệ chúa Kitô và cũng là con cái Cha trên trời.
Trong thiên niên kỷ thứ ba, chắc Giáo hội sẽ phải tiếp tục và đẩy mạnh hơn nữa việc xem xét lại ý nghĩa của các thừa tác vụ trong Giáo hội, qua đó vai trò của giáo dân sẽ làm nổi bật hơn nữa. Trong những năm 40 và 50 của thế kỷ trước, việc tông đồ giáo dân được định nghĩa là "sự tham gia của giáo dân vào việc tông đồ của hàng giáo phẩm" (Piô XI). Ngày nay, Vatican II khẳng định: Giáo dân làm tông đồ là thông phần vào chính sứ mệnh cứu độ của Giáo hội; nhờ lãnh bí tích Thanh tẩy và Thêm sức, mỗi tín hữu đều được chính Chúa đề cử làm tông đồ. Một thay đổi hết sức quan trọng. Một đàng hiểu nhiệm vụ tông đồ là của riêng hàng giáo sĩ, đàng khác coi đó là một sứ mạng được Chúa uỷ thác chung cho Giáo hội; dĩ nhiên người giáo dân tham dự vào đó theo cách thức của giáo dân, nhưng họ không nhận sứ mạng đó từ sự "chiếu cố" của hàng giáo phẩm.
Thường xuyên canh tân phải là một yêu cầu cấp bách của Giáo hội. Các nhà giáo sử đang nói với chúng ta rằng Giáo hội đã và đang thay đổi kể từ những ngày đầu sơ khai. Vào thời gian của Công đồng Vatican II, Giáo hội đã trải qua rất ít thay đổi từ Công đồng Trentô vào thế kỷ 16 khi Giáo hội chính thức bắt đầu rút vào một trạng thái tinh thần tự củng cố, một tâm trạng đặc biệt thường thấy xuất hiện trong thế kỷ 1819. Giáo hoàng Gioan XXIII nói, thời gian đã tới để mở ra những cánh cửa sổ và đưa vào nguồn không khí trong lành. Với Vatican II, Giáo hội đã chui ra khỏi lớp vỏ cứng của lễ giáo phong kiến Trung cổ. Với lòng khiêm tốn, Giáo hội nhìn nhận mình không phải là Nước Chúa, cũng không phải là chân lý, mà chỉ là một đoàn người lữ hành trên con đường kiếm tìm chân lý.

Vài nhận xét về ý nghĩa của Công đồng Vatican II

Nhà thần học Joseph Komonchak đánh giá Vatican II là một bước ngoặt mang tính lịch sửvăn hóa đối với Giáo hội Công giáo Rôma; vì những cải cách căn bản về thần học và cơ chế, là những điều đã từng bị ngăn trở qua hàng thế kỷ, nay được quan tâm sâu sắc.
Một biến cố lớn lao chưa từng xảy ra kể từ 400 năm nay. Cảm nhận của Giám mục Verillot lúc đó đang làm việc tại Phủ Quốc vụ khanh Tòa Thánh. Một sự ngạc nhiên đối với chính ngài như sau này ngài thú nhận; "Một cảm hứng thoáng đến bất ngờ đánh xuống tâm hồn hèn mọn của tôi, như một đóa hoa xuân chợt nở trong một mùa xuân không mong đợi."
Thật vậy, từ năm 1563, Giáo hội Công giáo vẫn sống với những Sắc lệnh của Công đồng Trentô. Công đồng Vatican I sau đó bị gián đoạn vì chiến tranh Pháp-Đức năm 1870. Đây là công đồng đã bỏ phiếu tán đồng, trong sóng gió bão táp, tín điều "Đức Giáo hoàng không thể sai lầm".
Tuy nhiên, ngoài sự hưởng ứng, không ít phản ứng tiêu cực đối với Công đồng Vatican II.
Sau giáo huấn về ơn bất khả ngộ của Giáo hoàng đã được Công đồng Vatican I công bố vào năm 1869 – 1870, không ai trong Giáo hội nghĩ rằng người ta có thể nhìn thấy một công đồng nào khác, không một ai cần. Đối với nhiều người, Giáo hoàng, nhờ ơn Chúa, có thể thực hiện được mọi điều mà Giáo hội cần, tất cả là do chính ngài.
Vì thế, tuyên bố mở Vatican II của Giáo hoàng Gioan XXIII vào năm 1959 gặp phải hầu hết giáo dân Công giáo lơ là, bao gồm cả hàng giáo phẩm. Từ chủng viện và dòng tu Công giáo, cho đến các trường Công giáo cũng vậy.
Nguyên nhân gây ra sự phản đối thì khác nhau. Có những người bảo lưu ý kiến là những giáo huấn của Công đồng không gắn bó với truyền thống của Giáo hội. Tiếng nói phản đối khác đến từ những người tỏ lòng vâng lời đối với hàng giáo phẩm nhưng họ cũng là người trông chờ sự quay về với hình thức của Giáo hội trong thời Giáo hoàng Piô XII (1939 – 1958). Không tiếp nhận Công đồng, họ tuyên bố rằng Vatican II đã quay lưng với truyền thống và như thế là một công đồng có khuynh hướng ly giáo. Kết quả của sự phản đối này là vụ Tổng Giám mục của Pháp Marcel Lefebvre bị cách chức năm 1976 và bị vạ tuyệt thông vào năm 1988 khi tự mình phong chức cho bốn Giám mục trong nhóm Huynh đệ (vụ việc này đã ít nhiều góp phần gây chia rẽ trong nội bộ Giáo hội Công giáo vốn đã rạn nứt).
Ngoài ra, Công đồng Vatican II cùng những thay đổi đã đưa ra tại đây chưa được giải thích cách đúng mức cho các tín hữu. Đa số đều tùy theo từng giáo xứ. Trong nhiều trường hợp, giáo sĩ địa phương theo dõi những diễn biến xảy ra tại Công đồng và náo nức thay đổi. Sau đó, với sự hiểu biết và lòng nhiệt thành được truyền cho giáo dân trong xứ; nhưng các giáo xứ như vậy thì rất ít. Hầu hết người Công giáo ngay sau Công đồng không được dạy cho biết lý do của những sự thay đổi. Kết quả là những phản ứng đã diễn ra rất khác nhau. Những người nào biết rõ lý do thần học thay đổi thì thích thú. Còn số người không hiểu đầy đủ lý lẽ, hay là tệ hơn, không biết gì về lý do thay đổi, thì chỉ thấy bất an mà thôi.
Các văn kiện của Công đồng Vatican II phản ánh bản chất bị phân hóa của chính Công đồng. Một số văn kiện có vẻ kỳ cục, nếu được đặt bên cạnh những quan điểm truyền thống và tiến bộ. Ví dụ Hiến chế Tín lý về Giáo hội làm cho hầu như mọi tuyên bố về cộng đoàn tính của hàng Giám mục cân xứng với việc tái khẳng định những đặc quyền truyền thống của Giáo hoàng (Giáo hoàng).
Nhưng Công đồng đã thành công mỹ mãn trong việc khai mở những dòng canh tân trong Giáo hội. Chỉ trong một ít năm, Công giáo đã trải qua những thay đổi nhanh chóng trong phụng vụ và phượng tự, trong thần học, trong sự hiểu biết về quyền bính và thừa tác vụ của Giáo hội (tức Giáo hội Công giáo), trong các cộng đoàn tu, trong đời sống giáo xứ thậm chí trong nền văn hóa riêng của mình. Đặc biệt, con đường đối thoại của Giáo hội với các tôn giáo khác có những bước tiến vượt bậc. Không phải tất cả mọi thay đổi đều có lợi cho Giáo hội, và đối với nhiều Kitô hữu, vẫn có và vẫn còn tồn tại nhiều rắc rối đáng kể.
Ta không thể đổ thừa cho hoàn cảnh Giáo hội trong đầu thiên niên kỷ thứ ba này là do Công đồng được, nhưng Công đồng đã đem lại cho Giáo hội một sinh lực mới và nhờ việc kêu gọi giáo hội canh tân các cơ chế, các nền thần học và đời sống, Công đồng đã giúp Giáo hội có thể đóng một vai trò có ý thức trong sự thay đổi của mình. Với Vatican II, Giáo hội đã thực sự làm mới lại mình. Đặc biệt, sự thay đổi quan điểm của Giáo hội về các tôn giáo khác đã góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy quá trình đối thoại giữa các tôn giáo lớn trên thế giới.

Chú thích

  1. ^ a ă “Vatican Council II”. New Catholic Encyclopedia XIV. tr. 563.

Liên kết ngoài

Video yêu thích 
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam


Trở về trang chính 
hoangkim vietnam, hoangkim, hoangkimvietnam, Hoàng Kim, Ngọc Phương NamChào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, VietnamAfricaCassavaRice, Khát khao xanh, DayvahocHọc mỗi ngày,  Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook  Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sốngThơ cho con
 

No comments:

Post a Comment